SlideShare a Scribd company logo
1 of 180
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHAN QUẢNG THỐNG
N THÀN
H SƠN
XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH
CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Đà Nẵng - 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHAN QUẢNG THỐNG
N THÀNH SƠN
XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH
CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 62.34.05.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lâm Chí Dũng
2. PGS.TS. Lê Hùng Sơn
Đà Nẵng - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản Luận án “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt
động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Nghiên cứu sinh
Phan Quảng Thống
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận án ............................................................................... 1
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3
4. Những đóng góp chính của luận án................................................................. 3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu......................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC ............................................................................................................13
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .............................................................................13
1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước ........................................................13
1.1.2. Bản chất của Ngân sách Nhà nước .........................................................16
1.1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước ............................................................18
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC .............................................................................................................27
1.2.1. Tổng quan về quản lý Ngân sách Nhà nước .......................................27
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước ...................27
1.2.1.2. Mục tiêu quản lý Ngân sách Nhà nước ..........................................31
1.2.1.3. Chủ thể quản lý Ngân sách Nhà nước ............................................34
1.2.1.4. Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước .........................................35
1.2.2. Nội dung hoạt động quản lý Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước
.........................................................................................................................37
1.2.2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước ....................................................37
1.2.2.2. Chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước ..43
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...............................48
1.3.1. Đánh giá trong hoạt động quản trị ....................................................48
1.3.2. Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của
Kho bạc Nhà nước ............................................................................................50
1.3.2.1. Hệ tiêu chí ......................................................................................50
1.3.2.2. Phân loại hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách
Nhà nước của KBNN ...............................................................................................53
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ..............................................56
1.4.1. Nhân tố bên ngoài.................................................................................. 56
1.4.2. Nhân tố nội tại Kho bạc Nhà nước ........................................................ 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 59
Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH
GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................60
2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO
BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ...............................................................................60
2.1.1. Bối cảnh ra đời Kho bạc Nhà nước Việt Nam ....................................60
2.1.2. Nội dung chủ yếu công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc
Nhà nước Việt Nam ..........................................................................................64
2.1.3. Tổ chức công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà
nước Việt Nam .................................................................................................66
2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ
NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2013 ...........................................................70
2.2.1. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách
nhà nước của Kho bạc Nhà nước ......................................................................70
2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý chi Ngân sách
nhà nước của Kho bạc Nhà nước ......................................................................74
2.2.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá một số hoạt động khác liên quan
đến hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ..............77
2.2.3.1. Chỉ tiêu thống kê về kết quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà
nước và đầu tư phát triển ..........................................................................................77
2.2.3.2. Chỉ tiêu về tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho Ngân sách Nhà
nước địa phương .......................................................................................................78
2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động quản lý ngân quỹ trong quá trình
thu - chi Ngân sách Nhà nước ..................................................................................79
2.3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÁC CẤP KHO
BẠC NHÀ NƯỚC VỀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM .............80
2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................80
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu, công cụ thu thập dữ liệu và hoạt động khảo sát
.........................................................................................................................81
2.3.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ............................................................82
2.3.3.1. Nhận xét về hệ thống chỉ tiêu hiện đang áp dụng trong đánh giá
hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (thể hiện trong hệ thống
báo cáo của KBNN) .................................................................................................83
2.3.3.2. Nhận xét về thực trạng tổ chức công tác phân tích, đánh giá hoạt
động quản lý quỹ ngân sách tại Kho bạc Nhà nước .................................................86
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỈ TIÊU THỐNG
KÊ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM .....................................................................89
2.4.1. Những mặt làm được ........................................................................89
2.4.2. Những hạn chế .................................................................................90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................94
Chương 3. XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ........................................... 95
3.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỚI HỆ TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC .............................................................................................................95
3.2. CĂN CỨ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ..............................................96
3.2.1. Định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước của
Kho bạc Nhà nước ............................................................................................96
3.2.1.1. Định hướng về cải cách quản lý ngân sách nhà nước.................... 96
3.2.1.2. Định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc
Nhà nước ..................................................................................................................98
3.2.2. Kết quả phân tích thực trạng vận dụng chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt
động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua ..........100
3.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến công chức, viên chức KBNN ........................100
3.2.4. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ
ngân sách của Kho bạc Nhà nước ...................................................................103
3.2.4.1. Mục tiêu .......................................................................................103
3.2.4.2. Yêu cầu hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà
nước của Kho bạc Nhà nước ..................................................................................104
3.3. THIẾT KẾ NỘI DUNG HỆ TIÊU CHÍ ..........................................................105
3.3.1. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách Nhà nước của
Kho bạc Nhà nước ..........................................................................................105
3.3.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động chi trả và kiểm soát chi Ngân sách Nhà
nước của Kho bạc Nhà nước ...........................................................................110
3.3.2.1. Đối với hoạt động chi trả và kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách
Nhà nước ................................................................................................................110
3.3.2.2. Đối với hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
và chương trình mục tiêu của Kho bạc Nhà nước ..................................................115
3.3.2.3. Tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt
động quản lý chi Ngân sách Nhà nước ..................................................................117
3.3.3. Các tiêu chí đánh giá một số hoạt động khác liên quan đến hoạt động
quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước .................................121
3.4. CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC
NHÀ NƯỚC ...........................................................................................................125
3.4.1. Kết hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ và điều tra chuyên đề .....125
3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá ......................127
3.4.3. Tổ chức bộ phận phân tích, đánh giá trong từng đơn vị Kho bạc Nhà
nước........................................................................................................................129
3.5. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ ............................................................................130
3.5.1. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp ...130
3.5.2. Bảo đảm yêu cầu của thông tin ........................................................131
3.5.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước
................................................................................................................................132
3.5.4. Vận dụng tốt công nghệ thông tin ....................................................132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................134
KẾT LUẬN ...........................................................................................................135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Các chữ Tiếng Việt
1. CCHC : Cải cách hành chính
2. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
3. ĐTPT : Đầu tư phát triển
4. HĐND : Hội đồng Nhân dân
5. KBNN : Kho bạc Nhà nước
6. KDTM : Không dùng tiền mặt
7. KTTT : Kinh tế thị trường
8. KT-XH : Kinh tế - Xã hội
9. MLNS : Mục lục ngân sách
10. NSNN : Ngân sách nhà nước
11. UBND : Ủy ban Nhân dân
12. XDCB : Xây dựng cơ bản
Các chữ Tiếng nước ngoài
1. GDP : Tổng sản phẩm trong nước
2. IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
3. PEFA : Khung đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và
chi tiêu công
4.TABMIS : Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nước
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát 83
2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ toàn diện, đầy đủ của các
chỉ tiêu đánh giá
83
2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ chuẩn xác của các chỉ tiêu
đánh giá
84
2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cụ thể, rõ ràng của các chỉ
tiêu đánh giá
85
2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hệ thống của các chỉ tiêu đánh
giá (Sự hợp lý trong cách phân loại; Sự liên kết logic giữa các
chỉ tiêu )
85
2.6. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ khả thi (dễ dàng cho việc
vận dụng, thu thập dữ liệu, đánh giá...) của các chỉ tiêu
86
2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính quy củ, bài bản của hoạt động
phân tích, đánh giá
86
2.8. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hợp lý của quy trình phân tích
đánh giá
87
2.9. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hợp lý trong thiết kế các báo
cáo
87
2.10. Tổng hợp Kết quả khảo sát về yêu cầu chính xác, kịp thời của
việc phân tích, đánh giá
88
2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính thiết thực, hiệu quả của kết
quả phân tích, đánh giá đối với công tác quản lý Quỹ NSNN của
KBNN các cấp
88
3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về bổ sung các tiêu chí định tính 100
3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về câu hỏi nên ưu tiên điều chỉnh, bổ
sung các tiêu chí đánh giá
101
3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung nào cần được bổ sung các
tiêu chí đánh giá nhất (do hiện còn thiếu hoặc chưa được đề cập)
101
3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về yêu cầu cần phải được ưu tiên đáp
ứng nhất
102
3.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về nội dung cần được ưu tiên đổi mới
nhất
102
3.6. Tổng hợp Kết quả khảo sát về đề xuất giải pháp cốt lõi 103
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
NSNN là một bộ phận cơ bản của hệ thống tài chính, là công cụ tài chính
quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Qua hơn 24 năm xây dựng và phát triển, KBNN đã góp phần cùng với ngành Tài
chính đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, đổi mới
đất nước thông qua việc quản lý quỹ NSNN, huy động vốn cho đầu tư phát triển, kế
toán và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các
cơ quan trung ương và chính quyền địa phương.
Quản lý quỹ NSNN là một chức năng cơ bản của KBNN Việt Nam. Nhằm
đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN, cung cấp thông tin phản hồi
phục vụ hoạt động quản lý quỹ NSNN, trong thời gian qua, KBNN đã vận dụng một
số tiêu chí định lượng thể hiện thành các chỉ tiêu thống kê được thiết kế trong các
báo cáo.
Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện đang được vận dụng đã bộc lộ
những hạn chế cơ bản: thiếu tính toàn diện và tính hệ thống; chưa đáp ứng tốt nhu
cầu đánh giá từng đơn vị KBNN, làm cơ sở so sánh thành tích, chỉ đạo điều hành
liên quan đến hoạt động quản lý quỹ NSNN.
Mặt khác, trước yêu cầu “xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu
quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn
thiện bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ…” [21] KBNN đã tổ chức triển khai
hàng loạt cơ chế, đề án, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản thu - chi
NSNN phù hợp chức năng quản lý quỹ NSNN trong tình hình mới. Trong bối cảnh
đó, để nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngân sách của KBNN, việc xây dựng một hệ
tiêu chí đáp ứng các mục tiêu cải cách hệ thống quản lý quỹ NSNN của KBNN là
rất cấp thiết.
Về phương diện nghiên cứu, cả từ nội bộ KBNN Việt nam cho đến giới học
thuật bên ngoài KBNN vẫn chưa có một nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về đề
2
tài xây dựng hệ thống tiêu chí đánh gía hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN.
Vì những lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá
hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước” làm đề tài nghiên cứu
cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa, kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm phát triển
cơ sở lý luận về xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của
KBNN.
- Phân tích thực trạng của việc vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt
động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam trong thời gian qua.
- Xây dựng hệ thống tiêu chí (bao gồm cả các tiêu chí định tính và các chỉ
tiêu định lượng) đảm bảo việc đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của
KBNN.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng
các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động quản lý quỹ ngân sách bao gồm nhiều nội dung công việc liên
quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy Nhà nước theo luật định. Nó bao
gồm các công việc của cơ quan lập pháp (hay còn gọi là cơ quan quyền lực); cơ
quan hành pháp (cơ quan chấp hành) và cơ quan tư pháp. Bản thân công việc chấp
hành dự toán ngân sách được cơ quan quyền lực thông qua cũng được phân công
cho nhiều cơ quan khác nhau: Cơ quan Tài chính; cơ quan Thuế; KBNN và một số
cơ quan khác. Đề tài chỉ đề cập đến nội dung quản lý quỹ ngân sách thuộc chức
năng của KBNN.
Mặt khác, hoạt động nghiệp vụ của KBNN bên cạnh chức năng quản lý quỹ
ngân sách là chức năng chủ yếu còn có một số chức năng khác như: quản lý quỹ dự
trữ tài chính Nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho NSNN và
3
cho đầu tư phát triển. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá hoạt động
quản lý quỹ ngân sách của KBNN.
Thực trạng số liệu các chỉ tiêu thống kê về quỹ ngân sách của KBNN được
nghiên cứu, phân tích từ năm 2001 đến 2013 trên phạm vi toàn quốc.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận án là
phương pháp luận duy vật biện chứng. Theo đó, quan diểm cơ bản là các tiêu chí
quản lý quỹ ngân sách được xem như hệ thống luôn biến đổi cần được quan tâm đổi
mới. Trong quá trình giải quyết từng vấn đề cụ thể, đề tài vận dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, kết hợp các phương
pháp phân tích, suy luận quy nạp và diễn dịch; logic và lịch sử.
- Các phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp, trong đó các phương pháp
thống kê được sử dụng phổ biến.
- Đề tài cũng vận dụng phương pháp khảo sát ý kiến kết hợp với phương
pháp tham khảo chuyên gia nhằm khảo sát ý kiến của các cán bộ hoạt động
thực tiễn KBNN ở các vị trí khác nhau và các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt
động quản lý quỹ NSNN nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng hệ
tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam.
4. Những đóng góp chính của luận án
Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận án là trên cơ sở phân tích thực trạng
vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của từng
KBNN trong hệ thống KBNN, đề xuất được một hệ tiêu chí đánh giá hoạt động
quản lý quỹ ngân sách của KBNN đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra cũng
như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác đánh giá hoạt
động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam trong thời gian tới.
Đồng thời, ngoài những nội dung là kết quả của việc hệ thống hóa, luận án
còn đạt được các kết quả nghiên cứu có tính mới sau:
4
- Phân tích các nội dung của hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN
- Phát triển lý luận về quan hệ giữa hoạt động đánh giá trong tương quan với
toàn bộ hoạt động quản trị theo những cách tiếp cận khác nhau.
- Phát triển lý luận về hệ tiêu chí đặt trong tương quan với chức năng đánh
giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN
- Kết quả nghiên cứu thực trạng đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách
của KBNN Việt nam.
- Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ các cấp của KBNN về hệ thống đánh
giá hiện hành đối với hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Hoạt động nghiên cứu khoa học về NSNN ở nước ta đã có từ khá lâu, ngay
từ khi giành được độc lập dân tộc (1945), sự ra đời bộ máy Bộ Tài chính trong
Chính phủ đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu về NSNN và quản lý NSNN. Từ đó đến nay
đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở và
nhiều luận án Tiến sĩ, Phó tiến sĩ, Thạc sĩ của các cán bộ trong Bộ Tài chính, Tổng
cục thuế, Hải quan, KBNN, Chứng khoán. Các giảng viên, thực tập sinh Học viện
Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng…nghiên cứu
triển khai liên quan đến khía cạnh NSNN. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế như
ADB, WORLD BANK, IMF, Tổ chức phát triển Châu á Thái Bình Dương trong
những năm Việt Nam đổi mới đã có sự hỗ trợ Bộ Tài chính về pháp lý, nghiên cứu
quy trình quản lý, xây dựng và hoàn thiện Luật NSNN (1996, bổ sung sửa đổi
2002). NSNN Việt Nam nói chung và các địa phương đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Có thể tóm tắt khái quát
một số vấn đề đã nghiên cứu về NSNN liên quan đến nghiên cứu của luận án như
sau:
Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Đường Nghiêu (Học viện Tài chính năm
2005) với chủ đề “Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần tực hiện CNH- HĐH ở Việt
Nam”, đã có nhiều thành công trong việc nghiên cứu về NSNN, cơ cấu NSNN. Tác
5
giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về NSNN Việt Nam, phân tích thực trạng NSNN
trong các thời kỳ, nhất là từ khi thực hiện đổi mới đất nước và đề xuất giải pháp đổi
mới cơ cấu NSNN trong bối cảnh Luật NSNN mới được sửa đổi. Phạm vi nghiên
cứu của luận án rộng, bao trùm toàn bộ NSNN trung ương và địa phương. Luận án
đưa ra những quan điểm và đánh giá trước khi có những quy hoạch phát triển tổng
thể kinh tế- xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và chưa nghiên cứu tác động của NSNN
địa phương. Đây là một trong các nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên
cứu luận án [25].
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan (Học viện Ngân hàng, năm 2006)
với đề tài: “Giải pháp cân bằng NSNN đến năm 2010” đã thành công trong việc
nghiên cứu một số nội dung quan trọng nhất của NSNN, cân đối NSNN trong điều
kiện nền kinh tế - xã hội nước ta còn khó khăn về nguồn lực, kinh nghiệm quản lý
và kỹ thuật yếu nên chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tác giả cũng đã chỉ ra các
biện pháp cân đối NSNN áp dụng giai đoạn 1991 đến 2005, đồng thời xây dựng giải
pháp cân bằng NSNN đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu của luận án là NSNN
Việt Nam tầm vĩ mô, liên quan đến các chính sách tài khóa, chính sách tài chính
công, chính sách tiền tệ.
Luận án tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang- giai đoạn
2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, bảo vệ thành
công năm 2012 tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận án này,
tác giả đã hệ thống hóa bản chất, vai trò NSNN trong nền kinh tế thị trường và nêu
các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ NSNN ở Việt Nam như: Đặc điểm hoạt
động của nền kinh tế có liên quan đến nguồn thu NSNN; Đặc điểm của cơ quan lập
pháp (Quốc hội, Nghị viện) liên quan đến phê chuẩn NSNN. Tuy nhiên, các giải
pháp về hiệu quả quản lý ngân sách còn giới hạn hẹp trên địa bàn tỉnh An Giang,
chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực quản lý của các cơ quan quản lý như Thuế, Hải
quan, KBNN [13].
Luận án tiến sĩ: “Tổ chức kiểm toán NSNN do Kiểm toán Nhà nước thực
hiện” của tác giả Nguyễn Hữu Phúc, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009,
6
tác giả đã thành công trong việc đứng trên giác độ người bên ngoài ngành tài chính,
NSNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán NSNN. Các lý luận và thực tiễn NSNN
trở thành đối tượng tác giả đưa ra các quy định, quy trình, chế độ kiểm toán nhà
nước và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ kiểm toán và quyết toán NSNN [27]. Đây
là tài liệu hay, liên quan đến NSNN nhưng đã cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về
NSNN, nhất là giúp nâng cao nhận thức về NSNN mà trước đây bản thân tác giả
luận án này đã nghiên cứu luận án thạc sĩ với chủ đề: “Đổi mới quản lý NSNN qua
KBNN Đà Nẵng” (Học viện Chính trị Quốc gia - Hành chính Hồ Chí Minh - Phan
Quảng Thống, Hà Nội 1999).
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Tài chính, tác giả Bùi Hà và nhóm
tác giả (2002), chủ đề : “Cơ sở khoa học của việc đổi mới chính sách tài khóa giai
đoạn 2002 - 2005 ” đã thành công trong việc đề xuất các kiến nghị ra chính sách về
tài chính - NSNN giai đoạn 2002 - 2005, các cơ sở khoa học đã cho phép áp dụng
vào thực tiễn thành công chính sách tài khóa giai đoạn này, đồng thời định hướng
nghiên cứu tác động, nghiên cứu chính sách NSNN giai đoạn sau này.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001 - 2005, bản thân tác giả
luận án này cũng đã làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN
liên quan đến NSNN, với đề tài: “Một số giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách
xã các tỉnh Duyên hải Miền Trung trong giai đoạn hiện nay”, KBNN năm 2003.
Các đề tài nghiên cứu tuy ở các cấp độ khác nhau, nhưng đã có những đóng góp quý
báu về mặt khoa học, lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý
NSNN ở tầm vĩ mô và tại các chính quyền địa phương. Do việc cải cách và phân
cấp NSNN đồng thời cuộc cải cách hành chính Nhà nước mạnh mẽ ở Việt Nam, nên
đã xuất hiện nhiều tình huống mới.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Tài chính 2005, với chủ đề: “Cơ cấu
