SlideShare a Scribd company logo
1 of 182
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TRỊNH TIẾN DŨNG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ
VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
Hà Nội, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
TRỊNH TIẾN DŨNG
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU NHÀ Ở
CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ
VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS PHẠM TRỌNG MẠNH
2. PGS.TS PHẠM TRỌNG THUẬT
Hà Nội, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, năm 2015
Tác giả luận án
Trịnh Tiến Dũng
I
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng các chữ viết tắt
Danh mục Hình vẽ - Bảng biểu
MỞ ĐẦU
Trang
I
V
VI
IX
1. Lý do chọn đề tài IX
2. Mục đích nghiên cứu XI
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu XI
4. Phƣơng pháp nghiên cứu XI
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn XIII
6. Những đóng góp mới của luận án XIII
7 Cấu trúc luận án VIV
8 Các khái niệm XV
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN
BIỂN NAM TRUNG BỘ .................................................................................................1
1.1 Tình hình quy hoạch, xây dựng phát triển KCN tại Việt Nam và
khu vực Nam Trung bộ......................................................................................................1
1.1.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam...............................................................1
1.1.2 Tình hình phát triển KCN ven biển Nam Trung bộ ..............................................4
1.2 Thực trạng công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công
nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ ....................................................................8
1.2.1 Thực trạng phát triển ...........................................................................................8
1.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển.................................................................16
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển nhà ở
II
công nhân KCN .........................................................................................................18
1.3.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học ...........................................................................18
1.3.2 Các Hội thảo và bài báo khoa học........................................................................22
1.4 Những vấn đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân khu
công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ............................................................25
1.4.1 Quản lý quy hoạch, kiến trúc, trật tự xây dựng ...................................................26
1.4.2 Quản lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội .........................................................29
1.4.3 Quản lý môi trƣờng .............................................................................................30
1.4.4 Cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân KCN ............................................30
1.4.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển ............................................31
1.4.6 Bộ máy quản lý phát triển....................................................................................32
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN
NAM TRUNG BỘ ...........................................................................................................34
2.1 Cơ sở lý thuyết quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ...........................................34
2.1.1 Quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ............................................................34
2.1.2 Chính sách quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN..........................................41
2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ....................................46
2.2.1 Văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân của Trung ƣơng 46
2.2.2 Văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân của địa phƣơng ...............................49
2.3 Định hƣớng quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị
ven biển Nam Trung bộ.....................................................................................................50
2.4 Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển nhà ở công nhân khu
công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ............................................................54
2.4.1 Điều kiện tự nhiên, Văn hóa - Xã hội...................................................................54
2.4.2 Điều kiện kinh tế, Lao động – việc làm................................................................56
2.4.3 Số lƣợng công nhân tại các KCN 60
III
2.4.4 Trình độ - Thu nhập của công nhân KCN 61
2.4.5 Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân KCN 62
2.4.6 Nhu cầu nhà ở của công nhân khu công nghiệp 63
2.5 Kinh nghiệm quản lý phát triển khu nhà ở cho công nhân khu
công nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam.........................................
66
2.5.1 Kinh nghiệm quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công
nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới.....................................................................
66
2.5.2 Kinh nghiệm quản lý phát triển nhà ở công nhân tại Việt Nam............................72
CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU NHÀ Ở
CÔNG NHÂN KCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG
BỘ.....................................................................................................................................87
3.1 Quan điểm và các nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân
khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ..............................................
87
3.1.1 Quan điểm quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ...........................................87
3.1.2 Nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ..........................................90
3.2 Giải pháp quản lý phát triển.........................................................................................91
3.2.1 Quản lý quy hoạch và kiến trúc cảnh quan...........................................................91
3.2.2 Quản lý trật tự xây dựng ......................................................................................98
3.2.3 Quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội .......................................................................................................................103
3.2.4 Quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội .......................................................................................................................109
3.3 Giải pháp về chính sách phát triển ..............................................................................120
3.4 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý phát triển................................................................126
3.5 Quản lý xã hội với sự tham gia của cộng đồng ............................................................133
3.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu........................................................................................139
3.6.1 Bàn luận về khả năng và điều kiện áp dụng các mô hình 139
IV
quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven
biển Nam Trung bộ..............................................................................................
3.6.2 Bàn luận về việc thực hiện các giải pháp quản lý phát triển
nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ...............................140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................147
KẾT LUẬN .................................................................................................................147
KIẾN NGHỊ............................................................................................................................................149
CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
V
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS : Bất động sản
CN : Công nhân
CNKT : Công nhân kỹ thuật
DN : Doanh nghiệp
ĐK : Điều kiện
HK : Hộ khẩu
HTKT : Hạ tầng kỹ thuật
HTXH : Hạ tầng xã hội
KCN : Khu công nghiệp
KKT : Khu kinh tế
KCX : Khu chế xuất
KTX : Ký túc xá
LĐ : Lao động
LĐPT : Lao động phổ thông
NN : Nhà nước
PVCC : Phục vụ công cộng
PT : Phát triển
QL : Quản lý
QH : Quy hoạch
QLPT : Quản lý phát triển
SD : Sử dụng
XD : Xây dựng
TH : Tổng hợp
TP : Thành phố
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
VI
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Danh mục hình Trang
Hình 1.1 1 Vị trí các đô thị ven biển Nam Trung bộ ..................................................1
Hình 1.2 Bản đồ phân bố các KCN ...........................................................................3
Hình 1.3 Cơ cấu lao động trong KCN 4
Hình 1.4 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Khánh- Đà
Nẵng...........................................................................................................8
Hình 1.5 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Hiệp - Phú
Yên.............................................................................................................12
Hình 1.6 Nhà ở CN do dân xây tại KCN Hòa Khánh – TP Đà
Nẵng...........................................................................................................15
Hình 1.7 Khu nhà ở CN do dân xây tại KCN Hòa Khánh –TP Đà
Nẵng...........................................................................................................16
Hình 2.1 Liên kết không gian giữa nhà ở CN và các khu chức
năng ...........................................................................................................35
Hình 2.2 Nhu cầu thuê nhà ở tập trung dạng KTX của công nhân
KCN ...........................................................................................................65
Hình 2.3 Nhà ở công nhân tại Mexico City................................................................66
Hình 2.4 Nhà ở công nhân giá rẻ tại Trung Quốc.......................................................68
Hình 2.5 Nhà ở bằng container cho công nhân tại Thành Đô .....................................70
Hình 2.6 Hình thái phát triển nhà ở công nhân KCN..................................................76
Hình 2.7 Ký túc xá công nhân KCN Bắc Thăng Long - Hà Nội.................................77
Hình 2.8 Khu lưu trú công nhân Linh Trung – Thủ Đức............................................78
Hình 2.9 Nhà lưu trú công nhân Linh Trung-Thủ Đức...............................................79
Hình 2.10 Khu lưu trú công nhân Khu chế xuất Tân Thuận .........................................80
Hình 2.11 Khu thể thao dành cho công nhân................................................................80
Hình 2.12 Khu lưu trú công nhân KCN Tân Bình........................................................81
VII
Hình 2.13 Nhà lưu trú công nhân Công ty Nissel - Thủ Đức........................................81
Hình 2.14 Nhà ở công nhân do dân xây dựng tại TP Hồ Chí Minh ..............................84
Hình 3.1 Quản lý quy hoạch phát triển trong bố cục tập trung ..................................94
Hình 3.2 Quản lý quy hoạch phát triển trong bố cục phân tán...................................97
Hình 3.3 Quản lý trật tự xây dựng..............................................................................102
Hình 3.4 Nội dung quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật
và hạ tầng xã hội.........................................................................................109
Hình 3.5 Cấu trúc hoạt động của Hợp đồng quản lý...................................................113
Hình 3.6 Chính sách tài chính phát triển nhà ở CN theo bố cục
tập trung......................................................................................................122
Hình 3.7 Chính sách tài chính phát triển nhà ở CN theo bố cục
phân tán ......................................................................................................123
Hình 3.8 Quản lý thực hiện các chính sách tài chính phát triển
nhà ở công nhân KCN theo bố cục phân tán................................................125
Hình 3.9 Cơ cấu tổ chức tổng thể phát triển nhà ở công nhân
KCN............................................................................................................127
Hình 3.10 Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo QL phát triển nhà ở công
nhân KCN...................................................................................................129
Hình 3.11 Tổ chuyên viên QLPT nhà ở công nhân KCN .............................................130
Hình 3.12 Cơ cấu tổ chức quản lý phát triển nhà ở công nhân theo
bố cục hỗn hợp............................................................................................133
Hình 3.13 Trình tự các bước tham gia của CN trong mô hình tập
trung ...........................................................................................................135
Hình 3.14 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý theo mô
hình phân tán ..............................................................................................138
VIII
Danh mục bảng
Bảng 1.1 Một số chỉ số phát triển Khu công nghiệp trong nước.................................2
Bảng 1.2 Tình hình hoạt động KCN tại các đô thị Nam Trung bộ..............................5
Bảng 1.3 Các khu công nghiệp do địa phương thành lập............................................6
Bảng 1.4 Số lượng công nhân KCN tại các đô thị Nam Trung bộ ..............................7
Bảng 1.5 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại tỉnh
Quảng Nam 10
Bảng 1.6 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại Nam
Trung Bộ ....................................................................................................13
Bảng 1.7 Tổng hợp nhà ở do dân xây cho thuê tại Nam Trung bộ..............................13
Bảng 2.1 Khoảng cách đi lại tương ứng với thời gian ...............................................36
Bảng 2.2 Hệ thống văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân
KCN ...........................................................................................................49
Bảng 2.3 Thu nhập bình quân đầu người....................................................................57
Bảng 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế....................................57
Bảng 2.5 Trình độ lao động khu vực Nam Trung bộ ..................................................58
Bảng 2.6 Tình hình lao động – việc làm khu vực Nam Trung bộ ...............................59
Bảng 2.7 Số lượng công nhân KCN tại khu vực Nam Trung bộ.................................60
Bảng 2.8 Số lượng lao động tại các KKT khu vực Nam Trung bộ..............................60
Bảng 2.9 Trình độ - thu nhập công nhân KCN tại khu vực Nam
Trung bộ.....................................................................................................61
Bảng 2.10 Tổng hợp hình thức cư trú công nhân KCN ................................................63
Bảng 2.11 Tình hình cư trú của công nhân tại một số địa phương................................64
Bảng 2.12 Khoảng cách ưu tiên đối với vị trí của nhà ở công
nhân KCN...................................................................................................65
Bảng 2.13 Tổng hợp ưu nhược điểm các hình thức phát triển nhà
ở công nhân ................................................................................................85
IX
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng,
đáp ứng mục tiên đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.
Quá trình hình thành và phát triển một cách nhanh chóng các khu công
nghiệp trong thời gian gần đây đã tạo nên sự dịch chuyển đáng kể lao động
từ khu vực nông - lâm - ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ và
khoa học công nghệ, góp phần tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng, xóa
đói giảm nghèo cho một số địa phương… Tính đến cuối năm 2014, cả nước
đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn
ha, trong đó có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên
60 nghìn ha và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và
xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha; tỷ lệ lấp đầy các
KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên 65%. [7]
Việc dịch chuyển lao động diễn ra theo chiều ngang (từ nông thôn đến
thành thị, khu công nghiệp) và diễn ra theo chiều đứng (lao động nông nghiệp
chuyển thành lao động phi nông nghiệp) đang diễn ra mạnh mẽ. Tính đến cuối
năm 2014, tại các KCN, KKT có khoảng 2,4 triệu lao động trực tiếp. [7]
Sự dịch chuyển cơ cấu lao động đã kéo theo sự thay đổi cách sống, làm
việc, đi lại. Nếp sống văn minh công nghiệp đã dần thay thế cho nếp sống tiểu
nông.
Tại các khu công nghiệp nếp sống công nghiệp của người công nhân đã
dần được hình thành. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho khu công nghiệp, thỏa
mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại và sinh hoạt văn hóa của công nhân khu công
X
nghiệp, khu nhà ở công nhân khu công nghiệp ra đời như một tất yếu khách
quan. Bởi vì, khu công nghiệp chỉ có thể hoạt động được khi có công nhân và
đời sống của công nhân được đảm bảo.
Tuy vậy với nhiều khu công nghiệp, việc cung cấp nguồn nhân lực còn
nhiều hạn chế. Ổn định đời sống của người công nhân và gia đình chưa được
quan tâm do đó công nhân chưa gắn bó lâu dài với KCN, trong đó việc chưa
đáp ứng được nhà ở cho công nhân là một trong các nguyên nhân quan trọng.
Điều này dẫn đến tính hấp dẫn đầu tư giảm. Một số khu công nghiệp đã xây
dựng khu nhà ở công nhân nhưng không được công nhân chọn lựa để ở (cho
dù giá cho thuê khá rẻ), hiệu quả đầu tư chưa thật sự như mong đợi.
Đối với loại hình nhà ở nước ta, loại hình nhà ở công nhân khu công
nghiệp mới xuất hiện và tồn tại trong bối cảnh nền công nghiệp Việt Nam còn
non trẻ và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền kinh tế tiểu nông.
Miền Nam Trung bộ có điều kiện phát triển khu công nghiệp là khá
thuận lợi. Tuy nhiên số lượng các khu công nghiệp còn ít, diện tích khu công
nghiệp không lớn, tỷ lệ lấp đầy là chưa cao so với một số đô thị trong cả
nước. Như vậy có thể thấy môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà
đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dầu nhiều tỉnh, thành phố đã
chủ động xúc tiến quảng bá, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư. Nhưng bên
cạnh điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng chưa thực sự thuận lợi, đáp ứng được yêu
cầu phát triển của các khu công nghiệp và của nhà đầu tư... còn là các yếu tố
xã hội như nguồn nhân lực chưa ổn định, cuộc sống của công nhân chưa đủ
điều kiện để có thể phát triển lâu dài và bền vững các khu công nghiệp.
Việc công nhân phải ở trong những khu nhà trọ tạm bợ, do dân tự xây,
chưa được quản lý một cách chặt chẽ không những gây khó khăn trong công
tác quản lý kiến trúc đô thị, trật tự xây dựng, tạo áp lực lớn cho công tác quản
lý đô thị vốn đã tồn tại nhiều bất cập, hạn chế mà còn không tạo được tiền đề
cho việc phát triển công nghiệp, tạo động lực cho KCN phát triển lâu dài.
XI
Hiện nay chưa có khu nhà ở cho công nhân nào tại các đô thị khu vực
ven biển Nam Trung Bộ phát triển thành công. Do nhu cầu phát triển nên các
đô thị trong khu vực đang nghiên cứu tìm giải pháp quản lý phát triển nhà ở
cho công nhân. Sự lúng túng về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, quản lý phát
triển và vận hành,v.v… đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý.
Vì thế, việc nghiên cứu đề tài: ‘Quản lý phát triển nhà ở công nhân khu
công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ” là việc làm cần thiết, vừa
đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp
tại các khu đô thị ven biển Nam Trung Bộ phù hợp với chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm từng bước cải
thiện về nhà ở, cải thiện điều kiện sống của công nhân KCN, giúp KCN phát
