SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ MỸ NGỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA
NGƯỜI DÂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 10/2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
VŨ THỊ MỸ NGỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA
NGƯỜI DÂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
Ở KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp)
Mã số : 8340403
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI.
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 10/2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của chính tác giả thực
hiện. Nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian qua. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn
nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Luận văn được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Công Khải.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn
Vũ Thị Mỹ Ngọc
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
TÓM TẮT - ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................01
1.1. Tính cấp thiết của đề tài…..........................................................................................01
1.2. Mục tiêu nghiên cứu… .............................................................................................. 03
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 03
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 03
1.3. Câu hỏi nghiên cứu…................................................................................................ 03
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu… ......................................................................... 04
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu….............................................................................. 04
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu…................................................................................. 04
1.5. Phương pháp nghiên cứu…....................................................................................... 04
1.6. Bố cục của đề tài.........................................................................................................04
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
KHU DÂN CƯ ................................................................................................................06
2.1. Các khái niệm liên quan đến văn hóa và đô thị........................................................ 06
2.1.1. Khái niệm về văn hóa…............................................................................. 06
2.1.2. Khái niệm về khu phố văn hóa…............................................................... 07
2.1.3. Khái niệm văn hóa đô thị.............................................................................08
2.1.4. Khái niệm môi trường văn hóa đô thị..........................................................08
2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết về sự tham gia................................................................ 08
2.2.1. Khái niệm về sự tham gia của người dân ....................................................09
2.2.2. Đo lường sự tham gia của người dân...........................................................10
2.2.3. Vai trò tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa................. 13
2.3. Xây dựng khung phân tích sự tham gia của người dân… .........................................14
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân….................................... 15
2.3.2. Khung phân tích sự tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVHKDC… 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................22
3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 22
3.2. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................23
3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp… .........................................................................23
3.2.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................................ 23
3.3. Xây dựng thang đo......................................................................................................24
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu… ...............................................................................27
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 28
4.1. Tổng quan thực trạng xây dựng khu phố văn hóa ở Quận 3…................................... 28
4.1.1 Về số lượng công nhận khu phố văn hóa ....................................................28
4.1.2. Về chất lượng khu phố văn hóa…............................................................... 28
4.2. Đánh giá tình hình tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa
bàn Quận 3 qua kết quả khảo sát… ...................................................................................30
4.2.1. Thông tin chung mẫu khảo sát…..................................................................30
4.2.2. Tình hình tham gia xây dựng ĐSVH ở KDC của người dân… ...................33
4.2.3. Hiểu biết về các hoạt động xây dựng ĐSVH ở KDC… ............................... 37
4.3. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia xây dựng ĐSVH ở KDC
trên địa bàn Quận 3… ........................................................................................................41
4.3.1. Tài sản tâm lý (MA)… .................................................................................41
4.3.2. Tài sản nhóm và mạng lưới (OA)… ............................................................. 42
4.3.3. Tài sản thông tin (IA)…................................................................................43
4.3.4. Tài sản vật chất và tài chính (CA)… ............................................................44
4.3.5. Tài sản con người (HA) ................................................................................45
4.4. Đánh giá mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hóa KDC… ................................ 45
4.4.1. Mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hóa KDC… .................................45
4.4.2. Phân tích mức độ tham gia theo đặc điểm cá nhân…................................... 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ................................................ 57
5.1. Kết luận…...................................................................................................................57
5.2. Các khuyến nghị .........................................................................................................58
5.2.1. Đối với yếu tố tài sản tâm lý….....................................................................58
5.2.2. Đối với yếu tố tài sản thông tin.....................................................................59
5.2.3. Đối với yếu tố tài sản nhóm và mạng lưới… ...............................................61
5.2.4. Đối với yếu tố tài sản vật chất và tài chính…............................................... 62
5.2.5. Đối với yếu tố tài sản con người…............................................................... 63
5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Giải thích
ĐSVH Đời sống văn hóa
KDC Khu dân cư
QĐ Quyết đinh
UBND Ủy ban Nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các hình thức tham gia của người dân…..........................................................14
Bảng 2.2: Các chỉ số gián tiếp của trao quyền .................................................................15
Bảng 3.1: Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng…....................................................... 25
Bảng 4.1: Tài sản tâm lý................................................................................................... 41
Bảng 4.2: Tài sản nhóm và mạng lưới…...........................................................................42
Bảng 4.3: Tài sản thông tin…............................................................................................43
Bảng 4.4: Tài sản vật chất và tài chính…..........................................................................44
Bảng 4.5: Tài sản con người…..........................................................................................45
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Hình thang mô tả mức độ tham gia của người dân...........................................12
Hình 2.2: Khung phân tích sự tham gia của người dân .................................................... 21
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu….................................................................................... 23
Hình 4.1: Độ tuổi của thành viên tham gia khảo sát…......................................................31
Hình 4.2: Trình độ học vấn của thành viên tham gia khảo sát ..........................................32
Hình 4.3: Nghề nghiệp hiện tại của thành viên tham gia khảo sát ....................................32
Hình 4.4: Tiếp nhận thông tin của thành viên tham gia khảo sát ...................................... 33
Hình 4.5: Đánh giá của của cư dân về sự cần thiết của xây dựng ĐSVH KDC…............34
Hình 4.6: Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC….......................................35
Hình 4.7: Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC…...................................................35
Hình 4.8: Hình thức tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng ĐSVH KDC…............ 36
Hình 4.9: Hiểu biết về các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC… ...................................... 37
Hình 4.10: Hiểu biết về các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC thông qua các phương tiện
truyền thông….................................................................................................................. 38
Hình 4.11: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo mức tự nguyện…..........39
Hình 4.12: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo độ tuổi….......................39
Hình 4.13: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo nghề nghiệp… ............. 40
Hình 4.14: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo trình độ học vấn............41
Hình 4.15: Mức độ tham gia xây dựng ĐSVH KDC… ...................................................46
Hình 4.16: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ hiểu biết ......................................... 48
Hình 4.17: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ cần thiết .........................................48
Hình 4.18: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ tự nguyện....................................... 49
Hình 4.19: Thống kê mức độ tham gia theo tính tự do phát biểu ý kiến.......................... 50
Hình 4.20: Thống kê mức độ tham gia theo giới tính… ..................................................51
Hình 4.21: Thống kê mức độ tham gia theo độ tuổi…......................................................52
Hình 4.22: Thống kê mức độ tham gia theo ngành nghề .................................................53
Hình 4.23: Thống kê mức độ tham gia theo trình độ học vấn…...................................... 54
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng về sự tham gia của
người dân và phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sự tham gia của người
dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh, qua đó đề ra những khuyến nghị giúp tăng cường sự tham gia trong việc xây dựng
đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm bổ sung những tiêu chí đánh
giá, điều chỉnh thang đo, hoàn chỉnh bảng hỏi để tiến hành nghiên cứu chính thức. Tiến
hành phỏng vấn chính thức 320 người dân ở 63 khu phố trên địa bàn Quận, bình quân khảo
sát 5 người cho mỗi khu phố.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến sự tham gia của người
dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn Quận 3. Vấn đề tác động
nhiều nhất đó là niềm tin của người dân đối với việc thực hiện những quy định trong xây
dựng đời sống văn hóa, những yếu tố cùng tác động đó là chất lượng hoạt động của các
loại hình Hội, đoàn thể, mức sống của hộ dân, công tác truyền thông, trình độ học vấn.
Từ các kết quả nghiên cứu đã thực hiện, đề tài nghiên cứu đưa ra những khuyến
nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư trên địa bàn quận thời gian tới.
Từ khóa : Đời sống văn hóa, khu dân cư, tuyên truyền.
ABSTRACT
The research project is aimed at the participation of the people, the analysis and
evaluation about the factors which affecting the level of participation of citizens in building
the cultural life of neighborhoods in District 3, Ho Chi Minh City, thereby proposing
recommendations to enhance participation of citizens.
The project uses qualitative research method to supplement the evaluation criteria,
adjust the scale, complete the questionnaire for research. There are 63 neighborhoods in
the District 3 and 320 persons were interviewed, there are 5 ones for each neighborhood.
The research results show that there are many problems which affect to people's
participation in building cultural life in District 3. The most important problem is people's
belief in doing the rule of making the cultural life, and the quality of associations, unions,
living standards, communication, education level.
Based on the results, the research offers recommendations to enhance people's
participation in building cultural life in District 3 in the future.
Keywords: Cultural life, residential area, propaganda.
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” đã được triển khai thực hiện
hơn 15 năm. Phong trào đã phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, giúp
cho chất lượng đời sống của người dân ngày một nâng lên về tinh thần cũng như vật
chất. Phong trào được xem như là một trong nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 33-
NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 9, khóa XI. Tuy
vậy, trên thực tế chất lượng của các danh hiệu văn hóa chưa đi đôi với số lượng; phương
pháp đánh giá một số tiêu chí còn cảm tính, chưa lượng hóa được, do đó phong trào còn
mang tính hình thức; khi xét chọn, tôn vinh các danh hiệu văn hóa, cụ thể như tỉ lệ 100%
hộ gia đình đều đạt gia đình văn hóa – là tỉ lệ không mang tính thực tế.
Căn cứ vào những quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về nội
dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” và kết quả thực tiễn tại Quận
3 trong Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện phong trào tại văn bản số 147 /BC-BCĐ ngày
17 tháng 11 năm 2015 của Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH
quận 3, tỉ lệ người dân tham gia các cuộc sinh hoạt tổ dân phố chỉ đạt 68%, theo quy
định việc tổ chức họp tổ dân phố là 1 quý/lần. Số lượng người dân tham gia các cuộc
tuyên truyền pháp luật những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước chỉ tập
trung vào đội ngũ ban điều hành các tổ dân phố, khu phố; tỉ lệ người dân thường xuyên
tham gia rèn luyện thể dục thể thao đạt 28%, tỉ lệ người dân tham gia cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” còn thấp, việc vận động nhân dân thực
hiện nếp sống văn minh trong việ cưới, tang, lễ hội theo các quy định của nhà nước, tỉ
lệ người dân thực hiện ước đạt 60%. Tỉ lệ người dân tham gia xây dựng “gia đình học
tập” chưa đạt được tỉ lệ 50%. Việc tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc,
bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, các công trình công cộng, bảo tồn các hình thức sinh hoạt
2
văn hóa dân gian truyền thống chưa được thực hiện triệt để, vẫn còn tình trạng người
dân bày bán, kinh doanh lấn chiếm làm mất vẻ mỹ quan kiến trúc, vẫn còn tình trạng xả
rác bừa bãi, mất trật tự đô thị. Ý thức của người dân đối với viêc chấp hành quy định
của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng xây dựng nhà
sai phép, không phép. Theo Quyết định 58/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố
thành phố Hồ Chí Minh về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng
cho giai đoạn 2016-2020, mức thu nhập từ trên 21 triệu đồng đến 28 triệu
đồng/người/năm và phải có 05 loại dịch vụ xã hội: về giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm,
bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin. Trong công tác giảm nghèo bền
vững, Quận 3 vẫn còn 230 hộ thuộc diện nghèo và 540 hộ thuộc diện cận nghèo. Phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” được xem như là một giải pháp kết hợp của
nhiều ban ngành, đoàn thể để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về vật
chất cũng như về tinh thần.
Mặc dù, trong công tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở, việc xây dựng khu phố văn hóa
được tập trung chỉ đạo, tính đến nay, toàn quận có 63/63 KDC đăng ký xây dựng khu
phố văn hóa nhưng mức độ tham gia của người dân trong các KDC trên địa bàn quận
vẫn còn thấp, chưa thể hiện được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng ĐSVH
ở KDC. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc
xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân
vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC, từ những phân tích thực trạng nguyên nhân vấn đề
tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân Quận 3
trong việc xây dựng ĐSVH góp phần phát triển văn hóa xã hội và nâng cao được sự
đồng thuận trong nhân dân cùng với chính quyền xây dựng chất lượng cuộc sống ngày
càng tốt hơn. Đây là đóng góp quan trọng của đề tài, không những góp phần thúc đẩy
quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân mà là tạo nguồn lực
mới có thể đem lại thành công của chương trình.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu thực trạng về sự tham gia của người dân và các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa
bàn Quận 3, qua đó, đề ra những khuyến nghị giúp tăng cường sự tham gia trong việc
xây dựng ĐSVH ở KDC.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu được thực hiện nằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây
dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3.
 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc
xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 trong thời gian qua.
 Khuyến nghị các giải pháp để cải thiện sự tham gia của người dân vào việc xây
dựng ĐSVH ở KDC nhằm giữ vững khu phố văn hóa, các danh hiệu văn hóa
nói chung và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” ở Quận 3 đạt
được những kết quả thực chất, giữ gìn giá trị cho các danh hiệu được công nhận.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện để trả lời các câu hỏi:
 Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng
ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3?
 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây
dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 như thế nào?
 Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng
ĐSVH ở KDC, nhằm giữ vững khu phố văn hóa, các danh hiệu văn hóa nói
chung và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” ở Quận 3 đạt được
những kết quả thực chất, giữ gìn giá trị cho các danh hiệu được công nhận?
4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến
sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Không gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tại 63 KDC bàn trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2.2. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân dân vào việc xây dựng
ĐSVH ở KDC tại địa bàn nghiên cứu từ năm 2017 đến 2019, khi Quận 3 thực hiện
Quyết định 389/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2017 về việc ban hành Đề án nâng
cao chất lượng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 3 giai đoạn 2017 – 2021.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết, tác giả nghiên cứu các mô hình lý thuyết tổng quát trên thế giới và
trong nước nhằm xác định mô hình nghiên cứu phù hợp và xây dựng thang đo cơ bản.
Sau khi xác định thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ tiến hành phỏng vấn chính thức
để thu thập dữ liệu thực tế từ người dân của 63 KDC bàn trên địa bàn Quận 3, thành phố
Hồ Chí Minh.
Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa
và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS IBM 20.0.
Trình tự thực hiện: thống kê mô tả đơn biến kết hợp đa biến nhằm đánh giá thực trạng
việc tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVH KDC và các yếu tố ảnh hưởng; phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở
KDC trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Bố cục của đề tài
Luận văn được trình bày gồm có 5 Chương với bố cục như sau:
5
Chương 1 giới thiệu tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày lý do, mục tiêu,
câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa
thực tiễn và bố cục của đề tài.
Chương 2 tổng quan cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân vào xây dựng
khu phố văn hóa. Chương này trình bày các khái niệm văn hóa đô thị, môi trường văn
hóa đô thị, vai trò tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa, các lý thuyết
và nghiên cứu liên quan.
Chương 3 trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương này trình bày
mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, quy trình phân tích bộ dữ liệu và lựa chọn
phương pháp phù hợp.
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích và kiểm định
mô hình, phân tích thực trạng sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa,
các nhân tố tác động.
Chương 5 là phần kết luận. Chương này trình bày tóm tắt, thảo luận lại các vấn
đề chính của nghiên cứu, gợi ý chính sách. Phần cuối của chương trình bày đóng góp,
hạn chế, và hướng nghiên cứu tiếp theo.
Tóm tắt chương 1:
Nội dung Chương 1 đã nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên
cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và giới thiệu bố cục 5 chương của đề
tài. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” giúp cho tác
giả đánh giá thực trạng của sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư trong thời gian qua, thể hiện qua hình thức bảng hỏi khảo sát, phân
tích các yếu tố tác động đến sự tham gia, từ đó giới thiệu các khuyến nghị giúp cho việc
định hướng tổ chức các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa
ở khu dân cư trên địa bàn quận trong thời gian tới.
6
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG ĐSVH KDC
Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
đã trình bày trong Chương 1, trong chương này tác giả sẽ tổng quan những vấn đề cơ
bản về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn
hóa trong các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó,
thông qua khung lý thuyết và thực nghiệm đã được chứng minh có cơ sở khoa học, tác
giả sẽ đưa ra khung phân tích cho đề tài.
2.1. Các khái niệm liên quan đến văn hóa và đô thị
2.1.1. Khái niệm về văn hóa
Ngày nay, trong thập kỷ thế giới phát triển văn hoá, quan niệm về văn hoá ngày
càng được xác định đầy đủ. Trước đây, khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp
trong giới hạn các hoạt động văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểu theo
nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất
và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn - lịch sử của
mình, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. “Văn hoá là tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và
trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các
truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
(theo Mayor, 1986, trích trong Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa - Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, 2004). Trong ý nghĩa rộng nhất này, UNESCO (1988) cũng đã đưa ra
khái niệm "Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và
xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng".
Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa
hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người, Hoàng Vinh (1999) cho rằng:
“Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực
tiễn xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn
7
di sản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa của cộng đồng người. Hệ giá trị xã hội là một thành
tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời
sống tâm lý và một hoạt động của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy”.
Một định nghĩa mang tính hệ thống của Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 2001).
Hoạt động sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần của con người là nhằm hình
thành nên các giá trị văn hóa, để từ đó cộng đồng người nói chung và mỗi con người nói
riêng soi vào nó để chiêm nghiệm, đối chiếu và phấn đấu để đạt được những chuẩn mực
giá trị cần thiết mà mỗi cá nhân, gia đình, xã hội đòi hỏi. Vì vậy, có thể hiểu: Văn hóa
là quá trình vận động đặc biệt làm biến đổi liên tục và sâu sắc đến năng lực sáng tạo của
cá nhân và cộng đồng nhằm ngày càng hoàn thiện nhân cách và xã hội, vươn tới sự
thống nhất cao giữa mỗi cá nhân - gia đình - cộng đồng làng xã và toàn xã hội vì sự tồn
tại và phát triển tiến bộ của con người và xã hội.
2.1.2. Khái niệm khu phố văn hóa
Theo Huỳnh Quốc Thắng (2003), “Ấp văn hóa hay khu phố văn hóa không có gì
khác hơn là một mô hình nông thôn mới hoặc một đô thị mới được xây dựng trên nền
tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình đô thị hóa và quá trình thực hiện
cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ gìn, phát huy một bản
sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phương”
Theo Tô Thị Bích Châu (2018), xây dựng khu phố văn hóa là cả một quá trình
tích cực tham gia, vận động, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng như giúp đỡ các
hoàn cảnh khó khăn, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, bài trừ tệ nạn xã hội, xóa mù
chữ, giảm hộ nghèo …với sự hưởng ứng của nhiều ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp,
các chợ, trường học.. ngoài ra cũng bao gồm nhiều hoạt động như tăng cường đầu tư cơ
sở hạ tầng, cải tạo, mở rộng các tuyến đường, tuyến hẻm, hình thành những tuyến đường
mới làm thay đổi lớn về mỹ quan đô thị các mảng xanh ngày càng phát triển nhiều hơn,
8
tình hình vệ sinh môi trường, trật tự lòng lề đường phải có chyển biến, góp phần nâng
cao chất lượng ĐSVH ở KDC.
