SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------
LÊ THỊ TÂM
HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội – 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------------------
LÊ THỊ TÂM
HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Văn Đức
Hà Nội – 2018
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi tới PGS. TS Hà Văn Đức lời biết ơn chân thành và sâu
sắc nhất, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Khoa Văn học, đặc biệt các thầy cô trong
tổ Văn học Việt Nam, Phòng sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội
& nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu
Xin cảm ơn tới bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những ngƣời thân yêu
đã luôn ở bên cạnh động viên, cổ vũ tôi.
Mặc dù đã có những cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những
sai sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các
bạn đồng nghiệp và bạn đọc để tác giả đƣợc rút kinh nghiệm, bổ sung cho
luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Lê Thị Tâm
1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………… ....................................... 03
2. Lịch sử vấn đề ................................................................……………...04
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu…………......…………....08
4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 10
5. Đóng góp của luận văn......................................................................... 11
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................. 11
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong
dòng chảy truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam ........................................ 12
1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986................................................ 12
1.1.1 Diện mạo chung truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 .............. 12
1.1.2 Diện mạo truyện ngắn viết về ngƣời nông dân sau năm 1986.... 16
1.2. Hành trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy
Anh trong dòng chảy văn học đƣơng đại .................................................. 18
1.1.3 Khái quát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ............................... 18
1.1.4 Khái quát truyện ngắn Tạ Duy Anh........................................... 20
Chƣơng 2: Các kiểu/ dạng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu và Tạ Duy Anh ................................................................... 24
2.1. Nét tƣơng đồng trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh......................................................... 24
2.1.1 Ngƣời nông dân – nạn nhân của hoàn cảnh .......................... 24
2.1.2 Ngƣời nông dân bị tha hóa………….…………………….....31
2.1.3 Ngƣời nông dân bi kịch........................................................ 34
2.1.4 Ngƣời nông dân vƣợt lên số phận và hành trình tìm kiếm bản
thể ....................................................................................... 37
2
2.2. Sự khác biệt trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh......................................................... 39
2.1.5 Ngƣời nông dân trong sáng tác Nguyễn Minh Châu............. 39
2.1.6 Ngƣời nông dân trong sáng tác Tạ Duy Anh ........................ 42
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong
truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh................................. 46
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................ 46
3.1.1 Thể hiện qua ngoại hình ........................................................ 46
3.1.2 Thể hiện qua hành động......................................................... 52
3.1.3 Thể hiện qua nội tâm…………………………………………56
3.2 Kết cấu và tình huống truyện.............................................................. 60
3.2.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu ................................................. 60
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống............................................ 64
3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu......................................................................... 66
3.3.1 Ngôn ngữ............................................................................... 66
3.3.2 Giọng điệu............................................................................. 75
PHẦN KẾT LUẬN................................................................................. 78
TƢ LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 81
3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Nông thôn và ngƣời nông dân luôn là mảng đề tài lớn đƣợc duy trì và in
dấu trên mọi sáng tác văn học Việt Nam từ xƣa đến nay. Điều đó đƣợc
minh chứng từ thực tiễn sáng tác với hình ảnh ngƣời nông dân trong làng
quê mộc mạc qua các thể loại. Đặc biệt, giai đoạn văn học 1930 – 1945, các
nhà văn hiện thực phê phán đã khẳng định sự thành công khi dựng nên bức
tranh nông thôn đa sắc với nhiều mảng sáng – tối đan cài về thân phận
ngƣời nông dân oằn mình dƣới “xiềng xích”, ách thống trị “đa tròng” của
xã hội thực dân, phong kiến. Nhiều nhà văn đã thành công và làm nên tên
tuổi với mảng đề tài này nhƣ: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan… trƣớc cách mạng và sau này là: Đào Vũ, Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn
Kiên…
2. Từ sau thời kỳ đổi mới (1986) đến nay bên cạnh đề tài sau chiến tranh
thì đề tài về ngƣời nông dân đƣợc nhiều nhà văn thể hiện thành công nhất.
Dƣới ngòi bút nhạy bén, cách truyền tải đa dạng, dù ở phƣơng thức tiểu
thuyết hay truyện ngắn, trên văn đàn cũng ghi nhận đƣợc nhiều tác phẩm
đặc sắc, tạo đƣợc dấu ấn riêng. Nhiều nội dung hấp dẫn, mới lạ trong đó
không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh với những
truyện ngắn đặc sắc viết về hình tƣợng ngƣời nông dân.
3. Nguyễn Minh Châu – một trong những nhà văn tiêu biểu khoác áo lính
trong nền văn học Việt Nam. Khi hòa bình lặp lại, bắc nam xum họp, cả
nƣớc vui chung niềm vui độc lập, thống nhất và giải quyết hậu quả khốc
liệt của chiến tranh thì với cƣơng vị là nhà văn, ông hƣớng cây bút của
mình vào việc miêu tả hiện thực xã hội cũng nhƣ lột tả số phận ngƣời nông
dân qua nhiều tập truyện ngắn đặc sắc.
4
Nói đến truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam, là thiếu sót nếu không nhắc tới
nhà văn Tạ Duy Anh – ngƣời góp phần to lớn cho nền văn học nƣớc nhà
thời kỳ đổi mới sôi nổi. Có thể coi ông nhƣ lớp kế cận phù hợp và nổi trội
nhất sau Nguyễn Minh Châu khi viết về hình tƣợng ngƣời nông dân.
Đã có nhiều công trình bài viết nghiên cứu về truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh. Nhƣng với đề tài Hình tượng người
nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu và Tạ Duy Anh, tôi muốn khảo sát, phân tích những truyện ngắn viết
về ngƣời nông dân của hai nhà văn để qua đó tìm ra những điểm tƣơng
đồng và khác biệt.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1 Nguyễn Minh Châu – nhà văn lớn, một hiện tƣợng của văn học thập kỉ
20 của thế kỉ XX – “ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài ba của văn học dân
tộc” với nhiều sáng tác gây đƣợc sự chú ý và đón đợi lớn từ đông đảo giới
nghiên cứu và độc giả. Trƣớc đó, đã có một số công trình tìm hiểu về hình
tƣợng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đƣợc chú ý,
sau đây tôi xin đƣợc điểm qua một số công trình tiêu biểu:
Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu đăng trên báo Văn nghệ
số 7 năm 1990 của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu là những phát hiện sắc sảo
với nhiều ý kiến hay về nội dung, những điểm nhấn quan trọng của tác
phẩm. Ông nhận định đó là tác phẩm đa thanh với kiểu âm vang nhiều
giọng điệu của sự hóa thân giữa ngƣời nông dân – Lão Khúng và con bò
khoang trong cốt truyện đã gợi mở cho bạn đọc nhiều cảm xúc và suy
tƣởng sâu sắc.
Nguyễn Văn Hạnh đƣa ra nhận định về quan niệm con ngƣời trong
tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê cho tới
Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu trong đề tài Nguyễn Minh Châu những năm
5
80 và sự đổi mới cách nhìn về con người in trong Tạp chí Văn học số 3
năm 1993. Thông qua đề tài này ông chỉ ra cách thức xây dựng nhân vật:
nét đặc trƣng nhận biết của từng ngƣời, dụng ý nghệ thuật của nhà văn –
không lý tƣởng hóa cuộc sống, nhìn nhận cuộc sống đa chiều ở nhiều góc
độ trên các vai trò, bình diện khác nhau.
Công trình tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu có lẽ
của Tôn Phƣơng Lan năm 1996 với đề tài: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật
Nguyễn Minh Châu. Công trình đã làm nổi bật tƣ tƣởng nghệ thuật – quan
niệm về hiện thực và con ngƣời của nhà văn lớn. Bên cạnh đó là thế giới
nhân vật và bút pháp nghệ thuật đặc sắc: tình huống truyện, điểm nhìn trần
thuật, giọng điệu và ngôn ngữ đặc sắc.
Những ý kiến đăng ở thể loại tạp chí phải kể tới: Tìm hiểu tư tưởng
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua quan niệm nghệ thuật về con người
– Tạp chí Văn học số 4 năm 1996 và Một vài loại hình nhân vật trong sáng
tác của Nguyễn Minh Châu – Tạp chí Văn học số 6 năm 1997, Phạm Thị
Phƣơng Tìm hiểu tính cách nhân vật qua kết cấu truyện ngắn – Tạp chí
Văn học số 4 năm 1998, Trịnh Thu Tuyết về Nguyễn Minh Châu với nghệ
thuật xây dựng truyện ngắn – Tạp chí Văn học số 1 năm 1999.
Cuốn sách tổng hợp những bài viết về Nguyễn Minh Châu trên tạp
chí, báo… nhằm mục đích khái quát, so sánh và lí giải những đóng góp, đổi
mới về cách nghĩ, cách viết về hình tƣợng ngƣời nông dân của nhà văn
Nguyễn Minh Châu. Tôn Phƣơng Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn do
NXB Hội nhà văn in vào năm 1991 mang tên Nguyễn Minh Châu con
người và tác phẩm.
Ngoài ra không thể không nhắc tới một số tiểu luận phê bình về truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu nhƣ:
6
 Đọc khách ở quê ra và Phiên chợ Giát nghĩ về ngƣời nông dân xứ
Nghệ trƣớc yêu cầu đổi mới của Nguyễn Thanh Tùng (Hội văn nghệ
Nghệ An năm 1995)
 Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh
Châu – Lê Quang Hƣng (Hội văn nghệ Nghệ An năm 1995)
 Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới về cách nhìn con
người – Nguyễn Văn Hạnh (Tạp chí Văn học số 3 năm 1993)
 Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, Lại Nguyên
Ân (Tạp chí Văn học số 3 năm 1987)
 Lê Quang Hiếu – Một hình tượng người nông dân điển hình trong
sáng tác của Nguyễn Minh Châu (về nhân vật lão Khúng trong Khách ở
quê ra và Phiên chợ Giát) - (Nguyễn Minh Châu – tác giả, tác phẩm –
NXB Giáo dục)
 Nguyễn Văn Hạnh – Nguyễn Minh Châu những năm 80 của sự đổi
mới cách nhìn về con người – (Văn Nghệ. H.1989. Số 27, 28)
 Phạm Quang Long – Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con
người. Niềm tin pha lẫn âu lo – (TCVN, năm 1996. Số 9)
 Tôn Phƣơng Lan – Một vài loại hình nhân vật trong sáng tác của
Nguyễn Minh Châu – (Tiểu luận văn học. Năm 1997. Số 6)
Nói về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu, tác giả
Hoàng Thị Văn từng nói: “Qua những trang viết, nhà văn gửi lại cuộc đời
tấm lòng ƣu ái với những con ngƣời lam lũ, chịu nhiều hi sinh mất mát, nhà
văn gửi lại những hiểu biết, khám phá sâu sắc của mình về thế giới nội tâm
con ngƣời, về những số phận và cuộc đời buồn vui dang dở”.
Tác giả thứ hai phải nhắc tới chính là: nhà văn Tạ Duy Anh – ngƣời
đã khuấy động cả một bầu không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nƣớc nhà
– “là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm”.
7
Ông Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “Tạ Duy Anh Bước qua lời nguyền để
đi đến Lão Khổ. Thêm một giả thiết văn học về bản chất và thân phận
ngƣời nông dân Việt Nam”.
Trong bản tổng kết “Cuộc thi truyện ngắn đề tài nông thôn” đăng
trên báo Văn nghệ số 4 – 5 năm 1990 có đoạn viết: “Truyện ngắn Bước qua
lời nguyền của Tạ Duy Anh báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và
một tài năng trẻ viết về số phận con ngƣời…”.
Trên Tạp chí văn học số 4 năm 1995, Hồng Ngọc Hiến còn cho rằng:
“Nhiều truyện trong tập truyện Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh mang
cảm hứng trút bỏ những thành kiến nặng nề của quá khứ, xóa bỏ những nếp
sống gắn liền với bạo lực, sự cùng khốn và tối tăm… và thỏa mãn khát
vọng yêu thƣơng – nhu cầu nhân tính cao nhất của con ngƣời”.
Bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã đƣa ra một số cái nhìn cơ
bản về quan niệm của tác giả và con ngƣời: “Nhân vật của Tạ Duy Anh
không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Ngƣời xấu thì cứ
xấu nhƣ lão Phụng… ngƣời đẹp thì nhƣ hoa nhƣ ngọc: Quý Anh, chị Túc,
bà Ba, nhƣ sản phụ chờ sinh. Nhƣng bản chất con ngƣời thì luôn ở ranh
giới thiện – ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái đấu
tranh với xã hội với môi trƣờng, với kẻ thù, với ngƣời thân, với chính bản
thân mình.”
Trong bài viết Tạ Duy Anh - người đi tìm nhân vật tác giả Thụy
Khuê đã nhận thức về nhân vật Tạ Duy Anh với cái nhìn lịch sử: “Những
nhân vật của Tạ Duy Anh qua bao tác phẩm từ hơn mƣời năm nay vẫn gắn
bó mật thiết với nhau trong một tƣơng quan chặt chẽ, họ hàng, làng nƣớc.
Họ xuất thân cùng ở làng Đồng, họ cùng tiềm ẩn thù hận dòng họ, hận thù
giai cấp…”.
8
Báo Pháp Luật số 140 năm 2004 đƣa nhận định: “ông là một tác giả
tâm huyết, trăn trở với số phận con ngƣời nhất là khi họ rơi vào tình trạng
khủng hoảng nhân cách. Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí,
lạnh lùng nhƣng cũng đầy thƣơng xót con ngƣời và đặc biệt là cuộc đời đầy
thăng trầm của ngƣời nông dân”.
Báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004 đặt câu hỏi: “Số phận con
ngƣời phải chăng luôn là sự trăn trở, dằn vặt trong ông” và tác giả bài báo
cũng đƣa ra gợi ý về câu trả lời: “Nhân vật nào của ông cũng thấp thoáng
bóng dáng của ngƣời nông dân sinh ngày 9 tháng 9 tại làng Đồng”.
Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về truyện
ngắn Tạ Duy Anh nhƣ:
 Nguyễn Thị Mai Loan: Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh
(ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm 2004)
 Phạm Thị Hƣơng: Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những
đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm
2005)
 Vũ Thị Thanh Hà với: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu
thuyết Tạ Duy Anh (ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm 2005)
 Phạm Quỳnh Dƣơng: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy
Anh (ĐH Khoa học xã hội nhân văn, năm 2008)
 Lã Thị Hiếu: Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh
(Đại học Đà Nẵng, năm 2011)
Từ những lập luận điểm trên có thể khẳng định những nghiên cứu và
đánh giá về hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam
qua thể loại truyện ngắn chƣa thực sự trọn vẹn. Hơn nữa những công trình
về Nguyễn Minh Châu hay Tạ Duy Anh hầu hết tập trung ở thể loại tiểu
thuyết – những tác phẩm dài hơi, có dấu ấn lớn hơn. Vì vậy, thiết nghĩ
9
những lí do này là gợi ý cho đề tài luận văn này của tôi tiến hành và thực
hiện.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của tôi là những truyện ngắn của nhà văn
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh viết về ngƣời nông dân trong tiến trình
vận động của văn học đƣơng đại. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ tham
khảo, xem xét một số nhân vật và hình tƣợng ngƣời nông dân của các tác
giả khác nhằm mục đích liên hệ và mở rộng thêm vấn đề.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tác phẩm có hình tƣợng ngƣời
nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong
dòng chảy văn học đƣơng đại.
Cụ thể, khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu gồm: Chiếc
thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (1989),
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu…
Khảo sát truyện ngắn của Tạ Duy Anh gồm: Bước qua lời nguyền
(1989), Quả trứng vàng (1989), Hiệp sĩ áo cỏ (1993), Luân hồi (1994), Con
dế ma (1999), Ánh sáng nàng (2000), Vĩ ngựa trở về (2000), Ngày hội cuối
cùng (2000), Những truyện không phải trong mơ (2003), Truyện ngắn chọn
lọc Tạ Duy Anh (2003)…
3.3 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, với mục đích tìm hiểu thấu đáo và cụ thể hình
tƣợng ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam nói chung và
trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh nói riêng để
thấy đƣợc điểm thống nhất và khác biệt trong cách thể hiện nhân vật.
10
Mặt khác, đặt hình tƣợng ngƣời nông dân trong cái nhìn đối sánh qua
sáng tác của hai nhà văn, tôi muốn cho ngƣời đọc nhìn nhận những điểm kế
thừa và phát huy, chuyển biến của ngƣời nông dân từng giai đoạn khác
nhau, dƣới những ngòi bút sáng tạo khác nhau. Qua đó thấy đƣợc mỗi hình
tƣợng có điểm mạnh riêng, vốn sống riêng và phong cách nghệ thuật riêng
không thể trộn lẫn. Hình tƣợng ngƣời nông dân nào đƣợc xây dựng cũng
đều là tâm huyết, “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn nhƣng chắc chắn
với vốn sống, hiểu biết và khả năng sáng tác riêng thì mỗi hình tƣợng ấy sẽ
mang trong mình những nét chấm phá riêng, tạo cho ngƣời đọc những hình
tƣợng đa dạng, phong phú, góp phần to lớn cho nền văn học đƣơng đại
nƣớc nhà.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phƣơng pháp loại hình: biểu hiện ở hai khía cạnh: cấu trúc bên trong
của đối tƣợng và tìm ra những quy luật phát triển của nó. Cụ thể hơn trong
luận văn này, nét tƣơng đồng rõ nhất của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy
Anh đều thể hiện qua thể loại: truyện ngắn. Sử dụng phƣơng pháp này
nhằm làm rõ những đặc trƣng của thể loại truyện ngắn trong sáng tác của
hai nhà văn.
Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc: đối tƣợng chỉ đƣợc bộc lộ
đầy đủ trong mối quan hệ qua lại với các yếu tố trong cùng hệ thống. Nếu
tách mình ra khỏi hệ thống, đối tƣợng chỉ là một yếu tố ngẫu nhiên, đơn lẻ
và sự đánh giá về nó sẽ trở nên phiến diện, không đầy đủ và không có giá
trị khoa học. Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh
là một hệ thống hoàn chỉnh. Nghiên cứu hình tƣợng ngƣời nông dân trong
sáng tác của họ nhất thiết phải đặt trong hệ thống hoàn chỉnh đó.
Phƣơng pháp xã hội học văn học: Mỗi hình tƣợng nghệ thuật là con
đẻ tinh thần của nhà văn đồng thời cũng là sản phẩm cụ thể của từng thời
11
kỳ lịch sử khác nhau, vì vậy ở mỗi thời kì nó mang ý nghĩa nhất định. Cụ
thể hơn khi nghiên cứu đề tài này, ta phải đặt đối tƣợng trong từng hoàn
cảnh cụ thể, có nhƣ thế mới chính xác và khách quan, kết quả nghiên cứu
mới có sức thuyết phục cao.
Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Mỗi hình tƣợng nghệ thuật là
một kết cấu hoàn chỉnh đƣợc xây dựng bởi nhiều chi tiết, yếu tố có mối
quan hệ không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng
tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
Ngƣời nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh sẽ
đƣợc tìm hiểu gắn với từng chi tiết trong sáng tác của họ.
Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Giúp chúng ta hiểu rõ bản chất và
vị trí của một hiện tƣợng văn học trong các mối tƣơng quan đa chiều của nó
làm tăng tính sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt trong đề tài này, hình tƣợng
ngƣời nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh sẽ
đƣợc đƣa ra so sánh ở nhiều cấp độ và phƣơng diện khác nhau để thấy
đƣợc điểm tƣơng đồng và khác biệt cũng nhƣ thành công và hạn chế ở mỗi
tác giả.
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Luận văn góp phần nhận diện chung nhất tiến trình vận động và phát
triển của truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam qua tuyển tập truyện ngắn tiêu
biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh nhằm thấy đƣợc sự
kế thừa, tiếp nối những thành tựu của giai đoạn trƣớc 1986 và những vấn
đề mà giai đoạn sau tiếp cận, phản ánh.
Giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về truyện ngắn Việt Nam viết
về đề tài ngƣời nông dân, tiêu biểu là tập truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu và Tạ Duy Anh trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ
thuật. Công trình sẽ góp thêm một tƣ liệu cho việc học tập và nghiên cứu
12
Tạ Duy Anh, Nguyễn Minh Châu trong trƣờng đại học và công tác giảng
dạy tác phẩm của hai tác giả.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung
của Luận văn này gồm 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong dòng
chảy truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam
Chƣơng 2: Các kiểu/ dạng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu và Tạ Duy Anh
Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh
NỘI DUNG
Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH
TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM
1.1 Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986
1.1.1 Diện mạo chung truyện ngắn sau năm 1986
Sau chiến thắng 1975, đất nƣớc thống nhất, niềm vui của khúc ca khải
hoàn lan rộng khắp cả nƣớc, len lỏi từng thôn xóm. Ngay sau đó, cả nƣớc
đồng lòng góp sức bắt tay vào công cuộc hàn gắn hậu quả, vết thƣơng
chiến tranh với những nỗi lo cơm áo gạo tiền của cuộc sống thƣờng nhật.
Hiện thực ấy không đơn giản là kiến thiết, xây dựng và nhận những trái
ngọt mà chúng ta đã trải qua thời kỳ dài bao cấp với vô số những bất cập
không thể tránh khỏi. Nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, tình trạng dần
đƣợc cải thiện, đời sống kinh tế dần khởi sắc sau thời gian dài trì trệ. Đặc
biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), Đảng ta đã xác định
13
đƣờng lối đổi mới một cách toàn diện và sau đó là Nghị Quyết 05 đã thổi
một luồng sinh khí vào đời sống văn học nghệ thuật nƣớc nhà, từ đây mở ra
một thời kì đổi mới của văn học Việt Nam từ cách nhìn hiện thực, cách
nhìn nhận cuộc sống, con ngƣời cho đến tƣ duy nghệ thuật.
Giai đoạn văn học trƣớc năm 1975 gắn liền với nhiều biến cố lịch sử,
theo sát từng bƣớc đi, từng cuộc chiến trong phong trào cách mạng. Giá trị
của tác phẩm bấy giờ gắn với nội dung hiện thực và lấy đó là thƣớc đo.
Nguyễn Minh Châu từng nhận xét: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm
qua nền văn học cách mạng – nền văn học ngày nay có đƣợc là nhờ bao
nhiêu trí tuệ mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn, không có những cái
hay, không để lại đƣợc những tác phẩm chân thực. Nhƣng về một phía
cũng phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có
đối với lối viết minh hoạ, văn học minh hoạ, với những cây bút chỉ quen
với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khắc khổ đã có sẵn mà
chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn”
[24;13]. Vô số tác phẩm thời kì đổi mới cho ngƣời đọc thấy cái nhìn hiện
thực đa chiều từ truyện ngắn tới tiểu thuyết. Nhà văn sau đổi mới đã nhào
nặn hiện thực, trăn trở trƣớc xã hội để đƣa ra những tác phẩm đích thực
nhƣng không mất đi sự phong phú, đa dạng của cuộc sống. Con ngƣời –
nhân vật trung tâm luôn đƣợc nhìn nhận ở nhiều vị thế và đặt trong cái nhìn
đa chiều của mọi mối quan hệ: con ngƣời với xã hội, với lịch sử, với gia
đình/ gia tộc, với tự nhiên… và với chính con ngƣời. Hình ảnh con ngƣời
trong văn học hiện lên chân thực với cả tốt – xấu, thiên thần – ác quỷ, cao
cả – tầm thƣờng. Văn học thời kì đổi mới có nhiều khám phá, phát kiến lớn
và phản ánh cuộc sống đƣơng đại bộn bề những ngổn ngang. Đó không chỉ
là sự chuyển đổi của số lƣợng tác giả, tác phẩm mà còn ở chất lƣợng, tƣ
duy và cảm hứng sáng tác.
