SlideShare a Scribd company logo
1 of 141
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thúy Thủy Ngân
THẾ GIỚI NHÂN VẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BẠCH VĂN HỢP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng sau đại học, tập thể thầy cô trong
khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt khóa
học.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Bạch Văn Hợp đã tận tình
hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn PGS.TS. Trần Mạnh Tiến đã cung cấp những
tài liệu quí báu, truyền thụ kiến thức, động viên giúp tôi vượt qua những khó
khăn khi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình cố nhà văn Lan Khai, đặc biệt là
cụ Nguyễn Lan Phương đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quí và động viên
tôi trong suốt quá trình làm luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động
viên giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2012
Tác giả luận văn
Nguyễn Thúy Thủy Ngân
QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Cách ghi chú thích
Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng của nó trong
phần danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO và được đặt trong dấu ngoặc vuông
[ ] ngay sau phần có liên quan, sau dấu hai chấm (:) là số trang. Ví dụ: [26: 9]
tức là phần trích dẫn ở tài liệu số 26, trang số 9. Thông tin đầy đủ về tài liệu
trích dẫn được ghi trong mục TÀI LIỆU THAM KHẢO đặt cuối luận văn
(sau phần Kết luận).
2. Cách viết tắt
NXB: Nhà xuất bản
ĐHSP TPHCM: Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
3. Một số quy ước khác
Phần được trích dẫn in nghiêng và được đặt trong hai dấu ngoặc kép
(“ ”).
Tên tác phẩm được in nghiêng.
MỤC LỤC
DẪN NHẬP......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................3
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu........................................................13
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................14
5. Đóng góp của luận văn........................................................................15
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................15
CHƯƠNG I: MỘT SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG, MỘT CÂY BÚT
TRUYỆN NGẮN TÀI HOA.........................................................................17
1.1. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai ....................................................17
1.2. Một sự nghiệp văn chương đồ sộ..........................................................21
1.3. Một cây bút truyện ngắn tài hoa...........................................................25
CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ, ĐA DẠNG
TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI ......................................................31
2.1. Nhân vật kì ảo.......................................................................................32
2.1.1. Nhân vật nửa người nửa ma...........................................................33
2.1.2. Nhân vật thú ...................................................................................35
2.1.3. Nhân vật nửa người nửa thú...........................................................38
2.2. Nhân vật thực........................................................................................40
2.2.1. Nhân vật miền núi ..........................................................................41
2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi 41
2.2.1.2. Nhân vật đại diện cho thế lực hắc ám nơi miền núi ..............51
2.2.2. Nhân vật thành thị...........................................................................57
2.2.2.1. Nhân vật khẳng định cá nhân trong tình yêu.........................57
2.2.2.2. Nhân vật thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị........................64
2.2.2.3. Nhân vật thuộc tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức.........................70
2.2.2.4. Nhân vật lữ khách..................................................................74
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGẮN LAN KHAI........................................................................................80
3.1. Xây dựng tình huống truyện.................................................................80
3.1.1. Tình huống trữ tình thơ mộng........................................................81
3.1.2. Tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ.....................................................83
3.1.3. Tình huống thử thách, lựa chọn nghiệt ngã....................................84
3.1.4. Tình huống bi kịch .........................................................................86
3.2. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật.................................88
3.2.1. Miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động thể hiện tính cách nhân
vật .............................................................................................................88
3.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật..............................................................103
3.3. Giọng điệu trần thuật ..........................................................................106
3.3.1. Giọng điệu điềm tĩnh, khách quan ...............................................107
3.3.2. Giọng điệu chan chứa yêu thương ...............................................108
3.3.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm....................................................109
KẾT LUẬN..................................................................................................112
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................116
PHỤ LỤC.....................................................................................................120
1
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ trăm hoa đua nở của vườn hoa văn
học Việt Nam hiện đại. Lĩnh vực thơ ca có những tên tuổi nổi tiếng như Xuân
Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận… Về văn xuôi, xuất hiện nhiều cây
bút tài hoa nổi tiếng như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng,
Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Thạch Lam, Lan Khai…Trong đó, nhà
văn Lan Khai – cây bút chủ lực của Nhà xuất bản Tân Dân đồng thời cũng là
tác giả của nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau từ tiểu thuyết,
truyện ngắn, truyện vừa, kí, lí luận phê bình, đến dịch thuật, sưu tầm văn
học…đã gây được sự chú ý của đông đảo độc giả và giới phê bình Bắc Hà.
Hiện nay, di sản văn học của Lan Khai đã được giới phê bình nghiên
cứu trong và ngoài nước đánh giá cao. PGS.TS. Ta-chi-a-na (chuyên gia văn
học Việt Nam của Nga) đã khẳng định ông là nhà văn có tài viết truyện kinh
dị. Đương thời ông cũng được các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Trương Tửu,
Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan…đề cao tài năng và cống hiến.
Ngay từ năm 1935, trên báo Loa nhà nghiên cứu Trương Tửu đã mệnh danh
Lan Khai là “nghệ sĩ của rừng rú”, là “đàn anh” trong việc miêu tả thế giới
sơn lâm”, là “cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”. [45: 225]. Trong Nhà
văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan nhận xét: “ Lan Khai là lão tướng trong
làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới” [26: 920], đồng thời, ông còn
được các nhà văn cùng thời mệnh danh là “Nhà văn đường rừng”. Đánh giá
về tiểu thuyết Lầm than, Hải Triều đã coi Lan Khai là “người đã phất lá cờ
tiên phong trên mảnh đất này”. [36: 253]
Ông để lại cho kho tàng văn học nước nhà 48 tiểu thuyết, 37 truyện
ngắn. Như vậy Lan Khai không chỉ là lão tướng trong làng tiểu thuyết mà còn
2
là một cây bút tài hoa về truyện ngắn. Những đóng góp của ông đã được
nhiều nhà nghiên cứu đề cao về mọi mặt trong Lễ kỉ niệm 100 năm sinh của
ông do Hội nhà văn tổ chức long trọng ngày 26/7/2006. Và đặc biệt bộ sách
Tuyển tập Lan Khai (2 tập) do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến sưu tầm được Nhà
xuất bản Văn học xuất bản để chào mừng Đại lễ Ngàn năm Thăng Long Hà
Nội đã thể hiện những cống hiến của ông cho mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Gần đây nhất, PGS.TS. Trần Mạnh Tiến cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra
mắt cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai giới thiệu 37 truyện ngắn tiêu biểu của
Lan Khai, trong đó có những truyện lần đầu tiên được xuất bản.
Với gần bốn mươi năm tuổi đời và gần hai mươi năm tuổi nghề, nhà
văn mang tên loài hoa nở đẹp nhất rừng – Lan Khai, đã để lại cho kho tàng
văn học dân tộc một di sản phong phú, đa dạng, giàu giá trị nghệ thuật. “Cuộc
đời và sự nghiệp của Lan Khai thật trong sáng và cao đẹp. Đáng lẽ ông phải
được nghiên cứu, đánh giá công bằng trong văn học sử như là một nhà văn
xuất sắc của nền văn học Việt Nam đương đại, một người có công với Cách
mạng.” [36: 31]. Nhưng tiếc thay, cái chết bí ẩn của ông đúng vào thời điểm
“nhiều tao loạn của lịch sử” đã phủ một bức màn bí ẩn trong dư luận kéo theo
biết bao oan khuất và thiệt thòi cho ông và gia đình. Đó cũng là một trở ngại
lớn cho những nhà nghiên cứu, nên hoạt động nghiên cứu di sản văn học của
Lan Khai suốt nửa thế kỉ qua chưa tương xứng với tầm vóc của ông. Nhà thơ
Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhân dịp Lễ kỉ niệm lần thứ
100 ngày sinh nhà văn Lan Khai đã nói: “Lan Khai là một trong những nhà
văn trưởng thành rất sớm về ý thức xã hội và lí tưởng nghệ thuật. Sự nhất
quán trong hoạt động xã hội và sáng tác văn chương của ông thể hiện bản
lĩnh và nhiệt huyết của một trí thức yêu nước và nhân cách văn hóa của một
nhà văn” [36: 30]... Hầu hết các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của
Lan Khai chủ yếu khảo sát chung về nội dung và nghệ thuật hoặc đi vào một
3
mảng của truyện ngắn. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống về
thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai.
Đối với tiểu thuyết, truyện ngắn, nhân vật đóng vai trò quan trọng.
Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng
tác. “Chức năng chủ yếu của nhân vật là xác lập mô hình của hiện thực và
thể hiện định hướng về giá trị đối với cuộc sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật
là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân
đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận
con người và các quan niệm về chúng.” [28: 118]. Như vậy, nhân vật là một
phương diện quan trọng thể hiện tư tưởng của nhà văn, tất cả những suy tư,
trăn trở của tác giả sẽ tập trung ở nhân vật. Nên việc nghiên cứu thế giới nhân
vật trong truyện ngắn của ông là điều cần thiết.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những ý kiến đánh giá chung về sự nghiệp sáng tác
của Lan Khai
Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn, Lan Khai đã được nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình chú ý. Người đầu tiên quan tâm đến Truyện đường rừng
và Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là Trương Tửu. Trên báo “Loa” số 81 (ra
ngày thứ năm, năm 1935), ông đã có những nhận định khá sâu sắc về một số
thành công của Lan Khai ở thể loại Truyện đường rừng: “Với ông Lan Khai,
rừng rú không còn xa lạ nữa. Trước mắt chúng ta, nó hiện nguyên hình, nhờ
ngòi bút tài tình của tình nhân nó” [45: 225]. Ông đã gọi Lan Khai là: Nhà
nghệ sĩ của rừng rú. Trong số 82, ông đưa ra những nhận định về tiểu thuyết
lịch sử của Lan Khai: “Viết truyện lịch sử, ông ham tả những hiện trạng sâu
thẳm của lòng người. Chỗ nào ông cũng trọng vẻ cao siêu, thâm trầm, ghét
4
những cái chất phác, sơ sài, nông nổi. Ông moi trong rừng rú, lục trong lịch
sử những cuộc sinh hoạt âm thầm, não nuột...” [45: 234].
