SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM HOÀNG BẢO NGỌC
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
PHẠM HOÀNG BẢO NGỌC
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt.
Các số liệu được phân tích và chạy mô hình hồi quy trong nghiên cứu là trung
thực do chính tác giả thu thập, có nguồn gốc minh bạch rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Hoàng Bảo Ngọc
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHỤ LỤC...................................................................................................................6
TÓM TẮT................................................................................................................10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................1
1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..............................................1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................3
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ....................................................................3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.......................................................5
2.1. Tổng quan lý luận về nợ xấu......................................................................5
2.1.1. Khái niệm nợ xấu....................................................................................5
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu .................................................................6
2.1.3. Hậu quả của nợ xấu ................................................................................7
2.2. Các yếu tố tác động đến nợ xấu .................................................................8
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô.....................................................................................8
2.2.2. Các yếu tố vi mô.....................................................................................9
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước..............................................................10
2.4. Điểm mới của đề tài .................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................15
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM.........................................................16
3.1. Giới thiệu về các NHTM Việt Nam.........................................................16
3.1.1. Hệ thống các NHTM Việt Nam............................................................16
3.1.2. Quy mô NHTM Việt Nam....................................................................17
3.2. Thực trạng nợ xấu các NHTMCP Việt Nam............................................19
3.3. Mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô và vi mô tác với nợ xấu tại NHTMCP
Việt Nam ................................................................................................................23
3.3.1. Các yếu tố vĩ mô...................................................................................23
3.3.2. Các yếu tố vi mô...................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................31
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ
XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM................................................................32
4.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................32
4.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................32
4.1.2. Các biến nghiên cứu .............................................................................36
4.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................39
4.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................40
4.3. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................40
4.4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................41
4.4.1. Thống kê mô tả .....................................................................................41
4.4.2. Phân tích tương quan ............................................................................43
4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến......................................................................43
4.4.4. Kết quả ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu ..................................44
4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu...............................................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................58
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU NỢ XẤU TẠI
CÁC NHTMCP VIỆT NAM..................................................................................59
5.1. Các giải pháp chính phủ và NHNN..........................................................59
5.2. Đối với các NHTMCP..............................................................................62
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .........................64
5.3.1. Hạn chế của đề tài.................................................................................64
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
TCTD Tổ chức tín dụng
VAMC Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
Tiếng Anh
GDP Gross Domestic Product
OLS Ordinary Least Square
REM Random Effect Model
FEM Fix Effect Model
ROA Return On Assets
ROE Return On Equity
VIF Variance Inflation Factor
NPL Non Performing Loan
FGLS Feasible Generalizied Least Squares
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu..........................................................................12
Bảng 3.1 : Số lượng ngân hàng Việt Nam 2008-2018..............................................16
Bảng 3.2 : Quy mô NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2018 .....................................18
Bảng 3.3: Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở
Việt Nam...................................................................................................................19
Bảng 4.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu của tác giả ...............................................38
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................41
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ...........................43
Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến........................................................44
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Pool OLS........................................................................44
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi....................................................45
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan .............................................................46
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM)...........................47
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).............................48
Bảng 4.10: Kiểm định Hausman ...............................................................................49
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS..............................................50
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở
Việt Nam giai đoạn 2008-2017.................................................................................20
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu...................23
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu.......................................24
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu...................................25
Hình 3.5: Mối quan hệ tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu ...................26
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.................27
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu.............................................29
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu ........................30
TÓM TẮT
Tiếng Việt
Hoạt động tín dụng là hoạt động xương sống của các ngân hàng, đóng góp to
lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên nếu chất lượng tín dụng chưa cao và việc
quản trị rủi ro chưa tốt sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu. Tác giả nghiên cứu đánh giá thực
trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam và chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu,
từ đó đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu.
Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, nguồn từ NHNN,…
tác giả sử dụng phương pháp định tính để phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu.
Tác giả cũng sử dụng phương pháp định lượng được ước lượng bằng mô hình FEM,
REM và thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu là tốc độ tăng trưởng
GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu
năm trước. Kết quả này phù hợp với lý thuyết, thực trạng ở Việt Nam cũng như phù
hợp với kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.
Kết luận và hàm ý: Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến
nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, tác giả có được các bằng chứng thực nghiệm để
đề ra một số giải pháp cho các ngân hàng cũng như đối với các chính sách vĩ mô cho
nền kinh tế để hạn chế nợ xấu.
Từ khóa: Yếu tố tác động nợ xấu
ABSTRACT
English
Credit activity is key activity of banks, making a significant contribution to the
bank’s profit. However, if credit quality is not high and risk management is not good,
bad debt will be caused. From the assessment of the current situation of bad debts in
Vietnamese commercial banks and pointing out the factors affecting bad debts, it will
help to provide solutions to minimize bad debts.
From secondary data collected from financial statements, sources from the State
Bank, ... the author uses a qualitative method to assess the status of bad debts. The
author also uses quantitative method by using the table data regression model
estimated by FEM model, REM model and tests to select the most suitable model.
The research results show that factors affecting bad debt are Gross Domestic
Products, unemployment rate, inflation rate; Bank scale, bad debt ratio previous year.
This result is consistent with the theory and situation in Vietnam as well as consistent
with the results of previous empirical studies.
Conclusions and implications: From the current situation and the results of
research on micro and macro factors affecting bad debts of Vietnamese commercial
banks, the author has obtained empirical evidence to propose some solutions for bank
as well as macro policies for the economy to prevent and limit bad debts.
Keywords: Determinants of Non Performing Loans
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thực hiện đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi
nền kinh tế Việt Nam phải đáp ứng khối lượng vốn tiền tệ rất lớn. Thị trường vốn của
Việt Nam hiện nay chưa phải là kênh phân bổ vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, vốn
đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn
vốn tín dụng của hệ thống các ngân hàng. Cùng với những lợi thế về hệ thống mạng
lưới ngân hàng rộng khắp cả nước và đối tượng khách hàng đa dạng, các NHTM Việt
Nam với vai trò là trung gian tài chính đã trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho
nền kinh tế.
Trong những năm gần đây, hoạt động của hệ thống các NHTM Việt Nam đã có
những chuyển biến tích cực. Hoạt động cơ bản nhất của NHTM là hoạt động tín dụng,
thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến 80% thu nhập của các ngân hàng, do đó
khi có rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của ngân hàng. Nếu
chất lượng tín dụng chưa cao và việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập sẽ dẫn đến tình
trạng nợ xấu, nợ quá hạn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Do đó một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là
bằng cách nào để hạn chế nợ xấu tại ngân hàng.
Theo báo cáo của NHNN, trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang
giảm và thấp hơn ngưỡng 3%, tuy nhiên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý
nợ xấu. Nợ xấu tăng cao sẽ tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Từ
việc nhìn nhận, đánh giá về thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, chỉ ra các
yếu tố tác động đến nợ xấu từ đó sẽ giúp đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu
và rủi ro cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói
riêng. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
2
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
hiện nay, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu và mức độ tác động, từ
đó đưa ra giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
Thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay như thế nào?
Các yếu tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam
hiện nay?
Giải pháp nào để phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
Phạm vi nội dung:
Phân tích thực trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, thực trạng và mức
độ tác động của các yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến nợ xấu các NHTMCP Việt
Nam.
Phạm vi không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nợ xấu tại 24 NHTMCP Việt Nam.
Phạm vi thời gian:
Do hạn chế số liệu của năm 2018, tác giả dẫn chứng số liệu thực trạng nợ xấu tại
các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính: Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài
chính, thông tin từ NHNN, nguồn từ Internet và các tài liệu chuyên môn, tác giả sử
dụng phương pháp so sánh tổng hợp, thống kê mô tả lập bảng biểu, vẽ đồ thị để đánh
giá và nhận xét thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng mô
hình hồi quy dữ liệu bảng được ước lượng bằng mô hình Fix Effect Model (FEM),
3
Random Effect Model (REM) và các kiểm định trên phần mềm Stata 14.0 để lựa chọn
mô hình nào là phù hợp.
1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Có thể nói đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Việt Nam” là đề tài mang tính thực tiễn, từ việc phân tích thực trạng hoạt
động của các NHTMCP Việt Nam, nợ xấu của các Ngân hàng, phân tích các yếu tố
vi mô vĩ mô tác động đến nợ xấu hiện nay để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải
pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh
tranh, góp phần phát triển hoạt động của các Ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và
cho nền kinh tế nói chung.
1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan về nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu.
Chương 3: Thực trạng nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP
Việt Nam.
Chương 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP
Việt Nam.
Chương 5: Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt
Nam.
4
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động của các NHTMCP Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, dưới sự tác động
của các yếu tố vĩ mô và vi mô. Bài nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố vĩ mô và vi mô
nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp nhằm
hạn chế nợ xấu. Trong chương 1 tác giả nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa
học của đề tài nghiên cứu, bố cục của bài nghiên cứu.
5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM
2.1. Tổng quan lý luận về nợ xấu
2.1.1. Khái niệm nợ xấu
Nợ xấu (Non performing loan) được hiểu là khoản nợ khó đòi (doubtful debt)
theo Fofack (2005), hoặc được hiểu là các khoản vay có vấn đề (loans problem) theo
Berger và De Young (1997). Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và
bị nghi ngờ về khả năng trả nợ, là các khoản nợ không trả được mà ngân hàng không
thể thu lợi được từ nó (Ernst&Young, 2004).
Một số quan điểm về nợ xấu:
Theo Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF, 2004), nợ xấu được định nghĩa: “Một khoản
vay được xem là nợ xấu khi nó quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi trong 90 ngày hoặc
hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại,
hoặc gia hạn nợ theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày
nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn
trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh
mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục
nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó
hoặc thu hồi được khoản vay thay thế”.
Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thì nợ xấu được
định nghĩa qua hai yếu tố: quá hạn trên 90 ngày, hoặc khả năng trả nợ bị nghi ngờ.
Quan điểm nợ xấu của ECB được xác định dựa trên kết quả thu hồi nợ của Ngân
hàng.
Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS) xác định khoản nợ bị xem là
không có khả năng trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:
- Ngân hàng đánh giá người vay không có khả năng trả đầy đủ khi ngân hàng
chưa thực hiện hành động nào để cố gắng thu hồi
- Người vay đã bị quá hạn thanh toán 90 ngày
6
Như vậy theo BCBS, nợ xấu bao gồm các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và
có dấu hiệu người đi vay không thể trả được nợ.
Theo NHNN Việt Nam, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành
quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của TCTD của thống đốc NHNN ngày 22/04/2005 có nêu lên
khái niệm nợ xấu, theo đó Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn),
nhóm 4 (nợ nghi ngờ), và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Các nhóm nợ được phân
loại tại Điều 6 tại quyết định này, trong đó, nợ nhóm 3 có thời gian quá hạn từ 90 đến
180 ngày; nợ nhóm 4 có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày; nợ nhóm 5 có thời
gian quá hạn trên 360 ngày.
Tổng hợp rút ra từ các định nghĩa trên, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới
chuẩn mà NHTM cho vay không thu hồi được gốc và lãi đúng thời hạn cam kết. Cụ
thể hơn là những khoản nợ quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên.
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
2.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Sự yếu kém trong cách quản lý trong nội tại các Ngân hàng như công tác quản lý
rủi ro còn yếu kém, chưa đánh giá triệt để về thực trạng và nhận định thị trường. Các
Ngân hàng chưa chú trọng, không giám sát chặt chẽ danh mục cho vay của Ngân hàng
làm cho tỷ trọng cho vay rủi ro cao chiếm phần lớn trong danh mục cho vay.
Ngân hàng giảm bớt ràng buộc, quy định về điều kiện cấp tín dụng nhằm tăng
tính cạnh tranh nhưng điều này dẫn đến cấp tín dụng cho các đối tượng chưa đủ tiêu
chuẩn, làm gia tăng nợ xấu cho Ngân hàng.
Ngân hàng thiếu thông tin trong việc thẩm định và đánh giá khách hàng đi vay,
dẫn đến đưa ra quyết định cấp tín dụng chưa phù hợp.
Do rủi ro đạo đức, năng lực cán bộ chuyên môn của Ngân hàng còn non kém,
thiếu khách quan trong việc thẩm định khách hàng.
7
Nguyên nhân từ phía khách hàng do năng lực kinh doanh hạn chế, các phương
án kinh doanh triển khai không hiệu quả, thông tin cung cấp cho Ngân hàng thiếu
minh bạch dẫn đến Ngân hàng không đánh giá đúng khả năng trả nợ khách hàng.
2.1.2.2. Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân từ những thay đổi trong chính sách quản lý của Nhà nước, những
quy định đặt ra còn nhiều bất cập.
Nguyên nhân bất khả kháng do vấn đề của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên
