SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ
DU LỊCH PHƢƠNG BẮC
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRƢƠNG QUANG MINH
MÃ SINH VIÊN : A16696
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – 2014
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ
DU LỊCH PHƢƠNG BẮC
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Ngô Thị Quyên
Sinh viên thực hiện : Trƣơng Quang Minh
Mã sinh viên : A16696
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
HÀ NỘI – 2014
Thang Long University Library
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình thời gian hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn đến các
thầy cô giảng viên Đại học Thăng Long đã trang bị những kiến thức cần thiết để hoàn
thành khóa luận, đặc biệt là Cô Ngô Thị Quyên đã hướng dẫn em làm khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương
Mại và Du Lịch Phương Bắc, các cô chú ở phòng Kế toán-Tài vụ đã tạo điều kiện cho
em thực tập và tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty, đã cung cấp tài liệu, giải
thích những vấn đề có liên quan để em hoàn thành khóa luận đúng thời gian và thời
hạn quy định.
Do thời gian thực tập tại Công ty có hạn và kinh nghiệm về thực tế của em còn
hạn chế nên khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong
được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014
Sinh viên
Trương Quang Minh
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trương Quang Minh
Thang Long University Library
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. L LUẬN CHUNG VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH
DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1
1.1. Tổng qu n v t i h nh o nh nghiệp ............................................................1
1.1.1. h i ni m t i ch nh doanh nghi p.............................................................1
1.1.2. Chức năng v vai trò của tài chính doanh nghi p....................................1
1.1.2.1 Chức năng của tài chính doanh nghiệp...................................................1
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp.........................................................2
1.2. Khái niệm, ý nghĩ v nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp.....3
1.2.1. Khái ni m về phân tích tài chính doanh nghi p .......................................3
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghi p.........................................3
1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.........................5
1.3.1. Thông tin bên ngoài....................................................................................6
1.3.2. Thông tin bên trong ....................................................................................6
1.3.2.1 ng c n n ...............................................................................6
1.3.2.2 c ạ ng n n ...................................................7
1.3.2.3 c c n n ệ ......................................................................7
1.3.2.4 n c c n ................................................................8
1.4. Cá phƣơng pháp phân t h t i h nh ............................................................9
1.4.1. Phương ph p so s nh .................................................................................9
1.4.2. Phương ph p phân t ch tỷ số....................................................................10
1.4.3. Phương ph p phân t ch t i ch nh Dupont...............................................11
1.5. Qui tr nh phân t h t i h nh o nh nghiệp ................................................12
1.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................13
1.6.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn..............................13
1.6.1.1 Tình hình bi n ng tài s n...................................................................13
1.6.1.2 Tình hình bi n ng nguồn v n.............................................................13
1.6.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .................................14
1.6.3. Phân tích tài chính qua b o c o lưu chuyển tiền t ................................14
1.6.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghi p........................................15
1.6.4.1 n c c n g năng n n..................................15
1.6.4.2 n c c n g năng n n............................17
1.6.4.3 n c c n g năng n n ..................................20
1.6.4.4 n c c n g năng n .......................................21
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PHẦN
XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH PHƢƠNG BẮC................................23
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng
Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc .........................................................................23
2.1.1. Giới thi u chung về Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc......................................................................................23
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây Dựng
Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc.....................................................23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc......................................................................................24
2.1.4. Khái quát về ngành nghề kinh doanh Công Ty Cổ phần Xây Dựng
Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc.....................................................26
2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng
Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc .........................................................................26
2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản - nguồn vốn ................................26
2.2.1.1 Tình hình tài s n....................................................................................26
2.2.1.2 Tình hình nguồn v n..............................................................................30
2.2.1.3 Chính sách n lý Tài n-Ng ồn v n .................................................32
2.2.2. Phân tích kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần
Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc...................................34
2.2.3. Phân t ch B o c o lưu chuyển tiền t ......................................................37
2.2.3.1 L c n ti n tệ từ hoạ ng kinh doanh.........................................37
2.2.3.2 L c n ti n tệ từ hoạ ng ầ .................................................39
2.2.3.3 L c n ti n tệ từ hoạ ng tài chính.............................................39
2.2.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính ......................................................................41
2.2.4.1 Phân tích ch n g năng n n..................................41
2.2.4.2 Phân tích ch n g năng n lý tài s n...........................44
2.2.4.3 Phân tích ch n g năng n lý n ..................................47
2.2.4.4 Phân tích ch n g năng n i.......................................49
Thang Long University Library
2.3. Nhận xét chung v tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng
Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc ..........................................................51
2.3.1. Nhận xét về tình hình tài chính ...............................................................52
2.3.2. Hạn chế .....................................................................................................53
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
PHƢƠNG BẮC............................................................................................................55
3.1. Môi trƣờng kinh o nh ủ Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và
Du Lị h Phƣơng Bắc ......................................................................................55
3.2. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và
Du Lị h Phƣơng Bắc ......................................................................................56
3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần
Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc........................................57
3.3.1. Tăng cư ng quản l h ng lưu kho............................................................57
3.3.2. Các bi n pháp quản lý nguồn vốn............................................................59
3.3.3. Các bi n ph p đảm bảo khả năng thanh to n của Công ty....................59
3.3.4. Các bi n ph p đồng bộ khác ....................................................................60
DANH MỤC VIẾT TẮT
BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
CP Chi phí
CK Cuối kỳ
CBNV Cán bộ nhân viên
CSH Chủ sở hữu
DN Doanh nghiệp
DH Dài hạn
DK Đầu kỳ
ĐVT Đơn vị tính
GTGT Thuế giá trị gia tăng
GVHB Giá vốn hàng bán
NH Ngắn hạn
TK Tồn kho
TSDH Tài sản dài hạn
TSNH Tài sản ngắn hạn
VCSH Vốn chủ sở hữu
TS Tài sản
TSLĐ Tài sản lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 1.1. Vai trò của phân tích tài chính với các đối tượng quan tâm đến DN.............5
Sơ đồ 1.2 Qui tr nh thực hiện hoạt động phân t ch tài ch nh doanh nghiệp..................12
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phương Bắc ...................................................................................................................24
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phương Bắc ...................................................................................................................27
Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phươn Bắc .....................................................................................................................28
Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc ...........................................................................................................30
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây Dựng.....................................31
Bảng 2.5. Phân tích kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây
Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc .................................................................34
Bảng 2.6. Bảng phân t ch lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh ........................38
Bảng 2.7. Bảng phân t ch lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính ............................39
Bảng 2.8. Lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ......................................................................40
Bảng 2.9. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc ...........................................................................................................42
Bảng 2.10. Đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương
Mại và Du Lịch Phương Bắc.........................................................................................44
Bảng 2.11. Đánh giá khả năng quản lý nợ ....................................................................47
Bảng 2.12. Khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phương Bắc ...................................................................................................................49
Bảng 2.13. Bảng số liệu phân tích tài chính Du Pont....................................................50
Đồ thị 2.1 Chính sách quản lý Tài sản-Nguồn vốn........................................................32
Đồ thị 3.1. Mô hình quản lý hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương
Mại và Du Lịch Phương Bắc.........................................................................................58
1
CHƢƠNG 1. L LUẬN CHUNG VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH
DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng qu n v t i h nh o nh nghiệp
1.1.1. h i ni m t i ch nh doanh nghi p
Tài chính doanh nghiệp có thể được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh
nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu
bao gồm:
Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Mối quan hệ này phát sinh khi
doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước hoặc khi doanh nghiệp sử
dụng vốn do Nhà nước cấp.
Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ giữa
doanh nghiệp với thị trường tài chính thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm
các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp
ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài
hạn. Để có được nguồn huy động vốn đó, doanh nghiệp phải trả lãi và vốn vay, trả cổ
phần cho các cổ đông. Doanh nghiệp có thể gửi lượng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng,
vừa đảm bảo an toàn, vừa có thể sinh lời nhờ lãi tiền gửi.
Quan hệ kinh tế bên trong nội bộ doanh nghiệp; Đây là mối quan hệ giữa các bộ
phận sản xuất kinh doanh, giữa chủ doanh nghiệp với cơ quan chủ quản và người lao
động thông qua các kế hoạch, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cơ
quan chủ quản và người lao động của doanh nghiệp.
Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác: đối tác kinh doanh, bên
cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, bên mua, chủ đầu tư… Mối quan hệ này phát sinh
khi doanh nghiệp nhập hoặc mua nguyên liệu đầu vào, nhận các nguồn tài trợ và vốn
đầu tư, khi xuất hàng hóa ra thị trường thông qua các bên mua. Ngoài ra, mối quan hệ
kinh tế giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như hàng hóa, dịch vụ, lao động…
Đây là thị trường mà doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, tìm kiếm nhà
xưởng, lao động… Thông qua các thị trường này, doanh nghiệp có thể xác định được
nhu cầu hàng hóa, nhân công cần thiết để hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản
xuất phù hợp và thỏa mãn nhu cầu thị trường.
1.1.2. Chức năng v vai trò của tài chính doanh nghi p
1.1.2.1 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 chức năng ch nh sau:
Thứ nhất, phải xác định nhu cầu vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cần thiết
cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Xác định và huy động các nguồn vốn
Thang Long University Library
2
nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Để thực hiện sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường có hiệu
quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn và có phương án tạo lập, huy động vốn cụ
thể.
Thứ hai, phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các giải pháp huy động
vốn. Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng th doanh nghiệp phải huy động thêm vốn,
tìm kiếm mọi nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng vẫn bảo đảm có hiệu
quả. Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mở
rộng thị trường hoặc có thể tham gia vào thị trường tài ch nh như đầu tư chứng khoán,
cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh...
Thứ ba, phải lựa chọn nguồn vốn và phương thức thanh toán các nguồn vốn sao
cho chi phí doanh nghiệp phải trả là thấp nhất trong khoảng thời gian hợp lý.
1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh
nghiệp diễn ra b nh thường và liên tục.Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của
doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu
cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho
đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của
doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy, việc đảm bảo cho các
hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành b nh thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào
việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một phần lướn được quyết định bởi
chính sách tài trợ hay huy động vốn của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ
thuộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài ch nh và huy động vốn
kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh. Lựa chọn các
hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảm bớt được chi phí sử
dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng đòn bẩy kinh
doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất
lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Huy động tối đa vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có
thể tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay
từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh
nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ch để kiểm soát tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá tr nh
3
vận động, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ
hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài ch nh và đặc biệt là các báo cáo tài
chính có thể kiếm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó
phát hiện nhanh chóng những tồn tại về những tiềm năng chưa được khai thác để đưa
ra các quyết định thích hợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra
của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp
ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp.
1.2. Khái niệm, ý nghĩ v nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Khái ni m về phân tích tài chính doanh nghi p
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và
công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý
nhằm đánh giá t nh h nh tài ch nh của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và
chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh
nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính và quyết định
quản lý phù hợp với tình hình thị trường, ngành và của bản thân doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thể hiện qua khả năng
thanh toán, khả năng quản lý nợ, khả năng quản lý tài sản, khả năng sinh lời, các nhà
phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động
của doanh nghiệp và xu hướng của ngành cũng như nền kinh tế trong tương lai. Nói
cách khác, phân t ch tài ch nh là cơ sở để dự đoán tài ch nh doanh nghiệp. Phân tích tài
chính có thể được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đ ch của
người sử dụng kết quả phân t ch như: mục đ ch tác nghiệp (đối với các quyết định nội
bộ), mục đ ch nghiên cứu, thông tin hoặc quyết định đầu tư (đối với các bên ngoài
doanh nghiệp).
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghi p
Kết quả phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều đối
tượng, cho thấy tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phân t ch, đồng
thời dự báo những cơ hội trong tương lai cũng như các kế hoạch tài chính phù hợp với
doanh nghiệp. Do đó, phân t ch tài ch nh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các bên
tham gia. Cụ thể là:
Thứ nhất, cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho
chủ sở hữu, các bên chủ nợ để có những quyết định đúng đắn trong tương lai nhằm có
được hiệu quả cao nhất trong điều kiện các nguồn lực có hạn.
Thứ hai, cung cấp thông tin về t nh h nh huy động vốn, các hình thức huy động
vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với
mục đ ch làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai.
Thang Long University Library
4
Thứ ba, phân t ch tài ch nh cho người sử dụng thông tin hiểu được và nắm chắc
ý nghĩa các con số trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua đó, người sử dụng thông tin sẽ áp dụng các công cụ phân t ch khác nhau để chắt
lọc thông tin từ dữ liệu ban đầu phù hợp với mục đ ch của mình
Thứ tư, phân t ch tài ch nh là cơ sở cho các dự đoán trong tương lai, từ đó có thể
đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Việc phân tích tài chính cùng các công cụ của
nó giúp người sử dụng thông tin có thể đưa ra những đánh giá có căn cứ về triển vọng
tài chính trong tương lai của doanh nghiệp dựa trên những kết quả của quá khứ và con
số giả định về tương lai.
Nhi m vụ của phân tích tài chính doanh nghi p: Với vai trò và ý nghĩa quan
trọng đối với người sử dụng thông tin kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong
việc đưa ra quyết định, nhiệm vụ chính của phân tích tài chính là cung cấp thông tin
mọi mặt về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, bao gồm:
 Đánh giá t nh h nh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về nguồn vốn, cho
thấy tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, và nguồn huy động vốn,
cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp.
 Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả tài chính từ các hoạt động và khả năng
thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn.
 Tính toán, dự đoán và xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp. Từ đó, các bên sử dụng thông tin có thể đưa ra những
biện pháp hiệu quả để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại và khai thác có
hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
 Phân tích tài chính giúp nhà quản trị có thể thiết lập các kế hoạch tài chính phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, cũng như dự báo và đưa
ra kế hoạch quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính.
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thể hiện tình trạng tài chính của doanh
nghiệp tại thời điểm phân t ch cũng là cơ sở để đưa ra các dự đoán tài ch nh trong
tương lai. Phân tích tình hình tài chính rất có ích cho việc quản trị doanh nghiệp, đồng
thời là nguồn thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Do đó,
phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như chủ doanh
nghiệp, các nhà đầu tư, cổ đông, chủ nợ, khách hàng, các tổ chức cho vay tín dụng,
Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp…
5
Phân t ch t nh h nh tài ch nh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá tài
chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp với nhiều
hình thức kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào
cũng đều b nh đẳng trước pháp luật. Do đó, có nhiều đối tượng quan tâm đến kết quả
phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp với các mức độ khác nhau. Có thể tóm tắt
vai trò của phân tích tài chính với các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp trong sơ
đồ sau:
Sơ đồ 1.1. Vai trò của phân tích tài chính với c c đối tượng quan tâm đến DN
(Nguồn: Tài chính doanh nghiệp – TS Nguyễn Minh Ki u)
1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Khi phân tích tài chính, nhà phân tích cần phải thu thập, sử dụng nhiều nguồn
thông tin: thông tin nội bộ doanh nghiệp, thông tin bên ngoài doanh nghiệp… Từ
những thông tin đó, nhà phân t ch có thể đưa ra được những nhận xét tinh tế và thích
hợp.
Tài ch nh doanh nghiệp
Nhà quản trị doanh trị
Giải pháp cơ cấu vốn, khả năng
huy động vốn
Khả năng sử dụng hợp lý nguồn
vốn của DN
Nhà đầu tư
Khả năng liên kết, đầu tư vốn
Hủy bỏ đầu tư
Các chủ nợ
Giải pháp mua bán, thu hồi nợ
đối với khách hàng
Giải pháp cho vay, hỗ trợ sản
xuất kinh doanh
Người lao động
Ảnh hưởng khoản tiền lương,
thưởng, phụ cấp, trợ cấp
Mua cổ phần
Cơ quan quản lý nhà
nước
Quản lý, giám sát tài ch nh doanh
nghiệp
Các ch nh sách hỗ trợ doanh
nghiệp phát triển
Thang Long University Library
6
1.3.1. Thông tin bên ngoài
Thông tin bên ngoài là những thông tin liên quan đến cơ hội kinh doanh trên thị
trường cần thu thập trong quá trình phân tích tài chính. Phân tích tài chính doanh
nghiệp chú trọng đến các số liệu mang tính chất chu kỳ, đồng thời sử dụng các các
thông tin về chính sách thuế, lãi suất và thông tin ngành kinh doanh như vị trí của
ngành trong cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng
công nghệ, thị phần, và các thông tin liên quan cần phải báo cáo với cơ quan quản lý
của Nhà nước.
Đây là những thông tin về ngành kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Sự biến động của nền kinh tế
có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến sự biến động
giá cả của các yếu tố đầu vào, gây ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của sản phẩm.
Khi những biến động kinh tế là tích cực thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng và có kết quả lợi nhuận khả
quan. Ngược lại, khi những biến động kinh tế là tiêu cực thì doanh nghiệp đứng trước
nhiều khó khăn, thách thức để giữ vững kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.2. Thông tin bên trong
Thông tin bên trong là những thông tin để đánh giá ch nh xác được tình hình tài
chính của một doanh nghiệp. Với những đặc trưng về nghiệp vụ, kế toán là nguồn
thông tin đáng tin cậy nhất cho hoạt động phân tích tài chính. Các số liệu kế toán được
phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài ch nh như: bảng cân đối kế toán, bảng tài trợ,
báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
1.3.2.1 ng c n n
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài ch nh mô tả tình trạng tài ch nh của một
doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài ch nh có ý
nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và
quan hệ quản lý với doanh nghiệp.
Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ảnh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có
đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Đó là tài
sản cố định hữu h nh, tài sản cố định vô h nh, tài sản lưu động ( tiền và chứng khoán
