SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
TỈNH CAO BẰNG”
Mã số: ĐH2016-TN01-01
Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ – NCS Hoàng Tuấn Anh
THÁI NGUYÊN, THÁNG8/2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
“GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
TỈNH CAO BẰNG”
Mã số: ĐH2016-TN01-01
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(ký, họ tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(Ký, họ tên)
THÁI NGUYÊN, THÁNG 8/2018
i
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Stt HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ
1 Ths. Hoàng TuấnAnh Khối Cơ quan - ĐHTN
2 ThS. Nguyễn Thị Kim Huyền ĐH Kỹ thuật công nghiệp - ĐHTN
3 ThS. Phạm Thị Minh Khuyên ĐH Kỹ thuật công nghiệp – ĐHTN
ii
MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............i
MỤC LỤC...........................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ ........................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................viii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS.........................................................xi
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀPHÁT TRIỂN CÁC
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU .......................................................................................13
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.13
1.1.1. Các khái niệm .....................................................................................................13
1.1.1.1. Khái niệm cửa khẩu ........................................................................................13
1.1.1.2. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu......................................................................14
1.1.1.3. Khái niệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu.....................................................16
1.1.2. Vai trò của khu kinhtế cửa khẩu.....................................................................17
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.............................20
1.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinhtế và dân cư tại khu vực cửa khẩu. 21
1.2.2. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch,dịch vụqua khu vực
cửa khẩu............................................................................................................21
1.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khukinh tế cửa khẩu....23
1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK.........................24
1.2.5. Biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các KKTCK.24
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU. .............................................................26
1.3.1. Các yếu tố vĩ mô..................................................................................................26
1.3.2. Các yếu tố vi mô liên quan đến KKTCK..........................................................28
1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.29
1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CỦA QUỐC
TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỊAPHƯƠNG Ở VIỆT NAM......................................................30
1.5.1. Kinh nghiệm phát triển khu kinhtế cửa khẩu của Quốc tế.........................30
1.5.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế cửa khẩu Mexico – Mỹ..................................30
1.5.1.2.Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Trung Quốc...........................................33
1.5.1.3.Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Thái Lan ................................................35
1.5.2. Kinh nghiệm phát triển các KKTCK của một số địa phương ở Việt Nam.38
iii
1.5.2.1. Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Quảng Ninh..........................................38
1.5.2.2. Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Hà Giang..............................................42
1.5.3. Bài học cho tỉnh Cao Bằng...............................................................................46
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
TỈNH CAO BẰNG ..........................................................................................................48
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU
KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ..............................................................48
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng........................................48
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Cao Bằng............................................................48
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng .........................................................51
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển khu kinhtế cửa khẩutỉnh Cao Bằng53
2.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KKTCK VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ
HỘI TỈNH CAO BẰNG.................................................................................................55
2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO BẰNG.......................57
2.3.1. Thực trạng quản lý phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.........57
2.3.1.1. Hệ thống quản lý phát triển khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.................57
2.3.1.2. Cơ chế, chính sách phát triển KKTCK của Chính phủ, Nhà nước .................58
2.3.1.3. Xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển KKTCK của chính
quyền tỉnh Cao Bằng ......................................................................................59
2.3.2. Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩutỉnh Cao Bằng.......................60
2.3.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu vực kinh tế cửa khẩu
biên giới..........................................................................................................60
2.3.2.2. Phát triển giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ qua khu vực cửa khẩu........64
2.3.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các KKTCK. .............................72
2.3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK. ...........................82
2.3.2.5. Thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các
KKTCK (như buôn lậu; hàng nhái, hàng giả; ô nhiễm môi trường)..............86
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO
BẰNG ..............................................................................................................................91
2.4.1. Các yếu tố vĩ mô..................................................................................................91
2.4.2. Các yếu tố vi mô liên quan đến KKTCK tỉnh Cao Bằng...............................93
2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA
KHẨU TỈNH CAO BẰNG............................................................................................94
2.5.1. Những thành tựu đã đạt được..........................................................................94
2.5.2. Những hạn chế...................................................................................................95
2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế.........................................................................97
iv
CHƯƠNG III. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM2020, TẦM
NHÌN 2025.........................................................................................................................98
3.1. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAPHƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG........................98
3.1.1. Quan điểm phát triển khukinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng........................98
3.1.2. Các mục tiêu phát triểnkhu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng....................99
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO
BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020, TẦM NHÌN 2025 ............................................100
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO BẰNG.........101
3.3.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý phát triểnKKTCK tỉnh Cao Bằng101
3.3.1.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................101
3.3.1.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................101
3.3.2. Phát triển không gian, lãnh thổ kinhtế và dân cư tại khu vực kinhtế cửa
khẩu biêngiới..................................................................................................104
3.3.2.1. Định hướng thực hiện giải pháp:..................................................................105
3.3.2.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................105
3.3.3. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch,dịch vụqua khu vực
cửa khẩu;.........................................................................................................108
3.3.3.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................108
3.3.3.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................108
3.3.4. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các KKTCK..........................111
3.3.4.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................111
3.3.4.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................111
3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK.......................112
3.3.5.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................113
3.3.5.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................113
3.3.6. Thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển
các KKTCK......................................................................................................115
3.3.6.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................115
3.3.6.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................116
3.4. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC .........................................117
KẾT LUẬN ....................................................................................................................119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................121
PHỤ LỤC .......................................................................................................................126
v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục các Bảng:
Bảng 2.1: Đóng góp theo các chỉ tiêu KT-XH của KKTCK .......................................56
cho tỉnh Cao Bằng năm 2015......................................................................56
Bảng 2.2: Thu nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2017.....................................57
Bảng 2.3: Phí đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu,
lối mở biên giới giai đoạn 2011-2017........................................................57
Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016.................64
Bảng 2.5. Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016................65
Bảng 2.6: Kim ngạch XNK tại các cửa khẩu lối mở trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2011-2016 ..................................................................66
Bảng 2.7: Thông tin Khách du lịch đã điều tra..............................................................69
Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của khách du lịch................................................................70
Bảng 2.9: Đánh giá của Khách du lịch về du lịch KKTCK Cao Bằng.......................70
Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
Khách du lịch................................................................................................72
Bảng 2.11: Danh sách một số dự án đã và đang thực hiện tại KKTCK Cao Bằng...75
Bảng 2.12: Thông tin về các doanh nghiệp điều tra......................................................79
Bảng 2.13: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng khi đầu tư kinh doanh tại KKTCK
Cao Bằng.......................................................................................................80
Bảng 2.14: Đánh giá của doanh nghiệp và nhà đầu tư về các yếu tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng khi đầu tư, kinh doanh tại KKTCK Cao Bằng .....................80
Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
doanh nghiệp, nhà đầu tư............................................................................81
Bảng 2.16: Thông tin về dân cư điều tra.........................................................................87
Bảng 2.17: Sự hài lòng của các đối tượng dân cư.........................................................88
Bảng 2.18: Mức độ nhất trí với bản quy hoạch và chính sách phát triển địa phương
........................................................................................................................88
Bảng 2.19: Sự thay đổi trong đời sống của người dân..................................................89
vi
Danh mục các hình:
Hình 1.1: Mức độ ảnh hưởng của chính sách hợp tác quản lý phát triển KTVBG
của Mexico – Mỹ..........................................................................................31
Hình 2.1: Hệ thống cơ quan quản lý phát triển khu KTCK tỉnh Cao Bằng ...........58
Hình 2.2: Quy hoạch xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 ................................62
Hình 2.3: Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Cao Bằng đến năm 2020...................62
Hình 2.4: Bản đồ du lịch Cao Bằng.............................................................................68
Hình 3.1: Chiến lược marketing địa phương xây dựng hình ảnh điểm đến ........103
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 DN Doanh nghiệp
2 KCN Khu công nghiệp
3 KKTCK Khu Kinh tế cửa khẩu
4 KTCK Kinh tế cửa khẩu
5 KT-XH Kinh tế xã hội
6 UBND Ủy ban nhân dân
6 XNK Xuất nhập khẩu
viii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
- Mã số: ĐH2016-TN01-01
- Chủ nhiệm đề tài: Hoàng TuấnAnh
- Tổ chức chủ trì: Đại Học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 01/2016 – 12/2017
2. Mục tiêu:
Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói chung, vấn đề phát triển
khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và đánh giá thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao
Bằng, đề tài đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh
trong việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa
khẩu, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về KKTCK cho những
nghiên cứu tiếp theo.
- Đề tài đã đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển KKTCK
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thông qua hệ thống các các phương pháp phân tích, xử
lý dữ liệu, cũng như dựa trên các phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới
phát triển KKTCK tại Cao Bằng. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tế
và khoa học phát triển KKTCK.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạt
định chính sách có một cái nhìn toàn diện, có cơ sở xây dựng và triển khai có hiệu
quả hơn các chương trình chính sách phát triển KKTCK tại Cao Bằng từ nay đến
năm 2020, tầm nhìn 2025, từ đó đóng góp cho sự phát triển KTXH chung của tỉnh
Cao Bằng.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn về kinh tế biên
giới, kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
ix
- Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới
trong việc xây dựng chính sách, cũng như thực tiễn phát triển các khu kinh tế cửa
khẩu từ đó đưa ra bài học đối với vấn đề phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và chính sách
phát triển KTCK của Nhà nước đối với tỉnh, chính sách phát triển của tỉnh đối với
KKTCK của chính địa phương này.
- Đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong
việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới.
5. Sản phẩm:
5.1. Sản phẩmkhoa học
2 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc gia có trong danh mục tính
điểm theo quy định của Hội đồng Chức danh Giáo sư:
- Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Huyền, Phạm Thị Minh Khuyên (2017),
“Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tỉnh Cao Bằng: Thực trạng và định hướng
chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, số 27 (6/2017), tr. 12-17.
- Hoàng Tuấn Anh, Dương Thị Thùy Linh (2018), “Chính sách thương mại biên
giới Việt Nam và Trung Quốc: Những khác biệt và giải pháp hạn chế”, Tạp chí
Công thương, số 4 tháng 4/2018, tr. 75-79.
1 bài báo đăng toàn văn trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế:
- Hoang Tuan Anh, Do Anh Tai (2017), “Managing the development of border
economic zone – Experimental study in Cao Bang province”, The Sixth
International Conference on Entrepreneurship and Business Management,
Hanoi, Vietnam, November 2017, pp.315-325.
5.2. Sản phẩm ứng dụng
- 01 tư liệu khoa học: “Thực trạng và giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng” được ứng dụng sử dụng tại Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu
tỉnh Cao Bằng.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của
kết quả nghiên cứu:
Kết quả nghiên cứu và các giải pháp được đề xuất của đề tài đã được trao đổi
với Ban quản lý KKTCK tỉnh Cao Bằng để có thể ứng dụng thực tiễn cho Kế hoạch
phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018 – 2020 định hướng tới năm 2025.
x
Ngày tháng năm 2018
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)
xi
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Solutions for development of Cao Bang border gate economic zone
Code number: ĐH2016- TN01-01
Coordinator: Hoang Tuan Anh
Implementing institution: Thainguyen University
Duration: from Jan, 2016 to Dec, 2017
2. Objective(s):
Based on the research on the border gate economic zone in general, the
development of the border gate economic zone in particular and the assessment of
the actual development of the Cao Bang province, authors proposed solutions to
develope Cao Bang border gate economic zone in the future.
3. Creativeness and innovativeness:
- The research focuses on clarifying the basic concepts of developing border
gate economic zones, thereby providing some theoretical and practical basis for the
next research.
- The research has objectively and scientifically assessed the situation of
development of the border gate economic zone in Cao Bang province through the
system of data analysis and processing methods, as well as based on the analysis of
environmental factors affecting the development of the border gate economic zone
in Cao Bang province. These results is the basis for proposing practical and the
scientific solutions for the development of the border gate economic zone in Cao
Bang province.
- The research results of the project are the scientific basis to help policy
makers have a comprehensive view and have more effective basis to develop and
implement policies on development the border gate economic zone in Cao Bang
province from now to 2020, vision to 2025, thereby contributing to the overall
socio-economic development of the province.
4. Research results:
- Systemize theoretical and practical issues on border economic, border-gate
economic, border-gate economic zones and border-gate economic zones
development.
xii
- Study the experiences of China and some other countries in the world in
developing policies and practices for the development of border gate economic
zones, thus introducing lessons for the development of border gate economic zones
in Cao Bang in particular, and the development of border gate economic zones in
Vietnam's in general.
- Analyze the status of Cao Bang border gate economic zones and the state
development policy for the province, the development policy of the province for the
border gate economic zones of this province.
- Proposed solutions to the policy makers on the developing the border gate
economic zones in the coming time.
5. Products:
5.1. Scientific products
- National articles:
Hoang Tuan Anh, Nguyen Thi Kim Huyen, Pham Thi Minh Khuyen,
“Development of Cao Bang border gate economic zone: current situation and policy
orientation”, Trade research review, No 27 (06/2017), pp.12-17.
Hoang Tuan Anh, Duong Thi Thuy Linh (2018), “Trade policies between
Vietnam and China: Differences and restrictions”, Vietnam Trade and Industry
Review, No 4 (4/2018), pp.75-79.
- Article in International Conference proceeding:
Hoang Tuan Anh, Do Anh Tai (2017), “Managing the development of border
economic zone – Experimental study in Cao Bang province”, The Sixth
International Conference on Entrepreneurship and Business Management, Hanoi,
Vietnam, November 2017, pp.315-325.
5.2. Aplication products: 01 scientific document: "The current situation and
solutions to develop Cao Bang border gate economic zone" is applied for use at the
management board of Cao Bang border gate economic zone.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research
results: Research results and suggested solutions of the project have been discussed
with the Management Board of Cao Bang Border Gate economic Zone to be able to
apply practically to the Bang Border Gate economic Zone development plan for
2018 – 2020, vision to 2025.
1
LỜI MỞ ĐẦU
l. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu.
Ngày 25/4/2008, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 52/2008/QĐ/TTg, về
việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) của
Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu xây dựng các KKTCK trên địa bàn các tỉnh
có biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng thành các vùng kinh tế động lực của
từng tỉnh. Đồng thời, phải xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức
quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 KKTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu
kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, KKTCK Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang
và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch
vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD.
Để đạt được mục tiêu đề ra, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính
quyền địa phương có KKTCK đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, về vốn vay,
mặt bằng đất đai... với mục đích hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển kinh
doanh, đồng thời thúc đẩy các KKTCK phát triển.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, các KKTCK Việt Nam tồn tại khá nhiều vấn
đề như: Phát triển nóng; Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, không đáp ứng
được yêu cầu của quá trình phát triển; Phần lớn các cửa khẩu đều thiếu hệ thống
kho bãi, thiết bị bốc dỡ; Nguồn vốn đầu tư cho các KKTCK vẫn chủ yếu là ngân
sách nhà nước, do đó bị hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (như hệ thống
đường giao thông, quy hoạch chuỗi siêu thị, chợ, kho bãi, khu tái định cư…); Tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tăng trưởng thiếu ổn định,
bền vững; Các địa phương có KKTCK vẫn loay hoay trong việc xây dựng chính
sách phát triển phù hợp với đặc thù của địa phương mình, để làm sao phát huy được
thế mạnh, lợi thế so sánh, thu hút được đầu tư và hạn chế các điểm yếu, những tồn
tại đang có. Ngoài ra, các KKTCK còn đang gặp phải các vấn đề khó quản lý và
giải quyết liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, hàng nhái, hàng giả.
Cao Bằng là một trong số các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, dài
333.403 km, với cửa khẩu quốc tế Tà Lùng – Thủy Khẩu thuộc huyện Phục Hòa, 03
cặp cửa khẩu chính (song phương quốc gia) là cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) –
Long Bang (Trung Quốc), Sóc Giang (Việt Nam) – Bình Mãng (Trung Quốc), Lý
Vạn (Việt Nam) – Thạch Long (Trung Quốc) và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở
khác trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản
lý, thuận lợi trong hoạt động xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại,
2
bảo đảm đúng tiêu chí và điều kiện “bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không
tách biệt về không gian” theo quy định của Chính Phủ, ngày 30/8/2013, Thủ tướng
chính phủ ký quyết định số 1513/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Rà soát, điều
chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và
Tầm nhìn đến năm 2030”, đã quyết định sát nhập 3 cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, Trà
Lĩnh, Sóc Giang của tỉnh thành KKTCK tỉnh Cao Bằng.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của tỉnh Cao Bằng đến
năm 2020, tỉnh phấn phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 –
20%/năm. Vậy để có thể đạt được con số tăng trưởng này, Cao Bằng cần có các
biện pháp cụ thể nhằm phát triển bền vững KKTCK tỉnh, phát huy được lợi thế cạnh
tranh, thu hút đầu tư, đồng thời khắc phục được những tồn tại mà phần lớn các
KKTCK Việt Nam đang gặp phải. Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài “Giải
pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng” được chọn làm đề tài nghiên
cứu khoa học năm 2016 – 2017.
2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài
Kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu là một trong những nội
dung nghiên cứu của kinh tế vùng biên giới. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, đây
là chủ đề được nhiều nhà kinh tế, nhà hoạch định chiến lược, nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu.
2.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biên giới
Hansen, Niles (1977), trong cuốn “Khu vực biên giới: Nghiên cứu học thuyết
không gian và trường hợp nghiên cứu Châu Âu”, đã đưa ra những đánh giá tóm tắt
về bản chất, ý nghĩa của lý thuyết vị trí và tốc độ gia tăng các vấn đề, chính sách
liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới. Theo tác giả, đây là căn
cứ xây dựng cơ sở lý thuyết thỏa đáng cho việc xây dựng chính sách, phát triển khu
vực biên giới các quốc gia thông qua nghiên cứu một số quốc gia Châu Âu. Bài viết
cũng đưa ra những nhân tố tác động đến vấn đề phân tích đặc điểm khu vực biên
giới, với việc nhấn mạnh lợi thế khu vực cũng như những khó khăn của chúng.
Nhóm tác giả Gibson, Lay James và Alfonso Corona Renteria (1985), “Hoa
Kỳ và Mexico: Phát triển khu vực biên giới và kinh tế quốc gia”, nghiên cứu về mối
quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico với mục đích phát triển KTCK nói riêng,
kinh tế quốc gia nói chung của 2 nước. Từ những đánh giá về đặc điểm vị trí khu
vực cửa khẩu, sự dịch chuyển của luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn; tác giả đã đưa ra
3
những nhận định về sự tác động của những vấn đề về văn hóa, kinh tế, nhân khẩu
học của khu vực biên giới giữa 2 quốc gia tới sự phát triển công nghiệp khu vực
biên giới, cũng như những vấn đề tác động tới nền kinh tế quốc gia, mối quan hệ
hợp tác kinh tế khu vực biên giới nói riêng, hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico
nói chung.
Annekatrin Niebuhr Silvia Stiller (2002), “Hiệu quả hội nhập khu vực biên
giới – Xem xét lý thuyết kinh tế và nghiên cứu thực nghiệm”, đưa ra nội dung một
cuộc khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu, so sánh giữa lý thuyết kinh tế và nghiên cứu
thực nghiệm đối với vấn đề khu vực biên giới và hiệu quả hội nhập của khu vực này
trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như lý thuyết kinh tế chỉ cho phép đưa
ra những nhận định chung về những lợi ích hay khó khăn mà hội nhập kinh tế quốc
tế mang lại, thì nghiên cứu thực nghiệm trên khu vực cửa khẩu, biên giới cụ thể sẽ
mang lại những kết luận khác nhau liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội và văn
hóa tại vùng biên giới. Song, tóm lại, cuộc khảo sát cho thấy vấn đề phân tích lý
thuyết và nghiên cứu thực nghiệm một cách nghiêm túc sẽ đưa ra đánh giá chính
xác về tác động của hội nhập kinh tế đối với khu KTCK nói riêng và kinh tế biên
giới nói chung.
Mã Tuệ Quỳnh (2006), “Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên giới,
thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt” đã đề cập đến
thực trạng phát triển kinh tế thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây sau hơn 15
năm, kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991; thực
trạng phát triển KTCK của tỉnh QuảngTây; những vấn đề tồn tại trong quá trình
phát triển kinh tế thương mại biêngiới và đối sách áp dụng để phát huy ưu thế
thương mại biên giới, mở rộngquan hệ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và
Việt Nam.
2.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài về khu kinh tế cửa khẩu
Rick Van Schoik, Erik Lee, and Christopher Wilson (2014), “KTCK Hoa Kỳ -
Mexico trong quá trình chuyển đổi: Bài viết tham dự Diễn đàn năng lực cạnh tranh
của kinh tế khu vực năm 2014”. Dựa trên những thực tế Hoa Kỳ và Mexico đã áp
dụng cho phát triển KTCK 2 quốc gia, tác giả tập trung đưa ra những giải pháp,
sáng kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực KTCK, chất lượng đời
sống dân cư sinh sống tại khu vực này, đồng thời hoạch định chính sách phát triển
phù hợp cho các cơ quan từ địa phương, tới tiểu bang và liên bang.
Guo Rongxing (1991 - 2015), với loạt nghiên cứu và công bố đóng góp cho
4
kinh tế thế giới các vấn đề mang tính lý thuyết, cũng như mô hình thực tiễn về vấn
đề phát triển khu vực biên giới đặc biệt là KKTCK một số quốc gia, như: Các vấn
đề lý thuyết về KKTCK; Những nghiên cứu sơ bộ về các khu KTCK Trung Quốc;
Các yếu tố tác động và giải pháp phát triển các KKTCK thuộc các tỉnh biên giới
Trung Quốc; Và nhiều vấn đề có liên quan đến KTCK, kinh tế biên giới. Trong đó
nội dung phát triển KKTCK đề cập đến các vấn đề: phát triển không gian lãnh thổ,
phát triển giao lưu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và quản lý các vấn đề an ninh
chính trị khi phát triển KKTCK.
Lưu Kiến Văn (2006), “Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyênquốc
gia Trung - Việt.Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia ĐôngHưng –
Móng Cái”. Đã phân tích quá trình và đề xuất các giải pháp phát triển khu hợp tác
kinh tế xuyên quốc gia giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới.
Ngoài ra còn nhiều bài viết đã đăng tải trong các kỷ yếu hội thảo, hội nghị của
hai nước như: “Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh
tế Trung - Việt”, báo cáo Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên
giới Trung - Việt, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc,tổ chức tại Côn Minh tháng 6
năm 2008. Tài liệu đã nêu bật được ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng các đặc
khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đề xuất tư duy tổng thể cho việc xây dựng các đặc
khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đưa ra những trở ngại chủ yếu của việc xây dựng
đặc khu hợp tác kinhtế Trung – Việt; kiến nghị một số chính sách mang tính chiến
lược đối với các đặc khu hợp tác kinh tế…
2.3. Một số công trình nghiên cứu trong nước về khu kinh tế cửa khẩu
Trong những năm qua, KTCK là một nội dung nằm trong chiến lược phát triển
kinh tế quan trọng được nhiều tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu.
Nguyễn Mạnh Hùng (2000), “Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu
KTCK Việt Nam”, đã đưa ra những đánh giá, phân tích liên quan đến chính sách
khuyến khích đầu tư, xúc tiến thương mại cho các khu KTCK nước ta. Những đánh
giá, phân tích này góp phần vào công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hanh
động tích cực.
Phạm Văn Linh (2001), “ Các khu KTCK biên giới Việt – Trung và tác động
của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam”, đây là cuốn sách đầu tiên đi
vào phân tích các vấn đề cụ thể liên quan đến khu KTCK, bao gồm: Phân tích vị trí,
tầm quan trọng của khu KTCK trong sự phát triển kinh tế hàng hóa; Vấn đề hội
nhập và mở cửa kinh tế; Quá trình hình thành, phát triển và tác động của 4 khu
5
KTCK biên giới Việt – Trung. Từ những phân tích này, tác giả đã đưa ra những đề
xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô
hình KTCK ở Việt Nam.
Nguyễn Minh Hiếu (2008), “Một số vấn đề về KTCK Việt Nam trong quá trình
hội nhập”, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề chung nhất liên quan đến KTCK
nước ta trong quá trình hội nhập, như: Khái niệm về khu KTCK, các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu KKTCK, một số mô hình của các
KKTCK, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển KKTCK, bao gồm:
Ô nhiễm môi trường, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, nhân lực. Hạn chế của tác phẩm là
tác giả chưa đánh giá được tác động của các KKTCK đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội.
Trong thời gian qua, cũng có nhiểu công trình nghiên cứu của các tác giả về
vấn đề KKTCK, kinh tế biên giới, có thể kể đến các đề tài như:
Đào Thị Hồng Duyên (2010), “Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt
Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn”. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra
những đánh giá, phân tích về thực trạng mối quan hệ thương mại qua biên giới giữa
Việt Nam và Trung Quốc – thông qua thực tế ở Lạng Sơn - với những tác động tích
cực và tiêu cực của nó tới sự phát triển kinh tế văn hóa và xã hội khu vực phía Bắc,
cũng như ngân sách nhà nước trên từng địa bàn. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc
đẩy quan hệ thương mại qua biên giới này giữa Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh
Lạng Sơn.
Đặng Xuân Phong (2012), “Phát triển khu KTCK biên giới phía Bắc Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề
cơ bản về phát triển KKTCK phía Bắc nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế
giới hiện nay trong đó nội dung phát triển KKTCK tập trung vào 2 nội dung chính
là phát triển không gian lãnh thổ và phát triển giao lưu kinh tế qua KKTCK, đồng
thời đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh sựphát triển của các KKTCK
trong thời gian tới.
Giàng Thị Dung (2014), “Phát triển khu KTCK với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh
Lào Cai”. Qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận có liên
quan đến KKTCK nói chung, cũng như đánh giá thực trạng phát triển KKTCK gắn
với công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời gian qua. Từ
đó đề xuất một số định hướng, giải pháp chủ yếu, làm căn cứ lý luận, cơ sở thực
tiễn tiếp tục phát triển KKTCK gắn với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai.
6
Mới đây nhất, tại hội thảo KT-XH tỉnh Hà Giang (Tháng 3/2015), có rất nhiều
tham luận xoay quanh vấn đề phát triển thương mại biên mậu dịch, cũng như
KKTCK của tỉnh Hà Giang. Có thể kể đến một số tham luận tiêu biểu gồm:
Nguyễn Ngọc Sơn (2015), “Phát triển các KKTCK tỉnh Hà Giang”. Bài viết
đã đưa ra những đánh giá tương đối sát với thực trạng phát triển các KKTCK của
tỉnh (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm), qua đó đề xuất các quan điểm, định
hướng nhằm phát triển các KKTCK của tỉnh Hà Giang.
Phạm Đình Thi (2015), “Một số định hướng chính sách tài chính nhằm phát
triển kinh tế biên mậu – Tuyến thương mại biên giới tỉnh Hà Giang”. Dưới góc độ
của một nhà hoạch định chính sách thuế, Vụ trưởng đã đưa ra những đánh giá,
những vấn đề còn tồn tại của tuyến thương mại biên giới; Đề xuất về định hướng
phát triển khu KTCK và thương mại biên giới tỉnh Hà Giang trên các khía cạnh:
Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, KKTCK; Cơ chế sử dụng nguồn thu thuế
xuất nhập khẩu và một số vấn đề liên quan khác.
Nguyễn Mạnh Hùng (2015), “Vấn đề chống hàng giả, hàng nhái trên tuyến
biên giới đất liền và bảo vệ người tiên dùng”. Dưới góc độ của một nhà hoạt động
trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dung, tác giả đã đề cập đến 1 trong những vấn đề
nóng hiện nay là chống hàng giả, hàng nhái được đưa vào nội địa qua biên giới.
Theo tác giả, để phát triển bền vững KTCK, chính quyền tỉnh Hà Giang cần sớm có
những quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống buôn lậu trên các
tuyến biên giới, cửa khẩu.
Kết luận:
Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều
vấn đề khác nhau liên quan đến mô hình, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và một số
chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KKTCK cũng nhưnghiên cứu điển hình ở một số khu
vực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tổng hợp các nội dung trên
theo định hướng quản lý nhà nước đối với KKTCK tại địa phương cụ thể như tỉnh
Cao Bằng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói
chung, vấn đề phát triển khu kinh tế cửa khẩu nói riêng, đề xuất giải pháp nhằm tư
vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong việc phát triển KKTCK tỉnh trong
thời gian tới.
7
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn về kinh tế biên
giới, kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới
trong việc xây dựng chính sách, cũng như thực tiễn phát triển các khu kinh tế cửa
khẩu từ đó đưa ra bài học đối với vấn đề phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng nói
riêng, phát triển KKTCK Việt Nam nói chung.
- Phân tích thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và chính sách
phát triển KTCK của Nhà nước đối với tỉnh, chính sách phát triển của tỉnh đối với
KKTCK của chính địa phương này.
- Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói chung, vấn đề phát triển
khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và đánh giá thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao
Bằng, đề tài đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh
trong việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng.
Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Đề tài đisâu nghiên cứu các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và các
tiêu chíđánh giá phát triển KKTCK.
+ Về không gian:
Điều tra nhóm đối tượng doanh nghiệp: Được thu thập tại các khu vực trong toàn
tình để thấy được tác động của sựphát triển KKTCK với các khu vực khác, theo 3nhóm
khu vực: 1. Khu vực thành phố Cao Bằng; 2. Khu vực các huyện có KKTCK; 3. Các
huyện khác.
Điều tra nhóm Khách du lịch của KKTCK: được thu thập từ các khu cửa khẩu
chính: Khu trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh và khu vực cửa
khẩu Sóc Giang là các địa điểm đón khách du lịch chính của KKTCK.
Điều tra nhóm dân cư: được thu thập trên địa bàn 4 huyện có khu KTCK: Hà
Quảng, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Phục Hòa để đánh giá tác động của phát triển KKTCK
với người dân ở khu vực này.
+ Về thời gian: Các số liệu sửdụng trong đề tài được thu thập từ giai đoạn 2011 –
2015. Dữ liệu sơ cấp đượcthu thập trong giaiđoạn từ tháng 10-12 năm 2016.
8
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để nhìn nhận và phân
tích các sự việc hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của các KKTCK. Trên
cơ sở phương pháp luận trên, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Các phương pháp tiếp cận
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phát triển KKTCK không đơn giản là chỉ
tập trung vào một cá nhân hay tổ chức nào, chiến lược phát triển KKTCK cần được
đánh giá một cách có hệ thống các nội dung hoạt động thông qua tiếp cận các đối
tượng liên quan đến phát triển KKTCK.
+ Phương pháp tiếp cận vùng: Trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên,
KT-XH và lợi thế so sánh của các vùng trong địa phương để phân chia các vùng
nghiên cứu phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tác
giả thực hiện chia địa bàn nghiên cứu của tỉnh Cao Bằng thành các khu vực:
KKTCK; Thành phố Cao Bằng và các huyện khác không có KKTCK.
+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Sử dụng phương pháp này trong việc
tìm hiểu và rút ra các nhận xét đánh giá của cán bộ, lãnh đạo tỉnh, của cán bộ, lãnh
đạo các doanh nghiệp và các chủ đầu tư, nhân dân địa phương đối với các nội dung
về thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp phát triển KKTCK.
- Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin
+ Phương pháp thu thập thông tin bao gồm:
Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp sẽ được thu thập qua các nguồn
như: Sách, báo, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học đã công bố có liên
quan đến đề tài ở Việt Nam và các nước trên thế giới; Các báo cáo tổng kết và
những số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài của UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Công
Thương, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê Tỉnh Cao Bằng, Cục thuế, Ban quản lý
KKTCK Cao Bằng; Các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ và tỉnh Cao
Bằng có liên quan đến đề tài.
Thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp về đánh giá của doanh nghiệp; các
doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư; người dân; khách du lịch về các chính sách phát
triển KKTCK được thực hiện tại tỉnh Cao bằng trong thời gian qua.
+ Phương pháp chọn mẫu:
Do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện, số lượng mẫu được lựa chọn
9
theo nguyên tắc phân nhóm các đối tượng nghiên cứu, mỗi nhóm nghiên cứu lấy
mức tối thiểu 30 mẫu để đảm bảo ý nghĩa thống kê cần thiết cho nghiên cứu.
Với đối tượng DN và nhà đầu tư: Để đánh giá chọn mẫu nghiên cứu với nhóm
DN ở các khu vực, nhóm nghiên cứu chia các vùng nghiên cứu thành 3 khu vực như
sau: (1): Khu vực thành phố Cao Bằng; (2) Khu vực các huyện có cửa khẩu quốc
gia và quốc tế; (3): Khu vực các huyện khác.
Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố: Chính sách đầu tư;
Yếu tố đầu vào và Cơ cở hạ tầng tới Sự hài lòng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp
vì vậy theo kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2005), quy mô mẫu tối thiểu tính
theo công thức N= 50+8p (Với p là số yếu tố đưa vào mô hình hồi quy) sẽ là:
50+8*3=74. Vì vậy số lượng mẫu dự kiến cho nghiên cứu là 100, tỉ lệ mẫu khảo sát
bị loại do phiếu điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra
thực tế là: 110. Tổng thể các DN và số lượng mẫu dự kiến tại các khu vực như sau:
Số lượng Doanh nghiệp Số lượng mẫu
TỔNG SỐ 904 110
Thành phố Cao Bằng 559 44
Các huyện có cửa khẩu 103 33
Các huyện khác 242 33
Sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách tại mỗi khu vực được
cung cấp từ Sở kế hoạch đầu tư.
Với đối tượng người dân: Chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ dân số ở các huyện và
đối tượng hộ dân. Nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra sự hài lòng với các chính
sách phát triển khu KTCK với dân cư ở 4 huyện chính có cửa khẩu quốc gia và
quốc tế của Tỉnh Cao Bằng.
Với số lượng mẫu dự kiến cho nghiên cứu là 200, tỉ lệ mẫu khảo sát bị loại do
phiếu điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra thực tế là:
220. Tổng thể dân cư và lượng mẫu lựa chọn cụ thể tại 4 huyện nhưsau:
Dân số trung bình Tỉ lệ Lượng mẫu
(Người) (%) (Người)
TỔNG SỐ 104.722 100 220
Huyện Hà Quảng 34.001 32,5 70
10
Huyện Trà Lĩnh 21.775 20,8 46
Huyện Hạ Lang 25.662 24,5 54
Huyện Phục Hòa 23.284 22,2 50
Sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách tại mỗi khu vực do cán
bộ các huyện cung cấp.
Với khách du lịch: Nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra sự hài lòng với các
chính sách phát triển khu KTCK với 2 nhóm khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế.
Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố: Tài nguyên du lịch,
cơ sở hạ tầng, quản lý điểm, thái độ của dân cư và giá cả vì vậy theo kinh nghiệm
của Nguyễn Đình Thọ (2005), quy mô mẫu tối thiểu tính theo công thức N= 50+8p
(Với p là số yếu tố đưa vào mô hình hồi quy) sẽ là: 50+8*5= 90. Vì vậy số lượng
mẫu dự kiến cho nghiên cứu được chọn là 200, tỉ lệ mẫu khảo sát bị loại do phiếu
điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra thực tế là: 220.
Tổng thể và mẫu nghiên cứu của nhóm này như sau:
Sơ bộ năm 2015 Số lượng mẫu
Khách trong nước (Lượt người) 160.251 180
Khách quốc tế (Lượt người) 9.943 40
TỔNG CỘNG 170.194 220
Chọn mẫu ngẫu nhiên tại các điểm du lịch chính trong KKTCK.
+ Phương pháp xử lý số liệu
Đối với thông tin thứ cấp: Thực hiện tổng hợp, phân loại và sắp xếp các thông
tin thu thập được theo từng nhóm phù hợp với nội dung và thời gian nghiên cứu.
Đối với thông tin sơ cấp: Các thông tin thu thập được bằng phương pháp điều
tra thông qua việc sử dụng mẫu phiếu điều tra để phỏng vấn, người nghiên cứu sử
dụng phần mềm Excel và SPSS 22.0 để tổng hợp, xử lý số liệu.
+ Phương pháp phân tích
Phương pháp định tính: Các phương pháp định tính được sử dụng trong đề tài
gồm: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về các nội dung cũng như phương pháp
nghiên cứu phát triển KKTCK và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển KKTCK
Phương pháp định lượng gồm:
11
Phương pháp thống kê mô tả (Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số
bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân
tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng phát triển KKTCK tại Cao Bằng); Các yếu
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhóm đối tượng được xây dựng theo thang đo
Likert 5, kết quả giá trị trung bình của các yếu tố được diễn giải theo quy ước sau:
1- dưới 1.8: Rất kém tích cực/ Rất không hài lòng
1.8- dưới 2.6: Kém tích cực/ Không hài lòng
2.6- dưới 3.4: Bình thường
3.4- dưới 4.2: Tích cực/ Hài lòng
4.2-5: Rất tích cực/ Rất hài lòng
Phương pháp so sánh (Được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng
kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua
xác định mức biến động tương đối và tuyệt đối để so sánh các thông tin từ các
nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những
nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số
tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của phát triển
KKTCK Cao Bằng qua các năm);
Phương pháp phân tích tương quan (Thực hiện kiểm tra tương quan giữa các
biến phụ thuộc với từng biến độc lập và tương quan giữa các biến với nhau);
Phân tích hồi quy bội MLR (Multiple Linera Regsion: Mô hình phân tích hồi
quy bội MLR được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố
chính tới đánh giá hiệu quả chính sách quản lý KKTCK tỉnh Cao Bằng).
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa
khẩu, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về KKTCK, đồng thời
hoàn thiện thêm về phương pháp cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo.
- Đề tài đã đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển KKTCK
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thông qua hệ thống các các phương pháp phân tích, xử
lý dữ liệu, cũng như dựa trên các phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới
phát triển KKTCK tại Cao Bằng. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tế
và khoa học phát triển KKTCK.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạt
12
định chính sách có một cái nhìn toàn diện, có cơ sởxây dựng và triển khai có hiệu
quả hơn các chương trình chính sách phát triển KKTCK tại Cao Bằng từ nay đến
năm 2020, tầm nhìn 2025, từ đó đóng góp cho sự phát triển KTXH chung của tỉnh.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.
Chương 2: Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển khu kinh tế cửa
khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
13
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
1.1. Một số khái niệm và vai trò của khu kinh tế cửa khẩu.
1.1.1. Các khái niệm
Để hiểu một cách đầy đủ khái niệm khu kinh tế cửa khẩu, cần thiết phải đi tìm
hiểu các khái niệm có liên quan đó là: Khái niệm về cửa khẩu, khu kinh tế, khu kinh
tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
1.1.1.1. Khái niệm cửa khẩu
Trong Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014, thuật ngữ cửa
khẩu (hay còn gọi là cửa khẩu biên giới) được giải thích là nơi thực hiện việc xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên
đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới
đường thủy nội địa.
Cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa là cửa khẩu biên giới đất liền được mở
trên các tuyến đường thủy đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền.
Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (còn gọi là khu vực cửa khẩu) là khu vực
được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia
trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động
quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu.
Nếu nhưnăm 2005, quy định cửa khẩu biên giới đất liền chỉ bao gồm cửa khẩu
quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường
sắt, đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới
đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính
phủ nước láng giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia (Nghị
định 32/2005/NĐ-CP) thì năm 2014, cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành
cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở
biên giới. Cụ thể là:
Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước
ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện
Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa,
vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
14
Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng
thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu,
nhập khẩu.
Lối mở biên giới (hay còn gọi là đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên
giới, điểm thông quan hàng hóa biên giới, đường qua lại tạm thời) được mở cho cư
dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và
các trường hợp khác nhằm thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định
của pháp luật; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt
của hai bên biên giới.
Các hoạt động liên quan đến kinh tế cửa khẩu thường bao gồm các hoạt động
trao đổi thương mại, hàng hóa giữa các cư dân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn
nơi có các cửa khẩu biên giới. Trên thực tế, các hoạt động trao đổi này có thể được
thực hiện tại các lối mở biên giới (như: các chợ, cặp chợ, điểm thông quan hàng
hóa) với một khối lượng, giá trị hàng hóa nhất định theo quy định của Nhà nước,
hoặc chính quyền địa phương sở tại. Nhìn nhận ở góc độ lớn hơn, các hoạt động gắn
với kinh tế cửa khẩu bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư, khoa
học – công nghệ, du lịch... qua các cửa khẩu biên giới, giữa các quốc gia có đường
biên giới chung.
1.1.1.2. Khái niệmkhu kinh tế cửa khẩu
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư
và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định,
được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật.
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan,
khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN), khu giải trí, khu du lịch, khu
đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc
điểm của từng khu kinh tế.
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được
thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với
khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện hành khách xuất cảnh, nhập
cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là
quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, 2016).
Khu bảo thuế là một khu vực cách biệt với các khu vực khác trong KKTCK,
15
có đặt trạm Hải quan để giám sát, kiểm tra hàng hoá ra vào và được áp dụng các ưu
đãi về thuế theo quy định của pháp luật (Quy chế khu bảo thuế tại khu kinh tế cửa
khẩu, 2003). Các loại hình kinh doanh được thực hiện trong khu bảo thuế bao gồm:
Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan,
cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở
sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các Công ty trong
nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu.
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật.
Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho
sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo
quy định của pháp luật.
Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có
cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự
và thủ tục theo quy định của pháp luật (Nghị định 112/2014/NĐ-CP).
Theo TS. Phạm Văn Linh (2001), khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh
tế xác định, gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được
thực hiện những cơ chế chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm ởđó nhằm
đưa lại hiệu quả KT-XH cao hơn do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết
định thành lập.
Theo tác giả Giàng Thị Dung (2014), khu kinh tế cửa khẩu là một không gian
kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu, được cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập,
được áp dụng các chính sách riêng để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giao
lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữa hai nước, nhằm thu lợi