tai,… hoặc về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội như sự phát triển của nền kinh tế,
khung pháp lý, hoặc nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế.
2.1.3. Hậu quả của nợ xấu
2.1.3.1. Đối với các NHTM
Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng, một khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao
ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và uy tín
của ngân hàng.
Nợ xấu gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Hoạt động huy
động vốn và cho vay là hoạt động đóng vai trò xương sống của Ngân hàng, khi các
khoản cho vay của ngân hàng gặp rủi ro dẫn đến khó thu hồi vốn trong khi ngân hàng
phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn, do đó nợ xấu gây
ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Nợ xấu còn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hạn chế khả năng tăng trưởng tín
dụng. Nợ xấu cao làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút đáng kể, bên cạnh đó
ngân hàng phải tăng thêm chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý và các chi phí
liên quan khác trong vấn đề xử lý nợ xấu.
Nợ xấu cũng có thể gây ra phá sản ngân hàng một khi khả năng thanh toán đặc
biệt là các khoản vay lớn, dễ dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng do
suy yếu về tài chính, hệ số an toàn vốn không đảm bảo và dẫn đến nguy cơ phá sản
ngân hàng.
8
2.1.3.2. Đối với nền kinh tế
Không chỉ ảnh hưởng riêng đến ngân hàng riêng rẻ mà một khi nợ xấu tăng cao,
gây đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng, gây mất lòng tin của người dân, các nhà đầu tư. Và
do đó làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của cả quốc gia.
Nợ xấu gây ảnh hưởng đến dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế bị hạn chế,
nhiều thành phần kinh tế không tiếp cận được nguồn vốn dẫn đến trì trệ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
Khi nợ xấu tăng cao đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu, các khoản chi phí để xử lý nợ
xấu thường rất lớn nên ngân hàng không thể tự bản thân xử lý mà cần dựa vào ngân
sách nhà nước.
2.2. Các yếu tố tác động đến nợ xấu
2.2.1. Các yếu tố vĩ mô
Yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố khách quan
bên ngoài ngân hàng, tác động đến nợ xấu và hiệu hoạt động của ngân hàng. Một số
nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát,
tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, cung tiền,… đều tác động đến nợ
xấu ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu
nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay làm cho nợ xấu
giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, khả năng trả nợ của
người đi vay có vấn đề, làm nợ xấu sẽ tăng lên.
Tỷ lệ lạm phát: lạm phát làm giảm giá trị khoản vay nên làm thuận lợi hơn về
khả năng trả nợ, tuy nhiên lạm phát tăng cũng làm giảm thu nhập thực của khách
hàng, một khi tiền lương tăng chậm hơn lạm phát thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu cho các
khoản vay của khách hàng tại ngân hàng (Fofack 2005).
Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có
việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Nguyên nhân do tình trạng hoạt
9
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ sa sút nên phải sa thải bớt một
lượng người lao động hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía người lao động không
muốn tìm kiếm việc làm. Khi người lao động bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập để
trả nợ vay ngân hàng, và do đó tăng nợ xấu.
2.2.2. Các yếu tố vi mô
Yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu bao gồm các yếu tố xuất phát từ chính ngân
hàng như quy mô, hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Quy mô ngân hàng: Ngân hàng có quy mô lớn phản ánh ngân hàng có sức mạnh
lớn, ngân hàng cho vay ở nhóm phân khúc khách hàng tiềm năng và có khả năng trả
nợ tốt do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên ở một góc độ khác, các ngân hàng lớn
thường xu hướng chấp nhận mức rủi ro cao, các ngân hàng tăng tỷ lệ đòn bẩy và tối
đa hóa lợi nhuận bằng cách cho vay khách hàng dưới chuẩn, nới lỏng các điều kiện
cấp tín dụng, đầu tư vào danh mục rủi ro cao, tăng nguy cơ rủi ro tín dụng và do đó
nguy cơ nợ xấu sẽ tăng cao.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng: một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các ngân
hàng mở rộng hoạt động tín dụng sẽ giúp người cần vốn dễ dàng tiếp cận khoản vay
hơn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế và nợ
xấu sẽ giảm xuống. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng trưởng tín
dụng quá nóng và tập trung cho vay vào các đối tượng không đủ chuẩn sẽ không đảm
bảo khả năng trả nợ, làm tăng nợ xấu.
Tỷ suất sinh lời: tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng, tỷ suất sinh lời được đo lường dựa trên tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngân hàng có tỷ suất
sinh lời ổn định sẽ kiểm soát tốt được rủi ro hoạt động, giảm thiểu được nợ xấu.
Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và
hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho các tổn thất có thể sẽ xảy ra cho các
ngân hàng. Dự phòng gia tăng làm tăng dự trữ cho ngân hàng để hạn chế nợ xấu. Một
10
số nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng rủi ro tín dụng và
tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Nợ xấu là vấn đề không thể giải quyết dứt điểm trong
vòng một năm mà thường phải kéo dài qua nhiều năm, do đó chỉ tiêu này cũng phản
ánh được nợ xấu năm nay của ngân hàng và mối quan hệ này là cùng chiều.
2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước
Các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế
Shu (2002) nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu của các Ngân hàng
ở Hồng Kông 1995-2002 cho thấy lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế cũng có tác
động đến nợ xấu. Theo đó, lạm phát (được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI)
và tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, lãi suất
danh nghĩa có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) đối với trường hợp của các ngân hàng
Tây Ban Nha giai đoạn từ 1985-1997, thông qua cả hai yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội
tại Ngân hàng như tốc độ tăng trưởng GDP, nợ của doanh nghiệp và gia đình, tỷ lệ
thu nhập cận biên, chi phí rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy
động, quy mô Ngân hàng, định hướng tăng trưởng tín dụng để giải thích nguyên nhân
nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng
có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng
chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Godlewski (2004) đã sử dụng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE) làm chỉ số đo lường ảnh hưởng đến nợ xấu, có thể thấy ROA
và ROE có tương quan ngược chiều với nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của
Garciya-Marco và Robles-Fernandez (2008) tại 129 Ngân hàng Tây Ban Nha giai
đoạn 1993-2000 chỉ ra rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao sẽ làm tăng rủi
ro nợ xấu.
11
Nghiên cứu của Hasan và Wall (2004) về các ngân hàng trên 24 quốc gia giai
đoạn từ 1993-2000 chỉ ra kết quả quan hệ cùng chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng
và tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của Boudriga et al. (2009) đưa ra kết quả về quan hệ
ngược chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.
Hu và cộng sự (2006) nghiên cứu tại 40 NHTM Đài Loan giai đoạn 1996-1999
chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của Bofondi và Ropele (2011) cho các ngân hàng ở Ý đã chỉ ra rằng
lãi suất thả nổi cũng ảnh hưởng đến nợ xấu, tác động của lãi suất đến nợ xấu là cùng
chiều. Khi có sự gia tăng của các khoản thanh toán lãi suất sẽ dẫn đến có sự gia tăng
của các khoản nợ xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng
đến nợ xấu, khi thất nghiệp gia tăng thì dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng lên.
Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013) về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác
động đến 85 NHTM của Ý, Đức, Tây Ban Nha tử năm 2004-2008 bao gồm các biến
vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP kỳ trước, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và các
biến vi mô như ROA, ROE, tỷ lệ LLP, tốc độ tăng trưởng tín dụng để đo lường mức
độ tác động đến nợ xấu. Nghiên cứu thông qua mô hình tác đông ngẫu nhiên, kết quả
cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa GDP, ROA, ROE với tỷ lệ nợ xấu; mối quan
hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy
mô Ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của Bruna Škarica (2014) chỉ ra rằng GDP và tỷ lệ lạm phát có ảnh
hưởng đến chỉ số nợ xấu tại các nước CEE. Khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức
thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và làm cho
nợ xấu giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, nợ xấu sẽ tăng
lên.
Nghiên cứu của Ekanayake & Azeez (2015) với mô hình hồi quy dữ liệu bảng,
tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô và vi mô. Cụ thể tỷ
lệ dư nợ trên tổng tài sản, lãi suất thực có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu; quy
mô, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, GDP, lạm phát
có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
12
Nghiên cứu của Rajha (2016) tại Ngân hàng Jordan giai đoạn 2008-2012 cũng
chỉ ra rằng nợ xấu chịu tác động từ hai nhóm yếu tố vĩ mô và vi mô. Kết quả nghiên
cứu cho thấy ở nhóm yếu tố vĩ mô có quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng
kinh tế và tỷ lệ lạm phát đến nợ xấu. Ở nhóm yếu tố vi mô, có mối quan hệ cùng chiều
với tỷ lệ nợ xấu năm trước đó, và chỉ số nợ trên tổng tài sản.
Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam
Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), tác giả dựa trên dữ liệu thu thập từ
10 Ngân hàng lớn với các biến vi mô như hiệu quả hoạt động, quy mô hoạt động
Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, ROA; các biến vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát, quy mô
Ngân hàng, nợ xấu kỳ trước với tỷ lệ nợ xấu; quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng
GDP, hiệu quả hoạt động, ROA với tỷ lệ nợ xấu.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) tại 26 Ngân
hàng thương mại từ 2009-2012 chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân
hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu; mối quan hệ ngược chiều giữa GDP
với tỷ lệ nợ xấu.
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu
Yếu tố Tác động Nghiên cứu thực nghiệm
Các yếu tố vĩ mô
Tốc độ tăng
trưởng GDP
Ngược chiều
Shu (2002), Salas và Saurina
(2002), Ahlem Selma Messai (2013),
Bruna Škarica (2014), Ekanayake &
Azeez (2015), Rajha (2016), Đỗ Quỳnh
Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ
Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014)
Tỷ lệ lạm phát Cùng chiều
Bruna Škarica (2014), Đỗ Quỳnh
Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013)
13
Ngược chiều
Shu (2002), Ekanayake & Azeez
(2015), Rajha (2016)
Tỷ lệ thất
nghiệp
Cùng chiều
Bofondi và Ropele (2011), Ahlem
Selma Messai (2013)
Lãi suất thực Cùng chiều
Bofondi và Ropele (2011), Ahlem
Selma Messai (2013), Ekanayake &
Azeez (2015)
Lãi suất danh
nghĩa
Cùng chiều Shu (2002)
Các yếu tố vi mô
Quy mô ngân
hàng
Cùng chiều
Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ
Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng
(2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn
(2014)
Ngược chiều
Salas và Saurina (2002), Hu và
cộng sự (2006), Ekanayake & Azeez
(2015)
Tốc độ tăng
trưởng tín dụng
Cùng chiều
Salas và Saurina (2002), Ahlem
Selma Messai (2013), Võ Thị Quý và
Bùi Ngọc Toàn (2014)
Ngược chiều Ekanayake & Azeez (2015)
Hiệu quả hoạt
động
Ngược chiều
Ekanayake & Azeez (2015), Đỗ
Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng
(2013)
ROA Ngược chiều
Godlewski (2004), Ahlem Selma
Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và
Nguyễn Đức Hùng (2013)
ROE Ngược chiều
Godlewski (2004), Ahlem Selma
Messai (2013),
14
Dự phòng rủi ro
trên tổng dư nợ
Cùng chiều Hasan và Wall (2004)
Ngược chiều Boudriga et al. (2009)
Tỷ lệ nợ xấu
năm trước
Cùng chiều
Rajha (2016), Đỗ Quỳnh Anh và
Nguyễn Đức Hùng (2013)
Tỷ lệ dư nợ trên
tổng tài sản
Cùng chiều
Ekanayake & Azeez (2015), Rajha
(2016)
2.4. Điểm mới của đề tài
Tác giả dựa trên các khảo lược về các nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước để vận dụng nghiên cứu trong luận văn, tuy nhiên do các nghiên cứu trước
đây hầu hết sử dụng của dữ liệu trong quá khứ, chưa cập nhật đến tình hình hiện tại.
Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng dữ liệu mang tính cập nhật trong giai
đoạn 2008-2017 tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay, và đồng thời cũng đưa ra các
giải pháp mang tính thời sự, phù hợp với tình hình thực tế.
15
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 tác giả nêu lên lý thuyết về nợ xấu được dựa trên các định nghĩa trong
nước và quốc tế. Tác giả cũng đã chỉ ra các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ
xấu, trong đó bao gồm 2 nhóm yếu tố là vĩ mô và vi mô. Có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm trên thế giới về các yếu tố vi mô, vĩ mô tác động đến nợ xấu, qua đó tác giả
vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu cho bài nghiên cứu của mình.
16
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM
3.1. Giới thiệu về các NHTM Việt Nam
3.1.1. Hệ thống các NHTM Việt Nam
Tháng 5/1990, hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước
Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính. Sự
ra đời của 2 Pháp lệnh này đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng
một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN có chức năng quản lý và giám sát
các NHTM, giám sát việc thực thi chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý dự trữ
ngoại hối với mục tiêu ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. NHTM có chức năng
trung gian thanh toán, tạo tiền và trung gian tín dụng.
Trong giai đoạn đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển
nổi bật như tăng trưởng về quy mô, số lượng ngân hàng, đa dạng hóa về các sản phẩm
dịch vụ…
Bảng 3.1 : Số lượng ngân hàng Việt Nam 2008-2018
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
NHTM
Nhà
nước
5 5 5 5 5 5 5 7 7 7 4
NHTM
Cổ
phần
40 40 37 35 34 33 33 28 28 31 31
Ngân
hàng
100%
vốn
nước
ngoài
5 5 5 5 5 5 5 5 8 8 9
Ngân
hàng
liên
doanh
5 5 5 4 4 4 4 3 2 2 2
17
Chi
nhánh
Ngân
hàng
nước
ngoài
39 41 48 50 49 53 51 50 51 51 49
Tổng
cộng
94 96 100 99 97 100 98 93 96 99 95
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN từ 2008-2018
Bảng 3.1 cho thấy, tính đến năm 2018, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 4 NHTM
Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 NH 100% vốn nước ngoài, 2 NH liên doanh và 49
chi nhánh NH nước ngoài.
Các NHTM cổ phần Việt Nam có xu hướng giảm về số lượng, năm 2011 hệ thống
ngân hàng Việt Nam đối mặt với nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán. Trước
tình hình này, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án 254/ QĐ-TTg ngày 1/3/2012
nhằm tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, đảm bảo sự phát triển an
toàn và bền vững cho cả hệ thống.
Năm 2017 quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về
thời điểm xử lý nợ xấu của các TCTD thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật các TCTD. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1058/QĐ-TTg ngày
19/07/2017 về “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-
2020”, theo đó ngành ngân hàng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm triển khai đồng bộ
các giải pháp về thanh tra giám sát, cơ cấu lại hệ thống tín dụng gắn liền với xử lý nợ
xấu.
3.1.2. Quy mô NHTM Việt Nam
Quy mô của các NHTM Việt Nam được thể hiện qua các tiêu chí:
- Tổng tài sản có
- Vốn tự có
- Vốn điều lệ
18
Bảng 3.2 : Quy mô NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2018
Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ
Loại
NHTM
Số tuyệt
đối (tỷ đồng)
Tốc
độ tăng
trưởng
(%)
Số tuyệt
đối (tỷ
đồng)
Tốc
độ tăng
trưởng
(%)
Số tuyệt
đối (tỷ
đồng)
Tốc
độ tăng
trưởng
(%)
NHTM
Nhà nước
4,863,353 6.42 268,599 5.48 147,890 0.08
NHTM
Cổ phần
4,554,977 13.07 338,183 16.36 267,234 24.42
Ngân
hàng liên
doanh và
nước ngoài
1,136,614 19.12 162,864 14.82 113,489 3.49
Nguồn: Thống kê của NHNN
Thống kê của NHNN tính đến 31/12/2018, tổng tài sản có của các NHTM Việt
Nam có xu hướng tăng. Tổng tài sản sản có của NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam, đạt 4863353 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 46%. Tiếp đến là NHTM Cổ phần có tổng tài sản có đạt mức 4554977 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 45%, nhóm này cũng có mức tăng trưởng khá trong năm 2018,
tăng 13.07% so với 2017. Ngân hàng liên doanh và nước ngoài có tổng tài sản có
chiếm 11% trong tổng tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam.
Về vốn tự có của các NHTM Việt Nam cũng có xu hướng tăng. Cụ thể tính đến
31/12/2018, vốn tự có của các NHTM nhà nước đạt mức 268599 tỷ đồng, tăng 5.48%
so với cùng thời điểm năm 2017. Vốn tự có của các NHTM Cổ phần tăng trưởng khá
ở mức 16.36%, đạt 338183 tỷ đồng vào cuối 2018, của Ngân hàng liên doanh và nước
ngoài tăng trưởng 14.82%.
19
Vốn điều lệ của của NHTM nhà nước tăng nhẹ 0.08% so với 31/12/2017, đạt
147980 tỷ đồng vào cuối 2018. Vốn điều lệ của NHTM Cổ phần vào cuối 2018 tăng
trưởng mạnh 24.42% so với 2017, đạt mức 267234 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Ngân
hàng liên doanh và nước ngoài tăng trưởng 3.49%.
3.2. Tình hình nợ xấu các NHTMCP Việt Nam
Bảng 3.3: Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân
hàng ở Việt Nam
Năm Nợ xấu (tỷ đồng)
Dư nợ tín dụng
(tỷ đồng)
Tỷ lệ nợ
xấu
2008 48,042 1,372,628 3.50%
2009 41,582 1,890,109 2.20%
2010 62,487 2,479,633 2.52%
2011 93,529 2,834,221 3.30%
2012 125,939 3,086,750 4.08%
2013 131,623 3,472,902 3.79%
2014 146,693 3,964,665 3.70%
2015 118,589 4,650,553 2.55%
2016 135,433 5,505,406 2.46%
2017 152,331 6,509,858 2.34%
Nguồn: Thống kê của NHNN
20
Hình 3.1 Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân
hàng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2017
Hình 3.1 cho thấy từ 2008-2017 dư nợ tín dụng đang có xu hướng tăng qua các
năm.
Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008-2009 ở mức dưới 3%, giai đoạn này nợ xấu vẫn chưa
phải là vấn đề quan tâm hàng đầu và chưa ảnh hưởng đến những bất ổn về tài chính
quốc gia, các ngân hàng tự xử lý nợ xấu bằng cách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng;
thông qua phát mãi tài sản đảm bảo, tái cơ cấu nợ vay.
Nợ xấu 2010-2012 có dấu hiệu tăng, giai đoạn này các ngân hàng bắt đầu đối mặt
với vấn đề thanh khoản, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Nguyên nhân do việc
thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ xấu của nhiều năm trước tích tụ. Nợ xấu năm
2012 đạt đỉnh điểm ở mức 4.08% do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nợ
công châu Âu bùng nổ gây ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế Việt Nam, các ngân
