SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ TUẤN ANH
TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÔ TUẤN ANH
TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG NA
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
GS : Giáo sư
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
HDHB : Hướng dẫn học bài
NXB : Nhà xuất bản
PGS – TS : Phó giáo sư – Tiến sĩ
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
TPVH : Tác phẩm văn học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài………...…………………………………………………1
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….....2
3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………6
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...7
6. Kết cấu của luận văn………………………………………………………..7
NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại liên quan đến việc
nghiên cứu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa
Ngữ văn THPT
1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam………………..9
1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam………….12
1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông ........ 19
Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại
Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT
2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong
sách giáo khoa Ngữ văn THPT..................................................................... 33
2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài
phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT……39
Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung
đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học sinh ở
trường THPT
3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát................................................................. 62
3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát……………………………….…64
3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết............................................................ 73
KẾT LUẬN..................................................................................................75
THƯ MỤC THAM KHẢO.........................................................................79
PHỤ LỤC.....................................................................................................84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào
khác.
Tác giả
Ngô Tuấn Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (hay còn gọi là văn
học trung đại) mang dấu ấn đậm nét của một thời một đi không trở lại và
mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Nó là nguồn động
viên tinh thần lớn lao đối với thời đại bấy giờ.
Việc dùng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố là đặc trưng của
văn học trung đại Việt Nam. Các tác giả thời xưa ngay cả khi viết bằng chữ
Nôm (một loại chữ của dân tộc) cũng sử dụng các từ ngữ cổ, các điển, tích
điển cố trong tác phẩm của mình.
Ở môn Ngữ văn trường THPT, tác phẩm văn học trung đại chiếm số
lượng rất lớn, bao gồm hai loại hình văn học. Đó là: loại hình văn học chức
năng và loại hình văn học nghệ thuật. Xét về mặt tư duy nghệ thuật, ta
nhận thấy phương thức biểu hiện trong văn học trung đại khác xa so với
phương thức biểu hiện của văn học hiện đại. Vì thế chú giải có vị trí rất
quan trọng để hiểu tác phẩm, bởi nó hướng đến đối tượng là giáo viên và
học sinh. Do đó việc chú thích, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích,
điển cố rõ ràng, chính xác sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm được tác
phẩm một cách toàn diện hơn, cũng như nắm được ý đồ tư tưởng, nghệ
thuật mà tác giả gửi gắm trong đó.
Các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố được sử dụng trong bài văn,
bài thơ thường có tác dụng nâng cao khả năng biểu đạt và tính chất hàm
súc của ngôn ngữ văn học. Đinh Gia Khánh trong cuốn Điển cố văn học đã
nhận định: “Nếu điển cố Hán học không lạ với những người có học thời
xưa thì lại khó hiểu với đa số bạn đọc ngày nay”. Do đó khi các tác phẩm
văn học trung đại Việt Nam được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
trung học phổ thông thường kèm theo việc chú thích các từ ngữ Hán cổ,
các điển tích, điển cố…Phần chú thích nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tác
phẩm trong từng hoàn cảnh nên thường sinh động và ngắn gọn.
Khi trình độ tư tưởng chính trị và văn hóa của nhân dân ngày càng
được nâng cao, thì nhân dân ngày càng có ý thức đầy đủ hơn về những giá
trị tinh thần mà ông cha để lại, trong đó có phần đóng góp quan trọng của
thơ văn Việt Nam thời trung đại. Để hiểu bước thông điệp nghệ thuật mà
các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại gửi gắm đến người đọc thì
chúng ta không thể không tìm hiểu, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển
tích, điển cố - một đặc trưng nghệ thuật phổ biến của thơ văn thời kỳ này.
2. Mục đích nghiên cứu.
2.1. Nghiên cứu và việc giải mã các chú giải nhằm khẳng định giá trị, tác
dụng của nó trong việc dạy và học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung
đại ở môn Ngữ văn THPT.
2.2. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích các chú giải được sử dụng
trong văn học Việt Nam thời trung đại ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT,
luận văn vừa có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn học ở thời kỳ này, vừa có thể
thấy được sự chi phối và ảnh hưởng của nó đối với văn học ở thời kỳ sau,
đặng phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy phần văn học này ở bậc THPT.
3. Lịch sử vấn đề
Xuất phát từ lý do, mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn, do
hạn chế về thời gian và nguồn tư liệu tham khảo, khả năng ngoại ngữ có
hạn, chúng tôi không thể xem xét tất cả các công trình nghiên cứu cũng
như các tài liệu tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm thời kỳ trung đại và việc sử
dụng các chú giải trong đó trên một diện rộng. Việc tìm hiểu lịch sử vấn đề
chúng tôi dựa vào một số tài liệu do các tác giả Việt Nam viết và chỉ tập
trung vào một số công trình nghiên cứu về thơ văn chữ Hán và chữ Nôm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
cùng với các bộ sách Ngữ văn được dùng trong trường phổ thông như: sách
giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập... để giải mã các chú giải, khẳng
định sự đóng góp của bộ phận văn học này cho nền văn học nước nhà.
Như chúng ta đã biết văn học thời kỳ này thường sử dụng ngôn ngữ
mang đậm tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm và nhiều điển tích, điển cố
trong tác phẩm là một trong những đặc điểm chính của thơ văn Việt Nam
thời trung đại.
Việc dùng các từ ngữ Hán Việt, các điển tích, điển cố trong tác phẩm
văn học trung đại Việt Nam được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm tìm
hiểu. Mỗi tác giả bàn đến một khía cạnh khác nhau về vấn đề mà luận văn
nghiên cứu. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về các chú giải trong
văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi thấy có một số tài liệu đáng chú ý
sau:
3.1. Sách Thơ văn Lý - Trần (3 tập), Nxb KHXH, H.1977
Tham gia biên soạn cuốn sách này bao gồm tập thể các tác giả, các
nhà nghiên cứu: Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Văn Hỷ, Trần Thị Băng Thanh, Đào
Thái Tôn, Đặng Thai Mai... Bộ sách này chỉ rõ văn minh của Trung Quốc
ảnh hưởng rất lớn tới các nước láng giềng. Sách khẳng định: "Từ ngữ trong
thơ, kể cả thơ nói về đời sống tinh thần theo giáo lý Thích Ca thường
thường vẫn được vay mượn trong sách vở thánh hiền và trong điển cố văn
chương của Nho học, của Đạo học từ thời Xuân thu - Chiến quốc cho tới
đời Đường, đời Tống... Khi người ta làm thơ bằng một thứ tiếng nước
ngoài, lẽ tất nhiên phải uốn nắn ngòi bút của mình nếu không thì lời thơ sẽ
lạc điệu" [55, 193 (tập 1)]. Sách đã chú thích xuất xứ, chú thích tên người,
tên địa danh, chú thích nghĩa của từ, chú thích điển cố Nho, Phật, Lão và
các loại điển cố rút từ nhiều sách, sử khác... Chú thích về nghĩa của từ, về
điển cố không quá tỉ mỉ, rườm rà nhưng cũng không quá sơ lược.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy cuốn sách này khẳng định việc sử
dụng các từ ngữ cổ, các điển tích, điển cố trong tác phẩm là “lẽ tất nhiên”
và là đặc trưng không thể thiếu của thơ văn giai đoạn này. Hơn nữa sách đã
chú thích nghĩa của các từ ngữ Hán cổ, các điển tích, điển cố…giúp người
đọc bước đầu tiếp cận được tác phẩm. Tuy nhiên có những tác phẩm mà từ
ngữ, các điển tích, điển cố trong đó hàm chứa những ý nghĩa to lớn nếu chỉ
theo chú thích của sách thì chưa đủ. Chẳng hạn bài thơ Nam quốc sơn hà
có các từ ngữ đáng chú ý: quốc, đế…đã không được sách chú thích cụ thể,
tỉ mỉ. Vì vậy để hiểu sâu sắc tác phẩm nếu chỉ dựa vào chú thích, cắt nghĩa
ở trong cuốn sách này thì chưa đủ.
3.2 Bộ sách Cơ sở ngữ văn Hán – Nôm do Giáo sư Lê Trí Viễn chủ biên
(Nxb Gi¸o dôc – H.1986). Bộ sách gồm 4 tập. Sách này nghiên cứu các tác
phẩm không theo trình tự thời gian, lịch sử mà nghiên cứu theo từng nhóm
thể loại. Có chương nghiên cứu về: chiếu, biểu, hịch, cáo; có chương
nghiên cứu về: phú, văn tế...Khi bắt đầu mỗi chương, sách mang đến cho
người đọc cái nhìn khái quát về nguồn gốc, đặc trưng nội dung, nghệ thuật
của thể loại được nói tới. Ở mỗi một thể loại sách lại đưa ra một vài tác
phẩm làm dẫn chứng. Trong số tác phẩm đó, các soạn giả đã cho in nguyên
bản chữ Hán, phiên âm Hán Việt, bản dịch nghĩa, giải nghĩa từ, ngữ pháp,
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; phân tích, bình luận khái quát về mặt nội
dung cũng như nghệ thuật của nó. Điều đáng chú ý ở bộ sách này là sau
mỗi tác phẩm thuộc mỗi thể loại đa phần đều có nhận xét về nghệ thuật
dùng các điển tích, điển cố…
So với cuốn Thơ văn Lý - Trần, cuốn sách này không chỉ đem đến
cho người đọc cái nhìn khái quát, cơ bản về nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm cũng như việc giải nghĩa từ, giải nghĩa các điển tích, điển cố…mà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
sách còn đưa ra những nhận xét xác đáng về cách dùng từ ngữ trong từng
tác phẩm, đặc biệt là việc nhận xét nghệ thuật sử dụng điển cố.
3.3. Cuốn Ngữ văn Hán – Nôm (3 tập) và Thực hành ngữ văn Hán –
Nôm do Đặng Đức Siêu chủ biên. Hai cuốn sách này bổ sung, hỗ trợ cho
nhau, cung cấp cho người đọc “cứ liệu chủ yếu” để “tiếp cận và đi sâu giải
quyết vấn đề chữ nghĩa trong việc học tập ngữ văn Hán – Nôm”, thứ chữ
nghĩa “mang đậm dấu ấn lịch sử, có nhiều điểm khác biệt so với lời lẽ
trong hoạt động giao tiếp hàng ngày”. Sách khẳng định: “Một từ trong Hán
văn cổ thường có nhiều nghĩa. Những nghĩa đó thường có mối liên quan
lịch sử. Nắm được nghĩa gốc, nghĩa cổ, nghĩa mở rộng của từ là việc cần
thiết để hiểu văn bản một cách chính xác theo đúng khuôn thước lịch sử
của nó”. Thông qua một số văn bản tiêu biểu, mẫu mực, sách đã giải thích,
cắt nghĩa những từ cổ, những điển tích, điển cố tương đối rõ ràng, dễ
hiểu…
Những cuốn sách chúng tôi nêu trên về cơ bản đã nghiên cứu một
chặng đường văn học dài từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX bao gồm những
sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm.
3.4. Các sách khác
3.4.1. Nói về các chú giải còn có nhiều cuốn sách khác như Từ điển văn
liệu, Điển cố văn học, Từ điển điển cố văn học, Từ ngữ điển cố văn
học... Những cuốn sách này đã giải thích, cắt nghĩa các từ ngữ khó, các
điển tích, điển cố thường gặp trong các tác phẩm văn học được học trong
nhà trường. So với các cuốn sách chúng tôi trình bày ở trên thì các cuốn
sách này giải thích, cắt nghĩa một cách khá chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ
của các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố. Có cuốn bên cạnh việc giải
thích xuất xứ các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố còn nêu cả nghĩa biểu
trưng, dẫn thơ văn để minh hoạ cho các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
được đưa ra. Luận văn kế thừa tất cả những thành tựu nghiên cứu trên và đi
sâu hơn nữa để phục vụ tốt cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra.
3.4.2. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11 – Nxb Gi¸o dôc, H. 2005
– 2006. Hai bộ sách này đã được các soạn giả dụng công tuyển chọn những
tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu để đưa vào chương trình học. Bên
cạnh việc tuyển chọn những tác phẩm đó, các soạn đã đã rất chú ý tới việc
chú giải các từ ngữ cổ, các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố một cách
tương đối rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên ở một, hai trường hợp, phần tiểu
dẫn vẫn nói một cách chung chung, chưa cụ thể hoặc là bỏ qua việc giới
thiệu đặc trưng thể loại của tác phẩm được trích giảng. Ngoài ra phần chú
thích ở sau mỗi tác phẩm, soạn giả chỉ mới để ý đến việc giải nghĩa các từ
Hán Việt mà không giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc của các từ Hán Việt
đó…Vì thế ở những trường hợp này nếu chỉ dựa vào chú giải thì sẽ không
thể hiểu sâu sắc được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Đối tượng: Các tác phẩm được trích giảng trong văn học trung đại Việt
Nam ở SGK Ngữ văn THPT.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống chú giải được sử dụng trong các tác
phẩm văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT.
4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Giải mã lại một số từ Hán Việt, các điển tích, điển cố phần văn học trung
đại trong SGK Ngữ văn THPT.
- Chỉ ra vai trò của các chú giải trong việc tìm hiểu một tác phẩm văn học
trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT.
- Nêu ra vài biện pháp về cách chú giải trong các tác phẩm văn học trung
đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
5. Phương pháp nghiên cứu.
Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi
đưa ra những phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu và giải quyết
luận văn này như sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm làm rõ các khái niệm:
Văn, văn học chức năng, văn học nghệ thuật và những đặc điểm của văn
học trung đại Việt Nam.
5.2. Phương pháp thống kê phân loại.
5.3. Phương pháp đối chiếu so sánh.
6. Kết cấu của luận văn.
Luận văn gồm 81 trang, chia làm 4 phần.
6.1. Mở đầu: 09 trang.
6.2. Nội dung: 65 trang.
Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại Việt Nam (23
trang)
1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam
1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam
1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông
1.3.1. Khái niệm "văn" thời cổ trung đại phương Đông
1.3.2. Loại hình văn học chức năng
1.3.3. Loại hình văn học nghệ thuật
Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại
Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (29 trang)
2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong
sách giáo khoa Ngữ văn THPT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài
phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT
2.2.1. Về phần tiểu dẫn ở đầu mỗi tác phẩm được trích giảng
2.2.2. Về những chú thích phần văn học trung đại Việt Nam trong sách
giáo khoa Ngữ văn THPT
2.2.3. Về các câu hỏi hướng dẫn học bài và hướng dẫn đọc thêm
Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học
trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học
sinh ở trường THPT (13 trang)
3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát.
3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát.
3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết.
6.3. KÕt luận: 04 trang.
6.4. Thư mục tham khảo: 03 trang.
6.5. Phụ lục: 10 trang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Trước khi giải quyết nhiệm vụ chính ở chương 2 (Nghiên cứu và
hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại Việt Nam ở sách giáo khoa
Ngữ văn THPT), luận văn thấy cần thiết phải trình bày nội hàm một số
khái niệm lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như là khái niệm
văn, khái niệm văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Bởi đã có hiện
tượng là một số nhà nghiên cứu và biên soạn sách giáo khoa đã xếp tác
phẩm từ loại hình văn học này sang loại hình văn học khác (thí dụ: Coi
một bài Kệ viết dưới hình thức một bài thơ là một bài thơ trữ tình) dẫn
đến hậu quả là các chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài không phù hợp
với bản chất loại hình của tác phẩm văn học đó. Tất nhiên việc làm như
thế sẽ dẫn đến một hậu quả tiếp theo là việc giảng dạy của thầy và tiếp
nhận tri thức của trò về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật không chính
xác. Xong trước khi trình bày những vấn đề lý luận nêu trên, để có cái
nhìn khái quát về bước đi và diện mạo của văn học trung đại Việt Nam,
chúng tôi sẽ trình bày ngắn ngọn quá trình phát triển của văn học viết
trung đại Việt Nam và những đặc điểm cơ bản của nó.
1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam.
1.1.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV.
Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó
là dân tộc ta vừa giành được quyền độc lập tự chủ vào giữa thế kỷ X và lập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
nhiều kỳ tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống quân
Tống ở thế XI – XII; chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII); sau những
cuộc chiến tranh vệ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình.
Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở thời kì ổn định và phát triển.
Giai đoạn văn học này có những bước ngoặt lớn. Trước hết là văn
học viết chính thức ra đời ở thế kỷ X ( bài thơ sớm nhất là bài Quốc tộ –
Đỗ Pháp Thuận) và tiếp đến là xuất hiện của văn học chữ Nôm ở thế kỷ
XIII. Những bước ngoặt này mở ra sự phát triển mạnh mẽ của văn học
dân tộc: Bên cạnh văn học dân gian đã có văn học thành văn, bên cạnh
văn học chữ Hán đã có văn học chữ Nôm.
1.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVIII.
Đây là thời kì mà nhân dân ta tiếp tục lập lên những chiến công trong
cuộc kháng chiến chống Minh ở thế kỷ XV, đưa chế độ phong kiến Việt
Nam đạt đến cực thịnh ở cuối thế kỷ đó (dưới triều đại Lê Thánh Tông).
Bước sang thế kỷ XVI, tuy chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng
hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt song nhìn chung tình hình
xã hội vẫn tạm thời ổn định. Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới,
trong đó nổi bật nhất là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm
(tiêu biểu là Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông; Quốc âm thi tập
của Nguyễn Trãi; Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Thiên Nam
ngữ lục; các truyện Nôm…). Hiện tượng văn - sử - triết bất phân khá đậm trong
văn học Lý – Trần đã mờ dần từ thế kỷ XV, khi xuất hiện ngày càng nhiều tác
phẩm giầu chất văn chương hình tượng.
1.1.3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX.
Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều
biến động bởi nội chiến phong kiến dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
của chế độ phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà
đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Khởi nghĩa Tây Sơn cùng một lúc lật đổ
các tập đoàn phong kiến thống trị ở trong nước cả đàng Trong và đàng
Ngoài, đánh tan ngoại xâm ở phía Nam (quân Xiêm) và phía Bắc (quân
Thanh). Nhưng phong trào Tây Sơn suy yếu và thất bại. Triều Nguyễn
thống nhất đất nước thiết lập một chế độ phong kiến quan liêu mới và đất
nước đứng trước hiểm hoạ xâm lăng của chủ nghĩa thực dân Pháp.
Ở giai đoạn này, văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ
thuật (Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm; Cung
oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ
Nôm của Hồ Xuân Hương; Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác…). Đây là
giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam vì nó vừa phong phú
về mặt nội dung, vừa đa dạng về hình thức nghệ thuật. Đây cũng là thời kì
mà lần đầu tiên các thể loại văn học dân tộc ra đời như: Ngâm khúc;
Truyện Nôm; Thơ ca trù - hát nói…
1.1.4. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX.
Năm 1858 thực dân Pháp nổ phát súng xâm lăng đầu tiên vào cảng
Đà Nẵng và từng bước xâm lược Việt Nam. Nhân dân cả nước kiên cường
đứng lên chống giặc ngoại xâm, nhưng rồi đất nước dần dần rơi vào tay
giặc và cuối cùng trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Xã hội Việt Nam
chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Văn
hoá Nho giáo truyền thống ngày bị mai một; văn hoá phương Tây bắt đầu
có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam.
Văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX phát triển rất phong phú và
nhìn chung mang âm hưởng bi tráng. Ở giai đoạn văn học này, chữ Quốc
ngữ (theo mẫu tự La Tinh) bắt đầu xuất hiện, nhưng văn học chữ Hán và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
văn học chữ Nôm vẫn là chính. Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo thể loại
và thi pháp truyền thống (Hịch – Văn tế…). Tuy nhiên sự xuất hiện một số
tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ đã bước đầu đem đến cho văn
học những nét mới theo xu hướng hiện đại hoá.
1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam.
