SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm một vị
trí quan trọng. Ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của
quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, nó là một kho tài
liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và
tinh thần của nhân dân lao động. Nội dung trữ tình của ca dao hết sức phong
phú. Ta bắt gặp trong ca dao những "tiếng tơ đàn" ngân lên những giai điệu
về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, tiếng hát than thân,
tiếng cười trào lộng… Xét về hình thức, ca dao là kho kinh nghiệm quí báu
trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ. Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài
năng ở các thời đại khác nhau đã tìm thấy ở ca dao những bài học sáng tạo
đáng giá. Ta mới hiểu vì sao, đối với ngành Ngữ văn lâu nay, việc học tập,
tìm hiểu, nghiên cứu ca dao vẫn chưa hề mất tính thời sự. Từ những góc nhìn
khác nhau, các nhà nghiên cứu không ngừng cho ra đời các công trình có giá
trị về mảng đề tài này.Tuy thế, ca dao Việt Nam, nhất là bộ phận ca dao thuộc
các vùng miền vẫn ẩn chứa những vấn đề thú vị, đòi hỏi được tìm hiểu kĩ
lưỡng, sâu sắc thêm.
1.2. Trên tấm "bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam" miền đất Nam Bộ
có nhiều nét đặc thù. Bộ phận ca dao của vùng đất này là một minh chứng
sinh động. Với những gì đã sưu tập được, ta có thể thấy tính đa dạng, phong
phú và đặc sắc của ca dao Nam Bộ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức
biểu hiện.Trong thực tế, việc nghiên cứu ca dao Nam Bộ vẫn chưa được tiến
hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra nó được tìm hiểu. Chọn vấn đề Một số
phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ làm đề tài luận văn
thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những biểu hiện đa dạng và đặc
sắc nhất của hình thức ca dao vùng này, nhằm khám phá sâu sắc thêm các giá
trị tiềm ẩn, cắt nghĩa sức sống lâu bền của nó, đồng thời hiểu được những nét
2
riêng về văn hoá của một vùng đất. Đặt vấn đề này trong bối cảnh nghiên cứu
của ngành Ngữ văn hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn có ý
nghĩa.
1.3. Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT và nhất là bậc đại học, ca
dao được đưa vào giảng dạy và học tập với số lượng tác phẩm đáng kể. Các
nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi chú ý đến ca dao của người
Kinh và của các tộc người thiểu số, của vùng Bắc cũng như vùng Trung và Nam
Bộ. Việc có mặt các tác phẩm ca dao thuộc nhiều vùng miền khác nhau như vậy
mới phản ánh được sự đa sắc của nó. Trước tình hình ấy, sự lựa chọn đề tài nghiên
cứu của chúng tôi có thêm ý nghĩa thực tiễn. Nếu công trình thực sự có chất
lượng, giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực
nhất định cho việc tìm hiểu, học tập ca dao ở các bậc học trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu tu từ nghệ thuật (nghiên cứu ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa)
trong ca dao đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: lý luận và
nghiên cứu ứng dụng. Tất nhiên, trong những công trình, bài viết mang tính lý
luận vẫn có những ví dụ minh họa như là một phần ứng dụng. Ngược lại, trong
những công trình ứng dụng, không thể thiếu những luận điểm lý thuyết.
Cho đến nay, đã có không ít công trình với những tính chất và qui mô
khác nhau về ca dao Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh Nhị chủ biên,
Nxb Tp.HCM, 1984) là một cuốn sưu tập, nhưng cũng đã phác họa được đôi nét
về đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao này. Cuốn Ca dao Đồng Tháp Mười
(Đỗ Văn Tân, Sở VH - TT Đồng Tháp, 1984) đã tập hợp trên 900 câu ca dao -
một thành công đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá
dân tộc ở vùng Đồng Tháp Mười. Giang Minh Đoán có Kiên Giang qua ca dao
(Nxb Tp.HCM, 1997) sưu tầm 272 câu ca dao về thiên nhiên, con người ở vùng
đất Kiên Giang, qua đó, tác giả nêu lên một số nét trong phong tục tập quán của
vùng sông nước, khu sinh thái U Minh Thượng. Tập thể tác giả của Khoa Ngữ
3
văn Trường đại học Cần Thơ đã sưu tầm các tác phẩm văn xuôi và văn vần dân
gian, trong đó có 1020 câu ca dao đề cập đến phong tục tập quán, cách sinh hoạt
và những đặc sản vùng miền ở 12 tỉnh thành của vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Những nội dung đó được thể hiện qua công trình Văn học dân gian đồng
bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục, 1997).
Trong những công trình sưu tập, không thể không nhắc đến cuốn Ca
dao - Dân ca Nam kỳ lục tỉnh của Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb Đồng Nai, 1998,
với 952 câu ca dao dân ca Nam Bộ, dựa trên các tài liệu sưu tập ca dao - dân
ca được công bố từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX.
Về nghiên cứu, đáng chú ý có bài của tác giả Đặng Văn Lung (1968): Những
yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, Tạp chí Văn học số 10 - 1968, sau này
được in trong cuốn Văn học Việt Nam, Văn học dân gian - Những công trình
nghiên cứu. Tác giả đề cập đến “những hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần
trong ca dao, mỗi hình ảnh được khai thác ở một số khía cạnh nhất định: hình
ảnh con cò, cây tre, trăng, thuyền với bến, cà với muối, cuội với trăng, quán mát
với cây đa, bến xưa với đò cũ, mận với đào, lê với lựu… người nghe đã cảm
thấy tâm hồn rung động vì đã hiểu được ý người hát, đã bắt đầu đồng cảm.
Chính sự lặp đi lặp lại nhiều lần đã làm cho hình ảnh ấy trở nên thân thuộc.
Những hình ảnh ấy được vận dụng qua hai cách so sánh trực tiếp và so sánh gián
tiếp trong ca dao” [54]. Như vậy, tác giả chỉ đề cập đến phương tiện tu từ ngữ
nghĩa (ẩn dụ) và biện pháp tu từ (so sánh) nhằm thể hiện sự tinh luyện về ngôn
ngữ hình ảnh, lối nói ví von của nhân dân ta.
Với đề tài Hình ảnh sông nước Nam Bộ qua ca dao dân ca, tác giả Lê
Ngọc Trinh (1992) [75] cho rằng sông - nước như một “hằng số” lặp đi lặp lại
trong thơ ca dân gian Nam Bộ làm nên một nét văn hóa đặc thù, làm nên một diện
mạo riêng biệt không lẫn vào đâu được. Trong bài viết Thiên nhiên trong ca dao -
dân ca trữ tình Nam Bộ (1997) [65], Trần Thị Diễm Thúy đã nghiên cứu tính chất
phong phú, đa dạng của những hình tượng thiên nhiên liên quan đến: sông nước,
4
miệt vườn, ruộng rẫy, các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ… Đặc biệt, bài viết
đề cập rất cụ thể về thế giới nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ: thiên
nhiên và các hiện tượng so sánh, ẩn dụ, biểu tượng… Tác giả xác định: “thiên
nhiên thay đổi trong tiến trình khai phá thì văn hóa dân gian cũng in dấu rõ nét”.
Đề tài đã góp phần tìm hiểu những đặc điểm riêng của văn hóa vùng đất Nam Bộ.
Bùi Thị Tâm - tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài Những đặc điểm ngôn ngữ trong
ca dao đồng bằng sông Cửu Long (1998) - đã nghiên cứu sự phong phú và đa
dạng của lớp từ ngữ mang sắc thái địa phương, đặc điểm câu và câu thơ trong
ngôn ngữ ca dao đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận văn cũng đề cập một
số công thức mang ý nghĩa biểu trưng như so sánh, ẩn dụ mặc dù công công trình
không đi sâu nghiên cứu các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao [61].
Với bài viết Hình ảnh “thân em” trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu
Long (2000), tác giả Nguyễn Văn Nở đề cập đến vấn đề so sánh tu từ trong ca dao
qua cấu trúc so sánh nổi “Thân em như…” [55]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã phân
loại, miêu tả các biểu tượng nghệ thuật thông qua các hình thức so sánh nổi, ẩn dụ
tu từ trong ca dao, đồng thời trình bày cấu tạo và vai trò của chúng đối với thi pháp
ca dao người Việt trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền
thống người Việt (2002) [17]. Lê Thị Thu Thủy có bài Biểu tượng kênh, rạch, sông
trong ca dao dân ca Nam Bộ (2002) [67] đề cập đến những hình ảnh quen thuộc
với người dân vùng sông nước nơi đây là chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu...
Trong luận án tiến sĩ Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ (2004), Trần Văn Nam đã
nghiên cứu về biểu trưng trong ca dao xét trên bình diện thi pháp học, từ đó, tác giả
đã nêu bật vai trò của các biểu trưng trong việc thể hiện đặc điểm văn hóa của vùng
đất và con người Nam Bộ [46]. Huỳnh Thị Kim Liên với bài Truyền thống và biến
đổi trong ca dao dân ca Nam Bộ (2006) đã nghiên cứu sự biến đổi trong ca dao dân
ca xét trên bình diện thi pháp học, xét tính biến đổi của ca dao dân ca Nam Bộ về
mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng; có sự so sánh ca dao - dân ca tiêu biểu của người
Việt ở cả ba miền Bắc- Trung - Nam [42].
5
Trên trang web Vannghesongcuulong.org.vn, có bài viết Cảm xúc về
sông nước qua ca dao Nam Bộ (2000) của Trần Phỏng Diều. Tác giả cho
rằng, trong ca dao dân ca Nam Bộ, tác giả dân gian thường mượn các hình
ảnh quen thuộc để ví von nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói [13]. Bài viết
của tác giả Nguyễn Thị Na Biểu trưng của hình ảnh sông nước trong ca dao
Nam Bộ (2008) tập trung nghiên cứu về sông nước trong đời sống văn hóa vật
chất và tinh thần của người dân Nam Bộ [43]. Trong luận văn thạc sĩ Từ địa
phương trong ca dao - dân ca Nam Bộ (2008), Trần Đức Hùng tìm hiểu các
lớp từ địa phương được sử dụng trong ca dao - dân ca. Tác giả còn chỉ ra vai
trò nghệ thuật của từ địa phương như: từ địa phương với biểu tượng và cấu
trúc sóng đôi; từ địa phương trong vai trò so sánh, ẩn dụ; vai trò nghệ thuật
chơi chữ… [27]. Với đề tài Cấu trúc so sánh “Thân em…” trong ca dao Nam
Bộ về chủ đề thân phận người phụ nữ (2009), Cao Thị Cẩm Tú tập trung phân
tích giá trị của cấu trúc so sánh “Thân em như...” trong ca dao Nam Bộ để làm
nổi bật chủ đề thân phận người phụ nữ [70].
Nhìn chung, vấn đề tu từ trong ca dao Nam Bộ được đề cập trong
không ít bài viết, công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những bài
viết lẻ, hoặc chỉ là một vài tiểu mục nào đó trong luận văn, luận án, nghĩa là
vẫn chưa có công trình nào khảo sát một cách đầy đủ, có hệ thống các phương
tiện và biện pháp tu từ nghệ thuật. Điều đó càng kích thích chúng tôi mạnh
dạn đi vào đề tài này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm tu từ nghệ thuật
trong ca dao Nam Bộ. Tư liệu khảo sát chính về ca dao Nam Bộ là quyển Ca
dao dân ca Nam Bộ [18]. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những quyển
như: Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long [33] (tập 3), Ca dao Đồng
Tháp Mười [60], Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh [74].
6
4. Mục đích nghiên cứu
- Nhận diện một cách đầy đủ các phương tiện và biện pháp tu từ được sử
dụng ở ca dao Nam Bộ, phân tích giá trị biểu đạt; so sánh, đối chiếu để làm nổi
bật những nét riêng, đặc sắc của ca dao Nam Bộ so với ca dao các vùng miền
khác, từ đó, thấy được những nét riêng trong bản sắc văn hóa của vùng đất này.
- Vận dụng thao tác phân tích ngôn ngữ học vào việc tiếp cận tác phẩm
ca dao, rút ra những nguyên tắc cần thiết cho việc đọc hiểu ca dao đang đặt ra
trong nhà trường hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp
chính sau đây:
- Phương pháp thống kê,
- Phương pháp hệ thống,
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học,
- Phương pháp so sánh,
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương:
Chương 1: Ca dao và vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao.
Chương2: Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ.
Chương 3: Một số biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ.
Sau cùng là Tài liệu tham khảo.
7
Chương 1
CA DAO
VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT
CỦA CA DAO
1.1. Ca dao và các hướng nghiên cứu ca dao ở Việt Nam
1.1.1. Khái quát về ca dao Việt Nam
Trong ngành nghiên cứu Ngữ văn nước ta, ca dao là đối tượng được
nghiên cứu khá sớm và đạt nhiều thành tựu. Riêng vấn đề thuật ngữ, khái
niệm ca dao đã được lí giải ở nhiều công trình.
Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: "Ca dao (ca:
hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân
gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân" [Việt Nam văn học sử
yếu, Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu Sài Gòn in năm 1968, tr.11].
Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc
Phi chủ biên) định nghĩa: "Ca dao còn gọi phong dao. Thuật ngữ ca dao được
dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có
khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn
bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc
điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca" [21, tr.31].
Các tác giả công trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 viết: "Ca dao là
những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân
tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm" [73, tr.3].
Theo Vũ Ngọc Phan, “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được
như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca” [56, tr.42].
Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cho
rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca
dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, hoặc ngược
lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca” [31, tr.295-296].
8
Các định nghĩa về ca dao đã trình bày ở trên mặc dù có khác nhau ít
nhiều, nhưng cơ bản vẫn thống nhất trên những điều cơ bản: ca dao là những
câu thơ có thể hát lên, ngâm lên thành những làn điệu dân ca.
Ca dao là lời dân ca tách khỏi điệu nhạc, dân ca là lời thơ dân gian đi
kèm với điệu nhạc. Tuy nhiên, lời và nhạc gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong
văn chương, người ta đề cập tới ca dao dân ca như là thơ dân gian.
Ca dao - dân ca bao gồm: dân ca nghi lễ, dân ca lao động, ca dao - dân
ca trữ tình. Ca dao - dân ca trữ tình là tiếng hát "đi từ trái tim lên miệng",
phản ánh trực tiếp những cảm xúc tâm trạng của con người, thái độ cảm xúc
của con người đối với thực tại xung quanh.
Như vậy, ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân
ca, hát ru… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ những luyến láy khi hát. Ca
dao thực sự là những sáng tạo của nhân dân ở phương diện ngôn ngữ văn học.
Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian. Ca dao Việt
Nam là nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của nhân dân ta. Có thể nói, muốn
biết tình cảm của nhân dân Việt Nam dồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ
nào, rung động nhiều về khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể không
nghiên cứu ca dao. Thật vậy, ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình
cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,…
Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, phản
kháng; những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót
xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy
tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình,… Bên cạnh đó, còn có những bài
ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động.
Ngoài việc biểu hiện đời sống vật chất, tinh thần của con người, ca dao
còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân Việt Nam và tình hình
xã hội thời xưa về nhiều mặt kinh tế, chính trị,…
9
Ca dao không chỉ bộc lộ cảm xúc chân thành mãnh liệt thắm thiết của
người bình dân, mà còn cho ta thấy phẩm chất của họ trong quan hệ với thiên
nhiên và xã hội.
Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học
viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biến
thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và
đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số phương thức mang đậm sắc thái dân gian.
1.1.2. Nghiên cứu ca dao dưới góc độ văn học
Phải khẳng định rằng, cho đến nay, nghiên cứu về ca dao, thành tựu chủ
yếu vẫn thuộc về các nhà nghiên cứu văn học.
Từ những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945, một số nhà nghiên
cứu đã có ý thức sưu tầm ca dao Việt Nam (lúc bấy giờ người ta còn gọi là phong
dao). Một trong những người đi tiên phong là Nguyễn Văn Ngọc với công trình
Tục ngữ phong dao, Nxb Vĩnh Hưng Long, 1928. Ngoài ra phải kể đến Phong
dao và ca dao mới, Nhà in Phúc Văn, Hà Nội, 1932; Phong dao, ca dao, phương
ngôn tục ngữ của Nguyễn Tấn Chiểu, Nhà in Thái Sơn, Hà Nội, 1934; Ca dao
ngạn ngữ của Trần Công Hoán, Editions Hương Phong, 1939...
Sau cách mạng, việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian nói chung, ca
dao dân ca nói riêng được đẩy mạnh. Về sưu tầm, có thể kể đến một số công trình
tiêu biểu như: Ca dao Việt Nam trước cách mạng của Tổ Văn học dân gian (Viện
văn học), Nxb Văn học, 1963; Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa của nhóm Lam Sơn,
Nxb Văn học, 1963; Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội xuất bản,
1971; Ca dao Nghệ Tĩnh, Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao biên soạn, Sở Văn
hóa Thông tin Nghệ Tĩnh xuất bản, 1984;... Qui mô hơn cả là bộ Kho tàng ca dao
người Việt do Nguyễn Xuân Kính chủ trì biên soạn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội, 2001. Đây là bộ sách tập hợp đầy đủ nhất ca dao Việt Nam trên cơ sở những
tài liệu đã có từ trước.
10
Bên cạnh sưu tầm, việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao cũng đã được chú ý
đúng mức. Ngay từ những năm trước cách mạng, trong cuốn Việt Nam văn học sử
yếu - một bộ sách giáo khoa đồng thời là một bộ lịch sử văn học - Dương Quảng
Hàm đã có cách nhìn nhận, đánh giá về ca dao Việt Nam. Sau cách mạng, các bộ
Lịch sử văn học Việt Nam của các trường đại học đều có phần viết về văn học dân
gian, trong đó có ca dao. Công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
của Cao Huy Đỉnh (1974) đã dành một phần đáng kể viết về thơ ca trữ tình dân
gian. Tác giả Hoàng Tiến Tựu là nhà giáo, từng có công sưu tầm ca dao và giảng
dạy ca dao ở trường đại học. Bên cạnh phần viết về Văn học dân gian của bộ Lịch
sử văn học Việt Nam, ông còn là tác giả của công trình Bình giảng ca dao, Nxb
GD, Hà Nội, 1992. Nghiên cứu ca dao từ góc độ thi pháp, Nguyễn Xuân Kính đã
có cái nhìn khá toàn diện vấn đề hình thức ca dao, từ ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu,
thời gian và không gian nghệ thuật, một số biểu tượng hình ảnh... Những nội dung
này được trình bày trong cuốn Thi pháp ca dao, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu ca dao Việt Nam từ góc độ văn học đã có một
bề dày lịch sử. Công việc sẽ còn được tiếp tục ở các thế hệ sau - những thế hệ có
điều kiện tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu mới của thế giới về folklore.
1.1.3. Nghiên cứu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học
Bên cạnh hướng nghiên cứu văn học, ca dao còn được tìm hiểu dưới góc độ
ngôn ngữ học, và hướng nghiên cứu khá mới mẻ này cũng đã gặt hái được nhiều
thành công.
Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, ca dao được tìm hiểu khá toàn diện về hình
thức. Có thể nói, hầu như mọi cấp độ ngôn ngữ ca dao đều đã được nghiên cứu.
Phong phú nhất, có lẽ là các bài viết, công trình tìm hiểu về từ ngữ trong ca dao. Có
những bài đi sâu phân tích, thẩm bình nghệ thuật dùng từ ở những bài ca dao cụ thể
(các bài bình ca dao của Hoàng Tiến Tựu). Nhiều bài đi sâu khảo sát một phương
diện nào đó về từ ngữ trong ca dao. Đó là vấn đề địa danh của các địa phương trong
ca dao; vấn đề phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, từ gốc Hán, điển cố gốc Hán trong
11
ca dao; là hiện tượng từ trái nghĩa trong ca dao; so sánh cách dùng từ ngữ trong ca
dao và trong thơ bác học; ý nghĩa của những con số thường gặp trong ca dao; cách
sử dụng từ xưng hô trong ca dao...
Về tu từ, không ít bài đi vào các phương tiện và biện pháp cụ thể mà ca dao
sử dụng. Nguyễn Văn Liên tìm hiểu Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong
ca dao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ (Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Vinh, 1999);
Hà Châu bàn về Cách so sánh trong ca dao ngày nay (Tạp chí Văn học, số 9,
1966); Nguyễn Thị Ngọc Điệp nghiên cứu Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao
truyền thống người Việt (Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh,
2002); Hoàng Thị Kim Ngọc khảo sát So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình
người Việt (Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ, 2004). Chuyên luận Thi pháp ca dao
của Nguyễn Xuân Kính cũng là công trình đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến
ngôn ngữ ca dao. Đây là điều tất yếu, bởi thi pháp là khoa học nghiên cứu hình
thức trong mối quan hệ hữu cơ với nội dung tác phẩm.
Ngoài ra, có không ít công trình, bài báo đặt nhiệm vụ nghiên cứu một
cách toàn diện ngôn ngữ ca dao, từ các thể thơ, cách hiệp vần, đến giá trị biểu
trưng của hình ảnh được sử dụng trong ca dao.
Như vậy, việc nghiên cứu ca dao từ góc độ ngôn ngữ học là hướng đi đầy
triển vọng. Với phương pháp nghiên cứu đặc thù, nó có thể khám phá những
giá trị của ca dao truyền thống mà hướng nghiên cứu khác chưa đạt được.
1.2. Vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao
Khi nhắc đến các phạm trù hình thức trong ca dao, người ta thường đề
cập đến thể thơ và cấu tứ trong ca dao.
Về thể thơ: trong ca dao truyền thống của người Việt có mặt hầu hết các
thể thơ được dùng trong các thể loại văn vần khác nhau của dân tộc như: tục
ngữ, câu đố, vè… Các thể thơ đơn giản (câu ngắn, ít âm tiết) thường được gọi
là các thể nói lối hay các thể vãn (bao gồm vãn hai, vãn ba, vãn bốn, vãn năm,
12
mỗi câu gồm hai, ba, bốn, năm âm tiết). Các thể thơ này đều thấy có trong tục
ngữ, câu đố và được dùng phổ biến trong đồng dao và ca dao nghi lễ, phù chú.
Thể vãn hai và vãn bốn thường dễ lẫn với nhau, khó phân biệt rạch ròi. Vì
câu thơ bốn âm tiết (vãn bốn) được ngắt theo nhịp 2/2 thì đọc lên nghe cũng tương
tự như câu thơ hai âm tiết (vãn hai). Ngược lại, những câu hai âm tiết, nếu đọc
nhanh (không ngừng lâu ở âm tiết thứ hai) thì nghe cũng gần như thể vãn bốn.
Chẳng hạn, những câu thơ sau đây có thể đọc thành vãn hai hay vãn bốn đều được:
Chi chi chành chành
Cái đanh nổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương thượng đế
Cấp kế đi tìm
Ú tim ù ập…
Ngoài yếu tố nhịp, thể vãn hai hay vãn bốn còn dễ hòa lẫn với nhau do
yếu tố vần. Vần trong thể vãn bốn được gieo cả ở tiếng bằng lẫn tiếng trắc, cả
ở câu cuối (vần cuối - cược vận) lẫn giữa câu (vần lưng - yêu vận), cho nên
khi đọc muốn chuyển thành vãn hai rất dễ dàng, thuận lợi.
Thể vãn ba, tuy ít được dùng nhưng tính độc lập rất cao, khó lẫn với
các thể khác:
Xỉa cá mè
Đè cá chép
Chân nào đẹp
Đi buôn men…
Hai thể thơ được dùng nhiều nhất đồng thời cũng tiêu biểu và quan
trọng nhất trong ca dao truyền thống là lục bát và song thất lục bát.
Thể lục bát (bao gồm cả lục bát chỉnh thể - mỗi câu gồm hai vế, vế trên sáu
âm tiết, vế dưới tám âm tiết: “thượng lục hạ bát” và “lục bát biến thể” - số âm tiết
trong mỗi vế có thể tăng hoặc giảm) được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất
trong ca dao các địa phương trong cả nước. Đây là thể thơ phù hợp với ngôn ngữ
13
Việt và tâm hồn Việt. Do đó, nó cũng là thể thơ sở trường nhất của các nhà thơ
Việt, kể cả văn học dân gian và bác học. Nhiều áng thơ hay trong văn học dân tộc
thuộc thể lục bát (Truyện Kiều, thơ lục bát Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyễn Duy..).
Thể song thất lục bát (hay lục bát gián thất) tuy không phổ biến và giàu sức
biểu hiện bằng lục bát, nhưng cũng là một thể thơ dân gian, bắt nguồn từ dân ca mang
cốt cách dân tộc độc đáo, khác với thể thơ bảy chữ (thất ngôn) của Trung Quốc. Thơ
thất ngôn của Trung Quốc gieo vần ở cuối câu (vần chân - cước vận), ngắt nhịp ở
tiếng thứ tư (nhịp 4/3), còn thể song thất lục bát của Việt Nam thì hai câu bảy được
gieo vần trắc ở câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ hai (nghĩa là có cả vần chân và
vần lưng), ngắt nhịp ở tiếng thứ ba (nhịp 3/4). Do những đặc điểm đó mà thể thơ này
có khả năng thể hiện riêng, khác với thể thất ngôn Trung Quốc và cũng khác với thể
lục bát. Nó diễn tả được những trạng thái tình cảm đặc biệt, những nỗi buồn đau uất
hận ở mức độ cao, những sự gay cấn, khúc mắc, xung đột gay gắt trong tâm trạng.
Khả năng biểu hiện đặc biệt này, phần lớn là do sự gieo vần ở tiếng trắc gây ra.
Ngoài vần trắc (ở cuối câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ hai), thể song
thất trong ca dao còn có thêm vần bằng ở giữa câu thứ nhất, có khi mở bài và kết
thúc bằng thơ lục bát, còn bốn câu bảy nằm ở giữa như cái lõi của bài ca dao.
Về cấu tứ trong ca dao: trong mỗi bài ca dao không chỉ có ý mà còn có
tứ. Ý là nội dung tương đối độc lập với hình thức, còn tứ đã được tổ chức, thể
hiện dưới một hình thức nghệ thuật nhất định, làm nên cái hay riêng của mỗi
bài ca dao. Trong ca dao truyền thống, những câu, những bài giống nhau hoặc
gần nhau về ý nhưng có cấu tứ khác nhau khá phổ biến. Khi giảng dạy và học
tập ca dao, điều khó nhất là tìm được, nắm được cái tứ riêng của từng bài để
hiểu đúng được cái hay riêng của nó. Nếu chỉ sa vào việc tìm ý mà coi nhẹ
hoặc bỏ qua việc tìm tòi, phát hiện tứ và cấu tứ của từng bài thì sẽ làm cho
công việc giảng dạy và học tập ca dao trở nên nghèo nàn, đơn điệu, khô cứng.
14
Khi nói đến cấu tứ và nghệ thuật làm ca dao, các nhà nghiên cứu thường
nêu lên ba kiểu cấu tứ phổ biến trong ca dao là thể phú, thể tỉ, thể hứng và coi hầu
hết ca dao truyền thống đều được làm theo một trong ba thể ấy.
Dựa vào sự phân chia cấu tứ, có thể phân ca dao truyền thống thành hai bộ
phận lớn: bộ phận thứ nhất gồm những bài (kể cả những câu độc lập) không có cấu
tứ độc đáo (hay nói cách khác là sự cấu tứ còn ở trình độ rất thấp, rất tự nhiên, ngộ
nghĩnh nhiều khi có tính chất ngẫu nhiên, tản mạn). Phần lớn những bài đồng dao,
những bài ca khấn nguyện, những câu hát bông đùa bâng quơ đều thuộc loại này.
Bộ phận thứ hai, gồm những bài có cấu tứ độc đáo rõ rệt. Phần lớn những bài ca
dao trữ tình có giá trị, được nhiều người lưu truyền ưa thích đều thuộc bộ phận này.
