SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAN THỊ KIM NGÂN
TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Hà Nội, 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAN THỊ KIM NGÂN
TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành
Hà Nội, 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Trần Khánh Thành.
Tôi cũng cam đoan đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài luận văn nào đã
được công bố ở Việt Nam.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của đề tài.
Ngƣời cam đoan
Phan Thị Kim Ngân
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới PGS. TS Trần Khánh Thành, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viên để tôi hoàn
thành luận văn này.
Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên luận văn
của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến chân thành của các thầy, cô giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Người viết
Phan Thị Kim Ngân
h
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6
6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................7
1.1.Khái niệm truyện trinh thám.............................................................................7
1.2.Những nét chính trong quá trình vận động của truyện trinh thám theo tiến
trình văn học Việt Nam đƣơng đại........................................................................10
1.3.Sự ảnh hƣởng của các tác phẩm dịch đối với thể loại truyện trinh thám Việt Nam.15
1.4.Những điểm khác biệt giữa truyện trinh thám Việt Nam với khuôn công
thức của các nhà lý luận phƣơng Tây ...................................................................19
1.5. Một số hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam..........................................24
Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................27
CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN
CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM .......................................................28
2.1. Nhân vật của truyện trinh thám Việt Nam....................................................28
2.1.1. Khái niệm nhân vật .........................................................................................28
2.1.2. Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.......................29
2.1.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.................40
2.2.Cốt truyện của truyện trinh thám Việt Nam..................................................51
2.2.1.Cốt truyện logic, cấu trúc với ba phần mở đầu – thắt nút – mở nút................53
2.2.2.Cốt truyện có sự song hành của tính duy lý – hiện thực đi đôi với hư cấu – trí
tưởng tượng...............................................................................................................56
Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................59
CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC KẾT CẤU, TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, NGÔI KỂ,
ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM..........................60
3.1. Kết cấu tiểu thuyết trinh thám Việt Nam ......................................................60
3.1.1. Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính.........................................................62
3.1.2. Kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện ...................................................................66
3.1.3. Kết cấu truyện lồng trong truyện ....................................................................70
3.2. Tổ chức không gian nghệ thuật của truyện trinh thám Việt Nam ..............72
3.3. Ngƣời kể chuyện trong truyện trinh thám Việt Nam ...................................77
3.4. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................................80
Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................85
KẾT LUẬN..............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................89
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chọn thể loại trinh thám, đồng nghĩa với việc các tác giả đã chọn một sự thử
thách rất lớn, bởi người viết bên cạnh khó khăn về mặt tư liệu, thì cần phải trang bị
cho mình một vốn sống, vốn kiến thức thực tế cực kỳ phong phú. Ngòi bút trinh
thám đòi hỏi phải đi kèm với trí tưởng tượng, sự logic và sự bản lĩnh mới viết ra
được các tác phẩm hội tụ đủ hai phương diện “duy lý” và “giải trí” hấp dẫn và lôi
cuốn bạn đọc. Nhưng một số nhà nghiên cứu mới chỉ nhìn trên góc độ “giải trí” của
văn học trinh thám rồi quy kết đây là thứ văn chương “hạng hai”, thậm chí không
coi đó là văn chương. Thời gian gần đây dù tình trạng này đã được cải thiện rất
nhiều nhưng có thể nói ở nước ta, giá trị của văn học trinh thám ít được đề cao so
với các dòng văn học khác.
So với các thể loại văn học khác, truyện trinh thám xuất hiện khá muộn. Dù
“sinh sau đẻ muộn” nhưng thể loại này lại có những bước tiến rất nhanh và đạt được
những thành tựu không hề nhỏ.
Đầu thế kỷ XX, truyện trinh thám mới được hình thành và phát triển. Dựa
trên tiền đề là sự thay đổi của xã hội nước ta thời bấy giờ, trong đó đặc biệt phải kể
đến việc mở rộng đón nhận những tinh hoa của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là của
nền văn minh phương Tây. Dù mới xuất hiện trên văn đàn, nhưng những tác phẩm
trinh thám vẫn chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình, khi thu hút rất đông các độc
giả theo dõi. Số lượng các tác giả, tác phẩm từ đó mà tăng lên nhanh chóng. Các đặc
trưng của một câu chuyện trinh thám như sự bí ẩn, kích thích tính tò mò, hiếu kỳ…
khiến cho thể loại tiểu thuyết này trở thành một trong những sản phẩm văn học có
lượng phát hành rất lớn.
Nhưng từ sau Thế Lữ và Phạm Cao Củng thì dòng văn học trinh thám lại bị
“đứt gãy” và mãi cho đến những năm 1960, các tác phẩm trinh thám mới phổ biến
rộng rãi ở miền Nam và hiện diện ở miền Bắc dưới hình thức “trinh thám chính trị”.
Các công trình, các bài viết nghiên cứu văn học trinh thám Việt Nam cũng vì vậy
mà nhỏ giọt, ít có sự tổng quan, hệ thống, mà hầu như chỉ nói đến một số khía cạnh
đặc thù về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Còn rất nhiều các vấn đề bao gồm cả lý
2
luận và thực tiễn chưa được đem ra đánh giá thỏa đáng, đúng mức, đặc biệt là việc
luận bàn về tiểu thuyết trinh thám hiện đại sau năm 1975.
Dù đạt được một số thành công đáng nói về mặt thương mại, giới chuyên
môn lại không quá mặn mà với thể loại này. Ngay từ khi mới ra đời, truyện trinh
thám đã bị coi là kiểu truyện chỉ nhằm phục vụ mục đích giải trí. Điều đó tạo nên
một sự nghịch lý trong xã hội văn học nước ta: giới nghiên cứu không đề cao truyện
trinh thám, nhưng ngược lại thì công chúng cực kỳ yêu thích và đón đợi để đọc thể
loại này. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng đánh giá về nhân vật thám tử với một
cái nhìn không mấy thiện cảm: “Cả ngày, lúc nào anh ta cũng có vẻ bí mật, hay
nhận xét từng cái cử chỉ cỏn con của người khác, và hay suy xét tâm lý của người ta
bằng những câu vụn vặt mà anh nghe lóm được” [29, tr.10].Nhà nghiên cứu Vũ Đức
Phúc thậm chí còn gay gắt hơn: “Truyện trinh thám có ảnh hưởng tiêu cực đến xã
hội” [29, tr.12]. Dù đến bây giờ, đã có rất nhiều những nghiên cứu sâu hơn về
truyện trinh thám, thậm chí nghiên cứu cả về đối tượng công chúng đón nhận truyện
trinh thám, lý giải sức hút của truyện trinh thám… nhưng nhìn chung, vẫn còn rất
nhiều vấn đề khúc mắc chưa được giải đáp thỏa đáng, cũng như có nhiều quan điểm
vẫn đánh giá truyện trinh thám Việt Nam quá thấp so với những gì nó xứng đáng
được nhận.
Nhận thấy việc nghiên cứu sâu hơn và làm sáng tỏ thêm các vấn đề của
truyện trinh thám Việt Nam là điều rất cần thiết, chúng tôi thực hiện đề tài này,
mong muốn mở ra những cái nhìn mới hơn về đặc trưng thể loại trinh thám và vị trí
của dòng văn học này trong dòng chảy chung của văn học nước nhà.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giữa thế kỷ XX, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự chuyên
sâu về tiểu thuyết trinh thám và nghệ thuật viết truyện trinh thám, mà chỉ mới dừng
lại ở mức độ nhận xét, bình luận, đánh giá sơ lược, ngắn gọn. Giai đoạn trước đây,
mới chỉ có những bài bình luận, phân tích khái lược của Khái Hưng, Dương Quảng
Hàm, Phạm Thế Ngũ, Lê Huy Oanh, Phạm Đình Ân… về tác phẩm trinh thám của
Thế Lữ và Phạm Cao Củng.
3
Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX và nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (tập II) đã dành một chương để
phân tích nội dung các truyện trinh thám đã phát hành.
Bên cạnh những bài phê bình, đánh giá thì có một số luận văn, luận án đã
được công bố nghiên cứu về truyện trinh thám Việt Nam ở nhiều phương diện khác
nhau. Trần Thanh Hà với Luận văn thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt
Nam là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên (ở cấp độ cao học) được đánh giá là
công phu và đi sâu vào đặc điểm của thể loại trinh thám. Với luận văn này, Trần
Thanh Hà đã nêu rõ chức năng, đồng thời đề xuất cách phân loại và hệ thống hóa
đặc trưng về nội dung của tiểu thuyết trinh thám. Trần Thanh Hà nêu rõ quan điểm:
“Tiểu thuyết trinh thám có nhiều yếu tố ngoại biên, song cốt lõi của loại tiểu thuyết
này là sự khám phá bí mật (liên quan đến tội ác, pháp luật) được trình bày một cách
logic, duy lý, thuyết phục, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố huyền thoại, phi lý” [34,
tr.28], đồng thời phân loại tiểu thuyết trinh thám hiện đại thành các loại: tiểu thuyết
tình báo – phản gián, tiểu thuyết vụ án, tiểu thuyết điều tra. Bên cạnh đó, luận văn
này là một công trình khoa học nghiêng về lối so sánh, tác giả đã đặt văn học trinh
thám Việt Nam trong mối tương quan so sánh với các thể loại khác và với các tác
phẩm trinh thám thế giới. Trần Thanh Hà còn giới thuyết về lịch sử trinh thám thế
giới với các hình thức, các biến động từ khởi thủy cho đến hiện tại. Tuy nhiên Trần
Thanh Hà chưa chỉ rõ đặc trưng về thi pháp của thể loại này.
Nguyễn Thành Khánh trong Luận án tiến sĩ Truyện trinh thám Việt Nam nửa
đầu TK XX – từ đặc trưng thể loại đã đi sâu vào phân tích đặc trưng thể loại trinh
thám ở phương diện thi pháp. Nguyễn Thành Khánh nghiên cứu về cách phân loại
và về các đặc trưng thi pháp của thể loại trinh thám như nhân vật, không gian,
thời gian… nhằm phân biệt trinh thám với các thể loại văn học khác. Tuy nhiên,
Nguyễn Thành Khánh chỉ bó hẹp phạm vi nghiên cứu ở các tác phẩm ra đời vào
nửa đầu TK XX.
Nguyễn Thị Hoàng Yến đã phân tích đặc trưng của thể loại trinh thám chính
trị thông qua luận văn Bộ tiểu thuyết tình báo Ông cố vấn của Hữu Mai từ góc nhìn
thể loại. Luận văn đã mang đến một góc nhìn mới về tác phẩm kinh điển Ông cố
4
vấn, đồng thời nghiên cứu kĩ lưỡng về những yếu tố cấu thành nên một cuốn tiểu
thuyết trinh thám chính trị thành công. Còn có một số các công trình nghiên cứu
phân tích về các tác phẩm trinh thám như tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn, yếu tố trinh
thám trong tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ của Ma Văn Kháng. Tuy nhiên các luận
văn này vẫn chỉ dừng ở phạm vi một tác phẩm, một kiểu truyện trinh thám chứ chưa
mang nhiều đặc trưng khái quát.
Trên đây là những nhận xét, đánh giá, những công trình nghiên cứu có liên
quan tới văn học trinh thám Việt Nam. Nhờ những khởi sắc trong nhiều năm trở lại
đây, văn học trinh thám ngày càng được quan tâm, chú ý và trở thành đề tài phân
tích của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học. Mỗi người có những quan điểm,
suy nghĩ, đánh giá và cảm nhận khác nhau. Trong những bài viết hoặc công trình
khoa học kể trên, ít nhiều các tác giả đã đề cập đến một số đặc trưng thi pháp của
thể loại trinh thám như nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian… Ở những mức
độ khác nhau, các bài viết và các công trình nghiên cứu này là những nguồn tham
khảo quý giá cho chúng tôi để gợi mở thêm những vấn đề mới có tính cấp thiết khi
chọn văn học trinh thám Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu
lịch sử nghiên cứu của văn học trinh thám nước nhà, chúng tôi nhận thấy chưa có
một công trình nào tập trung đánh giá và phân tích sâu về truyện trinh thám Việt
Nam, đặc biệt là truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn nhiều thành tựu nhất:sau
năm 1975, điều đó thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn chỉ rõ những đặc trưng trong thi pháp
của truyện trinh thám Việt Nam nói chung, bên cạnh đó làm rõ những cố gắng cách
tân của một số tác giả truyện trinh thám hiện đại Việt Nam về phương diện thi pháp.
Song song với việc xác định đề tài nghiên cứu và mục đích nghiên cứu,
chúng tôi muốn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Điểm lại những nét chính về các kiểu truyện trinh thám trong tiến trình
phát triển, từ đó khái quát đặc điểm của thể loại gắn với từng giai đoạn.
- Phân tích đặc trưng thi pháp của truyện trinh thám Việt Nam, những đặc
điểm giúp phân biệt rõ giữa truyện trinh thám với các thể loại văn học khác.
5
- Làm rõ những cố gắng cách tân của một số tác giả truyện trinh thám hiện
đại Việt Nam về phương diện thi pháp.
- Chỉ ra được những hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam để một phần
nào trả lời cho câu hỏi: tại sao dòng văn học trinh thám ở Việt Nam lại bị lép vế so
với các tác phẩm viết về đề tài khác, và đồng thời liên hệ mở rộng những ảnh hưởng
tích cực và cả tiêu cực của thể loại trinh thám đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là những đặc trưng thi pháp của
thể loại truyện trinh thám Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số các tác phẩm tiểu thuyết nổi bật
nhất thuộc thể loại trinh thám từ khoảng thời gian từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay.
Trong đó, chúng tôi đi sâu hơn vào nghiên cứu các tiểu thuyết trinh thám sau năm
1975, một mảng văn học rất mới mà khá ít người từng đào sâu phân tích. Trên tiêu
chí như vậy, luận văn khảo sát các một số tác phẩm nổi trội thuộc các kiểu truyện
trinh thám như sau:
+ Trinh thám suy luận và trinh thám mạo hiểm của Phạm Cao Củng và Thế Lữ.
+ Tiểu thuyết vụ án: Những tiểu thuyết lấy cuộc đời và hành vi của tội phạm
làm trung tâm câu chuyện bên cạnh diễn biến của các vụ án như Người không mang
họ của Xuân Đức, Hồ sơ một tử tù và Phiên bản của Nguyễn Đình Tú, Sát thủ
online của Nguyễn Xuân Thủy...
+ Tiểu thuyết điều tra: Các tác phẩm thể hiện rõ nét nhất đặc trưng thi pháp
của một tác phẩm trinh thám cổ điển như Cổ cồn trắng của Nguyễn Như Phong, Kế
hoạch J96 cuả Trần TửVăn, Sát thủ online của Nguyễn Xuân Thủy, Câu lạc bộ số 7
và Trại hoa đỏ của Di Li... Tiểu thuyết vụ án và tiểu thuyết điều tra sẽ là đối tượng
nghiên cứu chính của chúng tôi trong luận văn này.
+ Tiểu thuyết tình báo: Một dòng riêng của thể loại tiểu thuyết trinh thám,
phát triển nhất vào những năm đất nước kháng chiến chống hai kẻ thù Pháp – Mỹ.
Tiểu thuyết tình báo đã có nhiều những tác phẩm bất hủ đáng được tôn vinh về mặt
nghệ thuật như Ông tướng tình báo và hai bà vợ của Đặng Trần Thiết, Sao đen của
Triệu Huấn, Ông cố vấn của Hữu Mai…
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng các
phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu loại hình. Từ quá trình nhận diện sáng tác của các
tác giả trinh thám tiêu biểu qua các thời kỳ cụ thể, chúng tôi vận dụng phương pháp
này để phân loại đối tượng một cách hiệu quả.
- Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết thi pháp học: Luận văn sử dụng phương
pháp này nhằm nghiên cứu đặc trưng của hình thức nghệ thuật của các tác phẩm
trinh thám trong mối quan hệ với nội dung.
- Phương pháp so sánh: Giúp chúng tôi làm nổi bật những điểm tương đồng
và khác biệt giữa văn học trinh thám Việt Nam với một số tácphẩm trinh thám cổ
điển nổi tiếng của các nền văn học trên thế giới, đồng thời chỉ ra được những nét
đặc thù của thi pháp truyện trinh thám với các thể loại khác.
- Phương pháp thống kê: Các con số thống kê sẽ tăng thêm sức thuyết phục
cho những luận điểm mà chúng tôi đưa ra.
- Phương pháp hệ thống: chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống trong quá
trình nghiên cứu để có một cái nhìn hệ thống về các yếu tố thuộc thi pháp của
truyện trinh thám Việt Nam.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai
qua 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về truyện trinh thám Việt Nam trong tiến trình văn học
Việt Nam hiện đại.
Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện của truyện trinh thám
Việt Nam
Chương 3: Tổ chức không gian nghệ thuật, kết cấu, ngôi kể và điểm nhìn của
truyện trinh thám Việt Nam.
7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM
TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Khái niệm truyện trinh thám
Có khá nhiều cách định nghĩa về “truyện trinh thám”. Từ điển Oxfordkhi tra
cứu “Definition of detective story noun” đã ghi rõ khái niệm “detective story” có
nghĩa: “a story in which there is a murder or other crime and a detective who tries to
solve it” (tạm dịch: trinh thám là một câu chuyện mà ở đó, có một tên giết người
hoặc các tên tội phạm khác, và có một thám tử cố gắng để giải quyết những điều
đó). Từ điển này cũng cung cấp thêm một số thông tin: Các nhà văn nổi tiếng nhất
người Anh về các câu chuyện trinh thám có thể kể đến như Arthur Conan Doyle,
Agatha Christie và Ruth Rendell. Loại câu chuyện trinh thám của người Anh
thường được đặt trong một ngôi nhà rộng lớn và thường thì ngay từ đầu truyện, một
vụ giết người sẽ được phát hiện. Sau đó, một nhóm nhỏ các nhân vật được nghi ngờ
là đã phạm tội giết người sẽ được quy thành “những kẻ tình nghi”, và đến cuối cùng
thì kẻ thủ ác là một nhân vật ít ai ngờ tới. Còn ở Mỹ, các câu chuyện trinh thám
thường liên quan đến cảnh sát hoặc những cuộc phiêu lưu của một thám tử tư,
thường có tính bạo lực và có sự thực tế cao hơn. Câu chuyện về các thám tử hay còn
được gọi là “tiểu thuyết trinh thám” hoặc “tiểu thuyết tội phạm”.
Trả lời cho câu hỏi “Nền văn học Việt Nam đã có thể loại văn học trinh thám
hay chưa?”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều bày tỏ quan điểm: “Chúng ta đã đọc văn
học trinh thám từ rất lâu. Nhưng đây cũng là lần đầu tiên tôi trả lời câu hỏi như thế
nào là trinh thám? Theo tôi khi mà xã hội của chúng ta có nhiều mặt trái, khiến con
người ta không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu thì đó là điều kiện để văn học
trinh thám phát triển. Trinh thám không chỉ là câu chuyện về một vụ án, nó còn là câu
chuyện nhiều lớp lang, đòi hỏi con người ta phải tư duy logic một cách cao độ” [50].
Văn học trinh thám Việt Nam bắt đầu manh nha từ thập niên 30 của thế kỷ
trước, nhờ những ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, và lẽ dĩ nhiên, văn học trinh
thám phương Tây được giới thiệu và biết đến nhiều hơn tại Việt Nam. Dù đã có
những tiếp xúc nhất định với thể loại văn học này thông qua sự truyền bá của thực
8
dân Pháp từ trước đó, nhưng cho tới khi Mảnh trăng thu(được in dài kỳ trên báo
Phụ nữ Tân văn năm 1930) của Bửu Đình –tác phẩm đầu tiên được cho là mang
nhiều dấu ấn của yếu tố trinh thám xuất hiện, thì thể loại văn học mới thực sự được
phổ biến rộng rãi hơn ở nước ta. Cho đến khi có sự xuất hiện của Thế Lữ và Phạm
Cao Củng với một loạt các tác phẩm trinh thám đúng nghĩa thì công chúng Việt
Nam đã khá là quen thuộc với thể loại văn học này.
Gần đây, truyện trinh thám Việt Nam đã có nhiều những bước tiến lớn, với
sự xuất hiện của rất nhiều những tác giả và tác phẩm mới và có dấu ấn riêng biệt.
Tuy nhiên, trước năm 1975, văn học này tại Việt Nam không được đề cao. Không
nhiều các tác giả chấp nhận mạo hiểm chọn một vùng đất quá lạ lẫm để gieo mầm
đứa con tinh thần của mình. Kéo theo đó là việc thiếu những bài phân tích, nghiên
cứu, bình luận chuyên sâu và tổng quát về các tác phẩm trinh thám lúc bấy giờ.
Mảng văn học trinh thám chính vì vậy mà trở nên nhạt nhòa, không được đánh giá
cao, thậm chí bị coi là “văn chương hạng hai”.
Cho đến sau năm 1975, dòng văn học trinh thám mới thực sự có những sự
chuyển biến lớn. Xuất hiện ngày càng nhiều các nhà văn dám tìm hiểu và dám viết
về các đề tài mới lạ như hoạt động tình báo trong lòng địch, các vụ án hình sự, tâm
lý tội phạm… Các tác giả đã khéo léo lồng ghép những tình tiết kinh dị vào truyện,
lấy cuộc đời của những tên tội phạm khét tiếng sừng sỏ làm trung tâm, xây dựng
những vụ án với những ẩn khuất lắt léo đan cài và khéo léo che giấu chân dung tên
thủ ác cho đến tận cuối truyện… Có thể nói, những nhà văn trinh thám Việt Nam đã
biết cách khai thác nhiều hơn đặc thù của thể loại văn học này để hấp dẫn người
đọc, đồng thời vẫn sử dụng những thủ pháp nghệ thuật cần thiết để không làm mất
đi bản chất “văn học” của tác phẩm, tránh để tác phẩm bị đánh giá là quá theo xu
hướng thị trường.