triển bền vững và góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển của các đô
thị ven biển Nam Trung bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công
nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ.
Phạm vi nghiên cứu: quản lý Nhà nước về quản lý phát triển nhà ở công
nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
Giai đoạn nghiên cứu: đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình
nghiên cứu.
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin, tư liệu liên quan đến đề tài. Các tư liệu gồm nhiều
nguồn khác nhau như: hình ảnh, tư liệu, các bài báo về nhà ở công nhân KCN,
XII
các vấn đề liên quan đến đời sống công nhân KCN; các nghiên cứu liên quan
đến đề tài; các dự án phát triển nhà ở công nhân KCN đã thành công tại một
số đô thị trong cả nước; các dự án phát triển nhà ở công nhân KCN đã thất bại
tại các đô thị trong khu vực nghiên cứu; các văn bản quy phạm pháp luật liên
quan đến quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN.
4.2 Phương pháp điều tra khảo sát
Nhằm tìm hiểu về nhu cầu nhà ở công nhân KCN cũng như các yêu cầu
mà người công nhân mong muốn về nhà ở với điều kiện có thể đáp ứng về
kinh tế, tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là
công nhân KCN khi đi khảo sát đời sống công nhân tại các KCN ở đồng Bằng
Bắc bộ, Đông Nam bộ và trên địa bàn nghiên cứu, qua đó thấy được những
thuận lợi và khó khăn của công nhân tại các KCN đã và chưa phát triển nhà ở
cho công nhân. Trên cơ sở đó đó, tác giả đã lập phiếu điều tra xã hội học về
nhu cầu nhà ở cho đại diện một số công nhân tại 2 KCN trong địa bản khảo
sát (KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng: nơi có số lượng công nhân lớn và KCN
Hòa Hiệp - Phú Yên: nơi có số lượng công nhân nhỏ) để làm đại diện bằng
bảng hỏi (Phụ lục 1).
Với đối tượng khảo sát là công nhân KCN có mức độ tập trung lớn và
phân tán theo các khu vực địa lý khác nhau nên mẫu câu hỏi được chọn theo
phương pháp ngẫu nhiên theo cụm. Sau đó trong mỗi cụm sẽ lấy mẫu ngẫu
nhiên đơn giản.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát khách quan. Tác giả
đã tham quan nhiều mô hình phát triển tại các đô thị đã phát triển thành công
cũng như thất bại một số dự án nhà ở công nhân KCN.
4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích
Với những thông tin thu thập được, các số liệu điều tra khảo sát cùng với
những kết quả đã nghiên cứu đi trước, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp
XIII
để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển nhà ở công nhân
KCN. Từ đó phân tích xử lý làm nền tảng cho các giải pháp quản lý phát triển
nhà ở công nhân KCN.
4.4 Phương pháp chuyên gia
Tác giả đã sử dụng các thông tin từ các buổi phỏng vấn các cán bộ quản
lý của Ban Quản lý KCN tại các đô thị, các doanh nghiệp phát triển thành
công nhà ở công nhân KCN, xin ý kiến các chuyên gia và các nhà khoa học
làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, tác giả đã tổ chức thực hiện 2
buổi Hội thảo chuyên gia. Qua đó, nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các
chuyên gia, các nhà khoa học đã giúp tác giả bổ sung và hoàn thiện luận án.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân
khu công nghiệp thích hợp với các đô thị ven biển Nam Trung Bộ. Đóng góp
vào công tác nghiên cứu, ban hành các chính sách chế độ của Nhà nước đối
với việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý nhà ở hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: góp phần điều chỉnh quản lý phát triển nhà ở công
nhân khu công nghiệp hiện có phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và
KCN trong khu vực cũng như định hướng quản lý phát triển nhà ở công nhân
KCN sẽ xây dựng trong tương lai.
6. Những đóng góp mới của luận án
a. Luận án đã phân tích thực trạng phát triển nhà ở công nhân KCN
trong cả nước và trong địa bàn nghiên cứu; qua đó đánh giá, tổng hợp 06 vấn
đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven
biển Nam Trung bộ.
b. Luận án đã xây dựng 03 quan điểm và 04 nguyên tắc quản lý phát
triển nhà ở công nhân KCN trên địa bàn nghiên cứu.
XIV
c. Luận án đã đề xuất 04 nhóm giải pháp quản lý phát triển phù hợp với
điều kiện kinh tế xã hội cũng như điều kiện phát triển KCN của khu vực
nghiên cứu, bao gồm:
 Giải pháp quản lý phát triển;
 Giải pháp chính sách phát triển;
 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý phát triển;
 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển.
Các nhóm giải pháp này đã có tính đến việc xử lý các tồn tại lịch sử của
công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN; các giải pháp quản lý phát
triển nhà ở công nhân KCN phù hợp với chính sách của Nhà nước, quy định
của pháp luật, định hướng phát triển các đô thị và KCN. Qua đó, các địa
phương có cơ sở đánh giá, rà soát và ban hành các văn bản quản lý; lựa chọn
giải pháp quản lý phát triển phù hợp với điều kiện và năng lực tài chính nhằm
cải thiện điều kiện sống của công nhân KCN; giúp KCN phát triển bền vững
và góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển của các đô thị ven biển
Nam Trung bộ.
d. Luận án đã đề xuất bổ sung thêm một số nội dung của Điều 20, Lưu
trú, tạm trú trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất của
Nghị định 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế cho phù hợp với thực tế;
e. Luận án đã đề xuất có những chế tài cụ thể ràng buộc thực hiện Quyết
định số 1780/2011/QĐ-TTg về Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở
các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
7. Cấu trúc luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận án được bố cục
trong 3 chương:
XV
Chương 1. Tổng quan về quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công
nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý phát triển nhà ở công nhân khu
công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
Chương 3. Giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công
nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
8. Các khái niệm
 Khái niệm về quản lý
Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần
phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung.
Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức đều có thể được xem như một
hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ
thống bao giờ cũng hoạt động trong những môi trường nhất định (khách thể
quản lý).
Như vậy có thể nói: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong
điều kiện môi trường luôn biến động” [50], [65].
 Khái niệm nhà ở công nhân KCN
Tại Luật nhà ở 2005 và Nghị định Số: 71/2010/NĐ-CP thì nhà ở cho
công nhân KCN mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định
là nhà ở xã hội.
Theo Quyết định Số: 66/2009/QĐ-TTg: nhà ở công nhân khu công
nghiệp là nhà ở các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho công nhân lao
động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuê theo phương
thức xã hội hóa.
XVI
Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án thì: Nhà ở công nhân
KCN là một hình thức của nhà ở xã hội, do các thành phần kinh tế tham gia
đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê để ở.
 Khái niệm quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp.
Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo
làm tăng diện tích nhà ở [73].
Nhà ở công nhân khu công nghiệp là một bộ phận của nhà ở xã hội,
nhưng có những đặc thù riêng vì công nhân KCN hầu hết là những đối tượng
có tuổi đời trẻ, đa số có trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế và có thu
nhập rất thấp. Vì vậy nhà ở công nhân KCN cần được quản lý để phát triển
đảm bảo cho công nhân có nơi ở đủ để đáp ứng các yêu cầu cho cuộc sống.
Trong đó không chỉ các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi mà còn các nhu cầu khác
như học tập nâng cao trình độ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, văn hóa xã
hội và các nhu cầu thiết yếu cơ bản khác cho bản thân và gia đình.
Việc phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp phải đảm bảo phù hợp
với quy hoạch tổng thể phát triển; quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây
dựng khu công nghiệp; quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp;
có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đảm bảo đủ các khu
chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt văn hoá, thể dục - thể
thao nhằm tạo môi trường sống văn minh, đảm bảo an ninh trật tự và phù hợp
với các quy định của pháp luật. Nhà ở công nhân phải được sử dụng đúng
mục đích, đáp ứng một cách tốt nhất trong khả năng có thể đối với cuộc sống
của công nhân, từng bước cải tạo điều kiện sống của người lao động.
Như vậy, trong phạm vi của luận án thì Quản lý phát triển nhà ở công
nhân KCN là một quá trình quản lý nhà nước về sự phát triển nhà ở cho công
XVII
nhân KCN, bắt đầu từ việc quản lý công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất; quản lý các nguồn vốn, các ưu đãi cho việc đầu tư phát triển; quản lý trật
tự xây dựng và kiến trúc cảnh quan, môi trường đô thị cũng như các đáp ứng
về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho đến sự tham gia của cộng đồng để nhà
ở cho công nhân KCN phát triển và vận hành đáp ứng các yêu cầu và quy
định của nhà nước, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của địa phương, từng
bước nâng cao chất lượng đời sống của công nhân KCN.
1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN
NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ
VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ
1.1 Tình hình quy hoạch xây dựng phát triển KCN của Việt Nam và khu
vực Nam Trung bộ
1.1.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam
Cùng với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, hệ thống đô thị cả nước phát
triển một cách nhanh chóng, từ 500 đô thị năm 1986 lên 755 đô thị năm 2011.
Định hướng phát triển đến năm 2015 cả nước có khoảng 870 đô thị, đến năm
2025 cả nước có khoảng 1000 đô thị. [32]
Mạng lưới đô thị cả nước được
hình thành và phát triển phân bố trên
cơ sở 6 vùng kinh tế xã hội là:
Trung du và miền núi phía Bắc;
Đồng bằng Sông Hồng; Bắc Trung
Bộ và duyên hải miền Trung; Tây
Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng
sông Cửu Long.
Duyên hải miền Trung còn
được gọi là Nam Trung bộ gồm 8
tỉnh, thành phố: thành phố Đà Nẵng
và các tỉnh Quảng Nam, Quảng
Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vị
trí được phân bố như hình 1.1. [35]
Các KCN trong cả nước phát
triển nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được
Đông Bắc bộ
Đồng bằng sông Hồng
Tây
Bắc bộ
Bắc Trung bộ
Nam
Trung
bộ
Tây
nguyên
Đông Nam bộ
ĐB sông Cửu long
Long
Hình 1.1 Vị trí các đô thị
ven biển Nam Trung bộ [35 ]
2
thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó có 212
KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83
KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản
với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha; tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN
đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 65%. Tính
đến cuối năm 2014, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.525 triệu USD và 184.370
tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đạt 2.022 triệu USD
và 79.217 tỷ đồng, tương ứng 57% và 43% tổng vốn đầu tư đã đăng ký. [7]
Bảng 1.1 Một số chỉ số phát triển Khu công nghiệp trong nước [7]
STT Vùng
Số lượng
KCN
Diện tích (ha)
Tỷ suất ĐT 1 dự
án /ha đất CN đã
cho thuê
Tổng số
CN/ha
đất CN
đã cho
thuê
Số
lượng
Tỷ
trọng
(%)
Diện tích
(ha)
Tỷ
trọng
(%)
Dự án
FDI
(tr.USD)
Dự án
DDI (tỷ
đồng)
1 TDMN phía Bắc 24 8 6.141 7 5,04 24,09 66
2 Đồng bằng sông Hồng 75 25 17.137 20 4 21,3 116
3
Bắc TB và Duyên hải
miền Trung
40 14 10.883 13 1.4 23.42 64
4 Tây Nguyên 7 2 1.065 1 0,32 20,3 14
5 Đông Nam Bộ 98 33 35.673 43 3,84 16,91 98
6 Tây Nam Bộ 51 17 13.035 16 1,28 29,92 74,7
Bình quân cả nước 295 100 83.873 100 3,3 20.8 92
Theo Quy hoạch phát triển các KCN và phát triển thực tế, có thể thấy
các KCN tập trung phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ.
Khu vực Nam Trung bộ, thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung
có sự phát triển công nghiệp, số lượng ít, tỷ trọng còn thấp so với cả nước. Sự
phân bố các KCN về quy mô và mật độ được thể hiện trên Hình 1.2. [29]
3
Hình 1.2 Bản đồ phân bố các KCN [29 ]
4
Về cơ cấu lao động phân
theo giới tính và quốc tịch: tính
đến hết năm 2014, tổng số lao
động trong các KCN khoảng
2,4 triệu người, trong đó nam
giới chiếm 37% và lao động
nước ngoài chiếm khoảng 2%, cơ cấu này được thể hiện ở hình 1.3. [7]
1.1.2 Tình hình phát triển KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ
Nam Trung bộ là địa bàn chiến lược có ý nghĩa quan trọng về chính trị,
kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trên
trục các đường giao thông huyết mạch nối liền hai miền Nam Bắc; là cửa ngõ
của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế,
tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển với chiều dài bờ biển trên 800km.
Nhiều cảng nước sâu, nhiều vùng đất có thể xây dựng các khu công nghiệp
tập trung gắn với các cảng nước sâu như Đà Nẵng, Dung Quất, Thị Nại, Vũng
Rô, Vân Phong, Cam Ranh, v.v… Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa.
Ngoài ra còn nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản.
Bên cạnh đó, các dự án phát triển, các khu kinh tế mở: khu kinh tế mở
Chu Lai Quảng Nam , khu kinh tế Dung Quất Quảng Ngãi , khu kinh tế
Nhơn Hội Bình Định ,v.v… mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế của khu
vực, đặc biệt là du lịch và công nghiệp. Phát triển kinh tế - xã hội vùng cần
phù hợp với chiến lược phát triển của cả nước và chiến lược biển Việt Nam.
Công nghiệp của vùng bước đầu phát triển nhưng quy mô còn nhỏ và tốc
độ phát triển chậm. Hạ tầng kỹ thuật đã có những bước phát triển trong những
năm gần đây, tuy nhiên cũng còn thiếu và yếu nên chưa thu hút được đầu tư
phát triển công nghiệp, nhất là khu vực đầu tư nước ngoài. Kinh tế chính là
nông, lâm, thủy sản; nhưng do còn nhiều hạn chế về công nghiệp sau thu
Theo giới tính Theo quốc tịch
Hình 1.3 Cơ cấu lao động trong KCN [7]
5
hoạch, nhất là chế biến, bảo quản nên chất lượng và giá cả chưa cao. Doanh
nghiệp sản xuất trong các KCN hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, gắn
với các nguyên vật liệu địa phương và chế biến sau thu hoạch là chủ yếu.
So với các tỉnh có sự phát triển công nghiệp mạnh và các vùng trong cả
nước, tình hình phát triển công nghiệp khu vực Nam Trung bộ:
- Còn ít về số lượng, tỷ trọng số lượng và diện tích KCN chỉ cao hơn
Trung du và vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên.
- Tỷ suất đầu tư hạ tầng/ha đất tự nhiên cao chỉ thấp hơn Tây Nam bộ .
- Tỷ suất đầu tư 1 dự án/ha đất CN cho thuê thấp.
- Tổng số công nhân/ha đất công nghiệp đã cho thuê thấp chỉ cao hơn
Tây nguyên . [Bảng 1.1]
Như vậy có thể thấy, tình hình phát triển KCN tại khu vực Nam Trung
bộ còn rất khó khăn so với cả nước. Số lượng KCN ít, mức đầu tư xây dựng
hạ tầng cao, suất đầu tư của các dự án vào thấp và thu hút lao động vào trong
các KCN còn rất thấp.
Tình hình hoạt động của các Khu Công nghiệp do Chính phủ ra quyết
định thành lập tại các tỉnh trên địa bàn nghiên cứu như sau:
Bảng 1.2 Tình hình hoạt động KCN tại các đô thị Nam Trung bộ [85 ]
STT Tªn KCN, KCX Ngµy
cÊp
phÐp
DiÖn tÝch (ha)
ĐÊt tù
nhiªn
(ha)
ĐÊt CN cã
thÓ cho thuª
(ha)
Đ· cho
thuª
(ha)
Tû lÖ
(%)
1 §µ N½ng 1994 50 43 36 83,7
2 Liªn ChiÓu 1998 374 300 129 43,0
3 Hoµ CÇm 2003 137 74 60 80,9
4
Hoµ Kh¸nh
(G§1+MR)
1997
2004
572 358 316 88,3
5 §iÖn Nam -§iÖn Ngäc
(G§ 1&MR)
1996
2005
390 251 172 68,6
6 Tịnh Phong 1997 142 101 45 44,6
7 Quảng Phú 1998 120 93 61 65,9
6
8 Long Mü (G§ 1) 2004 100 73 63 86,2
9 Phó Tµi
(G§ 1, 2, 3 &MR)
1998
2003
348 244 241 98,9
10 Hoµ HiÖp 1998 102 62 48 77,2
11 Suối Dầu 1997 78 47 40 85,5
12 Suối Dầu (GĐ2) 2007 59 35 2 5,6
13 Phước Nam 2006 370 247
14 Phan Thiết (GĐ1&2) 1998 164 103 50 48,6
Trong các KCN này những ngành công nghiệp như chế biến gỗ, đá
Granit, các nguyên vật liệu có nguồn gốc địa phương, chế biến nông thủy sản,
may mặc, cơ khí, vật liệu xây dựng là những ngành phát triển mạnh nhất.
Ngoài các KCN do Thủ Tướng chính phủ ra quyết định thành lập, còn có
một số KCN do các địa phương ra quyết định thành lập, cụ thể:
Bảng 1.3 Các khu công nghiệp do địa phương thành lập
Tỉnh
Thành phố
Khu công nghiệp
Năm
cấp phép
Diện tích
(ha)
Đà Nẵng KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng 2002 77
Quảng Nam
KCN Thuận Yên
KCN Điện Nam – Điện Ngọc
KCN Quế Sơn
2004
2006
2006
230
418
211
Quảng Ngãi KCN Quảng Phú 2007 144
Bình Định
KCN Long Mỹ
KCN Hòa Hội
KCN Nhơn Hòa
KCN Cát Trinh
2004
2007
2009
2012
118
265
315
368
Phú Yên
KCN An Phú
KCN Đông Bắc Sông Cầu 1-2-3)
2001
2002
74
316
Khánh Hòa
KCN Ninh Thủy
KCN Vạn Thắng
2004
2005
206
105
Ninh Thuận KCN Du Long 2008 407
7
Bình Thuận
KCN Du Long
KCN Hàm Kiệm 1
KCN Hàm Kiệm 2
KCN Sơn Mỹ 1
KCN Sơn Mỹ 2
KCN Tân Đức
2008
2000
2008
2008
2009
2010
407
146
433
1257
1240
908
Nguồn: Tồng hợp từ Ban quản lý KCN các địa phương, 2012.
Các KCN này, ngoài một số KCN được thành lập sớm trước năm 2006
như ở Quảng Nam, Đà Nẵng,v.v… đã đưa vào hoạt động, tuy nhiên quy mô
nhỏ, chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ và chế biến. Một số KCN còn lại
tại các tỉnh như: Long Mỹ Bình Định ; An Phú, Bắc Sông Cầu Phú Yên có
tỷ lệ lấp đầy thấp còn thấp. Các KCN còn lại, đặc biệt là các KCN được thành
lập từ năm 2008 hầu hết đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và
xây dựng cơ bản.
Qua thực tế và khảo sát cho thấy số lượng công nhân tại các khu công
nghiệp luôn biến động. Theo số liệu tại các địa phương năm 2012, tổng số
lượng công nhân lao động trong các khu công nghiệp tại một số tỉnh có các
KCN tương đối phát triển trong khu vực như sau:
Bảng 1.4 Số lượng công nhân KCN tại các đô thị Nam Trung bộ [38]
Tỉnh – Thành phố Số lƣợng Công nhân
TP Đà Nẵng 41.270
Tỉnh Quảng Nam 21.300
Tỉnh Quảng Ngãi 17.600
Tỉnh Bình Định 21.800
Tỉnh Phú Yên 6.150
Tỉnh Khánh Hòa 14.600
8
1.2 Thực trạng công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công
nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ
1.2.1 Thực trạng phát triển
a. Nhà ở công nhân phát triển tập trung dạng KTX
 Tại thành phố Đà Nẵng
Năm 2002, Dự án khu chung cư 5 tầng, gồm 3 đơn nguyên với gần 600
căn hộ, tổng diện tích sàn 15.726m2
, được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt đầu
tư xây dựng nằm tại khu vực Bàu Tràm, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên
Chiểu. Tuy nhiên sau một thời gian công trình thi công được một phần thì đến
tháng 9/2005 dừng lại và bỏ dở.
Nguyên nhân của việc này là do không có vốn đầu tư để tiếp tục xây
dựng. Qua khảo sát cho thấy khu nhà ở nằm ở vị trí xa KCN, hạ tầng kỹ thuật
của khu nhà chưa được xây dựng, từ hệ thống cấp điện, nước đến giao thông
liên lạc. Hạ tầng xã hội tại khu vực này cũng vô cùng khó khăn: xa chợ, dân
cư thưa thớt, khả năng sử dụng hạ tầng xã hội của khu dân cư xung quanh là
rất khó khăn vì thế khả năng thu hút được công nhân đến ở là rất thấp.
ình 1.4 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN òa Khánh- Đà Nẵng
Tháng 03/2010, UBND TP Đà Nẵng quyết định thu hồi dự án và giao
cho Công ty cổ phần đầu tư Hưng Phú triển khai tiếp tục dự án 3 khu nhà 5
tầng với 183 phòng, đáp ứng 1.464 chỗ ở dưới hình thức xã hội hóa. Công
trình tiếp tục triển khai được một phần và bỏ dở và dừng lại. Nguyên nhân là
9
do công ty không có vốn để tiếp tục đầu tư.
Tháng 4/2012, UBND TP Đà Nẵng lại ra quyết định thu hồi và mua lại
dự án. Dự án được chuyển đổi mục đích thành KTX sinh viên. Nguồn vốn
được huy động từ trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên
công trình hiện nay vẫn dở dang.
Ngoài ra, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã tham mưu cho UBND thành phố
xét chọn 09 địa điểm để xây dựng chung cư cho công nhân tại các KCN với
tổng diện tích đất 23,9ha, dự kiến bố trí cho khoảng 30.000 công nhân KCN:
2 dự án tại một số địa điểm dọc tuyến đường Hòa Thọ Hòa Nhơn , khu đất
B3-2 Khu đô thị Công nghiệp Hòa Khánh , khu đất B4-1, B4-2 Khu tái định
cư Hòa Hiệp 4 nhưng đến nay, vẫn chưa có dự án nào triển khai thành công.
Mặc dù UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản từ năm 2008 thống nhất địa
điểm, giao đất, phê duyệt tổng mặt bằng cho một số nhà đầu tư để xây dựng
nhà ở cho công nhân, nhưng đến nay do nhiều nguyên nhân, vẫn chưa có nhà