2.1.3. Khái niệm văn hóa đô thị
Theo phân tích của Tôn Nữ Quỳnh Trân (2010), văn minh là bản chất cơ bản tạo
nên sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn và những tính chất của đô thị cùng nền văn
hóa của đô thị cũng xuất phát từ bản chất này. Văn hóa và văn minh có nhiều điểm khác
nhau nhưng tại đô thị, văn hóa và văn minh kết hợp vào nhau để tạo nên một bản sắc văn
hóa của đô thị, vì vậy văn hóa đô thị là điểm trùng nhau giữa văn minh và văn hóa.
2.1.4. Khái niệm môi trường văn hóa đô thị
Theo Nguyễn Thị Hậu (2014), môi trường văn hóa đô thị có nội hàm rộng lớn,
được coi như là sự tổng hòa của lối sống đô thị; đó là sự tổng hòa các dạng hoạt động
sống điển hình của các cư dân đô thị, bao gồm các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần
của lối sống. Ở đó con người là thể thống nhất của các điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử
trong đô thị. Trong quá trình hình thành và phát triển của đô thị, mỗi cộng đồng xã hội ở
đó đã tạo nên cách sống, phương thức sống, và các hình thức sống riêng biệt của mình.
2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết về sự tham gia
Trong chiến lược phát triển cộng đồng "sự tham gia của quần chúng" được xem
là một công cụ hữu hiệu và luôn được mong đợi như là một thành tố chính của phát triển
cộng đồng trong thời gian gần đây vì những lý do:
Một là, sự tham gia của quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài
nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần
chúng vào các hoạt động phát triển.
Hai là, nó giúp xác định nhu cầu của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt
động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này. Quan trọng hơn cả là sự tham gia của
quần chúng cho dự án hay hoạt động được công nhận, khuyến khích người dân tham gia
thực hiện và đảm bảo khả năng bền vững. Kinh nghiệm gần đây trong những hoạt động
phát triển cho thấy rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa mức độ và cường độ tham
gia của người dân với sự thành công của những hoạt động phát triển.
9
Sự tham gia tích cực của người dân được xem là một thành tố chủ yếu trong phát
triển, nhưng vẫn bị chi phối bởi những điều kiện của bối cảnh diễn ra hoạt động phát
triển. Hơn nữa, mức độ tham gia khác nhau tuỳ theo tính chất của dự án phát triển. Ở
hầu hết các nước, sự tham gia của người dân vào phát triển diễn ra từ mức độ cao đến
thấp, chỉ tham gia một cách hình thức. Mức độ tham gia khác nhau tuỳ thuộc vào các
yếu tố như mô hình phát triển, phong cách quản lý, mức độ nâng cao quyền lực và bối
cảnh văn hoá xã hội của đất nước hay cộng đồng. Những yếu tố khác cũng được xem là
yếu tố quyết định như khả năng vận động người dân, các tổ chức xã hội tham gia và
năng lực để tham gia của nhóm đối tượng.
2.2.1. Khái niệm về sự tham gia của người dân
Có nhiều khái niệm về sự tham gia của người dân. Theo Florin (1990) sự tham
gia của người dân là “một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định
trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ”.
Theo Andre, Martin & Lanmafankpotin (2012) “sự tham gia của người dân là
một quá trình mà trong đó những người dân thường tham gia – trên cơ sở tự nguyện
hoặc bắt buộc và hành động một mình hoặc trong một nhóm – với mục tiêu ảnh hưởng
đến quyết định sẽ tác động đến cộng đồng của họ”. Sự tham gia này có thể xảy ra bên
trong hoặc bên ngoài khuôn khổ thể chế và nó có thể được tổ chức bởi thành viên của
các tổ chức xã hội hay người ra quyết định.
Về mặt khái niệm, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển kinh tế-xã hội
thường được luận giải theo hai hướng: (1) là quá trình theo đó sự tham gia ảnh hưởng
đến tiến trình hoạch định, thực hiện và kết quả phát triển; (2) là cơ chế mà theo đó năng
lực của cộng đồng được củng cố để giải quyết các vấn đề của họ và thúc đẩy khả năng
tự thích ứng (Simmons, 1994; Reed, 1997).
Trong xây dựng khu phố văn hóa, sự tham gia của cộng đồng địa phương lại được
tiếp cận theo hướng kết quả với sự kết hợp của cả hai quan điểm trên nhằm hướng tới
sự phân phối công bằng hơn các lợi ích cho cộng đồng địa phương (Brohman, 1996;
Aref và Redzuan, 2008). Đây cũng chính là cách tiếp cận hợp lý có thể giải thích sự hình
10
thành của một cơ chế mà trong đó có sự tham gia thực sự của người dân trong xây dựng
khu phố văn hóa theo hướng bền vững.
2.2.2. Đo lường sự tham gia của người dân
Sự tham gia của người dân trong nghiên cứu này được đo lường đại diện bởi mức
độ tham gia. Tùy thuộc vào trình độ nhận thức, văn hóa, điều kiện địa lý của từng vùng
miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào các công việc phát triển cộng đồng
thể hiện ở các cấp độ khác nhau, như một tiến trình liên tục và chia thành 6 cấp độ
(Andre, Martin & Lanmafankpotin, 2012):
- Tham gia thụ động (Passive participation): trong các hoạt động người dân thụ
động tham gia, bảo gì làm đấy, không tham dự vào quá trình ra quyết định.
- Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as contributors):
thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát của các nhà nghiên cứu. Người dân không
tham dự vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin.
- Tham gia như nhà tư vấn (Participation as consultants): Người dân được tham
vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề tại địa phương.
- Tham gia trong việc thực hiện (Participation in implementation): Trong các hoạt
động người dân thành lập nhóm để thục hiện những chương trình hay các dự án tại địa
phương, tuy nhiên ở cấp độ này họ không tham dự vào quá trình ra quyết định.
- Tham gia trong quá trình ra quyết định (Participation in decision): Người dân
chủ động tham gia vào các quá trình phân tích và lập kế hoạch, họ tham gia vào quá
trình ra quyết định tại địa phương.
- Tham gia tự nguyện (Self - mobilization): Người dân tự thực hiện từ đầu mọi
công việc, lên ý tưởng, lập kế hoạch và đánh giá các hoạt động, việc này được thực hiện
không có sự hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài.
Ở mức độ khái quát hơn, Tosun (1999) đã khái quát 3 dạng tham gia của cộng
đồng, gồm: (1) Sự tham gia tự phát: sự tham gia tự phát được xem là hình thức tham gia
thực sự và chủ động của người dân trong quá trình phát triển cộng đồng bao gồm cả
trong quá trình lập kế hoạch và lựa chọn giải pháp phát triển; (2) Sự tham gia mang tính
11
hình thức: mang tính bị động và thường là áp đặt từ trên xuống, có ít lựa chọn cho người
dân, thậm chí có những hoạt động có tính biểu tượng; (3) Sự tham gia bắt buộc: cũng
mang tính bị động áp đặt từ trên xuống có tính bắt buộc, chỉ đạo và hoàn toàn hình thức,
không có tính tham gia thực sự.
Nghiên cứu của Arnstein (1969) từ lâu đã trở thành khung khổ lý thuyết căn bản
để các học giả xem xét mức độ tham gia của công dân. Theo Arnstein (1969) chú trọng
đến phân chia mức độ tham gia của người dân thông qua việc đưa ra 8 mức độ
(Vancouver Community Network, 2014). Thang đo 8 mức độ này được Wilcox (2003)
phân chia từ cao đến thấp và mô tả như sau: ở 2 nấc thấp nhất là Sự vận động
(manipulation) và Liệu pháp (therapy) hoàn toàn chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục
đích đào tạo người tham gia; ở nấc thang Cung cấp thông tin (Informing), đây là bước
quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính
một chiều mà không có phản hồi; ở mức Tham vấn (Consultation) sẽ thực hiện các bước
khảo sát, tổ chức các cuộc họp KDC và tham khảo ý kiến người dân, tuy nhiên ở mức
độ này chỉ là nghi thức; ở nấc thang Động viên (Placation) người dân sẽ bầu và đưa
những thành viên xứng đáng vào một nhóm để thực hiện chương trình, thường là một
ủy ban; ở mức độ Hợp tác (Partnerchip) có sự phân phối lại quyền lực giữa người dân
và nhà cầm quyền, cả hai đều phải có trách nhiệm trong kế hoạch và ra quyết định; ở
nấc thang thứ bảy Ủy quyền (Delegated Power) người dân thường nắm giữ đa số các vị
trí trong ủy ban và có quyền quyết định, ở mức độ này người dân đã có thể chịu trách
nhiệm; và ở nấc thang cuối cùng Người dân quản lý (Citizen Control) cộng đồng thực
hiện toàn bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý một chương trình
(Wicox, 2003).
12
Hình 2.1: Hình thang mô tả mức độ tham gia của công dân.
Nguồn: Arnstein (1969).
Nếu như Arnstein (1969) đánh giá mức độ tham gia của công dân thông qua mức
độ trao quyền từ phía nhà quản lý thì Brager & cộng sự (1987) lại đánh giá trực tiếp
thông qua hành động của công dân. Các tác giả đã đưa ra 7 mức độ tham gia theo thứ tự
từ cao xuống thấp như sau:
(1) Cộng đồng có quyền kiểm soát: Cộng đồng xác định các vấn đề và thực hiện
tất cả các quyết định quan trọng, còn các nhà chức trách có nhiệm vụ sẵn sàng giúp đỡ
cộng đồng trong từng bước hoàn thành mục tiêu.
(2) Cộng đồng được ủy quyền: các nhà chức trách xác định và trình bày vấn đề
với cộng đồng, sau đó yêu cầu cộng đồng thực hiện các quyết định có thể đã được trình
bày trong một kế hoạch từ trước.
(3) Kế hoạch phối hợp: các nhà chức trách trình bày kế hoạc dự kiến từ trước và
để cho những người bị ảnh hưởng đưa ý kiến nếu muốn thay đổi kế hoạch.
13
(4) Công dân được đưa ra ý kiến: các nhà chức trách trình bày một bản kế hoạch
sau đó chấp nhận chất vấn từ cộng đồng, tuy nhiên bản kế hoạch chỉ thay đổi khi nó thực
sự cần thiết.
(5) Công dân nhận được sự tư vấn: nhà chức trách cố gắng quảng bá một kế
hoạch, tìm các cách để người dân chấp thuận bản kế hoạch này.
(6) Công dân nhận thông tin: nhà chức trách lập kế hoạch và công bố nó, sau đó
cộng đồng được triệu tập chỉ với mục đích là tiếp nhận thông tin.
(7) Không tham gia: Cộng đồng không có bất kỳ ý kiến nào.
Các cách đo lường mức độ tham gia ở trên đã tạo nên khung nghiên cứu thống
nhất cho các nghiên cứu về sau. Rõ ràng, hai cách đánh giá mức độ tham gia ở trên
không có sự khác nhau nhiều về ý nghĩa. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả chọn cách
đo lường của Brager & cộng sự (1987) bởi mức độ thông dụng hơn đối với các học giả.
2.2.3. Vai trò tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa
Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng khu phố văn hóa được coi là nhân
tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển
dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Khi tham gia phát triển khu phố văn hóa với
sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư sẽ từng bước được tăng
cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên
ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong các
hoạt động trong xây dựng khu phố văn hóa, vai trò của người dân ở đây được thể hiện:
Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi.
Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn
toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”.
Nói tóm lại, chỉ khi nào sự tham gia của công dân đạt đến mức độ công dân có
quyền quyết định đối với các kế hoạch phát triển của cộng đồng họ, thì lúc đó ‘dân chủ’
mới đầy đủ ý nghĩa là “của dân, do dân và vì dân”. Ngày nay, “Tham gia” từ đối tượng
của nghiên cứu-phát triển (Research and Development) đã trở thành một phương pháp
tiếp cận nghiên cứu trong khoa học quản lý, xã hội học và nhân học xã hội.
14
Bảng 2.1: Các hình thức tham gia của người dân
Sự tham gia từ bên ngoài Sự tham gia từ bên trong
Sự tham gia
từ trên xuống
- Vai trò quyết định
- Nắm giữ quyền ra quyết định
- Thay thế sự tham gia công dân
bằng hình thức vận động, liệu pháp
tâm lý
- Vai trò thụ động
- Không tham gia, hoặc tham gia
gián tiếp
- Thụ động chấp nhận các kế hoạch
Sự tham gia
từ dưới lên
- Vai trò nguồn lực
- Hỗ trợ cộng đồng thực hiện
- Vai trò quyết định
- Huy động nguồn lực từ bên ngoài
để giải quyết
Nguồn: Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng (2012), tổng hợp từ các quan điểm của
Arnstein, Brager, Specht & Goethert.
Lợi ích từ sự tham gia của người dân: người dân hiểu được ý nghĩa vai trò của
mình cùng tham gia vào phong trào, vừa làm cho môi trường sống tốt hơn, vừa đóng
góp xây dựng chính quyền vững mạnh. Người dân là nhân tố quan trọng làm cho phong
trào có thực, sống thực, phát huy giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam “tối
lửa tắt đèn có nhau”, “bà con xa không bằng láng giềng gần”.
Sự dân chủ tham gia của người dân (lập kế hoạch có sự tham gia của người dân,
lập ngân sách có sự tham gia của người dân, sự tham gia giám sát của người dân, ...)
được quy định trong Pháp lệnh về quy chế dân chủ cơ sở quy định những vấn đề dân
biết, dân bàn, dân kiểm tra, quy định về công tác giám sát nhân dân và phản biện xã hội.
2.3. Xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người
dân vào xây dựng khu phố văn hóa
Sau những nghiên cứu về lý thuyết và tác động của sự tham gia, nhiều tác giả
đồng tình nên thúc đẩy sự tham gia vào nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch ngân sách, bầu
cử, hệ thống chính quyền địa phương,… (Ebdon & Franklin, 2006; Chikerema, 2013).
Vậy nên, gần đây xu hướng nghiên cứu về sự tham gia dần chuyển sang đánh giá các
nhân tố tác động đến sự tham gia và làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia (Franklin &
Ebdon, 2002; Spada & cộng sự, 2015).
Một số nhân tố tác động đến sự tham gia được đề cập đến trong các nghiên cứu
trước đây có thể kể đến đó là: nhân khẩu học, bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập
15
(Montalvo & Phillip, 2008; Karacos, 2015), mạng xã hội/thông tin (Stanley & Weare,
2004; Milakovich, 2010), cơ chế hoặc thể chế tham gia, bao gồm: cơ hội, thời gian, vùng
phủ sóng (Franklin & Ebdon, 2002; Suh, 2005; Chikerema, 2013)…
Các nhân tố trên đã được tổng hợp thành hai nhóm nhân tố chính đó là thực lực
và cấu trúc cơ hội (Alsop & cộng sự, 2005). Nghiên cứu của Alsop & cộng sự (2005)
chính là khung khổ chuẩn mực để phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia của
công dân mà nghiên cứu lựa chọn.
Bảng 2.2: Các chỉ số gián tiếp của trao quyền
Tài sản cung cấp
(Asset endowment)
Chỉ số
(Indicator)
Nguồn/ công cụ
(Existing sources or
instruments)
Tài sản tâm lý Khả năng dự tính thay đổi IQMSC
Tài sản thông tin
Tần suất nghe radio/ truy cập vào
các nguồn phương tiện khác nhau
IQMSC
Tài sản nhóm và mạng
lưới
Các thành viên trong tổ chức IQMSC
Tài sản vật chất
Quyền sở hữu các tài sản sản xuất
như đất
LSMS
Tài sản tài chính
Giá trị của tiền tiết kiệm hộ gia
đình trong năm trước (tiền mặt và
các hình thức khác)
Household Budget
Survey
Tài sản con người Mức độ lệ thuộc của phái nữ
LSMS education
module
Nguồn: Alsop & cộng sự, 2005
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thực lực theo góc độ
nguồn vốn của các chủ thể hành động xã hội.
2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân
Alsop & các cộng sự (2005) định nghĩa thực lực của công dân là khả năng của
một người hoặc một nhóm người để thực hiện các lựa chọn có chủ đích. Theo cả nghĩa
đo lường sự trao quyền và hành động để tăng cường sự trao quyền thì có thể dự đoán
16
thực lực của một người hoặc nhóm người phần lớn thông qua tài sản của họ. Trong
khuôn khổ trao quyền các loại tài sản được xem xét, bao gồm: Tài sản tâm lý, Tài sản
thông tin, Tài sản nhóm và mạng lưới, Tài sản vật chất, Tài sản tài chính và Tài sản con
người. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do đặc thù của khu vực nghiên cứu là đô thị
phát triển khá ổn định, tài sản vật chất và tài chính thường gắn liền với nhau nên tác giả
đã gộp chung Tài sản tài sản vật chất và Tài sản tài chính thành một nhóm là Tài sản vật
chất và tài chính. Trong nghiên cứu này sẽ có 5 loại tài sản được xem xét gồm: Tài sản
tâm lý, Tài sản thông tin, Tài sản nhóm và mạng lưới, Tài sản vật chất và tài chính và
Tài sản con người.
Nghiên cứu Alsop & các cộng sự (2005) được xem là tổng hợp của các nghiên
cứu trước về các nhân tố tác động đến sự tham gia, tiếp cận khía cạnh nghiên cứu kinh
tế. Để phù hợp với tiếp cận khía cạnh hành vi trong quản lý công, trong nghiên cứu này
tác giả kế thừa các nghiên cứu khác để lập luận cho các loại tài sản theo nghiên cứu
Alsop & các cộng sự (2005) như sau:
(1) Tài sản tâm lý (Trust and Solidarity)
Tài sản tâm lý thường nhắc đến niềm tin của cá nhân đối với cộng đồng nơi mà
họ đang sống hoặc sự nhạy bén đối với những thay đổi theo thời gian (Grootaert, 2004).
Tuy nhiên, định nghĩa niềm tin lại không hề đơn giản bởi trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu
niềm tin lại có một cách định nghĩa riêng. Luhmann (2000) cho rằng, niềm tin là một
giải pháp của rủi ro, hay Gambetta (2000) nhấn mạnh niềm tin là giải pháp cho những
hành động thiếu hiểu biết dẫn đến không chắc chắn, trong trường hợp này niềm tin là
trạng thái hành động ở giữa đức tin và tự tin. Do vậy hành động của con người không
chỉ phụ thuộc vào khả năng mà còn phụ thuộc vào niềm tin.
Cá nhân sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào về kinh tế và chính trị nếu họ
mất niềm tin, đặc biệt hơn niềm tin là điều kiện tiên quyết của sự tham gia và là điều
kiện tốt để sử dụng tốt nhất các cơ hội (Luhmann, 2000). Tương tự ý kiến trên, Weil
(1986) khẳng định niềm tin của công chúng giữ vai trò quyết định để các đảng phái xây
dựng cộng đồng tốt hơn.