ích từ hội nhập, đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh biên giới.
Theo tác giả Rongxing Guo (2015), khu kinh tế cửa khẩu có thể được coi là
một nhánh đặc biệt của khu vực kinh tế và liên vùng kinh tế, các lợi ích được tìm
kiếm trong đó bao gồm ba khía cạnh: 1. Nền kinh tế độc lập trong khu vực biên
giới; 2. Tương tác kinh tế qua biên giới và các khu vực có liên quan; 3. Coi nền
kinh tế xuyên biên giới như một tổng thể.
Những khái niệm nêu trên mặc dù được diễn giải dưới những góc nhìn khác
nhau, song đều tập trung vào một số điểm cơ bản bao gồm không gian diễn ra hoạt
16
động kinh tế, vấn đề pháp lý đảm bảo việc thành lập và đặc trưng của hoạt động
kinh tế - xã hội gắn với KKTCK.
Kế thừa những nghiên cứu trước đây, phân tích nội hàm khái niệm KKTCK,
trong nghiên cứu này: Khu kinh tế cửa khẩu là một khu kinh tế được thành lập theo
quy định của pháp luật, được hưởng các ưu đãi nhất định trong từng giai đoạn phát
triển cụ thể, nằm trong vùng địa giới hành chính gắn với đường biên giới quốc gia,
nơi diễn ra các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học – công nghệ, du lịch
giữa các quốc gia có đường biên giới chung.
Nội hàm của khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu đã đề cập ở trên cho ta thấy,
nó có một số điểm giống và khác nhau so với một số mô hình kinh tế như khu công
nghiệp, khu chế xuất…
- Điểm giống nhau, trước hết về tư cách pháp nhân, chúng được thành lập do
quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ và được hưởng một số chế độ
ưu đãi của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương,có một không gian kinh tế hay
một vị trí xác định. Ngoài ra, các hình thức kinh tế này đều nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, địa phương, thông qua việc phát huy
đặc điểm hoạt động của từng loại hình này đối với vùng, địa phương, hay kinh tế cả
nước.
- Điểm khác nhau cơ bản giữa khu kinh tế cửa khẩu với các hình thức kinh tế
này, là ở vị trí và điều kiện hình thành. Để thành lập khu kinh tế cửa khẩu trước hết
phải gắn với vị trí cửa khẩu, đây là khu vực có dân hoặc không có dân sinh sống, có
các doanh nghiệp trong nước ngoài. Hơn nữa, mực đích thành lập khu kinh tế cửa
khẩu nhằm ưu tiên phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công
nghiệp. Trong đó, qua trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ, bao gồm: hoạt
động xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại
quan, cửa hàng miễn thuế… Như vậy, nguồn hàng hóa trao đổi ở đây có thể là tại
chỗ, hoặc từ nơi khác đưa đến, khác với khu công nghiệp và khu chế xuất. Do đó
các chính sách ưu tiên cũng khác nhau, phù hợp với đặc thù của vùng, địa phương
nơi các loại hình này được thành lập.
1.1.1.3. Khái niệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu
Cho đến cuối những năm 80, đầu những năm 90 mới có những lý thuyết về
phát triển kinh tế gắn với sự phát triển con người, động lực chính trong sự phát triển
kinh tế và xã hội. Giai đoạn này cũng cần nói đến lý thuyết về sự phát triển bền
vững (sustainable development) một thuật ngữ được Ủy ban thế giới về môi trường
17
và phát triển (Ủy ban Brundtland) đưa ra năm 1987 nhấn mạnh trách nhiệm của tất
cả mọi người trên thế giới trong khi đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại thì
không được làm ảnh hưởng đến sự thỏa mãn những nhu cầu của các thế hệ tương
lai. Cho tới nay, khái niệm về phát triển là vấn đề vẫn còn tiếp tục được tranh luận
giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới.
Đối với khái niệm phát triển KKTCK, tác giả Giàng Thị Dung (2014) cho
rằng: Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu là sự mở rộng không gian kinh tế cả về chiều
rộng và chiều sâu, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng
cường các hoạt động trao đổi thương mại gắn với tạo việc làm cho địa phương,
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, phát triển bền vững KT-XH và bảo vệ
chủ quyền an ninh biên giới.
Trong Quyết định 1531/QĐ-Ttg ngày 30 tháng 8 năm 2013, quan điểm phát
triển KTCK và KKTCK được chính phủ nước ta chỉ rõ: Phát triển KTCK và
KKTCK gắn với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn
định, bền vững giữa nước ta với các nước bạn. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút
đầu tư trong và ngoài nước qua các KKTCK; Phát triển KKTCK phải có tầm nhìn
dài hạn, có thứ tự ưu tiên theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và định
hướng phát triển của quốc gia; Lấy hiệu quả kinh tế, chính trị, lợi ích chung của
quốc gia làm yêu cầu cao nhất và là tiêu chí quan trọng để rà soát quy hoạch, phát
triển các KKTCK, tính toán ảnh hưởng của kinh tế thị trường và kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đánh giá khái niệm phát triển, khái niệm
KKTCK, tác giả cho rằng: Phát triển KKTCK là quá trình mở rộng về mọi mặt của
khu vực kinh tế gắn với đường biên giới quốc gia. Đó là sự kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với hoàn thiện cơ cấu kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ an ninh quốc
phòng và nâng cao hiệu quả kinh tế khu vực cửa khẩu gắn với xây dựng, hoạch định
chế độ chính sách cho sự phát triển.
1.1.2. Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu
Việc phát triển các KKTCK không chỉ là chiến lược của mỗi địa phương có
đường biên giới quốc gia chạy qua, mà còn là chiến lược của mỗi quốc gia. Điều
này là do vai trò quan trọng của KKTCK đối với sự phát triển chung của kinh tế
quốc gia và địa phương. Có thể thấy, trong thời gian qua, các KKTCK đã góp phần:
Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương vùng biên giới; Mở
rộng giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia có chung đường biên giới; Xây dựng các
hệ thống buôn bán, phân phối sản phẩm hàng hóa khu vực vùng biên; Góp phần cải
18
thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận; Cải thiện
cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Theo đó, vai trò của
KKTCK được thể hiện như sau:
Một là, đối với nền kinh tế quốc dân.
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa đang trong giai
đoạn phát triển, chính ví vậy việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu sẽ góp phần
mở rộng quy mô thị trường, tăng cường giao lưu hàng hóa, kích thích sản xuất và
tăng sự cạnh tranh cho các mặt hàng được sản xuất trong nước.
Với mục tiêu tận dụng và phát huy các lợi thế so sánh của địa phương, khu
vực trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia có chung đường biên giới, các khu
kinh tế cửa khẩu được thành lập. Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế quốc dân, các khu kinh tế cửa khẩu còn thực hiện vai trò trong việc thu hút
đầu tư, tăng cường hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển các kênh phân
phối hàng hóagiữa các khu vực trong nước với nước ngoài và ngược lại thông qua
các cơ chế, chính sách áp dụng cho các KKTCK. Với chính sách thu hút đầu tư,
phát triển KKTCK hiệu quả sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự chuyển dịch
sản xuất, lưu thông hàng hoá từ các địa phương, vùng khác trong cả nước đến các
vùng, địa phương có các KKTCK.
Một mô hình KKTCK được phát huy tốt sẽ tạo ra sự lưu thông hàng hoá giữa
các nội địa với quốc tế, tạo cơ hội cho các DN kinh doanh trong các KKTCK nói
riêng, các DN kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) nói chung tiếp cận và thực hiện
khai thác thị trường rộng lớn của nước láng giềng. Mặt khác, để phát triển công
nghiệp, du lịch và dịch vụ, nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước thôi sẽ
không tạo ra nhiều nguồn thu, do đó, cần thiết phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế
để có thể tăng nguồn thu cho DN, cho ngân sách, đồng thời có thể nhanh chóng hội
nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Song song với sự ra đời của các KKTCK là các loại hình khu kinh tế đặc biệt,
bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, điều
nàyđã làm đa dạng hóa của các loại hình khu kinh tế được xây dựng tại nước ta
trong suốt thời gian qua. Sự ra đời của KKTCK đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, khai thác tiềm năng thế mạnh của các địa phương nơi có cửa khẩu biên giới.
Các KKTCK tạo ra sức hút đầu tư khá mạnh mẽ không chỉ đối với các nhà đầu
tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài.Việc thu hút đầu tư tốt sẽ tạo điều
kiện cho xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông phục vụ mở
19
rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế tại các KKTCK, đồng thời góp phần
nâng cao đời sống của đồng bào khu vực biên giới.
Bên cạnh đó, việc phát triển các KKTCK tạo ra sự tác động mạnh mẽ tới quá
trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới,
thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta.
Hai là, đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
Trong định hướng phát triển các KKTCK, Chính phủ, cũng như các địa
phương luôn có xu hướng lựa chọn các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phương
để tập trung phát triển. Theo đó, sự phân công lao động sẽ có xu hướng dịch chuyển
từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, hoặc tập trung phát triển
các vùng chuyên canh cây, con là thế mạnh của các địa phương nơi có biên giới với
nước bạn. Đồng thời tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo
hướng phát triển các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, thông qua
việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước láng giềng. Việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế khôngchỉ tác động tới sự phát triển kinh tế, mà còn đòi hỏi các cấp chính
quyền trung ương, địa phương không ngừng thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt
động liên quan đến KKTCK, để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.
Các KKTCK là nơi có sự giao thoa về các chính sách kinh tế đối ngoại của các
quốc gia có chung đường biên giới, vì vậy những nguồn lực liên quan đến sản xuất
và tiêu dùng không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ của địa phương, vùng lân cận, mà
còn đáp ứng nhu cầu của địa phương, các vùng trong cả nước thông qua sự luân
chuyển các kênh phân phối hàng hóa từ các KKTCK đến các nơi và ngược lại theo
sự vận động của quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường đối với các chủng loại
hàng hóa trao đổi ở đây. Ngoài ra, trong phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn, các
KKTCK càng phát triển sẽ tác động càng mạnh tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
thúc đẩy phân công lao động, làm cho thị trường được thông suốt trong cả nước,
khai thác tối đa những tiềm năng và thế mạnh của vùng.
Riêng đối với các tỉnh biên giới miền núi phía Đông Bắc nơi có các KKTCK,
sự ra đời và phát triển của các KKTCK còn góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá,
hình thành những thị trấn, thị tứ, các khu thương mại dịch vụ, thúc đẩy du lịch tại
các địa phương này.
Ba là, đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
Sự phát triển các KKTCK đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm phát
triển từ rất lâu. Mặc dù sự phát triển các KKTCK tại Việt Nam được Chính phủ
20
quan tâm muộn hơn (mãi đến năm 1996, Chính phủ Việt Nam mới bắt đầu thực
hiện thí điểm phát triển KKTCK Móng Cái), nhưng đây có thể coi là một trong
những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng một mô
hình kinh tế mới, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện đại, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ làm việc tại các KKTCK sẽ góp
phần tạo động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa. Bên cạnh đó, thông qua việc ứng
dụng công nghệ mới và trình độ quản lý hiện đại trong hoạt động thương mại,
dịchvụ, sản xuất, sẽ tạo điều kiện liên kết các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài
nước, góp phần tích cực vào việc nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng thu
ngoại tệ, thực hiện phân công lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bốn là, đối với sự phát triển xã hội.
Đối với sự phát triển của các KKTCK, bên cạnh sự vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, thì KKTCK còn tác động tới sự phát triển văn hóa, xã hội tại các địa
phương có KKTCK. Cụ thể, sự phát triển các KKTCK giúp nâng cao phúc lợi xã
hội, giải quyết vấn đề việc làm không chỉ cho người lao động tại địa phương mà còn
giải quyết việc làm cho toàn xã hội. Thông qua việc đào tạo và nâng cao tay nghề
cho lực lượng lao động địa phương sẽ tạo ra sựổn định cho cuộc sống của nhân dân.
Ngoài ra, KKTCK còn góp phần hình thành nhiều trung tâm tạo việc làm mới, phát
triển kinh tế gắn với tạo ra sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội, đặc biệt là cho
các địa phương biên giới, nơi có cửa khẩu.
Năm là, đối với vấn đề an ninh quốc phòng.
Sự hình thành các KKTCK sẽ tạo ra nguồn việc làm phong phú tại khu vực
này, dẫn tới lao động từ các địa phương khác, kể cả lao động nước ngoài sẽ đến đây
để tham gia vào thị trường lao động của khu vực này. Sự dịch chuyển lao động sẽ
tạothành những khu tập trung dân cư gần khu vực biên giới, điều này đòi hỏi sự
tăng cường lực lượng công an, hải quan, biênphòng, cũng như trang thiết bị tại
KKTCK nhằm đảm bảo hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền Quốc gia, đảm bảo
an ninh, quốc phòng.
1.2. Nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, bao
gồm cả sự tăng trưởng kinh tế và sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế, chất
lượng cuộc sống. Phát triển KKTCK bao gồm các nội dung cơ bản sau:
21
1.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu vực cửa khẩu.
Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế của các KKTCK là việc xác định ranh
giới địa lý của KKTCK để tiến hành các hoạt động kinh tế. Trong việc xác định này
cần chú ý một số vấn đề như: Phải tôn trọng chủ quyền của các quốc gia về lãnh
thổ; Phải xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong KKTCK một cách hợp lý;
Phải kết hợp phát triển các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch tại khu KKTCK
và phát triển dân cư tại các KKTCK.
Vấn đề chủ quyền quốc gia về lãnh thổ là vấn đề nhạy cảm trong phát triển
KKTCK, bởi các KKTCK nằm trong địa giới hành chính giao nhau giữa hai hoặc
nhiều quốc gia, nó có thể nằm trên khu vực đất liền, biển, hải đảo, sông suối, thềm
lục địa. Vì vậy, khi xây dựng và thành lập các KKTCK cần có sự thống nhất giữa
các quốc gia có chung đường biên giới, nhằm tìm kiếm các nguồn lực, các yếu tố
tương đồng, tận dụng và phát triển được lợi thế cạnh tranh giữa các bên.
Đối với vấn đề lựa chọn, xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong
KKTCK cần chú ý đến triển vọng phát triển của các ngành kinh tế trong tương lai,
xu hướng phát triển cơ cấu kinh tế sao cho có thể thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương
mại tại các KKTCK. Bên cạnh đó, phát triển các KKTCK không nên chỉ dừng lại ở
thúc đẩy giao lưu thương mại. Với xu hướng hiện nay, để thúc đẩy giao lưu thương
mại nên kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, một trong những mô hình đầu tiên mà
Việt Nam đã thực hiện đó là sự phát triển du lịch – dịch vụ với giao lưu thương mại
tại KKTCK Móng Cái, mà trọng tâm đang chuyển dịch về phía thúc đẩy phát triển
KKTCK thông qua du lịch qua biên giới.
Sự phát triển các KKTCK sẽ dẫn đến sự tổ chức lại các khu dân cư tập trung
tại khu vực này. Chính vì thế, song song với thúc đẩy phát triển KKTCK cần thực
hiện phát triển dân cư, tuy nhiên trong vấn đề phát triển dân cư tại các KKTCK cần
phải đảm bảo sựhài hòa giữa phân bố dân cư với phân bố lực lượng sản xuất và bảo
vệ môi trường sinh thái.
1.2.2. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ qua khu vực
cửa khẩu
Phát triển kinh tế tại các KKTCK có thể hiểu là các hoạt động kinh tế nhằm
khai thác các tiềm năng, nguồn lực mà vị trí địa lý, kinh tế, chính trị của dải biên
giới với trung tâm là hình thành một khu vực đầu mối giao lưu thương mại cửa khẩu
biên giới đất liền với cơ sở pháp lý cùng hệ thống kết cấu hạ tầng, những chính sách
phát triển phù hợp để tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và
22
đầu tư giữa các nước sở tại với nước láng giềng, qua đó với các nước khác trong xu
hướng hội nhập khu vực, quốc tế. Phát triển kinh tế tại các KKTCK chủ yếu gồm
các hoạt động như thương mại, du lịch và dịch vụ.
Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng đó là mọi hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên
tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Luật
doanh nghiệp, 2014). Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, “hoạt động thương mại là hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Luật
Thương mại, 2005). Theo đó có thể thấy, hoạt động thương mại biên giới đóng vai
trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu vực miền núi, đồng bào dân
tộc, biên giới xa xôi. Chính sự phát triển hoạt động thương mại biên giới tạo khả
năng mở rộng hợp tác quốc tế, tạo môi trường an ninh thuận lợi hơn cho hợp tác,
trao đổi văn hóa thông tin giữa Việt Nam với các nước láng giềng; Thúc đẩy giao
lưu, trao đổi văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các khu vực giáp biên của hai
nước có chung biên giới.
Hoạt động này bao gồm các hình thức chủ yếu sau: (1) Mậu dịch chính ngạch,
thông qua cửa khẩu quốc tế và quốc gia, chấp hành đầy đủ các thủ tục xuất nhập
khẩu theo thông lệ, tập quán quốc tế, có giấy phép của Bộ Công thương; (2) Mậu
dịch tiểu ngạch theo giấy phép của UBND các tỉnh biên giới và được thông qua ở
tất cả các loại cửa khẩu nhưng khối lượng hàng hóa không lớn; (3) buôn bán của
dân cư biên giới; (4) Các loại dịch vụ xuất nhập khẩu khác.
Việc duy trì hoạt động thương mại biên giới sẽ tạo điều kiện cho các khu vực
cửa khẩu khai thác được thế mạnh và tiềm năng của mình, kết hợp nội lực với ngoại
lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn và dần tạo nên những khu kinh tế biên
giới năng động có sức lan tỏa tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thương mại
nội địa, đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân vùng biên giới;
tăng nguồn thu nộp ngân sách, tạo việc làm và an sinh xã hội.
KKTCK là nơi tập trung các hoạt động giao lưu kinh tế chính thức qua biên
giới giữa các quốc gia, để khai thác lợi thế của khu vực cửa khẩu biên giới, nhà
nước và chính quyền địa phương cần có chính sách, cơ chế thuận lợi thức đẩy việc
xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giữa hai nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu
hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển sản xuất thương mại góp phần thúc đẩy
mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu kinh tế vùng biên giới.
23
Các quốc gia trên thế giới luôn tận dụng khu vực biên giới nhất là các khu
thương mại làm điểm đến hấp dẫn để phát triển du lịch xuyên biên giới giữa các
nước có chung đường biên giới. Tại các tỉnh có khu KTCK được quy hoạch của
Việt Nam, du lịch xuyên biên giới những năm gần đây đã có sự gia tăng nhưng
thiếu chiến lược phát triển một cách rõ ràng. Nhà nước và chính quyền địa phương
cần có những chính sách rõ ràng thúc đẩy phát triển du lịch biên giới như: Hợp tác
với quốc gia chung biên giới về quản lý lữ hành, chính sách xuất nhập cảnh, tổ chức
các hội trợ thương mại giới thiệu hàng hóa của hai bên,…
1.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế cửa khẩu.
Để phát triển các KKTCK nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước thì
sẽ làm cho tốc độ phát triển của khu vực này bị hạn chế, thậm chí là không bắt kịp
với xu thế của sự phát triển chung. Vì vậy, Nhà nước nói chung, chính quyền địa
phương nói riêng cần xây dựng cơ chế hấp dẫn đủ để thu hút đầu tư trong và ngoài
nước, đặc biệt thu hút đầu tư của nước láng giềng có chung đường biên giới, với
mục tiêu thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới.
Về các hạng mục thu hút đầu tư phát triển hạ tầng KKTCK, cần chú trọng đến
các hạng mục cơ bản sau: Tập trung huy động các nguồn lực, cải thiện nâng cao
năng lực hạ tầng kỹ thuật của KKTCK: Ưu tiên hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế
động lực và các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn,
nước thải…); hệ thống giao thông kết nối với các khu vực; Tập trung phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống kho bãi, bến cảng, bến thuỷ nội
địa, dịch vụ hậu cần Logistic và các điểm thông quan, xuất nhập khẩu hàng hoá; cải
thiện hạ tầng cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp và khu,
cụm công nghiệp; từng bước hình thành phát triển thương mại điện tử.
Đồng thời cần có các cơ chế đặc thù thu hút các công trình phúc lợi xã hội
(nhà ở, bệnh viện, trường học…) cho người lao động làm việc trong các KCN, khu
chế xuất, khu kinh tế; các cơ chế chính sách phát triển dịch vụ tài chính tầm cỡ quốc
tế để phục vụ hoạt động thương mại – đầu tư của KKTCK; phát triển cơ sở hạ tầng
cho dịch vụ du lịch biên giới.
Về các nguồn thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng
KKTCK, cần quan tâm đến thu hút từ cả nguồn đầu trong và ngoài nước: Mở rộng
hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hình thức hợp tác “công – tư” để tăng cường
thu hút đầu tư từ khối doanh nghiệp tổ chức tư nhân trong nước; xây dựng các chính
sách thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả.
24
1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK.
KKTCK có thể coi là khu vực có điều kiện kinh tế phức tạp bởi sự nhạy cảm
của các cửa khẩu biên giới nơi có KKTCK được xây dựng. Vì vậy, để thúc đẩy sự
phát triển của các KKTCK bên cạnh việc đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc
gia, còn cần phải xây dựng được một nguồn nhân lực tốt cả ở khu vực quản lý, cũng
như khu vực sản xuất và kinh doanh. Kinh nghiệm ở các quốc gia trên thế giới đều
cho thấy, việc thúc đẩy đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục chuyên nghiệp và giáo
dục đại học ở các khu vực biên giới đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế
khu vực biên giới.
Để phát triển nguồn nhân lực khu vực biên giới các quốc gia thường có các
chính sách cơ bản sau (Wilson & Lee, 2015):
- Chính sách đầu tư cho nhân sự có khả năng đi học nâng cao trình độ và sử
dụng nhân sự chất lượng cao hiệu quả. Liên kết với cơ sở đào tạo trong việc phát
triển các chương trình đào tạo để đảm bảo nhân sự được đào tạo đáp ứng được
những yêu cầu về việc làm tại các KKTCK.
- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu vực khác về làm việc ở
KKTCKC với chính sách đãi ngộ hợp lý.
- Thu hút đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đặc biệt là giáo dục nghề và giáo
dục chuyên nghiệp đồng thời với việc đảm bảo tạo điều kiện liên kết với các đơn vị
sự dụng lao động để đảm bảo việc làm đầu ra.
- Có chính sách trao đổi với đối tác bên kia biên giới về giáo dục đào tạo đảm
bảo phát triển nguồn nhân lực cho khu vực biên giới.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân (điều kiện địa lý, kinh tế,
giao thông, hệ thống công nghệ thông tin kém phát triển, nhận thức về học hành của
dân cư hạn chế,…) phần lớn dân cư ở các KKTCK trên đất liền của Việt Nam
thường có trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật và
kiến thức phát triển kinh tế kém gây khó khăn cho việc phát triển các KKTCK. Vì
vậy, phát triển nguồn nhân lực ở KKTCK Việt Nam là vấn đề cấp bách cần thiết mà
nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm và thực hiện các chính sách nhân sự
hợp lý để phát triển các KKTCK tương xứng với tiềm năng của khu vực.
1.2.5. Biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các KKTCK
Trong hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt
là quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, quá trình gia tăng giao
25
lưu thương mại qua biên giới sẽ khiến cho các điều kiện KT - XH- môi trường trong
khu vực này bị tác động và biến động phức tạp. Những vấn đề cơ bản mà nhà quản
lý các KKTCK cần quan tâm là: Vấn đề ổn định đời sống dân cư, ô nhiễm môi
trường, buôn lậu, hàng nhái, hàng giả…
Vấn đề ổn định đời sống dân cư: Việc phát triển các KKTCK thường kéo theo
thay đổi của rất nhiều bộ phận dân cư ở các vùng có sự thay đổi trong quy hoạch
phát triển KKTCK, các diện tích sản xuất nông, lâm sản ở các khu vực miền núi sẽ
được chuyển mục đích sử dụng khiến cho dân cư mất chỗ sinh sống, mất nghề
truyền thống; thay vào đó là điều kiện sinh sống thay đổi, cần các chính sách hỗ trợ
tái định cư, đào tạo nghề nghiệp mới,…
Về vấn đề ô nhiễm môi trường, ngoài các vấn đề về ô nhiễm môi trường tại
địa phương phát sinh do quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (Ô nhiễm môi trường do
kinh doanh sản xuất, thay đổi không gian và hệ sinh thái do thay đổi ở các vùng quy
hoạch,…) nhà quản lý địa phương, cũng các như các quốc gia có chung đường biên
giới hiện nay còn phải đối mặt với các hiện tượng ô nhiễm môi trường xuyên biên
giới. Các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới được chia thành hai nhóm: Ô nhiễm
xuyên biên giới tự nhiên là các những vấn đề ô nhiễm vượt qua ranh giới chính trị
của quốc gia do các lực lượng tự nhiên, chẳng hạn như nước chảy, tốc độ gió,
chuyển động của khí quyển và các dòng hải lưu; Ô nhiễm xuyên biên giới xã hội là
các vấn đề ô nhiễm gây ra bởi những hành động của con người, ví dụ, các ngành
công nghiệp gây ô nhiễm cao hoặc các chất ô nhiễm ở quốc gia phát triển được xuất
khẩu sang các nước chưa phát triển khi di chuyển các ngành công nghiệp để tránh
các quy định về pháp luật lao động, tiêu chuẩn môi trường hoặc để giảm thiểu thuế.
Các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới tự nhiên có thể được các quốc gia có chung
biên giới và trong khu vực hợp tác giải quyết, tuy nhiên các đối với các vấn đề ô
nhiễm xuyên viên giới xã hội, các quốc gia kém phát triển nơi thường là điểm đến
của việc di chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cần phải có tầm nhìn chiến
lược và chính sách phát triển cân đối giữa lợi ích của các nguồn đầu tư và hậu quả
của ô nhiễm môi trường (Rongxing Guo, 2015, trang 337).
Các khu vực có liên quan đến KKTCK bao gồm khu cửa khẩu, khu dân cư
nông thôn, khu dân cư vùng núi… Giữa các khu vực này đang có sự chênh lệch về
tốc độ phát triển, cũng như sựbiến động trong cơ cấu dân cư, xã hội, nếu không giải
quyết tốt các vấn đề quy hoạch phát triển giữa các khu KTCK với các khu vực xung
quanh sẽ dẫn đến những chênh lệch này càng gia tăng, làm tăng nguy cơ mất ổn
định KT-XH, kể cả vấn đề an ninh quốc phòng ở khu vực biên giới.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG

More Related Content

What's hot

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...hieupham236
 
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)Tài Bùi
 
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...jackjohn45
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
La01.012 nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp trên địa bàn tỉnh ...
 
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận án: Hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh PhúcLuận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
Luận án: Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tỉnh Vĩnh Phúc
 
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng TàuLuận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
Luận văn: Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển tại Vũng Tàu
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai th...
 
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 THEO HƢỚNG...
 
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOTLuận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
Luận văn: Chỉ tiêu môi trường phát triển giao thông đô thị, HOT
 
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóaLuận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
Luận văn: Lao động và việc làm trong thời kì công nghiệp hóa
 
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Lộc Sơn - TP Vũng Tàu 0903034381
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
 
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt namLa01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
La01.008 nghiên cứu thống kê đánh giá phát triển bền vững ở việt nam
 
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí MinhLuận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Luận văn: Một số giải phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
 
Báo cáo Quản lý dự án phần mềm PTIT
Báo cáo Quản lý dự án phần mềm PTITBáo cáo Quản lý dự án phần mềm PTIT
Báo cáo Quản lý dự án phần mềm PTIT
 
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAYLuận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
Luận văn: Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Trà Vinh, HAY
 
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp nông th...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nướcQuản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
 
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
Nghiên cứu xác định chiều sâu khai thác lộ thiên hợp lý cho các mỏ đá vật liệ...
 

Similar to GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG

Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxannguyennb
 
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfHanaTiti
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG (20)

Luận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAY
Luận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAYLuận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAY
Luận án: Quản lý phát triển nguồn nhân lực của ngành than, HAY
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
Đề tài luận văn 2024 Tạo động lực làm việc cho cán bộ công chức tại Chi cục H...
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
 
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệpLuận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp
 
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...
Luận án tiến sĩ quản lý đô thị và công trình quản lý phát triển nhà ở công nh...
 
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sảnDự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
Dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản
 
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docxdự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
dự án nhà máy chế viến và nuôi trồng thủy sản.docx
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân hàng Công thương tro...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TỈNH...
 
rủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docxrủi ro tín dụng .docx
rủi ro tín dụng .docx
 
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
Luận Văn Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Hi...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA NGÂ...
 
