SlideShare a Scribd company logo
1 of 77
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------
HUỲNH HỮU SANG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI
NHUẬN CỦA HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI
HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
------
HUỲNH HỮU SANG
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI
NHUẬN CỦA HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI
HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Thống kê kinh tế
Mã ngành: 8310107
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ
Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết rằng đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM” là công
trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tp.HCM, ngày 01 tháng 02 năm 2019
TÁC GIẢ
Huỳnh Hữu Sang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM KẾT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu...............................................................................................4
1.7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................5
Tóm tắt chương 1............................................................................................................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................6
2.1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................6
2.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ........................................................................................6
2.1.2. Lý thuyết hiệu quả kinh tế ..............................................................................6
2.1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................6
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.................................................................7
2.1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ..................................................................8
2.1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế...............................................8
2.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế....................................................9
2.1.3. Mô hình lý thuyết về nghiên cứu hiệu quả sản xuất.....................................11
2.1.3.1. Hàm sản xuất ........................................................................................11
2.1.3.2. Hàm chi phí ..........................................................................................12
2.1.3.3. Hàm lợi nhuận ......................................................................................13
2.1.3.4. Lý thuyết về năng suất..........................................................................14
2.3. Các nghiên cứu trước liên quan..........................................................................14
2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................................14
2.3.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................15
2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................................................................20
2.5.1. Biến độc lập..................................................................................................21
2.5.2. Biến phụ thuộc và các giả thuyết của mô hình............................................23
Tóm tắt chương 2..........................................................................................................24
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................25
3.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................25
3.2. Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................25
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................25
Tóm tắt chương 3..........................................................................................................29
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30
4.1. Tổng quan về huyện Cần Giờ.............................................................................30
4.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................30
4.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................31
4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội.............................................................................32
4.1.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng...............................................................35
4.2. Phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu ...............................................................37
4.2.1. Thông tin chung............................................................................................37
4.2.1.1. Thông tin cơ bản về chủ hộ nuôi tôm..................................................37
4.2.1.2. Nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm.......................38
4.2.1.3. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật..................................................39
4.2.1.4. Nguồn vốn sản xuất của chủ hộ...........................................................39
4.2.2. Thông tin sản xuất tôm thẻ chân trắng.........................................................40
4.2.3. Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng...................................................................42
4.2.4. Kết quả sản xuất tôm thẻ chân trắng............................................................44
4.2.5. Phân tích lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng....................................45
4.3. Phân tích kết quả hồi qui ....................................................................................47
4.3.1. Ma trận tương quan ......................................................................................47
4.3.2. Kiểm định mô hình.......................................................................................49
4.3.3. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................50
4.3.4. Kiểm định phương sai thay đổi.....................................................................50
4.4. Kết luận...............................................................................................................52
Tóm tắt chương 4..........................................................................................................54
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................55
5.1. Kết luận...............................................................................................................55
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................56
5.2.1. Đối với nông hộ ............................................................................................56
5.2.2. Đối với chính quyền địa phương ..................................................................57
5.3. Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NLTS Nông lâm thủy sản
TĐT Tổng điều tra
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
KT-XH Kinh tế - Xã hội
THPT Trung học phổ thông
ĐVT Đơn vị tính
UBND Ủy ban nhân dân
TCT Thẻ chân trắng
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017..............................................33
Bảng 4. 2: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017.............................................33
Bảng 4. 3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2013-2017...........................................34
Bảng 4. 4: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản năm
2013-2017......................................................................................................................35
Bảng 4. 5: Tình hình thả nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2017 ........................................35
Bảng 4. 6: Tình hình tôm bệnh năm 2013-2017............................................................37
Bảng 4. 7: Số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng từ dữ liệu thu thập 2018..............................38
Bảng 4. 8: Số nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm nuôi tôm.......................................39
Bảng 4. 9: Tập huấn kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ......................................39
Bảng 4. 10: Nguồn vốn của chủ hộ ...............................................................................40
Bảng 4. 11: Thông tin sản xuất......................................................................................41
Bảng 4. 12: Thông tin con giống...................................................................................41
Bảng 4. 13: Phương thức và hình thức nuôi..................................................................42
Bảng 4. 14: Chi phí sản xuất tôm trong 1 vụ nuôi.........................................................44
Bảng 4. 15: Kết quả sản xuất.........................................................................................45
Bảng 4. 16: Lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng ............................................................46
Bảng 4. 17: Kiểm định sự tương quan giữa các biến ....................................................48
Bảng 4. 18: Kết quả hồi quy mô hình............................................................................49
Bảng 4. 19: Kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................................50
Bảng 4. 20: Khắc phục phương sai thay đổi..................................................................51
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm TCT .....................21
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................25
Hình 4.1: Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ ........................................................................31
Hình 4.2: Tình hình nuôi tôm thẻ 2013-2017................................................................36
Hình 4.3: Sản lượng tôm thẻ chân trắng 2013-2017 .....................................................36
Hình 4.4: Cơ cấu số hộ lời, lỗ nuôi tôm TCT................................................................47
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế văn hóa của
khu vực và có vị thế quan trọng đối với sự phát triển nhiều mặt của Nam bộ và cả
nước, trong đó có ngành thủy sản, ngành có sự đóng góp đáng kể vào sự nghiệp
phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Năm 2016, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
(NLTS) đạt 12.440 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 5,7% so năm 2015. Trong
giai đoạn 2011-2016, NLTS Thành phố tăng bình quân 5,54%/năm cao gấp 2,2 lần
mức tăng bình quân NLTS của cả nước (NLTS cả nước tăng bình quân
2,55%/năm), trong đó ngành thủy sản tăng bình quân 8,8%/năm. Giá trị ngành
NLTS theo giá hiện hành 2016 đạt 18.502 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng thủy sản chiếm
26%. Theo kết quả tổng điều tra (TĐT) 2016, toàn thành phố có 4.419 hộ thủy sản,
giảm 2.076 hộ (-31,96%) so cùng kỳ năm 2011, trong đó Cần Giờ là huyện nuôi
trồng thùy sản chủ yếu với 3.564 hộ (chiếm 80,65% tổng số hộ thủy sản Thành phố)
giảm 1.520 hộ (-29,9%) so cùng kỳ năm 2011. Số hộ thủy sản trong giai đoạn 2011-
2016 giảm bình quân 7,41%/năm, trong đó huyện Cần Giờ giảm 6,86%/năm. Trong
những năm gần đây, số hộ nuôi tôm Cần Giờ có xu hướng giảm, do điều kiện môi
trường nuôi không đảm bảo, hiệu quả kinh tế không ổn định làm giảm số hộ nuôi
thủy sản.
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo kết quả TĐT 2016 của toàn thành
phố có 3.822 ha, giảm 1.637 ha (-30,0%) so cùng kỳ năm 2011. Trong giai đoạn
2006-2011 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm bình quân 0,6%/năm, đến
giai đoạn 2011-2016 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tiếp tục giảm bình quân
6,9%/năm, trong đó diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ có 2.963 ha
(chiếm 77,5% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng toàn Thành phố).
Tại thời điểm 01/7/2016, Thành phố có 3.434 hộ nuôi trồng thủy sản không sử
dụng lồng bè, trong đó có 1.793 hộ nuôi tôm, 1.206 hộ nuôi cá và 449 hộ nuôi thủy
2
sản khác. So với cùng kỳ năm 2011, số hộ nuôi thủy sản không sử dụng lồng bè
giảm 1.825 hộ (-34,7%), hộ nuôi tôm giảm 713 hộ (-28,5%), hộ nuôi cá giảm 1.060
hộ (-46,7%) và hộ nuôi khác tăng 116 (+32,3%).
Toàn Thành Phố chỉ có hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ có ngành thủy sản nuôi
trồng phát triển mạnh, đặt biệt là nghề nuôi tôm. Nhưng đối với huyện Nhà Bè, do
điều kiện tự nhiên và địa lý nên phần lớn các khu vực chưa có hệ thống thủy lợi
hoàn chỉnh, phần lớn các hộ nuôi không có ao lắng, ao xử lý nước thải và bùn thải,
công trình ao không đảm bảo nuôi thâm canh do đó không hội đủ các điều kiện nuôi
tôm thẻ chân trắng theo quy định tại Quyết định số 456/QĐ-BNN-PTNT của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với huyện Cần Giờ sau khi
khảo sát 04 xã phía Bắc, xác định được 03 vùng về cơ bản đáp ứng được các điều
kiện để quy hoạch nuôi tôm chân thẻ trắng gồm:
+ Xã Tam Thôn Hiệp: khu vực nuôi thủy sản 3 thuộc ấp An Lộc và ấp An
Phước.
+ Xã An Thới Đông: thuộc ấp Doi Lầu, kéo dài từ khu vực Tắc Cá Cháy đến
giáp khu Ba Gậy (xã Lý Nhơn).
+ Xã Lý Nhơn: thuộc ấp Lý Hoà Hiệp, khu vực Bao Đồng, Vàm Sát kéo dài từ
Vàm Sát đến Đồng Tròn.
Riêng đối với 03 xã phía Nam, tùy theo đặc điểm cụ thể của từng khu vực, Ủy
ban nhân dân huyện phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi
thủy sản tổ chức thẩm định điều kiện của từng cơ sở để phát triển nuôi tôm chân
trắng.
Tuy nhiên, trước thực trạng nghề nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đối mặt với khó
khăn và thách thức lớn, số hộ nuôi tôm ngày càng giảm, diện tích nuôi tôm ngày
càng thu hẹp do các nguyên nhân: dịch bệnh ngày càng nhiều; chất lượng con giống
thấp; giá thức ăn luôn tăng, không kiểm soát được; thuốc thú y, thủy sản kém chất
lượng; giá tôm không ổn định, tiêu thụ khó; kỹ thuật nuôi tôm thấp, kinh nhiệm
nuôi chủ yếu là tự nghiên cứu… Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến năng suất sản
lượng tôm nuôi trên địa bàn huyện, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm. Năm
3
2017 so với cùng kỳ năm 2016, hiệu quả nghề nuôi tôm bằng 80,6% (thu nhập bình
quân 88,4 triệu đồng/ha), do năng suất bình quân đạt 3,24 tấn/ha (giảm 0,64 tấn/ha),
diện tích tôm bệnh (155,7 ha) tăng 50,3%, một số hộ nuôi phải thu hoạch sớm để
giảm chi phí thức ăn và tránh dịch bệnh, giá tôm thương phẩm không ổn định nên
hiệu quả nghề nuôi đạt thấp.
Từ nhưng khó khăn của nghề nuôi tôm nêu trên, nên tác giả chọn đề tài:
“Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
của huyện Cần Giờ, Tp.HCM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thống
kê kinh tế, nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên
địa bàn huyện Cần Giờ.
Kết quả nghiên cứu là nền tảng để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi tại huyện Cần Giờ hiện
tại và trong tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và chính sách
chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ trên địa
bàn. Cụ thể có 2 mục tiêu chính:
+ Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng.
+ Xem xét và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của
hộ nuôi tôm thẻ chân trắng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng?
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm
thẻ trân trắng như thế nào?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
4
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có thu
hoạch trong năm 2018 tính trong một vụ nuôi tôm tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM.
Trường hợp trong năm hộ chỉ nuôi 01 vụ thì sẽ thu thập số liệu vụ đó; trường hợp
hộ nuôi 02 vụ trở lên thì sẽ thu thập dữ liệu của vụ gần thời gian điều tra nhất.
Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018.
+ Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp trong tháng 9/2018.
+ Xử lý dữ liệu và hoàn chỉnh luận văn từ ngày 1/10 đến ngày 15/11.
+ Nộp luận văn ngày 20/11/2018.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp thống kê mô tả và so sánh dùng để đo lường thực trạng của các
hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, các chỉ tiêu đo lường bao gồm: giá trị trung bình, nhỏ
nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của các biến, tỷ lệ phần trăm.
+ Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính dùng để xác định mối quan hệ
tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Công cụ phân tích sử dụng phần mềm Excel và Stata phiên bản 12.0.
1.6. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài giúp đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại
huyện Cần Giờ, đánh giá được những mặt khó khăn, thuận lợi và những tồn tại mà
các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng gặp phải trong quá trình nuôi. Từ đó giúp cho các
cấp quản lý kịp thời đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm phát triển
nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Cần Giờ nói riêng và ngành thủy sản nói chung.
5
Qua phân tích đề tài, xác định được các yếu tố và mức độ từng yếu tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng, từ đó tập trung đầu tư các khâu then
chốt, hiệu quả để hạn chế chi phí, tăng nguồn thu nhập cho hộ nuôi tôm.
Ngoài ra, đề tài còn giúp cho chính quyền địa phương chọn ra những giải pháp
phù hợp trong quản lý nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.
1.7. Kết cấu đề tài
Luận văn dự kiến gồm có 5 chương như sau:
---------------------------------------------------------------------------------------
Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP
Tóm tắt chương 1
Chương này nhằm trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài,
mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa của đề tài. Từ
đó đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và sẽ được làm rõ trong suốt đề tài. Sau cùng là
phần trình bày bố cục của đề tài nghiên cứu.
6
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ
Khái niệm hộ: Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ăn
chung và ở chung, họ có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng, có
hoặc không quỹ thu – chi chung. (Sổ tay nghiệp vụ Tổng điều tra nông thôn, nông
nghiệp và thủy sản, 2016)
Một hộ thường sử dụng toàn bộ hay một phần của một đơn vị nhà ở, nhưng
cũng có những hộ sống trong một đơn vị nhà ở nhưng không ăn chung với nhau,
mỗi nhóm người như vậy được tính là một hộ.
Trường hợp có hai gia đình hoặc có hai nhóm người trở lên ở chung trong một
đơn vị nhà ở nhưng không ăn chung với nhau, mỗi nhóm người như vậy được tính
là một hộ.
Trường hợp hai nhóm người tuy ăn chung nhưng lại ngủ riêng ở hai đơn vị
nhà ở khác nhau, thì hai nhóm này được tính là hai hộ khác nhau.
Nông hộ: là hộ mà trong đó các thành viên dành phần lớn thời gian tham gia
các hoạt động nông nghiệp.
Kinh tế hộ: là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Trong
kinh tế nông hộ, lao động gia đình chủ yếu sử dụng đất đai và các yếu tố sản xuất
khác để tạo ra thu nhập thuần cao nhất.
2.1.2. Lý thuyết hiệu quả kinh tế
2.1.2.1. Khái niệm
Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng
thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, nó
chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu
quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ:
𝐄𝐄𝐢 = 𝐓𝐄𝐢 ∗ 𝐀𝐄𝐢
7
Trong đó: EEi: hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất thứ i
TEi: hiệu quả kỹ thuật của nhà sản xuất thứ i
AEi: hiệu quả phân bổ của nhà sản xuất thứ i
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào
hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay
công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ,
khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản
xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra
một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và
giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một đồng chi phí thêm
về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố
đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định
nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế
có tính đến các yếu tố giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ
còn được gọi là hiệu quả về giá.
+ Hiệu quả kinh tế: chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ
nguồn lực được sử dụng là tối đa. Điều đó có ý nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện
vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.
Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ.
2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan
điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn
có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực,
vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản
xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng
cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng
cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao
8
động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy
nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương
ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm
thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về
chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu.
Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực,
đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội.
2.1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế
Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông
nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất
nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp
bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế
cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
2.1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế
Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau:
+ Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt
được và chi phí bỏ ra.
𝐇 = 𝐐/𝐂
Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
Q: khối lượng sản phẩm thu được
C: Chi phí bỏ ra
Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được
một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta
xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản
phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định.
+ Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết
quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
9
𝐇 = 𝚫𝐐/𝚫𝐂
Trong đó: Q: Khối lượng tăng thêm
C: Chi phí tăng thêm
Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí
đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá
trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận.
+ Quan điểm 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động giữa
chi phí và kết quả sản xuất.
Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết
quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng thêm
1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %.
𝐇 = (%𝚫𝐐)/(%𝚫𝐂)
Trong đó: %Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được
%C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra
2.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch
vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1
năm.
𝒏
𝑮𝑶 = ∑ 𝑸𝒊𝑷𝒊
𝒊=𝟎
Trong đó: Pi: đơn giá/sản phẩm
Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã
đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm.
TC = IC + A + CL
Trong đó: IC: Chi phí trung gian
CL: Chi phí ngày công lao động và các vật chất tự có.
A: Khấu hao tài sản cố định
10
Chi phí trung gian (IC) : Là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm
nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất
trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê.
IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài)
Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần
giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận
của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.
VA = GO - IC
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao
động của gia đình tham gia sản xuất.
MI = VA – A – Thuế
Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa doanh thu và chi phí.
LN = GO – TC
Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị diện tích (GO/S): Chỉ tiêu này cho biết trên
mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị diện tích (VA/S): Chỉ tiêu này cho biết trên
mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng.
Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này
cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị
sản xuất.
Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Do sản xuất
nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể gọi là “hiệu quả sử dụng đồng vốn”. Chỉ
tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị
giá trị gia tăng.
Thu nhập hổn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này
cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập
hỗn hợp.
11
Lợi nhuận tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian(LN/IC): Thể hiện 1 đơn vị
chi phí mua ngoài bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được
bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản
xuất.
GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động
của một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị
sản xuất.
VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện
tích phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng
chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.3. Mô hình lý thuyết về nghiên cứu hiệu quả sản xuất
