SlideShare a Scribd company logo
1 of 46
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
BÙI CÔNG NGUYÊN
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG NĂM 2019
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA
HÀ NỘI – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
BÙI CÔNG NGUYÊN
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG NĂM 2019
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH Y ĐA KHOA
KHÓA: QH.2014.Y
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG
ThS. MẠC ĐĂNG TUẤN
HÀ NỘI – 2020
LỜI CẢM ƠN
Ngay sau khi được giao đề tài khóa luận này, em đã cảm thấy mình rất may
mắn vì em có cơ hội được làm nghiên cứu, được học hỏi thêm về lĩnh vực mà em
đam mê nhất. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài nỗ lực học hỏi
của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía các thầy cô, bạn
bè và những người thân yêu trong gia đình em.
Lời đầu tiên, với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
nhất đến người thầy kính mến – GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG – Chủ nhiệm khoa
Khoa học Sức khỏe, Trường ĐH Thăng Long – Chủ tịch Hội đồng Đạo đức trong
NCYSH Quốc gia, Bộ Y tế – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia
Hà Nội cùng với ThS. MẠC ĐĂNG TUẤN, giảng viên Bộ môn Y Dược cộng đồng
và Y dự phòng. Trong thời gian vừa qua, hai thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và trực
tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS.BS ĐỖ MINH HÀ– Trưởng
Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá
trình thu thập số liệu, cho em những lời khuyê bảo quý báu để em có thể hoàn thành
khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược, Ban
giám đốc Bệnh viện E Trung ương, cùng toàn thể các thầy cô bộ môn Y dược học
Cộng đồng, các bác sĩ Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương đã hết lòng
quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn, lời yêu thương đến gia đình, người thân và
bạn bè, những người đã luôn sát cánh bên em, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2020
Sinh viên
Bùi Công Nguyên
DANH MỤC VIẾT TẮT
BS Bác sỹ
ĐTĐ Đái tháo đường
ĐTNC
NB
Đối tượng nghiên cứu
Người bệnh
SL Số lượng
TTĐT Tuân thủ điều trị
WHO Tổ chức Y tế Thế giới
World Health Organization
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường theo IDF 2005
Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường qua Glucose, HbA1C
Bảng 1.3 Mục tiêu kiểm soát huyết áp
Bảng 1.4 Nồng độ Lipid được khuyến cáo trong điều trị bệnh đái tháo đường
Bảng 3.1 Đặc điểm chung của người bệnh
Bảng 3.2 Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh của người bệnh
Bảng 3.3 Hỗ trợ của người thân về tuân thủ điều trị
Bảng 3.4 Thực trạng lo âu của bệnh nhân
Bảng 3.5 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐTĐ
Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh
Bảng 3.6 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc ĐTĐ, kiểm tra đường
máu và tái khám định kỳ
Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên ăn và cách chế biến
Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên hạn chế và cách
chế biến
Bảng 3.9 Kiến thức về luyện tập thể lực
Bảng 3.10 Tình hình sử dụng thuốc hiện tại
Bảng 3.11 Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh
Bảng 3.12 Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ của người bệnh
Bảng 3.13 Tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu đối với các thực phẩm và
cách chế biến nên ăn
Bảng 3.13 Tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu đối với các thực phẩm và
cách chế biến nên ăn
Bảng 3.14 Tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu đối với các thực phẩm và
cách chế biến nên hạn chế
Bảng 3.15 Tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh
Bảng 3.16 Lý do không tuân thủ các chế độ điều trị của người bệnh
Bảng 3.17 Đánh giá tổng quan về tuân thủ điều trị
Bảng 3.18 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ dùng thuốc
Bảng 3.19 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám
định kì
Bảng 3.20 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ dinh dưỡng
Bảng 3.21 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ hoạt động thể lực
Bảng 3.22 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ chung
Biểu đồ 1. Đánh giá chung về tuân thủ điều trị
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN........................................................................................3
1.1. Bệnh đái tháo đường ............................................................................................3
1.1.1 Định nghĩa..........................................................................................................3
1.1.2 Dịch tễ đái tháo đường type 2............................................................................3
1.1.3 Chẩn đoán...........................................................................................................3
1.1.4 Phân loại.............................................................................................................4
1.2. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2...........................................5
1.2.1 Nguyên tắc chung...............................................................................................5
1.2.2 Mục tiêu điều trị.................................................................................................5
1.2.3 Lựa chọn phối hợp thuốc ...................................................................................5
1.2.4 Kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2...................................6
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc điều trị đái tháo đường ......................................12
1.4. Một số nghiên cứu liên quan..............................................................................14
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................18
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................18
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................18
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................18
2.1.3 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................18
2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................18
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................18
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................18
2.3 Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................19
2.3.1 Công cụ thu thập số liệu...................................................................................19
2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin...............................................................................19
2.4 Công cụ thu thập số liệu......................................................................................19
2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu...............................................................................20
2.6 Các khái niệm, thước đo và tiêu trí đánh giá: .....................................................27
2.6.1 Các khái nhiệm.................................................................................................27
2.6.2 Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị..................................................28
2.7 Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................................29
2.8 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................29
2.9 Sai số và biện pháp khắc phục ............................................................................29
2.8.1 Sai số ................................................................................................................29
2.8.2 Biện pháp khắc phục ........................................................................................30
2.10 Hạn chế nghiên cứu...........................................................................................30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................31
3.1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị..................................31
3.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh......................................................................31
3.1.2 Kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh.................................................34
3.1.3 Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ....................................................38
3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh...........45
3.2.1. Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ dùng thuốc...............................................45
3.2.2. Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kì.47
3.2.3 Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ dinh dưỡng ...............................................48
3.2.4 Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ hoạt động thể lực......................................49
3.2.5. Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ chung của người bệnh.............................51
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.........................................................................................52
4.1. Kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu..................52
4.1.1. Đặc điểm cá nhân của người bệnh ..................................................................52
4.1.2. Kiến thức chung của người bệnh ....................................................................55
4.1.3. Tuân thủ dùng thuốc........................................................................................56
4.1.4. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ ...........................57
4.1.5. Tuân thủ dinh dưỡng.......................................................................................57
4.1.6. Tuân thủ hoạt động thể lực..............................................................................59
4.1.7. Tổng hợp chung về tuân thủ điều trị cả 4 nhóm yếu tố của người bệnh.........60
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu. ..............60
4.2.1. Yếu tố liên quan với tuân thủ dùng thuốc .......................................................60
4.2.2. Yếu tố liên quan với tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ ........60
4.2.3. Yếu tố liên quan với tuân thủ dinh dưỡng ......................................................61
4.2.4. Yếu tố liên quan với tuân thủ hoạt động thểlực..............................................61
4.2.5. Yếu tố liên quan với tuân thủ chung của người bệnh .....................................62
KẾT LUẬN...............................................................................................................63
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường type 2 là một bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa đang ngày
càng gia tăng trên khắp thế giới, không chỉ xuất hiện ở các nước phát triển nữa mà
xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển [37]. Đái tháo đường đang trở
thành một vấn đề lớn của y học, gây những ảnh hướng xấu tới sức khỏe, làm suy giảm
sức lao động, tăng tỉ lệ tử vong, giảm tuổi thọ của bệnh nhân và là gánh nặng cho nền
kinh tế - xã hội [2].
Tại Việt Nam, từ năm 2002 đến năm 2012, tỉ lệ mắc đái tháo đường (ĐTĐ)
tăng gấp đôi từ 2,7 lên 5,4%, dự kiến tới năm 2030, số người mắc Đái tháo đường ở
Việt Nam sẽ lên đến con số 3,42 triệu người [3]. Trên thế giới, theo báo cáo, tới năm
2015 có khoảng 8,8 % dân số trưởng thành mắc bệnh Đái tháo đường, tỉ lệ tử vong
hàng năm ước tính khoảng 5 triệu người mỗi năm, ĐTĐ đã và đang trở thành một đại
dịch trên thế giới [14].
Đái tháo đường là một căn bệnh nặng, phải điều trị lâu dài, nhiều biến chứng
nguy hiểm và gần như không thể tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm tiến
triển của các biến chứng này cũng như mức độ của biến chứng bằng cách quản lý tốt
bệnh ĐTĐ [2]. Tuy nhiên hiện nay, điều kiện nhân lực y tế chuyên môn về ĐTĐ còn
hạn chế, cũng theo Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 cũng chỉ ra, hiện
nay, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến cơ sở trong quản
lý và điều trị bệnh ĐTĐ còn yếu [3]. Chính vì vậy việc điều trị bệnh ĐTĐ ngoài sự
điều trị của các bác sĩ tại bệnh viện thì việc tuân thủ điều trị tại nhà của Bệnh nhân
và sự phối hợp của người nhà người bệnh là cực kì quan trọng.
Trong điều trị bệnh ĐTĐ, việc tư vấn cho bệnh nhân (BN) là cực kì quan trọng,
tuy nhiên hiện nay, phần lớn các nghiên cứu về bệnh ĐTĐ chủ yếu là về kết quả điều
trị và đáp ứng các loại thuốc, các nghiên cứu về chế độ ăn, hoạt động thể lực, kiểm
soát đường huyết tại nhà và khám định kì còn rất ít. Những câu hỏi đặt ra cho nghiên
cứu này là: sự hiểu biết và thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh Đái tháo đường
type 2 đang được quản lý tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E như thế nào? Những
yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị của các người bệnh này? Vì những lý
do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị và
2
một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại
Bệnh viên E Trung ương năm 2019” nhằm 2 mục tiêu sau :
1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh
đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E năm
2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của đối
tượng nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, thuật ngữ đái tháo đường (Diabetes Mellitus)
mô tả một rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân, đặc trưng bởi tăng đường huyết mạn
tính, rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, chất béo và protein, gây ra bởi các rối loạn
trong sản xuất insulin, khuyết khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai [18].
1.1.2 Dịch tễ đái tháo đường type 2
- Trên thế giới: Tỉ lệ mắc bệnh Đái tháo đường trên thế giới, chủ yếu là Đái
tháo đường type 2 ước tính khoảng 10% người trưởng thành trên 25 tuổi. Trong đó, tỉ
lệ này cao nhất ở khu vực Đông Địa Trung Hải và Châu Mỹ (11%) và thấp hơn ở khu
vực Châu Âu và Tây Thái Bình Dương [32].
- Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường lứa tuổi 30-69 tuổi toàn quốc
là 2,7% vào năm 2002, đã tăng gấp đôi lên 5,4% năm 2012. Đây là điều đáng báo động
khi tỷ lệ đái tháo đường gia tăng nhanh hơn dự báo. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose
cũng tăng lên từ 7,7% năm 2002 lên 12,8% năm 2012. Ước tính, năm 2010 tỷ lệ đái
tháo đường ở nhóm tuổi từ 20-79 tuổi là 2,9% tương ứng 1,65 triệu người bị bệnh và
dự báo sẽ tăng lên 3,42 triệu người vào năm 2030, gia tăng 88 000 người một năm [3].
1.1.3 Chẩn đoán
Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Đái tháo đường type 2 của Bộ Y tế, Chẩn
đoán sớm bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm [4]:
a. Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường type 2:
Tuổi ≥ 45 và có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:
- BMI ≥ 23 (xem phụ lục 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào
BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á (theo IDF,
2005)
- Huyết áp trên 130/85 mmHg
- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ,
anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường type 2).
4
- Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường
(suy giảm dung nạp đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose).
- Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to -
nặng trên 3600 gam, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu).
- Người có rối loạn Lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/L và
Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
b. Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes).
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT), nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm
2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl)
đến 11,0 mmol/l (200 mg/dl).
- Suy giảm glucose máu lúc đói (IFG), nếu lượng glucose huyết tương lúc
đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và lượng
glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng glucose máu dưới 7,8
mmol/l (< 140 mg/dl).
c. Chẩn đoán xác định đái tháo đường: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái
tháo đường (WHO- 1999), dựa vào một trong 3 tiêu chí:
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
- Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương
ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
1.1.4 Phân loại
Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, Đái tháo đường được chia thành 4 loại cơ
bản bao gồm [4]:
a. Đái tháo đường type 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta
của đảo tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển
hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.
b. Đái tháo đường type 2.
c. Các thể đặc biệt khác.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
5
- Bệnh lý của tụy ngoại tiết.
- Do các bệnh Nội tiết khác.
- Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác.
- Nguyên nhân do nhiễm trùng.
- Các thể ít gặp, các hội chứng về gen.
1.2. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2
1.2.1 Nguyên tắc chung [4]
a. Mục đích:
- Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức
độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan,
giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường.
- Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
b. Nguyên tắc:
- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp
điều trị bệnh đái tháo đường.
-Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì
số đo huyết áp hợp
lý, phòng, chống các rối loạn đông máu.
-Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh
nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).
1.2.2 Mục tiêu điều trị
-Đưa chỉ số glucose máu lúc đói về mức chấp nhận 6,2 – 7,0 mmol/L và
đường máu sau ăn về mức 7,8 – 10,0 mmol/L, cùng với đó là đưa các chỉ số HbA1c
về khoảng 6,5 – 7,5%, huyết áp về mức 130/80 – 140/90 [4].
1.2.3 Lựa chọn phối hợp thuốc
Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc
+ Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh đái tháo đường type 2
6
+ Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà quyết
định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose máu
thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi sát trong
3-6 tháng; nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc[4].
+ Thuốc lựa chọn ban đầu của chế độ đơn trị liệu nên dựa vào chỉ số khối cơ
thể (BMI), nếu BMI dưới 23 nên chọn thuốc nhóm Sulfonylurea, nếu BMI từ 23 trở
lên, nên chọn nhóm Metformin[4].
1.2.4 Kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2
Các biện pháp điều trị nhằm mục tiêu hạn chế, ngăn ngừa các biến chứng cấp và
mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường
đi kèm với nhiều yếu tố nguy cơ, tạo ra sự phối hợp ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh.
Chính vì vậy, điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 không chỉ đơn thuần là điều chỉnh
glucose huyết thanh mà phải kiểm soát đồng thời đa yếu tố.
Sự xuất hiện, tiến triển các biến chứng do ĐTĐ type 2 liên quan đến thời gian
phát hiện bệnh, số lượng các yếu tố nguy cơ, mức độ kháng insulin và hiệu quả kiểm
soát các chỉ số. Nhiều nghiên cứu có giá trị đều chứng minh tiên lượng bệnh ĐTĐ kể cả
type 1 và type 2 được cải thiện là nhờ những can thiệp đa yếu tố [4]. Ngày nay người ta
coi những kết quả điều trị tốt là biện pháp tốt nhất dự phòng những biến chứng cho người
đã mắc bệnh. Một số Hiệp hội đã quan tâm đến vấn đề này và đưa ra những tiêu chí để
đánh giá việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Kiểm soát đa yếu tố trên bệnh nhân ĐTĐ
bao gồm: khống chế tốt đồng thời cả glucose máu, HbA1C và các yếu tố nguy cơ thường
gặp như huyết áp, lipid máu, cân nặng, lối sống... [23].
Năm 2015, dựa trên khuyến cáo kiểm soát các chỉ số WHO đưa ra năm 2002,
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế - IDF đã điều chỉnh một số mục tiêu kiểm soát các chỉ
số về tim mạch, chuyển hóa. Đây là hướng dẫn quốc tế được nêu ra làm cơ sở cho các
quốc gia xem xét, áp dụng có điều chỉnh cho phù hợp với từng vùng lãnh thổ. Khuyến
cáo này cũng thể hiện đơn giản, gọn hơn chỉ nêu ra một mức độ của mục tiêu. Khuyến
cáo nêu ra các mục tiêu và chiến lược điều trị phải được điều chỉnh có cân nhắc tới các
yếu tố nguy cơ riêng biệt của từng BN. Bên cạnh mức glucose huyết thanh lúc đói,
khuyến cáo còn đưa ra mức glucose sau 2 giờ (sau ăn) và lipid máu cũng đều thấp hơn,
7
bổ sung thêm tỷ số albumin/creatinin niệu. Nếu điều trị chưa đạt mục tiêu thì cũng không
nên coi như đã điều trị thất bại vì mọi cải thiện các yếu tố nguy cơ đều có thể làm giảm
sự xuất hiện của các biến chứng. Trong thực tế nếu giảm HbA1c từ 10% xuống mức 9%
sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng các cơ quan đích nhiều hơn so với mức
giảm từ 7% xuống 6%. Khuyến cáo cũng đã lưu ý: nếu không có điều kiện theo dõi
HbA1c thì dựa vào glucose huyết thanh lúc đói cũng là một chỉ số theo dõi thay thế có
thể chấp nhận được[25].
Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh
thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy
trì vào khoảng 7,0% không nên đưa HbA1c xuống mức < 7,0% đối với những bệnh nhân
có biểu hiện cơn hạ đường huyết và chấp nhận duy trì HbA1c ở mức > 7,0% ở những
bệnh nhân có các bệnh kèm theo, tiên lượng thời gian sống không kéo dài và nguy cơ
cao gây cơn hạ đường huyết[31].
Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân
đái tháo đường theo IDF 2005
Chỉ số Mục tiêu kiểm soát
Glucose - Đói
- Sau ăn 2 giờ
4,4 – 6,1 mmol/l (80 - 110 mg/dl)
4,4 – 8,0 mmol/l (80 – 145 mg/dl)
HbA1c < 6.5%
Huyết áp ≤ 130/80 mmHg
Cholesterol toàn phần ≤ 4,5 mmol/l (174 mg/dl)
LDL-C ≤ 2,5 mmol/l (97mg/dl)
HDL-c ≤ 1,0 mmol/l (39 mg/dl)
Triglycerid ≤ 1,5 mmol/l (133mg/dl)
Tỷ số albumin/creatinin niệu
Nam: 2,5 mg/mmol (22mg/g)
Nữ: 3,5 mg/mmol (31 mg/g)
8
Hội nội tiết - đái tháo đường châu Á - Thái Bình Dương dựa trên các khuyến
cáo mức kiểm soát các chỉ số của IDF đã áp dụng có điều chỉnh cho phù hợp đặc
điểm dân số học cũng đã đưa ra khuyến cáo của riêng mình[25].
Hội Nội tiết đái tháo đường Việt nam dựa vào tình hình cụ thể, thực tế năm
2009 đã đồng thuận đưa ra những tiêu chí đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số theo
3 mức độ: Tốt, chấp nhận, kém.
1.6.4.1. Gluocse
Kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân ĐTĐ nhắm đến các mục tiêu chuyên
biệt có thể đo lường được, như là Hemoglobin A1C (còn được gọi là ‘A1C’ hay
‘HbA1C’) là tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong
thời gian dài và là mục tiêu chính của việc kiểm soát, điều trị đái tháo đường. Xét
nghiệm HbA1C được đề nghị thực hiện từ hai đến bốn lần mỗi năm cho các bệnh nhân
với bất kỳ loại đái tháo đường nào, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ kiểm
soát đường huyết của từng bệnh nhân[35].