17
Khi nghiên cứu tại Mỹ Latinh, Montalvo & Phillip (2008) phát hiện ra rằng, nếu
dân chúng phát hiện ra có hiện tượng tham nhũng hoặc họ thấy có nhiều lợi ích từ các
dự án thì họ tham gia nhiều hơn với chính quyền. Vì mất niềm tin vào các nhà cầm
quyền nên công chúng tham gia nhiều hơn. Nhưng mất niềm tin kéo theo tham gia ở đây
không hề bị đối nghĩa với việc không hề tham gia khi không có niềm tin như Luhmann
(2000) đã khẳng định, bởi trong cả hai nghiên cứu mỗi cá nhân đều đưa ra lựa chọn hợp
lý để giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, một loại tài sản tâm lý tiếp theo được tìm thấy phù hợp nghiên cứu đó
là mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng (Grootaert & các cộng sự, 2004). Sự thân
thiện của cộng đồng dân cư, tính đoàn kết hợp tác tham gia giải quyết các vấn đề chung
của cộng đồng, sự tương trợ, giúp đỡ từ hàng xóm khi gặp khó khăn.
(2) Tài sản thông tin (Information and Community)
Tài sản thông tin (Information and Communication) chính là mấu chốt của tương
tác xã hội. Thông tin thuận chiều từ các chính sách của nhà nước và thông tin ngược từ
địa phương là một trong những thành phần quan trọng cho sự phát triển. Bên cạnh đó,
luồng thông tin ngang còn cung cấp cho xã hội một phương tiện để trao đổi các kiến
thức và ý tưởng. Các cuộc đối thoại mở, tức là các bên đều nhận được thông tin góp
phần nuôi dưỡng ý thức cộng đồng, trong khi đó các thông tin không được công khai sẽ
dẫn đến ngờ vực và không đáng tin cậy. Như vậy tăng cường công tác phổ biến thông
tin hay vun đắp tài sản thông tin cho các bên tham gia có thể loại bỏ tâm lý tiêu cực, xây
dựng niềm tin và sự gắn kết.
Cho đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng tài sản thông tin ngày càng có vai trò
thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn. Cụ thể, Abraham (1979) kết luận rằng để kết quả bầu
cử tốt hơn công dân phải được trao đổi thông tin với các quan chức và người được họ
bổ nhiệm. Nếu công dân biết thông tin về việc quan chức hoặc quyết định của chính phủ
sẽ tạo lập niềm tin và thúc đẩy họ đóng góp nhiều hơn. Tiếp theo, Narayan-Parker (2002)
khẳng định khả năng tiếp cận thông tin là công cụ để cộng đồng có tiếng nói mạnh mẽ
hơn trong các vấn đề ảnh hưởng đến họ. Hay gần đây, Nino (2010) nhấn mạnh cần phải
tăng cường vai trò của các cơ quan giám sát không thuộc chính phủ/cơ quan hành chính
18
trong thực hiện quyền lực dân chủ, nhất là ở những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao và
những nước có hiệu quả quản trị công thấp. Các cơ quan này góp phần thúc đẩy tiếp cận
thông tin công cộng, qua đó thể hiện tốt hơn sự tham gia của công dân.
Tài sản thông tin biểu hiện ở khả năng được nghe,được biết thông tin từ các kênh
truyền thông như radio, loa phát thanh, tờ thông tin, ti vi, internet… (Nguyễn Trung
Kiên & Lê Ngọc Hùng, 2012). Do vậy, tài sản này thường được các tác giả đo lường
gián tiếp thông qua công cụ để cá nhân tiếp cận thông tin (Milakovich, 2010; Stanley &
Weare, 2004).
Bên cạnh cách đo tài sản thông tin qua các công cụ để tiếp cận thông tin ở trên,
tài sản thông tin còn được đo lường thông qua việc cá nhân nắm giữ và biết thông tin tới
mức độ nào. Silva (2012) cho rằng các nhân viên y tế là chuyên gia về hiệu quả, lợi ích,
tiềm năng và tác hại của phương pháp điều trị. Do vậy nhân viên y tế nên sẵn sàng để
chia sẻ thông tin đối với bệnh nhân hoặc những người liên quan. Nỗ lực hợp tác để ra
quyết định y tế làm nâng cao kiến thức của người dân về tình trạng của họ và dễ dàng
đưa ra lựa chọn hơn. Vậy nên, một cách nữa để thể hiện tài sản thông tin đó là đánh giá
mức độ cá nhân chủ động chia sẻ thông tin với người khác trong quá trình trao đổi.
(3) Tài sản nhóm và mạng lưới (Group and Networks)
Tài sản nhóm và mạng lưới (Group and Networks) xem xét tính chất và mức độ
tham gia của thành viên trong các tổ chức xã hội (Grootaert & các cộng sự, 2004). Khi
tham gia các tổ chức xã hội, nếu một cá nhân có biểu hiện gắn kết xã hội (sẵn sàng và
có thể làm việc với người khác, khắc phục những hạn chế và xem xét lợi ích một cách
đa dạng) thì họ có thể thúc đẩy sự bình đẳng của các cơ hội, xóa bỏ tất cả các rào cản
chính thức và phi chính thức để tham gia.
Các nghiên cứu đánh giá tích cực và tiêu cực của việc công dân tham gia quyết
định công cộng cho rằng thiếu kỹ năng tham gia là một trong những nguyên nhân điển
hình khiến cho sự tham gia của công dân tốn kém và không hiệu quả (Irvin & Stansbury,
2004; Abraham, 2014). Bên cạnh đó, những vấn đề công cộng cần kỹ thuật để ra quyết
định thì công dân dường như không có khả năng tham gia (Parker, 2002). Tài sản nhóm
và mạng lưới là một trong những nhân tố góp phần giải quyết vấn đề trên. Bởi lẽ, các
19
hiệp hội và mạng lưới chính thức cung cấp cho thành viên những thói quen về sự hợp
tác cũng như các kỹ năng thực hành cần thiết khác để tham gia vào đời sống công cộng
(Putnam, 2001). Ngoài ra, Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng (2012) đã phần nào
giải thích khẳng định trên bằng cách đưa ra ví dụ tại Việt Nam như sau: khác với các
dân tộc thiểu số khác, người Kinh có mạng lưới xã hội rộng lớn hơn, ít co cụm và có
khả năng sinh sản thêm tài sản xã hội, do vậy, họ có khả năng hành động với nhau một
cách có hiệu quả hơn nhằm theo đuổi các mục đích chung.
(4) Tài sản vật chất và tài chính
Tài sản vật chất và tài chính là một chủ đề quan trọng cần bàn trong những nghiên
cứu sự tham gia. Bởi điều kiện cần để tham gia hiệu quả đó là công dân phải có đủ thu
nhập để việc tham gia không ảnh hưởng đến việc lo cho gia đình (Irvin & Stansbury,
2004).
Có thể thấy, sự tham gia của người nghèo rất dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của
họ và gia đình. Do đó, sự tham gia của người nghèo rất thấp và gần như không có tiếng
nói trong các quyết định cho dù quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của
họ (Gaventa, 2002; Gaventa, 2004; Schönwälder, 1997). Bên cạnh đó, lý thuyết tháp
nhu cầu 5 tầng của Maslow (Maslow, 1943) cho rằng các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh
và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới
đã được đáp ứng đầy đủ. Tài sản vật chất và tài chính là một phần nguồn gốc đáp ứng
nhu cầu của con người. Vì vậy, tài sản vật chất và tài chính càng nhiều thì nhu cầu con
người càng đòi hỏi các tầng cao hơn. Trong khi đó, tham gia các tổ chức cộng đồng lại
là nhu cầu bậc cao của con người. Vì vậy, tài sản vật chất và tài chính có ảnh hưởng đến
sự tham gia của người dân.
Ngoài ra, nghiên cứu của (Law, 2002) chỉ ra rằng, thu nhập của gia đình ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội và giải trí của các thành viên.
Những người có gia đình thu nhập cao sẽ tham gia nhiều hơn những người gia đình có
thu nhập thấp. Ngoài ra, thu nhập gia đình còn thể hiện ở mức độ ổn định, số lượng
thành viên trong hộ có thu nhập.
20
(5) Tài sản con người
Tài sản con người (human capital) là các giá trị, chuẩn mực của xã hội, các mô
hình ứng xử, các thói quen tốt, các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng được hình thành
thông qua một quá trình học hỏi và đào tạo để đáp ứng vai trò xã hội. Theo Kwon (2009),
tài sản con người (human capital) có hai cách định nghĩa như sau:
- Cách thứ nhất: Tài sản con người được xem là đầu vào làm gia tăng giá trị kinh
tế tương tự như các yếu tố đầu vào khác (tài sản tài chính, đất đai, máy móc…).
- Cách thứ hai: nguồn nhân lực có thể xem như là mục tiêu cho đầu tư giáo dục
và đào tạo. Ở đây, tài sản con người là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được
thông qua tương tác giữa bản thân và môi trường.
Do các tác giả có xu hướng công nhận và sử dụng định nghĩa thứ hai nhiều hơn
(Ciccone & Papaioannou, 2006; Pennings, Lee & cộng sự, 1998) nên định nghĩa thứ hai
được sử dụng trong nghiên cứu này.
Anderson & cộng sự (2010) cho rằng người nghèo có trình độ học vấn thấp, tức
là ít tài sản con người có thể là một lý do khiến họ ít quan tâm đến các quyền được biết,
được bàn và quyết định, nên việc tham gia của họ bị hạn chế.
Nếu xét kiến thức và kỹ năng là thành phần quan trọng của tài sản con người thì
giáo dục chính là yếu tố cốt lõi để tăng tài sản con người (Kwon, 2009). Gaventa &
Valderrama (1999) còn cho rằng giáo dục chính là một phương pháp truyền thống để
tăng cường nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với vấn
đề tham gia.
2.3.2. Khung phân tích sự tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVH KDC
Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
tại mục 2.3.1 và đo lường sự tham gia của người dân tại mục 2.2.2, khung phân tích của
đề tài gồm có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng khu
phố văn hóa trên địa bàn Quận 3 được xây dựng gồm : (1) Tài sản tâm lý, (2) Tài sản
nhóm và mạng lưới, (3) Tài sản thông tin, (4) Tài sản vật chất và tài chính, và (5) Tài
sản con người.
21
Hình 2.2: Khung phân tích sự tham gia của người dân
Tóm tắt Chương 2:
Như vậy trong Chương 2, tác giả đã trình bày các lý thuyết và tổng quan các nghiên
cứu thực nghiệm có liên quan. Bên cạnh đó, khung phân tích và các biến đưa vào mô
hình cũng được đề xuất thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Trong
Chương 3, tác giả sẽ trình bày cụ thể hơn về quy trình thực hiện nghiên cứu cũng như
phương pháp, công cụ và dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này.
Tài sản nhóm và mạng lưới
Tài sản vật chất và tài
chính
Tài sản con người
Tài sản thông tin
Sự tham gia
của người dân vào
xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư
Tài sản tâm lý
22
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này tác giả sẽ giới thiệu về thủ tục nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Chương này chỉ ra cách mà tác giả trả lời và
giải thích các nguyên nhân mà tác giả đã nêu trong Chương 1, bao gồm: cách mà tác giả
thu thập dữ liệu, các công cụ được sử dụng để phân tích và xử lý dữ liệu đã thu thập
được.
3.1. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp qui nạp với tuần tự theo hai
bước.
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ. Tác giả tiến hành kỹ thuật tổng hợp các lý thuyết và
phân tích các nghiên cứu trước đây về sự tham gia của người dân để đề xuất mô hình
nghiên cứu lý thuyết, xác định tiêu chí đánh giá và thang đo sự tham gia của người dân.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều
chỉnh thang đo và hoàn chỉnh bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu chính thức.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng,
từ kết quả nghiên cứu của Bước 1, sau khi xác định thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh
sẽ tiến hành phỏng vấn chính thức để thu thập dữ liệu thực tế người dân của 63 KDC trên
địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu lý thuyết đề
xuất, tác giả tiến hành thu thập thông tin và dữ liệu; dữ liệu thu thập về được tổng hợp,
làm sạch và xử lý trước khi phân tích. Bằng phương pháp phân tích mô tả đơn biến và đa
biến, tác giả sẽ tiến hành sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá và phân tích thực
trạng tham gia, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân vào
việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 qua số liệu khảo sát. Cuối cùng, tác
giả tiến hành phân tích và thảo luận kết quả.
23
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp
Số liệu được nghiên cứu thu thập thông qua báo cáo tổng kết phong trào “Toàn
dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” các năm và giai đoạn 2015-2018; báo cáo tình hình kinh
tế - xã hội của UBND Quận 3; báo cáo triển khai các tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2017-
2021 trên địa bàn Quận 3; dữ liệu thống kê trên địa bàn Quận 3 và kết quả xét duyệt
danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa”; các tài liệu và báo cáo liên quan
khác.
3.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sẽ được thu thập dự kiến gồm 300 phiếu khảo sát thành viên của hộ (mỗi
hộ 1 thành viên đại diện). Phỏng vấn trực tiếp các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu để tìm
hiểu về tình hình kinh tế hộ và sự tham gia của người dân trong xây dựng khu phố văn
hóa tại địa phương thông qua các phiếu khảo sát đã chuẩn bị trước.
Phân tích
Xây dựng
khung nghiên
cứu lý thuyết
Phân tích,
kiểm định
mô hình
Tổng hợp
lý thuyết
Xác định
vấn đề
mục tiêu
nghiên
cứu
Đánh giá
thực trạng
tham gia và
các yếu tố
ảnh hưởng
đến mức độ
tham gia của
người dân
Kết quả
nghiên
cứu,
hàm ý
chính
sách và
hướng
nghiên
cứu tiếp
theo
Thảo luận
Kết quả
Phân tích
Lý thuyết
Mục tiêu
Các
nghiên
cứu
liên quan
Thu thập dữ
liệu từ các
nguồn
Tổng hợp
và xử lý
dữ liệu
Lý
thuyết
24
Kích thước mẫu
Tổng hợp từ các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu
phụ thuộc vào kỳ vọng và độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước
lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và quy luật phân phối
của tập các lựa chọn (trả lời) của đối tượng khảo sát.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả với 15 biến quan
sát đo lường trong mô hình cho 6 nhân tố. Tác giả dự vào kinh nghiệm của Hair & các
cộng sự (2010) xác đính kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 90 quan sát. Để
mẫu nghiên cứu đạt mức tốt và đảm bảo độ tin cậy thì tác giả chọn khích thước mẫu 300
quan sát cho đề tài nghiên cứu này. Song, để đạt được cỡ mẫu 300 quan sát sau khi đã
loại bỏ các mẫu không đạt yêu cầu về thông tin hoặc chất lượng thấp, tác giả quyết định
sử dụng 320 bảng câu hỏi, lên kế hoạch phân phối các bảng câu hỏi đến các hộ dân và
đề nghị một thành viên trong hộ điền vào bảng câu hỏi trong vòng một tuần và thực hiện
kiểm soát mẫu thu được xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Tác giả sẽ thu hồi bảng câu
hỏi sau thời gian ấn định nói trên để phân tích và đánh giá.
Thiết kế chọn mẫu
Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất để thực hiện việc nghiên cứu
trong đề tài theo hai phương pháp gồm lấy mẫu theo tỷ lệ, lấy mẫu theo mục tiêu. Lấy
mẫu tỷ lệ dựa vào cơ cấu hộ của từng khu phố sẽ giúp chọn ra số lượng hộ cần khảo sát
tại các KDC theo quy mô mẫu. Vì đặc thù 63 khu phố của Quận 3 cơ cấu hộ dân như
nhau nên tỷ lệ mẫu phân bố đều cho 63 khu phố, bình quân khảo sát 5 hộ cho mỗi khu
phố. Lấy mẫu theo mục tiêu sẽ sử dụng để chọn 2 nhóm hộ cần thực hiện khảo sát gồm
nhóm hộ được công nhận gia đình văn hóa (3 hộ) và nhóm hộ chưa được công nhận gia
đình văn hóa (2 hộ).
3.3. Xây dựng thang đo
Sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa được đánh giá ở nhiều
yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố được đo lường bằng thang đo Liker (Likert, 1932) với bảy
mức độ. Người được phỏng vấn sẽ trả lời các câu hỏi với 7 mức độ với từng câu phát biểu.
1: Hoàn toàn không đồng ý đến 7: Hoàn toàn đồng ý
25
Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1: Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng
STT
Nhân
tố
Thang đo điều chỉnh
Thang đo
gốc
Nguồn
1
Tài
sản
tâm
lý
Niềm tin về điều kiện
sống tốt hơn.
Niềm tin
về lợi ích
Montalvo & Phillip (2008);
Luhmann, (2000); Weil (1986)
Đóng góp thời gian hoặc
tiền bạc.
Đóng góp
xã hội
Grootaert & các cộng sự
(2004)
Niềm tin đối với cán bộ
khu phố và các KDC.
Niềm tin
đối với
lãnh đạo
Montalvo & Phillip
(2008); Weil (1986)
Sự thân thiện, đoàn kết
hợp tác tham gia giải
quyết các vấn đề chung
của cộng đồng
Mối quan
hệ cộng
đồng
(Grootaert & các cộng sự,
2004)
Sự tương trợ, giúp đỡ từ
hàng xóm khi gặp khó
khăn.
2
Tài
sản
nhóm
và
mạng
lưới
Tham gia các hoạt động
của KDC và các tổ chức
hội, đoàn thể.
Thành
viên của
các tổ
chức
Grootaert & các cộng sự
(2004)
Sự sẵn sàng và có thể làm
việc với người khác, khắc
phục những hạn chế và
xem xét lợi ích một cách
đa dạng Mạng lưới
quan hệ
Putnam (2001), (Irvin &
Stansbury (2004), Abraham
(2014)
Nâng cao các kỹ năng
thực hành cần thiết khi
tham gia vào đời sống
cộng đồng.
26
STT
Nhân
tố
Thang đo điều chỉnh
Thang đo
gốc
Nguồn
3
Tài
sản
thông
tin
Chủ động chia sẻ thông
tin với người khác.
Khả năng
chia sẻ
Abraham (1979)
Có đầy đủ phương tiện để
tiếp cận các thông tin mới
(internet, tivi, báo, đài,
bạn bè…)
Công cụ
tiếp cận
thông tin
Milakivich
(2010)v ft5
4
Tài
sản
vật
chất
và tài
chính
Mức thu nhập của cá
nhân
Thu nhập
Law (2002), Irvin & Stansbury
(2004), Gaventa (2002),
Gaventa (2004), Schönwälder
(1997)
Gắn kết giữa thu nhập và
nhu cầu tham gia.