2.1.3.1. Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu
tố đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc là sản lượng, còn
biến số độc lập là các mức đầu vào.Thông thường hàm sản xuất được viết dưới
dạng:
Y = f(X1,X2,...,Xn)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và Xi = (X1,X2,…,Xn) là các yếu tố đầu vào.
Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các biến đầu vào
được xem có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas cho phép kết hợp các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ
khác nhau để tạo ra một mức sản lượng theo nhiều cách khác nhau. Tuy có nhiều
dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm, nhưng hàm
Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặt biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Cobb và Douglas thấy rằng logarithm của sản lượng (Y) và các yếu tố đầu vào
(xi) có quan hệ tuyến tính. Do vậy Hàm Cobb-Douglas còn có dạng:
LnY = LnB0 + B1LnX1 + B2LnX2 +…+ BkLnXk+ ei
12
Trong đó: Y: Yếu tố đầu ra
Xi = (X1,X2,…,Xk): là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
LnB0: là hệ số cho biết % biến động của yếu tố đầu ra khi có
1% biến động của các yếu tố khác không đưa vào mô hình (dịch bệnh,
thiên tai…) trong điều kiện các yếu tố đầu vào không thay đổi
Bi = (B1,B2,…,Bk): là hệ số cho biết % biến động của yếu tố
đầu ra khi có 1% biến động của yếu tố đầu vào trong điều kiện các
yếu tố khác không thay đổi
ei: Sai số của mô hình
2.1.3.2. Hàm chi phí
Hàm chi phí cho thấy mức chi phí tối thiểu để sản xuất ra mức sản lượng cho
trước. Nhà sản xuất thường tìm một kết hợp tối ưu lượng các yếu tố sản xuất sao
cho với mức chi phí thấp nhất để đạt được một mức sản lượng mục tiêu đã xác định
sẵn, hay còn gọi là hành vi của nhà sản xuất nhằm tối thiểu hóa chi phí. Để đơn
giản, giả định nhà sản suất chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn, hàm
chi phí sẽ có dạng:
C = f (L, K, WL, Wk) = WLL + WkK
Trong đó: C: Chi phí sản xuất
L, K: Lượng lao động sử dụng và lượng vốn sử dụng
Wk, WL: Giá của K và L
Chi phí kế toán: là những khoản chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp thực tế phải
bỏ ra khi sản xuất hàng hóa.
Chi phí kinh tế: là chi phí bao gồm cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội.
Chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo phương án A chính là giá
trị hay lợi ích của phương án thay thế tốt nhất mà chúng ta không thực hiện được
nữa do phải thực hiện phương án A.
Chi phí chia ra làm hai loại: Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn, được phân
loại bởi chi phí cố định.
13
+ Chi phí ngắn hạn: Trong ngắn hạn, do bị ràng buột bởi một số yếu tố đầu
vào không thay đổi được nên một số chí phí của nhà sản xuất là cố định.
 Chi phí cố định (FC) là khoảng chi phí không phụ thuộc vào mức sản
lượng. Khi sản lượng tăng hay giảm, chí phí cố định vẫn không thay đổi.
 Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cố định tính đều cho mổi đơn
vị sản lượng: 𝐀𝐅𝐂 = 𝐅𝐂/𝐐
 Chi phí biến đổi (VC): Ngoài chi phí cố định, các chi phí khác tăng hay
giảm tùy theo mức sản lượng sản xuất. Những chi phí phụ thuộc vào sản
lượng như thế gọi là chi phí biến đổi, như chi phí nguyên, nhiên vật liệu,
tiền lương… Sản lượng sản xuất ra càng lớn, lượng đầu vào sử dụng càng
nhiều, chi phí mà nhà sản xuất bỏ ra càng cao.
 Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính đều cho mổi
đơn vị sản lượng: 𝐀𝐕𝐂 = 𝐕𝐂/𝐐
Như vậy, trong ngắn hạn, tổng chi phí (TC) bằng chí phí cố định cộng các chi
phí biến đổi: TC = FC + VC
+ Chi phí dài hạn: Trong dài hạn, nhà sản xuất có khả năng thay đổi tất cả yếu
tố đầu vào. Lúc này, chi phí cố định bằng không, tổng chi phí dài hạn bằng tổng chi
phí biến đổi dài hạn. Nhà sản xuất sẽ xác định mức sản lượng đầu ra với mức chi
phí đầu vào thấp nhất, hay TC = wK + rL là thấp nhất (L là lao động, K là vốn; w, r
là hệ số).
2.1.3.3. Hàm lợi nhuận
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí ứng với mỗi
mức sản lượng. Nếu ký hiệu π(q) là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi sản
xuất một sản lượng hàng hóa q, ta có: π(q) = TR(q) – TC(q)
Lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quy mô sản xuất và các yếu tố chi phí
đầu vào.
Các nhà sản xuất luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy việc phấn đấu tăng
lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận luôn là nhiệm vụ thường xuyên. Muốn vậy, các nhà
14
sản xuât cần phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh, sản xuất, đồng thời hạ
giá thành sản phẩm, tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xét về gốc độ toán học, điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận là các nhà sản
xuất phải lựa chọn mức sản lượng sao cho ở đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu
biên (MR) và chi phí biên (MC) của nó là bằng nhau: MR = MC
+ Doanh thu cận biên là doanh thu có thêm được khi tiêu thụ một sản phẩm,
về nguyên tắc là nó bằng giá (P), nhưng nhiều khi tăng sản lượng sẽ kéo giá bán
xuống.
+ Chi phí cận biên là chi phí phải bỏ ra thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản
phẩm
Khi MR>MC thì lợi nhuận còn tăng theo sản lượng và ngược lại nếu
MR<MC thì việc giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận
2.1.3.4. Lý thuyết về năng suất
Khái niệm: Năng suất là thước đó mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra
kết quả đầu ra (số lượng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn,
nguyên liệu,…), được biểu thị bằng công thức:
Năng suất = đầu ra/đầu vào
Trong nền kinh tế hiện nay, năng suất có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động
kinh tế. Vấn đề đặt ra làm sao để tạo nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế.
Nâng cao năng suất là mục tiêu chung của xã hội nhằm tăng trưởng kinh tế và nâng
cao mức sống của xã hội. Đối với các doanh nghiệp và các nhà sản xuất, năng suất
sẽ giúp tao sự cạnh tranh thông qua việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và tạo
ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã
hội, nó thúc đẩy mỗi cá nhân sẽ tạo ra nhiều của cải hơn, nâng cao chất lượng thu
nhập và chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn.
2.3. Các nghiên cứu trước liên quan
2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, có nhiều phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực khác nhau trong kinh tế, trong đó có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực
15
nông nghiệp, thủy sản đã áp dụng, như nghiên cứu định lượng phổ biến phương
pháp màng bao dữ liệu DEA (Farell, 1957) để ước lượng chỉ số năng suất tổng hợp
Malmquist và phương pháp phân tích hàm sản xuất biến ngẫu nhiên SFA (Aigner và
Chu, 1968).
Oh và Lee (2010) đã xây dựng chỉ số Malmquist TFP toàn cục nhằm đo lường
xu hướng thay đổi của hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và năng suất trong thời
kỳ. Tác giả đã sử dụng một mẫu gồm 58 nước và chia thành 5 khu vực trong giai
đoạn 1970-2000 để ước lượng tăng trưởng năng suất và các thành phần của nó.
Rao và cộng sự (2003) và O’Donnel và cộng sự (2008) sử dụng một mẫu 97
nước và chia thành 4 nhóm để phân tích sự khác biệt năng suất nông nghiệp bằng
mô hình DEA và tác giả đã đánh giá được khu vực có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là
Châu Phi, Châu Mỹ có hiệu quả kỹ thuật cao nhất và Châu Á có công nghệ sản xuất
nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
Trần Văn Út Tám (2017) đã phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân
trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Tác giả sử dụng
phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng. Phương pháp phân tích
định tính dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng
tại 5 xã có diện tích nuôi tôm tập trung của huyện Cầu Ngang trong một vụ nuôi
năm 2016. Cỡ mẫu nghiên cứu là 84 và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác
suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu
thuận tiện để đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại nông hộ. Đồng thời tác
giả còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, diễn dịch
để phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu
Ngang; sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến năng
suất tôm thẻ chân trắng của các nông hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được
đề xuất gồm có: diện tích nuôi; mật độ con giống thả nuôi; chi phí chuẩn bị ao; chi
phí hóa chất, thuốc thú y thủy sản; công lao động; lượng điện tiêu thụ; lượng thức
ăn; quy trình nuôi; chất lượng giống và tập huấn kiến thức. Kết quả nghiên cứu đã
16
xác định được lợi nhuận của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang
trung bình là 12.435.000 đồng/1.000m 2 /vụ. Tỷ số lợi nhuận/chi phí (BCR) đạt
trung bình là 1,35 lần. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân
trắng là: diện tích, mật độ tôm nuôi, chi phí hóa chất thuốc thú y thuỷ sản, công lao
động, và chất lượng con giống.
Nguyễn Thị Mộng Thu (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên 117 hộ nuôi cá tại 3 xã
Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Hàm Tân. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước năm 2016
mô hình nuôi cá lóc cho hiệu quả kinh tế cao, sau năm 2016 mô hình nuôi cá lóc có
hiệu quả kinh tế thấp, tỷ lệ số lượng hộ bị lỗ là 73,5%, tỷ lệ số lượng hộ có lãi là
26,5%. Thu nhập bình quân của mô hình nuôi cá lóc là -312,6 triệu đồng/ha (bị lỗ),
tỷ suất lợi nhuận/chi phí (BCR) -0,2 lần. Nguyên nhân thua lỗ chủ yếu xuất phát từ
việc phát triển quá nhanh nghề nuôi cá lóc, thị trường đầu ra không ổn định, giá cả
bấp bênh và yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc. Kết quả
hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi cá lóc xếp theo mức độ
từ cao đến thấp là: (1) Diện tích nuôi; (2) Hệ số thức ăn; (3) Dịch bệnh; (4) Giá thức
ăn; (5) Giá bán; (6) Mật độ thả nuôi.
Dư Thị Thanh Trúc (2012) nghiên cứu sự ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến
năng suất nuôi tôm sú của nông hộ tại huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Tác giả sử dụng
số liệu sơ cấp là bộ số liệu điều tra chi phí nuôi tôm sú ở 180 nông hộ tại xã Bình
Khánh, Lý Nhơn và An Thới Đông.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm được
đề xuất gồm 13 nhân tố là: con giống; thức ăn; chi phí các chất vi lượng; chi phí
vôi; chi phí phục vụ cho việc xử lý ao; thuốc xử lý nước; thuốc diệt tạp; chi phí cho
phòng chữa bệnh; chi phí cho xăng dầu, điện chạy máy; chi phí khấu hao tài sản cố
định; chi phí dụng cụ nhỏ, chi phí thuê ngoài; chi phí lao động tự làm của hộ;
phương thức nuôi tôm. Kết quả điều tra cho thấy năng suất của tôm có biến động
theo từng phương thức nuôi, phương thức thâm canh cho năng suất trung bình là
201 kg/1000m2
, phương thức bán thâm canh là 128 kg/1000m2
, phương thức quảng
17
canh/quảng canh cải tiến là 67 kg/1000m2
và phương thức nuôi tôm lúa là 64,5
kg/1000m2
. Năng suất nuôi và tỷ suất lợi nhuận (50%) theo phương thức thâm canh
là cao nhất. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân trắng là:
lượng con giống; lượng thức ăn; thuốc xử lý nước, thuốc diệt tạp; chi phí cho thuốc
phòng chữa bệnh; chi phí thuê ngoài và chi phí tự làm của hộ với mức ý nghĩa
thống kê 95%.
Lê Thị Mạnh Hồng (2015) nghiên cứu hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm
theo hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tác giả
sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên 70 hộ nuôi tôm,
mô hình được đề xuất gồm 7 nhân tố: tập huấn về kỹ thuật BMP; mật độ thả tôm;
tổng chi phí đầu tư; tỷ lệ chi phí lao động thuê trên tổng chi phí lao động; sử dụng
giống có chứng nhận sạch; kinh nghiệm và tỷ lệ sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng hiệu quả kỹ thuật các hộ đạt được là khá tốt, hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết
thu nhập quy mô không đổi là 0,632 và hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết thu nhập là
0,852. Những yếu tố có tác động tích cực có ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật của các
hộ sản xuất bao gồm: kinh nghiệm sản xuất của nông hộ; việc sử dụng con giống
được cấp giấy chứng nhận và được tập huấn kỹ thuật về sản xuất theo hướng dẫn
BMP.
Nguyễn Anh Thơ (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến
hiệu quả nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp,
nghiên cứu cho thấy rằng năng suất tôm hùm phụ thuộc vào 10 yếu tố: mật độ nuôi
tôm; lượng thức ăn; thời gian nuôi; xuất xứ giống tôm hùm; nuôi xen với các loài
khác; trình độ người nuôi tôm; số lồng nuôi; chi phí cải tạo lồng; nghề khác ngoài
nghề nuôi tôm; chi phí sử dụng thuốc. Kết quả hồi quy mô hình tuyến tính cho thấy
năng suất theo quy mô nuôi tôm hùm là giảm dần; giá trị sản phẩm trung bình đều
mang dấu dương và phù hợp với lý thuyết. Giá trị sản phẩm biên (MPi) thấp hơn giá
trị sản phẩm trung bình (APi) cho thấy năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên đạt được
lợi nhuận tối đa. Để có thể đạt được hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm hùm thì các hộ
nuôi tôm có thể tăng mật độ nuôi thêm 2,417 con/m2 và giảm bớt lượng thức 65,85
18
kg/m3
với các điều kiện các yếu tố khác không đổi. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề
tài đã đề xuất các giải pháp và gợi ý các chính sách liên quan đến giống, thức ăn,
thuốc cho tôm hùm cũng như các vấn đề liên quan đến việc tập huấn, tuyên truyền,
nâng cao trình độ nuôi tôm của chủ hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho tôm
hùm nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Vương Quốc Duy, Phạm Thị Tuyết Mai (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình nuôi tôm càng xanh thương mại tại
huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Dữ liệu dùng trong bài được tác giả thu thập từ các hộ
nuôi tôm càng xanh trên vùng nghiên cứu. Sử dụng mô hình Cobb-Douglas, kết quả
chỉ ra rằng doanh thu, chi phí nuôi tôm, sản lượng tôm và giá cả thành phẩm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cũng dẫn đến một vài giải
pháp và ứng dụng để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh.
Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Khắc Minh (2014) các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật trong mô hình nuôi xen canh cá bống bớp và tôm sú của các hộ
gia đình tại tỉnh Nam Định. Tác giả dựa trên số liệu điều tra các hộ nuôi xen canh
cá bống bớp và tôm sú tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Phương pháp phân
tích bao dữ liệu - DEA được sử dụng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu
quả quy mô (SE) của các hộ gia đình. Sau đó phương pháp phân tích hồi quy được
sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố như độ tuổi, kinh nghiệm; số năm đi
học; mật độ cá giống; mật độ tôm giống; hệ số thức ăn; hệ số nợ và số lần tham gia
vào các khóa huấn luyện về nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân đến hiệu quả
kỹ thuật. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết hiệu quả không thay đổi
theo quy mô, hiệu quả thay đổi theo quy mô và hiệu quả quy mô lần lượt là 86,44%,
90,24% và 95,66%. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra số năm kinh nghiệm; số năm
đi học; số lần tham gia các khóa huấn luyện nuôi trồng thủy sản của người nuôi cá;
mật độ thả cá; hệ số thức ăn có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi
trồng thủy sản.
Đặng Hoàng Xuân Huy, Trần Văn Thắng (2013) phân tích hiệu quả chi phí
cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tác giả
19
đo lường hiệu quả chi phí (CE) cho các ao tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa,
tỉnh Khánh Hòa dựa trên mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa các
yếu tố đầu vào trong trường trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản
xuất (CRS) và qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS). Kết quả điều tra 250
ao nuôi với 1 biến đầu ra và 12 biến đầu vào trong năm 2011 cho thấy hệ số hiệu
quả chi phí trung bình của ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh
Khánh Hòa trong mô hình CE _CRS là 0,511, trong mô hình CE_VRS là 0,65.
Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền (2015) phân tích hiệu quả kỹ thuật và
tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu nhằm
phân tích, đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống nuôi, xác định
những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi này. Kết quả điều tra 34 hộ nuôi cho
thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 0,72 ha/hộ và
diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao. Tôm giống có kích cỡ từ PL8 đến PL12, có
nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung, và được thả nuôi với mật độ 74,7 con/m2
. Tôm
được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn viên. Sau thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm được thu
hoạch với kích cỡ tôm thu hoạch đạt 92,4 con/kg, tỉ lệ sống đạt 71%, hệ số tiêu tốn
thức ăn 1,07 và năng suất trung bình đạt 6.366 kg/ha/vụ. Kết quả cho thấy với chi
phí sản xuất là 390 triệu đồng/ha/vụ, tổng doanh thu đạt 1.048 triệu đồng/ha/vụ và
lợi nhuận bình quân khá cao là 657 triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66
lần. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó khăn lớn như chi phí thức ăn tăng
cao, vốn đầu tư lớn, dịch bệnh và giá con giống cao.
Nguyễn Thanh Long (2016) phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm
sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
được áp dụng trên 45 hộ nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân và
thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của
mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất. Kết
quả khảo sát cho thấy diện tích ao nuôi trung bình 0,27 ha/ao, tổng lượng thức ăn
viên sử dụng trung bình là 6.656±2.302 kg/ha. Tôm được nuôi với mật độ trung
bình là 27,9±4,85 con/m2
và phần lớn con giống thả nuôi có nguồn gốc từ miền
20
Trung. Năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi thâm canh tôm sú
lần lượt là 5.246 ± 1.401 kg/ha/vụ và 551 ± 342 triệu đồng/ha/vụ. Nghề nuôi tôm sú
thâm canh hiện đang còn gặp nhiều khó khăn như thời gian nuôi lâu, sự tăng lên về
giá thức ăn, dịch bệnh và giá thuốc cao.
Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, Dương Nhựt Long (2014) nghiên cứu
tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc theo khối lượng (cá có
khối lượng lớn nhất ở mức 5% và 25% của đường phân phối chuẩn) lên sinh trưởng
của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus). Cá bột của 2 nhóm cá bố mẹ G1 chọn lọc
(G2-CL1 và G2-CL2) và của cá bố mẹ ban đầu (G1-0) được so sánh tăng trưởng và
tỉ lệ sống với đàn con của cá G1 ngẫu nhiên (G2-NN) ở 2 giai đoạn ương. Ở giai
đoạn cá bột, cá được ương trong bể 1-m3 (3000 con/bể, 4 lần lặp lại). Thức ăn cho
cá gồm loại tươi sống (luân trùng, moina, trùn chỉ) kết hợp với thức ăn viên (42%
đạm). Sau 21 ngày, chiều dài cá ương ở 2 nhóm chọn lọc (2,51±0,06 cm và
2,42±0,09 cm) cao hơn nhưng không có ý nghĩa so với nhóm G2-NN và G1-0
(tương ứng là 2,41±0,02cm và 2,37±0,06 cm). Tuy nhiên, khối lượng của cá G2-
CL1 (0,43±0,37g) đạt cao nhất có ý nghĩa. Ở giai đoạn ương lên giống, cá được
ương trong giai 2 m2
(200 con/giai, 3 lần lặp lại) và cho ăn thức ăn viên. Sau 30
ngày, cá G2-CL1 tăng trưởng nhanh nhất (6,50±1,57cm và 6,29±4,77g). Tỷ lệ sống
của cá tương đương giữa các nghiệm thức (p>0,05), từ 79,8–84,9%. Vì vậy, chọn
lọc cá bố mẹ vượt đàn 5% góp phần nâng cao tăng trưởng của cá rô đầu vuông giai
đoạn bột lên giống
2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở các lượt khảo nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả kế thừa
và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm
TCT tại huyện Cần Giờ bao gồm các nhân tố: chi phí thức ăn; chi phí nhiên liệu;
giá tôm thành phẩm; kinh nghiệm nuôi; tập huấn kỹ thuật; nguồn gốc tôm giống;
kích cỡ tôm giống; mật độ thả nuôi.
Ngoài ra, dựa trên thực trạng nuôi tôm hiện nay và kinh nghiệm nuôi của các
kỹ sư nông nghiệp của Phòng Kinh tế tại huyện Cần Giờ, tác giả thấy rằng ô
21
Chi phí thức ăn (X1)
Chi phí nhiên liệu (X2)
Giá tôm thành phẩm (X3)
Kinh nghiệm nuôi (X4)
Tập huấn kỹ thuật (X5)
Nguồn gốc tôm giống (X6) Lợi nhuận(Y)
Kích cỡ tôm giống (X7)
Mật độ thả nuôi (X8)
Ô nhiễm môi trường (X9)
nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm trên địa bàn và được đưa vào
mô hình nghiên cứu để kiểm định mức ý nghĩa của biến ô nhiễm có tác động đến
lợi nhuận nuôi tôm TCT hay không.
Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm TCT
Nguồn: Đề xuất của tác giả (2018)
2.5.1. Biến độc lập
X1: Chi phí thức ăn (1000 đồng), là chi phí bỏ ra để mua thức ăn cho tôm
trong quá trình nuôi, tôm phát triển càng lâu thì lượng thức ăn càng nhiều. Việc
tăng chi phí thức ăn được kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+).
(Vương Quốc Duy và Phạm Thị Tuyết Mai, 2014)
X2: Chi phí nhiên liệu (1000 đồng) bao gồm điện và xăng dầu chạy máy, là
yếu tố để chạy máy sục khí tạo oxy cho tôm phát triển.Tôm nuôi phát triển mạnh,
22
thời gian nuôi sẽ dài và chi phí điện và xăng dầu chạy máy sẽ tăng, vi vậy chi phí
nhiên liệu kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+). (Trần Văn Út Tám,
2017; Dư Thị Thanh Trúc, 2012)
X3:Giá tôm thành phẩm (1000 đồng), là giá bán sau khi thu hoạch người
nuôi tôm bán cho thương lái hoặc bán tại các chợ trong Tp.HCM. Giá bán cao kỳ
vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+) (Vương Quốc Duy, Phạm Thị Tuyết
Mai, 2014)
X4: Kinh nghiệm nuôi (số năm), là số năm thâm niên người nuôi tham gia
hoạt động nuôi tôm. Các yếu tố kỹ thuật, môi trường, nguồn nước, thời điểm thả
nuôi và phân phối các yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến quá trình nuôi tôm, từ
lúc chuẩn bị thả nuôi đến khi thu hoạch, vì vậy đòi hỏi người nuôi tôm tích lũy
kinh nghiệm qua các năm nuôi tôm. Kinh nghiệm nuôi kỳ vọng sẽ làm tăng lợi
nhuận nên mang dấu (+). (Lê Thị Mạnh Hồng, 2015)
X5: Tập huấn kỹ thuật, là biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ nuôi tôm được tập
huấn, nhận giá trị 0 khi hộ nuôi tôm không được tập huấn. Người nuôi được tập
huấn kiến thức kỹ thuật nuôi hiện đại, cách áp dụng công nghệ mới, phòng trị
bệnh và kiểm soát ao nuôi sẽ làm tôm tăng tỷ lệ sống và phát triển con tôm. Vì thế
tập huấn kỹ thuật kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+). (Trần Văn Út
Tám, 2017; Lê Thị Mạnh Hồng, 2015)
X6: Nguồn gốc con giống, là biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ mua tôm của
công ty, nhận giá trị 0 khi hộ mua tôm giống của trại thuần dưỡng tại địa phương.
Thường con giống ở công ty sẽ chất lượng cao, đã qua kiểm dịch, tỷ lệ sống cao
nên thường giá sẽ cao. Giống tôm ở trại thuần dưỡng hơi kém chất lượng hơn, tỷ
lệ sống thấp nhưng giá lại rẻ. Biến nguồn gốc con giống kỳ vọng mang dấu (+) (-)
(Nguyễn Thị Anh Thơ, 2016)
X7: Kích cỡ con giống, là biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ mua tôm giống loại
post 10 (loại tôm giống 10 ngày tuổi), nhận giá trị 0 khi hộ mua tôm giống loại
post 12 (loại tôm giống 12 ngày tuổi). Kích cỡ con giống kỳ vọng mang dấu (+) (-
) . (Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, Dương Nhựt Long, 2014)
23
X8: Mật độ con giống thả nuôi (con/m2
), là số lượng con giống thả trên 1 mét
vuông mặt nước, tùy theo điều kiện tự nhiên và thời điểm thả nuôi, người dân sẽ
áp dụng nuôi mật độ cao hay thấp. Thường nuôi tôm ở mật độ thấp, tôm sẽ ít cạnh
tranh thì tỷ lệ sống sẽ cao, chất lượng tôm sẽ tốt hơn nhưng năng suất tôm đạt
thấp. Ngược lại, nuôi tôm ở mật độ cao tuy đạt năng suất cao nhưng khó kiểm soát
được dịch bệnh trong ao, độ cạnh tranh lớn và chất lượng tôm sẽ suy giảm. Mật độ
con giống thả nuôi kỳ vọng mang dấu (+) (-). (Trần Văn Út Tám, 2017; Nguyễn
Thị Mộng Thu, 2017; Dư Thị Thanh Trúc, 2012; Lê Thị Mạnh Hồng, 2015;
Nguyễn Thành Long, 2018)
X9: Ô nhiễm môi trường, là biến giả, nhận giá trị 1 khi có ô nhiễm môi
trường, nhận giá trị 0 khi không có ô nhiễm môi trường. Trước tình hình ô nhiễm
ngày càng phức tạp như ô nhiễm nguồn nước, đất, khí hậu…ảnh hưởng trực tiếp
đến kết quả nuôi. Vì vậy, ô nhiễm môi trường kỳ vọng mang dấu (-). (Nguồn tác
giả, 2018)
2.5.2. Biến phụ thuộc và các giả thuyết của mô hình
Y: Lợi nhuận (1000 đồng), là biến phụ thuộc của mô hình.
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết H1: Nhân tố chi phí thức ăn có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi
tôm.
tôm.
Giả thuyết H2: Nhân tố chi phí nhiên liệu có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi
Giả thuyết H3: Nhân tố giá tôm thành phẩm có ảnh hưởng đến lợi nhuận
nuôi tôm
Giả thuyết H4: Nhân tố kinh nghiệm có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm.
Giả thuyết H5: Nhân tố tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi
tôm.
Giả thuyết H6: Nhân tố nguồn gốc con giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận
nuôi tôm.
24
tôm.
tôm.
Giả thuyết H7: Nhân tố kích cỡ con giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi
Giả thuyết H8: Nhân tố mật độ thả nuôi có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi
Giả thuyết H9: Nhân tố ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến lợi nhuận
nuôi tôm.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đế tài nghiên cứu
như: hộ, nông hộ, kinh tế hộ, hiệu quả kinh tế, năng suất, lợi nhuận…, các mô hình
