SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TOÀN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN TẠI VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ TOÀN
TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành:Tài chính-Ngân hàng (Ngân hàng)
Mã số 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM PHÚ QUỐC
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tác động của đa dạng hóa đến
rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Người cam đoan
Nguyễn Thị Toàn
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT – ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................4
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của nghiên cứu .........................................................................4
1.7. Kết cấu của đề tài......................................................................................................................4
TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................................7
2.1 Lý thuyết về đa dạng hóa trong kinh doanh ngân hàng.............................................................7
2.1.1. Lý thuyết về đa dạng hóa ..................................................................................................7
2.1.2. Đo lường đa dạng hóa .....................................................................................................10
2.2. Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng.......................................................................10
2.2.1. Khái niệm........................................................................................................................10
2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt đông ngân hàng ......................................................................11
2.2.2.1. Rủi ro tín dụng ............................................................................................................11
2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản......................................................................................................13
2.2.2.3. Rủi ro lãi suất ..............................................................................................................14
2.2.2.4. Rủi ro phá sản ngân hàng............................................................................................15
2.3. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro..................................................................................16
2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu....................................................23
2.4.1. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng ......23
2.4.2. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro ngân hàng ..................25
TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................................................29
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................30
3.1. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................................30
3.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................30
3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................................32
3.4. Mô tả và đo lường các biến.....................................................................................................32
3.4.1. Biến phụ thuộc (Z - đo lường rủi ro).....................................................................................32
3.4.2. Biến độc lập (DIV- đo lường đa dạng hóa)...........................................................................33
3.4.3. Biến kiểm soát.......................................................................................................................34
TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ....................................................................................................39
4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến .............................................................................................39
4.2. Phân tích tương quan...............................................................................................................39
4.3. Kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu.....................................................................................40
4.3.1. Kết quả hồi quy của mô hình Pooled OLS......................................................................40
4.3.2. Kết quả hồi quy của mô hình Fix Effect Model..............................................................41
4.3.3. Kết quả hồi quy của mô hình Random Effect Model......................................................42
4.3.4. So sánh và lựa chọn các mô hình hồi quy OLS, FEM, REM:.........................................43
4.4. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy..........................................................................44
4.4.1. Hiện tượng phương sai thay đổi......................................................................................44
4.4.2. Hiện tượng tự tương quan ...............................................................................................46
4.5. Kết quả hồi quy ước lượng......................................................................................................46
4.5.1. Kết quả hồi quy bằng mô hình GLS................................................................................46
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................................48
TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................................................51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................................................52
5.1. Tóm tắt kết quả chính và trả lời câu hỏi nghiên cứu...............................................................52
5.2. Khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng....................................................................53
5.3. Đề xuất biện pháp đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.............................................................53
5.4. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................................55
5.5. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................56
TÓM TẮT CHƯƠNG 5........................................................................................................................57
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
BHC: Bank Holding Company
Đạo luật Bank Holding
Company
GLBA:
Graham Leach Bliley Đạo luật Graham Leach Bliley
GLS: Generalized Least-Squares
Phương pháp hồi quy bình
phương nhỏ nhất tổng quát
GMM: Generalised Method of Moments Phương pháp GMM
FEM: Fixed Effects Model
Mô hình hồi quy ước lượng tác
động cố định
OLS: Ordinary Least-Squares
Phương pháp hồi quy bình
phương nhỏ nhất
REM: Random Effects Model
Mô hình hồi quy ước lượng tác
động ngẫu nhiên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả cách đo lường các biến được sử dụng trong mô hình
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2: Bảng phân tích tương quan giữa các biến
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp OLS
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp FEM
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp REM
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman
Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến
Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan Multiplier
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Woolrigde
Bảng 4.10: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp GLS
Tóm tắt: Vấn đề giảm rủi ro trong hoạt động luôn là một chủ đề quan trọng đối với
từng ngân hàng, cũng như các cơ quan quản lý và giám sát của họ. Do đó, những biện
pháp để giảm rủi ro luôn được các ngân hàng chú trọng và đa dạng hóa hoạt động hiện
đang là một biện pháp được quan tâm bởi các ngân hàng với suy luận rằng đa dạng hóa
giúp giảm rủi ro và làm lợi nhuận tăng thêm. Tuy nhiên, theo các bằng chứng từ các
nghiên cứu thực nghiệm, mối quan hệ giữa các hoạt động đa dạng hóa và rủi ro của các
ngân hàng hiện tại vẫn là một đề tài nghiên cứu đưa ra các kết quả chưa thống nhất dù
các nghiên cứu được thực hiện trong cùng nền kinh tế thì kết quả đưa ra vẫn có sự khác
nhau. Do đó tác giả thực hiện nghiên cứu này để kiểm định lại mối quan hệ giữa đa
dạng hóa và rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện
nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại
cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2018. Nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ
liệu bảng không cân bằng của 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng ngân hàng càng thực hiện các hoạt động đa dạng hóa (bao gồm
đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản) thì rủi ro càng giảm. Như vậy, các ngân
hàng tại Việt Nam nên đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ của mình sẽ giúp
giảm thiểu rủi ro nhiều hơn.
Từ khóa: đa dạng hóa, đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, rủi ro phá sản…
Abstract: The issue of risk reduction in operations is always an important topic for
each bank, as well as their supervisory and regulatory agencies. Therefore, measures to
reduce risks which are always focused by banks and diversify activities are currently a
measure of interest to banks with the inference that diversification helps reduce risks
and increase profits. However, according to empirical evidence, the relationship
between diversification activities and risks of existing banks is still a research topic that
produces inconsistent results even though the studies are conducted. Currently, in the
same economy, the results are still different. The author therefore conducted a study to
retest the relationship between diversification and risk in Vietnamese banks. The paper
examines the relationship between diversification and risks of joint stock commercial
banks in Vietnam from 2010-2018. Study on regression of unbalanced table data of 30
joint stock commercial banks in Vietnam. The results of the study indicate that the
more diversified the bank (including income and asset diversification), the lower its
risk. As such, banks in Vietnam should step up diversifying their service activities to
help minimize risks.
Keywords: diversification, diversification revenue, diversification asset, bankruptcy
risk…
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thay đổi đáng
kể. Các ngân hàng yếu kém đã được sáp nhập vào các ngân hàng mạnh để cải
thiện chất lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài
được phép tham gia vào ngành ngân hàng. Các ngân hàng lớn và lành mạnh
được khuyến khích mạnh mẽ để tìm kiếm và phát triển các dịch vụ ngân hàng
phổ thông để trở thành trụ cột trong ngành ngân hàng, phục vụ cho sự phát triển
của nền kinh tế. Sự sáp nhập, hợp nhất và tham gia của nhiều loại hình ngân
hàng khác nhau đã tạo ra một làn sóng áp lực cạnh tranh mới và góp phần tái cơ
cấu ngành ngân hàng.
Từ việc chuyên kinh doanh các hoạt động tín dụng thì nay các ngân hàng đã bắt
đầu có xu hướng thay đổi chuyển sang các hoạt động phi truyền thống nhằm đa
dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro cũng như tìm kiếm cơ hội mới cho chính
mình. Tiền gửi và cho vay không còn là hoạt động duy nhất tạo ra lợi nhuận cho
ngân hàng mà các dịch vụ mới đặc biệt là dịch vụ tư vấn và đầu tư đã mở ra một
xu hướng kinh doanh sáng tạo dựa trên tính chuyên nghiệp của nhân viên và một
mạng lưới chuyên sâu. Sự đổi mới trong công nghệ giúp rút ngắn thời gian xử lý
công việc giúp các ngân hàng có nhiều thời gian hơn trong việc nghiên cứu và
triển khai các dịch vụ và cơ sở mới. Hơn nữa, việc tăng cường cạnh tranh trong
hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng trong nước và thậm chí là các ngân hàng
quốc tế buộc các ngân hàng phải chuyển sang một chiến lược mới để tìm kiếm
thu nhập. Một trong những xu hướng thay đổi trong quá trình tái cơ cấu, nâng
cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn hội
2
nhập sâu rộng kinh tế quốc tế hiện nay là đa dạng hóa hoạt động, phát triển các
dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại, tăng quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch
vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập. Xu hướng này phù hợp với hoạt động ngân
hàng tại các nền kinh tế phát triển, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo các ngân hàng
thương mại phát triển bền vững.
Đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thu nhập lãi vẫn là nguồn thu chiếm ưu
thế trong cơ cấu thu nhập của toàn ngành, tuy nhiên nó đang có xu hướng giảm
dần trong những năm gần đây thay vào đó thu nhập phi lãi có xu hướng tăng lên
theo các năm từ 18% năm 2015 lên 2015 vào năm 2016 và năm 2017 là 23%.
Tuy nhiên đây vẫn là 1 con số khá thấp so với các nước trong khu vực như
Philipines, Myammar và Singapore thì tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lên tới 35% -
40%. Điều này cho thấy rằng, hoạt động phi truyền thống vẫn là một hoạt động
nhiều tiềm năng đối với các NHTM tại Việt Nam.
Một số nghiên cứu gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa
ngân hàng. Quan điểm truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng là các nguồn thu
từ hoạt động ngoài lãi thường ổn định hơn thu nhập từ lãi vay nên rủi ro của
ngân hàng sẽ giảm xuống khi thực hiện đa dạng hóa (DeYoung and Roland,
2011), tương tự Sanya and Wolfe (2011) đã chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp các
ngân hàng tăng lợi nhuận và giảm rủi ro.
Tuy nhiên, trên thế giới cũng có nhiều quan điểm không ủng hộ chiến lược đa
dạng hóa sản phẩm của các ngân hàng, họ cho rằng chi phí cao trong việc đa
dạng hóa sản phẩm làm gia tăng rủi ro và giảm lợi nhuận khi các ngân hàng thực
hiện lấn sân sang những hoạt động không chuyên của mình, hay đa dạng hóa sản
phẩm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng do phải quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động( Gamra and Plihon, 2011), Stiroh
3
(2006) cũng chỉ ra rằng sự phụ thuộc lớn hơn vào thu nhập phi lãi dẫn đến biến
động cao hơn cho thu nhập của ngân hàng và rủi ro cao hơn nhưng lợi nhuận lại
không cao hơn. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng đa dạng hóa có hai mặt lợi thế
và bất lợi . Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng chưa đưa ra được một bức
tranh nhất quán về tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng. Do
đó, tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của
các NHTMCP tại Việt Nam” để xem xét đa dạng hóa có tác động như thế nào
đến rủi ro ngân hàng, cũng như thêm bằng chứng thực nghiệm để từ đó đưa ra và
giúp các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn những chiến lược đa dạng hóa phù hợp
với đặc điểm, năng lực và mức độ rủi ro của từng ngân hàng
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Xác định sự tác động và mức độ tác động của đa dạng hóa đến rủi
ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Tác động của đa dạng hóa tài sản đến rủi ro của các ngân hàng TMCP.
+ Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng TMCP.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu tác sẽ sẽ lần lượt trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau
đây:
- Đa dạng hóa tài sản có tác động giúp giảm rủi ro hay làm tăng thêm rủi ro cho các
ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam?
- Đa dạng hóa thu nhập có tác động giúp giảm rủi ro hay làm tăng thêm rủi ro cho các
ngân hàng cổ phần tại Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đa dạng hóa ngân hàng (bao gồm đa dạng hóa
tài sản và đa dạng hóa thu nhập) và rủi ro của các NHTMCP tại Việt Nam.
4
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 30 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-
2018, trong đó không bao gồm các NHTM nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng
chính sách, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và NHTMCP Việt Nam Thương Tín
(Theo danh sách đính kèm tại Phụ lục 1)
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp định lượng, sử dụng hồi quy dữ liệu
bảng để phân tích tác động của 8 yếu tố đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt
Nam
Tác giả sử dụng phần mềm Stata 12.0 để kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp với
bộ dữ liệu mà tác giả thu thập được. Đầu tiên, tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng
theo 3 phương pháp phổ biến hiện nay là OLS, FEM, REM. Sau đó sử dụng các kiểm
định để tìm ra mô hình phù hợp nhất. Tiếp theo, tác giả thực hiện kiểm định các lỗi
trong mô hình như phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến và tiến hành sửa
chữa những lỗi này (nếu xảy ra lỗi) để tìm ra mô hình tốt nhất và phù hợp nhất với bộ
dữ liệu.
1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết đa dạng hóa ngân
hàng giữa tình hình có những kết luận trái ngược nhau trong các nghiên cứu. Những
thông tin hữu ích về đa dạng hóa ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng được tác giả đưa ra,
phân tích và kiểm chứng thông qua các mô hình hồi quy dữ liệu.
Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu này, các nhà quả trị ngân hàng có thêm một nguồn
tham khảo để đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý cho ngân hàng mình sao cho
có thể hạn chế tối đa rủi ro.
1.7. Kết cấu của đề tài
Đề tài được kết cấu thành 5 chương với các nội dung như sau:
5
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Trong nội dung chương này tác giả nêu lý do
lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu và ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn mà đề tài đóng góp.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết : Chương này bao gồm phần lý thuyết về đa dạng hóa, lý
thuyết về rủi ro từ đó nhận định mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro, đưa ra tổng
quan về các nghiên cứu trước đây.
Chương 3: Mô hình nghiên cứu: Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu, dữ liệu cho
nghiên cứu từ đó mô tả và đo lường các biến cần nghiên cứu, cuối cùng là phương
pháp để thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Kết quả hồi quy nghiên cứu nêu lên các phương pháp
hồi quy và các kiểm định mà tác giả sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến
độc lập với biến phụ thuộc từ đó lựa chọn ra mô hình hồi quy tối ưu. Từ kết quả cuối
cùng tác giả trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kết luận giả thuyết nghiên cứu phù hợp
với bộ dữ liệu của mình.
Chương 5: Kết luận: Trong chương này tác giả kết luận về kết quả nghiên, đóng góp
của đề tài đồng thời cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp theo.
6
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đưa ra cái nhìn khái quát chung cho bài nghiên cứu, nêu lý do
chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó tác giả xác định mục tiêu nghiên
cứu, câu hỏi nghiên cứu và các phương pháp tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu. Tác
giả cũng đưa ra kết cấu chung của bài nghiên cứu để đọc giả dễ dàng hình dung được
kết cấu và ý tưởng của đề tài.
7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về đa dạng hóa trong kinh doanh ngân hàng
2.1.1. Lý thuyết về đa dạng hóa
Đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách kết
hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau. Việc kết hợp này tạo ra một danh mục đầu tư
theo nhiều hướng và không có khả năng tất cả các khoản đầu tư di chuyển theo cùng
một hướng (Sanya & Wolfe 2011). Mục tiêu đa dạng hóa trong lý thuyết danh mục đầu
tư là giảm rủi ro trong danh mục đầu tư.
Theo Ansoff, I. (1957): “thuật ngữ đa dạng hóa thường được gắn liền với sự thay đổi
những đặc điểm dòng sản phẩm của công ty hoặc thị trường, trái ngược với sự thâm
nhập thị trường, phát triển thị trường hay phát triển sản phẩm, nó đại diện cho sự thay
đổi trong cơ cấu sản phẩm”. Đối với doanh nghiệp, đa dạng hóa là việc một công ty
mở rộng hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình vào thị trường sản phẩm khác. Các
doanh nghiệp đa dạng hóa khi họ mong muốn kinh doanh đồng thời từ hai lĩnh vực
khác nhau trở lên. Trong ngành ngân hàng, đa dạng hóa xảy ra khi các ngân hàng
không còn tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là cho vay mà mở rộng thị phần vào
các sản phẩm dịch vụ khác hoặc lĩnh vực kinh doanh khác như bảo hiểm, bất động sản,
chứng khoán….
Theo Rose & Hudgins (2006), hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng được giải
thích thông qua sự thay đổi giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi và bằng sự thay
đổi nội tại của hai loại thu nhập được phân tích. Nếu như nguồn thu nhập của ngân
hàng có được chỉ duy nhất từ thu nhập lãi ròng thì được gọi là tập trung, nhưng nếu
nguồn thu này có được phân chia giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi thì được gọi
là đa dạng hóa. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực kinh doanh thương mại và các hoạt động tạo phí và hoa hồng. Với việc đa
dạng hóa thu nhập, ngân hàng không còn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống mà
8
dần chuyển dịch sang kinh doanh buôn bán khác, tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân
hàng.
Các tài liệu về đa dạng hóa ngân hàng phân tích lợi ích và hạn chế liên quan đến chiến
lược phát triển theo các loại hình đa dạng hóa. Đa dạng hóa có thể dẫn đến sự gia tăng
hiệu suất thông qua tiết kiệm chi phí hoặc doanh thu được cải tiến do sự thuận lợi khi
kết hợp các dịch vụ tài chính (Llewellyn, 1996; Teece, 1980). Hoặc, đa dạng hóa có thể
làm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng giảm sút, gia tăng rủi ro tín dụng khi gặp
một số vấn đề về quy mô hay sự quản lý… (De Young và Roland, 2001; Lepetit và
cộng sự, 2008; Stiroh, 2004). Đa dạng hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, theo
Lepetit và cộng sự, (2008) tình trạng này bắt nguồn từ sự cải cách tài chính thập niên
70, 80 ở Châu Âu, hệ thống ngân hàng phương Tây phải đối mặt với những thay đổi
lớn trong các hình thức cạnh tranh, tập trung và tái cơ cấu. Họ đã phản ứng với môi
trường mới bằng các áp dụng một chiến lược mở rộng phạm vi các sản phẩm cung cấp
cho khách hàng. Sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập mà trong đó tỷ lệ thu nhập ngoài
lãi ngày càng cao là bằng chứng cho thấy sự chuyển dịch hoạt động của các ngân hàng.
Theo các nghiên cứu tại ngân hàng nước ngoài, thu nhập ngoài lãi đóng góp 41%
tổng thu nhập tại thị trường Châu Âu trong năm 1998 (ECB, 2000), tỷ lệ này là 43% tại
Mỹ vào năm 2011 (Stiroh, 2004). Piyadasa và cộng sự (2015) nghiên cứu từ sự bãi bỏ
quy định trong ngành công nghiệp tài chính tại Úc đã khuyến khích các ngân hàng
thương mại đa dạng hóa hơn là tập trung vào các quỹ cho vay truyền thống. Với một
loạt các chức năng mới được tạo ra, các ngân hàng Úc đã phát triển mạnh mẽ và
trở thành một trong những nước có ngành ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất trên thế
giới. Mặt khác, để đáp ứng xu hướng phát triển cạnh tranh do toàn cầu hóa, tự do hóa
và tư nhân hóa, các ngân hàng thương mại đã không ngừng mạo hiểm vào các lĩnh vực
ngoài truyền thống. Chính sự cạnh tranh đã tạo điều kiện cho họ nhìn thấy nhiều
hướng kinh doanh mới, mạnh dạn hơn trong việc mở rộng các hoạt động trung gian
truyền thống như huy động vốn, cho vay sang các hoạt động có thu nhập ngoài lãi.
9
Hoạt động đa dạng hóa của ngân hàng ở phạm vi rất rộng lớn do đó trong bài tác giả
giới hạn lại phạm vi nghiên cứu trong hoạt động đa dạng hóa danh mục thu nhập (tác
giả gọi tắt là đa dạng hóa thu nhập) và đa dạng hóa danh mục đầu tư ( tác giả gọi tắt là
đa dạng hóa tài sản).Tác giả chọn đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản là vì đây
là hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay.
 Đa dạng hóa tài sản
Các mô hình lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư được phát triển bởi Markowitz và
Jame. Quy tắc quy chuẩn cho việc đa dạng hóa làm giảm thiểu rủi ro danh mục được
áp dụng cho tài sản hay danh mục đầu tư có rủi ro. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có
thể mang lại lợi nhuận cho danh mục đầu tư nhưng mức độ đa dạng hóa có thể làm
giảm rủi ro thì phụ thuộc vào sự tương quan giữa các khoản đầu tư trong danh mục.
Nếu lợi nhuận các khoản đầu tư không tương quan cùng chiều khi rủi ro xảy ra thì đa
dạng hóa danh mục có thể loại bỏ rủi ro hoặc giảm rủi ro danh mục. Đa dạng hóa tài
sản bao gồm các hoạt động như: hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng
khoán kinh doanh, chứng khoán đầu từ, góp vốn mua cổ phần
 Đa dạng hóa thu nhập
Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng được thể hiện qua sự thay đổi tỉ lệ của thu
nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng. Sự thay đổi này có được khi ngân
hàng chủ động gia tăng các nguồn thu nhập ngoài lãi (thu từ phí dịch vụ, hoa hồng và
thu nhập hoạt động đầu tư khác). Chiến lược có tỉ trọng thu nhập từ lãi cao trong tổng
thu nhập của ngân hàng gọi là chiến lược tập trung nguồn thu nhập, ngược lại chiến
lược có thu nhập được đóng góp từ thu nhập ngoài lãi và thu nhập lãi gọi là chiến
lược đa dạng hóa thu nhập. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là hoạt động
chuyển từ mảng kinh doanh truyền thống (hoạt động tín dụng) sang mảng kinh doanh
phi truyền thống (phí dịch vụ, hoa hồng, hoạt động kinh doanh khác) theo Rose &
Hudgins (2008). Đa dạng hóa thu nhập là gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi. Để gia
10
tăng nguồn thu nhập ngoài lãi thì ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín
dụng. Như vậy đa dạng hóa thu nhập ngân hàng có thể thực hiện nhiều phương pháp
sau: Cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm đáp ứng như cầu về tài
chính tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại lợi nhuận từ hoạt
động dịch vụ. Phát triển dịch vụ phi tín dụng là cung cấp nhiều dịch vụ phi tín dụng