Vì thế, mỗi bài có cấu tứ riêng rất độc đáo và nhiều khi rất tinh tế, không bài nào
giống bài nào (dù là về nội dung tức là về ý rất gần nhau hoặc giống nhau).
1.3. Tu từ nghệ thuật trong ca dao
1.3.1. Khái niệm tu từ nghệ thuật
Phong cách học là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, là khoa
học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao, nghĩa là, nói và viết đạt được tính
chính xác và tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã hội.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ
được sử dụng có hiệu quả cao có nghĩa là ngôn ngữ phải giúp con người chuyển
tải được một cách đầy đủ nhất những nội dung cần thực hiện trong giao tiếp (kể
cả dạng nói và dạng viết). Phong cách học là khoa học hướng tới những nhiệm
vụ thiết thực nêu trên của ngôn ngữ.
Theo một cách lí giải, “Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học
nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ
các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất
định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định” [69, tr.29].
Phong cách học có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu, xác định cái đẹp
của ngôn ngữ; nghiên cứu tác dụng trở lại của hình thức ngôn ngữ đối với nội
15
dung diễn đạt tức là cũng nghiên cứu sự lựa chọn, sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ phù hợp nhất với nội dung tư tưởng, tình cảm trong những điều kiện
hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
Muốn cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, cần khảo sát, phân loại và
miêu tả có hệ thống phương tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong văn
bản. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được giá trị nghệ thuật của các phương tiện tu từ và
biện pháp tu từ ấy trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm văn học.
Do đó, phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý
nghĩa sữ vật - lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ; còn
biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện
ngôn ngữ, không kể trung hòa hay tu từ (còn được gọi là diễn cảm) trong một ngữ
cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ.
1.3.2. Vấn đề tu từ nghệ thuật trong ca dao
Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là khái niệm cơ sở của phong cách
học. Mọi hoạt động ngôn ngữ đều có mục đích, phương tiện (công cụ) biện pháp
(cách thức) nhất định. Muốn cảm nhận, chiếm lĩnh giá trị đích thực của tác phẩm
văn học cần phải nắm vững và đánh giá được chức năng và vai trò của phương
tiện tu từ và biện pháp tu từ - những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mĩ.
Phân loại, phân tích đánh giá được các phép tu từ là nắm chắc chìa khóa để mở
cánh cửa đi vào cảm thụ giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn chương.
Phương tiện và biện pháp tu từ là những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ
đẹp của tác phẩm văn học dân gian, nhất là thơ ca trữ tình. Do yêu cầu biểu
đạt của nó, ca dao là thể loại mà ở đó, các phương tiện và biện pháp tu từ
được sử dụng một cách rộng rãi nhất.
Chỉ cần đọc qua ca dao của bất cứ vùng đất nào, có thể dễ dàng nhận thấy
tác giả dân gian thật phóng túng về phương diện tu từ. Về tu từ ngữ âm, cách gieo
vần, tạo nhịp, phối ứng thanh điệu, sử dụng từ láy, phép điệp âm... là những biện
pháp được dùng với tần suất cao. Về tu từ từ vựng, có thể nhận thấy sự khác biệt
16
của các lớp từ mang dấu ấn phong cách như từ địa phương, từ địa danh, từ nghề
nghiệp, từ thi ca, từ sinh hoạt... trong ca dao thuộc mọi chủ để. Về tu từ ngữ nghĩa,
so sánh, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, nói giảm, nói tránh... là những biện pháp
rất được ưa dùng trong ca dao. Về tu từ cú pháp, phép song song, phép lặp, câu
hỏi tu từ... cũng được sử dụng nhiều. Có thể khẳng định, ca dao là mảnh đất màu
mỡ cho việc nghiên cứu các biện pháp và phương tiện tu từ trong văn học.
Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thi pháp học đã ít
nhiều đề cập đến vấn đề tu từ trong ca dao trữ tình Việt Nam như Vũ Ngọc Phan,
Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Hoàng Tiến Tựu, Triều Nguyên… Các tác
giả đã đưa ra những kiến giải, kết luận có giá trị về đặc điểm tu từ, màu sắc tu từ
trong các tác phẩm văn chương nói chung, trong ca dao nói riêng dưới ánh sáng
của phong cách học, thi pháp học. Các tác giả đã đánh giá sắc thái tu từ qua việc
lựa chọn, sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ qua các mặt từ vựng, ngữ
nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm, từ đó, đưa ra những kết luận khoa học có giá trị.
1.4. Ca dao Nam Bộ và việc sử dụng các hình thức nghệ thuật trong
ca dao Nam Bộ
1.4.1. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ
1.4.1.1. Vài nét vùng đất Nam Bộ
Nam Bộ là một vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc - miền đất vừa rất
cổ lại vừa rất mới. Từ lâu đã có những nền văn hóa độc đáo nằm rải trên một địa
bàn rộng lớn ở cả vùng trên, vùng dưới lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long.
Trước thế kỷ XVI, miền đất này chìm trong hoang sơ của rừng rậm, sình lầy… Từ
đầu thế kỉ XVII, cùng với số dân bản địa ít ỏi và thưa thớt (chủ yếu là người Chăm
và người Khơ-me), những người Việt lớp trước và lớp sau, bằng nhiều con đường
vượt bể, xuyên rừng, băng núi, với mọi nỗ lực phi thường, đã đến miền đất này lật
thêm những trang sử vàng chói lọi cho một thời kì khai phá mới.
Từ đó tới nay, hơn 300 năm, trên vùng đất mới này của Tổ quốc đã trải qua
những biến động lớn. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cuộc khẩn hoang vĩ đại nhất
17
của dân tộc ta về chiều rộng cũng như chiều sâu. Trận thủy chiến vang lừng của
nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt năm vạn quân Xiêm xâm lược. Nơi đây, chứng
kiến sự nổi dậy và ngã gục của triều đình phong kiến nhà Nguyễn; chứng kiến bước
đường xâm lược và sự thất bại nhục nhã của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chính
nơi này, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được giữ gìn và phát huy rực rỡ,
phong phú. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, thực hiện chính sách “chia để trị”,
chia nước Việt Nam thành 3 kì: Bắc kì, Trung kì, Nam kì. Trái với ý đồ của kẻ thù,
nhân dân ta với tư tưởng và tình cảm hướng về một cội nguồn, một chỉnh thể thống
nhất giữa các miền của Tổ quốc. “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông
có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh).
Xét về mặt địa lí tự nhiên, vùng đất Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước
trở xuống phía nam và hai thành phố là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần
Thơ. Miền đất Nam Bộ đã hình thành hai khu vực lớn: Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ. Nối liền hai khu vực đó là thành phố Hồ Chí Minh. Đông Nam Bộ rộng khoảng
26.000 km2
, bao gồm các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng đất này cao, phù sa cổ đệm giữa cao
nguyên với châu thổ Cửu Long; có những ngọn núi thưa thớt xen giữa các triền đồi
đất đỏ hoặc đất xám trùng điệp, lượn sóng nhấp nhô, rừng bạt ngàn, ít sông rạch.
Những cư dân người Việt đã cư ngụ đầu tiên ở mảnh đất này trước khi lấn xuống
đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nam Bộ với diện tích hơn 40.000 km2
, bao gồm
các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Nhìn chung, vùng Tây Nam Bộ được khai thác muộn hơn Đông Nam Bộ. Nếu như
trước đây, cư dân bản địa không thể khai phá rộng rãi và cư ngụ lâu dài ở châu thổ
sông Cửu Long, buộc phải thu mình trên những giồng đất, gò đồi, thì sau này, những
cư dân Việt đã làm được điều đó. Đồng bằng Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng
sông Cửu Long. Là sản phẩm bồi tụ của sông Cửu Long - một trong mười con sông
lớn nhất thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thấp, bằng phẳng, khí hậu
18
mát mẻ, điều hòa quanh năm, là châu thổ phì nhiêu, trung tâm công nghiệp lớn nhất
của nước ta. Trên đồng bằng này có nhiều dòng chảy tự nhiên, tạo nên một mạng lưới
sông rạch chi chít. Theo thời gian con người đã đan thêm vào hệ thống đường thủy tự
nhiên ấy những hệ thống kênh đào dày đặc, phục vụ cho các mục đích kinh tế, văn
hóa, quốc phòng. Hiếm có nơi nào mà đời sống con người lại gắn bó mật thiết với
sông nước như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long còn có những cánh đồng mênh mông, màu mỡ - vựa lúa của nước ta và
khu vực Đông Nam Á. Chính điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã góp phần
quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân gian đồng bằng sông
Cửu Long, trong đó có ca dao Nam Bộ.
Theo lịch sử, trước kia nơi đây vốn là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân
Lạp. Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định, mới được
khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: PhiênTrấn,
Trấn Biên và Long Hồ. Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định
Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là
Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên. Năm 1834, vua Minh Mạng gọi
là Nam Kỳ. Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược
đất Việt Nam. Ngày 13 tháng 4 năm 1862, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông
Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp
đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ
được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống
đốc người Pháp. Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên
bang Đông Dương. Tháng 3 năm 1945, Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ
thành Nam Bộ. Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim
tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau
khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đó ra mắt
ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Sau cuộc đảo chính
Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại
19
quyền độc lập cho Việt Nam do vua Bảo Đại cai trị. Cùng với việc thành lập chính
phủ, vua Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 khu vực hành
chính, trong đó Nam Bộ là khu vực tương ứng với Nam Kì cũ. Thực dân Pháp nổ
súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam
Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách
Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc. Không đánh bại được Việt Minh,
Pháp phải dựng "giải pháp Bảo Đại", công nhận nền độc lập và sự thống nhất của
Việt Nam. Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ
phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm
trong Quốc gia Việt Nam.
Trải qua hơn 300 năm với nhiều tên gọi khác nhau, cuối cùng tên gọi Nam
Bộ dùng để chỉ mảnh đất phía Nam của Tổ quốc. Nam Bộ là tên gọi được sử dụng
lâu dài nhất cho đến ngày nay.
Văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa
Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kụr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay).
Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng,
úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp,
Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào, dân cư chủ yếu là người Chăm và Khơ- me. Cuối thế
kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ đến
khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào
và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ
mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hóa vùng miền
hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng
đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc
Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị
trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần
tạo nên những giá trị của nền văn hóa Nam Bộ như hiện nay.
20
Đất Nam Bộ cũng là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng
với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt,
sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quít... Mỗi địa phương đều có bảo
tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng
chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sinh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu,
rùa , ba ba, tôm, cá, cua, còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung
nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đó đi vào kho tàng văn học dân gian.
Nam Bộ là vùng đất vừa có bề dày lịch sử văn hóa lại vừa giàu sức trẻ do
các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa, Nam
Bộ đang trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa. Điều đó phần nào tạo
cho vùng đất này những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác
ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những
giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng của vùng. Tính mở của một
vùng đất mới đã làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người
dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều
giá trị văn hóa cao và tiến tới một nền văn minh hiện đại.
Như vậy, vùng đất Nam Bộ hiện lên với vẻ hoang sơ nhưng rất cởi mở thuần
hậu và chất phác,… Những nét độc đáo về địa hình sông nước và văn hóa của vùng
“đất trẻ” đã tạo nên một Nam Bộ với sức sống riêng: mạnh mẽ, độc đáo và hấp dẫn.
1.4.1.2. Vài nét về con người Nam Bộ
Khi nghiên cứu ca dao Nam Bộ, chúng ta cần tìm hiểu về con người và
tính cách đặc trưng của con người nơi đây. Bởi vì, ca dao Nam Bộ đã nêu bật
được những nét tính cách, văn hóa, ngôn ngữ một cách rõ nét nhất. Khi
nghiên cứu về tính cách người Việt ở Nam Bộ, các nhà nghiên cứu đều thống
nhất cho rằng người Nam Bộ rất năng động sáng tạo, hào hiệp trong cuộc
sống, hiếu khách, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ, yêu nước nồng nàn,
trọng nhân nghĩa, bộc trực, thẳng thắn.
21
Thứ nhất là tính năng động sáng tạo của người Nam Bộ. Tính cách này thể
hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau như khả năng thích nghi với cuộc sống khắc
nghiệt trên vùng đất mới, sự cải biến các yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần để hòa
hợp với điều kiện mới. Chính điều này đã tạo cho người dân Nam Bộ có những nét
riêng khá độc đáo so với các vùng miền khác. Vùng đất mới còn hoang sơ vừa khơi
dậy tiềm năng khai thác dồi dào vừa là một thách thức nghiệt ngã đối với những
con người muốn dấn thân. Nếu như không phát huy được tính cần cù, dũng cảm
vốn có của người dân Việt thì khó có thể tồn tại được. Trong buổi đầu khai khẩn
vùng đất Nam Bộ, chúng ta thấy có đủ hạng người đến đây quần tụ: phần đông là
những người mất phương kế sinh nhai nơi quê cũ vì bị tước đoạt ruộng đất, những
người chống đối lại triều đình, trốn lính, hay những kẻ phải mang những bản án tù
tội. Tất cả họ đều muốn tìm một cuộc sống mới trên vùng đất mới dù biết trước
những khó khăn, khắc nghiệt không dễ vượt qua. Phải nói rằng vùng đất phương
Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua mấy thế kỷ đến nay vẫn là địa
bàn sôi động nhất, dẫn dụ mọi người đến mưu sinh.
Thứ hai là lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ
ngàn đời của dân tộc ta. Đối với người dân Nam Bộ, tính cách này được thể hiện
một cách phóng khoáng, sinh động. Chẳng hạn, Nguyễn Trung Trực không chịu đi
nhận một chức vụ cao hơn theo lệnh của triều đình vì nhà Nguyễn muốn dẹp yên
phong trào kháng chiến ở Nam Bộ để lấy lòng chính quyền Pháp. Câu nói khẳng
khái của ông được lưu truyền trong nhân dân đến tận ngày nay: “Bao giờ người Tây
nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Ngoài ra, các nhà thơ yêu
nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa... là những con người
khí khái được mảnh đất Nam Bộ nuôi lớn, hun đúc cho một ý chí, một tấm lòng để
rồi chính tên tuổi họ còn lưu danh mãi khi người ta nói về Nam Bộ.
Thứ ba là, tính hào phóng hiếu khách. Đây là một nét tính cách đặc trưng
của người Việt ở Nam Bộ. Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc sống
hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động và đầy tính
nhân văn. Trong gia đình, khi có khách đến nhà lúc nhà đang ăn cơm, chủ nhà
mời mà khách từ chối thì hay bị hiểu lầm là khinh rẻ chủ nhà, đã ăn no rồi thì cũng
22
nên ngồi vào mâm cùng ăn, cho vừa lòng chủ. Người dân Nam Bộ muốn dành
những gì đẹp nhất trong đối nhân xử thế với hàng xóm, bạn bè và người thân của
mình. Tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm thường được nhắc tới khi nói về tính cách
người Nam Bộ. Thiên nhiên hào phóng thì cũng sẽ tạo ra những con người hào
phóng, người ta ít lo lắng cho cuộc sống của mình ở ngày mai.
Thứ tư là, trọng nhân nghĩa. Con người Nam Bộ từ nhiều vùng đất khác
nhau đến nơi đây lập nghiệp nên họ cùng nhau quần tụ lại, lập thành xóm thành
làng, cùng nhau khai khẩn, cùng sát cánh với nhau trong cuộc mưu sinh đầy gian
khổ, trở thành “bà con một xứ”. Hàng xóm dù không thích nhau, nhưng những
khi tối lửa tắt đèn cần sự giúp đỡ thì họ cũng sẵn sàng. Do vậy, người Nam Bộ
rất quý trọng, tin cậy bạn bè. Bạn bè sa sút, túng quẫn lại vẫn được chia sẻ, cảm
thông. Người Nam Bộ thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất
thế, ghét cay ghét đắng những kẻ thay lòng đổi dạ, xu nịnh quyền tước.
Thứ năm là, người Nam Bộ rất bộc trực, thẳng thắn, ít khi nói chuyện văn
hoa dài dòng, rào trước đón sau. Khi gặp những chuyện bất bình hoặc không vừa ý
thì họ sẽ nói ngay không cần suy nghĩ và cũng chẳng sợ người nghe giận dữ.
Nhưng khi câu chuyện được giải thích rõ ràng cặn kẽ, hợp tình hợp lý thì họ sẽ tiếp
thu một cách tích cực, vui vẻ, thấy mình sai thì sẵn sàng nhận lỗi. Khi nói chuyện
với người Nam Bộ, ta có được cảm giác rất gần gũi, họ không câu nệ chuyện ngôi
thứ, lớn nhỏ, giai cấp, bốn bể là nhà, tứ hải giai huynh đệ. Ngôn ngữ của người
nông dân Nam Bộ đậm vẻ hài hước, tinh tế thể hiện sự lạc quan, yêu cuộc sống.
Lịch sử Nam Bộ dù có trải qua nhiều bước thăng trầm, con người Nam
Bộ vẫn giữ được những tính cách rất riêng đáng quý ấy.
1.4.1.3. Vài nét về ca dao Nam Bộ
Ca dao là nơi thể hiện sinh động tính cách tâm hồn văn hóa truyền thống của
dân tộc, của các vùng miền. Cũng như ca dao các vùng miền khác của dân tộc, ca
dao Nam Bộ lại mang âm hưởng riêng của mình.
Ca dao Nam Bộ là bộ phận sáng tác dân gian ra đời muộn cùng với sự hình
thành của vùng đất mới phía Nam, tuy vậy bản sắc riêng của ca dao vùng này khá
23
đậm nét. Ca dao Nam Bộ nằm trong dòng chảy của ca dao Việt Nam nên về hình
thức và nội dung ca dao Nam Bộ cũng như ca dao các miền khác là vừa có cái
chung của ca dao dân tộc vừa có cái riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh
lịch sử, xã hội, văn hóa, tâm lý, tính cách con người ở địa phương Nam Bộ.
Ca dao Nam Bộ là nơi ghi nhận tình cảm của con người miền này. Từ ca
dao, chúng ta có thể thấy được cách ứng xử giữa con người với con người, giữa
con người với hoàn cảnh sống. Hình ảnh con người cùng với mọi cung bậc tình
cảm được thể hiện sinh động qua ca dao. Những biểu hiện tình cảm đó đã làm
nổi bật những tính cách chung, đặc thù Nam Bộ. Điều kiện sinh sống vùng sông
nước Nam Bộ buộc con người gắn bó mật thiết vào thiên nhiên. Từ thuở khai
hoang lập địa, con người đã quen hình thức săn bắt, hái lượm sản vật tự nhiên
hơn việc tổ chức sản xuất độc canh, ngoại trừ cây lúa vốn là đặc điểm nổi bật của
cộng đồng cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam Á. Với thiên nhiên hùng vĩ, trù
phú của vùng Nam Bộ, con người có nhiều cơ hội để hòa vào tự nhiên hơn.
Thiên nhiên hoang sơ trở thành đối tượng chính trong công cuộc khẩn đất, khai
hoang và khám phá vùng đất mới. Con người và thiên nhiên gắn bó chặt chẽ với
nhau trong một tổng thể phức tạp mà cũng thật đơn giản.
Xét về hình thức: hình thức diễn xướng tổng hợp của ca dao Nam Bộ được
thể hiện ở các thể loại: hò, hát, lý…, mỗi thể loại có những môi trường và hình
thức thể hiện khác nhau.
Về hò, gồm có hò chèo ghe, hò cấy… Hò chèo ghe là biểu hiện tập trung của
hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian trên sông nước. Nhân dân đã biến sông nước
thành những thủy lộ giao thông và những trung tâm sinh hoạt văn hóa cho mình. Đó
là nơi họ bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình qua câu hò. Hò cấy còn được gọi là hò
công cấy, được hình thành trên đồng ruộng vào các mùa cấy, giúp cho người lao
động tìm được niềm vui và lòng hăng say trong công việc.
Về hát, là những hình thức diễn xướng tổng hợp hay sân khấu như hát ru,
hát bội. Hát ru còn được gọi là hát đưa em, hát ru là tiếng hát của bà đưa cháu, của
mẹ đưa con, của chị đưa em. Đây là loại bài ca gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt gia
đình và các mối quan hệ gia đình.
24
Bên cạnh những điệu hò, câu hát trữ tình, ca dao Nam Bộ còn có những bài
lý. Lý là những khúc hát ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm với các nhịp điệu phong phú và
sinh động. Lý có thể được hát trong nhà, trên đường hay ngoài đồng ruộng, sông
rạch, khi lao động hay lúc giải trí.
Nhìn chung, mỗi hình thức diễn xướng trong ca dao Nam Bộ đều thể hiện
những khía cạnh khác nhau của tình cảm con người nơi đây.
Xét về nội dung: ca dao dân ca Nam Bộ có thể chia thành ba thể loại: thơ ca
nghi lễ, dân ca lao động và ca dao dân ca trữ tình.
Thơ ca nghi lễ là một thể loại sáng tác dân gian có nguồn gốc rất cổ, nảy sinh
trong quá trình lao động, sinh hoạt, gắn chặt với thế giới quan của người nguyên
thủy cũng như ý thức tôn giáo của con người. Nội dung của thể loại này phản ánh
kinh nghiệm lao động, biểu thị những khát vọng, mơ ước của nhân dân cũng như tài
nghệ sử dụng tiếng mẹ đẻ diễn đạt tinh tế nỗi khát khao mong muốn một cuộc đời
yên vui, hạnh phúc, thịnh vượng.
Dân ca lao động là những bài ca được hò hát trong lao động với điều
kiện là tiết tấu, nhịp điệu, sắc thái biểu cảm, tốc độ, cường độ và cách thức
diễn xướng của nó phải gắn chặt với các quá trình của một công việc cụ thể
nào đó của nhân dân. Dân ca lao động chỉ nảy sinh trên cơ sở của những công
việc có sự lặp đi lặp lại về nhịp điệu và động tác lao động. Đó là những công
việc như chèo ghe, đương đệm, tát nước, phát cỏ, kéo gỗ, giã gạo, xay lúa…
Một bộ phận của những bài hát ru cũng được xếp vào loại này.
Tuy nhiên, không phải mọi bài ca được hát trong lao động đều thuộc thể loại
dân ca lao động. Trong lao động có rất nhiều câu hát, điệu hò mà nội dung của nó
không trực tiếp liên quan đến công việc đang làm, tiết tấu nhịp điệu của nó không
bám sát với lao động. Loại bài ca này được xếp vào thể loại ca dao - dân ca trữ tình.
Ca dao - dân ca trữ tình (hay sinh hoạt) là những bài ca mà nội dung và
hình thức diễn xướng của nó không nhằm mục đích nghi lễ và không kèm những
động tác có tính chất nghi lễ. Những bài ca này vẫn được hát trong lao động,
nhưng nội dung cơ bản của nó là nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm của nhân vật trữ
tình, bộc lộ tình yêu tha thiết của nhân dân đối với quê hương đất nước, tình cảm
25
lứa đôi, tiếng ca tình nghĩa của nhân dân trong quan hệ gia đình và những mối
quan hệ xã hội khác. Các bài ca của mỗi thể loại này mang một vẻ đẹp riêng và nó
thể hiện thế giới nội tâm vô cùng đa dạng và đậm chất trữ tình.
Cùng với ca dao các vùng, ca dao Nam Bộ cũng có các mảng chủ đề chung
mang tính thống nhất làm thành dòng chảy của ca dao dân tộc. Ca dao in đậm trong
trí nhớ, khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người. Vì thế, ở vùng đất mới Nam Bộ, ta
vẫn thấy rõ những bài ca cũ còn giữ nguyên vẹn phần lời, phần nghĩa, chỉ thay đổi
về môi trường diễn xướng, điều kiện diễn xướng và ít nhiều về cách diễn xướng.
Tính thống nhất của ca dao Nam Bộ thể hiện rõ rệt ở chủ đề của thể loại. Nội dung
đó biểu hiện qua các mảng chủ đề sau:
- Tình cảm của người dân Lục tỉnh đối với quê hương, đất nước;
- Quan hệ yêu đương và suy tư của nam nữ thanh niên;
- Tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình;
- Những khúc ca vui buồn của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội khác.
Các mảng chủ đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan cài vào nhau, trong
nhiều trường hợp khó xác định một cách dứt khoát bài ca thuộc mảng chủ đề nào.
Ca dao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ nên nó mang
đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ của con người
ở đây. Song toàn bộ ca dao Nam Bộ không nằm ngoài các nội dung chủ yếu nêu
trên. Chẳng hạn, cùng chủ đề quan hệ yêu đương và những suy tư của nam nữ
thanh niên lao động nhưng ca dao Nam Bộ lại nổi rõ những khía cạnh độc đáo của
nó trong sắc thái biểu hiện tình cảm, trong cách sử dụng từ ngữ…
Cùng là bày tỏ tình yêu, cùng quan điểm yêu đương gắn liền với lao động
với giai cấp và với hôn nhân, nhưng sắc thái biểu hiện tình cảm ấy ở ca dao Nam
Bộ có những điểm không hoàn toàn giống với ca dao ở các miền khác. Nhân vật trữ
tình trong ca dao Bắc Bộ bộc lộ tình yêu của mình:
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào?
26
Còn đây là tâm trạng của một cô gái mới bước vào yêu đương được nói
đến trong ca dao Nam Bộ:
Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy,
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa.
Em thương anh không dám nói ra,
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời.
Em với anh cũng muốn kết đôi,
Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.
Khác với ca dao các miền khác, ca dao Nam Bộ thể hiện niềm thương
nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn. Phải chăng vì
người ta ít chịu ràng buộc hơn bởi các kỉ cương?
Khi yêu, không phải chỉ có các chàng trai, mà ngay cả các cô gái cũng quyết
liệt, vượt qua những trở lực của lễ giáo phong kiến để bảo vệ hạnh phúc của mình.
Khi một chàng trai nào đó còn do dự chuyện mai mối thì đã có những cô gái quả
quyết hơn:
Thò tay ngắt đọt trâm bầu,
Thôi, anh có thương em thì thương đại đừng cầu ông mai.
Khi đã yêu thì họ thể hiện tình yêu thật mãnh liệt:
Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương,…
Hoặc:
Thương sao thương quá bất nhơn,
Bữa nay gặp mặt thương hơn bữa nào.
27
Tình cảm ở đây được bộc lộ một cách trực tiếp, nói thẳng, không bóng
gió xa xôi, không úp mở, nhằm nói cho được hết cái thương cái nhớ đang