và các hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm doanh thu và hàm lợi nhuận. Đồng thời trình
trình bày các lượt khảo nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kinh tế, lợi nhuận,
năng suất, các yếu tố tác động đến mô hình sản xuất nông nghiệp.
Từ những kết quả tổng hợp các lượt khảo nghiên cứu tác giả đã đề xuất mô
hình nghiên cứu gồm các yếu tố tác động đến lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng
như: chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu, giá tôm thành phẩm, kinh nghiệm nuôi tôm,
tập huấn kỹ thuật nuôi, nguồn gốc con giống, kích cỡ con giống, mật độ thả nuôi
tôm và 1 yếu tố môi trường ô nhiễm mà tác giả đề xuất trong mô hình nghiên cứu.
Các yếu tố này được tác giả thừa kế để làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu tiếp theo
ở chương 3.
25
Phân tích hiệu quả tài
chính, hiệu quả kỹ thuật
Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến mô hình
Kết luận và đề xuất giải
pháp
CHƯƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả (2018)
3.2. Dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu tác giả thu thập từ cuộc điều tra thủy sản 1/5/2018 của Chi cục
Thống kê huyện Cần Giờ theo kế hoạch 140/CTK-NN ngày 16/03/2018 của Cục
Thống kê Tp.HCM (Phụ lục 1); từ các xã, thị trấn và phòng, ban của Ủy ban nhân
dân huyện Cần Giờ.
3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Sau khi lấy dữ liệu sẽ mã hóa, kiểm tra, làm sạch dữ liệu trước khi sử dụng
phần mềm Excel và Stata phiên bản 12.0 phân tích.
Mô hình
nghiên cứu
Phân tích thực trạng sản
xuất nuôi tôm
Cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan
Thu thập số
liệu thứ cấp
Vấn đề
nghiên cứu
26
 Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp.HCM.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánhđể đo lường, phân tích các chỉ
tiêu kinh tế, các tỷ số hiệu quả kinh tế, thiết lập các bảng biểu và đồ thị từ dữ liệu
thu thập được, từ đó đánh giá được lợi nhuận từ tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
của hộ trên địa bàn.
Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng: Doanh thu, tổng
chi phí, giá bán, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (BCR) …
+ Doanh thu: là tổng số tiền thu được từ sản lượng thu hoạch tôm và mức giá
bán trên 1 đơn vị.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán
+Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí mà hộ nuôi tôm bỏ ra và chi cho hoạt động
nuôi để tạo ra sản phẩm, chỉ tiêu này phụ thuộc vào quy mô sản xuất và mức đầu tư
của từng hộ.
Tổng chi phí = Chí phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác
+ Năng suất thu hoạch: là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không
bao gồm diện tích mất trắng
Năng suất thu hoạch = Sản lượng thu hoạch/Diện tích thu hoạch
+ Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất để tạo ra 1 kg tôm
thẻ chân trắng.
Giá thành = Tổng chi phí/Sản lượng
+ Lợi nhuận: là phần thu được từ doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí bỏ ra
để nuôi tôm.
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
+ Tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra để nuôi tôm
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận - BCR (Benefit cost ratio) = Lợi nhuận/Tổng chi
phí
27
 Mục tiêu 2: Xác định mô hình, các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mức độ
ảnh hưởng bởi các nhân tố đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
Mô hình Cobb-Douglas được sử dụng để nghiên cứu:
LnY=β0 + β1LnX1 + β2LnX2 +... + βiXi+ ε (3.1)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc;
Xi: Biến độc lập;
β0: Hằng số của mô hình hồi quy;
βi: Hệ số hồi quy của biến độc lập thứ i;
ε: Sai số của mô hình.
Phân tích mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến mô hình nuôi tôm TCT dựa trên
phần mềm Stata 12.0.
- Xét hệ số r từ ma trận tương quan:
+ r < 0,3: tương quan yếu.
+ 0,3 ≤ r ≤ 0,5: tương quan trung bình.
+ 0,5 ≤ r < 0,7: tương quan khá chặt chẽ.
+ 0,7 ≤ r < 0,9: tương quan chặt chẽ.
+ r ≥ 0,9: tương quan rất chặt chẽ.
- Kiểm định mô hình hồi quy với hệ số xác định R2
: đánh giá sự phù hợp của
mô hình với mẫu nghiên cứu. Ngoài R2
, Stata cũng tính hệ số xác định hiệu chỉnh
(Adjusted R2
) và hiển thị cả hai trên bảng kết quả hồi quy.
+ Ý nghĩa R2
: cho biết tỷ lệ (%) phần biến động của biến phụ thuộc
(Y) đã được giải thích bởi các biến độc lập (X) trong mô hình. Còn lại (1- R2
) là
phần biến động chưa được giải thích gây ra bởi sai số. R2
càng lớn càng tốt.
+ R2
= 1: Mô hình hoàn toàn phù hợp với mẫu nghiên cứu.
+ R2
= 0: Mô hình không phù hợp với mẫu nghiên cứu.
+ Khi thêm biến độc lập vào mô hình thì R2
càng tăng. Tuy nhiên cần
xét R2
hiệu chỉnh (-Adiusted R2
) để xem việc thêm biến có giúp cải thiện mô hình
về mặt thống kê hay không.
28
- Số thông kê F trong mô hình hồi quy:
+ Kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy.
+ F càng lớn thì càng có ý nghĩa, vì khi đó Sig F càng nhỏ.
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận hay bác bỏ giả thiết Ho.
+ F dùng để so sánh trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α.
Ho : β1=β2 =β3= ... = βi = 0 (βi các tham số hồi quy thứ i).
Biên độ lập (Xi) và biến phụ thuộc (Y) không có liên quan tuyến tính.
H1 : βi ≠ 0 (Biến độc lập Xi và biến phụ thuộc (Y) có liên quan tuyến
tính.
+ Nếu F > Ftra bảng thì bác bỏ Ho.
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ Ho càng cao.
- Significant level (Sig F): mức ý nghĩa F, nói lên ý nghĩa của phương trình
hồi quy, Sig F càng nhỏ càng tốt (Sig F<0,05), khi đó mô hình có độ tin cậy càng
cao.
- Kiểm định đa cộng tuyến: đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập
trong mô hình có mối quan hệ với nhau. Đa cộng tuyến hoàn hảo làm cho mô hình
không ước lượng được. Đa cộng tuyến không hoàn hảo có thể làm các biến độc lập
cộng tuyến mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc có thể sai dấu của hệ số hồi quy.
+ Mỗi biến độc lập trong mô hình sẽ có một hệ số phóng đại phương
sai VIF. Để tìm VIF, phải đảm bảo hàm hồi quy vừa chạy gần nhất trước đó là hàm
hồi quy cần kiểm định đa cộng tuyến.
+ VIF > 10: xác định đa cộng tuyến.
+ Việc phát hiện đổi dấu do đa cộng tuyến có thể thực hiện bằng các
so sánh dấu của hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập với dấu của
hệ số hồi quy thu được khi chạy mô hình hồi quy. Nếu hai dấu này khác nhau, đó là
thể hiện của sai dấu cho các biến độc lập có tương quan với nhau.
- Kiểm định tự tương quan: dùng kiểm định Durbin – Watson sau khi ước
lượng hàm hồi quy. Nếu Prob>chi2>5% xác định mô hình không có hiện tượng tự
tương quan.
29
- Kiểm định phương sai thay đổi: dùng kiểm định White. Kiểm định này
được Halbert White đưa ra vào năm 1980.
+ Nếu trường hợp có phương sai thay đổi, ước lượng tính được bằng
OLS không còn là ước lượng hiệu quả nữa. Đồng thời các kiểm định về hệ số hồi
quy được tính toán dựa trên giả định Var(Ui) = σ2
không còn đáng tin cậy.
+ Việc khắc phục phương sai thay đổi có thể tính lại giá trị các kiểm
định để kiểm định đáng tin cậy hơn (bằng cách dùng ma trận ước lượng vững của
hiệp phương sai) hoặc tìm ướng lượng hiệu quả hơn bằng GLS.
 Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận, diễn dịch để phân tích kết quả
từ mục tiêu 1, 2, nhằm đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để nâng cao lợi
nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, mô hình phân tích và
nguồn dữ liệu nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết và lượt khảo các nghiên cứu có liên
quan, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích lợi nhuận của hộ
nuôi tôm thẻ trên địa bàn.
Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ
nuôi tôm thẻ chân trắng gồm 9 biến độc lập: chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu, giá
tôm thành phẩm, kinh nghiệm nuôi tôm, tập huấn kỹ thuật, nguồn gốc con giống,
kích cỡ con giống, mật độ thả nuôi con giống, ô nhiễm môi trường.
30
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tổng quan về huyện Cần Giờ
4.1.1. Vị trí địa lý
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành cũng là huyện duy nhất của thành
phố Hồ Chí Minh giáp biển, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố
khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng
Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép,
Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt
với xung quanh, bốn bề là sông và biển.(Xem hình 3.1)
+ Phía Bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp.
+ Phía Nam giáp biển Đông.
+ Phía Tây ngăn cách với các huyện Cần Giuộc và Cần Đước của tỉnh Long
An, huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Soài Rạp.
+ Phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sông
Lòng Tàu.
+ Phía Đông Nam tiếp giáp với thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh
giới là sông Thị Vải.
31
Hình 4.1: Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ
Nguồn: https://cafeland.vn/quy-hoach/tphcm-duyet-quy-hoach-12000-khu-
dan-cu-rach-la-va-an-nghia-mo-rong-tai-can-gio-39617
4.1.2. Điều kiện tự nhiên
Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn
thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện,
đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có
trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật
về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện
tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo. Với điều kiện tự nhiên
và địa lý thuận lợi, Cần Giờ thích hợp cho các hoạt động về du lịch, khai thác, nuôi
32
trồng, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ về thủy sản... đặt biệt là nghề nuôi tôm thẻ chân
trắng và cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Cần Giờ.
Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa
khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình
khoảng 250
C đến 290
C, cao tuyệt đối là 38,20
C, thấp tuyệt đối là 14,40
C. Độ ẩm
trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5
mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402
mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất
240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc –
Đông Bắc. Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ
đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do
chiến tranh tàn phá.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc
phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính
năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ
được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.
Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế
của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất
còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là
một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm
kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động
như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội
Toàn huyện có 06 xã và 1 thị trấn với 33 ấp và khu phố, đến thời điểm
31/12/2017 cần giờ có 18.621 hộ dân, dân số trung bình năm 2017 khoảng 75.759
người, mật độ dân số khoảng 107,54 người/Km2
(thấp nhất so với các quận, huyện
khác của thành phố).(Xem bảng 4.1)
33
Bảng 4. 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017
Diện tích
tự nhiên
(Km2)
Dân số trung
bình
(người)
Mật độ
dân số
(người/Km2)
TỔNG SỐ 704,4533 75.759 107,54
Chia theo phường xã:
Cần Thạnh 24,27 12.087 498,05
Bình Khánh 43,43 21.541 495,95
Long Hòa 132,74 11.465 86,37
Tam Thôn Hiệp 110,68 5.828 52,66
An Thới Đông 103,90 13.998 134,72
Thạnh An 131,31 4.722 35,96
Lý Nhơn 158,12 6.118 38,69
Nguồn: Niên giám thống kê Chi cục Thống kê Cần Giờ 2017
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 5.712 ha, trong đó đất nuôi
tôm chiếm 5.535,76 ha (96,91%) trong tổng diện tích nuôi trồng. (Xem bảng 4.2)
Bảng 4. 2: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017
Đơn vị tính: Ha
Năm
2013 2014 2015 2016 2017
TỔNG SỐ 7.077,66 6.719,30 5.850,31 6.247,18 5.712,00
Phân theo loại thủy sản
Cá 5,93 4,32 8,14 11,15 12,05
Tôm 6.202,98 6.287,31 5.290,67 6.079,68 5.535,76
Thủy sản khác 868,75 427,67 551,50 156,35 164,19
Phân theo phương thức nuôi
Diện tích nuôi thâm canh và
bán thâm canh
2.774,01 3.083,07 2.142,31 2.988,53 2.399,76
Diện tích nuôi quảng canh và
quảng canh cải tiến
4.303,65 3.636,23 3.708,00 3.258,65 3.312,24
Phân theo loại hình nước mặt
nước
Diện tích nước ngọt - - - - -
Diện tích nước lợ 6.601,66 6.441,30 5.580,31 6.211,68 5.593,00
Diện tích nước mặn 476,00 278,00 270,00 35,50 119,00
Nguồn: Niên giám Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ 2017
34
Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 28.354,48 tấn, đạt 91,43% so
với cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản bình
quân giảm 5,22%. Trong đó sản lượng nuôi tôm chiếm 9.680 tấn (34,14%) tổng
sản lượng nuôi trồng.Giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản bình
quân giảm 7,95%/năm. (Xem bảng 4.3)
Bảng 4. 3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2013-2017
Đơn vị: tấn
Năm
2013 2014 2015 2016 2017
Sản lượng nuôi trồng 24.153,00 27.161,00 30.966,34 31.500,49 28.354,48
1 - Cá 233,00 262,00 104,40 114,00 95,00
2 - Tôm 13.484,00 12.813,00 12.273,60 13.799,00 9.680,00
Tôm sú 1.555,00 1.475,00 1.452,60 1.484,00 1.589,00
Tôm thẻ chân trắng 10.760,00 10.044,00 9.796,00 11.345,00 6.845,00
Tôm khác 1.169,00 1.294,00 1.025,00 970,00 1.246,00
3 - Thuỷ sản khác 10.436,00 14.086,00 18.588,34 17.587,49 18.579,48
Cua Bể 0,64 3,49 1,48
Nghêu 2.744,00 5.235,00 9.600,00 7.234,00 6.132,80
Sò 721,00 822,00 620,00 527,00 408,00
Hàu 6.914,00 7.959,00 8.298,00 9.740,00 11.931,00
Khác 57,00 70,00 69,70 83,00 106,20
Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ 2017
Giá trị sản phẩm thu được trên 1 đơn vị diện tích hécta mặt nước nuôi trồng
thủy sản năm 2017 đạt 413,81 triệu đồng. Trong giai đoạn năm 2013 – 2017, giá
trị sản phẩm thu được trên 1 đơn vị hécta mặt nước nuôi trong thủy sản bình quân
tăng 11,0%/năm. (Xem bảng 4.4)
35
Bảng 4. 4: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt
nước nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
2013 272,62
2014 257,29
2015 446,03
2016 448,87
2017 413,81
Nguồn: Niên giám Chi cục Thống kê Cần Giờ 2017
4.1.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng
Năm 2017 có 2.019 lượt hộ thả nuôi, đạt 69,86% so với cùng kỳ; con giống
thả nuôi 981,56 triệu con, đạt 82,43% so với cùng kỳ; diện tích thả nuôi 2.262,06
ha, đạt 78,02% so với cùng kỳ, trong đó: (Xem bảng 4.5 và hình 4.2)
+ Nuôi công nghiệp: Có 594 lượt hộ thả nuôi 411,33 triệu con giống trên diện
tích 632,81 ha.
+ Nuôi bán công nghiệp: Có 1.425 lượt hộ thả nuôi 570,23 triệu con giống
trên diện tích 1.629,25 ha.
Bảng 4. 5: Tình hình thả nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2017
Năm 2016 Năm 2017
So sánh (%)
Chỉ tiêu
Lượt
hộ
DT thả
(ha)
Giống
(triệu
con)
Lượt
hộ
DT thả
(ha)
Giống
(triệu
con)
Tổng 2.890 2.899,25 1.190,80 2.019 2.262,06 981,56 69,86 78,02 82,43
- CN 731 718,88 493,11 594 632,81 411,33 81,26 88,03 83,42
- BCN 2.159 2.180,37 697,69 1.425 1.629,25 570,23 66,00 74,72 81,73
- QCCT - - - - - -
Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ năm 2017
36
Hình 4.2: Tình hình nuôi tôm thẻ 2013-2017
Nguồn: Tổng hợp số liệu Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ
Sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2017 đạt 6.845 tấn, đạt 60,33% so với
năm 2016. Giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng tôm thẻ chân trắng bình quân giảm
10,69%/năm. Nguyên nhân làm cho sản lượng giảm là do diện tích thu hoạch
giảm, năng suất thu hoạch đạt thấp, diện tích tôm bệnh tăng. (Xem hình 4.3)
Hình 4.3: Sản lượng tôm thẻ chân trắng 2013-2017
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ
Số hộ nuôi tôm bệnh ngày càng tăng, năm 2017 có 81 lượt hộ nuôi tôm bị
bệnh, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016; diện tích tôm bệnh khoảng 57,26 ha,
4,000
3,500
3,000
2,500
2,000
1,500
1,000
500
-
2013 2014 2015
Năm
2016 2017
Số lượt hộ thả nuôi
Con giống thả nuôi (triệu con)
Diện tích thả nuôi (ha)
10,760
11,345
10,044 9,796
6,845
2013 2014 2015
Năm
2016 2017
tấn
37
đạt 58,42% so với cùng kỳ; số con giống thiệt hại khoảng 20,26 triệu con giống,
đạt 53,63% so với cùng ky. Do tình hình nuôi tôm mấy năm trước bị bệnh nhiều,
nên nhiều hộ nuôi tôm thu hẹp sản xuất, mật độ con giống thả thấp để đảm bảo
hiệu quả nên mặc dù năm 2017 số hộ tôm bệnh nhiều nhưng diện tích và thiệt hại
con giống giảm. (Xem bảng 4.6)
Bảng 4. 6: Tình hình tôm bệnh năm 2013-2017
Năm So sánh
(%)
Khoản mục Đvt 2016 2017
Số hộ có tôm bệnh Hộ 60 81 135
Diện tích tôm bệnh Ha 98,01 57,26 58,42
Thiệt hại con giống Triệu con 37,78 20,26 53,63
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ
4.2. Phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu
4.2.1. Thông tin chung
Dữ liệu thu thập được gồm 137 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn
huyện Cần Giờ. Trong đó chỉ có 6/7 xã, thị trấn có hộ nuôi tôm thẻ chân trắng
trong thời điểm thu thập.
4.2.1.1. Thông tin cơ bản về chủ hộ nuôi tôm
Trong dữ liệu tôm thẻ chân trắng thu thập được, chủ hộ cũng chính là lao
động chính tham gia nuôi tôm của hộ. Từ bảng 4.7, ta thấy số lao động tham gia
nuôi tôm đa số là nam, có 126 hộ (91,97%) trong tổng số 137 hộ nuôi tôm, số lao
động nữ tham gia nuôi tôm chỉ có 11 hộ (8,03%).
Lao động chính tham gia nuôi tôm có độ tuổi trung bình là 47 tuổi, thấp nhất
là 30 tuổi và cao nhất là 78 tuổi. Số lao động chính tham gia nuôi tôm trong độ
tuổi lao động có 122 (89,05%) lao động, ngoài độ tuổi lao động có 15 (10,95%)
lao động, dưới độ tuổi lao động thì không có. Từ kết quả trên, ta thấy nghề nuôi
tôm phần lớn là chủ hộ trong độ tuổi lao động, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, vốn,
công sức và chịu đựng rủi ro trong sản xuất. (Xem bảng 4.7)
Trình độ học vấn của chủ hộ phần lớn là dưới trung học phổ thông, có 112 hộ
(81,75%), trung học phổ thông có 16 hộ (11,68%), cao đẳng, trung cấp có 1 hộ
38
(0,73%) và từ đại học trở lên có 6 hộ (4,38%). Huyện Cần Giờ là huyện ngoại
thành, với hệ thống giao thông không được thuận lợi, giáo dục và trình độ dân trí
còn thấp so với những quận huyện khác nên lao động có trình độ dưới trung học
phổ thông chiếm đa số trong nghề nuôi tôm TCT. (Xem bảng 4.7)
Dân tộc của chủ hộ nuôi tôm là dân tộc kinh, có 137 hộ (100%). Trên địa bàn
huyện Cần Giờ các dân tộc khác chiếm rất ít trong tổng dân số huyện. (Xem bảng
4.7)
Bảng 4. 7: Số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng từ dữ liệu thu thập 2018
Khoản mục Tần số Tỷ lệ %
Giới tính
Nam 126 91,97
Nữ 11 8,03
Độ tuổi
Từ 18 đến 59 122 89,05
Từ 60 trở lên 15 10,95
Từ đại học trở lên 6 4,38
Trình độ
học vấn
Cao đẳng, trung cấp 1 0,73
Trung học phổ thông 16 11,68
Dưới trung học phổ thông 112 81,75
Dân tộc
Kinh 137 100,00
Khác - -
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018
4.2.1.2. Nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm
Từ kết quả phân tích bảng 4.8, ta thấy trung bình số nhân khẩu trong hộ là 4
người (nhỏ nhất là 1 người và lớn nhất là 9 người), trung bình mỗi hộ có 2 người
lao động (nhỏ nhất là 1 người và lớn nhất là 5 người), trung bình số người trong
hộ tham gia gia nuôi tôm có 1 người (nhỏ nhất 1 người và lớn nhất là 4 người).
Số năm kinh nghiệm trung bình nuôi tôm của chủ hộ là 10 năm (nhỏ nhất là
1 năm và lớn nhất là 29 năm), từ kết quả trên ta thấy rằng chủ hộ có khá nhiều
kinh nghiệm trong nuôi tôm và nghề nuôi tôm có từ lâu trên địa bàn, nguyên nhân
nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả khá cao và cũng là nghề có giá trị chiếm tỷ trọng
cao trong ngành nuôi trồng thủy sản, nên được UBND huyện hỗ trợ nhiều chính
sách như mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi tôm, chính sách hỗ trợ vay
lãi suất thấp...(Xem bảng 4.8)
39
Bảng 4. 8: Số nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm nuôi tôm
Khoản mục Đvt
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Số nhân khẩu trong hộ Người 4 1,09 1 9
Số lao động trong hộ Người 2 0,80 1 5
Số lao động tham gia nuôi tôm Người 1 0,64 1 4
Kinh nghiệm nuôi tôm Năm 10 6,35 1 29
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018
4.2.1.3. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật.
Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành mũi nhọn của huyện Cần Giờ nói riêng
và của Tp.HCM nói chung, ngành nuôi trồng thủy sản còn nằm trong chương trình
chuyển dịch cơ cấu của huyện. Hàng năm, được sự quan tâm và hỗ trợ của
Tp.HCM, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Cần Giờ, Phòng Kinh tế, Trạm
Khuyến nôngvà Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường xuyên mở các lớp tập
huấn kiến thức, kỹ thuật, các mồ hình nuôi trồng thủy sản, trong đó có lớp tập
huấn nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi trên địa bàn. Bảng 4.9 phân tích kết
quả tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cho thấy có 121 hộ (88,32%) nuôi
tôm được tập huấn, số hộ không có tập huấn kỹ thuật có 16 hộ (7,3%) do địa bàn
huyện Cần Giờ rộng, có một số hộ ở cách xa trung tâm nên việc đi lại khó khăn
cũng như nhận biết thông tin thời gian mở các lớp tập huấn.
Bảng 4. 9: Tập huấn kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng
Khoản mục Tần số Tỷ lê %
Có tập huấn kỹ thuật 121 88,32
Không có tập huấn kỹ thuật 16 11,68
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018
4.2.1.4. Nguồn vốn sản xuất của chủ hộ
Từ bảng 4.10, ta thấy nguồn vốn tự có trung bình của chủ hộ là 440,5 triệu
đồng (nhỏ nhất là 5 triệu đồng và lớn nhất là 5 tỷ), nguồn vốn vay trung bình của
chủ hộ là 195,55 triệu đồng (nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 7 tỷ đồng). Hộ nuôi tôm
40
thường sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, tuy nhiên có một số hộ nuôi áp dụng
công nghệ cao theo phương thức nuôi công nghiệp dẫn đến chi phí đầu tư nhiều
nên sử dụng vốn vay cao.
Bảng 4. 10: Nguồn vốn của chủ hộ
Khoản
mục
Đvt
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ nhất Lớn nhất
Vốn tự có triệu đồng 440,50 696,96 5 5.000
Vốn vay triệu đồng 195,55 763,97 - 7.000
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018
4.2.2. Thông tin sản xuất tôm thẻ chân trắng.
Hộ nuôi tôm Từ bảng 4.11 thấy, trung bình giá con giống 101,25 đồng/con
(nhỏ nhất 60 đồng/con và cao nhất là 140 đồng/con).
Lượng thức ăn phụ thuộc vào quá trình phát triển của tôm thẻ chân trắng, nếu
con tôm phát triển khỏe mạnh thì lượng thức tăng cao và ngược lại, tôm chịu ảnh
hưởng của dịch bệnh thì lượng thức ăn thấp. Trung bình lượng thức ăn cho tôm
đạt 3.585,81 kg (nhỏ nhất là 500 kg và lớn nhất là 41.000 kg). (Xem bảng 4.11)
Đất đai là nguồn vốn không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất nhiều hay ít sẽ tác động đến hiệu quả của nghề nuôi tôm. Từ bảng
tổng hợp thông tin sản xuất 4.11 ta thấy diện tích nuôi trung bình của hộ nuôi tôm
đạt 9.823,36 m2
(nhỏ nhất là 1.000 m2
và lớn nhất là 50.000 m2
).
Mật độ thả nuôi thường phụ thuộc vào diện tích nuôi, số con giống và thời
điểm thả nuôi. Nếu hộ nuôi áp dụng công nghệ kỹ thuật nuôi hiện đại thường sẽ
nuôi ở mật độ dày (trên 60 con/m2
) sẽ cho năng suất cao, nhưng độ rủi ro rất cao
vì dịch bệnh xảy ra. Trên địa bàn huyện Cần Giờ, hộ nuôi tôm thường sản xuất
theo quy mô nhỏ, lẻ, thả nuôi với mật độ thấp để đảm bảo con tôm phát triển, độ
rủi ro và chi phí thấp, kết quả phân tích từ bảng 4.11 cho thấy mật độ thả nuôi
trung bình của hộ nuôi tôm đạt 56 con/m2
(thấp nhất 15 con/m2
và cao nhất là 150
con/m2
).
Thời gian thả nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều hay ít phụ thuộc vào quá trình
phát triển của con tôm và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm. Tôm phát triển khỏe
41
mạnh thì thời gian nuôi sẽ kéo dài, thời gian thả nuôi trung bình của hộ nuôi tôm
thẻ chân trắng trên địa bàn là 3,03 tháng (ít nhất là 1,5 tháng và nhiều nhất là 6,2
tháng). (Xem bảng 4.11)
Bảng 4. 11: Thông tin sản xuất
Khoản mục Đvt
Trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Nhỏ
nhất
Lớn nhất
Giá con giống đồng/con 101,25 20,33 60,00 140,00
Lượng thức ăn kg 3.585,81 4.232,96 500,00 41.000,00
Diện tích nuôi m2 9.823,36 7.887,21 1.000,00 50.000,00
Mật độ thả nuôi con/m2 56 30 15,00 150,00
Thời gian thả nuôi tháng 3,03 0,74 1,50 6,20
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018
Trong quá trình nuôi tôm, việc chọn mua con giống là khâu chuẩn bị quan
trọng trước khi nuôi. Tùy theo thời điểm thả nuôi, vốn và kinh nghiệm của hộ nuôi
mà hộ nuôi tôm sẽ lựa con giống sao cho đem lại hiệu quả cao. Thường hộ nuôi
tôm sẽ chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch và tỷ lệ sống
cao. Bảng 4.12 phân tích từ dữ liệu thu thập được cho thấy có 114/137 (83,21%)
hộ nuôi chọn mua con giống có nguồn gốc từ công ty, mua giống ở trại thuần
dưỡng có 23/137 (16,79%) hộ; chất lượng con giống đã qua kiểm dịch có 137/137
hộ (100%); kích cở con giống post 10 có 72/137 hộ (52,55%), post 12 có 65/137
hộ (47,45%).
Bảng 4. 12: Thông tin con giống
Khoản mục Tần số Tỷ lệ %
Nguồn gốc
Giống công ty 114 83,21
Giống trại thuần dưỡng 23 16,79
Chất lượng
Đã kiểm dịch 137 100
Chưa kiểm dịch 0 0
Kích cỡ
Post 10 72 52,55
Post 12 65 47,45
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018
Hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều phương thức và hình thức
nuôi khác nhau. Phương thức nuôi có nuôi thâm canh, bán thâm canh, quãng canh
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