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh HóaLuận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Luận án: Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
 
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
Luận án: Phát triển các khu công nghiệp vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ theo h...
 
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
Dự án khu dân cư, sinh thái trải nghiệm 0918755356
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
 
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAYLuận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
Luận án: Giải pháp tài chính phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An, HAY
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gianataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngnataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcnataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin họcnataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngnataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnnataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree towernataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtnataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngnataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhnataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intronataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcnataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG” Mã số: ĐH2016-TN01-01 Chủ nhiệm đề tài: Thạc sĩ – NCS Hoàng Tuấn Anh THÁI NGUYÊN, THÁNG8/2018
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC “GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG” Mã số: ĐH2016-TN01-01 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài (ký, họ tên, đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài (Ký, họ tên) THÁI NGUYÊN, THÁNG 8/2018
  • 3. i DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Stt HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ 1 Ths. Hoàng TuấnAnh Khối Cơ quan - ĐHTN 2 ThS. Nguyễn Thị Kim Huyền ĐH Kỹ thuật công nghiệp - ĐHTN 3 ThS. Phạm Thị Minh Khuyên ĐH Kỹ thuật công nghiệp – ĐHTN
  • 4. ii MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..............i MỤC LỤC...........................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ ........................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................vii THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................viii INFORMATION ON RESEARCH RESULTS.........................................................xi LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀPHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU .......................................................................................13 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.13 1.1.1. Các khái niệm .....................................................................................................13 1.1.1.1. Khái niệm cửa khẩu ........................................................................................13 1.1.1.2. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu......................................................................14 1.1.1.3. Khái niệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu.....................................................16 1.1.2. Vai trò của khu kinhtế cửa khẩu.....................................................................17 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.............................20 1.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinhtế và dân cư tại khu vực cửa khẩu. 21 1.2.2. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch,dịch vụqua khu vực cửa khẩu............................................................................................................21 1.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khukinh tế cửa khẩu....23 1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK.........................24 1.2.5. Biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các KKTCK.24 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU. .............................................................26 1.3.1. Các yếu tố vĩ mô..................................................................................................26 1.3.2. Các yếu tố vi mô liên quan đến KKTCK..........................................................28 1.4. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU.29 1.5. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU CỦA QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ ĐỊAPHƯƠNG Ở VIỆT NAM......................................................30 1.5.1. Kinh nghiệm phát triển khu kinhtế cửa khẩu của Quốc tế.........................30 1.5.1.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế cửa khẩu Mexico – Mỹ..................................30 1.5.1.2.Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Trung Quốc...........................................33 1.5.1.3.Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Thái Lan ................................................35 1.5.2. Kinh nghiệm phát triển các KKTCK của một số địa phương ở Việt Nam.38
  • 5. iii 1.5.2.1. Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Quảng Ninh..........................................38 1.5.2.2. Kinh nghiệm phát triển KKTCK của Hà Giang..............................................42 1.5.3. Bài học cho tỉnh Cao Bằng...............................................................................46 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ..........................................................................................................48 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ..............................................................48 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng........................................48 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Cao Bằng............................................................48 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Cao Bằng .........................................................51 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển khu kinhtế cửa khẩutỉnh Cao Bằng53 2.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA KKTCK VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG.................................................................................................55 2.3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO BẰNG.......................57 2.3.1. Thực trạng quản lý phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.........57 2.3.1.1. Hệ thống quản lý phát triển khu Kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng.................57 2.3.1.2. Cơ chế, chính sách phát triển KKTCK của Chính phủ, Nhà nước .................58 2.3.1.3. Xây dựng chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển KKTCK của chính quyền tỉnh Cao Bằng ......................................................................................59 2.3.2. Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩutỉnh Cao Bằng.......................60 2.3.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu vực kinh tế cửa khẩu biên giới..........................................................................................................60 2.3.2.2. Phát triển giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ qua khu vực cửa khẩu........64 2.3.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các KKTCK. .............................72 2.3.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK. ...........................82 2.3.2.5. Thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các KKTCK (như buôn lậu; hàng nhái, hàng giả; ô nhiễm môi trường)..............86 2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO BẰNG ..............................................................................................................................91 2.4.1. Các yếu tố vĩ mô..................................................................................................91 2.4.2. Các yếu tố vi mô liên quan đến KKTCK tỉnh Cao Bằng...............................93 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG............................................................................................94 2.5.1. Những thành tựu đã đạt được..........................................................................94 2.5.2. Những hạn chế...................................................................................................95 2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế.........................................................................97
  • 6. iv CHƯƠNG III. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG ĐẾN NĂM2020, TẦM NHÌN 2025.........................................................................................................................98 3.1. QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAPHƯƠNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG........................98 3.1.1. Quan điểm phát triển khukinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng........................98 3.1.2. Các mục tiêu phát triểnkhu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng....................99 3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 – 2020, TẦM NHÌN 2025 ............................................100 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁPPHÁT TRIỂN KKTCK TỈNH CAO BẰNG.........101 3.3.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý phát triểnKKTCK tỉnh Cao Bằng101 3.3.1.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................101 3.3.1.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................101 3.3.2. Phát triển không gian, lãnh thổ kinhtế và dân cư tại khu vực kinhtế cửa khẩu biêngiới..................................................................................................104 3.3.2.1. Định hướng thực hiện giải pháp:..................................................................105 3.3.2.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................105 3.3.3. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch,dịch vụqua khu vực cửa khẩu;.........................................................................................................108 3.3.3.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................108 3.3.3.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................108 3.3.4. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các KKTCK..........................111 3.3.4.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................111 3.3.4.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................111 3.3.5. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK.......................112 3.3.5.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................113 3.3.5.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................113 3.3.6. Thực hiện các biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các KKTCK......................................................................................................115 3.3.6.1. Định hướng thực hiện giải pháp ...................................................................115 3.3.6.2. Các giải pháp cụ thể .....................................................................................116 3.4. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC .........................................117 KẾT LUẬN ....................................................................................................................119 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................121 PHỤ LỤC .......................................................................................................................126
  • 7. v DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ Danh mục các Bảng: Bảng 2.1: Đóng góp theo các chỉ tiêu KT-XH của KKTCK .......................................56 cho tỉnh Cao Bằng năm 2015......................................................................56 Bảng 2.2: Thu nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2017.....................................57 Bảng 2.3: Phí đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới giai đoạn 2011-2017........................................................57 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016.................64 Bảng 2.5. Kim ngạch nhập khẩu của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016................65 Bảng 2.6: Kim ngạch XNK tại các cửa khẩu lối mở trong Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2016 ..................................................................66 Bảng 2.7: Thông tin Khách du lịch đã điều tra..............................................................69 Bảng 2.8: Mức độ hài lòng của khách du lịch................................................................70 Bảng 2.9: Đánh giá của Khách du lịch về du lịch KKTCK Cao Bằng.......................70 Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Khách du lịch................................................................................................72 Bảng 2.11: Danh sách một số dự án đã và đang thực hiện tại KKTCK Cao Bằng...75 Bảng 2.12: Thông tin về các doanh nghiệp điều tra......................................................79 Bảng 2.13: Kết quả đánh giá mức độ hài lòng khi đầu tư kinh doanh tại KKTCK Cao Bằng.......................................................................................................80 Bảng 2.14: Đánh giá của doanh nghiệp và nhà đầu tư về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi đầu tư, kinh doanh tại KKTCK Cao Bằng .....................80 Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của doanh nghiệp, nhà đầu tư............................................................................81 Bảng 2.16: Thông tin về dân cư điều tra.........................................................................87 Bảng 2.17: Sự hài lòng của các đối tượng dân cư.........................................................88 Bảng 2.18: Mức độ nhất trí với bản quy hoạch và chính sách phát triển địa phương ........................................................................................................................88 Bảng 2.19: Sự thay đổi trong đời sống của người dân..................................................89
  • 8. vi Danh mục các hình: Hình 1.1: Mức độ ảnh hưởng của chính sách hợp tác quản lý phát triển KTVBG của Mexico – Mỹ..........................................................................................31 Hình 2.1: Hệ thống cơ quan quản lý phát triển khu KTCK tỉnh Cao Bằng ...........58 Hình 2.2: Quy hoạch xây dựng tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 ................................62 Hình 2.3: Quy hoạch cụm công nghiệp tỉnh Cao Bằng đến năm 2020...................62 Hình 2.4: Bản đồ du lịch Cao Bằng.............................................................................68 Hình 3.1: Chiến lược marketing địa phương xây dựng hình ảnh điểm đến ........103
  • 9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1 DN Doanh nghiệp 2 KCN Khu công nghiệp 3 KKTCK Khu Kinh tế cửa khẩu 4 KTCK Kinh tế cửa khẩu 5 KT-XH Kinh tế xã hội 6 UBND Ủy ban nhân dân 6 XNK Xuất nhập khẩu
  • 10. viii THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng - Mã số: ĐH2016-TN01-01 - Chủ nhiệm đề tài: Hoàng TuấnAnh - Tổ chức chủ trì: Đại Học Thái Nguyên - Thời gian thực hiện: 01/2016 – 12/2017 2. Mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói chung, vấn đề phát triển khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và đánh giá thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng, đề tài đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới. 3. Tính mới và sáng tạo: - Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa khẩu, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về KKTCK cho những nghiên cứu tiếp theo. - Đề tài đã đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển KKTCK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thông qua hệ thống các các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu, cũng như dựa trên các phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới phát triển KKTCK tại Cao Bằng. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tế và khoa học phát triển KKTCK. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạt định chính sách có một cái nhìn toàn diện, có cơ sở xây dựng và triển khai có hiệu quả hơn các chương trình chính sách phát triển KKTCK tại Cao Bằng từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2025, từ đó đóng góp cho sự phát triển KTXH chung của tỉnh Cao Bằng. 4. Kết quả nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn về kinh tế biên giới, kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu.
  • 11. ix - Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng chính sách, cũng như thực tiễn phát triển các khu kinh tế cửa khẩu từ đó đưa ra bài học đối với vấn đề phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng. - Phân tích thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và chính sách phát triển KTCK của Nhà nước đối với tỉnh, chính sách phát triển của tỉnh đối với KKTCK của chính địa phương này. - Đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới. 5. Sản phẩm: 5.1. Sản phẩmkhoa học 2 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc gia có trong danh mục tính điểm theo quy định của Hội đồng Chức danh Giáo sư: - Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Thị Kim Huyền, Phạm Thị Minh Khuyên (2017), “Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Tỉnh Cao Bằng: Thực trạng và định hướng chính sách”, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, số 27 (6/2017), tr. 12-17. - Hoàng Tuấn Anh, Dương Thị Thùy Linh (2018), “Chính sách thương mại biên giới Việt Nam và Trung Quốc: Những khác biệt và giải pháp hạn chế”, Tạp chí Công thương, số 4 tháng 4/2018, tr. 75-79. 1 bài báo đăng toàn văn trong kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: - Hoang Tuan Anh, Do Anh Tai (2017), “Managing the development of border economic zone – Experimental study in Cao Bang province”, The Sixth International Conference on Entrepreneurship and Business Management, Hanoi, Vietnam, November 2017, pp.315-325. 5.2. Sản phẩm ứng dụng - 01 tư liệu khoa học: “Thực trạng và giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng” được ứng dụng sử dụng tại Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. 6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu và các giải pháp được đề xuất của đề tài đã được trao đổi với Ban quản lý KKTCK tỉnh Cao Bằng để có thể ứng dụng thực tiễn cho Kế hoạch phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2018 – 2020 định hướng tới năm 2025.
  • 12. x Ngày tháng năm 2018 Tổ chức chủ trì (ký, họ và tên, đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên)