và đồng thời mở rộng thị phần, đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp kinh
doanh với sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống.
2.1.2. Đo lường đa dạng hóa
Chỉ số Herfindahl-Hirschman là chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường và là một
chỉ số về mức độ cạnh tranh trong một ngành cụ thể. Một ngành tập trung cao độ là
một ngành chỉ có một vài người chơi trong ngành chiếm tỷ lệ lớn trong thị phần, dẫn
đến tình trạng gần như độc quyền . Mức độ tập trung thấp có nghĩa là ngành công
nghiệp đang tiến gần đến một kịch bản cạnh tranh hoàn hảo, nơi nhiều công ty có quy
mô khác nhau cùng nhau chia sẻ thị trường.
Để tính Chỉ số Herfindahl-Hirschman, ta lấy phần trăm thị phần của mỗi công ty trong
một ngành, bình phương số đó, sau đó cộng tất cả lại với nhau.
Chỉ số này cũng được sử dụng trong ngành ngân hàng để đo lường mức độ tập trung
của một ngân hàng trong một lĩnh vực nào đó (ví dụ như: đa dạng hóa thu nhập, đa
dạng hóa tài sản, đa dạng hóa địa lý…). Cách tính cũng tương tự như cách tính chung
của chỉ số này:
HHI = S1
2
+ S2
2
+ S3
2
+ … +Sn
2
Trong đó S1, S2, S3,… Sn là phần trăm của các thành phần trong 1 lĩnh vực mà cần đo
lường.
HHI càng cao thì mức độ tập trung càng cao tức đa dạng hóa thấp và ngược lại HHI
càng thấp thì mức độ tập trung càng thấp và đa dạng hóa cao.
2.2. Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng
2.2.1. Khái niệm
11
Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài
sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc ngân hàng phải bỏ ra
thêm một khoản chi phí nào đó để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất
định. Rủi ro như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế nhận được và giá trị đã kỳ vọng. Vì
vậy mỗi doanh nghiệp hay ngân hàng khi kinh doanh thì gặp rủi ro là điều không thể
tránh khỏi, phải chấp nhận rủi ro và quản trị tốt rủi ro tạo nguồn thu nhập lớn hơn cho
ngân hàng.
2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt đông ngân hàng
2.2.2.1. Rủi ro tín dụng
Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân
hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho
thấy rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù
hiện nay đã có sự chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận của ngân hagf, theo đó thu nhập từ hoạt
động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác tăng
lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3 trên tổng thu nhập của ngân
hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Vậy rủi ro tín dụng là
gì?
Anthony Sauders (2007) đã đưa ra định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng
khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang
lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn”.
Còn theo Timothy W.Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu
nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. Theo
thông tư 41/2016/TT-NHNN “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện
hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp
đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
12
Như vậy có thể kết luận rằng: rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín
dụng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ trả nợ của mình như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Rủi ro tín dụng được đo lường bằng các chỉ số:
- Tỷ lệ nợ xấu = 𝑵ợ 𝒙ấ𝒖
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚
Tỷ lệ nợ rủi ro và đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro tín
dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 đây là nhóm nợ
được xếp vào nhóm nợ có khả năng thu hồi vốn rất thấp do khách hàng đi vay làm ăn
thua lỗ không có khả năng để hoàn trả lãi và gốc cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì
chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngân hàng cũng đang lâm
vào tình trạng khó khăn do thiếu hụt vốn, làm giảm lợi nhuận, tăng nguy cơ rủi ro
thanh khoản và phá sản ngân hàng nếu ngân hàng không có hướng khắc phục kịp thời.
- Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
LLR =
𝑫ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈
𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒊 𝒗à𝒐 𝒏ă𝒎 𝒕
Theo như định nghĩa thì khoản dự phòng rủi ro tín dụng này được dự trữ nhằm đề
phòng cho việc bù lỗ các khoản cho vay. Về mặt lý thuyết khi LLR tại ngân hàng ngày
càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đang cho vay ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc rủi
ro cho ngân hàng cũng càng cao trong hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng hầu hết
là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng thương mại mà rủi ro trong các
khoản này càng cao thì nguy cơ nợ xấu của ngân hàng sẽ càng cao, dự phòng tăng cao,
tổng tài sản và vốn chủ sở hữu giảm và nguy cơ phá sản của các ngân hàng cũng tăng
lên.
- LLP =
𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒅ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈
𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
Hệ số này >100% thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì khi cho vay
thì ngân hàng phải trích khoản dự phòng rủi ro tín dụng mà khi hệ số này càng cao thì
chi phí dự phòng chi ra cho các khoản cho vay này cũng cao hay lợi nhuận ngân hàng
13
giảm đi. Điều này tượng trưng cho sự quản lý tín dụng của ngân hàng không đầy đủ và
chất lượng tín dụng tại ngân hàng còn thấp. Trên thực tế, tỷ lệ chi phí dự phòng nợ xấu
càng cao thì rủi ro đem lại cho ngân hàng càng cao, mà rủi ro cao thì lợi nhuận ngân
hàng sẽ giảm nguy cơ dẫn đến phá sản của ngân hàng càng cao.
2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản
Theo Trenca (2002) thì rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi bên đi vay không thể
hoặc không muốn hoàn thành nghĩa vụ trả lãi và gốc đúng hạn, rủi ro mang tính tất yếu
khi đáo hạn các khoản vay mà lãi và gốc chưa được thanh toán và cũng không có khả
năng tái tài trợ.
Theo Ủy ban Basel định nghĩa về rủi ro thanh khoản: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà
một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các
nghiệp vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh hằng
ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính của định chế tài chính đó.”
Nói tóm lại rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra những thiệt hại về lợi nhuận hoặc giá
trị thị trường của ngân hàng do khách hàng vay vốn không có khả năng hoàn trả lãi và
gốc dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán trong phạm vi thời gian và
chi phí hợp lý.
Đo lường rủi ro thanh khoản:
- Chỉ số CAR
Theo hiệp ước Basel thì CAR lớn hơn hoặc bằng 8% , nếu ngân hàng có chỉ số
này thấp trong khoản thời gian dài thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản
và ngược lại.
- LDR =
𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚
𝑽ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈
Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với chi phí chuyển hóa thấp
và thời thời gian chuyển hóa nhanh có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi
có nhu cầu phát sinh. Chỉ số này phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng hay
khả năng huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chỉ số này càng lớn
14
thì khả năng thanh khoản của ngân hàng thấp, lợi nhuận thu được sẽ cao đồng thời rủi
ro thanh khoản cũng tăng cao và ngược lại chỉ số này tháp thì rủi ro thanh khoản sẽ
thấp.
- LAD =
𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐ả𝒏−𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏
𝑽ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈
Tài sản thanh khoản của ngân hàng là tài sản nhằm dự trữ để ứng phó với các tình
huống nhất thời nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu thanh toán của khách hàng đến giao dịch
tại ngân hàng. Tính thanh khoản của ngân hàng càng cao thì tỷ lệ an toàn vốn của ngân
hàng càng cao từ đó sẽ hạn chế được nguy cơ phá sản của ngân hàng cho rủi ro thanh
khoản đem lại.
2.2.2.3. Rủi ro lãi suất
Trenca & Benyovski (2001) rủi ro lãi suất được hiểu là sự biến động của dòng tiền khi
có sự thay đổi về lãi suất.
Thông tư 41/2016/TT-NHNN “ Rủi ro lãi suất là rủi ro biến động bất lợi của lãi suất
trên thị trường đối với giá trị của các giấy tờ có giá, các công cụ tài chính có lãi suất,
sản phẩm phái sinh lãi suất trên số kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh các ngân hàng
nước ngoài”. Lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế, hơn
nữa nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì
vậy, rủi ro lãi suất à rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng.
Có nhiều khái niệm về rủi ro lãi suất nhưng đều có chung nội dung là: rủi ro lãi suất
của ngân hàng xảy ra khi lãi suất và các yếu tố liên quan đến lãi suất thay đổi do sự
không ăn khớp nhau về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn. Chính vì vậy khi lãi suất
thay đổi có thể gây ra những tác hại nghiệm trọng với tài sản ròng của ngân hàng, ảnh
hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Đo lường rủi ro lãi suất
- Rủi ro lãi suất (ISR) =
𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐧𝐡ạ𝐲 𝐜ả𝐦 𝐯ớ𝐢 𝐥ã𝐢 𝐬𝐮ấ𝐭
𝐍𝐠𝐮ồ𝐧 𝐯ố𝐧 𝐧𝐡ạ𝐲 𝐜ả𝐦 𝐯ớ𝐢 𝐥ã𝐢 𝐬𝐮ấ𝐭
15
- NIR =
𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈
Chỉ số này thể hiện khả năng tận dụng nguồn vốn giá rẻ hay sự chênh lệch lãi suất giữa
lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ này
tăng chứng tỏ thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng và nguy cơ dẫn dẫn đến phá sản
của ngân hàng sẽ giảm xuống. Trong nghiên cứu của Duong Nguyên Thanh (2013) đã
đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng bằng chỉ số NIR.
2.2.2.4. Rủi ro phá sản ngân hàng
 Chỉ số Z-score của E.I.Altaman
Nguy cơ phá sản ngân hàng là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu tài chính
quan tâm và các nhà nghiên cứ muốn tìm ra công cụ nhằm dự báo nguy cơ phá sản của
các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu năm 1968 của E.I.Altman đã phân tích đa biến
để phát triển một mô hình dựa trên 5 yếu tố để dự báo nguy cơ phá sản của các công ty
sản xuất tại Mỹ.
Lúc đầu giáo sư sử dụng đến 22 chỉ tiêu tài chính khác nhau để tính z-score,
nhưng sau đó ông đã phát triển và gom lại còn 5 biến X1, X2, X3, X4, X5 gồm:
X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản( Working Capitals/ Total Assets)
X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/ Total Assets)
X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets)
X4: Giá trị thị trường của vosn chủ ở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market
Value of total Equity/Book values of total Liabilities)
X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets)
Một công ty dự đoán sẽ phá sản nếu công ty đó rơi vào phạm vi” Điểm số Z” (Z-
score) và độ chính xác là 95% đới với thời gian dự báo trong vòng một năm.
Z < 1.81 tương đương với rủi ro cao
1.81 < Z < 2.99 tương đương với rủi ro trung bình
Z > 2.99 tương đương với rủi ro thấp
16
Từ những năm 1970 thì Altman nghiên cứu chuyên sâu hơn về các lĩnh vực như
ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin…
 Chỉ số Z-score theo Roy
Công thức đầu tiên được đề xuất bởi Roy (1952) để đo lường chỉ số Z-score là
π
+
K
Z-score = A A
σπ/A
Trong đó: π là lợi nhuận ròng
K: Tổng vốn chủ sở hữu
A: Tổng tài sản
σ: Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản
Từ nghiên cứu này và nghiên cứu của Boyd & Runkle (1993) đo lường rủi ro
khánh kiệt nhiều nhà nghiên cứu đã dựa trên đề xuất trên mà nghiên cứu bổ sung công
thức tính Z-score và được sử dụng rộng rãi như sau:
ROA +
𝑉ố𝑛 𝐶𝑆𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Z-score = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
Độ lệch chuẩn của ROA
Chỉ số Z-score này được sử dụng rộng rãi trong việc đáng giá rủi ro phá sản của
các tổ chức tài chính ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì rủi ro dẫn đến nguy cơ phá
sản của ngân hàng càng cao và ngược lại.
Thực tế cho thấy trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều rủi ro xảy ra nhưng rủi
ro phá sản là rủi ro đáng lo ngại nhất của các ngân hàng, do đó trong bài nghiên cứu tác
giả nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phá sản của các ngân hàng.
2.3. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro
Trong hai thập kỷ qua, để trả lời cho câu hỏi “ các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa
hoạt động của mình có tác động như thế nào đến rủi ro và lợi nhuận” đã có rất nhiều
các nghiên cứu được thực hiện. Các bài nghiên cứu cũng được thực hiện bằng nhiều
cách tiếp cận khác nhau, Cách tiếp cận đầu tiên sử dụng để phân tích tác động của đa
dạng hóa đến lợi nhuận và rủi ro là kết quả của các mô phỏng sáp nhập giữa các ngân
17
hàng và công ty tài chính phi ngân hàng (Boy và Graham (1988), Rose (1989) và Boyd
et al(1993)). Cách tiếp cận này đã được phổ biến trước khi thông qua Đạo luật Graham
Leach Bliley (GLBA) vào năm 1994, cho phép đa dạng hóa tại các ngân hàng của Hoa
Kỳ. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy việc sáp nhập giữa BHC và các công ty bảo
hiểm nhân thọ giúp giảm rủi ro thất bại trong khi BHC kết hợp với các công ty bất
động sản hoặc chứng khoán làm tăng nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, mô phỏng các vụ
sáp nhập giả định có một số thiếu sót lớn. Thứ nhất, nó không tính đến quy mô các nền
kinh tế và phạm vi phát sinh trong các vụ sáp nhập thực tế. Thứ hai, phương pháp này
chỉ định ngẫu nhiên các công ty sáp nhập do đó mức độ liên quan của kết quả nghiên
cứu với thực tế là rất thấp vì trong thực tế sáp nhập và mua lại là các khoản đầu tư
chiến lược gần như không bao giờ được quyết định ngẫu nhiên. Thứ ba, sự liên quan
của các dự đoán nghiên cứu mô phỏng, đặc biệt trước khi GLBA ra đời, phụ thuộc vào
mức độ tương tự của các ngân hàng trước khi thực thi GLBA, phản ánh chặt chẽ phạm
vi hoạt động cho phép sau giai đoạn này. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cung cấp
cái nhìn sâu sắc về các tác động nguy cơ tiềm ẩn của các chiến lược đa dạng hóa trước
khi chúng được khai thác triệt để.
Cách tiếp cận thứ hai là phân tích dữ liệu thực tế của các ngân hàng liên quan đến việc
đa dạng các hoạt động tạo ra lợi ích bằng cách sử dụng các phép hồi quy dữ liệu chéo
và / hoặc hồi quy dữ liệu bảng có thể có hoặc không có tính chất động. Đây là phương
pháp phổ biến nhất trong ba phương pháp. Điều này là do nó đòi hỏi ít hơn các giả định
hạn chế trong quá trình tạo dữ liệu so với các nghiên cứu mô phỏng. Ngoài ra, các bộ
dữ liệu lớn có thể dễ dàng được thu thập và phân tích so với phân tích dữ liệu thị
trường chứng khoán làm cho phương pháp này linh hoạt và hấp dẫn các nhà nghiên
cứu. Stiroh (2004a) xem xét cách thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi
nhuận và rủi ro ngân hàng. Kết quả từ cả dữ liệu tổng hợp và ngân hàng cung cấp cho
thấy ít bằng chứng lợi ích đa dạng hóa tồn tại. Các kết quả được cho là do lợi ích đa
dạng hóa tiềm năng đang giảm dần khi mối tương quan giữa tăng trưởng thu nhập ròng
18
và thu nhập phi lãi tăng đối với ngân hàng trung bình trong mẫu. Kết quả này cũng
được chứng thực khi Stiroh (2006a), sử dụng cùng một khung danh mục đầu tư trên dữ
liệu thị trường vốn cho BHC của Mỹ trong giai đoạn 1997 đến 2004. Hơn nữa, Stiroh
và Rumble (2006) phân tích toàn diện dữ liệu bảng cân đối kế toán cho các công ty
nắm giữ tài chính Hoa Kỳ (FHC) sử dụng cả phân tích dữ liệu bảng và dữ liệu chéo.
Phân tích của họ cho thấy “bản chất hai mặt” của đa dạng hóa, tức đa dạng hóa có
mang lại lợi ích nhưng lại tạo ra tác động lớn hơn từ sự phụ thuộc vào thu nhập ngoài
lãi, như dễ biến động hơn và không có lợi hơn so với các hoạt động tạo thu nhập lãi.
Goddard et al. (2008), trong nghiên cứu về đa dạng hóa cho các quỹ tín dụng vi mô của
Hoa Kỳ cũng tìm thấy kết quả tương tự. Phương pháp này cũng có nhược điểm đó là dễ
xảy ra hiện tượng nội sinh trong mô hình, do đó khi nghiên cứu theo phương pháp này
thì cần chú ý khắc phục hiện tượng nội sinh. Tác giả cũng sử dụng cách tiếp cận này để
thực hiện nghiên cứu của mình.
Cách tiếp cận thứ ba và cuối cùng chỉ tập trung vào phản ứng của thị trường chứng
khoán đối với quyết định đa dạng hoá của ngân hàng. Saunders và Walter (1994), Boyd
và Graham (1988) nghiên cứu dữ liệu thị trường vốn cho thấy rằng đa dạng hóa giúp
giảm thiểu rủi ro. Baele và cộng sự (2007) sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán để
định lượng tác động của đa dạng hóa đối với rủi ro ngân hàng tại các ngân hàng châu
Âu. Kết quả của họ cho thấy đa dạng hóa làm tăng giá trị doanh nghiệp làm giảm rủi ro
cá nhân hóa. Tuy nhiên, Stiroh (2006a) sử dụng khung danh mục đầu tư để đánh giá tác
động của đa dạng hóa đối với lợi nhuận và rủi ro của BHC Hoa Kỳ và thấy các ngân
hàng phụ thuộc nhiều nhất vào các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi không có lợi nhuận
trung bình cao hơn.
Ba phương pháp phân tích trên không đưa ra được một bức tranh nhất quán về tác động
của đa dạng hóa đối với rủi ro của các ngân hàng, vì vậy đây vẫn là một câu hỏi nghiên
cứu mở. Theo các lý thuyết hiện tại về đa dạng hóa thì có hai quan điểm cơ bản trái
ngược nhau:
19
Quan điểm thứ nhất: Đa dạng hóa làm tăng rủi ro của các ngân hàng
Trong khi nhiều công ty tài chính trên thế giới tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thì
nhiều công ty dịch vụ tài chính và đặc biệt là ngân hàng đi theo hướng ngược lại thực
hiện đa dang hóa các hoạt động kinh doanh của mình.
Hoạt động đa dạng hóa tạo cơ hội cho các ngân hàng kinh doanh trên các lĩnh vực mới,
phương diện mới. Với những mảng hoạt động mới, ngân hàng có nhiều điều kiện để
thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, việc
mở rộng sang những lĩnh vực khác cũng đi kèm với những rủi ro. Một khi tiềm lực
chưa đủ để thực hiện đa dạng hóa, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn với những thay đổi,
đồng thời sự chuyển biến sang những hoạt động mới cũng sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn vì là
hoạt động mới ngân hàng chưa lường trước được hết những ảnh hưởng của thị trường
cũng như những thay đổi trong chính hoạt động kinh doanh mới.
Khi ngân hàng tăng các hoạt động dịch vụ, thương mại thì sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho
công nghệ và nguồn nhân lực làm gia tăng đòn bẩy hoạt động và làm rủi ro cao hơn
(DeYoung và cộng sự 2001). Vì khi thực hiện một hoạt động hay lĩnh vực kinh doanh
mới đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư đào tạo cho nhân viên có kiến thức hiểu biết
sâu, cũng như kinh nghiệm giải quyết với những khó khăn để có thể cạnh tranh với
những doanh nghiệp hiện tại đang kinh doanh về lĩnh vực đó. Cùng ý kiến như vậy
Acharya et al. (2006) cho rằng đa dạng hóa ngân hàng không bảo đảm được lợi nhuận
và rủi ro của ngân hàng sẽ tăng cao. Các ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng hóa
có xu hướng tăng chi phí trong quá trình thực hiện như chi phí đào tạo nhân viên, chi
phí đầu tư máy móc thiết bị phục vụ hoạt động mới, chi phí hệ thống công nghệ. Thông
thường phần chi phí này vượt quá lợi ích đa dạng hóa, do đó làm giảm hiệu quả ngân
hàng. Hơn nữa, chi phí quá mức có thể phát sinh các quyết định đầu tư mạo hiểm,
không hiệu quả dẫn đến rủi ro cho ngân hàng (DeYoung & Roland 2001). Đa dạng hóa
sản phẩm tạo cho ngân hàng nhiều nguồn thu từ các hoạt động khác nhau. Các hoạt
động với vai trò truyền thống sẽ dễ bị sao nhãng và không còn sự tập trung phát triển
20
như trước. Việc không có khả năng theo dõi hiệu quả các khoản vay có thể làm tăng
thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và những người đi vay (Carlson(2004), Stiroh
(2006a,b), Mercieca et al.(2007). Điều này làm trầm trọng thêm hiệu suất điều chỉnh
rủi ro. Thay vào đó, các ngân hàng bắt đầu chuyển dịch dần sang hoạt động tạo thu
nhập từ phí, hoa hồng và kinh doanh. Trước tiên, sự gia tăng các hoạt động thu phí ảnh
hưởng xấu đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng (Stiroh 2004a). Cụ thể, khi tăng
cường phát triển các hoạt động dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ, khách hàng phải
trả thêm các khoản chi phí cho các công tác phục vụ này, thể hiện ở việc gia tăng các
mức phí chuyển khoản, rút tiền, giao dịch internet banking, mobile banking, … đồng
thời mức phí này là cạnh tranh giữa các ngân hàng. Cùng một loại phí, khi ngân hàng
này có mức thu cao hơn so với ngân hàng khác, khách hàng giao dịch sẽ không hài
lòng và xuất hiện những so sánh về các dịch vụ truyền thống khác, hoặc đôi khi không
đồng tình với các mức phí, họ có thể bỏ cả việc sử dụng những dịch vụ truyền thống để
tiếp cận giao dịch với một ngân hàng mới. Lepetit et al. (2008) cho rằng khi ngân hàng
đa dạng hóa sản phẩm, tăng các hoạt động dịch vụ và thương mại thì các hoạt động tạo
thu nhập từ phí và hoa hồng có nguy cơ gây rủi ro cao hơn hoạt động thương mại, đặc
biệt là đối với các ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đa dạng hóa theo
hướng đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hoặc góp vốn mua cổ phần. Những hoạt động này
liên quan trực tiếp đến thị trường chứng khoán trong nước và chịu ảnh hưởng bởi thị
trường này. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là một thị trường
mới, các thông tin doanh nghiệp đưa ra chưa được rõ ràng minh bạch, các nhà đầu tư
chưa có nhiều kiến thức về kinh doanh chứng khoán, giao dịch theo hướng tự phát và
phong trào, nên mức độ đầu tư chưa phản ánh chính xác thị trường. Điển hình là sự
biến động liên tục của thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua cũng đã ảnh
hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những phát hiện trước
đây cho thấy các ngân hàng tham gia hoạt động quản lý rủi ro tín dụng chủ động cho
21
rủi ro cao, trong khi sau này các nghiên cứu thể hiện các ngân hàng có đa dạng hóa cao
hơn thì rủi ro cao hơn và sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn.
Đặc biệt, ở Mỹ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 còn có một đạo luật gọi là
Gramm-Leach-Bliley Act nhằm hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động
được coi là rủi ro như dịch vụ ngân hàng đầu tư, môi giới và đầu tư chứng khoán cũng
như dịch vụ bảo hiểm.
Từ những quan điểm, lý luận trên tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H0: Đa dạng hóa có tác động làm tăng rủi ro của ngân hàng
Quan điểm thứ hai: Đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng
Sanya and Wolfe (2010) đã tổng hợp các nghiên cứu và đưa ra 4 động cơ chính để các
ngân hàng thực hiện đa dạng hóa như sau: Thứ nhất, đa dạng hóa là một hàng rào giúp
chống lại rủi ro phá sản do nó làm giảm sự xuất hiện của các chi phí gây nên sự kiệt
quệ về tài chính (Froot et al. (1993), và Froot và Stein (1998)); Thứ hai, đa dạng hóa là
một cơ chế để tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động đặc biệt nếu quy mô và phạm vi
hoạt động tăng lên (Landskroner et al. 2005); Thứ ba, đa dạng hóa giúp củng cố vai trò
của các ngân hàng, là trung gian giao dịch thuận tiện và giúp ngân hàng có thể hạn chế
thông tin bất cân xứng bằng cách tận dụng các mối quan hệ cho vay để thực hiện đa
dạng hóa nguồn thu bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ và ngược lại
(Baele et al. 2007); Thứ tư, thu nhập phi lãi có được từ việc đa dạng hóa có thể làm
giảm sự thay đổi về chu kỳ trong lợi nhuận khi lợi nhuận trong các hoạt động của ngân
hàng không tương quan hoàn toàn. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh thêm rằng đa dạng
hóa tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trên nhiều phân đoạn thị trường, trên
phạm vi rộng hơn, điều này làm tăng sự đổi mới và hiệu quả trong việc cung cấp dịch
vụ (Morgan và Samolyk (2003), Carlson(2004), Landskroner et al. (2005), Chayar et
al. (2006), và Lepetit et al. (2008)).
Đa dạng hóa nguồn thu nhập tạo ra nhiều lợi thế cho ngân hàng, làm giảm tổng rủi ro,
làm ổn định thu nhập hoạt động của ngân hàng. Thay vì tập trung vào các lĩnh vực tài
22
chính truyền thống, ngân hàng chủ động đa dạng hóa danh mục thu nhập, danh mục tài
sản tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau. Bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh, các
ngân hàng có cơ hội tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới, phân khúc thị trường
rộng lớn hơn. Nguồn khách hàng của lĩnh vực này sẽ bổ sung cho lĩnh vực khác tạo ra
khối lượng khách hàng lớn cho ngân hàng. Thêm vào đó, khách hàng tiếp nhận được
nhiều sản phẩm dịch vụ của từng hoạt động kinh doanh sẽ cảm thấy tiện lợi khi giao
dịch với ngân hàng. Điều này tạo cho khách hàng sự tin tưởng đối với ngân hàng, nâng
cao uy tín trên thị trường cho ngân hàng. Chiorazzo et al. (2008) đã chứng minh được
rằng ngân hàng chuyển hướng sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi là có lợi, đồng
thời, đối với những ngân hàng nhỏ, phần thu nhập ngoài lãi rất nhỏ làm tăng hiệu quả
tài chính từ việc tăng thu nhập ngoài lãi. Chiorazzo et al. (2008) cũng xác nhận lại
những phát hiện trước đó của Smith et al. (2003), đó là có sự tác động khác nhau khi
tăng phần thu nhập ngoài lãi ở các thị trường khác nhau, điều này được giải thích do có
sự khác biệt trong cấu trúc và các quy định hiện hành. Với việc cho phép các ngân
hàng đa dạng chức năng của các cơ quan quản lý, một số ngân hàng vẫn tập trung với
vai trò trung gian trên thị trường bán lẻ, một số khác trở thành các tập đoàn tài chính
toàn diện.
Hơn nữa, việc ngân hàng mở rộng hoạt động sang một lĩnh vực mới khác cũng giống
như ngân hàng cho vay một khách hàng để họ mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Điểm
khác biệt ở đây là thông thường ngân hàng có lợi thế ở mặt quy mô về vốn, về công
nghệ và nhân sự dễ thành công hơn nên lợi nhuận có thể cao hơn và rủi ro thấp hơn.
Trong thực tế, nguồn thu nhập ngoài lãi là một chỉ số được sử dụng bởi các nhà nghiên
cứu và nhà quản lý để đo lường mức độ đa dạng hóa chức năng của hoạt động ngân
hàng. Thu nhập ngoài lãi hiệu quả hơn các nguồn thu nhập khác do hoạt động đa dạng