hàng gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu và nguy cơ đổ vỡ rất cao, đe dọa lớn đến
sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Vấn đề lớn được đặt ra là việc phải tái cơ cấu
ngân hàng nhằm khắc phục những hạn chế, cùng với việc kiểm soát và hạn chế nợ
7,000,000 4.50%
4.08%
3.79%
6,000,000
3.70% 4.00%
3.50%
3.30% 3.50%
5,000,000
3.00%
2.52% 2.55%
4,000,000
2.46%
2.20%
2.34% 2.50%
3,000,000 2.00%
1.50%
2,000,000
1.00%
1,000,000
0.50%
- 0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu
21
xấu. NHNN đã xây dựng trình Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận và Thủ tướng đã
ký quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 ban hành đề án tái cơ cấu hệ thống các
TCTD giai đoạn 2011-2015 (hay còn gọi là đề án 254). Trên thực tế trong năm 2012,
NHNN chỉ tập trung vào việc giải quyết thanh khoản, tái cơ cấu tổ chức, nâng cao
quản trị hệ thống ngân hàng, bước đầu cho việc thực hiện xử lý nợ xấu một cách toàn
diện.
Giai đoạn 2013-2017, tỷ lệ nợ xấu có diễn biến khả quan hơn, nợ xấu ở mức
3.79% vào năm 2013 và giảm xuống còn 2.34% vào năm 2017. Năm 2013 chính phủ
và NHNN đã thực hiện tích cực việc xử lý nợ xấu theo đề án 254 đã được nêu ra,
thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD VAMC theo nghị định số 53/2013/NĐ-
CP ngày 18/05/2013 nhằm xử lý nợ xấu. Ngoài ra trong năm này, đề án xử lý nợ xấu
của hệ thống các TCTD cũng đã được phê duyệt ngày 31/05/2013 theo Quyết định số
843/2013/QĐ-TTg (đề án 843), theo đó xử lý nợ xấu phải thực hiện nhanh chóng,
quyết liệt bằng nhiều biện pháp. Trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có cải thiện ở mức
3.70% tuy nhiên vẫn cao hơn mức quy định cho phép dưới 3% do tình hình kinh tế
vĩ mô vẫn chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động kém hiệu quả. Năm 2015,
nợ xấu đã được kiểm soát ở mức dưới 3%, chính phủ và NHNN đã thực hiện quyết
trong công tác quản lý nợ xấu, một số văn bản được ban hành như chỉ thị số 02/CT-
NHNN ngày 27/01/2015 về tăng cường xử lý nợ xấu tại các TCTD; Nghị định
34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013. Các TCTD đã dần đáp ứng được chỉ tiêu các tỷ lệ
về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
theo quy định của NHNN, vấn đề thanh khoản được đảm bảo, nợ xấu được xử lý
quyết liệt, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho
hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng đi đôi với việc giảm mặt bằng lãi suất, gỡ bỏ
các khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn tái
cơ cấu hệ thống ngân hàng đến cuối 2015, NHNN Việt Nam lựa chọn phương án mua
lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng, bao gồm Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB), Ngân
22
hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TMCP Đại Dương
(Ocean Bank) và khuyến khích hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các NHTM. Đây
là những giải pháp hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực trong quá trình
tái cơ cấu NHTM và các TCTD.
Năm 2017, nợ xấu ở mức 2.34%. NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp cơ cấu
lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu. NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN
ngày 10/01/2017 nhằm chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt
các giải pháp về cơ cấu lại TCTD, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu theo
nguyên tắc thị trường, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu, đảm bảo duy
trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đồng thời xây dựng và hoàn thiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 hay còn gọi là đề án
1058. Đề án bao gồm các nhóm giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính
sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện khuôn
khổ pháp lý về cơ cấu lại TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực công
tác thanh tra, giám sát ngân hàng.
23
8.00%
7.00%
6.78% 6.68% 6.81%
6.31%
6.00%
6.21%
5.89% 5.98%
5.32% 5.42%
5.00% 5.03%
4.00%
4.08%
3.00%
3.79%
3.50%
3.70%
3.30%
2.00% 2.52% 2.55%
2.20%
2.46% 2.34%
1.00%
0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng GDP
3.3. Mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô và vi mô tác với nợ xấu tại
NHTMCP Việt Nam
3.3.1. Các yếu tố vĩ mô
3.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu
Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược
chiều. Từ năm 2012-2017, tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng tín
dụng vẫn còn nhờ nhiều vào tín dụng ngân hàng nhưng đã giảm dần sự lệ thuộc. Từ
năm 2013 trở đi tín dụng tăng trưởng ổn định, tăng trưởng kinh tế cũng tăng mạnh
mẽ trở lại, năm 2017 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.81% mức cao nhất trong vòng 6
năm trở lại đây. Kết quả đạt được trong năm 2017 khẳng định được tính hiệu quả của
các giải pháp chính phủ ban hành, mục tiêu của chính phủ là đảm bảo tăng trưởng
kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần được cải thiện và
khả năng trả nợ cũng dần được cải thiện hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm thiểu.
24
25.00%
19.90%
20.00%
18.13%
15.00%
11.75%
10.00%
6.81%
6.52% 6.04%
4.74%
5.00% 3.53%
3.50% 3.30%
4.08% 3.79%
1.84%
3.70%
2.05%
0.00%
Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lạm phát
3.3.1.2. Tỷ lệ lạm phát
2.20% 2.52% 2.55% 2.46% 2.34%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2008-2017 phức
tạp nhưng nhìn chung là cùng chiều, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm từ 19.9% năm
2008 xuống chỉ còn 3.53% vào năm 2017.
Giai đoạn 2008-2009, tỷ lệ lạm phát giảm từ 19.9% vào năm 2008 xuống còn
6.52% vào năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm trong giai đoạn này. Tỷ lệ lạm phát ở
mức đỉnh điểm vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm
chi phí nguyên liệu đầu vào gia tăng như xăng dầu, làm cho chi phí sản xuất tăng, kéo
theo giá cả hàng hóa cũng tăng lên. Đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát giảm xuống do
chính phủ tích cực thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát.
Giai đoạn 2009-2011, tỷ lệ lạm phát tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng, mối quan hệ
giữa nợ xấu và tỷ lệ lạm phát là cùng chiều. Do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng
hoảng nợ công châu Âu vào 2010, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, khó khăn,
25
4.50%
4.08%
4.00% 3.79%
3.70%
3.50%
3.50% 3.30%
3.00%
2.52% 2.55%
2.46%
2.50%
2.90%
2.20%
2.88% 2.34%
2.38%
2.00% 2.27%
2.18%
2.31% 2.30% 2.28%
1.96%
2.08%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ thất nghiệp
chính phủ tăng cung tiền để khôi phục kinh tế, dẫn đến lạm phát gia tăng đến mức 2
con số.
Giai đoạn 2011-2012, tỷ lệ lạm phát giảm đáng kể, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế
ở 1 con số tuy nhiên nợ xấu lại tăng do tồn đọng khó khăn của năm trước, nền kinh
tế chưa thể phục hồi ngay, nợ xấu vẫn chưa được xử lý triệt để.
Giai đoạn 2012-2017, nợ xấu và tỷ lệ lạm phát nhìn chung có mối quan hệ cùng
chiều. Tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm từ năm 2012 trở lại đây, từ mức 6.81% vào
năm 2012 và giảm xuống chỉ còn 3.53% vào cuối năm 2017, đạt được mục tiêu đề ra
là kiểm soát lạm phát ở mức 4%. Song song đó, là tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng
giảm trong giai đoạn này.
3.3.1.3. Tỷ lệ thất nghiệp
Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu có tác động chưa được rõ ràng.
26
25.00%
20.51%
20.00%
19.05%
15.00%
10.00%
6.50%
7.54%
4.30% 4.90% 5.10% 5.80%
5.00% 3.20% 3.70%
3.50% 4.08% 3.79% 3.70%
Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng quy mô ngân hàng
Giai đoạn 2008-2009, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2.38% lên 2.9% do ảnh hưởng của
khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng gặp khó khăn, tỷ
lệ thất nghiệp gia tăng, tuy nhiên nợ xấu lại ngược lại với xu hướng này, giai đoạn
2008-2009 nợ xấu có xu hướng giảm.
Giai đoạn 2019-2012, tỷ lệ thất nghiệp xu hướng giảm dần, và mối quan hệ giữa
nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn này là ngược chiều.
Giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ
thất nghiệp cũng gần như là ngược chiều, tỷ lệ nợ xấu giảm đến năm 2015 nợ xấu chỉ
ở mức 2.31%.
Sang giai đoạn 2015-2017 thì mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ
thất nghiệp thể hiện rõ, tỷ lệ thất nghiệp giảm trong giai đoạn này cho thấy nền kinh
tế đang có dấu hiệu phục hồi tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
dần dần ổn định, tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, làm tỷ lệ thất nghiệp giảm,
người đi vay sẽ có nguồn thu nhập để trả nợ, do đó nợ xấu sẽ giảm xuống.
3.3.2. Các yếu tố vi mô
3.3.2.1. Quy mô ngân hàng
0.00% 2.20% 2.52% 3.30% 2.55% 2.46% 2.34%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN
Hình 3.5: Mối quan hệ tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu
27
40.00% 37.53%
35.00%
31.19%
30.00%
25.00% 22.87%
20.00%
18.71%
17.26% 18.17%
14.16%
15.00% 13.00% 12.52%
10.00%
8.91%
5.00%
3.50% 4.08% 3.79% 3.70%
Tỷ lệ nợ xấu Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Mối quan hệ giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu thể hiện không
rõ ràng đồng nhất.
Giai đoạn 2008-2012 tăng trưởng quy mô ngân hàng có tăng nhưng tốc độ tăng
trưởng không cao, trong khi đó nợ xấu cũng tăng lên và đạt đỉnh điểm ở mức 4.08%
vào năm 2012 do nền kinh tế chịu nhìu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu vào năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2012. Giai đoạn
2012-2017 tăng trưởng quy mô ngân hàng tăng dần và tăng đột biến vào năm 2016,
giai đoạn này thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng
và tỷ lệ nợ xấu, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, tốc độ tăng
trưởng tín dụng gia tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống.
3.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
0.00% 2.20% 2.52% 3.30% 2.55% 2.46% 2.34%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu
Giai đoạn từ 2008-2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng giảm không ổn định.
Nhìn chung tương quan giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu là ngược chiều.
Tăng trưởng tín dụng gia tăng khi chính phủ thực hiện các biện pháp kích cầu, chính
28
sách tiền tệ mở rộng, hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân, doanh nghiệp mở rộng hoạt động
sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các NHTM để phục vụ đời
sống xã hội, do đó khả năng trả nợ được nâng cao và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cho vay làm
cho các cá nhân và doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay, tăng trưởng tín dụng
giảm so với 2007. Tỷ lệ nợ xấu cao trên 3%.
Năm 2009, tăng trưởng tín dụng tăng, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở
rộng, kích cầu, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để tăng cường hoạt động
sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng gia tăng đạt mức 37.53%, tỷ lệ nợ xấu giảm
xuống chỉ còn 2.2%.
Giai đoạn 2009-2012, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu, chính phủ
thực thi thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất cho vay, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng,
do đó tăng trưởng tín dụng giảm xuống.
Giai đoạn 2012-2017 nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng tín dụng
có xu hướng gia tăng. Giai đoạn này chính phủ thực thi chính sách tiền tệ mở rộng,
giảm lãi suất nhằm kích thích cho vay tiêu dùng, tăng trưởng tín dụng tăng nhưng
không quá 20%, tránh tình trạng tín dụng tăng trưởng quá nóng sẽ mang lại hiệu ứng
tiêu cực, ngân hàng dễ dàng trong việc cho vay sẽ không đánh giá đúng khả năng trả
nợ khách hàng, nguy cơ nợ xấu sẽ gia tăng.
29
18.00%
16.00% 15.28%
14.00%
13.39%
12.66%
11.85%
12.00%
10.00%
9.43%
9.98%
8.00%
6.31% 6.26%
6.00% 5.18% 5.49%
4.00%
4.08%
2.00% 3.50% 3.30%
3.79% 3.70%
2.20% 2.52% 2.55% 2.46% 2.34%
0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ ROE
3.3.2.3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu
Hình 3.7 cho thấy giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều khá rõ
ràng. Giai đoạn 2009-2012 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công châu Âu, hoạt động kinh doanh của các NHTM
gặp nhiều khó khăn dẫn đến tỷ lệ ROE sụt giảm, kéo theo nợ xấu gia tăng. Giai đoạn
2013-2017 nền kinh tế dần hồi phục, chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ và tài
khóa phù hợp, ổn định kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiệu
quả hơn, ROE các NHTM gia tăng và nợ xấu giảm xuống.
30
4.50%
4.08%
4.00% 3.79% 3.70%
3.50%
3.50% 3.30%
3.00%
2.52% 2.55% 2.46%
2.50% 2.20%
2.00%
2.00%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu năm trước
3.3.2.4. Tỷ lệ nợ xấu năm trước
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN
Hình 3.8: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu
Hình 3.8 cho thấy giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ
cùng chiều. Điều này có thể giải thích rằng nợ xấu của các NHTM tích tụ từ năm này
qua năm khác mà không thể xử lý dứt điểm trong vòng 1 năm, do đó tỷ lệ nợ xấu năm
trước cao sẽ kéo theo nợ xấu năm sau cũng cao và ngược lại.
31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Giai đoạn 2008-2017 nền kinh tế Việt Nam diễn biến phức tạp do ảnh hưởng
nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công
châu Âu 2012.
Giai đoạn 2008-2012 nền kinh tế trì trệ, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, hoạt
động của các NHTM cũng bị ảnh hưởng theo. Từ năm 2013, nền kinh tế dần dần hồi
phục, chính phủ đã thực thi các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp, ổn định kinh
tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cũng dần được cải thiện.
Trong chương 3 tác giả giới thiệu sơ lược về hệ thống NHTM Việt Nam, thực
trạng nợ xấu và mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô vi mô với nợ xấu tại các NHTMCP
Việt Nam. Các yếu tố vĩ mô bao gồm: tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất
nghiệp. Các yếu tố vi mô bao gồm: tăng trưởng quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng
tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu năm trước. Đây là tiền đề
để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố vĩ mô và vi mô tác
động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
32
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM
4.1. Mô hình nghiên cứu
4.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Dưa trên lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên
cứu trên 2 nhóm yếu tố tác động đến nợ xấu: nhóm các yếu tố vĩ mô và nhóm các yếu
tố vi mô.
Nhóm các yếu tố vĩ mô tác giả lựa chọn bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ
lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp.
Nhóm các yếu tố vi mô tác giả lựa chọn bao gồm: tăng trưởng quy mô ngân hàng,
tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu năm
trước.
4.1.1.1. Giả thuyết về tốc độ tăng trưởng GDP
GDP là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Khi đất nước có GDP cao
đồng nghĩa với nền kinh tế đất nước đó đang tăng trưởng tốt. Một khi nền kinh tế tăng
trưởng tốt sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, tăng
khả năng sinh lời, nâng cao khả năng trả nợ, từ đó làm giảm nợ xấu cho các ngân
hàng. Ngược lại, khi GDP thấp có nghĩa nền kinh tế tăng trưởng kém, hoạt động sản
xuất kinh doanh trong nền kinh tế trì trệ giảm sút và kém hiệu quả, làm ảnh hưởng
đến khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, kéo theo nợ xấu sẽ tăng lên.
Nghiên cứu của Bruna Škarica (2014) chỉ ra rằng GDP có ảnh hưởng đến chỉ số
nợ xấu tại các nước CEE. Khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn,
do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và góp phần giảm thiểu nợ xấu.
Trong chương 3 tác giả cũng đã nêu thực trạng mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ
nợ xấu là mối quan hệ ngược chiều, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu
sẽ giảm và ngược lại tốc độ tăng trưởng GDP giảm thì nợ xấu sẽ gia tăng.
33
Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ
ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H1: tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều
với tỷ lệ nợ xấu.
4.1.1.2. Giả thuyết về tỷ lệ lạm phát
Tỷ lệ lạm phát đo lường mức độ gia tăng giá cả của nền kinh tế. Tác động của
lạm phát lên nền kinh tế vừa tích cực vừa tiêu cực. Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát
vừa phải, sẽ kích thích tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn, thu
nhập gia tăng, khả năng trả nợ được đảm bảo hơn, làm cho nợ xấu giảm xuống. Tuy
nhiên, nếu nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát quá cao, chi phí cho các yếu tố đầu vào, chi
phí nguyên vật liệu tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thu nhập giảm xuống,
khả năng trả nợ sụt giảm, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên.
Nghiên cứu của Filosa (2007), Bruna Škarica (2014) chỉ ra mối quan hệ cùng
chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu.
Trong phần đánh giá thực trạng tác động của tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ nợ xấu tại
các NHTMCP Việt Nam, nhìn chung tác động là cùng chiều nghĩa là khi tỷ lệ lạm
phát tăng thì tỷ lệ nợ xấu tăng, ngược lại tỷ lệ lạm phát giảm thì tỷ lệ nợ xấu cũng
giảm. Do đó, tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ
lệ nợ xấu.
Giả thuyết H2: Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu
4.1.1.3. Giả thuyết về tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm người lao động không có
việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng
đồng nghĩa với việc người dân sẽ không có nguồn thu nhập để trả nợ vay ngân hàng,
kéo theo tỷ lệ nợ xấu sẽ gia tăng. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp thấp, thành phần lao
động có thu nhập để trả nợ sẽ tăng lên, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống.
Nghiên cứu Bofondi and Ropele (2011), Ahlem Selma Messai (2013) cũng chỉ
ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu.
34
Trong phần đánh giá thực trạng tác động của tỷ lệ thất nghiệp lên tỷ lệ nợ xấu tại
các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 mặc dù tác động cùng chiều hay ngược
chiều chưa được thể hiện rõ nét, nhưng nhìn chung là quan hệ cùng chiều. Do đó, tác
giả kỳ vọng về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu và dùng
các kiểm định thực nghiệm để đánh giá về tác động này.
Giả thuyết H3: Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ
xấu
4.1.1.4. Giả thuyết về tăng trưởng quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng được phản ánh bằng tổng tài sản của ngân hàng đó. Khi ngân
hàng có quy mô lớn cho thấy ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn, các khách hàng của
ngân hàng này tập trung vào các đối tượng tiềm năng, uy tín tốt, khả năng trả nợ cao,
do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên xét ở góc độ khác, quy mô ngân hàng lớn cũng
có thể phản ánh rằng ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt đông tín dụng, dẫn đến tín
dụng tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho việc thu hồi nợ sau này, nguy cơ nợ
xấu sẽ tăng lên.
Nghiên cứu của Salas and Saurina (2002), Hu và cộng sự (2006), Ekanayake &