Truyện trinh thám là một thể loại gây ra rất nhiều tranh cãi về giá trị. Có
người nói rằng, truyện trinh thám chỉ là các câu chuyện ba xu, rẻ tiền, chỉ phục vụ
nhu cầu giải trí, không đáng được liệt kê vào danh sách những tác phẩm đáng được
quan tâm và nghiên cứu dưới góc độ lý luận. Thực tế là trên thế giới có không ít
những tác phẩm thuộc mảng trinh thám có giá trị không chỉ về nội dung mà còn về
9
nghệ thuật biểu hiện. Điển hình là tiểu thuyết Đứa trẻ thứ 44 do nhà văn Tom Rob
Smith sáng tạo, kể về hành trình của thanh tra Leo Dimidov trên con đường điều tra
chuỗi vụ án sát hại trẻ em liên hoàn tại Nga. Không chỉ lôi cuốn độc giả ở nội dung
xúc động, gửi gắm được rất nhiều thông điệp sâu sắc về niềm tin vào bản thể, niềm
tin vào công lý, niềm tin vào lương tâm con người mà tiểu thuyết này còn đặc biệt
gây ấn tượng với người đọc nhờ tài năng xây dựng cốt truyện cực kỳ thông minh và
mạch lạc của Tom Smith.
Hoặc như tác phẩm Cô dâu đen của cha đẻ truyện trinh thám đen Cornell
Woolrich, một cuốn tiểu thuyết không tập trung khai thác những yếu tố giật gân,
gây sốc để câu khách, mà ngược lại có giá trị về mặt nghệ thuật rất cao. Tác giả
khai thác tài năng tối đa vào việc trau chuốt lời thoại và tập trung miêu tả rõ nét
nhân vật chính, một thiếu nữ xinh đẹp tựa nữ thần nhưng lại luôn mặc áo cưới trắng
muốt và đeo một tấm khăn mạng che mặt màu đen. Sự tò mò của độc giả được kích
thích lên đỉnh điểm với một loạt các tình tiết, sự việc được Cornerll bày binh bố trận
một cách tài tình. Cornell Woolrich đã chứng minh rằng danh xưng “bậc thầy
truyện trinh thám đen” dành cho ông không phải là “hữu danh vô thực”.
Một tác giả truyện trinh thám nổi tiếng là Hô Diên Vân đã xác lập được vị trí
vững chắc trong nền văn học Trung Quốc với cuốn Lời nguyền của hoàng đế. Câu
chuyện xoay quanh nhân vật Lôi Dung – một bác sĩ pháp y nổi tiếng bậc nhất cả
nước. Cuộc sống của Lôi Dung hoàn toàn bị xóa trộn kể từ sau khi nhận được
những lời thách thức của một nhóm người tự xưng là đệ tử truyền đời của Hoàng
đế. Cốt truyện chặt chẽ với sự đối lập gay gắt của hai bên chính – tà, một bên muốn
kiếm lợi từ cái chết của kẻ khác, còn một bên là bác sĩ pháp y đang chiến đấu từng
ngày để giúp những người đã khuất được ra đi thanh thản. Cuộc đấu trí hấp dẫn đến
nghẹt thở, cách thắt nút mở nút logic, cùng giọng văn độc đáo có một không hai của
Hô Diên Vân đã giúp cho Lời nguyền của hoàng đế trở thành một trong những tiểu
thuyết trinh thám lọt top best – seller của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, đã xuất hiện những đột phá khá mới của các tác giả truyện trinh
thám. Điều đáng nói là, các cây bút trinh thám này còn khá trẻ và biết đặt ra cho
mình những thử thách để tác phẩm không bị đi theo lối mòn cũ, phá cách mà vẫn
giữ nguyên được sự độc đáo, hấp dẫn của thể loại trinh thám. Đã có những tác giả
10
đưa tiểu thuyết trinh thám xâm nhập sâu vào dạng thức của tiểu thuyết tâm lý, chiều
sâu nội tâm và những suy nghĩ, đấu tranh phức tạp, ngổn ngang trong lòng nhân vật
được mô tả một cách kỹ lưỡng, như Có tiếng người trong gió của Nguyễn Xuân
Thủy, Âm thanh của im lặng của Minh Nhật, Câu lạc bộ số 7 của Di Li, Hồ sơ một
tử tù của Nguyễn Đình Tú…Các nhà văn đã dần có bản lĩnh khám phá những mảnh đất
đầy màu sắc của tiểu thuyết trinh thám đã vắng bóng từ khoảng nửa thế kỷ, còn các nhà
phê bình và giới chuyên môn thì ngày càng chấp nhận sự hiện diện của những cuốn
tiểu thuyết trinh thám đúng nghĩa “văn học” đáng để lưu tâm và bình luận.
Tại Việt Nam, đã bắt đầu có một số những hội đàm văn chương và những
buổi giới thiệu các tác phẩm trinh thám. Gần đây nhất là buổi tọa đàm “Văn học
trinh thám Việt Nam và tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Di Li” đã được tổ chức
với sự tham gia của nhà văn Di Li cùng các nhà văn và nhà phê bình nổi tiếng
khác.Các cuộc thi được phát động viết về đề tài bảo vệ an ninh Tổ Quốc vô tình đã
giúp cho số lượng các tác phẩm trinh thám ở Việt Nam trở nên phong phú hơn, bởi
hầu hết các tác giả dự thi đều xây dựng một cốt truyện gay cấn, đậm chất trinh thám
để tôn lên hình ảnh, phẩm chất và trí tuệ của người chiến sĩ công an nhân dân.
Nếu như trước đây, truyện trinh thám đối với văn học Việt Nam chỉ bị coi là
văn học thuần túy thiên về giải trí, giúp con người được thỏa mãn trí tưởng tượng và
sự tò mò, thì hiện nay với sự nỗ lực của các tác giả có thiên hướng viết các tác phẩm
theo thể loại này như Di Li, Nguyễn Xuân Thủy hay Minh Nhật, không quá khi nói
rằng truyện trinh thám Việt Nam đang được “hồi sinh” sau thời kỳ của Phạm Cao
Củng và Thế Lữ đã từ cách đây rất lâu. Xét trên tình trạng các bộ truyện trinh thám
của các tác giả từ khắp nơi trên thế giới được xuất bản và tái bản liên tục suốt nhiều
năm qua ở Việt Nam, các tác phẩm trinh thám nước ta cần phải có nhiều đột phá
hơn nữa trong nghệ thuật viết và đầu tư hơn nữa vào việc xây dựng cốt truyện sao
cho thật hấp dẫn thì mới có thể gây dựng thêm niềm tin từ bạn đọc, hơn thế nữa là
nâng cao vị thế của thể loại trinh thám đối với văn học nước nhà.
1.2.Những nét chính trong quá trình vận động của truyện trinh thám theo tiến
trình văn học Việt Nam đƣơng đại
Khi nói đến dòng văn học trinh thám của nước nhà, không ít người sẽ băn
khoăn và nghi ngại, bởi khác với sự phát triển nở rộ đỉnh cao của thể loại văn
11
chương này ở các nước khác, các tác giả và tác phẩm trinh thám ở Việt Nam lại khá
là thưa thớt và chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Dòng văn học này còn bị đứt đoạn
một thời gian dài và gần như để lại một khoảng trống lớn trong tiến trình phát triển
của văn học nước ta nói chung.
Trong thời gian 1920 – 1930, các tác phẩm kinh điển của Conan Doyle hay
Edgar Poe đã bắt đầu được bày bán ở Việt Nam. Nhưng cũng phải mãi tới từ sau
năm 1930 của thế kỷ trước, do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây xâm
nhập vào Việt Nam, dòng văn học trinh thám mới bắt đầu manh nha xuất hiện,
những cái tên tiêu biểu có thể nhắc đến cho giai đoạn này đó là Thế Lữ, Phạm Cao
Củng, Bùi Huy Phồn, Bửu Đình. Các cây bút này đã mô phỏng cốt truyện trinh
thám của phương Tây và áp dụng các motip này vào đứa con tinh thần của mình.
Những năm 1930 – 1945, các nhà văn tiếp xúc với truyện trinh thám phương
Tây của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie và các tác phẩm của họ đều có
sự ảnh hưởng nhất định từ các tác giả này. Lúc bấy giờ, một số nhà văn đã mô
phỏng các cốt truyện hình sự – điều tra trong truyện trinh thám nước ngoài trong
việc sáng tạo văn học, và lúc bấy giờ một thể loại mới đã thực sự xuất hiện: tiểu
thuyết trinh thám. Tác phẩm có hơi hướng trinh thám đầu tiên của Việt Nam phải kể
là Mảnh trăng thu của Bửu Đình, in dài kỳ trên Phụ nữ Tân văn năm 1930. Đây là
một “ái tình tiểu thuyết” được lồng ghép trên nềnmột vụ án. Tiếp đó, tiểu thuyết thứ
hai của Bửu Đình là Cậu Tám Lọ (cũng được in trên Phụ nữ Tân văn) kể về nhân
vật Tám Lọ, một nhân vật hành hiệp trượng nghĩa mang dáng dấp thám tử, anh ta
điều tra các vụ án để trả lại công bằng cho những người lương thiện.
Giữa thập niên 1930, truyện trinh thám Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc
đầu tiên với series trinh thám của Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Hai tác giả này đã
tham khảo nguyên tắc sáng tác cũng như cốt truyện của những câu chuyện trinh
thám cổ điển phương Tây và áp dụng một cách tài tình vào các tác phẩm của mình.
Cốt truyện trong các tác phẩm của Thế Lữ và Phạm Cao Củng thường xoay quanh
một hoặc nhiều vụ án, có thể là giết người hoặc mất của, nhân vật thám tử sẽ điều
tra và tất cả sự việc sẽ sáng tỏ khi những suy luận của thám tử được chứng minh là
đúng, và câu chuyện kết thúc. Giai đoạn này, Thế Lữ có rất nhiều truyện trinh thám
12
ăn khách, có thể kể đến nhưLê Phong phóng viên (1937), Lê Phong và Mai Hương
(1939), Gói thuốc lá (1940), Đòn hẹn (1939)...
Bên cạnh Thế Lữ, Phạm Cao Củng làmột trong số ít nhà văn trinh thám
thành danh đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông đã sở hữu series truyện về thám tử
Kỳ Phát bao gồm Vết tay trên trần (1936), Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất
nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người, Nhà sư thọt (1941),
Đám cưới Kỳ Phát (1942), Đôi hoa tai của bà Chúa (1945), và series thám tử Tám
Huỳnh Kỳ: Hàm răng mài nhọn, Chiếc gối đẫm máu (1942), Bàn tay sáu ngón
(1950)…
Cho đến nửa sau thập niên 1970 – đầu thập niên 1990, văn học trinh thám
Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định, số lượng tác giả và tác phẩm tăng lên,
kéo theo việc có cơ sở cho sự phân hóa dòng chung “trinh thám” thành các nhánh
thể loại nhỏ hơn.
Ở miền Bắc, truyện tình báo – một nhánh quan trọng của tiểu thuyết trinh
thám, được coi là “trinh thám chính trị” bắt đầu xuất hiện. Nửa sau thập niên 1970
đến đầu thập niên 1990 là thời kỳ đỉnh cao của tiểu thuyết tình báo mà các tác phẩm
nổi tiếng nhất nhì thời điểm đó phải kể đến: X30 phá lưới của Đặng Thanh, Ván bài
lật ngửa của Nguyễn Trường Thiên Lý, Ông cố vấn của Hữu Mai, Sao đen của
Triệu Huấn, Ông tướng tình báo và hai bà vợ của Nguyễn Trần Thiết… Sau này có
thêm tiểu thuyết Luật ngầm của Tuệ Nghi mang hơi hướng tự truyện, kể về câu
chuyện của một cô gái có bố là một điệp viên tình báo nổi tiếng, và sau này chính
cô là người nối nghiệp cha mình đi theo con đường đầy gian nan đó. Tác phẩm này
ngay khi vừa ra mắt đã được đông đảo những người trẻ yêu thích và đón nhận.
Một dòng riêng của văn học trinh thám Việt Nam là các tiểu thuyết tình báo
đã đạt được những thành tựu nổi bật và đáng ngưỡng mộ. Các tiểu thuyết này đều là
các tác phẩm gây được tiếng vang lớn, và cho đến tận bây giờ vẫn là những cuốn
tiểu thuyết tình báo xuất sắc nhất mọi thời đại của Việt Nam. Trong thời chiến
tranh, sự lên ngôi của dòng tiểu thuyết tình báo đã vô tình làm khô hạn lưu vực suối
nguồn mang tên truyện trinh thám. Lúc bấy giờ, vận mệnh đất nước nguy nan, con
người không có đủ thì giờ và cũng không muốn bỏ thời gian để đọc những cuốn tiểu
thuyết hư cấu và rùng rợn. Văn học trinh thám bởi vậy mà im ắng một thời gian rất dài.
13
Cho đến mãi về sau năm 1975, khi Tổ Quốc dần được củng cố lại sự an yên
mà bấy lâu nay đã mất đi, nhu cầu về đời sống của con người cũng từ đó mà tăng
lên, trong đó có cả nhu cầu giải trí. Thế hệ các nhà văn sau năm 1975 có ý thức
mạnh mẽ về việc đổi mới văn học, tìm hiểu những bút pháp nghệ thuật viết hiện đại,
tìm kiếm những giá trị thẩm mỹ mới, khoác lên nền văn học nước nhà một diện mạo
khác hoàn toàn so với trước đây. Đặc biệt, từ sau 1980, góc nhìn về đời sống cá
nhân, về con người cũng có sự thay đổi rất lớn. Từ đó cho đến nay, xuất hiện ngày
càng nhiều hơn những tác giả dám chọn cho mình một lối đi khá mới so với nền văn
học nước nhà: sáng tác tiểu thuyết trinh thám. Phân khúc văn học trinh thám từ việc
tưởng chừng như “chết yểu”, đã quay trở lại và ghi dấu ấn với hàng loạt các cuốn
tiểu thuyết nổi tiếng.
Còn tại miền nam, tiểu thuyết trinh thám nở rộ với các tác giả Phi Long, An
Khê, Tô Nguyệt Đình, Hoàng Hải Thủy, Bùi Anh Tuấn... Sau hiệp định Giơnevơ
năm1954, đất nước bị chia làm hai miền, sự can thiệp một cách trực tiếp về cả chính
trị và xã hội của Mỹ vào miền Nam mà đặc biệt là Sài Gòn đã để lại những hệ quả
rất lớn, và một trong những phương diện bị ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Tây
phương đó là văn học. Văn học miền Nam lúc bấy giờ đã được chia ra làm nhiều
phân khúc nhỏ hơn, và một trong những thể loại văn học giải trí được nhiều người
ưa chuộng và tìm đọc nhất thời đó chính là thể trinh thám. Một số tác phẩm trinh
thám đáng chú ý tại miền Nam đó là Bộ áo cà sa nhuộm máucủa Tô Nguyệt Đình,
Bàn tay máu của Phi Long, đặc biệt, tiểu thuyết Người thứ tám là cuốn sách trinh
thám rất nổi tiếng tại miền Nam ở thời điểm đó. Tuy nhiên, các cuốn tiểu thuyết
trinh thám tại miền Nam lúc này đều chỉ là “mượn” mác trinh thám hoặc sử dụng
trinh thám như một yếu tố phụ để nâng những yếu tố về tâm lý, ái tình, phiêu lưu
hoặc gửi gắm những thông điệp về chính trị. Các tác phẩm hầu hết đều không có giá
trị về nghệ thuật, chỉ có tác dụng đơn thuần để giải trí, chạy theo thị hiếu rẻ tiền của
thị trường, thậm chí còn mang tính phản động.
Sau năm 1980 đến nay, tiểu thuyết vụ án và tiểu thuyết điều tra phát triển
mạnh và có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Bắt đầu có nhiều tác giả lựa chọn hướng
ngòi bút đi theo con đường trinh thám hoặc lấy yếu tố trinh thám làm chủ đạo, số
14
lượng các tác phẩm cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể. Xét về tiểu thuyết vụ án, có
những tác phẩm Người không mang họ (1983) cuả Xuân Đức, Phía sau tội ác
(1985) của Đắc Trung, Kẻ ám sát cánh đồng (1994) của Nguyễn Quang Thiều,Một
thế giới không có đàn bà (2000) của Bùi Anh Tấn, Phiên bản (2009) – Hồ sơ một tử
tù (2010) – Cô Mặc Sầu (2015) của Nguyễn Đình Tú, Sát thủ online (2016) của
Nguyễn Xuân Thủy…
Bên cạnh các tiểu thuyết trinh thám điều tra, còn có số đông các tác phẩm
thuộc thể loại trinh thám vụ án, tập trung khá nhiều vào việc khắc họa chân dung tội
phạm, kể về cuộc đời của một hoặc một số tên tội phạm đang phải lĩnh những mức
án tù đích đáng từ pháp luận vì những tội lỗi mà chúng gây ra. Phần lớn các tác
phẩm này đều có motip tiết lộ chân dung của kẻ thủ ác ngay từ đầu, và điều kích
thích sự tò mò của độc giả sẽ là quá trình nhân vật này bị đẩy đến vũng lầy tội ác
như thế nào, lý do gì đã biến một người vốn có cuộc sống bình thường trở thành
một người bị sa vào hoàn cảnh tù tội?
Số lượng các tác phẩm tiểu thuyết điều tra không nhiều và những tác phẩm
sau là những tiểu thuyết hiếm hoi đi theo motip thách đố người đọc từ đầu đến cuối
với câu hỏi “ai là kẻ giết người”, có tính chất gần gũi nhất với thể loại trinh thám cổ
điển: Hồ sơ chưa kết thúc (1984) của Phùng Thiên Tân, Kế hoạch J96 (1999) của
Trần Tử Văn, Phía sau một cái chết(2002) của Võ Duy Linh, Mạnh hơn công
lý(2002) của Võ Khắc Nghiêm, Cổ cồn trắng(2003) của Nguyễn Như Phong, Trại
hoa đỏ (2009) – Câu lạc bộ số 7 (2016) của Di Li, Âm thanh của im lặng (2016) của
Minh Nhật…Theo lẽ thường, trung tâm của một tiểu thuyết trinh thám không phải
là tội ác mà là một cuộc điều tra, nhưng sau năm 1975, số lượng các tác phẩm được
liệt kê vào thể loại “truyện trinh thám” làm đúng với yêu cầu đó là không nhiều.
Hiện tại, mới chỉ có một số tiểu thuyết kể trên là những tác phẩm gần nhất với tính
chất của một tiểu thuyết trinh thám. Những xác chết dày đặc trong tác phẩm, và
nhân vật chính là sẽ người có trách nhiệm lý giải bí ẩn đằng sau vụ án đó và tìm ra
chân tướng kẻ giết người cùng với cách thức gây án.
Văn đàn Việt Nam nhiều năm trở lại đây xuất hiện cái tên khá lạ: Di Li.
Trong khi rất nhiều các tác giả trẻ cùng thời chạy theo thị hiếu của số đông bằng
15
cách viết về các chủ đề ăn khách như tâm sự tản văn, ngôn tình, đồng tính, giới tính
thứ ba, thì Di Li đã chọn cho mình một con đường rất riêng, và cũng rất mới của
văn chương Việt: tiểu thuyết trinh thám xen lẫn kinh dị. Dòng tiểu thuyết này vừa là
sự hòa trộn giữa chất huyền bí rùng rợn của thể loại kinh dị, vừa có chất hiện thực
của thể trinh thám. Người đọc tìm đọc tác phẩm của Di Li, có nghĩa là họ tình
nguyện bị mắc kẹt vào mê lộ do cô đặt ra, và câu trả lời xác đáng cho câu hỏi “ai là
thủ phạm” chỉ được tiết lộ ở phần cuối của câu chuyện. Các tác phẩm viết theo thiên
hướng trinh thám kinh dị tiêu biểu của Di Li đã được xuất bản là Trại hoa đỏ
(2009), và Câu lạc bộ số 7(2016). Nữ nhà văn sinh năm 1978 còn có một số tác
phẩm chủ yếu thiên về kinh dị như tập truyện ngắn Điệu Valse cuối cùng, Khách lạ
và người lái taxi…Đó đều là các tiểu thuyết và truyện ngắn rất có giá trị đối với
truyện trinh thám Việt Nam nói riêng và tiến trình vận động thay đổi của nền văn
học Việt Nam hiện đại nói chung.
1.3.Sự ảnh hƣởng của các tác phẩm dịch đối với thể loại truyện trinh thám
Việt Nam
Văn học trinh thám là thể loại đặc biệt phổ biến và thịnh hành tại các nước
phương Tây, với vô số những tác giả và tác phẩm kinh điển. Bởi vậy, khi các giả
giả châu Á đi theo mô tip trinh thám hoặc chọn trinh thám làm con đường để phát
triển, tất yếu sẽ có những sự ảnh hưởng và chi phối nhất định, cả về nhân vật, cốt
truyện cũng như các giải quyết các vụ án. Các tác giả trinh thám Việt Nam cũng
không phải là ngoại lệ.
Các tác phẩm trinh thám cổ điển phương Tây như Sherlock Holmes, Đứa con
mạo danh của Emile Gaboria, Máu lạnh của Truman Capote, Án mạng trên chuyến
tàu tốc hành phương Đông và Mười người da đen nhỏ của Agatha Christie… là
những tuyệt tác đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam từ cách đây rất lâu. Một số
các tác giả trinh thám Việt Nam đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm ngoại
lai ấy.
Nói đến những tượng đài của văn học trinh thám trên thế giới, không thể
không kể đến Sherlock Holmes của Conan Doyle. Sherlock Holmes là một nhân vật
thám tử hư cấu, được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng và khả năng xây dựng tình
16
tiết vụ án tuyệt vời của nhà văn Conan Doyle. Hình tượng một thám tử nước Anh
miệng luôn ngậm tẩu thuốc, phong thái lạnh lùng, bí ẩn, có khả năng giải quyết các
vụ án một cách hợp tình hợp lý dù vụ án đó có khó khăn đến đâu chăng nữa đã thực
sự trở thành một nhân vật kinh điển của văn học thế giới. Dòng văn học trinh thám
ở phương Tây từ đó bắt đầu trở nên rầm rộ. Cho đến nay, Sherlock Holmes vẫn là
một “tường thành” không thể phá vỡ của văn học trinh thám thế giới, luôn bất tử dù
trải qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu thời gian. Conan Doyle đã tạo nên một khuôn
mẫu cho tính cách, cách phá án, suy luận… của nhân vật thám tử và cấu trúc của
truyện trinh thám cổ điển, đồng thời Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu
nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nói riêng và
là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới nói
chung. Không ít các nhà văn thế hệ sau đã không ngần ngại thừa nhận sự ảnh hưởng
của Sherlock Holmes đến những tác phẩm của mình.