More Related Content

What's hot

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...
Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...
Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công tyKhóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công tyOnTimeVitThu
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAYĐề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty Toàn Phương, HAY
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
Luận văn: Hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015
 
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoaLuận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
Luận văn: Tạo động lực làm việc cho viên chức bệnh viện đa khoa
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên FPT, HAY
 
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂMBài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Khóa luận ngành quản trị kinh doanh, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài động lực làm việc của nhân viên, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAYĐề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
Đề tài: Tác động của phong cách lãnh đạo đến nhân viên, HAY
 
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Văn hóa doanh nghiệp - Thực trạng và giải pháp, 9 ĐIỂM!
 
Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...
Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...
Tiểu luận quản trị sản xuất dịch vụ đề tài tổng quan về dự báo và ứng dụng dự...
 
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài hoạt động tiêu thụ sản phẩm, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Khóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công tyKhóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty
Khóa luận về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty
 
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cao su, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả... Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu các giải pháp sản xuất sạch hơn áp dụng trong sả...
 
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAYLuận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
Luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh công ty xăng dầu, HAY
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
 
Luận văn: Cải thiện tài chính tại Công ty dịch vụ dầu khí, HAY
Luận văn: Cải thiện tài chính tại Công ty dịch vụ dầu khí, HAYLuận văn: Cải thiện tài chính tại Công ty dịch vụ dầu khí, HAY
Luận văn: Cải thiện tài chính tại Công ty dịch vụ dầu khí, HAY
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánLuận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfMan_Ebook
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônPhân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân DânCác Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân DânViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng (20)

Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch GiaLuận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
Luận văn Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cho Sản Phẩm Nhựa Tại Công Thạch Gia
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Tiếp Cận Tín Dụng Của Cá Nhân Sản Xuất Kinh...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
Luận Văn Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ng...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Tham Gia Của Người Dân Vào Việc Xây Dựng Đời Sống...
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánLuận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân ViênLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Sáng Tạo Của Nhân Viên
 
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Công Ty Xây Dựng Niêm Yết Trên Thị T...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...
Các Yếu Tố Tác Động Đến Sự Hài Lòng Của Học Viên Tham Gia Khóa Học Đào Tạo Tr...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá NhânLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Tuân Thủ Thuế Thu Nhập Cá Nhân
 
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdfNghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bán hàng của TiKi.pdf
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...Luận Văn  Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Làm Việc Trong Các Đơn Vị Sự Nghi...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Hoạt Động Của Chuỗi Cung Ứng Chuối Tươi Xuấ...
 