ngắn hạn dễ bán, các khoản phải thu…)
Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp
đến thời điểm lập báo cáo. Đó là Nợ ngắn hạn ( nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản
phải nộp, phải trả khác, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức t n dụng
khác), Nợ dài hạn ( nọ vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức t n dụng
7
khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu), Vốn chủ sỡ hữu ( thường bao gồm vốn góp
ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới)
Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển
hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống.
Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân t ch có thể nhận biết được loại hình
doanh nghiệp, qui mô, mức độ tự chủ tài ch nh của doanh nghiệp. Bảng cân đối kể
toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân t ch đánh giá được khả
năng cân bằng tài ch nh, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh
nghiệp.
1.3.2.2 c ạ ng n n
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài ch nh tổng hợp, phản ánh
tổng quát t nh h nh và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi
tiết theo hoạt động kinh doanh ch nh và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa
vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả kinh doanh cho nguời đọc thấy được doanh thu, chi phí và chênh
lệch giữa doanh thu và chi ph được gọi là lãi hoặc lỗ trong một thời kỳ nhất định của
doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cho người sử dụng thông tin
đánh giá khái quát t nh h nh doanh nghiệp. Từ đó, t nh được tốc độ tăng trưởng của kỳ
này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trưởng trong tương lai.
Ngoài ra, việc phân t ch nghĩa vụ tài chính với Nhà nước giúp nhà phân tích có
thể đánh giá thêm về khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
thường xuyên nộp thuế đúng hạn và số thuế phải nộp còn lại là ít hoặc không có thì
chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh tốt. Nếu ngược lại
tức là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan. Như vậy, phân tích báo
cáo kết quả kinh doanh giúp người sử dụng thông tin có những nhận xét, đánh giá sâu
sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.3.2.3 c c n n ệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài ch nh phản ánh các khoản thu và chi
tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và
hoạt động tài ch nh: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả
năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự đoán được
luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
Lƣu huyển ti n tệ t hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu
vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu
Thang Long University Library
8
tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền
mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền
vay...
Lƣu huyển ti n tệ t hoạt động đầu tƣ: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và
chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các khoản thu tiền
mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần
đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản mua chứng khoán đầu tư của doanh
nghiệp khác...
Lƣu huyển ti n tệ t hoạt động t i h nh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi
liên quan trực tiếp đến hoạt động tài ch nh của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ
làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay
vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu...
Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và
phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theo
nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau.
1.3.2.4 n c c n
Thuyết minh báo cáo tài ch nh là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài
ch nh của doanh nghiệp, được lập để giải th ch bổ sung thông tin về tình hình hoạt
động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài ch nh không thể trình bày
rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài ch nh tr nh bày khái quát địa điểm
hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa
chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn
vốn quan trọng, phân t ch một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh
nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài ch nh là các số kế toán kỳ báo cáo,
bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo tài ch nh kỳ trước, năm trước.
Tóm tại, trong hệ thống các báo cáo tài chính thì bảng cân đối kế toán và báo cáo
kết quả kinh doanh là hai bảng báo cáo quan trọng nhất, cung cấp thông tin chủ yếu
cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngoài hai bảng báo cáo trên còn có
báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và bảng tài trợ. Tuy nhiên,
trong phần phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Nhà máy cơ kh mạ, luận văn chỉ
sử dụng thông tin thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, bên
cạnh đó, do thời gian nghiên cứu và phạm vi luận văn có hạn nên phần cơ sở lý luận
không đề cập đến các lý thuyết chung về 3 báo cáo khác là: báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
thuyết minh báo cáo tài chính và bảng tài trợ.
9
1.4. Cá phƣơng pháp phân t h t i h nh
Để nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp cần đi sâu xem xét các
mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và
giữa các báo cáo tài chính với nhau. Phương pháp phân t ch tài ch nh bao gồm một hệ
thống các công cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu hiện tượng, sự kiện, các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển, biến động nhằm đánh giá tình
hình doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều phương pháp phân t ch tài ch nh khác nhau,
song những phương pháp sau thường được sử dụng để tiến hành phân tích tài chính.
1.4.1. Phương ph p so s nh
Phương pháp so sánh được áp dụng khi các chỉ tiêu tài chính thống nhất về
không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Có nhiều phương pháp
so sánh, tùy thuộc vào mục đ ch của người sử dụng mà sử dụng phương pháp phù hợp.
Nội dung so sánh bao gồm:
 So sánh giữa số liệu thực hiện trong kỳ này so với số liệu đã thực hiện ở kỳ
trước để thấy được xu hướng thay đổi tài chính của doanh nghiệp để đánh giá
sự tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
 So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu theo kế hoạch, dự kiến hoặc định mức
để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, kiểm tra tiến độ thực hiện kế
hoạch đã đề ra của doanh nghiệp.
 So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự
biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với doanh
nghiệp khác có cùng sản phẩm trong điều kiện hoạt động tương tự hoặc doanh
nghiệp cạnh tranh trong ngành để thấy được vị thế của doanh nghiệp trong
ngành.
 So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với các chỉ số trung b nh ngành để đánh
giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp là tích cực hay không.
Trong quá trình so sánh, nếu không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì
có thể sử dụng các chỉ tiêu tương đối. Bởi vì trong thực tế, trong một số trường hợp,
việc sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối là không thể thực hiện được, hoặc không mang lại ý
nghĩa cho người sử dụng thông tin.
Phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tương đối hoặc số tuyệt đối. Số
bình quân phản ánh tổng quan hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của
các yếu tố cấu thành nên hiện tượng đó. Khi so sánh bằng số bình quân có thể thấy
mức độ đạt được so với tổng thể, so với ngành và các định mức kinh tế, kỹ thuật. Số
Thang Long University Library
10
tuyệt đối có thể cho người phân tích thấy rõ khối lượng, quy mô của đối tượng so sánh.
Số tuyệt đối được tính bằng công thức:
y = y1 – y0
Trong đó: y1 là trị số của chỉ tiêu phân tích
y0 là trị số của chỉ tiêu gốc
y là trị số so sánh
Số tương đối có thể sử dụng để đánh giá sự thay đổi kết cấu tài ch nh, đặc biệt số
tương đối có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích, so sánh. So sánh
tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc, theo công
thức:
y=
0
01
y
yy 
* 100%
Trong đó: y1 là trị số của chỉ tiêu phân tích
y0 là trị số của chỉ tiêu gốc
y là trị số so sánh
Tuy nhiên, điểm hạn chế của số tương đối là không phản ánh được thực chất và
quy mô của chỉ tiêu so sánh. Vì vậy, trong một số trường hợp cần phải kết hợp so sánh
cả số tương đối và số tuyệt đối.
1.4.2. Phương ph p phân t ch tỷ số
Phân tích tỷ số là phương pháp phân t ch phổ thông, được sử dụng thường xuyên
nhất. Phương pháp phân t ch tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ lệ trong mối
quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp phân t ch tỷ số cần xác định các định
mức để nhận xét, đánh giá t nh h nh tài ch nh doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các số
liệu của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu.
Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài ch nh được chia thành các nhóm tỷ lệ đặc
trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
 Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: được thiết kế để đo lường khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.
 Nhóm tỷ lệ về khả năng quản lý nợ: được thiết kế để đánh giá cơ cấu nguồn
vốn chủ sở hữu với các khoản nợ vay.
 Nhóm tỷ lệ về khả năng quản lý tài sản: được sử dụng để xem xét khả năng
sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.
 Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời: là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
11
Việc phân tích tỷ lệ tài ch nh cho phép phân t ch đầy đủ xu hướng tài ch nh để
đưa ra đánh giá, nhận định và quyết định tài chính hợp lý.
1.4.3. Phương ph p phân t ch t i ch nh Dupont
Bản chất của phương pháp DUPONT là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức
sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ROA, thu nhập sau thuế trên vốn
chủ sở hữu ROE thành t ch số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau.
Điều đó cho phép phân t ch ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
Phương pháp phân t ch DUPONT là phân t ch tổng hợp t nh h nh tài ch nh của
doanh nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành t ch
tài ch nh của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng
phương pháp phân t ch DUPONT để phân t ch từ trên xuống không những có thể tìm
hiểu được tình trạng chung của tài ch nh doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa
các chỉ tiêu đánh giá tài ch nh, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng làm biến động tăng giảm
của các chỉ tiêu tài ch nh chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các
nhà quản lý doanh nghiệp làm ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài
ch nh, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài ch nh doanh nghiệp.
Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô h nh Dupont như sau:
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu ầ
x
Doanh thu ầ
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Trên cơ sở nhận biết của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ
vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.
 Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua
việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về
cơ cấu của tổng tài sản.
 Tăng doanh thu, giảm chi ph , nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Như vậy, phương pháp Dupont giúp nhà phân t ch nhận biết được các yếu tố cơ
bản tác động tới ROE của một doanh nghiệp là: khả năng tăng doanh thu; công tác
quản lý chi ph ; quản lý tài sản và đòn bẩy tài ch nh. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh
giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và
tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp.
Thang Long University Library
12
1.5. Qui tr nh phân t h t i h nh o nh nghiệp
Tóm lại, để phân t ch t nh tài ch nh của một doanh nghiệp, các nhà phân t ch cần
phải đọc và hiểu được các báo cáo tài ch nh, qua đó, họ nhận biết được và tập trung
vào các chỉ tiêu tài ch nh liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân t ch của họ.
Qui trình tiến hành phân t ch tài ch nh doanh nghiệp được thực hiện theo các
bước như sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 1.2 Qui tr nh thực hi n hoạt động phân t ch t i ch nh doanh nghi p
Bƣớc 1: Thu thập thông tin
Thông tin là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng phân t ch. Thông tin nhà
phân t ch cần thu thập bao gồm thông tin nội bộ doanh nghiệp và thông tin bên ngoài.
 Thông tin nội bộ: Nguồn này phần lớn là thông tin kế toán (Báo cáo tài ch nh),
có thể là nguồn ngắn hạn dưới 1 năm hay nguồn dài hạn trên 1 năm. Bên cạnh
đó là nguồn thông tin khác như phương án kinh doanh trong thời gian tới, tình
hình nhân sự, tiền lương, bán hàng, thị trường tiêu thụ, giá cả.
 Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: bao gồm thông tin kinh tế vĩ mô như lạm
phát, ch nh sách tài khóa, tỷ giá, thuế. Thông tin về ngành kinh doanh theo bộ
chỉ tiêu tài ch nh chung của ngành. Nhưng đôi khi bộ chỉ tiêu tài ch nh trung
bình ngành nhiều khi là cái đ ch đến, khó tin cậy khi lấy làm chuẩn. Do vậy,
cần thu nhập số liệu của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cùng quy mô qua so
sánh để đưa ra các biện pháp khắc phục.
Bƣớ 2: ử ý th ng tin
Giai đoạn tiếp theo của phân t ch tài ch nh là quá tr nh xử lý thông tin đã thu thập
được. Trong giai đoạn này, nhà phân t ch sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp
xử lý, công cụ với thông tin ở các góc độ nghiên cứu phục vụ t nh toán các chỉ tiêu
phân t ch theo mục tiêu đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin
theo những mục tiêu nhất định nhằm t nh toán so sánh với năm trước hay trụng b nh
ngành. Từ đó đưa ra đánh giá, xác định điểm mạnh điểm yếu, nguyên nhân để nhà
quản lý đưa ra các dự đoán và quyết định.
Bƣớ 3: Dự đoán v r quy t định
Thu thập
thông tin
Xử lý thông tin
Phân tích và
đánh giá
Dự đoán và
Ra quyết định
13
Nhà phân t ch dự báo hoạt động năm tiếp theo, thời gian tới của doanh nghiệp.
Từ kết quả phân t ch ở trên đưa ra quyết định th ch hợp. Đối với nhà đầu tư là quyết
định đầu tư hay rút vốn, với nhà quản trị doanh nghiệp là quyết định tài ch nh, khắc
phục những điểm yếu và đề ra định hướng hoạt động thời gian tới, với người cho vay
là quyết định cấp vốn hay thu hồi vốn vay.
1.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển
của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều biến động ngày nay, đặc biệt là các
doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trong đó, nội dung phân tích
tài chính doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, phản ánh một cách đầy đủ và sâu
sắc nhất t nh h nh tài ch nh đến các bên quan tâm đến doanh nghiệp. Dưới đây là một
số nội dung thường được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.6.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiều
nghiệp vụ làm tăng giảm tài sản hoặc nguồn vốn. Việc phân tích tình hình biến động
tài sản và nguồn vốn giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quan về tình hình
tài chính doanh nghiệp, từ đó thấy được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn trong
doanh nghiệp.
1.6.1.1 Tình hình bi n ng tài s n
Phân tích tình hình biến động tài sản giúp các đối tượng quan tâm đến doanh
nghiệp có thể đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và những nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự biến động đó. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cho biết tình
h nh đầu tư vào các khoản mục ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm vốn bằng tiền,
các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn cho biết tình
h nh đầu tư vào các khoản mục có tính chất dài hạn, bao gồm tài sản cố định, chi phí
xây dựng cơ bản dở dang và các khoản đầu tư tài ch nh ngắn hạn.
Kết quả phân tích tình hình biến động tài sản là cơ sở đánh giá t nh hợp lý khi
doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các khoản mục tài sản. Việc kết hợp
kết quả phân tích tình hình biến động tài sản với các đặc thù ngành nghề kinh doanh
giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh, đặc biệt
là những quyết định đầu tư có hiệu quả.
1.6.1.2 Tình hình bi n ng nguồn v n
Phân tích tổng nguồn vốn, các bộ phận cấu thành nên nguồn vốn để xem xét tỷ
trọng của từng loại vốn hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua đó, có thể
đánh giá mức huy động vốn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và những
Thang Long University Library
14
nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu: nguồn vốn
thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu càng cao chứng tỏ
khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Nợ phải trả phản ánh tỷ trọng
các khoản huy động vốn của doanh nghiệp từ đối tác, nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ
chức tín dụng.
Việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn phản ánh sự thay đổi trong khả năng tự chủ tài
chính của doanh nghiệp. Từ đó, có thể đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
1.6.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy
hiệu quả của các chiến lược, chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp. Kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp thể hiện qua một số chỉ tiêu trong và ngoài báo cáo tài chính
của doanh nghiệp như:
 Doanh thu thuần: là lượng doanh thu mà doanh nghiệp thực tế được nhận, có
giá trị bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sau khi đã trừ các khoản
giảm trừ doanh thu, không bao gồm giá vốn hàng bán. Việc phân tích sự biến
động của khoản mục doanh thu thuần giúp các bên liên quan đánh giá được
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy thông qua hiệu quả của quá trình
hoạt động.
 Giá vốn hàng bán: phản ánh toàn bộ chi ph mua hàng để sản xuất sản phẩm,
hàng hóa. Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán cho thấy sự biến động
của t nh h nh mua hàng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tình hình sử
dụng nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đối với doanh nghiệp sản
xuất. Do đó, sự biến động của giá vốn hàng bán cho thấy sự thay đổi của chi
phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được hàng hóa, sản phẩm cung cấp cho
thị trường.
 Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: Chi phí bán hàng là chi phí phục vụ cho quá
tr nh lưu thông hàng hóa như chi ph nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định,
vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị… và chi ph quản lý doanh nghiệp.
1.6.3. Phân t ch t i ch nh qua b o c o lưu chuyển tiền t
Phân tích dòng tiền thu vào và chi ra theo từng hoạt động giúp các đối tương
quan tâm có cái nh n sâu hơn về những dòng tiền tệ của doanh nghiệp, biết được
những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến t nh h nh tăng giảm vốn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền trong kỳ.
15
Phân t ch lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động trước hết được
tiến hành bằng việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số
tuyệt đối và tương đối để xác định sự biến động về lượng tiền thuần lưu chuyển của
từng hoạt động. Tiếp theo xác định mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào và chi ra ảnh
hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức:
Lƣu huyển
ti n thuần
trong kỳ
=
Lƣu huyển ti n
thuần của hoạt động
kinh doanh
+
Lƣu huyển
ti n thuần của
hoạt động đầu tƣ
+
Lƣu huyển
ti n thuần t hoạt
động tài chính
Trong đó:
Lưu chuyển tiền thuần
của từng hoạt động
=
Tổng số tiền thu vào
của từng hoạt động
-
Tổng số chi ra của
từng hoạt động
Việc xác định mức độ ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của các
nhân tố dựa vào phương pháp cân đối. Cụ thể:
Ảnh hưởng của lưu
chuyển tiền thuần từ
các hoạt động
=
Lưu chuyển tiền
thuần của các hoạt
động kỳ này
-
Lưu chuyển tiền
thuần từ các hoạt
động kỳ trước
Xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưu chuyển tiền thuần
của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên cứu và đánh
giá t nh h nh lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động.
Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp, trong một thời
gian dài, cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương th doanh nghiệp có khả năng tồn tại,
điều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi ph mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ:
doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ
duy trì hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác
như đầu tư, tài trợ.. Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem như một
khoản chủ yếu để đo lường tính linh hoạt của tài sản. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và
hoạt hoạt động tài chính trong một kỳ nào đó không nhất thiết phải dương. Nhiều khi
dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm lại thể hiện doanh nghiệp
đang phát triển và trả được nợ nhiều hơn đi vay.
1.6.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghi p
1.6.4.1 n c c n g năng n n
Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong
việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn. Khả năng thanh toán của doanh
Thang Long University Library
16
nghiệp phản ánh mối quan hệ tài ch nh các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với
khoản phải thanh toán trong kỳ. Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa
doanh nghiệp tới tình trạng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp đúng hạn và có thể phải ngừng hoạt động. Do đó cần chú ý đến khả năng thanh
toán của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn=
Tổng tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các
khoản phải thu và hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn
hạn ngân hàng và các tổ chức t n dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản
phải trả khác...Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một
năm. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ
ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác là 1 đồng nợ ngắn hạn được
đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Hệ số này có giá trị càng cao th khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp càng tốt và ngược lại. Nếu khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 th doanh
nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao
th có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu.
Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu
tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế
nào cho hợp lý.
Hệ số thanh toán nhanh=
Tổng tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho
Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn
hạn không phụ thuộc vào việc việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho). V hàng tồn kho
là tài sản khó chuyển đổi nhất trong các tài sản lưu động, nên loại bỏ khoản mục hàng
tồn kho sẽ phản ánh ch nh xác hơn khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn của doanh
nghiệp.
Hệ số thanh toán tức thời=
Tiền và các khoản tương đương tiền
Tổng nợ ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền là các tài sản mang t nh thanh khoản cao
nhất của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt
và các khoản tương đương tiền như chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi...) và khoản
nợ đến hạn phải trả. Hệ số thanh toán tức thời quá cao tức doanh nghiệp dự trữ quá
nhiều tiền mặt thì doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá mức trung
17
bình hợp lý cho tỷ lệ này là 0,5. Khi hệ số này lớn hơn 0,5 th khả năng thanh toán tức
thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 th doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.
1.6.4.2 n c c n g năng n n
Khả năng hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là khả năng cũng như tr nh độ
của doanh nghiệp trong việc kết hợp các loại tài sản bao gồm ngắn hạn và dài hạn để
tạo ra các kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Thời gian quay vòng hàng tồn kho=
360
Vòng quay hàng tồn kho
Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh
nghiệp. Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng
vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo t nh liên tục
của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải
phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong
kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng
cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay
vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng
vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân t ch cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác
ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết
cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của
doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp
Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin.
Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém,
trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho
cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật
liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc
cung cấp các nguyên vật liệu này (có đ nh công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc
tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán
hàng hay hàng hoá của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều
đáng kh ch lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp th cũng làm cho hệ số
Thang Long University Library
18
quay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra t nh trạng thiếu hàng
để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu.
Vòng quay các khoản phải thu=
Doanh thu thuần
Các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường t nh thanh khoản ngắn hạn cũng
như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỉ lệ này có thể cho người phân t ch và sử
dụng thông tin biết được hiệu quả và chất lượng của việc quản l các khoản phải thu.
Vòng quay các khoản phải thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên, điều
này có thể gây giảm doanh thu do ch nh sách bán chịu nghiêm ngặt hơn. Vòng quay
các khoản phải thu thấp chứng tỏ chứng tỏ ch nh sách bán chịu của doanh nghiệp
không có hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó
tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị
trường và duy tr thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy tr được
mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể
mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song
việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không t với các
rủi ro. Đó là giá trị hàng hoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của
vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho
việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi ph đòi nợ.
Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến vòng quay các
khoản phải thu. Hay nói cách khác cần quản l được kì thu tiền bình quân và có biện
pháp rút ngắn thời gian này.
Kỳ thu tiền b nh quân=
360
Vòng quay các khoản phải thu
Trong phân t ch tài ch nh, kỳ thu tiền b nh quân được sử dụng để đánh giá khả
năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân
một ngày. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi
các khoản phải thu của m nh. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì kì thu tiền
càng thấp và ngược lại. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra ch nh sách bán
trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo d i thu hồi nợ của doanh nghiệp.
Thời gian quay
vòng của ti n
=
Thời gian quay
vòng hàng TK
+
Thời gian thu
nợ trung bình
-
Thời gian trả
chậm trung bình
19
 Trong đó:
Thời gian trả chậm trung b nh =
360 x (Phải trả người bán Lương, thưởng, thuế phải trả)
GVHB CP bán hàng, CP quản l chung
Thời gian quay vòng vốn bằng tiền trung bình là một thước đo được sử dụng
trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền
của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền là sự kết hợp của ba chỉ tiêu đánh giá công tác
quản lý hàng lưu kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Thời gian quay vòng tiền ngắn,
chứng tỏ doanh nghiệp sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, quản lý hiệu quả khi giữ được thời gian quay vòng hàng tồn kho và các khoản
phải thu ở mức thấp, chiếm dụng được thời gian dài đối với các khoản nợ. Tuy nhiên,
cũng tùy vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động, đối
với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thời gian quay vòng
tiền sẽ ngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất.
Hiệu suất sử dụng TSDH=
Doanh thu thuần
TSDH
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản dài tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu
trong kỳ. Tài sản dài hạn ở đây chủ yếu là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, được xác
định là giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định
trừ đi hao mòn luỹ kế. Tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt
động của riêng TSDH.
Hiệu suất sử dụng TSNH=
Doanh thu thuần
TSNH
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lưu động cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn
của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản ngắn hạn ở đây bao
gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các
khoản trả trước ngắn hạn và hàng tồn kho.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói
chung của doanh nghiệp, không phân biệt TSDH hay TSNH, nhằm giúp chủ doanh
nghiệp thấy được hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất
kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp,
một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó cũng thể hiện số vòng quay
Thang Long University Library
20
trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả
năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng
quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy t n của doanh nghiệp trên thị trường.
1.6.4.3 n c c n g năng n n
Trong tài ch nh công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty
gọi là đòn bẩy tài ch nh. Đòn bẩy tài ch nh có t nh hai mặt, một mặt nó giúp gia tăng
lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản l nợ cũng quan
trọng như quản l tài sản. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản l nợ bao gồm:
Tỉ số nợ trên tổng tài sản=
Tổng nợ
Tổng tài sản
Tỉ số nợ trên tổng tài sản hay tỉ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so
với với tài sản. Tổng nợ trên tử số của công thức này bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn phải trả. Chủ nợ thường th ch công ty có tỉ số nợ thấp v như thế công ty có khả
năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông th ch có tỉ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài
ch nh nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết tỉ số
này cao hay thấp cần phải so sánh với tỉ số nợ bình quân ngành.
Tỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu=
Tổng nợ
Vốn chủ sỡ hữu
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ
số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay
nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ
doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả
tiết kiệm thuế.
Tỉ số khả năng trả lãi=
EBIT
Chi ph lãi vay
Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có
lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công
ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá
khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỉ số khả năng trả lãi. Tỉ số này đo lường
khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ
thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của công ty.
Tỉ lệ khả năng trả lãi không phản ánh được toàn diện trách nhiệm nợ của doanh
nghiệp v ngoài chi ph lãi doanh nghiệp có thể phải trả nợ gốc và các khoản chi ph
21
khác như chi ph thuê tài ch nh…Do đó, khi phân t ch khả năng quản l nợ cần sử dụng
tỉ lệ khả năng trả nợ. Tỉ lệ này được xác định bằng công thức sau:
Tỉ lệ khả năng trả nợ=
Giá vốn hàng bán Chi ph khấu hao EBIT
Nợ gốc Chi ph lãi vay
Trong BCKQKD của Việt Nam chi ph khấu hao thường được gộp vào chi ph
sản xuất chung, chi ph bán hàng, chi ph quản l doanh nghiệp nên việc t nh toán tỉ lệ
khả năng trả nợ gặp khó khăn. Tuy nhiên có thể t nh chi ph khấu hao trên cơ sở xác
định mức khấu hao tăng lên trong k .
Tỉ lệ khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ
các nguồn doanh thu, khấu hao, lợi nhuận trước thuế. Tỉ lệ này cho biết mỗi đồng nợ
gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả.
1.6.4.4 n c c n g năng n
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho chủ sở
hữu, nó phản ánh tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh
nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số
này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi
càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.
Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. V thế,
khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với
tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
Nếu tỷ số này lớn hơn 0, th có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao
cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, th doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị b nh quân
tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để
tạo ra thu nhập của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn =
Lợi nhuận ròng
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cho biết cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn của
công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị
dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
Thang Long University Library
22
Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn =
Lợi nhuận ròng
Tài sản dài hạn
Tương tự, tỷ số lợi nhuận trên tài sản dài hạn cho biết cứ 1 đồng tài sản dài hạn
của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao chứng tỏ
công ty làm ăn càng hiệu quả.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành
nghề kinh doanh. Do đó, người phân t ch tài ch nh doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này
trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác
cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của
công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị
dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ.
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh
doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so
sánh ch nh xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của
toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
23
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PHẦN
XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH PHƢƠNG BẮC
2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại
và Du Lị h Phƣơng Bắc
2.1.1. Giới thi u chung về Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phương Bắc
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc
- Tên giao dịch: TRUONG THINH JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: TRUONG THINH DECO., JSC
- Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 19, Tập thể Thuỷ sản, Đường Lê Văn Thiêm, Phường
Nhân Chính - Quận Thanh Xuân,TP HN
- Điện thoại: 04. 5576145 Fax: 04. 5576146
- Mã số thuế: 0102598075
- Số vốn điền lệ: 21.696.500.000 đ (năm 2009)
(Hai mươi mốt tỷ, sáu trăm ch n mươi sáu triệu, năm trăm ngàn việt nam đồng)
- Danh sách cổ đông sáng lập:
Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
- Đại diện : Ông Võ Minh Hoài: 2.109.650 cổ phần
Lê Anh Tuấn: 50.000 cổ phần
Võ Xuân Khủng : 10.000 cổ phần
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương
Mại và Du Lịch Phương Bắc
Công ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Tường Thịnh được thành lập theo quyết
định số 989/QĐ-UB ngày 11/11/1994 của UBND tỉnh Quảng Bình. Sau một thời gian
hoạt động và làm ăn có hiệu quả Công ty quyết định thành lập ra các Chi nhánh hay
các Công ty con để phù hợp với sự phát triển của Công ty và mở rộng quy mô sản
xuất.
Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc
là Chi nhánh Công ty Xây Dựng Tổng Hợp phía bắc được thành lập vào ngày
03/04/2003 theo quyết định số 124/QĐ-CT của UBND tỉnh Quảng Bình.
Thang Long University Library
24
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phương Bắc
Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc là đơn vị hạch
toán phụ thuộc,Công ty vẫn hạch toán hàng ngày và lên báo cáo kế toán hàng tháng,
hàng quý, cuối năm và gửi vào Công ty. Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và
Du Lịch Phương Bắc có trách nhiệm báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng tại Hà Nội.
Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc là loại hình tổ
chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các
nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ
và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm
dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm.
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phương Bắc
(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính)
B n Giám Đốc gồm 03 người: Giám đốc và 02 phó Giám đốc, có chức năng
nhiệm vụ như sau: Xây dựng chiến lược, mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh
của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc theo từng thời
kỳ, từng năm phù hợp với chiến lước phát triển, phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh
của Công ty. Theo dõi, kiểm tra giám sát, phân công và hướng dẫn các phòng, ban
thực hiện các kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ, các quy chế và quy định của Công ty,
Tập đoàn, của NHNN ban hành.
Phòng Tổ chức - hành chính giúp việc cho Ban Giám đốc, quản lý về công tác
nhân sự, công tác hành ch nh văn phòng: Quản lý, bảo quản và sử dụng con dấu. Quản
lý, lưu giữ hồ sơ phát lý của Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch
Phương Bắc, lưu giữ các công văn đi và đến. Quản lý, giám sát việc thực hiện quy chế
lao động của cán bộ nhân viên như: Giờ giấc làm việc, đồng phục, chấm công, giám
sát chế độ lương, thưởng như: thời hạn lên hệ số lương, đề xuất bổ nhiệm chức vụ (nếu
Ban Giám
đốc
Phòng Tổ
chức - hành
chính
Phòng Kế
toán
Phòng Kỹ
thuật
Phòng Thẩm
tra
Phòng Kế
hoạch
25
có) của CBNV trong Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương
Bắc. Tham mưu cho Ban Giám đốc về nhân lực, tr nh độ CBNV các phòng, ban
nghiệp vụ. Theo dõi trích lập các khoản bảo hiểm, kinh phí phải nộp cấp trên, lên kế
hoạch tổ chức hội họp, sinh nhật…
Phòng Kế toán giúp việc cho Ban giám đốc, quản lý tài chính, kế toán cho Công
Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc:
 Thực hiện các công việc kế toán như: kế toán tiền mặt, kế toán TSCĐ, kế toán
tiền lương, các chi ph và các khoản tr ch theo lương.
 Đảm bảo an toàn tải sản của Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc về giá trị số sách; làm việc với cơ quan chức năng có liên
quan về tài ch nh như thuế, kiểm toán, thanh tra…
 Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, kho quỹ Công Ty Cổ phần Xây
Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc.
Phòng Kỹ thuật triển khai các công việc khảo sát, thiết kế các dự án.
 Lập đề cương khảo sát, đề cương thiết kế.
 Khảo sát địa h nh, địa chất, thuỷ văn.
 Lập hồ sơ khảo sát, thiết kế, lập tổng mức, tổng dự toán.
 Làm các thủ tục liên quan đến dự án về mặt kỹ thuật.
 Giao nhận hồ sơ, tr nh duyệt, giải trình.
 Tham gia cùng phòng thẩm tra các dự án thẩm tra,thẩm định.
 Hỗ trợ các phòng/ bộ phận thực hiện các dự án Công ty đang thực hiện.
Phòng thẩm tra thẩm định, kiểm tra và đánh giá các hồ sơ dự án mà Công ty
thực hiện như: các thông số kỹ thuật, bản vẽ, quy trình thưc hiện và các quy định về
mặt pháp lý hồ sơ dự án.
Phòng Kế hoạch lập kế hoạch sản xuất, đầu tư theo hướng chỉ đạo của Ban Giám
đốc.
 Hoàn thành thủ tục và hồ sơ thầu.
 Soạn thảo hợp đồng kinh tế.
 Nghiệm thu công trình, dự án.
 Đôn đốc, hỗ trợ các phòng/ bộ phận hoàn thành tiến độ của các dự án.
 Giao nhận hồ sơ dự án.
Thang Long University Library
26
2.1.4. Khái quát về ngành nghề kinh doanh Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương
Mại và Du Lịch Phương Bắc
Ngành nghề kinh doanh của Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc bao gồm 4 mục:
 Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp.
 Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.
 Môi giới thương mại.
 Sản xuất và sửa chữa thiết bị cơ kh , điện lạnh, vận tải.
2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại
và Du Lị h Phƣơng Bắc
2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản - nguồn vốn
Để phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại Công ty, ta đi vào xem
xét sự thay đổi trong 3 năm gần nhất, từ năm 2010 đến 2012.
2.2.1.1 Tình hình tài s n
27
Bảng 2.1. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc
Đơn vị n : VNĐ
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010
Tuyệt đối
Tƣơng đối
(%)
Tuyệt đối
Tƣơng đối
(%)
(4)=(1)-(2) (5)=(4)/(2) (6)=(2)-(3) (7)=(6)/(3)
TỔNG TÀI SẢN 15.244.808.453 4,22 (978.532.423) (0,27)
A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.534.324.094 5,13 (1.846.077.007) (0,54)
I. Ti n v á khoản
tƣơng đƣơng ti n (6.321.208.035) (37,31) (21.494.423.342) (55,92)
II.Cá khoản phải thu
ngắn hạn
13.571.718.263 24,40 7.717.540.400 16,11
III.H ng tồn kho 12.873.703.585 4,99 12.447.963.283 5,06
IV.T i sản ngắn hạn khá (2.589.889.719) (23,12) (517.157.348) (4,41)
B. TÀI SẢN DÀI HẠN (2.289.515.641) (12,08) 867.544.584 4,80
I. T i sản ố định hữu
hình
(1.457.233.737) (14,93) (1.024.624.849) (9,50)
II.T i sản ố định v h nh (25.785.000) (7,95) (25.785.000) (7,36)
III. T i sản i hạn khá (906.200.345) (15,90) 798.954.433 16,30
IV.Cá khoản đầu tƣ t i
h nh i hạn
- 0,00 1.119.000.000 56,49
V.Chi phí xây ựng ơ
bản ở ng
99.703.441 0,00 73.433.220 100,00
(Nguồn: Tình toán từ B ng c n i k toán)
Trước hết có thể thấy rằng quy mô tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng
Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc có xu hướng tăng lên trong năm 2012, năm 2011
có giảm so với năm 2010 nhưng không đáng kể. Cụ thể trong giai đoạn 2010-2011,
tổng tài sản năm 2011 giảm 978.532.423 đồng so với năm 2010, tương đương 0,27%.
Nguyên nhân của sự giảm nhẹ này là do năm 2011 tổng TSNH của Công ty giảm
1.846.077.007 đồng tương đương với 0,54%, trong khi đó tổng TSDH lại tăng
17.534.324.094 đồng tương đương 5,13%. Ta có thể thấy rằng năm 2011 công ty đã
đầu tư vốn vào việc sửa chữa may xoa nền, cần cẩu di động, máy cắt sắt … mua thêm
ô tô tự đổ, coffa định hình và coffa nhựa. Mặc dù thị trường năm 2011 có sự biến động
Thang Long University Library
28
rất lớn về nguyên vật liệu cho hoạt động thi công xây dựng so với năm 2010 ( giá thép:
16 triệu đồng/tấn tăng 2 triệu; gạch xây dựng 2.000 đồng/viên tăng 255,93% và nhựa
đường 18.000 đồng/kg tăng 237,61% …) nhưng năm 2010 công ty lại có mức hàng
tồn kho khá lớn và tăng lên 12.447.963.283 đồng trong năm 2011, tương đương 5,06%
nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi này. Chính vì vậy công ty đã sử dụng
nguồn vốn chủ sở hữu để trả những khoản nợ ngắn hạn khác.
Đến năm 2012, thị trường giá nguyên vật liệu đã được bình ổn, nhà nước thực
hiện chính sách bù lỗ cho các doanh nghiệp xây dựng tổng tài sản năm 2012 của công
ty đều tăng lên 15.244.808.453 đồng tương đương tăng 4,22% so với năm 2011. Trong
đó TSNH tăng 17.534.324.094 đồng tương đương 5,13%, nguyên nhân là do các
khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng 13.571.718.263 đồng tương đương 24,4%.
Đặc biệt khoản phải thu khách hàng của công ty năm 2012 tăng 44,61% so với năm
2011 điều này cho thấy một lượng lớn vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm
dụng. Tuy vậy, vấn đề cần nói nhiều tới về tài chính của công ty đó là về nợ phải trả.
Năm 2012 nợ phải trả tăng 5,7% tương đương với 17.743.317.030 đồng trong tổng
nguồn vốn. Điều này cho thấy sự rủi ro rất lớn cho vấn đề về khả năng thanh toán, trả
nợ của công ty.
Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phươn Bắc
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Công thức
Năm
2012
Năm
2011
Năm
2010
Chênh lệch
2012/2011 2011/2010
Tỷ trọng
TSNH
Tổng TSNH
Tổng tài sản
95,57 94,75 95,00 0,82 (0,25)
Tỷ trọng
TSDH
Tổng TSDH
Tổng tài sản
4,43 5,25 5,00 (0,82) 0,25
(Nguồn: Tình toán từ B ng c n i k toán )
Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng
tài sản của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ cho thấy tr nh độ sử dụng vốn và việc phân
bổ các loại vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để
phân tích ta tiến hành xác định tỷ trọng của từng loại vốn ở thời điểm giai đoạn 2010-
2012 và so sánh sự thay đổi tỷ trọng giữa các năm để tìm ra nguyên nhân cụ thể chênh
lệch tỷ trọng này. Nhìn vào bảng, ta thấy được rằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm
2011 chiếm 94,75% phần tài sản của doanh nghiệp, giảm đi 0,25% so với năm 2010.
29
Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm nhẹ là do năm 2011 các
khoản phải thu ngắn hạn tăng 16,11% và hàng tồn kho tăng 5,06% nhưng trong đó tiền
và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh 55,92%, tài sản ngắn hạn khác giảm
4,41%. Việc tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong hai năm 2011, 2010 cao cũng phù hợp với
ngành nghề kinh doanh của Công ty vì ngành xây dựng luôn cần lượng vốn quay vòng
thường xuyên để đầu tư và t m kiếm các dự án mới.
Nhưng đến năm 2012 th tỷ trọng TSNH là 95,57% tăng 0,82% so với năm 2011,
có sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn tăng
so với năm 2011 trong khi tổng tài sản của công ty gần như không thay đổi. Năm 2012
trong thời kỳ kinh tế khó khăn như vậy công ty phải tiếp tục tìm kiếm thêm khách
hàng, mở rộng thị trường kinh doanh, ký thêm hợp đồng và bên cạnh đó kéo theo vốn
bằng tiền của doanh nghiệp tăng, các khoản phải thu tăng 24,4%, hàng tồn kho tăng
4,99%, chính vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn tăng 5,13% so với năm 2011 và tăng
nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.
Tỷ trọng TSDH năm 2011 là 5,25% tăng 0,25% so với năm 2010. Nguyên nhân
ch nh là do năm 2011 Công ty đã chú trọng nâng cấp, sửa chữa các thiết bị, máy móc.
Ngoài ra tỷ trọng TSDH tăng còn do công ty đã đầu tư thêm vào công ty liên doanh,
liên kết ( Công Ty Liên Doanh Điều Hành Cửu Long, Công Ty Conoco Phillips
Vietnam,…)
Năm 2012 tỷ trọng TSDH đã giảm 0,82% so với năm 2011, nguyên nhân là do
công ty không đầu tư thêm về cơ sở vật chất mà chỉ trích khấu khao cho các thiết bị
cũ. Sự thiếu đầu tư chiều sâu này là chưa hợp lý v giá thuê máy móc ngày càng tăng,
công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc đảm bảo một cơ sở
vật chất tốt là một yêu cầu bắt buộc.
Qua 3 năm th tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng thay đổi không đáng kể, tuy
nhiên hàng tồn kho và các khoản phải thu liên tục tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng
tài sản ngắn hạn. Hai năm 2011, 2012 là những năm kinh tế bất ổn việc dữ trự hàng
tồn kho là cần thiết đối với những công ty xây dựng nhằm tránh việc tăng giá bất
thường nhưng nếu không t nh toán để có mức tồn kho hợp lý th điều đó sẽ khiến công
ty thiệt hại nặng nề và làm cho công ty bị ứ đọng vốn. Chính vì vậy trong các năm tới
công ty sẽ đưa ra mức tồn kho hợp lý nhất tránh việc bị ứ đọng vốn. Ngoài ra công ty
cần đề ra các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị
khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Nhìn chung sự phân bố tài sản của doanh nghiệp là khá hợp lý, phù hợp với đặc
điểm hoạt động của công ty. Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính
của công ty là tốt hay xấu bởi một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt không phải
Thang Long University Library
30
chỉ có kết cấu tài sản hợp lý mà phải có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó dồi dào,
hợp pháp và cũng có kết cấu thích hợp. Do đó để những kết luận ch nh xác hơn về
thực trạng tài chính của công ty chúng ta đi vào phân t ch cơ cấu nguồn vốn để đánh
giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh
doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
2.2.1.2 Tình hình nguồn v n
Phần trước ta đã tiến hành phân tích tình hình tài sản của công ty nhưng để giúp
cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, nắm được mức độ tự chủ
trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác
nguồn vốn ta cần phân t ch cơ cấu nguồn vốn.
Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du
Lịch Phương Bắc
Đơn vị n : VNĐ
Chỉ tiêu
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010
Tuyệt đối
Tƣơng đối
(%)
Tuyệt đối
Tƣơng đối
(%)
(4)=(1)-(2) (5)=(4)/(2) (6)=(2)-(3) (7)=(6)/(3)
TỔNG NGUỒN VỐN 15.244.808.453 4,22 (978.532.423) (0,27)
A.Nợ phải trả 17.743.317.030 5,70 (10.278.469.865) (3,20)
I. Nợ ngắn hạn 18.066.707.923 5,84 (9.877.212.966) (3,10)
II. Nợ i hạn (323.390.893) (17,84) (401.256.899) (18,13)
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (2.498.508.577) (5,00) 9.299.937.442 22,89
(Nguồn: Tình toán từ B ng c n i k toán )
Năm 2011 công ty đã tăng 9.299.937.442 đồng vốn chủ sở hữu và giảm
21.494.423.342 đồng tiền mặt và giảm bớt 1 số tài sản đã khấu hao hết. Năm 2012
công ty đã tăng 18.066.707.923 đồng nợ ngắn hạn, giảm 6.321.208.035 đồng tiền mặt
và giảm bớt một sô tài sản cố định, tài sản ngắn hạn để tạo vốn. Có thể nói rằng tiền
của công ty được sử dụng chủ yếu vào việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà chủ
yếu là khoản vay ngân hàng và các khoản phải trả, phải nộp khác. Ngoài ra, cũng được
sử dụng vào đầu tư mua sắm thêm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy
nhiên, tiền mặt sử dụng để thanh toán của công ty là giảm rất nhiều so với năm trước,
nó đã không đắp ứng được nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty
hầu như không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh và tức thời. Chính vì vậy
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc

More Related Content

What's hot

Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Bao Nguyen
 

What's hot (20)

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
 
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hảiPhân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
Phân tích tình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và thương mại nam hải
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty thương mại, HAY
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty xây dựng Việt Quang, ĐI...
 
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada   thực trạng và g...
Phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần habada thực trạng và g...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư xăng dầu hải dương t...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty thương mại vận tải RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh dịch vụ thương mại tổng hợp hồ...
 
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựngKhóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
Khóa luận _ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trong công ty cổ phần xây dựng
 
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa ThắngĐề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
Đề tài: Lập và phân tích bảng cân đối kế toán tại công ty Nghĩa Thắng
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài giải pháp nâng cao khả năng thanh toán công ty thép, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
Phân tích cấu trúc tài chính nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính tại công ty t...
 
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty xây dựng giao thông, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty xây dựng giao thông, 9đĐề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty xây dựng giao thông, 9đ
Đề tài: Bảng cân đối kế toán tại công ty xây dựng giao thông, 9đ
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
 
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAYĐề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada  RẤT HAY
Đề tài phân tích tài chính doanh nghiệp tại công ty cổ phần Habada RẤT HAY
 
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châuPhân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
Phân tích thực trạng tài chính tại công ty tnhh chè á châu
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và xây dựng tân nhậ...
 