đầu tư nào triển khai xây dựng tại các vị trí nói trên.
Năm 2012, thành phố phê duyệt Dự án “Khu chung cư dành cho công
nhân và người có thu nhập thấp” tại trục đường ĐT 602 và KCN Hòa Khánh
do Công ty CP Địa ốc Xanh Sài Gòn – Thuận Phước làm chủ đầu tư. Công
trình dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành. Trong quá trình triển khai, dự án
đã đổi tên thành “Khu chung cư Nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh” theo đề nghị
của chủ đầu tư để có thể tiếp cận nguồn vay vốn ưu đãi. Tuy nhiên đến nay dự
án này mới hoàn thành phần san nền mặt bằng.
Công ty Mabuchi Motor cũng xin đất để xây dựng nhà ở cho công nhân
và đã được UBND thành phố giao đất. Tuy nhiên khi lãnh đạo công ty lấy ý
kiến công nhân, với mức giá cho thuê đưa ra là 500.000 đồng/tháng/người,
công nhân đã không đồng ý nên doanh nghiệp trả lại đất cho thành phố. Mức
giá này được công nhân cho là quá cao khi phòng ở là 8 người 4triệu
10
đồng/phòng 8 người . Với mức giá 500.000đ/người, công nhân có thể thuê
phòng trọ ở 2 người 1triệu đồng/phòng 2 người , tuy có chật chội và khó
khăn hơn nhưng rất thoải mái trong giờ giấc sinh hoạt, đi lại và tiếp khách.
 Tại Quảng Nam
Là một địa phương có sự phát triển công nghiệp khá nhanh trong thời
gian gần đây so với các địa phương trong khu vực, chính quyền tỉnh đã rất
quan tâm đến việc phát triển nhà ở cho công nhân KCN và nhà ở xã hội.
Hiện trên địa bàn có 8 dự án nhà ở công nhân và nhà ở cho người có thu
nhập thấp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc triển khai các dự án này còn
chậm, đặc biệt là nhà ở cho công nhân KCN. Theo Báo cáo số
30/2013/BC_UBND của UBND Tỉnh Quảng Nam thì tình hình phát triển nhà
ở công nhân KCN trên địa bàn tỉnh như sau:
Bảng 1.5 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại Quảng Nam [87-88]
S
T
T
Tên dự án
Địa
điểm
xây
dựng
Diện tích
Ha /Vốn
tỷ đồng
Số căn hộ/
công nhân
(ng)
Nguồn hỗ trợ của
ngân sách tỉnh (bao
gồm hỗ trợ GPMB)
(Tỷ đồng) Ghi chú
2013 2014 2015
1
Khu nhà ở công
nhân tại Đại
Quang
Đại
Lộc
2,4/25
180/
720
0,357 0,84 1,05
Đã
triển
khai
2
Khu nhà ở công
nhân tại Tam Kỳ
Công ty Phước
Kỳ Nam
Tam
Kỳ
0,87/10 150/600 0,6 0,42
Xin chủ
trương
đầu tư
3
Khu nhà ở công
nhân cho khu
công nghiệp Bắc
Chu Lai
Núi
Thành
20/200 2000/8000 12,5 8,4
Chưa
triển
khai
4
Khu nhà ở công
nhân tại KCN
Đông Quế Sơn
Quế
Sơn
10/100 1000/4000 5
Chưa
triển
khai
Như vậy có thể thấy tình hình phát triển của nhà ở công nhân KCN trên
11
địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề cần sự quản lý một cách đồng bộ và sự quan
tâm và giải quyết các rào cản của chính quyền địa phương.
 Tại Quảng Ngãi
Khu kinh tế Dung Quất có dự án nhà ở cho công nhân do Tổng công ty
công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất lập. Theo dự án, khu hậu cần với tổng diện
tích 25ha gồm: khu biệt thự, nhà ở cao cấp cho 6.000 hộ gia đình chuyên gia,
kỹ sư và công nhân; hai nhà ăn ca và một nhà nghỉ ca đêm ba tầng có khoảng
320 phòng nghỉ cho khoảng 1.500 công nhân. Tuy nhiên, dự án đã không
được triển khai do không có vốn để đầu tư xây dựng và hiện nay đã bỏ dở.
 Tại Bình Định
Là một đô thị có sự phát triển KCN sớm trong khu vực tuy nhiên cũng
như các đô thị khác trong khu vực, nhà ở công nhân cũng phát triển chưa
thành công.
Hiện nay, cùng với sự thành lập của KKT Nhơn Hội, tỉnh Bình Định
cũng đã dành đất để xây dựng nhà ở cho công nhân KCN tại:
1. KCN Nhơn Hội - Nhơn Hội, Bình Định
2. Dự án ngoài KKT Nhơn Hội - Nhơn Hoà, Bình Định
Tuy nhiên, các dự án trên vẫn chưa được triển khai vì chưa có nhà đầu
tư phát triển.
 Tại Phú Yên
Năm 2007, Công ty TNHH Đại Lộc lập dự án xây dựng nhà ở cho công
nhân thuê tại KCN Hòa Hiệp. [36]
Dự án có diện tích xây dựng: 16.565 m2
, tổng vốn đầu tư: 32,138 tỷ
đồng, thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Sau khi phê duyệt dự án, tỉnh Phú
Yên đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước đến
công trình. Dự án đã được triển khai tại Lô E với quy mô 81 căn 162 phòng .
12
Sau đó, doanh nghiệp đã bỏ dở dự án. Và hiện nay dự án vẫn còn bỏ hoang.
Hình 1.5 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Hiệp - Phú Yên
Nguyên nhân: chủ đầu tư sau khi đã xây dựng một phần dự án, đã dùng
dự án vay vốn của ngân hàng và đầu tư nguồn vốn vay sai mục đích. Sau đó
không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án.
Sau khi chủ đầu tư dự án bỏ dở thì không có chủ đầu tư nào tiếp tục dự
án vì địa điểm của dự án nhà ở này cách khá xa các khu dân cư và không có
thể sử dụng được các công trình hạ tầng xã hội của khu dân cư xung quanh, vì
thế khả năng thu hút công nhân là rất thấp.
Ngoài ra, hiện nay tại khu vực nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cơ chế
chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở công
nhân KCN nhưng chưa có công trình nào phát triển thành công.
 Tại Ninh Thuận: chưa có dự án nhà ở công nhân KCN nào được
thành lập và triển khai.
 Tại Bình Thuận
Vào 12/2014, Công ty cổ phần đầu tư Bình Tân triển khai xây dựng dự
án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại KCN Hàm Kiệm 2 với diện tích
31,2 ha được chuyển đổi mục đích sử dụng từ diện tích đất của KCN. Dự án
gồm 20 lô, mỗi lô có 245 căn hộ. Dự kiến khi hoàn thành đáp ứng chỗ ở cho
khoảng 18.000 công nhân. Ngoài ra, dự án còn có thêm một khu nhà 70 căn
thiết kế theo kiểu biệt thự phục vụ cho các chuyên gia làm việc tại KCN. Tuy
13
nhiên, dự án đến nay vẫn rất chậm và chưa hoàn thành.
Bảng 1.6 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại Nam Trung Bộ [37]
Số
TT
Thành phố
QH đất XD
nhà ở CN
Phát triển hạ tầng Nguồn
vốn
Phát triển
thành côngKỹ thuật Xã hội
Có Chƣa Có Chƣa Có Chƣa NN DN Rồi Chƣa
1 Đà Nẵng x x x x x
2 Quảng Nam x x x x x
3 Quảng Ngãi x x x x x
4 Bình Định x x x x
5 Phú Yên x x x x x
6 Khánh Hòa x
7 Ninh Thuận x
8 Bình Thuận x x x x x
b. Nhà ở dạng phân tán do người dân tự xây dựng
Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương trả lời công văn số 366/BXD-
QLN của Bộ Xây dựng về việc triển khai “Xây dựng chương trình phát triển
nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, ký túc xá cho sinh viên”
thì tình hình nhà ở do dân xây dựng để cho thuê có báo cáo tổng hợp với số
liệu cụ thể như sau:
Bảng 1.7 Tổng hợp nhà ở do dân xây cho thuê tại Nam Trung bộ [38]
§¬n vÞ hµnh
chÝnh
HuyÖn, quËn,
TP, thÞ x·
Sè nhµ ë cho thuª
Tæng diÖn
tÝch sµn
nhµ ë cho
thuª
(m2
sµn)
Tæng sè ng-êi thuª
Tæng
sè côm
(d·y)
nhµ ë
Tæng
sè
phßng
ë
Sè phßng ë
kh«ng ®¹t tiªu
chuÈn theo Q§
17/2006/Q§-
BXD
Tæng sè
ng-êi
thuª
Riªng
CN
KCN
tËp
trung
§µ N½ng 3.388 16.110 5.789 199.422 56.233 38.035
Thanh Khª 1.097 3.378 2.293 41.109 7.193 7
14
CÈm LÖ 253 779 532 15.089 1.836 676
S¬n Trµ 163 703 151 8.224 2.204 352
Liªn ChiÓu 1.875 11.250 2.813 135.000 45.000 37.000
Kh¸nh Hoµ
Diªn Kh¸nh 7 39 39 975 78 78
Kh¸nh S¬n 6 32 0 656 64 0
Cam L©m 5 200 160 0 0 0
Kh¸nh VÜnh 0 0 0 0 0 0
Ninh Hoµ 0 1 0 0 0 0
V¹n Ninh 0 0 0 0 0 0
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh
Thuận, Bình Thuận
Không có báo cáo
Trong đó, tại các địa phương không có báo cáo, do công tác quản lý
phát triển nhà ở công nhân còn nhiều khó khăn như: khi quy hoạch thành lập
các KCN, quy hoạch chi tiết các khu dân cư ven KCN chưa được thành lập
một cách đồng bộ, công tác quản lý trật tự xây dựng còn nhiều khó khăn do
lịch sử đất đai, do sự buông ỏng của chính quyền các địa phương, do đội ngũ
cán bộn quản lý còn thiếu và yếu.
Bên cạnh đó, việc quản lý cư trú, quản lý nhà cho thuê cũng chưa thực sự
chặt chẽ nên việc tổng hợp các số liệu để báo cáo còn gặp nhiều khó khăn.
Tại các đô thị trong khu vực, loại hình nhà ở do dân tự xây dựng để cho
công nhân KCN thuê tồn tại 2 dạng:
Dạng 1: là dạng nhà dân cải tạo hoặc xây dựng các căn hộ theo hình thức
cơi nới, cải tạo sửa chữa, tiết kiệm và dành một phần diện tích nhà ở để cho
công nhân KCN thuê trọ.
Đây là hình thức khá phổ biến tại các nhà trọ cho công nhân thuê tại các
khu công nghiệp. Dạng điển hình là nhà cấp bốn có diện tích phòng khoảng
(9 12) m2
, kết cấu tường gạch dày 100; mái tôn; sàn láng xi măng hoặc lát
gạch Ceramic, hầu hết không đóng trần, một số nơi có trần nhựa. Phần lớn các
phòng trọ đều có khu vệ sinh trong phòng, không có mái che trên khu vệ sinh
và không có bếp nấu. Cửa đi và cửa sổ hầu hết làm bằng tôn. Điều kiện phòng
15
cháy chữa cháy là hết sức đơn giản và hạn chế.
Dạng 2: là các căn hộ cho thuê xây dựng thành những khu nhà để cho
công nhân thuê trọ. Đây là hình thức không phải phổ biến, đan xen trong các
xóm làng nơi người dân dành đất vườn xây dựng phát triển nhà ở cho thuê.
Việc quản lý cư trú, quản lý trật tự an ninh của các khu nhà này là còn
nhiều hạn chế, hầu hết là thả nổi cho công nhân tự quản lý. Việc sử dụng các
dịch vụ hạ tầng cơ bản của đô thị như điện, nước không được quản lý. Điện
được chủ nhà lắp riêng đồng hồ. Một số khu nhà có lắp đặt đồng hồ nước.
Đơn giá điện, nước do chủ nhà trọ quy định. Những nơi không có nước máy,
công nhân trả một số tiền khoán nhất định hàng tháng để sử dụng nước giếng
do chủ nhà bơm lên cung cấp.
Hình 1.6 Nhà ở CN do dân xây tại KCN òa Khánh – TP Đà Nẵng
Việc học tập của con em công nhân chưa được chính quyền các đô thị
quan tâm. Đầu tư các cơ sở giáo dục phục vụ cho con em công nhân KCN còn
rất hạn chế nên hầu hết con em của công nhân KCN đều phải gửi các nhà trẻ
16
tư nhân hoặc gửi cho các gia đình tổ chức trông giữ tự phát.
Hình 1.7 Khu nhà ở CN do dân xây tại KCN òa Khánh –TP Đà Nẵng
Thực tế, nhà ở phân tán do dân tự xây là hình thức hiện đang cung cấp số
lượng lớn nhất nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trong cả nước, và
là hình thức duy nhất cung cấp nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp thuê
trên địa bàn nghiên cứu. Được hình thành phát triển cùng với sự phát triển của
KCN nhưng việc quản lý loại hình nhà ở này từ quy hoạch, trật tự xây dựng,
kiến trúc cảnh quan, vệ sinh môi trường, quản lý cư trú, an ninh trật tự, v.v…
chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều bất cập.
1.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển
 Về quy mô phát triển: với thực trạng quy mô phát triển còn rất hạn
chế, đặc biệt là nhà ở tập trung dạng chung cư cho công nhân KCN không
phát triển được như vậy, nhu cầu nhà ở cho công nhân KCN tại các đô thị
trong khu vực là rất lớn và rất bức thiết để đáp ứng cho yêu cầu phát triển
KCN của các đô thị trong hiện tại và tương lai.
17
 Về quản lý quy hoạch, kiến trúc:
- Quy hoạch, lựa chọn vị trí xây dựng các khu nhà ở công nhân tập
trung dạng KTX chưa thực sự hợp lý;
- Quy hoạch phát triển nhà ở do dân tự xây dựng để cho thuê chưa
được quan tâm và quản lý đã dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, vi phạm
các quy định về sử dụng đất, gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội;
- Phần lớn nhà ở cho công nhân thuê đều không đảm bảo các yêu cầu
về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và không đáp ứng được các điều kiện và quy
định về nhà ở cho người lao động thuê để ở;
- Việc quy hoạch vị trí không có sự tham gia của xã hội và đặc biệt là
sự tham gia của người công nhân, việc lựa chọn nhà đầu tư phát triển chưa
phù hợp nên các dự án phát triển đã không thành công.
 Về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội:
- Chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cơ bản
như điện, nước. Việc cung cấp và quản lý chất lượng cũng như giá các dịch
vụ hoàn toàn thả nổi cho chủ nhà trọ quyết định;
- Hạ tầng xã hội còn nhiều bất cập. Chưa đáp ứng được nhu cầu học
tập của con em, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo. Các dịch vụ khác như mua sắp,
chợ, v.v.. còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu. Các khu vui chơi giải trí,
các nhu cầu văn hóa thể thao chưa được quan tâm. Hầu hết nhà ở cho thuê
không đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, an toàn và phòng chống cháy nổ.
 Về trật tự xây dựng:
- Tình trạng xây dựng tự phát, không phép xảy ra tràn lan tại các khu
dân cư ven KCN tại hầu khắp các địa phương;
- Đội ngũ cán bộ quản lý phát triển nhà ở công nhân còn thiếu và yếu
về chuyên môn cũng như quản lý.
18
 Chính sách hỗ trợ về kinh tế: các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển
nhà ở công nhân KCN chỉ tập trung vào dạng nhà ở tập trung, và đều đã cũ,
chưa đủ động lực phát triển đối với những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn
và không đáp ứng được tình hình phát triển. Chưa có các chính sách hỗ trợ
người dân phát triển, cải tạo nhà ở cho thuê nên người dân khó có thể đủ điều
kiện để cải tạo nhà ở cho thuê.
 Quản lý vận hành: chưa có cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KCN,
doanh nghiệp sản xuất với các địa phương. Việc quản lý cư trú còn lỏng lẻo
và bất cập. Giá các dịch vụ đô thị chưa được quản lý, còn thả nổi.
 Sự tham gia của cộng đồng: cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội
chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển nhà ở cũng như đời sống của công
nhân. Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các quy định của địa
phương đối với công nhân còn nhiều hạn chế.
 Bộ máy quản lý phát triển: chưa có bộ máy chuyên trách quản lý phát
triển nhà ở cho công nhân KCN nên:
- Không có đầu mối để giải quyết các khó khăn cơ bản như: nguồn
vốn, các chính sách ưu đãi.
- Các tồn đọng lịch sử về đất đai chưa được giải quyết, việc cấp giấy
chứng nhận Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà còn gặp nhiều khó khăn.
Quy hoạch chi tiết các khu dân cư xung quanh KCN nhiều nơi còn chưa làm
do đó việc quản lý xây dựng theo quy hoạch rất lúng túng và khó giải quyết.
1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển nhà ở
công nhân khu công nghiệp
1.3.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học
1.3.1.1 Luận án Tiến sỹ Kiến trúc: Quy hoạch xây dựng và phát triển
khu công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. [59]
19
Trong nhóm các giải pháp quy hoạch xây dựng KCN, Tác giả đề xuất
Quy hoạch công trình hạ tầng xã hội phục vụ KCN, trong đó có quy hoạch
khu nhà ở công nhân KCN:
- Tính toán quy mô;
- Đề xuất cơ cấu khu nhà ở;
- Đề xuất các phương án quy hoạch khu ở đối với KCN.
Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập đến quản lý phát triển nhà ở công nhân
tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt là hình thức phát triển do người dân tự xây
dựng để cho thuê.
1.3.1.2 Luận án Tiến sỹ Kiến trúc: Tổ chức mối quan hệ giữa chức năng
ở, phục vụ công cộng và sản xuất trong quá trình quy hoạch xây dựng các
KCN tại à Nội. [82]
Luận án đã nghiên cứu và đề xuất nhiều nội dung, trong đó có những nội
dung liên quan đến nhà ở công nhân KCN:
Các giải pháp thiết kế, quy hoạch khu ở công nhân.
+ Xác định quy mô dân cư, diện tích đất xây dựng khu ở gắn với KCN;
+ Đề xuất một số loại hình nhà ở cho các KCN;
+ Một số giải pháp cải tạo, mở rộng phát triển khu ở;
+ Các giải pháp tổ chức quy hoạch khu phục vụ công cộng cho công
nhân gắn với KCN tại Hà Nội;
+ Đề xuất các chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ KCN với
khu ở, phục vụ công cộng.
Tuy nhiên, Luận án chỉ nghiên cứu đến các giải pháp quy hoạch và thiết
kế nhà ở cho các KCN tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Luận án chưa nghiên cứu đến
việc quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN, nhất là tại các đô thị ven biển
Nam Trung bộ.
1.3.1.3 Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nhà ở cho công nhân các khu công
20
nghiệp tập trung Địa bàn nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng
Nai & Bà Rịa Vũng Tàu . [62]
Đề tài đã nghiên cứu:
- Đánh giá tình hình thực trạng về nhà ở cho công nhân tại các khu công
nghiệp tập trung;
- Đánh giá những khó khăn vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng,
quản lý nhà ở, quản lý con người của các cấp chính quyền và nhu cầu nhà ở
công nhân trong các khu công nghiệp tập trung;
- Đề xuất cơ chế, chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân và
lộ trình để thực hiện các cơ chế chính sách đó một cách hiệu quả;
- Đề xuất giải pháp tổ chức quy hoạch, kiến trúc nhà ở cho công nhân
khu công nghiệp tập trung;
- Đề xuất các chỉ dẫn thiết kế.
Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu tại địa bàn các tỉnh thành có sự phát
triển công nghiệp mạnh nhất cả nước. Mặt khác, đề tài tập trung nghiên cứu
vào lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc nhà ở mà chưa đề cập nhiều đến quản lý
vận hành, đến đời sống tinh thần của người công nhân.
Ngoài ra có một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn như sau:
- Các khu công nghiệp tại khu vực Nam trung bộ có quy mô trung bình
và nhỏ, chưa phát triển thành khu công nghiệp tập trung;
- Nhiều cơ chế chính sách mới đã được ban hành;
- Điều kiện kinh tế của người dân miền Trung còn khó khăn nên khả
năng thuê mua nhà của công nhân là hết sức hạn chế.
1.3.1.4 Đề tài: Nghiên cứu vấn đề hình thành, đầu tư và quản lý các khu
dân cư phục vụ các khu công nghiệp. [53]
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề:
- Nhóm giải pháp về chính sách: quy hoạch, kiến trúc và phát triển hệ
21
thống hạ tầng; phát triển đất xây dựng khu dân cư công nghiệp; hỗ trợ nguồn
tài chính cho các bên tham gia; hỗ trợ thuế; áp dụng công nghệ mới trong xây
dựng; tổ chức đơn vị quản lý nhà ở và các dịch vụ tiện ích.
- Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước: xây dựng, bổ sung hệ thống các
văn bản pháp luật.
Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các điểm dân cư nằm
trong, sát hoặc gần khu công nghiệp.
Như vậy, mặc dù đã nghiên cứu khá sâu và rộng đến việc quy hoạch,
phát triển cũng như đã đề cập phần nào đến sự quản lý phát triển của các khu
dân cư công nghiệp, nhưng đối tượng của đề tài là khá rộng. Đề tài chưa tập
trung nghiên cứu sâu vào đối tượng công nhân KCN cũng như về quản lý phát
triển nhà ở cho công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
1.4.1.5 Đề tài: Nghiên cứu mô hình phát triển và quản lý nhà ở xã hội
tại các đô thị và khu công nghiệp tập trung. [68]
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề:
- Nghiên cứu đề xuất mẫu nhà, khu nhà, dự án nhà ở xã hội hoàn chỉnh
phù hợp với các đô thị có nhu cầu về nhà ở xã hội cao như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, Bình Dương,..
- Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để giảm chi phí đầu tư cho quỹ
nhà ở xã hội, phù hợp với thu nhập của các hộ gia đình có thu nhập thấp.
- Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển nhà ở xã hội phù hợp với điều
kiện thu nhập của các đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội có thu nhập
thấp tại các đô thị và công nhân tại các khu công nghiệp tập trung; các giải
pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển quỹ nhà
ở xã hội; các mẫu nhà phù hợp; giá cho thuê nhà ở xã hội phù hợp với thu
nhập của các hộ có thu nhập thấp.
- Đề xuất nguyên tắc xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
22
Tác giả đã nghiên cứu một cách rất công phu và cẩn trọng các vấn đề.
Các đề xuất về quản lý phát triển, vận hành sử dụng nhà ở xã hội của tác giả
là hết sức khoa học và có tính thực tiễn cao.
Tuy nhiên, đề tài đi nghiêng về phía nhà ở xã hội mà chưa nghiên cứu
sâu về nhà ở của công nhân khu công nghiệp, đặc biệt là dạng nhà lưu trú
công nhân, các giải pháp huy động nguồn lực cải tạo các khu nhà của người
dân đang cho thuê hiện có, phù hợp với đặc điểm phát triển các KCN và điều
kiện kinh tế cũng như lối sống của người dân khu vực Nam Trung bộ.
1.3.2 Các Hội thảo và bài báo khoa học
1.3.2.1 ội thảo về vấn đề lao động và điều kiện sống, làm việc của công
nhân trong KCN, KKT. [6]
- Đơn vị chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Năm 2011
Hội thảo đã có nhiều tham luận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo điều kiện lao động và đời sống của
công nhân KCN, KKT. Tham luận đã đề xuất một số giải pháp cải thiện điều
kiện sống, làm việc của người lao động trong KCN, KKT.
- TS Đặng Quang Điều– Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Thực
trạng đời sống việc làm của người lao động trong các KCN, KCX. Tham luận
đã đề cập đến một số giải pháp cải thiện đời sống việc làm của công nhân
trong đó có một số giải pháp về phát triển nhà ở cho công nhân KCN.
- Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thực trạng, định hướng, giải pháp
về đời sống văn hóa, thể thao của người lao động tại các KCN, KCX và KKT
ở Việt Nam. Tham luận đã chỉ ra thực trạng đời sống văn hóa, thể thao của