  • 13. xi INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Solutions for development of Cao Bang border gate economic zone Code number: ĐH2016- TN01-01 Coordinator: Hoang Tuan Anh Implementing institution: Thainguyen University Duration: from Jan, 2016 to Dec, 2017 2. Objective(s): Based on the research on the border gate economic zone in general, the development of the border gate economic zone in particular and the assessment of the actual development of the Cao Bang province, authors proposed solutions to develope Cao Bang border gate economic zone in the future. 3. Creativeness and innovativeness: - The research focuses on clarifying the basic concepts of developing border gate economic zones, thereby providing some theoretical and practical basis for the next research. - The research has objectively and scientifically assessed the situation of development of the border gate economic zone in Cao Bang province through the system of data analysis and processing methods, as well as based on the analysis of environmental factors affecting the development of the border gate economic zone in Cao Bang province. These results is the basis for proposing practical and the scientific solutions for the development of the border gate economic zone in Cao Bang province. - The research results of the project are the scientific basis to help policy makers have a comprehensive view and have more effective basis to develop and implement policies on development the border gate economic zone in Cao Bang province from now to 2020, vision to 2025, thereby contributing to the overall socio-economic development of the province. 4. Research results: - Systemize theoretical and practical issues on border economic, border-gate economic, border-gate economic zones and border-gate economic zones development.
  • 14. xii - Study the experiences of China and some other countries in the world in developing policies and practices for the development of border gate economic zones, thus introducing lessons for the development of border gate economic zones in Cao Bang in particular, and the development of border gate economic zones in Vietnam's in general. - Analyze the status of Cao Bang border gate economic zones and the state development policy for the province, the development policy of the province for the border gate economic zones of this province. - Proposed solutions to the policy makers on the developing the border gate economic zones in the coming time. 5. Products: 5.1. Scientific products - National articles: Hoang Tuan Anh, Nguyen Thi Kim Huyen, Pham Thi Minh Khuyen, “Development of Cao Bang border gate economic zone: current situation and policy orientation”, Trade research review, No 27 (06/2017), pp.12-17. Hoang Tuan Anh, Duong Thi Thuy Linh (2018), “Trade policies between Vietnam and China: Differences and restrictions”, Vietnam Trade and Industry Review, No 4 (4/2018), pp.75-79. - Article in International Conference proceeding: Hoang Tuan Anh, Do Anh Tai (2017), “Managing the development of border economic zone – Experimental study in Cao Bang province”, The Sixth International Conference on Entrepreneurship and Business Management, Hanoi, Vietnam, November 2017, pp.315-325. 5.2. Aplication products: 01 scientific document: "The current situation and solutions to develop Cao Bang border gate economic zone" is applied for use at the management board of Cao Bang border gate economic zone. 6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results: Research results and suggested solutions of the project have been discussed with the Management Board of Cao Bang Border Gate economic Zone to be able to apply practically to the Bang Border Gate economic Zone development plan for 2018 – 2020, vision to 2025.
  • 15. 1 LỜI MỞ ĐẦU l. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu. Ngày 25/4/2008, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 52/2008/QĐ/TTg, về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) của Việt Nam đến năm 2020”, với mục tiêu xây dựng các KKTCK trên địa bàn các tỉnh có biên giới tiếp giáp với các nước láng giềng thành các vùng kinh tế động lực của từng tỉnh. Đồng thời, phải xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng, mô hình tổ chức quản lý, cơ chế, chính sách cho 9 KKTCK: Móng Cái, Lào Cai, Lạng Sơn, Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo, KKTCK Cầu Treo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang và Đồng Tháp để đến năm 2020 tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đạt 42 - 43 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu đề ra, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương có KKTCK đã có nhiều chính sách ưu đãi về thuế, về vốn vay, mặt bằng đất đai... với mục đích hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư phát triển kinh doanh, đồng thời thúc đẩy các KKTCK phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các KKTCK Việt Nam tồn tại khá nhiều vấn đề như: Phát triển nóng; Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ, không đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển; Phần lớn các cửa khẩu đều thiếu hệ thống kho bãi, thiết bị bốc dỡ; Nguồn vốn đầu tư cho các KKTCK vẫn chủ yếu là ngân sách nhà nước, do đó bị hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng (như hệ thống đường giao thông, quy hoạch chuỗi siêu thị, chợ, kho bãi, khu tái định cư…); Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu tăng trưởng thiếu ổn định, bền vững; Các địa phương có KKTCK vẫn loay hoay trong việc xây dựng chính sách phát triển phù hợp với đặc thù của địa phương mình, để làm sao phát huy được thế mạnh, lợi thế so sánh, thu hút được đầu tư và hạn chế các điểm yếu, những tồn tại đang có. Ngoài ra, các KKTCK còn đang gặp phải các vấn đề khó quản lý và giải quyết liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường, hàng nhái, hàng giả. Cao Bằng là một trong số các tỉnh có đường biên giới giáp Trung Quốc, dài 333.403 km, với cửa khẩu quốc tế Tà Lùng – Thủy Khẩu thuộc huyện Phục Hòa, 03 cặp cửa khẩu chính (song phương quốc gia) là cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam) – Long Bang (Trung Quốc), Sóc Giang (Việt Nam) – Bình Mãng (Trung Quốc), Lý Vạn (Việt Nam) – Thạch Long (Trung Quốc) và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở khác trên toàn tuyến biên giới. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, thuận lợi trong hoạt động xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại,
  • 16. 2 bảo đảm đúng tiêu chí và điều kiện “bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian” theo quy định của Chính Phủ, ngày 30/8/2013, Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1513/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020 và Tầm nhìn đến năm 2030”, đã quyết định sát nhập 3 cửa khẩu quốc gia Tà Lùng, Trà Lĩnh, Sóc Giang của tỉnh thành KKTCK tỉnh Cao Bằng. Trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tỉnh phấn phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 – 20%/năm. Vậy để có thể đạt được con số tăng trưởng này, Cao Bằng cần có các biện pháp cụ thể nhằm phát triển bền vững KKTCK tỉnh, phát huy được lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, đồng thời khắc phục được những tồn tại mà phần lớn các KKTCK Việt Nam đang gặp phải. Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài “Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng” được chọn làm đề tài nghiên cứu khoa học năm 2016 – 2017. 2. Tổng quan một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu là một trong những nội dung nghiên cứu của kinh tế vùng biên giới. Từ những năm 60 của thế kỷ trước, đây là chủ đề được nhiều nhà kinh tế, nhà hoạch định chiến lược, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 2.1. Một số công trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biên giới Hansen, Niles (1977), trong cuốn “Khu vực biên giới: Nghiên cứu học thuyết không gian và trường hợp nghiên cứu Châu Âu”, đã đưa ra những đánh giá tóm tắt về bản chất, ý nghĩa của lý thuyết vị trí và tốc độ gia tăng các vấn đề, chính sách liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội khu vực biên giới. Theo tác giả, đây là căn cứ xây dựng cơ sở lý thuyết thỏa đáng cho việc xây dựng chính sách, phát triển khu vực biên giới các quốc gia thông qua nghiên cứu một số quốc gia Châu Âu. Bài viết cũng đưa ra những nhân tố tác động đến vấn đề phân tích đặc điểm khu vực biên giới, với việc nhấn mạnh lợi thế khu vực cũng như những khó khăn của chúng. Nhóm tác giả Gibson, Lay James và Alfonso Corona Renteria (1985), “Hoa Kỳ và Mexico: Phát triển khu vực biên giới và kinh tế quốc gia”, nghiên cứu về mối quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico với mục đích phát triển KTCK nói riêng, kinh tế quốc gia nói chung của 2 nước. Từ những đánh giá về đặc điểm vị trí khu vực cửa khẩu, sự dịch chuyển của luồng hàng hóa, dịch vụ, vốn; tác giả đã đưa ra
  • 17. 3 những nhận định về sự tác động của những vấn đề về văn hóa, kinh tế, nhân khẩu học của khu vực biên giới giữa 2 quốc gia tới sự phát triển công nghiệp khu vực biên giới, cũng như những vấn đề tác động tới nền kinh tế quốc gia, mối quan hệ hợp tác kinh tế khu vực biên giới nói riêng, hợp tác kinh tế giữa Hoa Kỳ và Mexico nói chung. Annekatrin Niebuhr Silvia Stiller (2002), “Hiệu quả hội nhập khu vực biên giới – Xem xét lý thuyết kinh tế và nghiên cứu thực nghiệm”, đưa ra nội dung một cuộc khảo sát thực tế nhằm tìm hiểu, so sánh giữa lý thuyết kinh tế và nghiên cứu thực nghiệm đối với vấn đề khu vực biên giới và hiệu quả hội nhập của khu vực này trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu như lý thuyết kinh tế chỉ cho phép đưa ra những nhận định chung về những lợi ích hay khó khăn mà hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, thì nghiên cứu thực nghiệm trên khu vực cửa khẩu, biên giới cụ thể sẽ mang lại những kết luận khác nhau liên quan đến các vấn đề kinh tế, xã hội và văn hóa tại vùng biên giới. Song, tóm lại, cuộc khảo sát cho thấy vấn đề phân tích lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm một cách nghiêm túc sẽ đưa ra đánh giá chính xác về tác động của hội nhập kinh tế đối với khu KTCK nói riêng và kinh tế biên giới nói chung. Mã Tuệ Quỳnh (2006), “Tăng cường vai trò lan tỏa của thương mại biên giới, thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế Trung – Việt” đã đề cập đến thực trạng phát triển kinh tế thương mại biên giới của tỉnh Quảng Tây sau hơn 15 năm, kể từ khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ năm 1991; thực trạng phát triển KTCK của tỉnh QuảngTây; những vấn đề tồn tại trong quá trình phát triển kinh tế thương mại biêngiới và đối sách áp dụng để phát huy ưu thế thương mại biên giới, mở rộngquan hệ giao lưu thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. 2.2. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài về khu kinh tế cửa khẩu Rick Van Schoik, Erik Lee, and Christopher Wilson (2014), “KTCK Hoa Kỳ - Mexico trong quá trình chuyển đổi: Bài viết tham dự Diễn đàn năng lực cạnh tranh của kinh tế khu vực năm 2014”. Dựa trên những thực tế Hoa Kỳ và Mexico đã áp dụng cho phát triển KTCK 2 quốc gia, tác giả tập trung đưa ra những giải pháp, sáng kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực KTCK, chất lượng đời sống dân cư sinh sống tại khu vực này, đồng thời hoạch định chính sách phát triển phù hợp cho các cơ quan từ địa phương, tới tiểu bang và liên bang. Guo Rongxing (1991 - 2015), với loạt nghiên cứu và công bố đóng góp cho
  • 18. 4 kinh tế thế giới các vấn đề mang tính lý thuyết, cũng như mô hình thực tiễn về vấn đề phát triển khu vực biên giới đặc biệt là KKTCK một số quốc gia, như: Các vấn đề lý thuyết về KKTCK; Những nghiên cứu sơ bộ về các khu KTCK Trung Quốc; Các yếu tố tác động và giải pháp phát triển các KKTCK thuộc các tỉnh biên giới Trung Quốc; Và nhiều vấn đề có liên quan đến KTCK, kinh tế biên giới. Trong đó nội dung phát triển KKTCK đề cập đến các vấn đề: phát triển không gian lãnh thổ, phát triển giao lưu kinh tế, phát triển nguồn nhân lực và quản lý các vấn đề an ninh chính trị khi phát triển KKTCK. Lưu Kiến Văn (2006), “Từng bước thúc đẩy khu hợp tác kinh tế xuyênquốc gia Trung - Việt.Trường hợp khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia ĐôngHưng – Móng Cái”. Đã phân tích quá trình và đề xuất các giải pháp phát triển khu hợp tác kinh tế xuyên quốc gia giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh mới. Ngoài ra còn nhiều bài viết đã đăng tải trong các kỷ yếu hội thảo, hội nghị của hai nước như: “Phương pháp nghiên cứu chính sách cho các đặc khu hợp tác kinh tế Trung - Việt”, báo cáo Hội nghị lần thứ nhất Uỷ ban chỉ đạo hợp tác xuyên biên giới Trung - Việt, Cơ quan phát triển Liên hợp quốc,tổ chức tại Côn Minh tháng 6 năm 2008. Tài liệu đã nêu bật được ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng các đặc khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đề xuất tư duy tổng thể cho việc xây dựng các đặc khu hợp tác kinh tế Trung – Việt; đưa ra những trở ngại chủ yếu của việc xây dựng đặc khu hợp tác kinhtế Trung – Việt; kiến nghị một số chính sách mang tính chiến lược đối với các đặc khu hợp tác kinh tế… 2.3. Một số công trình nghiên cứu trong nước về khu kinh tế cửa khẩu Trong những năm qua, KTCK là một nội dung nằm trong chiến lược phát triển kinh tế quan trọng được nhiều tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Mạnh Hùng (2000), “Khuyến khích đầu tư – thương mại vào các khu KTCK Việt Nam”, đã đưa ra những đánh giá, phân tích liên quan đến chính sách khuyến khích đầu tư, xúc tiến thương mại cho các khu KTCK nước ta. Những đánh giá, phân tích này góp phần vào công tác quy hoạch, xây dựng các kế hoạch hanh động tích cực. Phạm Văn Linh (2001), “ Các khu KTCK biên giới Việt – Trung và tác động của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam”, đây là cuốn sách đầu tiên đi vào phân tích các vấn đề cụ thể liên quan đến khu KTCK, bao gồm: Phân tích vị trí, tầm quan trọng của khu KTCK trong sự phát triển kinh tế hàng hóa; Vấn đề hội nhập và mở cửa kinh tế; Quá trình hình thành, phát triển và tác động của 4 khu
  • 19. 5 KTCK biên giới Việt – Trung. Từ những phân tích này, tác giả đã đưa ra những đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác dụng tích cực của mô hình KTCK ở Việt Nam. Nguyễn Minh Hiếu (2008), “Một số vấn đề về KTCK Việt Nam trong quá trình hội nhập”, tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề chung nhất liên quan đến KTCK nước ta trong quá trình hội nhập, như: Khái niệm về khu KTCK, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các khu KKTCK, một số mô hình của các KKTCK, những vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển KKTCK, bao gồm: Ô nhiễm môi trường, kết cấu hạ tầng, kỹ thuật, nhân lực. Hạn chế của tác phẩm là tác giả chưa đánh giá được tác động của các KKTCK đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời gian qua, cũng có nhiểu công trình nghiên cứu của các tác giả về vấn đề KKTCK, kinh tế biên giới, có thể kể đến các đề tài như: Đào Thị Hồng Duyên (2010), “Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn”. Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra những đánh giá, phân tích về thực trạng mối quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc – thông qua thực tế ở Lạng Sơn - với những tác động tích cực và tiêu cực của nó tới sự phát triển kinh tế văn hóa và xã hội khu vực phía Bắc, cũng như ngân sách nhà nước trên từng địa bàn. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại qua biên giới này giữa Việt Nam và Trung Quốc tại tỉnh Lạng Sơn. Đặng Xuân Phong (2012), “Phát triển khu KTCK biên giới phía Bắc Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển KKTCK phía Bắc nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới hiện nay trong đó nội dung phát triển KKTCK tập trung vào 2 nội dung chính là phát triển không gian lãnh thổ và phát triển giao lưu kinh tế qua KKTCK, đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh sựphát triển của các KKTCK trong thời gian tới. Giàng Thị Dung (2014), “Phát triển khu KTCK với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai”. Qua đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra những vấn đề lý luận có liên quan đến KKTCK nói chung, cũng như đánh giá thực trạng phát triển KKTCK gắn với công tác xoá đói giảm nghèo tại tỉnh Lào Cai nói riêng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất một số định hướng, giải pháp chủ yếu, làm căn cứ lý luận, cơ sở thực tiễn tiếp tục phát triển KKTCK gắn với xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai.
  • 20. 6 Mới đây nhất, tại hội thảo KT-XH tỉnh Hà Giang (Tháng 3/2015), có rất nhiều tham luận xoay quanh vấn đề phát triển thương mại biên mậu dịch, cũng như KKTCK của tỉnh Hà Giang. Có thể kể đến một số tham luận tiêu biểu gồm: Nguyễn Ngọc Sơn (2015), “Phát triển các KKTCK tỉnh Hà Giang”. Bài viết đã đưa ra những đánh giá tương đối sát với thực trạng phát triển các KKTCK của tỉnh (bao gồm cả ưu điểm và nhược điểm), qua đó đề xuất các quan điểm, định hướng nhằm phát triển các KKTCK của tỉnh Hà Giang. Phạm Đình Thi (2015), “Một số định hướng chính sách tài chính nhằm phát triển kinh tế biên mậu – Tuyến thương mại biên giới tỉnh Hà Giang”. Dưới góc độ của một nhà hoạch định chính sách thuế, Vụ trưởng đã đưa ra những đánh giá, những vấn đề còn tồn tại của tuyến thương mại biên giới; Đề xuất về định hướng phát triển khu KTCK và thương mại biên giới tỉnh Hà Giang trên các khía cạnh: Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, KKTCK; Cơ chế sử dụng nguồn thu thuế xuất nhập khẩu và một số vấn đề liên quan khác. Nguyễn Mạnh Hùng (2015), “Vấn đề chống hàng giả, hàng nhái trên tuyến biên giới đất liền và bảo vệ người tiên dùng”. Dưới góc độ của một nhà hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dung, tác giả đã đề cập đến 1 trong những vấn đề nóng hiện nay là chống hàng giả, hàng nhái được đưa vào nội địa qua biên giới. Theo tác giả, để phát triển bền vững KTCK, chính quyền tỉnh Hà Giang cần sớm có những quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, cửa khẩu. Kết luận: Các đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu trên đã đưa ra nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến mô hình, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KKTCK cũng nhưnghiên cứu điển hình ở một số khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào tổng hợp các nội dung trên theo định hướng quản lý nhà nước đối với KKTCK tại địa phương cụ thể như tỉnh Cao Bằng. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói chung, vấn đề phát triển khu kinh tế cửa khẩu nói riêng, đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới.
  • 21. 7 Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống hóa các vấn đề mang tính lý thuyết và thực tiễn về kinh tế biên giới, kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu. - Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới trong việc xây dựng chính sách, cũng như thực tiễn phát triển các khu kinh tế cửa khẩu từ đó đưa ra bài học đối với vấn đề phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng nói riêng, phát triển KKTCK Việt Nam nói chung. - Phân tích thực trạng các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng và chính sách phát triển KTCK của Nhà nước đối với tỉnh, chính sách phát triển của tỉnh đối với KKTCK của chính địa phương này. - Trên cơ sở nghiên cứu về khu kinh tế cửa khẩu nói chung, vấn đề phát triển khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và đánh giá thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng, đề tài đề xuất giải pháp nhằm tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách tỉnh trong việc phát triển KKTCK tỉnh trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển KKTCK tỉnh Cao Bằng. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài đisâu nghiên cứu các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chíđánh giá phát triển KKTCK. + Về không gian: Điều tra nhóm đối tượng doanh nghiệp: Được thu thập tại các khu vực trong toàn tình để thấy được tác động của sựphát triển KKTCK với các khu vực khác, theo 3nhóm khu vực: 1. Khu vực thành phố Cao Bằng; 2. Khu vực các huyện có KKTCK; 3. Các huyện khác. Điều tra nhóm Khách du lịch của KKTCK: được thu thập từ các khu cửa khẩu chính: Khu trung tâm cửa khẩu Tà Lùng, khu vực cửa khẩu Trà Lĩnh và khu vực cửa khẩu Sóc Giang là các địa điểm đón khách du lịch chính của KKTCK. Điều tra nhóm dân cư: được thu thập trên địa bàn 4 huyện có khu KTCK: Hà Quảng, Trà Lĩnh, Hạ Lang, Phục Hòa để đánh giá tác động của phát triển KKTCK với người dân ở khu vực này. + Về thời gian: Các số liệu sửdụng trong đề tài được thu thập từ giai đoạn 2011 – 2015. Dữ liệu sơ cấp đượcthu thập trong giaiđoạn từ tháng 10-12 năm 2016.