Thu nhập của gia đình
5
Tài
sản
con
người
Trình độ học vấn
Trình độ
học vấn
Anderson & cộng sự, (2010),
Ciccone & Papaioannou, 2006;
Pennings, Lee & cộng sự,
1998), (Kwon, 2009). Gaventa
& Valderrama (1999)
Kiến thức và kỹ năng
Kiến thức
và kỹ
năng
Grossman
(2000)
Nghiên cứu sử dụng thang đo 7 mức độ của Brager & cộng sự (1987) để đo lường
cho sự tham của người dân vào xây dựng ĐSVH ở KDC. 7 mức độ được giải thích như
sau:
Mức 7: Cộng đồng có quyền kiểm soát: Cộng đồng xác định các vấn đề và thực
hiện tất cả các quyết định quan trọng, còn các nhà chức trách có nhiệm vụ sẵn sàng giúp
đỡ cộng đồng trong từng bước hoàn thành mục tiêu.
Mức 6: Cộng đồng được ủy quyền: các nhà chức trách xác định và trình bày vấn
đề với cộng đồng, sau đó yêu cầu cộng đồng thực hiện các quyết định có thể đã được
trình bày trong một kế hoạch từ trước.
27
Mức 5: Kế hoạch phối hợp: các nhà chức trách trình bày kế hoạch dự kiến từ
trước và để cho những người bị ảnh hưởng đưa ý kiến nếu muốn thay đổi kế hoạch.
Mức 4: Công dân được đưa ra ý kiến: các nhà chức trách trình bày một bản kế
hoạch sau đó chấp nhận chất vấn từ cộng đồng, tuy nhiên bản kế hoạch chỉ thay đổi khi
nó thực sự cần thiết.
Mức 3: Công dân nhận được sự tư vấn: nhà chức trách cố gắng quảng bá một kế
hoạch, tìm các cách để người dân chấp thuận bản kế hoạch này.
Mức 2: Công dân nhận thông tin: nhà chức trách lập kế hoạch và công bố nó, sau
đó cộng đồng được triệu tập chỉ với mục đích là tiếp nhận thông tin.
Mức 1: Không tham gia: Cộng đồng không có bất kỳ ý kiến nào.
3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Mục đích của phân tích là cung cấp thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa
vào kết quả thống kê mô tả: tần suất, tỉ lệ, trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất,
các biểu đồ thống kê về đặc điểm cá nhân và thực trạng tham gia xây dựng ĐSVH KDC
của người được khảo sát, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào
xây dựng ĐSVH KDC.
Tóm tắt Chương 3:
Chương 3 nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân
vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC là một khía cạnh trong nghiên cứu kinh tế vừa mang
tính chuyên biệt lại vừa mang tính tổng hợp. Để có thể giải quyết yêu cầu của nghiên
cứu, đề tài sử dụng cách tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và tiếp cận theo kinh tế vi
mô. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài
liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn, nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng thông qua các mô hình phân tích thống kê mô tả đơn biến,
đa biến để giải quyết các vấn đề nghiên cứu là sự tham gia của người dân vào việc xây
dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
28
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan thực trạng xây dựng khu phố văn hóa ở Quận 3
Quận 3 là một trong những quận trung tâm thành phố có diện tích 4,92km2
, được
chia thành 14 phường, 63 khu phố, 873 tổ dân phố, với 58.148 hộ và số dân thực tế
thường trú là 198.886 người (107.089 nữ). Địa bàn quận là nơi trú đóng của nhiều cơ
quan, đơn vị thuộc trung ương và thành phố, trụ sở các công ty doanh nghiệp lớn và các
cửa hàng buôn bán, kinh doanh dịch vụ, các trường học trong nước và quốc tế, các cơ
sở tín ngưỡng tôn giáo và dân gian, các cơ sở vui chơi giải trí và tổ chức biểu diễn nghệ
thuật … thu hút số lượng lớn người dân trong và ngoài thành phố, kể cả người nước
ngoài đến sinh sống, làm việc. Với cơ sở hạ tầng tài sản có đã ổn định từ trước, từng
bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bộ mặt đô thị của quận khá khang trang, mặt bằng
dân trí khá cao, đời sống người dân nhìn chung khá ổn định.
4.1.1. Về số lượng công nhận khu phố văn hóa
Qua hơn 16 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Khu phố văn hóa”,
số lượng khu phố được công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa” không ngừng được
nâng lên. Tính đến năm 2018, toàn quận có 51/63 khu phố đạt chuẩn, tỷ lệ 80,95%; công
nhận lần đầu năm 2017 là 2 khu phố. Một số phường có tỷ lệ khu phố văn hóa cao như:
phường 1, 2, 7, 9, 11, 13, và 14.
4.1.2. Về chất lượng khu phố văn hóa
4.1.2.1. Đời sống kinh tế
Đời sống kinh tế của nhân dân ở các khu phố văn hóa không ngừng được nâng
lên. Kết quả khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa
bàn quận. Hộ nghèo: 706 hộ, 2.898 nhân khẩu, hộ cận nghèo: 766 hộ, 2.753 nhân khẩu.
Công tác thực hiện giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2016: 6/14 phường
đã hoàn thành mục tiêu phường không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai
đoạn 2016-2020 gồm các Phường: 2, 4, 5, 6, 9, 12. Đến năm 2017, Quận 3 hoàn thành
mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố giai đoạn 2016-2020.
Năm 2018, địa bàn quận còn 564 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 1,24% so với tổng số hộ dân.
29
4.1.2.2. Đời sống văn hóa tinh thần
Đến năm 2018 - Tỷ lệ gia đình đạt “Gia đình văn hóa” 31.591/ 33.717 hộ đạt
chuẩn, tỷ lệ 93,69%, trong đó gia đình văn hóa 3 năm là 29.363 đạt tỉ lệ 92,95%. ĐSVH
tinh thần của các gia đình không ngừng được nâng lên. Mức hưởng thụ văn hóa của
nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao ở các khu phố văn hóa phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều người dân tham gia.
Các ban ngành, đoàn thể và 14 phường trên địa bàn quận tuyên truyền, vận động
thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Kết quả, nhiều đơn vị
phường đã có sáng kiến hay, hiệu quả trong vận động, thuyết phục các hộ gia đình thực
hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội.
Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành những quy định pháp luật
về trật tự đô thị; xây dựng văn phòng, cửa hàng… theo đúng giấy phép được cấp; không
lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; hướng dẫn người dân trong thực hiện các thủ tục xin phép
xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân quận trong cấp phép xây dựng đúng thời hạn
theo quy định.
4.1.2.3. Môi trường cảnh quan, thiết chế văn hóa thể thao
100% hộ dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cửa hàng ở mặt tiền đường 63 khu
phố ký hợp đồng thu gom rác theo quy định, thường xuyên quét dọn xung quanh nhà,
không đổ nước thải sinh hoạt ra vỉa hè, lòng đường, lòng kênh, không để súc vật phóng
uế bừa bãi. Vận động nhà hàng, quán ăn trang bị giỏ rác hợp vệ sinh theo quy định; các
cơ quan, đơn vị trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân, người dân tại phường, khu phố thả
cá xuống lòng kênh góp phần làm sạch môi trường, không đánh bắt cá trên kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè.
Nhà ở KDC, các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch. Thường
xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh
thái; vận động nhân dân xâydựng cải tạo mảng xanh, trồng câyxanh, rau sạch tại nhà Đến
nay, tại các khu phố văn hóa không để xảy ra điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
30
63/63 khu phố có các Đội văn nghệ, Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc,
Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, Câu lạc bộ ông bà và cháu và đội nhóm khác
do Trung tâm Văn hóa và các đoàn thể quận quản lý.
4.1.2.4. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước
Các khu phố văn hóa thường xuyên được phổ biến đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Hoạt động
hòa giải có hiệu quả; đa số những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng.
An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; thực hiện tốt quy chế dân
chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn
đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật.
Hệ thống chính trị ở các khu phố văn hóa ngày càng vững mạnh và phát huy tốt
vai trò. Ở các khu phố văn hóa, chi bộ Đảng, chính quyền thường xuyên đạt danh hiệu
“Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; các tổ
chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả.
4.1.2.5. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng
Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn
đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có
công với cách mạng.
Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai,
gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da
cam-dioxin và những người bất hạnh.
4.2. Đánh giá tình hình tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở
KDC trên địa bàn Quận 3 qua kết quả khảo sát
4.2.1. Thông tin chung mẫu khảo sát
Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra khảo
sát với các đối tượng nghiên cứu là hộ dân ở các KDC. Kết quả thu được 302 phiếu điều
tra đạt yêu cầu đủ để các phân tích dữ liệu của tác giả là có ý nghĩa về mặt khoa học
trong đề tài nghiên cứu này.
31
21.1% 11.0%
23.7% Dưới 30
tuổi
31-40 tuổi
17.1% 41-50 tuổi
51-60 tuổi
27.1%
Về giới tính, nhìn chung với mẫu điều tra nhận được đã đáp ứng được yêu cầu về
số lượng điều tra cân bằng giữa nam và nữ, cũng như nhận thấy được sự cân bằng về
giới tính của các cá nhân trong KDC, với khoảng 48% là nam và 52% là nữ.
Về độ tuổi, độ tuổi người dân tham gia khảo sát tương đối cao. Theo kết quả khảo
sát cho thấy đa số người dân tham gia khảo sát từ 31 đến 50; trong đó, số người có độ
tuổi trung niên từ 41-50 tuổi là nhiều nhất, chiếm 27,1%, tiếp đến là độ tuổi từ 31-40
tuổi (chiếm khoảng 23,7%). Và ít nhất là độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm khoảng 11%. Điều
này cho thấy đặc điểm cư dân tham gia khảo sát hầu hết có độ tuổi từ 31 trở lên, độ tuổi
đã có sinh sống tại địa bàn tương đối lâu năm vì ở độ tuổi này địa điểm cư trú khá ổn
định.
Hình 4.1: Độ tuổi của thành viên tham gia khảo sát
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Về trình độ học vấn, đa phần người tham gia khảo sát là những người có trình độ
học vấn cao. Qua kết quả thống kê về trình độ học vấn của những người tham gia khảo
sát, thì hầu hết đều có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. Có khoảng 2,7% tương
ứng với 8/302 khảo sát là ở trình độ Không biết đọc. Đối tượng có trình độ sau đại học
với 17/302 khảo sát (chiếm 5,7%), đối tượng có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ
44,6% (với 133/302 khảo sát). Tiếp đến là đối tượng có trình độ trung học phổ thông
với 68/302 khảo sát (chiếm khoảng 14,6%), đối tượng có trình độ trung cấp/ đào tạo
nghề với 44/154 khảo sát (chiếm khoảng 22,8%), đối tượng có trình độ trung học cơ sở
26/302 khảo sát (chiếm 8,7%) và còn lại là trình độ biết đọc, biết viết 2/298 khảo sát
(chiếm 0,7%).
32
Hình 4.2: Trình độ học vấn của thành viên tham gia khảo sát
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Về nghề nghiệp, đa số người tham gia khảo sát có nghề nghiệp hiện tại ổn định.
Thống kê về nghề nghiệp của những người được khảo sát cho thấy các đối tượng khảo
sát có việc làm đa dạng với 87/302 khảo sát là cán bộ, công chức (chiếm 29,5%), 86/302
khảo sát là người làm công việc kinh doanh (chiếm 29,2%), 68/302 khảo sát là hưu trí
(chiếm 23,1%), còn lại 54/302 khảo sát làm công việc khác (chiếm 18,3%). Tỷ lệ cho
thấy có sự đa dạng về nghề nghiệp của những cá nhân tham gia khảo sát.
Hình 4.3: Nghề nghiệp hiện tại của thành viên tham gia khảo sát
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Về quy mô hộ, quy mô hộ tương đối lớn, thời gian định cư lâu. Qua kết quả thống
kê cho thấy, trung bình có 4,85 thành viên trong một hộ, trong đó hộ có số thành viên
đông nhất đến 12 người. Có hơn 50% thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động,
5.7% 2.7% 0.7%
8.7%
22.8%
44.6%
14.8%
Không biết chữ
Biết đọc, biết viết
Trung học cơ sở
Phổ thông trung học
Trung cấp/đào tạo nghề
Đại học, cao đẳng
Sau đại học
33
5.4%
2.2%
30.5%
2.8%
24.3%
6.8%
19.7%
7.1%
Tivi
Radio
Chính quyền
Loa
Áp phích
Đoàn hội
Hàng xóm
Gia đình
Khác
1.2%
trung bình 2,64 người trong một hộ gia đình. Độ tuổi hầu hết là trung niên, thế nên đa
số cư dân có thời gian làm sinh sống khá lâu, bình quân là 22,6 năm, hộ định cư lâu nhất
là 70 năm.
4.2.2. Tình hình tham gia xây dựng ĐSVH KDC của người dân
Về kênh tìm hiểu hoạt động xây dựng ĐSVH KDC, chính quyền là kênh truyền
thông được nhiều người biết đến nhất. Kết quả thống kê chỉ ra rằng sự hiểu biết của cư
dân về các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC phần lớn đến từ hoạt động của chính quyền
(chiếm 30,5%), tiếp theo là trên tivi với 24,3% và đoàn hội với 19,7%. Các phương tiện
kém hiệu quả hơn là radio với 2,2%, loa với 2,8%, từ gia đình là 5,4%, áp phích là 6,8%
và hàng xóm chiếm 7,1%. Các phương tiện truyền thông đã liệt kê khá đầy đủ nên tỷ lệ
tìm hiểu qua phương tiện khác chỉ chiếm 1,2%. Vì Quận 3 là 1 trong những quận thuộc
khu vực trung tâm của thành phố, tốc độ phát triển kinh tế tăng, dịch chuyển theo hướng
thương mại – dịch vụ nên hình thức tuyên truyền bằng loa hoặc radio không còn phổ
biến nữa. Hiện nay quận đã không còn dùng phương tiện này để tuyên truyền.
Hình 4.4: Tiếp nhận thông tin của thành viên tham gia khảo sát
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Đa số người dân ít trao đổi thông tin về xây dựng ĐSVH KDC với các cán bộ
văn hóa ở địa phương. Theo như kết quả thống kê, tỷ lệ trao đổi không thường xuyên
chiếm đến 51,0%, không trao đổi chiếm 10,1%. Tỷ lệ trao đổi thường xuyên là 38,9%.
Cán bộ làm công tác văn hóa được bố trí 1 người/phường, số lượng công việc của khối
văn hóa nhiều. Việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” chỉ là
34
3.4%
37.6%
59.1%
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần
thiết
một mảng công việc. Ngoài ra, họ còn phải hoàn thành những nội dung khác như: quản
lý nhà nước về công tác văn hóa, về thể thao, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động
chính trị, tổ chức các hoạt động lễ hội, … Người dân trên địa bàn quận đa phần thời gian
dành cho việc làm việc, học tập, việc gia đình, khi nào cần thiết có giao dịch những thủ
tục hành chính mới có tiếp xúc với cán bộ địa phương. Họ chưa có thói quen gặp cán bộ
phường để trao đổi về lĩnh vực thực hiện các phong trào địa phương.
Người dân cho rằng xây dựng ĐSVH KDC là cần thiết. Theo khảo sát, đa số các
cư dân đều cho rằng việc xây dựng ĐSVH KDC là cần thiết với 59,1% và rất cần thiết
là 37,6%. Số cư dân cho rằng không cần thiết là 10/302 khảo sát chiếm tỷ lệ 3,4%.
Hình 4.5: Sự cần thiết của xây dựng ĐSVH KDC
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC của người dân chưa cao. Theo
như khảo sát, các cư dân cho rằng tự nguyện tham gia hoạt động chiếm 59,4%, tỷ lệ cho
rằng muốn tham gia cũng được, không tham gia cũng được chiếm 32,2%. Số người cho
rằng phải bắt buộc mới tham gia chiếm 5,4%, còn tỷ lệ không tham gia chiếm 3%. Hình
thức tuyên truyền miệng là hình thức phổ biến vì nhu cầu gặp gỡ, trao đổi giữa những
người sống cùng chung một con hẻm, một khu phố là nhu cầu có thật. Người dân thành
phố sống trong địa bàn các khu dân cư, nhà ở san sát nhau, hẻm theo ô bàn cờ, … vẫn
còn duy trì được nếp sinh hoạt “bán bà con xa, mua láng giềng gần”, nên việc tuyên
truyền miệng vì vậy vẫn là cách thông tin phổ biến.
35
5.0%
11.6%
5.3%
Được lựa chọn
Vì mục tiêu cá nhân
78.2%
Vì sự phát triển
chung của cộng đồng
Lý do khác
Hình 4.6: Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC vì mong muốn phát triển cộng đồng.
Nhìn chung người dân khi tham gia là vì mong muốn phát triển cộng đồng. Tỷ lệ dân cư
có lý do được lựa chọn khi tham gia chiếm 11,8%, vì mục tiêu cá nhân chiếm 5,3%. Đa
số người tham gia đều là vì sự phát triển chung của cộng đồng, tỷ lệ này chiếm tới
79,8%. Lý do khác khi tham gia chiếm 5,1%.
Hình 4.7: Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC
Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp
Người dân đã chú trọng đến việc tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia
xây dựng ĐSVH KDC. Số người tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia
chiếm 248/302 khảo sát (chiếm 82,8%) và không tham gia tuyên truyền, vận động chiếm
17,4%. Hình thức tuyên truyền phổ biến nhất theo khảo sát là tuyên truyền bằng miệng
60.0
40.0
59.4
20.0 32.2
0.0
Tự nguyện
hoàn toàn
Tham gia cũng
được, không
tham gia cũng
được
5.4
Bắt buộc phải
tham gia
3.0
Không tham
gia
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa

More Related Content

Similar to Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa

Similar to Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa (20)

Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
Luận Văn Mô Hình Định Giá Tài Sản Năm Nhân Tố Fama-French Và Thực Nghiệm Ở Vi...
 
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng NghềLuận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
Luận văn: Kiểm soát nội thu, chi ngân sách tại trường Cao Đẳng Nghề
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Điều Chỉnh Lợi Nhuận Làm Giảm Chi Phí Thuế T...
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công TyLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Logistics Tại Công Ty
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện kế toán ngân sách tại các đơn vị Kho...
 
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
Luận Văn Kiểm Soát Rủi Ro Tuân Thủ Thuế Nghiên Cứu Trường Hợp Cục Thuế Tỉnh Đ...
 
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi MarketingLuận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
Luận Văn Cải Thiện Thái Độ Của Khách Hàng Đối Với Wifi Marketing
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Giải quyết khiếu nại tại TP Quảng Ngãi, HOT
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Trong Công Việc Của Cán Bộ, Côn...
 
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Mua Thiết Bị Gia Dụng Tiết Kiệm Năng...