người lao động trong các KCN, KKT; các yếu kém tồn tại cũng như nguyên
nhân của nó. Bên cạnh đó, tham luận cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể để tạo
những chuyển biến và các giải pháp thực hiện.
- Cục An ninh II – Bộ Công an, Thực trạng thực hiện chính sách liên
23
quan đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong các
KCN,KCX, KKT. Tham luận đã nêu lên một số tồn tại, chưa đi vào cuộc sống
của các chính sách về quan hệ lao động, chính sách về nhà ở, về y tế, chăm
sóc sức khỏe; văn hóa, thể thao; giáo dục đào tạo cũng như chính sách di trú.
Tham luận kiến nghị cần có những nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa hệ thống
cơ chế, chính sách đáp ứng với sự phát triển.
- Tham luận của Bộ Xây dựng đã đánh giá thực trạng nhà ở công nhân
KCN, nêu lên một số tồn tại, vướng mắc trong phát triển nhà ở cho công nhân
KCN. Từ đó kiến nghị các giải pháp cụ thể như cần ban hành, hoàn thiện các
quy định, tiêu chuẩn về chất lượng nhà ở; tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát; chính sách ưu đãi, hỗ trợ cũng như chính sách quy định bắt buộc các
doanh nghiệp phải hình thành nguồn vốn để tạo lập nhà ở cho công nhân.
- Tham luận của các Ban quản lý KCN: Nam Định, Hưng Yên, Hải
Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế,
Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Bình Dương, Long An, TP Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, các Ban quản lý KKT Dung Quất,
KKT Quảng Ninh, Hải Phòng, KKT Vũng Áng, v.v…đều nêu lên thực trạng
nhà ở cho công nhân hết sức bức xúc, nêu kiến nghị ban hành và hoàn thiện
các cơ chế chính sách, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía Nhà nước và các doanh
nghiệp để giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân.
1.3.2.2 Hội thảo quốc gia (2011), Nhà ở công nhân - Thực trạng và giải
pháp [2].
- Đơn vị chủ trì: Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và Thị
trường bất động sản. Phối hợp thực hiện: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Hội thảo đã có nhiều tham luận:
- Ban chính sách pháp luật – Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Nhà
ở công nhân – Nhu cầu và thực tiễn.
24
- Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính, Về giải pháp đất đai nhằm
khuyến khích xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại KCN, KCX.
- Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Chính sách nhà ở và đưa tiền
nhà ở vào lương đối với người lao động trong các KCN, KCX.
- PGS.TS Lưu Đức Hải, Nhà ở công nhân và vấn đề quy hoạch điểm
dân cư công nghiệp.
- TS Nguyễn Minh Ngọc – ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Một số giải
pháp tăng cung nhà ở cho công nhân.
Ngoài ra, còn có các tham luận của các doanh nghiệp là các kinh nghiệm
phát triển nhà ở công nhân:
- Nguyễn Quang Mâu – TGĐ Vigalacera Hạ Long, Nhà ở công nhân,
thực trạng và giải pháp tại công ty cổ phần Vigalacera ạ Long.
- Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển nhà Vicolana, Nhà
ở công nhân – Thực trạng và giải pháp.
- Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, KCN Đất
Cuốc, thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân.
- Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương, Khó khăn vướng mắc
trong đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động.
- ThS.KTS Nguyễn Quốc Tuấn – PGĐ Sở XD Hà Nội, Phát triển nhà ở
công nhân trên địa bàn thành phố à Nội.
- UBND Phường An Phú, TX Thuận An Tỉnh Bình Dương, Công tác
quản lý nhà ở công nhân tại Phường An Phú TX Thuận An.
- UBND xã Thới Hòa, Thực trạng công tác quản lý nhà trọ cho công
nhân thuê trên địa bàn xã Thới òa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Các tham luận đã đề cập đến hầu hết các giải pháp như cần hỗ trợ hơn
nữa các ưu đãi về tài chính, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân.
Quy định cụ thể trách nhiệm của chính quyền các địa phương, các doanh
25
nghiệp sản xuất trong việc phát triển nhà ở công nhân.
Tuy nhiên, các tham luận của Hội thảo chưa nghiên cứu việc phát triển
nhà ở cho công nhân khu vực Nam Trung bộ cũng như các giải pháp quản lý
phát triển nhà ở công nhân KCN trong khu vực này.
- Bài viết: Công trình hạ tầng xã hội KCN, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
số 8.2010 (trang 28-31). [60]
Tác giả đã phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu nhà ở và
các công trình hạ tầng xã hội cho công nhân KCN cùng với các giải pháp quy
hoạch công trình dịch vụ và nhà ở công nhân KCN.
Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu đến việc quản lý phát triển các công
trình hạ tầng cơ sở cũng như quản lý phát triển nhà ở công nhâ KCN với các
đặc thù riêng của các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
1.4 Những vấn đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN
tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự phát triển
một cách nhanh chóng các KCN trong thời gian qua đã nảy sinh những thách
thức đối với chính quyền các đô thị Nam Trung bộ đối với quản lý phát triển
nhà ở công nhân KCN đó là:
- Thách thức của sự phát triển KCN cùng với sự tăng lên về số lượng
công nhân với khả năng đáp ứng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp.
- Thách thức về nhu cầu và khả năng đáp ứng về quy hoạch và quỹ đất
xây dựng nhà ở công nhân cùng với kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Thách thức về điều kiện khoa học công nghệ và điều kiện kinh tế - xã
hội đối với nhu cầu nhà ở công nhân.
- Thách thức về khả năng tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở công nhân.
- Thách thức trong việc cung cấp hạ tầng xã hội và các dịch vụ công
cộng cho công nhân và gia đình.
26
- Thách thức trong việc ban hành các văn bản quản lý phát triển của
trung ương và địa phương với thực tế quản lý phát triển.
- Thách thức trong việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước.
- Thách thức trong việc quản lý phát triển nhà ở công nhân.
- Thách thức về quản lý đời sống văn hóa tinh thần, trật tự an toàn xã hội
và vệ sinh môi trường.
Từ những thách thức trong thực tế cho thấy những tồn tại trong quản lý
phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.
1.4.1 Quản lý quy hoạch, kiến trúc, trật tự xây dựng
 Quản lý quy hoạch, kiến trúc
Các KCN trong khu vực nghiên cứu hầu hết đã được hình thành từ
những năm (1997-2006). Lúc này việc quy hoạch phát triển KCN hầu hết
chưa bố trí đất để xây dựng nhà ở cho công nhân nên hiện nay để bố trí đất
xây dựng nhà ở cho công nhân KCN thì một trong các vấn đề cần quan tâm là
điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
Hiện nay, các địa phương trong khu vực đều đã có quy hoạch bố trí quỹ
đất xây dựng nhà ở xã hội. Một số địa phương đã có quy hoạch đất xây dựng
nhà ở công nhân như TP Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Nam, Tình Bình Định, Tỉnh
Phú Yên v.v… Tuy nhiên, với thực tế phát triển các khu nhà ở công nhân
không thành công trong thực tế đặt ra những câu hỏi cho chính quyền các đô
thị trong công tác quản lý phát triển: quy hoạch vị trí khu đất có hấp dẫn được
công nhân đến ở, có thuận tiện cho việc đi làm của công nhân hay không, có
phù hợp với tâm lý, điều kiện sống của công nhân và của gia đình công nhân
hay không thì cần phải có những bàn luận cụ thể. Với những vị trí đất có giá
trị thấp, giá đền bù giải phóng mặt bằng rẻ hơn nhưng lại không gần các đô
thị cũng như các KCN, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đầy đủ có đảm
bảo để có thể phát triển bền vững hay không cũng cần được nghiên cứu sâu
27
sắc hơn với tầm nhìn hướng về tương lai trong định hướng phát triển các
KCN và định hướng phát triển của đô thị và của cả vùng.
Qua đó có thể thấy, quản lý quy hoạch đất xây dựng nhà ở công nhân
khu công nghiệp đang tồn tại một số vấn đề sau:
- Các khu đất quy hoạch phát triển nhà ở xã hội có phù hợp về quy mô,
diện tích để phát triển đảm bảo trong hiện tại và tương lai không; bán kính
phục vụ của các công trình hạ tầng kỹ thuật, có phù hợp và đáp ứng được điều
kiện sống của công nhân hay không; các công trình hạ tầng xã hội và dịch vụ
đô thị có đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của công nhân và gia đình, đặc biệt
đối tượng công nhân hầu hết là trẻ tuổi, đang trong độ tuổi có nhu cầu giao
tiếp, lập gia đình, sinh nở và chăm sóc con cái cao nhất, chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ và hệ thống.
- Đất dành cho việc xây dựng nhà ở công nhân khu công nghiệp hầu
như chưa có quy hoạch chi tiết, một số đang trong giai đoạn giải phóng mặt
bằng. Điều này khó khăn cho công tác quản lý cũng như việc tiếp cận đối với
các doanh nghiệp xây dựng nhà ở công nhân.
- Đối với những khu đất đã quy hoạch xây dựng khu nhà ở công nhân
nhưng không thành đang bị bỏ hoang chưa có phương án xử lý chuyển đổi
mục đích sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng vẫn chưa thành
công và không hiệu quả, gây lãng phí về tài nguyên đất cũng như kinh phí đầu
tư của nhà nước và nhân dân. Những hộ dân nằm trong quy hoạch khu đất
dành để xây dựng nhà ở công nhân, nhưng dự án chưa triển khai nên cũng bị
ảnh hưởng: không được chuyển đến nơi ở mới nhưng cũng không được xây
dựng và sửa chữa nhà cửa, nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
 Quản lý trật tự xây dựng
Hầu hết nhà do dân tự xây dựng để cho thuê đều là tự phát, không được
quản lý, không có Giấy phép xây dựng. Hình thức phát triển chủ yếu là cơi
28
nới, xây dựng tạm bợ với chi phí tối thiểu. Những vi phạm đối với Quy định
quản lý kiến trúc và Quyết định 17/2006/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về điều
kiện tối thiểu đối với nhà cho người lao động thuê để ở của thường gặp là:
- Chiều cao phòng ở thấp hơn quy định;
- Diện tích bình quân nhà ở trên đầu người không đảm bảo;
- Không đảm bảo các yêu cầu kiến trúc như có trần chống nóng, diện
tích cửa, diện tích phụ như nấu ăn, vệ sinh, phơi phóng v.v…
- Không đảm bảo về các khoảng cách ly, vật liệu xây dựng và các quy
định về phòng chống cháy nổ v.v…
Chất lượng của các nhà trọ do dân tự xây thấp, điều này là do:
- Quy hoạch chi tiết các khu dân cư ven khu công nghiệp nhiều nơi chưa
được lập dẫn đến việc quản lý xây dựng gặp nhiều khó khăn;
- Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch chưa được thực hiện tốt do địa
bàn xa, lực lượng cán bộ quản lý chưa sâu sát, còn yếu và thiếu kinh nghiệm;
Việc thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở cho công nhân các khu
công nghiệp thuê chưa được quan tâm đúng mức;
- Việc xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng chưa nghiêm, xử lý vi phạm
nhưng vẫn được tiếp tục xây dựng. Việc đóng tiền phạt được xem như là một
hình thức của việc cấp phép đã dẫn đến tình trạng lộn xộn, khó quản;
- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương còn
gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như ý thức của người dân chưa
cao, các tồn tại lịch sử về đất đai như giấy tờ bị mất trong chiến tranh, việc
người dân ngại đóng các loại thuế và phí, ngại việc liên quan đến các thủ tục
giấy tờ khi làm các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ở v.v… vì thế nhiều nhà xây dựng trên đất
trong vườn nhà, đất nông nghiệp bên trong khuôn viên chưa được chuyển đổi
mục đích sử dụng.
29
1.4.2 Quản lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
 Quản lý hạ tầng kỹ thuật
Hạ tầng kỹ thuật liên quan đến khu nhà ở công nhân gồm có: cấp điện,
cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước, thu gom chất thải rắn v.v…
Đối với dạng nhà ở công nhân do dân tự xây dựng, những tồn tại về quản
lý các hệ thống này gồm có:
Hệ thống điện hầu hết được cơi nới, kéo dài từ hệ thống điện của gia
đình nên tồn tại nhiều nguy cơ như quá tải, chập nổ gây hỏa hoạn; Hệ thống
điện không được thiết kế đồng bộ dễ rò rỉ gây mất an toàn trong sử dụng.
Hệ thống nước cấp sinh hoạt được cung cấp từ hai nguồn là nước giếng
khoan và nước cấp từ hệ thống của Thành phố, trong đó chủ yếu là nước
giếng khoan. Các chỉ tiêu về vệ sinh đối với nước cấp từ hệ thống này hầu
như không được kiểm tra xác định gây đến những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức
khỏe của người sử dụng.
Hệ thống thoát nước đô thị còn thiếu nên hầu hết nước thải sinh hoạt của
các khu dân cư ven khu công nghiệp đều là hình thức tự thấm. Nước thải sinh
hoạt không được thu gom, xử lý gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng
nguồn nước sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường và là nơi tiềm ẩn các nguy cơ
phát sinh bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy v.v…
Hệ thống thu gom chất thải rắn chưa được đáp ứng đầy đủ, ý thức của
người dân về vệ sinh môi trường ở một số nơi còn hạn chế nên ảnh hưởng
không nhỏ đến mỹ quan và sức khỏe của cộng đồng.
 Quản lý hạ tầng xã hội
Đối với cuộc sống hàng ngày của người công nhân, một trong các yếu tố
quan tâm hàng đầu đó là các chợ và các dịch vụ đô thị, trường học cho con
em và trật tự an ninh nơi cư trú.
- Chợ và các khu vực dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống và đời sống
30
hàng ngày của công nhân chưa được chính quyền các địa phương và Ban
quản lý các KCN quan tâm phát triển và quản lý tốt. Công tác quản lý giá cả,
chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm hầu như còn bỏ ngỏ và để cho
thị trường điều tiết.
- Nhà trẻ và trường mầm non chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đáp
ứng được nhu cầu cho con em công nhân. Việc quản lý thiếu đồng bộ của
chính quyền các địa phương, Ban quản lý KCN cũng như sự thiếu quan tâm
của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN khiến con em của những người lao
động khi không có hộ khẩu rất khó để có thể tiếp cận và học tập.
- Việc quản lý cư trú chưa chặt chẽ và còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều
nơi phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nhà trọ. Sự hòa nhập của người công nhân
với cộng đồng cư dân địa phương còn nhiều hạn chế. Các hoạt động văn hóa
xã hội, vui chơi giải trí cũng như giáo dục pháp luật hầu như chưa được các
cấp chính quyền cũng như xã hội quan tâm.
1.4.3 Quản lý môi trƣờng
Việc phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu đồng bộ giữa hạ
tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cùng với sự quản lý không chặt chẽ của chính
quyền các địa phương đã tạo nên những khu nhà với điều kiện sống rất thấp.
Cùng với việc vệ sinh môi trường không đảm bảo thì việc tăng dân số một
cách cục bộ, không kiểm soát cũng tạo ra những áp lực không nhỏ đối với
môi trường sống của các khu dân cư xung quanh khu công nghiệp.
1.4.4 Cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân
Mặc dù Nhà nước đã có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ để phát triển
nhà ở cho công nhân KCN. Tuy nhiên các chính sách này chưa đạt được hiệu
quả trong việc quản lý phát triển nhà ở cho công nhân KCN như mong muốn.
- Chưa đủ tính kích thích sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do đó nhà ở công nhân, đặc biệt là nhà
31
ở công nhân dạng chung cư phát triển còn rất hạn chế so với nhu cầu.
- Chưa có các chính sách ưu đãi đủ mạnh để phát triển hạ tầng xã hội
với các dự án phát triển nhà ở công nhân. Chưa huy động một cách hiệu quả
được sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển hệ thống hạ
tầng xã hội. Vì vậy các dịch vụ hạ tầng xã hội cung cấp cho công nhân và gia
đình như trường mẫu giáo, trường học cho con em công nhân cùng các dịch
vụ phục vụ cho đời sống hàng ngày còn rất hạn chế.
- Chưa có cách quản lý cũng như các ưu đãi đủ mạnh về thuế, phí cũng
như các ưu đãi về giá các dịch vụ đô thị với hình thức phát triển nhà ở công
nhân do dân tự xây dựng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đô thị như điện, nước
không có các cơ chế và kiểm soát việc kinh doanh bán lẻ. Việc lập các hồ sơ,
thủ tục xin phép còn nhiêu khê và nặng về thủ tục hành chính nên gây khó
khăn cho sự tiếp cận của người dân cũng như công nhân. Vì thế người công
nhân vẫn phải trả tiền điện, nước theo mức giá chủ nhà trọ quy định và nó là
cao hơn nhiều so với quy định của Nhà nước.
- Chưa khuyến khích được khu vực tư nhân phát triển và cải tạo nhà ở,
qua đó giúp người dân cải tạo nhà ở cho thuê đáp ứng được các quy định.
Như vậy rõ ràng tác động của công cụ quản lý kinh tế đến phát triển và
quản lý phát triển nhà ở công nhân chưa thực sự như mong đợi. Các hỗ trợ về
kinh tế từ phía nhà nước cần có những cơ chế ưu đãi mạnh mẽ, linh hoạt hơn
cũng như các cơ chế ràng buộc chặt chẽ hơn để có thể tác động đến không chỉ
việc xây dựng hay cải tạo nhà ở công nhân mà còn tác động một cách tích cực
đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân và gia đình.
1.4.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển
Công nhân KCN là một bộ phận của cư dân đô thị, có mối liên hệ chặt
chẽ trong các mặt đời sống và phát triển của cư dân đô thị và có mối tương tác
qua lại một cách hữu cơ với nhau. Vì vậy, sự hạn chế trong việc tham gia của
32
cộng đồng trong quản lý phát triển nhà ở công nhân cũng là một trong các yếu
tố khiến công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN trong khu vực
nghiên cứu còn nhiều bất cập. Những tồn tại này thể hiện ở:
- Việc tham gia của các doanh nghiệp đến việc quy hoạch vị trí xây
dựng nhà ở công nhân là chưa có, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở
công nhân chưa tiếp cận được nhiều đến các thông tin cũng như các ưu đãi
của nhà nước do đó dự án phát triển nhà ở công nhân tập trung rất ít và chưa
có dự án phát triển thành công.
- Người dân xung quanh KCN hầu như không được phổ biến các quy
định về quản lý kiến trúc, quy định về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người
lao động thuê để ở. Do đó, nhà ở do dân tự xây để cho thuê hoàn toàn tự phát,
chưa có sự quản lý của chính quyền các địa phương, sự tham gia của nhà
nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Vì thế chất lượng nhà
ở không đảm bảo, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được nhu
cầu cuộc sống của người công nhân và gia đình.
- Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, quản
lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cũng như các vấn đề về chấp hành luật
cư trú là chưa cao cùng với sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền các đô
thị dẫn đến điều kiện sống, sinh hoạt của công nhân còn hạn chế.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các đô
thị, Ban quản lý KCN và người dân xung quanh KCN chưa tốt do đó các hoạt
động quản lý phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ảnh
hưởng đến đời sống của người công nhân chưa được quan tâm đúng mức.
1.4.6 Bộ máy quản lý phát triển
Quản lý tổ chức phát triển nhà ở công nhân chưa được quan tâm đúng
mức, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước cùng với chính quyền các
địa phương chưa chặt chẽ.
33
Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân
KCN như: phát triển nhà ở công nhân KCN chưa đáp ứng được nhu cầu về
nhà ở của công nhân; sự phối hợp trong công tác quản lý giữa các Sở ban
ngành chuyên môn, chính quyền các địa phương, Công đoàn, Hội Phụ nữ và
Đoàn thanh niên chưa thật sự tốt, chưa phát huy được sức mạnh trong việc hỗ
trợ đến đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân lao động.
Đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch phát triển đô thị tại các địa phương
cũng còn nhiều hạn chế và khó khăn nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc
biệt là đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng ở cấp xã phường, nơi có KCN nhất là
trong những vấn đề liên quan đến những tồn tại lịch sử về nhà đất và các vấn
đề liên quan đến nhiều địa phương.
Việc cần thiết phải thống nhất hoạt động quản lý từ khâu hoạch định, tổ
chức quản lý phát triển đến quản lý vận hành cũng như thanh tra, kiểm tra và
điều chỉnh quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN cho thấy cần thiết phải có
một hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN thống
nhất từ trung ương đến các địa phương, có sự phối hợp của các cơ quan quản
lý nhà nước, Ban quản lý KCN cũng như địa phương; hoạt động của tổ chức
này xuyên suốt quá trình phát triển và vận hành của nhà ở công nhân KCN.
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Dự án trung tâm chẩn đoán y khóa quốc tế 0918755356
Dự án trung tâm chẩn đoán y khóa quốc tế 0918755356Dự án trung tâm chẩn đoán y khóa quốc tế 0918755356
Dự án trung tâm chẩn đoán y khóa quốc tế 0918755356
 