hóa ngân hàng tạo ra bằng cách cung cấp một mảng rộng lớn các dịch vụ tài chính,
phát hành bảo lãnh, hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm,… (Baele et al.
2007). Cũng theo Baele et al. (2007), khi ngân hàng đa dạng hóa sang các hoạt động
23
khác và sự kết hợp này mang tính tích cực, có nghĩa là kết hợp tốt, sẽ có lợi cho cả chi
phí và thu nhập. Thứ nhất, thu nhập hợp nhất sẽ được cải thiện, tương tự chi phí cũng
sẽ thấp hơn do có sự phối hợp hoạt động, có sự chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao
động, công nghệ thông tin… giúp tiết kiệm chi phí hoạt động (Deng et al. 2007). Thứ
hai, nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn có thể tạo điều kiện cho việc cung cấp hiệu
quả các dịch vụ từ các hoạt động đa dạng hóa, đồng thời tận dụng nguồn khách hàng
hiện hữu cho các lĩnh vực kinh doanh mới. Tương tự, nguồn thông tin thu được thông
qua các hoạt động từ dịch vụ, kinh doanh… có thể cải thiện được chất lượng món vay
và quản lý rủi ro ngân hàng.
Các ngân hàng đã và đang đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đa dạng từ rất sớm để có
được các kỹ năng cần thiết để thực hiện các quyết định kinh doanh hiệu quả và gặt hái
được lợi nhuận khi một lĩnh vực kinh doanh cụ thể trở nên phát triển mạnh. Elsas et al.
(2010) đã xác định đa dạng hóa thu nhập tăng lợi nhuận ngân hàng thông qua việc tăng
thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ chi phí trên thu nhập cũng thấp hơn. Landskroner et al.
(2005) và Gurbuz et al. (2013) cũng có kết luận tương tự khi nghiên cứu vấn đề này.
Từ những quan điểm, lý luận trên tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu:
H1: Đa dạng hóa có tác động giúp làm giảm rủi ro của ngân hàng
2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu
Các nghiên cứu phân tích đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa nguồn thu nhập,
cụ thể hơn là thu nhập ngoài lãi đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong nghiên
cứu học thuật. Nhiều tác giả trước đây đã nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến lợi
nhuận và rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thống nhất.
2.4.1. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro cho
ngân hàng
Sanya and Wolfe (2010) nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến rủi ro và hiệu
quả hoạt động của ngân hàng tại 11 nền kinh tế mới nổi đưa ra kết luận rằng đa dạng
hóa thu nhập giúp làm giảm rủi ro phá sản và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng.
24
Cũng đồng ý với quan điểm trên Lee và cộng sự (2014) khi xem xét việc đa dạng hóa
thông qua cấu trúc tài chính của các ngân hàng tại 29 quốc gia Châu Á- Thái Bình
Dương trong giai đoạn 1995-2009 đưa ra kết luận rằng khi đa dạng hóa các các nguồn
doanh thu từ lãi, doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu khác thì lợi nhuận tăng
và rủi ro giảm, còn doanh thu từ hoa hồng và phí thì không có ý nghĩa trong việc cải
thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Baele et al. (2007) nghiên cứu và sử dụng bộ dữ liệu từ 17 quốc gia châu Âu trong giai
đoạn từ năm 1989 đến năm 2004, dữ liệu là dạng bảng không cân bằng gồm 255 ngân
hàng để xem xét lợi ích và tác hại của đa dạng hóa. Baele et al cho rằng khi ngân hàng
thực hiện mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoài hoạt động cho vay sẽ
làm tăng thu nhập ngoài lãi hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc mở rộng sang các hoạt động
phi truyền thống cũng giúp các ngân hàng tiết kiệm thêm một khoản chi phí về công
nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Từ đó đa dạng hóa giúp giảm chi phí, gia tăng lợi
nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng cũng sẽ có thêm
kênh thông tin về khách hàng nhằm hỗ trợ cho chất lượng hoạt động tín dụng hiện tại
của ngân hàng, đồng thời cũng là một kênh tiếp cận nguồn khách hàng để phát triển
mảng hoạt động mới. Kết quả này được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu khác ở các thị
trường khác nhau (Carlson 2004; Elsas et al. 2010; Gurbuz et al. 2013; Landskroner et
al. 2005).
Phan Trần Minh Hưng và Phan Nguyễn Bảo Quỳnh (2017) khi thực hiện nghiên cứu
tác động của đa dạng hóa sản phẩm đến rủi ro của 27 ngân hàng tại Việt Nam trong
giai đoạn 2006-2012 chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp giảm rủi ro cho các ngân hàng. Bài
nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay dựa trên các
mối quan hệ cho vay của mình, thực hiện cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho khách
hàng (bảo hiểm, dịch vụ thanh toán…) nhằm đa dạng hóa nguồn thu và phân tán rủi ro
cho mình.
25
Nguyễn Thị Cảnh và cộng sự (2015) đã kết luận trong nghiên cứu của mình rằng đa
dạng hóa giúp giảm rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng có tổng tài sản lớn.
Lợi ích đa dạng hóa không được tìm thấy trong danh mục các ngân hàng có tổng tài
sản nhỏ. Nghiên cứu được thực hiện trên 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong
giai đoạn từ 2005 – 2012.
2.4.2. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro ngân hàng
DeYoung et al. (2001) thực hiệc nghiên cứu tại Mỹ với bộ dữ liệu 472 ngân hàng
thương mại trong giai đoạn 1988 – 1995 thì kết luận: khi ngân hàng gia tăng thu nhập
từ hoạt động ngoài lãi thì sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ và nguồn nhân lực từ
đó gia tăng đòn bẩy hoạt động và làm rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó khi theo đuổi chiến
lước gia tăng thu nhập từ phí và hoa hồng dịch vụ sẽ dễ làm mất khách hàng hơn khiến
nguồn thu nhập của ngân hàng không ổn định. Thực vậy, khi tăng giá phí dịch vụ
khách hàng dễ thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng này sang ngân hàng khác vì
họ nhạy cảm với giá phí dịch vụ tăng. Trong khi đối với các hoạt động tín dụng truyền
thống thì khách hàng sẽ có tâm lý ngại thay đổi quan hệ tín dụng. Vì khi thay đổi quan
hệ tín dụng họ phải tạo lập mối quan hệ mới và tốn kém chi phí thông tin.
Nghiên cứu của Stiroh (2004) thực hiện nghiên cứu bộ dữ liệu tổng hợp của ngành
ngân hàng Mỹ từ năm 1970 đến 2001. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có
sự phụ thuộc lớn vào thu nhập phi lãi có liên quan đến sự biến động cao hơn của thu
nhập ngân hàng và rủi ro mất khả năng thanh toán tương đối cao hơn nhưng không có
lợi nhuận cao hơn. Điều này cho thấy rằng việc dịch chuyển luồng thu nhập sang thu
nhập phi lãi thực sự làm xấu đi mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận điển hình
của các ngân hàng. Hạn chế của nghiên cứu đó là dữ liệu được nghiên cứu trong bài
bao gồm một giai đoạn chuyển tiếp từ các hoạt động truyền thống mở rộng sang các
hoạt động phi truyền thống do đó có thể các ngân hàng vẫn trong giai đoạn đầu học
cách gặt hái lợi ích từ các hoạt động rộng lớn và đa dạng hơn.
26
Acharya et al. (2006) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chiến lược đa dạng hóa đến
rủi ro và lợi nhuận của 105 ngân hàng tại Ý trong giai đoạn 1993-1999. Nhóm tác giả
đưa ra kết luận rằng đa dạng hóa tài sản không đảm bảo tạo ra hiệu suất vượt trội hơn
và/ hoặc an toàn hơn cho các ngân hàng hay lợi nhuận và rủi ro sẽ xấu đi khi các ngân
hàng thực hiện đa dạng hóa. Trong quá trình chuyển đổi từ hoạt động truyền thống
sang hoạt động phi truyền thống sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng và phần thu nhập từ
các hoạt động phi truyền thống không đủ bù đắp cho chi phí chuyển đổi, do đó làm
giảm lợi nhuận và tăng rủi ro cho ngân hàng.
Lepetit et al. (2008) thực hiện các ước lượng để đánh giá tác động đến rủi ro khi thay
đổi cơ cấu của ngân hàng từ hoạt động trung gian truyền thống sang hoạt động tạo thu
nhập ngoài lãi của các ngân hàng ở Châu Âu giai đoạn 1996-2002. Nghiên cứu phân
tích mối liên hệ giữa rủi ro ngân hàng và mức độ đa dạng hóa thu nhập dựa trên thu
nhập ngoài lãi, thu nhập từ phí và hoa hồng, thu nhập từ thương mại. Nghiên cứu lần
đầu cho thấy các ngân hàng mở rộng các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi thể hiện rủi
ro phá sản cao hơn các ngân hàng chủ yếu cho vay. Hơn nữa, phần rủi ro tăng cao có
tương quan mạnh với thu nhập từ phí và hoa hồng hơn là thu nhập từ thương mại.
Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các ngân hàng nhỏ với tổng tài sản dưới một tỷ Euro
sẽ làm tăng rủi ro ngân hàng khi đa dạng hóa thu nhập từ phí và hoa hồng
Ceboyan và Straham (2004) thì sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Mỹ từ 1987 –
1993 để tìm ra sự đa dạng trong hoạt động ngân hàng sẽ gia tăng rủi ro và đòn bẩy tài
chính hoạt động hơn các ngân hàng tập trung vào quản lỹ rủi ro tín dụng cũng như tìm
ra cơ chế đối lập trong thanh khoản, lợi nhuận và rủi ro thanh toán đối với một ngân
hàng. Thanh khoản, khả năng chi trả, rủi ro phá sản dường như đan chéo và có mâu
thuẫn lớn. Các ngân hàng lớn liên kết với nhiều BHCs( theo Đạo luật Bank Holding
Comp any ( BHC Act) của Mỹ năm 1956 BHC là bất kỳ một công ty nào trực tiếp hay
gián tiếp sở hữu, kiểm soát hoặc có quyền biểu quyết 25% hoặc hơn của bất kỳ loại cổ
phiếu có quyền biểu quyết của một ngân hàng) thích tỷ lệ vốn thấp hơn và mức cho vay
27
cao hơn. Việc sử dụng một thị trường bán nợ bên ngoài để quản lý rủi ro tín dụng dẫn
đến kết quả là hoạt động kinh doanh khoản vay cho phép một ngân hàng nắm giữ ít
vốn hơn, đầu tư ít hơn vào các khoản vay có lãi suất thấp, tài sản thanh khoản cao,
đồng thời tăng tỷ lệ nắm giữ các khoản nợ có độ rủi ro cao hơn, thu nhập cao hơn. Mối
quan hệ giữa rủi ro và hoạt động cho vay cho thấy rằng các hoạt động có thu nhập cao,
trên thực tế sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn.
Theo Maudos (2017) phân tích xem xét tác động của cơ cấu thu nhập đối với rủi ro và
lợi nhuận của các ngân hàng châu Âu đã thay đổi trong khủng hoảng và thay đổi theo
hướng chuyên môn hóa cụ thể của từng ngân hàng. Bài nghiên cứu ước tính thu nhập
trong giai đoạn 2002 -2012 với 29,623 quan sát, sử dụng dữ liệu các ngân hàng châu
Âu. Nghiên cứu cũng kiểm tra xem có sự khác biệt giữa các ngân hàng đầu tư và các
ngân hàng chuyên sâu trong hoạt động trung gian tài chính về hiệu quả của cơ cấu thu
nhập đối với rủi ro và lợi nhuận. Kết quả cho thấy sự gia tăng tỷ trọng thu nhập ngoài
lãi có tương quan âm đến lợi nhuận,mặc dù kết quả này chỉ có ý nghĩa trong cuộc
khủng hoảng. Tuy nhiên, phân tích tác động đến từng loại hình kinh doanh ngân hàng
riêng biệt, các ngân hàng bán lẻ là có tương quan âm và đáng kể, nhưng không đáng kể
trong trường hợp các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn. Tăng tỷ trọng
của thu nhập ngoài lãi dẫn đến tăng rủi ro, mặc dù mức ảnh hưởng này giảm bớt trong
cuộc khủng hoảng. Nói chung, kết quả cho thấy sức mạnh thị trường ảnh hưởng theo
hướng có lợi đến ổn định tài chính. Kết quả cho thấy các ngân hàng có cơ cấu thu nhập
đa dạng có lợi ít hơn. Ngoài ra, các ngân hàng có vốn hóa thị trường có xu hướng thu
được lợi nhuận cao hơn mặc dù hiệu quả về quy mô cũng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc
khủng hoảng. Tác động tiêu cực của cơ cấu thu nhập vẫn xảy ra trong trường hợp cả
hai ngân hàng có cơ cấu thu nhập truyền thống hơn (với một phần thu nhập lãi) và các
ngân hàng có phần thu nhập ngoài lãi. Về mặt lợi nhuận, cơ cấu thu nhập không ảnh
hưởng trong gia đoạn mở rộng, nhưng trở nên quan trọng trong thời kỳ suy thoái, khi
trung gian tài chính truyền thống giúp làm dịu hơn tác động của cuộc khủng hoảng lên
28
lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này có thể là do ảnh hưởng tiêu cực đến từ cuộc khủng
hoảng đối với các hoạt động này( phí và hoa hồng, cổ tức, thu nhập từ kinh doanh, lợi
nhuận vốn …) Xét về ảnh hưởng đến rủi ro, các ngân hàng có cơ cấu thu nhập đa dạng
hơn có rủi ro cao hơn và có xác suất phá sản cao hơn. Và tác động này càng lớn hơn
khi mở rộng dữ liệu năm. Các ngân hàng có vốn hóa lớn hơn với tỷ lệ cho vay lớn hơn
trong bảng cân đối tài sản của họ có nhiều rủi ro hơn. Trong trường hợp của các ngân
hàng có phần lớn hơn thu nhập từ lãi lớn hơn, đa dạng hóa nguồn thu không có ảnh
hưởng đến khả năng mất khả năng thanh toán mặc dù nó làm tăng lợi nhuận điều chỉnh
rủi ro nhưng chỉ trong giai đoạn mở rộng, vì nó đã giảm trong cuộc khủng hoảng. trong
trường hợp các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, tác động của sự gia
tăng thu nhập phi truyền thống khác nhau như vậy trong thời gian khủng hoảng ngân
hàng có thu nhập đa dạng hơn sẽ có khả năng mất khả năng thanh toán.
Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp ước lượng hồi
quy dữ liệu bảng không cân bằng với mẫu 37 NHTM Việt Nam gia đoạn 2006-2013.
Đối với các biến đo lường lợi nhuận nghiên cứu sử dụng hồi quy FEM, GMM và hồi
quy REM, GMM cho các biến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Kết quả nghiên cứu của
nhóm tác giả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa thì lợi nhuận càng cao nhưng
lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm tương ứng rủi ro tăng. Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa
xem xét đến sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình.
Như vậy có một sự không thống nhất giữa các tài liệu nghiên cứu về những lợi ích của
việc đa dạng hóa. Ngay cả khi thực hiện nghiên cứu tại cùng một nền kinh tế hoặc các
nền kinh tế khác nhau. Và những nghiên cứu tại Việt Nam cũng đưa ra những kết quả
mâu thuẫn. Điều này có thể là do các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tại những
thời điểm khác nhau do đó kết quả bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm của môi trường
kinh tế vĩ mô, hoặc những nền kinh tế khác nhau có những đặc điểm riêng khác nhau
dẫn đến kết quả khác nhau. Do đó nghiên cứu này tiến hành nhằm kiểm chứng lại
những nghiên cứu trước tại một giai đoạn kinh tế khá ổn định (2010 -2017) của Việt
29
Nam để trả lời cho câu hỏi liệu đa dạng hóa có làm giảm rủi ro cho các ngân hàng hay
không? Tuy nhiên, không như các nghiên cứu trước đó, bài nghiên cứu này mở rộng
vấn đề bằng cách kiểm tra tác động của hai loại hình đa dạng hóa khác nhau bao gồm
đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương này tác giả trình bày tổng quan lý thuyết về đa dạng hóa và rủi ro, cũng
như các quan điểm còn chưa được thống nhất về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi
ro. Từ những lý thuyết trên tác giả đưa ra các giả thuyết cho bài nghiên cứu của mình.
Tác giả cũng trình bày một số các nghiên cứu thực nghiệm trước đó trên thế giới và tại
Việt Nam để thấy rõ hơn bức tranh tương quan về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi
ro.
30
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của 30 ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017. Thông tin cần thiết cho
nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thường
niên, bảng cáo bạch, thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng. Dữ liệu trong
bài là dữ liệu bảng không cân bằng nhưng để đảm bảo tính tổng quát cũng như không
ảnh hưởng nhiều tới kết quả của mẫu nghiên cứu những ngân hàng có số liệu dưới năm
năm sẽ không được đưa vào mẫu; những ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100%vốn
nước ngoài cũng không được đưa vào mẫu nghiên cứu do những ngân hàng này có
chiến lược đầu tư và quản lý rất khác so với ngân hàng trong nước; ngân hàng thương
mại nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng hợp tác xã cũng sẽ không
được đưa vào mẫu do các ngân hàng này có đặc thù hoạt động riêng không giống với
những ngân hàng khác. Do đó dữ liệu trong bài nghiên cứu chỉ bao gồm 30 ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện tác giả đưa ra. Dữ liệu
không bao gồm ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (do có quá ít số liệu), 4 ngân
hàng thương mại nhà nước (Agribank, GP Bank, Ocean Bank, CB), ngân hàng chính
sách xã hội Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, 9 ngân hàng 100% vốn nước
ngoài, 4 ngân hàng liên doanh. Trong ba mươi ngân hàng có hai mươi tám ngân hàng
có đầy đủ dữ liệu trong tám năm (từ năm 2010 đến năm 2018), một ngân hàng có dữ
liệu trong năm năm và một ngân hàng có dữ liệu trong sáu năm. Dữ liệu có cấu trúc dữ
liệu bảng. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng với dữ liệu bảng không cân
bằng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng với dữ liệu
dạng bảng không cân bằng, kết hợp dữ liệu theo chuỗi thời gian với các đơn vị chéo
không có cùng số quan sát theo thời gian. Dữ liệu bảng ngày càng được sử dụng rộng
31
rãi trong các nghiên cứu kinh tế vì loại dữ liệu này làm tăng kích thước mẫu một cách
đáng kể và phần nào khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến, chứa đựng nhiều thông
tin hơn, đa dạng hơn các dữ liệu khác, đồng thời nghiên cứu được sự khác biệt giữa các
đơn vị chéo.
Như chúng ta đã biết, có 4 phương pháp thông thường trong việc xử lý bộ dữ liệu bảng
là: (1) Mô hình Pooled OLS, (2) Mô hình tác động cố định (FEM), (3) Mô hình tác
động ngẫu nhiên (REM), (4) Hồi quy với biến công cụ Instrumental. Và không phải là
đơn giản để kết luận phương pháp tối ưu:
- Mặc dù hồi quy Pooled OLS chứa nhiều lỗi cần chỉnh sửa, nhưng nó là phương pháp
hồi quy được sử dụng rộng rãi, đơn giản cho toán kinh tế và có nhiều phương pháp kỹ
thuật khác nhau để loại bỏ lỗi.
- Trong khi đó sử dụng REM có thể dẫn đến ước tính không phù hợp do vấn đề nội
sinh.
- FEM và GMM (một trong những phương pháp ước tính sử dụng các biến công cụ) là
một lựa chọn tối ưu khi muốn giải quyết vấn đề nội sinh và đưa ra các ước tính phù
hợp.
- Phương pháp hồi quy GLS (Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát) là một
lựa chọn tối ưu được sử dụng để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai
thay đổi trong mô hình.
Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành hồi quy theo các phương pháp hồi quy OLS,
mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
(REM), hồi quy theo phương pháp GLS để giải quyết các biến bị hiện tượng phương
sai thay đổi, tự tương quan và đa cộng tuyến (nếu có). Sau khi chạy các mô hình hồi
quy trên, tác giả sẽ tiến hành thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp
nhất cho bài nghiên cứu như:
 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
32
 Kiểm định Haus-man
 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi
3.3. Mô hình nghiên cứu
Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đa dạng hóa thu nhập tác động đến lợi nhuận
và rủi ro của ngân hàng. Nghiên cứu của Sanya & Wolfe (2011) thực hiện dựa trên bộ
dữ liệu của 226 ngân hàng niêm yết trên 11 quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Việt Nam
cũng là một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển và được xếp vào nước có
nền kinh tế mới nổi. Do đó, mô hình nghiên cứu cũng như một số biến nghiên cứu là
phù hợp với nền kinh tế ở Việt Nam. Tương tự như nghiên cứu của Sanya & Wolfe
(2011), luận văn này tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro của
ngân hàng thương mại đồng thời lựa chọn và thay đổi một số biến cho phù hợp với
điều kiện kinh tế Việt Nam thông qua mô hình nghiên cứu được xây dựng tổng quát
như sau:
Zi,t = α0 + α1*DIV_REVi,t + α2*DIV_ASSi,t + α3 * SIZEi,t + α4 * SH_LOANi,t + α5 *
LLPi,t + α6 * EQUITYi,t + α7 + α8 * ASSET_GROi,t + εi
3.4. Mô tả và đo lường các biến
3.4.1. Biến phụ thuộc (Z - đo lường rủi ro)
Cho đến thời điểm hiện tại, Z-score của Roy (1952) được xem là một chỉ số về dự báo
khả năng phá sản của ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước. Chỉ
số Z-Score cao hơn cho thấy khả năng phá sản thấp hơn (Lepetit và cộng sự 2014)
Z − score =
ROA + E_A
✿
ROA
trong đó:
- ROA là khả năng sinh lời của ngân hàng dựa trên tài sản. Công thức tính ROA như
sau:
ROA =
Lợi nhuận trước thuế
Tổng tài sản
33
- E_A được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân
hàng, trong đó E đại diện cho vốn chủ sở hữu và A đại diện cho tổng tài sản của ngân
hàng vào cuối năm tài chính. E_A được tính theo công thức như sau:
E_A =
Vốn Chủ sở hữu
Tổng tài sản
- ✿
ROA là độ lệch chuẩn của ROA, biểu thị độ lệch chuẩn tương ứng với lợi nhuận
trên tài sản trong giai đoạn nghiên cứu.
3.4.2. Biến độc lập (DIV- đo lường đa dạng hóa)
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện đo lường đa dạng hóa của ngân hàng
thông qua đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản. Đa dạng hóa được đo lường
dựa trên Herfindhal cơ bản. HHI dựa trên tổng số doanh nghiệp và quy mô của từng
doanh nghiệp trong ngành và được đo bằng bình phương kích thước trung bình của mỗi
doanh nghiệp trong ngành. HHI rất thiết thực và được sử dụng rộng rãi để đo lường
khả năng cạnh tranh trong một ngành hoặc thị trường cụ thể.
Để đo mức độ đa dạng hóa thu nhập, trước hết cần xác định có hai thành phần chính
của mạng lưới thu nhập hoạt động của ngân hàng là thu nhập ngoài
lãi và thu nhập từ lãi, bên cạnh đó nhằm giải thích đặc điểm các nguồn thu nhập có
thể âm và dễ dàng trong việc giải thích ý nghĩa chỉ số nên theo nghiên cứu của
Stiroh KJ và cộng sự (2006), Chiorazzo và cộng sự (2008) đã sử dụng chỉ số DIV
để đo lường biến đa dạng hóa thu nhập. Sự đa dạng hóa giữa hai loại thu nhập chính
của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi (NET) và thu nhập ngoài lãi (NON) được đo
lường bởi chỉ số DIVrev (Disversification revenue), chỉ số đa dạng hóa thu nhập như
sau:
DIVrev = 1-(SH2
Net + SH2
Non)
Trong đó: SHNet= Net/(Net + Non)= TN lãi/ Tổng thu nhập, SHNon = Non/( Net +
Non)= TN phi lãi/ Tổng thu nhập, khi ngân hàng tập trung hoàn thì chỉ số DIVrev bằng
0 và nếu đa dạng hóa hoàn toàn thì chỉ số này bằng 0,5.
34
- NON là thu nhập ngoài lãi, được tính bằng tổng thu nhập từ phí, hoa hồng và các
khoản thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán
kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua
cổ phần.
- NET là thu nhập từ lãi, được đo lường bằng thu nhập từ lãi thuần.
Tương tự, đa dạng hóa tài sản được đo lường bằng chỉ số DIVAss ( Disversification
Asset) như sau
DIVAss = 1-( SH2
Loans + SH2
Eoa)
Trong đó: SHLoans = Loans/(Loans + Eoa)= Dư nợ/ Tổng tài sản, SHEoa = Eoa/(Loans +
Eoa)= Tài sản phi tín dụng/ Tổng tài sản, chỉ số DIVass bằng 0 khi tập trung hoàn toàn
và bằng 0,5 khi đa dạng hóa hoàn toàn
- OEA là giá trị của các tài sản sinh lãi khác ngoài hoạt động cho vay
- LOANS là giá trị của các khoản vay (dư nợ)
3.4.3. Biến kiểm soát
Một số biến kiểm soát được đưa vào để phản ánh các lựa chọn và đặc điểm có thể ảnh
hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng. Các biến này thường được sử dụng trong
các nghiên cứu về đa dạng hóa như (Hughes và cộng sự (1996), DeYoung và Roland
(2001), DeYoung và Rice (2004), Stiroh và Rumble (2006) và Mercieca et al. (2007)) .
Mục tiêu chính của đưa các biến này vào mô hình là đảm bảo rằng bất kỳ tác động độc
lập tiềm năng nào đến rủi ro phá sản mà không ảnh hưởng đến các mối quan hệ chính
đang được nghiên cứu. Một mô tả ngắn gọn cũng như lý do để đưa các biến vào mô
hình được trình bày như sau:
Thứ nhất, SIZEi,t (logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng (i) trong năm (t)):
Thực tế rằng các ngân hàng lớn hơn có tình hình ổn định hơn đặc biệt là rủi ro phá sản
có xu hướng ngược chiều với quy mô tài sản của ngân hàng (Baele et al. 2007). Các
ngân hàng lớn hơn cũng có thể có cơ hội đa dạng hóa tốt hơn và do đó ít biến động thu
nhập từ việc tìm kiếm cơ hội trong các thị trường mới (Demsetz và Strahan (1997)).
35
Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng biến SIZE có tác động ngược chiều với biến rủi
ro.
Thứ hai, EQUITYi,t (tỷ lệ giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân
hàng (i) trong năm (t)): Biến này giúp kiểm soát mối quan hệ giữa rủi ro phá sản của
ngân hàng và mức độ vốn hóa của ngân hàng. Theo Lehar (2005) vốn chủ sở hữu là
một hàng rào bảo vệ ngân hàng trước các cú sốc lớn khi giá trị tài sản giảm. Hầu hết
vốn chủ sở hữu được dùng vào việc đầu tư các tài sản cố định nhưng trong trường hợp
cần thiết nó cũng được dùng để xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán của các ngân
hàng. Chỉ số này cũng đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, các ngân
hàng lo ngại rủi ro sẽ tích lũy vốn chủ sở nhiều và tỷ lệ này sẽ cao, ngược lại các ngân
hàng ưa thích rủi ro thì tỷ lệ này sẽ thấp. Tác giả kỳ vọng biến EQUITY có tác động
ngược chiều với biến rủi ro trong nghiên cứu này.
Thứ ba, SH_LOANi,t (tỷ lệ của tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (i)
trong năm (t)): Biến này nắm bắt tỷ lệ các hoạt động cho vay của ngân hàng, từ đó có
thể kiểm tra chiến lược cho vay của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro như thế nào. Nếu
tỷ lệ này cao có nghĩa là ngân hàng tập trung vào mục đích cho vay nhiều hơn và
ngược lại tỷ lệ này thấp nghĩa là ngân hàng đang đa dạng hóa tài sản của mình. Hoạt
động tín dụng là hoạt động ẩn chưa rất nhiều rủi ro do đó nếu tỷ lệ này cao nghĩa là
ngân hàng phải đối diện với rủi ro cao hơn. Tác giả kỳ vọng trong nghiên cứu của mình
biến SH_LOAN sẽ đồng biến với biến rủi ro.
Thứ tư, ASSET_GROi, t là chỉ số đo lường mức độ tăng trưởng tài sản của ngân hàng i
trong năm t, được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng giá trị tổng tài sản của năm hiện hành so
với năm liền trước đó. Asset_gro được đưa vào để kiểm soát các chiến lược mở rộng
quy mô nhanh chóng có tác động như thế nào đến nguy cơ phá sản của ngân hàng (Lee
et al. 2014; Sanya & Wolfe 2011). Các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tài sản cao có
nghĩa là quy mô tài sản ngày càng tăng, khả năng chống đỡ rủi ro cũng sẽ cao hơn. Do
đó tác giả kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến với rủi ro trong nghiên cứu này.
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABankGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABankDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012BUG Corporation
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...vietlod.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...nataliej4
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
200 đề tài luận văn chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
 