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông ThônPhân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
Phân Tích Mức Chi Tiêu Của Hộ Gia Đình Giữa Thành Thị Và Nông Thôn
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược Phẩm
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược PhẩmCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược Phẩm
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lòng Trung Thành Của Nhân Viên Các Công Ty Dược Phẩm
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Sự Cam Kết Với Tổ Chức Của Nhân Viên Tại Ngân Hàn...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân DânCác Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
Các Yếu Tố Tác Động Đến Động Lực Phụng Sự Công Tại Hội Đồng Nhân Dân
 
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
Luận Văn Thạc Sĩ Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Đối Với Công Việc Của N...
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIIHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú NhuậnHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcHỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (20)

Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 

Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Của Hộ Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ HUỲNH HỮU SANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ HUỲNH HỮU SANG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Thống kê kinh tế Mã ngành: 8310107 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN VĂN SĨ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết rằng đề tài nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM” là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số liệu, nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Tp.HCM, ngày 01 tháng 02 năm 2019 TÁC GIẢ Huỳnh Hữu Sang
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM KẾT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu...............................................................................................4 1.7. Kết cấu đề tài ........................................................................................................5 Tóm tắt chương 1............................................................................................................5 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................6 2.1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................6 2.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ........................................................................................6 2.1.2. Lý thuyết hiệu quả kinh tế ..............................................................................6 2.1.2.1. Khái niệm ...............................................................................................6 2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế.................................................................7 2.1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế ..................................................................8 2.1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế...............................................8 2.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế....................................................9 2.1.3. Mô hình lý thuyết về nghiên cứu hiệu quả sản xuất.....................................11 2.1.3.1. Hàm sản xuất ........................................................................................11 2.1.3.2. Hàm chi phí ..........................................................................................12 2.1.3.3. Hàm lợi nhuận ......................................................................................13 2.1.3.4. Lý thuyết về năng suất..........................................................................14
  • 5. 2.3. Các nghiên cứu trước liên quan..........................................................................14 2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước.................................................................................14 2.3.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................................15 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu......................................................................20 2.5.1. Biến độc lập..................................................................................................21 2.5.2. Biến phụ thuộc và các giả thuyết của mô hình............................................23 Tóm tắt chương 2..........................................................................................................24 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................25 3.1. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................25 3.2. Dữ liệu nghiên cứu..............................................................................................25 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu...........................................................................25 Tóm tắt chương 3..........................................................................................................29 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30 4.1. Tổng quan về huyện Cần Giờ.............................................................................30 4.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................30 4.1.2. Điều kiện tự nhiên........................................................................................31 4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội.............................................................................32 4.1.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng...............................................................35 4.2. Phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu ...............................................................37 4.2.1. Thông tin chung............................................................................................37 4.2.1.1. Thông tin cơ bản về chủ hộ nuôi tôm..................................................37 4.2.1.2. Nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm.......................38 4.2.1.3. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật..................................................39 4.2.1.4. Nguồn vốn sản xuất của chủ hộ...........................................................39 4.2.2. Thông tin sản xuất tôm thẻ chân trắng.........................................................40 4.2.3. Chi phí nuôi tôm thẻ chân trắng...................................................................42 4.2.4. Kết quả sản xuất tôm thẻ chân trắng............................................................44 4.2.5. Phân tích lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng....................................45 4.3. Phân tích kết quả hồi qui ....................................................................................47 4.3.1. Ma trận tương quan ......................................................................................47 4.3.2. Kiểm định mô hình.......................................................................................49
  • 6. 4.3.3. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................................50 4.3.4. Kiểm định phương sai thay đổi.....................................................................50 4.4. Kết luận...............................................................................................................52 Tóm tắt chương 4..........................................................................................................54 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................55 5.1. Kết luận...............................................................................................................55 5.2. Kiến nghị.............................................................................................................56 5.2.1. Đối với nông hộ ............................................................................................56 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương ..................................................................57 5.3. Đóng góp, hạn chế của luận văn và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................57 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NLTS Nông lâm thủy sản TĐT Tổng điều tra TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh KT-XH Kinh tế - Xã hội THPT Trung học phổ thông ĐVT Đơn vị tính UBND Ủy ban nhân dân TCT Thẻ chân trắng
  • 8. DANH MỤC BẢNG Bảng 4. 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017..............................................33 Bảng 4. 2: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017.............................................33 Bảng 4. 3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2013-2017...........................................34 Bảng 4. 4: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017......................................................................................................................35 Bảng 4. 5: Tình hình thả nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2017 ........................................35 Bảng 4. 6: Tình hình tôm bệnh năm 2013-2017............................................................37 Bảng 4. 7: Số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng từ dữ liệu thu thập 2018..............................38 Bảng 4. 8: Số nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm nuôi tôm.......................................39 Bảng 4. 9: Tập huấn kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ......................................39 Bảng 4. 10: Nguồn vốn của chủ hộ ...............................................................................40 Bảng 4. 11: Thông tin sản xuất......................................................................................41 Bảng 4. 12: Thông tin con giống...................................................................................41 Bảng 4. 13: Phương thức và hình thức nuôi..................................................................42 Bảng 4. 14: Chi phí sản xuất tôm trong 1 vụ nuôi.........................................................44 Bảng 4. 15: Kết quả sản xuất.........................................................................................45 Bảng 4. 16: Lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng ............................................................46 Bảng 4. 17: Kiểm định sự tương quan giữa các biến ....................................................48 Bảng 4. 18: Kết quả hồi quy mô hình............................................................................49 Bảng 4. 19: Kiểm định đa cộng tuyến ...........................................................................50 Bảng 4. 20: Khắc phục phương sai thay đổi..................................................................51
  • 9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm TCT .....................21 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ...........................................................................25 Hình 4.1: Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ ........................................................................31 Hình 4.2: Tình hình nuôi tôm thẻ 2013-2017................................................................36 Hình 4.3: Sản lượng tôm thẻ chân trắng 2013-2017 .....................................................36 Hình 4.4: Cơ cấu số hộ lời, lỗ nuôi tôm TCT................................................................47
  • 10. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế văn hóa của khu vực và có vị thế quan trọng đối với sự phát triển nhiều mặt của Nam bộ và cả nước, trong đó có ngành thủy sản, ngành có sự đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Năm 2016, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (NLTS) đạt 12.440 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tăng 5,7% so năm 2015. Trong giai đoạn 2011-2016, NLTS Thành phố tăng bình quân 5,54%/năm cao gấp 2,2 lần mức tăng bình quân NLTS của cả nước (NLTS cả nước tăng bình quân 2,55%/năm), trong đó ngành thủy sản tăng bình quân 8,8%/năm. Giá trị ngành NLTS theo giá hiện hành 2016 đạt 18.502 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng thủy sản chiếm 26%. Theo kết quả tổng điều tra (TĐT) 2016, toàn thành phố có 4.419 hộ thủy sản, giảm 2.076 hộ (-31,96%) so cùng kỳ năm 2011, trong đó Cần Giờ là huyện nuôi trồng thùy sản chủ yếu với 3.564 hộ (chiếm 80,65% tổng số hộ thủy sản Thành phố) giảm 1.520 hộ (-29,9%) so cùng kỳ năm 2011. Số hộ thủy sản trong giai đoạn 2011- 2016 giảm bình quân 7,41%/năm, trong đó huyện Cần Giờ giảm 6,86%/năm. Trong những năm gần đây, số hộ nuôi tôm Cần Giờ có xu hướng giảm, do điều kiện môi trường nuôi không đảm bảo, hiệu quả kinh tế không ổn định làm giảm số hộ nuôi thủy sản. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo kết quả TĐT 2016 của toàn thành phố có 3.822 ha, giảm 1.637 ha (-30,0%) so cùng kỳ năm 2011. Trong giai đoạn 2006-2011 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản giảm bình quân 0,6%/năm, đến giai đoạn 2011-2016 diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tiếp tục giảm bình quân 6,9%/năm, trong đó diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tại Cần Giờ có 2.963 ha (chiếm 77,5% tổng diện tích mặt nước nuôi trồng toàn Thành phố). Tại thời điểm 01/7/2016, Thành phố có 3.434 hộ nuôi trồng thủy sản không sử dụng lồng bè, trong đó có 1.793 hộ nuôi tôm, 1.206 hộ nuôi cá và 449 hộ nuôi thủy
  • 11. 2 sản khác. So với cùng kỳ năm 2011, số hộ nuôi thủy sản không sử dụng lồng bè giảm 1.825 hộ (-34,7%), hộ nuôi tôm giảm 713 hộ (-28,5%), hộ nuôi cá giảm 1.060 hộ (-46,7%) và hộ nuôi khác tăng 116 (+32,3%). Toàn Thành Phố chỉ có hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ có ngành thủy sản nuôi trồng phát triển mạnh, đặt biệt là nghề nuôi tôm. Nhưng đối với huyện Nhà Bè, do điều kiện tự nhiên và địa lý nên phần lớn các khu vực chưa có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, phần lớn các hộ nuôi không có ao lắng, ao xử lý nước thải và bùn thải, công trình ao không đảm bảo nuôi thâm canh do đó không hội đủ các điều kiện nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy định tại Quyết định số 456/QĐ-BNN-PTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với huyện Cần Giờ sau khi khảo sát 04 xã phía Bắc, xác định được 03 vùng về cơ bản đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch nuôi tôm chân thẻ trắng gồm: + Xã Tam Thôn Hiệp: khu vực nuôi thủy sản 3 thuộc ấp An Lộc và ấp An Phước. + Xã An Thới Đông: thuộc ấp Doi Lầu, kéo dài từ khu vực Tắc Cá Cháy đến giáp khu Ba Gậy (xã Lý Nhơn). + Xã Lý Nhơn: thuộc ấp Lý Hoà Hiệp, khu vực Bao Đồng, Vàm Sát kéo dài từ Vàm Sát đến Đồng Tròn. Riêng đối với 03 xã phía Nam, tùy theo đặc điểm cụ thể của từng khu vực, Ủy ban nhân dân huyện phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tổ chức thẩm định điều kiện của từng cơ sở để phát triển nuôi tôm chân trắng. Tuy nhiên, trước thực trạng nghề nuôi tôm tại huyện Cần Giờ đối mặt với khó khăn và thách thức lớn, số hộ nuôi tôm ngày càng giảm, diện tích nuôi tôm ngày càng thu hẹp do các nguyên nhân: dịch bệnh ngày càng nhiều; chất lượng con giống thấp; giá thức ăn luôn tăng, không kiểm soát được; thuốc thú y, thủy sản kém chất lượng; giá tôm không ổn định, tiêu thụ khó; kỹ thuật nuôi tôm thấp, kinh nhiệm nuôi chủ yếu là tự nghiên cứu… Các yếu tố trên đã ảnh hưởng đến năng suất sản lượng tôm nuôi trên địa bàn huyện, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm. Năm
  • 12. 3 2017 so với cùng kỳ năm 2016, hiệu quả nghề nuôi tôm bằng 80,6% (thu nhập bình quân 88,4 triệu đồng/ha), do năng suất bình quân đạt 3,24 tấn/ha (giảm 0,64 tấn/ha), diện tích tôm bệnh (155,7 ha) tăng 50,3%, một số hộ nuôi phải thu hoạch sớm để giảm chi phí thức ăn và tránh dịch bệnh, giá tôm thương phẩm không ổn định nên hiệu quả nghề nuôi đạt thấp. Từ nhưng khó khăn của nghề nuôi tôm nêu trên, nên tác giả chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của huyện Cần Giờ, Tp.HCM” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Thống kê kinh tế, nhằm đánh giá thực trạng hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu là nền tảng để đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi tại huyện Cần Giờ hiện tại và trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp và chính sách chủ yếu nhằm nâng cao lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng của các nông hộ trên địa bàn. Cụ thể có 2 mục tiêu chính: + Nhận biết các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. + Xem xét và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng? Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tác động đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ trân trắng như thế nào? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
  • 13. 4 Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng có thu hoạch trong năm 2018 tính trong một vụ nuôi tôm tại huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Trường hợp trong năm hộ chỉ nuôi 01 vụ thì sẽ thu thập số liệu vụ đó; trường hợp hộ nuôi 02 vụ trở lên thì sẽ thu thập dữ liệu của vụ gần thời gian điều tra nhất. Phạm vi thời gian: + Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018. + Thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp trong tháng 9/2018. + Xử lý dữ liệu và hoàn chỉnh luận văn từ ngày 1/10 đến ngày 15/11. + Nộp luận văn ngày 20/11/2018. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thống kê mô tả và so sánh dùng để đo lường thực trạng của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, các chỉ tiêu đo lường bao gồm: giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của các biến, tỷ lệ phần trăm. + Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính dùng để xác định mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Công cụ phân tích sử dụng phần mềm Excel và Stata phiên bản 12.0. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu Đề tài giúp đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cần Giờ, đánh giá được những mặt khó khăn, thuận lợi và những tồn tại mà các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng gặp phải trong quá trình nuôi. Từ đó giúp cho các cấp quản lý kịp thời đưa ra những chính sách và giải pháp phù hợp nhằm phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại Cần Giờ nói riêng và ngành thủy sản nói chung.
  • 14. 5 Qua phân tích đề tài, xác định được các yếu tố và mức độ từng yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng, từ đó tập trung đầu tư các khâu then chốt, hiệu quả để hạn chế chi phí, tăng nguồn thu nhập cho hộ nuôi tôm. Ngoài ra, đề tài còn giúp cho chính quyền địa phương chọn ra những giải pháp phù hợp trong quản lý nghề nuôi tôm thẻ chân trắng. 1.7. Kết cấu đề tài Luận văn dự kiến gồm có 5 chương như sau: --------------------------------------------------------------------------------------- Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 2. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương 5. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Tóm tắt chương 1 Chương này nhằm trình bày khái quát về đề tài nghiên cứu, lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp và ý nghĩa của đề tài. Từ đó đặt ra những câu hỏi nghiên cứu và sẽ được làm rõ trong suốt đề tài. Sau cùng là phần trình bày bố cục của đề tài nghiên cứu.
