SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC THIỆN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH
Ở QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn
Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN NGỌC THIỆN
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
CỦA CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH
Ở QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Chuyên ngành: Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHAN THU HIỀN
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh ở Quận Thốt Nốt,
Thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn
của TS. Phan Thu Hiền.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 29 tháng 7 năm 2019
Tác giả
Nguyễn Ngọc Thiện
MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
TÓM TẮT
ABSTRACT
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
1.6. Bố cục của luận văn............................................................................................4
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC ......................................................................................................... 6
2.1. Cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng chính thức ..............................................6
2.1.1. Tín dụng chính thức ..........................................................................................6
2.1.2. Khả năng tiếp cận tín dụng................................................................................7
2.2. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức...................................................................................................................8
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài...............................................................................8
2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................10
2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu ...........................................................................14
Tóm tắt chƣơng 2 ....................................................................................................14
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 15
3.1. Khung phân tích...............................................................................................15
3.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................16
3.3. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................19
3.4. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................22
3.4.1. Dữ liệu thứ cấp................................................................................................22
3.4.2. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................22
3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................24
Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................................25
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 26
4.1. Tổng quan về quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.......................................26
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................26
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................27
4.2. Tổng quan về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ .................................................................................................29
4.2.1. Mạng lưới và quy mô tín dụng chính thức......................................................29
4.2.2. Đánh giá chung về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ....................................................................................................30
4.3. Thống kê mô tả mẫu phỏng vấn......................................................................31
4.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................................31
4.3.2. Đặc điểm của cá nhân sản xuất kinh doanh ....................................................32
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần
Thơ ......................................................................................................................................33
4.4.1. Thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất
kinh doanh.................................................................................................................33
4.4.2. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.......................................................................37
Tóm tắt chƣơng 4 ....................................................................................................42
Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 43
5.1. Kết luận .............................................................................................................43
5.2. Khuyến nghị chính sách...................................................................................43
5.2.1. Đối với cá nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn..............................43
5.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng ...........................................................................45
5.2.3. Đối với chính quyền địa phương.....................................................................46
5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
NHNN Ngân hàng Nhà nước
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
VIF Độ phóng đại phương sai
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ...........................................13
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu..........................................................21
Bảng 3.2: Phân bổ mẫu điều tra theo phường ...........................................................24
Bảng 4.1: Diện tích, dân số của các phường trực thuộc quận Thốt Nốt ...................27
Bảng 4.2: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng tại quận Thốt Nốt ........29
Bảng 4.3: Tình hình kinh doanh của một số chi nhánh, phòng giao dịch Ngân hàng
tại quận Thốt Nốt năm 2018 ..............................................................................31
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu khảo sát.................................................................................31
Bảng 4.5: Đặc điểm cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt.......................33
Bảng 4.6: Ý kiến của người đi vay đối với các điều kiện vay vốn ...........................34
Bảng 4.7: Thông tin về khoản vay ............................................................................35
Bảng 4.8: Mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng ..................................................36
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức .......38
Bảng 4.10: Tỷ số Odd của yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức .......39
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...............................41
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Khung phân tích........................................................................................15
Hình 4.1: Bản đồ hành chính quận Thốt Nốt ............................................................26
Hình 4.2: Tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ cá nhân kinh doanh 2014 - 2018 .............30
Hình 4.3: Nguồn cung cấp thông tin về tín dụng ......................................................34
Hình 4.4: Những lý do cản trở tiếp cận tín dụng chính thức.....................................37
TÓM TẮT
Tên đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ.
Lý do chọn đề tài: Cá nhân sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Thốt Nốt.
Vấn đề: Việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân sản xuất kinh
doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt vẫn gặp nhiều khó khăn.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Số lượng quan sát trong
mẫu nghiên cứu gồm 119 cá nhân sản xuất kinh doanh.
Kết quả nghiên cứu: Sáu yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, sắp xếp theo
mức đọ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có: (1) Tài sản thế chấp; (2) Giới
tính; (3) Thủ tục vay vốn; (4) Thu nhập; (5) Học vấn; (6) Tuổi.
Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các hàm ý chính sách đối với cá
nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn, đối với chính quyền địa phương, đối
với ngân hàng.
Từ khóa: Cá nhân sản xuất kinh doanh, tín dụng chính thức, Thốt Nốt.
ABSTRACT
Title: Factors affecting the ability to access formal credit of personal
businessman in ThotNot District, CanTho City.
Reason for writing: Personal businessman plays an important role in socio-
economic development in ThotNot District.
Problem: The ability to access formal credit of personal businessman in
ThotNot District still faces many difficulties.
Methods: Using logit binary regression model to analyze factors affecting to
credit’s access. The number of personal businessman interview in the study is 119
person.
Results: Six factors that affect the ability of personal businessman to access
formal credit in Thot Not district, arranged according to the degree of influence
from the largest to the lowest: (1) Collateral; (2) Gender; (3) Credit’s procedures;
(4) Income; (5) Education; (6) X1.
Conclusions and implications: The thesis proposes policy implications for
personal businessman, for local authorities and for banks.
Keywords: Personal businessman, formal credit, ThotNot District.
1
Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong giai đoạn 2015 - 2017, khu vực kinh tế tư nhân luôn chiếm hơn 40%
GDP. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% tổng sản phẩm quốc
nội (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2019). Do có vai trò quan trọng, kinh tế tư nhân
được Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng của
hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã tạo rất nhiều thuận lợi từ
thủ tục kinh doanh đến cải cách quản lý thuế đối tượng này theo hình thức khoán,
không cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ sách, đã tạo điều kiện cho cá nhân sản xuất
kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, do quy mô các hộ kinh doanh, cá nhân
sản xuất kinh doanh không lớn (số lượng lao động không quá 10 người lại hầu hết
là người trong gia đình) nên việc quản lý các đơn vị này cũng không quá khó khăn,
chưa kể đến việc các hộ kinh doanh đăng ký thuế theo hình thức thuế khoán thì
không cần tập hợp hóa đơn cũng không cần thực hiện các ghi chép sổ sách, báo cáo
tài chính hay báo cáo thuế theo quy định như các loại hình doanh nghiệp khác. Mặt
khác, những điều kiện khách quan từ môi trường và truyền thống của nền văn hóa
Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình, cá nhân sản xuất
kinh doanh phát triển nhờ tận dụng các bí quyết sản xuất truyền thống và kinh
nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. Điều này cho phép phát huy những ngành nghề
truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ cho nhu cầu của xã hội.
Sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay, ngoài đối tượng khách hàng
truyền thống là doanh nghiệp, các ngân hàng còn quan tâm đến việc tiệp cận vốn
của cá nhân sản xuất kinh doanh. Các cá nhân sản xuất kinh doanh bao giờ cũng
cần vốn để mở rộng việc kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn và đáp
ứng nhu cầu vốn vay vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều cá nhân sản xuất kinh doanh
phải tiếp cận các nguồn vốn không chính thức, với các lãi suất cao, ảnh hưởng đến
thu nhập của hộ kinh doanh.
2
Quận Thốt Nốt nằm ở phía Bắc của thành phố Cần Thơ. Trong những năm
qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Quận
Thốt Nốt có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp ngày càng quan trọng vào trong
phát triển kinh tế của địa phương. Tính đến cuối năm 2018, tổng số hộ kinh doanh,
cá nhân sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt là
6.240, đóng góp khoảng 19,5% giá trị sản xuất trên địa bàn quận Thốt Nốt (UBND
quận Thốt Nốt, 2019).
Các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Thốt Nốt với khả năng cung ứng
vốn tín dụng ổn định, lãi suất phù hợp luôn là nơi mà các cá nhân sản xuất kinh
doanh tìm đến đầu tiên khi có nhu cầu vay vốn. Tính đến cuối năm 2018, dư nợ cho
vay của các ngân hàng đối với cá nhân sản xuất kinh doanh chiếm 6,52% tổng dư
nợ trên địa bàn quận Thốt Nốt (NHNN Việt Nam Chi nhánh thành phố Cần Thơ,
2019). Tuy nhiên, việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đến cá nhân sản xuất kinh
doanh chưa kịp thời, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân sản xuất kinh
doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, không phải cá nhân kinh doanh nào đến
nộp hồ sơ vay cũng được ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của
mình. Theo ước tính của Hiệp hội Ngân hàng thành phố Cần Thơ chỉ có khoảng
40% cá nhân kinh doanh tại quận Thốt Nốt được tiếp cận tín dụng ngân hàng. Do
đó, nhu cầu vốn tín dụng của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa bàn Quận Thốt
Nốt, TP.Cần Thơ đang trở thành vấn đề quan tâm hiện nay.
Chính vì những lý do như trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh
doanh tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ” làm luận văn thạc sĩ.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Từ đó,
khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các cá nhân sản
3
xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành
phố Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số chính sách để nâng khả năng tiếp cận vốn của
các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá
nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ra sao?
Những chính sách nào là quan trọng để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố
Cần Thơ?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.
Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các cá nhân sản xuất kinh doanh
trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn
quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
4
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ.
Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp được giới hạn từ năm 2014 đến năm
2018. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 04/2019 đến tháng
05/2019.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp, khái quát được sử dụng để tổng hợp lý thuyết về tiếp
cận tín dụng và các kết quả nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Từ đó, đề xuất
mô hình kinh tế lượng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.
Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích
đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản
xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích hồi quy nhị phân logit được sử
dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức
của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
1.6. Bố cục của luận văn
Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng chính thức và các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Trình bày cơ sở lý thuyết về tiếp
cận tín dụng chính thức, cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày khung nghiên cứu; Giả thuyết
nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ
liệu.
“Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày tổng quan địa bàn
5
nghiên cứu; Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ; Thảo luận kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách. Trình bày những khuyến nghị
nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh
doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ; Những hạn chế của đề tài và
đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.”
6
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG
CHÍNH THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC
2.1. Cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng chính thức
2.1.1. Tín dụng chính thức
Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xưa thì tín dụng là “credese”, có nghĩa là “tín
nhiệm”, “tin tưởng”. Qua nhiều thế kỷ, thuật ngữ này được hiểu là “cho vay” hoặc
“tín dụng”. Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng. Chẳng hạn như:
Sử Đình Thành (2006) đưa ra khái niệm về tín dụng như sau: “Tín dụng là một
phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn
gốc và lãi sau một thời gian nhất định”.
Theo Lê Văn Tề (2007), “Tín dụng là sự tin tưởng, tín nhiệm, có nghĩa là vay
mượn sự tin tưởng hoặc tín nhiệm đó để thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng
giá trị vật chất hoặc tiền tệ trong một thời gian”. Theo Nguyễn Minh Kiều (2008),
“Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ
thể khác trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định”.
John Lock (2010) cho rằng “Tín dụng không phải là tiền mà là sự kỳ vọng về
tiền và không giới hạn bởi thời gian. Điều này có nghĩa là khi quan hệ vay mượn
được diễn ra giữa người cho vay và người đi vay, cả hai chủ thể đều kỳ vọng trong
tương lai mình sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình có, trong mối quan hệ tín
dụng là sự vận động của tiền tệ, được biểu hiện qua T - T’, T là số tiền ban đầu
trước khi cho vay và T’ là số tiền sau khi đã cho vay. Nếu số tiền được sử dụng có
hiệu quả thì T’ > T và ngược lại.”
Theo Jonothan Golin (2010), “Tín dụng là niềm tin hoặc kỳ vọng thực tế, khi
đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ theo quy định của
thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là khả năng có thể
xảy ra”.
7
Như vậy, chúng ta có thể hiểu tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa
người cho vay và người đi vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ
chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một
thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã
vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi.
Tín dụng chính thức trong Tiếng Anh là “formal credit”, nghĩa là các khoản tín
dụng được được cung cấp bởi các định chế tài chính chính thức. Theo Đinh Phi Hổ
(2008) định chế tài chính chính thức là những tổ chức kinh doanh tiền tệ đăng ký
hoạt động theo pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm nộp các khoản thuế theo
quy định của nhà nước.
Tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thông qua các
tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng kí và hoạt động công khai theo luật,
hoặc chịu sự quản lý giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp (Phạm Đình Khôi,
2012).
Như vậy có thể thấy tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được
sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám
sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Các nghiệp vụ hoạt động phải
chịu sự quy định của Luật Ngân hàng như quy định khung lãi suất, huy động vốn,
quy định cho vay mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức (ngân hàng thương
mại, quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính phủ) mới được
cung cấp được.
2.1.2. Khả năng tiếp cận tín dụng
Theo Ribot và Peluso (2013), thuật ngữ tiếp cận được định nghĩa là khả năng
hưởng lợi từ cái gì. Theo Từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ “khả năng” được hiểu là
cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định (Hoàng Phê và cộng sự,
2013).
Theo Zeller (1994), “Các tổ chức tín dụng sẽ quyết định cấp toàn bộ hoặc giảm
số tiền cho vay hoặc hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay”.
8
Theo Beck và cộng sự (2009), tiếp cận với các dịch vụ tài chính không phải là
đồng nghĩa với việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Tác nhân kinh tế có thể có tiếp
cận với các dịch vụ tài chính, nhưng có thể quyết định không sử dụng chúng, hoặc
do các lý do văn hóa - xã hội, hoặc bởi vì chi phí cơ hội là quá cao. Khách hàng có
nhu cầu về dịch vụ tín dụng, đã tìm hiểu về dịch vụ tín dụng của ngân hàng - có
nghĩa là có tiếp cận với dịch vụ tín dụng, song do chi phí cao nên quyết định không
vay ngân hàng cũng vẫn được coi là đã tiếp cận dịch vụ tín dụng.
Theo Nguyễn Kim Lý (2013), “Khả năng tiếp cận vốn là khả năng của người
đi vay đáp ứng được các điều kiện do người cung cấp vốn đặt ra để có được nguồn
vốn với chi phí thấp nhất có thể được”.
Theo Nguyễn Thị Hải Yến (2016), “Tiếp cận vốn tín dụng là việc người đi
vay có thể vay được vốn tín dụng hay không. Không được tiếp cận tín dụng là
người vay đề nghị ngân hàng cấp vốn tín dụng nhưng chỉ được cấp một phần nhu
cầu vay vốn hoặc bị ngân hàng từ chối cấp tín dụng”.
Trong đề tài này, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất
kinh doanh được hiểu là việc cá nhân sản xuất kinh doanh có được ngân hàng cho
vay hay không. Được tiếp cận tín dụng chính thức nghĩa là được ngân hàng cho vay
toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay (cho vay một phần). Không được tiếp cận tín
dụng chính thức có nghĩa là ngân hàng hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay.
2.2. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức
2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài
Zhu & De’Armond (2005) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố
nhân khẩu học, kinh tế đến khả năng tiếp cận cho vay tiêu dùng tại Hoa Kỳ. Nghiên
cứu sử dụng thông tin từ khảo sát chi tiêu tiêu dùng của 7.579 hộ gia đình ở Hoa Kỳ
năm 2001. Tác giả kết luận rằng các yếu tố chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tình
trạng việc làm và trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập đều có ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng. Trong đó, các yếu tố tác động cùng chiều đến khả năng tiếp
9
cận tín dụng chính thức gồm có: chủng tộc là người da trắng sẽ có khả năng tiếp cận
tín dụng cao hơn so với người da vàng (hệ số hồi quy là 0,432); Trình độ học vấn
làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng (hệ số hồi quy là 0,290); Thu nhập có ảnh
hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng (hệ số hồi quy là 0,007). Các yếu tố
có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức gồm có: Chủ hộ
độc thân, thất nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình logit để xử lý
dữ liệu. Mô hình logit được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức do biến phụ thuộc là biến nhị phân (nhận một trong 2 giá trị
0 hoặc 1) nên không thể áp dụng mô hình hồi quy OLS.
Mwangi (2012) cũng sử dụng mô hình Logit để nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng tiếp cận tín dụng của các cá nhân ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các
yếu tố: Thu nhập, tuổi, học vấn, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lượng thành viên
trong hộ gia đình, tài sản, khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi vay đều có ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng của người đi vay. Trong đó, khi tuổi tăng thêm 1
năm từ trung bình từ 39,3 đến 40,3 thì xác suất tiếp cận tín dụng tăng thêm 0,85%;
Tăng quy mô hộ gia đình thêm một người thì xác suất tiếp cận tín dụng chính thức
giảm 0,34%; Thu nhập tăng thêm sẽ làm tăng xác suất tiếp cận tín dụng là xác suất
bằng 0,0002%; Cư dân ở khu vực nông thôn có xác suất tiếp cận tín dụng thấp hơn
1,36% so với cư dân thành thị; Người đi vay là phụ nữ có xác suất tiếp cận tín dụng
cao hơn 3,5% so với nam giới. Những người đang kết hôn thì xác suất tiếp cận tín
dụng chính thức tăng thêm 3,56%; Khoảng cách từ nơi cư trú cho tới nơi vay tăng 1
km làm giảm xác suất tiếp cận tín dụng chính thức 2%; Lãi suất cho vay của ngân
hàng cao làm giảm xác suất tiếp cận tín dụng chính thức là 5,86%.
Ajagbe (2012) nghiên cứu về các đặc điểm của cá nhân sản xuất kinh doanh
ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ở Nigeria. Ba trăm năm mươi người trả lời đã
được chọn bằng cách sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu phân tầng. Mô hình hồi quy
Tobit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng. Kết
quả cho thấy giới tính, quy mô gia đình, lãi suất, trình độ học vấn, có tài sản thế
10
chấp, quy mô kinh doanh là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng từ
ngân hàng. Trong đó, quy mô kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức. Quy mô kinh doanh nhỏ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức 30,2%; nam giới có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn nữ giới
16,7%; Gia đình có thêm 1 người thì khả năng tiếp cận tăng thêm 8,2%; trình độ
học vấn đại học làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng 17,2%; có tài sản thế chấp làm
tăng khả năng tiếp cận tín dụng 11,8%.
Ekadjaja và cộng sự (2018) sử dụng mô hình logit để nghiên cứu về khả năng
doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nhận được khoản vay từ ngân hàng tại Jakarta,
Indonesia. Tác giả đã xác định được các yếu tố doanh thu, tài sản, trình độ học vấn
của chủ sở hữu, tài sản thế chấp có tác động tích cực và đáng kể đến việc phê duyệt
khoản vay của ngân hàng. Trong khi đó, thời hạn tín dụng và mối quan hệ tốt với