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOTLuận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
Luận văn: Huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Công thương, HOT
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABankGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng SeABank
 
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
Thực trạng xuất khẩu nông sản ở Việt Nam 2012
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Quan hệ giữa chi phí đại diện và vốn của các công ty phi tài chính
Quan hệ giữa chi phí đại diện và vốn của các công ty phi tài chínhQuan hệ giữa chi phí đại diện và vốn của các công ty phi tài chính
Quan hệ giữa chi phí đại diện và vốn của các công ty phi tài chính
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng VietinbankĐề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Vietinbank
 
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
Luận Văn Nghiên Cứu Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Internet Ba...
 
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ SMART BANKING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ P...
 
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂMBài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
Bài mẫu Tiểu luận về Ngân hàng thương mại 9 ĐIỂM
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
 
Giay xac nhan thuc tap tot nghiep
Giay xac nhan thuc tap tot nghiepGiay xac nhan thuc tap tot nghiep
Giay xac nhan thuc tap tot nghiep
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư tại ngâ...
 
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbankBáo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
Báo cáo thực tập Tài chính ngân hàng tại eximbank
 
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAYBài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
Bài mẫu tiểu luận về rủi ro tỷ giá, HAY
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng VietcombankĐề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
Đề tài: Giải pháp nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng Vietcombank
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Lệ Thu Nhập Lãi Thuần Của Các Ngân Hàng.doc
 
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCMThực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
Thực trạng cho vay tiêu dùng tại VPbank, NH Việt Nam Thịnh vương - HCM
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnLuận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh NghiệpLuận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
Luận Văn Tác Động Của Vốn Luân Chuyển Và Khả Năng Sinh Lợi Của Các Doanh Nghiệp
 
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
Luận Văn Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Khả Năng Sinh Lời Của Các Ngân Hàng...
 
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ PhiếuLuận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
Luận Văn Tác Động Của Lạm Phát Đến Hoạt Động Đầu Tư Cổ Phiếu
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu CơLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Mua Thực Phẩm Hữu Cơ
 
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
Đề tài luận văn 2024 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Vận tả...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...Đề Tài Khóa luận 2024  Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
Đề Tài Khóa luận 2024 Tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh l...
 
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách SạnLuận Văn  Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
Luận Văn Sự Gắn Kết Với Tổ Chức Của Cán Bộ Nhân Viên Nhà Hàng Khách Sạn
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Mối Quan Hệ Giữa Lãnh Đạo Tạo Sự Thay Đổi, Sự Sáng Tạo Và Kết Quả Công Việc C...
Mối Quan Hệ Giữa Lãnh Đạo Tạo Sự Thay Đổi, Sự Sáng Tạo Và Kết Quả Công Việc C...Mối Quan Hệ Giữa Lãnh Đạo Tạo Sự Thay Đổi, Sự Sáng Tạo Và Kết Quả Công Việc C...
Mối Quan Hệ Giữa Lãnh Đạo Tạo Sự Thay Đổi, Sự Sáng Tạo Và Kết Quả Công Việc C...
 
