SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
1
ĐAI HOC QUỐ C GIA HÀ NÔI
TRƯỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HÔI VÀ NHÂN VĂN
Quan hệ gia đình trong cái
nhìn so sánh giữa
Ca dao nam bộvà ca dao bắc bộ
 Nhận Viết Thuê Luận Văn
 Điểm Cao – Chất Lượng
 Uy Tín – Đúng Hẹn
 Zalo : 0932.091.562
LUÂN VĂN THAC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
HÀ NỘI - 2020
2
ĐAI HOC QUỐ C GIA HÀ NÔI
TRƯỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HÔI VÀ NHÂN VĂN
QUAN HỆ GIA ĐÌNH
TRONG CÁI NHÌN SO SÁ NH
GIỮA
CA DAO NAM BỘ VÀ CA DAO BẮ C BÔ
LUÂN VĂN THAC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ
Chuyên ngành:
HÀ NỘI - 2020
6
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG.................................. 7
1.1. Giới thuyết các khái niệm...................................................................... 7
1.1.1. Gia đìnhvà gia đình Việt Nam truyền thống....................................... 7
1.1.2. Ca dao và dân ca............................................................................. 10
1.1.3. Vùng văn hóa.................................................................................. 13
1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ......................................................................... 13
1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính............................................................ 13
1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội.................................................... 14
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật .......................................................... 16
1.2.4. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội............................................................. 17
1.3. Vùng văn hóa Nam Bộ ....................................................................... 20
1.3.1. Ranh giới địa lý, hành chính ........................................................... 20
1.3.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội.................................................... 21
1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội............................................................. 23
1.3.4. Đặc điểm văn học, nghệ thuật .......................................................... 24
Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG CÁC BÀI CA DAO QUAN HỆ GIA
ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ................. 27
2.1. Trình bày sự giống và khác nhau......................................................... 27
2.1.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái................................................. 28
2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng..................................................................... 41
2.1.3. Mối quan hệ anh em........................................................................ 54
2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau ............................ 58
2.2.1. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội............................................... 58
2.2.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa................................................... 60
2.2.3. Do đặc trưng thể loại....................................................................... 61
7
Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA
ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ................... 63
3.1. Trình bày sự giống và khác nhau......................................................... 63
3.1.1. Về thể thơ ....................................................................................... 63
3.1.2. Về ngữ nghĩa ( văn bản tạo hình và biểu hiện)................................... 67
3.1.3. Cách dùng phương ngữ.................................................................... 69
3.1.4. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán............................... 74
3.1.5. Sử dụng lối so sánh ......................................................................... 81
3.1.6. Sử dụng lối diễn đạt thậm xưng, ngoa dụ.......................................... 83
3.1.7. Cách dùng biểu tượng, hình ảnh....................................................... 84
3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau................................................. 88
3.2.1. Do điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa.................................. 88
3.1.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa................................................... 90
3.1.3. Do đặc trưng thể loại....................................................................... 91
KẾT LUẬN............................................................................................. 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 95
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. GS. : Giáo sư
2. KTCD: Kho tàng ca dao người Việt
3. H : Hà Nội
4. LBBT : Lục bát biến thể
5. Nxb : Nhà xuất bản
6. PGS. : Phó giáo sư
7. TS. : Tiến sĩ
8. tr. : Trang
9. VHGD : văn học dân gian
8
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
2.1. Bảng thống kê các mối quan hệ gia đình trong cuốn Kho tàng ca dao
người Việt [24] ..........................................................................................27
2.2. Bảng phân loại ca dao theo chủ đề qua khảo sát cuốn Kho tàng ca dao
người Việt[24]...........................................................................................28
3.1. Bảng sơ đồ vị trí tiếng bắt vần của thể thơ lục bát..................................63
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là hình thức văn hóa dân gian phổ biến trong đời sống tinh thần
của người Việt. Có thể nói rằng thấu hiểu ca dao là thấu hiểu tâm hồn người
Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, ca dao đã thay tiếng tâm tình, thay
tiếng than, thay lời vui sướng, thay lời đồng cảm để bày tỏ những xúc cảm,
nghĩ suy, tâm tư của nhân dân. Chính vì thế, ta có thể thấy người Việt đã
phản ánh trong ca dao tất cả những vấn đề của đời sống thường nhật cũng
như tất cả các sắc thái của đời sống tinh thần của mình. Cuộc sống của
người Việt là cuộc sống gắn bó với làng xóm, gia đình trong một mối quan
hệ thân tộc bền chặt và thủy chung do vậy bộ phận những bài ca dao về
quan hệ gia đình đã chiếm một số lượng lớn và đóng vai trò khá quan trọng
trong gương mặt ca dao Việt Nam.
Ca dao là một phần của văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian cũng bị
quy định bởi sự khác biệt vùng miền địa lý. Người Việt ở khắp nơi trên đất
nước đều cất giữ những câu ca riêng về quan hệ gia đình nên những câu ca
dao này vô cùng phong phú và mang sắc thái vùng miền rõ nét. Ở đây người
viết xin được xét tới dấu ấn vùng miền đó ở hai vùng đất rộng lớn ở hai đầu
đất nước là Nam Bộ và Bắc Bộ.
Nam Bộ và Bắc Bộ ngoài việc là hai vùng đất quan trọng góp phần tạo
nên lãnh thổ Việt Nam còn là hai vùng văn hóa với những màu sắc riêng biệt
do vậy giữa hai miền đất này, ca dao về quan hệ gia đình ngoài những điểm
tương đồng còn có các nét khác biệt. Tương đồng là do bản chất chung của
quá trình sáng tạo folklore của nhân dân, do nền tảng tình cảm và các giá trị
đạo đức chung của dân tộc, do sự giao lưu tiếp biến văn hóa. Khác biệt là do
sự quy định của bản sắc văn hóa riêng của từng miền, do điều kiện địa lý, lịch
2
sử tự nhiên. Thông qua việc so sánh quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và
ca dao Bắc Bộ, luận văn muốn chỉ ra màu sắc đặc trưng của ca dao hai miền,
cho thấy cái nhìn cụ thể về cách ứng xử của người Việt với các thành viên
trong gia đình. Qua đó, luận văn mong muốn góp phần vào việc nhận thức
tính thống nhất trong sự đa dạng của ca dao cũng như của văn hóa Việt Nam
truyền thống.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quan hệ gia đình trong ca dao là vấn đề đã nhận được nhiều sự quan
tâm, nghiên cứu thông qua nhiều công trình sưu tầm, biên soạn với nhiều
thành tựu đáng được ghi nhận. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới cuốn Tục
ngữ, ca dao về quan hệ gia đình [29] của tác giả Phạm Việt Long. Đây là một
công trình nghiên cứu chuyên biệt với đối tượng là tục ngữ, ca dao về quan hệ
gia đình. Tác giả đã có những khảo sát, thống kê khách quan, thận trọng dựa
trên khối lượng tư liệu đồ sộ, phong phú và đa dạng. Đối với những chủ đề
khác nhau của quan hệ gia đình, tác giả lại có sự thống kê cụ thể và chi tiết.
Thậm chí trong cùng một chủ đề ví dụ như mối quan hệ vợ chồng, tác giả
cũng có sự thống kê riêng đối với những bài nói về vợ chồng cùng lao động,
vợ đợi chồng đi chinh chiến, lời than của người vợ .v.v. Tác giả cũng đồng
thời có những lí giải rất cặn kẽ về sự phân chia chủ đề đó dựa trên sự tìm hiểu
về nền tảng văn hóa và điều kiện lịch sử của xã hội Việt Nam. Công trình của
tác giả Phạm Việt Long đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về quan hệ gia
đình trong ca dao và đã tập hợp được nguồn tư liệu quý báu về các bài ca dao
có chủ đề trên để người đọc có thể dễ dàng tham khảo.
Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình [29] được xây dựng dựa trên việc
khảo sát một công trình dày dặn và chuyên biệt khác về ca dao là cuốn Kho
tàng ca dao người Việt [24] do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng
chủ biên (tái bản năm 2001). Cuốn sách này đã tổng kết khối lượng tư liệu về
3
dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỉ
XVIII đến năm 1975. Những bài ca dao về quan hệ gia đình trong công trình
này đã được Phạm Việt Long thống kê là có 1.179 đơn vị trên tổng số 11.825
đơn vị của toàn cuốn sách.
Trên đây là một số các công trình có lịch sử vấn đề nghiên cứu liên
quan đến đề tài của luận văn ở phương diện quan hệ gia đình trong ca dao.
Nhưng sự phân chia các câu ca dao về quan hệ gia đình trong ca dao hai miền
Nam Bắc thì chưa có công trình cụ thể nào đề cập tới một cách chi tiết. Chúng
ta chỉ có thể dựa trên tư liệu là những tập ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ đã được
biên soạn. Tuy nhiên, với ca dao Bắc Bộ, chúng ta cũng chưa thực sự có công
trình nào sưu tập, biên soạn đầy đủ, có hệ thống mà chủ yếu là những tập ca
dao riêng lẻ của từng địa phương như Văn học dân gian Thái Bình [11], Ca
dao tục ngữ Nam Hà [10], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [12]… Còn về ca dao
Nam Bộ thì cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] của tác giả Bảo Định Giang,
Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị là một công trình tiêu biểu,
có thể coi là nguồn tư liệu dồi dào về ca dao, dân ca Nam Bộ. Các công trình
trên được biên soạn, sắp xếp theo chủ đề và chủ đề về quan hệ gia đìnhđã cho
thấy số lượng đáng kể cũng như vị trí của nó trong diện mạo ca dao của cả hai
miền. Đặc biệt, với cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] ngoài việc chỉ ra được
những đặc điểm vùng miền đặc sắc cũng như tính cách Nam Bộ trong các bài
ca dao, các tác giả khi đi tìm đặc trưng của ca dao Nam Bộ đã đều có sự so
sánh, sự đối chiếu ca dao Nam Bộ với ca dao của những vùng miền khác trên
đất nước. Sự so sánh này đã phần nào mở ra được hướng tiếp cận ca dao về
quan hệ gia đình của hai miền Nam Bắc trên phương diện sắc thái địa
phương. “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể
hiện niềm thương, nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên
hơn.” [16, tr44]
4
Việc so sánh để tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng miền khác
nhau đã được sử dụng trong khá nhiều công trình nghiên cứu ví dụ như luận
án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ba miền Bắc,
Trung, Nam [28] của Trần Thị Kim Liên hay bài nghiên cứu của Nguyên
Phương Châm là Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc
trên tạp chí Văn hóa dân gian năm 1997 [6]. Các công trình nghiên cứu trên
đều có được những tổng kết chung về tính cách của các vùng miền thể hiện
trong ca dao, đặc biệt là về phương diện hình thức thể hiện tâm tư tình cảm.
Theo đó, hai tác giả đều cho rằng tình cảm trong ca dao Bắc Bộ thường được
thể hiện bóng gió, sử dụng hình ảnh xa xôi, mượt mà, êm dịu, tế nhị. Trong
khi tình cảm trong ca dao xứ Nghệ thì được thể hiện quyết liệt, bộc trực,
thẳng thắn còn tình cảm trong ca dao Nam Bộ thì lúc dễ thương, dịu dàng khi
lại mạnh mẽ và tếu táo. Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca
daongười Việt ở ba miền Nam, Trung, Bắc [28] của Trần Thị Kim Liên là một
côngtrìnhkhá đầyđủso sánhcadao ba miền trên phương diện nộidung và nghệ
thuật. Chủ đề tình cảm gia đình cùng vớichủ đề yêu nước và tình yêu đôilứa là
một trong ba chủ đề chính được xem xét, đối chiếu kĩ lưỡng và tỉ mỉ nhất.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng văn hóa lớn của Việt Nam. Ca dao của
hai vùng đất này vừa mang những đặc điểm chung của ca dao người Việt, vừa
mang những đặc điểm văn hóa vùng miền riêng của mình. Việc so sánh quan
hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ ở đây không thể chỉ ra sự
hơn kém mà nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt. Chúng tôi sẽ thống kê,
phân tích và so sánh để tìm ra sự tương đồng, khác biệt của ca dao về quan hệ
gia đình giữa hai miền Nam, Bắc qua những mối quan hệ gia đình chính. Qua
đó chỉ ra tính cách riêng biệt, độc đáo của người dân hai miền cũng như
những sắc thái văn hóa đặc sắc của hai vùng đất Nam Bộ và Bắc Bộ.
5
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quan hệ gia đình với ba mối quan hệ chính là
quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái và quan hệ anh em trong ca dao
về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ.
Với đề tài Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam
Bộ và ca dao Bắc Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng với đối tượng là ba mối
quan hệ gia đình chính của người Việt ở Nam Bộ và Bắc Bộ. Tương ứng với
ba mối quan hệ này là những đặc điểm nội dung và hình thức thể hiện giống
và khác nhau với những sắc thái rất đa dạng của ca dao hai miền. Do vậy,
trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi xin được so sánh dựa trên một số
nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu của những bài ca dao cổ truyền về quan
hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ.
Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:
 Cuốn Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính và Phan
Đăng Nhật đồng chủ biên [24])
 Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát,
Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn[16])
 CuốnTụcngữvà ca daovềquanhệgia đình (PhạmViệt Long [29])
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích,
chứng minh, so sánh đồng thời có sự tiếp cận với những kiến thức về địa lý,
lịch sử, văn hóa cũng như tiếp thu những thành tựu từ các công trình của các
nhà nghiên cứu đi trước.
5. Bố cục luận văn
Mở đầu
Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
6
Chương 2: So sánh nội dung các bài ca dao về quan hệ gia đình trong
ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ.
Chương 3: So sánh nghệ thuật các bài ca dao về quan hệ gia đình trong
ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
7
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống
Khái niệm gia đình: Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của
con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và
phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi
dưỡng và giáo dục giữa các thành viên.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản
nhất của xã hội. Gia đình hình thành từ sớm và đã trải qua một quá trình phát
triển lâu dài đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng nhân cách con
người, phát triển kinh tế, xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc
gia trong tiến trình lịch sử.
Gia đình Việt Nam theo truyền thống có lẽ nên được hiểu theo nghĩa
rộng chứ không phải là một gia đình gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái. Theo
cách hiểu của học giả Đào Duy Anh thì gia đình của người Việt chỉ những
người thân thuộc trong một nhà. Gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình
của ông bà, cha mẹ, con cái, của anh chị em và thậm chí còn được mở rộng ra
với những người trong cùng họ tộc. Những người có quan hệ huyết thống
trong xã hội xưa cũng thường có khuynh hướng tụ tập sống chung với nhau
trong cùng một khu vực để nương tựa và chia sẻ với nhau. Có lẽ vì vậy, mối
quan hệ anh em thân tộc cũng quan trọng không kém bất kì mối quan hệ gia
đình nào khác. Tục ngữ Việt Nam có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”
cũng là để phản ánh sự tôn trọng, sự đề cao mối quan hệ gia đình mang nghĩa
“rộng”, mang tính huyết thống này. Tác giả Toan Ánh trong cuốn Tìm hiểu
phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình đã giới thiệu tóm tắt về thành phần
8
gia đình Việt Nam như sau “Qua các thành phần trên cho thấy rằng gia đình
Việt Nam bao quát rất rộng và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua
mọi thế hệ không kể bởi nội, ngoại, nhiều khi là cả hai bên nội ngoại”
Người Việt luôn luôn nhìn nhận gia đình với một giá trị rất cao trong
đời sống tinh thần của mình do vậy tất cả mọi vấn đề của người Việt đều liên
quan tới gia đình kể cả là danh dự của một cá nhân thành viên trong gia đình
đó. Bởi lẽ hành vi và danh dự của cá nhân đó cũng được coi là mang lại sự
vinh dự hay mối nhục cho gia đình. Các cá nhân trong gia đình luôn hi sinh để
bảo vệ và xây đắp cho gia đình mình. Có thể vì thế mà người Việt luôn trung
thành với gia đình mình, gắn bó với gia đình mình, lo lắng cho hạnh phúc của
gia đình hơn là hạnh phúc của cá nhân. Từ đó hình thành nên trong mối quan
hệ gia đình những quy định đạo đức, bổn phận và tình cảm mà các thành viên
luôn tâm niệm như lòng hiếu nghĩa, sự thủy chung, sự sẻ chia… Có thể nói
với người Việt gia đình hầu như là tất cả vì đó là trung tâm đời sống của cá
nhân, là nơi cá nhân nương tựa để phát triển.
Xã hội Việt nam cổ truyền được chia thành 4 thành phần chính là sĩ,
nông, công thương nhưng tiêu biểu nhất là hai thành phần nông và sĩ. Do vậy,
trong xã hội cũng tồn tại hai loại gia đình chính là gia đình nhà Nho và gia
đình nông dân hay gia đình quan hộ và dân hộ. Trong khi gia đình nông dân là
kiểu gia đình sản xuất tự túc, đóng góp cho xã hội bằng thành quả lao động thì
gia đình nhà Nho là kiểu gia đình hướng các thành viên theo đuổi con đường
khoa cử, đóng góp cho xã hội bằng cách xây dựng nền nếp trong nhà cũng
như trong xã hội. Sự phân chia này dựa trên một đặc điểm tiêu biểu của văn
hóa gia đình Việt Nam cổ truyền là việc chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho
giáo. Sự ảnh hưởng này kéo dài và liên tục trong lịch sử cho tới tận khi Việt
Nam trở thành thuộc địa của Pháp và bắt đầu quá trình Âu hóa. Song như
PGS. Trần Đình Hượu đã đề cập tới trong Gia đình truyền thống Việt Nam với
9
ảnh hưởng Nho giáo thì khi tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo với gia đình
truyền thống Việt Nam “không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo mà
nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị- kinh tế- xã hội tổ chức và quản lý
theo Nho giáo, bị điều kiện hóa trong thể chế đó mà vận động, phát triển”.
Ảnh hưởng đó cũng khác đi tùy thời kỳ, tùy từng vùng và từng loại gia
đình khác nhau.
Đi sâu vào tính chất của gia đình Việt cổ truyền có thể thấy một đặc
điểm tiêu biểu nữa là tính chất phụ quyền của gia tộc Việt. Tính chất phụ
quyền này nhấn mạnh quyền uy tối cao của người cha với con cái, của người
chồng đối với người vợ, của người con trai với toàn gia đình đặc biệt là người
con trai trưởng. Người đàn ông có vai trò quan trọng và là người duy nhất có
quyền quyết định trong gia đình cũng như đại diện cho gia đình trong mối
quan hệ với cộng đồng, làng xã. Trong nhiều năm, dưới nền giáo dục Nho
giáo, tính chất phụ quyền này càng được đề cao và tô đậm. Song nói như vậy
không có nghĩa là với ảnh hưởng của Nho giáo, mẫu hình gia đình Việt Nam
truyền thống là mẫu hình “sao chép” của gia đình Trung Quốc. Bên cạnh một
số tư tưởng Nho giáo như “xuất giá tòng phu”, “tam tòng tứ đức”… đã trở
thành những quy chuẩn đạo đức mà các thành viên trong gia đình phải tuân
thủ chặt chẽ đặc biệt là với các gia đình truyền thống ở Bắc Bộ thì với điều
kiện kinh tế và xã hội khác biệt, gia đình Việt Nam truyền thống đã phát triển
những đặc điểm của riêng mình, phân biệt hoàn toàn với gia đình truyền
thống của Trung Quốc. Gia đình truyền thống Việt Nam thường có quy mô
nhỏ hơn, không coi trọng vấn đề đại tộc như một yếu tố so sánh, phân biệt
đẳng cấp với các gia đình khác, gìn giữ cách xưng hô thân mật, nhấn mạnh
tính cộng đồng hơn là nhấn mạnh tuyệt đối họ tộc như gia đình Trung Quốc.
Những đặc điểm trên là những đặc điểm chung của gia đình Việt Nam
cổ truyền mà giá trị của nó rất nhiều các thế hệ người Việt đã cùng nhau gìn
10
giữ. Với hai vùng văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ thì những đặc điểm này đã có
những thay đổi để phù hợp với tính cách của người dân cũng như phù hợp
với điều kiện lịch sử, địa lý riêng của hai vùng đất. Thông qua việc tìm
hiểu về tổ chức và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống, chúng ta có
thể có sự đối chiếu, so sánh với các hình mẫu gia đình mà ca dao Nam Bộ
và Bắc Bộ phản ánh.
1.1.2. Ca dao và dân ca
Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu
(phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu
truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình
cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca. Vào giai đoạn muộn
về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong sách Thi pháp ca dao [26] thì
sinh hoạt ca hát của người Việt có từ rất sớm. Người Việt xưa chưa có
những tên gọi có tính chất khái quát cao mà thường dùng những từ chỉ
những hiện tượng ca hát cụ thể như ví, hò, hát, hát trống quân, hát xoan,
hát ghẹo, hát phường vải, hát ru, hò giã gạo, hò mái đẩy, lí tương tư, lí
ngựa ô, lí chim quyên…
Cách gọi “phong dao”, “ca dao” đã được biết đến từ đầu thế kỉ XIX
đến đầu thế kỉ XX trong các sách quốc ngữ được xuất bản đầu thế kỷ XX. Tên
gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu tiên bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong
cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng
Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca
dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167. “Ca dao”và “phong dao” được cho là
có cùng một phạm vi phản ánh. Sở dĩ “ca dao” được gọi là “phong dao” là do
có một số bài “ca dao” đã phản ánh phong tục của địa phương, của thời đại.
Lâu dần tên gọi “phong dao”phai nhạt dần nhường chỗ cho từ “ca dao”. Cho
11
đến những năm 50 của thế kỷ XX thì từ “phong dao” hầu như không còn
được sử dụng nữa, “ca dao” trở thành từ duy nhất chỉ một thứ thơ dân gian.
So với “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn.
Mãi cho đến năm 1956, qua cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ
Ngọc Phan, từ “dân ca” mới trở nên quen thuộc. Nói đến “dân ca” là nói đến
cả làn điệu và những thể thức biểu hiện nhất định. Các nhà nghiên cứu văn
học dân gian hiện nay cho rằng “dân ca” bao gồm phần lời (câu hoặc bài),
phần giai điệu ( giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi
trường, khung cảnh ca hát.
“Ca dao” và “dân ca” có một mối quan hệ đặc biệt. Theo các soạn giả
của bộ sách Kho tàng ca dao người Việt [24] thì thuật ngữ ca dao được hiểu
theo ba nghĩa khác nhau và đều có mối liên hệ chặt chẽ với “dân ca”
1. Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành
phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca
dao đồng nghĩa với dân ca.
2. Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi)
3. Không phải tất cả những câu hát của một loại dân ca nào đó tước bỏ
tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những
sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ
mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở
thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian.
Theo cách hiểu thứ ba, là một thể thơ dân gian, ca dao cổ truyền có thể
được thưởng thức như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Khuynh
hướng này được khởi xướng và phát triển bởi các nhà Nho. Từ thế kỷ XV trở
đi, số Nho sĩ ngày càng nhiều. Trong các cuộc thi hương có tới hàng vạn Nho
sĩ dự thi. Do vậy số Nho sĩ không hiển đạt cũng ngày càng nhiều thêm. Một
12
số người cáo quan lui về ở ẩn. Chính lớp Nho sĩ không đỗ đạt và ở ẩn này đã
sưu tầm thơ dân gian và thưởng thức ca dao như thưởng thức thơ ca bác học.
Thuật ngữ “ca dao” theo cách hiểu thứ nhất và thứ hai có thể tìm thấy
trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc
Phi chủ biên. Cách hiểu thứ ba ở trên cũng được sự đồng tình của nhiều học
giả khác, như Vũ Ngọc Phan: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm
được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca. Dân ca
là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều hơn là về mặt
hình thức. Hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng dựa trên cơ sở những
câu ca dao, tục ngữ có sẵn. Tùy theo từng loại dân ca mà người ta thêm vào
những tiếng đệm, lót như tình bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… Tiếng đệm nghĩa
như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng đưa hơi như ì ì, i ới a, hì hi v.v… Chính
đặc điểm của những tiếng đệm ấy tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng
loại dân ca”
Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ca dao theo nghĩa thứ hai và thứ ba.
Chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm rằng ca dao cổ truyền là những lời ca
dao được lưu hành từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ca dao hiện đại
là những sáng tác thơ ca dân gian được lưu hành từ sau Cách mạng tháng Tám
đến nay.
Giống như tất cả các thể loại văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng
trung tâm là con người, khám phá và phát hiện ra những vẻ đẹp của con người
thể hiện trong cuộc sống. Với đời sống tinh thần của người bình dân có thể
nói tình và nghĩa luôn luôn là hai điều cốt lõi, được đề cao. Tình và nghĩa đó
được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống, thể hiện trong cuộc sống lao
động, sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm.
13
1.1.3. Vùng văn hóa
Vùng văn hóa là khái niệm đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng
dưới sự thống nhất do cùng nguồn cội tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính
đa dạng cho bức tranh văn hóa dân tộc. Vùng văn hóa do đó chỉ sự khác nhau
của đặc trưng văn hóa tộc người theo không gian địa lý trên một lãnh thổ.
Những nhóm tộc người khác nhau ở những chỗ khác nhau tạo nên sự phân
hóa vùng văn hóa.
Từ ngàn xưa, việc phân biệt văn hóa vùng miền đã được tồn tại trong ý
thức của ông cha ta và ngày càng được chú trọng trong giới nghiên cứu ngày
nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh
hướng, từng tác giả.
Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hóa của nhà nghiên cứu
Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở hợp lí. Theo đó, về tổng quát lãnh thổ Việt
Nam được chia thành 6 vùng văn hóa bao gồm: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng
văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ,
vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên và vùng văn hóa Nam Bộ.
1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ
1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính
Theo khu vực địa lý- hành chính thì Bắc Kỳ đã có từ thời Nguyễn.
Cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏ
Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn
vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương trong đó Hà Nội, Nam Định,
Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương thuộc Bắc Kỳ. Đến thời Pháp thuộc Bắc Kỳ
có địa giới tính từ phía nam tỉnh Ninh Bình trở tới biên giới Việt Trung. Cho
tới năm 1946, trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách
gọi Bắc Bộ mới chính thức xuất hiện lần đầu tiên. Ở Bắc Bộ, ngoài thành phố
Hà Nội và Hải Phòng còn có 27 tỉnh khác ví dụ như: Bắc Giang, Bắc Cạn,
14
Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương… Tới năm
1959 thì sự phân chia này lại có sự thay đổi và cấp bộ không còn nữa.
Cho tới hiện nay thì vùng lãnh thổ gần với ranh giới Bắc Bộ được gọi là
vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh
Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định,
Thái Bình, Ninh Bình.
Bắc Bộ là vùng đất cổ, là vùng văn hóa, là cái nôi hình thành dân tộc
Việt. Vùng văn hóa Bắc Bộ là một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng
châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống
quần tụ thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú bởi vậy nó từng là cái nôi
văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ… với
những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn hóa
Việt ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này.
Văn hóa châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt
lại vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hóa của vùng. Ngoài ra văn hóa
Bắc Bộ còn là sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên
sự kế thừa và sự phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh
hoa văn hóa khu vực và nhân loại. PGS.TS Ngô Đức Thịnh đã từng nhận xét:
“Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng
Bắc Bộ là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.”
1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực các con sông: sông
Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Khi nói tới vùng văn hóa Bắc Bộ là nói tới
vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng
Yên, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, phần
đồng bằng của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
15
Về vị trí địa lý, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao
lưu quốc tế theo hai trục: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó
trở thành mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả các thế lực muốn bành trướng
vào lãnh thổ Đông Nam Á nhưng nó cũng tạo điều kiện cho vùng có thuận lợi
về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Đất đai trong vùng tương đối màu mỡ, thích hợp cho nền công nghiệp
lúa nước phát triển với nguồn cung cấp nước chính là hệ thống sông Hồng,
sông Thái Bình và sông Mã. Tuy nhiên chế độ nước phân hóa theo mùa: mùa
lũ dòng chảy lớn, nước đục, mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong. Chính yếu
tố nước này đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý
ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền
văn minh lúa nước.
Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựu kinh tế đạt
được, những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã phát huy
sức lao động và óc sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội,
đạt đến thời đại văn mình vào khoảng thế khỉ VI-VII trước công nguyên. Tồn
tại trong khoảng hơn 5 thế kỷ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn minh
Văn Lang- Âu Lạc, tương ứng với hai quốc gia tiếp nối tồn tại trên đất Bắc
Việt Nam đương thời.
Cư dân nguyên thủy sống trên các vùng đồng bằng Bắc Việt Nam
đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam Á (Việt - Mường, Môn - Khơme,
Hán – Thái). Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiều hòa lẫn vào nhau,
có tiếng nói gần gũi. Những di chỉ được phát hiện chứng tỏ rằng các nhóm
người đó đã sống gần gũi với nhau, cùng lấy nghề trồng lúa nước làm kinh tế
chủ yếu và có những phong tục, tập quán giống nhau.
Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng lên cùng
với sự gia tăng dân số, do tính phức tạp của một số ngành nghề, trong xã hội
16
thời đó đã nảy sinh sự phân công lao động. Nghề luyện kim, đúc đồng ngày
càng phát triển. Các nghề thủ công khác như nghề gốm sứ, nghề dệt vải, nghề
làm giấy, nghề mộc, nghề nhuộm… cũng xuất hiện.
Nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn đã trở thành
ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho sự định cư lâu dài vừa tạo ra lương
thực cần thiết hàng ngày cho người dân. Tất nhiên để có được những vụ mùa
vững chắc, con người phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng
mối quan hệ với làng. Cũng từ đây nảy sinh những sinh hoạt văn hóa phản
ánh mối quan hệ giữa cộng đồng với tự nhiên, giữa người với người ở các
cộng đồng nông nghiệp. Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ là làng cổ
truyền nhất tiêu biểu nhất cho thiết chế làng xã ở nước ta. Làng xã cổ truyền ở
đồng bằng Bắc Bộ là môi trường văn hóa, là hình ảnh cụ thể của văn hóa cổ
truyền dân tộc. Làng tồn tại trên nền tảng của các hương ước, khoán ước quy
định chặt chẽ đời sống tinh thần và văn hóa của các gia đình. Một trong
những truyền thống của xã hội Việt Nam cổ truyền chính là tính cộng đồng
được sản sinh và lưu giữ bền vững trong môi trường làng xã.
Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng
dâu chăn tằm, nuôi gia súc, gia cầm … cũng ngày càng phát triển. Đời sống
của người dân được đảm bảo vui tươi, ổn định hơn.
1.2.3. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật
Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vô giá truyền từ đời nọ sang đời
kia. Đó là một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú: là
nguồn ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, ...
là các lễ hội truyền thống lâu đời đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dân gian, trò
diễn, ... Có thể nói Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của
dân tộc Việt ươm chồi, nảy lộc.
17
Trên đất nước Việt Nam, đất nước của ca dao, thần thoại, văn học dân
gian Bắc Bộ là một trong những viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc
trưng, đúng như GS. Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Kho tàng văn học dân
gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm”. Ca
dao, dân ca xứ Bắc không những ngọt ngào, đằm thắm mà còn thấm thía ân
tình. Xứ Bắc có một kho tàng đồ sộ những tích truyện, truyện cổ dân gian,
truyền thuyết, truyện cười... với những hình ảnh ông Bụt, cô Tấm, những
chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh... đã đi vào tâm khảm người Việt hàng thế kỷ qua.
Đặc biệt, Bắc Bộ có truyện thần thoại - thể loại văn học dân gian mà không
vùng miền khác nào có được. Khác với các vùng khác, truyện Trạng của vùng
thường thiên về nói chữ, chơi chữ, thể hiện trí tuệ vượt bậc của người xưa.
Ở đây, các thể loại thuộc nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa
dạng và mang sắc thái vùng đậm nét, bao gồm hát chèo, hát chầu văn, hát
quan họ, múa rối, ...
Về ngôn ngữ thì sự hiện diện của chế độ giáo dục lâu đời và đội ngũ trí
thức đông đảo là các nhà Nho ở vùng đồng bằng Bắc Bộ khiến cho ngôn ngữ
văn học được sử dụng nhiều, thúc đẩy cho quá trình hình thành chữ viết. Các
câu ca dao của Bắc Bộ cũng vì thế mà ngôn từ nhìn chung đều có vẻ tinh tế,
được chọn lựa cẩn thận chứ không chỉ là lời ăn tiếng nói hàng ngày.
1.2.4. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội
Nhìn vào đời sống văn hoá của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ta thấy
rõ được tính đa dạng, phong phú trong đó, một trong những nét lớn là văn hoá
tín ngưỡng. Văn hoá tín ngưỡng ở vùng văn hoá Bắc Bộ là một hình thức văn
hoá đặc thù bao chứa nhiều nội dung như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín
ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ
nghề và tín ngưỡng lễ hội, ...
18
- Tín ngưỡng thờ tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Gia đình
nào dù nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha
mẹ, ông bà. Con cháu xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê.
Những dòng họ lớn, có học thức thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ
kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình.
- Tín ngưỡng phồn thực
Trải qua quá trình sinh sống, sinh hoạt, trong tâm lý cư dân người Việt
nói chung và người dân vùng văn hoá Bắc Bộ nói riêng hình thành tâm lý tín
ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong
sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí
và hành vi giao phối làm đối tượng.
Có thế thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ
trên các tượng bằng đất nung (di tích Mã Đồng - Hà Tây); một số hình điêu
khắc ở những ngôi đình như Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng),
đình Thổ Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ (Nam Định).
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng
Đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống quần xã, hình thành
nên các đơn vị làng xã. Do vậy, tục thờ thành hoàng làng được xem là điều
không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị thành hoàng làng
riêng cho làng mình. Vị thành hoàng đó được xem như là một vị thánh của
làng, là người mà đương thời có công lớn đối với quê hương, đất nước. Với
những người dân vùng văn hoá Bắc Bộ, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, là
nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống có không ít khó khăn, sóng gió của họ.
Và việc thờ thành hoàng là một nét đẹp trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân
Bắc Bộ.
19
- Tín ngưỡng thờ Mẫu
Đây cũng được xem là một nét văn hoá tín ngưỡng lớn của cư dân vùng
văn hoá Bắc Bộ. Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại,
thần tích, các bài văn chầu, truyện thơ Nôm, các bài giáng bút, câu đối, đại tự,
hát xướng, hát chầu văn, lên đồng, múa bóng ...
Những thần ngưỡng của tín ngưỡng thờ Mẫu gồm các nhiên thần, nhân
thần, trong đó có khá nhiều các nhân vật lịch sử anh hùng như Trần Hưng
Đạo (Vị vua cha). Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những
điện, đền, phủ... mà những di tích này nằm rải rác rất nhiều ở vùng văn hoá
Bắc Bộ.
- Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề
Ngoài ngành kinh tế nông nghiệp thuần nông thì các ngành nghề thủ
công rất phổ biến ở các làng trong vùng văn hoá Bắc Bộ. Những làng quê đó
dần được phát triển thành những làng nghề chuyên nghiệp. Do đó, việc thờ
các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc đồng...) là nét không thể thiếu trong văn hoá
tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ.
- Tín ngưỡng lễ hội
Nét lớn cuối cùng trong văn hoá tín ngưỡng được xem là “sinh hoạt văn
hoá tổng hợp” của vùng văn hoá Bắc Bộ đó là lễ hội. Lễ hội là hình thức sinh
hoạt văn hoá lớn, nó bao chứa các hình thức tín ngưỡng khác, hay nói cách
khác là những hình thức này tiềm ẩn, tồn tại trong lễ hội.
Như đã nói ở trên, đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống
bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất
mùa vụ và hình thức lễ hội ra đời trong thời gian đó. Ban đầu, nó đơn thuần
chỉ là hính thức văn hoá giải trí. Dần dà, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nó
lắng đọng lại và trở thành văn hoá tín ngưỡng.
20
Ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội rất phong phú, đa dạng, rực rỡ về thời gian,
số lượng, mật độ, nội dung... Theo thời gian, có thể chia lễ hội làm nhiều loại:
lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu... Theo không gian địa lý, lễ hội được phân
làm những dạng: lễ làng, lễ hội vùng, lễ hội cả nước... Tuy vậy, dù vào thời
gian nào hay ở địa phương nào, lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ đều có đặc
điểm chung là mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong
các hình thức lễ hội như thờ mẹ lúa, thờ thần mặt trời, cầu mưa...
Lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ không chỉ là những nét phác thảo về văn
hoá mà còn mang đậm tính chất tín ngưỡng tôn giáo. Lễ hội thường được
đồng nhất với lễ chùa chiền, miếu mạo nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định.
Trên mảnh đất thiêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống:
hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội
Lim (Bắc Ninh)... Những lễ hội ấy là kết quả của những tinh hoa văn hoá dân
tộc được kế thừa, chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua các thời kỳ lịch sử,
là kết quả của quá trình tiếp diễn văn hoá. Theo GS. Đinh Gia Khánh
“Đây là một sinh hoạt tập thể long trọng thường đem lại niềm phấn chấn
cho tất cả mọi người, cho mỗi một con người. Những quy cách và những
nghi thức trong lễ hội mà mỗi người phải tuân thủ theo tạo nên niềm
thông cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn
với cộng đồng và do đó, thấy mình vươn lên ở những tầm vóc cao hơn với
một sức mạnh lớn hơn” (Trên đường tìm hiểu văn hoá Việt Nam - Nxb
Khoa Học Xã Hội Hà Nội).
1.3. Vùng văn hóa Nam Bộ
1.3.1. Ranh giới địa lý, hành chính
Tên gọi Nam Kì theo khu vực địa lý, hành chính cũng bắt đầu có từ
thời Minh Mạng và bao gồm Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Đến thời Pháp thuộc thì bao gồm địa giới từ phía nam tỉnh Bình Thuận trở
21
vào trong. Đến năm 1946, cùng cách gọi Bắc Bộ thì cách gọi Nam Bộ cũng
lần đầu tiên được nhắc đến. Cho đến nay thì cách gọi này tương ứng với vùng
lãnh thổ có tên gọi là đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Nam Bộ theo phân vùng văn hóa thì
thuộc vùng văn hóa Nam Bộ bao gồm 2 vùng văn hóa Đồng Nai- Gia Định
(Đông Nam Bộ) và vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ).
Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống
sông Cửu Long, với khí hậu hai mùa (khô- mưa), với mênh mông sông nước
và kênh rạch. Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hòa
nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khơme, Xtiêng,
Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ, bữa ăn
giàu thủy sản, tính cách con người ưa phóng khoáng, tín ngưỡng tôn giáo hết
sức phong phú và đa dạng, sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội
nhập với văn hóa phương Tây... Đó là một số nét phác thảo về đặc trưng văn
hóa của vùng này.
1.3.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội
Nhắc đến Nam Bộ người ta thường liên tưởng đến một vùng đất còn
nhiều vẻ hoang sơ và hết sức huyền bí, một vùng đất được “khai phá” chưa
lâu, một vùng đất còn gắn liền với những “truyền thuyết dân gian”. Nếu so
với Bắc Bộ thì Nam Bộ còn là một vùng đất “mới”. Tuy nhiên do đặc thù của
địa lý và lịch sử hình thành mà Nam Bộ lại mang một nét văn hóa hết sức độc
đáo, có dấu ấn và có bản sắc không thể lẫn lộn với bất cứ vùng miền nào.
Nam Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng
54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan
trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây. Công cuộc mở đất phương Nam,
khẳng định vùng văn hóa phương Nam chỉ thực sự được định hình từ những
22
cuộc di dân lớn của người Việt ở thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVIII. Đó là quá
trình chuyển cư tại chỗ. Quá trình di dân tự nhiên này là quá trình di dân lẻ tẻ,
chưa đủ để định hình bản sắc văn hóa của vùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn
tiến hành những cuộc di dân lớn từ vùng Ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di
dân cơ chế thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh, cùng với việc di dân
cơ chế trước thế kỷ XV của những lớp cư dân cổ Khơme từ nhiều vùng trên
đất nước Campuchia, tràn về sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của
chúa Xiêm La và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến cùng Châu
Đốc kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để
lập làng, lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới thực sự hình
thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tại chỗ mới có việc thúc đẩy sự gần gũi
giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, mới làm xuất hiện những
điều kiện khách quan, tạo nên những tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng
người có những đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên tính chất địa văn hóa,
địa kinh tế của một vùng đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó chính là một
vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo, đa màu sắc.
Nam Bộ có mật độ sông ngòi dày đặc. Sông lớn sông bé khắp nơi. Ở
Nam Bộ có hai nhóm sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền có
dòng chảy mở rộng, quanh co, giữa sông có những cù lao lớn, nước chảy
chậm, bồi đắp phù sa cho vùng Sa Đéc, Mỹ Tho thuận lợi cho việc phát triển
trồng trọt. Sông Hậu được hình thành muộn hơn, dòng chảy thẳng và nhanh.
Vùng đất quanh sông Hậu mới được khai phá mạnh vào đầu thời kỳ hình
thành con sông này. Thiên nhiên Nam Bộ tương đối thuận lợi cho đời sống
sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đất màu mỡ vì phù sa của các con sông
bồi đắp. Tài nguyên trên rừng dưới biển đều phong phú. Người dân từ khắp
nơi đổ về đây, nương tựa vào thiên nhiên mà sống. Hầu hết dân Nam Bộ là
dân thập phương tứ xứ, họ không có mối quan hệ thân tộc hay bất kì ràng
23
buộc gì với nhau. Do vậy những khoán ước, hương ước, quy định cộng đồng
ở Nam Bộ không quá chặt chẽ, nghiêm túc như ở Bắc Bộ.
Dù nghề chính vẫn là nghề làm ruộng nhưng cư dân Nam Bộ không
phải thâm canh như cư dân Bắc Bộ mà tập trung quảng canh và khai hoang.
Tập quán quảng canh, khai hoang này cũng khiến cho người dân Nam Bộ
mang đậm tính cách tự do, không muốn ràng buộc hay nặng nề trong suy
nghĩ. Gia đình ở Nam Bộ có quy mô nhỏ hơn, thường chỉ có 2 đến 3 thế hệ
sống quấn túm để phù hợp hơn với việc di chuyển. Cư dân Nam Bộ cũng sống
thành làng, thành ấp nhưng nhà cửa tản mát. Làng xóm không có đất công.
Đất đai là do người dân tự đi khai phá, biến thành của riêng mình. Người dân
rất nhiều khi nay đây mai đó, di chuyển từ nơi này đến nơi khác nên cơ cấu xã
hội ở làng không bền chắc như ở Bắc Bộ.
1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội
Tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ phản ánh rất rõ những đặc trưng nông
nghiệp lúa nước của nền văn hóa Việt Nam. Đó là sự tôn trọng và gắn bó mật
thiết với thiên nhiên (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên), sự phản ánh đậm nét
nguyên lý Âm- Dương (từ đối tượng thờ cúng ở mọi làng quê: Mẹ Trời, Mẹ
Đất, nữ thần Mây, Mưa…) là tính tổng hợp thể hiện ở tính đa thân, tính cộng
đồng. Tín ngưỡng của người Việt ở Nam Bộ thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng
phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người.
Về lễ hội thì nếu như lễ hội cổ truyền của người Việt ở phía Bắc có cội
rễ lịch sử hàng ngàn năm (hội Đền Hùng, hội Phù Đổng…) thì ở Nam Bộ chỉ
có 300 năm tương ứng với lịch sử đi khẩn hoang. Lễ hội Nam Bộ là một
chặng đường mới tiếp nối lễ hội truyền thống từ Bắc vào Nam trong tiến trình
lịch sử của dân tộc và có những bước phát triển mới. Ví dụ: Lễ hội Nghinh
Ông, Bà chúa Xứ, Dinh Cô… Lễ hội ở Nam Bộ có nền tảng chung là nghi lễ
nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước. Những lễ hội này cũng thể hiện sự
24
đan xen, pha trộn nhiều dòng văn hóa khác nhau. Ví dụ: Giao lưu văn hóa
Việt- Hoa: Lễ hội chùa bà ở Bình Dương (rước linh vị bà sang miếu Quan
Thánh rồi sang chùa bà Chúa Thuận Thiên của người Việt), giao lưu văn hóa
Khơme: lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu ở Tây Ninh.
Lễ hội Nam Bộ còn có nội dung tưởng niệm những người anh hùng lịch
sử địa phương cận đại, những người có công khai hoang mở đất, bảo vệ đất
nước (Nguyễn Trung Trực, Trương Định…) bắt nguồn từ nhu cầu bảo đảm
liên kết cộng đồng để sống còn trước những thử thách nghiệt ngã của tự nhiên
và kẻ thù xâm lược.
Lễ hội Nam Bộ đã định chế hóa loại hình diễn xướng Hát bội (Cung
đình) và một số loại hình diễn xướng dân gian khác như múa bóng rỗi, địa
Nàng, múa mâm vàng… (cúng miếu bà Chúa Xứ) vào lễ hội truyền thống của
người Việt Nam Bộ. Ngoài ra, một số lễ hội ở Nam Bộ còn tôn vinh nữ thần.
Đây được coi là một đặc điểm nổi trội của yếu tố giới, một đặc điểm độc đáo
của lễ hội Nam Bộ.
1.3.4. Đặc điểm văn học, nghệ thuật
Người dân Nam Bộ luôn sôi nổi trong những sinh hoạt văn hóa mang
tính cộng đồng. Những sinh hoạt này chính là môi trường sản sinh và nuôi
dưỡng văn hóa dân gian. Người Nam Bộ dù là sắc tộc nào, người Kinh, người
Chăm hay người Khơme cũng đều yêu thích âm nhạc và ca hát. Nói đến nghệ
thuật ca hát dân ca cổ truyền Nam Bộ thì phải kể tới một loạt những loại hình
nghệ thuật phổ biến như: đờn ca tài tử, cải lương, hát bội, lý… và một kho
tàng dân ca nhạc cổ phong phú. Có được kho tàng âm nhạc độc đáo như vậy
cũng nhờ Nam Bộ có sự đa dạng và hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
Những điệu hò, lý, điệu hát ru cũng mang đậm hình ảnh thiên nhiên và con
người, chứa đựng những sắc thái riêng biệt. Hình thức văn học truyền miệng
là hình thức phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng ở Nam Bộ. Do vậy Nam
25
Bộ cũng là mảnh đất màu mỡ cho ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian phát
triển rực rỡ.
Về ngôn ngữ thì đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ là giàu tính hình
tượng cụ thể, giàu hình ảnh và giàu chất hài hước. Từ cách sống phóng
khoáng của cư dân miệt vườn mà người dân Nam Bộ hình thành thói quen sử
dụng từ tùy thích miễn là phản ánh đúng điều mà họ muốn nói tới. Do đó
ngôn ngữ của Nam Bộ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng
rất bình dân, gần gũi. Đặc biệt người Nam Bộ còn đưa phương ngữ vào những
điệu lý, điệu hò, những câu ca dao, dân ca, những câu chuyện kể… một cách
vô cùng tự nhiên, tạo nên một đặc điểm riêng biệt, độc đáo cho các tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian của mình.
Tiểu kết
Giống như tất cả các thể loại văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng
trung tâm là con người, khám phá và phát hiện ra những vẻ đẹp của con người
thể hiện trong cuộc sống. Với đời sống tinh thần của người bình dân có thể
nói tình và nghĩa luôn luôn là hai điều cốt lõi, được đề cao. Tình và nghĩa đó
được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống, thể hiện trong cuộc sống lao
động, sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm như
tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình. Ca dao về quan hệ gia đình, về mối
quan hệ cha con, chồng vợ, anh em chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong
kho tàng ca dao của người Việt.
Người Việt luôn mang trong mình lòng yêu quý tổ tông, giống nòi nên
tình cảm gia đình được coi là một nét đẹp truyền thống muôn đời và cũng
chính vì vậy mảng ca dao về quan hệ gia đình luôn luôn phong phú và nhiều
màu sắc. Những câu ca dao về quan hệ gia đình có một đời sống riêng, có vị
trí và vai trò không thể thay thế được trong ca dao dân tộc. Tình cảm gia đình
26
là một trong những tình cảm thiêng liêng, tôn quý mà không một người dân
Việt Nam nào không trân trọng. Có thể nói ca dao đã góp phần thể hiện và lưu
giữ hoàn hảo nét đẹp cao quý, thiêng liêng của những mối quan hệ gia đình
đó. trong khi quan hệ gia đình cũng là một yếu tố nội dung làm nổi bật lên
được giá trị nhân văn của ca dao. Việc so sánh ca dao về quan hệ gia đình
giữa Nam Bộ và Bắc Bộ thiết nghĩ cho đến cùng cũng để chỉ ra giá trị và vị trí
của những câu ca với chủ đề này trong kho tàng ca dao cổ truyền Việt Nam.
Việc phân vùng văn hóa để tìm hiểu về ca dao có ý nghĩa quan trọng để
nghiên cứu sự chuyển động về mặt không gian và sự phát triển thể loại theo
thời gian. So sánh ca dao của hai vùng để chỉ ra những điểm giống nhau và
khác nhau, chỉ ra sự thống nhất trong dòng chảy của ca dao Việt cũng như bản
sắc độc đáo của mỗi vùng văn hóa đối với một chủ đề quen thuộc. Để làm
được điều này, luận văn sẽ xem xét và đối chiếu ca dao về quan hệ gia đình
của Nam Bộ và Bắc Bộ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, phân
tích những điểm giống, khác nhau và lí giải nguyên nhân. Có thể kể ra ở đây
nhiều mối quan hệ gia đình của người Việt như quan hệ mẹ chồng – nàng dâu,
quan hệ giữa người làm dâu và anh em chồng, quan hệ giữa chàng rể với bố
mẹ hay anh em vợ, quan hệ mẹ kế - con chồng, quan hệ cô, bác, cậu, dì…
nhưng luận văn sẽ tập trung so sánh dựa trên ba mối quan hệ gia đình chính
mang tính rường cột, phản ánh đặc điểm chung của quan hệ gia đình Việt
Nam: quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ vợ chồng và quan hệ anh em.
27
Chương 2
SO SÁNH NỘI DUNG CÁC BÀI CA DAO QUAN HỆ GIA ĐÌNH
TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
2.1. Trình bày sự giống và khác nhau
Trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [24], các soạn giả đã chia nội
dung của ca dao Việt Nam thành 9 chủ đề lớn. Theo Trần Thị Kim Liên, số
lời ca dao thuộc 9 chủ đề lớn đó trên tổng số 12.487 đơn vị có thứ tự tỷ lệ từ
cao xuống thấp như sau:
STT Nội dung chủ đề Số bài Tỷ lệ
%
1 Tình yêu 6445 51,6%
2 Quan hệ gia đìnhvà xã hội 1334 10,6%
3 Những lời bông đùa khôi hài giải trí 1240 9,9%
4 Lao động và nghề nghiệp 1210 9,6%
5 Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 655 5,2%
6 Kinh nghiệm sống và hành động 489 3,9%
7 Đất nước và lịch sử 459 3,7%
8 Những thói hư tật xấu và những tệ nạn xã
hội
351 2,8%
9 Những nỗi khổ và những cảnh sống lầm
than
313 2,7%
Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao ngườiViệt
Trong chủ đề quan hệ gia đình và xã hội, số lời thể hiện mối quan hệ
tình cảm gia đình chiếm 87,9%. Điều này cho thấy số lượng của những bài ca
dao về quan hệ gia đình là rất nhiều, chỉ đứng sau ca dao về tình yêu đôi lứa.
28
Đồng thời điều này cũng cho thấy vị trí của tình cảm gia đình trong đời sống
tinh thần của người Việt xưa. Tình cảm bền chặt, gắn bó, sâu nặng đó với
từng mối quan hệ trong gia đình lại có những mức độ biểu hiện khác nhau.
Bảng thống kê quan hệ gia đình và xã hội dưới đây sẽ cho thấy điều đó.
TT Nội dung Số lời Tỉ lệ
%
1 Quan hệ vợ chồng 617 55,60%
2 Quan hệ giữa cha mẹ và concái 318 28,65%
3 Quan hệ mẹ chồng nàng dâu, bố mẹ vợ, con