14
Một kỉ nguyên mới mở ra khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã kết
thúc sau hơn ba mƣơi năm. Văn học đƣợc trả lại đúng giá trị vốn có, đƣợc
“nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” – trích Báo
cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Vì vậy mà văn xuôi thời
kỳ đổi mới, chiếm vị trí quan trọng nhƣng đồng thời cũng xuất hiện nhiều
cuộc tranh cãi gay gắt trên văn đàn. Chính điều đó nhƣ cú “hích” thúc đẩy
nền văn học phải vận động, chuyển mình và tiếp thu những giá trị mới –
đây là quy luật phát triển tự thân cần thiết so với nền văn học cũ. Đáng chú
ý là tƣ tƣởng tự do dân chủ đã đem đến nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho
các văn nghệ sĩ – những ngƣời coi viết văn là nghề cao quý, chân chính –
họ đƣợc nhìn nhận cuộc sống một cách thoải mái, hƣớng ngòi bút của mình
vào mọi ngõ ngách của đời sống, số phận từng nhân vật đƣợc phơi bày…
đã tạo nên “thời kỳ phong phú của hiện tƣợng văn học” – nhƣ nhà nghiên
cứu Hoàng Ngọc Hiến đã nói. Ngƣời ta nhận thấy rằng, chƣa bao giờ văn
học lại chứa đựng không khí đổi mới lại sôi sục và náo nhiệt tới vậy. Và
cũng chƣa bao giờ ngƣời ta thấy văn xuôi lại chiếm địa vị thống trị văn đàn
lớn nhƣ thế. Nguyễn Minh Châu chính là một trong những tác giả tiêu biểu
“mở đƣờng tinh anh” cho cú “hích” đó với loạt truyện ngắn lừng danh: Bức
tranh, Phiên chợ Giát, người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành… Ba tác
phẩm, ba bức tranh, ba đời sống, ba số phận với những tâm tƣ tình cảm, bút
pháp không trùng lặp đã thể hiện Nguyễn Minh Châu xứng đáng là bậc
thầy trong văn xuôi thời đƣơng đại. Tiếp đó phải kể tới Thời gian của
người, Gặp gở cuối năm của Nguyễn Khải cho đến Tướng về hưu –
Nguyễn Huy Thiệp đã khiến cho nhiều cây bút giật mình nhận ra “từ nay
không còn có thể viết nhƣ trƣớc nữa, “phải đổi thay… phải viết khác đi”,
“cần tìm cho mình một ngôn ngữ nghệ thuật khác” (Nguyên Ngọc). Cùng
với đó là sự khuyến khích đổi mới văn nghệ của Bộ chính trị ở Nghị quyết
15
05: “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu
cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật,
phát triển các loại hình nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”. Ở thời điểm
mà “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, văn học trên đà phát triển mạnh mẽ,
nở rộ với hàng loạt cây bút tài năng đƣợc bộc lộ cùng nhiều tác phẩm ở
nhiều thể loại khác nhau đƣợc “đơm hoa kết trái”.
Thời kỳ đầu công cuộc đổi mới, tiểu thuyết thịnh hành và “lên ngôi”
khoảng năm đến sáu năm nhƣng sau đó truyện ngắn dành lại đƣợc thế
“thƣợng phong” với hàng loạt tác phẩm cho thấy tính nhân văn sâu sắc,
toàn diện và những nhân vật “đời”, ăn nhập gần gũi với đời sống thực tại
nhất. Các tác giả dần quay lại truyện ngắn để thể hiện những vấn đề cuộc
sống, số phận cá nhân với nhiều đau thƣơng đan lẫn niềm vui sƣớng, hạnh
phúc hay những rung động nhẹ nhàng đến dằn vặt đau đớn… Qua ba cuộc
thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và
tạp chí Văn nghệ quân đội có gần 700 truyện ngắn dự thi. Nếu tính cả
truyện ngắn đăng trên báo, tạp chí trong năm con số sẽ lên hàng vạn – đó là
thống kê cơ bản cho ta thấy đƣợc tốc độ phát triển của truyện ngắn cũng
nhƣ số lƣợng nhà văn cầm bút. Tiếp đến, cuộc thi truyện ngắn năm 2001 –
2002 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức có gần 2.000 tác phẩm dự thi
bằng số lƣợng truyện ngắn bốn năm 1978 - 1979, 1983 – 1984. Có thể nói
chƣa bao giờ truyện ngắn phát triển phong phú về số lƣợng lẫn chất lƣợng
nghệ thuật nhƣ thời kì này. Với dung lƣợng có thể coi là “nhỏ bé”, tƣớc bỏ
những chi tiết “rƣờm rà”, sự dồn nén các yếu tố không gian, thời gian, tâm
lý nhân vật, kết cấu. Nó đi sâu vào mọi vấn đề của đời sống thƣờng ngày từ
những mất mát của ngƣời lính trong chiến tranh đến những hận thù của
dòng họ, gia tộc, sự khắc nghiệt của cái đói khát, nghèo khổ, cô đơn, niềm
hân hoan, hạnh phúc, xót xa, những vấn đề thuộc về tâm linh, tiềm thức và
16
vô thức…bao nhiêu phức tạp của đời thƣờng đều đƣợc truyện ngắn phản
ánh một cách chân thực. Nếu ví tiểu thuyết nhƣ cây đại thụ với đầy đủ gốc,
hoa lá cành xum xuê…thì truyện ngắn đƣợc coi nhƣ lát cắt ngang của thân
cây đó. Nhƣng điều quan trọng mặt cắt thân cây ấy vẫn thể hiện rõ nét từng
đƣờng vân hiện thực. Truyện ngắn giờ đây không còn là “mũi khoan thăm
dò nhỏ và nhẹ” (Nguyên Ngọc) mà đã mang sức nặng của sự khái quát, để
qua mỗi câu chuyện có thể khái quát đƣợc một cảnh đời, một kiếp ngƣời,
một vận hội, một thời đại.
Truyện ngắn đƣơng đại còn xuất hiện sự đan xen khéo léo của nhiều
thể loại trong một tác phẩm nhƣ có cả thơ, văn xuôi và kịch; tiêu biểu cho
loại hình đặc sắc này là truyện ngắn giàu tính kịch ở Không có vua –
Nguyễn Huy Thiệp; chất thơ với biểu hiện nhiều suy cảm ở truyện ngắn
Trong cơn mưa - Phạm Thị Hoài; dung nạp nhiều yếu tố trữ tình và khắc
họa nhân vật với nhiều trạng huống tâm trạng phải kể tới truyện ngắn Cái
nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Chiều vắng, Hiu hiu gió bắc…của Nguyễn
Ngọc Tƣ; hình thức truyện ngắn – nhật ký là tác phẩm của nhà văn Phan
Thị Vàng Anh, Mưa – Nguyễn Huy Thiệp… Tƣ duy tiểu thuyết trong
truyện ngắn đƣợc đặc trƣng bởi sự “dài hơi”, ôm chứa nhiều vấn đề đời
sống, sự luân chuyển ngôi kể, đan xen các điểm nhìn, kỹ thuật phân tích
tâm lý, độc thoại nội tâm… Ở đây có thể thấy ở nhiều trƣờng hợp nhƣ: Giọt
máu, Con gái thủy thần – Nguyễn Huy Thiệp, Khách ở quê ra, Phiên chợ
Giát – Nguyễn Minh Châu, Bước qua lời nguyền – Tạ Duy Anh, Cánh
đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tƣ, Nhiệt đới gió mùa – Lê Minh Khuê…
Điều này đã chứng tỏ những biến động bề mặt và trong cấu trúc tự sự của
thể loại truyện ngắn. Nhu cầu làm mới thể loại không ngừng vận động và
phát triển, sự xâm lấn và đan cài giữa các yếu tố trở nên nở rộ đã chứng tỏ
nhu cầu bức thiết, quy luật vận động nội tại của thể loại.
17
1.1.2 Diện mạo văn xuôi viết về người nông dân sau năm 1986
Trƣớc kia, văn xuôi viết về đề tài ngƣời nông dân chủ yếu là việc
giác ngộ cách mạng, đấu tranh giai cấp, phong trào hợp tác hóa nông
nghiệp… thì sau đổi mới, ta thấy đƣợc sự chuyển biến cơ bản trong tƣ
tƣởng khi chủ yếu tác phẩm khám phá số phận con ngƣời cá nhân trên
nhiều góc độ, quanh các mối quan hệ: gia đình, dòng họ, làng xóm, cộng
đồng, đến chính bản thân mình… Thể loại mang lại nguồn sinh lực tràn trề
nhựa sống – truyện ngắn, với tên tuổi và tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Minh
Châu với Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Chiếc thuyền ngoài xa,
Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,…Nguyễn Quang Lập với Tiếng gọi
phía mặt trời lặn, Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Nguyễn Quang
Thiều với Hai người đàn bà xóm trại, Tạ Duy Anh với Bước qua lời
nguyền, Lũ vịt trời, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Vòng trầm luân trần
gian…Võ Thị Hảo với Biển cứu rỗi, Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên
đường đường, Y Ban với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Phan Thị Vàng Anh với
Khi người ta trẻ, Phan Triều Hải với Một tối ở quán bar...
Văn xuôi đƣơng đại viết về ngƣời nông dân Việt Nam ở bất kỳ vùng
quê nào cũng gắn con ngƣời trong những mối quan hệ “bất di bất dịch”,
hiện hữu vốn có. Trƣớc hết là quan hệ dòng tộc – khác với ngƣời thành
phố, ngƣời thôn quê bao giờ cũng coi trọng “tình làng nghĩa xóm”, “bán
anh em xa mua láng giềng gần”. Truyện ngắn của Tạ Duy Anh - Bước qua
lời nguyền là tác phẩm đầu tiên đề cập tới chủ đề này với nhiều thông điệp
và dụng ý nghệ thuật đáng suy ngẫm. Câu chuyện kể với danh xƣng “tôi” –
ngƣời đƣợc giao trọng trách cao cả khi phải tiếp tục việc trả thù gia đình
Quý Anh – con của địa chủ Hứa. Những dằn vặt nội tâm, những suy tƣ đau
đáu của “tôi” đƣợc Tạ Duy Anh lột tả sâu sắc khiến ngƣời đọc cảm thông
và thƣơng xót cho cái bi kịch kia, sự thù hằn truyền kiếp của con ngƣời làm
18
cho “con cháu” cảm thấy nặng nề, không lối thoái. Cũng trong chủ đề này
là truyện ngắn Nỗi đau dòng họ của Sƣơng Nguyệt Minh. Dựa trên câu
chuyện có thật xảy ra ở làng quê, nhà văn đã dựng vào trang văn nhiều tình
tiết về mối thù truyền kiếp cũng của hai dòng họ: Ninh – Nguyễn. Sự đố
kỵ, định kiến trong thôn xóm đã khiến họ rơi vào bi kịch mà chính họ là
ngƣời dựng ra: kiện tụng, xung đột đẫm máu… gây đau khổ cho bao con
ngƣời. Sự êm đềm của vùng quê bị khuấy đảo, cuộc sống mỗi cá nhân, gia
đình gặp những hệ lụy không đáng có, bất hạnh của ngƣời cha, ngƣời mẹ…
Nguyễn Minh Châu là ngƣời mở màn cho chủ đề này với hình tƣợng
ngƣời nông dân Khúng qua hai truyện ngắn nổi danh Khách ở quê ra và
Phiên chợ Giát. “Một nông dân ròng”, suy nghĩ, thân phận điển hình cho
ngƣời nông dân làng quê nhƣng đầy ý chí, niềm tin về cuộc sống tốt đẹp
hơn và ẩn sâu trong lão vẫn là ngƣời chồng, ngƣời cha… có tình thƣơng và
lòng trắc ẩn lớn lao. Cuộc sống thời bình sau chiến tranh, không cam chịu
nghèo đói lão Khúng dẫn cả nhà đi “khai phá” vùng đất mới, không chấp
nhận hủ tục, lạc hậu lão dựng nhà trên nền đất cũ mà dân làng đồn là
“thiêng” lắm…
Khai thác số phận ở góc nhìn khác, Nguyễn Ngọc Tƣ gây “chấn
động” lớn trên văn đàn khi ra mắt truyện ngắn Cánh đồng bất tận – tác
phẩm đƣợc chuyển thể thành phim cũng đƣợc đón nhận đông đảo từ ngƣời
xem. Ngoài số phận con ngƣời khốn cùng bởi: nghèo đói, không nhà không
cửa, thiên tai bệnh dịch… thì họ còn phải đối mặt với sự thù hằn của chính
“đồng loại” – con ngƣời trở nên khốn đốn và cô độc trong chính cuộc sống
của mình.
Tạ Duy Anh cũng góp “công lớn” lột tả số phận ngƣời nông dân giai
đoạn này với tác phẩm Lũ vịt trời. Ông khai thác đề tài tham nhũng, lũng
19
loạn nông thôn làm ngƣời nông dân thêm khổ khi ngày đêm lặn lội vì
“miếng ăn manh áo” trên cánh đồng “bạc đầu vì nắng và gió”.
Và cho dù phơi bày những cái xấu, quá trình hội nhập vẫn còn nhiều
bất cập thì làng quê, nhất là ngƣời nông dân trong tất cả tác phẩm đều đâu
đó chứa đựng ký ức, cội nguồn với điều tốt đẹp, “chốn bình yên đi về” của
mỗi ngƣời.
1.2 Hành trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy
Anh trong dòng chảy văn học đương đại
1.2.1 Khái quát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu (1939 – 1989) – nhà văn lớn của nền văn học
dân tộc nói chung và giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại nói riêng. Dù bắt
đầu sáng tác muộn với truyện ngắn đầu tay Sau buổi tập (năm 1960) nhƣng
tác phẩm của ông gây tiếng vang lớn và có vị trị nhất định trên con đƣờng
nghệ thuật. Trong 29 năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã để lại 14 tác
phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình…
Và Phiên chợ Giát là truyện ngắn cuối cùng đƣợc ông viết khi còn nằm ở
trên giƣờng bệnh. Nếu trƣớc chiến tranh là cảm hứng lãng mạn, miêu tả cái
hào hùng và phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời trong chiến đấu với nhiều nỗi
trăn trở, lo âu thì sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu hƣớng ngòi bút khai
phá thực tại, bám sát sự vận động của cuộc sống đời thƣờng. Nhìn lại một
loạt sáng tác tiêu biểu cho cảm hứng đó nhƣ: Bức tranh, Cỏ lau, Người đàn
bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông… Dù là cuộc chiến tranh khốc liệt
và đầy tàn nhẫn với nhiều mất mát và hi sinh đã kết thúc, nhƣng ở thời bình
cuộc chiến thiện – ác, tốt – xấu… vẫn luôn tồn tại. Vì vậy mà phần lớn
những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đều tập trung viết
về những góc khuất khác nhau của cuộc sống. Bức tranh – nhƣ lời xám hối,
tự thú của nhân vật sau thời gian dài “bƣơn trải” đó đây rồi trở về với quê
20
hƣơng bản quán; Cỏ lau là nỗi day dứt, băn khoăn không có đƣờng ra của
nhân vật Lực trƣớc sự hi sinh của đồng đội đồng thời là sự hòa nhập cộng
đồng sau thời bình với nhiều mất mát của anh. Lão Khúng – ngƣời nông
dân với đầy xót xa từ truyện ngắn Khách ở quê ra tới Phiên chợ Giát. Thật
đáng tiếc khi sự nghiệp văn chƣơng của ông đang trên đà, ở độ “thăng hoa”
thì ông lại qua đởi ở tuổi 50.
Số phận con ngƣời là một trong những cảm hứng chủ đạo của
Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Với nhiều cống hiến xuất sắc, ông đã
miêu tả và bộc lộ nỗi lo âu, khắc khoải con ngƣời hòa nhập trong thời bình,
trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa xã hội.
Mối quan hệ ấy có ít nhiều phức tạp nên ông không ngừng đào sâu tìm tòi
để góp nhặt cho mình những kinh nghiệm, vốn sống. Xã hội thay đổi, đời
sống thay đổi kéo theo nhiều biến đổi tâm lý, con ngƣời trở về cuộc sống
đời thƣờng với nỗi lo mƣu sinh, “cơm áo gạo tiền”. Bằng sự nhạy cảm vốn
có những nhƣ nhiệm vụ là con mắt, lỗ tai của xã hội, Nguyễn Minh Châu
luôn luôn suy ngẫm và tìm hiểu một cách sâu sắc rằng: “Đằng sau số phận
của cộng đồng là số phận của mỗi cá nhân”. Hành động nhận thức lại cuộc
chiến tranh và thân phận con ngƣời trong cuộc chiến ấy đã đƣợc ông thể
hiện trong một loạt các tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,
Bức tranh, Cỏ lau…
Còn ở Có lau là nỗi xót xa, ân hận của Lực trƣớc cái chết của đồng
đội do mình gây ra và một lần nữa là bi kịch khi trở về quê trong thời bình
thì Thai – ngƣời con gái anh yêu đã có chồng. Số phận liên tục “quật ngã”
anh bằng những sự việc đau lòng và khó cƣỡng. Ngƣời chiến sĩ anh dũng
ấy – “mƣa bom bão đạn” không ngại ngần nhƣng sao ở thời bình anh cô
độc và hoang mang đến vậy.
21
Đề tài hình tƣợng ngƣời nông dân tuy không mới nhƣng dƣới ngòi
bút của ông, lão Khúng – “nông dân ròng” hiện ra đầy “lạ lẫm” qua truyện
ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát – tác phẩm cuối đời đƣợc ông viết
trên giƣờng bệnh, bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực cuối cùng của mình.
Nhƣ vậy, từ những nhận định trên ta có thể thấy rằng truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu trong văn học đƣơng đại rất chú trọng tới số phận và
nhân cách con ngƣời – đặc biệt là ngƣời nông dân. Tƣ duy đổi mới cùng
những nỗ lực không ngừng của cá nhân, Nguyễn Minh Châu đã góp phần
to lớn vào xây dựng và hoàn thiện nền văn học nƣớc nhà, đặc biệt là truyện
ngắn viết về ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam.
1.2.2 Khái quát truyện ngắn Tạ Duy Anh
Tạ Duy Anh sinh năm 1959 ở huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ).
Ngƣời đọc biết đến ông lần đầu tiên qua truyện ngắn Để hiểu một con
người trên báo Văn nghệ năm 1980. Ông từng tâm sự trên Báo Tuổi trẻ vào
tháng 8 năm 2004: “Tôi sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh, thấm đẫm không
khí thù hận, cơ thể còi cọc, mặt mũi đen đủi, xấu xí, sống với ngƣời cha
“rắn nhƣ thép”. Tôi biến thân xác của tôi thành cái vỏ ốc để bao bọc toà lâu
đài tôi xây bằng trí tƣởng tƣợng… Tôi hoàn toàn tự do trong vƣơng quốc
do tôi tự tạo ra”. Và “Bi kịch lớn nhất đời tôi là sự chối bỏ, từ trong ý thức
sâu thẳm vùng đất mình sinh ra và lớn lên”. Ông có ý thức rõ ràng với văn
chƣơng nghệ thuật, ông coi đó “giống nhƣ sự dâng tặng tình yêu, tôi không
hề băn khoăn, không hề để lại mảy may cho riêng mình nhƣ một sự phòng
xa nào đó. Tôi kí thác một lần trọn vẹn và chung thân cho niềm đam mê cái
đẹp”. Cũng bởi những nguyên do đó mà hầu hết tác phẩm Tạ Duy Anh đều
ít nhiều mang dấu ấn cá nhân, hình ảnh làng quê và những con ngƣời nơi
ông sinh ra và lớn lên. Nỗi niềm cô đơn, đau khổ đƣợc ông truyền tải qua
câu chữ trên những trang văn dài. Ông từng khẳng khái nói: “tôi chấp nhận
22
sự bài xích, thậm chí nguyền rủa để tạo một cảm nhận khác, một tƣ duy
khác”.
Tạ Duy Anh có ý thức rất cao trong việc cầm bút, ông nhƣ ngƣời
nông dân cần mẫn trên cánh đồng chữ nghĩa để cho ra đời hàng loạt tác
phẩm có giá trị đạt tới đỉnh cao. Quá trình “giác ngộ” ông ngày đêm say mê
với câu chữ nhƣ con tằm nhả tơ và cho ra đời Bước qua lời nguyền. Tác
phẩm này để là minh chứng tiêu biểu cho luận điểm: “Bước qua lời nguyền
của Tạ Duy Anh gói gọn trong mƣơi trang cả một cuộc đời, một kiếp
ngƣời, mấy kiếp ngƣời vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã
hội đằng đẵng một thời”.
Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời những “đứa con tinh thần” xuất sắc
nhƣ: tiểu thuyết Khúc dạo đầu năm 1991, tiểu thuyết Lão Khổ năm 1992,
tiểu thuyết Đi tìm nhân vật năm 1999, tập truyện Bố cục hoàn hảo năm
2004, tiểu thuyết Thiên thần xám hối năm 2004, Bến thời gian, Gã và nàng,
Ngày hội cuối cùng, Quả trứng vàng, Ba đào ký, Những truyện không phải
trong mơ, Bức tranh của em gái tôi, Dưới bàn tay vô hình, Vó ngựa trở về,
Con dế ma, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Đối thủ còi cọc…và nhiều tập
truyện dành cho thiếu nhi. Dù viết ở thể loại nào thì mỗi con chữ, mỗi trang
văn của ông đều khắc khoải khi nghĩ về những ngƣời nông dân nghèo nàn,
lam lũ, bất hạnh, những ngƣời đói khổ bị đẩy vào bƣớc đƣờng cùng cực
của cuộc sống, bị tha hóa về nhân cách. “Số phận con ngƣời – phải chăng
luôn là sự trăn trở dằn vặt trong ông?”. Đó là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt
trong hành trình sáng tạo văn chƣơng của Tạ Duy Anh. Với lƣơng tâm của
ngƣời cầm bút, ông phác họa bức tranh đời sống con ngƣời một cách sinh
động và “đời nhất” có thể. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí ông
khẳng định: “Bất kì sự buông thả nào cũng phải trả giá, suốt nhiều năm tôi
23
đã vất vả tìm cách thoát khỏi chính mình. Và suy cho cùng điều đó thuộc
về logic sáng tạo”.
Trong văn chƣơng, mỗi nhà văn tự khẳng định tƣ cách, chỗ đứng của
mình bằng những sáng tạo nghệ thuật riêng. Mỗi tác phẩm là tiếng nói,
phát ngôn riêng, quan điểm chủ quan của ngƣời cầm bút về thực tại – lối đi
riêng. Vì vậy, những trăn trở của Tạ Duy Anh qua từng câu văn, trang giấy
đều thể hiện tràn đầy trong lối viết ở các tác phẩm: đời sống cải cách ruộng
đất trong quá khứ, tập tính “cố hữu” trong nông thôn của ngƣời nông dân,
khát khao trần tục của con ngƣời... Có thể nói rằng, Tạ Duy Anh tiếp cận
và tái hiện đời sống bằng con mắt chính trực dù đó là những nội dung
“nhạy cảm”, nhức nhối, phi lý. Và ông có niềm tin mãnh liệt rằng những
đóng góp “nhỏ nhƣ hạt bụi” sẽ dần mang thêm nhiều điều tốt đẹp đến cuộc
sống. Quan niệm này của Tạ Duy Anh rất gần với quan niệm của nhà văn
Nguyễn Minh Châu. Cả hai nhà văn đều không tham vọng lớn lao rằng văn
học có thể thay đổi, “rung chuyển” cả thế giới nhƣng rất coi trọng những
đóng góp tốt đẹp, nhân văn dù là nhỏ bé. “Tôi muốn dùng ngòi bút tham
gia trợ lực vào cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhƣng xảy ra từng giờ,
từng ngày và khắp mọi lĩnh vực đời sống” – những chia sẻ ngắn gọn của Tạ
Duy Anh khi nó về truyện ngắn của mình trên báo Văn Nghệ đăng năm
1985.
Dù trang truyện ngắn Tạ Duy Anh phản ánh hiện thực cuộc sống với
đầy rãy cái xấu xa, tội ác, mặt trái cuộc sống nhƣng trong sâu thẳm tâm hồn
ông vẫn luôn có niềm tin vào giá trị “Chân – Thiện – Mỹ”, “Hãy trả cho
con ngƣời những thứ họ đƣợc trời tặng”.