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân HàngỨng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
Ứng Dụng Mô Hình Dea Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Ngân Hàng
 
Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm
Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềmYếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm
Yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành dự án phần mềm
 
Tác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợ
Tác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợTác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợ
Tác động của chất lượng dịch vụ đến ý định tham gia Hội chợ
 
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 

More from Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com (20)

Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu HạnVấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Vấn Đề Pháp Lí Về Chuyển Nhượng Vốn Góp Ở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
 
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt MayTiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
Tiểu Luận Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ngành Dệt May
 
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
Luận Văn Tình Hình Cho Vay Vốn Đối Với Hộ Sản Xuất Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp ...
 
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
Luận Văn Phân Tích Rủi Ro Tín Dụng Và Một Số Biện Pháp Phòng Ngừa Rủi Ro Tín ...
 
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá VinasaLuận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
Luận Văn Phân Tích Doanh Thu Và Lợi Nhuận Của Công Ty Thuốc Lá Vinasa
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Dân Đối V...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách SạnLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Tại Khách Sạn
 
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu TưLuận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
Luận Văn Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư
 
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển VọngKhoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
Khoá Luận Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam- Thực Trạng Và Triển Vọng
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
Khoá Luận Pháp Luật Về Xử Lý Tài Sản Bảo Đảm Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thươ...
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương MạiKhoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
Khoá Luận Pháp Luật Về Phạt Vi Phạm Trong Hợp Đồng Lĩnh Vực Thương Mại
 
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước NgoàiKhoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
Khoá Luận Pháp Luật Đưa Người Lao Động Có Thời Hạn Tại Nước Ngoài
 
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
Khoá Luận Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hoạt Động Marketing Mix Tại Công Ty Chiếu...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây DựngHoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Sự Tại Công Ty Xây Dựng
 
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt NamChuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Chuyên Đề Quyền Thừa Kế Của Con Nuôi Theo Quy Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
 
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
Chuyên Đề Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu Công Ty Dưới Góc Độ Nhà Đầu Tư Chiến...
 
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du LịchChuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
Chuyên Đề Hoạt Động Quảng Cáo Tại Công Ty Du Lịch
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Tài Chính Dự Án Đầu Tư Tại Ngân Hàng ...
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 