Về những đặc điểm của văn học viết trung đại Việt Nam, chúng tôi
thấy quan niệm của các nhà nghiên cứu như GS Lê Trí Viễn trong cuốn
Quy luật phát triển của văn học trung đại Việt Nam và PGS – TS Nguyễn
Đăng Na trong cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam là
hoàn toàn chính xác. Vì thế chúng tôi đã dựa vào đó, đồng thời có bổ sung
thêm những suy nghĩ của mình. Tựu trung văn học trung đại Việt Nam có
những đặc điểm sau:
1.2.1. Lấy văn học dân gian làm nền tảng.
Văn học dân gian của các dân tộc bao giờ cũng là cơ sở cho văn học
thành văn nảy sinh, phát triển. Đặc biệt đối với Việt Nam thì điều này lại
càng vô cùng quan trọng. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn xâm lược
đã phá hoại tàn nhẫn truyền thống văn hiến Việt để phục vụ cho mưu đồ
"Hán hoá" của chúng. Nhưng linh hồn Việt vẫn trường tồn và quật khởi để
cuối cùng giành lại được độc lập vào giữa thế kỷ X. Có được sức mạnh kỳ
diệu ấy là bởi dân tộc ta có truyền thống văn hiến lâu đời mà văn học dân
gian chính là một trong những phương tiện bảo lưu gìn giữ.
Nhận thức được tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn này, nên sau
khi giành được độc lập, nền văn học trẻ Việt Nam mới ra đời đã hướng
ngay về cội nguồn, khai thác văn học dân gian, lấy văn học dân gian làm
cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết. Có thể nói văn học dân
gian là nguồn cung dồi dào về nội dung cũng như kinh nghiệm nghệ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
cho văn học viết trung đại Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ hình thành và
phát triển của nó. Chỉ cần đọc một số tác phẩm tiêu biểu của văn học trung
đại qua các giai đoạn như: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền
uyển tập anh ngữ lục… thời Lý – Trần; Quốc âm thi tập, Bạch vân quốc
ngữ thi thời Lê – Mạc; Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc,
Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương… ta sẽ thấy rất rõ điều đó.
1.2.2. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa văn hoá và văn học
nước ngoài.
Trước khi bị đế quốc phong kiến phương Bắc thống trị (năm 111
trước công nguyên) nước ta hình như chưa có chữ viết (mặc dù có thuyết
nói rằng người Việt thời cổ đã có chữ viết giống hình con nòng nọc gọi là
chữ Khoa đẩu, nhưng cho đến nay giới khoa học vẫn chưa khẳng định
được). Vì thế sau khi giành được độc lập người Việt đã dùng chữ Hán như
một phương tiện văn hoá trong hoạt động giao tiếp xã hội cũng như trong
sáng tác văn học. Tuy nhiên người Việt dùng chữ Hán theo cách riêng của
mình và đây chính là điều kiện cho chúng ta dần tách khỏi phạm vi ảnh
hưởng của văn hoá Hán.
Trên cơ sở chữ Hán và bộ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt, cha ông ta
đã sáng chế ra loại văn tự dân tộc chủ yếu dùng để ghi âm tiếng Việt. Đó là
chữ Nôm - được coi là quốc ngữ thời đó. Từ thế kỷ XIII chữ Nôm được
dùng để sáng tác văn học và cũng từ đó văn học trung đại Việt Nam song
song tồn tại hai mảng sáng tác bằng hai loại ngôn ngữ văn tự, đó là: chữ
Hán và chữ Nôm. Thời kì đầu (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII) mảng văn học
chữ Hán chiếm ưu thế; thời kì sau, đặc biệt là cuối thế kỷ XVIII, ngược lại
văn học chữ Nôm lại đóng vai trò chủ đạo, nhất là trong sáng tác thi ca, còn
trong văn xuôi chủ yếu vẫn dùng chữ Hán.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Cuối thế kỷ XVIII do giao lưu với phương Tây, một loại hình văn tự
ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh ra đời. Loại văn tự này dần dần
thay thế loại văn tự Hán và Nôm trong giao tiếp xã hội và trong sáng tác
văn học. Từ đây nền văn dân tộc có thêm mảng văn học sáng tác bằng chữ
Quốc ngữ hiện đại và cho đến nay nó chiếm ưu thế tuyệt đối.
Cùng với việc tiếp thu và sáng tạo ngôn ngữ văn tự là việc tiếp thu và
sáng tạo các giá trị văn học từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật.
Về nội dung, chúng ta tiếp thu khá nhiều các tích truyện, cốt truyện
và thi liệu văn học nước ngoài, nhất là của Trung Hoa trên tinh thần sáng
tạo, mang đậm dấu ấn bản sắc Việt Nam. Những ví dụ điển hình như Hoa
tiên ký của Nguyễn Huy Tự; Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh phụ
ngâm khúc của Đặng Trần Côn – bản dịch của Đoàn Thị Điểm; Tuồng của
Đào Tấn…
Về hình thức thể loại: Thời kì đầu từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII chúng
ta tiếp thu hầu hết các thể văn và thể loại văn học Trung Hoa như văn học
chức năng hành chính có các thể: Chiếu, cáo, hịch, tấu…; văn học chức
năng lễ nghi có Kệ, biến văn, văn tế, câu đối, trướng…; văn học nghệ
thuật có thơ ca, từ khúc, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi… Vẫn là
tiếp thu trên tinh thần sáng tạo người Việt đã Việt hoá khá thành công một
số thể văn và thể loại văn học Trung Hoa như là thể phú, thể thơ Đường
luật (Hồ Xuân Hương là một thí dụ tiêu biểu). Cũng từ thể thất ngôn Trung
Quốc kết hợp với thơ ca dân gian, người Việt đã sáng tạo ra thể thơ song
thất lục bát - Một hình thức tối ưu cho thể loại thơ trữ tình Ngâm khúc.
Từ thế kỷ XVIII do yêu cầu bức thiết của thời đại, do được thừa
hưởng những kinh nghiệm nghệ thuật từ truyền thống văn học dân tộc và
do tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo tinh hoa văn học nước ngoài,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
nền văn học trung đại Việt Nam đã sản sinh ra cùng một lúc ba thể loại văn
học lớn. Đó là thơ trữ tình ngâm khúc, truyện Nôm, thơ ca trù – hát nói. .
Đây là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn học trung đại
Việt Nam, bởi vì theo M.Bakhtin – nhà khoa học nhân văn lỗi lạc người
Nga thì “thể loại chứ không phải là phương pháp hoặc trường phái sáng tác
mới là nhân vật số một của tấn kịch lịch sử văn học” [3, 7].
Cùng với việc tiếp nhận văn học Trung Hoa, người Việt còn tiếp thu
từ nền văn học Ấn Độ, đặc biệt là hệ tư tưởng Phật giáo và các loại hình
văn học Phật giáo. Ngoài ra chúng ta còn tiếp nhận tất cả những cái hay,
cái đẹp của các nền văn hoá và văn học khác như Lào, Campuchia, Thái
Lan, Hàn Quốc… để làm giầu cho kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam.
1.2.3. Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận của những con người
Việt Nam.
Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nền văn học trung đại Việt Nam đã
gắn bó máu thịt với vận mệnh đất nước, số phận những con người Việt
Nam ngay từ khi mới ra đời. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân đạo là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình phát sinh, phát triển của mười thế kỷ
văn học trung đại.
Buổi đầu dựng nước văn học tập trung khẳng định sự trường tồn, tất
thắng của dân tộc Việt Nam.
Văn học Lý – Trần với những Việt điện u linh của Lý Thế Xuyên,
Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh – Kiều Phú tràn đầy niềm tự hào dân
tộc; với những Lộ bố phạt Tống của Lê Đại Hành và thơ thần của Lý
Thường Kiệt tràn đầy tinh thần yêu nước, tự chủ tự cường; với Dự chu tì
tướng hịch văn của Trần Hưng Đạo; thơ Trần Nhân Tông, Trần Quang
Khải, Phạm Ngũ Lão rừng rực hào khí Đông A.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
Giặc Minh đến xâm lược thì có văn học Lam Sơn và khép lại bằng
bản “Thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Hơn 300 năm sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống quân Thanh
xâm lược ở phía Bắc, quân Xiêm ở phía Nam đã được văn học Tây Sơn
phản ánh khá đầy đủ và mang âm hưởng anh hùng ca.
Kẻ thù truyền thống phương Bắc vừa rút khỏi thì một kẻ thù mới –
thực dân Pháp kéo vào. Văn học yêu nước chống Pháp với những tên tuổi
lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn
Quang Bích… đã toát lên tinh thần bất khuất của người Việt trong một thời
kỳ lịch sử " khổ nhục nhưng vĩ đại" (Phạm Văn Đồng)
Văn học chân chính cổ vũ tinh thần chiến đấu, hy sinh cho độc lập
dân tộc mỗi khi có ngoại xâm nhưng đồng thời nó cũng lên tiếng phản đối
nội chiến tương tàn vì quyền lợi ích kỷ của các tập đoàn phong kiến thống
trị. Đó là những Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn trí.
Văn học trung đại Việt Nam không chỉ quan tâm đến những vấn đề
lớn của vận mệnh đất nước mà còn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên
cảnh vật và những suy nghĩ day dứt về cuộc đời, về những số phận của con
người, đặc biệt là những con người bé nhỏ. Ở thế kỷ XVI, một Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ đã cho người đọc hiểu biết bao nhiêu những số
phận bi kịch của người phụ nữ. Đồng thời những khát vọng chân chính của
con người như là quyền được sống, quyền được yêu, quyền được mưu cầu
hạnh phúc mà tác phẩm này nhen lên đã được các văn nghệ sĩ thế kỷ XVIII
kế thừa, phát triển tới đỉnh cao, tô đậm thêm truyền thống nhân văn của
văn học trung đại Việt Nam.
Văn học trung đại Việt Nam là đứa con sinh ra từ lòng mẹ dân tộc.
Nó là kết tinh, là hiện thân của con người, của đất nước này trong suốt quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
trình phát triển của lịch sử với tất cả những niềm vui, hạnh phúc và cả
những giọt nước mắt đau thương.
1.2.4. Không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn sứ mạng lịch sử giao
phó và hiện thực cuộc sống ngày càng phát triển.
Giống như văn học trung đại của nhiều nước khác trên thế giới, mười
thế kỷ phát triển của văn học trung đại Việt Nam đều chịu sự tác động của
các quy tắc sáng tác trung đại, trước hết các tác gia trung đại Việt Nam
cũng thường vay mượn các đề tài có sẵn trong văn học dân gian hoặc trong
văn học viết quá khứ, tái tạo lại thành tác phẩm mới để phán ánh thời đại
mình. Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ như là Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ
mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Phan Trần, Hoa Tiên… Ngoài ra sử dụng các
thi liệu, văn liệu cổ, điển tích xưa thì hầu như là việc làm phổ biến của
những người cầm bút sáng tác. Thói quen này tạo nên một trong những bút
pháp đặc trưng của văn học trung đại. Ấy là bút pháp "tập cổ", bởi tập cổ
được xem như một phẩm chất tài hoa, trí tuệ uyên bác của người nghệ sĩ
trung đại. Trong thơ ca người ta bắt gặp nhiều câu na ná giống nhau và
trong văn chương trung đại Việt Nam, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng
Trần Côn được xem là hiện tượng "tập cổ" tiêu biểu nhất. Tất nhiên bắt
chiếc người xưa, nhưng phải có sáng tạo cá nhân thì mới có giá trị bởi vì
văn chương không có con đường mòn.
Đọc văn chương trung đại ta còn thấy một bút pháp quan trọng nữa
là bút pháp ước lệ tượng trưng. Những hình ảnh thi ca mang tính ước lệ
tượng trưng thường thiếu tính sinh động cụ thể của đời sống hiện thực
(Giáo sư Đặng Thai Mai gọi là "thiếu nguồn trực cảm") nhưng lại có tính
khái quát cao. Bút pháp này tạo nên tính hàm súc của văn chương trung
đại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Lại nữa, thể văn và thể loại văn học trung đại có những quy định rất
chặt chẽ buộc người cầm bút phải tuân thủ nghiêm nhặt. Làm văn mà
không theo "khuôn phép" là không biết làm văn, hơn nữa người cầm bút
còn phải phục tùng rất nhiều những công thức đã trở thành “mô típ” miêu
tả trong văn chương. Thí dụ như “mắt phượng mày ngài”; “mặt hoa da
phấn”; “đăng cao viễn vọng”…
Mặc dù vay mượn đề tài, diễn tả theo những bút pháp truyền thống,
những công thức có sẵn, nhưng văn học trung đại không hề khô cứng và
ngưng trệ. Bởi vì các tác gia văn học trung đại Việt Nam trên con đường
sáng tạo văn chương luôn tự đổi mới mình theo khuynh hướng dân tộc và
bám sát hiện thực.
Về mặt nội dung, các tác gia không ngừng gắn bó mật thiết với vận
mệnh đất nước, với số phận con người Việt Nam nên thường xuyên biến
đổi cách viết cho phù hợp với việc phản ánh hiện thực luôn phát triển của
đời sống dân tộc. Xu hướng thần linh hoá trong văn chương giai đoạn đầu
đã dần dần được thay thế bằng xu hướng thế tục. Khi nội dung của thời
đại phong phú hơn, phức tạp hơn thì những hình thức thể hiện cũng phải
thay đổi cho phù hợp với nó. Vì thế quy mô tác phẩm ngày càng được mở
rộng và những thể loại văn học dân tộc lớn như: Ngâm khúc, truyện Nôm,
hát nói ra đời. Cách diễn đạt từ xu hướng ước lệ tượng trưng, công thức
hoá chuyển dần sang xu hướng phản ánh hiện thực dưới bản thân hình
thái của đời sống hiện thực. Thơ ca và văn xuôi tiến dần đến bến bờ của
văn học hiện đại.
Tựu trung trong suốt mười thế kỷ tồn tại và phát triển, văn học trung
đại Việt Nam đã vận động không ngừng. Nó luôn luôn lấy việc phản ánh
vận mệnh dân tộc và số phận con người Việt Nam làm mục đích cứu cánh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
Để hoàn thành mục tiêu đó văn học trung đại Việt Nam, một mặt đã dựa
vững chắc vào nền tảng văn học dân gian; mặt khác biết chắt lọc tiếp thu
tinh hoa của văn học nước ngoài trên tinh thần sáng tạo để làm giàu cho
văn học nước nhà đưa văn học tiến lên hoà nhịp với văn học khu vực nhưng
vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Văn học trung đại Việt Nam cũng luôn luôn
biết cách tự đổi mới mình để làm tốt hơn nhiệm vụ phản ánh quá trình phát
triển, đi lên của lịch sử đất nước. Đầu thế kỷ XX, văn học trung đại đã hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình để nhường bước cho văn học Việt Nam cận
– hiện đại. Tuy nhiên những giá trị chói ngời và những kinh nghiệm nghệ
thuật bất hủ của nó vẫn sẽ còn tồn tại mãi mãi với cuộc sống của con người
nói chung và những người nghệ sĩ nói riêng trên mảnh đất này.
1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông.
1.3.1. Khái niệm “văn” thời cổ - trung đại phương Đông.
Người phương Đông thời cổ - trung đại hiểu văn theo một nội hàm
nghĩa rất rộng. Thoạt đầu văn được hiểu như vẻ đẹp của màu sắc do ánh
sáng tạo ra (cầu vồng) hay là vẻ đẹp của những đường nét (vệt lằn trên
mình con hổ, con báo), dần dần văn được hiểu là vẻ đẹp nói chung trong
đời sống tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội. Trong truyền thống
trước thuật văn bao gồm nhiều lĩnh vực: Triết học, văn học, lịch sử học, xã
hội học…Người ta thường nói văn – sử – triết bất phân ngày xưa là như
vậy. Điều này góp phần tạo nên nét đặc trưng của văn học trung đại
phương Đông, từ nội dung phản ánh đến các hình thức thể loại. Như vậy là
khái niệm văn mang tính chất tổng hợp ấy có cả thứ văn học mang chức
năng ngoài văn học mà người ta gọi tắt là văn học chức năng, có cả thứ văn
học hình tượng mà người ta gọi là văn học nghệ thuật. Trên hành trình phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
triển của lịch sử văn học dân tộc, loại hình văn học chức năng ngày càng
thu hẹp và mất dần vị trí, nhường chỗ cho văn học nghệ thuật.
1.3.2. Văn học chức năng.
Văn học chức năng là loại hình văn học sáng tác ra nhằm phục vụ
cho mục đích tuyên truyền những tư tưởng tôn giáo, chính trị hay đạo đức
nào đó. Đây là loại hình văn học mang chức năng ngoài văn học. Văn học
chức năng thường mang những đặc điểm như sau:
Thứ nhất: Tác giả không được tự do cầm bút sáng tác mà do nhiệm
vụ hoặc tình thế buộc phải viết chứ không chờ có cảm hứng mới làm. Ví dụ
như khi người ta chép sử, lập bia, viết hịch, viết cáo, viết văn tế… đều là
do nhiệm vụ tình thế quyết định.
Thứ hai: Văn học chức năng viết theo những địa chỉ nhất định cho
những đối tượng nhất định. Ví dụ viết cho Vua, cho thần dân, cho tỳ
tướng,… ,cho tướng giặc…
Thứ ba: Tác giả của các tác phẩm văn học chức năng phải gắn liền với
những chức danh cụ thể trong xã hội như Thiên tử, chủ soái, sứ thần, hòa
thượng…Do đó văn học chức năng đều gắn liền với những thể loại nhất định.
Văn học chức năng lại chia ra làm hai bộ phận: Văn học chức năng
hành chính và văn học chức năng lễ nghi.
1.3.2.1. Văn học chức năng hành chính.
Văn học chức năng hành chính là văn học có chức năng thực thi các
công việc mang tính chất hành chính quốc gia. Nó bao gồm các tác phẩm
thuộc thể: chế, chiếu, cáo, biểu, hịch, sớ, tấu… Ví dụ như: Thiên đô chiếu
của Lý Công Uẩn; Dự chu tỳ tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn; Thất
trảm sớ của Chu Văn An; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… Với nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
hàm như vậy các văn bản thuộc loại đơn từ, báo cáo, thậm chí kể cả nội
dung ghi trên bì thư… cũng đều là văn bản tác phẩm văn học chức năng
hành chính. Để phục vụ cho việc nghiên cứu các chú giải ở chương sau,
chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày vắn tắt nội hàm một số các thể loại
văn học cơ bản của văn học chức năng hành chính như chiếu, cáo, hịch, sớ,
tự - bạt…
* Chiếu:
Chiếu còn gọi là “chiếu thư” , “chiếu chỉ”, “chiếu bản”. Đó là văn
cáo mà Thiên tử hạ đạt mệnh lệnh xuống cho thần dân. Chiếu có nhiều loại
như: Tức vị chiếu (chiếu lên ngôi); di chiếu; ai chiếu; phục chiếu; mật
chiếu; thủ chiếu; khẩu chiếu. Là một thể loại văn kiện hành chính, quan
phương mà tác giả của nó thường là những người có địa vị cao nhất trong
bộ máy chính quyền phong kiến (vua), nội dung của chiếu thường gắn với
những nhiệm vụ chính trị, xã hội.
Ví dụ: Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn
Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm
Với tư cách là những văn kiện chính trị, chiếu trước hết là thể văn
nghị luận, trong đó không chỉ có lí lẽ, mà còn phải thể hiện được hình ảnh
vị thiên tử có tầm nhìn xa trông rộng, tâm hồn cao cả....
*Cáo:
Cáo là thể văn hoàng đế dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình
bày một chủ trương, hoặc công bố một kết quả, một sự kiện nào đó; ngoài
ra nó còn đươc dùng để bổ nhiệm hay phong tặng cho thần tử.