Tiểu kết
Nhƣ vậy, nhìn nhận lại toàn bộ chƣơng 1 có thể thấy rằng: dù ở
Nguyễn Minh Châu hay Tạ Duy Anh có những điểm khác nhau không thể
24
phủ nhận từ cách khai thác nhân vật, phƣơng thức thể hiện hay xây dựng
tình huống truyện, tình tiết hé lộ đời sống nhân vật, bộc lộ dụng ý nghệ
thuật… thì đâu đó ta vẫn thấy ở họ có những điểm tƣơng đồng “đầy bất
ngờ”. Cùng nằm trong sự vận động của truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam,
nhƣ hai thế hệ nhỏ, Tạ Duy Anh tiếp nối Nguyễn Minh Châu – hai mảnh
ghép hoàn hảo tạo nên sự hình dung “hoàn mỹ” về số phận ngƣời nông dân
thời bấy giờ. Cả hai đều tự chủ và ý thức đƣợc sự đòi hỏi của “nghề viết”
ấy, không ngừng sáng tạo và “đào sâu, sáng tạo những gì chƣa có” – Nam
Cao
Chƣơng 2: CÁC KIỂU/ DẠNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU – TẠ DUY ANH
2.1 Nét tương đồng trong hình tượng người nông dân qua truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh
25
2.1.1 Người nông dân – nạn nhân của hoàn cảnh
Anh Chí, Chị Dậu, Lão Hạc… những nhân vật ngƣời nông dân điển
hình trong xã hội điển hình thời trƣớc có những số phận bi ai khác nhau:
ngƣời bị tƣớc bỏ quyền làm ngƣời, ngƣời bán con, bán chó… để sống lay
lắt qua ngày. Vì miếng cơm, manh áo mà họ bị chính xã hội dồn vào bƣớc
đƣờng cùng, túng quẫn. Việc xây dựng nhân vật bị tác động sâu sắc của xã
hội không phải là mới trong văn học nhƣng ở mỗi giai đoạn, nhân vật đƣợc
mỗi tác giả nhìn nhận, soi chiếu và đặt trong hoàn cảnh, số phận khác nhau.
Ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại không nằm ngoài quy luật vận
động đó. Những trận đòn roi của anh chồng lên ngƣời vợ trong Chiếc
thuyền ngoài xa là do hoàn cảnh éo le xô đẩy. Hạt nhân của câu chuyện là
ngƣời đàn ông đánh vợ. Nguyễn Minh Châu phản ánh bạo lực gia đình
không giống sự phản ánh của báo chí ngày nay. Đằng sau hình ảnh ngƣời
đàn ông đánh vợ, khuất sau những chiếc xe tăng cũ là câu chuyện gia đình
làng chài vì đông con, vì cái đói khổ, thiếu thốn nên ngƣời đàn ông ấy bất
lực mà trút cơn giận lên vợ con bằng chiếc thắt lƣng Mỹ. Nơi chiến trƣờng
xƣa, dấu tích của chiến tranh còn để lại lộ lộ ra những chiếc xe tăng cháy
đang nằm trên bãi biển vẫn còn sự đau thƣơng, bất hạnh, vẫn còn những
trận đòn lên lƣng ngƣời phụ nữ nhƣ câu chuyện thƣờng tình trong cuộc
sống. Cuộc sống đói kém và tình thƣơng con đã làm ngƣời phụ nữ nhẫn
nhục, chịu đựng và vƣợt qua. Con ngƣời cùng với cuộc sống của họ đƣợc
nhà văn tập trung thể hiện thông qua những nhân vật “phiếm chỉ”: ngƣời
đàn ông, ngƣời đàn bà, đứa con mà ngƣời kể chuyện biết đƣợc là thằng
Phác.
Ngƣời đàn bà – ngƣời hứng chịu trận đòn roi xuất hiện đầu tiên trong tác
phẩm đƣợc mô tả: trạc ngoài bốn mƣơi tuổi, thô kệch, khuôn mặt lộ rõ sự
mệt mỏi. Hình ảnh ấy gợi về cuộc đời vất vả, nhọc nhằn, lam lũ. Ngƣời đàn
26
bà ấy có đặc điểm là chịu đựng “rất giỏi” những trận đòn đầy hung dữ của
chồng: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng mà không hề bỏ
chạy hay chảy một giọt nƣớc mắt nào. Ngƣợc lại, chị ta lại rất mau nƣớc
mắt trƣớc mặt con hay nói về con. Ngƣời vợ ấy nhƣ bao số phận ngƣời phụ
nữ làng chài khác: đông con, nghèo khổ, nạn nhân của bạo lực gia đình,
giàu lòng thƣơng con và cam chịu, không muốn mất gia đình. Trƣớc “công
đƣờng”, chị có vẻ khúm núm, sợ sệt nhƣng khi đã biết ngƣời này chỉ muốn
giúp đỡ mình, chị đã mạnh dạn hẳn lên, thay đổi cách xƣng hô. Cùng là
nhân vật dƣới ngòi bút Nguyễn Minh Châu nhƣng với Lão Khúng – số
phận ấy có những điểm trái ngƣợc với những nhân vật làng chài ấy. Lão
Khúng hiện lên là ngƣời đàn ông của gia đình, tình yêu thƣơng cô Huệ - về
sau là vợ lão. Dù bị hoàn cảnh xô đẩy tới những biến cố lớn nhƣng lão vẫn
giữ đƣợc sự “bình tĩnh, yêu thƣơng” trong chính ngôi nhà mình. Nếu ngƣời
chồng trong Chiếc thuyền ngoài xa trút cơn giận lên thân xác ngƣời vợ thì
Lão Khúng lại yêu thƣơng cô Huệ hết mức – ngƣời vợ xinh đẹp lão luôn tự
hào. Lòng trắc ẩn, tình thƣơng lão dành cho cả con Khoang – con vật nuôi
trong gia đình lão. Cuộc sống dù khó khăn, phải bỏ làng đi khai hoang
vùng đất mới, về nhà xây nhà trên đất cũ của miếu làng bị đàm tiếu thì lão
vẫn vững vàng, là chỗ dựa của gia đình, vợ con lão. Hình tƣợng ngƣời đàn
ông đã có sự tiến triển ngay trong chính ngòi bút Nguyễn Minh Châu.
Nét tƣơng đồng ấy ngƣời đọc lần nữa nhìn thấy trong nhân vật của
tác phẩm Tạ Duy Anh – sản phẩm của thù hận và định kiến xã hội. Không
khí tăm tối, thù hận và đầy định kiến của làng Đồng đã đƣợc Tạ Duy Anh
khắc hoạ rất rõ trong mỗi bản tính của nhân vật. Con ngƣời tự gây ra thù
hận, định kiến, tự chuốc lấy đau khổ, biến những ngƣời xung quanh mình
trở thành nạn nhân rồi tự chất vấn, dày vò, ân hận… Rồi lão Hứa, lão Tuế
một thời là lý trƣởng, địa chủ cầm trong tay quyền sinh quyền sát một thời
27
nhƣng khi cải cách ruộng đất phải “sống lủi thủi nhƣ một con chó lạc loài”
“hiền lành nhu mì nhƣ hòn đất” “gặp đứa trẻ lên sáu cũng nhất nhất đều lên
tiếng chào trƣớc”. Rồi đến cái chết của họ cũng thật tủi nhục và khốn khổ:
“Làng không cho lão vào nghĩa địa … Hôm đƣa tang lão, thối khắp cả làng
đến nỗi ruồi xanh đuổi theo quan tài đông hơn ong vỡ tổ. Mấy ngày sau
thán khí vẫn còn chƣa hết khiến mấy chục con chó hoá dại một lúc rồi theo
lão cả”
Ngu muội, tăm tối, thù hận đã huỷ hoại biết bao con ngƣời đến
không còn tính ngƣời, tình ngƣời. Nhƣng họ không thể ân xá cho nhau,
không thể “bƣớc qua lời nguyền” để tha thứ cho nhau trong hiện tại. Họ
sống một cuộc sống tăm tối thù hận, đầy những định kiến tập tục lạc hậu,
cổ hủ. Ngƣời cha trong Bước qua lời nguyền nuôi mối thù với một dòng họ
khác và luôn kể lại cho những đứa con của mình nghe những tội lỗi và cái
ác của kẻ thù để “tôi” “ghi vào tận xƣơng tuỷ”, “khiến tâm hồn tôi thẫm
đẫm những hồi ức kinh hoàng không bao giờ còn hong khô đƣợc nữa”. Sự
trì níu của những ân oán quá khứ cứ đè nặng lên vai họ suốt cả cuộc đời.
Họ phải gồng mình lên để chống đỡ nó, để ghi nhớ, để khổ sở và để tìm
cách trả thù. Dân làng Đồng thập thò miệng lỗ mà họ vẫn thù nhau ác liệt,
doạ chờ nhau xuống dƣới mồ và để lại những lời nguyền độc: “Còn làng
Đồng thì còn mối thù với thằng Hứa và con cháu hắn”. Ngƣời cha trong
Vòng trầm luân trần gian đã từng gầm lên: “Với những cái thằng cúi xuống
liếm gót cả hai chế độ, không đƣợc coi nó là giống ngƣời. Thế mới là giống
ngƣời”. Mối thù truyền kiếp cứ day dứt họ cho đến lúc chết. Mặc dù “tím
tái hết chân tay đấy nhƣng vẫn còn hỏi con luôn mồm thằng ấy, thằng nọ có
vác mặt đến không thì lót lá dắt ra ngõ hộ”. “Đời cha ăn mặn, đời con khát
nƣớc” “bố nợ con trả” đã trở thành “luật” để họ hành xử. Đây chính là cơ
sở xã hội của kiểu nhân vật là sản phẩm của thù hận và định kiến xã hội,
28
khi là tội đồ, khi là nạn nhân. Chính xung đột dòng họ, thù hằn cá nhân đã
đẩy xung đột giai cấp lên cấp độ tàn khốc hơn.
Sống trong cảm giác ngột ngạt, nặng nề trong bầu không khí thù hận
của làng Đồng những nhân vật nhƣ Quý Anh, Quý Hƣơng, Chú Hổ, Cậu
Tƣ và biết bao nhân vật “tôi”… đã sống gồng mình, muốn “gào to lên lời
nguyền rủa độc địa cho cái mảnh đất đầy thù hận này chìm lặng đi”. Bởi
“Mƣời năm đủ cho tôi thấm nổi đau của cả mấy thế hệ mà số phận bị nhào
nặn bằng một bàn tay phàm tục”. Họ muốn xoá bỏ cuộc sống tối tăm, ấu trĩ,
đầy thù hận để sống một cuộc sống khác chỉ có tình yêu thƣơng, hạnh phúc
và sự tƣơi đẹp. Nhƣng ngƣợc lại họ đã phải chứng kiến nhiều cảnh tang
thƣơng, thù hận, hành xử nhau của dân làng Đồng. Họ đƣợc huấn thị để trả
thù cho dòng họ cho giai cấp của mình: “Năm lên bảy tuổi, tôi đã đƣợc
giáo dục khá cẩn thận về vị trí mà tôi đang chiếm một khoảng tí tẹo giữa
cuộc đời mênh mông này. Tôi phải nhớ rằng thành phần gia đình mình bần
nông”. Để cho con ghi nhớ mối thù vào xƣơng tuỷ, ngƣời cha hằng ngày bỏ
công giảng giải, tái hiện lại quá khứ đau thƣơng tàn ác, khốn khổ: “Mỗi
ngày một chuyện, lời kể của ông tuyệt vời nhƣ kể chuyện cổ tích khiến tâm
hồn tôi thấm đẫm những hồi ức kinh hoàng không bao giờ còn hong khô
đƣợc nửa”. “Với riêng tôi và anh chị em tôi, đứa nào cũng thấm đẫm vào trí
nhớ một câu bất hủ: Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp”. Nhân
vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền ngày càng cảm thấy ngột ngạt, nặng nề
“nhƣ bị ném vào tình thế phải che chắn tứ bề. Sẽ ứng xử ra sao cho ba
vuông bảy tròn giữa những con ngƣời cứng đờ vì thiên kiến”. “Tôi” trong
Vòng trầm luân trần gian vẫn bị bủa vây giữa “hàng trăm ý nghĩ không
đƣợc giải toả” của ông bố, đã chuẩn bị cho cả tình huống xấu nhất có thể
nhƣng cũng không thể trút đi khối đá nặng cứ đè chặt đời ông. Không biết
đến bao giờ lòng thù hận, sự tăm tối, ngu muội mới buông tha cho những
29
con ngƣời vô tội, những nạn nhân đáng lẽ ra đến thế hệ của họ phải đƣợc
biết đến ấm no, hạnh phúc, tình yêu thƣơng, che chở, nâng niu của cộng
đồng. Nhƣng ngƣợc lại những nhân vật nhƣ Quý Anh, Quý Hƣơng, Chị
Thƣ, Chị Túc, chú Hổ… lại phải gánh chịu biết bao tủi nhục, khổ sở, bị dày
vò bởi lòng thù hận, bị khinh rẻ bởi mình là “con ngƣời”… Suốt một thời
trẻ con, Quý Anh không ngớt bị hành hạ “lủi thủi nhƣ một con chó con bị
đàn ruồng bỏ” bởi một lẽ “Bố quý Anh là lão địa chủ nòi”. Cơn khát trả thù
đã chuyển từ thế hệ cha anh sang đám trẻ con. Gieo vào đầu óc bọn trẻ
ngọn lửa ngùn ngụt của lòng thù hận. Những lời trêu chọc suốt thời cấp
một, những trận “tra tấn” con bé, những trận mƣa đất, có hôm mặt bầm tím
nhƣng “vẫn cố chịu đựng… Mang trên mình một gƣơng mặt tái mét, đôi
mắt trống rỗng vô hồn, câm lặng và nhẫn nhục là hình ảnh đáng thƣơng của
Quý Anh. Chính lòng thù hận, cơn khát trả thù của ngƣời lớn đã cƣớp đi
tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo của những đứa trẻ nhƣ Quý Anh. Dƣờng nhƣ
con bé “đã trở thành tội phạm thực sự” “Sự ruồng rẫy của ngƣời đời đã in
hằn trong tâm hồn nó nỗi mặc cảm rằng nó đang phải trả nợ cho những việc
bố nó từng làm”
Cũng nhƣ chị em Quý Anh, Quý Hƣơng, chị Túc trong Xưa kia chị
đẹp nhất làng cũng bị ruồng rẩy, lúc nào cũng “âm thầm nhƣ con vạc lẻ
đàn” bởi “chị Túc xinh đẹp và tài đảm nhất làng” nhƣng mang tiếng chửa
hoang. Rồi chị Thƣ trong Truyền thuyết viết lại cũng chịu sự khinh rẽ do
truyền thuyết xa xƣa kể lại về hiểm hoạ của hai anh em ở làng Đồng vì một
ngƣời đàn bà đẹp mà “huynh đệ tƣơng tàn”, làng Đồng khốn đốn. Chính vì
thế, “… sự hắt hủi mà làng Đồng trút lên chị cũng chính vì chị đẹp. Và với
lý lẽ của làng Đồng thì nhất định chị mắc bệnh hủi! … Hoá ra chị đã gợi
dậy trong ký ức làng Đồng nỗi kinh hoàng về hiểm hoạ do một ngƣời đàn
bà đẹp gây ra”. Ba mƣơi tuổi chị vẫn sống cô đơn. Mắt chị lúc nào cũng
30
“ùa ra một nổi buồn đau đớn”, “quanh năm chị chỉ biết vụng trộm với bọn
trẻ con”... Không biết đến bao giờ những nhân vật nạn nhân của sự thù hận
và định kiến xã hội nhƣ Quý Anh, Quý Hƣơng, chị Thƣ, chị Túc, chú Hổ
mới đƣợc cứu chuộc, mới tìm đƣợc giá trị đích thực của mình trong một
ngôi làng tăm tối đầy thù hận và sẵn sàng chém giết trả thù nhau? Đó là câu
hỏi đặt ra nhức nhối trong mỗi thiên truyện ngắn của Tạ Duy Anh cũng là
lời lên án, tố cáo đanh thép thế lực xã hội, những hủ tục định kiến hẹp hòi
đã đẩy con ngƣời vào những bƣớc đƣờng cùng u tối, không lối thoát.
Tạ Duy Anh còn hƣớng ngòi bút của mình vào những nạn nhân của
bối cảnh cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách ruộng đất bên cạnh những
mặt tiến bộ kéo theo phải trả giá cho những sai lầm đầy máu và nƣớc mắt.
Hoà mình trong dòng nhận thức chung của thế hệ nhà văn thời ấy, Tạ Duy
Anh cũng góp phần tái hiện lại không khí tù túng, ngột ngạt của cả một
vùng quê luôn sôi lên vì các vụ quy kết, đấu tố triền miên. Ở đó thật - giả,
trắng - đen lẫn lộn, sự thật, công lý nằm trong tay những kẻ chuyên quyền,
xuyên tạc, hiểu sai đƣờng lối của Đảng. Dùng nhân vật để nhận thức lại
lịch sử, dùng lịch sử để biện minh cho số phận con ngƣời…Tạ Duy Anh đã
khẳng định: nhân vật là sản phẩm của lịch sử. Biết bao con ngƣời đã trở
thành nạn nhân của một thời kì nhiễu nhƣơng, hỗn loạn: Nhân vật chú Hổ
trong Vòng trầm luân trần gian luôn bị gài bẫy, bị ám hại bởi chú sống
ngay thẳng, trong sáng quá “thấy cái gì trái mắt chú cứ nói chẻ hoe ra”. Sự
đấu tranh đơn lẻ của mình chú không thể trở thành đối thủ của ông Hƣơng.
Để không phải nghe tiếng rên xiết của chúng sinh chú tìm đến rƣợu, trong
những cơn say chú chỉ biết “ngửa mặt hú lên trời, chú chửi trăng, chửi sao
cứ sáng một cách vô tâm, không biết mặt đất âm u, nhầy nhụa. Không biết
thổ lộ với ai, “chú tâm sự chuyện đời với con bò”, rồi ôm mặt “khóc rƣng
rức” và kêu lên một cách đau đớn “Em thấy làm thằng ngƣời khổ quá”. Nỗi
31
khổ của chú Hổ là nổi khổ của một nhân cách bộc trực, thẳng thắn, không
chấp nhận cái xấu, cái ác hoành hành nhƣng “lực bất tòng tâm” bởi “Chƣa
thấy thời nào nhƣ thời này. Khốn nạn!”. Rõ ràng chú Hổ là nạn nhân của
một thời kì chính quyền nằm trong tay những kẻ chuyên quyền, cấu kết bè
phái, chuyên trù dập những ngƣời nông dân lƣơng thiện. Đọc Lũ vịt trời
ngƣời ta sẽ thấy phần nào bệnh quan liêu, trọng thành tích trong giới lãnh
đạo và hậu quả khôn lƣờng không nhằm vào ai khác ngoài ngƣời nông dân.
Trong khi lúa đã chín vàng cả ngoài đồng thì Toàn - bí thƣ cùng ban cán sự
xã nhất quyết không cho dân gặt chỉ vì để lấy thành tích khi phái đoàn
huyện về tham quan “kết quả làm ăn” của xã. Không chịu quan sát thời tiết,
chủ quan, bỏ qua ngoài tai những lời khuyên của nông dân, chỉ chăm chú
sao cho “loa đài ơi ới, ỏm tỏi cả lên”. Thế rồi mƣa đá bất ngời dội xuống.
“Qua làn đá quất ràn rạt, hàng trăm cặp mắt thất vọng, căm tức hƣớng về
phía những thửa ruộng đầy ắp, đang nát bét dƣới tai hoạ trời giáng!”.
Những ngƣời nông dân nhƣ lão Khổ là nạn nhân đầu tiên của thói quan
liêu, trọng thành tích của thời cải cách ấy. Lão đau đớn đến nổi phải “cƣời
sằng sặc…cƣời bằng cái tâm sự cay đắng đến tột cùng của lão. Lão cƣời
mà nghe nhƣ gầm, mỗi tiếng cƣời sẵn sàng cứa đứt ruột ngƣời khác”. Và
lão hiểu ra một điều chua xót rằng cái sự phá hoại đáng ghê sợ nhất chƣa
hẳn là trận mƣa đá mà ở chính những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt đang
nhân danh “sự sáng suốt” để lãnh đạo nhân dân.
Nhân vật lão Hứa trong Bước qua lời nguyền đều là nạn nhân của
thời đại và gánh chịu gánh nặng quá lớn của quá khứ. Sau cải cách ruộng
đất, Lão Hứa bị “truất” khỏi chức lý trƣởng và “sống lủi thủi nhƣ một con
chó lạc loài”, gia sản của lão bị xé nát và vợ chồng lão phải dựng lều ra ở
rìa làng. Ra đồng, lão lý trƣởng xƣa kia đứng riêng một chổ, gặp đứa trẻ lên
sáu, nhất nhất đều lên tiếng chào trƣớc. Nổi tiếng là gian ác và giàu có,
32
nhƣng sau cải cách vị trí của lão đã thay đổi “Suốt ngày lão câm lặng, cặm
cụi cùng vợ con cày xới mảnh vƣờn bé tý tẹo”, đói quá lão phải đi ăn trộm
khoai lang và khi bị cậu Tƣ bắt quả tang, lão chỉ biết dốc lòng khẩn thiết
van xin con của kẻ trƣớc đây mình dày xéo một thời: “Cậu Tƣ ơi…Cậu cứ
lớn lên đi cậu sẽ hiểu tôi chả là cái gì trƣớc số phận, trƣớc thời thế. Tôi có
trực tiếp đánh ông cậu đâu. Tôi có trực tiếp chôn sống chú cậu đâu. Cuộc
đời cũ ắt nó phải thế”. Dùng nhân vật để nhận thức lại lịch sử Tạ Duy Anh
không có ý bới móc lại lịch sử, đổ lổi cho lịch sử mà để chúng ta có cái
nhìn đúng đắn hơn, công bằng và toàn diện hơn về lịch sử. Ông “chỉ muốn
đƣa ra cái nhìn có tính chất tự vấn”. Một mặt kêu gọi khoan dung “coi đó
nhƣ điều khó tránh khỏi của lịch sử dù nó đẫm máu”. Mặt khác nhân vật
của Tạ Duy Anh sau những nhào nặn của lịch sử đều đã đi đến một ý thức
sâu sắc về tƣ cách làm ngƣời.
2.1.2 Người nông dân bị tha hóa
Con ngƣời hiện diện trong tác phẩm văn học của mỗi nhà văn đều
chịu tác động từ nhiều phía: xuất thân, hoàn cảnh xã hội, tệ nạn, hủ tục…
hay chính từ bản thân “con ngƣời” trong họ. Nhiều tác động tiêu cực làm
ngƣời ta trở nên lạc hậu, ấu trĩ hơn nữa trong cộng đồng phong kiến hà
khắc. Họ dần trở thành nạn nhân, “tội đồ” trong chính cuộc sống của mình;
họ “vùng vẫy” tìm “ánh sáng” nhƣng đều vô vọng. Bất lực, cùng cực họ trở
nên lƣu manh hóa, tha hóa tới mức chính mình còn không nhận ra đƣợc
“bản thể tốt đẹp” của mình nữa. Điều này đƣợc cả Nguyễn Minh Châu và
Tạ Duy Anh khai thác tối đa trong khuôn khổ truyện ngắn của mình ở giai
đoạn văn học đƣơng đại.
Trƣớc hết phải nhắc đến “ngƣời chồng” trong Chiếc thuyền ngoài xa
– nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ngƣời đàn ông chỉ xuất hiện duy nhất hai
lần trong cả thiên truyện nhƣng lần nào cũng là khi anh đang trút “cơn
33
thịnh nộ” lên ngƣời vợ tảo tần. Lần thứ nhất là dƣới sự nhìn nhận của nhân
vật Phùng, anh chồng là ngƣời thô bạo, hung dữ với những câu nói cộc cằn:
“cứ ngồi nguyên đấy”, “động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ”, “chúng
mày chết đi cho ông nhờ”… những lời nói sâu cay của kẻ đang ở bƣớc
đƣờng cùng, tuyệt vọng và bất lực. Khi mà mọi sự đều không nhƣ ý muốn,
khi mà áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai ngƣời trụ cột thì anh ta
muốn giết hết, nhìn thấy ai cũng là dằn vặt. Lần thứ hai, ngƣời đàn ông
xuất hiện dƣới con mắt của chính “vợ” – ngƣời đàn bà mà cũng chính là
nạn nhân của những trận bạo hành hàng ngày kia. Bằng hết sự cảm thông,
ngƣời đàn bà ấy vẫn dành cho lão những lời nói đầy “bao biện” rằng trƣớc
khi lão là một anh con trai tuy cục tính nhƣng hiền lành… cũng chỉ vì lì do
này, lí do khác: nghèo khó, không theo làm lính ngụy đánh thuê lấy tiền mà
cam chịu cuộc sống đói khổ… mới đâm ra nhƣ hiện tại. Cả gia đình sinh
sống trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh sóng nƣớc và cũng từng ấy con ngƣời
đều trông chờ bữa cơm hàng ngày vào “ngƣời đàn ông trụ cột” đó. Dù khi
đó, cách mạng đã về nhƣng sự cam chịu kéo dài cùng với tính cục cằn từ
xƣa nên hắn tìm sự giải thoát “nhất thời” bằng những trận đòn lên vợ.