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại họcDự án mở rộng quy mô trường đại học
Dự án mở rộng quy mô trường đại học
 
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
 
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
 
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt namLa01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Mở rộng gia công sản xuất Phân bón, Thuốc BVT...
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, ĐỊN...
 
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc B...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc B...DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc B...
DTM Cấp sở | Báo cáo DTM Dự án "Nhà máy sản xuất gia cong phân bón và thuốc B...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung BộLuận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
Luận án: Quản lý về phát triển kinh tế biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
 
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đLuận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển bền vững kinh tế biển ở Bến Tre, HAY, 9đ
 
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
Quản lý về thu hút các dự án đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai - Gửi miễn phí...
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
CÔNG VIÊN CHUYÊN ĐỀ VỀ VẢO TỒN CÂY THUỐC QUÝ VÀ DƯỢC LIỆU CỦA VIỆT NAM KẾT HỢ...
 
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN VÀ THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ TẠI...
 
Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na Du an cong nghe cao yu na
Du an cong nghe cao yu na
 
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
 

Similar to Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ

Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ (20)

Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAYĐề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
Đề tài: Quản lý về đầu tư xây dựng ở quận Ba Đình, Hà Nội, HAY
 
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng BìnhĐầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
 
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho Agribank, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Giải pháp thu hút khách hàng cho ngân hàng Agribank, HOT
 
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính tại tổng công ty bưu chính V...
 
Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng 5570402
Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng 5570402Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng 5570402
Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh cao bằng 5570402
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư v...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEUDU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
DU AN TRANG TRAI CHAN NUOI TRONG DUOC LIEU
 
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ n...
 
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
Luận án: Hoàn thiện chính sách quản lý vốn của Nhà nước trong doanh nghiệp sa...
 
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAYLuận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
Luận văn: Quản lý về các khu công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ, HAY
 
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
Luận án: Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với cơ sở hạ tầng đô thị du lịch ở V...
 
Luận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAY
Luận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAYLuận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAY
Luận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAY
 
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAYLuận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
Luận án: Đa dạng hoá dịch vụ tại Ngân hàng thương mại Việt nam, HAY
 
LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...
LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...
LA01.016_Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan Kinh nghiệm và khả n...
 
Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...
Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...
Luận án: Công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của Thái Lan, kinh nghiệm và khả ...
 
La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...
La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...
La01.016 công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của thái lan kinh nghiệm và khả n...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆTCHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ VÀ TÍNH LIÊN KẾT TRONG DIỄN NGÔN CHÍNH LUẬN TIẾNG VIỆT
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt NamGiải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty TNHH Sơn Alex Việt Nam
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 

Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển nam trung bộ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRỊNH TIẾN DŨNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội, 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRỊNH TIẾN DŨNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH MÃ SỐ: 62.58.01.06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS PHẠM TRỌNG MẠNH 2. PGS.TS PHẠM TRỌNG THUẬT Hà Nội, 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, năm 2015 Tác giả luận án Trịnh Tiến Dũng
  • 4. I MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Bảng các chữ viết tắt Danh mục Hình vẽ - Bảng biểu MỞ ĐẦU Trang I V VI IX 1. Lý do chọn đề tài IX 2. Mục đích nghiên cứu XI 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu XI 4. Phƣơng pháp nghiên cứu XI 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn XIII 6. Những đóng góp mới của luận án XIII 7 Cấu trúc luận án VIV 8 Các khái niệm XV CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ .................................................................................................1 1.1 Tình hình quy hoạch, xây dựng phát triển KCN tại Việt Nam và khu vực Nam Trung bộ......................................................................................................1 1.1.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam...............................................................1 1.1.2 Tình hình phát triển KCN ven biển Nam Trung bộ ..............................................4 1.2 Thực trạng công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ ....................................................................8 1.2.1 Thực trạng phát triển ...........................................................................................8 1.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển.................................................................16 1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển nhà ở
  • 5. II công nhân KCN .........................................................................................................18 1.3.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học ...........................................................................18 1.3.2 Các Hội thảo và bài báo khoa học........................................................................22 1.4 Những vấn đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ............................................................25 1.4.1 Quản lý quy hoạch, kiến trúc, trật tự xây dựng ...................................................26 1.4.2 Quản lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội .........................................................29 1.4.3 Quản lý môi trƣờng .............................................................................................30 1.4.4 Cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân KCN ............................................30 1.4.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển ............................................31 1.4.6 Bộ máy quản lý phát triển....................................................................................32 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ ...........................................................................................................34 2.1 Cơ sở lý thuyết quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ...........................................34 2.1.1 Quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ............................................................34 2.1.2 Chính sách quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN..........................................41 2.2 Cơ sở pháp lý trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ....................................46 2.2.1 Văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân của Trung ƣơng 46 2.2.2 Văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân của địa phƣơng ...............................49 2.3 Định hƣớng quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.....................................................................................................50 2.4 Các yếu tố tác động đến quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ............................................................54 2.4.1 Điều kiện tự nhiên, Văn hóa - Xã hội...................................................................54 2.4.2 Điều kiện kinh tế, Lao động – việc làm................................................................56 2.4.3 Số lƣợng công nhân tại các KCN 60
  • 6. III 2.4.4 Trình độ - Thu nhập của công nhân KCN 61 2.4.5 Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công nhân KCN 62 2.4.6 Nhu cầu nhà ở của công nhân khu công nghiệp 63 2.5 Kinh nghiệm quản lý phát triển khu nhà ở cho công nhân khu công nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam......................................... 66 2.5.1 Kinh nghiệm quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại một số nƣớc trên thế giới..................................................................... 66 2.5.2 Kinh nghiệm quản lý phát triển nhà ở công nhân tại Việt Nam............................72 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN KCN TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ.....................................................................................................................................87 3.1 Quan điểm và các nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.............................................. 87 3.1.1 Quan điểm quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ...........................................87 3.1.2 Nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ..........................................90 3.2 Giải pháp quản lý phát triển.........................................................................................91 3.2.1 Quản lý quy hoạch và kiến trúc cảnh quan...........................................................91 3.2.2 Quản lý trật tự xây dựng ......................................................................................98 3.2.3 Quản lý phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội .......................................................................................................................103 3.2.4 Quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội .......................................................................................................................109 3.3 Giải pháp về chính sách phát triển ..............................................................................120 3.4 Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý phát triển................................................................126 3.5 Quản lý xã hội với sự tham gia của cộng đồng ............................................................133 3.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu........................................................................................139 3.6.1 Bàn luận về khả năng và điều kiện áp dụng các mô hình 139
  • 7. IV quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ.............................................................................................. 3.6.2 Bàn luận về việc thực hiện các giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ...............................140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................................147 KẾT LUẬN .................................................................................................................147 KIẾN NGHỊ............................................................................................................................................149 CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. V BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản CN : Công nhân CNKT : Công nhân kỹ thuật DN : Doanh nghiệp ĐK : Điều kiện HK : Hộ khẩu HTKT : Hạ tầng kỹ thuật HTXH : Hạ tầng xã hội KCN : Khu công nghiệp KKT : Khu kinh tế KCX : Khu chế xuất KTX : Ký túc xá LĐ : Lao động LĐPT : Lao động phổ thông NN : Nhà nước PVCC : Phục vụ công cộng PT : Phát triển QL : Quản lý QH : Quy hoạch QLPT : Quản lý phát triển SD : Sử dụng XD : Xây dựng TH : Tổng hợp TP : Thành phố TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân
  • 9. VI DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Danh mục hình Trang Hình 1.1 1 Vị trí các đô thị ven biển Nam Trung bộ ..................................................1 Hình 1.2 Bản đồ phân bố các KCN ...........................................................................3 Hình 1.3 Cơ cấu lao động trong KCN 4 Hình 1.4 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Khánh- Đà Nẵng...........................................................................................................8 Hình 1.5 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Hiệp - Phú Yên.............................................................................................................12 Hình 1.6 Nhà ở CN do dân xây tại KCN Hòa Khánh – TP Đà Nẵng...........................................................................................................15 Hình 1.7 Khu nhà ở CN do dân xây tại KCN Hòa Khánh –TP Đà Nẵng...........................................................................................................16 Hình 2.1 Liên kết không gian giữa nhà ở CN và các khu chức năng ...........................................................................................................35 Hình 2.2 Nhu cầu thuê nhà ở tập trung dạng KTX của công nhân KCN ...........................................................................................................65 Hình 2.3 Nhà ở công nhân tại Mexico City................................................................66 Hình 2.4 Nhà ở công nhân giá rẻ tại Trung Quốc.......................................................68 Hình 2.5 Nhà ở bằng container cho công nhân tại Thành Đô .....................................70 Hình 2.6 Hình thái phát triển nhà ở công nhân KCN..................................................76 Hình 2.7 Ký túc xá công nhân KCN Bắc Thăng Long - Hà Nội.................................77 Hình 2.8 Khu lưu trú công nhân Linh Trung – Thủ Đức............................................78 Hình 2.9 Nhà lưu trú công nhân Linh Trung-Thủ Đức...............................................79 Hình 2.10 Khu lưu trú công nhân Khu chế xuất Tân Thuận .........................................80 Hình 2.11 Khu thể thao dành cho công nhân................................................................80 Hình 2.12 Khu lưu trú công nhân KCN Tân Bình........................................................81
  • 10. VII Hình 2.13 Nhà lưu trú công nhân Công ty Nissel - Thủ Đức........................................81 Hình 2.14 Nhà ở công nhân do dân xây dựng tại TP Hồ Chí Minh ..............................84 Hình 3.1 Quản lý quy hoạch phát triển trong bố cục tập trung ..................................94 Hình 3.2 Quản lý quy hoạch phát triển trong bố cục phân tán...................................97 Hình 3.3 Quản lý trật tự xây dựng..............................................................................102 Hình 3.4 Nội dung quản lý vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.........................................................................................109 Hình 3.5 Cấu trúc hoạt động của Hợp đồng quản lý...................................................113 Hình 3.6 Chính sách tài chính phát triển nhà ở CN theo bố cục tập trung......................................................................................................122 Hình 3.7 Chính sách tài chính phát triển nhà ở CN theo bố cục phân tán ......................................................................................................123 Hình 3.8 Quản lý thực hiện các chính sách tài chính phát triển nhà ở công nhân KCN theo bố cục phân tán................................................125 Hình 3.9 Cơ cấu tổ chức tổng thể phát triển nhà ở công nhân KCN............................................................................................................127 Hình 3.10 Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo QL phát triển nhà ở công nhân KCN...................................................................................................129 Hình 3.11 Tổ chuyên viên QLPT nhà ở công nhân KCN .............................................130 Hình 3.12 Cơ cấu tổ chức quản lý phát triển nhà ở công nhân theo bố cục hỗn hợp............................................................................................133 Hình 3.13 Trình tự các bước tham gia của CN trong mô hình tập trung ...........................................................................................................135 Hình 3.14 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý theo mô hình phân tán ..............................................................................................138
  • 11. VIII Danh mục bảng Bảng 1.1 Một số chỉ số phát triển Khu công nghiệp trong nước.................................2 Bảng 1.2 Tình hình hoạt động KCN tại các đô thị Nam Trung bộ..............................5 Bảng 1.3 Các khu công nghiệp do địa phương thành lập............................................6 Bảng 1.4 Số lượng công nhân KCN tại các đô thị Nam Trung bộ ..............................7 Bảng 1.5 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại tỉnh Quảng Nam 10 Bảng 1.6 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại Nam Trung Bộ ....................................................................................................13 Bảng 1.7 Tổng hợp nhà ở do dân xây cho thuê tại Nam Trung bộ..............................13 Bảng 2.1 Khoảng cách đi lại tương ứng với thời gian ...............................................36 Bảng 2.2 Hệ thống văn bản quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN ...........................................................................................................49 Bảng 2.3 Thu nhập bình quân đầu người....................................................................57 Bảng 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế....................................57 Bảng 2.5 Trình độ lao động khu vực Nam Trung bộ ..................................................58 Bảng 2.6 Tình hình lao động – việc làm khu vực Nam Trung bộ ...............................59 Bảng 2.7 Số lượng công nhân KCN tại khu vực Nam Trung bộ.................................60 Bảng 2.8 Số lượng lao động tại các KKT khu vực Nam Trung bộ..............................60 Bảng 2.9 Trình độ - thu nhập công nhân KCN tại khu vực Nam Trung bộ.....................................................................................................61 Bảng 2.10 Tổng hợp hình thức cư trú công nhân KCN ................................................63 Bảng 2.11 Tình hình cư trú của công nhân tại một số địa phương................................64 Bảng 2.12 Khoảng cách ưu tiên đối với vị trí của nhà ở công nhân KCN...................................................................................................65 Bảng 2.13 Tổng hợp ưu nhược điểm các hình thức phát triển nhà ở công nhân ................................................................................................85
  • 12. IX MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, đáp ứng mục tiên đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Quá trình hình thành và phát triển một cách nhanh chóng các khu công nghiệp trong thời gian gần đây đã tạo nên sự dịch chuyển đáng kể lao động từ khu vực nông - lâm - ngư nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ và khoa học công nghệ, góp phần tăng trưởng kinh tế một cách nhanh chóng, xóa đói giảm nghèo cho một số địa phương… Tính đến cuối năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha; tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên 65%. [7] Việc dịch chuyển lao động diễn ra theo chiều ngang (từ nông thôn đến thành thị, khu công nghiệp) và diễn ra theo chiều đứng (lao động nông nghiệp chuyển thành lao động phi nông nghiệp) đang diễn ra mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2014, tại các KCN, KKT có khoảng 2,4 triệu lao động trực tiếp. [7] Sự dịch chuyển cơ cấu lao động đã kéo theo sự thay đổi cách sống, làm việc, đi lại. Nếp sống văn minh công nghiệp đã dần thay thế cho nếp sống tiểu nông. Tại các khu công nghiệp nếp sống công nghiệp của người công nhân đã dần được hình thành. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho khu công nghiệp, thỏa mãn nhu cầu ăn, ở, đi lại và sinh hoạt văn hóa của công nhân khu công
  • 13. X nghiệp, khu nhà ở công nhân khu công nghiệp ra đời như một tất yếu khách quan. Bởi vì, khu công nghiệp chỉ có thể hoạt động được khi có công nhân và đời sống của công nhân được đảm bảo. Tuy vậy với nhiều khu công nghiệp, việc cung cấp nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Ổn định đời sống của người công nhân và gia đình chưa được quan tâm do đó công nhân chưa gắn bó lâu dài với KCN, trong đó việc chưa đáp ứng được nhà ở cho công nhân là một trong các nguyên nhân quan trọng. Điều này dẫn đến tính hấp dẫn đầu tư giảm. Một số khu công nghiệp đã xây dựng khu nhà ở công nhân nhưng không được công nhân chọn lựa để ở (cho dù giá cho thuê khá rẻ), hiệu quả đầu tư chưa thật sự như mong đợi. Đối với loại hình nhà ở nước ta, loại hình nhà ở công nhân khu công nghiệp mới xuất hiện và tồn tại trong bối cảnh nền công nghiệp Việt Nam còn non trẻ và chịu ảnh hưởng sâu sắc nền kinh tế tiểu nông. Miền Nam Trung bộ có điều kiện phát triển khu công nghiệp là khá thuận lợi. Tuy nhiên số lượng các khu công nghiệp còn ít, diện tích khu công nghiệp không lớn, tỷ lệ lấp đầy là chưa cao so với một số đô thị trong cả nước. Như vậy có thể thấy môi trường đầu tư chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dầu nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động xúc tiến quảng bá, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư. Nhưng bên cạnh điều kiện địa lý, cơ sở hạ tầng chưa thực sự thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu phát triển của các khu công nghiệp và của nhà đầu tư... còn là các yếu tố xã hội như nguồn nhân lực chưa ổn định, cuộc sống của công nhân chưa đủ điều kiện để có thể phát triển lâu dài và bền vững các khu công nghiệp. Việc công nhân phải ở trong những khu nhà trọ tạm bợ, do dân tự xây, chưa được quản lý một cách chặt chẽ không những gây khó khăn trong công tác quản lý kiến trúc đô thị, trật tự xây dựng, tạo áp lực lớn cho công tác quản lý đô thị vốn đã tồn tại nhiều bất cập, hạn chế mà còn không tạo được tiền đề cho việc phát triển công nghiệp, tạo động lực cho KCN phát triển lâu dài.
  • 14. XI Hiện nay chưa có khu nhà ở cho công nhân nào tại các đô thị khu vực ven biển Nam Trung Bộ phát triển thành công. Do nhu cầu phát triển nên các đô thị trong khu vực đang nghiên cứu tìm giải pháp quản lý phát triển nhà ở cho công nhân. Sự lúng túng về quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, quản lý phát triển và vận hành,v.v… đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Vì thế, việc nghiên cứu đề tài: ‘Quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ” là việc làm cần thiết, vừa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, vừa có ý nghĩa khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các khu đô thị ven biển Nam Trung Bộ phù hợp với chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, nhằm từng bước cải thiện về nhà ở, cải thiện điều kiện sống của công nhân KCN, giúp KCN phát triển bền vững và góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển của các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung Bộ. Phạm vi nghiên cứu: quản lý Nhà nước về quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. Giai đoạn nghiên cứu: đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình nghiên cứu. 4.1 Phương pháp thu thập thông tin Thu thập thông tin, tư liệu liên quan đến đề tài. Các tư liệu gồm nhiều nguồn khác nhau như: hình ảnh, tư liệu, các bài báo về nhà ở công nhân KCN,
  • 15. XII các vấn đề liên quan đến đời sống công nhân KCN; các nghiên cứu liên quan đến đề tài; các dự án phát triển nhà ở công nhân KCN đã thành công tại một số đô thị trong cả nước; các dự án phát triển nhà ở công nhân KCN đã thất bại tại các đô thị trong khu vực nghiên cứu; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN. 4.2 Phương pháp điều tra khảo sát Nhằm tìm hiểu về nhu cầu nhà ở công nhân KCN cũng như các yêu cầu mà người công nhân mong muốn về nhà ở với điều kiện có thể đáp ứng về kinh tế, tác giả đã dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng là công nhân KCN khi đi khảo sát đời sống công nhân tại các KCN ở đồng Bằng Bắc bộ, Đông Nam bộ và trên địa bàn nghiên cứu, qua đó thấy được những thuận lợi và khó khăn của công nhân tại các KCN đã và chưa phát triển nhà ở cho công nhân. Trên cơ sở đó đó, tác giả đã lập phiếu điều tra xã hội học về nhu cầu nhà ở cho đại diện một số công nhân tại 2 KCN trong địa bản khảo sát (KCN Hòa Khánh – Đà Nẵng: nơi có số lượng công nhân lớn và KCN Hòa Hiệp - Phú Yên: nơi có số lượng công nhân nhỏ) để làm đại diện bằng bảng hỏi (Phụ lục 1). Với đối tượng khảo sát là công nhân KCN có mức độ tập trung lớn và phân tán theo các khu vực địa lý khác nhau nên mẫu câu hỏi được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên theo cụm. Sau đó trong mỗi cụm sẽ lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp quan sát khách quan. Tác giả đã tham quan nhiều mô hình phát triển tại các đô thị đã phát triển thành công cũng như thất bại một số dự án nhà ở công nhân KCN. 4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích Với những thông tin thu thập được, các số liệu điều tra khảo sát cùng với những kết quả đã nghiên cứu đi trước, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp
  • 16. XIII để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN. Từ đó phân tích xử lý làm nền tảng cho các giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN. 4.4 Phương pháp chuyên gia Tác giả đã sử dụng các thông tin từ các buổi phỏng vấn các cán bộ quản lý của Ban Quản lý KCN tại các đô thị, các doanh nghiệp phát triển thành công nhà ở công nhân KCN, xin ý kiến các chuyên gia và các nhà khoa học làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Đặc biệt, tác giả đã tổ chức thực hiện 2 buổi Hội thảo chuyên gia. Qua đó, nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các chuyên gia, các nhà khoa học đã giúp tác giả bổ sung và hoàn thiện luận án. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: đề xuất giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp thích hợp với các đô thị ven biển Nam Trung Bộ. Đóng góp vào công tác nghiên cứu, ban hành các chính sách chế độ của Nhà nước đối với việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng và quản lý nhà ở hiện nay. Ý nghĩa thực tiễn: góp phần điều chỉnh quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp hiện có phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và KCN trong khu vực cũng như định hướng quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN sẽ xây dựng trong tương lai. 6. Những đóng góp mới của luận án a. Luận án đã phân tích thực trạng phát triển nhà ở công nhân KCN trong cả nước và trong địa bàn nghiên cứu; qua đó đánh giá, tổng hợp 06 vấn đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. b. Luận án đã xây dựng 03 quan điểm và 04 nguyên tắc quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN trên địa bàn nghiên cứu.
  • 17. XIV c. Luận án đã đề xuất 04 nhóm giải pháp quản lý phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cũng như điều kiện phát triển KCN của khu vực nghiên cứu, bao gồm:  Giải pháp quản lý phát triển;  Giải pháp chính sách phát triển;  Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý phát triển;  Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển. Các nhóm giải pháp này đã có tính đến việc xử lý các tồn tại lịch sử của công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN; các giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN phù hợp với chính sách của Nhà nước, quy định của pháp luật, định hướng phát triển các đô thị và KCN. Qua đó, các địa phương có cơ sở đánh giá, rà soát và ban hành các văn bản quản lý; lựa chọn giải pháp quản lý phát triển phù hợp với điều kiện và năng lực tài chính nhằm cải thiện điều kiện sống của công nhân KCN; giúp KCN phát triển bền vững và góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý phát triển của các đô thị ven biển Nam Trung bộ. d. Luận án đã đề xuất bổ sung thêm một số nội dung của Điều 20, Lưu trú, tạm trú trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất của Nghị định 29/2008/NĐ-CP Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cho phù hợp với thực tế; e. Luận án đã đề xuất có những chế tài cụ thể ràng buộc thực hiện Quyết định số 1780/2011/QĐ-TTg về Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. 7. Cấu trúc luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung luận án được bố cục trong 3 chương:
  • 18. XV Chương 1. Tổng quan về quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. Chương 2. Cơ sở khoa học quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. Chương 3. Giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 8. Các khái niệm  Khái niệm về quản lý Để tồn tại và phát triển, con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới mục tiêu chung. Theo cách tiếp cận hệ thống, mọi tổ chức đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Mỗi hệ thống bao giờ cũng hoạt động trong những môi trường nhất định (khách thể quản lý). Như vậy có thể nói: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động” [50], [65].  Khái niệm nhà ở công nhân KCN Tại Luật nhà ở 2005 và Nghị định Số: 71/2010/NĐ-CP thì nhà ở cho công nhân KCN mua, thuê hoặc thuê mua theo cơ chế do Nhà nước quy định là nhà ở xã hội. Theo Quyết định Số: 66/2009/QĐ-TTg: nhà ở công nhân khu công nghiệp là nhà ở các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thuê theo phương thức xã hội hóa.
