SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----o0o----
NGUYỄN VĂN MẠNH
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh
(Duy Xuyên Quảng Nam)
CHUYÊN NGÀNH: KHẢO CỔ HỌC
MÃ SỐ: 60220317
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Hồng Kiên
Hà Nội, 10 - 2018
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT....................................... 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ,.............................................. 7
KHÔNG ẢNH, BẢN ẢNH, BẢN VẼ, BẢN DẬP.......................................... 7
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ......................... 10
MỞ ĐẦU......................................................................................................... 14
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn............................................................ 14
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 14
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 15
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 16
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 16
6. Đóng góp của luận văn........................................................................... 17
7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 17
CHƢƠNG MỘT ............................................................................................. 19
TỔNG QUAN TƢ LIỆU ................................................................................ 19
1.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu về loại hình ngói của Champa ...... 19
1.1. Trước năm 1975....................................................................................................19
1.2. Sau 1975 đến nay..................................................................................................20
1.2.1. Các khóa luận cử nhân khảo cổ học .................................................................20
1.2.2. Các báo cáo điều tra, khảo sát, khai quật KCH................................................21
1.2.3. Các nghiên cứu chung về gốm Champa ............................................................26
1.2.4. Các chuyên khảo về ngói Champa.....................................................................28
1.2. Việc phát hiện và nghiên cứu di tích Triền Tranh................................ 29
1.2.1. Vị trí và các di tích liên quan.............................................................................29
1.2.2- Di tích Triền Tranh............................................................................................32
CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 40
HỆ THỐNG CÁC NHÓM NGÓI................................................................... 40
PHÁT HIỆN Ở DI TÍCH TRIỀN TRANH .................................................... 40
I. Phân loại ...................................................................................................... 40
I.1. Ngói Lợp ............................................................................................... 40
1.1. Ngói Phẳng ........................................................................................... 41
1.1.1.Mũi ngói..............................................................................................................41
1.1.1.1. Mũi nhọn.........................................................................................................41
1.1.1.1.1. Có khấc ........................................................................................................42
1.1.1.1.2. Không có khấc..............................................................................................44
1.1.1.2. Mũi tròn ..........................................................................................................46
1.1.1.3. Mũi bằng- hình chữ nhật.................................................................................50
1.1.2. Đuôi ngói ...........................................................................................................52
1.1.2.1. Móc ngói uốn vuông góc với thân...................................................................52
1.1.2.2. Móc ngói dạng hình hộp .................................................................................56
1.2. Ngói Cong............................................................................................. 57
1.2.1. Lưng ngói trơn ...................................................................................................57
1.2.2. Lưng ngói có các rãnh, gờ.................................................................................58
I.2. Trang trí trên mái................................................................................... 59
2.1. Ngói Bẹ..................................................................................................................59
2.1.1. Ngói Bẹ mũi thẳng ............................................................................................59
2.1.2. Ngói Bẹ mũi cong...............................................................................................60
2.2. Trang trí hình trụ..................................................................................................61
2.3. Trang trí hình sừng bò..........................................................................................63
I.3. Vài nhận định về chất liệu, kỹ thuật và niên đại................................... 63
3.1. Chất liệu................................................................................................................63
3.2. Kỹ thuật làm ngói..................................................................................................64
3.3. Về niên đại ............................................................................................................65
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 66
CHƢƠNG BA................................................................................................. 67
NGÓI CHAMPA.............................................................................................. 67
VÀ NGÓI TRONG CÁC NỀN KIẾN TRÚC LÁNG GIỀNG ...................... 67
1.1. Giả thiết về kỹ thuật lợp ngói Champa................................................. 67
1.1.1. Kỹ thuật lợp ngói ở thân mái .............................................................................67
1.1.2.Vấn đề chân mái..................................................................................................69
1.1.3. Về ngói úp nóc ...................................................................................................69
1.2. Di vật ngói trong các nền kiến trúc khác:............................................. 70
1.2.1. Ngói Đại Việt ....................................................................................................70
1.2.2. Văn hóa Óc Eo...................................................................................................72
1.2.3. Malaysia.............................................................................................................74
1.2.4: Thái Lan, Lào và Campuchia ............................................................................74
1.2.5: Inđônesia ...........................................................................................................75
1.2.6. Nam Ấn Độ.........................................................................................................75
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 76
KẾT LUẬN.................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 78
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 89
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy
Xuyên, Quảng Nam)là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số
liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018.
Tác giả luận văn
Nguyễn văn Mạnh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
015.TT.H1.L1.01 : Ký hiệu hiện vật khai quật Triền Tranh
015.TT.ST : Ký hiệu hiện vật sƣu tầm
015.TT.KS : Ký hiệu hiện vật khảo sát
BTQN : Bảo tàng Quảng Nam
BTNH : Bảo tàng Nhân học,Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQG
HàNội
BTSHCP : Bảo tàng Sa Huỳnh Champa
DX : Duy Xuyên
h. : huyện
h. : hình
HN : Hà Nội
HS : Hồ sơ (Tài liệu Viện Khảo cổ học)
KS : khảo sát
Nxb : Nhà xuất bản
NVH : Nhà Văn hóa
NPHMVKCH : Những phát hiện mới về khảo cổ học
TT : Triền Tranh
t. : tỉnh
tr. : trang
UBND : Ủy ban nhân dân
x. : xã
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ,
KHÔNG ẢNH, BẢN ẢNH, BẢN VẼ, BẢN DẬP
Bảng thống kê:
Bảng 1 Tổng hợp các loại hình hiện vật thu đƣợc ởTriền Tranh.
Bảng 2 Tổng hợp loại hình ngói ở Triền Tranh.
Bảng 3 Thống kê ngói mũi nhọn.
Bảng 4 Thống kê ngói mũi tròn.
Bảng 5 Thống kê đuôi ngói.
Bảng 6 Thống kê kích thƣớc ngói.
Bản đồ và sơ đồ:
Bản đồ 1 Các di tích Champa ở Việt Nam.
Bản đồ 2 Huyện Duy Xuyên trong tỉnh Quảng Nam.
Bản đồ 3 Các di tích Champa ở huyện Duy Xuyên .
Bản đồ 4 Di tích Chiêm Sơn trong ghi chép của H.Parmentier.
Bản đồ 5 Các địa điểm KCH phát hiện đƣợc đinh ngói in mặt hề.
Bản đồ 6 Các địa điểm KCH phát hiện đƣợc ngói phẳng.
Bản đồ 7 Một số địa điểm phát hiện đƣợc ngói phẳng ở Việt
Nam và Đông Nam Á.
Không ảnh:
Không anh 1 Di tích Triền Tranh trong tổng thể với khu di tích Trà
Kiệu Và Mỹ Sơn.
Không ảnh 2 Cụm di tích Triền Tranh trong thung lũng Chiêm Sơn
Tây.
Không ảnh 3 Vị trí các hố khai quật ở di tích Triền Tranh.
Không ảnh 4 Tuyến đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chạy qua
di tích Triền Tranh và vị trí hố khai quật.
Bản ảnh – Bản vẽ
Bản ảnh– Bản vẽ 01 Di tích Gò Lồi.
Bản ảnh – Bản vẽ 02 Di tích Chùa Vua.
Bản ảnh – Bản vẽ 03 Lingadi tích Chùa Vua tại Bảo Tàng Duy Xuyên, Dấu
vết gạch ngói tại di tích Gò Gạch.
Bản ảnh – Bản vẽ 04 Hiện trạng di tích Triền Tranh, Đế trụ điêu khắc voi di
tích triền Tranh.
Bản ảnh – Bản vẽ 05 Dấu tích hố gia cố chân cột ở tầng văn hóa sớm, bản vẽ
mặt bằng tầng văn hóa sớm .
Bản ảnh – Bản vẽ 06 Dấu tích hạt thóc cháy trong tầng văn hóa sớm.
Bản ảnh – Bản vẽ 07 Dấu tích đƣờng đi và dấu tích nhà trongtầng văn hóa
Giữa.
Bản ảnh – Bản vẽ 08 Gốm sứ Trung Quốc.
Bản ảnh – Bản vẽ 09 Gốm Islam.
Bản ảnh – Bản vẽ 10 Ngói ở hố khai quật H4.
Bản ảnh – Bản vẽ 11 Dấu tích tƣờng bao ở tầng văn hóa muộn.
Bản ảnh – Bản vẽ 12 Ngói mũi nhọn có khấc.
Bản ảnh – Bản vẽ 13 Ngói mũi nhọn có khấc; kiểu 2, kiểu 3, kiểu 4.
Bản ảnh – Bản vẽ 14 Ngói mũi nhọn không có khấc; kiểu 1, kiểu 2.
Bản ảnh – Bản vẽ 15 Ngói mũi nhọn không có khấc; kiểu 3, kiểu 4.
Bản ảnh – Bản vẽ 16 Ngói mũi tròn; kiểu 1, kiểu 2.
Bản ảnh – Bản vẽ 17 Ngói mũi tròn; kiểu.3, kiểu.4.
Bản ảnh – Bản vẽ 18 Ngói mũi tròn; kiểu.4, kiểu.5, kiểu.6.
Bản ảnh – Bản vẽ 19 Ngói mũi tròn; kiểu.7, kiểu 7
Bản ảnh – Bản vẽ 20 Ngói mũi bằng-hình chữ nhật; kiểu 1, kiểu 2
Bản ảnh – Bản vẽ 21 Ngói mũi bằng-hình chữ nhật; kiểu 2.
Bản ảnh – Bản vẽ 22 Ngói mũi bằng-hình chữ nhật; Loại 2.
Bản ảnh – Bản vẽ 23 Đuôi ngói; Kiểu 1.
Bản ảnh – Bản vẽ 24 Đuôi ngói; kiểu 2,kiểu 3.
Bản ảnh – Bản vẽ 25 Đuôi ngói; kiểu 4, kiểu 5, kiểu 6, kiểu 7
Bản ảnh – Bản vẽ 26 Đuôi ngói; kiểu 8, kiểu 9
Bản ảnh – Bản vẽ 27 Đuôi ngói; Loại 2
Bản ảnh – Bản vẽ 28 Ngói Bò lƣng ngói trơn;
Bản ảnh – Bản vẽ 29 Ngói Bòlƣng ngói có rãnh, gờ
Bản ảnh – Bản vẽ 30 Ngói Bòlƣng có rãnh, gờ và ngói Bẹ mũi thẳng.
Bản ảnh – Bản vẽ 31 NgóiBẹ mũi cong.
Bản ảnh – Bản vẽ 32 Trang trí hình trụ; kiểu 1, kiểu 2
Bản ảnh – Bản vẽ 33 Trang trí hình trụ và trang trí hình sừng bò.
Bản ảnh – Bản vẽ 34 Chuẩn bị đất làm gạch, ngói ở làng gốm Thanh Hà,
Hội An.
Bản ảnh – Bản vẽ 35 Làm ngói ở làng gốm Thanh Hà, Hội An.
Bản ảnh – Bản vẽ 36 Bộ dụng cụ làm ngói tại làng gốm Thanh Hà Hội An.
Bản ảnh – Bản vẽ 37 Dấu vết kỹ thuật trên ngói.
Bản ảnh – Bản vẽ 38 Một số ký hiệu trên gốm Champa, Tam Thọ (Thanh
Hóa): và gò Tƣ Trăm (An Giang).
Bản ảnh – Bản vẽ 39 Ký hiệu trên ngói ở Triền Tranh.
Bản ảnh – Bản vẽ 40 Ký hiệu trên ngói Triền Tranh.
Bản ảnh – Bản vẽ 41 Ký hiệu trên ngói Triền Tranh.
Bản ảnh – Bản vẽ 42 Ngói ghi Hán tự ở Triền Tranh và Mỹ Sơn.
Bản ảnh – Bản vẽ 43 Giả thuyết lợp mái Champa.
Bản ảnh – Bản vẽ 44 Hình vẽ của H.Parmentier giả định về bộ mái của một
số Mandapa ở Mỹ Sơn và Nha Trang
Bản ảnh – Bản vẽ 45 Sơ phác về cách lợp ngói của Linh mục Nguyễn
Trƣờng Thăng
Bản ảnh – Bản vẽ 46 Hình ảnh 3D về cách thức lợp ngói Champa của Ishii
Ryuta
Bản ảnh – Bản vẽ 47 Bản vẽ dựng lại cách lợp mái Champa và Mái nhà
Sang-lâm/nhà Lẫm của ngƣời Chăm (đƣợc dựng lại ở
Bảo tàng Dân tộc)
Bản ảnh – Bản vẽ 48 Cách lợp mái nhà Sang-lâm/nhà Lẫm của ngƣời Chăm
(đƣợc dựng lại ở Bảo tàng Dân tộc) và Bản vẽ dựng lại
cách lợp mái Champa
Bản ảnh – Bản vẽ 49 Ngói đục lỗ ở phế tích của Mandapa thuộc nhóm đền-
tháp Bánh Ít (Bình Định) và ở nhóm đền-tháp Hòa Lai
Bản ảnh – Bản vẽ 50 Bản vẽ lợp mái nhà Champa và bản vẽ giả thuyết về
cách lợp chân mái nhà Champa.
Bản ảnh – Bản vẽ 51 Ngói phẳng mũi nhọn ở Hoa Lƣ .
Bản ảnh – Bản vẽ 52 Nhóm ngói Phẳng ở Đại Việt.
Bản ảnh – Bản vẽ 53 Ngói phẳng mũi tròn và mũi nhọn ở Đại Việt.
Bản ảnh – Bản vẽ 54 Ngói phẳng hình lá và mũi bằng Văn hóa Óc Eo.
Bản ảnh – Bản vẽ 55 Loại hình ngói phẳng mũi bằng Văn hóa Óc.
Bản ảnh – Bản vẽ 56 Ngói trang trí Văn hóa Óc Eo.
Bản ảnh – Bản vẽ 57 Ngói ống và ngói phẳng Văn hóa Óc Eo.
Bản ảnh – Bản vẽ 58 Ngói phẳng ở Thung Tuck phía Tây bắc bán đảo
Malaysia.
Bản ảnh – Bản vẽ 59 Loại hình ngói phẳng ở Campuchia.
Bản ảnh – Bản vẽ 60 Loại hình ngói phẳng ở Thái Lan Và Nam Ấn Độ.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
1- Các nhà Champa học đã sử dụng nhiều thuật ngữ Champa(hoặc
Sanskrit), chúng tôi xin dẫn lại ở đây một số thuật ngữ, để tạo đồng thuận.
2- Hiện chƣa có một danh mục tên gọi gốc Chăm về các cấu kiện kiến trúc
Champa, nên chúng tôi buộc phải sử dụng một số thuật ngữ tƣơng tự của
kiến trúc Việt.
Amaràvatì : Là một tiểu quốc Champa xuất hiện trong văn bia của Java
Harivarmadeva tại Mỹ Sơn (C.101) khoảng năm 1157 và tại Po Nagar Nha
Trang (C.30) năm 1160 (Southworth 2000: 237-38), là khu vực hạ lƣu sông Thu
Bồn bao gồm Mỹ Sơn là thánh địa, Trà Kiệu là hoàng thành và Đại Chiêm hải
khẩu là cảng-thị. Danh hiệu này đƣợc phiên âm là A-mu-la-bu [A-mộc-lạt-bổ]
trong Minh sử khoảng năm 1481/1482 [88].
Bờ Nóc: Nơi hai mặt mái chính (trƣớc và sau) gặp nhau, đƣợc phủ bằng ngói úp
nóc/ngói Bò. (nơi hai mặt mái chính và mái bên gặp nhau đƣợc gọi là bờ Dải)
Cổ ngói: Thuật ngữ chỉ phần thu nhỏ của viên ngói cong, khi lợp sẽ đƣợc gài
vào trong phần đầu của một viên ngói cong khác. Nhiều khi là liền một bản ngói,
nhiều khi là mảng đất sét đƣợc gắn thêm trong quá trình chế tác.
Chân mái: Phần lợp những hàng ngói đầu tiên, nơi nƣớc mƣa từ mái chảy
xuống (dân gian Việt gọi là “giọt gianh”).
Đuôi ngói: Một trong ba bộ phận của một viên ngói Champa (cùng với
Thân, Mũi ngói). Bộ phận này rất quan trọng trong kỹ thuật lợp mái vì là phần
có móc ngói.
Đinh ngói: Hay còn gọi là đầu ngói lànhững trang trí bằng đất nung, hình
tròn, có in nổi hoa văn. Phần sau diện trang trí đó đƣợc vuốt nhỏ dần để có thể
liên kết với những viên ngói cong đầu tiên ở chân mái.
Linga: Bộ sinh thực khí, tƣợng trƣng cho thần Siva, biểu tƣợng dƣơng tính
(kết hợp với yoni, biểu tƣợng âm tính) tƣợng trƣng cho năng lực sáng tạo. Linga
trong điêu khắc Champa thƣờng có ba phần: Phần dƣới hình vuông, tƣợng trƣng
cho thần Brahma; phần giữa hình bát giác, tƣợng trƣng cho thần Visnu; phần
trên hình tròn, tƣợng trƣng cho thần Siva. [89].
Lưng ngói: Mặt trên của loại ngói có mặt cắt cong. Đối nghịch là Bụng
ngói (mặt dƣới viên ngói).
Mandala (circles of kings): Là một thuật ngữ đƣợc các nhà nghiên cứu
dùng để diển tả một hệ thống chính trị kinh tế đã đƣợc phát hiện tại hầu hết các
quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Mandala là vƣơng quốc bao gồm nhiều tiểu vƣơng
quốc hoặc lãnh chúa. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vƣơng
thƣờng đƣợc thần linh hóa và tự xƣng là lãnh đạo của các thủ lĩnh khác, mà trên
lý thuyết, đó là những thuộc hạ và chƣ hầu của họ. Mỗi tiểu vƣơng trong
mandala là ngƣời duy nhất có đặc quyền đƣợc nhận cống phẩm mang đến bởi
các sứ thần và là ngƣời có uy quyền tối cao lãnh đạo quân đội. Cũng luôn luôn
có khả năng xảy ra những tình trạng là một vài vị thủ lĩnh trong mandala có
quyền từ chối vai trò chƣ hầu của họ và cố xây dựng cho riêng họ một hệ thống
chƣ hầu mỗi khi họ có cơ hội nổi dậy. Để ngăn ngừa tình trạng này, tiểu vƣơng
trong mandala ứng xử với các chƣ hầu bằng cách không can thiệp vào nội bộ
của những thủ lĩnh địa phƣơng để giữ một khoảng cách tƣơng đối với thủ phủ,
và tạo những mối quan hệ hôn nhân hoặc mời họ tham gia vào ứng thí đại biểu
của hoàng gia, v.v. [88]
Mandapa: Là loại nhà dài, mái lợp ngói, có hai cửa chính mở về hƣớng
đông-tây và nhiều cửa sổ trên hai mặt tƣờng bắc, nam. Đây là một tiền đình để
tĩnh tâm, cầu nguyện, chuẩn bị lễ vật, múa hát thiêng v.v.. trƣớc khi hành lễ
thánh tẩy tại kalan. Mandapa Champa có ba loại: 1) không có tƣờng bọc kín mà
chỉ sử dụng những hàng cột lớn bằng gạch hoặc đá để chống đỡ mái ngói, nhƣ ở
Pô Nagar Nha Trang, Đồng Dƣơng v.v...; 2) có tƣờng bọc kín và trổ nhiều cửa
sổ nhƣ ở Mỹ Sơn D1, D2 v.v..; 3) dùng những hàng cột gỗ để đỡ mái, nhƣ ở Pô
Kloong Garai. [88].
Mấu cài: Là loại mấu có dạng hình trụ nhọn, đƣợc gắn ở chính giữa phần
đuôi của loại hình ngói Bẹ.
Mè: là những thanh gỗ nhỏ, gác vuông góc trên rui, song song với hoành và
cũng chạy suốt chiều dọc mái nhƣ hoành. Trong kiến trúc Việt, cấu kiện này chủ
yếu có tác dụng chống việc xô, tụt ngói. Nhƣng trong bộ mái Champa, mè là cấu
kiện quan trọng của bộ mái, nhằm tạo liên kết khi lợp ngói.[61]
Móc ngói: Bộ phận ở đuôi loại ngói Phẳng, có công năng liên kết ngói với
mè gỗ.
Mũi ngói: Bộ phận ở loại ngói Phẳng. Trƣớc nay thƣờng chỉ phát hiện loại
mũi nhọn, nên có thuật ngữ “ngói mũi lá”. Cuộc khai quật ở di tích Triền Tranh
thu đƣợc những mũi ngói nhiều hình dạng: Nhọn, Tròn, Bằng...
Ngói Champa: Sau những phát hiện mới ở Triền Tranh, rõ ràng mũi ngói
Champa không chỉ có một loại mũi nhọn. Vì vậy chúng tôi đề xuất một tên gọi
chung, thay cho “ngói mũi lá”, để định danh loại ngói Phẳng đặc trƣng của kiến
trúc Champa, luôn luôn có chiều dài lớn gấp nhiều lần (ít nhất là gấp 3) so với
chiều rộng bản ngói.
Ngói Phẳng: Là một loại ngói lợp mái, có mặt cắt ngang hình chữ nhật, mặt
ngói phẳng. Cấu tạo chung của nhóm ngói Phẳng đều là một tấm đất nung hình
chữ nhật, mặt trên để phẳng, mặt dƣới (bụng ngói) đƣợc tạo móc ngóibằng cách bẻ
cong gần nhƣ vuông góc toàn bộ chiều ngang của đuôi ngói thành móc ngói.
Ngói Cong: Là loại ngói có mặt cắt ngang cong hình cánh cung hoặc hình
bán nguyệt.Gồm ba loại: Ngói Ống (viên úp khác viên ngửa) và ngói Âm-Dương
(viên ngửa và viên úp giống nhau. Hai loại này dùng lợp ở phần thân mái) và
loại thứ ba là ngóiBò (lợp ở nơi hai mặt mái gặp nhau). Trong ngói Bò còn có
một loại đặc biệt là ngói Bẹ: Là loại ngói có mũi ngói cong và vƣơn cao, dùng
để lợp ở phần cuối cùng nơi tiếp giáp của hai mặt mái.
Rui: là những thanh gỗ mỏng (kích thƣớc theo mặt cắt thƣờng là 0,02 m x
0,10 m ; dài tuỳ ý ) rải nằm vuông góc trên thân các hoành mái, chạy theo chiều
dốc của mái. Khoảng cách giữa các thanh rui đƣợc xác định tuỳ theo kích thƣớc
của ngói lợp, nhƣng thƣờng nhỏ hơn hay bằng chiều rộng của rui. Công năng
của cấu kiện này là tạo nên mặt phẳng để lợp ngói. [61]
Vijaya: Địa danh xuất hiện trong một bia ký của Jaya Harivarmadeva tìm
thấy tại Po Nagar Nha Trang (C.30, A2) khoảng năm 1160 và thƣờng đƣợc đề
cập đến trong thƣ tịch cổ Việt Nam với danh hiệu là Trà Bàn/Chà Bàn hay Đồ
Bàn hoặc Phật Thệ (Đào Duy Anh 1964: 174-76) là địa vực nằm trong tỉnh Bình
Định ngày nay. Đƣơng thời, tiểu quốc này đƣợc thƣ tịch Trung Hoa gọi là Tân
Châu để phân biệt với Cựu Châu hay Amaràvatì ở vùng Quảng Nam ngày nay.
[88]
Ngói Liệt: Là một loại ngói Việt, phổ biến ở Huế, từ đầu thế kỷ 19. Bản
ngói hình chữ nhật, mỏng, phẳng/không có mũi nhô lên, nhƣ thƣờng thấy. Có ý
kiến cho rằng loại ngói này có nguồn gốc từ ngói Champa.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Ngói là một loại hình vật liệu kiến trúc đặc biệt, là một trong những đối