Ngƣời vợ cũng vì nhẫn nhịn, do sinh nhiều con lại rất thƣơng chúng mà
cam chịu không phản kháng. Điều đó càng làm hắn căm tức hơn, hắn tức số
phận trớ trêu đời hắn và hắn tìm đến rƣợu để giải tỏa nỗi niềm. Và cũng
không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu liên tục miêu tả việc lão
đánh vợ ở bãi xe hỏng mà qua hình ảnh đầy sức gợi này, nhà văn muốn
nhấn mạnh vào cuộc đấu tranh ngƣời nông dân với cái “nghèo”, cái “đói” –
chừng nào chƣa thoát khỏi sự đói nghèo thì chừng đó con ngƣời còn phải
chung sống với cái xấu, cái ác. Sự tha hóa, lƣu manh trong người chồng
nhƣ cái kết hùng hồn cho những tác động trực tiếp hay gián tiếp của cuộc
sống gia đình ngƣời dân chài lƣới này. Hoàn cảnh đẩy con ngƣời ta tới
34
cùng quẫn, tha hóa. Khi nhắc tới đây không ít ngƣời nhớ tới anh Chí Phèo
của Văn học hiện thực – “hắn” – ngƣời nông dân cũng bị chính cái xã hội
phong kiến tác động “phải” tha hóa, lƣu manh hóa. Trƣớc đó, “hắn” cũng là
anh thanh niên chăm chỉ với mong muốn có cuộc sống bình thƣờng nhƣ
bao ngƣời bình thƣờng khác.
Nhƣ vậy có thể thấy rằng, đề tài phản ánh việc tha hóa của ngƣời
nông dân không mới nhƣng kỳ lạ thay, ở mỗi tác phẩm thì mỗi số phận lại
hiện lên với những hoàn cảnh và số phận khác nhau. Và nếu tiêu biểu ở hai
tác phẩm trên với hai hình tƣợng ngƣời nông dân bị tha hóa khác nhau thì
trong tác phẩm của Tạ Duy Anh – nhân vật ấy lại đƣợc tiếp cận ở góc nhìn
khác. Nhân vật trong Lão Khổ, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh luôn trong
tình trạng hụt hẫng về đời sống tinh thần, trăn trở về sự tồn tại của mình,
Họ phải đối diện với điều kiện sống khó khăn và những mối quan hệ đầy
toan tính. Lão Khổ tên thực là Tạ Khổ, bần cố nông chính hiệu, lão cũng
sinh ở Làng Đồng. Lão đã đắc lực xây dựng nên cái khổ của đời mình. Tên
lão, là bản chất lão, là con đẻ của guồng máy mà lão là nguyên nhân tạo
dựng, để sau này nó nghiền nát lão. Lão là nhân vật đối diện với tòa án
lƣơng tâm: xuất thân bần cố, lão bị địa chủ hành hạ vì tƣ thù dòng họ. Rồi
khi cờ đến tay lão phất, lão trả thù, lão giết ngƣời, lão lên đến đỉnh cao của
quyền lực. Cuối cùng lão bị đào thải. Quy luật tuần hoàn vốn có. Lão đã đi
hết “kiếp” của mình, một hành trình tội ác và trừng phạt mà tay trắng vẫn
hoàn tay trắng. Lão là nhân vật không ý thức đƣợc trách nhiệm của mình
bởi lão không đủ khả năng để “ý thức”. Lão Khổ là cái bi đát hiện thực
đƣợc nhà văn nhìn từ bên ngoài.
Dù ngƣời nông dân ấy có là Chí Phèo, “ngƣời chồng” hay Lão Khổ
thì họ không thể tránh khỏi sự tác động nghiệt ngã của xã hội – chỉ là bằng
cách thức này hay cách thức khác mà thôi. Qua số phận của các nhân vật,
35
độc giả nhận thấy sự bất an là cảm giác thƣờng trực trong đời sống của con
ngƣời đƣơng đại. Dù mỗi số phận nhân vật đƣợc xây dựng lên đều dựa trên
phần nào đó góc nhìn chủ quan của tác giả nhƣng tựu chung lại thành công
nơi bạn đọc chính là những cảm xúc cảm thông và có cái nhìn về cuộc sống
ngƣời nông dân bấy giờ.
2.1.3 Người nông dân bi kịch
Ngƣời nông dân bi kịch – khi mà tác giả đặt họ vào những hoàn cảnh
trớ trêu, buộc phải đƣa ra những quyết định dứt khoát và đôi khi đến xé
lòng, cam chịu. Giai đoạn văn học trƣớc đó, Nam Cao xây dựng bi kịch của
Chí Phèo là bi kịch của ngƣời nông dân bị bần cùng hóa, lƣu manh hóa và
bị cự tuyệt quyền làm ngƣời. Với Chí, Nam Cao nhận thấy ngƣời nông dân
đang bị hủy diệt nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối
thoát. Chí Phèo chằng những bị tƣớc đoạt nhân tính mà còn bị hủy hoại cả
nhân hình nữa. Ngƣời nông dân bị lƣu manh hóa ấy cuối cùng đã thức tỉnh
nhƣng điều bi thảm là anh ta muốn trở lại làm ngƣời lƣơng thiện mà không
đƣợc.
Nếu ở Nguyễn Minh Châu là những tình tiết éo le ngay trong chính
cuộc đời lão Khúng. Nuôi con của ngƣời đàn ông khác nhƣng lại phải cam
chịu không đƣợc có bất kỳ sự tò mò, tìm hiểu nào về bố đẻ đứa trẻ. Mà trớ
trêu thay, Lão Khúng yêu thƣơng thằng Dũng hơn chính những đứa con đẻ
của mình. Lão tự hào về “nó” ! Cƣới đƣợc cô Huệ - ngƣời con gái đẹp nhất
nhì cái phố huyện ấy đồng nghĩa với việc lão cam chịu những lời điều tiếng
về đứa con không cùng huyết thống với mình. Lão vẫn tự hào về ngƣời vợ
xinh đẹp – đƣợc hết thẩy đàn ông đều muốn có đƣợc, lão vẫn tự hào về đứa
con trai cả của lão, đứa con mà lão tƣởng nhƣ máu thịt của mình. Cuộc đời
lão là chuỗi ngày gian khổ và long đong. Và thấp thoáng đâu đó ngƣời ta
nhận thấy có điểm tƣơng đồng ở hình ảnh ngƣời chồng trong Chiếc thuyền
36
ngoài xa. Dù chiến tranh đã kết thúc, sống trong thời bình nhƣng vì cuộc
sống mƣu sinh, miếng cơm manh áo mà anh thanh niên hiền lành năm xƣa
không còn nữa. “Ngƣời chồng” có muốn thảnh thơi, “hiền lành” nhƣ xƣa
cũng không đƣợc nữa rồi. Lên vai anh là gia đình, là vợ là con, là những
cơm áo gạo tiền thƣờng trực và mƣu sinh từng bữa. Trên chiếc thuyền chật
hẹp ấy, anh là trụ cột, là ngƣời duy nhất có khả năng lo đƣợc cho vợ con.
Nếu anh có muốn buông bỏ thì cũng không đƣợc. Và thật chớ trêu thay,
cuộc sống đôi vợ chồng ngƣời dân làng chài ấy vẫn cứ diễn ra nhƣ thế,
ngày này qua tháng nọ. Ngƣời đàn ông ấy vẫn trút những trận đòn roi vô
cớ, trút giận lên ngƣời phụ nữ gầy ốm kia. Những đứa con không yêu
thƣơng ngƣời cha ấy mà thay vào đó là thù ghét, oán hận. Bi kịch xảy ra
trong chính gia đình và không gian hạn hẹp đƣợc tác giả xây dựng mang
nhiều ẩn ý nhƣ chính cuộc sống tù túng của họ. Lối thoát là không có, lựa
chọn là không thể - họ chỉ có thể tiếp tục bƣớc đi cùng nhau trên hành
chính đầy khó khăn đó. Những khó khăn và oán hận càng nhân lên theo
thời gian nhƣng họ không còn sự lựa chọn nào khác nữa. Nhà văn Nguyễn
Minh Châu đã thả ngòi bút của mình vào những trang văn đầy sự cảm
thông và thƣơng cảm, nhƣng cũng không kém phần sắc bén khi miêu tả
cuộc sống ngƣời dân làng chài lƣới điển hình đến thế !
Đến Tạ Duy Anh với Bước qua lời nguyền, hình tƣợng ngƣời nông
dân bi kịch này đƣợc biểu hiện rõ rệt hơn nữa. Tác phẩm xác định một ngòi
bút hiện thực sắc sảo, can đảm nhìn lại quá khứ đau đớn của mình, của một
thế hệ lớn lên trong hai lớp hận thù: hận thù dòng họ và hận thù giai cấp.
Một thằng bé muốn Bước qua lời nguyền để bênh vực một cô bé, lớn lên
chúng muốn vƣợt qua thù hận để bảo vệ tình yêu.
Làng Đồng trong những năm trƣớc cách mạng, sau cải cách ruộng đất và
trong những năm đổi mới: “Từ một miếng đất “gan chó”, nay trở thành
37
miếng đất riêu cua màu mỡ” cho bọn chánh tổng, lý trƣởng. Trước cách
mạng, làng Đồng nhƣ một xã hội nông thôn thu nhỏ với những lý trƣởng,
lý hào, lính lệ, trai đinh, những kẻ cố nông, cùng đinh, phu phen, dân tứ xứ
phiêu bạt. Nơi những kẻ địa chủ ra sức bóc lột ngƣời dân, đối xử không
bằng loài vật, đẩy con ngƣời tới bƣớc đƣờng cùng. Sau cải cách ruộng đất,
trật tự mới thay cho hệ thống tôn ti trật tự cũ. Những kẻ cầm quyền trƣớc
đó đều bị quy kết bóc lột ngƣời dân, bị tịch thu tài sản, phải “sống lui thủi
nhƣ con chó lạc loài”. Nhƣng dù vậy, bản chất con ngƣời với cách tƣ duy
bảo thủ, cách nghĩ phiến diện đã khiến Làng Đồng không thoát ra khỏi “lời
nguyền”, “mấy chục năm xây dựng mà cứ xơ xác nhƣ trong cảnh tắt đèn”.
Cùng với đó, trải dài từ đầu đến cuối tác phẩm là sự xuất hiện của những
mối thù hận – những sợi dây xích tồn tại từ rất lâu, kéo dài từ thế hệ này
sang thế hệ khác và chƣa thể tháo gỡ đƣợc. Hận thù dòng họ kéo dài bốn
thế hệ ở đây chính là mối thù hận của nhà nhân vật Tƣ và nhà Quý Anh.
Hơn nữa, Tạ Duy Anh xây dựng mối tình trong cảnh nghịch lý. Tình yêu
trong tác phẩm đƣợc ra đời và nuôi dƣỡng ngay trong lòng những định
kiến. Một tình yêu trong sáng khiến cho nhân vật luôn phải đau đáu, ám
ảnh bởi mối thù sâu nặng của dòng họ. Cũng chính bởi tình yêu với Quý
Anh mà nhân vật cậu Tƣ đã hơn một lần “bƣớc qua lời nguyền”. Thuở nhỏ,
cậu cởi trói cho Quý Anh khi đang bị trói vào cọc phi lao và chạy trốn
cùng. Đến tuổi thiếu niên, cậu sẵn sàng lao vào những cuộc cãi vã với
chính bố mình để bênh vực Quý Anh. Hơn thế nữa là thẳng thắn thừa nhận
tình yêu của mình “Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng nhƣ nhau, tội lỗi
nhƣ nhau cùng bƣớc qua lời nguyền “trai gái trong làng không đƣợc phép
lấy nhau”, bƣớc qua những hận thù nhiều thế hệ để chứng tỏ tình yêu của
mình và nhận cái kết có phần tốt đẹp.
38
Nhƣ vậy, với những bi kịch khác nhau mỗi nhân vật có sự lựa chọn
riêng và chấp nhận kết quả. Qua đây, mỗi nhà văn sẽ truyền tài những nội
dung và dụng ý riêng tới bạn đọc qua từng nhân vật và những nút thắt khác
nhau. Tất cả với mong muốn đƣợc ngƣời đọc đón nhận và hài lòng với
những tác phẩm giá trị.
2.1.4 Người nông dân vượt lên hoàn cảnh số phận và hành trình
tìm kiếm bản thể
Hình tƣợng nhân vật vƣợt lên hoàn cảnh, số phận và giữ gìn bản thể
tốt đẹp vốn có đã xuất hiện không ít tác phẩm văn học trƣớc đó. Ở giai
đoạn văn học này đó chắc hẳn phải là lão Khúng trong Phiên chợ Giát và
Khách ở quê ra. Nguyễn Minh Châu khéo léo dựng lên hoàn cảnh “hợp
tình hợp lý” để tách lão ra khỏi làng quê, rời xa cuộc sống tập thể để tới
khai phá vùng đất hoang dại, cằn cỗi mà ta thƣờng ví nhƣ “chó ăn đá, gà ăn
sỏi”. Hay nói cách khác là đi khai hoang vùng đất mới. Lão nhƣ rời xa xã
hội loài ngƣời và làm bạn với núi rừng, cây cỏ. “Có thể nói rằng nhân vật
lão Khúng là con đẻ của một xã hội công xã nông thôn đang tồn tại ngay
trong lòng xã hội chủ nghĩa”. Khi đọc những trang văn ấy, ngƣời đọc cảm
giác nhƣ trở về thời hồng hoang với nhiều mới mẻ, lạ lẫm và đôi khi là kỳ
quoặc. Và ở đâu đó, ngƣời ta thấy lão có những nét của ông Khang, Kim,
Nam Bộc, Tùng hay Hai Thìn…vừa nhân hậu nhƣng cũng vừa ấu trĩ, vừa
đáng thƣơng nhƣng cũng vừa đáng giận, chất phác nhƣng cũng đầy dữ tợn.
Chính vì thế mà lão trở thành con ngƣời đa chiều, đa nhân cách nhƣng lại
có khi khiến ngƣời ta kính trọng. Có thể coi cuộc đời lão Khúng là cuộc đời
của thân phận chồng chất, co kéo, dằn vặt giữa sự nhẫn nhục để thoát khỏi
sự khó khăn, để giữ vững vàng cái bản chất Người tốt đẹp. Buổi sớm tinh
mơ, quãng đƣờng năm tiếng đi bộ ra chợ quen thuộc đƣợc Nguyễn Minh
Châu tái hiện tuyệt vời. Vỏn vẹn năm tiếng mà bao hồi tƣởng về quãng đời
39
đã qua của lão nhƣ đƣợc sống dậy. Bao khổ đau, nhọc nhằn, gian khổ cho
đến những điều phi lý đang đọa đầy, những dòng nƣớc mắt đau thƣơng cho
tới ranh giới giữa sự sống và cái chết… Đọc từng dòng văn có đôi lúc
ngƣời đọc cảm thấy nghẹn ngào và cảm thấy chính mình nhƣ đang bị dồn
nén bởi vòng vây khép kín của cuộc sống. Cuộc hành trình của lão tiểu
nông thời bấy giờ là cuộc hành trình đẩy những khổ ải, bấp bênh của kiếp
ngƣời. Không chấp nhận sự “vùi dập” của cuộc đời, lão mày mò, dò dẫm
cố gắng thoát khỏi sự bấp bênh của cuộc đời mình. Đọc toàn bộ thiên
truyện, ngƣời đọc sẽ hình dung đƣợc hết thẩy mảnh ghép cuộc đời lão, đặc
biệt là hai cú sốc: cái chết của Dũng – thằng con trai lão hết mực yêu
thƣơng khi đi bộ đội và công cuộc hợp tác hóa của lão Bời – thế giới tâm
linh của lão Khúng với đầy ngổn ngang, rối bời, đầy xiêu vẹo giữa thực hƣ
sáng – tối. Và lão Khúng trở thành con ngƣời mà ngƣời hoặc to hơn số
phận của mình hoặc nhỏ hơn tính người của mình là ở chỗ đó.
Dù là tiếp cận đề tài đã cũ nhƣng Văn học đƣơng đại Việt Nam nổi
bật hơn khi có những sáng tác từ góc nhìn mới của Nguyễn Minh Châu.
Ông phát hiện “những nguyên tử tâm hồn” ẩn chứa “cái tốt đẹp nguyên
thủy” và “cái xấu nguyên sơ”. Lão Khúng – nhân vật tiêu biểu cho ngƣời
nông dân thời đại mới dù có gian khổ tới mấy cũng không đánh mất “cái
bản thể”. “Khúng của Nguyễn Minh Châu đã đƣợc thể hiện một tình cảm
gắn bó ruột thịt với quê hƣơng; Lòng yêu mến, trân trọng những ngƣời
nông dân nghèo khổ và ân nghĩa. Nhân vật Khúng là sự trộn lẫn giữa màu
sắc thẩm mỹ đối lập, một cách độc đáo để tạo nên con ngƣời này”. Tôn
Phƣơng Lan nhận định trong Tiểu luận Một vài loại hình nhân vật trong
sáng tác Nguyễn Minh Châu: “Con ngƣời và cuộc đời Khúng đều đầy
những nét dị biệt”.
40
Nhƣ đã phân tích ở những phần trên, Lão Khúng và cậu Tƣ – Quý
Anh đều rơi vào những hoàn cảnh éo le nhƣng điểm chung ở họ chính là
việc không đánh mất “bản thể - con ngƣời” trong mình. Trƣớc tối tăm của
thù hận thì tình yêu giữa cậu Tƣ và Quý Anh là những gì còn đẹp và nhiều
hi vọng nhất cả thiên truyện. Giữa bạo lực, tối tăm thì Quý Anh mang đến
cho ngƣời đọc liên tƣởng tới hình ảnh cô tiên nữ trong sáng, đem đến cho
cậu Tƣ giấc mơ và khát vọng sự tự do. Họ không chọn đi theo “vết xe đổ”
– 4 đời trƣớc đó, họ sống và lựa chọn theo tình yêu và mong muốn “cứu rỗi
một dòng họ ngu tối trong thù hận”, giải thoát những định kiến chật hẹp và
cách hành xử của dân làng Đồng.
Đọc Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, ta thấy có nhân vật nữ luôn
chạy song song với cuộc đời Kiên – đó là hiện thân của cái đẹp, tình yêu,
nhân tính để đối lập với chiến tranh, bạo lực. Còn đọc tác phẩm của Tạ Duy
Anh, khi chiến tranh đang bủa vây với lửa đạn và chết chóc, có ngƣời lính
vẫn tìm đƣợc nơi trú ấn dịu mát ở hình ảnh chị Túc. Gửi thƣ cho chị, anh
viết: “Thật kỳ lạ khi tôi có cảm giác tất cả đều bình yên, tƣởng nhƣ chiến
tranh bị đẩy lùi mãi, chỉ còn nhƣ một dƣ âm. Và tôi chờ đợi. Em có biết tôi
chờ đợi điều gì không? Tôi…chờ em bƣớc ra từ vầng trăng. Em sẽ băng bó
vết thƣơng, làm nguội mặt đất bởi vì em là vị Phúc thần của những ngƣời
lính trận nhƣ tôi…”
Từ đây có thể thấy rằng, dù Nguyễn Minh Châu hay Tạ Duy Anh
xây dựng nhân vật gai góc tới đâu, trong hoàn cảnh khốn cùng tới mức nào
thì đâu đó vẫn còn những nhân vật “truyền cảm hứng”, giữ đƣợc những bản
thể tốt đẹp nhất của con ngƣời và cuộc sống. Đây có lẽ cũng là thông điệp
mà hai nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc: dù trong hoàn cảnh nào cũng
không đánh mất mình mà luôn có suy nghĩ tích cực, cố gắng nhìn về tƣơng
lai.
41
2.2 Sự khác biệt trong hình tượng người nông dân qua truyện ngắn của
Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh
2.2.1 Người nông dân trong sáng tác Nguyễn Minh Châu
Nguyễn Minh Châu khắc họa hình tƣợng ngƣời nông dân trong sáng
tác của ông dậm chất “Nguyễn Minh Châu”. Dù ông tách con ngƣời ra khỏi
làng quê, dòng tộc, quê hƣơng hay xã hội nhƣng ở mỗi con ngƣời đều là
mỗi số phận éo le bƣớc ra từ trang văn. Mỗi nhân vật minh họa cho một
quan điểm, nguyên lý nào đó của ngƣời cầm bút.
Truyện ngắn Phiên chợ Giát không phải đề tài tranh luận về thân
phận con ngƣời (nói chung) “con ngƣời sống giữa hoang vu và bóng tối”
mà tác giả ở đây đã khiêm tốn và độc đáo hơn. Truyện này là một giả
thuyết văn học về bản chất và thân phận ngƣời nông dân. Một quan điểm lý
thuyết của Mác về ngƣời nông dân đã trở thành cổ điển: Người nông dân
vừa là người lao công vừa là tư hữu; Mà theo giả thuyết văn học của
Nguyễn Minh Châu thì ngƣời nông dân vừa là bò Khoang vừa là lão
Khúng. Quan hệ giữa bò Khoang và Lão Khúng ở đây con ngƣời nông dân
là quan hệ “lẫn lộn bò và ngƣời”, “hai mà một mà một là hai”. Hình ảnh bò
khoang là sự hiện thân của sức chịu đựng bền bỉ, làm lụng nhẫn nại “suốt
đời nai lƣng ra kéo cày”. Đối với lão Khúng cái “thực” là vợ chồng con cái
có ăn “không chết đói”, là “cái mặt đất dƣới chân, với mấy mảnh ruộng…
thuộc sở hữu gia đình lão”… Với đầu óc thiết thực này lão đã nghi ngờ cả
“một trời sao” ma chúa, “đại thần danh tiếng thời này” đang “thi nhau nhấp
nháy”, “soi sáng mặt đất”. Trƣớc sự thật “trần trụi và đơn giản” là đứa con
ở chiến trƣờng K chết rồi lão đã dao động “chí khí ái quốc” và “những
điều” tâm niệm thiêng liêng khác trong tâm khảm của lão đang “trung
chiêng”.
42
Mối quan hệ giữa lão Khúng – bò khoang là mối quan hệ chủ tớ. Lão
Khúng có những đức tính của ngƣời chủ: tinh thần trách nhiệm hết sức
nghiêm túc làm “cột cho sống” trong gia đình, chăm lo cho vợ con, đó là
năng lực trù tính lo liệu từ việc nhỏ đến việc to, chuyện táo tợn, gan góc…
Phải chăng đầy tớ bò khoang là sự hiện thân của tính nhẫn nhục và “ý chí
thuần phục” là vậy, nhƣng cũng không phải là vậy.
Cặp sóng đôi lão Khúng – bò khoang gắn bó bịn rịn mến nhau, là
hiện thân của sức mạnh khai phá “vạch rừng vỡ đất”. Chính sức mạnh này
đã làm nên cây vƣờn nuôi sống con ngƣời, tạo dựng nên đất vƣờn, sức
mạnh này đã có bề dày lịch sử – tác giả đã có ý thức tôn lên bằng những từ
ngữ, phong cách cao và lao động của lão Khúng – bò khoang mang ý nghĩa
“khai sơn lập địa” từ thời hồng hoang “thời mới” có loài ngƣời. Trong văn
học hiếm có những biểu tƣợng về ngƣời nông dân nhƣ vậy. Nguyễn Minh
Châu đã đồng thời phát hiện ra hai khả năng giới hạn của số phận ngƣời
nông dân có thể trở thành một nạn nhân thảm khốc, đó là ý nghĩa của giấc
mơ cuối cùng.
Hành động lão bị đánh bằng búa tạ mang ý nghĩa hình tƣợng lớn lao, phải
chăng lão chính là con bò khoang. “Máu me đầm đìa… và ngƣời nông dân
cũng có thể trở thành hung thần – thậm chí trở thành hung thần đồ tể”. Ở
giấc mơ đầu tiên: “kẻ nâng chiếc búa tạ lên đánh vào đầu con vật của lão
chứ ai” xét đến cùng những “ác ôn”, cả những “cƣờng hào mới” mà phần
lớn cũng từ nông thôn mà ra.
Qua truyện ngắn Khách ở quê ra nhà văn muốn khái quát bản chất
của những tính cách khác nhau. Với nhân vật lão Khúng, Nguyễn Minh
Châu viết: “Hắn chẳng yêu một cái gì cả ngoài nỗi thèm khát đƣợc sống
sung sƣớng, đƣợc ăn ngon mặc đẹp, đƣợc mọi ngƣời xung quanh chiều
chuộng và tôn kính”. Con ngƣời đó có thể là ngƣời tốt, là ngƣời rất cách
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH -  TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

More Related Content

What's hot

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaNguyễn Duy Bình
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ PhủThanh Cong Ma
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

What's hot (20)

Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đLuận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
[Tiểu luận] Giá trị hiện thực trong thơ Đỗ Phủ
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
Luận văn: Tình yêu trong thơ Nôm thế kỷ XV đến thế kỷ XIX dưới góc nhìn văn h...