“Cáo” được phân làm hai loại: một loại (chữ) không có bộ ngôn
(告) và một loại (chữ) có bộ ngôn (誥).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Chữ “cáo” không có bộ ngôn (告) dùng cho kẻ dưới trình lên bề
trên (như các loại báo cáo ngày nay) và thường làm động từ; chữ “cáo” có
bộ ngôn (誥) dùng để bề trên ban xuống kẻ dưới và thường làm danh từ.
* Hịch:
Hịch là một loại văn bố cáo (thông cáo) công khai như chiếu, cáo
nhưng sử dụng trong lĩnh vực quân sự nhằm lên tiếng tố cáo, lên án một đối
tượng nào đó. Cũng có khi hịch được dùng để hiểu rụ , răn dạy thần dân và
người dưới quyền. Hịch còn gọi là “lộ bố” nghĩa là loại văn thư không dán
kín (giống như ngày nay ta gọi là “thư ngỏ”) nhằm công bố cho tất cả mọi
người. Lưu Hiệp nói: “Lộ bố là văn bản để lộ, không phong, để cho mọi
người đọc và nghe”. Đời Hán, Mã Siêu làm lộ bố thảo phạt Tào Tháo. Thể
văn này có từ đời Hán.
Hịch tuy cũng là một thể loại văn nghị luận, đòi hỏi có lí lẽ, có dẫn
chứng thuyết phục, nhưng đặc điểm của nó là thể loại văn kích động tình
cảm và tinh thần người nghe.
* Sớ:
Sớ là thể loại văn trình bày sự việc với thiên tử, thuộc loại tấu thư. Nó
trình bày sự viêc có đầu đuôi, thứ lớp. Sớ bắt đầu có từ đời Hán với Thượng
tôn hiệu sớ của Hàn Tín. Ở Việt Nam tương truyền có Thất trảm sớ của Chu
Văn An dâng lên vua Trần Dụ Tông xin chém bảy tên quyền thần mà nhà sử
học Lê Tung (thế kỉ XV) gọi là “Thất trảm chi sớ, nghĩa động quỷ thần”
(Tờ sớ đòi chém bảy tên, nghĩa khí chấn động quỷ thần), tiếc thay không
còn, chắc chắn bị bọn gian thần tiêu huỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
* Tự – bạt.
Tự, bạt: Đây là thể văn viết đặt ở đầu (tự tiếng Việt dịch là tựa)
hoặc cuối (bạt) các tác phẩm thơ, văn nhằm để thuyết minh việc trước
thuật, ý đồ xuất bản, thể lệ biên soạn hoặc tình hình tác giả. Tựa, bạt có thể
bao gồm cả lời bình luận đối với tác phẩm, hoặc bổ sung thêm những vấn
đề, chi tiết hữu quan.
Tự, bạt - Thể loại tự sự Việt Nam ra đời cùng với các tác phẩm
trước thuật Việt Nam. Vũ Quỳnh (1452 – 1516) viết Tựa Lĩnh Nam chích
quái liệt truyện ghi rõ ý đồ và nguyên tắc làm sách, nội dung sách và tình
cảm tác giả: “ Than ôi Lĩnh Nam liệt truyện sao không khắc vào đá, viết
vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng. Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ
già đầu bạc đều lấy đó làm răn tất cả là có quan hệ đến cương thường,
phong hoá. Ôi! Há đâu phải là điều lợi nhỏ”.
Như vậy thể loại tự (tựa) cho biết rõ quan điểm, mục đích và việc
làm sách. Đó là những văn bản có giá trị về quan niệm tư tưởng và học
thuật của tiền nhân, là kho tàng vô giá để tìm hiểu lịch sử trước thuật nước
nhà.
Từ các khái niệm trên, ta có thể đi sâu tìm hiểu các văn bản, cũng
như nghiên cứu các chú giải, các điển tích, điển cố sử dụng trong đó.
Nhưng trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu, tìm
hiểu các chú giải ở các tác phẩm thuộc văn học chức năng hành chính như:
Chiếu, cáo, tựa…được trích giảng trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT
(phần văn học trung đại Việt Nam). Còn những thể loại khác như: Hịch,
sớ… đã được trích giảng ở THCS, luận văn xin được phép bỏ qua.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
1.3.2.2. Văn học chức năng lễ nghi.
Văn học chức năng lễ nghi có chức năng thực thi các nghi lễ mang
tính chất tôn giáo hoặc tập tục. Những tác phẩm thuộc loại này là: văn tế,
trướng, câu đối (hiếu, hỉ), những tác phẩm triết học tôn giáo.
* Văn tế:
Trong thư tịch cổ Trung Hoa, văn tế xuất hiện khá sớm và có sự
phân biệt khác nhau: Điếu văn, tế văn, ai từ, lỗi.
Văn tế thời cổ xưa dùng để tế trời đất núi sông, còn gọi là kỳ văn
hay chúc văn. Về sau văn tế là bài văn dùng để tế người chết. Theo Từ Sư
Tăng đời Minh thì văn tế là lời văn để tế thân hữu. Thời cổ xưa khi tế
người chết thì mời về hưởng, thời sau mới có thêm lời ca tụng đức hạnh để
ngụ ý tiếc thương.
Ở Việt Nam, văn tế là một thể loại tổng hợp bày tỏ niềm tiếc
thương đối với người mất mà không phân biệt trên dưới, xa gần, thân hữu.
Nó kiêm cả lỗi, điếu, ai, tế.
Nội dung của một bài văn tế thường xoay quanh hai ý chính: Kể về
cuộc đời, tính cách, công tích của người quá cố trên tinh thần ngợi ca (chất
tự sự); bộc lộ tình cảm tiếc nuối, xót thương của người sống trong giờ phút
vĩnh biệt (chất trữ tình).
Về hình thức diễn đạt (từ góc độ văn tự), văn tế chia làm hai loại:
văn tế viết bằng chữ Hán và văn tế viết bằng chữ Nôm.
Về thể văn: Có văn tế thể phú (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc); thể tứ
tự (Văn tế Tôn Thất Thuyết); thể song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng
sinh); thể lục ngôn, thất ngôn, ngũ ngôn (Văn tế một công chúa của Mạc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
Đĩnh Chi)… Tuy nhiên đa phần văn tế được viết theo thể phú, vì thể đó
đàng hoàng, trang trọng.
Về bố cục: Bài văn tế chia làm 4 phần:
Phần một (Lung khởi): Thường được xướng lên bằng hai chữ
"Thương ôi!". Nội dung chính: Luận chung về lẽ sống chết.
Phần hai (Thích thực): Thường được xướng bằng các từ “Nhớ linh
xưa”. Nội dung chính: Kể công đức của người chết khi còn sống.
Phần ba (Ai điếu): Than tiếc người chết (nói lên niềm tiếc thương
của người sống với người chết).
Phần bốn (Ai vãn): Tiếp tục bày tỏ niềm thương nhớ, tiếc thương,
lời cầu nguyện của người sống đối với người chết. Nội dung: Khẳng định
giá trị trường tồn của người chết.
Văn tế có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc, nhưng không phát triển
thành một thể loại văn học quan trọng. Sang Việt Nam, văn tế đã phát triển và
trở thành một thể loại văn học có vị trí quan trọng trong nền học với nhiều tác
phẩm có giá trị.
Văn tế là thể văn thể hiện bi kịch của kiếp người. Dù tình cảm của
người sống dành cho người chết có ân tình thuỷ chung, đôn hậu đến đâu, và
dù có ý nghĩa muốn vĩnh hằng hoá những bóng hình đã khuất, thì văn tế mãi
là tiếng nói đau thương, niềm hận khôn nguôi của đủ loại kiếp người trong
thiên hạ.
* Kệ:
Kệ là một thể loại đặc biệt của văn học chức năng lễ nghi tôn giáo,
thường được diễn tả dưới hình thức thơ ca nhưng về bản chất không phải là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
thơ ca. Hơn nữa ở chúng chứa đựng thứ triết học uyên áo với phép biện
chứng duy vật của đạo Phật vừa xưa lạ, vừa phức tạp và khó hiểu.
Ví dụ: Ngôn hoài – Dương Không Lộ.
Cáo tật thị chúng – Mãn Giác
Như trên đã nói, các tác phẩm văn học chức năng (hành chính và lễ
nghi) đều mang tính đơn phương, một chiều. Chẳng hạn, chiếu là thể loại
văn học chỉ riêng nhà vua mới được dùng. Thường dân không được phép
viết chiếu; nếu thường dân viết chiếu sẽ phạm tội "khi quân" "tạo
phản"…Vua ban chiếu, bề tôi phải đọc, phải thi hành. Biểu thuộc thể văn
dùng cho kẻ dưới trình lên bề trên. Bề tôi (hoặc chư hầu) viết biểu để dâng
lên nhà vua (hoặc dâng lên thiên tử). Không có chuyện ngược lại… Hơn
nữa, tính công thức của thể loại quy định nghiêm nhặt văn học chức năng ở
mọi thời đại. Về cơ bản, cấu trúc thể loại của văn học chức năng không có
sự phá cách.
1.3.3. Văn học nghệ thuật.
Văn học nghệ thuật là tác phẩm nhằm mục đích thoả mãn nhận
thức thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Chức năng nhận thức - thẩm mỹ
là thuộc tính cơ bản của tác phẩm văn học nghệ thuật. Dĩ nhiên, cụm từ
chức năng – thẩm mỹ đã hàm chứa ở đó nội dung nhận thức xã hội, nhận
thức hiện thực cuộc sống, chức năng giáo dục, thanh lọc tâm linh để vươn
tới chân – thiện – mỹ.
Văn học nghệ thuật có những nét đặc trưng sau:
Thứ nhất: Người viết được tự do khi cầm bút sáng tác, miễn là anh
ta có cảm hứng chứ không do một nhiệm vụ, tình thế nào quy định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
Thứ hai: Văn học nghệ thuật là loại hình văn học viết cho tất cả
mọi người, không dành riêng cho bất cứ ai.
Thứ ba: Bất cứ ai trong xã hội cũng có thể cầm bút sáng tác, miễn
là người đó có năng lực văn chương và cảm hứng sáng tạo.
Văn học nghệ thuật bao gồm một số thể văn và thể loại văn học
như:
* Văn xuôi: Ký, truyện ngắn, tiểu thuyết chương hồi.
* Vận văn: Phú.
* Thơ:
Thứ nhất: Thơ chữ Hán: Cổ phong, Đường luật.
Thứ hai: Thơ chữ Nôm: Ngâm khúc với thể thơ song thất lục bát,
Truyện Nôm với thể thơ lục bát, thơ ca trù – hát nói.
1.3.3.1. Văn xuôi:
* Kí.
Kí là một loại hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm
nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi như: bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự,
tuỳ bút, tự truyện, tạp văn… Kí phản ánh sự việc và con người có thật
trong cuộc sống. Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí. Do đó
sức hấp dẫn, sức thuyết phục của kí một phần lớn do chính sự việc được
phản ánh trong tác phẩm. So với truyện ngắn, tiểu thuyết, kí phản ánh
nhanh chóng và linh hoạt cuộc sống. Kí có nhiều thể, có thể rất gần với
thông tin như kí sự, phóng sự…; có thể rất gần với chính luận như tạp văn,
bút kí chính luận… Có thể rất gần với lịch sử như hồi kí, tự truyện…; có
thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tuỳ bút, bút kí… Lại có loại gần với
truyện như truyện kí… và thường thường các yếu tố tự sự, trữ tình, chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
luận hoà lẫn, nên kí có thể phản ánh linh hoạt các sắc thái muôn màu của
cuộc sống. Trong kí, hư cấu giữ vai trò thứ yếu, nhưng vai trò chủ quan của
người viết kí cũng rất quan trọng. Tài nghệ của tác giả kí thể hiện ở chỗ
biết chọn đúng đối tượng và làm nổi bật tầm tư tưởng. Thêm nữa, người
viết cần biết chọn một hình thức kí thích hợp, một ngôn ngữ hấp dẫn và
nhất là có những cảm xúc chân thành làm rung động người đọc.
* Truyện ngắn:
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, mỗi truyện đều có cốt truyện
bao gồm một hệ thống tình tiết, sự kiện gắn liền với cuộc đời một nhân vật
nào đó trong truyện. Cốt truyện được thể hiện qua giọng kể của tác giả và
người kể truyện. Căn cứ vào độ dài của truyện, người ta chia truyện ra làm
ba loại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tương đương với ba thuật ngữ
của Trung Hoa: Đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết và trường
thiên tiểu thuyết)
Trước đây, truyện ngắn gắn liền với ký, cho nên việc phân loại giữa
truyện và ký hết sức phức tạp trong văn học trung đại. Theo PGS – TS
Nguyễn Đăng Na " Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện và ký về bản
chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình khỏi các sự
kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là
truyện; còn tác giả hoà mình vào các sự kiện vào nhân vật với tư cách là
người trong cuộc thì đấy là ký" (Con đường giải mã văn học trung đại Việt
Nam, trang 427).
1.3.3.2. Vận văn (phú).
Phú bắt nguồn từ thơ cổ "Phú giả cổ thi chi lưu dã" (Ban Cố),
nhưng khi tách ra thì phú mang tính hướng ngoại, còn thơ mang tính hướng
nội. Phú chia thành nhiều loại: Cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
Mỗi một thể đều có quy cách nhất định nhưng vẫn phục tùng một
kết cấu chung. Ở Việt Nam, phú xuất hiện từ đời Trần và chia thành hai
loại (theo ngôn ngữ văn tự): phú Hán và phú Nôm. Bài Bạch Đằng giang
phú của Trương Hán Siêu được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn
THPT là một bài phú Hán cổ thể, đa vận.
1.3.3.3. Thơ.
a. Thơ chữ Hán.
Thứ nhất: Là loại thơ mô phỏng theo phong cách thơ cổ (gọi là thơ
cổ phong) và được chia ra làm nhiều thể tài: Ngâm, khúc, ca, hành… Đặc
điểm của lối thơ này mang tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó
về số câu, số chữ ở trong câu (có thể dài ngắn xen nhau), về niêm – luật, về
luật bằng – trắc, vần, điệu… Bài Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát (được
trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT) thuộc một trong những thể tài
nói trên.
Thứ hai: Thơ Đường luật chỉnh thể là loại thơ tuân thủ nghiêm
nhặt các quy định về niêm – luật. Tuy nhiên có một số bài thơ Đường
không tuân thủ tuyệt đối các quy định đó, cho nên người ta gọi đó là những
bài thơ Đường phá cách (Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký được trích giảng ở
sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một ví dụ: vì câu 1 và câu 8 thất niêm).
b. Thơ chữ Nôm.
Thứ nhất: Thơ Nôm Đường luật.
Thơ Nôm Đường luật là loại thơ mô phỏng hình thức của thơ
Đường nhưng được viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Thơ Nôm Đường luật có
lẽ ra đời vào khoảng thế kỷ XIII và phát triển cùng với các chặng đường
phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Tuy mô phỏng thơ Đường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
Trung Hoa nhưng thơ Nôm Đường luật đã được Việt hoá và mang đậm bản
sắc văn hoá dân tộc với nhiều đại biểu xuất sắc như: Nguyễn Trãi, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương…
Thứ hai: Một số thể loại thơ dân tộc:
* Thể loại thơ trữ tình ngâm khúc: Ngâm khúc là những ca khúc
trữ tình trường thiên phản ánh tâm trạng bi kịch của con người cá nhân
trong một giai đoạn lịch sử. Ngâm khúc được viết bằng ngôn ngữ dân tộc
(chữ Nôm) và bằng thể thơ dân tộc (song thất lục bát). Chinh phụ ngâm
khúc là tác phẩm mở đầu cho thể loại văn học này, xuất hiện vào khoảng
giữa thế kỷ XVIII (có được trích giảng một phần tác phẩm trong sách giáo
khoa ngữ văn THPT), và đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật ngôn từ là tác
phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (vào cuối thế kỷ
XVIII). Tiếp theo là sự xuất hiện của một loạt khúc ngâm vào nửa đầu thế
kỷ XIX.
* Truyện Nôm: Truyện Nôm thuộc loại hình tự sự. Mỗi truyện có
một cốt truyện bao gồm một hệ thống các tình tiết, sự kiện kể lại cuộc đời
nhân vật chính trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Truyện Nôm được
viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) và thể thơ dân tộc (Thể thơ lục bát).
Nó ra đời vào cuối thế kỷ XVI và được sáng tác bằng thể thơ Đường gọi là
truyện Nôm Đường luật. Về sau không còn tồn tại loại truyện Nôm này.
Đến thế kỷ XVIII truyện Nôm được định hình thành một thể loại văn học
và được chia ra thành hai kiểu thể loại là truyện Nôm bình dân và truyện
Nôm bác học.
* Thể loại thơ ca trù – hát nói: Ca trù – hát nói là một loại hình
tổng hợp nghệ thuật bao gồm thơ ca, nhạc, vũ (điệu bộ của người hát).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
Những bài thơ dùng để ca cũng được làm theo những thể thức nhất
định nhưng tự do phóng khoáng hơn thơ Đường luật, nên rất thích hợp với
việc thể hiện con người cá nhân. Đến thế kỷ XVIII thì thơ ca trù – hát nói
trở thành một thể loại dân tộc độc đáo và phát triển mãi về sau. Bài ca trù
tương đối hoàn chỉnh xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII là bài Chim trong
lồng tương truyền là của Nguyễn Hữu Cầu. Đến thế kỷ XIX ca trù phát
triển đến đỉnh cao với những tên tuổi lớn: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ,
Chu Mạnh Trinh, Dương Lâm, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến… Và Bài ca
ngất ngưởng được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một
trong những bài ca trù đặc sắc của Nguyễn Công Trứ.
Hai loại hình văn học chức năng và văn học nghệ thuật cùng tồn tại
trong văn học trung đại phương Đông là một quy luật có thật nhưng việc
phân định chúng qua các hiện tượng văn học là việc làm đòi hỏi sự thận
trọng và tinh tế. Bởi vì thực tế các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức
năng và văn học nghệ thuật thuần tuý không nhiều. Ngược lại các tác phẩm
vừa có tính văn học chức năng vừa có tính văn học nghệ thuật là khá phổ
biến; đây là những tác phẩm văn học nằm trong giai đoạn giao thoa (tương
đối dài trong quá trình phát triển của văn học trung đại phương Đông).
Theo lẽ đó việc phân chia các tác phẩm thuộc loại hình văn học
chức năng hay văn học nghệ thuật thuộc văn học trung đại Việt Nam trong
sách giáo khoa Ngữ văn THPT (mà chúng tôi sẽ tiến hành ở chương II) ở
một số trường hợp cũng chỉ mang tính chất tương đối.
* Tiểu kết.
Văn học trung đại Việt Nam qua 10 thế kỷ tồn tại đã trải qua nhiều
chặng đường phát triển và luôn gắn liền với đời sống dân tộc. Vì thế nó có
những nét đặc trưng riêng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
ngoài những nét riêng đó văn học trung đại Việt Nam vẫn nằm trong quỹ
đạo của văn học phương Đông nên nó vẫn mang một số những nét chung
của văn học trung đại phương Đông. Đó là hiện tượng văn học mang tính
phức hợp bởi nó bao gồm cả loại văn học mang chức năng ngoài văn học
(mà ta gọi tắt là văn học chức năng); cả loại hình văn học nghệ thuật đích
thực. Mỗi loại hình văn học lại bao gồm một số thể văn và thể loại văn học.
Ví dụ: Văn học chức năng có chiếu, cáo, hịch, văn tế, kệ…; văn học nghệ
thuật có thơ ca, từ phú, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, ngâm
khúc, truyện Nôm… Quy luật phát triển của hai loại hình văn học này,
thoạt đầu văn học chức năng chiếm vai trò chủ đạo, dần dần văn học nghệ
thuật phát triển và thay thế vai trò của nó. Trong quá trình thay thế vị trí
của văn học chức năng, văn học nghệ thuật tạo ra giai đoạn giao thoa giữa
nó và văn học chức năng. Các tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn giao
thoa này là các tác phẩm văn học lưỡng tính: chúng vừa có chức năng văn
học lại vừa có chức năng ngoài văn học. Người nghiên cứu hoặc giảng dạy
cần phải hiểu được những đặc điểm trên của văn học trung đại phương
Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, có vậy mới tiếp cận được giá trị
đích thực của mỗi hiện tượng văn học và công việc họ làm mới đạt hiệu
quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Chương 2
NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG HOÁ
CÁC CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT
2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT.