rể
98 8,82%
4 Anh em ruột, anh em rể, chị em dâu 35 3,15%
5 Ông bà tổ tiên và concháu 11 0,99%
6 Quan hệ họ hàng, chú bác, cô, dì 31 2,79%
Tổng số 1110 100%
Bảng thống kê các mối quan hệ gia đìnhtrong Kho tàng ca dao ngườiViệt
Bảng thống kê cho thấy trong các mối quan hệ gia đình được phản ánh
trong ca dao thì quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ
anh chị em là ba mối quan hệ được phản ánh nhiều nhất, đóng vai trò quan
trọng nhất trong ca dao về quan hệ gia đình. Ba mối quan hệ này có thể coi là
ba mối quan hệ mang tính nòng cốt với nhiều tình cảm và sự gắn bó sâu sắc
tạo nên diện mạo của gia đình Việt Nam. Do vậy trong khuôn khổ của luận
văn, chúng tôi sẽ xem xét quan hệ gia đình trong ca dao của hai miền Nam,
Bắc thông qua ba mối quan hệ chính này.
2.1.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
Người Việt luôn luôn lấy gia đình làm trung tâm của mọi mối quan hệ.
Cách hành xử này có thể xuất phát từ cuộc sống khép kín, không ra khỏi cổng
29
làng, ít tham gia vào sự kiện lớn lao của đất nước. Vì phần đông người Việt là
nông dân, họ sống và gắn bó cả đời mình với làng xã, với mảnh đất nơi chôn
nhau cắt rốn. Cuộc sống của họ gói gọn trong hai mối quan hệ chính là quan
hệ gia đình và quan hệ với xóm làng. Nhưng có lẽ, lí do mà gia đình trở thành
trung tâm của cuộc sống của người Việt không chỉ có như vậy. Với truyền
thống trọng đạo lý, nặng nghĩa tình từ ngàn xưa, việc đặt gia đình với những
người thương yêu nhất của mình như cha mẹ, như anh em ở vị trí quan trọng
nhất của đời sống tinh thần, tình cảm của người Việt là chuyện hoàn toàn có
thể lý giải được. Gia đình là tổ ấm, là nơi che chở cho mỗi người từ khi cha
mẹ sinh ra. Cho nên có thể nói rằng, mối quan hệ gia đình đầu tiên mà mỗi
người biết tới chính là mối quan hệ với cha mẹ mình. Cha mẹ sinh ra rồi giãi
nắng dầm sương nuôi nấng ta thành người. Trong mỗi bước trưởng thành của
con người đều có bàn tay nâng đỡ, đều có giọt mồ hôi mặn chát của mẹ cha.
Do vậy người Việt xưa mới luôn tâm niệm “thờ cha, kính mẹ”. Đó không chỉ
là đạo lý mà còn là tình nghĩa sâu nặng của con cái đáp đền lại sự hi sinh
của cha mẹ dành cho mình. Chính vì thế, ca dao về quan hệ của cha mẹ và
con cái của Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thống nhất với nhau ở một số đặc
điểm nội dung tiêu biểu mà đặc điểm đầu tiên chính là nội dung “tình yêu
thương, sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái”. Với ca dao Bắc Bộ, ta
khắc khoải với hình ảnh cánh cò đã theo bao người vào giấc ngủ ấu thơ
qua lời ầu ơ đượm buồn của mẹ:
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Cha mẹ sinh đẻ tay không
Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi
Trước là nuôi cái thân tôi
Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con
30
Con cò là hình ảnh biểu trưng cho cha mẹ nghèo, vất vả ngược xuôi để
nuôi con khôn lớn. Cánh cò gầy chao trên những cánh đồng lúa mênh mông
vô cùng thân thuộc với người dân Việt cho nên nó dễ gợi, dễ nhớ, dễ đồng
cảm. Cái hình ảnh mảnh mai, gầy guộc mà mải miết của những cánh cò cũng
thật giống với dáng hình của người mẹ tảo tần khuya sớm kiếm gạo nuôi con:
Mẹ nghèo chẳng có gì đâu
Lời ru để lại sang giàu cho con
Dù cho vai áo mẹ sờn
Bờ sông gánh gạo nỉ non cánh cò
Lời tâm tình của người mẹ nghèo đó để lại bao xúc cảm cho người
nghe. Người mẹ nghèo tự nhận rằng mình chỉ có lời ru là của để dành cho con
mà thôi. Vì thế dù cho “vai áo rách sờn”, dù cho khổ cực, vất vả người mẹ
vẫn miệt mài lao động để nuôi con. Tình yêu thương đó, sự hi sinh đó, nỗi cực
khổ đó chính là gia tài vô giá, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, là sự thiêng liêng của
hai tiếng gia đình mà biết bao người mẹ Việt Nam đã để lại cho con cháu
mình. Sự hi sinh đó bắt nguồn từ tình yêu thương, là biểu hiện của tình yêu
thương mà cha mẹ dành cho con cái:
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt ca tay này hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, tay cầu cúng cha
Một tay luồn chỉ luồn xa
Một tay bếp núc cửa nhà con ơi
Ước mơ của mẹ kỳ lạ mà giản đơn như vậy đó. Mẹ mong mình có
nhiều “tay”, nhiều sức lực để cáng đáng được nhiều việc, để lo lắng được cho
con. Hái rau, bắt cá lo cho con bữa ăn, ôm ấp, che chở con khi con đau yếu.
Lòng mẹ giản dị như vậy đó nhưng cũng thật là vĩ đại, bao la.
31
Cùng với cảm xúc yêu thương và hi sinh đó, ca dao Nam Bộ về quan hệ
cha mẹ và con cái cũng ghi lại nhiều câu như:
Con ơi ở lại với bà
Má đi làm mãi tháng ba mới về
Má về có mắm con ăn
Có khô con nướng, có em con bồng
Câu ca dao là lời từ biệt của người mẹ với con mình để đi làm xa.
Người mẹ vỗ về, an ủi con mình mà cũng như vỗ về chính bản thân. Mẹ mong
khi trở về sẽ có “mắm cho con ăn”, “khô cho connướng” để conđược đủ đầy.
Có phải vì thế mà mẹ phải dứt lòng để con ở lại để đi kiếm ăn xa. Nỗi lòng
của mẹ qua những điều thật nhỏ bé lại thể hiện một mong ước lớn lao: mong
ước được lo lắng cho con chu toàn. Người mẹ Nam Bộ ở đây cũng thật tảo
tần, vất vả:
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Ví dầu mẹ chẳng có chi
Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời
Người mẹ Nam Bộ cũng giống người mẹ Bắc Bộ ở câu ca trên ở cảnh
“chẳng có chi”. Họ đều là những bậc cha mẹ nghèo nhưng tình yêu thương thì
vô bờ bến. Họ luôn xác định sự gắn bó, sự chở che đến trọn đời mình dành
cho con cái.
Anh đi làm mướn nuôi ai
Cho áo anh rách cho vai anh sờn
Anh đi làm mướn nuôi con
Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai
(Ca dao Nam Bộ)
32
Có thể hình ảnh người cha ít được đề cập đến hơn người mẹ bởi không
giống như mẹ cha không luôn kề cận, luôn ẵm bồng con. Cha phải lo việc
chung cho cả gia đình, cha là chỗ dựa, là trụ cột của cả gia đình. Câu ca dao
như lời đối đáp để người cha bày tỏ nỗi lòng mình với con. Mặc “áo rách”,
mặc “vai sờn” nghĩa là mặc bản thân mình ra sao, không quản gian lao, vất
vả, cha chỉ một lòng đau đáu muốn được nuôi nấng con thành người.
Những việc làm mà cha mẹ dành cho con cái của mình với họ thì thật là
nhỏ bé những lại truyền tải được thông điệp yêu thương rất thiêng liêng:
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chày thức đủ vừa năm
(Ca dao Nam Bộ)
Hình ảnh người mẹ bên võng, bên nôi, với đôi bàn tay bế bồng, thức
trọn đêm để dỗ giấc ngủ cho con có lẽ là hình ảnh đã gắn bó với tiềm thức của
bao nhiêu người Việt. Cùng với lời ru của mẹ, cùng với “con cá”, “mớ rau”
mà cha mẹ kiếm về, các con đã khôn lớn và trưởng thành. Những bài ca dao
về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái qua nhiều thế hệ cũng được đắp bồi
thêm nhưng tình thương yêu, sự hi sinh của cha mẹ thì vẫn luôn luôn sâu sắc
và khắc khoải vẹn nguyên như thế.
Nhận cho mình những tình cảm cao cả như vậy từ cha mẹ nên người
con Việt Nam ở cả hai miền Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thể hiện chung một thái
độ trân trọng, biết ơn sâu đậm. Ca dao về quan hệ của cha mẹ và con cái của
Nam Bộ và Bắc Bộ vì thế cũng thống nhất trong nội dung “làm con phải làm
tròn chữ hiếu với cha mẹ”.
Chữ hiếu đó đầu tiên thể hiện ở sự yêu thương kính trọng, biết ơn cha mẹ:
Có con nghĩ mẹ thương thay
Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau
(Ca dao Bắc Bộ)
33
Công ơn của cha mẹ với con cái phải kể trước nhất là công sinh thành.
Câu ca dao thể hiện sự ghi nhận công lao to lớn đó của người con đối với cha
mẹ mình. Nhờ cha mẹ mà có con trên cõi đời này. Chín tháng mười ngày mẹ
hoài thai con, từ lúc con chưa ra đời mẹ đã trải nhiều vất vả. Không có gì tội
tình bằng không mẹ hay không cha, chịu kiếp mồ côi:
Mưa lâm râm ướt đầm lá hẹ
Em thương người có mẹ không cha
(Ca dao Nam Bộ)
Lụt nguồn trôi trái bòn bon
Cha thác, mẹ cònchịu chữ mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi
Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân
(Ca dao Nam Bộ)
Từ lời than, lời thương những đứa con mồ côi, ta có thể thấy sự trân
trọng của người con đối với cha mẹ mình. Qua đó “chữ hiếu” dặn lòng của
người con còn được thể hiện qua hành động đền đáp, phụng dưỡng, chăm lo
cho cha mẹ:
Đói lòng ăn hột chà là
Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng
(Ca dao Nam Bộ)
Ba đồng một khía cá buôi
Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già
(Ca dao Nam Bộ)
Ở đây, ta lại ghi nhận được sự hi sinh của con cái dành cho cha mẹ
mình. Để chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ, người con cũng không quản
34
những thiếu thốn, thiệt thòi cho mình. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái
trong ca dao người Việt đến đây đã cho thấy được một mối dây liên kết, một
tình cảm đầy yêu thương và đạo nghĩa của người Việt. Cha mẹ yêu thương,
che chở cho con thì con cũng một dạ đáp đền. Đó phải chăng là vẻ đẹp nhân
văn cao cả trong tâm hồn và tính cách của người Việt mà ca dao Nam Bộ và
Bắc Bộ đã cùng chuyển tải. Người con ở Nam Bộ lo cho cha mẹ như vậy thì
người con ở Bắc Bộ lại nhắn gửi như sau:
Ai về tôi gửi buồng cau
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
Ai về tôi gửi đôi giày
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
Sự quan tâm, chăm sóc của người con thật tỉ mỉ, thật cẩn thận. Qua sự
quan tâm đó, ta cũng thấy được thái độ nâng niu hết mực của người con với
cha mẹ cũng giống như câu ca dao sau:
Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp mật, như đường mía lau
(Ca dao Nam Bộ)
Hình ảnh người mẹ già được so sánh với những sản vật quý giá trong
cuộc sống để thể hiện sự nâng niu, sự quý trọng của người con. Tấm lòng hiếu
thảo của con cái đã được thể hiển rõ ràng trong thái độ và trong sự chăm sóc
ân cần miếng ăn, giấc ngủ cho cha mẹ. Có thể nói lòng hiếu thảo đã trở thành
thước đo nhân phẩm đạo đức của con người. Do vậy ngoài việc đề cao đạo
hiếu thì ca dao của hai miền Nam, Bắc cũng lên tiếng phê phá, chê trách
những đứa con chưa làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình:
Mẹ già hết gạo treo niêu
Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai
(Ca dao Nam Bộ)
35
Mẹ già ở chốn lều tranh
Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay
(Ca dao Bắc Bộ)
Đi đâu mà bỏ mẹ già
Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng
(Ca dao Bắc Bộ)
Như đã nói ở trên, tình cảm gia đình, tấm lòng yêu thương gắn bó trong
mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một tình cảm hết sức tự nhiên và đẹp
đẽ của con người. Những bài ca dao về mối quan hệ này của Bắc Bộ và Nam
Bộ đều cho thấy được vẻ đẹp của tình yêu thương, sự hiếu nghĩa, sự hi sinh
giữa cha mẹ và con cái và cho thấy cách hành xử của người Việt trong mối
quan hệ mang tính căn bản của gia đình này. Đối với người Việt xưa, trong
cuộc sống quần tụ nhiều thế hệ, sự gắn bó của các thành viên càng nhiều thì
tình cảm gia đình lại càng là vấn đề được coi trọng và đề cao. Ca dao với tư
cách là tiếng nói tâm tình của người Việt vì thế đã phản ánh được rất nhiều
các khía cạnh của tình cảm gia đình mà một số đặc điểm nội dung của các bài
ca dao về quan hệ cha mẹ con cái ở trên chính là minh chứng. Dù cho là ca
dao của vùng đất nào nhưng khi phản ánh tinh thần nhân nghĩa, phản ánh tình
cảm gia đình tha thiết của người Việt thì sẽ đều có tiếng nói chung. Sự thống
nhất đó thể hiện tâm lý, thể hiện truyền thống, thể hiện tâm hồn chung của
người Việt. Dù sống ở miền đất nào, là chủ nhân của vùng văn hóa nào đi
nữa, đã là người Việt thì đều hướng tới những giá trị tình cảm cao đẹp như
vậy. Song, bên cạnh những thống nhất đó thì không thể phủ nhận những dấu
ấn riêng, những biểu hiện độc đáo của ca dao mỗi miền đối với vấn đề quan
hệ gia đình trong ca dao.
36
Đối với mối quan hệ cha mẹ và con cái thì sự khác biệt giữa ca dao
Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ có thể thấy ở một số điểm như sau:
1. Ca dao về quan hệ giữa cha mẹ và con cái của Nam Bộ phần đông
chỉ thể hiện tình cảm trực tiếp giữa hai đối tượng chính của mối quan hệ này,
không có sự mở rộng hay hướng tới tình cảm với ông bà, tổ tiên như ca dao
Bắc Bộ. Đối với ca dao Bắc Bộ, trong nội dung đạo hiếu của người con với
cha mẹ thì ngoài biết ơn công sinh thành, trách nhiệm lo lắng, chăm sóc cho
cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi về già thì “hiếu” còn có ý nghĩa là bổn phận
thờ cúng ông bà, tổ tông.
Ca dao Bắc Bộ tiếp thu nhiều giá trị của ca dao truyền thống, phát triển
trên không gian văn hóa làng xã nơi quần tụ những “gia đình” lớn là những
người cùng huyết thống cho nên ca dao Bắc Bộ luôn đề cao việc hướng tới tổ
tông. Quan hệ gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mối cá nhân, là
nguồn, là cội để mỗi người hướng tới, trở về sau những khó khăn, vất vả của
cuộc sống cho nên từ tình cảm yêu kính mẹ cha, ca dao Bắc Bộ đã hướng con
người tới tình cảm hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà. Đó là một phần của đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” được truyền lại từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong
gia đình:
Con người có tổ có tông
Như cây có cộinhư sông có nguồn
(Ca dao Bắc Bộ)
Trong cuộc sống khép kín nơi xóm làng, người Việt chịu sự chi phối
của mối quan hệ huyết thống tức là mối quan hệ dòng họ gia đình trong đó
quan hệ huyết thống là hạt nhân, là cơ sở cho những mối quan hệ khác. Tình
cảm gia đình, dòng họ là tình cảm nảy sinh tự nhiên từ sự gắn bó máu thịt. Ca
dao Bắc Bộ có nhiều câu thể hiện sự trân trọng đối với mối dây liên kết này,
mối dây thiêng liêng kết nối mọi người trong “gia đình”:
37
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoàiđá nhau
Chữ “hiếu” với ý nghĩa bổn phận phụng thờ tổ tông được coi như lời
nhắc nhở với mỗi người khi muốn báo đáp công ơn của cha mẹ
Trứng rồng lại nở ra rồng
Hạt thông lại nở cây thông rườm rà
Có cha có mẹ rồi mới có ta
Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng
Khôn ngoan nhờ đức cha ông,
Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ
Những lời ca dao như trên rất khó tìm thấy trong ca dao Nam Bộ về
tình cảm ông bà, cha mẹ với con cháu. Người dân Nam Bộ hầu hết là những
người dân tứ xứ đổ về mảnh đất này khẩn hoang. Họ hầu hết là đơn độc và chỉ
gắn bó với gia đình nhỏ của mình. Ý thức về một “gia đình” lớn, về mối quan
hệ huyết thống “một giọt máu đào hơn ao nước lã” có thể vì thế đã không còn
đậm đặc như ở Bắc Bộ. Những người dân tứ xứ về với Nam Bộ, chiến đấu với
thiên nhiên, đối mặt với những thử thách của điều kiện sống còn hoang sơ nên
họ phải tương trợ lẫn nhau, cưu mang nhau. Họ trọng nghĩa khí, trọng giao
hảo chứ không quá đặt nặng mối quan hệ họ hàng, dòng họ như ở Bắc Bộ
nữa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là người Nam Bộ không nhớ đến tổ
tông ông bà mình chỉ là họ không đặt nặng và ít đề cập đến. Khi đề cập đến
thì các câu ca dao cũng rất giản dị, chân thành, không câu nệ:
Chữ rằng vấn tổ tầm tông
Cháu connỡ bỏ cha ông chăng mày
2. Một đặc điểm nội dung khác biệt nữa giữa ca dao về mối quan hệ
cha mẹ - con cái của Nam Bộ và Bắc Bộ là bộ phận những bài ca dao có tính
38
chất giáo huấn, ca ngợi đạo đức gia đình. Bộ phận những bài ca dao này cũng
chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao Bắc Bộ:
Thờ cha thờ mẹ hết lòng
Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường
Làm người trước liệu hiếu thân
Cảm ơn cha mẹ ân cần nuôi con
Giữ sao cho chọn hiếu trung
Thảo ngay một dạ kẻo luống công mẹ thầy
Ca dao Bắc Bộ sưu tập ở một số tỉnh như Thanh Hóa, Hà Nam cho thấy
những lời triết lý về chữ hiếu xuất hiện với số lượng đáng kể. Ngoài việc thể
hiện tình cảm gia đình thì những câu ca dao này còn có ý nghĩa răn dạy, giáo
dục con cháu ghi nhớ việc hiếu nghĩa với cha mẹ, ông bà. Những câu ca dao
này thường sử dụng những hình tượng mang tính khuôn mẫu, hướng người ta
đi theo những quy chuẩn đạo đức mang tính khuôn phép. Điều này chính là
do sự ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho gia tới đời sống tinh thần của
người dân Bắc Bộ. Người dân Bắc Bộ vì thế luôn hướng tới việc xây dựng gia
đình truyền thống, xây dựng các mối quan hệ gia đình dựa trên quy tắc ứng
xử chuẩn mực và hướng thế hệ tiếp sau đến việc trân trọng các giá trị đạo đức
của gia đình. Trong khi đó, cư dân Nam Bộ với bản tính phóng khoáng, bộc
trực, tự do tự tại trong môi trường sống cởi mở thì không chú ý nhiều tới
những quy chuẩn đạo đức này. Họ dành tâm tư, suy nghĩ của mình cho việc
bày tỏ tình cảm nhiều hơn. Từ hoàn cảnh sống đặc biệt của họ mà quan hệ cha
mẹ - con cái trong ca dao Nam Bộ đã bộc lộ những nét riêng, những điểm
nhấn riêng. Cư dân Nam Bộ hầu hết là dân đi khẩn hoang. Họ đến với Nam
Bộ vì nhiều lý do khác nhau nhưng phần nhiều đều là do hoàn cảnh éo le,
39
ngang trái. Họ là những người dân nghèo ở những vùng đất khác, những
người không thể sống nổi trên quê hương của mình, những người tứ cố vô
thân, những người bị đi đày, những người lưu lạc. Nam Bộ là vùng đất mà họ
chọn để dừng chân bỏ lại sau lưng mình là quê hương, là những người thân
yêu phải chia lìa. Cho nên nhắc tới tình cảm gia đình của người dân Nam Bộ
là nhắc tới nỗi nhớ. Nỗi nhớ cha nhớ mẹ đã trở thành nỗi nhớ quê hương:
Ai về Giồng Giếng qua truông
Gió lạnh mưa nguồn nhớ mẹ nhớ cha
Nỗi nhớ đó luôn đau đáu trong lòng những người con xa xứ, không một
phút nào thôi thổn thức. Nỗi nhớ này là đặc trưng, là điểm đặc biệt chỉ có ca
dao về quan hệ cha mẹ - con cái của Nam Bộ mới có. Bởi lẽ chỉ có những
người xa xứ, những người lưu lạc phương xa, không biết đến khi nào mới về
lại cố hương, gặp cha gặp mẹ mới trải được cái nỗi nhớ day dứt này:
Gió đưa cây cửu lý hương
Xa cha xa mẹ thất thường bữa ăn
Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn
Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm
Nỗi nhớ cha mẹ khiến cho miếng ăn không ngon, giấc ngủ không tròn.
Mấy người đã dám dứt lòng với cha mẹ để ra đi. Ở nơi xa xôi cách trở, đối
mặt với mọi khó khăn đó chính là lúc con người cần tới điểm tựa là gia đình
nhất thì lúc này lại không hề có. Họ chỉ có thể lắng lòng mình, gửi tiếng yêu
thương về quê nhà. Nỗi nhớ thương vì thế luôn đi kèm với nỗi xót xa:
Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương
Lẳng nghe chim vịt kêu chiều
Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
40
Sự thiếu thốn tình cảm khiến cho nỗi lòng của người con càng thổn
thức. Khi nhớ tới cha mẹ mình và nhìn lại hoàn cảnh cách trở, ca dao Nam Bộ
còn bộc lộ sự tủi phận, tủi thân của những người con. Thiếu bàn tay chăm sóc
của cha mẹ là một sự mất mát lớn lao do vậy nhiều người con Nam Bộ gửi
gắm trong ca dao lời than, lời buồn về số phận côi cút của mình. Các bài ca
dao nói về cảnh mồ côi trong ca dao nói về quan hệ cha mẹ - con cái của Nam
Bộ có một số lượng không nhỏ và vì vậy cũng là một dấu ấn riêng của ca dao
Nam bộ đối với chủ đề này:
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha chết gót conđen sì
Lụt nguồn trôi trái bòn bon
Cha thác, mẹ cònchịu chữ mồ côi
Mồ côi tội lắm ai ơi
Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân
Sự thiệt thòi của cảnh mồ côi khiến cho những câu ca dao mang vẻ
đượm buồn. Nhất là khi những đứa con mồ côi đó lại còn đang tha phương
cầu thực, ở nơi xa quê hương. Đọc những câu ca dao này, ta không khỏi buồn
thương và cảm thông cho những số phận mồ côi và từ đó ta sẽ thấy đồng cảm
với nỗi ái ngại, tủi phận của họ:
Bạc bảy đâu sánh vàng mười
Mồ côiđâu sánh với người có cha
Qua những câu ca dao buồn thương chân thật này, giọng điệu, tiếng nói
của người Nam Bộ càng được bộc lộ rõ ràng hơn, nét Nam Bộ của những câu
ca dao này càng đậm đà hơn. Sự mộc mạc trong việc sử dụng từ ngữ, sự đơn
giản trong việc diễn đạt, sự chân thành trong việc biểu hiện tình cảm chính là
đặc trưng phân biệt ca dao Nam Bộ với những vùng miền khác:
41
Mất cha con sống u ơ
Mất mẹ con sống bơ vơ tháng ngày
Sự mô tả cảnh sống “u ơ” này có lẽ chỉ có thể tìm thấy trong cách diễn
đạt của người Nam Bộ. Câu ca dao giản dị đến nao lòng, giản dị đến độ người
ta có thể cảm nhận trọn vẹn được sự mộc mạc, sự chân thành, sự nồng nàn
của tình cảm mà nhân vật trữ tình gửi gắm. Đồng thời, người ta cũng cảm
nhận được chất Nam Bộ thật thà, phóng khoáng, nặng tình không thể lẫn lộn,
không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác.
Có thể thấy rằng, cách ứng xử truyền thống của người Việt, tinh thần
nhân nghĩa, trọng tình cảm của người Việt đã được gìn giữ qua hàng ngàn
năm chính là sợi dây xuyên suốt tạo nên tính thống nhất trong nội dung của ca
dao Bắc Bộ và Nam Bộ về quan hệ gia đình. Những tình cảm yêu thương,
chia sẻ, những đạo nghĩa, những vấn đề đạo đức mà người Việt trân trọng là
những vấn đề mà ca dao cả hai miền đều hướng tới phản ánh. Từ những nội
dung chính đó, ca dao hai miền mới có những biểu hiện khác do sự tác động
của điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, do tính cách đặc trưng của cư dân mỗi
miền nhưng những biểu hiện này vẫn không nằm ngoài những giá trị chung
mà ca dao về quan hệ gia đình hướng tới. Những điểm khác biệt này ngoài
việc khẳng định vẻ đẹp riêng của ca dao hai miền còn làm phong phú thêm
cho mảng ca dao về quan hệ gia đình, khẳng định ví trị của những bài ca dao
này trong kho tàng ca dao Việt Nam cũng như trong việc góp phần gìn giữ
những giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc.
2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng
Theo thống kê của Nguyễn Thị Kim Liên thì trong chủ đề gia đình và
các mối quan hệ xã hội, mảng ca dao về tình nghĩa vợ chồng chiếm tỉ lệ
55,6% (617/1110 bài). Điều này cho thấy đây là một vấn đề khá được quan
tâm trong ca dao và trong đời sống tinh thần của người Việt. Có thể nói trong
42
quan hệ gia đình thì mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, rường cột
chi phối các mối quan hệ còn lại. Gia đình khởi nguồn từ chính sự gắn bó trọn
đời của người vợ, người chồng. Mối quan hệ vợ chồng cũng có thể nói là mối
quan hệ có nhiều cung bậc cảm xúc nhất trong các mối quan hệ gia đình. Có
thể kể ra đây rất nhiều tình cảm, tâm trạng trong mối quan hệ vợ chồng như
yêu thương, thề hẹn, giận hờn, ghen tuông, oán trách. Trong cộng đồng xưa
đặc biệt là cộng đồng ở Bắc Bộ, cuộc sống có nhiều rào cản khuôn phép khiến
cho người Việt khó có thể trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tâm tư của mình. Ca dao
phát triển đem đến cho nhân dân hình thức giãi bày, thể hiện tình cảm vừa cô
đọng, vừa hàm súc, vừa mượt mà uyển chuyển. Do vậy, ca dao chính là
phương tiện hữu hiệu để người vợ, người chồng Việt giãi bày, tâm sự. Điều
này đã tạo nên số lượng đáng kể và nội dung phong phú của những câu ca dao
về quan hệ vợ chồng.
Trong xã hội cũ hôn nhân hạnh phúc của mỗi cá nhân thường không
phải do người đó tự quyết định. Xã hội với sự chi phối của tư tưởng Nho giáo
khiến cho cuộc sống bị ràng buộc bởi vòng lễ giáo do vậy việc hôn nhân đại
sự mang tính trọng đại lại càng bị kiểm soát chặt chẽ, bị chi phối bởi nhiều
vấn đề khác hơn. Trong thời đại đó, hôn nhân luôn luôn gắn với quan niệm
“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vì vậy hầu hết hôn nhân đều không bắt đầu từ
tình yêu. Những người phải chịu đựng các cuộc hôn nhân không tình yêu đó
có thể tìm thấy rất nhiều trong xã hội. Tình yêu, khát vọng tình yêu của họ
không được đáp đền, bản thân họ cũng không đủ khả năng để phản kháng, để
chống lại vòng kiềm tỏa của cả một hệ thống tư tưởng xã hội. Họ chỉ biết thể
hiện nỗi thất vọng, đau buồn của mình qua những lời oán than:
Bị ép duyên nên tôi phải kêu trời
Giá duyên ai gá, bỏ tiếng đời em mang
(Ca dao Nam Bộ)
43
Bí lên ba lá
Trách ba trách má,
Không ngắt ngọn làm giàn,
Để bí bò lan,
Trách hường nhan,
Vô duyên bạc phận,
Duyên nợ gần không đặng xứng đôi
(Ca dao Nam Bộ)
Cha mẹ bảo ưng em đừng mới phải
Em nỡ lòng nào bạc ngãi bỏ anh
(Ca dao Nam Bộ)
Tiếng oán than đó lúc gửi cho mẹ cha, lúc gửi cho người thương đã
nghe lời mẹ cha mà bỏ duyên tình, lúc lại là trách giận bản thân mình không
thể tự quyết số phận của bản thân:
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Bác mẹ ép gả cho anh học trò
(Ca dao Bắc Bộ)
Cha ơi liệu cơm gắp mắm
Ép gả convào cố đấm ăn xôi
Bây giờ do dáng con người
Mẹ cha gả bán cho nơi chẳng vừa
Trái duyên khôn ép, khôn ưa
Trách mình đã lỡ, trách cha đã lầm
44
Thông qua ca dao, người Việt đã thổ lộ hết nỗi lòng, bày tỏ quan niệm
của mình, than thân trách phận, cất tiếng nói phản kháng những lề thói đã làm
tổn thương hôn nhân của họ.
Những lời oán than đó cho thấy người Việt luôn tâm niệm hôn nhân
hạnh phúc là phải khởi nguồn từ tình yêu, từ sự chia sẻ, đồng cảm chứ không
thể từ địa vị, hay vật chất. Cái nhìn của các nhân vật trữ tình trong ca dao đã
thể hiện tâm niệm trên rất rõ ràng, thẳng thắn mà chân chất. Người Việt tin
rằng bằng lao động, qua lao động họ có thể xây dựng hạnh phúc gia đình.
Chính vì vậy, ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cùng thống nhất với nhau ở nội dung
ca ngợi cuộc sống gia đình, ca ngợi sự gắn bó của vợ chồng. Ca dao thể hiện
sự trân trọng của nhân dân với hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng và vai
trò của tình cảm vợ chồng trong đời sống:
Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu
Thương cho đến thưở bạc đầu vẫn thương
(Ca dao Bắc Bộ)
Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh
Bánh nào trắng bằng bánh bò bông
Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi
(Ca dao Nam Bộ)
Khi cuộc sống có nhiều trói buộc thì việc người ta có được tình yêu hay
có được hôn nhân hạnh phúc là một điều vô cùng quý giá. Điều này lí giải cho
thái độ trân trọng của người Việt với hôn nhân và tình cảm gia đình. Điều này
cũng là minh chứng cho quan niệm mang tính chất hai chiều của người Việt:
hôn nhân hạnh phúc là phải có tình yêu và tình yêu thật sự thì phải hướng tới
hôn nhân. Ca ngợi tình cảm vợ chồng keo sơn, ca ngợi cuộc sống gia đình
45
chính là ca ngợi giá trị muôn đời của tình yêu thương chân chính. Quan niệm
này đã khiến tình cảm vợ chồng trở nên thiêng liêng, cao quý, trở thành
“nghĩa vợ chồng”, “đạo vợ chồng”:
Vợ chồng nghĩa trọng
Nhân nghĩa tình thâm
Xa nhau muôn dặm cũng tầm
Gặp nhau hớn hở tay cầm, lời trao
(Ca dao Nam Bộ)
Vợ chồng là nghĩ tào khang
Xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau
(Ca dao Bắc Bộ)
Vì đạo nghĩa vợ chồng mà khi đã gắn bó với nhau là gắn bó đến cuối
cuộc đời, gắn bó keo sơn, không gì có thể chia lìa được:
Chồng như giỏ vợ như hom
Đá vàng chung dạ, cháo cơm chung lòng
(Ca dao Nam Bộ)
Lấy chồng thì phải theo chồng
Chồng đi sứ sự phải bồngcon theo
Quản chi vượt suối qua đèo
Nắng mưa thiếp chịu, đói nghèo thiếp cam
(Ca dao Bắc Bộ)
Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng như vậy cho nên người ta có thể chấp
nhận mọi khó khăn, gian khổ để gìn giữ lời vàng đá đã trao cho nhau. Trong
ca dao nói chung và ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ nói riêng, ta có thể thấy có rất
nhiều câu nói về cảnh vợ chồng bần hàn, nghèo túng những hạnh phúc, chan
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ
Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ

More Related Content

What's hot

Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
Chamcham239
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
Thanh Cong Ma
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Hoàng Mai
 

What's hot (20)

Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
Truyền thuyết thánh gióng đặc điểm và giá trị văn hóa. luận án tiến sĩ văn hó...
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh NiêLuận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
Luận văn: Bản sắc văn hóa Tây Nguyên trong văn xuôi H’Linh Niê
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên QuangLuận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
Luận văn: Trang phục nữ người Dao Quần Trắng tại Tuyên Quang
 
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAYĐề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
Đề tài: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao Nam bộ, HAY
 
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên LộcLuận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
Luận văn: Từ ngữ địa phương trong tác phẩm của Bình Nguyên Lộc
 
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
Tập Bài Giảng Lý Luận Dạy Học Ngữ Văn
 
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN DU VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc BộVùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ
 
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đLuận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
Luận văn: Thế giới biểu tượng trong Lĩnh Nam chích quái, 9đ
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdfGiao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
Giao trinh van hoc trung dai Viet Nam. Tap 1.pdf
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 

Similar to Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ

Similar to Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ (20)

Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
Luận văn: Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca da...
 
Luận văn: Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh gi...
Luận văn: Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh gi...Luận văn: Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh gi...
Luận văn: Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh gi...
 
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và TháiLuận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
Luận án: So sánh dân ca trữ tình sinh hoạt của người Tày và Thái
 
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOTLuận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
Luận văn: Yếu tố sông nước trong văn học dân gian Nam Bộ, HOT
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân DiệuLuận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ  Của Xuân Diệu
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
Luận Văn Thạc Sĩ Chủ Đề Tình Yêu Lứa Đôi Trong Thơ Của Xuân Diệu Và Thơ R.Tag...
 