Azeez (2015) cho rằng quy mô ngân hàng tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy nhiên đi
ngược lại nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn
Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) cho rằng khi quy mô ngân
hàng tăng thì nợ xấu cũng sẽ tăng lên.
Ở chương trước, tác giả đã phân tích thực trạng về tác động của tăng trưởng quy
mô ngân hàng lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 nhìn
chung là ngược chiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng kỳ vọng mối
quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H4: tăng trưởng quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều
với tỷ lệ nợ xấu.
35
4.1.1.5. Giả thuyết về tốc độ tăng trưởng tín dụng
Khi một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, có thể thấy ngân hàng
đang hoạt động hiệu quả, nhiều khách hàng vay vốn, làm tăng lợi nhuận của ngân
hàng, nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên khi tăng trưởng tín dụng tăng một cách quá
nóng, ngân hàng quá tập trung cho vay mà không đánh giá đúng đối tượng khách
hàng, không đánh giá đúng khả năng trả nợ, làm cho nợ xấu sẽ tăng lên.
Nghiên cứu của Salas and Saurina (2002), Ahlem Selma Messai (2013), Võ Thị
36
trong vòng 1 năm, do đó tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ kéo theo nợ xấu năm sau cũng
cao và ngược lại.
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, cũng như thực trạng về tác động
của tỷ lệ nợ xấu năm trước lên tỷ lệ nợ xấu trong chương trước, tác giả kỳ vọng mối
quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu.
Giả thuyết H7: tỷ lệ nợ xấu năm trước có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ
nợ xấu.
4.1.2. Các biến nghiên cứu
Tác giả chọn biến tỷ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc. Các biến tốc độ tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng quy mô ngân hàng, tốc độ tăng
trưởng tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu năm trước là các
biến độc lập.
4.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu – NPL
Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn thanh toán gốc và lãi trên 90 ngày.
Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng công thức:
𝑁𝑃𝐿 =
Dư nợ nhóm 3+Dư nợ nhóm 4+Dư nợ nhóm 5
x100%
Tổng dư nợ
Trong đó:
Dư nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: tác giả thu thập từ thuyết minh báo cáo tài chính
của ngân hàng
Tổng dư nợ: thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng
4.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP – GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm được tính bằng công thức:
∆𝐺𝐷𝑃𝑡 =
GDPt−GDPt−1
x100%
GDPt−1
Trong đó chỉ số GDP hàng năm được tác giả thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt
Nam
4.1.2.3. Tỷ lệ lạm phát - INF
37
Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá cả của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát được
đánh giá thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Tỷ lệ lạm phát được tính bằng công thức:
𝐼𝑁𝐹𝑡 =
CPIt−CPIt−1
x100%
CPIt−1
Trong đó chỉ số INF hàng năm được tác giả thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt
Nam.
4.1.2.4. Tỷ lệ thất nghiệp - UN
Tỷ lệ thất nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm người lao động không có
việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội .
Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng công thức sau:
𝑈𝑁 =
Số người thất nghiệp
x100%
Lực lượng lao động của xã hội
Trong đó chỉ số UN được tác giả thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam
4.1.2.5. Tăng trưởng quy mô ngân hàng - SIZE
Quy mô ngân hàng được phản ánh qua tổng tài sản của ngân hàng đó. Do đó, tác
giả sử dụng giá trị tổng tài sản làm của ngân hàng đại diện cho biến quy mô ngân
hàng. Tuy nhiên vì giá trị tổng tài sản ngân hàng quá lớn nên sử dụng giá trị này sẽ
không phù hợp để chạy mô hình hồi quy, tác giả sẽ thay thế bằng tốc độ tăng của tổng
tài sản.
Như vậy, công thức tính tăng trưởng quy mô ngân hàng i vào năm thứ t như sau:
∆𝑆𝐼𝑍𝐸 =
Tổng tài sản i t−tổng tài sản i t−1
x100%
Tổng tài sản i t−1
Trong đó, giá trị tổng tài sản được thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân
hàng.
4.1.2.6. Tăng trưởng tín dụng - LOAN
Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng dư nợ năm nay so với năm trước của ngân
hàng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng được tính bằng công thức:
38
∆𝐿𝑂𝐴𝑁 =
LOAN i t−LOAN i t−1
x100%
LOANi t−1
Trong đó giá trị LOAN được thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
4.1.2.7. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu (ROE) được tính bằng công thức:
𝑅𝑂𝐸 =
Lợi nhuận sau thuế
x100%
Vốn chủ sở hữu
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Vốn chủ sở hữu được thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
4.1.2.8. Tỷ lệ nợ xấu năm trước – NPL t-1
Tương tự như biến tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu năm trước được tính bằng công thức:
Tổng dư nợ xấu năm t − 1
𝑁𝑃𝐿 𝑡 − 1 =
Tổng dư nợ năm t − 1
x100%
=
Dư nợ nhóm 3+Dư nợ nhóm 4+Dư nợ nhóm 5
x100%
Tổng dư nợ
Trong đó:
Dư nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: thu thập từ thuyết minh báo cáo tài chính của
ngân hàng.
Tổng dư nợ: thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng.
Bảng 4.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu của tác giả
Phân
loại biến
Tên biến Công thức tính
Kỳ
vọng
dấu
Phụ
thuộc
Tỷ lệ nợ
xấu – NPL
𝑁𝑃𝐿 =
Dư nợ nhóm 3+Dư nợ nhóm 4+Dư nợ nhóm 5
x100%
Tổng dư nợ
39
Độc
lập
Tốc độ
tăng trưởng
GDP – GDP
∆𝐺𝐷𝑃𝑡 =
GDPt−GDPt−1
x100%
GDPt−1 (-)
Độc
lập
Tỷ lệ lạm
phát - INF
𝐼𝑁𝐹𝑡 =
CPIt−CPIt−1
x100%
CPIt−1
(+)
Độc
lập
Tỷ lệ thất
nghiệp - UN
𝑈𝑁 =
Số người thất nghiệp
x100%
Lực lượng lao động của xã hội
(+)
Độc
lập
Tăng
trưởng quy mô
ngân hàng -
SIZE
∆𝑆𝐼𝑍𝐸 =
Tổng tài sản i t−tổng tài sản i t−1
x100%
Tổng tài sản i t−1
(-)
Độc
lập
Tăng
trưởng tín dụng
- LOAN
∆𝐿𝑂𝐴𝑁 =
LOAN i t−LOAN i t−1
x100%
LOANi t−1
(-)
Độc
lập
Tỷ lệ lợi
nhuận trên vốn
chủ sở hữu -
ROE
𝑅𝑂𝐸 =
Lợi nhuận sau thuế
x100%
Vốn chủ sở hữu (-)
Độc
lập
Tỷ lệ nợ
xấu năm trước
– NPL t-1
Tổng dư nợ xấu năm t − 1
𝑁𝑃𝐿 𝑡 − 1 = x100%
Tổng dư nợ năm t − 1
(+)
4.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tác giả dựa trên mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng trong nghiên cứu của Messai
và Jouini (2013) để tính toán và đánh giá sự tác động của các nhân tố đến nợ xấu tại
các NHTMCP Việt Nam
NPLi,t = β0 + β1△GDPt + β2INFt + β3UNt + β4△SIZEi,t + β5△LOANi,t +
β6ROEi,t + β7NPLi,t-1 + Ɛi,t
40
Trong đó:
NPLi,t : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i vào năm thứ t
△GDPt : Tốc độ tăng trưởng GDP năm thứ t
INFt : Tỷ lệ lạm phát năm thứ t
UNt : Tỷ lệ thất nghiệp năm thứ t
△SIZEi,t : Tốc độ tăng trưởng quy mô của ngân hàng i vào năm thứ t
△LOANi,t : Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i vào năm thứ t
ROEi,t : Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i vào năm thứ t
NPLi,t-1 : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i vào năm thứ t
β0 : Hệ số tự do
β1 - β7 : Hệ số hồi quy riêng
Ɛi,t : Sai số ngẫu nhiên
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách hồi quy dữ liệu
bảng để kiểm tra mối quan hệ giữa nợ xấu và các yếu tố vi mô, vĩ mô. Kết quả nghiên
cứu được ước lượng bằng mô hình ước lượng bình phương bé nhất Pool OLS, mô
hình hồi quy tác động ngẫu nhiên- Random Effects Model (REM), mô hình hồi quy
tác động cố định- Fix Effects Model (FEM) và một số đánh giá để xác định mô hình
nào là phù hợp.
Kết quả nghiên cứu được thực hiện bằng phần mềm Stata 14.0.
4.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy:
Các yếu tố vĩ mô: GDP, Lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp được tác giả thu thập từ
website của Tổng cục Thống kê Việt Nam.
Các yếu tố vi mô: Hầu hết được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo
thường niên của các NHTMCP Việt Nam, báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam.
Tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu, do hạn chế về số liệu của năm 2018 nên tác giả
chỉ lấy trong thời gian từ 2008-2017.
41
Ngoài ra, theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến 31/12/2017, số lượng các
NHTMCP Việt Nam có tổng cộng 31 Ngân hàng. Tuy nhiên tác giả chỉ thu thập được
số liệu của 24 Ngân hàng, còn lại 7 ngân hàng gồm NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Bảo
Việt, NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, NHTMCP Xăng dầu Petrolimex,
NHTMCP Đại Chúng, NHTMCP Việt Nam Thương Tín, NHTMCP Đông Á do
không tìm thấy đủ dữ liệu nên tác giả không đưa vào dữ liệu.
Danh sách cách Ngân hàng được nghiên cứu được trình bày trong phụ lục 1.
Như vậy, dữ liệu nghiên cứu gồm có dữ liệu các yếu tố vĩ mô gồm tăng trưởng
GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp; các yếu tố vi mô gồm tốc độ tăng trưởng quy
mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của
24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017.
4.4. Kết quả nghiên cứu
4.4.1. Thống kê mô tả
Tác giả thực hiện thống kê mô tả để có cách nhìn khách quan tổng thể về các biến
quan sát.
Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Bảng 4.2 cho thấy:
42
- Tỷ lệ nợ xấu NPLt của 24 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-
2017 gồm 240 quan sát, giá trị trung bình là 2.17% thấp hơn ngưỡng an toàn
3%, độ lệch chuẩn 1.4%, giá trị nhỏ nhất là 0% (ngân hàng TPB vào năm
2010), giá trị cao nhất 11.4% của SCB vào năm 2010.
- Tăng trưởng GDP gồm 240 quan sát, giá trị trung bình là 6.04%, giá trị
nhỏ nhất là 5% vào năm 2012, giá trị cao nhất 6.8% vào năm 2010 và 2017.
Độ lệch chuẩn thấp 0.6% cho thấy nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2017
ổn định, tăng trưởng GDP không có sự biến động quá lớn.
- Tỷ lệ lạm phát gồm 240 quan sát, giá trị trung bình 8.12%, độ lệch
chuẩn 6.09%, tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2008-2017 diễn biến phức tạp, đỉnh
điểm vào năm 2008 ở mức 19.9%, giá trị thấp nhất là 1.8% vào năm 2014.
- Tỷ lệ thất nghiệp gồm 240 quan sát, giá trị trung bình 2.37%, độ lệch
chuẩn thấp ở mức 0.29%, tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2008-2017 tương đối ổn
định, giá trị thấp nhất vào năm 2012 ở mức 2%, giá trị cao nhất là 2.9% vào
năm 2009 và 2010.
- Tăng trưởng quy mô ngân hàng gồm 239 quan sát, giá trị trung bình
26.75%, độ lệch chuẩn ở mức 37.1% cho thấy trong giai đoạn 2008-2017 tăng
trưởng quy mô ngân hàng diễn biến phức tạp, giá trị cao nhất là 343.6% vào
năm 2009 của TPB, tăng trưởng thấp nhất vào năm 2012 ở mức -39.2% của
TPB.
- Tăng trưởng tín dụng gồm 239 quan sát, giá trị trung bình 32.47%, độ
lệch chuẩn biến động lớn ở mức 72.02%, tăng trưởng thấp nhất vào năm 2012
ở mức -31.1% của SAB, tăng trưởng cao nhất ở mức 1058.9% vào năm 2009
của TPB.
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE có 240 quan sát, giá trị trung
bình 9.78% cho thấy hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-
2017 chưa thật sự hiệu quả, biến động lớn với độ lệch chuẩn 9.13%, giá trị
thấp nhất vào năm 2011 ở mức -56.3% của TPB, tuy nhiên có ngân hàng ABB
đạt giá trị cao nhất 65.5% vào năm 2011.
43
- Tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLt1 với 238 quan sát, giá trị trung bình là
2.14% thấp hơn ngưỡng an toàn 3%, độ lệch chuẩn 1.44%, giá trị nhỏ nhất là
0% của ngân hàng TPB vào năm 2010, giá trị cao nhất 11.4% của SCB vào
năm 2010.
4.4.2. Phân tích tương quan
Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Ma trận trên cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ
thuộc. Trong đó tương quan dương giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLt1 và NPLt là
cao nhất ở mức 0.4591 và tương quan âm cao nhất giữa GDP và NPL là -0.2131.
Hệ số tương quan giữa các biến độc lập khá thấp do đó khả năng xảy ra hiện
tượng đa cộng tuyến khá thấp. Tuy nhiên tác giả sử dụng phương pháp phóng đại
phương sai để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. .
4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến
Tác giả kiểm tra giá trị của hệ số phóng đại phương sai Vif (Variance Inflation
Factor). Theo Wooldridge (2002), khi Vif >10 sẽ có đa cộng tuyến giữa hai biến độc
lập trong mô hình.
44
Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho thấy hệ số Vif của các biến đều nhỏ hơn
10, giá trị trung bình là 1.67. Kết luận rằng mô hình không có hiện tượng đa cộng
tuyến.
4.4.4. Kết quả ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu
4.4.4.1. Kết quả hồi quy mô hình Pool OLS
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Pool OLS
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
45
Từ kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS được thể hiện trong bảng 4.5 cho
thấy các biến vĩ mô và vi mô có tác động đến nợ xấu ở các mức ý nghĩa khác nhau:
- Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF,
tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa đều là 0.000, điều này cũng
cho thấy 2 biến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ nợ xấu năm trước có thể dùng để giải thích
mạnh về thay đổi trong tỷ lệ nợ xấu.
- Các biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tăng trưởng GDP,
tăng trưởng quy mô ngân hàng SIZE với mức ý nghĩa lần lượt là 0.095 và
0.083.
- Có 3 biến không có ý nghĩa thống kê qua phương pháp ước lượng bằng mô
hình Pool OLS là tỷ lệ thất nghiệp UN, tốc độ tăng trưởng tín dụng LOAN và
tỷ lệ ROE.
Kiểm định phương sai thay đổi
Hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra khi các quan sát trong mô hình độc lập
nhau và có sự khác biệt giữa các quan sát. Phương sai thay đổi làm cho kết quả của
mô hình hồi quy sẽ không chính xác và bị sai lệch so với thực tế.
Tác giả tiến hành kiểm định với giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng
phương sai thay đổi.
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
46
Kết quả Prob > chi2 = 0.0687 > 1% nên chấp nhận giả thuyết H0: mô hình không
có hiện tượng phương sai thay đổi trong bộ dữ liệu.
Kiểm định tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các quan sát có mối tương quan với nhau.
Điều này làm cho các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy.
Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: Mô hình không có
hiện tượng tự tương quan.
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Kết quả Prob>F = 0.0000< 1% nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó có thể kết luận
mô hình có hiện tượng tự tương quan trong bộ dữ liệu. Tuy nhiên trong bài nghiên
cứu của mình, tác giả có sử dụng phương pháp ước lượng cố định (FEM), FEM chỉ
quan tâm đến những khác biệt mang tính chất cá nhân tác động lên mô hình, do đó
hiện tượng tự tương quan sẽ được giải quyết.
Có thể thấy, kết quả ước lượng theo mô hình OLS không phản ánh được sự tác
động riêng biệt mang tính chất đặc trưng từng ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình
REM và FEM tiếp tục ước lượng và dùng kiểm định Hausman để chọn ra mô hình
nào là phù hợp.
47
4.4.4.2. Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (FEM)
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM)
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Từ kết quả hồi quy bằng mô hình tác động cố định FEM được thể hiện trong bảng 4.8
cũng cho thấy các biến vĩ mô và vi mô có tác động đến nợ xấu ở các mức ý nghĩa
khác nhau.
- Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF,
tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa lần lượt là 0.001 và 0.000.
48
- Biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu là tăng trưởng GDP với mức ý
nghĩa 0.066.
- Các biến không có ý nghĩa thống kê theo phương pháp ước lượng bằng mô
hình FEM là tỷ lệ thất nghiệp UN, tốc độ tăng trưởng tín dụng LOAN, tăng
trưởng quy mô ngân hàng SIZE và tỷ lệ ROE.
4.4.4.3. Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Từ kết quả hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM thể hiện trong bảng 4.9
cũng cho thấy:
49
- Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF,
tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa đều là 0.000
- Các biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu là tăng trưởng GDP, tăng
trưởng quy mô ngân hàng với mức ý nghĩa 0.093 và 0.082
- Các biến tăng trưởng tín dụng LOAN, tỷ lệ thất nghiệp UN và tỷ lệ ROE có
hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.
4.4.4.4. Kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM
Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp.
Giả thuyết H0: Mô hình REM phù hợp
Bảng 4.10: Kiểm định Hausman
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Kết quả Prob >chi2 = 0.0665 >5% nên chấp nhận giả thuyết H0, tức mô hình
REM phù hợp hơn.
50
Kết luận chung sau khi thực hiện các kiểm định cần thiết và để mô hình phù hợp
cho nghiên cứu, tác giả nhận thấy mô hình REM là phù hợp và có hiện tượng tự tương
quan trong mô hình hồi quy. Do đó, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy theo phương
pháp FGLS (Feasible Generalizied Least Squares) nhằm kiểm soát được hiện tượng
tự tương quan và/hoặc phương sai thay đổi để tăng tính hiệu quả cho mô hình nghiên
cứu.
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS
Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
Dựa vào bảng 4.11 về kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS được tác giả xử
lý bằng phần mềm Stata 14.0, có thể đưa ra nhận xét như sau:
51
- Mô hình hồi quy có giá trị P-value = 0.0000, do đó ước lượng mô hình hồi
quy này có ý nghĩa thống kê mạnh tại mức ý nghĩa 1%
- Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF,
tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa đều là 0.000
- Các biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu là tăng trưởng GDP, tỷ lệ
thất nghiệp UN, tăng trưởng quy mô ngân hàng SIZE với mức ý nghĩa lần
lượt là 0.026; 0.027 và 0.034
- Biến tăng trưởng tín dụng LOAN có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu và
biến ROE có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu tuy nhiên kết quả thể hiện
trong bảng 4.11 cho thấy các biến này lại không có ý nghĩa thống kê.
4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Từ kết quả hồi quy theo OLS, FEM, REM, FGLS và dùng các kiểm định để lựa
chọn ra mô hình phù hợp, tác giả nhận thấy:
Tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu (tương
quan âm) ở mức ý nghĩa 5% (p-value = 0.026 <5%). Có thể thấy, khi các yếu tố khác
không đổi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị, tỷ lệ nợ xấu NPL giảm 0.1706 đơn
vị. Kết luận này phù hợp về dấu và chấp nhận giả thuyết H1: tốc độ tăng tưởng kinh
tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu (tương quan dương)
ở mức ý nghĩa 1% (p-value = 0.000 <1%). Có thể thấy, khi các yếu tố khác không
đổi, tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị, tỷ lệ nợ xấu NPL tăng 0.0570 đơn vị. Kết luận này
phù hợp về dấu cũng như nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam. Tác
giả chấp nhận giả thuyết H2: Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ
xấu.
Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu (tương quan âm)
ở mức ý nghĩa 5% (p-value = 0.027 <5%) Kết luận này bác bỏ giả thuyết H3: Tỷ lệ
thất nghiệp có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu và kỳ vọng của tác giả về dấu của
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng

More Related Content

What's hot

Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoánKiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANKGIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài  hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAOĐề tài  hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cưĐề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
nataliej4
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân HàngLuận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
Luận Văn Giải Pháp Tăng Thu Nhập Ngoài Lãi Từ Hoạt Động Dịch Vụ Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Cấu Trúc Vốn Đến Hiệu Quả Của Các Công Ty Ngành Năng L...
 
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
Đề tài: Công tác quản trị quan hệ khách hàng đối với dịch vụ truyền hình tươn...
 
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOTĐề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
Đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Quảng Thành, HOT
 
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoánKiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
Kiểm định hiện tượng bong bóng hợp lí trên thị trường chứng khoán
 
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAYĐề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
Đề tài: Hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty, HOT, HAY
 
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
Thực trạng và một số giải pháp cho hoạt động bán hàng của công ty cổ phần toy...
 
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
Đề tài: Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát tr...
 
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Chứng Khoán Phái Sinh Tại Công Ty Cổ Phần Chứng...
 
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANKGIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
 
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEXĐề tài  Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
Đề tài Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty TANIMEX
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP  MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY - TẢI FREE ZALO: 0934 573...
 
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAYĐề tài  tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
Đề tài tình hình tài chính công ty phụ tùng ô tô, HAY
 
Đề tài hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài  hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAOĐề tài  hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
Đề tài hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu, ĐIỂM CAO
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔ...
 
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cưĐề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
Đề tài hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm dân cư
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại các chi ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên T...
 
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
Luận văn: Biện pháp gia tăng vốn tự có của các ngân hàng Thương Mại Cổ Phần T...
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng

Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
nataliej4
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức CôngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.docCác nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng (20)

Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
Nhận diện, đo lường văn hóa tổ chức tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín
 
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Luận Văn Tác Động Của Đa Dạng Hóa Đến Rủi Ro Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của đội ngũ công ...
 
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
Các Nhân Tố Hành Vi Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Đầu Tư Của Nhà Đầu Tư Cá Nhân Tr...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
Hoàn Thiện Kế Toán Quản Trị Chi Phí Sản Xuất Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công TyCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Bảo Hiểm Tại Công Ty
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn PhòngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Nghỉ Việc Của Nhân Viên Văn Phòng
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức CôngLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Hành Vi Chia Sẻ Tri Thức Trong Tổ Chức Công
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
Luận Văn Thạc Sĩ Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Đ...
 
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân HàngTác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
Tác Động Của Đa Dạng Hóa Thu Nhập Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Tại Các Ngân Hàng
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.docCác nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du khách TP.Hồ Chí Minh.doc
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
Nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển cơ sở hạ...
 
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
La42.007 nghiên cứu phân bổ rủi ro trong hình thức hợp tác công tư phát triển...
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 

Recently uploaded

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (10)

Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG BẢO NGỌC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM HOÀNG BẢO NGỌC CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính- Ngân hàng (Hướng ứng dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Các số liệu được phân tích và chạy mô hình hồi quy trong nghiên cứu là trung thực do chính tác giả thu thập, có nguồn gốc minh bạch rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Hoàng Bảo Ngọc
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TÓM TẮT ABSTRACT PHỤ LỤC...................................................................................................................6 TÓM TẮT................................................................................................................10 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................1 1.1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..............................................1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu ....................................................3 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ....................................................................3 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM.......................................................5 2.1. Tổng quan lý luận về nợ xấu......................................................................5 2.1.1. Khái niệm nợ xấu....................................................................................5
  • 5. 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu .................................................................6 2.1.3. Hậu quả của nợ xấu ................................................................................7 2.2. Các yếu tố tác động đến nợ xấu .................................................................8 2.2.1. Các yếu tố vĩ mô.....................................................................................8 2.2.2. Các yếu tố vi mô.....................................................................................9 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước..............................................................10 2.4. Điểm mới của đề tài .................................................................................14 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................15 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM.........................................................16 3.1. Giới thiệu về các NHTM Việt Nam.........................................................16 3.1.1. Hệ thống các NHTM Việt Nam............................................................16 3.1.2. Quy mô NHTM Việt Nam....................................................................17 3.2. Thực trạng nợ xấu các NHTMCP Việt Nam............................................19 3.3. Mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô và vi mô tác với nợ xấu tại NHTMCP Việt Nam ................................................................................................................23 3.3.1. Các yếu tố vĩ mô...................................................................................23 3.3.2. Các yếu tố vi mô...................................................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................31 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM................................................................32 4.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................32 4.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................32 4.1.2. Các biến nghiên cứu .............................................................................36
  • 6. 4.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................39 4.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................40 4.3. Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................40 4.4. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................41 4.4.1. Thống kê mô tả .....................................................................................41 4.4.2. Phân tích tương quan ............................................................................43 4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến......................................................................43 4.4.4. Kết quả ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu ..................................44 4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu...............................................................51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................58 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM..................................................................................59 5.1. Các giải pháp chính phủ và NHNN..........................................................59 5.2. Đối với các NHTMCP..............................................................................62 5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo .........................64 5.3.1. Hạn chế của đề tài.................................................................................64 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo..................................................................65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5........................................................................................66 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD Tổ chức tín dụng VAMC Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam Tiếng Anh GDP Gross Domestic Product OLS Ordinary Least Square REM Random Effect Model FEM Fix Effect Model ROA Return On Assets ROE Return On Equity VIF Variance Inflation Factor NPL Non Performing Loan FGLS Feasible Generalizied Least Squares
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu..........................................................................12 Bảng 3.1 : Số lượng ngân hàng Việt Nam 2008-2018..............................................16 Bảng 3.2 : Quy mô NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2018 .....................................18 Bảng 3.3: Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam...................................................................................................................19 Bảng 4.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu của tác giả ...............................................38 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................41 Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ...........................43 Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến........................................................44 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Pool OLS........................................................................44 Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi....................................................45 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan .............................................................46 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM)...........................47 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM).............................48 Bảng 4.10: Kiểm định Hausman ...............................................................................49 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS..............................................50
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 3.1 Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2017.................................................................................20 Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu...................23 Hình 3.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu.......................................24 Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu...................................25 Hình 3.5: Mối quan hệ tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu ...................26 Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.................27 Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu.............................................29 Hình 3.8: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu ........................30
  • 10. TÓM TẮT Tiếng Việt Hoạt động tín dụng là hoạt động xương sống của các ngân hàng, đóng góp to lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên nếu chất lượng tín dụng chưa cao và việc quản trị rủi ro chưa tốt sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu. Tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam và chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu, từ đó đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu. Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, nguồn từ NHNN,… tác giả sử dụng phương pháp định tính để phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu. Tác giả cũng sử dụng phương pháp định lượng được ước lượng bằng mô hình FEM, REM và thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu năm trước. Kết quả này phù hợp với lý thuyết, thực trạng ở Việt Nam cũng như phù hợp với kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Kết luận và hàm ý: Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, tác giả có được các bằng chứng thực nghiệm để đề ra một số giải pháp cho các ngân hàng cũng như đối với các chính sách vĩ mô cho nền kinh tế để hạn chế nợ xấu. Từ khóa: Yếu tố tác động nợ xấu
  • 11. ABSTRACT English Credit activity is key activity of banks, making a significant contribution to the bank’s profit. However, if credit quality is not high and risk management is not good, bad debt will be caused. From the assessment of the current situation of bad debts in Vietnamese commercial banks and pointing out the factors affecting bad debts, it will help to provide solutions to minimize bad debts. From secondary data collected from financial statements, sources from the State Bank, ... the author uses a qualitative method to assess the status of bad debts. The author also uses quantitative method by using the table data regression model estimated by FEM model, REM model and tests to select the most suitable model. The research results show that factors affecting bad debt are Gross Domestic Products, unemployment rate, inflation rate; Bank scale, bad debt ratio previous year. This result is consistent with the theory and situation in Vietnam as well as consistent with the results of previous empirical studies. Conclusions and implications: From the current situation and the results of research on micro and macro factors affecting bad debts of Vietnamese commercial banks, the author has obtained empirical evidence to propose some solutions for bank as well as macro policies for the economy to prevent and limit bad debts. Keywords: Determinants of Non Performing Loans
  • 12. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Thực hiện đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải đáp ứng khối lượng vốn tiền tệ rất lớn. Thị trường vốn của Việt Nam hiện nay chưa phải là kênh phân bổ vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống các ngân hàng. Cùng với những lợi thế về hệ thống mạng lưới ngân hàng rộng khắp cả nước và đối tượng khách hàng đa dạng, các NHTM Việt Nam với vai trò là trung gian tài chính đã trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế. Trong những năm gần đây, hoạt động của hệ thống các NHTM Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động cơ bản nhất của NHTM là hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến 80% thu nhập của các ngân hàng, do đó khi có rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của ngân hàng. Nếu chất lượng tín dụng chưa cao và việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là bằng cách nào để hạn chế nợ xấu tại ngân hàng. Theo báo cáo của NHNN, trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang giảm và thấp hơn ngưỡng 3%, tuy nhiên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý nợ xấu. Nợ xấu tăng cao sẽ tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Từ việc nhìn nhận, đánh giá về thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu từ đó sẽ giúp đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu và rủi ro cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu:
  • 13. 2 Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu và mức độ tác động, từ đó đưa ra giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay như thế nào? Các yếu tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay? Giải pháp nào để phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Phạm vi nội dung: Phân tích thực trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, thực trạng và mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến nợ xấu các NHTMCP Việt Nam. Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nợ xấu tại 24 NHTMCP Việt Nam. Phạm vi thời gian: Do hạn chế số liệu của năm 2018, tác giả dẫn chứng số liệu thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp định tính: Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, thông tin từ NHNN, nguồn từ Internet và các tài liệu chuyên môn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp, thống kê mô tả lập bảng biểu, vẽ đồ thị để đánh giá và nhận xét thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng được ước lượng bằng mô hình Fix Effect Model (FEM),
  • 14. 3 Random Effect Model (REM) và các kiểm định trên phần mềm Stata 14.0 để lựa chọn mô hình nào là phù hợp. 1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu Có thể nói đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là đề tài mang tính thực tiễn, từ việc phân tích thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, nợ xấu của các Ngân hàng, phân tích các yếu tố vi mô vĩ mô tác động đến nợ xấu hiện nay để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển hoạt động của các Ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. 1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Kết cấu của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan về nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu. Chương 3: Thực trạng nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Chương 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Chương 5: Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
  • 15. 4 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hoạt động của các NHTMCP Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, dưới sự tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô. Bài nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố vĩ mô và vi mô nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu. Trong chương 1 tác giả nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu, bố cục của bài nghiên cứu.
  • 16. 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. Tổng quan lý luận về nợ xấu 2.1.1. Khái niệm nợ xấu Nợ xấu (Non performing loan) được hiểu là khoản nợ khó đòi (doubtful debt) theo Fofack (2005), hoặc được hiểu là các khoản vay có vấn đề (loans problem) theo Berger và De Young (1997). Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ, là các khoản nợ không trả được mà ngân hàng không thể thu lợi được từ nó (Ernst&Young, 2004). Một số quan điểm về nợ xấu: Theo Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF, 2004), nợ xấu được định nghĩa: “Một khoản vay được xem là nợ xấu khi nó quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi trong 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc gia hạn nợ theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế”. Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: quá hạn trên 90 ngày, hoặc khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Quan điểm nợ xấu của ECB được xác định dựa trên kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng. Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS) xác định khoản nợ bị xem là không có khả năng trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: - Ngân hàng đánh giá người vay không có khả năng trả đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động nào để cố gắng thu hồi - Người vay đã bị quá hạn thanh toán 90 ngày
  • 17. 6 Như vậy theo BCBS, nợ xấu bao gồm các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không thể trả được nợ. Theo NHNN Việt Nam, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD của thống đốc NHNN ngày 22/04/2005 có nêu lên khái niệm nợ xấu, theo đó Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Các nhóm nợ được phân loại tại Điều 6 tại quyết định này, trong đó, nợ nhóm 3 có thời gian quá hạn từ 90 đến 180 ngày; nợ nhóm 4 có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày; nợ nhóm 5 có thời gian quá hạn trên 360 ngày. Tổng hợp rút ra từ các định nghĩa trên, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn mà NHTM cho vay không thu hồi được gốc và lãi đúng thời hạn cam kết. Cụ thể hơn là những khoản nợ quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên. 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu 2.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan Sự yếu kém trong cách quản lý trong nội tại các Ngân hàng như công tác quản lý rủi ro còn yếu kém, chưa đánh giá triệt để về thực trạng và nhận định thị trường. Các Ngân hàng chưa chú trọng, không giám sát chặt chẽ danh mục cho vay của Ngân hàng làm cho tỷ trọng cho vay rủi ro cao chiếm phần lớn trong danh mục cho vay. Ngân hàng giảm bớt ràng buộc, quy định về điều kiện cấp tín dụng nhằm tăng tính cạnh tranh nhưng điều này dẫn đến cấp tín dụng cho các đối tượng chưa đủ tiêu chuẩn, làm gia tăng nợ xấu cho Ngân hàng. Ngân hàng thiếu thông tin trong việc thẩm định và đánh giá khách hàng đi vay, dẫn đến đưa ra quyết định cấp tín dụng chưa phù hợp. Do rủi ro đạo đức, năng lực cán bộ chuyên môn của Ngân hàng còn non kém, thiếu khách quan trong việc thẩm định khách hàng.
  • 18. 7 Nguyên nhân từ phía khách hàng do năng lực kinh doanh hạn chế, các phương án kinh doanh triển khai không hiệu quả, thông tin cung cấp cho Ngân hàng thiếu minh bạch dẫn đến Ngân hàng không đánh giá đúng khả năng trả nợ khách hàng. 2.1.2.2. Nguyên nhân khách quan Nguyên nhân từ những thay đổi trong chính sách quản lý của Nhà nước, những quy định đặt ra còn nhiều bất cập. Nguyên nhân bất khả kháng do vấn đề của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai,… hoặc về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội như sự phát triển của nền kinh tế, khung pháp lý, hoặc nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế. 2.1.3. Hậu quả của nợ xấu 2.1.3.1. Đối với các NHTM Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng, một khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng. Nợ xấu gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động đóng vai trò xương sống của Ngân hàng, khi các khoản cho vay của ngân hàng gặp rủi ro dẫn đến khó thu hồi vốn trong khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn, do đó nợ xấu gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Nợ xấu còn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng. Nợ xấu cao làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút đáng kể, bên cạnh đó ngân hàng phải tăng thêm chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý và các chi phí liên quan khác trong vấn đề xử lý nợ xấu. Nợ xấu cũng có thể gây ra phá sản ngân hàng một khi khả năng thanh toán đặc biệt là các khoản vay lớn, dễ dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng do suy yếu về tài chính, hệ số an toàn vốn không đảm bảo và dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng.
  • 19. 8 2.1.3.2. Đối với nền kinh tế Không chỉ ảnh hưởng riêng đến ngân hàng riêng rẻ mà một khi nợ xấu tăng cao, gây đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng, gây mất lòng tin của người dân, các nhà đầu tư. Và do đó làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của cả quốc gia. Nợ xấu gây ảnh hưởng đến dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế bị hạn chế, nhiều thành phần kinh tế không tiếp cận được nguồn vốn dẫn đến trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế. Khi nợ xấu tăng cao đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu, các khoản chi phí để xử lý nợ xấu thường rất lớn nên ngân hàng không thể tự bản thân xử lý mà cần dựa vào ngân sách nhà nước. 2.2. Các yếu tố tác động đến nợ xấu 2.2.1. Các yếu tố vĩ mô Yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố khách quan bên ngoài ngân hàng, tác động đến nợ xấu và hiệu hoạt động của ngân hàng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, cung tiền,… đều tác động đến nợ xấu ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay làm cho nợ xấu giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, khả năng trả nợ của người đi vay có vấn đề, làm nợ xấu sẽ tăng lên. Tỷ lệ lạm phát: lạm phát làm giảm giá trị khoản vay nên làm thuận lợi hơn về khả năng trả nợ, tuy nhiên lạm phát tăng cũng làm giảm thu nhập thực của khách hàng, một khi tiền lương tăng chậm hơn lạm phát thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu cho các khoản vay của khách hàng tại ngân hàng (Fofack 2005). Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Nguyên nhân do tình trạng hoạt
  • 20. 9 động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ sa sút nên phải sa thải bớt một lượng người lao động hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía người lao động không muốn tìm kiếm việc làm. Khi người lao động bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập để trả nợ vay ngân hàng, và do đó tăng nợ xấu. 2.2.2. Các yếu tố vi mô Yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu bao gồm các yếu tố xuất phát từ chính ngân hàng như quy mô, hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng. Quy mô ngân hàng: Ngân hàng có quy mô lớn phản ánh ngân hàng có sức mạnh lớn, ngân hàng cho vay ở nhóm phân khúc khách hàng tiềm năng và có khả năng trả nợ tốt do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên ở một góc độ khác, các ngân hàng lớn thường xu hướng chấp nhận mức rủi ro cao, các ngân hàng tăng tỷ lệ đòn bẩy và tối đa hóa lợi nhuận bằng cách cho vay khách hàng dưới chuẩn, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, đầu tư vào danh mục rủi ro cao, tăng nguy cơ rủi ro tín dụng và do đó nguy cơ nợ xấu sẽ tăng cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng: một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng sẽ giúp người cần vốn dễ dàng tiếp cận khoản vay hơn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế và nợ xấu sẽ giảm xuống. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng trưởng tín dụng quá nóng và tập trung cho vay vào các đối tượng không đủ chuẩn sẽ không đảm bảo khả năng trả nợ, làm tăng nợ xấu. Tỷ suất sinh lời: tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tỷ suất sinh lời được đo lường dựa trên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngân hàng có tỷ suất sinh lời ổn định sẽ kiểm soát tốt được rủi ro hoạt động, giảm thiểu được nợ xấu. Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho các tổn thất có thể sẽ xảy ra cho các ngân hàng. Dự phòng gia tăng làm tăng dự trữ cho ngân hàng để hạn chế nợ xấu. Một
  • 21. 10 số nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Nợ xấu là vấn đề không thể giải quyết dứt điểm trong vòng một năm mà thường phải kéo dài qua nhiều năm, do đó chỉ tiêu này cũng phản ánh được nợ xấu năm nay của ngân hàng và mối quan hệ này là cùng chiều. 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước Các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế Shu (2002) nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu của các Ngân hàng ở Hồng Kông 1995-2002 cho thấy lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế cũng có tác động đến nợ xấu. Theo đó, lạm phát (được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, lãi suất danh nghĩa có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) đối với trường hợp của các ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn từ 1985-1997, thông qua cả hai yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại Ngân hàng như tốc độ tăng trưởng GDP, nợ của doanh nghiệp và gia đình, tỷ lệ thu nhập cận biên, chi phí rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động, quy mô Ngân hàng, định hướng tăng trưởng tín dụng để giải thích nguyên nhân nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Godlewski (2004) đã sử dụng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm chỉ số đo lường ảnh hưởng đến nợ xấu, có thể thấy ROA và ROE có tương quan ngược chiều với nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Garciya-Marco và Robles-Fernandez (2008) tại 129 Ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1993-2000 chỉ ra rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao sẽ làm tăng rủi ro nợ xấu.