Đặc biệt đến năm 1938, tiểu thuyết Lầm than và Cô Dung ra đời đã
thu hút sự chú ý của nhiều độc giả và các nhà nghiên cứu. Trong Lời giới
thiệu tiểu thuyết Lầm than, tác giả Trần Huy Liệu đã đánh giá cao giá trị của
tác phẩm này: “Sau khi đọc xong thiên tiểu thuyết xã hội này, tôi rất vui mừng
vì không thấy mình bị làm tựa, mà trái lại, với cái chủ ý của quyển truyện
cùng cái quan điểm của tác giả, nó thúc giục tôi phải tỏ dấu biểu đồng tình,
không một chút nào ngần ngại” [36: 248]. Ông nhấn mạnh giá trị hiện thực
của tác phẩm ở chỗ đã phản ánh chân thực cuộc sống của những người thợ mỏ
“bị bán rẻ sức lao động” nếu may “không bị sập lò, bị ngạt ghi-du mà chết
như con lợn quay, thì cũng ốm yếu dần cho tới chết”. [36: 248]. Cũng trong
năm này, Trong bài viết Lầm than – Một tác phẩm đầu tiên của nền văn tả
thực xã hội ở nước ta, Hải Triều đã ghi nhận Lan Khai là nhà văn đầu tiên
viết về người thợ: “(...) văn chương ở xứ xở này đã quên người thợ đi nhiều
lắm, mà chính người thợ là người đáng nói nhất, và đáng nói nhiều nhất. Đặc
điểm của tác phẩm của Lan Khai là nói đến người thợ, cái hạng khổ sở nhất
trong giai cấp thợ thuyền, hạng thợ mỏ”. [36: 252]. Ông cũng đánh giá cao
giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về nội dung, ông đánh giá cao
giá trị hiện thực của tác phẩm: “tác giả Lầm than đã miêu tả tất cả cuộc đời
khốn khổ cay chua ghê gớm, của hạng người mà sự sống đã hầu hóa ra một
đàn súc vật, chịu đựng tất cả những sự bóc lột đê hèn của giai cấp sản chủ
một cách tàn nhẫn vô cùng”. [36: 252] Và “(...) tác giả không quên chỉ vạch
một cách đau đớn mà sống sượng những tâm lí cộc cằn, những cách ăn nói
thô tục, những thành kiến hủ bại, cho đến những tập quán xấu xa như rượu,
như phiện, như cờ bạc, là cái bướu nó bám níu theo giai cấp thợ thuyền trong
chế độ người bóc lột người.” [36: 252]. Về nghệ thuật, ông cho rằng “Lầm
5
than (...) đã vạch một khuynh hướng trong văn học giới, cái khuynh hướng tả
thực xã hội chủ nghĩa...” [36: 253].
Trong Tựa (Tiểu thuyết Cô Dung) năm 1938, tác giả Thiều Quang
Lộc đã đánh giá tác phẩm xứng đáng là “đài kỉ niệm “chiến sĩ vô danh” của
tất cả các thế hệ phụ nữ Việt Nam, qua bao nhiêu đời đã hi sinh cho sự tồn tại
của Tổ Quốc” [36: 257]. Cũng trong năm này, trên “Phổ thông bán nguyệt
san”, Vũ Ngọc Phan có bài viết phê bình tiểu thuyết Cô Dung. Ông chỉ ra
những thành công của Lan Khai trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: “Lan
Khai đã tạo ra một cô gái đức hạnh ở thôn quê ta, nhưng lại khác hẳn các cô
gái mà ta thường thấy trong các tiểu thuyết xuất hiện ở nước ta ngày nay.”
[13: 4].
Năm 1941, trên Tạp chí Tri Tân số 29, tác giả Phạm Mạnh Phan có
bài viết phê bình tiểu thuyết Mực mài nước mắt của Lan Khai. Ông đánh giá
khá cao tác phẩm này: “Cốt truyện đơn giản tả rõ những khổ đau của nhà văn
trong cuộc sống hàng ngày, giọng văn nhẹ nhàng và có khi bay bướm, khiến
độc giả phải mải miết theo mình; tác phẩm có tư tưởng nhân từ và đáng quí
về dân quê”. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra một số hạn chế của tác phẩm:
“Luận bàn một cách dài dòng những triết lí bâng quơ” [30: 5]
Năm 1942, trong công trình Việt Nam văn học sử yếu, tác giả Dương
Quảng Hàm đã nhắc tới hai tác phẩm: Cô Dung và Lầm than, ông cho rằng
hai tác phẩm này được sáng tác theo khuynh hướng tả thực. Cũng trong năm
này, tác giả Kiều Thanh Quế, trong bài viết Cuộc kì ngộ Lan Khai – Zweig:
Tội và thương gặp Lapeur, đã chỉ ra những đặc điểm của Lan Khai trong
phỏng thuật đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà văn Đức Stêfan Zweig.
Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942), đã có những đánh
giá cao những sáng tác của Lan Khai ở mảng Truyện đường rừng, Tiểu thuyết
6
tâm lí – xã hội, Tiểu thuyết lịch sử. Ông tỏ ra rất hứng thú với nghệ thuật kể
chuyện của Lan Khai ở mảng Truyện đường rừng.
Như vậy, trước Cách mạng tháng Tám, những sáng tác của Lan Khai
đã thu hút khá đông sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Hầu hết các ý kiến ở
mức độ khác nhau, đều khẳng định vị trí, tài năng của Lan Khai trên văn đàn
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Suốt thời kì dài sau Cách mạng tháng Tám đến trước đổi mới, tên tuổi
và tác phẩm của Lan Khai dường như bị quên lãng. Phải đến năm 1965, trong
cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ mới đề cập đến
sở trường viết tiểu thuyết và đặc biệt Truyện đường rừng của Lan Khai. Năm
1974, Phan Cự Đệ trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại khi bàn tới
tác phẩm Lầm than, đã đánh giá đây là một “tác phẩm hiện thực” nhưng “hãy
còn rơi rớt nhiều nét tự nhiên chủ nghĩa, sự hiểu biết của tác giả về chủ nghĩa
cộng sản còn quá đơn giản, vốn sống về công nhân rất hạn chế”. [30: 7].
Cũng trong năm này, tác giả Thế Phong trong cuốn Lược sử văn nghệ Việt
Nam đã đề cập đến cuộc đời và những sáng tác của Lan Khai. Ông đánh giá
rất cao Truyện đường rừng: “Về tiểu thuyết đường rừng, Lan Khai tỏ ra có
một chỗ đứng đặc biệt nhất trong văn đàn, ông viết thật đặc sắc”. [30: 7, 8].
Ngoài ra ông cũng đánh giá cao những tác phẩm: Lầm than, Cô Dung, Mực
mài nước mắt của Lan Khai.
Như vậy, vì những lí do lịch sử khách quan nhất định, hoạt động
nghiên cứu về sáng tác của Lan Khai sau Cách mạng tháng Tám còn nhiều
hạn chế, chưa tương xứng với sự nghiệp của ông.
Từ sau đổi mới đến nay, hoạt động nghiên cứu, phê bình sự nghiệp
sáng tác của Lan Khai đã có nhiều chuyển biến. Năm 1990, trong Đôi điều về
nhà văn Lan Khai in trên “Phụ san báo văn nghệ”, Gia Dũng đã giới thiệu sơ
lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lan Khai. Bên cạnh đó, ông cũng
7
nhận định Lan Khai là “một trong số ít nhà văn tiền chiến đầu tiên viết về đời
sống phong tục tập quán của dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [2: 315]. Cũng
trong năm này, trong bài viết Hành hương về thủ đô kháng chiến trên Tuần
báo Văn nghệ, nhà văn Hoàng Minh Tường đã giới thiệu thêm những tư liệu
về cuộc đời, hoạt động nghệ thuật của Lan Khai thông qua lời kể của bà Hà
Thị Minh Kim – vợ nhà văn Lan Khai.
Năm 1991, trong bài viết Lan Khai với truyện lạ đường rừng in trên
Tạp chí Văn học số 6/1991, Ngọc Giao đã khẳng định sức hút mạnh mẽ của
những truyện lạ đường rừng đối với độc giả đương thời: “Truyện lạ đường
rừng được đặc biệt hoan nghênh. Cứ buổi sáng thứ hai là trẻ bán báo chạy
tới tấp rao ngoài phố: “Ngọ báo – truyện lạ đường rừng. Đây!” Ông viết rất
hay, cốt truyện nào cũng li kì, rùng rợn...” [6: 351]. Cũng trong bài viết này,
Ngọc Giao đã nhấn mạnh đến sức cảm hóa người đọc về người trí thức qua
tác phẩm Mực mài nước mắt: “Tác phẩm viết về những cơ cực của người cầm
bút. Anh em trong nghề bán chữ nuôi thân, đọc ông, dầu chai đá mấy cũng
ngậm ngùi đau xót” [6: 354].
Năm 1992, trong Lan Khai với “Truyện lạ đường rừng”, Ngọc Giao
một lần nữa khẳng định lại vị thế của Lan Khai ở thể loại tiểu thuyết lịch sử:
“Thời trước chiến sự Đông Dương văn đàn Bắc Hà nổi danh ba cây bút lịch
sử tiểu thuyết: Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc” [6: 349].