lại NSNN phục vụ phát triển KT-XH và xóa đói giảm nghèo” đã thành công trong
việc hoàn thiện lý luận vai trò NSNN đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đánh
giá thực tiễn cơ cấu NSNN giai đoạn phát triển này. Đề ra các giải pháp đổi mới cơ
cấu ngân sách, ưu tiên ngân sách vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đề tài cũng đã
7
được áp dụng khá thành công trong hoạch định chiến lược tài chính của Nhà nước
với mục tiêu tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam.
Tài liệu Hội nghị Ngành tài chính, (Hà Nội - 2005; 2007) đã tổng kết những
thành công về xây dựng thể chế, chính sách tài chính công áp dụng hiệu quả bước
đầu trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý trong nền tài chính Việt Nam giai đoạn
2005-2007. Tài liệu Hội thảo khoa học “ Mô hình tổng Kế toán Nhà nước: (Hội An-
2012) với nhiều tác giả ngành Tài chính Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành
KBNN đã xây dựng định hướng mô hình KBNN, chức năng Tổng kế toán Nhà
nước trong tương lai; Hội thảo VIETNAMFINAL - “Tăng cường bền vững tài
khóa; khuôn khổ chi tiêu trung hạn ”. (Hà Nội- 9/2012), bao gồm nhiều tác giả hàng
đầu về NSNN Việt nam và thế giới như PGS-TS Đặng Văn Thanh; Habib Rab
(chuyên gia cao cấp World Bank); TS Trịnh tiến Dũng, (trợ lý giám đốc quốc gia
UNDP Việt Nam); TS Đặng Ngọc Tú (Viện Chiến lược và Chính sách tài
chính)…đã tổng kết và khuyến cáo nhiều mô hình NSNN, đây là những kinh
nghiệm rất cần thiết để hoàn thiện chính sách quản lý, phân cấp NSNN ở nước ta và
các địa phương, là nguồn tài liệu phong phú để tác giả luận án hoàn thành chủ đề
liên quan NSNN [30;32].
Đi vào những vấn đề cụ thể trong hoạt động đánh giá, các nghiên cứu sau
đây là những nghiên cứu khá sát với đề tài nghiên cứu:
Tác phẩm: “Phân tích hiệu năng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt
Nam” của TS Trương Quang Thông, trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh, Nhà Xuất bản Phương Đông, một nghiên cứu thực nghiệm về mô hình S-C-P.
Tác giả đã phân tích các quan hệ giữa cấu trúc, hành vi và hiệu năng của hệ thống
Ngân hàng thương mại Việt Nam, được chia thành bốn nhóm chính là các ngân
hàng cổ phần, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng thương mại nhà nước và các
chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, quản trị ngân hàng có nhiều đặc điểm
khác với quản trị KBNN hay quản trị tài chính công, vì vậy mô hình này khó áp
dụng trong hệ thống KBNN và đây là hình thức gợi mở để tác giả luận án nghiên
cứu các giải pháp xây dựng tiêu chí phù hợp trong quản trị KBNN.
8
Bài báo Cải thiện độ tin cậy của ngân sách qua khâu lập dự toán của PGS-TS
Hoàng Thị Thúy Nguyệt - Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số tháng 3/2013.
Bài báo này cho rằng: khái niệm độ tin cậy của ngân sách được sử dụng rộng rãi
trên thế giới và người ta sử dụng khung đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và
chi tiêu công (PEFA). PEFA là một khung giám sát tổng hợp cho phép đánh giá
mức độ thực hiện quản lý tài chính công của các Quốc gia theo thời gian. Khung
đánh giá này là một phần của “Phương pháp tiếp cận tăng cường” hỗ trợ cho quá
trình cải cách quản lý tài chính công của các Quốc gia, nhất là các nước đang phát
triển trên cơ sở phù hợp với thể chế Quốc gia và hài hòa với yêu cầu của nhà tài trợ.
Trong đánh giá PEFA, sử dụng 4 chỉ số từ PI-1 đến PI-4 để xem xét độ tin
cậy của ngân sách. Trong đó: PI-1: Tổng thực chi ngân sách so với tổng dự toán ban
đầu được phê duyệt; PI-2: các nội dung (cơ cấu) thực chi ngân sách so với các nội
dung trong dự toán ban đầu được phê duyệt; PI-3 thực thu ngân sách so với tổng dự
toán ban đầu được phê duyệt; PI-4 số nợ chi và việc kiểm soát tình trạng nợ chi
ngân sách. Nếu mức độ chênh lệch càng nhỏ, điểm số càng cao, ví dụ: khi mức
chênh lệch giữa số thực chi ngân sách so với dự toán gốc của ít nhất 2 trong 3 năm
gần nhất không quá (+/-) 5 % thì độ tin cậy của ngân sách sẽ đạt loại A, điểm cao
nhất. Cụ thể hóa yêu cầu tối thiểu PI-1 theo PEFA như sau:
Điểm Yêu cầu tối thiểu ( phương pháp chấm điểm M1)
A Chỉ đựợc 1 năm trong số 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi
mức +/- 5% so với số dự toán.
B Chỉ đựợc 1 năm trong số 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi
mức +/- 10% so với số dự toán
C Chỉ đựợc 1 năm trong số 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi
mức +/- 15% so với số dự toán
D Hai hoặc cả 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi mức +/- 15%
so với số dự toán
Ngân sách thiếu độ tin cậy có thể phá vỡ kỷ luật tài khóa tổng thể, làm tăng
nguy cơ thâm hụt ngân sách, tăng nợ đọng. Xét về hiệu quả phân bổ nếu dự toán
9
ngân sách không đảm bảo tính thực tế thì kinh phí sẽ không đáp ứng đầy đủ, kịp
thời cho những chính sách chi ưu tiên và có thể xảy ra tình trạng phân bổ tùy tiện
của các nhà quản lý tài chính công. Vì thế đây là chỉ số được các Quốc gia rất quan
tâm và nỗ lực cải thiện điểm số theo thời gian [23].
Trong tạp chí tài chính số ra tháng 11/2012, tác giả NCS. Trần Thị Ngọc Hân
- Học viện Tài chính nêu: Đối với một đối tượng mang tính kinh tế, xã hội, kỹ thuật
phức tạp như các hoạt động kinh tế có sử dụng nguồn lực việc đánh giá của các chủ
thể quản lý tất yếu phải chọn lựa những tiêu chí phù hợp [17].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “xây dựng mô hình phân tích dự báo các
chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính
sách tài chính”, Viện Khoa học Tài chính - Bộ Tài chính, năm 2008 do TS. Nguyễn
Ngọc Tuyến làm chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam
qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, kế thừa kinh nghiệm mô hình phân tích dự báo
của một số nước và đưa ra mô hình phân tích dự báo kinh tế Việt Nam thông qua
các chỉ tiêu mới xây dựng. Quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả luận án đã tâm đắc
mô hình dự báo kinh tế vĩ mô do cơ quan Kho bạc Oxtrâylia xây dựng, bao gồm 23
phương trình hành vi, 16 phương trình liên quan đến số lượng và mức giá tương đối
của các thành phần của GDP, 4 phương trình khác xác định thu nhập và thị trường
lao động…Đồng thời, đề tài đã xây dựng 51 phương trình dự báo kinh tế ở Việt
Nam trên các lĩnh vực thu ngân sách, chi ngân sách, tiền tệ, GDP, tiêu dùng, tích
lũy…Tuy nhiên, phạm vi của đề tài rộng và lĩnh vực dự báo kinh tế còn khá mới mẻ
ở Việt Nam, phụ thuộc nhiều yếu tố khác, nên việc vận dụng vào quản lý quỹ ngân
sách của KBNN vẫn còn chưa thích hợp. Tác giả coi đây là nguồn tài liệu tham
khảo gần với việc xây dựng hệ tiêu chí quản lý ngân sách, cần có các nghiên cứu cụ
thể và khác biệt hơn với mục tiêu của đề tài khoa học này [37].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN do Vụ Tổng hợp Pháp chế
KBNN: “Công tác thống kê, tổ chức thông tin và phân tích hoạt động nghiệp vụ
KBNN”, do Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu tháng 12 năm
2013. Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thống kê và phân tích nói
10
chung và những vấn đề liên quan quan đến hoạt động KBNN. Có thể nói hiện nay
các lý thuyết về thống kê cũng như phân tích kinh tế có rất nhiều công trình nghiên
cứu, tuy nhiên với phạm vi đề tài nghiên cứu thống kê và phân tích hoạt động có
tính chất chuyên ngành, nhóm tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận có tính
chất phù hợp với hoạt động nghiệp vụ KBNN. Đề tài đã phân tích thực trạng công
tác thống kê và phân tích hoạt động KBNN trong suốt quá trình hoạt động, đặc biệt
là giai đoạn sau khi có Quyết định số 140/2002/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 12
tháng 11 năm 2012 về chế độ thống kê KBNN. Qua đó, đề tài đã làm rõ những kết
quả đã thực hiện về thống kê và phân tích hoạt động KBNN, giúp cho việc quản lý,
chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế xã hội của Bộ Tài chính, của chính quyền các
cấp được hiệu quả hơn, giúp cho hệ thống KBNN có các số liệu cần thiết, tin cậy để
thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh các kết quả đạt được, đề tài
cũng đã chỉ rõ tính trùng lắp của hệ thống chỉ tiêu thống kê với các báo cáo kế toán,
gây lãng phí trong quản lý, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, khả năng khai thác còn
hạn chế, chưa có bộ phận làm công tác thống kê chuyên trách. Vì vậy, cần phải hệ
thống chỉ tiêu thống kê và được xây dựng đảm bảo tính đồng bộ với các chỉ tiêu
thống kê của Bộ Tài chính đã ban hành cũng như việc KBNN đã triển khai hệ thống
TABMIS và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý, đồng thời phải
xây dựng các phương pháp phân tích hoạt động nghiệp vụ KBNN để giúp cho việc
thực hiện các hoạt động KBNN ngày một hiệu quả hơn.Trên cơ sở định hướng công
tác thống kê và phân tích hoạt động nghiệp vụ KBNN, đề tài đã đề xuất xây dựng hệ
thống chỉ tiêu thống kê hoạt động nghiệp vụ KBNN với một số chỉ tiêu chủ yếu liên
quan đến hoạt động KBNN và tại KBNN các tỉnh, thành phố, cách xác định các chỉ
tiêu thống kê dựa trên các báo cáo kế toán trong TABMIS. Đồng thời đề tài cũng
xây dựng và đề xuất phương pháp phân tích một số hoạt động chủ yếu về vốn và
nguồn vốn của KBNN; tình hình thu NSNN; tình hình chi NSNN bao gồm thanh
toán vốn đầu tư và kiểm soát chi thường xuyên; tình hình huy động vốn cho NSNN.
Những vấn đề của đề tài trên có chứa đựng những yếu tố mà đề tài luận án
quan tâm, nhất là các tiêu chí trong quản lý hoạt động KBNN. Tác giả luận án này
11
coi đây là tài liệu quan trọng, logich quá trình nghiên cứu và phát triển một số giải
pháp phù hợp hơn với mục tiêu nghiên cứu luận án.
Sách nước ngoài có cuốn Finane Publiques - Tài chính công (2002), của
Michel Bouvier, Marie-Christine Esclaben, Jean-Pierse. Sách đã đề cập những vấn
đề cơ bản của Tài chính công, các khái niệm và lý luận về tài chính công hiện đại.
Sách này cũng đã giới thiệu kinh nghiệm, thực tiễn vận dụng quản lý tài chính công
tại Pháp và Châu Âu. Các tác giả đã có những phân tích về NSNN, luật tài chính,
các tác nhân và trình tự NSNN. Tuy nhiên, đối với quản lý quỹ NSNN nói chung,
quản lý quỹ NSNN của KBNN nói riêng chưa được các tác giả đề cập nhiều. Đây là
nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích về lý luận NSNN, Nhà nước, Tài chính công
trong giai đoạn hiện nay mà Việt Nam cần tiếp cận phù hợp [47].
Dự án cải cách Tài chính công của Bộ Tài chính (2008) nghiên cứu mô hình
quản lý NSNN Tại Cộng hòa Pháp, việc cải cách hành chính công có thể nói từ
ngày 1/8/2001, Luật Ngân sách Nhà nước mới ban hành thay thế cho Luật ban hành
năm 1959. Những đòi hỏi về hiệu quả chi ngân sách và minh bạch của các hoạt
động tài chính công có tác động trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ vốn có của cơ
quan kế toán công, đơn vị làm nhiệm vụ ghi chép các luồng chu chuyển tài chính,
mô tả tình trạng tài chính và cung cấp công cụ đánh giá và chọn lựa các nhà hoạch
định chính sách.
Hệ thống kế toán mới tại Pháp bao gồm 3 mảng: i) Kế toán tổng hợp; ii) Kế
toán ngân sách; iii) Kế toán quản trị. Kế toán quản trị là một loại hình khá mới,
dùng để phân tích chi phí của các hoạt động đã cam kết trong khuôn khổ các
chương trình lớn. Để từ các số liệu chi tiết, tổng hợp cho phép đưa ra những phân
tích, như so sánh chi phí cho các loại hình dịch vụ giống nhau giữa các Bộ…Tuy
nhiên, đến nay, kế toán quản trị mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu đặc thù của
mỗi ngành, đơn vị mà chưa hoàn toàn tách bạch khỏi kế toán tổng hợp của Nhà
nước.
Hệ thống kế toán chỉ áp dụng đối với ngân sách trung ương, các chính quyền
địa phương áp dụng một chế độ kế toán riêng gọi là kế toán ngân sách xã. Các
12
KBNN cơ sở làm công tác kiểm soát chi và kế toán ngân sách cho địa phương chỉ
lập báo cáo chấp hành ngân sách địa phương và cung cấp cho chính quyền địa
phương (hội đồng vùng, hội đồng tỉnh và chính quyền xã, thành phố). Tuy nhiên,
các thông tin này cũng được định kỳ truyền lên KBNN tỉnh để tổng hợp phục vụ
cho Tổng kế toán quốc gia.
Tác giả nghiên cứu mô hình KBNN Cộng hòa Pháp và cho rằng phương
pháp tiếp cận qua chu trình giá trị có thể cung cấp những cơ sở hữu ích cho việc
thiết kế, phân tích, đánh giá hoạt động Kho bạc. Có sự tương ứng đáng kể giữa hệ
thống kho bạc giả thuyết bắt nguồn từ phương pháp tiếp cận này và hệ thống kho
bạc thực tế ở Việt Nam. Các nguồn tài liệu này cần đựợc xem xét thận trọng trong
quá trình hoàn thành luận án, việc đưa các dữ liệu tổng hợp vào đánh giá hoạt động
quản lý quỹ ngân sách còn phải sàng lọc các nhân tố chính, nhân tố phụ thuộc khách
quan và chủ quan. Do đó, đây là tài liệu tham khảo khá quan trọng khi đánh giá trên
góc độ toàn diện hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam.
Nhìn chung, ở Việt Nam, các nghiên cứu về KBNN cũng rất hạn chế. Đặc
biệt, lĩnh vực nghiên cứu về hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN hiện
chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Mặt khác, hoạt động KBNN Việt Nam có
những đặc thù so với hoạt động của KBNN /Ngân khố Quốc gia ở các nước.
13
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước
NSNN là một phạm trù mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đời của Nhà
nước. NSNN ra đời, tồn tại trong nhiều xã hội có Nhà nước, là kết quả cuộc đấu
tranh giữa giai cấp tư sản đang lên và giai cấp phong kiến đang trên con đường tàn
lụi. Nhà nước ra đời tất yếu phải có nguồn lực tài chính để trang trải cho các chi phí
hoạt động của bộ máy và thực hiện chức năng kinh tế xã hội của nhà nước, NSNN
là nguồn lực tài chính chủ yếu, cơ bản nhất của nhà nước. Theo nguyên lý chung,
NSNN là một bộ phận của công sản và được huy động, cất trữ, sử dụng trong một tổ
chức, cơ quan, đơn vị cụ thể.
G.Jeze viết năm 1922 “Ngân sách chủ yếu là một văn bản chính trị”. Nhận
xét này đúng ở hai phương diện. Thực vậy, ngân sách là sự thể hiện của một quan
điểm chính trị trên phương diện tài chính đồng thời cũng là một phạm trù của quyền
lực. Sự thay đổi phe đa số trong chính trị thường đi liền với sự thay đổi chương
trình, ngay cả khi khả năng hành động của Nhà nước ngày nay đã bị hạn chế nhiều
trong hệ thống các nền kinh tế vừa phức tạp, vừa có mức độ hội nhập cao ở nhiều
quốc gia. Mặt khác, trong bất cứ chế độ dân chủ nào, xác định những sự lựa chọn tài
chính luôn là vấn đề trung tâm của quyền lực. Việc kiểm soát hay phân chia quyền
lực tài chính giữa các thể chế là một vấn đề chính trị quan trọng [50].
Dưới góc nhìn mang tính lý luận, người ta quan niệm NSNN được đặc trưng
bằng sự vận động các nguồn tài chính gắn với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ
tập trung của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa
14
Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối
các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu.
Dưới góc nhìn thực tiễn của các nhà quản lý thì cho rằng: NSNN là toàn bộ
các khoản thu - chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và
thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà
nước; Chính sách tài khóa là chính sách của chính phủ về thuế khóa, chỉ tiêu quản
lý nợ nhằm phản ánh kết quả của kinh tế vĩ mô, cụ thể liên quan đến công ăn việc
làm, qui mô kinh tế, độ ổn định của mức giá cả và cân bằng của cán cân thanh toán.
Quy trình ngân sách là phương tiện quan trọng để xác định và thực hiện chính sách
tài khóa.
Khái niệm NSNN là khái niệm trừu tượng, theo nghiên cứu của chuyên đề
chuyên sâu, cho đến hiện nay có khá nhiều khái niệm khác nhau. Từ điển Nouveau
Petit Larousse của Pháp cho rằng: “Ngân sách là bảng liệt kê, dự kiến các khoản thu
nhập và chi trả của một cơ quan, một công xã…” [26 ].
Luật Ngân sách Cộng hòa Liên bang Nga thì giải thích: “NSNN là một hình
thức động viên, sử dụng nguồn thu vốn tiền tệ để đảm bảo các chức năng của guồng
máy chính quyền Nhà nước” [5].
Ở nước ta, trong một số tài liệu, sách giáo khoa, công trình nghiên cứu đã
đưa ra những khái niệm khác nhau về NSNN.
Trong từ điển thuật ngữ tài chính - tín dụng của Viện nghiên cứu Bộ Tài
chính, mục NSNN được giải thích như sau: “NSNN là dự toán và thực hiện các
khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường
là một năm)” [39].
Theo ý kiến của GS-TS Tào Hữu Phùng: NSNN là hệ thống các mối quan hệ
kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử
dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý
và điều hành nền kinh tế- xã hội của mình [26].
Luật NSNN nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam được Quốc hội
thông qua ngày 20/3/1996 ngay ở điều 1 đã nêu rõ: “NSNN là toàn bộ các khoản
15
thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và
được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước” [22].
Như vậy, các khái niệm trên đây xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau
và có những nhân tố hợp lý nhưng chưa đầy đủ xét về phương diện pháp lý, bản
chất kinh tế và tính chất xã hội của NSNN. NSNN được nhìn nhận như một loại quỹ
tiền tệ thuộc quyền sở hữu, chi phối trực tiếp của Nhà nước.
Qua tìm hiểu khái niệm NSNN ở các nước cũng như ở Việt Nam, thấy rằng
các khái niệm trên mới lột tả mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN, có thể giúp cho
chúng ta nhận dạng NSNN qua những tiêu chí đặc trưng nhất, song chúng lại chưa
làm rõ những nội dung bên trong thuộc các mối quan hệ mang tính bản chất của
NSNN.
Thực vậy, khi nhìn nhận về NSNN, nếu chỉ coi NSNN là bảng dự toán thu,
chi bằng tiền thì mới chỉ thấy được phần hình thức biểu hiện bên ngoài trong trạng
thái tĩnh của hoạt động NSNN. NSNN quan niệm như thế thì tất cả những nội dung
vốn rất đa dạng, phong phú, sống động bên trong, tức là toàn bộ cái thực chất bên
trong của NSNN hầu như chưa được nêu rõ. Trong thực tế, NSNN được sử dụng
như một công cụ quản lý vĩ mô nên ngoài cách hiểu trạng thái tĩnh nó cần được hiểu
dưới trạng thái động. Với cách hiểu này các luồng thu, chi của NSNN thực sự là
những mối quan hệ tài chính rất sôi động, là bộ phận trọng tâm, là khâu quan trọng
bậc nhất của tài chính Nhà nước. Nhờ nó mà Nhà nước có đủ các phương tiện tài
chính để không những duy trì sự tồn tại hoạt động bộ máy của mình, mà còn đảm
bảo cho Nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ xã hội giao phó. Theo
quan điểm đó, luận án tiếp cận định nghĩa NSNN được đưa ra như sau: “NSNN xét
ở thể tĩnh và hình thức biểu hiện bên ngoài là bảng dự toán thu, chi bằng tiền của
Nhà nước cho một khoảng thời gian nhất định nào đó (thường là một năm); xét ở
thể động và trong suốt cả quá trình, NSNN là khâu cơ bản của tài chính Nhà nước
tổng hợp, được Nhà nước sử dụng để phân phối một bộ phận của cải của xã hội
dưới dạng tiền tệ về tay mình nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của
16
bộ máy Nhà nước và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội… mà
Nhà nước phải gánh vác” [27].
1.1.2. Bản chất của Ngân sách Nhà nước
Chúng ta cũng thấy rằng, thu - chi là hai nội dung cơ bản của NSNN nhưng
thu-chi NSNN có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với “Ngân sách tư nhân” và các chủ
thể khác là trên phương diện pháp lý. Thu-chi ngân sách của Nhà nước luôn được
thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước và được quy định trong pháp luật, thực ra
“thu, chi” NSNN ở đây là đã được khái quát hóa, trong đó, “thu” được hiểu là tất cả
các nguồn, tiền được huy động cho Nhà nước, còn “chi” bao gồm các khoản chi và
các khoản trả khác của Nhà nước. Tính đặc thù của NSNN được thể hiện sự phân
chia thẩm quyền giữa một bên là cơ quan thảo luận các tác động thông qua việc phê
chuẩn, một bên là cơ quan hành pháp phụ trách việc thực thi các quyết định của cơ
quan thảo luận. Từ các quan niệm trên, chúng ta khái quát về bản chất của NSNN ở
các khía cạnh chủ yếu sau:
Về kinh tế, NSNN là quan hệ kinh tế - tài chính giữa một bên là Nhà nước và
bên kia là các chủ thể của nền kinh tế - xã hội trong quá trình huy động, phân phối
và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội. Các khoản thu phần lớn đều mang
tính chất cưỡng bức, tức là tất cả các nguồn lực, tiền được huy động cho Nhà nước
có tính chất một chiều, không hoàn trả trực tiếp. Còn các khoản chi lại mang tính
chất cấp phát là chủ yếu. Thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn
nhất của Nhà nước, một phần thu nhập của các chủ thể chuyển thành thu nhập của
Nhà nước. Nhà nước sử dụng quyền lực và quyền sỡ hữu của mình thực hiện huy
động và phân phối lại một phần tài lực của nền kinh tế. Việc huy động và phân phối
NSNN chủ yếu dưới hình thức giá trị, gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ
NSNN nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Chính vì mối quan hệ
này, đòi hỏi các quốc gia phải có chính sách ngân sách đúng đắn, tôn trọng các quy
luật kinh tế khách quan, đồng thời mọi khoản chi têu của Nhà nước phải được quản
lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và công bằng trong xã hội.
17
Về mặt xã hội, NSNN gắn liền với Nhà nước, Nhà nước mang tính giai cấp
nên NSNN cũng mang tính giai cấp. Xuất phát từ tính giai cấp của NSNN nên
NSNN của tất cả quốc gia đều do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của quốc
gia đó quyết định. Trong mối quan hệ giữa ngân sách và Nhà nước để thực hiện quá
trình phân phối lợi ích thì Nhà nước chủ yếu hướng tới lợi ích chính trị - kinh tế, đặt
mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội lên trên hết. Về mặt quản lý một yêu cầu đặt ra
là Nhà nước phải thống nhất các khoản thu-chi trên cơ sở hạch toán, do đó Nhà
nước phải tập hợp và cân đối thu-chi của Nhà nước, bắt buộc các khoản thu phải
theo luật định, các khoản chi phải theo dự toán, không cho phép sự tùy tiện trong
quản lý thu-chi NSNN. Mặt khác, thông qua NSNN, Nhà nước còn định hướng
chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược phát triển của đất nước. Nhà
nước còn thông qua NSNN để thực hiện chức năng dịch vụ xã hội có tính chất đặc
biệt, đặc thù mà các thành phần kinh tế khác không thực hiện được hoặc không
được pháp luật cho phép thực hiện.
Về mặt pháp lý, NSNN là một đạo luật về các khoản thu, chi của Nhà nước
trong khoảng thời gian nhất định. NSNN được dự toán bởi cơ quan hành pháp
(Chính phủ), được thảo luận và quyết định bởi cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị
viện). NSNN do chính phủ tổ chức thực hiện và được giám sát, kiểm tra bởi các cơ
quan dân cử cũng như các tổ chức đoàn thể, toàn dân. Hoạt động NSNN đều trên cơ
sở nhất định do Nhà nước quy định các khoản thu và nội dung chi, đây là yêu cầu
khách quan do phạm vi hoạt động của NSNN được tiến hành trên mọi lĩnh vực và
tác động đến mọi chủ thể của nền kinh tế- xã hội.
Như vậy, NSNN là một phạm trù tài chính công có nội dung vật chất là các
quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Thực chất, NSNN là công cụ tài khóa
được Nhà nước sử dụng để huy động và phân phối một bộ phận của cải của xã hội
nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã
hội của Nhà nước. NSNN phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các
chủ thể trong nền kinh tế xã hội trong quá trình phân phối nguồn lực tài chính quốc
gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Hoạt động
18
NSNN chủ yếu là hoạt động thu - chi của quỹ tiền tệ tập trung. Người sở hữu duy
nhất quỹ tiền tệ tập trung của NSNN là Nhà nước, Nhà nước toàn quyền chi phối
quyết định đến quá trình hoạt động thu - chi của NSNN. Biểu hiện bên ngoài,
NSNN là bảng dự toán thu, chi bằng tiền, cũng có thể là bảng quyết toán, thực hiện
các khoản thu, chi của Nhà nước trong khoản thời gian nhất định (thường là một
năm). Chính phủ dự toán các khoản thu, chi trong một năm, trình Quốc hội quyết
định và Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện dự toán được phê duyệt. NSNN
phải thích nghi và điều chỉnh các biến động kinh tế có tác động trực tiếp tới nguồn
thu của mình hoặc thực hiện những giải pháp cấp bách trong sử dụng các khoản chi.
Từ phân tích trên về khái niệm và bản chất NSNN, có thể thấy rằng KBNN
được giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN là vô cùng quan trọng, quản lý quỹ ngân
sách của KBNN cần đánh giá đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa
các chủ thể trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn lực tài chính
quốc gia. Thông qua những phân tích, đánh giá hoạt động của KBNN có thể cho ý
kiến, đánh giá mối quan hệ giữa các nội dung thu, chi, chủ thể quản lý và điều hành
NSNN, các chủ thể liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát, phê
chuẩn NSNN xét trên mọi phương diện.
1.1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước
Trong lịch sử hình thành và phát triển của NSNN, mỗi một trường phái kinh
tế có cách nhìn nhận về vai trò NSNN khác nhau; cho đến thiên niên kỷ mới, nhiều
lý thuyết về tài chính công, NSNN tiếp tục được các học giả tìm kiếm mô hình phát
triển kinh tế - xã hội dựa trên phát huy vai trò của NSNN. Chúng tôi có thể trình
bày tóm lược nhất vai trò của NSNN trên quan điểm khác biệt nhất của các trường
phái kinh tế như sau:
- Trường phái Cổ điển, Tân cổ điển và lý thuyết Tự do hóa thị trường thì
quan niệm về một nền kinh tế tự do với sự điều tiết tối thiểu của chính phủ chiếm
ưu thế nổi bật trong thế kỷ 18, đặc biệt là giữa các nhà kinh tế học người Pháp đại
diện cho trường phái trọng thương (mercantilists) như các nhà kinh tế học William
Pety (1623 - 1687), Boisguilbeft (1646 - 1714), Francois Quesnay (1699 - 1774),
19
Anne Robest Jacoues Targot (1727 - 1781). Đỉnh cao của sự phát triển kinh tế học
cổ điển là học thuyết kinh tế của Adam Smith (1723 - 1790), người được coi là ông
tổ của kinh tế học cổ điển. Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các dân tộc”
(1776), Adam Smith chỉ ra nguyên lý “bàn tay vô hình” của thị trường. Do vậy,
theo ông Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế mà hoạt động kinh tế do
các qui luật khách quan chi phối, do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá
cả hàng hóa trên thị trường quyết định.