ngân hàng không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phê duyệt khoản vay của ngân
hàng.
Như vậy, các nghiên cứu của Zhu & De’Armond (2005), Mwangi (2012),
Ajagbe (2012) đều nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của cá nhân ở các mục đích vay
khác nhau (tiêu dùng hay là sản xuất kinh doanh). Nghiên cứu của Ekadjaja và cộng
sự (2018) thực hiện trên đối tượng là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Các nghiên cứu
này đều thống nhất rằng trình độ học vấn và thu nhập có ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức. Nghiên cứu của Mwangi (2012) và Ajagbe (2012) đã
khẳng định các yếu như giới tính người đi vay, quy mô hộ gia đình có vai trò quan
trọng trong tiếp cận tín dụng chính thức. Nghiên cứu của Ekadjaja và cộng sự
(2018) phát hiện thêm giá trị tài sản, tài sản thế chấp có ảnh hưởng tích cực đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức (được ngân hàng cho vay).
2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của cá
nhân hoặc hộ gia đình, có thể kể tên một số nghiên cứu tiêu biểu sau đây:
Nghiên cứu của Barslund & Tarp (2008) nghiên cứu về tín dụng chính thức và
11
không chính thức tại 4 tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của Tổng
Cục thống kê (2002) về điều tra mức sống của 932 nông hộ ở 4 tỉnh là Long An,
Quảng Nam, Hà Tây và Phú Thọ để nghiên cứu các yếu tố quyết định nhu cầu và
giới hạn tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức của nông hộ. Mô hình hồi
quy Probit đã được sử dụng. Kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng
nông hộ bị giới hạn tín dụng toàn phần (đơn xin vay bị từ chối) bao gồm: Trình độ
học vấn và tỷ lệ diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng có tác động trái
chiều, số lần sử dụng tín dụng không có khả năng thanh toán có tác động cùng
chiều. Chủ hộ là nữ giới có khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn nam giới.
Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) sử dụng mô hình Probit để nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông
dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của
nông hộ có tương quan thuận với tuổi (hệ số hồi quy là , trình độ học vấn của chủ
hộ, số thành viên và tổng tài sản của hộ. Ngược lại, khả năng tiếp cận tín dụng của
nông hộ có tương quan nghịch với diện tích đất và thu nhập của hộ.
Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010) sử dụng mô hình Heckman
nhị phân, để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ
nông dân ở ngoại thành Hà Nội. Tác giả đã kết luận rằng tuổi, địa vị xã hội của chủ
hộ, tín dụng khác, thủ tục vay vốn là những yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận tín
dụng của các hộ. Bên cạnh những yếu tố nêu trên, bằng chứng thực nghiệm cũng đã
chỉ ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình Việt
Nam như cú sốc thu nhập của hộ, thành viên của các Hội. Tỷ lệ những hộ gặp phải
cú sốc thu nhập trong năm có một khoản vay nhất định thường lớn hơn tỷ lệ này ở
những hộ không gặp cú sốc nào. Tương tự như với các hộ có thành viên tham gia
vào Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Điều này tương xứng với những nỗ lực không
ngừng của Hội Phụ nữ trong thời gian gần đây nhằm đem lại nguồn vốn và kinh
nghiệm phát triển kinh tế cho các thành viên. Nguồn tín dụng chảy về nông thôn
Việt Nam hiện nay thông qua các kênh Hội, nhóm, Đoàn thể cũng khá phổ biến và
12
được người dân ưa chuộng.
Theo nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Văn Hùng (2011) về các yếu tố
quyết định vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang đã sử dụng mô
hình Tobit và đưa ra kết luận lượng vốn vay tín dụng chính thức của các nông hộ
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, thu
nhập của hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị tứ, tài sản thế chấp, số lần vay.
Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) nghiên cứu về khả năng
tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ngoại thành Hà Nội, điển hình tại xã
Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ. Nghiên cứu này cho biết các yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ bao gồm
trình độ học vấn của chủ hộ, điều kiện kinh tế của hộ, giới tính chủ hộ, lãi suất cho
vay, thời gian vay vốn và lượng vốn vay của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh những
yếu tố trên, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ.
Lại Thị Thu Huyền (2012), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp
cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Số liệu sử
dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 220 hộ
nông dân và sử dụng mô hình hồi quy Logit để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ gồm: lãi
suất vay, thủ tục vay, tham gia tổ chức chính trị - xã hội, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất (GCNQSDĐ), số tiền vay đáp ứng nhu cầu và tuổi chủ hộ.
Sử Ngọc Anh (2012), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành
phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Logit để xem xét các yếu tố tác
động đến việc vay vốn của hộ. Với cỡ mẫu gồm 300 hộ kinh doanh, kết quả ước
lượng mô hình hồi quy cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng bao gồm: Dân tộc của chủ hộ, số năm kinh doanh, giới tính của chủ hộ, trình
độ học vấn, có hợp đồng thuê quầy sạp.
13
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan
Nghiên cứu Quốc gia Phương pháp nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức
Zhu & De’Armond
(2005)
Hoa Kỳ Hồi quy Logit
Chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm, học vấn, thu nhập, trợ
cấp và nhà ở
Mwangi (2012) Kenya Hồi quy Logit
Thu nhập, tuổi, học vấn, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lượng thành viên
trong hộ gia đình, tài sản, khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi vay
Ajagbe (2012) Nigeria Hồi quy Tobit
Giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, tài sản, lãi suất, học
vấn, tài sản thế chấp
Barslund & Tarp
(2008)
Việt Nam Hồi quy Probit
Tổng diện tích sử dụng đất, số người trong độ tuổi lao động, quan hệ xã hội,
số lần sử dụng tín dụng không có khả năng thanh toán
Trương Đông Lộc và
Trần Bá Duy (2010)
Việt Nam Hồi quy Probit Tuổi, học vấn, số thành viên, tài sản, diện tích đất
Khương Ninh và Văn
Hùng (2011)
Việt Nam Hồi quy Tobit
Trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, khoảng cách đến chợ huyện hay thị
tứ, số lượng ngân hàng, tài sản thế chấp, số lần vay
Nguyễn Phượng Lê
và Nguyễn Mậu Dũng
(2011)
Việt Nam Hồi quy Logit
Học vấn, giới tính, thủ tục vay vốn, lãi suất cho vay, thời gian vay vốn và
lượng vốn vay, thái độ của cán bộ ngân hàng.
Lại Thị Thu Huyền
(2012)
Việt Nam Hồi quy Logit
Lãi suất vay, thủ tục vay, tham gia tổ chức chính trị - xã hội, giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, số tiền vay đáp ứng nhu cầu và tuổi
Sử Ngọc Anh (2012) Việt Nam Hồi quy Logit Dân tộc, số năm kinh doanh, giới tính, học vấn, có hợp đồng thuê quầy sạp
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)
14
2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu
Nhìn chung, các nghiên cứu trên phần lớn đều sử dụng mô hình hồi quy logit
để nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình và cá nhân.
Các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài đều có chung kết luận rằng giới tính, học
vấn, thu nhập của người đi vay có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Riêng
các nghiên cứu ở Việt Nam còn phát hiện thêm thủ tục đi vay, tài sản và giá trị tài
sản thế chấp có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (Bảng 2.1).
Qua lược khảo các nghiên cứu trước về tiếp cận tín dụng chính thức của các
đối tượng hộ nông dân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tác giả nhân thấy các
nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều quốc gia, địa phương khác nhau. Tuy nhiên,
trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa có nghiên cứu nào về yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa bàn quận
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Đây là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài này cần
phải giải quyết
Tóm tắt chƣơng 2
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về tín dụng và tiếp cận tín dụng chính
thức. Chương này cũng lược khảo các nghiên cứu có liên quan về các yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân để làm cơ sở cho việc
hình thành mô hình nghiên cứu ở chương 3.
15
Khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức
Được vay hoặc không được vay
Yếu tố thuộc về ngƣời đi vay
Tuổi
Giới tính
Tình trạng hôn nhân
Học vấn
Dân tộc
Số năm kinh doanh
Thu nhập
Số người trong gia đình
Yếu tố thuộc về ngân hàng
Thủ tục vay vốn
Lãi suất cho vay
Tài sản thế chấp
Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Khung phân tích
Trên cơ sở lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức ở chương 2, khung phân tích của đề tài được hình thành dựa trên các căn cứ
sau đây:
Một là, được tiếp cận tín dụng chính thức được hiểu là được ngân hàng cho
vay toàn bộ hoặc giảm bớt số tiền cho vay (cho vay một phần). Không được tiếp
cận tín dụng chính thức được hiểu là ngân hàng hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay.
Hai là, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng xuất phát chủ yếu từ người
đi vay và người cho vay trong các nghiên cứu trước tiếp tục được sử dụng trong
nghiên cứu này. Về phía người đi vay đó chính là các đặc điểm của bản thân người
đi vay như là Tuổi của người đi vay (Okurut, 2006; Lại Thị Thu Huyền, 2012;
Ajagbe, 2012), Học vấn (Zhu & De’Armond, 2005; Mwangi, 2012), Giới tính (Sử
Ngọc Anh, 2012; Mwangi, 2012), Tình trạng hôn nhân (Ajagbe, 2012; Mwangi,
2012), Thu nhập (Zhu & De’Armond, 2005; Mwangi, 2012), Số năm kinh doanh
(Sử Ngọc Anh, 2012). Về phía người cho vay là thủ tục (Nguyễn Quốc Oánh và
Phạm Thị Mỹ Dung, 2010), Lãi suất cho vay (Lại Thị Thu Huyền, 2012; Ajagbe,
2012), Có tài sản thế chấp (Ajagbe, 2012).
Hình 3.1: Khung phân tích
Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019)
16
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Tuổi của người đi vay thể hiện kinh nghiệm trong lao động sản xuất và mối
quan hệ quan hệ xã hội của họ. Nó được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thu nhập hơn,
có ít vốn tích lũy và có tài sản, vì vậy có khả năng vay được vốn cao hơn.
Kristiansen và cộng sự (2003) đã chứng minh rằng có mối tương quan có ý nghĩa
giữa tuổi của cá nhân sản xuất kinh doanh và kinh doanh thành công. Những người
trên 25 tuổi sẽ thành công cao hơn so với những người trẻ tuổi hơn. Các nghiên cứu
của Arun, Imai và Sinha (2006), Gobezie và Garber (2007) đều chỉ ra rằng tuổi của
người đi vay có mối quan hệ đồng biến với thu nhập. Tuổi càng lớn thì càng có điều
kiện tiếp cận với tín dụng chính thức (Okurut, 2006; Mwangi, 2012). Tuy nhiên,
nếu tuổi quá lớn (trên 60 tuổi) thì lại khó vay vốn vì ngân hàng đánh giá khả năng
lao động, sự năng động trong kinh doanh đã giảm sút. Do đó, biến X1 được kỳ vọng
mang dấu dương hoặc dấu âm (+/-).
Giả thuyết H1: Tuổi của người đi vay có thể làm tăng hoặc làm giảm khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức.
Sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín
dụng chính thức. Theo Mazzarol và cộng sự (1999), các cá nhân sản xuất kinh
doanh là phụ nữ nói chung ít năng động, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh thấp
hơn so với nam giới. Nói cách khác, nam giới có ý định kinh doanh tốt hơn đáng kể
so với nữ giới. Nam giới thường có mối quan hệ rộng nên dễ được vay nhiều vốn từ
tín dụng chính thức hơn phụ nữ (Sử Ngọc Anh, 2012; Ajagbe, 2012). Do đó, biến
GENDER được kỳ vọng mang dấu dương (+).
Giả thuyết H2: Người đi vay là nam giới, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức cao hơn người đi vay là nữ giới.
Reynold (1999) và Headd (2003) nhận thấy có mối quan hệ tích cực giữa tình
trạng hôn nhân và hiệu quả kinh doanh. Những người đang kết hôn kinh doanh tốt
hơn so với người độc thân hoặc đã ly hôn (Mwangi, 2012). Do đó, biến X3 được kỳ
vọng mang dấu dương (+).
17
Giả thuyết H3: Người đi vay đang kết hôn, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức cao hơn người đi vay độc thân hoặc đã ly hôn.
Học vấn của người đi vay liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh
tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các
phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Người đi vay có trình độ văn hóa thấp
thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục hiện tại do họ không có khả năng
tự làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ
tục phức tạp khác. Ngoài ra, những người này thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và
thông tin thị trường nên đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh. Những cá nhân có học vấn cao sẽ tham gia tốt hơn trong kinh doanh, họ
thường hiểu được sự cần thiết phải vay tiền và được người cho vay đánh giá cao
(Tolentino, 1998; Gibb, 1998). Trình độ học vấn càng cao sẽ dễ tiếp cận tín dụng
hơn học vấn thấp (Vaessen, 2000; Onstenk, 2003; Ajagbe, 2012). Do đó, biến X4
kỳ vọng mang dấu dương (+).
Giả thuyết H4: Người đi vay có học vấn là cao đẳng hoặc đại học, sẽ có khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay có học vấn dưới cao đẳng,
đại học.
Người Kinh hoặc Hoa có điều kiện về kinh tế - xã hội tốt hơn các dân tộc ít
người khác, nên dễ tiếp cận tín dụng hơn (Sử Ngọc Anh, 2012). Biến X5 kỳ vọng
mang dấu dương (+).
Giả thuyết H5: Người đi vay thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa, sẽ có khả năng
tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay thuộc dân tộc khác.
Kinh doanh lâu năm thì có kinh nghiệm và tình hình kinh doanh ổn định hơn
nên dễ tiếp cận vốn tín dụng chính thức hơn (Sử Ngọc Anh, 2012). Do đó, biến X6
kỳ vọng mang dấu dương (+).
Giả thuyết H6: Người đi vay có nhiều năm kinh doanh thì khả năng tiếp cận
tín dụng chính thức càng lớn.
Thu nhập từ sản xuất kinh doanh bao gồm: (1) Thu nhập từ nông nghiệp
18
(nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); (2) Thu nhập
từ phi nông nghiệp (ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sau khi đã trừ chi
phí và thuế sản xuất); Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết
kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận
được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh. Các nghiên cứu thực
nghiệm của Morduch (2007), Diagne (1999), Bhuiya và cộng sự (2001) và Marge
Sults (2003) đều chỉ ra rằng thu nhập cao làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng bởi
vì thu nhập cao sẽ giúp cho người đi vay có nguồn trả nợ tốt hơn.
Giả thuyết H7: Người đi vay có thu nhập càng cao thì khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức càng lớn.
Marge Sults (2003) cho rằng, hộ gia đình có đông người sẽ có điều kiện giúp
nhau trong kinh doanh, giúp cải thiện hoạt động kinh doanh, nên dễ dàng tiếp cận
tín dụng hơn (Marge Sults, 2003). Tuy nhiên, khi số lượng thành viên quá đông thì
khả năng thu nhập của hộ gia đình lại giảm sút, làm giảm khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức (Mwangi, 2012), Do đó, biến X8 có thể mang dấu dương hoặc âm
(+/-).
Giả thuyết H8: Số lượng thành viên trong hộ gia đình có thể làm tăng hoặc
giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
Người đi vay có nhu cầu vay vốn không phải ai cũng am hiểu về kiến thức,
nghiệp vụ ngân hàng. Họ chủ yếu chỉ có kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực mình
đang làm việc (Mpuga, 2008). Thủ tục vay vốn đơn giản hay phức tạp đều ảnh
hưởng đến việc người vay có tiếp cận được vốn hay không (Nguyễn Quốc Oánh và
Phạm Thị Mỹ Dung; 2010). Đối với một số tổ chức tín dụng có cơ chế quá cứng
nhắc, máy móc, sẽ khiến người đi vay cho hoạt động kinh doanh thấy khó khăn khi
phải cung cấp nhiều hồ sơ, thủ tục để vay vốn như: Hoá đơn đầu vào, đầu ra; Hoá
đơn mua hàng, máy móc, thiết bị có giá trị lớn, tờ khai thuế... làm họ cảm thấy khó
khăn và tìm các phương án khác thay vì vay ngân hàng. Do đó, biến X9 kỳ vọng
mang dấu âm (-).
19
Giả thuyết H9: Khi người đi vay cảm nhận thủ tục cho vay phức tạp, rườm rà
thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm.
Người đi vay chỉ muốn vay vốn nếu lãi suất thấp hoặc bình thường (Nguyễn
Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng, 2011; Lại Thị Thu Huyền, 2012; Ajagbe, 2012).
Lãi suất càng thấp càng thu hút được người vay vốn (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm
Thị Mỹ Dung; 2010; Mamo Girma và cộng sự, 2015). Do đó, biến X10 được kỳ
vọng mang dấu âm (-).
Giả thuyết H10: Khi người đi vay cảm nhận lãi suất cho vay là cao, thì khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm.
Đối với người cho vay, tài sản thế chấp là công cụ phòng ngừa rủi ro, giúp họ
thu hồi được khoản vay trong trường hợp người đi vay không thể trả nợ hoặc trả nợ
không đầy đủ. Người đi vay có tài sản thế chấp sẽ dễ được tiếp cận tín dụng chính
thức (Barslund & Tarp, 2008; Lê Khương Ninh và Huỳnh Văn Hùng, 2011;
Ajagbe, 2012). Do đó, Do đó, biến X11 kỳ vọng mang dấu dương (+).
Giả thuyết H11: Người đi vay có tài sản thế chấp cho khoản vay, sẽ có khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay không có tài sản thế chấp.
3.3. Mô hình nghiên cứu
Mục tiêu đặt ra của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, Thành
phố Cần Thơ. Đầu ra của mô hình (biến phụ thuộc) chỉ có một biến số, đó là khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức không thể đo lường theo tính liên tục, mà chỉ
nhận một trong hai giá trị: được vay vốn hoặc không được vay vốn. Nếu bằng
phương pháp phân tích hồi quy truyền thống (OLS) để hồi quy trực tiếp thì không
thể giải quyết được bài toán này. Sau khi nghiên cứu và so sánh một số mô hình lý
thuyết, tác giả quyết định chọn mô hình hồi quy logit để nghiên cứu ảnh hưởng của
từng nhân tố tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức.
Mô hình hồi quy logit sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác
suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập. Thông tin cần thu
20
thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không (biến phụ
thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện và 1 là có xảy ra)
và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập X1, X2,…, Xk. Mô hình hồi quy
Logit có dạng tổng quát: P(Y) = β0 + βiXi + 𝖼 (3.1).
Biến phụ thuộc: là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (Y) của cá nhân sản
xuất kinh doanh, nhận giá trị 1 nếu được vay vốn từ ngân hàng, nhận giá trị 0 nếu
không được vay vốn ngân hàng.
Các biến độc lập gồm:
Tuổi (X1) được đo lường bằng số năm, tính từ lúc sinh đến năm 2019.
Giới tính (X2): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là nam giới và 0 nếu là nữ giới.
Hôn nhân (X3): Biến giả, nếu đang kết hôn nhận giá trị 1; nếu độc thân, ly hôn
nhận giá trị 0.
Học vấn (X4): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên;
nếu trình độ dưới cao đẳng, đại học thì nhận giá trị 0.
Dân tộc (X5): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là dân tộc Kinh hoặc Hoa; nhận giá
trị 0 nếu là dân tộc khác.
Số năm kinh doanh (X6): Được đo lường bằng số năm hoạt động kinh doanh
của người đi vay.
Thu nhập (X7): Theo Tổng Cục thống kê (2016) thì “Thu nhập được tính bằng
tổng thu nhập trong 1 năm, là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau
khi đã trừ chi phí sản xuất mà một cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong một
thời gian nhất định”.
Số lượng người trong gia đình (X8): Thể hiện số lượng thành viên trong hộ
gia đình của người đi vay, không kể những người ở nhờ.
Thủ tục vay vốn (X9): Biến giả, đo lường cảm nhận của người đi vay đối với
thủ tục cho vay. Nhận giá trị 1 nếu người đi vay cho rằng thủ tục phức tạp, rườm
rà. Ngược lại nhận giá trị 0 nếu người đi vay cảm thấy đơn giản, bình thường.
Lãi suất cho vay (X10): Biến giả, đo lường cảm nhận của người đi vay đối với
21
lãi suất cho vay. Nhận giá trị 1 nếu người đi vay cho rằng lãi suất vay chính thức
cao, nhận giá trị 0 nếu người đi vay cho rằng lãi suất cho vay không cao.
Tài sản thế chấp (X11): Là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu có tài sản thế chấp
khi vay vốn và 0 nếu không có tài sản thế chấp.
Phương trình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức được viết
lại như sau: Xác suất tiếp cận tín dụng chính thức = P(Y) = β0 + β1X1 + β2X1 + β3X3
+ β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7 X7 + β8X8 + β9X9 + β10X10 + β11X11 + 𝖼 (3.2).
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức cho trường hợp các cá
nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt được trình bày tại Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu
Stt Biến giải thích
Ký hiệu
biến
Kỳ vọng
dấu
Cơ sở lý thuyết
I Biến phụ thuộc
Tiếp cận tín dụng Y
II Biến độc lập
1 Tuổi X1 +
Okurut (2006); Mwangi (2012);
Kristiansen và cộng sự, 2003
2 Giới tính X2 + Ngọc Anh (2012); Ajagbe (2012)
3 Hôn nhân X3 Headd (2003); Mwangi (2012)
4 Học vấn X4 + Onstenk (2003); Ajagbe (2012)
5 Dân tộc X5 Sử Ngọc Anh (2012)
6
Số năm kinh
doanh
X6 + Sử Ngọc Anh (2012)
7 Thu nhập X7 +
Marge Sults (2003); Mwangi
(2012)
8
Số lượng người
trong gia đình
X8 + Marge Sults (2003)
9 Thủ tục vay vốn X9 - Oánh và Dung (2010)
10 Lãi suất cho vay X10 -
Lại Thị Thu Huyền (2012);
Ajagbe (2012)
11 Tài sản thế chấp X11 +
Barslund & Tarp (2008); Ninh và
Hùng (2011); Ajagbe (2012)
Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019)
22
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu, đề tài sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp như sau:
3.4.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp bao gồm:
(1) Số liệu về tín dụng chính thức giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn quận
Thốt Nốt được thu thập từ các báo cáo của NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ;
(2) Số liệu về kinh tế xã hội giai đoạn 2014 - 2018 và định hướng phát triển
kinh tế của quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đến năm 2025 được thu thập từ Cục
Thống kê thành phố Cần Thơ và từ các báo cáo của UBND quận Thốt Nốt.
3.4.2. Dữ liệu sơ cấp
3.4.2.1. Chọn điểm điều tra
Quận Thốt Nốt có tất cả 9 phường trực thuộc. Do hạn chế về thời gian và chi
phí, đề tài chỉ chọn 3 phường thuộc quận Thốt Nốt để thu thập thông tin sơ cấp. Tác
giả chọn các phường được chọn là Tân Lộc, Tân Hưng, Thốt Nốt do đây là những
phường có số lượng lớn cá nhân sản xuất kinh doanh (Phòng Kinh tế quận Thốt
Nốt, 2019).
3.4.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cá nhân sản xuất
kinh doanh bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp
cá nhân sản xuất kinh doanh.
Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu giới thiệu mục đích của cuộc
phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi
được sắp xếp phù hợp theo từng yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những
câu hỏi mở và thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (chi tiết ở Phụ lục 1).
Bảng câu hỏi gồm có những thông tin chính như sau: (1) Thông tin về bản thân
của người phỏng vấn và gia đình của họ: thông tin nhân khẩu, tuổi, học vấn, tình
trạng hôn nhân; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính
thức; (3) Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.
23
3.4.2.3. Xác định cỡ mẫu điều tra
Chọn mẫu theo xác xuất có ưu điểm là tính đại diện cao và tổng quát hóa
được cho tổng thể. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), chọn mẫu xác xuất tốn nhiều
thời gian và chi phí nên các nhà nghiên cứu thường phải sử dụng phương pháp chọn
mẫu phi xác xuất thay cho phương pháp xác xuất và hy sinh tính đại diện của mẫu
trong kiểm định lý thuyết khoa học.
Theo Zikmund và Babin (2010) chọn mẫu thuận tiện có ưu điểm là có thể
khảo sát được nhiều đối tượng trong thời gian ngắn (tiết kiệm thời gian) và có tính
kinh tế (tiết kiệm chi phí). Tuy nhiên, chọn mẫu thuận tiện có nhược điểm là: (i) các
khái niệm có thể không đạt độ tin cậy khi khảo sát cho tổng thể nghiên cứu lớn hơn,
(ii) dữ liệu không thể tổng quát hóa cho tổng thể nghiên cứu. Tính đại diện của mẫu
không thể đo được vì không tính được sai số do chọn mẫu.
Yang và cộng sự (2006) chỉ ra phần lớn các nghiên cứu trong kinh doanh chủ
yếu chọn mẫu phi xác xuất. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề
tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Theo Green W.H. (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần
số biến độc lập. Trong nghiên cứu này có 12 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu n =
50 + 5 x 12 = 110. Để đảm bảo thu thập đủ số lượng quan sát, đề tài chọn thêm 40
quan sát để dự phòng, nên cỡ mẫu điều tra là 110 + 40 = 150.
3.4.2.4. Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu điều tra
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề tài sử dụng phương
pháp chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp này có hạn chế về khả năng mở rộng các