Sherlock Holmes của Doyle đã trở thành khuôn mẫu cho rất nhiều nhân vật
thám tử. Năm 1937, Thế Lữ lần đầu tiên cho ra mắt bộ truyện trinh thám dài kỳ mà
trung tâm là nhân vật thám tử Lê Phong. Cũng giống như Doyle, Thế Lữ xây dựng
một series các câu chuyện liên quan đến các vụ án để làm nổi bật lên tài trí phá án
của nhân vật này. Tài phán đoán sắc sảo và sự dạn dày kinh nghiệm của Lê Phong
đã giúp giải mã các vụ án hóc búa, đồng thời triệt phá các vụ buôn lậu ở Lạng
Thương và các băng đảng bí mật tại Hà Nội. Cách viết thiên về trinh thám suy luận
và việc xây dựng một hình mẫu nhân vật thám tử xuyên suốt hàng loạt câu chuyện
như vậy mang dáng dấp khá rõ từ Conan Doyle.
Trong truyện trinh thám cổ điển của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha
Christie, quá trình điều tra diễn ra với mục đích khai phá bí mật về việc phạm tội
nên sự thật được khám phá đơn thuần là sự thật về vụ án: Ai là người gây nên tội
ác? Tội ác đó được thực hiện như thế nào? Bởi vậy, truyện trinh thám vừa là hình
thức giải trí, vừa được coi là một trò câu đố trí tuệ, văn học trinh thám trở thành một
phạm trù của văn học duy lí. Có thể thấy đặc điểm này trong rất nhiều truyện trinh
thám của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie và từ giữa thế kỷ XX cho đến hiện
tại, các nhà văn Việt Nam đang tiếp biến hình thức đó trong việc khai triển nội dung.
17
Nhân vật Lê Phong trong series trinh thám của Thế Lữ và nhân vật Dupin
của Egar Poe có nhiều điểm rất giống nhau: có thói quen lẩm bẩm một mình, giỏi
cải trang, hiểu biết về hóa học, đặc biệt là về độc dược.
Một nhà văn trinh thám nổi tiếng khác là Phạm Cao Củng đã xây dựng nên
hình ảnh một thám tử tư (Kỳ Phát) hội tụ đủ cả tài và đức, là một thiên tài suy luận
giống như cách Conan Doyle đã tạo dựng nên tượng đài Sherlock Holmes. Và hình
ảnh thám tử Tám Huỳnh Kỳ có hơi hướng tương đồng với siêu đạo chích Arsene
Lupin của nhà văn Pháp Maurice Leblanc ở chỗ cả hai đều thực hiện những vụ trộm
mà cảnh sát không thể nào tìm ra manh mối. Người ta thường nhắc về Lupin và
Holmes trong sự đối sánh tài trí, và Phạm Cao Củng cũng tái hiện cuộc đấu trí này
trong các tác phẩm của mình giữa hai nhân vật Tám Huỳnh Kỳ và Lỗ Sơn.
Cách suy luận “kiểu Sherlock Holmes” cũng trở thành khuôn mẫu cho một
số các nhà văn Việt Nam sau năm 1975 xây dựng cốt truyện. Phương pháp suy luận
của Holmes đó là: “từ một giọt nước, một người suy luận logic có thể nêu được khả
năng đó là một giọt nước Đại tây dương hay một giọt nước từ thác Niagara” [5].
Những vụ án do Holmes điều tra thường bắt đầu với việc ông thể hiện khả năng suy
luận và kỹ năng quan sát tuyệt vời của mình, điển hình là việc Holmes đoán ra thân
thế và nghề nghiệp của khách hàng mà không cần hỏi thông tin từ họ. Điều này có
thể nhận ra trong dáng dấp của nhân vật thám tử Phan Đăng Bách với hai tiểu
thuyết trinh thám rất nổi tiếng của Di Li: Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7. Đặc biệt,
Câu lạc bộ số 7 là câu chuyện về một nhóm người thuộc một câu lạc bộ khá “bệnh
hoạn” được thành lập với những mục đích bẩn thỉu, nhưng chúng không ở yên trong
bóng tối, mà núp lùm dưới ánh sáng trong thân phận của những người bình thường.
Bởi vậy, Phan Đăng Bách đã phải dày công tìm ra những kẻ đó bằng cách đoán biết
các hành động bất thường chỉ từ cách sinh hoạt tưởng chừng rất bình thường của
những người mà anh cho là khả nghi. Điều này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt lớn cho
các tác phẩm của Di Li, bởi độc giả sẽ có cơ hội cùng đồng hành song song với
nhân vật thám tử để suy luận.
Nhắc đến các tác giả gây ảnh hưởng lớn đến tiểu thuyết trinh thám không chỉ
ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, không thể không kể đến Agatha Christie với tác
18
phẩm kinh điển Án mạng trên tàu tốc hành phương Đông. Đây là một cuốn tiểu
thuyết trinh thám được viết theo lối trinh thám hình sự, nghĩa là xảy ra một vụ giết
người và truyện nói về quá trình nhân vật thám tử tìm ra chân dung kẻ thủ ác qua
việc lật tìm các manh mối.
Trong tiểu thuyết này, tên các chương được đặt rất riêng biệt. Tên chương
tóm gọn nội dung của chương đó một cách cô đọng nhất,nhằm giúp người đọc dễ
hình dung ra nội dung của chương, đồng thời khơi mở trí tò mò của người đọc, kích
thích độc giả lật giở và khám phá điều gì ẩn chứa đằng sau cái tên đó. Rất nhiều các
tác phẩm trinh thám Việt Namđều có tên chương, và các tác giả đều làm rất tốt
trong việc thâu gọn nội dung của chương vào một dòng chữ ngắn gọn. Chỉ khác biệt
là, trong khi Án mạng trên tàu tốc hành phương Đông được kết cấu theo kiểu mỗi
chương là một manh mối, mỗi chương là một lời khai của nhân vật, còn truyện trinh
thám Việt Nam thì không.
Thám tử Poirot là nhân vật xuyên suốt cuốn tiểu thuyết của Agatha, là nhân
vật trung tâm của truyện, được tiếp xúc với nạn nhân trước khi nạn nhân chết, và bị
kẻ thủ ác nhét một chiếc áo choàng đỏ (là tang chứng của vụ án) vào va li như một
lời thách thức. Đây cũng là nhân vật trung tâm trong nhiều truyện trinh thám của
Agatha. Đây là điều mà các tác giả truyện trinh thám Việt Nam còn thiếu, đó là hình
tượng một nhân vật thám tử xuyên suốt các câu chuyện và tạo thành “thương hiệu”
gắn tên tuổi tác giả với tên tuổi nhân vật, để nhân vật đó “sống” được trong lòng
độc giả.
Nhân vật thám tử Poirot được trở thành nhân vật trung tâm của rất nhiều bộ
tiểu thuyết, và trở thành một trong những nhân vật thám tử đại diện cho tài năng và
là bảo chứng cho cái tên Agatha Christie. Việc một nhân vật chính trung tâm từ tiểu
thuyết này qua tiểu thuyết khác như cách Agatha làm thì ở Việt Nam, chưa một tiểu
thuyết trinh thám nào làm được điều đó. Điều này mới chỉ có Di Li đang “manh
nha” hiện thực hóa, qua hình tượng nhân vật Phan Đăng Bách. Nhân vật cảnh sát
Phan Đăng Bách đã được xuất hiện hai lần trong hai cuốn tiểu thuyết Trại hoa đỏ và
Câu lạc bộ số 7, cũng dễ hiểu bởi vì ở nước ta hiện nay mới chỉ có Di Li tập trung
vào mảng trinh thám và là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám. Phan Đăng Bách
của Di Li được xây dựng “người hơn”, “đời hơn”, khi anh cũng có những sai lầm,
19
và thế giới nội tâm của anh được xoáy sâu khắc họa một cách phức tạp, chứ không
chỉ đơn thuần xoay quanh công việc phá án.
Một yếu tố khác có ảnh hưởng của thiên hướng trinh thám phương tây, đó là
cách xây dựng cốt truyện. Lấy ví dụ với các tác phẩm của nữ văn hào Agatha Chrisie.
Một trong những lý do để các tiểu thuyết của bà trở thành tác phẩm trinh thám bất hủ
trên thế giới, là bởi khi đọc các tác phẩm này, muốn tìm ra thủ phạm, chúng ta phải
vận dụng trí tưởng tượng và IQ một cách tối đa để xâu chuỗi các tình tiết lại. Agatha
không giấu người đọc một điều gì, tất cả chứng cứ có thể suy luận được đều được
những nhân vật kể ra một cách rõ ràng, và trong khi nhân vật thám tử (như Poirot)
làm nhiệm vụ suy đoán và nắm lấy các kẽ hở trong lời khai, thì người đọc cũng sẽ
động não một cách tương tự và song song với nhân vật. Cách làm này được Minh
Nhật vận dụng một cách khá tốt trong tiểu thuyết Âm thanh của im lặng. Người đọc
như đang được đồng hành cùng Phong trên hành trình tìm kiếm Bảo – cô bạn thời
niên thiếu, người đã mất tích không dấu vết một cách khó hiểu trong hàng chục năm.
Mọi chi tiết đều được phơi bày khá rõ nhờ các hình thức như nhật ký Bảo để lại, ký
ức của Phong về quá khứ, lời kể của những người liên quan đến Bảo hoặc từng gặp
Bảo… Và mặc dù không giấu diếm quá nhiều chi tiết thì đến cuối truyện, kẻ thủ ác
vẫn là người gây được bất ngờ lớn cho người đọc, đó là một thành công lớn của nhà
văn Minh Nhật với tiểu thuyết này, dù tuổi đời của anh còn rất trẻ.
Trên đây là một số những nhận định của chúng tôi về sự ảnh hưởng của
cáctác phẩm trinh thám nước ngoài đến các tác giả trinh thám Việt Nam. Không
chọn những con đường đi dễ dàng, chấp nhận đi một lối đi gập ghềnh và nhiều trắc
trở, nhưng các nhà văn trinh thám Việt Nam đã biết cách tiếp thu những thành công
của người đi trước, biến những tinh hoa đó trở thành vốn liếng để đưa vào tác phẩm
của mình. Sự ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi, nhưng cách các tác giả như
Di Li, Minh Nhật hay Nguyễn Xuân Thủy “biến tấu” cho phù hợp với văn hóa và
lối sống của người Việt bước đầu đã đạt được một số thành công đáng ghi nhận.
1.4.Những điểm khác biệt giữa truyện trinh thám Việt Nam với khuôn công
thức của các nhà lý luận phƣơng Tây
Bất kỳ một thể loại văn học nào cũng sẽ có các định nghĩa và quy chuẩn
riêng, nhằm phân biệt nó với các thể loại văn học khác. Truyện trinh thám không
phải là ngoại lệ.
20
Nói về thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật. Trong những tác phẩm trinh thám
kinh điển của thế giới, các tác giả thường chỉ tập trung kể lại diễn tiến từng bước
của vụ án, giống như việc lật giở dần dần một cuốn sách và càng về cuối thì chân
tướng vụ án sẽ càng sáng tỏ. Hầu hết, yếu tố nội tâm của nhân vật không được quá
chú trọng, điển hình là Agatha Christie hay Conan Doyle. Agatha hoặc Doyle
thường để nhân vật thám tử phá án dựa trên việc tìm ra sơ hở từ lời khai của các
nhân chứng và tình tiết diễn biến trong truyện. Rất ít diễn biến nội tâm được khắc
họa, mà tác giả chỉ tập trung chủ yếu miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của
nhân vật. Người đọc sẽ không bị phân tâm vào những chi tiết bên lề mà sẽ được tập
trung hoàn toàn vào diễn tiến của vụ án.
Các tác giả trinh thám Việt Nam khá chú trọng đến việc khắc họa những sắc
thái tâm lý các nhân vật. Điều này khá dễ hiểu khi người Việt Nam vốn có bản chất
sống duy tình nhiều hơn là duy lý, và “cảm xúc” hoặc “tình cảm” là những điều
không thể thiếu để cấu thành một cá thể sống, kể cả đối với một thể loại cần nhiều
những sự logic và khoa học như trinh thám. Không khó để nhận ra tâm lý của nhân
vật Phan Đăng Bách đã được Di Li dụng công dồn bút lực khắc họa như thế nào.
Nữ nhà văn không chỉ miêu tả Phan Đăng Bách như một chiến sĩ trinh sát kiên
trung và sáng suốt trong công việc, mà còn là một người bình thường, cũng có
những lúc mắc sai lầm nghiêm trọng, cũng có những lúc tự buông mình để chạy
theo tiếng gọi của tình yêu nam nữ, cũng có lúc hoảng hốt và chênh vênh giữa
những đắn đo không biết suy đoán về vụ án đúng hay sai. Ở Phan Đăng Bách không
phải chỉ có một cái đầu lạnh, anh ta đã từng lái xe vượt hàng chục cái đèn đỏ liên
tiếp để kịp cứu người, anh ta từng dằn vặt bản thân rất nhiều vì đã “nuôi ong tay áo”
ngay trong nhà mà không hề hay biết. Và đỉnh điểm là sau cái chết của bạn gái, anh
ta không còn làm chủ được bản thân, trở nên suy sụp và mất hết lý trí. Những đặc
điểm này đáng lẽ ra không nên có đối với một nhân vật cần sự tỉnh táo từ đầu đến
cuối để phá án, nhưng thực tế rằng, khi xây dựng nhân vật đa dạng từ nhiều góc độ
như vậy, người đọc không hề bớt đi sự khâm phục hoặc ngưỡng mộ, mà còn cảm
thấy rất gần gũi, rất thấu cảm, sợi dây nối kết giữa tác giả và người đọc trở nên bền
chặt hơn.
21
Thực tiễn sáng tác theo truyền thống phương Đông một phần nào tác động
khiến truyện trinh thám Việt Nam có nhiều đặc điểm không tương thích theo định
nghĩa, công thức mà các nhà lý luận phương Tây như Todorov hay Van Dine đặt ra.
Theo Van Dine, tiểu thuyết trinh thám thực sự phải loại bỏ mọi tình tiết yêu
đương: “Không có chỗ cho những chi tiết lãng mạn xuất hiện trong câu chuyện.
Việc một tác giả trinh thám lẫn thám tử trong câu chuyện cần thực hiện là đưa hung
thủ bước ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt của pháp luật chứ không phải đưa một
cặp tình nhân đi đăng ký kết hôn” [43]. Nhưng trong rất nhiều truyện trinh thám
Việt Nam, các tác giả vẫn trừ chỗ cho những rung động hoặc các mối quan hệ tình
cảm nam nữ. Điều này khá dễ để lý giải, bởi người Việt Nam với đặc trưng duy cảm
của người phương Đông sẽ không thể thiếu yếu tố “tình cảm”. Đây không chỉ là
nguồn sống nuôi dưỡng cảm xúc của con người, mà còn là cách để nhà văn lột tả
nhân vật ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Một lý thuyết khác đáng chú ý của các nhà lý luận văn học phương Tây, đó
là “Không áp tiểu thuyết trinh thám với hiện thực xã hội vào với nhau” [46], nghĩa
là xã hội trong thực tế sẽ cần phải khác với thế giới hiện hữu trong truyện. Các tác
phẩm trinh thám Việt Nam không có sự rạch ròi như vậy. Ví dụ, truyện của Thế Lữ
tái hiện hiện thực với một thời đại mà sự cám dỗ của đồng tiền và quyền lực cùng
bất ổn về mặt tâm lý tình cảm đã khiến con người không làm chủ được mình và
phạm tội ác. Sát thủ online của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy cũng cho thấy một xã
hội với những con người bị dẫn dụ vào thế giới ảo, bị biến dạng, méo mó nhân
cách, là mối đe doạ cho xã hội hiện đại. Những gì các nhà văn đưa vào câu chuyện,
làm phông nền để các vụ án, các sự việc diễn ra, đều được bắt nguồn từ sự hiện hữu
của thực tại. Đó là nguồn cảm hứng sáng tác, cũng là điểm lôi cuốn đặc biệt của các
tác phẩm đối với người đọc. Khi chọn được một chủ đề đặc sắc để khai thác, nghĩa
là cuốn sách đã bước đầu thành công trên con đường chinh phục độc giả.
Một nguyên tắc nữa khi viết truyện trinh thám: “Độc giả và thám tử có cơ
hội ngang nhau trong việc giải quyết các bí ẩn trong câu chuyện. Tất cả các manh
mối phải được tuyên bố và miêu tả một cách rõ ràng” [46].Chưa nhiều các nhà văn
Việt Nam dám mạo hiểm phơi bày hết 100% các “dữ liệu” về vụ án mà họ nghĩ ra
22
ngay trên trang sách. Ví dụ trong tiểu thuyết Trại hoa đỏ của Di Li, các manh mối
mà Phan Đăng Bách có được, người đọc chỉ được biết một phần. Việc đưa hết các
manh mối cho người đọc là con dao hai lưỡi, bởi nếu muốn tránh tình trạng người
đọc đoán biết được trước cái kết, thì tốt nhất là không nên viết theo nguyên tắc này.
Còn với các nhà văn tự tin với đầu óc tổ chức, cách xây dựng cốt truyện và sắp xếp
các tình tiết của mình, thì hãy cứ dẫn dắt người đọc bằng ngòi bút, sao cho duy trì
được yếu tố bất ngờ và khiến người đọc ấn tượng. Ở Việt Nam, mới chỉ có một số
rất ít các nhà văn dám viết theo lối này.
Bên cạnh sự phá cách, truyện trinh thám Việt Nam vẫn nằm trong dòng chảy
chung của truyện trinh thám thế giới. Lẽ dĩ nhiên, cần có những dấu hiệu để phù
hợp với lý luận của các nhà nghiên cứu phương Tây về định nghĩa “thế nào là trinh
thám?”. Tiến sĩ triết học người Pháp Laurence Devillairs từng nói: “Trong tiểu
thuyết trinh thám, cái chết không xuất hiện như là sự phi lý, quá đáng, không thể
tưởng tượng được, mà nó giống như trong một phương trình, một ẩn số thích hợp để
cấp cho nó một giá trị" [46]. Phần lớn các tác phẩm thuộc thể loại trinh thám ở Việt
Nam đều xuất hiện xác chết, và xác chết đó chưa bao giờ là sự ngẫu nhiên. Có
những cái chết trở thành khởi đầu cho mọi sự việc diễn ra, điển hình là sự việc thạc
sĩ Bàng bị ám sát đã xuất hiện ngay từ đầu trong Một thế giới không có đàn bà của
Bùi Anh Tấn, hoặc cái chết của nhân vật Oanh sói trong Cổ cồn trắng của Nguyễn
Như Phong. Có cái chết trở thành tâm điểm cho mọi nhân vật, mọi tình tiết trong
câu chuyện xoay quanh nó, lý giải nguyên nhân và tìm ra ẩn số về hung thủ, điển
hình là cái chết của nhân vật Bảo trong Âm thanh của im lặng (Minh Nhật). Hay chỉ
đơn giản đó là một trong số rất nhiều cái chết trong truyện để khiến câu chuyện trở
nên kịch tính và cao trào được đẩy lên ngày càng cao, ví dụ cái chết lần lượt tìm đến
từng người của nhóm Lucky Family trong Sát thủ online (Nguyễn Xuân Thủy),
hoặc cái chết của hàng loạt những cô gái xinh đẹp nhưng yểu mệnh trong Câu lạc
bộ số 7 (Di Li).
Đặt tiểu thuyết nổi tiếng một thời Cổ cồn trắng của nhà văn Nguyễn Như
Phong trong tương quan với một cuốn sách trinh thám được xếp vào hàng best
seller hiện nay, đó là The Girl with Dragon tattoo (tạm dịch: Cô gái có hình xăm
23
rồng), ở góc độ không chỉ có trinh thám suy luận, hành động đấu trí mà còn có cả
những yếu tố chính trị đan cài. Cô gái có hình xăm rồng là một trong những tác
phẩm trinh thám hiện đại ấn tượng nhất của thập niên đầu thế kỷ XIX. Tác giả Stieg
Larsson có lối viết vô cùng thông minh và logic, tuy nhiên truyện khá khó hiểu do
rất nhiều các thuật ngữ liên quan đến kinh tế và tài chính đã xuất hiện. Việc lồng
ghép yếu tố chính trị vào các tác phẩm trinh thám đã được tác giả Nguyễn Như
Phong sử dụng khi sáng tác tiểu thuyết Cổ cồn trắng. Dày đặc từ đầu đến cuối
truyện đều là âm mưu và thủ đoạn của những kẻ muốn dùng đồng tiền bẩn để đổi
trắng thay đen, hối lộ các cán bộ cấp cao nhà nước nhằm trốn tội. Có nhiều những
quan chức nhà nước đã “dính chàm”, dùng số tiền bất chính do những kẻ tội phạm
cống tiến nhằm tư lợi riêng, trong đó có cả một cán bộ lãnh đạo tại phòng cảnh sát
hình sự. Có thể nói, tác giả Nguyễn Như Phong đã dám viết về một vấn đề rất nhạy
cảm mà không phải ai cũng có can đảm để đưa vào tác phẩm của mình.
Tất cả những sự so sánh trên đều chỉ mang tính chất tham khảo, bởi tư duy
mỗi một tác giả khác nhau, và các tác phẩm ra đời có tiêu chí thời đại khác nhau.
Nhà nghiên cứu Todorov khi nghiên cứu về loại hình của truyện trinh thám đã nhận
định: “Không thể dùng những đơn vị đo lường giống nhau để đo “nghệ thuật lớn”
và “nghệ thuật trung bình” [46].
Soi chiếu điểm khác nhau giữa các tác phẩm văn học trinh thám của Việt
Nam với khuôn mẫu công thức của các nhà lý luận phương Tây đã cho thấy, dù có
những ảnh hưởng nhất định trong phong cách sáng tác của các nhà văn nổi tiếng
nước ngoài, nhưng các nhà văn Việt Nam vẫn giữ lại được những nét rất riêng và
sáng tạo để các câu chuyện trinh thám ly kỳ, hấp dẫn mang đậm chất Việt Nam,
mang hồn cốt của con người Việt Nam.
Bên cạnh những sự đồng nhất cần thiết của thể loại trinh thám, các nhà văn
truyện trinh thám Việt Nam vẫn có những yếu tố khác biệt so với khuôn công thức
của các nhà lý luận phương Tây và các tác phẩm trinh thám kinh điển. Sự sáng tạo
theo hướng cá nhân hóa này rất đáng được ghi nhận, bởi bên cạnh việc chịu ảnh
hưởng của các tác phẩm đi trước, thì mỗi nhà văn đều đã có ý thức tạo cho mình
một dấu ấn riêng. Thể loại văn học trinh thám của nước ta cũng từ đó có thêm nhiều
24
tác phẩm hay, thêm nhiều tác giả được nhớ mặt chỉ tên trên văn đàn, chứ không chỉ
đơn thuần là một thể văn bị coi là thuần về giải trí và không có giá trị nghệ thuật.