  • 15. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Lý thuyết kinh tế hộ Khái niệm hộ: Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc một nhóm người ăn chung và ở chung, họ có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng, có hoặc không quỹ thu – chi chung. (Sổ tay nghiệp vụ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản, 2016) Một hộ thường sử dụng toàn bộ hay một phần của một đơn vị nhà ở, nhưng cũng có những hộ sống trong một đơn vị nhà ở nhưng không ăn chung với nhau, mỗi nhóm người như vậy được tính là một hộ. Trường hợp có hai gia đình hoặc có hai nhóm người trở lên ở chung trong một đơn vị nhà ở nhưng không ăn chung với nhau, mỗi nhóm người như vậy được tính là một hộ. Trường hợp hai nhóm người tuy ăn chung nhưng lại ngủ riêng ở hai đơn vị nhà ở khác nhau, thì hai nhóm này được tính là hai hộ khác nhau. Nông hộ: là hộ mà trong đó các thành viên dành phần lớn thời gian tham gia các hoạt động nông nghiệp. Kinh tế hộ: là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Trong kinh tế nông hộ, lao động gia đình chủ yếu sử dụng đất đai và các yếu tố sản xuất khác để tạo ra thu nhập thuần cao nhất. 2.1.2. Lý thuyết hiệu quả kinh tế 2.1.2.1. Khái niệm Khi đề cập đến khái niệm hiệu quả cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản là hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế. Đó là khả năng thu được kết quả sản xuất tối đa với việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kinh tế là tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ: 𝐄𝐄𝐢 = 𝐓𝐄𝐢 ∗ 𝐀𝐄𝐢
  • 16. 7 Trong đó: EEi: hiệu quả kinh tế của nhà sản xuất thứ i TEi: hiệu quả kỹ thuật của nhà sản xuất thứ i AEi: hiệu quả phân bổ của nhà sản xuất thứ i + Hiệu quả kỹ thuật: là số sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn và tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất, nó chỉ ra một nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kinh tế có tính đến các yếu tố giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. + Hiệu quả kinh tế: chỉ đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ nguồn lực được sử dụng là tối đa. Điều đó có ý nghĩa là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì phải đồng thời đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. 2.1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế các nhà kinh tế học đã đưa ra những quan điểm khác nhau nhưng đều thống nhất chung bản chất của nó. Người sản xuất muốn có lợi nhuận thì phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí đó là: nhân lực, vật lực, vốn…. Chúng ta tiến hành so sánh kết quả đạt được sau một quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra thì có hiệu quả kinh tế. Sự chênh lệch này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn và ngược lại. Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Nâng cao năng suất lao
  • 17. 8 động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt của một vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, hai mặt này có mối quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền với quy luật tương ứng của nền kinh tế xã hội, là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt được hiệu quả tối đa về chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. 2.1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh tế Biết được mức hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại đạt được hiệu quả kinh tế cao thì để tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. 2.1.2.4. Các quan điểm đánh giá hiệu quả kinh tế Hiện nay có 3 quan điểm về hiệu quả kinh tế như sau: + Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. 𝐇 = 𝐐/𝐂 Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế Q: khối lượng sản phẩm thu được C: Chi phí bỏ ra Quan điểm này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng nguồn lực, xem xét được một đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả. Trên cơ sở đó người ta xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế giữa các đơn vị với nhau, giữa các ngành sản phẩm, các địa phương khác nhau trong một thời điểm xác định. + Quan điểm 2: Cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả tăng thêm với chi phí tăng thêm.
  • 18. 9 𝐇 = 𝚫𝐐/𝚫𝐂 Trong đó: Q: Khối lượng tăng thêm C: Chi phí tăng thêm Phương pháp này giúp chúng ta xác định được hiệu quả của một đồng chi phí đầu tư thêm mang lại là bao nhiêu. Trên cơ sở đó, xác định được hiệu quả trong quá trình sản xuất, xác định được khối lượng tối đa hóa lợi nhuận. + Quan điểm 3: Xem xét hiệu quả kinh tế trong phần trăm biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng thêm của kết quả thu được và phần trăm tăng thêm của chi phí bỏ ra. Có nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi phí thì kết quả sẽ tăng lên bao nhiêu %. 𝐇 = (%𝚫𝐐)/(%𝚫𝐂) Trong đó: %Q: Phần trăm tăng thêm của kết quả thu được %C: Phần trăn tăng thêm của chi phí bỏ ra 2.1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): Toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được sản xuất ra trong nông nghiệp trong một thời gian nhất định thường là 1 năm. 𝒏 𝑮𝑶 = ∑ 𝑸𝒊𝑷𝒊 𝒊=𝟎 Trong đó: Pi: đơn giá/sản phẩm Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Tổng chi phí (TC): Là tổng số chi phí về vật chất, dịch vụ và lao động đã đầu tư cho việc tổ chức và tiến hành sản xuất trong năm. TC = IC + A + CL Trong đó: IC: Chi phí trung gian CL: Chi phí ngày công lao động và các vật chất tự có. A: Khấu hao tài sản cố định
  • 19. 10 Chi phí trung gian (IC) : Là bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ cho sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Chi phí trung gian trong hoạt động sản xuất bao gồm chi phí vật chất trực tiếp và chi phí dịch vụ thuê. IC = chi phí vật chất + chi phí dịch vụ (mua hoặc thuê ngoài) Giá trị tăng thêm hay giá trị gia tăng (VA): Là chỉ tiêu phản ánh những phần giá trị do lao động sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là một bộ phận của giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian. VA = GO - IC Thu nhập hỗn hợp (MI): Là phần thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất. MI = VA – A – Thuế Lợi nhuận (LN): Là hiệu số giữa doanh thu và chi phí. LN = GO – TC Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị diện tích (GO/S): Chỉ tiêu này cho biết trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị diện tích (VA/S): Chỉ tiêu này cho biết trên mỗi 1 đơn vị diện tích tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Giá trị sản xuất tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (GO/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất. Giá trị gia tăng tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (VA/IC): Do sản xuất nông nghiệp có chu kỳ ngắn nên có thể gọi là “hiệu quả sử dụng đồng vốn”. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị giá trị gia tăng. Thu nhập hổn hợp tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian (MI/IC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập hỗn hợp.
  • 20. 11 Lợi nhuận tính cho 1 đơn vị chi phí trung gian(LN/IC): Thể hiện 1 đơn vị chi phí mua ngoài bỏ ra thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. VA/GO: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng giá trị sản xuất ta tích lũy được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, đây là nguồn thu thực tế trong quá trình đầu tư sản xuất. GO/LĐ: Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện tích. Cho biết một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị sản xuất. VA/LĐ: Giá trị gia tăng trên tổng số ngày công lao động của một đơn vị diện tích phản ánh một ngày công lao động tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí (LN/TC): Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.1.3. Mô hình lý thuyết về nghiên cứu hiệu quả sản xuất 2.1.3.1. Hàm sản xuất Hàm sản xuất là một hàm số biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các yếu tố đầu vào. Nói cách khác, trong hàm sản xuất, biến số phụ thuộc là sản lượng, còn biến số độc lập là các mức đầu vào.Thông thường hàm sản xuất được viết dưới dạng: Y = f(X1,X2,...,Xn) Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và Xi = (X1,X2,…,Xn) là các yếu tố đầu vào. Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các biến đầu vào được xem có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng. Hàm sản xuất Cobb-Douglas cho phép kết hợp các yếu tố đầu vào theo tỷ lệ khác nhau để tạo ra một mức sản lượng theo nhiều cách khác nhau. Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực nghiệm, nhưng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặt biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Ông Cobb và Douglas thấy rằng logarithm của sản lượng (Y) và các yếu tố đầu vào (xi) có quan hệ tuyến tính. Do vậy Hàm Cobb-Douglas còn có dạng: LnY = LnB0 + B1LnX1 + B2LnX2 +…+ BkLnXk+ ei
  • 21. 12 Trong đó: Y: Yếu tố đầu ra Xi = (X1,X2,…,Xk): là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất LnB0: là hệ số cho biết % biến động của yếu tố đầu ra khi có 1% biến động của các yếu tố khác không đưa vào mô hình (dịch bệnh, thiên tai…) trong điều kiện các yếu tố đầu vào không thay đổi Bi = (B1,B2,…,Bk): là hệ số cho biết % biến động của yếu tố đầu ra khi có 1% biến động của yếu tố đầu vào trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi ei: Sai số của mô hình 2.1.3.2. Hàm chi phí Hàm chi phí cho thấy mức chi phí tối thiểu để sản xuất ra mức sản lượng cho trước. Nhà sản xuất thường tìm một kết hợp tối ưu lượng các yếu tố sản xuất sao cho với mức chi phí thấp nhất để đạt được một mức sản lượng mục tiêu đã xác định sẵn, hay còn gọi là hành vi của nhà sản xuất nhằm tối thiểu hóa chi phí. Để đơn giản, giả định nhà sản suất chỉ sử dụng hai yếu tố sản xuất là lao động và vốn, hàm chi phí sẽ có dạng: C = f (L, K, WL, Wk) = WLL + WkK Trong đó: C: Chi phí sản xuất L, K: Lượng lao động sử dụng và lượng vốn sử dụng Wk, WL: Giá của K và L Chi phí kế toán: là những khoản chi phí trực tiếp mà doanh nghiệp thực tế phải bỏ ra khi sản xuất hàng hóa. Chi phí kinh tế: là chi phí bao gồm cả chi phí kế toán và chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của việc sử dụng một nguồn lực theo phương án A chính là giá trị hay lợi ích của phương án thay thế tốt nhất mà chúng ta không thực hiện được nữa do phải thực hiện phương án A. Chi phí chia ra làm hai loại: Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn, được phân loại bởi chi phí cố định.
  • 22. 13 + Chi phí ngắn hạn: Trong ngắn hạn, do bị ràng buột bởi một số yếu tố đầu vào không thay đổi được nên một số chí phí của nhà sản xuất là cố định.  Chi phí cố định (FC) là khoảng chi phí không phụ thuộc vào mức sản lượng. Khi sản lượng tăng hay giảm, chí phí cố định vẫn không thay đổi.  Chi phí cố định bình quân (AFC) là chi phí cố định tính đều cho mổi đơn vị sản lượng: 𝐀𝐅𝐂 = 𝐅𝐂/𝐐  Chi phí biến đổi (VC): Ngoài chi phí cố định, các chi phí khác tăng hay giảm tùy theo mức sản lượng sản xuất. Những chi phí phụ thuộc vào sản lượng như thế gọi là chi phí biến đổi, như chi phí nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương… Sản lượng sản xuất ra càng lớn, lượng đầu vào sử dụng càng nhiều, chi phí mà nhà sản xuất bỏ ra càng cao.  Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là chi phí biến đổi tính đều cho mổi đơn vị sản lượng: 𝐀𝐕𝐂 = 𝐕𝐂/𝐐 Như vậy, trong ngắn hạn, tổng chi phí (TC) bằng chí phí cố định cộng các chi phí biến đổi: TC = FC + VC + Chi phí dài hạn: Trong dài hạn, nhà sản xuất có khả năng thay đổi tất cả yếu tố đầu vào. Lúc này, chi phí cố định bằng không, tổng chi phí dài hạn bằng tổng chi phí biến đổi dài hạn. Nhà sản xuất sẽ xác định mức sản lượng đầu ra với mức chi phí đầu vào thấp nhất, hay TC = wK + rL là thấp nhất (L là lao động, K là vốn; w, r là hệ số). 2.1.3.3. Hàm lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí ứng với mỗi mức sản lượng. Nếu ký hiệu π(q) là lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi sản xuất một sản lượng hàng hóa q, ta có: π(q) = TR(q) – TC(q) Lợi nhuận bị ảnh hưởng bởi các yếu tố quy mô sản xuất và các yếu tố chi phí đầu vào. Các nhà sản xuất luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, vì vậy việc phấn đấu tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận luôn là nhiệm vụ thường xuyên. Muốn vậy, các nhà
  • 23. 14 sản xuât cần phấn đấu giảm chi phí hoạt động kinh doanh, sản xuất, đồng thời hạ giá thành sản phẩm, tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Xét về gốc độ toán học, điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận là các nhà sản xuất phải lựa chọn mức sản lượng sao cho ở đơn vị sản phẩm cuối cùng, doanh thu biên (MR) và chi phí biên (MC) của nó là bằng nhau: MR = MC + Doanh thu cận biên là doanh thu có thêm được khi tiêu thụ một sản phẩm, về nguyên tắc là nó bằng giá (P), nhưng nhiều khi tăng sản lượng sẽ kéo giá bán xuống. + Chi phí cận biên là chi phí phải bỏ ra thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Khi MR>MC thì lợi nhuận còn tăng theo sản lượng và ngược lại nếu MR<MC thì việc giảm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận 2.1.3.4. Lý thuyết về năng suất Khái niệm: Năng suất là thước đó mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả đầu ra (số lượng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên liệu,…), được biểu thị bằng công thức: Năng suất = đầu ra/đầu vào Trong nền kinh tế hiện nay, năng suất có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế. Vấn đề đặt ra làm sao để tạo nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế. Nâng cao năng suất là mục tiêu chung của xã hội nhằm tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của xã hội. Đối với các doanh nghiệp và các nhà sản xuất, năng suất sẽ giúp tao sự cạnh tranh thông qua việc sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội, nó thúc đẩy mỗi cá nhân sẽ tạo ra nhiều của cải hơn, nâng cao chất lượng thu nhập và chất lượng cuộc sống được cải thiện hơn. 2.3. Các nghiên cứu trước liên quan 2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, có nhiều phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong kinh tế, trong đó có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực
  • 24. 15 nông nghiệp, thủy sản đã áp dụng, như nghiên cứu định lượng phổ biến phương pháp màng bao dữ liệu DEA (Farell, 1957) để ước lượng chỉ số năng suất tổng hợp Malmquist và phương pháp phân tích hàm sản xuất biến ngẫu nhiên SFA (Aigner và Chu, 1968). Oh và Lee (2010) đã xây dựng chỉ số Malmquist TFP toàn cục nhằm đo lường xu hướng thay đổi của hiệu quả kỹ thuật, tiến bộ công nghệ và năng suất trong thời kỳ. Tác giả đã sử dụng một mẫu gồm 58 nước và chia thành 5 khu vực trong giai đoạn 1970-2000 để ước lượng tăng trưởng năng suất và các thành phần của nó. Rao và cộng sự (2003) và O’Donnel và cộng sự (2008) sử dụng một mẫu 97 nước và chia thành 4 nhóm để phân tích sự khác biệt năng suất nông nghiệp bằng mô hình DEA và tác giả đã đánh giá được khu vực có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là Châu Phi, Châu Mỹ có hiệu quả kỹ thuật cao nhất và Châu Á có công nghệ sản xuất nông nghiệp giữ vị trí hàng đầu. 2.3.2. Nghiên cứu trong nước Trần Văn Út Tám (2017) đã phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp với định lượng. Phương pháp phân tích định tính dựa trên kết quả điều tra, khảo sát thực tế hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng tại 5 xã có diện tích nuôi tôm tập trung của huyện Cầu Ngang trong một vụ nuôi năm 2016. Cỡ mẫu nghiên cứu là 84 và sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu định mức theo tỷ lệ, kết hợp chọn mẫu thuận tiện để đánh giá thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tại nông hộ. Đồng thời tác giả còn sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phương pháp tổng hợp, diễn dịch để phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ tại huyện Cầu Ngang; sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân tích các yếu tố tác động đến năng suất tôm thẻ chân trắng của các nông hộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất được đề xuất gồm có: diện tích nuôi; mật độ con giống thả nuôi; chi phí chuẩn bị ao; chi phí hóa chất, thuốc thú y thủy sản; công lao động; lượng điện tiêu thụ; lượng thức ăn; quy trình nuôi; chất lượng giống và tập huấn kiến thức. Kết quả nghiên cứu đã
  • 25. 16 xác định được lợi nhuận của nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang trung bình là 12.435.000 đồng/1.000m 2 /vụ. Tỷ số lợi nhuận/chi phí (BCR) đạt trung bình là 1,35 lần. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân trắng là: diện tích, mật độ tôm nuôi, chi phí hóa chất thuốc thú y thuỷ sản, công lao động, và chất lượng con giống. Nguyễn Thị Mộng Thu (2017) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên 117 hộ nuôi cá tại 3 xã Lưu Nghiệp Anh, Đại An, Hàm Tân. Kết quả nghiên cứu cho thấy trước năm 2016 mô hình nuôi cá lóc cho hiệu quả kinh tế cao, sau năm 2016 mô hình nuôi cá lóc có hiệu quả kinh tế thấp, tỷ lệ số lượng hộ bị lỗ là 73,5%, tỷ lệ số lượng hộ có lãi là 26,5%. Thu nhập bình quân của mô hình nuôi cá lóc là -312,6 triệu đồng/ha (bị lỗ), tỷ suất lợi nhuận/chi phí (BCR) -0,2 lần. Nguyên nhân thua lỗ chủ yếu xuất phát từ việc phát triển quá nhanh nghề nuôi cá lóc, thị trường đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh và yếu tố dịch bệnh ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế nuôi cá lóc. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi cá lóc xếp theo mức độ từ cao đến thấp là: (1) Diện tích nuôi; (2) Hệ số thức ăn; (3) Dịch bệnh; (4) Giá thức ăn; (5) Giá bán; (6) Mật độ thả nuôi. Dư Thị Thanh Trúc (2012) nghiên cứu sự ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến năng suất nuôi tôm sú của nông hộ tại huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Tác giả sử dụng số liệu sơ cấp là bộ số liệu điều tra chi phí nuôi tôm sú ở 180 nông hộ tại xã Bình Khánh, Lý Nhơn và An Thới Đông.Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm được đề xuất gồm 13 nhân tố là: con giống; thức ăn; chi phí các chất vi lượng; chi phí vôi; chi phí phục vụ cho việc xử lý ao; thuốc xử lý nước; thuốc diệt tạp; chi phí cho phòng chữa bệnh; chi phí cho xăng dầu, điện chạy máy; chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dụng cụ nhỏ, chi phí thuê ngoài; chi phí lao động tự làm của hộ; phương thức nuôi tôm. Kết quả điều tra cho thấy năng suất của tôm có biến động theo từng phương thức nuôi, phương thức thâm canh cho năng suất trung bình là 201 kg/1000m2 , phương thức bán thâm canh là 128 kg/1000m2 , phương thức quảng