 

Similar to HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...nataliej4
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149 (20)

Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
Nông thôn và người nông dân trong tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của...
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy NghĩaLuận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAYLuận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAYLuận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
 
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tốTh s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...PhcTrn274398
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 

Recently uploaded (20)

10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN GIÀNH ĐỘC LẬP HOÀN TOÀN, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
TỔNG HỢP 30 ĐỀ THI CHỌN HSG CÁC TRƯỜNG THPT CHUYÊN VÙNG DUYÊN HẢI & ĐỒNG BẰNG...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ + CUỐI HỌC KÌ 2 NĂ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- LÊ THỊ TÂM HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------------------- LÊ THỊ TÂM HÌNH TƢỢNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hà Văn Đức Hà Nội – 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Em xin gửi tới PGS. TS Hà Văn Đức lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn Khoa Văn học, đặc biệt các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, Phòng sau đại học, Trƣờng Đại học Khoa học xã hội & nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin cảm ơn tới bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, những ngƣời thân yêu đã luôn ở bên cạnh động viên, cổ vũ tôi. Mặc dù đã có những cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc để tác giả đƣợc rút kinh nghiệm, bổ sung cho luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Lê Thị Tâm
  • 4. 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài…………………………… ....................................... 03 2. Lịch sử vấn đề ................................................................……………...04 3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu…………......…………....08 4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 10 5. Đóng góp của luận văn......................................................................... 11 6. Cấu trúc luận văn.................................................................................. 11 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong dòng chảy truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam ........................................ 12 1.1. Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986................................................ 12 1.1.1 Diện mạo chung truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 .............. 12 1.1.2 Diện mạo truyện ngắn viết về ngƣời nông dân sau năm 1986.... 16 1.2. Hành trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong dòng chảy văn học đƣơng đại .................................................. 18 1.1.3 Khái quát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu ............................... 18 1.1.4 Khái quát truyện ngắn Tạ Duy Anh........................................... 20 Chƣơng 2: Các kiểu/ dạng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh ................................................................... 24 2.1. Nét tƣơng đồng trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh......................................................... 24 2.1.1 Ngƣời nông dân – nạn nhân của hoàn cảnh .......................... 24 2.1.2 Ngƣời nông dân bị tha hóa………….…………………….....31 2.1.3 Ngƣời nông dân bi kịch........................................................ 34 2.1.4 Ngƣời nông dân vƣợt lên số phận và hành trình tìm kiếm bản thể ....................................................................................... 37
  • 5. 2 2.2. Sự khác biệt trong hình tƣợng ngƣời nông dân qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh......................................................... 39 2.1.5 Ngƣời nông dân trong sáng tác Nguyễn Minh Châu............. 39 2.1.6 Ngƣời nông dân trong sáng tác Tạ Duy Anh ........................ 42 Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh................................. 46 3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................ 46 3.1.1 Thể hiện qua ngoại hình ........................................................ 46 3.1.2 Thể hiện qua hành động......................................................... 52 3.1.3 Thể hiện qua nội tâm…………………………………………56 3.2 Kết cấu và tình huống truyện.............................................................. 60 3.2.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu ................................................. 60 3.2.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống............................................ 64 3.3 Ngôn ngữ, giọng điệu......................................................................... 66 3.3.1 Ngôn ngữ............................................................................... 66 3.3.2 Giọng điệu............................................................................. 75 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................. 78 TƢ LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 81
  • 6. 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Nông thôn và ngƣời nông dân luôn là mảng đề tài lớn đƣợc duy trì và in dấu trên mọi sáng tác văn học Việt Nam từ xƣa đến nay. Điều đó đƣợc minh chứng từ thực tiễn sáng tác với hình ảnh ngƣời nông dân trong làng quê mộc mạc qua các thể loại. Đặc biệt, giai đoạn văn học 1930 – 1945, các nhà văn hiện thực phê phán đã khẳng định sự thành công khi dựng nên bức tranh nông thôn đa sắc với nhiều mảng sáng – tối đan cài về thân phận ngƣời nông dân oằn mình dƣới “xiềng xích”, ách thống trị “đa tròng” của xã hội thực dân, phong kiến. Nhiều nhà văn đã thành công và làm nên tên tuổi với mảng đề tài này nhƣ: Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan… trƣớc cách mạng và sau này là: Đào Vũ, Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn Kiên… 2. Từ sau thời kỳ đổi mới (1986) đến nay bên cạnh đề tài sau chiến tranh thì đề tài về ngƣời nông dân đƣợc nhiều nhà văn thể hiện thành công nhất. Dƣới ngòi bút nhạy bén, cách truyền tải đa dạng, dù ở phƣơng thức tiểu thuyết hay truyện ngắn, trên văn đàn cũng ghi nhận đƣợc nhiều tác phẩm đặc sắc, tạo đƣợc dấu ấn riêng. Nhiều nội dung hấp dẫn, mới lạ trong đó không thể không nhắc đến Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh với những truyện ngắn đặc sắc viết về hình tƣợng ngƣời nông dân. 3. Nguyễn Minh Châu – một trong những nhà văn tiêu biểu khoác áo lính trong nền văn học Việt Nam. Khi hòa bình lặp lại, bắc nam xum họp, cả nƣớc vui chung niềm vui độc lập, thống nhất và giải quyết hậu quả khốc liệt của chiến tranh thì với cƣơng vị là nhà văn, ông hƣớng cây bút của mình vào việc miêu tả hiện thực xã hội cũng nhƣ lột tả số phận ngƣời nông dân qua nhiều tập truyện ngắn đặc sắc.
  • 7. 4 Nói đến truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam, là thiếu sót nếu không nhắc tới nhà văn Tạ Duy Anh – ngƣời góp phần to lớn cho nền văn học nƣớc nhà thời kỳ đổi mới sôi nổi. Có thể coi ông nhƣ lớp kế cận phù hợp và nổi trội nhất sau Nguyễn Minh Châu khi viết về hình tƣợng ngƣời nông dân. Đã có nhiều công trình bài viết nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh. Nhƣng với đề tài Hình tượng người nông dân trong văn học đương đại qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh, tôi muốn khảo sát, phân tích những truyện ngắn viết về ngƣời nông dân của hai nhà văn để qua đó tìm ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyễn Minh Châu – nhà văn lớn, một hiện tƣợng của văn học thập kỉ 20 của thế kỉ XX – “ngƣời mở đƣờng tinh anh và tài ba của văn học dân tộc” với nhiều sáng tác gây đƣợc sự chú ý và đón đợi lớn từ đông đảo giới nghiên cứu và độc giả. Trƣớc đó, đã có một số công trình tìm hiểu về hình tƣợng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đƣợc chú ý, sau đây tôi xin đƣợc điểm qua một số công trình tiêu biểu: Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu đăng trên báo Văn nghệ số 7 năm 1990 của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu là những phát hiện sắc sảo với nhiều ý kiến hay về nội dung, những điểm nhấn quan trọng của tác phẩm. Ông nhận định đó là tác phẩm đa thanh với kiểu âm vang nhiều giọng điệu của sự hóa thân giữa ngƣời nông dân – Lão Khúng và con bò khoang trong cốt truyện đã gợi mở cho bạn đọc nhiều cảm xúc và suy tƣởng sâu sắc. Nguyễn Văn Hạnh đƣa ra nhận định về quan niệm con ngƣời trong tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bến quê cho tới Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu trong đề tài Nguyễn Minh Châu những năm
  • 8. 5 80 và sự đổi mới cách nhìn về con người in trong Tạp chí Văn học số 3 năm 1993. Thông qua đề tài này ông chỉ ra cách thức xây dựng nhân vật: nét đặc trƣng nhận biết của từng ngƣời, dụng ý nghệ thuật của nhà văn – không lý tƣởng hóa cuộc sống, nhìn nhận cuộc sống đa chiều ở nhiều góc độ trên các vai trò, bình diện khác nhau. Công trình tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về Nguyễn Minh Châu có lẽ của Tôn Phƣơng Lan năm 1996 với đề tài: Tìm hiểu phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. Công trình đã làm nổi bật tƣ tƣởng nghệ thuật – quan niệm về hiện thực và con ngƣời của nhà văn lớn. Bên cạnh đó là thế giới nhân vật và bút pháp nghệ thuật đặc sắc: tình huống truyện, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ đặc sắc. Những ý kiến đăng ở thể loại tạp chí phải kể tới: Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu qua quan niệm nghệ thuật về con người – Tạp chí Văn học số 4 năm 1996 và Một vài loại hình nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu – Tạp chí Văn học số 6 năm 1997, Phạm Thị Phƣơng Tìm hiểu tính cách nhân vật qua kết cấu truyện ngắn – Tạp chí Văn học số 4 năm 1998, Trịnh Thu Tuyết về Nguyễn Minh Châu với nghệ thuật xây dựng truyện ngắn – Tạp chí Văn học số 1 năm 1999. Cuốn sách tổng hợp những bài viết về Nguyễn Minh Châu trên tạp chí, báo… nhằm mục đích khái quát, so sánh và lí giải những đóng góp, đổi mới về cách nghĩ, cách viết về hình tƣợng ngƣời nông dân của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Tôn Phƣơng Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn do NXB Hội nhà văn in vào năm 1991 mang tên Nguyễn Minh Châu con người và tác phẩm. Ngoài ra không thể không nhắc tới một số tiểu luận phê bình về truyện ngắn Nguyễn Minh Châu nhƣ:
  • 9. 6  Đọc khách ở quê ra và Phiên chợ Giát nghĩ về ngƣời nông dân xứ Nghệ trƣớc yêu cầu đổi mới của Nguyễn Thanh Tùng (Hội văn nghệ Nghệ An năm 1995)  Một hình tượng nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu – Lê Quang Hƣng (Hội văn nghệ Nghệ An năm 1995)  Nguyễn Minh Châu những năm 80 và sự đổi mới về cách nhìn con người – Nguyễn Văn Hạnh (Tạp chí Văn học số 3 năm 1993)  Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, Lại Nguyên Ân (Tạp chí Văn học số 3 năm 1987)  Lê Quang Hiếu – Một hình tượng người nông dân điển hình trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu (về nhân vật lão Khúng trong Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát) - (Nguyễn Minh Châu – tác giả, tác phẩm – NXB Giáo dục)  Nguyễn Văn Hạnh – Nguyễn Minh Châu những năm 80 của sự đổi mới cách nhìn về con người – (Văn Nghệ. H.1989. Số 27, 28)  Phạm Quang Long – Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người. Niềm tin pha lẫn âu lo – (TCVN, năm 1996. Số 9)  Tôn Phƣơng Lan – Một vài loại hình nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu – (Tiểu luận văn học. Năm 1997. Số 6) Nói về nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Minh Châu, tác giả Hoàng Thị Văn từng nói: “Qua những trang viết, nhà văn gửi lại cuộc đời tấm lòng ƣu ái với những con ngƣời lam lũ, chịu nhiều hi sinh mất mát, nhà văn gửi lại những hiểu biết, khám phá sâu sắc của mình về thế giới nội tâm con ngƣời, về những số phận và cuộc đời buồn vui dang dở”. Tác giả thứ hai phải nhắc tới chính là: nhà văn Tạ Duy Anh – ngƣời đã khuấy động cả một bầu không khí sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nƣớc nhà – “là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm”.
  • 10. 7 Ông Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “Tạ Duy Anh Bước qua lời nguyền để đi đến Lão Khổ. Thêm một giả thiết văn học về bản chất và thân phận ngƣời nông dân Việt Nam”. Trong bản tổng kết “Cuộc thi truyện ngắn đề tài nông thôn” đăng trên báo Văn nghệ số 4 – 5 năm 1990 có đoạn viết: “Truyện ngắn Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng trẻ viết về số phận con ngƣời…”. Trên Tạp chí văn học số 4 năm 1995, Hồng Ngọc Hiến còn cho rằng: “Nhiều truyện trong tập truyện Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh mang cảm hứng trút bỏ những thành kiến nặng nề của quá khứ, xóa bỏ những nếp sống gắn liền với bạo lực, sự cùng khốn và tối tăm… và thỏa mãn khát vọng yêu thƣơng – nhu cầu nhân tính cao nhất của con ngƣời”. Bài Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác đã đƣa ra một số cái nhìn cơ bản về quan niệm của tác giả và con ngƣời: “Nhân vật của Tạ Duy Anh không có sự trung gian, nhờ nhờ, xam xám về ngoại hình. Ngƣời xấu thì cứ xấu nhƣ lão Phụng… ngƣời đẹp thì nhƣ hoa nhƣ ngọc: Quý Anh, chị Túc, bà Ba, nhƣ sản phụ chờ sinh. Nhƣng bản chất con ngƣời thì luôn ở ranh giới thiện – ác. Nhân vật nào cũng luôn luôn bị đặt trong trạng thái đấu tranh với xã hội với môi trƣờng, với kẻ thù, với ngƣời thân, với chính bản thân mình.” Trong bài viết Tạ Duy Anh - người đi tìm nhân vật tác giả Thụy Khuê đã nhận thức về nhân vật Tạ Duy Anh với cái nhìn lịch sử: “Những nhân vật của Tạ Duy Anh qua bao tác phẩm từ hơn mƣời năm nay vẫn gắn bó mật thiết với nhau trong một tƣơng quan chặt chẽ, họ hàng, làng nƣớc. Họ xuất thân cùng ở làng Đồng, họ cùng tiềm ẩn thù hận dòng họ, hận thù giai cấp…”.
  • 11. 8 Báo Pháp Luật số 140 năm 2004 đƣa nhận định: “ông là một tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con ngƣời nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lý trí, lạnh lùng nhƣng cũng đầy thƣơng xót con ngƣời và đặc biệt là cuộc đời đầy thăng trầm của ngƣời nông dân”. Báo Giáo dục và thời đại số 80 năm 2004 đặt câu hỏi: “Số phận con ngƣời phải chăng luôn là sự trăn trở, dằn vặt trong ông” và tác giả bài báo cũng đƣa ra gợi ý về câu trả lời: “Nhân vật nào của ông cũng thấp thoáng bóng dáng của ngƣời nông dân sinh ngày 9 tháng 9 tại làng Đồng”. Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu về truyện ngắn Tạ Duy Anh nhƣ:  Nguyễn Thị Mai Loan: Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh (ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm 2004)  Phạm Thị Hƣơng: Tạ Duy Anh từ quan niệm nghệ thuật đến những đổi mới trong sáng tác truyện ngắn (ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm 2005)  Vũ Thị Thanh Hà với: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh (ĐH Sƣ phạm Hà Nội, năm 2005)  Phạm Quỳnh Dƣơng: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh (ĐH Khoa học xã hội nhân văn, năm 2008)  Lã Thị Hiếu: Hiện thực nông thôn trong truyện ngắn Tạ Duy Anh (Đại học Đà Nẵng, năm 2011) Từ những lập luận điểm trên có thể khẳng định những nghiên cứu và đánh giá về hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam qua thể loại truyện ngắn chƣa thực sự trọn vẹn. Hơn nữa những công trình về Nguyễn Minh Châu hay Tạ Duy Anh hầu hết tập trung ở thể loại tiểu thuyết – những tác phẩm dài hơi, có dấu ấn lớn hơn. Vì vậy, thiết nghĩ
  • 12. 9 những lí do này là gợi ý cho đề tài luận văn này của tôi tiến hành và thực hiện. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của tôi là những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh viết về ngƣời nông dân trong tiến trình vận động của văn học đƣơng đại. Trong quá trình nghiên cứu, tôi sẽ tham khảo, xem xét một số nhân vật và hình tƣợng ngƣời nông dân của các tác giả khác nhằm mục đích liên hệ và mở rộng thêm vấn đề. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tác phẩm có hình tƣợng ngƣời nông dân trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong dòng chảy văn học đƣơng đại. Cụ thể, khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu gồm: Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát (1989), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu… Khảo sát truyện ngắn của Tạ Duy Anh gồm: Bước qua lời nguyền (1989), Quả trứng vàng (1989), Hiệp sĩ áo cỏ (1993), Luân hồi (1994), Con dế ma (1999), Ánh sáng nàng (2000), Vĩ ngựa trở về (2000), Ngày hội cuối cùng (2000), Những truyện không phải trong mơ (2003), Truyện ngắn chọn lọc Tạ Duy Anh (2003)… 3.3 Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài này, với mục đích tìm hiểu thấu đáo và cụ thể hình tƣợng ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam nói chung và trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh nói riêng để thấy đƣợc điểm thống nhất và khác biệt trong cách thể hiện nhân vật.
  • 13. 10 Mặt khác, đặt hình tƣợng ngƣời nông dân trong cái nhìn đối sánh qua sáng tác của hai nhà văn, tôi muốn cho ngƣời đọc nhìn nhận những điểm kế thừa và phát huy, chuyển biến của ngƣời nông dân từng giai đoạn khác nhau, dƣới những ngòi bút sáng tạo khác nhau. Qua đó thấy đƣợc mỗi hình tƣợng có điểm mạnh riêng, vốn sống riêng và phong cách nghệ thuật riêng không thể trộn lẫn. Hình tƣợng ngƣời nông dân nào đƣợc xây dựng cũng đều là tâm huyết, “đứa con tinh thần” của mỗi nhà văn nhƣng chắc chắn với vốn sống, hiểu biết và khả năng sáng tác riêng thì mỗi hình tƣợng ấy sẽ mang trong mình những nét chấm phá riêng, tạo cho ngƣời đọc những hình tƣợng đa dạng, phong phú, góp phần to lớn cho nền văn học đƣơng đại nƣớc nhà. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phƣơng pháp loại hình: biểu hiện ở hai khía cạnh: cấu trúc bên trong của đối tƣợng và tìm ra những quy luật phát triển của nó. Cụ thể hơn trong luận văn này, nét tƣơng đồng rõ nhất của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh đều thể hiện qua thể loại: truyện ngắn. Sử dụng phƣơng pháp này nhằm làm rõ những đặc trƣng của thể loại truyện ngắn trong sáng tác của hai nhà văn. Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc: đối tƣợng chỉ đƣợc bộc lộ đầy đủ trong mối quan hệ qua lại với các yếu tố trong cùng hệ thống. Nếu tách mình ra khỏi hệ thống, đối tƣợng chỉ là một yếu tố ngẫu nhiên, đơn lẻ và sự đánh giá về nó sẽ trở nên phiến diện, không đầy đủ và không có giá trị khoa học. Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh là một hệ thống hoàn chỉnh. Nghiên cứu hình tƣợng ngƣời nông dân trong sáng tác của họ nhất thiết phải đặt trong hệ thống hoàn chỉnh đó. Phƣơng pháp xã hội học văn học: Mỗi hình tƣợng nghệ thuật là con đẻ tinh thần của nhà văn đồng thời cũng là sản phẩm cụ thể của từng thời
  • 14. 11 kỳ lịch sử khác nhau, vì vậy ở mỗi thời kì nó mang ý nghĩa nhất định. Cụ thể hơn khi nghiên cứu đề tài này, ta phải đặt đối tƣợng trong từng hoàn cảnh cụ thể, có nhƣ thế mới chính xác và khách quan, kết quả nghiên cứu mới có sức thuyết phục cao. Phƣơng pháp phân tích – tổng hợp: Mỗi hình tƣợng nghệ thuật là một kết cấu hoàn chỉnh đƣợc xây dựng bởi nhiều chi tiết, yếu tố có mối quan hệ không thể tách rời: phân tích đƣợc tiến hành theo phƣơng hƣớng tổng hợp, còn tổng hợp đƣợc thực hiện dựa trên kết quả của phân tích. Ngƣời nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh sẽ đƣợc tìm hiểu gắn với từng chi tiết trong sáng tác của họ. Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: Giúp chúng ta hiểu rõ bản chất và vị trí của một hiện tƣợng văn học trong các mối tƣơng quan đa chiều của nó làm tăng tính sinh động, hấp dẫn. Đặc biệt trong đề tài này, hình tƣợng ngƣời nông dân trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh sẽ đƣợc đƣa ra so sánh ở nhiều cấp độ và phƣơng diện khác nhau để thấy đƣợc điểm tƣơng đồng và khác biệt cũng nhƣ thành công và hạn chế ở mỗi tác giả. 5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Luận văn góp phần nhận diện chung nhất tiến trình vận động và phát triển của truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam qua tuyển tập truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh nhằm thấy đƣợc sự kế thừa, tiếp nối những thành tựu của giai đoạn trƣớc 1986 và những vấn đề mà giai đoạn sau tiếp cận, phản ánh. Giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về truyện ngắn Việt Nam viết về đề tài ngƣời nông dân, tiêu biểu là tập truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Công trình sẽ góp thêm một tƣ liệu cho việc học tập và nghiên cứu
  • 15. 12 Tạ Duy Anh, Nguyễn Minh Châu trong trƣờng đại học và công tác giảng dạy tác phẩm của hai tác giả. 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phần Nội dung của Luận văn này gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong dòng chảy truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam Chƣơng 2: Các kiểu/ dạng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh Chƣơng 3: Nghệ thuật thể hiện hình tƣợng ngƣời nông dân trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh NỘI DUNG Chƣơng 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TẠ DUY ANH TRONG DÒNG CHẢY TRUYỆN NGẮN ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 1.1.1 Diện mạo chung truyện ngắn sau năm 1986 Sau chiến thắng 1975, đất nƣớc thống nhất, niềm vui của khúc ca khải hoàn lan rộng khắp cả nƣớc, len lỏi từng thôn xóm. Ngay sau đó, cả nƣớc đồng lòng góp sức bắt tay vào công cuộc hàn gắn hậu quả, vết thƣơng chiến tranh với những nỗi lo cơm áo gạo tiền của cuộc sống thƣờng nhật. Hiện thực ấy không đơn giản là kiến thiết, xây dựng và nhận những trái ngọt mà chúng ta đã trải qua thời kỳ dài bao cấp với vô số những bất cập không thể tránh khỏi. Nhƣng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, tình trạng dần đƣợc cải thiện, đời sống kinh tế dần khởi sắc sau thời gian dài trì trệ. Đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 năm 1986), Đảng ta đã xác định
  • 16. 13 đƣờng lối đổi mới một cách toàn diện và sau đó là Nghị Quyết 05 đã thổi một luồng sinh khí vào đời sống văn học nghệ thuật nƣớc nhà, từ đây mở ra một thời kì đổi mới của văn học Việt Nam từ cách nhìn hiện thực, cách nhìn nhận cuộc sống, con ngƣời cho đến tƣ duy nghệ thuật. Giai đoạn văn học trƣớc năm 1975 gắn liền với nhiều biến cố lịch sử, theo sát từng bƣớc đi, từng cuộc chiến trong phong trào cách mạng. Giá trị của tác phẩm bấy giờ gắn với nội dung hiện thực và lấy đó là thƣớc đo. Nguyễn Minh Châu từng nhận xét: “Tôi không hề nghĩ rằng mấy chục năm qua nền văn học cách mạng – nền văn học ngày nay có đƣợc là nhờ bao nhiêu trí tuệ mồ hôi và cả máu của bao nhiêu nhà văn, không có những cái hay, không để lại đƣợc những tác phẩm chân thực. Nhƣng về một phía cũng phải nói thật với nhau rằng: mấy chục năm qua, tự do sáng tác chỉ có đối với lối viết minh hoạ, văn học minh hoạ, với những cây bút chỉ quen với công việc cài hoa, kết lá, vờn mây cho những khắc khổ đã có sẵn mà chúng ta quy cho đấy là tất cả hiện thực đời sống đa dạng và rộng lớn” [24;13]. Vô số tác phẩm thời kì đổi mới cho ngƣời đọc thấy cái nhìn hiện thực đa chiều từ truyện ngắn tới tiểu thuyết. Nhà văn sau đổi mới đã nhào nặn hiện thực, trăn trở trƣớc xã hội để đƣa ra những tác phẩm đích thực nhƣng không mất đi sự phong phú, đa dạng của cuộc sống. Con ngƣời – nhân vật trung tâm luôn đƣợc nhìn nhận ở nhiều vị thế và đặt trong cái nhìn đa chiều của mọi mối quan hệ: con ngƣời với xã hội, với lịch sử, với gia đình/ gia tộc, với tự nhiên… và với chính con ngƣời. Hình ảnh con ngƣời trong văn học hiện lên chân thực với cả tốt – xấu, thiên thần – ác quỷ, cao cả – tầm thƣờng. Văn học thời kì đổi mới có nhiều khám phá, phát kiến lớn và phản ánh cuộc sống đƣơng đại bộn bề những ngổn ngang. Đó không chỉ là sự chuyển đổi của số lƣợng tác giả, tác phẩm mà còn ở chất lƣợng, tƣ duy và cảm hứng sáng tác.