2.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học trung đại Viêt Nam trong sách
giáo khoa Ngữ văn THPT
2.1.1.1. Lớp 10: 19 bài (trong đó chính khoá 14 bài; đọc thêm 05 bài)
Bài 1: Tỏ lòng (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão
Bài 2: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới- 43) – Nguyễn Trãi.
Bài 3: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu Thanh ký) – Nguyễn Du.
Bài 5: Vận nước (Quốc tộ) – Pháp Thuận (Đọc thêm)
Bài 6: Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác (đọc thêm)
Bài 7: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) – Trương Hán Siêu.
Bài 8: Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) – Nguyễn Trãi.
Bài 9: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương.
Bài 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( Trích Bài ký đề danh tiến sĩ
khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) – Thân Nhân Trung (Đọc
thêm)
Bài 11: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn
thư) – Ngô Sỹ Liên.
Bài 12: Thái sư Trần Thủ Độ ( Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ
Liên (Đọc thêm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Bài 13: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục –
Trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ.
Bài 14: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm) -
Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm.
Bài 15: Truyện Kiều - Nguyễn Du
Bài 16: Trao duyên ( Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
Bài 17: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
Bài 18: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
Bài 19: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du (Đọc thêm)
2.1.1.2. Lớp 11: 14 bài (trong đó học chính khoá 10 bài; đọc thêm 04 bài)
Bài 1: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự ) – Lê Hữu Trác.
Bài 2: Tự tình (Bài II ) – Hồ Xuân Hương.
Bài 3: Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến.
Bài 4: Thương vợ – Trần Tế Xương
Bài 5: Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến (Đọc thêm)
Bài 6: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương ( Đọc thêm)
Bài 7: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ
Bài 8: Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca) – Cao Bá Quát.
Bài 9: Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu)
Bài 10: Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu (Đọc thêm).
Bài 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) – Chu
Mạnh Trinh (Đọc thêm).
Bài 12: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu
Bài 13: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) – Ngô Thì Nhậm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Bài 14: Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) – Nguyễn Trường Tộ.
2.1.2. Phân loại loại hình các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT và số lượng các chú giải, câu hỏi
hướng dẫn học bài trong từng tác phẩm được trích giảng.
2.1.2.1. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng.
* Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng hành chính.
Bài 1. Quốc tộ – Pháp Thuận
Tác phẩm có 20 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Bài 2: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi
Tác phẩm có 1304 âm tiết, trong đó có 44 chú giải và 6 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 3: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương.
Tác phẩm có 682 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
Bài 4. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung
Tác phẩm có 429 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
Bài 5: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn
thư) - Ngô Sỹ Liên.
Tác phẩm có 1176 âm tiết, trong đó có 11 chú giải và 5 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 6: Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên.
Tác phẩm có 463 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Bài 7: Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm
Tác phẩm có 549 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
Bài 8: Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ.
Tác phẩm có 637 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
* Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng lễ nghi.
Bài 1: Cáo tật thị chúng – Mãn Giác.
Tác phẩm có 34 âm tiết và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài.
Bài 2: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu
Tác phẩm có 705 âm tiết, trong đó có 58 chú giải và 4 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
2.1.2.2. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học nghệ thuật.
* Văn xuôi.
Bài 1. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục) –
Nguyễn Dữ.
Tác phẩm có 1859 âm tiết, trong đó có 20 chú giải và 4 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 2: Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh ký sự) – Lê Hữu Trác
Tác phẩm có 1980 âm tiết, trong đó có 21 chú giải và 4 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
* Thơ.
Bài 1: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão.
Tác phẩm có 28 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Bài 2. Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi.
Tác phẩm có 54 âm tiết, trong đó có 8 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Bài 3. Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du.
Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Bài 5: Tình cảnh le loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) -
Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm.
Đoạn trích học gồm 168 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 5 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 6: Trao duyên (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
Đoạn trích có 238 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 4 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 7: Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
Đoạn trích gồm 140 âm tiết, trong đó có 6 chú giải và 5 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 8: Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
Đoạn trích gồm 126 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 3 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 9: Thề nguyền (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du.
Đoạn trích gồm 156 âm tiết, trong đó có 15 chú giải và 3 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
Bài 10: Tự tình (Bài II) - Hồ Xuân Hương
Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 2 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Bài 11: Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến
Bài thơ có 56 âm tiết và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài.
Bài 12: Thương vợ – Trần Tế Xương.
Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 5 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Bài 13: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
Bài thơ có 266 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Bài 14: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương.
Bài thơ có 56 âm tiết, có 6 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài.
Bài 15: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Chứ.
Tác phẩm có 141 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
Bài 16: Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát
Tác phẩm có 101âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
Bài 17: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu
Đoạn trích có 224 âm tiết, trong đó có 19 chú giải và 3 câu hỏi
hướng dẫn học bài.
Bài 18. Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu
Bài thơ có 56 âm tiết, trong đó có 7 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn
học bài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
Bài 19. Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh
Tác phẩm có 137 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 3 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
* Vận văn (phú)
Bài: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu
Tác phẩm có 473 âm tiết, trong đó có 33 chú giải và 6 câu hỏi hướng
dẫn học bài.
2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học
bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn
THPT.
2.2.1. Về phần tiểu dẫn ở đầu mỗi tác phẩm được trích giảng.
Tất cả các tác phẩm hoặc đoạn trích được đưa vào trong sách giáo
khoa Ngữ văn THPT đều có phần tiểu dẫn. Mục đích của phần này là tạo
điều kiện cho học sinh tìm hiểu tác phẩm. Nội dung của các tiểu dẫn đều
tương tự như sau: đầu tiên là giới thiệu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp
văn học của tác giả (trừ những tác giả lớn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Nguyễn Đình Chiểu thì mục này có hẳn một bài riêng); tiếp theo là trình
bày khái quát hoàn cảnh ra đời hoặc xuất xứ của tác phẩm, đoạn trích và
những nét đặc trưng khái quát về nội dung, nghệ thuật của nó. Nội dung
tiểu dẫn như thế dành cho một tác phẩm văn học hiện đại có thể xem là đủ
ý. Nhưng để dành cho một tác phẩm văn học trung đại thì có lẽ vẫn cần
phải bổ sung thêm, đặc biệt là việc giải thích nhan đề tác phẩm dưới góc
độ thể loại, thể loại “là một phạm trù chủ đạo, nó không chỉ được thể hiện
trong cách thường xuyên nêu bật nên ở ngay tác phẩm mà còn chi phối
nghiêm nhặt và toàn diện người cầm bút trong quá trình sáng tác dù anh ta
có tự giác hay không tự giác ý thức về điều ấy”[21, 66]. Vì thế nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
văn học trung đại thực chất là nghiên cứu đặc trưng thể loại và phải xuất
phát từ đặc trưng thể loại. Nắm được đặc trưng thể loại của tác phẩm, ta có
thể hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn và bút pháp của anh ta, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tiếp cận chân giá trị của tác phẩm ở cả hai măt: nội
dung và hình thức. Đáng tiếc vấn đề này trong các phần tiểu dẫn về văn
học trung đại Việt Nam chưa được chú ý đúng mức. Điều đó được thể hiện
qua các dạng thức sau:
Một là: Tiểu dẫn không hề giải thích tiêu đề thể loại của tác phẩm,
tiêu biểu là các trường hợp Quốc tộ và Đoạn trường tân thanh (tức Truyện
Kiều).
- Về tác phẩm Quốc tộ: trong phần tiểu dẫn có viết “ Tác phẩm của
ông- Đỗ Pháp Thuận- hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về việc
nước”[26, 138]. Đã khẳng định như vậy thì phải khôi phục đầy đủ nhan đề
bài thơ như trong sách Thơ văn Lý - Trần là “ Đáp quốc vương quốc tộ chi
vấn”[55, 204]. Nếu bài thơ có nhan đề như đã nêu thì nó thuộc thể loại thư
(thư trả lời) viết dưới dạng một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Vậy nó thuộc
loại hình văn học chức năng. Còn nếu để nhan đề Quốc tộ sẽ dẫn đến cách
hiểu: đó là bài thơ thuộc loại hình văn học nghệ thuật. Không xác định rõ
loại hình văn học của tác phẩm sẽ dẫn đến cách hướng dẫn khai thác tác
phẩm không đúng hướng.
- Về tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm này lúc đầu có tên gọi là
Đoạn trường tân thanh. Bài tựa của Mộng Liên Đường Chủ nhân viết cho
tác phẩm của Nguyễn Du vào đầu thế kỉ XIX có đoạn: “Tố Như tử… dịch
chi dĩ quốc âm, nhan chi viết Đoạn trường tân thanh – Thầy Tố Như…
dịch sách (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân) ra quốc âm rồi
đặt nhan đề Đoạn trường tân thanh”[21, 207]. Dĩ nhiên dùng chữ dịch ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
đây là chưa chuẩn. Cũng ở bài tựa này nhan đề Đoạn trường tân thanh còn
được nhắc lại nhiều lần. Sau này các học giả Đào Nguyên Phổ, Kiều Ánh
Mậu và Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền đều khẳng định như vậy. Về sau học
giả Trần Trọng Kim đổi lại là Truyện Thuý Kiều. Khi nghiên cứu tác phẩm
này nhiều học giả vẫn để ý đến tiêu đề cũ nhưng lại phiên là “Tiếng kêu
mới đứt ruột”. Sách Văn học 10 (tập 1), Nxb GD, H.1999 cũng viết là:
“Tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột”. Sách Ngữ văn 10 (tập 2) Nxb
GD, H.2006 thì không hề đả động gì đến Đoạn trường tân thanh mà chỉ
nói đến Truyện Kiều. Vậy từ góc độ thể loại mà xem xét thì giữa Truyện
Kiều và Kim Vân Kiều truyện có điểm gì khác nhau? Chúng tôi rất tâm đắc
với ý kiến của PGS. TS Nguyễn Đăng Na về vấn đề này. Ông cho rằng:
“Tân thanh là một thể thơ sáng tác theo phương châm của Tân nhạc phủ
cũng gọi là thơ Tân nhạc phủ”[21, 266]. Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của
mình là Đoạn trường tân thanh nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật mang tính
sáng tạo của mình, mặc dù ông đã dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài
nhân. Thứ nhất, Nguyễn Du khẳng định tác phẩm của mình là thơ (Tân
thanh được ông dùng với nghĩa là thơ ca) chứ không phải văn xuôi như
nguyên tác; thứ hai, đó là tiếng thơ “Đoạn trường” phản ánh cuộc đời ba
chìm bảy nổi sống đoạ, thác đày của một người con gái lương thiện tài sắc
song toàn. Vậy là chính tên tác phẩm đã báo hiệu cho người đọc sự thay
đổi không chỉ về mặt hình thức mà còn là chủ đề của truyện so với nguyên
tác. Đó là vấn đề quyền sống của con người bị tước đoạt trong đời sống của
một xã hội hiện thực được ví như “ địa ngục ở miền nhân gian” chứ không
phải là lời thuyết minh cho một lý thuyết siêu hình nào. Đúng là “cốt
truyện tuy vay mượn của Trung Hoa nhưng nó đã được thẩm thấu qua từng
thớ thịt, từng tia máu, từng hơi thở của một con người “có con mắt trông
thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” và từng chữ, từng chữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
được viết ra bằng “máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy”.
Do đó nhan đề Đoạn trường tân thanh không chỉ là tấc lòng của Nguyễn
Du mà còn là lời khẳng định bản quyền tác phẩm của ông, của dân tộc Việt
Nam”[21, 274]. Bỏ qua nó không giải thích đúng là một điều đáng tiếc.
Hai là: Giải thích nhan đề chung chung ở cấp độ thể văn mà chưa
giải thích nó ở cấp độ đặc trưng thể loại. Đó là các trường hợp tiêu biểu
như Bình Ngô đại cáo và Truyền kỳ mạn lục:
- Về Bình Ngô đại cáo: Đây là tác phẩm thuộc loại hình văn học
chức năng. Tuy nhiên khi vâng mệnh Lê Lợi viết bài cáo này, Nguyễn Trãi
đã thể hiện rất sâu sắc cảm xúc của một người nghệ sĩ, tức là đã để cả “tâm
thuật” (lời Phan Huy Chú) ngụ vào trong tác phẩm. Vì thế yếu tố văn học
nghệ thuật của tác phẩm này cũng hết sức nổi bật. Sách giáo khoa Ngữ văn
10 (tập 2), Nxb GD, H.2006, trang 16 viết: “Bài Đại cáo này mang đặc
trưng cơ bản của thể cáo nói chung, đồng thời có những sáng tạo riêng của
tác giả”. Tuy nhiên sự “sáng tạo riêng” trên cái nền chung mà trước hết thể
hiện ngay ở nhan đề mang đặc trưng thể loại của tác phẩm “Bình Ngô đại
cáo” thì đã không được giải thích đầy đủ. Sách chỉ tập trung nói về thể cáo
nhưng vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây là nghĩa của “đại cáo” và vì sao
Nguyễn Trãi đã dùng thể loại cáo đặc trưng này?
Đại cáo là một thiên sách trong quyển IV Kinh thư (một trong Ngũ
kinh của Nho gia do Khổng Tử san định). Đại cáo gắn liền với tên tuổi
Thành Vương và Chu Công – tự là Đán (một nhà văn hoá nổi tiếng, một
nhà chính trị kiệt xuất của Trung Hoa thời nhà Chu thế kỷ XI trước công
nguyên). Bài cáo này bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử. Đó là sau khi diệt
Trụ Vương nhà Ân, Chu Vũ Vương (cha của Thành Vương) vẫn phong cho
con Trụ là Vũ Canh làm vua Ân và sai ba người em là Quản Thúc, Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Thúc và Hoắc Thúc đến giám sát. Sau khi Vũ Vương mất, Thành Vương
nối ngôi và Chu Công làm phụ chính. Ba người em kể trên phao tin Chu
Công tiếm quyền. Để tránh tiếng, Chu Công lánh về miền Đông. Sau hai
năm Thành Vương biết chuyện hối hận cho người đón ông trở lại lo việc
triều chính. Ba người em sợ hãi đã liên kết với Vũ Canh và các tộc Di ở
phía Đông hùa nhau nổi loạn đem quân đánh Thành Vương phản lại nhà
Chu. Thành Vương sai Chu Công đi dẹp loạn và viết bản Đại cáo này.
Cuộc bình Ngô của Lê Lợi cũng mang ý nghĩa như việc Thành Vương dẹp
Vũ Canh. Đó là việc đánh dẹp những kẻ phản loạn. Tác giả muốn sánh Lê
Lợi với Chu Thành Vương, quân sư của Lê Lợi với Chu Công Đán và
muốn bài Bình Ngô đại cáo của thời đại ông mang ý nghĩa ngang tầm với
thiên đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của Trung Hoa cổ đại. Lại nữa,
15 thế kỷ sau, Chu Nguyên Chương – một người được coi là anh hùng giải
phóng của dân tộc Hán, một người đã được dã sử Trung Hoa thêu dệt
quanh mình bao nhiêu huyền thoại, sau khi đánh đuổi quân Nguyên giành
lại độc lập và lập ra triều Minh đã cho ban bố một văn kiện pháp luật vĩ đại
gọi là “Đại cáo”. Nếu bản đại cáo này ban bố ra là để ổn định xã hội, cai trị
nhân dân và mang ý nghĩa quốc gia trọng đại thì ý nghĩa “Đại cáo” của
Nguyễn Trãi cũng chẳng kém cạnh gì (xét cả tư cách của người tuyên cáo
và tầm vóc quan trọng của bài cáo). Hơn nữa, đại cáo của Nguyễn Trãi lại
được dùng để bình Ngô (tức là bình tận gốc nòi giống họ Chu, bởi Chu
Nguyên Chương vốn là người đất Ngô và khi mới khởi nghiệp từng xưng
là Ngô Quốc Công, Ngô Vương). Rõ ràng ở đây Nguyễn Trãi muốn dùng
gậy ông để đập lưng ông và Bình Ngô đại cáo xét ở khía cạnh này đã mang
một ý nghĩa vô cùng thâm thuý. Vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng “nắm được ý
nghĩa nhan đề Bình Ngô đại cáo là nắm được tư tưởng cốt lõi của tác
phẩm” [21, 157].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
- Về Truyền kỳ mạn lục, giống như trường hợp Bình Ngô đại cáo nêu
trên, mục tiểu dẫn Truyền kỳ mạn lục trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập
2), Nxb GD, H.2006, cũng mới chỉ đề cập tới thể văn truyền kỳ “là một thể
văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ
hoang đường” (trang 55) mà chưa chú ý giải thích đặc trưng thể loại của
tác phẩm. Sách không giải thích Truyền kỳ mạn lục là gì, mà chỉ nói chung
chung về số lượng các truyện, tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
của tác phẩm. Về cụm từ “Truyền kỳ mạn lục” trước đây người ta thường
giải thích là “ghi chép tản mạn những truyện truyền kỳ”. Soạn giả Ngữ văn
9 – tập 1 (sách in năm 2005) cũng viết: “Truyền kỳ mạn lục là ghi chép tản
mạn những truyện truyền kỳ được lưu truyền”. Vậy là Nguyễn Dữ chỉ ghi
chép tản mạn những truyện truyền kỳ có sẵn vẫn được lưu truyền. Thế thì
căn cứ vào đâu để khẳng định “ tác phẩm thực sự là sáng tác văn học” [26,
55] mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả và vì sao nó được ca ngợi là áng
“Thiên cổ kỳ bút”. Ông Nguyễn Đăng Na đã khảo cứu rất sâu về cụm từ
“Truyền kỳ mạn lục”. Ông cho rằng, “mạn lục” không phải là ghi chép tản
mạn mà là thể văn cổ Trung Hoa: thể Mạn lục. Nếu truyền kỳ đứng riêng
thì là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình tiết, kết
cấu… của truyện phần lớn là lạ kỳ, đặc biệt nên người ta gọi chúng là
“Truyền kỳ”. Nhưng đứng trong cụm từ truyền kỳ mạn lục thì truyền kỳ
làm định ngữ chỉ tính chất của thể mạn lục – một thể tự sự viết tự do tuỳ
hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả, không bị ràng buộc bởi bất cứ một lí
do nào (xem bài viết về Truyền kì mạn lục trong cuốn Con đường giải mã
văn học trung đại Việt Nam). Như vậy, có thể hiểu Truyền kỳ mạn lục một
cách ngắn gọn là thiên truyện viết theo tuỳ hứng cá nhân (tác giả) về những
cái lạ kỳ. Chính nhan đề mang tính đặc trưng thể loại của tác phẩm đã bao
hàm sự khẳng định vai trò sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ. Nó
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông
Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...PinkHandmade
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtnataliej4
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtnataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ DẦU KHÍ ANH – VIỆT_102416120...
 
200 đề tài luận văn ngành văn học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn ngành văn học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn ngành văn học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn ngành văn học, CHỌN LỌC
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyếnKhóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
Khóa luận tốt nghiệp cái say trong thơ nguyễn khuyến
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế HươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đLuận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đLuận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
Luận văn: Đặc điểm nghệ thuật truyện của Kawabata Yasunari, 9đ
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAYLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việtNghiên cứu từ láy trong tiếng việt
Nghiên cứu từ láy trong tiếng việt
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đLuận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận văn: Từ ngữ Hán Việt trong ca dao Nam Bộ, HAY, 9đ
 

Similar to Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông

Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...NuioKila
 
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfMan_Ebook
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Garment Space Blog0
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfMan_Ebook
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữnataliej4
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ nataliej4
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân DiệuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông (20)

Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, c...