cháy bỏng trong lòng mình, tưởng như không cần trau chữ, chuốt lời:
Anh về em nắm vạt áo em la làng,
Phải bỏ chữ thương, chữ nhớ giữa đàng cho em.
Hoặc:
Tui xa mình không chết cũng đau,
Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền.
Những cách biểu hiện tình cảm như vậy đã cho thấy sắc thái độc đáo
của ca dao Nam Bộ.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, luận văn đề cập một số vấn đề có tính chất khái quát. Sau
khi tổng thuật các cách giới thuyết về khái niệm ca dao, chúng tôi đã trình bày
những hướng nghiên cứu ca dao ở nước ta và giới thiệu những thành tựu chính đã
đạt được (nghiên cứu từ góc độ văn học, nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ). Về
hướng nghiên cứu ngôn ngữ học, luận văn nhấn mạnh yêu cầu của việc khảo sát các
phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao người Việt nói chung, ca dao các vùng
miền trên đất nước nói riêng. Phần cuối của chương 1, luận văn giới thiệu về mảnh
đất, con người và ca dao Nam Bộ, làm tiền đề cho việc đi sâu các nội dung nghiên
cứu ở hai chương tiếp theo.
28
Chương 2
MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TU TỪ
TRONG CA DAO NAM BỘ
2.1. Dẫn nhập
Để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội văn bản hay đánh giá được thái độ và chủ định
của người nói, người viết qua văn bản, nhất là đánh giá được giá trị thẩm mỹ của
văn bản nghệ thuật, nhất thiết phải nhận diện, phân tích được hình thức biểu đạt của
nó, trong đó có các phương tiện tu từ. Chính các phương tiện tu từ đó đã làm cho
văn bản có được những phẩm chất thẩm mĩ. Cái hay trong văn chương không chỉ ở
nội dung mà còn ở hình thức trình bày, lối diễn đạt mới mẻ. Điều đó tạo ra sự khác
biệt lớn giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ phi nghệ thuật, ngôn ngữ tự nhiên.
Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa
sự vật - logic), chúng còn có ý nghĩa bổ sung, có màu sắc tu từ.
Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều phương tiện tu
từ, gắn với các cấp độ ngôn từ trong văn bản như: phương tiện tu từ ngữ âm,
phương tiện tu từ từ ngữ, phương tiện tu từ ngữ nghĩa, phương tiện tu từ cú pháp,
phương tiện tu từ văn bản [39, tr.160-175]. Nói một cách khái quát, tu từ có mặt ở
mọi cấp độ của văn bản.
2.2. Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ
Trong tiếng Việt, số lượng các phương tiện tu từ tương đối nhiều,
phong phú. Với đề tài đã chọn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát phương tiện tu
từ từ ngữ, phương tiện tu từ ngữ nghĩa, trong ca dao Nam Bộ bởi đây là
những bình diện rất tiêu biểu cho sự trau chuốt ngôn từ ở bộ phận ca dao này.
2.2.1. Phương tiện tu từ từ ngữ trong ca dao Nam Bộ
Theo Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, từ ngữ là phương tiện được tiếp
nhận hiển nhiên nhất, đơn vị thực hiện đầy đủ các chức năng ngôn ngữ vừa phản
ánh hiện thực khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủ quan của người dùng. Phương
29
tiện sử dụng từ ngữ trong văn bản nghệ thuật thực hiện đồng thời hai chức năng trên,
đó là phương tiện tu từ từ ngữ [39, tr.161].
Nói đến phương tiện tu từ từ ngữ, người ta thường nói đến các lớp từ:
- Lớp từ Hán - Việt so với từ thuần Việt tương đương;
- Lớp từ xưng hô so với đại từ nhân xưng;
- Lớp từ địa phương so với từ ngữ toàn dân;
- Lớptừthôngtụcsovớitừngữsáchvở(haylớptừthicasovớilớptừthôngtục);
- Lớp thành ngữ so với lớp từ ngữ tương đương.
Sau đây, chúng tôi lần lượt đi vào tìm hiểu cách sử dụng các lớp từ
ngữ trên với tư cách là phương tiện tu từ từ ngữ nhằm tìm hiểu màu sắc tu
từ của các phương tiện này trong ca dao Nam Bộ.
2.2.1.1. Từ ngữ thi ca
Từ thi ca là lớp từ chuyên dùng trong thơ ca hoặc văn xuôi nghệ thuật,
không dùng trong ngôn ngữ phi nghệ thuật, nếu được dùng cũng chỉ có ý
nghĩa tu từ hoặc vì một mục đích nào khác. Đây vốn là lớp từ đắc dụng trong
văn thơ xưa, ngày nay nếu dùng để chỉ những con người, sự vật hiện đại thì
thấy kệch cỡm, buồn cười [39, tr.13].
Từ thi ca xuất hiện không nhiều trong ca dao Nam Bộ một mặt vì tính
chất xưa cũ của nó, mặt khác, cách nói năng, giao tiếp của người Nam Bộ khá
thẳng thắn và chân tình, nên nói văn hoa, bóng bẩy lại có vẻ không phù hợp.
Tuy nhiên, ẩn bên trong những con người chất phác, thẳng thắn ấy là
những tâm hồn rất đỗi thơ mộng, rất đằm thắm và có một nét duyên rất thi vị.
Chính cái hay, cái thú vị và độc đáo đó đã được bộc lộ rõ qua mảng từ ngữ
thi ca trong ca dao Nam Bộ. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 2816 câu ca dao, có
53 từ thi ca, với 117 lượt dùng, chiếm 4,15%. Số liệu cụ thể được phản ánh trong
bảng thống kê sau đây (khảo sát từ cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang,
Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, 1984, Nxb Tp. HCM).
30
Bảng 2.1. Thống kê từ thi ca trong ca dao Nam Bộ
TT
BÀI CA DAO/
TRANG
TỔNG SỐ TỪ
TRONG BÀI
SỐ LƯỢT
TỪ
THI CA
TỪ THI CA
1 Bài 734/ 234 32 1 thục nữ
2 Bài 742/236 59 2 anh hào, thuyền quyên
3 Bài 840/ 249 28 1 nguyệt lão
4 Bài 970/267 17 1 song thân
5 Bài 1034/ 276 39 1 tam tòng
6 Bài 1569/ 344 22 1 quần hồng
7 Bài 1599/ 348 15 1 giọt châu
8 Bài 1623/ 352 17 3 ông tơ, bà nguyệt, phụ
mẫu
9 Bài 1766/ 370 20 3 dương gian, âm phủ,
thác
10 Bài 501/202 48 1 chàng
11 Bài 586/ 214 14 1 tơ hồng
12 Bài 60 / 137 28 2 nam thanh, nữ tú
13 Bài 694/ 228 26 4 kim lang, kim ngọc,
chàng, lụy
14 Bài 539/ 207 24 3 thiếp, nam nhi, tào
khương
15 Bài 217/ 163 36 2 phụ mẫu
16 Bài 27 / 131 42 2 nàng
17 Bài 1336 / 314 18 1 liệt nữ
18 Bài 762 / 239 30 1 phu thê
19 Bài 1426/ 326 14 1 sầu
20 Bài 1442/ 328 28 2 từ mẫu, hiếu trung
21 Bài 1539/341 17 1 lụy
22 Bài 802/ 244 14 1 thuyền quyên
23 Bài 1499/ 336 14 2 bách niên giai ngẫu
24 Bài 1346/ 315 14 1 suối vàng
25 Bài 2704 / 491 14 1 đệ huynh
26 Bài 2721/ 493 28 1 sơn hà
27 Bài 1372/ 319 28 2 tài tử giai nhân
28 Bài 1339/ 314 14 2 màn loan gối phụng
29 Bài 1995 / 399 33 1 phòng đào
30 Bài 1660 / 356 15 1 phu quân
31 Bài 1960/ 395 17 2 thập tử nhất sanh
31
32 Bài 1849 / 380 14 1 dung nhan
33 Bài 1883/ 384 14 1 ưu phiền
34 Bài 1910 / 388 28 1 loan phụng
35 Bài 1848 / 380 31 1 chương đài
36 Bài 2604 / 478 18 1 thủ tiết
37 Bài 1557/ 343 44 1 đoạn trường
38 Bài 1366/ 318 30 2 hiệp nghĩa, phu thê
39 Bài 1003/ 271 56 1 nhân ngãi
40 Bài 1067/ 280 28 1 phu phụ
41 Bài 730 / 233 21 2 kim tiền, cổ hậu
42 Bài 866/ 252 37 1 loan hiệp
43 Bài 1562/ 343 26 1 ngôn dung
44 Bài 493/ 201 16 1 quân tử
Qua bảng thống kê, dễ nhận thấy từ thi ca trong ca dao Nam Bộ gồm
những từ dùng để chỉ người, dùng để xưng hô, hoặc nói về tâm lí, tính cách,
tình cảm của con người.
Để chỉ người, lớp từ thi ca có các từ: quân tử, trang anh hùng, thục nữ,
anh hào, thiên kim, chàng, nam nhi, nam thanh nữ tú...
Thuyền quyên phải sánh anh hào
Phụng hoàng đâu sánh thấp cao với diều
Kiểng kia ai để bìm leo
Gái khôn ai gá nghĩa theo người loàn.
Thuyền quyên chỉ những người con gái đẹp nết, đẹp người; anh hào chỉ những
chàng trai tuấn kiệt, văn võ toàn tài trong xã hội. Đây là những từ xuất hiện khá phổ
biến trong thơ xưa, khi quan hệ giữa trai anh hùng - gái thuyền quyên luôn giữ một vị
trí rất quan trọng và tình yêu đôi lứa luôn là một đề tài muôn thuở trong thơ ca.
Trong thơ ngày nay, nếu dùng từ nàng, ta cảm thấy có vẻ kiểu cách, không
phù hợp, nhưng ở những câu ca dao sau, từ này xuất hiện hoàn toàn tự nhiên:
- Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển
Anh thương nàng anh nguyện về đây.
- Anh ngó vô nhà nhỏ
Thấy có đôi liễn đỏ
Có bốn chữ vàng
Gia đường chưa biết, thấy nàng vội thương.
32
Trong quan hệ xưng hô, ta gặp các từ thi ca: mẫu thân, song thân, thiếp,
phu quân, huynh đệ...
Phu quân ơi, bỏ bạn sao đành
Dưới sông cá lội, trên nhành chim kêu
Phu quân là chồng theo cách gọi của người phụ nữ thời xưa, ngày nay
không ai còn dùng từ này, trừ khi muốn dùng tạo sắc thái hài hước. Tuy nhiên,
trong ca dao, cách nói này lại rất phù hợp, có thể khơi gợi cảm xúc cho người
nghe. Cũng vậy, những từ nam nhi, thiếp, chàng, tào khương... được dùng rất
tự nhiên, có giá trị biểu đạt cảm xúc chân thành của chủ thể trữ tình:
- Cây chi trên rừng không lá
Con cá chi dưới biển không xương ?
Trai nam nhi đối đặng, thiếp kết tào khương với chàng.
Trong câu hát giao duyên xưa, không thể thiếu từ thi ca bởi lớp từ này làm
câu hát trở nên duyên dáng, thi vị tạo sự ngân vang lớn, vang vọng vào tâm trí
người nghe.
Trong số 53 từ thi ca thì từ phụ mẫu xuất hiện nhiều nhất: 23 lần, chiếm
0,82 % số câu mà chúng tôi khảo sát.
- Anh tham chi nhiều điều mặn lạt
Em rút cây lông nhím bạc trao liền
Em về phụ mẫu lo phiền
Lỗi em chịu lỗi, nói đi cấy ruộng miền mất tiêu.
- Em đành phụ mẫu không đành
Hai đứa mình trải chiếu ngoài thành lạy vô.
Người dân Nam Bộ thường gọi cha mẹ là tía má nhưng trong cả hai bài
ca dao trên đều sử dụng từ phụ mẫu nhằm thể hiện tình cảm yêu quí, sự tôn
kính và sắc thái trang trọng đối với cha mẹ vì công ơn của mẹ cha đối với con
cái còn cao hơn núi và sâu hơn biển cả, đó là sự hiếu kính của người con đối
với cha mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào thì hiếu đễ vẫn được đặt lên hàng đầu.
33
Ta còn gặp trong ca dao Nam Bộ những từ thi ca chỉ sự giao duyên: màn rồng,
màn loan - gối phụng, chương đài, phòng loan, loan phụng, phòng đào, kết nguyền,
thủ tiết... Người dân Nam Bộ nhìn nhận cuộc đời với một cái nhìn lạc quan, nhân ái,
nên trong từng lời ăn, tiếng nói mộc mạc chân thành vẫn không thiếu chất thơ. Thi ca
đã trở thành một phần xương máu, nó bắt nguồn cho một cái nhìn lãng mạn hơn, trữ
tình hơn về vùng đất “Chín Rồng”. Chúng ta bắt gặp trong ca dao Nam Bộ nét mạnh
mẽ của các chàng trai; sự e ấp, đằm thắm, dịu dàng của các cô gái trong tình duyên
được biểu đạt bằng lối nói văn hoa. Gặp gỡ nhau, muốn thổ lộ lòng mình để không bị
đối phương chê trách thì sử dụng từ thi ca là lựa chọn khôn ngoan:
Gặp lúc trăng thanh gió mát
Thú nào vui bằng thú hát huê tình
Trời xui hội ngộ, hai đứa mình kết duyên.
Ở bài ca dao trên, nếu không dùng từ thi ca, nét duyên sẽ không được thể
hiện và tính thơ mộng trong giao kết nên đôi sẽ mất đi. Cũng như những vùng
miền khác, người Nam Bộ khi đến tuổi thành gia lập thất cũng hay tổ chức các
buổi gặp gỡ, hò đối đáp, giao duyên. Hát huê tình là hát đối giao duyên. Nếu có
duyên gặp gỡ trong ngày hội này, được xe chỉ tơ hồng sẽ kết duyên giai ngẫu - trở
thành vợ chồng, cùng chia bùi xẻ ngọt, vĩnh kết đồng tâm.
Trong lớp từ thi ca giao duyên, phụng, loan cũng là hai từ xuất hiện khá nhiều.
- Thương em chưa cạn chung trà
Muốn gầy loan phụng, trời đà khiến xa.
- Trên rừng băm sáu thứ chim
Thiếu gì loan phụng sao anh tìm quạ khoang?
Theo quan niệm xưa, chim loan phụng biểu tượng cho đôi lứa gắn bó.
Loan là chim mái, phụng là chim trống. Đó là sự gắn bó keo sơn, không thể
chia lìa.
Lớp từ thi ca chỉ tình cảm, tính cách con người cũng xuất hiện khá
nhiều. Đó là những từ: lệ, ưu phiền, lụy nhỏ, lụy ứa, giọt châu, sầu...
34
Đi xa một chút ngó chừng
Thấy em lệ nhỏ rưng rưng hai hàng.
Lệ là nước mắt, khi khóc mới chảy ra nước mắt. Đó là nỗi sầu khổ khi
chia xa, nhất là xa cách trong tình yêu. Từ lệ biểu hiện cho tâm trạng của chủ
thể trữ tình: quá sầu muộn, đau khổ nhưng không biết làm sao nên đành phải
để nước mắt tuôn chảy. Bài ca dao gợi nhiều cảm xúc xót xa cho đôi tình
nhân không được ở cạnh bên nhau, phải chia tay trong nước mắt.
Vùng đất Nam Bộ vẫn còn rất nhiều điều đặc biệt, gây bất ngờ và thú vị
cho người tìm hiểu. Ở đây, không phải chỉ có những con người học cao hiểu
rộng mới “xuất khẩu thành thơ”. Với lớp từ thi ca, ca dao Nam Bộ đã cho ta
thêm một bằng chứng về "chất thi sĩ" của người nông dân miệt vườn.
2.2.1.2. Từ ngữ Hán-Việt
Từ Hán-Việt là những từ vay mượn từ tiếng Hán, là những từ Hán được
Việt hóa theo cách đọc, cách hiểu và cách dùng của người Việt.
Ngày nay, trong kho từ ngữ tiếng Việt vẫn tồn tại hàng loạt cặp từ
thuần Việt và Hán Việt có nghĩa tương đương hay khác nhau về sắc thái ý
nghĩa, về màu sắc biểu cảm, cảm xúc, phong cách. Đa số người Việt không
hiểu chính xác tiếng Hán, nhưng vẫn dùng theo thói quen và có thể cảm nhận
được các sắc thái tu từ của từ Hán - Việt.
Vậy từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ xuất hiện với số lượng như thế
nào, giá trị tu từ của bộ phận từ ngữ này ra sao? Để trả lời câu hỏi này, chúng
tôi đã khảo sát, từ tìm hiểu về lượng, phân tích, đánh giá về định tính.
Về lượng, chúng tôi đã thống kê lượt từ Hán-Việt được sử dụng trong 44
bài ca dao trên tổng số từ có mặt. Tất cả có 141 từ Hán-Việt, xuất hiện 234
lần trên 2816 câu ca dao, chiếm 8,3%. Số liệu cụ thể ở các bài được thể hiện
trong bảng thống kê sau đây:
35
Bảng 2.2. Thống kê từ Hán-Việt trong một số bài ca dao Nam Bộ
TT
BÀI CA DAO/
TRANG
TỔNGSỐ TỪ
TRONG BÀI
SỐ LƯỢT
TỪ
HÁN-VIÊT
TỪ
HÁN-VIỆT
1 Bài 161/ 155 14 1 quân tử
2 Bài 173/157 52 2 tào khang, kim cải
3 Bài 316/ 177 34 2 phụ mẫu
4 Bài 554/209 36 1 nhơn ngãi
5 Bài 352/ 182 17 1 căn duyên
6 Bài 749/ 237 14 1 tố hộ
7 Bài 761/ 239 31 1 huỳnh tuyền
8 Bài 1024/274 31 1 ái ân
9 Bài 794/ 243 14 1 gia can
10 Bài 335/ 180 15 1 cang thường
11 Bài 854/ 251 19 1 tái sanh
12 Bài 363/ 184 14 1 mẫu từ
13 Bài 967/ 266 28 2 vãng lai, ngãi nhân
14 Bài 969/ 267 24 2 nhơn đạo, thịnh trị
15 Bài 1080/ 282 52 5 nhơn tình, thuyền quyên,
thục nữ, nhơn nghĩa
16 Bài 1035/ 276 15 1 dương trần
17 Bài 1047/ 277 30 3 mẫu thân, vô đệ, vô huynh
18 Bài 1067/ 280 28 1 phu phụ
19 Bài 1085/283 23 2 hội ngộ, huê tình
20 Bài 1171/ 293 18 1 ngao du
21 Bài 1174/ 293 30 3 thiên kim, phấn thổ, nhân
ngởi
22 Bài 1196/ 296 28 6 họa cốt, họa bì nan họa
cốt / tri nhơn, tri diện, bất
tri tâm
23 Bài 1277/ 307 42 2 hữu duyên, vô duyên
24 Bài 1288/ 308 32 1 song loan
25 Bài 1312/ 311 25 5 bất hành, bất đáo, bất đả,
bất minh, minh bạch
26 Bài 1318/ 312 16 1 giao ngôn
27 Bài 1499/ 336 14 4 bách niên, giai ngẫu, ngọc
trầm, thủy thượng
28 Bài 1549/ 342 17 3 nhị nhân, đối khẩu, giao
hòa
36
29 Bài 1200/ 296 107 3 ấu tử, nam nhi
30 Bài 1886/ 385 63 6 nữ nhi, nam tử, kinh sử,
xướng tùy, đăng sơn, nhập
hải
31 Bài 1539/ 340 14 1 náu nương
32 Bài 1764/ 370 19 1 thiên đình
33 Bài 1718/ 363 20 1 song kiều
34 Bài 1896/ 387 14 2 quân tử nhứt ngôn
35 Bài 1600/ 348 14 1 tơ duyên
36 Bài 1871/ 383 24 3 thiên, nguyệt, thượng vân
37 Bài 1879/ 384 15 3 sơn băng, thủy kiệt, nhật
nguyệt
38 Bài 1939/ 392 29 3 lâm nguy, bất kiến đệ
huynh
39 Bài 1854/ 381 14 1 thanh tân
40 Bài 2797/ 502 24 4 tửu, nhơn diện, nhơn tâm,
thế gian
41 Bài 2719/ 493 14 1 ngũ luân
42 Bài 2721/ 493 28 2 sơn hà, trượng phu
43 Bài 1372/ 319 28 3 tài tử, minh quân, giai
nhân
44 Bài 1423/ 326 14 1 cầu thân
Từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ có thể là danh từ, tính từ, động từ. Cách
sử dụng cũng hết sức linh hoạt trong từng ngữ cảnh. Danh từ có mặt ở 91 bài / 234
bài, chiếm 39%; động từ có mặt 80 bài/ 234 bài, chiếm 34%; tính từ có mặt ở 63
bài / 234 bài, chiếm 27%.
Xét về trường từ vựng - ngữ nghĩa, từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ khá
phong phú. Nói về mẫu người lí tưởng thời phong kiến có: anh hùng, thuyền
quyên, quân tử, anh hào, trượng phu, thục nữ, liệt nữ, thiên kim, nam nhi, nữ nhi,
quý nhân, kim ngọc, kim lang, công hầu, nam thanh, nữ tú, minh quân, tài tử, giai
nhân… Nói về mối quan hệ gia đình, nghĩa tình hay quan niệm về tình yêu mang
màu sắc Nho giáo có: phu thê, phụ mẫu, nhơn ngãi, căn duyên, keo sơn, đoạn
trường, nhân hậu, gá nghĩa, tái sanh, tri âm, tri kỉ, nhơn đạo, gia can, can thường,
song thân, hồng nhan, đôn hậu, ái ân, nhân tình, mẫu thân, huynh đệ, keo
37
sơn…Nói về thế giới tự nhiên có: sơn băng, thủy kiệt, nhật nguyệt, tứ hải, hoạn
dương, dã tràng, tùng lâm, non đoài, sơn hà, cù lao, giang san... Nói về luân lí,
đạo đức con người: tào khang, tam tòng, tứ đức, ông tơ, bà nguyệt, ô thước,
chương đài, loan phụng, ngôn dung, song kiều, thiên lí mã, vạn lí cân, tam cương,
ngũ thường, hiếu trung…Các từ nói về nơi chốn, chỗ ở, đồ dùng, tính cách của
người đẹp: quần thoa, nguyệt hoa, loan phòng, phấn thổ, quần hồng, giọt châu,
nhu mì, màn loan, màn rồng, gối phụng, thủ tiết...
Phần lớn từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ giữ nguyên hình thức ngữ âm như
khi chúng được dùng trong thơ ca dân gian ở vùng miền khác hoặc trong văn chương
bác học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số từ Hán Việt có hiện tượng biến âm theo
hướng phương ngữ hóa, chẳng hạn nhơn đạo, nhơn ngãi, phú quới, loan phụng...
- Đời phải đời thịnh trị
Cuộc phải cuộc văn minh
Kìa là gió mát trăng thanh
Biết đâu nhơn đạo bày tình cho vui.
- Anh gặp em đây đứng lại giữa đàng
Muốn phân nhơn ngãi, em ngỡ ngàng khó phân
- Thương em chưa cạn chung trà
Muốn gầy loan phụng, trời đà khiến xa.
Trong ca dao Nam Bộ, không ít từ Hán-Việt được sử dụng để chỉ đồ
đạc, nơi ở, tính cách của giai nhân. Phải chăng với dân gian, những gì thuộc
về giai nhân đều đẹp, đều sang trọng, cao quí.
Thuyền em đậu bến Châu Giang
Bấy lâu đóng cửa phòng loan đợi chờ.
Xưa nay, tình yêu đôi lứa luôn là một đề tài muôn thuở, cho nên việc
mượn từ Hán-Việt nhất là động từ nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm, ý nguyện
của người dân luôn được các tác giả dân gian hướng đến, đó là ước mong xây
đắp được một tình yêu đẹp, nên thơ; là thể hiện sự giao duyên, kết nghĩa
chung tình, là thể hiện tình yêu thủy chung trọn vẹn.
38
Gặp lúc trăng thanh, gió mát
Thú nào vui bằng thú hát huê tình
Trời xui hội ngộ, hai đứa mình kết duyên.
Hội ngộ là gặp nhau nhưng nếu dùng hai chữ gặp nhau của từ thuần Việt
lại rất đỗi bình thường, đó có thể là sự gặp gỡ của bạn bè, của anh chị em, của bà
con xóm giềng. Còn hội ngộ lại mang nhiều tầng nghĩa, phải có duyên mới được
gặp nhau. Bài ca dao chính là một lời tỏ tình ngụ ý, bóng gió xa xôi về chuyện tình
duyên đôi lứa. Hội ngộ chứa đựng nguồn cảm xúc sâu nặng của người nói, dồn
nén nhiều tâm tư tình cảm và sự vui mừng khi gặp được người có thể nên duyên.
Vì thế, trong bài ca dao trên, không có từ thuần Việt cùng nghĩa nào có thể thay
thế được hai chữ hội ngộ. Trường hợp bài ca dao sau đây, từ Hán-Việt cũng được
dùng đắc địa:
Chị Hạnh Ngươn thủ tiết
Ai có biết chăng là
Sống nhơ không chịu, chẳng thà chết thơm.
Hạnh Ngươn tức Hạnh Nguyên - nhân vật trong truyện Nhị Độ Mai. Hạnh
Nguyên là con gái Trần Đông Sơ, đã hứa hôn với Mai Bích - tên tự là Lương Ngọc,
con trai của Mai Bá Cao. Vì cha Hạnh Nguyên có hiềm khích với quan thái sư là
Lư Kỷ nên Lư Kỷ trả thù, tâu vua bắt Hạnh Nguyên đi cống Hồ. Đi nửa đường,
Hạnh Nguyên đã gieo mình xuống sông để thủ tiết, may nhờ có thần cứu trợ, về sau
được sum họp cùng Lương Ngọc. Khó có từ thuần Việt mang nghĩa tương đương
nào thay thế cho từ thủ tiết mà vẫn giữ được ý nghĩa và sắc thái biểu cảm như khi
dùng hai từ này được. Thủ tiết là giữ và bảo vệ tình cảm thủy chung, son sắt đối với
người mình yêu thương. Thủ tiết khơi gợi một tư thế gìn giữ, bảo vệ chắc chắn
phẩm tiết với một quyết tâm cao độ, chính lẽ đó, nó có một âm hưởng vang vọng,
tạo sắc thái trang trọng, tao nhã; đặc biệt, tạo được cảm giác quí trọng ở người nghe.
Trong ca dao Nam Bộ, từ Hán-Việt cũng thường được dùng để thể hiện
tính cách của con người. Đặc biệt, trong sự đối lập với từ thuần Việt, giá trị
biểu đạt của chúng càng thể hiện rõ:
39
Nên thì lập kiểng trồng hoa
Chẳng nên đá kiểng trồng cà dái dê.
Chẳng nên thiếp trở lộn về
Dưỡng nuôi từ mẫu trọn bề hiếu trung.
Hai chữ hiếu trung là chỉ sự kính yêu, biết ơn của con cái đối với hai
đấng sinh thành, hiếu trung đồng nghĩa với hiếu thảo nhưng hiếu thảo là tấm
lòng hướng về cha mẹ, có thể không ngày đêm cận kề chăm sóc, còn hiếu
trung là tận tâm, suốt đời ở bên cạnh chăm sóc, lo lắng, báo đáp cho mẹ cha.
Tình nghĩa phụ tử là ghi lòng tạc dạ; tình nghĩa phu thê là thủy chung,
son sắt. Tục ngữ có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Ở đây, quan
trọng là phải có sự yêu thương, tin tưởng từ hai phía. Vợ chồng phải đồng
lòng, cùng nhau xây dựng và vun đắp hạnh phúc. Khi phu xướng thì phụ phải
tùy, cuộc sống vợ chồng viên mãn, hạnh phúc.
Thông kinh sử ấy phần nam tử
Giữ nét na là phận nữ nhi
Xử sao vẹn chữ xướng tùy
Tiếng ừ thì dễ em lo nghì về sau.
Từ Hán-Việt có thể được dùng tương đương nghĩa với từ thuần Việt, hay
cũng có những từ Hán-Việt được dùng mà không có từ thuần Việt mang nét nghĩa
tương đương. Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa hai thành tố Hán-Việt. Chính sự đa
dạng trong việc sử dụng các từ có cấu tạo khác nhau đã mang lại cho lớp từ Hán-
Việt một giá trị biểu đạt nổi bật và ấn tượng trong các sáng tác của ca dao Nam Bộ.
2.2.1.3. Từ nghề nghiệp
Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt, "từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ lao động, sản phẩm
lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó thường chỉ được người
trong ngành đó biết và sử dụng" [37, tr.28].
Chúng tôi đã tiến hành thống kê và nhận thấy có 47 từ nghề nghiệp với
60 lần xuất hiện (2,13%). Khảo sát cụ thể từ nghề nghiệp ở một số bài ca,
chúng tôi có bảng thống kê sau đây:
40
Bảng 2.3. Thống kê từ nghề nghiệp trong một số bài ca dao Nam Bộ
TT
BÀI CA DAO/
TRANG
TỔNG SỐ
TỪ
SỐ LƯỢT TỪ
NGHỀ NGHIỆP
TỪ
NGHỀ NGHIỆP
1 Bài 54 / 135 14 1 đưa đò
2 Bài 774/240 14 2 bứt choại, bện đăng
3 Bài 162 / 155 55 2 bán muối
4 Bài 169/ 156 28 2 cuốc đất, trồng cau
5 Bài 177 / 158 30 1 buôn
6 Bài 453 / 195 28 1 làm mướn
7 Bài 847 / 250 17 1 trồng
8 Bài 1922/ 390 15 3 đắp đập, be bờ, lờ
9 Bài 1923 / 390 15 3 gánh gạch xây thành, trồng cây
10 Bài 1926 / 390 18 1 xe sợi
11 Bài 1504 / 336 29 4 đắp lũy bồi thành, trồng cây,
hái trái
12 Bài 1332 /314 17 1 thổi kèn
13 Bài 1334 / 314 16 1 thợ bào
14 Bài 1333/ 314 17 1 thợ cưa
15 Bài 1338 / 314 25 2 hò, hát
16 Bài 1359 / 317 16 1 quăng câu
17 Bài 2597 / 478 14 1 bán
18 Bài 2600 / 478 14 1 chèo ghe
19 Bài 2602 / 478 14 3 chèo ghe, bắt cua, bắt rùa
20 Bài 2607 / 479 14 2 bắt nhái, cắm câu
21 Bài 2608/ 479 14 1 bắt kéc
22 Bài 2610 / 479 28 1 đi đăng
23 Bài 2611 /480 28 1 đi cày
24 Bài 2612/ 480 28 1 bán khoai
25 Bài 2743/ 496 30 4 thông ngôn, thợ bạc, kí lục
26 Bài 2688 / 489 17 1 ghe chài
27 Bài 112 / 145 17 1 hát bội
28 Bài 274 / 172 23 1 lưới
29 Bài 297/ 175 14 4 cắt, may, đột, viền
30 Bài 298 / 175 14 1 vá
31 Bài 354/ 183 15 1 rẫy
32 Bài 356/ 183 15 1 lờ
33 Bài 411/ 190 16 1 nhuộm
34 Bài 507 203 14 1 hái
35 Bài 510/ 204 24 2 kép, đào
41
36 Bài 573/ 212 21 3 chài, lưới
37 Bài 588/ 214 14 2 chẻ tre, bện sáo
38 Bài 590 / 214 14 3 chẻ tre, lựa lóng, đan sàng
39 Bài 233/ 166 28 3 om, lò
40 Bài 223/ 164 28 4 gánh
41 Bài 197 / 161 14 2 cấy mướn
42 Bài 668/ 225 14 2 bán vàm
43 Bài 680/ 227 32 2 buôn bán, làm mướn
44 Bài 770/ 240 14 1 chèo đò
45 Bài 773/ 240 14 1 xay gạo
46 Bài 959/ 265 14 2 bắt ốc, hái rau
47 Bài 1210/ 299 16 1 nóp
48 Bài 1394 / 322 14 1 tát nước
49 Bài 1498/ 335 28 1 may
50 Bài 228/ 165 86 9 cần câu
Từ nghề nghiệp trong ca dao Nam Bộ là lớp từ được tác giả dân gian sử
dụng nhằm phản ánh, diễn tả cuộc sống lao động, cung cách sinh hoạt về vật
chất và tinh thần của người dân vùng này.
Tùy theo phạm vi, mức độ phản ánh gắn với đặc điểm riêng của lớp từ
cụ thể về nghĩa mà chúng tôi đã phân loại và tìm hiểu luôn cả những cách sử
dụng từ nghề nghiệp trong ca dao Nam Bộ.
a) Lớp từ nghề nghiệp gắn với các phương tiện giao thông trên sông nước
Nói đến Nam Bộ, người ta nghĩ ngay tới một vùng sông nước bao la,
cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu gắn liền với sông nước nên ghe, đò,
xuồng... đã trở thành phương tiện di chuyển, là "chân đi" của người dân vùng
Nam Bộ. Vì vậy, dù nghèo khó, người dân Nam Bộ vẫn cố dành dụm sắm cho
mình chiếc ghe, chiếc xuồng làm phương tiện đi lại. Từ những chiếc ghe,
xuồng bơi, chèo, chống, luồn lách trong kênh, rạch nhỏ đến những chiếc ghe,
tàu vài chục tấn, vài trăm tấn bằng động cơ máy nổ được sử dụng đan xen với
nhau tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng sông nước phương Nam này.
Thậm chí, ghe, xuồng, thuyền... còn là mái ấm của nhiều gia đình. Việc
ăn, ngủ, nghỉ trên đó đã trở thành nếp sinh hoạt của dân Nam Bộ và họ đã
dùng những phương tiện đó phục vụ cho nhu cầu mưu sinh của mình.
42
Chẳng hạn, có những nghề liên quan tới “chân đi” như nghề đưa đò,
chèo ghe, ghe chài…
Chừng nào chợ Quán hết vôi
Thủ Thiêm hết gạo, em thôi đưa đò.
Nghề đưa đò là nghề chèo đò chở khách qua sông. Nam Bộ vốn là một
vùng sông nước bao la, cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với sông
nước. Thuở xa xưa, vùng đất này không có cầu như bây giờ, họa chăng chỉ có
mấy cây cầu khỉ bắc qua rạch, mương còn những con sông lớn phải dùng ghe,
đò mới có thể sang bờ bên kia được.
Đừng ham hốt bạc ghe chài
Cột buồm cao bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi.
Ghe xuồng không chỉ phục vụ việc đi lại và chuyên chở của con người mà
còn là phương tiện đánh bắt thủy hải sản. Cư dân Nam Bộ có tập quán sống ven
sông rạch, có nguồn cá tôm rất dồi dào nên người ta dùng chiếc ghe, chiếc xuồng
của mình để đánh bắt cá, tôm: câu tôm, câu cá, giăng lưới, cất vó, đặt lọp, xây nò,
đóng đáy cọc, chài lưới, thả câu... Chiếc xuồng, chiếc ghe, con đò còn phục vụ
cho việc buôn bán rồi kết thành điểm chợ buôn bán, trao đổi hàng hóa trên sông,
hình thành nên các khu chợ nổi hội tụ đủ các loại người tứ xứ đến buôn bán, làm
ăn. Từ những người dân bình thường đến những kẻ tứ cố vô thân, rời bỏ quê
hương tha phương kiếm sống, với một chiếc ghe chất đầy hàng hóa, nay họ ở chỗ
này, mai chỗ khác, len lỏi vào tận những con kênh, con rạch, những đường nước
hẹp đem hàng hóa phục vụ đến tận nhà...
Sông nước là một đặc trưng nổi bật của vùng đất Nam Bộ mà gắn liền
với nó là các sự vật, hiện tượng có liên quan và tất cả đã trở nên quen thuộc
với người dân nơi đây. Đây là lớp từ có sự đa dạng về tên gọi, phong phú và
đậm nét, góp phần biểu hiện nét đặc trưng văn hóa rất riêng của Nam Bộ .
b) Lớp từ nói về nghề đánh bắt thủy sản
Miền tây Nam Bộ có diện tích mặt nước trên đồng ruộng, diện tích mặt
nước trên sông, rạch, ao, hồ, đìa, đầm, vuông, xẻo… là nơi cung cấp nguồn
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ
Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ

More Related Content

What's hot

TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamNghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănnataliej4
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngChamcham239
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtlimsea33
 

What's hot (20)

Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAYLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt NamNghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong truyện cười dân gian Việt Nam
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ vănTài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
Tài liệu tìm hiểu chương trình môn ngữ văn
 
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chèCấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
Đề tài: Dạy học tích hợp trong một số tác phẩm trong môn Ngữ Văn 10
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 

Similar to Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ

SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...phamhieu56
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênnataliej4
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănNhật Linh
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfngTrang74
 

Similar to Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ (20)

Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAYĐề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOTLuận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.docTư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
Tư Tưởng Nho – Lão Trong Hát Nói Việt Nam.doc
 
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công SơnKhảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
Khảo sát các tương tác biểu tượng trong ca từ Trịnh Công Sơn
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Bài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn vănBài thuyết trình môn văn
Bài thuyết trình môn văn
 
Ca dao dân ca
Ca dao dân caCa dao dân ca
Ca dao dân ca
 
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
BỘ ĐỀ THEO CHUYÊN ĐỀ + LUYỆN ĐỀ TỔNG HỢP + MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY BỒI DƯỠNG...
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
Ai đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sôngAi đã đặt tên cho dòng sông
Ai đã đặt tên cho dòng sông
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Tín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.doc
Tín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.docTín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.doc
Tín Hiệu Thẩm Mĩ Trong Ca Dao, Tục Ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng.doc
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.docPhát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
Phát Triển Khai Thác Hải Sản Ở Thành Phố Đà Nẵng.doc
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 