Học thuyết của Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ học thuyết tự do hóa thị trường
và chỉ công nhận sự can thiệp tối thiếu của Chính phủ. Vì vậy, vai trò NSNN bị giới
hạn lại, thậm chí còn bị động, ít được can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Còn lý
thuyết tự do hóa mà điển hình là JonhstuarMill và Senior thì chống lại sự can thiệp
của Nhà nước, ủng hộ tự do hóa thị trường.
- Vào những năm đầu thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp là hiện
tượng kinh tế phổ biến trong nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đương thời. Cuộc
đại khủng hoảng 1929 - 1933 đã chứng tỏ các học thuyết kinh tế của trường phái Cổ
điển và Tân cổ điển không còn hiệu nghiệm.
Học thuyết Keynes ra đời với tư tưởng là phê phán chính sách kinh tế Cổ
điển và Tân cổ điển dựa trên các học thuyết “Bàn tay vô hình”, bác bỏ “Lý thuyết tự
điều chỉnh” của nền kinh tế dựa trên cơ chế thị trường linh hoạt. Qua đó chứng
minh cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế để khắc
phục suy thoái, khủng hoảng, hạn chế thất nghiệp, lạm phát và ổn định tăng cường
kinh tế. Với việc áp dụng học thuyết này, quy mô ngân sách lớn hơn cho phép chính
phủ các nước thực thi những ý đồ chiến lược kinh tế tài chính hết sức to lớn. Tuy
nhiên, hạn chế lớn của việc thực thi học thuyết Keynes là sự quan liêu tham nhũng
của bộ máy chính quyền dẫn tới việc phân bổ các nguồn lực càng ngày càng kém
hiệu quả và lãng phí.
J.M Keynes khẳng định chi tiêu Nhà nước là công cụ can thiệp cơ bản của
Nhà nước đối với sự phát triển có tính chất chu kỳ của nền kinh tế và khắc phục
khủng hoảng. Vì vậy, việc tăng chỉ tiêu của Nhà nước là yếu tố quan trọng và không
20
thể tách rời cầu hiệu quả. Trọng tâm lý thuyết của Keynes là sử dụng chính sách tài
khóa như một công cụ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào việc
khuyến khích đầu tư thông qua tiết kiệm và tốc độ tạo vốn cho nền kinh tế. Lý
thuyết này đã là nền tảng để các nhà hoạch định đề xuất chính sách cho các nước
đang phát triển trong mấy thập kỷ qua. Tuy nhiên, học thuyết Keynes cũng chứa
đựng những mạo hiểm có nguy cơ lạm phát, suy giảm cán cân thanh toán, cán cân
thương mại quốc tế, thể hiện: Sự khuyến khích của cầu hiệu quả bằng cách tăng chi
tiêu Nhà nước có thể chỉ đem lại kết quả tạm thời, trong ngắn hạn, thực chất Nhà
nước không tạo ra cầu mới mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác.
Trang trải chi tiêu Nhà nước bằng nguồn vay mượn cũng để lại hậu quả đáng
lo ngại: Tăng nợ nần Nhà nước, tăng lãi suất thực tế, có thể dẫn đến lạm phát và làm
rối loạn nền kinh tế.
- Nếu như các học thuyết của Keynes ra đời là nền tảng cho chính sách của
Chính phủ nhằm ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, khắc
phục các thất bại của thị trường nhằm duy trì nền kinh tế ổn định ở mức “toàn dụng
nhân công”, thì Musgrave giữ vị trí quan trọng trong việc mở rộng vai trò của Chính
phủ và chính sách tài khóa ra khỏi mục tiêu bó hẹp này. Musgrave được coi là một
trong những nhà kinh tế học lớn đại diện cho phương pháp tiếp cận của Keynes và
được sử dụng phổ biến nhất ở châu Âu trong những năm 1930 và sau thời kỳ hậu
Thế chiến II. Mặc dù lý thuyết của Keynes về một Chính phủ năng động không còn
được ủng hộ ở các nước phát triển trong những năm 1970 - 1980, nó vẫn tiếp tục
được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi. Mus-
grave đã liên hệ giữa lý thuyết về sự điều tiết của Chính phủ và lý thuyết về sự thất
bại của thị trường, để làm cơ sở lập luật cho chính sách tài khóa. Musgrave cho rằng
ngoài ảnh hưởng của thất bại thị trường, Chính phủ còn chịu tác động của những tư
tưởng chính trị và xã hội trong việc đề ra chính sách. Trên cơ sở đó, Musgrave đề
xuất ba chức năng của tài chính công:
Chức năng phân bổ nguồn lực: Cung cấp hàng hóa công cộng, khắc phục các
thất bại của thị trường thông qua việc sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu của
Chính phủ.
21
Chức năng phân phối: Điều chỉnh phân phối thu nhập và tài sản một cách
hợp lý và công bằng.
Chức năng ổn định: Sử dụng các công cụ chi tiêu và thuế khóa để duy trì
mức việc làm cao, ổn định giá cả hợp lý và ổn định cán cân thanh toán.
- Các lý thuyết kinh tế học hiện đại, vào những năm thập kỷ 70 và 80 mặc
dầu thế giới đã đạt được nhiều thành tựu về mô hình phát triển kinh tế vượt bậc, tuy
nhiên những nhược điểm trong các chương trình chi tiêu của Chính phủ bắt đầu
xuất hiện, buộc các nhà kinh tế và chính trị học phải nghiên cứu tìm hiểu những thất
bại của Chính phủ. Vậy là thị trường rất hay thất bại, nhưng Chính phủ cũng không
mấy thành công trong việc khắc phục các thất bại của thị trường. Một số nguyên
nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của Chính phủ đó là: Thông tin và khả năng kiểm
soát hạn chế đối với khu vực tư nhân; Quan liêu, hạn chế của quá trình hiệp thương
chính trị dẫn đến việc chậm trễ trong ban hành và thực thi chính sách.
Chính sách tài khóa của Nhà nước phải vừa tạo được nguồn thu cho Nhà
nước đảm bảo các hoạt động của xã hội, vừa khuyến khích sản xuất phát triển, đảm
bảo công bằng xã hội. Chính sách chi NSNN được sử dụng như một công cụ nhằm
phát huy sức mạnh của nền KTTT, đồng thời khắc phục những khuyết tật của thị
trường bằng việc ĐTPT kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như nhu cầu đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đầu tư để cơ cấu lại sản xuất, thực hiện các chính
sách xã hội đảm bảo công bằng, giải quyết việc làm.
Với mô hình này thì chính sách tài khóa trở thành một yếu tố quan trọng và
được Nhà nước sử dụng như một công cụ điều chỉnh một cách khoa học và linh
hoạt. Chính sách thuế phải như thế nào để vừa đảm bảo công bằng vừa đạt tỷ lệ
động viên cao nhất, chi ngân sách ở mức độ hợp lý để khắc phục những khuyết tật
và phát huy thế mạnh của thị trường. “ hành động của Nhà nước không được thay
thế tính chủ động cá nhân mà nó phải mang tính sư phạm và khuyến khích như
“Một số ý kiến về cải cách thị trường tài chính” của Đặng Đức Đạm (2004), Dự án
VIF 01/2012 tại Hà Nội. Dựa trên các nguyên tắc của kinh tế học phúc lợi ứng
dụng, các nhà kinh tế đã xây dựng lý thuyết nhằm phân tích việc sử dụng các nguồn
22
lực công có mang tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực không, có giúp cho Chính phủ đạt
được các mục tiêu của mình là sử dụng nguồn lực công tốt hơn trên cơ sở gia tăng
thặng dư của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ công. (Dluhy et al,2000)
cho rằng đo lường thực hiện tìm kiếm để trả lời các câu hỏi sau: “chúng ta đang làm
cái gì” và mở rộng ra hơn “chúng ta làm việc đó có hiệu quả không”. Những người
quản lý có thể sử dụng thông tin này để cải thiện chất lượng, hiệu quả và hiệu lực
các chương trình chi tiêu công [31].
Qua phân tích trên, có thể khái quát vai trò của NSNN thời đại hiện nay trên
các khía cạnh chính như sau:
a. Vai trò của NSNN trong tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là điều kiện tiên quyết cho ngân
sách ổn định, bền vững và cho phép ổn định nguồn thu NSNN dựa trên cơ sở kinh
tế tài chính vững chắc. Đến lượt mình, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính
phủ nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển và chuyển đổi có khu vực kinh tế
Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn đi đối với gánh nặng xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn
đặt trên vai Nhà nước đã buộc chi tiêu ngân sách tăng vọt, đặc biệt là chi đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến tăng bội chi ngân sách. Bên cạnh đó hiệu quả đầu tư
Nhà nước thường thấp và dễ xuất hiện tình trạng tham nhũng, lãng phí gây thâm hụt
NSNN.
Tăng trưởng kinh tế một cách bền vững thực chất là phát triển kinh tế có
hiệu quả. Kết quả kinh tế thời kỳ sau so với thời kỳ trước không chỉ tăng thêm về
mặt sản lượng, GDP… mà còn tăng thêm về sự cân đối của nền kinh tế. Vì vậy,
tăng trưởng kinh tế bền vững là mục đích sống còn của nhiều Quốc gia trên thế giới.
Cách thức sử dụng NSNN phục vụ cho việc tăng trưởng bền vững nền kinh
tế cũng khá đa dạng và phong phú.
Trước hết để phát huy vai trò tích cực của NSNN trong đời sống KT-XH đòi
hỏi quản lý NSNN một cách hợp lý, hiệu quả và duy trì được xu hướng cân bằng
NSNN. Thực hiện phân cấp NSNN hợp lý, tích cực để phát huy tính chủ động sáng
23
tạo của ngân sách địa phương. Tất cả nhằm tiến tới mục tiêu hiệu quả và hợp lý của
NSNN.
Vai trò tích cực của NSNN chỉ có thể phát huy trong thực tiễn khi và chỉ khi
Nhà nước xác lập được một hệ thống chính sách thu - chi ngân sách hợp lý, phù hợp
những biến động của nền kinh tế, có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Do đó,
“Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, không có Chính phủ nào, dù bảo thủ tới đâu, lại
không nhúng tay vào nền kinh tế” [51]. Sau khủng hoảng tiền tệ năm 1998 bắt đầu
từ Châu Á, đến khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008 từ các nước phát
triển, nền kinh tế thế giới đến nay vẫn đang gặp khó khăn. Từ đó người ta đang đặt
vấn đề lo ngại về sự phát triển của các nước phát triển ảnh hưởng đến các nước còn
lại, chứng tỏ sự không hoàn hảo của các thể chế tài chính quốc tế về hoạt động và
giám sát tài chính. Các vấn đề tài chính từ các nước này như nợ công, thâm hụt
ngân sách, thương mại... đã ảnh hưởng xấu sang các nước đang phát triển, buộc
Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế phải vào cuộc [31]. Vì vậy, vai
trò của NSNN đối với phát triển kinh tế không còn là vấn đề của riêng từng Quốc
gia mà trở thành vấn đề kinh tế thế giới.
b. Vai trò của NSNN trong phân bổ nguồn lực của nền kinh tế
Trong nền KTTT chính sách tài khóa được sử dụng như một công cụ hiệu
quả để thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Thông qua quá trình tập trung và
phân phối các nguồn lực tài chính, NSNN đã thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trên
hai phương diện “kích thích” và “hạn chế” đảm bảo cho nền kinh tế vận hành theo
quỹ đạo của thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Như trên đã nói mục tiêu của
chính sách tài khóa là phân bổ hiệu quả các nguồn lực; Phân phối công bằng; ổn
định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng.
Nguồn lực ở đây được hiểu là toàn bộ phương tiện vật chất, con người và các
yếu tố phi vật thể được sử dụng vào những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh;
Là các nguồn của cải vật chất được thiên nhiên ban tặng; Nguồn nhân lực lao động
được NSNN đầu tư đào tạo mà có.
24
Nhà nước phân bổ các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối theo tỷ lệ
hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn lực đó,
đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và cân đối trong kế hoạch phát triển
KT-XH. Sự đúng đắn trong phân bổ nguồn lực nếu được kết hợp chặt chẽ với chính
sách động viên và cơ chế tài chính sẽ có tác động toàn diện đến quá trình phân bổ,
tái phân bổ và điều chỉnh các nguồn lực trong nền kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược quốc gia.
Nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước được phân bổ trực tiếp thông qua NSNN.
Có thể khái quát vai trò phân bổ nguồn lực của NSNN như sau:
Thứ nhất: Phân bổ nguồn lực chính là phân bổ các yếu tố đầu vào của quá
trình tái sản xuất xã hội như lao động, điều vốn, đất đai,…Đó là các yếu tố hình
thành quá trình tái sản xuất và các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho xã
hội. Tuy nhiên, với sự phân bổ nguồn lực cho sản xuất chủ yếu thông qua cơ chế thị
trường, vai trò phân bổ của NSNN có tính chất gián tiếp thông qua cơ chế chính
sách.
Thứ hai: Phân bổ nguồn lực xã hội thông qua NSNN chủ yếu là phân bổ cơ
cấu đầu tư, đặc biệt là kết cấu đầu tư hạ tầng như đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế,
đó là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển.
Thứ ba: Phân bổ nguồn lực thông qua NSNN tạo tiền đề hình thành cơ cấu
đầu tư và cơ chế thị trường hợp lý.
Thứ tư: Căn cứ vào tài nguyên của đất nước, trình độ lao động, tức là căn cứ vào
lợi thế so sánh để phân bổ một bộ phận NSNN cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
Thứ năm: Phân bổ nguồn lực thông qua chính sách tài khóa có thể nâng cao
hiệu quả sử dụng các nguồn lực như đạt hiệu quả Pareto và nhằm tối đa hóa phúc
lợi của toàn xã hội. Trong quá trình nền kinh tế chuyển dịch để đạt hiệu quả Pareto
thì sự di chuyển làm cho tình trạng kinh tế của người này tốt hơn mà không làm cho
tình trạng kinh tế của người khác tồi đi gọi là cải thiện Pareto.
c. Vai trò của NSNN trong phân phối thu nhập
Đây là nhiệm vụ quan trọng của mọi Nhà nước hiện đại và là công cụ chủ
25
yếu để thực hiện phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội trong phân
phối, hưởng thụ kết quả sản xuất xã hội. Công bằng trong phân phối biểu hiện trên
hai khía cạnh là công bằng về kinh tế và công bằng về xã hội. Trong nền KTTT, do
sự khác biệt về yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế, cá nhân về sức khỏe, độ
thông minh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình… mà thu nhập của các chủ thể kinh tế, cá
nhân tất yếu có sự chênh lệch nhất định. Thực tiễn cho thấy sự chênh lệch thu nhập
vượt quá giới hạn nào đó sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, thậm chí phá vỡ nền tảng
của sự phát triển ổn định. Đảm bảo công bằng là yêu cầu của xã hội trong việc duy
trì sự chênh lệch về thu nhập ở mức độ và phạm vi hợp lý thích ứng với từng giai
đoạn mà xã hội có thể chấp nhận được, trọng trách này đặt lên vai tài chính Nhà
nước, NSNN. Điều chỉnh lại thu nhập thực chất là điều tiết bớt các thu nhập cao và
hỗ trợ các thu nhập thấp. Một trong các biện pháp để điều tiết là thu thuế, thông qua
các loại thuế gián thu để điều tiết giá cả các loại hàng hóa, từ đó điều tiết sự phân
phối các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế, các thu nhập cao được điều tiết bớt
một phần và tập trung vào NSNN. Chi NSNN là biện pháp chủ yếu hỗ trợ thu nhập.
NSNN sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được từ các thu nhập cao để giải
quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ thu nhập cho những người có thu nhập thấp. Như
vậy, Nhà nước đóng vai trò trung gian trong việc điều hòa thu nhập giữa các tầng
lớp dân cư, điều tiết các thu nhập cao và tài trợ cao thêm các thu nhập thấp nhằm rút
ngắn độ chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân. Khác với phân bổ nguồn lực,
phân phối thu nhập khía cạnh xã hội của sự phân phối được quan tâm nhiều hơn.
d. Vai trò của NSNN trong ổn định kinh tế vĩ mô
Ổn định kinh tế là mục tiêu KT-XH tổng hợp mà Chính phủ tất cả các nước
đều đặt lên hàng đầu trong việc thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Để
đạt được ổn định kinh tế cần: Ổn định giá cả, cân bằng ngân sách, giá trị đồng tiền,
tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Việc thực hiện mục tiêu ổn
định nào trước phụ thuộc vào các quyết định của mỗi Chính phủ, căn cứ vào tình
hình thực thế của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển. Các Chính phủ thường
26
sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm mục tiêu ổn định
kinh tế.
Trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao, nhưng cán cân thanh toán
lành mạnh. Chính phủ phải đồng thời áp dụng cơ chế thả lỏng chính sách tài khóa
và tiền tệ. Chính sách tài khóa nới lỏng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp phát triển
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thông qua việc mở rộng đầu tư của NSNN, tăng thêm
việc làm. Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp các tổ chức tín dụng mở rộng quy mô
tín dụng và các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội vay vốn ĐTPT sản xuất với lãi suất
thấp. Tác dụng tổng hợp của hai chính sách này là khích thích tăng trưởng, tạo thêm
nhiều việc làm và giúp Chính phủ thực hiện được cân bằng cán cân thanh toán.
Trường hợp nền kinh tế có mức lạm phát cao, để kiềm chế lạm phát và cân
bằng cán cân thanh toán. Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt và
chính sách tín dụng nới lỏng. Lúc này, chính sách tài khóa thắt chặt có tác dụng
giảm thâm hụt ngân sách và giảm cung ứng tiền, góp phần hạn chế phát hành tiền
và giảm lạm phát. Cùng với việc áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, sản xuất
được phục hồi, xuất khẩu tăng nhanh và cân bằng cán cân thanh toán.
Trường hợp nền kinh tế có mức lạm phát cao vì bội chi ngân sách. Chính phủ
phải áp dụng chính sách tài khóa - tín dụng thắt chặt để ổn định tình hình tài chính
nhằm đạt cân bằng kinh tế và ngân sách bên trong và bên ngoài.
Trường hợp nền kinh tế vừa có tỷ lệ thất nghiệp cao, vừa bội chi ngân sách.
Chính phủ phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế phát hành tiền, giảm
bội chi ngân sách, và vừa phải thực chi chính sách tài khóa nới lỏng để khuyến
khích sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho xã hội. PAUL A.SAMUELSON và
WILLIAM D.NORDHAUS trong tác phẩm kinh tế học nói: “Chính phủ đóng vai
trò chủ chốt bằng việc tạo ra một môi trường an toàn để thị trường phát triển và hạn
chế sự dư thừa của những thị trường thiếu kiểm soát” [51].
Giữ vững và ổn định được các cân đối chủ yếu sẽ tạo điều kiện ổn định sản
xuất và đời sống nhân dân. Bởi vì, khi tiền hàng mất cân đối thì hoặc là hàng hóa
sản xuất ra quá ế ẩm không bán được vì người mua không có tiền. Tiền nhỏ hơn
27
hàng nhiều lần hoặc ngược lại tiền mất giá làm cho các yếu tố đầu vào tăng vọt lên.
Lúc này người ta gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Lạm phát sẽ đảo lộn mọi sản xuất,
tiêu dùng, do đó, rất cần ổn định kinh tế vĩ mô.
Mỗi khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu dẫn đến cán cân thanh toán mất cân
đối và nợ Nhà nước tăng lên, áp lực trả nợ làm NSNN mất cân đối, rơi vào tình
trạng thâm hụt, buộc Chính phủ phải tìm nguồn để trả nợ. Khi thuế khóa không ổn
định thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bất ổn định. Vì vậy, ổn định kinh tế vĩ
mô là rất quan trọng đối với nền kinh tế của các Quốc gia. Có thể có nhiều biện
pháp và công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sử dụng
công cụ NSNN.
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1. Tổng quan về quản lý Ngân sách Nhà nước
1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước
a. Khái niệm quản lý Ngân sách Nhà nước
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể
quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp
nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với
quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý, các
vấn đề về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục
tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi chúng ta phải xác định đúng đắn.
Trong lịch sử nhận thức của con người về hoạt động quản lý, có một số quan niệm
về quản lý khác nhau nhưng cho tới nay vẫn chưa có khái niệm thỏa đáng bao quát
tất cả các khía cạnh mà quản lý đề cập.
Giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, các trường phái khoa học quản lý,
điển hình như F.W.TAYLOR (1856-1915); Henry Fayol (1886-1925) đều cho rằng:
“Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một
cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” hay “Quản
lý là tiến trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển
28
và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” [35].
Các quan niệm quản trị hiện đại cho rằng: Quản lý là sự tác động của chủ
thể quản lý đến khách thể quản lý bằng hệ thống các phương pháp nhằm thay đổi
trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng, phục vụ cho mục
đích của con người. Do đó các khái niệm quản lý tùy thuộc lĩnh vực, phạm vi, đối
tượng cũng được định nghĩa khác nhau, điển hình như: “quản lý là hoạt động được
thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người
khác”; “quản lý là công tác phối hợp với hiệu quả các hoạt động của những người
cộng sự cùng chung một tổ chức” [40]. Châm ngôn nổi tiếng trong quản trị gần đây
cho rằng “Quản lý là làm đúng mọi điều, còn lãnh đạo là làm điều đúng đắn” hay
“lãnh đạo trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải quản lý được
cả hiện tại và tương lai” [52].
Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể
quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ đích các phương pháp quản lý và các
công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các
mục tiêu đã định.
Trong khái niệm trên, chúng ta cùng thống nhất rằng chủ thể quản lý NSNN
là Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện
các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN. Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN
chính là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Đối tượng của
quản lý NSNN là các hoạt động của NSNN, cụ thể là các hoạt động thu, chi bằng
tiền của NSNN. Quản lý thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để
tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành nên quỹ NSNN nhằm thỏa
mãn các nhu cầu chi của Nhà nước. Quản lý chi NSNN là việc Nhà nước phân phối
và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo
những nguyên tắc đã được xác lập. Trong quản lý NSNN thì nội dung chính là
chính sách ngân sách và cơ chế quản lý ngân sách [35].
29
b. Đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước
Tùy thuộc cách thức tổ chức quản lý nền kinh tế của mỗi nước, quản lý
NSNN đều có những đặc điểm riêng, nhưng so với các loại hình quản lý khác như
quản lý doanh nghiệp, quản lý quỹ đầu tư, quản lý cơ quan hành chính công…thì
quản lý NSNN có một số đặc điểm chung khác biệt cơ bản, cụ thể như sau:
Thứ nhất, quản lý NSNN là hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thực hiện. Chỉ những cơ quan Nhà nước được pháp luật cho phép tham gia vào hoạt
động quản lý quỹ NSNN mới có thẩm quyền thực hiện hoạt động này. Đặc điểm
này cho phép phân biệt quản lý NSNN với quản lý ngân sách của các chủ thể khác
như hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức không phải là Nhà nước.
Điều này thể hiện ở chỗ các chủ thể này có xu hướng tự đảm nhiệm việc quản lý
ngân quỹ của mình hoặc giao cho các cơ quan chức năng, trực thuộc doanh nghiệp
hoặc tổ chức (bộ phận thủ quỹ, kế toán) quản lý.
Thứ hai, quản lý NSNN được thực hiện thông qua hoạt động của quản lý
quá trình hình thành quỹ NSNN và quản lý quá trình phân phối quỹ NSNN cũng
như những hoạt động nhằm bảo đảm sự vận hành của NSNN đã được hoạch định
bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền [26].
Khác với hoạt động quản lý ngân sách của các chủ thể khác, hoạt động quản
lý NSNN phức tạp hơn nhiều. Điều đó được lý giải bởi quỹ NSNN thuộc loại công
quỹ, có nguồn thu và nhiệm vụ chi đa dạng, phong phú, do Nhà nước làm chủ sở
hữu [24].
Các chủ thể khác, ví dụ, các doanh nghiệp cũng có ngân sách riêng của mình
và để quản lý ngân quỹ đó cũng cần phải thông qua một số đại diện như bộ phận kế
toán, thủ quỹ và Ban kiểm soát (đối với một vài loại hình doanh nghiệp hoạt động
theo Luật doanh nghiệp); tuy nhiên, những cơ quan này không phải là các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, hoạt động hạch toán kế toán, ngân quỹ và kiểm
toán ở các doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều. Điều đó được lý giải bởi tính đơn
giản trong nguồn thu và yêu cầu chi tiêu ở các doanh nghiệp so với tính phức tạp, đa
dạng trong nguồn thu và nhiệm vụ chi của Nhà nước. Nguồn thu và nhiệm vụ chi
30
của mỗi doanh nghiệp thường chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh của
mình.
Thứ ba, quỹ NSNN có nguồn hình thành rất đa dạng, thu NSNN bao gồm các
khoản thu từ thuế, phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản
đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy
định của pháp luật [22]. Đây là những nguồn thu riêng có của quỹ NSNN được luật
hóa mà quỹ ngân sách của các chủ thể khác trong xã hội không được phép hình
thành từ nguồn thu này.
Thứ tư, mỗi nguồn thu của quỹ NSNN phát sinh và vận động theo quy luật
riêng. Ví dụ: các khoản thu về thuế có đặc điểm phát sinh và vận động khác với các
khoản thu từ phát hành trái phiếu Chính phủ; hay trong bản thân nguồn thu thuế, các
sắc thuế khác nhau cũng có những phát sinh khác nhau về thời điểm, phương pháp
tính thuế và phương thức thu nộp. Đặc điểm này của quỹ NSNN cho thấy sự cần
thiết phải xây dựng chế độ quản lý nguồn thu NSNN trên cơ sở quán triệt các đặc
điểm của nguồn hình thành quỹ NSNN cũng như nắm bắt được quy luật vận động
của từng nguồn thu, trên cơ sở đó mới đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời mọi
nguồn thu vào NSNN, đáp ứng các nhu cầu cấp phát, chi trả, thanh toán từ quỹ
NSNN.
Thứ năm, chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế- xã hội, bảo
đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật [22]. Chi
NSNN thể hiện ở chính bản thân các khoản chi mà quỹ NSNN phải đảm nhận. Đặc
điểm này do chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước quyết định. Hầu hết các khoản
chi NSNN đều được sử dụng nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của Nhà nước.
Thứ sáu, mỗi khoản chi từ quỹ NSNN lại có phạm vi, tính chất và thời điểm
phát sinh rất khác nhau. Có khoản chi được thực hiện thường xuyên, trong nhiều
lĩnh vực, ngành nghề, nhiều cấp trên phạm vi cả nước (tiền lương, phụ cấp lương,
học bổng); có khoản chi gắn với các chương trình mục tiêu, dự án cụ thể như chi
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước
Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng BìnhLuận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
Luận văn:Quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Lệ Thủy,Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAYLuận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
Luận văn: Quản lý về công tác thanh niên tỉnh Bình Dương, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOTLuận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
Luận văn: Quản lý chi đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước, HOT
 