Cùng năm này, trong cuốn Từ điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Quang
Thắng và Nguyễn Bá Thế đã trình bày vắn tắt về cuộc đời và những đóng góp
của Lan Khai cho nền văn học Việt Nam 1930-1945.
Năm 1997, qua bài viết: Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai, tác giả
Hoàng Dạ Vũ cung cấp thêm nguồn tư liệu về tình bạn và đồng nghiệp của
Lan Khai.
8
Năm 1998, Nhà xuất bản Văn học đã tái bản bộ: Tạp chí Tao Đàn do
Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên. Năm 2000, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong
Giáo trình lịch sử văn học đã nhắc tới Lan Khai qua lời nhận xét: “Lan Khai
cùng dòng tiểu thuyết lịch sử với Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật,
Nguyễn Huy Tưởng...ở đây, cảm hứng lãng mạn có dịp thêu dệt những mối
tình lâm ly giữa người tráng sĩ và giai nhân thời phong kiến xa xưa”. Ý kiến
này đã góp phần khẳng định đóng góp của Lan Khai ở mảng Tiểu thuyết lịch
sử.
Năm 2001, Trần Mạnh Tiến trong bài viết Vấn đề nhà văn trong quan
niệm của Lâm Tuyền Khách in trên báo “Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh”,
đã đánh giá cao tư tưởng nghệ thuật của Lan Khai. Cũng trong năm này,
Nguyễn Thanh Trường với Luận văn thạc sĩ Truyện đường rừng của Lan
Khai đã khái quát những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật Truyện đường
rừng của Lan Khai.
Năm 2002, Trần Mạnh Tiến công bố công trình Lan Khai – Tác phẩm
nghiên cứu lí luận và phê bình văn học. Công trình đã giới thiệu khá đầy đủ
về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lan Khai. Cũng trong năm này, trên
“Tạp chí Tài hoa trẻ”, tác giả Trần Đồng Minh trong bài viết Đời thừa trong
sự đối sánh liên văn bản đã phân tích tác phẩm Đời thừa của Nam Cao trong
sự đối sánh với Mực mài nước mắt của Lan Khai góp phần khẳng định những
đóng góp của Lan Khai về mảng đề tài người trí thức tiểu tư sản.
Năm 2003, Vũ Văn Thăng trong Luận văn Thạc sĩ Thế giới nhân vật
trong tiểu thuyết về đề tài tâm lý – xã hội của Lan Khai, đã đề cao tài năng
xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý – xã hội của Lan Khai.
Năm 2004, trong cuốn Lan Khai – Lầm than (Chuyên khảo và tác
phẩm), nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến đã đề cao nghệ thuật tả thực của Lan
Khai và đánh giá cao tư tưởng yêu nước của nhà văn. Cùng năm đó, Nhà xuất
9
bản Văn hóa thông tin cho ra mắt cuốn Lan Khai – Truyện đường rừng do hai
tác giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường biên soạn. Trong công
trình này, hai tác giả đã công bố các sáng tác thuộc mảng tiểu thuyết của Lan
Khai. Tác giả Trần Mạnh Tiến cũng đề cập đến những truyện ngắn truyền kì
của Lan Khai. Theo tác giả: “Đó là một pho truyện lạ, đầy màu sắc truyền kì
và kinh dị, nửa hư, nửa thực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kì của độc giả và
kích thích trí tò mò của trẻ thơ, là những tác phẩm nằm ngoài quan niệm tả
thực của Lan Khai”. Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá về các truyện ngắn
lịch sử của Lan Khai: “(...) các truyện ngắn lịch sử như “Sóng nước Lô
Giang” – (1935), “Mưu thằng Đợi” – (1941)...là những câu chuyện giàu tính
hiện thực ở miền núi, mô tả một tình huống oái oăm hoặc một hành động
dũng cảm vì nghĩa lớn” [8: 10]. Những nhận định này của Trần Mạnh Tiến đã
một phần nào gợi ra được những nét chính của Truyện ngắn đường rừng và
Truyện tâm lý – xã hội của Lan Khai.
Năm 2006, Hội nhà văn Việt Nam đã cho xuất bản cuốn Lan Khai –
nhà văn hiện thực xuất sắc. Đây là cuốn kỉ yếu tập hợp các bài tham luận
trong hội thảo khoa học tổ chức nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Lan
Khai. Các bài viết đều đánh giá cao những đóng góp to lớn của Lan Khai từ ý
thức nghệ thuật đến sáng tác ở các đề tài và thể loại như: Truyện đường rừng,
Tiểu thuyết tâm lí – xã hội, Tiểu thuyết lịch sử, các Truyện ngắn và Kí...
Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học cho ra đời Tuyển tập Lan Khai
(gồm hai tập) do Trần Mạnh Tiến biên soạn và giới thiệu. Trong Lời mở đầu,
tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về con người và sự nghiệp văn học của
Lan Khai.
Năm 2011, Nhà xuất bản Hà Nội cho ra đời cuốn Tuyển truyện ngắn
Lan Khai bao gồm 37 truyện ngắn Trần Mạnh Tiến sưu tập và giới thiệu.
10
Trong lời mở đầu, tác giả đã đưa ra những nhận định khái quát về truyện ngắn
của Lan Khai.
Như vậy, hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Lan Khai
hơn nửa thế kỉ qua tuy chưa liên tục, nhưng cũng một phần nào khẳng định
được tài năng và vị thế của nhà văn Lâm Tuyền Khách trên văn đàn 1930 -
1945.
2.2. Những ý kiến bàn riêng về truyện ngắn của Lan Khai
Xét riêng công trình nghiên cứu về truyện ngắn Lan Khai có: Luận
văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hà với đề tài Truyện ngắn của Lan Khai.
Trong luận văn này, người viết đi vào tìm hiểu khái quát về nội dung và nghệ
thuật của 17 truyện ngắn, chủ yếu là truyện ngắn đường rừng đã được in trong
tập Truyện đường rừng. Trong luận văn tốt nghiệp Nghệ thuật truyện ngắn kì
ảo của Lan Khai của Vũ Thị Nhất, người viết chủ yếu đề cập đến cốt truyện,
nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của 9 truyện ngắn kì ảo. Chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống nhân vật trong truyện ngắn
của Lan Khai.
Như vậy, sự nghiệp sáng tác của Lan Khai nói chung và mảng truyện
ngắn nói riêng vẫn còn những khoảng trống lớn, rộng đường cho những ai
muốn nghiên cứu về Lan Khai. Đặc biệt khi cuốn Tuyển truyện ngắn Lan
Khai do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến sưu tầm và biên soạn, được xuất bản năm
2011, đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về truyện ngắn của Lan Khai.
Nếu như trước đây Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại viết: “Lan
Khai là cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ có
viết tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc” [26: 905], thì sau khi cuốn
Tuyển truyện ngắn Lan Khai ra đời, người đọc mới thấy rằng Lan Khai không
11
chỉ viết Truyện đường rừng mà còn viết cả Truyện tâm lí xã hội và viết rất
hay.
Tuy nhiên, nhân vật là trung tâm của tác phẩm vì vậy trong mỗi công
trình nghiên cứu, mỗi bài viết, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến nhân
vật trong truyện ngắn của Lan Khai. Dưới đây là một số ý kiến đánh giá về
nhân vật trong truyện ngắn của Lâm Tuyền Khách.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (quyển 4), mục Lan Khai có
nhận xét như sau:
“Đọc truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư
thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ
mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu Trai của Bồ Tùng
Linh vậy.
Cái cô “người lạ” của ông Hội Cảnh kia là ma hay là người trong
mộng, ta cũng chẳng nên quan tâm, ta chỉ nên biết: ở một nơi tịch mịch,
chung quanh những núi cùng rừng, giá ta là ông Hội Cảnh ta cũng sẽ cũng có
những tưởng tượng ghê rợn như ông…” [26: 903].
“Rồi cái cô ấy, sau khi làm cho ông Hội Cảnh lê quanh khắp chòi để
tránh và hỏi ông Hội Cảnh những câu “líu ríu như tiếng chim”, làm cho ông
“bồ hôi giá ngắt”, liền đứng dậy xuống chòi, đi lửng lơ ở không trung, như
người đi lên một cái thang vô hình…” [36: 905].
“Những truyện như Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hóa hổ, Gò
thần, đều là những truyện ghê sợ và cảm động. Truyện Ma thuồng luồng
không khác gì truyện “Ngũ thông thần” trong Liêu Trai; truyện người hóa hổ
cho người ta cái cảm tưởng là người với vật có thể trộn kiếp cùng nhau.” [36:
905].
Trong Lời nói đầu cuốn Lan Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc,
PGS.TS. Trần Mạnh Tiến có nhận xét như sau: “Nổi bật lên trong những
12
trang viết của ông là hình tượng những chàng trai, cô gái tươi trẻ, khỏe đẹp,
hồn nhiên chất phác, dũng cảm, tài hoa, có tình yêu trong sáng, thủy chung
đấu tranh mạnh mẽ với thế lực đen tối cho cái đẹp và cái thiện trường tồn”
[36: 7].