Luận văn: Phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ

  • 1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao chiếm một vị trí quan trọng. Ca dao là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, nó là một kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Nội dung trữ tình của ca dao hết sức phong phú. Ta bắt gặp trong ca dao những "tiếng tơ đàn" ngân lên những giai điệu về tình yêu đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi, tiếng hát than thân, tiếng cười trào lộng… Xét về hình thức, ca dao là kho kinh nghiệm quí báu trong lĩnh vực nghệ thuật ngôn từ. Không phải ngẫu nhiên, nhiều nhà thơ tài năng ở các thời đại khác nhau đã tìm thấy ở ca dao những bài học sáng tạo đáng giá. Ta mới hiểu vì sao, đối với ngành Ngữ văn lâu nay, việc học tập, tìm hiểu, nghiên cứu ca dao vẫn chưa hề mất tính thời sự. Từ những góc nhìn khác nhau, các nhà nghiên cứu không ngừng cho ra đời các công trình có giá trị về mảng đề tài này.Tuy thế, ca dao Việt Nam, nhất là bộ phận ca dao thuộc các vùng miền vẫn ẩn chứa những vấn đề thú vị, đòi hỏi được tìm hiểu kĩ lưỡng, sâu sắc thêm. 1.2. Trên tấm "bản đồ văn hóa dân gian Việt Nam" miền đất Nam Bộ có nhiều nét đặc thù. Bộ phận ca dao của vùng đất này là một minh chứng sinh động. Với những gì đã sưu tập được, ta có thể thấy tính đa dạng, phong phú và đặc sắc của ca dao Nam Bộ ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức biểu hiện.Trong thực tế, việc nghiên cứu ca dao Nam Bộ vẫn chưa được tiến hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra nó được tìm hiểu. Chọn vấn đề Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ làm đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi muốn đi sâu vào một trong những biểu hiện đa dạng và đặc sắc nhất của hình thức ca dao vùng này, nhằm khám phá sâu sắc thêm các giá trị tiềm ẩn, cắt nghĩa sức sống lâu bền của nó, đồng thời hiểu được những nét
  • 2. 2 riêng về văn hoá của một vùng đất. Đặt vấn đề này trong bối cảnh nghiên cứu của ngành Ngữ văn hiện nay, chúng tôi cho rằng đây là sự lựa chọn có ý nghĩa. 1.3. Hiện nay, trong chương trình Ngữ văn THPT và nhất là bậc đại học, ca dao được đưa vào giảng dạy và học tập với số lượng tác phẩm đáng kể. Các nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi chú ý đến ca dao của người Kinh và của các tộc người thiểu số, của vùng Bắc cũng như vùng Trung và Nam Bộ. Việc có mặt các tác phẩm ca dao thuộc nhiều vùng miền khác nhau như vậy mới phản ánh được sự đa sắc của nó. Trước tình hình ấy, sự lựa chọn đề tài nghiên cứu của chúng tôi có thêm ý nghĩa thực tiễn. Nếu công trình thực sự có chất lượng, giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, chắc chắn sẽ góp phần thiết thực nhất định cho việc tìm hiểu, học tập ca dao ở các bậc học trong nhà trường. 2. Lịch sử vấn đề Việc tìm hiểu tu từ nghệ thuật (nghiên cứu ở phương tiện tu từ ngữ nghĩa) trong ca dao đã và đang được nhiều người quan tâm từ hai góc độ: lý luận và nghiên cứu ứng dụng. Tất nhiên, trong những công trình, bài viết mang tính lý luận vẫn có những ví dụ minh họa như là một phần ứng dụng. Ngược lại, trong những công trình ứng dụng, không thể thiếu những luận điểm lý thuyết. Cho đến nay, đã có không ít công trình với những tính chất và qui mô khác nhau về ca dao Nam Bộ. Ca dao dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh Nhị chủ biên, Nxb Tp.HCM, 1984) là một cuốn sưu tập, nhưng cũng đã phác họa được đôi nét về đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao này. Cuốn Ca dao Đồng Tháp Mười (Đỗ Văn Tân, Sở VH - TT Đồng Tháp, 1984) đã tập hợp trên 900 câu ca dao - một thành công đáng kể trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá dân tộc ở vùng Đồng Tháp Mười. Giang Minh Đoán có Kiên Giang qua ca dao (Nxb Tp.HCM, 1997) sưu tầm 272 câu ca dao về thiên nhiên, con người ở vùng đất Kiên Giang, qua đó, tác giả nêu lên một số nét trong phong tục tập quán của vùng sông nước, khu sinh thái U Minh Thượng. Tập thể tác giả của Khoa Ngữ
  • 3. 3 văn Trường đại học Cần Thơ đã sưu tầm các tác phẩm văn xuôi và văn vần dân gian, trong đó có 1020 câu ca dao đề cập đến phong tục tập quán, cách sinh hoạt và những đặc sản vùng miền ở 12 tỉnh thành của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Những nội dung đó được thể hiện qua công trình Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Giáo dục, 1997). Trong những công trình sưu tập, không thể không nhắc đến cuốn Ca dao - Dân ca Nam kỳ lục tỉnh của Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb Đồng Nai, 1998, với 952 câu ca dao dân ca Nam Bộ, dựa trên các tài liệu sưu tập ca dao - dân ca được công bố từ những năm 50, 60 của thế kỉ XX. Về nghiên cứu, đáng chú ý có bài của tác giả Đặng Văn Lung (1968): Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình, Tạp chí Văn học số 10 - 1968, sau này được in trong cuốn Văn học Việt Nam, Văn học dân gian - Những công trình nghiên cứu. Tác giả đề cập đến “những hình ảnh được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong ca dao, mỗi hình ảnh được khai thác ở một số khía cạnh nhất định: hình ảnh con cò, cây tre, trăng, thuyền với bến, cà với muối, cuội với trăng, quán mát với cây đa, bến xưa với đò cũ, mận với đào, lê với lựu… người nghe đã cảm thấy tâm hồn rung động vì đã hiểu được ý người hát, đã bắt đầu đồng cảm. Chính sự lặp đi lặp lại nhiều lần đã làm cho hình ảnh ấy trở nên thân thuộc. Những hình ảnh ấy được vận dụng qua hai cách so sánh trực tiếp và so sánh gián tiếp trong ca dao” [54]. Như vậy, tác giả chỉ đề cập đến phương tiện tu từ ngữ nghĩa (ẩn dụ) và biện pháp tu từ (so sánh) nhằm thể hiện sự tinh luyện về ngôn ngữ hình ảnh, lối nói ví von của nhân dân ta. Với đề tài Hình ảnh sông nước Nam Bộ qua ca dao dân ca, tác giả Lê Ngọc Trinh (1992) [75] cho rằng sông - nước như một “hằng số” lặp đi lặp lại trong thơ ca dân gian Nam Bộ làm nên một nét văn hóa đặc thù, làm nên một diện mạo riêng biệt không lẫn vào đâu được. Trong bài viết Thiên nhiên trong ca dao - dân ca trữ tình Nam Bộ (1997) [65], Trần Thị Diễm Thúy đã nghiên cứu tính chất phong phú, đa dạng của những hình tượng thiên nhiên liên quan đến: sông nước,
  • 4. 4 miệt vườn, ruộng rẫy, các hiện tượng tự nhiên, vật thể vũ trụ… Đặc biệt, bài viết đề cập rất cụ thể về thế giới nghệ thuật trong ca dao dân ca trữ tình Nam Bộ: thiên nhiên và các hiện tượng so sánh, ẩn dụ, biểu tượng… Tác giả xác định: “thiên nhiên thay đổi trong tiến trình khai phá thì văn hóa dân gian cũng in dấu rõ nét”. Đề tài đã góp phần tìm hiểu những đặc điểm riêng của văn hóa vùng đất Nam Bộ. Bùi Thị Tâm - tác giả luận văn thạc sĩ với đề tài Những đặc điểm ngôn ngữ trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long (1998) - đã nghiên cứu sự phong phú và đa dạng của lớp từ ngữ mang sắc thái địa phương, đặc điểm câu và câu thơ trong ngôn ngữ ca dao đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, luận văn cũng đề cập một số công thức mang ý nghĩa biểu trưng như so sánh, ẩn dụ mặc dù công công trình không đi sâu nghiên cứu các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao [61]. Với bài viết Hình ảnh “thân em” trong ca dao trữ tình đồng bằng sông Cửu Long (2000), tác giả Nguyễn Văn Nở đề cập đến vấn đề so sánh tu từ trong ca dao qua cấu trúc so sánh nổi “Thân em như…” [55]. Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã phân loại, miêu tả các biểu tượng nghệ thuật thông qua các hình thức so sánh nổi, ẩn dụ tu từ trong ca dao, đồng thời trình bày cấu tạo và vai trò của chúng đối với thi pháp ca dao người Việt trong luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt (2002) [17]. Lê Thị Thu Thủy có bài Biểu tượng kênh, rạch, sông trong ca dao dân ca Nam Bộ (2002) [67] đề cập đến những hình ảnh quen thuộc với người dân vùng sông nước nơi đây là chiếc ghe, con đò, dòng sông, chiếc cầu... Trong luận án tiến sĩ Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ (2004), Trần Văn Nam đã nghiên cứu về biểu trưng trong ca dao xét trên bình diện thi pháp học, từ đó, tác giả đã nêu bật vai trò của các biểu trưng trong việc thể hiện đặc điểm văn hóa của vùng đất và con người Nam Bộ [46]. Huỳnh Thị Kim Liên với bài Truyền thống và biến đổi trong ca dao dân ca Nam Bộ (2006) đã nghiên cứu sự biến đổi trong ca dao dân ca xét trên bình diện thi pháp học, xét tính biến đổi của ca dao dân ca Nam Bộ về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng; có sự so sánh ca dao - dân ca tiêu biểu của người Việt ở cả ba miền Bắc- Trung - Nam [42].
  • 5. 5 Trên trang web Vannghesongcuulong.org.vn, có bài viết Cảm xúc về sông nước qua ca dao Nam Bộ (2000) của Trần Phỏng Diều. Tác giả cho rằng, trong ca dao dân ca Nam Bộ, tác giả dân gian thường mượn các hình ảnh quen thuộc để ví von nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói [13]. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Na Biểu trưng của hình ảnh sông nước trong ca dao Nam Bộ (2008) tập trung nghiên cứu về sông nước trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Nam Bộ [43]. Trong luận văn thạc sĩ Từ địa phương trong ca dao - dân ca Nam Bộ (2008), Trần Đức Hùng tìm hiểu các lớp từ địa phương được sử dụng trong ca dao - dân ca. Tác giả còn chỉ ra vai trò nghệ thuật của từ địa phương như: từ địa phương với biểu tượng và cấu trúc sóng đôi; từ địa phương trong vai trò so sánh, ẩn dụ; vai trò nghệ thuật chơi chữ… [27]. Với đề tài Cấu trúc so sánh “Thân em…” trong ca dao Nam Bộ về chủ đề thân phận người phụ nữ (2009), Cao Thị Cẩm Tú tập trung phân tích giá trị của cấu trúc so sánh “Thân em như...” trong ca dao Nam Bộ để làm nổi bật chủ đề thân phận người phụ nữ [70]. Nhìn chung, vấn đề tu từ trong ca dao Nam Bộ được đề cập trong không ít bài viết, công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là những bài viết lẻ, hoặc chỉ là một vài tiểu mục nào đó trong luận văn, luận án, nghĩa là vẫn chưa có công trình nào khảo sát một cách đầy đủ, có hệ thống các phương tiện và biện pháp tu từ nghệ thuật. Điều đó càng kích thích chúng tôi mạnh dạn đi vào đề tài này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm tu từ nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ. Tư liệu khảo sát chính về ca dao Nam Bộ là quyển Ca dao dân ca Nam Bộ [18]. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những quyển như: Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long [33] (tập 3), Ca dao Đồng Tháp Mười [60], Ca dao dân ca Nam kỳ lục tỉnh [74].
  • 6. 6 4. Mục đích nghiên cứu - Nhận diện một cách đầy đủ các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng ở ca dao Nam Bộ, phân tích giá trị biểu đạt; so sánh, đối chiếu để làm nổi bật những nét riêng, đặc sắc của ca dao Nam Bộ so với ca dao các vùng miền khác, từ đó, thấy được những nét riêng trong bản sắc văn hóa của vùng đất này. - Vận dụng thao tác phân tích ngôn ngữ học vào việc tiếp cận tác phẩm ca dao, rút ra những nguyên tắc cần thiết cho việc đọc hiểu ca dao đang đặt ra trong nhà trường hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng và phối hợp các phương pháp chính sau đây: - Phương pháp thống kê, - Phương pháp hệ thống, - Phương pháp phân tích ngôn ngữ học, - Phương pháp so sánh, - Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Ca dao và vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao. Chương2: Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ. Chương 3: Một số biện pháp tu từ trong ca dao Nam Bộ. Sau cùng là Tài liệu tham khảo.
  • 7. 7 Chương 1 CA DAO VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO 1.1. Ca dao và các hướng nghiên cứu ca dao ở Việt Nam 1.1.1. Khái quát về ca dao Việt Nam Trong ngành nghiên cứu Ngữ văn nước ta, ca dao là đối tượng được nghiên cứu khá sớm và đạt nhiều thành tựu. Riêng vấn đề thuật ngữ, khái niệm ca dao đã được lí giải ở nhiều công trình. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: "Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân" [Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu Sài Gòn in năm 1968, tr.11]. Từ điển thuật ngữ văn học, (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên) định nghĩa: "Ca dao còn gọi phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau. Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu. Ca dao là danh từ ghép chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca" [21, tr.31]. Các tác giả công trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập 1 viết: "Ca dao là những bài hát có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm" [73, tr.3]. Theo Vũ Ngọc Phan, “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các làn điệu dân ca” [56, tr.42]. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cho rằng: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán Việt. Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy, hoặc ngược lại là những câu thơ có thể bẻ thành những làn điệu dân ca” [31, tr.295-296].
  • 8. 8 Các định nghĩa về ca dao đã trình bày ở trên mặc dù có khác nhau ít nhiều, nhưng cơ bản vẫn thống nhất trên những điều cơ bản: ca dao là những câu thơ có thể hát lên, ngâm lên thành những làn điệu dân ca. Ca dao là lời dân ca tách khỏi điệu nhạc, dân ca là lời thơ dân gian đi kèm với điệu nhạc. Tuy nhiên, lời và nhạc gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong văn chương, người ta đề cập tới ca dao dân ca như là thơ dân gian. Ca dao - dân ca bao gồm: dân ca nghi lễ, dân ca lao động, ca dao - dân ca trữ tình. Ca dao - dân ca trữ tình là tiếng hát "đi từ trái tim lên miệng", phản ánh trực tiếp những cảm xúc tâm trạng của con người, thái độ cảm xúc của con người đối với thực tại xung quanh. Như vậy, ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, hát ru… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ những luyến láy khi hát. Ca dao thực sự là những sáng tạo của nhân dân ở phương diện ngôn ngữ văn học. Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian. Ca dao Việt Nam là nơi lưu giữ nhiều giá trị tinh thần của nhân dân ta. Có thể nói, muốn biết tình cảm của nhân dân Việt Nam dồi dào, thắm thiết, sâu sắc đến mức độ nào, rung động nhiều về khía cạnh nào của cuộc đời thì không thể không nghiên cứu ca dao. Thật vậy, ca dao diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước,… Ra đời trong xã hội cũ, ca dao trữ tình là những tiếng hát than thân, phản kháng; những lời ca yêu thương tình nghĩa cất lên từ cuộc đời còn nhiều xót xa, cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam sau lũy tre xanh, bên giếng nước, gốc đa, sân đình,… Bên cạnh đó, còn có những bài ca dao hài hước thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. Ngoài việc biểu hiện đời sống vật chất, tinh thần của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân Việt Nam và tình hình xã hội thời xưa về nhiều mặt kinh tế, chính trị,…
  • 9. 9 Ca dao không chỉ bộc lộ cảm xúc chân thành mãnh liệt thắm thiết của người bình dân, mà còn cho ta thấy phẩm chất của họ trong quan hệ với thiên nhiên và xã hội. Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số phương thức mang đậm sắc thái dân gian. 1.1.2. Nghiên cứu ca dao dưới góc độ văn học Phải khẳng định rằng, cho đến nay, nghiên cứu về ca dao, thành tựu chủ yếu vẫn thuộc về các nhà nghiên cứu văn học. Từ những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945, một số nhà nghiên cứu đã có ý thức sưu tầm ca dao Việt Nam (lúc bấy giờ người ta còn gọi là phong dao). Một trong những người đi tiên phong là Nguyễn Văn Ngọc với công trình Tục ngữ phong dao, Nxb Vĩnh Hưng Long, 1928. Ngoài ra phải kể đến Phong dao và ca dao mới, Nhà in Phúc Văn, Hà Nội, 1932; Phong dao, ca dao, phương ngôn tục ngữ của Nguyễn Tấn Chiểu, Nhà in Thái Sơn, Hà Nội, 1934; Ca dao ngạn ngữ của Trần Công Hoán, Editions Hương Phong, 1939... Sau cách mạng, việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian nói chung, ca dao dân ca nói riêng được đẩy mạnh. Về sưu tầm, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như: Ca dao Việt Nam trước cách mạng của Tổ Văn học dân gian (Viện văn học), Nxb Văn học, 1963; Ca dao sưu tầm ở Thanh Hóa của nhóm Lam Sơn, Nxb Văn học, 1963; Ca dao ngạn ngữ Hà Nội, Hội Văn nghệ Hà Nội xuất bản, 1971; Ca dao Nghệ Tĩnh, Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao biên soạn, Sở Văn hóa Thông tin Nghệ Tĩnh xuất bản, 1984;... Qui mô hơn cả là bộ Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính chủ trì biên soạn, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2001. Đây là bộ sách tập hợp đầy đủ nhất ca dao Việt Nam trên cơ sở những tài liệu đã có từ trước.
  • 10. 10 Bên cạnh sưu tầm, việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao cũng đã được chú ý đúng mức. Ngay từ những năm trước cách mạng, trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu - một bộ sách giáo khoa đồng thời là một bộ lịch sử văn học - Dương Quảng Hàm đã có cách nhìn nhận, đánh giá về ca dao Việt Nam. Sau cách mạng, các bộ Lịch sử văn học Việt Nam của các trường đại học đều có phần viết về văn học dân gian, trong đó có ca dao. Công trình Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của Cao Huy Đỉnh (1974) đã dành một phần đáng kể viết về thơ ca trữ tình dân gian. Tác giả Hoàng Tiến Tựu là nhà giáo, từng có công sưu tầm ca dao và giảng dạy ca dao ở trường đại học. Bên cạnh phần viết về Văn học dân gian của bộ Lịch sử văn học Việt Nam, ông còn là tác giả của công trình Bình giảng ca dao, Nxb GD, Hà Nội, 1992. Nghiên cứu ca dao từ góc độ thi pháp, Nguyễn Xuân Kính đã có cái nhìn khá toàn diện vấn đề hình thức ca dao, từ ngôn ngữ, thể thơ, kết cấu, thời gian và không gian nghệ thuật, một số biểu tượng hình ảnh... Những nội dung này được trình bày trong cuốn Thi pháp ca dao, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2004. Như vậy, vấn đề nghiên cứu ca dao Việt Nam từ góc độ văn học đã có một bề dày lịch sử. Công việc sẽ còn được tiếp tục ở các thế hệ sau - những thế hệ có điều kiện tiếp cận với những phương pháp nghiên cứu mới của thế giới về folklore. 1.1.3. Nghiên cứu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học Bên cạnh hướng nghiên cứu văn học, ca dao còn được tìm hiểu dưới góc độ ngôn ngữ học, và hướng nghiên cứu khá mới mẻ này cũng đã gặt hái được nhiều thành công. Dưới góc nhìn ngôn ngữ học, ca dao được tìm hiểu khá toàn diện về hình thức. Có thể nói, hầu như mọi cấp độ ngôn ngữ ca dao đều đã được nghiên cứu. Phong phú nhất, có lẽ là các bài viết, công trình tìm hiểu về từ ngữ trong ca dao. Có những bài đi sâu phân tích, thẩm bình nghệ thuật dùng từ ở những bài ca dao cụ thể (các bài bình ca dao của Hoàng Tiến Tựu). Nhiều bài đi sâu khảo sát một phương diện nào đó về từ ngữ trong ca dao. Đó là vấn đề địa danh của các địa phương trong ca dao; vấn đề phương ngữ, thành ngữ, tục ngữ, từ gốc Hán, điển cố gốc Hán trong