  • 26. 17 canh/quảng canh cải tiến là 67 kg/1000m2 và phương thức nuôi tôm lúa là 64,5 kg/1000m2 . Năng suất nuôi và tỷ suất lợi nhuận (50%) theo phương thức thâm canh là cao nhất. Các yếu tố tác động có ý nghĩa đến năng suất tôm thẻ chân trắng là: lượng con giống; lượng thức ăn; thuốc xử lý nước, thuốc diệt tạp; chi phí cho thuốc phòng chữa bệnh; chi phí thuê ngoài và chi phí tự làm của hộ với mức ý nghĩa thống kê 95%. Lê Thị Mạnh Hồng (2015) nghiên cứu hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi tôm theo hướng dẫn thực hành nuôi tốt hơn (BMP) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên 70 hộ nuôi tôm, mô hình được đề xuất gồm 7 nhân tố: tập huấn về kỹ thuật BMP; mật độ thả tôm; tổng chi phí đầu tư; tỷ lệ chi phí lao động thuê trên tổng chi phí lao động; sử dụng giống có chứng nhận sạch; kinh nghiệm và tỷ lệ sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật các hộ đạt được là khá tốt, hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết thu nhập quy mô không đổi là 0,632 và hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết thu nhập là 0,852. Những yếu tố có tác động tích cực có ý nghĩa đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất bao gồm: kinh nghiệm sản xuất của nông hộ; việc sử dụng con giống được cấp giấy chứng nhận và được tập huấn kỹ thuật về sản xuất theo hướng dẫn BMP. Nguyễn Anh Thơ (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả nuôi tôm hùm tỉnh Phú Yên. Tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu cho thấy rằng năng suất tôm hùm phụ thuộc vào 10 yếu tố: mật độ nuôi tôm; lượng thức ăn; thời gian nuôi; xuất xứ giống tôm hùm; nuôi xen với các loài khác; trình độ người nuôi tôm; số lồng nuôi; chi phí cải tạo lồng; nghề khác ngoài nghề nuôi tôm; chi phí sử dụng thuốc. Kết quả hồi quy mô hình tuyến tính cho thấy năng suất theo quy mô nuôi tôm hùm là giảm dần; giá trị sản phẩm trung bình đều mang dấu dương và phù hợp với lý thuyết. Giá trị sản phẩm biên (MPi) thấp hơn giá trị sản phẩm trung bình (APi) cho thấy năng suất tôm hùm ở tỉnh Phú Yên đạt được lợi nhuận tối đa. Để có thể đạt được hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm hùm thì các hộ nuôi tôm có thể tăng mật độ nuôi thêm 2,417 con/m2 và giảm bớt lượng thức 65,85
  • 27. 18 kg/m3 với các điều kiện các yếu tố khác không đổi. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp và gợi ý các chính sách liên quan đến giống, thức ăn, thuốc cho tôm hùm cũng như các vấn đề liên quan đến việc tập huấn, tuyên truyền, nâng cao trình độ nuôi tôm của chủ hộ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho tôm hùm nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Vương Quốc Duy, Phạm Thị Tuyết Mai (2014) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình nuôi tôm càng xanh thương mại tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp. Dữ liệu dùng trong bài được tác giả thu thập từ các hộ nuôi tôm càng xanh trên vùng nghiên cứu. Sử dụng mô hình Cobb-Douglas, kết quả chỉ ra rằng doanh thu, chi phí nuôi tôm, sản lượng tôm và giá cả thành phẩm ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi. Kết quả nghiên cứu cũng dẫn đến một vài giải pháp và ứng dụng để nâng cao hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh. Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Khắc Minh (2014) các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong mô hình nuôi xen canh cá bống bớp và tôm sú của các hộ gia đình tại tỉnh Nam Định. Tác giả dựa trên số liệu điều tra các hộ nuôi xen canh cá bống bớp và tôm sú tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Phương pháp phân tích bao dữ liệu - DEA được sử dụng để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả quy mô (SE) của các hộ gia đình. Sau đó phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố như độ tuổi, kinh nghiệm; số năm đi học; mật độ cá giống; mật độ tôm giống; hệ số thức ăn; hệ số nợ và số lần tham gia vào các khóa huấn luyện về nuôi trồng thủy sản của các hộ nông dân đến hiệu quả kỹ thuật. Kết quả cho thấy hiệu quả kỹ thuật dưới giả thiết hiệu quả không thay đổi theo quy mô, hiệu quả thay đổi theo quy mô và hiệu quả quy mô lần lượt là 86,44%, 90,24% và 95,66%. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra số năm kinh nghiệm; số năm đi học; số lần tham gia các khóa huấn luyện nuôi trồng thủy sản của người nuôi cá; mật độ thả cá; hệ số thức ăn có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi trồng thủy sản. Đặng Hoàng Xuân Huy, Trần Văn Thắng (2013) phân tích hiệu quả chi phí cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Khánh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Tác giả
  • 28. 19 đo lường hiệu quả chi phí (CE) cho các ao tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa dựa trên mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào trong trường trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (CRS) và qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất (VRS). Kết quả điều tra 250 ao nuôi với 1 biến đầu ra và 12 biến đầu vào trong năm 2011 cho thấy hệ số hiệu quả chi phí trung bình của ao nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trong mô hình CE _CRS là 0,511, trong mô hình CE_VRS là 0,65. Nguyễn Thanh Long, Huỳnh Văn Hiền (2015) phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá khía cạnh kỹ thuật và tài chính của hệ thống nuôi, xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi này. Kết quả điều tra 34 hộ nuôi cho thấy các hộ nuôi có diện tích đất nuôi tôm thẻ chân trắng trung bình là 0,72 ha/hộ và diện tích ao nuôi trung bình là 0,22 ha/ao. Tôm giống có kích cỡ từ PL8 đến PL12, có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung, và được thả nuôi với mật độ 74,7 con/m2 . Tôm được cho ăn chủ yếu bằng thức ăn viên. Sau thời gian nuôi 87,4 ngày, tôm được thu hoạch với kích cỡ tôm thu hoạch đạt 92,4 con/kg, tỉ lệ sống đạt 71%, hệ số tiêu tốn thức ăn 1,07 và năng suất trung bình đạt 6.366 kg/ha/vụ. Kết quả cho thấy với chi phí sản xuất là 390 triệu đồng/ha/vụ, tổng doanh thu đạt 1.048 triệu đồng/ha/vụ và lợi nhuận bình quân khá cao là 657 triệu đồng/ha/vụ với tỉ suất lợi nhuận đạt 1,66 lần. Tuy nhiên, nghề nuôi cũng gặp một số khó khăn lớn như chi phí thức ăn tăng cao, vốn đầu tư lớn, dịch bệnh và giá con giống cao. Nguyễn Thanh Long (2016) phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Cà Mau. Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp được áp dụng trên 45 hộ nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Đầm Dơi, Phú Tân và thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi và xác định những thuận lợi và khó khăn của mô hình sản xuất. Kết quả khảo sát cho thấy diện tích ao nuôi trung bình 0,27 ha/ao, tổng lượng thức ăn viên sử dụng trung bình là 6.656±2.302 kg/ha. Tôm được nuôi với mật độ trung bình là 27,9±4,85 con/m2 và phần lớn con giống thả nuôi có nguồn gốc từ miền
  • 29. 20 Trung. Năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của mô hình nuôi thâm canh tôm sú lần lượt là 5.246 ± 1.401 kg/ha/vụ và 551 ± 342 triệu đồng/ha/vụ. Nghề nuôi tôm sú thâm canh hiện đang còn gặp nhiều khó khăn như thời gian nuôi lâu, sự tăng lên về giá thức ăn, dịch bệnh và giá thuốc cao. Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, Dương Nhựt Long (2014) nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của tuổi và kích cỡ cá bố mẹ chọn lọc theo khối lượng (cá có khối lượng lớn nhất ở mức 5% và 25% của đường phân phối chuẩn) lên sinh trưởng của cá rô đầu vuông (Anabas testudineus). Cá bột của 2 nhóm cá bố mẹ G1 chọn lọc (G2-CL1 và G2-CL2) và của cá bố mẹ ban đầu (G1-0) được so sánh tăng trưởng và tỉ lệ sống với đàn con của cá G1 ngẫu nhiên (G2-NN) ở 2 giai đoạn ương. Ở giai đoạn cá bột, cá được ương trong bể 1-m3 (3000 con/bể, 4 lần lặp lại). Thức ăn cho cá gồm loại tươi sống (luân trùng, moina, trùn chỉ) kết hợp với thức ăn viên (42% đạm). Sau 21 ngày, chiều dài cá ương ở 2 nhóm chọn lọc (2,51±0,06 cm và 2,42±0,09 cm) cao hơn nhưng không có ý nghĩa so với nhóm G2-NN và G1-0 (tương ứng là 2,41±0,02cm và 2,37±0,06 cm). Tuy nhiên, khối lượng của cá G2- CL1 (0,43±0,37g) đạt cao nhất có ý nghĩa. Ở giai đoạn ương lên giống, cá được ương trong giai 2 m2 (200 con/giai, 3 lần lặp lại) và cho ăn thức ăn viên. Sau 30 ngày, cá G2-CL1 tăng trưởng nhanh nhất (6,50±1,57cm và 6,29±4,77g). Tỷ lệ sống của cá tương đương giữa các nghiệm thức (p>0,05), từ 79,8–84,9%. Vì vậy, chọn lọc cá bố mẹ vượt đàn 5% góp phần nâng cao tăng trưởng của cá rô đầu vuông giai đoạn bột lên giống 2.5. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở các lượt khảo nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tác giả kế thừa và đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm TCT tại huyện Cần Giờ bao gồm các nhân tố: chi phí thức ăn; chi phí nhiên liệu; giá tôm thành phẩm; kinh nghiệm nuôi; tập huấn kỹ thuật; nguồn gốc tôm giống; kích cỡ tôm giống; mật độ thả nuôi. Ngoài ra, dựa trên thực trạng nuôi tôm hiện nay và kinh nghiệm nuôi của các kỹ sư nông nghiệp của Phòng Kinh tế tại huyện Cần Giờ, tác giả thấy rằng ô
  • 30. 21 Chi phí thức ăn (X1) Chi phí nhiên liệu (X2) Giá tôm thành phẩm (X3) Kinh nghiệm nuôi (X4) Tập huấn kỹ thuật (X5) Nguồn gốc tôm giống (X6) Lợi nhuận(Y) Kích cỡ tôm giống (X7) Mật độ thả nuôi (X8) Ô nhiễm môi trường (X9) nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm trên địa bàn và được đưa vào mô hình nghiên cứu để kiểm định mức ý nghĩa của biến ô nhiễm có tác động đến lợi nhuận nuôi tôm TCT hay không. Hình 2.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm TCT Nguồn: Đề xuất của tác giả (2018) 2.5.1. Biến độc lập X1: Chi phí thức ăn (1000 đồng), là chi phí bỏ ra để mua thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi, tôm phát triển càng lâu thì lượng thức ăn càng nhiều. Việc tăng chi phí thức ăn được kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+). (Vương Quốc Duy và Phạm Thị Tuyết Mai, 2014) X2: Chi phí nhiên liệu (1000 đồng) bao gồm điện và xăng dầu chạy máy, là yếu tố để chạy máy sục khí tạo oxy cho tôm phát triển.Tôm nuôi phát triển mạnh,
  • 31. 22 thời gian nuôi sẽ dài và chi phí điện và xăng dầu chạy máy sẽ tăng, vi vậy chi phí nhiên liệu kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+). (Trần Văn Út Tám, 2017; Dư Thị Thanh Trúc, 2012) X3:Giá tôm thành phẩm (1000 đồng), là giá bán sau khi thu hoạch người nuôi tôm bán cho thương lái hoặc bán tại các chợ trong Tp.HCM. Giá bán cao kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+) (Vương Quốc Duy, Phạm Thị Tuyết Mai, 2014) X4: Kinh nghiệm nuôi (số năm), là số năm thâm niên người nuôi tham gia hoạt động nuôi tôm. Các yếu tố kỹ thuật, môi trường, nguồn nước, thời điểm thả nuôi và phân phối các yếu tố đầu vào tác động trực tiếp đến quá trình nuôi tôm, từ lúc chuẩn bị thả nuôi đến khi thu hoạch, vì vậy đòi hỏi người nuôi tôm tích lũy kinh nghiệm qua các năm nuôi tôm. Kinh nghiệm nuôi kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+). (Lê Thị Mạnh Hồng, 2015) X5: Tập huấn kỹ thuật, là biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ nuôi tôm được tập huấn, nhận giá trị 0 khi hộ nuôi tôm không được tập huấn. Người nuôi được tập huấn kiến thức kỹ thuật nuôi hiện đại, cách áp dụng công nghệ mới, phòng trị bệnh và kiểm soát ao nuôi sẽ làm tôm tăng tỷ lệ sống và phát triển con tôm. Vì thế tập huấn kỹ thuật kỳ vọng sẽ làm tăng lợi nhuận nên mang dấu (+). (Trần Văn Út Tám, 2017; Lê Thị Mạnh Hồng, 2015) X6: Nguồn gốc con giống, là biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ mua tôm của công ty, nhận giá trị 0 khi hộ mua tôm giống của trại thuần dưỡng tại địa phương. Thường con giống ở công ty sẽ chất lượng cao, đã qua kiểm dịch, tỷ lệ sống cao nên thường giá sẽ cao. Giống tôm ở trại thuần dưỡng hơi kém chất lượng hơn, tỷ lệ sống thấp nhưng giá lại rẻ. Biến nguồn gốc con giống kỳ vọng mang dấu (+) (-) (Nguyễn Thị Anh Thơ, 2016) X7: Kích cỡ con giống, là biến giả, nhận giá trị 1 khi hộ mua tôm giống loại post 10 (loại tôm giống 10 ngày tuổi), nhận giá trị 0 khi hộ mua tôm giống loại post 12 (loại tôm giống 12 ngày tuổi). Kích cỡ con giống kỳ vọng mang dấu (+) (- ) . (Dương Thúy Yên, Trịnh Thu Phương, Dương Nhựt Long, 2014)
  • 32. 23 X8: Mật độ con giống thả nuôi (con/m2 ), là số lượng con giống thả trên 1 mét vuông mặt nước, tùy theo điều kiện tự nhiên và thời điểm thả nuôi, người dân sẽ áp dụng nuôi mật độ cao hay thấp. Thường nuôi tôm ở mật độ thấp, tôm sẽ ít cạnh tranh thì tỷ lệ sống sẽ cao, chất lượng tôm sẽ tốt hơn nhưng năng suất tôm đạt thấp. Ngược lại, nuôi tôm ở mật độ cao tuy đạt năng suất cao nhưng khó kiểm soát được dịch bệnh trong ao, độ cạnh tranh lớn và chất lượng tôm sẽ suy giảm. Mật độ con giống thả nuôi kỳ vọng mang dấu (+) (-). (Trần Văn Út Tám, 2017; Nguyễn Thị Mộng Thu, 2017; Dư Thị Thanh Trúc, 2012; Lê Thị Mạnh Hồng, 2015; Nguyễn Thành Long, 2018) X9: Ô nhiễm môi trường, là biến giả, nhận giá trị 1 khi có ô nhiễm môi trường, nhận giá trị 0 khi không có ô nhiễm môi trường. Trước tình hình ô nhiễm ngày càng phức tạp như ô nhiễm nguồn nước, đất, khí hậu…ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nuôi. Vì vậy, ô nhiễm môi trường kỳ vọng mang dấu (-). (Nguồn tác giả, 2018) 2.5.2. Biến phụ thuộc và các giả thuyết của mô hình Y: Lợi nhuận (1000 đồng), là biến phụ thuộc của mô hình. Giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Nhân tố chi phí thức ăn có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm. tôm. Giả thuyết H2: Nhân tố chi phí nhiên liệu có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi Giả thuyết H3: Nhân tố giá tôm thành phẩm có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm Giả thuyết H4: Nhân tố kinh nghiệm có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm. Giả thuyết H5: Nhân tố tập huấn kỹ thuật có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm. Giả thuyết H6: Nhân tố nguồn gốc con giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm.
  • 33. 24 tôm. tôm. Giả thuyết H7: Nhân tố kích cỡ con giống có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi Giả thuyết H8: Nhân tố mật độ thả nuôi có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi Giả thuyết H9: Nhân tố ô nhiễm môi trường có ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi tôm. Tóm tắt chương 2 Chương 2 trình bày các khái niệm, các lý thuyết có liên quan đế tài nghiên cứu như: hộ, nông hộ, kinh tế hộ, hiệu quả kinh tế, năng suất, lợi nhuận…, các mô hình và các hàm sản xuất, hàm chi phí, hàm doanh thu và hàm lợi nhuận. Đồng thời trình trình bày các lượt khảo nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả kinh tế, lợi nhuận, năng suất, các yếu tố tác động đến mô hình sản xuất nông nghiệp. Từ những kết quả tổng hợp các lượt khảo nghiên cứu tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố tác động đến lợi nhuận nuôi tôm thẻ chân trắng như: chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu, giá tôm thành phẩm, kinh nghiệm nuôi tôm, tập huấn kỹ thuật nuôi, nguồn gốc con giống, kích cỡ con giống, mật độ thả nuôi tôm và 1 yếu tố môi trường ô nhiễm mà tác giả đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Các yếu tố này được tác giả thừa kế để làm cơ sở cho mô hình nghiên cứu tiếp theo ở chương 3.
  • 34. 25 Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kỹ thuật Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình Kết luận và đề xuất giải pháp CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu Nguồn: Đề xuất của tác giả (2018) 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu tác giả thu thập từ cuộc điều tra thủy sản 1/5/2018 của Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ theo kế hoạch 140/CTK-NN ngày 16/03/2018 của Cục Thống kê Tp.HCM (Phụ lục 1); từ các xã, thị trấn và phòng, ban của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ. 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Sau khi lấy dữ liệu sẽ mã hóa, kiểm tra, làm sạch dữ liệu trước khi sử dụng phần mềm Excel và Stata phiên bản 12.0 phân tích. Mô hình nghiên cứu Phân tích thực trạng sản xuất nuôi tôm Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan Thu thập số liệu thứ cấp Vấn đề nghiên cứu
  • 35. 26  Mục tiêu 1: Phân tích và đánh giá lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánhđể đo lường, phân tích các chỉ tiêu kinh tế, các tỷ số hiệu quả kinh tế, thiết lập các bảng biểu và đồ thị từ dữ liệu thu thập được, từ đó đánh giá được lợi nhuận từ tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ trên địa bàn. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trong nuôi tôm thẻ chân trắng: Doanh thu, tổng chi phí, giá bán, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (BCR) … + Doanh thu: là tổng số tiền thu được từ sản lượng thu hoạch tôm và mức giá bán trên 1 đơn vị. Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán +Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí mà hộ nuôi tôm bỏ ra và chi cho hoạt động nuôi để tạo ra sản phẩm, chỉ tiêu này phụ thuộc vào quy mô sản xuất và mức đầu tư của từng hộ. Tổng chi phí = Chí phí vật chất + Chi phí lao động + Chi phí khác + Năng suất thu hoạch: là năng suất chỉ tính trên diện tích thu hoạch không bao gồm diện tích mất trắng Năng suất thu hoạch = Sản lượng thu hoạch/Diện tích thu hoạch + Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu đánh giá chi phí sản xuất để tạo ra 1 kg tôm thẻ chân trắng. Giá thành = Tổng chi phí/Sản lượng + Lợi nhuận: là phần thu được từ doanh thu sau khi trừ đi tổng chi phí bỏ ra để nuôi tôm. Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí + Tỷ suất lợi nhuận: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng chi phí bỏ ra để nuôi tôm thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận - BCR (Benefit cost ratio) = Lợi nhuận/Tổng chi phí
  • 36. 27  Mục tiêu 2: Xác định mô hình, các nhân tố ảnh hưởng và phân tích mức độ ảnh hưởng bởi các nhân tố đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng. Mô hình Cobb-Douglas được sử dụng để nghiên cứu: LnY=β0 + β1LnX1 + β2LnX2 +... + βiXi+ ε (3.1) Trong đó: Y: Biến phụ thuộc; Xi: Biến độc lập; β0: Hằng số của mô hình hồi quy; βi: Hệ số hồi quy của biến độc lập thứ i; ε: Sai số của mô hình. Phân tích mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến mô hình nuôi tôm TCT dựa trên phần mềm Stata 12.0. - Xét hệ số r từ ma trận tương quan: + r < 0,3: tương quan yếu. + 0,3 ≤ r ≤ 0,5: tương quan trung bình. + 0,5 ≤ r < 0,7: tương quan khá chặt chẽ. + 0,7 ≤ r < 0,9: tương quan chặt chẽ. + r ≥ 0,9: tương quan rất chặt chẽ. - Kiểm định mô hình hồi quy với hệ số xác định R2 : đánh giá sự phù hợp của mô hình với mẫu nghiên cứu. Ngoài R2 , Stata cũng tính hệ số xác định hiệu chỉnh (Adjusted R2 ) và hiển thị cả hai trên bảng kết quả hồi quy. + Ý nghĩa R2 : cho biết tỷ lệ (%) phần biến động của biến phụ thuộc (Y) đã được giải thích bởi các biến độc lập (X) trong mô hình. Còn lại (1- R2 ) là phần biến động chưa được giải thích gây ra bởi sai số. R2 càng lớn càng tốt. + R2 = 1: Mô hình hoàn toàn phù hợp với mẫu nghiên cứu. + R2 = 0: Mô hình không phù hợp với mẫu nghiên cứu. + Khi thêm biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng. Tuy nhiên cần xét R2 hiệu chỉnh (-Adiusted R2 ) để xem việc thêm biến có giúp cải thiện mô hình về mặt thống kê hay không.