Trong Nhà văn Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm,
PGS.TS. Trần Mạnh Tiến viết:
“Trong các Truyện đường rừng mỗi bức tranh thiên nhiên hiện lên
đều sinh động và chứa đựng hồn người. Cùng với đó là những hình tượng
chân thực về thế lực thần bí và hắc ám của thế giới đại ngàn như thác lũ, thú
dữ, giặc cướp và bọn quan lang tham lam tàn bạo, phá hoại hạnh phúc, ấm
no và cuộc sống bình yên của người lương thiện. Những gì là tăm tối, u mê,
đói rét, lạc hậu, giả dối đều là kẻ thù của cái đẹp. Nhưng nổi lên trên hết là
hình tượng những con người miền núi với những chàng trai, cô gái, những
người lao động lương thiện dũng cảm, nhân hậu, thủy chung, vị tha, tài hoa
và tươi đẹp, sống chan hòa với thiên nhiên, gắn bó với cộng đồng và quê
hương đất nước, đoàn kết với các dân tộc và hướng về những khát vọng nhân
văn.” [36: 148].
Trong Lời giới thiệu cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai, PGS.TS.
Trần Mạnh Tiến đã có nhận xét như sau:
“Đi sâu vào hiện thực, các câu chuyện Anh xẩm, Thằng Gầy, Cái của
nợ vẽ lên hình tượng những con người bần cùng, bất hạnh, khát thèm cơm áo
và tình thương; sống bơ vơ thiếu tình đồng loại” [38: 9]
Trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) – 2004 của Nhà xuất bản Thế
Giới, tác giả Phạm Thị Thu Hương đã viết như sau: “Tập truyện đường
rừng” đưa người đọc trở về với cái thời người và ma quỷ còn sống lẫn lộn với
nhau, ma quỷ cũng có tình cảm yêu ghét, sợ hãi…y như người.
13
Như vậy, truyện ngắn của Lan Khai đã gây được sự chú ý lớn của
những nhà nghiên cứu, những nhà phê bình. Một số công trình, bài viết có đề
cập đến nhân vật trong truyện ngắn, song chưa đầy đủ và có hệ thống. Do đó,
luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên đi sâu vào khảo sát thế giới nhân
vật của Lan Khai trong 37 truyện ngắn được in trong cuốn Tuyển truyện ngắn
Lan Khai xuất bản năm 2011.
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Truyện ngắn đã được xuất bản của Lan Khai. Chúng tôi
sẽ tập trung nghiên cứu về “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan
Khai”.
Phạm vi nghiên cứu: 37 truyện ngắn trong Tuyển truyện ngắn Lan
Khai do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến biên soạn và sưu tầm. Bao gồm hai mảng
truyện: Truyện đường rừng (18 truyện) và Truyện tâm lí- xã hội (19 truyện)
Truyện đường rừng gồm: Người lạ (1940), Ma thuồng luồng (1940),
Con thuồng luồng nhà họ Ma (1940), Con bò dưới Thủy Tề (1940), Đôi vịt
con (1940), Mũi tên dẹp loạn (1940), Người hóa hổ (1940), Tiền mất lực
(1940), Gò thần (1940), Pàng Nhả (1934), Dưới miệng hùm (1934), Sóng
nước Lô giang (1935), Khảm khắc (1936), Tiếng sáo đêm thu (1934), Đêm ấy
(1934), Bên rừng xuân (1936), Mưu thằng Đợi (1941), Người hóa beo (1941).
Truyện Tâm lí – Xã hội gồm: Lẩn sự đời (1934), Giông tố(1934), Bỡn
cợt với tình (1934), Một việc tự tử (1934), Vì cánh hoa trôi (1934), Nơi ước
hẹn (1934), Anh Xẩm (1934), Thằng Gầy (1934), Cái của nợ (1934), Cô Bụt
(1934), Khóc thông reo (1934), Khổ tình (1935), Chung tình (1935), Kiếp con
tằm (1935), Chiếc xe trên đường (1934), Ngày qua (1935), Lyđêan (1930),
Đào rụng (1939), Một nạn nhân của lãng mạn (1940).
14
Nhiệm vụ nghiên cứu
Công việc của chúng tôi là thống kê, phân loại, đưa ra những nhận xét,
đánh giá về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai và những đặc
điểm thi pháp nhân vật trong truyện ngắn của ông. Từ đó làm nổi rõ tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn và khẳng định những cống hiến to lớn của ông ở thể
tài truyện ngắn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp
chính sau đây:
4.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội
Phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự ảnh hưởng của hoàn
cảnh lịch sử - xã hội đến hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai.
4.2. Phương pháp hệ thống
Tập hợp tất cả các loại nhân vật trong 37 truyện ngắn của Lan Khai
thành các tiểu loại để khảo sát: Truyện ngắn đường rừng; Truyện ngắn tâm lí
xã hội.
4.3. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp
Chúng tôi tiến hành khảo sát, lập bảng thống kê nhân vật trong 37
truyện ngắn của Lan Khai. Từ đó khái quát lại để chỉ ra những thành công và
cả những hạn chế của nhà văn trong quá trình sáng tác.
4.4. Phương pháp so sánh
Khi nghiên cứu các hình tượng nhân vật trong thể tài trên, chúng tôi
có so sánh với các hình tượng nhân vật của các nhà văn khác cùng giai đoạn
1930 -1945 để khẳng định tài năng sáng tạo của Lan Khai.
15
5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên chúng tôi khảo sát Thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Lan Khai một cách tương đối hệ thống ở cả mảng truyện đường
rừng và mảng truyện tâm lí – xã hội. Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần
khẳng định những thành tựu cơ bản nhất của Lan Khai trong việc kiến tạo một
thế giới nhân vật đa dạng phong phú từ miền núi cho đến thành thị. Đó sẽ là
những căn cứ để khẳng định thêm về giá trị, vị trí mảng truyện ngắn trong sự
nghiệp sáng tác đồ sộ của Lan Khai.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3
chương sau:
Chương I: Một sự nghiệp văn chương, một cây bút truyện ngắn
tài hoa
Ở chương này, người viết giới thiệu chung về sự nghiệp sáng tác của
Lan Khai và giới thiệu sơ lược về quan niệm nghệ thuật tiến bộ có ảnh hưởng
đến sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Đồng thời khẳng định vị trí giá trị truyện
ngắn của Lan Khai trong giai đoạn văn học 1930 – 1945 nói chung và trong
sự nghiệp sáng tác của ông nói riêng.
Chương II: Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong truyện
ngắn Lan Khai
Ở chương này, người viết phác họa hệ thống nhân vật phong phú, đa
dạng từ nhân vật kì ảo đến đến nhân vật thực trong truyện ngắn Lan Khai. Từ
đó khẳng định những ý nghĩa nhân sinh tác giả gửi gắm qua các hình tượng
nhân vật.
16
Chương III: Đặc điểm thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lan
Khai
Ở chương III, người viết đi sâu tìm hiểu thi pháp nhân vật trong
truyện ngắn của Lan Khai. Người viết lần lượt tiến hành nghiên cứu về: Nghệ
thuật xây dựng tình huống truyện; Nghệ thuật miêu tả nhân vật; Nghệ thuật
trần thuật. Qua đó, khẳng định nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình của Lan
Khai.
Ngoài phần chính văn, luận văn còn có mục Tài liệu tham khảo. Cuối
cùng là phần phụ lục gồm: hình ảnh về nhà văn Lan Khai, hình ảnh về một số
tác phẩm, một số bảng thống kê nhân vật…
17
CHƯƠNG I: MỘT SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG,
MỘT CÂY BÚT TRUYỆN NGẮN TÀI HOA
1.1. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai
Lan Khai luôn ghi tâm khắc cốt lời dặn của thầy lấy từ câu nói nổi
tiếng của một danh sĩ Pháp: “Một dân tộc dù mất quyền tự do, dù nô lệ mà
còn giữ được tiếng nói tức là còn giữ được cái lợi khí tháo cũi, xổ lồng cho
mình” [37: 30]. Và lời dặn dò ấy đã trở thành máu thịt suốt đời của nghệ sĩ
Lan Khai. Ông thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong thời kì văn học dân tộc
có sự giao thoa mạnh mẽ với văn hóa phương Tây. Là người luôn luôn cầu thị
trong học hỏi và sáng tạo, ông đã nhanh chóng tiếp nhận nền mĩ học phương
Tây để làm giàu thêm tri thức nghệ thuật và có những quan niệm nghệ thuật
mới mẻ, tiến bộ. Quan niệm nghệ thuật ấy của Lan Khai được thể hiện chủ
yếu qua những bài viết, chuyên luận, phê bình, đan xen trong một số tác phẩm
nghệ thuật, tập trung ở hai bình diện: quan niệm về nhà văn và văn chương.
Trong quan niệm về nhà văn, ông có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về
vị trí, thiên chức và phẩm chất của nhà văn đối với cuộc sống và nghệ thuật.
Trong xã hội thuộc địa, Lan Khai đặc biệt đề cao tinh thần dân tộc đối với nhà
văn. Theo ông, nhà văn phải mang trong mình dòng máu dân tộc, là sợi dây
liên lạc tâm hồn con người, phải hiểu biết sâu sắc về truyền thống yêu nước
và văn hiến cao đẹp của tổ tiên. Khi thấu hiểu về truyền thống dân tộc, nhà
văn phải là nhà giáo dục: “Cái thiên chức của chúng ta là truyền giao dĩ vãng
cho tương lai. Bằng cách nào? Bằng cách nhận chân và phát huy các khả
năng của nòi giống tiềm tàng trong mình ta để dùng làm hồ, làm vữa tạo nên
lớp người sau này có thể giúp ích cho nhân loại” [32: 45]. Ông đã sớm đề cao
vấn đề giữ gìn tinh hoa bản sắc dân tộc. Trong Cái nguy mất gốc, Lan khai
viết: “Cái ách nạn đáng sợ nhất cho một dân tộc chính là sự thôn tính về tinh
thần” [32: 46]. Muốn cho văn chương có sức sống lâu dài, nhà văn không chỉ
18
chú ý nội dung hay mà cần tạo ra hình thức đẹp. Trong bài Một quan niệm về
văn chương đăng trên tạp chí Tao Đàn số 7-1939, Lan Khai đề cao ý thức trau
dồi ngôn ngữ của người cầm bút và yêu cầu nhà văn cần giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt. Đồng thời ông cũng đề cao những cái độc đáo của nhà văn:
“Văn tức là người, cái đặc sắc của văn sĩ chính là cái riêng để diễn tả tư
tưởng và tình cảm của mình vậy” [32: 46].