  • 22. 11 Nghiên cứu của Hasan và Wall (2004) về các ngân hàng trên 24 quốc gia giai đoạn từ 1993-2000 chỉ ra kết quả quan hệ cùng chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của Boudriga et al. (2009) đưa ra kết quả về quan hệ ngược chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Hu và cộng sự (2006) nghiên cứu tại 40 NHTM Đài Loan giai đoạn 1996-1999 chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của Bofondi và Ropele (2011) cho các ngân hàng ở Ý đã chỉ ra rằng lãi suất thả nổi cũng ảnh hưởng đến nợ xấu, tác động của lãi suất đến nợ xấu là cùng chiều. Khi có sự gia tăng của các khoản thanh toán lãi suất sẽ dẫn đến có sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến nợ xấu, khi thất nghiệp gia tăng thì dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng lên. Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013) về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến 85 NHTM của Ý, Đức, Tây Ban Nha tử năm 2004-2008 bao gồm các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP kỳ trước, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và các biến vi mô như ROA, ROE, tỷ lệ LLP, tốc độ tăng trưởng tín dụng để đo lường mức độ tác động đến nợ xấu. Nghiên cứu thông qua mô hình tác đông ngẫu nhiên, kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa GDP, ROA, ROE với tỷ lệ nợ xấu; mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy mô Ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của Bruna Škarica (2014) chỉ ra rằng GDP và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến chỉ số nợ xấu tại các nước CEE. Khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và làm cho nợ xấu giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, nợ xấu sẽ tăng lên. Nghiên cứu của Ekanayake & Azeez (2015) với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô và vi mô. Cụ thể tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, lãi suất thực có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu; quy mô, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, GDP, lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
  • 23. 12 Nghiên cứu của Rajha (2016) tại Ngân hàng Jordan giai đoạn 2008-2012 cũng chỉ ra rằng nợ xấu chịu tác động từ hai nhóm yếu tố vĩ mô và vi mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm yếu tố vĩ mô có quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát đến nợ xấu. Ở nhóm yếu tố vi mô, có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu năm trước đó, và chỉ số nợ trên tổng tài sản. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), tác giả dựa trên dữ liệu thu thập từ 10 Ngân hàng lớn với các biến vi mô như hiệu quả hoạt động, quy mô hoạt động Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, ROA; các biến vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát, quy mô Ngân hàng, nợ xấu kỳ trước với tỷ lệ nợ xấu; quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP, hiệu quả hoạt động, ROA với tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) tại 26 Ngân hàng thương mại từ 2009-2012 chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu; mối quan hệ ngược chiều giữa GDP với tỷ lệ nợ xấu. Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu Yếu tố Tác động Nghiên cứu thực nghiệm Các yếu tố vĩ mô Tốc độ tăng trưởng GDP Ngược chiều Shu (2002), Salas và Saurina (2002), Ahlem Selma Messai (2013), Bruna Škarica (2014), Ekanayake & Azeez (2015), Rajha (2016), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) Tỷ lệ lạm phát Cùng chiều Bruna Škarica (2014), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013)
  • 24. 13 Ngược chiều Shu (2002), Ekanayake & Azeez (2015), Rajha (2016) Tỷ lệ thất nghiệp Cùng chiều Bofondi và Ropele (2011), Ahlem Selma Messai (2013) Lãi suất thực Cùng chiều Bofondi và Ropele (2011), Ahlem Selma Messai (2013), Ekanayake & Azeez (2015) Lãi suất danh nghĩa Cùng chiều Shu (2002) Các yếu tố vi mô Quy mô ngân hàng Cùng chiều Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) Ngược chiều Salas và Saurina (2002), Hu và cộng sự (2006), Ekanayake & Azeez (2015) Tốc độ tăng trưởng tín dụng Cùng chiều Salas và Saurina (2002), Ahlem Selma Messai (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) Ngược chiều Ekanayake & Azeez (2015) Hiệu quả hoạt động Ngược chiều Ekanayake & Azeez (2015), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) ROA Ngược chiều Godlewski (2004), Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) ROE Ngược chiều Godlewski (2004), Ahlem Selma Messai (2013),
  • 25. 14 Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ Cùng chiều Hasan và Wall (2004) Ngược chiều Boudriga et al. (2009) Tỷ lệ nợ xấu năm trước Cùng chiều Rajha (2016), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013) Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản Cùng chiều Ekanayake & Azeez (2015), Rajha (2016) 2.4. Điểm mới của đề tài Tác giả dựa trên các khảo lược về các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước để vận dụng nghiên cứu trong luận văn, tuy nhiên do các nghiên cứu trước đây hầu hết sử dụng của dữ liệu trong quá khứ, chưa cập nhật đến tình hình hiện tại. Trong bài nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng dữ liệu mang tính cập nhật trong giai đoạn 2008-2017 tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay, và đồng thời cũng đưa ra các giải pháp mang tính thời sự, phù hợp với tình hình thực tế.
  • 26. 15 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 tác giả nêu lên lý thuyết về nợ xấu được dựa trên các định nghĩa trong nước và quốc tế. Tác giả cũng đã chỉ ra các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu, trong đó bao gồm 2 nhóm yếu tố là vĩ mô và vi mô. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về các yếu tố vi mô, vĩ mô tác động đến nợ xấu, qua đó tác giả vận dụng để làm cơ sở nghiên cứu cho bài nghiên cứu của mình.
  • 27. 16 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu về các NHTM Việt Nam 3.1.1. Hệ thống các NHTM Việt Nam Tháng 5/1990, hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, các công ty tài chính. Sự ra đời của 2 Pháp lệnh này đưa hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN có chức năng quản lý và giám sát các NHTM, giám sát việc thực thi chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. NHTM có chức năng trung gian thanh toán, tạo tiền và trung gian tín dụng. Trong giai đoạn đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam đã có những bước phát triển nổi bật như tăng trưởng về quy mô, số lượng ngân hàng, đa dạng hóa về các sản phẩm dịch vụ… Bảng 3.1 : Số lượng ngân hàng Việt Nam 2008-2018 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 NHTM Nhà nước 5 5 5 5 5 5 5 7 7 7 4 NHTM Cổ phần 40 40 37 35 34 33 33 28 28 31 31 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 5 5 5 5 8 8 9 Ngân hàng liên doanh 5 5 5 4 4 4 4 3 2 2 2
  • 28. 17 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài 39 41 48 50 49 53 51 50 51 51 49 Tổng cộng 94 96 100 99 97 100 98 93 96 99 95 Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN từ 2008-2018 Bảng 3.1 cho thấy, tính đến năm 2018, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 4 NHTM Nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 9 NH 100% vốn nước ngoài, 2 NH liên doanh và 49 chi nhánh NH nước ngoài. Các NHTM cổ phần Việt Nam có xu hướng giảm về số lượng, năm 2011 hệ thống ngân hàng Việt Nam đối mặt với nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán. Trước tình hình này, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án 254/ QĐ-TTg ngày 1/3/2012 nhằm tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững cho cả hệ thống. Năm 2017 quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thời điểm xử lý nợ xấu của các TCTD thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các TCTD. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 về “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016- 2020”, theo đó ngành ngân hàng đã có cơ sở pháp lý rõ ràng nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp về thanh tra giám sát, cơ cấu lại hệ thống tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu. 3.1.2. Quy mô NHTM Việt Nam Quy mô của các NHTM Việt Nam được thể hiện qua các tiêu chí: - Tổng tài sản có - Vốn tự có - Vốn điều lệ
  • 29. 18 Bảng 3.2 : Quy mô NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2018 Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ Loại NHTM Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng (%) NHTM Nhà nước 4,863,353 6.42 268,599 5.48 147,890 0.08 NHTM Cổ phần 4,554,977 13.07 338,183 16.36 267,234 24.42 Ngân hàng liên doanh và nước ngoài 1,136,614 19.12 162,864 14.82 113,489 3.49 Nguồn: Thống kê của NHNN Thống kê của NHNN tính đến 31/12/2018, tổng tài sản có của các NHTM Việt Nam có xu hướng tăng. Tổng tài sản sản có của NHTM Nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam, đạt 4863353 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46%. Tiếp đến là NHTM Cổ phần có tổng tài sản có đạt mức 4554977 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45%, nhóm này cũng có mức tăng trưởng khá trong năm 2018, tăng 13.07% so với 2017. Ngân hàng liên doanh và nước ngoài có tổng tài sản có chiếm 11% trong tổng tài sản có của hệ thống NHTM Việt Nam. Về vốn tự có của các NHTM Việt Nam cũng có xu hướng tăng. Cụ thể tính đến 31/12/2018, vốn tự có của các NHTM nhà nước đạt mức 268599 tỷ đồng, tăng 5.48% so với cùng thời điểm năm 2017. Vốn tự có của các NHTM Cổ phần tăng trưởng khá ở mức 16.36%, đạt 338183 tỷ đồng vào cuối 2018, của Ngân hàng liên doanh và nước ngoài tăng trưởng 14.82%.
  • 30. 19 Vốn điều lệ của của NHTM nhà nước tăng nhẹ 0.08% so với 31/12/2017, đạt 147980 tỷ đồng vào cuối 2018. Vốn điều lệ của NHTM Cổ phần vào cuối 2018 tăng trưởng mạnh 24.42% so với 2017, đạt mức 267234 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh và nước ngoài tăng trưởng 3.49%. 3.2. Tình hình nợ xấu các NHTMCP Việt Nam Bảng 3.3: Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam Năm Nợ xấu (tỷ đồng) Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu 2008 48,042 1,372,628 3.50% 2009 41,582 1,890,109 2.20% 2010 62,487 2,479,633 2.52% 2011 93,529 2,834,221 3.30% 2012 125,939 3,086,750 4.08% 2013 131,623 3,472,902 3.79% 2014 146,693 3,964,665 3.70% 2015 118,589 4,650,553 2.55% 2016 135,433 5,505,406 2.46% 2017 152,331 6,509,858 2.34% Nguồn: Thống kê của NHNN
  • 31. 20 Hình 3.1 Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2017 Hình 3.1 cho thấy từ 2008-2017 dư nợ tín dụng đang có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2008-2009 ở mức dưới 3%, giai đoạn này nợ xấu vẫn chưa phải là vấn đề quan tâm hàng đầu và chưa ảnh hưởng đến những bất ổn về tài chính quốc gia, các ngân hàng tự xử lý nợ xấu bằng cách trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; thông qua phát mãi tài sản đảm bảo, tái cơ cấu nợ vay. Nợ xấu 2010-2012 có dấu hiệu tăng, giai đoạn này các ngân hàng bắt đầu đối mặt với vấn đề thanh khoản, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Nguyên nhân do việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ xấu của nhiều năm trước tích tụ. Nợ xấu năm 2012 đạt đỉnh điểm ở mức 4.08% do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nợ công châu Âu bùng nổ gây ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế Việt Nam, các ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu và nguy cơ đổ vỡ rất cao, đe dọa lớn đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng. Vấn đề lớn được đặt ra là việc phải tái cơ cấu ngân hàng nhằm khắc phục những hạn chế, cùng với việc kiểm soát và hạn chế nợ 7,000,000 4.50% 4.08% 3.79% 6,000,000 3.70% 4.00% 3.50% 3.30% 3.50% 5,000,000 3.00% 2.52% 2.55% 4,000,000 2.46% 2.20% 2.34% 2.50% 3,000,000 2.00% 1.50% 2,000,000 1.00% 1,000,000 0.50% - 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu
  • 32. 21 xấu. NHNN đã xây dựng trình Bộ Chính trị, Chính phủ chấp thuận và Thủ tướng đã ký quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 ban hành đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 (hay còn gọi là đề án 254). Trên thực tế trong năm 2012, NHNN chỉ tập trung vào việc giải quyết thanh khoản, tái cơ cấu tổ chức, nâng cao quản trị hệ thống ngân hàng, bước đầu cho việc thực hiện xử lý nợ xấu một cách toàn diện. Giai đoạn 2013-2017, tỷ lệ nợ xấu có diễn biến khả quan hơn, nợ xấu ở mức 3.79% vào năm 2013 và giảm xuống còn 2.34% vào năm 2017. Năm 2013 chính phủ và NHNN đã thực hiện tích cực việc xử lý nợ xấu theo đề án 254 đã được nêu ra, thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD VAMC theo nghị định số 53/2013/NĐ- CP ngày 18/05/2013 nhằm xử lý nợ xấu. Ngoài ra trong năm này, đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD cũng đã được phê duyệt ngày 31/05/2013 theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg (đề án 843), theo đó xử lý nợ xấu phải thực hiện nhanh chóng, quyết liệt bằng nhiều biện pháp. Trong năm 2014, tỷ lệ nợ xấu có cải thiện ở mức 3.70% tuy nhiên vẫn cao hơn mức quy định cho phép dưới 3% do tình hình kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, nhiều doanh nghiệp vẫn hoạt động kém hiệu quả. Năm 2015, nợ xấu đã được kiểm soát ở mức dưới 3%, chính phủ và NHNN đã thực hiện quyết trong công tác quản lý nợ xấu, một số văn bản được ban hành như chỉ thị số 02/CT- NHNN ngày 27/01/2015 về tăng cường xử lý nợ xấu tại các TCTD; Nghị định 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 53/2013/NĐ-CP ngày 18/05/2013. Các TCTD đã dần đáp ứng được chỉ tiêu các tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn theo quy định của NHNN, vấn đề thanh khoản được đảm bảo, nợ xấu được xử lý quyết liệt, nguồn vốn huy động tăng trưởng khá. Đây là tiền đề quan trọng giúp cho hệ thống ngân hàng mở rộng tín dụng đi đôi với việc giảm mặt bằng lãi suất, gỡ bỏ các khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát và đảm bảo ổn định nền kinh tế vĩ mô. Trong giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến cuối 2015, NHNN Việt Nam lựa chọn phương án mua lại 3 ngân hàng với giá 0 đồng, bao gồm Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNCB), Ngân
  • 33. 22 hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) và khuyến khích hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các NHTM. Đây là những giải pháp hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực trong quá trình tái cơ cấu NHTM và các TCTD. Năm 2017, nợ xấu ở mức 2.34%. NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu. NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 10/01/2017 nhằm chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp về cơ cấu lại TCTD, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu, đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đồng thời xây dựng và hoàn thiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 hay còn gọi là đề án 1058. Đề án bao gồm các nhóm giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.
  • 34. 23 8.00% 7.00% 6.78% 6.68% 6.81% 6.31% 6.00% 6.21% 5.89% 5.98% 5.32% 5.42% 5.00% 5.03% 4.00% 4.08% 3.00% 3.79% 3.50% 3.70% 3.30% 2.00% 2.52% 2.55% 2.20% 2.46% 2.34% 1.00% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng GDP 3.3. Mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô và vi mô tác với nợ xấu tại NHTMCP Việt Nam 3.3.1. Các yếu tố vĩ mô 3.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều. Từ năm 2012-2017, tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng tín dụng vẫn còn nhờ nhiều vào tín dụng ngân hàng nhưng đã giảm dần sự lệ thuộc. Từ năm 2013 trở đi tín dụng tăng trưởng ổn định, tăng trưởng kinh tế cũng tăng mạnh mẽ trở lại, năm 2017 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.81% mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Kết quả đạt được trong năm 2017 khẳng định được tính hiệu quả của các giải pháp chính phủ ban hành, mục tiêu của chính phủ là đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần được cải thiện và khả năng trả nợ cũng dần được cải thiện hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm thiểu.
  • 35. 24 25.00% 19.90% 20.00% 18.13% 15.00% 11.75% 10.00% 6.81% 6.52% 6.04% 4.74% 5.00% 3.53% 3.50% 3.30% 4.08% 3.79% 1.84% 3.70% 2.05% 0.00% Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ lạm phát 3.3.1.2. Tỷ lệ lạm phát 2.20% 2.52% 2.55% 2.46% 2.34% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN Hình 3.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2008-2017 phức tạp nhưng nhìn chung là cùng chiều, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm từ 19.9% năm 2008 xuống chỉ còn 3.53% vào năm 2017. Giai đoạn 2008-2009, tỷ lệ lạm phát giảm từ 19.9% vào năm 2008 xuống còn 6.52% vào năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm trong giai đoạn này. Tỷ lệ lạm phát ở mức đỉnh điểm vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm chi phí nguyên liệu đầu vào gia tăng như xăng dầu, làm cho chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá cả hàng hóa cũng tăng lên. Đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát giảm xuống do chính phủ tích cực thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát. Giai đoạn 2009-2011, tỷ lệ lạm phát tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng, mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ lạm phát là cùng chiều. Do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu vào 2010, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, khó khăn,
  • 36. 25 4.50% 4.08% 4.00% 3.79% 3.70% 3.50% 3.50% 3.30% 3.00% 2.52% 2.55% 2.46% 2.50% 2.90% 2.20% 2.88% 2.34% 2.38% 2.00% 2.27% 2.18% 2.31% 2.30% 2.28% 1.96% 2.08% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ thất nghiệp chính phủ tăng cung tiền để khôi phục kinh tế, dẫn đến lạm phát gia tăng đến mức 2 con số. Giai đoạn 2011-2012, tỷ lệ lạm phát giảm đáng kể, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở 1 con số tuy nhiên nợ xấu lại tăng do tồn đọng khó khăn của năm trước, nền kinh tế chưa thể phục hồi ngay, nợ xấu vẫn chưa được xử lý triệt để. Giai đoạn 2012-2017, nợ xấu và tỷ lệ lạm phát nhìn chung có mối quan hệ cùng chiều. Tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm từ năm 2012 trở lại đây, từ mức 6.81% vào năm 2012 và giảm xuống chỉ còn 3.53% vào cuối năm 2017, đạt được mục tiêu đề ra là kiểm soát lạm phát ở mức 4%. Song song đó, là tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm trong giai đoạn này. 3.3.1.3. Tỷ lệ thất nghiệp Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu có tác động chưa được rõ ràng.
  • 37. 26 25.00% 20.51% 20.00% 19.05% 15.00% 10.00% 6.50% 7.54% 4.30% 4.90% 5.10% 5.80% 5.00% 3.20% 3.70% 3.50% 4.08% 3.79% 3.70% Tỷ lệ nợ xấu Tăng trưởng quy mô ngân hàng Giai đoạn 2008-2009, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2.38% lên 2.9% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tuy nhiên nợ xấu lại ngược lại với xu hướng này, giai đoạn 2008-2009 nợ xấu có xu hướng giảm. Giai đoạn 2019-2012, tỷ lệ thất nghiệp xu hướng giảm dần, và mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn này là ngược chiều. Giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp cũng gần như là ngược chiều, tỷ lệ nợ xấu giảm đến năm 2015 nợ xấu chỉ ở mức 2.31%. Sang giai đoạn 2015-2017 thì mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp thể hiện rõ, tỷ lệ thất nghiệp giảm trong giai đoạn này cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần dần ổn định, tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, làm tỷ lệ thất nghiệp giảm, người đi vay sẽ có nguồn thu nhập để trả nợ, do đó nợ xấu sẽ giảm xuống. 3.3.2. Các yếu tố vi mô 3.3.2.1. Quy mô ngân hàng 0.00% 2.20% 2.52% 3.30% 2.55% 2.46% 2.34% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN Hình 3.5: Mối quan hệ tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu
  • 38. 27 40.00% 37.53% 35.00% 31.19% 30.00% 25.00% 22.87% 20.00% 18.71% 17.26% 18.17% 14.16% 15.00% 13.00% 12.52% 10.00% 8.91% 5.00% 3.50% 4.08% 3.79% 3.70% Tỷ lệ nợ xấu Tốc độ tăng trưởng tín dụng Mối quan hệ giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu thể hiện không rõ ràng đồng nhất. Giai đoạn 2008-2012 tăng trưởng quy mô ngân hàng có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không cao, trong khi đó nợ xấu cũng tăng lên và đạt đỉnh điểm ở mức 4.08% vào năm 2012 do nền kinh tế chịu nhìu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2012. Giai đoạn 2012-2017 tăng trưởng quy mô ngân hàng tăng dần và tăng đột biến vào năm 2016, giai đoạn này thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống. 3.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng 0.00% 2.20% 2.52% 3.30% 2.55% 2.46% 2.34% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu Giai đoạn từ 2008-2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng giảm không ổn định. Nhìn chung tương quan giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu là ngược chiều. Tăng trưởng tín dụng gia tăng khi chính phủ thực hiện các biện pháp kích cầu, chính
  • 39. 28 sách tiền tệ mở rộng, hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân, doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các NHTM để phục vụ đời sống xã hội, do đó khả năng trả nợ được nâng cao và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống. Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cho vay làm cho các cá nhân và doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay, tăng trưởng tín dụng giảm so với 2007. Tỷ lệ nợ xấu cao trên 3%. Năm 2009, tăng trưởng tín dụng tăng, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, kích cầu, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng gia tăng đạt mức 37.53%, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 2.2%. Giai đoạn 2009-2012, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu, chính phủ thực thi thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất cho vay, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, do đó tăng trưởng tín dụng giảm xuống. Giai đoạn 2012-2017 nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng tín dụng có xu hướng gia tăng. Giai đoạn này chính phủ thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, giảm lãi suất nhằm kích thích cho vay tiêu dùng, tăng trưởng tín dụng tăng nhưng không quá 20%, tránh tình trạng tín dụng tăng trưởng quá nóng sẽ mang lại hiệu ứng tiêu cực, ngân hàng dễ dàng trong việc cho vay sẽ không đánh giá đúng khả năng trả nợ khách hàng, nguy cơ nợ xấu sẽ gia tăng.
  • 40. 29 18.00% 16.00% 15.28% 14.00% 13.39% 12.66% 11.85% 12.00% 10.00% 9.43% 9.98% 8.00% 6.31% 6.26% 6.00% 5.18% 5.49% 4.00% 4.08% 2.00% 3.50% 3.30% 3.79% 3.70% 2.20% 2.52% 2.55% 2.46% 2.34% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ ROE 3.3.2.3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu Hình 3.7 cho thấy giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều khá rõ ràng. Giai đoạn 2009-2012 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công châu Âu, hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó khăn dẫn đến tỷ lệ ROE sụt giảm, kéo theo nợ xấu gia tăng. Giai đoạn 2013-2017 nền kinh tế dần hồi phục, chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp, ổn định kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiệu quả hơn, ROE các NHTM gia tăng và nợ xấu giảm xuống.
  • 41. 30 4.50% 4.08% 4.00% 3.79% 3.70% 3.50% 3.50% 3.30% 3.00% 2.52% 2.55% 2.46% 2.50% 2.20% 2.00% 2.00% 1.50% 1.00% 0.50% 0.00% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu năm trước 3.3.2.4. Tỷ lệ nợ xấu năm trước Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN Hình 3.8: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu Hình 3.8 cho thấy giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ cùng chiều. Điều này có thể giải thích rằng nợ xấu của các NHTM tích tụ từ năm này qua năm khác mà không thể xử lý dứt điểm trong vòng 1 năm, do đó tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ kéo theo nợ xấu năm sau cũng cao và ngược lại.