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu ...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 

Viewers also liked

SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2
SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2
SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2
Rijul Hora
 
HCC 2016 CHNA Health Profile Final
HCC 2016 CHNA Health Profile FinalHCC 2016 CHNA Health Profile Final
HCC 2016 CHNA Health Profile Final
Danielle Walters
 

Viewers also liked (14)

mari y noe
mari y noemari y noe
mari y noe
 
Presentation 1
Presentation 1Presentation 1
Presentation 1
 
Ekdes 2
Ekdes 2Ekdes 2
Ekdes 2
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xâ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xâ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xâ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà và xâ...
 
SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2
SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2
SHEEL FINAL CATALOGUE_final book-Hires2
 
Ramesh com (1)
Ramesh com (1)Ramesh com (1)
Ramesh com (1)
 
Universidad agraria del ecuador proyecto de vida tkm.. m
Universidad agraria del ecuador proyecto de vida tkm.. mUniversidad agraria del ecuador proyecto de vida tkm.. m
Universidad agraria del ecuador proyecto de vida tkm.. m
 
Contributing to open source using Git
Contributing to open source using GitContributing to open source using Git
Contributing to open source using Git
 
HCC 2016 CHNA Health Profile Final
HCC 2016 CHNA Health Profile FinalHCC 2016 CHNA Health Profile Final
HCC 2016 CHNA Health Profile Final
 
Pengertian rumput laut sdah
Pengertian rumput laut sdahPengertian rumput laut sdah
Pengertian rumput laut sdah
 
India
IndiaIndia
India
 
Why so many organisation going for the catering mark?
Why so many organisation going for the catering mark?Why so many organisation going for the catering mark?
Why so many organisation going for the catering mark?
 
Bara ERM v2
Bara ERM v2Bara ERM v2
Bara ERM v2
 
Acknowledging children’s behaviors
Acknowledging children’s behaviorsAcknowledging children’s behaviors
Acknowledging children’s behaviors
 

Similar to Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc

Similar to Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc (20)

Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
Hoàn thiện công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần dầu khí...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtecPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh công nghệ và truyền thông comtec
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty địa ốc Sài Gòn, HOT, ĐIỂM 8
 
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gònPhân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần địa ốc sài gòn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần thương mại và ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tư vấn xây dựng và xuất nhập k...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần vật tư xăng dầu, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng longđáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
đáNh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty cổ phần cầu 1 thăng long
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty công nghệ Việt Mỹ, HOT
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức longPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng đức long
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An TrungĐề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty An Trung
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty TNHH Lạc Hồng, HAY, ĐIỂM 8
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phương
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phươngGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phương
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phương
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hưng Phương,2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hưng Phương,2018Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hưng Phương,2018
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hưng Phương,2018
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phương
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phươngGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phương
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh hùng phương
 
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hayluan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
luan van phan tich tinh hinh tai chinh cua cong ty xay dung, hay
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmiPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng và đầu vvmi
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOTĐề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xây dựng, ĐIỂM CAO, HOT
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thương mại và du lịch phương bắc

