SlideShare a Scribd company logo
1 of 177
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ BÍCH
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU,
NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
NGUYỄN THỊ BÍCH
NGHỆ THUẬT TỰ SỰ
TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
(QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU,
NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 62.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS. Nguyễn Bích Thu
2. PGS.TS. Đào Thủy Nguyên
THÁI NGUYÊN - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó.
Thái Nguyên, tháng 03 năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Bích
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan................................................................................................................i
Mục lục........................................................................................................................ii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
5. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................6
6. Cấu trúc của luận án................................................................................................6
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................7
1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự ....................................................7
1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975............................................................................................................10
1.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ..........................................18
1.3.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Nguyễn Minh Châu ............................................................................................18
1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau
1975 của Nguyễn Khải..............................................................................................21
1.3.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Ma Văn Kháng....................................................................................................24
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC.
KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 ....................... 28
2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học...................................................................28
2.1.1. Người kể chuyện .............................................................................................28
2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật......................................................................................32
2.1.3. Giọng điệu trần thuật.......................................................................................36
2.2. Khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975...................................................40
2.2.1. Quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 đến nay .............40
iii
2.2.2. Đổi mới tư duy nghệ thuật ..............................................................................43
2.2.3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong dòng chảy của
truyện ngắn Việt Nam sau 1975................................................................................48
CHƢƠNG 3: NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN SAU
1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG....56
3.1. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ ba của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Ma Văn Kháng ..........................................................................................................56
3.1.1. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên ngoài.................................56
3.1.2. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên trong.................................63
3.1.3. Người kể chuyện ẩn mình dịch chuyển điểm nhìn .........................................69
3.2. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ nhất của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải,
Ma Văn Kháng ..........................................................................................................80
3.2.1. Người kể chuyện xưng “tôi” duy nhất kể theo điểm nhìn đơn tuyến .............80
3.2.2. Nhiều người kể chuyện xưng “tôi” kể theo điểm nhìn đa tuyến.....................90
CHƢƠNG 4: GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SAU
1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG........101
4.1. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca .......................................................................101
4.2. Giọng điệu trào lộng, châm biếm.....................................................................113
4.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm........................................................................120
4.4. Giọng điệu trầm tư, triết lý...............................................................................130
4.5. Sự kết hợp, đan xen nhiều giọng điệu..............................................................139
KẾT LUẬN............................................................................................................147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌ C CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152
Phụ lục....................................................................................................................167
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTNT: Cốt truyện nghệ thuật
ĐNBN: Điểm nhìn bên ngoài
ĐNBT: Điểm nhìn bên trong
ĐNĐaT: Điểm nhìn đa tuyến
ĐNĐT: Điểm nhìn đơn tuyến
ĐNPH: Điểm nhìn phức hợp
ĐNNT: Điểm nhìn nghệ thuật
NKC: Người kể chuyện
NT1: Ngôi thứ nhất
NT2: Ngôi thứ hai
NT3: Ngôi thứ ba
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Roland Barthes từng nói: “Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự
sự” (câu nói quen thuộc ở phương Tây “History is astory / L’Hi storie est unrécit”)
[165, tr. 12]. Tự sự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài
người nhưng tự sự học (Narratology - một bộ môn nghiên cứu đặc thù của lí luận
văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng nghiên cứu) thì phải đến thế kỉ XX mới
được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và trở thành một lĩnh vực học thuật được quan
tâm. Những năm 60 của thế kỉ XX, các nhà lí luận Pháp đã đề cập về tự sự học và
giải quyết các vấn đề liên quan đến chúng. Sau đó là các nhà nghiên cứu của Mĩ,
Anh, Trung Quốc... Ở Việt Nam, tự sự học nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu hút
các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình đã lấy lí thuyết tự sự làm cơ sở để khám phá
cấu trúc văn bản truyện kể. Như vậy, tự sự học là “bộ phận không thể thiếu của
hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn,
thì đó là một bộ phận cấu thành của hệ hình (paradigme) lý luận hiện đại” [165, tr. 11].
Hơn nữa, tự sự học có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu. Nó không đơn thuần là
nghiên cứu các thể loại tự sự văn học mà còn nghiên cứu những lĩnh vực phi văn
học như điện ảnh, nghệ thuật thị giác… Miieke Bal cho rằng, tất cả các khách thể
văn hoá (bộ luật, tranh ảnh, tư liệu lịch sử…) đều ít nhiều có liên quan đến tự sự.
Trần Đình Sử đã khẳng định tự sự học là “một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu
tiềm năng” [165, tr. 10]. Vì vậy, tự sự là một thái độ văn hoá và nghiên cứu tự sự
cũng là nghiên cứu văn hoá.
Lí thuyết tự sự nghiên cứu nhiều phương diện phong phú và đa dạng liên quan
đến nghệ thuật trần thuật (loại hình trần thuật, cốt truyện, nhân vật, người kể
chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu…) với nhiều quan điểm khác nhau. Vận
dụng lí thuyết tự sự để nghiên cứu văn học đòi hỏi người nghiên cứu phải “nhìn” từ
góc độ thi pháp. Luận án của chúng tôi vận dụng lí thuyết về ngôi kể, điểm nhìn và
giọng điệu trần thuật trong cấu trúc văn bản truyện kể để nghiên cứu nghệ thuật tự
2
sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng).
1.2. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước. Đất nước trở lại quỹ đạo thời bình, xã hội trong cơn chuyển
mình lớn và đối mặt với biết bao những vấn đề riêng - chung cần giải quyết. Các
nhà văn Việt Nam thoát ra khỏi ánh hào quang của những hình mẫu kỳ diệu và lý
tưởng để trở về nhịp điệu cuộc sống đời thường với tất cả những biểu hiện đa dạng,
phức tạp của nó. Sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con người đã “mở
rộng biên độ” của văn học. Văn học tiếp cận đời sống một cách biện chứng. Người
viết cũng có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, tính dân chủ được thể hiện rất
rõ. Nhà văn không có quyền áp đặt người đọc theo một tư tưởng có sẵn. Độc giả
cũng có quyền lựa chọn tác giả phù hợp với thị hiếu của riêng mình. Tác giả - nhân
vật và người đọc được đặt trong mối quan hệ đa chiều để tranh biện và đi tìm chân
lí. Người viết thường không ngại “xé rào” bước ra trò chuyện trực tiếp với bạn đọc.
Các điểm nhìn trần thuật được gia tăng và gắn với nó là sự phong phú về giọng điệu
trần thuật. Điều này thể hiện khá rõ trong truyện ngắn. Truyện ngắn đã chứng tỏ là
thể loại năng động, có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy, kịp thời mà
vẫn chuyển tải được những vấn đề quan trọng của đời sống đương thời. Thể loại
này mang trong nó những dấu hiệu của sự vận động và biến đổi với nhiều khuynh
hướng khác nhau: truyện ngắn viết theo lối truyền thống và tuân thủ những đặc
trưng vốn có của thể loại; truyện ngắn cách tân trên nền truyền thống; truyện ngắn
cách tân theo hướng hiện đại. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của ba tác
giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng (những nhà văn sáng tác
theo khuynh hướng cách tân trên nền truyền thống) từ góc nhìn tự sự để thấy được
sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và sự vận động của cấu trúc thể loại trong bối
cảnh mới.
1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải
và Ma Văn Kháng là những cây bút có “thương hiệu”. Họ đã góp phần làm nên diện
mạo của văn học Việt Nam trong thời kỳ mới. Nguyễn Minh Châu được coi là một
3
hiện tượng của văn học Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XX. Với quan niệm “nhà văn
phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh”, Nguyễn
Minh Châu đã khắc khoải về nhân sinh để đi tìm những “hạt ngọc” cho đời. Là một
nhà văn suốt đời khao khát đi tìm cái đẹp và sự chân thật của cuộc sống, Nguyễn
Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Ông có một vị trí đặc biệt quan
trọng - người “tiền trạm đổi mới” (Phong Lê), “người mở đường đầy tài hoa và tinh
anh” (Nguyên Ngọc) trong nền văn học đương đại Việt Nam. Còn Nguyễn Khải lại
được đánh giá là một trong số ít người viết mà đời người, đời văn có mối liên quan
chặt chẽ. Suốt nửa thế kỷ lao động sáng tạo, ngòi bút của ông đã gắn bó với lịch sử
dân tộc. Bằng cái nhìn đa chiều, đa diện, Nguyễn Khải thể hiện trong sáng tác của
mình nhãn quan tỉnh táo trước hiện thực đời sống. “Muốn hiểu con người thời đại
với cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, phải đọc Nguyễn
Khải” [20, tr. 61]. Bên cạnh Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
là cây bút chuyên nghiệp đầy bản lĩnh và tài năng. Con người trước lăng kính tâm
hồn nhà văn không chỉ là đối tượng ngợi ca mà còn là tiêu điểm để “đào bới bản
thể ở chiều sâu tâm hồn” (Lã Nguyên).
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những đại biểu tinh anh
của phong trào đổi mới văn học sau 1975. Họ là những cây bút trưởng thành trong
chiến tranh và trở về từ chiến tranh nhưng trong bối cảnh đổi mới, họ vẫn là những
tác giả có nhiều bạn đọc. Cả ba nhà văn đều là những tấm gương lao động sáng tạo
và được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật.
Với những lí do như vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)”. Ở luận án này, chúng tôi tiếp cận truyện
ngắn của ba tác giả tiêu biểu thuộc thế hệ “3X” (Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930,
Nguyễn Khải sinh năm 1930 và Ma Văn Kháng sinh năm 1936) có cùng một hành
trình, cùng một khởi điểm, cùng chung một mô hình sáng tác của cùng một thế hệ
nhà văn (mở đầu cho văn học đổi mới và đều viết theo lối cách tân trên nền truyền
thống) từ góc nhìn thi pháp để thấy được sự chuyển động của thể loại truyện ngắn
trong bối cảnh mới của đời sống văn học.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện
ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ở phương diện ngôi
kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật.
- Tìm ra những điểm chung của thế hệ, điểm riêng trong phong cách của từng
tác giả và khẳng định đóng góp của ba nhà văn trong sự vận động, đổi mới thể loại
truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để tìm hiểu và phân tích truyện ngắn
sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật
giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của các tác phẩm, thấy được điểm chung,
điểm riêng của ba nhà văn trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
- Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
trong thế đối sánh với truyện ngắn Việt Nam sau 1975 để chỉ ra những nét riêng biệt,
những thành công và giới hạn của thế hệ nhà văn trưởng thành trong chiến tranh, thấy
được đặc điểm truyện ngắn Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn tự sự.
- Thông qua việc tìm hiểu sự đổi mới mô hình tự sự của truyện ngắn Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định
diện mạo tinh thần, vai trò, vị trí của họ trong sự vận động của thể loại truyện ngắn
Việt Nam sau 1975 nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản như
ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn
của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều phương diện. Ở
luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu
trần thuật. Đó là những yếu tố nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của truyện
ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
5
- Phạm vi tư liệu:
+ Đề tài chủ yếu khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhưng tập trung vào những sáng tác sau 1975. Đặc
biệt, chúng tôi chú ý những tác phẩm trong tuyển tập truyện ngắn của ba nhà văn:
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (2006) của Nhà xuất bản Văn học;
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2007) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Truyện
ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng (2002) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
+ Một số truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn cùng thế hệ và khác thế hệ (các
nhà văn “6X”, “7X”, “8X”, “9X”) để so sánh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận án này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp tiếp cận tự sự học
Vận dụng lí thuyết tự sự để phân tích, lí giải những cách tân đổi mới trong
truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
4.2. Phương pháp thống kê
Phương pháp này được áp dụng trong quá trình khảo sát văn liệu để từ đó có
thể đưa ra những kết luận khoa học về các phương diện của nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn của ba nhà văn mà luận án quan tâm.
4.3. Phương pháp hệ thống
Phương pháp này giúp chúng tôi nhìn truyện ngắn của ba nhà văn như một hệ
thống và đặt nó trong hệ thống lớn hơn là tiến trình văn học Việt Nam hiện đại.
Đồng thời có thể đưa ra đánh giá về những đóng góp và giới hạn trong nghệ thuật
trần thuật của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng một cách khách
quan và toàn diện.
4.4. Phương pháp loại hình, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại
Nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng loại hình về phương diện nghệ thuật
trần thuật, chỉ ra các kiểu, dạng NKC, phương thức trần thuật và giọng điệu trần
thuật… từ góc nhìn thể loại.
4.5. Phương pháp so sánh
Để có cái nhìn sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi so sánh truyện ngắn
của ba nhà văn với nhau và với truyện ngắn của các nhà văn khác, đồng thời đối
6
chiếu truyện ngắn của ba nhà văn ở hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975. Từ đó,
chỉ ra những vận động về nghệ thuật trần thuật.
4.6. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng tôi đưa ra những khái quát trên cơ sở phân tích
ngữ liệu cụ thể.
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án vận dụng những thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới và ở
Việt Nam để mô tả, phân tích sâu một số phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự
như: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật giá trị nội
dung, nghệ thuật của các tác phẩm. Từ đó, người viết xác định điểm tương đồng và
khác biệt trong nghệ thuật tự sự và trong phong cách nghệ thuật của ba tác giả.
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự
sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của nhóm tác giả đã có vị trí và đóng góp
to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện - đương đại. Trên cơ sở nghiên cứu đó,
người viết khẳng định sự đổi mới và những thành công về tổ chức tự sự trong
truyện ngắn sau 1975 của ba nhà văn “gạo cội” - tiêu biểu cho thế hệ những nhà văn
mở đường của nền văn học Việt Nam từ sau 1975.
- Từ thực tiễn sáng tác của ba nhà văn, từ sự đối chiếu, so sánh truyện ngắn
của họ ở hai giai đoạn trước - sau 1975 và so sánh với truyện ngắn của các nhà văn
khác, luận án chỉ ra sự vận động và đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
- Luận án góp một tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học
tập về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở các trường đại học, cao đẳng, trung học.
6. Cấu trúc của luận án
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của tự sự học. Khái lược về truyện ngắn Việt
Nam sau 1975
Chương 3: Ngôi kể và điểm nhìn trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
Chương 4: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn
Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự
Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại” [165, tr. 11]. Chủ nghĩa
hình thức Nga với những tên tuổi V. Shklovski (1893 - 1984), B. Eikhenbaum
(1886 - 1959), B. Tomachevski (1890 - 1957)… đã đặt nền móng cho những cơ sở
ban đầu của lí thuyết tự sự. Họ đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của cấu trúc tự
sự ở phương diện lí thuyết như: kết cấu tác phẩm, cốt truyện, nhân vật hay nghệ
thuật tổ chức thời gian…
B. Tomachevski vốn là một nhà phê bình thơ nhưng với tiểu luận Hệ chủ đề,
ông đã trở thành người đầu tiên nghiên cứu thủ pháp của cốt truyện. Ông phân biệt
khái niệm chuyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (sujet): “tuyến hành động liên quan đến
chuyện kể còn tuyến trần thuật liên quan đến cốt truyện ” (dẫn theo [165, tr. 30]). Ông
phân biệt “thời gian của chuyện kể” và “thời gian trần thuật”, đồng thời trình
bày nhiều thủ pháp như: trì hoãn, bình luận ngoại đề, che giấu bí mật, đảo lộn
thời gian…
V. Shklovski qua các tiểu luận Nghệ thuật nhƣ là thủ pháp, Cấu trúc của
truyện ngắn và tiểu thuyết… cho rằng: “Nhiều tác phẩm tự sự là một tổ hợp các
kết cấu vòng tròn và kết cấu bậc thang, trong đó các tình tiết được sắp xếp thành
những tầng nấc kế tiếp nhau” (dẫn theo [165, tr. 31]). Ông còn nói đến “thủ pháp
đóng khung và thủ pháp xâu chuỗi” (dẫn theo [165, tr. 32]) trong văn tự sự.
B. Eikhenbaum trong tiểu luận Về lí thuyết văn xuôi đã cho rằng:
“Truyện ngắn là hình thức sơ yếu của văn xuôi”, “nhà văn thường xây dựng
truyện ngắn trên cơ sở một mâu thuẫn, một tan vỡ, một sai lầm hay một tương
phản” (dẫn theo [165, tr. 34]).
Chủ nghĩa hình thức Nga đặt viên gạch đầu tiên cho lí thuyết tự sự học nhưng
góp phần hình thành bộ môn tự sự học thì phải kể đến Chủ nghĩa cấu trúc với những
tên tuổi như R. Barthes, Tz. Todorov, A. J. Greimas, G. Genette… Chủ nghĩa cấu
trúc đi tìm mô hình cho hình thức tự sự. R.Barthes mở đầu với công trình Dẫn luận
8
phân tích tác phẩm tự sự (1968) và S/Z (1970) (tác phẩm này đã bắt đầu chuyển
sang hậu cấu trúc chủ nghĩa). Todorov là một trong những người đầu tiên đề xuất
thuật ngữ tự sự học với chuyên luận Thi pháp văn xuôi. Todorov còn có công trình
Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”… Từ góc độ ngữ pháp, Todorov coi “nhân vật
như danh từ, tình tiết là động từ” (dẫn theo [165, tr. 14]), G. Genette thì tuyên bố
“mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu” (dẫn theo [165, tr. 14]), R. Barthes
cũng tán thành quan điểm đó… Như vậy, mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là “nghiên
cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự” (dẫn theo [165, tr. 14]).
Tiếp theo phải kể đến các nhà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa như M.
Bakhtin, I. U. Lotman, B. Uspenski… Các tác giả này quan tâm đến các phương
thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở (Jean - Claude Coquet).
Hình thức tự sự chính là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm.
Tổng quan quá trình nghiên cứu của lí thuyết tự sự, nhà lí luận Mĩ Gerald
Prince đã chia làm ba nhóm theo ba loại hình như sau: Nhóm thứ nhất (gồm những
nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp,
Todorov, Barthes, Remak, Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau…)
chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, bỏ qua hoặc không đi sâu vào đặc trưng
biểu đạt của chất liệu; nhóm thứ hai (gồm G. Genette, Dolezel, Micke Bal…) xem
nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ biểu đạt và vai trò của người trần thuật là
quan trọng nhất; nhóm thứ ba (đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman) lại
coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể.
Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của
cấu trúc tự sự với các vấn đề cần phải tìm tòi, suy ngẫm như vấn đề NKC, điểm
nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian, giọng điệu nghệ thuật… Lí thuyết tự sự sẽ
giúp cho ta nghiên cứu nghệ thuật tự sự của các thể loại nói chung và của từng tác
phẩm văn học cụ thể nói riêng, qua đó cho thấy cả truyền thống văn học, văn hoá
của mỗi dân tộc.
Ở Việt Nam, năm 2001, hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học đã được tổ
chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong bài viết Tự sự học - một bộ môn
9
nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng, Trần Đình Sử đã hệ thống, khái lược
những vấn đề tự sự từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, Platon,
Aritoste, Tz. Tododov, Genette… Qua đó, ông khẳng định vai trò quan trọng của tự
sự học. Trong công trình Dẫn luận thi pháp học [167], Trần Đình Sử đã xác định vị
trí của thi pháp học trong khoa nghiên cứu văn học, đối tượng phạm trù và phương
pháp nghiên cứu thi pháp, ông tập trung đi sâu hệ thống, cắt nghĩa những khái niệm
thuộc về trần thuật học như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian - không
gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả, tính quan niệm và cấu trúc thể loại, cấu
trúc của văn bản trần thuật, ngôn từ nghệ thuật…
Trần thuật học - Nhập môn lí thuyết trần thuật học của tác giả Manfred Jahn
công bố vào ngày 28 - 07 - 2003 [131], đăng tải trên trang web http://www.uni-
koeln.de đã xây dựng một hệ thống những khái niệm nền tảng về truyện kể và chỉ ra
cách sử dụng chúng khi phân tích tác phẩm. Những định nghĩa này được dựa trên
một loạt bài nhập môn cổ điển như cấu trúc của trần thuật, kể chuyện tiêu điểm và
tình huống trần thuật, thì, thời và thức trần thuật, nhân vật và diễn ngôn…
Cao Kim Lan trong bài viết Lí thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và
R. Kellogg [113] đã dựa vào cuốn Bản chất của tự sự (The nature of Narrative,
Oxford University, tái bản 1968) để giới thiệu về điểm nhìn nghệ thuật và sự chi
phối của điểm nhìn trong truyện kể, vấn đề quyền năng của NKC với điểm nhìn của
nhân vật, điểm nhìn của NKC và điểm nhìn của người đọc…
Lê Phong Tuyết trong bài Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần
thuật [201] đã giới thiệu về Genette và lí thuyết của ông một cách hệ thống với
những khái niệm liên quan đến trần thuật. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ hai vấn
đề mới mẻ với giới nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam là tình huống trần thuật và
người nghe chuyện.
