SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------o0o------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ
SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MAI ANH
MÃ SINH VIÊN : A19194
CHUYÊN NGHÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
-------o0o------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ
Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Bất
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Anh
Mã sinh viên : A19194
Chuyên nghành : Tài chính
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường
Đại Học Thăng Long và đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Bất cùng các bác, cô chú và
anh chị trong Công ty Cổ phần dầu khí Đông Đô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong truờng
đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khoá luận và cũng như có
được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và
hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khoá luận của em
được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Mai Anh
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Nguyễn Mai Anh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ...........................................................................1
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác phân tích tài chính ....................1
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính......................................................................1
1.1.2. Ý nghĩa phân tích tài chính...........................................................................1
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp.........................................4
1.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................5
1.2.1. Phương pháp so sánh....................................................................................5
1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số ........................................................................5
1.2.3. Phương pháp Dupont ....................................................................................6
1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP........................7
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP....9
1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ...............................9
1.4.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn............................9
1.4.3. Phân tích khả năng thanh toán ..................................................................10
1.4.3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn..............................................................11
1.4.3.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh .........................................................11
1.4.3.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời.......................................................12
1.4.3.4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.........................................................12
1.4.4. Phân tích khả năng quản lý nợ...................................................................12
1.4.4.1. Hệ số nợ trên tổng tài sản.....................................................................12
1.4.4.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ...............................................................13
1.4.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản............................................................13
1.4.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho......................................13
1.4.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu........................................14
1.4.5.3. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản .........................................................15
1.4.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định..........................................................15
1.4.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.......................................................15
1.4.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.........................................16
1.4.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)................................................16
1.4.6.2. Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA) ....................................................16
1.4.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE).........................16
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ................................................18
2.1. Tổng quan về Công ty CP Dầu khí Đông Đô .................................................18
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty........................................18
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty.........................................................18
2.1.3. Cơ c u t ch c bộ máy quản lý của Công ty CP D u khí ông ô .........19
2.1.3.1. Hội đồng Quản trị..................................................................................20
2.1.3.2. Giám đốc................................................................................................20
2.1.3.3. Các Phó Giám đốc.................................................................................20
2.1.3.4. Các phòng chức năng ............................................................................20
2.1.3.5. Các ban quản lý dự án...........................................................................20
2.1.3.6. Sàn giao dịch bất động sản....................................................................21
2.1.3.7. Các chi nhánh ........................................................................................21
2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Dầu khí
Đông Đô.....................................................................................................................21
2.2.1. Thực trạng các phương pháp phân tích tài chính của Công ty ................21
2.2.2. Quy trình phân tích tài chính của Công ty CP D u khí ông ô ............22
2.2.3. Thực trạng nội dung phân tích tài chính của Công ty ..............................23
2.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dầu
khí Đông Đô ........................................................................................................24
2.2.3.2. Phân tích khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty CP dầu
khí Đông Đô ........................................................................................................28
2.2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty CP Dầu khí Đông Đô......38
2.2.3.4. Phân tích khả năng quản lý tài sản........................................................40
2.2.3.5. Khả năng quản lý nợ..............................................................................43
2.2.3.6. Phân tích khả năng sinh lời ...................................................................45
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ ....................................................................49
2.3.1. Những kết quả đạt được..............................................................................49
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................50
2.3.2.1. Hạn chế ..................................................................................................50
2.3.2.2. Nguyên nhân ..........................................................................................51
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ....................................53
3.1. Định hƣớng công tác quản lý tài chính của Công ty CP Dầu khí Đông Đô53
Thang Long University Library
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP dầu khí
Đông Đô.....................................................................................................................53
3.2.1. T ch c tốt công tác phân tích tài chính....................................................53
3.2.2. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính54
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính............................................55
3.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của Công ty CP D u khí ông
ô ......................................................................................................................59
3.2.4.1. Phân tích khả năng quản lý khoản phải thu ..........................................59
3.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn..............................................60
3.2.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.....................................................60
3.3. Một số kiến nghị với các Bộ ngành và Nhà nƣớc ..........................................67
KẾT LUẬN
DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
BCDKT Bảng cân đối kế toán
BCTC Báo cáo tài chính
BĐS Bất động sản
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CP Cổ phần
CNV Công nhân viên
DN Doanh nghiệp
SXKD Sản xuất kinh doanh
T.P Thành phố
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
Thang Long University Library
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh ..........................................................................24
Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình tài sản trong 03 năm .............................................28
Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình nguồn vốn trong 03 năm.......................................34
Bảng 2.4. Khả năng thanh toán tức thời........................................................................38
Bảng 2.5. Khả năng thanh toán tức thời........................................................................39
Bảng 2.6. Chỉ tiêu quản lý hàng tồn kho .......................................................................40
Bảng 2.7. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ..................................................................41
Bảng 2.8. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định.....................................................42
Bảng 2.9. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn..................................................43
Bảng 2.10. Chỉ tiêu hệ số nợ trên tổng tài sản...............................................................43
Bảng 2.11. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu .....................................................................45
Bảng 2.12. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu .......................................................45
Bảng 2.13. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.....................................................46
Bảng 2.14. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ..............................................48
Bảng 3.1. Mức độ ảnh hưởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA ...........56
Bảng 3.2. Phân tích ROE theo mô hình Dupont............................................................57
Bảng 3.3. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu ..............................................................59
Bảng 3.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn......................................................................60
Bảng 3.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
.......................................................................................................................................63
Bảng 3.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013
.......................................................................................................................................64
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CP Dầu khí Đông Đô ...............................19
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng tài sản....................................................................................31
Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn của công ty.....................................................................36
Biểu đồ 2.3. Hệ số thanh toán nhanh.............................................................................38
Biểu đồ 2.4. Hệ số thanh toán tức thời .........................................................................39
Biểu đồ 2.5. Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình..........................................40
Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ..................................................................41
Biểu đồ 2.7. Hệ số nợ trên tổng tài sản..........................................................................44
Biểu đồ 2.8. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu..................................................................46
Biểu đồ 2.9. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản...............................................................47
Biểu đồ 2.10. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.......................................................48
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để doanh nghiệp có thể đứng vững trước sự
cạnh tranh của đối thủ, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả,
phải có chính sách và chiến lược đúng đắn trong công tác quản lý doanh nghiệp nói
chung và quản lý tài chính nói riêng. Phân tích tài chính được sử dụng như một công
cụ đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp; từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn,
toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, phân tích tài chính
có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định tài chính một cách
chắc chắn hơn, giảm đi sự tín nhiệm vào linh cảm và trực giác.
Tuy nhiên hiện nay, do chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của phân
tích tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần dầu khí Đông Đô đã chưa chú trọng đầu
tư cho hoạt động này. Do vậy, công tác phân tích tài chính chưa hoàn thiện, gây khó
khăn cho các nhà quản trị công ty trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Trong bối
cảnh đó, hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô
là một yêu cầu bức thiết. Đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính
tại Công ty Cổ phần dầu khí Đông Đô” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần
đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể
đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn
tại của công ty. Qua việc nghiên cứu đề tài em có thể vận dụng những kiến thức đã
được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo
tài chính được công ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của công
ty. Trên thực tế đó em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện
công tác phân tích tình hình tài chính phục vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh
doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
ối tượng nghiên c u: Công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần dầu
khí Đông Đô.
Phạm vi nghiên c u: Sử dụng báo cáo tài chính trong 3 năm 2011, 2012, 2013
của Công ty CP dầu khí Đông Đô.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong phân tích BCTC người ta sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, có
những phương pháp nghiên cứu riêng của phân tích và có cả phương pháp nghiên cứu
của một số môn khoa học khác. Tuy nhiên với các số liệu có được, khóa luận tập
chung sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phân tích
theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phương pháp phân tích tỷ lệ. Ngoài ra
khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp thống kê để làm rõ hơn về
công tác phân tích tài chính tại Công ty CP dầu khí Đông Đô.
5. Kết cấu khóa luận
Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, cấu trúc gồm 03 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về công tác phân tích tài chính trong doanh
nghiệp
Chƣơng 2: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP
dầu khí Đông Đô
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP
dầu khí Đông Đô
Thang Long University Library
1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI
CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác phân tích tài chính
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các
công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp đánh giá rủi ro, mức độ và chất
lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Mối quan tâm hàng đầu của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích các báo
cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính từ đó đưa ra các thông tin về khả năng
thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. Chính các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng thông tin xem xét một cách
chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện đại; để từ đó phán
đoán, dự báo và đưa ra những quyết định phù hợp cho tương lai. Điều này góp phần
giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay.
1.1.2. Ý nghĩa phân tích tài chính
Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có
nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh
nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng,... kể cả các cơ quan Nhà nước và người
làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các
góc độ khác nhau.
Đối với nhà quản lí: Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng
đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục
sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp
không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải giải
quyết ba vấn đề quan trọng sau đây:
Th nh t, doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất
kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Th hai, nguồn vốn tài trợ là nguồn nào?
Th ba, nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?
2
Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp,
nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở
để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó.
Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa
trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích của
cổ đông của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều
nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh
tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa
hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể
hoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản
lý được đưa ra là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh
nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế
để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất.
Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh
toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản
lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng
của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính
cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ
phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ để
kiểm soát các hoạt động quản lý.
Đối với các nhà đầu tƣ: Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ
là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều
kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của
các doanh nghiệp.
Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích
các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư
sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó
đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự
án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương. Bên cạnh đó,
chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề
được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ. Ta
biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá
trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường. Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ
sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư
vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông
chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không
Thang Long University Library
3
bị ảnh hưởng. Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để
trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu
trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu
quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân
tích tài chính.
Đối với các chủ nợ: Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý
doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi, tăng trưởng của
doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín
dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh
nghiệp.
Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem
xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn,
người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp,
nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu
là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả
năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng
sinh lời này.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ
yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số
lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ
ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ
sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị
rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của
các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều
quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay.
Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải
quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ
cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian
sắp tới.
Đối với ngƣời lao động: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của
doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các
thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của
doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao
động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn
4
mua một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp
nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc: Dựa vào các báo cáo tài chính doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá,
kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh
nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình
hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách
hàng,...
Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích
các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các
phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc
độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách
chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và
đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp.
1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
Với ý nghĩa quan trọng như trên, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính
là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp,
bao gồm:
Phân tích tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho chủ doanh
nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong
việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử
dụng có hiệu quả nhất tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về nguồn vốn chủ sở
hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và
tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp.
Tóm lại, nhiệm vụ của phân tích tài chính của doanh nghiệp phải cho nhà quản trị
thấy được những nét sinh động trên “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện
qua các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết
cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng và nhà cung
cấp.
Thứ hai, cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động
nguồn vốn, khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
5
Thứ ba, cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các
khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố ảnh
hưởng khác tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến
tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để
khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh
nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính. Phương pháp
so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh
với một chỉ tiêu gốc. Nếu có được sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung,
tính chất và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu tài chính và theo mục đích thì mới xác
định được gốc so sánh. Đây cũng chính là điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh
này. Gốc so sánh được chọn phải là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích
được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn
bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân. Ưu điểm của phương pháp này cho phép tách ra
những nét chung, nét riêng của các hiện tượng so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được
các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải
pháp hợp lí và tối ưu trong trường hợp cụ thể. Từ đó xác định xu hướng phát triển và
mức độ biến động.