tƣợng nghiên cứu của Khảo cổ học. Việc nghiên cứu loại hình vật liệu này
không chỉ đóng góp vào việc tìm hiểu về kết cấu bộ mái của các công trình kiến
trúc mà còn cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử, văn hóa và đời
sống, văn hóa của vật chất cƣ dân đƣơng thời.
Sau một thời gian tham gia điều tra, khai quật và nghiên cứu cụm di tích
Triền Tranh, một di tích văn hóa Champa tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên,
tỉnh Quảng Nam, đƣợc sự gợi ý của TS. Nguyễn Hồng Kiên, tôi đã quyết định
lựa chọn “Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam)” làm
đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn chọn đề tài này bởi các lý do chính
sau:
Lần đầu tiên di tích Triền Tranh (một trong những di tích rất quan trọng
trong hệ thống các di tích Champa ở Duy Xuyên) đƣợc khai quật với quy mô
lớn. Theo hiểu biết hiện nay, đây là di tích phát hiện nhiều loại hình ngói nhất
trong các di tích Champa ở khu vực này.
Nghiên cứu di tích này từ tài liệu Khảo cổ học sẽ cung cấp những thông tin
chính xác về vị trí, cấu trúc của các cấu kiện kiến trúc, vật liệu xây dựng cùng
với các đồ gia dụng... có thể giúp nhận thức rõ hơn những đặc trƣng cơ bản của
các di tích kiến trúc ở Triền Tranh nói riêng cũng nhƣ các di tích Champa ở
Quảng Nam nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa tƣ liệu và các kết quả nghiên cứu từ trƣớc đến nay về loại
hình vật liệu ngói đã đƣợc phát hiện trong các di tích Champa. Trên cơ sở đó
tìm hiểu đặc trƣng của loại hình vật liệu này về hình dáng, kích thƣớc, chất liệu,
kỹ thuật cũng nhƣ công năng trong kết cấu bộ mái của kiến trúc dạng nhà của
kiến trúc cổ Champa
Những giả thiết về kỹ thuật lợp mái kiến trúc dạng nhà Champa của luận
văn có thể góp thêm cứ liệu khoa học phục vụ kịp thời cho việc phục dựng, tôn
tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di Champa trong tổng thể các di tích
Champa ở Duy Xuyên, Quảng Nam.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Di tích Triền Tranh nằm trong cụm di tích phân bố ở thung lũng phía tây
thôn Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Cụm di
tích này gồm một quần thể 4 phế tích kiến trúc: Chùa Vua, Triền Tranh, Gò
Gạch và Gò Nồi. Cụm di tích này nằm trên trục không gian các trung tâm quan
trọng của vùng Amaravati xƣa gồm Mỹ Sơn - Chiêm Sơn Tây - Trà Kiệu -
Champapura (Hội An - Cù Lao Chàm).
Có một ý kiến cho rằng bên cạnh tuyến đƣờng thủy là dòng sông Thu Bồn
kết nối các địa điểm trên, còn có một con đƣờng bộ đi từ Trà Kiệu đến khu vực
Chiêm Sơn Tây rồi men theo sƣờn núi thấp của dãy Úc Đạp đi đến Thánh địa
Mỹ Sơn. Đến nay, Mỹ Sơn đã đƣợc xác định là Thánh địa tôn giáo, Trà Kiệu là
kinh đô cổ Simhapura và Hội An - Cù Lao Chàm là thƣơng cảng xƣa.
Triền Tranh - nằm giữa trục đƣờng từ Trà Kiệu đi Mỹ Sơn, là một cụm phế
tích kiến trúc đền - tháp lớn nhƣng lại chƣa xác định đƣợc vai trò và vị trí rõ
ràng trong tổng thể các kiến trúc còn lại. Do vậy, di tích Triền Tranh có vai trò
quan trọng trong nghiên cứu về khảo cổ và văn hóa Champa ở vùng đất Quảng
Nam.
Di tích này đã đƣợc các học giả ngƣời Pháp nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19
(Paris 1891, 1892) và đã đƣợc ghi chép bởi Lajonquière (1901) và Parmentier
(1909-1918). Nhƣng di tích Triền Tranh lại đƣợc nhắc đến rất khiêm tốn trong
tác phẩm “Những thống kê những di tích Champa ở Trung kỳ” của H.Parmentier
(1909-1918). Có thể di tích này bấy giờ đã bị phá hủy, chỉ còn lại các dấu tích
của nền móng kiến trúc dƣới lòng đất.
Từ đó đến nay khu di tích này cũng mới chỉ đƣợc thống kê dƣới dạng các
hồ sơ di tích do các cán bộ chuyên môn và những nhà nghiên cứu văn hoá. Xin
đƣợc liệt kê nhƣ sau
1: Hồ Xuân Tịnh (1998), “Di tích Chăm ở Quảng Nam” Nxb Đà Nẵng
2: Trung tâm Bảo tồn Di sản Di tích Quảng Nam (2008), “Phế tích kiến
trúc Chăm ở Quảng Nam”
3: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Duy Xuyên (2006), “Hồ sơ di tích
Triền Tranh, Gò Lồi, Chùa Vua, Gò Gạch”
4: Lê Thị - Văn Thành Lê Đoàn Ngọc Ân (2016), “Duy Xuyên Vùng đất
& con ngƣời” Nxb. Hội Nhà văn
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn bao là toàn bộ di vật ngói thu
đƣợc trong cuộc khai quật di tích Triền Tranh năm 2015.
Về không gian, luận văn mở rộng tìm hiểu và đối sánh loại hình ngói ở
Triền Tranh với các loại hình ngói đã phát hiện trong các cuộc khai quật khác ở
khu vực kinh đô Trà Kiệu, Mỹ Sơn và các nhóm đền-tháp khác thuộc miền
Trung Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống
(điều tra khảo sát, thám sát, khai quật, đo vẽ, miêu tả, dập hoa văn, chụp ảnh).
Sử dụng các phƣơng pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp những đặc
trƣng về kỹ thuật, mỹ thuật trang trí trên các loại hình vật liệu. Đồng thời có sử
dụng một số kỹ thuật hiện đại nhƣ: Scan 3D, xử lý bản vẽ bằng AutoCAD, xử
lý ảnh bằng Photoshop và một số chƣơng trình khác.
Bên cạnh đó, luận văn còn kết hợp nghiên cứu liên ngành: Địa danh học,
Kiến trúc học và Nghệ thuật học.
Phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng khoa
học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tƣợng và nhân
vật lịch sử liên quan
6. Đóng góp của luận văn
Với khối lƣợng di vật ngói rất lớn, đa dạng về loại hình, địa tầng chính xác
thu đƣợc ở đây không chỉ giúp cho việc nghiên cứu về loại hình ngói này ở
Triền Tranh, mà còn là cơ sở để so sánh và xác định niên đại đối với các loại
hình ngói ở các di tích khác, đặc biệt là các di tích thiếu các thông tin về
niên đại, các di tích có nhiều tầng văn hóa khác nhau hoặc các tầng văn hóa bị
xáo trộn.
Lần đầu tiên nghiên cứu bài bản, tổng hợp về một loại hình di vật kiến trúc
Ngói Champa, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những tƣ liệu chân
xác về cấu trúc bộ mái của một di tích kiến trúc Champa, từ đó có thể đóng góp
vào những hiểu biết về các đặc trƣng cơ bản của kiến trúc Triền Tranh nói riêng
và hệ thống loại hình kiến trúc Dạng Nhà của các kiến trúc Champa nói chung.
Kết quả nghiên cứu của luận văn còn nhằm tạo cơ sở khoa học phục vụ cho
việc quy hoạch di tích Triền Tranh trong tổng thể các di tích Champa ở Duy
Xuyên. Các kiến giải của luận văn hi vọng có thể đóng góp vào việc lựa chọn
phƣơng án bảo tồn, trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị của di tích trong tƣơng
lai.
7. Cấu trúc của luận văn
- Lời mở đầu
- Phần chính văn
Chương 1: Tổng quan tƣ liệu: 20 trang
Chương 2: Hệ thống các nhóm ngói phát hiện ở di tích Triền Tranh: 26
trang
Chương 3:Ngói Champa trong các nền kiến trúc láng giềng: 9 trang
- Kết luận: 01 trang
- Tài liệu tham khảo: 10 trang
- Phụ lục: 87 trang
Trong luận văn còn có các phần: Lời cam đoan (1 trang); Bảng ký hiệu và
chữ viết tắt (1 trang); Danh mục bảng biểu, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản dập, bản
ảnh (3 trang); Mục lục (3 trang); Danh mục bài viết và tƣ liệu của tác giả có liên
quan đến luận văn (1 trang).
Luận văn là kết quả nhỏ bé đánh dấu một bƣớc thay đổi trên con đƣờng
học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời là kết quả biểu hiện cho quá trình
hợp tác, giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân.
Tâm thành, tôi cảm ơn quá trình dạy dỗ, chỉ bảo và nâng đỡ của các thày
cô Khoa Lịch sử và Bộ môn Khảo cổ học!
Tôi xin trân trọng những chỉ dẫn về tƣ duy khoa học cũng nhƣ trong cách
hành văn và lối sống của TS. Nguyễn Hồng Kiên, ngƣời hƣớng dẫn khoa học
của tôi!
Xin cảm ơn Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam, Bảo tàng Quảng Nam,
Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Champa huyện Duy Xuyên, Phòng Văn hóa Thông
tin huyện Duy Xuyên (Quảng Nam)... cùng bà con nhân dân xung quanh các di
tích Triền Tranh đã cung cấp tƣ liệu, cũng nhƣ tạo điều kiện chỗ ăn ở khi tôi
thực hiện cuộc khai quật…
Xin cảm ở Phòng Tƣ liệu Khoa Lịch sử, Bảo tàng Nhân học, Phòng Tƣ
liệu Viện Khảo cổ học… đã cung cấp tƣ liệu!
Tôi bày tỏ lòng tri ân tới các nhà nghiên cứu bậc thầy, các đàn anh đi
trƣớc, anh chị em đồng nghiệp và các bạn đồng học… đã trao đổi ý tƣởng, giúp
đỡ về kỹ thuật và tƣ liệu với nhiều động viên khích lệ!
Và cuối cùng là gia đình tôi, cha mẹ, các anh chị và các cháu chính là chỗ
dựa tinh thần vô giá với cả đời tôi!
Xin Trân Trọng!
Từ những hạn chế về khả năng và cách nhìn nhận vấn đề, luận văn không
tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp
của các thày cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để nhận thức trên
con đƣờng học tập và nghiên cứu của tác giả thêm sâu rộng.
CHƢƠNG MỘT
TỔNG QUAN TƢ LIỆU
I.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu về loại hình ngói của Champa
Cho đến nay, đã có nhiều địa điểm thuộc văn hóa Champa phát hiện đƣợc
ngói(Bản đồ: 6), nhƣng chỉ có rất ít những nghiên cứu chuyên biệt về loại vật
liệu kiến trúc này.So với công cuộc nghiên cứu về loại hình ngói ở miền Bắc
Việt Nam, số lƣợng các bài nghiên cứu chuyên sâu về ngói ở miền Trung Việt
Nam còn rất khiêm tốn. Loại hình vật liệu kiến trúc này chỉ đƣợc đề cập rất sơ
sài, lẻ tẻ trong một số các nghiên cứu về đền-tháp Champa. Có thể chia ra thành
2 giai đoạn chính sau:
1.1. Trước năm 1975
Chủ yếu là nghiên cứu của các học giả ngƣời Pháp. Từ cuối thế kỷ 19, các
nhà Champa học ngƣời Pháp đã tiến hành nhiều đợt khảo sát sƣu tầm những di
tích kiến trúc và điêu khắc Champa. Đặc biệt từ năm 1898 với việc phát hiện
khu di tích Mỹ Sơn của các học giả ngƣời Pháp, việc nghiên cứu Champa càng
đƣợc đẩy mạnh. Những nghiên cứu giai đoạn này đạt nhiều thành tựu đáng kể
và đặt nền móng cơ bản cho những giai đoạn sau. Tuy vậy, những nghiên cứu
của ngƣời Pháp chỉ tập trung vào các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và bia ký.
Trong tác phẩm “Những thống kê khảo tả các di tích Chàm ở Trung kỳ”
(Paris 1909 - 1918 [103]) H. Parmentier chỉ có ghi chép ngắn về việc dùng
ngói/“tuiles Cames”, lợp mái tại Mỹ Sơn E1 và Hòa Lai, Nha Trang. Ông mô tả
viên ngói Champa có hình dạng đặc biệt, phần mũi ngói hình tam giác, nhiều
khi có trang trí. Ông cũng cho biết đã phát hiện đƣợc 01 “đầu ngói” của loại hình
ngói cong ở nhóm Pô Nagar. Thông tin cuối về ngói Champa của H.Parmentier là
dù còn có thể thấy loại hình tƣơng tự ở nhiều nơi khác (nhƣ nhóm đền-tháp Pô
Kloong Garai, cả ở các bamun thuộc Bình Thuận) nhƣng về sau chính ngƣời Chăm
cũng không còn sử dụng.
Các học giả Pháp từng gặp và lƣu ý đến loại hiện vật đất nung có hình
dáng lạ tại các khu kiến trúc tháp: Hòa Lai (Ninh Thuận); Po Nagar (Khánh
Hòa) và khu tháp Mỹ Sơn E1.Dù các cuộc khai quật tại Đồng Dƣơng, Trà Kiệu,
Mỹ Sơn (Quảng Nam)… có cho biết đến sự có mặt của những hiện vật đất nung
trang trí kiến trúc, gạch lát nền, ngói mũi nhọn… nhƣng hầu nhƣ chƣa ai quan
tâm nghiên cứu di vật ngói Champa.
1.2. Sau 1975 đến nay
Việc nghiên cứu văn hóa Champa đƣợc đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, chủ
yếu do các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành. Đặc biệt giai đoạn từ 1990-
1999, công cuộc nghiên cứu đồ gốm Champa đã đạt đƣợc những kết quả đáng
ghi nhận. Giai đoạn này đã phát hiện và cung cấp khối tƣ liệu phong phú về
ngói Champa, đặc biệt là trên các vùng kinh đô cũ của ngƣời Chăm. Các nhà
nghiên cứu sử dụng nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “ngói mũi tên”, “ngói mũi lá”,
“ngói móc”, “ngói mũi nhọn”, “ngói hình sừng bò”...
Chúng tôi tạm phân chia các công trình nghiên cứu có liên quan đến ngói
Champa giai đoạn này thành 4 nhóm chính.
1.2.1. Các khóa luận cử nhân khảo cổ học
+ Khóa luận tốt nghiệp năm 1985 của Nang Thoong My Pha-nu-vông“Một
số đồ gốm Chàm cổ ở Trà Kiệu”. Dựa trên nguồn tƣ liệu đồ gốm thu đƣợc từ hố
thám sát Gò Mỹ và bộ sƣu tập vật liệu kiến trúc đƣợc cất giữ trong nhà thờ Trà
Kiệu, tác giả đã khảo tả, phân loại một số loại hình cơ bản của ngói và vật liệu
kiến trúc ở Trà Kiệu [77].
+ Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Ninh “Khai quật di chỉ Chàm cổ ở Trà
Kiệu năm 1990” đã khảo tả về loại hình ngói thu đƣợc qua cuộc khai quật này
về hình dáng và chất liệu [95].
+ Khóa luận tốt nghiệp năm 1991 của Hoàng Thị Nhung “Một số loại hình
đồ gốm Chàm cổ ở Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, Đà Nẵng)” đã
tổng hợp, thống kê, phân loại loại hình ngói thu đƣợc qua cuộc khai quật địa
điểm Trà Kiệu năm 1990 và bộ sƣu tập gốm ở nhà thờ Trà Kiệu, từ đó tìm hiểu
đặc trƣng của ngói Champa tại địa điểm này [14].
Tuy nhiên, cả ba khóa luận trên đều chỉ mới bƣớc đầu khảo tả, phân loại
theo loại hình, chƣa nêu bật đƣợc đặc trƣng của ngói theo chất liệu và diễn biến
về mặt loại hình sớm – muộn theo địa tầng di tích.
1.2.2. Các báo cáo điều tra, khảo sát, khai quậtKCH
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện đƣợc những di vật ngói có niên đại sớm
muộn khác nhau, gồm ngói ống, đầu ngói ống, ngói âm-dƣơng, ngói phẳng mũi
nhọn, ngói phẳng mũi tròn và các trang trí kiến trúc. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ ở
các dạng nhƣ báo cáo sơ bộ hoặc thông báo phát hiện mới, chứ chƣa đƣợc tập
hợp thành những nghiên cứu chuyên sâu.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng
+ Di tích Phong Lệ , phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà
Nẵng.
Khai quật năm 2018. Đoàn Khai quật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà
Nẵng phối hợp với Trƣờng Đại học KHXH&NV Hà Nội đã phát hiện đƣợc một
số lƣợng lớn mảnh ngói, nhƣng không thu đƣợc viên ngói nào nguyên vẹn.
Xƣơng ngói đƣợc làm từ đất sét mịn hoặc đất sét pha cát, có hai màu trắng xám
và đỏ gạch.
Ngói màu đỏ gạch bề mặt ngói đanh cứng, dài còn lại 12,1cm - rộng 7,0cm
và dày 0,6-0,9cm.
Ngói màu trắng xám có độ nung thấp hơn nên bở, dài còn lại 11,6cm -
rộng 8,1cm và dày 0,7-1,1cm; có viên dày tới 2,3cm.[10].
+ Di chỉ Ruộng Đồng Cao (Khu vực I Cẩm Phô) ở Cẩm Phô, Hội An: Đợt
khai quật chữa cháy năm 1998 đã phát hiện 01 đầu ngói ống trang trí mặt
hềtƣơng tự những đầu ngói ống ở Trà Kiệu, Thành Hồ, Cổ Lũy… [86].
+ Di tích Gò Cấm (xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam): Kết
quả khai quật năm 2001-2002 cho thấytrong lớp văn hóa Champa xuất lộ di tích
sàn nhà gỗ cháy, những mảnh ngói âm – dƣơng. Lƣng ngói trang trí văn thừng,
văn chải, văn in ô vuông, ô trám thô, mặt trong có in dấu vải. Loại ngói này
giống với loại đã tìm thấy ở Trà Kiệu [73].
+ Cuộc khai quật tại Trà Kiệu những năm 1990 – 2003: Trong hàng ngàn
hiện vật thu đƣợc có có cả loại hình ngói cong hình lòng máng và những mảnh
ngói phẳng mũi nhọn. Trong quá trình canh tác tại khu vực, nhân dân địa
phƣơng cũng đã thu nhặt hàng trăm mảnh và nhiều viên còn nguyên vẹn, giúp
hình dung hình dáng nguyên vẹn của loại hình này[58].
+ Bộ sưu tập của linh mục An Tôn Nguyễn Trường Thăng: Các hiện vật đất
nung sƣu tầm đƣợc quanh khu vực Trà Kiệu. Vật liệu kiến trúc (gần 70 hiện vật)
chủ yếu là ngói, gồm 2 loại: “ngói lá” với nhiều kích cỡ khác nhau và ngói ống,
đặc biệt là đầu ngói ống trang trí hoa văn phong phú[1].
+ Cuộc khai quật tại Mỹ Sơn ( Duy Xuyên) năm 2004: Trong những hiện
vật tìm đƣợc, ngói mũi nhọn chiếm số lƣợng lớn, gồm 55 mảnh đuôi ngói; 90
mảnh thân và 23 mảnh mũi ngói. Trong đó có 01 viên còn khá nguyên vẹn (dài
25,5cm, rộng bản 6,3cm, dày 1,4cm, mấu cài cao 1,9cm). Mũi ngói ở đây có hai
loại, lớn nhỏ khác nhau về kích thƣớc bản rộng, tập trung tại phế tích nhà dài
E3, có niên đại thế kỷ 11. [40].
+ Cuộc khai quật phế tích An Phú (hay gọi là Tháp Lạng- Tam Kỳ): Tại
đầu phía đông phế tích, phía dƣới lớp gạch đổ xuất hiện nhiều ngói mũi lá, liên
quan đến một phế tích kiến trúc có mặt bằng dài 29,6m, rộng 9,8m.Có chỗ ngói
đƣợc xếp ngay ngắn thành hàng. Những ngƣời khai quật cho là ngói dùng lợp
cho kiến trúc nhƣng chƣa đƣợc sử dụng. Niên đại kiến trúc này đƣợc xác định
vào khoảng thế kỷ 10 [16]. Trong đó, ngói mũi lá có 23 viên còn nguyên, 36
mảnh vỡ dài 28cm (26cm) x 0,7cm (0,8cm) x 0,2cm. Ngói mũi bằng có 06 viên
còn khá nguyên dáng có kích thƣớc trung bình: dài 23cm x rộng 14cm x
dày1,8cm. Ngói cong bản rộng có 08 mảnh (theo chúng tôi là loại hình ngói úp
nóc), trang trí hình sừng bò có 03 mảnh. Mầu sắc các hiện vật không đồng nhất,
đỏ nhạt hoặc trắng mốc (giống ở Phong Lệ).
+ Di tích Khương Mỹ xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
Nam:Năm 2007 Trung tâm Bảo tồn Di tích Di sản tỉnh Quảng Nam phối hợp
với trƣờng đại học KHXH&NV Hà Nội đã khai quật xung quanh chân tháp
Khƣơng Mỹ. Kết quả đã phát hiện đã phát hiện 87 mảnh ngói, gồm 57 mảnh
ngói hình sừng bò (thực ra là ngói Bẹ) giống nhƣ ở di tích An Phú và 30 mảnh
ngói móc (ngói mũi nhọn). [16].
+ Di tích Gò Lồi xóm Nam Sơn, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy
Xuyên, tỉnh Quảng Nam: Ở đây có phế tích Mandapa bằng đá ong chạy dài theo
hƣớng đông tây và rất nhiều gạch Chăm vỡ và mảnh ngói móc hình mũi nhọn
với kích thƣớc 22cm x 07cm x 01cm [16].
+ Di tích An Thành, thôn An Thành, xã Bình An, huyện Thăng Bình: Dù
chƣa đƣợc khai quật, nhƣng trên bề mặt của khu di tích xuất hiện rất nhiều
mảnh ngói Champa [16]. “Ngói hình mũi tên” trong báo cáo chính là loại ngói
phẳng mũi nhọn giống nhƣ nhóm ngói phẳng ở Triền Tranh. “Ngói hình sừng
bò” chính là dạng ngói nhƣ ngói Bẹ.
+ Di tích rừng É thôn An Thọ xã Tam An, huyện Phú Ninh : Nằm cách
nhóm đền-tháp Chiên Đàn khoảng 600m về hƣớng Đông - Bắc. Tại đây cũng đã
phát hiện đƣợc một số mảnh “ngói mũi tên” trải dài trên một diện tích khoảng
500m2
[16].
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
+ Di tích Cổ Lũy – Phú Thọ(Tư Nghĩa, Quảng Ngãi):đƣợc Bảo tàng Quảng
Ngãi đào thám sát năm 1998, khai quật năm 2005.Tại đây đã tìm đƣợc một số
đầu ngói ống, đa số có trang trí mặt ngƣời (mặt hề), tƣơng tự nhƣ đầu ngói ống
ở Trà Kiệu, thành Hồ và rất giống những đầu ngói mặt ngƣời ở Nam Kinh
(Trung Quốc) có niên đại Lục Triều sớm (tức khoảng cuối thế kỷ 3, đầu thế kỷ
4).[58].
Trên địa bàn tỉnh Phú Yên
+ Di tích thành Hồ: Đƣợc khảo sát năm 2001 và khai quật 4 lần vào các
năm 2003, 2004, 2008, 2010.Kết quả điều tra năm 2001 đã tìm đƣợc gạch, ngói,
đầu ngói ống hình mặt hề [41]. Các hố khai quật năm 2002-2003 [46] phát hiện
nhóm di vật liên quan đến kiến trúc nhƣ gạch, ngói âm-dƣơng, đầu ngói ống mặt
hề, sƣ tử, kala, hoa sen, chi tiết trang trí con tiện gốm, đinh/chốt gốm... có nhiều
nét tƣơng đồng với hiện vật tìm thấy ở Trà Kiệu, Đồng Dƣơng (Quảng Nam), Cổ
Luỹ (Phú Thọ)..., niên đại thế kỷ 5 - 7.
Cuộc khai quật thành Hồ năm 2010 đã phát hiện dấu vết liên quan đến kiến
trúc tôn giáo, đƣờng đi, nền móng, nơi sản xuất gạch ngói, bàn đập hoa văn
bằng đá (phác vật bàn đập hoa văn ở hố
08.TH-H9)… Đoàn khai quật còn tìm thấy
chứng cứ cho biết trong Thành Hồ có nghề
sản xuất gạch ngói… [58].
Theo tƣ liệu cá nhân của Ts. Nguyễn
Hồng Kiên, tại nhóm tháp Nhạn (thị xã Tuy
Hòa) cũng đã phát hiện đƣợc một số hiện vật
ngói Champa: đinh ngói in hoa cúc, ngói
phẳng có mũi nhọn vuốt tròn giống hệt mũi
lá(Hình1). Có ngói đồng nghĩa là có
Mandapa, cũng có nghĩa là nhóm đền-tháp
này cũng bao gồm nhiều công trình, chứ
không chỉ có duy nhất 01 kalan/tháp thờ nhƣ hiện nay.
Trên địa bàn tỉnh Bình Định
+ Tháp Bình Lâm (Bình Định): Kết quả từ các hố thám sát và khai quật
năm 2008 cho thấy khu di tích Bình Lâm đã trải qua cả một quá trình phát triển
lâu dài với những hiện vật gốm có khả năng thuộc văn hóa Sa Huỳnh, đồ gốm
bằng đất nung thuộc giai đoạn Chămpa sớm nhƣ mảnh ngói mặt hề, ngói hình
cánh sen, ngói có văn in ô vuông… tƣơng tự nhƣ gốm trong tầng văn hóa I -
trên Trà Kiệu (Quảng Nam), niên đại khoảng thế kỷ 3 - 4[58].
+ Trong các cuộc điều tra tại phế tích Thập Tháp; gò Tháp Mẫm (An
Nhơn) đã tìm đƣợc nhiều mảnh ngói mũi nhọn. Những viên ngói là đất nung
màu đỏ này hiện đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Bình Định. [114]
Hình 1: Ngói mũi nhọn
(Nguồn: Ts. Nguyến Hồng Kiên)
+ Cuộc khai quật tháp Bánh Ít năm 2002 phát hiện 1.044 mảnh “ngói mũi
lá” màu đỏ có kích thƣớc chiều rộng từ 6,5cm đến 9,2cm, dày từ 1cm đến
1,5cm. [46]
+ Tại cuộc khai quật tháp Dương Long năm 2007: Ngói mũi nhọn tìm
đƣợc khá nhiều, trong đó có những viên còn nguyên vẹn. Ngói có màu đỏ xám