  • 11. 11 ca dao; là hiện tượng từ trái nghĩa trong ca dao; so sánh cách dùng từ ngữ trong ca dao và trong thơ bác học; ý nghĩa của những con số thường gặp trong ca dao; cách sử dụng từ xưng hô trong ca dao... Về tu từ, không ít bài đi vào các phương tiện và biện pháp cụ thể mà ca dao sử dụng. Nguyễn Văn Liên tìm hiểu Một số phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao tình yêu đôi lứa xứ Nghệ (Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Vinh, 1999); Hà Châu bàn về Cách so sánh trong ca dao ngày nay (Tạp chí Văn học, số 9, 1966); Nguyễn Thị Ngọc Điệp nghiên cứu Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt (Luận án tiến sĩ, Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, 2002); Hoàng Thị Kim Ngọc khảo sát So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình người Việt (Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ, 2004). Chuyên luận Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính cũng là công trình đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến ngôn ngữ ca dao. Đây là điều tất yếu, bởi thi pháp là khoa học nghiên cứu hình thức trong mối quan hệ hữu cơ với nội dung tác phẩm. Ngoài ra, có không ít công trình, bài báo đặt nhiệm vụ nghiên cứu một cách toàn diện ngôn ngữ ca dao, từ các thể thơ, cách hiệp vần, đến giá trị biểu trưng của hình ảnh được sử dụng trong ca dao. Như vậy, việc nghiên cứu ca dao từ góc độ ngôn ngữ học là hướng đi đầy triển vọng. Với phương pháp nghiên cứu đặc thù, nó có thể khám phá những giá trị của ca dao truyền thống mà hướng nghiên cứu khác chưa đạt được. 1.2. Vấn đề nghiên cứu hình thức nghệ thuật của ca dao Khi nhắc đến các phạm trù hình thức trong ca dao, người ta thường đề cập đến thể thơ và cấu tứ trong ca dao. Về thể thơ: trong ca dao truyền thống của người Việt có mặt hầu hết các thể thơ được dùng trong các thể loại văn vần khác nhau của dân tộc như: tục ngữ, câu đố, vè… Các thể thơ đơn giản (câu ngắn, ít âm tiết) thường được gọi là các thể nói lối hay các thể vãn (bao gồm vãn hai, vãn ba, vãn bốn, vãn năm,
  • 12. 12 mỗi câu gồm hai, ba, bốn, năm âm tiết). Các thể thơ này đều thấy có trong tục ngữ, câu đố và được dùng phổ biến trong đồng dao và ca dao nghi lễ, phù chú. Thể vãn hai và vãn bốn thường dễ lẫn với nhau, khó phân biệt rạch ròi. Vì câu thơ bốn âm tiết (vãn bốn) được ngắt theo nhịp 2/2 thì đọc lên nghe cũng tương tự như câu thơ hai âm tiết (vãn hai). Ngược lại, những câu hai âm tiết, nếu đọc nhanh (không ngừng lâu ở âm tiết thứ hai) thì nghe cũng gần như thể vãn bốn. Chẳng hạn, những câu thơ sau đây có thể đọc thành vãn hai hay vãn bốn đều được: Chi chi chành chành Cái đanh nổi lửa Con ngựa chết trương Ba vương thượng đế Cấp kế đi tìm Ú tim ù ập… Ngoài yếu tố nhịp, thể vãn hai hay vãn bốn còn dễ hòa lẫn với nhau do yếu tố vần. Vần trong thể vãn bốn được gieo cả ở tiếng bằng lẫn tiếng trắc, cả ở câu cuối (vần cuối - cược vận) lẫn giữa câu (vần lưng - yêu vận), cho nên khi đọc muốn chuyển thành vãn hai rất dễ dàng, thuận lợi. Thể vãn ba, tuy ít được dùng nhưng tính độc lập rất cao, khó lẫn với các thể khác: Xỉa cá mè Đè cá chép Chân nào đẹp Đi buôn men… Hai thể thơ được dùng nhiều nhất đồng thời cũng tiêu biểu và quan trọng nhất trong ca dao truyền thống là lục bát và song thất lục bát. Thể lục bát (bao gồm cả lục bát chỉnh thể - mỗi câu gồm hai vế, vế trên sáu âm tiết, vế dưới tám âm tiết: “thượng lục hạ bát” và “lục bát biến thể” - số âm tiết trong mỗi vế có thể tăng hoặc giảm) được sử dụng rộng rãi và thường xuyên nhất trong ca dao các địa phương trong cả nước. Đây là thể thơ phù hợp với ngôn ngữ
  • 13. 13 Việt và tâm hồn Việt. Do đó, nó cũng là thể thơ sở trường nhất của các nhà thơ Việt, kể cả văn học dân gian và bác học. Nhiều áng thơ hay trong văn học dân tộc thuộc thể lục bát (Truyện Kiều, thơ lục bát Nguyễn Bính, Huy Cận, Nguyễn Duy..). Thể song thất lục bát (hay lục bát gián thất) tuy không phổ biến và giàu sức biểu hiện bằng lục bát, nhưng cũng là một thể thơ dân gian, bắt nguồn từ dân ca mang cốt cách dân tộc độc đáo, khác với thể thơ bảy chữ (thất ngôn) của Trung Quốc. Thơ thất ngôn của Trung Quốc gieo vần ở cuối câu (vần chân - cước vận), ngắt nhịp ở tiếng thứ tư (nhịp 4/3), còn thể song thất lục bát của Việt Nam thì hai câu bảy được gieo vần trắc ở câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ hai (nghĩa là có cả vần chân và vần lưng), ngắt nhịp ở tiếng thứ ba (nhịp 3/4). Do những đặc điểm đó mà thể thơ này có khả năng thể hiện riêng, khác với thể thất ngôn Trung Quốc và cũng khác với thể lục bát. Nó diễn tả được những trạng thái tình cảm đặc biệt, những nỗi buồn đau uất hận ở mức độ cao, những sự gay cấn, khúc mắc, xung đột gay gắt trong tâm trạng. Khả năng biểu hiện đặc biệt này, phần lớn là do sự gieo vần ở tiếng trắc gây ra. Ngoài vần trắc (ở cuối câu thứ nhất và tiếng thứ năm câu thứ hai), thể song thất trong ca dao còn có thêm vần bằng ở giữa câu thứ nhất, có khi mở bài và kết thúc bằng thơ lục bát, còn bốn câu bảy nằm ở giữa như cái lõi của bài ca dao. Về cấu tứ trong ca dao: trong mỗi bài ca dao không chỉ có ý mà còn có tứ. Ý là nội dung tương đối độc lập với hình thức, còn tứ đã được tổ chức, thể hiện dưới một hình thức nghệ thuật nhất định, làm nên cái hay riêng của mỗi bài ca dao. Trong ca dao truyền thống, những câu, những bài giống nhau hoặc gần nhau về ý nhưng có cấu tứ khác nhau khá phổ biến. Khi giảng dạy và học tập ca dao, điều khó nhất là tìm được, nắm được cái tứ riêng của từng bài để hiểu đúng được cái hay riêng của nó. Nếu chỉ sa vào việc tìm ý mà coi nhẹ hoặc bỏ qua việc tìm tòi, phát hiện tứ và cấu tứ của từng bài thì sẽ làm cho công việc giảng dạy và học tập ca dao trở nên nghèo nàn, đơn điệu, khô cứng.
  • 14. 14 Khi nói đến cấu tứ và nghệ thuật làm ca dao, các nhà nghiên cứu thường nêu lên ba kiểu cấu tứ phổ biến trong ca dao là thể phú, thể tỉ, thể hứng và coi hầu hết ca dao truyền thống đều được làm theo một trong ba thể ấy. Dựa vào sự phân chia cấu tứ, có thể phân ca dao truyền thống thành hai bộ phận lớn: bộ phận thứ nhất gồm những bài (kể cả những câu độc lập) không có cấu tứ độc đáo (hay nói cách khác là sự cấu tứ còn ở trình độ rất thấp, rất tự nhiên, ngộ nghĩnh nhiều khi có tính chất ngẫu nhiên, tản mạn). Phần lớn những bài đồng dao, những bài ca khấn nguyện, những câu hát bông đùa bâng quơ đều thuộc loại này. Bộ phận thứ hai, gồm những bài có cấu tứ độc đáo rõ rệt. Phần lớn những bài ca dao trữ tình có giá trị, được nhiều người lưu truyền ưa thích đều thuộc bộ phận này. Vì thế, mỗi bài có cấu tứ riêng rất độc đáo và nhiều khi rất tinh tế, không bài nào giống bài nào (dù là về nội dung tức là về ý rất gần nhau hoặc giống nhau). 1.3. Tu từ nghệ thuật trong ca dao 1.3.1. Khái niệm tu từ nghệ thuật Phong cách học là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ, là khoa học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao, nghĩa là, nói và viết đạt được tính chính xác và tính thẩm mĩ trong mọi phạm vi hoạt động của giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ được sử dụng có hiệu quả cao có nghĩa là ngôn ngữ phải giúp con người chuyển tải được một cách đầy đủ nhất những nội dung cần thực hiện trong giao tiếp (kể cả dạng nói và dạng viết). Phong cách học là khoa học hướng tới những nhiệm vụ thiết thực nêu trên của ngôn ngữ. Theo một cách lí giải, “Phong cách học là một bộ phận của ngôn ngữ học nghiên cứu nguyên tắc, quy luật lựa chọn và hiệu quả lựa chọn, sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn ngữ nhằm biểu hiện một nội dung tư tưởng, tình cảm nhất định trong những phong cách chức năng ngôn ngữ nhất định” [69, tr.29]. Phong cách học có vai trò to lớn trong việc nghiên cứu, xác định cái đẹp của ngôn ngữ; nghiên cứu tác dụng trở lại của hình thức ngôn ngữ đối với nội
  • 15. 15 dung diễn đạt tức là cũng nghiên cứu sự lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ phù hợp nhất với nội dung tư tưởng, tình cảm trong những điều kiện hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Muốn cảm nhận cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ, cần khảo sát, phân loại và miêu tả có hệ thống phương tiện tu từ và biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được giá trị nghệ thuật của các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ấy trong việc biểu hiện tư tưởng, tình cảm của tác phẩm văn học. Do đó, phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sữ vật - lôgic) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ; còn biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ, không kể trung hòa hay tu từ (còn được gọi là diễn cảm) trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ. 1.3.2. Vấn đề tu từ nghệ thuật trong ca dao Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ là khái niệm cơ sở của phong cách học. Mọi hoạt động ngôn ngữ đều có mục đích, phương tiện (công cụ) biện pháp (cách thức) nhất định. Muốn cảm nhận, chiếm lĩnh giá trị đích thực của tác phẩm văn học cần phải nắm vững và đánh giá được chức năng và vai trò của phương tiện tu từ và biện pháp tu từ - những yếu tố quan trọng tạo nên giá trị thẩm mĩ. Phân loại, phân tích đánh giá được các phép tu từ là nắm chắc chìa khóa để mở cánh cửa đi vào cảm thụ giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Phương tiện và biện pháp tu từ là những yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của tác phẩm văn học dân gian, nhất là thơ ca trữ tình. Do yêu cầu biểu đạt của nó, ca dao là thể loại mà ở đó, các phương tiện và biện pháp tu từ được sử dụng một cách rộng rãi nhất. Chỉ cần đọc qua ca dao của bất cứ vùng đất nào, có thể dễ dàng nhận thấy tác giả dân gian thật phóng túng về phương diện tu từ. Về tu từ ngữ âm, cách gieo vần, tạo nhịp, phối ứng thanh điệu, sử dụng từ láy, phép điệp âm... là những biện pháp được dùng với tần suất cao. Về tu từ từ vựng, có thể nhận thấy sự khác biệt
  • 16. 16 của các lớp từ mang dấu ấn phong cách như từ địa phương, từ địa danh, từ nghề nghiệp, từ thi ca, từ sinh hoạt... trong ca dao thuộc mọi chủ để. Về tu từ ngữ nghĩa, so sánh, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, nói giảm, nói tránh... là những biện pháp rất được ưa dùng trong ca dao. Về tu từ cú pháp, phép song song, phép lặp, câu hỏi tu từ... cũng được sử dụng nhiều. Có thể khẳng định, ca dao là mảnh đất màu mỡ cho việc nghiên cứu các biện pháp và phương tiện tu từ trong văn học. Từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thi pháp học đã ít nhiều đề cập đến vấn đề tu từ trong ca dao trữ tình Việt Nam như Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Hoàng Tiến Tựu, Triều Nguyên… Các tác giả đã đưa ra những kiến giải, kết luận có giá trị về đặc điểm tu từ, màu sắc tu từ trong các tác phẩm văn chương nói chung, trong ca dao nói riêng dưới ánh sáng của phong cách học, thi pháp học. Các tác giả đã đánh giá sắc thái tu từ qua việc lựa chọn, sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ qua các mặt từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ âm, từ đó, đưa ra những kết luận khoa học có giá trị. 1.4. Ca dao Nam Bộ và việc sử dụng các hình thức nghệ thuật trong ca dao Nam Bộ 1.4.1. Vài nét về vùng đất và con người Nam Bộ 1.4.1.1. Vài nét vùng đất Nam Bộ Nam Bộ là một vùng đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc - miền đất vừa rất cổ lại vừa rất mới. Từ lâu đã có những nền văn hóa độc đáo nằm rải trên một địa bàn rộng lớn ở cả vùng trên, vùng dưới lưu vực sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Trước thế kỷ XVI, miền đất này chìm trong hoang sơ của rừng rậm, sình lầy… Từ đầu thế kỉ XVII, cùng với số dân bản địa ít ỏi và thưa thớt (chủ yếu là người Chăm và người Khơ-me), những người Việt lớp trước và lớp sau, bằng nhiều con đường vượt bể, xuyên rừng, băng núi, với mọi nỗ lực phi thường, đã đến miền đất này lật thêm những trang sử vàng chói lọi cho một thời kì khai phá mới. Từ đó tới nay, hơn 300 năm, trên vùng đất mới này của Tổ quốc đã trải qua những biến động lớn. Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX, cuộc khẩn hoang vĩ đại nhất
  • 17. 17 của dân tộc ta về chiều rộng cũng như chiều sâu. Trận thủy chiến vang lừng của nghĩa quân Tây Sơn đã tiêu diệt năm vạn quân Xiêm xâm lược. Nơi đây, chứng kiến sự nổi dậy và ngã gục của triều đình phong kiến nhà Nguyễn; chứng kiến bước đường xâm lược và sự thất bại nhục nhã của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Chính nơi này, những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được giữ gìn và phát huy rực rỡ, phong phú. Thực dân Pháp xâm lược nước ta, thực hiện chính sách “chia để trị”, chia nước Việt Nam thành 3 kì: Bắc kì, Trung kì, Nam kì. Trái với ý đồ của kẻ thù, nhân dân ta với tư tưởng và tình cảm hướng về một cội nguồn, một chỉnh thể thống nhất giữa các miền của Tổ quốc. “Đồng bào Nam Bộ là dân nước Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi” (Hồ Chí Minh). Xét về mặt địa lí tự nhiên, vùng đất Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía nam và hai thành phố là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Miền đất Nam Bộ đã hình thành hai khu vực lớn: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nối liền hai khu vực đó là thành phố Hồ Chí Minh. Đông Nam Bộ rộng khoảng 26.000 km2 , bao gồm các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Vùng đất này cao, phù sa cổ đệm giữa cao nguyên với châu thổ Cửu Long; có những ngọn núi thưa thớt xen giữa các triền đồi đất đỏ hoặc đất xám trùng điệp, lượn sóng nhấp nhô, rừng bạt ngàn, ít sông rạch. Những cư dân người Việt đã cư ngụ đầu tiên ở mảnh đất này trước khi lấn xuống đồng bằng sông Cửu Long. Còn Tây Nam Bộ với diện tích hơn 40.000 km2 , bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Nhìn chung, vùng Tây Nam Bộ được khai thác muộn hơn Đông Nam Bộ. Nếu như trước đây, cư dân bản địa không thể khai phá rộng rãi và cư ngụ lâu dài ở châu thổ sông Cửu Long, buộc phải thu mình trên những giồng đất, gò đồi, thì sau này, những cư dân Việt đã làm được điều đó. Đồng bằng Tây Nam Bộ hay còn gọi là đồng bằng sông Cửu Long. Là sản phẩm bồi tụ của sông Cửu Long - một trong mười con sông lớn nhất thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long tương đối thấp, bằng phẳng, khí hậu
  • 18. 18 mát mẻ, điều hòa quanh năm, là châu thổ phì nhiêu, trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta. Trên đồng bằng này có nhiều dòng chảy tự nhiên, tạo nên một mạng lưới sông rạch chi chít. Theo thời gian con người đã đan thêm vào hệ thống đường thủy tự nhiên ấy những hệ thống kênh đào dày đặc, phục vụ cho các mục đích kinh tế, văn hóa, quốc phòng. Hiếm có nơi nào mà đời sống con người lại gắn bó mật thiết với sông nước như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ở vùng đồng bằng sông Cửu Long còn có những cánh đồng mênh mông, màu mỡ - vựa lúa của nước ta và khu vực Đông Nam Á. Chính điều kiện tự nhiên và con người nơi đây đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có ca dao Nam Bộ. Theo lịch sử, trước kia nơi đây vốn là lãnh thổ của nước Phù Nam và Chân Lạp. Thời chúa Nguyễn và nhà Tây Sơn, vùng đất này là xứ Gia Định, mới được khai khẩn từ thế kỷ 17. Năm 1698, xứ Gia Định được chia thành 3 dinh: PhiênTrấn, Trấn Biên và Long Hồ. Vua Gia Long nhà Nguyễn gọi vùng này là Gia Định Thành, bao gồm 5 trấn: Phiên An (địa hạt Gia Định), Biên Hòa, Vĩnh Thanh (tức là Vĩnh Long và An Giang), Vĩnh Tường và Hà Tiên. Năm 1834, vua Minh Mạng gọi là Nam Kỳ. Năm 1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, mở đầu cuộc xâm lược đất Việt Nam. Ngày 13 tháng 4 năm 1862, triều đình Huế cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định và Định Tường) nhượng cho Pháp. Năm 1867, Pháp đơn phương tuyên bố toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ là lãnh địa của Pháp. Từ đó, Nam Kỳ được hưởng quy chế thuộc địa, với chính quyền thực dân, đứng đầu là một thống đốc người Pháp. Năm 1887, Nam Kỳ trở thành một vùng lãnh thổ nằm trong Liên bang Đông Dương. Tháng 3 năm 1945, Thống sứ Nhật Nashimura đổi Nam Kỳ thành Nam Bộ. Năm 1945, thời Đế quốc Việt Nam với chính phủ Trần Trọng Kim tuyên bố sáp nhập Nam Kỳ lại thành một bộ phận của nước Việt Nam độc lập. Sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ đó ra mắt ngày 25 tháng 8 năm 1945 do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Sau cuộc đảo chính Pháp tại Đông Dương ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tuyên bố trao lại
  • 19. 19 quyền độc lập cho Việt Nam do vua Bảo Đại cai trị. Cùng với việc thành lập chính phủ, vua Bảo Đại cũng cho phân vùng lãnh thổ Việt Nam thành 3 khu vực hành chính, trong đó Nam Bộ là khu vực tương ứng với Nam Kì cũ. Thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn ngày 23 tháng 9 năm 1945 rồi dần dần đánh rộng ra chiếm lại Nam Bộ. Chính phủ Nam Kỳ quốc được thành lập theo sự chỉ đạo của Pháp hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam với tên Nam Kỳ Quốc. Không đánh bại được Việt Minh, Pháp phải dựng "giải pháp Bảo Đại", công nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam. Cuối cùng ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trả Nam Bộ cho Việt Nam. Nam Bộ trở thành lãnh thổ nằm trong Quốc gia Việt Nam. Trải qua hơn 300 năm với nhiều tên gọi khác nhau, cuối cùng tên gọi Nam Bộ dùng để chỉ mảnh đất phía Nam của Tổ quốc. Nam Bộ là tên gọi được sử dụng lâu dài nhất cho đến ngày nay. Văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kụr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay). Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là một vùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằng chịt. Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào, dân cư chủ yếu là người Chăm và Khơ- me. Cuối thế kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân từ Quảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Một nền văn hóa vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài và khi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúc kết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giá trị văn hóa Nam Bộ. Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hóa Nam Bộ như hiện nay.
  • 20. 20 Đất Nam Bộ cũng là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổi tiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới. Từ chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quít... Mỗi địa phương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Với ưu thế sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sinh sống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa , ba ba, tôm, cá, cua, còng... và cả các loại chim chóc nữa. Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từ lâu đó đi vào kho tàng văn học dân gian. Nam Bộ là vùng đất vừa có bề dày lịch sử văn hóa lại vừa giàu sức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên. Từ vị thế địa lý, văn hóa, Nam Bộ đang trở thành trung tâm của quá trình tiếp biến văn hóa. Điều đó phần nào tạo cho vùng đất này những nét đặc thù, diện mạo mới đối với các vùng văn hóa khác ở Việt Nam. Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyền thống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóa riêng của vùng. Tính mở của một vùng đất mới đã làm nên tính năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ. Tính mở là cơ sở cho việc tiếp nhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và tiến tới một nền văn minh hiện đại. Như vậy, vùng đất Nam Bộ hiện lên với vẻ hoang sơ nhưng rất cởi mở thuần hậu và chất phác,… Những nét độc đáo về địa hình sông nước và văn hóa của vùng “đất trẻ” đã tạo nên một Nam Bộ với sức sống riêng: mạnh mẽ, độc đáo và hấp dẫn. 1.4.1.2. Vài nét về con người Nam Bộ Khi nghiên cứu ca dao Nam Bộ, chúng ta cần tìm hiểu về con người và tính cách đặc trưng của con người nơi đây. Bởi vì, ca dao Nam Bộ đã nêu bật được những nét tính cách, văn hóa, ngôn ngữ một cách rõ nét nhất. Khi nghiên cứu về tính cách người Việt ở Nam Bộ, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng người Nam Bộ rất năng động sáng tạo, hào hiệp trong cuộc sống, hiếu khách, bình đẳng trong giao tiếp, ít bảo thủ, yêu nước nồng nàn, trọng nhân nghĩa, bộc trực, thẳng thắn.