 
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdfThể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
Thể ký và việc giảng dạy tác phẩm ký ở nhà trường phổ thông.pdf
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
Luận văn: Dạy học các trích đoạn Truyện Kiều theo đặc trưng thi pháp thể loại...
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
Tim hieu dac_trung_ngon_ngu_trong_truyen_ki_cua_nguyen_tuan_4705
 
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdfTho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
Tho thien Viet Nam thoi Ly - Tran trong so sanh voi tho thien Nhat Ban.pdf
 
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấnTh s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
Th s33.022 bản sắc tày trong thơ y phương và dương thuấn
 
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữPhân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ
 
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
Phân Tích Tác Phẩm Văn Học Trong Nhà Trường Từ Góc Độ Ngôn Ngữ
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuânTh s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
Th s33.035 đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của nguyễn tuân
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.dochttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...https://www.facebook.com/garmentspace
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

Th s33.012 tìm hiểu chú giải văn học trung đại việt nam trong sách giáo khoa ngữ văn trung học phổ thông

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ TUẤN ANH TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGÔ TUẤN ANH TÌM HIỂU CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN ĐĂNG NA THÁI NGUYÊN - 2009
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn QUY ƯỚC VIẾT TẮT GS : Giáo sư GV : Giáo viên HS : Học sinh HDHB : Hướng dẫn học bài NXB : Nhà xuất bản PGS – TS : Phó giáo sư – Tiến sĩ SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THPT : Trung học phổ thông TPVH : Tác phẩm văn học
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài………...…………………………………………………1 2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….....2 3. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu………………………………6 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………...7 6. Kết cấu của luận văn………………………………………………………..7 NỘI DUNG Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại liên quan đến việc nghiên cứu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam………………..9 1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam………….12 1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông ........ 19 Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT..................................................................... 33 2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT……39 Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học sinh ở trường THPT 3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát................................................................. 62 3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát……………………………….…64 3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết............................................................ 73 KẾT LUẬN..................................................................................................75 THƯ MỤC THAM KHẢO.........................................................................79 PHỤ LỤC.....................................................................................................84
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. Tác giả Ngô Tuấn Anh
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (hay còn gọi là văn học trung đại) mang dấu ấn đậm nét của một thời một đi không trở lại và mang ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Nó là nguồn động viên tinh thần lớn lao đối với thời đại bấy giờ. Việc dùng các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố là đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Các tác giả thời xưa ngay cả khi viết bằng chữ Nôm (một loại chữ của dân tộc) cũng sử dụng các từ ngữ cổ, các điển, tích điển cố trong tác phẩm của mình. Ở môn Ngữ văn trường THPT, tác phẩm văn học trung đại chiếm số lượng rất lớn, bao gồm hai loại hình văn học. Đó là: loại hình văn học chức năng và loại hình văn học nghệ thuật. Xét về mặt tư duy nghệ thuật, ta nhận thấy phương thức biểu hiện trong văn học trung đại khác xa so với phương thức biểu hiện của văn học hiện đại. Vì thế chú giải có vị trí rất quan trọng để hiểu tác phẩm, bởi nó hướng đến đối tượng là giáo viên và học sinh. Do đó việc chú thích, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố rõ ràng, chính xác sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm được tác phẩm một cách toàn diện hơn, cũng như nắm được ý đồ tư tưởng, nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong đó. Các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố được sử dụng trong bài văn, bài thơ thường có tác dụng nâng cao khả năng biểu đạt và tính chất hàm súc của ngôn ngữ văn học. Đinh Gia Khánh trong cuốn Điển cố văn học đã nhận định: “Nếu điển cố Hán học không lạ với những người có học thời xưa thì lại khó hiểu với đa số bạn đọc ngày nay”. Do đó khi các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn ở
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 trung học phổ thông thường kèm theo việc chú thích các từ ngữ Hán cổ, các điển tích, điển cố…Phần chú thích nhằm phục vụ cho việc tìm hiểu tác phẩm trong từng hoàn cảnh nên thường sinh động và ngắn gọn. Khi trình độ tư tưởng chính trị và văn hóa của nhân dân ngày càng được nâng cao, thì nhân dân ngày càng có ý thức đầy đủ hơn về những giá trị tinh thần mà ông cha để lại, trong đó có phần đóng góp quan trọng của thơ văn Việt Nam thời trung đại. Để hiểu bước thông điệp nghệ thuật mà các tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại gửi gắm đến người đọc thì chúng ta không thể không tìm hiểu, cắt nghĩa các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố - một đặc trưng nghệ thuật phổ biến của thơ văn thời kỳ này. 2. Mục đích nghiên cứu. 2.1. Nghiên cứu và việc giải mã các chú giải nhằm khẳng định giá trị, tác dụng của nó trong việc dạy và học tác phẩm văn học Việt Nam thời trung đại ở môn Ngữ văn THPT. 2.2. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích các chú giải được sử dụng trong văn học Việt Nam thời trung đại ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT, luận văn vừa có thể tìm hiểu sâu hơn nền văn học ở thời kỳ này, vừa có thể thấy được sự chi phối và ảnh hưởng của nó đối với văn học ở thời kỳ sau, đặng phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy phần văn học này ở bậc THPT. 3. Lịch sử vấn đề Xuất phát từ lý do, mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn, do hạn chế về thời gian và nguồn tư liệu tham khảo, khả năng ngoại ngữ có hạn, chúng tôi không thể xem xét tất cả các công trình nghiên cứu cũng như các tài liệu tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm thời kỳ trung đại và việc sử dụng các chú giải trong đó trên một diện rộng. Việc tìm hiểu lịch sử vấn đề chúng tôi dựa vào một số tài liệu do các tác giả Việt Nam viết và chỉ tập trung vào một số công trình nghiên cứu về thơ văn chữ Hán và chữ Nôm
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 cùng với các bộ sách Ngữ văn được dùng trong trường phổ thông như: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập... để giải mã các chú giải, khẳng định sự đóng góp của bộ phận văn học này cho nền văn học nước nhà. Như chúng ta đã biết văn học thời kỳ này thường sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính ước lệ, tượng trưng, quy phạm và nhiều điển tích, điển cố trong tác phẩm là một trong những đặc điểm chính của thơ văn Việt Nam thời trung đại. Việc dùng các từ ngữ Hán Việt, các điển tích, điển cố trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam được đông đảo giới nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Mỗi tác giả bàn đến một khía cạnh khác nhau về vấn đề mà luận văn nghiên cứu. Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về các chú giải trong văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi thấy có một số tài liệu đáng chú ý sau: 3.1. Sách Thơ văn Lý - Trần (3 tập), Nxb KHXH, H.1977 Tham gia biên soạn cuốn sách này bao gồm tập thể các tác giả, các nhà nghiên cứu: Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Văn Hỷ, Trần Thị Băng Thanh, Đào Thái Tôn, Đặng Thai Mai... Bộ sách này chỉ rõ văn minh của Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn tới các nước láng giềng. Sách khẳng định: "Từ ngữ trong thơ, kể cả thơ nói về đời sống tinh thần theo giáo lý Thích Ca thường thường vẫn được vay mượn trong sách vở thánh hiền và trong điển cố văn chương của Nho học, của Đạo học từ thời Xuân thu - Chiến quốc cho tới đời Đường, đời Tống... Khi người ta làm thơ bằng một thứ tiếng nước ngoài, lẽ tất nhiên phải uốn nắn ngòi bút của mình nếu không thì lời thơ sẽ lạc điệu" [55, 193 (tập 1)]. Sách đã chú thích xuất xứ, chú thích tên người, tên địa danh, chú thích nghĩa của từ, chú thích điển cố Nho, Phật, Lão và các loại điển cố rút từ nhiều sách, sử khác... Chú thích về nghĩa của từ, về điển cố không quá tỉ mỉ, rườm rà nhưng cũng không quá sơ lược.
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy cuốn sách này khẳng định việc sử dụng các từ ngữ cổ, các điển tích, điển cố trong tác phẩm là “lẽ tất nhiên” và là đặc trưng không thể thiếu của thơ văn giai đoạn này. Hơn nữa sách đã chú thích nghĩa của các từ ngữ Hán cổ, các điển tích, điển cố…giúp người đọc bước đầu tiếp cận được tác phẩm. Tuy nhiên có những tác phẩm mà từ ngữ, các điển tích, điển cố trong đó hàm chứa những ý nghĩa to lớn nếu chỉ theo chú thích của sách thì chưa đủ. Chẳng hạn bài thơ Nam quốc sơn hà có các từ ngữ đáng chú ý: quốc, đế…đã không được sách chú thích cụ thể, tỉ mỉ. Vì vậy để hiểu sâu sắc tác phẩm nếu chỉ dựa vào chú thích, cắt nghĩa ở trong cuốn sách này thì chưa đủ. 3.2 Bộ sách Cơ sở ngữ văn Hán – Nôm do Giáo sư Lê Trí Viễn chủ biên (Nxb Gi¸o dôc – H.1986). Bộ sách gồm 4 tập. Sách này nghiên cứu các tác phẩm không theo trình tự thời gian, lịch sử mà nghiên cứu theo từng nhóm thể loại. Có chương nghiên cứu về: chiếu, biểu, hịch, cáo; có chương nghiên cứu về: phú, văn tế...Khi bắt đầu mỗi chương, sách mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về nguồn gốc, đặc trưng nội dung, nghệ thuật của thể loại được nói tới. Ở mỗi một thể loại sách lại đưa ra một vài tác phẩm làm dẫn chứng. Trong số tác phẩm đó, các soạn giả đã cho in nguyên bản chữ Hán, phiên âm Hán Việt, bản dịch nghĩa, giải nghĩa từ, ngữ pháp, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; phân tích, bình luận khái quát về mặt nội dung cũng như nghệ thuật của nó. Điều đáng chú ý ở bộ sách này là sau mỗi tác phẩm thuộc mỗi thể loại đa phần đều có nhận xét về nghệ thuật dùng các điển tích, điển cố… So với cuốn Thơ văn Lý - Trần, cuốn sách này không chỉ đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát, cơ bản về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm cũng như việc giải nghĩa từ, giải nghĩa các điển tích, điển cố…mà
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 sách còn đưa ra những nhận xét xác đáng về cách dùng từ ngữ trong từng tác phẩm, đặc biệt là việc nhận xét nghệ thuật sử dụng điển cố. 3.3. Cuốn Ngữ văn Hán – Nôm (3 tập) và Thực hành ngữ văn Hán – Nôm do Đặng Đức Siêu chủ biên. Hai cuốn sách này bổ sung, hỗ trợ cho nhau, cung cấp cho người đọc “cứ liệu chủ yếu” để “tiếp cận và đi sâu giải quyết vấn đề chữ nghĩa trong việc học tập ngữ văn Hán – Nôm”, thứ chữ nghĩa “mang đậm dấu ấn lịch sử, có nhiều điểm khác biệt so với lời lẽ trong hoạt động giao tiếp hàng ngày”. Sách khẳng định: “Một từ trong Hán văn cổ thường có nhiều nghĩa. Những nghĩa đó thường có mối liên quan lịch sử. Nắm được nghĩa gốc, nghĩa cổ, nghĩa mở rộng của từ là việc cần thiết để hiểu văn bản một cách chính xác theo đúng khuôn thước lịch sử của nó”. Thông qua một số văn bản tiêu biểu, mẫu mực, sách đã giải thích, cắt nghĩa những từ cổ, những điển tích, điển cố tương đối rõ ràng, dễ hiểu… Những cuốn sách chúng tôi nêu trên về cơ bản đã nghiên cứu một chặng đường văn học dài từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX bao gồm những sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm. 3.4. Các sách khác 3.4.1. Nói về các chú giải còn có nhiều cuốn sách khác như Từ điển văn liệu, Điển cố văn học, Từ điển điển cố văn học, Từ ngữ điển cố văn học... Những cuốn sách này đã giải thích, cắt nghĩa các từ ngữ khó, các điển tích, điển cố thường gặp trong các tác phẩm văn học được học trong nhà trường. So với các cuốn sách chúng tôi trình bày ở trên thì các cuốn sách này giải thích, cắt nghĩa một cách khá chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ của các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố. Có cuốn bên cạnh việc giải thích xuất xứ các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố còn nêu cả nghĩa biểu trưng, dẫn thơ văn để minh hoạ cho các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 được đưa ra. Luận văn kế thừa tất cả những thành tựu nghiên cứu trên và đi sâu hơn nữa để phục vụ tốt cho mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. 3.4.2. Bộ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10, lớp 11 – Nxb Gi¸o dôc, H. 2005 – 2006. Hai bộ sách này đã được các soạn giả dụng công tuyển chọn những tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu để đưa vào chương trình học. Bên cạnh việc tuyển chọn những tác phẩm đó, các soạn đã đã rất chú ý tới việc chú giải các từ ngữ cổ, các từ Hán Việt, các điển tích, điển cố một cách tương đối rõ ràng, chính xác. Tuy nhiên ở một, hai trường hợp, phần tiểu dẫn vẫn nói một cách chung chung, chưa cụ thể hoặc là bỏ qua việc giới thiệu đặc trưng thể loại của tác phẩm được trích giảng. Ngoài ra phần chú thích ở sau mỗi tác phẩm, soạn giả chỉ mới để ý đến việc giải nghĩa các từ Hán Việt mà không giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc của các từ Hán Việt đó…Vì thế ở những trường hợp này nếu chỉ dựa vào chú giải thì sẽ không thể hiểu sâu sắc được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. 4. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu. 4.1. Đối tượng: Các tác phẩm được trích giảng trong văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống chú giải được sử dụng trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT. 4.3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Giải mã lại một số từ Hán Việt, các điển tích, điển cố phần văn học trung đại trong SGK Ngữ văn THPT. - Chỉ ra vai trò của các chú giải trong việc tìm hiểu một tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT. - Nêu ra vài biện pháp về cách chú giải trong các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở SGK Ngữ văn THPT.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 5. Phương pháp nghiên cứu. Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu và giải quyết luận văn này như sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Sử dụng phương pháp này chúng tôi nhằm làm rõ các khái niệm: Văn, văn học chức năng, văn học nghệ thuật và những đặc điểm của văn học trung đại Việt Nam. 5.2. Phương pháp thống kê phân loại. 5.3. Phương pháp đối chiếu so sánh. 6. Kết cấu của luận văn. Luận văn gồm 81 trang, chia làm 4 phần. 6.1. Mở đầu: 09 trang. 6.2. Nội dung: 65 trang. Chương 1: Những vấn đề chung về văn học trung đại Việt Nam (23 trang) 1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam 1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam 1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông 1.3.1. Khái niệm "văn" thời cổ trung đại phương Đông 1.3.2. Loại hình văn học chức năng 1.3.3. Loại hình văn học nghệ thuật Chương 2: Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (29 trang) 2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.2.1. Về phần tiểu dẫn ở đầu mỗi tác phẩm được trích giảng 2.2.2. Về những chú thích phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.2.3. Về các câu hỏi hướng dẫn học bài và hướng dẫn đọc thêm Chương 3: Tìm hiểu việc giảng dạy và tiếp thu các chú giải văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn của giáo viên và học sinh ở trường THPT (13 trang) 3.1. Đối tượng và tư liệu khảo sát. 3.2. Quá trình khảo sát và kết quả khảo sát. 3.3. Các đề xuất và hướng giải quyết. 6.3. KÕt luận: 04 trang. 6.4. Thư mục tham khảo: 03 trang. 6.5. Phụ lục: 10 trang.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Trước khi giải quyết nhiệm vụ chính ở chương 2 (Nghiên cứu và hệ thống hoá các chú giải văn học trung đại Việt Nam ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT), luận văn thấy cần thiết phải trình bày nội hàm một số khái niệm lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như là khái niệm văn, khái niệm văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Bởi đã có hiện tượng là một số nhà nghiên cứu và biên soạn sách giáo khoa đã xếp tác phẩm từ loại hình văn học này sang loại hình văn học khác (thí dụ: Coi một bài Kệ viết dưới hình thức một bài thơ là một bài thơ trữ tình) dẫn đến hậu quả là các chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài không phù hợp với bản chất loại hình của tác phẩm văn học đó. Tất nhiên việc làm như thế sẽ dẫn đến một hậu quả tiếp theo là việc giảng dạy của thầy và tiếp nhận tri thức của trò về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật không chính xác. Xong trước khi trình bày những vấn đề lý luận nêu trên, để có cái nhìn khái quát về bước đi và diện mạo của văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày ngắn ngọn quá trình phát triển của văn học viết trung đại Việt Nam và những đặc điểm cơ bản của nó. 1.1. Các giai đoạn phát triển của văn học trung đại Việt Nam. 1.1.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV. Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Đó là dân tộc ta vừa giành được quyền độc lập tự chủ vào giữa thế kỷ X và lập
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 nhiều kỳ tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (chống quân Tống ở thế XI – XII; chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ XIII); sau những cuộc chiến tranh vệ quốc là công cuộc xây dựng đất nước trong hoà bình. Chế độ phong kiến Việt Nam đang ở thời kì ổn định và phát triển. Giai đoạn văn học này có những bước ngoặt lớn. Trước hết là văn học viết chính thức ra đời ở thế kỷ X ( bài thơ sớm nhất là bài Quốc tộ – Đỗ Pháp Thuận) và tiếp đến là xuất hiện của văn học chữ Nôm ở thế kỷ XIII. Những bước ngoặt này mở ra sự phát triển mạnh mẽ của văn học dân tộc: Bên cạnh văn học dân gian đã có văn học thành văn, bên cạnh văn học chữ Hán đã có văn học chữ Nôm. 1.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVIII. Đây là thời kì mà nhân dân ta tiếp tục lập lên những chiến công trong cuộc kháng chiến chống Minh ở thế kỷ XV, đưa chế độ phong kiến Việt Nam đạt đến cực thịnh ở cuối thế kỷ đó (dưới triều đại Lê Thánh Tông). Bước sang thế kỷ XVI, tuy chế độ phong kiến đã có những biểu hiện khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt song nhìn chung tình hình xã hội vẫn tạm thời ổn định. Văn học giai đoạn này có bước phát triển mới, trong đó nổi bật nhất là những thành tựu nghệ thuật của văn học chữ Nôm (tiêu biểu là Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông; Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi; Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm; Thiên Nam ngữ lục; các truyện Nôm…). Hiện tượng văn - sử - triết bất phân khá đậm trong văn học Lý – Trần đã mờ dần từ thế kỷ XV, khi xuất hiện ngày càng nhiều tác phẩm giầu chất văn chương hình tượng. 1.1.3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh đất nước có nhiều biến động bởi nội chiến phong kiến dẫn đến sự khủng hoảng trầm trọng
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 của chế độ phong kiến và bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Khởi nghĩa Tây Sơn cùng một lúc lật đổ các tập đoàn phong kiến thống trị ở trong nước cả đàng Trong và đàng Ngoài, đánh tan ngoại xâm ở phía Nam (quân Xiêm) và phía Bắc (quân Thanh). Nhưng phong trào Tây Sơn suy yếu và thất bại. Triều Nguyễn thống nhất đất nước thiết lập một chế độ phong kiến quan liêu mới và đất nước đứng trước hiểm hoạ xâm lăng của chủ nghĩa thực dân Pháp. Ở giai đoạn này, văn học phát triển vượt bậc, có nhiều đỉnh cao nghệ thuật (Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm; Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều; Truyện Kiều của Nguyễn Du; thơ Nôm của Hồ Xuân Hương; Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác…). Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam vì nó vừa phong phú về mặt nội dung, vừa đa dạng về hình thức nghệ thuật. Đây cũng là thời kì mà lần đầu tiên các thể loại văn học dân tộc ra đời như: Ngâm khúc; Truyện Nôm; Thơ ca trù - hát nói… 1.1.4. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. Năm 1858 thực dân Pháp nổ phát súng xâm lăng đầu tiên vào cảng Đà Nẵng và từng bước xâm lược Việt Nam. Nhân dân cả nước kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm, nhưng rồi đất nước dần dần rơi vào tay giặc và cuối cùng trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Văn hoá Nho giáo truyền thống ngày bị mai một; văn hoá phương Tây bắt đầu có những ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam. Văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ XIX phát triển rất phong phú và nhìn chung mang âm hưởng bi tráng. Ở giai đoạn văn học này, chữ Quốc ngữ (theo mẫu tự La Tinh) bắt đầu xuất hiện, nhưng văn học chữ Hán và
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 văn học chữ Nôm vẫn là chính. Sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống (Hịch – Văn tế…). Tuy nhiên sự xuất hiện một số tác phẩm văn xuôi viết bằng chữ Quốc ngữ đã bước đầu đem đến cho văn học những nét mới theo xu hướng hiện đại hoá. 1.2. Những đặc điểm cơ bản của văn học viết trung đại Việt Nam. Về những đặc điểm của văn học viết trung đại Việt Nam, chúng tôi thấy quan niệm của các nhà nghiên cứu như GS Lê Trí Viễn trong cuốn Quy luật phát triển của văn học trung đại Việt Nam và PGS – TS Nguyễn Đăng Na trong cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam là hoàn toàn chính xác. Vì thế chúng tôi đã dựa vào đó, đồng thời có bổ sung thêm những suy nghĩ của mình. Tựu trung văn học trung đại Việt Nam có những đặc điểm sau: 1.2.1. Lấy văn học dân gian làm nền tảng. Văn học dân gian của các dân tộc bao giờ cũng là cơ sở cho văn học thành văn nảy sinh, phát triển. Đặc biệt đối với Việt Nam thì điều này lại càng vô cùng quan trọng. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn xâm lược đã phá hoại tàn nhẫn truyền thống văn hiến Việt để phục vụ cho mưu đồ "Hán hoá" của chúng. Nhưng linh hồn Việt vẫn trường tồn và quật khởi để cuối cùng giành lại được độc lập vào giữa thế kỷ X. Có được sức mạnh kỳ diệu ấy là bởi dân tộc ta có truyền thống văn hiến lâu đời mà văn học dân gian chính là một trong những phương tiện bảo lưu gìn giữ. Nhận thức được tầm quan trọng mang ý nghĩa sống còn này, nên sau khi giành được độc lập, nền văn học trẻ Việt Nam mới ra đời đã hướng ngay về cội nguồn, khai thác văn học dân gian, lấy văn học dân gian làm cơ sở để xây dựng truyền thống cho văn học viết. Có thể nói văn học dân gian là nguồn cung dồi dào về nội dung cũng như kinh nghiệm nghệ thuật
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 cho văn học viết trung đại Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ hình thành và phát triển của nó. Chỉ cần đọc một số tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại qua các giai đoạn như: Việt điện u linh, Lĩnh Nam chích quái, Thiền uyển tập anh ngữ lục… thời Lý – Trần; Quốc âm thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi thời Lê – Mạc; Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương… ta sẽ thấy rất rõ điều đó. 1.2.2. Tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa văn hoá và văn học nước ngoài. Trước khi bị đế quốc phong kiến phương Bắc thống trị (năm 111 trước công nguyên) nước ta hình như chưa có chữ viết (mặc dù có thuyết nói rằng người Việt thời cổ đã có chữ viết giống hình con nòng nọc gọi là chữ Khoa đẩu, nhưng cho đến nay giới khoa học vẫn chưa khẳng định được). Vì thế sau khi giành được độc lập người Việt đã dùng chữ Hán như một phương tiện văn hoá trong hoạt động giao tiếp xã hội cũng như trong sáng tác văn học. Tuy nhiên người Việt dùng chữ Hán theo cách riêng của mình và đây chính là điều kiện cho chúng ta dần tách khỏi phạm vi ảnh hưởng của văn hoá Hán. Trên cơ sở chữ Hán và bộ chữ Hán đọc theo âm Hán Việt, cha ông ta đã sáng chế ra loại văn tự dân tộc chủ yếu dùng để ghi âm tiếng Việt. Đó là chữ Nôm - được coi là quốc ngữ thời đó. Từ thế kỷ XIII chữ Nôm được dùng để sáng tác văn học và cũng từ đó văn học trung đại Việt Nam song song tồn tại hai mảng sáng tác bằng hai loại ngôn ngữ văn tự, đó là: chữ Hán và chữ Nôm. Thời kì đầu (từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII) mảng văn học chữ Hán chiếm ưu thế; thời kì sau, đặc biệt là cuối thế kỷ XVIII, ngược lại văn học chữ Nôm lại đóng vai trò chủ đạo, nhất là trong sáng tác thi ca, còn trong văn xuôi chủ yếu vẫn dùng chữ Hán.