Khi phân tích thì có thể phân tích theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Phân
tích theo chiều ngang là so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối của một chỉ tiêu cụ
thể nào đó qua nhiều thời kỳ, qua đó ta sẽ thấy được xu hướng biến động của một chỉ
tiêu nào đó, là cơ sở để đánh giá được tình hình tốt lên hay xấu đi, là cơ sở để dự đoán
chỉ tiêu đó. Phân tích theo chiều dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu
tổng thể, từ đó chúng ta thấy được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến chỉ tiêu
tổng thể hoặc là mức độ lớn nhỏ của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu tổng thể.
1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số
Phương pháp phân tích tỷ số là phương án phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa
các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo
chuỗi thời gian liên tục và theo từng gian đoạn.
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các
nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động
của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả
năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ số về khả
6
năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồn nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận
của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau.
Phương pháp phân tích tỷ số là phương pháp mang tính hiện thực cao với các
điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện do nguồn thông tin kế toán
và tài chính được cải tiến, cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ
tham chiếu đáng tin cậy, việc áp dụng công nghệ tin học giúp đẩy nhanh quá trình tính
toán các tỷ số, hệ thống được hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục. Tuy
nhiên, một tỷ số đơn lẻ không mang lại nhiều ý nghĩa, do vậy khi phân tích tỷ số chúng
ta cần phải có sự so sánh: so sánh các tỷ số của doanh nghiệp theo thời gian để thấy xu
hướng biến động; cũng như so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp
khác và với tỷ số ngành.
1.2.3. Phương pháp Dupont
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành
những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết
quả sau cùng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp Dupont so với phương pháp so sánh
và phương pháp phân tích tỷ số là ở chỗ phương pháp Dupont không chỉ dừng lại ở
việc phản ánh các hiện tượng tài chính mà cố gắng tìm hiểu và tiếp cận các nguyên
nhân gây ra hiện tượng đó. Đây là kỹ thuật mà các nhà quản lý trong nội bộ doanh
nghiệp thường sử dụng để thấy được tình hình tài chính và quyết định xem nên cải
thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Kỹ thuật này dựa vào hai
phương trình cơ bản sau:
Phương trình thứ nhất thể hiện mối liên hệ giữa doanh lợi tổng tài sản (ROA)
với doanh lợi doanh thu (ROS) và hiệu suất sử dụng tổng tài sản như sau:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
x
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần Tổng tài sản
Thông qua phương trình này thì nhà quản lý sẽ thấy rằng ROA phụ thuộc vào hai
yếu tố đó là lợi nhuận sau thuế trên một trăm đồng doanh thu và bình quân một đồng
tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Thông qua phương trình này thì sẽ giúp
cho nhà quản lý có cách để tăng ROA đó là: Tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có
được hoặc tăng khả năng làm ra doanh thu trên tài sản của doanh nghiệp.
Phương trình thứ hai thể hiện mối quan hệ giữa doanh lợi vốn chủ sở hữu
(ROE) với doanh lợi doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số nhân vốn chủ sở
hữu theo phương trình sau:
ROE =
LNST
X
DT thuần
x
Tổng TS
DT thuần Tổng TS Vốn CSH
Thang Long University Library
7
Thông qua phương trình trên thì các nhà quản lý sẽ có ba chỉ tiêu để tăng chỉ tiêu
ROE như sau: Thứ nhất, tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; muốn làm điều này thì
phải có cách để quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và đạt tốc độ tăng lợi
nhuận lớn lơn tốc độ tăng doanh thu. Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển tài sản; muốn
làm được điều này thì doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, dự trữ tài sản hợp
lý. Thứ ba, giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có nghĩa là doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ
tăng vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản.
Với phương pháp Dupont này, các nhà phân tích có thể nhận ra những nguyên
nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên
phương pháp này không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các công ty lớn, có
đội ngũ cán bộ phân tích chuyên trách, có trình độ là do phương pháp này không chỉ
đòi hỏi đánh giá tác động của chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng hợp mà còn sử dụng
kinh tế lượng để đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu thành phần với nhau.
1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết
minh thực trạng sử dụng tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài
chính. Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những
thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá
trị, trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh
nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên
thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Nguồn thông tin kế toán bao gồm nguồn thông tin từ bộ báo cáo tài chính và
nguồn thông tin khác. Trong bộ báo cáo tài chính chủ yếu khai thác thông tin có được
từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng
lưu chuyển tiền tệ.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và
quan hệ quản lý doanh nghiệp. Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày
dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một
bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân
tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính
của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho
các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và
khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
8
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính
là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế
toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản
xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép ta dự tính khả năng hoạt động của
doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so
sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi
phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh
thu và chi phí, có thể xác định được kết quả kinh doanh: Lãi hay lỗ trong năm.
Để đánh giá được doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu
tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp được thể
hiện rõ nét trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp
nhà phân tích xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ bao gồm dòng tiền nhập
quỹ từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính, hoạt
động bất thường. Ngoài ra, nhà quản trị còn xác định và dự báo dòng tiền thực xuất
quỹ của doanh nghiệp thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trên cơ sở dòng tiền
nhập quỹ và xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ
đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự
phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả.
Nguồn thông tin khác ngoài kế toán thu thập được từ thông tin Bộ ngành liên
quan, tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như các chính sách của Nhà nước. Trong
những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung như: thông tin
liên quan đến trạng thái của nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất,
thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh
tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần,…) và các
thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình của doanh nghiệp, có thể sử
dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan
trọng bậc nhất. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt
động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho hoạt động phân
tích tài chính nói chung và hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng vốnlưuđộngnóiriêng.
- Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đó thu thập
được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng
dụng khác nhau, các phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân
tích đó đặt ra: Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu
nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân, các kết
quả đó đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
Thang Long University Library
9
- Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết
để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính. Có thể nói,
mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra quyết định tài chính. Đối với chủ doanh
nghiệp phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt
động của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, tăng trưởng, phát
triển, tối đa hoá lợi nhuận. Đối với người cho vay và đầu tư vào xí nghiệp thì đưa ra
các quyết định về tài trợ và đầu tư; đối với nhà quản lý thì đưa ra các quyết định về
quản lý doanh nghiệp.
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp
- Phân tích khái quát thông qua bảng cân đối kế toán
Thứ nhất, thông qua việc xem xét cơ cấu, sự biến động của một số chỉ tiêu
chung bên phía nguồn vốn như tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở
hữu thì ta có thể đánh giá bước đầu về khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, xác định
được mức độ tự chủ trong hoạt động SXKD, chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Nếu
vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua các năm thì cho thấy mức
độ tự tài trợ cao, mức độ phụ thuộc về vặt tài chính thấp và ngược lại. Thứ hai, thông
qua xem xét khái quát phần tài sản của doanh nghiệp ta sẽ biết được sự biến động quy
mô tổng tài sản qua các năm, mức độ hoạt động của doanh nghiệp và việc phân bổ vốn
của doanh nghiệp như thế nào. Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm và việc phân bổ vốn
như thế nào thì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Như vậy, khi đánh giá khái quát phần tài sản, nguồn vốn thì chúng ta
còn phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh, đặc điểm của ngành để có cái nhìn
khái quát hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích khái quát thông qua báo cáo kết quả kinh doanh
Thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh thì chúng ta sẽ thấy được phần nào
về mức độ hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của doanh
nghiệp, khả năng quản lý các mặt của doanh nghiệp. Để có được điều này thì ta phải so
sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua nhiều kỳ khác nhau; tính tỷ trọng của một số
chỉ tiêu trong doanh thu thuần hoạt động bán hàng, đồng thời sosánhchúngquacácnăm.
1.4.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn
- Phân tích cơ cấu và biến động tài sản
Tổng tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, ta
cũng biết tài sản nhiều hay ít, tăng hay giảm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình
10
hình phân bổ tài sản là để đánh giá việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hợp lý
hay không. Để làm được điều này ta làm như sau:
Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số
tuyệt đối và số tương đối. Trong quá trình đó thì chúng ta còn xem xét sự biến động
của từng chỉ tiêu là do nguyên nhân nào, thông qua việc phân tích này thì chúng ta sẽ
nhận thức được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và tình hình
tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, xem xét cơ cấu tài sản có hợp lý hay không, cơ cấu tài sản tác động
như thế nào đến quá trình kinh doanh; để làm điều này thì chúng ta phải tính tỷ trọng
của từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn
trong tổng tài sản ngắn hạn, tương tự cho tài sản dài hạn. Sau đó so sánh chúng qua
nhiều thời kỳ khác nhau để thấy được sự biến động của cơ cấu tài sản, khi đánh giá
việc phân bổ tài sản có hợp lý hay không ta nên xem xét đặc điểm ngành nghề và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn
Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua cơ cấu và sự biến
động về nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại
nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn; thông qua cơ cấu nguồn vốn thì chúng ta sẽ đánh
giá được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, ta
cũng thấy được về khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, thông qua sự biến động của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thì ta sẽ thấy được
tình hình huy động các nguồn vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nó cho
thấy được tính chủ động trong chính sách tài chính hay do sự bị động trong hoạt động
sản xuất kinh doanh gây ra. Bằng việc so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và
tương đối của các chi tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng
nguồn vốn, tỷ trọng của từng chỉ tiêu thuộc nợ phải trả trong tổng nợ phải trả, tương tự
cho vốn chủ sở hữu; sau đó so sánh chúng qua nhiều năm khác nhau để thấy được cơ
cấu và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp.
1.4.3. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đúng
thời hạn mà không gặp phải bất kỳ một khó khăn nào; một doanh nghiệp được coi là
mất khả năng thanh toán khi không thanh toán được các khoản nợ tới hạn. Khả năng
thanh toán được đo lường bằng mức độ thanh khoản, tức là mức độ dễ dàng và nhanh
chóng để chuyển một tài sản thành tiền mà không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản
đó. Thông qua các tỷ số khả năng thanh toán sẽ cho chúng ta thấy thực trạng tài chính
của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đang hoạt động có lãi, vẫn gặp phải vấn đề về
Thang Long University Library
11
khả năng thanh toán là bình thường nếu như việc kiểm soát các khoản phải trả kém,
không thu được tiền khách hàng, hàng tồn kho nhiều. Tóm lại, muốn tồn tại và phát
triển lâu dài thì doanh nghiệp cần có khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán tốt.
1.4.3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được dùng để đánh giá khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Hệ số này cho biết, bình quân một đồng nợ
ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những
khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh
doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản
phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Hệ số này càng cao hơn một
thì được đánh giá là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao, tuy nhiên chúng ta còn nhận
thức rõ bản chất vì sao nó cao thì mới có sự đánh giá chính xác. Khả năng thanh toán
ngắn hạn cao có thể là quá nhiều các khoản phải thu mà có nguy cơ không thu hồi
được hay doanh nghiệp quá dễ dãi trong chính sách tín dụng thương mại đối với khách
hàng; cũng có thể là hàng tồn kho quá nhiều, trong đó có nhiều hàng kém phẩm chất,
yếu kém trong khâu tiêu thụ; tồn kho nguyên vật liệu quá nhiều do sự yếu kém trong
quản trị hàng tồn kho,… Tuy nhiên, nếu hệ số này nhỏ hơn một thì chứng tỏ khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kém, vì nợ ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản
ngắn hạn, muốn đảm bảo thanh toán thì doanh nghiệp phải bán tài sản dài hạn để thanh
toán nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán
nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Tổng số nợ ngắn hạn
1.4.3.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được đo lường bằng mức độ thanh
khoản của các loại tài sản; tính thanh khoản của một loại tài sản là khả năng nhanh
chóng chuyển đổi thành tiền mà không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó. Vì
hàng tồn kho của doanh nghiệp ít nhất phải qua quá trình tiêu thụ mới có thể chuyển
thành tiền, chưa nói là không tiêu thụ được, hàng ứ đọng kém phẩm chất, vì vậy tính
thanh khoản của nó thấp. Để đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán của doanh
nghiệp ta sử dụng tỷ số thanh khoản nhanh; tỷ số này cho biết bình quân một đồng nợ
ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn nhưng không bao gồm
hàng tồn kho.
Hệ số thanh toán
nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn
12
1.4.3.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng
tiền để sẵn sàng thanh toán tức thời cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán bằng
tiền càng lớn thì khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp càng cao; tuy
nhiên, hệ số này cao quá cũng không tốt, vì ta biết tiền không tự sinh lời được.
Hệ số thanh toán
tức thời
=
Vốn bằng tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
1.4.3.4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Khi nói rằng doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả thì ít nhất việc sử dụng
vốn vay của doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận đủ để trả cho chi phí lãi vay. Xuất phát
từ ý nghĩa đó, thông qua đánh giá hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì ta thấy được
mức độ hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, khả năng chi
trả lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng cao hơn một thì các chủ sở hữu sẽ có
lợi, tuy nhiên nếu lợi nhuận tạo ra không đủ để trả lãi vay thì các chủ sở hữu phải gánh
chịu hậu quả của việc sử dụng nợ này.
Hệ số khả năng
thanh toán lãi vay
=
Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi
Chi phí lãi vay
1.4.4. Phân tích khả năng quản lý nợ
1.4.4.1. Hệ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này cho biết cứ một đồng doanh nghiệp đầu tư cho tổng tài sản thì có bao
nhiêu đồng là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh
nghiệp. Hệ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý
doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh
nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng
hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực
lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ
rủi ro của doanh nghiệp cao hơn.
Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài
hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong
cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công
thức tính như sau:
Hệ số nợ trên tài sản =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Thang Long University Library
13
1.4.4.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu.
Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng
vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể
chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích
của hiệu quả tiết kiệm thuế.
Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài
hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong
cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công
thức tính như sau:
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
1.4.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản
Tính hiệu quả của một hoạt động được xác định bằng kết quả đầu ra trên kết
quả đầu vào của nó, như vậy ta không thể căn cứ vào kết quả đạt được mà đánh giá
hoạt động đó là có hiệu quả. Nếu kết quả đầu ra trên một lượng đầu vào xác định càng
lớn thì càng hiệu quả. Do đó, một doanh nghiệp đầu tư vào tài sản của mình (nguồn
lực đầu vào) để tạo ra doanh thu và lợi nhuận (kết quả đầu ra), doanh nghiệp nào càng
tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận từ một khoản đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp
đó hoạt động càng có hiệu quả. Thông qua việc phân tích các tỷ số thể hiện khả năng
hoạt động ta sẽ thấy được mức độ khai thác các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp,
từ đó chúng ta sẽ đánh giá được việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp
lý, tiết kiệm và hiệu quả hay không.
1.4.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho
Sự hình thành hàng tồn kho là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình luân chuyển
vốn của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào ngành nghề của doanh nghiệp mà mức độ tồn
kho nhiều hay ít, cũng như chủng loại tồn kho là khác nhau. Thông thường thì hàng
tồn kho sẽ bao gồm các loại sau: Nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm, sản
phẩm dở dang, hàng hoá,... Để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho
trong việc tạo ra doanh thu thì ta sử dụng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày
một vòng quay hàng tồn kho.
a. Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện rằng trong kỳ thì doanh nghiệp đã xuất hàng
được mấy lần, như vậy nếu số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ rằng hiệu
quả sử dụng hàng tồn kho càng cao. Và ngược lai, nếu số vòng quay hàng tồn kho
14
càng nhỏ thì có thể rằng doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho hoặc
hàng tồn kho của doanh nghiệp khó có khả năng luân chuyển.
Vòng quay
hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết trung bình thì bao nhiêu ngày
doanh nghiệp xuất hàng một lần. Như vậy ta thấy, nếu số ngày trung bình một lần xuất
hàng càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng
hàng tồn kho càng lớn và ngược lai.
Số ngày một vòng
quay hàng tồn kho
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
1.4.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu
Trong chu trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp, bắt đầu từ Tiền
=> Hàng tồn kho => Khoản phải thu => Tiền. Như vậy ta thấy rằng, nếu doanh nghiệp
sử dụng hiệu quả hàng tồn kho trong khi hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp là
chuyện bình thường. Điều này muốn nói lên rằng, nếu như doanh nghiệp đầu tư quá
nhiều vào khoản phải thu, có nhiều khoản phải thu đã quá hạn, trong khi mức độ hoạt
động của doanh nghiệp lớn, lớn hơn tốc độ thu tiền về thì bắt buộc doanh nghiệp phải
huy động nguồn vốn khác để đầu tư vào hàng tồn kho chứ không phải tiền trong chu
trình. Trong trường hợp này thì rõ ràng là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
thấp, biểu hiện tình hình tài chính không lành mạnh, khả năng thanh toán chắc chắn sẽ
khó khăn. Như vậy, hiệu quả sử dụng các khoản phải thu là góp phần cho hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản phải
thu thì ta sử dụng các tỷ số như vòng quay các khoản phải thu và kỳthutiềnbìnhquân.
a. Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu thể hiện trong kỳ doanh nghiệp đã thu tiền được
mấy lần từ doanh thu bán chịu của mình. Như vậy, thông qua số vòng quay các khoản
phải thu thì ta sẽ thấy được tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp, số vòng quay các
khoản phải thu càng lớn thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng cao,
giảm bớt vốn bị chiếm dụng, đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền, tái đầu tư vào
hoạt động SXKD, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu số vòng
quay khoản phải thu nhỏ thì cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp thấp hoặc
tốc độ thu hồi nợ nhỏ hơn so với tốc độ tăng doanh thu bán chịu, điều này làm cho khả
năng thanh toán bằng tiền thấp, có nguy cơ không thu hồi được nợ và hiệu quả sử dụng
vốn thấp.
Thang Long University Library
15
Số vòng quay
khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Khoản phải thu
b. Kỳ thu tiền bình quân
Tương tự như số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân cũng
được dùng để đánh giá tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp; kỳ thu tiền bình quân phản
ánh rằng bình quân bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu được tiền một lần. Như vậy,
nếu số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh
nghiệp cao và ngược lại.
Kỳ thu tiền
bình quân
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
1.4.5.3. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện về hiệu quả sử dụng tài sản của
doanh nghiệp, nó cho ta thấy tính hợp lý trong việc phân bổ tài sản, trình độ quản lý tài
sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho thấy, bình quân một đồng tài sản tạo ra được bao
nhiêu đồng doanh thu, nếu tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao,
góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá cao thì chứng tỏ
rằng doanh nghiệp đang sử dụng hết công suất các nguồn lực đầu vào của mình, vì vậy
khó mà tăng thêm nếu không đầu tư thêm tài sản.
Hiệu suất sử dụng
tổng tài sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
1.4.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định để
tạo ra doanh thu cũng như mức độ đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số này nói lên một
đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất sử
dụng TSCĐ
=
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ
1.4.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản cho biết bình quân một đồng TSNH tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay là trong kỳ thì TSNH quay được mấy lần.
Nếu hệ số này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp cao;