kết luận của nghiên cứu và có thể gặp những sai số lấy mẫu. Tuy nhiên, nó khá phù
hợp với những nghiên cứu hàn lâm với chi phí thấp.
Phân bổ số lượng quan sát theo địa bàn: Tân Lộc phỏng vấn 50 cá nhân sản
xuất kinh doanh; Tân Hưng phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh; Thốt Nốt
phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh (bảng 3.2).
24
Bảng 3.2: Phân bổ mẫu điều tra theo phƣờng
Stt Tên phường Số lượng quan sát Tỷ trọng (%)
1 Tân Lộc 50 33,3
2 Tân Hưng 50 33,3
3 Thốt Nốt 50 33,4
Tổng số 150 100,0
Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)
Nghiên cứu phát ra 150 phiếu khảo sát để phỏng vấn các cá nhân sản xuất kinh
doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt. Sau khi thu về và sàng lọc thì có 119 phiếu khảo
sát đạt yêu cầu được đưa vào phân tích, do đó cỡ mẫu nghiên cứu là 119 (lớn hơn
cỡ mẫu tối thiểu 110).
3.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Phiếu khảo sát khi thu về sẽ kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất,
mức độ chính xác và loại loại đi những phiếu không hợp lệ (thiếu nhiều thông tin
quan trọng, đánh theo quy luật). Sau đó sẽ được mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ
liệu trước khi tiến hành phân tích thông qua phần mềm Stata phiên bản 12.0.
Sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit để phân tích mức độ ảnh hưởng của
từng yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Theo Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với mô hình hồi quy nhị phân, cần thực hiện một
số kiểm định sau:
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ
tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao
hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng
này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF),
điều kiện là VIF < 3 để không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Kiểm định độ phù hợp tổng quát: dùng kiểm định Chi-square để kiểm định giả
thuyết H0: 1 = 2 = …. = k = 0. Căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê (ở đây là giá trị
Sig. trong kiểm định Chi-square) để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0.
Điều kiện bác bỏ giả thuyết H0 là kiểm định Chi-square phải có Sig. ≤ 5%. Có nghĩa
25
là hệ số hồi quy của các biến độc lập không đồng thời bằng 0.
Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Để kiểm định ý nghĩa thống kê của
từng hệ số hồi quy của biến độc lập. Khi giá trị Sig. của biến độc lập nhỏ hơn hoặc
bằng 5% thì biến độc lập đó ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc.
Phân tích tỷ số odd: khi tính toán hồi quy logit, tỷ số odd được định nghĩa là tỷ
lệ có xác suất của một sự kiện xảy ra và so sánh với khi nó không xảy ra
(Vittinghoff và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này, tỷ số odd được sử dụng để
đo lường xác suất được tiếp cận tín dụng so với không được tiếp cận tín dụng nếu
yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) xuất hiện.
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 trình bày khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở
lý thuyết tiếp cận tín dụng chính thức và lược khảo các nghiên cứu trước có liên
quan, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân
sản xuất kinh doanh được xác định gồm: (1) Tuổi; (2) Giới tính; (3) Hôn nhân; (4)
Học vấn; (5) Dân tộc; (6) Số năm kinh doanh; (7) Tài sản; (8) Thu nhập; (9) Số
lượng người trong gia đình; (10) Thủ tục vay vốn; (11) Lãi suất cho vay; (12) Tài
sản thế chấp. Phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy nhị phân Logit sử
dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức. Mẫu được
chọn bằng phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu là 119.
26
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận Thốt Nốt nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Cần Thơ; phía Bắc giáp
thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; phía Nam giáp quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ;
phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; phía Đông giáp sông Hậu, ngăn
cách với tỉnh Đồng Tháp.
Quận nằm ở cửa ngõ phía Bắc của TP Cần Thơ, lãnh thổ bao gồm phần đất liền
và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên sông Hậu. Quận có tiềm năng phát triển
công nghiệp và du lịch sinh thái. Đến Thốt Nốt, du khách có dịp tham quan nhiều
thắng cảnh đẹp và những làng nghề nổi tiếng như: vườn cò Bằng Lăng, cù lao Tân
Lộc, làng lưới Thơm Rơm, làng bánh tráng Thuận Hưng, làng thúng Thốt Nốt...
Hình 4.1: Bản đồ hành chính quận Thốt Nốt
Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường thành phố Cần Thơ (2015)
27
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo UBND quận Thốt Nốt (2019) thì “Quận Thốt Nốt có 11.780,74 ha diện
tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các
phường: Thốt Nốt, Thới Thuận, Thới An, Thạnh Hoà, Trung Nhứt, Trung Kiên,
Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc. Các phường nằm ở trung tâm quận gồm có:
phường Thốt Nốt và Trung Kiên.”
Bảng 4.1: Diện tích, dân số của các phƣờng trực thuộc quận Thốt Nốt
Stt Tên phường Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số
(người/km2
)
1 Thốt Nốt 575,48 23.266 4.043
2 Thới Thuận 1.026,06 16.296 1.588
3 Thới An 777,09 13.972 1.798
4 Thạnh Hoà 742,64 8.132 1.095
5 Trung Nhứt 1.123,30 12.708 1.131
6 Trung Kiên 1.416,37 28.105 1.984
7 Thuận Hưng 1.385,39 18.290 1.320
8 Tân Hưng 1.466,25 9.216 629
9 Tân Lộc 3.268,16 30.595 936
Tổng 11.780,74 160.580 1.363
Nguồn: UBND quận Thốt Nốt (2019)
Đến cuối năm 2018, giá trị sản xuất toàn quận Thốt Nốt đạt 33.648,8 tỷ đồng
(giá so sánh năm 2010), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ
trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu
vực nông nghiệp và thủy sản. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình
quân đầu người năm 2018 đạt trên 80 triệu đồng (UBND quận Thốt Nốt, 2019).
Năm 2018, sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn duy trì mức tăng
trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá so sánh năm 2010) thực
hiện được 23.512 tỷ đồng, tăng 14,76% so cùng kỳ (Cục Thống kê thành phố Cần
Thơ, 2019). Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của quận Thốt Nốt gồm: chế biến thủy
sản, cơ khí, xay xát, lau bóng gạo, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất.... Từ địa
28
phương có số lượng cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng còn hạn
chế vào những năm đầu mới thành lập, đến nay, Thốt Nốt có tổng số 1.291 cơ sở
sản xuất công nghiệp - xây dựng (trong đó có 137 doanh nghiệp), giải quyết việc
làm cho 16.494 lao động địa phương, khu vực lân cận, với 45 danh mục ngành nghề
công nghiệp - xây dựng (UBND quận Thốt Nốt, 2019).
Với chủ trương chuyển dịch kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ- du lịch,
Thốt Nốt phát triển đa dạng các loại hình thương mại- dịch vụ. Thời gian qua, hoạt
động thương mại với lượng hàng hóa đa dạng, phong phú đảm bảo nhu cầu sản
xuất, mua sắm và tiêu dùng của người dân. Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu
dịch vụ năm 2018 đạt 22.168 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ thực
hiện đạt 7.957,44 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2017 (Cục Thống kê thành phố
Cần Thơ, 2019).
Đến cuối năm 2018, quận Thốt Nốt có 5.359 hộ và cá nhân sản xuất kinh
doanh, góp phần giải quyết việc làm cho 14.592 lao động tại địa phương (UBND
quận Thốt Nốt, 2019). Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản thực hiện năm 2018
đạt 2.179,33 tỷ đồng, tăng 3,28% so năm 2017 (Cục Thống kê thành phố Cần Thơ,
2019).
Theo UBND quận Thốt Nốt (2019), “Những năm qua, đô thị của quận không
ngừng được mở rộng, vốn đầu tư cho phát triển tăng khá nhanh. Công tác cải tạo,
nâng cấp đường sá; cấp, thoát nước, điện chiếu sáng công cộng… được chú trọng,
bộ mặt đô thị từng bước thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2018, Thốt
Nốt tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình chuyển tiếp, xây dựng các trường đạt
chuẩn quốc gia với tổng số 40/49 trường đạt chuẩn. Quận đã hoàn thành 26 tuyến
đường giao thông, rộng 4 mét, tổng chiều dài 11,6 km, tổng kinh phí thực hiện 18,7
tỷ đồng (trong đó, NSNN đầu tư 15,1 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 3,6 tỷ đồng); vận
động nhân dân xây dựng 12 cây cầu kết cấu bê tông cốt thép, tổng chiều dài 190m,
kinh phí xây dựng 1,7 tỷ đồng, do nhân dân đóng góp. Đến nay, toàn quận có 100%
đường bê tông xi măng đến tổ nhân dân tự quản, khu dân cư, xóm ấp”.
29
4.2. Tổng quan về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt
Nốt, thành phố Cần Thơ
4.2.1. Mạng lƣới và quy mô tín dụng chính thức
Theo NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ (2019), trên địa bàn quận Thốt
Nốt hiện có 27 tổ chức tín dụng đang hoạt động, gồm 2 chi nhánh ngân hàng và 25
phòng giao dịch trực thuộc các ngân hàng thương mại.
Bảng 4.2: Số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng tại quận Thốt Nốt
Stt Phường Số lượng chi nhánh,
phòng giao dịch
Tỷ lệ (%)
1 Trung tâm (Thốt Nốt, Trung Kiên) 22 88
2 Các phường còn lại 3 12
Tổng 25 100
Nguồn: UBND quận Thốt Nốt (2019)
Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng trên địa bàn quận Thốt Nốt có bước
phát triển trên cả lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Đến cuối năm 2018, tổng vốn
huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt hơn 1.798 tỷ đồng, tăng 10,1%
so với năm 2017 và tổng dư nợ cho vay đạt 2.663 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm
2017. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% (NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ, 2019).
Hình 4.2 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2018, dư nợ cá nhân sản xuất kinh
doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt tăng trưởng khá ổn định từ mức 11,90% đến
12,80%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ trên địa bàn (10,00% - 10,80%).
Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cá nhân sản xuất kinh doanh có tăng nhưng không nhiều,
từ mức 6,10% năm 2014 lên mức 6,52% năm 2018.
Như vậy, tỷ trọng dư nợ cho vay các đối tượng khác ngoài cá nhân sản xuất
kinh doanh (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiêu dùng, …) ở thời điểm năm 2014 và
2018 lần lượt là 93,90% và 93,48%. Điều này cho thấy, cho vay cá nhân sản xuất
kinh doanh trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều tiềm năng để
phát triển.
30
Hình 4.2: Tăng trƣởng và tỷ trọng dƣ nợ cá nhân kinh doanh 2014 - 2018
Nguồn: NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ (2015 - 2019)
4.2.2. Đánh giá chung về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận
Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ
Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức tại quận Thốt Nốt có sự tham gia có
nhiều ngân hàng lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank,
ACB, …), cơ sở vật chất của các ngân hàng khang trang, lịch sự. Tuy nhiên, có đến
88% các ngân hàng đặt điểm chi nhánh, phòng giao dịch tại các phường trung tâm
của quận Thốt Nốt (phường Thốt Nốt và phương Trung Kiên), tại các phường xa
trung tâm chỉ chiếm 12% còn lại.
Dư nợ cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng ổn định mặc dù
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của các ngân hàng (đến cuối năm 2018 chỉ
chiếm 6,52%). Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng tại địa bàn tập trung chủ yếu vào
các doanh nghiệp chế biến lương thực, thủy sản, sản xuất đồ gỗ. Do quy mô nhỏ, lẻ
nên cá nhân sản xuất kinh doanh cũng gặp hạn chế trong tiếp cận vay vốn (UBND
quận Thốt Nốt, 2019).
Một trong những trở ngại lớn cho việc phát triển tín dụng cho đối tượng cá
nhân sản xuất kinh doanh là do các cá nhân chưa thuyết phục được ngân hàng về
tính khả thi của phương án vay vốn, hồ sơ vay vốn thiếu các chứng từ chứng minh
31
thực tế kinh doanh (chứng từ mua hàng, xuất nhập hàng hóa, chuyển tiền qua ngân
hàng) do cá nhân kinh doanh chưa có thói quen ghi chép sổ sách, lưu trữ và tập
quán thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu (UBND quận Thốt Nốt, 2019).
Bảng 4.3: Tình hình kinh doanh của một số chi nhánh, phòng giao dịch Ngân
hàng tại quận Thốt Nốt năm 2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB
1. Doanh số
huy động
122 145 120 98 86 80
- KH cá nhân 55 62 66 41 33 37
- KH tổ chức 67 83 54 57 53 43
2. Doanh số
cho vay
87 112 79 67 63 66
- KH cá nhân 40 47 45 30 25 30
- KH tổ chức 47 65 34 37 38 36
Nguồn: Kết quả thu thập của tác giả (2019)
4.3. Thống kê mô tả mẫu phỏng vấn
4.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra
Cơ cấu mẫu khảo sát được trình bày tại Bảng 4.4. Về giới tính: có 44 người
kinh doanh là nữ (chiếm 36,97%) và 75 người kinh doanh là nam (chiếm 63,03%).
Về trình độ học vấn: có 41 người trình độ dưới cao đẳng, đại học (chiếm
34,45%) và có 78 người trình độ cao đẳng, đại học trở lên (chiếm 65,55%).
Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu khảo sát
Stt Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)
I Giới tính 119 100,00
1 Nữ 44 36,97
2 Nam 75 63,03
II Trình độ học vấn 119 100,00
1 Dưới cao đẳng, đại học 41 34,45
2 Cao đẳng, đại học trở lên 78 65,55
III Dân tộc 119 100,00
32
1 Khác 31 26,05
2 Kinh/Hoa 88 73,95
IV Tình trạng hôn nhân 119 100,00
1 Chưa kết hôn/Đã ly hôn 25 21,01
2 Đang kết hôn 94 78,99
V Ngành nghề kinh doanh 119 100,00
1 Phi nông nghiệp 60 50,42
2 Nông nghiệp 59 49,58
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019)
Về dân tộc: có 88 người thuộc dân tộc Kinh/Hoa (chiếm 73,95%) và 31 người
thuộc dân tộc khác (chiếm 26,05%).
Về tình trạng hôn nhân: có 94 người đang kết hôn (chiếm 78,99%) và 25
người chưa kết hôn hoặc đã ly hôn (chiếm 21,01%).
Về ngành nghề kinh doanh: có 60 người sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
phi nông nghiệp (chiếm 50,42%) và có 59 người sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực
nông nghiệp (chiếm 49,58%).
4.3.2. Đặc điểm của cá nhân sản xuất kinh doanh
Đặc điểm cá nhân của những người sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt
được thống kê tại Bảng 4.5. Về độ tuổi: độ tuổi trung bình của người sản xuất kinh
doanh tham gia khảo sát là 37,77 tuổi, độ lệch chuẩn là 9,60 tuổi, người nhỏ tuổi
nhất là 23 tuổi và người lớn tuổi nhất là 55 tuổi.
Về số năm kinh doanh: số năm kinh doanh trung bình của các cá nhân là 9,65
năm, độ lệch chuẩn là 5,05 năm, người kinh doanh ít nhất là 5 năm và người kinh
doanh lâu nhất là 20 năm.
Về thu nhập trong năm: tổng thu nhập trung bình trong năm của các cá nhân
sản xuất kinh doanh là 305 triệu đồng, độ lệch chuẩn là 157 triệu đồng, người có thu
nhập năm ít nhất là 60 triệu đồng và người có thu nhập năm cao nhất là 640 triệu
đồng.
Về số người trong gia đình: trung bình mỗi gia đình có 4,62 người, độ lệch
33
chuẩn là 1,21 người, gia đình ít người nhất là 3 người và gia đình đông người nhất
là 6 người.
Bảng 4.5: Đặc điểm cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt
Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
1 Độ tuổi Tuổi 37,77 9,60 23,00 55,00
2 Số năm kinh doanh Năm 9,65 5,05 5,00 20,00
3 Thu nhập trong năm
Trăm triệu
đồng
3,05 1,57 0,60 6,40
4 Số người trong gia đình Người 4,62 1,21 3,00 6,00
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019)
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt,
thành phố Cần Thơ
4.4.1. Thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân
sản xuất kinh doanh
Dựa trên số lượng khảo sát, thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng của các
cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt như sau:
Về nguồn cung cấp thông tin về tín dụng: Hình 4.3 cho thấy các kênh thông
tin mà cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt có thể tiếp cận để có thông tin
về tín dụng chính thức. Trong đó, nguồn thông tin do các cá nhân tự biết là 52,94%,
nguồn thông tin từ chính quyền địa phương là 51,26%, nguồn thông tin từ cán bộ tín
dụng tư vấn là 50,42%, nguồn thông tin từ những nguồn khác là 48,74% và nguồn
thông tin từ người quen là 47,90%.
34
Hình 4.3: Nguồn cung cấp thông tin về tín dụng
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019)
Về điều kiện vay vốn: Ý kiến của người đi vay về các điều kiện vay vốn được
thể hiện tại Bảng 4.6. Về thủ tục vay vốn: có 103 người cho là thủ tục bình thường
(chiếm 86,55%) và 16 người cho là thủ tục phức tạp (chiếm 13,45%); Về lãi suất
cho vay: có 86 người cho là lãi suất cho vay bình thường (chiếm 72,27%) và 33
người cho là lãi suất vay cao (chiếm 27,73%); Về tài sản thế chấp: thì có 38 người
không có tài sản thế chấp (chiếm 31,93%) và 81 người có tài sản thế chấp
(68,07%).
Bảng 4.6: Ý kiến của ngƣời đi vay đối với các điều kiện vay vốn
Stt Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%)
I Thủ tục vay vốn 119 100,00
1 Thủ tục bình thường 103 86,55
2 Thủ tục phức tạp 16 13,45
II Lãi suất cho vay 119 100,00
1 Lãi suất cho vay bình thường 86 72,27
2 Lãi suất cho vay cao 33 27,73
II Tài sản thế chấp 119 100,00
1 Không có tài sản thế chấp 38 31,93
2 Có tài sản thế chấp 81 68,07
35
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019)
Như vậy, đa số người đi vay cho rằng thủ tục vay vốn là bình thường, lãi suất
cho vay ở mức bình thường và đa số đều có tài sản thế chấp khi vay vốn.
Về thông tin khoản vay: Đối với những cá nhân sản xuất kinh doanh được tiếp
cận được vốn tín dụng chính thức (được vay vốn ngân hàng), trung bình mỗi cá
nhân có nhu cầu vay 529,30 triệu đồng (độ lệch chuẩn 259,42 triệu đồng), người có
nhu cầu vay ít nhất là 20 triệu đồng và người có nhu cầu vay nhiều nhất là 1.180
triệu đồng (Bảng 4.7).
Bảng 4.7: Thông tin về khoản vay
Stt Khoản mục Đơn vị tính Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
1 Nhu cầu vay Triệu đồng 529,30 259,42 20 1.180
2 Số tiền được vay Triệu đồng 374,79 179,77 20 900
3 Lãi suất vay % 8,85 1,68 7 12
4 Tài sản thế chấp Triệu đồng 669,44 346,43 30 1.580
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019)
Số tiền trung bình mà mỗi cá nhân được vay là 374,79 triệu đồng, (độ lệch
chuẩn là 179,77 triệu đồng), số tiền được vay ít nhất là 20 triệu đồng và nhiều nhất
là 900 triệu đồng. Lãi suất vay trung bình là 8,85%/năm, (độ lệch chuẩn là
1,68%/năm), lãi suất vay thấp nhất là 7%/năm và lãi suất vay cao nhất là 12%/năm.
Tài sản thế chấp trung bình của mỗi cá nhân là 669,44 triệu đồng (độ lệch chuẩn là
346,43 triệu đồng), cá nhân có tài sản thế chấp nhỏ nhất là 30 triệu đồng và cá nhân
có tài sản thế chấp lớn nhất là 1.580 triệu đồng.
Như vậy, số tiền được vay/Nhu cầu vốn vay = 374,79/ 529,30 = 70,81% là phù
hợp với thực tế tình hình duyệt vay vốn tại các Ngân hàng hiện nay. Tỷ lệ số tiền
được vay/Tài sản thế chấp = 374,79/ 669,44 = 55,99%. Thông thường, số tiền được
vay bằng khoảng 60 - 70% giá trị tài sản thế chấp (Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam, 2017). Như vậy, tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp từ kết quả khảo sát
thấp hơn mức thông thường, nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho cá nhân sản
36
xuất, kinh doanh.
Về mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng: Nhìn chung, mức độ hài lòng khi
vay vốn ngân hàng, theo thang đo Likert 5 điểm, chỉ đạt 2,87 điểm, tương đương
với mức bình thường. Tỷ lệ không hài lòng (từ 1 - 2 điểm) khá cao, lên đến 46,48%
(Bảng 4.8). Cho thấy việc tiếp cận tín dụng vẫn còn nhiều khó khăn.
Bảng 4.8: Mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng
Mức độ hài lòng Thang điểm Số quan sát Tỷ lệ (%)
Rất không hài lòng 1 16 22,54
Không hài lòng 2 17 23,94
Bình thường 3 13 18,31
Hài lòng 4 10 14,08
Rất hài lòng 5 15 21,13
Điểm số hài lòng trung bình = 2,87 điểm
Tỷ lệ từ bình thường đến hài lòng (từ 3 - 5 điểm) = 53,52%
Tỷ lệ không hài lòng (từ 1 - 2 điểm) = 46,48%
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Về lý do cản trở tiếp cận tín dụng chính thức: Đối với những cá nhân sản xuất
kinh doanh không được tiếp cận tín dụng chính thức, lý do chủ yếu được sắp xếp
theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: Số tiền vay ít không đáp ứng nhu cầu nên không
vay, với 58,33% ý kiến đồng ý; Không có tài sản thế chấp, với 47,92% ý kiến đồng
ý; Không đủ vốn tự có, với 47,92% ý kiến đồng ý; Thủ tục vay vốn phức tạp, với
37,5% ý kiến đồng ý; Tốn phí lót tay, với 37,50% ý kiến đồng ý (Hình 4.3). Kết
quả này cho thấy, xuất hiện trường hợp một cá nhân đồng thời vướng nhiều lý do
không được vay vốn.
37
Hình 4.4: Những lý do cản trở tiếp cận tín dụng chính thức
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019)
4.4.2. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh
Với mục tiêu xác định các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận
tín dụng của các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần
Thơ thì nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit để phân tích số liệu.
Biến phụ thuộc là tiếp cận tín dụng chính thức. Có hai trường hợp xảy ra nếu biến
nhận giá trị là 1 nghĩa là cá nhân được vay vốn ngân hàng và nhận giá trị 0 nếu cá
nhân không được vay vốn ngân hàng.
Bảng 4.9 cho thấy, mô hình hồi quy tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
Giá trị Pseudo R2
= 0,8036 = 80,36% có nghĩa là biến độc lập trong mô hình
giải thích được 80,36% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Tiếp cận tín dụng chính
thức”.
Độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình đều có giá
trị < 3 nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến là không nghiêm trọng, chấp
nhận được.
Tỷ lệ dự báo đúng của mô hình là rất cao là 93,28%.
38
Bảng 4.9: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng chính thức
Stt Biến độc lập Ký hiệu Hệ số hồi
quy
Độ lệch
chuẩn
Sig. VIF
1 Tuổi X1 0,273 0,079 0,001 2,02
2 Giới tính X2 2,080 0,855 0,015 1,06
3 Hôn nhân X3 0,458 1,111 0,680 1,09
4 Học vấn X4 0,724 1,697 0,017 1,13
5 Dân tộc X5 -0,276 1,181 0,815 1,12
6 Số năm kinh doanh X6 -0,083 0,101 0,412 1,15
7 Thu nhập X7 1,472 0,477 0,002 2,93
8 Số người trong gia đình X8 -0,598 0,588 0,309 1,19
9 Thủ tục vay vốn X9 -2,052 1,590 0,047 1,38
10 Lãi suất cho vay X10 -1,634 1,395 0,242 1,12
11 Tài sản thế chấp X11 3,505 1,772 0,048 2,49
12 Hằng số Const -13,963 3,311 0,000
Số lượng quan sát N = 119 Wald - chi2
(11) = 77,94 Sig. chi2
= 0,000
Pseudo R2
= 0,8036 Mức độ dự báo đúng (Correctly classified) = 93,28%
Tóm lại, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính
thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt là phù hợp với dữ liệu
khảo sát.
Bảng 4.9 cho thấy có 6 biến độc lập có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, do có do
giá trị Sig. < 5% và cùng dấu với kỳ vọng bao gồm: Tuổi (X1); Giới tính (X2); Học
vấn (X4); Thu nhập (X7); Thủ tục vay vốn (X9) và Tài sản thế chấp (X11). Các yếu
tố ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức,
do giá trị Sig. > 5% bao gồm: Hôn nhân (X3); Dân tộc (X5); Số năm kinh doanh
(X6); Số người trong gia đình (X8); Lãi suất cho vay (X10).
Bảng 4.10 cho thấy, các yếu tố có tỷ số Odd lớn hơn 1 và ảnh hưởng có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đến tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản
xuất kinh doanh gồm có:
39
Bảng 4.10: Tỷ số Odd của yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng chính thức
Stt Biến độc lập Ký hiệu Tỷ số Odd Độ lệch
chuẩn
Sig.
1 Tuổi X1 1,314 0,103 0,001
2 Giới tính X2 8,002 6,843 0,015
3 Hôn nhân X3 1,582 1,757 0,680
4 Học vấn X4 2,062 3,498 0,017
5 Dân tộc X5 0,759 0,896 0,815
6 Số năm kinh doanh X6 0,921 0,093 0,412
7 Thu nhập X7 4,356 2,080 0,002
8 Số người trong gia đình X8 0,550 0,323 0,309
9 Thủ tục vay vốn X9 0,129 0,204 0,047
10 Lãi suất cho vay X10 0,195 0,272 0,242
11 Tài sản thế chấp X11 33,271 58,960 0,048
12 Hằng số Const 0,000 0,000 0,001
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019)
Như vậy, từ Bảng 4.9 và Bảng 4.10 cho thấy 6 yếu tố có ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt
Nốt, sắp xếp theo mức đọ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có:
Tài sản thế chấp (X11): có hệ số hồi quy là +3,505 phù hợp với kỳ vọng về
dấu và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Tỷ số Odd là 33,271 có ý nghĩa là
khi người đi vay có tài sản thế chấp thì khả năng được vay cao hơn bị từ chối cho
vay là 33,271 lần. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Barslund & Tarp
(2008), Ajagbe (2012). Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt. Trong
thực tế, những người đi vay có nhiều tài sản thế chấp luôn được ngân hàng đánh giá
cao hơn so với người đi vay không có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp được xem
như một cách thức phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp người đi vay
không thể trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì ngân hàng thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ.
Giới tính (X2) là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đến khả năng tiếp
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh

More Related Content

Similar to Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...
Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...
Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...jackjohn45
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

Similar to Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh (20)

Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Chấp Nhận Sử Dụng Dịch Vụ Ngân Hàng Đi...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Cam Kết Của Những Người Hoạt Động Không Chuyên Trá...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân TrắngLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
 
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công TyLuận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
Luận Văn Thúc Đẩy Động Lực Làm Việc Cho Người Lao Động Tại Công Ty
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân HàngLuận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Tác Động Của Vốn Chủ Sở Hữu Đến Rủi Ro Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lõng Của Người Dân Trong Việc Bồi Thường, Giả...
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Động Lực Làm Việc Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệ...
 
Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...
Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...
Luận án: Các nhân tố ảnh hướng đến giá bán căn hộ chung cư cao cấp - Nghiên c...
 
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ HưởngLuận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
 
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
Các yếu tố tác động đến sự hài lòng về dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàn...
 
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Thông Tin Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các...
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

More from Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com (20)

Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ NgơiMẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
Mẫu Luận Văn Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Thời Giờ Nghỉ Ngơi
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Theo Định Hướng Ứng Dụng.
 
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt NamLuận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
Luận Văn Thạc Sĩ Pháp Luật Về Bảo Vệ Người Tiêu Dùng Ở Việt Nam
 
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn NhânLuận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
Luận Văn Thạc Sĩ Hậu Quả Pháp Lý Của Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân
 
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt NamLuận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Luận Văn Tái Cấu Trúc Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  NhũngLuận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham  Nhũng
Luận Văn Tác Động Của Quy Mô Chính Phủ Đến Tham Nhũng
 
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt NamLuận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
Luận Văn Sở Hữu Nước Ngoài Tác Động Lên Thanh Khoản Chứng Khoán Việt Nam
 
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
Luận Văn Quy Mô, Quản Trị Doanh Nghiệp Và Mức Độ Rủi Ro Của Các Định Chế Tài ...
 