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAYLuận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
Luận văn: Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HAY
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoánLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới công ty chứng khoán
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh HóaĐề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
Đề tài: Quản lý chi ngân sách Nhà nước cấp huyện tỉnh Thanh Hóa
 
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bảnLV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
LV: hoàn thiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách nhà nước tại quận Tân Bình, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộcLuận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc
 
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt NamChính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
Chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi tại Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, HAY!
 
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAYLuận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
Luận án: Thị trường nhà đất trên địa bàn Hà Nội, HAY
 
Pháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấp
Pháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấpPháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấp
Pháp luật về cho vay mua nhà ở đối với người có thu nhập thấp
 
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
Bài Giảng Quản Lý Tài Chính Công
 
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trườngLuận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
Luận văn: Phát triển kinh tế -xã hội và ảnh hưởng đến môi trường
 
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Luận văn: Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
 

Similar to Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước

Similar to Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước (20)

Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đLuận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
Luận văn: Phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự, 9đ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngLuận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
Luận văn: Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
 
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng BìnhĐầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Quảng Bình
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt NamQuản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
 
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VNLuận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
Luận án: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại CP Công thương VN
 
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAYĐề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank tỉnh Hà Giang, HAY
 
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát ...
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát ...Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát ...
Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát ...
 