sậm, cứng nhƣ sành. Niên đại khu tháp vào thế kỷ 13.[47]
Loại ngói này trong quá trình điều tra khảo sát còn tìm thấy trên địa bàn
thành Thi Nại (Tuy Phƣớc), hay ven đầm Thi Nại.
+ Trong những năm 1992-1998 các cuộc khai quật tại Gò Sành cũng tìm
thấy ngói mũi nhọn, một số có độ cứng ngang với sành và số khác có men.
Trong lòng lò số I đã thu đƣợc 28 hiện vật ngói mũi nhọn, trong đó có 03 viên
còn nguyên vẹn: 31cm x 12cm x 1,5cm, chuôi ngói uốn vuông góc với thân ở
chính giữa cao 2,0cm, rộng 5,5cm.
+ Ngoài các viên ngói tìm đƣợc trong các lò nung gốm, phế thải lò nung;
các cuộc điều tra khảo sát các khu lò nung gốm trên địa bàn nhƣ Trƣờng Cửu,
gò Cây Me (h. An Nhơn), gò Hời, gò Cây Ké (h.Tây Sơn) cùng tìm thấy nhiều
hiện vật ngói mũi nhọn. Đặc biệt quá trình khai quật tại thành Chà Bàn đã tìm
thấy nhiều mảnh ngói mũi nhọn, thậm chí trong tƣờng thành Chà Bàn, nhiều
mảnh ngói mũi nhọn đƣợc chèn kê khi xây xếp gạch đá ong tƣờng thành [25,47,
114]. Niên đại các khu lò gốm này vào thế kỷ 13 – 15
+ Cuộc khai quật thành Tra (thôn An Thành, xã Nhơn Lôc, thị xã An
Nhơn): Trong hai năm 2015 và 2016 Viện nghiên cứu Kinh thành đã phối hợp
với Bảo tàng Tổng hợp, Ban Quản lý Di tích tỉnh Bình Định khai quật đã phát
hiện 8.306 hiện vật ngói. Bao gồm có nhóm ngói lợp (ngói âm – dƣơng, ngói
mũi lá, ngói bản), ngói diềm trang trí và các trang trí kiến trúc (trụ gốm hình
con tiện, hình sừng bò).[94]
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Phục vụ cho việc trùng tu tôn tạo tháp Po
Nagar, các cuộc khai quật tại đây đã thu đƣợc khá nhiều ngói mũi nhọn. [47]
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai: Năm 2009 cuộc khai quật di tích kiến trúc
Bang Kheng xã Krông Năng – huyện Krông Pa – tỉnh Gia Lai đã phát hiện
đƣợc những hiện vật ngói. Trong đó, đầu ngói ống trang trí hình mặt ngƣời có
03 hiện vật kích thƣớc trung bình 14,8 x 6,8 x 3,0cm; 14,1 x 7,7 x 3,1cm, đƣợc
làm bằng đất sét pha nhiều cát hạt mịn, xƣơng gốm màu xám sậm, bề mặt ngoài
màu nâu đỏ. Ngói cong có 03 mảnh là loại hình ngói lợp có dạng hình lòng
máng bẹt, kích thƣớc lớn. Ngói đƣợc làm bằng chất liệu sét pha cát hạt mịn,
xƣơng gốm màu xám xanh với những tiêu bản có áo màu hồng gạch và loang lổ
xám xanh, có độ nung rất cao, đanh cứng; loại có xƣơng gốm màu xám nâu, áo
màu xám vàng sậm.[75]
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận: Cuộc khảo sát của Nishimura Masanari
tháng 6 năm 1996 tại cụm đền-tháp Phú Hài (Pô Shanƣ- ngoại ô thành phố Phan
Thiết) đã tìm thấy ba mảnh đầu phía trên ngói mũi lá, có chiều rộng lần lƣợt là
10,5cm; 12,5cm và 16cm. Hai tiêu bản 1 và 2 có phần đuôi bị uốn cong, tƣơng
tự loại ngói ở An Phú và Mỹ Sơn và tiêu bản thứ 3 tƣơng tự loại ngói ở Bánh Ít,
An Thành và Gò Sành. Tất cả chúng đều có vết lõm ở mặt trên, hai tiêu bản đầu
tiên có độ nung già hơn tiêu bản còn lại. Khu đền-tháp này đƣợc định niên đại
thế kỷ VIII-IX. [114]
Theo tƣ liệu của Ts. Nguyễn Hồng Kiên, tại nhóm tháp đền-tháp Hòa Lai
cũng đã phát hiện đƣợc các hiện vật ngói Champa trong đó có những hiện vật có
lỗ trên thân ngói. (Bản ảnh 49).Kết quả khai quật nhóm đền-tháp Hòa Lai năm
2005 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với Sở Văn hóa Thông tin Ninh Thuận và năm
2012 của Trung tâm Khảo cổ học, Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ khai quật
đã ghi nhận và phát hiện các mảnh ngói Phẳng mũi nhọn[49].
1.2.3. Các nghiên cứu chung về gốm Champa
+ Luận án tiến sĩ lịch sử “Gốm gò Sành với vấn đề gốm cổ Chăm ở Bình
Định”của Đinh Bá Hòa chọn gốm Gò Sành làm đối tƣợng nghiên cứu, đã tổng
hợp khá đầy đủ tƣ liệu về gốm Gò Sành. Bốn lần khai quật từ 1991-2002 cũng
đã phát hiện 138 tiêu bản vật liệu kiến trúc là các loại ngói mũi lá tráng men,
ngói mũi lá không tráng men, ngói mũi hài tráng men, và các diềm trang trí
thƣờng đƣợc dùng để gắn trên các tháp Champa có độ nung rất cứng gần thành
sành, trong đó có viên nguyên kích thƣớc 33,7cm x 12,5cm... [19].
+ Đề tài nghiên cứu khoa học“Đồ gốm Champa 10 thế kỷ đầu Công
nguyên từ tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học kỹ thuật”do GS.TS Lâm
Thị Mỹ Dung chủ trì đã xác định các giai đoạn phát triển của loại hình gốm
trang trí, gốm kiến trúc Champa về kỹ thuật, chất liệu và độ nung trên
cơ sở đó có những so sánh với những ngói ống trang trí mặt hề ở Luy Lâu, Tam
Thọ và Nam Kinh (Trung Quốc) và các loại hình đồ gốm đặc trƣng theo giai
đoạn của văn hóa Champa. [25].
+ Luận án tiến sĩ“Đồ gốm Chămpa thiên niên kỷ I sau Công nguyên qua tư
liệu một số cuộc khai quật khảo cổ học”của NCS Nguyễn Anh Thƣ cũng có
những khái quát về loại hình vật liệu kiến trúc trong đó có ngói ống, đinh ngói,
ngói lá, trụ gốm hình con tiện, gốm hình sừng bò... trên phƣơng diện loại hình,
kỹ thuật, chất liệu và niên đại.[58].
+ Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của TS. Lê Đình Phụng “Đồ gốm Champa thế
kỷ II-XV” đã thống kê, tổng hợp đƣợc nhiều loại hình ngói Champa trong lịch
sử.Trong đó các loại hình ngói cong, đinh ngói và ngói mũi lá (đã đƣợc phát
hiện các trên địa bàn vốn là kinh đô của Champa) về hình dáng, chất liệu, kỹ
thuật và chức năng của các loại hình ngói.[46]
Ngoài những nghiên cứu chuyên khảo về đồ gốm Champa ở miền Trung
còn có những công trình nghiên cứu về đồ gốm cùng thời ở miền Bắc, và văn
hóa Óc Eo nhƣ: “Các khu lò nung gốm 10 thế kỷ sau Công nguyên ở miền Bắc
Việt Nam” [83], “Khu sản xuất gốm Tam Thọ (Thanh Hoá)” [18], “Đồ gốm Óc
Eo trong di chỉ cư trú khu di tích Gò Tháp” [74], “Nghề gốm thủ công củangười
Khmer ở Nam Bộ” [68], “Di tích gò Tư Trăm An Giang” [66]. Đây là những tài
liệu tham khảo có liên quan đến đề tài của luận văn, góp phần làm sáng tỏ mối
quan hệ lịch đại và đồng đại của gốm Champa trong lịch sử.
1.2.4. Các chuyên khảo về ngói Champa
+ Trong loạt bài “Đầu ngói ống Champa” trên tạp chí Khảo cổ học số 3
năm 2000 và “Ngói mũi lá Champa” trên tạp chí Khảo cổ học số 3 năm 2011
TS. Lê Đình Phụng đã tổng hợp các loại hình ngói Champa trong lịch sử và có
những đánh giá về loại hình, chất liệu, niên đại và mối quan hệ của ngói
Champa với nhóm ngói ở Đại Việt và Trung Quốc.[32,47]
+ Trong cuốn “ Khảo cổ học Champa khai quật và phát hiện” của TS. Lê
Đình Phụng đã tập hợp những phát hiện và kết quả khai quật về văn hóa Champa
từ những năm đầu thế kỷ 20 đến năm 2017 trong đó đã tập hợp đƣợc các loại hình
ngói nhƣ: “Ngói ống”, “đầu ngói ống”, “ngói mũi nhọn”, “ngói mũi tròn” đã đƣợc
tìm thấy trong các di tích Văn hóa Champa [49]
+ Bài nghiên cứu“The roof tiles in the later period of Champa” của TS.
Nishimura Masanari đã nghiên cứu về nhóm ngói mũi nhọn trong các di tích
Champa miền Trung Việt Nam về hình dáng và kỹ thuật, qua đó so sánh với
nhóm ngói ở Đại Việt, nhóm ngói thuộc văn hóa Óc Eo miền Nam Việt Nam, ở
Đông Nam Á, ở Ấn Độ và Trung Quốc.[114]
+ Trong bài viết “Ancient roof tiles found in central Vietnam”, Yamagata
Mariko lƣu ý về ngói ống Champa trong mối quan hệ với ngói ống ở miền Bắc
(Luy Lâu, Tam Thọ) và Nam Kinh (Trung Quốc). [123](Bản đồ: 5)
+Trong bài “Les tuiles de l’ancienne Asie du Sud-Est: essai de typologie”
Pierre-Yves Manguin đã đề cập đến loại hình ngói Champa đƣợc phát hiện ở
miền Trung Việt Nam dựa trên những ghi chép của Henri Parmentier. [109]
Nhƣ vậy, ngoài 04 chuyên khảo của Ts. Lê Đình Phụng [32,46, 47, 49] Ts
Ishimura Masanari [114], Ts. Yamagata Mariko [123]và Pierre-Yves Manguin
[109] thì hầu nhƣ tất cả các nghiên cứu đều chỉ mới dừng ở mức độ báo cáo, tƣ
liệu.
1.2. Việc phát hiện và nghiên cứu di tích Triền Tranh
1.2.1. Vị trí và các di tích liên quan
Khu di tích Triền Tranh có tọa độ 150
49'181 vĩ độ bắc và 1080
12'161 kinh
độ đông, hiệnthuộc thôn Chiêm Sơn Tây (1)
, thuộc địa bàn xã Duy Trinh, huyện
Duy Xuyên (Bản đồ 2,3)
Toàn bộ di tích nằm gọn trong thung lũng Chiêm Sơn vốn là nơi có một
quần thể di tích gồm có Gò Lồi, chùa Vua, Gò Gạch ở dƣới chân núi Úc Đạp, ở
phía đông nam của thung lũng Chiêm Sơn tây (Không ảnh 1-2). Di tích này đã
đƣợc UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích Khảo cổ học cấp Tỉnh trong
Quyết định số 754/QĐ-UB ngày 13/3/2006.
Di tích Gò Lồi(toạ độ 150
49'231 vĩ độ bắc và 1080
12'346 kinh độ đông)
thuộc xóm Nam Sơn, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, cách thành cổ Trà
Kiệu/Shimhapura 04km về hƣớng đông,
cách khu thánh địa Mỹ Sơn 20km về
hƣớng tây. Phía đông nam của di tích
Triền Tranh, ở khoảng giữa của hai di
tích Gò Lồi và Triền Tranh có một hồ
nƣớc có thể là một Baray. Trên gò (hiện
cao hơn mặt ruộng khoảng 3m) còn dấu
vết của một kiến trúc nhà dài Mandapa
bằng đá ong. Hiện trạng còn lại là hai hàng trụ đá ong chạy song song theo
hƣớng đông tây, mỗi hàng gồm 5 trụ thẳng đứng, khoảng cách giữa các trụ là
3,5m và giữa hai hàng trụ là 6m. (Hình 2; bản ảnh 01, hình 1-2)
Căn cứ vào kích thƣớc các lỗ mộng trên các trụ đá hiện còn, có thể khẳng
định khi xƣa mỗi trụ đá hoàn chỉnh cao từ 3 –3,5 m; gồm 2 trụ nhỏ chồng lên
nhau, có một chốt mộng âm dƣơng kích thƣớc 30cm x 30cm. Phần dƣới cao
khoảng 160cm - 200cm, đƣợc chia thành 2 phần khác nhau. Phần chân đế vuông
(1)
H. Pamentier khi khảo sát và miêu tả thì gọi là Chim Sơn
Hình 2: Di tích gò Lồi
(Nguồn tác giả)
vức có kích thƣớc 80cm x 80cm, phần trên đƣợc thu nhỏ lại chỉ còn 70cm x
70cm. Phần phía trên là một trụ ngắn hơn (cao 130cm x 70cm x 70cm) và trên
một mặt cạnh gần đỉnh trụ đƣợc tạo một lỗ mộng ngang kích thƣớc 15cm x
30cm hoặc 20cm x 25cm.
Cách di tích này 15m về hƣớng bắc, trên một doi đất chạy dài theo hƣớng
đông tây phát lộ rất nhiều gạch Chăm vỡ và mảnh ngói phẳng mũi nhọn với
kích thƣớc rộng 7cm x dày 0,1cm x dài 22cm. Từ hiện trạng phế tích trên chúng
ta có thể khẳng định đây là vết tích một Mandapa (nhà dài - tƣơng tự D1, D2
Mỹ Sơn) đã bị sụp đổ.
Cách phế tích này 25m về hƣớng đông là một gò đất thấp, diện tích khoảng
10m2
, phát lộ dấu vết của một nền móng bằng đá ong đƣợc sắp theo từng lớp
cân đối, xung quanh là các mảnh gạch Chăm rơi vãi. Qua đây, có thể khẳng
định đã từng hiện diện ít nhất ở đây 2 công trình kiến trúc, mà dấu tích còn lại
rõ nét nhất là căn nhà dài (Mandapa) rất lớn. Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
đến phế tích này vì đây là Mandapa duy nhất đƣợc xây dựng bằng đá ong (một
loại vật liệu rất khó tìm thấy xung quanh khu vực). Thực tế, ngày nay chúng ta
chỉ biết hầu hết các vết tích Mandapa (và kể cả các đền-tháp chính còn lại ở
Quảng Nam) có vật liệu chính trong xây dựng và trang trí chủ yếu là gạch và sa
thạch, rất ít đền-tháp dùng đá ong. Ngoại trừ nhóm G Mỹ Sơn (có niên đại thế
kỷ 12, thể hiện một xu hƣớng mới trong xây dựng). Tuy vậy, tại đây cũng chỉ
dùng đá ong làm tƣờng bao, chân đế và phân lớp các tƣờng gạch với số lƣợng ít
và kích cỡ nhỏ.
Di tích Chùa Vua: (2)
Có tọa độ 150
49'422 vĩ độ bắc và 1080
12'106 kinh độ
đông, cách di tích Triền Tranh khoảng 200m về phía nam, cách di tích Gò Gạch
khoảng 200m về phía tây nam, cách khu di tích Gò Lồi khoảng 500m về hƣớng
đông nam. Toàn bộ khu di tích nằm trên một ngọn đồi cao 4m so với xung
(2)
Năm 1824 vua Minh Mạng đã cho xây dựng trên nền cũ tháp Chăm một ngôi chùa có tên
là Vĩnh An tự để thờ vọng hai Bà Hoàng của Chúa Nguyễn nên dân địa phƣơng gọi đây là
Chùa Vua. Ngôi chùa đã bị phá huỷ từ lâu và chỉ còn đƣợc lƣu lại trong ký ức .
Hình 3: Dấu tích chùa Vua
(Nguồn:tác giả)
quanh (diện tích khoanh vùng bảo vệ 4.692m2)
. Dấu vết còn lại của di tích rất rõ
nét, với các mảnh vỡ của gạch và sa thạch vƣơng vãi trên mặt đấtvà một số hiện
vật nhƣ bậc cửa, bệ thờ, lanh-tô … đang đƣợc ngƣời dân tận dụng làm bậc cấp
lên xuống, kè chắn đất, hoặc lót đƣờng (Hình 3;bản ảnh 02, hình 1- 2)
Thỉnh thoảng, trong quá trình canh tác ngƣời dân vẫn nhặt đƣợc các hiện
vật bằng sa thạch hoặc đất nung nhƣ các trang trí góc, búp sen… Năm 1997 bảo
tàng huyện Duy Xuyên đã quy tập về từ đây một linga ba tầng (150cm x 35cm x
35cm). Hiện vật đẹp và còn khá
nguyên vẹn hiện đang đƣợc bảo quản
và trƣng bày cùng một số hiện vật
khác nhƣ chóp tháp điêu khắc 4 tầng
giật cấp thu nhỏ dần lên đỉnh có kích
thƣớc 20cm x 20cm x cao 27cm. (Bản
ảnh 03, hình 1).
Năm 1999, ông Lê Kim Nhất,
ngƣời thôn Đông Yên, xã Duy Trinh
mang về từ di tích Chùa Vua một bệ đá cao 15cm, đƣờng kính đáy 33cm, trang
trí cánh sen làm bằng sa thạch màu xanh xám. Bệ đá này gồm ba phần không
đều nhau: Thân dƣới có dạng hình cầu, trang trí 5 tầng cánh sen nhỏ. Phần giữa
và trên cùng không có hoa văn.
Ngoài ra, bảo tàng huyện cũng quy tập về từ khu phế tích này nhiều
hiện vật nhƣ trang trí góc tháp bằng sa thạch và đất nung cùng chóp tháp
các loại …
Tại hƣớng đông của ngọn đồi, khi ngƣời dân bạt đồi dựng nhà đã làm phát
lộ một dấu vết tƣờng cao 80 –100cm, bị vùi sâu dƣới mặt đất 1,7m. Từ hiện
trạng trên có thể phỏng đoán về một quần thể kiến trúc đền-tháp rất lớn tại đây.
Tuy nhiên, ngày nay ngọn đồi đã bị ngƣời dân làm nhà và canh tác bên trên nên
rất khó nhận biết đƣợc vị trí trung tâm của các đền-tháp xƣa kia.
Hình 5: Hình ảnh thung lũng
Chiêm Sơn nhìn từ núi Úc đạp
(Nguồn: tác giả)
Di tích Gò Gạch(3)
nằm trên một gò đất cao khoảng 4m so với mặt ruộng.
Toạ độ 150
49'366 vĩ độ bắc và 1080
11'467 kinh độ đông, ở giữa di tích Chùa
Vua và Triền Tranh. (Hình 4:bản ảnh 03, hình 2)
Hiện trạng di tích là một gò đất hình mu rùa, đƣợc trồng cây bạc hà (bạch
đàn). Trên mặt gò xuất lộ rất nhiều mảnh gạch Chăm vỡ nằm lẫn lộn trong đất.
Trên một số đoạn sƣờn gò hiện cao
khoảng 0,5m so với mặt ruộng, có thể thấy
địa tầng di tích gồm đất và gạch đá lẫn
lộn.
Các nhà chuyên môn ở địa phƣơng
còn cho biết đã phát hiện một đoạn chân
tƣờng tháp, những nền móng kiến trúc và
nhiều hiện vật điêu khắc bằng sa thạch,
nhiều bệ đá trang trí hình hoa sen cùng rất nhiều gạch Chăm. Tuy nhiên khi
chúng tôi khảo sát lại không thấy một chân móng tƣờng nào. Có thể qua một
thời gian, đất cát và cỏ cây mọc lên đã phủ kín. Một số hiện vật điêu khắc bằng
đá hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh - Chămpa ở Duy
Xuyên.
1.2.2- Di tích Triền Tranh
Di tíchcó tọa độ 150
49'181 vĩ độ
bắc và 1080
12'161 kinh độ đông. Di tích
tọa lạc trên một quả đồi có cao độ 24m
so với mực nƣớc biển. Dấu vết kiến trúc
trải rộng trên một diện tích khoảng
7.000m2
, có dạng hình chữ nhật (dài
đông tây 550m, rộng bắc nam 150m).
Phía bắc là di tích Chùa Vua và Gò
3
Dân địa phƣơng gọi gò đất này là Gò Chùa,nhƣng hồ sơ di tích viếtlà Gò Gạch
Hình 4: di tích gò gạch
(Nguồn: Nguyễn Ngọc Quý)
Gạch, phía Đông Nam là di tích Gò Lồi .(Hình 5: không ảnh 2; bản ảnh 04,
hình 1)
Từ thập kỷ cuối của thế kỷ trƣớc, học giả ngƣời Pháp H.Pamentier đã khảo
sát và nhƣng miêu tả khá sơ lƣợc về di tích này. Ông cho biết: Khu di tích thuộc
làng Chim Sơn, xã Mậu Hoà Trung, huyện Duy Xuyên; ở phía tây nam của nhà
thờ Trà Kiệu (Bản đồ 4). Đây là một quần thể dấu tích kiến trúc rộng lớn đƣợc
bao bọc bởi các bức tƣờng. Trong đó, kiến trúc chính có thể đƣợc làm bằng gỗ,
đƣợc bao bọc bằng tƣờng gạch nhƣ kiến trúc phía trƣớc của Pô Kloong Garai và
đƣợc chạm khắc tinh xảo theo phong cách của Mỹ Sơn A. Nhƣng do bị hủy hoại
nhiều nên khó nhận biết rõ về các kiến trúc ở đây. [14] (4)
Năm 1997 ngƣời dân đã phát hiện đƣợc tại đây một bệ thờ bằng đá, hình
vuông (72cm x 72cm x 70cm), bốn mặt chạm bốn con voi đứng, đầu quay ra
sau, vòi vắt ngƣợc về trƣớc, hai tai dựng lên, chân phải trƣớc nhấc cao, đuôi dài
chạm đất. Ngoài bốn con voi ở bốn mặt chính diện, phần còn lại của bệ thờ
đƣợc chạm mô típ cánh sen cách điệu. Mặt trên bệ thờ bằng phẳng, ở giữa có lỗ
mộng dài 18cm, rộng 17cm và sâu 9cm. Hiện vật hiện đang đƣợc bảo quản tại
Bảo tàng huyện Duy Xuyên. (Bản ảnh 4, hình 2).
Năm 2015 di tích này đã đƣợc khai quật 3.800m2
, gồm 38 hố nhằm giải
phóng mặt bằng cho dự án xây dựng tuyến đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Quảng
Ngãi (không ảnh 3 và 4). Di tích phát lộ dƣới dạng các phế tích móng của nhiều
kiến trúc, thuộc nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau rất phức tạp. Dấu
4
Nguyên văn tiếng Pháp : « Cette tour dépend du village de Chim Son, canton de Mau Hoà
Trung, huyen de Duy Xuyên. Elle s'élève en plaine au S. de l'église de Tra Kieu et est orientée
vers l'E. avec un écart de 20 degrés vers le N.
L'édifice fort ruiné est enfermé dans une vaste enceinte de briques anciennes, mur de 0 m. 70
de large sur 2 ou 3 mètres de haut environ et qui n'eut d'ouverture qu'à l'E. Cette entrée a
disparu dans une reconstruction annamite. Peut-être la tour se dres-sait-elle sur une légère
terrasse qui se continuait sans doute en avant sous la pagode annamite actuelle. Au S. E.,
une excavation d'où l'on a extrait des briques est peut-être la trace d'un édifice S. Au N. E.,
un abri en bois entouré de murs de briques Cames rappelle la salle antérieure de Po Klaun
Garai et peut, comme elle, avoir tenu le rôle des salles à piliers.
L'intérieur manque de niches à luminaire. L'extérieur, orné de fausses portes, présente des
pilastres et entrepilastres finement sculptés dans le genre de Mi So'n A. La végétation a ruiné
et envahi l'édifice de telle façon que rien n'y est discernable; aucun relevé n'en est possible.”
tích sớm nhất là các dấu tích hố gia cố chân cột của một kiến trúc nhà sàn và có
thể mái đƣợc lớp bằng tranh lá (thế kỷ 9 - 10), kế tiếp là các kiến trúc có các
bức tƣờng bằng gạch và bộ mái đƣợc lợp bằng ngói (thế kỷ 10 – 12). Đây có lẽ
là thời kỳ hoàng kim của di tích này. Tầng văn hóa của thời kỳ này là hàng loạt
các dấu tích nền móng kiến trúc đƣợc tìm thấy cùng hệ thống tƣờng bao, đƣờng
đi lối lại, các hiện vật kiến trúc, đồ gốm sứ... Phát hiện này cho thấy quy mô lớn
rộng, sự kiên cố và tính hoành tráng của các kiến trúc đƣợc xây dựng trong thời
kỳ này và giai đoạn cuối cùng (có thể là sau thế kỷ 12) cùng với sự xuất hiện
của bức tƣờng bao chạy theo chiều bắc nam và ngói phẳng mũi nhọn loại 5 đến
loại 7.
Diễn biến lớp đào: Do đã đƣợc san ủi làm đƣờng cao tốc nên mặt bằng khu
vực di tích trƣớc khi khai quật khá bằng phẳng. Quá trình khai quật đƣợc bóc
theo từng lớp dày 20cm, diễn biến cụ thể nhƣ sau:
Lớp mặt: là lớp đất dọn mặt bằng hố khai quật. Trong lớp này xuất hiện
các di vật khảo cổ nhƣng đều bị xáo trộn trong quá trình canh tác cũng nhƣ san
ủi khi làm đƣờng.
Lớp 1: Đất màu nâu xám, tơi xốp, có chứa một số ít di vật khảo cổ nhƣ vật
liệu kiến trúc và mảnh đồ sành sứ. Trong đó, phần lớn là gạch ngói vụn, với
gạch chiếm đa số, ngói ít hơn chủ yếu là mảnh vỡ của nhóm ngói phẳng.
Lớp 2: Có màu nâu xám, xốp chứa nhiều hiện vật, chủ yếu là gạch, rất ít
ngói, đồ sành và đồ gốm sứ. Ngói chủ yếu là ngói mũi nhọn và ngói mũi tròn.
Gạch ở đây xuất hiện rất nhiều, với nhiều loại hình khác nhau: gạch bìa hình
chữ nhật, gạch thẻ có mặt cắt hình chữ nhật hoặc hình vuông, gạch đƣợc cắt
góc. Đáng nói là không thấy có gạch có trang trí hoa văn hoặc các mảng điêu
khắc đá.
Lớp 3: Đất có màu nâu xám, chứa rất nhiều gạch và ngói. Ngói chủ yếu là
ngói phẳng, gồm cả hai loại có mũi nhọn và mũi tròn. Gạch có nhiều kích cỡ
khác nhau nhƣ gạch bìa, gạch thỏi, gạch hình thang...
Phía dƣới của lớp đất này là dấu tích của hố gia cố chân cột và dấu vết hạt
thóc cháy.
Tầng văn hóa: Địa tầng của hố khai quật khá thống nhất ở cả 4 vách (có độ
dày từ 20cm đến 80cm), nhƣng theo địa tầng nguyên vẹn hơn của vách đông và
vách bắc có thể thấy địa tầng của khu vực khai quật gồm có 3 lớp văn hóa nhƣ
sau: (Hình 6).
Tầng văn hóa sớm: Có cao độ 22.682m so với mực nƣớc biển. Đây là tầng
văn hóa đầu tiên, sát sinh thổ trong các hố khai quật H8, H9, H10 và H11.
Trong khoảng 110m2
, xuất lộ dấu tích các hố gia cố chân cột bị cháy đen. Dựa
trên dấu vết hố gia cố chân cột, chúng tôi hình dung một ngôi nhà có kết cấu
bằng gỗ trên đƣợc lợp bằng máivới kích thƣớc nhƣ sau: Dài 16,2m, rộng 6,8m.
(Bản ảnh–Bản vẽ 05, hình 1- 2).
Trong tầng văn hóa sớm không thấy xuất hiện các di vật, nhƣng toàn bộ mặt
bằng của tầng này phủ kín một lớp hạt thóc cháy (dày từ 5cm đến 8cm).
“Đây là loại lúa nếp hƣơng với hạt tròn/bầu ngắn chiếm trên 50% (dài
<5mm và tỷ lệ d/r 2mm - 3mm); loại hạt trung bình (dài 5mm - 7mm) chiếm
33% và hạt dài (tỷ lệ d/r Imm - 2mm) chiêm (39%). Kích thƣớc trên có thề