thể hiện doanh nghiệp đã đầu tư hợp lý vào vật tư đầu vào, hàng hoá, thành phẩm tiêu
thụ nhanh; tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, giảm nợ phải thu, tồn quỹ tiền
mặt thấp. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
doanh nghiệp thấp, chính sách tồn kho không hợp lý, có thể là thành phẩm không tiêu
thụ được, nợ phải thu cao, tồn quỹ tiền mặt nhiều.
16
Hiệu suất
sử dụng TSNH
=
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn
1.4.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận
không phải là chỉ tiêu để chúng ta đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư - sản
xuất - tiêu thụ, khả năng quản lý các mặt của doanh nghiệp. Muốn đánh giá được tính
hiệu quả của quá trình trên thì chúng ta cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với
các yếu tố tạo ra lợi nhuận như doanh thu, vốn,... Khả năng sinh lợi là kết quả của các
quyết định của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, quyết định nguồn tài trợ, trình độ
quản lý tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lời ta căn
cứ vào các tỷ số sau:
1.4.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này cho biết bình quân một trăm đồng doanh thu thuần thì tạo ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này cao hay thấp là phụ thuộc vào tình hình
tiêu thụ sản phẩm, giá cả của sản phẩm, chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp; khả
năng quản lý các loại chi phí của doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí quản lý
doanh nghiệp, chi phí bán hàng.
ROS =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Doanh thu
1.4.6.2. Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản cho biết bình quân một đồng vốn đầu tư vào
doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
1.4.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu
Đối với chủ sở hũu thì tỷ số quan trọng nhất đối với họ là doanh lợi vốn chủ sở
hữu, tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu; tỷ số này cho biết bình
quân một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Mong muốn của các chủ sở hữu là làm cho tỷ số này càng cao càng tốt, khả năng sinh
lời của vốn chủ sở hữu cao hay thấp phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc sử dụng vốn
và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp việc sử
Thang Long University Library
17
dụng vốn của doanh nghiệp là hiệu quả, đồng thời mức độ tài trợ bằng nợ cao thì lúc
đó doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ rất cao. Ngược lại, nếu việc sử dụng vốn không hiệu
quả đến mức lợi nhuận không đủ chi trả lãi vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính
trong trường hợp này là gây tổn thất cho chủ sở hữu, thậm chí là mất khả năng chi trả.
18
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ
2.1. Tổng quan về Công ty CP Dầu khí Đông Đô
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty CP Dầu khí Đông Đô được thành lập theo giấy phép số 0103017950
ngày 15 tháng 06 năm 2007 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Đăng
ký thay đổi lần thứ 2 vào ngày 10 tháng 10 năm 2011.
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô
Tên viết tắt: PVC Đông Đô
Địa chỉ: Tâng 2, toàn nhà Dolphin Plaza, số 28 Phố Trần Bình, Quận Nam Từ
Liêm, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 04.62554111
Mã số thuế: 0102293517
Vốn điều lệ : 500.000.000.000 VNĐ (Năm trăm tỷ đồng)
Công ty CP Dầu khí Đông Đô tiền thân là Công ty CP Bất động sản Tài chính
Dầu khí Việt Nam được thành lập theo Nghị quyết số 1771/NQ-DKVN ngày
08/06/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).
Mục tiêu chiến lược của Công ty CP Dầu khí Đông Đô là xây dựng Công ty trở
thành doanh nghiệp Bất động sản (BĐS) mạnh của Tập đoàn Dầu khí, là Công ty kinh
doanh BĐS hàng đầu ở Việt Nam.
Dựa vào năng lực tài chính, chính sách hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sự
phát triển mạnh mẽ của nhu cầu nhà ở, khu đô thị, khu nhà ở cao cấp, tòa nhà văn
phòng hiện đại, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí và thể thao, PVC Đông Đô sẽ
trở thành Công ty BĐS mạnh về cả quy mô vốn, công nghệ đầu tư và xây dựng các dự
án, khả năng hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế, khả năng cạnh tranh cao
trên thị trường BĐS.
Với năng lực trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, PVC Đông Đô đang đầu tư nhiều
dự án tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác trên cả nước.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
Lĩnh vực tƣ vấn, thiết kế BĐS: Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, môi trường (không bao gồm các dịch vụ thiết kế công trình);
kinh doanh dịch vụ tư vấn BĐS, đấu giá BĐS, quản lý và quảng cáo BĐS.
Lĩnh vực xây lắp và thi công các công trình: Lập dự án đầu tư, xây dựng các
dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới, khu
Thang Long University Library
19
công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao tổng thầu các công trình dân dụng, công
nghiệp, hạ tâng kỹ thuật, môi trường.
Lĩnh vực kinh doanh và cung cấp thiết bị: Kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ
cho các công trình xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại tất, cấp thoát nước, môi trường,
hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở; kinh doanh bất động sản.
2.1.3. Cơ c u t ch c bộ máy quản lý của Công ty CP D u khí ông ô
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CP Dầu khí Đông Đô
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Tổng số Cán bộ CNV của Công ty hiện có 132 người, trong đó Ban giám đốc
và Phó Giám đốc gồm 05 người, Công ty được biên chế gồm 05 phòng, dưới các
phòng là 05 Ban quản lý dự án, 01 Sàn giao dịch BĐS và 02 chi nhánh, đó là chi
nhánh Thanh Hóa và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Ban lãnh đạo Công ty là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm quản lý, điều
hành trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, cùng với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật có trình độ
cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành thi công xây lắp, đầu tư kinh
doanh bất động sản, tư vấn thiết kế kiến trúc. Đội ngũ cán bộ của Công ty được đào
tạo chính quy, thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ ở trong và
ngoài nước.
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
Phó Giám đốc phụ
trách Tài chính
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phó Giám đốc
phụ trách Đầu tư
Phó Giám đốc phụ
trách Kỹ thuật
Phó Giám đốc phụ
trách Nội chính
Phòng Kinh tế
Kế hoạch
Phòng Đầu tư
phát triển
Phòng Quản lý
Kỹ thuật
Phòng Tài
chính Kế toán
Phòng Tổ chức
Hành chính
Các Ban quản
lý dự án
Sàn giao
dịch BĐS
Chi nhánh
Thanh Hóa
Chi nhánh TP.
Hồ Chí Minh
20
2.1.3.1. Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết
định mọi vấn đề liên quan đến SXKD và quyền lợi của Công ty như quyết định chiến
lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị
trường,... trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT hoạt động theo
điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và pháp luật của Nhà nước.
2.1.3.2. Giám đốc
Đại diện mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và trước cơ quan
quản lý Nhà nước. Quản lý và lãnh đạo toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty, báo cáo
Hội đồng Quản trị về các hoạt động của Công ty. Giám đốc thực hiện các quyền và
nghĩa vụ khác theo điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và pháp luật của Nhà nước.
2.1.3.3. Các Phó Giám đốc
Dưới quyền Giám đốc là các Phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành Công ty
theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc. Phó Giám đốc phụ trách tài chính – đầu tư
– nội chính chịu trách nhiệm điều hành bộ phận hành chính, tài chính- kế toán và đầu
tư phát triển của Công ty, Phó Giám đốc kỹ thuật trực tiếp quản lý và điều hành bộ
phận kỹ thuật và quản lý thi công trong Công ty, có trách nhiệm giám sát và quản lý
trực tiếp các ban quản lý dự án.
2.1.3.4. Các phòng chức năng
Có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Giám đốc và các Phó Giám đốc giao,
hoàn thành các công việc được giao theo đặc điểm riêng của từng phòng.
Phòng đầu tư phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập kế hoạch thi
công cho từng công trình; phòng quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý và giám sát
việc thi công về tiến độ và chất lượng thi công, lập dự toán và thiết kế các bản vẽ hồ sơ
hoàn công. Giám sát các đơn vị thi công về kỹ thuật và theo đúng thiết kế, có trách
nhiệm đảm bảo cho các công trình hoạt động liên tục, quản lý giao nhận vật tư và các
trang thiết bị tại công trình; phòng tổ chức hành chính quản lý và tổ chức nhân sự
trong công ty và thực hiện các công tác lao động tiền lương, BHXH, BHYT. Hỗ trợ
các phòng ban khác soạn thảo văn bản, công văn và hồ sơ dự thầu; phòng tài chính –
kế toán – kinh tế kế hoạch tổ chức công tác tài chính - kế toán trong công ty. Tập hợp
và huy động các nguồn tài chính, quản lý quỹ, thanh toán vật tư và tập hợp các chi phí
của từng công trình.
2.1.3.5. Các ban quản lý dự án
Ban quản lý dự án trực tiếp quản lý, điều hành, giám sát các dự án theo yêu cầu
chỉ thị của các Phó Giám đốc, phòng quản lý kỹ thuật. Các ban quản lý của Công ty
Thang Long University Library
21
bao gồm ban quản lý khu đô thị Dầu khí Đức Giang, ban quản lý Hải Phòng, ban quản
lý 160 Trần Quang Khải, bản quản lý CT5E Xuân Phương, ban quản lý dựánHòaBình.
2.1.3.6. Sàn giao dịch bất động sản
Sàn giao dịch bất động sản là đầu mối thu thập và phân tích các dữ liệu, thông tin
về cung cầu và giá cả trên thị trường bất động sản; cập nhật các quy định pháp luật về
lĩnh vực bất động sản để tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc xác lập chiến
lược, kế hoạch kinh doanh; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch mua bán, chuyển
nhượng, cho thuê, thuê mua bất động sản; thực hiện việc xác nhận bất động sản đã
được giao dịch qua Sàn.
2.1.3.7. Các chi nhánh
Thực hiện phát triển các kinh doanh đã được cấp phép trên địa bàn hoạt động.
Soạn thảo những văn bản pháp quy phục vụ cho các mặt hoạt động của Chi nhánh dựa
trên những văn bản pháp quy của Công ty. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán
bộ nhân viên tại Chi nhánh. Thực hiện việc báo cáo với các Cơ quan quản lý nhà nước
tại địa phương theo qui định. Phối hợp với văn phòng công ty và các chi nhánh khác
trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên. Hiện nay Công ty
chỉ có 2 chi nhánh là chi nhánh tại Thanh Hóa và TP. Hồ Chí Minh.
2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Dầu khí
Đông Đô
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một nội dung rất quan trọng đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đối
với các nhà đầu tư và các ngân hàng thì hoạt động phân tích tài chính rất được coi
trọng và được tiến hành từ sớm nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư và kinh
doanh của mình. Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các Công ty mới chỉ tiến hành hoạt
động này trong vài năm trở lại đây, Công ty Cổ phần dầu khí Đông Đô cũng không
nằm ngoài số đó. Trong khoảng thời gian ngắn đó, công tác phân tích tài chính đã
bước đầu được quan tâm và có những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty.
2.2.1. Thực trạng các phương pháp phân tích tài chính của Công ty
Hiện tại, Công ty chỉ áp dụng các phương pháp phân tích truyền thống là phương
pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Chưa áp dụng các phương pháp phân tích tài chính
hiện đại như phương pháp Dupont. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai phương pháp trên
vẫn chưa thực sự đồng bộ và phát huy hết được hiệu quả của nó do việc tiến hành so
sánh chỉ tiêu của hai năm cũng như so sánh các chỉ tiêu chi tiết với các chỉ tiêu tổng
quát không kết hợp với việc phân tích các tỷ số nên không thấy được sự tương quan
giữa số tuyệt đối và số tương đối.
22
Đối với phương pháp so sánh: Công ty sử dụng để phân tích các Báo cáo tài
chính, qua đó xem xét cấu trúc tài sản, nguồn vốn, phát hiện các đặc trưng trong phân
bố tài sản và nguồn vốn. Công ty sử dụng phương pháp này vì nó tương đối đơn giản,
so sánh giữa số liệu năm nay với số liệu năm trước để thấy mức độ tăng trưởng, so
sánh số thực hiện với số kế hoạch để đánh giá mực độ hoàn thành so với kế hoạch đã
đề ra.
Đối với phương pháp tỷ số: Công ty tiến hành phân tích cả 4 nhóm chỉ tiêu:
nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, nhóm
chỉ tiêu về khả năng hoạt động và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Việc xem xét
các nhóm chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu vốn, đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả
hoạt động và quan trọng nhất là xem xét khả năng sinh lời của Công ty.
Công ty vẫn chưa sử dụng phương pháp phân tích Dupont mặc dù đây là một
phương pháp đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên nó khá mới mẻ, đòi hỏi phải sử dụng
kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng hợp
và giữa các chỉ tiêu thành phần với nhau.
2.2.2. Quy trình phân tích tài chính của Công ty CP D u khí ông ô
Công tác tổ chức phân tích tài chính của Công ty
Nhìn chung Công ty đã quan tâm tới việc tổ chức công tác phân tích tài chính,
nhưng hiện nay việc tổ chức hoạt động này vẫn còn khá sơ sài, mang tính hình thức bắt
buộc, chưa thực sự vì mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính mà mới chỉ dừng
lại ở mức thực hiện đúng theo chủ trương của chế độ kế toán mới. Chưa xây dựng
được một quy trình phân tích hoàn chỉnh từ xác định mục tiêu, kế hoạch phân tích mà
chỉ lặp lại các phương pháp, nội dung phân tích tài chính từ năm này qua năm khác.
Công ty cũng chỉ phân tích tài chính môt lần duy nhất vào cuối chu kỳ kình doanh (vào
cuối mỗi năm). Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do Công
ty chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả hoạt động phân tích tài
chính có thể đem lại.
Công tác này do Phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận và thực hiện nhằm mục
đích đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong năm vừa qua nhằm tìm ra các
nguyên nhân và các nhân tố tác động đến kết quả đó, xây dựng các báo cáo, kế hoạch,
chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn, định hướng phát triển cho Công ty trong thời
gian tới. Tuy nhiên, hiện nay công tác này chỉ do hai người của phòng đảm nhận và
thực hiện tất cả các bước phân tích, hơn nữa các cán bộ của phòng được đào tạo chủ
yếu về chuyên ngành kế toán, chưa được đào tạo chính quy về tài chính doanh nghiệp
nên hoạt động phân tích tài chính vẫn chưa thực sự phát huy được hết vai trò của nó.
Thang Long University Library
23
Công tác lựa chọn và xử lý thông tin
Thông tin được Công ty sử dụng trong phân tích tài chính là các báo cáo tài chính
bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, và thuyết minh Báo cáo
tài chính. Các báo cáo này do phòng Tài chính - Kế toán tổng hợp và lập định kỳ. Báo
cáo lưu chuyển tiền tệ mặc dù đã được lập nhưng chưa được Công ty sử dụng trong
phân tích.
Số liệu sử dụng trong phân tích thường cũng chỉ lấy số liệu trong hai năm, năm
hiện tại và năm liền kề trước đó. Chưa sử dụng số liệu của nhiều năm liên tiếp để đánh
giá sự biến động qua nhiều năm và có một cái nhìn tổng quát hơn.
Ngoài những thông tin có được từ các Báo cáo tài chính trên, Công ty hầu như
không sử dụng thêm một nguồn thông tin nào từ bên ngoài như thông tin liên quan đến
trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, các thông tin liên
quan đến ngành nghề hoạt động,… Đây là một thực tế không chỉ của Công ty Cổ phần
dầu khí Đông Đô mà của hầu hết các công ty ở Việt Nam hiện nay.
Việc xử lý thông tin còn rất sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, so
sánh, giải thích một số chỉ tiêu mà hầu như chưa có sự đánh giá, giải thích nguyên
nhân. Các thông tin sử dụng từ hầu hết là các thông tin có được từ sổ sách kế toán mà
không có sự kiểm tra tính xác thực, bổ sung các thông tin khác và xử lý sơ bộ.
2.2.3. Thực trạng nội dung phân tích tài chính của Công ty
Để đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong thời gian qua và xây dựng kế
hoạch kinh doanh năm tới cũng như kế hoạch tài chính Công ty đã tiến hành phân tích
tài chính ở những nội dung sau:
24
2.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dầu khí Đông Đô
Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị tiền: Triệu VND
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Năm 2013/2012 Năm 2012/2011
Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
6.996 2.140 353.904 4.856 226,92 (351.764) (99,40)
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 57 0 - (57) (100,00)
3
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
6.996 2.140 353.847 4.856 226,92 (351.707) (99,40)
4 Giá vốn hàng bán 8.289 2.206 318.762 6.083 275,75 (316.556) (99,31)
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dich vụ
(1.293) (66) 35.084 (1.227) (1.859,09) (35.150) (100,19)
6 Doanh thu hoạt động tài chính 73 2.506 33.680 (2.433) (97,09) (31.174) (92,56)
7 Chi phí tài chính 71.314 17.522 3.348 53.792 307,00 14.174 423,36
- Trong đó: Chi phí lãi vay 12.559 17.402 1.330 (4.843) (27,83) 16.072 1.208,42
8 Chi phí bán hang 50 27 63 23 85,19 (36) (57,14)
Thang Long University Library
25
STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011
Năm 2013/2012 Năm 2012/2011
Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.466 10.757 28.575 (7.291) (67,78) (17.818) (62,36)
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
(76.050) (25.866) 36.778 (50.184) ( 194,02) (62.644) (170,33)
11 Thu nhập khác 445 1.521 1.181 (1.076) (70,74) 340 28,79
12 Chi phí khác 243 366 0 (123) (33,61) 366 -
13 Lợi nhuận khác 201 1.155 1.182 (954) (82,60) (27) (2,28)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (75.849) (24.711) 37.960 (51.138) (206,94) (62.671) (165,10)
15
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
0 0 8.240 0 - (8.240) (100,00)
16
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại
0 0 0 0 - 0 -
17
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
(75.849) (24.711) 29.720 (51.138) ( 206,94) (54.431) (183,15)
(Nguồn: Báo cáo Tài chính)
26
Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012 là 2.140 triệu đồng, giảm
351.764 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 99,40% so với năm 2011. Còn năm 2013
là 6.996 triệu đồng, tăng 4.856 triệu đồng, tương ứng tăng với tỉ lệ là 226,92% so với
năm 2012. Qua số liệu vừa đề cập ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ của Công ty giảm không đều qua các năm. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh
bất động sản, cũng như xây dựng và lắp đặt các công trình của công ty đang gặp khó
khăn và có dấu hiệu đi xuống. Các dự án bị đóng băng do thiếu vốn, thiếu nhà đầu tư.
Hàng loạt các công ty bất động sản khác tổ chức bán tháo, giảm giá bất động sản đã
làm cho thị trường bất động sản nói chung và Công ty CP Dầu khí Đông Đô rơi vào
tình trạng khủng hoảng.
Giá vốn hàng bán: Cùng xu hướng với doanh thu thì trong năm 2012, giá vốn
hàng bán giảm từ 318.762 triệu đồng năm 2011 xuống còn 2.206 triệu đồng năm 2012
(giảm 99,31%). Năm 2013 lại tăng lên mức 8.289 triệu đồng (tăng 226,92%). Nhìn vào
thông tin trên ta có thể thấy mặc dù giá vốn hàng bán giảm nhưng giảm chậm hơn
doanh thu, chính vì vậy giá trị của giá vốn hàng bán trong 2 năm 2012 và 2013 đều cao
hơn doanh thu bán hàng. Điều này đã phán ánh đúng tình trạng bán tháo, giảm giá các
công trình bất động sản của Công ty. Trái ngược hẳn với một năm thị trường bất động
sản nở rộ thì sang đến năm 2012, tình trang xây dựng ồ ạt đã làm cho cung – cầu lệch
nhau, các công trình xây dựng không bán được, một số công trình đang xây bị bỏ ngỏ
do không còn vốn đã gây nên tình trạng trên. Việc bán tháo, giảm giá bán bất động sản
của Công ty CP Dầu khí Đông Đô nhằm thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng, thanh toán
cho chủ nợ. Giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu đã làm cho lợi nhuận gộp bị âm vào
năm 2012 và 2013.
Doanh thu hoạt động tài chính: Công ty CP Dầu khí Đông Đô rất chú trọng trong
đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Năm 2011 Công ty chủ yếu vào đầu tư mua cổ
phiếu ngắn hạn; ngoài ra Công ty còn nhận ủy thác Đầu tư tại Công ty Tài chính Cổ
phần Dầu khí Việt Nam, mua cổ phần và góp vốn vào một số công ty xây dựng và bất
động sản khác. Có thể nói năm 2011 là năm Công ty đi đầu tư dài hạn nhiều nhất. Thị
trường bất động sản năm 2011 vẫn còn rất nóng, các danh mục đầu tư của công ty đều
mang lại kết quả tốt. Chính vì lẽ đó mà năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính
của Công ty đạt 33.680 triệu đồng.
Năm 2012, Công ty đã rút vốn đầu tư dài hạn tại dự án Golden Palace chuyển
sang góp vốn đầu tư ngắn hạn; ngoài ra Công ty còn góp vốn đầu tư ngắn hạn vào dự
án Chung cư BMM tại phường Phúc La, quận Hà Đông. Tuy nhiên, năm 2012, thị
trường bất động sản đi xuống, các dự án không bán được đã làm cho doanh thu từ hoạt
động tài chính của Công ty giảm xuống còn 2.505 triệu đồng (giảm 92,56% so với
Thang Long University Library
27
năm 2011). Trước tình hình khó khăn của thị trường BĐS, sang năm 2013, Công ty
tiếp tục rút vốn tại một số dự án nhằm thu hồi vốn đem trả các khoản vay ngân hàng,
trả tiền cho các chủ nợ. Các danh mục đầu tư còn lại không đem lại nhiều lợi nhuận đã
khiến cho năm 2013, doanh thu về hoạt động tài chính của công ty chỉ đạt 75 triệu
đồng, một con số rất nhỏ so với những gì đã làm được vào năm 2011.
Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng giảm từ
năm 2011 đến năm 2013. Trong mục chi phí quản lý kinh doanh thì chi phí quản lý
doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, và việc giảm của chi phí quản lý kinh doanh
cũng bắt ngồn từ việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011 chi phí quản lý
doanh nghiêp là 28.575 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 10.757 triệu đồng (giảm
62,36%), sang năm 2013 tiếp tục giảm thêm 67,78% khi chỉ còn 3.466 triệu đồng. Chi
phí quản lý doanh nghiệp giảm vì trong năm 2012, 2013 Công ty liên tục điều chỉnh
giảm đội ngũ nhân viên, lao động nhằm giảm thiểu chi phí do tình hình kinh doanh yếu
kém.
Lợi nhuận sau thuế: Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy Công ty liên tục
lỗ ròng trong 2 năm 2011 và 2012. Nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh doanh
kém, doanh thu giảm và nhỏ trong khi giá vốn hàng bán mặc dù có giảm nhưng vẫn
cao hơn doanh thu do Công ty phải bán lỗ các dự án, các bất động sản nhằm láy tiền
trả nợ ngân hàng và đảm bảo thanh khoản. Duy chỉ có năm 2011, Công ty vẫn thu
được lợi nhuận là 29.720 triệu đồng. Năm 2012 và 2013 Công ty lỗ ròng lần lượt là
24.711 triệu đồng và 75.849 triệu đồng. Đây là một con số đáng báo động, tuy nhiên
lại là tình hình chung của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lúc bấy giờ.
Tình hình kinh doanh thua lỗ là kết quả chung của các công ty bất động sản
trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2013. Bất động sản năm 2012 được cho là một
năm đầy bi ai. Xu hướng bán tháo, giảm giá bất động sản tăng mạnh, ồ ạt các dự án bị
bán tháo để thu tránh lỗ quá nhiều. Theo VNDIRECT công bố báo cáo hợp nhất có
kiểm toán của 25 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết đến ngày 6/8/2013 thì
không có công ty nào đạt doanh thu tới 500 tỷ đồng, lãi cao nhất cũng chưa đầy 54 tỷ
đồng. Trên sàn Hà Nội (HNX), với 9 công ty đã nộp báo cáo kiểm toán hợp nhất, theo
số liệu của VNDIRECT, doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 cao nhất thuộc về Công ty
Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng – Hội An (DIH) với mức 122,48 tỷ đồng. Còn
Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô (PFL) với 0,13 tỷ đồng là đơn vị có doanh thu 6
tháng thấp nhất.
28
2.2.3.2. Phân tích khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty CP dầu khí Đông Đô
a. Phân tích tình hình tài sản
Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình tài sản trong 03 năm
Đơn vị tính: Triệu VND,%
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013/2012 Năm 2012/2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Tuyệt
đối
Tƣơng đối
Tuyệt
đối
Tƣơng đối
A - TÀI SẢN NGẮN
HẠN
141.574 100 117.037 100 102.021 100 24.537 20,97 15.016 14,72
I. Tiền và các khoảng
tương đương tiền
445 0,31 805 0,69 6.962 6,82 (360) (44,72) (6.157) (88,44)
II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn
40.308 28,47 45.402 38,79 4.895 4,80 (5.094) (11,22) 40.507 827,52
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn
57.742 40,79 58.802 50,24 78.104 76,56 (1.060) (1,80) (19.302) (24,71)
1. Phải thu khách hàng 36.252 25,61 36.322 31,03 44.593 43,71 (70) (0,19) (8.271) (18,55)
2. Trả trước cho người 12.493 8,82 17.057 14,57 9.826 9,63 (4.564) (26,76) 7.231 73,59
Thang Long University Library
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô

More Related Content

What's hot

Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. haoBáo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Hao Hao
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...
Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...
Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 

What's hot (20)

Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sảnBáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAYĐề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
Đề tài: Kế toán mua bán hàng hóa trong công ty thương mại, HAY
 
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. haoBáo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
Báo cáo thực tập hoàn chỉnh. hao
 
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tảiĐề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
Đề tài: Phân tích cáo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Vận tải
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
Luận văn: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mộ...
 
Đồ án Kế Toán Mua Bán Hàng Hoá Tại Công Ty Tnhh Uyên Loan.doc
Đồ án Kế Toán Mua Bán Hàng Hoá Tại Công Ty Tnhh Uyên Loan.docĐồ án Kế Toán Mua Bán Hàng Hoá Tại Công Ty Tnhh Uyên Loan.doc
Đồ án Kế Toán Mua Bán Hàng Hoá Tại Công Ty Tnhh Uyên Loan.doc
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty tnhh kỹ thuậ...
 
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Về Công Ty Cổ Phần Bất Động Sản, 9 điểm.docx
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOTĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thương mại, HOT
 
Bài mẫu kế toán tiền lương tại công ty cơ khí năm 2022
Bài mẫu kế toán tiền lương tại công ty cơ khí năm 2022Bài mẫu kế toán tiền lương tại công ty cơ khí năm 2022
Bài mẫu kế toán tiền lương tại công ty cơ khí năm 2022
 
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
Báo cáo thực tập tại phòng kinh doanh, công ty điện tử!
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bí
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bíHoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bí
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bí
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty May Mặc, HAY!
 
Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...
Hoàn Thiện Công Tác Lập Dự Toán Phục Vụ Kiểm Soát Và Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Đ...
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
 
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại vậ...
 
Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...
Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...
Báo cáo thực tập Kế Toán Xác định doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kin...
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 

Viewers also liked

Viewers also liked (17)

Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm ...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm ...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty trách nhiệm ...
 
Nonverbal (The Structure of Non Verbal Codes).
Nonverbal (The Structure of Non Verbal Codes).Nonverbal (The Structure of Non Verbal Codes).
Nonverbal (The Structure of Non Verbal Codes).
 