Trong hoàn cảnh “cơm áo không đùa với khách thơ”, người nghệ sĩ
luôn phải đối mặt với cuộc sống áo cơm ghì sát đất nên không ít người bị nô
dịch về tinh thần, phải bán rẻ ngòi bút của mình. Trong bài Tài hoa… cái lụy
ngàn đời (1934), ông đã nói lên thực tế phũ phàng của những người cầm bút
đương thời. Trong Mực mài nước mắt (1941), Lan Khai coi nhà văn như
nguồn ánh sáng trí tuệ, nhưng phải được tự do sáng tác: “Sự độc lập của ngòi
bút là một cái gì cần được tôn trọng...” và “Kể trong ngàn vạn trạng thái nô
lệ, sự nô lệ tinh thần là cái nguy hiểm nhất bởi khó gỡ”...[32: 46].
Trong xã hội thuộc địa, Lan khai nêu vấn đề Cách mạng về văn
nghệ: “Ta phải tạo ra tương lai, chính thế! Bằng cách nào? Bằng cách phá
hoại cho bằng hết những ảnh hưởng còn sót lại ở ta của cái thế giới cũ, và tự
biến đổi ta thành những người mới, khả dĩ ứng dụng cho sự xây dựng một tân
văn hoá” [32: 46].
Quan niệm phê bình của Lan Khai luôn gắn liền văn và đời. Lan Khai
cũng phê phán lối viết văn sáo mòn giả dối của nhiều cây bút đương thời:
“Đa số các thi sĩ văn sĩ chỉ nhai lại cổ nhân chẳng khác con trâu nhai lại cỏ”.
Tệ hại hơn: “Họ đã tô son điểm phấn cho những thực trạng xấu xa để tự lừa
mình và lừa người”. Từ đó ông đề ra nhiệm vụ cho người cầm bút: “Chúng ta
phải bắt đầu học lấy thói thù ghét những cái gì bất công, vô nhân đạo!” [32:
46].
19
Trong quan niệm về văn chương, Lan Khai xem văn chương là sự
biểu hiện tư tưởng, tình cảm, con người là trung tâm, là thước đo của sự phản
ánh nghệ thuật.
Ông cho rằng con người là trung tâm của mọi sự phản ánh nghệ thuật,
cho dù nhà văn sáng tác bằng phương pháp nào. Sức sống lâu bền của nghệ
thuật là ở tính chân thực: “Diễn tả cho đúng hệt con người, nghệ thuật văn
chương đã đạt được mục đích, và do đấy có thể trở nên thứ nghệ thuật văn
chương muôn đời vậy.” [32: 50].
Ông cũng cho rằng nghệ thuật bắt nguồn từ tình cảm và tình yêu là
một trạng thái đặc biệt của tâm hồn.
Về mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, Lan Khai cho thấy
chính trị có khi cũng cần cho văn chương, nhưng văn chương có sứ mệnh lâu
dài, mục tiêu cao cả của nó là biểu hiện con người: “Nhà văn chỉ cần cho văn
chương của mình một đối tượng duy nhất: Người, con người trước thời gian
và vũ trụ” [32:50]. Do đó, Lan Khai là nhà văn Việt Nam đầu tiên nêu vấn đề:
“Quan niệm nghệ thuật của nhà văn là quan niệm nghệ thuật về con người,
tương đồng với nhận thức của chúng ta hôm nay. Song văn chương hay phải
gắn liền với phong cách. Đã đành mỗi nhà văn phải có một đặc tính và công
chúng chỉ ưa nhà văn nào mà công chúng có thể tóm tắt cái sở trường bằng
một câu ngắn gọn. Ví dụ, nói tới Nguyễn Công Hoan, người ta phải nói đến
sự hài hước. Nói đến Khái Hưng, người ta phải nhớ đến tình thương và sự vui
sống, lúc nào cũng dịu dàng. (…)” [32: 50].
Theo ông, sức hấp dẫn của văn chương từ những điều nhỏ bé của
cuộc sống mà nhà văn “nhận xét và ghi chép những ý tưởng và những xúc
động hồn nhiên của tâm trí con người”. Ông luôn quan tâm tới vai trò của
ngôn từ nghệ thuật: “(…) chỉ thứ văn chương nào trau chuốt, lọc lõi, đẹp đẽ
20
là mới có thể sống lâu mà thôi”. Văn chương hay phải mang hồn dân tộc “nó
đi thẳng vào tâm hồn Việt Nam của chúng ta.” [32:50] .
Lan Khai kiên quyết chống lại chủ nghĩa hình thức và sự nhàm chán
trong sáng tác. Ông cũng khẳng định sức mạnh của văn chương còn ở nhiệt
tình phê phán xã hội thối nát. Đó chính là tiếng nói mới của người nghệ sĩ.
Về cái đẹp, theo tác giả: Cái đẹp là cái có thực và có phạm vi rộng
(con người, thiên nhiên và nghệ thuật) và khó định nghĩa đầy đủ về nó. Cần
phân biệt cái đẹp với các phạm trù khác như: sở thích, cái hữu ích, cái thực,
cái thiện, quan hệ âm dương... Theo ông: Cái đẹp không lẫn với cái thiện với
cái thực, cái hữu ích và cái thích. Việc phân tích hệ thống quan niệm của các
tác giả mỹ học trên thế giới, làm sáng tỏ: Cái đẹp nằm ở trong bản thân cuộc
sống muôn màu và trong nghệ thuật, tác động tới ý thức và tâm hồn con
người. Sáng tạo nghệ thuật là nhu cầu biểu hiện cái đẹp của người nghệ sĩ.
Về quan niệm nghệ thuật, theo ông nghệ thuật liên quan với du hý
nhưng phức tạp tế nhị hơn, vì nghệ thuật mang tính hình tượng.
Theo ông thì nghệ sĩ phải là người sáng tạo, thiên tài có óc tưởng
tượng mãnh liệt và đi trước thời đại, sự xuất hiện thiên tài không thể lường
trước được.
Về phương pháp sáng tác, ông cho rằng: chủ nghĩa lãng mạn là một
quan niệm siêu hình, thiếu sự sống và mơ hồ. Chủ nghĩa hiện thực sẽ vô bổ
nếu mô tả đúng hoàn toàn thực tại vì thực tại phong phú hơn nghệ thuật. Theo
ông nên dung hòa cả hai thuyết lý tưởng và tả thực.
Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai là sự thống nhất của tài năng và
vốn sống, tâm hồn và trí tuệ, tư tưởng và văn hóa, cùng với sự chi phối của
thời đại lịch sử và năng lực hoạt động của nhà văn được phản ánh sinh động
trong sáng tác, nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học. Nhìn lại những di sản
tinh thần của Lan Khai giữa thời kỳ vận nước trong cơn dâu bể, ta thấy ánh
21
lên bao nỗi niềm trăn trở ưu tư cùng những khát vọng của người nghệ sĩ giàu
tâm huyết: Làm sao bảo tồn và phát huy được những tinh hoa của truyền
thống Việt Nam? Làm sao có được những văn nhân thi sĩ xứng đáng với dân
tộc và thời đại? Làm sao để xây dựng được một nền văn hoá mới cho tương
lai đất nước? Tất cả được chứng minh bằng hàng ngàn trang viết mang trí tuệ
và tâm hồn của người nghệ sĩ.
1.2. Một sự nghiệp văn chương đồ sộ
Thuở thiếu thời, Nguyễn Đình Khải có một niềm đam mê hội họa,
anh từng mang khát vọng “làm một họa sĩ để vẽ lại tất cả buồn vui của cuộc
đời” và từ chối “làm ông Thông ông Ký” chấp nhận cái nghèo để được tự do.
Khi quyết định từ giã con đường y nghiệp của tổ tiên, Khải đã tuyên thề “anh
sẽ làm một nhà tiểu thuyết”, ước muốn đó đã đưa anh dấn thân vào cái
“nghiệp chướng văn chương”.
Năm 1928, Lan Khai ghi dấu ấn vào làng tiểu thuyết với đề tài tâm lý
xã hội, mở màn bằng cuốn ái tình tiểu thuyết Nước hồ Gươm (1928). Từ năm
1928 đến năm 1945, ông đã cho ra đời một khối lượng tiểu thuyết đồ sộ: Cô
Dung (1928- 1938), Lầm than (1929- 1934), Liếp Ly (1938), Sóng lúa reo
(1938), Nàng (1940), Mực mài nước mắt (1941), Tội nhân hay nạn nhân
(1941), Tội và thương (1942), Mưa xuân (1942-1943) v.v... Đó là những bức
tranh từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ, nhà trường với những cảnh đời và
số phận riêng. Tác phẩm có sự phối hợp linh hoạt giữa bút pháp hiện thực và
lãng mạn, làm sống dậy chiều sâu về đời sống nội tâm phức tạp của con người
“thời kỳ Âu hóa” đầu thế kỷ XX. Tiểu thuyết tâm lý - xã hội của Lan Khai đã
mở ra những bức tranh sâu rộng về những con người và cảnh ngộ khác nhau.