 
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Áp Dụng Hiệp Ước Basel Ii Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 

Recently uploaded

VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
Gingvin36HC
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TIẾNG ANH 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống Văn Hóa

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ MỸ NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 10/2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VŨ THỊ MỸ NGỌC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 3, TP.HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý công (Hệ điều hành cao cấp) Mã số : 8340403 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI. Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 10/2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của chính tác giả thực hiện. Nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Đinh Công Khải. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2019 Tác giả luận văn Vũ Thị Mỹ Ngọc
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT - ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................01 1.1. Tính cấp thiết của đề tài…..........................................................................................01 1.2. Mục tiêu nghiên cứu… .............................................................................................. 03 1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................ 03 1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 03 1.3. Câu hỏi nghiên cứu…................................................................................................ 03 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu… ......................................................................... 04 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu….............................................................................. 04 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu…................................................................................. 04 1.5. Phương pháp nghiên cứu…....................................................................................... 04 1.6. Bố cục của đề tài.........................................................................................................04 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
  • 5. KHU DÂN CƯ ................................................................................................................06 2.1. Các khái niệm liên quan đến văn hóa và đô thị........................................................ 06 2.1.1. Khái niệm về văn hóa…............................................................................. 06 2.1.2. Khái niệm về khu phố văn hóa…............................................................... 07 2.1.3. Khái niệm văn hóa đô thị.............................................................................08 2.1.4. Khái niệm môi trường văn hóa đô thị..........................................................08 2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết về sự tham gia................................................................ 08 2.2.1. Khái niệm về sự tham gia của người dân ....................................................09 2.2.2. Đo lường sự tham gia của người dân...........................................................10 2.2.3. Vai trò tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa................. 13 2.3. Xây dựng khung phân tích sự tham gia của người dân… .........................................14 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân….................................... 15 2.3.2. Khung phân tích sự tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVHKDC… 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................22 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................................. 22 3.2. Dữ liệu nghiên cứu......................................................................................................23 3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp… .........................................................................23 3.2.2. Số liệu sơ cấp ................................................................................................ 23 3.3. Xây dựng thang đo......................................................................................................24 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu… ...............................................................................27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................... 28 4.1. Tổng quan thực trạng xây dựng khu phố văn hóa ở Quận 3…................................... 28
  • 6. 4.1.1 Về số lượng công nhận khu phố văn hóa ....................................................28 4.1.2. Về chất lượng khu phố văn hóa…............................................................... 28 4.2. Đánh giá tình hình tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 qua kết quả khảo sát… ...................................................................................30 4.2.1. Thông tin chung mẫu khảo sát…..................................................................30 4.2.2. Tình hình tham gia xây dựng ĐSVH ở KDC của người dân… ...................33 4.2.3. Hiểu biết về các hoạt động xây dựng ĐSVH ở KDC… ............................... 37 4.3. Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3… ........................................................................................................41 4.3.1. Tài sản tâm lý (MA)… .................................................................................41 4.3.2. Tài sản nhóm và mạng lưới (OA)… ............................................................. 42 4.3.3. Tài sản thông tin (IA)…................................................................................43 4.3.4. Tài sản vật chất và tài chính (CA)… ............................................................44 4.3.5. Tài sản con người (HA) ................................................................................45 4.4. Đánh giá mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hóa KDC… ................................ 45 4.4.1. Mức độ tham gia xây dựng đời sống văn hóa KDC… .................................45 4.4.2. Phân tích mức độ tham gia theo đặc điểm cá nhân…................................... 47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ ................................................ 57 5.1. Kết luận…...................................................................................................................57 5.2. Các khuyến nghị .........................................................................................................58 5.2.1. Đối với yếu tố tài sản tâm lý….....................................................................58 5.2.2. Đối với yếu tố tài sản thông tin.....................................................................59
  • 7. 5.2.3. Đối với yếu tố tài sản nhóm và mạng lưới… ...............................................61 5.2.4. Đối với yếu tố tài sản vật chất và tài chính…............................................... 62 5.2.5. Đối với yếu tố tài sản con người…............................................................... 63 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.....................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Giải thích ĐSVH Đời sống văn hóa KDC Khu dân cư QĐ Quyết đinh UBND Ủy ban Nhân dân
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các hình thức tham gia của người dân…..........................................................14 Bảng 2.2: Các chỉ số gián tiếp của trao quyền .................................................................15 Bảng 3.1: Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng…....................................................... 25 Bảng 4.1: Tài sản tâm lý................................................................................................... 41 Bảng 4.2: Tài sản nhóm và mạng lưới…...........................................................................42 Bảng 4.3: Tài sản thông tin…............................................................................................43 Bảng 4.4: Tài sản vật chất và tài chính…..........................................................................44 Bảng 4.5: Tài sản con người…..........................................................................................45
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Hình thang mô tả mức độ tham gia của người dân...........................................12 Hình 2.2: Khung phân tích sự tham gia của người dân .................................................... 21 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu….................................................................................... 23 Hình 4.1: Độ tuổi của thành viên tham gia khảo sát…......................................................31 Hình 4.2: Trình độ học vấn của thành viên tham gia khảo sát ..........................................32 Hình 4.3: Nghề nghiệp hiện tại của thành viên tham gia khảo sát ....................................32 Hình 4.4: Tiếp nhận thông tin của thành viên tham gia khảo sát ...................................... 33 Hình 4.5: Đánh giá của của cư dân về sự cần thiết của xây dựng ĐSVH KDC…............34 Hình 4.6: Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC….......................................35 Hình 4.7: Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC…...................................................35 Hình 4.8: Hình thức tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng ĐSVH KDC…............ 36 Hình 4.9: Hiểu biết về các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC… ...................................... 37 Hình 4.10: Hiểu biết về các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC thông qua các phương tiện truyền thông….................................................................................................................. 38 Hình 4.11: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo mức tự nguyện…..........39 Hình 4.12: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo độ tuổi….......................39 Hình 4.13: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo nghề nghiệp… ............. 40 Hình 4.14: Hiểu biết của người tham gia xây dựng ĐSVH theo trình độ học vấn............41 Hình 4.15: Mức độ tham gia xây dựng ĐSVH KDC… ...................................................46 Hình 4.16: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ hiểu biết ......................................... 48
  • 11. Hình 4.17: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ cần thiết .........................................48 Hình 4.18: Thống kê mức độ tham gia theo mức độ tự nguyện....................................... 49 Hình 4.19: Thống kê mức độ tham gia theo tính tự do phát biểu ý kiến.......................... 50 Hình 4.20: Thống kê mức độ tham gia theo giới tính… ..................................................51 Hình 4.21: Thống kê mức độ tham gia theo độ tuổi…......................................................52 Hình 4.22: Thống kê mức độ tham gia theo ngành nghề .................................................53 Hình 4.23: Thống kê mức độ tham gia theo trình độ học vấn…...................................... 54
  • 12. TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng về sự tham gia của người dân và phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề ra những khuyến nghị giúp tăng cường sự tham gia trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo, hoàn chỉnh bảng hỏi để tiến hành nghiên cứu chính thức. Tiến hành phỏng vấn chính thức 320 người dân ở 63 khu phố trên địa bàn Quận, bình quân khảo sát 5 người cho mỗi khu phố. Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư trên địa bàn Quận 3. Vấn đề tác động nhiều nhất đó là niềm tin của người dân đối với việc thực hiện những quy định trong xây dựng đời sống văn hóa, những yếu tố cùng tác động đó là chất lượng hoạt động của các loại hình Hội, đoàn thể, mức sống của hộ dân, công tác truyền thông, trình độ học vấn. Từ các kết quả nghiên cứu đã thực hiện, đề tài nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận thời gian tới. Từ khóa : Đời sống văn hóa, khu dân cư, tuyên truyền.
  • 13. ABSTRACT The research project is aimed at the participation of the people, the analysis and evaluation about the factors which affecting the level of participation of citizens in building the cultural life of neighborhoods in District 3, Ho Chi Minh City, thereby proposing recommendations to enhance participation of citizens. The project uses qualitative research method to supplement the evaluation criteria, adjust the scale, complete the questionnaire for research. There are 63 neighborhoods in the District 3 and 320 persons were interviewed, there are 5 ones for each neighborhood. The research results show that there are many problems which affect to people's participation in building cultural life in District 3. The most important problem is people's belief in doing the rule of making the cultural life, and the quality of associations, unions, living standards, communication, education level. Based on the results, the research offers recommendations to enhance people's participation in building cultural life in District 3 in the future. Keywords: Cultural life, residential area, propaganda.
  • 14. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Chương này sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và kết cấu của nghiên cứu. 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” đã được triển khai thực hiện hơn 15 năm. Phong trào đã phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, giúp cho chất lượng đời sống của người dân ngày một nâng lên về tinh thần cũng như vật chất. Phong trào được xem như là một trong nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ 9, khóa XI. Tuy vậy, trên thực tế chất lượng của các danh hiệu văn hóa chưa đi đôi với số lượng; phương pháp đánh giá một số tiêu chí còn cảm tính, chưa lượng hóa được, do đó phong trào còn mang tính hình thức; khi xét chọn, tôn vinh các danh hiệu văn hóa, cụ thể như tỉ lệ 100% hộ gia đình đều đạt gia đình văn hóa – là tỉ lệ không mang tính thực tế. Căn cứ vào những quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” và kết quả thực tiễn tại Quận 3 trong Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện phong trào tại văn bản số 147 /BC-BCĐ ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH quận 3, tỉ lệ người dân tham gia các cuộc sinh hoạt tổ dân phố chỉ đạt 68%, theo quy định việc tổ chức họp tổ dân phố là 1 quý/lần. Số lượng người dân tham gia các cuộc tuyên truyền pháp luật những chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước chỉ tập trung vào đội ngũ ban điều hành các tổ dân phố, khu phố; tỉ lệ người dân thường xuyên tham gia rèn luyện thể dục thể thao đạt 28%, tỉ lệ người dân tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” còn thấp, việc vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việ cưới, tang, lễ hội theo các quy định của nhà nước, tỉ lệ người dân thực hiện ước đạt 60%. Tỉ lệ người dân tham gia xây dựng “gia đình học tập” chưa đạt được tỉ lệ 50%. Việc tham gia giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, các công trình công cộng, bảo tồn các hình thức sinh hoạt
  • 15. 2 văn hóa dân gian truyền thống chưa được thực hiện triệt để, vẫn còn tình trạng người dân bày bán, kinh doanh lấn chiếm làm mất vẻ mỹ quan kiến trúc, vẫn còn tình trạng xả rác bừa bãi, mất trật tự đô thị. Ý thức của người dân đối với viêc chấp hành quy định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng xây dựng nhà sai phép, không phép. Theo Quyết định 58/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố thành phố Hồ Chí Minh về ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, mức thu nhập từ trên 21 triệu đồng đến 28 triệu đồng/người/năm và phải có 05 loại dịch vụ xã hội: về giáo dục, đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, điều kiện sống, tiếp cận thông tin. Trong công tác giảm nghèo bền vững, Quận 3 vẫn còn 230 hộ thuộc diện nghèo và 540 hộ thuộc diện cận nghèo. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” được xem như là một giải pháp kết hợp của nhiều ban ngành, đoàn thể để giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về vật chất cũng như về tinh thần. Mặc dù, trong công tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở, việc xây dựng khu phố văn hóa được tập trung chỉ đạo, tính đến nay, toàn quận có 63/63 KDC đăng ký xây dựng khu phố văn hóa nhưng mức độ tham gia của người dân trong các KDC trên địa bàn quận vẫn còn thấp, chưa thể hiện được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng ĐSVH ở KDC. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC, từ những phân tích thực trạng nguyên nhân vấn đề tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân Quận 3 trong việc xây dựng ĐSVH góp phần phát triển văn hóa xã hội và nâng cao được sự đồng thuận trong nhân dân cùng với chính quyền xây dựng chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Đây là đóng góp quan trọng của đề tài, không những góp phần thúc đẩy quá trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi người dân mà là tạo nguồn lực mới có thể đem lại thành công của chương trình.
  • 16. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu thực trạng về sự tham gia của người dân và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3, qua đó, đề ra những khuyến nghị giúp tăng cường sự tham gia trong việc xây dựng ĐSVH ở KDC. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu được thực hiện nằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:  Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3.  Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 trong thời gian qua.  Khuyến nghị các giải pháp để cải thiện sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC nhằm giữ vững khu phố văn hóa, các danh hiệu văn hóa nói chung và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” ở Quận 3 đạt được những kết quả thực chất, giữ gìn giá trị cho các danh hiệu được công nhận. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện để trả lời các câu hỏi:  Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3?  Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 như thế nào?  Làm thế nào để tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng ĐSVH ở KDC, nhằm giữ vững khu phố văn hóa, các danh hiệu văn hóa nói chung và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” ở Quận 3 đạt được những kết quả thực chất, giữ gìn giá trị cho các danh hiệu được công nhận?
  • 17. 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại 63 KDC bàn trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 1.4.2.2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC tại địa bàn nghiên cứu từ năm 2017 đến 2019, khi Quận 3 thực hiện Quyết định 389/QĐ-UBND ngày 02 tháng 11 năm 2017 về việc ban hành Đề án nâng cao chất lượng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 3 giai đoạn 2017 – 2021. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Trước hết, tác giả nghiên cứu các mô hình lý thuyết tổng quát trên thế giới và trong nước nhằm xác định mô hình nghiên cứu phù hợp và xây dựng thang đo cơ bản. Sau khi xác định thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ tiến hành phỏng vấn chính thức để thu thập dữ liệu thực tế từ người dân của 63 KDC bàn trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Với tập dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất việc gạn lọc, kiểm tra, tổng hợp, mã hóa và làm sạch, sẽ tiến hành xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS IBM 20.0. Trình tự thực hiện: thống kê mô tả đơn biến kết hợp đa biến nhằm đánh giá thực trạng việc tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVH KDC và các yếu tố ảnh hưởng; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. 1.6. Bố cục của đề tài Luận văn được trình bày gồm có 5 Chương với bố cục như sau:
  • 18. 5 Chương 1 giới thiệu tổng quan nghiên cứu. Chương này trình bày lý do, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài. Chương 2 tổng quan cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa. Chương này trình bày các khái niệm văn hóa đô thị, môi trường văn hóa đô thị, vai trò tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa, các lý thuyết và nghiên cứu liên quan. Chương 3 trình bày phương pháp và thiết kế nghiên cứu. Chương này trình bày mô hình, dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, quy trình phân tích bộ dữ liệu và lựa chọn phương pháp phù hợp. Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu: thống kê mô tả, phân tích và kiểm định mô hình, phân tích thực trạng sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa, các nhân tố tác động. Chương 5 là phần kết luận. Chương này trình bày tóm tắt, thảo luận lại các vấn đề chính của nghiên cứu, gợi ý chính sách. Phần cuối của chương trình bày đóng góp, hạn chế, và hướng nghiên cứu tiếp theo. Tóm tắt chương 1: Nội dung Chương 1 đã nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và giới thiệu bố cục 5 chương của đề tài. Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh” giúp cho tác giả đánh giá thực trạng của sự tham gia của người dân vào việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong thời gian qua, thể hiện qua hình thức bảng hỏi khảo sát, phân tích các yếu tố tác động đến sự tham gia, từ đó giới thiệu các khuyến nghị giúp cho việc định hướng tổ chức các giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn quận trong thời gian tới.
  • 19. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO XÂY DỰNG ĐSVH KDC Dựa trên các tiếp cận về mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong Chương 1, trong chương này tác giả sẽ tổng quan những vấn đề cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa trong các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bên cạnh đó, thông qua khung lý thuyết và thực nghiệm đã được chứng minh có cơ sở khoa học, tác giả sẽ đưa ra khung phân tích cho đề tài. 2.1. Các khái niệm liên quan đến văn hóa và đô thị 2.1.1. Khái niệm về văn hóa Ngày nay, trong thập kỷ thế giới phát triển văn hoá, quan niệm về văn hoá ngày càng được xác định đầy đủ. Trước đây, khái niệm văn hoá chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp trong giới hạn các hoạt động văn học, nghệ thuật thì ngày nay văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng là tổng thể các hệ thống giá trị bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất và tinh thần của xã hội do con người sáng tạo ra trong hoạt động thực tiễn - lịch sử của mình, trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội. “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” (theo Mayor, 1986, trích trong Khoa Văn hoá xã hội chủ nghĩa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004). Trong ý nghĩa rộng nhất này, UNESCO (1988) cũng đã đưa ra khái niệm "Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng". Dưới góc độ tiếp cận xem lao động sáng tạo là cội nguồn, khởi điểm của văn hóa hướng về các giá trị nhân bản nhằm hoàn thiện con người, Hoàng Vinh (1999) cho rằng: “Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người, tích lũy lại trong quá trình hoạt động thực tiễn xã hội, được đúc kết thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội, biểu hiện thông qua vốn
  • 20. 7 di sản văn hóa và hệ ứng xử văn hóa của cộng đồng người. Hệ giá trị xã hội là một thành tố cốt lõi làm nên bản sắc riêng của một cộng đồng xã hội, nó có khả năng chi phối đời sống tâm lý và một hoạt động của những con người sống trong cộng đồng xã hội ấy”. Một định nghĩa mang tính hệ thống của Trần Ngọc Thêm “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” (Trần Ngọc Thêm, 2001). Hoạt động sáng tạo văn hóa vật chất và tinh thần của con người là nhằm hình thành nên các giá trị văn hóa, để từ đó cộng đồng người nói chung và mỗi con người nói riêng soi vào nó để chiêm nghiệm, đối chiếu và phấn đấu để đạt được những chuẩn mực giá trị cần thiết mà mỗi cá nhân, gia đình, xã hội đòi hỏi. Vì vậy, có thể hiểu: Văn hóa là quá trình vận động đặc biệt làm biến đổi liên tục và sâu sắc đến năng lực sáng tạo của cá nhân và cộng đồng nhằm ngày càng hoàn thiện nhân cách và xã hội, vươn tới sự thống nhất cao giữa mỗi cá nhân - gia đình - cộng đồng làng xã và toàn xã hội vì sự tồn tại và phát triển tiến bộ của con người và xã hội. 2.1.2. Khái niệm khu phố văn hóa Theo Huỳnh Quốc Thắng (2003), “Ấp văn hóa hay khu phố văn hóa không có gì khác hơn là một mô hình nông thôn mới hoặc một đô thị mới được xây dựng trên nền tảng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với quá trình đô thị hóa và quá trình thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần giữ gìn, phát huy một bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phương” Theo Tô Thị Bích Châu (2018), xây dựng khu phố văn hóa là cả một quá trình tích cực tham gia, vận động, hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng như giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, xây nhà tình nghĩa, nhà tình thương, bài trừ tệ nạn xã hội, xóa mù chữ, giảm hộ nghèo …với sự hưởng ứng của nhiều ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp, các chợ, trường học.. ngoài ra cũng bao gồm nhiều hoạt động như tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tạo, mở rộng các tuyến đường, tuyến hẻm, hình thành những tuyến đường mới làm thay đổi lớn về mỹ quan đô thị các mảng xanh ngày càng phát triển nhiều hơn,
  • 21. 8 tình hình vệ sinh môi trường, trật tự lòng lề đường phải có chyển biến, góp phần nâng cao chất lượng ĐSVH ở KDC. 2.1.3. Khái niệm văn hóa đô thị Theo phân tích của Tôn Nữ Quỳnh Trân (2010), văn minh là bản chất cơ bản tạo nên sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn và những tính chất của đô thị cùng nền văn hóa của đô thị cũng xuất phát từ bản chất này. Văn hóa và văn minh có nhiều điểm khác nhau nhưng tại đô thị, văn hóa và văn minh kết hợp vào nhau để tạo nên một bản sắc văn hóa của đô thị, vì vậy văn hóa đô thị là điểm trùng nhau giữa văn minh và văn hóa. 2.1.4. Khái niệm môi trường văn hóa đô thị Theo Nguyễn Thị Hậu (2014), môi trường văn hóa đô thị có nội hàm rộng lớn, được coi như là sự tổng hòa của lối sống đô thị; đó là sự tổng hòa các dạng hoạt động sống điển hình của các cư dân đô thị, bao gồm các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần của lối sống. Ở đó con người là thể thống nhất của các điều kiện tự nhiên, xã hội, lịch sử trong đô thị. Trong quá trình hình thành và phát triển của đô thị, mỗi cộng đồng xã hội ở đó đã tạo nên cách sống, phương thức sống, và các hình thức sống riêng biệt của mình. 2.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết về sự tham gia Trong chiến lược phát triển cộng đồng "sự tham gia của quần chúng" được xem là một công cụ hữu hiệu và luôn được mong đợi như là một thành tố chính của phát triển cộng đồng trong thời gian gần đây vì những lý do: Một là, sự tham gia của quần chúng là phương tiện hữu hiệu để huy động tài nguyên địa phương, tổ chức và tận dụng năng lực sự khôn ngoan, tính sáng tạo của quần chúng vào các hoạt động phát triển. Hai là, nó giúp xác định nhu cầu của cộng đồng và giúp tiến hành những hoạt động phát triển để đáp ứng những nhu cầu này. Quan trọng hơn cả là sự tham gia của quần chúng cho dự án hay hoạt động được công nhận, khuyến khích người dân tham gia thực hiện và đảm bảo khả năng bền vững. Kinh nghiệm gần đây trong những hoạt động phát triển cho thấy rằng có một mối liên hệ quan trọng giữa mức độ và cường độ tham gia của người dân với sự thành công của những hoạt động phát triển.