Đối với các bệnh nhân ĐTĐ type 1 điều trị bằng insulin nên kiểm tra ba lần hay nhiều
hơn trong ngày; số lần kiểm tra có thể ít hơn ở những bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị
bằng thuốc hạ đường huyết uống, nhưng có thể nhiều hơn đối với bệnh nhân điều trị
bằng insulin có kèm hoặc không các loại thuốc uống.
Mục tiêu đường huyết nên được điều chỉnh cho phù hợp với tuổi, giới, và tình
trạng sức khỏe của bệnh nhân; một số nhóm đối tượng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt
(trẻ em, phụ nữ mang thai, và người lớn tuổi).
Dưới đây là bảng chỉ số mục tiêu được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng
biệt của từng cá nhân:
9
Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường qua Glucose, HbA1C
Thông số Mục tiêu
+ HbA1C < 7.0%
+ Glucose trong huyết tương mao mạch
trước ăn
70-130 mg/dL (3.9-7.2 mmol/L)
+ Nồng độ đỉnh glucose trong huyết tương
mao mạch sau ăn
< 180 mg/dL (< 10.0 mmol/L)
Các mục tiêu này dành cho những người không mang thai và liên quan đến
mức 4,0-6,0% của nhóm không bị ĐTĐ.
Nồng độ glucose trong huyết tương sau ăn nên được đo 1-2 giờ sau khi bắt
đầu bữa ăn, nồng độ cao nhất ở các bệnh nhân tiểu đường thường xảy ra trong khoảng
thời gian này.
Tăng đường huyết sau ăn (PPG) góp phần làm cho việc kiểm soát đường huyết
không đạt được mức độ tối ưu, thường xảy ra sớm trong quá trình tiến triển của bệnh
đái tháo đường và là một nguy cơ dự báo cho các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Tăng đường huyết sau ăn cũng có liên quan đến sự xuất hiện của các bệnh mạch máu
lớn và mạch máu nhỏ, đồng thời gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Tăng
đường huyết sau ăn đã được xem là dấu hiệu báo trước quan trọng của cơn đau tim.
Các phương pháp nhằm giảm đường huyết sau ăn có thể giúp giảm nồng độ
HbA1C và cải thiện việc kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, một phương pháp về
chế độ ăn nhằm cải thiện đường huyết sau ăn là tiêu thụ loại carbohydrate được tiêu
hóa chậm, giúp phóng thích glucose qua một đoạn dài hơn dẫn đến đường huyết sau
ăn được giảm đi hẳn so với việc thực hiện chế độ ăn với các nguồn cung cấp
carbohydrate tiêu hóa nhanh khác[21]
1.6.4.2. Huyết áp
Theo IDF (2013) cho thấy, có tới 60 – 80% người mắc bệnh ĐTĐ type 2 bị
tăng huyết áp. Bệnh ĐTĐ kèm tăng huyết áp làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong và
đột quỵ, tăng gấp 3 lần nguy cơ bệnh mạch vành, thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển
của các biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh…[25]
10
Kiểm soát tốt huyết áp cũng như các chỉ số đường huyết và mỡ máu là những
vấn đề rất quan trọng đối với người mắc bệnh ĐTĐ, giúp phòng ngừa và làm chậm
quá trình phát triển của biến chứng. Huyết áp là áp lực của máu lên các thành mạch.
Huyết áp của người khỏe mạnh bình thường là 120/80mg. Một người được cho là cao
huyết áp (HA) khi HA > 140/90mg, trong đó HA tâm thu > 140mg (HA tâm thu là
huyết áp đo được khi tim co bóp máu đi) và/hoặc HA tâm trương > 90mg (HA tâm
trương là huyết áp đo được khi máu trở về tim)[34].
Đối với người mắc bệnh ĐTĐ type 2 mục tiêu điều trị là đưa huyết áp về mức
< 130/85mg. Việc điều trị cao huyết áp cho người ĐTĐ type 2 có thể tùy vào tình
trạng bệnh mà sử dụng phương pháp dùng thuốc hay không dùng thuốc hoặc kết hợp
cả hai.
Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm soát huyết áp
Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
Huyết áp mmHg ≤ 130/80 > 130/80 - < 140/90 > 140/90
1.6.4.3. Lipid
Kiểm soát mỡ máu nhằm mục đích hạ thấp LDL cholesterol, tăng HDL
cholesterol, và giảm triglyceride là mục tiêu quan trọng đối với bệnh ĐTĐ type 2.
Dưới đây là bảng nồng độ lipid được khuyến cáo:
Bảng 1.4. Nồng độ Lipid được khuyến cáo trong điều trị
bệnh đái tháo đường
Thông số Mục tiêu
+ LDL cholesterol < 100 mg/dL (< 2.6 mmol/L)
+ Triglyceride < 150 mg/dL (< 1.7 mmol/L)
+ HDL cholesterol
> 40 mg/dL (> 1.0 mmol/L) – Nam
> 50 mg/dL (> 1.3 mmol/L) – Nữ
Các dữ liệu này là các giá trị lipid của những người trưởng thành, có nguy cơ
thấp. Các thông số về lipid nên được đo ít nhất mỗi năm một lần ở hầu hết các bệnh
nhân trưởng thành; đối với những người trưởng thành có các chỉ số giá trị lipid nguy
cơ thấp, đánh giá lipid máu có thể lặp lại mỗi hai năm.
11
Kiểm soát lipid hiệu quả giúp làm giảm bệnh mạch máu lớn và tử vong ở
những bệnh nhân có tiền sử biến cố tim mạch. Các chuyên gia ĐTĐ khuyên nên kiểm
tra các rối loạn lipid ở các bệnh nhân đái tháo đường trưởng thành ít nhất một lần mỗi
năm và thường xuyên hơn nếu cần thiết để đạt được các mục tiêu[25].
1.6.4.4. BMI
Chỉ số BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã
chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không
tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ.
BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích
hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một
người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức
khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này
gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các
sàng lọc sức khoẻ khác[25]
Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì
cho một quần thể dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao
và cân nặng, không tốn kém và dễ thực hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta
so sánh tình trạng cân nặng của họ với quần thể nói chung.
Công thức tính BMI:
BMI (kg/m2
) = Cân nặng (kg) : [Chiều cao (m) x chiều cao (m)]
Cách đánh giá chỉ số BMI : Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng
phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI.
+ BMI <16 : Gầy độ III
+ 16 ≤ BMI <17 : Gầy độ II
+ 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I
+ 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường
+ 25 ≤ BMI <30 : Thừa cân
+ 30 ≤ BMI 35 : Béo phì độ 1
+ 35 ≤ BMI <40 : Béo phì độ II
+ BMI >40 : Béo phì độ III
12
Thừa cân và béo phì được coi là nguyên nhân chính phát sinh ĐTĐ type 2 hiện
nay, và quan trọng đây là yếu tố can thiệp được. Thừa cân và béo phì thường được đánh
giá chủ yếu qua 2 chỉ số gồm chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng bụng (VB). Vòng bụng
giúp đánh giá béo bụng hay béo phì dạng nam. Béo phì được xác định là một yếu tố nguy
cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là béo bụng. Béo phì làm tăng huyết áp, tăng
non-HDL-C và làm giảm HDL-C. Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, béo phì vừa là yếu tố dự báo
bệnh ĐTĐ vừalà yếu tố nguycơ tim mạch. Béo bụng có liên quan mật thiết với hiệntượng
kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể, dẫn đến sự thiếu hụt insulin tương đối do giảm số
lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mỡ). Do tính kháng insulin cộng
với sự giảm tiết insulin dẫn đến sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức
cơ và mỡ, dẫn tới hiện tượng ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, đồng
thời làm chậm chuyển carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo
glucose mới, và hậu quả tất yếu là bệnh đái tháo đường xuất hiện[18].
Các nghiên cứu về số đo vòng eo liên quan với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
cho thấy như sau:
+ Vòng eo < 90 cm (nam), hoặc < 80 cm (nữ): bình thường
+ Vòng eo ≥ 90 cm (nam), hoặc ≥ 80 cm (nữ): có nguy cơ
BMI được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và luyện tập. Bệnh nhân ĐTĐ type
2 được đánh giá là kiểm soát BMI ở mức tốt khi BIM trong khoảng 18.5 – 22.9 và kiểm
soát kém khi BMI ≥ 23[28].
1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc điều trị đái tháo đường
Theo khuyến cáo của WHO, Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế cũng như kết quả từ
các nghiên cứu cho thấy, không tuân thủ điều trị có thể gây ra các hậu quả sau [18, 33, 35]:
- Không kiểm soát được đường huyết.
- Không ngăn ngừa được các biến chứng cấp tính:
+ Hạ glucose máu.
+ Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do ĐTĐ.
+ Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp lực thẩm
thấu).
+ Hôn mê nhiễm toan lactic.
13
+ Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.
- Không ngăn ngừa được các biến chứng mạn tính:
+ Biến chứng tim mạch: Bệnh mạch máu, bệnh tim, đột quỵ…
+ Biến chứng tại mắt: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc, giảm thị lực, mù lòa…
+ Biến chứng tại thận: Tổn thương thận, suy thận…
+ Biến chứng bàn chân: Loét bàn chân, cắt cụt chi dưới, hoại thư…
+ Biến chứng thần kinh.
+ Rối loạn chức năng cường dương ở nam.
+ Suy giảm chức năng sinh dục ở nữ.
ĐTĐ là một trong những bệnh lý mạn tính nên luôn là gánh nặng tâm lý cho
bản thân bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội. Hơn nữa điều trị ĐTĐ đòi hỏi
bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt
động thể lực và kiểm soát đường huyết và khám định kì của người bệnh. Nhiều nghiên
cứu đã chỉ ra rằng nếu bệnh nhân không tuân thủ thường dẫn đến thất bại trong điều
trị. Dưới đây là một số các lý do khiến bệnh nhân không tuân thủ:
Do thuốc điều trị: Bệnh nhân phải uống quá nhiều thuốc trong một ngày đặc
biệt với những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc uống kết hợp với thuốc tiêm và
phải dùng ít nhất 2 loại thuốc trở lên thì với số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc
kéo dài suốt đời kèm theo với tâm lý sợ đau khi tiêm là những rào cản lớn tác động
đến sự tuân thủ. Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: Thời điểm
sử dụng nhiều loại thuốc điều trị có liên quan mật thiết tới bữa ăn: có thuốc phải uống
sau bữa ăn, có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc tiêm phải tiêm vào đúng giờ quy
định Hơn nữa, một số thuốc điều trị còn yêu cầu người bệnh phải ngừng uống rượu
bia. Điều này sẽ gây ra khó khăn nhất định cho bệnh nhân.
Chế độ ăn: ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh nhân ĐTĐ: Một số thì không có
điều kiện,có nhóm bệnh nhân cho rằng không cần thiết, một số thì không biết, làm
ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị ĐTĐ.
Do thiếu hỗ trợ (gia đình, bạn bè): Sự hỗ trợ của người thân trong gia đình và
bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của họ. Những
người thân và bạn bè sẽ chia sẻ, an ủi, động viên, nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh uống
14
đủ số lượng thuốc, đủ liều, đúng giờ và đo đường huyết thường xuyên cũng như giúp
người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực đúng cách. Trên
thực tế, nhiều người bệnh không thể tự mình đo đường huyết hoặc không tự giác nhớ
được cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc…, đặc biệt khi người
bệnh là người cao tuổi. Vì vậy sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè là hết sức cần thiết đối
với người bệnh ĐTĐ.
Do gánh nặng về tài chính: Quá trình mắc bệnh kéo dài, phải chi trả chi phí
điều trị, trong khi người bệnh không có khả năng tạo ra thu nhập (ở những người cao
tuổi) sẽ là gánh nặng tài chính không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả những người
khác trong gia đình.
Cùng với đó, việc tuân thủ hoạt động thể lực và kiểm soát đường huyết tại nhà
và thăm khám định kì cũng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường
huyết và biến chứng của bệnh ĐTĐ [2]
Ngoài ra, tại nghiên cứu này, một yếu tố liên quan nữa có thể ảnh hưởng tới
việc tuân thủ điều trị đường nữa là tình trạng Lo âu của bệnh nhân. Tình trạng này
được đánh giá thông qua thang đo lo âu, trầm cảm tại bệnh viện HADS (Hospital
Anxiety and Depression Scale) ,thang đo gồm có 14 câu trong đó 7 câu đánh giá về
lo âu và 7 câu đánh giá về trầm cảm. Các câu này tập trung vào các triệu chứng chủ
yếu liên quan tới lo âu, trầm cảm. Các dấu hiệu được phân theo 4 mức độ từ 0 tới 3
điểm.
Kết quả được phân tích theo điểm trung bình của tổng điểm mỗi câu hỏi và theo
các mức độ:
- Từ 0 đến 7 điểm: bình thường.
- Từ 8 đến 10 điểm: có triệu chứng của lo âu.
- Từ 11 đến 21 điểm: lo âu.
Từ đó, qua chỉ số đánh giá lo âu này, nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa tình
trạng lo âu của bệnh nhân với việc tuân thủ các chế độ điều trị.
1.4. Một số nghiên cứu liên quan
15
1.4.1. Trên thế giới nghiên cứu về kiến thức và tuân thủ điều trị người bệnh ĐTĐ
không phải là vấn đề mới, cụ thể như sau:
Nghiên cứu về kiến thức tuân thủ điều trị:
Theo nghiên cứu của Girish M.Chavan trên 307 bệnh nhân ở Ấn Độ cho thấy, Chỉ
23,8% có kiến thức tốt về bệnh tiểu đường, trong khi 19,2% người tham gia có kiến thức
kém, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuân thủ điều trị tốt hơn ở những bệnh nhân có kiến
thức về bệnh đái tháo đường [21]. Ở một nghiên cứu khác tại Ai Cập của tác giả Ghada
El-Khawaga cho thấy tỉ lệ hiểu biết chung của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo
đường là 52,3%.
Nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc:
Nghiên cứu của Joan N. Kalyago và cộng sự (2008) về tuân thủ điều trị của người
bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Uganda với mục tiêu xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến
sự tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ cho thấy có 28,9 % người bệnh không tuân thủ
điều trị sử dụng thuốc. Và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này bao gồm có giới tính nữ,
không hiểu rõ về thuốc, không có thuốc đúng quy định và không đi khám định kì thường
xuyên [27].
Tuy nhiên các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến tuân thủ điều trị thuốc hoàn
toàn bằng nghiên cứu định lượng, còn hạn chế chưa đi tìm hiểu lý do tại sao người bệnh
lại không tuân thủ điều trị.
Nghiên cứu về tuân thủ hoạt động thể lực:
Một số nghiên cứu khác lại chỉ nghiên cứu tuân thủ hoạt động thể lực trên người
bệnh ĐTĐ. Kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh không tuân thủ hoạt động thể lực là khá
cao như nghiên cứu của Juma Al-Kaabi và cộng sự (2009) [19], “Hoạt động thể lực và
những yếu tố rào cản đến hoạt động thể lực của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Ả
rập”.
Nghiên cứu về tuân thủ chế độ ăn:
Nghiên cứucủaChandalia và cộngsựcũngchothấy chế độăngiàuchấtxơ (50gram
chất xơ, 25 gram hòa tanvà 25 gram khônghòa tan) cũng có tác dụng cải thiện đường huyết,
giảm đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu trên người bệnh ĐTĐ type 2[29].
Nghiên cứu về tuân thủ 5 yếu tố phối hợp khi điều trị ĐTĐ:
16
Một số nghiên cứu khác đã tiến hành cho thấy việc tuân thủ điều trị kết hợp
giữa tuân thủ dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, kiểm soát đường
huyết, kết quả cho thấy: Nghiên cứu của Alan M và cộng sự (2006) chỉ ra rằng tỷ lệ
tuân thủ thuốc điều trị thường tốt hơn tuân thủ thay đổi lối sống. Nghiên cứu này cho
thấy có 65% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng, 19% người bệnh tuân thủ chế
độ hoạt động thể lực, 53% người bệnh tuân thủ chế độ dùng thuốc và 67% người
bệnh thường xuyên đo đường huyết [39].
1.4.2. Tại Việt Nam
Hiện tại ở Việt Nam, việc tuân thủ điều trị là điều cốt lõi cho sự thành công
trong công tác điều trị người bệnh ĐTĐ góp phần đáng kể vào công tác quản lý điều
trị bệnh. Để có được điều này cần phải có những minh chứng cụ thể như: tỷ lệ người
bệnh tuân thủ thuốc, dinh dưỡng, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết tại nhà
là bao nhiêu? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người bệnh? Từ đó giúp cho
các nhà quản lý Bệnh viện có những giải pháp hữu hiệu trong công tác điều trị và
quản lý người bệnh ĐTĐ có hiệu quả.
Nghiên cứu về kiến thức tuân thủ điều trị: Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng
Thúy năm 2019 tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La thì điểm trung bình kiến thức chỉ đạt
20,58 ± 5,6 điểm trên tổng 36 điểm, trong đó: tỷ lệ NB có kiến thức đạt là 64%; không
đạt là 36%. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, theo Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự, tỉ lệ
người bệnh có kiến thức về ăn uống của người bệnh Đái tháo đường type 2 chiếm khoảng
67,35%, điểm trung bình kiến thức về chế độ điều trị[11].
Nghiên cứu về tuân thủ chế độ dùng thuốc: Đã có nhiều nghiên cứu về việc tuân
thủ điều trị của bệnh nhân Đái tháo đường như về việc tuân thủ việc dùng thuốc như
nghiên cứu của Lưu Thị Hạnh tại Khoa Nội 2 Bệnh viện Xanh Pôn cho thấy có tới tỷ
lệ bệnh nhân tuân thủ thời gian uống thuốc khá đúng giờ chiếm 95.4%, có 63,1% bệnh
nhân uống thuốc có chú ý đến liên quan với bữa ăn và 89,2% bệnh nhân uống thuốc
đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ còn lại là bệnh nhân không mua thuốc, tự uống thuốc
có sẵn hoặc có người cho. Còn về tuân thủ điều trị bằng thuốc tiêm có 65,6% bệnh
nhân tiêm đúng thời gian chỉ định, 68,7% bệnh nhân tiêm insulin liên quan đến bữa ăn
theo chỉ định, có 59,4% bệnh nhân chú ý đến vô trùng khi tiêm, 75% bệnh nhân bảo
17
quản thuốc đúng. Chỉ có 3,1 % bệnh nhân chú ý luân chuyển vị trí tiêm hàng ngày,
87,5% biết cách lấy thuốc đúng, 53,1% tiêm đúng loại [9].
Nghiên cứu về việc tuân thủ chế độ ăn, theo Báo cáo của Phạm Vân Thúy và
Nguyễn Đô Huy, ở nhóm các bệnh nhân tuân thủ điều trị có 89,6% bệnh nhân thực
hiện chế độ ăn kiêng, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không tuân thủ điều trị, việc
tuân thủ chế độ ăn kiêng là 3,3% [12]. Cùng với đó là nghiên cứu của Nguyễn Trọng
Nhân cũng cho biết tỉ lệ người bệnh có kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng chiếm
67,35% và người bệnh tuân thủ điều trị chiếm 41,84% [11].