  • 19. XVI Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án thì: Nhà ở công nhân KCN là một hình thức của nhà ở xã hội, do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các KCN thuê để ở.  Khái niệm quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp. Phát triển nhà ở là việc đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại hoặc cải tạo làm tăng diện tích nhà ở [73]. Nhà ở công nhân khu công nghiệp là một bộ phận của nhà ở xã hội, nhưng có những đặc thù riêng vì công nhân KCN hầu hết là những đối tượng có tuổi đời trẻ, đa số có trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế và có thu nhập rất thấp. Vì vậy nhà ở công nhân KCN cần được quản lý để phát triển đảm bảo cho công nhân có nơi ở đủ để đáp ứng các yêu cầu cho cuộc sống. Trong đó không chỉ các nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi mà còn các nhu cầu khác như học tập nâng cao trình độ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao, văn hóa xã hội và các nhu cầu thiết yếu cơ bản khác cho bản thân và gia đình. Việc phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển; quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp; quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp; có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, đảm bảo đủ các khu chức năng và không gian phục vụ nhu cầu ở, sinh hoạt văn hoá, thể dục - thể thao nhằm tạo môi trường sống văn minh, đảm bảo an ninh trật tự và phù hợp với các quy định của pháp luật. Nhà ở công nhân phải được sử dụng đúng mục đích, đáp ứng một cách tốt nhất trong khả năng có thể đối với cuộc sống của công nhân, từng bước cải tạo điều kiện sống của người lao động. Như vậy, trong phạm vi của luận án thì Quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN là một quá trình quản lý nhà nước về sự phát triển nhà ở cho công
  • 20. XVII nhân KCN, bắt đầu từ việc quản lý công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quản lý các nguồn vốn, các ưu đãi cho việc đầu tư phát triển; quản lý trật tự xây dựng và kiến trúc cảnh quan, môi trường đô thị cũng như các đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho đến sự tham gia của cộng đồng để nhà ở cho công nhân KCN phát triển và vận hành đáp ứng các yêu cầu và quy định của nhà nước, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng đời sống của công nhân KCN.
  • 21. 1 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CÔNG NHÂN KHU CÔNG NGHIỆP TẠI CÁC ĐÔ THỊ VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ 1.1 Tình hình quy hoạch xây dựng phát triển KCN của Việt Nam và khu vực Nam Trung bộ 1.1.1 Tình hình phát triển KCN tại Việt Nam Cùng với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, hệ thống đô thị cả nước phát triển một cách nhanh chóng, từ 500 đô thị năm 1986 lên 755 đô thị năm 2011. Định hướng phát triển đến năm 2015 cả nước có khoảng 870 đô thị, đến năm 2025 cả nước có khoảng 1000 đô thị. [32] Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển phân bố trên cơ sở 6 vùng kinh tế xã hội là: Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng Sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long. Duyên hải miền Trung còn được gọi là Nam Trung bộ gồm 8 tỉnh, thành phố: thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vị trí được phân bố như hình 1.1. [35] Các KCN trong cả nước phát triển nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2014, cả nước đã có 295 KCN được Đông Bắc bộ Đồng bằng sông Hồng Tây Bắc bộ Bắc Trung bộ Nam Trung bộ Tây nguyên Đông Nam bộ ĐB sông Cửu long Long Hình 1.1 Vị trí các đô thị ven biển Nam Trung bộ [35 ]
  • 22. 2 thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên gần 84 nghìn ha, trong đó có 212 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 60 nghìn ha và 83 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 24 nghìn ha; tỷ lệ lấp đầy bình quân các KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 65%. Tính đến cuối năm 2014, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.525 triệu USD và 184.370 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư đã thực hiện của các dự án đạt 2.022 triệu USD và 79.217 tỷ đồng, tương ứng 57% và 43% tổng vốn đầu tư đã đăng ký. [7] Bảng 1.1 Một số chỉ số phát triển Khu công nghiệp trong nước [7] STT Vùng Số lượng KCN Diện tích (ha) Tỷ suất ĐT 1 dự án /ha đất CN đã cho thuê Tổng số CN/ha đất CN đã cho thuê Số lượng Tỷ trọng (%) Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Dự án FDI (tr.USD) Dự án DDI (tỷ đồng) 1 TDMN phía Bắc 24 8 6.141 7 5,04 24,09 66 2 Đồng bằng sông Hồng 75 25 17.137 20 4 21,3 116 3 Bắc TB và Duyên hải miền Trung 40 14 10.883 13 1.4 23.42 64 4 Tây Nguyên 7 2 1.065 1 0,32 20,3 14 5 Đông Nam Bộ 98 33 35.673 43 3,84 16,91 98 6 Tây Nam Bộ 51 17 13.035 16 1,28 29,92 74,7 Bình quân cả nước 295 100 83.873 100 3,3 20.8 92 Theo Quy hoạch phát triển các KCN và phát triển thực tế, có thể thấy các KCN tập trung phát triển mạnh ở đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ. Khu vực Nam Trung bộ, thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có sự phát triển công nghiệp, số lượng ít, tỷ trọng còn thấp so với cả nước. Sự phân bố các KCN về quy mô và mật độ được thể hiện trên Hình 1.2. [29]
  • 23. 3 Hình 1.2 Bản đồ phân bố các KCN [29 ]
  • 24. 4 Về cơ cấu lao động phân theo giới tính và quốc tịch: tính đến hết năm 2014, tổng số lao động trong các KCN khoảng 2,4 triệu người, trong đó nam giới chiếm 37% và lao động nước ngoài chiếm khoảng 2%, cơ cấu này được thể hiện ở hình 1.3. [7] 1.1.2 Tình hình phát triển KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ Nam Trung bộ là địa bàn chiến lược có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh. Có vị trí địa lý rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông huyết mạch nối liền hai miền Nam Bắc; là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế, tài nguyên lớn nhất của vùng là kinh tế biển với chiều dài bờ biển trên 800km. Nhiều cảng nước sâu, nhiều vùng đất có thể xây dựng các khu công nghiệp tập trung gắn với các cảng nước sâu như Đà Nẵng, Dung Quất, Thị Nại, Vũng Rô, Vân Phong, Cam Ranh, v.v… Có triển vọng về dầu khí ở thềm lục địa. Ngoài ra còn nằm trong khu vực có tiềm năng về khoáng sản. Bên cạnh đó, các dự án phát triển, các khu kinh tế mở: khu kinh tế mở Chu Lai Quảng Nam , khu kinh tế Dung Quất Quảng Ngãi , khu kinh tế Nhơn Hội Bình Định ,v.v… mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế của khu vực, đặc biệt là du lịch và công nghiệp. Phát triển kinh tế - xã hội vùng cần phù hợp với chiến lược phát triển của cả nước và chiến lược biển Việt Nam. Công nghiệp của vùng bước đầu phát triển nhưng quy mô còn nhỏ và tốc độ phát triển chậm. Hạ tầng kỹ thuật đã có những bước phát triển trong những năm gần đây, tuy nhiên cũng còn thiếu và yếu nên chưa thu hút được đầu tư phát triển công nghiệp, nhất là khu vực đầu tư nước ngoài. Kinh tế chính là nông, lâm, thủy sản; nhưng do còn nhiều hạn chế về công nghiệp sau thu Theo giới tính Theo quốc tịch Hình 1.3 Cơ cấu lao động trong KCN [7]
  • 25. 5 hoạch, nhất là chế biến, bảo quản nên chất lượng và giá cả chưa cao. Doanh nghiệp sản xuất trong các KCN hầu hết là các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, gắn với các nguyên vật liệu địa phương và chế biến sau thu hoạch là chủ yếu. So với các tỉnh có sự phát triển công nghiệp mạnh và các vùng trong cả nước, tình hình phát triển công nghiệp khu vực Nam Trung bộ: - Còn ít về số lượng, tỷ trọng số lượng và diện tích KCN chỉ cao hơn Trung du và vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên. - Tỷ suất đầu tư hạ tầng/ha đất tự nhiên cao chỉ thấp hơn Tây Nam bộ . - Tỷ suất đầu tư 1 dự án/ha đất CN cho thuê thấp. - Tổng số công nhân/ha đất công nghiệp đã cho thuê thấp chỉ cao hơn Tây nguyên . [Bảng 1.1] Như vậy có thể thấy, tình hình phát triển KCN tại khu vực Nam Trung bộ còn rất khó khăn so với cả nước. Số lượng KCN ít, mức đầu tư xây dựng hạ tầng cao, suất đầu tư của các dự án vào thấp và thu hút lao động vào trong các KCN còn rất thấp. Tình hình hoạt động của các Khu Công nghiệp do Chính phủ ra quyết định thành lập tại các tỉnh trên địa bàn nghiên cứu như sau: Bảng 1.2 Tình hình hoạt động KCN tại các đô thị Nam Trung bộ [85 ] STT Tªn KCN, KCX Ngµy cÊp phÐp DiÖn tÝch (ha) ĐÊt tù nhiªn (ha) ĐÊt CN cã thÓ cho thuª (ha) Đ· cho thuª (ha) Tû lÖ (%) 1 §µ N½ng 1994 50 43 36 83,7 2 Liªn ChiÓu 1998 374 300 129 43,0 3 Hoµ CÇm 2003 137 74 60 80,9 4 Hoµ Kh¸nh (G§1+MR) 1997 2004 572 358 316 88,3 5 §iÖn Nam -§iÖn Ngäc (G§ 1&MR) 1996 2005 390 251 172 68,6 6 Tịnh Phong 1997 142 101 45 44,6 7 Quảng Phú 1998 120 93 61 65,9
  • 26. 6 8 Long Mü (G§ 1) 2004 100 73 63 86,2 9 Phó Tµi (G§ 1, 2, 3 &MR) 1998 2003 348 244 241 98,9 10 Hoµ HiÖp 1998 102 62 48 77,2 11 Suối Dầu 1997 78 47 40 85,5 12 Suối Dầu (GĐ2) 2007 59 35 2 5,6 13 Phước Nam 2006 370 247 14 Phan Thiết (GĐ1&2) 1998 164 103 50 48,6 Trong các KCN này những ngành công nghiệp như chế biến gỗ, đá Granit, các nguyên vật liệu có nguồn gốc địa phương, chế biến nông thủy sản, may mặc, cơ khí, vật liệu xây dựng là những ngành phát triển mạnh nhất. Ngoài các KCN do Thủ Tướng chính phủ ra quyết định thành lập, còn có một số KCN do các địa phương ra quyết định thành lập, cụ thể: Bảng 1.3 Các khu công nghiệp do địa phương thành lập Tỉnh Thành phố Khu công nghiệp Năm cấp phép Diện tích (ha) Đà Nẵng KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng 2002 77 Quảng Nam KCN Thuận Yên KCN Điện Nam – Điện Ngọc KCN Quế Sơn 2004 2006 2006 230 418 211 Quảng Ngãi KCN Quảng Phú 2007 144 Bình Định KCN Long Mỹ KCN Hòa Hội KCN Nhơn Hòa KCN Cát Trinh 2004 2007 2009 2012 118 265 315 368 Phú Yên KCN An Phú KCN Đông Bắc Sông Cầu 1-2-3) 2001 2002 74 316 Khánh Hòa KCN Ninh Thủy KCN Vạn Thắng 2004 2005 206 105 Ninh Thuận KCN Du Long 2008 407
  • 27. 7 Bình Thuận KCN Du Long KCN Hàm Kiệm 1 KCN Hàm Kiệm 2 KCN Sơn Mỹ 1 KCN Sơn Mỹ 2 KCN Tân Đức 2008 2000 2008 2008 2009 2010 407 146 433 1257 1240 908 Nguồn: Tồng hợp từ Ban quản lý KCN các địa phương, 2012. Các KCN này, ngoài một số KCN được thành lập sớm trước năm 2006 như ở Quảng Nam, Đà Nẵng,v.v… đã đưa vào hoạt động, tuy nhiên quy mô nhỏ, chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ và chế biến. Một số KCN còn lại tại các tỉnh như: Long Mỹ Bình Định ; An Phú, Bắc Sông Cầu Phú Yên có tỷ lệ lấp đầy thấp còn thấp. Các KCN còn lại, đặc biệt là các KCN được thành lập từ năm 2008 hầu hết đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Qua thực tế và khảo sát cho thấy số lượng công nhân tại các khu công nghiệp luôn biến động. Theo số liệu tại các địa phương năm 2012, tổng số lượng công nhân lao động trong các khu công nghiệp tại một số tỉnh có các KCN tương đối phát triển trong khu vực như sau: Bảng 1.4 Số lượng công nhân KCN tại các đô thị Nam Trung bộ [38] Tỉnh – Thành phố Số lƣợng Công nhân TP Đà Nẵng 41.270 Tỉnh Quảng Nam 21.300 Tỉnh Quảng Ngãi 17.600 Tỉnh Bình Định 21.800 Tỉnh Phú Yên 6.150 Tỉnh Khánh Hòa 14.600
  • 28. 8 1.2 Thực trạng công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ 1.2.1 Thực trạng phát triển a. Nhà ở công nhân phát triển tập trung dạng KTX  Tại thành phố Đà Nẵng Năm 2002, Dự án khu chung cư 5 tầng, gồm 3 đơn nguyên với gần 600 căn hộ, tổng diện tích sàn 15.726m2 , được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt đầu tư xây dựng nằm tại khu vực Bàu Tràm, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu. Tuy nhiên sau một thời gian công trình thi công được một phần thì đến tháng 9/2005 dừng lại và bỏ dở. Nguyên nhân của việc này là do không có vốn đầu tư để tiếp tục xây dựng. Qua khảo sát cho thấy khu nhà ở nằm ở vị trí xa KCN, hạ tầng kỹ thuật của khu nhà chưa được xây dựng, từ hệ thống cấp điện, nước đến giao thông liên lạc. Hạ tầng xã hội tại khu vực này cũng vô cùng khó khăn: xa chợ, dân cư thưa thớt, khả năng sử dụng hạ tầng xã hội của khu dân cư xung quanh là rất khó khăn vì thế khả năng thu hút được công nhân đến ở là rất thấp. ình 1.4 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN òa Khánh- Đà Nẵng Tháng 03/2010, UBND TP Đà Nẵng quyết định thu hồi dự án và giao cho Công ty cổ phần đầu tư Hưng Phú triển khai tiếp tục dự án 3 khu nhà 5 tầng với 183 phòng, đáp ứng 1.464 chỗ ở dưới hình thức xã hội hóa. Công trình tiếp tục triển khai được một phần và bỏ dở và dừng lại. Nguyên nhân là
  • 29. 9 do công ty không có vốn để tiếp tục đầu tư. Tháng 4/2012, UBND TP Đà Nẵng lại ra quyết định thu hồi và mua lại dự án. Dự án được chuyển đổi mục đích thành KTX sinh viên. Nguồn vốn được huy động từ trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, do khó khăn về vốn nên công trình hiện nay vẫn dở dang. Ngoài ra, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã tham mưu cho UBND thành phố xét chọn 09 địa điểm để xây dựng chung cư cho công nhân tại các KCN với tổng diện tích đất 23,9ha, dự kiến bố trí cho khoảng 30.000 công nhân KCN: 2 dự án tại một số địa điểm dọc tuyến đường Hòa Thọ Hòa Nhơn , khu đất B3-2 Khu đô thị Công nghiệp Hòa Khánh , khu đất B4-1, B4-2 Khu tái định cư Hòa Hiệp 4 nhưng đến nay, vẫn chưa có dự án nào triển khai thành công. Mặc dù UBND TP Đà Nẵng đã có văn bản từ năm 2008 thống nhất địa điểm, giao đất, phê duyệt tổng mặt bằng cho một số nhà đầu tư để xây dựng nhà ở cho công nhân, nhưng đến nay do nhiều nguyên nhân, vẫn chưa có nhà đầu tư nào triển khai xây dựng tại các vị trí nói trên. Năm 2012, thành phố phê duyệt Dự án “Khu chung cư dành cho công nhân và người có thu nhập thấp” tại trục đường ĐT 602 và KCN Hòa Khánh do Công ty CP Địa ốc Xanh Sài Gòn – Thuận Phước làm chủ đầu tư. Công trình dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành. Trong quá trình triển khai, dự án đã đổi tên thành “Khu chung cư Nhà ở xã hội KCN Hòa Khánh” theo đề nghị của chủ đầu tư để có thể tiếp cận nguồn vay vốn ưu đãi. Tuy nhiên đến nay dự án này mới hoàn thành phần san nền mặt bằng. Công ty Mabuchi Motor cũng xin đất để xây dựng nhà ở cho công nhân và đã được UBND thành phố giao đất. Tuy nhiên khi lãnh đạo công ty lấy ý kiến công nhân, với mức giá cho thuê đưa ra là 500.000 đồng/tháng/người, công nhân đã không đồng ý nên doanh nghiệp trả lại đất cho thành phố. Mức giá này được công nhân cho là quá cao khi phòng ở là 8 người 4triệu
  • 30. 10 đồng/phòng 8 người . Với mức giá 500.000đ/người, công nhân có thể thuê phòng trọ ở 2 người 1triệu đồng/phòng 2 người , tuy có chật chội và khó khăn hơn nhưng rất thoải mái trong giờ giấc sinh hoạt, đi lại và tiếp khách.  Tại Quảng Nam Là một địa phương có sự phát triển công nghiệp khá nhanh trong thời gian gần đây so với các địa phương trong khu vực, chính quyền tỉnh đã rất quan tâm đến việc phát triển nhà ở cho công nhân KCN và nhà ở xã hội. Hiện trên địa bàn có 8 dự án nhà ở công nhân và nhà ở cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, việc triển khai các dự án này còn chậm, đặc biệt là nhà ở cho công nhân KCN. Theo Báo cáo số 30/2013/BC_UBND của UBND Tỉnh Quảng Nam thì tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN trên địa bàn tỉnh như sau: Bảng 1.5 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại Quảng Nam [87-88] S T T Tên dự án Địa điểm xây dựng Diện tích Ha /Vốn tỷ đồng Số căn hộ/ công nhân (ng) Nguồn hỗ trợ của ngân sách tỉnh (bao gồm hỗ trợ GPMB) (Tỷ đồng) Ghi chú 2013 2014 2015 1 Khu nhà ở công nhân tại Đại Quang Đại Lộc 2,4/25 180/ 720 0,357 0,84 1,05 Đã triển khai 2 Khu nhà ở công nhân tại Tam Kỳ Công ty Phước Kỳ Nam Tam Kỳ 0,87/10 150/600 0,6 0,42 Xin chủ trương đầu tư 3 Khu nhà ở công nhân cho khu công nghiệp Bắc Chu Lai Núi Thành 20/200 2000/8000 12,5 8,4 Chưa triển khai 4 Khu nhà ở công nhân tại KCN Đông Quế Sơn Quế Sơn 10/100 1000/4000 5 Chưa triển khai Như vậy có thể thấy tình hình phát triển của nhà ở công nhân KCN trên
  • 31. 11 địa bàn vẫn còn nhiều vấn đề cần sự quản lý một cách đồng bộ và sự quan tâm và giải quyết các rào cản của chính quyền địa phương.  Tại Quảng Ngãi Khu kinh tế Dung Quất có dự án nhà ở cho công nhân do Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất lập. Theo dự án, khu hậu cần với tổng diện tích 25ha gồm: khu biệt thự, nhà ở cao cấp cho 6.000 hộ gia đình chuyên gia, kỹ sư và công nhân; hai nhà ăn ca và một nhà nghỉ ca đêm ba tầng có khoảng 320 phòng nghỉ cho khoảng 1.500 công nhân. Tuy nhiên, dự án đã không được triển khai do không có vốn để đầu tư xây dựng và hiện nay đã bỏ dở.  Tại Bình Định Là một đô thị có sự phát triển KCN sớm trong khu vực tuy nhiên cũng như các đô thị khác trong khu vực, nhà ở công nhân cũng phát triển chưa thành công. Hiện nay, cùng với sự thành lập của KKT Nhơn Hội, tỉnh Bình Định cũng đã dành đất để xây dựng nhà ở cho công nhân KCN tại: 1. KCN Nhơn Hội - Nhơn Hội, Bình Định 2. Dự án ngoài KKT Nhơn Hội - Nhơn Hoà, Bình Định Tuy nhiên, các dự án trên vẫn chưa được triển khai vì chưa có nhà đầu tư phát triển.  Tại Phú Yên Năm 2007, Công ty TNHH Đại Lộc lập dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại KCN Hòa Hiệp. [36] Dự án có diện tích xây dựng: 16.565 m2 , tổng vốn đầu tư: 32,138 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án là 50 năm. Sau khi phê duyệt dự án, tỉnh Phú Yên đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước đến công trình. Dự án đã được triển khai tại Lô E với quy mô 81 căn 162 phòng .
  • 32. 12 Sau đó, doanh nghiệp đã bỏ dở dự án. Và hiện nay dự án vẫn còn bỏ hoang. Hình 1.5 Nhà ở công nhân bị bỏ dở tại KCN Hòa Hiệp - Phú Yên Nguyên nhân: chủ đầu tư sau khi đã xây dựng một phần dự án, đã dùng dự án vay vốn của ngân hàng và đầu tư nguồn vốn vay sai mục đích. Sau đó không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án. Sau khi chủ đầu tư dự án bỏ dở thì không có chủ đầu tư nào tiếp tục dự án vì địa điểm của dự án nhà ở này cách khá xa các khu dân cư và không có thể sử dụng được các công trình hạ tầng xã hội của khu dân cư xung quanh, vì thế khả năng thu hút công nhân là rất thấp. Ngoài ra, hiện nay tại khu vực nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cơ chế chính sách của Nhà nước nhằm khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở công nhân KCN nhưng chưa có công trình nào phát triển thành công.  Tại Ninh Thuận: chưa có dự án nhà ở công nhân KCN nào được thành lập và triển khai.  Tại Bình Thuận Vào 12/2014, Công ty cổ phần đầu tư Bình Tân triển khai xây dựng dự án xây dựng nhà ở cho công nhân thuê tại KCN Hàm Kiệm 2 với diện tích 31,2 ha được chuyển đổi mục đích sử dụng từ diện tích đất của KCN. Dự án gồm 20 lô, mỗi lô có 245 căn hộ. Dự kiến khi hoàn thành đáp ứng chỗ ở cho khoảng 18.000 công nhân. Ngoài ra, dự án còn có thêm một khu nhà 70 căn thiết kế theo kiểu biệt thự phục vụ cho các chuyên gia làm việc tại KCN. Tuy
  • 33. 13 nhiên, dự án đến nay vẫn rất chậm và chưa hoàn thành. Bảng 1.6 Tình hình phát triển nhà ở công nhân KCN tại Nam Trung Bộ [37] Số TT Thành phố QH đất XD nhà ở CN Phát triển hạ tầng Nguồn vốn Phát triển thành côngKỹ thuật Xã hội Có Chƣa Có Chƣa Có Chƣa NN DN Rồi Chƣa 1 Đà Nẵng x x x x x 2 Quảng Nam x x x x x 3 Quảng Ngãi x x x x x 4 Bình Định x x x x 5 Phú Yên x x x x x 6 Khánh Hòa x 7 Ninh Thuận x 8 Bình Thuận x x x x x b. Nhà ở dạng phân tán do người dân tự xây dựng Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương trả lời công văn số 366/BXD- QLN của Bộ Xây dựng về việc triển khai “Xây dựng chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, ký túc xá cho sinh viên” thì tình hình nhà ở do dân xây dựng để cho thuê có báo cáo tổng hợp với số liệu cụ thể như sau: Bảng 1.7 Tổng hợp nhà ở do dân xây cho thuê tại Nam Trung bộ [38] §¬n vÞ hµnh chÝnh HuyÖn, quËn, TP, thÞ x· Sè nhµ ë cho thuª Tæng diÖn tÝch sµn nhµ ë cho thuª (m2 sµn) Tæng sè ng-êi thuª Tæng sè côm (d·y) nhµ ë Tæng sè phßng ë Sè phßng ë kh«ng ®¹t tiªu chuÈn theo Q§ 17/2006/Q§- BXD Tæng sè ng-êi thuª Riªng CN KCN tËp trung §µ N½ng 3.388 16.110 5.789 199.422 56.233 38.035 Thanh Khª 1.097 3.378 2.293 41.109 7.193 7
  • 34. 14 CÈm LÖ 253 779 532 15.089 1.836 676 S¬n Trµ 163 703 151 8.224 2.204 352 Liªn ChiÓu 1.875 11.250 2.813 135.000 45.000 37.000 Kh¸nh Hoµ Diªn Kh¸nh 7 39 39 975 78 78 Kh¸nh S¬n 6 32 0 656 64 0 Cam L©m 5 200 160 0 0 0 Kh¸nh VÜnh 0 0 0 0 0 0 Ninh Hoµ 0 1 0 0 0 0 V¹n Ninh 0 0 0 0 0 0 Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận Không có báo cáo Trong đó, tại các địa phương không có báo cáo, do công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân còn nhiều khó khăn như: khi quy hoạch thành lập các KCN, quy hoạch chi tiết các khu dân cư ven KCN chưa được thành lập một cách đồng bộ, công tác quản lý trật tự xây dựng còn nhiều khó khăn do lịch sử đất đai, do sự buông ỏng của chính quyền các địa phương, do đội ngũ cán bộn quản lý còn thiếu và yếu. Bên cạnh đó, việc quản lý cư trú, quản lý nhà cho thuê cũng chưa thực sự chặt chẽ nên việc tổng hợp các số liệu để báo cáo còn gặp nhiều khó khăn. Tại các đô thị trong khu vực, loại hình nhà ở do dân tự xây dựng để cho công nhân KCN thuê tồn tại 2 dạng: Dạng 1: là dạng nhà dân cải tạo hoặc xây dựng các căn hộ theo hình thức cơi nới, cải tạo sửa chữa, tiết kiệm và dành một phần diện tích nhà ở để cho công nhân KCN thuê trọ. Đây là hình thức khá phổ biến tại các nhà trọ cho công nhân thuê tại các khu công nghiệp. Dạng điển hình là nhà cấp bốn có diện tích phòng khoảng (9 12) m2 , kết cấu tường gạch dày 100; mái tôn; sàn láng xi măng hoặc lát gạch Ceramic, hầu hết không đóng trần, một số nơi có trần nhựa. Phần lớn các phòng trọ đều có khu vệ sinh trong phòng, không có mái che trên khu vệ sinh và không có bếp nấu. Cửa đi và cửa sổ hầu hết làm bằng tôn. Điều kiện phòng
  • 35. 15 cháy chữa cháy là hết sức đơn giản và hạn chế. Dạng 2: là các căn hộ cho thuê xây dựng thành những khu nhà để cho công nhân thuê trọ. Đây là hình thức không phải phổ biến, đan xen trong các xóm làng nơi người dân dành đất vườn xây dựng phát triển nhà ở cho thuê. Việc quản lý cư trú, quản lý trật tự an ninh của các khu nhà này là còn nhiều hạn chế, hầu hết là thả nổi cho công nhân tự quản lý. Việc sử dụng các dịch vụ hạ tầng cơ bản của đô thị như điện, nước không được quản lý. Điện được chủ nhà lắp riêng đồng hồ. Một số khu nhà có lắp đặt đồng hồ nước. Đơn giá điện, nước do chủ nhà trọ quy định. Những nơi không có nước máy, công nhân trả một số tiền khoán nhất định hàng tháng để sử dụng nước giếng do chủ nhà bơm lên cung cấp. Hình 1.6 Nhà ở CN do dân xây tại KCN òa Khánh – TP Đà Nẵng Việc học tập của con em công nhân chưa được chính quyền các đô thị quan tâm. Đầu tư các cơ sở giáo dục phục vụ cho con em công nhân KCN còn rất hạn chế nên hầu hết con em của công nhân KCN đều phải gửi các nhà trẻ
  • 36. 16 tư nhân hoặc gửi cho các gia đình tổ chức trông giữ tự phát. Hình 1.7 Khu nhà ở CN do dân xây tại KCN òa Khánh –TP Đà Nẵng Thực tế, nhà ở phân tán do dân tự xây là hình thức hiện đang cung cấp số lượng lớn nhất nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp trong cả nước, và là hình thức duy nhất cung cấp nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp thuê trên địa bàn nghiên cứu. Được hình thành phát triển cùng với sự phát triển của KCN nhưng việc quản lý loại hình nhà ở này từ quy hoạch, trật tự xây dựng, kiến trúc cảnh quan, vệ sinh môi trường, quản lý cư trú, an ninh trật tự, v.v… chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều bất cập. 1.2.2 Đánh giá thực trạng quản lý phát triển  Về quy mô phát triển: với thực trạng quy mô phát triển còn rất hạn chế, đặc biệt là nhà ở tập trung dạng chung cư cho công nhân KCN không phát triển được như vậy, nhu cầu nhà ở cho công nhân KCN tại các đô thị trong khu vực là rất lớn và rất bức thiết để đáp ứng cho yêu cầu phát triển KCN của các đô thị trong hiện tại và tương lai.
  • 37. 17  Về quản lý quy hoạch, kiến trúc: - Quy hoạch, lựa chọn vị trí xây dựng các khu nhà ở công nhân tập trung dạng KTX chưa thực sự hợp lý; - Quy hoạch phát triển nhà ở do dân tự xây dựng để cho thuê chưa được quan tâm và quản lý đã dẫn đến tình trạng phát triển tự phát, vi phạm các quy định về sử dụng đất, gây áp lực lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; - Phần lớn nhà ở cho công nhân thuê đều không đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật và không đáp ứng được các điều kiện và quy định về nhà ở cho người lao động thuê để ở; - Việc quy hoạch vị trí không có sự tham gia của xã hội và đặc biệt là sự tham gia của người công nhân, việc lựa chọn nhà đầu tư phát triển chưa phù hợp nên các dự án phát triển đã không thành công.  Về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội: - Chưa được cung cấp đầy đủ các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật cơ bản như điện, nước. Việc cung cấp và quản lý chất lượng cũng như giá các dịch vụ hoàn toàn thả nổi cho chủ nhà trọ quyết định; - Hạ tầng xã hội còn nhiều bất cập. Chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của con em, đặc biệt là nhà trẻ, mẫu giáo. Các dịch vụ khác như mua sắp, chợ, v.v.. còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu. Các khu vui chơi giải trí, các nhu cầu văn hóa thể thao chưa được quan tâm. Hầu hết nhà ở cho thuê không đáp ứng các yêu cầu vệ sinh, an toàn và phòng chống cháy nổ.  Về trật tự xây dựng: - Tình trạng xây dựng tự phát, không phép xảy ra tràn lan tại các khu dân cư ven KCN tại hầu khắp các địa phương; - Đội ngũ cán bộ quản lý phát triển nhà ở công nhân còn thiếu và yếu về chuyên môn cũng như quản lý.
  • 38. 18  Chính sách hỗ trợ về kinh tế: các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở công nhân KCN chỉ tập trung vào dạng nhà ở tập trung, và đều đã cũ, chưa đủ động lực phát triển đối với những vùng kinh tế còn nhiều khó khăn và không đáp ứng được tình hình phát triển. Chưa có các chính sách hỗ trợ người dân phát triển, cải tạo nhà ở cho thuê nên người dân khó có thể đủ điều kiện để cải tạo nhà ở cho thuê.  Quản lý vận hành: chưa có cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý KCN, doanh nghiệp sản xuất với các địa phương. Việc quản lý cư trú còn lỏng lẻo và bất cập. Giá các dịch vụ đô thị chưa được quản lý, còn thả nổi.  Sự tham gia của cộng đồng: cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển nhà ở cũng như đời sống của công nhân. Việc tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các quy định của địa phương đối với công nhân còn nhiều hạn chế.  Bộ máy quản lý phát triển: chưa có bộ máy chuyên trách quản lý phát triển nhà ở cho công nhân KCN nên: - Không có đầu mối để giải quyết các khó khăn cơ bản như: nguồn vốn, các chính sách ưu đãi. - Các tồn đọng lịch sử về đất đai chưa được giải quyết, việc cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà còn gặp nhiều khó khăn. Quy hoạch chi tiết các khu dân cư xung quanh KCN nhiều nơi còn chưa làm do đó việc quản lý xây dựng theo quy hoạch rất lúng túng và khó giải quyết. 1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển nhà ở công nhân khu công nghiệp 1.3.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học 1.3.1.1 Luận án Tiến sỹ Kiến trúc: Quy hoạch xây dựng và phát triển khu công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. [59]