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng ThápLuận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
Luận Văn Quản Lý Rủi Ro Hóa Đơn Tại Cục Thuế Tỉnh Đồng Tháp
 
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi ĐấtLuận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
Luận Văn Pháp Luật Về Hỗ Trợ Khi Nhà Nước Thu Hồi Đất
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Trải Nghiệm Dòng Chảy, Thái Độ Và Ý Định Mua Của Ng...
 
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân ĐồnLuận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
Luận Văn Hoàn Thiện”Hệ Thống Thông Tin Kế Toán Tại Công Ty Cổ Phần Nhựa Vân Đồn
 
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng ĐìnhKhóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
Khóa Luận Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Giầy Da Thượng Đình
 
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
Luận Văn Tác Động Phong Cách Lãnh Đạo Tích Hợp Đến Động Lực Phụng Sự Công Của...
 
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
Luận Văn Tác Động Của Thực Tiễn Quản Trị Nguồn Nhân Lực Đến Hiệu Quả Công Việ...
 
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
Luận Văn Tác Động Của Rủi Ro Thanh Khoản Và Rủi Ro Tín Dụng Đến Sự Ổn Định Củ...
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh Doanh

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC THIỆN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Tham Khảo Thêm Tài Liệu Tại Luanvanpanda Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận, Báo Cáo, Khoá Luận, Luận Văn Zalo/Telegram Hỗ Trợ : 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGỌC THIỆN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH Ở QUẬN THỐT NỐT, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành: Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THU HIỀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh ở Quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Phan Thu Hiền. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 29 tháng 7 năm 2019 Tác giả Nguyễn Ngọc Thiện
  • 4. MỤC LỤC TRANG BÌA TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TÓM TẮT ABSTRACT Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................... 1 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ..................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể..................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................3 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4 1.6. Bố cục của luận văn............................................................................................4 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC ......................................................................................................... 6 2.1. Cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng chính thức ..............................................6 2.1.1. Tín dụng chính thức ..........................................................................................6
  • 5. 2.1.2. Khả năng tiếp cận tín dụng................................................................................7 2.2. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức...................................................................................................................8 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài...............................................................................8 2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..........................................................................10 2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu ...........................................................................14 Tóm tắt chƣơng 2 ....................................................................................................14 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 15 3.1. Khung phân tích...............................................................................................15 3.2. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................16 3.3. Mô hình nghiên cứu .........................................................................................19 3.4. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................22 3.4.1. Dữ liệu thứ cấp................................................................................................22 3.4.2. Dữ liệu sơ cấp..................................................................................................22 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu........................................................................24 Tóm tắt chƣơng 3 ....................................................................................................25 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 26 4.1. Tổng quan về quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.......................................26 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................26 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................27 4.2. Tổng quan về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ .................................................................................................29 4.2.1. Mạng lưới và quy mô tín dụng chính thức......................................................29 4.2.2. Đánh giá chung về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ....................................................................................................30 4.3. Thống kê mô tả mẫu phỏng vấn......................................................................31 4.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra ........................................................................................31
  • 6. 4.3.2. Đặc điểm của cá nhân sản xuất kinh doanh ....................................................32 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ......................................................................................................................................33 4.4.1. Thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.................................................................................................................33 4.4.2. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.......................................................................37 Tóm tắt chƣơng 4 ....................................................................................................42 Chƣơng 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 43 5.1. Kết luận .............................................................................................................43 5.2. Khuyến nghị chính sách...................................................................................43 5.2.1. Đối với cá nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn..............................43 5.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng ...........................................................................45 5.2.3. Đối với chính quyền địa phương.....................................................................46 5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU KHẢO SÁT
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GDP Tổng sản phẩm quốc nội NHNN Ngân hàng Nhà nước TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VIF Độ phóng đại phương sai
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ...........................................13 Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu..........................................................21 Bảng 3.2: Phân bổ mẫu điều tra theo phường ...........................................................24 Bảng 4.1: Diện tích, dân số của các phường trực thuộc quận Thốt Nốt ...................27 Bảng 4.2: Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng tại quận Thốt Nốt ........29 Bảng 4.3: Tình hình kinh doanh của một số chi nhánh, phòng giao dịch Ngân hàng tại quận Thốt Nốt năm 2018 ..............................................................................31 Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu khảo sát.................................................................................31 Bảng 4.5: Đặc điểm cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt.......................33 Bảng 4.6: Ý kiến của người đi vay đối với các điều kiện vay vốn ...........................34 Bảng 4.7: Thông tin về khoản vay ............................................................................35 Bảng 4.8: Mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng ..................................................36 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức .......38 Bảng 4.10: Tỷ số Odd của yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức .......39 Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ...............................41
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Khung phân tích........................................................................................15 Hình 4.1: Bản đồ hành chính quận Thốt Nốt ............................................................26 Hình 4.2: Tăng trưởng và tỷ trọng dư nợ cá nhân kinh doanh 2014 - 2018 .............30 Hình 4.3: Nguồn cung cấp thông tin về tín dụng ......................................................34 Hình 4.4: Những lý do cản trở tiếp cận tín dụng chính thức.....................................37
  • 10. TÓM TẮT Tên đề tài: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Lý do chọn đề tài: Cá nhân sản xuất kinh doanh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn quận Thốt Nốt. Vấn đề: Việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt vẫn gặp nhiều khó khăn. Phƣơng pháp nghiên cứu: Sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Số lượng quan sát trong mẫu nghiên cứu gồm 119 cá nhân sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu: Sáu yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, sắp xếp theo mức đọ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có: (1) Tài sản thế chấp; (2) Giới tính; (3) Thủ tục vay vốn; (4) Thu nhập; (5) Học vấn; (6) Tuổi. Kết luận và khuyến nghị: Đề tài đề xuất các hàm ý chính sách đối với cá nhân sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn, đối với chính quyền địa phương, đối với ngân hàng. Từ khóa: Cá nhân sản xuất kinh doanh, tín dụng chính thức, Thốt Nốt.
  • 11. ABSTRACT Title: Factors affecting the ability to access formal credit of personal businessman in ThotNot District, CanTho City. Reason for writing: Personal businessman plays an important role in socio- economic development in ThotNot District. Problem: The ability to access formal credit of personal businessman in ThotNot District still faces many difficulties. Methods: Using logit binary regression model to analyze factors affecting to credit’s access. The number of personal businessman interview in the study is 119 person. Results: Six factors that affect the ability of personal businessman to access formal credit in Thot Not district, arranged according to the degree of influence from the largest to the lowest: (1) Collateral; (2) Gender; (3) Credit’s procedures; (4) Income; (5) Education; (6) X1. Conclusions and implications: The thesis proposes policy implications for personal businessman, for local authorities and for banks. Keywords: Personal businessman, formal credit, ThotNot District.
  • 12. 1 Chƣơng 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Trong giai đoạn 2015 - 2017, khu vực kinh tế tư nhân luôn chiếm hơn 40% GDP. Đến năm 2018, ước tính kinh tế tư nhân đóng góp 42,1% tổng sản phẩm quốc nội (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2019). Do có vai trò quan trọng, kinh tế tư nhân được Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển. Nhận thấy tầm quan trọng của hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất kinh doanh, Nhà nước đã tạo rất nhiều thuận lợi từ thủ tục kinh doanh đến cải cách quản lý thuế đối tượng này theo hình thức khoán, không cần tập hợp hóa đơn, ghi chép sổ sách, đã tạo điều kiện cho cá nhân sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Hơn nữa, do quy mô các hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất kinh doanh không lớn (số lượng lao động không quá 10 người lại hầu hết là người trong gia đình) nên việc quản lý các đơn vị này cũng không quá khó khăn, chưa kể đến việc các hộ kinh doanh đăng ký thuế theo hình thức thuế khoán thì không cần tập hợp hóa đơn cũng không cần thực hiện các ghi chép sổ sách, báo cáo tài chính hay báo cáo thuế theo quy định như các loại hình doanh nghiệp khác. Mặt khác, những điều kiện khách quan từ môi trường và truyền thống của nền văn hóa Việt Nam cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh phát triển nhờ tận dụng các bí quyết sản xuất truyền thống và kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. Điều này cho phép phát huy những ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm độc đáo phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay, ngoài đối tượng khách hàng truyền thống là doanh nghiệp, các ngân hàng còn quan tâm đến việc tiệp cận vốn của cá nhân sản xuất kinh doanh. Các cá nhân sản xuất kinh doanh bao giờ cũng cần vốn để mở rộng việc kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn và đáp ứng nhu cầu vốn vay vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều cá nhân sản xuất kinh doanh phải tiếp cận các nguồn vốn không chính thức, với các lãi suất cao, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ kinh doanh.
  • 13. 2 Quận Thốt Nốt nằm ở phía Bắc của thành phố Cần Thơ. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Quận Thốt Nốt có sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp ngày càng quan trọng vào trong phát triển kinh tế của địa phương. Tính đến cuối năm 2018, tổng số hộ kinh doanh, cá nhân sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt là 6.240, đóng góp khoảng 19,5% giá trị sản xuất trên địa bàn quận Thốt Nốt (UBND quận Thốt Nốt, 2019). Các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Thốt Nốt với khả năng cung ứng vốn tín dụng ổn định, lãi suất phù hợp luôn là nơi mà các cá nhân sản xuất kinh doanh tìm đến đầu tiên khi có nhu cầu vay vốn. Tính đến cuối năm 2018, dư nợ cho vay của các ngân hàng đối với cá nhân sản xuất kinh doanh chiếm 6,52% tổng dư nợ trên địa bàn quận Thốt Nốt (NHNN Việt Nam Chi nhánh thành phố Cần Thơ, 2019). Tuy nhiên, việc cung ứng vốn tín dụng ngân hàng đến cá nhân sản xuất kinh doanh chưa kịp thời, việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của cá nhân sản xuất kinh doanh vẫn gặp nhiều khó khăn. Thực tế, không phải cá nhân kinh doanh nào đến nộp hồ sơ vay cũng được ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình. Theo ước tính của Hiệp hội Ngân hàng thành phố Cần Thơ chỉ có khoảng 40% cá nhân kinh doanh tại quận Thốt Nốt được tiếp cận tín dụng ngân hàng. Do đó, nhu cầu vốn tín dụng của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa bàn Quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ đang trở thành vấn đề quan tâm hiện nay. Chính vì những lý do như trên, tác giả chọn đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ” làm luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Từ đó, khuyến nghị chính sách nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các cá nhân sản
  • 14. 3 xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 2: Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Mục tiêu 3: Khuyến nghị một số chính sách để nâng khả năng tiếp cận vốn của các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Những yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ ra sao? Những chính sách nào là quan trọng để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh. Đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.
  • 15. 4 Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp được giới hạn từ năm 2014 đến năm 2018. Số liệu sơ cấp được thu thập trong thời gian từ tháng 04/2019 đến tháng 05/2019. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tổng hợp, khái quát được sử dụng để tổng hợp lý thuyết về tiếp cận tín dụng và các kết quả nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài. Từ đó, đề xuất mô hình kinh tế lượng nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh. Phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu định lượng với kỹ thuật phân tích hồi quy nhị phân logit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. 1.6. Bố cục của luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng chính thức và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Trình bày cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng chính thức, cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày khung nghiên cứu; Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu. “Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trình bày tổng quan địa bàn
  • 16. 5 nghiên cứu; Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ; Thảo luận kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách. Trình bày những khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ; Những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.”
  • 17. 6 Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC 2.1. Cơ sở lý thuyết về tiếp cận tín dụng chính thức 2.1.1. Tín dụng chính thức Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xưa thì tín dụng là “credese”, có nghĩa là “tín nhiệm”, “tin tưởng”. Qua nhiều thế kỷ, thuật ngữ này được hiểu là “cho vay” hoặc “tín dụng”. Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng. Chẳng hạn như: Sử Đình Thành (2006) đưa ra khái niệm về tín dụng như sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định”. Theo Lê Văn Tề (2007), “Tín dụng là sự tin tưởng, tín nhiệm, có nghĩa là vay mượn sự tin tưởng hoặc tín nhiệm đó để thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị vật chất hoặc tiền tệ trong một thời gian”. Theo Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định”. John Lock (2010) cho rằng “Tín dụng không phải là tiền mà là sự kỳ vọng về tiền và không giới hạn bởi thời gian. Điều này có nghĩa là khi quan hệ vay mượn được diễn ra giữa người cho vay và người đi vay, cả hai chủ thể đều kỳ vọng trong tương lai mình sẽ nhận được nhiều hơn những gì mình có, trong mối quan hệ tín dụng là sự vận động của tiền tệ, được biểu hiện qua T - T’, T là số tiền ban đầu trước khi cho vay và T’ là số tiền sau khi đã cho vay. Nếu số tiền được sử dụng có hiệu quả thì T’ > T và ngược lại.” Theo Jonothan Golin (2010), “Tín dụng là niềm tin hoặc kỳ vọng thực tế, khi đó người cho vay sẵn sàng cho vay và sẽ được hoàn trả đầy đủ theo quy định của thỏa thuận giữa bên cho vay và bên vay vốn và rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra”.