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Cuối thế kỷ XVIII do giao lưu với phương Tây, một loại hình văn tự ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh ra đời. Loại văn tự này dần dần thay thế loại văn tự Hán và Nôm trong giao tiếp xã hội và trong sáng tác văn học. Từ đây nền văn dân tộc có thêm mảng văn học sáng tác bằng chữ Quốc ngữ hiện đại và cho đến nay nó chiếm ưu thế tuyệt đối. Cùng với việc tiếp thu và sáng tạo ngôn ngữ văn tự là việc tiếp thu và sáng tạo các giá trị văn học từ nội dung cho đến hình thức nghệ thuật. Về nội dung, chúng ta tiếp thu khá nhiều các tích truyện, cốt truyện và thi liệu văn học nước ngoài, nhất là của Trung Hoa trên tinh thần sáng tạo, mang đậm dấu ấn bản sắc Việt Nam. Những ví dụ điển hình như Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự; Truyện Kiều của Nguyễn Du; Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn – bản dịch của Đoàn Thị Điểm; Tuồng của Đào Tấn… Về hình thức thể loại: Thời kì đầu từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII chúng ta tiếp thu hầu hết các thể văn và thể loại văn học Trung Hoa như văn học chức năng hành chính có các thể: Chiếu, cáo, hịch, tấu…; văn học chức năng lễ nghi có Kệ, biến văn, văn tế, câu đối, trướng…; văn học nghệ thuật có thơ ca, từ khúc, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi… Vẫn là tiếp thu trên tinh thần sáng tạo người Việt đã Việt hoá khá thành công một số thể văn và thể loại văn học Trung Hoa như là thể phú, thể thơ Đường luật (Hồ Xuân Hương là một thí dụ tiêu biểu). Cũng từ thể thất ngôn Trung Quốc kết hợp với thơ ca dân gian, người Việt đã sáng tạo ra thể thơ song thất lục bát - Một hình thức tối ưu cho thể loại thơ trữ tình Ngâm khúc. Từ thế kỷ XVIII do yêu cầu bức thiết của thời đại, do được thừa hưởng những kinh nghiệm nghệ thuật từ truyền thống văn học dân tộc và do tiếp thu một cách có chọn lọc, sáng tạo tinh hoa văn học nước ngoài,
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 nền văn học trung đại Việt Nam đã sản sinh ra cùng một lúc ba thể loại văn học lớn. Đó là thơ trữ tình ngâm khúc, truyện Nôm, thơ ca trù – hát nói. . Đây là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn học trung đại Việt Nam, bởi vì theo M.Bakhtin – nhà khoa học nhân văn lỗi lạc người Nga thì “thể loại chứ không phải là phương pháp hoặc trường phái sáng tác mới là nhân vật số một của tấn kịch lịch sử văn học” [3, 7]. Cùng với việc tiếp nhận văn học Trung Hoa, người Việt còn tiếp thu từ nền văn học Ấn Độ, đặc biệt là hệ tư tưởng Phật giáo và các loại hình văn học Phật giáo. Ngoài ra chúng ta còn tiếp nhận tất cả những cái hay, cái đẹp của các nền văn hoá và văn học khác như Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc… để làm giầu cho kho tàng văn học nghệ thuật Việt Nam. 1.2.3. Gắn bó với vận mệnh đất nước và số phận của những con người Việt Nam. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, nền văn học trung đại Việt Nam đã gắn bó máu thịt với vận mệnh đất nước, số phận những con người Việt Nam ngay từ khi mới ra đời. Chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ tiến trình phát sinh, phát triển của mười thế kỷ văn học trung đại. Buổi đầu dựng nước văn học tập trung khẳng định sự trường tồn, tất thắng của dân tộc Việt Nam. Văn học Lý – Trần với những Việt điện u linh của Lý Thế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh – Kiều Phú tràn đầy niềm tự hào dân tộc; với những Lộ bố phạt Tống của Lê Đại Hành và thơ thần của Lý Thường Kiệt tràn đầy tinh thần yêu nước, tự chủ tự cường; với Dự chu tì tướng hịch văn của Trần Hưng Đạo; thơ Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão rừng rực hào khí Đông A.
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Giặc Minh đến xâm lược thì có văn học Lam Sơn và khép lại bằng bản “Thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hơn 300 năm sau cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống quân Thanh xâm lược ở phía Bắc, quân Xiêm ở phía Nam đã được văn học Tây Sơn phản ánh khá đầy đủ và mang âm hưởng anh hùng ca. Kẻ thù truyền thống phương Bắc vừa rút khỏi thì một kẻ thù mới – thực dân Pháp kéo vào. Văn học yêu nước chống Pháp với những tên tuổi lớn như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích… đã toát lên tinh thần bất khuất của người Việt trong một thời kỳ lịch sử " khổ nhục nhưng vĩ đại" (Phạm Văn Đồng) Văn học chân chính cổ vũ tinh thần chiến đấu, hy sinh cho độc lập dân tộc mỗi khi có ngoại xâm nhưng đồng thời nó cũng lên tiếng phản đối nội chiến tương tàn vì quyền lợi ích kỷ của các tập đoàn phong kiến thống trị. Đó là những Thiên Nam liệt truyện, Nam triều công nghiệp diễn trí. Văn học trung đại Việt Nam không chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn của vận mệnh đất nước mà còn thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên cảnh vật và những suy nghĩ day dứt về cuộc đời, về những số phận của con người, đặc biệt là những con người bé nhỏ. Ở thế kỷ XVI, một Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã cho người đọc hiểu biết bao nhiêu những số phận bi kịch của người phụ nữ. Đồng thời những khát vọng chân chính của con người như là quyền được sống, quyền được yêu, quyền được mưu cầu hạnh phúc mà tác phẩm này nhen lên đã được các văn nghệ sĩ thế kỷ XVIII kế thừa, phát triển tới đỉnh cao, tô đậm thêm truyền thống nhân văn của văn học trung đại Việt Nam. Văn học trung đại Việt Nam là đứa con sinh ra từ lòng mẹ dân tộc. Nó là kết tinh, là hiện thân của con người, của đất nước này trong suốt quá
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 trình phát triển của lịch sử với tất cả những niềm vui, hạnh phúc và cả những giọt nước mắt đau thương. 1.2.4. Không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn sứ mạng lịch sử giao phó và hiện thực cuộc sống ngày càng phát triển. Giống như văn học trung đại của nhiều nước khác trên thế giới, mười thế kỷ phát triển của văn học trung đại Việt Nam đều chịu sự tác động của các quy tắc sáng tác trung đại, trước hết các tác gia trung đại Việt Nam cũng thường vay mượn các đề tài có sẵn trong văn học dân gian hoặc trong văn học viết quá khứ, tái tạo lại thành tác phẩm mới để phán ánh thời đại mình. Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ như là Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Phan Trần, Hoa Tiên… Ngoài ra sử dụng các thi liệu, văn liệu cổ, điển tích xưa thì hầu như là việc làm phổ biến của những người cầm bút sáng tác. Thói quen này tạo nên một trong những bút pháp đặc trưng của văn học trung đại. Ấy là bút pháp "tập cổ", bởi tập cổ được xem như một phẩm chất tài hoa, trí tuệ uyên bác của người nghệ sĩ trung đại. Trong thơ ca người ta bắt gặp nhiều câu na ná giống nhau và trong văn chương trung đại Việt Nam, Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn được xem là hiện tượng "tập cổ" tiêu biểu nhất. Tất nhiên bắt chiếc người xưa, nhưng phải có sáng tạo cá nhân thì mới có giá trị bởi vì văn chương không có con đường mòn. Đọc văn chương trung đại ta còn thấy một bút pháp quan trọng nữa là bút pháp ước lệ tượng trưng. Những hình ảnh thi ca mang tính ước lệ tượng trưng thường thiếu tính sinh động cụ thể của đời sống hiện thực (Giáo sư Đặng Thai Mai gọi là "thiếu nguồn trực cảm") nhưng lại có tính khái quát cao. Bút pháp này tạo nên tính hàm súc của văn chương trung đại.
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Lại nữa, thể văn và thể loại văn học trung đại có những quy định rất chặt chẽ buộc người cầm bút phải tuân thủ nghiêm nhặt. Làm văn mà không theo "khuôn phép" là không biết làm văn, hơn nữa người cầm bút còn phải phục tùng rất nhiều những công thức đã trở thành “mô típ” miêu tả trong văn chương. Thí dụ như “mắt phượng mày ngài”; “mặt hoa da phấn”; “đăng cao viễn vọng”… Mặc dù vay mượn đề tài, diễn tả theo những bút pháp truyền thống, những công thức có sẵn, nhưng văn học trung đại không hề khô cứng và ngưng trệ. Bởi vì các tác gia văn học trung đại Việt Nam trên con đường sáng tạo văn chương luôn tự đổi mới mình theo khuynh hướng dân tộc và bám sát hiện thực. Về mặt nội dung, các tác gia không ngừng gắn bó mật thiết với vận mệnh đất nước, với số phận con người Việt Nam nên thường xuyên biến đổi cách viết cho phù hợp với việc phản ánh hiện thực luôn phát triển của đời sống dân tộc. Xu hướng thần linh hoá trong văn chương giai đoạn đầu đã dần dần được thay thế bằng xu hướng thế tục. Khi nội dung của thời đại phong phú hơn, phức tạp hơn thì những hình thức thể hiện cũng phải thay đổi cho phù hợp với nó. Vì thế quy mô tác phẩm ngày càng được mở rộng và những thể loại văn học dân tộc lớn như: Ngâm khúc, truyện Nôm, hát nói ra đời. Cách diễn đạt từ xu hướng ước lệ tượng trưng, công thức hoá chuyển dần sang xu hướng phản ánh hiện thực dưới bản thân hình thái của đời sống hiện thực. Thơ ca và văn xuôi tiến dần đến bến bờ của văn học hiện đại. Tựu trung trong suốt mười thế kỷ tồn tại và phát triển, văn học trung đại Việt Nam đã vận động không ngừng. Nó luôn luôn lấy việc phản ánh vận mệnh dân tộc và số phận con người Việt Nam làm mục đích cứu cánh.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Để hoàn thành mục tiêu đó văn học trung đại Việt Nam, một mặt đã dựa vững chắc vào nền tảng văn học dân gian; mặt khác biết chắt lọc tiếp thu tinh hoa của văn học nước ngoài trên tinh thần sáng tạo để làm giàu cho văn học nước nhà đưa văn học tiến lên hoà nhịp với văn học khu vực nhưng vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Văn học trung đại Việt Nam cũng luôn luôn biết cách tự đổi mới mình để làm tốt hơn nhiệm vụ phản ánh quá trình phát triển, đi lên của lịch sử đất nước. Đầu thế kỷ XX, văn học trung đại đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình để nhường bước cho văn học Việt Nam cận – hiện đại. Tuy nhiên những giá trị chói ngời và những kinh nghiệm nghệ thuật bất hủ của nó vẫn sẽ còn tồn tại mãi mãi với cuộc sống của con người nói chung và những người nghệ sĩ nói riêng trên mảnh đất này. 1.3. Hai loại hình văn học cơ bản của văn học trung đại phương Đông. 1.3.1. Khái niệm “văn” thời cổ - trung đại phương Đông. Người phương Đông thời cổ - trung đại hiểu văn theo một nội hàm nghĩa rất rộng. Thoạt đầu văn được hiểu như vẻ đẹp của màu sắc do ánh sáng tạo ra (cầu vồng) hay là vẻ đẹp của những đường nét (vệt lằn trên mình con hổ, con báo), dần dần văn được hiểu là vẻ đẹp nói chung trong đời sống tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội. Trong truyền thống trước thuật văn bao gồm nhiều lĩnh vực: Triết học, văn học, lịch sử học, xã hội học…Người ta thường nói văn – sử – triết bất phân ngày xưa là như vậy. Điều này góp phần tạo nên nét đặc trưng của văn học trung đại phương Đông, từ nội dung phản ánh đến các hình thức thể loại. Như vậy là khái niệm văn mang tính chất tổng hợp ấy có cả thứ văn học mang chức năng ngoài văn học mà người ta gọi tắt là văn học chức năng, có cả thứ văn học hình tượng mà người ta gọi là văn học nghệ thuật. Trên hành trình phát
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 triển của lịch sử văn học dân tộc, loại hình văn học chức năng ngày càng thu hẹp và mất dần vị trí, nhường chỗ cho văn học nghệ thuật. 1.3.2. Văn học chức năng. Văn học chức năng là loại hình văn học sáng tác ra nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền những tư tưởng tôn giáo, chính trị hay đạo đức nào đó. Đây là loại hình văn học mang chức năng ngoài văn học. Văn học chức năng thường mang những đặc điểm như sau: Thứ nhất: Tác giả không được tự do cầm bút sáng tác mà do nhiệm vụ hoặc tình thế buộc phải viết chứ không chờ có cảm hứng mới làm. Ví dụ như khi người ta chép sử, lập bia, viết hịch, viết cáo, viết văn tế… đều là do nhiệm vụ tình thế quyết định. Thứ hai: Văn học chức năng viết theo những địa chỉ nhất định cho những đối tượng nhất định. Ví dụ viết cho Vua, cho thần dân, cho tỳ tướng,… ,cho tướng giặc… Thứ ba: Tác giả của các tác phẩm văn học chức năng phải gắn liền với những chức danh cụ thể trong xã hội như Thiên tử, chủ soái, sứ thần, hòa thượng…Do đó văn học chức năng đều gắn liền với những thể loại nhất định. Văn học chức năng lại chia ra làm hai bộ phận: Văn học chức năng hành chính và văn học chức năng lễ nghi. 1.3.2.1. Văn học chức năng hành chính. Văn học chức năng hành chính là văn học có chức năng thực thi các công việc mang tính chất hành chính quốc gia. Nó bao gồm các tác phẩm thuộc thể: chế, chiếu, cáo, biểu, hịch, sớ, tấu… Ví dụ như: Thiên đô chiếu của Lý Công Uẩn; Dự chu tỳ tướng hịch văn của Trần Quốc Tuấn; Thất trảm sớ của Chu Văn An; Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi… Với nội
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 hàm như vậy các văn bản thuộc loại đơn từ, báo cáo, thậm chí kể cả nội dung ghi trên bì thư… cũng đều là văn bản tác phẩm văn học chức năng hành chính. Để phục vụ cho việc nghiên cứu các chú giải ở chương sau, chúng tôi thấy cần thiết phải trình bày vắn tắt nội hàm một số các thể loại văn học cơ bản của văn học chức năng hành chính như chiếu, cáo, hịch, sớ, tự - bạt… * Chiếu: Chiếu còn gọi là “chiếu thư” , “chiếu chỉ”, “chiếu bản”. Đó là văn cáo mà Thiên tử hạ đạt mệnh lệnh xuống cho thần dân. Chiếu có nhiều loại như: Tức vị chiếu (chiếu lên ngôi); di chiếu; ai chiếu; phục chiếu; mật chiếu; thủ chiếu; khẩu chiếu. Là một thể loại văn kiện hành chính, quan phương mà tác giả của nó thường là những người có địa vị cao nhất trong bộ máy chính quyền phong kiến (vua), nội dung của chiếu thường gắn với những nhiệm vụ chính trị, xã hội. Ví dụ: Chiếu dời đô - Lý Công Uẩn Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm Với tư cách là những văn kiện chính trị, chiếu trước hết là thể văn nghị luận, trong đó không chỉ có lí lẽ, mà còn phải thể hiện được hình ảnh vị thiên tử có tầm nhìn xa trông rộng, tâm hồn cao cả.... *Cáo: Cáo là thể văn hoàng đế dùng để ban bố cho thần dân nhằm trình bày một chủ trương, hoặc công bố một kết quả, một sự kiện nào đó; ngoài ra nó còn đươc dùng để bổ nhiệm hay phong tặng cho thần tử. “Cáo” được phân làm hai loại: một loại (chữ) không có bộ ngôn (告) và một loại (chữ) có bộ ngôn (誥).