1.5. Một số hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam
Bên cạnh một số tín hiệu tích cực nói trên, không thể không nói đến các điểm
hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam.
Ngoại trừ các tiểu thuyết vụ án thiên về khắc họa tâm lý nhân vật, các nhân
vật đều có những nét tính cách chưa sắc nét và để lại ấn tượng, dù toàn bộ nội dung
câu chuyện lấy nhân vật đó làm trung tâm. Ngòi bút xây dựng nhân vật của các tác
giả phần lớn chưa thể “chạm” đến cảm xúc của người đọc. Với các tiểu thuyết điều
tra lấy nhân vật công an / cảnh sát / thám tử làm trung tâm, mới chỉ có Phan Đăng
Bách của Di Li là để lại được những dấu ấn, bởi Di Li đã dành rất nhiều “đất” cho
việc khắc họa nội tâm của nhân vật này. Hầu hết, các tác giả đều quá chú trọng vào
việc xây dựng mạch truyện sao cho lôi cuốn hoặc “đánh lừa” được người đọc, ít ai ý
thức được việc xây dựng một nhân vật trung tâm thật nổi bật và để lại dư âm trong
lòng độc giả sau khi gấp cuốn sách lại. Tuy nhiên, các tiểu thuyết vụ án đã làm được
điều đó bởi đặc trưng của tiểu thuyết vụ án là lấy nhân vật tội phạm làm trung tâm,
nghĩa là tập trung kể về cuộc đời và diễn biến tâm lý của một hoặc một nhóm người
chứ không phải đơn thuần xoay quanh tiến trình các vụ án.
Một số nhà văn trinh thám Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn sau 1975 còn
thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức trong việc viết tiểu thuyết điều tra, vì vậy số
lượng tiểu thuyết điều tra trở nên ít ỏi, các tác giả lựa chọn hướng ngòi bút nhiều
hơn đến việc khắc họa chân dung nhân vật tội phạm qua các tiểu thuyết vụ án.
Hai trong những điểm đặc sắc nhất trong các tác phẩm trinh thám chính là
cốt truyện và ở những lời đối thoại. Những phần hội thoại cần thể hiện khá rõ tính
cách và trí tuệ của người nói, qua đó như là một lời gợi ý của tác giảđể người đọc
đồng hành cùng nhân vật, “đấu trí” cùng nhân vật để tìm ra thủ phạm. Các tác giả
truyện trinh thám Việt Nam lại chưa làm được điều này, khi hệ thống lời thoại của
các nhân vật vẫn chưa đủ đặc sắc và đanh thép để người đọc phải ghi nhớ. Đặc biệt,
những câu nói của các nhân vật trung tâm (thám tử, cảnh sát) chưa đạt đến mức độ
làm người đọc cảm nhận trong đó sự đanh thép và mưu trí cần thiết ở loại nhân vật
25
này. Điều này kéo theo hệ lụy là hầu như chưa có một nhà văn nào có thể xây dựng
tên tuổi một nhân vật thám tử được điểm mặt chỉ tên và để lại nhiều dấu ấn cho
người đọc.
Rất nhiều các tình tiết vụ án vẫn còn vấp phải lối suy nghĩ thiên về cảm tính
của người Việt, dẫn đến làm cho người đọc có cảm giác bị hụt hẫng. Ví dụ tình tiết
Năm Ký đồng ý hợp tác với công an vì lý do: “Biết đâu một trong số những đứa bé
bị bán sang đó là con tôi” trong tiểu thuyết Có tiếng người trong gió của nhà văn
Nguyễn Xuân Thủy rất phi logic so với mạch truyện. Với một cốt truyện đang diễn
biến rất gay cấn, không có lý do gì để một tên tội phạm đã “rửa tay gác kiếm” bao
lâu nay lại đồng ý ra tự thú và khai hết mọi chuyện. Các tác giả truyện trinh thám
Việt Nam thường để cho diễn biến tâm lý của nhân vật xoay chiều quá nhanh, dẫn
đến sự chệch nhịp của một con tàu đang đi trên đường ray, trở thành một dấu trừ rất
lớn cho toàn bộ mạch truyện.
Cách xây dựng tình tiết truyện của một số nhà văn trinh thám Việt Nam vẫn
còn nhiều hạn chế. Ví dụ, nhân vật Khả trong tác phẩm Kẻ ám sát cánh đồng của
nhà văn Nguyễn Quang Thiều được xây dựng là một người vô cùng mưu mô xảo
quyệt, có đầu óc khôn ngoan với những tính toán mà đến cả các chiến sĩ công an
cũng phải vị nể vài phần, ấy vậy mà lại bị bắt một cách quá dễ dàng, khiến cái kết
của truyện rơi vào tình trạng hụt hẫng.
Một nhược điểm nữa của một số tác giả Việt Nam, đó là các nhân vật thường
xuyên bị rơi vào tình trạng đóng khung về nhân cách, trở thành “phát ngôn viên”
một cách khiên cưỡng cho những tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Trong các tác
phẩm như vậy, hầu như nhà văn không dụng tâm đến việc sử dụng các thủ pháp
nghệ thuật mà chỉ chú ý xây dựng cốt truyện sao cho mọi sự việc, tình tiết, mọi
hành động, phát ngôn của nhân vật đều phải hướng đến thông điệp ẩn đằng sau câu
chuyện của tác giả. Bởi vậy, các tình tiết không quá đặc sắc, mạch truyện dễ đoán
và tính nghệ thuật của tác phẩm không cao.
Điển hình là tiểu thuyết Linh hồn thiếu phụ của nhà văn Trần Tử Văn. Tình
huống của truyện khá hay: Một tên tội phạm hình sự nguy hiểm có tên Minh Khánh
Hội được Trần Nhân – một chiến sĩ công an bảo lãnh để có cơ hội được ra trại về
26
thăm người vợ đang hấp hối. Trần Nhân đã bị lãnh đạo khiển trách khá nhiều về
việc này, nhưng anh ta vẫn kiên quyết muốn cho Minh Khánh Hội một cơ hội làm
lại cuộc đời, sống một cuộc sống lương thiện. Quan điểm sống của Trần Nhân rất rõ
ràng: không muốn bản thân trở thành một “cỗ máy vô lương tri”. Dù có nhiều ưu
điểm về cách đặt vấn đề, cùng khả năng trau chuốt ngôn từ và lời thoại, nhưng tác
phẩm này cũng vấp phải một số những nhược điểm.
Nhược điểm đầu tiên là về cách khắc họa hình tượng nhân vật. Khi mô tả
hình ảnh trưởng công an phường Tám Du, nhà văn đã để nhân vật này hội tụ đủ các
tính cách tệ hại: ăn hối lộ, mê gái đẹp, sỗ sàng, hèn nhát, bỉ ổi… Kiểu nhân vật như
Tám Du khá là “một chiều”, ít điều để phân tích, và ở chiều ngược lại, dường như
tác giả muốn tập trung bút lực để dồn tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của một
con người vào Trần Nhân nhằm tạo ra một sự đối lập gay gắt giữa Nhân và Tám
Du. Sự tốt đẹp của Trần Nhân thể hiện ngay từ cái tên. Tuy nhiên, điều này lại gây
ra một tác dụng phụ: làm cho nhân vật Trần Nhân bị lý tưởng hóa đến mức khó tin,
khiến câu chuyện đôi chỗ bị phi lý. Một tên tội phạm hình sự nguy hiểm suýt bị xử
tử lại được bảo lãnh về chỗ ở và được sống như một công dân bình thường bởi một
người không có tiếng nói và chức vị cao, chỉ là một công an phường nhỏ bé như Nhân.
Truyện quá đặt nặng vấn đề giáo dục và việc hoàn lương, “quay đầu là bờ”
của con người, khiến hình tượng các nhân vật được xây dựng một cách hời hợt,
chưa đủ chiều sâu. Tâm lý nhân vật Minh Khánh Hội còn có những day dứt, dằn
vặt, đấu tranh, nhưng tâm lý một số nhân vật khác lại quá giản đơn và thậm chí còn
biến đổi quá nhanh, ví dụ bà Sáu từ một nhân vật độc ác đến mức táng tận lương
tâm lại nhanh chóng trở thành một người biết suy nghĩ và hối hận về những hành
động mà mình gây ra.
Cách đặt vấn đề của tác phẩm khá hay, nhưng cách triển khai vấn đề qua các
tình tiết, sự việc lại đi theo lối mòn: một tên tướng cướp giang hồ sừng sỏi muốn
hoàn lương nhưng bị xã hội xa lánh, khinh miệt; ban đầu hắn nhìn lực lượng an ninh
với con mắt ác cảm, nhưng sau đó đã được chính một chiến sĩ công an lương thiện
cảm hóa. Tác phẩm Linh hồn thiếu phụ vì vậy mà không hấp dẫn, phần lớn vì ý đồ
của tác giả về ý nghĩa cũng như thông điệp của tiểu thuyết thì rất ổn, nhưng cách
27
xây dựng cốt truyện lại khá dễ để người đọc đoán trước được kết quả, và chưa đủ
sức thuyết phục.
Tiểu kết chƣơng 1
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, quan niệm khi sáng tác truyện trinh thám
của các tác giả Việt Nam khá là khác biệt so với các tác giả truyện trinh thám trên
thế giới. Với hầu hết các tác giả phương Tây hoặc các tác giả một số nước châu Á
như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã nói đến “trinh thám” thì nhất thiết cần
phải xây dựng được một trò chơi trí tuệ logic, thuyết phục đến từng chi tiết, và trung
tâm của câu chuyện phải là một cuộc điều tra về tội ác. Đồng thời, quá trình điều tra
vụ án được diễn tiến theo sự suy luận, phán đoán của nhân vật thám tử, có thể là
một “thám tử” không chuyên. Các tác giả truyện trinh thám Việt Nam lại có quan
điểm sáng tác khá đa dạng, và gần như các cây bút vẫn chưa có sự thống nhất về
cách xây dựng cốt truyện của thể loại này.
Những phân tích trên đây không có nghĩa là phủ nhận những thành quả và sự
cố gắng của các tác giả trinh thám Việt Nam suốt thời gian qua. Văn học trinh thám
chỉ mới được vực dậy và có những thành tựu đáng kể, bởi vậy nếu các tác giả biết
cách làm mới mình và hướng đến con đường sáng tác truyện trinh thám một cách
nghiêm túc, chắc chắn không chỉ có Phạm Cao Củng, Thế Lữ, Di Li, Minh Nhật,
Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú… mà sẽ còn rất nhiều các tác giả khác cũng
ghi dấu được trên con đường sáng tác chông chênh nhưng cũng rất thú vị này.
28
CHƢƠNG 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬTVÀ CỐT TRUYỆN CỦA TRUYỆN
TRINH THÁM VIỆT NAM
2.1. Nhân vật của truyện trinh thám Việt Nam
2.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật được xây dựng nên nhằm phục vụ cho sự phát triển của hệ thống
cốt truyện, đảm bảo cho sự phát triển hoàn chỉnh và thống nhất của tác phẩm cả về
nội dung và hình thức, cao hơn nữa là để nhằm truyền tải chủ đề, tư tưởng của tác
giả gửi gắm qua tác phẩm.
Theo nhà nghiên cứu Đoàn Đức Phương: “Văn học không thể thiếu nhân vật,
vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình
tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân
nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực” [9, tr.160]
Nhân vật được phân loại thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật
trung tâm. Trong truyện trinh thám Việt Nam, tùy theo thể loại mà nhân vật trung
tâm sẽ là một tên tội phạm, là một chiến sĩ công an, một thám tử hoặc đơn giản chỉ
là một người bình thường. Các tác giả truyện trinh thám vẫn chưa phát triển nhân
vật lên mức điển hình quá, nhắc đến loại “tính cách” đó thì sẽ nghĩ ngay đến tên của
nhân vật. Với những tác phẩm cần đặt yếu tố cốt truyện lên hàng đầu như thể loại
trinh thám, nhân vật thường chỉ là một công cụ để giúp người đọc lật giở ra từng lớp
lang trong tình tiết vụ án, mang tính chức năng nhiều hơn là được tập trung khắc
họa chi tiết và nâng tầm lên mức “tính cách” hoặc “tính cách điển hình”.
Với yêu cầu dung lượng phong phú và khắc họa nhiều nhân vật, các tác giả
truyện trinh thám Việt Nam hầu hết lựa chọn tiểu thuyết làm thể loại để gửi gắm cốt
truyện của mình. Các nhân vật được mô tả khá đầy đủ và chi tiết về ngoại hình cũng
như hành động, tâm lý bằng nhiều phương thức khác nhau qua lối kể chuyện, qua
lời đối thoại, hoặc qua những lời nghị luận, phát biểu của chính tác giả. Tuy nhiên,
với đặc thù của một cốt truyện cần “kín”, “hở” đúng chỗ để gây sự tò mò và đánh
lừa được người đọc, có những nhân vật sẽ được ẩn thân cho đến cuối truyện mới
xuất hiện, hoặc có những nhân vật sẽ được mô tả một cách khái lược chứ không quá
đi sâu vào chi tiết nhằm gây sự tò mò và tạo nên sức hấp dẫn.
29
Nhân vật chính của tác phẩm trinh thám rất dễ nhận ra, và thông thường, cốt
truyện của truyện trinh thám sẽ là sự đối kháng của hai tuyến nhân vật đại diện cho
công lý và phản công lý: thám tử / công an / trinh sát / người điều tra và tội phạm.
Dựa vào những suy nghĩ và hành động của nhân vật chính, người đọc có thể rút ra
nhiều vấn đề chính yếu của tác phẩm. Dựa vào mối quan hệ đồng tình hoặc đối
kháng giữa các nhân vật quan trọng, có thể tìm ra mâu thuẫn chính mà tác giả xây
dựng nên để hướng tới mục tiêu chính của một tác phẩm trinh thám: sự hấp dẫn, lôi
cuốn, thôi thúc người đọc lật giở những trang tiếp theo để theo dõi tình tiết của các
vụ án. Thậm chí, người đọc còn có thể đối chiếu các mâu thuẫn trong tác phẩm với
mâu thuẫn chủ yếu của thời đại.
Theo lý thuyết, thông thường, nhân vật thường sẽ được xây dựng bằng nhiều
hình thức phong phú, ví dụ như tính cách sẽ được thể hiện qua hành động, qua ngôn
ngữ, qua lời bình của tác giả. Thậm chí có nhiều trường hợp nhân vật tự biểu hiện,
nghĩa là phát triển theo quy luật nội tại, không theo ý muốn chủ quan của nhà văn.
Với truyện trinh thám, nhân vật sẽ hoàn toàn thuộc về tầm kiểm soát của nhà văn,
bởi trong một mạch truyện đã được nhà văn dồn công “giăng bẫy” người đọc, nhân
vật sẽ không thể tự thoát ra mà đi chệch hướng so với ý định ban đầu của tác giả.
Trong truyện trinh thám, yếu tố logic và hợp lý của cốt truyện được đặt lên hàng
đầu, không có chỗ cho những cảm quan mang tính cá nhân và những đột biến về
mặt xúc cảm. Mỗi một thể loại văn học có yêu cầu riêng, có đặc thù riêng, và với
truyện trinh thám, không có quá nhiều “đất” cho những mong muốn chủ quan, phi lý.
Dựa trên những nghiên cứu tổng quan về một số truyện trinh thám Việt Nam
sau năm 1975, chúng tôi phân chia phương diện nhân vật thành các kiểu nhân vật:
nhân vật thám tử, nhân vật tội phạm, nhân vật điệp viên tình báo.
2.1.2. Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
2.1.2.1. Nhân vật thám tử
“Thám tử” trong truyện trinh thám không phải đơn thuần chỉ là những người
làm nhiệm vụ điều tra, phá án, theo dõi đối tượng, mà còn có thể là các chiến sĩ
công an, cảnh sát hay thậm chí chỉ là một công dân bình thường, không được đào tạo
nghiệp vụ bài bản nhưng vô tình lại vướng vào vụ án và bắt buộc phải đi tìm lời giải.
30
Những tố chất cần có nhất ở loại nhân vật này, đó là trí thông minh, khả năng
suy luận logic, biết kết nối các vấn đề để từ đó tìm ra đáp số cuối cùng. Tất cả
những nhân vật thám tử, trinh sát đều cần có chung đặc điểm này, đặc biệt với
những tiểu thuyết lấy trung tâm là cuộc đấu trí, đấu tài giữa hai phe thiện – ác. Phan
Đăng Bách là một điển hình tiêu biểu. Dường như Di Li đã dồn tất cả bút lực để
khắc họa nên hình ảnh một trinh sát điều tra mưu trí và biết “nhu cương đúng lúc”
trong công việc. Là nhân vật chính xuất hiện ở cả hai bộ truyện Câu lạc bộ số 7 và
Trại hoa đỏ, Phan Đăng Bách đã gỡ từng nút thắt của các vụ án bằng chính tài suy
luận của mình.
Hoặc một ví dụ khác, nhân vật chính – trung tá Vũ Thế Bình trong tiểu
thuyết Phía sau một cái chết, dù chỉ được nhà văn Võ Duy Linh miêu tả chủ yếu
qua hành động chứ không chú trọng khắc họa diễn biến tâm lý, người đọc vẫn có
thể cảm nhận được trung tá Bình là một người nhanh nhạy, khéo léo, biết nghĩ xa,
biết cách chế ngự cảm xúc, thông minh và rất sâu sắc trong việc nhìn người. Khi
gặp tên Phó viện trưởng viện Giáo dục, anh đã nhận định ngay rằng đây là một tên
háo danh và giả tạo, dù trong lòng mừng vui khấp khởi vì cái chết của đồng nghiệp
nhưng ngoài mặt vẫn đeo chiếc mặt nạ đau thương và tiếc nuối.
Hay như nhân vật Lê Phong trong series truyện trinh thám của Thế Lữ vốn
không phải là một thám tử chuyên nghiệp, mà là một phóng viên, nhưng nổi tiếng
bởi tài quan sát tỉ mỉ và suy luận logic.
Nhân vật thám tử thường có lòng trắc ẩn, nhân hậu, hành động vì chính
nghĩa, thậm chí còn có thể vì người khác mà quên đi lợi ích của bản thân. Nhân –
nhân vật chính của tiểu thuyết Linh hồn thiếu phụ là người như vậy. Nhân chỉ là
một cảnh sát khu vực nhỏ bé, nhưng nhân cách và sự độ lượng của anh thì lại vô
cùng rộng lớn, đến mức có thể cảm hóa được một tên tội phạm nguy hiểm trở về
con đường làm ăn lương thiện. Nhân sẵn sàng chạy vào đám cháy để cứu người,
không màng đến sự sống của chính mình.
Các chiến sĩ công an được khắc họa ở khía cạnh nhân văn và vô cùng tốt đẹp
trong Hồ sơ chưa kết thúc của tác giả Phùng Thiên Tân. Họ sẵn sàng cung cấp
lương thực để giúp đỡ một kẻ bị tình nghi đang nằm trong diện bị quản chế: “Hoàn
cảnh anh ta đáng thương. Mình có khả năng bao nhiêu thì trợ cấp bấy nhiêu” [30,
31
tr.45].Họ giải oan ngay lập tức cho Lê Đoàn sau khi có đầy đủ chứng cứ xác nhận
Lê Đoàn vô tội. Việc làm này không phải đơn giản chỉ là thực thi nhiệm vụ của một
chiến sĩ công an, mà còn là từ lương tâm của một con người. Nhân cách, lương tâm
luôn đi liền với trách nhiệm và nghĩa vụ: “Điều mà tôi luôn nghĩ đến, đó là thận
trọng không làm oan một người ngay, cũng như không để lọt một kẻ gian” [30,
tr.46]. Có thể nói, tác giả Phùng Thiên Tân đã giúp cho người đọc hiểu thêm về
nghề điều tra hình sự. Các chiến sĩ công an hình sự giống như những lưỡi thép, khi
đã yêu nghề và gắn bó với nghề, họ không chỉ làm việc với tinh thần trách nhiệm,
mà bằng tất cả sự nhiệt huyết với quần chúng nhân dân.
Nhân vật thám tử là nhân vật mà những suy nghĩ và hành động của người
này quyết định trực tiếp cho cảquá trình điều tra. Trong tiểu thuyết Âm thanh của im
lặng, nhà văn Minh Nhật đã rất khéo léo trong việc lồng ghép giữa sự căng thẳng
của một vụ án mất tích với một mối tình trong trẻo, ngây ngô nhưng khắc cốt ghi
tâm. Phong là nhân vật trung tâm của truyện, anh ta đi tìm lại dấu vết của cô gái anh
ta từng yêu, lật giở và bóc tách từng lớp lang bí ẩn bị chôn vùi suốt gần chục năm.
Tất cả tình tiết chính của vụ án đều phụ thuộc vào quyết định của Phong, bởi Phong
là người duy nhất từng thân thiết với nạn nhân và hiểu nạn nhân nghĩ gì. Dù không
phải là một thám tử chuyên nghiệp hoặc một điều tra viên của sở cảnh sát, nhưng
với những câu hỏi “Tại sao Bảo lại mất tích?”, “Bảo đã mất tích như thế nào”, “Bảo
còn sống hay đã chết?”, chỉ có Phong mới là người tìm ra được đáp án chính xác.
Nói vậy không có nghĩa là nhà văn luôn thần thánh hóa nhân vật. Dù hội tụ rất
nhiều phẩm chất tốt đẹp, nhưng người thám tử, người công an cũng có lúc phạm sai lầm.
Phan Đăng Bách trong Trại hoa đỏ đã sơ suất để cho kẻ thủ ác giết chết người bạn thân
nhất ngay trước mắt mà anh ta không hề hay biết, và vụ án đó trở thành nỗi ám ảnh vần
vũ suốt phần đời còn lại. Sang đến Câu lạc bộ số 7, thì mọi chuyện lại càng trở nên tồi tệ
hơn: người con gái Phan Đăng Bách yêu thương bị giết chết một cách thương tâm trong
khi chỉ mấy phút trước còn nói chuyện điện thoại với anh ta. Phan Đăng Bách sở hữu
những tố chất thiên bẩm của một chiến sĩ công an, anh ta cứu được người khác, nhưng
lại không cứu được những người thân của mình.