  • 18. 7 Như vậy, chúng ta có thể hiểu tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người đi vay. Trong quan hệ này, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho vay cho người đi vay trong một thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hóa đã vay khi đến hạn trả nợ có kèm hoặc không kèm theo một khoản lãi. Tín dụng chính thức trong Tiếng Anh là “formal credit”, nghĩa là các khoản tín dụng được được cung cấp bởi các định chế tài chính chính thức. Theo Đinh Phi Hổ (2008) định chế tài chính chính thức là những tổ chức kinh doanh tiền tệ đăng ký hoạt động theo pháp luật của nhà nước, chịu trách nhiệm nộp các khoản thuế theo quy định của nhà nước. Tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng kí và hoạt động công khai theo luật, hoặc chịu sự quản lý giám sát của chính quyền Nhà nước các cấp (Phạm Đình Khôi, 2012). Như vậy có thể thấy tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của Luật Ngân hàng như quy định khung lãi suất, huy động vốn, quy định cho vay mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức (ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của Chính phủ) mới được cung cấp được. 2.1.2. Khả năng tiếp cận tín dụng Theo Ribot và Peluso (2013), thuật ngữ tiếp cận được định nghĩa là khả năng hưởng lợi từ cái gì. Theo Từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ “khả năng” được hiểu là cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định (Hoàng Phê và cộng sự, 2013). Theo Zeller (1994), “Các tổ chức tín dụng sẽ quyết định cấp toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay hoặc hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay”.
  • 19. 8 Theo Beck và cộng sự (2009), tiếp cận với các dịch vụ tài chính không phải là đồng nghĩa với việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Tác nhân kinh tế có thể có tiếp cận với các dịch vụ tài chính, nhưng có thể quyết định không sử dụng chúng, hoặc do các lý do văn hóa - xã hội, hoặc bởi vì chi phí cơ hội là quá cao. Khách hàng có nhu cầu về dịch vụ tín dụng, đã tìm hiểu về dịch vụ tín dụng của ngân hàng - có nghĩa là có tiếp cận với dịch vụ tín dụng, song do chi phí cao nên quyết định không vay ngân hàng cũng vẫn được coi là đã tiếp cận dịch vụ tín dụng. Theo Nguyễn Kim Lý (2013), “Khả năng tiếp cận vốn là khả năng của người đi vay đáp ứng được các điều kiện do người cung cấp vốn đặt ra để có được nguồn vốn với chi phí thấp nhất có thể được”. Theo Nguyễn Thị Hải Yến (2016), “Tiếp cận vốn tín dụng là việc người đi vay có thể vay được vốn tín dụng hay không. Không được tiếp cận tín dụng là người vay đề nghị ngân hàng cấp vốn tín dụng nhưng chỉ được cấp một phần nhu cầu vay vốn hoặc bị ngân hàng từ chối cấp tín dụng”. Trong đề tài này, khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh được hiểu là việc cá nhân sản xuất kinh doanh có được ngân hàng cho vay hay không. Được tiếp cận tín dụng chính thức nghĩa là được ngân hàng cho vay toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay (cho vay một phần). Không được tiếp cận tín dụng chính thức có nghĩa là ngân hàng hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay. 2.2. Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 2.2.1. Các nghiên cứu nƣớc ngoài Zhu & De’Armond (2005) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế đến khả năng tiếp cận cho vay tiêu dùng tại Hoa Kỳ. Nghiên cứu sử dụng thông tin từ khảo sát chi tiêu tiêu dùng của 7.579 hộ gia đình ở Hoa Kỳ năm 2001. Tác giả kết luận rằng các yếu tố chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm và trình độ học vấn của chủ hộ, thu nhập đều có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Trong đó, các yếu tố tác động cùng chiều đến khả năng tiếp
  • 20. 9 cận tín dụng chính thức gồm có: chủng tộc là người da trắng sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn so với người da vàng (hệ số hồi quy là 0,432); Trình độ học vấn làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng (hệ số hồi quy là 0,290); Thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng (hệ số hồi quy là 0,007). Các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức gồm có: Chủ hộ độc thân, thất nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình logit để xử lý dữ liệu. Mô hình logit được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức do biến phụ thuộc là biến nhị phân (nhận một trong 2 giá trị 0 hoặc 1) nên không thể áp dụng mô hình hồi quy OLS. Mwangi (2012) cũng sử dụng mô hình Logit để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tiếp cận tín dụng của các cá nhân ở Kenya. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố: Thu nhập, tuổi, học vấn, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lượng thành viên trong hộ gia đình, tài sản, khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi vay đều có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của người đi vay. Trong đó, khi tuổi tăng thêm 1 năm từ trung bình từ 39,3 đến 40,3 thì xác suất tiếp cận tín dụng tăng thêm 0,85%; Tăng quy mô hộ gia đình thêm một người thì xác suất tiếp cận tín dụng chính thức giảm 0,34%; Thu nhập tăng thêm sẽ làm tăng xác suất tiếp cận tín dụng là xác suất bằng 0,0002%; Cư dân ở khu vực nông thôn có xác suất tiếp cận tín dụng thấp hơn 1,36% so với cư dân thành thị; Người đi vay là phụ nữ có xác suất tiếp cận tín dụng cao hơn 3,5% so với nam giới. Những người đang kết hôn thì xác suất tiếp cận tín dụng chính thức tăng thêm 3,56%; Khoảng cách từ nơi cư trú cho tới nơi vay tăng 1 km làm giảm xác suất tiếp cận tín dụng chính thức 2%; Lãi suất cho vay của ngân hàng cao làm giảm xác suất tiếp cận tín dụng chính thức là 5,86%. Ajagbe (2012) nghiên cứu về các đặc điểm của cá nhân sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng ở Nigeria. Ba trăm năm mươi người trả lời đã được chọn bằng cách sử dụng các kỹ thuật lấy mẫu phân tầng. Mô hình hồi quy Tobit được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng. Kết quả cho thấy giới tính, quy mô gia đình, lãi suất, trình độ học vấn, có tài sản thế
  • 21. 10 chấp, quy mô kinh doanh là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng từ ngân hàng. Trong đó, quy mô kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Quy mô kinh doanh nhỏ sẽ làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức 30,2%; nam giới có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn nữ giới 16,7%; Gia đình có thêm 1 người thì khả năng tiếp cận tăng thêm 8,2%; trình độ học vấn đại học làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng 17,2%; có tài sản thế chấp làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng 11,8%. Ekadjaja và cộng sự (2018) sử dụng mô hình logit để nghiên cứu về khả năng doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ nhận được khoản vay từ ngân hàng tại Jakarta, Indonesia. Tác giả đã xác định được các yếu tố doanh thu, tài sản, trình độ học vấn của chủ sở hữu, tài sản thế chấp có tác động tích cực và đáng kể đến việc phê duyệt khoản vay của ngân hàng. Trong khi đó, thời hạn tín dụng và mối quan hệ tốt với ngân hàng không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phê duyệt khoản vay của ngân hàng. Như vậy, các nghiên cứu của Zhu & De’Armond (2005), Mwangi (2012), Ajagbe (2012) đều nghiên cứu về tiếp cận tín dụng của cá nhân ở các mục đích vay khác nhau (tiêu dùng hay là sản xuất kinh doanh). Nghiên cứu của Ekadjaja và cộng sự (2018) thực hiện trên đối tượng là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Các nghiên cứu này đều thống nhất rằng trình độ học vấn và thu nhập có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Nghiên cứu của Mwangi (2012) và Ajagbe (2012) đã khẳng định các yếu như giới tính người đi vay, quy mô hộ gia đình có vai trò quan trọng trong tiếp cận tín dụng chính thức. Nghiên cứu của Ekadjaja và cộng sự (2018) phát hiện thêm giá trị tài sản, tài sản thế chấp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (được ngân hàng cho vay). 2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân hoặc hộ gia đình, có thể kể tên một số nghiên cứu tiêu biểu sau đây: Nghiên cứu của Barslund & Tarp (2008) nghiên cứu về tín dụng chính thức và
  • 22. 11 không chính thức tại 4 tỉnh của Việt Nam. Nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của Tổng Cục thống kê (2002) về điều tra mức sống của 932 nông hộ ở 4 tỉnh là Long An, Quảng Nam, Hà Tây và Phú Thọ để nghiên cứu các yếu tố quyết định nhu cầu và giới hạn tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức của nông hộ. Mô hình hồi quy Probit đã được sử dụng. Kết quả cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng nông hộ bị giới hạn tín dụng toàn phần (đơn xin vay bị từ chối) bao gồm: Trình độ học vấn và tỷ lệ diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng có tác động trái chiều, số lần sử dụng tín dụng không có khả năng thanh toán có tác động cùng chiều. Chủ hộ là nữ giới có khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn nam giới. Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) sử dụng mô hình Probit để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Kết quả cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ có tương quan thuận với tuổi (hệ số hồi quy là , trình độ học vấn của chủ hộ, số thành viên và tổng tài sản của hộ. Ngược lại, khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ có tương quan nghịch với diện tích đất và thu nhập của hộ. Nguyễn Quốc Oánh, Phạm Thị Mỹ Dung (2010) sử dụng mô hình Heckman nhị phân, để xác định các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận tín dụng ngân hàng của hộ nông dân ở ngoại thành Hà Nội. Tác giả đã kết luận rằng tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, tín dụng khác, thủ tục vay vốn là những yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ. Bên cạnh những yếu tố nêu trên, bằng chứng thực nghiệm cũng đã chỉ ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình Việt Nam như cú sốc thu nhập của hộ, thành viên của các Hội. Tỷ lệ những hộ gặp phải cú sốc thu nhập trong năm có một khoản vay nhất định thường lớn hơn tỷ lệ này ở những hộ không gặp cú sốc nào. Tương tự như với các hộ có thành viên tham gia vào Hội Phụ nữ, Hội Nông dân. Điều này tương xứng với những nỗ lực không ngừng của Hội Phụ nữ trong thời gian gần đây nhằm đem lại nguồn vốn và kinh nghiệm phát triển kinh tế cho các thành viên. Nguồn tín dụng chảy về nông thôn Việt Nam hiện nay thông qua các kênh Hội, nhóm, Đoàn thể cũng khá phổ biến và
  • 23. 12 được người dân ưa chuộng. Theo nghiên cứu của Lê Khương Ninh và Văn Hùng (2011) về các yếu tố quyết định vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang đã sử dụng mô hình Tobit và đưa ra kết luận lượng vốn vay tín dụng chính thức của các nông hộ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học vấn, nghề nghiệp của chủ hộ, thu nhập của hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị tứ, tài sản thế chấp, số lần vay. Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ ngoại thành Hà Nội, điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ. Nghiên cứu này cho biết các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ bao gồm trình độ học vấn của chủ hộ, điều kiện kinh tế của hộ, giới tính chủ hộ, lãi suất cho vay, thời gian vay vốn và lượng vốn vay của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh những yếu tố trên, thái độ và sự nhiệt tình của cán bộ tín dụng cũng được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của hộ. Lại Thị Thu Huyền (2012), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 220 hộ nông dân và sử dụng mô hình hồi quy Logit để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng của nông hộ gồm: lãi suất vay, thủ tục vay, tham gia tổ chức chính trị - xã hội, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), số tiền vay đáp ứng nhu cầu và tuổi chủ hộ. Sử Ngọc Anh (2012), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của tiểu thương tại chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Logit để xem xét các yếu tố tác động đến việc vay vốn của hộ. Với cỡ mẫu gồm 300 hộ kinh doanh, kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng bao gồm: Dân tộc của chủ hộ, số năm kinh doanh, giới tính của chủ hộ, trình độ học vấn, có hợp đồng thuê quầy sạp.
  • 24. 13 Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan Nghiên cứu Quốc gia Phương pháp nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức Zhu & De’Armond (2005) Hoa Kỳ Hồi quy Logit Chủng tộc, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm, học vấn, thu nhập, trợ cấp và nhà ở Mwangi (2012) Kenya Hồi quy Logit Thu nhập, tuổi, học vấn, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lượng thành viên trong hộ gia đình, tài sản, khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi vay Ajagbe (2012) Nigeria Hồi quy Tobit Giới tính, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, tài sản, lãi suất, học vấn, tài sản thế chấp Barslund & Tarp (2008) Việt Nam Hồi quy Probit Tổng diện tích sử dụng đất, số người trong độ tuổi lao động, quan hệ xã hội, số lần sử dụng tín dụng không có khả năng thanh toán Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) Việt Nam Hồi quy Probit Tuổi, học vấn, số thành viên, tài sản, diện tích đất Khương Ninh và Văn Hùng (2011) Việt Nam Hồi quy Tobit Trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, khoảng cách đến chợ huyện hay thị tứ, số lượng ngân hàng, tài sản thế chấp, số lần vay Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng (2011) Việt Nam Hồi quy Logit Học vấn, giới tính, thủ tục vay vốn, lãi suất cho vay, thời gian vay vốn và lượng vốn vay, thái độ của cán bộ ngân hàng. Lại Thị Thu Huyền (2012) Việt Nam Hồi quy Logit Lãi suất vay, thủ tục vay, tham gia tổ chức chính trị - xã hội, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, số tiền vay đáp ứng nhu cầu và tuổi Sử Ngọc Anh (2012) Việt Nam Hồi quy Logit Dân tộc, số năm kinh doanh, giới tính, học vấn, có hợp đồng thuê quầy sạp Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)
  • 25. 14 2.3. Phát hiện vấn đề nghiên cứu Nhìn chung, các nghiên cứu trên phần lớn đều sử dụng mô hình hồi quy logit để nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình và cá nhân. Các nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài đều có chung kết luận rằng giới tính, học vấn, thu nhập của người đi vay có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng. Riêng các nghiên cứu ở Việt Nam còn phát hiện thêm thủ tục đi vay, tài sản và giá trị tài sản thế chấp có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (Bảng 2.1). Qua lược khảo các nghiên cứu trước về tiếp cận tín dụng chính thức của các đối tượng hộ nông dân, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tác giả nhân thấy các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều quốc gia, địa phương khác nhau. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, chưa có nghiên cứu nào về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Đây là khoảng trống nghiên cứu mà đề tài này cần phải giải quyết Tóm tắt chƣơng 2 Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về tín dụng và tiếp cận tín dụng chính thức. Chương này cũng lược khảo các nghiên cứu có liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân để làm cơ sở cho việc hình thành mô hình nghiên cứu ở chương 3.
  • 26. 15 Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức Được vay hoặc không được vay Yếu tố thuộc về ngƣời đi vay Tuổi Giới tính Tình trạng hôn nhân Học vấn Dân tộc Số năm kinh doanh Thu nhập Số người trong gia đình Yếu tố thuộc về ngân hàng Thủ tục vay vốn Lãi suất cho vay Tài sản thế chấp Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Khung phân tích Trên cơ sở lý thuyết các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức ở chương 2, khung phân tích của đề tài được hình thành dựa trên các căn cứ sau đây: Một là, được tiếp cận tín dụng chính thức được hiểu là được ngân hàng cho vay toàn bộ hoặc giảm bớt số tiền cho vay (cho vay một phần). Không được tiếp cận tín dụng chính thức được hiểu là ngân hàng hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay. Hai là, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng xuất phát chủ yếu từ người đi vay và người cho vay trong các nghiên cứu trước tiếp tục được sử dụng trong nghiên cứu này. Về phía người đi vay đó chính là các đặc điểm của bản thân người đi vay như là Tuổi của người đi vay (Okurut, 2006; Lại Thị Thu Huyền, 2012; Ajagbe, 2012), Học vấn (Zhu & De’Armond, 2005; Mwangi, 2012), Giới tính (Sử Ngọc Anh, 2012; Mwangi, 2012), Tình trạng hôn nhân (Ajagbe, 2012; Mwangi, 2012), Thu nhập (Zhu & De’Armond, 2005; Mwangi, 2012), Số năm kinh doanh (Sử Ngọc Anh, 2012). Về phía người cho vay là thủ tục (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung, 2010), Lãi suất cho vay (Lại Thị Thu Huyền, 2012; Ajagbe, 2012), Có tài sản thế chấp (Ajagbe, 2012). Hình 3.1: Khung phân tích Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019)
  • 27. 16 3.2. Giả thuyết nghiên cứu Tuổi của người đi vay thể hiện kinh nghiệm trong lao động sản xuất và mối quan hệ quan hệ xã hội của họ. Nó được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thu nhập hơn, có ít vốn tích lũy và có tài sản, vì vậy có khả năng vay được vốn cao hơn. Kristiansen và cộng sự (2003) đã chứng minh rằng có mối tương quan có ý nghĩa giữa tuổi của cá nhân sản xuất kinh doanh và kinh doanh thành công. Những người trên 25 tuổi sẽ thành công cao hơn so với những người trẻ tuổi hơn. Các nghiên cứu của Arun, Imai và Sinha (2006), Gobezie và Garber (2007) đều chỉ ra rằng tuổi của người đi vay có mối quan hệ đồng biến với thu nhập. Tuổi càng lớn thì càng có điều kiện tiếp cận với tín dụng chính thức (Okurut, 2006; Mwangi, 2012). Tuy nhiên, nếu tuổi quá lớn (trên 60 tuổi) thì lại khó vay vốn vì ngân hàng đánh giá khả năng lao động, sự năng động trong kinh doanh đã giảm sút. Do đó, biến X1 được kỳ vọng mang dấu dương hoặc dấu âm (+/-). Giả thuyết H1: Tuổi của người đi vay có thể làm tăng hoặc làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Sự khác biệt về giới tính cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức. Theo Mazzarol và cộng sự (1999), các cá nhân sản xuất kinh doanh là phụ nữ nói chung ít năng động, khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh thấp hơn so với nam giới. Nói cách khác, nam giới có ý định kinh doanh tốt hơn đáng kể so với nữ giới. Nam giới thường có mối quan hệ rộng nên dễ được vay nhiều vốn từ tín dụng chính thức hơn phụ nữ (Sử Ngọc Anh, 2012; Ajagbe, 2012). Do đó, biến GENDER được kỳ vọng mang dấu dương (+). Giả thuyết H2: Người đi vay là nam giới, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay là nữ giới. Reynold (1999) và Headd (2003) nhận thấy có mối quan hệ tích cực giữa tình trạng hôn nhân và hiệu quả kinh doanh. Những người đang kết hôn kinh doanh tốt hơn so với người độc thân hoặc đã ly hôn (Mwangi, 2012). Do đó, biến X3 được kỳ vọng mang dấu dương (+).