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn thạc sĩ trường đại học Trà Vinh, 9 ĐIỂM
 
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoiluan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
luan an van hoc dan gian cao lan tu van hoa toc nguoi
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
SO SÁNH THI PHÁP TRUYỆN THƠ TUM TIÊU CỦA DÂN TỘC KHƠME CAMPUCHIA VỚI VƯỢT BIỂ...
 
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc TàyTruyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
Truyện thơ Tum Tiêu của dân tộc Khơme với Vượt biển của dân tộc Tày
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt NamKhoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một Số Yếu Tố Văn Hoá Trung Hoa Trong Ca Dao Việt Nam
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người KhmerLuận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
Luận án: Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hóa của người Khmer
 
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm tiểu học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật ...
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm tiểu học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật ...Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm tiểu học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật ...
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sư phạm tiểu học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật ...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAYLuận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 

Quan Hệ Gia Đình Trong Cái Nhìn So Sánh Giữa Ca Dao Nam Bộ Và Ca Dao Bắc Bộ

  • 1. 1 ĐAI HOC QUỐ C GIA HÀ NÔI TRƯỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HÔI VÀ NHÂN VĂN Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa Ca dao nam bộvà ca dao bắc bộ  Nhận Viết Thuê Luận Văn  Điểm Cao – Chất Lượng  Uy Tín – Đúng Hẹn  Zalo : 0932.091.562 LUÂN VĂN THAC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ HÀ NỘI - 2020
  • 2. 2 ĐAI HOC QUỐ C GIA HÀ NÔI TRƯỜ NG ĐAI HOC KHOA HOC XÃ HÔI VÀ NHÂN VĂN QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG CÁI NHÌN SO SÁ NH GIỮA CA DAO NAM BỘ VÀ CA DAO BẮ C BÔ LUÂN VĂN THAC SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ Chuyên ngành: HÀ NỘI - 2020
  • 3. 6 MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................... 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG.................................. 7 1.1. Giới thuyết các khái niệm...................................................................... 7 1.1.1. Gia đìnhvà gia đình Việt Nam truyền thống....................................... 7 1.1.2. Ca dao và dân ca............................................................................. 10 1.1.3. Vùng văn hóa.................................................................................. 13 1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ......................................................................... 13 1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính............................................................ 13 1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội.................................................... 14 1.2.3. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật .......................................................... 16 1.2.4. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội............................................................. 17 1.3. Vùng văn hóa Nam Bộ ....................................................................... 20 1.3.1. Ranh giới địa lý, hành chính ........................................................... 20 1.3.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội.................................................... 21 1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội............................................................. 23 1.3.4. Đặc điểm văn học, nghệ thuật .......................................................... 24 Chương 2: SO SÁNH NỘI DUNG CÁC BÀI CA DAO QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ................. 27 2.1. Trình bày sự giống và khác nhau......................................................... 27 2.1.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái................................................. 28 2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng..................................................................... 41 2.1.3. Mối quan hệ anh em........................................................................ 54 2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau ............................ 58 2.2.1. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội............................................... 58 2.2.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa................................................... 60 2.2.3. Do đặc trưng thể loại....................................................................... 61
  • 4. 7 Chương 3: SO SÁNH NGHỆ THUẬT CA DAO VỀ QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ................... 63 3.1. Trình bày sự giống và khác nhau......................................................... 63 3.1.1. Về thể thơ ....................................................................................... 63 3.1.2. Về ngữ nghĩa ( văn bản tạo hình và biểu hiện)................................... 67 3.1.3. Cách dùng phương ngữ.................................................................... 69 3.1.4. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán............................... 74 3.1.5. Sử dụng lối so sánh ......................................................................... 81 3.1.6. Sử dụng lối diễn đạt thậm xưng, ngoa dụ.......................................... 83 3.1.7. Cách dùng biểu tượng, hình ảnh....................................................... 84 3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau................................................. 88 3.2.1. Do điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa.................................. 88 3.1.2. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa................................................... 90 3.1.3. Do đặc trưng thể loại....................................................................... 91 KẾT LUẬN............................................................................................. 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 95
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. GS. : Giáo sư 2. KTCD: Kho tàng ca dao người Việt 3. H : Hà Nội 4. LBBT : Lục bát biến thể 5. Nxb : Nhà xuất bản 6. PGS. : Phó giáo sư 7. TS. : Tiến sĩ 8. tr. : Trang 9. VHGD : văn học dân gian
  • 6. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 2.1. Bảng thống kê các mối quan hệ gia đình trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [24] ..........................................................................................27 2.2. Bảng phân loại ca dao theo chủ đề qua khảo sát cuốn Kho tàng ca dao người Việt[24]...........................................................................................28 3.1. Bảng sơ đồ vị trí tiếng bắt vần của thể thơ lục bát..................................63
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ca dao là hình thức văn hóa dân gian phổ biến trong đời sống tinh thần của người Việt. Có thể nói rằng thấu hiểu ca dao là thấu hiểu tâm hồn người Việt Nam. Từ hàng ngàn năm trước, ca dao đã thay tiếng tâm tình, thay tiếng than, thay lời vui sướng, thay lời đồng cảm để bày tỏ những xúc cảm, nghĩ suy, tâm tư của nhân dân. Chính vì thế, ta có thể thấy người Việt đã phản ánh trong ca dao tất cả những vấn đề của đời sống thường nhật cũng như tất cả các sắc thái của đời sống tinh thần của mình. Cuộc sống của người Việt là cuộc sống gắn bó với làng xóm, gia đình trong một mối quan hệ thân tộc bền chặt và thủy chung do vậy bộ phận những bài ca dao về quan hệ gia đình đã chiếm một số lượng lớn và đóng vai trò khá quan trọng trong gương mặt ca dao Việt Nam. Ca dao là một phần của văn hóa dân gian. Văn hóa dân gian cũng bị quy định bởi sự khác biệt vùng miền địa lý. Người Việt ở khắp nơi trên đất nước đều cất giữ những câu ca riêng về quan hệ gia đình nên những câu ca dao này vô cùng phong phú và mang sắc thái vùng miền rõ nét. Ở đây người viết xin được xét tới dấu ấn vùng miền đó ở hai vùng đất rộng lớn ở hai đầu đất nước là Nam Bộ và Bắc Bộ. Nam Bộ và Bắc Bộ ngoài việc là hai vùng đất quan trọng góp phần tạo nên lãnh thổ Việt Nam còn là hai vùng văn hóa với những màu sắc riêng biệt do vậy giữa hai miền đất này, ca dao về quan hệ gia đình ngoài những điểm tương đồng còn có các nét khác biệt. Tương đồng là do bản chất chung của quá trình sáng tạo folklore của nhân dân, do nền tảng tình cảm và các giá trị đạo đức chung của dân tộc, do sự giao lưu tiếp biến văn hóa. Khác biệt là do sự quy định của bản sắc văn hóa riêng của từng miền, do điều kiện địa lý, lịch
  • 8. 2 sử tự nhiên. Thông qua việc so sánh quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ, luận văn muốn chỉ ra màu sắc đặc trưng của ca dao hai miền, cho thấy cái nhìn cụ thể về cách ứng xử của người Việt với các thành viên trong gia đình. Qua đó, luận văn mong muốn góp phần vào việc nhận thức tính thống nhất trong sự đa dạng của ca dao cũng như của văn hóa Việt Nam truyền thống. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ gia đình trong ca dao là vấn đề đã nhận được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu thông qua nhiều công trình sưu tầm, biên soạn với nhiều thành tựu đáng được ghi nhận. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới cuốn Tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình [29] của tác giả Phạm Việt Long. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên biệt với đối tượng là tục ngữ, ca dao về quan hệ gia đình. Tác giả đã có những khảo sát, thống kê khách quan, thận trọng dựa trên khối lượng tư liệu đồ sộ, phong phú và đa dạng. Đối với những chủ đề khác nhau của quan hệ gia đình, tác giả lại có sự thống kê cụ thể và chi tiết. Thậm chí trong cùng một chủ đề ví dụ như mối quan hệ vợ chồng, tác giả cũng có sự thống kê riêng đối với những bài nói về vợ chồng cùng lao động, vợ đợi chồng đi chinh chiến, lời than của người vợ .v.v. Tác giả cũng đồng thời có những lí giải rất cặn kẽ về sự phân chia chủ đề đó dựa trên sự tìm hiểu về nền tảng văn hóa và điều kiện lịch sử của xã hội Việt Nam. Công trình của tác giả Phạm Việt Long đã cho thấy một cái nhìn tổng quan về quan hệ gia đình trong ca dao và đã tập hợp được nguồn tư liệu quý báu về các bài ca dao có chủ đề trên để người đọc có thể dễ dàng tham khảo. Tục ngữ ca dao về quan hệ gia đình [29] được xây dựng dựa trên việc khảo sát một công trình dày dặn và chuyên biệt khác về ca dao là cuốn Kho tàng ca dao người Việt [24] do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên (tái bản năm 2001). Cuốn sách này đã tổng kết khối lượng tư liệu về
  • 9. 3 dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm 49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỉ XVIII đến năm 1975. Những bài ca dao về quan hệ gia đình trong công trình này đã được Phạm Việt Long thống kê là có 1.179 đơn vị trên tổng số 11.825 đơn vị của toàn cuốn sách. Trên đây là một số các công trình có lịch sử vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận văn ở phương diện quan hệ gia đình trong ca dao. Nhưng sự phân chia các câu ca dao về quan hệ gia đình trong ca dao hai miền Nam Bắc thì chưa có công trình cụ thể nào đề cập tới một cách chi tiết. Chúng ta chỉ có thể dựa trên tư liệu là những tập ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ đã được biên soạn. Tuy nhiên, với ca dao Bắc Bộ, chúng ta cũng chưa thực sự có công trình nào sưu tập, biên soạn đầy đủ, có hệ thống mà chủ yếu là những tập ca dao riêng lẻ của từng địa phương như Văn học dân gian Thái Bình [11], Ca dao tục ngữ Nam Hà [10], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [12]… Còn về ca dao Nam Bộ thì cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] của tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị là một công trình tiêu biểu, có thể coi là nguồn tư liệu dồi dào về ca dao, dân ca Nam Bộ. Các công trình trên được biên soạn, sắp xếp theo chủ đề và chủ đề về quan hệ gia đìnhđã cho thấy số lượng đáng kể cũng như vị trí của nó trong diện mạo ca dao của cả hai miền. Đặc biệt, với cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ [16] ngoài việc chỉ ra được những đặc điểm vùng miền đặc sắc cũng như tính cách Nam Bộ trong các bài ca dao, các tác giả khi đi tìm đặc trưng của ca dao Nam Bộ đã đều có sự so sánh, sự đối chiếu ca dao Nam Bộ với ca dao của những vùng miền khác trên đất nước. Sự so sánh này đã phần nào mở ra được hướng tiếp cận ca dao về quan hệ gia đình của hai miền Nam Bắc trên phương diện sắc thái địa phương. “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể hiện niềm thương, nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn.” [16, tr44]
  • 10. 4 Việc so sánh để tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng miền khác nhau đã được sử dụng trong khá nhiều công trình nghiên cứu ví dụ như luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ba miền Bắc, Trung, Nam [28] của Trần Thị Kim Liên hay bài nghiên cứu của Nguyên Phương Châm là Sự khác nhau giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trên tạp chí Văn hóa dân gian năm 1997 [6]. Các công trình nghiên cứu trên đều có được những tổng kết chung về tính cách của các vùng miền thể hiện trong ca dao, đặc biệt là về phương diện hình thức thể hiện tâm tư tình cảm. Theo đó, hai tác giả đều cho rằng tình cảm trong ca dao Bắc Bộ thường được thể hiện bóng gió, sử dụng hình ảnh xa xôi, mượt mà, êm dịu, tế nhị. Trong khi tình cảm trong ca dao xứ Nghệ thì được thể hiện quyết liệt, bộc trực, thẳng thắn còn tình cảm trong ca dao Nam Bộ thì lúc dễ thương, dịu dàng khi lại mạnh mẽ và tếu táo. Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca daongười Việt ở ba miền Nam, Trung, Bắc [28] của Trần Thị Kim Liên là một côngtrìnhkhá đầyđủso sánhcadao ba miền trên phương diện nộidung và nghệ thuật. Chủ đề tình cảm gia đình cùng vớichủ đề yêu nước và tình yêu đôilứa là một trong ba chủ đề chính được xem xét, đối chiếu kĩ lưỡng và tỉ mỉ nhất. 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng văn hóa lớn của Việt Nam. Ca dao của hai vùng đất này vừa mang những đặc điểm chung của ca dao người Việt, vừa mang những đặc điểm văn hóa vùng miền riêng của mình. Việc so sánh quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ ở đây không thể chỉ ra sự hơn kém mà nhằm chỉ ra sự tương đồng và khác biệt. Chúng tôi sẽ thống kê, phân tích và so sánh để tìm ra sự tương đồng, khác biệt của ca dao về quan hệ gia đình giữa hai miền Nam, Bắc qua những mối quan hệ gia đình chính. Qua đó chỉ ra tính cách riêng biệt, độc đáo của người dân hai miền cũng như những sắc thái văn hóa đặc sắc của hai vùng đất Nam Bộ và Bắc Bộ.
  • 11. 5 - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là quan hệ gia đình với ba mối quan hệ chính là quan hệ vợ - chồng, quan hệ cha mẹ - con cái và quan hệ anh em trong ca dao về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ. Với đề tài Quan hệ gia đình trong cái nhìn so sánh giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng với đối tượng là ba mối quan hệ gia đình chính của người Việt ở Nam Bộ và Bắc Bộ. Tương ứng với ba mối quan hệ này là những đặc điểm nội dung và hình thức thể hiện giống và khác nhau với những sắc thái rất đa dạng của ca dao hai miền. Do vậy, trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi xin được so sánh dựa trên một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu của những bài ca dao cổ truyền về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ. Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:  Cuốn Kho tàng ca dao người Việt (Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên [24])  Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ (Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn[16])  CuốnTụcngữvà ca daovềquanhệgia đình (PhạmViệt Long [29]) 4. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, chứng minh, so sánh đồng thời có sự tiếp cận với những kiến thức về địa lý, lịch sử, văn hóa cũng như tiếp thu những thành tựu từ các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước. 5. Bố cục luận văn Mở đầu Chương 1: Một số vấn đề lí luận chung
  • 12. 6 Chương 2: So sánh nội dung các bài ca dao về quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ. Chương 3: So sánh nghệ thuật các bài ca dao về quan hệ gia đình trong ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ. Kết luận Tài liệu tham khảo
  • 13. 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. Giới thuyết các khái niệm 1.1.1. Gia đình và gia đình Việt Nam truyền thống Khái niệm gia đình: Gia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội. Gia đình hình thành từ sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài đóng một vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng nhân cách con người, phát triển kinh tế, xã hội, phản ánh sự vận động của cộng đồng và quốc gia trong tiến trình lịch sử. Gia đình Việt Nam theo truyền thống có lẽ nên được hiểu theo nghĩa rộng chứ không phải là một gia đình gồm hai thế hệ cha mẹ và con cái. Theo cách hiểu của học giả Đào Duy Anh thì gia đình của người Việt chỉ những người thân thuộc trong một nhà. Gia đình Việt Nam truyền thống là gia đình của ông bà, cha mẹ, con cái, của anh chị em và thậm chí còn được mở rộng ra với những người trong cùng họ tộc. Những người có quan hệ huyết thống trong xã hội xưa cũng thường có khuynh hướng tụ tập sống chung với nhau trong cùng một khu vực để nương tựa và chia sẻ với nhau. Có lẽ vì vậy, mối quan hệ anh em thân tộc cũng quan trọng không kém bất kì mối quan hệ gia đình nào khác. Tục ngữ Việt Nam có câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã” cũng là để phản ánh sự tôn trọng, sự đề cao mối quan hệ gia đình mang nghĩa “rộng”, mang tính huyết thống này. Tác giả Toan Ánh trong cuốn Tìm hiểu phong tục Việt Nam qua nếp cũ gia đình đã giới thiệu tóm tắt về thành phần
  • 14. 8 gia đình Việt Nam như sau “Qua các thành phần trên cho thấy rằng gia đình Việt Nam bao quát rất rộng và mọi người đều có tình thân thuộc với nhau qua mọi thế hệ không kể bởi nội, ngoại, nhiều khi là cả hai bên nội ngoại” Người Việt luôn luôn nhìn nhận gia đình với một giá trị rất cao trong đời sống tinh thần của mình do vậy tất cả mọi vấn đề của người Việt đều liên quan tới gia đình kể cả là danh dự của một cá nhân thành viên trong gia đình đó. Bởi lẽ hành vi và danh dự của cá nhân đó cũng được coi là mang lại sự vinh dự hay mối nhục cho gia đình. Các cá nhân trong gia đình luôn hi sinh để bảo vệ và xây đắp cho gia đình mình. Có thể vì thế mà người Việt luôn trung thành với gia đình mình, gắn bó với gia đình mình, lo lắng cho hạnh phúc của gia đình hơn là hạnh phúc của cá nhân. Từ đó hình thành nên trong mối quan hệ gia đình những quy định đạo đức, bổn phận và tình cảm mà các thành viên luôn tâm niệm như lòng hiếu nghĩa, sự thủy chung, sự sẻ chia… Có thể nói với người Việt gia đình hầu như là tất cả vì đó là trung tâm đời sống của cá nhân, là nơi cá nhân nương tựa để phát triển. Xã hội Việt nam cổ truyền được chia thành 4 thành phần chính là sĩ, nông, công thương nhưng tiêu biểu nhất là hai thành phần nông và sĩ. Do vậy, trong xã hội cũng tồn tại hai loại gia đình chính là gia đình nhà Nho và gia đình nông dân hay gia đình quan hộ và dân hộ. Trong khi gia đình nông dân là kiểu gia đình sản xuất tự túc, đóng góp cho xã hội bằng thành quả lao động thì gia đình nhà Nho là kiểu gia đình hướng các thành viên theo đuổi con đường khoa cử, đóng góp cho xã hội bằng cách xây dựng nền nếp trong nhà cũng như trong xã hội. Sự phân chia này dựa trên một đặc điểm tiêu biểu của văn hóa gia đình Việt Nam cổ truyền là việc chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo. Sự ảnh hưởng này kéo dài và liên tục trong lịch sử cho tới tận khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp và bắt đầu quá trình Âu hóa. Song như PGS. Trần Đình Hượu đã đề cập tới trong Gia đình truyền thống Việt Nam với