  • 21. 21 Thứ nhất là tính năng động sáng tạo của người Nam Bộ. Tính cách này thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau như khả năng thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt trên vùng đất mới, sự cải biến các yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần để hòa hợp với điều kiện mới. Chính điều này đã tạo cho người dân Nam Bộ có những nét riêng khá độc đáo so với các vùng miền khác. Vùng đất mới còn hoang sơ vừa khơi dậy tiềm năng khai thác dồi dào vừa là một thách thức nghiệt ngã đối với những con người muốn dấn thân. Nếu như không phát huy được tính cần cù, dũng cảm vốn có của người dân Việt thì khó có thể tồn tại được. Trong buổi đầu khai khẩn vùng đất Nam Bộ, chúng ta thấy có đủ hạng người đến đây quần tụ: phần đông là những người mất phương kế sinh nhai nơi quê cũ vì bị tước đoạt ruộng đất, những người chống đối lại triều đình, trốn lính, hay những kẻ phải mang những bản án tù tội. Tất cả họ đều muốn tìm một cuộc sống mới trên vùng đất mới dù biết trước những khó khăn, khắc nghiệt không dễ vượt qua. Phải nói rằng vùng đất phương Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua mấy thế kỷ đến nay vẫn là địa bàn sôi động nhất, dẫn dụ mọi người đến mưu sinh. Thứ hai là lòng yêu nước nồng nàn. Yêu nước là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Đối với người dân Nam Bộ, tính cách này được thể hiện một cách phóng khoáng, sinh động. Chẳng hạn, Nguyễn Trung Trực không chịu đi nhận một chức vụ cao hơn theo lệnh của triều đình vì nhà Nguyễn muốn dẹp yên phong trào kháng chiến ở Nam Bộ để lấy lòng chính quyền Pháp. Câu nói khẳng khái của ông được lưu truyền trong nhân dân đến tận ngày nay: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. Ngoài ra, các nhà thơ yêu nước như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa... là những con người khí khái được mảnh đất Nam Bộ nuôi lớn, hun đúc cho một ý chí, một tấm lòng để rồi chính tên tuổi họ còn lưu danh mãi khi người ta nói về Nam Bộ. Thứ ba là, tính hào phóng hiếu khách. Đây là một nét tính cách đặc trưng của người Việt ở Nam Bộ. Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động và đầy tính nhân văn. Trong gia đình, khi có khách đến nhà lúc nhà đang ăn cơm, chủ nhà mời mà khách từ chối thì hay bị hiểu lầm là khinh rẻ chủ nhà, đã ăn no rồi thì cũng
  • 22. 22 nên ngồi vào mâm cùng ăn, cho vừa lòng chủ. Người dân Nam Bộ muốn dành những gì đẹp nhất trong đối nhân xử thế với hàng xóm, bạn bè và người thân của mình. Tiêu xài rộng rãi là một đặc điểm thường được nhắc tới khi nói về tính cách người Nam Bộ. Thiên nhiên hào phóng thì cũng sẽ tạo ra những con người hào phóng, người ta ít lo lắng cho cuộc sống của mình ở ngày mai. Thứ tư là, trọng nhân nghĩa. Con người Nam Bộ từ nhiều vùng đất khác nhau đến nơi đây lập nghiệp nên họ cùng nhau quần tụ lại, lập thành xóm thành làng, cùng nhau khai khẩn, cùng sát cánh với nhau trong cuộc mưu sinh đầy gian khổ, trở thành “bà con một xứ”. Hàng xóm dù không thích nhau, nhưng những khi tối lửa tắt đèn cần sự giúp đỡ thì họ cũng sẵn sàng. Do vậy, người Nam Bộ rất quý trọng, tin cậy bạn bè. Bạn bè sa sút, túng quẫn lại vẫn được chia sẻ, cảm thông. Người Nam Bộ thích làm quen với người nghèo, giúp đỡ kẻ sa cơ thất thế, ghét cay ghét đắng những kẻ thay lòng đổi dạ, xu nịnh quyền tước. Thứ năm là, người Nam Bộ rất bộc trực, thẳng thắn, ít khi nói chuyện văn hoa dài dòng, rào trước đón sau. Khi gặp những chuyện bất bình hoặc không vừa ý thì họ sẽ nói ngay không cần suy nghĩ và cũng chẳng sợ người nghe giận dữ. Nhưng khi câu chuyện được giải thích rõ ràng cặn kẽ, hợp tình hợp lý thì họ sẽ tiếp thu một cách tích cực, vui vẻ, thấy mình sai thì sẵn sàng nhận lỗi. Khi nói chuyện với người Nam Bộ, ta có được cảm giác rất gần gũi, họ không câu nệ chuyện ngôi thứ, lớn nhỏ, giai cấp, bốn bể là nhà, tứ hải giai huynh đệ. Ngôn ngữ của người nông dân Nam Bộ đậm vẻ hài hước, tinh tế thể hiện sự lạc quan, yêu cuộc sống. Lịch sử Nam Bộ dù có trải qua nhiều bước thăng trầm, con người Nam Bộ vẫn giữ được những tính cách rất riêng đáng quý ấy. 1.4.1.3. Vài nét về ca dao Nam Bộ Ca dao là nơi thể hiện sinh động tính cách tâm hồn văn hóa truyền thống của dân tộc, của các vùng miền. Cũng như ca dao các vùng miền khác của dân tộc, ca dao Nam Bộ lại mang âm hưởng riêng của mình. Ca dao Nam Bộ là bộ phận sáng tác dân gian ra đời muộn cùng với sự hình thành của vùng đất mới phía Nam, tuy vậy bản sắc riêng của ca dao vùng này khá
  • 23. 23 đậm nét. Ca dao Nam Bộ nằm trong dòng chảy của ca dao Việt Nam nên về hình thức và nội dung ca dao Nam Bộ cũng như ca dao các miền khác là vừa có cái chung của ca dao dân tộc vừa có cái riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tâm lý, tính cách con người ở địa phương Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ là nơi ghi nhận tình cảm của con người miền này. Từ ca dao, chúng ta có thể thấy được cách ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với hoàn cảnh sống. Hình ảnh con người cùng với mọi cung bậc tình cảm được thể hiện sinh động qua ca dao. Những biểu hiện tình cảm đó đã làm nổi bật những tính cách chung, đặc thù Nam Bộ. Điều kiện sinh sống vùng sông nước Nam Bộ buộc con người gắn bó mật thiết vào thiên nhiên. Từ thuở khai hoang lập địa, con người đã quen hình thức săn bắt, hái lượm sản vật tự nhiên hơn việc tổ chức sản xuất độc canh, ngoại trừ cây lúa vốn là đặc điểm nổi bật của cộng đồng cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam Á. Với thiên nhiên hùng vĩ, trù phú của vùng Nam Bộ, con người có nhiều cơ hội để hòa vào tự nhiên hơn. Thiên nhiên hoang sơ trở thành đối tượng chính trong công cuộc khẩn đất, khai hoang và khám phá vùng đất mới. Con người và thiên nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một tổng thể phức tạp mà cũng thật đơn giản. Xét về hình thức: hình thức diễn xướng tổng hợp của ca dao Nam Bộ được thể hiện ở các thể loại: hò, hát, lý…, mỗi thể loại có những môi trường và hình thức thể hiện khác nhau. Về hò, gồm có hò chèo ghe, hò cấy… Hò chèo ghe là biểu hiện tập trung của hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian trên sông nước. Nhân dân đã biến sông nước thành những thủy lộ giao thông và những trung tâm sinh hoạt văn hóa cho mình. Đó là nơi họ bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình qua câu hò. Hò cấy còn được gọi là hò công cấy, được hình thành trên đồng ruộng vào các mùa cấy, giúp cho người lao động tìm được niềm vui và lòng hăng say trong công việc. Về hát, là những hình thức diễn xướng tổng hợp hay sân khấu như hát ru, hát bội. Hát ru còn được gọi là hát đưa em, hát ru là tiếng hát của bà đưa cháu, của mẹ đưa con, của chị đưa em. Đây là loại bài ca gắn bó chặt chẽ với sinh hoạt gia đình và các mối quan hệ gia đình.
  • 24. 24 Bên cạnh những điệu hò, câu hát trữ tình, ca dao Nam Bộ còn có những bài lý. Lý là những khúc hát ngắn gọn, vui tươi, dí dỏm với các nhịp điệu phong phú và sinh động. Lý có thể được hát trong nhà, trên đường hay ngoài đồng ruộng, sông rạch, khi lao động hay lúc giải trí. Nhìn chung, mỗi hình thức diễn xướng trong ca dao Nam Bộ đều thể hiện những khía cạnh khác nhau của tình cảm con người nơi đây. Xét về nội dung: ca dao dân ca Nam Bộ có thể chia thành ba thể loại: thơ ca nghi lễ, dân ca lao động và ca dao dân ca trữ tình. Thơ ca nghi lễ là một thể loại sáng tác dân gian có nguồn gốc rất cổ, nảy sinh trong quá trình lao động, sinh hoạt, gắn chặt với thế giới quan của người nguyên thủy cũng như ý thức tôn giáo của con người. Nội dung của thể loại này phản ánh kinh nghiệm lao động, biểu thị những khát vọng, mơ ước của nhân dân cũng như tài nghệ sử dụng tiếng mẹ đẻ diễn đạt tinh tế nỗi khát khao mong muốn một cuộc đời yên vui, hạnh phúc, thịnh vượng. Dân ca lao động là những bài ca được hò hát trong lao động với điều kiện là tiết tấu, nhịp điệu, sắc thái biểu cảm, tốc độ, cường độ và cách thức diễn xướng của nó phải gắn chặt với các quá trình của một công việc cụ thể nào đó của nhân dân. Dân ca lao động chỉ nảy sinh trên cơ sở của những công việc có sự lặp đi lặp lại về nhịp điệu và động tác lao động. Đó là những công việc như chèo ghe, đương đệm, tát nước, phát cỏ, kéo gỗ, giã gạo, xay lúa… Một bộ phận của những bài hát ru cũng được xếp vào loại này. Tuy nhiên, không phải mọi bài ca được hát trong lao động đều thuộc thể loại dân ca lao động. Trong lao động có rất nhiều câu hát, điệu hò mà nội dung của nó không trực tiếp liên quan đến công việc đang làm, tiết tấu nhịp điệu của nó không bám sát với lao động. Loại bài ca này được xếp vào thể loại ca dao - dân ca trữ tình. Ca dao - dân ca trữ tình (hay sinh hoạt) là những bài ca mà nội dung và hình thức diễn xướng của nó không nhằm mục đích nghi lễ và không kèm những động tác có tính chất nghi lễ. Những bài ca này vẫn được hát trong lao động, nhưng nội dung cơ bản của nó là nhằm bộc lộ tâm tư tình cảm của nhân vật trữ tình, bộc lộ tình yêu tha thiết của nhân dân đối với quê hương đất nước, tình cảm
  • 25. 25 lứa đôi, tiếng ca tình nghĩa của nhân dân trong quan hệ gia đình và những mối quan hệ xã hội khác. Các bài ca của mỗi thể loại này mang một vẻ đẹp riêng và nó thể hiện thế giới nội tâm vô cùng đa dạng và đậm chất trữ tình. Cùng với ca dao các vùng, ca dao Nam Bộ cũng có các mảng chủ đề chung mang tính thống nhất làm thành dòng chảy của ca dao dân tộc. Ca dao in đậm trong trí nhớ, khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người. Vì thế, ở vùng đất mới Nam Bộ, ta vẫn thấy rõ những bài ca cũ còn giữ nguyên vẹn phần lời, phần nghĩa, chỉ thay đổi về môi trường diễn xướng, điều kiện diễn xướng và ít nhiều về cách diễn xướng. Tính thống nhất của ca dao Nam Bộ thể hiện rõ rệt ở chủ đề của thể loại. Nội dung đó biểu hiện qua các mảng chủ đề sau: - Tình cảm của người dân Lục tỉnh đối với quê hương, đất nước; - Quan hệ yêu đương và suy tư của nam nữ thanh niên; - Tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình; - Những khúc ca vui buồn của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội khác. Các mảng chủ đề này có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan cài vào nhau, trong nhiều trường hợp khó xác định một cách dứt khoát bài ca thuộc mảng chủ đề nào. Ca dao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ nên nó mang đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ của con người ở đây. Song toàn bộ ca dao Nam Bộ không nằm ngoài các nội dung chủ yếu nêu trên. Chẳng hạn, cùng chủ đề quan hệ yêu đương và những suy tư của nam nữ thanh niên lao động nhưng ca dao Nam Bộ lại nổi rõ những khía cạnh độc đáo của nó trong sắc thái biểu hiện tình cảm, trong cách sử dụng từ ngữ… Cùng là bày tỏ tình yêu, cùng quan điểm yêu đương gắn liền với lao động với giai cấp và với hôn nhân, nhưng sắc thái biểu hiện tình cảm ấy ở ca dao Nam Bộ có những điểm không hoàn toàn giống với ca dao ở các miền khác. Nhân vật trữ tình trong ca dao Bắc Bộ bộc lộ tình yêu của mình: Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào?
  • 26. 26 Còn đây là tâm trạng của một cô gái mới bước vào yêu đương được nói đến trong ca dao Nam Bộ: Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy, Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa. Em thương anh không dám nói ra, Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời. Em với anh cũng muốn kết đôi, Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan. Khác với ca dao các miền khác, ca dao Nam Bộ thể hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn. Phải chăng vì người ta ít chịu ràng buộc hơn bởi các kỉ cương? Khi yêu, không phải chỉ có các chàng trai, mà ngay cả các cô gái cũng quyết liệt, vượt qua những trở lực của lễ giáo phong kiến để bảo vệ hạnh phúc của mình. Khi một chàng trai nào đó còn do dự chuyện mai mối thì đã có những cô gái quả quyết hơn: Thò tay ngắt đọt trâm bầu, Thôi, anh có thương em thì thương đại đừng cầu ông mai. Khi đã yêu thì họ thể hiện tình yêu thật mãnh liệt: Anh thương em, Thương lún, thương lụn, Thương lột da óc, Thương tróc da đầu, Ngủ quên thì nhớ, Thức dậy thì thương,… Hoặc: Thương sao thương quá bất nhơn, Bữa nay gặp mặt thương hơn bữa nào.
  • 27. 27 Tình cảm ở đây được bộc lộ một cách trực tiếp, nói thẳng, không bóng gió xa xôi, không úp mở, nhằm nói cho được hết cái thương cái nhớ đang cháy bỏng trong lòng mình, tưởng như không cần trau chữ, chuốt lời: Anh về em nắm vạt áo em la làng, Phải bỏ chữ thương, chữ nhớ giữa đàng cho em. Hoặc: Tui xa mình không chết cũng đau, Thuốc bạc trăm không mạnh, mặt nhìn nhau mạnh liền. Những cách biểu hiện tình cảm như vậy đã cho thấy sắc thái độc đáo của ca dao Nam Bộ. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, luận văn đề cập một số vấn đề có tính chất khái quát. Sau khi tổng thuật các cách giới thuyết về khái niệm ca dao, chúng tôi đã trình bày những hướng nghiên cứu ca dao ở nước ta và giới thiệu những thành tựu chính đã đạt được (nghiên cứu từ góc độ văn học, nghiên cứu từ góc độ ngôn ngữ). Về hướng nghiên cứu ngôn ngữ học, luận văn nhấn mạnh yêu cầu của việc khảo sát các phương tiện và biện pháp tu từ trong ca dao người Việt nói chung, ca dao các vùng miền trên đất nước nói riêng. Phần cuối của chương 1, luận văn giới thiệu về mảnh đất, con người và ca dao Nam Bộ, làm tiền đề cho việc đi sâu các nội dung nghiên cứu ở hai chương tiếp theo.
  • 28. 28 Chương 2 MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TRONG CA DAO NAM BỘ 2.1. Dẫn nhập Để rèn luyện kĩ năng lĩnh hội văn bản hay đánh giá được thái độ và chủ định của người nói, người viết qua văn bản, nhất là đánh giá được giá trị thẩm mỹ của văn bản nghệ thuật, nhất thiết phải nhận diện, phân tích được hình thức biểu đạt của nó, trong đó có các phương tiện tu từ. Chính các phương tiện tu từ đó đã làm cho văn bản có được những phẩm chất thẩm mĩ. Cái hay trong văn chương không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức trình bày, lối diễn đạt mới mẻ. Điều đó tạo ra sự khác biệt lớn giữa ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ phi nghệ thuật, ngôn ngữ tự nhiên. Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic), chúng còn có ý nghĩa bổ sung, có màu sắc tu từ. Cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt có nhiều phương tiện tu từ, gắn với các cấp độ ngôn từ trong văn bản như: phương tiện tu từ ngữ âm, phương tiện tu từ từ ngữ, phương tiện tu từ ngữ nghĩa, phương tiện tu từ cú pháp, phương tiện tu từ văn bản [39, tr.160-175]. Nói một cách khái quát, tu từ có mặt ở mọi cấp độ của văn bản. 2.2. Một số phương tiện tu từ trong ca dao Nam Bộ Trong tiếng Việt, số lượng các phương tiện tu từ tương đối nhiều, phong phú. Với đề tài đã chọn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát phương tiện tu từ từ ngữ, phương tiện tu từ ngữ nghĩa, trong ca dao Nam Bộ bởi đây là những bình diện rất tiêu biểu cho sự trau chuốt ngôn từ ở bộ phận ca dao này. 2.2.1. Phương tiện tu từ từ ngữ trong ca dao Nam Bộ Theo Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, từ ngữ là phương tiện được tiếp nhận hiển nhiên nhất, đơn vị thực hiện đầy đủ các chức năng ngôn ngữ vừa phản ánh hiện thực khách quan, vừa bộc lộ thái độ chủ quan của người dùng. Phương
  • 29. 29 tiện sử dụng từ ngữ trong văn bản nghệ thuật thực hiện đồng thời hai chức năng trên, đó là phương tiện tu từ từ ngữ [39, tr.161]. Nói đến phương tiện tu từ từ ngữ, người ta thường nói đến các lớp từ: - Lớp từ Hán - Việt so với từ thuần Việt tương đương; - Lớp từ xưng hô so với đại từ nhân xưng; - Lớp từ địa phương so với từ ngữ toàn dân; - Lớptừthôngtụcsovớitừngữsáchvở(haylớptừthicasovớilớptừthôngtục); - Lớp thành ngữ so với lớp từ ngữ tương đương. Sau đây, chúng tôi lần lượt đi vào tìm hiểu cách sử dụng các lớp từ ngữ trên với tư cách là phương tiện tu từ từ ngữ nhằm tìm hiểu màu sắc tu từ của các phương tiện này trong ca dao Nam Bộ. 2.2.1.1. Từ ngữ thi ca Từ thi ca là lớp từ chuyên dùng trong thơ ca hoặc văn xuôi nghệ thuật, không dùng trong ngôn ngữ phi nghệ thuật, nếu được dùng cũng chỉ có ý nghĩa tu từ hoặc vì một mục đích nào khác. Đây vốn là lớp từ đắc dụng trong văn thơ xưa, ngày nay nếu dùng để chỉ những con người, sự vật hiện đại thì thấy kệch cỡm, buồn cười [39, tr.13]. Từ thi ca xuất hiện không nhiều trong ca dao Nam Bộ một mặt vì tính chất xưa cũ của nó, mặt khác, cách nói năng, giao tiếp của người Nam Bộ khá thẳng thắn và chân tình, nên nói văn hoa, bóng bẩy lại có vẻ không phù hợp. Tuy nhiên, ẩn bên trong những con người chất phác, thẳng thắn ấy là những tâm hồn rất đỗi thơ mộng, rất đằm thắm và có một nét duyên rất thi vị. Chính cái hay, cái thú vị và độc đáo đó đã được bộc lộ rõ qua mảng từ ngữ thi ca trong ca dao Nam Bộ. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 2816 câu ca dao, có 53 từ thi ca, với 117 lượt dùng, chiếm 4,15%. Số liệu cụ thể được phản ánh trong bảng thống kê sau đây (khảo sát từ cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, 1984, Nxb Tp. HCM).
  • 30. 30 Bảng 2.1. Thống kê từ thi ca trong ca dao Nam Bộ TT BÀI CA DAO/ TRANG TỔNG SỐ TỪ TRONG BÀI SỐ LƯỢT TỪ THI CA TỪ THI CA 1 Bài 734/ 234 32 1 thục nữ 2 Bài 742/236 59 2 anh hào, thuyền quyên 3 Bài 840/ 249 28 1 nguyệt lão 4 Bài 970/267 17 1 song thân 5 Bài 1034/ 276 39 1 tam tòng 6 Bài 1569/ 344 22 1 quần hồng 7 Bài 1599/ 348 15 1 giọt châu 8 Bài 1623/ 352 17 3 ông tơ, bà nguyệt, phụ mẫu 9 Bài 1766/ 370 20 3 dương gian, âm phủ, thác 10 Bài 501/202 48 1 chàng 11 Bài 586/ 214 14 1 tơ hồng 12 Bài 60 / 137 28 2 nam thanh, nữ tú 13 Bài 694/ 228 26 4 kim lang, kim ngọc, chàng, lụy 14 Bài 539/ 207 24 3 thiếp, nam nhi, tào khương 15 Bài 217/ 163 36 2 phụ mẫu 16 Bài 27 / 131 42 2 nàng 17 Bài 1336 / 314 18 1 liệt nữ 18 Bài 762 / 239 30 1 phu thê 19 Bài 1426/ 326 14 1 sầu 20 Bài 1442/ 328 28 2 từ mẫu, hiếu trung 21 Bài 1539/341 17 1 lụy 22 Bài 802/ 244 14 1 thuyền quyên 23 Bài 1499/ 336 14 2 bách niên giai ngẫu 24 Bài 1346/ 315 14 1 suối vàng 25 Bài 2704 / 491 14 1 đệ huynh 26 Bài 2721/ 493 28 1 sơn hà 27 Bài 1372/ 319 28 2 tài tử giai nhân 28 Bài 1339/ 314 14 2 màn loan gối phụng 29 Bài 1995 / 399 33 1 phòng đào 30 Bài 1660 / 356 15 1 phu quân 31 Bài 1960/ 395 17 2 thập tử nhất sanh
