SlideShare a Scribd company logo
1 of 72
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
NGUYỄN TUẤN KHA
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐẾN THU
NHẬP CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HỢP
TÁC XÃ TP. HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh-2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------------------------
NGUYỄN TUẤN KHA
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐẾN THU
NHẬP CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CỦ CHI CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HỢP
TÁC XÃ TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
(Hướng Ứng Dụng)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học
TS. Vũ Việt Quảng
Tp. Hồ Chí Minh-2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá
trình học tập, nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các số liệu và các đoạn trích
dẫn trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được
xử lý trung thực và khách quan nhất.
Học Viên
Nguyễn Tuấn Kha
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................1
1.1 Sự cần thiết của đề tài .....................................................................................1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................3
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu....................................................................3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ..................................................................4
1.6 Bố cục của luận văn .......................................................................................4
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO .....................................................................................................5
2.1 Tổng quan về Tài chính vi mô hổ trợ xoá đói giảm nghèo .............................5
2.1.1 Định nghĩa về TCVM ...............................................................................5
2.1.2 Mục đích hoạt động của Tổ chức TCVM.................................................6
2.1.3 Các đặc trưng của TCVM.........................................................................6
2.2 Một số hoạt động chính của tổ chức TCVM..................................................9
2.2.1 Hoạt động tín dụng ..................................................................................9
2.2.2 Hoạt động tiết kiệm................................................................................10
2.2.3 Hoạt động bảo hiểm...............................................................................11
2.2.4 Hoạt động thanh toán.............................................................................11
2.2.5 Một số hoạt động khác...........................................................................12
2.3 Tài chính vi mô là công cụ hỗ trợ xoá đói giảm nghèo................................12
2.3.1 Nghèo đói là gì?.....................................................................................12
2.3.2 Các phương pháp xác định nghèo..........................................................13
2.3.3 Lý thuyết vòng xoáy nghèo đói .............................................................14
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo ............................16
2.4 Một số nghiên cứu lý thuyết trước đây về tác động của Tài Chính vi mô
hổ trợ xóa đói giảm nghèo trong nước và trên thế giới. ................................23
2.4.1 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trong nước ..........................23
2.4.2 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trên thế giới ........................24
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ........................27
3.1 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................27
3.1.1 Phương pháp khác biệt kép (DID)..........................................................27
3.1.2 Phương pháp khác biệt kép (DID) được mô tả cụ thể ............................28
3.1.3 Kết hợp phương pháp khác biệt kép và hồi qui OLS .............................29
3.2 Tổng quan về dữ liệu.....................................................................................32
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ
TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................34
4.1 Thực trạng hoạt động Tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn xã viên HTX TP. Hồ
Chí Minh và tại Chi nhánh Củ Chi......................................................................34
4.1.1 Giới thiệu chung về Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh.34
4.1.2 Thực trạng hoạt động Tài Chính vi mô tại Quỹ trợ vốn Xã viên HTX Chi
nhánh Củ Chi.............................................................................................39
4.2 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................46
4.3 Kết luận và gợi ý chính sách.........................................................................50
4.3.1 Kết luận...................................................................................................50
4.3.2 Gợi ý chính sách .....................................................................................51
4.3.3 Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á)
CCM Quỹ trợ vốn Xã viên HTX thành phố Hồ Chí Minh
CCM-CC Quỹ trợ vốn Xã viên HTX thành phố Hồ Chí Minh-
nhánh Củ Chi
Chi
CEP Tổ chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên
CGAP Consultative Group to Assist the Poor (Tổ chức tư vấn hỗ
những người nghèo nhất thế giới)
trợ
NHTM Ngân hàng thương mại
OSS Operational self-sufficiency (Chỉ số tự an toàn về hoạt động)
TCTD Tổ chức tín dụng
TCVM Tài chính vi mô
TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô
UBND Ủy Ban Nhân Dân
DID Difference in Difference
THT Tổ hợp tác
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các biến độc lập dự kiến đưa vào mô hình hồi qui..................................31
Bảng 3.2: Thông tin về đặc điểm hai nhóm hộ năm 2015 ........................................33
Bảng 4.1: Thống kê chỉ số bền vững Quỹ CCM giai đoạn 2015 – 2018..................41
Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019 ....................45
Bảng 4.3: Tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ nghèo ...................................48
DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ
Hình vẽ
Hình 2.1: Sơ đồ vòng xoáy nghèo đói.......................................................................15
Hình 2.2: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng các khoản tín dụng ..................16
Hình 2.3: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế...............................16
Hình 2.4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ nghèo.........................22
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Quỹ CCM...........................................................................35
Biểu đồ
Biểu đồ 4.1: Thu nhập tích lũy của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019 ......40
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019......42
Biểu đồ 4.3: Dư nợ cho vay của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019...........43
Biểu đồ 4.4: Số lượng khách hàng của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019 .........44
Biểu đồ 4.5: Lượng khách hàng mới của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019......44
Biểu đồ 4.6: Số dư tiết kiệm khách hàng giai đoạn 2015 – T5/2019........................46
TÓM TẮT
Tài chính vi mô đã được chứng minh là một trong những công cụ hữu hiệu để
giảm nghèo ở các nước đang phát triển: như trong câu chuyện thành công của ngân
hàng Grammen ở Bangladesh. Mục tiêu của luận văn nhằm đánh giá tác động tăng thu
nhập của tín dụng vi mô của Quỹ Trợ Vốn xã Viên HTX Tp. Hồ Chí Minh (CCM
Fund) đến đối tượng người thụ hưởng là Người lao động trong các THT trên địa bàn
huyện Củ Chi. Nghiên cứu này dựa trên số liệu từ các số liệu khảo sát duyệt mức cho
vay do Cán bộ tín dụng tại Quỹ CCM thực hiện. Người thụ hưởng là những hộ nghèo
và cận nghèo trong các THT có tham gia vay vốn và không tham gia vay vốn trong
năm 2015 và 2017 trên địa bàn huyện Củ Chi. Đề tài sử dụng phương pháp Khác biệt
kép (DID) kết hợp với hồi qui OLS, nhờ vậy phản ánh chính xác hơn tác động của tín
dụng đến thu nhập của người nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của tín
dụng làm tăng thu nhập của người nghèo. Từ kết quả có được, tác giả đưa ra những
khuyến nghị chính sách để nâng cao hơn nữa hoạt động của Tài chính vi mô, nhằm
giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, qua đó cải thiện thu nhập.
Từ khóa: Tài chính vi mô, thu nhập, đối tượng thụ hưởng.
ABSTRACT
Microfinance has proved to be one of the effective tools for poverty reduction in
developing countries. The objective of the dissertation is to assess the impact of micro-
credit income increase of the Capital Aid Fund For Member Cooperative of Ho Chi
Minh City (CCM Fund) on beneficiaries who are employees in the cooperative group
at Cu Chi district. This study is based on data from loan survey conducted by CCM
Credit Officer. Beneficiaries are poor and near-poor households in cooperative groups
who take out loans and do not participate in loans in 2015 and 2017 in Cu Chi district.
The study uses Difference In Difference methods (DID) combined with OLS
regression, thus reflecting more accurately the impact of credit on the income of the
poor households. The study also showed that the impact of microfinance on incomes of
poor households were increased. From the findings, recommendations on policy
support are proposed to further enhance the operations of microfinance, to help poor
households gain access to loans to invest in production and business activities, thereby
improve earnings.
Keywords: Microfinance, income, beneficiary.
1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Ước tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo trong cả nước còn dưới 6%. Kết luận
tại phiên họp thứ 27 diễn ra ngày 17 tháng 9 năm 2018 về báo cáo kết quả 2 hai năm
thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu
giảm nghèo bền vững đến năm 2020 đã nhấn mạnh: giảm nghèo không chỉ là trách
nhiệm của Nhà nước, Chính phủ hay bất cứ bộ phận, ngành, cơ quan, tổ chức nào. Đó
là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
xã hội. Do đó, xoá đói giảm nghèo luôn là một trong những vấn đề trọng tâm trọng
điểm được Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện.
Bên cạnh các hoạt động kinh tế khác, kinh tế tập thể luôn được Đảng và Nhà
nước luôn quan tâm trong những năm qua như các mô hình HTX, THT sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nâng
cao thu nhập của người dân góp phần xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, Quốc hội đã ban
hành Luật HTX ngày 20/11/2012, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số
151/2007/NĐ-CP qui định về tổ chức và hoạt động của mô hình THT. Các mô hình
THT giúp liên kết những người sản xuất qui mô nhỏ lẻ lại với nhau, thu hút thêm người
lao động riêng lẻ vào làm ăn tập thể giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và góp phần tăng thêm thu nhập cho các người lao động tham gia. Họ thường là
những người lao động nghèo, cận nghèo nên rất cần nguồn vốn để phát triển chăn nuôi,
buôn bán, hổ trợ phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên việc tiếp cận được vốn vay từ
các tổ chức tài chính như các NHTM gặp rất nhiều khó khăn vì phải đem thế chấp tài
sản. Thế nên để có vốn họ phải vay mượn người thân, bạn bè hoặc tìm đến các tổ chức
tính dụng vi mô với các khoản vay tín chấp. Bên cạnh các tổ chức tài chính vi mô khác,
Quỹ trợ vốn xã viên HTX (Quỹ CCM) trực thuộc Liên minh HTX Thành phố Hồ Chí
Minh là mô hình tiên phong trong cả nước với sứ mệnh rất đặc biệt là các dự án cung
2
cấp các khoản tín dụng vi mô với lãi suất ưu đãi đến tận tay đối tượng thụ hưởng như
là người tham gia trong THT và xã viên trong các HTX giúp họ có vốn làm ăn, sản
xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình.
Củ Chi là huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến với tên
gọi “Củ Chi đất thép thành đồng” chịu rất nhiều sự tàn phá trong hai cuộc kháng chiến
giải phóng dân tộc, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp như trồng lúa, đan
đát, chăn nuôi bò sữa, trồng rau sạch,.. vì thế mô hình HTX, THT về nông nghiệp đang
rất phát triển. Hiện có khoảng 15 HTX và 380 THT với hơn 12.500 đối tượng thụ
hưởng là xã viên HTX hoặc người tham gia trong THT nhận nguồn tín dụng vi mô của
Quỹ trợ vốn xã viên HTX Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua các dự án vốn kịp thời
đến tận tay của đối tượng thụ hưởng đã giúp họ có điều kiện mạnh dạn đầu tư sản xuất
bằng công sức và năng lực của mình nâng cao thu nhập, tự phấn đấu thoát nghèo. Vì
vậy, việc tổng kết và đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của đối tượng người
thụ hưởng như trên là thực sự cần thiết, từ đó cũng để định hướng thêm các chính sách
tốt hơn nữa trong tương lai. Vì thế tôi chọn đề tài “Đánh giá tác động của tín dụng
đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện Củ Chi của Quỹ trợ vốn Xã
viên hợp tác Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chủ yếu của luận văn là nhằm đánh giá tác động của tín dụng từ Quỹ
CCM Chi nhánh Củ Chi đến việc tăng thu nhập hàng tháng của người thụ hưởng so với
người không được thụ hưởng nguồn tín dụng này. Đối tượng người thụ hưởng phải là
người nghèo, cận nghèo tham gia trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi và đối
tượng không được thụ hưởng cũng là người nghèo, cận nghèo có hoặc không tham gia
trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi.
3
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung trả lời câu hỏi: Tín dụng từ Quỹ CCM chi nhánh Củ Chi có giúp
người thụ hưởng đang tham gia trong các THT nâng cao thu nhập hàng tháng so với
người không được thụ hưởng hay không?.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Người lao động nghèo và cận nghèo tham gia và không tham gia trong các Tổ
hợp tác.
Phạm vi không gian: nghiên cứu tác động nâng cao thu nhập của nguồn tín dụng
mà Quỹ CCM mang lại cho người thụ hưởng là lao động tham gia trong THT tại trên
địa bàn huyện Củ Chi.
Phạm vi thời gian: đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hai cuộc khảo năm
2015 và năm 2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu lấy dữ liệu thứ cấp từ tình hình hoạt động tín dụng của Quỹ CCM
Chi nhánh Củ Chi giai đoạn năm 2015 cho đến hết năm 2017. Các số liệu thông tin về
các thành viên của các THT và người lao động có tham gia nhận tín dụng và không
nhận tín dụng từ Quỹ CCM.
Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các
bài báo và các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về hoạt động TCVM, về
hoạt động của Quỹ CCM.
4
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê mô tả thông qua dữ liệu thu thập được. Phương pháp
nữa là phương pháp Khác biệt kép (Differences-in-Difference) kết hợp hồi qui Bình
phương nhỏ nhất (hồi qui OLS).
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tác động của tín dụng từ Quỹ CCM đến thu nhập đến đối
tượng người lao động tham gia trong THT sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết
về chất lượng hoạt động TCVM tại thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ giúp Quỹ CCM xác định tác động của nguồn vốn đến đối tượng thụ hưởng là
người lao động tham gia trong THT phát triển kinh tế hộ gia đình nâng cao thu nhập
góp phần xoá đói, giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp
phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người lao động nghèo, người lao động
tham gia trong THT từ nguồn tín dụng của Quỹ CCM nói riêng và các TCTD nói
chung để họ có được vốn phát triển sản xuất kinh doanh tăng thêm thu nhập.
1.6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bào gồm 04 chương:
 Chương 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỔ TRỢ XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO
 Chương 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ
TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ XOÁ ĐÓI
GIẢM NGHÈO
2.1 Tổng quan về Tài chính vi mô hổ trợ xoá đói giảm nghèo
2.1.1 Định nghĩa về TCVM
Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Theo
nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất thì TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài
chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín
dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm, TCVM là một phương pháp phát triển kinh
tế thông qua các dịch vụ tài chính nhằm mang lại lợi ích cho cư dân có thu nhập thấp…
TCVM thường bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội
(Ledgerwood, 2013).
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á thì TCVM là hoạt động cung cấp một phạm
vi rộng lớn các dịch vụ tài chính như các khoản cho vay nhỏ, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm
vi mô, chuyển tiền, thanh toán. cho các hộ gia đình nghèo hoặc có thu nhập thấp, cũng
như tài trợ cho các hoạt động kinh doanh rất nhỏ của họ (ADB, 2003).
Theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP Việt Nam Tài chính quy mô nhỏ là hoạt
động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình,
cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo.
Như vậy sẽ đầy đủ hơn nếu không chỉ giới hạn TCVM cung cấp cho riêng đối
tượng thu nhập thấp mà còn mở rộng ra cho đối tượng khác khi họ có thể đáp ứng đầy
đủ các điều kiện để tham gia hoạt động của TCVM nếu gặp khó khăn tạm thời trong
cuộc sống. Do vậy theo tác giả có thể định nghĩa khái niệm TCVM như sau: “Tài chính
vi mô là hoạt động cung cấp khoản tín dụng nhỏ, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô, dịch vụ
chuyển tiền và các dịch vụ phi tài chính khác cho người có thu nhập thấp và các cá
nhân khi có nhu cầu với một cơ chế thích hợp, để họ có thể tiến hành sản xuất kinh
6
doanh, tự tạo việc làm, phát triển nghề nghiệp tăng thêm thu nhập nâng cao chất lượng
cuộc sống cho bản thân và gia đình”.
2.1.2 Mục đích hoạt động của Tổ chức TCVM
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ra đời của các tổ chức tài chính vi mô nổi
tiếng trên thế giới là để giúp những người nghèo, thậm chí là rất nghèo có được một số
vốn nhỏ để phát triển hoạt động sản xuất và nâng cao điều kiện sống. Cùng với thực tế
phát triển của ngành tài chính vi mô hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô hoạt động
chuyên nghiệp hơn, đa dạng hơn.
Theo Tổ chức tư vấn và hỗ trợ những người nghèo nhất trên thế giới thì các tổ chức tài
chính vi mô hoạt động với hai mục đích chính như sau:
- Giúp những người nghèo, người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp vi mô
có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển hoạt động sản xuất,
cải thiện cuộc sống; góp phần quan trọng vào sự thành công của chiến lược xóa đói
giảm nghèo của quốc gia.
- Bên cạnh mục tiêu đạt được các hiệu quả xã hội ở trên, bản thân các tổ chức tài
chính vi mô cũng cần phải quan tâm sự an toàn trong hoạt động của mình. Cụ thể, tổ
chức tài chính vi mô phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn và nguyên tắc sinh lợi cho
sự phát triển của tổ chức, đóng góp vào sự phát triển của ngành nói riêng, hay của nền
kinh tế nói chung.
2.1.3 Các đặc trưng của TCVM
2.1.3.1 Đối tượng khách hàng
Khách hàng thường là những người nghèo nguồn vốn từ các tổ chức tài chính.
Hoặc khách hàng có thể là chủ các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh tại gia có các cơ sở
kinh doanh đa đạng như: các cửa tiệm buôn bán lẻ, bán rong trên đường phố, sản xuất
7
thủ công,... Ở những vùng sâu vùng xa, các Tổ chức vi mô thường hoạt động sinh lợi
nhỏ ở các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt chăn nuôi. Các khách hàng này sinh
hoạt chung trong các hội như: hội phụ nữ, nông dân, các mô hình THT, HTX…Họ
thường là người làm nông nghiệp, nông dân lao động chân tay, nguồn thu nhập rất thấp
vì thế các khoản tín dụng nhỏ, với thời hạn cho vay ngắn và không có tài sản bảo đảm
rất phù hợp .
2.1.3.2 Phân tích thẩm định khách hàng
Việc phân tích và thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhân viên tín dụng
phải thu thập nhiều nhất có thể các thông tin chi tiết cần thiết từ khách hàng thông qua
các lần khảo sát hoặc từ những người xung quanh nơi ở của họ. Người đi vay thường là
không có các báo cáo tài chính chính thức nên tài chính thường không minh bạch, do
đó nhân viên tín dụng phải đánh giá một cách chủ quan các khoản thu nhập tương lai
và các khoản tích lũy của khách hàng, qua đó xác định thời hạn và mức cho vay khác
nhau.
Các thông tin về khách hàng có được từ trung tâm thông tin tín dụng được xem
là rất hữu ích trong việc xét duyệt các khoản vay, mặc dù trung tâm thông tin tín dụng
thường không có sẵn các thông tin về khách hàng có thu nhập thấp hoặc về tất cả các tổ
chức TCVM hiện tại.
2.1.3.3 Đặc thù về tài sản đảm bảo
Khi người lao động tìm đến tổ chức TCVM một phần vì họ hạn chế về tài sản
đảm bảo so với khi vay tại các ngân hàng phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay.
Đôi khi khách hàng TCVM cũng có tài sản đảm bảo nhưng các tài sản đảm bảo với giá
trị thấp như các đồ dùng trong gia đình… Chính vì thế, trong trường hợp này tài sản để
đảm bảo được xem như một ràng buộc khách hành phải trả nợ cho khoản vay hơn là
đảm bảo cho giá trị thu hồi của khoản vay.
8
2.1.3.4 Các khoản nợ vay trể hạn
Theo dõi chặc các khoản nợ trể hạn là cần thiết, vì không có tài sản đảm bảo
khoản vay nên sự chậm trể một khách sẽ có tác động lây sang các khách hàng khác.
Đặc biệt, việc theo dõi các khoản nợ quá hạn đều thường do nhân viên quản lý ở địa
bàn kết hợp với tổ nhóm cộng tác theo dõi, nắm bắt tình hình hoàn cảnh tiến hành xử lý
thu hồi khoản nợ.
2.1.3.5 Sản phẩm có tính lũy tiến
Những khách hàng TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các
nguồn tài chính khác (do không thế chấp, quy mô sản xuất bé…) nên họ phải phụ thuộc
rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi mô hiện tại. Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều
các chương trình khuyến khích nhằm động viên, khen thưởng những người đi vay tốt
(việc thanh toán đầy đủ một khoản vay sẽ tạo cơ hội cho lần vay tiếp theo, cung cấp
khoản vay có giá trị lớn hơn, ưu đãi mức lãi suất, ưu đãi thời hạn trả nợ).
2.1.3.6 Khách hàng tập trung tổ, nhóm
Tổ chức TCVM thường dùng hình thức giải ngân theo tổ, nhóm. Qua đó các
khoản tín dụng sẽ cho vay cho các tổ, nhóm khách hàng - các thành viên trong tổ,
nhóm nhiệm vụ đảm bảo thanh toán cho nhau khi có nợ xảy ra. Với hình thức cho vay
này tổ chức TCVM sẽ tạo được áp lực cho các thành viên trong tổ, nhóm nhằm nâng
cao khả năng trả nợ, vì nếu sự trể hạn của một thành viên trong tổ, nhóm sẽ làm ảnh
hưởng lần nhận vốn vay tiếp theo của những thành viên còn lại trong tổ, nhóm.
2.1.3.7 TCVM tính lãi suất cao đối với người vay vốn
Việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng TCVM khá tốn kém đặc
biệt khi so sánh với quy mô khoản vay. Các khoản vay nhỏ cũng đòi hỏi các chi phí về
nhân lực và các nguồn lực khác tương tự như khoản vay lớn. Việc cán bộ tín dụng phải
9
đến thăm nhà ở, cơ sở làm ăn của người đi vay, đánh giá độ tin cậy của người vay
thông qua các cuộc phỏng vấn các thành viên của gia đình cũng như những người quen
khác của khách hàng, và có khi còn phải thường xuyên đến gặp người vay để nhắc nhở
họ về việc trả nợ. Vì thế tỷ lệ chi phí giao dịch so với tổng khoản vay thường cao. Điều
đó khiến tổ chức TCVM phải tính lãi suất cho vay cao để trang trải chi phí.
Trên thực tế, người đi vay sẵn sàng trả mức lãi suất cao để được tiếp cận các
khoản vay, vì so với các phương thức khác (vay nặng lãi từ khu vực phi chính thức,
hoặc thậm chí không vay) đều không thích hợp với họ do vượt khả năng chi trả và
không nắm bắt được cơ hội làm ăn do thiếu vốn.
2.2 Một số hoạt động chính của tổ chức TCVM
2.2.1 Hoạt động tín dụng
Tín dụng vi mô là một trong các sản phẩm cơ bản của TCVM. Đối tượng của tín
dụng vi mô thường là những người nghèo có công việc và thu nhập. Những người
nghèo nhất thường là không có một khoản thu nhập ổn định nào thì không phải là
khách hàng của TCVM. Với đa số các tổ chức TCVM hiện tại thì tín dụng vi mô đòi
hỏi người vay phải có những khoản thu nhập thường xuyên và ổn định, đảm bảo được
khả năng hoàn trả của các khoản vay.
Các tổ chức TCVM với những ưu thế về mức độ tiếp cận sâu sát khách hàng và
phương thức cho vay đa dạng thường tập trung vào tài trợ cho vay nông nghiệp nhỏ lẻ
ở nông thôn và các hoạt động buôn bán nhỏ. Vì các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp
không chỉ cần tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cần tiền trang trải cho
các nhu cầu thiết yếu khác: chữa bệnh, nước sạch, cải tạo nhà ở, học phí cho con… Từ
đó, để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, TCVM nên đa dạng hoạt
động tín dụng vi mô đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
10
Lãi suất cho vay: Tổ chức TCVM thường có mức lãi suất tương đương hoặc
thấp hơn so với mức lãi cho vay của ngân hàng thương mại.
Phương thức cho vay: gồm cho vay theo tổ, nhóm và cho vay theo cá nhân riêng
lẻ nhưng cho vay theo tổ, nhóm thường chiếm ưu thế, do trên thực tế các tổ chức
TCVM thường tiếp xúc người vay thông qua các đoàn thể địa phương. Các tổ chức
TCVM ít khi làm việc với cá nhân người mà thông thường sẽ cho vay và thu hồi vốn
vay theo từng nhóm với sự trợ giúp của trưởng nhóm là người có đứng đầu hoặc được
phân công của của đoàn thể.
Việc cho vay theo từng tổ, nhóm sẽ hạn chế tối đa chi phí cho mỗi thành viên,
tăng cường khả năng tiếp cận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay. Điều này cũng
giúp tổ chức TCVM giảm thiểu chi phí giám sát do có sự ràng buộc trách nhiệm và
giám sát lẫn nhau của các thành viên.
Bên cạnh việc tạo điều kiện linh hoạt với phương thức cho vay và trả nợ gốc, lãi
của tổ chức TCVM cũng nên tính toán sao cho phù hợp nhất với điều kiện và nguồn
tích lũy để khách hàng thanh toán là trả gốc và lãi theo các thời hạn vay được đảm bảo.
2.2.2 Hoạt động tiết kiệm
Người nghèo, người có thu nhập thấp cũng có nhu cầu tiết kiệm để trang trãi các
bất trắc tức thời. Tuy nhiên, vì mức tiết kiệm nhỏ các ngân hàng truyền thống đã bỏ