Tuân thủ về kiểm soát đường huyết và tái khám, theo nghiên cứu của Phạm
Thị Thủy tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cho thấy tỉ lệ người bệnh tuân thủ đi
khám định kỳ theo khuyến cáo “Tái khám hàng tháng” chiếm 84.9%, còn lại 15.1%
ĐTNC thực hiện tái khám nhưng không đúng theo lịch hẹn hay khuyến cáo của các
nhà Y học. Tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà ở mức độ thường xuyên ( ≥2
lần/tuần) là 68.3%, không kiểm tra đường huyết tại nhà và có kiểm tra đường huyết
tại nhà nhưng ở mức độ không thường xuyên, không đúng theo khuyến cáo (<2
lần/tuần) chiếm 31.7%[15].
Về tuân thủ Hoạt động thể lực của bệnh nhân ngoại trú đái tháo đường, số Bệnh
nhân thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chiếm tỷ lệ cao (68,2%), số có thời
gian luyện tập 30ph/ngày chiếm 54,8%, số có mức độ tập vừa phải chiếm 58,3%.
Trong đó, loại hình đi bộ được đối tượn nhiên cứu (ĐTNC) luyện tập chủ yếu
(80,8%). Loại hình thể dục thể thao là chạy được sử dụng với tỷ lệ thấp nhất (4,2%).
Các loại hình thể thao khác mà ĐTNC đang luyện tập chiếm 20,2% [10].
18
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân và hồ sơ bệnh án của đã được chẩn
đoán đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viên E Trung ương
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:
- Bênh nhân từ 18 tuổi trở lên.
- Đang được điều trị ngoại trú tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương
- Đến khám bệnh tại Khoa Nội tổng hợp ít nhất 1 lần trong vòng 1 tháng gần
đây từ tháng 9 tới tháng 12 năm 2019
- Có khả năng giao tiếp đủ để trả lời phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:
- Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được.
- Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm thực hiện: Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương
2.1.3 Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07/2019 tới tháng 06/2020
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
- Thông tin định lượng từ phỏng vấn trực tiếp và sao ghi kết quả khám lâm
sàng từ bệnh án.
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lương một tỷ lệ trong nghiên
cứu mô tả:
n =
∝/
𝑝 (1 − 𝑝)
Trong đó:
n: Là số người bệnh đái tháo đường type 2 cần cho nghiên cứu.
19
p: Ước đoán Tỷ lệ tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2, chọn p = 0,5 do chưa có
nghiên cứu nào được thực hiện trước đó tại địa điểm nghiên cứu.
d: Sai số ước lượng (lấy d = 0,15*p)
α: Chọn mức ý nghĩa thống kê 95% ( α = 0,05)  Z1-α/2 = 1,96.
Thay vào công thức, thu được n = 170 người bệnh. Để dự phòng các bệnh
nhân nằm trong tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu, số mẫu dự kiến = số mẫu tối
thiểu * 120%. Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được
thông tin của 208 người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.
Cách chọn mẫu định lượng
Chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách người bệnh đang được điều trị ngoại trú
tới khám định kì tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E trung ương từ tháng 09/2019
đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại.
2.3 Phương pháp thu thập thông tin
2.3.1 Công cụ thu thập số liệu
Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp có cấu trúc được thiết kế dựa trên
mục tiêu nghiên cứu bao gồm các mục: (1) Thông tin chung, (2) Thông tin về Kiến
thức, thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ, (3) Thông tin về một số yếu tố liên quan đến
tuân thủ điều trị đái tháo đường.
2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin
- Phỏng vấn trực tiếp người bệnh bị ĐTĐ type 2: Sau khi người bệnh tới
Khám và lấy thuốc định kì tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương, NB
được điều tra viên giới thiệu về Khảo sát và tiến hành phỏng vấn trực tiếp nếu người
bệnh đồng ý tham gia khảo sát. Thời gian thu thập thông tin dự kiến từ 01/10/2019 –
29/02/2020 tại BV E Trung ương
- Thu thập các số liệu, thông tin trong bệnh án gần nhất của Bệnh nhân như
các thông tin về biến chứng của bệnh và các bệnh mạn tính khác.
2.4 Công cụ thu thập số liệu
- Nguồn gốc và nguyên tắc phát triển bộ công cụ: Bộ công cụ được thiết kế
dựa trên khuyến cáo về tuân thủ điều trị đái tháo đường của tổ chức WHO năm 2003
[33] và bộ công cụ của tác giả Đỗ Văn Doanh: Nghiên cứu về thực trạng và yếu tố ảnh
20
hưởng đến sự tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh
năm 2016 [5] cùng với đó là kết hợp với thang đo lo âu, trầm cảm tại bệnh viện HADS
(Hospital Anxiety and Depression Scale), thang đo gồm có 14 câu trong đó 7 câu
đánh giá về lo âu và 7 câu đánh giá về trầm cảm. Các câu hỏi trong nghiên cứu được
điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu, sau đó in ấn
phục vụ cho nghiên cứu.
- Nội dung bộ công cụ thu thập số liệu và biến số nghiên cứu:
* Về các thông tin chung: tên, tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và từ
câu 2.1→ 2.9.
* Đo lường về kiến thức về tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 từ câu F1→ F10
* Đo lường về thực hành tuân thủ dùng thuốc của NB ĐTĐ type 2 từ câu B1→
B15
* Đo lường về thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám sức
khỏe định kỳ từ câu C1→ C8
* Đo lường về thực hành tuân thủ dinh dưỡng của NB ĐTĐ type 2 câu D1-D12
* Đo lường về thực hành tuân thủ hoạt động thể lực của NB ĐTĐ type 2 từ
câu E1→ E8
* Đánh giá về Sức khỏe tinh thần của NB ĐTĐ type 2 từ câu G1 – G7
2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu
* Tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2: là sự kết hợp đủ 4 biện pháp bao gồm
chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên, chế độ dùng thuốc đúng, chế
độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám sức khỏe định kỳ thường xuyên
*Tiêu chí đo lường tuân thủ chế độ dinh dưỡng: Theo khuyến cáo của các
chuyên gia dinh dưỡng [2] NB ĐTĐ type 2 nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Các thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số
đường thấp dưới 55% trong bữa ăn như: hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, các loại đậu
(đậu phụ, đậu xanh...), các loại trái cây (ổi, củ đậu…). Chọn các thực phẩm giàu đạm
nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe
như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần.
21
+ Các thực phẩm nên hạn chế như: Cơm, miến dong, bánh mỳ (chỉ nên ăn tối
đa 1 lần/1 loại/1 ngày), các món ăn rán, quay.
+ Các thực phẩm cần tránh không nên ăn: Cần tránh các thực phẩm có chỉ số
đường cao trên 55% và hấp thu nhanh như: nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt,
dưa hấu, dứa, các loại khoai bỏ lò (khoai tây nướng, khoai lang nướng…). Chỉ sử
dụng trong các trường hợp đặc biệt khi có triệu chứng hạ glucose máu. Ngoài ra cũng
không dùng óc, phủ tạng, lòng, gan và đồ hộp…
*Tiêu chí đo lường chế độ hoạt động thể lực [20, 22, 35]:
+ Các loại hình hoạt động thể lực:
 Loại hình hoạt động thể lực với cường độ cao: chạy, chơi thể thao (cầu lông,
bóng chuyền, bóng bàn, chơi tenis, bơi lội, khiêu vũ)…
 Loại hình hoạt động thể lực với cường độ trung bình: bằng cách đi bộ nhanh,
đạp xe đạp...hoặc các bài tập thể dục tương tự phù hợp với tình trạng sức khỏe và lối
sống của người bệnh.
 Loại hình hoạt động thể lực với cường độ thấp: tập dưỡng sinh, Yoga, làm các
công việc nhẹ ở nhà như nội trợ...Theo khuyến cáo của WHO NB ĐTĐ nên hoạt động
thể lực với cường độ từ mức trung bình trở lên [33].
+ Tần suất: nên tập ít nhất 2-3 lần/tuần, tối thiểu 30 phút mỗi ngày
*Tiêu chí đo lường chế độ dùng thuốc:
Tuân thủ dùng thuốc là chế độ điều trị dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng
thuốc, đúng giờ, đúng liều lượng.
Theo khuyến cáo của WHO năm 2003 [33], và WHO/IDF năm 2012 [35],
NB mắc các bệnh lý mạn tính được coi là tuân thủ điều trị thuốc khi:
+ Thực hiện được ít nhất 90% phác đồ điều trị trong vòng 1 tháng Vì vậy NB
ĐTĐ được coi là không tuân thủ điều trị nếu số lần quên dùng thuốc (uống/tiêm) > 3
lần/tháng.
+ Những trường hợp quên dùng thuốc uống/tiêm thì nên xin ý kiến bác sỹ và
nếu quên thì không nên uống bù/tiêm bù vào lần uống/tiêm sau.
+ Không được tự ý điều chỉnh liều dùng
* Tiêu chí đo lường chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám định kỳ[33]:
22
+ Với bệnh những NB đang dùng thuốc uống hạ đường huyết nên thử đường
huyết tối thiểu 2 lần/tuần. Vì vậy NB được coi là tuân thủ kiểm soát đường huyết tại
nhà khi NB đo được đường huyết trên 2 lần/tuần
+ NB đã được chẩn đoán ĐTĐ tốt nhất là đi khám sức khỏe định kỳ 1 tháng/1
lần
* Tiêu chí đo lường về sức khỏe tinh thần của NB:
+ Bao gồm bộ có 07 câu hỏi đánh tính điểm từ 0-3 điểm với mỗi câu hỏi, tổng
điểm của cả 7 câu hỏi là đánh giá về sức khỏe tinh thần của NB:
- Từ 0 đến 7 điểm: bình thường.
- Từ 8 đến 10 điểm: có triệu chứng của lo âu.
- Từ 11 đến 21 điểm: lo âu
Cụ thể như sau:
TT Biến số Chỉ số
Phân
loại
Phương
pháp thu
I. Yếu tố cá nhân
Đặc điểm nhân khẩu học
1 Tuổi
Là tuổi trung bình của đối tượng
nghiên cứu tính theo năm sinh dương
lịch đến thời điểm hiện tại
Rời
rạc
Phỏng vấn
2 Giới
% Giới tính của đối tượng nghiên cứu:
nam hoặc nữ
Nhị
phân
Quan sát
3
Trình độ học vấn
% phân bố trình độ cao nhất mà đối
tượng có được
Thứ
bậc
Phỏng vấn
4 Nghề nghiệp
% phân bố nghề của đối tượng nghiên
cứu ở thời điểm hiện tại và tạo ra thu
nhập chính
Định
danh
Phỏng vấn
5 Thu nhập
% phân bố thu nhập của đối tượng
nghiên cứu ở thời điểm hiện tại tính
theo tháng
Rời
rạc
Phỏng vấn
23
6 Sức khỏe tinh thần
% ĐTNC có những triệu chứng của lo
âu
Thứ
hạng
Phỏng vấn
Tiền sử mắc bênh
7
Thời gian mắc bệnh
ĐTĐ
Tính trung bình năm từ khi NB được
phát hiện và chẩn đoán là ĐTĐ
Rời
rạc
Phỏng vấn
Hỗ trợ của gia đình, bạn bè,nhân viên y tế (NVYT)
8
Được nhắc nhở tuân
thủ dùng thuốc
% được người thân, bạn bè, NVYT
nhắc nhở tuân thủ điều trị không?
Phân
loại
Phỏng vấn
10
Được nhắc nhở tuân
thủ kiểm soát đường
huyết và khám định kì
% được người thân, bạn bè, NVYT
nhắc nhở tuân thủ điều trị không?
Phân
loại
Phỏng vấn
11
Được nhắc nhở tuân
thủ chế độ dinh
dưỡng
% được người thân, bạn bè, NVYT
nhắc nhở tuân thủ điều trị không?
Phân
loại
Phỏng vấn
12
Được nhắc nhở tuân
thủ hoạt động thể lực
% được người thân, bạn bè, NVYT
nhắc nhở tuân thủ điều trị không?
Phân
loại
Phỏng vấn
Kiến thức về tuân thủ điều trị
1
Hiểu biết về kết quả
điều trị bệnh ĐTĐ
% nhận biết của ĐTNC về kết quả
điều trị bệnh ĐTĐ.
Phân
loại
Phỏng vấn
2
Hiểu biết về phương
pháp điều trị ĐTĐ
% ĐTNC hiểu biết về phác đồ điều trị
đang áp dụng để kiểm soát đường
máu.
Phân
loại
Phỏng vấn
3
Hiểu biết về tuân thủ
dùng thuốc
% ĐTNC hiểu biết về cách tuân thủ
dùng thuốc như thế nào là có hiệu quả
nhất cho những người bệnh mắc ĐTĐ
Định
danh
Phỏng vấn
24
4
Hiểu biết về tuân thủ
hoạt động thể lực
% ĐTNC hiểu biết về tuân thủ chế độ
hoạt động thể lực như thế nào để giúp
kiểm soát giảm đường huyết
Định
danh
Phỏng vấn
5
Hiểu biết về kiểm tra
đường máu
% ĐTNC cho rằng người bệnh mắc
ĐTĐ thì nên kiểm tra đường máu như
thế nào là tốt
Định
danh
Phỏng vấn
6
Hiểu biết về theo dõi
sức khỏe định kỳ
% ĐTNC cho rằng người bệnh mắc
ĐTĐ thì nên khám sức khỏe định kỳ
như thế nào là tốt
Định
danh
Phỏng vấn
7
Hiểu biết về mục đích
của kiểm tra đường
máu và khám sức
khỏe định kỳ
% ĐTNC biết ý nghĩa của việc kiểm
tra đường máu và khám sức khỏe định
kỳ
Định
danh
Phỏng vấn
8
Hiểu biết về các biện
pháp tuân thủ điều trị
% ĐTNC biết ý nghĩa về các biện
pháp tuân thủ trong phác đồ điều trị
đái tháo đường
Định
danh
Phỏng vấn
9
Hiểu biết về tuân thủ
lựa chọn thực phẩm
phù hợp
% % ĐTNC hiểu biết về những thực
phẩm mà người bệnh ĐTĐ nên ăn,
hạn chế hoặc cần tránh
Định
danh
Phỏng vấn
10
Hiểu biết về biến
chứng, hậu quả của
việc không tuân thủ
% ĐTNC biết những hậu quả do
không tuân thủ điều trị gây ra
Định
danh
Phỏng vấn
II. Thực hành về tuân thủ điều trị
Thực hành tuân thủ thuốc
1
Thời gian dùng thuốc
ĐTĐ
Khoảng thời gian trung bình kể từ lần
đầu tiên ĐTNC bắt đầu được điều trị
thuốc đến thời điểm phỏng vấn
Rời
rạc
Phỏng vấn
25
2 Thuốc đang dùng
% Những loại thuốc mà đối tượng
nghiên cứu đang dùng để điều trị bệnh
ĐTĐ trong tháng vừa qua
Định
danh
Phỏng vấn
3
Số lần uống thuốc
viên
Bình quân số lần ĐTNC uống thuốc
để điều trị bệnh ĐTĐ trong một ngày
Rời
rạc
Phỏng vấn
4
Số lần dùng thuốc
tiêm insullin
Bình quân số lần ĐTNC tiêm thuốc
để điều trị bệnh ĐTĐ trong một ngày
Rời
rạc
Phỏng vấn
5
Thực hành về tuân
thủ dùng thuốc
% ĐTNC tuân thủ điều trị thuốc theo
những hướng dẫn của bác sỹ
Định
danh
Phỏng vấn
6 Quên thuốc viên
Bình quân số lần đối tượng quên
không uống thuốc trong tháng vừa
Rời
rạc
Phỏng vấn
7
Lý do quên uống
thuốc
% các nguyên nhân khiến người bệnh
quên một vài lần uống thuốc
Định
danh
Phỏng vấn
8
Xử trí quên uống
thuốc
% Cách xử trí mà đối tượng áp dụng
khi phát hiện ra mình quên uống
thuốc
Định
danh
Phỏng vấn
9 Quên thuốc tiêm
Số lần trung bình đối tượng quên
không tiêm thuốc trong tháng vừa qua
Rời
rạc
Phỏng vấn
10
Lý do quên tiêm
thuốc
% Các nguyên nhân khiến người bệnh
quên một vài lần tiêm thuốc trong
tháng
Định
danh
Phỏng vấn
11
Xử trí quên tiêm
thuốc
% Cách xử trí mà đối tượng áp dụng
khi phát hiện ra mình quên tiêm thuốc
Định
danh
Phỏng vấn
Thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ
1
Tuân thủ về kiểm soát
đường huyết tại nhà
% Người bệnh có tuân thủ chế độ
kiểm soát đường
Nhị
phân
Phỏng vấn
26
2
Mức độ kiểm soát
đường huyết tại nhà
% ĐTNC kiểm soát được đường
huyết tại nhà đều đặn
Nhị
phân
Phỏng vấn
3
Số lần kiểm tra đường
huyết tại nhà
Số lần trung bình mà ĐTNC đã thực
hiện kiểm tra đường huyết tại nhà
Rời
rạc
Phỏng vấn
4
Lý do đo đường huyết
tại nhà không đều
Các lý do khiến người bệnh đo đường
huyết tại nhà không đều
Định
danh
Phỏng vấn
5
Thời điểm đo đường
huyết tại nhà
% các thời điểm mà ĐTNC chọn để
đo đường huyết trong ngày
Định
danh
Phỏng vấn
6
Lý do không đo
đường huyết tại nhà
Các lý do khiến người bệnh không đo
đường huyết tại nhà
Định
danh
Phỏng
vấn/Bộ câu
hỏi
7
Tuân thủ đi khám sức
khỏe định kỳ
% ĐTNC đi khám định kỳ theo hướng
dẫn
Rời
rạc
Phỏng vấn
8
Lý do người bệnh
không tuân thủ đi
khám định kì
Các lý do khiến người bệnh không đi
khám định kỳ (%)
Định
danh
Phỏng
vấn/Bộ câu
hỏi
Thực hành tuân thủ dinh dưỡng
1
Mức độ tiêu thụ thực
phẩm
Mức độ tiêu thụ một số thực phẩm
của ĐTNC trong vòng 1 tuần qua (số
trung bình)
Thứ
hạng
Phỏng
vấn/Bộ câu
hỏi
Thực hành tuân thủ hoạt động thể lực
1
Loại hình động thể
lực hoạt
% những loại hình hoạt động thể lực
mà đối tượng hay tập hàng ngày trong
tuần vừa qua
Định
danh
Phỏng
vấn/Bộ câu
27
2
Thời gian động thể
lực hoạt
Thời gian hoạt động thể lực trung
bình mỗi ngày của từng loại hình hoạt
động thể lực
Thứ
hạng
Phỏng
vấn/Bộ câu
hỏi
3
Lý do người bệnh
không tuân thủ hoạt
động thể lực
% những lý do vì sao ĐTNC không
tuân thủ chế độ luyện tập theo chỉ dẫn
của bác sỹ
Định
danh
Phỏng
vấn/Bộ câu
hỏi
2.6 Các khái niệm, thước đo và tiêu trí đánh giá:
2.6.1 Các khái nhiệm
* Theo Quyết định của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Đái
tháo đường [4] thì tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau
đây:
a. Glucose máu lúc đói ≥ 1,26 g/l (≈ 7mmol/l), làm ít nhất 2 lần.
b. Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≈ 11,1 mmol/l) có kèm theo triệu
chứng lâm sàng.
c. HbA1c ≥ 6.5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được làm ở phòng thí
nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d. Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11,1mmol/l.