Một trong những công trình có ý nghĩa lớn với việc giới thiệu lí thuyết tự sự
vào Việt Nam đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử [165] do
Trần Đình Sử chủ biên. Trong đó, Phan Thu Hiền có bài viết Về lí thuyết tự sự của
Northrop Frye [165, tr. 56 - 70]. Tác giả giới thiệu Northrop Frye là đại biểu quan
10
trọng có ảnh hưởng sâu sắc nhất của lí thuyết Phê bình huyền thoại (Mythcritic) còn
gọi là lí thuyết Phê bình nguyên mẫu (archetypal critism) với quan niệm cho rằng
mục tiêu của văn chương là đạt đến sự giới thiệu, sự trình bày cuộc sống. Nguyễn
Đức Dân giới thiệu về Greimas trong bài Greimas - Ngƣời xây nền cho trƣờng
phái kí hiệu học Pháp [165, tr. 39 - 55] với mô hình vai hành động, cấu trúc cơ sở
của nghĩa, mô hình cấu tạo.
Tiếp theo, đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử (Tập 1 và
tập 2) [166] cũng do Trần Đình Sử chủ biên. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến bài viết
Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật của Phương Lựu, Ngƣời kể chuyện - nhân
vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự [165, tr. 196 - 208] của Nguyễn
Thị Hải Phương, Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện kể của
Đặng Anh Đào [165, tr. 169 - 178]. Qua những bài viết này, các tác giả đã góp phần
làm rõ các khái niệm tự sự học như: NKC, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn…
Như vậy, lí thuyết tự sự luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nó
có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học, đặc biệt là
tác phẩm văn xuôi. Ở Việt Nam, ngoài những tác phẩm dịch thuật, ít có công trình
nghiên cứu sâu về nghệ thuật tự sự từ phương diện lí thuyết. Giới nghiên cứu tự sự
tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về các phương diện của tự sự như: thời gian và
không gian trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình
huống trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… Nói tóm lại, tất cả các
thành phần của nghệ thuật tự sự đều được các học giả nghiên cứu và làm rõ qua các
tác phẩm văn học.
1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975
Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi được tiếp xúc nhiều với bài viết và
công trình lý luận có quy mô khác nhau. Trước thành tựu của công cuộc đổi mới
văn học dân tộc sau 1975, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu phê
bình đã tập trung bút lực nhằm giúp bạn đọc tiếp cận và thẩm định những cách tân
mới mẻ trong “bước ngoặt” của dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam.
11
Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan
tâm, đặc biệt là nghiên cứu từ góc nhìn tự sự, một vấn đề lí luận mới mẻ và còn
nhiều “lời ngỏ”. Cuốn 50 năm - Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám
[153] được chia làm ba phần: Đặc điểm, diện mạo, hướng tiếp cận; Văn học và
chiến tranh cách mạng; Những vấn đề thi pháp thể loại. Trong đó, chúng tôi chú ý
đến bài viết Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 của
Nguyễn Thị Bình [153, tr. 207 - 227]. Sau khi xác định tiêu chí, nguyên tắc xây
dựng nhân vật của văn học sau 1975 trong thế đối sánh với văn học trước 1975, tác
giả bài viết đã khẳng định nét mới rõ nhất trong việc xây dựng nhân vật là sự thay
đổi mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, giữa nhà văn và bạn đọc. Đó là “mối quan
hệ bình đẳng, là xu thế đối thoại dân chủ giữa nhiều ý thức, mỗi nhân vật có thể có
một điểm nhìn đời sống độc lập với điểm nhìn của tác giả” [153, tr. 218].
Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lí luận [46] là công
trình khoa học trọng điểm của Đại học Quốc Gia Hà Nội do một tập thể Viện sĩ,
Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện
Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội hợp tác biên soạn. Công trình đã dành hẳn phần
ba để nghiên cứu về “Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 2000”. Trong đó,
chương VI đề cập đến “Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam”. Các
tác giả cho rằng giai đoạn 1975 - 2000 là “thời của truyện ngắn”, truyện ngắn thực
sự khởi sắc, “các nhà văn đã có công tìm tòi nghệ thuật làm cho thể loại “nhỏ” có sức
chứa”, “có khả năng khái quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu” [46, tr. 261].
Và sau đó, họ tập trung nghiên cứu vào hai nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp - những tên tuổi được dư luận quan tâm và có vị trí trên văn đàn.
Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “một phong cách đa dạng và biến ảo vì thế
giọng điệu cũng luân phiên cho phù hợp với đối tượng” với “giọng chủ âm là trữ
tình lo âu”, gần cuối đời có hiện tượng pha giọng. Còn Nguyễn Huy Thiệp là nhà
văn “có công tìm tòi làm cho truyện ngắn đa dạng về hình thức”, là một hiện tượng
văn học “hai lần lạ”, truyện ngắn của ông “có sức mạnh ở các chi tiết nghệ thuật”.
Ta nhận thấy, bàn về vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam, các tác giả đã
12
bày tỏ quan điểm về tình huống truyện, cốt truyện, các kiểu truyện ngắn hiện đại và
nghệ thuật kể chuyện từ góc nhìn tự sự học. Tuy nhiên, những nhận xét vẫn chỉ
dừng ở những nhận định khái quát, điểm xuyết mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cấu
trúc văn bản truyện kể.
Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy [158]
là cuốn sách tập hợp những bài viết của Hội thảo khoa học do khoa Ngữ văn -
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. Cuốn sách được tập hợp theo ba phần:
Những vấn đề chung; Những vấn đề về văn xuôi và Những vấn đề về thơ. Chúng tôi
quan tâm đến bài viết Quan niệm về thể tài truyện ngắn trong văn học Việt Nam
sau 1975 của Phùng Ngọc Kiếm [158, tr. 192 - 202], Nghiên cứu và dạy học
truyện ngắn hiện đại của Nguyễn Thanh Hùng [158, tr. 293 - 299], Một vài
khuynh hƣớng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 của
Nguyễn Văn Hiếu. Trong đó, bài viết của Nguyễn Văn Hiếu [158, tr. 300 - 306] tìm
hiểu về sự vận động của điểm nhìn nghệ thuật trong tiến trình của văn xuôi sau
1975. Bài viết đã chỉ ra những khuynh hướng vận động nổi bật của điểm nhìn như:
khuynh hướng cá thể hóa, khuynh hướng đối thoại, khuynh hướng gián cách. Người
viết khẳng định: “Dấu ấn cá tính trong điểm nhìn trần thuật dần trở thành một tiêu
chí của giá trị, một mối quan tâm của văn chương. Cá thể hóa là khuynh hướng vận
động tất yếu của điểm nhìn, phù hợp với nhu cầu của nhà văn và yêu cầu của thời
đại”; “Sức nặng của điểm nhìn mang tính đối thoại, một mặt xác lập các chuẩn mực
mới, nhưng mặt khác nó đã làm nảy sinh ở người đọc tâm lí tự vấn trước hiện thực
được kể đến”; “Nhà văn là NKC thường di chuyển điểm nhìn theo nhiều chủ thể
khác nhau”; “Gián cách đòi hỏi người cầm bút phải tìm cách viết khác, người đọc
phải hình thành một thị hiếu khác, phê bình văn học phải hình thành bậc thang giá
trị khác” [158, tr. 300 - 305]. Tuy nhiên, những nhận xét này mới chỉ nằm trong
khuôn khổ của một bài viết nên sự lí giải chưa thực thấu đáo.
Tập hợp tâm huyết của nhiều nhà nghiên cứu phê bình, cuốn Truyện ngắn
Việt Nam - Lịch sử, thi pháp, chân dung [47] do Phan Cự Đệ chủ biên đã được
xuất bản năm 2007. Cuốn sách dày gần 800 trang nghiên cứu hai vấn đề là Truyện
13
ngắn Việt Nam thời kỳ trung đại và Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hiện đại. Các tác
giả cũng tập trung làm rõ lịch sử phát triển của các khuynh hướng và loại hình truyện
ngắn (chỉ ra những nguyên nhân của quá trình đổi mới truyện ngắn từ 1976 - 2006);
đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại, truyện ngắn trong mối quan hệ với các
thể loại khác). Các tác giả đã lí giải về đặc trưng thi pháp của truyện ngắn hiện đại
như kết cấu và cốt truyện, khoảnh khắc và tình huống; các kiểu của truyện ngắn
hiện đại như truyện ngắn mang tầm khái quát cao, truyện ngắn liên hoàn và các kiểu
truyện ngắn khác. Từ những vấn đề lí luận đó, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu
và định hình phong cách truyện ngắn của các thế hệ nhà văn từ Nguyễn Công Hoan,
Thạch Lam, Nam Cao… đến các nhà văn kháng chiến như: Anh Đức, Nguyễn Thi,
Nguyễn Quang Sáng… và sau 1975 như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp…
Cuốn Tự sự học, những vấn đề lịch sử và lí luận [165] do Trần Đình Sử chủ
biên đã tập hợp những bài viết về một số vấn đề cơ bản của lý thuyết tự sự học và
những bài viết vận dụng lý thuyết tự sự học vào tìm hiểu văn liệu cụ thể. Chúng tôi
đặc biệt chú ý tới bài viết Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công
đáng chú ý của văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Thị Bình [165, tr. 351 - 367]. Tác
giả bài viết đề cập đến hai khía cạnh trong sự chuyển động mạnh mẽ của văn xuôi
sau 1975 là ngôn ngữ và giọng điệu. Qua khảo sát, tác giả bài viết đã định dạng
những phong cách ngôn ngữ mới: ngôn ngữ mang nhãn quan hiện thực, đời thường
(Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh…); ngôn ngữ
tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận (Nguyễn Minh Châu, Nguyễn
Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…). Sự đa dạng về giọng điệu cũng là nét mới của văn
học sau 1975. Tác giả chỉ ra bên cạnh giọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng hoài nghi
trong sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu,
Nguyễn Huy Thiệp…; giọng chất vấn, đay đả trong sáng tác của Nguyễn Huy
Thiệp, Ma Văn Kháng…; giọng từng trải, chiêm nghiệm trong sáng tác của Nguyễn
Khải, Lê Lựu, Chu Lai, Phạm Hải Vân, Nguyễn Việt Hà…; giọng giễu nhại trong
sáng tác của các nhà văn trẻ… Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét khái quát: “Mười năm
đầu sau khi cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc, văn xuôi nước ta mang giọng chủ
14
đạo trầm tĩnh, khách quan. Từ khoảng giữa thập kỷ 80, nổi lên giọng phê phán,
phân tích xã hội (…). Sau đó giọng phê phán trầm xuống (…). Giọng điệu văn xuôi
dần mang nhiều suy tư khắc khoải, nhiều chiêm nghiệm về thế sự nhân sinh. Từ đầu thập
kỷ 90, nó bắt đầu thăng bằng lại, tự điều chỉnh những ồn ào thái quá” [165, tr. 367]. Đó
là cái nhìn khá tinh tế và sắc sảo. Tuy nhiên, mọi sự phân tích, lý giải chỉ nằm trong
phạm vi của một bài viết.
Sự xuất hiện của thi pháp học hiện đại và những thành tựu của nó đối với lĩnh
vực nghiên cứu và giảng dạy văn học ở nước ta là sự nỗ lực của nhiều người, trong
đó phải kể đến vai trò quan trọng của GS.TS. Trần Đình Sử. Nhân dịp kỷ niệm 70
năm ngày sinh của ông, Nguyễn Đăng Điệp - Nguyễn Văn Tùng đã tuyển chọn và
biên soạn công trình Thi pháp học ở Việt Nam [53]. Công trình gồm ba phần: Phần
I: Toàn cảnh thi pháp học (bức tranh toàn cảnh thi pháp học từ truyền thống đến
hiện đại; các khuynh hướng thi pháp học trên thế giới); Phần II: Tuyển chọn những
công trình tiêu biểu (bằng chứng cụ thể, sinh động nhất về sức sống và tính hiệu quả
của thi pháp học trong đời sống nghiên cứu văn học); Phần III: Ấn tượng Trần Đình
Sử (những đánh giá, nhận định về GS.TS. Trần Đình Sử). Trong công trình này, bài
viết của Lê Huy Bắc về Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại [53, tr. 335 -
346] đã nêu ra những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm như khái niệm giọng (voice),
giọng điệu (tone hoặc tone of view) và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại. Tác giả đã
tập trung vào ba kiểu giọng điệu thể hiện hai trạng thái tâm lí của NKC là giọng điệu
dửng dưng và hoài niệm; giọng điệu trung tính (người kể chuyện giữ sắc giọng bình
thường khi trần thuật các sự kiện, hành động); giọng điệu vô âm sắc (thái độ lạnh
lùng); giọng điệu cảm xúc (bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, những chiêm nghiệm sâu xa...).
Văn học Việt Nam sau 1975 có vị trí quan trọng trong dòng chảy của văn học
dân tộc. Vì thế, những năm gần đây. Nó cũng được dành một vị trí xứng đáng trong
văn học nhà trường, cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập 2 (từ sau
Cách mạng tháng Tám 1945) [123] xuất bản đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học
tập của đông đảo các nhà giáo, học sinh, sinh viên. Chương X của giáo trình đề cập
đến nội dung “Văn xuôi từ sau 1975” đã chỉ ra những đổi mới về tư tưởng và nghệ
15
thuật (vấn đề đổi mới quan niệm về hiện thực, đổi mới quan niệm về con người và
đổi mới quan niệm trần thuật) và những đổi mới văn xuôi từ góc độ thể loại.
Những công trình nghiên cứu được đề cập, ở mức độ và phạm vi khác nhau
cũng đã phần nào bàn về văn xuôi, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 theo hướng tự
sự học dưới góc độ thi pháp. Tuy nhiên, phần nghiên cứu chỉ trong dung lượng bài
viết, bài tham luận hoặc một chương, mục (một phần của cuốn sách). Trong quá
trình nghiên cứu, chúng tôi cũng chú ý đến các luận án, luận văn. Thành quả khoa
học của những người đi trước là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi triển khai
thực hiện đề tài.
Với mục đích nhận diện gương mặt văn xuôi giai đoạn sau 1975 và góp phần ít
nhiều vào việc giảng dạy, nghiên cứu giai đoạn văn học này, Nguyễn Thị Huệ đã
tiến hành khảo sát và lí giải những dấu hiệu đầu tiên của đổi mới văn học. Kết quả
đó được thể hiện trong Luận án tiến sĩ Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi
Việt Nam 1980 đến 1986 qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Khải -
Ma Văn Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn [81]. Trong công trình này, người viết đã
mô tả và lý giải sự chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con
người qua bốn tác tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Mạnh Tuấn; đồng thời nhận diện một số dấu hiệu vận động của thể loại (sự
chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật, đặc điểm mới của không gian - thời gian nghệ
thuật và sự chuyển đổi của tư duy tiểu thuyết, dấu hiệu đa thanh trong nghệ thuật
trần thuật) và sự chuyển động của ngôn ngữ (từ ngôn ngữ sử thi đến ngôn ngữ dung
dị như chính cuộc sống hồn nhiên vốn có hôm nay, ngôn ngữ mang đậm cá tính
nhân vật và cá tính nhà văn, ngôn ngữ mang đậm tính phóng sự, tính chính luận và
tính triết luận). Tác giả luận án cho rằng: “Sự đổi mới về giọng điệu vừa là hệ quả
lại cũng vừa là tác nhân tạo ra sự phát triển trong tư duy nghệ thuật”; “Sự “vỡ ra”
về giọng điệu cũng như sự linh hoạt, sống động, giàu chất đời thường của ngôn ngữ
đã đem đến cho văn xuôi một chất lượng mới” [81, tr. 200]. Ở thời điểm ra đời của
luận án (1998), đây là những kiến giải và phát hiện mới của người viết. Tuy nhiên,
công trình này chỉ nghiên cứu các sáng tác văn xuôi trong giai đoạn 1980 - 1986.
16
Tác giả thiên về mô tả, lí giải sự vận động của thể loại và những tín hiệu đổi mới mà
không nghiên cứu các tác phẩm từ góc nhìn tự sự học.
Nói đến văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 là nói đến một nền văn học sau
chiến tranh với nhiều dấu hiệu của sự đổi mới về mặt kỹ thuật, trong đó có đổi mới
về kỹ thuật điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện. Nắm bắt được tính cấp thiết của vấn
đề, Luận án tiến sĩ với đề tài Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam
sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) [190] của Nguyễn Thị Thu Thủy đã
tiến hành nghiên cứu hai phương diện là phương thức kể và thoại dẫn. Luận án đã
xây dựng được cơ sở lý thuyết về điểm nhìn, đưa ra một khái niệm điểm nhìn cụ thể
và khái quát cho nhiều góc độ, chỉ ra được các nhân tố, các tính chất của điểm nhìn
mà các công trình trước đây chưa đề cập một cách có hệ thống. Tính thực tế của đề
tài cũng rất cao: đưa ra cách xác định, phân tích và thể hiện điểm nhìn trong truyện
một cách có căn cứ, dựa vào lý thuyết điểm nhìn có thể phân loại truyện kể một
cách thấu đáo. Những kết luận khoa học của luận án đã là những gợi dẫn thú vị đối
với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong phần Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi còn muốn nói tới một
công trình bàn về thi pháp truyện ngắn Việt Nam đương đại. Đó là Luận án tiến sĩ
của Lê Thị Hương Thuỷ với đề tài Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn
từ góc độ thể loại) [191]. Luận án đề cập đến những vấn đề như: Truyện ngắn -
Quan niệm và sự đổi mới tư duy thể loại; Các dạng thức xây dựng nhân vật và tổ
chức kết cấu văn bản truyện ngắn; Ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật. Từ những
vấn đề nghiên cứu ấy, luận án góp phần làm sáng rõ một số vấn đề thuộc về lí luận
thể loại, về những đặc điểm khu biệt và sự tương tác thể loại qua việc khảo sát
truyện ngắn sau 1986, đánh giá một phương diện của văn học sử qua việc tìm hiểu
thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học đương đại.
Đặt văn xuôi 1975 - 1985 trong tiến trình của văn học Việt Nam hiện đại, Luận
án tiến sĩ Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975 - 1985) của Ngô Thu Thuỷ
[189] đã góp phần khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, đồng
thời cung cấp cái nhìn hệ thống về văn xuôi giai đoạn này trong bước chuyển của
17
lịch sử văn học. Trên cơ sở tìm hiểu hai mảng đề tài chính (văn xuôi viết về đề tài
chiến tranh và văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư), tác giả luận án phát hiện, lý
giải những rạn nứt, những dấu hiệu mới trong khuôn khổ đề tài cũ và những cảm
hứng mới. Thông qua những kết nối, so sánh, luận án đã chỉ ra những đổi mới về
nghệ thuật của văn xuôi hậu chiến - khởi đầu cho những cách tân nghệ thuật độc
đáo trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 và khẳng định vị trí của giai đoạn 1975-1985
trong quá trình chuyển đổi tư duy văn học Việt Nam sau 1975. Tuy nhiên, đối tượng
nghiên cứu của luận án là văn xuôi nói chung bao gồm cả tiểu thuyết và truyện
ngắn. Vì thế, đặc trưng của thể loại truyện ngắn chưa được tác giả làm rõ.