Wireless power transmission
Wireless power transmissionWireless power transmission
Wireless power transmission
 
Crean un ser vivo con el genoma más pequeño del mundo
Crean un ser vivo con el genoma más pequeño del mundoCrean un ser vivo con el genoma más pequeño del mundo
Crean un ser vivo con el genoma más pequeño del mundo
 
Rayos X
Rayos XRayos X
Rayos X
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần giải phá...
 
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biênGiải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
Giải pháp nâng cao hiệu sử dụng tài sản của công ty tnhh toyota long biên
 
đề Thi tốt nghiệp nghề may thời trang 11
đề Thi tốt nghiệp nghề may   thời trang 11đề Thi tốt nghiệp nghề may   thời trang 11
đề Thi tốt nghiệp nghề may thời trang 11
 
Hadoop
Hadoop Hadoop
Hadoop
 
Conceptos
ConceptosConceptos
Conceptos
 
đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng áo thu...
đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng áo thu...đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng áo thu...
đồ áN ngành may xây dựng tài liệu kỹ thuật triển khai sản xuất mã hàng áo thu...
 
[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...
[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...
[BÀI TẬP QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH UEH]-PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY VINAMI...
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesysHoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty cổ phần intesys
 
SODA通信2015裏面
SODA通信2015裏面SODA通信2015裏面
SODA通信2015裏面
 
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại công ty trách nhiệm hữu hạn một t...
 
(PART1/2)COLLAPSE OF THE HYATT REGENCY WALKWAYS 1981
(PART1/2)COLLAPSE OF THE HYATT REGENCY WALKWAYS 1981(PART1/2)COLLAPSE OF THE HYATT REGENCY WALKWAYS 1981
(PART1/2)COLLAPSE OF THE HYATT REGENCY WALKWAYS 1981
 
Giáo trình cad cam cnc căn bản
Giáo trình cad cam cnc căn bảnGiáo trình cad cam cnc căn bản
Giáo trình cad cam cnc căn bản
 

Similar to Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô

Similar to Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô (20)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty xây dựng thương mại và du lịch, HOT, ĐIỂM...
Đề tài  tình hình tài chính công ty xây dựng thương mại và du lịch, HOT, ĐIỂM...Đề tài  tình hình tài chính công ty xây dựng thương mại và du lịch, HOT, ĐIỂM...
Đề tài tình hình tài chính công ty xây dựng thương mại và du lịch, HOT, ĐIỂM...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du l...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du l...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du l...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du l...
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty trách nhiệm ...
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp tư nhân, 2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp xây dựng ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dịch vụ bưu điện h...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty dịch vụ bưu điện, HAY, MIỄN PHÍ
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng, HA...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dự...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệ...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí đông đô