 Chế độ dùng thuốc:
- Tuân thủ dùng thuốc là chế độ điều trị dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc,
đúng giờ, đúng liềulượng.
 Chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ:
- Người bệnh được coi là tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà khi người bệnh
đo được đường huyết từ 2 lần/tuần trở lên.
- Người bệnh chẩn đoán ĐTĐ type 2 được coi là tuân thủ khi đi khám sức khỏe
định kỳ 1 tháng/1 lần [7].
 Chế độ dinh dưỡng:
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng người bệnh ĐTĐ nên tuân
thủ các nguyên tắc sau [7]:
- Các thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường
28
huyết thấp dưới 55% trong bữa ăn, nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần.
- Các thực phẩm nên hạn chế như: Cơm, miến dong, bánh mỳ, các món ăn rán, quay.
- Các thực phẩm cần tránh không nên ăn: Cần tránh các thực phẩm có chỉ số
đường huyết cao trên 55% và hấp thu. Chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khi
có triệu chứng hạ glucose máu.
- Những thực phẩm ăn thường xuyên là những thực phẩm có tần suất ăn từ 3 lần
trở lên trong 1 tuần.
- Những thực phẩm ăn không thường xuyên là những thực phẩm có tần suất ăn
dưới 3 lần trong 1 tuần.
 Hoạt động thể lực:
- Tuân thủ khi người bệnh hoạt động thể lực với cường độ từ mức trung bình trở
lên ≥ 30 phút/ngày/tuần.
- Không tuân thủ khi người bệnh không hoạt động thể lực và hoạt động thể lực
với cường độ thấp < 30 phút/ngày/tuần.
2.6.2 Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị
 Đánh giá kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Đối tượng nghiên của chúng tôi là những NB đã được chẩn đoán là ĐTĐ type
2 và khám lần thứ 2 trở lên, nên người bệnh đã được tư vấn và cung cấp kiến thức về
tuân thủ điều trị. Vì vậy để đánh giá mức độ đạt về kiến thức của người bệnh khi
người bệnh trả lời đạt từ 75% trở lên trên tổng số điểm.
 Đánh giá thực hành về tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường
Đánh giá mức độ đạt về tuân thủ điều trị của từng biện pháp khi người bệnh trả
lời đạt từ 75% trở lên trên tổng số điểm của từng biện pháp tuân thủ điều trị.
 Tuân thủ dinh dưỡng: Tổng điểm: 24 điểm
- Tuân thủ khi ≥ 18 điểm.
- Không tuân thủ < 18 điểm.
 Tuân thủ hoạt động thể lực
- Tuân thủ điều trị khi người bệnh hoạt động thể lực với cường độ trung bình 30
phút mỗi ngày và/hoặc 150 phút /tuần trở lên.
- Không tuân thủ điều trị khi người bệnh không hoạt động thể lực hoặc hoạt động
29
thể lực với cường độ thấp hơn 30 phút mỗi ngày và/hoặc 150 phút /tuần.
 Tuân thủ dùng thuốc: là phải dùng đúng giờ, đúng khoảng cách, đều đặn suốt
đời, số lần quên thuốc ≤ 3 lần/tháng.
Tổng điểm: 3 điểm
- Tuân thủ khi ≥ 2 điểm
- Không tuân thủ < 2 điểm
* Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ: Tổng điểm: 6 điểm
- Tuân thủ khi ≥ 4 điểm
- Không tuân thủ < 4 điểm
2.7 Phân tích và xử lý số liệu
- Sau khi thu thập được thông tin, số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm
EpiData 3.1
- Tiến hành xử lý và làm sạch số liệu sau đó phần tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 20.0 để mô tả kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường type
2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E Trung ương và các yếu tố liên quan đến việc
tuân thủ điều trị này.
2.8 Đạo đức nghiên cứu
- Có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng
nghiên cứu. Đối tượng có thể từ chối tham gia.
- Trước khi tham gia, đối tượng được cung cấp đầy đủ và rõ ràng toàn bộ thông
tin liên quan đến nghiên cứu.
- Thông tin cá nhân được bảo mật, số liệu trong nghiên cứu có tính khoa học,
thực tế và trung thực.
2.9 Sai số và biện pháp khắc phục
2.8.1 Sai số
- Sai số nhớ lại do đối tượng nghiên cứu không nhớ chính xác số lần quên
uống thuốc, tần suất hoặc lượng thức ăn, lần tập thể dục, lần đo đường huyết tại nhà
nên dẫn đến khai báo thông tin sai
- Quá trình phỏng vấn, người bệnh cung cấp sai thông tin do Điều tra viên
chưa giải thích rõ câu hỏi hoặc giải thích sai câu hỏi cho người được phỏng vấn
30
2.8.2 Biện pháp khắc phục
- Về Đối tượng nghiên cứu: ĐTNC sẽ được điều tra viên giải thích tận tình
về mục đích của nghiên cứu và cụ thể từng câu hỏi để hạn chế tối đa những sai sót
- Về Điều tra viên: Điều tra viên được tập huấn đầy đủ về kiến thức của bệnh
Đái tháo đường và bộ câu hỏi phỏng vấn để có thể đủ kiến thức và kĩ năng phỏng vấn
đối tượng nghiên cứu.
2.10 Hạn chế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại một thời điểm ngắn.
- Đánh giá thực hành thông qua phỏng vấn/hỏi chứ chưa quan sát được thực
tế khi họ thực hành.
- Có ít nghiên cứu toàn diện trước đây ở trong nước về tuân thủ điều trị (cả
4 biện pháp) ở người bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú nên không có nhiều số
liệu để so sánh.
- Nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ đề cập đến thực hành ở mức độ tiêu thụ
thực phẩm thường xuyên hay không thường xuyên của một số nhóm thực phẩm chính
mà chưa đi đánh giá hết được các nhóm thực phẩm cũng như chưa tính được nhu cầu
năng lượng tiêu thụ trong khẩu phần ăn của người bệnh để đánh giá chính xác được
mức độ tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ.
31
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người
bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh
viện E năm 2019
3.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh
Bảng 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh
Thông tin chung của NB
Số lượng
(n)
Tỷ lệ (%)
Tuổi
≤55 tuổi 11 5,34
56-64 tuổi 27 13,02
≥ 65 tuổi 170 81,74
Tổng 208 100
X ± SD (GTNN – GTLN) 69,06 ±6,42 (43 - 88)
Giới tính
Nam 96 46,15
Nữ 112 53,85
Tổng 208 100
Trình độ học vấn
Tiểu học 8 3,85
Trung học cơ sở 72 34,62
Trung học phổ thông 71 34,13
Trung cấp/Cao đẳng 27 12,98
Đại học/Sau đại học 30 14,42
Tổng 208 100
Nghề nghiệp
Nông dân 6 2,88
Công nhân 7 3,37
Buôn bán/Nghề tự do 3 1,45
Cán bộ văn phòng 2 0,96
Nội trợ 2 0,96
Hưu trí 188 90,38
Tổng 208 100
Sống cùng gia đình,
người thân
Có 205 98,56
Không 3 1,44
Tổng 208 100
32
Thu nhập hàng tháng
< 2,500 triệu đồng 38 18,27
2,500 - 3,500 triệu đồng 45 21,63
> 3,500 triệu đồng 125 60,10
Tổng 208 100
Thu nhập trung bình
(triệu đồng)
3,689
(±2,093)
Nhận xét:
Tổng số BN tham gia nghiên cứu là 208, trong đó số giới tính nam chiếm tỉ lệ
46,2%, giới tính nữ chiếm tỉ lệ 53,8%. Tuổi trung bình của ĐTNC là 69,02 tuổi, nhóm
tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm ≥ 65 tuổi chiếm tỉ lệ 81,7%, ĐTNC nhỏ tuổi nhất là
43 tuổi, nhiều tuổi nhất là 88 tuổi.
Về trình độ học vấn của ĐTNC, hai nhóm các đối tượng học hết Trung học cơ
sở và Trung học phổ thông có tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 34,6% và 34,1%.
Nhóm đối tượng có học vấn thấp nhất là tiểu học với 3,8%
Nghề nghiệp của ĐTNC chủ yếu là đã về hưu, chiếm tỉ lệ 90,3 %, phần lớn
đối tượng sống cùng gia đình, người thân (98,6%). Về thu nhập trung bình của các
đối tượng vào khoảng 3 triệu 880 nghìn đồng. Nhóm đối tượng không có thu nhập
chiếm tỉ lệ 4.8 %.
Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh của người bệnh
Thông tin về tiền sử bệnh
Số lượng
(n)
Tỷ lệ (%)
Thời gian mắc bệnh
≤5 năm 94 45,19
> 5 năm 114 54,81
Tổng số
208 100
X ± SD (GTNN – GTLN) 8,7 ± 6,89 (1 - 32)
Mắc các bệnh mạn tính đi
kèm/biến chứng ĐTĐ
Không 69 32,17
1 bệnh mạn tính/biến
chứng
84 40,39
33
≥ 2 bệnh mạn tính/biến
chứng
55 26,44
Tổng số 208 100
Nhận xét:
Thời gian đã phát hiện dược bệnh trung bình là 8,7 năm, sự dao động thời gian
lớn, từ 1 đến 32 năm, trong đó có 54,8 đối tượng mắc bệnh trên 5 năm. Nhóm các đối
tượng có mắc bệnh mạn tính khác kèm theo hoặc đã xuất hiện biến chứng chiếm tỉ lệ
66,8%, còn lại 32,2 tổng số ĐTNC không mắc bất kì bệnh mạn tính khác đang điều
trị và chưa có biến chứng.
Bảng 3.3. Hỗ trợ của người thân về tuân thủ điều trị
Nội dung
Không
Người
nhà
NVYT Cả 2 Tổng
Được nhắc nhở tuân
thủ chế độ dùng
thuốc
n 187 19 2 0 208
% 89,9 9,1 1,0 0 100
Được nhắc nhở tuân
thủ chế độ hoạt động
thể lực
n 196 19 0 1 208
% 94,2 5,3 0 0,5 100
Được nhắc nhở tuân
thủ chế độ dinh
dưỡng
n 191 15 1 1 208
% 91,8 7,2 0,5 0,5 100
Được nhắc nhở tuân
thủ chế độ kiểm soát
đường huyết và khám
định kỳ
n 192 15 0 1 208
% 92,3 7,2 0 0,5 100
Nhận xét:
Trong đó, tỉ lệ người bệnh tự biết tuân thủ hoạt dộng thể lực cao nhất chiếm
94,2%. Ngoài ra, chỉ có 9,1% số ĐTNC được người nhà, gia đình nhắc nhở về chế
độ dung thuốc và tuân thủ chế độ hoạt động thể lực, có 7,2 % số ĐTNC được gia
34
đình, người nhà nhắc nhở về chế độ dinh dưỡng và chế độ kiểm soát đường huyết,
khám định kì.
Bảng 3.4. Thực trạng lo âu của bệnh nhân
Mức độ lo âu Số lượng (n) %
Không bị lo âu 183 88,0
Lo âu nhẹ 20 9,6
Lo âu vừa 5 2,4
Tổng số 208 100
Trung bình điểm lo âu 2,18
Nhận xét:
- Điểm lo âu trung bình: 2,18
- Bệnh nhân có triệu chứng lo âu theo HADS (tổng điểm ≥ 8) là 25 người, chiếm
tỉ lệ 12,02%
- Bệnh nhân lo âu thực sự theo HADS (tổng điểm ≥ 11) là 5 người, chiếm tỉ lệ
2,4%
3.1.2 Kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh
 Kiến thức về bệnh:
Bảng 3.5 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐTĐ type 2
Kiến thức về điều trị đái tháo
đường
Có
kiến thức
Không có
kiến thức Tổng
n % n %
Biết bệnh ĐTĐ không thể chữa
khỏi?
205 98,6 3 1,4
208
Biết các
phương
pháp điều
trị bệnh và
phát hiện
biến chứng
Điều trị bằng thuốc 208 100 0 0
Chế độ dinh dưỡng
hợp lý
170 81,7 38 18,3
Chế độ luyện tập
hợp lý
162 77,9 46 22,1
35
Nhận xét:
Tỉ lệ người bệnh tham gia nghiên cứu biết được bệnh ĐTĐ type 2 là bệnh
không thể chữa khỏi là 98,6 % và tất cả 100% tổng số ĐTNC biết được tầm quan
trọng của điều trị bằng thuốc, trong khi đó hiểu biêt về tầm quan trọng của chế độ
dinh dưỡng và luyện tập hợp lý có tỉ lệ ĐTNC lần lượt là 81,7% và 77,9%.
 Kiến thức về sử dụng thuốc, kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ
Bảng 3.6 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc ĐTĐ, kiểm tra
đường máu và tái khám định kỳ
Kiến thức về tuân thủ điều trị
Số lượng
(n)
Tỷ lệ (%)
Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc ĐTĐ
Uống/tiêm thuốc ĐTĐ đều đặn, suốt đời 198 95,2
Chỉ Uống/tiêm thuốc ĐTĐ khi chỉ số đường máu cao 10 4,8
Dùng thuốc của người khác hoặc tự mua thuốc theo
đơn cũ
0 0
Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ
Nhận được hướng điều trị và chăm sóc phù hợp từ Bác
sĩ – Điều dưỡng
94 45,2
Phát hiện kịp thời các biến chứng ĐTĐ, được xử trí
kịp thời
14 6,7
Cả 2 mục đích: hướng điều trị và phát hiện biến chứng
kịp thời
100 48,1
Không nhận ra được lợi ích của kiểm tra chỉ số đường
máu tại nhà và tái khám định kỳ
0 0
Nhận xét:
Đối với kiến thức của ĐTNC về sử dụng thuốc ĐTĐ có tới 4,8% cho rằng chỉ
dùng thuốc khi chỉ số đường máu cao, không có đối tượng nào dùng thuốc của người
khác hay mua thuốc theo đơn cũ.
Về kiến thức của người bệnh về kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ,
không có BN nào không nhận ra được lợi ích của kiểm tra chỉ số đường máu tại nhà
Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3QqHyhq
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
36
và khám định kỳ. Tuy nhiên tỉ lệ số BN nhận ra được cả 2 lợi ích của việc này chỉ
chiếm 48,1 %, còn lại là các BN chỉ nhận ra được 1 trong 2 lợi ích.
 Kiến thức về dinh dưỡng
Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên ăn
và cách chế biến
Biết các thực phẩm nên ăn và cách chế biến
Nên ăn
n %
Món ăn đồ luộc (các loại rau luộc...) 208 100
Các loại đậu (Đậu phụ, đậu xanh, đậu đen...) 128 61,5
Hầu hết các loại rau, củ 208 100
Các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho, mận) 157 75,5
Nhận xét:
Tất cả các ĐTNC đều cho rằng nên ăn các món ăn luộc và ăn các loại rau, củ.
Tuy nhiên đối với các loại đậu cũng là nhóm thức ăn cung cấp chất xơ và giảm quá
trình hấp thu glucose vào máu thì ĐTNC đưa ra sự lựa chọn thấp hơn (61.5%), tỉ lệ
này cũng khá thấp đối với các loại trái cây (75,5%).
Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên hạn chế
và cách chế biến
Biết các thực phẩm hạn chế và cách chế biến
Hạn chế Cần tránh
n % n %
Ăn đồ rán, quay 113 54,3 95 45,7
Bánh mì trắng 144 69,2 41 19,7
Gạo (cơm), miến dong 115 55,3 37 17,8
Biết các thực phẩm cần tránh
Hạn chế Cần tránh
n % n %
Ăn các món nội tạng (lòng, gan,óc, đồ hộp...) 10 4,8 198 95,2
Nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt 114 54,8 94 45,2
Khoai tây, khoai lang nướng và chiên 145 69,7 38 18,3
Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3QqHyhq
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
37
Nhận xét:
Đối với các thực phẩm và cách chế biến cần hạn chế, hầu hết người bệnh cho
rằng cần hạn chế và tránh ăn đồ rán, đồ quay. Tỉ lệ người bệnh cho rằng cần hạn chế
ăn với gạo, cơm, miến dong và với bánh mì trắng lần lượt là 55,3 % và 69,2%.
Về các thực phẩm cần tránh đối với người bệnh ĐTĐ type 2, hầu hết hầu hết
ĐTNC biết được cần tránh các thức ăn nội tạng động vật như lòng, gan, óc, đồ hộp...
(chiếm 95,2% ĐTNC) và cần tránh thức ăn nước uống có hàm lượng đường cao như
nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt chiếm 45.2% và 54,8% cho rằng nên hạn chế
các loại thức ăn này. Tuy nhiên các nhóm củ như khoai tây, khoai lang được chế biến
dưới dạng nướng chiên thì chỉ có 18,3% ĐTNC biết được là nhóm thức ăn cần tránh.
 Kiến thức về luyện tập thể lực:
Bảng 3.9 Kiến thức về luyện tập thể lực
Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hoạt động
thể lực kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ
Số lượng
(n)
Tỷ lệ (%)
Biết về lợi ích của hoạt động thể lực và luyện theo sở thích. 46 22,1
Biết về lợi ích của hoạt động thể lực, tập luyện theo
chỉ dẫn của BS-ĐD
162 77,9
Không biết về lợi ích hoạt động thể lực, không tập luyện 0 0
Ý kiến khác 0 0
Tổng 208 100
Nhận xét:
Phần lớn ĐTNC nhận biết lợi ích của hoạt động thể lực và biết đúng chế độ
tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (77.9%). Tuy nhiên vẫn còn đến 22.1% có hiểu biết
chưa đúng khi cho rằng có thể luyện tập theo sở thích. Không có đối tượng nghiên
cứu nào không biết về lợi ích của hoạt động thể lực nên không luyện tập.
8313709

More Related Content

Similar to KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG.pdf

Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Man_Ebook
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Man_Ebook
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áphttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...hieu anh
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG.pdf (20)

Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
Mô Hình Bệnh Tật Bệnh Nhân Điều Trị Nội Trú Và Thực Trạng Nguồn Lực Tại Bệnh ...
 
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đLuận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
Luận văn: Thực trạng tiêu thụ kháng sinh tại bệnh viện đa khoa, 9đ
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớpXây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
Xây dựng danh mục tương tác thuốc cần chú ý khoa xương khớp
 
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đĐề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
Đề tài: Danh mục tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành, 9đ
 
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổiKết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
Kết quả hoạt động phòng chống lao và chi phí điều trị của bệnh nhân lao phổi
 
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái th...