Bên cạnh đó là các Luận văn thạc sĩ. Đề tài Tìm hiểu một vài thành tựu đổi
mới nổi bật về văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 qua hai tác giả: Nguyễn Minh
Châu và Nguyễn Khải của Lê Thị Thanh Hà [64] đã tìm hiểu văn xuôi Việt Nam từ
sau năm 1975 ở phương diện đổi mới về khuynh hướng văn xuôi, đề tài, quan niệm
nghệ thuật về con người, thủ pháp nghệ thuật thể hiện (đổi mới về giọng điệu và về
nhân vật). Đề tài Một số vấn đề về đổi mới thi pháp thể loại trong truyện ngắn
Việt Nam đương đại [203] của Trần Thanh Việt đã chỉ ra những yếu tố đổi mới,
cách tân trong thời gian, không gian trần thuật, trong điểm nhìn và giọng điệu.
Trên đây là những bài viết, những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự
trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Các công trình nghiên cứu tập trung đi sâu
vào những phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
như cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, điểm nhìn, ngôn ngữ, kết cấu và cốt
truyện, khoảnh khắc và tình huống, thời gian và không gian trần thuật… Tuy nhiên,
các công trình chủ yếu thiên về lí luận. Chúng tôi nhận thấy cần có công trình ứng
dụng lí thuyết tự sự để nghiên cứu về nhóm tác giả cùng thế hệ từ đó nhận diện
điểm chung trong cách viết của các nhà văn và điểm riêng trong phong cách của
từng tác giả; điểm riêng trong phong cách sáng tác của thế hệ “mở đường” so với
các thế hệ khác; nhìn ra diện mạo của giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975. Như
vậy, công việc nghiên cứu của chúng tôi thiên về tìm hiểu thực tiễn sáng tác của
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Vì thế, những ý kiến về nghệ
thuật tự sự và những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi nói chung và truyện ngắn Việt
18
Nam sau 1975 nói riêng đều là những tư liệu tham khảo rất quan trọng để chúng tôi
thêm nỗ lực và tự tin với đề tài nghiên cứu của mình.
1.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
1.3.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Nguyễn Minh Châu
Cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu [110] của Tôn Phương Lan
đã tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật của nhà văn và sự triển khai quan điểm ấy vào
văn bản tác phẩm (từ quan điểm thẩm mĩ trong mô tả hiện thực đến việc xây dựng
hình tượng nhân vật, từ việc tạo tình huống, điểm nhìn trần thuật đến ngôn ngữ,
giọng điệu, văn phong). Chương 3 “Tình huống và điểm nhìn trần thuật” đã chỉ ra
và xác định trần thuật khách thể và trần thuật theo ngôi thứ nhất. Tác giả cho rằng:
“Điểm nhìn trần thuật liên quan chặt chẽ đến chỗ đứng của nhà văn khi quan sát và
phản ánh hiện thực” [110, tr. 145]. Với lối trần thuật khách thể, giữa nhà văn và
nhân vật luôn tồn tại một khoảng cách: “Nhà văn như một “lữ khách” đứng nhìn
dòng đời trôi chảy và bằng sự quan sát tinh tế của mình đã phát hiện ra cái không
bình thường trong cái bình thường của cuộc sống và con người” [110, tr. 148]. Với
lối trần thuật theo NT1, chủ thể trần thuật được “nhân vật hóa”, “Nguyễn Minh
Châu thường chọn nhân vật là nhà văn, nhà báo, những người vừa có khả năng
quan sát, nhận diện con người qua hình thể, lại vừa có khả năng đi sâu vào tâm lý
và suy nghĩ của đối tượng” [110, tr. 145]. Tôn Phương Lan đã phân tích và mô tả
một số truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu, từ đó, người viết đưa ra kết
luận: “Các điểm nhìn trần thuật này, một mặt vừa tạo nên chiều sâu cho bối cảnh,
cho nhân vật, mặt khác vừa góp phần quan trọng để hình thành giọng điệu” [110,
tr. 159]. Tác giả cũng tìm hiểu về giọng điệu trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
trong đối sánh với văn học trước 1975: trước 1975 là giọng điệu trang trọng, ngợi
ca; sau 1975 là giọng điệu trữ tình trầm lắng, đượm nhiều trắc ẩn; vào thập kỷ tám
mươi, hình thành giọng điệu thâm trầm, đau đáu. Những phát hiện ấy đã chứng tỏ
tác giả nhìn ra sự đổi mới, phong phú về giọng điệu trần thuật trong sáng tác
Nguyễn Minh Châu.
19
Cuốn Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975
[121] của Nguyễn Văn Long và Trịnh Thu Tuyết là một tài liệu tham khảo thiết
thực đối với chúng tôi. Các tác giả đã tìm hiểu quá trình vận động và đổi mới ý thức
nghệ thuật (trong quan niệm về nhà văn và văn học, về con người, về hiện thực);
đổi mới thế giới nhân vật (nhận diện các kiểu loại nhân vật, nghệ thuật xây dựng
nhân vật), đổi mới kết cấu và nghệ thuật trần thuật (kết cấu tác phẩm, điểm nhìn,
nhịp điệu và giọng điệu trần thuật). Lấy “khoảng cách” giữa tác giả và nhân vật làm
tiêu chí phân loại, các tác giả đã xác định hình thức trần thuật từ NT3 có khoảng
cách và trần thuật từ NT3 với sự hòa nhập song trùng chủ thể. Trần thuật từ NT1 có
thể thực hiện với vai trò người dẫn chuyện (thực chất là kiểu trần thuật từ NT3 mà
người dẫn chuyện được nhân vật hóa để thực hiện vai trò dẫn chuyện) hoặc thông
qua những nhân vật hướng nội (tự kể về mình). Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả
đã đưa ra kết luận: “Từ cái TÔI trong dạng thái của cái TA cộng đồng tới cái TÔI
cá nhân đích thực, đại diện cho bản ngã, tự soi chiếu mình trong ánh sáng của chủ
nghĩa nhân văn chân chính, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho hình thức trần
thuật khá mới mẻ này những giá trị nghệ thuật to lớn, đóng góp vào công cuộc đổi
mới của văn học Việt Nam trong thập kỷ 80” [121, tr. 183].
Tương tự như vậy, luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Thanh Nga với đề tài Lời văn
nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu [138] cũng đề cập đến vấn đề
điểm nhìn và giọng điệu trong mối quan hệ với lời trần thuật (lời NKC). Với mỗi
loại điểm nhìn, lời văn kể chuyện lại có đặc điểm riêng. Với điểm nhìn toàn tri, “lời
văn chịu sự chi phối của điểm nhìn và giọng điệu của NKC. Ngôn ngữ có tính chất
đơn giọng” [138, tr. 45]. Với điểm nhìn không biết hết, người đọc phải bám sát
“bản chất và đặc điểm của lời văn kể chuyện để phát hiện ra điểm nhìn trần thuật
và giọng điệu của NKC” [138, tr. 45]. Phần này, tác giả luận án tìm hiểu thông qua
một số tác phẩm cụ thể và khẳng định: “Trên dàn hợp âm nhiều màu sắc của giọng
điệu trần thuật: giọng ngợi ca, trang trọng; giọng hài hước, giễu nhại; giọng triết lý;
giọng xót xa, thương cảm; giọng cảm thông, chia sẻ… điều đáng chú ý là sự đan xen,
phối hợp nhiều giọng điệu được biểu hiện rõ ngay trong một sáng tác” [138, tr. 10].
20
Trong bài viết Đọc “Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” [79], Huỳnh
Như Phương đã khẳng định: “Sự kết hợp giữa các mảng thời gian và các khoảng
không gian xa cách nhau, sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức, hồi ức và tưởng
tượng, sự hòa quyện của các giọng văn khác nhau (lời buộc tội và lời biện hộ, độc
thoại và đối thoại, tiếng tranh luận và tiếng thì thầm của nội tâm...) tất cả đã tạo ra
một số truyện đạt đến chiều sâu nhất định cả về phương diện tự sự lẫn phương diện
tâm lý, tất nhiên là trong giới hạn về dung lượng phản ánh của thể loại” [79, tr. 154].
Bài viết Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
sau năm 1975 [153, tr. 249 - 256], tác giả Nguyễn Tri Nguyên có phát hiện: “Để
thể hiện được cái con người ấy trong con người này như một thực thể phức hợp nên
giọng kể của tác giả không còn đơn thanh điệu nữa mà đã chuyển sang đa thanh
điệu và phức điệu: có sự lên án, có sự bào chữa, có sự lẩn tránh trách nhiệm và sự
tự xỉ vả mình” [153, tr. 253]; “Trước và sau 1975, cốt cách nhân bản của con
người Nguyễn Minh Châu là nhất quán cho nên giọng điệu trần thuật ngợi ca,
thông cảm, thương xót, trân trọng vẫn còn toát lên âm thầm ở nơi này nơi khác…”
[153, tr. 254].
Đối với luận văn thạc sĩ, chúng tôi khảo sát các đề tài nghiên cứu từ góc nhìn
tự sự. Đề tài Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu [161] của
Nguyễn Thị Hải Phương đã xác định một số loại hình NKC trong truyện ngắn
Nguyễn Minh Châu (NKC kể theo điểm nhìn biết hết, NKC kể theo điểm nhìn hạn
chế và sự chuyển biến của NKC giai đoạn trước và sau 1975) và giọng điệu kể
chuyện với hai giọng cơ bản, chủ đạo của hai giai đoạn trước và sau năm 1975
(giọng điệu trang trọng, tôn kính mang âm hưởng sử thi; sự đan xen của nhiều giọng
điệu hay xu hướng "tiểu thuyết hóa" trong giọng điệu kể chuyện). Đề tài Nghệ
thuật trần thuật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu [80] của Phạm Thị Hồng đã
nghiên cứu về ngôi kể và điểm nhìn, lời văn nghệ thuật và giọng điệu trần thuật. Đề
tài Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp
[42] của Phạm Văn Dũng nghiên cứu vấn đề: quan niệm nghệ thuật trong sáng tác
của Nguyễn Minh Châu; nghệ thuật kết cấu và xây dựng tình huốn; nghệ thuật tổ
21
chức không gian - thời gian và lựa chọn giọng điệu trần thuật và khẳng định:
“Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là những sáng tác đa thanh phức điệu” [42, tr.
131]. Đề tài Lạ hóa trong truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu
[176] của Hồ Thị Thanh đã chỉ ra truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 có
sự thay đổi rõ rệt “vai” của NKC (NKC không còn là người kể thông thái mà “trở
thành người đi tìm sự hiểu biết và sẻ chia” dù là kể ở NT1 hay NT3). Trong đề tài
Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 [72],
Nguyễn Thúy Hạnh cho rằng từ sau 1975, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có nhiều
đổi mới về giọng điệu. Đề tài Hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu sau năm 1975 [65] của Nguyễn Việt Hà đã khẳng định hình tượng tác giả thể
hiện qua giọng điệu trần thuật với các sắc thái ngợi ca cùng chất trữ tình “trầm
lắng”, “đượm nhiều trắc ẩn”; triết lý suy tư; hài hước, giễu nhại; hoài nghi, chất
vấn; xót xa, thương cảm… và những sắc thái giọng điệu đan xen trong một tác
phẩm. Có thể nói, các công trình này đã có những đóng góp khoa học ý nghĩa.
Song, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật lại không phải là trọng tâm
của nhiệm vụ nghiên cứu.
1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau
1975 của Nguyễn Khải
Cuốn Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm [169] tập hợp tương đối đầy đủ bài
viết của các nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn bàn về sáng tác của Nguyễn Khải.
Công trình gồm ba phần: Những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại;
Sức chinh phục của tác phẩm; Chuyện văn - chuyện đời. Qua bài viết Nguyễn Khải
trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945 [169, tr. 94-121], Vương
Trí Nhàn khẳng định: “Trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn
Khải hiện ra như một NKC thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi
vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã, vừa hiện đại”
[169, tr. 20]. Nhận xét này rất đúng với những sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975.
Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn Khải và tƣ duy tiểu thuyết [169, tr. 133 -
142] cũng nhận xét về NKC: “Người kể chuyện luôn luôn là nhân vật quan trọng
22
của câu chuyện, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, khoảng cách giữa anh ta và các
nhân vật khác được rút ngắn tối đa để cho quan hệ đôi bên hoàn toàn bình đẳng,
thân mật” [169, tr. 120]. Nhà nghiên cứu Bích Thu lại tìm hiểu mối quan hệ giữa
điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong bài Giọng điệu trần thuật trong truyện
ngắn Nguyễn Khải những năm tám mƣơi đến nay [169, tr. 122 - 132]. Tác giả đã
chỉ ra ba giọng chủ đạo: Giọng điệu triết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải
nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ và giọng hài hước, hóm hỉnh. Trong bài viết Vài
đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải, Đoàn Trọng Huy cũng nhận xét:
“Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực.
Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu…” [169, tr. 92]; “Tác giả còn biết biến hóa
thành nhiều giọng điệu phong phú: có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực
tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp…” [169, tr. 93]. Đào Thuỷ Nguyên qua bài viết Thế
giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích lại cho
rằng:“Nguyễn Khải đã sử dụng một chất giọng chủ đạo, ôn hòa, trầm tĩnh cùng với
sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn và khéo léo nhiều chất giọng khác: lạnh lùng và
nồng ấm, chua chát và ngọt ngào, nghiêm nghị và hài hước” [169, tr. 164]. Như
vậy, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật đã được các tác giả quan
tâm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nhận xét chứ không phải là vấn đề nghiên
cứu trọng tâm của các bài viết.
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Nga với đề tài: Tìm hiểu phong cách
văn xuôi Nguyễn Khải [135] đã tìm hiểu các vấn đề: Quan điểm nghệ thuật, quan
niệm về hiện thực và con người; Hiện thực trong văn xuôi; Giọng điệu, thời gian và
không gian nghệ thuật của Nguyễn Khải. Ở công trình này, người viết nghiên cứu
một cách toàn diện và hệ thống tác phẩm của Nguyễn Khải, từ việc tìm hiểu phong
cách tác giả chỉ ra những đóng góp về nghệ thuật của nhà văn vào thành tựu chung
của nền văn học. Ở chương 3, tác giả luận án đã chỉ ra và làm rõ giọng điệu trần
thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải (giọng điệu kể chuyện kề cà, hóm hỉnh và dân dã,
giọng điệu triết lí tranh biện và một giọng điệu đa thanh). Cuối cùng, người viết
khái quát: “Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải luôn là một giọng
23
điệu vừa khách quan vừa được cá thể hoá. Người kể chuyện vừa phải tự thể hiện
mình với tư cách là một hình tượng” [135, tr. 139]. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu
của luận án này là tìm hiểu văn xuôi Nguyễn Khải dưới góc độ phong cách học.
Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các sáng tác văn xuôi nên đặc trưng
truyện ngắn Nguyễn Khải chưa được làm rõ.
Tìm hiểu quá trình hình thành các loại hình nhân vật trong sáng của Nguyễn
Khải, chuyên khảo Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng
dạy văn học Việt Nam hiện đại [146] của Đào Thuỷ Nguyên đi theo hướng nghiên
cứu mới, tránh những lối mòn trong tiếp cận mà vẫn khắc họa được chân dung tinh
thần, phong cách riêng của nhà văn và làm sáng tỏ quá trình vận động của văn học
Việt Nam đương đại. Công trình này có đề cập đến vấn đề Ưu thế của nhân vật
NKC trong việc mở rộng và đào sâu vào các vấn đề triết lý nhân sinh của đời sống.
Tác giả cuốn sách cho rằng: “Người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải có
một gương mặt riêng, cụ thể và sinh động, có cá tính, có lai lịch tiểu sử, có ý kiến,
có tư tưởng riêng trước mỗi vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Người kể chuyện đã trở
thành một nhân vật văn học” [146, tr. 177].
Chú ý những vấn đề: Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện; Hình
tượng NKC; Tác giả và NKC trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Khải, Hà
Huy Dũng đã lựa chọn vấn đề nhiên cứu Người kể chuyện trong truyện ngắn và
tiểu thuyết Nguyễn Khải [41]. Với hướng nghiên cứu đó, người viết đã góp phần
giúp người đọc tránh được sự nhầm lẫn phổ biến giữa tác giả, NKC và nhân vật
NKC xưng “tôi”. Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ đề cập đến vấn đề NKC - một
phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết và truyện ngắn Nguyễn Khải.
Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Anh với đề tài Hình tượng tác giả trong truyện
ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới [4] đã dành chương 3 để nghiên cứu về Giọng
điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. Người viết đã đề cập lối trần thuật
ở NT3 và lối trần thuật ở NT1. Tác giả luận văn đã làm rõ hai dạng trần thuật: “tôi” là
nhân chứng, là người quan sát kể lại câu chuyện và “tôi” là nhân vật chính tự kể về
mình. Ở đây, người viết phát hiện giọng điệu trần thuật là nét đặc sắc của hình tượng
24
tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải với các sắc thái giọng điệu: giọng điệu xót xa,
cảm thông, chia sẻ; giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tự trào; giọng điệu tranh biện;
giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý. Phần nghiên cứu này cũng không phải là nội dung
trọng tâm của đề tài vì thế người viết không đi sâu tìm hiểu.
Lê Nguyễn Hạnh Thảo với đề tài luận văn thạc sĩ Tính chất triết luận trong
văn xuôi Nguyễn Khải thời kì đổi mới [177] đã tìm hiểu một số vấn đề: Nguyễn
Khải - triết nhân trong địa hạt văn chương; Nguyễn Khải - cuộc tìm kiếm một thế
giới nghệ thuật giàu tính triết luận; Nguyễn Khải - Những tìm tòi thể nghiệm trong
kĩ thuật triết luận. Ở chương 3 của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu về thế mạnh
triết luận trong kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật trần thuật và lời văn nghệ thuật. Người viết
có nói đến phương diện kĩ thuật trần thuật nhưng điều đó được nghiên cứu để làm
rõ mục đích của đề tài là tính chất triết luận. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là văn
xuôi chứ không tập trung vào truyện ngắn.
Có thể nói, rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tâm huyết tìm hiểu về sáng tác
Nguyễn Khải như Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh,
Đoàn Trọng Huy, Chu Nga, Vương Trí Nhàn, Đào Thuỷ Nguyên, Huỳnh Như
Phương, Trần Đình Sử, Bích Thu... Song, các tác giả chủ yếu đi sâu tìm hiểu về
Nguyễn Khải với những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; giá trị các
sáng tác; phong cách tác giả; chuyện văn, chuyện đời của nhà văn chứ chưa tìm hiểu
nghệ thuật tự sự trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn của ông nói riêng.