Mỗi câu chuyện đặt ra một vấn đề bức thiết từ cuộc sống. Đó là những câu
chuyện giàu tính hiện thực chứng tỏ vốn sống phong phú của nhà văn.
22
Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Truyện đường rừng xuất hiện
trên văn đàn là một hiện tượng mới trong đời sống văn học. Năm 1936, tiểu
thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai được Hội Trí tri trao giải nhất.
Sau gần 15 năm đua sức cùng các cây bút Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Tchya,
Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Lý Văn Sâm, Vũ Trọng Phụng v.v... vào thế giới
lâm tuyền, cuối cùng Lan Khai trở thành người mở đường vào thế giới sơn
lâm đi trước Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Vi Hồng,
Nguyễn Huy Thiệp về mặt thời gian. Thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán
và con người miền núi trong các truyện đường rừng của Lan Khai gần gũi với
mọi người, tạo nên sự đồng cảm giữa con người với con người trong cộng
đồng các dân tộc Việt Nam. Các Truyện đường rừng của Lan Khai gồm tiểu
thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết có: Lô HNồ (1932), Tình và máu (1932),
Mũi tên độc (1933), Lên thác xuống ghềnh (1934), Rừng khuya (1935), Tiếng
gọi của rừng thẳm (1936), Mọi rợ (Dấu ngựa trên sương, 1939- 1940), Hồng
Thầu (1940), Suối Đàn (1941), Chiếc nỏ cánh dâu (1941)... Bên cạnh đó cũng
có một số tác phẩm như Gái thời loạn, Đỉnh non Thần, Bóng cờ trắng trong
sương mù, Trong cơn binh lửa v.v... Tuy là những Tiểu thuyết lịch sử, nhưng
các yếu tố về nhân vật, tập quán và địa danh vẫn là những bức tranh sinh động
về miền núi càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho các truyện đường rừng của
Lan Khai. Về truyện ngắn có những tác phẩm như: Người lạ, Ma thuồng
luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Gò thần, Đôi vịt
con, Người hoá hổ, Tiền mất lực, Mũi tên dẹp loạn (1940), Pàng Nhả (1933),
Khảm khắc (1934), Dưới miệng hùm (1934), Sóng nước Lô Giang (1935) v.v...
Truyện đường rừng của Lan Khai là những bức tranh về thế giới thiên
nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính của một nhà văn - họa sĩ.
Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua hương, là không gian tràn
ngập tiếng chim. Đó là tiếng reo của suối ngàn gió núi, là thế giới âm thầm
23
bền bỉ và mãnh liệt tạo nên sự sống muôn đời. Người viết như hoá thân vào
từng ngọn cỏ, lá cây, nhành hoa, tiếng hót của thế giới muôn loài khiến ta
hình dung ra giác quan của một nhà sinh vật học. Con người và thế giới thiên
nhiên hòa hợp gắn bó với nhau. Thiên nhiên như chứa đựng hồn người, nhưng
cũng có khi đây đó thiên nhiên lại đối lập với con người khi con người phá
hoại thiên nhiên.
Lan Khai sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu
nước, ông đã mang trong mình lịch sử của quê hương đất nước. Đồng thời
nhà văn cũng sống trọn thời kỳ lịch sử có nhiều sự kiện trọng đại. Lan Khai
đã để lại một di sản lớn gần 30 tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn (1933),
Chiếc ngai vàng (1935), Chàng đi theo nước (1935), Cái hột mận (1936), Ai
lên phố Cát (1937), Chế Bồng Nga (1938), Chàng áo xanh (1938), Bóng cờ
trắng trong sương mù (1938), Đỉnh non Thần (1940), Cưỡi đầu voi dữ (1940),
Gửi cái xuân tàn (1941), Sầu lên ngọn ải (1941), Người thù mặt trời (1941),
Trăng nước hồ Tây (1941), Treo bức chiến bào (1942), Trong cơn binh lửa
(1942), Thành bại với anh hùng (1942), Tình ngoài muôn dặm (1942), Rỡn
sóng Bạch Đằng (1942,) Cánh buồm thoát tục (1942), Theo lớp mây đưa
(1942), Ái tình và sự nghiệp (1942), Giấc mơ bạo chúa (1942)), Việt Nam-
Ngươi đi đâu?(1941) v.v... Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai hình thành từ hai
nguồn: lịch triều và dã sử. Đương thời, khi viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà
văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc… nhằm tái hiện
các sự kiện và nhân vật như nguyên mẫu, nhưng với Lan Khai, ngoài việc
bám sát các tư liệu lịch sử, ông lại chọn cho mình một hướng đi riêng qua hư
cấu nghệ thuật, thể hiện quan niệm mới có chiều sâu nhân bản.
Bên cạnh một nhà văn đường rừng nổi tiếng, một cây viết tiểu thuyết
lịch sử tầm cỡ, Lan Khai còn là một cây viết tài hoa về truyện ngắn tâm lí –
xã hội. Về Truyện ngắn tâm lí – xã hội bao gồm: Lẩn sự đời (1934), Giông
24
tố(1934), Bỡn cợt với tình (1934), Một việc tự tử (1934), Vì cánh hoa trôi
(1934), Nơi ước hẹn (1934), Anh xẩm (1934), Thằng Gầy (1934), Cái của nợ
(1934), Cô Bụt (1934), Khóc thông reo (1934), Khổ tình (1935), Chung tình
(1935), Kiếp con tằm (1935), Chiếc xe trên đường (1934), Ngày qua (1935),
Lyđêan (1930), Đào rụng (1939), Một nạn nhân của lãng mạn (1940).
Con đường nghệ thuật của Lan Khai được khởi nguồn từ hội họa và
những trang kí : Trường hận ca về cái chết (1933), Sáu năm cách biệt, nay
hồi cố hương(1933), Thầy đồ tôi (1933), Viếng cô Hồng Yến (1933), Cháu tôi
chết (1933), Tập hồi kí nhan đề 8023 (1930 – 1932), Biệt ly (1934), Cánh hoa
mua (1929), Con ngựa hồng của tôi (1930), Một cuộc săn đêm (1935), Đau
và chết (1935)…Đó là những bức tranh chân thực cảm động về cuộc sống của
nghệ sĩ Lan Khai xoay quanh những biến cố của ông và gia đình.
Chỉ lĩnh vực văn xuôi đã đủ làm nên tầm vóc của một nhà nghệ sĩ lớn,
vậy mà Lan Khai còn thành công cả ở mảng thơ ca. Khi bước chân vào con
đường nghệ thuật ông cũng không mơ ước trở thành một nhà thơ, nhưng thơ
ca đã đến với ông một cách tự nhiên khiến Lan Khai cất lên những vần thơ
đầy xúc động: Tiếng hát làm dâu, Quê ta, Chiều, Chờ mẹ, Tiếng hát xa, Tiếc
quân, Cõi Tiên…
Bên cạnh đó, Lan Khai còn có đóng góp lớn trong việc sưu tầm và
dịch những tác phẩm văn học các dân tộc thiểu số và nước ngoài sang tiếng
Việt một cách nhuần nhị.
Chính từ việc dịch các tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài, Lan Khai
đã có điều kiện tiếp thu trực tiếp nền văn hóa phương Tây. Điều đó giúp ông
bồi dưỡng thêm kiến thức về lí luận văn học đương đại. Đó là cái nền vững
chắc giúp ông “lấn sân” sang lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học. Ở lĩnh
vực này ông đã thể hiện mình là một cây bút nghiên cứu, lí luận và phê bình
sắc bén. Ngoài ra ông còn sưu tầm, nghiên cứu di sản văn học dân gian các
25
dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước. Công việc này đã khiến ông có điều
kiện tiếp xúc với phong tục tập quán độc đáo của nhiều dân tộc. Và ông đã
đưa những phong tục tập quán thú vị ấy đến với đông đảo bạn đọc qua những
sáng tác của mình.
Với gần 40 năm tuổi đời và gần 20 năm tuổi nghề, Lan Khai đã để lại
một sự nghiệp văn học đồ sộ với sự thể nghiệm hầu hết ở các thể loại: Tiểu
thuyết, Truyện ngắn, Kí, Thơ ca, Văn học dân gian và cả Lí luận và Phê bình
văn học. Ở mỗi mảng ông đều ghi dấu ấn đặc sắc, thể hiện tài năng của nhà
văn “Lâm Tuyền khách”.
1.3. Một cây bút truyện ngắn tài hoa
1.3.1. Vị trí mảng truyện ngắn của Lan Khai trong văn
học 1930 – 1945
Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 được đánh giá “là đỉnh
cao của tiến trình phát triển thể loại” [17: 8]. Truyện ngắn giai đoạn này đã
chiếm khối lượng lớn trong di sản văn học dân tộc. Nguyễn Hoành Khung
trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 đã đánh giá: “Truyện ngắn
Việt Nam mười lăm năm trước Cách mạng thật là phong phú, đặc sắc và đa
dạng – đa dạng về khuynh hướng thẩm mĩ, về phong cách, về bút pháp, về đề
tài, về màu sắc địa phương.” [15: 10].