  • 15. 9 ảnh hưởng Nho giáo thì khi tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo với gia đình truyền thống Việt Nam “không nên chỉ căn cứ vào lý thuyết Nho giáo mà nên nhìn gia đình trong thể chế chính trị- kinh tế- xã hội tổ chức và quản lý theo Nho giáo, bị điều kiện hóa trong thể chế đó mà vận động, phát triển”. Ảnh hưởng đó cũng khác đi tùy thời kỳ, tùy từng vùng và từng loại gia đình khác nhau. Đi sâu vào tính chất của gia đình Việt cổ truyền có thể thấy một đặc điểm tiêu biểu nữa là tính chất phụ quyền của gia tộc Việt. Tính chất phụ quyền này nhấn mạnh quyền uy tối cao của người cha với con cái, của người chồng đối với người vợ, của người con trai với toàn gia đình đặc biệt là người con trai trưởng. Người đàn ông có vai trò quan trọng và là người duy nhất có quyền quyết định trong gia đình cũng như đại diện cho gia đình trong mối quan hệ với cộng đồng, làng xã. Trong nhiều năm, dưới nền giáo dục Nho giáo, tính chất phụ quyền này càng được đề cao và tô đậm. Song nói như vậy không có nghĩa là với ảnh hưởng của Nho giáo, mẫu hình gia đình Việt Nam truyền thống là mẫu hình “sao chép” của gia đình Trung Quốc. Bên cạnh một số tư tưởng Nho giáo như “xuất giá tòng phu”, “tam tòng tứ đức”… đã trở thành những quy chuẩn đạo đức mà các thành viên trong gia đình phải tuân thủ chặt chẽ đặc biệt là với các gia đình truyền thống ở Bắc Bộ thì với điều kiện kinh tế và xã hội khác biệt, gia đình Việt Nam truyền thống đã phát triển những đặc điểm của riêng mình, phân biệt hoàn toàn với gia đình truyền thống của Trung Quốc. Gia đình truyền thống Việt Nam thường có quy mô nhỏ hơn, không coi trọng vấn đề đại tộc như một yếu tố so sánh, phân biệt đẳng cấp với các gia đình khác, gìn giữ cách xưng hô thân mật, nhấn mạnh tính cộng đồng hơn là nhấn mạnh tuyệt đối họ tộc như gia đình Trung Quốc. Những đặc điểm trên là những đặc điểm chung của gia đình Việt Nam cổ truyền mà giá trị của nó rất nhiều các thế hệ người Việt đã cùng nhau gìn
  • 16. 10 giữ. Với hai vùng văn hóa Bắc Bộ và Nam Bộ thì những đặc điểm này đã có những thay đổi để phù hợp với tính cách của người dân cũng như phù hợp với điều kiện lịch sử, địa lý riêng của hai vùng đất. Thông qua việc tìm hiểu về tổ chức và tính chất gia đình Việt Nam truyền thống, chúng ta có thể có sự đối chiếu, so sánh với các hình mẫu gia đình mà ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ phản ánh. 1.1.2. Ca dao và dân ca Ca dao là một thể loại văn học dân gian, có tính trữ tình, có vần điệu (phần lớn là thể lục bát hoặc lục bát biến thể) do nhân dân sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dùng để miêu tả, tự sự, ngụ ý và chủ yếu diễn đạt tình cảm. Nhiều câu ca dao vốn là lời của những bài dân ca. Vào giai đoạn muộn về sau, ca dao cũng được sáng tác độc lập. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong sách Thi pháp ca dao [26] thì sinh hoạt ca hát của người Việt có từ rất sớm. Người Việt xưa chưa có những tên gọi có tính chất khái quát cao mà thường dùng những từ chỉ những hiện tượng ca hát cụ thể như ví, hò, hát, hát trống quân, hát xoan, hát ghẹo, hát phường vải, hát ru, hò giã gạo, hò mái đẩy, lí tương tư, lí ngựa ô, lí chim quyên… Cách gọi “phong dao”, “ca dao” đã được biết đến từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX trong các sách quốc ngữ được xuất bản đầu thế kỷ XX. Tên gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu tiên bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167. “Ca dao”và “phong dao” được cho là có cùng một phạm vi phản ánh. Sở dĩ “ca dao” được gọi là “phong dao” là do có một số bài “ca dao” đã phản ánh phong tục của địa phương, của thời đại. Lâu dần tên gọi “phong dao”phai nhạt dần nhường chỗ cho từ “ca dao”. Cho
  • 17. 11 đến những năm 50 của thế kỷ XX thì từ “phong dao” hầu như không còn được sử dụng nữa, “ca dao” trở thành từ duy nhất chỉ một thứ thơ dân gian. So với “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn. Mãi cho đến năm 1956, qua cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, từ “dân ca” mới trở nên quen thuộc. Nói đến “dân ca” là nói đến cả làn điệu và những thể thức biểu hiện nhất định. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian hiện nay cho rằng “dân ca” bao gồm phần lời (câu hoặc bài), phần giai điệu ( giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát. “Ca dao” và “dân ca” có một mối quan hệ đặc biệt. Theo các soạn giả của bộ sách Kho tàng ca dao người Việt [24] thì thuật ngữ ca dao được hiểu theo ba nghĩa khác nhau và đều có mối liên hệ chặt chẽ với “dân ca” 1. Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca. 2. Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi) 3. Không phải tất cả những câu hát của một loại dân ca nào đó tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. Theo cách hiểu thứ ba, là một thể thơ dân gian, ca dao cổ truyền có thể được thưởng thức như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Khuynh hướng này được khởi xướng và phát triển bởi các nhà Nho. Từ thế kỷ XV trở đi, số Nho sĩ ngày càng nhiều. Trong các cuộc thi hương có tới hàng vạn Nho sĩ dự thi. Do vậy số Nho sĩ không hiển đạt cũng ngày càng nhiều thêm. Một
  • 18. 12 số người cáo quan lui về ở ẩn. Chính lớp Nho sĩ không đỗ đạt và ở ẩn này đã sưu tầm thơ dân gian và thưởng thức ca dao như thưởng thức thơ ca bác học. Thuật ngữ “ca dao” theo cách hiểu thứ nhất và thứ hai có thể tìm thấy trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hân, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên. Cách hiểu thứ ba ở trên cũng được sự đồng tình của nhiều học giả khác, như Vũ Ngọc Phan: “Ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu dân ca. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều hơn là về mặt hình thức. Hầu hết các loại dân ca đều được xây dựng dựa trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ có sẵn. Tùy theo từng loại dân ca mà người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tình bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… Tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v… những tiếng đưa hơi như ì ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của những tiếng đệm ấy tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca” Trong luận văn này, chúng tôi hiểu ca dao theo nghĩa thứ hai và thứ ba. Chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm rằng ca dao cổ truyền là những lời ca dao được lưu hành từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ca dao hiện đại là những sáng tác thơ ca dân gian được lưu hành từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Giống như tất cả các thể loại văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá và phát hiện ra những vẻ đẹp của con người thể hiện trong cuộc sống. Với đời sống tinh thần của người bình dân có thể nói tình và nghĩa luôn luôn là hai điều cốt lõi, được đề cao. Tình và nghĩa đó được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống, thể hiện trong cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm.
  • 19. 13 1.1.3. Vùng văn hóa Vùng văn hóa là khái niệm đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng dưới sự thống nhất do cùng nguồn cội tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính đa dạng cho bức tranh văn hóa dân tộc. Vùng văn hóa do đó chỉ sự khác nhau của đặc trưng văn hóa tộc người theo không gian địa lý trên một lãnh thổ. Những nhóm tộc người khác nhau ở những chỗ khác nhau tạo nên sự phân hóa vùng văn hóa. Từ ngàn xưa, việc phân biệt văn hóa vùng miền đã được tồn tại trong ý thức của ông cha ta và ngày càng được chú trọng trong giới nghiên cứu ngày nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh hướng, từng tác giả. Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hóa của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở hợp lí. Theo đó, về tổng quát lãnh thổ Việt Nam được chia thành 6 vùng văn hóa bao gồm: vùng văn hóa Tây Bắc, vùng văn hóa Việt Bắc, vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ, vùng văn hóa Trung Bộ, vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên và vùng văn hóa Nam Bộ. 1.2. Vùng văn hóa Bắc Bộ 1.2.1. Ranh giới địa lý, hành chính Theo khu vực địa lý- hành chính thì Bắc Kỳ đã có từ thời Nguyễn. Cuộc cải cách hành chính năm 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành, đổi trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương trong đó Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương thuộc Bắc Kỳ. Đến thời Pháp thuộc Bắc Kỳ có địa giới tính từ phía nam tỉnh Ninh Bình trở tới biên giới Việt Trung. Cho tới năm 1946, trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cách gọi Bắc Bộ mới chính thức xuất hiện lần đầu tiên. Ở Bắc Bộ, ngoài thành phố Hà Nội và Hải Phòng còn có 27 tỉnh khác ví dụ như: Bắc Giang, Bắc Cạn,
  • 20. 14 Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông, Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương… Tới năm 1959 thì sự phân chia này lại có sự thay đổi và cấp bộ không còn nữa. Cho tới hiện nay thì vùng lãnh thổ gần với ranh giới Bắc Bộ được gọi là vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Bắc Bộ là vùng đất cổ, là vùng văn hóa, là cái nôi hình thành dân tộc Việt. Vùng văn hóa Bắc Bộ là một hình tam giác bao gồm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (Kinh) sống quần tụ thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú bởi vậy nó từng là cái nôi văn hóa Đông Sơn thời thượng cổ, văn hóa Đại Việt thời trung cổ… với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn hóa Việt ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này. Văn hóa châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hóa Việt lại vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hóa của vùng. Ngoài ra văn hóa Bắc Bộ còn là sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và sự phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa khu vực và nhân loại. PGS.TS Ngô Đức Thịnh đã từng nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.” 1.2.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực các con sông: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Khi nói tới vùng văn hóa Bắc Bộ là nói tới vùng văn hóa thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, phần đồng bằng của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
  • 21. 15 Về vị trí địa lý, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả các thế lực muốn bành trướng vào lãnh thổ Đông Nam Á nhưng nó cũng tạo điều kiện cho vùng có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đất đai trong vùng tương đối màu mỡ, thích hợp cho nền công nghiệp lúa nước phát triển với nguồn cung cấp nước chính là hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã. Tuy nhiên chế độ nước phân hóa theo mùa: mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục, mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong. Chính yếu tố nước này đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước. Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựu kinh tế đạt được, những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã phát huy sức lao động và óc sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, đạt đến thời đại văn mình vào khoảng thế khỉ VI-VII trước công nguyên. Tồn tại trong khoảng hơn 5 thế kỷ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn minh Văn Lang- Âu Lạc, tương ứng với hai quốc gia tiếp nối tồn tại trên đất Bắc Việt Nam đương thời. Cư dân nguyên thủy sống trên các vùng đồng bằng Bắc Việt Nam đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam Á (Việt - Mường, Môn - Khơme, Hán – Thái). Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiều hòa lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi. Những di chỉ được phát hiện chứng tỏ rằng các nhóm người đó đã sống gần gũi với nhau, cùng lấy nghề trồng lúa nước làm kinh tế chủ yếu và có những phong tục, tập quán giống nhau. Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, do tính phức tạp của một số ngành nghề, trong xã hội
  • 22. 16 thời đó đã nảy sinh sự phân công lao động. Nghề luyện kim, đúc đồng ngày càng phát triển. Các nghề thủ công khác như nghề gốm sứ, nghề dệt vải, nghề làm giấy, nghề mộc, nghề nhuộm… cũng xuất hiện. Nông nghiệp lúa nước trên châu thổ các con sông lớn đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho sự định cư lâu dài vừa tạo ra lương thực cần thiết hàng ngày cho người dân. Tất nhiên để có được những vụ mùa vững chắc, con người phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng mối quan hệ với làng. Cũng từ đây nảy sinh những sinh hoạt văn hóa phản ánh mối quan hệ giữa cộng đồng với tự nhiên, giữa người với người ở các cộng đồng nông nghiệp. Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ là làng cổ truyền nhất tiêu biểu nhất cho thiết chế làng xã ở nước ta. Làng xã cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ là môi trường văn hóa, là hình ảnh cụ thể của văn hóa cổ truyền dân tộc. Làng tồn tại trên nền tảng của các hương ước, khoán ước quy định chặt chẽ đời sống tinh thần và văn hóa của các gia đình. Một trong những truyền thống của xã hội Việt Nam cổ truyền chính là tính cộng đồng được sản sinh và lưu giữ bền vững trong môi trường làng xã. Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng dâu chăn tằm, nuôi gia súc, gia cầm … cũng ngày càng phát triển. Đời sống của người dân được đảm bảo vui tươi, ổn định hơn. 1.2.3. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật Vùng châu thổ Bắc Bộ có một kho báu vô giá truyền từ đời nọ sang đời kia. Đó là một kho tàng di sản văn hoá phi vật thể đa dạng và phong phú: là nguồn ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, ... là các lễ hội truyền thống lâu đời đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dân gian, trò diễn, ... Có thể nói Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt ươm chồi, nảy lộc.
  • 23. 17 Trên đất nước Việt Nam, đất nước của ca dao, thần thoại, văn học dân gian Bắc Bộ là một trong những viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng, đúng như GS. Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm”. Ca dao, dân ca xứ Bắc không những ngọt ngào, đằm thắm mà còn thấm thía ân tình. Xứ Bắc có một kho tàng đồ sộ những tích truyện, truyện cổ dân gian, truyền thuyết, truyện cười... với những hình ảnh ông Bụt, cô Tấm, những chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh... đã đi vào tâm khảm người Việt hàng thế kỷ qua. Đặc biệt, Bắc Bộ có truyện thần thoại - thể loại văn học dân gian mà không vùng miền khác nào có được. Khác với các vùng khác, truyện Trạng của vùng thường thiên về nói chữ, chơi chữ, thể hiện trí tuệ vượt bậc của người xưa. Ở đây, các thể loại thuộc nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét, bao gồm hát chèo, hát chầu văn, hát quan họ, múa rối, ... Về ngôn ngữ thì sự hiện diện của chế độ giáo dục lâu đời và đội ngũ trí thức đông đảo là các nhà Nho ở vùng đồng bằng Bắc Bộ khiến cho ngôn ngữ văn học được sử dụng nhiều, thúc đẩy cho quá trình hình thành chữ viết. Các câu ca dao của Bắc Bộ cũng vì thế mà ngôn từ nhìn chung đều có vẻ tinh tế, được chọn lựa cẩn thận chứ không chỉ là lời ăn tiếng nói hàng ngày. 1.2.4. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội Nhìn vào đời sống văn hoá của vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, ta thấy rõ được tính đa dạng, phong phú trong đó, một trong những nét lớn là văn hoá tín ngưỡng. Văn hoá tín ngưỡng ở vùng văn hoá Bắc Bộ là một hình thức văn hoá đặc thù bao chứa nhiều nội dung như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ thành hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ nghề và tín ngưỡng lễ hội, ...
  • 24. 18 - Tín ngưỡng thờ tổ tiên Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt. Gia đình nào dù nghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà. Con cháu xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê. Những dòng họ lớn, có học thức thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Tín ngưỡng phồn thực Trải qua quá trình sinh sống, sinh hoạt, trong tâm lý cư dân người Việt nói chung và người dân vùng văn hoá Bắc Bộ nói riêng hình thành tâm lý tín ngưỡng phồn thực. Tín ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. Có thế thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ trên các tượng bằng đất nung (di tích Mã Đồng - Hà Tây); một số hình điêu khắc ở những ngôi đình như Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng), đình Thổ Tang (Phú Thọ), Đệ Tứ (Nam Định). - Tín ngưỡng thờ thành hoàng Đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống quần xã, hình thành nên các đơn vị làng xã. Do vậy, tục thờ thành hoàng làng được xem là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị thành hoàng làng riêng cho làng mình. Vị thành hoàng đó được xem như là một vị thánh của làng, là người mà đương thời có công lớn đối với quê hương, đất nước. Với những người dân vùng văn hoá Bắc Bộ, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, là nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống có không ít khó khăn, sóng gió của họ. Và việc thờ thành hoàng là một nét đẹp trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân Bắc Bộ.
  • 25. 19 - Tín ngưỡng thờ Mẫu Đây cũng được xem là một nét văn hoá tín ngưỡng lớn của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ. Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bài văn chầu, truyện thơ Nôm, các bài giáng bút, câu đối, đại tự, hát xướng, hát chầu văn, lên đồng, múa bóng ... Những thần ngưỡng của tín ngưỡng thờ Mẫu gồm các nhiên thần, nhân thần, trong đó có khá nhiều các nhân vật lịch sử anh hùng như Trần Hưng Đạo (Vị vua cha). Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những điện, đền, phủ... mà những di tích này nằm rải rác rất nhiều ở vùng văn hoá Bắc Bộ. - Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề Ngoài ngành kinh tế nông nghiệp thuần nông thì các ngành nghề thủ công rất phổ biến ở các làng trong vùng văn hoá Bắc Bộ. Những làng quê đó dần được phát triển thành những làng nghề chuyên nghiệp. Do đó, việc thờ các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc đồng...) là nét không thể thiếu trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ. - Tín ngưỡng lễ hội Nét lớn cuối cùng trong văn hoá tín ngưỡng được xem là “sinh hoạt văn hoá tổng hợp” của vùng văn hoá Bắc Bộ đó là lễ hội. Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá lớn, nó bao chứa các hình thức tín ngưỡng khác, hay nói cách khác là những hình thức này tiềm ẩn, tồn tại trong lễ hội. Như đã nói ở trên, đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước. Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất mùa vụ và hình thức lễ hội ra đời trong thời gian đó. Ban đầu, nó đơn thuần chỉ là hính thức văn hoá giải trí. Dần dà, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nó lắng đọng lại và trở thành văn hoá tín ngưỡng.