thuộc các loại nếp ruộng nếp chiêm, tẻ chiêm, tẻ mùa”.[69]. (Bản ảnh 06; hình
1, 2).
Chúng tôi đã lấy hai mẫu than ở hố gia cố chân cột tại lớp văn hóa này. Kết
quả C14 nhƣ sau: Mẫu thứ nhất (015.TT.H10.L3) là 920 ±85 yr.BP với độ tin cậy
95,4% 970 AD – 1270 AD. Mẫu thứ hai (015.TT.H11.L3) là 1010 ±85 yr.BP với
Hình 6: Địa tầng di tích Triền Tranh
(Nguồn: Tác giả)
độ tin cậy 95,4% 860 AD – 1220 AD.
Tầng văn hóa giữa: Có cao độ 22.755m đến 23.400m so với mực nƣớc
biển , dày từ 25cm đến 50cm, nằm đè trực tiếp lên tầng văn hóa Sớm.
Tại đây xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc nhƣ:
Đƣờng đi ở giữa trung tâm theo trục đông tây chia toàn bộ khu di tích thành
hai phần đối xứng nhau. Tất cả các kiến trúc xuất lộ trong khu vực khai quật đều lấy
trục đƣờng này làm vị trí quy chiếu. Trục đƣờng dài 40m, rộng 5m, gồm ba làn
đƣờng: làn đƣờng ở chính giữa rộng 3,2m; hai làn đƣờng ở hai bên rộng 0,9m. Ngăn
cách làn đƣờng giữa và hai bên bằng bờ bao bằng gạch rộng 0,35m, cao 0,1m. Làn
đƣờng ở chính giữa đƣợc đắp cao, bề mặt cong hình sống trâu, hai làn bên đƣợc tạo
phẳng và thấp hơn làn chính giữa 0,1m. (Bản ảnh 07; hình 1).
Trong tầng này đã phát hiện 11 phế tích kiến trúc nhà. Trong đó, 10 kiến
trúc nhà quay mặt về hƣớng đông, đối xứng qua trục đƣờng, mỗi bên gồm 5
kiến trúc. Kiến trúc còn lại quay mặt về hƣớng bắc. Các phế tích này đều có
hình chữ nhật, dài từ 20m đến 22m, rộng từ 9m đến 10m. Khác với phế tích nhà
ở tầng Sớm, ở đây không thấy các hố gia cố chân cột mà chỉ thấy các móng
tƣờng. Theo đó, cũng có thể xác định mỗi phế tích gồm ba gian, hai gian dọc ở
hai bên và một gian ngang ở chính giữa, tạo thành một khoảng hiên phía trƣớc.
Phía ngoài mỗi phế tích lại có một khoảng sân rộng ở phía trƣớc và một bên
hông nhà. (Bản ảnh 07; hình 2).
Tất cả các dấu tích kiến trúc trên đều đƣợc xây dựng bằng gạch theo kỹ
thuật xếp chồng bắt mỏ so le nhau, trực tiếp trên lớp gia cố móng. Gạch hình
chữ nhật có chiều dài thƣờng gấp đôi chiều rộng, đƣợc làm từ đất sét, trên bề
mặt màu đỏ hoặc đỏ thẫm. Một số viên trong lõi màu xám, xƣơng và bề mặt
xuất hiện nhiều tạp chất, gạch xốp. Kích thƣớc dao động trong khoảng dài
0,35m - 0,41m, rộng 0,16m - 0,19m, dày 0,04m - 0,06m.
Trong lòng các phế tích kiến trúc nhà đã thu đƣợc rất nhiều di vật ngói.
Hầu hết các loại hình ngói đều xuất hiện trong lớp này. Có nhiều khu vực, ngói
tạo thành một lớp ken dày đặc trên bề mặt cùng với đồ gốm sứ Trung Quốc, đồ
gốm Islam. Đây cụm kiến trúc có quy mô lớn, đƣợc xây dựng rất quy chuẩn và
bề thế (Bản ảnh 08, hình 1-2;Bản ảnh 09, hình 1-2;Bản ảnh 10, hình 1-2).
Tầng văn hóa muộn: Có cao độ 23,400m đến 23,900m so với mực nƣớc
biển, nằm trực tiếp trên lớp văn hóa Giữa, có màu nâu xám pha phù sa. Trong
tầng này xuất hiện khá phong phú các loại hình vật liệu kiến trúc và gốm sứ và
cả các loại hình gốm sứ Đại Việt có niên đại thế kỷ 13- 14 (thời Trần) [76].
Ở lớp này còn xuất hiện dấu tích tƣờng chạy dọc theo chiều bắc nam, bắt
vuông góc với hai bức tƣờng chạy theo chiều đông tây ở phía nam và phía bắc.
Trong không ảnh năm 2003 vẫn còn thấy khá rõ dấu tích tƣờng bao quanh toàn bộ
khu di tích này. (Không ảnh; 03) Các bức tƣờng đều nằm đè trực tiếp hoặc xây vào
phần kiến trúc của tầng văn hóa Giữa. Ngoài gạch, vật liệu xây tƣờng bao này còn
có cả đá ong. Có thể chúng đƣợc xây dựng cùng thời với kiến trúc nhà dài bằng đá
ong ở di tích Gò Lồi. (Bản ảnh 11, hình 1-2).
Ở tầng văn hóa này loại hình ngói cũng có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là
khu vực phía đông của bức tƣờng. Trong các hố H18, H19, H29, H30 loại hình
ngói phẳng mũi nhọn đƣợc nung già hơn, to và dày hơn, đặc biệt là từ kiểu 5
cho đến kiểu 8 (chúng tôi sẽ trình bày chi tiết ở chƣơng Hai).
Số lƣợng các dấu tích kiến trúc, vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ… đã đặt ra
câu hỏi về mối liên hệ của di tích này với các di tích khác trong khu vực, cũng
nhƣ quy mô của một quần thể đền-tháp đã từng hiện diện tại đây.
Cùng với các kết quả C14, những đặc trƣng cơ bản của khu phế tích nhƣ:
vị trí xây dựng trên đồi, sử dụng đá ong… chúng tôi cho rằng các phế tích kiến
trúc ở đây đƣợc xây dựng trong các thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, khi ảnh hƣởng
Kh’mer vào vƣơng quốc Champa trở nên đậm nét, đặc biệt trong kỹ thuật xây
dựng các công trình kiến trúc tôn giáo.
Niên đại trên còn đƣợc ghi nhận trong bi ký. Hai bia ký tại Mỹ Sơn khắc năm
1081 và 1088 có nhắc đến vua Harivarman IV và em trai là vua Sri
Paramabodhisatva những ngƣời có công rất lớn trong việc xây dựng và phục hồi lại
các đền tháp trong vƣơng quốc Champa sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá:
“... Kẻ thù đã vào vƣơng quốc Champa, tự xƣng là những kẻ cầm quyền; đã cƣớp đi
tài sản của hoàng gia và của cải của chƣ thần; đã phá hủy đền thờ, tu viện, nơi an cƣ,
làng mạc và các tự viện khác cùng với ngựa, voi, trâu bò và mùa màng; đã hủy diệt
mọi thứ trong các tỉnh thành của vƣơng quốc Champa; đã cƣớp đoạt những ngôi đền
thờ thần Srisanabhadresvara và tất cả những phẩm vật mà các vị vua trƣớc kia đã
phụng hiến cho thần Srisanabhadresvara; đã vơ vét tất cả của cải của thần và cƣớp đi
những nhân sự tùy thuộc ngôi đền, các vũ nữ, nhạc công… những ngƣời phục dịch
cùng với tài sản trù phú của Srisanabhadresvara; ngôi đền bị cƣớp sạch và bỏ phế…
Rồi đức vua Vijaya Harivarmadeva yan Devatamurti lên ngôi. Ngài đã tiêu diệt hết
quân thù, phục hƣng lại Nagara Champa, và trùng tu ngôi đền của
Srisanabhadresvara… Vƣơng quốc Champa lại trở nên hƣng thịnh nhƣ xƣa …”
[88](5)
Phải chăng, các công trình kiến trúc đền tháp tại thung lũng Chiêm Sơn cũng
đƣợc xây dựng trong giai đoạn này trƣớc khi bị Chân Lạp chiếm đóng (năm 1129) ?
Mặc dù ngày nay chỉ còn lại dƣới dạng phế tích, nhƣng số lƣợng lớn các
kiến trúc cùng với các di vật và các tác phẩm điêu khắc đƣợc tìm thấy ở đây
cũng cho thấy sự hoàng tráng của khu di tích này trong lịch sử.
Tiểu kết chương 1
Trong cả hai giai đoạn nghiên cứu văn hóa Champa nói chung và gốm
Champa nói riêng, loại hình hiện vật Ngói Champa mới chỉ dừng ở mức độ báo
cáo, tƣ liệu. Chƣa có các nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt và sâu sắc về loại hình
5
“The enemy had entered into the kingdom of Champa and installed themselves as masters; having
taken possession of all the royal property and the wealth of the gods; having pillaged the temples, the
monasteries, the salas, cells, hermitages, villages and various edifices together with the horses,
elephants, padatis (infantry?), oxen, buffaloes, and the crops; having ravaged everything in the
provinces of the kingdom of Champa; having plundered the temples of Srisanabhadresvara and all
that the kings of past times had granted as endowments to Srisanabhadresvara; having taken all the
riches of the god and carried away the men belonging to the temple, the dancers, musicians ...
servants, together with the various properties of Srisanabhadresvara; the temple remained empty and
devoid of worship as the .
….. Then His Majesty Vijaya Sri Harivarmadeva, yan Devatamurti ascended the throne. He
completely defeated the enemies, proceeded to the Nagara Champa, and restored the temple of
Srisanabhadresvara ... The kingdom of Champa became prosperous as of old ... ” (Majumdar 1989:
III, 160).
hiện vật này.
Cho đến nay, Triền Tranh là di tích phát hiện đƣợc nhiều di vật ngói Champa
nhất. Trong lòng các phế tích kiến trúc đã thu đƣợc nhiều ngói Champa. Điều này
khẳng định xƣa kia các kiến trúc này có mái lợp bằng ngói.
Theo tầng văn hóa, niên đại của khu di tích Triền Tranh đang đƣợc tạm
thời xác định thuộc các phong cách nghệ thuật thế kỷ 11-13.
CHƢƠNG 2
HỆ THỐNG CÁC NHÓM NGÓI
PHÁT HIỆN Ở DI TÍCH TRIỀN TRANH
I. Phân loại
Theo thống kê, (Bảng 1)tổng số hiện vật ngói thu đƣợc trong cuộc khai
quật ở Triền Tranh có 20.069 hiện vật trên tổng số 74.374,chiếm 26,98%. Trong
đó có 11.699 hiện vật có thể nghiên cứu, còn lại 8.358 mảnh vỡ không có đủ
thông số để chỉnh lý và nghiên cứu.
Để phân loại theo chất liệu, độ nung… hoặc là chƣa đủ thông tin, hoặc loại
khá đồng nhất, rất khó đƣa ra tiêu chí. Vì vậy, chúng tôi dựa vào công năng của
ngói để phânthành hai loại 2 loại ngói Lợp và ngói Trang trí. Từ đó, lại căn cứ
vào hình dáng, bộ phận (mũi, đuôi) và kích thƣớc để chia ra các kiểu - loại chi
tiết/nhỏ hơn.
I.1. Ngói Lợp:Là loại hình vật liệu dùng để bảo vệ các công trình xây dựng khỏi
nắng, mƣa, gió bão(6)
. Theo hình dáng mặt cắt ngang ngói, có thể chia thành
hailoạikhácnhau: Phẳng và Cong.(Bảng 2).
6
Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Hà Nội: LỢP là: “Làm cho đƣợc phủ kín
bên trên bằng một vật liệu thích hợp”Nxb Hà Nội – Đà Nẵng,2001, tr.588.
Biểu đồ so sánh tỷ lệ hiện vật
1.1. Ngói Phẳng
Đây là nhóm ngói có số lƣợng nhiều nhất với 9.944 hiện vật, chiếm
85,013% tổng số hiện vật ngói. Một viên ngói Phẳng của Champa luôn có 03 bộ
phận: Mũi-Thân và Đuôi ngói. Các mảnh thân ngói ít có khác biệt, nên chúng
tôi phân loại nhóm ngói này theo các bộ phận Mũi và Đuôi:
1.1.1.Mũi ngói:Có 3.789 hiện vật, chiếm 32,39%, trong đó có28 viên nguyên
dáng và 3761 mảnh vỡ.
Theo hình dáng, các hiện vật thuộc về bộ phận mũi ngói ở di tích Triền
Tranh có thể chia thành 03 loại: mũi nhọn, mũi tròn và mũi bằng.
1.1.1.1. Mũi nhọn: Các mũi ngói dạng này có hình một tam giác cân (vì thế
trƣớc nay có thuật ngữ “ngói mũi lá”). Có số lƣợng 2.134 hiện vật, chiếm tỷ lệ
56,32%.(Bảng 3)
Loại mũi ngói nhọn lại đƣợc phân thành các tiểu loại:Tiểu loại 1: Phần tiếp
giáp giữa mũi ngói và thân ngói có khấc ở hai bên. Tiểu loại 2: Mũi ngói nhọn
không có khấc ở hai bên.
Trong ghi chép ngắn về ngói Champa tìm đƣợc ở Pô Nagar (Nhà Trang)
H.Parmentier có bản vẽ ghi nhận 02 viên thuộc hai loại có khấc và không có
khấc. [104]
Tiểu loại 1 Tiểu loại 2
Bản ảnh về hai tiểu loại Có khấc và Không có khấc
ở phần tiếp giáp giữa mũi ngói và thân ngói
1.1.1.1.1. Có khấc
Mặc dù có đôi điểm khác biệt về độ nung, nhƣng nhóm ngói thuộc tiểu loại
này rất giống nhauvề hình dáng. Do đó, chúng tôidùng tiêu chí kích thƣớc chiều
rộng bản ngói để chia làm 4 kiểu.
Kiểu 1: Kích thước < 6,0cm: Có số lƣợng ít nhất, chỉ có 3 tiêu bản gần
nguyên, với phần mũi ngóihình tam giác cân, móc ngói uốn vuông góc với thân.
Đây là loại ngói có kích thƣớc nhỏ nhất trong trong toàn bộ nhóm ngói phẳng và
mới chỉ thấy xuất hiện ở di tích Triền Tranh.
Xƣơng ngói là đất sét mịn, có độ nung thấp, thƣờng thôi bột đất nung màu
hồng nhạt và màu trắng xám, đƣợc làm bằng khuôn, thƣờng để lại dấu sửa ở
lƣng ngói.
Cụ thể:
Tiêu bản 015.TT.H26.L1.01 thân ngói hình chữ nhật, móc ngói cao 1,2cm.
Giữa thân và móc ngói gập lại tạo thành góc tù. Đƣợc làm bằng đất sét pha cát
thô. Kích thƣớc (dài x rộng x dày): 14,8cm x 5,1cm x 0,3cm (Bản ảnh-bản vẽ
12, hình 1).
Tiêu bản 015.TT.H25.49 dài 11,5cm - rộng 5cm - dày 0,4cm. Bị vỡ một
phần đầu mũi nhọn, có tạo gờ hai bên, mũi dài còn lại khoảng 2,5cm. Chất liệu
đất sét pha cát mịn, (Bản ảnh-bản vẽ 12, hình 2).
Kiểu 2: Kích thước 6,0 -7,0cm: Có 248 hiện vật, về hình dáng giống kiểu
1 nhƣng độ nung cao hơn nên mặt ngói cứng đanh. Bên cạnh những viên đƣợc
làm bằng đất sét mịn pha nhiều hạt laterite, có nhiều viên có những vân sét
trắng.
Theo kích thƣớc bề dày bản ngói,có hai phụ kiểu rất khác nhau:
Phụ kiểu 1: Độ dày thân ngói dƣới 1cm. Có 206 hiện vật, chiếm 15% tổng
số hiện vật kiểu 2. Với các viên nguyên/đủ dáng, mấu cài đƣợc uốn cong vuông
góc. Xƣơng ngói có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ nhạt. Mặt ngói đanh chắc
chứng tỏ độ nung khá cao.
Cụ thể:
Tiêu bản 015.TT.H27.L3.50 dài 20cm, rộng 6,6cm, dày 1cm;có mũi nhọn
hình chữ V dài 7cm. (bản ảnh-bản vẽ 12, hình 4).
Tiêu bản 015.TT.H27.L3.11 có kích thƣớc 27cm x 8cm x 0,9cm. Đuôi
ngóicó móc ngói cao 3cm. (bản ảnh-bản vẽ 12, hình 5).
Phụ kiểu 2: Dày từ 1,3cm đến 2cm. Có 42 tiêu bản chiếm 2,78% . Đuôi
ngói có móc ngói cao 2cm. Do có
kích thƣớc rất dày nên kiểu ngói này
có số lƣợng viên nguyên và đủ dáng
nhiều nhất trong toàn bộ đợt khai
quật.
Tại tích An Phú gần tháp Chiên
Đàn, phía nam Quảng Nam (có niên
đại khoảng thế kỷ X) loại ngói này
đƣợc phát hiện khá nhiều. Cuộc khai
quật đã làm xuất lộ đầu phía đông một phế tích cả dải ngói đổ ken dày, kéo dài
trên 100m. Có chỗ ngói vẫn đƣợc xếp thành hàng, khá đồng đều về màu sắc và
kích thƣớc. Theo Nguyễn Thƣợng Hỷ (Trung tâm quản lý Di tích và Danh thắng
Quảng Nam) cụm ngói này dƣờng nhƣ chƣa hề đƣợc sử dụng mà chỉ mới “tập
kết” tại đây. (Hình 7, bản ảnh-bản vẽ 13, hình 3-4).
Cụ thể:
Tiêu bản 015.TT.H27.L3.02 viên còn nguyên dài 27cm - rộng 6,8cm - dày
1,8cm. Mũi ngói nhọn hình chữ V, móc cài cao 2cm (Bản ảnh-bản vẽ 12: hình
6).
Tiêu bản 015.TT.H32.06 dài 26,5cm - rộng 6,9 cm - dày 2cm, viên ngói
đã bị gãy làm đôi. Đuôi ngói đƣợc uốn vuông góc dọc theo chiều ngang của
viên ngói, mũi hình chữ V. Ngói là đất sét pha cát mịn, xƣơng có màu vàng
nhạt.(Bản ảnh-bản vẽ 12, hình 7).
Ngoài những tiêu bản đƣợc nêu trên thì phụ kiểu này cũng xuất hiện nhiều
viên ngói còn nguyên và đủ dáng (Bản ảnh-bản vẽ 12, hình 8 và 9; bản ảnh-bản
Hình 7: Ngói ở di tích An Phú
(Nguồn: Trung tâm quản lý Di tích
và Danh thắng Quảng Nam)
vẽ 13, hình 1- 2).
Kiểu 3: Kích thước từ 7,0cm – 8,0cm: Có 513 hiện vật chiếm 33,97% tổng
số hiện vật, nhiều thứ hai trong nhóm ngói mũi nhọn.
Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H20.L3.30đã bị vỡ một phần, kích thƣớc còn lại
dài 17cm- rộng 7,3cm - dày 0,8cm. Đuôi ngói có móc ngói cao khoảng 1,8cm.
Ngói làm từ đất sét mịn, xƣơng có màu đỏ với nhiều hạt sét mầu nâu vàng (Bản
ảnh-bản vẽ 13, hình 5).
Kiểu 4: Có kích thước 8,0cm – 9,0cm: Số lƣợng 609 chiếm 40,33%, có số
lƣợng nhiều nhất trong toàn bộ nhóm ngói mũi nhọn. Đều là những mảnh vỡ
không có viên nguyên hoặc đủ dáng.
Cụ thể:
Tiêu bản 015TT.H19.54 đã bị vỡ có kích thƣớc dài18,3cm - rộng8cm -
dày 0,7cm. Trên mặt ngói có nhiều vết rạn, làm từ đất sét pha cát mịn khá đanh
chắc. (Bản ảnh-bản vẽ 13, hình 6).
Tiêu bản 015TT.H31.L2.36 đã bị vỡ kích thƣớc còn lại (dài x rộng x dày)
22,5cm x 7,8cm x 1,3cm. Mũi ngói hình tam giác cân, dài 7,9cm. Mặt dƣới ngói
hơi lõm, mặt trên có nhiều vết cắt. Trên thân cách mũi 16,6cm có lỗ chốt, đƣờng
kính 0,6cm. (Bản ảnh-bản vẽ 13, hình 7).
1.1.1.1.2. Không có khấc
Loại này có kích thƣớc lớn hơn tiểu loại 1, kích thƣớc chiều rộng lớn hơn
09cm. Bằng mắt thƣờng cũng thấy loại này thƣờng có độ nung cao hơn. Dựa
vào kích thƣớc chiều rộng, chúng tôi chia loại ngói này theo các kiểu sau:
Kiểu 1: Bản rộng 9,0cm – 10,0cm: Có số lƣợng nhiều nhất: 63 hiện vật,
chiếm 45,98% tổng số hiện vật tiểu loại 2.
Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H14.15 có kích thƣớc 17cm x 9,7cm x 1,4cm, mũi
ngói hình chữ Vdài 7cm. Dọc thân ngói, ở giữa hơi cong tạo thành rãnh. Xƣơng
ngói là đất sét pha cát- mịn. (Bản ảnh-bản vẽ 14, hình 1).
Kiểu 2: Bản rộng 10,0cm – 11,0cm: Có số lƣợng 31 hiện vật, chiếm
22,62% tổng số lƣợng hiện vật tiểu loại 2. Trong một số cuộc khai quật tại các
di tích Bánh Ít, An Thành, Gò Sành (Bình Định) cũng xuất hiện loại ngói có
chất liệu và kích thƣớc tƣơng tự (Bản ảnh-bản vẽ 14, hình 4-5).
Cụ thể: Tiêu bản 015.TT.H29.26 đã bị vỡ kích thƣớc còn lại (dài x rộng x
dày) 18,7cm x 10,7cm x 1,6cm. Mũi ngói hình tam giác, dài 7,2cm thân hơi
cong về phía mũi, mặt dƣới hơi lõm, mặt trên cong có gờ cao ở dọc thân ngói,
xƣơng ngói dày dần ra hai cạnh bên, mép cạnh bên đƣợc vuốt tròn. (Bản ảnh-
bản vẽ 14, hình 2).
Tiêu bản 015TT.H30.34 đã bị vỡ kích thƣớc (dài x rộng x dày) 17,5cm x
10,6cm x 1,4cm, mũi ngói hình tam giác dài 5,3cm. Mặt dƣới hơi cong, mỏng ở
giữa và dày dần ra hai cạnh bên. Phần mũi ngói ở mặt trên còn dấu vết vải khá
rõ. Ngói đƣợc làm bằng đất sét, pha cát, xƣơng có màu đỏ. (Bản ảnh-bản vẽ 14,
hình 3).
Kiểu 3: Bản rộng 11,0cm – 12.0cm: Có 36 hiện vật chiếm 26,27%, kiểu
này có hình dáng gần giống kiểu 3 cả về hình dáng và chất liệu.
Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H27.01 kích thƣớc 22cm x 11cm x 1,1cm; đã bị
gãy phần mũi ngói. Giữa móc ngói và thân ngói gập lại tạo thành góc vuông.
Ngói đƣợc tạo từ sét pha cát với nhiều hạt sét mầu nâu.(Bản ảnh-bản vẽ 15,
hình 1).
Tiêu bản 015TT.H30.20 bị vỡ chỉ còn lại phần mũi hình tam giác, dài
6,6cm, mỏng ở giữa và dày dần ra hai cạnh bên. Mép cạnh ở mặt trên đƣợc vuốt
tròn, mặt dƣới còn những dẻo đất thừa chƣa đƣợc cắt gọt trƣớc khi nung. Mặt
trên của ngói còn dấu vân tay. Kích thƣớc 17,5cm x 11,1cm x 1,6cm (Bản ảnh-
bản vẽ 15, hình 2).
Tiêu bản 015TT.H30.26 đã bị vỡ kích thƣớc còn lại 12,3cm x 11,4cm x 1,9cm;
mũi ngói hình tam giác, dài 7,5cm; mỏng ở giữa và cao, dày dần ra hai cạnh bên.
Mép cạnh ở mặt trên đƣợc vuốt tròn. (Bản ảnh-bản vẽ 15, hình 3).
Tiêu bản 015TT.H30.78 bị vỡ, có kích thƣớc 12,5cm x 11,4cm x 1,9cm,
mũi ngói hình tam giác, dài 6,6cm giữa thân ngói và mũi ngói ở hai cạnh bên
của mảnh ngói đƣợc vuốt hơi tròn. (Bản ảnh-bản vẽ 15, hình 4).
Kiểu 4: Bản rộng 12,0cm – >14cm: Có 7 hiện vật chiếm 5,10% tổng số
hiện vật của loại 2.
Cụ thể: Tiêu bản 015.TT.H29.53 thân hình chữ nhật, mũi hình tam giác,
dài 6,2cm; giữa thân ngói và mũi ngói ở hai cạnh bên của ngói đƣợc vuốt tròn.
Mặt dƣới mảnh ngói phẳng, mặt trên mỏng, thấp ở giữa dày, cao dần ra hai cạnh
bên. Bề mặt trên có màu nâu đen, mũi ngói còn dấu vết vải. Kích thƣớc 13,4cm
x 12,9cm x 1,1cm (Bản ảnh-bản vẽ 15, hình 5).
Tiêu bản 015TT.H30.39 mảnh mũi ngói hình tam giác, dài 6cm. Mặt dƣới
mảnh ngói hơi cong, có lớp nâu đen bám vào. Mặt trên tạo rãnh thấp, mỏng ở
giữa và dày dần ra hai cạnh bên, trên bề mặt có chỗ có dấu vết vải. Kích thƣớc
20,8cm x 12,8cm x 1,7cm (bản ảnh-bản vẽ 15, hình 6).
1.1.1.2. Mũi tròn:Phần mũi ngói đƣợc vê tròn hình bán nguyệt.
Tổng số thu đƣợc 1.031
tiêu bản, chiếm 10,36% tổng
số hiện vật mũi ngói đƣợc
phát hiện tại cuộc khai
quật(Bảng 4). Xƣơng ngói
tƣơng tự nhƣ loại có mũi
nhọn, đất sét tƣơng đối mịn,
ít cát và không lẫn nhiều tạp
chất. Loại này khá giống
nhau nên chúng tôi dùng
chiều rộng của ngói làm tiêu chí để chia ra làm các kiểu khác nhau.(Hình
8),(Bảng 6).
Kiểu 1. Bản rộng dưới 6cm: Gồm 14 hiện vật chiếm 1,35% trong tổng số
hiện vật nhóm mũi tròn.
Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H36.L2.20 còn đủ dáng, chỉ bị mất một phần mấu
Hình 8: Ngói múi tròn
(Nguồn: tác giả)
cài. Xƣơng là đất sét mịn, bề mặt có màu cam. Kích thƣớc: 17,5cm x 5,3cm x
0,7cm (Bản ảnh-bản vẽ 16, hình 1).
Tiêu bản 015TT.H26.L2.91 mũi ngói có hình bán nguyệt, ngói nhỏ. Đƣợc
làm từ đất sét pha cát mịn. Xƣơng ngói đanh, chắc. Kích thƣớc: 4,5cm x 5,5cm
x 0,7cm.
Tiêu bản 015TT.H5.L2.01 là một mảnh ngói mũi tròn, dài 6,5cm x rộng
4,8cm x dày 0,3cm. Trên mặt ngói có một vạch chạy theo vành mũi ngói dài
khoảng 0,2cm. Đƣợc làm bằng đất sét pha cát, xƣơng ngói mịn có màu đỏ gạch.
(Bản ảnh-bản vẽ 16, hình 3).
Tiêu bản 015TT.H20-L3-49 ngói có mũi hình bán nguyệt. Chất liệu đất sét
pha cát mịn. Kích thƣớc:10cm x 4,7cm x 0,2cm.
Kiểu 2. Bản rộng 6,0cm – 7,0cm: Có số lƣợng 100 hiện vật chiếm 8,72% ,
dựa vào độ dày của ngói chia thành 2 phụ kiểu sau:
Phụ kiểu 1: dày dƣới 1cm, có 90 hiện vật .
Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H4-34 mảnh mũi ngói hình bán nguyệt. Đƣợc làm
bằng đất sét pha cát mịn, xƣơng ngói mịn. Kích thƣớc (dài x rộng x dày). 14cm
x 6,6cm x 0,8cm (bản ảnh-bản vẽ 16, hình 4).
Tiêu bản 015.TT.H1.72, mảnh mũi ngói, bề mặt ngói không nhẵn. Ngói
đƣợc làm từ đất sét pha cát, có nhiều các hạt laterit. Kích thƣớc: 11,4cm x
6,8cm x 0,6cm (bản ảnh-bản vẽ 16, hình 5).
Tiêu bản 015TT.H26.L2-65 là một mảnh mũi ngói có phần mũi đƣợc tạo
nhƣ hình cánh sen. Ngói nhỏ và mỏng, mũi hơi vênh. Xƣơng ngói mịn, chắc, bề
mặt ngói màu nâu đỏ. Kích thƣớc: 9,2cm x 5,1cm x 0,6cm (Bản ảnh-bản vẽ 16,
hình 6).
Tiêu bản 015TT.H19.45 mảnh mũingói, mũi hình bán nguyệt. Trên mặt ngói
có một vết lõm nhỏ ở dƣới mũi ngói, dài khoảng 1,3cm. Xƣơng ngói mịn, chắc.
Kích thƣớc 7,6cm x 6,4cm x 0,4cm (Bản ảnh-bản vẽ 16, hình 7).
Tiêu bản 015TT.H19.43 mảnh mũi ngói có phần mũi ngói tròn đều.Chất
liệu đƣợc làmđất sét pha cát có màu trắng xám. Kích thƣớc: 7,9cm x 6,8cm x
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf

More Related Content

Similar to Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...Hao Duong Van
 
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hìnhĐề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hìnhDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long
Đề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử LongĐề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long
Đề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử LongDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn nataliej4
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...Chau Duong
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.ssuser499fca
 
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdfntk2692005
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhluanvantrust
 

Similar to Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf (20)

HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÓNG XẠ TRONG HOẠT ĐỘNG THĂM DÕ, KHAI THÁC QUẶNG ĐẤT H...
 
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếmMôi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
Môi trường phóng xạ trong hoạt động thăm dò, khai thác quặng đất hiếm
 
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếmLuận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
Luận văn: Môi trường phóng xạ trong khai thác quặng đất hiếm
 
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam ĐảoSinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
Sinh kế của người Sán Dìu ở vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo
 
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hìnhĐề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
Đề xuất định hướng sinh kế bền vững với bảo tồn tài nguyên địa hình
 
Đề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long
Đề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử LongĐề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long
Đề tài: Bảo tồn các giá trị của tài nguyên địa hình ở Vịnh Bái Tử Long
 
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng NinhĐề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
Đề tài: Khu di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục tại Quảng Ninh
 
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOTLuận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
Luận văn: Ứng dụng GIS nghiên cứu ô nhiễm bụi ở thị xã, HOT
 
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
Xây dựng bản đồ ngập lụt vùng hạ lưu lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn
 
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú ThọDi sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
 
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông TiềnLuận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
Luận án: Khả năng tích lũy đồng và chì trong nghêu nuôi ở sông Tiền
 
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA,  CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
CHUYÊN ĐỀ “CÀ PHÊ” - CÂU CHUYỆN CƯỜI, CÂU CHUYỆN Ý NGHĨA, CÂU ĐỐ VUI, CÂU ĐỐ...
 
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
Luận văn: Khai thác các giá trị văn hóa của nghệ thuật chèo cổ ở Vùng Đồng bằ...
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đPhát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
Phát triển Du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia U Minh Thượng, 9đ
 
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đQuản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
Quản lý quy hoạch xây dựng tại khoảnh 3- tiểu khu 210c, HAY, 9đ
 
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
1805vdla053_phan_thi_theu_kltn_theu_phan_4863.pdf
 
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đLuận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu đặc tính hóa lý của nước ngầm, HAY, 9đ
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN MỜ NƠRON CHO LÒ ĐIỆN TRỞ SỬ DỤNG THUẬT TOÁN...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 

Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----o0o---- NGUYỄN VĂN MẠNH Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam) CHUYÊN NGÀNH: KHẢO CỔ HỌC MÃ SỐ: 60220317 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hồng Kiên Hà Nội, 10 - 2018
  • 2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT....................................... 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ,.............................................. 7 KHÔNG ẢNH, BẢN ẢNH, BẢN VẼ, BẢN DẬP.......................................... 7 MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ......................... 10 MỞ ĐẦU......................................................................................................... 14 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn............................................................ 14 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 14 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 15 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 16 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 16 6. Đóng góp của luận văn........................................................................... 17 7. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 17 CHƢƠNG MỘT ............................................................................................. 19 TỔNG QUAN TƢ LIỆU ................................................................................ 19 1.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu về loại hình ngói của Champa ...... 19 1.1. Trước năm 1975....................................................................................................19 1.2. Sau 1975 đến nay..................................................................................................20 1.2.1. Các khóa luận cử nhân khảo cổ học .................................................................20 1.2.2. Các báo cáo điều tra, khảo sát, khai quật KCH................................................21 1.2.3. Các nghiên cứu chung về gốm Champa ............................................................26 1.2.4. Các chuyên khảo về ngói Champa.....................................................................28 1.2. Việc phát hiện và nghiên cứu di tích Triền Tranh................................ 29 1.2.1. Vị trí và các di tích liên quan.............................................................................29 1.2.2- Di tích Triền Tranh............................................................................................32 CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 40 HỆ THỐNG CÁC NHÓM NGÓI................................................................... 40 PHÁT HIỆN Ở DI TÍCH TRIỀN TRANH .................................................... 40 I. Phân loại ...................................................................................................... 40
  • 3. I.1. Ngói Lợp ............................................................................................... 40 1.1. Ngói Phẳng ........................................................................................... 41 1.1.1.Mũi ngói..............................................................................................................41 1.1.1.1. Mũi nhọn.........................................................................................................41 1.1.1.1.1. Có khấc ........................................................................................................42 1.1.1.1.2. Không có khấc..............................................................................................44 1.1.1.2. Mũi tròn ..........................................................................................................46 1.1.1.3. Mũi bằng- hình chữ nhật.................................................................................50 1.1.2. Đuôi ngói ...........................................................................................................52 1.1.2.1. Móc ngói uốn vuông góc với thân...................................................................52 1.1.2.2. Móc ngói dạng hình hộp .................................................................................56 1.2. Ngói Cong............................................................................................. 57 1.2.1. Lưng ngói trơn ...................................................................................................57 1.2.2. Lưng ngói có các rãnh, gờ.................................................................................58 I.2. Trang trí trên mái................................................................................... 59 2.1. Ngói Bẹ..................................................................................................................59 2.1.1. Ngói Bẹ mũi thẳng ............................................................................................59 2.1.2. Ngói Bẹ mũi cong...............................................................................................60 2.2. Trang trí hình trụ..................................................................................................61 2.3. Trang trí hình sừng bò..........................................................................................63 I.3. Vài nhận định về chất liệu, kỹ thuật và niên đại................................... 63 3.1. Chất liệu................................................................................................................63 3.2. Kỹ thuật làm ngói..................................................................................................64 3.3. Về niên đại ............................................................................................................65 Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................... 66 CHƢƠNG BA................................................................................................. 67 NGÓI CHAMPA.............................................................................................. 67 VÀ NGÓI TRONG CÁC NỀN KIẾN TRÚC LÁNG GIỀNG ...................... 67 1.1. Giả thiết về kỹ thuật lợp ngói Champa................................................. 67 1.1.1. Kỹ thuật lợp ngói ở thân mái .............................................................................67 1.1.2.Vấn đề chân mái..................................................................................................69 1.1.3. Về ngói úp nóc ...................................................................................................69
  • 4. 1.2. Di vật ngói trong các nền kiến trúc khác:............................................. 70 1.2.1. Ngói Đại Việt ....................................................................................................70 1.2.2. Văn hóa Óc Eo...................................................................................................72 1.2.3. Malaysia.............................................................................................................74 1.2.4: Thái Lan, Lào và Campuchia ............................................................................74 1.2.5: Inđônesia ...........................................................................................................75 1.2.6. Nam Ấn Độ.........................................................................................................75 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................... 76 KẾT LUẬN.................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 78 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 89
  • 5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên, Quảng Nam)là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018. Tác giả luận văn Nguyễn văn Mạnh
  • 6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 015.TT.H1.L1.01 : Ký hiệu hiện vật khai quật Triền Tranh 015.TT.ST : Ký hiệu hiện vật sƣu tầm 015.TT.KS : Ký hiệu hiện vật khảo sát BTQN : Bảo tàng Quảng Nam BTNH : Bảo tàng Nhân học,Trƣờng ĐHKHXH&NV, ĐHQG HàNội BTSHCP : Bảo tàng Sa Huỳnh Champa DX : Duy Xuyên h. : huyện h. : hình HN : Hà Nội HS : Hồ sơ (Tài liệu Viện Khảo cổ học) KS : khảo sát Nxb : Nhà xuất bản NVH : Nhà Văn hóa NPHMVKCH : Những phát hiện mới về khảo cổ học TT : Triền Tranh t. : tỉnh tr. : trang UBND : Ủy ban nhân dân x. : xã
  • 7. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, KHÔNG ẢNH, BẢN ẢNH, BẢN VẼ, BẢN DẬP Bảng thống kê: Bảng 1 Tổng hợp các loại hình hiện vật thu đƣợc ởTriền Tranh. Bảng 2 Tổng hợp loại hình ngói ở Triền Tranh. Bảng 3 Thống kê ngói mũi nhọn. Bảng 4 Thống kê ngói mũi tròn. Bảng 5 Thống kê đuôi ngói. Bảng 6 Thống kê kích thƣớc ngói. Bản đồ và sơ đồ: Bản đồ 1 Các di tích Champa ở Việt Nam. Bản đồ 2 Huyện Duy Xuyên trong tỉnh Quảng Nam. Bản đồ 3 Các di tích Champa ở huyện Duy Xuyên . Bản đồ 4 Di tích Chiêm Sơn trong ghi chép của H.Parmentier. Bản đồ 5 Các địa điểm KCH phát hiện đƣợc đinh ngói in mặt hề. Bản đồ 6 Các địa điểm KCH phát hiện đƣợc ngói phẳng. Bản đồ 7 Một số địa điểm phát hiện đƣợc ngói phẳng ở Việt Nam và Đông Nam Á. Không ảnh: Không anh 1 Di tích Triền Tranh trong tổng thể với khu di tích Trà Kiệu Và Mỹ Sơn. Không ảnh 2 Cụm di tích Triền Tranh trong thung lũng Chiêm Sơn Tây. Không ảnh 3 Vị trí các hố khai quật ở di tích Triền Tranh. Không ảnh 4 Tuyến đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chạy qua di tích Triền Tranh và vị trí hố khai quật. Bản ảnh – Bản vẽ Bản ảnh– Bản vẽ 01 Di tích Gò Lồi. Bản ảnh – Bản vẽ 02 Di tích Chùa Vua. Bản ảnh – Bản vẽ 03 Lingadi tích Chùa Vua tại Bảo Tàng Duy Xuyên, Dấu vết gạch ngói tại di tích Gò Gạch. Bản ảnh – Bản vẽ 04 Hiện trạng di tích Triền Tranh, Đế trụ điêu khắc voi di tích triền Tranh. Bản ảnh – Bản vẽ 05 Dấu tích hố gia cố chân cột ở tầng văn hóa sớm, bản vẽ
  • 8. mặt bằng tầng văn hóa sớm . Bản ảnh – Bản vẽ 06 Dấu tích hạt thóc cháy trong tầng văn hóa sớm. Bản ảnh – Bản vẽ 07 Dấu tích đƣờng đi và dấu tích nhà trongtầng văn hóa Giữa. Bản ảnh – Bản vẽ 08 Gốm sứ Trung Quốc. Bản ảnh – Bản vẽ 09 Gốm Islam. Bản ảnh – Bản vẽ 10 Ngói ở hố khai quật H4. Bản ảnh – Bản vẽ 11 Dấu tích tƣờng bao ở tầng văn hóa muộn. Bản ảnh – Bản vẽ 12 Ngói mũi nhọn có khấc. Bản ảnh – Bản vẽ 13 Ngói mũi nhọn có khấc; kiểu 2, kiểu 3, kiểu 4. Bản ảnh – Bản vẽ 14 Ngói mũi nhọn không có khấc; kiểu 1, kiểu 2. Bản ảnh – Bản vẽ 15 Ngói mũi nhọn không có khấc; kiểu 3, kiểu 4. Bản ảnh – Bản vẽ 16 Ngói mũi tròn; kiểu 1, kiểu 2. Bản ảnh – Bản vẽ 17 Ngói mũi tròn; kiểu.3, kiểu.4. Bản ảnh – Bản vẽ 18 Ngói mũi tròn; kiểu.4, kiểu.5, kiểu.6. Bản ảnh – Bản vẽ 19 Ngói mũi tròn; kiểu.7, kiểu 7 Bản ảnh – Bản vẽ 20 Ngói mũi bằng-hình chữ nhật; kiểu 1, kiểu 2 Bản ảnh – Bản vẽ 21 Ngói mũi bằng-hình chữ nhật; kiểu 2. Bản ảnh – Bản vẽ 22 Ngói mũi bằng-hình chữ nhật; Loại 2. Bản ảnh – Bản vẽ 23 Đuôi ngói; Kiểu 1. Bản ảnh – Bản vẽ 24 Đuôi ngói; kiểu 2,kiểu 3. Bản ảnh – Bản vẽ 25 Đuôi ngói; kiểu 4, kiểu 5, kiểu 6, kiểu 7 Bản ảnh – Bản vẽ 26 Đuôi ngói; kiểu 8, kiểu 9 Bản ảnh – Bản vẽ 27 Đuôi ngói; Loại 2 Bản ảnh – Bản vẽ 28 Ngói Bò lƣng ngói trơn; Bản ảnh – Bản vẽ 29 Ngói Bòlƣng ngói có rãnh, gờ Bản ảnh – Bản vẽ 30 Ngói Bòlƣng có rãnh, gờ và ngói Bẹ mũi thẳng. Bản ảnh – Bản vẽ 31 NgóiBẹ mũi cong. Bản ảnh – Bản vẽ 32 Trang trí hình trụ; kiểu 1, kiểu 2 Bản ảnh – Bản vẽ 33 Trang trí hình trụ và trang trí hình sừng bò. Bản ảnh – Bản vẽ 34 Chuẩn bị đất làm gạch, ngói ở làng gốm Thanh Hà, Hội An. Bản ảnh – Bản vẽ 35 Làm ngói ở làng gốm Thanh Hà, Hội An. Bản ảnh – Bản vẽ 36 Bộ dụng cụ làm ngói tại làng gốm Thanh Hà Hội An. Bản ảnh – Bản vẽ 37 Dấu vết kỹ thuật trên ngói. Bản ảnh – Bản vẽ 38 Một số ký hiệu trên gốm Champa, Tam Thọ (Thanh Hóa): và gò Tƣ Trăm (An Giang).
  • 9. Bản ảnh – Bản vẽ 39 Ký hiệu trên ngói ở Triền Tranh. Bản ảnh – Bản vẽ 40 Ký hiệu trên ngói Triền Tranh. Bản ảnh – Bản vẽ 41 Ký hiệu trên ngói Triền Tranh. Bản ảnh – Bản vẽ 42 Ngói ghi Hán tự ở Triền Tranh và Mỹ Sơn. Bản ảnh – Bản vẽ 43 Giả thuyết lợp mái Champa. Bản ảnh – Bản vẽ 44 Hình vẽ của H.Parmentier giả định về bộ mái của một số Mandapa ở Mỹ Sơn và Nha Trang Bản ảnh – Bản vẽ 45 Sơ phác về cách lợp ngói của Linh mục Nguyễn Trƣờng Thăng Bản ảnh – Bản vẽ 46 Hình ảnh 3D về cách thức lợp ngói Champa của Ishii Ryuta Bản ảnh – Bản vẽ 47 Bản vẽ dựng lại cách lợp mái Champa và Mái nhà Sang-lâm/nhà Lẫm của ngƣời Chăm (đƣợc dựng lại ở Bảo tàng Dân tộc) Bản ảnh – Bản vẽ 48 Cách lợp mái nhà Sang-lâm/nhà Lẫm của ngƣời Chăm (đƣợc dựng lại ở Bảo tàng Dân tộc) và Bản vẽ dựng lại cách lợp mái Champa Bản ảnh – Bản vẽ 49 Ngói đục lỗ ở phế tích của Mandapa thuộc nhóm đền- tháp Bánh Ít (Bình Định) và ở nhóm đền-tháp Hòa Lai Bản ảnh – Bản vẽ 50 Bản vẽ lợp mái nhà Champa và bản vẽ giả thuyết về cách lợp chân mái nhà Champa. Bản ảnh – Bản vẽ 51 Ngói phẳng mũi nhọn ở Hoa Lƣ . Bản ảnh – Bản vẽ 52 Nhóm ngói Phẳng ở Đại Việt. Bản ảnh – Bản vẽ 53 Ngói phẳng mũi tròn và mũi nhọn ở Đại Việt. Bản ảnh – Bản vẽ 54 Ngói phẳng hình lá và mũi bằng Văn hóa Óc Eo. Bản ảnh – Bản vẽ 55 Loại hình ngói phẳng mũi bằng Văn hóa Óc. Bản ảnh – Bản vẽ 56 Ngói trang trí Văn hóa Óc Eo. Bản ảnh – Bản vẽ 57 Ngói ống và ngói phẳng Văn hóa Óc Eo. Bản ảnh – Bản vẽ 58 Ngói phẳng ở Thung Tuck phía Tây bắc bán đảo Malaysia. Bản ảnh – Bản vẽ 59 Loại hình ngói phẳng ở Campuchia. Bản ảnh – Bản vẽ 60 Loại hình ngói phẳng ở Thái Lan Và Nam Ấn Độ.
  • 10. MỘT SỐ THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 1- Các nhà Champa học đã sử dụng nhiều thuật ngữ Champa(hoặc Sanskrit), chúng tôi xin dẫn lại ở đây một số thuật ngữ, để tạo đồng thuận. 2- Hiện chƣa có một danh mục tên gọi gốc Chăm về các cấu kiện kiến trúc Champa, nên chúng tôi buộc phải sử dụng một số thuật ngữ tƣơng tự của kiến trúc Việt. Amaràvatì : Là một tiểu quốc Champa xuất hiện trong văn bia của Java Harivarmadeva tại Mỹ Sơn (C.101) khoảng năm 1157 và tại Po Nagar Nha Trang (C.30) năm 1160 (Southworth 2000: 237-38), là khu vực hạ lƣu sông Thu Bồn bao gồm Mỹ Sơn là thánh địa, Trà Kiệu là hoàng thành và Đại Chiêm hải khẩu là cảng-thị. Danh hiệu này đƣợc phiên âm là A-mu-la-bu [A-mộc-lạt-bổ] trong Minh sử khoảng năm 1481/1482 [88]. Bờ Nóc: Nơi hai mặt mái chính (trƣớc và sau) gặp nhau, đƣợc phủ bằng ngói úp nóc/ngói Bò. (nơi hai mặt mái chính và mái bên gặp nhau đƣợc gọi là bờ Dải) Cổ ngói: Thuật ngữ chỉ phần thu nhỏ của viên ngói cong, khi lợp sẽ đƣợc gài vào trong phần đầu của một viên ngói cong khác. Nhiều khi là liền một bản ngói, nhiều khi là mảng đất sét đƣợc gắn thêm trong quá trình chế tác. Chân mái: Phần lợp những hàng ngói đầu tiên, nơi nƣớc mƣa từ mái chảy xuống (dân gian Việt gọi là “giọt gianh”). Đuôi ngói: Một trong ba bộ phận của một viên ngói Champa (cùng với Thân, Mũi ngói). Bộ phận này rất quan trọng trong kỹ thuật lợp mái vì là phần có móc ngói. Đinh ngói: Hay còn gọi là đầu ngói lànhững trang trí bằng đất nung, hình tròn, có in nổi hoa văn. Phần sau diện trang trí đó đƣợc vuốt nhỏ dần để có thể liên kết với những viên ngói cong đầu tiên ở chân mái.
  • 11. Linga: Bộ sinh thực khí, tƣợng trƣng cho thần Siva, biểu tƣợng dƣơng tính (kết hợp với yoni, biểu tƣợng âm tính) tƣợng trƣng cho năng lực sáng tạo. Linga trong điêu khắc Champa thƣờng có ba phần: Phần dƣới hình vuông, tƣợng trƣng cho thần Brahma; phần giữa hình bát giác, tƣợng trƣng cho thần Visnu; phần trên hình tròn, tƣợng trƣng cho thần Siva. [89]. Lưng ngói: Mặt trên của loại ngói có mặt cắt cong. Đối nghịch là Bụng ngói (mặt dƣới viên ngói). Mandala (circles of kings): Là một thuật ngữ đƣợc các nhà nghiên cứu dùng để diển tả một hệ thống chính trị kinh tế đã đƣợc phát hiện tại hầu hết các quốc gia cổ ở Đông Nam Á. Mandala là vƣơng quốc bao gồm nhiều tiểu vƣơng quốc hoặc lãnh chúa. Trong mỗi tiểu quốc của mandala có một vị tiểu vƣơng thƣờng đƣợc thần linh hóa và tự xƣng là lãnh đạo của các thủ lĩnh khác, mà trên lý thuyết, đó là những thuộc hạ và chƣ hầu của họ. Mỗi tiểu vƣơng trong mandala là ngƣời duy nhất có đặc quyền đƣợc nhận cống phẩm mang đến bởi các sứ thần và là ngƣời có uy quyền tối cao lãnh đạo quân đội. Cũng luôn luôn có khả năng xảy ra những tình trạng là một vài vị thủ lĩnh trong mandala có quyền từ chối vai trò chƣ hầu của họ và cố xây dựng cho riêng họ một hệ thống chƣ hầu mỗi khi họ có cơ hội nổi dậy. Để ngăn ngừa tình trạng này, tiểu vƣơng trong mandala ứng xử với các chƣ hầu bằng cách không can thiệp vào nội bộ của những thủ lĩnh địa phƣơng để giữ một khoảng cách tƣơng đối với thủ phủ, và tạo những mối quan hệ hôn nhân hoặc mời họ tham gia vào ứng thí đại biểu của hoàng gia, v.v. [88] Mandapa: Là loại nhà dài, mái lợp ngói, có hai cửa chính mở về hƣớng đông-tây và nhiều cửa sổ trên hai mặt tƣờng bắc, nam. Đây là một tiền đình để tĩnh tâm, cầu nguyện, chuẩn bị lễ vật, múa hát thiêng v.v.. trƣớc khi hành lễ thánh tẩy tại kalan. Mandapa Champa có ba loại: 1) không có tƣờng bọc kín mà chỉ sử dụng những hàng cột lớn bằng gạch hoặc đá để chống đỡ mái ngói, nhƣ ở Pô Nagar Nha Trang, Đồng Dƣơng v.v...; 2) có tƣờng bọc kín và trổ nhiều cửa
  • 12. sổ nhƣ ở Mỹ Sơn D1, D2 v.v..; 3) dùng những hàng cột gỗ để đỡ mái, nhƣ ở Pô Kloong Garai. [88]. Mấu cài: Là loại mấu có dạng hình trụ nhọn, đƣợc gắn ở chính giữa phần đuôi của loại hình ngói Bẹ. Mè: là những thanh gỗ nhỏ, gác vuông góc trên rui, song song với hoành và cũng chạy suốt chiều dọc mái nhƣ hoành. Trong kiến trúc Việt, cấu kiện này chủ yếu có tác dụng chống việc xô, tụt ngói. Nhƣng trong bộ mái Champa, mè là cấu kiện quan trọng của bộ mái, nhằm tạo liên kết khi lợp ngói.[61] Móc ngói: Bộ phận ở đuôi loại ngói Phẳng, có công năng liên kết ngói với mè gỗ. Mũi ngói: Bộ phận ở loại ngói Phẳng. Trƣớc nay thƣờng chỉ phát hiện loại mũi nhọn, nên có thuật ngữ “ngói mũi lá”. Cuộc khai quật ở di tích Triền Tranh thu đƣợc những mũi ngói nhiều hình dạng: Nhọn, Tròn, Bằng... Ngói Champa: Sau những phát hiện mới ở Triền Tranh, rõ ràng mũi ngói Champa không chỉ có một loại mũi nhọn. Vì vậy chúng tôi đề xuất một tên gọi chung, thay cho “ngói mũi lá”, để định danh loại ngói Phẳng đặc trƣng của kiến trúc Champa, luôn luôn có chiều dài lớn gấp nhiều lần (ít nhất là gấp 3) so với chiều rộng bản ngói. Ngói Phẳng: Là một loại ngói lợp mái, có mặt cắt ngang hình chữ nhật, mặt ngói phẳng. Cấu tạo chung của nhóm ngói Phẳng đều là một tấm đất nung hình chữ nhật, mặt trên để phẳng, mặt dƣới (bụng ngói) đƣợc tạo móc ngóibằng cách bẻ cong gần nhƣ vuông góc toàn bộ chiều ngang của đuôi ngói thành móc ngói. Ngói Cong: Là loại ngói có mặt cắt ngang cong hình cánh cung hoặc hình bán nguyệt.Gồm ba loại: Ngói Ống (viên úp khác viên ngửa) và ngói Âm-Dương (viên ngửa và viên úp giống nhau. Hai loại này dùng lợp ở phần thân mái) và loại thứ ba là ngóiBò (lợp ở nơi hai mặt mái gặp nhau). Trong ngói Bò còn có một loại đặc biệt là ngói Bẹ: Là loại ngói có mũi ngói cong và vƣơn cao, dùng để lợp ở phần cuối cùng nơi tiếp giáp của hai mặt mái. Rui: là những thanh gỗ mỏng (kích thƣớc theo mặt cắt thƣờng là 0,02 m x
  • 13. 0,10 m ; dài tuỳ ý ) rải nằm vuông góc trên thân các hoành mái, chạy theo chiều dốc của mái. Khoảng cách giữa các thanh rui đƣợc xác định tuỳ theo kích thƣớc của ngói lợp, nhƣng thƣờng nhỏ hơn hay bằng chiều rộng của rui. Công năng của cấu kiện này là tạo nên mặt phẳng để lợp ngói. [61] Vijaya: Địa danh xuất hiện trong một bia ký của Jaya Harivarmadeva tìm thấy tại Po Nagar Nha Trang (C.30, A2) khoảng năm 1160 và thƣờng đƣợc đề cập đến trong thƣ tịch cổ Việt Nam với danh hiệu là Trà Bàn/Chà Bàn hay Đồ Bàn hoặc Phật Thệ (Đào Duy Anh 1964: 174-76) là địa vực nằm trong tỉnh Bình Định ngày nay. Đƣơng thời, tiểu quốc này đƣợc thƣ tịch Trung Hoa gọi là Tân Châu để phân biệt với Cựu Châu hay Amaràvatì ở vùng Quảng Nam ngày nay. [88] Ngói Liệt: Là một loại ngói Việt, phổ biến ở Huế, từ đầu thế kỷ 19. Bản ngói hình chữ nhật, mỏng, phẳng/không có mũi nhô lên, nhƣ thƣờng thấy. Có ý kiến cho rằng loại ngói này có nguồn gốc từ ngói Champa.
  • 14. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Ngói là một loại hình vật liệu kiến trúc đặc biệt, là một trong những đối tƣợng nghiên cứu của Khảo cổ học. Việc nghiên cứu loại hình vật liệu này không chỉ đóng góp vào việc tìm hiểu về kết cấu bộ mái của các công trình kiến trúc mà còn cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử, văn hóa và đời sống, văn hóa của vật chất cƣ dân đƣơng thời. Sau một thời gian tham gia điều tra, khai quật và nghiên cứu cụm di tích Triền Tranh, một di tích văn hóa Champa tại xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, đƣợc sự gợi ý của TS. Nguyễn Hồng Kiên, tôi đã quyết định lựa chọn “Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn chọn đề tài này bởi các lý do chính sau: Lần đầu tiên di tích Triền Tranh (một trong những di tích rất quan trọng trong hệ thống các di tích Champa ở Duy Xuyên) đƣợc khai quật với quy mô lớn. Theo hiểu biết hiện nay, đây là di tích phát hiện nhiều loại hình ngói nhất trong các di tích Champa ở khu vực này. Nghiên cứu di tích này từ tài liệu Khảo cổ học sẽ cung cấp những thông tin chính xác về vị trí, cấu trúc của các cấu kiện kiến trúc, vật liệu xây dựng cùng với các đồ gia dụng... có thể giúp nhận thức rõ hơn những đặc trƣng cơ bản của các di tích kiến trúc ở Triền Tranh nói riêng cũng nhƣ các di tích Champa ở Quảng Nam nói chung. 2. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa tƣ liệu và các kết quả nghiên cứu từ trƣớc đến nay về loại hình vật liệu ngói đã đƣợc phát hiện trong các di tích Champa. Trên cơ sở đó tìm hiểu đặc trƣng của loại hình vật liệu này về hình dáng, kích thƣớc, chất liệu, kỹ thuật cũng nhƣ công năng trong kết cấu bộ mái của kiến trúc dạng nhà của
  • 15. kiến trúc cổ Champa Những giả thiết về kỹ thuật lợp mái kiến trúc dạng nhà Champa của luận văn có thể góp thêm cứ liệu khoa học phục vụ kịp thời cho việc phục dựng, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị của di Champa trong tổng thể các di tích Champa ở Duy Xuyên, Quảng Nam. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Di tích Triền Tranh nằm trong cụm di tích phân bố ở thung lũng phía tây thôn Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam). Cụm di tích này gồm một quần thể 4 phế tích kiến trúc: Chùa Vua, Triền Tranh, Gò Gạch và Gò Nồi. Cụm di tích này nằm trên trục không gian các trung tâm quan trọng của vùng Amaravati xƣa gồm Mỹ Sơn - Chiêm Sơn Tây - Trà Kiệu - Champapura (Hội An - Cù Lao Chàm). Có một ý kiến cho rằng bên cạnh tuyến đƣờng thủy là dòng sông Thu Bồn kết nối các địa điểm trên, còn có một con đƣờng bộ đi từ Trà Kiệu đến khu vực Chiêm Sơn Tây rồi men theo sƣờn núi thấp của dãy Úc Đạp đi đến Thánh địa Mỹ Sơn. Đến nay, Mỹ Sơn đã đƣợc xác định là Thánh địa tôn giáo, Trà Kiệu là kinh đô cổ Simhapura và Hội An - Cù Lao Chàm là thƣơng cảng xƣa. Triền Tranh - nằm giữa trục đƣờng từ Trà Kiệu đi Mỹ Sơn, là một cụm phế tích kiến trúc đền - tháp lớn nhƣng lại chƣa xác định đƣợc vai trò và vị trí rõ ràng trong tổng thể các kiến trúc còn lại. Do vậy, di tích Triền Tranh có vai trò quan trọng trong nghiên cứu về khảo cổ và văn hóa Champa ở vùng đất Quảng Nam. Di tích này đã đƣợc các học giả ngƣời Pháp nghiên cứu từ cuối thế kỷ 19 (Paris 1891, 1892) và đã đƣợc ghi chép bởi Lajonquière (1901) và Parmentier (1909-1918). Nhƣng di tích Triền Tranh lại đƣợc nhắc đến rất khiêm tốn trong tác phẩm “Những thống kê những di tích Champa ở Trung kỳ” của H.Parmentier (1909-1918). Có thể di tích này bấy giờ đã bị phá hủy, chỉ còn lại các dấu tích của nền móng kiến trúc dƣới lòng đất.
  • 16. Từ đó đến nay khu di tích này cũng mới chỉ đƣợc thống kê dƣới dạng các hồ sơ di tích do các cán bộ chuyên môn và những nhà nghiên cứu văn hoá. Xin đƣợc liệt kê nhƣ sau 1: Hồ Xuân Tịnh (1998), “Di tích Chăm ở Quảng Nam” Nxb Đà Nẵng 2: Trung tâm Bảo tồn Di sản Di tích Quảng Nam (2008), “Phế tích kiến trúc Chăm ở Quảng Nam” 3: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Duy Xuyên (2006), “Hồ sơ di tích Triền Tranh, Gò Lồi, Chùa Vua, Gò Gạch” 4: Lê Thị - Văn Thành Lê Đoàn Ngọc Ân (2016), “Duy Xuyên Vùng đất & con ngƣời” Nxb. Hội Nhà văn 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn bao là toàn bộ di vật ngói thu đƣợc trong cuộc khai quật di tích Triền Tranh năm 2015. Về không gian, luận văn mở rộng tìm hiểu và đối sánh loại hình ngói ở Triền Tranh với các loại hình ngói đã phát hiện trong các cuộc khai quật khác ở khu vực kinh đô Trà Kiệu, Mỹ Sơn và các nhóm đền-tháp khác thuộc miền Trung Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khảo cổ học truyền thống (điều tra khảo sát, thám sát, khai quật, đo vẽ, miêu tả, dập hoa văn, chụp ảnh). Sử dụng các phƣơng pháp so sánh đối chiếu, phân tích tổng hợp những đặc trƣng về kỹ thuật, mỹ thuật trang trí trên các loại hình vật liệu. Đồng thời có sử dụng một số kỹ thuật hiện đại nhƣ: Scan 3D, xử lý bản vẽ bằng AutoCAD, xử lý ảnh bằng Photoshop và một số chƣơng trình khác. Bên cạnh đó, luận văn còn kết hợp nghiên cứu liên ngành: Địa danh học, Kiến trúc học và Nghệ thuật học. Phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nền tảng khoa học của luận văn trong việc nhìn nhận đánh giá các sự kiện, hiện tƣợng và nhân
  • 17. vật lịch sử liên quan 6. Đóng góp của luận văn Với khối lƣợng di vật ngói rất lớn, đa dạng về loại hình, địa tầng chính xác thu đƣợc ở đây không chỉ giúp cho việc nghiên cứu về loại hình ngói này ở Triền Tranh, mà còn là cơ sở để so sánh và xác định niên đại đối với các loại hình ngói ở các di tích khác, đặc biệt là các di tích thiếu các thông tin về niên đại, các di tích có nhiều tầng văn hóa khác nhau hoặc các tầng văn hóa bị xáo trộn. Lần đầu tiên nghiên cứu bài bản, tổng hợp về một loại hình di vật kiến trúc Ngói Champa, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp những tƣ liệu chân xác về cấu trúc bộ mái của một di tích kiến trúc Champa, từ đó có thể đóng góp vào những hiểu biết về các đặc trƣng cơ bản của kiến trúc Triền Tranh nói riêng và hệ thống loại hình kiến trúc Dạng Nhà của các kiến trúc Champa nói chung. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn nhằm tạo cơ sở khoa học phục vụ cho việc quy hoạch di tích Triền Tranh trong tổng thể các di tích Champa ở Duy Xuyên. Các kiến giải của luận văn hi vọng có thể đóng góp vào việc lựa chọn phƣơng án bảo tồn, trùng tu tôn tạo và phát huy giá trị của di tích trong tƣơng lai. 7. Cấu trúc của luận văn - Lời mở đầu - Phần chính văn Chương 1: Tổng quan tƣ liệu: 20 trang Chương 2: Hệ thống các nhóm ngói phát hiện ở di tích Triền Tranh: 26 trang Chương 3:Ngói Champa trong các nền kiến trúc láng giềng: 9 trang - Kết luận: 01 trang - Tài liệu tham khảo: 10 trang - Phụ lục: 87 trang Trong luận văn còn có các phần: Lời cam đoan (1 trang); Bảng ký hiệu và chữ viết tắt (1 trang); Danh mục bảng biểu, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản dập, bản