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------o0o------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ SINH VIÊN THỰC HIỆN : NGUYỄN MAI ANH MÃ SINH VIÊN : A19194 CHUYÊN NGHÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------o0o------ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI : HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ Giảng viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Thị Bất Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Anh Mã sinh viên : A19194 Chuyên nghành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại Học Thăng Long và đặc biệt là PGS.TS. Nguyễn Thị Bất cùng các bác, cô chú và anh chị trong Công ty Cổ phần dầu khí Đông Đô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong truờng đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khoá luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 4 tháng 7 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Mai Anh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Nguyễn Mai Anh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP ...........................................................................1 1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác phân tích tài chính ....................1 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính......................................................................1 1.1.2. Ý nghĩa phân tích tài chính...........................................................................1 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp.........................................4 1.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP .................5 1.2.1. Phương pháp so sánh....................................................................................5 1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số ........................................................................5 1.2.3. Phương pháp Dupont ....................................................................................6 1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP........................7 1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP....9 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp ...............................9 1.4.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn............................9 1.4.3. Phân tích khả năng thanh toán ..................................................................10 1.4.3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn..............................................................11 1.4.3.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh .........................................................11 1.4.3.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời.......................................................12 1.4.3.4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay.........................................................12 1.4.4. Phân tích khả năng quản lý nợ...................................................................12 1.4.4.1. Hệ số nợ trên tổng tài sản.....................................................................12 1.4.4.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu ...............................................................13 1.4.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản............................................................13 1.4.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho......................................13 1.4.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu........................................14 1.4.5.3. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản .........................................................15 1.4.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định..........................................................15 1.4.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn.......................................................15 1.4.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp.........................................16 1.4.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)................................................16 1.4.6.2. Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA) ....................................................16 1.4.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE).........................16
  • 6. CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ................................................18 2.1. Tổng quan về Công ty CP Dầu khí Đông Đô .................................................18 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty........................................18 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty.........................................................18 2.1.3. Cơ c u t ch c bộ máy quản lý của Công ty CP D u khí ông ô .........19 2.1.3.1. Hội đồng Quản trị..................................................................................20 2.1.3.2. Giám đốc................................................................................................20 2.1.3.3. Các Phó Giám đốc.................................................................................20 2.1.3.4. Các phòng chức năng ............................................................................20 2.1.3.5. Các ban quản lý dự án...........................................................................20 2.1.3.6. Sàn giao dịch bất động sản....................................................................21 2.1.3.7. Các chi nhánh ........................................................................................21 2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Dầu khí Đông Đô.....................................................................................................................21 2.2.1. Thực trạng các phương pháp phân tích tài chính của Công ty ................21 2.2.2. Quy trình phân tích tài chính của Công ty CP D u khí ông ô ............22 2.2.3. Thực trạng nội dung phân tích tài chính của Công ty ..............................23 2.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dầu khí Đông Đô ........................................................................................................24 2.2.3.2. Phân tích khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty CP dầu khí Đông Đô ........................................................................................................28 2.2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty CP Dầu khí Đông Đô......38 2.2.3.4. Phân tích khả năng quản lý tài sản........................................................40 2.2.3.5. Khả năng quản lý nợ..............................................................................43 2.2.3.6. Phân tích khả năng sinh lời ...................................................................45 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ ....................................................................49 2.3.1. Những kết quả đạt được..............................................................................49 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................50 2.3.2.1. Hạn chế ..................................................................................................50 2.3.2.2. Nguyên nhân ..........................................................................................51 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ....................................53 3.1. Định hƣớng công tác quản lý tài chính của Công ty CP Dầu khí Đông Đô53 Thang Long University Library
  • 7. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP dầu khí Đông Đô.....................................................................................................................53 3.2.1. T ch c tốt công tác phân tích tài chính....................................................53 3.2.2. Hoàn thiện nguồn thông tin sử dụng trong công tác phân tích tài chính54 3.2.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính............................................55 3.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích tài chính của Công ty CP D u khí ông ô ......................................................................................................................59 3.2.4.1. Phân tích khả năng quản lý khoản phải thu ..........................................59 3.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn..............................................60 3.2.4.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ.....................................................60 3.3. Một số kiến nghị với các Bộ ngành và Nhà nƣớc ..........................................67 KẾT LUẬN
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ BCDKT Bảng cân đối kế toán BCTC Báo cáo tài chính BĐS Bất động sản CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Cổ phần CNV Công nhân viên DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh T.P Thành phố TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh ..........................................................................24 Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình tài sản trong 03 năm .............................................28 Bảng 2.3. Bảng phân tích tình hình nguồn vốn trong 03 năm.......................................34 Bảng 2.4. Khả năng thanh toán tức thời........................................................................38 Bảng 2.5. Khả năng thanh toán tức thời........................................................................39 Bảng 2.6. Chỉ tiêu quản lý hàng tồn kho .......................................................................40 Bảng 2.7. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ..................................................................41 Bảng 2.8. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định.....................................................42 Bảng 2.9. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn..................................................43 Bảng 2.10. Chỉ tiêu hệ số nợ trên tổng tài sản...............................................................43 Bảng 2.11. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu .....................................................................45 Bảng 2.12. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu .......................................................45 Bảng 2.13. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản.....................................................46 Bảng 2.14. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ..............................................48 Bảng 3.1. Mức độ ảnh hưởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA ...........56 Bảng 3.2. Phân tích ROE theo mô hình Dupont............................................................57 Bảng 3.3. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu ..............................................................59 Bảng 3.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn......................................................................60 Bảng 3.5. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 .......................................................................................................................................63 Bảng 3.6. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 .......................................................................................................................................64
  • 10. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CP Dầu khí Đông Đô ...............................19 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tổng tài sản....................................................................................31 Biểu đồ 2.2. Tổng nguồn vốn của công ty.....................................................................36 Biểu đồ 2.3. Hệ số thanh toán nhanh.............................................................................38 Biểu đồ 2.4. Hệ số thanh toán tức thời .........................................................................39 Biểu đồ 2.5. Thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình..........................................40 Biểu đồ 2.6. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ..................................................................41 Biểu đồ 2.7. Hệ số nợ trên tổng tài sản..........................................................................44 Biểu đồ 2.8. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu..................................................................46 Biểu đồ 2.9. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản...............................................................47 Biểu đồ 2.10. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.......................................................48 Thang Long University Library
  • 11. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để doanh nghiệp có thể đứng vững trước sự cạnh tranh của đối thủ, doanh nghiệp phải hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, phải có chính sách và chiến lược đúng đắn trong công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Phân tích tài chính được sử dụng như một công cụ đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, phân tích tài chính có ý nghĩa đối với các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định tài chính một cách chắc chắn hơn, giảm đi sự tín nhiệm vào linh cảm và trực giác. Tuy nhiên hiện nay, do chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp, Công ty cổ phần dầu khí Đông Đô đã chưa chú trọng đầu tư cho hoạt động này. Do vậy, công tác phân tích tài chính chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho các nhà quản trị công ty trong việc đưa ra các quyết định tài chính. Trong bối cảnh đó, hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Dầu khí Đông Đô là một yêu cầu bức thiết. Đề tài: “Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần dầu khí Đông Đô” được lựa chọn nghiên cứu nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Thông qua phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, các nhà quản trị có thể đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại của công ty. Qua việc nghiên cứu đề tài em có thể vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tiễn, tiến hành xem xét, tổng hợp phân tích các số liệu, các báo cáo tài chính được công ty cung cấp, từ các cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính của công ty. Trên thực tế đó em mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu góp phần hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính phục vụ nhu cầu quản lý tài chính, sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ối tượng nghiên c u: Công tác phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần dầu khí Đông Đô. Phạm vi nghiên c u: Sử dụng báo cáo tài chính trong 3 năm 2011, 2012, 2013 của Công ty CP dầu khí Đông Đô.
  • 12. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong phân tích BCTC người ta sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau, có những phương pháp nghiên cứu riêng của phân tích và có cả phương pháp nghiên cứu của một số môn khoa học khác. Tuy nhiên với các số liệu có được, khóa luận tập chung sử dụng chủ yếu phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch, phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc và phương pháp phân tích tỷ lệ. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp thống kê để làm rõ hơn về công tác phân tích tài chính tại Công ty CP dầu khí Đông Đô. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, cấu trúc gồm 03 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP dầu khí Đông Đô Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty CP dầu khí Đông Đô Thang Long University Library
  • 13. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm, ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác phân tích tài chính 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Mối quan tâm hàng đầu của phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính từ đó đưa ra các thông tin về khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Chính các thông tin này sẽ giúp cho người sử dụng thông tin xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện đại; để từ đó phán đoán, dự báo và đưa ra những quyết định phù hợp cho tương lai. Điều này góp phần giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. 1.1.2. Ý nghĩa phân tích tài chính Phân tích tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng,... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Đối với nhà quản lí: Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý doanh nghiệp phải giải quyết ba vấn đề quan trọng sau đây: Th nh t, doanh nghiệp nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn. Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Th hai, nguồn vốn tài trợ là nguồn nào? Th ba, nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?
  • 14. 2 Ba vấn đề trên không phải là tất cả mọi khía cạnh về tài chính doanh nghiệp, nhưng đó là những vấn đề quan trọng nhất. Phân tích tài chính doanh nghiệp là cơ sở để đề ra cách thức giải quyết ba vấn đề đó. Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích của cổ đông của doanh nghiệp. Các quyết định và hoạt động của nhà quản lý tài chính đều nhằm vào các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp: đó là sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tránh được sự căng thẳng về tài chính và phá sản, có khả năng cạnh tranh và chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận và tăng trưởng thu nhập một cách vững chắc. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất. Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. Đối với các nhà đầu tƣ: Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Trước hết họ quan tâm tới lĩnh vực đầu tư và nguồn tài trợ. Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương. Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường. Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không Thang Long University Library
  • 15. 3 bị ảnh hưởng. Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính. Đối với các chủ nợ: Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi, tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong nội dung phân tích này, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được xem xét trên hai khía cạnh là ngắn hạn và dài hạn. Nếu là những khoản cho vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các món nợ khi đến hạn trả. Nếu là những khoản cho vay dài hạn, người cho vay phải tin chắc khả năng hoàn trả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà việc hoàn trả vốn và lãi sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sinh lời này. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới. Đối với ngƣời lao động: Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn
  • 16. 4 mua một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc: Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng,... Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. 1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Với ý nghĩa quan trọng như trên, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về mọi mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Phân tích tài chính phải cung cấp đầy đủ các thông tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các nhà cho vay và những người sử dụng thông tin khác trong việc đánh giá khả năng và tính chắc chắn của dòng tiền mặt vào, ra và tình hình sử dụng có hiệu quả nhất tài sản, tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính phải cung cấp đầy đủ những thông tin về nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản nợ, kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự kiện và tình huống làm biến đổi các nguồn vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp. Tóm lại, nhiệm vụ của phân tích tài chính của doanh nghiệp phải cho nhà quản trị thấy được những nét sinh động trên “bức tranh tài chính” của doanh nghiệp thể hiện qua các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, cung cấp kịp thời, đầy đủ và trung thực các thông tin tài chính cần thiết cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các khách hàng và nhà cung cấp. Thứ hai, cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn, khả năng sinh lợi và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 17. 5 Thứ ba, cung cấp những thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả năng thanh toán các khoản phải trả cũng như các nhân tố ảnh hưởng khác tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1. Phương pháp so sánh Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. Nếu có được sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu tài chính và theo mục đích thì mới xác định được gốc so sánh. Đây cũng chính là điều kiện để áp dụng phương pháp so sánh này. Gốc so sánh được chọn phải là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối hoặc số bình quân. Ưu điểm của phương pháp này cho phép tách ra những nét chung, nét riêng của các hiện tượng so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp hợp lí và tối ưu trong trường hợp cụ thể. Từ đó xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động. Khi phân tích thì có thể phân tích theo chiều ngang cũng như chiều dọc. Phân tích theo chiều ngang là so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối của một chỉ tiêu cụ thể nào đó qua nhiều thời kỳ, qua đó ta sẽ thấy được xu hướng biến động của một chỉ tiêu nào đó, là cơ sở để đánh giá được tình hình tốt lên hay xấu đi, là cơ sở để dự đoán chỉ tiêu đó. Phân tích theo chiều dọc là xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu tổng thể, từ đó chúng ta thấy được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến chỉ tiêu tổng thể hoặc là mức độ lớn nhỏ của từng chỉ tiêu trong chỉ tiêu tổng thể. 1.2.2. Phương pháp phân tích tỷ số Phương pháp phân tích tỷ số là phương án phản ánh kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính và sự biến đổi của lượng tài chính thông qua hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục và theo từng gian đoạn. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ số về khả năng thanh toán, nhóm tỷ số về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ số về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ số về khả