Các chiến sĩ công an trong Hồ sơ chưa kết thúc được khắc họa một cách rất
đời thường, cũng có những lúc phạm sai lầm, cũng có lúc sơ suất, không bị hình
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf

More Related Content

What's hot

Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnMan_Ebook
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đLuận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
Luận văn: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi, HAY, 9đ
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết ThiệnSự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến nay, Trần Viết Thiện
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đLuận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
Luận văn: Ảnh hưởng nhân sinh quan của Lão - Trang, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
Luận văn: Vận dụng lý thuyết tự sự học vào dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của T...
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana YoshimotoLuận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
Luận văn: Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Banana Yoshimoto
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
Đề tài: Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại)
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 

Similar to Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf

NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Man_Ebook
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfNuioKila
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf (20)

Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô HoàiLuận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết sương mù tháng giêng của uông triều (2017...
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
 
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAYLuận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
 
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơiNghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
Nghệ thuật tự sự trong tác phẩm Mắt bão, Ngựa thép, Luật chơi
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiLuận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Luận văn: Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đạiThơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ KIM NGÂN TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội, 2018
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN THỊ KIM NGÂN TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN THI PHÁP THỂ LOẠI Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Khánh Thành Hà Nội, 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Khánh Thành. Tôi cũng cam đoan đề tài này không trùng với bất kỳ đề tài luận văn nào đã được công bố ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm với nội dung của đề tài. Ngƣời cam đoan Phan Thị Kim Ngân
  • 4. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Trần Khánh Thành, người đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn này. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng vì khả năng và thời gian có hạn nên luận văn của chúng tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy, cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người viết Phan Thị Kim Ngân h
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ................................7 1.1.Khái niệm truyện trinh thám.............................................................................7 1.2.Những nét chính trong quá trình vận động của truyện trinh thám theo tiến trình văn học Việt Nam đƣơng đại........................................................................10 1.3.Sự ảnh hƣởng của các tác phẩm dịch đối với thể loại truyện trinh thám Việt Nam.15 1.4.Những điểm khác biệt giữa truyện trinh thám Việt Nam với khuôn công thức của các nhà lý luận phƣơng Tây ...................................................................19 1.5. Một số hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam..........................................24 Tiểu kết chƣơng 1....................................................................................................27 CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ CỐT TRUYỆN CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM .......................................................28 2.1. Nhân vật của truyện trinh thám Việt Nam....................................................28 2.1.1. Khái niệm nhân vật .........................................................................................28 2.1.2. Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.......................29 2.1.3. Nghệ thuật miêu tả nhân vật của tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.................40 2.2.Cốt truyện của truyện trinh thám Việt Nam..................................................51 2.2.1.Cốt truyện logic, cấu trúc với ba phần mở đầu – thắt nút – mở nút................53 2.2.2.Cốt truyện có sự song hành của tính duy lý – hiện thực đi đôi với hư cấu – trí tưởng tượng...............................................................................................................56 Tiểu kết chƣơng 2....................................................................................................59
  • 6. CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC KẾT CẤU, TỔ CHỨC KHÔNG GIAN, NGÔI KỂ, ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM..........................60 3.1. Kết cấu tiểu thuyết trinh thám Việt Nam ......................................................60 3.1.1. Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính.........................................................62 3.1.2. Kết cấu đảo lộn thời gian sự kiện ...................................................................66 3.1.3. Kết cấu truyện lồng trong truyện ....................................................................70 3.2. Tổ chức không gian nghệ thuật của truyện trinh thám Việt Nam ..............72 3.3. Ngƣời kể chuyện trong truyện trinh thám Việt Nam ...................................77 3.4. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................................80 Tiểu kết chƣơng 3....................................................................................................85 KẾT LUẬN..............................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................89
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chọn thể loại trinh thám, đồng nghĩa với việc các tác giả đã chọn một sự thử thách rất lớn, bởi người viết bên cạnh khó khăn về mặt tư liệu, thì cần phải trang bị cho mình một vốn sống, vốn kiến thức thực tế cực kỳ phong phú. Ngòi bút trinh thám đòi hỏi phải đi kèm với trí tưởng tượng, sự logic và sự bản lĩnh mới viết ra được các tác phẩm hội tụ đủ hai phương diện “duy lý” và “giải trí” hấp dẫn và lôi cuốn bạn đọc. Nhưng một số nhà nghiên cứu mới chỉ nhìn trên góc độ “giải trí” của văn học trinh thám rồi quy kết đây là thứ văn chương “hạng hai”, thậm chí không coi đó là văn chương. Thời gian gần đây dù tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều nhưng có thể nói ở nước ta, giá trị của văn học trinh thám ít được đề cao so với các dòng văn học khác. So với các thể loại văn học khác, truyện trinh thám xuất hiện khá muộn. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng thể loại này lại có những bước tiến rất nhanh và đạt được những thành tựu không hề nhỏ. Đầu thế kỷ XX, truyện trinh thám mới được hình thành và phát triển. Dựa trên tiền đề là sự thay đổi của xã hội nước ta thời bấy giờ, trong đó đặc biệt phải kể đến việc mở rộng đón nhận những tinh hoa của nền văn hóa thế giới, đặc biệt là của nền văn minh phương Tây. Dù mới xuất hiện trên văn đàn, nhưng những tác phẩm trinh thám vẫn chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình, khi thu hút rất đông các độc giả theo dõi. Số lượng các tác giả, tác phẩm từ đó mà tăng lên nhanh chóng. Các đặc trưng của một câu chuyện trinh thám như sự bí ẩn, kích thích tính tò mò, hiếu kỳ… khiến cho thể loại tiểu thuyết này trở thành một trong những sản phẩm văn học có lượng phát hành rất lớn. Nhưng từ sau Thế Lữ và Phạm Cao Củng thì dòng văn học trinh thám lại bị “đứt gãy” và mãi cho đến những năm 1960, các tác phẩm trinh thám mới phổ biến rộng rãi ở miền Nam và hiện diện ở miền Bắc dưới hình thức “trinh thám chính trị”. Các công trình, các bài viết nghiên cứu văn học trinh thám Việt Nam cũng vì vậy mà nhỏ giọt, ít có sự tổng quan, hệ thống, mà hầu như chỉ nói đến một số khía cạnh đặc thù về nội dung và nghệ thuật biểu hiện. Còn rất nhiều các vấn đề bao gồm cả lý
  • 8. 2 luận và thực tiễn chưa được đem ra đánh giá thỏa đáng, đúng mức, đặc biệt là việc luận bàn về tiểu thuyết trinh thám hiện đại sau năm 1975. Dù đạt được một số thành công đáng nói về mặt thương mại, giới chuyên môn lại không quá mặn mà với thể loại này. Ngay từ khi mới ra đời, truyện trinh thám đã bị coi là kiểu truyện chỉ nhằm phục vụ mục đích giải trí. Điều đó tạo nên một sự nghịch lý trong xã hội văn học nước ta: giới nghiên cứu không đề cao truyện trinh thám, nhưng ngược lại thì công chúng cực kỳ yêu thích và đón đợi để đọc thể loại này. Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã từng đánh giá về nhân vật thám tử với một cái nhìn không mấy thiện cảm: “Cả ngày, lúc nào anh ta cũng có vẻ bí mật, hay nhận xét từng cái cử chỉ cỏn con của người khác, và hay suy xét tâm lý của người ta bằng những câu vụn vặt mà anh nghe lóm được” [29, tr.10].Nhà nghiên cứu Vũ Đức Phúc thậm chí còn gay gắt hơn: “Truyện trinh thám có ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội” [29, tr.12]. Dù đến bây giờ, đã có rất nhiều những nghiên cứu sâu hơn về truyện trinh thám, thậm chí nghiên cứu cả về đối tượng công chúng đón nhận truyện trinh thám, lý giải sức hút của truyện trinh thám… nhưng nhìn chung, vẫn còn rất nhiều vấn đề khúc mắc chưa được giải đáp thỏa đáng, cũng như có nhiều quan điểm vẫn đánh giá truyện trinh thám Việt Nam quá thấp so với những gì nó xứng đáng được nhận. Nhận thấy việc nghiên cứu sâu hơn và làm sáng tỏ thêm các vấn đề của truyện trinh thám Việt Nam là điều rất cần thiết, chúng tôi thực hiện đề tài này, mong muốn mở ra những cái nhìn mới hơn về đặc trưng thể loại trinh thám và vị trí của dòng văn học này trong dòng chảy chung của văn học nước nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Giữa thế kỷ XX, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự chuyên sâu về tiểu thuyết trinh thám và nghệ thuật viết truyện trinh thám, mà chỉ mới dừng lại ở mức độ nhận xét, bình luận, đánh giá sơ lược, ngắn gọn. Giai đoạn trước đây, mới chỉ có những bài bình luận, phân tích khái lược của Khái Hưng, Dương Quảng Hàm, Phạm Thế Ngũ, Lê Huy Oanh, Phạm Đình Ân… về tác phẩm trinh thám của Thế Lữ và Phạm Cao Củng.
  • 9. 3 Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX và nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (tập II) đã dành một chương để phân tích nội dung các truyện trinh thám đã phát hành. Bên cạnh những bài phê bình, đánh giá thì có một số luận văn, luận án đã được công bố nghiên cứu về truyện trinh thám Việt Nam ở nhiều phương diện khác nhau. Trần Thanh Hà với Luận văn thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên (ở cấp độ cao học) được đánh giá là công phu và đi sâu vào đặc điểm của thể loại trinh thám. Với luận văn này, Trần Thanh Hà đã nêu rõ chức năng, đồng thời đề xuất cách phân loại và hệ thống hóa đặc trưng về nội dung của tiểu thuyết trinh thám. Trần Thanh Hà nêu rõ quan điểm: “Tiểu thuyết trinh thám có nhiều yếu tố ngoại biên, song cốt lõi của loại tiểu thuyết này là sự khám phá bí mật (liên quan đến tội ác, pháp luật) được trình bày một cách logic, duy lý, thuyết phục, loại bỏ hoàn toàn các yếu tố huyền thoại, phi lý” [34, tr.28], đồng thời phân loại tiểu thuyết trinh thám hiện đại thành các loại: tiểu thuyết tình báo – phản gián, tiểu thuyết vụ án, tiểu thuyết điều tra. Bên cạnh đó, luận văn này là một công trình khoa học nghiêng về lối so sánh, tác giả đã đặt văn học trinh thám Việt Nam trong mối tương quan so sánh với các thể loại khác và với các tác phẩm trinh thám thế giới. Trần Thanh Hà còn giới thuyết về lịch sử trinh thám thế giới với các hình thức, các biến động từ khởi thủy cho đến hiện tại. Tuy nhiên Trần Thanh Hà chưa chỉ rõ đặc trưng về thi pháp của thể loại này. Nguyễn Thành Khánh trong Luận án tiến sĩ Truyện trinh thám Việt Nam nửa đầu TK XX – từ đặc trưng thể loại đã đi sâu vào phân tích đặc trưng thể loại trinh thám ở phương diện thi pháp. Nguyễn Thành Khánh nghiên cứu về cách phân loại và về các đặc trưng thi pháp của thể loại trinh thám như nhân vật, không gian, thời gian… nhằm phân biệt trinh thám với các thể loại văn học khác. Tuy nhiên, Nguyễn Thành Khánh chỉ bó hẹp phạm vi nghiên cứu ở các tác phẩm ra đời vào nửa đầu TK XX. Nguyễn Thị Hoàng Yến đã phân tích đặc trưng của thể loại trinh thám chính trị thông qua luận văn Bộ tiểu thuyết tình báo Ông cố vấn của Hữu Mai từ góc nhìn thể loại. Luận văn đã mang đến một góc nhìn mới về tác phẩm kinh điển Ông cố
  • 10. 4 vấn, đồng thời nghiên cứu kĩ lưỡng về những yếu tố cấu thành nên một cuốn tiểu thuyết trinh thám chính trị thành công. Còn có một số các công trình nghiên cứu phân tích về các tác phẩm trinh thám như tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn, yếu tố trinh thám trong tiểu thuyết Bóng đêm và Bến bờ của Ma Văn Kháng. Tuy nhiên các luận văn này vẫn chỉ dừng ở phạm vi một tác phẩm, một kiểu truyện trinh thám chứ chưa mang nhiều đặc trưng khái quát. Trên đây là những nhận xét, đánh giá, những công trình nghiên cứu có liên quan tới văn học trinh thám Việt Nam. Nhờ những khởi sắc trong nhiều năm trở lại đây, văn học trinh thám ngày càng được quan tâm, chú ý và trở thành đề tài phân tích của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều nhà khoa học. Mỗi người có những quan điểm, suy nghĩ, đánh giá và cảm nhận khác nhau. Trong những bài viết hoặc công trình khoa học kể trên, ít nhiều các tác giả đã đề cập đến một số đặc trưng thi pháp của thể loại trinh thám như nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian… Ở những mức độ khác nhau, các bài viết và các công trình nghiên cứu này là những nguồn tham khảo quý giá cho chúng tôi để gợi mở thêm những vấn đề mới có tính cấp thiết khi chọn văn học trinh thám Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu của văn học trinh thám nước nhà, chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nào tập trung đánh giá và phân tích sâu về truyện trinh thám Việt Nam, đặc biệt là truyện trinh thám Việt Nam giai đoạn nhiều thành tựu nhất:sau năm 1975, điều đó thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi muốn chỉ rõ những đặc trưng trong thi pháp của truyện trinh thám Việt Nam nói chung, bên cạnh đó làm rõ những cố gắng cách tân của một số tác giả truyện trinh thám hiện đại Việt Nam về phương diện thi pháp. Song song với việc xác định đề tài nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, chúng tôi muốn thực hiện những nhiệm vụ sau: - Điểm lại những nét chính về các kiểu truyện trinh thám trong tiến trình phát triển, từ đó khái quát đặc điểm của thể loại gắn với từng giai đoạn. - Phân tích đặc trưng thi pháp của truyện trinh thám Việt Nam, những đặc điểm giúp phân biệt rõ giữa truyện trinh thám với các thể loại văn học khác.
  • 11. 5 - Làm rõ những cố gắng cách tân của một số tác giả truyện trinh thám hiện đại Việt Nam về phương diện thi pháp. - Chỉ ra được những hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam để một phần nào trả lời cho câu hỏi: tại sao dòng văn học trinh thám ở Việt Nam lại bị lép vế so với các tác phẩm viết về đề tài khác, và đồng thời liên hệ mở rộng những ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực của thể loại trinh thám đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là những đặc trưng thi pháp của thể loại truyện trinh thám Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số các tác phẩm tiểu thuyết nổi bật nhất thuộc thể loại trinh thám từ khoảng thời gian từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay. Trong đó, chúng tôi đi sâu hơn vào nghiên cứu các tiểu thuyết trinh thám sau năm 1975, một mảng văn học rất mới mà khá ít người từng đào sâu phân tích. Trên tiêu chí như vậy, luận văn khảo sát các một số tác phẩm nổi trội thuộc các kiểu truyện trinh thám như sau: + Trinh thám suy luận và trinh thám mạo hiểm của Phạm Cao Củng và Thế Lữ. + Tiểu thuyết vụ án: Những tiểu thuyết lấy cuộc đời và hành vi của tội phạm làm trung tâm câu chuyện bên cạnh diễn biến của các vụ án như Người không mang họ của Xuân Đức, Hồ sơ một tử tù và Phiên bản của Nguyễn Đình Tú, Sát thủ online của Nguyễn Xuân Thủy... + Tiểu thuyết điều tra: Các tác phẩm thể hiện rõ nét nhất đặc trưng thi pháp của một tác phẩm trinh thám cổ điển như Cổ cồn trắng của Nguyễn Như Phong, Kế hoạch J96 cuả Trần TửVăn, Sát thủ online của Nguyễn Xuân Thủy, Câu lạc bộ số 7 và Trại hoa đỏ của Di Li... Tiểu thuyết vụ án và tiểu thuyết điều tra sẽ là đối tượng nghiên cứu chính của chúng tôi trong luận văn này. + Tiểu thuyết tình báo: Một dòng riêng của thể loại tiểu thuyết trinh thám, phát triển nhất vào những năm đất nước kháng chiến chống hai kẻ thù Pháp – Mỹ. Tiểu thuyết tình báo đã có nhiều những tác phẩm bất hủ đáng được tôn vinh về mặt nghệ thuật như Ông tướng tình báo và hai bà vợ của Đặng Trần Thiết, Sao đen của Triệu Huấn, Ông cố vấn của Hữu Mai…
  • 12. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi vận dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp nghiên cứu loại hình. Từ quá trình nhận diện sáng tác của các tác giả trinh thám tiêu biểu qua các thời kỳ cụ thể, chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân loại đối tượng một cách hiệu quả. - Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết thi pháp học: Luận văn sử dụng phương pháp này nhằm nghiên cứu đặc trưng của hình thức nghệ thuật của các tác phẩm trinh thám trong mối quan hệ với nội dung. - Phương pháp so sánh: Giúp chúng tôi làm nổi bật những điểm tương đồng và khác biệt giữa văn học trinh thám Việt Nam với một số tácphẩm trinh thám cổ điển nổi tiếng của các nền văn học trên thế giới, đồng thời chỉ ra được những nét đặc thù của thi pháp truyện trinh thám với các thể loại khác. - Phương pháp thống kê: Các con số thống kê sẽ tăng thêm sức thuyết phục cho những luận điểm mà chúng tôi đưa ra. - Phương pháp hệ thống: chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống trong quá trình nghiên cứu để có một cái nhìn hệ thống về các yếu tố thuộc thi pháp của truyện trinh thám Việt Nam. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai qua 3 chương: Chương 1: Tổng quan về truyện trinh thám Việt Nam trong tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Chương 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật và cốt truyện của truyện trinh thám Việt Nam Chương 3: Tổ chức không gian nghệ thuật, kết cấu, ngôi kể và điểm nhìn của truyện trinh thám Việt Nam.