  • 18. ảnh (3 trang); Mục lục (3 trang); Danh mục bài viết và tƣ liệu của tác giả có liên quan đến luận văn (1 trang). Luận văn là kết quả nhỏ bé đánh dấu một bƣớc thay đổi trên con đƣờng học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời là kết quả biểu hiện cho quá trình hợp tác, giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân. Tâm thành, tôi cảm ơn quá trình dạy dỗ, chỉ bảo và nâng đỡ của các thày cô Khoa Lịch sử và Bộ môn Khảo cổ học! Tôi xin trân trọng những chỉ dẫn về tƣ duy khoa học cũng nhƣ trong cách hành văn và lối sống của TS. Nguyễn Hồng Kiên, ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi! Xin cảm ơn Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam, Bảo tàng Quảng Nam, Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh Champa huyện Duy Xuyên, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Duy Xuyên (Quảng Nam)... cùng bà con nhân dân xung quanh các di tích Triền Tranh đã cung cấp tƣ liệu, cũng nhƣ tạo điều kiện chỗ ăn ở khi tôi thực hiện cuộc khai quật… Xin cảm ở Phòng Tƣ liệu Khoa Lịch sử, Bảo tàng Nhân học, Phòng Tƣ liệu Viện Khảo cổ học… đã cung cấp tƣ liệu! Tôi bày tỏ lòng tri ân tới các nhà nghiên cứu bậc thầy, các đàn anh đi trƣớc, anh chị em đồng nghiệp và các bạn đồng học… đã trao đổi ý tƣởng, giúp đỡ về kỹ thuật và tƣ liệu với nhiều động viên khích lệ! Và cuối cùng là gia đình tôi, cha mẹ, các anh chị và các cháu chính là chỗ dựa tinh thần vô giá với cả đời tôi! Xin Trân Trọng! Từ những hạn chế về khả năng và cách nhìn nhận vấn đề, luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Bản thân tác giả rất mong nhận đƣợc sự quan tâm đóng góp của các thày cô, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp để nhận thức trên con đƣờng học tập và nghiên cứu của tác giả thêm sâu rộng.
  • 19. CHƢƠNG MỘT TỔNG QUAN TƢ LIỆU I.1. Quá trình phát hiện và nghiên cứu về loại hình ngói của Champa Cho đến nay, đã có nhiều địa điểm thuộc văn hóa Champa phát hiện đƣợc ngói(Bản đồ: 6), nhƣng chỉ có rất ít những nghiên cứu chuyên biệt về loại vật liệu kiến trúc này.So với công cuộc nghiên cứu về loại hình ngói ở miền Bắc Việt Nam, số lƣợng các bài nghiên cứu chuyên sâu về ngói ở miền Trung Việt Nam còn rất khiêm tốn. Loại hình vật liệu kiến trúc này chỉ đƣợc đề cập rất sơ sài, lẻ tẻ trong một số các nghiên cứu về đền-tháp Champa. Có thể chia ra thành 2 giai đoạn chính sau: 1.1. Trước năm 1975 Chủ yếu là nghiên cứu của các học giả ngƣời Pháp. Từ cuối thế kỷ 19, các nhà Champa học ngƣời Pháp đã tiến hành nhiều đợt khảo sát sƣu tầm những di tích kiến trúc và điêu khắc Champa. Đặc biệt từ năm 1898 với việc phát hiện khu di tích Mỹ Sơn của các học giả ngƣời Pháp, việc nghiên cứu Champa càng đƣợc đẩy mạnh. Những nghiên cứu giai đoạn này đạt nhiều thành tựu đáng kể và đặt nền móng cơ bản cho những giai đoạn sau. Tuy vậy, những nghiên cứu của ngƣời Pháp chỉ tập trung vào các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc và bia ký. Trong tác phẩm “Những thống kê khảo tả các di tích Chàm ở Trung kỳ” (Paris 1909 - 1918 [103]) H. Parmentier chỉ có ghi chép ngắn về việc dùng ngói/“tuiles Cames”, lợp mái tại Mỹ Sơn E1 và Hòa Lai, Nha Trang. Ông mô tả viên ngói Champa có hình dạng đặc biệt, phần mũi ngói hình tam giác, nhiều khi có trang trí. Ông cũng cho biết đã phát hiện đƣợc 01 “đầu ngói” của loại hình ngói cong ở nhóm Pô Nagar. Thông tin cuối về ngói Champa của H.Parmentier là dù còn có thể thấy loại hình tƣơng tự ở nhiều nơi khác (nhƣ nhóm đền-tháp Pô Kloong Garai, cả ở các bamun thuộc Bình Thuận) nhƣng về sau chính ngƣời Chăm cũng không còn sử dụng. Các học giả Pháp từng gặp và lƣu ý đến loại hiện vật đất nung có hình
  • 20. dáng lạ tại các khu kiến trúc tháp: Hòa Lai (Ninh Thuận); Po Nagar (Khánh Hòa) và khu tháp Mỹ Sơn E1.Dù các cuộc khai quật tại Đồng Dƣơng, Trà Kiệu, Mỹ Sơn (Quảng Nam)… có cho biết đến sự có mặt của những hiện vật đất nung trang trí kiến trúc, gạch lát nền, ngói mũi nhọn… nhƣng hầu nhƣ chƣa ai quan tâm nghiên cứu di vật ngói Champa. 1.2. Sau 1975 đến nay Việc nghiên cứu văn hóa Champa đƣợc đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu do các nhà khảo cổ học Việt Nam tiến hành. Đặc biệt giai đoạn từ 1990- 1999, công cuộc nghiên cứu đồ gốm Champa đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận. Giai đoạn này đã phát hiện và cung cấp khối tƣ liệu phong phú về ngói Champa, đặc biệt là trên các vùng kinh đô cũ của ngƣời Chăm. Các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều tên gọi khác nhau nhƣ “ngói mũi tên”, “ngói mũi lá”, “ngói móc”, “ngói mũi nhọn”, “ngói hình sừng bò”... Chúng tôi tạm phân chia các công trình nghiên cứu có liên quan đến ngói Champa giai đoạn này thành 4 nhóm chính. 1.2.1. Các khóa luận cử nhân khảo cổ học + Khóa luận tốt nghiệp năm 1985 của Nang Thoong My Pha-nu-vông“Một số đồ gốm Chàm cổ ở Trà Kiệu”. Dựa trên nguồn tƣ liệu đồ gốm thu đƣợc từ hố thám sát Gò Mỹ và bộ sƣu tập vật liệu kiến trúc đƣợc cất giữ trong nhà thờ Trà Kiệu, tác giả đã khảo tả, phân loại một số loại hình cơ bản của ngói và vật liệu kiến trúc ở Trà Kiệu [77]. + Khóa luận tốt nghiệp của Vũ Thị Ninh “Khai quật di chỉ Chàm cổ ở Trà Kiệu năm 1990” đã khảo tả về loại hình ngói thu đƣợc qua cuộc khai quật này về hình dáng và chất liệu [95]. + Khóa luận tốt nghiệp năm 1991 của Hoàng Thị Nhung “Một số loại hình đồ gốm Chàm cổ ở Trà Kiệu (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, Đà Nẵng)” đã tổng hợp, thống kê, phân loại loại hình ngói thu đƣợc qua cuộc khai quật địa điểm Trà Kiệu năm 1990 và bộ sƣu tập gốm ở nhà thờ Trà Kiệu, từ đó tìm hiểu
  • 21. đặc trƣng của ngói Champa tại địa điểm này [14]. Tuy nhiên, cả ba khóa luận trên đều chỉ mới bƣớc đầu khảo tả, phân loại theo loại hình, chƣa nêu bật đƣợc đặc trƣng của ngói theo chất liệu và diễn biến về mặt loại hình sớm – muộn theo địa tầng di tích. 1.2.2. Các báo cáo điều tra, khảo sát, khai quậtKCH Các nhà nghiên cứu đã phát hiện đƣợc những di vật ngói có niên đại sớm muộn khác nhau, gồm ngói ống, đầu ngói ống, ngói âm-dƣơng, ngói phẳng mũi nhọn, ngói phẳng mũi tròn và các trang trí kiến trúc. Tuy nhiên, tất cả đều chỉ ở các dạng nhƣ báo cáo sơ bộ hoặc thông báo phát hiện mới, chứ chƣa đƣợc tập hợp thành những nghiên cứu chuyên sâu. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng + Di tích Phong Lệ , phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Khai quật năm 2018. Đoàn Khai quật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với Trƣờng Đại học KHXH&NV Hà Nội đã phát hiện đƣợc một số lƣợng lớn mảnh ngói, nhƣng không thu đƣợc viên ngói nào nguyên vẹn. Xƣơng ngói đƣợc làm từ đất sét mịn hoặc đất sét pha cát, có hai màu trắng xám và đỏ gạch. Ngói màu đỏ gạch bề mặt ngói đanh cứng, dài còn lại 12,1cm - rộng 7,0cm và dày 0,6-0,9cm. Ngói màu trắng xám có độ nung thấp hơn nên bở, dài còn lại 11,6cm - rộng 8,1cm và dày 0,7-1,1cm; có viên dày tới 2,3cm.[10]. + Di chỉ Ruộng Đồng Cao (Khu vực I Cẩm Phô) ở Cẩm Phô, Hội An: Đợt khai quật chữa cháy năm 1998 đã phát hiện 01 đầu ngói ống trang trí mặt hềtƣơng tự những đầu ngói ống ở Trà Kiệu, Thành Hồ, Cổ Lũy… [86]. + Di tích Gò Cấm (xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam): Kết quả khai quật năm 2001-2002 cho thấytrong lớp văn hóa Champa xuất lộ di tích sàn nhà gỗ cháy, những mảnh ngói âm – dƣơng. Lƣng ngói trang trí văn thừng,
  • 22. văn chải, văn in ô vuông, ô trám thô, mặt trong có in dấu vải. Loại ngói này giống với loại đã tìm thấy ở Trà Kiệu [73]. + Cuộc khai quật tại Trà Kiệu những năm 1990 – 2003: Trong hàng ngàn hiện vật thu đƣợc có có cả loại hình ngói cong hình lòng máng và những mảnh ngói phẳng mũi nhọn. Trong quá trình canh tác tại khu vực, nhân dân địa phƣơng cũng đã thu nhặt hàng trăm mảnh và nhiều viên còn nguyên vẹn, giúp hình dung hình dáng nguyên vẹn của loại hình này[58]. + Bộ sưu tập của linh mục An Tôn Nguyễn Trường Thăng: Các hiện vật đất nung sƣu tầm đƣợc quanh khu vực Trà Kiệu. Vật liệu kiến trúc (gần 70 hiện vật) chủ yếu là ngói, gồm 2 loại: “ngói lá” với nhiều kích cỡ khác nhau và ngói ống, đặc biệt là đầu ngói ống trang trí hoa văn phong phú[1]. + Cuộc khai quật tại Mỹ Sơn ( Duy Xuyên) năm 2004: Trong những hiện vật tìm đƣợc, ngói mũi nhọn chiếm số lƣợng lớn, gồm 55 mảnh đuôi ngói; 90 mảnh thân và 23 mảnh mũi ngói. Trong đó có 01 viên còn khá nguyên vẹn (dài 25,5cm, rộng bản 6,3cm, dày 1,4cm, mấu cài cao 1,9cm). Mũi ngói ở đây có hai loại, lớn nhỏ khác nhau về kích thƣớc bản rộng, tập trung tại phế tích nhà dài E3, có niên đại thế kỷ 11. [40]. + Cuộc khai quật phế tích An Phú (hay gọi là Tháp Lạng- Tam Kỳ): Tại đầu phía đông phế tích, phía dƣới lớp gạch đổ xuất hiện nhiều ngói mũi lá, liên quan đến một phế tích kiến trúc có mặt bằng dài 29,6m, rộng 9,8m.Có chỗ ngói đƣợc xếp ngay ngắn thành hàng. Những ngƣời khai quật cho là ngói dùng lợp cho kiến trúc nhƣng chƣa đƣợc sử dụng. Niên đại kiến trúc này đƣợc xác định vào khoảng thế kỷ 10 [16]. Trong đó, ngói mũi lá có 23 viên còn nguyên, 36 mảnh vỡ dài 28cm (26cm) x 0,7cm (0,8cm) x 0,2cm. Ngói mũi bằng có 06 viên còn khá nguyên dáng có kích thƣớc trung bình: dài 23cm x rộng 14cm x dày1,8cm. Ngói cong bản rộng có 08 mảnh (theo chúng tôi là loại hình ngói úp nóc), trang trí hình sừng bò có 03 mảnh. Mầu sắc các hiện vật không đồng nhất, đỏ nhạt hoặc trắng mốc (giống ở Phong Lệ). + Di tích Khương Mỹ xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng
  • 23. Nam:Năm 2007 Trung tâm Bảo tồn Di tích Di sản tỉnh Quảng Nam phối hợp với trƣờng đại học KHXH&NV Hà Nội đã khai quật xung quanh chân tháp Khƣơng Mỹ. Kết quả đã phát hiện đã phát hiện 87 mảnh ngói, gồm 57 mảnh ngói hình sừng bò (thực ra là ngói Bẹ) giống nhƣ ở di tích An Phú và 30 mảnh ngói móc (ngói mũi nhọn). [16]. + Di tích Gò Lồi xóm Nam Sơn, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam: Ở đây có phế tích Mandapa bằng đá ong chạy dài theo hƣớng đông tây và rất nhiều gạch Chăm vỡ và mảnh ngói móc hình mũi nhọn với kích thƣớc 22cm x 07cm x 01cm [16]. + Di tích An Thành, thôn An Thành, xã Bình An, huyện Thăng Bình: Dù chƣa đƣợc khai quật, nhƣng trên bề mặt của khu di tích xuất hiện rất nhiều mảnh ngói Champa [16]. “Ngói hình mũi tên” trong báo cáo chính là loại ngói phẳng mũi nhọn giống nhƣ nhóm ngói phẳng ở Triền Tranh. “Ngói hình sừng bò” chính là dạng ngói nhƣ ngói Bẹ. + Di tích rừng É thôn An Thọ xã Tam An, huyện Phú Ninh : Nằm cách nhóm đền-tháp Chiên Đàn khoảng 600m về hƣớng Đông - Bắc. Tại đây cũng đã phát hiện đƣợc một số mảnh “ngói mũi tên” trải dài trên một diện tích khoảng 500m2 [16]. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi + Di tích Cổ Lũy – Phú Thọ(Tư Nghĩa, Quảng Ngãi):đƣợc Bảo tàng Quảng Ngãi đào thám sát năm 1998, khai quật năm 2005.Tại đây đã tìm đƣợc một số đầu ngói ống, đa số có trang trí mặt ngƣời (mặt hề), tƣơng tự nhƣ đầu ngói ống ở Trà Kiệu, thành Hồ và rất giống những đầu ngói mặt ngƣời ở Nam Kinh (Trung Quốc) có niên đại Lục Triều sớm (tức khoảng cuối thế kỷ 3, đầu thế kỷ 4).[58]. Trên địa bàn tỉnh Phú Yên + Di tích thành Hồ: Đƣợc khảo sát năm 2001 và khai quật 4 lần vào các năm 2003, 2004, 2008, 2010.Kết quả điều tra năm 2001 đã tìm đƣợc gạch, ngói, đầu ngói ống hình mặt hề [41]. Các hố khai quật năm 2002-2003 [46] phát hiện
  • 24. nhóm di vật liên quan đến kiến trúc nhƣ gạch, ngói âm-dƣơng, đầu ngói ống mặt hề, sƣ tử, kala, hoa sen, chi tiết trang trí con tiện gốm, đinh/chốt gốm... có nhiều nét tƣơng đồng với hiện vật tìm thấy ở Trà Kiệu, Đồng Dƣơng (Quảng Nam), Cổ Luỹ (Phú Thọ)..., niên đại thế kỷ 5 - 7. Cuộc khai quật thành Hồ năm 2010 đã phát hiện dấu vết liên quan đến kiến trúc tôn giáo, đƣờng đi, nền móng, nơi sản xuất gạch ngói, bàn đập hoa văn bằng đá (phác vật bàn đập hoa văn ở hố 08.TH-H9)… Đoàn khai quật còn tìm thấy chứng cứ cho biết trong Thành Hồ có nghề sản xuất gạch ngói… [58]. Theo tƣ liệu cá nhân của Ts. Nguyễn Hồng Kiên, tại nhóm tháp Nhạn (thị xã Tuy Hòa) cũng đã phát hiện đƣợc một số hiện vật ngói Champa: đinh ngói in hoa cúc, ngói phẳng có mũi nhọn vuốt tròn giống hệt mũi lá(Hình1). Có ngói đồng nghĩa là có Mandapa, cũng có nghĩa là nhóm đền-tháp này cũng bao gồm nhiều công trình, chứ không chỉ có duy nhất 01 kalan/tháp thờ nhƣ hiện nay. Trên địa bàn tỉnh Bình Định + Tháp Bình Lâm (Bình Định): Kết quả từ các hố thám sát và khai quật năm 2008 cho thấy khu di tích Bình Lâm đã trải qua cả một quá trình phát triển lâu dài với những hiện vật gốm có khả năng thuộc văn hóa Sa Huỳnh, đồ gốm bằng đất nung thuộc giai đoạn Chămpa sớm nhƣ mảnh ngói mặt hề, ngói hình cánh sen, ngói có văn in ô vuông… tƣơng tự nhƣ gốm trong tầng văn hóa I - trên Trà Kiệu (Quảng Nam), niên đại khoảng thế kỷ 3 - 4[58]. + Trong các cuộc điều tra tại phế tích Thập Tháp; gò Tháp Mẫm (An Nhơn) đã tìm đƣợc nhiều mảnh ngói mũi nhọn. Những viên ngói là đất nung màu đỏ này hiện đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Bình Định. [114] Hình 1: Ngói mũi nhọn (Nguồn: Ts. Nguyến Hồng Kiên)
  • 25. + Cuộc khai quật tháp Bánh Ít năm 2002 phát hiện 1.044 mảnh “ngói mũi lá” màu đỏ có kích thƣớc chiều rộng từ 6,5cm đến 9,2cm, dày từ 1cm đến 1,5cm. [46] + Tại cuộc khai quật tháp Dương Long năm 2007: Ngói mũi nhọn tìm đƣợc khá nhiều, trong đó có những viên còn nguyên vẹn. Ngói có màu đỏ xám sậm, cứng nhƣ sành. Niên đại khu tháp vào thế kỷ 13.[47] Loại ngói này trong quá trình điều tra khảo sát còn tìm thấy trên địa bàn thành Thi Nại (Tuy Phƣớc), hay ven đầm Thi Nại. + Trong những năm 1992-1998 các cuộc khai quật tại Gò Sành cũng tìm thấy ngói mũi nhọn, một số có độ cứng ngang với sành và số khác có men. Trong lòng lò số I đã thu đƣợc 28 hiện vật ngói mũi nhọn, trong đó có 03 viên còn nguyên vẹn: 31cm x 12cm x 1,5cm, chuôi ngói uốn vuông góc với thân ở chính giữa cao 2,0cm, rộng 5,5cm. + Ngoài các viên ngói tìm đƣợc trong các lò nung gốm, phế thải lò nung; các cuộc điều tra khảo sát các khu lò nung gốm trên địa bàn nhƣ Trƣờng Cửu, gò Cây Me (h. An Nhơn), gò Hời, gò Cây Ké (h.Tây Sơn) cùng tìm thấy nhiều hiện vật ngói mũi nhọn. Đặc biệt quá trình khai quật tại thành Chà Bàn đã tìm thấy nhiều mảnh ngói mũi nhọn, thậm chí trong tƣờng thành Chà Bàn, nhiều mảnh ngói mũi nhọn đƣợc chèn kê khi xây xếp gạch đá ong tƣờng thành [25,47, 114]. Niên đại các khu lò gốm này vào thế kỷ 13 – 15 + Cuộc khai quật thành Tra (thôn An Thành, xã Nhơn Lôc, thị xã An Nhơn): Trong hai năm 2015 và 2016 Viện nghiên cứu Kinh thành đã phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp, Ban Quản lý Di tích tỉnh Bình Định khai quật đã phát hiện 8.306 hiện vật ngói. Bao gồm có nhóm ngói lợp (ngói âm – dƣơng, ngói mũi lá, ngói bản), ngói diềm trang trí và các trang trí kiến trúc (trụ gốm hình con tiện, hình sừng bò).[94] Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa: Phục vụ cho việc trùng tu tôn tạo tháp Po Nagar, các cuộc khai quật tại đây đã thu đƣợc khá nhiều ngói mũi nhọn. [47] Trên địa bàn tỉnh Gia Lai: Năm 2009 cuộc khai quật di tích kiến trúc
  • 26. Bang Kheng xã Krông Năng – huyện Krông Pa – tỉnh Gia Lai đã phát hiện đƣợc những hiện vật ngói. Trong đó, đầu ngói ống trang trí hình mặt ngƣời có 03 hiện vật kích thƣớc trung bình 14,8 x 6,8 x 3,0cm; 14,1 x 7,7 x 3,1cm, đƣợc làm bằng đất sét pha nhiều cát hạt mịn, xƣơng gốm màu xám sậm, bề mặt ngoài màu nâu đỏ. Ngói cong có 03 mảnh là loại hình ngói lợp có dạng hình lòng máng bẹt, kích thƣớc lớn. Ngói đƣợc làm bằng chất liệu sét pha cát hạt mịn, xƣơng gốm màu xám xanh với những tiêu bản có áo màu hồng gạch và loang lổ xám xanh, có độ nung rất cao, đanh cứng; loại có xƣơng gốm màu xám nâu, áo màu xám vàng sậm.[75] Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận: Cuộc khảo sát của Nishimura Masanari tháng 6 năm 1996 tại cụm đền-tháp Phú Hài (Pô Shanƣ- ngoại ô thành phố Phan Thiết) đã tìm thấy ba mảnh đầu phía trên ngói mũi lá, có chiều rộng lần lƣợt là 10,5cm; 12,5cm và 16cm. Hai tiêu bản 1 và 2 có phần đuôi bị uốn cong, tƣơng tự loại ngói ở An Phú và Mỹ Sơn và tiêu bản thứ 3 tƣơng tự loại ngói ở Bánh Ít, An Thành và Gò Sành. Tất cả chúng đều có vết lõm ở mặt trên, hai tiêu bản đầu tiên có độ nung già hơn tiêu bản còn lại. Khu đền-tháp này đƣợc định niên đại thế kỷ VIII-IX. [114] Theo tƣ liệu của Ts. Nguyễn Hồng Kiên, tại nhóm tháp đền-tháp Hòa Lai cũng đã phát hiện đƣợc các hiện vật ngói Champa trong đó có những hiện vật có lỗ trên thân ngói. (Bản ảnh 49).Kết quả khai quật nhóm đền-tháp Hòa Lai năm 2005 của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với Sở Văn hóa Thông tin Ninh Thuận và năm 2012 của Trung tâm Khảo cổ học, Viện Phát triển Bền vững vùng Nam Bộ khai quật đã ghi nhận và phát hiện các mảnh ngói Phẳng mũi nhọn[49]. 1.2.3. Các nghiên cứu chung về gốm Champa + Luận án tiến sĩ lịch sử “Gốm gò Sành với vấn đề gốm cổ Chăm ở Bình Định”của Đinh Bá Hòa chọn gốm Gò Sành làm đối tƣợng nghiên cứu, đã tổng hợp khá đầy đủ tƣ liệu về gốm Gò Sành. Bốn lần khai quật từ 1991-2002 cũng đã phát hiện 138 tiêu bản vật liệu kiến trúc là các loại ngói mũi lá tráng men,
  • 27. ngói mũi lá không tráng men, ngói mũi hài tráng men, và các diềm trang trí thƣờng đƣợc dùng để gắn trên các tháp Champa có độ nung rất cứng gần thành sành, trong đó có viên nguyên kích thƣớc 33,7cm x 12,5cm... [19]. + Đề tài nghiên cứu khoa học“Đồ gốm Champa 10 thế kỷ đầu Công nguyên từ tiếp cận khảo cổ học xã hội và khảo cổ học kỹ thuật”do GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung chủ trì đã xác định các giai đoạn phát triển của loại hình gốm trang trí, gốm kiến trúc Champa về kỹ thuật, chất liệu và độ nung trên cơ sở đó có những so sánh với những ngói ống trang trí mặt hề ở Luy Lâu, Tam Thọ và Nam Kinh (Trung Quốc) và các loại hình đồ gốm đặc trƣng theo giai đoạn của văn hóa Champa. [25]. + Luận án tiến sĩ“Đồ gốm Chămpa thiên niên kỷ I sau Công nguyên qua tư liệu một số cuộc khai quật khảo cổ học”của NCS Nguyễn Anh Thƣ cũng có những khái quát về loại hình vật liệu kiến trúc trong đó có ngói ống, đinh ngói, ngói lá, trụ gốm hình con tiện, gốm hình sừng bò... trên phƣơng diện loại hình, kỹ thuật, chất liệu và niên đại.[58]. + Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của TS. Lê Đình Phụng “Đồ gốm Champa thế kỷ II-XV” đã thống kê, tổng hợp đƣợc nhiều loại hình ngói Champa trong lịch sử.Trong đó các loại hình ngói cong, đinh ngói và ngói mũi lá (đã đƣợc phát hiện các trên địa bàn vốn là kinh đô của Champa) về hình dáng, chất liệu, kỹ thuật và chức năng của các loại hình ngói.[46] Ngoài những nghiên cứu chuyên khảo về đồ gốm Champa ở miền Trung còn có những công trình nghiên cứu về đồ gốm cùng thời ở miền Bắc, và văn hóa Óc Eo nhƣ: “Các khu lò nung gốm 10 thế kỷ sau Công nguyên ở miền Bắc Việt Nam” [83], “Khu sản xuất gốm Tam Thọ (Thanh Hoá)” [18], “Đồ gốm Óc Eo trong di chỉ cư trú khu di tích Gò Tháp” [74], “Nghề gốm thủ công củangười Khmer ở Nam Bộ” [68], “Di tích gò Tư Trăm An Giang” [66]. Đây là những tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài của luận văn, góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ lịch đại và đồng đại của gốm Champa trong lịch sử.
  • 28. 1.2.4. Các chuyên khảo về ngói Champa + Trong loạt bài “Đầu ngói ống Champa” trên tạp chí Khảo cổ học số 3 năm 2000 và “Ngói mũi lá Champa” trên tạp chí Khảo cổ học số 3 năm 2011 TS. Lê Đình Phụng đã tổng hợp các loại hình ngói Champa trong lịch sử và có những đánh giá về loại hình, chất liệu, niên đại và mối quan hệ của ngói Champa với nhóm ngói ở Đại Việt và Trung Quốc.[32,47] + Trong cuốn “ Khảo cổ học Champa khai quật và phát hiện” của TS. Lê Đình Phụng đã tập hợp những phát hiện và kết quả khai quật về văn hóa Champa từ những năm đầu thế kỷ 20 đến năm 2017 trong đó đã tập hợp đƣợc các loại hình ngói nhƣ: “Ngói ống”, “đầu ngói ống”, “ngói mũi nhọn”, “ngói mũi tròn” đã đƣợc tìm thấy trong các di tích Văn hóa Champa [49] + Bài nghiên cứu“The roof tiles in the later period of Champa” của TS. Nishimura Masanari đã nghiên cứu về nhóm ngói mũi nhọn trong các di tích Champa miền Trung Việt Nam về hình dáng và kỹ thuật, qua đó so sánh với nhóm ngói ở Đại Việt, nhóm ngói thuộc văn hóa Óc Eo miền Nam Việt Nam, ở Đông Nam Á, ở Ấn Độ và Trung Quốc.[114] + Trong bài viết “Ancient roof tiles found in central Vietnam”, Yamagata Mariko lƣu ý về ngói ống Champa trong mối quan hệ với ngói ống ở miền Bắc (Luy Lâu, Tam Thọ) và Nam Kinh (Trung Quốc). [123](Bản đồ: 5) +Trong bài “Les tuiles de l’ancienne Asie du Sud-Est: essai de typologie” Pierre-Yves Manguin đã đề cập đến loại hình ngói Champa đƣợc phát hiện ở miền Trung Việt Nam dựa trên những ghi chép của Henri Parmentier. [109] Nhƣ vậy, ngoài 04 chuyên khảo của Ts. Lê Đình Phụng [32,46, 47, 49] Ts Ishimura Masanari [114], Ts. Yamagata Mariko [123]và Pierre-Yves Manguin [109] thì hầu nhƣ tất cả các nghiên cứu đều chỉ mới dừng ở mức độ báo cáo, tƣ liệu.
  • 29. 1.2. Việc phát hiện và nghiên cứu di tích Triền Tranh 1.2.1. Vị trí và các di tích liên quan Khu di tích Triền Tranh có tọa độ 150 49'181 vĩ độ bắc và 1080 12'161 kinh độ đông, hiệnthuộc thôn Chiêm Sơn Tây (1) , thuộc địa bàn xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên (Bản đồ 2,3) Toàn bộ di tích nằm gọn trong thung lũng Chiêm Sơn vốn là nơi có một quần thể di tích gồm có Gò Lồi, chùa Vua, Gò Gạch ở dƣới chân núi Úc Đạp, ở phía đông nam của thung lũng Chiêm Sơn tây (Không ảnh 1-2). Di tích này đã đƣợc UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích Khảo cổ học cấp Tỉnh trong Quyết định số 754/QĐ-UB ngày 13/3/2006. Di tích Gò Lồi(toạ độ 150 49'231 vĩ độ bắc và 1080 12'346 kinh độ đông) thuộc xóm Nam Sơn, thôn Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, cách thành cổ Trà Kiệu/Shimhapura 04km về hƣớng đông, cách khu thánh địa Mỹ Sơn 20km về hƣớng tây. Phía đông nam của di tích Triền Tranh, ở khoảng giữa của hai di tích Gò Lồi và Triền Tranh có một hồ nƣớc có thể là một Baray. Trên gò (hiện cao hơn mặt ruộng khoảng 3m) còn dấu vết của một kiến trúc nhà dài Mandapa bằng đá ong. Hiện trạng còn lại là hai hàng trụ đá ong chạy song song theo hƣớng đông tây, mỗi hàng gồm 5 trụ thẳng đứng, khoảng cách giữa các trụ là 3,5m và giữa hai hàng trụ là 6m. (Hình 2; bản ảnh 01, hình 1-2) Căn cứ vào kích thƣớc các lỗ mộng trên các trụ đá hiện còn, có thể khẳng định khi xƣa mỗi trụ đá hoàn chỉnh cao từ 3 –3,5 m; gồm 2 trụ nhỏ chồng lên nhau, có một chốt mộng âm dƣơng kích thƣớc 30cm x 30cm. Phần dƣới cao khoảng 160cm - 200cm, đƣợc chia thành 2 phần khác nhau. Phần chân đế vuông (1) H. Pamentier khi khảo sát và miêu tả thì gọi là Chim Sơn Hình 2: Di tích gò Lồi (Nguồn tác giả)
  • 30. vức có kích thƣớc 80cm x 80cm, phần trên đƣợc thu nhỏ lại chỉ còn 70cm x 70cm. Phần phía trên là một trụ ngắn hơn (cao 130cm x 70cm x 70cm) và trên một mặt cạnh gần đỉnh trụ đƣợc tạo một lỗ mộng ngang kích thƣớc 15cm x 30cm hoặc 20cm x 25cm. Cách di tích này 15m về hƣớng bắc, trên một doi đất chạy dài theo hƣớng đông tây phát lộ rất nhiều gạch Chăm vỡ và mảnh ngói phẳng mũi nhọn với kích thƣớc rộng 7cm x dày 0,1cm x dài 22cm. Từ hiện trạng phế tích trên chúng ta có thể khẳng định đây là vết tích một Mandapa (nhà dài - tƣơng tự D1, D2 Mỹ Sơn) đã bị sụp đổ. Cách phế tích này 25m về hƣớng đông là một gò đất thấp, diện tích khoảng 10m2 , phát lộ dấu vết của một nền móng bằng đá ong đƣợc sắp theo từng lớp cân đối, xung quanh là các mảnh gạch Chăm rơi vãi. Qua đây, có thể khẳng định đã từng hiện diện ít nhất ở đây 2 công trình kiến trúc, mà dấu tích còn lại rõ nét nhất là căn nhà dài (Mandapa) rất lớn. Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến phế tích này vì đây là Mandapa duy nhất đƣợc xây dựng bằng đá ong (một loại vật liệu rất khó tìm thấy xung quanh khu vực). Thực tế, ngày nay chúng ta chỉ biết hầu hết các vết tích Mandapa (và kể cả các đền-tháp chính còn lại ở Quảng Nam) có vật liệu chính trong xây dựng và trang trí chủ yếu là gạch và sa thạch, rất ít đền-tháp dùng đá ong. Ngoại trừ nhóm G Mỹ Sơn (có niên đại thế kỷ 12, thể hiện một xu hƣớng mới trong xây dựng). Tuy vậy, tại đây cũng chỉ dùng đá ong làm tƣờng bao, chân đế và phân lớp các tƣờng gạch với số lƣợng ít và kích cỡ nhỏ. Di tích Chùa Vua: (2) Có tọa độ 150 49'422 vĩ độ bắc và 1080 12'106 kinh độ đông, cách di tích Triền Tranh khoảng 200m về phía nam, cách di tích Gò Gạch khoảng 200m về phía tây nam, cách khu di tích Gò Lồi khoảng 500m về hƣớng đông nam. Toàn bộ khu di tích nằm trên một ngọn đồi cao 4m so với xung (2) Năm 1824 vua Minh Mạng đã cho xây dựng trên nền cũ tháp Chăm một ngôi chùa có tên là Vĩnh An tự để thờ vọng hai Bà Hoàng của Chúa Nguyễn nên dân địa phƣơng gọi đây là Chùa Vua. Ngôi chùa đã bị phá huỷ từ lâu và chỉ còn đƣợc lƣu lại trong ký ức .
  • 31. Hình 3: Dấu tích chùa Vua (Nguồn:tác giả) quanh (diện tích khoanh vùng bảo vệ 4.692m2) . Dấu vết còn lại của di tích rất rõ nét, với các mảnh vỡ của gạch và sa thạch vƣơng vãi trên mặt đấtvà một số hiện vật nhƣ bậc cửa, bệ thờ, lanh-tô … đang đƣợc ngƣời dân tận dụng làm bậc cấp lên xuống, kè chắn đất, hoặc lót đƣờng (Hình 3;bản ảnh 02, hình 1- 2) Thỉnh thoảng, trong quá trình canh tác ngƣời dân vẫn nhặt đƣợc các hiện vật bằng sa thạch hoặc đất nung nhƣ các trang trí góc, búp sen… Năm 1997 bảo tàng huyện Duy Xuyên đã quy tập về từ đây một linga ba tầng (150cm x 35cm x 35cm). Hiện vật đẹp và còn khá nguyên vẹn hiện đang đƣợc bảo quản và trƣng bày cùng một số hiện vật khác nhƣ chóp tháp điêu khắc 4 tầng giật cấp thu nhỏ dần lên đỉnh có kích thƣớc 20cm x 20cm x cao 27cm. (Bản ảnh 03, hình 1). Năm 1999, ông Lê Kim Nhất, ngƣời thôn Đông Yên, xã Duy Trinh mang về từ di tích Chùa Vua một bệ đá cao 15cm, đƣờng kính đáy 33cm, trang trí cánh sen làm bằng sa thạch màu xanh xám. Bệ đá này gồm ba phần không đều nhau: Thân dƣới có dạng hình cầu, trang trí 5 tầng cánh sen nhỏ. Phần giữa và trên cùng không có hoa văn. Ngoài ra, bảo tàng huyện cũng quy tập về từ khu phế tích này nhiều hiện vật nhƣ trang trí góc tháp bằng sa thạch và đất nung cùng chóp tháp các loại … Tại hƣớng đông của ngọn đồi, khi ngƣời dân bạt đồi dựng nhà đã làm phát lộ một dấu vết tƣờng cao 80 –100cm, bị vùi sâu dƣới mặt đất 1,7m. Từ hiện trạng trên có thể phỏng đoán về một quần thể kiến trúc đền-tháp rất lớn tại đây. Tuy nhiên, ngày nay ngọn đồi đã bị ngƣời dân làm nhà và canh tác bên trên nên rất khó nhận biết đƣợc vị trí trung tâm của các đền-tháp xƣa kia.