  • 18. 6 năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ số lại bao gồn nhiều tỷ số phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trường hợp khác nhau. Phương pháp phân tích tỷ số là phương pháp mang tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện do nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến, cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu đáng tin cậy, việc áp dụng công nghệ tin học giúp đẩy nhanh quá trình tính toán các tỷ số, hệ thống được hàng loạt các tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục. Tuy nhiên, một tỷ số đơn lẻ không mang lại nhiều ý nghĩa, do vậy khi phân tích tỷ số chúng ta cần phải có sự so sánh: so sánh các tỷ số của doanh nghiệp theo thời gian để thấy xu hướng biến động; cũng như so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác và với tỷ số ngành. 1.2.3. Phương pháp Dupont Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có mối quan hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp Dupont so với phương pháp so sánh và phương pháp phân tích tỷ số là ở chỗ phương pháp Dupont không chỉ dừng lại ở việc phản ánh các hiện tượng tài chính mà cố gắng tìm hiểu và tiếp cận các nguyên nhân gây ra hiện tượng đó. Đây là kỹ thuật mà các nhà quản lý trong nội bộ doanh nghiệp thường sử dụng để thấy được tình hình tài chính và quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Kỹ thuật này dựa vào hai phương trình cơ bản sau: Phương trình thứ nhất thể hiện mối liên hệ giữa doanh lợi tổng tài sản (ROA) với doanh lợi doanh thu (ROS) và hiệu suất sử dụng tổng tài sản như sau: ROA = Lợi nhuận sau thuế x Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản Thông qua phương trình này thì nhà quản lý sẽ thấy rằng ROA phụ thuộc vào hai yếu tố đó là lợi nhuận sau thuế trên một trăm đồng doanh thu và bình quân một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Thông qua phương trình này thì sẽ giúp cho nhà quản lý có cách để tăng ROA đó là: Tăng tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu có được hoặc tăng khả năng làm ra doanh thu trên tài sản của doanh nghiệp. Phương trình thứ hai thể hiện mối quan hệ giữa doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) với doanh lợi doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và hệ số nhân vốn chủ sở hữu theo phương trình sau: ROE = LNST X DT thuần x Tổng TS DT thuần Tổng TS Vốn CSH Thang Long University Library
  • 19. 7 Thông qua phương trình trên thì các nhà quản lý sẽ có ba chỉ tiêu để tăng chỉ tiêu ROE như sau: Thứ nhất, tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu; muốn làm điều này thì phải có cách để quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và đạt tốc độ tăng lợi nhuận lớn lơn tốc độ tăng doanh thu. Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển tài sản; muốn làm được điều này thì doanh nghiệp phải tìm cách tăng doanh thu, dự trữ tài sản hợp lý. Thứ ba, giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có nghĩa là doanh nghiệp phải đảm bảo tốc độ tăng vốn chủ sở hữu nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản. Với phương pháp Dupont này, các nhà phân tích có thể nhận ra những nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng rộng rãi mà chỉ áp dụng cho các công ty lớn, có đội ngũ cán bộ phân tích chuyên trách, có trình độ là do phương pháp này không chỉ đòi hỏi đánh giá tác động của chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng hợp mà còn sử dụng kinh tế lượng để đánh giá mức độ tác động của các chỉ tiêu thành phần với nhau. 1.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng sử dụng tài chính của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị, trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Nguồn thông tin kế toán bao gồm nguồn thông tin từ bộ báo cáo tài chính và nguồn thông tin khác. Trong bộ báo cáo tài chính chủ yếu khai thác thông tin có được từ bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ. Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý doanh nghiệp. Thông thường, bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp.
  • 20. 8 Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép ta dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả kinh doanh: Lãi hay lỗ trong năm. Để đánh giá được doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm hiểu tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp. Tình hình ngân quỹ của doanh nghiệp được thể hiện rõ nét trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp nhà phân tích xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ bao gồm dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính, hoạt động bất thường. Ngoài ra, nhà quản trị còn xác định và dự báo dòng tiền thực xuất quỹ của doanh nghiệp thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và xuất quỹ, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó có thể thiết lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục tiêu đảm bảo chi trả. Nguồn thông tin khác ngoài kế toán thu thập được từ thông tin Bộ ngành liên quan, tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như các chính sách của Nhà nước. Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung như: thông tin liên quan đến trạng thái của nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, thông tin về ngành kinh doanh (thông tin liên quan đến vị trí của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần,…) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho hoạt động phân tích tài chính nói chung và hoạt động phân tích hiệu quả sử dụng vốnlưuđộngnóiriêng. - Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đó thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, các phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đó đặt ra: Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân, các kết quả đó đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. Thang Long University Library
  • 21. 9 - Dự đoán và quyết định Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính. Có thể nói, mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp phân tích tài chính nhằm đưa ra các quyết định liên quan tới mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp, tăng trưởng, phát triển, tối đa hoá lợi nhuận. Đối với người cho vay và đầu tư vào xí nghiệp thì đưa ra các quyết định về tài trợ và đầu tư; đối với nhà quản lý thì đưa ra các quyết định về quản lý doanh nghiệp. 1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp - Phân tích khái quát thông qua bảng cân đối kế toán Thứ nhất, thông qua việc xem xét cơ cấu, sự biến động của một số chỉ tiêu chung bên phía nguồn vốn như tổng nguồn vốn, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu thì ta có thể đánh giá bước đầu về khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp, xác định được mức độ tự chủ trong hoạt động SXKD, chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Nếu vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng qua các năm thì cho thấy mức độ tự tài trợ cao, mức độ phụ thuộc về vặt tài chính thấp và ngược lại. Thứ hai, thông qua xem xét khái quát phần tài sản của doanh nghiệp ta sẽ biết được sự biến động quy mô tổng tài sản qua các năm, mức độ hoạt động của doanh nghiệp và việc phân bổ vốn của doanh nghiệp như thế nào. Vốn nhiều hay ít, tăng hay giảm và việc phân bổ vốn như thế nào thì nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, khi đánh giá khái quát phần tài sản, nguồn vốn thì chúng ta còn phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh, đặc điểm của ngành để có cái nhìn khái quát hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích khái quát thông qua báo cáo kết quả kinh doanh Thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh thì chúng ta sẽ thấy được phần nào về mức độ hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của doanh nghiệp, khả năng quản lý các mặt của doanh nghiệp. Để có được điều này thì ta phải so sánh sự biến động của các chỉ tiêu qua nhiều kỳ khác nhau; tính tỷ trọng của một số chỉ tiêu trong doanh thu thuần hoạt động bán hàng, đồng thời sosánhchúngquacácnăm. 1.4.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn - Phân tích cơ cấu và biến động tài sản Tổng tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, ta cũng biết tài sản nhiều hay ít, tăng hay giảm nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích sự biến động và tình
  • 22. 10 hình phân bổ tài sản là để đánh giá việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp có hợp lý hay không. Để làm được điều này ta làm như sau: Thứ nhất, phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Trong quá trình đó thì chúng ta còn xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu là do nguyên nhân nào, thông qua việc phân tích này thì chúng ta sẽ nhận thức được tác động của từng loại tài sản đối với quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thứ hai, xem xét cơ cấu tài sản có hợp lý hay không, cơ cấu tài sản tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh; để làm điều này thì chúng ta phải tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng tài sản, tỷ trọng của các chỉ tiêu thuộc tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản ngắn hạn, tương tự cho tài sản dài hạn. Sau đó so sánh chúng qua nhiều thời kỳ khác nhau để thấy được sự biến động của cơ cấu tài sản, khi đánh giá việc phân bổ tài sản có hợp lý hay không ta nên xem xét đặc điểm ngành nghề và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn Tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua cơ cấu và sự biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn là tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn; thông qua cơ cấu nguồn vốn thì chúng ta sẽ đánh giá được hướng tài trợ của doanh nghiệp, mức độ rủi ro từ chính sách tài chính đó, ta cũng thấy được về khả năng tự chủ hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp. Thứ hai, thông qua sự biến động của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thì ta sẽ thấy được tình hình huy động các nguồn vốn cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, nó cho thấy được tính chủ động trong chính sách tài chính hay do sự bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra. Bằng việc so sánh sự biến động cả về số tuyệt đối và tương đối của các chi tiêu phần nguồn vốn, tính tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng của từng chỉ tiêu thuộc nợ phải trả trong tổng nợ phải trả, tương tự cho vốn chủ sở hữu; sau đó so sánh chúng qua nhiều năm khác nhau để thấy được cơ cấu và sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp. 1.4.3. Phân tích khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đúng thời hạn mà không gặp phải bất kỳ một khó khăn nào; một doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi không thanh toán được các khoản nợ tới hạn. Khả năng thanh toán được đo lường bằng mức độ thanh khoản, tức là mức độ dễ dàng và nhanh chóng để chuyển một tài sản thành tiền mà không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó. Thông qua các tỷ số khả năng thanh toán sẽ cho chúng ta thấy thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp đang hoạt động có lãi, vẫn gặp phải vấn đề về Thang Long University Library
  • 23. 11 khả năng thanh toán là bình thường nếu như việc kiểm soát các khoản phải trả kém, không thu được tiền khách hàng, hàng tồn kho nhiều. Tóm lại, muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì doanh nghiệp cần có khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán tốt. 1.4.3.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả. Hệ số này cho biết, bình quân một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn bao gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Hệ số này càng cao hơn một thì được đánh giá là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cao, tuy nhiên chúng ta còn nhận thức rõ bản chất vì sao nó cao thì mới có sự đánh giá chính xác. Khả năng thanh toán ngắn hạn cao có thể là quá nhiều các khoản phải thu mà có nguy cơ không thu hồi được hay doanh nghiệp quá dễ dãi trong chính sách tín dụng thương mại đối với khách hàng; cũng có thể là hàng tồn kho quá nhiều, trong đó có nhiều hàng kém phẩm chất, yếu kém trong khâu tiêu thụ; tồn kho nguyên vật liệu quá nhiều do sự yếu kém trong quản trị hàng tồn kho,… Tuy nhiên, nếu hệ số này nhỏ hơn một thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp kém, vì nợ ngắn hạn nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn, muốn đảm bảo thanh toán thì doanh nghiệp phải bán tài sản dài hạn để thanh toán nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn 1.4.3.2. Hệ số khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được đo lường bằng mức độ thanh khoản của các loại tài sản; tính thanh khoản của một loại tài sản là khả năng nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mà không làm giảm đáng kể giá trị của tài sản đó. Vì hàng tồn kho của doanh nghiệp ít nhất phải qua quá trình tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền, chưa nói là không tiêu thụ được, hàng ứ đọng kém phẩm chất, vì vậy tính thanh khoản của nó thấp. Để đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ta sử dụng tỷ số thanh khoản nhanh; tỷ số này cho biết bình quân một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn nhưng không bao gồm hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn
  • 24. 12 1.4.3.3. Hệ số khả năng thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền để sẵn sàng thanh toán tức thời cho một đồng nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền càng lớn thì khả năng thanh toán nợ đến hạn của doanh nghiệp càng cao; tuy nhiên, hệ số này cao quá cũng không tốt, vì ta biết tiền không tự sinh lời được. Hệ số thanh toán tức thời = Vốn bằng tiền Tổng số nợ ngắn hạn 1.4.3.4. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Khi nói rằng doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả thì ít nhất việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp phải tạo ra lợi nhuận đủ để trả cho chi phí lãi vay. Xuất phát từ ý nghĩa đó, thông qua đánh giá hệ số khả năng thanh toán lãi vay thì ta thấy được mức độ hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng cao hơn một thì các chủ sở hữu sẽ có lợi, tuy nhiên nếu lợi nhuận tạo ra không đủ để trả lãi vay thì các chủ sở hữu phải gánh chịu hậu quả của việc sử dụng nợ này. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi Chi phí lãi vay 1.4.4. Phân tích khả năng quản lý nợ 1.4.4.1. Hệ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số này cho biết cứ một đồng doanh nghiệp đầu tư cho tổng tài sản thì có bao nhiêu đồng là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này mà quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại, tỷ số này mà cao quá hàm ý doanh nghiệp không có thực lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh. Điều này cũng hàm ý là mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Hệ số nợ trên tài sản = Tổng nợ Tổng tài sản Thang Long University Library
  • 25. 13 1.4.4.2. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hệ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Hệ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ Vốn chủ sở hữu 1.4.5. Phân tích khả năng quản lý tài sản Tính hiệu quả của một hoạt động được xác định bằng kết quả đầu ra trên kết quả đầu vào của nó, như vậy ta không thể căn cứ vào kết quả đạt được mà đánh giá hoạt động đó là có hiệu quả. Nếu kết quả đầu ra trên một lượng đầu vào xác định càng lớn thì càng hiệu quả. Do đó, một doanh nghiệp đầu tư vào tài sản của mình (nguồn lực đầu vào) để tạo ra doanh thu và lợi nhuận (kết quả đầu ra), doanh nghiệp nào càng tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận từ một khoản đầu tư vào tài sản thì doanh nghiệp đó hoạt động càng có hiệu quả. Thông qua việc phân tích các tỷ số thể hiện khả năng hoạt động ta sẽ thấy được mức độ khai thác các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp, từ đó chúng ta sẽ đánh giá được việc quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hay không. 1.4.5.1. Phân tích khả năng luân chuyển hàng tồn kho Sự hình thành hàng tồn kho là một đòi hỏi tất yếu trong quá trình luân chuyển vốn của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào ngành nghề của doanh nghiệp mà mức độ tồn kho nhiều hay ít, cũng như chủng loại tồn kho là khác nhau. Thông thường thì hàng tồn kho sẽ bao gồm các loại sau: Nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng hoá,... Để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng hàng tồn kho trong việc tạo ra doanh thu thì ta sử dụng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho. a. Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho thể hiện rằng trong kỳ thì doanh nghiệp đã xuất hàng được mấy lần, như vậy nếu số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao. Và ngược lai, nếu số vòng quay hàng tồn kho
  • 26. 14 càng nhỏ thì có thể rằng doanh nghiệp đang đầu tư quá nhiều vào hàng tồn kho hoặc hàng tồn kho của doanh nghiệp khó có khả năng luân chuyển. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng quay hàng tồn kho cho biết trung bình thì bao nhiêu ngày doanh nghiệp xuất hàng một lần. Như vậy ta thấy, nếu số ngày trung bình một lần xuất hàng càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng lớn và ngược lai. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho 1.4.5.2. Phân tích tốc độ luân chuyển khoản phải thu Trong chu trình luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp, bắt đầu từ Tiền => Hàng tồn kho => Khoản phải thu => Tiền. Như vậy ta thấy rằng, nếu doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hàng tồn kho trong khi hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp là chuyện bình thường. Điều này muốn nói lên rằng, nếu như doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào khoản phải thu, có nhiều khoản phải thu đã quá hạn, trong khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp lớn, lớn hơn tốc độ thu tiền về thì bắt buộc doanh nghiệp phải huy động nguồn vốn khác để đầu tư vào hàng tồn kho chứ không phải tiền trong chu trình. Trong trường hợp này thì rõ ràng là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp, biểu hiện tình hình tài chính không lành mạnh, khả năng thanh toán chắc chắn sẽ khó khăn. Như vậy, hiệu quả sử dụng các khoản phải thu là góp phần cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng các khoản phải thu thì ta sử dụng các tỷ số như vòng quay các khoản phải thu và kỳthutiềnbìnhquân. a. Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu thể hiện trong kỳ doanh nghiệp đã thu tiền được mấy lần từ doanh thu bán chịu của mình. Như vậy, thông qua số vòng quay các khoản phải thu thì ta sẽ thấy được tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp, số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng cao, giảm bớt vốn bị chiếm dụng, đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền, tái đầu tư vào hoạt động SXKD, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu số vòng quay khoản phải thu nhỏ thì cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp thấp hoặc tốc độ thu hồi nợ nhỏ hơn so với tốc độ tăng doanh thu bán chịu, điều này làm cho khả năng thanh toán bằng tiền thấp, có nguy cơ không thu hồi được nợ và hiệu quả sử dụng vốn thấp. Thang Long University Library
  • 27. 15 Số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu b. Kỳ thu tiền bình quân Tương tự như số vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân cũng được dùng để đánh giá tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp; kỳ thu tiền bình quân phản ánh rằng bình quân bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu được tiền một lần. Như vậy, nếu số ngày thu tiền bình quân càng nhỏ thì chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp cao và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ Số vòng quay các khoản phải thu 1.4.5.3. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách toàn diện về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nó cho ta thấy tính hợp lý trong việc phân bổ tài sản, trình độ quản lý tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số này cho thấy, bình quân một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, nếu tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao, góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu tỷ số này quá cao thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp đang sử dụng hết công suất các nguồn lực đầu vào của mình, vì vậy khó mà tăng thêm nếu không đầu tư thêm tài sản. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản 1.4.5.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định để tạo ra doanh thu cũng như mức độ đầu tư vào tài sản cố định. Tỷ số này nói lên một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ 1.4.5.5. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng tài sản cho biết bình quân một đồng TSNH tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay là trong kỳ thì TSNH quay được mấy lần. Nếu hệ số này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp cao; thể hiện doanh nghiệp đã đầu tư hợp lý vào vật tư đầu vào, hàng hoá, thành phẩm tiêu thụ nhanh; tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp nhanh, giảm nợ phải thu, tồn quỹ tiền mặt thấp. Ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp, chính sách tồn kho không hợp lý, có thể là thành phẩm không tiêu thụ được, nợ phải thu cao, tồn quỹ tiền mặt nhiều.
  • 28. 16 Hiệu suất sử dụng TSNH = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn 1.4.6. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, nhưng lợi nhuận không phải là chỉ tiêu để chúng ta đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư - sản xuất - tiêu thụ, khả năng quản lý các mặt của doanh nghiệp. Muốn đánh giá được tính hiệu quả của quá trình trên thì chúng ta cần xem xét lợi nhuận trong mối quan hệ với các yếu tố tạo ra lợi nhuận như doanh thu, vốn,... Khả năng sinh lợi là kết quả của các quyết định của doanh nghiệp, như quyết định đầu tư, quyết định nguồn tài trợ, trình độ quản lý tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng sinh lời ta căn cứ vào các tỷ số sau: 1.4.6.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Tỷ số này cho biết bình quân một trăm đồng doanh thu thuần thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này cao hay thấp là phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản phẩm, giá cả của sản phẩm, chiến lược tiêu thụ của doanh nghiệp; khả năng quản lý các loại chi phí của doanh nghiệp như chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng. ROS = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu 1.4.6.2. Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản (ROA) Tỷ suất doanh lợi tổng tài sản cho biết bình quân một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản 1.4.6.3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) ROE = Lợi nhuận sau thuế x 100% Vốn chủ sở hữu Đối với chủ sở hũu thì tỷ số quan trọng nhất đối với họ là doanh lợi vốn chủ sở hữu, tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu; tỷ số này cho biết bình quân một trăm đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Mong muốn của các chủ sở hữu là làm cho tỷ số này càng cao càng tốt, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cao hay thấp phụ thuộc vào tính hiệu quả của việc sử dụng vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp việc sử Thang Long University Library