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH PHƢƠNG BẮC SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRƢƠNG QUANG MINH MÃ SINH VIÊN : A16696 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI – 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH PHƢƠNG BẮC Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Ngô Thị Quyên Sinh viên thực hiện : Trƣơng Quang Minh Mã sinh viên : A16696 Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng HÀ NỘI – 2014 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CÁM ƠN Trong quá trình thời gian hoàn thành khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giảng viên Đại học Thăng Long đã trang bị những kiến thức cần thiết để hoàn thành khóa luận, đặc biệt là Cô Ngô Thị Quyên đã hướng dẫn em làm khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc, các cô chú ở phòng Kế toán-Tài vụ đã tạo điều kiện cho em thực tập và tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty, đã cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề có liên quan để em hoàn thành khóa luận đúng thời gian và thời hạn quy định. Do thời gian thực tập tại Công ty có hạn và kinh nghiệm về thực tế của em còn hạn chế nên khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2014 Sinh viên Trương Quang Minh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trương Quang Minh Thang Long University Library
  • 5. MỤC LỤC CHƢƠNG 1. L LUẬN CHUNG VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH DOANH NGHIỆP .........................................................................................................1 1.1. Tổng qu n v t i h nh o nh nghiệp ............................................................1 1.1.1. h i ni m t i ch nh doanh nghi p.............................................................1 1.1.2. Chức năng v vai trò của tài chính doanh nghi p....................................1 1.1.2.1 Chức năng của tài chính doanh nghiệp...................................................1 1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp.........................................................2 1.2. Khái niệm, ý nghĩ v nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp.....3 1.2.1. Khái ni m về phân tích tài chính doanh nghi p .......................................3 1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghi p.........................................3 1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp.........................5 1.3.1. Thông tin bên ngoài....................................................................................6 1.3.2. Thông tin bên trong ....................................................................................6 1.3.2.1 ng c n n ...............................................................................6 1.3.2.2 c ạ ng n n ...................................................7 1.3.2.3 c c n n ệ ......................................................................7 1.3.2.4 n c c n ................................................................8 1.4. Cá phƣơng pháp phân t h t i h nh ............................................................9 1.4.1. Phương ph p so s nh .................................................................................9 1.4.2. Phương ph p phân t ch tỷ số....................................................................10 1.4.3. Phương ph p phân t ch t i ch nh Dupont...............................................11 1.5. Qui tr nh phân t h t i h nh o nh nghiệp ................................................12 1.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.................................................13 1.6.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn..............................13 1.6.1.1 Tình hình bi n ng tài s n...................................................................13 1.6.1.2 Tình hình bi n ng nguồn v n.............................................................13 1.6.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .................................14 1.6.3. Phân tích tài chính qua b o c o lưu chuyển tiền t ................................14 1.6.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghi p........................................15 1.6.4.1 n c c n g năng n n..................................15
  • 6. 1.6.4.2 n c c n g năng n n............................17 1.6.4.3 n c c n g năng n n ..................................20 1.6.4.4 n c c n g năng n .......................................21 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH PHƢƠNG BẮC................................23 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc .........................................................................23 2.1.1. Giới thi u chung về Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc......................................................................................23 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc.....................................................23 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc......................................................................................24 2.1.4. Khái quát về ngành nghề kinh doanh Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc.....................................................26 2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc .........................................................................26 2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản - nguồn vốn ................................26 2.2.1.1 Tình hình tài s n....................................................................................26 2.2.1.2 Tình hình nguồn v n..............................................................................30 2.2.1.3 Chính sách n lý Tài n-Ng ồn v n .................................................32 2.2.2. Phân tích kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc...................................34 2.2.3. Phân t ch B o c o lưu chuyển tiền t ......................................................37 2.2.3.1 L c n ti n tệ từ hoạ ng kinh doanh.........................................37 2.2.3.2 L c n ti n tệ từ hoạ ng ầ .................................................39 2.2.3.3 L c n ti n tệ từ hoạ ng tài chính.............................................39 2.2.4. Phân tích chỉ tiêu tài chính ......................................................................41 2.2.4.1 Phân tích ch n g năng n n..................................41 2.2.4.2 Phân tích ch n g năng n lý tài s n...........................44 2.2.4.3 Phân tích ch n g năng n lý n ..................................47 2.2.4.4 Phân tích ch n g năng n i.......................................49 Thang Long University Library
  • 7. 2.3. Nhận xét chung v tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc ..........................................................51 2.3.1. Nhận xét về tình hình tài chính ...............................................................52 2.3.2. Hạn chế .....................................................................................................53 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH PHƢƠNG BẮC............................................................................................................55 3.1. Môi trƣờng kinh o nh ủ Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc ......................................................................................55 3.2. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc ......................................................................................56 3.3. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc........................................57 3.3.1. Tăng cư ng quản l h ng lưu kho............................................................57 3.3.2. Các bi n pháp quản lý nguồn vốn............................................................59 3.3.3. Các bi n ph p đảm bảo khả năng thanh to n của Công ty....................59 3.3.4. Các bi n ph p đồng bộ khác ....................................................................60
  • 8. DANH MỤC VIẾT TẮT BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh CP Chi phí CK Cuối kỳ CBNV Cán bộ nhân viên CSH Chủ sở hữu DN Doanh nghiệp DH Dài hạn DK Đầu kỳ ĐVT Đơn vị tính GTGT Thuế giá trị gia tăng GVHB Giá vốn hàng bán NH Ngắn hạn TK Tồn kho TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu TS Tài sản TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản Thang Long University Library
  • 9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG Sơ đồ 1.1. Vai trò của phân tích tài chính với các đối tượng quan tâm đến DN.............5 Sơ đồ 1.2 Qui tr nh thực hiện hoạt động phân t ch tài ch nh doanh nghiệp..................12 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc ...................................................................................................................24 Bảng 2.1. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc ...................................................................................................................27 Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phươn Bắc .....................................................................................................................28 Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc ...........................................................................................................30 Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây Dựng.....................................31 Bảng 2.5. Phân tích kết quả họat động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc .................................................................34 Bảng 2.6. Bảng phân t ch lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh ........................38 Bảng 2.7. Bảng phân t ch lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính ............................39 Bảng 2.8. Lưu chuyển tiền thuần cuối kỳ......................................................................40 Bảng 2.9. Khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc ...........................................................................................................42 Bảng 2.10. Đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc.........................................................................................44 Bảng 2.11. Đánh giá khả năng quản lý nợ ....................................................................47 Bảng 2.12. Khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc ...................................................................................................................49 Bảng 2.13. Bảng số liệu phân tích tài chính Du Pont....................................................50 Đồ thị 2.1 Chính sách quản lý Tài sản-Nguồn vốn........................................................32 Đồ thị 3.1. Mô hình quản lý hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc.........................................................................................58
  • 10. 1 CHƢƠNG 1. L LUẬN CHUNG VỀ PH N T CH T NH H NH TÀI CH NH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng qu n v t i h nh o nh nghiệp 1.1.1. h i ni m t i ch nh doanh nghi p Tài chính doanh nghiệp có thể được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp và các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Mối quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước hoặc khi doanh nghiệp sử dụng vốn do Nhà nước cấp. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, phát hành cổ phiếu, trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Để có được nguồn huy động vốn đó, doanh nghiệp phải trả lãi và vốn vay, trả cổ phần cho các cổ đông. Doanh nghiệp có thể gửi lượng tiền nhàn rỗi vào ngân hàng, vừa đảm bảo an toàn, vừa có thể sinh lời nhờ lãi tiền gửi. Quan hệ kinh tế bên trong nội bộ doanh nghiệp; Đây là mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa chủ doanh nghiệp với cơ quan chủ quản và người lao động thông qua các kế hoạch, chính sách có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cơ quan chủ quản và người lao động của doanh nghiệp. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác: đối tác kinh doanh, bên cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, bên mua, chủ đầu tư… Mối quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp nhập hoặc mua nguyên liệu đầu vào, nhận các nguồn tài trợ và vốn đầu tư, khi xuất hàng hóa ra thị trường thông qua các bên mua. Ngoài ra, mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như hàng hóa, dịch vụ, lao động… Đây là thị trường mà doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, tìm kiếm nhà xưởng, lao động… Thông qua các thị trường này, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa, nhân công cần thiết để hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất phù hợp và thỏa mãn nhu cầu thị trường. 1.1.2. Chức năng v vai trò của tài chính doanh nghi p 1.1.2.1 Chức năng của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp bao gồm 3 chức năng ch nh sau: Thứ nhất, phải xác định nhu cầu vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty. Xác định và huy động các nguồn vốn Thang Long University Library
  • 11. 2 nhằm bảo đảm nhu cầu sử dụng vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiệp phải có vốn và có phương án tạo lập, huy động vốn cụ thể. Thứ hai, phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các giải pháp huy động vốn. Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng th doanh nghiệp phải huy động thêm vốn, tìm kiếm mọi nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng vẫn bảo đảm có hiệu quả. Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường hoặc có thể tham gia vào thị trường tài ch nh như đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh... Thứ ba, phải lựa chọn nguồn vốn và phương thức thanh toán các nguồn vốn sao cho chi phí doanh nghiệp phải trả là thấp nhất trong khoảng thời gian hợp lý. 1.1.2.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra b nh thường và liên tục.Vốn tiền tệ là tiền đề cho các hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp. Việc thiếu vốn sẽ khiến cho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khai được. Do vậy, việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành b nh thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốn của tài chính doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một phần lướn được quyết định bởi chính sách tài trợ hay huy động vốn của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn phụ thuộc rất lớn vào việc đánh giá, lựa chọn đầu tư từ góc độ tài ch nh và huy động vốn kịp thời, đầy đủ giúp cho doanh nghiệp chớp được cơ hội kinh doanh. Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp có thể giảm bớt được chi phí sử dụng vốn góp phần rất lớn tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng đòn bẩy kinh doanh và đặc biệt là sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý là yếu tố gia tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Huy động tối đa vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được thiệt hại do ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản, giảm được số vốn vay từ đó giảm được tiền trả lãi vay góp phần rất lớn tăng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là công cụ rất hữu ch để kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá tr nh
  • 12. 3 vận động, chuyển hóa hình thái của vốn tiền tệ. Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài ch nh và đặc biệt là các báo cáo tài chính có thể kiếm soát kịp thời, tổng quát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ đó phát hiện nhanh chóng những tồn tại về những tiềm năng chưa được khai thác để đưa ra các quyết định thích hợp điều chỉnh các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với hoạt động của doanh nghiệp. 1.2. Khái niệm, ý nghĩ v nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái ni m về phân tích tài chính doanh nghi p Phân tích tài chính doanh nghiệp là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá t nh h nh tài ch nh của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính và quyết định quản lý phù hợp với tình hình thị trường, ngành và của bản thân doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thể hiện qua khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ, khả năng quản lý tài sản, khả năng sinh lời, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động của doanh nghiệp và xu hướng của ngành cũng như nền kinh tế trong tương lai. Nói cách khác, phân t ch tài ch nh là cơ sở để dự đoán tài ch nh doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều cách khác nhau phụ thuộc vào mục đ ch của người sử dụng kết quả phân t ch như: mục đ ch tác nghiệp (đối với các quyết định nội bộ), mục đ ch nghiên cứu, thông tin hoặc quyết định đầu tư (đối với các bên ngoài doanh nghiệp). 1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghi p Kết quả phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều đối tượng, cho thấy tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phân t ch, đồng thời dự báo những cơ hội trong tương lai cũng như các kế hoạch tài chính phù hợp với doanh nghiệp. Do đó, phân t ch tài ch nh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các bên tham gia. Cụ thể là: Thứ nhất, cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở hữu, các bên chủ nợ để có những quyết định đúng đắn trong tương lai nhằm có được hiệu quả cao nhất trong điều kiện các nguồn lực có hạn. Thứ hai, cung cấp thông tin về t nh h nh huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đ ch làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai. Thang Long University Library
  • 13. 4 Thứ ba, phân t ch tài ch nh cho người sử dụng thông tin hiểu được và nắm chắc ý nghĩa các con số trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, người sử dụng thông tin sẽ áp dụng các công cụ phân t ch khác nhau để chắt lọc thông tin từ dữ liệu ban đầu phù hợp với mục đ ch của mình Thứ tư, phân t ch tài ch nh là cơ sở cho các dự đoán trong tương lai, từ đó có thể đưa ra các quyết định tài chính phù hợp. Việc phân tích tài chính cùng các công cụ của nó giúp người sử dụng thông tin có thể đưa ra những đánh giá có căn cứ về triển vọng tài chính trong tương lai của doanh nghiệp dựa trên những kết quả của quá khứ và con số giả định về tương lai. Nhi m vụ của phân tích tài chính doanh nghi p: Với vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng thông tin kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định, nhiệm vụ chính của phân tích tài chính là cung cấp thông tin mọi mặt về tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách chính xác, bao gồm:  Đánh giá t nh h nh của doanh nghiệp thông qua các chỉ số về nguồn vốn, cho thấy tình hình đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, và nguồn huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn trong doanh nghiệp.  Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả tài chính từ các hoạt động và khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản nợ đến hạn.  Tính toán, dự đoán và xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, các bên sử dụng thông tin có thể đưa ra những biện pháp hiệu quả để khắc phục những điểm yếu còn tồn tại và khai thác có hiệu quả tiềm năng của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.  Phân tích tài chính giúp nhà quản trị có thể thiết lập các kế hoạch tài chính phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, cũng như dự báo và đưa ra kế hoạch quản trị rủi ro trong hoạt động tài chính. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thể hiện tình trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm phân t ch cũng là cơ sở để đưa ra các dự đoán tài ch nh trong tương lai. Phân tích tình hình tài chính rất có ích cho việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin chủ yếu cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau như chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cổ đông, chủ nợ, khách hàng, các tổ chức cho vay tín dụng, Nhà nước, người lao động trong doanh nghiệp…
  • 14. 5 Phân t ch t nh h nh tài ch nh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá tài chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp với nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp thuộc loại hình sở hữu nào cũng đều b nh đẳng trước pháp luật. Do đó, có nhiều đối tượng quan tâm đến kết quả phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp với các mức độ khác nhau. Có thể tóm tắt vai trò của phân tích tài chính với các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1. Vai trò của phân tích tài chính với c c đối tượng quan tâm đến DN (Nguồn: Tài chính doanh nghiệp – TS Nguyễn Minh Ki u) 1.3. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp Khi phân tích tài chính, nhà phân tích cần phải thu thập, sử dụng nhiều nguồn thông tin: thông tin nội bộ doanh nghiệp, thông tin bên ngoài doanh nghiệp… Từ những thông tin đó, nhà phân t ch có thể đưa ra được những nhận xét tinh tế và thích hợp. Tài ch nh doanh nghiệp Nhà quản trị doanh trị Giải pháp cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn Khả năng sử dụng hợp lý nguồn vốn của DN Nhà đầu tư Khả năng liên kết, đầu tư vốn Hủy bỏ đầu tư Các chủ nợ Giải pháp mua bán, thu hồi nợ đối với khách hàng Giải pháp cho vay, hỗ trợ sản xuất kinh doanh Người lao động Ảnh hưởng khoản tiền lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp Mua cổ phần Cơ quan quản lý nhà nước Quản lý, giám sát tài ch nh doanh nghiệp Các ch nh sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Thang Long University Library
  • 15. 6 1.3.1. Thông tin bên ngoài Thông tin bên ngoài là những thông tin liên quan đến cơ hội kinh doanh trên thị trường cần thu thập trong quá trình phân tích tài chính. Phân tích tài chính doanh nghiệp chú trọng đến các số liệu mang tính chất chu kỳ, đồng thời sử dụng các các thông tin về chính sách thuế, lãi suất và thông tin ngành kinh doanh như vị trí của ngành trong cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần, và các thông tin liên quan cần phải báo cáo với cơ quan quản lý của Nhà nước. Đây là những thông tin về ngành kinh tế có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn. Sự biến động của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào, gây ảnh hưởng đến thị trường đầu ra của sản phẩm. Khi những biến động kinh tế là tích cực thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng và có kết quả lợi nhuận khả quan. Ngược lại, khi những biến động kinh tế là tiêu cực thì doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn, thách thức để giữ vững kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.3.2. Thông tin bên trong Thông tin bên trong là những thông tin để đánh giá ch nh xác được tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Với những đặc trưng về nghiệp vụ, kế toán là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất cho hoạt động phân tích tài chính. Các số liệu kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài ch nh như: bảng cân đối kế toán, bảng tài trợ, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. 1.3.2.1 ng c n n Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài ch nh mô tả tình trạng tài ch nh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài ch nh có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Bên tài sản của bảng cân đối kế toán phản ảnh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Đó là tài sản cố định hữu h nh, tài sản cố định vô h nh, tài sản lưu động ( tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán, các khoản phải thu…) Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Đó là Nợ ngắn hạn ( nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợ ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức t n dụng khác), Nợ dài hạn ( nọ vay dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức t n dụng