  • 17. 14 Một kỉ nguyên mới mở ra khi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đã kết thúc sau hơn ba mƣơi năm. Văn học đƣợc trả lại đúng giá trị vốn có, đƣợc “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” – trích Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Vì vậy mà văn xuôi thời kỳ đổi mới, chiếm vị trí quan trọng nhƣng đồng thời cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh cãi gay gắt trên văn đàn. Chính điều đó nhƣ cú “hích” thúc đẩy nền văn học phải vận động, chuyển mình và tiếp thu những giá trị mới – đây là quy luật phát triển tự thân cần thiết so với nền văn học cũ. Đáng chú ý là tƣ tƣởng tự do dân chủ đã đem đến nguồn động viên, cổ vũ lớn lao cho các văn nghệ sĩ – những ngƣời coi viết văn là nghề cao quý, chân chính – họ đƣợc nhìn nhận cuộc sống một cách thoải mái, hƣớng ngòi bút của mình vào mọi ngõ ngách của đời sống, số phận từng nhân vật đƣợc phơi bày… đã tạo nên “thời kỳ phong phú của hiện tƣợng văn học” – nhƣ nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã nói. Ngƣời ta nhận thấy rằng, chƣa bao giờ văn học lại chứa đựng không khí đổi mới lại sôi sục và náo nhiệt tới vậy. Và cũng chƣa bao giờ ngƣời ta thấy văn xuôi lại chiếm địa vị thống trị văn đàn lớn nhƣ thế. Nguyễn Minh Châu chính là một trong những tác giả tiêu biểu “mở đƣờng tinh anh” cho cú “hích” đó với loạt truyện ngắn lừng danh: Bức tranh, Phiên chợ Giát, người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành… Ba tác phẩm, ba bức tranh, ba đời sống, ba số phận với những tâm tƣ tình cảm, bút pháp không trùng lặp đã thể hiện Nguyễn Minh Châu xứng đáng là bậc thầy trong văn xuôi thời đƣơng đại. Tiếp đó phải kể tới Thời gian của người, Gặp gở cuối năm của Nguyễn Khải cho đến Tướng về hưu – Nguyễn Huy Thiệp đã khiến cho nhiều cây bút giật mình nhận ra “từ nay không còn có thể viết nhƣ trƣớc nữa, “phải đổi thay… phải viết khác đi”, “cần tìm cho mình một ngôn ngữ nghệ thuật khác” (Nguyên Ngọc). Cùng với đó là sự khuyến khích đổi mới văn nghệ của Bộ chính trị ở Nghị quyết
  • 18. 15 05: “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, phát triển các loại hình nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”. Ở thời điểm mà “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, văn học trên đà phát triển mạnh mẽ, nở rộ với hàng loạt cây bút tài năng đƣợc bộc lộ cùng nhiều tác phẩm ở nhiều thể loại khác nhau đƣợc “đơm hoa kết trái”. Thời kỳ đầu công cuộc đổi mới, tiểu thuyết thịnh hành và “lên ngôi” khoảng năm đến sáu năm nhƣng sau đó truyện ngắn dành lại đƣợc thế “thƣợng phong” với hàng loạt tác phẩm cho thấy tính nhân văn sâu sắc, toàn diện và những nhân vật “đời”, ăn nhập gần gũi với đời sống thực tại nhất. Các tác giả dần quay lại truyện ngắn để thể hiện những vấn đề cuộc sống, số phận cá nhân với nhiều đau thƣơng đan lẫn niềm vui sƣớng, hạnh phúc hay những rung động nhẹ nhàng đến dằn vặt đau đớn… Qua ba cuộc thi truyện ngắn trên báo Văn nghệ, Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh và tạp chí Văn nghệ quân đội có gần 700 truyện ngắn dự thi. Nếu tính cả truyện ngắn đăng trên báo, tạp chí trong năm con số sẽ lên hàng vạn – đó là thống kê cơ bản cho ta thấy đƣợc tốc độ phát triển của truyện ngắn cũng nhƣ số lƣợng nhà văn cầm bút. Tiếp đến, cuộc thi truyện ngắn năm 2001 – 2002 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức có gần 2.000 tác phẩm dự thi bằng số lƣợng truyện ngắn bốn năm 1978 - 1979, 1983 – 1984. Có thể nói chƣa bao giờ truyện ngắn phát triển phong phú về số lƣợng lẫn chất lƣợng nghệ thuật nhƣ thời kì này. Với dung lƣợng có thể coi là “nhỏ bé”, tƣớc bỏ những chi tiết “rƣờm rà”, sự dồn nén các yếu tố không gian, thời gian, tâm lý nhân vật, kết cấu. Nó đi sâu vào mọi vấn đề của đời sống thƣờng ngày từ những mất mát của ngƣời lính trong chiến tranh đến những hận thù của dòng họ, gia tộc, sự khắc nghiệt của cái đói khát, nghèo khổ, cô đơn, niềm hân hoan, hạnh phúc, xót xa, những vấn đề thuộc về tâm linh, tiềm thức và
  • 19. 16 vô thức…bao nhiêu phức tạp của đời thƣờng đều đƣợc truyện ngắn phản ánh một cách chân thực. Nếu ví tiểu thuyết nhƣ cây đại thụ với đầy đủ gốc, hoa lá cành xum xuê…thì truyện ngắn đƣợc coi nhƣ lát cắt ngang của thân cây đó. Nhƣng điều quan trọng mặt cắt thân cây ấy vẫn thể hiện rõ nét từng đƣờng vân hiện thực. Truyện ngắn giờ đây không còn là “mũi khoan thăm dò nhỏ và nhẹ” (Nguyên Ngọc) mà đã mang sức nặng của sự khái quát, để qua mỗi câu chuyện có thể khái quát đƣợc một cảnh đời, một kiếp ngƣời, một vận hội, một thời đại. Truyện ngắn đƣơng đại còn xuất hiện sự đan xen khéo léo của nhiều thể loại trong một tác phẩm nhƣ có cả thơ, văn xuôi và kịch; tiêu biểu cho loại hình đặc sắc này là truyện ngắn giàu tính kịch ở Không có vua – Nguyễn Huy Thiệp; chất thơ với biểu hiện nhiều suy cảm ở truyện ngắn Trong cơn mưa - Phạm Thị Hoài; dung nạp nhiều yếu tố trữ tình và khắc họa nhân vật với nhiều trạng huống tâm trạng phải kể tới truyện ngắn Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Chiều vắng, Hiu hiu gió bắc…của Nguyễn Ngọc Tƣ; hình thức truyện ngắn – nhật ký là tác phẩm của nhà văn Phan Thị Vàng Anh, Mưa – Nguyễn Huy Thiệp… Tƣ duy tiểu thuyết trong truyện ngắn đƣợc đặc trƣng bởi sự “dài hơi”, ôm chứa nhiều vấn đề đời sống, sự luân chuyển ngôi kể, đan xen các điểm nhìn, kỹ thuật phân tích tâm lý, độc thoại nội tâm… Ở đây có thể thấy ở nhiều trƣờng hợp nhƣ: Giọt máu, Con gái thủy thần – Nguyễn Huy Thiệp, Khách ở quê ra, Phiên chợ Giát – Nguyễn Minh Châu, Bước qua lời nguyền – Tạ Duy Anh, Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tƣ, Nhiệt đới gió mùa – Lê Minh Khuê… Điều này đã chứng tỏ những biến động bề mặt và trong cấu trúc tự sự của thể loại truyện ngắn. Nhu cầu làm mới thể loại không ngừng vận động và phát triển, sự xâm lấn và đan cài giữa các yếu tố trở nên nở rộ đã chứng tỏ nhu cầu bức thiết, quy luật vận động nội tại của thể loại.
  • 20. 17 1.1.2 Diện mạo văn xuôi viết về người nông dân sau năm 1986 Trƣớc kia, văn xuôi viết về đề tài ngƣời nông dân chủ yếu là việc giác ngộ cách mạng, đấu tranh giai cấp, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp… thì sau đổi mới, ta thấy đƣợc sự chuyển biến cơ bản trong tƣ tƣởng khi chủ yếu tác phẩm khám phá số phận con ngƣời cá nhân trên nhiều góc độ, quanh các mối quan hệ: gia đình, dòng họ, làng xóm, cộng đồng, đến chính bản thân mình… Thể loại mang lại nguồn sinh lực tràn trề nhựa sống – truyện ngắn, với tên tuổi và tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu với Cỏ lau, Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Chiếc thuyền ngoài xa, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,…Nguyễn Quang Lập với Tiếng gọi phía mặt trời lặn, Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu, Nguyễn Quang Thiều với Hai người đàn bà xóm trại, Tạ Duy Anh với Bước qua lời nguyền, Lũ vịt trời, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Vòng trầm luân trần gian…Võ Thị Hảo với Biển cứu rỗi, Nguyễn Thị Thu Huệ với Hậu thiên đường đường, Y Ban với Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Phan Thị Vàng Anh với Khi người ta trẻ, Phan Triều Hải với Một tối ở quán bar... Văn xuôi đƣơng đại viết về ngƣời nông dân Việt Nam ở bất kỳ vùng quê nào cũng gắn con ngƣời trong những mối quan hệ “bất di bất dịch”, hiện hữu vốn có. Trƣớc hết là quan hệ dòng tộc – khác với ngƣời thành phố, ngƣời thôn quê bao giờ cũng coi trọng “tình làng nghĩa xóm”, “bán anh em xa mua láng giềng gần”. Truyện ngắn của Tạ Duy Anh - Bước qua lời nguyền là tác phẩm đầu tiên đề cập tới chủ đề này với nhiều thông điệp và dụng ý nghệ thuật đáng suy ngẫm. Câu chuyện kể với danh xƣng “tôi” – ngƣời đƣợc giao trọng trách cao cả khi phải tiếp tục việc trả thù gia đình Quý Anh – con của địa chủ Hứa. Những dằn vặt nội tâm, những suy tƣ đau đáu của “tôi” đƣợc Tạ Duy Anh lột tả sâu sắc khiến ngƣời đọc cảm thông và thƣơng xót cho cái bi kịch kia, sự thù hằn truyền kiếp của con ngƣời làm
  • 21. 18 cho “con cháu” cảm thấy nặng nề, không lối thoái. Cũng trong chủ đề này là truyện ngắn Nỗi đau dòng họ của Sƣơng Nguyệt Minh. Dựa trên câu chuyện có thật xảy ra ở làng quê, nhà văn đã dựng vào trang văn nhiều tình tiết về mối thù truyền kiếp cũng của hai dòng họ: Ninh – Nguyễn. Sự đố kỵ, định kiến trong thôn xóm đã khiến họ rơi vào bi kịch mà chính họ là ngƣời dựng ra: kiện tụng, xung đột đẫm máu… gây đau khổ cho bao con ngƣời. Sự êm đềm của vùng quê bị khuấy đảo, cuộc sống mỗi cá nhân, gia đình gặp những hệ lụy không đáng có, bất hạnh của ngƣời cha, ngƣời mẹ… Nguyễn Minh Châu là ngƣời mở màn cho chủ đề này với hình tƣợng ngƣời nông dân Khúng qua hai truyện ngắn nổi danh Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát. “Một nông dân ròng”, suy nghĩ, thân phận điển hình cho ngƣời nông dân làng quê nhƣng đầy ý chí, niềm tin về cuộc sống tốt đẹp hơn và ẩn sâu trong lão vẫn là ngƣời chồng, ngƣời cha… có tình thƣơng và lòng trắc ẩn lớn lao. Cuộc sống thời bình sau chiến tranh, không cam chịu nghèo đói lão Khúng dẫn cả nhà đi “khai phá” vùng đất mới, không chấp nhận hủ tục, lạc hậu lão dựng nhà trên nền đất cũ mà dân làng đồn là “thiêng” lắm… Khai thác số phận ở góc nhìn khác, Nguyễn Ngọc Tƣ gây “chấn động” lớn trên văn đàn khi ra mắt truyện ngắn Cánh đồng bất tận – tác phẩm đƣợc chuyển thể thành phim cũng đƣợc đón nhận đông đảo từ ngƣời xem. Ngoài số phận con ngƣời khốn cùng bởi: nghèo đói, không nhà không cửa, thiên tai bệnh dịch… thì họ còn phải đối mặt với sự thù hằn của chính “đồng loại” – con ngƣời trở nên khốn đốn và cô độc trong chính cuộc sống của mình. Tạ Duy Anh cũng góp “công lớn” lột tả số phận ngƣời nông dân giai đoạn này với tác phẩm Lũ vịt trời. Ông khai thác đề tài tham nhũng, lũng
  • 22. 19 loạn nông thôn làm ngƣời nông dân thêm khổ khi ngày đêm lặn lội vì “miếng ăn manh áo” trên cánh đồng “bạc đầu vì nắng và gió”. Và cho dù phơi bày những cái xấu, quá trình hội nhập vẫn còn nhiều bất cập thì làng quê, nhất là ngƣời nông dân trong tất cả tác phẩm đều đâu đó chứa đựng ký ức, cội nguồn với điều tốt đẹp, “chốn bình yên đi về” của mỗi ngƣời. 1.2 Hành trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh trong dòng chảy văn học đương đại 1.2.1 Khái quát truyện ngắn Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu (1939 – 1989) – nhà văn lớn của nền văn học dân tộc nói chung và giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại nói riêng. Dù bắt đầu sáng tác muộn với truyện ngắn đầu tay Sau buổi tập (năm 1960) nhƣng tác phẩm của ông gây tiếng vang lớn và có vị trị nhất định trên con đƣờng nghệ thuật. Trong 29 năm cầm bút, Nguyễn Minh Châu đã để lại 14 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình… Và Phiên chợ Giát là truyện ngắn cuối cùng đƣợc ông viết khi còn nằm ở trên giƣờng bệnh. Nếu trƣớc chiến tranh là cảm hứng lãng mạn, miêu tả cái hào hùng và phẩm chất tốt đẹp của con ngƣời trong chiến đấu với nhiều nỗi trăn trở, lo âu thì sau chiến tranh, Nguyễn Minh Châu hƣớng ngòi bút khai phá thực tại, bám sát sự vận động của cuộc sống đời thƣờng. Nhìn lại một loạt sáng tác tiêu biểu cho cảm hứng đó nhƣ: Bức tranh, Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông… Dù là cuộc chiến tranh khốc liệt và đầy tàn nhẫn với nhiều mất mát và hi sinh đã kết thúc, nhƣng ở thời bình cuộc chiến thiện – ác, tốt – xấu… vẫn luôn tồn tại. Vì vậy mà phần lớn những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 đều tập trung viết về những góc khuất khác nhau của cuộc sống. Bức tranh – nhƣ lời xám hối, tự thú của nhân vật sau thời gian dài “bƣơn trải” đó đây rồi trở về với quê
  • 23. 20 hƣơng bản quán; Cỏ lau là nỗi day dứt, băn khoăn không có đƣờng ra của nhân vật Lực trƣớc sự hi sinh của đồng đội đồng thời là sự hòa nhập cộng đồng sau thời bình với nhiều mất mát của anh. Lão Khúng – ngƣời nông dân với đầy xót xa từ truyện ngắn Khách ở quê ra tới Phiên chợ Giát. Thật đáng tiếc khi sự nghiệp văn chƣơng của ông đang trên đà, ở độ “thăng hoa” thì ông lại qua đởi ở tuổi 50. Số phận con ngƣời là một trong những cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975. Với nhiều cống hiến xuất sắc, ông đã miêu tả và bộc lộ nỗi lo âu, khắc khoải con ngƣời hòa nhập trong thời bình, trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa xã hội. Mối quan hệ ấy có ít nhiều phức tạp nên ông không ngừng đào sâu tìm tòi để góp nhặt cho mình những kinh nghiệm, vốn sống. Xã hội thay đổi, đời sống thay đổi kéo theo nhiều biến đổi tâm lý, con ngƣời trở về cuộc sống đời thƣờng với nỗi lo mƣu sinh, “cơm áo gạo tiền”. Bằng sự nhạy cảm vốn có những nhƣ nhiệm vụ là con mắt, lỗ tai của xã hội, Nguyễn Minh Châu luôn luôn suy ngẫm và tìm hiểu một cách sâu sắc rằng: “Đằng sau số phận của cộng đồng là số phận của mỗi cá nhân”. Hành động nhận thức lại cuộc chiến tranh và thân phận con ngƣời trong cuộc chiến ấy đã đƣợc ông thể hiện trong một loạt các tác phẩm: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Bức tranh, Cỏ lau… Còn ở Có lau là nỗi xót xa, ân hận của Lực trƣớc cái chết của đồng đội do mình gây ra và một lần nữa là bi kịch khi trở về quê trong thời bình thì Thai – ngƣời con gái anh yêu đã có chồng. Số phận liên tục “quật ngã” anh bằng những sự việc đau lòng và khó cƣỡng. Ngƣời chiến sĩ anh dũng ấy – “mƣa bom bão đạn” không ngại ngần nhƣng sao ở thời bình anh cô độc và hoang mang đến vậy.