  • 13. 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1. Khái niệm truyện trinh thám Có khá nhiều cách định nghĩa về “truyện trinh thám”. Từ điển Oxfordkhi tra cứu “Definition of detective story noun” đã ghi rõ khái niệm “detective story” có nghĩa: “a story in which there is a murder or other crime and a detective who tries to solve it” (tạm dịch: trinh thám là một câu chuyện mà ở đó, có một tên giết người hoặc các tên tội phạm khác, và có một thám tử cố gắng để giải quyết những điều đó). Từ điển này cũng cung cấp thêm một số thông tin: Các nhà văn nổi tiếng nhất người Anh về các câu chuyện trinh thám có thể kể đến như Arthur Conan Doyle, Agatha Christie và Ruth Rendell. Loại câu chuyện trinh thám của người Anh thường được đặt trong một ngôi nhà rộng lớn và thường thì ngay từ đầu truyện, một vụ giết người sẽ được phát hiện. Sau đó, một nhóm nhỏ các nhân vật được nghi ngờ là đã phạm tội giết người sẽ được quy thành “những kẻ tình nghi”, và đến cuối cùng thì kẻ thủ ác là một nhân vật ít ai ngờ tới. Còn ở Mỹ, các câu chuyện trinh thám thường liên quan đến cảnh sát hoặc những cuộc phiêu lưu của một thám tử tư, thường có tính bạo lực và có sự thực tế cao hơn. Câu chuyện về các thám tử hay còn được gọi là “tiểu thuyết trinh thám” hoặc “tiểu thuyết tội phạm”. Trả lời cho câu hỏi “Nền văn học Việt Nam đã có thể loại văn học trinh thám hay chưa?”, nhà văn Nguyễn Quang Thiều bày tỏ quan điểm: “Chúng ta đã đọc văn học trinh thám từ rất lâu. Nhưng đây cũng là lần đầu tiên tôi trả lời câu hỏi như thế nào là trinh thám? Theo tôi khi mà xã hội của chúng ta có nhiều mặt trái, khiến con người ta không phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu thì đó là điều kiện để văn học trinh thám phát triển. Trinh thám không chỉ là câu chuyện về một vụ án, nó còn là câu chuyện nhiều lớp lang, đòi hỏi con người ta phải tư duy logic một cách cao độ” [50]. Văn học trinh thám Việt Nam bắt đầu manh nha từ thập niên 30 của thế kỷ trước, nhờ những ảnh hưởng từ văn hóa phương Tây, và lẽ dĩ nhiên, văn học trinh thám phương Tây được giới thiệu và biết đến nhiều hơn tại Việt Nam. Dù đã có những tiếp xúc nhất định với thể loại văn học này thông qua sự truyền bá của thực
  • 14. 8 dân Pháp từ trước đó, nhưng cho tới khi Mảnh trăng thu(được in dài kỳ trên báo Phụ nữ Tân văn năm 1930) của Bửu Đình –tác phẩm đầu tiên được cho là mang nhiều dấu ấn của yếu tố trinh thám xuất hiện, thì thể loại văn học mới thực sự được phổ biến rộng rãi hơn ở nước ta. Cho đến khi có sự xuất hiện của Thế Lữ và Phạm Cao Củng với một loạt các tác phẩm trinh thám đúng nghĩa thì công chúng Việt Nam đã khá là quen thuộc với thể loại văn học này. Gần đây, truyện trinh thám Việt Nam đã có nhiều những bước tiến lớn, với sự xuất hiện của rất nhiều những tác giả và tác phẩm mới và có dấu ấn riêng biệt. Tuy nhiên, trước năm 1975, văn học này tại Việt Nam không được đề cao. Không nhiều các tác giả chấp nhận mạo hiểm chọn một vùng đất quá lạ lẫm để gieo mầm đứa con tinh thần của mình. Kéo theo đó là việc thiếu những bài phân tích, nghiên cứu, bình luận chuyên sâu và tổng quát về các tác phẩm trinh thám lúc bấy giờ. Mảng văn học trinh thám chính vì vậy mà trở nên nhạt nhòa, không được đánh giá cao, thậm chí bị coi là “văn chương hạng hai”. Cho đến sau năm 1975, dòng văn học trinh thám mới thực sự có những sự chuyển biến lớn. Xuất hiện ngày càng nhiều các nhà văn dám tìm hiểu và dám viết về các đề tài mới lạ như hoạt động tình báo trong lòng địch, các vụ án hình sự, tâm lý tội phạm… Các tác giả đã khéo léo lồng ghép những tình tiết kinh dị vào truyện, lấy cuộc đời của những tên tội phạm khét tiếng sừng sỏ làm trung tâm, xây dựng những vụ án với những ẩn khuất lắt léo đan cài và khéo léo che giấu chân dung tên thủ ác cho đến tận cuối truyện… Có thể nói, những nhà văn trinh thám Việt Nam đã biết cách khai thác nhiều hơn đặc thù của thể loại văn học này để hấp dẫn người đọc, đồng thời vẫn sử dụng những thủ pháp nghệ thuật cần thiết để không làm mất đi bản chất “văn học” của tác phẩm, tránh để tác phẩm bị đánh giá là quá theo xu hướng thị trường. Truyện trinh thám là một thể loại gây ra rất nhiều tranh cãi về giá trị. Có người nói rằng, truyện trinh thám chỉ là các câu chuyện ba xu, rẻ tiền, chỉ phục vụ nhu cầu giải trí, không đáng được liệt kê vào danh sách những tác phẩm đáng được quan tâm và nghiên cứu dưới góc độ lý luận. Thực tế là trên thế giới có không ít những tác phẩm thuộc mảng trinh thám có giá trị không chỉ về nội dung mà còn về
  • 15. 9 nghệ thuật biểu hiện. Điển hình là tiểu thuyết Đứa trẻ thứ 44 do nhà văn Tom Rob Smith sáng tạo, kể về hành trình của thanh tra Leo Dimidov trên con đường điều tra chuỗi vụ án sát hại trẻ em liên hoàn tại Nga. Không chỉ lôi cuốn độc giả ở nội dung xúc động, gửi gắm được rất nhiều thông điệp sâu sắc về niềm tin vào bản thể, niềm tin vào công lý, niềm tin vào lương tâm con người mà tiểu thuyết này còn đặc biệt gây ấn tượng với người đọc nhờ tài năng xây dựng cốt truyện cực kỳ thông minh và mạch lạc của Tom Smith. Hoặc như tác phẩm Cô dâu đen của cha đẻ truyện trinh thám đen Cornell Woolrich, một cuốn tiểu thuyết không tập trung khai thác những yếu tố giật gân, gây sốc để câu khách, mà ngược lại có giá trị về mặt nghệ thuật rất cao. Tác giả khai thác tài năng tối đa vào việc trau chuốt lời thoại và tập trung miêu tả rõ nét nhân vật chính, một thiếu nữ xinh đẹp tựa nữ thần nhưng lại luôn mặc áo cưới trắng muốt và đeo một tấm khăn mạng che mặt màu đen. Sự tò mò của độc giả được kích thích lên đỉnh điểm với một loạt các tình tiết, sự việc được Cornerll bày binh bố trận một cách tài tình. Cornell Woolrich đã chứng minh rằng danh xưng “bậc thầy truyện trinh thám đen” dành cho ông không phải là “hữu danh vô thực”. Một tác giả truyện trinh thám nổi tiếng là Hô Diên Vân đã xác lập được vị trí vững chắc trong nền văn học Trung Quốc với cuốn Lời nguyền của hoàng đế. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Lôi Dung – một bác sĩ pháp y nổi tiếng bậc nhất cả nước. Cuộc sống của Lôi Dung hoàn toàn bị xóa trộn kể từ sau khi nhận được những lời thách thức của một nhóm người tự xưng là đệ tử truyền đời của Hoàng đế. Cốt truyện chặt chẽ với sự đối lập gay gắt của hai bên chính – tà, một bên muốn kiếm lợi từ cái chết của kẻ khác, còn một bên là bác sĩ pháp y đang chiến đấu từng ngày để giúp những người đã khuất được ra đi thanh thản. Cuộc đấu trí hấp dẫn đến nghẹt thở, cách thắt nút mở nút logic, cùng giọng văn độc đáo có một không hai của Hô Diên Vân đã giúp cho Lời nguyền của hoàng đế trở thành một trong những tiểu thuyết trinh thám lọt top best – seller của Trung Quốc. Ở Việt Nam, đã xuất hiện những đột phá khá mới của các tác giả truyện trinh thám. Điều đáng nói là, các cây bút trinh thám này còn khá trẻ và biết đặt ra cho mình những thử thách để tác phẩm không bị đi theo lối mòn cũ, phá cách mà vẫn giữ nguyên được sự độc đáo, hấp dẫn của thể loại trinh thám. Đã có những tác giả
  • 16. 10 đưa tiểu thuyết trinh thám xâm nhập sâu vào dạng thức của tiểu thuyết tâm lý, chiều sâu nội tâm và những suy nghĩ, đấu tranh phức tạp, ngổn ngang trong lòng nhân vật được mô tả một cách kỹ lưỡng, như Có tiếng người trong gió của Nguyễn Xuân Thủy, Âm thanh của im lặng của Minh Nhật, Câu lạc bộ số 7 của Di Li, Hồ sơ một tử tù của Nguyễn Đình Tú…Các nhà văn đã dần có bản lĩnh khám phá những mảnh đất đầy màu sắc của tiểu thuyết trinh thám đã vắng bóng từ khoảng nửa thế kỷ, còn các nhà phê bình và giới chuyên môn thì ngày càng chấp nhận sự hiện diện của những cuốn tiểu thuyết trinh thám đúng nghĩa “văn học” đáng để lưu tâm và bình luận. Tại Việt Nam, đã bắt đầu có một số những hội đàm văn chương và những buổi giới thiệu các tác phẩm trinh thám. Gần đây nhất là buổi tọa đàm “Văn học trinh thám Việt Nam và tiểu thuyết trinh thám của nhà văn Di Li” đã được tổ chức với sự tham gia của nhà văn Di Li cùng các nhà văn và nhà phê bình nổi tiếng khác.Các cuộc thi được phát động viết về đề tài bảo vệ an ninh Tổ Quốc vô tình đã giúp cho số lượng các tác phẩm trinh thám ở Việt Nam trở nên phong phú hơn, bởi hầu hết các tác giả dự thi đều xây dựng một cốt truyện gay cấn, đậm chất trinh thám để tôn lên hình ảnh, phẩm chất và trí tuệ của người chiến sĩ công an nhân dân. Nếu như trước đây, truyện trinh thám đối với văn học Việt Nam chỉ bị coi là văn học thuần túy thiên về giải trí, giúp con người được thỏa mãn trí tưởng tượng và sự tò mò, thì hiện nay với sự nỗ lực của các tác giả có thiên hướng viết các tác phẩm theo thể loại này như Di Li, Nguyễn Xuân Thủy hay Minh Nhật, không quá khi nói rằng truyện trinh thám Việt Nam đang được “hồi sinh” sau thời kỳ của Phạm Cao Củng và Thế Lữ đã từ cách đây rất lâu. Xét trên tình trạng các bộ truyện trinh thám của các tác giả từ khắp nơi trên thế giới được xuất bản và tái bản liên tục suốt nhiều năm qua ở Việt Nam, các tác phẩm trinh thám nước ta cần phải có nhiều đột phá hơn nữa trong nghệ thuật viết và đầu tư hơn nữa vào việc xây dựng cốt truyện sao cho thật hấp dẫn thì mới có thể gây dựng thêm niềm tin từ bạn đọc, hơn thế nữa là nâng cao vị thế của thể loại trinh thám đối với văn học nước nhà. 1.2.Những nét chính trong quá trình vận động của truyện trinh thám theo tiến trình văn học Việt Nam đƣơng đại Khi nói đến dòng văn học trinh thám của nước nhà, không ít người sẽ băn khoăn và nghi ngại, bởi khác với sự phát triển nở rộ đỉnh cao của thể loại văn
  • 17. 11 chương này ở các nước khác, các tác giả và tác phẩm trinh thám ở Việt Nam lại khá là thưa thớt và chưa có nhiều thành tựu nổi bật. Dòng văn học này còn bị đứt đoạn một thời gian dài và gần như để lại một khoảng trống lớn trong tiến trình phát triển của văn học nước ta nói chung. Trong thời gian 1920 – 1930, các tác phẩm kinh điển của Conan Doyle hay Edgar Poe đã bắt đầu được bày bán ở Việt Nam. Nhưng cũng phải mãi tới từ sau năm 1930 của thế kỷ trước, do ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa phương Tây xâm nhập vào Việt Nam, dòng văn học trinh thám mới bắt đầu manh nha xuất hiện, những cái tên tiêu biểu có thể nhắc đến cho giai đoạn này đó là Thế Lữ, Phạm Cao Củng, Bùi Huy Phồn, Bửu Đình. Các cây bút này đã mô phỏng cốt truyện trinh thám của phương Tây và áp dụng các motip này vào đứa con tinh thần của mình. Những năm 1930 – 1945, các nhà văn tiếp xúc với truyện trinh thám phương Tây của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie và các tác phẩm của họ đều có sự ảnh hưởng nhất định từ các tác giả này. Lúc bấy giờ, một số nhà văn đã mô phỏng các cốt truyện hình sự – điều tra trong truyện trinh thám nước ngoài trong việc sáng tạo văn học, và lúc bấy giờ một thể loại mới đã thực sự xuất hiện: tiểu thuyết trinh thám. Tác phẩm có hơi hướng trinh thám đầu tiên của Việt Nam phải kể là Mảnh trăng thu của Bửu Đình, in dài kỳ trên Phụ nữ Tân văn năm 1930. Đây là một “ái tình tiểu thuyết” được lồng ghép trên nềnmột vụ án. Tiếp đó, tiểu thuyết thứ hai của Bửu Đình là Cậu Tám Lọ (cũng được in trên Phụ nữ Tân văn) kể về nhân vật Tám Lọ, một nhân vật hành hiệp trượng nghĩa mang dáng dấp thám tử, anh ta điều tra các vụ án để trả lại công bằng cho những người lương thiện. Giữa thập niên 1930, truyện trinh thám Việt Nam bắt đầu có những khởi sắc đầu tiên với series trinh thám của Thế Lữ và Phạm Cao Củng. Hai tác giả này đã tham khảo nguyên tắc sáng tác cũng như cốt truyện của những câu chuyện trinh thám cổ điển phương Tây và áp dụng một cách tài tình vào các tác phẩm của mình. Cốt truyện trong các tác phẩm của Thế Lữ và Phạm Cao Củng thường xoay quanh một hoặc nhiều vụ án, có thể là giết người hoặc mất của, nhân vật thám tử sẽ điều tra và tất cả sự việc sẽ sáng tỏ khi những suy luận của thám tử được chứng minh là đúng, và câu chuyện kết thúc. Giai đoạn này, Thế Lữ có rất nhiều truyện trinh thám
  • 18. 12 ăn khách, có thể kể đến nhưLê Phong phóng viên (1937), Lê Phong và Mai Hương (1939), Gói thuốc lá (1940), Đòn hẹn (1939)... Bên cạnh Thế Lữ, Phạm Cao Củng làmột trong số ít nhà văn trinh thám thành danh đầu tiên của văn học Việt Nam. Ông đã sở hữu series truyện về thám tử Kỳ Phát bao gồm Vết tay trên trần (1936), Gia tài nhà họ Đặng (1937), Chiếc tất nhuộm bùn (1938), Người một mắt (1940), Kỳ Phát giết người, Nhà sư thọt (1941), Đám cưới Kỳ Phát (1942), Đôi hoa tai của bà Chúa (1945), và series thám tử Tám Huỳnh Kỳ: Hàm răng mài nhọn, Chiếc gối đẫm máu (1942), Bàn tay sáu ngón (1950)… Cho đến nửa sau thập niên 1970 – đầu thập niên 1990, văn học trinh thám Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định, số lượng tác giả và tác phẩm tăng lên, kéo theo việc có cơ sở cho sự phân hóa dòng chung “trinh thám” thành các nhánh thể loại nhỏ hơn. Ở miền Bắc, truyện tình báo – một nhánh quan trọng của tiểu thuyết trinh thám, được coi là “trinh thám chính trị” bắt đầu xuất hiện. Nửa sau thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990 là thời kỳ đỉnh cao của tiểu thuyết tình báo mà các tác phẩm nổi tiếng nhất nhì thời điểm đó phải kể đến: X30 phá lưới của Đặng Thanh, Ván bài lật ngửa của Nguyễn Trường Thiên Lý, Ông cố vấn của Hữu Mai, Sao đen của Triệu Huấn, Ông tướng tình báo và hai bà vợ của Nguyễn Trần Thiết… Sau này có thêm tiểu thuyết Luật ngầm của Tuệ Nghi mang hơi hướng tự truyện, kể về câu chuyện của một cô gái có bố là một điệp viên tình báo nổi tiếng, và sau này chính cô là người nối nghiệp cha mình đi theo con đường đầy gian nan đó. Tác phẩm này ngay khi vừa ra mắt đã được đông đảo những người trẻ yêu thích và đón nhận. Một dòng riêng của văn học trinh thám Việt Nam là các tiểu thuyết tình báo đã đạt được những thành tựu nổi bật và đáng ngưỡng mộ. Các tiểu thuyết này đều là các tác phẩm gây được tiếng vang lớn, và cho đến tận bây giờ vẫn là những cuốn tiểu thuyết tình báo xuất sắc nhất mọi thời đại của Việt Nam. Trong thời chiến tranh, sự lên ngôi của dòng tiểu thuyết tình báo đã vô tình làm khô hạn lưu vực suối nguồn mang tên truyện trinh thám. Lúc bấy giờ, vận mệnh đất nước nguy nan, con người không có đủ thì giờ và cũng không muốn bỏ thời gian để đọc những cuốn tiểu thuyết hư cấu và rùng rợn. Văn học trinh thám bởi vậy mà im ắng một thời gian rất dài.
  • 19. 13 Cho đến mãi về sau năm 1975, khi Tổ Quốc dần được củng cố lại sự an yên mà bấy lâu nay đã mất đi, nhu cầu về đời sống của con người cũng từ đó mà tăng lên, trong đó có cả nhu cầu giải trí. Thế hệ các nhà văn sau năm 1975 có ý thức mạnh mẽ về việc đổi mới văn học, tìm hiểu những bút pháp nghệ thuật viết hiện đại, tìm kiếm những giá trị thẩm mỹ mới, khoác lên nền văn học nước nhà một diện mạo khác hoàn toàn so với trước đây. Đặc biệt, từ sau 1980, góc nhìn về đời sống cá nhân, về con người cũng có sự thay đổi rất lớn. Từ đó cho đến nay, xuất hiện ngày càng nhiều hơn những tác giả dám chọn cho mình một lối đi khá mới so với nền văn học nước nhà: sáng tác tiểu thuyết trinh thám. Phân khúc văn học trinh thám từ việc tưởng chừng như “chết yểu”, đã quay trở lại và ghi dấu ấn với hàng loạt các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng. Còn tại miền nam, tiểu thuyết trinh thám nở rộ với các tác giả Phi Long, An Khê, Tô Nguyệt Đình, Hoàng Hải Thủy, Bùi Anh Tuấn... Sau hiệp định Giơnevơ năm1954, đất nước bị chia làm hai miền, sự can thiệp một cách trực tiếp về cả chính trị và xã hội của Mỹ vào miền Nam mà đặc biệt là Sài Gòn đã để lại những hệ quả rất lớn, và một trong những phương diện bị ảnh hưởng sâu sắc nhất của văn hóa Tây phương đó là văn học. Văn học miền Nam lúc bấy giờ đã được chia ra làm nhiều phân khúc nhỏ hơn, và một trong những thể loại văn học giải trí được nhiều người ưa chuộng và tìm đọc nhất thời đó chính là thể trinh thám. Một số tác phẩm trinh thám đáng chú ý tại miền Nam đó là Bộ áo cà sa nhuộm máucủa Tô Nguyệt Đình, Bàn tay máu của Phi Long, đặc biệt, tiểu thuyết Người thứ tám là cuốn sách trinh thám rất nổi tiếng tại miền Nam ở thời điểm đó. Tuy nhiên, các cuốn tiểu thuyết trinh thám tại miền Nam lúc này đều chỉ là “mượn” mác trinh thám hoặc sử dụng trinh thám như một yếu tố phụ để nâng những yếu tố về tâm lý, ái tình, phiêu lưu hoặc gửi gắm những thông điệp về chính trị. Các tác phẩm hầu hết đều không có giá trị về nghệ thuật, chỉ có tác dụng đơn thuần để giải trí, chạy theo thị hiếu rẻ tiền của thị trường, thậm chí còn mang tính phản động. Sau năm 1980 đến nay, tiểu thuyết vụ án và tiểu thuyết điều tra phát triển mạnh và có nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Bắt đầu có nhiều tác giả lựa chọn hướng ngòi bút đi theo con đường trinh thám hoặc lấy yếu tố trinh thám làm chủ đạo, số
  • 20. 14 lượng các tác phẩm cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể. Xét về tiểu thuyết vụ án, có những tác phẩm Người không mang họ (1983) cuả Xuân Đức, Phía sau tội ác (1985) của Đắc Trung, Kẻ ám sát cánh đồng (1994) của Nguyễn Quang Thiều,Một thế giới không có đàn bà (2000) của Bùi Anh Tấn, Phiên bản (2009) – Hồ sơ một tử tù (2010) – Cô Mặc Sầu (2015) của Nguyễn Đình Tú, Sát thủ online (2016) của Nguyễn Xuân Thủy… Bên cạnh các tiểu thuyết trinh thám điều tra, còn có số đông các tác phẩm thuộc thể loại trinh thám vụ án, tập trung khá nhiều vào việc khắc họa chân dung tội phạm, kể về cuộc đời của một hoặc một số tên tội phạm đang phải lĩnh những mức án tù đích đáng từ pháp luận vì những tội lỗi mà chúng gây ra. Phần lớn các tác phẩm này đều có motip tiết lộ chân dung của kẻ thủ ác ngay từ đầu, và điều kích thích sự tò mò của độc giả sẽ là quá trình nhân vật này bị đẩy đến vũng lầy tội ác như thế nào, lý do gì đã biến một người vốn có cuộc sống bình thường trở thành một người bị sa vào hoàn cảnh tù tội? Số lượng các tác phẩm tiểu thuyết điều tra không nhiều và những tác phẩm sau là những tiểu thuyết hiếm hoi đi theo motip thách đố người đọc từ đầu đến cuối với câu hỏi “ai là kẻ giết người”, có tính chất gần gũi nhất với thể loại trinh thám cổ điển: Hồ sơ chưa kết thúc (1984) của Phùng Thiên Tân, Kế hoạch J96 (1999) của Trần Tử Văn, Phía sau một cái chết(2002) của Võ Duy Linh, Mạnh hơn công lý(2002) của Võ Khắc Nghiêm, Cổ cồn trắng(2003) của Nguyễn Như Phong, Trại hoa đỏ (2009) – Câu lạc bộ số 7 (2016) của Di Li, Âm thanh của im lặng (2016) của Minh Nhật…Theo lẽ thường, trung tâm của một tiểu thuyết trinh thám không phải là tội ác mà là một cuộc điều tra, nhưng sau năm 1975, số lượng các tác phẩm được liệt kê vào thể loại “truyện trinh thám” làm đúng với yêu cầu đó là không nhiều. Hiện tại, mới chỉ có một số tiểu thuyết kể trên là những tác phẩm gần nhất với tính chất của một tiểu thuyết trinh thám. Những xác chết dày đặc trong tác phẩm, và nhân vật chính là sẽ người có trách nhiệm lý giải bí ẩn đằng sau vụ án đó và tìm ra chân tướng kẻ giết người cùng với cách thức gây án. Văn đàn Việt Nam nhiều năm trở lại đây xuất hiện cái tên khá lạ: Di Li. Trong khi rất nhiều các tác giả trẻ cùng thời chạy theo thị hiếu của số đông bằng
  • 21. 15 cách viết về các chủ đề ăn khách như tâm sự tản văn, ngôn tình, đồng tính, giới tính thứ ba, thì Di Li đã chọn cho mình một con đường rất riêng, và cũng rất mới của văn chương Việt: tiểu thuyết trinh thám xen lẫn kinh dị. Dòng tiểu thuyết này vừa là sự hòa trộn giữa chất huyền bí rùng rợn của thể loại kinh dị, vừa có chất hiện thực của thể trinh thám. Người đọc tìm đọc tác phẩm của Di Li, có nghĩa là họ tình nguyện bị mắc kẹt vào mê lộ do cô đặt ra, và câu trả lời xác đáng cho câu hỏi “ai là thủ phạm” chỉ được tiết lộ ở phần cuối của câu chuyện. Các tác phẩm viết theo thiên hướng trinh thám kinh dị tiêu biểu của Di Li đã được xuất bản là Trại hoa đỏ (2009), và Câu lạc bộ số 7(2016). Nữ nhà văn sinh năm 1978 còn có một số tác phẩm chủ yếu thiên về kinh dị như tập truyện ngắn Điệu Valse cuối cùng, Khách lạ và người lái taxi…Đó đều là các tiểu thuyết và truyện ngắn rất có giá trị đối với truyện trinh thám Việt Nam nói riêng và tiến trình vận động thay đổi của nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 1.3.Sự ảnh hƣởng của các tác phẩm dịch đối với thể loại truyện trinh thám Việt Nam Văn học trinh thám là thể loại đặc biệt phổ biến và thịnh hành tại các nước phương Tây, với vô số những tác giả và tác phẩm kinh điển. Bởi vậy, khi các giả giả châu Á đi theo mô tip trinh thám hoặc chọn trinh thám làm con đường để phát triển, tất yếu sẽ có những sự ảnh hưởng và chi phối nhất định, cả về nhân vật, cốt truyện cũng như các giải quyết các vụ án. Các tác giả trinh thám Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Các tác phẩm trinh thám cổ điển phương Tây như Sherlock Holmes, Đứa con mạo danh của Emile Gaboria, Máu lạnh của Truman Capote, Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông và Mười người da đen nhỏ của Agatha Christie… là những tuyệt tác đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam từ cách đây rất lâu. Một số các tác giả trinh thám Việt Nam đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm ngoại lai ấy. Nói đến những tượng đài của văn học trinh thám trên thế giới, không thể không kể đến Sherlock Holmes của Conan Doyle. Sherlock Holmes là một nhân vật thám tử hư cấu, được xây dựng nên bằng trí tưởng tượng và khả năng xây dựng tình
  • 22. 16 tiết vụ án tuyệt vời của nhà văn Conan Doyle. Hình tượng một thám tử nước Anh miệng luôn ngậm tẩu thuốc, phong thái lạnh lùng, bí ẩn, có khả năng giải quyết các vụ án một cách hợp tình hợp lý dù vụ án đó có khó khăn đến đâu chăng nữa đã thực sự trở thành một nhân vật kinh điển của văn học thế giới. Dòng văn học trinh thám ở phương Tây từ đó bắt đầu trở nên rầm rộ. Cho đến nay, Sherlock Holmes vẫn là một “tường thành” không thể phá vỡ của văn học trinh thám thế giới, luôn bất tử dù trải qua bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu thời gian. Conan Doyle đã tạo nên một khuôn mẫu cho tính cách, cách phá án, suy luận… của nhân vật thám tử và cấu trúc của truyện trinh thám cổ điển, đồng thời Sherlock Holmes là nhân vật thám tử hư cấu nổi tiếng nhất trong lịch sử văn học cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX nói riêng và là một trong những nhân vật văn học được biết đến nhiều nhất trên toàn thế giới nói chung. Không ít các nhà văn thế hệ sau đã không ngần ngại thừa nhận sự ảnh hưởng của Sherlock Holmes đến những tác phẩm của mình. Sherlock Holmes của Doyle đã trở thành khuôn mẫu cho rất nhiều nhân vật thám tử. Năm 1937, Thế Lữ lần đầu tiên cho ra mắt bộ truyện trinh thám dài kỳ mà trung tâm là nhân vật thám tử Lê Phong. Cũng giống như Doyle, Thế Lữ xây dựng một series các câu chuyện liên quan đến các vụ án để làm nổi bật lên tài trí phá án của nhân vật này. Tài phán đoán sắc sảo và sự dạn dày kinh nghiệm của Lê Phong đã giúp giải mã các vụ án hóc búa, đồng thời triệt phá các vụ buôn lậu ở Lạng Thương và các băng đảng bí mật tại Hà Nội. Cách viết thiên về trinh thám suy luận và việc xây dựng một hình mẫu nhân vật thám tử xuyên suốt hàng loạt câu chuyện như vậy mang dáng dấp khá rõ từ Conan Doyle. Trong truyện trinh thám cổ điển của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie, quá trình điều tra diễn ra với mục đích khai phá bí mật về việc phạm tội nên sự thật được khám phá đơn thuần là sự thật về vụ án: Ai là người gây nên tội ác? Tội ác đó được thực hiện như thế nào? Bởi vậy, truyện trinh thám vừa là hình thức giải trí, vừa được coi là một trò câu đố trí tuệ, văn học trinh thám trở thành một phạm trù của văn học duy lí. Có thể thấy đặc điểm này trong rất nhiều truyện trinh thám của Edgar Poe, Conan Doyle, Agatha Christie và từ giữa thế kỷ XX cho đến hiện tại, các nhà văn Việt Nam đang tiếp biến hình thức đó trong việc khai triển nội dung.