  • 28. 17 Giả thuyết H3: Người đi vay đang kết hôn, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay độc thân hoặc đã ly hôn. Học vấn của người đi vay liên quan trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật, từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Người đi vay có trình độ văn hóa thấp thường gặp khó khăn khi vay vốn với các thủ tục hiện tại do họ không có khả năng tự làm đơn, tự xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các thủ tục phức tạp khác. Ngoài ra, những người này thiếu am hiểu về kỹ thuật sản xuất và thông tin thị trường nên đa phần họ không dám vay để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Những cá nhân có học vấn cao sẽ tham gia tốt hơn trong kinh doanh, họ thường hiểu được sự cần thiết phải vay tiền và được người cho vay đánh giá cao (Tolentino, 1998; Gibb, 1998). Trình độ học vấn càng cao sẽ dễ tiếp cận tín dụng hơn học vấn thấp (Vaessen, 2000; Onstenk, 2003; Ajagbe, 2012). Do đó, biến X4 kỳ vọng mang dấu dương (+). Giả thuyết H4: Người đi vay có học vấn là cao đẳng hoặc đại học, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay có học vấn dưới cao đẳng, đại học. Người Kinh hoặc Hoa có điều kiện về kinh tế - xã hội tốt hơn các dân tộc ít người khác, nên dễ tiếp cận tín dụng hơn (Sử Ngọc Anh, 2012). Biến X5 kỳ vọng mang dấu dương (+). Giả thuyết H5: Người đi vay thuộc dân tộc Kinh hoặc Hoa, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay thuộc dân tộc khác. Kinh doanh lâu năm thì có kinh nghiệm và tình hình kinh doanh ổn định hơn nên dễ tiếp cận vốn tín dụng chính thức hơn (Sử Ngọc Anh, 2012). Do đó, biến X6 kỳ vọng mang dấu dương (+). Giả thuyết H6: Người đi vay có nhiều năm kinh doanh thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng lớn. Thu nhập từ sản xuất kinh doanh bao gồm: (1) Thu nhập từ nông nghiệp
  • 29. 18 (nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); (2) Thu nhập từ phi nông nghiệp (ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh. Các nghiên cứu thực nghiệm của Morduch (2007), Diagne (1999), Bhuiya và cộng sự (2001) và Marge Sults (2003) đều chỉ ra rằng thu nhập cao làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng bởi vì thu nhập cao sẽ giúp cho người đi vay có nguồn trả nợ tốt hơn. Giả thuyết H7: Người đi vay có thu nhập càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức càng lớn. Marge Sults (2003) cho rằng, hộ gia đình có đông người sẽ có điều kiện giúp nhau trong kinh doanh, giúp cải thiện hoạt động kinh doanh, nên dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn (Marge Sults, 2003). Tuy nhiên, khi số lượng thành viên quá đông thì khả năng thu nhập của hộ gia đình lại giảm sút, làm giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (Mwangi, 2012), Do đó, biến X8 có thể mang dấu dương hoặc âm (+/-). Giả thuyết H8: Số lượng thành viên trong hộ gia đình có thể làm tăng hoặc giảm khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Người đi vay có nhu cầu vay vốn không phải ai cũng am hiểu về kiến thức, nghiệp vụ ngân hàng. Họ chủ yếu chỉ có kiến thức về ngành nghề, lĩnh vực mình đang làm việc (Mpuga, 2008). Thủ tục vay vốn đơn giản hay phức tạp đều ảnh hưởng đến việc người vay có tiếp cận được vốn hay không (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung; 2010). Đối với một số tổ chức tín dụng có cơ chế quá cứng nhắc, máy móc, sẽ khiến người đi vay cho hoạt động kinh doanh thấy khó khăn khi phải cung cấp nhiều hồ sơ, thủ tục để vay vốn như: Hoá đơn đầu vào, đầu ra; Hoá đơn mua hàng, máy móc, thiết bị có giá trị lớn, tờ khai thuế... làm họ cảm thấy khó khăn và tìm các phương án khác thay vì vay ngân hàng. Do đó, biến X9 kỳ vọng mang dấu âm (-).
  • 30. 19 Giả thuyết H9: Khi người đi vay cảm nhận thủ tục cho vay phức tạp, rườm rà thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm. Người đi vay chỉ muốn vay vốn nếu lãi suất thấp hoặc bình thường (Nguyễn Phượng Lê và Nguyễn Mậu Dũng, 2011; Lại Thị Thu Huyền, 2012; Ajagbe, 2012). Lãi suất càng thấp càng thu hút được người vay vốn (Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung; 2010; Mamo Girma và cộng sự, 2015). Do đó, biến X10 được kỳ vọng mang dấu âm (-). Giả thuyết H10: Khi người đi vay cảm nhận lãi suất cho vay là cao, thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức sẽ giảm. Đối với người cho vay, tài sản thế chấp là công cụ phòng ngừa rủi ro, giúp họ thu hồi được khoản vay trong trường hợp người đi vay không thể trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ. Người đi vay có tài sản thế chấp sẽ dễ được tiếp cận tín dụng chính thức (Barslund & Tarp, 2008; Lê Khương Ninh và Huỳnh Văn Hùng, 2011; Ajagbe, 2012). Do đó, Do đó, biến X11 kỳ vọng mang dấu dương (+). Giả thuyết H11: Người đi vay có tài sản thế chấp cho khoản vay, sẽ có khả năng tiếp cận tín dụng chính thức cao hơn người đi vay không có tài sản thế chấp. 3.3. Mô hình nghiên cứu Mục tiêu đặt ra của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, Thành phố Cần Thơ. Đầu ra của mô hình (biến phụ thuộc) chỉ có một biến số, đó là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức không thể đo lường theo tính liên tục, mà chỉ nhận một trong hai giá trị: được vay vốn hoặc không được vay vốn. Nếu bằng phương pháp phân tích hồi quy truyền thống (OLS) để hồi quy trực tiếp thì không thể giải quyết được bài toán này. Sau khi nghiên cứu và so sánh một số mô hình lý thuyết, tác giả quyết định chọn mô hình hồi quy logit để nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố tới khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Mô hình hồi quy logit sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện sẽ xảy ra với những thông tin của biến độc lập. Thông tin cần thu
  • 31. 20 thập về biến phụ thuộc là một sự kiện nào đó có xảy ra hay không (biến phụ thuộc Y lúc này có hai giá trị 0 và 1, với 0 là không xảy ra sự kiện và 1 là có xảy ra) và tất nhiên là cả thông tin về các biến độc lập X1, X2,…, Xk. Mô hình hồi quy Logit có dạng tổng quát: P(Y) = β0 + βiXi + 𝖼 (3.1). Biến phụ thuộc: là khả năng tiếp cận tín dụng chính thức (Y) của cá nhân sản xuất kinh doanh, nhận giá trị 1 nếu được vay vốn từ ngân hàng, nhận giá trị 0 nếu không được vay vốn ngân hàng. Các biến độc lập gồm: Tuổi (X1) được đo lường bằng số năm, tính từ lúc sinh đến năm 2019. Giới tính (X2): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là nam giới và 0 nếu là nữ giới. Hôn nhân (X3): Biến giả, nếu đang kết hôn nhận giá trị 1; nếu độc thân, ly hôn nhận giá trị 0. Học vấn (X4): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên; nếu trình độ dưới cao đẳng, đại học thì nhận giá trị 0. Dân tộc (X5): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là dân tộc Kinh hoặc Hoa; nhận giá trị 0 nếu là dân tộc khác. Số năm kinh doanh (X6): Được đo lường bằng số năm hoạt động kinh doanh của người đi vay. Thu nhập (X7): Theo Tổng Cục thống kê (2016) thì “Thu nhập được tính bằng tổng thu nhập trong 1 năm, là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà một cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong một thời gian nhất định”. Số lượng người trong gia đình (X8): Thể hiện số lượng thành viên trong hộ gia đình của người đi vay, không kể những người ở nhờ. Thủ tục vay vốn (X9): Biến giả, đo lường cảm nhận của người đi vay đối với thủ tục cho vay. Nhận giá trị 1 nếu người đi vay cho rằng thủ tục phức tạp, rườm rà. Ngược lại nhận giá trị 0 nếu người đi vay cảm thấy đơn giản, bình thường. Lãi suất cho vay (X10): Biến giả, đo lường cảm nhận của người đi vay đối với
  • 32. 21 lãi suất cho vay. Nhận giá trị 1 nếu người đi vay cho rằng lãi suất vay chính thức cao, nhận giá trị 0 nếu người đi vay cho rằng lãi suất cho vay không cao. Tài sản thế chấp (X11): Là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu có tài sản thế chấp khi vay vốn và 0 nếu không có tài sản thế chấp. Phương trình các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức được viết lại như sau: Xác suất tiếp cận tín dụng chính thức = P(Y) = β0 + β1X1 + β2X1 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7 X7 + β8X8 + β9X9 + β10X10 + β11X11 + 𝖼 (3.2). Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức cho trường hợp các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt được trình bày tại Bảng 3.1. Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu Stt Biến giải thích Ký hiệu biến Kỳ vọng dấu Cơ sở lý thuyết I Biến phụ thuộc Tiếp cận tín dụng Y II Biến độc lập 1 Tuổi X1 + Okurut (2006); Mwangi (2012); Kristiansen và cộng sự, 2003 2 Giới tính X2 + Ngọc Anh (2012); Ajagbe (2012) 3 Hôn nhân X3 Headd (2003); Mwangi (2012) 4 Học vấn X4 + Onstenk (2003); Ajagbe (2012) 5 Dân tộc X5 Sử Ngọc Anh (2012) 6 Số năm kinh doanh X6 + Sử Ngọc Anh (2012) 7 Thu nhập X7 + Marge Sults (2003); Mwangi (2012) 8 Số lượng người trong gia đình X8 + Marge Sults (2003) 9 Thủ tục vay vốn X9 - Oánh và Dung (2010) 10 Lãi suất cho vay X10 - Lại Thị Thu Huyền (2012); Ajagbe (2012) 11 Tài sản thế chấp X11 + Barslund & Tarp (2008); Ninh và Hùng (2011); Ajagbe (2012) Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019)
  • 33. 22 3.4. Dữ liệu nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu, đề tài sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp như sau: 3.4.1. Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp bao gồm: (1) Số liệu về tín dụng chính thức giai đoạn 2014 - 2018 trên địa bàn quận Thốt Nốt được thu thập từ các báo cáo của NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ; (2) Số liệu về kinh tế xã hội giai đoạn 2014 - 2018 và định hướng phát triển kinh tế của quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ đến năm 2025 được thu thập từ Cục Thống kê thành phố Cần Thơ và từ các báo cáo của UBND quận Thốt Nốt. 3.4.2. Dữ liệu sơ cấp 3.4.2.1. Chọn điểm điều tra Quận Thốt Nốt có tất cả 9 phường trực thuộc. Do hạn chế về thời gian và chi phí, đề tài chỉ chọn 3 phường thuộc quận Thốt Nốt để thu thập thông tin sơ cấp. Tác giả chọn các phường được chọn là Tân Lộc, Tân Hưng, Thốt Nốt do đây là những phường có số lượng lớn cá nhân sản xuất kinh doanh (Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, 2019). 3.4.2.2. Phương pháp thu dữ liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp cá nhân sản xuất kinh doanh bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp cá nhân sản xuất kinh doanh. Bảng phỏng vấn gồm 3 phần chủ yếu: Phần đầu giới thiệu mục đích của cuộc phỏng vấn và cam kết với người cung cấp thông tin. Phần tiếp theo là các mục hỏi được sắp xếp phù hợp theo từng yếu tố, hình thức câu hỏi đóng. Phần cuối là những câu hỏi mở và thông tin cá nhân của người được phỏng vấn (chi tiết ở Phụ lục 1). Bảng câu hỏi gồm có những thông tin chính như sau: (1) Thông tin về bản thân của người phỏng vấn và gia đình của họ: thông tin nhân khẩu, tuổi, học vấn, tình trạng hôn nhân; (2) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức; (3) Thực trạng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh.
  • 34. 23 3.4.2.3. Xác định cỡ mẫu điều tra Chọn mẫu theo xác xuất có ưu điểm là tính đại diện cao và tổng quát hóa được cho tổng thể. Theo Nguyễn Đình Thọ (2011), chọn mẫu xác xuất tốn nhiều thời gian và chi phí nên các nhà nghiên cứu thường phải sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất thay cho phương pháp xác xuất và hy sinh tính đại diện của mẫu trong kiểm định lý thuyết khoa học. Theo Zikmund và Babin (2010) chọn mẫu thuận tiện có ưu điểm là có thể khảo sát được nhiều đối tượng trong thời gian ngắn (tiết kiệm thời gian) và có tính kinh tế (tiết kiệm chi phí). Tuy nhiên, chọn mẫu thuận tiện có nhược điểm là: (i) các khái niệm có thể không đạt độ tin cậy khi khảo sát cho tổng thể nghiên cứu lớn hơn, (ii) dữ liệu không thể tổng quát hóa cho tổng thể nghiên cứu. Tính đại diện của mẫu không thể đo được vì không tính được sai số do chọn mẫu. Yang và cộng sự (2006) chỉ ra phần lớn các nghiên cứu trong kinh doanh chủ yếu chọn mẫu phi xác xuất. Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Theo Green W.H. (1991), số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần số biến độc lập. Trong nghiên cứu này có 12 biến độc lập nên cỡ mẫu tối thiểu n = 50 + 5 x 12 = 110. Để đảm bảo thu thập đủ số lượng quan sát, đề tài chọn thêm 40 quan sát để dự phòng, nên cỡ mẫu điều tra là 110 + 40 = 150. 3.4.2.4. Phương pháp chọn mẫu và phân bổ mẫu điều tra Do hạn chế về thời gian cũng như kinh phí thực hiện, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Phương pháp này có hạn chế về khả năng mở rộng các kết luận của nghiên cứu và có thể gặp những sai số lấy mẫu. Tuy nhiên, nó khá phù hợp với những nghiên cứu hàn lâm với chi phí thấp. Phân bổ số lượng quan sát theo địa bàn: Tân Lộc phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh; Tân Hưng phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh; Thốt Nốt phỏng vấn 50 cá nhân sản xuất kinh doanh (bảng 3.2).
  • 35. 24 Bảng 3.2: Phân bổ mẫu điều tra theo phƣờng Stt Tên phường Số lượng quan sát Tỷ trọng (%) 1 Tân Lộc 50 33,3 2 Tân Hưng 50 33,3 3 Thốt Nốt 50 33,4 Tổng số 150 100,0 Nguồn: Tính toán của tác giả (2019) Nghiên cứu phát ra 150 phiếu khảo sát để phỏng vấn các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt. Sau khi thu về và sàng lọc thì có 119 phiếu khảo sát đạt yêu cầu được đưa vào phân tích, do đó cỡ mẫu nghiên cứu là 119 (lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu 110). 3.4.3. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Phiếu khảo sát khi thu về sẽ kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác và loại loại đi những phiếu không hợp lệ (thiếu nhiều thông tin quan trọng, đánh theo quy luật). Sau đó sẽ được mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu trước khi tiến hành phân tích thông qua phần mềm Stata phiên bản 12.0. Sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), đối với mô hình hồi quy nhị phân, cần thực hiện một số kiểm định sau: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập có quan hệ tuyến tính. Việc bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến làm các sai số chuẩn thường cao hơn, giá trị thống kê thấp hơn và có thể không có ý nghĩa. Để kiểm tra hiện tượng này, ta sử dụng thước đo độ phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF), điều kiện là VIF < 3 để không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng. Kiểm định độ phù hợp tổng quát: dùng kiểm định Chi-square để kiểm định giả thuyết H0: 1 = 2 = …. = k = 0. Căn cứ vào mức ý nghĩa thống kê (ở đây là giá trị Sig. trong kiểm định Chi-square) để quyết định bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0. Điều kiện bác bỏ giả thuyết H0 là kiểm định Chi-square phải có Sig. ≤ 5%. Có nghĩa
  • 36. 25 là hệ số hồi quy của các biến độc lập không đồng thời bằng 0. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy: Để kiểm định ý nghĩa thống kê của từng hệ số hồi quy của biến độc lập. Khi giá trị Sig. của biến độc lập nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì biến độc lập đó ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến biến phụ thuộc. Phân tích tỷ số odd: khi tính toán hồi quy logit, tỷ số odd được định nghĩa là tỷ lệ có xác suất của một sự kiện xảy ra và so sánh với khi nó không xảy ra (Vittinghoff và cộng sự, 2010). Trong nghiên cứu này, tỷ số odd được sử dụng để đo lường xác suất được tiếp cận tín dụng so với không được tiếp cận tín dụng nếu yếu tố ảnh hưởng (biến độc lập) xuất hiện. Tóm tắt chƣơng 3 Chương 3 trình bày khung phân tích và phương pháp nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết tiếp cận tín dụng chính thức và lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh được xác định gồm: (1) Tuổi; (2) Giới tính; (3) Hôn nhân; (4) Học vấn; (5) Dân tộc; (6) Số năm kinh doanh; (7) Tài sản; (8) Thu nhập; (9) Số lượng người trong gia đình; (10) Thủ tục vay vốn; (11) Lãi suất cho vay; (12) Tài sản thế chấp. Phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy nhị phân Logit sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức. Mẫu được chọn bằng phương pháp thuận tiện, kích thước mẫu là 119.
  • 37. 26 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quận Thốt Nốt nằm ở phía Đông Bắc của thành phố Cần Thơ; phía Bắc giáp thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; phía Nam giáp quận Ô Môn, huyện Cờ Đỏ; phía Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; phía Đông giáp sông Hậu, ngăn cách với tỉnh Đồng Tháp. Quận nằm ở cửa ngõ phía Bắc của TP Cần Thơ, lãnh thổ bao gồm phần đất liền và dãy cù lao Tân Lộc hình thoi nằm trên sông Hậu. Quận có tiềm năng phát triển công nghiệp và du lịch sinh thái. Đến Thốt Nốt, du khách có dịp tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và những làng nghề nổi tiếng như: vườn cò Bằng Lăng, cù lao Tân Lộc, làng lưới Thơm Rơm, làng bánh tráng Thuận Hưng, làng thúng Thốt Nốt... Hình 4.1: Bản đồ hành chính quận Thốt Nốt Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường thành phố Cần Thơ (2015)
  • 38. 27 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Theo UBND quận Thốt Nốt (2019) thì “Quận Thốt Nốt có 11.780,74 ha diện tích tự nhiên và 160.580 nhân khẩu, có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường: Thốt Nốt, Thới Thuận, Thới An, Thạnh Hoà, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc. Các phường nằm ở trung tâm quận gồm có: phường Thốt Nốt và Trung Kiên.” Bảng 4.1: Diện tích, dân số của các phƣờng trực thuộc quận Thốt Nốt Stt Tên phường Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2 ) 1 Thốt Nốt 575,48 23.266 4.043 2 Thới Thuận 1.026,06 16.296 1.588 3 Thới An 777,09 13.972 1.798 4 Thạnh Hoà 742,64 8.132 1.095 5 Trung Nhứt 1.123,30 12.708 1.131 6 Trung Kiên 1.416,37 28.105 1.984 7 Thuận Hưng 1.385,39 18.290 1.320 8 Tân Hưng 1.466,25 9.216 629 9 Tân Lộc 3.268,16 30.595 936 Tổng 11.780,74 160.580 1.363 Nguồn: UBND quận Thốt Nốt (2019) Đến cuối năm 2018, giá trị sản xuất toàn quận Thốt Nốt đạt 33.648,8 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp và thủy sản. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 80 triệu đồng (UBND quận Thốt Nốt, 2019). Năm 2018, sản xuất công nghiệp - xây dựng trên địa bàn duy trì mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng (giá so sánh năm 2010) thực hiện được 23.512 tỷ đồng, tăng 14,76% so cùng kỳ (Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2019). Các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của quận Thốt Nốt gồm: chế biến thủy sản, cơ khí, xay xát, lau bóng gạo, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất.... Từ địa