  • 24. 21 Đề tài hình tƣợng ngƣời nông dân tuy không mới nhƣng dƣới ngòi bút của ông, lão Khúng – “nông dân ròng” hiện ra đầy “lạ lẫm” qua truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát – tác phẩm cuối đời đƣợc ông viết trên giƣờng bệnh, bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực cuối cùng của mình. Nhƣ vậy, từ những nhận định trên ta có thể thấy rằng truyện ngắn Nguyễn Minh Châu trong văn học đƣơng đại rất chú trọng tới số phận và nhân cách con ngƣời – đặc biệt là ngƣời nông dân. Tƣ duy đổi mới cùng những nỗ lực không ngừng của cá nhân, Nguyễn Minh Châu đã góp phần to lớn vào xây dựng và hoàn thiện nền văn học nƣớc nhà, đặc biệt là truyện ngắn viết về ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại Việt Nam. 1.2.2 Khái quát truyện ngắn Tạ Duy Anh Tạ Duy Anh sinh năm 1959 ở huyện Chƣơng Mỹ, tỉnh Hà Tây (cũ). Ngƣời đọc biết đến ông lần đầu tiên qua truyện ngắn Để hiểu một con người trên báo Văn nghệ năm 1980. Ông từng tâm sự trên Báo Tuổi trẻ vào tháng 8 năm 2004: “Tôi sinh ra ở một vùng quê hẻo lánh, thấm đẫm không khí thù hận, cơ thể còi cọc, mặt mũi đen đủi, xấu xí, sống với ngƣời cha “rắn nhƣ thép”. Tôi biến thân xác của tôi thành cái vỏ ốc để bao bọc toà lâu đài tôi xây bằng trí tƣởng tƣợng… Tôi hoàn toàn tự do trong vƣơng quốc do tôi tự tạo ra”. Và “Bi kịch lớn nhất đời tôi là sự chối bỏ, từ trong ý thức sâu thẳm vùng đất mình sinh ra và lớn lên”. Ông có ý thức rõ ràng với văn chƣơng nghệ thuật, ông coi đó “giống nhƣ sự dâng tặng tình yêu, tôi không hề băn khoăn, không hề để lại mảy may cho riêng mình nhƣ một sự phòng xa nào đó. Tôi kí thác một lần trọn vẹn và chung thân cho niềm đam mê cái đẹp”. Cũng bởi những nguyên do đó mà hầu hết tác phẩm Tạ Duy Anh đều ít nhiều mang dấu ấn cá nhân, hình ảnh làng quê và những con ngƣời nơi ông sinh ra và lớn lên. Nỗi niềm cô đơn, đau khổ đƣợc ông truyền tải qua câu chữ trên những trang văn dài. Ông từng khẳng khái nói: “tôi chấp nhận
  • 25. 22 sự bài xích, thậm chí nguyền rủa để tạo một cảm nhận khác, một tƣ duy khác”. Tạ Duy Anh có ý thức rất cao trong việc cầm bút, ông nhƣ ngƣời nông dân cần mẫn trên cánh đồng chữ nghĩa để cho ra đời hàng loạt tác phẩm có giá trị đạt tới đỉnh cao. Quá trình “giác ngộ” ông ngày đêm say mê với câu chữ nhƣ con tằm nhả tơ và cho ra đời Bước qua lời nguyền. Tác phẩm này để là minh chứng tiêu biểu cho luận điểm: “Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh gói gọn trong mƣơi trang cả một cuộc đời, một kiếp ngƣời, mấy kiếp ngƣời vừa là tác giả, vừa là nạn nhân của những bi kịch xã hội đằng đẵng một thời”. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời những “đứa con tinh thần” xuất sắc nhƣ: tiểu thuyết Khúc dạo đầu năm 1991, tiểu thuyết Lão Khổ năm 1992, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật năm 1999, tập truyện Bố cục hoàn hảo năm 2004, tiểu thuyết Thiên thần xám hối năm 2004, Bến thời gian, Gã và nàng, Ngày hội cuối cùng, Quả trứng vàng, Ba đào ký, Những truyện không phải trong mơ, Bức tranh của em gái tôi, Dưới bàn tay vô hình, Vó ngựa trở về, Con dế ma, Xưa kia chị đẹp nhất làng, Đối thủ còi cọc…và nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Dù viết ở thể loại nào thì mỗi con chữ, mỗi trang văn của ông đều khắc khoải khi nghĩ về những ngƣời nông dân nghèo nàn, lam lũ, bất hạnh, những ngƣời đói khổ bị đẩy vào bƣớc đƣờng cùng cực của cuộc sống, bị tha hóa về nhân cách. “Số phận con ngƣời – phải chăng luôn là sự trăn trở dằn vặt trong ông?”. Đó là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong hành trình sáng tạo văn chƣơng của Tạ Duy Anh. Với lƣơng tâm của ngƣời cầm bút, ông phác họa bức tranh đời sống con ngƣời một cách sinh động và “đời nhất” có thể. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí ông khẳng định: “Bất kì sự buông thả nào cũng phải trả giá, suốt nhiều năm tôi
  • 26. 23 đã vất vả tìm cách thoát khỏi chính mình. Và suy cho cùng điều đó thuộc về logic sáng tạo”. Trong văn chƣơng, mỗi nhà văn tự khẳng định tƣ cách, chỗ đứng của mình bằng những sáng tạo nghệ thuật riêng. Mỗi tác phẩm là tiếng nói, phát ngôn riêng, quan điểm chủ quan của ngƣời cầm bút về thực tại – lối đi riêng. Vì vậy, những trăn trở của Tạ Duy Anh qua từng câu văn, trang giấy đều thể hiện tràn đầy trong lối viết ở các tác phẩm: đời sống cải cách ruộng đất trong quá khứ, tập tính “cố hữu” trong nông thôn của ngƣời nông dân, khát khao trần tục của con ngƣời... Có thể nói rằng, Tạ Duy Anh tiếp cận và tái hiện đời sống bằng con mắt chính trực dù đó là những nội dung “nhạy cảm”, nhức nhối, phi lý. Và ông có niềm tin mãnh liệt rằng những đóng góp “nhỏ nhƣ hạt bụi” sẽ dần mang thêm nhiều điều tốt đẹp đến cuộc sống. Quan niệm này của Tạ Duy Anh rất gần với quan niệm của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Cả hai nhà văn đều không tham vọng lớn lao rằng văn học có thể thay đổi, “rung chuyển” cả thế giới nhƣng rất coi trọng những đóng góp tốt đẹp, nhân văn dù là nhỏ bé. “Tôi muốn dùng ngòi bút tham gia trợ lực vào cuộc giao tranh không có gì ồn ào nhƣng xảy ra từng giờ, từng ngày và khắp mọi lĩnh vực đời sống” – những chia sẻ ngắn gọn của Tạ Duy Anh khi nó về truyện ngắn của mình trên báo Văn Nghệ đăng năm 1985. Dù trang truyện ngắn Tạ Duy Anh phản ánh hiện thực cuộc sống với đầy rãy cái xấu xa, tội ác, mặt trái cuộc sống nhƣng trong sâu thẳm tâm hồn ông vẫn luôn có niềm tin vào giá trị “Chân – Thiện – Mỹ”, “Hãy trả cho con ngƣời những thứ họ đƣợc trời tặng”. Tiểu kết Nhƣ vậy, nhìn nhận lại toàn bộ chƣơng 1 có thể thấy rằng: dù ở Nguyễn Minh Châu hay Tạ Duy Anh có những điểm khác nhau không thể
  • 27. 24 phủ nhận từ cách khai thác nhân vật, phƣơng thức thể hiện hay xây dựng tình huống truyện, tình tiết hé lộ đời sống nhân vật, bộc lộ dụng ý nghệ thuật… thì đâu đó ta vẫn thấy ở họ có những điểm tƣơng đồng “đầy bất ngờ”. Cùng nằm trong sự vận động của truyện ngắn đƣơng đại Việt Nam, nhƣ hai thế hệ nhỏ, Tạ Duy Anh tiếp nối Nguyễn Minh Châu – hai mảnh ghép hoàn hảo tạo nên sự hình dung “hoàn mỹ” về số phận ngƣời nông dân thời bấy giờ. Cả hai đều tự chủ và ý thức đƣợc sự đòi hỏi của “nghề viết” ấy, không ngừng sáng tạo và “đào sâu, sáng tạo những gì chƣa có” – Nam Cao Chƣơng 2: CÁC KIỂU/ DẠNG NGƢỜI NÔNG DÂN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN MINH CHÂU – TẠ DUY ANH 2.1 Nét tương đồng trong hình tượng người nông dân qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh
  • 28. 25 2.1.1 Người nông dân – nạn nhân của hoàn cảnh Anh Chí, Chị Dậu, Lão Hạc… những nhân vật ngƣời nông dân điển hình trong xã hội điển hình thời trƣớc có những số phận bi ai khác nhau: ngƣời bị tƣớc bỏ quyền làm ngƣời, ngƣời bán con, bán chó… để sống lay lắt qua ngày. Vì miếng cơm, manh áo mà họ bị chính xã hội dồn vào bƣớc đƣờng cùng, túng quẫn. Việc xây dựng nhân vật bị tác động sâu sắc của xã hội không phải là mới trong văn học nhƣng ở mỗi giai đoạn, nhân vật đƣợc mỗi tác giả nhìn nhận, soi chiếu và đặt trong hoàn cảnh, số phận khác nhau. Ngƣời nông dân trong văn học đƣơng đại không nằm ngoài quy luật vận động đó. Những trận đòn roi của anh chồng lên ngƣời vợ trong Chiếc thuyền ngoài xa là do hoàn cảnh éo le xô đẩy. Hạt nhân của câu chuyện là ngƣời đàn ông đánh vợ. Nguyễn Minh Châu phản ánh bạo lực gia đình không giống sự phản ánh của báo chí ngày nay. Đằng sau hình ảnh ngƣời đàn ông đánh vợ, khuất sau những chiếc xe tăng cũ là câu chuyện gia đình làng chài vì đông con, vì cái đói khổ, thiếu thốn nên ngƣời đàn ông ấy bất lực mà trút cơn giận lên vợ con bằng chiếc thắt lƣng Mỹ. Nơi chiến trƣờng xƣa, dấu tích của chiến tranh còn để lại lộ lộ ra những chiếc xe tăng cháy đang nằm trên bãi biển vẫn còn sự đau thƣơng, bất hạnh, vẫn còn những trận đòn lên lƣng ngƣời phụ nữ nhƣ câu chuyện thƣờng tình trong cuộc sống. Cuộc sống đói kém và tình thƣơng con đã làm ngƣời phụ nữ nhẫn nhục, chịu đựng và vƣợt qua. Con ngƣời cùng với cuộc sống của họ đƣợc nhà văn tập trung thể hiện thông qua những nhân vật “phiếm chỉ”: ngƣời đàn ông, ngƣời đàn bà, đứa con mà ngƣời kể chuyện biết đƣợc là thằng Phác. Ngƣời đàn bà – ngƣời hứng chịu trận đòn roi xuất hiện đầu tiên trong tác phẩm đƣợc mô tả: trạc ngoài bốn mƣơi tuổi, thô kệch, khuôn mặt lộ rõ sự mệt mỏi. Hình ảnh ấy gợi về cuộc đời vất vả, nhọc nhằn, lam lũ. Ngƣời đàn
  • 29. 26 bà ấy có đặc điểm là chịu đựng “rất giỏi” những trận đòn đầy hung dữ của chồng: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng mà không hề bỏ chạy hay chảy một giọt nƣớc mắt nào. Ngƣợc lại, chị ta lại rất mau nƣớc mắt trƣớc mặt con hay nói về con. Ngƣời vợ ấy nhƣ bao số phận ngƣời phụ nữ làng chài khác: đông con, nghèo khổ, nạn nhân của bạo lực gia đình, giàu lòng thƣơng con và cam chịu, không muốn mất gia đình. Trƣớc “công đƣờng”, chị có vẻ khúm núm, sợ sệt nhƣng khi đã biết ngƣời này chỉ muốn giúp đỡ mình, chị đã mạnh dạn hẳn lên, thay đổi cách xƣng hô. Cùng là nhân vật dƣới ngòi bút Nguyễn Minh Châu nhƣng với Lão Khúng – số phận ấy có những điểm trái ngƣợc với những nhân vật làng chài ấy. Lão Khúng hiện lên là ngƣời đàn ông của gia đình, tình yêu thƣơng cô Huệ - về sau là vợ lão. Dù bị hoàn cảnh xô đẩy tới những biến cố lớn nhƣng lão vẫn giữ đƣợc sự “bình tĩnh, yêu thƣơng” trong chính ngôi nhà mình. Nếu ngƣời chồng trong Chiếc thuyền ngoài xa trút cơn giận lên thân xác ngƣời vợ thì Lão Khúng lại yêu thƣơng cô Huệ hết mức – ngƣời vợ xinh đẹp lão luôn tự hào. Lòng trắc ẩn, tình thƣơng lão dành cho cả con Khoang – con vật nuôi trong gia đình lão. Cuộc sống dù khó khăn, phải bỏ làng đi khai hoang vùng đất mới, về nhà xây nhà trên đất cũ của miếu làng bị đàm tiếu thì lão vẫn vững vàng, là chỗ dựa của gia đình, vợ con lão. Hình tƣợng ngƣời đàn ông đã có sự tiến triển ngay trong chính ngòi bút Nguyễn Minh Châu. Nét tƣơng đồng ấy ngƣời đọc lần nữa nhìn thấy trong nhân vật của tác phẩm Tạ Duy Anh – sản phẩm của thù hận và định kiến xã hội. Không khí tăm tối, thù hận và đầy định kiến của làng Đồng đã đƣợc Tạ Duy Anh khắc hoạ rất rõ trong mỗi bản tính của nhân vật. Con ngƣời tự gây ra thù hận, định kiến, tự chuốc lấy đau khổ, biến những ngƣời xung quanh mình trở thành nạn nhân rồi tự chất vấn, dày vò, ân hận… Rồi lão Hứa, lão Tuế một thời là lý trƣởng, địa chủ cầm trong tay quyền sinh quyền sát một thời
  • 30. 27 nhƣng khi cải cách ruộng đất phải “sống lủi thủi nhƣ một con chó lạc loài” “hiền lành nhu mì nhƣ hòn đất” “gặp đứa trẻ lên sáu cũng nhất nhất đều lên tiếng chào trƣớc”. Rồi đến cái chết của họ cũng thật tủi nhục và khốn khổ: “Làng không cho lão vào nghĩa địa … Hôm đƣa tang lão, thối khắp cả làng đến nỗi ruồi xanh đuổi theo quan tài đông hơn ong vỡ tổ. Mấy ngày sau thán khí vẫn còn chƣa hết khiến mấy chục con chó hoá dại một lúc rồi theo lão cả” Ngu muội, tăm tối, thù hận đã huỷ hoại biết bao con ngƣời đến không còn tính ngƣời, tình ngƣời. Nhƣng họ không thể ân xá cho nhau, không thể “bƣớc qua lời nguyền” để tha thứ cho nhau trong hiện tại. Họ sống một cuộc sống tăm tối thù hận, đầy những định kiến tập tục lạc hậu, cổ hủ. Ngƣời cha trong Bước qua lời nguyền nuôi mối thù với một dòng họ khác và luôn kể lại cho những đứa con của mình nghe những tội lỗi và cái ác của kẻ thù để “tôi” “ghi vào tận xƣơng tuỷ”, “khiến tâm hồn tôi thẫm đẫm những hồi ức kinh hoàng không bao giờ còn hong khô đƣợc nữa”. Sự trì níu của những ân oán quá khứ cứ đè nặng lên vai họ suốt cả cuộc đời. Họ phải gồng mình lên để chống đỡ nó, để ghi nhớ, để khổ sở và để tìm cách trả thù. Dân làng Đồng thập thò miệng lỗ mà họ vẫn thù nhau ác liệt, doạ chờ nhau xuống dƣới mồ và để lại những lời nguyền độc: “Còn làng Đồng thì còn mối thù với thằng Hứa và con cháu hắn”. Ngƣời cha trong Vòng trầm luân trần gian đã từng gầm lên: “Với những cái thằng cúi xuống liếm gót cả hai chế độ, không đƣợc coi nó là giống ngƣời. Thế mới là giống ngƣời”. Mối thù truyền kiếp cứ day dứt họ cho đến lúc chết. Mặc dù “tím tái hết chân tay đấy nhƣng vẫn còn hỏi con luôn mồm thằng ấy, thằng nọ có vác mặt đến không thì lót lá dắt ra ngõ hộ”. “Đời cha ăn mặn, đời con khát nƣớc” “bố nợ con trả” đã trở thành “luật” để họ hành xử. Đây chính là cơ sở xã hội của kiểu nhân vật là sản phẩm của thù hận và định kiến xã hội,
  • 31. 28 khi là tội đồ, khi là nạn nhân. Chính xung đột dòng họ, thù hằn cá nhân đã đẩy xung đột giai cấp lên cấp độ tàn khốc hơn. Sống trong cảm giác ngột ngạt, nặng nề trong bầu không khí thù hận của làng Đồng những nhân vật nhƣ Quý Anh, Quý Hƣơng, Chú Hổ, Cậu Tƣ và biết bao nhân vật “tôi”… đã sống gồng mình, muốn “gào to lên lời nguyền rủa độc địa cho cái mảnh đất đầy thù hận này chìm lặng đi”. Bởi “Mƣời năm đủ cho tôi thấm nổi đau của cả mấy thế hệ mà số phận bị nhào nặn bằng một bàn tay phàm tục”. Họ muốn xoá bỏ cuộc sống tối tăm, ấu trĩ, đầy thù hận để sống một cuộc sống khác chỉ có tình yêu thƣơng, hạnh phúc và sự tƣơi đẹp. Nhƣng ngƣợc lại họ đã phải chứng kiến nhiều cảnh tang thƣơng, thù hận, hành xử nhau của dân làng Đồng. Họ đƣợc huấn thị để trả thù cho dòng họ cho giai cấp của mình: “Năm lên bảy tuổi, tôi đã đƣợc giáo dục khá cẩn thận về vị trí mà tôi đang chiếm một khoảng tí tẹo giữa cuộc đời mênh mông này. Tôi phải nhớ rằng thành phần gia đình mình bần nông”. Để cho con ghi nhớ mối thù vào xƣơng tuỷ, ngƣời cha hằng ngày bỏ công giảng giải, tái hiện lại quá khứ đau thƣơng tàn ác, khốn khổ: “Mỗi ngày một chuyện, lời kể của ông tuyệt vời nhƣ kể chuyện cổ tích khiến tâm hồn tôi thấm đẫm những hồi ức kinh hoàng không bao giờ còn hong khô đƣợc nửa”. “Với riêng tôi và anh chị em tôi, đứa nào cũng thấm đẫm vào trí nhớ một câu bất hủ: Lão Hứa và con cháu lão là kẻ thù truyền kiếp”. Nhân vật “tôi” trong Bước qua lời nguyền ngày càng cảm thấy ngột ngạt, nặng nề “nhƣ bị ném vào tình thế phải che chắn tứ bề. Sẽ ứng xử ra sao cho ba vuông bảy tròn giữa những con ngƣời cứng đờ vì thiên kiến”. “Tôi” trong Vòng trầm luân trần gian vẫn bị bủa vây giữa “hàng trăm ý nghĩ không đƣợc giải toả” của ông bố, đã chuẩn bị cho cả tình huống xấu nhất có thể nhƣng cũng không thể trút đi khối đá nặng cứ đè chặt đời ông. Không biết đến bao giờ lòng thù hận, sự tăm tối, ngu muội mới buông tha cho những
  • 32. 29 con ngƣời vô tội, những nạn nhân đáng lẽ ra đến thế hệ của họ phải đƣợc biết đến ấm no, hạnh phúc, tình yêu thƣơng, che chở, nâng niu của cộng đồng. Nhƣng ngƣợc lại những nhân vật nhƣ Quý Anh, Quý Hƣơng, Chị Thƣ, Chị Túc, chú Hổ… lại phải gánh chịu biết bao tủi nhục, khổ sở, bị dày vò bởi lòng thù hận, bị khinh rẻ bởi mình là “con ngƣời”… Suốt một thời trẻ con, Quý Anh không ngớt bị hành hạ “lủi thủi nhƣ một con chó con bị đàn ruồng bỏ” bởi một lẽ “Bố quý Anh là lão địa chủ nòi”. Cơn khát trả thù đã chuyển từ thế hệ cha anh sang đám trẻ con. Gieo vào đầu óc bọn trẻ ngọn lửa ngùn ngụt của lòng thù hận. Những lời trêu chọc suốt thời cấp một, những trận “tra tấn” con bé, những trận mƣa đất, có hôm mặt bầm tím nhƣng “vẫn cố chịu đựng… Mang trên mình một gƣơng mặt tái mét, đôi mắt trống rỗng vô hồn, câm lặng và nhẫn nhục là hình ảnh đáng thƣơng của Quý Anh. Chính lòng thù hận, cơn khát trả thù của ngƣời lớn đã cƣớp đi tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo của những đứa trẻ nhƣ Quý Anh. Dƣờng nhƣ con bé “đã trở thành tội phạm thực sự” “Sự ruồng rẫy của ngƣời đời đã in hằn trong tâm hồn nó nỗi mặc cảm rằng nó đang phải trả nợ cho những việc bố nó từng làm” Cũng nhƣ chị em Quý Anh, Quý Hƣơng, chị Túc trong Xưa kia chị đẹp nhất làng cũng bị ruồng rẩy, lúc nào cũng “âm thầm nhƣ con vạc lẻ đàn” bởi “chị Túc xinh đẹp và tài đảm nhất làng” nhƣng mang tiếng chửa hoang. Rồi chị Thƣ trong Truyền thuyết viết lại cũng chịu sự khinh rẽ do truyền thuyết xa xƣa kể lại về hiểm hoạ của hai anh em ở làng Đồng vì một ngƣời đàn bà đẹp mà “huynh đệ tƣơng tàn”, làng Đồng khốn đốn. Chính vì thế, “… sự hắt hủi mà làng Đồng trút lên chị cũng chính vì chị đẹp. Và với lý lẽ của làng Đồng thì nhất định chị mắc bệnh hủi! … Hoá ra chị đã gợi dậy trong ký ức làng Đồng nỗi kinh hoàng về hiểm hoạ do một ngƣời đàn bà đẹp gây ra”. Ba mƣơi tuổi chị vẫn sống cô đơn. Mắt chị lúc nào cũng
  • 33. 30 “ùa ra một nổi buồn đau đớn”, “quanh năm chị chỉ biết vụng trộm với bọn trẻ con”... Không biết đến bao giờ những nhân vật nạn nhân của sự thù hận và định kiến xã hội nhƣ Quý Anh, Quý Hƣơng, chị Thƣ, chị Túc, chú Hổ mới đƣợc cứu chuộc, mới tìm đƣợc giá trị đích thực của mình trong một ngôi làng tăm tối đầy thù hận và sẵn sàng chém giết trả thù nhau? Đó là câu hỏi đặt ra nhức nhối trong mỗi thiên truyện ngắn của Tạ Duy Anh cũng là lời lên án, tố cáo đanh thép thế lực xã hội, những hủ tục định kiến hẹp hòi đã đẩy con ngƣời vào những bƣớc đƣờng cùng u tối, không lối thoát. Tạ Duy Anh còn hƣớng ngòi bút của mình vào những nạn nhân của bối cảnh cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách ruộng đất bên cạnh những mặt tiến bộ kéo theo phải trả giá cho những sai lầm đầy máu và nƣớc mắt. Hoà mình trong dòng nhận thức chung của thế hệ nhà văn thời ấy, Tạ Duy Anh cũng góp phần tái hiện lại không khí tù túng, ngột ngạt của cả một vùng quê luôn sôi lên vì các vụ quy kết, đấu tố triền miên. Ở đó thật - giả, trắng - đen lẫn lộn, sự thật, công lý nằm trong tay những kẻ chuyên quyền, xuyên tạc, hiểu sai đƣờng lối của Đảng. Dùng nhân vật để nhận thức lại lịch sử, dùng lịch sử để biện minh cho số phận con ngƣời…Tạ Duy Anh đã khẳng định: nhân vật là sản phẩm của lịch sử. Biết bao con ngƣời đã trở thành nạn nhân của một thời kì nhiễu nhƣơng, hỗn loạn: Nhân vật chú Hổ trong Vòng trầm luân trần gian luôn bị gài bẫy, bị ám hại bởi chú sống ngay thẳng, trong sáng quá “thấy cái gì trái mắt chú cứ nói chẻ hoe ra”. Sự đấu tranh đơn lẻ của mình chú không thể trở thành đối thủ của ông Hƣơng. Để không phải nghe tiếng rên xiết của chúng sinh chú tìm đến rƣợu, trong những cơn say chú chỉ biết “ngửa mặt hú lên trời, chú chửi trăng, chửi sao cứ sáng một cách vô tâm, không biết mặt đất âm u, nhầy nhụa. Không biết thổ lộ với ai, “chú tâm sự chuyện đời với con bò”, rồi ôm mặt “khóc rƣng rức” và kêu lên một cách đau đớn “Em thấy làm thằng ngƣời khổ quá”. Nỗi
  • 34. 31 khổ của chú Hổ là nổi khổ của một nhân cách bộc trực, thẳng thắn, không chấp nhận cái xấu, cái ác hoành hành nhƣng “lực bất tòng tâm” bởi “Chƣa thấy thời nào nhƣ thời này. Khốn nạn!”. Rõ ràng chú Hổ là nạn nhân của một thời kì chính quyền nằm trong tay những kẻ chuyên quyền, cấu kết bè phái, chuyên trù dập những ngƣời nông dân lƣơng thiện. Đọc Lũ vịt trời ngƣời ta sẽ thấy phần nào bệnh quan liêu, trọng thành tích trong giới lãnh đạo và hậu quả khôn lƣờng không nhằm vào ai khác ngoài ngƣời nông dân. Trong khi lúa đã chín vàng cả ngoài đồng thì Toàn - bí thƣ cùng ban cán sự xã nhất quyết không cho dân gặt chỉ vì để lấy thành tích khi phái đoàn huyện về tham quan “kết quả làm ăn” của xã. Không chịu quan sát thời tiết, chủ quan, bỏ qua ngoài tai những lời khuyên của nông dân, chỉ chăm chú sao cho “loa đài ơi ới, ỏm tỏi cả lên”. Thế rồi mƣa đá bất ngời dội xuống. “Qua làn đá quất ràn rạt, hàng trăm cặp mắt thất vọng, căm tức hƣớng về phía những thửa ruộng đầy ắp, đang nát bét dƣới tai hoạ trời giáng!”. Những ngƣời nông dân nhƣ lão Khổ là nạn nhân đầu tiên của thói quan liêu, trọng thành tích của thời cải cách ấy. Lão đau đớn đến nổi phải “cƣời sằng sặc…cƣời bằng cái tâm sự cay đắng đến tột cùng của lão. Lão cƣời mà nghe nhƣ gầm, mỗi tiếng cƣời sẵn sàng cứa đứt ruột ngƣời khác”. Và lão hiểu ra một điều chua xót rằng cái sự phá hoại đáng ghê sợ nhất chƣa hẳn là trận mƣa đá mà ở chính những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt đang nhân danh “sự sáng suốt” để lãnh đạo nhân dân. Nhân vật lão Hứa trong Bước qua lời nguyền đều là nạn nhân của thời đại và gánh chịu gánh nặng quá lớn của quá khứ. Sau cải cách ruộng đất, Lão Hứa bị “truất” khỏi chức lý trƣởng và “sống lủi thủi nhƣ một con chó lạc loài”, gia sản của lão bị xé nát và vợ chồng lão phải dựng lều ra ở rìa làng. Ra đồng, lão lý trƣởng xƣa kia đứng riêng một chổ, gặp đứa trẻ lên sáu, nhất nhất đều lên tiếng chào trƣớc. Nổi tiếng là gian ác và giàu có,