  • 26. 20 Ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội rất phong phú, đa dạng, rực rỡ về thời gian, số lượng, mật độ, nội dung... Theo thời gian, có thể chia lễ hội làm nhiều loại: lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu... Theo không gian địa lý, lễ hội được phân làm những dạng: lễ làng, lễ hội vùng, lễ hội cả nước... Tuy vậy, dù vào thời gian nào hay ở địa phương nào, lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ đều có đặc điểm chung là mang tính chất lễ hội nông nghiệp. Điều này thể hiện rõ trong các hình thức lễ hội như thờ mẹ lúa, thờ thần mặt trời, cầu mưa... Lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ không chỉ là những nét phác thảo về văn hoá mà còn mang đậm tính chất tín ngưỡng tôn giáo. Lễ hội thường được đồng nhất với lễ chùa chiền, miếu mạo nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định. Trên mảnh đất thiêng này, ta có thể bắt gặp nhiều lễ hội truyền thống: hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh)... Những lễ hội ấy là kết quả của những tinh hoa văn hoá dân tộc được kế thừa, chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua các thời kỳ lịch sử, là kết quả của quá trình tiếp diễn văn hoá. Theo GS. Đinh Gia Khánh “Đây là một sinh hoạt tập thể long trọng thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả mọi người, cho mỗi một con người. Những quy cách và những nghi thức trong lễ hội mà mỗi người phải tuân thủ theo tạo nên niềm thông cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng và do đó, thấy mình vươn lên ở những tầm vóc cao hơn với một sức mạnh lớn hơn” (Trên đường tìm hiểu văn hoá Việt Nam - Nxb Khoa Học Xã Hội Hà Nội). 1.3. Vùng văn hóa Nam Bộ 1.3.1. Ranh giới địa lý, hành chính Tên gọi Nam Kì theo khu vực địa lý, hành chính cũng bắt đầu có từ thời Minh Mạng và bao gồm Gia Định, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Đến thời Pháp thuộc thì bao gồm địa giới từ phía nam tỉnh Bình Thuận trở
  • 27. 21 vào trong. Đến năm 1946, cùng cách gọi Bắc Bộ thì cách gọi Nam Bộ cũng lần đầu tiên được nhắc đến. Cho đến nay thì cách gọi này tương ứng với vùng lãnh thổ có tên gọi là đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Nam Bộ theo phân vùng văn hóa thì thuộc vùng văn hóa Nam Bộ bao gồm 2 vùng văn hóa Đồng Nai- Gia Định (Đông Nam Bộ) và vùng văn hóa đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ). Vùng văn hóa Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long, với khí hậu hai mùa (khô- mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hòa nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khơme, Xtiêng, Chơro, Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ, bữa ăn giàu thủy sản, tính cách con người ưa phóng khoáng, tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng, sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hóa phương Tây... Đó là một số nét phác thảo về đặc trưng văn hóa của vùng này. 1.3.2. Đặc điểm lịch sử, tự nhiên, xã hội Nhắc đến Nam Bộ người ta thường liên tưởng đến một vùng đất còn nhiều vẻ hoang sơ và hết sức huyền bí, một vùng đất được “khai phá” chưa lâu, một vùng đất còn gắn liền với những “truyền thuyết dân gian”. Nếu so với Bắc Bộ thì Nam Bộ còn là một vùng đất “mới”. Tuy nhiên do đặc thù của địa lý và lịch sử hình thành mà Nam Bộ lại mang một nét văn hóa hết sức độc đáo, có dấu ấn và có bản sắc không thể lẫn lộn với bất cứ vùng miền nào. Nam Bộ được mệnh danh là xứ sở của những dòng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đã góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây. Công cuộc mở đất phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam chỉ thực sự được định hình từ những
  • 28. 22 cuộc di dân lớn của người Việt ở thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVIII. Đó là quá trình chuyển cư tại chỗ. Quá trình di dân tự nhiên này là quá trình di dân lẻ tẻ, chưa đủ để định hình bản sắc văn hóa của vùng đất. Chỉ đến khi nhà Nguyễn tiến hành những cuộc di dân lớn từ vùng Ngũ Quảng vào, kết hợp với sự di dân cơ chế thất bại của nhà Minh trước triều Mãn Thanh, cùng với việc di dân cơ chế trước thế kỷ XV của những lớp cư dân cổ Khơme từ nhiều vùng trên đất nước Campuchia, tràn về sông Tiền, sông Hậu để tránh họa diệt tộc của chúa Xiêm La và sự di dân cơ chế của người Chăm Hồi giáo đến cùng Châu Đốc kết hợp với quá trình chuyển cư tại chỗ của cộng đồng các tộc người để lập làng, lập ruộng, vùng văn hóa mang bản sắc Nam Bộ mới thực sự hình thành. Chính nhờ quá trình chuyển cư tại chỗ mới có việc thúc đẩy sự gần gũi giữa các nhóm dân cư, giữa các cộng đồng dân tộc, mới làm xuất hiện những điều kiện khách quan, tạo nên những tiếp xúc văn hóa giữa các cộng đồng người có những đặc trưng văn hóa khác nhau, làm nên tính chất địa văn hóa, địa kinh tế của một vùng đất châu thổ phương Nam rộng lớn. Đó chính là một vùng văn hóa trẻ, phong phú, đa dân tộc, đa tôn giáo, đa màu sắc. Nam Bộ có mật độ sông ngòi dày đặc. Sông lớn sông bé khắp nơi. Ở Nam Bộ có hai nhóm sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Sông Tiền có dòng chảy mở rộng, quanh co, giữa sông có những cù lao lớn, nước chảy chậm, bồi đắp phù sa cho vùng Sa Đéc, Mỹ Tho thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Sông Hậu được hình thành muộn hơn, dòng chảy thẳng và nhanh. Vùng đất quanh sông Hậu mới được khai phá mạnh vào đầu thời kỳ hình thành con sông này. Thiên nhiên Nam Bộ tương đối thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đất màu mỡ vì phù sa của các con sông bồi đắp. Tài nguyên trên rừng dưới biển đều phong phú. Người dân từ khắp nơi đổ về đây, nương tựa vào thiên nhiên mà sống. Hầu hết dân Nam Bộ là dân thập phương tứ xứ, họ không có mối quan hệ thân tộc hay bất kì ràng
  • 29. 23 buộc gì với nhau. Do vậy những khoán ước, hương ước, quy định cộng đồng ở Nam Bộ không quá chặt chẽ, nghiêm túc như ở Bắc Bộ. Dù nghề chính vẫn là nghề làm ruộng nhưng cư dân Nam Bộ không phải thâm canh như cư dân Bắc Bộ mà tập trung quảng canh và khai hoang. Tập quán quảng canh, khai hoang này cũng khiến cho người dân Nam Bộ mang đậm tính cách tự do, không muốn ràng buộc hay nặng nề trong suy nghĩ. Gia đình ở Nam Bộ có quy mô nhỏ hơn, thường chỉ có 2 đến 3 thế hệ sống quấn túm để phù hợp hơn với việc di chuyển. Cư dân Nam Bộ cũng sống thành làng, thành ấp nhưng nhà cửa tản mát. Làng xóm không có đất công. Đất đai là do người dân tự đi khai phá, biến thành của riêng mình. Người dân rất nhiều khi nay đây mai đó, di chuyển từ nơi này đến nơi khác nên cơ cấu xã hội ở làng không bền chắc như ở Bắc Bộ. 1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, lễ hội Tín ngưỡng của cư dân Nam Bộ phản ánh rất rõ những đặc trưng nông nghiệp lúa nước của nền văn hóa Việt Nam. Đó là sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên (tín ngưỡng sùng bái tự nhiên), sự phản ánh đậm nét nguyên lý Âm- Dương (từ đối tượng thờ cúng ở mọi làng quê: Mẹ Trời, Mẹ Đất, nữ thần Mây, Mưa…) là tính tổng hợp thể hiện ở tính đa thân, tính cộng đồng. Tín ngưỡng của người Việt ở Nam Bộ thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Về lễ hội thì nếu như lễ hội cổ truyền của người Việt ở phía Bắc có cội rễ lịch sử hàng ngàn năm (hội Đền Hùng, hội Phù Đổng…) thì ở Nam Bộ chỉ có 300 năm tương ứng với lịch sử đi khẩn hoang. Lễ hội Nam Bộ là một chặng đường mới tiếp nối lễ hội truyền thống từ Bắc vào Nam trong tiến trình lịch sử của dân tộc và có những bước phát triển mới. Ví dụ: Lễ hội Nghinh Ông, Bà chúa Xứ, Dinh Cô… Lễ hội ở Nam Bộ có nền tảng chung là nghi lễ nông nghiệp của cư dân trồng lúa nước. Những lễ hội này cũng thể hiện sự
  • 30. 24 đan xen, pha trộn nhiều dòng văn hóa khác nhau. Ví dụ: Giao lưu văn hóa Việt- Hoa: Lễ hội chùa bà ở Bình Dương (rước linh vị bà sang miếu Quan Thánh rồi sang chùa bà Chúa Thuận Thiên của người Việt), giao lưu văn hóa Khơme: lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu ở Tây Ninh. Lễ hội Nam Bộ còn có nội dung tưởng niệm những người anh hùng lịch sử địa phương cận đại, những người có công khai hoang mở đất, bảo vệ đất nước (Nguyễn Trung Trực, Trương Định…) bắt nguồn từ nhu cầu bảo đảm liên kết cộng đồng để sống còn trước những thử thách nghiệt ngã của tự nhiên và kẻ thù xâm lược. Lễ hội Nam Bộ đã định chế hóa loại hình diễn xướng Hát bội (Cung đình) và một số loại hình diễn xướng dân gian khác như múa bóng rỗi, địa Nàng, múa mâm vàng… (cúng miếu bà Chúa Xứ) vào lễ hội truyền thống của người Việt Nam Bộ. Ngoài ra, một số lễ hội ở Nam Bộ còn tôn vinh nữ thần. Đây được coi là một đặc điểm nổi trội của yếu tố giới, một đặc điểm độc đáo của lễ hội Nam Bộ. 1.3.4. Đặc điểm văn học, nghệ thuật Người dân Nam Bộ luôn sôi nổi trong những sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng. Những sinh hoạt này chính là môi trường sản sinh và nuôi dưỡng văn hóa dân gian. Người Nam Bộ dù là sắc tộc nào, người Kinh, người Chăm hay người Khơme cũng đều yêu thích âm nhạc và ca hát. Nói đến nghệ thuật ca hát dân ca cổ truyền Nam Bộ thì phải kể tới một loạt những loại hình nghệ thuật phổ biến như: đờn ca tài tử, cải lương, hát bội, lý… và một kho tàng dân ca nhạc cổ phong phú. Có được kho tàng âm nhạc độc đáo như vậy cũng nhờ Nam Bộ có sự đa dạng và hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Những điệu hò, lý, điệu hát ru cũng mang đậm hình ảnh thiên nhiên và con người, chứa đựng những sắc thái riêng biệt. Hình thức văn học truyền miệng là hình thức phát triển mạnh mẽ và được ưa chuộng ở Nam Bộ. Do vậy Nam
  • 31. 25 Bộ cũng là mảnh đất màu mỡ cho ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian phát triển rực rỡ. Về ngôn ngữ thì đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ là giàu tính hình tượng cụ thể, giàu hình ảnh và giàu chất hài hước. Từ cách sống phóng khoáng của cư dân miệt vườn mà người dân Nam Bộ hình thành thói quen sử dụng từ tùy thích miễn là phản ánh đúng điều mà họ muốn nói tới. Do đó ngôn ngữ của Nam Bộ trong các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian cũng rất bình dân, gần gũi. Đặc biệt người Nam Bộ còn đưa phương ngữ vào những điệu lý, điệu hò, những câu ca dao, dân ca, những câu chuyện kể… một cách vô cùng tự nhiên, tạo nên một đặc điểm riêng biệt, độc đáo cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian của mình. Tiểu kết Giống như tất cả các thể loại văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá và phát hiện ra những vẻ đẹp của con người thể hiện trong cuộc sống. Với đời sống tinh thần của người bình dân có thể nói tình và nghĩa luôn luôn là hai điều cốt lõi, được đề cao. Tình và nghĩa đó được thể hiện ở mọi phương diện của cuộc sống, thể hiện trong cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là trong các mối quan hệ tình cảm như tình yêu đôi lứa và tình cảm gia đình. Ca dao về quan hệ gia đình, về mối quan hệ cha con, chồng vợ, anh em chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong kho tàng ca dao của người Việt. Người Việt luôn mang trong mình lòng yêu quý tổ tông, giống nòi nên tình cảm gia đình được coi là một nét đẹp truyền thống muôn đời và cũng chính vì vậy mảng ca dao về quan hệ gia đình luôn luôn phong phú và nhiều màu sắc. Những câu ca dao về quan hệ gia đình có một đời sống riêng, có vị trí và vai trò không thể thay thế được trong ca dao dân tộc. Tình cảm gia đình
  • 32. 26 là một trong những tình cảm thiêng liêng, tôn quý mà không một người dân Việt Nam nào không trân trọng. Có thể nói ca dao đã góp phần thể hiện và lưu giữ hoàn hảo nét đẹp cao quý, thiêng liêng của những mối quan hệ gia đình đó. trong khi quan hệ gia đình cũng là một yếu tố nội dung làm nổi bật lên được giá trị nhân văn của ca dao. Việc so sánh ca dao về quan hệ gia đình giữa Nam Bộ và Bắc Bộ thiết nghĩ cho đến cùng cũng để chỉ ra giá trị và vị trí của những câu ca với chủ đề này trong kho tàng ca dao cổ truyền Việt Nam. Việc phân vùng văn hóa để tìm hiểu về ca dao có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu sự chuyển động về mặt không gian và sự phát triển thể loại theo thời gian. So sánh ca dao của hai vùng để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau, chỉ ra sự thống nhất trong dòng chảy của ca dao Việt cũng như bản sắc độc đáo của mỗi vùng văn hóa đối với một chủ đề quen thuộc. Để làm được điều này, luận văn sẽ xem xét và đối chiếu ca dao về quan hệ gia đình của Nam Bộ và Bắc Bộ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật, phân tích những điểm giống, khác nhau và lí giải nguyên nhân. Có thể kể ra ở đây nhiều mối quan hệ gia đình của người Việt như quan hệ mẹ chồng – nàng dâu, quan hệ giữa người làm dâu và anh em chồng, quan hệ giữa chàng rể với bố mẹ hay anh em vợ, quan hệ mẹ kế - con chồng, quan hệ cô, bác, cậu, dì… nhưng luận văn sẽ tập trung so sánh dựa trên ba mối quan hệ gia đình chính mang tính rường cột, phản ánh đặc điểm chung của quan hệ gia đình Việt Nam: quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ vợ chồng và quan hệ anh em.
  • 33. 27 Chương 2 SO SÁNH NỘI DUNG CÁC BÀI CA DAO QUAN HỆ GIA ĐÌNH TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 2.1. Trình bày sự giống và khác nhau Trong cuốn Kho tàng ca dao người Việt [24], các soạn giả đã chia nội dung của ca dao Việt Nam thành 9 chủ đề lớn. Theo Trần Thị Kim Liên, số lời ca dao thuộc 9 chủ đề lớn đó trên tổng số 12.487 đơn vị có thứ tự tỷ lệ từ cao xuống thấp như sau: STT Nội dung chủ đề Số bài Tỷ lệ % 1 Tình yêu 6445 51,6% 2 Quan hệ gia đìnhvà xã hội 1334 10,6% 3 Những lời bông đùa khôi hài giải trí 1240 9,9% 4 Lao động và nghề nghiệp 1210 9,6% 5 Sinh hoạt văn hóa văn nghệ 655 5,2% 6 Kinh nghiệm sống và hành động 489 3,9% 7 Đất nước và lịch sử 459 3,7% 8 Những thói hư tật xấu và những tệ nạn xã hội 351 2,8% 9 Những nỗi khổ và những cảnh sống lầm than 313 2,7% Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao ngườiViệt Trong chủ đề quan hệ gia đình và xã hội, số lời thể hiện mối quan hệ tình cảm gia đình chiếm 87,9%. Điều này cho thấy số lượng của những bài ca dao về quan hệ gia đình là rất nhiều, chỉ đứng sau ca dao về tình yêu đôi lứa.
  • 34. 28 Đồng thời điều này cũng cho thấy vị trí của tình cảm gia đình trong đời sống tinh thần của người Việt xưa. Tình cảm bền chặt, gắn bó, sâu nặng đó với từng mối quan hệ trong gia đình lại có những mức độ biểu hiện khác nhau. Bảng thống kê quan hệ gia đình và xã hội dưới đây sẽ cho thấy điều đó. TT Nội dung Số lời Tỉ lệ % 1 Quan hệ vợ chồng 617 55,60% 2 Quan hệ giữa cha mẹ và concái 318 28,65% 3 Quan hệ mẹ chồng nàng dâu, bố mẹ vợ, con rể 98 8,82% 4 Anh em ruột, anh em rể, chị em dâu 35 3,15% 5 Ông bà tổ tiên và concháu 11 0,99% 6 Quan hệ họ hàng, chú bác, cô, dì 31 2,79% Tổng số 1110 100% Bảng thống kê các mối quan hệ gia đìnhtrong Kho tàng ca dao ngườiViệt Bảng thống kê cho thấy trong các mối quan hệ gia đình được phản ánh trong ca dao thì quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, quan hệ anh chị em là ba mối quan hệ được phản ánh nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng nhất trong ca dao về quan hệ gia đình. Ba mối quan hệ này có thể coi là ba mối quan hệ mang tính nòng cốt với nhiều tình cảm và sự gắn bó sâu sắc tạo nên diện mạo của gia đình Việt Nam. Do vậy trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi sẽ xem xét quan hệ gia đình trong ca dao của hai miền Nam, Bắc thông qua ba mối quan hệ chính này. 2.1.1. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái Người Việt luôn luôn lấy gia đình làm trung tâm của mọi mối quan hệ. Cách hành xử này có thể xuất phát từ cuộc sống khép kín, không ra khỏi cổng
  • 35. 29 làng, ít tham gia vào sự kiện lớn lao của đất nước. Vì phần đông người Việt là nông dân, họ sống và gắn bó cả đời mình với làng xã, với mảnh đất nơi chôn nhau cắt rốn. Cuộc sống của họ gói gọn trong hai mối quan hệ chính là quan hệ gia đình và quan hệ với xóm làng. Nhưng có lẽ, lí do mà gia đình trở thành trung tâm của cuộc sống của người Việt không chỉ có như vậy. Với truyền thống trọng đạo lý, nặng nghĩa tình từ ngàn xưa, việc đặt gia đình với những người thương yêu nhất của mình như cha mẹ, như anh em ở vị trí quan trọng nhất của đời sống tinh thần, tình cảm của người Việt là chuyện hoàn toàn có thể lý giải được. Gia đình là tổ ấm, là nơi che chở cho mỗi người từ khi cha mẹ sinh ra. Cho nên có thể nói rằng, mối quan hệ gia đình đầu tiên mà mỗi người biết tới chính là mối quan hệ với cha mẹ mình. Cha mẹ sinh ra rồi giãi nắng dầm sương nuôi nấng ta thành người. Trong mỗi bước trưởng thành của con người đều có bàn tay nâng đỡ, đều có giọt mồ hôi mặn chát của mẹ cha. Do vậy người Việt xưa mới luôn tâm niệm “thờ cha, kính mẹ”. Đó không chỉ là đạo lý mà còn là tình nghĩa sâu nặng của con cái đáp đền lại sự hi sinh của cha mẹ dành cho mình. Chính vì thế, ca dao về quan hệ của cha mẹ và con cái của Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thống nhất với nhau ở một số đặc điểm nội dung tiêu biểu mà đặc điểm đầu tiên chính là nội dung “tình yêu thương, sự hi sinh của cha mẹ dành cho con cái”. Với ca dao Bắc Bộ, ta khắc khoải với hình ảnh cánh cò đã theo bao người vào giấc ngủ ấu thơ qua lời ầu ơ đượm buồn của mẹ: Con cò bay lả bay la Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng Cha mẹ sinh đẻ tay không Cho nên bay khắp tây đông kiếm mồi Trước là nuôi cái thân tôi Sau nuôi đàn trẻ, nuôi đời cò con
  • 36. 30 Con cò là hình ảnh biểu trưng cho cha mẹ nghèo, vất vả ngược xuôi để nuôi con khôn lớn. Cánh cò gầy chao trên những cánh đồng lúa mênh mông vô cùng thân thuộc với người dân Việt cho nên nó dễ gợi, dễ nhớ, dễ đồng cảm. Cái hình ảnh mảnh mai, gầy guộc mà mải miết của những cánh cò cũng thật giống với dáng hình của người mẹ tảo tần khuya sớm kiếm gạo nuôi con: Mẹ nghèo chẳng có gì đâu Lời ru để lại sang giàu cho con Dù cho vai áo mẹ sờn Bờ sông gánh gạo nỉ non cánh cò Lời tâm tình của người mẹ nghèo đó để lại bao xúc cảm cho người nghe. Người mẹ nghèo tự nhận rằng mình chỉ có lời ru là của để dành cho con mà thôi. Vì thế dù cho “vai áo rách sờn”, dù cho khổ cực, vất vả người mẹ vẫn miệt mài lao động để nuôi con. Tình yêu thương đó, sự hi sinh đó, nỗi cực khổ đó chính là gia tài vô giá, là vẻ đẹp của tình mẫu tử, là sự thiêng liêng của hai tiếng gia đình mà biết bao người mẹ Việt Nam đã để lại cho con cháu mình. Sự hi sinh đó bắt nguồn từ tình yêu thương, là biểu hiện của tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con cái: Ước gì mẹ có mười tay Tay kia bắt ca tay này hái rau Một tay ôm ấp con đau Một tay vay gạo, tay cầu cúng cha Một tay luồn chỉ luồn xa Một tay bếp núc cửa nhà con ơi Ước mơ của mẹ kỳ lạ mà giản đơn như vậy đó. Mẹ mong mình có nhiều “tay”, nhiều sức lực để cáng đáng được nhiều việc, để lo lắng được cho con. Hái rau, bắt cá lo cho con bữa ăn, ôm ấp, che chở con khi con đau yếu. Lòng mẹ giản dị như vậy đó nhưng cũng thật là vĩ đại, bao la.
  • 37. 31 Cùng với cảm xúc yêu thương và hi sinh đó, ca dao Nam Bộ về quan hệ cha mẹ và con cái cũng ghi lại nhiều câu như: Con ơi ở lại với bà Má đi làm mãi tháng ba mới về Má về có mắm con ăn Có khô con nướng, có em con bồng Câu ca dao là lời từ biệt của người mẹ với con mình để đi làm xa. Người mẹ vỗ về, an ủi con mình mà cũng như vỗ về chính bản thân. Mẹ mong khi trở về sẽ có “mắm cho con ăn”, “khô cho connướng” để conđược đủ đầy. Có phải vì thế mà mẹ phải dứt lòng để con ở lại để đi kiếm ăn xa. Nỗi lòng của mẹ qua những điều thật nhỏ bé lại thể hiện một mong ước lớn lao: mong ước được lo lắng cho con chu toàn. Người mẹ Nam Bộ ở đây cũng thật tảo tần, vất vả: Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi Ví dầu mẹ chẳng có chi Chỉ con với mẹ chẳng khi nào rời Người mẹ Nam Bộ cũng giống người mẹ Bắc Bộ ở câu ca trên ở cảnh “chẳng có chi”. Họ đều là những bậc cha mẹ nghèo nhưng tình yêu thương thì vô bờ bến. Họ luôn xác định sự gắn bó, sự chở che đến trọn đời mình dành cho con cái. Anh đi làm mướn nuôi ai Cho áo anh rách cho vai anh sờn Anh đi làm mướn nuôi con Áo rách mặc áo, vai mòn mặc vai (Ca dao Nam Bộ)
  • 38. 32 Có thể hình ảnh người cha ít được đề cập đến hơn người mẹ bởi không giống như mẹ cha không luôn kề cận, luôn ẵm bồng con. Cha phải lo việc chung cho cả gia đình, cha là chỗ dựa, là trụ cột của cả gia đình. Câu ca dao như lời đối đáp để người cha bày tỏ nỗi lòng mình với con. Mặc “áo rách”, mặc “vai sờn” nghĩa là mặc bản thân mình ra sao, không quản gian lao, vất vả, cha chỉ một lòng đau đáu muốn được nuôi nấng con thành người. Những việc làm mà cha mẹ dành cho con cái của mình với họ thì thật là nhỏ bé những lại truyền tải được thông điệp yêu thương rất thiêng liêng: Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm (Ca dao Nam Bộ) Hình ảnh người mẹ bên võng, bên nôi, với đôi bàn tay bế bồng, thức trọn đêm để dỗ giấc ngủ cho con có lẽ là hình ảnh đã gắn bó với tiềm thức của bao nhiêu người Việt. Cùng với lời ru của mẹ, cùng với “con cá”, “mớ rau” mà cha mẹ kiếm về, các con đã khôn lớn và trưởng thành. Những bài ca dao về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái qua nhiều thế hệ cũng được đắp bồi thêm nhưng tình thương yêu, sự hi sinh của cha mẹ thì vẫn luôn luôn sâu sắc và khắc khoải vẹn nguyên như thế. Nhận cho mình những tình cảm cao cả như vậy từ cha mẹ nên người con Việt Nam ở cả hai miền Nam Bộ và Bắc Bộ cùng thể hiện chung một thái độ trân trọng, biết ơn sâu đậm. Ca dao về quan hệ của cha mẹ và con cái của Nam Bộ và Bắc Bộ vì thế cũng thống nhất trong nội dung “làm con phải làm tròn chữ hiếu với cha mẹ”. Chữ hiếu đó đầu tiên thể hiện ở sự yêu thương kính trọng, biết ơn cha mẹ: Có con nghĩ mẹ thương thay Chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau (Ca dao Bắc Bộ)