qua đối tượng khách hàng này. Vì thế, các TCTCVM đã kịp thời lấp khoản trống bằng
cách cung cấp các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với điều kiện của người nghèo, người có
thu nhập thấp. Chính sách tiết kiệm sẽ không hạn chế mức tối thiểu nhưng phải gửi
thường kỳ nhằm tạo thói quen tiết kiệm và tạo dựng số tiết kiệm tích lũy đủ lớn khi cần
thiết sẽ đầu tư mở rộng hoặc chống đỡ rủi ro. Ngoài ra, khoảng tiết kiệm cũng là sự
thuận lợi để có được khoản vay cao hơn ở đợt sau.
11
Dịch vụ tiết kiệm vi mô hiện tại còn tương đối khiêm tốn so với dịch vụ tín
dụng. Các tổ chức TCVM huy động tiết kiệm rất hạn chế, chủ yếu dưới hình thức tiết
kiệm bắt buộc. Khoản tiết kiệm bắt buộc này được xem như một phần đảm bảo cho
khoản vay và chỉ được rút hết khi nghỉ vay và đã hết nợ. Ngoài ra dịch vụ tiết kiệm tự
nguyện cũng không được các tổ chức TCVM chú trọng do không thể cạnh tranh lãi
suất thị trường so với các ngân hàng thương mại.
2.2.3 Hoạt động bảo hiểm
Người nghèo, người có thu nhập thấp thường đối mặt với những rủi ro như:
bệnh tật, thiệt hại do tự nhiên hay do con người gây ra… do đó nhu cầu được bảo hiểm
của họ là rất cao. Tuy nhiên các tổ chức bảo hiểm vẫn cảm thấy lo lắng khi cung cấp
các sản phẩm bảo hiểm do chi phí cao và ít lợi nhuận, mặt khác do cản trở từ việc
không có kênh phân phối thích hợp. Trong khi đó, để bảo vệ người tham gia bảo hiểm,
theo quy định của pháp luật của nhiều nước thì các tổ chức TCVM chỉ có thể làm đại lý
cho các tổ chức bảo hiểm mà không thể tự mình cung cấp các bảo hiểm cho khách
hàng.
Ngoài việc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm thì các tổ chức TCVM cũng có
thể thành lập “Quỹ tương trợ” cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở cộng đồng,
mang tính chia sẻ rủi ro trong một khu vực nhất định.
2.2.4 Hoạt động thanh toán
Tổ chức TCVM có thể thực hiện các hoạt động tài chính khác như: hoạt động
thanh toán, nhận ủy thác cho vay vốn… Việc quyết định thực hiện hoạt động nào phụ
thuộc vào mục tiêu của tổ chức TCVM, nhu cầu của thị trường mục tiêu, sự tồn tại của
các nhà cung cấp dịch vụ, sự tính toán chi phí chính xác và tính khả thi của việc
chuyển giao các dịch vụ hỗ trợ. Do đặc điểm riêng nên nhiều hoạt động tài chính hiện
đại khác này thường không hoặc chưa phù hợp với các khách hàng của tổ chức TCVM
chưa đủ năng lực thực hiện.
12
2.2.5 Một số hoạt động khác
Xuất phát từ quá trình cùng tham gia xây dựng và vận hành các tổ nhóm tín
dụng, các tổ chức TCVM cũng cung cấp các dịch vụ phi tài chính đi kèm như: tập huấn
nông nghiệp, tư vấn phương án kinh doanh, vận động xây dựng nhà tình thương, khen
thưởng cho con em hiếu học, quà Tết ….Đây là một trong những sự thành công của
TCVM, được khách hàng đánh giá cao về các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho xã hội.
2.3 Tài chính vi mô là công cụ hỗ trợ xoá đói giảm nghèo
2.3.1 Nghèo đói là gì?
Là người có mức thu nhập, chi tiêu không mang lại cuộc sống vừa đủ cho họ
hay gia đình họ tham gia đầy đủ vào cuộc sống cộng đồng. Nhưng cho đến nay, không
có một định nghĩa duy nhất về nghèo. Người được cho là nghèo khi mà thu nhập của
họ rơi xuống dưới mức thu nhập bình quân của cộng đồng, ngay cả khi mức thu nhập
đó được cho là thích đáng để tồn tại. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số cộng
đồng xem là cái tối thiểu để có một cuộc sống đúng mức.
Trong khi đó, khái niệm nghèo được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và
phát triển xã hội được tổ chức tại Đan Mạch vào năm 1995 cho rằng nghèo là những
người có thu nhập bình quân dưới một đô la một ngày cho một người. Khái niệm này
cụ thể hơn và dễ xác định tuy nhiên, có thể phù hợp với một số quốc gia nhưng một số
khác thì không. Nghèo đói theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc là không có khả năng
tham gia vào cuộc sống quốc gia, đặc biệt là về mặt kinh tế (UNDP, 1995). Theo Ngân
hàng thế giới nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện, thu nhập hạn chế hoặc
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn,
dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu đến
13
những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm
giác bị xỉ nhục,… (World Bank, 2004).
Mặc dù nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh như vậy và không có một khái
niệm duy nhất về nghèo nhưng chung quy, nghèo thường thể hiện trên ba khía cạnh
chính: có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của dân cư, có mức sống không
đảm bảo những nhu cầu tối thiểu để tồn tại và không có cơ hội tham gia vào quá trình
phát triển của xã hội.
2.3.2 Các phương pháp xác định nghèo
Phương pháp chi tiêu: Phương pháp này xác định các hộ nghèo dựa trên chi phí
cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho
lương thực phải đảm bảo 2100 calo mỗi người/ngày. Các hộ được cho là nghèo nếu
như mức tiêu dùng không đạt được mức này. Đây là phương pháp được Tổng cục
thống kê sử dụng để xác định hộ nghèo trong các cuộc điều tra mức sống dân cư và
điều tra mức sống hộ gia đình.
Phương pháp thu nhập: Đây là phương pháp xác định hộ nghèo dựa trên tiêu
chuẩn về một mức thu nhập tối thiểu đảm bảo cho họ có một cuộc sống tối thiểu. Theo
chuẩn nghèo thế giới, một người có mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem là
nghèo (chuẩn nghèo 1 đô la). Chuẩn nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau,
tùy theo mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo theo thu
nhập mới nhất do Bộ lao động và thương binh xã hội (LĐTBXH) ban hành áp dụng
cho giai đoạn 2011-2015 là 350 nghìn đồng/người/tháng ở nông thôn và 450 nghìn
đồng/người/tháng ở thành thị. Riêng ở Tp. HCM giai đoạn năm 2015-2010 ở mức thu
nhập từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng
tại nông thôn.
Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Bởi
vì rất khó để lấy được thông tin chính xác về thu nhập của các hộ gia đình. Thông
14
thường người dân có tâm lý khai thấp thu nhập của mình khi được hỏi. Hơn nữa, việc
tính toán đầy đủ các nguồn thu nhập của người dân là rất khó khăn.
Phương pháp xếp loại của địa phương: Được Bộ LĐTBXH dùng để ghi tên các
hộ nghèo đói theo địa phương dựa trên thông tin được cung cấp từ chính quyền địa
phương, nhất là chính quyền cấp thôn, bản. Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ
nghèo do Bộ LĐTBXH cung cấp, chính quyền các thôn sẽ tổ chức bình bầu xem những
hộ nào trong thôn là nghèo, sau đó lên danh sách và gửi cho cấp xã, cấp xã sẽ xem xét
và trình lên Phòng LĐTBXH cấp huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộ đó. Thông tin này
được sử dụng để xác nhận những hộ nghèo nhất được thụ hưởng các chương trình trợ
cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám chữa bệnh miễn phí, nước sạch, trợ cấp nhà
ở…Vì số tiền trợ cấp thường ít nên mỗi lần như vậy các thôn phải bình bầu xem ai sẽ
là người đáng được hưởng trợ cấp, do vậy danh sách các hộ nghèo có thể được thay đổi
mỗi khi có các chương trình trợ cấp mới.
2.3.3 Lý thuyết vòng xoáy nghèo đói
Vòng xoáy về đói nghèo được xem như là sự nối tiếp không có hồi kết của sự
nghèo đói. Nó là sự hội tụ những yếu tố, những tình huống mà một khi chúng xuất
hiện thì sẽ tiếp nối từ đời này sang đời khác mà chỉ kết thúc khi có sự giúp đỡ từ
bên ngoài.
15
Hình 2.1: Sơ đồ vòng xoáy nghèo đói1
Trong đó, khi bị gặp các tình huống bất lợi trong xã hội: khiến thu nhập sẽ thấp,
giáo dục sẽ thấp, dẫn đến thiếu thốn từ nhà ở, sức khỏe…thì nghèo càng trầm trọng.
Thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực khác: giáo dục, thiếu lương
thực và nước sạch… chính vì vậy làm sao có cơ hội để cải thiện cho mức thu nhập cao
hơn, vì vậy họ lại rơi vào tình trạng đói nghèo, kéo theo bệnh, chất lượng bữa ăn không
đảm bảo, suy dinh dưỡng; từ đó sẽ làm cạn kiệt sức lao động và thu nhập càng thấp.
Vấn đề là làm thế nào để giúp cho họ có thể thoát ra khỏi vòng xoáy này? Có thể cung
cấp cho họ những phương tiện có giá trị để giúp họ thoát khỏi sự bần cùng. Trên hết là
những khoản vốn, nó thực sự giúp họ có vốn đểt tự mở rộng sản xuất, tăng được thu
nhập qua đó đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như lương thực,…
1
Tham khảo: CRNA Ministries-Dự án Sea to Sea- Ending the
16
dụng1
Hình 2.2: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng nghèo đói bằng trợ tín
Cung cấp cho người nghèo thuốc men, thêm các dịch vụ khác như: khám
bệnh chữa trị bệnh sẽ giúp họ nâng cao sức khỏe để làm việc qua đó tự nuôi sống
được chính mình, sau đó là thoát ra khỏi vòng xoáy của bệnh, nợ nần và nghèo
đói.
Hình 2.3: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế1
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo
Mức sống được thể hiện ở rất nhiều mặt khác nhau nhưng thường thể hiện
17
trên thu nhập, chi tiêu cho đời sống, mức độ tiếp cận các dịch vụ khác như y tế,
giáo dục…Những nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói đã phân tích và chỉ ra các
nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo ở nhiều nơi trên thế giới,
trong đó tín dụng là một yếu tố quan trọng.
2.3.4.1 Vai trò của tín dụng vi mô đối với giảm nghèo
Vốn rất quan trọng cho quá trình kinh doanh sản xuất, vì thế thiếu vốn cũng
là một trong các nguyên nhân chính khiến các hộ dễ rơi vào tình trạng nghèo,
khiến cho cả thu nhập và chi tiêu của người nghèo đều bị ảnh hưởng. Nếu càng dễ
dàng tiếp cận được các nguồn tín dụng thì cơ hội cải thiện được mức sống cho họ
càng cao.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận vốn chính là điều kiện quan trọng để
người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con
… Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Theo ngân hàng
thế giới đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan
trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam (World Bank, 1995). Tuy nhiên, cho đến nay,
tín dụng ở nông thôn Việt Nam vẫn rất kém phát triển.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở các quốc gia Châu
Phi đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu
đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp họ thoát nghèo (Khandker, 2005).
Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự đóng góp của nó
vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng tính
tự chủ cho các hộ nghèo (Ryu và Gilberto, 2003). Như vậy việc cho người nghèo
vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt
động kinh doanh nhỏ, đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo.
Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng khẳng định rằng tín dụng và tiếp
18
cận tín dụng là điều kiện quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao mức sống
và thoát khỏi đói nghèo của các hộ nghèo (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005).
Tín dụng vi mô cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định có vai trò tích cực
trong việc giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Tài chính vi mô giúp giảm nghèo, đặc
biệt là những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất thông qua việc cung cấp tín
dụng dễ dàng kết hợp với những hướng dẫn về cách thức sử dụng (Gulli, 1998).
Nhờ đó giúp người nghèo tăng cường được vị thế của mình trong xã hội, phát triển
các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, kể cả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập
và giảm khả năng dễ tổn thương. Những người bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ tin
rằng tín dụng cho người nghèo làm tăng quyền lợi cho phụ nữ bởi vì nó thúc đẩy
phát triển đồng thời với việc loại bỏ bất bình đẳng nam nữ.
Tóm lại, tín dụng dành cho người nghèo được ủng hộ bởi nhiều chuyên gia
kinh tế vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn ở các vùng khó khăn.
2.3.4.2 Các yếu tố về nhân khẩu học
Số nhân khẩu trong hộ: Những hộ gia đình càng đông nhân khẩu thì mức thu
nhập cũng như mức chi tiêu bình quân theo đầu người càng giảm (World Bank,
2004). Có mối quan hệ nghịch giữa số nhân khẩu trong hộ và phúc lợi của người
nghèo (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005).
Số người phụ thuộc: Số người phụ thuộc là số người ăn theo trên một lao
động trong hộ. Nhiều nghiên cứu Ngân hàng thế giới và các chuyên gia kinh tế
phát triển đều nhất trí rằng tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự
sung túc hay nghèo khó của các hộ gia đình ở các địa phương. Tỷ lệ phụ thuộc càng
cao thì phúc lợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một lao động phải
nuôi nhiều người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ nhỏ sẽ dẫn đến mức thu
nhập bình quân đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ nhỏ.
19
Giới tính của người làm chủ hộ: Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan
hệ giữa giới tính của chủ hộ và nghèo đói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu hộ có
chủ hộ là nam giới thường có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn các
hộ có chủ hộ là nữ giới. Những hộ gia đình mà vợ (hoặc chồng) của chủ hộ bị chết
hay li dị sẽ có mức thu nhập và chi tiêu đầu người thấp hơn so với những hộ có đầy
đủ cả vợ và chồng. Tuy nhiên, theo sự đánh giá của UNDP ở Việt Nam, những hộ
có chủ hộ là nữ không nghèo hơn so với những hộ do nam giới làm chủ (UNDP,
1995).
Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ: Những hộ gia đình có nhiều người
có trình độ cao sẽ có khả năng có mức thu nhập cao hơn các hộ khác do họ có thể
tiếp cận được những công việc được trả lương cao hơn. Nghiên cứu về nghèo đói ở
Pakistan trong năm năm và các tác giả kết luận rằng trình độ giáo dục cao hơn, đặc
biệt là giáo dục phổ thông làm tăng thêm khả năng thoát khỏi hoàn cảnh nghèo của
các hộ. Đầu tư vào giáo dục là cách tốt nhất để người nghèo thoát nghèo một cách
bền vững. Người nghèo có trình độ cao hơn không chỉ có khả năng sản xuất tốt
hơn mà có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp hơn nếu như có một biến cố nào đó
xảy ra với công việc của họ (World Bank, 2004).
Các hộ mà có người thân làm trong những lĩnh vực phi nông nghiệp khác
hoặc hưởng lương cố định sẽ có mức sống tốt hơn so với những hộ chỉ tập trung vào
làm nông nghiệp (Werner, 2005). Theo dõi việc rơi vào nghèo và thoát nghèo ở 35
ngôi làng ở vùng Rajashthan, Ấn Độ và tác giả kết luận rằng sự đa dạng hóa thu
nhập cũng như việc tiếp cận các việc làm công ăn lương (kể cả việc làm không
thường xuyên) sẽ tăng xác suất thoát nghèo của người dân (Krishna, 2013).
Nghiên cứu về nghèo đói ở các tỉnh Đông Nam Bộ đã cho cho thấy yếu tố có
ảnh hưởng lớn nhất đến phúc lợi của hộ là việc làm. Một hộ có việc làm chi tiêu
nhiều hơn hộ không có việc làm và một hộ có việc làm thuần nông có mức chi tiêu
20
bình quân đầu người thấp hơn hộ có việc làm phi nông nghiệp. Chứng tỏ có một sự
nhất trí cao giữa các nghiên cứu rằng việc làm là một yếu tố quan trọng có ảnh
hưởng đến phúc lợi của người nghèo và việc làm phi nông nghiệp là cơ hội để họ
thoát nghèo (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005).
2.3.4.3 Năng lực sản xuất riêng của hộ
Đất đai: Vì đa số người nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn và phụ thuộc rất
lớn vào sản xuất nông nghiệp. Do đó đất đai là một yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến thu nhập, chi tiêu cũng như những cơ hội cải thiện phúc lợi khác của
người nghèo. Báo cáo tổng hợp về đánh giá nghèo đói ở Việt Nam đã chỉ ra rằng
có đủ đất đai tương đối tốt để sản xuất là cơ sở để hộ nghèo cải thiện tốt mức sống.
Các hộ có đất đai tốt hơn (độ dốc thấp, gần gủi với nhà ở, có hệ thống tưới tiêu tốt
và không nhiễm mặn) sẽ khấm khá hơn những hộ khác. Những hộ sở hữu nhiều
đất đai có thể đa dạng hóa loại cây trồng, nhờ đó cải thiện mức sống tốt hơn những
hộ khác. Diện tích đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có mức ảnh hưởng thuận
chiều tới mức thu nhập cũng như chi tiêu của hộ nghèo (Datar, 2009).
Tư liệu sản xuất: Đối với những hộ nghèo ở vùng nông thôn, gia súc (trâu,
bò, ngựa, lợn nái…) là một phần quan trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức
cày bừa, kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra, lợn nái, bò cái… cung cấp con
giống cho chăn nuôi của các hộ.
Theo phân tích của Trần Quốc Nhân và cộng sự (2012) cho rằng THT có vai trò
quan trọng trong việc giúp cải thiện hiệu quả sử dụng các vốn sinh kế của nông hộ về
nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính, chẳng hạn như nông hộ tham gia tổ hợp tác dễ
tiếp xúc cán bộ ở địa phương, được tham gia nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, dễ
tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, hiệu quả sử dụng đồng vốn và tích lũy thu nhập cũng
cao hơn so với nông hộ không tham gia tổ hợp tác. Bên cạnh đó, Tổ hợp tác nông dân
21
giúp người nông dân trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau một cách hiệu quả, cải thiện
sự liên kết giữa những người nông dân với nhau và nâng cao được năng lực sản xuất
cho nông dân (Stevens and Terblanché, 2004).
2.3.4.4 Các điều kiện khác bên ngoài
Điều kiện địa lý, giao thông, khoảng cách đến khu vực trung tâm có ảnh
hưởng rất lớn đến thu nhập, chi tiêu. Những hộ ở vùng sâu, vùng xa có mức chi
tiêu đầu người thấp hơn những hộ ở đồng bằng và thành thị (Báo cáo phát triển
Việt Nam, 2004). Trong báo cáo “Việt Nam – Đánh giá sự nghèo đói và chiến
lược” khẳng định cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất
nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự
tham gia của người nghèo vào nền kinh tế thị trường (World Bank, 1995). Những
người dân sống gần cơ sở hạ tầng có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng
những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở xa. kết hợp với Nhóm tác chiến lập
bản đồ nghèo đói cho rằng nghèo đói ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẻ với các
yếu tố địa lí như địa hình, độ dốc, đặc điểm đất đai, khoảng cách từ nơi ở đến trung
tâm cho biết nghèo đói ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc
và Tây nguyên (Nicholas and Bob, 2005).
2.3.4.5 Đặc điểm dân tộc
Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các hộ thuộc dân tộc thiểu số có thu nhập
thấp hơn các hộ người Kinh hay người Hoa. Trong điều kiện như nhau, người dân
tộc thiểu số có mức chi tiêu thấp hơn người Kinh và người Hoa 13% (World Bank,
2004). Bởi vì phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu,
vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng
dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Hơn nữa, các hộ người dân tộc
thiểu số có đông con, đất đai ít và không màu mỡ…
22
Tóm lại, dựa vào lý thuyết về nghèo đói và những nghiên cứu cụ thể về nghèo đói,
có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo thành các cấp độ
sau đây.
 Cấp độ cá nhân: Gồm có trình độ giáo dục, tuổi, giới tính, năng lực tự
nhiên, cơ hội và sự nỗ lực cá nhân…
 Cấp độ hộ gia đình: Qui mô nhân khẩu của hộ, diện tích đất, số lao
động, tỷ lệ phụ thuộc, đặc điểm dân tộc, trang thiết bị sản xuất, nợ...
 Cấp độ vùng: Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, đặc điểm vùng,
giao thông
 Cấp độ chính phủ: Sự hỗ trợ hơn nữa về giáo dục, y tế, vốn,…..
Hình 2.4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ nghèo2
2
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
23
2.4 Một số nghiên cứu lý thuyết trước đây về tác động của Tài Chính vi mô
hổ trợ xóa đói giảm nghèo trong nước và trên thế giới.
Đánh giá tác động của tín dụng là đề tài rất được quan tâm trong các nghiên cứu
trước đây. Vì thế đã có nhiều nghiên cứu về tác động của tín dụng, tín dụng vi mô tới
thu nhập, chi tiêu, mức sống của hộ,..mà phần lớn là hộ nghèo đã được thực hiện ở
nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam.
2.4.1 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trong nước
Nghiên cứu về tác động của TCVM đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam,
nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy tuyến tính
logarit, với dữ liệu chéo được thu thập từ bộ dữ liệu kết quả khảo sát mức sống dân cư
2012 (VHLSS 2012). Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy những yếu tố ảnh hưởng
đến thu nhập của hộ nghèo gồm: Độ tuổi, qui mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản, tín
dụng vi mô và khu vực. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của TCVM đến thu nhập
của từng nhóm hộ nghèo là khác nhau. Từ kết quả tìm được, tác giả đưa ra những
khuyến nghị chính sách phù hợp để nâng cao hơn nữa hoạt động của TCVM, nhằm
giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, qua đó cải thiện thu nhập (Mai Thị Hồng Đào, 2016).
Các tác giả ở trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với những giả
định đưa ra khi người nghèo có thể tham gia tín dụng vi mô thì thu nhập hộ được cải
thiện và có khả năng chóng chọi những nhân tố gây tổn thương như bệnh tật, mất
mùa,..Với dữ liệu thu thập ở 12 phường/ xã thuộc 3 quận/huyện với 958 hộ tại TP.
HCM bằng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân và điều tra phỏng vấn
sâu. Bằng phương pháp phân tích hồi qui kết quả đã chỉ ra rằng tín dụng ưu đãi và tính
dụng nhỏ có tác động đến giảm nghèo sau khi hộ tiếp cấn tín dụng. Và tác động của tín
dụng nhỏ mạnh hơn so với tín dụng ưu đãi (Huỳnh Thạnh và Trần Ngọc Châu, 2012).
24
Nghiên cứu từ 640 hộ nông dân ở Ninh Thuận và 619 hộ nông dân ở Bình
Phước. Các số liệu được phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng, với hàm hồi quy
Logistic. Biến phụ thuộc là chi tiêu bình quân/người, các biến giải thích là: việc làm,
dân tộc thiểu số, diện tích đất canh tác, được vay vốn là những biến số có ý nghĩa thống
kê để giải thích nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo đói của hộ nông dân. Khi các yếu tố
khác không thay đổi, với xác suất nghèo của một hộ gia đình là 30% ở Ninh Thuận cho
thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm
xuống 20,7%; ở Bình Phước, cho thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì
xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống 29% (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005).
2.4.2 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trên thế giới
Nhà kinh tế học Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen đã được trao giải
Nobel Hòa bình năm 2006 vì công trình của họ để tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội.
Mục tiêu của Ngân hàng Grameen kể từ khi thành lập năm 1983 là cấp cho người
nghèo những khoản vay nhỏ với các điều khoản đơn giản – cái được gọi là tín dụng vi
mô - và Yunus là người sáng lập ngân hàng. Xuất phát từ khi Bangladesh bị nạn đói
năm 1974, tác giả cảm thấy rằng mình phải làm một điều gì đó nhiều hơn cho người
nghèo ngoài việc dạy học đơn giản. Ông quyết định cho vay dài hạn cho những người
muốn bắt đầu các doanh nghiệp nhỏ, hoặc các hộ gia đình tại làng Jorbra, Bangladesh
nhằm khởi động các chương trình đem lại thu nhập giúp đở cho bản thân, gia đình và
khởi nghiệp. Sáng kiến này đã được mở rộng trên quy mô lớn hơn thông qua Ngân
hàng Grameen. Ông nghĩ rằng, nghèo đói có nghĩa là bị tước đoạt mọi giá trị của con
người. Ông coi tín dụng vi mô vừa là quyền của con người vừa là phương tiện hữu hiệu
để thoát nghèo: Cho vay tiền nghèo với số tiền phù hợp với họ, dạy cho họ một vài
nguyên tắc tài chính cơ bản và họ thường tự mình quản lý, tuyên bố Yunus (The
Norwegian Nobel Institute, 2006).
Tiến hành xem xét các tác động của TCVM ở Bangladesh đến chi tiêu và phúc
25
lợi của các hộ gia đình bằng cách so sánh hai mô hình, đó là mô hình cơ bản chỉ có các
NHTM truyền thống và mở rộng mô hình với các NHTM kết hợp TCVM. Nghiên cứu
đã tìm ra là TCVM có tác động nâng cao thu nhập, tăng tiêu dùng tất cả các hàng hóa
của tất cả các hộ gia đình, tạo ra việc làm, giảm bất bình đẳng thu nhập và tăng cường
an sinh xã hội. Điều này có nghĩa TCVM là một chiến lược phát triển hiệu quả và có ý
nghĩa quan trọng trong chính sách xoá đói giảm nghèo, phân phối thu nhập và đạt được
các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Mahjabeen, 2008).
Một nghiên cứu trước đây ở Philippin sử dụng phương pháp hồi quy OLS kết
hợp phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của TCVM tới các hộ gia
đình ở nông thôn Philippin. Nghiên cứu này tiến hành xem xét tác động của tín dụng
tới các nhóm vấn đề của hộ như: phúc lợi, các giao dịch tài chính quan trọng khác
của hộ, kinh doanh và việc làm, tài sản của hộ, đầu tư vốn nhân lực (giáo dục và sức
khỏe),… Trong đó, các tác giả đánh giá tác động của tín dụng tới phúc lợi (đại diện cho
mức sống) của hộ thông qua các biến: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu dùng
bình quân đầu người, tiết kiệm bình quân đầu người và chi tiêu dùng thực phẩm bình
quân đầu người. Kết quả cho thấy tín dụng có tác động tích cực tới mức sống của các
hộ gia đình ở vùng nông thôn ở Phillipin (Kondo, 2007).
Nghiên cứu về các tác động của TCVM đến cuộc sống của người nghèo ở nông
thôn Trung Quốc. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra thực tế tại huyện
nghèo, có chương trình tín dụng vi mô đã hoạt động trong 7 năm. Nghiên cứu cho thấy
rằng, tham gia chương trình có tác động tích cực đến cuộc sống của khách hàng vay,
đặc biệt về an ninh kinh tế, người dân cảm thấy tự tin vào bản thân và nâng cao khả
năng quản lý tài chính của chính họ. Nghiên cứu cho thấy thu nhập của người vay vốn
tăng hơn ba lần so với những người không vay vốn từ chương trình TCVM và những
người đi vay là người nghèo nhất thì tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn những người
vay có điều kiện tương đối (Nichols, 2004).
26
Tóm lại, các nghiên cứu trên đã được thực hiện ở Việt Nam cũng như ở các
quốc gia khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, với các bộ dữ liệu khác nhau cho
những kết quả gần như nhau. Tuy các nghiên cứu này còn tùy thuộc vào đặc điểm dữ
liệu mỗi quốc gia, thời điểm tiến hành nghiên cứu nhưng kết quả cho thấy tác động của
tín dụng vi mô tới mức sống người nghèo là mạnh và rõ ràng giúp các hộ nghèo có
được điều kiện thuận để tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hầu hết các nghiên cứu
đều thống nhất và chỉ ra rằng các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, trình độ; tình trạng
nghèo, việc làm phi nông nghiệp, diện tích đất sở hữu, yếu tố dân tộc, vùng miền sinh
sống là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới mức sống của các hộ.