Truyện ngắn là thể loại nhạy cảm đối với từng biến đổi tinh vi trong
cuộc sống, nó có khả năng len lỏi vào từng tế bào của cuộc sống. “Truyện
ngắn hiện đại không ghi sự tích như trước mà ghi cảnh ngộ, tâm trạng con
người” [18: 8]. Vì vậy khi truyện ngắn phát triển cũng là lúc mọi mặt trong
đời sống con người được quan tâm. Thông qua truyện ngắn ta có cái nhìn đầy
đủ hơn về bức tranh muôn màu của đời sống. Tuy mỗi nhà văn đều cố gắng
tìm tòi, khai thác nhiều đề tài nhưng đa số các nhà văn vẫn gắn liền ngòi bút
26
với hiện thực. Tác giả Võ Gia Trị trong cuốn Quy luật của văn chương đã
nhận định: “Đa số các nhà văn Việt Nam viết truyện ngắn giai đoạn này theo
khuynh hướng hiện thực” [8: 18]. Ta có thể bắt gặp những truyện ngắn của
các tác giả: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam...viết về số phận
những con người nhỏ bé trong xã hội. Hay xã hội Việt Nam thời kì Âu hóa
trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Truyện ngắn thời kì này đa số lấy đề
tài từ cuộc sống hiện thực, nhưng mỗi nhà văn lại có cách tiếp cận riêng, tạo
nên sự đa dạng về phong cách của người nghệ sĩ. Lan Khai cũng nằm trong số
nhà văn trung thành với hiện thực nhưng ông còn thể nghiệm ở mảng truyện
kì ảo. Với mảng truyện kì ảo này đã giúp ông “khai sơn phá thạch” vào thế
giới sơn lâm. Bên cạnh đó, những câu chuyện tha thiết tình người đã hoàn
chỉnh thêm tài năng của nhà nghệ sĩ tài hoa. Truyện ngắn của Lan Khai giữ
một vị trí quan trọng trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Mặc dù trong thời
điểm “trăm hoa đua nở” nhưng Lan Khai vẫn không bị lu mờ trước những
bông hoa khác, bởi truyện ngắn của ông mang một phong vị riêng độc đáo
cùng với những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Truyện ngắn của Lan Khai là
những mảnh hiện thực khác nhau, nhưng lại chứa những vấn đề nhạy cảm
nhất của con người. Đằng sau những lời thuật lạnh lùng là một bầu tâm sự
chất chứa những nỗi niềm căm uất khôn tả trước cái đẹp, cái thiện bị vùi dập.
Thế giới sơn lâm đẹp xinh, hiền hòa cùng với bao điều bí ẩn tiềm tàng trong
truyện ngắn của Lan Khai đã làm say lòng biết bao độc giả đương thời.
1.3.2. Vị trí mảng truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác
của Lan Khai
Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, với yêu cầu đổi mới gay gắt, mọi
nhà văn đều nỗ lực đổi mới chính mình, vượt lên chính mình. Vì vậy văn học
giai đoạn này đã đạt một mùa bội thu về cả số lượng và chất lượng nghệ thuật.
27
Đã có những tác phẩm trở thành mẫu mực, trở thành đỉnh cao mà tiền thế
không thể với tới, hậu thế không thể vượt qua.
Đương thời, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Đọc Lê Văn
Trương từ những tác phẩm đầu tiên cho đến những tác phẩm gần đây nhất,
người ta không thấy thay đổi mấy tí; nhưng đọc Lan Khai từ trước đến nay,
người ta thấy ông luôn luôn thay đổi, luôn luôn gắng sức để rời bỏ loại nọ
sang loại kia” [26: 920]. Lan Khai bước vào nghề văn với thể loại tiểu thuyết,
nhưng ông là một trong những cây bút luôn luôn cố gắng tìm tòi, thử nghiệm
ở mọi thể loại, trong đó có truyện ngắn. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của
ông, mảng truyện ngắn có vị trí vô cùng quan trọng góp phần khẳng định
phong cách của Lan Khai. Khẳng định tài năng của nhà văn ở lĩnh vực này,
như Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Lan Khai là cây bút rất tài tình để viết
truyện ngắn.” Nếu như với tiểu thuyết, Lan Khai đã mang đến cho độc giả cả
một thế giới thì với truyện ngắn, ông mang đến những mảnh đời, “từng lát cắt
sinh động của cuộc sống”.
Truyện ngắn của Lan Khai có đề tài rất phong phú. Có thể là những
chất liệu trong cuộc sống thường ngày hoặc trong lịch sử. Mảng truyện ngắn
hiện thực với những câu chuyện về cuộc đời, số phận của những con người éo
le trong cuộc sống chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông. Đặc biệt, Lan
Khai rất thành công với những truyện ngắn viết về đề tài miền núi. Đây là
những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân rất sâu đậm, cung cấp cho người đọc
bức tranh đời sống sinh hoạt của người dân miền núi. Thông qua hiện thực
được tái hiện trong tác phẩm, tác giả đã thể hiện khả năng nắm bắt, tái hiện
cuộc sống và bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình trước những số phận, những
tình huống éo le.
Tiền mất lực là tình yêu bất diệt của đôi bạn trẻ khiến đồng tiền vạn
năng cũng phải chịu thua. Pàng Nhả cho thấy cái đẹp bị đẩy vào bóng đêm
28
nơi rừng thẳm. Khảm khắc là tấn bi kịch tình yêu chốn rừng xanh. Những câu
chuyện Đêm ấy, Tiếng sáo đêm thu, Bên rừng xuân mang đến vẻ hồn nhiên,
đáng yêu của con người xứ sơn lâm. Trong xứ lâm tuyền còn có những câu
chuyện mang yếu tố lịch sử như: Sóng nước Lô giang gợi lên bi cảnh nước
mất nhà tan; Mưu thằng Đợi kể về cậu thiếu niên mưu trí, dũng cảm đã giúp
dân thoát khỏi giặc Cờ Đen, Mũi tên dẹp loạn là những chuyện lạ về cuộc bạo
loạn tranh giành đất đai…
Bên cạnh đó, Lan Khai còn có những truyện ngắn kì ảo thu hút sự chú
ý của đông đảo độc giả đương thời. Đây là những câu chuyện nửa hư, nửa
thực mang đậm yếu tố hoang đường. Đương thời, truyện kỳ ảo có tên:
“Truyện lạ đường rừng” ra đời từ đầu những năm ba mươi. Mỗi câu chuyện là
một bức tranh hòa quyện giữa yếu tố thực và ảo về thế giới sơn lâm. Những
câu chuyện này được viết chủ yếu để giải trí, thu hút người đọc ở những yếu
tố dị kì. Đây là một thể tài mới trong văn học Việt Nam hiện đại, có tiếp nối
các yếu tố hoang đường của văn học dân gian, văn học trung đại và văn học
kỳ ảo thế giới. Bên cạnh việc tiếp thu những yếu tố trong văn học truyền
thống, Lan Khai đã tạo ra một thế giới nghệ thuật độc đáo góp phần làm đổi
thay cách tiếp nhận truyền thống.
Người lạ dựa vào tâm lí hoang tưởng ma quỉ của con người, tác giả
dẫn độc giả đi xa hơn trong tưởng tượng. Cô gái ma không xuất hiện mờ ảo
trong đêm mà hiển hiện mồn một giữa ban ngày. Ma thuồng luồng gợi cảm
giác về cuộc sống hỗn mang xưa, thuở con người và con vật còn sống chung.
Người hóa hổ vẽ ra cảnh hoang sơ như trong thần thoại, là nỗi kinh hoàng vơ
vẩn đối với cái đại bí mật của sơn lâm, cái thời dã man, ranh giới giữa con
người và con vật còn chưa rõ nét. Con thuồng luồng họ Ma kể về lòng tốt của
con người với loài vật, khiến loài vật cảm kích mà trả ơn. Con bò dưới Thủy
Tề cảnh báo về sức mạnh tiềm ẩn của thiên nhiên đối với con người, …Bên
29
cạnh những hình tượng kì bí là những bức tranh sinh động về phong tục tập
quán xứ lâm tuyền, những tai họa từ thiên nhiên do con người gây ra, gợi nên
các vấn đề thiện, ác, tình yêu và thù hận. Tuy những tác phẩm loại này không
nhiều nhưng đã làm nên dấu ấn riêng của ông trên văn đàn 1930 – 1945.
Ở bình diện tâm lí – xã hội, mỗi truyện ngắn là một lát cắt của cuộc
sống muôn màu. Lẩn sự đời là chuyện tình lãng mạn của chàng họa sĩ với cô
gái mù có giọng hát hay. Bỡn cợt với tình là màn bi hài kịch của trò chơi tình
ái tay ba. Một việc tự tử là chuyện tình cảm động của đôi trai gái nghèo đã
phải chọn cái chết để thoát ra khỏi kiếp đọa đày. Vì cánh hoa trôi kể về bi
thảm trùm lên bi thảm của người góa phụ. Đi sâu vào thế giới nội tâm của văn
nghệ sĩ trí thức, hai câu chuyện: Kiếp con tằm và Nơi ước hẹn đã nói lên bi
kịch tinh thần của những người nghệ sĩ bị cơm áo ghì sát đất, phải bán rẻ tài
năng nhưng họ vẫn khao khát được thực hiện thiên chức của một nhà văn
chân chính. Khổ tình là câu chuyện tình yêu cao đẹp của hai chính trị phạm
trong nhà tù đế quốc. Chung tình là nỗi niềm trăn trở của người phụ nữ về
hạnh phúc gia đình trước cuộc sống không ngừng biến đổi. Khóc thông reo là
bản bi ca tình yêu đến tận cùng cái chết…Đi sâu vào hiện thực, các câu
chuyện Thằng Gầy, Anh Xẩm, Cái của nợ, đã để lại cho độc giả ấn tượng về
những con người bần cùng, bất hạnh, khát thèm cơm áo và tình thương. Các
tác phẩm Lyđêan, Ngày qua là tình yêu vượt qua vòng lễ giáo phong kiến…
Truyện ngắn của Lan Khai không chỉ đặc sắc ở đề tài mà còn đặc sắc
ở nghệ thuật xây dựng truyện. Truyện ngắn của Lan Khai có cốt truyện khá
đơn giản nhưng gây xúc động sâu sắc ở người đọc bởi những tình huống éo le,
những kết thúc truyện bất ngờ, đầy kịch tính. Thêm vào đó, nghệ thuật miêu
tả giàu tính tạo hình cùng ngôn ngữ trong sáng, mượt mà ông đã tạo ra những
trang văn đẹp, giàu cảm xúc. Đối với những truyện viết về những đề tài hiện
thực ông thường lựa chọn lối miêu tả ngoại hình thống nhất với nội tâm nhân
30
vật. Với những truyện ngắn kì ảo, ông tập trung miêu tả ngoại hình để thể
hiện tính cách. Đặc biệt, Lan Khai là nhà văn rất chú ý tới việc trau dồi ngôn
ngữ để tạo nên những trang văn đẹp, mượt mà. Trong nhiều tác phẩm, ông đã
sử dụng tiếng địa phương để tạo nên màu sắc riêng cho truyện đường rừng.