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
Nghiên Cứu Xây Dựng Danh Mục Tương Tác Thuốc Cần Chú Ý Trong Thực Hành Lâm Sà...
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viên...
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
 
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh nhân đái tháo đường týp ...
 
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đLuận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
Luận án: Đặc điểm ngộ độc do ăn nấm độc, HAY, 9đ
 
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nayXây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
 
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết ápThực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
Thực trạng cầu sử dụng và cung cấp dịch vụ quản lý tăng huyết áp
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở các đối tượng được quản lý tại ban bảo vệ, ch...
 
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân nội trú tại bệnh viện đa khoa Sà...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC BÙI CÔNG NGUYÊN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI – 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC BÙI CÔNG NGUYÊN KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN E TRUNG ƯƠNG NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA KHÓA: QH.2014.Y NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG ThS. MẠC ĐĂNG TUẤN HÀ NỘI – 2020
  • 3. LỜI CẢM ƠN Ngay sau khi được giao đề tài khóa luận này, em đã cảm thấy mình rất may mắn vì em có cơ hội được làm nghiên cứu, được học hỏi thêm về lĩnh vực mà em đam mê nhất. Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, ngoài nỗ lực học hỏi của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía các thầy cô, bạn bè và những người thân yêu trong gia đình em. Lời đầu tiên, với tất cả lòng kính trọng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến người thầy kính mến – GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG – Chủ nhiệm khoa Khoa học Sức khỏe, Trường ĐH Thăng Long – Chủ tịch Hội đồng Đạo đức trong NCYSH Quốc gia, Bộ Y tế – Nguyên Chủ nhiệm Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng với ThS. MẠC ĐĂNG TUẤN, giảng viên Bộ môn Y Dược cộng đồng và Y dự phòng. Trong thời gian vừa qua, hai thầy đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS.BS ĐỖ MINH HÀ– Trưởng Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số liệu, cho em những lời khuyê bảo quý báu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm Khoa Y Dược, Ban giám đốc Bệnh viện E Trung ương, cùng toàn thể các thầy cô bộ môn Y dược học Cộng đồng, các bác sĩ Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn, lời yêu thương đến gia đình, người thân và bạn bè, những người đã luôn sát cánh bên em, cổ vũ, động viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2020 Sinh viên Bùi Công Nguyên
  • 4. DANH MỤC VIẾT TẮT BS Bác sỹ ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC NB Đối tượng nghiên cứu Người bệnh SL Số lượng TTĐT Tuân thủ điều trị WHO Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization
  • 5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường theo IDF 2005 Bảng 1.2 Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường qua Glucose, HbA1C Bảng 1.3 Mục tiêu kiểm soát huyết áp Bảng 1.4 Nồng độ Lipid được khuyến cáo trong điều trị bệnh đái tháo đường Bảng 3.1 Đặc điểm chung của người bệnh Bảng 3.2 Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh của người bệnh Bảng 3.3 Hỗ trợ của người thân về tuân thủ điều trị Bảng 3.4 Thực trạng lo âu của bệnh nhân Bảng 3.5 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐTĐ Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh Bảng 3.6 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc ĐTĐ, kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên ăn và cách chế biến Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên hạn chế và cách chế biến Bảng 3.9 Kiến thức về luyện tập thể lực Bảng 3.10 Tình hình sử dụng thuốc hiện tại Bảng 3.11 Tuân thủ dùng thuốc của người bệnh Bảng 3.12 Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ của người bệnh Bảng 3.13 Tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu đối với các thực phẩm và cách chế biến nên ăn Bảng 3.13 Tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu đối với các thực phẩm và cách chế biến nên ăn Bảng 3.14 Tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu đối với các thực phẩm và cách chế biến nên hạn chế Bảng 3.15 Tuân thủ hoạt động thể lực của người bệnh Bảng 3.16 Lý do không tuân thủ các chế độ điều trị của người bệnh Bảng 3.17 Đánh giá tổng quan về tuân thủ điều trị Bảng 3.18 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ dùng thuốc
  • 6. Bảng 3.19 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kì Bảng 3.20 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ dinh dưỡng Bảng 3.21 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ hoạt động thể lực Bảng 3.22 Liên quan giữa yếu tố cá nhân với tuân thủ chung Biểu đồ 1. Đánh giá chung về tuân thủ điều trị
  • 7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN........................................................................................3 1.1. Bệnh đái tháo đường ............................................................................................3 1.1.1 Định nghĩa..........................................................................................................3 1.1.2 Dịch tễ đái tháo đường type 2............................................................................3 1.1.3 Chẩn đoán...........................................................................................................3 1.1.4 Phân loại.............................................................................................................4 1.2. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2...........................................5 1.2.1 Nguyên tắc chung...............................................................................................5 1.2.2 Mục tiêu điều trị.................................................................................................5 1.2.3 Lựa chọn phối hợp thuốc ...................................................................................5 1.2.4 Kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2...................................6 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc điều trị đái tháo đường ......................................12 1.4. Một số nghiên cứu liên quan..............................................................................14 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................18 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................18 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................18 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................18 2.1.3 Thời gian nghiên cứu .......................................................................................18 2.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................18 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................18 2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..................................................................18 2.3 Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................................19 2.3.1 Công cụ thu thập số liệu...................................................................................19 2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin...............................................................................19 2.4 Công cụ thu thập số liệu......................................................................................19 2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu...............................................................................20 2.6 Các khái niệm, thước đo và tiêu trí đánh giá: .....................................................27 2.6.1 Các khái nhiệm.................................................................................................27
  • 8. 2.6.2 Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị..................................................28 2.7 Phân tích và xử lý số liệu ....................................................................................29 2.8 Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................29 2.9 Sai số và biện pháp khắc phục ............................................................................29 2.8.1 Sai số ................................................................................................................29 2.8.2 Biện pháp khắc phục ........................................................................................30 2.10 Hạn chế nghiên cứu...........................................................................................30 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................31 3.1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị..................................31 3.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh......................................................................31 3.1.2 Kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh.................................................34 3.1.3 Thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh ....................................................38 3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh...........45 3.2.1. Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ dùng thuốc...............................................45 3.2.2. Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kì.47 3.2.3 Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ dinh dưỡng ...............................................48 3.2.4 Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ hoạt động thể lực......................................49 3.2.5. Yếu tố liên quan đến việc tuân thủ chung của người bệnh.............................51 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.........................................................................................52 4.1. Kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu..................52 4.1.1. Đặc điểm cá nhân của người bệnh ..................................................................52 4.1.2. Kiến thức chung của người bệnh ....................................................................55 4.1.3. Tuân thủ dùng thuốc........................................................................................56 4.1.4. Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám sức khỏe định kỳ ...........................57 4.1.5. Tuân thủ dinh dưỡng.......................................................................................57 4.1.6. Tuân thủ hoạt động thể lực..............................................................................59 4.1.7. Tổng hợp chung về tuân thủ điều trị cả 4 nhóm yếu tố của người bệnh.........60 4.2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu. ..............60 4.2.1. Yếu tố liên quan với tuân thủ dùng thuốc .......................................................60 4.2.2. Yếu tố liên quan với tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ ........60
  • 9. 4.2.3. Yếu tố liên quan với tuân thủ dinh dưỡng ......................................................61 4.2.4. Yếu tố liên quan với tuân thủ hoạt động thểlực..............................................61 4.2.5. Yếu tố liên quan với tuân thủ chung của người bệnh .....................................62 KẾT LUẬN...............................................................................................................63 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  • 10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường type 2 là một bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa đang ngày càng gia tăng trên khắp thế giới, không chỉ xuất hiện ở các nước phát triển nữa mà xuất hiện ngày càng nhiều ở các nước đang phát triển [37]. Đái tháo đường đang trở thành một vấn đề lớn của y học, gây những ảnh hướng xấu tới sức khỏe, làm suy giảm sức lao động, tăng tỉ lệ tử vong, giảm tuổi thọ của bệnh nhân và là gánh nặng cho nền kinh tế - xã hội [2]. Tại Việt Nam, từ năm 2002 đến năm 2012, tỉ lệ mắc đái tháo đường (ĐTĐ) tăng gấp đôi từ 2,7 lên 5,4%, dự kiến tới năm 2030, số người mắc Đái tháo đường ở Việt Nam sẽ lên đến con số 3,42 triệu người [3]. Trên thế giới, theo báo cáo, tới năm 2015 có khoảng 8,8 % dân số trưởng thành mắc bệnh Đái tháo đường, tỉ lệ tử vong hàng năm ước tính khoảng 5 triệu người mỗi năm, ĐTĐ đã và đang trở thành một đại dịch trên thế giới [14]. Đái tháo đường là một căn bệnh nặng, phải điều trị lâu dài, nhiều biến chứng nguy hiểm và gần như không thể tránh khỏi, tuy nhiên chúng ta có thể làm chậm tiến triển của các biến chứng này cũng như mức độ của biến chứng bằng cách quản lý tốt bệnh ĐTĐ [2]. Tuy nhiên hiện nay, điều kiện nhân lực y tế chuyên môn về ĐTĐ còn hạn chế, cũng theo Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 cũng chỉ ra, hiện nay, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến cơ sở trong quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ còn yếu [3]. Chính vì vậy việc điều trị bệnh ĐTĐ ngoài sự điều trị của các bác sĩ tại bệnh viện thì việc tuân thủ điều trị tại nhà của Bệnh nhân và sự phối hợp của người nhà người bệnh là cực kì quan trọng. Trong điều trị bệnh ĐTĐ, việc tư vấn cho bệnh nhân (BN) là cực kì quan trọng, tuy nhiên hiện nay, phần lớn các nghiên cứu về bệnh ĐTĐ chủ yếu là về kết quả điều trị và đáp ứng các loại thuốc, các nghiên cứu về chế độ ăn, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kì còn rất ít. Những câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: sự hiểu biết và thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh Đái tháo đường type 2 đang được quản lý tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tuân thủ điều trị của các người bệnh này? Vì những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị và
  • 11. 2 một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viên E Trung ương năm 2019” nhằm 2 mục tiêu sau : 1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến thực hành tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.
  • 12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Bệnh đái tháo đường 1.1.1 Định nghĩa Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, thuật ngữ đái tháo đường (Diabetes Mellitus) mô tả một rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân, đặc trưng bởi tăng đường huyết mạn tính, rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, chất béo và protein, gây ra bởi các rối loạn trong sản xuất insulin, khuyết khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai [18]. 1.1.2 Dịch tễ đái tháo đường type 2 - Trên thế giới: Tỉ lệ mắc bệnh Đái tháo đường trên thế giới, chủ yếu là Đái tháo đường type 2 ước tính khoảng 10% người trưởng thành trên 25 tuổi. Trong đó, tỉ lệ này cao nhất ở khu vực Đông Địa Trung Hải và Châu Mỹ (11%) và thấp hơn ở khu vực Châu Âu và Tây Thái Bình Dương [32]. - Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường lứa tuổi 30-69 tuổi toàn quốc là 2,7% vào năm 2002, đã tăng gấp đôi lên 5,4% năm 2012. Đây là điều đáng báo động khi tỷ lệ đái tháo đường gia tăng nhanh hơn dự báo. Tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng tăng lên từ 7,7% năm 2002 lên 12,8% năm 2012. Ước tính, năm 2010 tỷ lệ đái tháo đường ở nhóm tuổi từ 20-79 tuổi là 2,9% tương ứng 1,65 triệu người bị bệnh và dự báo sẽ tăng lên 3,42 triệu người vào năm 2030, gia tăng 88 000 người một năm [3]. 1.1.3 Chẩn đoán Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Đái tháo đường type 2 của Bộ Y tế, Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường type 2 bao gồm [4]: a. Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường type 2: Tuổi ≥ 45 và có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây: - BMI ≥ 23 (xem phụ lục 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á (theo IDF, 2005) - Huyết áp trên 130/85 mmHg - Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường type 2).
  • 13. 4 - Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường (suy giảm dung nạp đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose). - Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to - nặng trên 3600 gam, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu). - Người có rối loạn Lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/L và Triglycrid trên 2,2 mmol/l. b. Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes). - Rối loạn dung nạp glucose (IGT), nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l (200 mg/dl). - Suy giảm glucose máu lúc đói (IFG), nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng glucose máu dưới 7,8 mmol/l (< 140 mg/dl). c. Chẩn đoán xác định đái tháo đường: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO- 1999), dựa vào một trong 3 tiêu chí: - Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl). - Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. - Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl). 1.1.4 Phân loại Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế, Đái tháo đường được chia thành 4 loại cơ bản bao gồm [4]: a. Đái tháo đường type 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong. b. Đái tháo đường type 2. c. Các thể đặc biệt khác. - Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
  • 14. 5 - Bệnh lý của tụy ngoại tiết. - Do các bệnh Nội tiết khác. - Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác. - Nguyên nhân do nhiễm trùng. - Các thể ít gặp, các hội chứng về gen. 1.2. Điều trị và tuân thủ điều trị đái tháo đường type 2 1.2.1 Nguyên tắc chung [4] a. Mục đích: - Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường. - Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý. b. Nguyên tắc: - Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường. -Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu. -Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật). 1.2.2 Mục tiêu điều trị -Đưa chỉ số glucose máu lúc đói về mức chấp nhận 6,2 – 7,0 mmol/L và đường máu sau ăn về mức 7,8 – 10,0 mmol/L, cùng với đó là đưa các chỉ số HbA1c về khoảng 6,5 – 7,5%, huyết áp về mức 130/80 – 140/90 [4]. 1.2.3 Lựa chọn phối hợp thuốc Những điều chú ý khi lựa chọn thuốc + Phải tuân thủ các nguyên tắc về điều trị bệnh đái tháo đường type 2
  • 15. 6 + Trên cơ sở thực tế khi thăm khám lâm sàng của từng người bệnh mà quyết định phương pháp điều trị. Trường hợp bệnh mới được chẩn đoán, mức glucose máu thấp, chưa có biến chứng nên điều chỉnh bằng chế độ ăn, luyện tập, theo dõi sát trong 3-6 tháng; nếu không đạt mục tiêu điều trị phải xem xét sử dụng thuốc[4]. + Thuốc lựa chọn ban đầu của chế độ đơn trị liệu nên dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI), nếu BMI dưới 23 nên chọn thuốc nhóm Sulfonylurea, nếu BMI từ 23 trở lên, nên chọn nhóm Metformin[4]. 1.2.4 Kiểm soát đa yếu tố ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 Các biện pháp điều trị nhằm mục tiêu hạn chế, ngăn ngừa các biến chứng cấp và mạn tính ở bệnh nhân đái tháo đường type 2. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 thường đi kèm với nhiều yếu tố nguy cơ, tạo ra sự phối hợp ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh. Chính vì vậy, điều trị bệnh nhân đái tháo đường type 2 không chỉ đơn thuần là điều chỉnh glucose huyết thanh mà phải kiểm soát đồng thời đa yếu tố. Sự xuất hiện, tiến triển các biến chứng do ĐTĐ type 2 liên quan đến thời gian phát hiện bệnh, số lượng các yếu tố nguy cơ, mức độ kháng insulin và hiệu quả kiểm soát các chỉ số. Nhiều nghiên cứu có giá trị đều chứng minh tiên lượng bệnh ĐTĐ kể cả type 1 và type 2 được cải thiện là nhờ những can thiệp đa yếu tố [4]. Ngày nay người ta coi những kết quả điều trị tốt là biện pháp tốt nhất dự phòng những biến chứng cho người đã mắc bệnh. Một số Hiệp hội đã quan tâm đến vấn đề này và đưa ra những tiêu chí để đánh giá việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Kiểm soát đa yếu tố trên bệnh nhân ĐTĐ bao gồm: khống chế tốt đồng thời cả glucose máu, HbA1C và các yếu tố nguy cơ thường gặp như huyết áp, lipid máu, cân nặng, lối sống... [23]. Năm 2015, dựa trên khuyến cáo kiểm soát các chỉ số WHO đưa ra năm 2002, Liên đoàn đái tháo đường quốc tế - IDF đã điều chỉnh một số mục tiêu kiểm soát các chỉ số về tim mạch, chuyển hóa. Đây là hướng dẫn quốc tế được nêu ra làm cơ sở cho các quốc gia xem xét, áp dụng có điều chỉnh cho phù hợp với từng vùng lãnh thổ. Khuyến cáo này cũng thể hiện đơn giản, gọn hơn chỉ nêu ra một mức độ của mục tiêu. Khuyến cáo nêu ra các mục tiêu và chiến lược điều trị phải được điều chỉnh có cân nhắc tới các yếu tố nguy cơ riêng biệt của từng BN. Bên cạnh mức glucose huyết thanh lúc đói, khuyến cáo còn đưa ra mức glucose sau 2 giờ (sau ăn) và lipid máu cũng đều thấp hơn,