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Chữ “cáo” không có bộ ngôn (告) dùng cho kẻ dưới trình lên bề trên (như các loại báo cáo ngày nay) và thường làm động từ; chữ “cáo” có bộ ngôn (誥) dùng để bề trên ban xuống kẻ dưới và thường làm danh từ. * Hịch: Hịch là một loại văn bố cáo (thông cáo) công khai như chiếu, cáo nhưng sử dụng trong lĩnh vực quân sự nhằm lên tiếng tố cáo, lên án một đối tượng nào đó. Cũng có khi hịch được dùng để hiểu rụ , răn dạy thần dân và người dưới quyền. Hịch còn gọi là “lộ bố” nghĩa là loại văn thư không dán kín (giống như ngày nay ta gọi là “thư ngỏ”) nhằm công bố cho tất cả mọi người. Lưu Hiệp nói: “Lộ bố là văn bản để lộ, không phong, để cho mọi người đọc và nghe”. Đời Hán, Mã Siêu làm lộ bố thảo phạt Tào Tháo. Thể văn này có từ đời Hán. Hịch tuy cũng là một thể loại văn nghị luận, đòi hỏi có lí lẽ, có dẫn chứng thuyết phục, nhưng đặc điểm của nó là thể loại văn kích động tình cảm và tinh thần người nghe. * Sớ: Sớ là thể loại văn trình bày sự việc với thiên tử, thuộc loại tấu thư. Nó trình bày sự viêc có đầu đuôi, thứ lớp. Sớ bắt đầu có từ đời Hán với Thượng tôn hiệu sớ của Hàn Tín. Ở Việt Nam tương truyền có Thất trảm sớ của Chu Văn An dâng lên vua Trần Dụ Tông xin chém bảy tên quyền thần mà nhà sử học Lê Tung (thế kỉ XV) gọi là “Thất trảm chi sớ, nghĩa động quỷ thần” (Tờ sớ đòi chém bảy tên, nghĩa khí chấn động quỷ thần), tiếc thay không còn, chắc chắn bị bọn gian thần tiêu huỷ.
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 * Tự – bạt. Tự, bạt: Đây là thể văn viết đặt ở đầu (tự tiếng Việt dịch là tựa) hoặc cuối (bạt) các tác phẩm thơ, văn nhằm để thuyết minh việc trước thuật, ý đồ xuất bản, thể lệ biên soạn hoặc tình hình tác giả. Tựa, bạt có thể bao gồm cả lời bình luận đối với tác phẩm, hoặc bổ sung thêm những vấn đề, chi tiết hữu quan. Tự, bạt - Thể loại tự sự Việt Nam ra đời cùng với các tác phẩm trước thuật Việt Nam. Vũ Quỳnh (1452 – 1516) viết Tựa Lĩnh Nam chích quái liệt truyện ghi rõ ý đồ và nguyên tắc làm sách, nội dung sách và tình cảm tác giả: “ Than ôi Lĩnh Nam liệt truyện sao không khắc vào đá, viết vào tre mà chỉ truyền tụng ở ngoài bia miệng. Từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già đầu bạc đều lấy đó làm răn tất cả là có quan hệ đến cương thường, phong hoá. Ôi! Há đâu phải là điều lợi nhỏ”. Như vậy thể loại tự (tựa) cho biết rõ quan điểm, mục đích và việc làm sách. Đó là những văn bản có giá trị về quan niệm tư tưởng và học thuật của tiền nhân, là kho tàng vô giá để tìm hiểu lịch sử trước thuật nước nhà. Từ các khái niệm trên, ta có thể đi sâu tìm hiểu các văn bản, cũng như nghiên cứu các chú giải, các điển tích, điển cố sử dụng trong đó. Nhưng trong khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu các chú giải ở các tác phẩm thuộc văn học chức năng hành chính như: Chiếu, cáo, tựa…được trích giảng trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (phần văn học trung đại Việt Nam). Còn những thể loại khác như: Hịch, sớ… đã được trích giảng ở THCS, luận văn xin được phép bỏ qua.
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 1.3.2.2. Văn học chức năng lễ nghi. Văn học chức năng lễ nghi có chức năng thực thi các nghi lễ mang tính chất tôn giáo hoặc tập tục. Những tác phẩm thuộc loại này là: văn tế, trướng, câu đối (hiếu, hỉ), những tác phẩm triết học tôn giáo. * Văn tế: Trong thư tịch cổ Trung Hoa, văn tế xuất hiện khá sớm và có sự phân biệt khác nhau: Điếu văn, tế văn, ai từ, lỗi. Văn tế thời cổ xưa dùng để tế trời đất núi sông, còn gọi là kỳ văn hay chúc văn. Về sau văn tế là bài văn dùng để tế người chết. Theo Từ Sư Tăng đời Minh thì văn tế là lời văn để tế thân hữu. Thời cổ xưa khi tế người chết thì mời về hưởng, thời sau mới có thêm lời ca tụng đức hạnh để ngụ ý tiếc thương. Ở Việt Nam, văn tế là một thể loại tổng hợp bày tỏ niềm tiếc thương đối với người mất mà không phân biệt trên dưới, xa gần, thân hữu. Nó kiêm cả lỗi, điếu, ai, tế. Nội dung của một bài văn tế thường xoay quanh hai ý chính: Kể về cuộc đời, tính cách, công tích của người quá cố trên tinh thần ngợi ca (chất tự sự); bộc lộ tình cảm tiếc nuối, xót thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt (chất trữ tình). Về hình thức diễn đạt (từ góc độ văn tự), văn tế chia làm hai loại: văn tế viết bằng chữ Hán và văn tế viết bằng chữ Nôm. Về thể văn: Có văn tế thể phú (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc); thể tứ tự (Văn tế Tôn Thất Thuyết); thể song thất lục bát (Văn tế thập loại chúng sinh); thể lục ngôn, thất ngôn, ngũ ngôn (Văn tế một công chúa của Mạc
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 Đĩnh Chi)… Tuy nhiên đa phần văn tế được viết theo thể phú, vì thể đó đàng hoàng, trang trọng. Về bố cục: Bài văn tế chia làm 4 phần: Phần một (Lung khởi): Thường được xướng lên bằng hai chữ "Thương ôi!". Nội dung chính: Luận chung về lẽ sống chết. Phần hai (Thích thực): Thường được xướng bằng các từ “Nhớ linh xưa”. Nội dung chính: Kể công đức của người chết khi còn sống. Phần ba (Ai điếu): Than tiếc người chết (nói lên niềm tiếc thương của người sống với người chết). Phần bốn (Ai vãn): Tiếp tục bày tỏ niềm thương nhớ, tiếc thương, lời cầu nguyện của người sống đối với người chết. Nội dung: Khẳng định giá trị trường tồn của người chết. Văn tế có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc, nhưng không phát triển thành một thể loại văn học quan trọng. Sang Việt Nam, văn tế đã phát triển và trở thành một thể loại văn học có vị trí quan trọng trong nền học với nhiều tác phẩm có giá trị. Văn tế là thể văn thể hiện bi kịch của kiếp người. Dù tình cảm của người sống dành cho người chết có ân tình thuỷ chung, đôn hậu đến đâu, và dù có ý nghĩa muốn vĩnh hằng hoá những bóng hình đã khuất, thì văn tế mãi là tiếng nói đau thương, niềm hận khôn nguôi của đủ loại kiếp người trong thiên hạ. * Kệ: Kệ là một thể loại đặc biệt của văn học chức năng lễ nghi tôn giáo, thường được diễn tả dưới hình thức thơ ca nhưng về bản chất không phải là
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 thơ ca. Hơn nữa ở chúng chứa đựng thứ triết học uyên áo với phép biện chứng duy vật của đạo Phật vừa xưa lạ, vừa phức tạp và khó hiểu. Ví dụ: Ngôn hoài – Dương Không Lộ. Cáo tật thị chúng – Mãn Giác Như trên đã nói, các tác phẩm văn học chức năng (hành chính và lễ nghi) đều mang tính đơn phương, một chiều. Chẳng hạn, chiếu là thể loại văn học chỉ riêng nhà vua mới được dùng. Thường dân không được phép viết chiếu; nếu thường dân viết chiếu sẽ phạm tội "khi quân" "tạo phản"…Vua ban chiếu, bề tôi phải đọc, phải thi hành. Biểu thuộc thể văn dùng cho kẻ dưới trình lên bề trên. Bề tôi (hoặc chư hầu) viết biểu để dâng lên nhà vua (hoặc dâng lên thiên tử). Không có chuyện ngược lại… Hơn nữa, tính công thức của thể loại quy định nghiêm nhặt văn học chức năng ở mọi thời đại. Về cơ bản, cấu trúc thể loại của văn học chức năng không có sự phá cách. 1.3.3. Văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật là tác phẩm nhằm mục đích thoả mãn nhận thức thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Chức năng nhận thức - thẩm mỹ là thuộc tính cơ bản của tác phẩm văn học nghệ thuật. Dĩ nhiên, cụm từ chức năng – thẩm mỹ đã hàm chứa ở đó nội dung nhận thức xã hội, nhận thức hiện thực cuộc sống, chức năng giáo dục, thanh lọc tâm linh để vươn tới chân – thiện – mỹ. Văn học nghệ thuật có những nét đặc trưng sau: Thứ nhất: Người viết được tự do khi cầm bút sáng tác, miễn là anh ta có cảm hứng chứ không do một nhiệm vụ, tình thế nào quy định.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 Thứ hai: Văn học nghệ thuật là loại hình văn học viết cho tất cả mọi người, không dành riêng cho bất cứ ai. Thứ ba: Bất cứ ai trong xã hội cũng có thể cầm bút sáng tác, miễn là người đó có năng lực văn chương và cảm hứng sáng tạo. Văn học nghệ thuật bao gồm một số thể văn và thể loại văn học như: * Văn xuôi: Ký, truyện ngắn, tiểu thuyết chương hồi. * Vận văn: Phú. * Thơ: Thứ nhất: Thơ chữ Hán: Cổ phong, Đường luật. Thứ hai: Thơ chữ Nôm: Ngâm khúc với thể thơ song thất lục bát, Truyện Nôm với thể thơ lục bát, thơ ca trù – hát nói. 1.3.3.1. Văn xuôi: * Kí. Kí là một loại hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi như: bút kí, hồi kí, du kí, nhật kí, phóng sự, tuỳ bút, tự truyện, tạp văn… Kí phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống. Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí. Do đó sức hấp dẫn, sức thuyết phục của kí một phần lớn do chính sự việc được phản ánh trong tác phẩm. So với truyện ngắn, tiểu thuyết, kí phản ánh nhanh chóng và linh hoạt cuộc sống. Kí có nhiều thể, có thể rất gần với thông tin như kí sự, phóng sự…; có thể rất gần với chính luận như tạp văn, bút kí chính luận… Có thể rất gần với lịch sử như hồi kí, tự truyện…; có thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tuỳ bút, bút kí… Lại có loại gần với truyện như truyện kí… và thường thường các yếu tố tự sự, trữ tình, chính
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 luận hoà lẫn, nên kí có thể phản ánh linh hoạt các sắc thái muôn màu của cuộc sống. Trong kí, hư cấu giữ vai trò thứ yếu, nhưng vai trò chủ quan của người viết kí cũng rất quan trọng. Tài nghệ của tác giả kí thể hiện ở chỗ biết chọn đúng đối tượng và làm nổi bật tầm tư tưởng. Thêm nữa, người viết cần biết chọn một hình thức kí thích hợp, một ngôn ngữ hấp dẫn và nhất là có những cảm xúc chân thành làm rung động người đọc. * Truyện ngắn: Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, mỗi truyện đều có cốt truyện bao gồm một hệ thống tình tiết, sự kiện gắn liền với cuộc đời một nhân vật nào đó trong truyện. Cốt truyện được thể hiện qua giọng kể của tác giả và người kể truyện. Căn cứ vào độ dài của truyện, người ta chia truyện ra làm ba loại: Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (tương đương với ba thuật ngữ của Trung Hoa: Đoản thiên tiểu thuyết, trung thiên tiểu thuyết và trường thiên tiểu thuyết) Trước đây, truyện ngắn gắn liền với ký, cho nên việc phân loại giữa truyện và ký hết sức phức tạp trong văn học trung đại. Theo PGS – TS Nguyễn Đăng Na " Điều làm nên sự phân biệt giữa truyện và ký về bản chất là thái độ người cầm bút. Nếu người cầm bút tách mình khỏi các sự kiện, các nhân vật đang được miêu tả như người ngoài cuộc thì đấy là truyện; còn tác giả hoà mình vào các sự kiện vào nhân vật với tư cách là người trong cuộc thì đấy là ký" (Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, trang 427). 1.3.3.2. Vận văn (phú). Phú bắt nguồn từ thơ cổ "Phú giả cổ thi chi lưu dã" (Ban Cố), nhưng khi tách ra thì phú mang tính hướng ngoại, còn thơ mang tính hướng nội. Phú chia thành nhiều loại: Cổ phú, bài phú, luật phú, văn phú…
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 Mỗi một thể đều có quy cách nhất định nhưng vẫn phục tùng một kết cấu chung. Ở Việt Nam, phú xuất hiện từ đời Trần và chia thành hai loại (theo ngôn ngữ văn tự): phú Hán và phú Nôm. Bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một bài phú Hán cổ thể, đa vận. 1.3.3.3. Thơ. a. Thơ chữ Hán. Thứ nhất: Là loại thơ mô phỏng theo phong cách thơ cổ (gọi là thơ cổ phong) và được chia ra làm nhiều thể tài: Ngâm, khúc, ca, hành… Đặc điểm của lối thơ này mang tính chất tự do phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, số chữ ở trong câu (có thể dài ngắn xen nhau), về niêm – luật, về luật bằng – trắc, vần, điệu… Bài Sa hành đoản ca của Cao Bá Quát (được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT) thuộc một trong những thể tài nói trên. Thứ hai: Thơ Đường luật chỉnh thể là loại thơ tuân thủ nghiêm nhặt các quy định về niêm – luật. Tuy nhiên có một số bài thơ Đường không tuân thủ tuyệt đối các quy định đó, cho nên người ta gọi đó là những bài thơ Đường phá cách (Bài thơ Độc Tiểu Thanh ký được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một ví dụ: vì câu 1 và câu 8 thất niêm). b. Thơ chữ Nôm. Thứ nhất: Thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm Đường luật là loại thơ mô phỏng hình thức của thơ Đường nhưng được viết bằng ngôn ngữ dân tộc. Thơ Nôm Đường luật có lẽ ra đời vào khoảng thế kỷ XIII và phát triển cùng với các chặng đường phát triển của văn học trung đại Việt Nam. Tuy mô phỏng thơ Đường
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Trung Hoa nhưng thơ Nôm Đường luật đã được Việt hoá và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc với nhiều đại biểu xuất sắc như: Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương… Thứ hai: Một số thể loại thơ dân tộc: * Thể loại thơ trữ tình ngâm khúc: Ngâm khúc là những ca khúc trữ tình trường thiên phản ánh tâm trạng bi kịch của con người cá nhân trong một giai đoạn lịch sử. Ngâm khúc được viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) và bằng thể thơ dân tộc (song thất lục bát). Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm mở đầu cho thể loại văn học này, xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XVIII (có được trích giảng một phần tác phẩm trong sách giáo khoa ngữ văn THPT), và đạt đến đỉnh cao về mặt nghệ thuật ngôn từ là tác phẩm Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều (vào cuối thế kỷ XVIII). Tiếp theo là sự xuất hiện của một loạt khúc ngâm vào nửa đầu thế kỷ XIX. * Truyện Nôm: Truyện Nôm thuộc loại hình tự sự. Mỗi truyện có một cốt truyện bao gồm một hệ thống các tình tiết, sự kiện kể lại cuộc đời nhân vật chính trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Truyện Nôm được viết bằng ngôn ngữ dân tộc (chữ Nôm) và thể thơ dân tộc (Thể thơ lục bát). Nó ra đời vào cuối thế kỷ XVI và được sáng tác bằng thể thơ Đường gọi là truyện Nôm Đường luật. Về sau không còn tồn tại loại truyện Nôm này. Đến thế kỷ XVIII truyện Nôm được định hình thành một thể loại văn học và được chia ra thành hai kiểu thể loại là truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học. * Thể loại thơ ca trù – hát nói: Ca trù – hát nói là một loại hình tổng hợp nghệ thuật bao gồm thơ ca, nhạc, vũ (điệu bộ của người hát).
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 Những bài thơ dùng để ca cũng được làm theo những thể thức nhất định nhưng tự do phóng khoáng hơn thơ Đường luật, nên rất thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân. Đến thế kỷ XVIII thì thơ ca trù – hát nói trở thành một thể loại dân tộc độc đáo và phát triển mãi về sau. Bài ca trù tương đối hoàn chỉnh xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVIII là bài Chim trong lồng tương truyền là của Nguyễn Hữu Cầu. Đến thế kỷ XIX ca trù phát triển đến đỉnh cao với những tên tuổi lớn: Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Dương Lâm, Dương Khuê, Nguyễn Khuyến… Và Bài ca ngất ngưởng được trích giảng ở sách giáo khoa Ngữ văn THPT là một trong những bài ca trù đặc sắc của Nguyễn Công Trứ. Hai loại hình văn học chức năng và văn học nghệ thuật cùng tồn tại trong văn học trung đại phương Đông là một quy luật có thật nhưng việc phân định chúng qua các hiện tượng văn học là việc làm đòi hỏi sự thận trọng và tinh tế. Bởi vì thực tế các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng và văn học nghệ thuật thuần tuý không nhiều. Ngược lại các tác phẩm vừa có tính văn học chức năng vừa có tính văn học nghệ thuật là khá phổ biến; đây là những tác phẩm văn học nằm trong giai đoạn giao thoa (tương đối dài trong quá trình phát triển của văn học trung đại phương Đông). Theo lẽ đó việc phân chia các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng hay văn học nghệ thuật thuộc văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT (mà chúng tôi sẽ tiến hành ở chương II) ở một số trường hợp cũng chỉ mang tính chất tương đối. * Tiểu kết. Văn học trung đại Việt Nam qua 10 thế kỷ tồn tại đã trải qua nhiều chặng đường phát triển và luôn gắn liền với đời sống dân tộc. Vì thế nó có những nét đặc trưng riêng mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Tuy nhiên
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 ngoài những nét riêng đó văn học trung đại Việt Nam vẫn nằm trong quỹ đạo của văn học phương Đông nên nó vẫn mang một số những nét chung của văn học trung đại phương Đông. Đó là hiện tượng văn học mang tính phức hợp bởi nó bao gồm cả loại văn học mang chức năng ngoài văn học (mà ta gọi tắt là văn học chức năng); cả loại hình văn học nghệ thuật đích thực. Mỗi loại hình văn học lại bao gồm một số thể văn và thể loại văn học. Ví dụ: Văn học chức năng có chiếu, cáo, hịch, văn tế, kệ…; văn học nghệ thuật có thơ ca, từ phú, truyện truyền kỳ, tiểu thuyết chương hồi, ngâm khúc, truyện Nôm… Quy luật phát triển của hai loại hình văn học này, thoạt đầu văn học chức năng chiếm vai trò chủ đạo, dần dần văn học nghệ thuật phát triển và thay thế vai trò của nó. Trong quá trình thay thế vị trí của văn học chức năng, văn học nghệ thuật tạo ra giai đoạn giao thoa giữa nó và văn học chức năng. Các tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn giao thoa này là các tác phẩm văn học lưỡng tính: chúng vừa có chức năng văn học lại vừa có chức năng ngoài văn học. Người nghiên cứu hoặc giảng dạy cần phải hiểu được những đặc điểm trên của văn học trung đại phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, có vậy mới tiếp cận được giá trị đích thực của mỗi hiện tượng văn học và công việc họ làm mới đạt hiệu quả cao.