27
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời cho câu hỏi tín dụng từ Quỹ CCM-CC có giúp người thụ hưởng là
người lao động trong các THT nâng cao thu nhập hay không. Đề tài chủ yếu sử dụng
phương pháp định lượng, phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá mức độ tác
động của tín dụng đối với thu nhập của hộ. Sử dụng thêm phương pháp thống kê
mô tả để phản ánh đặc điểm của hộ nghèo và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.
3.1.1 Phương pháp khác biệt kép (DID)
Ngày nay, phương pháp Khác biệt kép đã được dùng khá nhiều trong các
nghiên cứu để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế, một phương pháp
chữa bệnh mới, hay một công nghệ mới, chiến lược kinh doanh mới… Để sử dụng
được phương pháp DID, ta phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh
thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của các đối tượng quan sát
khác nhau.
Phương pháp DID sẽ được thực hiện theo cách chia các đối tượng phân tích
thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng, dự án, chính sách (nhóm tham gia),
nhóm còn lại không được áp dụng (gọi là nhóm so sánh). Gọi D là biến giả phản
ánh nhóm quan sát, D=0: hộ quan sát thuộc nhóm so sánh, D=1: hộ quan sát thuộc
nhóm tham gia.
Một giả định rất quan trọng của phương pháp này là hai nhóm này phải có
đặc điểm tương đồng nhau vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách. Vì vậy đầu
ra của hai nhóm phải có xu hướng biến thiên như nhau theo thời gian nếu không có
chính sách.
Gọi Y là đầu ra của chính sách (thu nhập, lợi nhuận, …). Và T=0 là trước
khi áp dụng chính sách, T=1 là sau khi áp dụng chính sách. Tuy nhiên, trước khi áp
28
dụng một chính sách hay chương trình mới, phải thu thập thông tin về đầu ra (Y)
của cả hai nhóm và sau đó so sánh xem có sự khác nhau hay không. Tiếp theo, khi
áp dụng chính sách lên nhóm tham gia và không áp dụng lên nhóm so sánh. Khi
chương trình áp dụng kết thúc hoặc sau một thời gian nhất định, ta tiến hành thu
thập thông tin về đầu ra của hai nhóm này thêm một lần nữa. Cuối cùng, so sánh sự
khác biệt trước và sau khi áp dụng chính sách trong đầu ra của cả hai nhóm. Nếu có
sự khác biệt trong sự biến thiên trong đầu ra giữa hai nhóm thì đó chính là tác động
của chính sách. Như vậy, kết quả này vừa phản ánh sự khác biệt về mặt thời gian
trước và sau khi áp dụng chính sách vừa phản ánh sự khác biệt chéo giữa nhóm
tham gia và nhóm không tham gia. Vì thế được gọi là Khác biệt kép (khác biệt
trong khác biệt).
3.1.2 Phương pháp khác biệt kép (DID) được mô tả cụ thể
Vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y00
(D=0, T=0) và đầu ra của nhóm tham gia là Y10 (D=1, T=0). Chênh lệch đầu ra giữa
hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00.
Tại thời điểm x nào đó sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là
Y01 (D=0, T=1) và đầu ra của nhóm tham gia là Y11 (D=1, T=1). Khi đó, chênh lệch
đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01.
Tác động của chính sách là (Y11-Y01) – (Y10-Y00).
29
(Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2006, Phân tích tác động chính sách công)
Đồ thị trên đây mô tả phương pháp DID. Giả thiết quan trọng nhất của phương
pháp này là nếu không có dự án thì đầu ra của nhóm so sánh và nhóm tham gia có xu
hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai
nhóm này là do tác động của dự án hay chương trình mới.
3.1.3 Kết hợp phương pháp khác biệt kép và hồi qui OLS
Để đánh giá tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ nghèo, đề tài sử dụng
phương pháp khác biệt kép (DID), trong đó, tín dụng sẽ được xem là một biến
chính sách. Đề tài đã chọn ngẫu nhiên hai nhóm gồm hộ nghèo và cận nghèo khác
biệt kép với yêu cầu của các giả định của phương pháp DID. Nhóm một, được gọi là
nhóm tham gia, bao gồm những hộ nghèo, cận nghèo theo phân loại của địa
phương có tham gia dự án hổ trợ vốn vay của Quỹ CCM-CC trong vòng một năm
2017 và không vay vốn trong năm 2015. Nhóm hai, gọi là nhóm so sánh, gồm
những hộ nghèo và cận nghèo không tham nhận vốn vay trong cả hai dự án.
Tuy nhiên vì mức thu nhập của hộ nghèo không chỉ phụ thuộc vào tín dụng
mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (biến) nên để đánh giá đúng tác động của
30
tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo sẽ chính xác hơn nếu đưa thêm các yếu tố
(biến) này vào làm biến kiểm soát. Để làm được điều này đề tài sẽ kết hợp giữa
phương pháp khác biệt kép và hồi qui đa biến OLS.
3.1.3.1 Mô hình kinh tế lượng
Yit = β0 +β1D+β2T+β3D*T+β4Zit + εit
Trong đó, Yit là thu nhập của hộ i tại thời điểm t
D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; =0: Hộ khảo sát thuộc nhóm so
sánh.
T = 0: Hộ khảo sát năm 2015; =1: Hộ khảo sát năm 2017
Zit là các biến kiểm soát: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu,
đặc điểm về giáo dục,…
+ Hộ thuộc nhóm so sánh vào năm 2015 có D =0 và T = 0 nên thu nhập là:
E(Y00) = β0 +β4Zit
+ Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2015 có D =0 và T = 0 nên thu nhập là:
E(Y10)=β0+β1+β4Zit
=> Khác biệt thu nhập giữa hai nhóm hộ vào năm 2015 là:
E(Y10) – E(Y00) =β1
+ Hộ thuộc nhóm so sánh năm 2017 có D=0, T=1 nên thu nhập là:
E(Y01) = β0 +β2 +β4Zit
+ Hộ thuộc nhóm tham gia năm 2017 có D=0, T=1 nên thu nhập là:
E(Y11)= β0+β1+β2+β3+β4Zit
=> Khác biệt thu nhập giữa hai nhóm hộ vào năm 2017 là:
31
E(Y11)–E(Y01)= β1 +β3
=> Tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ là:
DID = [E(Y11) –E(Y01 )] – [E(Y10) – E(Y00)] = β3
3.1.3.2 Các biến trong mô hình
a/ Biến phụ thuộc: Đề tài sử dụng biến phụ thuộc là biến thu nhập bình quân đầu người
đại diện cho mức thu nhập của người thụ hưởng.
b/ Các biến độc lập: Dưới đây là danh sách và định nghĩa các biến độc lập mà tác giả
sẽ đưa vào mô hình hồi qui để giải thích cho thu nhập của hộ theo cơ sở lý thuyết và
kết quả của những nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình hồi qui có thể thêm vào hay
bớt ra một số biến cho phù hợp.
Bảng 3.1: Các biến độc lập dự kiến đưa vào mô hình hồi qui.
Ký hiệu Định
nghĩa
ĐVT
Dấu kỳ
vọng
CREDIT
Biến dumy về nhóm hộ, =0 nếu hộ thuộc nhóm so
sánh (không vay vốn), =1 nếu hộ thuộc nhóm tham
gia (có vay vốn).
+
T Biến dumy về thời điểm khảo sát, = 0 nếu thời điểm
khảo sát là năm 2015, = 1 nếu là năm 2017.
+
T*CREDIT
Biến tương tác giữa nhóm hộ và thời gian, hệ số
ước lượng của biến này chính là tác động của tín
dụng đối với thu nhập hoặc chi tiêu của hộ.
+
NHANKHAU Qui mô hộ, bằng số nhân khẩu trong hộ. Người -
PHUTHUOC
Tỷ lệ phụ thuộc của hộ, bằng số người ăn theo trên
một lao động. Người
-
TUOI Tuổi của chủ hộ. Tuổi -
GIOITINH Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ là nam, =0 nếu
chủ hộ là nữ.
+
THUNHAPPHIN
NTHANG
Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu
nhập
% +
HOCVAN
Trình độ giáo dục trung bình của hộ, bằng số năm
đi học bình quân/1 người trong hộ.
Năm +
32
3.2 Tổng quan về dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp tại Quỹ CCM-CC từ các đợt khảo sát thực
tế thu nhập, chi tiêu và các thông tin có liên quan tại nhà của các hộ nghèo, cận nghèo
do các Nhân viên tín dụng của Quỹ CCM-CC thực hiện trong hai cuộc khảo sát năm
2015 và 2017. Mục đích chính của cuộc khảo sát là xác định mức cho vay với thời hạn
24 tháng phù hợp với khả năng hoàn trả cho các thành viên nghèo và cận nghèo này.
Trong đó có khảo sát thu nhập, chi tiêu và các thông tin khác có liên quan trên 120 hộ
được UBND huyện Củ Chi xếp vào loại nghèo, cận nghèo có nhu cầu xin trợ vốn để
chăn nuôi, buôn bán nhỏ,... Trong 120 hộ này, có 57 hộ thành viên có nhận nguồn vốn
vay trong giai đoạn năm 2015, năm 2017 và 63 hộ trả lời là không nhận nguồn vốn vay
nào trong cả hai đợt khảo sát (do không nhận vốn hoặc không tham gia được vào THT,
không sắp xếp được thời gian đi nhận, do không có nhu cầu vốn nữa,...).
Căn cứ vào chuẩn nghèo là các hộ có thu nhập bình quân từ 16 triệu
đồng/người/năm trở xuống và cận nghèo là từ 16 triệu đồng/người/năm đến 21 triệu
đồng/người/năm tại huyện Củ Chi vào năm 2015 đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có
thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người vượt ra xa khỏi ngưỡng này để loại bỏ trường
hợp hộ không nghèo thực chất nhưng vẫn được xếp vào diện hộ nghèo. Kết quả tác giả
đã chọn ra 37 hộ nghèo đã tham gia vay vốn trong hai đợt khảo sát năm 2015 và 2017
(vốn vay thời hạn 24 tháng) làm nhóm tham gia và 35 hộ nghèo theo xếp loại của địa
phương trong hai đợt khảo sát năm 2015 và 2017 nhưng không tham gia vay vốn
nhưng có đặc điểm tương tự với các hộ có vay vốn làm nhóm so sánh. Và vì hai nhóm
này đều là những hộ nghèo, cận nghèo theo phân loại của địa phương cho nên nếu có
chính sách hỗ trợ nào khác thì đều được hưởng lợi như nhau. Tuy nhiên giả định rằng
vào năm 2015, hai nhóm có điều kiện, hoàn cảnh giống nhau, nếu hai nhóm đều không
có vay vốn thì thu nhập thay đổi như nhau từ năm 2015 đến 2017.
33
Kiểm định thống kê t-student (bảng 2) về sự khác biệt giữa hai nhóm hộ cho
thấy, năm 2015, hai nhóm có nhiều đặc điểm giống nhau như đặc điểm giới tính của
chủ hộ, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp... Tuy nhiên, có
một vài đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm hộ này như tỷ lệ người phụ thuộc, tuổi chủ
hộ. Chính vì vậy, trong mô hình hồi qui sẽ đưa những biến này vào mô hình hồi qui
làm biến kiểm soát.
Bảng 3.2: Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2015.
Chỉ tiêu
Nhóm so sánh, năm
2015 Nhóm tham gia, năm 2015
Ttest-Stata
(Kiểm định giả thiết
H0: Mean1=Mean0;
H1: Mean1 ≠ Mean0)
Obs Mean0 Std.Dev. Obs Mean1 Std.Dev
Qui mô hộ (người) 35 4 2.1 37 5 1.97 -3.611
Chủ hộ là nam 35 70% 46% 37 74% 44% -0.678*
Tuổi chủ hộ 35 51 8 37 44 5 -1.242
Thu nhập/người (1000 đ) 35 972 97 37 961 89 0.478*
Tỷ lệ người phụ thuộc 35 2.1 1.0 37 2.7 1.6 -0.945
Trình độ THCS 35 23% 42% 37 24% 43% -0.141*
Trình độ THPT 35 9% 28% 37 19% 39% -2.158
Số năm đi học bình quân 35 3 2.6 37 3.94 2.43 -2.914
Số lao động/hộ
Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp
35
35
2
28%
0.8
32%
37
37
2.4
29%
1
30%
-2.147*
-0.419*
Ghi chú: * Hai nhóm có đặc điểm tương đồng (giả thiết H0 không được bác bỏ ở mức ý nghĩa thống kê 5% hoặc 10%)
34
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ
TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ KẾT
QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng hoạt động Tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn xã viên HTX TP.
Hồ Chí Minh và tại Chi nhánh Củ Chi
4.1.1 Giới thiệu chung về Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh
4.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Nhằm mục đích phát triển kinh tế tập thể, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói
giảm nghèo và làm giảm tình trạng thất nghiệp trên địa bàn Tp. HCM, theo đề nghị của
Liên minh HTX thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13/06/2002 Chủ tịch UBND Tp. HCM
đã có Quyết định số 2539/QĐ-UB và 2540/QĐ-UB về việc cho phép thành lập Quỹ trợ
vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh (Quỹ CCM) – trực thuộc Liên minh HTX Thành
phố Hồ Chí Minh.
Tên tiếng Việt: Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh
Tên tiếng Anh: Capital Aid Fund For Cooperative – Member Of Ho Chi Minh City
Trụ sở: 213 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
4.1.1.2 Mục tiêu hoạt động
Quỹ CCM là một tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận,
nhằm:
- Giúp THT, HTX có điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bằng
số vốn do Quỹ CCM hỗ trợ có hoàn lại vốn và lãi.
- Giúp xã viên, người lao động tham gia trong THT, HTX có điều kiện tạo thêm việc
làm, cải thiện thu nhập cho gia đình và bản thân bằng công sức và năng lực của
mình, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng thất nghiệp.
35
- Tạo tinh thần hợp tác, tương trợ giữa những người lao động và thành viên trong
THT, HTX; góp phần phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn TP.HCM.
4.1.1.3 Đối tượng khách hàng
Bao gồm các thành viên trong THT được thành lập trong các chợ, các ấp,
phường, xã, các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân… trên địa bàn TP.HCM được
UBND phường, xã ra quyết định thành lập; các xã viên, người lao động đang làm việc
trong các HTX, Liên hiệp HTX trên địa bàn TP.HCM.
4.1.1.4 Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động
- Sơ đồ tổ chức
Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Quỹ CCM
(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
36
- Mạng lưới và tổ chức hoạt động
Tháng 4/2011 UBND Tp.HCM quyết định cho Quỹ CCM vay thêm 150 tỷ đồng
(thông qua Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước) để thực hiện trợ vốn cho lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn. Tính đến tháng 06/2013, Quỹ CCM đã hoạt động tại hầu hết
các quận, huyện của Tp. HCM:
- Phòng tín dụng thành lập 2002 địa bàn quản lý: các quận Trung Tâm Tp. HCM,
Quận 7, Quận 8 , Quận 12 và các Quận Gò Vấp, Tân Bình, một phần Quận Bình
Thạnh và huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ.
- Chi nhánh Tân Xuân, huyện Hóc môn thành lập năm 2005, địa bàn hoạt động gồm:
một phần Quận 12 và huyện Hóc Môn.
- Chi nhánh Quận 9 thành lập năm 2008, địa bàn hoạt động gồm: Quận 2, Quận 9 và
Thủ Đức và một phần Quận Bình Thạnh.
- Chi nhánh Bình Chánh thành lập năm 2011, địa bàn hoạt động gồm: huyện Bình
Chánh và một phần Quận Bình Tân.
- Chi nhánh Củ Chi thành lập tháng 2014 địa bàn hoạt động tại huyện Củ Chi.
- Chi nhánh Bình Tân thành lập 2017 địa bàn hoạt động gồm Quận Bình Tân, Quận
Tân Phú và một phần huyện Bình Chánh.
Doanh số cho vay ở các huyện ngoại thành và các quận có sản xuất nông nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn như: Hóc môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Quận 9, Quận 12,
Quận Thủ Đức luôn có tổng doanh số cao chiếm đến 65% trên tổng doanh số cho vay
và chiếm 73% tổng số khách hàng tham gia trong 24 quận huyện.
4.1.1.5 Các hoạt động tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí
Minh
- Hoạt động tín dụng
37
Các sản phẩm tín dụng phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng có tình hình tài
chính không minh bạch với nhiều mục đích sử dụng và có tính linh động trong mục
đích vay có thể là các hoạt động tạo thu nhập như chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ, sửa chữa
nhà, hoặc phụ giúp phát triển kinh tế gia đình, gia tăng thu nhập. Sản phẩm tín dụng
có tính khuyến khích cao, khi khách hàng chứng minh sự uy tín của mình qua các kỳ
vay với việc hoàn trả đúng kỳ hạn thì sẽ được xem xét hỗ trợ tăng lượng tín dụng cho
các kỳ vay vốn sau. Hầu hết cả các sản phẩm đều là các khoản vay tín chấp, ngoài mức
lãi suất quy định Quỹ CCM hoàn toàn không thu khoản phí nào và các đơn vị cộng tác
không được dựa vào Quỹ CCM để thu các loại phí khác làm ảnh hưởng tới hoạt động
chung của Quỹ CCM.
Quỹ CCM áp dụng lãi suất bình quân để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách
hàng có thể hoàn trả khoản vay như nhau ở mỗi kỳ, khách hàng sẽ dễ dàng theo dõi quá
trình hoàn trả và tính đến hiện tại không sử dụng hình thức tính lãi phạt quá hạn với
những khoản vay có nợ quá hạn của khách hàng.
Quỹ CCM cho vay với nhiều loại hình cho vay đa dạng như: ngày, tuần, tháng
dựa vào nhu cầu, khả năng hoàn trả của thành viên. Hình thức góp hàng ngày sẽ phù
hợp với khách hàng là tiểu thương buôn bán nhỏ ở chợ, họ có thu nhập hàng ngày rất
thuận lợi cho việc hoàn trả. Hình thức góp tuần phù hợp với người lao động và kinh
doanh nhỏ vì đa số có thu nhập hằng hàng tuần. Riêng nếu khách hàng có thu nhập
hàng tháng thì áp dụng hình thức hoàn trả theo tháng để phù hợp với kỳ nhận lương
hàng tháng của thành viên.
Đa số các khách hàng của Quỹ CCM lựa chọn kỳ vay ngắn và trung hạn nên
vòng quay vốn nhanh, khách hàng được giải quyết tái vay khoản 10 ngày kể từ ngày
nhận hồ sơ. Quy trình xét duyệt khoản vay vốn rất đơn giản, dễ hiểu, sao cho thuận lợi
nhất cho khách hàng. Bộ hồ sơ vay chỉ gồm bản photo (không cần công chứng) chứng
minh nhân dân, sổ hộ khẩu và đơn xin trợ vốn miễn phí. Thành viên sẽ được tư vấn
38
mức vay phù hợp nhất với nhu cầu, khả năng hoàn trả và được nhận vốn ngay tại địa
phương của khách hàng.
Cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp thu khoản hoàn trả theo kế hoạch mà khách hàng
phải thanh toán hàng kỳ qua các Tổ trưởng các THT gọi là cụm trưởng mà Quỹ CCM
đã ký hợp đồng cộng tác. Do đó, khách hàng sẽ rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho
việc hoàn trả.
- Hoạt động tiết kiệm
Mục đích sản phẩm tiết kiệm là giúp thành viên có được thói quen tích lũy, qua
các lần vay số dư tiền tiết kiệm sẽ tăng, đến một lúc nào đó số dư tiền tiết kiệm sẽ giúp
khách hàng có được một ít vốn. Hiện tại, Quỹ CCM có hai sản phẩm tiết kiệm: loại bắt
buộc gắn với số tiền cho vay và loại tự nguyện do khách hàng tình nguyện tham gia với
số tiền theo khả năng gởi hàng tháng. Hai sản phẩm tiết kiệm này tạo cho khách hàng
có thêm kênh để giữ tiền an toàn. Ngoài ra, căn cứ vào số tiền tiết kiệm mà nhân viên
tín dụng duyệt số tiền vay cho khách hàng ở các đợt sau.
Loại bắt buộc: là loại hình tiết kiệm được gắn liền với khoản vay của khách
hàng. Ngoài khoản phải hoàn trả gồm vốn và lãi theo kỳ, khách hàng sẽ phải gửi một
khoản tiết kiệm bắc buộc trong suốt thời hạn hoàn trả ít nhất 1%/tháng/số tiền vay.
Khi đợt vay kết thúc, nếu khách hàng có nhu cầu thì sẽ hoàn trả một phần nhưng
không vượt quá 50% số dư. Nếu có nhu cầu khẩn cấp, khách hàng có thể được rút một
phần hoặc toàn bộ số tiền tùy trường hợp. Khi đã hoàn trả hết khoản vay và không tiếp
tục tái vay, khách hàng được sẽ được hoàn trả hết tiết kiệm bắt buộc đã gởi.
Loại tự nguyện: là loại hình tiết kiệm do khách hàng tình nguyện tham gia tỳ
theo khả năng của mình. Quỹ CCM rất khuyến khích khách hàng thực hiện gởi tiết
kiệm tự nguyện để sử dụng cho những mục tiêu khác như: có thể tăng vốn mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh, rút để đóng học phí cho con, hoặc tiêu dùng khi cần....
39
Khách hàng gửi cùng với kỳ hoàn trả và được rút tiết kiệm tự nguyện khi hết mỏi đợt
vay. Quỹ CCM sẽ hoàn trả lãi suất bằng mức lãi huy động tiền gửi không kỳ hạn trên
dư nợ tiết kiệm tự nguyện.
4.1.2 Thực trạng hoạt động Tài Chính vi mô tại Quỹ trợ vốn Xã viên HTX Chi
nhánh Củ Chi
4.1.2.1 Sơ lược về Quỹ CCM - Chi nhánh Củ Chi
- Thành lập và hoạt động ngày theo quyết định số 17/2014/QĐ-GĐ ngày 25/11/2014.
- Trụ sở tại: 15A đường số 35, khu phố 7, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP. HCM
- Số lượng Cán bộ nhân viên: 15 người.
4.1.2.2 Thu nhập tích lũy
Trong suốt quá trình hoạt động, Quỹ CCM-CC luôn cố gắng để đạt hiệu quả cao
nhất trong tất cả các hoạt động của mình nhưng vẫn bảo đảm việc thực hiện đúng mục
tiêu và sứ mệnh của tổ chức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quỹ CCM-CC
là bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích và không ngừng tích
lũy. Tích lũy từ hoạt động trợ vốn là nguồn quan trọng nhất để duy trì qui mô hoạt
động trợ vốn và hoàn trả vốn vay. Quy mô tích lũy của Quỹ CCM-CC không ngừng
tăng lên qua các năm, tổng số vốn được bổ sung từ tích lũy từ qua các năm 2015, 2016,
2017, 2018 và đến hết tháng 05/2019 như sau (xem biểu đồ 4.1).
(Đvt: triệu đồng)
40
Biểu đồ 4.1: Thu nhập tích lũy của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019
( Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
4.1.2.3 Mức độ bền vững tài chính
Một trong những mục tiêu trọng tâm của Quỹ CCM-CC là ổn định sự vững
mạnh về các hoạt động cũng như tài chính:
Tỷ lệ tự cung về hoạt động 3
(OSS) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt
động và tổng chi phí hoạt động, chỉ tiêu này được dùng để đánh giá xem tổ chức
TCVM đã tự trang trải được các chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động chưa.
Quỹ CCM-CC có OSS hầu hết đều trên 120% qua các năm (xem bảng 4.1) đây là mức
khá cao khi một tổ chức TCVM được xem là bền vững về về mặt hoạt động nếu có tỷ
lệ tự cung về hoạt động trên 120%.
Tỷ lệ tự cung về tài chính 4
(FSS) đo lường mức độ thu nhập trang trải các chi
phí hoạt động của một tổ chức TCVM có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động
3
Tỷ lệ tự cung về hoạt động (OSS) = Thu nhập hoạt động /(Chi phí hoạt động + chi phí tài chính + dự phòng
mất vốn)
4
Tỷ lệ tự cung về tài chính (FSS) = Thu nhập hoạt động / (Chi phí hoạt động + chi phí tài chính+ dự phòng mất
vốn + chi phí vốn) trong đó (chi phí vốn = tỷ lệ lạm phát * (vốn tự có trung bình - tổng tài sản cố định trung
bình) + nợ trung bình * lãi suất thương mại của nguồn vốn nợ - chi phí tài chính thực tế)
41
của trợ cấp. Quỹ CCM-CC có FSS trên 100% qua các năm từ 2015 đến 2018 (xem
bảng 4.1), được xem là bền vững về tài chính.
Chỉ số ROA5
thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của tổ chức tài
chính, trong đó có các tổ chức TCVM. Quỹ CCM-CC có ROA trung bình ở mức
10%/năm, có thể nói Quỹ CCM-CC đã đạt được mức độ hiệu quả hoạt động tốt.
Bảng 4.1: Thống kê chỉ số bền vững Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – 2018
STT Diễn giải
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
1 Tỷ lệ tự cung về hoạt động (OSS) 244% 276% 263% 165%
2 Tỷ lệ tự cung về tài chính (FSS) 149% 181% 176% 120%
3 ROA 11,3% 10,8% 10,6% 9,8%
( Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
4.1.2.4 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm, từ 193 tỷ đồng năm 2015 tăng lên
355 tỷ đồng năm 2018, doanh số cho vay 05 tháng đầu năm 2019 là 195 tỷ đồng. Tốc
độ tăng trưởng đạt mức cao trong năm 2018 (tăng 32% so với năm 2017) (xem biểu đồ
4.2).
(Đvt: Tỷ đồng)
5
ROA = Thu nhập ròng/Tổng tài sản bình quân
42
Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019
(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
4.1.2.5 Dư nợ cho vay
Tương tự như doanh số cho vay, dư nợ cho vay của Quỹ CCM - CC cũng tăng
liên tục qua các năm từ 109 tỷ đồng năm 2015, đến tháng 05 năm 2019 tăng lên 160 tỷ
đồng. Đặc biệt dư nợ 2018 tăng vọt so với năm 2017 (tăng 23%) (xem biểu đồ 4.3).
(Đvt: Tỷ đồng)
400
355
350
300 268
250 223
200
193 195
150
100
50
0
2015 2016 2017 2018 05/2019
43
Biểu đồ 4.3: Dư nợ cho vay của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019
(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
4.1.2.6 Số lượng khách hàng
Kết quả hoạt động trong thời gian qua cho thấy Quỹ CCM-CC không ngừng
phát triển về số lượng khách hàng, góp phần thu hút người lao động nhỏ lẻ vào THT,
có thêm vốn để tổ chức sản xuất-kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho bản
thân và gia đình, góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi. Quỹ CCM trở thành một trong
những tổ chức TCVM có quy mô lớn của Tp. Hồ Chính Minh.
Trong thời gian qua, Quỹ CCM-CC rất quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới
hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Số lượng khách hàng
của Quỹ CCM-CC tăng ổn định qua các năm: Năm 2015, số lượng khách hàng đang sử
dụng các sản phẩm của Quỹ CCM-CC là 11.870 khách hàng thì đến tháng 5 năm 2019
số khách đạt 12.710 khách hàng (xem biểu đồ 4.4).
(Đvt: khách hàng)
44
Biểu đồ 4.4: Số lượng khách hàng của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019
(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
Bên cạnh đó, số khách hàng mới sử dụng sản phẩm của CCM-CC có giảm qua
các năm từ 2.549 khách hàng mới năm 2015 giảm còn 2.175 khách hàng mới năm
2018. Trong 5 tháng đầu năm 2019 số lượng khách hàng mới là 1.152 khách hàng.
(xem biểu đồ 4.5).
(Đvt: khách hàng)
Biểu đồ 4.5: Lượng khách hàng mới của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019
(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
45
4.1.2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn
Xu hướng nợ quá hạn thấp được duy trì thấp trong những năm gần đây cho thấy
sự nỗ lực của Quỹ CCM–CC trong việc đảm bảo các khoản vay được sử dụng hiệu quả
và việc thu hồi các khoản nợ quá hạn vẫn được thực hiện tốt.
Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn (PAR) của Quỹ CCM -CC giai đoạn 2015 – T5/2019
(Đvt: tỷ lệ %)
Chỉ tiêu
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Năm
2018
T5/2019
PAR (%) 1,05 0,74 0,63 0,67 0,93
(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
Các rủi ro trong hoạt động của Quỹ CCM-CC đã được kiểm soát tốt. Các khoản
cho vay tại Quỹ CCM-CC có tỷ lệ nợ quá hạn (PAR6
) được duy trì ở mức thấp chỉ
chiếm 0,93% tổng dư nợ cho vay tính đến tháng 05/2019 (xem bảng 4.2).
4.1.2.8 Hiệu quả xã hội của Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh
- Cung ứng các dịch vụ xã hội
Bênh cạnh các sản phẩm tài chính Quỹ CCM-CC cần phải tăng cường các hoạt
động phi tài chính bao gồm: các hoạt động giáo dục về sức khỏe, vệ sinh, cách lập
ngân sách và tiết kiệm; hỗ trợ tài chính cho khách hàng gặp khó khăn; trao tặng học
bổng, xây nhà tình thương… Các hoạt động này càng đa dạng, càng có nhiều phương
thức thực hiện linh hoạt thì càng phù hợp với đông đảo người dân nghèo, vốn có rất
nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác nhau. Các chương trình này đã thể hiện sự quan tâm của
Quỹ CCM-CC dành cho các khách hàng.
6
PAR: Dư nợ cho vay trễ hạn trên 30 ngày/Tổng vốn đầu tư cho vay
46
- Mức tiết kiệm tích lũy của khách hàng
Quỹ CCM-CC có số dư tiền tiết kiệm của khách hàng tăng trưởng nhanh và đều
qua các năm, đặc biệt trong năm 2018 (tăng 13 tỷ đồng). Tính đến 31/05/2015, số dư
tiền tiết kiệm của khách hàng là 77 tỷ đồng (xem biểu đồ 4.6).
(ĐVT: tỷ đồng)
Biểu đồ 4.6: Tiết kiệm khách hàng giai đoạn 2015– T5/2019
(Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM).
4.2 Kết quả nghiên cứu
Nhằm đánh giá xem tín dụng có giúp nâng cao thu nhập của hộ nghèo và
cận nghèo hay không, đề tài đã tiến hành xem xét tác động của tín dụng đối với thu
nhập của người nghèo bằng phương pháp Khác biệt kép kết hợp hồi qui OLS.
Kiểm định White cho thấy không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và
không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình.
Đầu tiên, tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa thu nhập thực bình quân đầu
người/tháng với tín dụng, thời gian và biến tương tác giữa tín dụng và thời gian.
Kết quả mô hình hồi qui 1 cho thấy tín dụng đã tác động làm tăng thu nhập bình
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng
Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng

More Related Content

Similar to Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng

Similar to Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng (20)

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
Luận văn: Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở r...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông HộLuận Văn  Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng Nông Hộ
 
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Chất Lượng Dịch Vụ Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂMLuận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
Luận Văn Các Nhân Tố Kinh Tế Vĩ Mô Tác Động Đến Tín Dụng 9 ĐIỂM
 
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônPhân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
 
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
Tác động của rủi ro tín dụng đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tại các...
 
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAYBÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
BÀI MẪU Luận văn: Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, HAY
 
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân DânLuận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Của Các Quỹ Tín Dụng Nhân Dân
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản TrịLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Vận Dụng Kế Toán Quản Trị
 
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
Truyền Dẫn Bất Đối Xứng Từ Lãi Suất Chính Sách Tiền Tệ Đến Lãi Suất Ngân Hàng...
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Và Kiểm Soát Ca...
 
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông ĐôKhóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
Khóa Luận Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Bệnh Viện Đông Đô
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá NhânCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Vay Của Khách Hàng Cá Nhân
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
Khuôn Khổ Chi Tiêu Trung Hạn Và Hiệu Quả Tài Khoá Bằng Chứng Thực Nghiệm Tại ...
 
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Chuẩn Mực Basel Ii Tại Ngân Hàng Phươn...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Trả Nợ Của Khách Hàng Cá Nhân Tại ...
 