  • 22. 9 Sự tham gia tích cực của người dân được xem là một thành tố chủ yếu trong phát triển, nhưng vẫn bị chi phối bởi những điều kiện của bối cảnh diễn ra hoạt động phát triển. Hơn nữa, mức độ tham gia khác nhau tuỳ theo tính chất của dự án phát triển. Ở hầu hết các nước, sự tham gia của người dân vào phát triển diễn ra từ mức độ cao đến thấp, chỉ tham gia một cách hình thức. Mức độ tham gia khác nhau tuỳ thuộc vào các yếu tố như mô hình phát triển, phong cách quản lý, mức độ nâng cao quyền lực và bối cảnh văn hoá xã hội của đất nước hay cộng đồng. Những yếu tố khác cũng được xem là yếu tố quyết định như khả năng vận động người dân, các tổ chức xã hội tham gia và năng lực để tham gia của nhóm đối tượng. 2.2.1. Khái niệm về sự tham gia của người dân Có nhiều khái niệm về sự tham gia của người dân. Theo Florin (1990) sự tham gia của người dân là “một quá trình trong đó các cá nhân tham gia vào việc ra quyết định trong các tổ chức, chương trình và môi trường ảnh hưởng đến họ”. Theo Andre, Martin & Lanmafankpotin (2012) “sự tham gia của người dân là một quá trình mà trong đó những người dân thường tham gia – trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc và hành động một mình hoặc trong một nhóm – với mục tiêu ảnh hưởng đến quyết định sẽ tác động đến cộng đồng của họ”. Sự tham gia này có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài khuôn khổ thể chế và nó có thể được tổ chức bởi thành viên của các tổ chức xã hội hay người ra quyết định. Về mặt khái niệm, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển kinh tế-xã hội thường được luận giải theo hai hướng: (1) là quá trình theo đó sự tham gia ảnh hưởng đến tiến trình hoạch định, thực hiện và kết quả phát triển; (2) là cơ chế mà theo đó năng lực của cộng đồng được củng cố để giải quyết các vấn đề của họ và thúc đẩy khả năng tự thích ứng (Simmons, 1994; Reed, 1997). Trong xây dựng khu phố văn hóa, sự tham gia của cộng đồng địa phương lại được tiếp cận theo hướng kết quả với sự kết hợp của cả hai quan điểm trên nhằm hướng tới sự phân phối công bằng hơn các lợi ích cho cộng đồng địa phương (Brohman, 1996; Aref và Redzuan, 2008). Đây cũng chính là cách tiếp cận hợp lý có thể giải thích sự hình
  • 23. 10 thành của một cơ chế mà trong đó có sự tham gia thực sự của người dân trong xây dựng khu phố văn hóa theo hướng bền vững. 2.2.2. Đo lường sự tham gia của người dân Sự tham gia của người dân trong nghiên cứu này được đo lường đại diện bởi mức độ tham gia. Tùy thuộc vào trình độ nhận thức, văn hóa, điều kiện địa lý của từng vùng miền khác nhau, mức độ tham gia của người dân vào các công việc phát triển cộng đồng thể hiện ở các cấp độ khác nhau, như một tiến trình liên tục và chia thành 6 cấp độ (Andre, Martin & Lanmafankpotin, 2012): - Tham gia thụ động (Passive participation): trong các hoạt động người dân thụ động tham gia, bảo gì làm đấy, không tham dự vào quá trình ra quyết định. - Tham gia thông qua việc cung cấp thông tin (Participation as contributors): thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát của các nhà nghiên cứu. Người dân không tham dự vào quá trình phân tích và sử dụng thông tin. - Tham gia như nhà tư vấn (Participation as consultants): Người dân được tham vấn và đưa ra ý kiến về các vấn đề tại địa phương. - Tham gia trong việc thực hiện (Participation in implementation): Trong các hoạt động người dân thành lập nhóm để thục hiện những chương trình hay các dự án tại địa phương, tuy nhiên ở cấp độ này họ không tham dự vào quá trình ra quyết định. - Tham gia trong quá trình ra quyết định (Participation in decision): Người dân chủ động tham gia vào các quá trình phân tích và lập kế hoạch, họ tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương. - Tham gia tự nguyện (Self - mobilization): Người dân tự thực hiện từ đầu mọi công việc, lên ý tưởng, lập kế hoạch và đánh giá các hoạt động, việc này được thực hiện không có sự hỗ trợ, định hướng từ bên ngoài. Ở mức độ khái quát hơn, Tosun (1999) đã khái quát 3 dạng tham gia của cộng đồng, gồm: (1) Sự tham gia tự phát: sự tham gia tự phát được xem là hình thức tham gia thực sự và chủ động của người dân trong quá trình phát triển cộng đồng bao gồm cả trong quá trình lập kế hoạch và lựa chọn giải pháp phát triển; (2) Sự tham gia mang tính
  • 24. 11 hình thức: mang tính bị động và thường là áp đặt từ trên xuống, có ít lựa chọn cho người dân, thậm chí có những hoạt động có tính biểu tượng; (3) Sự tham gia bắt buộc: cũng mang tính bị động áp đặt từ trên xuống có tính bắt buộc, chỉ đạo và hoàn toàn hình thức, không có tính tham gia thực sự. Nghiên cứu của Arnstein (1969) từ lâu đã trở thành khung khổ lý thuyết căn bản để các học giả xem xét mức độ tham gia của công dân. Theo Arnstein (1969) chú trọng đến phân chia mức độ tham gia của người dân thông qua việc đưa ra 8 mức độ (Vancouver Community Network, 2014). Thang đo 8 mức độ này được Wilcox (2003) phân chia từ cao đến thấp và mô tả như sau: ở 2 nấc thấp nhất là Sự vận động (manipulation) và Liệu pháp (therapy) hoàn toàn chưa tạo ra sự tham gia, chỉ có mục đích đào tạo người tham gia; ở nấc thang Cung cấp thông tin (Informing), đây là bước quan trọng đầu tiên nhằm thúc đẩy sự tham gia nhưng thường thông tin chỉ mang tính một chiều mà không có phản hồi; ở mức Tham vấn (Consultation) sẽ thực hiện các bước khảo sát, tổ chức các cuộc họp KDC và tham khảo ý kiến người dân, tuy nhiên ở mức độ này chỉ là nghi thức; ở nấc thang Động viên (Placation) người dân sẽ bầu và đưa những thành viên xứng đáng vào một nhóm để thực hiện chương trình, thường là một ủy ban; ở mức độ Hợp tác (Partnerchip) có sự phân phối lại quyền lực giữa người dân và nhà cầm quyền, cả hai đều phải có trách nhiệm trong kế hoạch và ra quyết định; ở nấc thang thứ bảy Ủy quyền (Delegated Power) người dân thường nắm giữ đa số các vị trí trong ủy ban và có quyền quyết định, ở mức độ này người dân đã có thể chịu trách nhiệm; và ở nấc thang cuối cùng Người dân quản lý (Citizen Control) cộng đồng thực hiện toàn bộ công việc lập kế hoạch, hoạch định chính sách và quản lý một chương trình (Wicox, 2003).
  • 25. 12 Hình 2.1: Hình thang mô tả mức độ tham gia của công dân. Nguồn: Arnstein (1969). Nếu như Arnstein (1969) đánh giá mức độ tham gia của công dân thông qua mức độ trao quyền từ phía nhà quản lý thì Brager & cộng sự (1987) lại đánh giá trực tiếp thông qua hành động của công dân. Các tác giả đã đưa ra 7 mức độ tham gia theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: (1) Cộng đồng có quyền kiểm soát: Cộng đồng xác định các vấn đề và thực hiện tất cả các quyết định quan trọng, còn các nhà chức trách có nhiệm vụ sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng trong từng bước hoàn thành mục tiêu. (2) Cộng đồng được ủy quyền: các nhà chức trách xác định và trình bày vấn đề với cộng đồng, sau đó yêu cầu cộng đồng thực hiện các quyết định có thể đã được trình bày trong một kế hoạch từ trước. (3) Kế hoạch phối hợp: các nhà chức trách trình bày kế hoạc dự kiến từ trước và để cho những người bị ảnh hưởng đưa ý kiến nếu muốn thay đổi kế hoạch.
  • 26. 13 (4) Công dân được đưa ra ý kiến: các nhà chức trách trình bày một bản kế hoạch sau đó chấp nhận chất vấn từ cộng đồng, tuy nhiên bản kế hoạch chỉ thay đổi khi nó thực sự cần thiết. (5) Công dân nhận được sự tư vấn: nhà chức trách cố gắng quảng bá một kế hoạch, tìm các cách để người dân chấp thuận bản kế hoạch này. (6) Công dân nhận thông tin: nhà chức trách lập kế hoạch và công bố nó, sau đó cộng đồng được triệu tập chỉ với mục đích là tiếp nhận thông tin. (7) Không tham gia: Cộng đồng không có bất kỳ ý kiến nào. Các cách đo lường mức độ tham gia ở trên đã tạo nên khung nghiên cứu thống nhất cho các nghiên cứu về sau. Rõ ràng, hai cách đánh giá mức độ tham gia ở trên không có sự khác nhau nhiều về ý nghĩa. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả chọn cách đo lường của Brager & cộng sự (1987) bởi mức độ thông dụng hơn đối với các học giả. 2.2.3. Vai trò tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng khu phố văn hóa được coi là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ. Khi tham gia phát triển khu phố văn hóa với sự hỗ trợ của Nhà nước, người dân tại các cộng đồng dân cư sẽ từng bước được tăng cường kỹ năng, năng lực về quản lý nhằm tận dụng triệt để các nguồn lực tại chỗ và bên ngoài. Khi xem xét quá trình tham gia của người dân và các tổ chức xã hội trong các hoạt động trong xây dựng khu phố văn hóa, vai trò của người dân ở đây được thể hiện: Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi. Như vậy, vai trò của người dân vẫn theo một trật tự nhất định, các trật tự ở đây hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Nói tóm lại, chỉ khi nào sự tham gia của công dân đạt đến mức độ công dân có quyền quyết định đối với các kế hoạch phát triển của cộng đồng họ, thì lúc đó ‘dân chủ’ mới đầy đủ ý nghĩa là “của dân, do dân và vì dân”. Ngày nay, “Tham gia” từ đối tượng của nghiên cứu-phát triển (Research and Development) đã trở thành một phương pháp tiếp cận nghiên cứu trong khoa học quản lý, xã hội học và nhân học xã hội.
  • 27. 14 Bảng 2.1: Các hình thức tham gia của người dân Sự tham gia từ bên ngoài Sự tham gia từ bên trong Sự tham gia từ trên xuống - Vai trò quyết định - Nắm giữ quyền ra quyết định - Thay thế sự tham gia công dân bằng hình thức vận động, liệu pháp tâm lý - Vai trò thụ động - Không tham gia, hoặc tham gia gián tiếp - Thụ động chấp nhận các kế hoạch Sự tham gia từ dưới lên - Vai trò nguồn lực - Hỗ trợ cộng đồng thực hiện - Vai trò quyết định - Huy động nguồn lực từ bên ngoài để giải quyết Nguồn: Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng (2012), tổng hợp từ các quan điểm của Arnstein, Brager, Specht & Goethert. Lợi ích từ sự tham gia của người dân: người dân hiểu được ý nghĩa vai trò của mình cùng tham gia vào phong trào, vừa làm cho môi trường sống tốt hơn, vừa đóng góp xây dựng chính quyền vững mạnh. Người dân là nhân tố quan trọng làm cho phong trào có thực, sống thực, phát huy giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt Nam “tối lửa tắt đèn có nhau”, “bà con xa không bằng láng giềng gần”. Sự dân chủ tham gia của người dân (lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, lập ngân sách có sự tham gia của người dân, sự tham gia giám sát của người dân, ...) được quy định trong Pháp lệnh về quy chế dân chủ cơ sở quy định những vấn đề dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, quy định về công tác giám sát nhân dân và phản biện xã hội. 2.3. Xây dựng khung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa Sau những nghiên cứu về lý thuyết và tác động của sự tham gia, nhiều tác giả đồng tình nên thúc đẩy sự tham gia vào nhiều lĩnh vực như lập kế hoạch ngân sách, bầu cử, hệ thống chính quyền địa phương,… (Ebdon & Franklin, 2006; Chikerema, 2013). Vậy nên, gần đây xu hướng nghiên cứu về sự tham gia dần chuyển sang đánh giá các nhân tố tác động đến sự tham gia và làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia (Franklin & Ebdon, 2002; Spada & cộng sự, 2015). Một số nhân tố tác động đến sự tham gia được đề cập đến trong các nghiên cứu trước đây có thể kể đến đó là: nhân khẩu học, bao gồm: giới tính, độ tuổi, thu nhập
  • 28. 15 (Montalvo & Phillip, 2008; Karacos, 2015), mạng xã hội/thông tin (Stanley & Weare, 2004; Milakovich, 2010), cơ chế hoặc thể chế tham gia, bao gồm: cơ hội, thời gian, vùng phủ sóng (Franklin & Ebdon, 2002; Suh, 2005; Chikerema, 2013)… Các nhân tố trên đã được tổng hợp thành hai nhóm nhân tố chính đó là thực lực và cấu trúc cơ hội (Alsop & cộng sự, 2005). Nghiên cứu của Alsop & cộng sự (2005) chính là khung khổ chuẩn mực để phân tích các nhân tố tác động đến sự tham gia của công dân mà nghiên cứu lựa chọn. Bảng 2.2: Các chỉ số gián tiếp của trao quyền Tài sản cung cấp (Asset endowment) Chỉ số (Indicator) Nguồn/ công cụ (Existing sources or instruments) Tài sản tâm lý Khả năng dự tính thay đổi IQMSC Tài sản thông tin Tần suất nghe radio/ truy cập vào các nguồn phương tiện khác nhau IQMSC Tài sản nhóm và mạng lưới Các thành viên trong tổ chức IQMSC Tài sản vật chất Quyền sở hữu các tài sản sản xuất như đất LSMS Tài sản tài chính Giá trị của tiền tiết kiệm hộ gia đình trong năm trước (tiền mặt và các hình thức khác) Household Budget Survey Tài sản con người Mức độ lệ thuộc của phái nữ LSMS education module Nguồn: Alsop & cộng sự, 2005 Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu thực lực theo góc độ nguồn vốn của các chủ thể hành động xã hội. 2.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng sự tham gia của người dân Alsop & các cộng sự (2005) định nghĩa thực lực của công dân là khả năng của một người hoặc một nhóm người để thực hiện các lựa chọn có chủ đích. Theo cả nghĩa đo lường sự trao quyền và hành động để tăng cường sự trao quyền thì có thể dự đoán
  • 29. 16 thực lực của một người hoặc nhóm người phần lớn thông qua tài sản của họ. Trong khuôn khổ trao quyền các loại tài sản được xem xét, bao gồm: Tài sản tâm lý, Tài sản thông tin, Tài sản nhóm và mạng lưới, Tài sản vật chất, Tài sản tài chính và Tài sản con người. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, do đặc thù của khu vực nghiên cứu là đô thị phát triển khá ổn định, tài sản vật chất và tài chính thường gắn liền với nhau nên tác giả đã gộp chung Tài sản tài sản vật chất và Tài sản tài chính thành một nhóm là Tài sản vật chất và tài chính. Trong nghiên cứu này sẽ có 5 loại tài sản được xem xét gồm: Tài sản tâm lý, Tài sản thông tin, Tài sản nhóm và mạng lưới, Tài sản vật chất và tài chính và Tài sản con người. Nghiên cứu Alsop & các cộng sự (2005) được xem là tổng hợp của các nghiên cứu trước về các nhân tố tác động đến sự tham gia, tiếp cận khía cạnh nghiên cứu kinh tế. Để phù hợp với tiếp cận khía cạnh hành vi trong quản lý công, trong nghiên cứu này tác giả kế thừa các nghiên cứu khác để lập luận cho các loại tài sản theo nghiên cứu Alsop & các cộng sự (2005) như sau: (1) Tài sản tâm lý (Trust and Solidarity) Tài sản tâm lý thường nhắc đến niềm tin của cá nhân đối với cộng đồng nơi mà họ đang sống hoặc sự nhạy bén đối với những thay đổi theo thời gian (Grootaert, 2004). Tuy nhiên, định nghĩa niềm tin lại không hề đơn giản bởi trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu niềm tin lại có một cách định nghĩa riêng. Luhmann (2000) cho rằng, niềm tin là một giải pháp của rủi ro, hay Gambetta (2000) nhấn mạnh niềm tin là giải pháp cho những hành động thiếu hiểu biết dẫn đến không chắc chắn, trong trường hợp này niềm tin là trạng thái hành động ở giữa đức tin và tự tin. Do vậy hành động của con người không chỉ phụ thuộc vào khả năng mà còn phụ thuộc vào niềm tin. Cá nhân sẽ không tham gia bất kỳ hoạt động nào về kinh tế và chính trị nếu họ mất niềm tin, đặc biệt hơn niềm tin là điều kiện tiên quyết của sự tham gia và là điều kiện tốt để sử dụng tốt nhất các cơ hội (Luhmann, 2000). Tương tự ý kiến trên, Weil (1986) khẳng định niềm tin của công chúng giữ vai trò quyết định để các đảng phái xây dựng cộng đồng tốt hơn.