Recently uploaded

NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxsongtoan982017
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP – GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN HUYỆN LẬP THẠC...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tại Việt Nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TOÀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Trangluanvan.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0934.536.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TOÀN TÁC ĐỘNG CỦA ĐA DẠNG HÓA ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành:Tài chính-Ngân hàng (Ngân hàng) Mã số 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM PHÚ QUỐC TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người cam đoan Nguyễn Thị Toàn
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT – ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của nghiên cứu .........................................................................4 1.7. Kết cấu của đề tài......................................................................................................................4 TÓM TẮT CHƯƠNG 1..........................................................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................................................7 2.1 Lý thuyết về đa dạng hóa trong kinh doanh ngân hàng.............................................................7 2.1.1. Lý thuyết về đa dạng hóa ..................................................................................................7 2.1.2. Đo lường đa dạng hóa .....................................................................................................10 2.2. Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng.......................................................................10 2.2.1. Khái niệm........................................................................................................................10 2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt đông ngân hàng ......................................................................11 2.2.2.1. Rủi ro tín dụng ............................................................................................................11 2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản......................................................................................................13 2.2.2.3. Rủi ro lãi suất ..............................................................................................................14 2.2.2.4. Rủi ro phá sản ngân hàng............................................................................................15 2.3. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro..................................................................................16 2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu....................................................23 2.4.1. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng ......23 2.4.2. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro ngân hàng ..................25 TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................................................29 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................30
  • 5. 3.1. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................................................30 3.2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................30 3.3. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................................32 3.4. Mô tả và đo lường các biến.....................................................................................................32 3.4.1. Biến phụ thuộc (Z - đo lường rủi ro).....................................................................................32 3.4.2. Biến độc lập (DIV- đo lường đa dạng hóa)...........................................................................33 3.4.3. Biến kiểm soát.......................................................................................................................34 TÓM TẮT CHƯƠNG 3........................................................................................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ....................................................................................................39 4.1. Kết quả thống kê mô tả các biến .............................................................................................39 4.2. Phân tích tương quan...............................................................................................................39 4.3. Kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu.....................................................................................40 4.3.1. Kết quả hồi quy của mô hình Pooled OLS......................................................................40 4.3.2. Kết quả hồi quy của mô hình Fix Effect Model..............................................................41 4.3.3. Kết quả hồi quy của mô hình Random Effect Model......................................................42 4.3.4. So sánh và lựa chọn các mô hình hồi quy OLS, FEM, REM:.........................................43 4.4. Kiểm định các giả định của mô hình hồi quy..........................................................................44 4.4.1. Hiện tượng phương sai thay đổi......................................................................................44 4.4.2. Hiện tượng tự tương quan ...............................................................................................46 4.5. Kết quả hồi quy ước lượng......................................................................................................46 4.5.1. Kết quả hồi quy bằng mô hình GLS................................................................................46 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................................................48 TÓM TẮT CHƯƠNG 4........................................................................................................................51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ....................................................................................................................52 5.1. Tóm tắt kết quả chính và trả lời câu hỏi nghiên cứu...............................................................52 5.2. Khuyến nghị đối với các nhà quản trị ngân hàng....................................................................53 5.3. Đề xuất biện pháp đa dạng hóa hoạt động ngân hàng.............................................................53 5.4. Hạn chế của đề tài ...................................................................................................................55 5.5. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................................56 TÓM TẮT CHƯƠNG 5........................................................................................................................57
  • 6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt BHC: Bank Holding Company Đạo luật Bank Holding Company GLBA: Graham Leach Bliley Đạo luật Graham Leach Bliley GLS: Generalized Least-Squares Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát GMM: Generalised Method of Moments Phương pháp GMM FEM: Fixed Effects Model Mô hình hồi quy ước lượng tác động cố định OLS: Ordinary Least-Squares Phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất REM: Random Effects Model Mô hình hồi quy ước lượng tác động ngẫu nhiên
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả cách đo lường các biến được sử dụng trong mô hình Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả các biến Bảng 4.2: Bảng phân tích tương quan giữa các biến Bảng 4.3: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp OLS Bảng 4.4: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp FEM Bảng 4.5: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp REM Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Hausman Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Breusch-Pagan Multiplier Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Woolrigde Bảng 4.10: Kết quả hồi quy biến rủi ro theo phương pháp GLS
  • 8. Tóm tắt: Vấn đề giảm rủi ro trong hoạt động luôn là một chủ đề quan trọng đối với từng ngân hàng, cũng như các cơ quan quản lý và giám sát của họ. Do đó, những biện pháp để giảm rủi ro luôn được các ngân hàng chú trọng và đa dạng hóa hoạt động hiện đang là một biện pháp được quan tâm bởi các ngân hàng với suy luận rằng đa dạng hóa giúp giảm rủi ro và làm lợi nhuận tăng thêm. Tuy nhiên, theo các bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm, mối quan hệ giữa các hoạt động đa dạng hóa và rủi ro của các ngân hàng hiện tại vẫn là một đề tài nghiên cứu đưa ra các kết quả chưa thống nhất dù các nghiên cứu được thực hiện trong cùng nền kinh tế thì kết quả đưa ra vẫn có sự khác nhau. Do đó tác giả thực hiện nghiên cứu này để kiểm định lại mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro tại các ngân hàng Việt Nam. Trong nghiên cứu này tác giả thực hiện nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2018. Nghiên cứu sử dụng hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng của 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ngân hàng càng thực hiện các hoạt động đa dạng hóa (bao gồm đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản) thì rủi ro càng giảm. Như vậy, các ngân hàng tại Việt Nam nên đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ của mình sẽ giúp giảm thiểu rủi ro nhiều hơn. Từ khóa: đa dạng hóa, đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, rủi ro phá sản…
  • 9. Abstract: The issue of risk reduction in operations is always an important topic for each bank, as well as their supervisory and regulatory agencies. Therefore, measures to reduce risks which are always focused by banks and diversify activities are currently a measure of interest to banks with the inference that diversification helps reduce risks and increase profits. However, according to empirical evidence, the relationship between diversification activities and risks of existing banks is still a research topic that produces inconsistent results even though the studies are conducted. Currently, in the same economy, the results are still different. The author therefore conducted a study to retest the relationship between diversification and risk in Vietnamese banks. The paper examines the relationship between diversification and risks of joint stock commercial banks in Vietnam from 2010-2018. Study on regression of unbalanced table data of 30 joint stock commercial banks in Vietnam. The results of the study indicate that the more diversified the bank (including income and asset diversification), the lower its risk. As such, banks in Vietnam should step up diversifying their service activities to help minimize risks. Keywords: diversification, diversification revenue, diversification asset, bankruptcy risk…
  • 10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong hơn một thập kỷ vừa qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thay đổi đáng kể. Các ngân hàng yếu kém đã được sáp nhập vào các ngân hàng mạnh để cải thiện chất lượng của hệ thống ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào ngành ngân hàng. Các ngân hàng lớn và lành mạnh được khuyến khích mạnh mẽ để tìm kiếm và phát triển các dịch vụ ngân hàng phổ thông để trở thành trụ cột trong ngành ngân hàng, phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế. Sự sáp nhập, hợp nhất và tham gia của nhiều loại hình ngân hàng khác nhau đã tạo ra một làn sóng áp lực cạnh tranh mới và góp phần tái cơ cấu ngành ngân hàng. Từ việc chuyên kinh doanh các hoạt động tín dụng thì nay các ngân hàng đã bắt đầu có xu hướng thay đổi chuyển sang các hoạt động phi truyền thống nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro cũng như tìm kiếm cơ hội mới cho chính mình. Tiền gửi và cho vay không còn là hoạt động duy nhất tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng mà các dịch vụ mới đặc biệt là dịch vụ tư vấn và đầu tư đã mở ra một xu hướng kinh doanh sáng tạo dựa trên tính chuyên nghiệp của nhân viên và một mạng lưới chuyên sâu. Sự đổi mới trong công nghệ giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc giúp các ngân hàng có nhiều thời gian hơn trong việc nghiên cứu và triển khai các dịch vụ và cơ sở mới. Hơn nữa, việc tăng cường cạnh tranh trong hoạt động tín dụng giữa các ngân hàng trong nước và thậm chí là các ngân hàng quốc tế buộc các ngân hàng phải chuyển sang một chiến lược mới để tìm kiếm thu nhập. Một trong những xu hướng thay đổi trong quá trình tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn hội
  • 11. 2 nhập sâu rộng kinh tế quốc tế hiện nay là đa dạng hóa hoạt động, phát triển các dịch vụ ngân hàng tiện ích và hiện đại, tăng quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng trong tổng thu nhập. Xu hướng này phù hợp với hoạt động ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo các ngân hàng thương mại phát triển bền vững. Đối với hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thu nhập lãi vẫn là nguồn thu chiếm ưu thế trong cơ cấu thu nhập của toàn ngành, tuy nhiên nó đang có xu hướng giảm dần trong những năm gần đây thay vào đó thu nhập phi lãi có xu hướng tăng lên theo các năm từ 18% năm 2015 lên 2015 vào năm 2016 và năm 2017 là 23%. Tuy nhiên đây vẫn là 1 con số khá thấp so với các nước trong khu vực như Philipines, Myammar và Singapore thì tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lên tới 35% - 40%. Điều này cho thấy rằng, hoạt động phi truyền thống vẫn là một hoạt động nhiều tiềm năng đối với các NHTM tại Việt Nam. Một số nghiên cứu gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đa dạng hóa ngân hàng. Quan điểm truyền thống trong lĩnh vực ngân hàng là các nguồn thu từ hoạt động ngoài lãi thường ổn định hơn thu nhập từ lãi vay nên rủi ro của ngân hàng sẽ giảm xuống khi thực hiện đa dạng hóa (DeYoung and Roland, 2011), tương tự Sanya and Wolfe (2011) đã chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp các ngân hàng tăng lợi nhuận và giảm rủi ro. Tuy nhiên, trên thế giới cũng có nhiều quan điểm không ủng hộ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của các ngân hàng, họ cho rằng chi phí cao trong việc đa dạng hóa sản phẩm làm gia tăng rủi ro và giảm lợi nhuận khi các ngân hàng thực hiện lấn sân sang những hoạt động không chuyên của mình, hay đa dạng hóa sản phẩm sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng do phải quản lý nhiều lĩnh vực hoạt động( Gamra and Plihon, 2011), Stiroh
  • 12. 3 (2006) cũng chỉ ra rằng sự phụ thuộc lớn hơn vào thu nhập phi lãi dẫn đến biến động cao hơn cho thu nhập của ngân hàng và rủi ro cao hơn nhưng lợi nhuận lại không cao hơn. Các nghiên cứu trên cho thấy rằng đa dạng hóa có hai mặt lợi thế và bất lợi . Một số nghiên cứu tại Việt Nam cũng chưa đưa ra được một bức tranh nhất quán về tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng. Do đó, tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các NHTMCP tại Việt Nam” để xem xét đa dạng hóa có tác động như thế nào đến rủi ro ngân hàng, cũng như thêm bằng chứng thực nghiệm để từ đó đưa ra và giúp các nhà quản trị ngân hàng lựa chọn những chiến lược đa dạng hóa phù hợp với đặc điểm, năng lực và mức độ rủi ro của từng ngân hàng 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Xác định sự tác động và mức độ tác động của đa dạng hóa đến rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018. - Mục tiêu cụ thể: + Tác động của đa dạng hóa tài sản đến rủi ro của các ngân hàng TMCP. + Tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro của các ngân hàng TMCP. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để trả lời cho mục tiêu nghiên cứu tác sẽ sẽ lần lượt trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Đa dạng hóa tài sản có tác động giúp giảm rủi ro hay làm tăng thêm rủi ro cho các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam? - Đa dạng hóa thu nhập có tác động giúp giảm rủi ro hay làm tăng thêm rủi ro cho các ngân hàng cổ phần tại Việt Nam? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là đa dạng hóa ngân hàng (bao gồm đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa thu nhập) và rủi ro của các NHTMCP tại Việt Nam.
  • 13. 4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 30 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2010- 2018, trong đó không bao gồm các NHTM nhà nước, ngân hàng liên doanh, ngân hàng chính sách, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và NHTMCP Việt Nam Thương Tín (Theo danh sách đính kèm tại Phụ lục 1) 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng là phương pháp định lượng, sử dụng hồi quy dữ liệu bảng để phân tích tác động của 8 yếu tố đến rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tác giả sử dụng phần mềm Stata 12.0 để kiểm định và lựa chọn mô hình phù hợp với bộ dữ liệu mà tác giả thu thập được. Đầu tiên, tác giả thực hiện hồi quy dữ liệu bảng theo 3 phương pháp phổ biến hiện nay là OLS, FEM, REM. Sau đó sử dụng các kiểm định để tìm ra mô hình phù hợp nhất. Tiếp theo, tác giả thực hiện kiểm định các lỗi trong mô hình như phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến và tiến hành sửa chữa những lỗi này (nếu xảy ra lỗi) để tìm ra mô hình tốt nhất và phù hợp nhất với bộ dữ liệu. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý thuyết đa dạng hóa ngân hàng giữa tình hình có những kết luận trái ngược nhau trong các nghiên cứu. Những thông tin hữu ích về đa dạng hóa ảnh hưởng đến rủi ro ngân hàng được tác giả đưa ra, phân tích và kiểm chứng thông qua các mô hình hồi quy dữ liệu. Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu này, các nhà quả trị ngân hàng có thêm một nguồn tham khảo để đưa ra những chiến lược phát triển hợp lý cho ngân hàng mình sao cho có thể hạn chế tối đa rủi ro. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài được kết cấu thành 5 chương với các nội dung như sau:
  • 14. 5 Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Trong nội dung chương này tác giả nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn mà đề tài đóng góp. Chương 2: Cơ sở lý thuyết : Chương này bao gồm phần lý thuyết về đa dạng hóa, lý thuyết về rủi ro từ đó nhận định mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro, đưa ra tổng quan về các nghiên cứu trước đây. Chương 3: Mô hình nghiên cứu: Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu, dữ liệu cho nghiên cứu từ đó mô tả và đo lường các biến cần nghiên cứu, cuối cùng là phương pháp để thực hiện nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Kết quả hồi quy nghiên cứu nêu lên các phương pháp hồi quy và các kiểm định mà tác giả sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc từ đó lựa chọn ra mô hình hồi quy tối ưu. Từ kết quả cuối cùng tác giả trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kết luận giả thuyết nghiên cứu phù hợp với bộ dữ liệu của mình. Chương 5: Kết luận: Trong chương này tác giả kết luận về kết quả nghiên, đóng góp của đề tài đồng thời cũng nêu lên những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
  • 15. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đưa ra cái nhìn khái quát chung cho bài nghiên cứu, nêu lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và các phương pháp tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu. Tác giả cũng đưa ra kết cấu chung của bài nghiên cứu để đọc giả dễ dàng hình dung được kết cấu và ý tưởng của đề tài.
  • 16. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về đa dạng hóa trong kinh doanh ngân hàng 2.1.1. Lý thuyết về đa dạng hóa Đa dạng hóa là một chiến lược đầu tư được thiết kế nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách kết hợp một loạt các khoản đầu tư khác nhau. Việc kết hợp này tạo ra một danh mục đầu tư theo nhiều hướng và không có khả năng tất cả các khoản đầu tư di chuyển theo cùng một hướng (Sanya & Wolfe 2011). Mục tiêu đa dạng hóa trong lý thuyết danh mục đầu tư là giảm rủi ro trong danh mục đầu tư. Theo Ansoff, I. (1957): “thuật ngữ đa dạng hóa thường được gắn liền với sự thay đổi những đặc điểm dòng sản phẩm của công ty hoặc thị trường, trái ngược với sự thâm nhập thị trường, phát triển thị trường hay phát triển sản phẩm, nó đại diện cho sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm”. Đối với doanh nghiệp, đa dạng hóa là việc một công ty mở rộng hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình vào thị trường sản phẩm khác. Các doanh nghiệp đa dạng hóa khi họ mong muốn kinh doanh đồng thời từ hai lĩnh vực khác nhau trở lên. Trong ngành ngân hàng, đa dạng hóa xảy ra khi các ngân hàng không còn tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là cho vay mà mở rộng thị phần vào các sản phẩm dịch vụ khác hoặc lĩnh vực kinh doanh khác như bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán…. Theo Rose & Hudgins (2006), hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng được giải thích thông qua sự thay đổi giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi và bằng sự thay đổi nội tại của hai loại thu nhập được phân tích. Nếu như nguồn thu nhập của ngân hàng có được chỉ duy nhất từ thu nhập lãi ròng thì được gọi là tập trung, nhưng nếu nguồn thu này có được phân chia giữa thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi thì được gọi là đa dạng hóa. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thương mại và các hoạt động tạo phí và hoa hồng. Với việc đa dạng hóa thu nhập, ngân hàng không còn tập trung vào các lĩnh vực truyền thống mà
  • 17. 8 dần chuyển dịch sang kinh doanh buôn bán khác, tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng. Các tài liệu về đa dạng hóa ngân hàng phân tích lợi ích và hạn chế liên quan đến chiến lược phát triển theo các loại hình đa dạng hóa. Đa dạng hóa có thể dẫn đến sự gia tăng hiệu suất thông qua tiết kiệm chi phí hoặc doanh thu được cải tiến do sự thuận lợi khi kết hợp các dịch vụ tài chính (Llewellyn, 1996; Teece, 1980). Hoặc, đa dạng hóa có thể làm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng giảm sút, gia tăng rủi ro tín dụng khi gặp một số vấn đề về quy mô hay sự quản lý… (De Young và Roland, 2001; Lepetit và cộng sự, 2008; Stiroh, 2004). Đa dạng hóa xuất phát từ nhiều nguyên nhân, theo Lepetit và cộng sự, (2008) tình trạng này bắt nguồn từ sự cải cách tài chính thập niên 70, 80 ở Châu Âu, hệ thống ngân hàng phương Tây phải đối mặt với những thay đổi lớn trong các hình thức cạnh tranh, tập trung và tái cơ cấu. Họ đã phản ứng với môi trường mới bằng các áp dụng một chiến lược mở rộng phạm vi các sản phẩm cung cấp cho khách hàng. Sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập mà trong đó tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ngày càng cao là bằng chứng cho thấy sự chuyển dịch hoạt động của các ngân hàng. Theo các nghiên cứu tại ngân hàng nước ngoài, thu nhập ngoài lãi đóng góp 41% tổng thu nhập tại thị trường Châu Âu trong năm 1998 (ECB, 2000), tỷ lệ này là 43% tại Mỹ vào năm 2011 (Stiroh, 2004). Piyadasa và cộng sự (2015) nghiên cứu từ sự bãi bỏ quy định trong ngành công nghiệp tài chính tại Úc đã khuyến khích các ngân hàng thương mại đa dạng hóa hơn là tập trung vào các quỹ cho vay truyền thống. Với một loạt các chức năng mới được tạo ra, các ngân hàng Úc đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những nước có ngành ngân hàng đạt lợi nhuận cao nhất trên thế giới. Mặt khác, để đáp ứng xu hướng phát triển cạnh tranh do toàn cầu hóa, tự do hóa và tư nhân hóa, các ngân hàng thương mại đã không ngừng mạo hiểm vào các lĩnh vực ngoài truyền thống. Chính sự cạnh tranh đã tạo điều kiện cho họ nhìn thấy nhiều hướng kinh doanh mới, mạnh dạn hơn trong việc mở rộng các hoạt động trung gian truyền thống như huy động vốn, cho vay sang các hoạt động có thu nhập ngoài lãi.
  • 18. 9 Hoạt động đa dạng hóa của ngân hàng ở phạm vi rất rộng lớn do đó trong bài tác giả giới hạn lại phạm vi nghiên cứu trong hoạt động đa dạng hóa danh mục thu nhập (tác giả gọi tắt là đa dạng hóa thu nhập) và đa dạng hóa danh mục đầu tư ( tác giả gọi tắt là đa dạng hóa tài sản).Tác giả chọn đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản là vì đây là hai lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam hiện nay.  Đa dạng hóa tài sản Các mô hình lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư được phát triển bởi Markowitz và Jame. Quy tắc quy chuẩn cho việc đa dạng hóa làm giảm thiểu rủi ro danh mục được áp dụng cho tài sản hay danh mục đầu tư có rủi ro. Đa dạng hóa danh mục đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cho danh mục đầu tư nhưng mức độ đa dạng hóa có thể làm giảm rủi ro thì phụ thuộc vào sự tương quan giữa các khoản đầu tư trong danh mục. Nếu lợi nhuận các khoản đầu tư không tương quan cùng chiều khi rủi ro xảy ra thì đa dạng hóa danh mục có thể loại bỏ rủi ro hoặc giảm rủi ro danh mục. Đa dạng hóa tài sản bao gồm các hoạt động như: hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu từ, góp vốn mua cổ phần  Đa dạng hóa thu nhập Đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng được thể hiện qua sự thay đổi tỉ lệ của thu nhập ngoài lãi trong tổng thu nhập của ngân hàng. Sự thay đổi này có được khi ngân hàng chủ động gia tăng các nguồn thu nhập ngoài lãi (thu từ phí dịch vụ, hoa hồng và thu nhập hoạt động đầu tư khác). Chiến lược có tỉ trọng thu nhập từ lãi cao trong tổng thu nhập của ngân hàng gọi là chiến lược tập trung nguồn thu nhập, ngược lại chiến lược có thu nhập được đóng góp từ thu nhập ngoài lãi và thu nhập lãi gọi là chiến lược đa dạng hóa thu nhập. Hoạt động đa dạng hóa thu nhập ngân hàng là hoạt động chuyển từ mảng kinh doanh truyền thống (hoạt động tín dụng) sang mảng kinh doanh phi truyền thống (phí dịch vụ, hoa hồng, hoạt động kinh doanh khác) theo Rose & Hudgins (2008). Đa dạng hóa thu nhập là gia tăng nguồn thu nhập ngoài lãi. Để gia