  • 16. 7 khác, vay bằng cách phát hành trái phiếu), Vốn chủ sỡ hữu ( thường bao gồm vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới) Các khoản mục trên bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, nhà phân t ch có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, qui mô, mức độ tự chủ tài ch nh của doanh nghiệp. Bảng cân đối kể toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân t ch đánh giá được khả năng cân bằng tài ch nh, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. 1.3.2.2 c ạ ng n n Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài ch nh tổng hợp, phản ánh tổng quát t nh h nh và hiệu quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh ch nh và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo kết quả kinh doanh cho nguời đọc thấy được doanh thu, chi phí và chênh lệch giữa doanh thu và chi ph được gọi là lãi hoặc lỗ trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp. Việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh cho người sử dụng thông tin đánh giá khái quát t nh h nh doanh nghiệp. Từ đó, t nh được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Ngoài ra, việc phân t ch nghĩa vụ tài chính với Nhà nước giúp nhà phân tích có thể đánh giá thêm về khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thường xuyên nộp thuế đúng hạn và số thuế phải nộp còn lại là ít hoặc không có thì chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động, phát triển sản xuất kinh doanh tốt. Nếu ngược lại tức là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là không khả quan. Như vậy, phân tích báo cáo kết quả kinh doanh giúp người sử dụng thông tin có những nhận xét, đánh giá sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.3.2.3 c c n n ệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài ch nh phản ánh các khoản thu và chi tiền trong kỳ của doanh nghiệp theo các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài ch nh: Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần, khả năng thanh toán, và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần: Lƣu huyển ti n tệ t hoạt động kinh doanh: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như thu Thang Long University Library
  • 17. 8 tiền mặt từ doanh thu bán hàng, các khoản thu bất thường bằng tiền mặt khác, chi tiền mặt trả cho người bán hoặc người cung cấp, chi trả lương nộp thuế, chi trả lãi tiền vay... Lƣu huyển ti n tệ t hoạt động đầu tƣ: phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Các khoản thu tiền mặt như bán tài sản, bán chứng khoán đầu tư, thu nợ các Công ty khác, thu lại về phần đầu tư. Các khoản chi tiền mặt như mua tài sản mua chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp khác... Lƣu huyển ti n tệ t hoạt động t i h nh: Phản ánh toàn bộ dòng tiền thu, chi liên quan trực tiếp đến hoạt động tài ch nh của doanh nghiệp bao gồm các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay vốn dài hạn, ngắn hạn, nhận vốn liên doanh, phát hành trái phiếu... Có hai phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Mỗi báo cáo lập theo phương pháp khác nhau thì tuân theo nguyên tắc cơ sở số liệu và cách lập các chỉ tiêu khác nhau. 1.3.2.4 n c c n Thuyết minh báo cáo tài ch nh là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài ch nh của doanh nghiệp, được lập để giải th ch bổ sung thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài ch nh không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. Thuyết minh báo cáo tài ch nh tr nh bày khái quát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng sản xuất và nguồn vốn quan trọng, phân t ch một số chỉ tiêu tài sản chủ yếu và các kiến nghị của doanh nghiệp. Cơ sở số liệu lập thuyết minh báo cáo tài ch nh là các số kế toán kỳ báo cáo, bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo thuyết minh báo cáo tài ch nh kỳ trước, năm trước. Tóm tại, trong hệ thống các báo cáo tài chính thì bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh là hai bảng báo cáo quan trọng nhất, cung cấp thông tin chủ yếu cho hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Ngoài hai bảng báo cáo trên còn có báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và bảng tài trợ. Tuy nhiên, trong phần phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Nhà máy cơ kh mạ, luận văn chỉ sử dụng thông tin thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, bên cạnh đó, do thời gian nghiên cứu và phạm vi luận văn có hạn nên phần cơ sở lý luận không đề cập đến các lý thuyết chung về 3 báo cáo khác là: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và bảng tài trợ.
  • 18. 9 1.4. Cá phƣơng pháp phân t h t i h nh Để nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp cần đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau. Phương pháp phân t ch tài ch nh bao gồm một hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu hiện tượng, sự kiện, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển, biến động nhằm đánh giá tình hình doanh nghiệp. Trên thực tế có nhiều phương pháp phân t ch tài ch nh khác nhau, song những phương pháp sau thường được sử dụng để tiến hành phân tích tài chính. 1.4.1. Phương ph p so s nh Phương pháp so sánh được áp dụng khi các chỉ tiêu tài chính thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Có nhiều phương pháp so sánh, tùy thuộc vào mục đ ch của người sử dụng mà sử dụng phương pháp phù hợp. Nội dung so sánh bao gồm:  So sánh giữa số liệu thực hiện trong kỳ này so với số liệu đã thực hiện ở kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổi tài chính của doanh nghiệp để đánh giá sự tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ.  So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu theo kế hoạch, dự kiến hoặc định mức để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch đã đề ra của doanh nghiệp.  So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác có cùng sản phẩm trong điều kiện hoạt động tương tự hoặc doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành để thấy được vị thế của doanh nghiệp trong ngành.  So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với các chỉ số trung b nh ngành để đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp là tích cực hay không. Trong quá trình so sánh, nếu không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể sử dụng các chỉ tiêu tương đối. Bởi vì trong thực tế, trong một số trường hợp, việc sử dụng các chỉ tiêu tuyệt đối là không thể thực hiện được, hoặc không mang lại ý nghĩa cho người sử dụng thông tin. Phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tương đối hoặc số tuyệt đối. Số bình quân phản ánh tổng quan hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các yếu tố cấu thành nên hiện tượng đó. Khi so sánh bằng số bình quân có thể thấy mức độ đạt được so với tổng thể, so với ngành và các định mức kinh tế, kỹ thuật. Số Thang Long University Library
  • 19. 10 tuyệt đối có thể cho người phân tích thấy rõ khối lượng, quy mô của đối tượng so sánh. Số tuyệt đối được tính bằng công thức: y = y1 – y0 Trong đó: y1 là trị số của chỉ tiêu phân tích y0 là trị số của chỉ tiêu gốc y là trị số so sánh Số tương đối có thể sử dụng để đánh giá sự thay đổi kết cấu tài ch nh, đặc biệt số tương đối có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích, so sánh. So sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc, theo công thức: y= 0 01 y yy  * 100% Trong đó: y1 là trị số của chỉ tiêu phân tích y0 là trị số của chỉ tiêu gốc y là trị số so sánh Tuy nhiên, điểm hạn chế của số tương đối là không phản ánh được thực chất và quy mô của chỉ tiêu so sánh. Vì vậy, trong một số trường hợp cần phải kết hợp so sánh cả số tương đối và số tuyệt đối. 1.4.2. Phương ph p phân t ch tỷ số Phân tích tỷ số là phương pháp phân t ch phổ thông, được sử dụng thường xuyên nhất. Phương pháp phân t ch tỷ số dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ lệ trong mối quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp phân t ch tỷ số cần xác định các định mức để nhận xét, đánh giá t nh h nh tài ch nh doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các số liệu của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài ch nh được chia thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.  Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán: được thiết kế để đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp.  Nhóm tỷ lệ về khả năng quản lý nợ: được thiết kế để đánh giá cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu với các khoản nợ vay.  Nhóm tỷ lệ về khả năng quản lý tài sản: được sử dụng để xem xét khả năng sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp.  Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời: là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • 20. 11 Việc phân tích tỷ lệ tài ch nh cho phép phân t ch đầy đủ xu hướng tài ch nh để đưa ra đánh giá, nhận định và quyết định tài chính hợp lý. 1.4.3. Phương ph p phân t ch t i ch nh Dupont Bản chất của phương pháp DUPONT là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản ROA, thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE thành t ch số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân t ch ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp. Phương pháp phân t ch DUPONT là phân t ch tổng hợp t nh h nh tài ch nh của doanh nghiệp. Thông qua quan hệ của một số chỉ tiêu chủ yếu để phản ánh thành t ch tài ch nh của doanh nghiệp một cách trực quan, rõ ràng. Thông qua việc sử dụng phương pháp phân t ch DUPONT để phân t ch từ trên xuống không những có thể tìm hiểu được tình trạng chung của tài ch nh doanh nghiệp, cùng các quan hệ cơ cấu giữa các chỉ tiêu đánh giá tài ch nh, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng làm biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài ch nh chủ yếu, cùng các vấn đề còn tồn tại mà còn có thể giúp các nhà quản lý doanh nghiệp làm ưu hoá cơ cấu kinh doanh và cơ cấu hoạt động tài ch nh, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả tài ch nh doanh nghiệp. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô h nh Dupont như sau: Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Vì vậy, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành: Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng Doanh thu ầ x Doanh thu ầ Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Trên cơ sở nhận biết của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.  Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.  Tăng doanh thu, giảm chi ph , nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, phương pháp Dupont giúp nhà phân t ch nhận biết được các yếu tố cơ bản tác động tới ROE của một doanh nghiệp là: khả năng tăng doanh thu; công tác quản lý chi ph ; quản lý tài sản và đòn bẩy tài ch nh. Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Thang Long University Library
  • 21. 12 1.5. Qui tr nh phân t h t i h nh o nh nghiệp Tóm lại, để phân t ch t nh tài ch nh của một doanh nghiệp, các nhà phân t ch cần phải đọc và hiểu được các báo cáo tài ch nh, qua đó, họ nhận biết được và tập trung vào các chỉ tiêu tài ch nh liên quan trực tiếp tới mục tiêu phân t ch của họ. Qui trình tiến hành phân t ch tài ch nh doanh nghiệp được thực hiện theo các bước như sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.2 Qui tr nh thực hi n hoạt động phân t ch t i ch nh doanh nghi p Bƣớc 1: Thu thập thông tin Thông tin là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng phân t ch. Thông tin nhà phân t ch cần thu thập bao gồm thông tin nội bộ doanh nghiệp và thông tin bên ngoài.  Thông tin nội bộ: Nguồn này phần lớn là thông tin kế toán (Báo cáo tài ch nh), có thể là nguồn ngắn hạn dưới 1 năm hay nguồn dài hạn trên 1 năm. Bên cạnh đó là nguồn thông tin khác như phương án kinh doanh trong thời gian tới, tình hình nhân sự, tiền lương, bán hàng, thị trường tiêu thụ, giá cả.  Thông tin bên ngoài doanh nghiệp: bao gồm thông tin kinh tế vĩ mô như lạm phát, ch nh sách tài khóa, tỷ giá, thuế. Thông tin về ngành kinh doanh theo bộ chỉ tiêu tài ch nh chung của ngành. Nhưng đôi khi bộ chỉ tiêu tài ch nh trung bình ngành nhiều khi là cái đ ch đến, khó tin cậy khi lấy làm chuẩn. Do vậy, cần thu nhập số liệu của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cùng quy mô qua so sánh để đưa ra các biện pháp khắc phục. Bƣớ 2: ử ý th ng tin Giai đoạn tiếp theo của phân t ch tài ch nh là quá tr nh xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, nhà phân t ch sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp xử lý, công cụ với thông tin ở các góc độ nghiên cứu phục vụ t nh toán các chỉ tiêu phân t ch theo mục tiêu đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm t nh toán so sánh với năm trước hay trụng b nh ngành. Từ đó đưa ra đánh giá, xác định điểm mạnh điểm yếu, nguyên nhân để nhà quản lý đưa ra các dự đoán và quyết định. Bƣớ 3: Dự đoán v r quy t định Thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích và đánh giá Dự đoán và Ra quyết định
  • 22. 13 Nhà phân t ch dự báo hoạt động năm tiếp theo, thời gian tới của doanh nghiệp. Từ kết quả phân t ch ở trên đưa ra quyết định th ch hợp. Đối với nhà đầu tư là quyết định đầu tư hay rút vốn, với nhà quản trị doanh nghiệp là quyết định tài ch nh, khắc phục những điểm yếu và đề ra định hướng hoạt động thời gian tới, với người cho vay là quyết định cấp vốn hay thu hồi vốn vay. 1.6. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều biến động ngày nay, đặc biệt là các doanh nghiệp có cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Trong đó, nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, phản ánh một cách đầy đủ và sâu sắc nhất t nh h nh tài ch nh đến các bên quan tâm đến doanh nghiệp. Dưới đây là một số nội dung thường được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. 1.6.1. Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có nhiều nghiệp vụ làm tăng giảm tài sản hoặc nguồn vốn. Việc phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính doanh nghiệp, từ đó thấy được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn trong doanh nghiệp. 1.6.1.1 Tình hình bi n ng tài s n Phân tích tình hình biến động tài sản giúp các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp có thể đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cho biết tình h nh đầu tư vào các khoản mục ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn cho biết tình h nh đầu tư vào các khoản mục có tính chất dài hạn, bao gồm tài sản cố định, chi phí xây dựng cơ bản dở dang và các khoản đầu tư tài ch nh ngắn hạn. Kết quả phân tích tình hình biến động tài sản là cơ sở đánh giá t nh hợp lý khi doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào các khoản mục tài sản. Việc kết hợp kết quả phân tích tình hình biến động tài sản với các đặc thù ngành nghề kinh doanh giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những chiến lược sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những quyết định đầu tư có hiệu quả. 1.6.1.2 Tình hình bi n ng nguồn v n Phân tích tổng nguồn vốn, các bộ phận cấu thành nên nguồn vốn để xem xét tỷ trọng của từng loại vốn hình thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua đó, có thể đánh giá mức huy động vốn đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và những Thang Long University Library
  • 23. 14 nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu: nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu càng cao chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng lớn. Nợ phải trả phản ánh tỷ trọng các khoản huy động vốn của doanh nghiệp từ đối tác, nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Việc thay đổi cơ cấu nguồn vốn phản ánh sự thay đổi trong khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, có thể đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.6.2. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy hiệu quả của các chiến lược, chính sách, kế hoạch của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua một số chỉ tiêu trong và ngoài báo cáo tài chính của doanh nghiệp như:  Doanh thu thuần: là lượng doanh thu mà doanh nghiệp thực tế được nhận, có giá trị bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu, không bao gồm giá vốn hàng bán. Việc phân tích sự biến động của khoản mục doanh thu thuần giúp các bên liên quan đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy thông qua hiệu quả của quá trình hoạt động.  Giá vốn hàng bán: phản ánh toàn bộ chi ph mua hàng để sản xuất sản phẩm, hàng hóa. Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán cho thấy sự biến động của t nh h nh mua hàng đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tình hình sử dụng nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất. Do đó, sự biến động của giá vốn hàng bán cho thấy sự thay đổi của chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được hàng hóa, sản phẩm cung cấp cho thị trường.  Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: Chi phí bán hàng là chi phí phục vụ cho quá tr nh lưu thông hàng hóa như chi ph nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, vận chuyển, quảng cáo, tiếp thị… và chi ph quản lý doanh nghiệp. 1.6.3. Phân t ch t i ch nh qua b o c o lưu chuyển tiền t Phân tích dòng tiền thu vào và chi ra theo từng hoạt động giúp các đối tương quan tâm có cái nh n sâu hơn về những dòng tiền tệ của doanh nghiệp, biết được những nguyên nhân, tác động ảnh hưởng đến t nh h nh tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền trong kỳ.
  • 24. 15 Phân t ch lưu chuyển tiền tệ trong mối liên hệ với các hoạt động trước hết được tiến hành bằng việc so sánh lượng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động cả về số tuyệt đối và tương đối để xác định sự biến động về lượng tiền thuần lưu chuyển của từng hoạt động. Tiếp theo xác định mức độ ảnh hưởng của tiền thu vào và chi ra ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của từng hoạt động dựa vào công thức: Lƣu huyển ti n thuần trong kỳ = Lƣu huyển ti n thuần của hoạt động kinh doanh + Lƣu huyển ti n thuần của hoạt động đầu tƣ + Lƣu huyển ti n thuần t hoạt động tài chính Trong đó: Lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động = Tổng số tiền thu vào của từng hoạt động - Tổng số chi ra của từng hoạt động Việc xác định mức độ ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của các nhân tố dựa vào phương pháp cân đối. Cụ thể: Ảnh hưởng của lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động = Lưu chuyển tiền thuần của các hoạt động kỳ này - Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động kỳ trước Xác định và so sánh giữa kỳ này với kỳ trước về tỷ trọng lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động trong tổng lưu chuyển tiền thuần trong kỳ để nghiên cứu và đánh giá t nh h nh lưu chuyển tiền trong mối liên hệ giữa các hoạt động. Hoạt động kinh doanh là hoạt động chủ yếu trong doanh nghiệp, trong một thời gian dài, cần thiết phải tạo ra dòng tiền dương th doanh nghiệp có khả năng tồn tại, điều đó thể hiện tiền thu bán hàng lớn hơn chi ph mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ: doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dương sẽ duy trì hoạt động của doanh nghiệp được liên tục, từ đó kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ.. Mặt khác, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xem như một khoản chủ yếu để đo lường tính linh hoạt của tài sản. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt hoạt động tài chính trong một kỳ nào đó không nhất thiết phải dương. Nhiều khi dòng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính âm lại thể hiện doanh nghiệp đang phát triển và trả được nợ nhiều hơn đi vay. 1.6.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính doanh nghi p 1.6.4.1 n c c n g năng n n Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi nó đến hạn. Khả năng thanh toán của doanh Thang Long University Library
  • 25. 16 nghiệp phản ánh mối quan hệ tài ch nh các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phải thanh toán trong kỳ. Sự thiếu hụt về khả năng thanh khoản có thể đưa doanh nghiệp tới tình trạng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đúng hạn và có thể phải ngừng hoạt động. Do đó cần chú ý đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn= Tổng tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức t n dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác...Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này có giá trị càng cao th khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nếu khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 th doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao th có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý. Hệ số thanh toán nhanh= Tổng tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho). V hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi nhất trong các tài sản lưu động, nên loại bỏ khoản mục hàng tồn kho sẽ phản ánh ch nh xác hơn khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời= Tiền và các khoản tương đương tiền Tổng nợ ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền là các tài sản mang t nh thanh khoản cao nhất của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các khoản tương đương tiền như chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi...) và khoản nợ đến hạn phải trả. Hệ số thanh toán tức thời quá cao tức doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt thì doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội sinh lời. Các chủ nợ đánh giá mức trung