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tậtQuản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
Quản lý nhà nước đối với đào tạo nghề cho người khuyết tật
 
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOTĐề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
Đề tài: Hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật TPHCM, HOT
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docxtiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
tiểu luận THỰC HÀNH QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH 1.docx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
Bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Triết lý kinh do...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 

Luận Văn Đánh Giá Tác Động Của Tín Dụng Đến Thu Nhập Của Người Thụ Hưởng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN TUẤN KHA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ TP. HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh-2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ NGUYỄN TUẤN KHA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng (Hướng Ứng Dụng) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học TS. Vũ Việt Quảng Tp. Hồ Chí Minh-2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học tập, nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các số liệu và các đoạn trích dẫn trong luận văn được thu thập từ thực tế có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan nhất. Học Viên Nguyễn Tuấn Kha
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................1 1.1 Sự cần thiết của đề tài .....................................................................................1 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................2 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................3 1.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................3 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu....................................................................3 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ..................................................................4 1.6 Bố cục của luận văn .......................................................................................4 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO .....................................................................................................5 2.1 Tổng quan về Tài chính vi mô hổ trợ xoá đói giảm nghèo .............................5 2.1.1 Định nghĩa về TCVM ...............................................................................5 2.1.2 Mục đích hoạt động của Tổ chức TCVM.................................................6 2.1.3 Các đặc trưng của TCVM.........................................................................6
  • 5. 2.2 Một số hoạt động chính của tổ chức TCVM..................................................9 2.2.1 Hoạt động tín dụng ..................................................................................9 2.2.2 Hoạt động tiết kiệm................................................................................10 2.2.3 Hoạt động bảo hiểm...............................................................................11 2.2.4 Hoạt động thanh toán.............................................................................11 2.2.5 Một số hoạt động khác...........................................................................12 2.3 Tài chính vi mô là công cụ hỗ trợ xoá đói giảm nghèo................................12 2.3.1 Nghèo đói là gì?.....................................................................................12 2.3.2 Các phương pháp xác định nghèo..........................................................13 2.3.3 Lý thuyết vòng xoáy nghèo đói .............................................................14 2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo ............................16 2.4 Một số nghiên cứu lý thuyết trước đây về tác động của Tài Chính vi mô hổ trợ xóa đói giảm nghèo trong nước và trên thế giới. ................................23 2.4.1 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trong nước ..........................23 2.4.2 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trên thế giới ........................24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ........................27 3.1 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................27 3.1.1 Phương pháp khác biệt kép (DID)..........................................................27 3.1.2 Phương pháp khác biệt kép (DID) được mô tả cụ thể ............................28 3.1.3 Kết hợp phương pháp khác biệt kép và hồi qui OLS .............................29 3.2 Tổng quan về dữ liệu.....................................................................................32 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................34 4.1 Thực trạng hoạt động Tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn xã viên HTX TP. Hồ Chí Minh và tại Chi nhánh Củ Chi......................................................................34 4.1.1 Giới thiệu chung về Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh.34 4.1.2 Thực trạng hoạt động Tài Chính vi mô tại Quỹ trợ vốn Xã viên HTX Chi nhánh Củ Chi.............................................................................................39
  • 6. 4.2 Kết quả nghiên cứu .......................................................................................46 4.3 Kết luận và gợi ý chính sách.........................................................................50 4.3.1 Kết luận...................................................................................................50 4.3.2 Gợi ý chính sách .....................................................................................51 4.3.3 Hạn chế của nghiên cứu..........................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB Asian Development Bank (Ngân hàng phát triển Châu Á) CCM Quỹ trợ vốn Xã viên HTX thành phố Hồ Chí Minh CCM-CC Quỹ trợ vốn Xã viên HTX thành phố Hồ Chí Minh- nhánh Củ Chi Chi CEP Tổ chức Tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên CGAP Consultative Group to Assist the Poor (Tổ chức tư vấn hỗ những người nghèo nhất thế giới) trợ NHTM Ngân hàng thương mại OSS Operational self-sufficiency (Chỉ số tự an toàn về hoạt động) TCTD Tổ chức tín dụng TCVM Tài chính vi mô TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô UBND Ủy Ban Nhân Dân DID Difference in Difference THT Tổ hợp tác
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Các biến độc lập dự kiến đưa vào mô hình hồi qui..................................31 Bảng 3.2: Thông tin về đặc điểm hai nhóm hộ năm 2015 ........................................33 Bảng 4.1: Thống kê chỉ số bền vững Quỹ CCM giai đoạn 2015 – 2018..................41 Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019 ....................45 Bảng 4.3: Tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ nghèo ...................................48
  • 9. DANH MỤC HÌNH VẼ - BIỂU ĐỒ Hình vẽ Hình 2.1: Sơ đồ vòng xoáy nghèo đói.......................................................................15 Hình 2.2: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng các khoản tín dụng ..................16 Hình 2.3: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế...............................16 Hình 2.4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ nghèo.........................22 Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Quỹ CCM...........................................................................35 Biểu đồ Biểu đồ 4.1: Thu nhập tích lũy của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019 ......40 Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019......42 Biểu đồ 4.3: Dư nợ cho vay của Quỹ CCM - CC giai đoạn 2015 – T5/2019...........43 Biểu đồ 4.4: Số lượng khách hàng của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019 .........44 Biểu đồ 4.5: Lượng khách hàng mới của Quỹ CCM giai đoạn 2015 – T5/2019......44 Biểu đồ 4.6: Số dư tiết kiệm khách hàng giai đoạn 2015 – T5/2019........................46
  • 10. TÓM TẮT Tài chính vi mô đã được chứng minh là một trong những công cụ hữu hiệu để giảm nghèo ở các nước đang phát triển: như trong câu chuyện thành công của ngân hàng Grammen ở Bangladesh. Mục tiêu của luận văn nhằm đánh giá tác động tăng thu nhập của tín dụng vi mô của Quỹ Trợ Vốn xã Viên HTX Tp. Hồ Chí Minh (CCM Fund) đến đối tượng người thụ hưởng là Người lao động trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi. Nghiên cứu này dựa trên số liệu từ các số liệu khảo sát duyệt mức cho vay do Cán bộ tín dụng tại Quỹ CCM thực hiện. Người thụ hưởng là những hộ nghèo và cận nghèo trong các THT có tham gia vay vốn và không tham gia vay vốn trong năm 2015 và 2017 trên địa bàn huyện Củ Chi. Đề tài sử dụng phương pháp Khác biệt kép (DID) kết hợp với hồi qui OLS, nhờ vậy phản ánh chính xác hơn tác động của tín dụng đến thu nhập của người nghèo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tác động của tín dụng làm tăng thu nhập của người nghèo. Từ kết quả có được, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách để nâng cao hơn nữa hoạt động của Tài chính vi mô, nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó cải thiện thu nhập. Từ khóa: Tài chính vi mô, thu nhập, đối tượng thụ hưởng.
  • 11. ABSTRACT Microfinance has proved to be one of the effective tools for poverty reduction in developing countries. The objective of the dissertation is to assess the impact of micro- credit income increase of the Capital Aid Fund For Member Cooperative of Ho Chi Minh City (CCM Fund) on beneficiaries who are employees in the cooperative group at Cu Chi district. This study is based on data from loan survey conducted by CCM Credit Officer. Beneficiaries are poor and near-poor households in cooperative groups who take out loans and do not participate in loans in 2015 and 2017 in Cu Chi district. The study uses Difference In Difference methods (DID) combined with OLS regression, thus reflecting more accurately the impact of credit on the income of the poor households. The study also showed that the impact of microfinance on incomes of poor households were increased. From the findings, recommendations on policy support are proposed to further enhance the operations of microfinance, to help poor households gain access to loans to invest in production and business activities, thereby improve earnings. Keywords: Microfinance, income, beneficiary.
  • 12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Ước tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo trong cả nước còn dưới 6%. Kết luận tại phiên họp thứ 27 diễn ra ngày 17 tháng 9 năm 2018 về báo cáo kết quả 2 hai năm thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 đã nhấn mạnh: giảm nghèo không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, Chính phủ hay bất cứ bộ phận, ngành, cơ quan, tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước xã hội. Do đó, xoá đói giảm nghèo luôn là một trong những vấn đề trọng tâm trọng điểm được Đảng và Nhà nước tập trung thực hiện. Bên cạnh các hoạt động kinh tế khác, kinh tế tập thể luôn được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm trong những năm qua như các mô hình HTX, THT sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập của người dân góp phần xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, Quốc hội đã ban hành Luật HTX ngày 20/11/2012, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 151/2007/NĐ-CP qui định về tổ chức và hoạt động của mô hình THT. Các mô hình THT giúp liên kết những người sản xuất qui mô nhỏ lẻ lại với nhau, thu hút thêm người lao động riêng lẻ vào làm ăn tập thể giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và góp phần tăng thêm thu nhập cho các người lao động tham gia. Họ thường là những người lao động nghèo, cận nghèo nên rất cần nguồn vốn để phát triển chăn nuôi, buôn bán, hổ trợ phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên việc tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tài chính như các NHTM gặp rất nhiều khó khăn vì phải đem thế chấp tài sản. Thế nên để có vốn họ phải vay mượn người thân, bạn bè hoặc tìm đến các tổ chức tính dụng vi mô với các khoản vay tín chấp. Bên cạnh các tổ chức tài chính vi mô khác, Quỹ trợ vốn xã viên HTX (Quỹ CCM) trực thuộc Liên minh HTX Thành phố Hồ Chí Minh là mô hình tiên phong trong cả nước với sứ mệnh rất đặc biệt là các dự án cung
  • 13. 2 cấp các khoản tín dụng vi mô với lãi suất ưu đãi đến tận tay đối tượng thụ hưởng như là người tham gia trong THT và xã viên trong các HTX giúp họ có vốn làm ăn, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Củ Chi là huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến với tên gọi “Củ Chi đất thép thành đồng” chịu rất nhiều sự tàn phá trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp như trồng lúa, đan đát, chăn nuôi bò sữa, trồng rau sạch,.. vì thế mô hình HTX, THT về nông nghiệp đang rất phát triển. Hiện có khoảng 15 HTX và 380 THT với hơn 12.500 đối tượng thụ hưởng là xã viên HTX hoặc người tham gia trong THT nhận nguồn tín dụng vi mô của Quỹ trợ vốn xã viên HTX Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua các dự án vốn kịp thời đến tận tay của đối tượng thụ hưởng đã giúp họ có điều kiện mạnh dạn đầu tư sản xuất bằng công sức và năng lực của mình nâng cao thu nhập, tự phấn đấu thoát nghèo. Vì vậy, việc tổng kết và đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của đối tượng người thụ hưởng như trên là thực sự cần thiết, từ đó cũng để định hướng thêm các chính sách tốt hơn nữa trong tương lai. Vì thế tôi chọn đề tài “Đánh giá tác động của tín dụng đến thu nhập của người thụ hưởng trên địa bàn huyện Củ Chi của Quỹ trợ vốn Xã viên hợp tác Thành phố Hồ Chí Minh”. 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chủ yếu của luận văn là nhằm đánh giá tác động của tín dụng từ Quỹ CCM Chi nhánh Củ Chi đến việc tăng thu nhập hàng tháng của người thụ hưởng so với người không được thụ hưởng nguồn tín dụng này. Đối tượng người thụ hưởng phải là người nghèo, cận nghèo tham gia trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi và đối tượng không được thụ hưởng cũng là người nghèo, cận nghèo có hoặc không tham gia trong các THT trên địa bàn huyện Củ Chi.
  • 14. 3 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời câu hỏi: Tín dụng từ Quỹ CCM chi nhánh Củ Chi có giúp người thụ hưởng đang tham gia trong các THT nâng cao thu nhập hàng tháng so với người không được thụ hưởng hay không?. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Người lao động nghèo và cận nghèo tham gia và không tham gia trong các Tổ hợp tác. Phạm vi không gian: nghiên cứu tác động nâng cao thu nhập của nguồn tín dụng mà Quỹ CCM mang lại cho người thụ hưởng là lao động tham gia trong THT tại trên địa bàn huyện Củ Chi. Phạm vi thời gian: đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu trong hai cuộc khảo năm 2015 và năm 2017. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài chủ yếu lấy dữ liệu thứ cấp từ tình hình hoạt động tín dụng của Quỹ CCM Chi nhánh Củ Chi giai đoạn năm 2015 cho đến hết năm 2017. Các số liệu thông tin về các thành viên của các THT và người lao động có tham gia nhận tín dụng và không nhận tín dụng từ Quỹ CCM. Tài liệu giáo trình, các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các bài báo và các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước về hoạt động TCVM, về hoạt động của Quỹ CCM.
  • 15. 4 1.4.2 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê mô tả thông qua dữ liệu thu thập được. Phương pháp nữa là phương pháp Khác biệt kép (Differences-in-Difference) kết hợp hồi qui Bình phương nhỏ nhất (hồi qui OLS). 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về tác động của tín dụng từ Quỹ CCM đến thu nhập đến đối tượng người lao động tham gia trong THT sẽ góp phần bổ sung vào hệ thống lý thuyết về chất lượng hoạt động TCVM tại thị trường Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp Quỹ CCM xác định tác động của nguồn vốn đến đối tượng thụ hưởng là người lao động tham gia trong THT phát triển kinh tế hộ gia đình nâng cao thu nhập góp phần xoá đói, giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng cho người lao động nghèo, người lao động tham gia trong THT từ nguồn tín dụng của Quỹ CCM nói riêng và các TCTD nói chung để họ có được vốn phát triển sản xuất kinh doanh tăng thêm thu nhập. 1.6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bào gồm 04 chương:  Chương 1: GIỚI THIỆU NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỔ TRỢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO  Chương 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Chương 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 16. 5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO 2.1 Tổng quan về Tài chính vi mô hổ trợ xoá đói giảm nghèo 2.1.1 Định nghĩa về TCVM Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Theo nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất thì TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm, TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chính nhằm mang lại lợi ích cho cư dân có thu nhập thấp… TCVM thường bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội (Ledgerwood, 2013). Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á thì TCVM là hoạt động cung cấp một phạm vi rộng lớn các dịch vụ tài chính như các khoản cho vay nhỏ, tiết kiệm vi mô, bảo hiểm vi mô, chuyển tiền, thanh toán. cho các hộ gia đình nghèo hoặc có thu nhập thấp, cũng như tài trợ cho các hoạt động kinh doanh rất nhỏ của họ (ADB, 2003). Theo Nghị định số 28/2005/NĐ-CP Việt Nam Tài chính quy mô nhỏ là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo. Như vậy sẽ đầy đủ hơn nếu không chỉ giới hạn TCVM cung cấp cho riêng đối tượng thu nhập thấp mà còn mở rộng ra cho đối tượng khác khi họ có thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tham gia hoạt động của TCVM nếu gặp khó khăn tạm thời trong cuộc sống. Do vậy theo tác giả có thể định nghĩa khái niệm TCVM như sau: “Tài chính vi mô là hoạt động cung cấp khoản tín dụng nhỏ, tiết kiệm, bảo hiểm vi mô, dịch vụ chuyển tiền và các dịch vụ phi tài chính khác cho người có thu nhập thấp và các cá nhân khi có nhu cầu với một cơ chế thích hợp, để họ có thể tiến hành sản xuất kinh
  • 17. 6 doanh, tự tạo việc làm, phát triển nghề nghiệp tăng thêm thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình”. 2.1.2 Mục đích hoạt động của Tổ chức TCVM Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc ra đời của các tổ chức tài chính vi mô nổi tiếng trên thế giới là để giúp những người nghèo, thậm chí là rất nghèo có được một số vốn nhỏ để phát triển hoạt động sản xuất và nâng cao điều kiện sống. Cùng với thực tế phát triển của ngành tài chính vi mô hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô hoạt động chuyên nghiệp hơn, đa dạng hơn. Theo Tổ chức tư vấn và hỗ trợ những người nghèo nhất trên thế giới thì các tổ chức tài chính vi mô hoạt động với hai mục đích chính như sau: - Giúp những người nghèo, người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp vi mô có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển hoạt động sản xuất, cải thiện cuộc sống; góp phần quan trọng vào sự thành công của chiến lược xóa đói giảm nghèo của quốc gia. - Bên cạnh mục tiêu đạt được các hiệu quả xã hội ở trên, bản thân các tổ chức tài chính vi mô cũng cần phải quan tâm sự an toàn trong hoạt động của mình. Cụ thể, tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn và nguyên tắc sinh lợi cho sự phát triển của tổ chức, đóng góp vào sự phát triển của ngành nói riêng, hay của nền kinh tế nói chung. 2.1.3 Các đặc trưng của TCVM 2.1.3.1 Đối tượng khách hàng Khách hàng thường là những người nghèo nguồn vốn từ các tổ chức tài chính. Hoặc khách hàng có thể là chủ các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh tại gia có các cơ sở kinh doanh đa đạng như: các cửa tiệm buôn bán lẻ, bán rong trên đường phố, sản xuất