  • 42. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Giai đoạn 2008-2017 nền kinh tế Việt Nam diễn biến phức tạp do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu 2012. Giai đoạn 2008-2012 nền kinh tế trì trệ, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, hoạt động của các NHTM cũng bị ảnh hưởng theo. Từ năm 2013, nền kinh tế dần dần hồi phục, chính phủ đã thực thi các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp, ổn định kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng dần được cải thiện. Trong chương 3 tác giả giới thiệu sơ lược về hệ thống NHTM Việt Nam, thực trạng nợ xấu và mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô vi mô với nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam. Các yếu tố vĩ mô bao gồm: tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Các yếu tố vi mô bao gồm: tăng trưởng quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu năm trước. Đây là tiền đề để tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.
  • 43. 32 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTMCP VIỆT NAM 4.1. Mô hình nghiên cứu 4.1.1. Các giả thuyết nghiên cứu Dưa trên lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu trên 2 nhóm yếu tố tác động đến nợ xấu: nhóm các yếu tố vĩ mô và nhóm các yếu tố vi mô. Nhóm các yếu tố vĩ mô tác giả lựa chọn bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Nhóm các yếu tố vi mô tác giả lựa chọn bao gồm: tăng trưởng quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu năm trước. 4.1.1.1. Giả thuyết về tốc độ tăng trưởng GDP GDP là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của nền kinh tế. Khi đất nước có GDP cao đồng nghĩa với nền kinh tế đất nước đó đang tăng trưởng tốt. Một khi nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn, tăng khả năng sinh lời, nâng cao khả năng trả nợ, từ đó làm giảm nợ xấu cho các ngân hàng. Ngược lại, khi GDP thấp có nghĩa nền kinh tế tăng trưởng kém, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế trì trệ giảm sút và kém hiệu quả, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và khả năng trả nợ, kéo theo nợ xấu sẽ tăng lên. Nghiên cứu của Bruna Škarica (2014) chỉ ra rằng GDP có ảnh hưởng đến chỉ số nợ xấu tại các nước CEE. Khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và góp phần giảm thiểu nợ xấu. Trong chương 3 tác giả cũng đã nêu thực trạng mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu là mối quan hệ ngược chiều, khi tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm và ngược lại tốc độ tăng trưởng GDP giảm thì nợ xấu sẽ gia tăng.
  • 44. 33 Do đó, tác giả đưa ra giả thuyết tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Giả thuyết H1: tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. 4.1.1.2. Giả thuyết về tỷ lệ lạm phát Tỷ lệ lạm phát đo lường mức độ gia tăng giá cả của nền kinh tế. Tác động của lạm phát lên nền kinh tế vừa tích cực vừa tiêu cực. Khi nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát vừa phải, sẽ kích thích tiêu dùng, đầu tư, sản xuất kinh doanh được hiệu quả hơn, thu nhập gia tăng, khả năng trả nợ được đảm bảo hơn, làm cho nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát quá cao, chi phí cho các yếu tố đầu vào, chi phí nguyên vật liệu tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thu nhập giảm xuống, khả năng trả nợ sụt giảm, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên. Nghiên cứu của Filosa (2007), Bruna Škarica (2014) chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu. Trong phần đánh giá thực trạng tác động của tỷ lệ lạm phát lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, nhìn chung tác động là cùng chiều nghĩa là khi tỷ lệ lạm phát tăng thì tỷ lệ nợ xấu tăng, ngược lại tỷ lệ lạm phát giảm thì tỷ lệ nợ xấu cũng giảm. Do đó, tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu. Giả thuyết H2: Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu 4.1.1.3. Giả thuyết về tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Khi tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đồng nghĩa với việc người dân sẽ không có nguồn thu nhập để trả nợ vay ngân hàng, kéo theo tỷ lệ nợ xấu sẽ gia tăng. Ngược lại, khi tỷ lệ thất nghiệp thấp, thành phần lao động có thu nhập để trả nợ sẽ tăng lên, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống. Nghiên cứu Bofondi and Ropele (2011), Ahlem Selma Messai (2013) cũng chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu.
  • 45. 34 Trong phần đánh giá thực trạng tác động của tỷ lệ thất nghiệp lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 mặc dù tác động cùng chiều hay ngược chiều chưa được thể hiện rõ nét, nhưng nhìn chung là quan hệ cùng chiều. Do đó, tác giả kỳ vọng về mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu và dùng các kiểm định thực nghiệm để đánh giá về tác động này. Giả thuyết H3: Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu 4.1.1.4. Giả thuyết về tăng trưởng quy mô ngân hàng Quy mô ngân hàng được phản ánh bằng tổng tài sản của ngân hàng đó. Khi ngân hàng có quy mô lớn cho thấy ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn, các khách hàng của ngân hàng này tập trung vào các đối tượng tiềm năng, uy tín tốt, khả năng trả nợ cao, do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên xét ở góc độ khác, quy mô ngân hàng lớn cũng có thể phản ánh rằng ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt đông tín dụng, dẫn đến tín dụng tăng trưởng nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho việc thu hồi nợ sau này, nguy cơ nợ xấu sẽ tăng lên. Nghiên cứu của Salas and Saurina (2002), Hu và cộng sự (2006), Ekanayake & Azeez (2015) cho rằng quy mô ngân hàng tăng thì tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy nhiên đi ngược lại nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) cho rằng khi quy mô ngân hàng tăng thì nợ xấu cũng sẽ tăng lên. Ở chương trước, tác giả đã phân tích thực trạng về tác động của tăng trưởng quy mô ngân hàng lên tỷ lệ nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017 nhìn chung là ngược chiều, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng kỳ vọng mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu. Giả thuyết H4: tăng trưởng quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.
  • 46. 35 4.1.1.5. Giả thuyết về tốc độ tăng trưởng tín dụng Khi một ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, có thể thấy ngân hàng đang hoạt động hiệu quả, nhiều khách hàng vay vốn, làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, nợ xấu giảm xuống. Tuy nhiên khi tăng trưởng tín dụng tăng một cách quá nóng, ngân hàng quá tập trung cho vay mà không đánh giá đúng đối tượng khách hàng, không đánh giá đúng khả năng trả nợ, làm cho nợ xấu sẽ tăng lên. Nghiên cứu của Salas and Saurina (2002), Ahlem Selma Messai (2013), Võ Thị
  • 47. 36 trong vòng 1 năm, do đó tỷ lệ nợ xấu năm trước cao sẽ kéo theo nợ xấu năm sau cũng cao và ngược lại. Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, cũng như thực trạng về tác động của tỷ lệ nợ xấu năm trước lên tỷ lệ nợ xấu trong chương trước, tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu. Giả thuyết H7: tỷ lệ nợ xấu năm trước có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. 4.1.2. Các biến nghiên cứu Tác giả chọn biến tỷ lệ nợ xấu là biến phụ thuộc. Các biến tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu năm trước là các biến độc lập. 4.1.2.1. Tỷ lệ nợ xấu – NPL Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn thanh toán gốc và lãi trên 90 ngày. Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng công thức: 𝑁𝑃𝐿 = Dư nợ nhóm 3+Dư nợ nhóm 4+Dư nợ nhóm 5 x100% Tổng dư nợ Trong đó: Dư nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: tác giả thu thập từ thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng Tổng dư nợ: thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng 4.1.2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP – GDP Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm được tính bằng công thức: ∆𝐺𝐷𝑃𝑡 = GDPt−GDPt−1 x100% GDPt−1 Trong đó chỉ số GDP hàng năm được tác giả thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam 4.1.2.3. Tỷ lệ lạm phát - INF
  • 48. 37 Tỷ lệ lạm phát là tốc độ tăng mặt bằng giá cả của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát được đánh giá thông qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Tỷ lệ lạm phát được tính bằng công thức: 𝐼𝑁𝐹𝑡 = CPIt−CPIt−1 x100% CPIt−1 Trong đó chỉ số INF hàng năm được tác giả thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam. 4.1.2.4. Tỷ lệ thất nghiệp - UN Tỷ lệ thất nghiệp được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội . Tỷ lệ thất nghiệp được tính bằng công thức sau: 𝑈𝑁 = Số người thất nghiệp x100% Lực lượng lao động của xã hội Trong đó chỉ số UN được tác giả thu thập từ Tổng cục Thống kê Việt Nam 4.1.2.5. Tăng trưởng quy mô ngân hàng - SIZE Quy mô ngân hàng được phản ánh qua tổng tài sản của ngân hàng đó. Do đó, tác giả sử dụng giá trị tổng tài sản làm của ngân hàng đại diện cho biến quy mô ngân hàng. Tuy nhiên vì giá trị tổng tài sản ngân hàng quá lớn nên sử dụng giá trị này sẽ không phù hợp để chạy mô hình hồi quy, tác giả sẽ thay thế bằng tốc độ tăng của tổng tài sản. Như vậy, công thức tính tăng trưởng quy mô ngân hàng i vào năm thứ t như sau: ∆𝑆𝐼𝑍𝐸 = Tổng tài sản i t−tổng tài sản i t−1 x100% Tổng tài sản i t−1 Trong đó, giá trị tổng tài sản được thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng. 4.1.2.6. Tăng trưởng tín dụng - LOAN Tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng dư nợ năm nay so với năm trước của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng được tính bằng công thức:
  • 49. 38 ∆𝐿𝑂𝐴𝑁 = LOAN i t−LOAN i t−1 x100% LOANi t−1 Trong đó giá trị LOAN được thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng. 4.1.2.7. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng công thức: 𝑅𝑂𝐸 = Lợi nhuận sau thuế x100% Vốn chủ sở hữu Trong đó: Lợi nhuận sau thuế được thu thập từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu được thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng. 4.1.2.8. Tỷ lệ nợ xấu năm trước – NPL t-1 Tương tự như biến tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu năm trước được tính bằng công thức: Tổng dư nợ xấu năm t − 1 𝑁𝑃𝐿 𝑡 − 1 = Tổng dư nợ năm t − 1 x100% = Dư nợ nhóm 3+Dư nợ nhóm 4+Dư nợ nhóm 5 x100% Tổng dư nợ Trong đó: Dư nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5: thu thập từ thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng. Tổng dư nợ: thu thập từ bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Bảng 4.1: Tổng hợp các biến nghiên cứu của tác giả Phân loại biến Tên biến Công thức tính Kỳ vọng dấu Phụ thuộc Tỷ lệ nợ xấu – NPL 𝑁𝑃𝐿 = Dư nợ nhóm 3+Dư nợ nhóm 4+Dư nợ nhóm 5 x100% Tổng dư nợ
  • 50. 39 Độc lập Tốc độ tăng trưởng GDP – GDP ∆𝐺𝐷𝑃𝑡 = GDPt−GDPt−1 x100% GDPt−1 (-) Độc lập Tỷ lệ lạm phát - INF 𝐼𝑁𝐹𝑡 = CPIt−CPIt−1 x100% CPIt−1 (+) Độc lập Tỷ lệ thất nghiệp - UN 𝑈𝑁 = Số người thất nghiệp x100% Lực lượng lao động của xã hội (+) Độc lập Tăng trưởng quy mô ngân hàng - SIZE ∆𝑆𝐼𝑍𝐸 = Tổng tài sản i t−tổng tài sản i t−1 x100% Tổng tài sản i t−1 (-) Độc lập Tăng trưởng tín dụng - LOAN ∆𝐿𝑂𝐴𝑁 = LOAN i t−LOAN i t−1 x100% LOANi t−1 (-) Độc lập Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - ROE 𝑅𝑂𝐸 = Lợi nhuận sau thuế x100% Vốn chủ sở hữu (-) Độc lập Tỷ lệ nợ xấu năm trước – NPL t-1 Tổng dư nợ xấu năm t − 1 𝑁𝑃𝐿 𝑡 − 1 = x100% Tổng dư nợ năm t − 1 (+) 4.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Tác giả dựa trên mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng trong nghiên cứu của Messai và Jouini (2013) để tính toán và đánh giá sự tác động của các nhân tố đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam NPLi,t = β0 + β1△GDPt + β2INFt + β3UNt + β4△SIZEi,t + β5△LOANi,t + β6ROEi,t + β7NPLi,t-1 + Ɛi,t
  • 51. 40 Trong đó: NPLi,t : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i vào năm thứ t △GDPt : Tốc độ tăng trưởng GDP năm thứ t INFt : Tỷ lệ lạm phát năm thứ t UNt : Tỷ lệ thất nghiệp năm thứ t △SIZEi,t : Tốc độ tăng trưởng quy mô của ngân hàng i vào năm thứ t △LOANi,t : Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng i vào năm thứ t ROEi,t : Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng i vào năm thứ t NPLi,t-1 : Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng i vào năm thứ t β0 : Hệ số tự do β1 - β7 : Hệ số hồi quy riêng Ɛi,t : Sai số ngẫu nhiên 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách hồi quy dữ liệu bảng để kiểm tra mối quan hệ giữa nợ xấu và các yếu tố vi mô, vĩ mô. Kết quả nghiên cứu được ước lượng bằng mô hình ước lượng bình phương bé nhất Pool OLS, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên- Random Effects Model (REM), mô hình hồi quy tác động cố định- Fix Effects Model (FEM) và một số đánh giá để xác định mô hình nào là phù hợp. Kết quả nghiên cứu được thực hiện bằng phần mềm Stata 14.0. 4.3. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy: Các yếu tố vĩ mô: GDP, Lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp được tác giả thu thập từ website của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Các yếu tố vi mô: Hầu hết được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam, báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên tại thời điểm nghiên cứu, do hạn chế về số liệu của năm 2018 nên tác giả chỉ lấy trong thời gian từ 2008-2017.
  • 52. 41 Ngoài ra, theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến 31/12/2017, số lượng các NHTMCP Việt Nam có tổng cộng 31 Ngân hàng. Tuy nhiên tác giả chỉ thu thập được số liệu của 24 Ngân hàng, còn lại 7 ngân hàng gồm NHTMCP Bắc Á, NHTMCP Bảo Việt, NHTMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, NHTMCP Xăng dầu Petrolimex, NHTMCP Đại Chúng, NHTMCP Việt Nam Thương Tín, NHTMCP Đông Á do không tìm thấy đủ dữ liệu nên tác giả không đưa vào dữ liệu. Danh sách cách Ngân hàng được nghiên cứu được trình bày trong phụ lục 1. Như vậy, dữ liệu nghiên cứu gồm có dữ liệu các yếu tố vĩ mô gồm tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp; các yếu tố vi mô gồm tốc độ tăng trưởng quy mô, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 24 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008-2017. 4.4. Kết quả nghiên cứu 4.4.1. Thống kê mô tả Tác giả thực hiện thống kê mô tả để có cách nhìn khách quan tổng thể về các biến quan sát. Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Bảng 4.2 cho thấy:
  • 53. 42 - Tỷ lệ nợ xấu NPLt của 24 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2017 gồm 240 quan sát, giá trị trung bình là 2.17% thấp hơn ngưỡng an toàn 3%, độ lệch chuẩn 1.4%, giá trị nhỏ nhất là 0% (ngân hàng TPB vào năm 2010), giá trị cao nhất 11.4% của SCB vào năm 2010. - Tăng trưởng GDP gồm 240 quan sát, giá trị trung bình là 6.04%, giá trị nhỏ nhất là 5% vào năm 2012, giá trị cao nhất 6.8% vào năm 2010 và 2017. Độ lệch chuẩn thấp 0.6% cho thấy nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2017 ổn định, tăng trưởng GDP không có sự biến động quá lớn. - Tỷ lệ lạm phát gồm 240 quan sát, giá trị trung bình 8.12%, độ lệch chuẩn 6.09%, tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2008-2017 diễn biến phức tạp, đỉnh điểm vào năm 2008 ở mức 19.9%, giá trị thấp nhất là 1.8% vào năm 2014. - Tỷ lệ thất nghiệp gồm 240 quan sát, giá trị trung bình 2.37%, độ lệch chuẩn thấp ở mức 0.29%, tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2008-2017 tương đối ổn định, giá trị thấp nhất vào năm 2012 ở mức 2%, giá trị cao nhất là 2.9% vào năm 2009 và 2010. - Tăng trưởng quy mô ngân hàng gồm 239 quan sát, giá trị trung bình 26.75%, độ lệch chuẩn ở mức 37.1% cho thấy trong giai đoạn 2008-2017 tăng trưởng quy mô ngân hàng diễn biến phức tạp, giá trị cao nhất là 343.6% vào năm 2009 của TPB, tăng trưởng thấp nhất vào năm 2012 ở mức -39.2% của TPB. - Tăng trưởng tín dụng gồm 239 quan sát, giá trị trung bình 32.47%, độ lệch chuẩn biến động lớn ở mức 72.02%, tăng trưởng thấp nhất vào năm 2012 ở mức -31.1% của SAB, tăng trưởng cao nhất ở mức 1058.9% vào năm 2009 của TPB. - Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE có 240 quan sát, giá trị trung bình 9.78% cho thấy hoạt động của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 chưa thật sự hiệu quả, biến động lớn với độ lệch chuẩn 9.13%, giá trị thấp nhất vào năm 2011 ở mức -56.3% của TPB, tuy nhiên có ngân hàng ABB đạt giá trị cao nhất 65.5% vào năm 2011.
  • 54. 43 - Tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLt1 với 238 quan sát, giá trị trung bình là 2.14% thấp hơn ngưỡng an toàn 3%, độ lệch chuẩn 1.44%, giá trị nhỏ nhất là 0% của ngân hàng TPB vào năm 2010, giá trị cao nhất 11.4% của SCB vào năm 2010. 4.4.2. Phân tích tương quan Bảng 4.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Ma trận trên cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc. Trong đó tương quan dương giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước NPLt1 và NPLt là cao nhất ở mức 0.4591 và tương quan âm cao nhất giữa GDP và NPL là -0.2131. Hệ số tương quan giữa các biến độc lập khá thấp do đó khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khá thấp. Tuy nhiên tác giả sử dụng phương pháp phóng đại phương sai để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến. . 4.4.3. Kiểm định đa cộng tuyến Tác giả kiểm tra giá trị của hệ số phóng đại phương sai Vif (Variance Inflation Factor). Theo Wooldridge (2002), khi Vif >10 sẽ có đa cộng tuyến giữa hai biến độc lập trong mô hình.
  • 55. 44 Bảng 4.4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho thấy hệ số Vif của các biến đều nhỏ hơn 10, giá trị trung bình là 1.67. Kết luận rằng mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến. 4.4.4. Kết quả ước lượng hồi quy mô hình nghiên cứu 4.4.4.1. Kết quả hồi quy mô hình Pool OLS Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Pool OLS Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
  • 56. 45 Từ kết quả hồi quy bằng phương pháp OLS được thể hiện trong bảng 4.5 cho thấy các biến vĩ mô và vi mô có tác động đến nợ xấu ở các mức ý nghĩa khác nhau: - Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF, tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa đều là 0.000, điều này cũng cho thấy 2 biến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ nợ xấu năm trước có thể dùng để giải thích mạnh về thay đổi trong tỷ lệ nợ xấu. - Các biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tăng trưởng GDP, tăng trưởng quy mô ngân hàng SIZE với mức ý nghĩa lần lượt là 0.095 và 0.083. - Có 3 biến không có ý nghĩa thống kê qua phương pháp ước lượng bằng mô hình Pool OLS là tỷ lệ thất nghiệp UN, tốc độ tăng trưởng tín dụng LOAN và tỷ lệ ROE. Kiểm định phương sai thay đổi Hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra khi các quan sát trong mô hình độc lập nhau và có sự khác biệt giữa các quan sát. Phương sai thay đổi làm cho kết quả của mô hình hồi quy sẽ không chính xác và bị sai lệch so với thực tế. Tác giả tiến hành kiểm định với giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi. Bảng 4.6: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0
  • 57. 46 Kết quả Prob > chi2 = 0.0687 > 1% nên chấp nhận giả thuyết H0: mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi trong bộ dữ liệu. Kiểm định tự tương quan Hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các quan sát có mối tương quan với nhau. Điều này làm cho các kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy. Tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge với giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Bảng 4.7: Kết quả kiểm định tự tương quan Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Kết quả Prob>F = 0.0000< 1% nên bác bỏ giả thuyết H0. Do đó có thể kết luận mô hình có hiện tượng tự tương quan trong bộ dữ liệu. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của mình, tác giả có sử dụng phương pháp ước lượng cố định (FEM), FEM chỉ quan tâm đến những khác biệt mang tính chất cá nhân tác động lên mô hình, do đó hiện tượng tự tương quan sẽ được giải quyết. Có thể thấy, kết quả ước lượng theo mô hình OLS không phản ánh được sự tác động riêng biệt mang tính chất đặc trưng từng ngân hàng, tác giả sử dụng mô hình REM và FEM tiếp tục ước lượng và dùng kiểm định Hausman để chọn ra mô hình nào là phù hợp.
  • 58. 47 4.4.4.2. Kết quả hồi quy mô hình tác động cố định (FEM) Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình tác động cố định (FEM) Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Từ kết quả hồi quy bằng mô hình tác động cố định FEM được thể hiện trong bảng 4.8 cũng cho thấy các biến vĩ mô và vi mô có tác động đến nợ xấu ở các mức ý nghĩa khác nhau. - Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF, tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa lần lượt là 0.001 và 0.000.
  • 59. 48 - Biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu là tăng trưởng GDP với mức ý nghĩa 0.066. - Các biến không có ý nghĩa thống kê theo phương pháp ước lượng bằng mô hình FEM là tỷ lệ thất nghiệp UN, tốc độ tăng trưởng tín dụng LOAN, tăng trưởng quy mô ngân hàng SIZE và tỷ lệ ROE. 4.4.4.3. Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Bảng 4.9: Kết quả hồi quy mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Từ kết quả hồi quy bằng mô hình tác động ngẫu nhiên REM thể hiện trong bảng 4.9 cũng cho thấy:
  • 60. 49 - Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF, tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa đều là 0.000 - Các biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu là tăng trưởng GDP, tăng trưởng quy mô ngân hàng với mức ý nghĩa 0.093 và 0.082 - Các biến tăng trưởng tín dụng LOAN, tỷ lệ thất nghiệp UN và tỷ lệ ROE có hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê. 4.4.4.4. Kiểm định lựa chọn mô hình FEM hay REM Tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp. Giả thuyết H0: Mô hình REM phù hợp Bảng 4.10: Kiểm định Hausman Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Kết quả Prob >chi2 = 0.0665 >5% nên chấp nhận giả thuyết H0, tức mô hình REM phù hợp hơn.
  • 61. 50 Kết luận chung sau khi thực hiện các kiểm định cần thiết và để mô hình phù hợp cho nghiên cứu, tác giả nhận thấy mô hình REM là phù hợp và có hiện tượng tự tương quan trong mô hình hồi quy. Do đó, tác giả tiếp tục thực hiện hồi quy theo phương pháp FGLS (Feasible Generalizied Least Squares) nhằm kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và/hoặc phương sai thay đổi để tăng tính hiệu quả cho mô hình nghiên cứu. Bảng 4.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS Nguồn: Kết quả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0 Dựa vào bảng 4.11 về kết quả hồi quy theo phương pháp FGLS được tác giả xử lý bằng phần mềm Stata 14.0, có thể đưa ra nhận xét như sau:
  • 62. 51 - Mô hình hồi quy có giá trị P-value = 0.0000, do đó ước lượng mô hình hồi quy này có ý nghĩa thống kê mạnh tại mức ý nghĩa 1% - Các biến có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu bao gồm tỷ lệ lạm phát INF, tỷ lệ nợ xấu năm trướcNPLt-1 với mức ý nghĩa đều là 0.000 - Các biến có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu là tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp UN, tăng trưởng quy mô ngân hàng SIZE với mức ý nghĩa lần lượt là 0.026; 0.027 và 0.034 - Biến tăng trưởng tín dụng LOAN có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu và biến ROE có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu tuy nhiên kết quả thể hiện trong bảng 4.11 cho thấy các biến này lại không có ý nghĩa thống kê. 4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu Từ kết quả hồi quy theo OLS, FEM, REM, FGLS và dùng các kiểm định để lựa chọn ra mô hình phù hợp, tác giả nhận thấy: Tốc độ tăng trưởng GDP có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu (tương quan âm) ở mức ý nghĩa 5% (p-value = 0.026 <5%). Có thể thấy, khi các yếu tố khác không đổi, tốc độ tăng trưởng GDP tăng 1 đơn vị, tỷ lệ nợ xấu NPL giảm 0.1706 đơn vị. Kết luận này phù hợp về dấu và chấp nhận giả thuyết H1: tốc độ tăng tưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu (tương quan dương) ở mức ý nghĩa 1% (p-value = 0.000 <1%). Có thể thấy, khi các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ lạm phát tăng 1 đơn vị, tỷ lệ nợ xấu NPL tăng 0.0570 đơn vị. Kết luận này phù hợp về dấu cũng như nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và Việt Nam. Tác giả chấp nhận giả thuyết H2: Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu (tương quan âm) ở mức ý nghĩa 5% (p-value = 0.027 <5%) Kết luận này bác bỏ giả thuyết H3: Tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu và kỳ vọng của tác giả về dấu của