1.3.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975
của Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng là một trong những cây bút gây nhiều chú ý trong nền văn xuôi
đương đại Việt Nam. Với đề tài luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của
Ma Văn Kháng (qua một số tác phẩm tiêu biểu) [178], Đỗ Phương Thảo đã đi sâu
nghiên cứu, đánh giá về nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng theo chiều
dài thời gian cầm bút gần 50 năm, đồng thời làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật phong phú
và độc đáo của nhà văn này. Tác giả luận án đã đi sâu vào vấn đề nghệ thuật tự sự trong
tác phẩm mang tính sử thi và trong tác phẩm về thế sự, đời tư ở ba phương diện: cốt
truyện, nhân vật, trần thuật. Trong đó, người viết có đề cập đến vấn đề NKC với các
luận điểm: NKC trong tác phẩm thế sự, đời tư đã kéo đối tượng trần thuật xích lại gần
25
hơn; NKC hàm ẩn trong tác phẩm của Ma Văn Kháng do nhìn đối tượng trần thuật
bằng cái nhìn gần gũi, thân mật, suồng sã nên đã mở cánh cửa chia cắt quá khứ với
hiện tại; đa số được kể ở NT3 với người kể hàm ẩn. Đỗ Phương Thảo cũng chỉ ra một
số đặc điểm của lời văn trần thuật: Dòng trần thuật đan xen kể - tả với bình luận; trữ
tình ngoại đề và mạch trần thuật nhiều giọng điệu. Luận án khẳng định: “Giọng NKC
mạnh hơn giọng nhân vật nhưng điều đáng nói là lời văn trong tác phẩm thế sự, đời tư
của Ma Văn Kháng không đơn điệu về phương diện phong cách”; “Ma Văn Kháng sử
dụng rộng rãi khẩu ngữ dân gian, đem văn nói hòa trộn văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ
đặc biệt dung dị, đời thường mà vẫn sâu sắc, gợi cảm” [178, tr. 176].
Bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn [143] của Lã
Nguyên xác định diện mạo, hình hài riêng của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Ngay
những sáng tác đầu tay, người cầm bút đã đến với người đọc trong tư cách một nhà
văn có ý thức về chỗ đứng của mình. Người viết đưa ra những nhận định rất xác
đáng: “Người kể chuyện thường xuyên bắt mạch tả, mạch kể phải dừng lại để bình
luận, đánh giá, giải thích hoặc cất lên tiếng nói trữ tình đầy thâm trầm, sâu lắng”
[143, tr. 27]. Trong bài này, Lã Nguyên cũng cho rằng ở truyện ngắn của Ma Văn
Kháng “giọng tranh biện cất lên từ mạch trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, từ những
hình tượng được xây dựng cứ như là để đối chọi lại với hình tượng nghệ thuật trong
sáng tác của một nhà văn nào đó” [143, tr. 6]. Một số bài viết khác quan tâm đến
nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Ma Văn Kháng như Tƣ duy mới
về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị
Huệ [83], Trữ lƣợng Ma Văn Kháng của Phong Lê [117], Con ngƣời giữa dòng
xoáy của những ham muốn đời thƣờng của Nguyễn Ngọc Thiện [180]…
Cùng hướng nghiên cứu ấy, luận văn thạc sĩ với đề tài Đặc điểm nghệ thuật
truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 [3] của Phạm Mai Anh đã phát hiện ra
một số phương diện nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như cốt
truyện, các kiểu kết cấu, nhân vật, một số nét về ngôn ngữ, lời thuyết minh, luận
bàn… Đề tài thạc sĩ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời
kì đổi mới [206] đã tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
26
ở các phương diện điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian và thời gian trần
thuật. Từ đó, người viết khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật
của nhà văn. Luận văn khảo sát về điểm nhìn trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng
và làm rõ các luận điểm như: Điểm nhìn bên ngoài; Điểm nhìn bên trong; Sự dịch
chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật. Khi nghiên cứu, khảo sát về giọng điệu
trần thuật, tác giả đã phát hiện những giọng điệu chính trong truyện ngắn của Ma
Văn Kháng thời kỳ đổi mới như giọng điệu ngợi ca; giọng điệu xót xa, ngậm ngùi;
giọng điệu triết lý, tranh biện; giọng điệu trào lộng, trang nghiêm. Bên cạnh đó là
những luận văn thạc sĩ đi sâu định hình phong cách tác giả như: Phong cách Ma
Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975 [182]; Nghệ thuật trần thuật trong
truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 [141]; Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới [112].
Đề tài cấp Bộ của Đào Thuỷ Nguyên Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn
Kháng về đề tài dân tộc và miền núi [147] đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định một
cách đầy thuyết phục những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về
nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài
dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật, các
tác giả cho rằng: “Dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài vào bên trong thế
giới tâm hồn nhân vật, bằng một ngôn ngữ nửa trực tiếp, Ma Văn Kháng còn có
khả năng diễn tả lời nội tâm của người dân miền núi theo đúng cách cảm cách nghĩ
của họ” [147, tr. 76]. Tuy nhiên, đề tài không nghiên cứu theo hướng tìm hiểu truyện
ngắn Ma Văn Kháng từ phương diện tự sự học.
Qua khảo sát, có thể nhận thấy hầu hết các chuyên luận đã đề cập đến nhiều
vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tự sự như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn
ngữ… Dù vậy, những vấn đề đưa ra không phải là đã được lí giải hoàn toàn thấu
đáo, nhiều điều vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm, xem xét như các hình thức kể
chuyện, dấu hiệu nhận biết, các phương tiện biểu hiện giọng điệu trần thuật…
Có thể nói, vấn đề NKC đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các bài
viết đã ít nhiều đề cập đến ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Song, đó
27
dường như chỉ là những nhận xét rút ra từ việc tìm hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm
mà chưa hướng tới một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vấn đề NKC theo lý thuyết tự
sự học. Vì vậy, cần có một cái nhìn tổng thể để thấy được nghệ thuật tự sự của từng
tác phẩm trong sáng tác của mỗi nhà văn và nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt
Nam sau 1975.
Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận
định sau:
- Ở nước ngoài, nghiên cứu văn học dựa trên lí thuyết tự sự là hướng nghiên
cứu được quan tâm.
- Ở Việt Nam đã có những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học để nghiên
cứu tác phẩm văn học.
- Đã có những công trình, luận án, luận văn bàn về các yếu tố của của cấu trúc
tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
- Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống nghệ thuật tự sự trong
truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng -
những nhà văn tiên phong trong việc đổi mới thể loại ở một chặng đường chuyển
tiếp đầy khó khăn.
Tiểu kết: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những tác giả
được bàn đến rất nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nghiên cứu
sáng tác của họ từ góc độ tự sự học thì vẫn còn những khoảng thưa vắng. Nhiều ý kiến
đề cập đến vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật nhưng chủ yếu vẫn là
những bài viết đơn lẻ, những nhận định về một tác phẩm, tác giả, chưa có công trình
nghiên cứu hệ thống về truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cho thế hệ “mở đường”
của văn xuôi hiện - đương đại Việt Nam. Với mong muốn ứng dụng lí thuyết tự sự học
vào việc tìm hiểu các tác phẩm văn học, cụ thể là truyện ngắn Việt Nam đương đại,
chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau
1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng)”.
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu
chuyên sâu vào các phương diện ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trầ thuật trong truyện
ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cùng thế hệ để có cái nhìn biện chứng về những điểm
chung, điểm riêng và sự vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
28
CHƢƠNG 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC.
KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975
2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học
Tự sự là “phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là
trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học” [165, tr. 328].
Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan nhưng tự sự không
có ý nghĩa chỉ một loại hình nghệ thuật. Như vậy, tự sự ngày nay còn được hiểu là
một phương thức tạo nghĩa và truyền đạt thông tin.
Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng
nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác
là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách
đọc” [165, tr. 11]. Như vậy, đối tượng chủ yếu của tự sự học là tự sự văn học. Ngày
nay, nó trở thành một khuynh hướng học thuật chứ không chỉ đơn thuần là một bộ
môn nghiên cứu.
Lí thuyết tự sự hiện đại cho thấy tính phức tạp của cấu trúc tự sự với các vấn
đề cần tìm tòi, suy ngẫm như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn, dòng ý thức,
không gian, thời gian, giọng điệu trần thuật… Tự sự học hiện đại đã đi sâu nghiên
cứu các thành phần tạo nên cấu trúc tự sự. Dưới đây, chúng tôi chỉ đi sâu vào một
số phương diện cơ bản của lí thuyết tự sự sẽ được vận dụng để tìm hiểu và nghiên
cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
2.1.1. Người kể chuyện
Người kể chuyện là một phương diện quan trọng của lí thuyết tự sự. Vấn đề
này cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn.
Theo Pospelov, NKC có thể hiểu là “người môi giới giữa các hiện tượng được
miêu tả và người nghe (người đọc), là người cắt và cắt nghĩa các sự việc xảy ra”
(dẫn theo [165, tr. 196]).
W. Keyser cho rằng: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh
thể tác phẩm văn học,…, là vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” (dẫn theo[165, tr. 196]).
29
Tz. Todorov lại quan niệm: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong
việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính NKC là hiện thân của những khuynh hướng
mang tính xét đoán và đánh giá” (dẫn theo [166, tr. 196]); “Người kể chuyện là yếu
tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… Người kể chuyện không nói
như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong
mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một
vị thế hoàn toàn đặc biệt” (dẫn theo [165, tr. 117]).
Phân biệt rạch ròi NKC và tác giả, R. Barther khẳng định: “Người kể chuyện
và những nhân vật của anh ta bản chất là những “thực thể trên giấy”, tác giả (thực tế)
của văn bản không có điểm gì chung với NKC” (dẫn theo [165, tr. 117]).
Thấy được mối quan hệ giữa vấn đề NKC và vấn đề điểm nhìn, P. Lubbock
khẳng định: “Toàn bộ vấn đề rắc rối về phương pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ
thuộc vào vấn đề điểm nhìn - vấn đề thái độ của người NKC với việc trần thuật”
(dẫn theo [165, tr. 118]).
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NKC là “hình tượng ước lệ về người trần
thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một
nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [70, tr. 191].
Như vậy, NKC là hình tượng nghệ thuật đặc biệt và tất yếu trong một tác phẩm
tự sự. Bởi lẽ “không thể có trần thuật thiếu NKC” (Tz. Todorov); “không thể có lời
kể chuyện mà chẳng có NKC” (D. GrrojnowSki). Người kể chuyện có mối quan hệ
đặc biệt với tác giả nhưng không đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện thực chất
là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và tưởng tượng, là nhân
vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt
người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật, thay mặt nhà văn bày tỏ quan điểm về con
người, cuộc đời. Tác giả là chủ thể sáng tạo, ở bên ngoài tác phẩm, là người thật có
tên, tuổi, tiểu sử... Như vậy, tác giả có trách nhiệm về tác phẩm nghệ thuật do mình
sáng tạo ra, còn NKC có chức năng kể chuyện. Chỉ trong những tác phẩm tự thuật
thực sự và trong thể loại tự thuật thì NKC mới đồng nhất với tác giả. Mỗi tác phẩm
có thể có một hoặc nhiều NKC. Người kể chuyện có mối quan hệ với các yếu tố
30
trong cấu trúc văn bản như: điểm nhìn, tiêu điểm, tiêu cự, ngôn ngữ, nhân vật,
không gian, thời gian, người quan sát, người được tiêu điểm hóa… và các yếu tố
khác như: người nghe chuyện, tác giả hàm ẩn, tác giả thực và độc giả thực. Người
kể chuyện đảm nhiệm hai vai trò đồng thời: vai trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện
(chức năng trần thuật) và vai trò điều khiển (chức năng kiểm soát).
Có nhiều tiêu chí để phân loại các kiểu NKC:
Trong Figures III, Genette có đề cập đến việc phải lưu ý về sự nhầm lẫn có thể
có giữa thức (mode) và giọng (voice), tức là sự khác nhau giữa hai câu hỏi: ai nhìn?
và ai nói? Nói cụ thể hơn là sự khác biệt giữa vấn đề ai là nhân vật và ai là NKC?
Từ đó, ông đưa ra ba thuật ngữ: NKC toàn tri (tức NKC biết nhiều hơn nhân vật),
NKC bằng nhân vật (tức NKC chỉ nói những gì anh ta biết) và NKC nhỏ hơn nhân
vật (NKC nói ít hơn những gì nhân vật biết).
Dựa trên quyền năng của NKC, R. Scholes và R. Kellogg phân chia làm bốn loại:
NKC truyền thống, NKC sử quan, NKC chứng nhân, NKC toàn tri [166, tr. 134 - 148].
Trong Trần thuật học - nhập môn lí thuyết trần thuật, dựa vào sự tồn tại của
NKC được báo hiệu như thế nào trong văn bản, người ta phân biệt NKC giấu mặt và
NKC lộ diện [131, tr. 37 - 38].
Trong văn học truyền thống, vấn đề ngôi kể chưa được đặt ra. Các tác giả chủ
yếu sử dụng kinh nghiệm cộng đồng để kể và kể hoàn toàn theo NT3. Người kể
chuyện thông thái đóng vai trò là người “biết tuốt” mọi chuyện, có vai trò dẫn dắt
câu chuyện và định hướng cách tiếp nhận của độc giả. Đến thế kỷ XIX, với sự xuất
hiện của các truyện kể theo NT1 gắn với cái “tôi” được ý thức, người ta mới có sự
phân biệt NKC theo ngôi kể.
Vận dụng lí thuyết tự sự học, chúng tôi cho rằng có ba kiểu NKC chủ yếu, sắp
xếp theo logic thói quen sử dụng và sự vận động của ngôi kể trong nghệ thuật trần
thuật của văn học hiện đại Việt Nam, gồm:
Người kể chuyện ở ngôi thứ ba (Keterotegetu narrative) còn gọi là người kể
giấu mặt hay người kể ẩn tàng: Câu chuyện được kể lại bởi NKC không xuất hiện
trực tiếp, không tham gia vào diễn biến của các sự kiện. Tiền tố “hetero” nhắc nhở
31
đến bản chất khác nhau giữa thế giới của người kể với thế giới của hành động. Như
vậy, NKC không thuộc vào thế giới của truyện kể mà luôn đứng ở vị trí khách quan,
tưởng như không liên quan tới câu chuyện nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong
tác phẩm, không chỉ là người dẫn chuyện, tổ chức cốt truyện mà còn giữ vai trò
phân tích, bình giá làm rõ các mối quan hệ trong tác phẩm (truyện ngắn Ma Văn
Kháng chủ yếu lựa chọn NKC dạng này).
Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Homodiegetic narrative) còn gọi là người kể
tường minh hay người kể lộ diện: Câu chuyện được kể lại bởi một NKC hiện diện
như một nhân vật trong truyện. Tiền tố “homo” chỉ ra rằng NKC cũng là một nhân
vật ở cấp độ hành động. Thường thì NKC xuất hiện trực tiếp dưới hình thức “tôi”.
Người kể chuyện có thể thuộc vào thế giới nhân vật được miêu tả, trực tiếp tham gia
vào diễn biến truyện nhưng nhiều khi cũng chỉ đóng vai trò là người chứng kiến,
dẫn dắt câu chuyện. “Tôi” có thể kể chuyện của chính “tôi” với những sự kiện, sự
việc liên quan trực tiếp đến mình (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu);
“tôi” có thể kể về người khác với vai trò là người quan sát, chứng kiến (Chị Thiên
của tôi - Ma Văn Kháng).
Người kể chuyện ở ngôi thứ hai: Người kể chuyện rời bỏ vị trí trần thuật (ở
NT1 hoặc NT3) để tham gia đối thoại, tranh luận với độc giả, không còn khoảng
cách trần thuật. Độc giả bị kéo cùng các nhân vật trực tiếp tham gia vào diễn biến
câu chuyện. Đây là dạng NKC đặc biệt, không phổ biến và rất ít được sử dụng.
Tóm lại, NKC là một yếu tố trong cấu trúc của văn bản tự sự. Người kể chuyện
ở NT1, NT2, NT3 chỉ có tính chất ước lệ, tương đối. Bởi lẽ, NKC dù ở NT1 nhưng
kể câu chuyện của người khác thì anh ta cũng chỉ mang đặc điểm của NKC ở NT3
hay NKC dù ở NT3 nhưng trong quá trình kể đã nhập thân vào đối tượng trần thuật
thì bản thân anh ta lại mang đặc điểm của NKC NT1 xưng “tôi”. Đây là hiện tượng
đánh tráo chủ thể trần thuật (Đứa ăn cắp của Nguyễn Minh Châu; Lãng tử của
Nguyễn Khải; Vệ sĩ của quan châu của Ma Văn Kháng…). Có thể nói, mỗi hình
thức kể có giá trị riêng. Ngôi kể thứ nhất gợi cho câu chuyện tính chân thật, dễ tin
bởi NKC cũng là người chứng kiến hoặc tham gia vào diễn biến các sự kiện. Lối kể
32
ở NT3 lại giúp độc giả có thể chiếm lĩnh nhiều phạm vi hiện thực khách quan bởi vị
trí quan sát không bị hạn chế. Ngôi kể thứ hai nhằm “đào sâu thêm ẩn ý của tác
phẩm” (M. B. Khravchenko). Trong ba hình thức kể chuyện thì hình thức kể ở NT3
ra đời sớm hơn cả. Hình thức kể chuyện ở NT2 nhìn chung không được sử dụng
phổ biến bằng hai hình thức kia.
2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật
Lý luận văn học phương Tây thế kỷ XX xuất hiện nhiều thuật ngữ liên quan
đến điểm nhìn như: “Điểm nhìn trần thuật” (C. Brooks & R. P. Warrren - 1943),
“Tiêu cự - Focalisation” (G. Gennette - 1972), “Thể diện Aspect” (T. Todorov -
1998), “Góc nhìn - Angle” (Vision), “Phối cảnh” (Perspective)… cùng với nó là
những quan niệm về điểm nhìn.
Theo M. H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of Literature
terms), điểm nhìn xác định “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một
hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được
giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự
kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [207, tr. 274].
V. M. Tolmachev định nghĩa: “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào
đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép
văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [124, tr. 61].
Henry James xác lập điểm nhìn là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như
một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân
nhà văn” (dẫn theo [166, tr. 135]).
Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm
mọi nhận thức, đánh giá, quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các
vị trí dùng để quan sát, cảm nhận đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể
và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hoá” [167, tr. 149].
Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học cũng quan niệm: “Không thể có nghệ
thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của
chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975

More Related Content

What's hot

Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt NamLuận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đLuận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
Luận văn: Thiên nhiên trong thơ chữ hán Nguyễn Du, HAY, 9đ
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 

Similar to Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975

Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfNuioKila
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (20)

Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng TámThế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
Thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAYLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, HAY
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
Luận án: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
 
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAYLuận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
minh chau.pdf
minh chau.pdfminh chau.pdf
minh chau.pdf
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 

Recently uploaded (20)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 

Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN THỊ BÍCH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN - 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN NGUYỄN THỊ BÍCH NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 (QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Nguyễn Bích Thu 2. PGS.TS. Đào Thủy Nguyên THÁI NGUYÊN - 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và nội dung này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó. Thái Nguyên, tháng 03 năm 2014 Tác giả luận án Nguyễn Thị Bích
  • 4. ii MỤC LỤC Lời cam đoan................................................................................................................i Mục lục........................................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5 5. Đóng góp mới của luận án ......................................................................................6 6. Cấu trúc của luận án................................................................................................6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................7 1.1. Khái lược tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự ....................................................7 1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975............................................................................................................10 1.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ..........................................18 1.3.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu ............................................................................................18 1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải..............................................................................................21 1.3.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Ma Văn Kháng....................................................................................................24 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC. KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 ....................... 28 2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học...................................................................28 2.1.1. Người kể chuyện .............................................................................................28 2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật......................................................................................32 2.1.3. Giọng điệu trần thuật.......................................................................................36 2.2. Khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975...................................................40 2.2.1. Quá trình vận động của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1975 đến nay .............40
  • 5. iii 2.2.2. Đổi mới tư duy nghệ thuật ..............................................................................43 2.2.3. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975................................................................................48 CHƢƠNG 3: NGÔI KỂ VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG....56 3.1. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ ba của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ..........................................................................................................56 3.1.1. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên ngoài.................................56 3.1.2. Người kể chuyện ẩn mình kể theo điểm nhìn bên trong.................................63 3.1.3. Người kể chuyện ẩn mình dịch chuyển điểm nhìn .........................................69 3.2. Truyện ngắn kể theo ngôi thứ nhất của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ..........................................................................................................80 3.2.1. Người kể chuyện xưng “tôi” duy nhất kể theo điểm nhìn đơn tuyến .............80 3.2.2. Nhiều người kể chuyện xưng “tôi” kể theo điểm nhìn đa tuyến.....................90 CHƢƠNG 4: GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SAU 1975 CỦA NGUYỄN MINH CHÂU, NGUYỄN KHẢI, MA VĂN KHÁNG........101 4.1. Giọng điệu khẳng định, ngợi ca .......................................................................101 4.2. Giọng điệu trào lộng, châm biếm.....................................................................113 4.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm........................................................................120 4.4. Giọng điệu trầm tư, triết lý...............................................................................130 4.5. Sự kết hợp, đan xen nhiều giọng điệu..............................................................139 KẾT LUẬN............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌ C CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................152 Phụ lục....................................................................................................................167
  • 6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CTNT: Cốt truyện nghệ thuật ĐNBN: Điểm nhìn bên ngoài ĐNBT: Điểm nhìn bên trong ĐNĐaT: Điểm nhìn đa tuyến ĐNĐT: Điểm nhìn đơn tuyến ĐNPH: Điểm nhìn phức hợp ĐNNT: Điểm nhìn nghệ thuật NKC: Người kể chuyện NT1: Ngôi thứ nhất NT2: Ngôi thứ hai NT3: Ngôi thứ ba
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Roland Barthes từng nói: “Đã có bản thân lịch sử loài người, thì đã có tự sự” (câu nói quen thuộc ở phương Tây “History is astory / L’Hi storie est unrécit”) [165, tr. 12]. Tự sự gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của lịch sử loài người nhưng tự sự học (Narratology - một bộ môn nghiên cứu đặc thù của lí luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng nghiên cứu) thì phải đến thế kỉ XX mới được các nhà nghiên cứu tìm hiểu và trở thành một lĩnh vực học thuật được quan tâm. Những năm 60 của thế kỉ XX, các nhà lí luận Pháp đã đề cập về tự sự học và giải quyết các vấn đề liên quan đến chúng. Sau đó là các nhà nghiên cứu của Mĩ, Anh, Trung Quốc... Ở Việt Nam, tự sự học nhanh chóng trở thành lĩnh vực thu hút các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình đã lấy lí thuyết tự sự làm cơ sở để khám phá cấu trúc văn bản truyện kể. Như vậy, tự sự học là “bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó là một bộ phận cấu thành của hệ hình (paradigme) lý luận hiện đại” [165, tr. 11]. Hơn nữa, tự sự học có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu. Nó không đơn thuần là nghiên cứu các thể loại tự sự văn học mà còn nghiên cứu những lĩnh vực phi văn học như điện ảnh, nghệ thuật thị giác… Miieke Bal cho rằng, tất cả các khách thể văn hoá (bộ luật, tranh ảnh, tư liệu lịch sử…) đều ít nhiều có liên quan đến tự sự. Trần Đình Sử đã khẳng định tự sự học là “một bộ môn nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng” [165, tr. 10]. Vì vậy, tự sự là một thái độ văn hoá và nghiên cứu tự sự cũng là nghiên cứu văn hoá. Lí thuyết tự sự nghiên cứu nhiều phương diện phong phú và đa dạng liên quan đến nghệ thuật trần thuật (loại hình trần thuật, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu…) với nhiều quan điểm khác nhau. Vận dụng lí thuyết tự sự để nghiên cứu văn học đòi hỏi người nghiên cứu phải “nhìn” từ góc độ thi pháp. Luận án của chúng tôi vận dụng lí thuyết về ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong cấu trúc văn bản truyện kể để nghiên cứu nghệ thuật tự
  • 8. 2 sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). 1.2. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đất nước trở lại quỹ đạo thời bình, xã hội trong cơn chuyển mình lớn và đối mặt với biết bao những vấn đề riêng - chung cần giải quyết. Các nhà văn Việt Nam thoát ra khỏi ánh hào quang của những hình mẫu kỳ diệu và lý tưởng để trở về nhịp điệu cuộc sống đời thường với tất cả những biểu hiện đa dạng, phức tạp của nó. Sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con người đã “mở rộng biên độ” của văn học. Văn học tiếp cận đời sống một cách biện chứng. Người viết cũng có thể đưa ra nhiều quan điểm khác nhau, tính dân chủ được thể hiện rất rõ. Nhà văn không có quyền áp đặt người đọc theo một tư tưởng có sẵn. Độc giả cũng có quyền lựa chọn tác giả phù hợp với thị hiếu của riêng mình. Tác giả - nhân vật và người đọc được đặt trong mối quan hệ đa chiều để tranh biện và đi tìm chân lí. Người viết thường không ngại “xé rào” bước ra trò chuyện trực tiếp với bạn đọc. Các điểm nhìn trần thuật được gia tăng và gắn với nó là sự phong phú về giọng điệu trần thuật. Điều này thể hiện khá rõ trong truyện ngắn. Truyện ngắn đã chứng tỏ là thể loại năng động, có khả năng nắm bắt vấn đề một cách nhanh nhạy, kịp thời mà vẫn chuyển tải được những vấn đề quan trọng của đời sống đương thời. Thể loại này mang trong nó những dấu hiệu của sự vận động và biến đổi với nhiều khuynh hướng khác nhau: truyện ngắn viết theo lối truyền thống và tuân thủ những đặc trưng vốn có của thể loại; truyện ngắn cách tân trên nền truyền thống; truyện ngắn cách tân theo hướng hiện đại. Chúng tôi đi sâu nghiên cứu truyện ngắn của ba tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng (những nhà văn sáng tác theo khuynh hướng cách tân trên nền truyền thống) từ góc nhìn tự sự để thấy được sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật và sự vận động của cấu trúc thể loại trong bối cảnh mới. 1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng là những cây bút có “thương hiệu”. Họ đã góp phần làm nên diện mạo của văn học Việt Nam trong thời kỳ mới. Nguyễn Minh Châu được coi là một
  • 9. 3 hiện tượng của văn học Việt Nam ở nửa sau thế kỷ XX. Với quan niệm “nhà văn phải đứng hai chân giữa mặt đất đầy hiểm họa, giữa thập loại chúng sinh”, Nguyễn Minh Châu đã khắc khoải về nhân sinh để đi tìm những “hạt ngọc” cho đời. Là một nhà văn suốt đời khao khát đi tìm cái đẹp và sự chân thật của cuộc sống, Nguyễn Minh Châu đã cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Ông có một vị trí đặc biệt quan trọng - người “tiền trạm đổi mới” (Phong Lê), “người mở đường đầy tài hoa và tinh anh” (Nguyên Ngọc) trong nền văn học đương đại Việt Nam. Còn Nguyễn Khải lại được đánh giá là một trong số ít người viết mà đời người, đời văn có mối liên quan chặt chẽ. Suốt nửa thế kỷ lao động sáng tạo, ngòi bút của ông đã gắn bó với lịch sử dân tộc. Bằng cái nhìn đa chiều, đa diện, Nguyễn Khải thể hiện trong sáng tác của mình nhãn quan tỉnh táo trước hiện thực đời sống. “Muốn hiểu con người thời đại với cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [20, tr. 61]. Bên cạnh Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là cây bút chuyên nghiệp đầy bản lĩnh và tài năng. Con người trước lăng kính tâm hồn nhà văn không chỉ là đối tượng ngợi ca mà còn là tiêu điểm để “đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn” (Lã Nguyên). Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những đại biểu tinh anh của phong trào đổi mới văn học sau 1975. Họ là những cây bút trưởng thành trong chiến tranh và trở về từ chiến tranh nhưng trong bối cảnh đổi mới, họ vẫn là những tác giả có nhiều bạn đọc. Cả ba nhà văn đều là những tấm gương lao động sáng tạo và được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật. Với những lí do như vậy, chúng tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng)”. Ở luận án này, chúng tôi tiếp cận truyện ngắn của ba tác giả tiêu biểu thuộc thế hệ “3X” (Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, Nguyễn Khải sinh năm 1930 và Ma Văn Kháng sinh năm 1936) có cùng một hành trình, cùng một khởi điểm, cùng chung một mô hình sáng tác của cùng một thế hệ nhà văn (mở đầu cho văn học đổi mới và đều viết theo lối cách tân trên nền truyền thống) từ góc nhìn thi pháp để thấy được sự chuyển động của thể loại truyện ngắn trong bối cảnh mới của đời sống văn học.
  • 10. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng ở phương diện ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. - Tìm ra những điểm chung của thế hệ, điểm riêng trong phong cách của từng tác giả và khẳng định đóng góp của ba nhà văn trong sự vận động, đổi mới thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Vận dụng lý thuyết tự sự học hiện đại để tìm hiểu và phân tích truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và nội dung tư tưởng của các tác phẩm, thấy được điểm chung, điểm riêng của ba nhà văn trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. - Tìm hiểu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng trong thế đối sánh với truyện ngắn Việt Nam sau 1975 để chỉ ra những nét riêng biệt, những thành công và giới hạn của thế hệ nhà văn trưởng thành trong chiến tranh, thấy được đặc điểm truyện ngắn Việt Nam sau 1975 từ góc nhìn tự sự. - Thông qua việc tìm hiểu sự đổi mới mô hình tự sự của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, chúng tôi thêm một lần nữa khẳng định diện mạo tinh thần, vai trò, vị trí của họ trong sự vận động của thể loại truyện ngắn Việt Nam sau 1975 nói riêng và trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghệ thuật tự sự trên các bình diện cơ bản như ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghệ thuật tự sự bao gồm nhiều phương diện. Ở luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Đó là những yếu tố nổi bật tạo nên phong cách nghệ thuật của truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng.
  • 11. 5 - Phạm vi tư liệu: + Đề tài chủ yếu khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhưng tập trung vào những sáng tác sau 1975. Đặc biệt, chúng tôi chú ý những tác phẩm trong tuyển tập truyện ngắn của ba nhà văn: Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (2006) của Nhà xuất bản Văn học; Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2007) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn; Truyện ngắn chọn lọc Ma Văn Kháng (2002) của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. + Một số truyện ngắn tiêu biểu của các nhà văn cùng thế hệ và khác thế hệ (các nhà văn “6X”, “7X”, “8X”, “9X”) để so sánh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong luận án này, người viết chủ yếu sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp tiếp cận tự sự học Vận dụng lí thuyết tự sự để phân tích, lí giải những cách tân đổi mới trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 4.2. Phương pháp thống kê Phương pháp này được áp dụng trong quá trình khảo sát văn liệu để từ đó có thể đưa ra những kết luận khoa học về các phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của ba nhà văn mà luận án quan tâm. 4.3. Phương pháp hệ thống Phương pháp này giúp chúng tôi nhìn truyện ngắn của ba nhà văn như một hệ thống và đặt nó trong hệ thống lớn hơn là tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời có thể đưa ra đánh giá về những đóng góp và giới hạn trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng một cách khách quan và toàn diện. 4.4. Phương pháp loại hình, phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại Nhằm tìm ra những đặc điểm tương đồng loại hình về phương diện nghệ thuật trần thuật, chỉ ra các kiểu, dạng NKC, phương thức trần thuật và giọng điệu trần thuật… từ góc nhìn thể loại. 4.5. Phương pháp so sánh Để có cái nhìn sâu hơn về đối tượng nghiên cứu, chúng tôi so sánh truyện ngắn của ba nhà văn với nhau và với truyện ngắn của các nhà văn khác, đồng thời đối
  • 12. 6 chiếu truyện ngắn của ba nhà văn ở hai giai đoạn sáng tác trước và sau 1975. Từ đó, chỉ ra những vận động về nghệ thuật trần thuật. 4.6. Phương pháp tổng hợp Phương pháp này giúp chúng tôi đưa ra những khái quát trên cơ sở phân tích ngữ liệu cụ thể. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án vận dụng những thành tựu nghiên cứu tự sự học trên thế giới và ở Việt Nam để mô tả, phân tích sâu một số phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự như: ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng nhằm làm nổi bật giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm. Từ đó, người viết xác định điểm tương đồng và khác biệt trong nghệ thuật tự sự và trong phong cách nghệ thuật của ba tác giả. - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của nhóm tác giả đã có vị trí và đóng góp to lớn trong nền văn học Việt Nam hiện - đương đại. Trên cơ sở nghiên cứu đó, người viết khẳng định sự đổi mới và những thành công về tổ chức tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của ba nhà văn “gạo cội” - tiêu biểu cho thế hệ những nhà văn mở đường của nền văn học Việt Nam từ sau 1975. - Từ thực tiễn sáng tác của ba nhà văn, từ sự đối chiếu, so sánh truyện ngắn của họ ở hai giai đoạn trước - sau 1975 và so sánh với truyện ngắn của các nhà văn khác, luận án chỉ ra sự vận động và đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. - Luận án góp một tài liệu phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, học tập về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 ở các trường đại học, cao đẳng, trung học. 6. Cấu trúc của luận án Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Một số vấn đề cơ bản của tự sự học. Khái lược về truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Chương 3: Ngôi kể và điểm nhìn trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng Chương 4: Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng
  • 13. 7 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái lƣợc tình hình nghiên cứu lí thuyết tự sự Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại” [165, tr. 11]. Chủ nghĩa hình thức Nga với những tên tuổi V. Shklovski (1893 - 1984), B. Eikhenbaum (1886 - 1959), B. Tomachevski (1890 - 1957)… đã đặt nền móng cho những cơ sở ban đầu của lí thuyết tự sự. Họ đề cập đến nhiều phương diện cơ bản của cấu trúc tự sự ở phương diện lí thuyết như: kết cấu tác phẩm, cốt truyện, nhân vật hay nghệ thuật tổ chức thời gian… B. Tomachevski vốn là một nhà phê bình thơ nhưng với tiểu luận Hệ chủ đề, ông đã trở thành người đầu tiên nghiên cứu thủ pháp của cốt truyện. Ông phân biệt khái niệm chuyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (sujet): “tuyến hành động liên quan đến chuyện kể còn tuyến trần thuật liên quan đến cốt truyện ” (dẫn theo [165, tr. 30]). Ông phân biệt “thời gian của chuyện kể” và “thời gian trần thuật”, đồng thời trình bày nhiều thủ pháp như: trì hoãn, bình luận ngoại đề, che giấu bí mật, đảo lộn thời gian… V. Shklovski qua các tiểu luận Nghệ thuật nhƣ là thủ pháp, Cấu trúc của truyện ngắn và tiểu thuyết… cho rằng: “Nhiều tác phẩm tự sự là một tổ hợp các kết cấu vòng tròn và kết cấu bậc thang, trong đó các tình tiết được sắp xếp thành những tầng nấc kế tiếp nhau” (dẫn theo [165, tr. 31]). Ông còn nói đến “thủ pháp đóng khung và thủ pháp xâu chuỗi” (dẫn theo [165, tr. 32]) trong văn tự sự. B. Eikhenbaum trong tiểu luận Về lí thuyết văn xuôi đã cho rằng: “Truyện ngắn là hình thức sơ yếu của văn xuôi”, “nhà văn thường xây dựng truyện ngắn trên cơ sở một mâu thuẫn, một tan vỡ, một sai lầm hay một tương phản” (dẫn theo [165, tr. 34]). Chủ nghĩa hình thức Nga đặt viên gạch đầu tiên cho lí thuyết tự sự học nhưng góp phần hình thành bộ môn tự sự học thì phải kể đến Chủ nghĩa cấu trúc với những tên tuổi như R. Barthes, Tz. Todorov, A. J. Greimas, G. Genette… Chủ nghĩa cấu trúc đi tìm mô hình cho hình thức tự sự. R.Barthes mở đầu với công trình Dẫn luận
  • 14. 8 phân tích tác phẩm tự sự (1968) và S/Z (1970) (tác phẩm này đã bắt đầu chuyển sang hậu cấu trúc chủ nghĩa). Todorov là một trong những người đầu tiên đề xuất thuật ngữ tự sự học với chuyên luận Thi pháp văn xuôi. Todorov còn có công trình Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”… Từ góc độ ngữ pháp, Todorov coi “nhân vật như danh từ, tình tiết là động từ” (dẫn theo [165, tr. 14]), G. Genette thì tuyên bố “mỗi câu chuyện là sự mở rộng của một câu” (dẫn theo [165, tr. 14]), R. Barthes cũng tán thành quan điểm đó… Như vậy, mục đích của chủ nghĩa cấu trúc là “nghiên cứu bản chất ngôn ngữ, bản chất ngữ pháp của tự sự” (dẫn theo [165, tr. 14]). Tiếp theo phải kể đến các nhà tự sự học hậu cấu trúc chủ nghĩa như M. Bakhtin, I. U. Lotman, B. Uspenski… Các tác giả này quan tâm đến các phương thức biểu đạt ý nghĩa khác nhau, lấy văn bản làm cơ sở (Jean - Claude Coquet). Hình thức tự sự chính là phương tiện biểu đạt ý nghĩa của tác phẩm. Tổng quan quá trình nghiên cứu của lí thuyết tự sự, nhà lí luận Mĩ Gerald Prince đã chia làm ba nhóm theo ba loại hình như sau: Nhóm thứ nhất (gồm những nhà tự sự học chịu ảnh hưởng của các nhà hình thức chủ nghĩa Nga như V. Propp, Todorov, Barthes, Remak, Norman Friedman, Northrop Frye, Etienne Souriau…) chú ý tới cấu trúc của câu chuyện được kể, bỏ qua hoặc không đi sâu vào đặc trưng biểu đạt của chất liệu; nhóm thứ hai (gồm G. Genette, Dolezel, Micke Bal…) xem nguồn gốc của tự sự là dùng ngôn ngữ biểu đạt và vai trò của người trần thuật là quan trọng nhất; nhóm thứ ba (đại diện là Gerald Prince và Seymour Chatman) lại coi trọng phương pháp nghiên cứu tổng thể. Lí thuyết tự sự học hiện đại lần đầu tiên cho người ta thấy sự phức tạp của cấu trúc tự sự với các vấn đề cần phải tìm tòi, suy ngẫm như vấn đề NKC, điểm nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian, giọng điệu nghệ thuật… Lí thuyết tự sự sẽ giúp cho ta nghiên cứu nghệ thuật tự sự của các thể loại nói chung và của từng tác phẩm văn học cụ thể nói riêng, qua đó cho thấy cả truyền thống văn học, văn hoá của mỗi dân tộc. Ở Việt Nam, năm 2001, hội thảo quy mô toàn quốc về tự sự học đã được tổ chức tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong bài viết Tự sự học - một bộ môn
  • 15. 9 nghiên cứu liên ngành giàu tiềm năng, Trần Đình Sử đã hệ thống, khái lược những vấn đề tự sự từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn ngữ học Saussure, Platon, Aritoste, Tz. Tododov, Genette… Qua đó, ông khẳng định vai trò quan trọng của tự sự học. Trong công trình Dẫn luận thi pháp học [167], Trần Đình Sử đã xác định vị trí của thi pháp học trong khoa nghiên cứu văn học, đối tượng phạm trù và phương pháp nghiên cứu thi pháp, ông tập trung đi sâu hệ thống, cắt nghĩa những khái niệm thuộc về trần thuật học như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian - không gian nghệ thuật, tác giả và kiểu tác giả, tính quan niệm và cấu trúc thể loại, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn từ nghệ thuật… Trần thuật học - Nhập môn lí thuyết trần thuật học của tác giả Manfred Jahn công bố vào ngày 28 - 07 - 2003 [131], đăng tải trên trang web http://www.uni- koeln.de đã xây dựng một hệ thống những khái niệm nền tảng về truyện kể và chỉ ra cách sử dụng chúng khi phân tích tác phẩm. Những định nghĩa này được dựa trên một loạt bài nhập môn cổ điển như cấu trúc của trần thuật, kể chuyện tiêu điểm và tình huống trần thuật, thì, thời và thức trần thuật, nhân vật và diễn ngôn… Cao Kim Lan trong bài viết Lí thuyết về điểm nhìn nghệ thuật của R. Scholes và R. Kellogg [113] đã dựa vào cuốn Bản chất của tự sự (The nature of Narrative, Oxford University, tái bản 1968) để giới thiệu về điểm nhìn nghệ thuật và sự chi phối của điểm nhìn trong truyện kể, vấn đề quyền năng của NKC với điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn của NKC và điểm nhìn của người đọc… Lê Phong Tuyết trong bài Tiếp cận Genette qua một vài khái niệm trần thuật [201] đã giới thiệu về Genette và lí thuyết của ông một cách hệ thống với những khái niệm liên quan đến trần thuật. Trong đó, tác giả tập trung làm rõ hai vấn đề mới mẻ với giới nghiên cứu và bạn đọc Việt Nam là tình huống trần thuật và người nghe chuyện. Một trong những công trình có ý nghĩa lớn với việc giới thiệu lí thuyết tự sự vào Việt Nam đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử [165] do Trần Đình Sử chủ biên. Trong đó, Phan Thu Hiền có bài viết Về lí thuyết tự sự của Northrop Frye [165, tr. 56 - 70]. Tác giả giới thiệu Northrop Frye là đại biểu quan
  • 16. 10 trọng có ảnh hưởng sâu sắc nhất của lí thuyết Phê bình huyền thoại (Mythcritic) còn gọi là lí thuyết Phê bình nguyên mẫu (archetypal critism) với quan niệm cho rằng mục tiêu của văn chương là đạt đến sự giới thiệu, sự trình bày cuộc sống. Nguyễn Đức Dân giới thiệu về Greimas trong bài Greimas - Ngƣời xây nền cho trƣờng phái kí hiệu học Pháp [165, tr. 39 - 55] với mô hình vai hành động, cấu trúc cơ sở của nghĩa, mô hình cấu tạo. Tiếp theo, đó là cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử (Tập 1 và tập 2) [166] cũng do Trần Đình Sử chủ biên. Ở đây, chúng tôi quan tâm đến bài viết Vấn đề phân loại góc nhìn trần thuật của Phương Lựu, Ngƣời kể chuyện - nhân vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự [165, tr. 196 - 208] của Nguyễn Thị Hải Phương, Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện kể của Đặng Anh Đào [165, tr. 169 - 178]. Qua những bài viết này, các tác giả đã góp phần làm rõ các khái niệm tự sự học như: NKC, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… Như vậy, lí thuyết tự sự luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nó có vai trò quan trọng và cần thiết trong việc tiếp cận tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm văn xuôi. Ở Việt Nam, ngoài những tác phẩm dịch thuật, ít có công trình nghiên cứu sâu về nghệ thuật tự sự từ phương diện lí thuyết. Giới nghiên cứu tự sự tập trung tìm hiểu, nghiên cứu về các phương diện của tự sự như: thời gian và không gian trần thuật, cấu trúc của văn bản trần thuật, ngôn ngữ trần thuật, tình huống trần thuật, điểm nhìn, giọng điệu, ngôi phát ngôn… Nói tóm lại, tất cả các thành phần của nghệ thuật tự sự đều được các học giả nghiên cứu và làm rõ qua các tác phẩm văn học. 1.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 Trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi được tiếp xúc nhiều với bài viết và công trình lý luận có quy mô khác nhau. Trước thành tựu của công cuộc đổi mới văn học dân tộc sau 1975, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, các nhà nghiên cứu phê bình đã tập trung bút lực nhằm giúp bạn đọc tiếp cận và thẩm định những cách tân mới mẻ trong “bước ngoặt” của dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam.