  • 18. 7 thủ công,... Ở những vùng sâu vùng xa, các Tổ chức vi mô thường hoạt động sinh lợi nhỏ ở các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, trồng trọt chăn nuôi. Các khách hàng này sinh hoạt chung trong các hội như: hội phụ nữ, nông dân, các mô hình THT, HTX…Họ thường là người làm nông nghiệp, nông dân lao động chân tay, nguồn thu nhập rất thấp vì thế các khoản tín dụng nhỏ, với thời hạn cho vay ngắn và không có tài sản bảo đảm rất phù hợp . 2.1.3.2 Phân tích thẩm định khách hàng Việc phân tích và thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhân viên tín dụng phải thu thập nhiều nhất có thể các thông tin chi tiết cần thiết từ khách hàng thông qua các lần khảo sát hoặc từ những người xung quanh nơi ở của họ. Người đi vay thường là không có các báo cáo tài chính chính thức nên tài chính thường không minh bạch, do đó nhân viên tín dụng phải đánh giá một cách chủ quan các khoản thu nhập tương lai và các khoản tích lũy của khách hàng, qua đó xác định thời hạn và mức cho vay khác nhau. Các thông tin về khách hàng có được từ trung tâm thông tin tín dụng được xem là rất hữu ích trong việc xét duyệt các khoản vay, mặc dù trung tâm thông tin tín dụng thường không có sẵn các thông tin về khách hàng có thu nhập thấp hoặc về tất cả các tổ chức TCVM hiện tại. 2.1.3.3 Đặc thù về tài sản đảm bảo Khi người lao động tìm đến tổ chức TCVM một phần vì họ hạn chế về tài sản đảm bảo so với khi vay tại các ngân hàng phải có tài sản thế chấp cho các khoản vay. Đôi khi khách hàng TCVM cũng có tài sản đảm bảo nhưng các tài sản đảm bảo với giá trị thấp như các đồ dùng trong gia đình… Chính vì thế, trong trường hợp này tài sản để đảm bảo được xem như một ràng buộc khách hành phải trả nợ cho khoản vay hơn là đảm bảo cho giá trị thu hồi của khoản vay.
  • 19. 8 2.1.3.4 Các khoản nợ vay trể hạn Theo dõi chặc các khoản nợ trể hạn là cần thiết, vì không có tài sản đảm bảo khoản vay nên sự chậm trể một khách sẽ có tác động lây sang các khách hàng khác. Đặc biệt, việc theo dõi các khoản nợ quá hạn đều thường do nhân viên quản lý ở địa bàn kết hợp với tổ nhóm cộng tác theo dõi, nắm bắt tình hình hoàn cảnh tiến hành xử lý thu hồi khoản nợ. 2.1.3.5 Sản phẩm có tính lũy tiến Những khách hàng TCVM thường bị hạn chế khả năng tiếp cận đối với các nguồn tài chính khác (do không thế chấp, quy mô sản xuất bé…) nên họ phải phụ thuộc rất nhiều vào các tiếp cận tín dụng vi mô hiện tại. Cho vay TCVM sử dụng rất nhiều các chương trình khuyến khích nhằm động viên, khen thưởng những người đi vay tốt (việc thanh toán đầy đủ một khoản vay sẽ tạo cơ hội cho lần vay tiếp theo, cung cấp khoản vay có giá trị lớn hơn, ưu đãi mức lãi suất, ưu đãi thời hạn trả nợ). 2.1.3.6 Khách hàng tập trung tổ, nhóm Tổ chức TCVM thường dùng hình thức giải ngân theo tổ, nhóm. Qua đó các khoản tín dụng sẽ cho vay cho các tổ, nhóm khách hàng - các thành viên trong tổ, nhóm nhiệm vụ đảm bảo thanh toán cho nhau khi có nợ xảy ra. Với hình thức cho vay này tổ chức TCVM sẽ tạo được áp lực cho các thành viên trong tổ, nhóm nhằm nâng cao khả năng trả nợ, vì nếu sự trể hạn của một thành viên trong tổ, nhóm sẽ làm ảnh hưởng lần nhận vốn vay tiếp theo của những thành viên còn lại trong tổ, nhóm. 2.1.3.7 TCVM tính lãi suất cao đối với người vay vốn Việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng TCVM khá tốn kém đặc biệt khi so sánh với quy mô khoản vay. Các khoản vay nhỏ cũng đòi hỏi các chi phí về nhân lực và các nguồn lực khác tương tự như khoản vay lớn. Việc cán bộ tín dụng phải
  • 20. 9 đến thăm nhà ở, cơ sở làm ăn của người đi vay, đánh giá độ tin cậy của người vay thông qua các cuộc phỏng vấn các thành viên của gia đình cũng như những người quen khác của khách hàng, và có khi còn phải thường xuyên đến gặp người vay để nhắc nhở họ về việc trả nợ. Vì thế tỷ lệ chi phí giao dịch so với tổng khoản vay thường cao. Điều đó khiến tổ chức TCVM phải tính lãi suất cho vay cao để trang trải chi phí. Trên thực tế, người đi vay sẵn sàng trả mức lãi suất cao để được tiếp cận các khoản vay, vì so với các phương thức khác (vay nặng lãi từ khu vực phi chính thức, hoặc thậm chí không vay) đều không thích hợp với họ do vượt khả năng chi trả và không nắm bắt được cơ hội làm ăn do thiếu vốn. 2.2 Một số hoạt động chính của tổ chức TCVM 2.2.1 Hoạt động tín dụng Tín dụng vi mô là một trong các sản phẩm cơ bản của TCVM. Đối tượng của tín dụng vi mô thường là những người nghèo có công việc và thu nhập. Những người nghèo nhất thường là không có một khoản thu nhập ổn định nào thì không phải là khách hàng của TCVM. Với đa số các tổ chức TCVM hiện tại thì tín dụng vi mô đòi hỏi người vay phải có những khoản thu nhập thường xuyên và ổn định, đảm bảo được khả năng hoàn trả của các khoản vay. Các tổ chức TCVM với những ưu thế về mức độ tiếp cận sâu sát khách hàng và phương thức cho vay đa dạng thường tập trung vào tài trợ cho vay nông nghiệp nhỏ lẻ ở nông thôn và các hoạt động buôn bán nhỏ. Vì các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp không chỉ cần tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn cần tiền trang trải cho các nhu cầu thiết yếu khác: chữa bệnh, nước sạch, cải tạo nhà ở, học phí cho con… Từ đó, để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, TCVM nên đa dạng hoạt động tín dụng vi mô đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
  • 21. 10 Lãi suất cho vay: Tổ chức TCVM thường có mức lãi suất tương đương hoặc thấp hơn so với mức lãi cho vay của ngân hàng thương mại. Phương thức cho vay: gồm cho vay theo tổ, nhóm và cho vay theo cá nhân riêng lẻ nhưng cho vay theo tổ, nhóm thường chiếm ưu thế, do trên thực tế các tổ chức TCVM thường tiếp xúc người vay thông qua các đoàn thể địa phương. Các tổ chức TCVM ít khi làm việc với cá nhân người mà thông thường sẽ cho vay và thu hồi vốn vay theo từng nhóm với sự trợ giúp của trưởng nhóm là người có đứng đầu hoặc được phân công của của đoàn thể. Việc cho vay theo từng tổ, nhóm sẽ hạn chế tối đa chi phí cho mỗi thành viên, tăng cường khả năng tiếp cận, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay. Điều này cũng giúp tổ chức TCVM giảm thiểu chi phí giám sát do có sự ràng buộc trách nhiệm và giám sát lẫn nhau của các thành viên. Bên cạnh việc tạo điều kiện linh hoạt với phương thức cho vay và trả nợ gốc, lãi của tổ chức TCVM cũng nên tính toán sao cho phù hợp nhất với điều kiện và nguồn tích lũy để khách hàng thanh toán là trả gốc và lãi theo các thời hạn vay được đảm bảo. 2.2.2 Hoạt động tiết kiệm Người nghèo, người có thu nhập thấp cũng có nhu cầu tiết kiệm để trang trãi các bất trắc tức thời. Tuy nhiên, vì mức tiết kiệm nhỏ các ngân hàng truyền thống đã bỏ qua đối tượng khách hàng này. Vì thế, các TCTCVM đã kịp thời lấp khoản trống bằng cách cung cấp các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với điều kiện của người nghèo, người có thu nhập thấp. Chính sách tiết kiệm sẽ không hạn chế mức tối thiểu nhưng phải gửi thường kỳ nhằm tạo thói quen tiết kiệm và tạo dựng số tiết kiệm tích lũy đủ lớn khi cần thiết sẽ đầu tư mở rộng hoặc chống đỡ rủi ro. Ngoài ra, khoảng tiết kiệm cũng là sự thuận lợi để có được khoản vay cao hơn ở đợt sau.
  • 22. 11 Dịch vụ tiết kiệm vi mô hiện tại còn tương đối khiêm tốn so với dịch vụ tín dụng. Các tổ chức TCVM huy động tiết kiệm rất hạn chế, chủ yếu dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc. Khoản tiết kiệm bắt buộc này được xem như một phần đảm bảo cho khoản vay và chỉ được rút hết khi nghỉ vay và đã hết nợ. Ngoài ra dịch vụ tiết kiệm tự nguyện cũng không được các tổ chức TCVM chú trọng do không thể cạnh tranh lãi suất thị trường so với các ngân hàng thương mại. 2.2.3 Hoạt động bảo hiểm Người nghèo, người có thu nhập thấp thường đối mặt với những rủi ro như: bệnh tật, thiệt hại do tự nhiên hay do con người gây ra… do đó nhu cầu được bảo hiểm của họ là rất cao. Tuy nhiên các tổ chức bảo hiểm vẫn cảm thấy lo lắng khi cung cấp các sản phẩm bảo hiểm do chi phí cao và ít lợi nhuận, mặt khác do cản trở từ việc không có kênh phân phối thích hợp. Trong khi đó, để bảo vệ người tham gia bảo hiểm, theo quy định của pháp luật của nhiều nước thì các tổ chức TCVM chỉ có thể làm đại lý cho các tổ chức bảo hiểm mà không thể tự mình cung cấp các bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài việc làm đại lý cho các công ty bảo hiểm thì các tổ chức TCVM cũng có thể thành lập “Quỹ tương trợ” cung cấp sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở cộng đồng, mang tính chia sẻ rủi ro trong một khu vực nhất định. 2.2.4 Hoạt động thanh toán Tổ chức TCVM có thể thực hiện các hoạt động tài chính khác như: hoạt động thanh toán, nhận ủy thác cho vay vốn… Việc quyết định thực hiện hoạt động nào phụ thuộc vào mục tiêu của tổ chức TCVM, nhu cầu của thị trường mục tiêu, sự tồn tại của các nhà cung cấp dịch vụ, sự tính toán chi phí chính xác và tính khả thi của việc chuyển giao các dịch vụ hỗ trợ. Do đặc điểm riêng nên nhiều hoạt động tài chính hiện đại khác này thường không hoặc chưa phù hợp với các khách hàng của tổ chức TCVM chưa đủ năng lực thực hiện.
  • 23. 12 2.2.5 Một số hoạt động khác Xuất phát từ quá trình cùng tham gia xây dựng và vận hành các tổ nhóm tín dụng, các tổ chức TCVM cũng cung cấp các dịch vụ phi tài chính đi kèm như: tập huấn nông nghiệp, tư vấn phương án kinh doanh, vận động xây dựng nhà tình thương, khen thưởng cho con em hiếu học, quà Tết ….Đây là một trong những sự thành công của TCVM, được khách hàng đánh giá cao về các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho xã hội. 2.3 Tài chính vi mô là công cụ hỗ trợ xoá đói giảm nghèo 2.3.1 Nghèo đói là gì? Là người có mức thu nhập, chi tiêu không mang lại cuộc sống vừa đủ cho họ hay gia đình họ tham gia đầy đủ vào cuộc sống cộng đồng. Nhưng cho đến nay, không có một định nghĩa duy nhất về nghèo. Người được cho là nghèo khi mà thu nhập của họ rơi xuống dưới mức thu nhập bình quân của cộng đồng, ngay cả khi mức thu nhập đó được cho là thích đáng để tồn tại. Khi đó, họ không thể có những gì mà đa số cộng đồng xem là cái tối thiểu để có một cuộc sống đúng mức. Trong khi đó, khái niệm nghèo được đưa ra tại hội nghị Thượng đỉnh thế giới và phát triển xã hội được tổ chức tại Đan Mạch vào năm 1995 cho rằng nghèo là những người có thu nhập bình quân dưới một đô la một ngày cho một người. Khái niệm này cụ thể hơn và dễ xác định tuy nhiên, có thể phù hợp với một số quốc gia nhưng một số khác thì không. Nghèo đói theo quan điểm của Liên Hiệp Quốc là không có khả năng tham gia vào cuộc sống quốc gia, đặc biệt là về mặt kinh tế (UNDP, 1995). Theo Ngân hàng thế giới nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện, thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trước những hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu đến
  • 24. 13 những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục,… (World Bank, 2004). Mặc dù nghèo được thể hiện ở nhiều khía cạnh như vậy và không có một khái niệm duy nhất về nghèo nhưng chung quy, nghèo thường thể hiện trên ba khía cạnh chính: có thu nhập thấp hơn mức thu nhập bình quân của dân cư, có mức sống không đảm bảo những nhu cầu tối thiểu để tồn tại và không có cơ hội tham gia vào quá trình phát triển của xã hội. 2.3.2 Các phương pháp xác định nghèo Phương pháp chi tiêu: Phương pháp này xác định các hộ nghèo dựa trên chi phí cho một giỏ tiêu dùng bao gồm lương thực và phi lương thực, trong đó chi tiêu cho lương thực phải đảm bảo 2100 calo mỗi người/ngày. Các hộ được cho là nghèo nếu như mức tiêu dùng không đạt được mức này. Đây là phương pháp được Tổng cục thống kê sử dụng để xác định hộ nghèo trong các cuộc điều tra mức sống dân cư và điều tra mức sống hộ gia đình. Phương pháp thu nhập: Đây là phương pháp xác định hộ nghèo dựa trên tiêu chuẩn về một mức thu nhập tối thiểu đảm bảo cho họ có một cuộc sống tối thiểu. Theo chuẩn nghèo thế giới, một người có mức thu nhập thấp hơn 1 USD/ngày được xem là nghèo (chuẩn nghèo 1 đô la). Chuẩn nghèo theo thu nhập ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tùy theo mức thu nhập trung bình của quốc gia đó. Ở Việt Nam, chuẩn nghèo theo thu nhập mới nhất do Bộ lao động và thương binh xã hội (LĐTBXH) ban hành áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 là 350 nghìn đồng/người/tháng ở nông thôn và 450 nghìn đồng/người/tháng ở thành thị. Riêng ở Tp. HCM giai đoạn năm 2015-2010 ở mức thu nhập từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng tại nông thôn. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng đồng nhất ở các địa phương. Bởi vì rất khó để lấy được thông tin chính xác về thu nhập của các hộ gia đình. Thông
  • 25. 14 thường người dân có tâm lý khai thấp thu nhập của mình khi được hỏi. Hơn nữa, việc tính toán đầy đủ các nguồn thu nhập của người dân là rất khó khăn. Phương pháp xếp loại của địa phương: Được Bộ LĐTBXH dùng để ghi tên các hộ nghèo đói theo địa phương dựa trên thông tin được cung cấp từ chính quyền địa phương, nhất là chính quyền cấp thôn, bản. Dựa trên một số tiêu chí để xác định hộ nghèo do Bộ LĐTBXH cung cấp, chính quyền các thôn sẽ tổ chức bình bầu xem những hộ nào trong thôn là nghèo, sau đó lên danh sách và gửi cho cấp xã, cấp xã sẽ xem xét và trình lên Phòng LĐTBXH cấp huyện để cấp sổ hộ nghèo cho hộ đó. Thông tin này được sử dụng để xác nhận những hộ nghèo nhất được thụ hưởng các chương trình trợ cấp đặc biệt như: tín dụng ưu đãi, thẻ khám chữa bệnh miễn phí, nước sạch, trợ cấp nhà ở…Vì số tiền trợ cấp thường ít nên mỗi lần như vậy các thôn phải bình bầu xem ai sẽ là người đáng được hưởng trợ cấp, do vậy danh sách các hộ nghèo có thể được thay đổi mỗi khi có các chương trình trợ cấp mới. 2.3.3 Lý thuyết vòng xoáy nghèo đói Vòng xoáy về đói nghèo được xem như là sự nối tiếp không có hồi kết của sự nghèo đói. Nó là sự hội tụ những yếu tố, những tình huống mà một khi chúng xuất hiện thì sẽ tiếp nối từ đời này sang đời khác mà chỉ kết thúc khi có sự giúp đỡ từ bên ngoài.
  • 26. 15 Hình 2.1: Sơ đồ vòng xoáy nghèo đói1 Trong đó, khi bị gặp các tình huống bất lợi trong xã hội: khiến thu nhập sẽ thấp, giáo dục sẽ thấp, dẫn đến thiếu thốn từ nhà ở, sức khỏe…thì nghèo càng trầm trọng. Thu nhập thấp ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực khác: giáo dục, thiếu lương thực và nước sạch… chính vì vậy làm sao có cơ hội để cải thiện cho mức thu nhập cao hơn, vì vậy họ lại rơi vào tình trạng đói nghèo, kéo theo bệnh, chất lượng bữa ăn không đảm bảo, suy dinh dưỡng; từ đó sẽ làm cạn kiệt sức lao động và thu nhập càng thấp. Vấn đề là làm thế nào để giúp cho họ có thể thoát ra khỏi vòng xoáy này? Có thể cung cấp cho họ những phương tiện có giá trị để giúp họ thoát khỏi sự bần cùng. Trên hết là những khoản vốn, nó thực sự giúp họ có vốn đểt tự mở rộng sản xuất, tăng được thu nhập qua đó đáp ứng được những nhu cầu cơ bản như lương thực,… 1 Tham khảo: CRNA Ministries-Dự án Sea to Sea- Ending the
  • 27. 16 dụng1 Hình 2.2: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng nghèo đói bằng trợ tín Cung cấp cho người nghèo thuốc men, thêm các dịch vụ khác như: khám bệnh chữa trị bệnh sẽ giúp họ nâng cao sức khỏe để làm việc qua đó tự nuôi sống được chính mình, sau đó là thoát ra khỏi vòng xoáy của bệnh, nợ nần và nghèo đói. Hình 2.3: Sơ đồ phá vỡ vòng xoáy nghèo đói bằng trợ cấp y tế1 2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của hộ nghèo Mức sống được thể hiện ở rất nhiều mặt khác nhau nhưng thường thể hiện
  • 28. 17 trên thu nhập, chi tiêu cho đời sống, mức độ tiếp cận các dịch vụ khác như y tế, giáo dục…Những nghiên cứu thực tiễn về nghèo đói đã phân tích và chỉ ra các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến mức sống của người nghèo ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó tín dụng là một yếu tố quan trọng. 2.3.4.1 Vai trò của tín dụng vi mô đối với giảm nghèo Vốn rất quan trọng cho quá trình kinh doanh sản xuất, vì thế thiếu vốn cũng là một trong các nguyên nhân chính khiến các hộ dễ rơi vào tình trạng nghèo, khiến cho cả thu nhập và chi tiêu của người nghèo đều bị ảnh hưởng. Nếu càng dễ dàng tiếp cận được các nguồn tín dụng thì cơ hội cải thiện được mức sống cho họ càng cao. Các nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận vốn chính là điều kiện quan trọng để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, trang trải chi phí học hành cho con … Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững. Theo ngân hàng thế giới đã khuyến cáo rằng cải thiện thị trường tín dụng là một chính sách quan trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam (World Bank, 1995). Tuy nhiên, cho đến nay, tín dụng ở nông thôn Việt Nam vẫn rất kém phát triển. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng và giảm nghèo ở các quốc gia Châu Phi đã khẳng định vai trò quan trọng của việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo, đó là phương tiện để giúp họ thoát nghèo (Khandker, 2005). Vai trò của hoạt động tín dụng cho người nghèo thể hiện qua sự đóng góp của nó vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm tác động của sự bất ổn kinh tế và tăng tính tự chủ cho các hộ nghèo (Ryu và Gilberto, 2003). Như vậy việc cho người nghèo vay vốn sẽ giúp họ tự làm việc cho chính mình, và có vốn để thực hiện những hoạt động kinh doanh nhỏ, đó chính là cơ hội để họ thoát nghèo. Một số nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng khẳng định rằng tín dụng và tiếp
  • 29. 18 cận tín dụng là điều kiện quan trọng quyết định đến khả năng nâng cao mức sống và thoát khỏi đói nghèo của các hộ nghèo (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005). Tín dụng vi mô cũng được nhiều nghiên cứu khẳng định có vai trò tích cực trong việc giảm nghèo, đặc biệt ở nông thôn. Tài chính vi mô giúp giảm nghèo, đặc biệt là những người nghèo nhất và dễ tổn thương nhất thông qua việc cung cấp tín dụng dễ dàng kết hợp với những hướng dẫn về cách thức sử dụng (Gulli, 1998). Nhờ đó giúp người nghèo tăng cường được vị thế của mình trong xã hội, phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ, kể cả sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và giảm khả năng dễ tổn thương. Những người bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ tin rằng tín dụng cho người nghèo làm tăng quyền lợi cho phụ nữ bởi vì nó thúc đẩy phát triển đồng thời với việc loại bỏ bất bình đẳng nam nữ. Tóm lại, tín dụng dành cho người nghèo được ủng hộ bởi nhiều chuyên gia kinh tế vì nó thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong dài hạn ở các vùng khó khăn. 2.3.4.2 Các yếu tố về nhân khẩu học Số nhân khẩu trong hộ: Những hộ gia đình càng đông nhân khẩu thì mức thu nhập cũng như mức chi tiêu bình quân theo đầu người càng giảm (World Bank, 2004). Có mối quan hệ nghịch giữa số nhân khẩu trong hộ và phúc lợi của người nghèo (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005). Số người phụ thuộc: Số người phụ thuộc là số người ăn theo trên một lao động trong hộ. Nhiều nghiên cứu Ngân hàng thế giới và các chuyên gia kinh tế phát triển đều nhất trí rằng tỷ lệ phụ thuộc là một yếu tố quan trọng quyết định sự sung túc hay nghèo khó của các hộ gia đình ở các địa phương. Tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì phúc lợi mà mỗi người trong hộ nhận được càng thấp, do một lao động phải nuôi nhiều người hơn. Đặc biệt là những hộ có nhiều trẻ nhỏ sẽ dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn những hộ có ít trẻ nhỏ.