  • 32. Hình 5: Hình ảnh thung lũng Chiêm Sơn nhìn từ núi Úc đạp (Nguồn: tác giả) Di tích Gò Gạch(3) nằm trên một gò đất cao khoảng 4m so với mặt ruộng. Toạ độ 150 49'366 vĩ độ bắc và 1080 11'467 kinh độ đông, ở giữa di tích Chùa Vua và Triền Tranh. (Hình 4:bản ảnh 03, hình 2) Hiện trạng di tích là một gò đất hình mu rùa, đƣợc trồng cây bạc hà (bạch đàn). Trên mặt gò xuất lộ rất nhiều mảnh gạch Chăm vỡ nằm lẫn lộn trong đất. Trên một số đoạn sƣờn gò hiện cao khoảng 0,5m so với mặt ruộng, có thể thấy địa tầng di tích gồm đất và gạch đá lẫn lộn. Các nhà chuyên môn ở địa phƣơng còn cho biết đã phát hiện một đoạn chân tƣờng tháp, những nền móng kiến trúc và nhiều hiện vật điêu khắc bằng sa thạch, nhiều bệ đá trang trí hình hoa sen cùng rất nhiều gạch Chăm. Tuy nhiên khi chúng tôi khảo sát lại không thấy một chân móng tƣờng nào. Có thể qua một thời gian, đất cát và cỏ cây mọc lên đã phủ kín. Một số hiện vật điêu khắc bằng đá hiện đang đƣợc lƣu giữ tại Bảo tàng Văn hoá Sa Huỳnh - Chămpa ở Duy Xuyên. 1.2.2- Di tích Triền Tranh Di tíchcó tọa độ 150 49'181 vĩ độ bắc và 1080 12'161 kinh độ đông. Di tích tọa lạc trên một quả đồi có cao độ 24m so với mực nƣớc biển. Dấu vết kiến trúc trải rộng trên một diện tích khoảng 7.000m2 , có dạng hình chữ nhật (dài đông tây 550m, rộng bắc nam 150m). Phía bắc là di tích Chùa Vua và Gò 3 Dân địa phƣơng gọi gò đất này là Gò Chùa,nhƣng hồ sơ di tích viếtlà Gò Gạch Hình 4: di tích gò gạch (Nguồn: Nguyễn Ngọc Quý)
  • 33. Gạch, phía Đông Nam là di tích Gò Lồi .(Hình 5: không ảnh 2; bản ảnh 04, hình 1) Từ thập kỷ cuối của thế kỷ trƣớc, học giả ngƣời Pháp H.Pamentier đã khảo sát và nhƣng miêu tả khá sơ lƣợc về di tích này. Ông cho biết: Khu di tích thuộc làng Chim Sơn, xã Mậu Hoà Trung, huyện Duy Xuyên; ở phía tây nam của nhà thờ Trà Kiệu (Bản đồ 4). Đây là một quần thể dấu tích kiến trúc rộng lớn đƣợc bao bọc bởi các bức tƣờng. Trong đó, kiến trúc chính có thể đƣợc làm bằng gỗ, đƣợc bao bọc bằng tƣờng gạch nhƣ kiến trúc phía trƣớc của Pô Kloong Garai và đƣợc chạm khắc tinh xảo theo phong cách của Mỹ Sơn A. Nhƣng do bị hủy hoại nhiều nên khó nhận biết rõ về các kiến trúc ở đây. [14] (4) Năm 1997 ngƣời dân đã phát hiện đƣợc tại đây một bệ thờ bằng đá, hình vuông (72cm x 72cm x 70cm), bốn mặt chạm bốn con voi đứng, đầu quay ra sau, vòi vắt ngƣợc về trƣớc, hai tai dựng lên, chân phải trƣớc nhấc cao, đuôi dài chạm đất. Ngoài bốn con voi ở bốn mặt chính diện, phần còn lại của bệ thờ đƣợc chạm mô típ cánh sen cách điệu. Mặt trên bệ thờ bằng phẳng, ở giữa có lỗ mộng dài 18cm, rộng 17cm và sâu 9cm. Hiện vật hiện đang đƣợc bảo quản tại Bảo tàng huyện Duy Xuyên. (Bản ảnh 4, hình 2). Năm 2015 di tích này đã đƣợc khai quật 3.800m2 , gồm 38 hố nhằm giải phóng mặt bằng cho dự án xây dựng tuyến đƣờng cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi (không ảnh 3 và 4). Di tích phát lộ dƣới dạng các phế tích móng của nhiều kiến trúc, thuộc nhiều thời kỳ nằm chồng xếp, đan xen nhau rất phức tạp. Dấu 4 Nguyên văn tiếng Pháp : « Cette tour dépend du village de Chim Son, canton de Mau Hoà Trung, huyen de Duy Xuyên. Elle s'élève en plaine au S. de l'église de Tra Kieu et est orientée vers l'E. avec un écart de 20 degrés vers le N. L'édifice fort ruiné est enfermé dans une vaste enceinte de briques anciennes, mur de 0 m. 70 de large sur 2 ou 3 mètres de haut environ et qui n'eut d'ouverture qu'à l'E. Cette entrée a disparu dans une reconstruction annamite. Peut-être la tour se dres-sait-elle sur une légère terrasse qui se continuait sans doute en avant sous la pagode annamite actuelle. Au S. E., une excavation d'où l'on a extrait des briques est peut-être la trace d'un édifice S. Au N. E., un abri en bois entouré de murs de briques Cames rappelle la salle antérieure de Po Klaun Garai et peut, comme elle, avoir tenu le rôle des salles à piliers. L'intérieur manque de niches à luminaire. L'extérieur, orné de fausses portes, présente des pilastres et entrepilastres finement sculptés dans le genre de Mi So'n A. La végétation a ruiné et envahi l'édifice de telle façon que rien n'y est discernable; aucun relevé n'en est possible.”
  • 34. tích sớm nhất là các dấu tích hố gia cố chân cột của một kiến trúc nhà sàn và có thể mái đƣợc lớp bằng tranh lá (thế kỷ 9 - 10), kế tiếp là các kiến trúc có các bức tƣờng bằng gạch và bộ mái đƣợc lợp bằng ngói (thế kỷ 10 – 12). Đây có lẽ là thời kỳ hoàng kim của di tích này. Tầng văn hóa của thời kỳ này là hàng loạt các dấu tích nền móng kiến trúc đƣợc tìm thấy cùng hệ thống tƣờng bao, đƣờng đi lối lại, các hiện vật kiến trúc, đồ gốm sứ... Phát hiện này cho thấy quy mô lớn rộng, sự kiên cố và tính hoành tráng của các kiến trúc đƣợc xây dựng trong thời kỳ này và giai đoạn cuối cùng (có thể là sau thế kỷ 12) cùng với sự xuất hiện của bức tƣờng bao chạy theo chiều bắc nam và ngói phẳng mũi nhọn loại 5 đến loại 7. Diễn biến lớp đào: Do đã đƣợc san ủi làm đƣờng cao tốc nên mặt bằng khu vực di tích trƣớc khi khai quật khá bằng phẳng. Quá trình khai quật đƣợc bóc theo từng lớp dày 20cm, diễn biến cụ thể nhƣ sau: Lớp mặt: là lớp đất dọn mặt bằng hố khai quật. Trong lớp này xuất hiện các di vật khảo cổ nhƣng đều bị xáo trộn trong quá trình canh tác cũng nhƣ san ủi khi làm đƣờng. Lớp 1: Đất màu nâu xám, tơi xốp, có chứa một số ít di vật khảo cổ nhƣ vật liệu kiến trúc và mảnh đồ sành sứ. Trong đó, phần lớn là gạch ngói vụn, với gạch chiếm đa số, ngói ít hơn chủ yếu là mảnh vỡ của nhóm ngói phẳng. Lớp 2: Có màu nâu xám, xốp chứa nhiều hiện vật, chủ yếu là gạch, rất ít ngói, đồ sành và đồ gốm sứ. Ngói chủ yếu là ngói mũi nhọn và ngói mũi tròn. Gạch ở đây xuất hiện rất nhiều, với nhiều loại hình khác nhau: gạch bìa hình chữ nhật, gạch thẻ có mặt cắt hình chữ nhật hoặc hình vuông, gạch đƣợc cắt góc. Đáng nói là không thấy có gạch có trang trí hoa văn hoặc các mảng điêu khắc đá. Lớp 3: Đất có màu nâu xám, chứa rất nhiều gạch và ngói. Ngói chủ yếu là ngói phẳng, gồm cả hai loại có mũi nhọn và mũi tròn. Gạch có nhiều kích cỡ khác nhau nhƣ gạch bìa, gạch thỏi, gạch hình thang... Phía dƣới của lớp đất này là dấu tích của hố gia cố chân cột và dấu vết hạt
  • 35. thóc cháy. Tầng văn hóa: Địa tầng của hố khai quật khá thống nhất ở cả 4 vách (có độ dày từ 20cm đến 80cm), nhƣng theo địa tầng nguyên vẹn hơn của vách đông và vách bắc có thể thấy địa tầng của khu vực khai quật gồm có 3 lớp văn hóa nhƣ sau: (Hình 6). Tầng văn hóa sớm: Có cao độ 22.682m so với mực nƣớc biển. Đây là tầng văn hóa đầu tiên, sát sinh thổ trong các hố khai quật H8, H9, H10 và H11. Trong khoảng 110m2 , xuất lộ dấu tích các hố gia cố chân cột bị cháy đen. Dựa trên dấu vết hố gia cố chân cột, chúng tôi hình dung một ngôi nhà có kết cấu bằng gỗ trên đƣợc lợp bằng máivới kích thƣớc nhƣ sau: Dài 16,2m, rộng 6,8m. (Bản ảnh–Bản vẽ 05, hình 1- 2). Trong tầng văn hóa sớm không thấy xuất hiện các di vật, nhƣng toàn bộ mặt bằng của tầng này phủ kín một lớp hạt thóc cháy (dày từ 5cm đến 8cm). “Đây là loại lúa nếp hƣơng với hạt tròn/bầu ngắn chiếm trên 50% (dài <5mm và tỷ lệ d/r 2mm - 3mm); loại hạt trung bình (dài 5mm - 7mm) chiếm 33% và hạt dài (tỷ lệ d/r Imm - 2mm) chiêm (39%). Kích thƣớc trên có thề thuộc các loại nếp ruộng nếp chiêm, tẻ chiêm, tẻ mùa”.[69]. (Bản ảnh 06; hình 1, 2). Chúng tôi đã lấy hai mẫu than ở hố gia cố chân cột tại lớp văn hóa này. Kết quả C14 nhƣ sau: Mẫu thứ nhất (015.TT.H10.L3) là 920 ±85 yr.BP với độ tin cậy 95,4% 970 AD – 1270 AD. Mẫu thứ hai (015.TT.H11.L3) là 1010 ±85 yr.BP với Hình 6: Địa tầng di tích Triền Tranh (Nguồn: Tác giả)
  • 36. độ tin cậy 95,4% 860 AD – 1220 AD. Tầng văn hóa giữa: Có cao độ 22.755m đến 23.400m so với mực nƣớc biển , dày từ 25cm đến 50cm, nằm đè trực tiếp lên tầng văn hóa Sớm. Tại đây xuất hiện nhiều dấu tích kiến trúc nhƣ: Đƣờng đi ở giữa trung tâm theo trục đông tây chia toàn bộ khu di tích thành hai phần đối xứng nhau. Tất cả các kiến trúc xuất lộ trong khu vực khai quật đều lấy trục đƣờng này làm vị trí quy chiếu. Trục đƣờng dài 40m, rộng 5m, gồm ba làn đƣờng: làn đƣờng ở chính giữa rộng 3,2m; hai làn đƣờng ở hai bên rộng 0,9m. Ngăn cách làn đƣờng giữa và hai bên bằng bờ bao bằng gạch rộng 0,35m, cao 0,1m. Làn đƣờng ở chính giữa đƣợc đắp cao, bề mặt cong hình sống trâu, hai làn bên đƣợc tạo phẳng và thấp hơn làn chính giữa 0,1m. (Bản ảnh 07; hình 1). Trong tầng này đã phát hiện 11 phế tích kiến trúc nhà. Trong đó, 10 kiến trúc nhà quay mặt về hƣớng đông, đối xứng qua trục đƣờng, mỗi bên gồm 5 kiến trúc. Kiến trúc còn lại quay mặt về hƣớng bắc. Các phế tích này đều có hình chữ nhật, dài từ 20m đến 22m, rộng từ 9m đến 10m. Khác với phế tích nhà ở tầng Sớm, ở đây không thấy các hố gia cố chân cột mà chỉ thấy các móng tƣờng. Theo đó, cũng có thể xác định mỗi phế tích gồm ba gian, hai gian dọc ở hai bên và một gian ngang ở chính giữa, tạo thành một khoảng hiên phía trƣớc. Phía ngoài mỗi phế tích lại có một khoảng sân rộng ở phía trƣớc và một bên hông nhà. (Bản ảnh 07; hình 2). Tất cả các dấu tích kiến trúc trên đều đƣợc xây dựng bằng gạch theo kỹ thuật xếp chồng bắt mỏ so le nhau, trực tiếp trên lớp gia cố móng. Gạch hình chữ nhật có chiều dài thƣờng gấp đôi chiều rộng, đƣợc làm từ đất sét, trên bề mặt màu đỏ hoặc đỏ thẫm. Một số viên trong lõi màu xám, xƣơng và bề mặt xuất hiện nhiều tạp chất, gạch xốp. Kích thƣớc dao động trong khoảng dài 0,35m - 0,41m, rộng 0,16m - 0,19m, dày 0,04m - 0,06m. Trong lòng các phế tích kiến trúc nhà đã thu đƣợc rất nhiều di vật ngói. Hầu hết các loại hình ngói đều xuất hiện trong lớp này. Có nhiều khu vực, ngói tạo thành một lớp ken dày đặc trên bề mặt cùng với đồ gốm sứ Trung Quốc, đồ
  • 37. gốm Islam. Đây cụm kiến trúc có quy mô lớn, đƣợc xây dựng rất quy chuẩn và bề thế (Bản ảnh 08, hình 1-2;Bản ảnh 09, hình 1-2;Bản ảnh 10, hình 1-2). Tầng văn hóa muộn: Có cao độ 23,400m đến 23,900m so với mực nƣớc biển, nằm trực tiếp trên lớp văn hóa Giữa, có màu nâu xám pha phù sa. Trong tầng này xuất hiện khá phong phú các loại hình vật liệu kiến trúc và gốm sứ và cả các loại hình gốm sứ Đại Việt có niên đại thế kỷ 13- 14 (thời Trần) [76]. Ở lớp này còn xuất hiện dấu tích tƣờng chạy dọc theo chiều bắc nam, bắt vuông góc với hai bức tƣờng chạy theo chiều đông tây ở phía nam và phía bắc. Trong không ảnh năm 2003 vẫn còn thấy khá rõ dấu tích tƣờng bao quanh toàn bộ khu di tích này. (Không ảnh; 03) Các bức tƣờng đều nằm đè trực tiếp hoặc xây vào phần kiến trúc của tầng văn hóa Giữa. Ngoài gạch, vật liệu xây tƣờng bao này còn có cả đá ong. Có thể chúng đƣợc xây dựng cùng thời với kiến trúc nhà dài bằng đá ong ở di tích Gò Lồi. (Bản ảnh 11, hình 1-2). Ở tầng văn hóa này loại hình ngói cũng có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là khu vực phía đông của bức tƣờng. Trong các hố H18, H19, H29, H30 loại hình ngói phẳng mũi nhọn đƣợc nung già hơn, to và dày hơn, đặc biệt là từ kiểu 5 cho đến kiểu 8 (chúng tôi sẽ trình bày chi tiết ở chƣơng Hai). Số lƣợng các dấu tích kiến trúc, vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ… đã đặt ra câu hỏi về mối liên hệ của di tích này với các di tích khác trong khu vực, cũng nhƣ quy mô của một quần thể đền-tháp đã từng hiện diện tại đây. Cùng với các kết quả C14, những đặc trƣng cơ bản của khu phế tích nhƣ: vị trí xây dựng trên đồi, sử dụng đá ong… chúng tôi cho rằng các phế tích kiến trúc ở đây đƣợc xây dựng trong các thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, khi ảnh hƣởng Kh’mer vào vƣơng quốc Champa trở nên đậm nét, đặc biệt trong kỹ thuật xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo. Niên đại trên còn đƣợc ghi nhận trong bi ký. Hai bia ký tại Mỹ Sơn khắc năm 1081 và 1088 có nhắc đến vua Harivarman IV và em trai là vua Sri Paramabodhisatva những ngƣời có công rất lớn trong việc xây dựng và phục hồi lại các đền tháp trong vƣơng quốc Champa sau một thời gian dài bị chiến tranh tàn phá:
  • 38. “... Kẻ thù đã vào vƣơng quốc Champa, tự xƣng là những kẻ cầm quyền; đã cƣớp đi tài sản của hoàng gia và của cải của chƣ thần; đã phá hủy đền thờ, tu viện, nơi an cƣ, làng mạc và các tự viện khác cùng với ngựa, voi, trâu bò và mùa màng; đã hủy diệt mọi thứ trong các tỉnh thành của vƣơng quốc Champa; đã cƣớp đoạt những ngôi đền thờ thần Srisanabhadresvara và tất cả những phẩm vật mà các vị vua trƣớc kia đã phụng hiến cho thần Srisanabhadresvara; đã vơ vét tất cả của cải của thần và cƣớp đi những nhân sự tùy thuộc ngôi đền, các vũ nữ, nhạc công… những ngƣời phục dịch cùng với tài sản trù phú của Srisanabhadresvara; ngôi đền bị cƣớp sạch và bỏ phế… Rồi đức vua Vijaya Harivarmadeva yan Devatamurti lên ngôi. Ngài đã tiêu diệt hết quân thù, phục hƣng lại Nagara Champa, và trùng tu ngôi đền của Srisanabhadresvara… Vƣơng quốc Champa lại trở nên hƣng thịnh nhƣ xƣa …” [88](5) Phải chăng, các công trình kiến trúc đền tháp tại thung lũng Chiêm Sơn cũng đƣợc xây dựng trong giai đoạn này trƣớc khi bị Chân Lạp chiếm đóng (năm 1129) ? Mặc dù ngày nay chỉ còn lại dƣới dạng phế tích, nhƣng số lƣợng lớn các kiến trúc cùng với các di vật và các tác phẩm điêu khắc đƣợc tìm thấy ở đây cũng cho thấy sự hoàng tráng của khu di tích này trong lịch sử. Tiểu kết chương 1 Trong cả hai giai đoạn nghiên cứu văn hóa Champa nói chung và gốm Champa nói riêng, loại hình hiện vật Ngói Champa mới chỉ dừng ở mức độ báo cáo, tƣ liệu. Chƣa có các nghiên cứu cụ thể, chuyên biệt và sâu sắc về loại hình 5 “The enemy had entered into the kingdom of Champa and installed themselves as masters; having taken possession of all the royal property and the wealth of the gods; having pillaged the temples, the monasteries, the salas, cells, hermitages, villages and various edifices together with the horses, elephants, padatis (infantry?), oxen, buffaloes, and the crops; having ravaged everything in the provinces of the kingdom of Champa; having plundered the temples of Srisanabhadresvara and all that the kings of past times had granted as endowments to Srisanabhadresvara; having taken all the riches of the god and carried away the men belonging to the temple, the dancers, musicians ... servants, together with the various properties of Srisanabhadresvara; the temple remained empty and devoid of worship as the . ….. Then His Majesty Vijaya Sri Harivarmadeva, yan Devatamurti ascended the throne. He completely defeated the enemies, proceeded to the Nagara Champa, and restored the temple of Srisanabhadresvara ... The kingdom of Champa became prosperous as of old ... ” (Majumdar 1989: III, 160).
  • 39. hiện vật này. Cho đến nay, Triền Tranh là di tích phát hiện đƣợc nhiều di vật ngói Champa nhất. Trong lòng các phế tích kiến trúc đã thu đƣợc nhiều ngói Champa. Điều này khẳng định xƣa kia các kiến trúc này có mái lợp bằng ngói. Theo tầng văn hóa, niên đại của khu di tích Triền Tranh đang đƣợc tạm thời xác định thuộc các phong cách nghệ thuật thế kỷ 11-13.
  • 40. CHƢƠNG 2 HỆ THỐNG CÁC NHÓM NGÓI PHÁT HIỆN Ở DI TÍCH TRIỀN TRANH I. Phân loại Theo thống kê, (Bảng 1)tổng số hiện vật ngói thu đƣợc trong cuộc khai quật ở Triền Tranh có 20.069 hiện vật trên tổng số 74.374,chiếm 26,98%. Trong đó có 11.699 hiện vật có thể nghiên cứu, còn lại 8.358 mảnh vỡ không có đủ thông số để chỉnh lý và nghiên cứu. Để phân loại theo chất liệu, độ nung… hoặc là chƣa đủ thông tin, hoặc loại khá đồng nhất, rất khó đƣa ra tiêu chí. Vì vậy, chúng tôi dựa vào công năng của ngói để phânthành hai loại 2 loại ngói Lợp và ngói Trang trí. Từ đó, lại căn cứ vào hình dáng, bộ phận (mũi, đuôi) và kích thƣớc để chia ra các kiểu - loại chi tiết/nhỏ hơn. I.1. Ngói Lợp:Là loại hình vật liệu dùng để bảo vệ các công trình xây dựng khỏi nắng, mƣa, gió bão(6) . Theo hình dáng mặt cắt ngang ngói, có thể chia thành hailoạikhácnhau: Phẳng và Cong.(Bảng 2). 6 Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học Hà Nội: LỢP là: “Làm cho đƣợc phủ kín bên trên bằng một vật liệu thích hợp”Nxb Hà Nội – Đà Nẵng,2001, tr.588. Biểu đồ so sánh tỷ lệ hiện vật
  • 41. 1.1. Ngói Phẳng Đây là nhóm ngói có số lƣợng nhiều nhất với 9.944 hiện vật, chiếm 85,013% tổng số hiện vật ngói. Một viên ngói Phẳng của Champa luôn có 03 bộ phận: Mũi-Thân và Đuôi ngói. Các mảnh thân ngói ít có khác biệt, nên chúng tôi phân loại nhóm ngói này theo các bộ phận Mũi và Đuôi: 1.1.1.Mũi ngói:Có 3.789 hiện vật, chiếm 32,39%, trong đó có28 viên nguyên dáng và 3761 mảnh vỡ. Theo hình dáng, các hiện vật thuộc về bộ phận mũi ngói ở di tích Triền Tranh có thể chia thành 03 loại: mũi nhọn, mũi tròn và mũi bằng. 1.1.1.1. Mũi nhọn: Các mũi ngói dạng này có hình một tam giác cân (vì thế trƣớc nay có thuật ngữ “ngói mũi lá”). Có số lƣợng 2.134 hiện vật, chiếm tỷ lệ 56,32%.(Bảng 3) Loại mũi ngói nhọn lại đƣợc phân thành các tiểu loại:Tiểu loại 1: Phần tiếp giáp giữa mũi ngói và thân ngói có khấc ở hai bên. Tiểu loại 2: Mũi ngói nhọn không có khấc ở hai bên. Trong ghi chép ngắn về ngói Champa tìm đƣợc ở Pô Nagar (Nhà Trang) H.Parmentier có bản vẽ ghi nhận 02 viên thuộc hai loại có khấc và không có khấc. [104] Tiểu loại 1 Tiểu loại 2 Bản ảnh về hai tiểu loại Có khấc và Không có khấc ở phần tiếp giáp giữa mũi ngói và thân ngói
  • 42. 1.1.1.1.1. Có khấc Mặc dù có đôi điểm khác biệt về độ nung, nhƣng nhóm ngói thuộc tiểu loại này rất giống nhauvề hình dáng. Do đó, chúng tôidùng tiêu chí kích thƣớc chiều rộng bản ngói để chia làm 4 kiểu. Kiểu 1: Kích thước < 6,0cm: Có số lƣợng ít nhất, chỉ có 3 tiêu bản gần nguyên, với phần mũi ngóihình tam giác cân, móc ngói uốn vuông góc với thân. Đây là loại ngói có kích thƣớc nhỏ nhất trong trong toàn bộ nhóm ngói phẳng và mới chỉ thấy xuất hiện ở di tích Triền Tranh. Xƣơng ngói là đất sét mịn, có độ nung thấp, thƣờng thôi bột đất nung màu hồng nhạt và màu trắng xám, đƣợc làm bằng khuôn, thƣờng để lại dấu sửa ở lƣng ngói. Cụ thể: Tiêu bản 015.TT.H26.L1.01 thân ngói hình chữ nhật, móc ngói cao 1,2cm. Giữa thân và móc ngói gập lại tạo thành góc tù. Đƣợc làm bằng đất sét pha cát thô. Kích thƣớc (dài x rộng x dày): 14,8cm x 5,1cm x 0,3cm (Bản ảnh-bản vẽ 12, hình 1). Tiêu bản 015.TT.H25.49 dài 11,5cm - rộng 5cm - dày 0,4cm. Bị vỡ một phần đầu mũi nhọn, có tạo gờ hai bên, mũi dài còn lại khoảng 2,5cm. Chất liệu đất sét pha cát mịn, (Bản ảnh-bản vẽ 12, hình 2). Kiểu 2: Kích thước 6,0 -7,0cm: Có 248 hiện vật, về hình dáng giống kiểu 1 nhƣng độ nung cao hơn nên mặt ngói cứng đanh. Bên cạnh những viên đƣợc làm bằng đất sét mịn pha nhiều hạt laterite, có nhiều viên có những vân sét trắng. Theo kích thƣớc bề dày bản ngói,có hai phụ kiểu rất khác nhau: Phụ kiểu 1: Độ dày thân ngói dƣới 1cm. Có 206 hiện vật, chiếm 15% tổng số hiện vật kiểu 2. Với các viên nguyên/đủ dáng, mấu cài đƣợc uốn cong vuông góc. Xƣơng ngói có màu vàng nhạt hoặc màu đỏ nhạt. Mặt ngói đanh chắc chứng tỏ độ nung khá cao. Cụ thể:
  • 43. Tiêu bản 015.TT.H27.L3.50 dài 20cm, rộng 6,6cm, dày 1cm;có mũi nhọn hình chữ V dài 7cm. (bản ảnh-bản vẽ 12, hình 4). Tiêu bản 015.TT.H27.L3.11 có kích thƣớc 27cm x 8cm x 0,9cm. Đuôi ngóicó móc ngói cao 3cm. (bản ảnh-bản vẽ 12, hình 5). Phụ kiểu 2: Dày từ 1,3cm đến 2cm. Có 42 tiêu bản chiếm 2,78% . Đuôi ngói có móc ngói cao 2cm. Do có kích thƣớc rất dày nên kiểu ngói này có số lƣợng viên nguyên và đủ dáng nhiều nhất trong toàn bộ đợt khai quật. Tại tích An Phú gần tháp Chiên Đàn, phía nam Quảng Nam (có niên đại khoảng thế kỷ X) loại ngói này đƣợc phát hiện khá nhiều. Cuộc khai quật đã làm xuất lộ đầu phía đông một phế tích cả dải ngói đổ ken dày, kéo dài trên 100m. Có chỗ ngói vẫn đƣợc xếp thành hàng, khá đồng đều về màu sắc và kích thƣớc. Theo Nguyễn Thƣợng Hỷ (Trung tâm quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam) cụm ngói này dƣờng nhƣ chƣa hề đƣợc sử dụng mà chỉ mới “tập kết” tại đây. (Hình 7, bản ảnh-bản vẽ 13, hình 3-4). Cụ thể: Tiêu bản 015.TT.H27.L3.02 viên còn nguyên dài 27cm - rộng 6,8cm - dày 1,8cm. Mũi ngói nhọn hình chữ V, móc cài cao 2cm (Bản ảnh-bản vẽ 12: hình 6). Tiêu bản 015.TT.H32.06 dài 26,5cm - rộng 6,9 cm - dày 2cm, viên ngói đã bị gãy làm đôi. Đuôi ngói đƣợc uốn vuông góc dọc theo chiều ngang của viên ngói, mũi hình chữ V. Ngói là đất sét pha cát mịn, xƣơng có màu vàng nhạt.(Bản ảnh-bản vẽ 12, hình 7). Ngoài những tiêu bản đƣợc nêu trên thì phụ kiểu này cũng xuất hiện nhiều viên ngói còn nguyên và đủ dáng (Bản ảnh-bản vẽ 12, hình 8 và 9; bản ảnh-bản Hình 7: Ngói ở di tích An Phú (Nguồn: Trung tâm quản lý Di tích và Danh thắng Quảng Nam)
  • 44. vẽ 13, hình 1- 2). Kiểu 3: Kích thước từ 7,0cm – 8,0cm: Có 513 hiện vật chiếm 33,97% tổng số hiện vật, nhiều thứ hai trong nhóm ngói mũi nhọn. Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H20.L3.30đã bị vỡ một phần, kích thƣớc còn lại dài 17cm- rộng 7,3cm - dày 0,8cm. Đuôi ngói có móc ngói cao khoảng 1,8cm. Ngói làm từ đất sét mịn, xƣơng có màu đỏ với nhiều hạt sét mầu nâu vàng (Bản ảnh-bản vẽ 13, hình 5). Kiểu 4: Có kích thước 8,0cm – 9,0cm: Số lƣợng 609 chiếm 40,33%, có số lƣợng nhiều nhất trong toàn bộ nhóm ngói mũi nhọn. Đều là những mảnh vỡ không có viên nguyên hoặc đủ dáng. Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H19.54 đã bị vỡ có kích thƣớc dài18,3cm - rộng8cm - dày 0,7cm. Trên mặt ngói có nhiều vết rạn, làm từ đất sét pha cát mịn khá đanh chắc. (Bản ảnh-bản vẽ 13, hình 6). Tiêu bản 015TT.H31.L2.36 đã bị vỡ kích thƣớc còn lại (dài x rộng x dày) 22,5cm x 7,8cm x 1,3cm. Mũi ngói hình tam giác cân, dài 7,9cm. Mặt dƣới ngói hơi lõm, mặt trên có nhiều vết cắt. Trên thân cách mũi 16,6cm có lỗ chốt, đƣờng kính 0,6cm. (Bản ảnh-bản vẽ 13, hình 7). 1.1.1.1.2. Không có khấc Loại này có kích thƣớc lớn hơn tiểu loại 1, kích thƣớc chiều rộng lớn hơn 09cm. Bằng mắt thƣờng cũng thấy loại này thƣờng có độ nung cao hơn. Dựa vào kích thƣớc chiều rộng, chúng tôi chia loại ngói này theo các kiểu sau: Kiểu 1: Bản rộng 9,0cm – 10,0cm: Có số lƣợng nhiều nhất: 63 hiện vật, chiếm 45,98% tổng số hiện vật tiểu loại 2. Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H14.15 có kích thƣớc 17cm x 9,7cm x 1,4cm, mũi ngói hình chữ Vdài 7cm. Dọc thân ngói, ở giữa hơi cong tạo thành rãnh. Xƣơng ngói là đất sét pha cát- mịn. (Bản ảnh-bản vẽ 14, hình 1). Kiểu 2: Bản rộng 10,0cm – 11,0cm: Có số lƣợng 31 hiện vật, chiếm
  • 45. 22,62% tổng số lƣợng hiện vật tiểu loại 2. Trong một số cuộc khai quật tại các di tích Bánh Ít, An Thành, Gò Sành (Bình Định) cũng xuất hiện loại ngói có chất liệu và kích thƣớc tƣơng tự (Bản ảnh-bản vẽ 14, hình 4-5). Cụ thể: Tiêu bản 015.TT.H29.26 đã bị vỡ kích thƣớc còn lại (dài x rộng x dày) 18,7cm x 10,7cm x 1,6cm. Mũi ngói hình tam giác, dài 7,2cm thân hơi cong về phía mũi, mặt dƣới hơi lõm, mặt trên cong có gờ cao ở dọc thân ngói, xƣơng ngói dày dần ra hai cạnh bên, mép cạnh bên đƣợc vuốt tròn. (Bản ảnh- bản vẽ 14, hình 2). Tiêu bản 015TT.H30.34 đã bị vỡ kích thƣớc (dài x rộng x dày) 17,5cm x 10,6cm x 1,4cm, mũi ngói hình tam giác dài 5,3cm. Mặt dƣới hơi cong, mỏng ở giữa và dày dần ra hai cạnh bên. Phần mũi ngói ở mặt trên còn dấu vết vải khá rõ. Ngói đƣợc làm bằng đất sét, pha cát, xƣơng có màu đỏ. (Bản ảnh-bản vẽ 14, hình 3). Kiểu 3: Bản rộng 11,0cm – 12.0cm: Có 36 hiện vật chiếm 26,27%, kiểu này có hình dáng gần giống kiểu 3 cả về hình dáng và chất liệu. Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H27.01 kích thƣớc 22cm x 11cm x 1,1cm; đã bị gãy phần mũi ngói. Giữa móc ngói và thân ngói gập lại tạo thành góc vuông. Ngói đƣợc tạo từ sét pha cát với nhiều hạt sét mầu nâu.(Bản ảnh-bản vẽ 15, hình 1). Tiêu bản 015TT.H30.20 bị vỡ chỉ còn lại phần mũi hình tam giác, dài 6,6cm, mỏng ở giữa và dày dần ra hai cạnh bên. Mép cạnh ở mặt trên đƣợc vuốt tròn, mặt dƣới còn những dẻo đất thừa chƣa đƣợc cắt gọt trƣớc khi nung. Mặt trên của ngói còn dấu vân tay. Kích thƣớc 17,5cm x 11,1cm x 1,6cm (Bản ảnh- bản vẽ 15, hình 2). Tiêu bản 015TT.H30.26 đã bị vỡ kích thƣớc còn lại 12,3cm x 11,4cm x 1,9cm; mũi ngói hình tam giác, dài 7,5cm; mỏng ở giữa và cao, dày dần ra hai cạnh bên. Mép cạnh ở mặt trên đƣợc vuốt tròn. (Bản ảnh-bản vẽ 15, hình 3). Tiêu bản 015TT.H30.78 bị vỡ, có kích thƣớc 12,5cm x 11,4cm x 1,9cm, mũi ngói hình tam giác, dài 6,6cm giữa thân ngói và mũi ngói ở hai cạnh bên
  • 46. của mảnh ngói đƣợc vuốt hơi tròn. (Bản ảnh-bản vẽ 15, hình 4). Kiểu 4: Bản rộng 12,0cm – >14cm: Có 7 hiện vật chiếm 5,10% tổng số hiện vật của loại 2. Cụ thể: Tiêu bản 015.TT.H29.53 thân hình chữ nhật, mũi hình tam giác, dài 6,2cm; giữa thân ngói và mũi ngói ở hai cạnh bên của ngói đƣợc vuốt tròn. Mặt dƣới mảnh ngói phẳng, mặt trên mỏng, thấp ở giữa dày, cao dần ra hai cạnh bên. Bề mặt trên có màu nâu đen, mũi ngói còn dấu vết vải. Kích thƣớc 13,4cm x 12,9cm x 1,1cm (Bản ảnh-bản vẽ 15, hình 5). Tiêu bản 015TT.H30.39 mảnh mũi ngói hình tam giác, dài 6cm. Mặt dƣới mảnh ngói hơi cong, có lớp nâu đen bám vào. Mặt trên tạo rãnh thấp, mỏng ở giữa và dày dần ra hai cạnh bên, trên bề mặt có chỗ có dấu vết vải. Kích thƣớc 20,8cm x 12,8cm x 1,7cm (bản ảnh-bản vẽ 15, hình 6). 1.1.1.2. Mũi tròn:Phần mũi ngói đƣợc vê tròn hình bán nguyệt. Tổng số thu đƣợc 1.031 tiêu bản, chiếm 10,36% tổng số hiện vật mũi ngói đƣợc phát hiện tại cuộc khai quật(Bảng 4). Xƣơng ngói tƣơng tự nhƣ loại có mũi nhọn, đất sét tƣơng đối mịn, ít cát và không lẫn nhiều tạp chất. Loại này khá giống nhau nên chúng tôi dùng chiều rộng của ngói làm tiêu chí để chia ra làm các kiểu khác nhau.(Hình 8),(Bảng 6). Kiểu 1. Bản rộng dưới 6cm: Gồm 14 hiện vật chiếm 1,35% trong tổng số hiện vật nhóm mũi tròn. Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H36.L2.20 còn đủ dáng, chỉ bị mất một phần mấu Hình 8: Ngói múi tròn (Nguồn: tác giả)
  • 47. cài. Xƣơng là đất sét mịn, bề mặt có màu cam. Kích thƣớc: 17,5cm x 5,3cm x 0,7cm (Bản ảnh-bản vẽ 16, hình 1). Tiêu bản 015TT.H26.L2.91 mũi ngói có hình bán nguyệt, ngói nhỏ. Đƣợc làm từ đất sét pha cát mịn. Xƣơng ngói đanh, chắc. Kích thƣớc: 4,5cm x 5,5cm x 0,7cm. Tiêu bản 015TT.H5.L2.01 là một mảnh ngói mũi tròn, dài 6,5cm x rộng 4,8cm x dày 0,3cm. Trên mặt ngói có một vạch chạy theo vành mũi ngói dài khoảng 0,2cm. Đƣợc làm bằng đất sét pha cát, xƣơng ngói mịn có màu đỏ gạch. (Bản ảnh-bản vẽ 16, hình 3). Tiêu bản 015TT.H20-L3-49 ngói có mũi hình bán nguyệt. Chất liệu đất sét pha cát mịn. Kích thƣớc:10cm x 4,7cm x 0,2cm. Kiểu 2. Bản rộng 6,0cm – 7,0cm: Có số lƣợng 100 hiện vật chiếm 8,72% , dựa vào độ dày của ngói chia thành 2 phụ kiểu sau: Phụ kiểu 1: dày dƣới 1cm, có 90 hiện vật . Cụ thể: Tiêu bản 015TT.H4-34 mảnh mũi ngói hình bán nguyệt. Đƣợc làm bằng đất sét pha cát mịn, xƣơng ngói mịn. Kích thƣớc (dài x rộng x dày). 14cm x 6,6cm x 0,8cm (bản ảnh-bản vẽ 16, hình 4). Tiêu bản 015.TT.H1.72, mảnh mũi ngói, bề mặt ngói không nhẵn. Ngói đƣợc làm từ đất sét pha cát, có nhiều các hạt laterit. Kích thƣớc: 11,4cm x 6,8cm x 0,6cm (bản ảnh-bản vẽ 16, hình 5). Tiêu bản 015TT.H26.L2-65 là một mảnh mũi ngói có phần mũi đƣợc tạo nhƣ hình cánh sen. Ngói nhỏ và mỏng, mũi hơi vênh. Xƣơng ngói mịn, chắc, bề mặt ngói màu nâu đỏ. Kích thƣớc: 9,2cm x 5,1cm x 0,6cm (Bản ảnh-bản vẽ 16, hình 6). Tiêu bản 015TT.H19.45 mảnh mũingói, mũi hình bán nguyệt. Trên mặt ngói có một vết lõm nhỏ ở dƣới mũi ngói, dài khoảng 1,3cm. Xƣơng ngói mịn, chắc. Kích thƣớc 7,6cm x 6,4cm x 0,4cm (Bản ảnh-bản vẽ 16, hình 7). Tiêu bản 015TT.H19.43 mảnh mũi ngói có phần mũi ngói tròn đều.Chất liệu đƣợc làmđất sét pha cát có màu trắng xám. Kích thƣớc: 7,9cm x 6,8cm x