  • 17. 11 Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu từ góc nhìn tự sự, một vấn đề lí luận mới mẻ và còn nhiều “lời ngỏ”. Cuốn 50 năm - Văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám [153] được chia làm ba phần: Đặc điểm, diện mạo, hướng tiếp cận; Văn học và chiến tranh cách mạng; Những vấn đề thi pháp thể loại. Trong đó, chúng tôi chú ý đến bài viết Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị Bình [153, tr. 207 - 227]. Sau khi xác định tiêu chí, nguyên tắc xây dựng nhân vật của văn học sau 1975 trong thế đối sánh với văn học trước 1975, tác giả bài viết đã khẳng định nét mới rõ nhất trong việc xây dựng nhân vật là sự thay đổi mối quan hệ giữa tác giả và nhân vật, giữa nhà văn và bạn đọc. Đó là “mối quan hệ bình đẳng, là xu thế đối thoại dân chủ giữa nhiều ý thức, mỗi nhân vật có thể có một điểm nhìn đời sống độc lập với điểm nhìn của tác giả” [153, tr. 218]. Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lịch sử và lí luận [46] là công trình khoa học trọng điểm của Đại học Quốc Gia Hà Nội do một tập thể Viện sĩ, Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Văn học, Đại học Sư phạm Hà Nội hợp tác biên soạn. Công trình đã dành hẳn phần ba để nghiên cứu về “Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975 - 2000”. Trong đó, chương VI đề cập đến “Một số vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam”. Các tác giả cho rằng giai đoạn 1975 - 2000 là “thời của truyện ngắn”, truyện ngắn thực sự khởi sắc, “các nhà văn đã có công tìm tòi nghệ thuật làm cho thể loại “nhỏ” có sức chứa”, “có khả năng khái quát hóa nghệ thuật đời sống theo chiều sâu” [46, tr. 261]. Và sau đó, họ tập trung nghiên cứu vào hai nhà văn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp - những tên tuổi được dư luận quan tâm và có vị trí trên văn đàn. Nguyễn Minh Châu được đánh giá là “một phong cách đa dạng và biến ảo vì thế giọng điệu cũng luân phiên cho phù hợp với đối tượng” với “giọng chủ âm là trữ tình lo âu”, gần cuối đời có hiện tượng pha giọng. Còn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn “có công tìm tòi làm cho truyện ngắn đa dạng về hình thức”, là một hiện tượng văn học “hai lần lạ”, truyện ngắn của ông “có sức mạnh ở các chi tiết nghệ thuật”. Ta nhận thấy, bàn về vấn đề thi pháp truyện ngắn hiện đại Việt Nam, các tác giả đã
  • 18. 12 bày tỏ quan điểm về tình huống truyện, cốt truyện, các kiểu truyện ngắn hiện đại và nghệ thuật kể chuyện từ góc nhìn tự sự học. Tuy nhiên, những nhận xét vẫn chỉ dừng ở những nhận định khái quát, điểm xuyết mà chưa đi sâu vào nghiên cứu cấu trúc văn bản truyện kể. Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy [158] là cuốn sách tập hợp những bài viết của Hội thảo khoa học do khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức. Cuốn sách được tập hợp theo ba phần: Những vấn đề chung; Những vấn đề về văn xuôi và Những vấn đề về thơ. Chúng tôi quan tâm đến bài viết Quan niệm về thể tài truyện ngắn trong văn học Việt Nam sau 1975 của Phùng Ngọc Kiếm [158, tr. 192 - 202], Nghiên cứu và dạy học truyện ngắn hiện đại của Nguyễn Thanh Hùng [158, tr. 293 - 299], Một vài khuynh hƣớng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Văn Hiếu. Trong đó, bài viết của Nguyễn Văn Hiếu [158, tr. 300 - 306] tìm hiểu về sự vận động của điểm nhìn nghệ thuật trong tiến trình của văn xuôi sau 1975. Bài viết đã chỉ ra những khuynh hướng vận động nổi bật của điểm nhìn như: khuynh hướng cá thể hóa, khuynh hướng đối thoại, khuynh hướng gián cách. Người viết khẳng định: “Dấu ấn cá tính trong điểm nhìn trần thuật dần trở thành một tiêu chí của giá trị, một mối quan tâm của văn chương. Cá thể hóa là khuynh hướng vận động tất yếu của điểm nhìn, phù hợp với nhu cầu của nhà văn và yêu cầu của thời đại”; “Sức nặng của điểm nhìn mang tính đối thoại, một mặt xác lập các chuẩn mực mới, nhưng mặt khác nó đã làm nảy sinh ở người đọc tâm lí tự vấn trước hiện thực được kể đến”; “Nhà văn là NKC thường di chuyển điểm nhìn theo nhiều chủ thể khác nhau”; “Gián cách đòi hỏi người cầm bút phải tìm cách viết khác, người đọc phải hình thành một thị hiếu khác, phê bình văn học phải hình thành bậc thang giá trị khác” [158, tr. 300 - 305]. Tuy nhiên, những nhận xét này mới chỉ nằm trong khuôn khổ của một bài viết nên sự lí giải chưa thực thấu đáo. Tập hợp tâm huyết của nhiều nhà nghiên cứu phê bình, cuốn Truyện ngắn Việt Nam - Lịch sử, thi pháp, chân dung [47] do Phan Cự Đệ chủ biên đã được xuất bản năm 2007. Cuốn sách dày gần 800 trang nghiên cứu hai vấn đề là Truyện
  • 19. 13 ngắn Việt Nam thời kỳ trung đại và Truyện ngắn Việt Nam thời kỳ hiện đại. Các tác giả cũng tập trung làm rõ lịch sử phát triển của các khuynh hướng và loại hình truyện ngắn (chỉ ra những nguyên nhân của quá trình đổi mới truyện ngắn từ 1976 - 2006); đặc trưng của thể loại truyện ngắn hiện đại, truyện ngắn trong mối quan hệ với các thể loại khác). Các tác giả đã lí giải về đặc trưng thi pháp của truyện ngắn hiện đại như kết cấu và cốt truyện, khoảnh khắc và tình huống; các kiểu của truyện ngắn hiện đại như truyện ngắn mang tầm khái quát cao, truyện ngắn liên hoàn và các kiểu truyện ngắn khác. Từ những vấn đề lí luận đó, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu và định hình phong cách truyện ngắn của các thế hệ nhà văn từ Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao… đến các nhà văn kháng chiến như: Anh Đức, Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng… và sau 1975 như: Lê Minh Khuê, Nguyễn Huy Thiệp… Cuốn Tự sự học, những vấn đề lịch sử và lí luận [165] do Trần Đình Sử chủ biên đã tập hợp những bài viết về một số vấn đề cơ bản của lý thuyết tự sự học và những bài viết vận dụng lý thuyết tự sự học vào tìm hiểu văn liệu cụ thể. Chúng tôi đặc biệt chú ý tới bài viết Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ý của văn xuôi sau 1975 của Nguyễn Thị Bình [165, tr. 351 - 367]. Tác giả bài viết đề cập đến hai khía cạnh trong sự chuyển động mạnh mẽ của văn xuôi sau 1975 là ngôn ngữ và giọng điệu. Qua khảo sát, tác giả bài viết đã định dạng những phong cách ngôn ngữ mới: ngôn ngữ mang nhãn quan hiện thực, đời thường (Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Tạ Duy Anh…); ngôn ngữ tăng cường tính tốc độ, thông tin và tính triết luận (Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài…). Sự đa dạng về giọng điệu cũng là nét mới của văn học sau 1975. Tác giả chỉ ra bên cạnh giọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng hoài nghi trong sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp…; giọng chất vấn, đay đả trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng…; giọng từng trải, chiêm nghiệm trong sáng tác của Nguyễn Khải, Lê Lựu, Chu Lai, Phạm Hải Vân, Nguyễn Việt Hà…; giọng giễu nhại trong sáng tác của các nhà văn trẻ… Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét khái quát: “Mười năm đầu sau khi cuộc chiến tranh chống Mĩ kết thúc, văn xuôi nước ta mang giọng chủ
  • 20. 14 đạo trầm tĩnh, khách quan. Từ khoảng giữa thập kỷ 80, nổi lên giọng phê phán, phân tích xã hội (…). Sau đó giọng phê phán trầm xuống (…). Giọng điệu văn xuôi dần mang nhiều suy tư khắc khoải, nhiều chiêm nghiệm về thế sự nhân sinh. Từ đầu thập kỷ 90, nó bắt đầu thăng bằng lại, tự điều chỉnh những ồn ào thái quá” [165, tr. 367]. Đó là cái nhìn khá tinh tế và sắc sảo. Tuy nhiên, mọi sự phân tích, lý giải chỉ nằm trong phạm vi của một bài viết. Sự xuất hiện của thi pháp học hiện đại và những thành tựu của nó đối với lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy văn học ở nước ta là sự nỗ lực của nhiều người, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của GS.TS. Trần Đình Sử. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày sinh của ông, Nguyễn Đăng Điệp - Nguyễn Văn Tùng đã tuyển chọn và biên soạn công trình Thi pháp học ở Việt Nam [53]. Công trình gồm ba phần: Phần I: Toàn cảnh thi pháp học (bức tranh toàn cảnh thi pháp học từ truyền thống đến hiện đại; các khuynh hướng thi pháp học trên thế giới); Phần II: Tuyển chọn những công trình tiêu biểu (bằng chứng cụ thể, sinh động nhất về sức sống và tính hiệu quả của thi pháp học trong đời sống nghiên cứu văn học); Phần III: Ấn tượng Trần Đình Sử (những đánh giá, nhận định về GS.TS. Trần Đình Sử). Trong công trình này, bài viết của Lê Huy Bắc về Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại [53, tr. 335 - 346] đã nêu ra những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm như khái niệm giọng (voice), giọng điệu (tone hoặc tone of view) và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại. Tác giả đã tập trung vào ba kiểu giọng điệu thể hiện hai trạng thái tâm lí của NKC là giọng điệu dửng dưng và hoài niệm; giọng điệu trung tính (người kể chuyện giữ sắc giọng bình thường khi trần thuật các sự kiện, hành động); giọng điệu vô âm sắc (thái độ lạnh lùng); giọng điệu cảm xúc (bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, những chiêm nghiệm sâu xa...). Văn học Việt Nam sau 1975 có vị trí quan trọng trong dòng chảy của văn học dân tộc. Vì thế, những năm gần đây. Nó cũng được dành một vị trí xứng đáng trong văn học nhà trường, cuốn Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập 2 (từ sau Cách mạng tháng Tám 1945) [123] xuất bản đã đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của đông đảo các nhà giáo, học sinh, sinh viên. Chương X của giáo trình đề cập đến nội dung “Văn xuôi từ sau 1975” đã chỉ ra những đổi mới về tư tưởng và nghệ
  • 21. 15 thuật (vấn đề đổi mới quan niệm về hiện thực, đổi mới quan niệm về con người và đổi mới quan niệm trần thuật) và những đổi mới văn xuôi từ góc độ thể loại. Những công trình nghiên cứu được đề cập, ở mức độ và phạm vi khác nhau cũng đã phần nào bàn về văn xuôi, truyện ngắn Việt Nam sau 1975 theo hướng tự sự học dưới góc độ thi pháp. Tuy nhiên, phần nghiên cứu chỉ trong dung lượng bài viết, bài tham luận hoặc một chương, mục (một phần của cuốn sách). Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng chú ý đến các luận án, luận văn. Thành quả khoa học của những người đi trước là những gợi dẫn quan trọng để chúng tôi triển khai thực hiện đề tài. Với mục đích nhận diện gương mặt văn xuôi giai đoạn sau 1975 và góp phần ít nhiều vào việc giảng dạy, nghiên cứu giai đoạn văn học này, Nguyễn Thị Huệ đã tiến hành khảo sát và lí giải những dấu hiệu đầu tiên của đổi mới văn học. Kết quả đó được thể hiện trong Luận án tiến sĩ Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi Việt Nam 1980 đến 1986 qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu - Nguyễn Khải - Ma Văn Kháng - Nguyễn Mạnh Tuấn [81]. Trong công trình này, người viết đã mô tả và lý giải sự chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người qua bốn tác tác giả Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn; đồng thời nhận diện một số dấu hiệu vận động của thể loại (sự chuyển đổi cảm hứng nghệ thuật, đặc điểm mới của không gian - thời gian nghệ thuật và sự chuyển đổi của tư duy tiểu thuyết, dấu hiệu đa thanh trong nghệ thuật trần thuật) và sự chuyển động của ngôn ngữ (từ ngôn ngữ sử thi đến ngôn ngữ dung dị như chính cuộc sống hồn nhiên vốn có hôm nay, ngôn ngữ mang đậm cá tính nhân vật và cá tính nhà văn, ngôn ngữ mang đậm tính phóng sự, tính chính luận và tính triết luận). Tác giả luận án cho rằng: “Sự đổi mới về giọng điệu vừa là hệ quả lại cũng vừa là tác nhân tạo ra sự phát triển trong tư duy nghệ thuật”; “Sự “vỡ ra” về giọng điệu cũng như sự linh hoạt, sống động, giàu chất đời thường của ngôn ngữ đã đem đến cho văn xuôi một chất lượng mới” [81, tr. 200]. Ở thời điểm ra đời của luận án (1998), đây là những kiến giải và phát hiện mới của người viết. Tuy nhiên, công trình này chỉ nghiên cứu các sáng tác văn xuôi trong giai đoạn 1980 - 1986.