  • 19. 10 tăng nguồn thu nhập ngoài lãi thì ngân hàng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Như vậy đa dạng hóa thu nhập ngân hàng có thể thực hiện nhiều phương pháp sau: Cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm đáp ứng như cầu về tài chính tiền tệ của khách hàng nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ. Phát triển dịch vụ phi tín dụng là cung cấp nhiều dịch vụ phi tín dụng và đồng thời mở rộng thị phần, đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp kinh doanh với sản phẩm dịch vụ tín dụng truyền thống. 2.1.2. Đo lường đa dạng hóa Chỉ số Herfindahl-Hirschman là chỉ số đo lường mức độ tập trung thị trường và là một chỉ số về mức độ cạnh tranh trong một ngành cụ thể. Một ngành tập trung cao độ là một ngành chỉ có một vài người chơi trong ngành chiếm tỷ lệ lớn trong thị phần, dẫn đến tình trạng gần như độc quyền . Mức độ tập trung thấp có nghĩa là ngành công nghiệp đang tiến gần đến một kịch bản cạnh tranh hoàn hảo, nơi nhiều công ty có quy mô khác nhau cùng nhau chia sẻ thị trường. Để tính Chỉ số Herfindahl-Hirschman, ta lấy phần trăm thị phần của mỗi công ty trong một ngành, bình phương số đó, sau đó cộng tất cả lại với nhau. Chỉ số này cũng được sử dụng trong ngành ngân hàng để đo lường mức độ tập trung của một ngân hàng trong một lĩnh vực nào đó (ví dụ như: đa dạng hóa thu nhập, đa dạng hóa tài sản, đa dạng hóa địa lý…). Cách tính cũng tương tự như cách tính chung của chỉ số này: HHI = S1 2 + S2 2 + S3 2 + … +Sn 2 Trong đó S1, S2, S3,… Sn là phần trăm của các thành phần trong 1 lĩnh vực mà cần đo lường. HHI càng cao thì mức độ tập trung càng cao tức đa dạng hóa thấp và ngược lại HHI càng thấp thì mức độ tập trung càng thấp và đa dạng hóa cao. 2.2. Lý thuyết về rủi ro trong hoạt động ngân hàng 2.2.1. Khái niệm
  • 20. 11 Rủi ro là những biến cố không mong đợi, khi xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc ngân hàng phải bỏ ra thêm một khoản chi phí nào đó để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Rủi ro như là sự khác biệt giữa giá trị thực tế nhận được và giá trị đã kỳ vọng. Vì vậy mỗi doanh nghiệp hay ngân hàng khi kinh doanh thì gặp rủi ro là điều không thể tránh khỏi, phải chấp nhận rủi ro và quản trị tốt rủi ro tạo nguồn thu nhập lớn hơn cho ngân hàng. 2.2.2. Các loại rủi ro trong hoạt đông ngân hàng 2.2.2.1. Rủi ro tín dụng Trong hoạt động ngân hàng, tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhưng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch cơ cấu lợi nhuận của ngân hagf, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm xuống và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác tăng lên nhưng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ ½ đến 2/3 trên tổng thu nhập của ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Anthony Sauders (2007) đã đưa ra định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm năng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể được thực hiện cả về số lượng và thời hạn”. Còn theo Timothy W.Koch (2006) thì “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”. Theo thông tư 41/2016/TT-NHNN “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
  • 21. 12 Như vậy có thể kết luận rằng: rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng được đo lường bằng các chỉ số: - Tỷ lệ nợ xấu = 𝑵ợ 𝒙ấ𝒖 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 Tỷ lệ nợ rủi ro và đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh tình trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nợ nhóm 5 đây là nhóm nợ được xếp vào nhóm nợ có khả năng thu hồi vốn rất thấp do khách hàng đi vay làm ăn thua lỗ không có khả năng để hoàn trả lãi và gốc cho ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp và ngân hàng cũng đang lâm vào tình trạng khó khăn do thiếu hụt vốn, làm giảm lợi nhuận, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản và phá sản ngân hàng nếu ngân hàng không có hướng khắc phục kịp thời. - Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) LLR = 𝑫ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒊 𝒗à𝒐 𝒏ă𝒎 𝒕 Theo như định nghĩa thì khoản dự phòng rủi ro tín dụng này được dự trữ nhằm đề phòng cho việc bù lỗ các khoản cho vay. Về mặt lý thuyết khi LLR tại ngân hàng ngày càng cao thì chứng tỏ ngân hàng đang cho vay ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc rủi ro cho ngân hàng cũng càng cao trong hoạt động cho vay. Hoạt động tín dụng hầu hết là hoạt động đem lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng thương mại mà rủi ro trong các khoản này càng cao thì nguy cơ nợ xấu của ngân hàng sẽ càng cao, dự phòng tăng cao, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu giảm và nguy cơ phá sản của các ngân hàng cũng tăng lên. - LLP = 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒅ự 𝒑𝒉ò𝒏𝒈 𝒓ủ𝒊 𝒓𝒐 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 Hệ số này >100% thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng vì khi cho vay thì ngân hàng phải trích khoản dự phòng rủi ro tín dụng mà khi hệ số này càng cao thì chi phí dự phòng chi ra cho các khoản cho vay này cũng cao hay lợi nhuận ngân hàng
  • 22. 13 giảm đi. Điều này tượng trưng cho sự quản lý tín dụng của ngân hàng không đầy đủ và chất lượng tín dụng tại ngân hàng còn thấp. Trên thực tế, tỷ lệ chi phí dự phòng nợ xấu càng cao thì rủi ro đem lại cho ngân hàng càng cao, mà rủi ro cao thì lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm nguy cơ dẫn đến phá sản của ngân hàng càng cao. 2.2.2.2. Rủi ro thanh khoản Theo Trenca (2002) thì rủi ro thanh khoản là rủi ro xảy ra khi bên đi vay không thể hoặc không muốn hoàn thành nghĩa vụ trả lãi và gốc đúng hạn, rủi ro mang tính tất yếu khi đáo hạn các khoản vay mà lãi và gốc chưa được thanh toán và cũng không có khả năng tái tài trợ. Theo Ủy ban Basel định nghĩa về rủi ro thanh khoản: “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghiệp vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh hằng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính của định chế tài chính đó.” Nói tóm lại rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra những thiệt hại về lợi nhuận hoặc giá trị thị trường của ngân hàng do khách hàng vay vốn không có khả năng hoàn trả lãi và gốc dẫn đến tình trạng ngân hàng mất khả năng thanh toán trong phạm vi thời gian và chi phí hợp lý. Đo lường rủi ro thanh khoản: - Chỉ số CAR Theo hiệp ước Basel thì CAR lớn hơn hoặc bằng 8% , nếu ngân hàng có chỉ số này thấp trong khoản thời gian dài thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản và ngược lại. - LDR = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒄𝒉𝒐 𝒗𝒂𝒚 𝑽ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 Thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với chi phí chuyển hóa thấp và thời thời gian chuyển hóa nhanh có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi có nhu cầu phát sinh. Chỉ số này phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng hay khả năng huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chỉ số này càng lớn
  • 23. 14 thì khả năng thanh khoản của ngân hàng thấp, lợi nhuận thu được sẽ cao đồng thời rủi ro thanh khoản cũng tăng cao và ngược lại chỉ số này tháp thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp. - LAD = 𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐ả𝒏−𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 𝒏𝒈ắ𝒏 𝒉ạ𝒏 𝑽ố𝒏 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 Tài sản thanh khoản của ngân hàng là tài sản nhằm dự trữ để ứng phó với các tình huống nhất thời nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu thanh toán của khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Tính thanh khoản của ngân hàng càng cao thì tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng càng cao từ đó sẽ hạn chế được nguy cơ phá sản của ngân hàng cho rủi ro thanh khoản đem lại. 2.2.2.3. Rủi ro lãi suất Trenca & Benyovski (2001) rủi ro lãi suất được hiểu là sự biến động của dòng tiền khi có sự thay đổi về lãi suất. Thông tư 41/2016/TT-NHNN “ Rủi ro lãi suất là rủi ro biến động bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của các giấy tờ có giá, các công cụ tài chính có lãi suất, sản phẩm phái sinh lãi suất trên số kinh doanh của ngân hàng, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài”. Lãi suất là yếu tố rất nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế, hơn nữa nó là công cụ trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ. Vì vậy, rủi ro lãi suất à rủi ro xuất hiện thường xuyên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Có nhiều khái niệm về rủi ro lãi suất nhưng đều có chung nội dung là: rủi ro lãi suất của ngân hàng xảy ra khi lãi suất và các yếu tố liên quan đến lãi suất thay đổi do sự không ăn khớp nhau về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn. Chính vì vậy khi lãi suất thay đổi có thể gây ra những tác hại nghiệm trọng với tài sản ròng của ngân hàng, ảnh hưởng đến lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Đo lường rủi ro lãi suất - Rủi ro lãi suất (ISR) = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐧𝐡ạ𝐲 𝐜ả𝐦 𝐯ớ𝐢 𝐥ã𝐢 𝐬𝐮ấ𝐭 𝐍𝐠𝐮ồ𝐧 𝐯ố𝐧 𝐧𝐡ạ𝐲 𝐜ả𝐦 𝐯ớ𝐢 𝐥ã𝐢 𝐬𝐮ấ𝐭
  • 24. 15 - NIR = 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒍ã𝒊 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒄ủ𝒂 𝒏𝒈â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 Chỉ số này thể hiện khả năng tận dụng nguồn vốn giá rẻ hay sự chênh lệch lãi suất giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tỷ lệ này tăng chứng tỏ thu nhập lãi thuần của ngân hàng tăng và nguy cơ dẫn dẫn đến phá sản của ngân hàng sẽ giảm xuống. Trong nghiên cứu của Duong Nguyên Thanh (2013) đã đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng bằng chỉ số NIR. 2.2.2.4. Rủi ro phá sản ngân hàng  Chỉ số Z-score của E.I.Altaman Nguy cơ phá sản ngân hàng là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu tài chính quan tâm và các nhà nghiên cứ muốn tìm ra công cụ nhằm dự báo nguy cơ phá sản của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu năm 1968 của E.I.Altman đã phân tích đa biến để phát triển một mô hình dựa trên 5 yếu tố để dự báo nguy cơ phá sản của các công ty sản xuất tại Mỹ. Lúc đầu giáo sư sử dụng đến 22 chỉ tiêu tài chính khác nhau để tính z-score, nhưng sau đó ông đã phát triển và gom lại còn 5 biến X1, X2, X3, X4, X5 gồm: X1: Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản( Working Capitals/ Total Assets) X2: Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản (Retain Earnings/ Total Assets) X3: Tỷ số lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4: Giá trị thị trường của vosn chủ ở hữu trên giá trị sổ sách của tổng nợ (Market Value of total Equity/Book values of total Liabilities) X5: Tỷ số doanh số trên tổng tài sản (Sales/Total Assets) Một công ty dự đoán sẽ phá sản nếu công ty đó rơi vào phạm vi” Điểm số Z” (Z- score) và độ chính xác là 95% đới với thời gian dự báo trong vòng một năm. Z < 1.81 tương đương với rủi ro cao 1.81 < Z < 2.99 tương đương với rủi ro trung bình Z > 2.99 tương đương với rủi ro thấp
  • 25. 16 Từ những năm 1970 thì Altman nghiên cứu chuyên sâu hơn về các lĩnh vực như ngân hàng, du lịch, công nghệ thông tin…  Chỉ số Z-score theo Roy Công thức đầu tiên được đề xuất bởi Roy (1952) để đo lường chỉ số Z-score là π + K Z-score = A A σπ/A Trong đó: π là lợi nhuận ròng K: Tổng vốn chủ sở hữu A: Tổng tài sản σ: Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản Từ nghiên cứu này và nghiên cứu của Boyd & Runkle (1993) đo lường rủi ro khánh kiệt nhiều nhà nghiên cứu đã dựa trên đề xuất trên mà nghiên cứu bổ sung công thức tính Z-score và được sử dụng rộng rãi như sau: ROA + 𝑉ố𝑛 𝐶𝑆𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Z-score = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 Độ lệch chuẩn của ROA Chỉ số Z-score này được sử dụng rộng rãi trong việc đáng giá rủi ro phá sản của các tổ chức tài chính ngân hàng. Chỉ số này càng thấp thì rủi ro dẫn đến nguy cơ phá sản của ngân hàng càng cao và ngược lại. Thực tế cho thấy trong hoạt động ngân hàng có rất nhiều rủi ro xảy ra nhưng rủi ro phá sản là rủi ro đáng lo ngại nhất của các ngân hàng, do đó trong bài nghiên cứu tác giả nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến rủi ro phá sản của các ngân hàng. 2.3. Mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro Trong hai thập kỷ qua, để trả lời cho câu hỏi “ các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa hoạt động của mình có tác động như thế nào đến rủi ro và lợi nhuận” đã có rất nhiều các nghiên cứu được thực hiện. Các bài nghiên cứu cũng được thực hiện bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, Cách tiếp cận đầu tiên sử dụng để phân tích tác động của đa dạng hóa đến lợi nhuận và rủi ro là kết quả của các mô phỏng sáp nhập giữa các ngân
  • 26. 17 hàng và công ty tài chính phi ngân hàng (Boy và Graham (1988), Rose (1989) và Boyd et al(1993)). Cách tiếp cận này đã được phổ biến trước khi thông qua Đạo luật Graham Leach Bliley (GLBA) vào năm 1994, cho phép đa dạng hóa tại các ngân hàng của Hoa Kỳ. Kết quả từ các nghiên cứu cho thấy việc sáp nhập giữa BHC và các công ty bảo hiểm nhân thọ giúp giảm rủi ro thất bại trong khi BHC kết hợp với các công ty bất động sản hoặc chứng khoán làm tăng nguy cơ thất bại. Tuy nhiên, mô phỏng các vụ sáp nhập giả định có một số thiếu sót lớn. Thứ nhất, nó không tính đến quy mô các nền kinh tế và phạm vi phát sinh trong các vụ sáp nhập thực tế. Thứ hai, phương pháp này chỉ định ngẫu nhiên các công ty sáp nhập do đó mức độ liên quan của kết quả nghiên cứu với thực tế là rất thấp vì trong thực tế sáp nhập và mua lại là các khoản đầu tư chiến lược gần như không bao giờ được quyết định ngẫu nhiên. Thứ ba, sự liên quan của các dự đoán nghiên cứu mô phỏng, đặc biệt trước khi GLBA ra đời, phụ thuộc vào mức độ tương tự của các ngân hàng trước khi thực thi GLBA, phản ánh chặt chẽ phạm vi hoạt động cho phép sau giai đoạn này. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các tác động nguy cơ tiềm ẩn của các chiến lược đa dạng hóa trước khi chúng được khai thác triệt để. Cách tiếp cận thứ hai là phân tích dữ liệu thực tế của các ngân hàng liên quan đến việc đa dạng các hoạt động tạo ra lợi ích bằng cách sử dụng các phép hồi quy dữ liệu chéo và / hoặc hồi quy dữ liệu bảng có thể có hoặc không có tính chất động. Đây là phương pháp phổ biến nhất trong ba phương pháp. Điều này là do nó đòi hỏi ít hơn các giả định hạn chế trong quá trình tạo dữ liệu so với các nghiên cứu mô phỏng. Ngoài ra, các bộ dữ liệu lớn có thể dễ dàng được thu thập và phân tích so với phân tích dữ liệu thị trường chứng khoán làm cho phương pháp này linh hoạt và hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Stiroh (2004a) xem xét cách thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận và rủi ro ngân hàng. Kết quả từ cả dữ liệu tổng hợp và ngân hàng cung cấp cho thấy ít bằng chứng lợi ích đa dạng hóa tồn tại. Các kết quả được cho là do lợi ích đa dạng hóa tiềm năng đang giảm dần khi mối tương quan giữa tăng trưởng thu nhập ròng
  • 27. 18 và thu nhập phi lãi tăng đối với ngân hàng trung bình trong mẫu. Kết quả này cũng được chứng thực khi Stiroh (2006a), sử dụng cùng một khung danh mục đầu tư trên dữ liệu thị trường vốn cho BHC của Mỹ trong giai đoạn 1997 đến 2004. Hơn nữa, Stiroh và Rumble (2006) phân tích toàn diện dữ liệu bảng cân đối kế toán cho các công ty nắm giữ tài chính Hoa Kỳ (FHC) sử dụng cả phân tích dữ liệu bảng và dữ liệu chéo. Phân tích của họ cho thấy “bản chất hai mặt” của đa dạng hóa, tức đa dạng hóa có mang lại lợi ích nhưng lại tạo ra tác động lớn hơn từ sự phụ thuộc vào thu nhập ngoài lãi, như dễ biến động hơn và không có lợi hơn so với các hoạt động tạo thu nhập lãi. Goddard et al. (2008), trong nghiên cứu về đa dạng hóa cho các quỹ tín dụng vi mô của Hoa Kỳ cũng tìm thấy kết quả tương tự. Phương pháp này cũng có nhược điểm đó là dễ xảy ra hiện tượng nội sinh trong mô hình, do đó khi nghiên cứu theo phương pháp này thì cần chú ý khắc phục hiện tượng nội sinh. Tác giả cũng sử dụng cách tiếp cận này để thực hiện nghiên cứu của mình. Cách tiếp cận thứ ba và cuối cùng chỉ tập trung vào phản ứng của thị trường chứng khoán đối với quyết định đa dạng hoá của ngân hàng. Saunders và Walter (1994), Boyd và Graham (1988) nghiên cứu dữ liệu thị trường vốn cho thấy rằng đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro. Baele và cộng sự (2007) sử dụng dữ liệu thị trường chứng khoán để định lượng tác động của đa dạng hóa đối với rủi ro ngân hàng tại các ngân hàng châu Âu. Kết quả của họ cho thấy đa dạng hóa làm tăng giá trị doanh nghiệp làm giảm rủi ro cá nhân hóa. Tuy nhiên, Stiroh (2006a) sử dụng khung danh mục đầu tư để đánh giá tác động của đa dạng hóa đối với lợi nhuận và rủi ro của BHC Hoa Kỳ và thấy các ngân hàng phụ thuộc nhiều nhất vào các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi không có lợi nhuận trung bình cao hơn. Ba phương pháp phân tích trên không đưa ra được một bức tranh nhất quán về tác động của đa dạng hóa đối với rủi ro của các ngân hàng, vì vậy đây vẫn là một câu hỏi nghiên cứu mở. Theo các lý thuyết hiện tại về đa dạng hóa thì có hai quan điểm cơ bản trái ngược nhau:
  • 28. 19 Quan điểm thứ nhất: Đa dạng hóa làm tăng rủi ro của các ngân hàng Trong khi nhiều công ty tài chính trên thế giới tập trung vào lĩnh vực kinh doanh thì nhiều công ty dịch vụ tài chính và đặc biệt là ngân hàng đi theo hướng ngược lại thực hiện đa dang hóa các hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động đa dạng hóa tạo cơ hội cho các ngân hàng kinh doanh trên các lĩnh vực mới, phương diện mới. Với những mảng hoạt động mới, ngân hàng có nhiều điều kiện để thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng sang những lĩnh vực khác cũng đi kèm với những rủi ro. Một khi tiềm lực chưa đủ để thực hiện đa dạng hóa, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn với những thay đổi, đồng thời sự chuyển biến sang những hoạt động mới cũng sẽ tiềm ẩn nhiều bất ổn vì là hoạt động mới ngân hàng chưa lường trước được hết những ảnh hưởng của thị trường cũng như những thay đổi trong chính hoạt động kinh doanh mới. Khi ngân hàng tăng các hoạt động dịch vụ, thương mại thì sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ và nguồn nhân lực làm gia tăng đòn bẩy hoạt động và làm rủi ro cao hơn (DeYoung và cộng sự 2001). Vì khi thực hiện một hoạt động hay lĩnh vực kinh doanh mới đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư đào tạo cho nhân viên có kiến thức hiểu biết sâu, cũng như kinh nghiệm giải quyết với những khó khăn để có thể cạnh tranh với những doanh nghiệp hiện tại đang kinh doanh về lĩnh vực đó. Cùng ý kiến như vậy Acharya et al. (2006) cho rằng đa dạng hóa ngân hàng không bảo đảm được lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng sẽ tăng cao. Các ngân hàng thực hiện chiến lược đa dạng hóa có xu hướng tăng chi phí trong quá trình thực hiện như chi phí đào tạo nhân viên, chi phí đầu tư máy móc thiết bị phục vụ hoạt động mới, chi phí hệ thống công nghệ. Thông thường phần chi phí này vượt quá lợi ích đa dạng hóa, do đó làm giảm hiệu quả ngân hàng. Hơn nữa, chi phí quá mức có thể phát sinh các quyết định đầu tư mạo hiểm, không hiệu quả dẫn đến rủi ro cho ngân hàng (DeYoung & Roland 2001). Đa dạng hóa sản phẩm tạo cho ngân hàng nhiều nguồn thu từ các hoạt động khác nhau. Các hoạt động với vai trò truyền thống sẽ dễ bị sao nhãng và không còn sự tập trung phát triển
  • 29. 20 như trước. Việc không có khả năng theo dõi hiệu quả các khoản vay có thể làm tăng thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và những người đi vay (Carlson(2004), Stiroh (2006a,b), Mercieca et al.(2007). Điều này làm trầm trọng thêm hiệu suất điều chỉnh rủi ro. Thay vào đó, các ngân hàng bắt đầu chuyển dịch dần sang hoạt động tạo thu nhập từ phí, hoa hồng và kinh doanh. Trước tiên, sự gia tăng các hoạt động thu phí ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng (Stiroh 2004a). Cụ thể, khi tăng cường phát triển các hoạt động dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ, khách hàng phải trả thêm các khoản chi phí cho các công tác phục vụ này, thể hiện ở việc gia tăng các mức phí chuyển khoản, rút tiền, giao dịch internet banking, mobile banking, … đồng thời mức phí này là cạnh tranh giữa các ngân hàng. Cùng một loại phí, khi ngân hàng này có mức thu cao hơn so với ngân hàng khác, khách hàng giao dịch sẽ không hài lòng và xuất hiện những so sánh về các dịch vụ truyền thống khác, hoặc đôi khi không đồng tình với các mức phí, họ có thể bỏ cả việc sử dụng những dịch vụ truyền thống để tiếp cận giao dịch với một ngân hàng mới. Lepetit et al. (2008) cho rằng khi ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, tăng các hoạt động dịch vụ và thương mại thì các hoạt động tạo thu nhập từ phí và hoa hồng có nguy cơ gây rủi ro cao hơn hoạt động thương mại, đặc biệt là đối với các ngân hàng nhỏ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đa dạng hóa theo hướng đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hoặc góp vốn mua cổ phần. Những hoạt động này liên quan trực tiếp đến thị trường chứng khoán trong nước và chịu ảnh hưởng bởi thị trường này. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn là một thị trường mới, các thông tin doanh nghiệp đưa ra chưa được rõ ràng minh bạch, các nhà đầu tư chưa có nhiều kiến thức về kinh doanh chứng khoán, giao dịch theo hướng tự phát và phong trào, nên mức độ đầu tư chưa phản ánh chính xác thị trường. Điển hình là sự biến động liên tục của thị trường chứng khoán trong giai đoạn vừa qua cũng đã ảnh hưởng đến thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Những phát hiện trước đây cho thấy các ngân hàng tham gia hoạt động quản lý rủi ro tín dụng chủ động cho
  • 30. 21 rủi ro cao, trong khi sau này các nghiên cứu thể hiện các ngân hàng có đa dạng hóa cao hơn thì rủi ro cao hơn và sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn. Đặc biệt, ở Mỹ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 còn có một đạo luật gọi là Gramm-Leach-Bliley Act nhằm hạn chế các ngân hàng tham gia vào các hoạt động được coi là rủi ro như dịch vụ ngân hàng đầu tư, môi giới và đầu tư chứng khoán cũng như dịch vụ bảo hiểm. Từ những quan điểm, lý luận trên tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu: H0: Đa dạng hóa có tác động làm tăng rủi ro của ngân hàng Quan điểm thứ hai: Đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro của ngân hàng Sanya and Wolfe (2010) đã tổng hợp các nghiên cứu và đưa ra 4 động cơ chính để các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa như sau: Thứ nhất, đa dạng hóa là một hàng rào giúp chống lại rủi ro phá sản do nó làm giảm sự xuất hiện của các chi phí gây nên sự kiệt quệ về tài chính (Froot et al. (1993), và Froot và Stein (1998)); Thứ hai, đa dạng hóa là một cơ chế để tăng lợi nhuận và hiệu quả hoạt động đặc biệt nếu quy mô và phạm vi hoạt động tăng lên (Landskroner et al. 2005); Thứ ba, đa dạng hóa giúp củng cố vai trò của các ngân hàng, là trung gian giao dịch thuận tiện và giúp ngân hàng có thể hạn chế thông tin bất cân xứng bằng cách tận dụng các mối quan hệ cho vay để thực hiện đa dạng hóa nguồn thu bằng cách cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phụ trợ và ngược lại (Baele et al. 2007); Thứ tư, thu nhập phi lãi có được từ việc đa dạng hóa có thể làm giảm sự thay đổi về chu kỳ trong lợi nhuận khi lợi nhuận trong các hoạt động của ngân hàng không tương quan hoàn toàn. Ngoài ra, tác giả còn nhấn mạnh thêm rằng đa dạng hóa tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trên nhiều phân đoạn thị trường, trên phạm vi rộng hơn, điều này làm tăng sự đổi mới và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ (Morgan và Samolyk (2003), Carlson(2004), Landskroner et al. (2005), Chayar et al. (2006), và Lepetit et al. (2008)). Đa dạng hóa nguồn thu nhập tạo ra nhiều lợi thế cho ngân hàng, làm giảm tổng rủi ro, làm ổn định thu nhập hoạt động của ngân hàng. Thay vì tập trung vào các lĩnh vực tài
  • 31. 22 chính truyền thống, ngân hàng chủ động đa dạng hóa danh mục thu nhập, danh mục tài sản tạo ra nhiều nguồn thu khác nhau. Bằng việc mở rộng hoạt động kinh doanh, các ngân hàng có cơ hội tìm kiếm các đối tượng khách hàng mới, phân khúc thị trường rộng lớn hơn. Nguồn khách hàng của lĩnh vực này sẽ bổ sung cho lĩnh vực khác tạo ra khối lượng khách hàng lớn cho ngân hàng. Thêm vào đó, khách hàng tiếp nhận được nhiều sản phẩm dịch vụ của từng hoạt động kinh doanh sẽ cảm thấy tiện lợi khi giao dịch với ngân hàng. Điều này tạo cho khách hàng sự tin tưởng đối với ngân hàng, nâng cao uy tín trên thị trường cho ngân hàng. Chiorazzo et al. (2008) đã chứng minh được rằng ngân hàng chuyển hướng sang các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi là có lợi, đồng thời, đối với những ngân hàng nhỏ, phần thu nhập ngoài lãi rất nhỏ làm tăng hiệu quả tài chính từ việc tăng thu nhập ngoài lãi. Chiorazzo et al. (2008) cũng xác nhận lại những phát hiện trước đó của Smith et al. (2003), đó là có sự tác động khác nhau khi tăng phần thu nhập ngoài lãi ở các thị trường khác nhau, điều này được giải thích do có sự khác biệt trong cấu trúc và các quy định hiện hành. Với việc cho phép các ngân hàng đa dạng chức năng của các cơ quan quản lý, một số ngân hàng vẫn tập trung với vai trò trung gian trên thị trường bán lẻ, một số khác trở thành các tập đoàn tài chính toàn diện. Hơn nữa, việc ngân hàng mở rộng hoạt động sang một lĩnh vực mới khác cũng giống như ngân hàng cho vay một khách hàng để họ mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Điểm khác biệt ở đây là thông thường ngân hàng có lợi thế ở mặt quy mô về vốn, về công nghệ và nhân sự dễ thành công hơn nên lợi nhuận có thể cao hơn và rủi ro thấp hơn. Trong thực tế, nguồn thu nhập ngoài lãi là một chỉ số được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu và nhà quản lý để đo lường mức độ đa dạng hóa chức năng của hoạt động ngân hàng. Thu nhập ngoài lãi hiệu quả hơn các nguồn thu nhập khác do hoạt động đa dạng hóa ngân hàng tạo ra bằng cách cung cấp một mảng rộng lớn các dịch vụ tài chính, phát hành bảo lãnh, hoạt động kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm,… (Baele et al. 2007). Cũng theo Baele et al. (2007), khi ngân hàng đa dạng hóa sang các hoạt động