  • 37. 28 - Số thông kê F trong mô hình hồi quy: + Kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. + F càng lớn thì càng có ý nghĩa, vì khi đó Sig F càng nhỏ. + F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận hay bác bỏ giả thiết Ho. + F dùng để so sánh trong bảng phân phối F ở mức ý nghĩa α. Ho : β1=β2 =β3= ... = βi = 0 (βi các tham số hồi quy thứ i). Biên độ lập (Xi) và biến phụ thuộc (Y) không có liên quan tuyến tính. H1 : βi ≠ 0 (Biến độc lập Xi và biến phụ thuộc (Y) có liên quan tuyến tính. + Nếu F > Ftra bảng thì bác bỏ Ho. + F càng lớn thì khả năng bác bỏ Ho càng cao. - Significant level (Sig F): mức ý nghĩa F, nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig F càng nhỏ càng tốt (Sig F<0,05), khi đó mô hình có độ tin cậy càng cao. - Kiểm định đa cộng tuyến: đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ với nhau. Đa cộng tuyến hoàn hảo làm cho mô hình không ước lượng được. Đa cộng tuyến không hoàn hảo có thể làm các biến độc lập cộng tuyến mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc có thể sai dấu của hệ số hồi quy. + Mỗi biến độc lập trong mô hình sẽ có một hệ số phóng đại phương sai VIF. Để tìm VIF, phải đảm bảo hàm hồi quy vừa chạy gần nhất trước đó là hàm hồi quy cần kiểm định đa cộng tuyến. + VIF > 10: xác định đa cộng tuyến. + Việc phát hiện đổi dấu do đa cộng tuyến có thể thực hiện bằng các so sánh dấu của hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập với dấu của hệ số hồi quy thu được khi chạy mô hình hồi quy. Nếu hai dấu này khác nhau, đó là thể hiện của sai dấu cho các biến độc lập có tương quan với nhau. - Kiểm định tự tương quan: dùng kiểm định Durbin – Watson sau khi ước lượng hàm hồi quy. Nếu Prob>chi2>5% xác định mô hình không có hiện tượng tự tương quan.
  • 38. 29 - Kiểm định phương sai thay đổi: dùng kiểm định White. Kiểm định này được Halbert White đưa ra vào năm 1980. + Nếu trường hợp có phương sai thay đổi, ước lượng tính được bằng OLS không còn là ước lượng hiệu quả nữa. Đồng thời các kiểm định về hệ số hồi quy được tính toán dựa trên giả định Var(Ui) = σ2 không còn đáng tin cậy. + Việc khắc phục phương sai thay đổi có thể tính lại giá trị các kiểm định để kiểm định đáng tin cậy hơn (bằng cách dùng ma trận ước lượng vững của hiệp phương sai) hoặc tìm ướng lượng hiệu quả hơn bằng GLS.  Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận, diễn dịch để phân tích kết quả từ mục tiêu 1, 2, nhằm đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để nâng cao lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ. Tóm tắt chương 3 Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài, mô hình phân tích và nguồn dữ liệu nghiên cứu. Trên cơ sở lý thuyết và lượt khảo các nghiên cứu có liên quan, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ trên địa bàn. Mô hình nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng gồm 9 biến độc lập: chi phí thức ăn, chi phí nhiên liệu, giá tôm thành phẩm, kinh nghiệm nuôi tôm, tập huấn kỹ thuật, nguồn gốc con giống, kích cỡ con giống, mật độ thả nuôi con giống, ô nhiễm môi trường.
  • 39. 30 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về huyện Cần Giờ 4.1.1. Vị trí địa lý Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành cũng là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km theo đường chim bay, có hơn 20 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Cần Giờ giống như một hòn đảo tách biệt với xung quanh, bốn bề là sông và biển.(Xem hình 3.1) + Phía Bắc ngăn cách với huyện Nhà Bè bởi sông Soài Rạp. + Phía Nam giáp biển Đông. + Phía Tây ngăn cách với các huyện Cần Giuộc và Cần Đước của tỉnh Long An, huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang, ranh giới là sông Soài Rạp. + Phía Đông Bắc ngăn cách với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bởi sông Lòng Tàu. + Phía Đông Nam tiếp giáp với thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ranh giới là sông Thị Vải.
  • 40. 31 Hình 4.1: Bản đồ địa lý huyện Cần Giờ Nguồn: https://cafeland.vn/quy-hoach/tphcm-duyet-quy-hoach-12000-khu- dan-cu-rach-la-va-an-nghia-mo-rong-tai-can-gio-39617 4.1.2. Điều kiện tự nhiên Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo. Với điều kiện tự nhiên và địa lý thuận lợi, Cần Giờ thích hợp cho các hoạt động về du lịch, khai thác, nuôi
  • 41. 32 trồng, chế biến, tiêu thụ và dịch vụ về thủy sản... đặt biệt là nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và cũng là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Cần Giờ. Khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 250 C đến 290 C, cao tuyệt đối là 38,20 C, thấp tuyệt đối là 14,40 C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày, trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.000 – 1.402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 240mm. Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc. Sau 25 năm giải phóng, hệ sinh thái rừng và rừng ngập mặn của Cần Giờ đã được phục hồi ổn định và đang phát triển tốt sau những thiệt hại nặng nề do chiến tranh tàn phá. Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”. Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. 4.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội Toàn huyện có 06 xã và 1 thị trấn với 33 ấp và khu phố, đến thời điểm 31/12/2017 cần giờ có 18.621 hộ dân, dân số trung bình năm 2017 khoảng 75.759 người, mật độ dân số khoảng 107,54 người/Km2 (thấp nhất so với các quận, huyện khác của thành phố).(Xem bảng 4.1)
  • 42. 33 Bảng 4. 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2017 Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/Km2) TỔNG SỐ 704,4533 75.759 107,54 Chia theo phường xã: Cần Thạnh 24,27 12.087 498,05 Bình Khánh 43,43 21.541 495,95 Long Hòa 132,74 11.465 86,37 Tam Thôn Hiệp 110,68 5.828 52,66 An Thới Đông 103,90 13.998 134,72 Thạnh An 131,31 4.722 35,96 Lý Nhơn 158,12 6.118 38,69 Nguồn: Niên giám thống kê Chi cục Thống kê Cần Giờ 2017 Diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 5.712 ha, trong đó đất nuôi tôm chiếm 5.535,76 ha (96,91%) trong tổng diện tích nuôi trồng. (Xem bảng 4.2) Bảng 4. 2: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017 Đơn vị tính: Ha Năm 2013 2014 2015 2016 2017 TỔNG SỐ 7.077,66 6.719,30 5.850,31 6.247,18 5.712,00 Phân theo loại thủy sản Cá 5,93 4,32 8,14 11,15 12,05 Tôm 6.202,98 6.287,31 5.290,67 6.079,68 5.535,76 Thủy sản khác 868,75 427,67 551,50 156,35 164,19 Phân theo phương thức nuôi Diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh 2.774,01 3.083,07 2.142,31 2.988,53 2.399,76 Diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến 4.303,65 3.636,23 3.708,00 3.258,65 3.312,24 Phân theo loại hình nước mặt nước Diện tích nước ngọt - - - - - Diện tích nước lợ 6.601,66 6.441,30 5.580,31 6.211,68 5.593,00 Diện tích nước mặn 476,00 278,00 270,00 35,50 119,00 Nguồn: Niên giám Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ 2017
  • 43. 34 Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 28.354,48 tấn, đạt 91,43% so với cùng kỳ năm 2016. Giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân giảm 5,22%. Trong đó sản lượng nuôi tôm chiếm 9.680 tấn (34,14%) tổng sản lượng nuôi trồng.Giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân giảm 7,95%/năm. (Xem bảng 4.3) Bảng 4. 3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2013-2017 Đơn vị: tấn Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Sản lượng nuôi trồng 24.153,00 27.161,00 30.966,34 31.500,49 28.354,48 1 - Cá 233,00 262,00 104,40 114,00 95,00 2 - Tôm 13.484,00 12.813,00 12.273,60 13.799,00 9.680,00 Tôm sú 1.555,00 1.475,00 1.452,60 1.484,00 1.589,00 Tôm thẻ chân trắng 10.760,00 10.044,00 9.796,00 11.345,00 6.845,00 Tôm khác 1.169,00 1.294,00 1.025,00 970,00 1.246,00 3 - Thuỷ sản khác 10.436,00 14.086,00 18.588,34 17.587,49 18.579,48 Cua Bể 0,64 3,49 1,48 Nghêu 2.744,00 5.235,00 9.600,00 7.234,00 6.132,80 Sò 721,00 822,00 620,00 527,00 408,00 Hàu 6.914,00 7.959,00 8.298,00 9.740,00 11.931,00 Khác 57,00 70,00 69,70 83,00 106,20 Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ 2017 Giá trị sản phẩm thu được trên 1 đơn vị diện tích hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2017 đạt 413,81 triệu đồng. Trong giai đoạn năm 2013 – 2017, giá trị sản phẩm thu được trên 1 đơn vị hécta mặt nước nuôi trong thủy sản bình quân tăng 11,0%/năm. (Xem bảng 4.4)
  • 44. 35 Bảng 4. 4: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hécta mặt nước nuôi trồng thủy sản năm 2013-2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 2013 272,62 2014 257,29 2015 446,03 2016 448,87 2017 413,81 Nguồn: Niên giám Chi cục Thống kê Cần Giờ 2017 4.1.4. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng Năm 2017 có 2.019 lượt hộ thả nuôi, đạt 69,86% so với cùng kỳ; con giống thả nuôi 981,56 triệu con, đạt 82,43% so với cùng kỳ; diện tích thả nuôi 2.262,06 ha, đạt 78,02% so với cùng kỳ, trong đó: (Xem bảng 4.5 và hình 4.2) + Nuôi công nghiệp: Có 594 lượt hộ thả nuôi 411,33 triệu con giống trên diện tích 632,81 ha. + Nuôi bán công nghiệp: Có 1.425 lượt hộ thả nuôi 570,23 triệu con giống trên diện tích 1.629,25 ha. Bảng 4. 5: Tình hình thả nuôi tôm thẻ chân trắng năm 2017 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Chỉ tiêu Lượt hộ DT thả (ha) Giống (triệu con) Lượt hộ DT thả (ha) Giống (triệu con) Tổng 2.890 2.899,25 1.190,80 2.019 2.262,06 981,56 69,86 78,02 82,43 - CN 731 718,88 493,11 594 632,81 411,33 81,26 88,03 83,42 - BCN 2.159 2.180,37 697,69 1.425 1.629,25 570,23 66,00 74,72 81,73 - QCCT - - - - - - Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ năm 2017
  • 45. 36 Hình 4.2: Tình hình nuôi tôm thẻ 2013-2017 Nguồn: Tổng hợp số liệu Chi cục Thống kê huyện Cần Giờ Sản lượng tôm thẻ chân trắng năm 2017 đạt 6.845 tấn, đạt 60,33% so với năm 2016. Giai đoạn 2013 – 2017, sản lượng tôm thẻ chân trắng bình quân giảm 10,69%/năm. Nguyên nhân làm cho sản lượng giảm là do diện tích thu hoạch giảm, năng suất thu hoạch đạt thấp, diện tích tôm bệnh tăng. (Xem hình 4.3) Hình 4.3: Sản lượng tôm thẻ chân trắng 2013-2017 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ Số hộ nuôi tôm bệnh ngày càng tăng, năm 2017 có 81 lượt hộ nuôi tôm bị bệnh, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2016; diện tích tôm bệnh khoảng 57,26 ha, 4,000 3,500 3,000 2,500 2,000 1,500 1,000 500 - 2013 2014 2015 Năm 2016 2017 Số lượt hộ thả nuôi Con giống thả nuôi (triệu con) Diện tích thả nuôi (ha) 10,760 11,345 10,044 9,796 6,845 2013 2014 2015 Năm 2016 2017 tấn
  • 46. 37 đạt 58,42% so với cùng kỳ; số con giống thiệt hại khoảng 20,26 triệu con giống, đạt 53,63% so với cùng ky. Do tình hình nuôi tôm mấy năm trước bị bệnh nhiều, nên nhiều hộ nuôi tôm thu hẹp sản xuất, mật độ con giống thả thấp để đảm bảo hiệu quả nên mặc dù năm 2017 số hộ tôm bệnh nhiều nhưng diện tích và thiệt hại con giống giảm. (Xem bảng 4.6) Bảng 4. 6: Tình hình tôm bệnh năm 2013-2017 Năm So sánh (%) Khoản mục Đvt 2016 2017 Số hộ có tôm bệnh Hộ 60 81 135 Diện tích tôm bệnh Ha 98,01 57,26 58,42 Thiệt hại con giống Triệu con 37,78 20,26 53,63 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo tình hình KT-XH huyện Cần Giờ 4.2. Phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu 4.2.1. Thông tin chung Dữ liệu thu thập được gồm 137 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn huyện Cần Giờ. Trong đó chỉ có 6/7 xã, thị trấn có hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trong thời điểm thu thập. 4.2.1.1. Thông tin cơ bản về chủ hộ nuôi tôm Trong dữ liệu tôm thẻ chân trắng thu thập được, chủ hộ cũng chính là lao động chính tham gia nuôi tôm của hộ. Từ bảng 4.7, ta thấy số lao động tham gia nuôi tôm đa số là nam, có 126 hộ (91,97%) trong tổng số 137 hộ nuôi tôm, số lao động nữ tham gia nuôi tôm chỉ có 11 hộ (8,03%). Lao động chính tham gia nuôi tôm có độ tuổi trung bình là 47 tuổi, thấp nhất là 30 tuổi và cao nhất là 78 tuổi. Số lao động chính tham gia nuôi tôm trong độ tuổi lao động có 122 (89,05%) lao động, ngoài độ tuổi lao động có 15 (10,95%) lao động, dưới độ tuổi lao động thì không có. Từ kết quả trên, ta thấy nghề nuôi tôm phần lớn là chủ hộ trong độ tuổi lao động, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, vốn, công sức và chịu đựng rủi ro trong sản xuất. (Xem bảng 4.7) Trình độ học vấn của chủ hộ phần lớn là dưới trung học phổ thông, có 112 hộ (81,75%), trung học phổ thông có 16 hộ (11,68%), cao đẳng, trung cấp có 1 hộ
  • 47. 38 (0,73%) và từ đại học trở lên có 6 hộ (4,38%). Huyện Cần Giờ là huyện ngoại thành, với hệ thống giao thông không được thuận lợi, giáo dục và trình độ dân trí còn thấp so với những quận huyện khác nên lao động có trình độ dưới trung học phổ thông chiếm đa số trong nghề nuôi tôm TCT. (Xem bảng 4.7) Dân tộc của chủ hộ nuôi tôm là dân tộc kinh, có 137 hộ (100%). Trên địa bàn huyện Cần Giờ các dân tộc khác chiếm rất ít trong tổng dân số huyện. (Xem bảng 4.7) Bảng 4. 7: Số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng từ dữ liệu thu thập 2018 Khoản mục Tần số Tỷ lệ % Giới tính Nam 126 91,97 Nữ 11 8,03 Độ tuổi Từ 18 đến 59 122 89,05 Từ 60 trở lên 15 10,95 Từ đại học trở lên 6 4,38 Trình độ học vấn Cao đẳng, trung cấp 1 0,73 Trung học phổ thông 16 11,68 Dưới trung học phổ thông 112 81,75 Dân tộc Kinh 137 100,00 Khác - - Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018 4.2.1.2. Nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm Từ kết quả phân tích bảng 4.8, ta thấy trung bình số nhân khẩu trong hộ là 4 người (nhỏ nhất là 1 người và lớn nhất là 9 người), trung bình mỗi hộ có 2 người lao động (nhỏ nhất là 1 người và lớn nhất là 5 người), trung bình số người trong hộ tham gia gia nuôi tôm có 1 người (nhỏ nhất 1 người và lớn nhất là 4 người). Số năm kinh nghiệm trung bình nuôi tôm của chủ hộ là 10 năm (nhỏ nhất là 1 năm và lớn nhất là 29 năm), từ kết quả trên ta thấy rằng chủ hộ có khá nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm và nghề nuôi tôm có từ lâu trên địa bàn, nguyên nhân nghề nuôi tôm đem lại hiệu quả khá cao và cũng là nghề có giá trị chiếm tỷ trọng cao trong ngành nuôi trồng thủy sản, nên được UBND huyện hỗ trợ nhiều chính sách như mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật nuôi tôm, chính sách hỗ trợ vay lãi suất thấp...(Xem bảng 4.8)
  • 48. 39 Bảng 4. 8: Số nhân khẩu, lao động và kinh nghiệm nuôi tôm Khoản mục Đvt Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Số nhân khẩu trong hộ Người 4 1,09 1 9 Số lao động trong hộ Người 2 0,80 1 5 Số lao động tham gia nuôi tôm Người 1 0,64 1 4 Kinh nghiệm nuôi tôm Năm 10 6,35 1 29 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018 4.2.1.3. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật. Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành mũi nhọn của huyện Cần Giờ nói riêng và của Tp.HCM nói chung, ngành nuôi trồng thủy sản còn nằm trong chương trình chuyển dịch cơ cấu của huyện. Hàng năm, được sự quan tâm và hỗ trợ của Tp.HCM, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện Cần Giờ, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nôngvà Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản thường xuyên mở các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật, các mồ hình nuôi trồng thủy sản, trong đó có lớp tập huấn nuôi tôm thẻ chân trắng cho các hộ nuôi trên địa bàn. Bảng 4.9 phân tích kết quả tập huấn kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng cho thấy có 121 hộ (88,32%) nuôi tôm được tập huấn, số hộ không có tập huấn kỹ thuật có 16 hộ (7,3%) do địa bàn huyện Cần Giờ rộng, có một số hộ ở cách xa trung tâm nên việc đi lại khó khăn cũng như nhận biết thông tin thời gian mở các lớp tập huấn. Bảng 4. 9: Tập huấn kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng Khoản mục Tần số Tỷ lê % Có tập huấn kỹ thuật 121 88,32 Không có tập huấn kỹ thuật 16 11,68 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018 4.2.1.4. Nguồn vốn sản xuất của chủ hộ Từ bảng 4.10, ta thấy nguồn vốn tự có trung bình của chủ hộ là 440,5 triệu đồng (nhỏ nhất là 5 triệu đồng và lớn nhất là 5 tỷ), nguồn vốn vay trung bình của chủ hộ là 195,55 triệu đồng (nhỏ nhất là 0 và lớn nhất là 7 tỷ đồng). Hộ nuôi tôm
  • 49. 40 thường sử dụng nguồn vốn tự có là chủ yếu, tuy nhiên có một số hộ nuôi áp dụng công nghệ cao theo phương thức nuôi công nghiệp dẫn đến chi phí đầu tư nhiều nên sử dụng vốn vay cao. Bảng 4. 10: Nguồn vốn của chủ hộ Khoản mục Đvt Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Vốn tự có triệu đồng 440,50 696,96 5 5.000 Vốn vay triệu đồng 195,55 763,97 - 7.000 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018 4.2.2. Thông tin sản xuất tôm thẻ chân trắng. Hộ nuôi tôm Từ bảng 4.11 thấy, trung bình giá con giống 101,25 đồng/con (nhỏ nhất 60 đồng/con và cao nhất là 140 đồng/con). Lượng thức ăn phụ thuộc vào quá trình phát triển của tôm thẻ chân trắng, nếu con tôm phát triển khỏe mạnh thì lượng thức tăng cao và ngược lại, tôm chịu ảnh hưởng của dịch bệnh thì lượng thức ăn thấp. Trung bình lượng thức ăn cho tôm đạt 3.585,81 kg (nhỏ nhất là 500 kg và lớn nhất là 41.000 kg). (Xem bảng 4.11) Đất đai là nguồn vốn không thể thiếu trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nhiều hay ít sẽ tác động đến hiệu quả của nghề nuôi tôm. Từ bảng tổng hợp thông tin sản xuất 4.11 ta thấy diện tích nuôi trung bình của hộ nuôi tôm đạt 9.823,36 m2 (nhỏ nhất là 1.000 m2 và lớn nhất là 50.000 m2 ). Mật độ thả nuôi thường phụ thuộc vào diện tích nuôi, số con giống và thời điểm thả nuôi. Nếu hộ nuôi áp dụng công nghệ kỹ thuật nuôi hiện đại thường sẽ nuôi ở mật độ dày (trên 60 con/m2 ) sẽ cho năng suất cao, nhưng độ rủi ro rất cao vì dịch bệnh xảy ra. Trên địa bàn huyện Cần Giờ, hộ nuôi tôm thường sản xuất theo quy mô nhỏ, lẻ, thả nuôi với mật độ thấp để đảm bảo con tôm phát triển, độ rủi ro và chi phí thấp, kết quả phân tích từ bảng 4.11 cho thấy mật độ thả nuôi trung bình của hộ nuôi tôm đạt 56 con/m2 (thấp nhất 15 con/m2 và cao nhất là 150 con/m2 ). Thời gian thả nuôi tôm thẻ chân trắng nhiều hay ít phụ thuộc vào quá trình phát triển của con tôm và kinh nghiệm của hộ nuôi tôm. Tôm phát triển khỏe
  • 50. 41 mạnh thì thời gian nuôi sẽ kéo dài, thời gian thả nuôi trung bình của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn là 3,03 tháng (ít nhất là 1,5 tháng và nhiều nhất là 6,2 tháng). (Xem bảng 4.11) Bảng 4. 11: Thông tin sản xuất Khoản mục Đvt Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Giá con giống đồng/con 101,25 20,33 60,00 140,00 Lượng thức ăn kg 3.585,81 4.232,96 500,00 41.000,00 Diện tích nuôi m2 9.823,36 7.887,21 1.000,00 50.000,00 Mật độ thả nuôi con/m2 56 30 15,00 150,00 Thời gian thả nuôi tháng 3,03 0,74 1,50 6,20 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018 Trong quá trình nuôi tôm, việc chọn mua con giống là khâu chuẩn bị quan trọng trước khi nuôi. Tùy theo thời điểm thả nuôi, vốn và kinh nghiệm của hộ nuôi mà hộ nuôi tôm sẽ lựa con giống sao cho đem lại hiệu quả cao. Thường hộ nuôi tôm sẽ chọn mua con giống có nguồn gốc rõ ràng, đã qua kiểm dịch và tỷ lệ sống cao. Bảng 4.12 phân tích từ dữ liệu thu thập được cho thấy có 114/137 (83,21%) hộ nuôi chọn mua con giống có nguồn gốc từ công ty, mua giống ở trại thuần dưỡng có 23/137 (16,79%) hộ; chất lượng con giống đã qua kiểm dịch có 137/137 hộ (100%); kích cở con giống post 10 có 72/137 hộ (52,55%), post 12 có 65/137 hộ (47,45%). Bảng 4. 12: Thông tin con giống Khoản mục Tần số Tỷ lệ % Nguồn gốc Giống công ty 114 83,21 Giống trại thuần dưỡng 23 16,79 Chất lượng Đã kiểm dịch 137 100 Chưa kiểm dịch 0 0 Kích cỡ Post 10 72 52,55 Post 12 65 47,45 Nguồn: Tổng hợp dữ liệu tôm thu thập năm 2018 Hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều phương thức và hình thức nuôi khác nhau. Phương thức nuôi có nuôi thâm canh, bán thâm canh, quãng canh