  • 23. 17 Nhân vật Lê Phong trong series trinh thám của Thế Lữ và nhân vật Dupin của Egar Poe có nhiều điểm rất giống nhau: có thói quen lẩm bẩm một mình, giỏi cải trang, hiểu biết về hóa học, đặc biệt là về độc dược. Một nhà văn trinh thám nổi tiếng khác là Phạm Cao Củng đã xây dựng nên hình ảnh một thám tử tư (Kỳ Phát) hội tụ đủ cả tài và đức, là một thiên tài suy luận giống như cách Conan Doyle đã tạo dựng nên tượng đài Sherlock Holmes. Và hình ảnh thám tử Tám Huỳnh Kỳ có hơi hướng tương đồng với siêu đạo chích Arsene Lupin của nhà văn Pháp Maurice Leblanc ở chỗ cả hai đều thực hiện những vụ trộm mà cảnh sát không thể nào tìm ra manh mối. Người ta thường nhắc về Lupin và Holmes trong sự đối sánh tài trí, và Phạm Cao Củng cũng tái hiện cuộc đấu trí này trong các tác phẩm của mình giữa hai nhân vật Tám Huỳnh Kỳ và Lỗ Sơn. Cách suy luận “kiểu Sherlock Holmes” cũng trở thành khuôn mẫu cho một số các nhà văn Việt Nam sau năm 1975 xây dựng cốt truyện. Phương pháp suy luận của Holmes đó là: “từ một giọt nước, một người suy luận logic có thể nêu được khả năng đó là một giọt nước Đại tây dương hay một giọt nước từ thác Niagara” [5]. Những vụ án do Holmes điều tra thường bắt đầu với việc ông thể hiện khả năng suy luận và kỹ năng quan sát tuyệt vời của mình, điển hình là việc Holmes đoán ra thân thế và nghề nghiệp của khách hàng mà không cần hỏi thông tin từ họ. Điều này có thể nhận ra trong dáng dấp của nhân vật thám tử Phan Đăng Bách với hai tiểu thuyết trinh thám rất nổi tiếng của Di Li: Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7. Đặc biệt, Câu lạc bộ số 7 là câu chuyện về một nhóm người thuộc một câu lạc bộ khá “bệnh hoạn” được thành lập với những mục đích bẩn thỉu, nhưng chúng không ở yên trong bóng tối, mà núp lùm dưới ánh sáng trong thân phận của những người bình thường. Bởi vậy, Phan Đăng Bách đã phải dày công tìm ra những kẻ đó bằng cách đoán biết các hành động bất thường chỉ từ cách sinh hoạt tưởng chừng rất bình thường của những người mà anh cho là khả nghi. Điều này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt lớn cho các tác phẩm của Di Li, bởi độc giả sẽ có cơ hội cùng đồng hành song song với nhân vật thám tử để suy luận. Nhắc đến các tác giả gây ảnh hưởng lớn đến tiểu thuyết trinh thám không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới, không thể không kể đến Agatha Christie với tác
  • 24. 18 phẩm kinh điển Án mạng trên tàu tốc hành phương Đông. Đây là một cuốn tiểu thuyết trinh thám được viết theo lối trinh thám hình sự, nghĩa là xảy ra một vụ giết người và truyện nói về quá trình nhân vật thám tử tìm ra chân dung kẻ thủ ác qua việc lật tìm các manh mối. Trong tiểu thuyết này, tên các chương được đặt rất riêng biệt. Tên chương tóm gọn nội dung của chương đó một cách cô đọng nhất,nhằm giúp người đọc dễ hình dung ra nội dung của chương, đồng thời khơi mở trí tò mò của người đọc, kích thích độc giả lật giở và khám phá điều gì ẩn chứa đằng sau cái tên đó. Rất nhiều các tác phẩm trinh thám Việt Namđều có tên chương, và các tác giả đều làm rất tốt trong việc thâu gọn nội dung của chương vào một dòng chữ ngắn gọn. Chỉ khác biệt là, trong khi Án mạng trên tàu tốc hành phương Đông được kết cấu theo kiểu mỗi chương là một manh mối, mỗi chương là một lời khai của nhân vật, còn truyện trinh thám Việt Nam thì không. Thám tử Poirot là nhân vật xuyên suốt cuốn tiểu thuyết của Agatha, là nhân vật trung tâm của truyện, được tiếp xúc với nạn nhân trước khi nạn nhân chết, và bị kẻ thủ ác nhét một chiếc áo choàng đỏ (là tang chứng của vụ án) vào va li như một lời thách thức. Đây cũng là nhân vật trung tâm trong nhiều truyện trinh thám của Agatha. Đây là điều mà các tác giả truyện trinh thám Việt Nam còn thiếu, đó là hình tượng một nhân vật thám tử xuyên suốt các câu chuyện và tạo thành “thương hiệu” gắn tên tuổi tác giả với tên tuổi nhân vật, để nhân vật đó “sống” được trong lòng độc giả. Nhân vật thám tử Poirot được trở thành nhân vật trung tâm của rất nhiều bộ tiểu thuyết, và trở thành một trong những nhân vật thám tử đại diện cho tài năng và là bảo chứng cho cái tên Agatha Christie. Việc một nhân vật chính trung tâm từ tiểu thuyết này qua tiểu thuyết khác như cách Agatha làm thì ở Việt Nam, chưa một tiểu thuyết trinh thám nào làm được điều đó. Điều này mới chỉ có Di Li đang “manh nha” hiện thực hóa, qua hình tượng nhân vật Phan Đăng Bách. Nhân vật cảnh sát Phan Đăng Bách đã được xuất hiện hai lần trong hai cuốn tiểu thuyết Trại hoa đỏ và Câu lạc bộ số 7, cũng dễ hiểu bởi vì ở nước ta hiện nay mới chỉ có Di Li tập trung vào mảng trinh thám và là nhà văn chuyên viết truyện trinh thám. Phan Đăng Bách của Di Li được xây dựng “người hơn”, “đời hơn”, khi anh cũng có những sai lầm,
  • 25. 19 và thế giới nội tâm của anh được xoáy sâu khắc họa một cách phức tạp, chứ không chỉ đơn thuần xoay quanh công việc phá án. Một yếu tố khác có ảnh hưởng của thiên hướng trinh thám phương tây, đó là cách xây dựng cốt truyện. Lấy ví dụ với các tác phẩm của nữ văn hào Agatha Chrisie. Một trong những lý do để các tiểu thuyết của bà trở thành tác phẩm trinh thám bất hủ trên thế giới, là bởi khi đọc các tác phẩm này, muốn tìm ra thủ phạm, chúng ta phải vận dụng trí tưởng tượng và IQ một cách tối đa để xâu chuỗi các tình tiết lại. Agatha không giấu người đọc một điều gì, tất cả chứng cứ có thể suy luận được đều được những nhân vật kể ra một cách rõ ràng, và trong khi nhân vật thám tử (như Poirot) làm nhiệm vụ suy đoán và nắm lấy các kẽ hở trong lời khai, thì người đọc cũng sẽ động não một cách tương tự và song song với nhân vật. Cách làm này được Minh Nhật vận dụng một cách khá tốt trong tiểu thuyết Âm thanh của im lặng. Người đọc như đang được đồng hành cùng Phong trên hành trình tìm kiếm Bảo – cô bạn thời niên thiếu, người đã mất tích không dấu vết một cách khó hiểu trong hàng chục năm. Mọi chi tiết đều được phơi bày khá rõ nhờ các hình thức như nhật ký Bảo để lại, ký ức của Phong về quá khứ, lời kể của những người liên quan đến Bảo hoặc từng gặp Bảo… Và mặc dù không giấu diếm quá nhiều chi tiết thì đến cuối truyện, kẻ thủ ác vẫn là người gây được bất ngờ lớn cho người đọc, đó là một thành công lớn của nhà văn Minh Nhật với tiểu thuyết này, dù tuổi đời của anh còn rất trẻ. Trên đây là một số những nhận định của chúng tôi về sự ảnh hưởng của cáctác phẩm trinh thám nước ngoài đến các tác giả trinh thám Việt Nam. Không chọn những con đường đi dễ dàng, chấp nhận đi một lối đi gập ghềnh và nhiều trắc trở, nhưng các nhà văn trinh thám Việt Nam đã biết cách tiếp thu những thành công của người đi trước, biến những tinh hoa đó trở thành vốn liếng để đưa vào tác phẩm của mình. Sự ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi, nhưng cách các tác giả như Di Li, Minh Nhật hay Nguyễn Xuân Thủy “biến tấu” cho phù hợp với văn hóa và lối sống của người Việt bước đầu đã đạt được một số thành công đáng ghi nhận. 1.4.Những điểm khác biệt giữa truyện trinh thám Việt Nam với khuôn công thức của các nhà lý luận phƣơng Tây Bất kỳ một thể loại văn học nào cũng sẽ có các định nghĩa và quy chuẩn riêng, nhằm phân biệt nó với các thể loại văn học khác. Truyện trinh thám không phải là ngoại lệ.
  • 26. 20 Nói về thủ pháp miêu tả nội tâm nhân vật. Trong những tác phẩm trinh thám kinh điển của thế giới, các tác giả thường chỉ tập trung kể lại diễn tiến từng bước của vụ án, giống như việc lật giở dần dần một cuốn sách và càng về cuối thì chân tướng vụ án sẽ càng sáng tỏ. Hầu hết, yếu tố nội tâm của nhân vật không được quá chú trọng, điển hình là Agatha Christie hay Conan Doyle. Agatha hoặc Doyle thường để nhân vật thám tử phá án dựa trên việc tìm ra sơ hở từ lời khai của các nhân chứng và tình tiết diễn biến trong truyện. Rất ít diễn biến nội tâm được khắc họa, mà tác giả chỉ tập trung chủ yếu miêu tả ngoại hình, hành động và lời nói của nhân vật. Người đọc sẽ không bị phân tâm vào những chi tiết bên lề mà sẽ được tập trung hoàn toàn vào diễn tiến của vụ án. Các tác giả trinh thám Việt Nam khá chú trọng đến việc khắc họa những sắc thái tâm lý các nhân vật. Điều này khá dễ hiểu khi người Việt Nam vốn có bản chất sống duy tình nhiều hơn là duy lý, và “cảm xúc” hoặc “tình cảm” là những điều không thể thiếu để cấu thành một cá thể sống, kể cả đối với một thể loại cần nhiều những sự logic và khoa học như trinh thám. Không khó để nhận ra tâm lý của nhân vật Phan Đăng Bách đã được Di Li dụng công dồn bút lực khắc họa như thế nào. Nữ nhà văn không chỉ miêu tả Phan Đăng Bách như một chiến sĩ trinh sát kiên trung và sáng suốt trong công việc, mà còn là một người bình thường, cũng có những lúc mắc sai lầm nghiêm trọng, cũng có những lúc tự buông mình để chạy theo tiếng gọi của tình yêu nam nữ, cũng có lúc hoảng hốt và chênh vênh giữa những đắn đo không biết suy đoán về vụ án đúng hay sai. Ở Phan Đăng Bách không phải chỉ có một cái đầu lạnh, anh ta đã từng lái xe vượt hàng chục cái đèn đỏ liên tiếp để kịp cứu người, anh ta từng dằn vặt bản thân rất nhiều vì đã “nuôi ong tay áo” ngay trong nhà mà không hề hay biết. Và đỉnh điểm là sau cái chết của bạn gái, anh ta không còn làm chủ được bản thân, trở nên suy sụp và mất hết lý trí. Những đặc điểm này đáng lẽ ra không nên có đối với một nhân vật cần sự tỉnh táo từ đầu đến cuối để phá án, nhưng thực tế rằng, khi xây dựng nhân vật đa dạng từ nhiều góc độ như vậy, người đọc không hề bớt đi sự khâm phục hoặc ngưỡng mộ, mà còn cảm thấy rất gần gũi, rất thấu cảm, sợi dây nối kết giữa tác giả và người đọc trở nên bền chặt hơn.
  • 27. 21 Thực tiễn sáng tác theo truyền thống phương Đông một phần nào tác động khiến truyện trinh thám Việt Nam có nhiều đặc điểm không tương thích theo định nghĩa, công thức mà các nhà lý luận phương Tây như Todorov hay Van Dine đặt ra. Theo Van Dine, tiểu thuyết trinh thám thực sự phải loại bỏ mọi tình tiết yêu đương: “Không có chỗ cho những chi tiết lãng mạn xuất hiện trong câu chuyện. Việc một tác giả trinh thám lẫn thám tử trong câu chuyện cần thực hiện là đưa hung thủ bước ra ánh sáng và chịu sự trừng phạt của pháp luật chứ không phải đưa một cặp tình nhân đi đăng ký kết hôn” [43]. Nhưng trong rất nhiều truyện trinh thám Việt Nam, các tác giả vẫn trừ chỗ cho những rung động hoặc các mối quan hệ tình cảm nam nữ. Điều này khá dễ để lý giải, bởi người Việt Nam với đặc trưng duy cảm của người phương Đông sẽ không thể thiếu yếu tố “tình cảm”. Đây không chỉ là nguồn sống nuôi dưỡng cảm xúc của con người, mà còn là cách để nhà văn lột tả nhân vật ở nhiều khía cạnh khác nhau. Một lý thuyết khác đáng chú ý của các nhà lý luận văn học phương Tây, đó là “Không áp tiểu thuyết trinh thám với hiện thực xã hội vào với nhau” [46], nghĩa là xã hội trong thực tế sẽ cần phải khác với thế giới hiện hữu trong truyện. Các tác phẩm trinh thám Việt Nam không có sự rạch ròi như vậy. Ví dụ, truyện của Thế Lữ tái hiện hiện thực với một thời đại mà sự cám dỗ của đồng tiền và quyền lực cùng bất ổn về mặt tâm lý tình cảm đã khiến con người không làm chủ được mình và phạm tội ác. Sát thủ online của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy cũng cho thấy một xã hội với những con người bị dẫn dụ vào thế giới ảo, bị biến dạng, méo mó nhân cách, là mối đe doạ cho xã hội hiện đại. Những gì các nhà văn đưa vào câu chuyện, làm phông nền để các vụ án, các sự việc diễn ra, đều được bắt nguồn từ sự hiện hữu của thực tại. Đó là nguồn cảm hứng sáng tác, cũng là điểm lôi cuốn đặc biệt của các tác phẩm đối với người đọc. Khi chọn được một chủ đề đặc sắc để khai thác, nghĩa là cuốn sách đã bước đầu thành công trên con đường chinh phục độc giả. Một nguyên tắc nữa khi viết truyện trinh thám: “Độc giả và thám tử có cơ hội ngang nhau trong việc giải quyết các bí ẩn trong câu chuyện. Tất cả các manh mối phải được tuyên bố và miêu tả một cách rõ ràng” [46].Chưa nhiều các nhà văn Việt Nam dám mạo hiểm phơi bày hết 100% các “dữ liệu” về vụ án mà họ nghĩ ra
  • 28. 22 ngay trên trang sách. Ví dụ trong tiểu thuyết Trại hoa đỏ của Di Li, các manh mối mà Phan Đăng Bách có được, người đọc chỉ được biết một phần. Việc đưa hết các manh mối cho người đọc là con dao hai lưỡi, bởi nếu muốn tránh tình trạng người đọc đoán biết được trước cái kết, thì tốt nhất là không nên viết theo nguyên tắc này. Còn với các nhà văn tự tin với đầu óc tổ chức, cách xây dựng cốt truyện và sắp xếp các tình tiết của mình, thì hãy cứ dẫn dắt người đọc bằng ngòi bút, sao cho duy trì được yếu tố bất ngờ và khiến người đọc ấn tượng. Ở Việt Nam, mới chỉ có một số rất ít các nhà văn dám viết theo lối này. Bên cạnh sự phá cách, truyện trinh thám Việt Nam vẫn nằm trong dòng chảy chung của truyện trinh thám thế giới. Lẽ dĩ nhiên, cần có những dấu hiệu để phù hợp với lý luận của các nhà nghiên cứu phương Tây về định nghĩa “thế nào là trinh thám?”. Tiến sĩ triết học người Pháp Laurence Devillairs từng nói: “Trong tiểu thuyết trinh thám, cái chết không xuất hiện như là sự phi lý, quá đáng, không thể tưởng tượng được, mà nó giống như trong một phương trình, một ẩn số thích hợp để cấp cho nó một giá trị" [46]. Phần lớn các tác phẩm thuộc thể loại trinh thám ở Việt Nam đều xuất hiện xác chết, và xác chết đó chưa bao giờ là sự ngẫu nhiên. Có những cái chết trở thành khởi đầu cho mọi sự việc diễn ra, điển hình là sự việc thạc sĩ Bàng bị ám sát đã xuất hiện ngay từ đầu trong Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn, hoặc cái chết của nhân vật Oanh sói trong Cổ cồn trắng của Nguyễn Như Phong. Có cái chết trở thành tâm điểm cho mọi nhân vật, mọi tình tiết trong câu chuyện xoay quanh nó, lý giải nguyên nhân và tìm ra ẩn số về hung thủ, điển hình là cái chết của nhân vật Bảo trong Âm thanh của im lặng (Minh Nhật). Hay chỉ đơn giản đó là một trong số rất nhiều cái chết trong truyện để khiến câu chuyện trở nên kịch tính và cao trào được đẩy lên ngày càng cao, ví dụ cái chết lần lượt tìm đến từng người của nhóm Lucky Family trong Sát thủ online (Nguyễn Xuân Thủy), hoặc cái chết của hàng loạt những cô gái xinh đẹp nhưng yểu mệnh trong Câu lạc bộ số 7 (Di Li). Đặt tiểu thuyết nổi tiếng một thời Cổ cồn trắng của nhà văn Nguyễn Như Phong trong tương quan với một cuốn sách trinh thám được xếp vào hàng best seller hiện nay, đó là The Girl with Dragon tattoo (tạm dịch: Cô gái có hình xăm
  • 29. 23 rồng), ở góc độ không chỉ có trinh thám suy luận, hành động đấu trí mà còn có cả những yếu tố chính trị đan cài. Cô gái có hình xăm rồng là một trong những tác phẩm trinh thám hiện đại ấn tượng nhất của thập niên đầu thế kỷ XIX. Tác giả Stieg Larsson có lối viết vô cùng thông minh và logic, tuy nhiên truyện khá khó hiểu do rất nhiều các thuật ngữ liên quan đến kinh tế và tài chính đã xuất hiện. Việc lồng ghép yếu tố chính trị vào các tác phẩm trinh thám đã được tác giả Nguyễn Như Phong sử dụng khi sáng tác tiểu thuyết Cổ cồn trắng. Dày đặc từ đầu đến cuối truyện đều là âm mưu và thủ đoạn của những kẻ muốn dùng đồng tiền bẩn để đổi trắng thay đen, hối lộ các cán bộ cấp cao nhà nước nhằm trốn tội. Có nhiều những quan chức nhà nước đã “dính chàm”, dùng số tiền bất chính do những kẻ tội phạm cống tiến nhằm tư lợi riêng, trong đó có cả một cán bộ lãnh đạo tại phòng cảnh sát hình sự. Có thể nói, tác giả Nguyễn Như Phong đã dám viết về một vấn đề rất nhạy cảm mà không phải ai cũng có can đảm để đưa vào tác phẩm của mình. Tất cả những sự so sánh trên đều chỉ mang tính chất tham khảo, bởi tư duy mỗi một tác giả khác nhau, và các tác phẩm ra đời có tiêu chí thời đại khác nhau. Nhà nghiên cứu Todorov khi nghiên cứu về loại hình của truyện trinh thám đã nhận định: “Không thể dùng những đơn vị đo lường giống nhau để đo “nghệ thuật lớn” và “nghệ thuật trung bình” [46]. Soi chiếu điểm khác nhau giữa các tác phẩm văn học trinh thám của Việt Nam với khuôn mẫu công thức của các nhà lý luận phương Tây đã cho thấy, dù có những ảnh hưởng nhất định trong phong cách sáng tác của các nhà văn nổi tiếng nước ngoài, nhưng các nhà văn Việt Nam vẫn giữ lại được những nét rất riêng và sáng tạo để các câu chuyện trinh thám ly kỳ, hấp dẫn mang đậm chất Việt Nam, mang hồn cốt của con người Việt Nam. Bên cạnh những sự đồng nhất cần thiết của thể loại trinh thám, các nhà văn truyện trinh thám Việt Nam vẫn có những yếu tố khác biệt so với khuôn công thức của các nhà lý luận phương Tây và các tác phẩm trinh thám kinh điển. Sự sáng tạo theo hướng cá nhân hóa này rất đáng được ghi nhận, bởi bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của các tác phẩm đi trước, thì mỗi nhà văn đều đã có ý thức tạo cho mình một dấu ấn riêng. Thể loại văn học trinh thám của nước ta cũng từ đó có thêm nhiều