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOTĐề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng, ĐIỂM 8, HOT
 
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và ...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô QuyềnĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Ngô Quyền
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách Nhà nước cho các cấp chính quy...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Nhân Sự Công Ty Bảo Hiểm
 
La nguyen quang_hien_nop_qd_2922
La nguyen quang_hien_nop_qd_2922La nguyen quang_hien_nop_qd_2922
La nguyen quang_hien_nop_qd_2922
 
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng NinhQuản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
Quản trị vốn lưu động trong Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ...
 
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
Luận văn: Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu n...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG M...
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
 
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
Giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của kho bạc nhà nước

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN QUẢNG THỐNG N THÀN H SƠN XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN QUẢNG THỐNG N THÀNH SƠN XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lâm Chí Dũng 2. PGS.TS. Lê Hùng Sơn Đà Nẵng - 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản Luận án “Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Phan Quảng Thống
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của luận án ............................................................................... 1 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 4. Những đóng góp chính của luận án................................................................. 3 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu......................................................................... 4 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ............................................................................................................13 1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .............................................................................13 1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước ........................................................13 1.1.2. Bản chất của Ngân sách Nhà nước .........................................................16 1.1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước ............................................................18 1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .............................................................................................................27 1.2.1. Tổng quan về quản lý Ngân sách Nhà nước .......................................27 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước ...................27 1.2.1.2. Mục tiêu quản lý Ngân sách Nhà nước ..........................................31 1.2.1.3. Chủ thể quản lý Ngân sách Nhà nước ............................................34 1.2.1.4. Nội dung quản lý Ngân sách Nhà nước .........................................35 1.2.2. Nội dung hoạt động quản lý Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước .........................................................................................................................37 1.2.2.1. Tổng quan về Kho bạc Nhà nước ....................................................37 1.2.2.2. Chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc nhà nước ..43 1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...............................48 1.3.1. Đánh giá trong hoạt động quản trị ....................................................48
  • 5. 1.3.2. Hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ............................................................................................50 1.3.2.1. Hệ tiêu chí ......................................................................................50 1.3.2.2. Phân loại hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của KBNN ...............................................................................................53 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ..............................................56 1.4.1. Nhân tố bên ngoài.................................................................................. 56 1.4.2. Nhân tố nội tại Kho bạc Nhà nước ........................................................ 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................... 59 Chương 2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ............................60 2.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ...............................................................................60 2.1.1. Bối cảnh ra đời Kho bạc Nhà nước Việt Nam ....................................60 2.1.2. Nội dung chủ yếu công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam ..........................................................................................64 2.1.3. Tổ chức công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước Việt Nam .................................................................................................66 2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001-2013 ...........................................................70 2.2.1. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ......................................................................70 2.2.2. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá hoạt động quản lý chi Ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ......................................................................74 2.2.3. Các chỉ tiêu thống kê sử dụng đánh giá một số hoạt động khác liên quan đến hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ..............77 2.2.3.1. Chỉ tiêu thống kê về kết quả huy động vốn cho Ngân sách Nhà nước và đầu tư phát triển ..........................................................................................77
  • 6. 2.2.3.2. Chỉ tiêu về tạm ứng vốn Kho bạc Nhà nước cho Ngân sách Nhà nước địa phương .......................................................................................................78 2.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về hoạt động quản lý ngân quỹ trong quá trình thu - chi Ngân sách Nhà nước ..................................................................................79 2.3. KHẢO SÁT Ý KIẾN CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÁC CẤP KHO BẠC NHÀ NƯỚC VỀ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM .............80 2.3.1. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................80 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu, công cụ thu thập dữ liệu và hoạt động khảo sát .........................................................................................................................81 2.3.3. Tổng hợp kết quả nghiên cứu ............................................................82 2.3.3.1. Nhận xét về hệ thống chỉ tiêu hiện đang áp dụng trong đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước (thể hiện trong hệ thống báo cáo của KBNN) .................................................................................................83 2.3.3.2. Nhận xét về thực trạng tổ chức công tác phân tích, đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách tại Kho bạc Nhà nước .................................................86 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC VIỆT NAM .....................................................................89 2.4.1. Những mặt làm được ........................................................................89 2.4.2. Những hạn chế .................................................................................90 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .........................................................................................94 Chương 3. XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ........................................... 95 3.1. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỚI HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC .............................................................................................................95 3.2. CĂN CỨ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ..............................................96
  • 7. 3.2.1. Định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ ngân sách nhà nước của Kho bạc Nhà nước ............................................................................................96 3.2.1.1. Định hướng về cải cách quản lý ngân sách nhà nước.................... 96 3.2.1.2. Định hướng cải cách hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước ..................................................................................................................98 3.2.2. Kết quả phân tích thực trạng vận dụng chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước trong thời gian qua ..........100 3.2.3. Kết quả khảo sát ý kiến công chức, viên chức KBNN ........................100 3.2.4. Mục tiêu, yêu cầu xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước ...................................................................103 3.2.4.1. Mục tiêu .......................................................................................103 3.2.4.2. Yêu cầu hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ..................................................................................104 3.3. THIẾT KẾ NỘI DUNG HỆ TIÊU CHÍ ..........................................................105 3.3.1. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thu Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ..........................................................................................105 3.3.2. Các tiêu chí đánh giá hoạt động chi trả và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước ...........................................................................110 3.3.2.1. Đối với hoạt động chi trả và kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước ................................................................................................................110 3.3.2.2. Đối với hoạt động kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản và chương trình mục tiêu của Kho bạc Nhà nước ..................................................115 3.3.2.3. Tiêu chí đánh giá về chất lượng dịch vụ hành chính công trong hoạt động quản lý chi Ngân sách Nhà nước ..................................................................117 3.3.3. Các tiêu chí đánh giá một số hoạt động khác liên quan đến hoạt động quản lý quỹ Ngân sách Nhà nước của Kho bạc Nhà nước .................................121 3.4. CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ...........................................................................................................125
  • 8. 3.4.1. Kết hợp báo cáo thường xuyên theo định kỳ và điều tra chuyên đề .....125 3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện quy trình phân tích, đánh giá ......................127 3.4.3. Tổ chức bộ phận phân tích, đánh giá trong từng đơn vị Kho bạc Nhà nước........................................................................................................................129 3.5. CÁC GIẢI PHÁP BỔ TRỢ ............................................................................130 3.5.1. Tăng cường sự quan tâm của lãnh đạo Kho bạc Nhà nước các cấp ...130 3.5.2. Bảo đảm yêu cầu của thông tin ........................................................131 3.5.3. Nâng cao nhận thức của cán bộ công chức, viên chức Kho bạc Nhà nước ................................................................................................................................132 3.5.4. Vận dụng tốt công nghệ thông tin ....................................................132 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................134 KẾT LUẬN ...........................................................................................................135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Các chữ Tiếng Việt 1. CCHC : Cải cách hành chính 2. CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 3. ĐTPT : Đầu tư phát triển 4. HĐND : Hội đồng Nhân dân 5. KBNN : Kho bạc Nhà nước 6. KDTM : Không dùng tiền mặt 7. KTTT : Kinh tế thị trường 8. KT-XH : Kinh tế - Xã hội 9. MLNS : Mục lục ngân sách 10. NSNN : Ngân sách nhà nước 11. UBND : Ủy ban Nhân dân 12. XDCB : Xây dựng cơ bản Các chữ Tiếng nước ngoài 1. GDP : Tổng sản phẩm trong nước 2. IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế 3. PEFA : Khung đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công 4.TABMIS : Thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nước
  • 10. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát 83 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ toàn diện, đầy đủ của các chỉ tiêu đánh giá 83 2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ chuẩn xác của các chỉ tiêu đánh giá 84 2.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ cụ thể, rõ ràng của các chỉ tiêu đánh giá 85 2.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hệ thống của các chỉ tiêu đánh giá (Sự hợp lý trong cách phân loại; Sự liên kết logic giữa các chỉ tiêu ) 85 2.6. Tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ khả thi (dễ dàng cho việc vận dụng, thu thập dữ liệu, đánh giá...) của các chỉ tiêu 86 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính quy củ, bài bản của hoạt động phân tích, đánh giá 86 2.8. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hợp lý của quy trình phân tích đánh giá 87 2.9. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hợp lý trong thiết kế các báo cáo 87 2.10. Tổng hợp Kết quả khảo sát về yêu cầu chính xác, kịp thời của việc phân tích, đánh giá 88 2.11. Tổng hợp kết quả khảo sát về tính thiết thực, hiệu quả của kết quả phân tích, đánh giá đối với công tác quản lý Quỹ NSNN của KBNN các cấp 88 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về bổ sung các tiêu chí định tính 100
  • 11. 3.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về câu hỏi nên ưu tiên điều chỉnh, bổ sung các tiêu chí đánh giá 101 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát nội dung nào cần được bổ sung các tiêu chí đánh giá nhất (do hiện còn thiếu hoặc chưa được đề cập) 101 3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát về yêu cầu cần phải được ưu tiên đáp ứng nhất 102 3.5. Tổng hợp kết quả khảo sát về nội dung cần được ưu tiên đổi mới nhất 102 3.6. Tổng hợp Kết quả khảo sát về đề xuất giải pháp cốt lõi 103
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án NSNN là một bộ phận cơ bản của hệ thống tài chính, là công cụ tài chính quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Qua hơn 24 năm xây dựng và phát triển, KBNN đã góp phần cùng với ngành Tài chính đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, đổi mới đất nước thông qua việc quản lý quỹ NSNN, huy động vốn cho đầu tư phát triển, kế toán và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sự chỉ đạo điều hành của các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương. Quản lý quỹ NSNN là một chức năng cơ bản của KBNN Việt Nam. Nhằm đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN, cung cấp thông tin phản hồi phục vụ hoạt động quản lý quỹ NSNN, trong thời gian qua, KBNN đã vận dụng một số tiêu chí định lượng thể hiện thành các chỉ tiêu thống kê được thiết kế trong các báo cáo. Tuy nhiên, hệ thống chỉ tiêu thống kê hiện đang được vận dụng đã bộc lộ những hạn chế cơ bản: thiếu tính toàn diện và tính hệ thống; chưa đáp ứng tốt nhu cầu đánh giá từng đơn vị KBNN, làm cơ sở so sánh thành tích, chỉ đạo điều hành liên quan đến hoạt động quản lý quỹ NSNN. Mặt khác, trước yêu cầu “xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế, chính sách, hoàn thiện bộ máy, gắn với hiện đại hóa công nghệ…” [21] KBNN đã tổ chức triển khai hàng loạt cơ chế, đề án, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản thu - chi NSNN phù hợp chức năng quản lý quỹ NSNN trong tình hình mới. Trong bối cảnh đó, để nâng cao hiệu quả quản lý quỹ ngân sách của KBNN, việc xây dựng một hệ tiêu chí đáp ứng các mục tiêu cải cách hệ thống quản lý quỹ NSNN của KBNN là rất cấp thiết. Về phương diện nghiên cứu, cả từ nội bộ KBNN Việt nam cho đến giới học thuật bên ngoài KBNN vẫn chưa có một nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về đề
  • 13. 2 tài xây dựng hệ thống tiêu chí đánh gía hoạt động quản lý quỹ NSNN của KBNN. Vì những lý do nói trên, tác giả chọn đề tài “ Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của Kho bạc Nhà nước” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế của mình. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa, kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm phát triển cơ sở lý luận về xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. - Phân tích thực trạng của việc vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam trong thời gian qua. - Xây dựng hệ thống tiêu chí (bao gồm cả các tiêu chí định tính và các chỉ tiêu định lượng) đảm bảo việc đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động quản lý quỹ ngân sách bao gồm nhiều nội dung công việc liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong bộ máy Nhà nước theo luật định. Nó bao gồm các công việc của cơ quan lập pháp (hay còn gọi là cơ quan quyền lực); cơ quan hành pháp (cơ quan chấp hành) và cơ quan tư pháp. Bản thân công việc chấp hành dự toán ngân sách được cơ quan quyền lực thông qua cũng được phân công cho nhiều cơ quan khác nhau: Cơ quan Tài chính; cơ quan Thuế; KBNN và một số cơ quan khác. Đề tài chỉ đề cập đến nội dung quản lý quỹ ngân sách thuộc chức năng của KBNN. Mặt khác, hoạt động nghiệp vụ của KBNN bên cạnh chức năng quản lý quỹ ngân sách là chức năng chủ yếu còn có một số chức năng khác như: quản lý quỹ dự trữ tài chính Nhà nước; tiền, tài sản tạm thu, tạm giữ, huy động vốn cho NSNN và
  • 14. 3 cho đầu tư phát triển. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. Thực trạng số liệu các chỉ tiêu thống kê về quỹ ngân sách của KBNN được nghiên cứu, phân tích từ năm 2001 đến 2013 trên phạm vi toàn quốc. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu được sử dụng xuyên suốt trong luận án là phương pháp luận duy vật biện chứng. Theo đó, quan diểm cơ bản là các tiêu chí quản lý quỹ ngân sách được xem như hệ thống luôn biến đổi cần được quan tâm đổi mới. Trong quá trình giải quyết từng vấn đề cụ thể, đề tài vận dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, kết hợp các phương pháp phân tích, suy luận quy nạp và diễn dịch; logic và lịch sử. - Các phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp, trong đó các phương pháp thống kê được sử dụng phổ biến. - Đề tài cũng vận dụng phương pháp khảo sát ý kiến kết hợp với phương pháp tham khảo chuyên gia nhằm khảo sát ý kiến của các cán bộ hoạt động thực tiễn KBNN ở các vị trí khác nhau và các chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động quản lý quỹ NSNN nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam. 4. Những đóng góp chính của luận án Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận án là trên cơ sở phân tích thực trạng vận dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của từng KBNN trong hệ thống KBNN, đề xuất được một hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu đề ra cũng như các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện công tác đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, ngoài những nội dung là kết quả của việc hệ thống hóa, luận án còn đạt được các kết quả nghiên cứu có tính mới sau:
  • 15. 4 - Phân tích các nội dung của hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN - Phát triển lý luận về quan hệ giữa hoạt động đánh giá trong tương quan với toàn bộ hoạt động quản trị theo những cách tiếp cận khác nhau. - Phát triển lý luận về hệ tiêu chí đặt trong tương quan với chức năng đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN - Kết quả nghiên cứu thực trạng đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt nam. - Kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ các cấp của KBNN về hệ thống đánh giá hiện hành đối với hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN. 5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Hoạt động nghiên cứu khoa học về NSNN ở nước ta đã có từ khá lâu, ngay từ khi giành được độc lập dân tộc (1945), sự ra đời bộ máy Bộ Tài chính trong Chính phủ đã đặt ra yêu cầu nghiên cứu về NSNN và quản lý NSNN. Từ đó đến nay đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp ngành, cấp cơ sở và nhiều luận án Tiến sĩ, Phó tiến sĩ, Thạc sĩ của các cán bộ trong Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Hải quan, KBNN, Chứng khoán. Các giảng viên, thực tập sinh Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng…nghiên cứu triển khai liên quan đến khía cạnh NSNN. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức quốc tế như ADB, WORLD BANK, IMF, Tổ chức phát triển Châu á Thái Bình Dương trong những năm Việt Nam đổi mới đã có sự hỗ trợ Bộ Tài chính về pháp lý, nghiên cứu quy trình quản lý, xây dựng và hoàn thiện Luật NSNN (1996, bổ sung sửa đổi 2002). NSNN Việt Nam nói chung và các địa phương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế- xã hội. Có thể tóm tắt khái quát một số vấn đề đã nghiên cứu về NSNN liên quan đến nghiên cứu của luận án như sau: Luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Đường Nghiêu (Học viện Tài chính năm 2005) với chủ đề “Đổi mới cơ cấu chi NSNN góp phần tực hiện CNH- HĐH ở Việt Nam”, đã có nhiều thành công trong việc nghiên cứu về NSNN, cơ cấu NSNN. Tác
  • 16. 5 giả đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về NSNN Việt Nam, phân tích thực trạng NSNN trong các thời kỳ, nhất là từ khi thực hiện đổi mới đất nước và đề xuất giải pháp đổi mới cơ cấu NSNN trong bối cảnh Luật NSNN mới được sửa đổi. Phạm vi nghiên cứu của luận án rộng, bao trùm toàn bộ NSNN trung ương và địa phương. Luận án đưa ra những quan điểm và đánh giá trước khi có những quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội giai đoạn 2010 - 2015 và chưa nghiên cứu tác động của NSNN địa phương. Đây là một trong các nguồn tài liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu luận án [25]. Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Lan (Học viện Ngân hàng, năm 2006) với đề tài: “Giải pháp cân bằng NSNN đến năm 2010” đã thành công trong việc nghiên cứu một số nội dung quan trọng nhất của NSNN, cân đối NSNN trong điều kiện nền kinh tế - xã hội nước ta còn khó khăn về nguồn lực, kinh nghiệm quản lý và kỹ thuật yếu nên chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Tác giả cũng đã chỉ ra các biện pháp cân đối NSNN áp dụng giai đoạn 1991 đến 2005, đồng thời xây dựng giải pháp cân bằng NSNN đến năm 2010. Phạm vi nghiên cứu của luận án là NSNN Việt Nam tầm vĩ mô, liên quan đến các chính sách tài khóa, chính sách tài chính công, chính sách tiền tệ. Luận án tiến sĩ: “Nâng cao hiệu quả quản lý NSNN tỉnh An Giang- giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020” của tác giả Tô Thiện Hiền, bảo vệ thành công năm 2012 tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống hóa bản chất, vai trò NSNN trong nền kinh tế thị trường và nêu các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ NSNN ở Việt Nam như: Đặc điểm hoạt động của nền kinh tế có liên quan đến nguồn thu NSNN; Đặc điểm của cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị viện) liên quan đến phê chuẩn NSNN. Tuy nhiên, các giải pháp về hiệu quả quản lý ngân sách còn giới hạn hẹp trên địa bàn tỉnh An Giang, chưa đề cập nhiều đến lĩnh vực quản lý của các cơ quan quản lý như Thuế, Hải quan, KBNN [13]. Luận án tiến sĩ: “Tổ chức kiểm toán NSNN do Kiểm toán Nhà nước thực hiện” của tác giả Nguyễn Hữu Phúc, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009,
  • 17. 6 tác giả đã thành công trong việc đứng trên giác độ người bên ngoài ngành tài chính, NSNN thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán NSNN. Các lý luận và thực tiễn NSNN trở thành đối tượng tác giả đưa ra các quy định, quy trình, chế độ kiểm toán nhà nước và đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ kiểm toán và quyết toán NSNN [27]. Đây là tài liệu hay, liên quan đến NSNN nhưng đã cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về NSNN, nhất là giúp nâng cao nhận thức về NSNN mà trước đây bản thân tác giả luận án này đã nghiên cứu luận án thạc sĩ với chủ đề: “Đổi mới quản lý NSNN qua KBNN Đà Nẵng” (Học viện Chính trị Quốc gia - Hành chính Hồ Chí Minh - Phan Quảng Thống, Hà Nội 1999). Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Tài chính, tác giả Bùi Hà và nhóm tác giả (2002), chủ đề : “Cơ sở khoa học của việc đổi mới chính sách tài khóa giai đoạn 2002 - 2005 ” đã thành công trong việc đề xuất các kiến nghị ra chính sách về tài chính - NSNN giai đoạn 2002 - 2005, các cơ sở khoa học đã cho phép áp dụng vào thực tiễn thành công chính sách tài khóa giai đoạn này, đồng thời định hướng nghiên cứu tác động, nghiên cứu chính sách NSNN giai đoạn sau này. Trong quá trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2001 - 2005, bản thân tác giả luận án này cũng đã làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN liên quan đến NSNN, với đề tài: “Một số giải pháp đổi mới quản lý chi ngân sách xã các tỉnh Duyên hải Miền Trung trong giai đoạn hiện nay”, KBNN năm 2003. Các đề tài nghiên cứu tuy ở các cấp độ khác nhau, nhưng đã có những đóng góp quý báu về mặt khoa học, lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN ở tầm vĩ mô và tại các chính quyền địa phương. Do việc cải cách và phân cấp NSNN đồng thời cuộc cải cách hành chính Nhà nước mạnh mẽ ở Việt Nam, nên đã xuất hiện nhiều tình huống mới. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Bộ Tài chính 2005, với chủ đề: “Cơ cấu lại NSNN phục vụ phát triển KT-XH và xóa đói giảm nghèo” đã thành công trong việc hoàn thiện lý luận vai trò NSNN đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đánh giá thực tiễn cơ cấu NSNN giai đoạn phát triển này. Đề ra các giải pháp đổi mới cơ cấu ngân sách, ưu tiên ngân sách vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Đề tài cũng đã
  • 18. 7 được áp dụng khá thành công trong hoạch định chiến lược tài chính của Nhà nước với mục tiêu tăng trưởng đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Tài liệu Hội nghị Ngành tài chính, (Hà Nội - 2005; 2007) đã tổng kết những thành công về xây dựng thể chế, chính sách tài chính công áp dụng hiệu quả bước đầu trong công cuộc đổi mới cơ chế quản lý trong nền tài chính Việt Nam giai đoạn 2005-2007. Tài liệu Hội thảo khoa học “ Mô hình tổng Kế toán Nhà nước: (Hội An- 2012) với nhiều tác giả ngành Tài chính Việt Nam và các chuyên gia đầu ngành KBNN đã xây dựng định hướng mô hình KBNN, chức năng Tổng kế toán Nhà nước trong tương lai; Hội thảo VIETNAMFINAL - “Tăng cường bền vững tài khóa; khuôn khổ chi tiêu trung hạn ”. (Hà Nội- 9/2012), bao gồm nhiều tác giả hàng đầu về NSNN Việt nam và thế giới như PGS-TS Đặng Văn Thanh; Habib Rab (chuyên gia cao cấp World Bank); TS Trịnh tiến Dũng, (trợ lý giám đốc quốc gia UNDP Việt Nam); TS Đặng Ngọc Tú (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính)…đã tổng kết và khuyến cáo nhiều mô hình NSNN, đây là những kinh nghiệm rất cần thiết để hoàn thiện chính sách quản lý, phân cấp NSNN ở nước ta và các địa phương, là nguồn tài liệu phong phú để tác giả luận án hoàn thành chủ đề liên quan NSNN [30;32]. Đi vào những vấn đề cụ thể trong hoạt động đánh giá, các nghiên cứu sau đây là những nghiên cứu khá sát với đề tài nghiên cứu: Tác phẩm: “Phân tích hiệu năng hoạt động Ngân hàng thương mại Việt Nam” của TS Trương Quang Thông, trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Phương Đông, một nghiên cứu thực nghiệm về mô hình S-C-P. Tác giả đã phân tích các quan hệ giữa cấu trúc, hành vi và hiệu năng của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, được chia thành bốn nhóm chính là các ngân hàng cổ phần, các ngân hàng liên doanh, các ngân hàng thương mại nhà nước và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, quản trị ngân hàng có nhiều đặc điểm khác với quản trị KBNN hay quản trị tài chính công, vì vậy mô hình này khó áp dụng trong hệ thống KBNN và đây là hình thức gợi mở để tác giả luận án nghiên cứu các giải pháp xây dựng tiêu chí phù hợp trong quản trị KBNN.
  • 19. 8 Bài báo Cải thiện độ tin cậy của ngân sách qua khâu lập dự toán của PGS-TS Hoàng Thị Thúy Nguyệt - Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số tháng 3/2013. Bài báo này cho rằng: khái niệm độ tin cậy của ngân sách được sử dụng rộng rãi trên thế giới và người ta sử dụng khung đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công (PEFA). PEFA là một khung giám sát tổng hợp cho phép đánh giá mức độ thực hiện quản lý tài chính công của các Quốc gia theo thời gian. Khung đánh giá này là một phần của “Phương pháp tiếp cận tăng cường” hỗ trợ cho quá trình cải cách quản lý tài chính công của các Quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trên cơ sở phù hợp với thể chế Quốc gia và hài hòa với yêu cầu của nhà tài trợ. Trong đánh giá PEFA, sử dụng 4 chỉ số từ PI-1 đến PI-4 để xem xét độ tin cậy của ngân sách. Trong đó: PI-1: Tổng thực chi ngân sách so với tổng dự toán ban đầu được phê duyệt; PI-2: các nội dung (cơ cấu) thực chi ngân sách so với các nội dung trong dự toán ban đầu được phê duyệt; PI-3 thực thu ngân sách so với tổng dự toán ban đầu được phê duyệt; PI-4 số nợ chi và việc kiểm soát tình trạng nợ chi ngân sách. Nếu mức độ chênh lệch càng nhỏ, điểm số càng cao, ví dụ: khi mức chênh lệch giữa số thực chi ngân sách so với dự toán gốc của ít nhất 2 trong 3 năm gần nhất không quá (+/-) 5 % thì độ tin cậy của ngân sách sẽ đạt loại A, điểm cao nhất. Cụ thể hóa yêu cầu tối thiểu PI-1 theo PEFA như sau: Điểm Yêu cầu tối thiểu ( phương pháp chấm điểm M1) A Chỉ đựợc 1 năm trong số 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi mức +/- 5% so với số dự toán. B Chỉ đựợc 1 năm trong số 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi mức +/- 10% so với số dự toán C Chỉ đựợc 1 năm trong số 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi mức +/- 15% so với số dự toán D Hai hoặc cả 3 năm gần đây có số chi thực tế vượt khỏi mức +/- 15% so với số dự toán Ngân sách thiếu độ tin cậy có thể phá vỡ kỷ luật tài khóa tổng thể, làm tăng nguy cơ thâm hụt ngân sách, tăng nợ đọng. Xét về hiệu quả phân bổ nếu dự toán
  • 20. 9 ngân sách không đảm bảo tính thực tế thì kinh phí sẽ không đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho những chính sách chi ưu tiên và có thể xảy ra tình trạng phân bổ tùy tiện của các nhà quản lý tài chính công. Vì thế đây là chỉ số được các Quốc gia rất quan tâm và nỗ lực cải thiện điểm số theo thời gian [23]. Trong tạp chí tài chính số ra tháng 11/2012, tác giả NCS. Trần Thị Ngọc Hân - Học viện Tài chính nêu: Đối với một đối tượng mang tính kinh tế, xã hội, kỹ thuật phức tạp như các hoạt động kinh tế có sử dụng nguồn lực việc đánh giá của các chủ thể quản lý tất yếu phải chọn lựa những tiêu chí phù hợp [17]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “xây dựng mô hình phân tích dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính phục vụ công tác phân tích, hoạch định và điều hành chính sách tài chính”, Viện Khoa học Tài chính - Bộ Tài chính, năm 2008 do TS. Nguyễn Ngọc Tuyến làm chủ nhiệm. Đề tài đã đánh giá thực trạng nền kinh tế Việt Nam qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, kế thừa kinh nghiệm mô hình phân tích dự báo của một số nước và đưa ra mô hình phân tích dự báo kinh tế Việt Nam thông qua các chỉ tiêu mới xây dựng. Quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả luận án đã tâm đắc mô hình dự báo kinh tế vĩ mô do cơ quan Kho bạc Oxtrâylia xây dựng, bao gồm 23 phương trình hành vi, 16 phương trình liên quan đến số lượng và mức giá tương đối của các thành phần của GDP, 4 phương trình khác xác định thu nhập và thị trường lao động…Đồng thời, đề tài đã xây dựng 51 phương trình dự báo kinh tế ở Việt Nam trên các lĩnh vực thu ngân sách, chi ngân sách, tiền tệ, GDP, tiêu dùng, tích lũy…Tuy nhiên, phạm vi của đề tài rộng và lĩnh vực dự báo kinh tế còn khá mới mẻ ở Việt Nam, phụ thuộc nhiều yếu tố khác, nên việc vận dụng vào quản lý quỹ ngân sách của KBNN vẫn còn chưa thích hợp. Tác giả coi đây là nguồn tài liệu tham khảo gần với việc xây dựng hệ tiêu chí quản lý ngân sách, cần có các nghiên cứu cụ thể và khác biệt hơn với mục tiêu của đề tài khoa học này [37]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành KBNN do Vụ Tổng hợp Pháp chế KBNN: “Công tác thống kê, tổ chức thông tin và phân tích hoạt động nghiệp vụ KBNN”, do Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang làm chủ nhiệm, đã nghiệm thu tháng 12 năm 2013. Đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thống kê và phân tích nói
  • 21. 10 chung và những vấn đề liên quan quan đến hoạt động KBNN. Có thể nói hiện nay các lý thuyết về thống kê cũng như phân tích kinh tế có rất nhiều công trình nghiên cứu, tuy nhiên với phạm vi đề tài nghiên cứu thống kê và phân tích hoạt động có tính chất chuyên ngành, nhóm tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận có tính chất phù hợp với hoạt động nghiệp vụ KBNN. Đề tài đã phân tích thực trạng công tác thống kê và phân tích hoạt động KBNN trong suốt quá trình hoạt động, đặc biệt là giai đoạn sau khi có Quyết định số 140/2002/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 12 tháng 11 năm 2012 về chế độ thống kê KBNN. Qua đó, đề tài đã làm rõ những kết quả đã thực hiện về thống kê và phân tích hoạt động KBNN, giúp cho việc quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế xã hội của Bộ Tài chính, của chính quyền các cấp được hiệu quả hơn, giúp cho hệ thống KBNN có các số liệu cần thiết, tin cậy để thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh các kết quả đạt được, đề tài cũng đã chỉ rõ tính trùng lắp của hệ thống chỉ tiêu thống kê với các báo cáo kế toán, gây lãng phí trong quản lý, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý, khả năng khai thác còn hạn chế, chưa có bộ phận làm công tác thống kê chuyên trách. Vì vậy, cần phải hệ thống chỉ tiêu thống kê và được xây dựng đảm bảo tính đồng bộ với các chỉ tiêu thống kê của Bộ Tài chính đã ban hành cũng như việc KBNN đã triển khai hệ thống TABMIS và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý, đồng thời phải xây dựng các phương pháp phân tích hoạt động nghiệp vụ KBNN để giúp cho việc thực hiện các hoạt động KBNN ngày một hiệu quả hơn.Trên cơ sở định hướng công tác thống kê và phân tích hoạt động nghiệp vụ KBNN, đề tài đã đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê hoạt động nghiệp vụ KBNN với một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến hoạt động KBNN và tại KBNN các tỉnh, thành phố, cách xác định các chỉ tiêu thống kê dựa trên các báo cáo kế toán trong TABMIS. Đồng thời đề tài cũng xây dựng và đề xuất phương pháp phân tích một số hoạt động chủ yếu về vốn và nguồn vốn của KBNN; tình hình thu NSNN; tình hình chi NSNN bao gồm thanh toán vốn đầu tư và kiểm soát chi thường xuyên; tình hình huy động vốn cho NSNN. Những vấn đề của đề tài trên có chứa đựng những yếu tố mà đề tài luận án quan tâm, nhất là các tiêu chí trong quản lý hoạt động KBNN. Tác giả luận án này
  • 22. 11 coi đây là tài liệu quan trọng, logich quá trình nghiên cứu và phát triển một số giải pháp phù hợp hơn với mục tiêu nghiên cứu luận án. Sách nước ngoài có cuốn Finane Publiques - Tài chính công (2002), của Michel Bouvier, Marie-Christine Esclaben, Jean-Pierse. Sách đã đề cập những vấn đề cơ bản của Tài chính công, các khái niệm và lý luận về tài chính công hiện đại. Sách này cũng đã giới thiệu kinh nghiệm, thực tiễn vận dụng quản lý tài chính công tại Pháp và Châu Âu. Các tác giả đã có những phân tích về NSNN, luật tài chính, các tác nhân và trình tự NSNN. Tuy nhiên, đối với quản lý quỹ NSNN nói chung, quản lý quỹ NSNN của KBNN nói riêng chưa được các tác giả đề cập nhiều. Đây là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích về lý luận NSNN, Nhà nước, Tài chính công trong giai đoạn hiện nay mà Việt Nam cần tiếp cận phù hợp [47]. Dự án cải cách Tài chính công của Bộ Tài chính (2008) nghiên cứu mô hình quản lý NSNN Tại Cộng hòa Pháp, việc cải cách hành chính công có thể nói từ ngày 1/8/2001, Luật Ngân sách Nhà nước mới ban hành thay thế cho Luật ban hành năm 1959. Những đòi hỏi về hiệu quả chi ngân sách và minh bạch của các hoạt động tài chính công có tác động trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ vốn có của cơ quan kế toán công, đơn vị làm nhiệm vụ ghi chép các luồng chu chuyển tài chính, mô tả tình trạng tài chính và cung cấp công cụ đánh giá và chọn lựa các nhà hoạch định chính sách. Hệ thống kế toán mới tại Pháp bao gồm 3 mảng: i) Kế toán tổng hợp; ii) Kế toán ngân sách; iii) Kế toán quản trị. Kế toán quản trị là một loại hình khá mới, dùng để phân tích chi phí của các hoạt động đã cam kết trong khuôn khổ các chương trình lớn. Để từ các số liệu chi tiết, tổng hợp cho phép đưa ra những phân tích, như so sánh chi phí cho các loại hình dịch vụ giống nhau giữa các Bộ…Tuy nhiên, đến nay, kế toán quản trị mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu đặc thù của mỗi ngành, đơn vị mà chưa hoàn toàn tách bạch khỏi kế toán tổng hợp của Nhà nước. Hệ thống kế toán chỉ áp dụng đối với ngân sách trung ương, các chính quyền địa phương áp dụng một chế độ kế toán riêng gọi là kế toán ngân sách xã. Các