  • 26. 17 bình hợp lý cho tỷ lệ này là 0,5. Khi hệ số này lớn hơn 0,5 th khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 th doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. 1.6.4.2 n c c n g năng n n Khả năng hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là khả năng cũng như tr nh độ của doanh nghiệp trong việc kết hợp các loại tài sản bao gồm ngắn hạn và dài hạn để tạo ra các kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho và thời gian quay vòng hàng tồn kho: Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Thời gian quay vòng hàng tồn kho= 360 Vòng quay hàng tồn kho Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo t nh liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ. Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân t ch cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Nhưng việc giảm vòng quay hàng tồn kho cũng có thể là kết quả của quyết định của doanh nghiệp tăng mức dự trữ nguyên vật liệu khi biết trước giá cả của chúng sẽ tăng hoặc có thể có sự gián đoạn trong việc cung cấp các nguyên vật liệu này (có đ nh công, suy giảm sản xuất). Ngược lại, việc tăng vòng quay hàng tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng kh ch lệ. Còn nếu doanh nghiệp duy trì mức tồn kho thấp th cũng làm cho hệ số Thang Long University Library
  • 27. 18 quay vòng hàng tồn kho tăng cao nhưng điều này đôi khi gây ra t nh trạng thiếu hàng để bán và ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu. Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu thuần Các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường t nh thanh khoản ngắn hạn cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỉ lệ này có thể cho người phân t ch và sử dụng thông tin biết được hiệu quả và chất lượng của việc quản l các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên, điều này có thể gây giảm doanh thu do ch nh sách bán chịu nghiêm ngặt hơn. Vòng quay các khoản phải thu thấp chứng tỏ chứng tỏ ch nh sách bán chịu của doanh nghiệp không có hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị trường và duy tr thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy tr được mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không t với các rủi ro. Đó là giá trị hàng hoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi ph đòi nợ. Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến vòng quay các khoản phải thu. Hay nói cách khác cần quản l được kì thu tiền bình quân và có biện pháp rút ngắn thời gian này. Kỳ thu tiền b nh quân= 360 Vòng quay các khoản phải thu Trong phân t ch tài ch nh, kỳ thu tiền b nh quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của m nh. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì kì thu tiền càng thấp và ngược lại. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra ch nh sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo d i thu hồi nợ của doanh nghiệp. Thời gian quay vòng của ti n = Thời gian quay vòng hàng TK + Thời gian thu nợ trung bình - Thời gian trả chậm trung bình
  • 28. 19  Trong đó: Thời gian trả chậm trung b nh = 360 x (Phải trả người bán Lương, thưởng, thuế phải trả) GVHB CP bán hàng, CP quản l chung Thời gian quay vòng vốn bằng tiền trung bình là một thước đo được sử dụng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Chỉ tiêu thời gian quay vòng tiền là sự kết hợp của ba chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hàng lưu kho, khoản phải thu, khoản phải trả. Thời gian quay vòng tiền ngắn, chứng tỏ doanh nghiệp sớm thu hồi được tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý hiệu quả khi giữ được thời gian quay vòng hàng tồn kho và các khoản phải thu ở mức thấp, chiếm dụng được thời gian dài đối với các khoản nợ. Tuy nhiên, cũng tùy vào đặc điểm của ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động, đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì thời gian quay vòng tiền sẽ ngắn hơn nhiều so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Hiệu suất sử dụng TSDH= Doanh thu thuần TSDH Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản dài tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản dài hạn ở đây chủ yếu là máy móc, thiết bị, nhà xưởng, được xác định là giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế. Tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của riêng TSDH. Hiệu suất sử dụng TSNH= Doanh thu thuần TSNH Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản lưu động cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tài sản ngắn hạn ở đây bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, các khoản trả trước ngắn hạn và hàng tồn kho. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản= Doanh thu thuần Tổng tài sản Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung của doanh nghiệp, không phân biệt TSDH hay TSNH, nhằm giúp chủ doanh nghiệp thấy được hiệu quả đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó cũng thể hiện số vòng quay Thang Long University Library
  • 29. 20 trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy t n của doanh nghiệp trên thị trường. 1.6.4.3 n c c n g năng n n Trong tài ch nh công ty, mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài ch nh. Đòn bẩy tài ch nh có t nh hai mặt, một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông, mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản l nợ cũng quan trọng như quản l tài sản. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng quản l nợ bao gồm: Tỉ số nợ trên tổng tài sản= Tổng nợ Tổng tài sản Tỉ số nợ trên tổng tài sản hay tỉ số nợ đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với với tài sản. Tổng nợ trên tử số của công thức này bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn phải trả. Chủ nợ thường th ch công ty có tỉ số nợ thấp v như thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông th ch có tỉ số nợ cao vì sử dụng đòn bẩy tài ch nh nói chung gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên, muốn biết tỉ số này cao hay thấp cần phải so sánh với tỉ số nợ bình quân ngành. Tỉ số nợ so với vốn chủ sở hữu= Tổng nợ Vốn chủ sỡ hữu Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Tỉ số khả năng trả lãi= EBIT Chi ph lãi vay Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỉ số khả năng trả lãi. Tỉ số này đo lường khả năng trả lãi của công ty. Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng nợ của công ty. Tỉ lệ khả năng trả lãi không phản ánh được toàn diện trách nhiệm nợ của doanh nghiệp v ngoài chi ph lãi doanh nghiệp có thể phải trả nợ gốc và các khoản chi ph
  • 30. 21 khác như chi ph thuê tài ch nh…Do đó, khi phân t ch khả năng quản l nợ cần sử dụng tỉ lệ khả năng trả nợ. Tỉ lệ này được xác định bằng công thức sau: Tỉ lệ khả năng trả nợ= Giá vốn hàng bán Chi ph khấu hao EBIT Nợ gốc Chi ph lãi vay Trong BCKQKD của Việt Nam chi ph khấu hao thường được gộp vào chi ph sản xuất chung, chi ph bán hàng, chi ph quản l doanh nghiệp nên việc t nh toán tỉ lệ khả năng trả nợ gặp khó khăn. Tuy nhiên có thể t nh chi ph khấu hao trên cơ sở xác định mức khấu hao tăng lên trong k . Tỉ lệ khả năng trả nợ đo lường khả năng trả nợ gốc và lãi của doanh nghiệp từ các nguồn doanh thu, khấu hao, lợi nhuận trước thuế. Tỉ lệ này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để trả. 1.6.4.4 n c c n g năng n Các chỉ tiêu phản ánh khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu, nó phản ánh tổng hợp hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Tuy nhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành. V thế, khi theo dõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bình quân của toàn ngành mà công ty đó tham gia. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản = Lợi nhuận ròng Tổng tài sản Nếu tỷ số này lớn hơn 0, th có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, th doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị b nh quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời trên tài sản ngắn hạn = Lợi nhuận ròng Tài sản ngắn hạn Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn cho biết cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Thang Long University Library
  • 31. 22 Tỷ suất sinh lời trên tài sản dài hạn = Lợi nhuận ròng Tài sản dài hạn Tương tự, tỷ số lợi nhuận trên tài sản dài hạn cho biết cứ 1 đồng tài sản dài hạn của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng cao chứng tỏ công ty làm ăn càng hiệu quả. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, người phân t ch tài ch nh doanh nghiệp chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh doanh nghiệp với bình quân toàn ngành hoặc với doanh nghiệp khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần này tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Cũng như tỷ số lợi nhuận trên tài sản, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Để so sánh ch nh xác, cần so sánh tỷ số này của một công ty cổ phần với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của công ty tương đương trong cùng ngành.
  • 32. 23 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY PHẦN XÂY DỰNG THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH PHƢƠNG BẮC 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc 2.1.1. Giới thi u chung về Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc - Tên công ty: Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc - Tên giao dịch: TRUONG THINH JOINT STOCK COMPANY - Tên viết tắt: TRUONG THINH DECO., JSC - Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 19, Tập thể Thuỷ sản, Đường Lê Văn Thiêm, Phường Nhân Chính - Quận Thanh Xuân,TP HN - Điện thoại: 04. 5576145 Fax: 04. 5576146 - Mã số thuế: 0102598075 - Số vốn điền lệ: 21.696.500.000 đ (năm 2009) (Hai mươi mốt tỷ, sáu trăm ch n mươi sáu triệu, năm trăm ngàn việt nam đồng) - Danh sách cổ đông sáng lập: Công ty TNHH xây dựng tổng hợp Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch - Đại diện : Ông Võ Minh Hoài: 2.109.650 cổ phần Lê Anh Tuấn: 50.000 cổ phần Võ Xuân Khủng : 10.000 cổ phần 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc Công ty TNHH Xây Dựng Tổng Hợp Tường Thịnh được thành lập theo quyết định số 989/QĐ-UB ngày 11/11/1994 của UBND tỉnh Quảng Bình. Sau một thời gian hoạt động và làm ăn có hiệu quả Công ty quyết định thành lập ra các Chi nhánh hay các Công ty con để phù hợp với sự phát triển của Công ty và mở rộng quy mô sản xuất. Tiền thân của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc là Chi nhánh Công ty Xây Dựng Tổng Hợp phía bắc được thành lập vào ngày 03/04/2003 theo quyết định số 124/QĐ-CT của UBND tỉnh Quảng Bình. Thang Long University Library
  • 33. 24 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc là đơn vị hạch toán phụ thuộc,Công ty vẫn hạch toán hàng ngày và lên báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, cuối năm và gửi vào Công ty. Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc có trách nhiệm báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng tại Hà Nội. Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới một năm. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) B n Giám Đốc gồm 03 người: Giám đốc và 02 phó Giám đốc, có chức năng nhiệm vụ như sau: Xây dựng chiến lược, mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc theo từng thời kỳ, từng năm phù hợp với chiến lước phát triển, phương hướng, nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. Theo dõi, kiểm tra giám sát, phân công và hướng dẫn các phòng, ban thực hiện các kế hoạch, các quy trình nghiệp vụ, các quy chế và quy định của Công ty, Tập đoàn, của NHNN ban hành. Phòng Tổ chức - hành chính giúp việc cho Ban Giám đốc, quản lý về công tác nhân sự, công tác hành ch nh văn phòng: Quản lý, bảo quản và sử dụng con dấu. Quản lý, lưu giữ hồ sơ phát lý của Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc, lưu giữ các công văn đi và đến. Quản lý, giám sát việc thực hiện quy chế lao động của cán bộ nhân viên như: Giờ giấc làm việc, đồng phục, chấm công, giám sát chế độ lương, thưởng như: thời hạn lên hệ số lương, đề xuất bổ nhiệm chức vụ (nếu Ban Giám đốc Phòng Tổ chức - hành chính Phòng Kế toán Phòng Kỹ thuật Phòng Thẩm tra Phòng Kế hoạch
  • 34. 25 có) của CBNV trong Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc. Tham mưu cho Ban Giám đốc về nhân lực, tr nh độ CBNV các phòng, ban nghiệp vụ. Theo dõi trích lập các khoản bảo hiểm, kinh phí phải nộp cấp trên, lên kế hoạch tổ chức hội họp, sinh nhật… Phòng Kế toán giúp việc cho Ban giám đốc, quản lý tài chính, kế toán cho Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc:  Thực hiện các công việc kế toán như: kế toán tiền mặt, kế toán TSCĐ, kế toán tiền lương, các chi ph và các khoản tr ch theo lương.  Đảm bảo an toàn tải sản của Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc về giá trị số sách; làm việc với cơ quan chức năng có liên quan về tài ch nh như thuế, kiểm toán, thanh tra…  Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán, kho quỹ Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc. Phòng Kỹ thuật triển khai các công việc khảo sát, thiết kế các dự án.  Lập đề cương khảo sát, đề cương thiết kế.  Khảo sát địa h nh, địa chất, thuỷ văn.  Lập hồ sơ khảo sát, thiết kế, lập tổng mức, tổng dự toán.  Làm các thủ tục liên quan đến dự án về mặt kỹ thuật.  Giao nhận hồ sơ, tr nh duyệt, giải trình.  Tham gia cùng phòng thẩm tra các dự án thẩm tra,thẩm định.  Hỗ trợ các phòng/ bộ phận thực hiện các dự án Công ty đang thực hiện. Phòng thẩm tra thẩm định, kiểm tra và đánh giá các hồ sơ dự án mà Công ty thực hiện như: các thông số kỹ thuật, bản vẽ, quy trình thưc hiện và các quy định về mặt pháp lý hồ sơ dự án. Phòng Kế hoạch lập kế hoạch sản xuất, đầu tư theo hướng chỉ đạo của Ban Giám đốc.  Hoàn thành thủ tục và hồ sơ thầu.  Soạn thảo hợp đồng kinh tế.  Nghiệm thu công trình, dự án.  Đôn đốc, hỗ trợ các phòng/ bộ phận hoàn thành tiến độ của các dự án.  Giao nhận hồ sơ dự án. Thang Long University Library
  • 35. 26 2.1.4. Khái quát về ngành nghề kinh doanh Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc Ngành nghề kinh doanh của Công Ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc bao gồm 4 mục:  Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp.  Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng.  Môi giới thương mại.  Sản xuất và sửa chữa thiết bị cơ kh , điện lạnh, vận tải. 2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Thƣơng Mại và Du Lị h Phƣơng Bắc 2.2.1. Phân tích tình hình biến động tài sản - nguồn vốn Để phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại Công ty, ta đi vào xem xét sự thay đổi trong 3 năm gần nhất, từ năm 2010 đến 2012. 2.2.1.1 Tình hình tài s n
  • 36. 27 Bảng 2.1. Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc Đơn vị n : VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (4)=(1)-(2) (5)=(4)/(2) (6)=(2)-(3) (7)=(6)/(3) TỔNG TÀI SẢN 15.244.808.453 4,22 (978.532.423) (0,27) A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 17.534.324.094 5,13 (1.846.077.007) (0,54) I. Ti n v á khoản tƣơng đƣơng ti n (6.321.208.035) (37,31) (21.494.423.342) (55,92) II.Cá khoản phải thu ngắn hạn 13.571.718.263 24,40 7.717.540.400 16,11 III.H ng tồn kho 12.873.703.585 4,99 12.447.963.283 5,06 IV.T i sản ngắn hạn khá (2.589.889.719) (23,12) (517.157.348) (4,41) B. TÀI SẢN DÀI HẠN (2.289.515.641) (12,08) 867.544.584 4,80 I. T i sản ố định hữu hình (1.457.233.737) (14,93) (1.024.624.849) (9,50) II.T i sản ố định v h nh (25.785.000) (7,95) (25.785.000) (7,36) III. T i sản i hạn khá (906.200.345) (15,90) 798.954.433 16,30 IV.Cá khoản đầu tƣ t i h nh i hạn - 0,00 1.119.000.000 56,49 V.Chi phí xây ựng ơ bản ở ng 99.703.441 0,00 73.433.220 100,00 (Nguồn: Tình toán từ B ng c n i k toán) Trước hết có thể thấy rằng quy mô tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc có xu hướng tăng lên trong năm 2012, năm 2011 có giảm so với năm 2010 nhưng không đáng kể. Cụ thể trong giai đoạn 2010-2011, tổng tài sản năm 2011 giảm 978.532.423 đồng so với năm 2010, tương đương 0,27%. Nguyên nhân của sự giảm nhẹ này là do năm 2011 tổng TSNH của Công ty giảm 1.846.077.007 đồng tương đương với 0,54%, trong khi đó tổng TSDH lại tăng 17.534.324.094 đồng tương đương 5,13%. Ta có thể thấy rằng năm 2011 công ty đã đầu tư vốn vào việc sửa chữa may xoa nền, cần cẩu di động, máy cắt sắt … mua thêm ô tô tự đổ, coffa định hình và coffa nhựa. Mặc dù thị trường năm 2011 có sự biến động Thang Long University Library
  • 37. 28 rất lớn về nguyên vật liệu cho hoạt động thi công xây dựng so với năm 2010 ( giá thép: 16 triệu đồng/tấn tăng 2 triệu; gạch xây dựng 2.000 đồng/viên tăng 255,93% và nhựa đường 18.000 đồng/kg tăng 237,61% …) nhưng năm 2010 công ty lại có mức hàng tồn kho khá lớn và tăng lên 12.447.963.283 đồng trong năm 2011, tương đương 5,06% nên không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi này. Chính vì vậy công ty đã sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để trả những khoản nợ ngắn hạn khác. Đến năm 2012, thị trường giá nguyên vật liệu đã được bình ổn, nhà nước thực hiện chính sách bù lỗ cho các doanh nghiệp xây dựng tổng tài sản năm 2012 của công ty đều tăng lên 15.244.808.453 đồng tương đương tăng 4,22% so với năm 2011. Trong đó TSNH tăng 17.534.324.094 đồng tương đương 5,13%, nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn của công ty tăng 13.571.718.263 đồng tương đương 24,4%. Đặc biệt khoản phải thu khách hàng của công ty năm 2012 tăng 44,61% so với năm 2011 điều này cho thấy một lượng lớn vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng. Tuy vậy, vấn đề cần nói nhiều tới về tài chính của công ty đó là về nợ phải trả. Năm 2012 nợ phải trả tăng 5,7% tương đương với 17.743.317.030 đồng trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy sự rủi ro rất lớn cho vấn đề về khả năng thanh toán, trả nợ của công ty. Bảng 2.2. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phươn Bắc Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Công thức Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch 2012/2011 2011/2010 Tỷ trọng TSNH Tổng TSNH Tổng tài sản 95,57 94,75 95,00 0,82 (0,25) Tỷ trọng TSDH Tổng TSDH Tổng tài sản 4,43 5,25 5,00 (0,82) 0,25 (Nguồn: Tình toán từ B ng c n i k toán ) Phân tích kết cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc phân tích sẽ cho thấy tr nh độ sử dụng vốn và việc phân bổ các loại vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích ta tiến hành xác định tỷ trọng của từng loại vốn ở thời điểm giai đoạn 2010- 2012 và so sánh sự thay đổi tỷ trọng giữa các năm để tìm ra nguyên nhân cụ thể chênh lệch tỷ trọng này. Nhìn vào bảng, ta thấy được rằng tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2011 chiếm 94,75% phần tài sản của doanh nghiệp, giảm đi 0,25% so với năm 2010.
  • 38. 29 Nguyên nhân dẫn đến việc tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm nhẹ là do năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn tăng 16,11% và hàng tồn kho tăng 5,06% nhưng trong đó tiền và các khoản tương đương tiền lại giảm mạnh 55,92%, tài sản ngắn hạn khác giảm 4,41%. Việc tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong hai năm 2011, 2010 cao cũng phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Công ty vì ngành xây dựng luôn cần lượng vốn quay vòng thường xuyên để đầu tư và t m kiếm các dự án mới. Nhưng đến năm 2012 th tỷ trọng TSNH là 95,57% tăng 0,82% so với năm 2011, có sự tăng lên này chủ yếu là do sự tăng mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn tăng so với năm 2011 trong khi tổng tài sản của công ty gần như không thay đổi. Năm 2012 trong thời kỳ kinh tế khó khăn như vậy công ty phải tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh, ký thêm hợp đồng và bên cạnh đó kéo theo vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng, các khoản phải thu tăng 24,4%, hàng tồn kho tăng 4,99%, chính vì vậy làm cho tài sản ngắn hạn tăng 5,13% so với năm 2011 và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Tỷ trọng TSDH năm 2011 là 5,25% tăng 0,25% so với năm 2010. Nguyên nhân ch nh là do năm 2011 Công ty đã chú trọng nâng cấp, sửa chữa các thiết bị, máy móc. Ngoài ra tỷ trọng TSDH tăng còn do công ty đã đầu tư thêm vào công ty liên doanh, liên kết ( Công Ty Liên Doanh Điều Hành Cửu Long, Công Ty Conoco Phillips Vietnam,…) Năm 2012 tỷ trọng TSDH đã giảm 0,82% so với năm 2011, nguyên nhân là do công ty không đầu tư thêm về cơ sở vật chất mà chỉ trích khấu khao cho các thiết bị cũ. Sự thiếu đầu tư chiều sâu này là chưa hợp lý v giá thuê máy móc ngày càng tăng, công ty muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc đảm bảo một cơ sở vật chất tốt là một yêu cầu bắt buộc. Qua 3 năm th tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng thay đổi không đáng kể, tuy nhiên hàng tồn kho và các khoản phải thu liên tục tăng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn. Hai năm 2011, 2012 là những năm kinh tế bất ổn việc dữ trự hàng tồn kho là cần thiết đối với những công ty xây dựng nhằm tránh việc tăng giá bất thường nhưng nếu không t nh toán để có mức tồn kho hợp lý th điều đó sẽ khiến công ty thiệt hại nặng nề và làm cho công ty bị ứ đọng vốn. Chính vì vậy trong các năm tới công ty sẽ đưa ra mức tồn kho hợp lý nhất tránh việc bị ứ đọng vốn. Ngoài ra công ty cần đề ra các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nhìn chung sự phân bố tài sản của doanh nghiệp là khá hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty. Song điều đó chưa khẳng định được tình hình tài chính của công ty là tốt hay xấu bởi một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt không phải Thang Long University Library
  • 39. 30 chỉ có kết cấu tài sản hợp lý mà phải có nguồn vốn hình thành nên tài sản đó dồi dào, hợp pháp và cũng có kết cấu thích hợp. Do đó để những kết luận ch nh xác hơn về thực trạng tài chính của công ty chúng ta đi vào phân t ch cơ cấu nguồn vốn để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh và những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu. 2.2.1.2 Tình hình nguồn v n Phần trước ta đã tiến hành phân tích tình hình tài sản của công ty nhưng để giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, nắm được mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn ta cần phân t ch cơ cấu nguồn vốn. Bảng 2.3. Tình hình nguồn vốn của Công ty Cổ phần Xây Dựng Thương Mại và Du Lịch Phương Bắc Đơn vị n : VNĐ Chỉ tiêu Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2011/2010 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (4)=(1)-(2) (5)=(4)/(2) (6)=(2)-(3) (7)=(6)/(3) TỔNG NGUỒN VỐN 15.244.808.453 4,22 (978.532.423) (0,27) A.Nợ phải trả 17.743.317.030 5,70 (10.278.469.865) (3,20) I. Nợ ngắn hạn 18.066.707.923 5,84 (9.877.212.966) (3,10) II. Nợ i hạn (323.390.893) (17,84) (401.256.899) (18,13) B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (2.498.508.577) (5,00) 9.299.937.442 22,89 (Nguồn: Tình toán từ B ng c n i k toán ) Năm 2011 công ty đã tăng 9.299.937.442 đồng vốn chủ sở hữu và giảm 21.494.423.342 đồng tiền mặt và giảm bớt 1 số tài sản đã khấu hao hết. Năm 2012 công ty đã tăng 18.066.707.923 đồng nợ ngắn hạn, giảm 6.321.208.035 đồng tiền mặt và giảm bớt một sô tài sản cố định, tài sản ngắn hạn để tạo vốn. Có thể nói rằng tiền của công ty được sử dụng chủ yếu vào việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà chủ yếu là khoản vay ngân hàng và các khoản phải trả, phải nộp khác. Ngoài ra, cũng được sử dụng vào đầu tư mua sắm thêm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tiền mặt sử dụng để thanh toán của công ty là giảm rất nhiều so với năm trước, nó đã không đắp ứng được nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty hầu như không đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh và tức thời. Chính vì vậy