  • 39. 19 Trong nhóm các giải pháp quy hoạch xây dựng KCN, Tác giả đề xuất Quy hoạch công trình hạ tầng xã hội phục vụ KCN, trong đó có quy hoạch khu nhà ở công nhân KCN: - Tính toán quy mô; - Đề xuất cơ cấu khu nhà ở; - Đề xuất các phương án quy hoạch khu ở đối với KCN. Tuy nhiên, Luận án chưa đề cập đến quản lý phát triển nhà ở công nhân tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt là hình thức phát triển do người dân tự xây dựng để cho thuê. 1.3.1.2 Luận án Tiến sỹ Kiến trúc: Tổ chức mối quan hệ giữa chức năng ở, phục vụ công cộng và sản xuất trong quá trình quy hoạch xây dựng các KCN tại à Nội. [82] Luận án đã nghiên cứu và đề xuất nhiều nội dung, trong đó có những nội dung liên quan đến nhà ở công nhân KCN: Các giải pháp thiết kế, quy hoạch khu ở công nhân. + Xác định quy mô dân cư, diện tích đất xây dựng khu ở gắn với KCN; + Đề xuất một số loại hình nhà ở cho các KCN; + Một số giải pháp cải tạo, mở rộng phát triển khu ở; + Các giải pháp tổ chức quy hoạch khu phục vụ công cộng cho công nhân gắn với KCN tại Hà Nội; + Đề xuất các chính sách nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ KCN với khu ở, phục vụ công cộng. Tuy nhiên, Luận án chỉ nghiên cứu đến các giải pháp quy hoạch và thiết kế nhà ở cho các KCN tại Hà Nội. Bên cạnh đó, Luận án chưa nghiên cứu đến việc quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN, nhất là tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 1.3.1.3 Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nhà ở cho công nhân các khu công
  • 40. 20 nghiệp tập trung Địa bàn nghiên cứu: TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai & Bà Rịa Vũng Tàu . [62] Đề tài đã nghiên cứu: - Đánh giá tình hình thực trạng về nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tập trung; - Đánh giá những khó khăn vướng mắc trong công tác đầu tư xây dựng, quản lý nhà ở, quản lý con người của các cấp chính quyền và nhu cầu nhà ở công nhân trong các khu công nghiệp tập trung; - Đề xuất cơ chế, chính sách giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân và lộ trình để thực hiện các cơ chế chính sách đó một cách hiệu quả; - Đề xuất giải pháp tổ chức quy hoạch, kiến trúc nhà ở cho công nhân khu công nghiệp tập trung; - Đề xuất các chỉ dẫn thiết kế. Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu tại địa bàn các tỉnh thành có sự phát triển công nghiệp mạnh nhất cả nước. Mặt khác, đề tài tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực quy hoạch và kiến trúc nhà ở mà chưa đề cập nhiều đến quản lý vận hành, đến đời sống tinh thần của người công nhân. Ngoài ra có một số vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn như sau: - Các khu công nghiệp tại khu vực Nam trung bộ có quy mô trung bình và nhỏ, chưa phát triển thành khu công nghiệp tập trung; - Nhiều cơ chế chính sách mới đã được ban hành; - Điều kiện kinh tế của người dân miền Trung còn khó khăn nên khả năng thuê mua nhà của công nhân là hết sức hạn chế. 1.3.1.4 Đề tài: Nghiên cứu vấn đề hình thành, đầu tư và quản lý các khu dân cư phục vụ các khu công nghiệp. [53] Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết các vấn đề: - Nhóm giải pháp về chính sách: quy hoạch, kiến trúc và phát triển hệ
  • 41. 21 thống hạ tầng; phát triển đất xây dựng khu dân cư công nghiệp; hỗ trợ nguồn tài chính cho các bên tham gia; hỗ trợ thuế; áp dụng công nghệ mới trong xây dựng; tổ chức đơn vị quản lý nhà ở và các dịch vụ tiện ích. - Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước: xây dựng, bổ sung hệ thống các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của đề tài là các điểm dân cư nằm trong, sát hoặc gần khu công nghiệp. Như vậy, mặc dù đã nghiên cứu khá sâu và rộng đến việc quy hoạch, phát triển cũng như đã đề cập phần nào đến sự quản lý phát triển của các khu dân cư công nghiệp, nhưng đối tượng của đề tài là khá rộng. Đề tài chưa tập trung nghiên cứu sâu vào đối tượng công nhân KCN cũng như về quản lý phát triển nhà ở cho công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 1.4.1.5 Đề tài: Nghiên cứu mô hình phát triển và quản lý nhà ở xã hội tại các đô thị và khu công nghiệp tập trung. [68] Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề: - Nghiên cứu đề xuất mẫu nhà, khu nhà, dự án nhà ở xã hội hoàn chỉnh phù hợp với các đô thị có nhu cầu về nhà ở xã hội cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,.. - Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp để giảm chi phí đầu tư cho quỹ nhà ở xã hội, phù hợp với thu nhập của các hộ gia đình có thu nhập thấp. - Nghiên cứu đề xuất mô hình phát triển nhà ở xã hội phù hợp với điều kiện thu nhập của các đối tượng được thuê, thuê mua nhà ở xã hội có thu nhập thấp tại các đô thị và công nhân tại các khu công nghiệp tập trung; các giải pháp khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội; các mẫu nhà phù hợp; giá cho thuê nhà ở xã hội phù hợp với thu nhập của các hộ có thu nhập thấp. - Đề xuất nguyên tắc xác định giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội
  • 42. 22 Tác giả đã nghiên cứu một cách rất công phu và cẩn trọng các vấn đề. Các đề xuất về quản lý phát triển, vận hành sử dụng nhà ở xã hội của tác giả là hết sức khoa học và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, đề tài đi nghiêng về phía nhà ở xã hội mà chưa nghiên cứu sâu về nhà ở của công nhân khu công nghiệp, đặc biệt là dạng nhà lưu trú công nhân, các giải pháp huy động nguồn lực cải tạo các khu nhà của người dân đang cho thuê hiện có, phù hợp với đặc điểm phát triển các KCN và điều kiện kinh tế cũng như lối sống của người dân khu vực Nam Trung bộ. 1.3.2 Các Hội thảo và bài báo khoa học 1.3.2.1 ội thảo về vấn đề lao động và điều kiện sống, làm việc của công nhân trong KCN, KKT. [6] - Đơn vị chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Năm 2011 Hội thảo đã có nhiều tham luận: - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo điều kiện lao động và đời sống của công nhân KCN, KKT. Tham luận đã đề xuất một số giải pháp cải thiện điều kiện sống, làm việc của người lao động trong KCN, KKT. - TS Đặng Quang Điều– Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Thực trạng đời sống việc làm của người lao động trong các KCN, KCX. Tham luận đã đề cập đến một số giải pháp cải thiện đời sống việc làm của công nhân trong đó có một số giải pháp về phát triển nhà ở cho công nhân KCN. - Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thực trạng, định hướng, giải pháp về đời sống văn hóa, thể thao của người lao động tại các KCN, KCX và KKT ở Việt Nam. Tham luận đã chỉ ra thực trạng đời sống văn hóa, thể thao của người lao động trong các KCN, KKT; các yếu kém tồn tại cũng như nguyên nhân của nó. Bên cạnh đó, tham luận cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể để tạo những chuyển biến và các giải pháp thực hiện. - Cục An ninh II – Bộ Công an, Thực trạng thực hiện chính sách liên
  • 43. 23 quan đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong các KCN,KCX, KKT. Tham luận đã nêu lên một số tồn tại, chưa đi vào cuộc sống của các chính sách về quan hệ lao động, chính sách về nhà ở, về y tế, chăm sóc sức khỏe; văn hóa, thể thao; giáo dục đào tạo cũng như chính sách di trú. Tham luận kiến nghị cần có những nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa hệ thống cơ chế, chính sách đáp ứng với sự phát triển. - Tham luận của Bộ Xây dựng đã đánh giá thực trạng nhà ở công nhân KCN, nêu lên một số tồn tại, vướng mắc trong phát triển nhà ở cho công nhân KCN. Từ đó kiến nghị các giải pháp cụ thể như cần ban hành, hoàn thiện các quy định, tiêu chuẩn về chất lượng nhà ở; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; chính sách ưu đãi, hỗ trợ cũng như chính sách quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải hình thành nguồn vốn để tạo lập nhà ở cho công nhân. - Tham luận của các Ban quản lý KCN: Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Bình Định, Bình Thuận, Bình Dương, Long An, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, các Ban quản lý KKT Dung Quất, KKT Quảng Ninh, Hải Phòng, KKT Vũng Áng, v.v…đều nêu lên thực trạng nhà ở cho công nhân hết sức bức xúc, nêu kiến nghị ban hành và hoàn thiện các cơ chế chính sách, hỗ trợ nhiều hơn nữa từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp để giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân. 1.3.2.2 Hội thảo quốc gia (2011), Nhà ở công nhân - Thực trạng và giải pháp [2]. - Đơn vị chủ trì: Ban chỉ đạo Trung ương về Chính sách nhà ở và Thị trường bất động sản. Phối hợp thực hiện: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Hội thảo đã có nhiều tham luận: - Ban chính sách pháp luật – Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Nhà ở công nhân – Nhu cầu và thực tiễn.
  • 44. 24 - Cục Quản lý công sản – Bộ Tài chính, Về giải pháp đất đai nhằm khuyến khích xây dựng nhà ở cho công nhân lao động tại KCN, KCX. - Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Chính sách nhà ở và đưa tiền nhà ở vào lương đối với người lao động trong các KCN, KCX. - PGS.TS Lưu Đức Hải, Nhà ở công nhân và vấn đề quy hoạch điểm dân cư công nghiệp. - TS Nguyễn Minh Ngọc – ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, Một số giải pháp tăng cung nhà ở cho công nhân. Ngoài ra, còn có các tham luận của các doanh nghiệp là các kinh nghiệm phát triển nhà ở công nhân: - Nguyễn Quang Mâu – TGĐ Vigalacera Hạ Long, Nhà ở công nhân, thực trạng và giải pháp tại công ty cổ phần Vigalacera ạ Long. - Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và phát triển nhà Vicolana, Nhà ở công nhân – Thực trạng và giải pháp. - Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương, KCN Đất Cuốc, thực trạng và giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân. - Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương, Khó khăn vướng mắc trong đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động. - ThS.KTS Nguyễn Quốc Tuấn – PGĐ Sở XD Hà Nội, Phát triển nhà ở công nhân trên địa bàn thành phố à Nội. - UBND Phường An Phú, TX Thuận An Tỉnh Bình Dương, Công tác quản lý nhà ở công nhân tại Phường An Phú TX Thuận An. - UBND xã Thới Hòa, Thực trạng công tác quản lý nhà trọ cho công nhân thuê trên địa bàn xã Thới òa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Các tham luận đã đề cập đến hầu hết các giải pháp như cần hỗ trợ hơn nữa các ưu đãi về tài chính, khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân. Quy định cụ thể trách nhiệm của chính quyền các địa phương, các doanh
  • 45. 25 nghiệp sản xuất trong việc phát triển nhà ở công nhân. Tuy nhiên, các tham luận của Hội thảo chưa nghiên cứu việc phát triển nhà ở cho công nhân khu vực Nam Trung bộ cũng như các giải pháp quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN trong khu vực này. - Bài viết: Công trình hạ tầng xã hội KCN, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 8.2010 (trang 28-31). [60] Tác giả đã phân tích các nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thiếu nhà ở và các công trình hạ tầng xã hội cho công nhân KCN cùng với các giải pháp quy hoạch công trình dịch vụ và nhà ở công nhân KCN. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu đến việc quản lý phát triển các công trình hạ tầng cơ sở cũng như quản lý phát triển nhà ở công nhâ KCN với các đặc thù riêng của các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 1.4 Những vấn đề tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với sự phát triển một cách nhanh chóng các KCN trong thời gian qua đã nảy sinh những thách thức đối với chính quyền các đô thị Nam Trung bộ đối với quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN đó là: - Thách thức của sự phát triển KCN cùng với sự tăng lên về số lượng công nhân với khả năng đáp ứng nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. - Thách thức về nhu cầu và khả năng đáp ứng về quy hoạch và quỹ đất xây dựng nhà ở công nhân cùng với kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị. - Thách thức về điều kiện khoa học công nghệ và điều kiện kinh tế - xã hội đối với nhu cầu nhà ở công nhân. - Thách thức về khả năng tài chính hỗ trợ phát triển nhà ở công nhân. - Thách thức trong việc cung cấp hạ tầng xã hội và các dịch vụ công cộng cho công nhân và gia đình.
  • 46. 26 - Thách thức trong việc ban hành các văn bản quản lý phát triển của trung ương và địa phương với thực tế quản lý phát triển. - Thách thức trong việc thực hiện các văn bản quản lý nhà nước. - Thách thức trong việc quản lý phát triển nhà ở công nhân. - Thách thức về quản lý đời sống văn hóa tinh thần, trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường. Từ những thách thức trong thực tế cho thấy những tồn tại trong quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN tại các đô thị ven biển Nam Trung bộ. 1.4.1 Quản lý quy hoạch, kiến trúc, trật tự xây dựng  Quản lý quy hoạch, kiến trúc Các KCN trong khu vực nghiên cứu hầu hết đã được hình thành từ những năm (1997-2006). Lúc này việc quy hoạch phát triển KCN hầu hết chưa bố trí đất để xây dựng nhà ở cho công nhân nên hiện nay để bố trí đất xây dựng nhà ở cho công nhân KCN thì một trong các vấn đề cần quan tâm là điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Hiện nay, các địa phương trong khu vực đều đã có quy hoạch bố trí quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội. Một số địa phương đã có quy hoạch đất xây dựng nhà ở công nhân như TP Đà Nẵng, Tỉnh Quảng Nam, Tình Bình Định, Tỉnh Phú Yên v.v… Tuy nhiên, với thực tế phát triển các khu nhà ở công nhân không thành công trong thực tế đặt ra những câu hỏi cho chính quyền các đô thị trong công tác quản lý phát triển: quy hoạch vị trí khu đất có hấp dẫn được công nhân đến ở, có thuận tiện cho việc đi làm của công nhân hay không, có phù hợp với tâm lý, điều kiện sống của công nhân và của gia đình công nhân hay không thì cần phải có những bàn luận cụ thể. Với những vị trí đất có giá trị thấp, giá đền bù giải phóng mặt bằng rẻ hơn nhưng lại không gần các đô thị cũng như các KCN, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đầy đủ có đảm bảo để có thể phát triển bền vững hay không cũng cần được nghiên cứu sâu
  • 47. 27 sắc hơn với tầm nhìn hướng về tương lai trong định hướng phát triển các KCN và định hướng phát triển của đô thị và của cả vùng. Qua đó có thể thấy, quản lý quy hoạch đất xây dựng nhà ở công nhân khu công nghiệp đang tồn tại một số vấn đề sau: - Các khu đất quy hoạch phát triển nhà ở xã hội có phù hợp về quy mô, diện tích để phát triển đảm bảo trong hiện tại và tương lai không; bán kính phục vụ của các công trình hạ tầng kỹ thuật, có phù hợp và đáp ứng được điều kiện sống của công nhân hay không; các công trình hạ tầng xã hội và dịch vụ đô thị có đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của công nhân và gia đình, đặc biệt đối tượng công nhân hầu hết là trẻ tuổi, đang trong độ tuổi có nhu cầu giao tiếp, lập gia đình, sinh nở và chăm sóc con cái cao nhất, chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống. - Đất dành cho việc xây dựng nhà ở công nhân khu công nghiệp hầu như chưa có quy hoạch chi tiết, một số đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Điều này khó khăn cho công tác quản lý cũng như việc tiếp cận đối với các doanh nghiệp xây dựng nhà ở công nhân. - Đối với những khu đất đã quy hoạch xây dựng khu nhà ở công nhân nhưng không thành đang bị bỏ hoang chưa có phương án xử lý chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng vẫn chưa thành công và không hiệu quả, gây lãng phí về tài nguyên đất cũng như kinh phí đầu tư của nhà nước và nhân dân. Những hộ dân nằm trong quy hoạch khu đất dành để xây dựng nhà ở công nhân, nhưng dự án chưa triển khai nên cũng bị ảnh hưởng: không được chuyển đến nơi ở mới nhưng cũng không được xây dựng và sửa chữa nhà cửa, nên gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.  Quản lý trật tự xây dựng Hầu hết nhà do dân tự xây dựng để cho thuê đều là tự phát, không được quản lý, không có Giấy phép xây dựng. Hình thức phát triển chủ yếu là cơi
  • 48. 28 nới, xây dựng tạm bợ với chi phí tối thiểu. Những vi phạm đối với Quy định quản lý kiến trúc và Quyết định 17/2006/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng về điều kiện tối thiểu đối với nhà cho người lao động thuê để ở của thường gặp là: - Chiều cao phòng ở thấp hơn quy định; - Diện tích bình quân nhà ở trên đầu người không đảm bảo; - Không đảm bảo các yêu cầu kiến trúc như có trần chống nóng, diện tích cửa, diện tích phụ như nấu ăn, vệ sinh, phơi phóng v.v… - Không đảm bảo về các khoảng cách ly, vật liệu xây dựng và các quy định về phòng chống cháy nổ v.v… Chất lượng của các nhà trọ do dân tự xây thấp, điều này là do: - Quy hoạch chi tiết các khu dân cư ven khu công nghiệp nhiều nơi chưa được lập dẫn đến việc quản lý xây dựng gặp nhiều khó khăn; - Việc quản lý xây dựng theo quy hoạch chưa được thực hiện tốt do địa bàn xa, lực lượng cán bộ quản lý chưa sâu sát, còn yếu và thiếu kinh nghiệm; Việc thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp thuê chưa được quan tâm đúng mức; - Việc xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng chưa nghiêm, xử lý vi phạm nhưng vẫn được tiếp tục xây dựng. Việc đóng tiền phạt được xem như là một hình thức của việc cấp phép đã dẫn đến tình trạng lộn xộn, khó quản; - Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như ý thức của người dân chưa cao, các tồn tại lịch sử về đất đai như giấy tờ bị mất trong chiến tranh, việc người dân ngại đóng các loại thuế và phí, ngại việc liên quan đến các thủ tục giấy tờ khi làm các thủ tục liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở v.v… vì thế nhiều nhà xây dựng trên đất trong vườn nhà, đất nông nghiệp bên trong khuôn viên chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • 49. 29 1.4.2 Quản lý hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội  Quản lý hạ tầng kỹ thuật Hạ tầng kỹ thuật liên quan đến khu nhà ở công nhân gồm có: cấp điện, cấp nước sinh hoạt, hệ thống thoát nước, thu gom chất thải rắn v.v… Đối với dạng nhà ở công nhân do dân tự xây dựng, những tồn tại về quản lý các hệ thống này gồm có: Hệ thống điện hầu hết được cơi nới, kéo dài từ hệ thống điện của gia đình nên tồn tại nhiều nguy cơ như quá tải, chập nổ gây hỏa hoạn; Hệ thống điện không được thiết kế đồng bộ dễ rò rỉ gây mất an toàn trong sử dụng. Hệ thống nước cấp sinh hoạt được cung cấp từ hai nguồn là nước giếng khoan và nước cấp từ hệ thống của Thành phố, trong đó chủ yếu là nước giếng khoan. Các chỉ tiêu về vệ sinh đối với nước cấp từ hệ thống này hầu như không được kiểm tra xác định gây đến những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người sử dụng. Hệ thống thoát nước đô thị còn thiếu nên hầu hết nước thải sinh hoạt của các khu dân cư ven khu công nghiệp đều là hình thức tự thấm. Nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý gây ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt, gây ô nhiễm môi trường và là nơi tiềm ẩn các nguy cơ phát sinh bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy v.v… Hệ thống thu gom chất thải rắn chưa được đáp ứng đầy đủ, ý thức của người dân về vệ sinh môi trường ở một số nơi còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan và sức khỏe của cộng đồng.  Quản lý hạ tầng xã hội Đối với cuộc sống hàng ngày của người công nhân, một trong các yếu tố quan tâm hàng đầu đó là các chợ và các dịch vụ đô thị, trường học cho con em và trật tự an ninh nơi cư trú. - Chợ và các khu vực dịch vụ phục vụ nhu cầu ăn uống và đời sống
  • 50. 30 hàng ngày của công nhân chưa được chính quyền các địa phương và Ban quản lý các KCN quan tâm phát triển và quản lý tốt. Công tác quản lý giá cả, chất lượng dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm hầu như còn bỏ ngỏ và để cho thị trường điều tiết. - Nhà trẻ và trường mầm non chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng được nhu cầu cho con em công nhân. Việc quản lý thiếu đồng bộ của chính quyền các địa phương, Ban quản lý KCN cũng như sự thiếu quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất trong KCN khiến con em của những người lao động khi không có hộ khẩu rất khó để có thể tiếp cận và học tập. - Việc quản lý cư trú chưa chặt chẽ và còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều nơi phụ thuộc hoàn toàn vào chủ nhà trọ. Sự hòa nhập của người công nhân với cộng đồng cư dân địa phương còn nhiều hạn chế. Các hoạt động văn hóa xã hội, vui chơi giải trí cũng như giáo dục pháp luật hầu như chưa được các cấp chính quyền cũng như xã hội quan tâm. 1.4.3 Quản lý môi trƣờng Việc phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cùng với sự quản lý không chặt chẽ của chính quyền các địa phương đã tạo nên những khu nhà với điều kiện sống rất thấp. Cùng với việc vệ sinh môi trường không đảm bảo thì việc tăng dân số một cách cục bộ, không kiểm soát cũng tạo ra những áp lực không nhỏ đối với môi trường sống của các khu dân cư xung quanh khu công nghiệp. 1.4.4 Cơ chế chính sách phát triển nhà ở công nhân Mặc dù Nhà nước đã có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ để phát triển nhà ở cho công nhân KCN. Tuy nhiên các chính sách này chưa đạt được hiệu quả trong việc quản lý phát triển nhà ở cho công nhân KCN như mong muốn. - Chưa đủ tính kích thích sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản do đó nhà ở công nhân, đặc biệt là nhà
  • 51. 31 ở công nhân dạng chung cư phát triển còn rất hạn chế so với nhu cầu. - Chưa có các chính sách ưu đãi đủ mạnh để phát triển hạ tầng xã hội với các dự án phát triển nhà ở công nhân. Chưa huy động một cách hiệu quả được sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong phát triển hệ thống hạ tầng xã hội. Vì vậy các dịch vụ hạ tầng xã hội cung cấp cho công nhân và gia đình như trường mẫu giáo, trường học cho con em công nhân cùng các dịch vụ phục vụ cho đời sống hàng ngày còn rất hạn chế. - Chưa có cách quản lý cũng như các ưu đãi đủ mạnh về thuế, phí cũng như các ưu đãi về giá các dịch vụ đô thị với hình thức phát triển nhà ở công nhân do dân tự xây dựng. Các đơn vị cung cấp dịch vụ đô thị như điện, nước không có các cơ chế và kiểm soát việc kinh doanh bán lẻ. Việc lập các hồ sơ, thủ tục xin phép còn nhiêu khê và nặng về thủ tục hành chính nên gây khó khăn cho sự tiếp cận của người dân cũng như công nhân. Vì thế người công nhân vẫn phải trả tiền điện, nước theo mức giá chủ nhà trọ quy định và nó là cao hơn nhiều so với quy định của Nhà nước. - Chưa khuyến khích được khu vực tư nhân phát triển và cải tạo nhà ở, qua đó giúp người dân cải tạo nhà ở cho thuê đáp ứng được các quy định. Như vậy rõ ràng tác động của công cụ quản lý kinh tế đến phát triển và quản lý phát triển nhà ở công nhân chưa thực sự như mong đợi. Các hỗ trợ về kinh tế từ phía nhà nước cần có những cơ chế ưu đãi mạnh mẽ, linh hoạt hơn cũng như các cơ chế ràng buộc chặt chẽ hơn để có thể tác động đến không chỉ việc xây dựng hay cải tạo nhà ở công nhân mà còn tác động một cách tích cực đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân và gia đình. 1.4.5 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý phát triển Công nhân KCN là một bộ phận của cư dân đô thị, có mối liên hệ chặt chẽ trong các mặt đời sống và phát triển của cư dân đô thị và có mối tương tác qua lại một cách hữu cơ với nhau. Vì vậy, sự hạn chế trong việc tham gia của
  • 52. 32 cộng đồng trong quản lý phát triển nhà ở công nhân cũng là một trong các yếu tố khiến công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN trong khu vực nghiên cứu còn nhiều bất cập. Những tồn tại này thể hiện ở: - Việc tham gia của các doanh nghiệp đến việc quy hoạch vị trí xây dựng nhà ở công nhân là chưa có, các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở công nhân chưa tiếp cận được nhiều đến các thông tin cũng như các ưu đãi của nhà nước do đó dự án phát triển nhà ở công nhân tập trung rất ít và chưa có dự án phát triển thành công. - Người dân xung quanh KCN hầu như không được phổ biến các quy định về quản lý kiến trúc, quy định về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê để ở. Do đó, nhà ở do dân tự xây để cho thuê hoàn toàn tự phát, chưa có sự quản lý của chính quyền các địa phương, sự tham gia của nhà nước cũng như các doanh nghiệp sản xuất trong KCN. Vì thế chất lượng nhà ở không đảm bảo, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của người công nhân và gia đình. - Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, quản lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cũng như các vấn đề về chấp hành luật cư trú là chưa cao cùng với sự quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền các đô thị dẫn đến điều kiện sống, sinh hoạt của công nhân còn hạn chế. - Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các đô thị, Ban quản lý KCN và người dân xung quanh KCN chưa tốt do đó các hoạt động quản lý phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ảnh hưởng đến đời sống của người công nhân chưa được quan tâm đúng mức. 1.4.6 Bộ máy quản lý phát triển Quản lý tổ chức phát triển nhà ở công nhân chưa được quan tâm đúng mức, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước cùng với chính quyền các địa phương chưa chặt chẽ.
  • 53. 33 Còn nhiều bất cập trong công tác quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN như: phát triển nhà ở công nhân KCN chưa đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của công nhân; sự phối hợp trong công tác quản lý giữa các Sở ban ngành chuyên môn, chính quyền các địa phương, Công đoàn, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên chưa thật sự tốt, chưa phát huy được sức mạnh trong việc hỗ trợ đến đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân lao động. Đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch phát triển đô thị tại các địa phương cũng còn nhiều hạn chế và khó khăn nhất định về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý xây dựng ở cấp xã phường, nơi có KCN nhất là trong những vấn đề liên quan đến những tồn tại lịch sử về nhà đất và các vấn đề liên quan đến nhiều địa phương. Việc cần thiết phải thống nhất hoạt động quản lý từ khâu hoạch định, tổ chức quản lý phát triển đến quản lý vận hành cũng như thanh tra, kiểm tra và điều chỉnh quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN cho thấy cần thiết phải có một hệ thống cơ cấu tổ chức quản lý phát triển nhà ở công nhân KCN thống nhất từ trung ương đến các địa phương, có sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước, Ban quản lý KCN cũng như địa phương; hoạt động của tổ chức này xuyên suốt quá trình phát triển và vận hành của nhà ở công nhân KCN.