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 Chương 2 NGHIÊN CỨU VÀ HỆ THỐNG HOÁ CÁC CHÚ GIẢI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN THPT 2.1. Thống kê và phân loại các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 2.1.1. Thống kê các tác phẩm văn học trung đại Viêt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2.1.1.1. Lớp 10: 19 bài (trong đó chính khoá 14 bài; đọc thêm 05 bài) Bài 1: Tỏ lòng (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão Bài 2: Cảnh ngày hè (Bảo kính cảnh giới- 43) – Nguyễn Trãi. Bài 3: Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký (Độc Tiểu Thanh ký) – Nguyễn Du. Bài 5: Vận nước (Quốc tộ) – Pháp Thuận (Đọc thêm) Bài 6: Có bệnh, bảo mọi người (Cáo tật thị chúng) – Mãn Giác (đọc thêm) Bài 7: Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) – Trương Hán Siêu. Bài 8: Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) – Nguyễn Trãi. Bài 9: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương. Bài 10: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ( Trích Bài ký đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba) – Thân Nhân Trung (Đọc thêm) Bài 11: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên. Bài 12: Thái sư Trần Thủ Độ ( Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên (Đọc thêm)
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Bài 13: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ. Bài 14: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ( Trích Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Bài 15: Truyện Kiều - Nguyễn Du Bài 16: Trao duyên ( Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 17: Nỗi thương mình (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 18: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Bài 19: Thề nguyền (Trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du (Đọc thêm) 2.1.1.2. Lớp 11: 14 bài (trong đó học chính khoá 10 bài; đọc thêm 04 bài) Bài 1: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự ) – Lê Hữu Trác. Bài 2: Tự tình (Bài II ) – Hồ Xuân Hương. Bài 3: Câu cá mùa thu (Thu điếu) – Nguyễn Khuyến. Bài 4: Thương vợ – Trần Tế Xương Bài 5: Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến (Đọc thêm) Bài 6: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương ( Đọc thêm) Bài 7: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ Bài 8: Bài ca ngắn đi trên bãi cát ( Sa hành đoản ca) – Cao Bá Quát. Bài 9: Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu) Bài 10: Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu (Đọc thêm). Bài 11: Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) – Chu Mạnh Trinh (Đọc thêm). Bài 12: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Bài 13: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) – Ngô Thì Nhậm.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Bài 14: Xin lập khoa luật (trích Tế cấp bát điều) – Nguyễn Trường Tộ. 2.1.2. Phân loại loại hình các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT và số lượng các chú giải, câu hỏi hướng dẫn học bài trong từng tác phẩm được trích giảng. 2.1.2.1. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng. * Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng hành chính. Bài 1. Quốc tộ – Pháp Thuận Tác phẩm có 20 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi Tác phẩm có 1304 âm tiết, trong đó có 44 chú giải và 6 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 3: Tựa " Trích diễm thi tập" – Hoàng Đức Lương. Tác phẩm có 682 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 4. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung Tác phẩm có 429 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 5: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) - Ngô Sỹ Liên. Tác phẩm có 1176 âm tiết, trong đó có 11 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 6: Thái sư Trần Thủ Độ (Trích Đại Việt sử ký toàn thư) – Ngô Sỹ Liên. Tác phẩm có 463 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 Bài 7: Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm Tác phẩm có 549 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 8: Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ. Tác phẩm có 637 âm tiết, trong đó có 16 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng lễ nghi. Bài 1: Cáo tật thị chúng – Mãn Giác. Tác phẩm có 34 âm tiết và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu Tác phẩm có 705 âm tiết, trong đó có 58 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. 2.1.2.2. Các tác phẩm thuộc loại hình văn học nghệ thuật. * Văn xuôi. Bài 1. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Trích Truyền kỳ mạn lục) – Nguyễn Dữ. Tác phẩm có 1859 âm tiết, trong đó có 20 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 2: Vào phủ chúa Trịnh ( Trích Thượng kinh ký sự) – Lê Hữu Trác Tác phẩm có 1980 âm tiết, trong đó có 21 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Thơ. Bài 1: Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão. Tác phẩm có 28 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 Bài 2. Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi. Tác phẩm có 54 âm tiết, trong đó có 8 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 3. Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 4: Đọc Tiểu Thanh ký – Nguyễn Du. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 5: Tình cảnh le loi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm. Đoạn trích học gồm 168 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 6: Trao duyên (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích có 238 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 7: Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 140 âm tiết, trong đó có 6 chú giải và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 8: Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 126 âm tiết, trong đó có 12 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 9: Thề nguyền (trích Truyện Kiều) – Nguyễn Du. Đoạn trích gồm 156 âm tiết, trong đó có 15 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 Bài 10: Tự tình (Bài II) - Hồ Xuân Hương Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 3 chú giải và 2 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 11: Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến Bài thơ có 56 âm tiết và 5 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 12: Thương vợ – Trần Tế Xương. Tác phẩm có 56 âm tiết, trong đó có 5 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 13: Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến Bài thơ có 266 âm tiết, trong đó có 9 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 14: Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương. Bài thơ có 56 âm tiết, có 6 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 15: Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Chứ. Tác phẩm có 141 âm tiết, trong đó có 14 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 16: Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát Tác phẩm có 101âm tiết, trong đó có 4 chú giải và 4 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 17: Lẽ ghét thương (Trích Truyện Lục Vân Tiên) – Nguyễn Đình Chiểu Đoạn trích có 224 âm tiết, trong đó có 19 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. Bài 18. Chạy giặc – Nguyễn Đình Chiểu Bài thơ có 56 âm tiết, trong đó có 7 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 Bài 19. Bài ca phong cảnh Hương Sơn – Chu Mạnh Trinh Tác phẩm có 137 âm tiết, trong đó có 13 chú giải và 3 câu hỏi hướng dẫn học bài. * Vận văn (phú) Bài: Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu Tác phẩm có 473 âm tiết, trong đó có 33 chú giải và 6 câu hỏi hướng dẫn học bài. 2.2. Nghiên cứu các phần tiểu dẫn, chú giải và câu hỏi hướng dẫn học bài phần văn học trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT. 2.2.1. Về phần tiểu dẫn ở đầu mỗi tác phẩm được trích giảng. Tất cả các tác phẩm hoặc đoạn trích được đưa vào trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT đều có phần tiểu dẫn. Mục đích của phần này là tạo điều kiện cho học sinh tìm hiểu tác phẩm. Nội dung của các tiểu dẫn đều tương tự như sau: đầu tiên là giới thiệu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả (trừ những tác giả lớn Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu thì mục này có hẳn một bài riêng); tiếp theo là trình bày khái quát hoàn cảnh ra đời hoặc xuất xứ của tác phẩm, đoạn trích và những nét đặc trưng khái quát về nội dung, nghệ thuật của nó. Nội dung tiểu dẫn như thế dành cho một tác phẩm văn học hiện đại có thể xem là đủ ý. Nhưng để dành cho một tác phẩm văn học trung đại thì có lẽ vẫn cần phải bổ sung thêm, đặc biệt là việc giải thích nhan đề tác phẩm dưới góc độ thể loại, thể loại “là một phạm trù chủ đạo, nó không chỉ được thể hiện trong cách thường xuyên nêu bật nên ở ngay tác phẩm mà còn chi phối nghiêm nhặt và toàn diện người cầm bút trong quá trình sáng tác dù anh ta có tự giác hay không tự giác ý thức về điều ấy”[21, 66]. Vì thế nghiên cứu
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 văn học trung đại thực chất là nghiên cứu đặc trưng thể loại và phải xuất phát từ đặc trưng thể loại. Nắm được đặc trưng thể loại của tác phẩm, ta có thể hiểu được ý đồ nghệ thuật của nhà văn và bút pháp của anh ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận chân giá trị của tác phẩm ở cả hai măt: nội dung và hình thức. Đáng tiếc vấn đề này trong các phần tiểu dẫn về văn học trung đại Việt Nam chưa được chú ý đúng mức. Điều đó được thể hiện qua các dạng thức sau: Một là: Tiểu dẫn không hề giải thích tiêu đề thể loại của tác phẩm, tiêu biểu là các trường hợp Quốc tộ và Đoạn trường tân thanh (tức Truyện Kiều). - Về tác phẩm Quốc tộ: trong phần tiểu dẫn có viết “ Tác phẩm của ông- Đỗ Pháp Thuận- hiện còn một bài thơ trả lời Lê Đại Hành hỏi về việc nước”[26, 138]. Đã khẳng định như vậy thì phải khôi phục đầy đủ nhan đề bài thơ như trong sách Thơ văn Lý - Trần là “ Đáp quốc vương quốc tộ chi vấn”[55, 204]. Nếu bài thơ có nhan đề như đã nêu thì nó thuộc thể loại thư (thư trả lời) viết dưới dạng một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt. Vậy nó thuộc loại hình văn học chức năng. Còn nếu để nhan đề Quốc tộ sẽ dẫn đến cách hiểu: đó là bài thơ thuộc loại hình văn học nghệ thuật. Không xác định rõ loại hình văn học của tác phẩm sẽ dẫn đến cách hướng dẫn khai thác tác phẩm không đúng hướng. - Về tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm này lúc đầu có tên gọi là Đoạn trường tân thanh. Bài tựa của Mộng Liên Đường Chủ nhân viết cho tác phẩm của Nguyễn Du vào đầu thế kỉ XIX có đoạn: “Tố Như tử… dịch chi dĩ quốc âm, nhan chi viết Đoạn trường tân thanh – Thầy Tố Như… dịch sách (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài nhân) ra quốc âm rồi đặt nhan đề Đoạn trường tân thanh”[21, 207]. Dĩ nhiên dùng chữ dịch ở
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 đây là chưa chuẩn. Cũng ở bài tựa này nhan đề Đoạn trường tân thanh còn được nhắc lại nhiều lần. Sau này các học giả Đào Nguyên Phổ, Kiều Ánh Mậu và Gia phả họ Nguyễn Tiên Điền đều khẳng định như vậy. Về sau học giả Trần Trọng Kim đổi lại là Truyện Thuý Kiều. Khi nghiên cứu tác phẩm này nhiều học giả vẫn để ý đến tiêu đề cũ nhưng lại phiên là “Tiếng kêu mới đứt ruột”. Sách Văn học 10 (tập 1), Nxb GD, H.1999 cũng viết là: “Tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột”. Sách Ngữ văn 10 (tập 2) Nxb GD, H.2006 thì không hề đả động gì đến Đoạn trường tân thanh mà chỉ nói đến Truyện Kiều. Vậy từ góc độ thể loại mà xem xét thì giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện có điểm gì khác nhau? Chúng tôi rất tâm đắc với ý kiến của PGS. TS Nguyễn Đăng Na về vấn đề này. Ông cho rằng: “Tân thanh là một thể thơ sáng tác theo phương châm của Tân nhạc phủ cũng gọi là thơ Tân nhạc phủ”[21, 266]. Nguyễn Du đặt tên tác phẩm của mình là Đoạn trường tân thanh nhằm thể hiện ý đồ nghệ thuật mang tính sáng tạo của mình, mặc dù ông đã dựa vào cốt truyện của Thanh Tâm Tài nhân. Thứ nhất, Nguyễn Du khẳng định tác phẩm của mình là thơ (Tân thanh được ông dùng với nghĩa là thơ ca) chứ không phải văn xuôi như nguyên tác; thứ hai, đó là tiếng thơ “Đoạn trường” phản ánh cuộc đời ba chìm bảy nổi sống đoạ, thác đày của một người con gái lương thiện tài sắc song toàn. Vậy là chính tên tác phẩm đã báo hiệu cho người đọc sự thay đổi không chỉ về mặt hình thức mà còn là chủ đề của truyện so với nguyên tác. Đó là vấn đề quyền sống của con người bị tước đoạt trong đời sống của một xã hội hiện thực được ví như “ địa ngục ở miền nhân gian” chứ không phải là lời thuyết minh cho một lý thuyết siêu hình nào. Đúng là “cốt truyện tuy vay mượn của Trung Hoa nhưng nó đã được thẩm thấu qua từng thớ thịt, từng tia máu, từng hơi thở của một con người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” và từng chữ, từng chữ
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 được viết ra bằng “máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy”. Do đó nhan đề Đoạn trường tân thanh không chỉ là tấc lòng của Nguyễn Du mà còn là lời khẳng định bản quyền tác phẩm của ông, của dân tộc Việt Nam”[21, 274]. Bỏ qua nó không giải thích đúng là một điều đáng tiếc. Hai là: Giải thích nhan đề chung chung ở cấp độ thể văn mà chưa giải thích nó ở cấp độ đặc trưng thể loại. Đó là các trường hợp tiêu biểu như Bình Ngô đại cáo và Truyền kỳ mạn lục: - Về Bình Ngô đại cáo: Đây là tác phẩm thuộc loại hình văn học chức năng. Tuy nhiên khi vâng mệnh Lê Lợi viết bài cáo này, Nguyễn Trãi đã thể hiện rất sâu sắc cảm xúc của một người nghệ sĩ, tức là đã để cả “tâm thuật” (lời Phan Huy Chú) ngụ vào trong tác phẩm. Vì thế yếu tố văn học nghệ thuật của tác phẩm này cũng hết sức nổi bật. Sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 2), Nxb GD, H.2006, trang 16 viết: “Bài Đại cáo này mang đặc trưng cơ bản của thể cáo nói chung, đồng thời có những sáng tạo riêng của tác giả”. Tuy nhiên sự “sáng tạo riêng” trên cái nền chung mà trước hết thể hiện ngay ở nhan đề mang đặc trưng thể loại của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” thì đã không được giải thích đầy đủ. Sách chỉ tập trung nói về thể cáo nhưng vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây là nghĩa của “đại cáo” và vì sao Nguyễn Trãi đã dùng thể loại cáo đặc trưng này? Đại cáo là một thiên sách trong quyển IV Kinh thư (một trong Ngũ kinh của Nho gia do Khổng Tử san định). Đại cáo gắn liền với tên tuổi Thành Vương và Chu Công – tự là Đán (một nhà văn hoá nổi tiếng, một nhà chính trị kiệt xuất của Trung Hoa thời nhà Chu thế kỷ XI trước công nguyên). Bài cáo này bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử. Đó là sau khi diệt Trụ Vương nhà Ân, Chu Vũ Vương (cha của Thành Vương) vẫn phong cho con Trụ là Vũ Canh làm vua Ân và sai ba người em là Quản Thúc, Thái
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Thúc và Hoắc Thúc đến giám sát. Sau khi Vũ Vương mất, Thành Vương nối ngôi và Chu Công làm phụ chính. Ba người em kể trên phao tin Chu Công tiếm quyền. Để tránh tiếng, Chu Công lánh về miền Đông. Sau hai năm Thành Vương biết chuyện hối hận cho người đón ông trở lại lo việc triều chính. Ba người em sợ hãi đã liên kết với Vũ Canh và các tộc Di ở phía Đông hùa nhau nổi loạn đem quân đánh Thành Vương phản lại nhà Chu. Thành Vương sai Chu Công đi dẹp loạn và viết bản Đại cáo này. Cuộc bình Ngô của Lê Lợi cũng mang ý nghĩa như việc Thành Vương dẹp Vũ Canh. Đó là việc đánh dẹp những kẻ phản loạn. Tác giả muốn sánh Lê Lợi với Chu Thành Vương, quân sư của Lê Lợi với Chu Công Đán và muốn bài Bình Ngô đại cáo của thời đại ông mang ý nghĩa ngang tầm với thiên đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của Trung Hoa cổ đại. Lại nữa, 15 thế kỷ sau, Chu Nguyên Chương – một người được coi là anh hùng giải phóng của dân tộc Hán, một người đã được dã sử Trung Hoa thêu dệt quanh mình bao nhiêu huyền thoại, sau khi đánh đuổi quân Nguyên giành lại độc lập và lập ra triều Minh đã cho ban bố một văn kiện pháp luật vĩ đại gọi là “Đại cáo”. Nếu bản đại cáo này ban bố ra là để ổn định xã hội, cai trị nhân dân và mang ý nghĩa quốc gia trọng đại thì ý nghĩa “Đại cáo” của Nguyễn Trãi cũng chẳng kém cạnh gì (xét cả tư cách của người tuyên cáo và tầm vóc quan trọng của bài cáo). Hơn nữa, đại cáo của Nguyễn Trãi lại được dùng để bình Ngô (tức là bình tận gốc nòi giống họ Chu, bởi Chu Nguyên Chương vốn là người đất Ngô và khi mới khởi nghiệp từng xưng là Ngô Quốc Công, Ngô Vương). Rõ ràng ở đây Nguyễn Trãi muốn dùng gậy ông để đập lưng ông và Bình Ngô đại cáo xét ở khía cạnh này đã mang một ý nghĩa vô cùng thâm thuý. Vì lẽ đó, chúng tôi cho rằng “nắm được ý nghĩa nhan đề Bình Ngô đại cáo là nắm được tư tưởng cốt lõi của tác phẩm” [21, 157].
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 - Về Truyền kỳ mạn lục, giống như trường hợp Bình Ngô đại cáo nêu trên, mục tiểu dẫn Truyền kỳ mạn lục trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 (tập 2), Nxb GD, H.2006, cũng mới chỉ đề cập tới thể văn truyền kỳ “là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ hoang đường” (trang 55) mà chưa chú ý giải thích đặc trưng thể loại của tác phẩm. Sách không giải thích Truyền kỳ mạn lục là gì, mà chỉ nói chung chung về số lượng các truyện, tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Về cụm từ “Truyền kỳ mạn lục” trước đây người ta thường giải thích là “ghi chép tản mạn những truyện truyền kỳ”. Soạn giả Ngữ văn 9 – tập 1 (sách in năm 2005) cũng viết: “Truyền kỳ mạn lục là ghi chép tản mạn những truyện truyền kỳ được lưu truyền”. Vậy là Nguyễn Dữ chỉ ghi chép tản mạn những truyện truyền kỳ có sẵn vẫn được lưu truyền. Thế thì căn cứ vào đâu để khẳng định “ tác phẩm thực sự là sáng tác văn học” [26, 55] mang đậm cá tính sáng tạo của tác giả và vì sao nó được ca ngợi là áng “Thiên cổ kỳ bút”. Ông Nguyễn Đăng Na đã khảo cứu rất sâu về cụm từ “Truyền kỳ mạn lục”. Ông cho rằng, “mạn lục” không phải là ghi chép tản mạn mà là thể văn cổ Trung Hoa: thể Mạn lục. Nếu truyền kỳ đứng riêng thì là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ kỳ, đặc biệt nên người ta gọi chúng là “Truyền kỳ”. Nhưng đứng trong cụm từ truyền kỳ mạn lục thì truyền kỳ làm định ngữ chỉ tính chất của thể mạn lục – một thể tự sự viết tự do tuỳ hứng theo ý đồ sáng tác của tác giả, không bị ràng buộc bởi bất cứ một lí do nào (xem bài viết về Truyền kì mạn lục trong cuốn Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam). Như vậy, có thể hiểu Truyền kỳ mạn lục một cách ngắn gọn là thiên truyện viết theo tuỳ hứng cá nhân (tác giả) về những cái lạ kỳ. Chính nhan đề mang tính đặc trưng thể loại của tác phẩm đã bao hàm sự khẳng định vai trò sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ. Nó