  • 30. 24 tác phẩm hay, thêm nhiều tác giả được nhớ mặt chỉ tên trên văn đàn, chứ không chỉ đơn thuần là một thể văn bị coi là thuần về giải trí và không có giá trị nghệ thuật. 1.5. Một số hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam Bên cạnh một số tín hiệu tích cực nói trên, không thể không nói đến các điểm hạn chế của truyện trinh thám Việt Nam. Ngoại trừ các tiểu thuyết vụ án thiên về khắc họa tâm lý nhân vật, các nhân vật đều có những nét tính cách chưa sắc nét và để lại ấn tượng, dù toàn bộ nội dung câu chuyện lấy nhân vật đó làm trung tâm. Ngòi bút xây dựng nhân vật của các tác giả phần lớn chưa thể “chạm” đến cảm xúc của người đọc. Với các tiểu thuyết điều tra lấy nhân vật công an / cảnh sát / thám tử làm trung tâm, mới chỉ có Phan Đăng Bách của Di Li là để lại được những dấu ấn, bởi Di Li đã dành rất nhiều “đất” cho việc khắc họa nội tâm của nhân vật này. Hầu hết, các tác giả đều quá chú trọng vào việc xây dựng mạch truyện sao cho lôi cuốn hoặc “đánh lừa” được người đọc, ít ai ý thức được việc xây dựng một nhân vật trung tâm thật nổi bật và để lại dư âm trong lòng độc giả sau khi gấp cuốn sách lại. Tuy nhiên, các tiểu thuyết vụ án đã làm được điều đó bởi đặc trưng của tiểu thuyết vụ án là lấy nhân vật tội phạm làm trung tâm, nghĩa là tập trung kể về cuộc đời và diễn biến tâm lý của một hoặc một nhóm người chứ không phải đơn thuần xoay quanh tiến trình các vụ án. Một số nhà văn trinh thám Việt Nam đặc biệt là trong giai đoạn sau 1975 còn thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức trong việc viết tiểu thuyết điều tra, vì vậy số lượng tiểu thuyết điều tra trở nên ít ỏi, các tác giả lựa chọn hướng ngòi bút nhiều hơn đến việc khắc họa chân dung nhân vật tội phạm qua các tiểu thuyết vụ án. Hai trong những điểm đặc sắc nhất trong các tác phẩm trinh thám chính là cốt truyện và ở những lời đối thoại. Những phần hội thoại cần thể hiện khá rõ tính cách và trí tuệ của người nói, qua đó như là một lời gợi ý của tác giảđể người đọc đồng hành cùng nhân vật, “đấu trí” cùng nhân vật để tìm ra thủ phạm. Các tác giả truyện trinh thám Việt Nam lại chưa làm được điều này, khi hệ thống lời thoại của các nhân vật vẫn chưa đủ đặc sắc và đanh thép để người đọc phải ghi nhớ. Đặc biệt, những câu nói của các nhân vật trung tâm (thám tử, cảnh sát) chưa đạt đến mức độ làm người đọc cảm nhận trong đó sự đanh thép và mưu trí cần thiết ở loại nhân vật
  • 31. 25 này. Điều này kéo theo hệ lụy là hầu như chưa có một nhà văn nào có thể xây dựng tên tuổi một nhân vật thám tử được điểm mặt chỉ tên và để lại nhiều dấu ấn cho người đọc. Rất nhiều các tình tiết vụ án vẫn còn vấp phải lối suy nghĩ thiên về cảm tính của người Việt, dẫn đến làm cho người đọc có cảm giác bị hụt hẫng. Ví dụ tình tiết Năm Ký đồng ý hợp tác với công an vì lý do: “Biết đâu một trong số những đứa bé bị bán sang đó là con tôi” trong tiểu thuyết Có tiếng người trong gió của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy rất phi logic so với mạch truyện. Với một cốt truyện đang diễn biến rất gay cấn, không có lý do gì để một tên tội phạm đã “rửa tay gác kiếm” bao lâu nay lại đồng ý ra tự thú và khai hết mọi chuyện. Các tác giả truyện trinh thám Việt Nam thường để cho diễn biến tâm lý của nhân vật xoay chiều quá nhanh, dẫn đến sự chệch nhịp của một con tàu đang đi trên đường ray, trở thành một dấu trừ rất lớn cho toàn bộ mạch truyện. Cách xây dựng tình tiết truyện của một số nhà văn trinh thám Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Ví dụ, nhân vật Khả trong tác phẩm Kẻ ám sát cánh đồng của nhà văn Nguyễn Quang Thiều được xây dựng là một người vô cùng mưu mô xảo quyệt, có đầu óc khôn ngoan với những tính toán mà đến cả các chiến sĩ công an cũng phải vị nể vài phần, ấy vậy mà lại bị bắt một cách quá dễ dàng, khiến cái kết của truyện rơi vào tình trạng hụt hẫng. Một nhược điểm nữa của một số tác giả Việt Nam, đó là các nhân vật thường xuyên bị rơi vào tình trạng đóng khung về nhân cách, trở thành “phát ngôn viên” một cách khiên cưỡng cho những tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Trong các tác phẩm như vậy, hầu như nhà văn không dụng tâm đến việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật mà chỉ chú ý xây dựng cốt truyện sao cho mọi sự việc, tình tiết, mọi hành động, phát ngôn của nhân vật đều phải hướng đến thông điệp ẩn đằng sau câu chuyện của tác giả. Bởi vậy, các tình tiết không quá đặc sắc, mạch truyện dễ đoán và tính nghệ thuật của tác phẩm không cao. Điển hình là tiểu thuyết Linh hồn thiếu phụ của nhà văn Trần Tử Văn. Tình huống của truyện khá hay: Một tên tội phạm hình sự nguy hiểm có tên Minh Khánh Hội được Trần Nhân – một chiến sĩ công an bảo lãnh để có cơ hội được ra trại về
  • 32. 26 thăm người vợ đang hấp hối. Trần Nhân đã bị lãnh đạo khiển trách khá nhiều về việc này, nhưng anh ta vẫn kiên quyết muốn cho Minh Khánh Hội một cơ hội làm lại cuộc đời, sống một cuộc sống lương thiện. Quan điểm sống của Trần Nhân rất rõ ràng: không muốn bản thân trở thành một “cỗ máy vô lương tri”. Dù có nhiều ưu điểm về cách đặt vấn đề, cùng khả năng trau chuốt ngôn từ và lời thoại, nhưng tác phẩm này cũng vấp phải một số những nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên là về cách khắc họa hình tượng nhân vật. Khi mô tả hình ảnh trưởng công an phường Tám Du, nhà văn đã để nhân vật này hội tụ đủ các tính cách tệ hại: ăn hối lộ, mê gái đẹp, sỗ sàng, hèn nhát, bỉ ổi… Kiểu nhân vật như Tám Du khá là “một chiều”, ít điều để phân tích, và ở chiều ngược lại, dường như tác giả muốn tập trung bút lực để dồn tất cả những phẩm chất tốt đẹp nhất của một con người vào Trần Nhân nhằm tạo ra một sự đối lập gay gắt giữa Nhân và Tám Du. Sự tốt đẹp của Trần Nhân thể hiện ngay từ cái tên. Tuy nhiên, điều này lại gây ra một tác dụng phụ: làm cho nhân vật Trần Nhân bị lý tưởng hóa đến mức khó tin, khiến câu chuyện đôi chỗ bị phi lý. Một tên tội phạm hình sự nguy hiểm suýt bị xử tử lại được bảo lãnh về chỗ ở và được sống như một công dân bình thường bởi một người không có tiếng nói và chức vị cao, chỉ là một công an phường nhỏ bé như Nhân. Truyện quá đặt nặng vấn đề giáo dục và việc hoàn lương, “quay đầu là bờ” của con người, khiến hình tượng các nhân vật được xây dựng một cách hời hợt, chưa đủ chiều sâu. Tâm lý nhân vật Minh Khánh Hội còn có những day dứt, dằn vặt, đấu tranh, nhưng tâm lý một số nhân vật khác lại quá giản đơn và thậm chí còn biến đổi quá nhanh, ví dụ bà Sáu từ một nhân vật độc ác đến mức táng tận lương tâm lại nhanh chóng trở thành một người biết suy nghĩ và hối hận về những hành động mà mình gây ra. Cách đặt vấn đề của tác phẩm khá hay, nhưng cách triển khai vấn đề qua các tình tiết, sự việc lại đi theo lối mòn: một tên tướng cướp giang hồ sừng sỏi muốn hoàn lương nhưng bị xã hội xa lánh, khinh miệt; ban đầu hắn nhìn lực lượng an ninh với con mắt ác cảm, nhưng sau đó đã được chính một chiến sĩ công an lương thiện cảm hóa. Tác phẩm Linh hồn thiếu phụ vì vậy mà không hấp dẫn, phần lớn vì ý đồ của tác giả về ý nghĩa cũng như thông điệp của tiểu thuyết thì rất ổn, nhưng cách
  • 33. 27 xây dựng cốt truyện lại khá dễ để người đọc đoán trước được kết quả, và chưa đủ sức thuyết phục. Tiểu kết chƣơng 1 Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, quan niệm khi sáng tác truyện trinh thám của các tác giả Việt Nam khá là khác biệt so với các tác giả truyện trinh thám trên thế giới. Với hầu hết các tác giả phương Tây hoặc các tác giả một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, đã nói đến “trinh thám” thì nhất thiết cần phải xây dựng được một trò chơi trí tuệ logic, thuyết phục đến từng chi tiết, và trung tâm của câu chuyện phải là một cuộc điều tra về tội ác. Đồng thời, quá trình điều tra vụ án được diễn tiến theo sự suy luận, phán đoán của nhân vật thám tử, có thể là một “thám tử” không chuyên. Các tác giả truyện trinh thám Việt Nam lại có quan điểm sáng tác khá đa dạng, và gần như các cây bút vẫn chưa có sự thống nhất về cách xây dựng cốt truyện của thể loại này. Những phân tích trên đây không có nghĩa là phủ nhận những thành quả và sự cố gắng của các tác giả trinh thám Việt Nam suốt thời gian qua. Văn học trinh thám chỉ mới được vực dậy và có những thành tựu đáng kể, bởi vậy nếu các tác giả biết cách làm mới mình và hướng đến con đường sáng tác truyện trinh thám một cách nghiêm túc, chắc chắn không chỉ có Phạm Cao Củng, Thế Lữ, Di Li, Minh Nhật, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú… mà sẽ còn rất nhiều các tác giả khác cũng ghi dấu được trên con đường sáng tác chông chênh nhưng cũng rất thú vị này.
  • 34. 28 CHƢƠNG 2 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬTVÀ CỐT TRUYỆN CỦA TRUYỆN TRINH THÁM VIỆT NAM 2.1. Nhân vật của truyện trinh thám Việt Nam 2.1.1. Khái niệm nhân vật Nhân vật được xây dựng nên nhằm phục vụ cho sự phát triển của hệ thống cốt truyện, đảm bảo cho sự phát triển hoàn chỉnh và thống nhất của tác phẩm cả về nội dung và hình thức, cao hơn nữa là để nhằm truyền tải chủ đề, tư tưởng của tác giả gửi gắm qua tác phẩm. Theo nhà nghiên cứu Đoàn Đức Phương: “Văn học không thể thiếu nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực” [9, tr.160] Nhân vật được phân loại thành nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Trong truyện trinh thám Việt Nam, tùy theo thể loại mà nhân vật trung tâm sẽ là một tên tội phạm, là một chiến sĩ công an, một thám tử hoặc đơn giản chỉ là một người bình thường. Các tác giả truyện trinh thám vẫn chưa phát triển nhân vật lên mức điển hình quá, nhắc đến loại “tính cách” đó thì sẽ nghĩ ngay đến tên của nhân vật. Với những tác phẩm cần đặt yếu tố cốt truyện lên hàng đầu như thể loại trinh thám, nhân vật thường chỉ là một công cụ để giúp người đọc lật giở ra từng lớp lang trong tình tiết vụ án, mang tính chức năng nhiều hơn là được tập trung khắc họa chi tiết và nâng tầm lên mức “tính cách” hoặc “tính cách điển hình”. Với yêu cầu dung lượng phong phú và khắc họa nhiều nhân vật, các tác giả truyện trinh thám Việt Nam hầu hết lựa chọn tiểu thuyết làm thể loại để gửi gắm cốt truyện của mình. Các nhân vật được mô tả khá đầy đủ và chi tiết về ngoại hình cũng như hành động, tâm lý bằng nhiều phương thức khác nhau qua lối kể chuyện, qua lời đối thoại, hoặc qua những lời nghị luận, phát biểu của chính tác giả. Tuy nhiên, với đặc thù của một cốt truyện cần “kín”, “hở” đúng chỗ để gây sự tò mò và đánh lừa được người đọc, có những nhân vật sẽ được ẩn thân cho đến cuối truyện mới xuất hiện, hoặc có những nhân vật sẽ được mô tả một cách khái lược chứ không quá đi sâu vào chi tiết nhằm gây sự tò mò và tạo nên sức hấp dẫn.
  • 35. 29 Nhân vật chính của tác phẩm trinh thám rất dễ nhận ra, và thông thường, cốt truyện của truyện trinh thám sẽ là sự đối kháng của hai tuyến nhân vật đại diện cho công lý và phản công lý: thám tử / công an / trinh sát / người điều tra và tội phạm. Dựa vào những suy nghĩ và hành động của nhân vật chính, người đọc có thể rút ra nhiều vấn đề chính yếu của tác phẩm. Dựa vào mối quan hệ đồng tình hoặc đối kháng giữa các nhân vật quan trọng, có thể tìm ra mâu thuẫn chính mà tác giả xây dựng nên để hướng tới mục tiêu chính của một tác phẩm trinh thám: sự hấp dẫn, lôi cuốn, thôi thúc người đọc lật giở những trang tiếp theo để theo dõi tình tiết của các vụ án. Thậm chí, người đọc còn có thể đối chiếu các mâu thuẫn trong tác phẩm với mâu thuẫn chủ yếu của thời đại. Theo lý thuyết, thông thường, nhân vật thường sẽ được xây dựng bằng nhiều hình thức phong phú, ví dụ như tính cách sẽ được thể hiện qua hành động, qua ngôn ngữ, qua lời bình của tác giả. Thậm chí có nhiều trường hợp nhân vật tự biểu hiện, nghĩa là phát triển theo quy luật nội tại, không theo ý muốn chủ quan của nhà văn. Với truyện trinh thám, nhân vật sẽ hoàn toàn thuộc về tầm kiểm soát của nhà văn, bởi trong một mạch truyện đã được nhà văn dồn công “giăng bẫy” người đọc, nhân vật sẽ không thể tự thoát ra mà đi chệch hướng so với ý định ban đầu của tác giả. Trong truyện trinh thám, yếu tố logic và hợp lý của cốt truyện được đặt lên hàng đầu, không có chỗ cho những cảm quan mang tính cá nhân và những đột biến về mặt xúc cảm. Mỗi một thể loại văn học có yêu cầu riêng, có đặc thù riêng, và với truyện trinh thám, không có quá nhiều “đất” cho những mong muốn chủ quan, phi lý. Dựa trên những nghiên cứu tổng quan về một số truyện trinh thám Việt Nam sau năm 1975, chúng tôi phân chia phương diện nhân vật thành các kiểu nhân vật: nhân vật thám tử, nhân vật tội phạm, nhân vật điệp viên tình báo. 2.1.2. Các loại hình nhân vật trong tiểu thuyết trinh thám Việt Nam 2.1.2.1. Nhân vật thám tử “Thám tử” trong truyện trinh thám không phải đơn thuần chỉ là những người làm nhiệm vụ điều tra, phá án, theo dõi đối tượng, mà còn có thể là các chiến sĩ công an, cảnh sát hay thậm chí chỉ là một công dân bình thường, không được đào tạo nghiệp vụ bài bản nhưng vô tình lại vướng vào vụ án và bắt buộc phải đi tìm lời giải.
  • 36. 30 Những tố chất cần có nhất ở loại nhân vật này, đó là trí thông minh, khả năng suy luận logic, biết kết nối các vấn đề để từ đó tìm ra đáp số cuối cùng. Tất cả những nhân vật thám tử, trinh sát đều cần có chung đặc điểm này, đặc biệt với những tiểu thuyết lấy trung tâm là cuộc đấu trí, đấu tài giữa hai phe thiện – ác. Phan Đăng Bách là một điển hình tiêu biểu. Dường như Di Li đã dồn tất cả bút lực để khắc họa nên hình ảnh một trinh sát điều tra mưu trí và biết “nhu cương đúng lúc” trong công việc. Là nhân vật chính xuất hiện ở cả hai bộ truyện Câu lạc bộ số 7 và Trại hoa đỏ, Phan Đăng Bách đã gỡ từng nút thắt của các vụ án bằng chính tài suy luận của mình. Hoặc một ví dụ khác, nhân vật chính – trung tá Vũ Thế Bình trong tiểu thuyết Phía sau một cái chết, dù chỉ được nhà văn Võ Duy Linh miêu tả chủ yếu qua hành động chứ không chú trọng khắc họa diễn biến tâm lý, người đọc vẫn có thể cảm nhận được trung tá Bình là một người nhanh nhạy, khéo léo, biết nghĩ xa, biết cách chế ngự cảm xúc, thông minh và rất sâu sắc trong việc nhìn người. Khi gặp tên Phó viện trưởng viện Giáo dục, anh đã nhận định ngay rằng đây là một tên háo danh và giả tạo, dù trong lòng mừng vui khấp khởi vì cái chết của đồng nghiệp nhưng ngoài mặt vẫn đeo chiếc mặt nạ đau thương và tiếc nuối. Hay như nhân vật Lê Phong trong series truyện trinh thám của Thế Lữ vốn không phải là một thám tử chuyên nghiệp, mà là một phóng viên, nhưng nổi tiếng bởi tài quan sát tỉ mỉ và suy luận logic. Nhân vật thám tử thường có lòng trắc ẩn, nhân hậu, hành động vì chính nghĩa, thậm chí còn có thể vì người khác mà quên đi lợi ích của bản thân. Nhân – nhân vật chính của tiểu thuyết Linh hồn thiếu phụ là người như vậy. Nhân chỉ là một cảnh sát khu vực nhỏ bé, nhưng nhân cách và sự độ lượng của anh thì lại vô cùng rộng lớn, đến mức có thể cảm hóa được một tên tội phạm nguy hiểm trở về con đường làm ăn lương thiện. Nhân sẵn sàng chạy vào đám cháy để cứu người, không màng đến sự sống của chính mình. Các chiến sĩ công an được khắc họa ở khía cạnh nhân văn và vô cùng tốt đẹp trong Hồ sơ chưa kết thúc của tác giả Phùng Thiên Tân. Họ sẵn sàng cung cấp lương thực để giúp đỡ một kẻ bị tình nghi đang nằm trong diện bị quản chế: “Hoàn cảnh anh ta đáng thương. Mình có khả năng bao nhiêu thì trợ cấp bấy nhiêu” [30,
  • 37. 31 tr.45].Họ giải oan ngay lập tức cho Lê Đoàn sau khi có đầy đủ chứng cứ xác nhận Lê Đoàn vô tội. Việc làm này không phải đơn giản chỉ là thực thi nhiệm vụ của một chiến sĩ công an, mà còn là từ lương tâm của một con người. Nhân cách, lương tâm luôn đi liền với trách nhiệm và nghĩa vụ: “Điều mà tôi luôn nghĩ đến, đó là thận trọng không làm oan một người ngay, cũng như không để lọt một kẻ gian” [30, tr.46]. Có thể nói, tác giả Phùng Thiên Tân đã giúp cho người đọc hiểu thêm về nghề điều tra hình sự. Các chiến sĩ công an hình sự giống như những lưỡi thép, khi đã yêu nghề và gắn bó với nghề, họ không chỉ làm việc với tinh thần trách nhiệm, mà bằng tất cả sự nhiệt huyết với quần chúng nhân dân. Nhân vật thám tử là nhân vật mà những suy nghĩ và hành động của người này quyết định trực tiếp cho cảquá trình điều tra. Trong tiểu thuyết Âm thanh của im lặng, nhà văn Minh Nhật đã rất khéo léo trong việc lồng ghép giữa sự căng thẳng của một vụ án mất tích với một mối tình trong trẻo, ngây ngô nhưng khắc cốt ghi tâm. Phong là nhân vật trung tâm của truyện, anh ta đi tìm lại dấu vết của cô gái anh ta từng yêu, lật giở và bóc tách từng lớp lang bí ẩn bị chôn vùi suốt gần chục năm. Tất cả tình tiết chính của vụ án đều phụ thuộc vào quyết định của Phong, bởi Phong là người duy nhất từng thân thiết với nạn nhân và hiểu nạn nhân nghĩ gì. Dù không phải là một thám tử chuyên nghiệp hoặc một điều tra viên của sở cảnh sát, nhưng với những câu hỏi “Tại sao Bảo lại mất tích?”, “Bảo đã mất tích như thế nào”, “Bảo còn sống hay đã chết?”, chỉ có Phong mới là người tìm ra được đáp án chính xác. Nói vậy không có nghĩa là nhà văn luôn thần thánh hóa nhân vật. Dù hội tụ rất nhiều phẩm chất tốt đẹp, nhưng người thám tử, người công an cũng có lúc phạm sai lầm. Phan Đăng Bách trong Trại hoa đỏ đã sơ suất để cho kẻ thủ ác giết chết người bạn thân nhất ngay trước mắt mà anh ta không hề hay biết, và vụ án đó trở thành nỗi ám ảnh vần vũ suốt phần đời còn lại. Sang đến Câu lạc bộ số 7, thì mọi chuyện lại càng trở nên tồi tệ hơn: người con gái Phan Đăng Bách yêu thương bị giết chết một cách thương tâm trong khi chỉ mấy phút trước còn nói chuyện điện thoại với anh ta. Phan Đăng Bách sở hữu những tố chất thiên bẩm của một chiến sĩ công an, anh ta cứu được người khác, nhưng lại không cứu được những người thân của mình. Các chiến sĩ công an trong Hồ sơ chưa kết thúc được khắc họa một cách rất đời thường, cũng có những lúc phạm sai lầm, cũng có lúc sơ suất, không bị hình