  • 29. 17 dụng vốn của doanh nghiệp là hiệu quả, đồng thời mức độ tài trợ bằng nợ cao thì lúc đó doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ rất cao. Ngược lại, nếu việc sử dụng vốn không hiệu quả đến mức lợi nhuận không đủ chi trả lãi vay thì việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này là gây tổn thất cho chủ sở hữu, thậm chí là mất khả năng chi trả.
  • 30. 18 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CP DẦU KHÍ ĐÔNG ĐÔ 2.1. Tổng quan về Công ty CP Dầu khí Đông Đô 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty CP Dầu khí Đông Đô được thành lập theo giấy phép số 0103017950 ngày 15 tháng 06 năm 2007 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Đăng ký thay đổi lần thứ 2 vào ngày 10 tháng 10 năm 2011. Tên công ty: Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô Tên viết tắt: PVC Đông Đô Địa chỉ: Tâng 2, toàn nhà Dolphin Plaza, số 28 Phố Trần Bình, Quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 04.62554111 Mã số thuế: 0102293517 Vốn điều lệ : 500.000.000.000 VNĐ (Năm trăm tỷ đồng) Công ty CP Dầu khí Đông Đô tiền thân là Công ty CP Bất động sản Tài chính Dầu khí Việt Nam được thành lập theo Nghị quyết số 1771/NQ-DKVN ngày 08/06/2007 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam). Mục tiêu chiến lược của Công ty CP Dầu khí Đông Đô là xây dựng Công ty trở thành doanh nghiệp Bất động sản (BĐS) mạnh của Tập đoàn Dầu khí, là Công ty kinh doanh BĐS hàng đầu ở Việt Nam. Dựa vào năng lực tài chính, chính sách hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu nhà ở, khu đô thị, khu nhà ở cao cấp, tòa nhà văn phòng hiện đại, khu công nghiệp, khu vui chơi giải trí và thể thao, PVC Đông Đô sẽ trở thành Công ty BĐS mạnh về cả quy mô vốn, công nghệ đầu tư và xây dựng các dự án, khả năng hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường BĐS. Với năng lực trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, PVC Đông Đô đang đầu tư nhiều dự án tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các địa phương khác trên cả nước. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty Lĩnh vực tƣ vấn, thiết kế BĐS: Tư vấn xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, môi trường (không bao gồm các dịch vụ thiết kế công trình); kinh doanh dịch vụ tư vấn BĐS, đấu giá BĐS, quản lý và quảng cáo BĐS. Lĩnh vực xây lắp và thi công các công trình: Lập dự án đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới, khu Thang Long University Library
  • 31. 19 công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao tổng thầu các công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tâng kỹ thuật, môi trường. Lĩnh vực kinh doanh và cung cấp thiết bị: Kinh doanh vật tư thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại tất, cấp thoát nước, môi trường, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở; kinh doanh bất động sản. 2.1.3. Cơ c u t ch c bộ máy quản lý của Công ty CP D u khí ông ô Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty CP Dầu khí Đông Đô (Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính) Tổng số Cán bộ CNV của Công ty hiện có 132 người, trong đó Ban giám đốc và Phó Giám đốc gồm 05 người, Công ty được biên chế gồm 05 phòng, dưới các phòng là 05 Ban quản lý dự án, 01 Sàn giao dịch BĐS và 02 chi nhánh, đó là chi nhánh Thanh Hóa và chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Ban lãnh đạo Công ty là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm quản lý, điều hành trong lĩnh vực kinh doanh BĐS, cùng với đội ngũ cán bộ, kỹ thuật có trình độ cao, có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, điều hành thi công xây lắp, đầu tư kinh doanh bất động sản, tư vấn thiết kế kiến trúc. Đội ngũ cán bộ của Công ty được đào tạo chính quy, thường xuyên được đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ ở trong và ngoài nước. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Phó Giám đốc phụ trách Tài chính GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Phó Giám đốc phụ trách Đầu tư Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật Phó Giám đốc phụ trách Nội chính Phòng Kinh tế Kế hoạch Phòng Đầu tư phát triển Phòng Quản lý Kỹ thuật Phòng Tài chính Kế toán Phòng Tổ chức Hành chính Các Ban quản lý dự án Sàn giao dịch BĐS Chi nhánh Thanh Hóa Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh
  • 32. 20 2.1.3.1. Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến SXKD và quyền lợi của Công ty như quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường,... trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT hoạt động theo điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và pháp luật của Nhà nước. 2.1.3.2. Giám đốc Đại diện mọi quyền lợi, nghĩa vụ của Công ty trước pháp luật và trước cơ quan quản lý Nhà nước. Quản lý và lãnh đạo toàn bộ hoạt động SXKD của Công ty, báo cáo Hội đồng Quản trị về các hoạt động của Công ty. Giám đốc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo điều lệ tổ chức, hoạt động của Công ty và pháp luật của Nhà nước. 2.1.3.3. Các Phó Giám đốc Dưới quyền Giám đốc là các Phó giám đốc chịu trách nhiệm điều hành Công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc. Phó Giám đốc phụ trách tài chính – đầu tư – nội chính chịu trách nhiệm điều hành bộ phận hành chính, tài chính- kế toán và đầu tư phát triển của Công ty, Phó Giám đốc kỹ thuật trực tiếp quản lý và điều hành bộ phận kỹ thuật và quản lý thi công trong Công ty, có trách nhiệm giám sát và quản lý trực tiếp các ban quản lý dự án. 2.1.3.4. Các phòng chức năng Có nhiệm vụ thực hiện các công việc do Giám đốc và các Phó Giám đốc giao, hoàn thành các công việc được giao theo đặc điểm riêng của từng phòng. Phòng đầu tư phát triển có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ thiết kế, lập kế hoạch thi công cho từng công trình; phòng quản lý kỹ thuật có nhiệm vụ quản lý và giám sát việc thi công về tiến độ và chất lượng thi công, lập dự toán và thiết kế các bản vẽ hồ sơ hoàn công. Giám sát các đơn vị thi công về kỹ thuật và theo đúng thiết kế, có trách nhiệm đảm bảo cho các công trình hoạt động liên tục, quản lý giao nhận vật tư và các trang thiết bị tại công trình; phòng tổ chức hành chính quản lý và tổ chức nhân sự trong công ty và thực hiện các công tác lao động tiền lương, BHXH, BHYT. Hỗ trợ các phòng ban khác soạn thảo văn bản, công văn và hồ sơ dự thầu; phòng tài chính – kế toán – kinh tế kế hoạch tổ chức công tác tài chính - kế toán trong công ty. Tập hợp và huy động các nguồn tài chính, quản lý quỹ, thanh toán vật tư và tập hợp các chi phí của từng công trình. 2.1.3.5. Các ban quản lý dự án Ban quản lý dự án trực tiếp quản lý, điều hành, giám sát các dự án theo yêu cầu chỉ thị của các Phó Giám đốc, phòng quản lý kỹ thuật. Các ban quản lý của Công ty Thang Long University Library
  • 33. 21 bao gồm ban quản lý khu đô thị Dầu khí Đức Giang, ban quản lý Hải Phòng, ban quản lý 160 Trần Quang Khải, bản quản lý CT5E Xuân Phương, ban quản lý dựánHòaBình. 2.1.3.6. Sàn giao dịch bất động sản Sàn giao dịch bất động sản là đầu mối thu thập và phân tích các dữ liệu, thông tin về cung cầu và giá cả trên thị trường bất động sản; cập nhật các quy định pháp luật về lĩnh vực bất động sản để tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong việc xác lập chiến lược, kế hoạch kinh doanh; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, thuê mua bất động sản; thực hiện việc xác nhận bất động sản đã được giao dịch qua Sàn. 2.1.3.7. Các chi nhánh Thực hiện phát triển các kinh doanh đã được cấp phép trên địa bàn hoạt động. Soạn thảo những văn bản pháp quy phục vụ cho các mặt hoạt động của Chi nhánh dựa trên những văn bản pháp quy của Công ty. Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ nhân viên tại Chi nhánh. Thực hiện việc báo cáo với các Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương theo qui định. Phối hợp với văn phòng công ty và các chi nhánh khác trong việc khai thác khách hàng cũng như việc điều động nhân viên. Hiện nay Công ty chỉ có 2 chi nhánh là chi nhánh tại Thanh Hóa và TP. Hồ Chí Minh. 2.2. Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính tại Công ty CP Dầu khí Đông Đô Phân tích tài chính doanh nghiệp là một nội dung rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đối với các nhà đầu tư và các ngân hàng thì hoạt động phân tích tài chính rất được coi trọng và được tiến hành từ sớm nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động đầu tư và kinh doanh của mình. Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các Công ty mới chỉ tiến hành hoạt động này trong vài năm trở lại đây, Công ty Cổ phần dầu khí Đông Đô cũng không nằm ngoài số đó. Trong khoảng thời gian ngắn đó, công tác phân tích tài chính đã bước đầu được quan tâm và có những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2.1. Thực trạng các phương pháp phân tích tài chính của Công ty Hiện tại, Công ty chỉ áp dụng các phương pháp phân tích truyền thống là phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Chưa áp dụng các phương pháp phân tích tài chính hiện đại như phương pháp Dupont. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa hai phương pháp trên vẫn chưa thực sự đồng bộ và phát huy hết được hiệu quả của nó do việc tiến hành so sánh chỉ tiêu của hai năm cũng như so sánh các chỉ tiêu chi tiết với các chỉ tiêu tổng quát không kết hợp với việc phân tích các tỷ số nên không thấy được sự tương quan giữa số tuyệt đối và số tương đối.
  • 34. 22 Đối với phương pháp so sánh: Công ty sử dụng để phân tích các Báo cáo tài chính, qua đó xem xét cấu trúc tài sản, nguồn vốn, phát hiện các đặc trưng trong phân bố tài sản và nguồn vốn. Công ty sử dụng phương pháp này vì nó tương đối đơn giản, so sánh giữa số liệu năm nay với số liệu năm trước để thấy mức độ tăng trưởng, so sánh số thực hiện với số kế hoạch để đánh giá mực độ hoàn thành so với kế hoạch đã đề ra. Đối với phương pháp tỷ số: Công ty tiến hành phân tích cả 4 nhóm chỉ tiêu: nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn, nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động và nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Việc xem xét các nhóm chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu vốn, đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động và quan trọng nhất là xem xét khả năng sinh lời của Công ty. Công ty vẫn chưa sử dụng phương pháp phân tích Dupont mặc dù đây là một phương pháp đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên nó khá mới mẻ, đòi hỏi phải sử dụng kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu thành phần với chỉ tiêu tổng hợp và giữa các chỉ tiêu thành phần với nhau. 2.2.2. Quy trình phân tích tài chính của Công ty CP D u khí ông ô Công tác tổ chức phân tích tài chính của Công ty Nhìn chung Công ty đã quan tâm tới việc tổ chức công tác phân tích tài chính, nhưng hiện nay việc tổ chức hoạt động này vẫn còn khá sơ sài, mang tính hình thức bắt buộc, chưa thực sự vì mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính mà mới chỉ dừng lại ở mức thực hiện đúng theo chủ trương của chế độ kế toán mới. Chưa xây dựng được một quy trình phân tích hoàn chỉnh từ xác định mục tiêu, kế hoạch phân tích mà chỉ lặp lại các phương pháp, nội dung phân tích tài chính từ năm này qua năm khác. Công ty cũng chỉ phân tích tài chính môt lần duy nhất vào cuối chu kỳ kình doanh (vào cuối mỗi năm). Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do Công ty chưa thực sự thấy rõ tầm quan trọng cũng như hiệu quả hoạt động phân tích tài chính có thể đem lại. Công tác này do Phòng Tài chính - Kế toán đảm nhận và thực hiện nhằm mục đích đánh giá kết quả hoạt động của Công ty trong năm vừa qua nhằm tìm ra các nguyên nhân và các nhân tố tác động đến kết quả đó, xây dựng các báo cáo, kế hoạch, chiến lược tài chính ngắn hạn và dài hạn, định hướng phát triển cho Công ty trong thời gian tới. Tuy nhiên, hiện nay công tác này chỉ do hai người của phòng đảm nhận và thực hiện tất cả các bước phân tích, hơn nữa các cán bộ của phòng được đào tạo chủ yếu về chuyên ngành kế toán, chưa được đào tạo chính quy về tài chính doanh nghiệp nên hoạt động phân tích tài chính vẫn chưa thực sự phát huy được hết vai trò của nó. Thang Long University Library
  • 35. 23 Công tác lựa chọn và xử lý thông tin Thông tin được Công ty sử dụng trong phân tích tài chính là các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, và thuyết minh Báo cáo tài chính. Các báo cáo này do phòng Tài chính - Kế toán tổng hợp và lập định kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mặc dù đã được lập nhưng chưa được Công ty sử dụng trong phân tích. Số liệu sử dụng trong phân tích thường cũng chỉ lấy số liệu trong hai năm, năm hiện tại và năm liền kề trước đó. Chưa sử dụng số liệu của nhiều năm liên tiếp để đánh giá sự biến động qua nhiều năm và có một cái nhìn tổng quát hơn. Ngoài những thông tin có được từ các Báo cáo tài chính trên, Công ty hầu như không sử dụng thêm một nguồn thông tin nào từ bên ngoài như thông tin liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, các thông tin liên quan đến ngành nghề hoạt động,… Đây là một thực tế không chỉ của Công ty Cổ phần dầu khí Đông Đô mà của hầu hết các công ty ở Việt Nam hiện nay. Việc xử lý thông tin còn rất sơ sài, hầu hết mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, so sánh, giải thích một số chỉ tiêu mà hầu như chưa có sự đánh giá, giải thích nguyên nhân. Các thông tin sử dụng từ hầu hết là các thông tin có được từ sổ sách kế toán mà không có sự kiểm tra tính xác thực, bổ sung các thông tin khác và xử lý sơ bộ. 2.2.3. Thực trạng nội dung phân tích tài chính của Công ty Để đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong thời gian qua và xây dựng kế hoạch kinh doanh năm tới cũng như kế hoạch tài chính Công ty đã tiến hành phân tích tài chính ở những nội dung sau:
  • 36. 24 2.2.3.1. Phân tích khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty CP Dầu khí Đông Đô Bảng 2.1. Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tiền: Triệu VND STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013/2012 Năm 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.996 2.140 353.904 4.856 226,92 (351.764) (99,40) 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 57 0 - (57) (100,00) 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6.996 2.140 353.847 4.856 226,92 (351.707) (99,40) 4 Giá vốn hàng bán 8.289 2.206 318.762 6.083 275,75 (316.556) (99,31) 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ (1.293) (66) 35.084 (1.227) (1.859,09) (35.150) (100,19) 6 Doanh thu hoạt động tài chính 73 2.506 33.680 (2.433) (97,09) (31.174) (92,56) 7 Chi phí tài chính 71.314 17.522 3.348 53.792 307,00 14.174 423,36 - Trong đó: Chi phí lãi vay 12.559 17.402 1.330 (4.843) (27,83) 16.072 1.208,42 8 Chi phí bán hang 50 27 63 23 85,19 (36) (57,14) Thang Long University Library
  • 37. 25 STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013/2012 Năm 2012/2011 Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.466 10.757 28.575 (7.291) (67,78) (17.818) (62,36) 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (76.050) (25.866) 36.778 (50.184) ( 194,02) (62.644) (170,33) 11 Thu nhập khác 445 1.521 1.181 (1.076) (70,74) 340 28,79 12 Chi phí khác 243 366 0 (123) (33,61) 366 - 13 Lợi nhuận khác 201 1.155 1.182 (954) (82,60) (27) (2,28) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (75.849) (24.711) 37.960 (51.138) (206,94) (62.671) (165,10) 15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 0 0 8.240 0 - (8.240) (100,00) 16 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0 0 0 - 0 - 17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (75.849) (24.711) 29.720 (51.138) ( 206,94) (54.431) (183,15) (Nguồn: Báo cáo Tài chính)
  • 38. 26 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Năm 2012 là 2.140 triệu đồng, giảm 351.764 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 99,40% so với năm 2011. Còn năm 2013 là 6.996 triệu đồng, tăng 4.856 triệu đồng, tương ứng tăng với tỉ lệ là 226,92% so với năm 2012. Qua số liệu vừa đề cập ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty giảm không đều qua các năm. Nguyên nhân là do tình hình kinh doanh bất động sản, cũng như xây dựng và lắp đặt các công trình của công ty đang gặp khó khăn và có dấu hiệu đi xuống. Các dự án bị đóng băng do thiếu vốn, thiếu nhà đầu tư. Hàng loạt các công ty bất động sản khác tổ chức bán tháo, giảm giá bất động sản đã làm cho thị trường bất động sản nói chung và Công ty CP Dầu khí Đông Đô rơi vào tình trạng khủng hoảng. Giá vốn hàng bán: Cùng xu hướng với doanh thu thì trong năm 2012, giá vốn hàng bán giảm từ 318.762 triệu đồng năm 2011 xuống còn 2.206 triệu đồng năm 2012 (giảm 99,31%). Năm 2013 lại tăng lên mức 8.289 triệu đồng (tăng 226,92%). Nhìn vào thông tin trên ta có thể thấy mặc dù giá vốn hàng bán giảm nhưng giảm chậm hơn doanh thu, chính vì vậy giá trị của giá vốn hàng bán trong 2 năm 2012 và 2013 đều cao hơn doanh thu bán hàng. Điều này đã phán ánh đúng tình trạng bán tháo, giảm giá các công trình bất động sản của Công ty. Trái ngược hẳn với một năm thị trường bất động sản nở rộ thì sang đến năm 2012, tình trang xây dựng ồ ạt đã làm cho cung – cầu lệch nhau, các công trình xây dựng không bán được, một số công trình đang xây bị bỏ ngỏ do không còn vốn đã gây nên tình trạng trên. Việc bán tháo, giảm giá bán bất động sản của Công ty CP Dầu khí Đông Đô nhằm thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng, thanh toán cho chủ nợ. Giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu đã làm cho lợi nhuận gộp bị âm vào năm 2012 và 2013. Doanh thu hoạt động tài chính: Công ty CP Dầu khí Đông Đô rất chú trọng trong đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. Năm 2011 Công ty chủ yếu vào đầu tư mua cổ phiếu ngắn hạn; ngoài ra Công ty còn nhận ủy thác Đầu tư tại Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam, mua cổ phần và góp vốn vào một số công ty xây dựng và bất động sản khác. Có thể nói năm 2011 là năm Công ty đi đầu tư dài hạn nhiều nhất. Thị trường bất động sản năm 2011 vẫn còn rất nóng, các danh mục đầu tư của công ty đều mang lại kết quả tốt. Chính vì lẽ đó mà năm 2011, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty đạt 33.680 triệu đồng. Năm 2012, Công ty đã rút vốn đầu tư dài hạn tại dự án Golden Palace chuyển sang góp vốn đầu tư ngắn hạn; ngoài ra Công ty còn góp vốn đầu tư ngắn hạn vào dự án Chung cư BMM tại phường Phúc La, quận Hà Đông. Tuy nhiên, năm 2012, thị trường bất động sản đi xuống, các dự án không bán được đã làm cho doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty giảm xuống còn 2.505 triệu đồng (giảm 92,56% so với Thang Long University Library
  • 39. 27 năm 2011). Trước tình hình khó khăn của thị trường BĐS, sang năm 2013, Công ty tiếp tục rút vốn tại một số dự án nhằm thu hồi vốn đem trả các khoản vay ngân hàng, trả tiền cho các chủ nợ. Các danh mục đầu tư còn lại không đem lại nhiều lợi nhuận đã khiến cho năm 2013, doanh thu về hoạt động tài chính của công ty chỉ đạt 75 triệu đồng, một con số rất nhỏ so với những gì đã làm được vào năm 2011. Chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Trong mục chi phí quản lý kinh doanh thì chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, và việc giảm của chi phí quản lý kinh doanh cũng bắt ngồn từ việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiêp là 28.575 triệu đồng, năm 2012 giảm xuống còn 10.757 triệu đồng (giảm 62,36%), sang năm 2013 tiếp tục giảm thêm 67,78% khi chỉ còn 3.466 triệu đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm vì trong năm 2012, 2013 Công ty liên tục điều chỉnh giảm đội ngũ nhân viên, lao động nhằm giảm thiểu chi phí do tình hình kinh doanh yếu kém. Lợi nhuận sau thuế: Từ báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy Công ty liên tục lỗ ròng trong 2 năm 2011 và 2012. Nguyên nhân xuất phát từ tình hình kinh doanh kém, doanh thu giảm và nhỏ trong khi giá vốn hàng bán mặc dù có giảm nhưng vẫn cao hơn doanh thu do Công ty phải bán lỗ các dự án, các bất động sản nhằm láy tiền trả nợ ngân hàng và đảm bảo thanh khoản. Duy chỉ có năm 2011, Công ty vẫn thu được lợi nhuận là 29.720 triệu đồng. Năm 2012 và 2013 Công ty lỗ ròng lần lượt là 24.711 triệu đồng và 75.849 triệu đồng. Đây là một con số đáng báo động, tuy nhiên lại là tình hình chung của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản lúc bấy giờ. Tình hình kinh doanh thua lỗ là kết quả chung của các công ty bất động sản trong khoảng thời gian từ năm 2012 – 2013. Bất động sản năm 2012 được cho là một năm đầy bi ai. Xu hướng bán tháo, giảm giá bất động sản tăng mạnh, ồ ạt các dự án bị bán tháo để thu tránh lỗ quá nhiều. Theo VNDIRECT công bố báo cáo hợp nhất có kiểm toán của 25 doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết đến ngày 6/8/2013 thì không có công ty nào đạt doanh thu tới 500 tỷ đồng, lãi cao nhất cũng chưa đầy 54 tỷ đồng. Trên sàn Hà Nội (HNX), với 9 công ty đã nộp báo cáo kiểm toán hợp nhất, theo số liệu của VNDIRECT, doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 cao nhất thuộc về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng – Hội An (DIH) với mức 122,48 tỷ đồng. Còn Công ty Cổ phần Dầu khí Đông Đô (PFL) với 0,13 tỷ đồng là đơn vị có doanh thu 6 tháng thấp nhất.
  • 40. 28 2.2.3.2. Phân tích khái quát tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty CP dầu khí Đông Đô a. Phân tích tình hình tài sản Bảng 2.2. Bảng phân tích tình hình tài sản trong 03 năm Đơn vị tính: Triệu VND,% Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Năm 2013/2012 Năm 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tƣơng đối Tuyệt đối Tƣơng đối A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 141.574 100 117.037 100 102.021 100 24.537 20,97 15.016 14,72 I. Tiền và các khoảng tương đương tiền 445 0,31 805 0,69 6.962 6,82 (360) (44,72) (6.157) (88,44) II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 40.308 28,47 45.402 38,79 4.895 4,80 (5.094) (11,22) 40.507 827,52 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 57.742 40,79 58.802 50,24 78.104 76,56 (1.060) (1,80) (19.302) (24,71) 1. Phải thu khách hàng 36.252 25,61 36.322 31,03 44.593 43,71 (70) (0,19) (8.271) (18,55) 2. Trả trước cho người 12.493 8,82 17.057 14,57 9.826 9,63 (4.564) (26,76) 7.231 73,59 Thang Long University Library