  • 30. 17 Khi nghiên cứu tại Mỹ Latinh, Montalvo & Phillip (2008) phát hiện ra rằng, nếu dân chúng phát hiện ra có hiện tượng tham nhũng hoặc họ thấy có nhiều lợi ích từ các dự án thì họ tham gia nhiều hơn với chính quyền. Vì mất niềm tin vào các nhà cầm quyền nên công chúng tham gia nhiều hơn. Nhưng mất niềm tin kéo theo tham gia ở đây không hề bị đối nghĩa với việc không hề tham gia khi không có niềm tin như Luhmann (2000) đã khẳng định, bởi trong cả hai nghiên cứu mỗi cá nhân đều đưa ra lựa chọn hợp lý để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, một loại tài sản tâm lý tiếp theo được tìm thấy phù hợp nghiên cứu đó là mức độ sẵn sàng đóng góp cho cộng đồng (Grootaert & các cộng sự, 2004). Sự thân thiện của cộng đồng dân cư, tính đoàn kết hợp tác tham gia giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng, sự tương trợ, giúp đỡ từ hàng xóm khi gặp khó khăn. (2) Tài sản thông tin (Information and Community) Tài sản thông tin (Information and Communication) chính là mấu chốt của tương tác xã hội. Thông tin thuận chiều từ các chính sách của nhà nước và thông tin ngược từ địa phương là một trong những thành phần quan trọng cho sự phát triển. Bên cạnh đó, luồng thông tin ngang còn cung cấp cho xã hội một phương tiện để trao đổi các kiến thức và ý tưởng. Các cuộc đối thoại mở, tức là các bên đều nhận được thông tin góp phần nuôi dưỡng ý thức cộng đồng, trong khi đó các thông tin không được công khai sẽ dẫn đến ngờ vực và không đáng tin cậy. Như vậy tăng cường công tác phổ biến thông tin hay vun đắp tài sản thông tin cho các bên tham gia có thể loại bỏ tâm lý tiêu cực, xây dựng niềm tin và sự gắn kết. Cho đến nay, các nghiên cứu chỉ ra rằng tài sản thông tin ngày càng có vai trò thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn. Cụ thể, Abraham (1979) kết luận rằng để kết quả bầu cử tốt hơn công dân phải được trao đổi thông tin với các quan chức và người được họ bổ nhiệm. Nếu công dân biết thông tin về việc quan chức hoặc quyết định của chính phủ sẽ tạo lập niềm tin và thúc đẩy họ đóng góp nhiều hơn. Tiếp theo, Narayan-Parker (2002) khẳng định khả năng tiếp cận thông tin là công cụ để cộng đồng có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các vấn đề ảnh hưởng đến họ. Hay gần đây, Nino (2010) nhấn mạnh cần phải tăng cường vai trò của các cơ quan giám sát không thuộc chính phủ/cơ quan hành chính
  • 31. 18 trong thực hiện quyền lực dân chủ, nhất là ở những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao và những nước có hiệu quả quản trị công thấp. Các cơ quan này góp phần thúc đẩy tiếp cận thông tin công cộng, qua đó thể hiện tốt hơn sự tham gia của công dân. Tài sản thông tin biểu hiện ở khả năng được nghe,được biết thông tin từ các kênh truyền thông như radio, loa phát thanh, tờ thông tin, ti vi, internet… (Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng, 2012). Do vậy, tài sản này thường được các tác giả đo lường gián tiếp thông qua công cụ để cá nhân tiếp cận thông tin (Milakovich, 2010; Stanley & Weare, 2004). Bên cạnh cách đo tài sản thông tin qua các công cụ để tiếp cận thông tin ở trên, tài sản thông tin còn được đo lường thông qua việc cá nhân nắm giữ và biết thông tin tới mức độ nào. Silva (2012) cho rằng các nhân viên y tế là chuyên gia về hiệu quả, lợi ích, tiềm năng và tác hại của phương pháp điều trị. Do vậy nhân viên y tế nên sẵn sàng để chia sẻ thông tin đối với bệnh nhân hoặc những người liên quan. Nỗ lực hợp tác để ra quyết định y tế làm nâng cao kiến thức của người dân về tình trạng của họ và dễ dàng đưa ra lựa chọn hơn. Vậy nên, một cách nữa để thể hiện tài sản thông tin đó là đánh giá mức độ cá nhân chủ động chia sẻ thông tin với người khác trong quá trình trao đổi. (3) Tài sản nhóm và mạng lưới (Group and Networks) Tài sản nhóm và mạng lưới (Group and Networks) xem xét tính chất và mức độ tham gia của thành viên trong các tổ chức xã hội (Grootaert & các cộng sự, 2004). Khi tham gia các tổ chức xã hội, nếu một cá nhân có biểu hiện gắn kết xã hội (sẵn sàng và có thể làm việc với người khác, khắc phục những hạn chế và xem xét lợi ích một cách đa dạng) thì họ có thể thúc đẩy sự bình đẳng của các cơ hội, xóa bỏ tất cả các rào cản chính thức và phi chính thức để tham gia. Các nghiên cứu đánh giá tích cực và tiêu cực của việc công dân tham gia quyết định công cộng cho rằng thiếu kỹ năng tham gia là một trong những nguyên nhân điển hình khiến cho sự tham gia của công dân tốn kém và không hiệu quả (Irvin & Stansbury, 2004; Abraham, 2014). Bên cạnh đó, những vấn đề công cộng cần kỹ thuật để ra quyết định thì công dân dường như không có khả năng tham gia (Parker, 2002). Tài sản nhóm và mạng lưới là một trong những nhân tố góp phần giải quyết vấn đề trên. Bởi lẽ, các
  • 32. 19 hiệp hội và mạng lưới chính thức cung cấp cho thành viên những thói quen về sự hợp tác cũng như các kỹ năng thực hành cần thiết khác để tham gia vào đời sống công cộng (Putnam, 2001). Ngoài ra, Nguyễn Trung Kiên & Lê Ngọc Hùng (2012) đã phần nào giải thích khẳng định trên bằng cách đưa ra ví dụ tại Việt Nam như sau: khác với các dân tộc thiểu số khác, người Kinh có mạng lưới xã hội rộng lớn hơn, ít co cụm và có khả năng sinh sản thêm tài sản xã hội, do vậy, họ có khả năng hành động với nhau một cách có hiệu quả hơn nhằm theo đuổi các mục đích chung. (4) Tài sản vật chất và tài chính Tài sản vật chất và tài chính là một chủ đề quan trọng cần bàn trong những nghiên cứu sự tham gia. Bởi điều kiện cần để tham gia hiệu quả đó là công dân phải có đủ thu nhập để việc tham gia không ảnh hưởng đến việc lo cho gia đình (Irvin & Stansbury, 2004). Có thể thấy, sự tham gia của người nghèo rất dễ ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và gia đình. Do đó, sự tham gia của người nghèo rất thấp và gần như không có tiếng nói trong các quyết định cho dù quyết định này có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của họ (Gaventa, 2002; Gaventa, 2004; Schönwälder, 1997). Bên cạnh đó, lý thuyết tháp nhu cầu 5 tầng của Maslow (Maslow, 1943) cho rằng các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Tài sản vật chất và tài chính là một phần nguồn gốc đáp ứng nhu cầu của con người. Vì vậy, tài sản vật chất và tài chính càng nhiều thì nhu cầu con người càng đòi hỏi các tầng cao hơn. Trong khi đó, tham gia các tổ chức cộng đồng lại là nhu cầu bậc cao của con người. Vì vậy, tài sản vật chất và tài chính có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân. Ngoài ra, nghiên cứu của (Law, 2002) chỉ ra rằng, thu nhập của gia đình ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia vào các hoạt động xã hội và giải trí của các thành viên. Những người có gia đình thu nhập cao sẽ tham gia nhiều hơn những người gia đình có thu nhập thấp. Ngoài ra, thu nhập gia đình còn thể hiện ở mức độ ổn định, số lượng thành viên trong hộ có thu nhập.
  • 33. 20 (5) Tài sản con người Tài sản con người (human capital) là các giá trị, chuẩn mực của xã hội, các mô hình ứng xử, các thói quen tốt, các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng được hình thành thông qua một quá trình học hỏi và đào tạo để đáp ứng vai trò xã hội. Theo Kwon (2009), tài sản con người (human capital) có hai cách định nghĩa như sau: - Cách thứ nhất: Tài sản con người được xem là đầu vào làm gia tăng giá trị kinh tế tương tự như các yếu tố đầu vào khác (tài sản tài chính, đất đai, máy móc…). - Cách thứ hai: nguồn nhân lực có thể xem như là mục tiêu cho đầu tư giáo dục và đào tạo. Ở đây, tài sản con người là kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tích lũy được thông qua tương tác giữa bản thân và môi trường. Do các tác giả có xu hướng công nhận và sử dụng định nghĩa thứ hai nhiều hơn (Ciccone & Papaioannou, 2006; Pennings, Lee & cộng sự, 1998) nên định nghĩa thứ hai được sử dụng trong nghiên cứu này. Anderson & cộng sự (2010) cho rằng người nghèo có trình độ học vấn thấp, tức là ít tài sản con người có thể là một lý do khiến họ ít quan tâm đến các quyền được biết, được bàn và quyết định, nên việc tham gia của họ bị hạn chế. Nếu xét kiến thức và kỹ năng là thành phần quan trọng của tài sản con người thì giáo dục chính là yếu tố cốt lõi để tăng tài sản con người (Kwon, 2009). Gaventa & Valderrama (1999) còn cho rằng giáo dục chính là một phương pháp truyền thống để tăng cường nhận thức của người dân về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với vấn đề tham gia. 2.3.2. Khung phân tích sự tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVH KDC Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân tại mục 2.3.1 và đo lường sự tham gia của người dân tại mục 2.2.2, khung phân tích của đề tài gồm có 05 yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa trên địa bàn Quận 3 được xây dựng gồm : (1) Tài sản tâm lý, (2) Tài sản nhóm và mạng lưới, (3) Tài sản thông tin, (4) Tài sản vật chất và tài chính, và (5) Tài sản con người.
  • 34. 21 Hình 2.2: Khung phân tích sự tham gia của người dân Tóm tắt Chương 2: Như vậy trong Chương 2, tác giả đã trình bày các lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Bên cạnh đó, khung phân tích và các biến đưa vào mô hình cũng được đề xuất thông qua cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm. Trong Chương 3, tác giả sẽ trình bày cụ thể hơn về quy trình thực hiện nghiên cứu cũng như phương pháp, công cụ và dữ liệu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này. Tài sản nhóm và mạng lưới Tài sản vật chất và tài chính Tài sản con người Tài sản thông tin Sự tham gia của người dân vào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư Tài sản tâm lý
  • 35. 22 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này tác giả sẽ giới thiệu về thủ tục nghiên cứu và quy trình nghiên cứu được thực hiện trong quá trình nghiên cứu. Chương này chỉ ra cách mà tác giả trả lời và giải thích các nguyên nhân mà tác giả đã nêu trong Chương 1, bao gồm: cách mà tác giả thu thập dữ liệu, các công cụ được sử dụng để phân tích và xử lý dữ liệu đã thu thập được. 3.1. Quy trình nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp qui nạp với tuần tự theo hai bước. Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ. Tác giả tiến hành kỹ thuật tổng hợp các lý thuyết và phân tích các nghiên cứu trước đây về sự tham gia của người dân để đề xuất mô hình nghiên cứu lý thuyết, xác định tiêu chí đánh giá và thang đo sự tham gia của người dân. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm bổ sung những tiêu chí đánh giá, điều chỉnh thang đo và hoàn chỉnh bảng câu hỏi để tiến hành nghiên cứu chính thức. Bước 2: Nghiên cứu chính thức. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, từ kết quả nghiên cứu của Bước 1, sau khi xác định thang đo và bảng câu hỏi hoàn chỉnh sẽ tiến hành phỏng vấn chính thức để thu thập dữ liệu thực tế người dân của 63 KDC trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất, tác giả tiến hành thu thập thông tin và dữ liệu; dữ liệu thu thập về được tổng hợp, làm sạch và xử lý trước khi phân tích. Bằng phương pháp phân tích mô tả đơn biến và đa biến, tác giả sẽ tiến hành sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá và phân tích thực trạng tham gia, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 qua số liệu khảo sát. Cuối cùng, tác giả tiến hành phân tích và thảo luận kết quả.
  • 36. 23 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tổng hợp 3.2.1. Thông tin dữ liệu thứ cấp Số liệu được nghiên cứu thu thập thông qua báo cáo tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” các năm và giai đoạn 2015-2018; báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND Quận 3; báo cáo triển khai các tiêu chuẩn văn hóa giai đoạn 2017- 2021 trên địa bàn Quận 3; dữ liệu thống kê trên địa bàn Quận 3 và kết quả xét duyệt danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố văn hóa”; các tài liệu và báo cáo liên quan khác. 3.2.2. Số liệu sơ cấp Số liệu sẽ được thu thập dự kiến gồm 300 phiếu khảo sát thành viên của hộ (mỗi hộ 1 thành viên đại diện). Phỏng vấn trực tiếp các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu về tình hình kinh tế hộ và sự tham gia của người dân trong xây dựng khu phố văn hóa tại địa phương thông qua các phiếu khảo sát đã chuẩn bị trước. Phân tích Xây dựng khung nghiên cứu lý thuyết Phân tích, kiểm định mô hình Tổng hợp lý thuyết Xác định vấn đề mục tiêu nghiên cứu Đánh giá thực trạng tham gia và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tham gia của người dân Kết quả nghiên cứu, hàm ý chính sách và hướng nghiên cứu tiếp theo Thảo luận Kết quả Phân tích Lý thuyết Mục tiêu Các nghiên cứu liên quan Thu thập dữ liệu từ các nguồn Tổng hợp và xử lý dữ liệu Lý thuyết
  • 37. 24 Kích thước mẫu Tổng hợp từ các nghiên cứu và ý kiến chuyên gia thì cỡ mẫu tối ưu là bao nhiêu phụ thuộc vào kỳ vọng và độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng trong nghiên cứu, các tham số cần ước lượng và quy luật phân phối của tập các lựa chọn (trả lời) của đối tượng khảo sát. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả với 15 biến quan sát đo lường trong mô hình cho 6 nhân tố. Tác giả dự vào kinh nghiệm của Hair & các cộng sự (2010) xác đính kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 90 quan sát. Để mẫu nghiên cứu đạt mức tốt và đảm bảo độ tin cậy thì tác giả chọn khích thước mẫu 300 quan sát cho đề tài nghiên cứu này. Song, để đạt được cỡ mẫu 300 quan sát sau khi đã loại bỏ các mẫu không đạt yêu cầu về thông tin hoặc chất lượng thấp, tác giả quyết định sử dụng 320 bảng câu hỏi, lên kế hoạch phân phối các bảng câu hỏi đến các hộ dân và đề nghị một thành viên trong hộ điền vào bảng câu hỏi trong vòng một tuần và thực hiện kiểm soát mẫu thu được xuyên suốt quá trình phỏng vấn. Tác giả sẽ thu hồi bảng câu hỏi sau thời gian ấn định nói trên để phân tích và đánh giá. Thiết kế chọn mẫu Tác giả sử dụng phương pháp lấy mẫu xác suất để thực hiện việc nghiên cứu trong đề tài theo hai phương pháp gồm lấy mẫu theo tỷ lệ, lấy mẫu theo mục tiêu. Lấy mẫu tỷ lệ dựa vào cơ cấu hộ của từng khu phố sẽ giúp chọn ra số lượng hộ cần khảo sát tại các KDC theo quy mô mẫu. Vì đặc thù 63 khu phố của Quận 3 cơ cấu hộ dân như nhau nên tỷ lệ mẫu phân bố đều cho 63 khu phố, bình quân khảo sát 5 hộ cho mỗi khu phố. Lấy mẫu theo mục tiêu sẽ sử dụng để chọn 2 nhóm hộ cần thực hiện khảo sát gồm nhóm hộ được công nhận gia đình văn hóa (3 hộ) và nhóm hộ chưa được công nhận gia đình văn hóa (2 hộ). 3.3. Xây dựng thang đo Sự tham gia của người dân vào xây dựng khu phố văn hóa được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố được đo lường bằng thang đo Liker (Likert, 1932) với bảy mức độ. Người được phỏng vấn sẽ trả lời các câu hỏi với 7 mức độ với từng câu phát biểu. 1: Hoàn toàn không đồng ý đến 7: Hoàn toàn đồng ý
  • 38. 25 Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.1: Chi tiết các thang đo và nguồn sử dụng STT Nhân tố Thang đo điều chỉnh Thang đo gốc Nguồn 1 Tài sản tâm lý Niềm tin về điều kiện sống tốt hơn. Niềm tin về lợi ích Montalvo & Phillip (2008); Luhmann, (2000); Weil (1986) Đóng góp thời gian hoặc tiền bạc. Đóng góp xã hội Grootaert & các cộng sự (2004) Niềm tin đối với cán bộ khu phố và các KDC. Niềm tin đối với lãnh đạo Montalvo & Phillip (2008); Weil (1986) Sự thân thiện, đoàn kết hợp tác tham gia giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng Mối quan hệ cộng đồng (Grootaert & các cộng sự, 2004) Sự tương trợ, giúp đỡ từ hàng xóm khi gặp khó khăn. 2 Tài sản nhóm và mạng lưới Tham gia các hoạt động của KDC và các tổ chức hội, đoàn thể. Thành viên của các tổ chức Grootaert & các cộng sự (2004) Sự sẵn sàng và có thể làm việc với người khác, khắc phục những hạn chế và xem xét lợi ích một cách đa dạng Mạng lưới quan hệ Putnam (2001), (Irvin & Stansbury (2004), Abraham (2014) Nâng cao các kỹ năng thực hành cần thiết khi tham gia vào đời sống cộng đồng.