  • 39. 28 phương có số lượng cơ sở sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng còn hạn chế vào những năm đầu mới thành lập, đến nay, Thốt Nốt có tổng số 1.291 cơ sở sản xuất công nghiệp - xây dựng (trong đó có 137 doanh nghiệp), giải quyết việc làm cho 16.494 lao động địa phương, khu vực lân cận, với 45 danh mục ngành nghề công nghiệp - xây dựng (UBND quận Thốt Nốt, 2019). Với chủ trương chuyển dịch kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ- du lịch, Thốt Nốt phát triển đa dạng các loại hình thương mại- dịch vụ. Thời gian qua, hoạt động thương mại với lượng hàng hóa đa dạng, phong phú đảm bảo nhu cầu sản xuất, mua sắm và tiêu dùng của người dân. Tổng mức hàng hóa bán ra và doanh thu dịch vụ năm 2018 đạt 22.168 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ thực hiện đạt 7.957,44 tỷ đồng, tăng gần 16% so với năm 2017 (Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2019). Đến cuối năm 2018, quận Thốt Nốt có 5.359 hộ và cá nhân sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho 14.592 lao động tại địa phương (UBND quận Thốt Nốt, 2019). Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản thực hiện năm 2018 đạt 2.179,33 tỷ đồng, tăng 3,28% so năm 2017 (Cục Thống kê thành phố Cần Thơ, 2019). Theo UBND quận Thốt Nốt (2019), “Những năm qua, đô thị của quận không ngừng được mở rộng, vốn đầu tư cho phát triển tăng khá nhanh. Công tác cải tạo, nâng cấp đường sá; cấp, thoát nước, điện chiếu sáng công cộng… được chú trọng, bộ mặt đô thị từng bước thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại. Năm 2018, Thốt Nốt tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình chuyển tiếp, xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia với tổng số 40/49 trường đạt chuẩn. Quận đã hoàn thành 26 tuyến đường giao thông, rộng 4 mét, tổng chiều dài 11,6 km, tổng kinh phí thực hiện 18,7 tỷ đồng (trong đó, NSNN đầu tư 15,1 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 3,6 tỷ đồng); vận động nhân dân xây dựng 12 cây cầu kết cấu bê tông cốt thép, tổng chiều dài 190m, kinh phí xây dựng 1,7 tỷ đồng, do nhân dân đóng góp. Đến nay, toàn quận có 100% đường bê tông xi măng đến tổ nhân dân tự quản, khu dân cư, xóm ấp”.
  • 40. 29 4.2. Tổng quan về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ 4.2.1. Mạng lƣới và quy mô tín dụng chính thức Theo NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ (2019), trên địa bàn quận Thốt Nốt hiện có 27 tổ chức tín dụng đang hoạt động, gồm 2 chi nhánh ngân hàng và 25 phòng giao dịch trực thuộc các ngân hàng thương mại. Bảng 4.2: Số lƣợng chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng tại quận Thốt Nốt Stt Phường Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch Tỷ lệ (%) 1 Trung tâm (Thốt Nốt, Trung Kiên) 22 88 2 Các phường còn lại 3 12 Tổng 25 100 Nguồn: UBND quận Thốt Nốt (2019) Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng trên địa bàn quận Thốt Nốt có bước phát triển trên cả lĩnh vực huy động vốn và cho vay. Đến cuối năm 2018, tổng vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt hơn 1.798 tỷ đồng, tăng 10,1% so với năm 2017 và tổng dư nợ cho vay đạt 2.663 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% (NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ, 2019). Hình 4.2 cho thấy, trong giai đoạn 2014 - 2018, dư nợ cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt tăng trưởng khá ổn định từ mức 11,90% đến 12,80%, cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ trên địa bàn (10,00% - 10,80%). Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cá nhân sản xuất kinh doanh có tăng nhưng không nhiều, từ mức 6,10% năm 2014 lên mức 6,52% năm 2018. Như vậy, tỷ trọng dư nợ cho vay các đối tượng khác ngoài cá nhân sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiêu dùng, …) ở thời điểm năm 2014 và 2018 lần lượt là 93,90% và 93,48%. Điều này cho thấy, cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều tiềm năng để phát triển.
  • 41. 30 Hình 4.2: Tăng trƣởng và tỷ trọng dƣ nợ cá nhân kinh doanh 2014 - 2018 Nguồn: NHNN Chi nhánh thành phố Cần Thơ (2015 - 2019) 4.2.2. Đánh giá chung về hệ thống tín dụng chính thức trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Nhìn chung, hệ thống tín dụng chính thức tại quận Thốt Nốt có sự tham gia có nhiều ngân hàng lớn (Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank, Sacombank, ACB, …), cơ sở vật chất của các ngân hàng khang trang, lịch sự. Tuy nhiên, có đến 88% các ngân hàng đặt điểm chi nhánh, phòng giao dịch tại các phường trung tâm của quận Thốt Nốt (phường Thốt Nốt và phương Trung Kiên), tại các phường xa trung tâm chỉ chiếm 12% còn lại. Dư nợ cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh có sự tăng trưởng ổn định mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của các ngân hàng (đến cuối năm 2018 chỉ chiếm 6,52%). Trong khi đó, nguồn vốn tín dụng tại địa bàn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp chế biến lương thực, thủy sản, sản xuất đồ gỗ. Do quy mô nhỏ, lẻ nên cá nhân sản xuất kinh doanh cũng gặp hạn chế trong tiếp cận vay vốn (UBND quận Thốt Nốt, 2019). Một trong những trở ngại lớn cho việc phát triển tín dụng cho đối tượng cá nhân sản xuất kinh doanh là do các cá nhân chưa thuyết phục được ngân hàng về tính khả thi của phương án vay vốn, hồ sơ vay vốn thiếu các chứng từ chứng minh
  • 42. 31 thực tế kinh doanh (chứng từ mua hàng, xuất nhập hàng hóa, chuyển tiền qua ngân hàng) do cá nhân kinh doanh chưa có thói quen ghi chép sổ sách, lưu trữ và tập quán thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu (UBND quận Thốt Nốt, 2019). Bảng 4.3: Tình hình kinh doanh của một số chi nhánh, phòng giao dịch Ngân hàng tại quận Thốt Nốt năm 2018 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu VCB Vietinbank BIDV Agribank Sacombank ACB 1. Doanh số huy động 122 145 120 98 86 80 - KH cá nhân 55 62 66 41 33 37 - KH tổ chức 67 83 54 57 53 43 2. Doanh số cho vay 87 112 79 67 63 66 - KH cá nhân 40 47 45 30 25 30 - KH tổ chức 47 65 34 37 38 36 Nguồn: Kết quả thu thập của tác giả (2019) 4.3. Thống kê mô tả mẫu phỏng vấn 4.3.1. Cơ cấu mẫu điều tra Cơ cấu mẫu khảo sát được trình bày tại Bảng 4.4. Về giới tính: có 44 người kinh doanh là nữ (chiếm 36,97%) và 75 người kinh doanh là nam (chiếm 63,03%). Về trình độ học vấn: có 41 người trình độ dưới cao đẳng, đại học (chiếm 34,45%) và có 78 người trình độ cao đẳng, đại học trở lên (chiếm 65,55%). Bảng 4.4: Cơ cấu mẫu khảo sát Stt Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%) I Giới tính 119 100,00 1 Nữ 44 36,97 2 Nam 75 63,03 II Trình độ học vấn 119 100,00 1 Dưới cao đẳng, đại học 41 34,45 2 Cao đẳng, đại học trở lên 78 65,55 III Dân tộc 119 100,00
  • 43. 32 1 Khác 31 26,05 2 Kinh/Hoa 88 73,95 IV Tình trạng hôn nhân 119 100,00 1 Chưa kết hôn/Đã ly hôn 25 21,01 2 Đang kết hôn 94 78,99 V Ngành nghề kinh doanh 119 100,00 1 Phi nông nghiệp 60 50,42 2 Nông nghiệp 59 49,58 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019) Về dân tộc: có 88 người thuộc dân tộc Kinh/Hoa (chiếm 73,95%) và 31 người thuộc dân tộc khác (chiếm 26,05%). Về tình trạng hôn nhân: có 94 người đang kết hôn (chiếm 78,99%) và 25 người chưa kết hôn hoặc đã ly hôn (chiếm 21,01%). Về ngành nghề kinh doanh: có 60 người sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực phi nông nghiệp (chiếm 50,42%) và có 59 người sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 49,58%). 4.3.2. Đặc điểm của cá nhân sản xuất kinh doanh Đặc điểm cá nhân của những người sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt được thống kê tại Bảng 4.5. Về độ tuổi: độ tuổi trung bình của người sản xuất kinh doanh tham gia khảo sát là 37,77 tuổi, độ lệch chuẩn là 9,60 tuổi, người nhỏ tuổi nhất là 23 tuổi và người lớn tuổi nhất là 55 tuổi. Về số năm kinh doanh: số năm kinh doanh trung bình của các cá nhân là 9,65 năm, độ lệch chuẩn là 5,05 năm, người kinh doanh ít nhất là 5 năm và người kinh doanh lâu nhất là 20 năm. Về thu nhập trong năm: tổng thu nhập trung bình trong năm của các cá nhân sản xuất kinh doanh là 305 triệu đồng, độ lệch chuẩn là 157 triệu đồng, người có thu nhập năm ít nhất là 60 triệu đồng và người có thu nhập năm cao nhất là 640 triệu đồng. Về số người trong gia đình: trung bình mỗi gia đình có 4,62 người, độ lệch
  • 44. 33 chuẩn là 1,21 người, gia đình ít người nhất là 3 người và gia đình đông người nhất là 6 người. Bảng 4.5: Đặc điểm cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt Stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Độ tuổi Tuổi 37,77 9,60 23,00 55,00 2 Số năm kinh doanh Năm 9,65 5,05 5,00 20,00 3 Thu nhập trong năm Trăm triệu đồng 3,05 1,57 0,60 6,40 4 Số người trong gia đình Người 4,62 1,21 3,00 6,00 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019) 4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ 4.4.1. Thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh Dựa trên số lượng khảo sát, thực trạng về khả năng tiếp cận tín dụng của các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt như sau: Về nguồn cung cấp thông tin về tín dụng: Hình 4.3 cho thấy các kênh thông tin mà cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt có thể tiếp cận để có thông tin về tín dụng chính thức. Trong đó, nguồn thông tin do các cá nhân tự biết là 52,94%, nguồn thông tin từ chính quyền địa phương là 51,26%, nguồn thông tin từ cán bộ tín dụng tư vấn là 50,42%, nguồn thông tin từ những nguồn khác là 48,74% và nguồn thông tin từ người quen là 47,90%.
  • 45. 34 Hình 4.3: Nguồn cung cấp thông tin về tín dụng Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019) Về điều kiện vay vốn: Ý kiến của người đi vay về các điều kiện vay vốn được thể hiện tại Bảng 4.6. Về thủ tục vay vốn: có 103 người cho là thủ tục bình thường (chiếm 86,55%) và 16 người cho là thủ tục phức tạp (chiếm 13,45%); Về lãi suất cho vay: có 86 người cho là lãi suất cho vay bình thường (chiếm 72,27%) và 33 người cho là lãi suất vay cao (chiếm 27,73%); Về tài sản thế chấp: thì có 38 người không có tài sản thế chấp (chiếm 31,93%) và 81 người có tài sản thế chấp (68,07%). Bảng 4.6: Ý kiến của ngƣời đi vay đối với các điều kiện vay vốn Stt Khoản mục Số lượng quan sát Tỷ lệ (%) I Thủ tục vay vốn 119 100,00 1 Thủ tục bình thường 103 86,55 2 Thủ tục phức tạp 16 13,45 II Lãi suất cho vay 119 100,00 1 Lãi suất cho vay bình thường 86 72,27 2 Lãi suất cho vay cao 33 27,73 II Tài sản thế chấp 119 100,00 1 Không có tài sản thế chấp 38 31,93 2 Có tài sản thế chấp 81 68,07
  • 46. 35 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019) Như vậy, đa số người đi vay cho rằng thủ tục vay vốn là bình thường, lãi suất cho vay ở mức bình thường và đa số đều có tài sản thế chấp khi vay vốn. Về thông tin khoản vay: Đối với những cá nhân sản xuất kinh doanh được tiếp cận được vốn tín dụng chính thức (được vay vốn ngân hàng), trung bình mỗi cá nhân có nhu cầu vay 529,30 triệu đồng (độ lệch chuẩn 259,42 triệu đồng), người có nhu cầu vay ít nhất là 20 triệu đồng và người có nhu cầu vay nhiều nhất là 1.180 triệu đồng (Bảng 4.7). Bảng 4.7: Thông tin về khoản vay Stt Khoản mục Đơn vị tính Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Nhu cầu vay Triệu đồng 529,30 259,42 20 1.180 2 Số tiền được vay Triệu đồng 374,79 179,77 20 900 3 Lãi suất vay % 8,85 1,68 7 12 4 Tài sản thế chấp Triệu đồng 669,44 346,43 30 1.580 Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019) Số tiền trung bình mà mỗi cá nhân được vay là 374,79 triệu đồng, (độ lệch chuẩn là 179,77 triệu đồng), số tiền được vay ít nhất là 20 triệu đồng và nhiều nhất là 900 triệu đồng. Lãi suất vay trung bình là 8,85%/năm, (độ lệch chuẩn là 1,68%/năm), lãi suất vay thấp nhất là 7%/năm và lãi suất vay cao nhất là 12%/năm. Tài sản thế chấp trung bình của mỗi cá nhân là 669,44 triệu đồng (độ lệch chuẩn là 346,43 triệu đồng), cá nhân có tài sản thế chấp nhỏ nhất là 30 triệu đồng và cá nhân có tài sản thế chấp lớn nhất là 1.580 triệu đồng. Như vậy, số tiền được vay/Nhu cầu vốn vay = 374,79/ 529,30 = 70,81% là phù hợp với thực tế tình hình duyệt vay vốn tại các Ngân hàng hiện nay. Tỷ lệ số tiền được vay/Tài sản thế chấp = 374,79/ 669,44 = 55,99%. Thông thường, số tiền được vay bằng khoảng 60 - 70% giá trị tài sản thế chấp (Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, 2017). Như vậy, tỷ lệ cho vay trên tài sản thế chấp từ kết quả khảo sát thấp hơn mức thông thường, nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho cá nhân sản
  • 47. 36 xuất, kinh doanh. Về mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng: Nhìn chung, mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng, theo thang đo Likert 5 điểm, chỉ đạt 2,87 điểm, tương đương với mức bình thường. Tỷ lệ không hài lòng (từ 1 - 2 điểm) khá cao, lên đến 46,48% (Bảng 4.8). Cho thấy việc tiếp cận tín dụng vẫn còn nhiều khó khăn. Bảng 4.8: Mức độ hài lòng khi vay vốn ngân hàng Mức độ hài lòng Thang điểm Số quan sát Tỷ lệ (%) Rất không hài lòng 1 16 22,54 Không hài lòng 2 17 23,94 Bình thường 3 13 18,31 Hài lòng 4 10 14,08 Rất hài lòng 5 15 21,13 Điểm số hài lòng trung bình = 2,87 điểm Tỷ lệ từ bình thường đến hài lòng (từ 3 - 5 điểm) = 53,52% Tỷ lệ không hài lòng (từ 1 - 2 điểm) = 46,48% Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019) Về lý do cản trở tiếp cận tín dụng chính thức: Đối với những cá nhân sản xuất kinh doanh không được tiếp cận tín dụng chính thức, lý do chủ yếu được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: Số tiền vay ít không đáp ứng nhu cầu nên không vay, với 58,33% ý kiến đồng ý; Không có tài sản thế chấp, với 47,92% ý kiến đồng ý; Không đủ vốn tự có, với 47,92% ý kiến đồng ý; Thủ tục vay vốn phức tạp, với 37,5% ý kiến đồng ý; Tốn phí lót tay, với 37,50% ý kiến đồng ý (Hình 4.3). Kết quả này cho thấy, xuất hiện trường hợp một cá nhân đồng thời vướng nhiều lý do không được vay vốn.
  • 48. 37 Hình 4.4: Những lý do cản trở tiếp cận tín dụng chính thức Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát (2019) 4.4.2. Phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh Với mục tiêu xác định các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng của các cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ thì nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy nhị phân logit để phân tích số liệu. Biến phụ thuộc là tiếp cận tín dụng chính thức. Có hai trường hợp xảy ra nếu biến nhận giá trị là 1 nghĩa là cá nhân được vay vốn ngân hàng và nhận giá trị 0 nếu cá nhân không được vay vốn ngân hàng. Bảng 4.9 cho thấy, mô hình hồi quy tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Giá trị Pseudo R2 = 0,8036 = 80,36% có nghĩa là biến độc lập trong mô hình giải thích được 80,36% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Tiếp cận tín dụng chính thức”. Độ phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập trong mô hình đều có giá trị < 3 nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến là không nghiêm trọng, chấp nhận được. Tỷ lệ dự báo đúng của mô hình là rất cao là 93,28%.
  • 49. 38 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng chính thức Stt Biến độc lập Ký hiệu Hệ số hồi quy Độ lệch chuẩn Sig. VIF 1 Tuổi X1 0,273 0,079 0,001 2,02 2 Giới tính X2 2,080 0,855 0,015 1,06 3 Hôn nhân X3 0,458 1,111 0,680 1,09 4 Học vấn X4 0,724 1,697 0,017 1,13 5 Dân tộc X5 -0,276 1,181 0,815 1,12 6 Số năm kinh doanh X6 -0,083 0,101 0,412 1,15 7 Thu nhập X7 1,472 0,477 0,002 2,93 8 Số người trong gia đình X8 -0,598 0,588 0,309 1,19 9 Thủ tục vay vốn X9 -2,052 1,590 0,047 1,38 10 Lãi suất cho vay X10 -1,634 1,395 0,242 1,12 11 Tài sản thế chấp X11 3,505 1,772 0,048 2,49 12 Hằng số Const -13,963 3,311 0,000 Số lượng quan sát N = 119 Wald - chi2 (11) = 77,94 Sig. chi2 = 0,000 Pseudo R2 = 0,8036 Mức độ dự báo đúng (Correctly classified) = 93,28% Tóm lại, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt là phù hợp với dữ liệu khảo sát. Bảng 4.9 cho thấy có 6 biến độc lập có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, do có do giá trị Sig. < 5% và cùng dấu với kỳ vọng bao gồm: Tuổi (X1); Giới tính (X2); Học vấn (X4); Thu nhập (X7); Thủ tục vay vốn (X9) và Tài sản thế chấp (X11). Các yếu tố ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, do giá trị Sig. > 5% bao gồm: Hôn nhân (X3); Dân tộc (X5); Số năm kinh doanh (X6); Số người trong gia đình (X8); Lãi suất cho vay (X10). Bảng 4.10 cho thấy, các yếu tố có tỷ số Odd lớn hơn 1 và ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% đến tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh gồm có:
  • 50. 39 Bảng 4.10: Tỷ số Odd của yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng chính thức Stt Biến độc lập Ký hiệu Tỷ số Odd Độ lệch chuẩn Sig. 1 Tuổi X1 1,314 0,103 0,001 2 Giới tính X2 8,002 6,843 0,015 3 Hôn nhân X3 1,582 1,757 0,680 4 Học vấn X4 2,062 3,498 0,017 5 Dân tộc X5 0,759 0,896 0,815 6 Số năm kinh doanh X6 0,921 0,093 0,412 7 Thu nhập X7 4,356 2,080 0,002 8 Số người trong gia đình X8 0,550 0,323 0,309 9 Thủ tục vay vốn X9 0,129 0,204 0,047 10 Lãi suất cho vay X10 0,195 0,272 0,242 11 Tài sản thế chấp X11 33,271 58,960 0,048 12 Hằng số Const 0,000 0,000 0,001 Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát (2019) Như vậy, từ Bảng 4.9 và Bảng 4.10 cho thấy 6 yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các cá nhân sản xuất kinh doanh tại quận Thốt Nốt, sắp xếp theo mức đọ ảnh hưởng từ lớn nhất đến thấp nhất gồm có: Tài sản thế chấp (X11): có hệ số hồi quy là +3,505 phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Tỷ số Odd là 33,271 có ý nghĩa là khi người đi vay có tài sản thế chấp thì khả năng được vay cao hơn bị từ chối cho vay là 33,271 lần. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Barslund & Tarp (2008), Ajagbe (2012). Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Thốt Nốt. Trong thực tế, những người đi vay có nhiều tài sản thế chấp luôn được ngân hàng đánh giá cao hơn so với người đi vay không có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp được xem như một cách thức phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng trong trường hợp người đi vay không thể trả nợ đầy đủ, đúng hạn thì ngân hàng thanh lý tài sản thế chấp để thu nợ. Giới tính (X2) là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đến khả năng tiếp