  • 31. 31 32 Bài 1849 / 380 14 1 dung nhan 33 Bài 1883/ 384 14 1 ưu phiền 34 Bài 1910 / 388 28 1 loan phụng 35 Bài 1848 / 380 31 1 chương đài 36 Bài 2604 / 478 18 1 thủ tiết 37 Bài 1557/ 343 44 1 đoạn trường 38 Bài 1366/ 318 30 2 hiệp nghĩa, phu thê 39 Bài 1003/ 271 56 1 nhân ngãi 40 Bài 1067/ 280 28 1 phu phụ 41 Bài 730 / 233 21 2 kim tiền, cổ hậu 42 Bài 866/ 252 37 1 loan hiệp 43 Bài 1562/ 343 26 1 ngôn dung 44 Bài 493/ 201 16 1 quân tử Qua bảng thống kê, dễ nhận thấy từ thi ca trong ca dao Nam Bộ gồm những từ dùng để chỉ người, dùng để xưng hô, hoặc nói về tâm lí, tính cách, tình cảm của con người. Để chỉ người, lớp từ thi ca có các từ: quân tử, trang anh hùng, thục nữ, anh hào, thiên kim, chàng, nam nhi, nam thanh nữ tú... Thuyền quyên phải sánh anh hào Phụng hoàng đâu sánh thấp cao với diều Kiểng kia ai để bìm leo Gái khôn ai gá nghĩa theo người loàn. Thuyền quyên chỉ những người con gái đẹp nết, đẹp người; anh hào chỉ những chàng trai tuấn kiệt, văn võ toàn tài trong xã hội. Đây là những từ xuất hiện khá phổ biến trong thơ xưa, khi quan hệ giữa trai anh hùng - gái thuyền quyên luôn giữ một vị trí rất quan trọng và tình yêu đôi lứa luôn là một đề tài muôn thuở trong thơ ca. Trong thơ ngày nay, nếu dùng từ nàng, ta cảm thấy có vẻ kiểu cách, không phù hợp, nhưng ở những câu ca dao sau, từ này xuất hiện hoàn toàn tự nhiên: - Chợ Ba Tri thiếu gì cá biển Anh thương nàng anh nguyện về đây. - Anh ngó vô nhà nhỏ Thấy có đôi liễn đỏ Có bốn chữ vàng Gia đường chưa biết, thấy nàng vội thương.
  • 32. 32 Trong quan hệ xưng hô, ta gặp các từ thi ca: mẫu thân, song thân, thiếp, phu quân, huynh đệ... Phu quân ơi, bỏ bạn sao đành Dưới sông cá lội, trên nhành chim kêu Phu quân là chồng theo cách gọi của người phụ nữ thời xưa, ngày nay không ai còn dùng từ này, trừ khi muốn dùng tạo sắc thái hài hước. Tuy nhiên, trong ca dao, cách nói này lại rất phù hợp, có thể khơi gợi cảm xúc cho người nghe. Cũng vậy, những từ nam nhi, thiếp, chàng, tào khương... được dùng rất tự nhiên, có giá trị biểu đạt cảm xúc chân thành của chủ thể trữ tình: - Cây chi trên rừng không lá Con cá chi dưới biển không xương ? Trai nam nhi đối đặng, thiếp kết tào khương với chàng. Trong câu hát giao duyên xưa, không thể thiếu từ thi ca bởi lớp từ này làm câu hát trở nên duyên dáng, thi vị tạo sự ngân vang lớn, vang vọng vào tâm trí người nghe. Trong số 53 từ thi ca thì từ phụ mẫu xuất hiện nhiều nhất: 23 lần, chiếm 0,82 % số câu mà chúng tôi khảo sát. - Anh tham chi nhiều điều mặn lạt Em rút cây lông nhím bạc trao liền Em về phụ mẫu lo phiền Lỗi em chịu lỗi, nói đi cấy ruộng miền mất tiêu. - Em đành phụ mẫu không đành Hai đứa mình trải chiếu ngoài thành lạy vô. Người dân Nam Bộ thường gọi cha mẹ là tía má nhưng trong cả hai bài ca dao trên đều sử dụng từ phụ mẫu nhằm thể hiện tình cảm yêu quí, sự tôn kính và sắc thái trang trọng đối với cha mẹ vì công ơn của mẹ cha đối với con cái còn cao hơn núi và sâu hơn biển cả, đó là sự hiếu kính của người con đối với cha mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào thì hiếu đễ vẫn được đặt lên hàng đầu.
  • 33. 33 Ta còn gặp trong ca dao Nam Bộ những từ thi ca chỉ sự giao duyên: màn rồng, màn loan - gối phụng, chương đài, phòng loan, loan phụng, phòng đào, kết nguyền, thủ tiết... Người dân Nam Bộ nhìn nhận cuộc đời với một cái nhìn lạc quan, nhân ái, nên trong từng lời ăn, tiếng nói mộc mạc chân thành vẫn không thiếu chất thơ. Thi ca đã trở thành một phần xương máu, nó bắt nguồn cho một cái nhìn lãng mạn hơn, trữ tình hơn về vùng đất “Chín Rồng”. Chúng ta bắt gặp trong ca dao Nam Bộ nét mạnh mẽ của các chàng trai; sự e ấp, đằm thắm, dịu dàng của các cô gái trong tình duyên được biểu đạt bằng lối nói văn hoa. Gặp gỡ nhau, muốn thổ lộ lòng mình để không bị đối phương chê trách thì sử dụng từ thi ca là lựa chọn khôn ngoan: Gặp lúc trăng thanh gió mát Thú nào vui bằng thú hát huê tình Trời xui hội ngộ, hai đứa mình kết duyên. Ở bài ca dao trên, nếu không dùng từ thi ca, nét duyên sẽ không được thể hiện và tính thơ mộng trong giao kết nên đôi sẽ mất đi. Cũng như những vùng miền khác, người Nam Bộ khi đến tuổi thành gia lập thất cũng hay tổ chức các buổi gặp gỡ, hò đối đáp, giao duyên. Hát huê tình là hát đối giao duyên. Nếu có duyên gặp gỡ trong ngày hội này, được xe chỉ tơ hồng sẽ kết duyên giai ngẫu - trở thành vợ chồng, cùng chia bùi xẻ ngọt, vĩnh kết đồng tâm. Trong lớp từ thi ca giao duyên, phụng, loan cũng là hai từ xuất hiện khá nhiều. - Thương em chưa cạn chung trà Muốn gầy loan phụng, trời đà khiến xa. - Trên rừng băm sáu thứ chim Thiếu gì loan phụng sao anh tìm quạ khoang? Theo quan niệm xưa, chim loan phụng biểu tượng cho đôi lứa gắn bó. Loan là chim mái, phụng là chim trống. Đó là sự gắn bó keo sơn, không thể chia lìa. Lớp từ thi ca chỉ tình cảm, tính cách con người cũng xuất hiện khá nhiều. Đó là những từ: lệ, ưu phiền, lụy nhỏ, lụy ứa, giọt châu, sầu...
  • 34. 34 Đi xa một chút ngó chừng Thấy em lệ nhỏ rưng rưng hai hàng. Lệ là nước mắt, khi khóc mới chảy ra nước mắt. Đó là nỗi sầu khổ khi chia xa, nhất là xa cách trong tình yêu. Từ lệ biểu hiện cho tâm trạng của chủ thể trữ tình: quá sầu muộn, đau khổ nhưng không biết làm sao nên đành phải để nước mắt tuôn chảy. Bài ca dao gợi nhiều cảm xúc xót xa cho đôi tình nhân không được ở cạnh bên nhau, phải chia tay trong nước mắt. Vùng đất Nam Bộ vẫn còn rất nhiều điều đặc biệt, gây bất ngờ và thú vị cho người tìm hiểu. Ở đây, không phải chỉ có những con người học cao hiểu rộng mới “xuất khẩu thành thơ”. Với lớp từ thi ca, ca dao Nam Bộ đã cho ta thêm một bằng chứng về "chất thi sĩ" của người nông dân miệt vườn. 2.2.1.2. Từ ngữ Hán-Việt Từ Hán-Việt là những từ vay mượn từ tiếng Hán, là những từ Hán được Việt hóa theo cách đọc, cách hiểu và cách dùng của người Việt. Ngày nay, trong kho từ ngữ tiếng Việt vẫn tồn tại hàng loạt cặp từ thuần Việt và Hán Việt có nghĩa tương đương hay khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về màu sắc biểu cảm, cảm xúc, phong cách. Đa số người Việt không hiểu chính xác tiếng Hán, nhưng vẫn dùng theo thói quen và có thể cảm nhận được các sắc thái tu từ của từ Hán - Việt. Vậy từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ xuất hiện với số lượng như thế nào, giá trị tu từ của bộ phận từ ngữ này ra sao? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã khảo sát, từ tìm hiểu về lượng, phân tích, đánh giá về định tính. Về lượng, chúng tôi đã thống kê lượt từ Hán-Việt được sử dụng trong 44 bài ca dao trên tổng số từ có mặt. Tất cả có 141 từ Hán-Việt, xuất hiện 234 lần trên 2816 câu ca dao, chiếm 8,3%. Số liệu cụ thể ở các bài được thể hiện trong bảng thống kê sau đây:
  • 35. 35 Bảng 2.2. Thống kê từ Hán-Việt trong một số bài ca dao Nam Bộ TT BÀI CA DAO/ TRANG TỔNGSỐ TỪ TRONG BÀI SỐ LƯỢT TỪ HÁN-VIÊT TỪ HÁN-VIỆT 1 Bài 161/ 155 14 1 quân tử 2 Bài 173/157 52 2 tào khang, kim cải 3 Bài 316/ 177 34 2 phụ mẫu 4 Bài 554/209 36 1 nhơn ngãi 5 Bài 352/ 182 17 1 căn duyên 6 Bài 749/ 237 14 1 tố hộ 7 Bài 761/ 239 31 1 huỳnh tuyền 8 Bài 1024/274 31 1 ái ân 9 Bài 794/ 243 14 1 gia can 10 Bài 335/ 180 15 1 cang thường 11 Bài 854/ 251 19 1 tái sanh 12 Bài 363/ 184 14 1 mẫu từ 13 Bài 967/ 266 28 2 vãng lai, ngãi nhân 14 Bài 969/ 267 24 2 nhơn đạo, thịnh trị 15 Bài 1080/ 282 52 5 nhơn tình, thuyền quyên, thục nữ, nhơn nghĩa 16 Bài 1035/ 276 15 1 dương trần 17 Bài 1047/ 277 30 3 mẫu thân, vô đệ, vô huynh 18 Bài 1067/ 280 28 1 phu phụ 19 Bài 1085/283 23 2 hội ngộ, huê tình 20 Bài 1171/ 293 18 1 ngao du 21 Bài 1174/ 293 30 3 thiên kim, phấn thổ, nhân ngởi 22 Bài 1196/ 296 28 6 họa cốt, họa bì nan họa cốt / tri nhơn, tri diện, bất tri tâm 23 Bài 1277/ 307 42 2 hữu duyên, vô duyên 24 Bài 1288/ 308 32 1 song loan 25 Bài 1312/ 311 25 5 bất hành, bất đáo, bất đả, bất minh, minh bạch 26 Bài 1318/ 312 16 1 giao ngôn 27 Bài 1499/ 336 14 4 bách niên, giai ngẫu, ngọc trầm, thủy thượng 28 Bài 1549/ 342 17 3 nhị nhân, đối khẩu, giao hòa
  • 36. 36 29 Bài 1200/ 296 107 3 ấu tử, nam nhi 30 Bài 1886/ 385 63 6 nữ nhi, nam tử, kinh sử, xướng tùy, đăng sơn, nhập hải 31 Bài 1539/ 340 14 1 náu nương 32 Bài 1764/ 370 19 1 thiên đình 33 Bài 1718/ 363 20 1 song kiều 34 Bài 1896/ 387 14 2 quân tử nhứt ngôn 35 Bài 1600/ 348 14 1 tơ duyên 36 Bài 1871/ 383 24 3 thiên, nguyệt, thượng vân 37 Bài 1879/ 384 15 3 sơn băng, thủy kiệt, nhật nguyệt 38 Bài 1939/ 392 29 3 lâm nguy, bất kiến đệ huynh 39 Bài 1854/ 381 14 1 thanh tân 40 Bài 2797/ 502 24 4 tửu, nhơn diện, nhơn tâm, thế gian 41 Bài 2719/ 493 14 1 ngũ luân 42 Bài 2721/ 493 28 2 sơn hà, trượng phu 43 Bài 1372/ 319 28 3 tài tử, minh quân, giai nhân 44 Bài 1423/ 326 14 1 cầu thân Từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ có thể là danh từ, tính từ, động từ. Cách sử dụng cũng hết sức linh hoạt trong từng ngữ cảnh. Danh từ có mặt ở 91 bài / 234 bài, chiếm 39%; động từ có mặt 80 bài/ 234 bài, chiếm 34%; tính từ có mặt ở 63 bài / 234 bài, chiếm 27%. Xét về trường từ vựng - ngữ nghĩa, từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ khá phong phú. Nói về mẫu người lí tưởng thời phong kiến có: anh hùng, thuyền quyên, quân tử, anh hào, trượng phu, thục nữ, liệt nữ, thiên kim, nam nhi, nữ nhi, quý nhân, kim ngọc, kim lang, công hầu, nam thanh, nữ tú, minh quân, tài tử, giai nhân… Nói về mối quan hệ gia đình, nghĩa tình hay quan niệm về tình yêu mang màu sắc Nho giáo có: phu thê, phụ mẫu, nhơn ngãi, căn duyên, keo sơn, đoạn trường, nhân hậu, gá nghĩa, tái sanh, tri âm, tri kỉ, nhơn đạo, gia can, can thường, song thân, hồng nhan, đôn hậu, ái ân, nhân tình, mẫu thân, huynh đệ, keo
  • 37. 37 sơn…Nói về thế giới tự nhiên có: sơn băng, thủy kiệt, nhật nguyệt, tứ hải, hoạn dương, dã tràng, tùng lâm, non đoài, sơn hà, cù lao, giang san... Nói về luân lí, đạo đức con người: tào khang, tam tòng, tứ đức, ông tơ, bà nguyệt, ô thước, chương đài, loan phụng, ngôn dung, song kiều, thiên lí mã, vạn lí cân, tam cương, ngũ thường, hiếu trung…Các từ nói về nơi chốn, chỗ ở, đồ dùng, tính cách của người đẹp: quần thoa, nguyệt hoa, loan phòng, phấn thổ, quần hồng, giọt châu, nhu mì, màn loan, màn rồng, gối phụng, thủ tiết... Phần lớn từ Hán-Việt trong ca dao Nam Bộ giữ nguyên hình thức ngữ âm như khi chúng được dùng trong thơ ca dân gian ở vùng miền khác hoặc trong văn chương bác học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số từ Hán Việt có hiện tượng biến âm theo hướng phương ngữ hóa, chẳng hạn nhơn đạo, nhơn ngãi, phú quới, loan phụng... - Đời phải đời thịnh trị Cuộc phải cuộc văn minh Kìa là gió mát trăng thanh Biết đâu nhơn đạo bày tình cho vui. - Anh gặp em đây đứng lại giữa đàng Muốn phân nhơn ngãi, em ngỡ ngàng khó phân - Thương em chưa cạn chung trà Muốn gầy loan phụng, trời đà khiến xa. Trong ca dao Nam Bộ, không ít từ Hán-Việt được sử dụng để chỉ đồ đạc, nơi ở, tính cách của giai nhân. Phải chăng với dân gian, những gì thuộc về giai nhân đều đẹp, đều sang trọng, cao quí. Thuyền em đậu bến Châu Giang Bấy lâu đóng cửa phòng loan đợi chờ. Xưa nay, tình yêu đôi lứa luôn là một đề tài muôn thuở, cho nên việc mượn từ Hán-Việt nhất là động từ nhằm thể hiện tâm tư, tình cảm, ý nguyện của người dân luôn được các tác giả dân gian hướng đến, đó là ước mong xây đắp được một tình yêu đẹp, nên thơ; là thể hiện sự giao duyên, kết nghĩa chung tình, là thể hiện tình yêu thủy chung trọn vẹn.
  • 38. 38 Gặp lúc trăng thanh, gió mát Thú nào vui bằng thú hát huê tình Trời xui hội ngộ, hai đứa mình kết duyên. Hội ngộ là gặp nhau nhưng nếu dùng hai chữ gặp nhau của từ thuần Việt lại rất đỗi bình thường, đó có thể là sự gặp gỡ của bạn bè, của anh chị em, của bà con xóm giềng. Còn hội ngộ lại mang nhiều tầng nghĩa, phải có duyên mới được gặp nhau. Bài ca dao chính là một lời tỏ tình ngụ ý, bóng gió xa xôi về chuyện tình duyên đôi lứa. Hội ngộ chứa đựng nguồn cảm xúc sâu nặng của người nói, dồn nén nhiều tâm tư tình cảm và sự vui mừng khi gặp được người có thể nên duyên. Vì thế, trong bài ca dao trên, không có từ thuần Việt cùng nghĩa nào có thể thay thế được hai chữ hội ngộ. Trường hợp bài ca dao sau đây, từ Hán-Việt cũng được dùng đắc địa: Chị Hạnh Ngươn thủ tiết Ai có biết chăng là Sống nhơ không chịu, chẳng thà chết thơm. Hạnh Ngươn tức Hạnh Nguyên - nhân vật trong truyện Nhị Độ Mai. Hạnh Nguyên là con gái Trần Đông Sơ, đã hứa hôn với Mai Bích - tên tự là Lương Ngọc, con trai của Mai Bá Cao. Vì cha Hạnh Nguyên có hiềm khích với quan thái sư là Lư Kỷ nên Lư Kỷ trả thù, tâu vua bắt Hạnh Nguyên đi cống Hồ. Đi nửa đường, Hạnh Nguyên đã gieo mình xuống sông để thủ tiết, may nhờ có thần cứu trợ, về sau được sum họp cùng Lương Ngọc. Khó có từ thuần Việt mang nghĩa tương đương nào thay thế cho từ thủ tiết mà vẫn giữ được ý nghĩa và sắc thái biểu cảm như khi dùng hai từ này được. Thủ tiết là giữ và bảo vệ tình cảm thủy chung, son sắt đối với người mình yêu thương. Thủ tiết khơi gợi một tư thế gìn giữ, bảo vệ chắc chắn phẩm tiết với một quyết tâm cao độ, chính lẽ đó, nó có một âm hưởng vang vọng, tạo sắc thái trang trọng, tao nhã; đặc biệt, tạo được cảm giác quí trọng ở người nghe. Trong ca dao Nam Bộ, từ Hán-Việt cũng thường được dùng để thể hiện tính cách của con người. Đặc biệt, trong sự đối lập với từ thuần Việt, giá trị biểu đạt của chúng càng thể hiện rõ:
  • 39. 39 Nên thì lập kiểng trồng hoa Chẳng nên đá kiểng trồng cà dái dê. Chẳng nên thiếp trở lộn về Dưỡng nuôi từ mẫu trọn bề hiếu trung. Hai chữ hiếu trung là chỉ sự kính yêu, biết ơn của con cái đối với hai đấng sinh thành, hiếu trung đồng nghĩa với hiếu thảo nhưng hiếu thảo là tấm lòng hướng về cha mẹ, có thể không ngày đêm cận kề chăm sóc, còn hiếu trung là tận tâm, suốt đời ở bên cạnh chăm sóc, lo lắng, báo đáp cho mẹ cha. Tình nghĩa phụ tử là ghi lòng tạc dạ; tình nghĩa phu thê là thủy chung, son sắt. Tục ngữ có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Ở đây, quan trọng là phải có sự yêu thương, tin tưởng từ hai phía. Vợ chồng phải đồng lòng, cùng nhau xây dựng và vun đắp hạnh phúc. Khi phu xướng thì phụ phải tùy, cuộc sống vợ chồng viên mãn, hạnh phúc. Thông kinh sử ấy phần nam tử Giữ nét na là phận nữ nhi Xử sao vẹn chữ xướng tùy Tiếng ừ thì dễ em lo nghì về sau. Từ Hán-Việt có thể được dùng tương đương nghĩa với từ thuần Việt, hay cũng có những từ Hán-Việt được dùng mà không có từ thuần Việt mang nét nghĩa tương đương. Ngoài ra còn có sự kết hợp giữa hai thành tố Hán-Việt. Chính sự đa dạng trong việc sử dụng các từ có cấu tạo khác nhau đã mang lại cho lớp từ Hán- Việt một giá trị biểu đạt nổi bật và ấn tượng trong các sáng tác của ca dao Nam Bộ. 2.2.1.3. Từ nghề nghiệp Theo Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, "từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ lao động, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó thường chỉ được người trong ngành đó biết và sử dụng" [37, tr.28]. Chúng tôi đã tiến hành thống kê và nhận thấy có 47 từ nghề nghiệp với 60 lần xuất hiện (2,13%). Khảo sát cụ thể từ nghề nghiệp ở một số bài ca, chúng tôi có bảng thống kê sau đây:
  • 40. 40 Bảng 2.3. Thống kê từ nghề nghiệp trong một số bài ca dao Nam Bộ TT BÀI CA DAO/ TRANG TỔNG SỐ TỪ SỐ LƯỢT TỪ NGHỀ NGHIỆP TỪ NGHỀ NGHIỆP 1 Bài 54 / 135 14 1 đưa đò 2 Bài 774/240 14 2 bứt choại, bện đăng 3 Bài 162 / 155 55 2 bán muối 4 Bài 169/ 156 28 2 cuốc đất, trồng cau 5 Bài 177 / 158 30 1 buôn 6 Bài 453 / 195 28 1 làm mướn 7 Bài 847 / 250 17 1 trồng 8 Bài 1922/ 390 15 3 đắp đập, be bờ, lờ 9 Bài 1923 / 390 15 3 gánh gạch xây thành, trồng cây 10 Bài 1926 / 390 18 1 xe sợi 11 Bài 1504 / 336 29 4 đắp lũy bồi thành, trồng cây, hái trái 12 Bài 1332 /314 17 1 thổi kèn 13 Bài 1334 / 314 16 1 thợ bào 14 Bài 1333/ 314 17 1 thợ cưa 15 Bài 1338 / 314 25 2 hò, hát 16 Bài 1359 / 317 16 1 quăng câu 17 Bài 2597 / 478 14 1 bán 18 Bài 2600 / 478 14 1 chèo ghe 19 Bài 2602 / 478 14 3 chèo ghe, bắt cua, bắt rùa 20 Bài 2607 / 479 14 2 bắt nhái, cắm câu 21 Bài 2608/ 479 14 1 bắt kéc 22 Bài 2610 / 479 28 1 đi đăng 23 Bài 2611 /480 28 1 đi cày 24 Bài 2612/ 480 28 1 bán khoai 25 Bài 2743/ 496 30 4 thông ngôn, thợ bạc, kí lục 26 Bài 2688 / 489 17 1 ghe chài 27 Bài 112 / 145 17 1 hát bội 28 Bài 274 / 172 23 1 lưới 29 Bài 297/ 175 14 4 cắt, may, đột, viền 30 Bài 298 / 175 14 1 vá 31 Bài 354/ 183 15 1 rẫy 32 Bài 356/ 183 15 1 lờ 33 Bài 411/ 190 16 1 nhuộm 34 Bài 507 203 14 1 hái 35 Bài 510/ 204 24 2 kép, đào
  • 41. 41 36 Bài 573/ 212 21 3 chài, lưới 37 Bài 588/ 214 14 2 chẻ tre, bện sáo 38 Bài 590 / 214 14 3 chẻ tre, lựa lóng, đan sàng 39 Bài 233/ 166 28 3 om, lò 40 Bài 223/ 164 28 4 gánh 41 Bài 197 / 161 14 2 cấy mướn 42 Bài 668/ 225 14 2 bán vàm 43 Bài 680/ 227 32 2 buôn bán, làm mướn 44 Bài 770/ 240 14 1 chèo đò 45 Bài 773/ 240 14 1 xay gạo 46 Bài 959/ 265 14 2 bắt ốc, hái rau 47 Bài 1210/ 299 16 1 nóp 48 Bài 1394 / 322 14 1 tát nước 49 Bài 1498/ 335 28 1 may 50 Bài 228/ 165 86 9 cần câu Từ nghề nghiệp trong ca dao Nam Bộ là lớp từ được tác giả dân gian sử dụng nhằm phản ánh, diễn tả cuộc sống lao động, cung cách sinh hoạt về vật chất và tinh thần của người dân vùng này. Tùy theo phạm vi, mức độ phản ánh gắn với đặc điểm riêng của lớp từ cụ thể về nghĩa mà chúng tôi đã phân loại và tìm hiểu luôn cả những cách sử dụng từ nghề nghiệp trong ca dao Nam Bộ. a) Lớp từ nghề nghiệp gắn với các phương tiện giao thông trên sông nước Nói đến Nam Bộ, người ta nghĩ ngay tới một vùng sông nước bao la, cuộc sống của người dân nơi đây chủ yếu gắn liền với sông nước nên ghe, đò, xuồng... đã trở thành phương tiện di chuyển, là "chân đi" của người dân vùng Nam Bộ. Vì vậy, dù nghèo khó, người dân Nam Bộ vẫn cố dành dụm sắm cho mình chiếc ghe, chiếc xuồng làm phương tiện đi lại. Từ những chiếc ghe, xuồng bơi, chèo, chống, luồn lách trong kênh, rạch nhỏ đến những chiếc ghe, tàu vài chục tấn, vài trăm tấn bằng động cơ máy nổ được sử dụng đan xen với nhau tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng sông nước phương Nam này. Thậm chí, ghe, xuồng, thuyền... còn là mái ấm của nhiều gia đình. Việc ăn, ngủ, nghỉ trên đó đã trở thành nếp sinh hoạt của dân Nam Bộ và họ đã dùng những phương tiện đó phục vụ cho nhu cầu mưu sinh của mình.
  • 42. 42 Chẳng hạn, có những nghề liên quan tới “chân đi” như nghề đưa đò, chèo ghe, ghe chài… Chừng nào chợ Quán hết vôi Thủ Thiêm hết gạo, em thôi đưa đò. Nghề đưa đò là nghề chèo đò chở khách qua sông. Nam Bộ vốn là một vùng sông nước bao la, cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với sông nước. Thuở xa xưa, vùng đất này không có cầu như bây giờ, họa chăng chỉ có mấy cây cầu khỉ bắc qua rạch, mương còn những con sông lớn phải dùng ghe, đò mới có thể sang bờ bên kia được. Đừng ham hốt bạc ghe chài Cột buồm cao bao lúa nặng, tấm đòn dài khó đi. Ghe xuồng không chỉ phục vụ việc đi lại và chuyên chở của con người mà còn là phương tiện đánh bắt thủy hải sản. Cư dân Nam Bộ có tập quán sống ven sông rạch, có nguồn cá tôm rất dồi dào nên người ta dùng chiếc ghe, chiếc xuồng của mình để đánh bắt cá, tôm: câu tôm, câu cá, giăng lưới, cất vó, đặt lọp, xây nò, đóng đáy cọc, chài lưới, thả câu... Chiếc xuồng, chiếc ghe, con đò còn phục vụ cho việc buôn bán rồi kết thành điểm chợ buôn bán, trao đổi hàng hóa trên sông, hình thành nên các khu chợ nổi hội tụ đủ các loại người tứ xứ đến buôn bán, làm ăn. Từ những người dân bình thường đến những kẻ tứ cố vô thân, rời bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với một chiếc ghe chất đầy hàng hóa, nay họ ở chỗ này, mai chỗ khác, len lỏi vào tận những con kênh, con rạch, những đường nước hẹp đem hàng hóa phục vụ đến tận nhà... Sông nước là một đặc trưng nổi bật của vùng đất Nam Bộ mà gắn liền với nó là các sự vật, hiện tượng có liên quan và tất cả đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Đây là lớp từ có sự đa dạng về tên gọi, phong phú và đậm nét, góp phần biểu hiện nét đặc trưng văn hóa rất riêng của Nam Bộ . b) Lớp từ nói về nghề đánh bắt thủy sản Miền tây Nam Bộ có diện tích mặt nước trên đồng ruộng, diện tích mặt nước trên sông, rạch, ao, hồ, đìa, đầm, vuông, xẻo… là nơi cung cấp nguồn