  • 22. 8 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để nhìn nhận và phân tích các sự việc hiện tượng trong quá trình vận động tất yếu của các KKTCK. Trên cơ sở phương pháp luận trên, đề tài còn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Các phương pháp tiếp cận + Phương pháp tiếp cận hệ thống: Phát triển KKTCK không đơn giản là chỉ tập trung vào một cá nhân hay tổ chức nào, chiến lược phát triển KKTCK cần được đánh giá một cách có hệ thống các nội dung hoạt động thông qua tiếp cận các đối tượng liên quan đến phát triển KKTCK. + Phương pháp tiếp cận vùng: Trên cơ sở các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, KT-XH và lợi thế so sánh của các vùng trong địa phương để phân chia các vùng nghiên cứu phù hợp mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thực hiện chia địa bàn nghiên cứu của tỉnh Cao Bằng thành các khu vực: KKTCK; Thành phố Cao Bằng và các huyện khác không có KKTCK. + Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Sử dụng phương pháp này trong việc tìm hiểu và rút ra các nhận xét đánh giá của cán bộ, lãnh đạo tỉnh, của cán bộ, lãnh đạo các doanh nghiệp và các chủ đầu tư, nhân dân địa phương đối với các nội dung về thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp phát triển KKTCK. - Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin + Phương pháp thu thập thông tin bao gồm: Thu thập thông tin thứ cấp: Thông tin thứ cấp sẽ được thu thập qua các nguồn như: Sách, báo, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài ở Việt Nam và các nước trên thế giới; Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan đến đề tài của UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Công Thương, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê Tỉnh Cao Bằng, Cục thuế, Ban quản lý KKTCK Cao Bằng; Các văn bản pháp quy của Nhà nước, Chính phủ và tỉnh Cao Bằng có liên quan đến đề tài. Thu thập thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp về đánh giá của doanh nghiệp; các doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư; người dân; khách du lịch về các chính sách phát triển KKTCK được thực hiện tại tỉnh Cao bằng trong thời gian qua. + Phương pháp chọn mẫu: Do giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện, số lượng mẫu được lựa chọn
  • 23. 9 theo nguyên tắc phân nhóm các đối tượng nghiên cứu, mỗi nhóm nghiên cứu lấy mức tối thiểu 30 mẫu để đảm bảo ý nghĩa thống kê cần thiết cho nghiên cứu. Với đối tượng DN và nhà đầu tư: Để đánh giá chọn mẫu nghiên cứu với nhóm DN ở các khu vực, nhóm nghiên cứu chia các vùng nghiên cứu thành 3 khu vực như sau: (1): Khu vực thành phố Cao Bằng; (2) Khu vực các huyện có cửa khẩu quốc gia và quốc tế; (3): Khu vực các huyện khác. Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố: Chính sách đầu tư; Yếu tố đầu vào và Cơ cở hạ tầng tới Sự hài lòng của các nhà đầu tư, doanh nghiệp vì vậy theo kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2005), quy mô mẫu tối thiểu tính theo công thức N= 50+8p (Với p là số yếu tố đưa vào mô hình hồi quy) sẽ là: 50+8*3=74. Vì vậy số lượng mẫu dự kiến cho nghiên cứu là 100, tỉ lệ mẫu khảo sát bị loại do phiếu điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra thực tế là: 110. Tổng thể các DN và số lượng mẫu dự kiến tại các khu vực như sau: Số lượng Doanh nghiệp Số lượng mẫu TỔNG SỐ 904 110 Thành phố Cao Bằng 559 44 Các huyện có cửa khẩu 103 33 Các huyện khác 242 33 Sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách tại mỗi khu vực được cung cấp từ Sở kế hoạch đầu tư. Với đối tượng người dân: Chọn mẫu phân tầng theo tỉ lệ dân số ở các huyện và đối tượng hộ dân. Nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra sự hài lòng với các chính sách phát triển khu KTCK với dân cư ở 4 huyện chính có cửa khẩu quốc gia và quốc tế của Tỉnh Cao Bằng. Với số lượng mẫu dự kiến cho nghiên cứu là 200, tỉ lệ mẫu khảo sát bị loại do phiếu điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra thực tế là: 220. Tổng thể dân cư và lượng mẫu lựa chọn cụ thể tại 4 huyện nhưsau: Dân số trung bình Tỉ lệ Lượng mẫu (Người) (%) (Người) TỔNG SỐ 104.722 100 220 Huyện Hà Quảng 34.001 32,5 70
  • 24. 10 Huyện Trà Lĩnh 21.775 20,8 46 Huyện Hạ Lang 25.662 24,5 54 Huyện Phục Hòa 23.284 22,2 50 Sau đó thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên theo danh sách tại mỗi khu vực do cán bộ các huyện cung cấp. Với khách du lịch: Nhóm nghiên cứu thực hiện điều tra sự hài lòng với các chính sách phát triển khu KTCK với 2 nhóm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Nhóm tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của 5 nhóm yếu tố: Tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, quản lý điểm, thái độ của dân cư và giá cả vì vậy theo kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2005), quy mô mẫu tối thiểu tính theo công thức N= 50+8p (Với p là số yếu tố đưa vào mô hình hồi quy) sẽ là: 50+8*5= 90. Vì vậy số lượng mẫu dự kiến cho nghiên cứu được chọn là 200, tỉ lệ mẫu khảo sát bị loại do phiếu điền không hoàn thiện dự kiến là 10%  số lượng mẫu điều tra thực tế là: 220. Tổng thể và mẫu nghiên cứu của nhóm này như sau: Sơ bộ năm 2015 Số lượng mẫu Khách trong nước (Lượt người) 160.251 180 Khách quốc tế (Lượt người) 9.943 40 TỔNG CỘNG 170.194 220 Chọn mẫu ngẫu nhiên tại các điểm du lịch chính trong KKTCK. + Phương pháp xử lý số liệu Đối với thông tin thứ cấp: Thực hiện tổng hợp, phân loại và sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nhóm phù hợp với nội dung và thời gian nghiên cứu. Đối với thông tin sơ cấp: Các thông tin thu thập được bằng phương pháp điều tra thông qua việc sử dụng mẫu phiếu điều tra để phỏng vấn, người nghiên cứu sử dụng phần mềm Excel và SPSS 22.0 để tổng hợp, xử lý số liệu. + Phương pháp phân tích Phương pháp định tính: Các phương pháp định tính được sử dụng trong đề tài gồm: Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia về các nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu phát triển KKTCK và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phát triển KKTCK Phương pháp định lượng gồm:
  • 25. 11 Phương pháp thống kê mô tả (Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như tần suất, số bình quân, số mode, số trung vị, độ lệch chuẩn, số lớn nhất, số nhỏ nhất để phân tích có tính mô tả, phản ánh thực trạng phát triển KKTCK tại Cao Bằng); Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các nhóm đối tượng được xây dựng theo thang đo Likert 5, kết quả giá trị trung bình của các yếu tố được diễn giải theo quy ước sau: 1- dưới 1.8: Rất kém tích cực/ Rất không hài lòng 1.8- dưới 2.6: Kém tích cực/ Không hài lòng 2.6- dưới 3.4: Bình thường 3.4- dưới 4.2: Tích cực/ Hài lòng 4.2-5: Rất tích cực/ Rất hài lòng Phương pháp so sánh (Được sử dụng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự như nhau thông qua xác định mức biến động tương đối và tuyệt đối để so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu. Sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động của phát triển KKTCK Cao Bằng qua các năm); Phương pháp phân tích tương quan (Thực hiện kiểm tra tương quan giữa các biến phụ thuộc với từng biến độc lập và tương quan giữa các biến với nhau); Phân tích hồi quy bội MLR (Multiple Linera Regsion: Mô hình phân tích hồi quy bội MLR được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố chính tới đánh giá hiệu quả chính sách quản lý KKTCK tỉnh Cao Bằng). 6. Những đóng góp mới của đề tài - Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển khu kinh tế cửa khẩu, qua đó cung cấp một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về KKTCK, đồng thời hoàn thiện thêm về phương pháp cần thiết cho những nghiên cứu tiếp theo. - Đề tài đã đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát triển KKTCK trên địa bàn tỉnh Cao Bằng thông qua hệ thống các các phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu, cũng như dựa trên các phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới phát triển KKTCK tại Cao Bằng. Đây là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp thực tế và khoa học phát triển KKTCK. - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho những nhà hoạt
  • 26. 12 định chính sách có một cái nhìn toàn diện, có cơ sởxây dựng và triển khai có hiệu quả hơn các chương trình chính sách phát triển KKTCK tại Cao Bằng từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2025, từ đó đóng góp cho sự phát triển KTXH chung của tỉnh. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu. Chương 2: Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng. Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
  • 27. 13 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 1.1. Một số khái niệm và vai trò của khu kinh tế cửa khẩu. 1.1.1. Các khái niệm Để hiểu một cách đầy đủ khái niệm khu kinh tế cửa khẩu, cần thiết phải đi tìm hiểu các khái niệm có liên quan đó là: Khái niệm về cửa khẩu, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và phát triển khu kinh tế cửa khẩu. 1.1.1.1. Khái niệm cửa khẩu Trong Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014, thuật ngữ cửa khẩu (hay còn gọi là cửa khẩu biên giới) được giải thích là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia trên đất liền, bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt và cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa. Cửa khẩu biên giới đường thủy nội địa là cửa khẩu biên giới đất liền được mở trên các tuyến đường thủy đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền. Khu vực cửa khẩu biên giới đất liền (còn gọi là khu vực cửa khẩu) là khu vực được xác định, có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia trên đất liền, trong đó bao gồm các khu chức năng để đảm bảo cho các hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ, thương mại tại cửa khẩu. Nếu nhưnăm 2005, quy định cửa khẩu biên giới đất liền chỉ bao gồm cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khẩu phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước láng giềng để thực hiện việc xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia (Nghị định 32/2005/NĐ-CP) thì năm 2014, cửa khẩu biên giới đất liền được chia thành cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương), cửa khẩu phụ và lối mở biên giới. Cụ thể là: Cửa khẩu quốc tế được mở cho người, phương tiện của Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. Cửa khẩu chính (cửa khẩu song phương) được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng có chung cửa khẩu xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.
  • 28. 14 Cửa khẩu phụ được mở cho người, phương tiện Việt Nam và nước láng giềng thuộc tỉnh biên giới hai bên xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa, vật phẩm xuất khẩu, nhập khẩu. Lối mở biên giới (hay còn gọi là đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới, điểm thông quan hàng hóa biên giới, đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp khác nhằm thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của pháp luật; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của hai bên biên giới. Các hoạt động liên quan đến kinh tế cửa khẩu thường bao gồm các hoạt động trao đổi thương mại, hàng hóa giữa các cư dân, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn nơi có các cửa khẩu biên giới. Trên thực tế, các hoạt động trao đổi này có thể được thực hiện tại các lối mở biên giới (như: các chợ, cặp chợ, điểm thông quan hàng hóa) với một khối lượng, giá trị hàng hóa nhất định theo quy định của Nhà nước, hoặc chính quyền địa phương sở tại. Nhìn nhận ở góc độ lớn hơn, các hoạt động gắn với kinh tế cửa khẩu bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học – công nghệ, du lịch... qua các cửa khẩu biên giới, giữa các quốc gia có đường biên giới chung. 1.1.1.2. Khái niệmkhu kinh tế cửa khẩu Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: Khu phi thuế quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN), khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu kinh tế. Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, 2016). Khu bảo thuế là một khu vực cách biệt với các khu vực khác trong KKTCK,
  • 29. 15 có đặt trạm Hải quan để giám sát, kiểm tra hàng hoá ra vào và được áp dụng các ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật (Quy chế khu bảo thuế tại khu kinh tế cửa khẩu, 2003). Các loại hình kinh doanh được thực hiện trong khu bảo thuế bao gồm: Xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các cơ sở sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, các chi nhánh đại diện các Công ty trong nước và ngoài nước, chợ cửa khẩu. Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật. Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp theo quy định của pháp luật. Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục theo quy định của pháp luật (Nghị định 112/2014/NĐ-CP). Theo TS. Phạm Văn Linh (2001), khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được thực hiện những cơ chế chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm ởđó nhằm đưa lại hiệu quả KT-XH cao hơn do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Theo tác giả Giàng Thị Dung (2014), khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu, được cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập, được áp dụng các chính sách riêng để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp giữa hai nước, nhằm thu lợi ích từ hội nhập, đẩy mạnh phát triển KT-XH gắn với bảo vệ an ninh biên giới. Theo tác giả Rongxing Guo (2015), khu kinh tế cửa khẩu có thể được coi là một nhánh đặc biệt của khu vực kinh tế và liên vùng kinh tế, các lợi ích được tìm kiếm trong đó bao gồm ba khía cạnh: 1. Nền kinh tế độc lập trong khu vực biên giới; 2. Tương tác kinh tế qua biên giới và các khu vực có liên quan; 3. Coi nền kinh tế xuyên biên giới như một tổng thể. Những khái niệm nêu trên mặc dù được diễn giải dưới những góc nhìn khác nhau, song đều tập trung vào một số điểm cơ bản bao gồm không gian diễn ra hoạt
  • 30. 16 động kinh tế, vấn đề pháp lý đảm bảo việc thành lập và đặc trưng của hoạt động kinh tế - xã hội gắn với KKTCK. Kế thừa những nghiên cứu trước đây, phân tích nội hàm khái niệm KKTCK, trong nghiên cứu này: Khu kinh tế cửa khẩu là một khu kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, được hưởng các ưu đãi nhất định trong từng giai đoạn phát triển cụ thể, nằm trong vùng địa giới hành chính gắn với đường biên giới quốc gia, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế thương mại, đầu tư, khoa học – công nghệ, du lịch giữa các quốc gia có đường biên giới chung. Nội hàm của khái niệm về khu kinh tế cửa khẩu đã đề cập ở trên cho ta thấy, nó có một số điểm giống và khác nhau so với một số mô hình kinh tế như khu công nghiệp, khu chế xuất… - Điểm giống nhau, trước hết về tư cách pháp nhân, chúng được thành lập do quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ và được hưởng một số chế độ ưu đãi của Chính phủ hoặc chính quyền địa phương,có một không gian kinh tế hay một vị trí xác định. Ngoài ra, các hình thức kinh tế này đều nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, địa phương, thông qua việc phát huy đặc điểm hoạt động của từng loại hình này đối với vùng, địa phương, hay kinh tế cả nước. - Điểm khác nhau cơ bản giữa khu kinh tế cửa khẩu với các hình thức kinh tế này, là ở vị trí và điều kiện hình thành. Để thành lập khu kinh tế cửa khẩu trước hết phải gắn với vị trí cửa khẩu, đây là khu vực có dân hoặc không có dân sinh sống, có các doanh nghiệp trong nước ngoài. Hơn nữa, mực đích thành lập khu kinh tế cửa khẩu nhằm ưu tiên phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ, du lịch và công nghiệp. Trong đó, qua trọng nhất là hoạt động thương mại, dịch vụ, bao gồm: hoạt động xuất, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hoá quá cảnh, kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế… Như vậy, nguồn hàng hóa trao đổi ở đây có thể là tại chỗ, hoặc từ nơi khác đưa đến, khác với khu công nghiệp và khu chế xuất. Do đó các chính sách ưu tiên cũng khác nhau, phù hợp với đặc thù của vùng, địa phương nơi các loại hình này được thành lập. 1.1.1.3. Khái niệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cho đến cuối những năm 80, đầu những năm 90 mới có những lý thuyết về phát triển kinh tế gắn với sự phát triển con người, động lực chính trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Giai đoạn này cũng cần nói đến lý thuyết về sự phát triển bền vững (sustainable development) một thuật ngữ được Ủy ban thế giới về môi trường
  • 31. 17 và phát triển (Ủy ban Brundtland) đưa ra năm 1987 nhấn mạnh trách nhiệm của tất cả mọi người trên thế giới trong khi đáp ứng những nhu cầu của thế hệ hiện tại thì không được làm ảnh hưởng đến sự thỏa mãn những nhu cầu của các thế hệ tương lai. Cho tới nay, khái niệm về phát triển là vấn đề vẫn còn tiếp tục được tranh luận giữa các nhà nghiên cứu khoa học và hoạch định chính sách trên thế giới. Đối với khái niệm phát triển KKTCK, tác giả Giàng Thị Dung (2014) cho rằng: Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu là sự mở rộng không gian kinh tế cả về chiều rộng và chiều sâu, đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng cường các hoạt động trao đổi thương mại gắn với tạo việc làm cho địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, phát triển bền vững KT-XH và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới. Trong Quyết định 1531/QĐ-Ttg ngày 30 tháng 8 năm 2013, quan điểm phát triển KTCK và KKTCK được chính phủ nước ta chỉ rõ: Phát triển KTCK và KKTCK gắn với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước bạn. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các KKTCK; Phát triển KKTCK phải có tầm nhìn dài hạn, có thứ tự ưu tiên theo từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện cụ thể và định hướng phát triển của quốc gia; Lấy hiệu quả kinh tế, chính trị, lợi ích chung của quốc gia làm yêu cầu cao nhất và là tiêu chí quan trọng để rà soát quy hoạch, phát triển các KKTCK, tính toán ảnh hưởng của kinh tế thị trường và kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu đánh giá khái niệm phát triển, khái niệm KKTCK, tác giả cho rằng: Phát triển KKTCK là quá trình mở rộng về mọi mặt của khu vực kinh tế gắn với đường biên giới quốc gia. Đó là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với hoàn thiện cơ cấu kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng và nâng cao hiệu quả kinh tế khu vực cửa khẩu gắn với xây dựng, hoạch định chế độ chính sách cho sự phát triển. 1.1.2. Vai trò của khu kinh tế cửa khẩu Việc phát triển các KKTCK không chỉ là chiến lược của mỗi địa phương có đường biên giới quốc gia chạy qua, mà còn là chiến lược của mỗi quốc gia. Điều này là do vai trò quan trọng của KKTCK đối với sự phát triển chung của kinh tế quốc gia và địa phương. Có thể thấy, trong thời gian qua, các KKTCK đã góp phần: Tạo điều kiện phát huy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương vùng biên giới; Mở rộng giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia có chung đường biên giới; Xây dựng các hệ thống buôn bán, phân phối sản phẩm hàng hóa khu vực vùng biên; Góp phần cải