  • 23. 12 KBNN cơ sở làm công tác kiểm soát chi và kế toán ngân sách cho địa phương chỉ lập báo cáo chấp hành ngân sách địa phương và cung cấp cho chính quyền địa phương (hội đồng vùng, hội đồng tỉnh và chính quyền xã, thành phố). Tuy nhiên, các thông tin này cũng được định kỳ truyền lên KBNN tỉnh để tổng hợp phục vụ cho Tổng kế toán quốc gia. Tác giả nghiên cứu mô hình KBNN Cộng hòa Pháp và cho rằng phương pháp tiếp cận qua chu trình giá trị có thể cung cấp những cơ sở hữu ích cho việc thiết kế, phân tích, đánh giá hoạt động Kho bạc. Có sự tương ứng đáng kể giữa hệ thống kho bạc giả thuyết bắt nguồn từ phương pháp tiếp cận này và hệ thống kho bạc thực tế ở Việt Nam. Các nguồn tài liệu này cần đựợc xem xét thận trọng trong quá trình hoàn thành luận án, việc đưa các dữ liệu tổng hợp vào đánh giá hoạt động quản lý quỹ ngân sách còn phải sàng lọc các nhân tố chính, nhân tố phụ thuộc khách quan và chủ quan. Do đó, đây là tài liệu tham khảo khá quan trọng khi đánh giá trên góc độ toàn diện hoạt động quản lý quỹ ngân sách của KBNN Việt Nam. Nhìn chung, ở Việt Nam, các nghiên cứu về KBNN cũng rất hạn chế. Đặc biệt, lĩnh vực nghiên cứu về hệ tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý quỹ NSNN hiện chưa có nghiên cứu nào được thực hiện. Mặt khác, hoạt động KBNN Việt Nam có những đặc thù so với hoạt động của KBNN /Ngân khố Quốc gia ở các nước.
  • 24. 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1.1. Khái niệm Ngân sách Nhà nước NSNN là một phạm trù mang tính lịch sử gắn liền với sự ra đời của Nhà nước. NSNN ra đời, tồn tại trong nhiều xã hội có Nhà nước, là kết quả cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản đang lên và giai cấp phong kiến đang trên con đường tàn lụi. Nhà nước ra đời tất yếu phải có nguồn lực tài chính để trang trải cho các chi phí hoạt động của bộ máy và thực hiện chức năng kinh tế xã hội của nhà nước, NSNN là nguồn lực tài chính chủ yếu, cơ bản nhất của nhà nước. Theo nguyên lý chung, NSNN là một bộ phận của công sản và được huy động, cất trữ, sử dụng trong một tổ chức, cơ quan, đơn vị cụ thể. G.Jeze viết năm 1922 “Ngân sách chủ yếu là một văn bản chính trị”. Nhận xét này đúng ở hai phương diện. Thực vậy, ngân sách là sự thể hiện của một quan điểm chính trị trên phương diện tài chính đồng thời cũng là một phạm trù của quyền lực. Sự thay đổi phe đa số trong chính trị thường đi liền với sự thay đổi chương trình, ngay cả khi khả năng hành động của Nhà nước ngày nay đã bị hạn chế nhiều trong hệ thống các nền kinh tế vừa phức tạp, vừa có mức độ hội nhập cao ở nhiều quốc gia. Mặt khác, trong bất cứ chế độ dân chủ nào, xác định những sự lựa chọn tài chính luôn là vấn đề trung tâm của quyền lực. Việc kiểm soát hay phân chia quyền lực tài chính giữa các thể chế là một vấn đề chính trị quan trọng [50]. Dưới góc nhìn mang tính lý luận, người ta quan niệm NSNN được đặc trưng bằng sự vận động các nguồn tài chính gắn với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước trên cơ sở luật định. Nó phản ánh các quan hệ kinh tế giữa
  • 25. 14 Nhà nước và các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Dưới góc nhìn thực tiễn của các nhà quản lý thì cho rằng: NSNN là toàn bộ các khoản thu - chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước; Chính sách tài khóa là chính sách của chính phủ về thuế khóa, chỉ tiêu quản lý nợ nhằm phản ánh kết quả của kinh tế vĩ mô, cụ thể liên quan đến công ăn việc làm, qui mô kinh tế, độ ổn định của mức giá cả và cân bằng của cán cân thanh toán. Quy trình ngân sách là phương tiện quan trọng để xác định và thực hiện chính sách tài khóa. Khái niệm NSNN là khái niệm trừu tượng, theo nghiên cứu của chuyên đề chuyên sâu, cho đến hiện nay có khá nhiều khái niệm khác nhau. Từ điển Nouveau Petit Larousse của Pháp cho rằng: “Ngân sách là bảng liệt kê, dự kiến các khoản thu nhập và chi trả của một cơ quan, một công xã…” [26 ]. Luật Ngân sách Cộng hòa Liên bang Nga thì giải thích: “NSNN là một hình thức động viên, sử dụng nguồn thu vốn tiền tệ để đảm bảo các chức năng của guồng máy chính quyền Nhà nước” [5]. Ở nước ta, trong một số tài liệu, sách giáo khoa, công trình nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm khác nhau về NSNN. Trong từ điển thuật ngữ tài chính - tín dụng của Viện nghiên cứu Bộ Tài chính, mục NSNN được giải thích như sau: “NSNN là dự toán và thực hiện các khoản thu chi bằng tiền của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)” [39]. Theo ý kiến của GS-TS Tào Hữu Phùng: NSNN là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế- xã hội của mình [26]. Luật NSNN nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 ngay ở điều 1 đã nêu rõ: “NSNN là toàn bộ các khoản
  • 26. 15 thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [22]. Như vậy, các khái niệm trên đây xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có những nhân tố hợp lý nhưng chưa đầy đủ xét về phương diện pháp lý, bản chất kinh tế và tính chất xã hội của NSNN. NSNN được nhìn nhận như một loại quỹ tiền tệ thuộc quyền sở hữu, chi phối trực tiếp của Nhà nước. Qua tìm hiểu khái niệm NSNN ở các nước cũng như ở Việt Nam, thấy rằng các khái niệm trên mới lột tả mặt cụ thể, mặt vật chất của NSNN, có thể giúp cho chúng ta nhận dạng NSNN qua những tiêu chí đặc trưng nhất, song chúng lại chưa làm rõ những nội dung bên trong thuộc các mối quan hệ mang tính bản chất của NSNN. Thực vậy, khi nhìn nhận về NSNN, nếu chỉ coi NSNN là bảng dự toán thu, chi bằng tiền thì mới chỉ thấy được phần hình thức biểu hiện bên ngoài trong trạng thái tĩnh của hoạt động NSNN. NSNN quan niệm như thế thì tất cả những nội dung vốn rất đa dạng, phong phú, sống động bên trong, tức là toàn bộ cái thực chất bên trong của NSNN hầu như chưa được nêu rõ. Trong thực tế, NSNN được sử dụng như một công cụ quản lý vĩ mô nên ngoài cách hiểu trạng thái tĩnh nó cần được hiểu dưới trạng thái động. Với cách hiểu này các luồng thu, chi của NSNN thực sự là những mối quan hệ tài chính rất sôi động, là bộ phận trọng tâm, là khâu quan trọng bậc nhất của tài chính Nhà nước. Nhờ nó mà Nhà nước có đủ các phương tiện tài chính để không những duy trì sự tồn tại hoạt động bộ máy của mình, mà còn đảm bảo cho Nhà nước thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ xã hội giao phó. Theo quan điểm đó, luận án tiếp cận định nghĩa NSNN được đưa ra như sau: “NSNN xét ở thể tĩnh và hình thức biểu hiện bên ngoài là bảng dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước cho một khoảng thời gian nhất định nào đó (thường là một năm); xét ở thể động và trong suốt cả quá trình, NSNN là khâu cơ bản của tài chính Nhà nước tổng hợp, được Nhà nước sử dụng để phân phối một bộ phận của cải của xã hội dưới dạng tiền tệ về tay mình nhằm duy trì sự tồn tại và hoạt động bình thường của
  • 27. 16 bộ máy Nhà nước và phục vụ thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội… mà Nhà nước phải gánh vác” [27]. 1.1.2. Bản chất của Ngân sách Nhà nước Chúng ta cũng thấy rằng, thu - chi là hai nội dung cơ bản của NSNN nhưng thu-chi NSNN có đặc điểm khác biệt hoàn toàn với “Ngân sách tư nhân” và các chủ thể khác là trên phương diện pháp lý. Thu-chi ngân sách của Nhà nước luôn được thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước và được quy định trong pháp luật, thực ra “thu, chi” NSNN ở đây là đã được khái quát hóa, trong đó, “thu” được hiểu là tất cả các nguồn, tiền được huy động cho Nhà nước, còn “chi” bao gồm các khoản chi và các khoản trả khác của Nhà nước. Tính đặc thù của NSNN được thể hiện sự phân chia thẩm quyền giữa một bên là cơ quan thảo luận các tác động thông qua việc phê chuẩn, một bên là cơ quan hành pháp phụ trách việc thực thi các quyết định của cơ quan thảo luận. Từ các quan niệm trên, chúng ta khái quát về bản chất của NSNN ở các khía cạnh chủ yếu sau: Về kinh tế, NSNN là quan hệ kinh tế - tài chính giữa một bên là Nhà nước và bên kia là các chủ thể của nền kinh tế - xã hội trong quá trình huy động, phân phối và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội. Các khoản thu phần lớn đều mang tính chất cưỡng bức, tức là tất cả các nguồn lực, tiền được huy động cho Nhà nước có tính chất một chiều, không hoàn trả trực tiếp. Còn các khoản chi lại mang tính chất cấp phát là chủ yếu. Thông qua việc tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước, một phần thu nhập của các chủ thể chuyển thành thu nhập của Nhà nước. Nhà nước sử dụng quyền lực và quyền sỡ hữu của mình thực hiện huy động và phân phối lại một phần tài lực của nền kinh tế. Việc huy động và phân phối NSNN chủ yếu dưới hình thức giá trị, gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ NSNN nhằm thực hiện nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước. Chính vì mối quan hệ này, đòi hỏi các quốc gia phải có chính sách ngân sách đúng đắn, tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, đồng thời mọi khoản chi têu của Nhà nước phải được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và công bằng trong xã hội.
  • 28. 17 Về mặt xã hội, NSNN gắn liền với Nhà nước, Nhà nước mang tính giai cấp nên NSNN cũng mang tính giai cấp. Xuất phát từ tính giai cấp của NSNN nên NSNN của tất cả quốc gia đều do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của quốc gia đó quyết định. Trong mối quan hệ giữa ngân sách và Nhà nước để thực hiện quá trình phân phối lợi ích thì Nhà nước chủ yếu hướng tới lợi ích chính trị - kinh tế, đặt mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội lên trên hết. Về mặt quản lý một yêu cầu đặt ra là Nhà nước phải thống nhất các khoản thu-chi trên cơ sở hạch toán, do đó Nhà nước phải tập hợp và cân đối thu-chi của Nhà nước, bắt buộc các khoản thu phải theo luật định, các khoản chi phải theo dự toán, không cho phép sự tùy tiện trong quản lý thu-chi NSNN. Mặt khác, thông qua NSNN, Nhà nước còn định hướng chính sách, mục tiêu phát triển kinh tế trong chiến lược phát triển của đất nước. Nhà nước còn thông qua NSNN để thực hiện chức năng dịch vụ xã hội có tính chất đặc biệt, đặc thù mà các thành phần kinh tế khác không thực hiện được hoặc không được pháp luật cho phép thực hiện. Về mặt pháp lý, NSNN là một đạo luật về các khoản thu, chi của Nhà nước trong khoảng thời gian nhất định. NSNN được dự toán bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ), được thảo luận và quyết định bởi cơ quan lập pháp (Quốc hội, Nghị viện). NSNN do chính phủ tổ chức thực hiện và được giám sát, kiểm tra bởi các cơ quan dân cử cũng như các tổ chức đoàn thể, toàn dân. Hoạt động NSNN đều trên cơ sở nhất định do Nhà nước quy định các khoản thu và nội dung chi, đây là yêu cầu khách quan do phạm vi hoạt động của NSNN được tiến hành trên mọi lĩnh vực và tác động đến mọi chủ thể của nền kinh tế- xã hội. Như vậy, NSNN là một phạm trù tài chính công có nội dung vật chất là các quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước. Thực chất, NSNN là công cụ tài khóa được Nhà nước sử dụng để huy động và phân phối một bộ phận của cải của xã hội nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của Nhà nước. NSNN phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể trong nền kinh tế xã hội trong quá trình phân phối nguồn lực tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định. Hoạt động
  • 29. 18 NSNN chủ yếu là hoạt động thu - chi của quỹ tiền tệ tập trung. Người sở hữu duy nhất quỹ tiền tệ tập trung của NSNN là Nhà nước, Nhà nước toàn quyền chi phối quyết định đến quá trình hoạt động thu - chi của NSNN. Biểu hiện bên ngoài, NSNN là bảng dự toán thu, chi bằng tiền, cũng có thể là bảng quyết toán, thực hiện các khoản thu, chi của Nhà nước trong khoản thời gian nhất định (thường là một năm). Chính phủ dự toán các khoản thu, chi trong một năm, trình Quốc hội quyết định và Quốc hội giao cho Chính phủ thực hiện dự toán được phê duyệt. NSNN phải thích nghi và điều chỉnh các biến động kinh tế có tác động trực tiếp tới nguồn thu của mình hoặc thực hiện những giải pháp cấp bách trong sử dụng các khoản chi. Từ phân tích trên về khái niệm và bản chất NSNN, có thể thấy rằng KBNN được giao nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN là vô cùng quan trọng, quản lý quỹ ngân sách của KBNN cần đánh giá đầy đủ các mối quan hệ kinh tế, quan hệ lợi ích giữa các chủ thể trong xã hội khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia. Thông qua những phân tích, đánh giá hoạt động của KBNN có thể cho ý kiến, đánh giá mối quan hệ giữa các nội dung thu, chi, chủ thể quản lý và điều hành NSNN, các chủ thể liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát, phê chuẩn NSNN xét trên mọi phương diện. 1.1.3. Vai trò của Ngân sách Nhà nước Trong lịch sử hình thành và phát triển của NSNN, mỗi một trường phái kinh tế có cách nhìn nhận về vai trò NSNN khác nhau; cho đến thiên niên kỷ mới, nhiều lý thuyết về tài chính công, NSNN tiếp tục được các học giả tìm kiếm mô hình phát triển kinh tế - xã hội dựa trên phát huy vai trò của NSNN. Chúng tôi có thể trình bày tóm lược nhất vai trò của NSNN trên quan điểm khác biệt nhất của các trường phái kinh tế như sau: - Trường phái Cổ điển, Tân cổ điển và lý thuyết Tự do hóa thị trường thì quan niệm về một nền kinh tế tự do với sự điều tiết tối thiểu của chính phủ chiếm ưu thế nổi bật trong thế kỷ 18, đặc biệt là giữa các nhà kinh tế học người Pháp đại diện cho trường phái trọng thương (mercantilists) như các nhà kinh tế học William Pety (1623 - 1687), Boisguilbeft (1646 - 1714), Francois Quesnay (1699 - 1774),
  • 30. 19 Anne Robest Jacoues Targot (1727 - 1781). Đỉnh cao của sự phát triển kinh tế học cổ điển là học thuyết kinh tế của Adam Smith (1723 - 1790), người được coi là ông tổ của kinh tế học cổ điển. Trong tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith chỉ ra nguyên lý “bàn tay vô hình” của thị trường. Do vậy, theo ông Nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế mà hoạt động kinh tế do các qui luật khách quan chi phối, do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hóa trên thị trường quyết định. Học thuyết của Adam Smith ủng hộ mạnh mẽ học thuyết tự do hóa thị trường và chỉ công nhận sự can thiệp tối thiếu của Chính phủ. Vì vậy, vai trò NSNN bị giới hạn lại, thậm chí còn bị động, ít được can thiệp vào các hoạt động kinh tế. Còn lý thuyết tự do hóa mà điển hình là JonhstuarMill và Senior thì chống lại sự can thiệp của Nhà nước, ủng hộ tự do hóa thị trường. - Vào những năm đầu thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp là hiện tượng kinh tế phổ biến trong nền kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa đương thời. Cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933 đã chứng tỏ các học thuyết kinh tế của trường phái Cổ điển và Tân cổ điển không còn hiệu nghiệm. Học thuyết Keynes ra đời với tư tưởng là phê phán chính sách kinh tế Cổ điển và Tân cổ điển dựa trên các học thuyết “Bàn tay vô hình”, bác bỏ “Lý thuyết tự điều chỉnh” của nền kinh tế dựa trên cơ chế thị trường linh hoạt. Qua đó chứng minh cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình kinh tế để khắc phục suy thoái, khủng hoảng, hạn chế thất nghiệp, lạm phát và ổn định tăng cường kinh tế. Với việc áp dụng học thuyết này, quy mô ngân sách lớn hơn cho phép chính phủ các nước thực thi những ý đồ chiến lược kinh tế tài chính hết sức to lớn. Tuy nhiên, hạn chế lớn của việc thực thi học thuyết Keynes là sự quan liêu tham nhũng của bộ máy chính quyền dẫn tới việc phân bổ các nguồn lực càng ngày càng kém hiệu quả và lãng phí. J.M Keynes khẳng định chi tiêu Nhà nước là công cụ can thiệp cơ bản của Nhà nước đối với sự phát triển có tính chất chu kỳ của nền kinh tế và khắc phục khủng hoảng. Vì vậy, việc tăng chỉ tiêu của Nhà nước là yếu tố quan trọng và không
  • 31. 20 thể tách rời cầu hiệu quả. Trọng tâm lý thuyết của Keynes là sử dụng chính sách tài khóa như một công cụ quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào việc khuyến khích đầu tư thông qua tiết kiệm và tốc độ tạo vốn cho nền kinh tế. Lý thuyết này đã là nền tảng để các nhà hoạch định đề xuất chính sách cho các nước đang phát triển trong mấy thập kỷ qua. Tuy nhiên, học thuyết Keynes cũng chứa đựng những mạo hiểm có nguy cơ lạm phát, suy giảm cán cân thanh toán, cán cân thương mại quốc tế, thể hiện: Sự khuyến khích của cầu hiệu quả bằng cách tăng chi tiêu Nhà nước có thể chỉ đem lại kết quả tạm thời, trong ngắn hạn, thực chất Nhà nước không tạo ra cầu mới mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Trang trải chi tiêu Nhà nước bằng nguồn vay mượn cũng để lại hậu quả đáng lo ngại: Tăng nợ nần Nhà nước, tăng lãi suất thực tế, có thể dẫn đến lạm phát và làm rối loạn nền kinh tế. - Nếu như các học thuyết của Keynes ra đời là nền tảng cho chính sách của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, khắc phục các thất bại của thị trường nhằm duy trì nền kinh tế ổn định ở mức “toàn dụng nhân công”, thì Musgrave giữ vị trí quan trọng trong việc mở rộng vai trò của Chính phủ và chính sách tài khóa ra khỏi mục tiêu bó hẹp này. Musgrave được coi là một trong những nhà kinh tế học lớn đại diện cho phương pháp tiếp cận của Keynes và được sử dụng phổ biến nhất ở châu Âu trong những năm 1930 và sau thời kỳ hậu Thế chiến II. Mặc dù lý thuyết của Keynes về một Chính phủ năng động không còn được ủng hộ ở các nước phát triển trong những năm 1970 - 1980, nó vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển và các nước chuyển đổi. Mus- grave đã liên hệ giữa lý thuyết về sự điều tiết của Chính phủ và lý thuyết về sự thất bại của thị trường, để làm cơ sở lập luật cho chính sách tài khóa. Musgrave cho rằng ngoài ảnh hưởng của thất bại thị trường, Chính phủ còn chịu tác động của những tư tưởng chính trị và xã hội trong việc đề ra chính sách. Trên cơ sở đó, Musgrave đề xuất ba chức năng của tài chính công: Chức năng phân bổ nguồn lực: Cung cấp hàng hóa công cộng, khắc phục các thất bại của thị trường thông qua việc sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu của Chính phủ.
  • 32. 21 Chức năng phân phối: Điều chỉnh phân phối thu nhập và tài sản một cách hợp lý và công bằng. Chức năng ổn định: Sử dụng các công cụ chi tiêu và thuế khóa để duy trì mức việc làm cao, ổn định giá cả hợp lý và ổn định cán cân thanh toán. - Các lý thuyết kinh tế học hiện đại, vào những năm thập kỷ 70 và 80 mặc dầu thế giới đã đạt được nhiều thành tựu về mô hình phát triển kinh tế vượt bậc, tuy nhiên những nhược điểm trong các chương trình chi tiêu của Chính phủ bắt đầu xuất hiện, buộc các nhà kinh tế và chính trị học phải nghiên cứu tìm hiểu những thất bại của Chính phủ. Vậy là thị trường rất hay thất bại, nhưng Chính phủ cũng không mấy thành công trong việc khắc phục các thất bại của thị trường. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại của Chính phủ đó là: Thông tin và khả năng kiểm soát hạn chế đối với khu vực tư nhân; Quan liêu, hạn chế của quá trình hiệp thương chính trị dẫn đến việc chậm trễ trong ban hành và thực thi chính sách. Chính sách tài khóa của Nhà nước phải vừa tạo được nguồn thu cho Nhà nước đảm bảo các hoạt động của xã hội, vừa khuyến khích sản xuất phát triển, đảm bảo công bằng xã hội. Chính sách chi NSNN được sử dụng như một công cụ nhằm phát huy sức mạnh của nền KTTT, đồng thời khắc phục những khuyết tật của thị trường bằng việc ĐTPT kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội như nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, đầu tư để cơ cấu lại sản xuất, thực hiện các chính sách xã hội đảm bảo công bằng, giải quyết việc làm. Với mô hình này thì chính sách tài khóa trở thành một yếu tố quan trọng và được Nhà nước sử dụng như một công cụ điều chỉnh một cách khoa học và linh hoạt. Chính sách thuế phải như thế nào để vừa đảm bảo công bằng vừa đạt tỷ lệ động viên cao nhất, chi ngân sách ở mức độ hợp lý để khắc phục những khuyết tật và phát huy thế mạnh của thị trường. “ hành động của Nhà nước không được thay thế tính chủ động cá nhân mà nó phải mang tính sư phạm và khuyến khích như “Một số ý kiến về cải cách thị trường tài chính” của Đặng Đức Đạm (2004), Dự án VIF 01/2012 tại Hà Nội. Dựa trên các nguyên tắc của kinh tế học phúc lợi ứng dụng, các nhà kinh tế đã xây dựng lý thuyết nhằm phân tích việc sử dụng các nguồn