  • 22. 16 Tác giả thiên về mô tả, lí giải sự vận động của thể loại và những tín hiệu đổi mới mà không nghiên cứu các tác phẩm từ góc nhìn tự sự học. Nói đến văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 là nói đến một nền văn học sau chiến tranh với nhiều dấu hiệu của sự đổi mới về mặt kỹ thuật, trong đó có đổi mới về kỹ thuật điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện. Nắm bắt được tính cấp thiết của vấn đề, Luận án tiến sĩ với đề tài Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Điểm nhìn và ngôn ngữ kể chuyện) [190] của Nguyễn Thị Thu Thủy đã tiến hành nghiên cứu hai phương diện là phương thức kể và thoại dẫn. Luận án đã xây dựng được cơ sở lý thuyết về điểm nhìn, đưa ra một khái niệm điểm nhìn cụ thể và khái quát cho nhiều góc độ, chỉ ra được các nhân tố, các tính chất của điểm nhìn mà các công trình trước đây chưa đề cập một cách có hệ thống. Tính thực tế của đề tài cũng rất cao: đưa ra cách xác định, phân tích và thể hiện điểm nhìn trong truyện một cách có căn cứ, dựa vào lý thuyết điểm nhìn có thể phân loại truyện kể một cách thấu đáo. Những kết luận khoa học của luận án đã là những gợi dẫn thú vị đối với chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong phần Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi còn muốn nói tới một công trình bàn về thi pháp truyện ngắn Việt Nam đương đại. Đó là Luận án tiến sĩ của Lê Thị Hương Thuỷ với đề tài Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại) [191]. Luận án đề cập đến những vấn đề như: Truyện ngắn - Quan niệm và sự đổi mới tư duy thể loại; Các dạng thức xây dựng nhân vật và tổ chức kết cấu văn bản truyện ngắn; Ngôn ngữ và điểm nhìn trần thuật. Từ những vấn đề nghiên cứu ấy, luận án góp phần làm sáng rõ một số vấn đề thuộc về lí luận thể loại, về những đặc điểm khu biệt và sự tương tác thể loại qua việc khảo sát truyện ngắn sau 1986, đánh giá một phương diện của văn học sử qua việc tìm hiểu thể loại truyện ngắn trong đời sống văn học đương đại. Đặt văn xuôi 1975 - 1985 trong tiến trình của văn học Việt Nam hiện đại, Luận án tiến sĩ Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến (1975 - 1985) của Ngô Thu Thuỷ [189] đã góp phần khẳng định mối quan hệ giữa văn học và đời sống xã hội, đồng thời cung cấp cái nhìn hệ thống về văn xuôi giai đoạn này trong bước chuyển của
  • 23. 17 lịch sử văn học. Trên cơ sở tìm hiểu hai mảng đề tài chính (văn xuôi viết về đề tài chiến tranh và văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư), tác giả luận án phát hiện, lý giải những rạn nứt, những dấu hiệu mới trong khuôn khổ đề tài cũ và những cảm hứng mới. Thông qua những kết nối, so sánh, luận án đã chỉ ra những đổi mới về nghệ thuật của văn xuôi hậu chiến - khởi đầu cho những cách tân nghệ thuật độc đáo trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 và khẳng định vị trí của giai đoạn 1975-1985 trong quá trình chuyển đổi tư duy văn học Việt Nam sau 1975. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của luận án là văn xuôi nói chung bao gồm cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Vì thế, đặc trưng của thể loại truyện ngắn chưa được tác giả làm rõ. Bên cạnh đó là các Luận văn thạc sĩ. Đề tài Tìm hiểu một vài thành tựu đổi mới nổi bật về văn xuôi Việt Nam từ sau 1975 qua hai tác giả: Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải của Lê Thị Thanh Hà [64] đã tìm hiểu văn xuôi Việt Nam từ sau năm 1975 ở phương diện đổi mới về khuynh hướng văn xuôi, đề tài, quan niệm nghệ thuật về con người, thủ pháp nghệ thuật thể hiện (đổi mới về giọng điệu và về nhân vật). Đề tài Một số vấn đề về đổi mới thi pháp thể loại trong truyện ngắn Việt Nam đương đại [203] của Trần Thanh Việt đã chỉ ra những yếu tố đổi mới, cách tân trong thời gian, không gian trần thuật, trong điểm nhìn và giọng điệu. Trên đây là những bài viết, những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Các công trình nghiên cứu tập trung đi sâu vào những phương diện của nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam đương đại như cách xây dựng nhân vật, giọng điệu, điểm nhìn, ngôn ngữ, kết cấu và cốt truyện, khoảnh khắc và tình huống, thời gian và không gian trần thuật… Tuy nhiên, các công trình chủ yếu thiên về lí luận. Chúng tôi nhận thấy cần có công trình ứng dụng lí thuyết tự sự để nghiên cứu về nhóm tác giả cùng thế hệ từ đó nhận diện điểm chung trong cách viết của các nhà văn và điểm riêng trong phong cách của từng tác giả; điểm riêng trong phong cách sáng tác của thế hệ “mở đường” so với các thế hệ khác; nhìn ra diện mạo của giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975. Như vậy, công việc nghiên cứu của chúng tôi thiên về tìm hiểu thực tiễn sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. Vì thế, những ý kiến về nghệ thuật tự sự và những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi nói chung và truyện ngắn Việt
  • 24. 18 Nam sau 1975 nói riêng đều là những tư liệu tham khảo rất quan trọng để chúng tôi thêm nỗ lực và tự tin với đề tài nghiên cứu của mình. 1.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng 1.3.1. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu Cuốn Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu [110] của Tôn Phương Lan đã tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật của nhà văn và sự triển khai quan điểm ấy vào văn bản tác phẩm (từ quan điểm thẩm mĩ trong mô tả hiện thực đến việc xây dựng hình tượng nhân vật, từ việc tạo tình huống, điểm nhìn trần thuật đến ngôn ngữ, giọng điệu, văn phong). Chương 3 “Tình huống và điểm nhìn trần thuật” đã chỉ ra và xác định trần thuật khách thể và trần thuật theo ngôi thứ nhất. Tác giả cho rằng: “Điểm nhìn trần thuật liên quan chặt chẽ đến chỗ đứng của nhà văn khi quan sát và phản ánh hiện thực” [110, tr. 145]. Với lối trần thuật khách thể, giữa nhà văn và nhân vật luôn tồn tại một khoảng cách: “Nhà văn như một “lữ khách” đứng nhìn dòng đời trôi chảy và bằng sự quan sát tinh tế của mình đã phát hiện ra cái không bình thường trong cái bình thường của cuộc sống và con người” [110, tr. 148]. Với lối trần thuật theo NT1, chủ thể trần thuật được “nhân vật hóa”, “Nguyễn Minh Châu thường chọn nhân vật là nhà văn, nhà báo, những người vừa có khả năng quan sát, nhận diện con người qua hình thể, lại vừa có khả năng đi sâu vào tâm lý và suy nghĩ của đối tượng” [110, tr. 145]. Tôn Phương Lan đã phân tích và mô tả một số truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Minh Châu, từ đó, người viết đưa ra kết luận: “Các điểm nhìn trần thuật này, một mặt vừa tạo nên chiều sâu cho bối cảnh, cho nhân vật, mặt khác vừa góp phần quan trọng để hình thành giọng điệu” [110, tr. 159]. Tác giả cũng tìm hiểu về giọng điệu trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong đối sánh với văn học trước 1975: trước 1975 là giọng điệu trang trọng, ngợi ca; sau 1975 là giọng điệu trữ tình trầm lắng, đượm nhiều trắc ẩn; vào thập kỷ tám mươi, hình thành giọng điệu thâm trầm, đau đáu. Những phát hiện ấy đã chứng tỏ tác giả nhìn ra sự đổi mới, phong phú về giọng điệu trần thuật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu.
  • 25. 19 Cuốn Nguyễn Minh Châu và công cuộc đổi mới văn học Việt Nam sau 1975 [121] của Nguyễn Văn Long và Trịnh Thu Tuyết là một tài liệu tham khảo thiết thực đối với chúng tôi. Các tác giả đã tìm hiểu quá trình vận động và đổi mới ý thức nghệ thuật (trong quan niệm về nhà văn và văn học, về con người, về hiện thực); đổi mới thế giới nhân vật (nhận diện các kiểu loại nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật), đổi mới kết cấu và nghệ thuật trần thuật (kết cấu tác phẩm, điểm nhìn, nhịp điệu và giọng điệu trần thuật). Lấy “khoảng cách” giữa tác giả và nhân vật làm tiêu chí phân loại, các tác giả đã xác định hình thức trần thuật từ NT3 có khoảng cách và trần thuật từ NT3 với sự hòa nhập song trùng chủ thể. Trần thuật từ NT1 có thể thực hiện với vai trò người dẫn chuyện (thực chất là kiểu trần thuật từ NT3 mà người dẫn chuyện được nhân vật hóa để thực hiện vai trò dẫn chuyện) hoặc thông qua những nhân vật hướng nội (tự kể về mình). Từ kết quả nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra kết luận: “Từ cái TÔI trong dạng thái của cái TA cộng đồng tới cái TÔI cá nhân đích thực, đại diện cho bản ngã, tự soi chiếu mình trong ánh sáng của chủ nghĩa nhân văn chân chính, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho hình thức trần thuật khá mới mẻ này những giá trị nghệ thuật to lớn, đóng góp vào công cuộc đổi mới của văn học Việt Nam trong thập kỷ 80” [121, tr. 183]. Tương tự như vậy, luận án Tiến sĩ của Phạm Thị Thanh Nga với đề tài Lời văn nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu [138] cũng đề cập đến vấn đề điểm nhìn và giọng điệu trong mối quan hệ với lời trần thuật (lời NKC). Với mỗi loại điểm nhìn, lời văn kể chuyện lại có đặc điểm riêng. Với điểm nhìn toàn tri, “lời văn chịu sự chi phối của điểm nhìn và giọng điệu của NKC. Ngôn ngữ có tính chất đơn giọng” [138, tr. 45]. Với điểm nhìn không biết hết, người đọc phải bám sát “bản chất và đặc điểm của lời văn kể chuyện để phát hiện ra điểm nhìn trần thuật và giọng điệu của NKC” [138, tr. 45]. Phần này, tác giả luận án tìm hiểu thông qua một số tác phẩm cụ thể và khẳng định: “Trên dàn hợp âm nhiều màu sắc của giọng điệu trần thuật: giọng ngợi ca, trang trọng; giọng hài hước, giễu nhại; giọng triết lý; giọng xót xa, thương cảm; giọng cảm thông, chia sẻ… điều đáng chú ý là sự đan xen, phối hợp nhiều giọng điệu được biểu hiện rõ ngay trong một sáng tác” [138, tr. 10].
  • 26. 20 Trong bài viết Đọc “Ngƣời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” [79], Huỳnh Như Phương đã khẳng định: “Sự kết hợp giữa các mảng thời gian và các khoảng không gian xa cách nhau, sự đan xen giữa ý thức và tiềm thức, hồi ức và tưởng tượng, sự hòa quyện của các giọng văn khác nhau (lời buộc tội và lời biện hộ, độc thoại và đối thoại, tiếng tranh luận và tiếng thì thầm của nội tâm...) tất cả đã tạo ra một số truyện đạt đến chiều sâu nhất định cả về phương diện tự sự lẫn phương diện tâm lý, tất nhiên là trong giới hạn về dung lượng phản ánh của thể loại” [79, tr. 154]. Bài viết Những đổi mới về thi pháp trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 [153, tr. 249 - 256], tác giả Nguyễn Tri Nguyên có phát hiện: “Để thể hiện được cái con người ấy trong con người này như một thực thể phức hợp nên giọng kể của tác giả không còn đơn thanh điệu nữa mà đã chuyển sang đa thanh điệu và phức điệu: có sự lên án, có sự bào chữa, có sự lẩn tránh trách nhiệm và sự tự xỉ vả mình” [153, tr. 253]; “Trước và sau 1975, cốt cách nhân bản của con người Nguyễn Minh Châu là nhất quán cho nên giọng điệu trần thuật ngợi ca, thông cảm, thương xót, trân trọng vẫn còn toát lên âm thầm ở nơi này nơi khác…” [153, tr. 254]. Đối với luận văn thạc sĩ, chúng tôi khảo sát các đề tài nghiên cứu từ góc nhìn tự sự. Đề tài Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu [161] của Nguyễn Thị Hải Phương đã xác định một số loại hình NKC trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (NKC kể theo điểm nhìn biết hết, NKC kể theo điểm nhìn hạn chế và sự chuyển biến của NKC giai đoạn trước và sau 1975) và giọng điệu kể chuyện với hai giọng cơ bản, chủ đạo của hai giai đoạn trước và sau năm 1975 (giọng điệu trang trọng, tôn kính mang âm hưởng sử thi; sự đan xen của nhiều giọng điệu hay xu hướng "tiểu thuyết hóa" trong giọng điệu kể chuyện). Đề tài Nghệ thuật trần thuật trong sáng tác Nguyễn Minh Châu [80] của Phạm Thị Hồng đã nghiên cứu về ngôi kể và điểm nhìn, lời văn nghệ thuật và giọng điệu trần thuật. Đề tài Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau 1975 nhìn từ góc độ thi pháp [42] của Phạm Văn Dũng nghiên cứu vấn đề: quan niệm nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu; nghệ thuật kết cấu và xây dựng tình huốn; nghệ thuật tổ
  • 27. 21 chức không gian - thời gian và lựa chọn giọng điệu trần thuật và khẳng định: “Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là những sáng tác đa thanh phức điệu” [42, tr. 131]. Đề tài Lạ hóa trong truyện ngắn sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu [176] của Hồ Thị Thanh đã chỉ ra truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu sau 1975 có sự thay đổi rõ rệt “vai” của NKC (NKC không còn là người kể thông thái mà “trở thành người đi tìm sự hiểu biết và sẻ chia” dù là kể ở NT1 hay NT3). Trong đề tài Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 [72], Nguyễn Thúy Hạnh cho rằng từ sau 1975, truyện ngắn Nguyễn Minh Châu có nhiều đổi mới về giọng điệu. Đề tài Hình tượng tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 [65] của Nguyễn Việt Hà đã khẳng định hình tượng tác giả thể hiện qua giọng điệu trần thuật với các sắc thái ngợi ca cùng chất trữ tình “trầm lắng”, “đượm nhiều trắc ẩn”; triết lý suy tư; hài hước, giễu nhại; hoài nghi, chất vấn; xót xa, thương cảm… và những sắc thái giọng điệu đan xen trong một tác phẩm. Có thể nói, các công trình này đã có những đóng góp khoa học ý nghĩa. Song, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật lại không phải là trọng tâm của nhiệm vụ nghiên cứu. 1.3.2. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Khải Cuốn Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm [169] tập hợp tương đối đầy đủ bài viết của các nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn bàn về sáng tác của Nguyễn Khải. Công trình gồm ba phần: Những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; Sức chinh phục của tác phẩm; Chuyện văn - chuyện đời. Qua bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945 [169, tr. 94-121], Vương Trí Nhàn khẳng định: “Trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một NKC thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người mọi vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã, vừa hiện đại” [169, tr. 20]. Nhận xét này rất đúng với những sáng tác của Nguyễn Khải sau 1975. Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn Khải và tƣ duy tiểu thuyết [169, tr. 133 - 142] cũng nhận xét về NKC: “Người kể chuyện luôn luôn là nhân vật quan trọng
  • 28. 22 của câu chuyện, trực tiếp tham gia vào câu chuyện, khoảng cách giữa anh ta và các nhân vật khác được rút ngắn tối đa để cho quan hệ đôi bên hoàn toàn bình đẳng, thân mật” [169, tr. 120]. Nhà nghiên cứu Bích Thu lại tìm hiểu mối quan hệ giữa điểm nhìn và giọng điệu trần thuật trong bài Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mƣơi đến nay [169, tr. 122 - 132]. Tác giả đã chỉ ra ba giọng chủ đạo: Giọng điệu triết lý, tranh biện; giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình, chia sẻ và giọng hài hước, hóm hỉnh. Trong bài viết Vài đặc điểm phong cách nghệ thuật Nguyễn Khải, Đoàn Trọng Huy cũng nhận xét: “Ngôn ngữ của Nguyễn Khải giàu chất sống, chất văn xuôi là ngôn ngữ hiện thực. Đặc biệt là tính chất nhiều giọng điệu…” [169, tr. 92]; “Tác giả còn biết biến hóa thành nhiều giọng điệu phong phú: có đối thoại, có độc thoại, có ngôn ngữ trực tiếp, có ngôn ngữ nửa trực tiếp…” [169, tr. 93]. Đào Thuỷ Nguyên qua bài viết Thế giới nhân vật Nguyễn Khải trong cảm hứng nghiên cứu phân tích lại cho rằng:“Nguyễn Khải đã sử dụng một chất giọng chủ đạo, ôn hòa, trầm tĩnh cùng với sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn và khéo léo nhiều chất giọng khác: lạnh lùng và nồng ấm, chua chát và ngọt ngào, nghiêm nghị và hài hước” [169, tr. 164]. Như vậy, vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật đã được các tác giả quan tâm. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những nhận xét chứ không phải là vấn đề nghiên cứu trọng tâm của các bài viết. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Tuyết Nga với đề tài: Tìm hiểu phong cách văn xuôi Nguyễn Khải [135] đã tìm hiểu các vấn đề: Quan điểm nghệ thuật, quan niệm về hiện thực và con người; Hiện thực trong văn xuôi; Giọng điệu, thời gian và không gian nghệ thuật của Nguyễn Khải. Ở công trình này, người viết nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống tác phẩm của Nguyễn Khải, từ việc tìm hiểu phong cách tác giả chỉ ra những đóng góp về nghệ thuật của nhà văn vào thành tựu chung của nền văn học. Ở chương 3, tác giả luận án đã chỉ ra và làm rõ giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải (giọng điệu kể chuyện kề cà, hóm hỉnh và dân dã, giọng điệu triết lí tranh biện và một giọng điệu đa thanh). Cuối cùng, người viết khái quát: “Giọng điệu trần thuật trong văn xuôi Nguyễn Khải luôn là một giọng
  • 29. 23 điệu vừa khách quan vừa được cá thể hoá. Người kể chuyện vừa phải tự thể hiện mình với tư cách là một hình tượng” [135, tr. 139]. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu của luận án này là tìm hiểu văn xuôi Nguyễn Khải dưới góc độ phong cách học. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các sáng tác văn xuôi nên đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Khải chưa được làm rõ. Tìm hiểu quá trình hình thành các loại hình nhân vật trong sáng của Nguyễn Khải, chuyên khảo Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại [146] của Đào Thuỷ Nguyên đi theo hướng nghiên cứu mới, tránh những lối mòn trong tiếp cận mà vẫn khắc họa được chân dung tinh thần, phong cách riêng của nhà văn và làm sáng tỏ quá trình vận động của văn học Việt Nam đương đại. Công trình này có đề cập đến vấn đề Ưu thế của nhân vật NKC trong việc mở rộng và đào sâu vào các vấn đề triết lý nhân sinh của đời sống. Tác giả cuốn sách cho rằng: “Người kể chuyện trong sáng tác của Nguyễn Khải có một gương mặt riêng, cụ thể và sinh động, có cá tính, có lai lịch tiểu sử, có ý kiến, có tư tưởng riêng trước mỗi vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Người kể chuyện đã trở thành một nhân vật văn học” [146, tr. 177]. Chú ý những vấn đề: Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện; Hình tượng NKC; Tác giả và NKC trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Khải, Hà Huy Dũng đã lựa chọn vấn đề nhiên cứu Người kể chuyện trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Khải [41]. Với hướng nghiên cứu đó, người viết đã góp phần giúp người đọc tránh được sự nhầm lẫn phổ biến giữa tác giả, NKC và nhân vật NKC xưng “tôi”. Tuy nhiên, luận văn này mới chỉ đề cập đến vấn đề NKC - một phương diện của nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết và truyện ngắn Nguyễn Khải. Luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Anh với đề tài Hình tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới [4] đã dành chương 3 để nghiên cứu về Giọng điệu và sự tự thể hiện của tác giả thành hình tượng. Người viết đã đề cập lối trần thuật ở NT3 và lối trần thuật ở NT1. Tác giả luận văn đã làm rõ hai dạng trần thuật: “tôi” là nhân chứng, là người quan sát kể lại câu chuyện và “tôi” là nhân vật chính tự kể về mình. Ở đây, người viết phát hiện giọng điệu trần thuật là nét đặc sắc của hình tượng