  • 30. 19 Giới tính của người làm chủ hộ: Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa giới tính của chủ hộ và nghèo đói. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu hộ có chủ hộ là nam giới thường có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người cao hơn các hộ có chủ hộ là nữ giới. Những hộ gia đình mà vợ (hoặc chồng) của chủ hộ bị chết hay li dị sẽ có mức thu nhập và chi tiêu đầu người thấp hơn so với những hộ có đầy đủ cả vợ và chồng. Tuy nhiên, theo sự đánh giá của UNDP ở Việt Nam, những hộ có chủ hộ là nữ không nghèo hơn so với những hộ do nam giới làm chủ (UNDP, 1995). Tình trạng việc làm và giáo dục của hộ: Những hộ gia đình có nhiều người có trình độ cao sẽ có khả năng có mức thu nhập cao hơn các hộ khác do họ có thể tiếp cận được những công việc được trả lương cao hơn. Nghiên cứu về nghèo đói ở Pakistan trong năm năm và các tác giả kết luận rằng trình độ giáo dục cao hơn, đặc biệt là giáo dục phổ thông làm tăng thêm khả năng thoát khỏi hoàn cảnh nghèo của các hộ. Đầu tư vào giáo dục là cách tốt nhất để người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. Người nghèo có trình độ cao hơn không chỉ có khả năng sản xuất tốt hơn mà có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp hơn nếu như có một biến cố nào đó xảy ra với công việc của họ (World Bank, 2004). Các hộ mà có người thân làm trong những lĩnh vực phi nông nghiệp khác hoặc hưởng lương cố định sẽ có mức sống tốt hơn so với những hộ chỉ tập trung vào làm nông nghiệp (Werner, 2005). Theo dõi việc rơi vào nghèo và thoát nghèo ở 35 ngôi làng ở vùng Rajashthan, Ấn Độ và tác giả kết luận rằng sự đa dạng hóa thu nhập cũng như việc tiếp cận các việc làm công ăn lương (kể cả việc làm không thường xuyên) sẽ tăng xác suất thoát nghèo của người dân (Krishna, 2013). Nghiên cứu về nghèo đói ở các tỉnh Đông Nam Bộ đã cho cho thấy yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phúc lợi của hộ là việc làm. Một hộ có việc làm chi tiêu nhiều hơn hộ không có việc làm và một hộ có việc làm thuần nông có mức chi tiêu
  • 31. 20 bình quân đầu người thấp hơn hộ có việc làm phi nông nghiệp. Chứng tỏ có một sự nhất trí cao giữa các nghiên cứu rằng việc làm là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo và việc làm phi nông nghiệp là cơ hội để họ thoát nghèo (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005). 2.3.4.3 Năng lực sản xuất riêng của hộ Đất đai: Vì đa số người nghèo ở Việt Nam sống ở nông thôn và phụ thuộc rất lớn vào sản xuất nông nghiệp. Do đó đất đai là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập, chi tiêu cũng như những cơ hội cải thiện phúc lợi khác của người nghèo. Báo cáo tổng hợp về đánh giá nghèo đói ở Việt Nam đã chỉ ra rằng có đủ đất đai tương đối tốt để sản xuất là cơ sở để hộ nghèo cải thiện tốt mức sống. Các hộ có đất đai tốt hơn (độ dốc thấp, gần gủi với nhà ở, có hệ thống tưới tiêu tốt và không nhiễm mặn) sẽ khấm khá hơn những hộ khác. Những hộ sở hữu nhiều đất đai có thể đa dạng hóa loại cây trồng, nhờ đó cải thiện mức sống tốt hơn những hộ khác. Diện tích đất đai và khả năng tiếp cận đất đai có mức ảnh hưởng thuận chiều tới mức thu nhập cũng như chi tiêu của hộ nghèo (Datar, 2009). Tư liệu sản xuất: Đối với những hộ nghèo ở vùng nông thôn, gia súc (trâu, bò, ngựa, lợn nái…) là một phần quan trọng của tư liệu sản xuất vì nó cung cấp sức cày bừa, kéo và phân bón phục vụ sản xuất. Ngoài ra, lợn nái, bò cái… cung cấp con giống cho chăn nuôi của các hộ. Theo phân tích của Trần Quốc Nhân và cộng sự (2012) cho rằng THT có vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện hiệu quả sử dụng các vốn sinh kế của nông hộ về nguồn lực xã hội và nguồn lực tài chính, chẳng hạn như nông hộ tham gia tổ hợp tác dễ tiếp xúc cán bộ ở địa phương, được tham gia nhiều lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, dễ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, hiệu quả sử dụng đồng vốn và tích lũy thu nhập cũng cao hơn so với nông hộ không tham gia tổ hợp tác. Bên cạnh đó, Tổ hợp tác nông dân
  • 32. 21 giúp người nông dân trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau một cách hiệu quả, cải thiện sự liên kết giữa những người nông dân với nhau và nâng cao được năng lực sản xuất cho nông dân (Stevens and Terblanché, 2004). 2.3.4.4 Các điều kiện khác bên ngoài Điều kiện địa lý, giao thông, khoảng cách đến khu vực trung tâm có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, chi tiêu. Những hộ ở vùng sâu, vùng xa có mức chi tiêu đầu người thấp hơn những hộ ở đồng bằng và thành thị (Báo cáo phát triển Việt Nam, 2004). Trong báo cáo “Việt Nam – Đánh giá sự nghèo đói và chiến lược” khẳng định cơ sở hạ tầng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới năng suất nông nghiệp, gắn liền với sự phát triển việc làm phi nông nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của người nghèo vào nền kinh tế thị trường (World Bank, 1995). Những người dân sống gần cơ sở hạ tầng có mức sống cao hơn và có khả năng tận dụng những ưu thế của thị trường hơn những hộ ở xa. kết hợp với Nhóm tác chiến lập bản đồ nghèo đói cho rằng nghèo đói ở Việt Nam có mối quan hệ chặt chẻ với các yếu tố địa lí như địa hình, độ dốc, đặc điểm đất đai, khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm cho biết nghèo đói ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên (Nicholas and Bob, 2005). 2.3.4.5 Đặc điểm dân tộc Các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các hộ thuộc dân tộc thiểu số có thu nhập thấp hơn các hộ người Kinh hay người Hoa. Trong điều kiện như nhau, người dân tộc thiểu số có mức chi tiêu thấp hơn người Kinh và người Hoa 13% (World Bank, 2004). Bởi vì phần lớn dân tộc thiểu số ở Việt Nam sống ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém phát triển; ít có điều kiện học hành vì thế kỹ năng ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh cũng rất kém. Hơn nữa, các hộ người dân tộc thiểu số có đông con, đất đai ít và không màu mỡ…
  • 33. 22 Tóm lại, dựa vào lý thuyết về nghèo đói và những nghiên cứu cụ thể về nghèo đói, có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của người nghèo thành các cấp độ sau đây.  Cấp độ cá nhân: Gồm có trình độ giáo dục, tuổi, giới tính, năng lực tự nhiên, cơ hội và sự nỗ lực cá nhân…  Cấp độ hộ gia đình: Qui mô nhân khẩu của hộ, diện tích đất, số lao động, tỷ lệ phụ thuộc, đặc điểm dân tộc, trang thiết bị sản xuất, nợ...  Cấp độ vùng: Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm, đặc điểm vùng, giao thông  Cấp độ chính phủ: Sự hỗ trợ hơn nữa về giáo dục, y tế, vốn,….. Hình 2.4: Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến phúc lợi của hộ nghèo2 2 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
  • 34. 23 2.4 Một số nghiên cứu lý thuyết trước đây về tác động của Tài Chính vi mô hổ trợ xóa đói giảm nghèo trong nước và trên thế giới. Đánh giá tác động của tín dụng là đề tài rất được quan tâm trong các nghiên cứu trước đây. Vì thế đã có nhiều nghiên cứu về tác động của tín dụng, tín dụng vi mô tới thu nhập, chi tiêu, mức sống của hộ,..mà phần lớn là hộ nghèo đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. 2.4.1 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trong nước Nghiên cứu về tác động của TCVM đến thu nhập của hộ nghèo ở Việt Nam, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, mô hình hồi quy tuyến tính logarit, với dữ liệu chéo được thu thập từ bộ dữ liệu kết quả khảo sát mức sống dân cư 2012 (VHLSS 2012). Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo gồm: Độ tuổi, qui mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản, tín dụng vi mô và khu vực. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động của TCVM đến thu nhập của từng nhóm hộ nghèo là khác nhau. Từ kết quả tìm được, tác giả đưa ra những khuyến nghị chính sách phù hợp để nâng cao hơn nữa hoạt động của TCVM, nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó cải thiện thu nhập (Mai Thị Hồng Đào, 2016). Các tác giả ở trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương với những giả định đưa ra khi người nghèo có thể tham gia tín dụng vi mô thì thu nhập hộ được cải thiện và có khả năng chóng chọi những nhân tố gây tổn thương như bệnh tật, mất mùa,..Với dữ liệu thu thập ở 12 phường/ xã thuộc 3 quận/huyện với 958 hộ tại TP. HCM bằng phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân và điều tra phỏng vấn sâu. Bằng phương pháp phân tích hồi qui kết quả đã chỉ ra rằng tín dụng ưu đãi và tính dụng nhỏ có tác động đến giảm nghèo sau khi hộ tiếp cấn tín dụng. Và tác động của tín dụng nhỏ mạnh hơn so với tín dụng ưu đãi (Huỳnh Thạnh và Trần Ngọc Châu, 2012).
  • 35. 24 Nghiên cứu từ 640 hộ nông dân ở Ninh Thuận và 619 hộ nông dân ở Bình Phước. Các số liệu được phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng, với hàm hồi quy Logistic. Biến phụ thuộc là chi tiêu bình quân/người, các biến giải thích là: việc làm, dân tộc thiểu số, diện tích đất canh tác, được vay vốn là những biến số có ý nghĩa thống kê để giải thích nguyên nhân ảnh hưởng tới nghèo đói của hộ nông dân. Khi các yếu tố khác không thay đổi, với xác suất nghèo của một hộ gia đình là 30% ở Ninh Thuận cho thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống 20,7%; ở Bình Phước, cho thấy nếu hộ này được vay vốn tín dụng chính thức thì xác suất nghèo của hộ sẽ giảm xuống 29% (Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự, 2005). 2.4.2 Nghiên cứu lý thuyết trước đây về TCVM trên thế giới Nhà kinh tế học Muhammad Yunus và Ngân hàng Grameen đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2006 vì công trình của họ để tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội. Mục tiêu của Ngân hàng Grameen kể từ khi thành lập năm 1983 là cấp cho người nghèo những khoản vay nhỏ với các điều khoản đơn giản – cái được gọi là tín dụng vi mô - và Yunus là người sáng lập ngân hàng. Xuất phát từ khi Bangladesh bị nạn đói năm 1974, tác giả cảm thấy rằng mình phải làm một điều gì đó nhiều hơn cho người nghèo ngoài việc dạy học đơn giản. Ông quyết định cho vay dài hạn cho những người muốn bắt đầu các doanh nghiệp nhỏ, hoặc các hộ gia đình tại làng Jorbra, Bangladesh nhằm khởi động các chương trình đem lại thu nhập giúp đở cho bản thân, gia đình và khởi nghiệp. Sáng kiến này đã được mở rộng trên quy mô lớn hơn thông qua Ngân hàng Grameen. Ông nghĩ rằng, nghèo đói có nghĩa là bị tước đoạt mọi giá trị của con người. Ông coi tín dụng vi mô vừa là quyền của con người vừa là phương tiện hữu hiệu để thoát nghèo: Cho vay tiền nghèo với số tiền phù hợp với họ, dạy cho họ một vài nguyên tắc tài chính cơ bản và họ thường tự mình quản lý, tuyên bố Yunus (The Norwegian Nobel Institute, 2006). Tiến hành xem xét các tác động của TCVM ở Bangladesh đến chi tiêu và phúc
  • 36. 25 lợi của các hộ gia đình bằng cách so sánh hai mô hình, đó là mô hình cơ bản chỉ có các NHTM truyền thống và mở rộng mô hình với các NHTM kết hợp TCVM. Nghiên cứu đã tìm ra là TCVM có tác động nâng cao thu nhập, tăng tiêu dùng tất cả các hàng hóa của tất cả các hộ gia đình, tạo ra việc làm, giảm bất bình đẳng thu nhập và tăng cường an sinh xã hội. Điều này có nghĩa TCVM là một chiến lược phát triển hiệu quả và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách xoá đói giảm nghèo, phân phối thu nhập và đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (Mahjabeen, 2008). Một nghiên cứu trước đây ở Philippin sử dụng phương pháp hồi quy OLS kết hợp phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá tác động của TCVM tới các hộ gia đình ở nông thôn Philippin. Nghiên cứu này tiến hành xem xét tác động của tín dụng tới các nhóm vấn đề của hộ như: phúc lợi, các giao dịch tài chính quan trọng khác của hộ, kinh doanh và việc làm, tài sản của hộ, đầu tư vốn nhân lực (giáo dục và sức khỏe),… Trong đó, các tác giả đánh giá tác động của tín dụng tới phúc lợi (đại diện cho mức sống) của hộ thông qua các biến: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu dùng bình quân đầu người, tiết kiệm bình quân đầu người và chi tiêu dùng thực phẩm bình quân đầu người. Kết quả cho thấy tín dụng có tác động tích cực tới mức sống của các hộ gia đình ở vùng nông thôn ở Phillipin (Kondo, 2007). Nghiên cứu về các tác động của TCVM đến cuộc sống của người nghèo ở nông thôn Trung Quốc. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra thực tế tại huyện nghèo, có chương trình tín dụng vi mô đã hoạt động trong 7 năm. Nghiên cứu cho thấy rằng, tham gia chương trình có tác động tích cực đến cuộc sống của khách hàng vay, đặc biệt về an ninh kinh tế, người dân cảm thấy tự tin vào bản thân và nâng cao khả năng quản lý tài chính của chính họ. Nghiên cứu cho thấy thu nhập của người vay vốn tăng hơn ba lần so với những người không vay vốn từ chương trình TCVM và những người đi vay là người nghèo nhất thì tốc độ tăng của thu nhập nhanh hơn những người vay có điều kiện tương đối (Nichols, 2004).
  • 37. 26 Tóm lại, các nghiên cứu trên đã được thực hiện ở Việt Nam cũng như ở các quốc gia khác nhau, vào những thời điểm khác nhau, với các bộ dữ liệu khác nhau cho những kết quả gần như nhau. Tuy các nghiên cứu này còn tùy thuộc vào đặc điểm dữ liệu mỗi quốc gia, thời điểm tiến hành nghiên cứu nhưng kết quả cho thấy tác động của tín dụng vi mô tới mức sống người nghèo là mạnh và rõ ràng giúp các hộ nghèo có được điều kiện thuận để tăng thu nhập và nâng cao mức sống. Hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất và chỉ ra rằng các yếu tố như: tuổi tác, giới tính, trình độ; tình trạng nghèo, việc làm phi nông nghiệp, diện tích đất sở hữu, yếu tố dân tộc, vùng miền sinh sống là những yếu tố có ảnh hưởng lớn tới mức sống của các hộ.
  • 38. 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Để trả lời cho câu hỏi tín dụng từ Quỹ CCM-CC có giúp người thụ hưởng là người lao động trong các THT nâng cao thu nhập hay không. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng, phương pháp khác biệt kép (DID) để đánh giá mức độ tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ. Sử dụng thêm phương pháp thống kê mô tả để phản ánh đặc điểm của hộ nghèo và khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. 3.1.1 Phương pháp khác biệt kép (DID) Ngày nay, phương pháp Khác biệt kép đã được dùng khá nhiều trong các nghiên cứu để đánh giá tác động của một chính sách kinh tế, một phương pháp chữa bệnh mới, hay một công nghệ mới, chiến lược kinh doanh mới… Để sử dụng được phương pháp DID, ta phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của các đối tượng quan sát khác nhau. Phương pháp DID sẽ được thực hiện theo cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng, dự án, chính sách (nhóm tham gia), nhóm còn lại không được áp dụng (gọi là nhóm so sánh). Gọi D là biến giả phản ánh nhóm quan sát, D=0: hộ quan sát thuộc nhóm so sánh, D=1: hộ quan sát thuộc nhóm tham gia. Một giả định rất quan trọng của phương pháp này là hai nhóm này phải có đặc điểm tương đồng nhau vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách. Vì vậy đầu ra của hai nhóm phải có xu hướng biến thiên như nhau theo thời gian nếu không có chính sách. Gọi Y là đầu ra của chính sách (thu nhập, lợi nhuận, …). Và T=0 là trước khi áp dụng chính sách, T=1 là sau khi áp dụng chính sách. Tuy nhiên, trước khi áp
  • 39. 28 dụng một chính sách hay chương trình mới, phải thu thập thông tin về đầu ra (Y) của cả hai nhóm và sau đó so sánh xem có sự khác nhau hay không. Tiếp theo, khi áp dụng chính sách lên nhóm tham gia và không áp dụng lên nhóm so sánh. Khi chương trình áp dụng kết thúc hoặc sau một thời gian nhất định, ta tiến hành thu thập thông tin về đầu ra của hai nhóm này thêm một lần nữa. Cuối cùng, so sánh sự khác biệt trước và sau khi áp dụng chính sách trong đầu ra của cả hai nhóm. Nếu có sự khác biệt trong sự biến thiên trong đầu ra giữa hai nhóm thì đó chính là tác động của chính sách. Như vậy, kết quả này vừa phản ánh sự khác biệt về mặt thời gian trước và sau khi áp dụng chính sách vừa phản ánh sự khác biệt chéo giữa nhóm tham gia và nhóm không tham gia. Vì thế được gọi là Khác biệt kép (khác biệt trong khác biệt). 3.1.2 Phương pháp khác biệt kép (DID) được mô tả cụ thể Vào thời điểm trước khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y00 (D=0, T=0) và đầu ra của nhóm tham gia là Y10 (D=1, T=0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại thời điểm x nào đó sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y01 (D=0, T=1) và đầu ra của nhóm tham gia là Y11 (D=1, T=1). Khi đó, chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) – (Y10-Y00).
  • 40. 29 (Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2006, Phân tích tác động chính sách công) Đồ thị trên đây mô tả phương pháp DID. Giả thiết quan trọng nhất của phương pháp này là nếu không có dự án thì đầu ra của nhóm so sánh và nhóm tham gia có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do tác động của dự án hay chương trình mới. 3.1.3 Kết hợp phương pháp khác biệt kép và hồi qui OLS Để đánh giá tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ nghèo, đề tài sử dụng phương pháp khác biệt kép (DID), trong đó, tín dụng sẽ được xem là một biến chính sách. Đề tài đã chọn ngẫu nhiên hai nhóm gồm hộ nghèo và cận nghèo khác biệt kép với yêu cầu của các giả định của phương pháp DID. Nhóm một, được gọi là nhóm tham gia, bao gồm những hộ nghèo, cận nghèo theo phân loại của địa phương có tham gia dự án hổ trợ vốn vay của Quỹ CCM-CC trong vòng một năm 2017 và không vay vốn trong năm 2015. Nhóm hai, gọi là nhóm so sánh, gồm những hộ nghèo và cận nghèo không tham nhận vốn vay trong cả hai dự án. Tuy nhiên vì mức thu nhập của hộ nghèo không chỉ phụ thuộc vào tín dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (biến) nên để đánh giá đúng tác động của
  • 41. 30 tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo sẽ chính xác hơn nếu đưa thêm các yếu tố (biến) này vào làm biến kiểm soát. Để làm được điều này đề tài sẽ kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và hồi qui đa biến OLS. 3.1.3.1 Mô hình kinh tế lượng Yit = β0 +β1D+β2T+β3D*T+β4Zit + εit Trong đó, Yit là thu nhập của hộ i tại thời điểm t D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; =0: Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh. T = 0: Hộ khảo sát năm 2015; =1: Hộ khảo sát năm 2017 Zit là các biến kiểm soát: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm về giáo dục,… + Hộ thuộc nhóm so sánh vào năm 2015 có D =0 và T = 0 nên thu nhập là: E(Y00) = β0 +β4Zit + Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2015 có D =0 và T = 0 nên thu nhập là: E(Y10)=β0+β1+β4Zit => Khác biệt thu nhập giữa hai nhóm hộ vào năm 2015 là: E(Y10) – E(Y00) =β1 + Hộ thuộc nhóm so sánh năm 2017 có D=0, T=1 nên thu nhập là: E(Y01) = β0 +β2 +β4Zit + Hộ thuộc nhóm tham gia năm 2017 có D=0, T=1 nên thu nhập là: E(Y11)= β0+β1+β2+β3+β4Zit => Khác biệt thu nhập giữa hai nhóm hộ vào năm 2017 là:
  • 42. 31 E(Y11)–E(Y01)= β1 +β3 => Tác động của tín dụng lên thu nhập của hộ là: DID = [E(Y11) –E(Y01 )] – [E(Y10) – E(Y00)] = β3 3.1.3.2 Các biến trong mô hình a/ Biến phụ thuộc: Đề tài sử dụng biến phụ thuộc là biến thu nhập bình quân đầu người đại diện cho mức thu nhập của người thụ hưởng. b/ Các biến độc lập: Dưới đây là danh sách và định nghĩa các biến độc lập mà tác giả sẽ đưa vào mô hình hồi qui để giải thích cho thu nhập của hộ theo cơ sở lý thuyết và kết quả của những nghiên cứu. Tuy nhiên trong quá trình hồi qui có thể thêm vào hay bớt ra một số biến cho phù hợp. Bảng 3.1: Các biến độc lập dự kiến đưa vào mô hình hồi qui. Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Dấu kỳ vọng CREDIT Biến dumy về nhóm hộ, =0 nếu hộ thuộc nhóm so sánh (không vay vốn), =1 nếu hộ thuộc nhóm tham gia (có vay vốn). + T Biến dumy về thời điểm khảo sát, = 0 nếu thời điểm khảo sát là năm 2015, = 1 nếu là năm 2017. + T*CREDIT Biến tương tác giữa nhóm hộ và thời gian, hệ số ước lượng của biến này chính là tác động của tín dụng đối với thu nhập hoặc chi tiêu của hộ. + NHANKHAU Qui mô hộ, bằng số nhân khẩu trong hộ. Người - PHUTHUOC Tỷ lệ phụ thuộc của hộ, bằng số người ăn theo trên một lao động. Người - TUOI Tuổi của chủ hộ. Tuổi - GIOITINH Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ là nam, =0 nếu chủ hộ là nữ. + THUNHAPPHIN NTHANG Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập % + HOCVAN Trình độ giáo dục trung bình của hộ, bằng số năm đi học bình quân/1 người trong hộ. Năm +