  • 39. 33 Công ơn của cha mẹ với con cái phải kể trước nhất là công sinh thành. Câu ca dao thể hiện sự ghi nhận công lao to lớn đó của người con đối với cha mẹ mình. Nhờ cha mẹ mà có con trên cõi đời này. Chín tháng mười ngày mẹ hoài thai con, từ lúc con chưa ra đời mẹ đã trải nhiều vất vả. Không có gì tội tình bằng không mẹ hay không cha, chịu kiếp mồ côi: Mưa lâm râm ướt đầm lá hẹ Em thương người có mẹ không cha (Ca dao Nam Bộ) Lụt nguồn trôi trái bòn bon Cha thác, mẹ cònchịu chữ mồ côi Mồ côi tội lắm ai ơi Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân (Ca dao Nam Bộ) Từ lời than, lời thương những đứa con mồ côi, ta có thể thấy sự trân trọng của người con đối với cha mẹ mình. Qua đó “chữ hiếu” dặn lòng của người con còn được thể hiện qua hành động đền đáp, phụng dưỡng, chăm lo cho cha mẹ: Đói lòng ăn hột chà là Để cơm nuôi mẹ mẹ già yếu răng (Ca dao Nam Bộ) Ba đồng một khía cá buôi Cũng mua cho được mà nuôi mẹ già (Ca dao Nam Bộ) Ở đây, ta lại ghi nhận được sự hi sinh của con cái dành cho cha mẹ mình. Để chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ, người con cũng không quản
  • 40. 34 những thiếu thốn, thiệt thòi cho mình. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong ca dao người Việt đến đây đã cho thấy được một mối dây liên kết, một tình cảm đầy yêu thương và đạo nghĩa của người Việt. Cha mẹ yêu thương, che chở cho con thì con cũng một dạ đáp đền. Đó phải chăng là vẻ đẹp nhân văn cao cả trong tâm hồn và tính cách của người Việt mà ca dao Nam Bộ và Bắc Bộ đã cùng chuyển tải. Người con ở Nam Bộ lo cho cha mẹ như vậy thì người con ở Bắc Bộ lại nhắn gửi như sau: Ai về tôi gửi buồng cau Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy Ai về tôi gửi đôi giày Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi Sự quan tâm, chăm sóc của người con thật tỉ mỉ, thật cẩn thận. Qua sự quan tâm đó, ta cũng thấy được thái độ nâng niu hết mực của người con với cha mẹ cũng giống như câu ca dao sau: Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp mật, như đường mía lau (Ca dao Nam Bộ) Hình ảnh người mẹ già được so sánh với những sản vật quý giá trong cuộc sống để thể hiện sự nâng niu, sự quý trọng của người con. Tấm lòng hiếu thảo của con cái đã được thể hiển rõ ràng trong thái độ và trong sự chăm sóc ân cần miếng ăn, giấc ngủ cho cha mẹ. Có thể nói lòng hiếu thảo đã trở thành thước đo nhân phẩm đạo đức của con người. Do vậy ngoài việc đề cao đạo hiếu thì ca dao của hai miền Nam, Bắc cũng lên tiếng phê phá, chê trách những đứa con chưa làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình: Mẹ già hết gạo treo niêu Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai (Ca dao Nam Bộ)
  • 41. 35 Mẹ già ở chốn lều tranh Đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay (Ca dao Bắc Bộ) Đi đâu mà bỏ mẹ già Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai dâng (Ca dao Bắc Bộ) Như đã nói ở trên, tình cảm gia đình, tấm lòng yêu thương gắn bó trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là một tình cảm hết sức tự nhiên và đẹp đẽ của con người. Những bài ca dao về mối quan hệ này của Bắc Bộ và Nam Bộ đều cho thấy được vẻ đẹp của tình yêu thương, sự hiếu nghĩa, sự hi sinh giữa cha mẹ và con cái và cho thấy cách hành xử của người Việt trong mối quan hệ mang tính căn bản của gia đình này. Đối với người Việt xưa, trong cuộc sống quần tụ nhiều thế hệ, sự gắn bó của các thành viên càng nhiều thì tình cảm gia đình lại càng là vấn đề được coi trọng và đề cao. Ca dao với tư cách là tiếng nói tâm tình của người Việt vì thế đã phản ánh được rất nhiều các khía cạnh của tình cảm gia đình mà một số đặc điểm nội dung của các bài ca dao về quan hệ cha mẹ con cái ở trên chính là minh chứng. Dù cho là ca dao của vùng đất nào nhưng khi phản ánh tinh thần nhân nghĩa, phản ánh tình cảm gia đình tha thiết của người Việt thì sẽ đều có tiếng nói chung. Sự thống nhất đó thể hiện tâm lý, thể hiện truyền thống, thể hiện tâm hồn chung của người Việt. Dù sống ở miền đất nào, là chủ nhân của vùng văn hóa nào đi nữa, đã là người Việt thì đều hướng tới những giá trị tình cảm cao đẹp như vậy. Song, bên cạnh những thống nhất đó thì không thể phủ nhận những dấu ấn riêng, những biểu hiện độc đáo của ca dao mỗi miền đối với vấn đề quan hệ gia đình trong ca dao.
  • 42. 36 Đối với mối quan hệ cha mẹ và con cái thì sự khác biệt giữa ca dao Nam Bộ và ca dao Bắc Bộ có thể thấy ở một số điểm như sau: 1. Ca dao về quan hệ giữa cha mẹ và con cái của Nam Bộ phần đông chỉ thể hiện tình cảm trực tiếp giữa hai đối tượng chính của mối quan hệ này, không có sự mở rộng hay hướng tới tình cảm với ông bà, tổ tiên như ca dao Bắc Bộ. Đối với ca dao Bắc Bộ, trong nội dung đạo hiếu của người con với cha mẹ thì ngoài biết ơn công sinh thành, trách nhiệm lo lắng, chăm sóc cho cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi về già thì “hiếu” còn có ý nghĩa là bổn phận thờ cúng ông bà, tổ tông. Ca dao Bắc Bộ tiếp thu nhiều giá trị của ca dao truyền thống, phát triển trên không gian văn hóa làng xã nơi quần tụ những “gia đình” lớn là những người cùng huyết thống cho nên ca dao Bắc Bộ luôn đề cao việc hướng tới tổ tông. Quan hệ gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mối cá nhân, là nguồn, là cội để mỗi người hướng tới, trở về sau những khó khăn, vất vả của cuộc sống cho nên từ tình cảm yêu kính mẹ cha, ca dao Bắc Bộ đã hướng con người tới tình cảm hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà. Đó là một phần của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được truyền lại từ thế hệ trước cho thế hệ sau trong gia đình: Con người có tổ có tông Như cây có cộinhư sông có nguồn (Ca dao Bắc Bộ) Trong cuộc sống khép kín nơi xóm làng, người Việt chịu sự chi phối của mối quan hệ huyết thống tức là mối quan hệ dòng họ gia đình trong đó quan hệ huyết thống là hạt nhân, là cơ sở cho những mối quan hệ khác. Tình cảm gia đình, dòng họ là tình cảm nảy sinh tự nhiên từ sự gắn bó máu thịt. Ca dao Bắc Bộ có nhiều câu thể hiện sự trân trọng đối với mối dây liên kết này, mối dây thiêng liêng kết nối mọi người trong “gia đình”:
  • 43. 37 Khôn ngoan đá đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoàiđá nhau Chữ “hiếu” với ý nghĩa bổn phận phụng thờ tổ tông được coi như lời nhắc nhở với mỗi người khi muốn báo đáp công ơn của cha mẹ Trứng rồng lại nở ra rồng Hạt thông lại nở cây thông rườm rà Có cha có mẹ rồi mới có ta Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng Khôn ngoan nhờ đức cha ông, Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ Những lời ca dao như trên rất khó tìm thấy trong ca dao Nam Bộ về tình cảm ông bà, cha mẹ với con cháu. Người dân Nam Bộ hầu hết là những người dân tứ xứ đổ về mảnh đất này khẩn hoang. Họ hầu hết là đơn độc và chỉ gắn bó với gia đình nhỏ của mình. Ý thức về một “gia đình” lớn, về mối quan hệ huyết thống “một giọt máu đào hơn ao nước lã” có thể vì thế đã không còn đậm đặc như ở Bắc Bộ. Những người dân tứ xứ về với Nam Bộ, chiến đấu với thiên nhiên, đối mặt với những thử thách của điều kiện sống còn hoang sơ nên họ phải tương trợ lẫn nhau, cưu mang nhau. Họ trọng nghĩa khí, trọng giao hảo chứ không quá đặt nặng mối quan hệ họ hàng, dòng họ như ở Bắc Bộ nữa. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là người Nam Bộ không nhớ đến tổ tông ông bà mình chỉ là họ không đặt nặng và ít đề cập đến. Khi đề cập đến thì các câu ca dao cũng rất giản dị, chân thành, không câu nệ: Chữ rằng vấn tổ tầm tông Cháu connỡ bỏ cha ông chăng mày 2. Một đặc điểm nội dung khác biệt nữa giữa ca dao về mối quan hệ cha mẹ - con cái của Nam Bộ và Bắc Bộ là bộ phận những bài ca dao có tính
  • 44. 38 chất giáo huấn, ca ngợi đạo đức gia đình. Bộ phận những bài ca dao này cũng chỉ xuất hiện nhiều trong ca dao Bắc Bộ: Thờ cha thờ mẹ hết lòng Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường Làm người trước liệu hiếu thân Cảm ơn cha mẹ ân cần nuôi con Giữ sao cho chọn hiếu trung Thảo ngay một dạ kẻo luống công mẹ thầy Ca dao Bắc Bộ sưu tập ở một số tỉnh như Thanh Hóa, Hà Nam cho thấy những lời triết lý về chữ hiếu xuất hiện với số lượng đáng kể. Ngoài việc thể hiện tình cảm gia đình thì những câu ca dao này còn có ý nghĩa răn dạy, giáo dục con cháu ghi nhớ việc hiếu nghĩa với cha mẹ, ông bà. Những câu ca dao này thường sử dụng những hình tượng mang tính khuôn mẫu, hướng người ta đi theo những quy chuẩn đạo đức mang tính khuôn phép. Điều này chính là do sự ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho gia tới đời sống tinh thần của người dân Bắc Bộ. Người dân Bắc Bộ vì thế luôn hướng tới việc xây dựng gia đình truyền thống, xây dựng các mối quan hệ gia đình dựa trên quy tắc ứng xử chuẩn mực và hướng thế hệ tiếp sau đến việc trân trọng các giá trị đạo đức của gia đình. Trong khi đó, cư dân Nam Bộ với bản tính phóng khoáng, bộc trực, tự do tự tại trong môi trường sống cởi mở thì không chú ý nhiều tới những quy chuẩn đạo đức này. Họ dành tâm tư, suy nghĩ của mình cho việc bày tỏ tình cảm nhiều hơn. Từ hoàn cảnh sống đặc biệt của họ mà quan hệ cha mẹ - con cái trong ca dao Nam Bộ đã bộc lộ những nét riêng, những điểm nhấn riêng. Cư dân Nam Bộ hầu hết là dân đi khẩn hoang. Họ đến với Nam Bộ vì nhiều lý do khác nhau nhưng phần nhiều đều là do hoàn cảnh éo le,
  • 45. 39 ngang trái. Họ là những người dân nghèo ở những vùng đất khác, những người không thể sống nổi trên quê hương của mình, những người tứ cố vô thân, những người bị đi đày, những người lưu lạc. Nam Bộ là vùng đất mà họ chọn để dừng chân bỏ lại sau lưng mình là quê hương, là những người thân yêu phải chia lìa. Cho nên nhắc tới tình cảm gia đình của người dân Nam Bộ là nhắc tới nỗi nhớ. Nỗi nhớ cha nhớ mẹ đã trở thành nỗi nhớ quê hương: Ai về Giồng Giếng qua truông Gió lạnh mưa nguồn nhớ mẹ nhớ cha Nỗi nhớ đó luôn đau đáu trong lòng những người con xa xứ, không một phút nào thôi thổn thức. Nỗi nhớ này là đặc trưng, là điểm đặc biệt chỉ có ca dao về quan hệ cha mẹ - con cái của Nam Bộ mới có. Bởi lẽ chỉ có những người xa xứ, những người lưu lạc phương xa, không biết đến khi nào mới về lại cố hương, gặp cha gặp mẹ mới trải được cái nỗi nhớ day dứt này: Gió đưa cây cửu lý hương Xa cha xa mẹ thất thường bữa ăn Sầu riêng cơm chẳng muốn ăn Đã bưng lấy bát lại dằn xuống mâm Nỗi nhớ cha mẹ khiến cho miếng ăn không ngon, giấc ngủ không tròn. Mấy người đã dám dứt lòng với cha mẹ để ra đi. Ở nơi xa xôi cách trở, đối mặt với mọi khó khăn đó chính là lúc con người cần tới điểm tựa là gia đình nhất thì lúc này lại không hề có. Họ chỉ có thể lắng lòng mình, gửi tiếng yêu thương về quê nhà. Nỗi nhớ thương vì thế luôn đi kèm với nỗi xót xa: Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi Ngó không thấy mẹ bùi ngùi nhớ thương Lẳng nghe chim vịt kêu chiều Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau
  • 46. 40 Sự thiếu thốn tình cảm khiến cho nỗi lòng của người con càng thổn thức. Khi nhớ tới cha mẹ mình và nhìn lại hoàn cảnh cách trở, ca dao Nam Bộ còn bộc lộ sự tủi phận, tủi thân của những người con. Thiếu bàn tay chăm sóc của cha mẹ là một sự mất mát lớn lao do vậy nhiều người con Nam Bộ gửi gắm trong ca dao lời than, lời buồn về số phận côi cút của mình. Các bài ca dao nói về cảnh mồ côi trong ca dao nói về quan hệ cha mẹ - con cái của Nam Bộ có một số lượng không nhỏ và vì vậy cũng là một dấu ấn riêng của ca dao Nam bộ đối với chủ đề này: Còn cha gót đỏ như son Đến khi cha chết gót conđen sì Lụt nguồn trôi trái bòn bon Cha thác, mẹ cònchịu chữ mồ côi Mồ côi tội lắm ai ơi Đói cơm không ai biết, lỡ lời không ai phân Sự thiệt thòi của cảnh mồ côi khiến cho những câu ca dao mang vẻ đượm buồn. Nhất là khi những đứa con mồ côi đó lại còn đang tha phương cầu thực, ở nơi xa quê hương. Đọc những câu ca dao này, ta không khỏi buồn thương và cảm thông cho những số phận mồ côi và từ đó ta sẽ thấy đồng cảm với nỗi ái ngại, tủi phận của họ: Bạc bảy đâu sánh vàng mười Mồ côiđâu sánh với người có cha Qua những câu ca dao buồn thương chân thật này, giọng điệu, tiếng nói của người Nam Bộ càng được bộc lộ rõ ràng hơn, nét Nam Bộ của những câu ca dao này càng đậm đà hơn. Sự mộc mạc trong việc sử dụng từ ngữ, sự đơn giản trong việc diễn đạt, sự chân thành trong việc biểu hiện tình cảm chính là đặc trưng phân biệt ca dao Nam Bộ với những vùng miền khác:
  • 47. 41 Mất cha con sống u ơ Mất mẹ con sống bơ vơ tháng ngày Sự mô tả cảnh sống “u ơ” này có lẽ chỉ có thể tìm thấy trong cách diễn đạt của người Nam Bộ. Câu ca dao giản dị đến nao lòng, giản dị đến độ người ta có thể cảm nhận trọn vẹn được sự mộc mạc, sự chân thành, sự nồng nàn của tình cảm mà nhân vật trữ tình gửi gắm. Đồng thời, người ta cũng cảm nhận được chất Nam Bộ thật thà, phóng khoáng, nặng tình không thể lẫn lộn, không thể tìm thấy ở bất kì nơi nào khác. Có thể thấy rằng, cách ứng xử truyền thống của người Việt, tinh thần nhân nghĩa, trọng tình cảm của người Việt đã được gìn giữ qua hàng ngàn năm chính là sợi dây xuyên suốt tạo nên tính thống nhất trong nội dung của ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ về quan hệ gia đình. Những tình cảm yêu thương, chia sẻ, những đạo nghĩa, những vấn đề đạo đức mà người Việt trân trọng là những vấn đề mà ca dao cả hai miền đều hướng tới phản ánh. Từ những nội dung chính đó, ca dao hai miền mới có những biểu hiện khác do sự tác động của điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội, do tính cách đặc trưng của cư dân mỗi miền nhưng những biểu hiện này vẫn không nằm ngoài những giá trị chung mà ca dao về quan hệ gia đình hướng tới. Những điểm khác biệt này ngoài việc khẳng định vẻ đẹp riêng của ca dao hai miền còn làm phong phú thêm cho mảng ca dao về quan hệ gia đình, khẳng định ví trị của những bài ca dao này trong kho tàng ca dao Việt Nam cũng như trong việc góp phần gìn giữ những giá trị nhân văn truyền thống của dân tộc. 2.1.2. Mối quan hệ vợ chồng Theo thống kê của Nguyễn Thị Kim Liên thì trong chủ đề gia đình và các mối quan hệ xã hội, mảng ca dao về tình nghĩa vợ chồng chiếm tỉ lệ 55,6% (617/1110 bài). Điều này cho thấy đây là một vấn đề khá được quan tâm trong ca dao và trong đời sống tinh thần của người Việt. Có thể nói trong
  • 48. 42 quan hệ gia đình thì mối quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, rường cột chi phối các mối quan hệ còn lại. Gia đình khởi nguồn từ chính sự gắn bó trọn đời của người vợ, người chồng. Mối quan hệ vợ chồng cũng có thể nói là mối quan hệ có nhiều cung bậc cảm xúc nhất trong các mối quan hệ gia đình. Có thể kể ra đây rất nhiều tình cảm, tâm trạng trong mối quan hệ vợ chồng như yêu thương, thề hẹn, giận hờn, ghen tuông, oán trách. Trong cộng đồng xưa đặc biệt là cộng đồng ở Bắc Bộ, cuộc sống có nhiều rào cản khuôn phép khiến cho người Việt khó có thể trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tâm tư của mình. Ca dao phát triển đem đến cho nhân dân hình thức giãi bày, thể hiện tình cảm vừa cô đọng, vừa hàm súc, vừa mượt mà uyển chuyển. Do vậy, ca dao chính là phương tiện hữu hiệu để người vợ, người chồng Việt giãi bày, tâm sự. Điều này đã tạo nên số lượng đáng kể và nội dung phong phú của những câu ca dao về quan hệ vợ chồng. Trong xã hội cũ hôn nhân hạnh phúc của mỗi cá nhân thường không phải do người đó tự quyết định. Xã hội với sự chi phối của tư tưởng Nho giáo khiến cho cuộc sống bị ràng buộc bởi vòng lễ giáo do vậy việc hôn nhân đại sự mang tính trọng đại lại càng bị kiểm soát chặt chẽ, bị chi phối bởi nhiều vấn đề khác hơn. Trong thời đại đó, hôn nhân luôn luôn gắn với quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vì vậy hầu hết hôn nhân đều không bắt đầu từ tình yêu. Những người phải chịu đựng các cuộc hôn nhân không tình yêu đó có thể tìm thấy rất nhiều trong xã hội. Tình yêu, khát vọng tình yêu của họ không được đáp đền, bản thân họ cũng không đủ khả năng để phản kháng, để chống lại vòng kiềm tỏa của cả một hệ thống tư tưởng xã hội. Họ chỉ biết thể hiện nỗi thất vọng, đau buồn của mình qua những lời oán than: Bị ép duyên nên tôi phải kêu trời Giá duyên ai gá, bỏ tiếng đời em mang (Ca dao Nam Bộ)
  • 49. 43 Bí lên ba lá Trách ba trách má, Không ngắt ngọn làm giàn, Để bí bò lan, Trách hường nhan, Vô duyên bạc phận, Duyên nợ gần không đặng xứng đôi (Ca dao Nam Bộ) Cha mẹ bảo ưng em đừng mới phải Em nỡ lòng nào bạc ngãi bỏ anh (Ca dao Nam Bộ) Tiếng oán than đó lúc gửi cho mẹ cha, lúc gửi cho người thương đã nghe lời mẹ cha mà bỏ duyên tình, lúc lại là trách giận bản thân mình không thể tự quyết số phận của bản thân: Ăn chanh ngồi gốc cây chanh Bác mẹ ép gả cho anh học trò (Ca dao Bắc Bộ) Cha ơi liệu cơm gắp mắm Ép gả convào cố đấm ăn xôi Bây giờ do dáng con người Mẹ cha gả bán cho nơi chẳng vừa Trái duyên khôn ép, khôn ưa Trách mình đã lỡ, trách cha đã lầm
  • 50. 44 Thông qua ca dao, người Việt đã thổ lộ hết nỗi lòng, bày tỏ quan niệm của mình, than thân trách phận, cất tiếng nói phản kháng những lề thói đã làm tổn thương hôn nhân của họ. Những lời oán than đó cho thấy người Việt luôn tâm niệm hôn nhân hạnh phúc là phải khởi nguồn từ tình yêu, từ sự chia sẻ, đồng cảm chứ không thể từ địa vị, hay vật chất. Cái nhìn của các nhân vật trữ tình trong ca dao đã thể hiện tâm niệm trên rất rõ ràng, thẳng thắn mà chân chất. Người Việt tin rằng bằng lao động, qua lao động họ có thể xây dựng hạnh phúc gia đình. Chính vì vậy, ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cùng thống nhất với nhau ở nội dung ca ngợi cuộc sống gia đình, ca ngợi sự gắn bó của vợ chồng. Ca dao thể hiện sự trân trọng của nhân dân với hạnh phúc gia đình, tình cảm vợ chồng và vai trò của tình cảm vợ chồng trong đời sống: Vợ chồng nghĩa nặng tình sâu Thương cho đến thưở bạc đầu vẫn thương (Ca dao Bắc Bộ) Lầu nào cao bằng lầu ông Chánh Bánh nào trắng bằng bánh bò bông Đạo nào sâu bằng đạo vợ chồng Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi (Ca dao Nam Bộ) Khi cuộc sống có nhiều trói buộc thì việc người ta có được tình yêu hay có được hôn nhân hạnh phúc là một điều vô cùng quý giá. Điều này lí giải cho thái độ trân trọng của người Việt với hôn nhân và tình cảm gia đình. Điều này cũng là minh chứng cho quan niệm mang tính chất hai chiều của người Việt: hôn nhân hạnh phúc là phải có tình yêu và tình yêu thật sự thì phải hướng tới hôn nhân. Ca ngợi tình cảm vợ chồng keo sơn, ca ngợi cuộc sống gia đình
  • 51. 45 chính là ca ngợi giá trị muôn đời của tình yêu thương chân chính. Quan niệm này đã khiến tình cảm vợ chồng trở nên thiêng liêng, cao quý, trở thành “nghĩa vợ chồng”, “đạo vợ chồng”: Vợ chồng nghĩa trọng Nhân nghĩa tình thâm Xa nhau muôn dặm cũng tầm Gặp nhau hớn hở tay cầm, lời trao (Ca dao Nam Bộ) Vợ chồng là nghĩ tào khang Xuống khe bắt ốc lên ngàn hái rau (Ca dao Bắc Bộ) Vì đạo nghĩa vợ chồng mà khi đã gắn bó với nhau là gắn bó đến cuối cuộc đời, gắn bó keo sơn, không gì có thể chia lìa được: Chồng như giỏ vợ như hom Đá vàng chung dạ, cháo cơm chung lòng (Ca dao Nam Bộ) Lấy chồng thì phải theo chồng Chồng đi sứ sự phải bồngcon theo Quản chi vượt suối qua đèo Nắng mưa thiếp chịu, đói nghèo thiếp cam (Ca dao Bắc Bộ) Tình nghĩa vợ chồng sâu nặng như vậy cho nên người ta có thể chấp nhận mọi khó khăn, gian khổ để gìn giữ lời vàng đá đã trao cho nhau. Trong ca dao nói chung và ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ nói riêng, ta có thể thấy có rất nhiều câu nói về cảnh vợ chồng bần hàn, nghèo túng những hạnh phúc, chan