  • 33. 22 lực công có mang tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực không, có giúp cho Chính phủ đạt được các mục tiêu của mình là sử dụng nguồn lực công tốt hơn trên cơ sở gia tăng thặng dư của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ công. (Dluhy et al,2000) cho rằng đo lường thực hiện tìm kiếm để trả lời các câu hỏi sau: “chúng ta đang làm cái gì” và mở rộng ra hơn “chúng ta làm việc đó có hiệu quả không”. Những người quản lý có thể sử dụng thông tin này để cải thiện chất lượng, hiệu quả và hiệu lực các chương trình chi tiêu công [31]. Qua phân tích trên, có thể khái quát vai trò của NSNN thời đại hiện nay trên các khía cạnh chính như sau: a. Vai trò của NSNN trong tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là điều kiện tiên quyết cho ngân sách ổn định, bền vững và cho phép ổn định nguồn thu NSNN dựa trên cơ sở kinh tế tài chính vững chắc. Đến lượt mình, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Chính phủ nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển và chuyển đổi có khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn đi đối với gánh nặng xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn đặt trên vai Nhà nước đã buộc chi tiêu ngân sách tăng vọt, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dẫn đến tăng bội chi ngân sách. Bên cạnh đó hiệu quả đầu tư Nhà nước thường thấp và dễ xuất hiện tình trạng tham nhũng, lãng phí gây thâm hụt NSNN. Tăng trưởng kinh tế một cách bền vững thực chất là phát triển kinh tế có hiệu quả. Kết quả kinh tế thời kỳ sau so với thời kỳ trước không chỉ tăng thêm về mặt sản lượng, GDP… mà còn tăng thêm về sự cân đối của nền kinh tế. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế bền vững là mục đích sống còn của nhiều Quốc gia trên thế giới. Cách thức sử dụng NSNN phục vụ cho việc tăng trưởng bền vững nền kinh tế cũng khá đa dạng và phong phú. Trước hết để phát huy vai trò tích cực của NSNN trong đời sống KT-XH đòi hỏi quản lý NSNN một cách hợp lý, hiệu quả và duy trì được xu hướng cân bằng NSNN. Thực hiện phân cấp NSNN hợp lý, tích cực để phát huy tính chủ động sáng
  • 34. 23 tạo của ngân sách địa phương. Tất cả nhằm tiến tới mục tiêu hiệu quả và hợp lý của NSNN. Vai trò tích cực của NSNN chỉ có thể phát huy trong thực tiễn khi và chỉ khi Nhà nước xác lập được một hệ thống chính sách thu - chi ngân sách hợp lý, phù hợp những biến động của nền kinh tế, có tác động tích cực đối với nền kinh tế. Do đó, “Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, không có Chính phủ nào, dù bảo thủ tới đâu, lại không nhúng tay vào nền kinh tế” [51]. Sau khủng hoảng tiền tệ năm 1998 bắt đầu từ Châu Á, đến khi bắt đầu xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008 từ các nước phát triển, nền kinh tế thế giới đến nay vẫn đang gặp khó khăn. Từ đó người ta đang đặt vấn đề lo ngại về sự phát triển của các nước phát triển ảnh hưởng đến các nước còn lại, chứng tỏ sự không hoàn hảo của các thể chế tài chính quốc tế về hoạt động và giám sát tài chính. Các vấn đề tài chính từ các nước này như nợ công, thâm hụt ngân sách, thương mại... đã ảnh hưởng xấu sang các nước đang phát triển, buộc Chính phủ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế phải vào cuộc [31]. Vì vậy, vai trò của NSNN đối với phát triển kinh tế không còn là vấn đề của riêng từng Quốc gia mà trở thành vấn đề kinh tế thế giới. b. Vai trò của NSNN trong phân bổ nguồn lực của nền kinh tế Trong nền KTTT chính sách tài khóa được sử dụng như một công cụ hiệu quả để thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Thông qua quá trình tập trung và phân phối các nguồn lực tài chính, NSNN đã thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trên hai phương diện “kích thích” và “hạn chế” đảm bảo cho nền kinh tế vận hành theo quỹ đạo của thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Như trên đã nói mục tiêu của chính sách tài khóa là phân bổ hiệu quả các nguồn lực; Phân phối công bằng; ổn định kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng. Nguồn lực ở đây được hiểu là toàn bộ phương tiện vật chất, con người và các yếu tố phi vật thể được sử dụng vào những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh; Là các nguồn của cải vật chất được thiên nhiên ban tặng; Nguồn nhân lực lao động được NSNN đầu tư đào tạo mà có.
  • 35. 24 Nhà nước phân bổ các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối theo tỷ lệ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng các nguồn lực đó, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển vững chắc và cân đối trong kế hoạch phát triển KT-XH. Sự đúng đắn trong phân bổ nguồn lực nếu được kết hợp chặt chẽ với chính sách động viên và cơ chế tài chính sẽ có tác động toàn diện đến quá trình phân bổ, tái phân bổ và điều chỉnh các nguồn lực trong nền kinh tế để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quốc gia. Nguồn lực thuộc sở hữu Nhà nước được phân bổ trực tiếp thông qua NSNN. Có thể khái quát vai trò phân bổ nguồn lực của NSNN như sau: Thứ nhất: Phân bổ nguồn lực chính là phân bổ các yếu tố đầu vào của quá trình tái sản xuất xã hội như lao động, điều vốn, đất đai,…Đó là các yếu tố hình thành quá trình tái sản xuất và các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho xã hội. Tuy nhiên, với sự phân bổ nguồn lực cho sản xuất chủ yếu thông qua cơ chế thị trường, vai trò phân bổ của NSNN có tính chất gián tiếp thông qua cơ chế chính sách. Thứ hai: Phân bổ nguồn lực xã hội thông qua NSNN chủ yếu là phân bổ cơ cấu đầu tư, đặc biệt là kết cấu đầu tư hạ tầng như đường sá, cầu cống, giáo dục, y tế, đó là tiền đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phát triển. Thứ ba: Phân bổ nguồn lực thông qua NSNN tạo tiền đề hình thành cơ cấu đầu tư và cơ chế thị trường hợp lý. Thứ tư: Căn cứ vào tài nguyên của đất nước, trình độ lao động, tức là căn cứ vào lợi thế so sánh để phân bổ một bộ phận NSNN cho sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Thứ năm: Phân bổ nguồn lực thông qua chính sách tài khóa có thể nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực như đạt hiệu quả Pareto và nhằm tối đa hóa phúc lợi của toàn xã hội. Trong quá trình nền kinh tế chuyển dịch để đạt hiệu quả Pareto thì sự di chuyển làm cho tình trạng kinh tế của người này tốt hơn mà không làm cho tình trạng kinh tế của người khác tồi đi gọi là cải thiện Pareto. c. Vai trò của NSNN trong phân phối thu nhập Đây là nhiệm vụ quan trọng của mọi Nhà nước hiện đại và là công cụ chủ
  • 36. 25 yếu để thực hiện phân phối và phân phối lại các nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối, hưởng thụ kết quả sản xuất xã hội. Công bằng trong phân phối biểu hiện trên hai khía cạnh là công bằng về kinh tế và công bằng về xã hội. Trong nền KTTT, do sự khác biệt về yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế, cá nhân về sức khỏe, độ thông minh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình… mà thu nhập của các chủ thể kinh tế, cá nhân tất yếu có sự chênh lệch nhất định. Thực tiễn cho thấy sự chênh lệch thu nhập vượt quá giới hạn nào đó sẽ dẫn đến bất bình đẳng xã hội, thậm chí phá vỡ nền tảng của sự phát triển ổn định. Đảm bảo công bằng là yêu cầu của xã hội trong việc duy trì sự chênh lệch về thu nhập ở mức độ và phạm vi hợp lý thích ứng với từng giai đoạn mà xã hội có thể chấp nhận được, trọng trách này đặt lên vai tài chính Nhà nước, NSNN. Điều chỉnh lại thu nhập thực chất là điều tiết bớt các thu nhập cao và hỗ trợ các thu nhập thấp. Một trong các biện pháp để điều tiết là thu thuế, thông qua các loại thuế gián thu để điều tiết giá cả các loại hàng hóa, từ đó điều tiết sự phân phối các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế, các thu nhập cao được điều tiết bớt một phần và tập trung vào NSNN. Chi NSNN là biện pháp chủ yếu hỗ trợ thu nhập. NSNN sử dụng các nguồn tài chính đã tập trung được từ các thu nhập cao để giải quyết các vấn đề xã hội, hỗ trợ thu nhập cho những người có thu nhập thấp. Như vậy, Nhà nước đóng vai trò trung gian trong việc điều hòa thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, điều tiết các thu nhập cao và tài trợ cao thêm các thu nhập thấp nhằm rút ngắn độ chênh lệch về thu nhập giữa các cá nhân. Khác với phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập khía cạnh xã hội của sự phân phối được quan tâm nhiều hơn. d. Vai trò của NSNN trong ổn định kinh tế vĩ mô Ổn định kinh tế là mục tiêu KT-XH tổng hợp mà Chính phủ tất cả các nước đều đặt lên hàng đầu trong việc thi hành các chính sách kinh tế vĩ mô của mình. Để đạt được ổn định kinh tế cần: Ổn định giá cả, cân bằng ngân sách, giá trị đồng tiền, tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Việc thực hiện mục tiêu ổn định nào trước phụ thuộc vào các quyết định của mỗi Chính phủ, căn cứ vào tình hình thực thế của mỗi nước trong từng giai đoạn phát triển. Các Chính phủ thường
  • 37. 26 sử dụng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế. Trường hợp nền kinh tế có tỷ lệ thất nghiệp cao, nhưng cán cân thanh toán lành mạnh. Chính phủ phải đồng thời áp dụng cơ chế thả lỏng chính sách tài khóa và tiền tệ. Chính sách tài khóa nới lỏng sẽ khuyến khích các doanh nghiệp phát triển thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thông qua việc mở rộng đầu tư của NSNN, tăng thêm việc làm. Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp các tổ chức tín dụng mở rộng quy mô tín dụng và các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội vay vốn ĐTPT sản xuất với lãi suất thấp. Tác dụng tổng hợp của hai chính sách này là khích thích tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm và giúp Chính phủ thực hiện được cân bằng cán cân thanh toán. Trường hợp nền kinh tế có mức lạm phát cao, để kiềm chế lạm phát và cân bằng cán cân thanh toán. Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tín dụng nới lỏng. Lúc này, chính sách tài khóa thắt chặt có tác dụng giảm thâm hụt ngân sách và giảm cung ứng tiền, góp phần hạn chế phát hành tiền và giảm lạm phát. Cùng với việc áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng, sản xuất được phục hồi, xuất khẩu tăng nhanh và cân bằng cán cân thanh toán. Trường hợp nền kinh tế có mức lạm phát cao vì bội chi ngân sách. Chính phủ phải áp dụng chính sách tài khóa - tín dụng thắt chặt để ổn định tình hình tài chính nhằm đạt cân bằng kinh tế và ngân sách bên trong và bên ngoài. Trường hợp nền kinh tế vừa có tỷ lệ thất nghiệp cao, vừa bội chi ngân sách. Chính phủ phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để hạn chế phát hành tiền, giảm bội chi ngân sách, và vừa phải thực chi chính sách tài khóa nới lỏng để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho xã hội. PAUL A.SAMUELSON và WILLIAM D.NORDHAUS trong tác phẩm kinh tế học nói: “Chính phủ đóng vai trò chủ chốt bằng việc tạo ra một môi trường an toàn để thị trường phát triển và hạn chế sự dư thừa của những thị trường thiếu kiểm soát” [51]. Giữ vững và ổn định được các cân đối chủ yếu sẽ tạo điều kiện ổn định sản xuất và đời sống nhân dân. Bởi vì, khi tiền hàng mất cân đối thì hoặc là hàng hóa sản xuất ra quá ế ẩm không bán được vì người mua không có tiền. Tiền nhỏ hơn
  • 38. 27 hàng nhiều lần hoặc ngược lại tiền mất giá làm cho các yếu tố đầu vào tăng vọt lên. Lúc này người ta gọi là lạm phát do chi phí đẩy. Lạm phát sẽ đảo lộn mọi sản xuất, tiêu dùng, do đó, rất cần ổn định kinh tế vĩ mô. Mỗi khi nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu dẫn đến cán cân thanh toán mất cân đối và nợ Nhà nước tăng lên, áp lực trả nợ làm NSNN mất cân đối, rơi vào tình trạng thâm hụt, buộc Chính phủ phải tìm nguồn để trả nợ. Khi thuế khóa không ổn định thì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bất ổn định. Vì vậy, ổn định kinh tế vĩ mô là rất quan trọng đối với nền kinh tế của các Quốc gia. Có thể có nhiều biện pháp và công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sử dụng công cụ NSNN. 1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 1.2.1. Tổng quan về quản lý Ngân sách Nhà nước 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước a. Khái niệm quản lý Ngân sách Nhà nước Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định. Trong hoạt động quản lý, các vấn đề về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, công cụ và phương pháp quản lý, mục tiêu quản lý là những yếu tố trung tâm đòi hỏi chúng ta phải xác định đúng đắn. Trong lịch sử nhận thức của con người về hoạt động quản lý, có một số quan niệm về quản lý khác nhau nhưng cho tới nay vẫn chưa có khái niệm thỏa đáng bao quát tất cả các khía cạnh mà quản lý đề cập. Giữa thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, các trường phái khoa học quản lý, điển hình như F.W.TAYLOR (1856-1915); Henry Fayol (1886-1925) đều cho rằng: “Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” hay “Quản lý là tiến trình bao gồm tất cả các khâu lập kế hoạch, tổ chức, phân công điều khiển
  • 39. 28 và kiểm soát các nỗ lực của cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra” [35]. Các quan niệm quản trị hiện đại cho rằng: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng hệ thống các phương pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản lý, tiếp cận đến mục tiêu cuối cùng, phục vụ cho mục đích của con người. Do đó các khái niệm quản lý tùy thuộc lĩnh vực, phạm vi, đối tượng cũng được định nghĩa khác nhau, điển hình như: “quản lý là hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác”; “quản lý là công tác phối hợp với hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự cùng chung một tổ chức” [40]. Châm ngôn nổi tiếng trong quản trị gần đây cho rằng “Quản lý là làm đúng mọi điều, còn lãnh đạo là làm điều đúng đắn” hay “lãnh đạo trong thời kỳ kinh tế toàn cầu đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải quản lý được cả hiện tại và tương lai” [52]. Từ đó, chúng ta có thể hiểu: Quản lý NSNN là hoạt động của các chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ đích các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định. Trong khái niệm trên, chúng ta cùng thống nhất rằng chủ thể quản lý NSNN là Nhà nước hoặc các cơ quan Nhà nước được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tạo lập và sử dụng các quỹ NSNN. Chủ thể trực tiếp quản lý NSNN chính là bộ máy tài chính trong hệ thống các cơ quan Nhà nước. Đối tượng của quản lý NSNN là các hoạt động của NSNN, cụ thể là các hoạt động thu, chi bằng tiền của NSNN. Quản lý thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành nên quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi của Nhà nước. Quản lý chi NSNN là việc Nhà nước phân phối và sử dụng quỹ NSNN nhằm đảm bảo thực hiện chức năng của Nhà nước theo những nguyên tắc đã được xác lập. Trong quản lý NSNN thì nội dung chính là chính sách ngân sách và cơ chế quản lý ngân sách [35].
  • 40. 29 b. Đặc điểm quản lý Ngân sách Nhà nước Tùy thuộc cách thức tổ chức quản lý nền kinh tế của mỗi nước, quản lý NSNN đều có những đặc điểm riêng, nhưng so với các loại hình quản lý khác như quản lý doanh nghiệp, quản lý quỹ đầu tư, quản lý cơ quan hành chính công…thì quản lý NSNN có một số đặc điểm chung khác biệt cơ bản, cụ thể như sau: Thứ nhất, quản lý NSNN là hoạt động do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Chỉ những cơ quan Nhà nước được pháp luật cho phép tham gia vào hoạt động quản lý quỹ NSNN mới có thẩm quyền thực hiện hoạt động này. Đặc điểm này cho phép phân biệt quản lý NSNN với quản lý ngân sách của các chủ thể khác như hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức không phải là Nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ các chủ thể này có xu hướng tự đảm nhiệm việc quản lý ngân quỹ của mình hoặc giao cho các cơ quan chức năng, trực thuộc doanh nghiệp hoặc tổ chức (bộ phận thủ quỹ, kế toán) quản lý. Thứ hai, quản lý NSNN được thực hiện thông qua hoạt động của quản lý quá trình hình thành quỹ NSNN và quản lý quá trình phân phối quỹ NSNN cũng như những hoạt động nhằm bảo đảm sự vận hành của NSNN đã được hoạch định bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền [26]. Khác với hoạt động quản lý ngân sách của các chủ thể khác, hoạt động quản lý NSNN phức tạp hơn nhiều. Điều đó được lý giải bởi quỹ NSNN thuộc loại công quỹ, có nguồn thu và nhiệm vụ chi đa dạng, phong phú, do Nhà nước làm chủ sở hữu [24]. Các chủ thể khác, ví dụ, các doanh nghiệp cũng có ngân sách riêng của mình và để quản lý ngân quỹ đó cũng cần phải thông qua một số đại diện như bộ phận kế toán, thủ quỹ và Ban kiểm soát (đối với một vài loại hình doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp); tuy nhiên, những cơ quan này không phải là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Mặt khác, hoạt động hạch toán kế toán, ngân quỹ và kiểm toán ở các doanh nghiệp đơn giản hơn rất nhiều. Điều đó được lý giải bởi tính đơn giản trong nguồn thu và yêu cầu chi tiêu ở các doanh nghiệp so với tính phức tạp, đa dạng trong nguồn thu và nhiệm vụ chi của Nhà nước. Nguồn thu và nhiệm vụ chi
  • 41. 30 của mỗi doanh nghiệp thường chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh của mình. Thứ ba, quỹ NSNN có nguồn hình thành rất đa dạng, thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [22]. Đây là những nguồn thu riêng có của quỹ NSNN được luật hóa mà quỹ ngân sách của các chủ thể khác trong xã hội không được phép hình thành từ nguồn thu này. Thứ tư, mỗi nguồn thu của quỹ NSNN phát sinh và vận động theo quy luật riêng. Ví dụ: các khoản thu về thuế có đặc điểm phát sinh và vận động khác với các khoản thu từ phát hành trái phiếu Chính phủ; hay trong bản thân nguồn thu thuế, các sắc thuế khác nhau cũng có những phát sinh khác nhau về thời điểm, phương pháp tính thuế và phương thức thu nộp. Đặc điểm này của quỹ NSNN cho thấy sự cần thiết phải xây dựng chế độ quản lý nguồn thu NSNN trên cơ sở quán triệt các đặc điểm của nguồn hình thành quỹ NSNN cũng như nắm bắt được quy luật vận động của từng nguồn thu, trên cơ sở đó mới đảm bảo tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu vào NSNN, đáp ứng các nhu cầu cấp phát, chi trả, thanh toán từ quỹ NSNN. Thứ năm, chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của Pháp luật [22]. Chi NSNN thể hiện ở chính bản thân các khoản chi mà quỹ NSNN phải đảm nhận. Đặc điểm này do chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước quyết định. Hầu hết các khoản chi NSNN đều được sử dụng nhằm phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thứ sáu, mỗi khoản chi từ quỹ NSNN lại có phạm vi, tính chất và thời điểm phát sinh rất khác nhau. Có khoản chi được thực hiện thường xuyên, trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề, nhiều cấp trên phạm vi cả nước (tiền lương, phụ cấp lương, học bổng); có khoản chi gắn với các chương trình mục tiêu, dự án cụ thể như chi