  • 16. 7 bổ sung thêm tỷ số albumin/creatinin niệu. Nếu điều trị chưa đạt mục tiêu thì cũng không nên coi như đã điều trị thất bại vì mọi cải thiện các yếu tố nguy cơ đều có thể làm giảm sự xuất hiện của các biến chứng. Trong thực tế nếu giảm HbA1c từ 10% xuống mức 9% sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ biến chứng các cơ quan đích nhiều hơn so với mức giảm từ 7% xuống 6%. Khuyến cáo cũng đã lưu ý: nếu không có điều kiện theo dõi HbA1c thì dựa vào glucose huyết thanh lúc đói cũng là một chỉ số theo dõi thay thế có thể chấp nhận được[25]. Trong khuyến cáo thực hành lâm sàng đối với bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận mạn của KDOQI cập nhật năm 2012 có nêu: Mức kiểm soát HbA1c tối ưu nên duy trì vào khoảng 7,0% không nên đưa HbA1c xuống mức < 7,0% đối với những bệnh nhân có biểu hiện cơn hạ đường huyết và chấp nhận duy trì HbA1c ở mức > 7,0% ở những bệnh nhân có các bệnh kèm theo, tiên lượng thời gian sống không kéo dài và nguy cơ cao gây cơn hạ đường huyết[31]. Bảng 1.1. Mục tiêu kiểm soát các chỉ số ở bệnh nhân đái tháo đường theo IDF 2005 Chỉ số Mục tiêu kiểm soát Glucose - Đói - Sau ăn 2 giờ 4,4 – 6,1 mmol/l (80 - 110 mg/dl) 4,4 – 8,0 mmol/l (80 – 145 mg/dl) HbA1c < 6.5% Huyết áp ≤ 130/80 mmHg Cholesterol toàn phần ≤ 4,5 mmol/l (174 mg/dl) LDL-C ≤ 2,5 mmol/l (97mg/dl) HDL-c ≤ 1,0 mmol/l (39 mg/dl) Triglycerid ≤ 1,5 mmol/l (133mg/dl) Tỷ số albumin/creatinin niệu Nam: 2,5 mg/mmol (22mg/g) Nữ: 3,5 mg/mmol (31 mg/g)
  • 17. 8 Hội nội tiết - đái tháo đường châu Á - Thái Bình Dương dựa trên các khuyến cáo mức kiểm soát các chỉ số của IDF đã áp dụng có điều chỉnh cho phù hợp đặc điểm dân số học cũng đã đưa ra khuyến cáo của riêng mình[25]. Hội Nội tiết đái tháo đường Việt nam dựa vào tình hình cụ thể, thực tế năm 2009 đã đồng thuận đưa ra những tiêu chí đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số theo 3 mức độ: Tốt, chấp nhận, kém. 1.6.4.1. Gluocse Kiểm soát đường huyết đối với bệnh nhân ĐTĐ nhắm đến các mục tiêu chuyên biệt có thể đo lường được, như là Hemoglobin A1C (còn được gọi là ‘A1C’ hay ‘HbA1C’) là tiêu chuẩn thường được dùng để đánh giá sự kiểm soát đường huyết trong thời gian dài và là mục tiêu chính của việc kiểm soát, điều trị đái tháo đường. Xét nghiệm HbA1C được đề nghị thực hiện từ hai đến bốn lần mỗi năm cho các bệnh nhân với bất kỳ loại đái tháo đường nào, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và mức độ kiểm soát đường huyết của từng bệnh nhân[35]. Đối với các bệnh nhân ĐTĐ type 1 điều trị bằng insulin nên kiểm tra ba lần hay nhiều hơn trong ngày; số lần kiểm tra có thể ít hơn ở những bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị bằng thuốc hạ đường huyết uống, nhưng có thể nhiều hơn đối với bệnh nhân điều trị bằng insulin có kèm hoặc không các loại thuốc uống. Mục tiêu đường huyết nên được điều chỉnh cho phù hợp với tuổi, giới, và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân; một số nhóm đối tượng đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt (trẻ em, phụ nữ mang thai, và người lớn tuổi). Dưới đây là bảng chỉ số mục tiêu được điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu riêng biệt của từng cá nhân:
  • 18. 9 Bảng 1.2. Mục tiêu điều trị bệnh đái tháo đường qua Glucose, HbA1C Thông số Mục tiêu + HbA1C < 7.0% + Glucose trong huyết tương mao mạch trước ăn 70-130 mg/dL (3.9-7.2 mmol/L) + Nồng độ đỉnh glucose trong huyết tương mao mạch sau ăn < 180 mg/dL (< 10.0 mmol/L) Các mục tiêu này dành cho những người không mang thai và liên quan đến mức 4,0-6,0% của nhóm không bị ĐTĐ. Nồng độ glucose trong huyết tương sau ăn nên được đo 1-2 giờ sau khi bắt đầu bữa ăn, nồng độ cao nhất ở các bệnh nhân tiểu đường thường xảy ra trong khoảng thời gian này. Tăng đường huyết sau ăn (PPG) góp phần làm cho việc kiểm soát đường huyết không đạt được mức độ tối ưu, thường xảy ra sớm trong quá trình tiến triển của bệnh đái tháo đường và là một nguy cơ dự báo cho các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Tăng đường huyết sau ăn cũng có liên quan đến sự xuất hiện của các bệnh mạch máu lớn và mạch máu nhỏ, đồng thời gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Tăng đường huyết sau ăn đã được xem là dấu hiệu báo trước quan trọng của cơn đau tim. Các phương pháp nhằm giảm đường huyết sau ăn có thể giúp giảm nồng độ HbA1C và cải thiện việc kiểm soát đường huyết. Bên cạnh đó, một phương pháp về chế độ ăn nhằm cải thiện đường huyết sau ăn là tiêu thụ loại carbohydrate được tiêu hóa chậm, giúp phóng thích glucose qua một đoạn dài hơn dẫn đến đường huyết sau ăn được giảm đi hẳn so với việc thực hiện chế độ ăn với các nguồn cung cấp carbohydrate tiêu hóa nhanh khác[21] 1.6.4.2. Huyết áp Theo IDF (2013) cho thấy, có tới 60 – 80% người mắc bệnh ĐTĐ type 2 bị tăng huyết áp. Bệnh ĐTĐ kèm tăng huyết áp làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong và đột quỵ, tăng gấp 3 lần nguy cơ bệnh mạch vành, thúc đẩy nhanh quá trình tiến triển của các biến chứng trên tim mạch, mắt, thận, thần kinh…[25]
  • 19. 10 Kiểm soát tốt huyết áp cũng như các chỉ số đường huyết và mỡ máu là những vấn đề rất quan trọng đối với người mắc bệnh ĐTĐ, giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình phát triển của biến chứng. Huyết áp là áp lực của máu lên các thành mạch. Huyết áp của người khỏe mạnh bình thường là 120/80mg. Một người được cho là cao huyết áp (HA) khi HA > 140/90mg, trong đó HA tâm thu > 140mg (HA tâm thu là huyết áp đo được khi tim co bóp máu đi) và/hoặc HA tâm trương > 90mg (HA tâm trương là huyết áp đo được khi máu trở về tim)[34]. Đối với người mắc bệnh ĐTĐ type 2 mục tiêu điều trị là đưa huyết áp về mức < 130/85mg. Việc điều trị cao huyết áp cho người ĐTĐ type 2 có thể tùy vào tình trạng bệnh mà sử dụng phương pháp dùng thuốc hay không dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai. Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm soát huyết áp Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Huyết áp mmHg ≤ 130/80 > 130/80 - < 140/90 > 140/90 1.6.4.3. Lipid Kiểm soát mỡ máu nhằm mục đích hạ thấp LDL cholesterol, tăng HDL cholesterol, và giảm triglyceride là mục tiêu quan trọng đối với bệnh ĐTĐ type 2. Dưới đây là bảng nồng độ lipid được khuyến cáo: Bảng 1.4. Nồng độ Lipid được khuyến cáo trong điều trị bệnh đái tháo đường Thông số Mục tiêu + LDL cholesterol < 100 mg/dL (< 2.6 mmol/L) + Triglyceride < 150 mg/dL (< 1.7 mmol/L) + HDL cholesterol > 40 mg/dL (> 1.0 mmol/L) – Nam > 50 mg/dL (> 1.3 mmol/L) – Nữ Các dữ liệu này là các giá trị lipid của những người trưởng thành, có nguy cơ thấp. Các thông số về lipid nên được đo ít nhất mỗi năm một lần ở hầu hết các bệnh nhân trưởng thành; đối với những người trưởng thành có các chỉ số giá trị lipid nguy cơ thấp, đánh giá lipid máu có thể lặp lại mỗi hai năm.
  • 20. 11 Kiểm soát lipid hiệu quả giúp làm giảm bệnh mạch máu lớn và tử vong ở những bệnh nhân có tiền sử biến cố tim mạch. Các chuyên gia ĐTĐ khuyên nên kiểm tra các rối loạn lipid ở các bệnh nhân đái tháo đường trưởng thành ít nhất một lần mỗi năm và thường xuyên hơn nếu cần thiết để đạt được các mục tiêu[25]. 1.6.4.4. BMI Chỉ số BMI không đo lường trực tiếp mỡ của cơ thể nhưng các nghiên cứu đã chứng minh rằng BMI tương quan với đo mỡ trực tiếp. BMI là phương pháp không tốn kém và dễ thực hiện để tầm soát vấn đề sức khoẻ. BMI được sử dụng như là một công cụ tầm soát để xác định trọng lượng thích hợp cho người lớn. Tuy nhiên, BMI không phải là công cụ chẩn đoán. Ví dụ, một người có chỉ số BMI cao, để xác định trọng lượng có phải là một nguy cơ cho sức khoẻ không thì các bác sĩ cần thực hiện thêm các đánh giá khác. Những đánh giá này gồm đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn, hoạt động thể lực, tiền sử gia đình và các sàng lọc sức khoẻ khác[25] Tính chỉ số BMI là một phương pháp tốt nhất để đánh giá thừa cân và béo phì cho một quần thể dân chúng. Để tính chỉ số BMI, người ta chỉ yêu cầu đo chiều cao và cân nặng, không tốn kém và dễ thực hiện. Sử dụng chỉ số BMI cho phép người ta so sánh tình trạng cân nặng của họ với quần thể nói chung. Công thức tính BMI: BMI (kg/m2 ) = Cân nặng (kg) : [Chiều cao (m) x chiều cao (m)] Cách đánh giá chỉ số BMI : Đối với người lớn từ 20 tuổi trở lên, Sử dụng bảng phân loại chuẩn cho cả nam và nữ để đánh giá chỉ số BMI. + BMI <16 : Gầy độ III + 16 ≤ BMI <17 : Gầy độ II + 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I + 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường + 25 ≤ BMI <30 : Thừa cân + 30 ≤ BMI 35 : Béo phì độ 1 + 35 ≤ BMI <40 : Béo phì độ II + BMI >40 : Béo phì độ III
  • 21. 12 Thừa cân và béo phì được coi là nguyên nhân chính phát sinh ĐTĐ type 2 hiện nay, và quan trọng đây là yếu tố can thiệp được. Thừa cân và béo phì thường được đánh giá chủ yếu qua 2 chỉ số gồm chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng bụng (VB). Vòng bụng giúp đánh giá béo bụng hay béo phì dạng nam. Béo phì được xác định là một yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch, đặc biệt là béo bụng. Béo phì làm tăng huyết áp, tăng non-HDL-C và làm giảm HDL-C. Ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, béo phì vừa là yếu tố dự báo bệnh ĐTĐ vừalà yếu tố nguycơ tim mạch. Béo bụng có liên quan mật thiết với hiệntượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể, dẫn đến sự thiếu hụt insulin tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mỡ). Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn đến sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, dẫn tới hiện tượng ức chế quá trình phosphoryl hóa và oxy hóa glucose, đồng thời làm chậm chuyển carbohydrat thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo glucose mới, và hậu quả tất yếu là bệnh đái tháo đường xuất hiện[18]. Các nghiên cứu về số đo vòng eo liên quan với nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cho thấy như sau: + Vòng eo < 90 cm (nam), hoặc < 80 cm (nữ): bình thường + Vòng eo ≥ 90 cm (nam), hoặc ≥ 80 cm (nữ): có nguy cơ BMI được kiểm soát thông qua chế độ ăn uống và luyện tập. Bệnh nhân ĐTĐ type 2 được đánh giá là kiểm soát BMI ở mức tốt khi BIM trong khoảng 18.5 – 22.9 và kiểm soát kém khi BMI ≥ 23[28]. 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc điều trị đái tháo đường Theo khuyến cáo của WHO, Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế cũng như kết quả từ các nghiên cứu cho thấy, không tuân thủ điều trị có thể gây ra các hậu quả sau [18, 33, 35]: - Không kiểm soát được đường huyết. - Không ngăn ngừa được các biến chứng cấp tính: + Hạ glucose máu. + Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton do ĐTĐ. + Hôn mê tăng glucose máu không nhiễm toan ceton (hôn mê tăng áp lực thẩm thấu). + Hôn mê nhiễm toan lactic.
  • 22. 13 + Các bệnh nhiễm trùng cấp tính. - Không ngăn ngừa được các biến chứng mạn tính: + Biến chứng tim mạch: Bệnh mạch máu, bệnh tim, đột quỵ… + Biến chứng tại mắt: Xuất huyết, xuất tiết võng mạc, giảm thị lực, mù lòa… + Biến chứng tại thận: Tổn thương thận, suy thận… + Biến chứng bàn chân: Loét bàn chân, cắt cụt chi dưới, hoại thư… + Biến chứng thần kinh. + Rối loạn chức năng cường dương ở nam. + Suy giảm chức năng sinh dục ở nữ. ĐTĐ là một trong những bệnh lý mạn tính nên luôn là gánh nặng tâm lý cho bản thân bệnh nhân cũng như gia đình và xã hội. Hơn nữa điều trị ĐTĐ đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ chặt chẽ sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực và kiểm soát đường huyết và khám định kì của người bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu bệnh nhân không tuân thủ thường dẫn đến thất bại trong điều trị. Dưới đây là một số các lý do khiến bệnh nhân không tuân thủ: Do thuốc điều trị: Bệnh nhân phải uống quá nhiều thuốc trong một ngày đặc biệt với những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc uống kết hợp với thuốc tiêm và phải dùng ít nhất 2 loại thuốc trở lên thì với số lượng thuốc và thời gian dùng thuốc kéo dài suốt đời kèm theo với tâm lý sợ đau khi tiêm là những rào cản lớn tác động đến sự tuân thủ. Những hạn chế về chế độ ăn liên quan đến sử dụng thuốc: Thời điểm sử dụng nhiều loại thuốc điều trị có liên quan mật thiết tới bữa ăn: có thuốc phải uống sau bữa ăn, có thuốc phải uống xa bữa ăn, có thuốc tiêm phải tiêm vào đúng giờ quy định Hơn nữa, một số thuốc điều trị còn yêu cầu người bệnh phải ngừng uống rượu bia. Điều này sẽ gây ra khó khăn nhất định cho bệnh nhân. Chế độ ăn: ảnh hưởng rất lớn đối với bệnh nhân ĐTĐ: Một số thì không có điều kiện,có nhóm bệnh nhân cho rằng không cần thiết, một số thì không biết, làm ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị ĐTĐ. Do thiếu hỗ trợ (gia đình, bạn bè): Sự hỗ trợ của người thân trong gia đình và bạn bè của người bệnh là yếu tố quan trọng đảm bảo việc tuân thủ của họ. Những người thân và bạn bè sẽ chia sẻ, an ủi, động viên, nhắc nhở, giúp đỡ người bệnh uống
  • 23. 14 đủ số lượng thuốc, đủ liều, đúng giờ và đo đường huyết thường xuyên cũng như giúp người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực đúng cách. Trên thực tế, nhiều người bệnh không thể tự mình đo đường huyết hoặc không tự giác nhớ được cách sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của thầy thuốc…, đặc biệt khi người bệnh là người cao tuổi. Vì vậy sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè là hết sức cần thiết đối với người bệnh ĐTĐ. Do gánh nặng về tài chính: Quá trình mắc bệnh kéo dài, phải chi trả chi phí điều trị, trong khi người bệnh không có khả năng tạo ra thu nhập (ở những người cao tuổi) sẽ là gánh nặng tài chính không chỉ cho người bệnh mà còn cho cả những người khác trong gia đình. Cùng với đó, việc tuân thủ hoạt động thể lực và kiểm soát đường huyết tại nhà và thăm khám định kì cũng là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và biến chứng của bệnh ĐTĐ [2] Ngoài ra, tại nghiên cứu này, một yếu tố liên quan nữa có thể ảnh hưởng tới việc tuân thủ điều trị đường nữa là tình trạng Lo âu của bệnh nhân. Tình trạng này được đánh giá thông qua thang đo lo âu, trầm cảm tại bệnh viện HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale) ,thang đo gồm có 14 câu trong đó 7 câu đánh giá về lo âu và 7 câu đánh giá về trầm cảm. Các câu này tập trung vào các triệu chứng chủ yếu liên quan tới lo âu, trầm cảm. Các dấu hiệu được phân theo 4 mức độ từ 0 tới 3 điểm. Kết quả được phân tích theo điểm trung bình của tổng điểm mỗi câu hỏi và theo các mức độ: - Từ 0 đến 7 điểm: bình thường. - Từ 8 đến 10 điểm: có triệu chứng của lo âu. - Từ 11 đến 21 điểm: lo âu. Từ đó, qua chỉ số đánh giá lo âu này, nghiên cứu xác định mối quan hệ giữa tình trạng lo âu của bệnh nhân với việc tuân thủ các chế độ điều trị. 1.4. Một số nghiên cứu liên quan
  • 24. 15 1.4.1. Trên thế giới nghiên cứu về kiến thức và tuân thủ điều trị người bệnh ĐTĐ không phải là vấn đề mới, cụ thể như sau: Nghiên cứu về kiến thức tuân thủ điều trị: Theo nghiên cứu của Girish M.Chavan trên 307 bệnh nhân ở Ấn Độ cho thấy, Chỉ 23,8% có kiến thức tốt về bệnh tiểu đường, trong khi 19,2% người tham gia có kiến thức kém, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuân thủ điều trị tốt hơn ở những bệnh nhân có kiến thức về bệnh đái tháo đường [21]. Ở một nghiên cứu khác tại Ai Cập của tác giả Ghada El-Khawaga cho thấy tỉ lệ hiểu biết chung của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường là 52,3%. Nghiên cứu về tuân thủ sử dụng thuốc: Nghiên cứu của Joan N. Kalyago và cộng sự (2008) về tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Uganda với mục tiêu xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ cho thấy có 28,9 % người bệnh không tuân thủ điều trị sử dụng thuốc. Và các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề này bao gồm có giới tính nữ, không hiểu rõ về thuốc, không có thuốc đúng quy định và không đi khám định kì thường xuyên [27]. Tuy nhiên các nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến tuân thủ điều trị thuốc hoàn toàn bằng nghiên cứu định lượng, còn hạn chế chưa đi tìm hiểu lý do tại sao người bệnh lại không tuân thủ điều trị. Nghiên cứu về tuân thủ hoạt động thể lực: Một số nghiên cứu khác lại chỉ nghiên cứu tuân thủ hoạt động thể lực trên người bệnh ĐTĐ. Kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh không tuân thủ hoạt động thể lực là khá cao như nghiên cứu của Juma Al-Kaabi và cộng sự (2009) [19], “Hoạt động thể lực và những yếu tố rào cản đến hoạt động thể lực của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Ả rập”. Nghiên cứu về tuân thủ chế độ ăn: Nghiên cứucủaChandalia và cộngsựcũngchothấy chế độăngiàuchấtxơ (50gram chất xơ, 25 gram hòa tanvà 25 gram khônghòa tan) cũng có tác dụng cải thiện đường huyết, giảm đề kháng insulin và rối loạn mỡ máu trên người bệnh ĐTĐ type 2[29]. Nghiên cứu về tuân thủ 5 yếu tố phối hợp khi điều trị ĐTĐ:
  • 25. 16 Một số nghiên cứu khác đã tiến hành cho thấy việc tuân thủ điều trị kết hợp giữa tuân thủ dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết, kết quả cho thấy: Nghiên cứu của Alan M và cộng sự (2006) chỉ ra rằng tỷ lệ tuân thủ thuốc điều trị thường tốt hơn tuân thủ thay đổi lối sống. Nghiên cứu này cho thấy có 65% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng, 19% người bệnh tuân thủ chế độ hoạt động thể lực, 53% người bệnh tuân thủ chế độ dùng thuốc và 67% người bệnh thường xuyên đo đường huyết [39]. 1.4.2. Tại Việt Nam Hiện tại ở Việt Nam, việc tuân thủ điều trị là điều cốt lõi cho sự thành công trong công tác điều trị người bệnh ĐTĐ góp phần đáng kể vào công tác quản lý điều trị bệnh. Để có được điều này cần phải có những minh chứng cụ thể như: tỷ lệ người bệnh tuân thủ thuốc, dinh dưỡng, hoạt động thể lực, kiểm soát đường huyết tại nhà là bao nhiêu? Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người bệnh? Từ đó giúp cho các nhà quản lý Bệnh viện có những giải pháp hữu hiệu trong công tác điều trị và quản lý người bệnh ĐTĐ có hiệu quả. Nghiên cứu về kiến thức tuân thủ điều trị: Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Hồng Thúy năm 2019 tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Sơn La thì điểm trung bình kiến thức chỉ đạt 20,58 ± 5,6 điểm trên tổng 36 điểm, trong đó: tỷ lệ NB có kiến thức đạt là 64%; không đạt là 36%. Cũng nghiên cứu về vấn đề này, theo Nguyễn Trọng Nhân và cộng sự, tỉ lệ người bệnh có kiến thức về ăn uống của người bệnh Đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 67,35%, điểm trung bình kiến thức về chế độ điều trị[11]. Nghiên cứu về tuân thủ chế độ dùng thuốc: Đã có nhiều nghiên cứu về việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân Đái tháo đường như về việc tuân thủ việc dùng thuốc như nghiên cứu của Lưu Thị Hạnh tại Khoa Nội 2 Bệnh viện Xanh Pôn cho thấy có tới tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ thời gian uống thuốc khá đúng giờ chiếm 95.4%, có 63,1% bệnh nhân uống thuốc có chú ý đến liên quan với bữa ăn và 89,2% bệnh nhân uống thuốc đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ còn lại là bệnh nhân không mua thuốc, tự uống thuốc có sẵn hoặc có người cho. Còn về tuân thủ điều trị bằng thuốc tiêm có 65,6% bệnh nhân tiêm đúng thời gian chỉ định, 68,7% bệnh nhân tiêm insulin liên quan đến bữa ăn theo chỉ định, có 59,4% bệnh nhân chú ý đến vô trùng khi tiêm, 75% bệnh nhân bảo
  • 26. 17 quản thuốc đúng. Chỉ có 3,1 % bệnh nhân chú ý luân chuyển vị trí tiêm hàng ngày, 87,5% biết cách lấy thuốc đúng, 53,1% tiêm đúng loại [9]. Nghiên cứu về việc tuân thủ chế độ ăn, theo Báo cáo của Phạm Vân Thúy và Nguyễn Đô Huy, ở nhóm các bệnh nhân tuân thủ điều trị có 89,6% bệnh nhân thực hiện chế độ ăn kiêng, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không tuân thủ điều trị, việc tuân thủ chế độ ăn kiêng là 3,3% [12]. Cùng với đó là nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân cũng cho biết tỉ lệ người bệnh có kiến thức đúng về chế độ dinh dưỡng chiếm 67,35% và người bệnh tuân thủ điều trị chiếm 41,84% [11]. Tuân thủ về kiểm soát đường huyết và tái khám, theo nghiên cứu của Phạm Thị Thủy tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh cho thấy tỉ lệ người bệnh tuân thủ đi khám định kỳ theo khuyến cáo “Tái khám hàng tháng” chiếm 84.9%, còn lại 15.1% ĐTNC thực hiện tái khám nhưng không đúng theo lịch hẹn hay khuyến cáo của các nhà Y học. Tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà ở mức độ thường xuyên ( ≥2 lần/tuần) là 68.3%, không kiểm tra đường huyết tại nhà và có kiểm tra đường huyết tại nhà nhưng ở mức độ không thường xuyên, không đúng theo khuyến cáo (<2 lần/tuần) chiếm 31.7%[15]. Về tuân thủ Hoạt động thể lực của bệnh nhân ngoại trú đái tháo đường, số Bệnh nhân thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chiếm tỷ lệ cao (68,2%), số có thời gian luyện tập 30ph/ngày chiếm 54,8%, số có mức độ tập vừa phải chiếm 58,3%. Trong đó, loại hình đi bộ được đối tượn nhiên cứu (ĐTNC) luyện tập chủ yếu (80,8%). Loại hình thể dục thể thao là chạy được sử dụng với tỷ lệ thấp nhất (4,2%). Các loại hình thể thao khác mà ĐTNC đang luyện tập chiếm 20,2% [10].