  • 32. 23 khác và sự kết hợp này mang tính tích cực, có nghĩa là kết hợp tốt, sẽ có lợi cho cả chi phí và thu nhập. Thứ nhất, thu nhập hợp nhất sẽ được cải thiện, tương tự chi phí cũng sẽ thấp hơn do có sự phối hợp hoạt động, có sự chia sẻ các yếu tố đầu vào như lao động, công nghệ thông tin… giúp tiết kiệm chi phí hoạt động (Deng et al. 2007). Thứ hai, nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn có thể tạo điều kiện cho việc cung cấp hiệu quả các dịch vụ từ các hoạt động đa dạng hóa, đồng thời tận dụng nguồn khách hàng hiện hữu cho các lĩnh vực kinh doanh mới. Tương tự, nguồn thông tin thu được thông qua các hoạt động từ dịch vụ, kinh doanh… có thể cải thiện được chất lượng món vay và quản lý rủi ro ngân hàng. Các ngân hàng đã và đang đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh đa dạng từ rất sớm để có được các kỹ năng cần thiết để thực hiện các quyết định kinh doanh hiệu quả và gặt hái được lợi nhuận khi một lĩnh vực kinh doanh cụ thể trở nên phát triển mạnh. Elsas et al. (2010) đã xác định đa dạng hóa thu nhập tăng lợi nhuận ngân hàng thông qua việc tăng thu nhập ngoài lãi và tỷ lệ chi phí trên thu nhập cũng thấp hơn. Landskroner et al. (2005) và Gurbuz et al. (2013) cũng có kết luận tương tự khi nghiên cứu vấn đề này. Từ những quan điểm, lý luận trên tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu: H1: Đa dạng hóa có tác động giúp làm giảm rủi ro của ngân hàng 2.4. Lược khảo các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu Các nghiên cứu phân tích đa dạng hóa danh mục cho vay, đa dạng hóa nguồn thu nhập, cụ thể hơn là thu nhập ngoài lãi đã thu hút sự quan tâm ngày càng tăng trong nghiên cứu học thuật. Nhiều tác giả trước đây đã nghiên cứu tác động của đa dạng hóa đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng, tuy nhiên kết quả vẫn chưa thống nhất. 2.4.1. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa giúp giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Sanya and Wolfe (2010) nghiên cứu về tác động của đa dạng hóa đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại 11 nền kinh tế mới nổi đưa ra kết luận rằng đa dạng hóa thu nhập giúp làm giảm rủi ro phá sản và gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng.
  • 33. 24 Cũng đồng ý với quan điểm trên Lee và cộng sự (2014) khi xem xét việc đa dạng hóa thông qua cấu trúc tài chính của các ngân hàng tại 29 quốc gia Châu Á- Thái Bình Dương trong giai đoạn 1995-2009 đưa ra kết luận rằng khi đa dạng hóa các các nguồn doanh thu từ lãi, doanh thu hoạt động kinh doanh và doanh thu khác thì lợi nhuận tăng và rủi ro giảm, còn doanh thu từ hoa hồng và phí thì không có ý nghĩa trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động ngân hàng. Baele et al. (2007) nghiên cứu và sử dụng bộ dữ liệu từ 17 quốc gia châu Âu trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2004, dữ liệu là dạng bảng không cân bằng gồm 255 ngân hàng để xem xét lợi ích và tác hại của đa dạng hóa. Baele et al cho rằng khi ngân hàng thực hiện mở rộng thêm các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoài hoạt động cho vay sẽ làm tăng thu nhập ngoài lãi hiệu quả hơn. Hơn nữa, việc mở rộng sang các hoạt động phi truyền thống cũng giúp các ngân hàng tiết kiệm thêm một khoản chi phí về công nghệ, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất. Từ đó đa dạng hóa giúp giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Thêm vào đó, ngân hàng cũng sẽ có thêm kênh thông tin về khách hàng nhằm hỗ trợ cho chất lượng hoạt động tín dụng hiện tại của ngân hàng, đồng thời cũng là một kênh tiếp cận nguồn khách hàng để phát triển mảng hoạt động mới. Kết quả này được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu khác ở các thị trường khác nhau (Carlson 2004; Elsas et al. 2010; Gurbuz et al. 2013; Landskroner et al. 2005). Phan Trần Minh Hưng và Phan Nguyễn Bảo Quỳnh (2017) khi thực hiện nghiên cứu tác động của đa dạng hóa sản phẩm đến rủi ro của 27 ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012 chỉ ra rằng đa dạng hóa giúp giảm rủi ro cho các ngân hàng. Bài nghiên cứu đưa ra quan điểm rằng các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay dựa trên các mối quan hệ cho vay của mình, thực hiện cung cấp các sản phẩm phụ trợ cho khách hàng (bảo hiểm, dịch vụ thanh toán…) nhằm đa dạng hóa nguồn thu và phân tán rủi ro cho mình.
  • 34. 25 Nguyễn Thị Cảnh và cộng sự (2015) đã kết luận trong nghiên cứu của mình rằng đa dạng hóa giúp giảm rủi ro cho ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng có tổng tài sản lớn. Lợi ích đa dạng hóa không được tìm thấy trong danh mục các ngân hàng có tổng tài sản nhỏ. Nghiên cứu được thực hiện trên 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2005 – 2012. 2.4.2. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng đa dạng hóa làm gia tăng rủi ro ngân hàng DeYoung et al. (2001) thực hiệc nghiên cứu tại Mỹ với bộ dữ liệu 472 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1988 – 1995 thì kết luận: khi ngân hàng gia tăng thu nhập từ hoạt động ngoài lãi thì sẽ phải đầu tư nhiều hơn cho công nghệ và nguồn nhân lực từ đó gia tăng đòn bẩy hoạt động và làm rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó khi theo đuổi chiến lước gia tăng thu nhập từ phí và hoa hồng dịch vụ sẽ dễ làm mất khách hàng hơn khiến nguồn thu nhập của ngân hàng không ổn định. Thực vậy, khi tăng giá phí dịch vụ khách hàng dễ thay đổi hành vi sử dụng dịch vụ ngân hàng này sang ngân hàng khác vì họ nhạy cảm với giá phí dịch vụ tăng. Trong khi đối với các hoạt động tín dụng truyền thống thì khách hàng sẽ có tâm lý ngại thay đổi quan hệ tín dụng. Vì khi thay đổi quan hệ tín dụng họ phải tạo lập mối quan hệ mới và tốn kém chi phí thông tin. Nghiên cứu của Stiroh (2004) thực hiện nghiên cứu bộ dữ liệu tổng hợp của ngành ngân hàng Mỹ từ năm 1970 đến 2001. Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có sự phụ thuộc lớn vào thu nhập phi lãi có liên quan đến sự biến động cao hơn của thu nhập ngân hàng và rủi ro mất khả năng thanh toán tương đối cao hơn nhưng không có lợi nhuận cao hơn. Điều này cho thấy rằng việc dịch chuyển luồng thu nhập sang thu nhập phi lãi thực sự làm xấu đi mối quan hệ đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận điển hình của các ngân hàng. Hạn chế của nghiên cứu đó là dữ liệu được nghiên cứu trong bài bao gồm một giai đoạn chuyển tiếp từ các hoạt động truyền thống mở rộng sang các hoạt động phi truyền thống do đó có thể các ngân hàng vẫn trong giai đoạn đầu học cách gặt hái lợi ích từ các hoạt động rộng lớn và đa dạng hơn.
  • 35. 26 Acharya et al. (2006) thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của chiến lược đa dạng hóa đến rủi ro và lợi nhuận của 105 ngân hàng tại Ý trong giai đoạn 1993-1999. Nhóm tác giả đưa ra kết luận rằng đa dạng hóa tài sản không đảm bảo tạo ra hiệu suất vượt trội hơn và/ hoặc an toàn hơn cho các ngân hàng hay lợi nhuận và rủi ro sẽ xấu đi khi các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa. Trong quá trình chuyển đổi từ hoạt động truyền thống sang hoạt động phi truyền thống sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng và phần thu nhập từ các hoạt động phi truyền thống không đủ bù đắp cho chi phí chuyển đổi, do đó làm giảm lợi nhuận và tăng rủi ro cho ngân hàng. Lepetit et al. (2008) thực hiện các ước lượng để đánh giá tác động đến rủi ro khi thay đổi cơ cấu của ngân hàng từ hoạt động trung gian truyền thống sang hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi của các ngân hàng ở Châu Âu giai đoạn 1996-2002. Nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa rủi ro ngân hàng và mức độ đa dạng hóa thu nhập dựa trên thu nhập ngoài lãi, thu nhập từ phí và hoa hồng, thu nhập từ thương mại. Nghiên cứu lần đầu cho thấy các ngân hàng mở rộng các hoạt động tạo thu nhập ngoài lãi thể hiện rủi ro phá sản cao hơn các ngân hàng chủ yếu cho vay. Hơn nữa, phần rủi ro tăng cao có tương quan mạnh với thu nhập từ phí và hoa hồng hơn là thu nhập từ thương mại. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các ngân hàng nhỏ với tổng tài sản dưới một tỷ Euro sẽ làm tăng rủi ro ngân hàng khi đa dạng hóa thu nhập từ phí và hoa hồng Ceboyan và Straham (2004) thì sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Mỹ từ 1987 – 1993 để tìm ra sự đa dạng trong hoạt động ngân hàng sẽ gia tăng rủi ro và đòn bẩy tài chính hoạt động hơn các ngân hàng tập trung vào quản lỹ rủi ro tín dụng cũng như tìm ra cơ chế đối lập trong thanh khoản, lợi nhuận và rủi ro thanh toán đối với một ngân hàng. Thanh khoản, khả năng chi trả, rủi ro phá sản dường như đan chéo và có mâu thuẫn lớn. Các ngân hàng lớn liên kết với nhiều BHCs( theo Đạo luật Bank Holding Comp any ( BHC Act) của Mỹ năm 1956 BHC là bất kỳ một công ty nào trực tiếp hay gián tiếp sở hữu, kiểm soát hoặc có quyền biểu quyết 25% hoặc hơn của bất kỳ loại cổ phiếu có quyền biểu quyết của một ngân hàng) thích tỷ lệ vốn thấp hơn và mức cho vay
  • 36. 27 cao hơn. Việc sử dụng một thị trường bán nợ bên ngoài để quản lý rủi ro tín dụng dẫn đến kết quả là hoạt động kinh doanh khoản vay cho phép một ngân hàng nắm giữ ít vốn hơn, đầu tư ít hơn vào các khoản vay có lãi suất thấp, tài sản thanh khoản cao, đồng thời tăng tỷ lệ nắm giữ các khoản nợ có độ rủi ro cao hơn, thu nhập cao hơn. Mối quan hệ giữa rủi ro và hoạt động cho vay cho thấy rằng các hoạt động có thu nhập cao, trên thực tế sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn. Theo Maudos (2017) phân tích xem xét tác động của cơ cấu thu nhập đối với rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng châu Âu đã thay đổi trong khủng hoảng và thay đổi theo hướng chuyên môn hóa cụ thể của từng ngân hàng. Bài nghiên cứu ước tính thu nhập trong giai đoạn 2002 -2012 với 29,623 quan sát, sử dụng dữ liệu các ngân hàng châu Âu. Nghiên cứu cũng kiểm tra xem có sự khác biệt giữa các ngân hàng đầu tư và các ngân hàng chuyên sâu trong hoạt động trung gian tài chính về hiệu quả của cơ cấu thu nhập đối với rủi ro và lợi nhuận. Kết quả cho thấy sự gia tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi có tương quan âm đến lợi nhuận,mặc dù kết quả này chỉ có ý nghĩa trong cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, phân tích tác động đến từng loại hình kinh doanh ngân hàng riêng biệt, các ngân hàng bán lẻ là có tương quan âm và đáng kể, nhưng không đáng kể trong trường hợp các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn. Tăng tỷ trọng của thu nhập ngoài lãi dẫn đến tăng rủi ro, mặc dù mức ảnh hưởng này giảm bớt trong cuộc khủng hoảng. Nói chung, kết quả cho thấy sức mạnh thị trường ảnh hưởng theo hướng có lợi đến ổn định tài chính. Kết quả cho thấy các ngân hàng có cơ cấu thu nhập đa dạng có lợi ít hơn. Ngoài ra, các ngân hàng có vốn hóa thị trường có xu hướng thu được lợi nhuận cao hơn mặc dù hiệu quả về quy mô cũng đã bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Tác động tiêu cực của cơ cấu thu nhập vẫn xảy ra trong trường hợp cả hai ngân hàng có cơ cấu thu nhập truyền thống hơn (với một phần thu nhập lãi) và các ngân hàng có phần thu nhập ngoài lãi. Về mặt lợi nhuận, cơ cấu thu nhập không ảnh hưởng trong gia đoạn mở rộng, nhưng trở nên quan trọng trong thời kỳ suy thoái, khi trung gian tài chính truyền thống giúp làm dịu hơn tác động của cuộc khủng hoảng lên
  • 37. 28 lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này có thể là do ảnh hưởng tiêu cực đến từ cuộc khủng hoảng đối với các hoạt động này( phí và hoa hồng, cổ tức, thu nhập từ kinh doanh, lợi nhuận vốn …) Xét về ảnh hưởng đến rủi ro, các ngân hàng có cơ cấu thu nhập đa dạng hơn có rủi ro cao hơn và có xác suất phá sản cao hơn. Và tác động này càng lớn hơn khi mở rộng dữ liệu năm. Các ngân hàng có vốn hóa lớn hơn với tỷ lệ cho vay lớn hơn trong bảng cân đối tài sản của họ có nhiều rủi ro hơn. Trong trường hợp của các ngân hàng có phần lớn hơn thu nhập từ lãi lớn hơn, đa dạng hóa nguồn thu không có ảnh hưởng đến khả năng mất khả năng thanh toán mặc dù nó làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro nhưng chỉ trong giai đoạn mở rộng, vì nó đã giảm trong cuộc khủng hoảng. trong trường hợp các ngân hàng có hoạt động kinh doanh đa dạng hơn, tác động của sự gia tăng thu nhập phi truyền thống khác nhau như vậy trong thời gian khủng hoảng ngân hàng có thu nhập đa dạng hơn sẽ có khả năng mất khả năng thanh toán. Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy dữ liệu bảng không cân bằng với mẫu 37 NHTM Việt Nam gia đoạn 2006-2013. Đối với các biến đo lường lợi nhuận nghiên cứu sử dụng hồi quy FEM, GMM và hồi quy REM, GMM cho các biến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy các ngân hàng càng đa dạng hóa thì lợi nhuận càng cao nhưng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm tương ứng rủi ro tăng. Tuy nhiên bài nghiên cứu chưa xem xét đến sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô trong mô hình. Như vậy có một sự không thống nhất giữa các tài liệu nghiên cứu về những lợi ích của việc đa dạng hóa. Ngay cả khi thực hiện nghiên cứu tại cùng một nền kinh tế hoặc các nền kinh tế khác nhau. Và những nghiên cứu tại Việt Nam cũng đưa ra những kết quả mâu thuẫn. Điều này có thể là do các nhà nghiên cứu thực hiện nghiên cứu tại những thời điểm khác nhau do đó kết quả bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm của môi trường kinh tế vĩ mô, hoặc những nền kinh tế khác nhau có những đặc điểm riêng khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau. Do đó nghiên cứu này tiến hành nhằm kiểm chứng lại những nghiên cứu trước tại một giai đoạn kinh tế khá ổn định (2010 -2017) của Việt
  • 38. 29 Nam để trả lời cho câu hỏi liệu đa dạng hóa có làm giảm rủi ro cho các ngân hàng hay không? Tuy nhiên, không như các nghiên cứu trước đó, bài nghiên cứu này mở rộng vấn đề bằng cách kiểm tra tác động của hai loại hình đa dạng hóa khác nhau bao gồm đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương này tác giả trình bày tổng quan lý thuyết về đa dạng hóa và rủi ro, cũng như các quan điểm còn chưa được thống nhất về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro. Từ những lý thuyết trên tác giả đưa ra các giả thuyết cho bài nghiên cứu của mình. Tác giả cũng trình bày một số các nghiên cứu thực nghiệm trước đó trên thế giới và tại Việt Nam để thấy rõ hơn bức tranh tương quan về mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro.
  • 39. 30 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính hàng năm của 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2017. Thông tin cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính được kiểm toán, báo cáo thường niên, bảng cáo bạch, thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng. Dữ liệu trong bài là dữ liệu bảng không cân bằng nhưng để đảm bảo tính tổng quát cũng như không ảnh hưởng nhiều tới kết quả của mẫu nghiên cứu những ngân hàng có số liệu dưới năm năm sẽ không được đưa vào mẫu; những ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100%vốn nước ngoài cũng không được đưa vào mẫu nghiên cứu do những ngân hàng này có chiến lược đầu tư và quản lý rất khác so với ngân hàng trong nước; ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng hợp tác xã cũng sẽ không được đưa vào mẫu do các ngân hàng này có đặc thù hoạt động riêng không giống với những ngân hàng khác. Do đó dữ liệu trong bài nghiên cứu chỉ bao gồm 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam đáp ứng đủ các điều kiện tác giả đưa ra. Dữ liệu không bao gồm ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (do có quá ít số liệu), 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, GP Bank, Ocean Bank, CB), ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã Việt Nam, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh. Trong ba mươi ngân hàng có hai mươi tám ngân hàng có đầy đủ dữ liệu trong tám năm (từ năm 2010 đến năm 2018), một ngân hàng có dữ liệu trong năm năm và một ngân hàng có dữ liệu trong sáu năm. Dữ liệu có cấu trúc dữ liệu bảng. Mô hình hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng với dữ liệu bảng không cân bằng. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng với dữ liệu dạng bảng không cân bằng, kết hợp dữ liệu theo chuỗi thời gian với các đơn vị chéo không có cùng số quan sát theo thời gian. Dữ liệu bảng ngày càng được sử dụng rộng
  • 40. 31 rãi trong các nghiên cứu kinh tế vì loại dữ liệu này làm tăng kích thước mẫu một cách đáng kể và phần nào khắc phục được hiện tượng đa cộng tuyến, chứa đựng nhiều thông tin hơn, đa dạng hơn các dữ liệu khác, đồng thời nghiên cứu được sự khác biệt giữa các đơn vị chéo. Như chúng ta đã biết, có 4 phương pháp thông thường trong việc xử lý bộ dữ liệu bảng là: (1) Mô hình Pooled OLS, (2) Mô hình tác động cố định (FEM), (3) Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM), (4) Hồi quy với biến công cụ Instrumental. Và không phải là đơn giản để kết luận phương pháp tối ưu: - Mặc dù hồi quy Pooled OLS chứa nhiều lỗi cần chỉnh sửa, nhưng nó là phương pháp hồi quy được sử dụng rộng rãi, đơn giản cho toán kinh tế và có nhiều phương pháp kỹ thuật khác nhau để loại bỏ lỗi. - Trong khi đó sử dụng REM có thể dẫn đến ước tính không phù hợp do vấn đề nội sinh. - FEM và GMM (một trong những phương pháp ước tính sử dụng các biến công cụ) là một lựa chọn tối ưu khi muốn giải quyết vấn đề nội sinh và đưa ra các ước tính phù hợp. - Phương pháp hồi quy GLS (Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất tổng quát) là một lựa chọn tối ưu được sử dụng để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi trong mô hình. Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành hồi quy theo các phương pháp hồi quy OLS, mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM), hồi quy theo phương pháp GLS để giải quyết các biến bị hiện tượng phương sai thay đổi, tự tương quan và đa cộng tuyến (nếu có). Sau khi chạy các mô hình hồi quy trên, tác giả sẽ tiến hành thực hiện các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất cho bài nghiên cứu như:  Kiểm định hiện tượng tự tương quan  Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
  • 41. 32  Kiểm định Haus-man  Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi 3.3. Mô hình nghiên cứu Một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy đa dạng hóa thu nhập tác động đến lợi nhuận và rủi ro của ngân hàng. Nghiên cứu của Sanya & Wolfe (2011) thực hiện dựa trên bộ dữ liệu của 226 ngân hàng niêm yết trên 11 quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Việt Nam cũng là một quốc gia có nền kinh tế đang trên đà phát triển và được xếp vào nước có nền kinh tế mới nổi. Do đó, mô hình nghiên cứu cũng như một số biến nghiên cứu là phù hợp với nền kinh tế ở Việt Nam. Tương tự như nghiên cứu của Sanya & Wolfe (2011), luận văn này tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa đa dạng hóa và rủi ro của ngân hàng thương mại đồng thời lựa chọn và thay đổi một số biến cho phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam thông qua mô hình nghiên cứu được xây dựng tổng quát như sau: Zi,t = α0 + α1*DIV_REVi,t + α2*DIV_ASSi,t + α3 * SIZEi,t + α4 * SH_LOANi,t + α5 * LLPi,t + α6 * EQUITYi,t + α7 + α8 * ASSET_GROi,t + εi 3.4. Mô tả và đo lường các biến 3.4.1. Biến phụ thuộc (Z - đo lường rủi ro) Cho đến thời điểm hiện tại, Z-score của Roy (1952) được xem là một chỉ số về dự báo khả năng phá sản của ngân hàng được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước. Chỉ số Z-Score cao hơn cho thấy khả năng phá sản thấp hơn (Lepetit và cộng sự 2014) Z − score = ROA + E_A ✿ ROA trong đó: - ROA là khả năng sinh lời của ngân hàng dựa trên tài sản. Công thức tính ROA như sau: ROA = Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản
  • 42. 33 - E_A được đo lường bằng chỉ tiêu tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng, trong đó E đại diện cho vốn chủ sở hữu và A đại diện cho tổng tài sản của ngân hàng vào cuối năm tài chính. E_A được tính theo công thức như sau: E_A = Vốn Chủ sở hữu Tổng tài sản - ✿ ROA là độ lệch chuẩn của ROA, biểu thị độ lệch chuẩn tương ứng với lợi nhuận trên tài sản trong giai đoạn nghiên cứu. 3.4.2. Biến độc lập (DIV- đo lường đa dạng hóa) Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả thực hiện đo lường đa dạng hóa của ngân hàng thông qua đa dạng hóa thu nhập và đa dạng hóa tài sản. Đa dạng hóa được đo lường dựa trên Herfindhal cơ bản. HHI dựa trên tổng số doanh nghiệp và quy mô của từng doanh nghiệp trong ngành và được đo bằng bình phương kích thước trung bình của mỗi doanh nghiệp trong ngành. HHI rất thiết thực và được sử dụng rộng rãi để đo lường khả năng cạnh tranh trong một ngành hoặc thị trường cụ thể. Để đo mức độ đa dạng hóa thu nhập, trước hết cần xác định có hai thành phần chính của mạng lưới thu nhập hoạt động của ngân hàng là thu nhập ngoài lãi và thu nhập từ lãi, bên cạnh đó nhằm giải thích đặc điểm các nguồn thu nhập có thể âm và dễ dàng trong việc giải thích ý nghĩa chỉ số nên theo nghiên cứu của Stiroh KJ và cộng sự (2006), Chiorazzo và cộng sự (2008) đã sử dụng chỉ số DIV để đo lường biến đa dạng hóa thu nhập. Sự đa dạng hóa giữa hai loại thu nhập chính của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi (NET) và thu nhập ngoài lãi (NON) được đo lường bởi chỉ số DIVrev (Disversification revenue), chỉ số đa dạng hóa thu nhập như sau: DIVrev = 1-(SH2 Net + SH2 Non) Trong đó: SHNet= Net/(Net + Non)= TN lãi/ Tổng thu nhập, SHNon = Non/( Net + Non)= TN phi lãi/ Tổng thu nhập, khi ngân hàng tập trung hoàn thì chỉ số DIVrev bằng 0 và nếu đa dạng hóa hoàn toàn thì chỉ số này bằng 0,5.
  • 43. 34 - NON là thu nhập ngoài lãi, được tính bằng tổng thu nhập từ phí, hoa hồng và các khoản thu từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần. - NET là thu nhập từ lãi, được đo lường bằng thu nhập từ lãi thuần. Tương tự, đa dạng hóa tài sản được đo lường bằng chỉ số DIVAss ( Disversification Asset) như sau DIVAss = 1-( SH2 Loans + SH2 Eoa) Trong đó: SHLoans = Loans/(Loans + Eoa)= Dư nợ/ Tổng tài sản, SHEoa = Eoa/(Loans + Eoa)= Tài sản phi tín dụng/ Tổng tài sản, chỉ số DIVass bằng 0 khi tập trung hoàn toàn và bằng 0,5 khi đa dạng hóa hoàn toàn - OEA là giá trị của các tài sản sinh lãi khác ngoài hoạt động cho vay - LOANS là giá trị của các khoản vay (dư nợ) 3.4.3. Biến kiểm soát Một số biến kiểm soát được đưa vào để phản ánh các lựa chọn và đặc điểm có thể ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của các ngân hàng. Các biến này thường được sử dụng trong các nghiên cứu về đa dạng hóa như (Hughes và cộng sự (1996), DeYoung và Roland (2001), DeYoung và Rice (2004), Stiroh và Rumble (2006) và Mercieca et al. (2007)) . Mục tiêu chính của đưa các biến này vào mô hình là đảm bảo rằng bất kỳ tác động độc lập tiềm năng nào đến rủi ro phá sản mà không ảnh hưởng đến các mối quan hệ chính đang được nghiên cứu. Một mô tả ngắn gọn cũng như lý do để đưa các biến vào mô hình được trình bày như sau: Thứ nhất, SIZEi,t (logarit tự nhiên của tổng tài sản của ngân hàng (i) trong năm (t)): Thực tế rằng các ngân hàng lớn hơn có tình hình ổn định hơn đặc biệt là rủi ro phá sản có xu hướng ngược chiều với quy mô tài sản của ngân hàng (Baele et al. 2007). Các ngân hàng lớn hơn cũng có thể có cơ hội đa dạng hóa tốt hơn và do đó ít biến động thu nhập từ việc tìm kiếm cơ hội trong các thị trường mới (Demsetz và Strahan (1997)).
  • 44. 35 Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng biến SIZE có tác động ngược chiều với biến rủi ro. Thứ hai, EQUITYi,t (tỷ lệ giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng (i) trong năm (t)): Biến này giúp kiểm soát mối quan hệ giữa rủi ro phá sản của ngân hàng và mức độ vốn hóa của ngân hàng. Theo Lehar (2005) vốn chủ sở hữu là một hàng rào bảo vệ ngân hàng trước các cú sốc lớn khi giá trị tài sản giảm. Hầu hết vốn chủ sở hữu được dùng vào việc đầu tư các tài sản cố định nhưng trong trường hợp cần thiết nó cũng được dùng để xử lý tình trạng mất khả năng thanh toán của các ngân hàng. Chỉ số này cũng đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng, các ngân hàng lo ngại rủi ro sẽ tích lũy vốn chủ sở nhiều và tỷ lệ này sẽ cao, ngược lại các ngân hàng ưa thích rủi ro thì tỷ lệ này sẽ thấp. Tác giả kỳ vọng biến EQUITY có tác động ngược chiều với biến rủi ro trong nghiên cứu này. Thứ ba, SH_LOANi,t (tỷ lệ của tổng dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (i) trong năm (t)): Biến này nắm bắt tỷ lệ các hoạt động cho vay của ngân hàng, từ đó có thể kiểm tra chiến lược cho vay của ngân hàng ảnh hưởng đến rủi ro như thế nào. Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là ngân hàng tập trung vào mục đích cho vay nhiều hơn và ngược lại tỷ lệ này thấp nghĩa là ngân hàng đang đa dạng hóa tài sản của mình. Hoạt động tín dụng là hoạt động ẩn chưa rất nhiều rủi ro do đó nếu tỷ lệ này cao nghĩa là ngân hàng phải đối diện với rủi ro cao hơn. Tác giả kỳ vọng trong nghiên cứu của mình biến SH_LOAN sẽ đồng biến với biến rủi ro. Thứ tư, ASSET_GROi, t là chỉ số đo lường mức độ tăng trưởng tài sản của ngân hàng i trong năm t, được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng giá trị tổng tài sản của năm hiện hành so với năm liền trước đó. Asset_gro được đưa vào để kiểm soát các chiến lược mở rộng quy mô nhanh chóng có tác động như thế nào đến nguy cơ phá sản của ngân hàng (Lee et al. 2014; Sanya & Wolfe 2011). Các ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tài sản cao có nghĩa là quy mô tài sản ngày càng tăng, khả năng chống đỡ rủi ro cũng sẽ cao hơn. Do đó tác giả kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến với rủi ro trong nghiên cứu này.