  • 30. 24 tác giả trong truyện ngắn Nguyễn Khải với các sắc thái giọng điệu: giọng điệu xót xa, cảm thông, chia sẻ; giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, tự trào; giọng điệu tranh biện; giọng điệu chiêm nghiệm, triết lý. Phần nghiên cứu này cũng không phải là nội dung trọng tâm của đề tài vì thế người viết không đi sâu tìm hiểu. Lê Nguyễn Hạnh Thảo với đề tài luận văn thạc sĩ Tính chất triết luận trong văn xuôi Nguyễn Khải thời kì đổi mới [177] đã tìm hiểu một số vấn đề: Nguyễn Khải - triết nhân trong địa hạt văn chương; Nguyễn Khải - cuộc tìm kiếm một thế giới nghệ thuật giàu tính triết luận; Nguyễn Khải - Những tìm tòi thể nghiệm trong kĩ thuật triết luận. Ở chương 3 của luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu về thế mạnh triết luận trong kĩ thuật kết cấu, kĩ thuật trần thuật và lời văn nghệ thuật. Người viết có nói đến phương diện kĩ thuật trần thuật nhưng điều đó được nghiên cứu để làm rõ mục đích của đề tài là tính chất triết luận. Hơn nữa, đối tượng nghiên cứu là văn xuôi chứ không tập trung vào truyện ngắn. Có thể nói, rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tâm huyết tìm hiểu về sáng tác Nguyễn Khải như Lại Nguyên Ân, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Nguyễn Văn Hạnh, Đoàn Trọng Huy, Chu Nga, Vương Trí Nhàn, Đào Thuỷ Nguyên, Huỳnh Như Phương, Trần Đình Sử, Bích Thu... Song, các tác giả chủ yếu đi sâu tìm hiểu về Nguyễn Khải với những chặng đường văn học gắn với dân tộc và thời đại; giá trị các sáng tác; phong cách tác giả; chuyện văn, chuyện đời của nhà văn chứ chưa tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong văn xuôi nói chung và trong truyện ngắn của ông nói riêng. 1.3.3. Những công trình nghiên cứu về nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng là một trong những cây bút gây nhiều chú ý trong nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Với đề tài luận án tiến sĩ Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng (qua một số tác phẩm tiêu biểu) [178], Đỗ Phương Thảo đã đi sâu nghiên cứu, đánh giá về nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng theo chiều dài thời gian cầm bút gần 50 năm, đồng thời làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật phong phú và độc đáo của nhà văn này. Tác giả luận án đã đi sâu vào vấn đề nghệ thuật tự sự trong tác phẩm mang tính sử thi và trong tác phẩm về thế sự, đời tư ở ba phương diện: cốt truyện, nhân vật, trần thuật. Trong đó, người viết có đề cập đến vấn đề NKC với các luận điểm: NKC trong tác phẩm thế sự, đời tư đã kéo đối tượng trần thuật xích lại gần
  • 31. 25 hơn; NKC hàm ẩn trong tác phẩm của Ma Văn Kháng do nhìn đối tượng trần thuật bằng cái nhìn gần gũi, thân mật, suồng sã nên đã mở cánh cửa chia cắt quá khứ với hiện tại; đa số được kể ở NT3 với người kể hàm ẩn. Đỗ Phương Thảo cũng chỉ ra một số đặc điểm của lời văn trần thuật: Dòng trần thuật đan xen kể - tả với bình luận; trữ tình ngoại đề và mạch trần thuật nhiều giọng điệu. Luận án khẳng định: “Giọng NKC mạnh hơn giọng nhân vật nhưng điều đáng nói là lời văn trong tác phẩm thế sự, đời tư của Ma Văn Kháng không đơn điệu về phương diện phong cách”; “Ma Văn Kháng sử dụng rộng rãi khẩu ngữ dân gian, đem văn nói hòa trộn văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ đặc biệt dung dị, đời thường mà vẫn sâu sắc, gợi cảm” [178, tr. 176]. Bài viết Khi nhà văn đào bới bản thể ở chiều sâu tâm hồn [143] của Lã Nguyên xác định diện mạo, hình hài riêng của truyện ngắn Ma Văn Kháng. Ngay những sáng tác đầu tay, người cầm bút đã đến với người đọc trong tư cách một nhà văn có ý thức về chỗ đứng của mình. Người viết đưa ra những nhận định rất xác đáng: “Người kể chuyện thường xuyên bắt mạch tả, mạch kể phải dừng lại để bình luận, đánh giá, giải thích hoặc cất lên tiếng nói trữ tình đầy thâm trầm, sâu lắng” [143, tr. 27]. Trong bài này, Lã Nguyên cũng cho rằng ở truyện ngắn của Ma Văn Kháng “giọng tranh biện cất lên từ mạch trần thuật, ngôn ngữ nhân vật, từ những hình tượng được xây dựng cứ như là để đối chọi lại với hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của một nhà văn nào đó” [143, tr. 6]. Một số bài viết khác quan tâm đến nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Ma Văn Kháng như Tƣ duy mới về nghệ thuật trong sáng tác của Ma Văn Kháng những năm 80 của Nguyễn Thị Huệ [83], Trữ lƣợng Ma Văn Kháng của Phong Lê [117], Con ngƣời giữa dòng xoáy của những ham muốn đời thƣờng của Nguyễn Ngọc Thiện [180]… Cùng hướng nghiên cứu ấy, luận văn thạc sĩ với đề tài Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng từ sau 1980 [3] của Phạm Mai Anh đã phát hiện ra một số phương diện nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như cốt truyện, các kiểu kết cấu, nhân vật, một số nét về ngôn ngữ, lời thuyết minh, luận bàn… Đề tài thạc sĩ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kì đổi mới [206] đã tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng
  • 32. 26 ở các phương diện điểm nhìn, giọng điệu, ngôn ngữ, không gian và thời gian trần thuật. Từ đó, người viết khẳng định sự đổi mới, sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn. Luận văn khảo sát về điểm nhìn trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng và làm rõ các luận điểm như: Điểm nhìn bên ngoài; Điểm nhìn bên trong; Sự dịch chuyển và kết hợp các điểm nhìn trần thuật. Khi nghiên cứu, khảo sát về giọng điệu trần thuật, tác giả đã phát hiện những giọng điệu chính trong truyện ngắn của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới như giọng điệu ngợi ca; giọng điệu xót xa, ngậm ngùi; giọng điệu triết lý, tranh biện; giọng điệu trào lộng, trang nghiêm. Bên cạnh đó là những luận văn thạc sĩ đi sâu định hình phong cách tác giả như: Phong cách Ma Văn Kháng trong truyện ngắn sau 1975 [182]; Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng sau 1975 [141]; Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới [112]. Đề tài cấp Bộ của Đào Thuỷ Nguyên Đặc điểm truyện ngắn của Ma Văn Kháng về đề tài dân tộc và miền núi [147] đã đi sâu nghiên cứu và khẳng định một cách đầy thuyết phục những vấn đề nhân sinh, thế sự, những thành công đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật và sử dụng ngôn từ trong truyện ngắn viết về đề tài dân tộc và miền núi của Ma Văn Kháng. Nhận xét về cách xây dựng nhân vật, các tác giả cho rằng: “Dịch chuyển điểm nhìn trần thuật từ bên ngoài vào bên trong thế giới tâm hồn nhân vật, bằng một ngôn ngữ nửa trực tiếp, Ma Văn Kháng còn có khả năng diễn tả lời nội tâm của người dân miền núi theo đúng cách cảm cách nghĩ của họ” [147, tr. 76]. Tuy nhiên, đề tài không nghiên cứu theo hướng tìm hiểu truyện ngắn Ma Văn Kháng từ phương diện tự sự học. Qua khảo sát, có thể nhận thấy hầu hết các chuyên luận đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan đến nghệ thuật tự sự như đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ… Dù vậy, những vấn đề đưa ra không phải là đã được lí giải hoàn toàn thấu đáo, nhiều điều vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm, xem xét như các hình thức kể chuyện, dấu hiệu nhận biết, các phương tiện biểu hiện giọng điệu trần thuật… Có thể nói, vấn đề NKC đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các bài viết đã ít nhiều đề cập đến ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật. Song, đó
  • 33. 27 dường như chỉ là những nhận xét rút ra từ việc tìm hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm mà chưa hướng tới một cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vấn đề NKC theo lý thuyết tự sự học. Vì vậy, cần có một cái nhìn tổng thể để thấy được nghệ thuật tự sự của từng tác phẩm trong sáng tác của mỗi nhà văn và nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Qua việc khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đi đến một số nhận định sau: - Ở nước ngoài, nghiên cứu văn học dựa trên lí thuyết tự sự là hướng nghiên cứu được quan tâm. - Ở Việt Nam đã có những công trình vận dụng lí thuyết tự sự học để nghiên cứu tác phẩm văn học. - Đã có những công trình, luận án, luận văn bàn về các yếu tố của của cấu trúc tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. - Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng - những nhà văn tiên phong trong việc đổi mới thể loại ở một chặng đường chuyển tiếp đầy khó khăn. Tiểu kết: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng là những tác giả được bàn đến rất nhiều trong những năm qua. Tuy nhiên, việc tiếp cận, nghiên cứu sáng tác của họ từ góc độ tự sự học thì vẫn còn những khoảng thưa vắng. Nhiều ý kiến đề cập đến vấn đề ngôi kể, điểm nhìn và giọng điệu trần thuật nhưng chủ yếu vẫn là những bài viết đơn lẻ, những nhận định về một tác phẩm, tác giả, chưa có công trình nghiên cứu hệ thống về truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cho thế hệ “mở đường” của văn xuôi hiện - đương đại Việt Nam. Với mong muốn ứng dụng lí thuyết tự sự học vào việc tìm hiểu các tác phẩm văn học, cụ thể là truyện ngắn Việt Nam đương đại, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng)”. Kế thừa những kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu chuyên sâu vào các phương diện ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu trầ thuật trong truyện ngắn của ba nhà văn tiêu biểu cùng thế hệ để có cái nhìn biện chứng về những điểm chung, điểm riêng và sự vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975.
  • 34. 28 CHƢƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TỰ SỰ HỌC. KHÁI LƢỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1975 2.1. Một số vấn đề cơ bản của tự sự học Tự sự là “phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức khác là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở để phân loại tác phẩm văn học” [165, tr. 328]. Tác phẩm tự sự tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan nhưng tự sự không có ý nghĩa chỉ một loại hình nghệ thuật. Như vậy, tự sự ngày nay còn được hiểu là một phương thức tạo nghĩa và truyền đạt thông tin. Tự sự học là “một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm một cách đọc” [165, tr. 11]. Như vậy, đối tượng chủ yếu của tự sự học là tự sự văn học. Ngày nay, nó trở thành một khuynh hướng học thuật chứ không chỉ đơn thuần là một bộ môn nghiên cứu. Lí thuyết tự sự hiện đại cho thấy tính phức tạp của cấu trúc tự sự với các vấn đề cần tìm tòi, suy ngẫm như: cốt truyện, người kể chuyện, điểm nhìn, dòng ý thức, không gian, thời gian, giọng điệu trần thuật… Tự sự học hiện đại đã đi sâu nghiên cứu các thành phần tạo nên cấu trúc tự sự. Dưới đây, chúng tôi chỉ đi sâu vào một số phương diện cơ bản của lí thuyết tự sự sẽ được vận dụng để tìm hiểu và nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng. 2.1.1. Người kể chuyện Người kể chuyện là một phương diện quan trọng của lí thuyết tự sự. Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hoàn toàn. Theo Pospelov, NKC có thể hiểu là “người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người nghe (người đọc), là người cắt và cắt nghĩa các sự việc xảy ra” (dẫn theo [165, tr. 196]). W. Keyser cho rằng: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn bộ chỉnh thể tác phẩm văn học,…, là vai mà tác giả bịa ra và chấp nhận” (dẫn theo[165, tr. 196]).
  • 35. 29 Tz. Todorov lại quan niệm: “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiến tạo thế giới hư cấu. Chính NKC là hiện thân của những khuynh hướng mang tính xét đoán và đánh giá” (dẫn theo [166, tr. 196]); “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng… Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt” (dẫn theo [165, tr. 117]). Phân biệt rạch ròi NKC và tác giả, R. Barther khẳng định: “Người kể chuyện và những nhân vật của anh ta bản chất là những “thực thể trên giấy”, tác giả (thực tế) của văn bản không có điểm gì chung với NKC” (dẫn theo [165, tr. 117]). Thấy được mối quan hệ giữa vấn đề NKC và vấn đề điểm nhìn, P. Lubbock khẳng định: “Toàn bộ vấn đề rắc rối về phương pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vấn đề điểm nhìn - vấn đề thái độ của người NKC với việc trần thuật” (dẫn theo [165, tr. 118]). Theo Từ điển thuật ngữ văn học, NKC là “hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [70, tr. 191]. Như vậy, NKC là hình tượng nghệ thuật đặc biệt và tất yếu trong một tác phẩm tự sự. Bởi lẽ “không thể có trần thuật thiếu NKC” (Tz. Todorov); “không thể có lời kể chuyện mà chẳng có NKC” (D. GrrojnowSki). Người kể chuyện có mối quan hệ đặc biệt với tác giả nhưng không đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện thực chất là những “sinh thể” trên giấy, tồn tại trong thế giới hư cấu và tưởng tượng, là nhân vật do tác giả sáng tạo ra có nhiệm vụ tổ chức kết cấu tác phẩm và môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật, thay mặt nhà văn bày tỏ quan điểm về con người, cuộc đời. Tác giả là chủ thể sáng tạo, ở bên ngoài tác phẩm, là người thật có tên, tuổi, tiểu sử... Như vậy, tác giả có trách nhiệm về tác phẩm nghệ thuật do mình sáng tạo ra, còn NKC có chức năng kể chuyện. Chỉ trong những tác phẩm tự thuật thực sự và trong thể loại tự thuật thì NKC mới đồng nhất với tác giả. Mỗi tác phẩm có thể có một hoặc nhiều NKC. Người kể chuyện có mối quan hệ với các yếu tố
  • 36. 30 trong cấu trúc văn bản như: điểm nhìn, tiêu điểm, tiêu cự, ngôn ngữ, nhân vật, không gian, thời gian, người quan sát, người được tiêu điểm hóa… và các yếu tố khác như: người nghe chuyện, tác giả hàm ẩn, tác giả thực và độc giả thực. Người kể chuyện đảm nhiệm hai vai trò đồng thời: vai trò giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện (chức năng trần thuật) và vai trò điều khiển (chức năng kiểm soát). Có nhiều tiêu chí để phân loại các kiểu NKC: Trong Figures III, Genette có đề cập đến việc phải lưu ý về sự nhầm lẫn có thể có giữa thức (mode) và giọng (voice), tức là sự khác nhau giữa hai câu hỏi: ai nhìn? và ai nói? Nói cụ thể hơn là sự khác biệt giữa vấn đề ai là nhân vật và ai là NKC? Từ đó, ông đưa ra ba thuật ngữ: NKC toàn tri (tức NKC biết nhiều hơn nhân vật), NKC bằng nhân vật (tức NKC chỉ nói những gì anh ta biết) và NKC nhỏ hơn nhân vật (NKC nói ít hơn những gì nhân vật biết). Dựa trên quyền năng của NKC, R. Scholes và R. Kellogg phân chia làm bốn loại: NKC truyền thống, NKC sử quan, NKC chứng nhân, NKC toàn tri [166, tr. 134 - 148]. Trong Trần thuật học - nhập môn lí thuyết trần thuật, dựa vào sự tồn tại của NKC được báo hiệu như thế nào trong văn bản, người ta phân biệt NKC giấu mặt và NKC lộ diện [131, tr. 37 - 38]. Trong văn học truyền thống, vấn đề ngôi kể chưa được đặt ra. Các tác giả chủ yếu sử dụng kinh nghiệm cộng đồng để kể và kể hoàn toàn theo NT3. Người kể chuyện thông thái đóng vai trò là người “biết tuốt” mọi chuyện, có vai trò dẫn dắt câu chuyện và định hướng cách tiếp nhận của độc giả. Đến thế kỷ XIX, với sự xuất hiện của các truyện kể theo NT1 gắn với cái “tôi” được ý thức, người ta mới có sự phân biệt NKC theo ngôi kể. Vận dụng lí thuyết tự sự học, chúng tôi cho rằng có ba kiểu NKC chủ yếu, sắp xếp theo logic thói quen sử dụng và sự vận động của ngôi kể trong nghệ thuật trần thuật của văn học hiện đại Việt Nam, gồm: Người kể chuyện ở ngôi thứ ba (Keterotegetu narrative) còn gọi là người kể giấu mặt hay người kể ẩn tàng: Câu chuyện được kể lại bởi NKC không xuất hiện trực tiếp, không tham gia vào diễn biến của các sự kiện. Tiền tố “hetero” nhắc nhở
  • 37. 31 đến bản chất khác nhau giữa thế giới của người kể với thế giới của hành động. Như vậy, NKC không thuộc vào thế giới của truyện kể mà luôn đứng ở vị trí khách quan, tưởng như không liên quan tới câu chuyện nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong tác phẩm, không chỉ là người dẫn chuyện, tổ chức cốt truyện mà còn giữ vai trò phân tích, bình giá làm rõ các mối quan hệ trong tác phẩm (truyện ngắn Ma Văn Kháng chủ yếu lựa chọn NKC dạng này). Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất (Homodiegetic narrative) còn gọi là người kể tường minh hay người kể lộ diện: Câu chuyện được kể lại bởi một NKC hiện diện như một nhân vật trong truyện. Tiền tố “homo” chỉ ra rằng NKC cũng là một nhân vật ở cấp độ hành động. Thường thì NKC xuất hiện trực tiếp dưới hình thức “tôi”. Người kể chuyện có thể thuộc vào thế giới nhân vật được miêu tả, trực tiếp tham gia vào diễn biến truyện nhưng nhiều khi cũng chỉ đóng vai trò là người chứng kiến, dẫn dắt câu chuyện. “Tôi” có thể kể chuyện của chính “tôi” với những sự kiện, sự việc liên quan trực tiếp đến mình (Mảnh trăng cuối rừng - Nguyễn Minh Châu); “tôi” có thể kể về người khác với vai trò là người quan sát, chứng kiến (Chị Thiên của tôi - Ma Văn Kháng). Người kể chuyện ở ngôi thứ hai: Người kể chuyện rời bỏ vị trí trần thuật (ở NT1 hoặc NT3) để tham gia đối thoại, tranh luận với độc giả, không còn khoảng cách trần thuật. Độc giả bị kéo cùng các nhân vật trực tiếp tham gia vào diễn biến câu chuyện. Đây là dạng NKC đặc biệt, không phổ biến và rất ít được sử dụng. Tóm lại, NKC là một yếu tố trong cấu trúc của văn bản tự sự. Người kể chuyện ở NT1, NT2, NT3 chỉ có tính chất ước lệ, tương đối. Bởi lẽ, NKC dù ở NT1 nhưng kể câu chuyện của người khác thì anh ta cũng chỉ mang đặc điểm của NKC ở NT3 hay NKC dù ở NT3 nhưng trong quá trình kể đã nhập thân vào đối tượng trần thuật thì bản thân anh ta lại mang đặc điểm của NKC NT1 xưng “tôi”. Đây là hiện tượng đánh tráo chủ thể trần thuật (Đứa ăn cắp của Nguyễn Minh Châu; Lãng tử của Nguyễn Khải; Vệ sĩ của quan châu của Ma Văn Kháng…). Có thể nói, mỗi hình thức kể có giá trị riêng. Ngôi kể thứ nhất gợi cho câu chuyện tính chân thật, dễ tin bởi NKC cũng là người chứng kiến hoặc tham gia vào diễn biến các sự kiện. Lối kể
  • 38. 32 ở NT3 lại giúp độc giả có thể chiếm lĩnh nhiều phạm vi hiện thực khách quan bởi vị trí quan sát không bị hạn chế. Ngôi kể thứ hai nhằm “đào sâu thêm ẩn ý của tác phẩm” (M. B. Khravchenko). Trong ba hình thức kể chuyện thì hình thức kể ở NT3 ra đời sớm hơn cả. Hình thức kể chuyện ở NT2 nhìn chung không được sử dụng phổ biến bằng hai hình thức kia. 2.1.2. Điểm nhìn nghệ thuật Lý luận văn học phương Tây thế kỷ XX xuất hiện nhiều thuật ngữ liên quan đến điểm nhìn như: “Điểm nhìn trần thuật” (C. Brooks & R. P. Warrren - 1943), “Tiêu cự - Focalisation” (G. Gennette - 1972), “Thể diện Aspect” (T. Todorov - 1998), “Góc nhìn - Angle” (Vision), “Phối cảnh” (Perspective)… cùng với nó là những quan niệm về điểm nhìn. Theo M. H. Abrahams (Từ điển thuật ngữ văn học - A Glossary of Literature terms), điểm nhìn xác định “những cách thức mà một câu chuyện được kể đến - một hay nhiều phương thức được thiết lập bởi tác giả bằng ý nghĩa mà độc giả được giới thiệu với những cá tính, đối thoại, những hành động, sự sắp đặt và những sự kiện mà trần thuật cấu thành trong một tác phẩm hư cấu” [207, tr. 274]. V. M. Tolmachev định nghĩa: “Điểm nhìn là sự lựa chọn cự ly trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệp của tác giả vào các sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiên hơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [124, tr. 61]. Henry James xác lập điểm nhìn là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tính bản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” (dẫn theo [166, tr. 135]). Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá, quan sát, cảm thụ của chủ thể đối với thế giới. Nó là các vị trí dùng để quan sát, cảm nhận đánh giá bao gồm cả khoảng cách giữa chủ thể và khách thể, cả phương diện vật lí, tâm lí, văn hoá” [167, tr. 149]. Các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học cũng quan niệm: “Không thể có nghệ thuật nếu không có điểm nhìn, bởi nó thể hiện sự chú ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật. Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một