  • 27. 18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân và hồ sơ bệnh án của đã được chẩn đoán đái tháo đường type 2 tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viên E Trung ương Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: - Bênh nhân từ 18 tuổi trở lên. - Đang được điều trị ngoại trú tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương - Đến khám bệnh tại Khoa Nội tổng hợp ít nhất 1 lần trong vòng 1 tháng gần đây từ tháng 9 tới tháng 12 năm 2019 - Có khả năng giao tiếp đủ để trả lời phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu: - Người bệnh có biến chứng nặng mà không thể tham gia nghiên cứu được. - Người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm thực hiện: Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương 2.1.3 Thời gian nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 07/2019 tới tháng 06/2020 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích - Thông tin định lượng từ phỏng vấn trực tiếp và sao ghi kết quả khám lâm sàng từ bệnh án. 2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lương một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: n = ∝/ 𝑝 (1 − 𝑝) Trong đó: n: Là số người bệnh đái tháo đường type 2 cần cho nghiên cứu.
  • 28. 19 p: Ước đoán Tỷ lệ tuân thủ điều trị ĐTĐ type 2, chọn p = 0,5 do chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trước đó tại địa điểm nghiên cứu. d: Sai số ước lượng (lấy d = 0,15*p) α: Chọn mức ý nghĩa thống kê 95% ( α = 0,05)  Z1-α/2 = 1,96. Thay vào công thức, thu được n = 170 người bệnh. Để dự phòng các bệnh nhân nằm trong tiêu chuẩn loại trừ của nghiên cứu, số mẫu dự kiến = số mẫu tối thiểu * 120%. Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được thông tin của 208 người bệnh đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu. Cách chọn mẫu định lượng Chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách người bệnh đang được điều trị ngoại trú tới khám định kì tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E trung ương từ tháng 09/2019 đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại. 2.3 Phương pháp thu thập thông tin 2.3.1 Công cụ thu thập số liệu Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp có cấu trúc được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu bao gồm các mục: (1) Thông tin chung, (2) Thông tin về Kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị ĐTĐ, (3) Thông tin về một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị đái tháo đường. 2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin - Phỏng vấn trực tiếp người bệnh bị ĐTĐ type 2: Sau khi người bệnh tới Khám và lấy thuốc định kì tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E Trung ương, NB được điều tra viên giới thiệu về Khảo sát và tiến hành phỏng vấn trực tiếp nếu người bệnh đồng ý tham gia khảo sát. Thời gian thu thập thông tin dự kiến từ 01/10/2019 – 29/02/2020 tại BV E Trung ương - Thu thập các số liệu, thông tin trong bệnh án gần nhất của Bệnh nhân như các thông tin về biến chứng của bệnh và các bệnh mạn tính khác. 2.4 Công cụ thu thập số liệu - Nguồn gốc và nguyên tắc phát triển bộ công cụ: Bộ công cụ được thiết kế dựa trên khuyến cáo về tuân thủ điều trị đái tháo đường của tổ chức WHO năm 2003 [33] và bộ công cụ của tác giả Đỗ Văn Doanh: Nghiên cứu về thực trạng và yếu tố ảnh
  • 29. 20 hưởng đến sự tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh năm 2016 [5] cùng với đó là kết hợp với thang đo lo âu, trầm cảm tại bệnh viện HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale), thang đo gồm có 14 câu trong đó 7 câu đánh giá về lo âu và 7 câu đánh giá về trầm cảm. Các câu hỏi trong nghiên cứu được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với đối tượng và địa bàn nghiên cứu, sau đó in ấn phục vụ cho nghiên cứu. - Nội dung bộ công cụ thu thập số liệu và biến số nghiên cứu: * Về các thông tin chung: tên, tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và từ câu 2.1→ 2.9. * Đo lường về kiến thức về tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 từ câu F1→ F10 * Đo lường về thực hành tuân thủ dùng thuốc của NB ĐTĐ type 2 từ câu B1→ B15 * Đo lường về thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định kỳ từ câu C1→ C8 * Đo lường về thực hành tuân thủ dinh dưỡng của NB ĐTĐ type 2 câu D1-D12 * Đo lường về thực hành tuân thủ hoạt động thể lực của NB ĐTĐ type 2 từ câu E1→ E8 * Đánh giá về Sức khỏe tinh thần của NB ĐTĐ type 2 từ câu G1 – G7 2.5 Biến số và chỉ số nghiên cứu * Tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2: là sự kết hợp đủ 4 biện pháp bao gồm chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên, chế độ dùng thuốc đúng, chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám sức khỏe định kỳ thường xuyên *Tiêu chí đo lường tuân thủ chế độ dinh dưỡng: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng [2] NB ĐTĐ type 2 nên tuân thủ các nguyên tắc sau: + Các thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường thấp dưới 55% trong bữa ăn như: hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh...), các loại trái cây (ổi, củ đậu…). Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt nạc (thịt gia cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần.
  • 30. 21 + Các thực phẩm nên hạn chế như: Cơm, miến dong, bánh mỳ (chỉ nên ăn tối đa 1 lần/1 loại/1 ngày), các món ăn rán, quay. + Các thực phẩm cần tránh không nên ăn: Cần tránh các thực phẩm có chỉ số đường cao trên 55% và hấp thu nhanh như: nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt, dưa hấu, dứa, các loại khoai bỏ lò (khoai tây nướng, khoai lang nướng…). Chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khi có triệu chứng hạ glucose máu. Ngoài ra cũng không dùng óc, phủ tạng, lòng, gan và đồ hộp… *Tiêu chí đo lường chế độ hoạt động thể lực [20, 22, 35]: + Các loại hình hoạt động thể lực:  Loại hình hoạt động thể lực với cường độ cao: chạy, chơi thể thao (cầu lông, bóng chuyền, bóng bàn, chơi tenis, bơi lội, khiêu vũ)…  Loại hình hoạt động thể lực với cường độ trung bình: bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp...hoặc các bài tập thể dục tương tự phù hợp với tình trạng sức khỏe và lối sống của người bệnh.  Loại hình hoạt động thể lực với cường độ thấp: tập dưỡng sinh, Yoga, làm các công việc nhẹ ở nhà như nội trợ...Theo khuyến cáo của WHO NB ĐTĐ nên hoạt động thể lực với cường độ từ mức trung bình trở lên [33]. + Tần suất: nên tập ít nhất 2-3 lần/tuần, tối thiểu 30 phút mỗi ngày *Tiêu chí đo lường chế độ dùng thuốc: Tuân thủ dùng thuốc là chế độ điều trị dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc, đúng giờ, đúng liều lượng. Theo khuyến cáo của WHO năm 2003 [33], và WHO/IDF năm 2012 [35], NB mắc các bệnh lý mạn tính được coi là tuân thủ điều trị thuốc khi: + Thực hiện được ít nhất 90% phác đồ điều trị trong vòng 1 tháng Vì vậy NB ĐTĐ được coi là không tuân thủ điều trị nếu số lần quên dùng thuốc (uống/tiêm) > 3 lần/tháng. + Những trường hợp quên dùng thuốc uống/tiêm thì nên xin ý kiến bác sỹ và nếu quên thì không nên uống bù/tiêm bù vào lần uống/tiêm sau. + Không được tự ý điều chỉnh liều dùng * Tiêu chí đo lường chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám định kỳ[33]:
  • 31. 22 + Với bệnh những NB đang dùng thuốc uống hạ đường huyết nên thử đường huyết tối thiểu 2 lần/tuần. Vì vậy NB được coi là tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà khi NB đo được đường huyết trên 2 lần/tuần + NB đã được chẩn đoán ĐTĐ tốt nhất là đi khám sức khỏe định kỳ 1 tháng/1 lần * Tiêu chí đo lường về sức khỏe tinh thần của NB: + Bao gồm bộ có 07 câu hỏi đánh tính điểm từ 0-3 điểm với mỗi câu hỏi, tổng điểm của cả 7 câu hỏi là đánh giá về sức khỏe tinh thần của NB: - Từ 0 đến 7 điểm: bình thường. - Từ 8 đến 10 điểm: có triệu chứng của lo âu. - Từ 11 đến 21 điểm: lo âu Cụ thể như sau: TT Biến số Chỉ số Phân loại Phương pháp thu I. Yếu tố cá nhân Đặc điểm nhân khẩu học 1 Tuổi Là tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu tính theo năm sinh dương lịch đến thời điểm hiện tại Rời rạc Phỏng vấn 2 Giới % Giới tính của đối tượng nghiên cứu: nam hoặc nữ Nhị phân Quan sát 3 Trình độ học vấn % phân bố trình độ cao nhất mà đối tượng có được Thứ bậc Phỏng vấn 4 Nghề nghiệp % phân bố nghề của đối tượng nghiên cứu ở thời điểm hiện tại và tạo ra thu nhập chính Định danh Phỏng vấn 5 Thu nhập % phân bố thu nhập của đối tượng nghiên cứu ở thời điểm hiện tại tính theo tháng Rời rạc Phỏng vấn
  • 32. 23 6 Sức khỏe tinh thần % ĐTNC có những triệu chứng của lo âu Thứ hạng Phỏng vấn Tiền sử mắc bênh 7 Thời gian mắc bệnh ĐTĐ Tính trung bình năm từ khi NB được phát hiện và chẩn đoán là ĐTĐ Rời rạc Phỏng vấn Hỗ trợ của gia đình, bạn bè,nhân viên y tế (NVYT) 8 Được nhắc nhở tuân thủ dùng thuốc % được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không? Phân loại Phỏng vấn 10 Được nhắc nhở tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kì % được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không? Phân loại Phỏng vấn 11 Được nhắc nhở tuân thủ chế độ dinh dưỡng % được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không? Phân loại Phỏng vấn 12 Được nhắc nhở tuân thủ hoạt động thể lực % được người thân, bạn bè, NVYT nhắc nhở tuân thủ điều trị không? Phân loại Phỏng vấn Kiến thức về tuân thủ điều trị 1 Hiểu biết về kết quả điều trị bệnh ĐTĐ % nhận biết của ĐTNC về kết quả điều trị bệnh ĐTĐ. Phân loại Phỏng vấn 2 Hiểu biết về phương pháp điều trị ĐTĐ % ĐTNC hiểu biết về phác đồ điều trị đang áp dụng để kiểm soát đường máu. Phân loại Phỏng vấn 3 Hiểu biết về tuân thủ dùng thuốc % ĐTNC hiểu biết về cách tuân thủ dùng thuốc như thế nào là có hiệu quả nhất cho những người bệnh mắc ĐTĐ Định danh Phỏng vấn
  • 33. 24 4 Hiểu biết về tuân thủ hoạt động thể lực % ĐTNC hiểu biết về tuân thủ chế độ hoạt động thể lực như thế nào để giúp kiểm soát giảm đường huyết Định danh Phỏng vấn 5 Hiểu biết về kiểm tra đường máu % ĐTNC cho rằng người bệnh mắc ĐTĐ thì nên kiểm tra đường máu như thế nào là tốt Định danh Phỏng vấn 6 Hiểu biết về theo dõi sức khỏe định kỳ % ĐTNC cho rằng người bệnh mắc ĐTĐ thì nên khám sức khỏe định kỳ như thế nào là tốt Định danh Phỏng vấn 7 Hiểu biết về mục đích của kiểm tra đường máu và khám sức khỏe định kỳ % ĐTNC biết ý nghĩa của việc kiểm tra đường máu và khám sức khỏe định kỳ Định danh Phỏng vấn 8 Hiểu biết về các biện pháp tuân thủ điều trị % ĐTNC biết ý nghĩa về các biện pháp tuân thủ trong phác đồ điều trị đái tháo đường Định danh Phỏng vấn 9 Hiểu biết về tuân thủ lựa chọn thực phẩm phù hợp % % ĐTNC hiểu biết về những thực phẩm mà người bệnh ĐTĐ nên ăn, hạn chế hoặc cần tránh Định danh Phỏng vấn 10 Hiểu biết về biến chứng, hậu quả của việc không tuân thủ % ĐTNC biết những hậu quả do không tuân thủ điều trị gây ra Định danh Phỏng vấn II. Thực hành về tuân thủ điều trị Thực hành tuân thủ thuốc 1 Thời gian dùng thuốc ĐTĐ Khoảng thời gian trung bình kể từ lần đầu tiên ĐTNC bắt đầu được điều trị thuốc đến thời điểm phỏng vấn Rời rạc Phỏng vấn
  • 34. 25 2 Thuốc đang dùng % Những loại thuốc mà đối tượng nghiên cứu đang dùng để điều trị bệnh ĐTĐ trong tháng vừa qua Định danh Phỏng vấn 3 Số lần uống thuốc viên Bình quân số lần ĐTNC uống thuốc để điều trị bệnh ĐTĐ trong một ngày Rời rạc Phỏng vấn 4 Số lần dùng thuốc tiêm insullin Bình quân số lần ĐTNC tiêm thuốc để điều trị bệnh ĐTĐ trong một ngày Rời rạc Phỏng vấn 5 Thực hành về tuân thủ dùng thuốc % ĐTNC tuân thủ điều trị thuốc theo những hướng dẫn của bác sỹ Định danh Phỏng vấn 6 Quên thuốc viên Bình quân số lần đối tượng quên không uống thuốc trong tháng vừa Rời rạc Phỏng vấn 7 Lý do quên uống thuốc % các nguyên nhân khiến người bệnh quên một vài lần uống thuốc Định danh Phỏng vấn 8 Xử trí quên uống thuốc % Cách xử trí mà đối tượng áp dụng khi phát hiện ra mình quên uống thuốc Định danh Phỏng vấn 9 Quên thuốc tiêm Số lần trung bình đối tượng quên không tiêm thuốc trong tháng vừa qua Rời rạc Phỏng vấn 10 Lý do quên tiêm thuốc % Các nguyên nhân khiến người bệnh quên một vài lần tiêm thuốc trong tháng Định danh Phỏng vấn 11 Xử trí quên tiêm thuốc % Cách xử trí mà đối tượng áp dụng khi phát hiện ra mình quên tiêm thuốc Định danh Phỏng vấn Thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ 1 Tuân thủ về kiểm soát đường huyết tại nhà % Người bệnh có tuân thủ chế độ kiểm soát đường Nhị phân Phỏng vấn
  • 35. 26 2 Mức độ kiểm soát đường huyết tại nhà % ĐTNC kiểm soát được đường huyết tại nhà đều đặn Nhị phân Phỏng vấn 3 Số lần kiểm tra đường huyết tại nhà Số lần trung bình mà ĐTNC đã thực hiện kiểm tra đường huyết tại nhà Rời rạc Phỏng vấn 4 Lý do đo đường huyết tại nhà không đều Các lý do khiến người bệnh đo đường huyết tại nhà không đều Định danh Phỏng vấn 5 Thời điểm đo đường huyết tại nhà % các thời điểm mà ĐTNC chọn để đo đường huyết trong ngày Định danh Phỏng vấn 6 Lý do không đo đường huyết tại nhà Các lý do khiến người bệnh không đo đường huyết tại nhà Định danh Phỏng vấn/Bộ câu hỏi 7 Tuân thủ đi khám sức khỏe định kỳ % ĐTNC đi khám định kỳ theo hướng dẫn Rời rạc Phỏng vấn 8 Lý do người bệnh không tuân thủ đi khám định kì Các lý do khiến người bệnh không đi khám định kỳ (%) Định danh Phỏng vấn/Bộ câu hỏi Thực hành tuân thủ dinh dưỡng 1 Mức độ tiêu thụ thực phẩm Mức độ tiêu thụ một số thực phẩm của ĐTNC trong vòng 1 tuần qua (số trung bình) Thứ hạng Phỏng vấn/Bộ câu hỏi Thực hành tuân thủ hoạt động thể lực 1 Loại hình động thể lực hoạt % những loại hình hoạt động thể lực mà đối tượng hay tập hàng ngày trong tuần vừa qua Định danh Phỏng vấn/Bộ câu