  • 39. 26 STT Nhân tố Thang đo điều chỉnh Thang đo gốc Nguồn 3 Tài sản thông tin Chủ động chia sẻ thông tin với người khác. Khả năng chia sẻ Abraham (1979) Có đầy đủ phương tiện để tiếp cận các thông tin mới (internet, tivi, báo, đài, bạn bè…) Công cụ tiếp cận thông tin Milakivich (2010)v ft5 4 Tài sản vật chất và tài chính Mức thu nhập của cá nhân Thu nhập Law (2002), Irvin & Stansbury (2004), Gaventa (2002), Gaventa (2004), Schönwälder (1997) Gắn kết giữa thu nhập và nhu cầu tham gia. Thu nhập của gia đình 5 Tài sản con người Trình độ học vấn Trình độ học vấn Anderson & cộng sự, (2010), Ciccone & Papaioannou, 2006; Pennings, Lee & cộng sự, 1998), (Kwon, 2009). Gaventa & Valderrama (1999) Kiến thức và kỹ năng Kiến thức và kỹ năng Grossman (2000) Nghiên cứu sử dụng thang đo 7 mức độ của Brager & cộng sự (1987) để đo lường cho sự tham của người dân vào xây dựng ĐSVH ở KDC. 7 mức độ được giải thích như sau: Mức 7: Cộng đồng có quyền kiểm soát: Cộng đồng xác định các vấn đề và thực hiện tất cả các quyết định quan trọng, còn các nhà chức trách có nhiệm vụ sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng trong từng bước hoàn thành mục tiêu. Mức 6: Cộng đồng được ủy quyền: các nhà chức trách xác định và trình bày vấn đề với cộng đồng, sau đó yêu cầu cộng đồng thực hiện các quyết định có thể đã được trình bày trong một kế hoạch từ trước.
  • 40. 27 Mức 5: Kế hoạch phối hợp: các nhà chức trách trình bày kế hoạch dự kiến từ trước và để cho những người bị ảnh hưởng đưa ý kiến nếu muốn thay đổi kế hoạch. Mức 4: Công dân được đưa ra ý kiến: các nhà chức trách trình bày một bản kế hoạch sau đó chấp nhận chất vấn từ cộng đồng, tuy nhiên bản kế hoạch chỉ thay đổi khi nó thực sự cần thiết. Mức 3: Công dân nhận được sự tư vấn: nhà chức trách cố gắng quảng bá một kế hoạch, tìm các cách để người dân chấp thuận bản kế hoạch này. Mức 2: Công dân nhận thông tin: nhà chức trách lập kế hoạch và công bố nó, sau đó cộng đồng được triệu tập chỉ với mục đích là tiếp nhận thông tin. Mức 1: Không tham gia: Cộng đồng không có bất kỳ ý kiến nào. 3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Mục đích của phân tích là cung cấp thông tin tổng quan về mẫu nghiên cứu dựa vào kết quả thống kê mô tả: tần suất, tỉ lệ, trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, các biểu đồ thống kê về đặc điểm cá nhân và thực trạng tham gia xây dựng ĐSVH KDC của người được khảo sát, và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào xây dựng ĐSVH KDC. Tóm tắt Chương 3: Chương 3 nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC là một khía cạnh trong nghiên cứu kinh tế vừa mang tính chuyên biệt lại vừa mang tính tổng hợp. Để có thể giải quyết yêu cầu của nghiên cứu, đề tài sử dụng cách tiếp cận theo nguyên tắc toàn diện và tiếp cận theo kinh tế vi mô. Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp điều tra phỏng vấn, nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thông qua các mô hình phân tích thống kê mô tả đơn biến, đa biến để giải quyết các vấn đề nghiên cứu là sự tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
  • 41. 28 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan thực trạng xây dựng khu phố văn hóa ở Quận 3 Quận 3 là một trong những quận trung tâm thành phố có diện tích 4,92km2 , được chia thành 14 phường, 63 khu phố, 873 tổ dân phố, với 58.148 hộ và số dân thực tế thường trú là 198.886 người (107.089 nữ). Địa bàn quận là nơi trú đóng của nhiều cơ quan, đơn vị thuộc trung ương và thành phố, trụ sở các công ty doanh nghiệp lớn và các cửa hàng buôn bán, kinh doanh dịch vụ, các trường học trong nước và quốc tế, các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo và dân gian, các cơ sở vui chơi giải trí và tổ chức biểu diễn nghệ thuật … thu hút số lượng lớn người dân trong và ngoài thành phố, kể cả người nước ngoài đến sinh sống, làm việc. Với cơ sở hạ tầng tài sản có đã ổn định từ trước, từng bước được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bộ mặt đô thị của quận khá khang trang, mặt bằng dân trí khá cao, đời sống người dân nhìn chung khá ổn định. 4.1.1. Về số lượng công nhận khu phố văn hóa Qua hơn 16 năm triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Khu phố văn hóa”, số lượng khu phố được công nhận danh hiệu “Khu phố văn hóa” không ngừng được nâng lên. Tính đến năm 2018, toàn quận có 51/63 khu phố đạt chuẩn, tỷ lệ 80,95%; công nhận lần đầu năm 2017 là 2 khu phố. Một số phường có tỷ lệ khu phố văn hóa cao như: phường 1, 2, 7, 9, 11, 13, và 14. 4.1.2. Về chất lượng khu phố văn hóa 4.1.2.1. Đời sống kinh tế Đời sống kinh tế của nhân dân ở các khu phố văn hóa không ngừng được nâng lên. Kết quả khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn quận. Hộ nghèo: 706 hộ, 2.898 nhân khẩu, hộ cận nghèo: 766 hộ, 2.753 nhân khẩu. Công tác thực hiện giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo trong năm 2016: 6/14 phường đã hoàn thành mục tiêu phường không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố giai đoạn 2016-2020 gồm các Phường: 2, 4, 5, 6, 9, 12. Đến năm 2017, Quận 3 hoàn thành mục tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố giai đoạn 2016-2020. Năm 2018, địa bàn quận còn 564 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 1,24% so với tổng số hộ dân.
  • 42. 29 4.1.2.2. Đời sống văn hóa tinh thần Đến năm 2018 - Tỷ lệ gia đình đạt “Gia đình văn hóa” 31.591/ 33.717 hộ đạt chuẩn, tỷ lệ 93,69%, trong đó gia đình văn hóa 3 năm là 29.363 đạt tỉ lệ 92,95%. ĐSVH tinh thần của các gia đình không ngừng được nâng lên. Mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao ở các khu phố văn hóa phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều người dân tham gia. Các ban ngành, đoàn thể và 14 phường trên địa bàn quận tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Kết quả, nhiều đơn vị phường đã có sáng kiến hay, hiệu quả trong vận động, thuyết phục các hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chấp hành những quy định pháp luật về trật tự đô thị; xây dựng văn phòng, cửa hàng… theo đúng giấy phép được cấp; không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; hướng dẫn người dân trong thực hiện các thủ tục xin phép xây dựng và tham mưu Ủy ban nhân dân quận trong cấp phép xây dựng đúng thời hạn theo quy định. 4.1.2.3. Môi trường cảnh quan, thiết chế văn hóa thể thao 100% hộ dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, cửa hàng ở mặt tiền đường 63 khu phố ký hợp đồng thu gom rác theo quy định, thường xuyên quét dọn xung quanh nhà, không đổ nước thải sinh hoạt ra vỉa hè, lòng đường, lòng kênh, không để súc vật phóng uế bừa bãi. Vận động nhà hàng, quán ăn trang bị giỏ rác hợp vệ sinh theo quy định; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, các tổ chức, cá nhân, người dân tại phường, khu phố thả cá xuống lòng kênh góp phần làm sạch môi trường, không đánh bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Nhà ở KDC, các công trình công cộng được xây dựng theo quy hoạch. Thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái; vận động nhân dân xâydựng cải tạo mảng xanh, trồng câyxanh, rau sạch tại nhà Đến nay, tại các khu phố văn hóa không để xảy ra điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
  • 43. 30 63/63 khu phố có các Đội văn nghệ, Câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, Câu lạc bộ ông bà và cháu và đội nhóm khác do Trung tâm Văn hóa và các đoàn thể quận quản lý. 4.1.2.4. Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Các khu phố văn hóa thường xuyên được phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Hoạt động hòa giải có hiệu quả; đa số những mâu thuẫn, bất hòa được giải quyết tại cộng đồng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; phản ánh kịp thời những đề xuất, kiến nghị của nhân dân giải quyết những vấn đề bức xúc ở cơ sở, cộng đồng dân cư; không có khiếu kiện đông người trái pháp luật. Hệ thống chính trị ở các khu phố văn hóa ngày càng vững mạnh và phát huy tốt vai trò. Ở các khu phố văn hóa, chi bộ Đảng, chính quyền thường xuyên đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”; các tổ chức đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến trở lên; các tổ chức tự quản ở cộng đồng hoạt động có hiệu quả. 4.1.2.5. Tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng Thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, phát triển phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” nhằm chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng. Thực hiện tốt các hoạt động “Nhân đạo từ thiện”, giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, gia đình khó khăn, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, nạn nhân chất độc da cam-dioxin và những người bất hạnh. 4.2. Đánh giá tình hình tham gia của người dân vào việc xây dựng ĐSVH ở KDC trên địa bàn Quận 3 qua kết quả khảo sát 4.2.1. Thông tin chung mẫu khảo sát Dựa trên các yêu cầu và thiết kế nghiên cứu, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát với các đối tượng nghiên cứu là hộ dân ở các KDC. Kết quả thu được 302 phiếu điều tra đạt yêu cầu đủ để các phân tích dữ liệu của tác giả là có ý nghĩa về mặt khoa học trong đề tài nghiên cứu này.
  • 44. 31 21.1% 11.0% 23.7% Dưới 30 tuổi 31-40 tuổi 17.1% 41-50 tuổi 51-60 tuổi 27.1% Về giới tính, nhìn chung với mẫu điều tra nhận được đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng điều tra cân bằng giữa nam và nữ, cũng như nhận thấy được sự cân bằng về giới tính của các cá nhân trong KDC, với khoảng 48% là nam và 52% là nữ. Về độ tuổi, độ tuổi người dân tham gia khảo sát tương đối cao. Theo kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân tham gia khảo sát từ 31 đến 50; trong đó, số người có độ tuổi trung niên từ 41-50 tuổi là nhiều nhất, chiếm 27,1%, tiếp đến là độ tuổi từ 31-40 tuổi (chiếm khoảng 23,7%). Và ít nhất là độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm khoảng 11%. Điều này cho thấy đặc điểm cư dân tham gia khảo sát hầu hết có độ tuổi từ 31 trở lên, độ tuổi đã có sinh sống tại địa bàn tương đối lâu năm vì ở độ tuổi này địa điểm cư trú khá ổn định. Hình 4.1: Độ tuổi của thành viên tham gia khảo sát Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Về trình độ học vấn, đa phần người tham gia khảo sát là những người có trình độ học vấn cao. Qua kết quả thống kê về trình độ học vấn của những người tham gia khảo sát, thì hầu hết đều có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên. Có khoảng 2,7% tương ứng với 8/302 khảo sát là ở trình độ Không biết đọc. Đối tượng có trình độ sau đại học với 17/302 khảo sát (chiếm 5,7%), đối tượng có trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ 44,6% (với 133/302 khảo sát). Tiếp đến là đối tượng có trình độ trung học phổ thông với 68/302 khảo sát (chiếm khoảng 14,6%), đối tượng có trình độ trung cấp/ đào tạo nghề với 44/154 khảo sát (chiếm khoảng 22,8%), đối tượng có trình độ trung học cơ sở 26/302 khảo sát (chiếm 8,7%) và còn lại là trình độ biết đọc, biết viết 2/298 khảo sát (chiếm 0,7%).
  • 45. 32 Hình 4.2: Trình độ học vấn của thành viên tham gia khảo sát Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Về nghề nghiệp, đa số người tham gia khảo sát có nghề nghiệp hiện tại ổn định. Thống kê về nghề nghiệp của những người được khảo sát cho thấy các đối tượng khảo sát có việc làm đa dạng với 87/302 khảo sát là cán bộ, công chức (chiếm 29,5%), 86/302 khảo sát là người làm công việc kinh doanh (chiếm 29,2%), 68/302 khảo sát là hưu trí (chiếm 23,1%), còn lại 54/302 khảo sát làm công việc khác (chiếm 18,3%). Tỷ lệ cho thấy có sự đa dạng về nghề nghiệp của những cá nhân tham gia khảo sát. Hình 4.3: Nghề nghiệp hiện tại của thành viên tham gia khảo sát Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Về quy mô hộ, quy mô hộ tương đối lớn, thời gian định cư lâu. Qua kết quả thống kê cho thấy, trung bình có 4,85 thành viên trong một hộ, trong đó hộ có số thành viên đông nhất đến 12 người. Có hơn 50% thành viên trong gia đình trong độ tuổi lao động, 5.7% 2.7% 0.7% 8.7% 22.8% 44.6% 14.8% Không biết chữ Biết đọc, biết viết Trung học cơ sở Phổ thông trung học Trung cấp/đào tạo nghề Đại học, cao đẳng Sau đại học
  • 46. 33 5.4% 2.2% 30.5% 2.8% 24.3% 6.8% 19.7% 7.1% Tivi Radio Chính quyền Loa Áp phích Đoàn hội Hàng xóm Gia đình Khác 1.2% trung bình 2,64 người trong một hộ gia đình. Độ tuổi hầu hết là trung niên, thế nên đa số cư dân có thời gian làm sinh sống khá lâu, bình quân là 22,6 năm, hộ định cư lâu nhất là 70 năm. 4.2.2. Tình hình tham gia xây dựng ĐSVH KDC của người dân Về kênh tìm hiểu hoạt động xây dựng ĐSVH KDC, chính quyền là kênh truyền thông được nhiều người biết đến nhất. Kết quả thống kê chỉ ra rằng sự hiểu biết của cư dân về các hoạt động xây dựng ĐSVH KDC phần lớn đến từ hoạt động của chính quyền (chiếm 30,5%), tiếp theo là trên tivi với 24,3% và đoàn hội với 19,7%. Các phương tiện kém hiệu quả hơn là radio với 2,2%, loa với 2,8%, từ gia đình là 5,4%, áp phích là 6,8% và hàng xóm chiếm 7,1%. Các phương tiện truyền thông đã liệt kê khá đầy đủ nên tỷ lệ tìm hiểu qua phương tiện khác chỉ chiếm 1,2%. Vì Quận 3 là 1 trong những quận thuộc khu vực trung tâm của thành phố, tốc độ phát triển kinh tế tăng, dịch chuyển theo hướng thương mại – dịch vụ nên hình thức tuyên truyền bằng loa hoặc radio không còn phổ biến nữa. Hiện nay quận đã không còn dùng phương tiện này để tuyên truyền. Hình 4.4: Tiếp nhận thông tin của thành viên tham gia khảo sát Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Đa số người dân ít trao đổi thông tin về xây dựng ĐSVH KDC với các cán bộ văn hóa ở địa phương. Theo như kết quả thống kê, tỷ lệ trao đổi không thường xuyên chiếm đến 51,0%, không trao đổi chiếm 10,1%. Tỷ lệ trao đổi thường xuyên là 38,9%. Cán bộ làm công tác văn hóa được bố trí 1 người/phường, số lượng công việc của khối văn hóa nhiều. Việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH” chỉ là
  • 47. 34 3.4% 37.6% 59.1% Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết một mảng công việc. Ngoài ra, họ còn phải hoàn thành những nội dung khác như: quản lý nhà nước về công tác văn hóa, về thể thao, thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cổ động chính trị, tổ chức các hoạt động lễ hội, … Người dân trên địa bàn quận đa phần thời gian dành cho việc làm việc, học tập, việc gia đình, khi nào cần thiết có giao dịch những thủ tục hành chính mới có tiếp xúc với cán bộ địa phương. Họ chưa có thói quen gặp cán bộ phường để trao đổi về lĩnh vực thực hiện các phong trào địa phương. Người dân cho rằng xây dựng ĐSVH KDC là cần thiết. Theo khảo sát, đa số các cư dân đều cho rằng việc xây dựng ĐSVH KDC là cần thiết với 59,1% và rất cần thiết là 37,6%. Số cư dân cho rằng không cần thiết là 10/302 khảo sát chiếm tỷ lệ 3,4%. Hình 4.5: Sự cần thiết của xây dựng ĐSVH KDC Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC của người dân chưa cao. Theo như khảo sát, các cư dân cho rằng tự nguyện tham gia hoạt động chiếm 59,4%, tỷ lệ cho rằng muốn tham gia cũng được, không tham gia cũng được chiếm 32,2%. Số người cho rằng phải bắt buộc mới tham gia chiếm 5,4%, còn tỷ lệ không tham gia chiếm 3%. Hình thức tuyên truyền miệng là hình thức phổ biến vì nhu cầu gặp gỡ, trao đổi giữa những người sống cùng chung một con hẻm, một khu phố là nhu cầu có thật. Người dân thành phố sống trong địa bàn các khu dân cư, nhà ở san sát nhau, hẻm theo ô bàn cờ, … vẫn còn duy trì được nếp sinh hoạt “bán bà con xa, mua láng giềng gần”, nên việc tuyên truyền miệng vì vậy vẫn là cách thông tin phổ biến.
  • 48. 35 5.0% 11.6% 5.3% Được lựa chọn Vì mục tiêu cá nhân 78.2% Vì sự phát triển chung của cộng đồng Lý do khác Hình 4.6: Sự tự nguyện tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC vì mong muốn phát triển cộng đồng. Nhìn chung người dân khi tham gia là vì mong muốn phát triển cộng đồng. Tỷ lệ dân cư có lý do được lựa chọn khi tham gia chiếm 11,8%, vì mục tiêu cá nhân chiếm 5,3%. Đa số người tham gia đều là vì sự phát triển chung của cộng đồng, tỷ lệ này chiếm tới 79,8%. Lý do khác khi tham gia chiếm 5,1%. Hình 4.7: Lý do tham gia vào xây dựng ĐSVH KDC Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Người dân đã chú trọng đến việc tham gia hoạt động tuyên truyền, vận động tham gia xây dựng ĐSVH KDC. Số người tham gia tuyên truyền, vận động mọi người tham gia chiếm 248/302 khảo sát (chiếm 82,8%) và không tham gia tuyên truyền, vận động chiếm 17,4%. Hình thức tuyên truyền phổ biến nhất theo khảo sát là tuyên truyền bằng miệng 60.0 40.0 59.4 20.0 32.2 0.0 Tự nguyện hoàn toàn Tham gia cũng được, không tham gia cũng được 5.4 Bắt buộc phải tham gia 3.0 Không tham gia