  • 32. 18 thiện chất lượng cuộc sống người dân địa phương và các khu vực lân cận; Cải thiện cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Theo đó, vai trò của KKTCK được thể hiện như sau: Một là, đối với nền kinh tế quốc dân. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế hàng hóa đang trong giai đoạn phát triển, chính ví vậy việc phát triển các khu kinh tế cửa khẩu sẽ góp phần mở rộng quy mô thị trường, tăng cường giao lưu hàng hóa, kích thích sản xuất và tăng sự cạnh tranh cho các mặt hàng được sản xuất trong nước. Với mục tiêu tận dụng và phát huy các lợi thế so sánh của địa phương, khu vực trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia có chung đường biên giới, các khu kinh tế cửa khẩu được thành lập. Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, các khu kinh tế cửa khẩu còn thực hiện vai trò trong việc thu hút đầu tư, tăng cường hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch, phát triển các kênh phân phối hàng hóagiữa các khu vực trong nước với nước ngoài và ngược lại thông qua các cơ chế, chính sách áp dụng cho các KKTCK. Với chính sách thu hút đầu tư, phát triển KKTCK hiệu quả sẽ có tác động trực tiếp và gián tiếp tới sự chuyển dịch sản xuất, lưu thông hàng hoá từ các địa phương, vùng khác trong cả nước đến các vùng, địa phương có các KKTCK. Một mô hình KKTCK được phát huy tốt sẽ tạo ra sự lưu thông hàng hoá giữa các nội địa với quốc tế, tạo cơ hội cho các DN kinh doanh trong các KKTCK nói riêng, các DN kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) nói chung tiếp cận và thực hiện khai thác thị trường rộng lớn của nước láng giềng. Mặt khác, để phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ, nếu chỉ tập trung vào thị trường trong nước thôi sẽ không tạo ra nhiều nguồn thu, do đó, cần thiết phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để có thể tăng nguồn thu cho DN, cho ngân sách, đồng thời có thể nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Song song với sự ra đời của các KKTCK là các loại hình khu kinh tế đặc biệt, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, điều nàyđã làm đa dạng hóa của các loại hình khu kinh tế được xây dựng tại nước ta trong suốt thời gian qua. Sự ra đời của KKTCK đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, khai thác tiềm năng thế mạnh của các địa phương nơi có cửa khẩu biên giới. Các KKTCK tạo ra sức hút đầu tư khá mạnh mẽ không chỉ đối với các nhà đầu tư trong nước mà cả các nhà đầu tư nước ngoài.Việc thu hút đầu tư tốt sẽ tạo điều kiện cho xây dựng, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông phục vụ mở
  • 33. 19 rộng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế tại các KKTCK, đồng thời góp phần nâng cao đời sống của đồng bào khu vực biên giới. Bên cạnh đó, việc phát triển các KKTCK tạo ra sự tác động mạnh mẽ tới quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế của nước ta. Hai là, đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong định hướng phát triển các KKTCK, Chính phủ, cũng như các địa phương luôn có xu hướng lựa chọn các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của địa phương để tập trung phát triển. Theo đó, sự phân công lao động sẽ có xu hướng dịch chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, hoặc tập trung phát triển các vùng chuyên canh cây, con là thế mạnh của các địa phương nơi có biên giới với nước bạn. Đồng thời tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, du lịch, dịch vụ, công nghiệp, thông qua việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước láng giềng. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế khôngchỉ tác động tới sự phát triển kinh tế, mà còn đòi hỏi các cấp chính quyền trung ương, địa phương không ngừng thực hiện kiểm tra giám sát các hoạt động liên quan đến KKTCK, để kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm. Các KKTCK là nơi có sự giao thoa về các chính sách kinh tế đối ngoại của các quốc gia có chung đường biên giới, vì vậy những nguồn lực liên quan đến sản xuất và tiêu dùng không chỉ đáp ứng nhu cầu tại chỗ của địa phương, vùng lân cận, mà còn đáp ứng nhu cầu của địa phương, các vùng trong cả nước thông qua sự luân chuyển các kênh phân phối hàng hóa từ các KKTCK đến các nơi và ngược lại theo sự vận động của quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường đối với các chủng loại hàng hóa trao đổi ở đây. Ngoài ra, trong phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn, các KKTCK càng phát triển sẽ tác động càng mạnh tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phân công lao động, làm cho thị trường được thông suốt trong cả nước, khai thác tối đa những tiềm năng và thế mạnh của vùng. Riêng đối với các tỉnh biên giới miền núi phía Đông Bắc nơi có các KKTCK, sự ra đời và phát triển của các KKTCK còn góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hoá, hình thành những thị trấn, thị tứ, các khu thương mại dịch vụ, thúc đẩy du lịch tại các địa phương này. Ba là, đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Sự phát triển các KKTCK đã được các quốc gia trên thế giới quan tâm phát triển từ rất lâu. Mặc dù sự phát triển các KKTCK tại Việt Nam được Chính phủ
  • 34. 20 quan tâm muộn hơn (mãi đến năm 1996, Chính phủ Việt Nam mới bắt đầu thực hiện thí điểm phát triển KKTCK Móng Cái), nhưng đây có thể coi là một trong những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng một mô hình kinh tế mới, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ làm việc tại các KKTCK sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa. Bên cạnh đó, thông qua việc ứng dụng công nghệ mới và trình độ quản lý hiện đại trong hoạt động thương mại, dịchvụ, sản xuất, sẽ tạo điều kiện liên kết các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tích cực vào việc nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, thực hiện phân công lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bốn là, đối với sự phát triển xã hội. Đối với sự phát triển của các KKTCK, bên cạnh sự vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì KKTCK còn tác động tới sự phát triển văn hóa, xã hội tại các địa phương có KKTCK. Cụ thể, sự phát triển các KKTCK giúp nâng cao phúc lợi xã hội, giải quyết vấn đề việc làm không chỉ cho người lao động tại địa phương mà còn giải quyết việc làm cho toàn xã hội. Thông qua việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động địa phương sẽ tạo ra sựổn định cho cuộc sống của nhân dân. Ngoài ra, KKTCK còn góp phần hình thành nhiều trung tâm tạo việc làm mới, phát triển kinh tế gắn với tạo ra sự văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội, đặc biệt là cho các địa phương biên giới, nơi có cửa khẩu. Năm là, đối với vấn đề an ninh quốc phòng. Sự hình thành các KKTCK sẽ tạo ra nguồn việc làm phong phú tại khu vực này, dẫn tới lao động từ các địa phương khác, kể cả lao động nước ngoài sẽ đến đây để tham gia vào thị trường lao động của khu vực này. Sự dịch chuyển lao động sẽ tạothành những khu tập trung dân cư gần khu vực biên giới, điều này đòi hỏi sự tăng cường lực lượng công an, hải quan, biênphòng, cũng như trang thiết bị tại KKTCK nhằm đảm bảo hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền Quốc gia, đảm bảo an ninh, quốc phòng. 1.2. Nội dung phát triển khu kinh tế cửa khẩu. Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm cả sự tăng trưởng kinh tế và sự hoàn chỉnh về cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Phát triển KKTCK bao gồm các nội dung cơ bản sau:
  • 35. 21 1.2.1. Phát triển không gian, lãnh thổ kinh tế và dân cư tại khu vực cửa khẩu. Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế của các KKTCK là việc xác định ranh giới địa lý của KKTCK để tiến hành các hoạt động kinh tế. Trong việc xác định này cần chú ý một số vấn đề như: Phải tôn trọng chủ quyền của các quốc gia về lãnh thổ; Phải xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong KKTCK một cách hợp lý; Phải kết hợp phát triển các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch tại khu KKTCK và phát triển dân cư tại các KKTCK. Vấn đề chủ quyền quốc gia về lãnh thổ là vấn đề nhạy cảm trong phát triển KKTCK, bởi các KKTCK nằm trong địa giới hành chính giao nhau giữa hai hoặc nhiều quốc gia, nó có thể nằm trên khu vực đất liền, biển, hải đảo, sông suối, thềm lục địa. Vì vậy, khi xây dựng và thành lập các KKTCK cần có sự thống nhất giữa các quốc gia có chung đường biên giới, nhằm tìm kiếm các nguồn lực, các yếu tố tương đồng, tận dụng và phát triển được lợi thế cạnh tranh giữa các bên. Đối với vấn đề lựa chọn, xác định các loại hình hoạt động kinh tế trong KKTCK cần chú ý đến triển vọng phát triển của các ngành kinh tế trong tương lai, xu hướng phát triển cơ cấu kinh tế sao cho có thể thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại tại các KKTCK. Bên cạnh đó, phát triển các KKTCK không nên chỉ dừng lại ở thúc đẩy giao lưu thương mại. Với xu hướng hiện nay, để thúc đẩy giao lưu thương mại nên kết hợp phát triển du lịch, dịch vụ, một trong những mô hình đầu tiên mà Việt Nam đã thực hiện đó là sự phát triển du lịch – dịch vụ với giao lưu thương mại tại KKTCK Móng Cái, mà trọng tâm đang chuyển dịch về phía thúc đẩy phát triển KKTCK thông qua du lịch qua biên giới. Sự phát triển các KKTCK sẽ dẫn đến sự tổ chức lại các khu dân cư tập trung tại khu vực này. Chính vì thế, song song với thúc đẩy phát triển KKTCK cần thực hiện phát triển dân cư, tuy nhiên trong vấn đề phát triển dân cư tại các KKTCK cần phải đảm bảo sựhài hòa giữa phân bố dân cư với phân bố lực lượng sản xuất và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.2.2. Phát triển hoạt động giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ qua khu vực cửa khẩu Phát triển kinh tế tại các KKTCK có thể hiểu là các hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tiềm năng, nguồn lực mà vị trí địa lý, kinh tế, chính trị của dải biên giới với trung tâm là hình thành một khu vực đầu mối giao lưu thương mại cửa khẩu biên giới đất liền với cơ sở pháp lý cùng hệ thống kết cấu hạ tầng, những chính sách phát triển phù hợp để tạo động lực mới cho quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và
  • 36. 22 đầu tư giữa các nước sở tại với nước láng giềng, qua đó với các nước khác trong xu hướng hội nhập khu vực, quốc tế. Phát triển kinh tế tại các KKTCK chủ yếu gồm các hoạt động như thương mại, du lịch và dịch vụ. Hoạt động thương mại theo nghĩa rộng đó là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh. “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (Luật doanh nghiệp, 2014). Tuy nhiên, theo nghĩa hẹp, “hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” (Luật Thương mại, 2005). Theo đó có thể thấy, hoạt động thương mại biên giới đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đầu tư vào các khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, biên giới xa xôi. Chính sự phát triển hoạt động thương mại biên giới tạo khả năng mở rộng hợp tác quốc tế, tạo môi trường an ninh thuận lợi hơn cho hợp tác, trao đổi văn hóa thông tin giữa Việt Nam với các nước láng giềng; Thúc đẩy giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các vùng, miền và giữa các khu vực giáp biên của hai nước có chung biên giới. Hoạt động này bao gồm các hình thức chủ yếu sau: (1) Mậu dịch chính ngạch, thông qua cửa khẩu quốc tế và quốc gia, chấp hành đầy đủ các thủ tục xuất nhập khẩu theo thông lệ, tập quán quốc tế, có giấy phép của Bộ Công thương; (2) Mậu dịch tiểu ngạch theo giấy phép của UBND các tỉnh biên giới và được thông qua ở tất cả các loại cửa khẩu nhưng khối lượng hàng hóa không lớn; (3) buôn bán của dân cư biên giới; (4) Các loại dịch vụ xuất nhập khẩu khác. Việc duy trì hoạt động thương mại biên giới sẽ tạo điều kiện cho các khu vực cửa khẩu khai thác được thế mạnh và tiềm năng của mình, kết hợp nội lực với ngoại lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn và dần tạo nên những khu kinh tế biên giới năng động có sức lan tỏa tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của thương mại nội địa, đồng thời mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân vùng biên giới; tăng nguồn thu nộp ngân sách, tạo việc làm và an sinh xã hội. KKTCK là nơi tập trung các hoạt động giao lưu kinh tế chính thức qua biên giới giữa các quốc gia, để khai thác lợi thế của khu vực cửa khẩu biên giới, nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách, cơ chế thuận lợi thức đẩy việc xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giữa hai nước, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển sản xuất thương mại góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các khu kinh tế vùng biên giới.
  • 37. 23 Các quốc gia trên thế giới luôn tận dụng khu vực biên giới nhất là các khu thương mại làm điểm đến hấp dẫn để phát triển du lịch xuyên biên giới giữa các nước có chung đường biên giới. Tại các tỉnh có khu KTCK được quy hoạch của Việt Nam, du lịch xuyên biên giới những năm gần đây đã có sự gia tăng nhưng thiếu chiến lược phát triển một cách rõ ràng. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có những chính sách rõ ràng thúc đẩy phát triển du lịch biên giới như: Hợp tác với quốc gia chung biên giới về quản lý lữ hành, chính sách xuất nhập cảnh, tổ chức các hội trợ thương mại giới thiệu hàng hóa của hai bên,… 1.2.3. Thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu kinh tế cửa khẩu. Để phát triển các KKTCK nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đầu tư của nhà nước thì sẽ làm cho tốc độ phát triển của khu vực này bị hạn chế, thậm chí là không bắt kịp với xu thế của sự phát triển chung. Vì vậy, Nhà nước nói chung, chính quyền địa phương nói riêng cần xây dựng cơ chế hấp dẫn đủ để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt thu hút đầu tư của nước láng giềng có chung đường biên giới, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng khu vực biên giới. Về các hạng mục thu hút đầu tư phát triển hạ tầng KKTCK, cần chú trọng đến các hạng mục cơ bản sau: Tập trung huy động các nguồn lực, cải thiện nâng cao năng lực hạ tầng kỹ thuật của KKTCK: Ưu tiên hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế động lực và các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải…); hệ thống giao thông kết nối với các khu vực; Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, nhất là hệ thống kho bãi, bến cảng, bến thuỷ nội địa, dịch vụ hậu cần Logistic và các điểm thông quan, xuất nhập khẩu hàng hoá; cải thiện hạ tầng cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông cho các doanh nghiệp và khu, cụm công nghiệp; từng bước hình thành phát triển thương mại điện tử. Đồng thời cần có các cơ chế đặc thù thu hút các công trình phúc lợi xã hội (nhà ở, bệnh viện, trường học…) cho người lao động làm việc trong các KCN, khu chế xuất, khu kinh tế; các cơ chế chính sách phát triển dịch vụ tài chính tầm cỡ quốc tế để phục vụ hoạt động thương mại – đầu tư của KKTCK; phát triển cơ sở hạ tầng cho dịch vụ du lịch biên giới. Về các nguồn thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước để phát triển hạ tầng KKTCK, cần quan tâm đến thu hút từ cả nguồn đầu trong và ngoài nước: Mở rộng hình thức đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hình thức hợp tác “công – tư” để tăng cường thu hút đầu tư từ khối doanh nghiệp tổ chức tư nhân trong nước; xây dựng các chính sách thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài một cách hiệu quả.
  • 38. 24 1.2.4. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho các KKTCK. KKTCK có thể coi là khu vực có điều kiện kinh tế phức tạp bởi sự nhạy cảm của các cửa khẩu biên giới nơi có KKTCK được xây dựng. Vì vậy, để thúc đẩy sự phát triển của các KKTCK bên cạnh việc đảm bảo an ninh quốc phòng của quốc gia, còn cần phải xây dựng được một nguồn nhân lực tốt cả ở khu vực quản lý, cũng như khu vực sản xuất và kinh doanh. Kinh nghiệm ở các quốc gia trên thế giới đều cho thấy, việc thúc đẩy đầu tư cho giáo dục nhất là giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học ở các khu vực biên giới đóng góp to lớn cho sự phát triển của kinh tế khu vực biên giới. Để phát triển nguồn nhân lực khu vực biên giới các quốc gia thường có các chính sách cơ bản sau (Wilson & Lee, 2015): - Chính sách đầu tư cho nhân sự có khả năng đi học nâng cao trình độ và sử dụng nhân sự chất lượng cao hiệu quả. Liên kết với cơ sở đào tạo trong việc phát triển các chương trình đào tạo để đảm bảo nhân sự được đào tạo đáp ứng được những yêu cầu về việc làm tại các KKTCK. - Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ở các khu vực khác về làm việc ở KKTCKC với chính sách đãi ngộ hợp lý. - Thu hút đầu tư phát triển hệ thống giáo dục đặc biệt là giáo dục nghề và giáo dục chuyên nghiệp đồng thời với việc đảm bảo tạo điều kiện liên kết với các đơn vị sự dụng lao động để đảm bảo việc làm đầu ra. - Có chính sách trao đổi với đối tác bên kia biên giới về giáo dục đào tạo đảm bảo phát triển nguồn nhân lực cho khu vực biên giới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân (điều kiện địa lý, kinh tế, giao thông, hệ thống công nghệ thông tin kém phát triển, nhận thức về học hành của dân cư hạn chế,…) phần lớn dân cư ở các KKTCK trên đất liền của Việt Nam thường có trình độ văn hóa thấp, khả năng tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật và kiến thức phát triển kinh tế kém gây khó khăn cho việc phát triển các KKTCK. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực ở KKTCK Việt Nam là vấn đề cấp bách cần thiết mà nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm và thực hiện các chính sách nhân sự hợp lý để phát triển các KKTCK tương xứng với tiềm năng của khu vực. 1.2.5. Biện pháp hạn chế và kiểm soát các vấn đề trong phát triển các KKTCK Trong hoạt động thúc đẩy sự phát triển kinh tế tại khu vực cửa khẩu, đặc biệt là quá trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, quá trình gia tăng giao
  • 39. 25 lưu thương mại qua biên giới sẽ khiến cho các điều kiện KT - XH- môi trường trong khu vực này bị tác động và biến động phức tạp. Những vấn đề cơ bản mà nhà quản lý các KKTCK cần quan tâm là: Vấn đề ổn định đời sống dân cư, ô nhiễm môi trường, buôn lậu, hàng nhái, hàng giả… Vấn đề ổn định đời sống dân cư: Việc phát triển các KKTCK thường kéo theo thay đổi của rất nhiều bộ phận dân cư ở các vùng có sự thay đổi trong quy hoạch phát triển KKTCK, các diện tích sản xuất nông, lâm sản ở các khu vực miền núi sẽ được chuyển mục đích sử dụng khiến cho dân cư mất chỗ sinh sống, mất nghề truyền thống; thay vào đó là điều kiện sinh sống thay đổi, cần các chính sách hỗ trợ tái định cư, đào tạo nghề nghiệp mới,… Về vấn đề ô nhiễm môi trường, ngoài các vấn đề về ô nhiễm môi trường tại địa phương phát sinh do quá trình đầu tư xây dựng cơ bản (Ô nhiễm môi trường do kinh doanh sản xuất, thay đổi không gian và hệ sinh thái do thay đổi ở các vùng quy hoạch,…) nhà quản lý địa phương, cũng các như các quốc gia có chung đường biên giới hiện nay còn phải đối mặt với các hiện tượng ô nhiễm môi trường xuyên biên giới. Các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới được chia thành hai nhóm: Ô nhiễm xuyên biên giới tự nhiên là các những vấn đề ô nhiễm vượt qua ranh giới chính trị của quốc gia do các lực lượng tự nhiên, chẳng hạn như nước chảy, tốc độ gió, chuyển động của khí quyển và các dòng hải lưu; Ô nhiễm xuyên biên giới xã hội là các vấn đề ô nhiễm gây ra bởi những hành động của con người, ví dụ, các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cao hoặc các chất ô nhiễm ở quốc gia phát triển được xuất khẩu sang các nước chưa phát triển khi di chuyển các ngành công nghiệp để tránh các quy định về pháp luật lao động, tiêu chuẩn môi trường hoặc để giảm thiểu thuế. Các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới tự nhiên có thể được các quốc gia có chung biên giới và trong khu vực hợp tác giải quyết, tuy nhiên các đối với các vấn đề ô nhiễm xuyên viên giới xã hội, các quốc gia kém phát triển nơi thường là điểm đến của việc di chuyển các ngành công nghiệp gây ô nhiễm cần phải có tầm nhìn chiến lược và chính sách phát triển cân đối giữa lợi ích của các nguồn đầu tư và hậu quả của ô nhiễm môi trường (Rongxing Guo, 2015, trang 337). Các khu vực có liên quan đến KKTCK bao gồm khu cửa khẩu, khu dân cư nông thôn, khu dân cư vùng núi… Giữa các khu vực này đang có sự chênh lệch về tốc độ phát triển, cũng như sựbiến động trong cơ cấu dân cư, xã hội, nếu không giải quyết tốt các vấn đề quy hoạch phát triển giữa các khu KTCK với các khu vực xung quanh sẽ dẫn đến những chênh lệch này càng gia tăng, làm tăng nguy cơ mất ổn định KT-XH, kể cả vấn đề an ninh quốc phòng ở khu vực biên giới.