  • 43. 32 3.2 Tổng quan về dữ liệu Nghiên cứu sử dụng số liệu thứ cấp tại Quỹ CCM-CC từ các đợt khảo sát thực tế thu nhập, chi tiêu và các thông tin có liên quan tại nhà của các hộ nghèo, cận nghèo do các Nhân viên tín dụng của Quỹ CCM-CC thực hiện trong hai cuộc khảo sát năm 2015 và 2017. Mục đích chính của cuộc khảo sát là xác định mức cho vay với thời hạn 24 tháng phù hợp với khả năng hoàn trả cho các thành viên nghèo và cận nghèo này. Trong đó có khảo sát thu nhập, chi tiêu và các thông tin khác có liên quan trên 120 hộ được UBND huyện Củ Chi xếp vào loại nghèo, cận nghèo có nhu cầu xin trợ vốn để chăn nuôi, buôn bán nhỏ,... Trong 120 hộ này, có 57 hộ thành viên có nhận nguồn vốn vay trong giai đoạn năm 2015, năm 2017 và 63 hộ trả lời là không nhận nguồn vốn vay nào trong cả hai đợt khảo sát (do không nhận vốn hoặc không tham gia được vào THT, không sắp xếp được thời gian đi nhận, do không có nhu cầu vốn nữa,...). Căn cứ vào chuẩn nghèo là các hộ có thu nhập bình quân từ 16 triệu đồng/người/năm trở xuống và cận nghèo là từ 16 triệu đồng/người/năm đến 21 triệu đồng/người/năm tại huyện Củ Chi vào năm 2015 đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người vượt ra xa khỏi ngưỡng này để loại bỏ trường hợp hộ không nghèo thực chất nhưng vẫn được xếp vào diện hộ nghèo. Kết quả tác giả đã chọn ra 37 hộ nghèo đã tham gia vay vốn trong hai đợt khảo sát năm 2015 và 2017 (vốn vay thời hạn 24 tháng) làm nhóm tham gia và 35 hộ nghèo theo xếp loại của địa phương trong hai đợt khảo sát năm 2015 và 2017 nhưng không tham gia vay vốn nhưng có đặc điểm tương tự với các hộ có vay vốn làm nhóm so sánh. Và vì hai nhóm này đều là những hộ nghèo, cận nghèo theo phân loại của địa phương cho nên nếu có chính sách hỗ trợ nào khác thì đều được hưởng lợi như nhau. Tuy nhiên giả định rằng vào năm 2015, hai nhóm có điều kiện, hoàn cảnh giống nhau, nếu hai nhóm đều không có vay vốn thì thu nhập thay đổi như nhau từ năm 2015 đến 2017.
  • 44. 33 Kiểm định thống kê t-student (bảng 2) về sự khác biệt giữa hai nhóm hộ cho thấy, năm 2015, hai nhóm có nhiều đặc điểm giống nhau như đặc điểm giới tính của chủ hộ, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp... Tuy nhiên, có một vài đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm hộ này như tỷ lệ người phụ thuộc, tuổi chủ hộ. Chính vì vậy, trong mô hình hồi qui sẽ đưa những biến này vào mô hình hồi qui làm biến kiểm soát. Bảng 3.2: Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2015. Chỉ tiêu Nhóm so sánh, năm 2015 Nhóm tham gia, năm 2015 Ttest-Stata (Kiểm định giả thiết H0: Mean1=Mean0; H1: Mean1 ≠ Mean0) Obs Mean0 Std.Dev. Obs Mean1 Std.Dev Qui mô hộ (người) 35 4 2.1 37 5 1.97 -3.611 Chủ hộ là nam 35 70% 46% 37 74% 44% -0.678* Tuổi chủ hộ 35 51 8 37 44 5 -1.242 Thu nhập/người (1000 đ) 35 972 97 37 961 89 0.478* Tỷ lệ người phụ thuộc 35 2.1 1.0 37 2.7 1.6 -0.945 Trình độ THCS 35 23% 42% 37 24% 43% -0.141* Trình độ THPT 35 9% 28% 37 19% 39% -2.158 Số năm đi học bình quân 35 3 2.6 37 3.94 2.43 -2.914 Số lao động/hộ Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp 35 35 2 28% 0.8 32% 37 37 2.4 29% 1 30% -2.147* -0.419* Ghi chú: * Hai nhóm có đặc điểm tương đồng (giả thiết H0 không được bác bỏ ở mức ý nghĩa thống kê 5% hoặc 10%)
  • 45. 34 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ CỦA QUỸ TRỢ VỐN XÃ VIÊN HTX TP. HỒ CHÍ MINH CHI NHÁNH CỦ CHI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng hoạt động Tài chính vi mô tại Quỹ trợ vốn xã viên HTX TP. Hồ Chí Minh và tại Chi nhánh Củ Chi 4.1.1 Giới thiệu chung về Quỹ trợ vốn xã viên hợp tác xã Tp. Hồ Chí Minh 4.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Nhằm mục đích phát triển kinh tế tập thể, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giảm tình trạng thất nghiệp trên địa bàn Tp. HCM, theo đề nghị của Liên minh HTX thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13/06/2002 Chủ tịch UBND Tp. HCM đã có Quyết định số 2539/QĐ-UB và 2540/QĐ-UB về việc cho phép thành lập Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh (Quỹ CCM) – trực thuộc Liên minh HTX Thành phố Hồ Chí Minh. Tên tiếng Việt: Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh Tên tiếng Anh: Capital Aid Fund For Cooperative – Member Of Ho Chi Minh City Trụ sở: 213 Lê Thánh Tôn, P. Bến Thành, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh 4.1.1.2 Mục tiêu hoạt động Quỹ CCM là một tổ chức kinh tế - xã hội hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm: - Giúp THT, HTX có điều kiện tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bằng số vốn do Quỹ CCM hỗ trợ có hoàn lại vốn và lãi. - Giúp xã viên, người lao động tham gia trong THT, HTX có điều kiện tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho gia đình và bản thân bằng công sức và năng lực của mình, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng thất nghiệp.
  • 46. 35 - Tạo tinh thần hợp tác, tương trợ giữa những người lao động và thành viên trong THT, HTX; góp phần phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn TP.HCM. 4.1.1.3 Đối tượng khách hàng Bao gồm các thành viên trong THT được thành lập trong các chợ, các ấp, phường, xã, các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân… trên địa bàn TP.HCM được UBND phường, xã ra quyết định thành lập; các xã viên, người lao động đang làm việc trong các HTX, Liên hiệp HTX trên địa bàn TP.HCM. 4.1.1.4 Sơ đồ tổ chức và mạng lưới hoạt động - Sơ đồ tổ chức Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức Quỹ CCM (Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
  • 47. 36 - Mạng lưới và tổ chức hoạt động Tháng 4/2011 UBND Tp.HCM quyết định cho Quỹ CCM vay thêm 150 tỷ đồng (thông qua Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước) để thực hiện trợ vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tính đến tháng 06/2013, Quỹ CCM đã hoạt động tại hầu hết các quận, huyện của Tp. HCM: - Phòng tín dụng thành lập 2002 địa bàn quản lý: các quận Trung Tâm Tp. HCM, Quận 7, Quận 8 , Quận 12 và các Quận Gò Vấp, Tân Bình, một phần Quận Bình Thạnh và huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ. - Chi nhánh Tân Xuân, huyện Hóc môn thành lập năm 2005, địa bàn hoạt động gồm: một phần Quận 12 và huyện Hóc Môn. - Chi nhánh Quận 9 thành lập năm 2008, địa bàn hoạt động gồm: Quận 2, Quận 9 và Thủ Đức và một phần Quận Bình Thạnh. - Chi nhánh Bình Chánh thành lập năm 2011, địa bàn hoạt động gồm: huyện Bình Chánh và một phần Quận Bình Tân. - Chi nhánh Củ Chi thành lập tháng 2014 địa bàn hoạt động tại huyện Củ Chi. - Chi nhánh Bình Tân thành lập 2017 địa bàn hoạt động gồm Quận Bình Tân, Quận Tân Phú và một phần huyện Bình Chánh. Doanh số cho vay ở các huyện ngoại thành và các quận có sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như: Hóc môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ, Quận 9, Quận 12, Quận Thủ Đức luôn có tổng doanh số cao chiếm đến 65% trên tổng doanh số cho vay và chiếm 73% tổng số khách hàng tham gia trong 24 quận huyện. 4.1.1.5 Các hoạt động tài chính vi mô của Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh - Hoạt động tín dụng
  • 48. 37 Các sản phẩm tín dụng phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng có tình hình tài chính không minh bạch với nhiều mục đích sử dụng và có tính linh động trong mục đích vay có thể là các hoạt động tạo thu nhập như chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ, sửa chữa nhà, hoặc phụ giúp phát triển kinh tế gia đình, gia tăng thu nhập. Sản phẩm tín dụng có tính khuyến khích cao, khi khách hàng chứng minh sự uy tín của mình qua các kỳ vay với việc hoàn trả đúng kỳ hạn thì sẽ được xem xét hỗ trợ tăng lượng tín dụng cho các kỳ vay vốn sau. Hầu hết cả các sản phẩm đều là các khoản vay tín chấp, ngoài mức lãi suất quy định Quỹ CCM hoàn toàn không thu khoản phí nào và các đơn vị cộng tác không được dựa vào Quỹ CCM để thu các loại phí khác làm ảnh hưởng tới hoạt động chung của Quỹ CCM. Quỹ CCM áp dụng lãi suất bình quân để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng có thể hoàn trả khoản vay như nhau ở mỗi kỳ, khách hàng sẽ dễ dàng theo dõi quá trình hoàn trả và tính đến hiện tại không sử dụng hình thức tính lãi phạt quá hạn với những khoản vay có nợ quá hạn của khách hàng. Quỹ CCM cho vay với nhiều loại hình cho vay đa dạng như: ngày, tuần, tháng dựa vào nhu cầu, khả năng hoàn trả của thành viên. Hình thức góp hàng ngày sẽ phù hợp với khách hàng là tiểu thương buôn bán nhỏ ở chợ, họ có thu nhập hàng ngày rất thuận lợi cho việc hoàn trả. Hình thức góp tuần phù hợp với người lao động và kinh doanh nhỏ vì đa số có thu nhập hằng hàng tuần. Riêng nếu khách hàng có thu nhập hàng tháng thì áp dụng hình thức hoàn trả theo tháng để phù hợp với kỳ nhận lương hàng tháng của thành viên. Đa số các khách hàng của Quỹ CCM lựa chọn kỳ vay ngắn và trung hạn nên vòng quay vốn nhanh, khách hàng được giải quyết tái vay khoản 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Quy trình xét duyệt khoản vay vốn rất đơn giản, dễ hiểu, sao cho thuận lợi nhất cho khách hàng. Bộ hồ sơ vay chỉ gồm bản photo (không cần công chứng) chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và đơn xin trợ vốn miễn phí. Thành viên sẽ được tư vấn
  • 49. 38 mức vay phù hợp nhất với nhu cầu, khả năng hoàn trả và được nhận vốn ngay tại địa phương của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp thu khoản hoàn trả theo kế hoạch mà khách hàng phải thanh toán hàng kỳ qua các Tổ trưởng các THT gọi là cụm trưởng mà Quỹ CCM đã ký hợp đồng cộng tác. Do đó, khách hàng sẽ rất thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho việc hoàn trả. - Hoạt động tiết kiệm Mục đích sản phẩm tiết kiệm là giúp thành viên có được thói quen tích lũy, qua các lần vay số dư tiền tiết kiệm sẽ tăng, đến một lúc nào đó số dư tiền tiết kiệm sẽ giúp khách hàng có được một ít vốn. Hiện tại, Quỹ CCM có hai sản phẩm tiết kiệm: loại bắt buộc gắn với số tiền cho vay và loại tự nguyện do khách hàng tình nguyện tham gia với số tiền theo khả năng gởi hàng tháng. Hai sản phẩm tiết kiệm này tạo cho khách hàng có thêm kênh để giữ tiền an toàn. Ngoài ra, căn cứ vào số tiền tiết kiệm mà nhân viên tín dụng duyệt số tiền vay cho khách hàng ở các đợt sau. Loại bắt buộc: là loại hình tiết kiệm được gắn liền với khoản vay của khách hàng. Ngoài khoản phải hoàn trả gồm vốn và lãi theo kỳ, khách hàng sẽ phải gửi một khoản tiết kiệm bắc buộc trong suốt thời hạn hoàn trả ít nhất 1%/tháng/số tiền vay. Khi đợt vay kết thúc, nếu khách hàng có nhu cầu thì sẽ hoàn trả một phần nhưng không vượt quá 50% số dư. Nếu có nhu cầu khẩn cấp, khách hàng có thể được rút một phần hoặc toàn bộ số tiền tùy trường hợp. Khi đã hoàn trả hết khoản vay và không tiếp tục tái vay, khách hàng được sẽ được hoàn trả hết tiết kiệm bắt buộc đã gởi. Loại tự nguyện: là loại hình tiết kiệm do khách hàng tình nguyện tham gia tỳ theo khả năng của mình. Quỹ CCM rất khuyến khích khách hàng thực hiện gởi tiết kiệm tự nguyện để sử dụng cho những mục tiêu khác như: có thể tăng vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, rút để đóng học phí cho con, hoặc tiêu dùng khi cần....
  • 50. 39 Khách hàng gửi cùng với kỳ hoàn trả và được rút tiết kiệm tự nguyện khi hết mỏi đợt vay. Quỹ CCM sẽ hoàn trả lãi suất bằng mức lãi huy động tiền gửi không kỳ hạn trên dư nợ tiết kiệm tự nguyện. 4.1.2 Thực trạng hoạt động Tài Chính vi mô tại Quỹ trợ vốn Xã viên HTX Chi nhánh Củ Chi 4.1.2.1 Sơ lược về Quỹ CCM - Chi nhánh Củ Chi - Thành lập và hoạt động ngày theo quyết định số 17/2014/QĐ-GĐ ngày 25/11/2014. - Trụ sở tại: 15A đường số 35, khu phố 7, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, TP. HCM - Số lượng Cán bộ nhân viên: 15 người. 4.1.2.2 Thu nhập tích lũy Trong suốt quá trình hoạt động, Quỹ CCM-CC luôn cố gắng để đạt hiệu quả cao nhất trong tất cả các hoạt động của mình nhưng vẫn bảo đảm việc thực hiện đúng mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Quỹ CCM-CC là bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích và không ngừng tích lũy. Tích lũy từ hoạt động trợ vốn là nguồn quan trọng nhất để duy trì qui mô hoạt động trợ vốn và hoàn trả vốn vay. Quy mô tích lũy của Quỹ CCM-CC không ngừng tăng lên qua các năm, tổng số vốn được bổ sung từ tích lũy từ qua các năm 2015, 2016, 2017, 2018 và đến hết tháng 05/2019 như sau (xem biểu đồ 4.1). (Đvt: triệu đồng)
  • 51. 40 Biểu đồ 4.1: Thu nhập tích lũy của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019 ( Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM) 4.1.2.3 Mức độ bền vững tài chính Một trong những mục tiêu trọng tâm của Quỹ CCM-CC là ổn định sự vững mạnh về các hoạt động cũng như tài chính: Tỷ lệ tự cung về hoạt động 3 (OSS) thể hiện mối quan hệ giữa thu nhập hoạt động và tổng chi phí hoạt động, chỉ tiêu này được dùng để đánh giá xem tổ chức TCVM đã tự trang trải được các chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động chưa. Quỹ CCM-CC có OSS hầu hết đều trên 120% qua các năm (xem bảng 4.1) đây là mức khá cao khi một tổ chức TCVM được xem là bền vững về về mặt hoạt động nếu có tỷ lệ tự cung về hoạt động trên 120%. Tỷ lệ tự cung về tài chính 4 (FSS) đo lường mức độ thu nhập trang trải các chi phí hoạt động của một tổ chức TCVM có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động 3 Tỷ lệ tự cung về hoạt động (OSS) = Thu nhập hoạt động /(Chi phí hoạt động + chi phí tài chính + dự phòng mất vốn) 4 Tỷ lệ tự cung về tài chính (FSS) = Thu nhập hoạt động / (Chi phí hoạt động + chi phí tài chính+ dự phòng mất vốn + chi phí vốn) trong đó (chi phí vốn = tỷ lệ lạm phát * (vốn tự có trung bình - tổng tài sản cố định trung bình) + nợ trung bình * lãi suất thương mại của nguồn vốn nợ - chi phí tài chính thực tế)
  • 52. 41 của trợ cấp. Quỹ CCM-CC có FSS trên 100% qua các năm từ 2015 đến 2018 (xem bảng 4.1), được xem là bền vững về tài chính. Chỉ số ROA5 thường được sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của tổ chức tài chính, trong đó có các tổ chức TCVM. Quỹ CCM-CC có ROA trung bình ở mức 10%/năm, có thể nói Quỹ CCM-CC đã đạt được mức độ hiệu quả hoạt động tốt. Bảng 4.1: Thống kê chỉ số bền vững Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – 2018 STT Diễn giải Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1 Tỷ lệ tự cung về hoạt động (OSS) 244% 276% 263% 165% 2 Tỷ lệ tự cung về tài chính (FSS) 149% 181% 176% 120% 3 ROA 11,3% 10,8% 10,6% 9,8% ( Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM) 4.1.2.4 Doanh số cho vay Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm, từ 193 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 355 tỷ đồng năm 2018, doanh số cho vay 05 tháng đầu năm 2019 là 195 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng đạt mức cao trong năm 2018 (tăng 32% so với năm 2017) (xem biểu đồ 4.2). (Đvt: Tỷ đồng) 5 ROA = Thu nhập ròng/Tổng tài sản bình quân
  • 53. 42 Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019 (Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM) 4.1.2.5 Dư nợ cho vay Tương tự như doanh số cho vay, dư nợ cho vay của Quỹ CCM - CC cũng tăng liên tục qua các năm từ 109 tỷ đồng năm 2015, đến tháng 05 năm 2019 tăng lên 160 tỷ đồng. Đặc biệt dư nợ 2018 tăng vọt so với năm 2017 (tăng 23%) (xem biểu đồ 4.3). (Đvt: Tỷ đồng) 400 355 350 300 268 250 223 200 193 195 150 100 50 0 2015 2016 2017 2018 05/2019
  • 54. 43 Biểu đồ 4.3: Dư nợ cho vay của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019 (Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM) 4.1.2.6 Số lượng khách hàng Kết quả hoạt động trong thời gian qua cho thấy Quỹ CCM-CC không ngừng phát triển về số lượng khách hàng, góp phần thu hút người lao động nhỏ lẻ vào THT, có thêm vốn để tổ chức sản xuất-kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi. Quỹ CCM trở thành một trong những tổ chức TCVM có quy mô lớn của Tp. Hồ Chính Minh. Trong thời gian qua, Quỹ CCM-CC rất quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới hoạt động nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Số lượng khách hàng của Quỹ CCM-CC tăng ổn định qua các năm: Năm 2015, số lượng khách hàng đang sử dụng các sản phẩm của Quỹ CCM-CC là 11.870 khách hàng thì đến tháng 5 năm 2019 số khách đạt 12.710 khách hàng (xem biểu đồ 4.4). (Đvt: khách hàng)
  • 55. 44 Biểu đồ 4.4: Số lượng khách hàng của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019 (Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM) Bên cạnh đó, số khách hàng mới sử dụng sản phẩm của CCM-CC có giảm qua các năm từ 2.549 khách hàng mới năm 2015 giảm còn 2.175 khách hàng mới năm 2018. Trong 5 tháng đầu năm 2019 số lượng khách hàng mới là 1.152 khách hàng. (xem biểu đồ 4.5). (Đvt: khách hàng) Biểu đồ 4.5: Lượng khách hàng mới của Quỹ CCM-CC giai đoạn 2015 – T5/2019 (Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM)
  • 56. 45 4.1.2.7 Tỷ lệ nợ quá hạn Xu hướng nợ quá hạn thấp được duy trì thấp trong những năm gần đây cho thấy sự nỗ lực của Quỹ CCM–CC trong việc đảm bảo các khoản vay được sử dụng hiệu quả và việc thu hồi các khoản nợ quá hạn vẫn được thực hiện tốt. Bảng 4.2: Tỷ lệ nợ quá hạn (PAR) của Quỹ CCM -CC giai đoạn 2015 – T5/2019 (Đvt: tỷ lệ %) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 T5/2019 PAR (%) 1,05 0,74 0,63 0,67 0,93 (Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM) Các rủi ro trong hoạt động của Quỹ CCM-CC đã được kiểm soát tốt. Các khoản cho vay tại Quỹ CCM-CC có tỷ lệ nợ quá hạn (PAR6 ) được duy trì ở mức thấp chỉ chiếm 0,93% tổng dư nợ cho vay tính đến tháng 05/2019 (xem bảng 4.2). 4.1.2.8 Hiệu quả xã hội của Quỹ trợ vốn xã viên HTX Tp. Hồ Chí Minh - Cung ứng các dịch vụ xã hội Bênh cạnh các sản phẩm tài chính Quỹ CCM-CC cần phải tăng cường các hoạt động phi tài chính bao gồm: các hoạt động giáo dục về sức khỏe, vệ sinh, cách lập ngân sách và tiết kiệm; hỗ trợ tài chính cho khách hàng gặp khó khăn; trao tặng học bổng, xây nhà tình thương… Các hoạt động này càng đa dạng, càng có nhiều phương thức thực hiện linh hoạt thì càng phù hợp với đông đảo người dân nghèo, vốn có rất nhiều hoàn cảnh đặc biệt khác nhau. Các chương trình này đã thể hiện sự quan tâm của Quỹ CCM-CC dành cho các khách hàng. 6 PAR: Dư nợ cho vay trễ hạn trên 30 ngày/Tổng vốn đầu tư cho vay
  • 57. 46 - Mức tiết kiệm tích lũy của khách hàng Quỹ CCM-CC có số dư tiền tiết kiệm của khách hàng tăng trưởng nhanh và đều qua các năm, đặc biệt trong năm 2018 (tăng 13 tỷ đồng). Tính đến 31/05/2015, số dư tiền tiết kiệm của khách hàng là 77 tỷ đồng (xem biểu đồ 4.6). (ĐVT: tỷ đồng) Biểu đồ 4.6: Tiết kiệm khách hàng giai đoạn 2015– T5/2019 (Nguồn: báo cáo hoạt động Quỹ CCM). 4.2 Kết quả nghiên cứu Nhằm đánh giá xem tín dụng có giúp nâng cao thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo hay không, đề tài đã tiến hành xem xét tác động của tín dụng đối với thu nhập của người nghèo bằng phương pháp Khác biệt kép kết hợp hồi qui OLS. Kiểm định White cho thấy không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến trong mô hình. Đầu tiên, tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa thu nhập thực bình quân đầu người/tháng với tín dụng, thời gian và biến tương tác giữa tín dụng và thời gian. Kết quả mô hình hồi qui 1 cho thấy tín dụng đã tác động làm tăng thu nhập bình