  • 36. 27 2 Thời gian động thể lực hoạt Thời gian hoạt động thể lực trung bình mỗi ngày của từng loại hình hoạt động thể lực Thứ hạng Phỏng vấn/Bộ câu hỏi 3 Lý do người bệnh không tuân thủ hoạt động thể lực % những lý do vì sao ĐTNC không tuân thủ chế độ luyện tập theo chỉ dẫn của bác sỹ Định danh Phỏng vấn/Bộ câu hỏi 2.6 Các khái niệm, thước đo và tiêu trí đánh giá: 2.6.1 Các khái nhiệm * Theo Quyết định của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh Đái tháo đường [4] thì tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau đây: a. Glucose máu lúc đói ≥ 1,26 g/l (≈ 7mmol/l), làm ít nhất 2 lần. b. Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≈ 11,1 mmol/l) có kèm theo triệu chứng lâm sàng. c. HbA1c ≥ 6.5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm này phải được làm ở phòng thí nghiệm được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế. d. Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11,1mmol/l.  Chế độ dùng thuốc: - Tuân thủ dùng thuốc là chế độ điều trị dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc, đúng giờ, đúng liềulượng.  Chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám định kỳ: - Người bệnh được coi là tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà khi người bệnh đo được đường huyết từ 2 lần/tuần trở lên. - Người bệnh chẩn đoán ĐTĐ type 2 được coi là tuân thủ khi đi khám sức khỏe định kỳ 1 tháng/1 lần [7].  Chế độ dinh dưỡng: Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng người bệnh ĐTĐ nên tuân thủ các nguyên tắc sau [7]: - Các thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường
  • 37. 28 huyết thấp dưới 55% trong bữa ăn, nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần. - Các thực phẩm nên hạn chế như: Cơm, miến dong, bánh mỳ, các món ăn rán, quay. - Các thực phẩm cần tránh không nên ăn: Cần tránh các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao trên 55% và hấp thu. Chỉ sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khi có triệu chứng hạ glucose máu. - Những thực phẩm ăn thường xuyên là những thực phẩm có tần suất ăn từ 3 lần trở lên trong 1 tuần. - Những thực phẩm ăn không thường xuyên là những thực phẩm có tần suất ăn dưới 3 lần trong 1 tuần.  Hoạt động thể lực: - Tuân thủ khi người bệnh hoạt động thể lực với cường độ từ mức trung bình trở lên ≥ 30 phút/ngày/tuần. - Không tuân thủ khi người bệnh không hoạt động thể lực và hoạt động thể lực với cường độ thấp < 30 phút/ngày/tuần. 2.6.2 Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị  Đánh giá kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường type 2 Đối tượng nghiên của chúng tôi là những NB đã được chẩn đoán là ĐTĐ type 2 và khám lần thứ 2 trở lên, nên người bệnh đã được tư vấn và cung cấp kiến thức về tuân thủ điều trị. Vì vậy để đánh giá mức độ đạt về kiến thức của người bệnh khi người bệnh trả lời đạt từ 75% trở lên trên tổng số điểm.  Đánh giá thực hành về tuân thủ điều trị bệnh đái tháo đường Đánh giá mức độ đạt về tuân thủ điều trị của từng biện pháp khi người bệnh trả lời đạt từ 75% trở lên trên tổng số điểm của từng biện pháp tuân thủ điều trị.  Tuân thủ dinh dưỡng: Tổng điểm: 24 điểm - Tuân thủ khi ≥ 18 điểm. - Không tuân thủ < 18 điểm.  Tuân thủ hoạt động thể lực - Tuân thủ điều trị khi người bệnh hoạt động thể lực với cường độ trung bình 30 phút mỗi ngày và/hoặc 150 phút /tuần trở lên. - Không tuân thủ điều trị khi người bệnh không hoạt động thể lực hoặc hoạt động
  • 38. 29 thể lực với cường độ thấp hơn 30 phút mỗi ngày và/hoặc 150 phút /tuần.  Tuân thủ dùng thuốc: là phải dùng đúng giờ, đúng khoảng cách, đều đặn suốt đời, số lần quên thuốc ≤ 3 lần/tháng. Tổng điểm: 3 điểm - Tuân thủ khi ≥ 2 điểm - Không tuân thủ < 2 điểm * Tuân thủ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ: Tổng điểm: 6 điểm - Tuân thủ khi ≥ 4 điểm - Không tuân thủ < 4 điểm 2.7 Phân tích và xử lý số liệu - Sau khi thu thập được thông tin, số liệu được nhập và quản lý bằng phần mềm EpiData 3.1 - Tiến hành xử lý và làm sạch số liệu sau đó phần tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 để mô tả kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân đái tháo đường type 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện E Trung ương và các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị này. 2.8 Đạo đức nghiên cứu - Có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng có thể từ chối tham gia. - Trước khi tham gia, đối tượng được cung cấp đầy đủ và rõ ràng toàn bộ thông tin liên quan đến nghiên cứu. - Thông tin cá nhân được bảo mật, số liệu trong nghiên cứu có tính khoa học, thực tế và trung thực. 2.9 Sai số và biện pháp khắc phục 2.8.1 Sai số - Sai số nhớ lại do đối tượng nghiên cứu không nhớ chính xác số lần quên uống thuốc, tần suất hoặc lượng thức ăn, lần tập thể dục, lần đo đường huyết tại nhà nên dẫn đến khai báo thông tin sai - Quá trình phỏng vấn, người bệnh cung cấp sai thông tin do Điều tra viên chưa giải thích rõ câu hỏi hoặc giải thích sai câu hỏi cho người được phỏng vấn
  • 39. 30 2.8.2 Biện pháp khắc phục - Về Đối tượng nghiên cứu: ĐTNC sẽ được điều tra viên giải thích tận tình về mục đích của nghiên cứu và cụ thể từng câu hỏi để hạn chế tối đa những sai sót - Về Điều tra viên: Điều tra viên được tập huấn đầy đủ về kiến thức của bệnh Đái tháo đường và bộ câu hỏi phỏng vấn để có thể đủ kiến thức và kĩ năng phỏng vấn đối tượng nghiên cứu. 2.10 Hạn chế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại một thời điểm ngắn. - Đánh giá thực hành thông qua phỏng vấn/hỏi chứ chưa quan sát được thực tế khi họ thực hành. - Có ít nghiên cứu toàn diện trước đây ở trong nước về tuân thủ điều trị (cả 4 biện pháp) ở người bệnh ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú nên không có nhiều số liệu để so sánh. - Nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ đề cập đến thực hành ở mức độ tiêu thụ thực phẩm thường xuyên hay không thường xuyên của một số nhóm thực phẩm chính mà chưa đi đánh giá hết được các nhóm thực phẩm cũng như chưa tính được nhu cầu năng lượng tiêu thụ trong khẩu phần ăn của người bệnh để đánh giá chính xác được mức độ tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ.
  • 40. 31 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại tại Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện E năm 2019 3.1.1 Đặc điểm chung của người bệnh Bảng 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh Thông tin chung của NB Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tuổi ≤55 tuổi 11 5,34 56-64 tuổi 27 13,02 ≥ 65 tuổi 170 81,74 Tổng 208 100 X ± SD (GTNN – GTLN) 69,06 ±6,42 (43 - 88) Giới tính Nam 96 46,15 Nữ 112 53,85 Tổng 208 100 Trình độ học vấn Tiểu học 8 3,85 Trung học cơ sở 72 34,62 Trung học phổ thông 71 34,13 Trung cấp/Cao đẳng 27 12,98 Đại học/Sau đại học 30 14,42 Tổng 208 100 Nghề nghiệp Nông dân 6 2,88 Công nhân 7 3,37 Buôn bán/Nghề tự do 3 1,45 Cán bộ văn phòng 2 0,96 Nội trợ 2 0,96 Hưu trí 188 90,38 Tổng 208 100 Sống cùng gia đình, người thân Có 205 98,56 Không 3 1,44 Tổng 208 100
  • 41. 32 Thu nhập hàng tháng < 2,500 triệu đồng 38 18,27 2,500 - 3,500 triệu đồng 45 21,63 > 3,500 triệu đồng 125 60,10 Tổng 208 100 Thu nhập trung bình (triệu đồng) 3,689 (±2,093) Nhận xét: Tổng số BN tham gia nghiên cứu là 208, trong đó số giới tính nam chiếm tỉ lệ 46,2%, giới tính nữ chiếm tỉ lệ 53,8%. Tuổi trung bình của ĐTNC là 69,02 tuổi, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm ≥ 65 tuổi chiếm tỉ lệ 81,7%, ĐTNC nhỏ tuổi nhất là 43 tuổi, nhiều tuổi nhất là 88 tuổi. Về trình độ học vấn của ĐTNC, hai nhóm các đối tượng học hết Trung học cơ sở và Trung học phổ thông có tỉ lệ cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 34,6% và 34,1%. Nhóm đối tượng có học vấn thấp nhất là tiểu học với 3,8% Nghề nghiệp của ĐTNC chủ yếu là đã về hưu, chiếm tỉ lệ 90,3 %, phần lớn đối tượng sống cùng gia đình, người thân (98,6%). Về thu nhập trung bình của các đối tượng vào khoảng 3 triệu 880 nghìn đồng. Nhóm đối tượng không có thu nhập chiếm tỉ lệ 4.8 %. Bảng 3.2. Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh của người bệnh Thông tin về tiền sử bệnh Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Thời gian mắc bệnh ≤5 năm 94 45,19 > 5 năm 114 54,81 Tổng số 208 100 X ± SD (GTNN – GTLN) 8,7 ± 6,89 (1 - 32) Mắc các bệnh mạn tính đi kèm/biến chứng ĐTĐ Không 69 32,17 1 bệnh mạn tính/biến chứng 84 40,39
  • 42. 33 ≥ 2 bệnh mạn tính/biến chứng 55 26,44 Tổng số 208 100 Nhận xét: Thời gian đã phát hiện dược bệnh trung bình là 8,7 năm, sự dao động thời gian lớn, từ 1 đến 32 năm, trong đó có 54,8 đối tượng mắc bệnh trên 5 năm. Nhóm các đối tượng có mắc bệnh mạn tính khác kèm theo hoặc đã xuất hiện biến chứng chiếm tỉ lệ 66,8%, còn lại 32,2 tổng số ĐTNC không mắc bất kì bệnh mạn tính khác đang điều trị và chưa có biến chứng. Bảng 3.3. Hỗ trợ của người thân về tuân thủ điều trị Nội dung Không Người nhà NVYT Cả 2 Tổng Được nhắc nhở tuân thủ chế độ dùng thuốc n 187 19 2 0 208 % 89,9 9,1 1,0 0 100 Được nhắc nhở tuân thủ chế độ hoạt động thể lực n 196 19 0 1 208 % 94,2 5,3 0 0,5 100 Được nhắc nhở tuân thủ chế độ dinh dưỡng n 191 15 1 1 208 % 91,8 7,2 0,5 0,5 100 Được nhắc nhở tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết và khám định kỳ n 192 15 0 1 208 % 92,3 7,2 0 0,5 100 Nhận xét: Trong đó, tỉ lệ người bệnh tự biết tuân thủ hoạt dộng thể lực cao nhất chiếm 94,2%. Ngoài ra, chỉ có 9,1% số ĐTNC được người nhà, gia đình nhắc nhở về chế độ dung thuốc và tuân thủ chế độ hoạt động thể lực, có 7,2 % số ĐTNC được gia
  • 43. 34 đình, người nhà nhắc nhở về chế độ dinh dưỡng và chế độ kiểm soát đường huyết, khám định kì. Bảng 3.4. Thực trạng lo âu của bệnh nhân Mức độ lo âu Số lượng (n) % Không bị lo âu 183 88,0 Lo âu nhẹ 20 9,6 Lo âu vừa 5 2,4 Tổng số 208 100 Trung bình điểm lo âu 2,18 Nhận xét: - Điểm lo âu trung bình: 2,18 - Bệnh nhân có triệu chứng lo âu theo HADS (tổng điểm ≥ 8) là 25 người, chiếm tỉ lệ 12,02% - Bệnh nhân lo âu thực sự theo HADS (tổng điểm ≥ 11) là 5 người, chiếm tỉ lệ 2,4% 3.1.2 Kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh  Kiến thức về bệnh: Bảng 3.5 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về bệnh ĐTĐ type 2 Kiến thức về điều trị đái tháo đường Có kiến thức Không có kiến thức Tổng n % n % Biết bệnh ĐTĐ không thể chữa khỏi? 205 98,6 3 1,4 208 Biết các phương pháp điều trị bệnh và phát hiện biến chứng Điều trị bằng thuốc 208 100 0 0 Chế độ dinh dưỡng hợp lý 170 81,7 38 18,3 Chế độ luyện tập hợp lý 162 77,9 46 22,1
  • 44. 35 Nhận xét: Tỉ lệ người bệnh tham gia nghiên cứu biết được bệnh ĐTĐ type 2 là bệnh không thể chữa khỏi là 98,6 % và tất cả 100% tổng số ĐTNC biết được tầm quan trọng của điều trị bằng thuốc, trong khi đó hiểu biêt về tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý có tỉ lệ ĐTNC lần lượt là 81,7% và 77,9%.  Kiến thức về sử dụng thuốc, kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ Bảng 3.6 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc ĐTĐ, kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ Kiến thức về tuân thủ điều trị Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về sử dụng thuốc ĐTĐ Uống/tiêm thuốc ĐTĐ đều đặn, suốt đời 198 95,2 Chỉ Uống/tiêm thuốc ĐTĐ khi chỉ số đường máu cao 10 4,8 Dùng thuốc của người khác hoặc tự mua thuốc theo đơn cũ 0 0 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ Nhận được hướng điều trị và chăm sóc phù hợp từ Bác sĩ – Điều dưỡng 94 45,2 Phát hiện kịp thời các biến chứng ĐTĐ, được xử trí kịp thời 14 6,7 Cả 2 mục đích: hướng điều trị và phát hiện biến chứng kịp thời 100 48,1 Không nhận ra được lợi ích của kiểm tra chỉ số đường máu tại nhà và tái khám định kỳ 0 0 Nhận xét: Đối với kiến thức của ĐTNC về sử dụng thuốc ĐTĐ có tới 4,8% cho rằng chỉ dùng thuốc khi chỉ số đường máu cao, không có đối tượng nào dùng thuốc của người khác hay mua thuốc theo đơn cũ. Về kiến thức của người bệnh về kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ, không có BN nào không nhận ra được lợi ích của kiểm tra chỉ số đường máu tại nhà Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3QqHyhq Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 45. 36 và khám định kỳ. Tuy nhiên tỉ lệ số BN nhận ra được cả 2 lợi ích của việc này chỉ chiếm 48,1 %, còn lại là các BN chỉ nhận ra được 1 trong 2 lợi ích.  Kiến thức về dinh dưỡng Bảng 3.7 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên ăn và cách chế biến Biết các thực phẩm nên ăn và cách chế biến Nên ăn n % Món ăn đồ luộc (các loại rau luộc...) 208 100 Các loại đậu (Đậu phụ, đậu xanh, đậu đen...) 128 61,5 Hầu hết các loại rau, củ 208 100 Các loại trái cây (xoài, chuối, táo, nho, mận) 157 75,5 Nhận xét: Tất cả các ĐTNC đều cho rằng nên ăn các món ăn luộc và ăn các loại rau, củ. Tuy nhiên đối với các loại đậu cũng là nhóm thức ăn cung cấp chất xơ và giảm quá trình hấp thu glucose vào máu thì ĐTNC đưa ra sự lựa chọn thấp hơn (61.5%), tỉ lệ này cũng khá thấp đối với các loại trái cây (75,5%). Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về thực phẩm nên hạn chế và cách chế biến Biết các thực phẩm hạn chế và cách chế biến Hạn chế Cần tránh n % n % Ăn đồ rán, quay 113 54,3 95 45,7 Bánh mì trắng 144 69,2 41 19,7 Gạo (cơm), miến dong 115 55,3 37 17,8 Biết các thực phẩm cần tránh Hạn chế Cần tránh n % n % Ăn các món nội tạng (lòng, gan,óc, đồ hộp...) 10 4,8 198 95,2 Nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt 114 54,8 94 45,2 Khoai tây, khoai lang nướng và chiên 145 69,7 38 18,3 Tải bản FULL (87 trang): https://bit.ly/3QqHyhq Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 46. 37 Nhận xét: Đối với các thực phẩm và cách chế biến cần hạn chế, hầu hết người bệnh cho rằng cần hạn chế và tránh ăn đồ rán, đồ quay. Tỉ lệ người bệnh cho rằng cần hạn chế ăn với gạo, cơm, miến dong và với bánh mì trắng lần lượt là 55,3 % và 69,2%. Về các thực phẩm cần tránh đối với người bệnh ĐTĐ type 2, hầu hết hầu hết ĐTNC biết được cần tránh các thức ăn nội tạng động vật như lòng, gan, óc, đồ hộp... (chiếm 95,2% ĐTNC) và cần tránh thức ăn nước uống có hàm lượng đường cao như nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt chiếm 45.2% và 54,8% cho rằng nên hạn chế các loại thức ăn này. Tuy nhiên các nhóm củ như khoai tây, khoai lang được chế biến dưới dạng nướng chiên thì chỉ có 18,3% ĐTNC biết được là nhóm thức ăn cần tránh.  Kiến thức về luyện tập thể lực: Bảng 3.9 Kiến thức về luyện tập thể lực Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hoạt động thể lực kiểm tra đường máu và tái khám định kỳ Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Biết về lợi ích của hoạt động thể lực và luyện theo sở thích. 46 22,1 Biết về lợi ích của hoạt động thể lực, tập luyện theo chỉ dẫn của BS-ĐD 162 77,9 Không biết về lợi ích hoạt động thể lực, không tập luyện 0 0 Ý kiến khác 0 0 Tổng 208 100 Nhận xét: Phần lớn ĐTNC nhận biết lợi ích của hoạt động thể lực và biết đúng chế độ tập luyện theo chỉ dẫn của bác sỹ (77.9%). Tuy nhiên vẫn còn đến 22.1% có hiểu biết chưa đúng khi cho rằng có thể luyện tập theo sở thích. Không có đối tượng nghiên cứu nào không biết về lợi ích của hoạt động thể lực nên không luyện tập. 8313709