  • 35. 32 nhƣng sau cải cách vị trí của lão đã thay đổi “Suốt ngày lão câm lặng, cặm cụi cùng vợ con cày xới mảnh vƣờn bé tý tẹo”, đói quá lão phải đi ăn trộm khoai lang và khi bị cậu Tƣ bắt quả tang, lão chỉ biết dốc lòng khẩn thiết van xin con của kẻ trƣớc đây mình dày xéo một thời: “Cậu Tƣ ơi…Cậu cứ lớn lên đi cậu sẽ hiểu tôi chả là cái gì trƣớc số phận, trƣớc thời thế. Tôi có trực tiếp đánh ông cậu đâu. Tôi có trực tiếp chôn sống chú cậu đâu. Cuộc đời cũ ắt nó phải thế”. Dùng nhân vật để nhận thức lại lịch sử Tạ Duy Anh không có ý bới móc lại lịch sử, đổ lổi cho lịch sử mà để chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn, công bằng và toàn diện hơn về lịch sử. Ông “chỉ muốn đƣa ra cái nhìn có tính chất tự vấn”. Một mặt kêu gọi khoan dung “coi đó nhƣ điều khó tránh khỏi của lịch sử dù nó đẫm máu”. Mặt khác nhân vật của Tạ Duy Anh sau những nhào nặn của lịch sử đều đã đi đến một ý thức sâu sắc về tƣ cách làm ngƣời. 2.1.2 Người nông dân bị tha hóa Con ngƣời hiện diện trong tác phẩm văn học của mỗi nhà văn đều chịu tác động từ nhiều phía: xuất thân, hoàn cảnh xã hội, tệ nạn, hủ tục… hay chính từ bản thân “con ngƣời” trong họ. Nhiều tác động tiêu cực làm ngƣời ta trở nên lạc hậu, ấu trĩ hơn nữa trong cộng đồng phong kiến hà khắc. Họ dần trở thành nạn nhân, “tội đồ” trong chính cuộc sống của mình; họ “vùng vẫy” tìm “ánh sáng” nhƣng đều vô vọng. Bất lực, cùng cực họ trở nên lƣu manh hóa, tha hóa tới mức chính mình còn không nhận ra đƣợc “bản thể tốt đẹp” của mình nữa. Điều này đƣợc cả Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh khai thác tối đa trong khuôn khổ truyện ngắn của mình ở giai đoạn văn học đƣơng đại. Trƣớc hết phải nhắc đến “ngƣời chồng” trong Chiếc thuyền ngoài xa – nhà văn Nguyễn Minh Châu. Ngƣời đàn ông chỉ xuất hiện duy nhất hai lần trong cả thiên truyện nhƣng lần nào cũng là khi anh đang trút “cơn
  • 36. 33 thịnh nộ” lên ngƣời vợ tảo tần. Lần thứ nhất là dƣới sự nhìn nhận của nhân vật Phùng, anh chồng là ngƣời thô bạo, hung dữ với những câu nói cộc cằn: “cứ ngồi nguyên đấy”, “động đậy là tao giết cả mày đi bây giờ”, “chúng mày chết đi cho ông nhờ”… những lời nói sâu cay của kẻ đang ở bƣớc đƣờng cùng, tuyệt vọng và bất lực. Khi mà mọi sự đều không nhƣ ý muốn, khi mà áp lực cơm áo gạo tiền đè nặng lên đôi vai ngƣời trụ cột thì anh ta muốn giết hết, nhìn thấy ai cũng là dằn vặt. Lần thứ hai, ngƣời đàn ông xuất hiện dƣới con mắt của chính “vợ” – ngƣời đàn bà mà cũng chính là nạn nhân của những trận bạo hành hàng ngày kia. Bằng hết sự cảm thông, ngƣời đàn bà ấy vẫn dành cho lão những lời nói đầy “bao biện” rằng trƣớc khi lão là một anh con trai tuy cục tính nhƣng hiền lành… cũng chỉ vì lì do này, lí do khác: nghèo khó, không theo làm lính ngụy đánh thuê lấy tiền mà cam chịu cuộc sống đói khổ… mới đâm ra nhƣ hiện tại. Cả gia đình sinh sống trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh sóng nƣớc và cũng từng ấy con ngƣời đều trông chờ bữa cơm hàng ngày vào “ngƣời đàn ông trụ cột” đó. Dù khi đó, cách mạng đã về nhƣng sự cam chịu kéo dài cùng với tính cục cằn từ xƣa nên hắn tìm sự giải thoát “nhất thời” bằng những trận đòn lên vợ. Ngƣời vợ cũng vì nhẫn nhịn, do sinh nhiều con lại rất thƣơng chúng mà cam chịu không phản kháng. Điều đó càng làm hắn căm tức hơn, hắn tức số phận trớ trêu đời hắn và hắn tìm đến rƣợu để giải tỏa nỗi niềm. Và cũng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Minh Châu liên tục miêu tả việc lão đánh vợ ở bãi xe hỏng mà qua hình ảnh đầy sức gợi này, nhà văn muốn nhấn mạnh vào cuộc đấu tranh ngƣời nông dân với cái “nghèo”, cái “đói” – chừng nào chƣa thoát khỏi sự đói nghèo thì chừng đó con ngƣời còn phải chung sống với cái xấu, cái ác. Sự tha hóa, lƣu manh trong người chồng nhƣ cái kết hùng hồn cho những tác động trực tiếp hay gián tiếp của cuộc sống gia đình ngƣời dân chài lƣới này. Hoàn cảnh đẩy con ngƣời ta tới
  • 37. 34 cùng quẫn, tha hóa. Khi nhắc tới đây không ít ngƣời nhớ tới anh Chí Phèo của Văn học hiện thực – “hắn” – ngƣời nông dân cũng bị chính cái xã hội phong kiến tác động “phải” tha hóa, lƣu manh hóa. Trƣớc đó, “hắn” cũng là anh thanh niên chăm chỉ với mong muốn có cuộc sống bình thƣờng nhƣ bao ngƣời bình thƣờng khác. Nhƣ vậy có thể thấy rằng, đề tài phản ánh việc tha hóa của ngƣời nông dân không mới nhƣng kỳ lạ thay, ở mỗi tác phẩm thì mỗi số phận lại hiện lên với những hoàn cảnh và số phận khác nhau. Và nếu tiêu biểu ở hai tác phẩm trên với hai hình tƣợng ngƣời nông dân bị tha hóa khác nhau thì trong tác phẩm của Tạ Duy Anh – nhân vật ấy lại đƣợc tiếp cận ở góc nhìn khác. Nhân vật trong Lão Khổ, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh luôn trong tình trạng hụt hẫng về đời sống tinh thần, trăn trở về sự tồn tại của mình, Họ phải đối diện với điều kiện sống khó khăn và những mối quan hệ đầy toan tính. Lão Khổ tên thực là Tạ Khổ, bần cố nông chính hiệu, lão cũng sinh ở Làng Đồng. Lão đã đắc lực xây dựng nên cái khổ của đời mình. Tên lão, là bản chất lão, là con đẻ của guồng máy mà lão là nguyên nhân tạo dựng, để sau này nó nghiền nát lão. Lão là nhân vật đối diện với tòa án lƣơng tâm: xuất thân bần cố, lão bị địa chủ hành hạ vì tƣ thù dòng họ. Rồi khi cờ đến tay lão phất, lão trả thù, lão giết ngƣời, lão lên đến đỉnh cao của quyền lực. Cuối cùng lão bị đào thải. Quy luật tuần hoàn vốn có. Lão đã đi hết “kiếp” của mình, một hành trình tội ác và trừng phạt mà tay trắng vẫn hoàn tay trắng. Lão là nhân vật không ý thức đƣợc trách nhiệm của mình bởi lão không đủ khả năng để “ý thức”. Lão Khổ là cái bi đát hiện thực đƣợc nhà văn nhìn từ bên ngoài. Dù ngƣời nông dân ấy có là Chí Phèo, “ngƣời chồng” hay Lão Khổ thì họ không thể tránh khỏi sự tác động nghiệt ngã của xã hội – chỉ là bằng cách thức này hay cách thức khác mà thôi. Qua số phận của các nhân vật,
  • 38. 35 độc giả nhận thấy sự bất an là cảm giác thƣờng trực trong đời sống của con ngƣời đƣơng đại. Dù mỗi số phận nhân vật đƣợc xây dựng lên đều dựa trên phần nào đó góc nhìn chủ quan của tác giả nhƣng tựu chung lại thành công nơi bạn đọc chính là những cảm xúc cảm thông và có cái nhìn về cuộc sống ngƣời nông dân bấy giờ. 2.1.3 Người nông dân bi kịch Ngƣời nông dân bi kịch – khi mà tác giả đặt họ vào những hoàn cảnh trớ trêu, buộc phải đƣa ra những quyết định dứt khoát và đôi khi đến xé lòng, cam chịu. Giai đoạn văn học trƣớc đó, Nam Cao xây dựng bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của ngƣời nông dân bị bần cùng hóa, lƣu manh hóa và bị cự tuyệt quyền làm ngƣời. Với Chí, Nam Cao nhận thấy ngƣời nông dân đang bị hủy diệt nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát. Chí Phèo chằng những bị tƣớc đoạt nhân tính mà còn bị hủy hoại cả nhân hình nữa. Ngƣời nông dân bị lƣu manh hóa ấy cuối cùng đã thức tỉnh nhƣng điều bi thảm là anh ta muốn trở lại làm ngƣời lƣơng thiện mà không đƣợc. Nếu ở Nguyễn Minh Châu là những tình tiết éo le ngay trong chính cuộc đời lão Khúng. Nuôi con của ngƣời đàn ông khác nhƣng lại phải cam chịu không đƣợc có bất kỳ sự tò mò, tìm hiểu nào về bố đẻ đứa trẻ. Mà trớ trêu thay, Lão Khúng yêu thƣơng thằng Dũng hơn chính những đứa con đẻ của mình. Lão tự hào về “nó” ! Cƣới đƣợc cô Huệ - ngƣời con gái đẹp nhất nhì cái phố huyện ấy đồng nghĩa với việc lão cam chịu những lời điều tiếng về đứa con không cùng huyết thống với mình. Lão vẫn tự hào về ngƣời vợ xinh đẹp – đƣợc hết thẩy đàn ông đều muốn có đƣợc, lão vẫn tự hào về đứa con trai cả của lão, đứa con mà lão tƣởng nhƣ máu thịt của mình. Cuộc đời lão là chuỗi ngày gian khổ và long đong. Và thấp thoáng đâu đó ngƣời ta nhận thấy có điểm tƣơng đồng ở hình ảnh ngƣời chồng trong Chiếc thuyền
  • 39. 36 ngoài xa. Dù chiến tranh đã kết thúc, sống trong thời bình nhƣng vì cuộc sống mƣu sinh, miếng cơm manh áo mà anh thanh niên hiền lành năm xƣa không còn nữa. “Ngƣời chồng” có muốn thảnh thơi, “hiền lành” nhƣ xƣa cũng không đƣợc nữa rồi. Lên vai anh là gia đình, là vợ là con, là những cơm áo gạo tiền thƣờng trực và mƣu sinh từng bữa. Trên chiếc thuyền chật hẹp ấy, anh là trụ cột, là ngƣời duy nhất có khả năng lo đƣợc cho vợ con. Nếu anh có muốn buông bỏ thì cũng không đƣợc. Và thật chớ trêu thay, cuộc sống đôi vợ chồng ngƣời dân làng chài ấy vẫn cứ diễn ra nhƣ thế, ngày này qua tháng nọ. Ngƣời đàn ông ấy vẫn trút những trận đòn roi vô cớ, trút giận lên ngƣời phụ nữ gầy ốm kia. Những đứa con không yêu thƣơng ngƣời cha ấy mà thay vào đó là thù ghét, oán hận. Bi kịch xảy ra trong chính gia đình và không gian hạn hẹp đƣợc tác giả xây dựng mang nhiều ẩn ý nhƣ chính cuộc sống tù túng của họ. Lối thoát là không có, lựa chọn là không thể - họ chỉ có thể tiếp tục bƣớc đi cùng nhau trên hành chính đầy khó khăn đó. Những khó khăn và oán hận càng nhân lên theo thời gian nhƣng họ không còn sự lựa chọn nào khác nữa. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thả ngòi bút của mình vào những trang văn đầy sự cảm thông và thƣơng cảm, nhƣng cũng không kém phần sắc bén khi miêu tả cuộc sống ngƣời dân làng chài lƣới điển hình đến thế ! Đến Tạ Duy Anh với Bước qua lời nguyền, hình tƣợng ngƣời nông dân bi kịch này đƣợc biểu hiện rõ rệt hơn nữa. Tác phẩm xác định một ngòi bút hiện thực sắc sảo, can đảm nhìn lại quá khứ đau đớn của mình, của một thế hệ lớn lên trong hai lớp hận thù: hận thù dòng họ và hận thù giai cấp. Một thằng bé muốn Bước qua lời nguyền để bênh vực một cô bé, lớn lên chúng muốn vƣợt qua thù hận để bảo vệ tình yêu. Làng Đồng trong những năm trƣớc cách mạng, sau cải cách ruộng đất và trong những năm đổi mới: “Từ một miếng đất “gan chó”, nay trở thành
  • 40. 37 miếng đất riêu cua màu mỡ” cho bọn chánh tổng, lý trƣởng. Trước cách mạng, làng Đồng nhƣ một xã hội nông thôn thu nhỏ với những lý trƣởng, lý hào, lính lệ, trai đinh, những kẻ cố nông, cùng đinh, phu phen, dân tứ xứ phiêu bạt. Nơi những kẻ địa chủ ra sức bóc lột ngƣời dân, đối xử không bằng loài vật, đẩy con ngƣời tới bƣớc đƣờng cùng. Sau cải cách ruộng đất, trật tự mới thay cho hệ thống tôn ti trật tự cũ. Những kẻ cầm quyền trƣớc đó đều bị quy kết bóc lột ngƣời dân, bị tịch thu tài sản, phải “sống lui thủi nhƣ con chó lạc loài”. Nhƣng dù vậy, bản chất con ngƣời với cách tƣ duy bảo thủ, cách nghĩ phiến diện đã khiến Làng Đồng không thoát ra khỏi “lời nguyền”, “mấy chục năm xây dựng mà cứ xơ xác nhƣ trong cảnh tắt đèn”. Cùng với đó, trải dài từ đầu đến cuối tác phẩm là sự xuất hiện của những mối thù hận – những sợi dây xích tồn tại từ rất lâu, kéo dài từ thế hệ này sang thế hệ khác và chƣa thể tháo gỡ đƣợc. Hận thù dòng họ kéo dài bốn thế hệ ở đây chính là mối thù hận của nhà nhân vật Tƣ và nhà Quý Anh. Hơn nữa, Tạ Duy Anh xây dựng mối tình trong cảnh nghịch lý. Tình yêu trong tác phẩm đƣợc ra đời và nuôi dƣỡng ngay trong lòng những định kiến. Một tình yêu trong sáng khiến cho nhân vật luôn phải đau đáu, ám ảnh bởi mối thù sâu nặng của dòng họ. Cũng chính bởi tình yêu với Quý Anh mà nhân vật cậu Tƣ đã hơn một lần “bƣớc qua lời nguyền”. Thuở nhỏ, cậu cởi trói cho Quý Anh khi đang bị trói vào cọc phi lao và chạy trốn cùng. Đến tuổi thiếu niên, cậu sẵn sàng lao vào những cuộc cãi vã với chính bố mình để bênh vực Quý Anh. Hơn thế nữa là thẳng thắn thừa nhận tình yêu của mình “Tôi và Quý Anh, hai kẻ trong trắng nhƣ nhau, tội lỗi nhƣ nhau cùng bƣớc qua lời nguyền “trai gái trong làng không đƣợc phép lấy nhau”, bƣớc qua những hận thù nhiều thế hệ để chứng tỏ tình yêu của mình và nhận cái kết có phần tốt đẹp.
  • 41. 38 Nhƣ vậy, với những bi kịch khác nhau mỗi nhân vật có sự lựa chọn riêng và chấp nhận kết quả. Qua đây, mỗi nhà văn sẽ truyền tài những nội dung và dụng ý riêng tới bạn đọc qua từng nhân vật và những nút thắt khác nhau. Tất cả với mong muốn đƣợc ngƣời đọc đón nhận và hài lòng với những tác phẩm giá trị. 2.1.4 Người nông dân vượt lên hoàn cảnh số phận và hành trình tìm kiếm bản thể Hình tƣợng nhân vật vƣợt lên hoàn cảnh, số phận và giữ gìn bản thể tốt đẹp vốn có đã xuất hiện không ít tác phẩm văn học trƣớc đó. Ở giai đoạn văn học này đó chắc hẳn phải là lão Khúng trong Phiên chợ Giát và Khách ở quê ra. Nguyễn Minh Châu khéo léo dựng lên hoàn cảnh “hợp tình hợp lý” để tách lão ra khỏi làng quê, rời xa cuộc sống tập thể để tới khai phá vùng đất hoang dại, cằn cỗi mà ta thƣờng ví nhƣ “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Hay nói cách khác là đi khai hoang vùng đất mới. Lão nhƣ rời xa xã hội loài ngƣời và làm bạn với núi rừng, cây cỏ. “Có thể nói rằng nhân vật lão Khúng là con đẻ của một xã hội công xã nông thôn đang tồn tại ngay trong lòng xã hội chủ nghĩa”. Khi đọc những trang văn ấy, ngƣời đọc cảm giác nhƣ trở về thời hồng hoang với nhiều mới mẻ, lạ lẫm và đôi khi là kỳ quoặc. Và ở đâu đó, ngƣời ta thấy lão có những nét của ông Khang, Kim, Nam Bộc, Tùng hay Hai Thìn…vừa nhân hậu nhƣng cũng vừa ấu trĩ, vừa đáng thƣơng nhƣng cũng vừa đáng giận, chất phác nhƣng cũng đầy dữ tợn. Chính vì thế mà lão trở thành con ngƣời đa chiều, đa nhân cách nhƣng lại có khi khiến ngƣời ta kính trọng. Có thể coi cuộc đời lão Khúng là cuộc đời của thân phận chồng chất, co kéo, dằn vặt giữa sự nhẫn nhục để thoát khỏi sự khó khăn, để giữ vững vàng cái bản chất Người tốt đẹp. Buổi sớm tinh mơ, quãng đƣờng năm tiếng đi bộ ra chợ quen thuộc đƣợc Nguyễn Minh Châu tái hiện tuyệt vời. Vỏn vẹn năm tiếng mà bao hồi tƣởng về quãng đời
  • 42. 39 đã qua của lão nhƣ đƣợc sống dậy. Bao khổ đau, nhọc nhằn, gian khổ cho đến những điều phi lý đang đọa đầy, những dòng nƣớc mắt đau thƣơng cho tới ranh giới giữa sự sống và cái chết… Đọc từng dòng văn có đôi lúc ngƣời đọc cảm thấy nghẹn ngào và cảm thấy chính mình nhƣ đang bị dồn nén bởi vòng vây khép kín của cuộc sống. Cuộc hành trình của lão tiểu nông thời bấy giờ là cuộc hành trình đẩy những khổ ải, bấp bênh của kiếp ngƣời. Không chấp nhận sự “vùi dập” của cuộc đời, lão mày mò, dò dẫm cố gắng thoát khỏi sự bấp bênh của cuộc đời mình. Đọc toàn bộ thiên truyện, ngƣời đọc sẽ hình dung đƣợc hết thẩy mảnh ghép cuộc đời lão, đặc biệt là hai cú sốc: cái chết của Dũng – thằng con trai lão hết mực yêu thƣơng khi đi bộ đội và công cuộc hợp tác hóa của lão Bời – thế giới tâm linh của lão Khúng với đầy ngổn ngang, rối bời, đầy xiêu vẹo giữa thực hƣ sáng – tối. Và lão Khúng trở thành con ngƣời mà ngƣời hoặc to hơn số phận của mình hoặc nhỏ hơn tính người của mình là ở chỗ đó. Dù là tiếp cận đề tài đã cũ nhƣng Văn học đƣơng đại Việt Nam nổi bật hơn khi có những sáng tác từ góc nhìn mới của Nguyễn Minh Châu. Ông phát hiện “những nguyên tử tâm hồn” ẩn chứa “cái tốt đẹp nguyên thủy” và “cái xấu nguyên sơ”. Lão Khúng – nhân vật tiêu biểu cho ngƣời nông dân thời đại mới dù có gian khổ tới mấy cũng không đánh mất “cái bản thể”. “Khúng của Nguyễn Minh Châu đã đƣợc thể hiện một tình cảm gắn bó ruột thịt với quê hƣơng; Lòng yêu mến, trân trọng những ngƣời nông dân nghèo khổ và ân nghĩa. Nhân vật Khúng là sự trộn lẫn giữa màu sắc thẩm mỹ đối lập, một cách độc đáo để tạo nên con ngƣời này”. Tôn Phƣơng Lan nhận định trong Tiểu luận Một vài loại hình nhân vật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu: “Con ngƣời và cuộc đời Khúng đều đầy những nét dị biệt”.
  • 43. 40 Nhƣ đã phân tích ở những phần trên, Lão Khúng và cậu Tƣ – Quý Anh đều rơi vào những hoàn cảnh éo le nhƣng điểm chung ở họ chính là việc không đánh mất “bản thể - con ngƣời” trong mình. Trƣớc tối tăm của thù hận thì tình yêu giữa cậu Tƣ và Quý Anh là những gì còn đẹp và nhiều hi vọng nhất cả thiên truyện. Giữa bạo lực, tối tăm thì Quý Anh mang đến cho ngƣời đọc liên tƣởng tới hình ảnh cô tiên nữ trong sáng, đem đến cho cậu Tƣ giấc mơ và khát vọng sự tự do. Họ không chọn đi theo “vết xe đổ” – 4 đời trƣớc đó, họ sống và lựa chọn theo tình yêu và mong muốn “cứu rỗi một dòng họ ngu tối trong thù hận”, giải thoát những định kiến chật hẹp và cách hành xử của dân làng Đồng. Đọc Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, ta thấy có nhân vật nữ luôn chạy song song với cuộc đời Kiên – đó là hiện thân của cái đẹp, tình yêu, nhân tính để đối lập với chiến tranh, bạo lực. Còn đọc tác phẩm của Tạ Duy Anh, khi chiến tranh đang bủa vây với lửa đạn và chết chóc, có ngƣời lính vẫn tìm đƣợc nơi trú ấn dịu mát ở hình ảnh chị Túc. Gửi thƣ cho chị, anh viết: “Thật kỳ lạ khi tôi có cảm giác tất cả đều bình yên, tƣởng nhƣ chiến tranh bị đẩy lùi mãi, chỉ còn nhƣ một dƣ âm. Và tôi chờ đợi. Em có biết tôi chờ đợi điều gì không? Tôi…chờ em bƣớc ra từ vầng trăng. Em sẽ băng bó vết thƣơng, làm nguội mặt đất bởi vì em là vị Phúc thần của những ngƣời lính trận nhƣ tôi…” Từ đây có thể thấy rằng, dù Nguyễn Minh Châu hay Tạ Duy Anh xây dựng nhân vật gai góc tới đâu, trong hoàn cảnh khốn cùng tới mức nào thì đâu đó vẫn còn những nhân vật “truyền cảm hứng”, giữ đƣợc những bản thể tốt đẹp nhất của con ngƣời và cuộc sống. Đây có lẽ cũng là thông điệp mà hai nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc: dù trong hoàn cảnh nào cũng không đánh mất mình mà luôn có suy nghĩ tích cực, cố gắng nhìn về tƣơng lai.
  • 44. 41 2.2 Sự khác biệt trong hình tượng người nông dân qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và Tạ Duy Anh 2.2.1 Người nông dân trong sáng tác Nguyễn Minh Châu Nguyễn Minh Châu khắc họa hình tƣợng ngƣời nông dân trong sáng tác của ông dậm chất “Nguyễn Minh Châu”. Dù ông tách con ngƣời ra khỏi làng quê, dòng tộc, quê hƣơng hay xã hội nhƣng ở mỗi con ngƣời đều là mỗi số phận éo le bƣớc ra từ trang văn. Mỗi nhân vật minh họa cho một quan điểm, nguyên lý nào đó của ngƣời cầm bút. Truyện ngắn Phiên chợ Giát không phải đề tài tranh luận về thân phận con ngƣời (nói chung) “con ngƣời sống giữa hoang vu và bóng tối” mà tác giả ở đây đã khiêm tốn và độc đáo hơn. Truyện này là một giả thuyết văn học về bản chất và thân phận ngƣời nông dân. Một quan điểm lý thuyết của Mác về ngƣời nông dân đã trở thành cổ điển: Người nông dân vừa là người lao công vừa là tư hữu; Mà theo giả thuyết văn học của Nguyễn Minh Châu thì ngƣời nông dân vừa là bò Khoang vừa là lão Khúng. Quan hệ giữa bò Khoang và Lão Khúng ở đây con ngƣời nông dân là quan hệ “lẫn lộn bò và ngƣời”, “hai mà một mà một là hai”. Hình ảnh bò khoang là sự hiện thân của sức chịu đựng bền bỉ, làm lụng nhẫn nại “suốt đời nai lƣng ra kéo cày”. Đối với lão Khúng cái “thực” là vợ chồng con cái có ăn “không chết đói”, là “cái mặt đất dƣới chân, với mấy mảnh ruộng… thuộc sở hữu gia đình lão”… Với đầu óc thiết thực này lão đã nghi ngờ cả “một trời sao” ma chúa, “đại thần danh tiếng thời này” đang “thi nhau nhấp nháy”, “soi sáng mặt đất”. Trƣớc sự thật “trần trụi và đơn giản” là đứa con ở chiến trƣờng K chết rồi lão đã dao động “chí khí ái quốc” và “những điều” tâm niệm thiêng liêng khác trong tâm khảm của lão đang “trung chiêng”.
  • 45. 42 Mối quan hệ giữa lão Khúng – bò khoang là mối quan hệ chủ tớ. Lão Khúng có những đức tính của ngƣời chủ: tinh thần trách nhiệm hết sức nghiêm túc làm “cột cho sống” trong gia đình, chăm lo cho vợ con, đó là năng lực trù tính lo liệu từ việc nhỏ đến việc to, chuyện táo tợn, gan góc… Phải chăng đầy tớ bò khoang là sự hiện thân của tính nhẫn nhục và “ý chí thuần phục” là vậy, nhƣng cũng không phải là vậy. Cặp sóng đôi lão Khúng – bò khoang gắn bó bịn rịn mến nhau, là hiện thân của sức mạnh khai phá “vạch rừng vỡ đất”. Chính sức mạnh này đã làm nên cây vƣờn nuôi sống con ngƣời, tạo dựng nên đất vƣờn, sức mạnh này đã có bề dày lịch sử – tác giả đã có ý thức tôn lên bằng những từ ngữ, phong cách cao và lao động của lão Khúng – bò khoang mang ý nghĩa “khai sơn lập địa” từ thời hồng hoang “thời mới” có loài ngƣời. Trong văn học hiếm có những biểu tƣợng về ngƣời nông dân nhƣ vậy. Nguyễn Minh Châu đã đồng thời phát hiện ra hai khả năng giới hạn của số phận ngƣời nông dân có thể trở thành một nạn nhân thảm khốc, đó là ý nghĩa của giấc mơ cuối cùng. Hành động lão bị đánh bằng búa tạ mang ý nghĩa hình tƣợng lớn lao, phải chăng lão chính là con bò khoang. “Máu me đầm đìa… và ngƣời nông dân cũng có thể trở thành hung thần – thậm chí trở thành hung thần đồ tể”. Ở giấc mơ đầu tiên: “kẻ nâng chiếc búa tạ lên đánh vào đầu con vật của lão chứ ai” xét đến cùng những “ác ôn”, cả những “cƣờng hào mới” mà phần lớn cũng từ nông thôn mà ra. Qua truyện ngắn Khách ở quê ra nhà văn muốn khái quát bản chất của những tính cách khác nhau. Với nhân vật lão Khúng, Nguyễn Minh Châu viết: “Hắn chẳng yêu một cái gì cả ngoài nỗi thèm khát đƣợc sống sung sƣớng, đƣợc ăn ngon mặc đẹp, đƣợc mọi ngƣời xung quanh chiều chuộng và tôn kính”. Con ngƣời đó có thể là ngƣời tốt, là ngƣời rất cách