Thêm vào đó, ông sử dụng nhiều giọng điệu đan xen tạo tính đa thanh, phức
điệu trong giọng điệu trần thuật.
Tóm lại, thể loại tiểu thuyết đã đưa Lan Khai lên đỉnh cao của sự
nghiệp và truyện ngắn giúp ông đứng vững trên đỉnh cao ấy. Thành công ở
mảng truyện ngắn đã góp phần khẳng định tài hoa của người “nghệ sĩ rừng rú
– Lan Khai”.
31
CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ,
ĐA DẠNG TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI
Văn học phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, trong đó
nhân vật là hình tượng nghệ thuật đặc thù của tác phẩm. “Nhân vật văn học là
khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn
học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện
riêng của nghệ thuật ngôn từ.” [28: 114]. Nói đến tác phẩm văn học không
thể không nhắc đến nhân vật, bởi nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy,
giải quyết hết thảy trong một sáng tác và được xem là phương tiện để nhà văn
khái quát những quy luật của cuộc sống và thể hiện sâu sắc tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn.
Nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai là hình tượng nghệ thuật
trung tâm, thể hiện sâu sắc tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Đó
là những con người được miêu tả đa chiều, từ ngoại hình đến nội tâm, có tính
cách, có đời sống tinh thần phong phú.
Trong truyện kì ảo, nhân vật kì ảo hiện ra với những nét hoang đường
mang màu sắc dân gian mà vẫn sinh động hấp dẫn. Ta biết đến những con
thuồng luồng, những bà già Mèo sắp hóa hổ và cả cô “người lạ” ở trong rừng.
Ở mảng truyện đường rừng, ta được làm quen với những nhân vật
miền núi thân thương, tiêu biểu cho tâm hồn, tính cách người miền núi. Đó là
những con người hồn nhiên, chất phác, yêu lao động như: Pàng Nhả và Lo
Trồng; Tsi TôĐay và Lô Hli....những nhân vật mưu trí, dũng cảm đại diện cho
tuổi trẻ anh hùng miền núi như Đợi,…, những nhân vật độc ác, đại diện cho
thế lực hắc ám miền núi như: Noọng Hà, Tạo Phay, nữ tướng Mèo, giặc Cờ
Đen…
32
Ở mảng truyện tâm lí xã hội, ta được làm quen với những nhân vật
sống ở thành thị và những nhân vật lữ khách. Nhân vật sống ở thành thị hiện
lên thật sinh động với những nhân vật khẳng định cá nhân trong tình yêu Vi
và Dung; Lan và Q.H,…, những nhân vật thủy chung như Thu, Vân, Văn
Khanh…, những nhân vật khốn khổ, dưới đáy xã hội như Xuân, Cáp, anh
Xẩm, thằng Gầy,...những nhân vật văn sĩ điêu đứng vì đồng tiền như Thanh,
Khang,…Và những nhân vật lữ khách mải miết kiếm tìm cái đẹp như: chàng
trai họ Vũ, thầy Bản, Biên…
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai thể hiện năng lực
phản ánh hiện thực sâu sắc và ngòi bút xây dựng nhân vật tài hoa của nhà văn.
Cả cuộc đời của nhà văn là cuộc đời của một cây bút luôn sống hết mình cho
nghệ thuật với khát vọng “tạo ra tương lai” và kiến tạo một “tân văn hóa” cho
dân tộc. Cho nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai rất phong
phú, đa dạng, từ thế giới nhân vật miền núi đầy ấn tượng đến thế giới nhân vật
thành thị đủ tầng lớp người.
Dưới đây, chúng tôi xin phác thảo chân dung một số loại hình nhân
vật chính trong truyện ngắn của Lan Khai.
2.1. Nhân vật kì ảo
Thế giới sơn lâm thâm u quanh năm luôn được bao phủ bởi một màn
sương mờ ảo, trong đó chứa đựng, lưu truyền biết bao câu chuyện kì bí về con
người miền núi. Lan Khai đã khai thác yếu tố này để mang đến cho bạn đọc
một phong vị mới lạ. Nếu “Thế Lữ mượn một cảnh rừng núi để giải quyết một
mối dị đoan, hoặc sơ phác một cô gái thổ” [36: 225] thì “Lan Khai trái lại,
không giải quyết gì, không sơ phác ai. Ông sống trong rừng rậm, núi cao,
cảm thấy cái đẹp của sơn lâm và cái hay của các dân Mèo, dân Thổ.” [36:
225]. Dưới “sức ép” của hoàn cảnh cùng năng lực thiên bẩm của bản thân đã
khiến ông cầm bút dắt chúng ta vào một địa hạt kì bí. “Từ từ, hồi hộp, ông ẩn
33
khẽ cánh cửa của rừng thẳm, mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ
lùng, đầy rẫy những hình trạng nhiệm màu, đột thú” [36: 225].
Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong văn chương không phải là điều
mới mẻ trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Các sáng tác của Nguyễn Tuân,
Tchya, Thế Lữ,… có không ít những câu chuyện mang yếu tố kì dị. Nhiều tác
phẩm đã gây được tiếng vang trên văn đàn. Nhưng với sự am hiểu sâu sắc của
mình về miền núi, Lan Khai trở thành “người mở đường vào thế giới sơn
lâm” và ông đã tạo nên một loại hình nhân vật kì ảo vừa quen vừa lạ, mang
hơi thở riêng của núi Thần sông Gấm. Đúng như nhà nghiên cứu Trương Tửu
đã nhận xét về truyện đường rừng của Lan Khai: “ Trong phạm vi ấy, ông vẫn
chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”.
[36: 225]
Với 37 truyện ngắn của mình, Lan Khai đã dành khá nhiều tâm huyết
cho những thiên truyện kì ảo. Tuy gần gũi với cốt truyện dân gian nhưng nhân
vật trong mỗi câu chuyện thật sinh động, không ngẫu hứng theo kiểu dân gian.
Mỗi truyện dựng lên một bức tranh kì lạ về cuộc sống nơi miền núi với những
nhân vật hư hư, thực thực đầy bí ẩn, thấm đẫm chất dân gian.
2.1.1. Nhân vật nửa người nửa ma
Nếu ai đã từng gắn bó với những câu chuyện thần kì dân gian hay
những câu chuyện truyền kì của Bồ Tùng Linh thì thấy những nhân vật nửa
người nửa ma không hề xa lạ. Vốn gắn bó với nơi rừng núi bí hiểm – nơi chứa
đựng biết bao điều kì dị, Lan Khai đã mang đến cho bạn đọc những nhân vật
nửa người nửa ma kì bí, đầy thú vị.
Truyện ngắn Nguời lạ kể về một cô gái mà ông Hội Cảnh đi canh lúa
gặp ở trong rừng vào một buổi trưa hè. Vốn là một con người sống ở rừng vậy
mà khi cô gái này đến gần, ông Hội Cảnh “thấy sau lưng thoáng có hơi lạnh,
rồi chân lông trong mình sởn lên”. Khi ông Hội Cảnh chưa kịp hoàn hồn thì
34
bên mình ông, “một cô gái lạ mặt đang chăm chú nhìn”, “miệng cười chúm
chím”.Và “cô ta đẹp một cách dị thường: cái mặt dài thon thon, da trắng
mòng mọng lại có những vân đỏ và phủ một lượt tơ như vỏ đào non, lông mày
rậm, vàng như râu ngô lượn tròn trên cặp mắt sáng quắc. Lạ một điều là lòng
đen mắt cô ta đỏ và trong suốt như mắt thỏ trắng. Cô ta nhìn một cách lấm lét
đáng nghi, miệng như đốt lòng người…Răng người đâu mà nhọn hoắt như
răng mèo…” [38: 16,17]
Cô gái trong truyện Người lạ khiến chúng ta liên tưởng đến những cô
“hồ ly” trong Liêu trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, hay trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ. Nhưng nếu những cô gái trong truyện của họ Bồ và họ
Nguyễn là “biểu tượng nhân dục trong mối quan hệ tài tử - giai nhân” [27:
72], thì cô “người lạ” của Lan Khai lại chủ yếu muốn dọa, trêu ghẹo người đi
canh nương trong rừng.
Cô gái “người lạ” của Lan Khai thực chất là tinh cây của hoắc hương,
những nhân vật này hết sức phổ biến trong sáng tác của Bồ Tùng Linh. Nhân
vật này được sáng tác dựa trên quan niệm “vạn vật hữu linh” vốn xuất phát từ
tư duy huyền thoại xuất hiện từ thời nguyên thủy. Trong Liêu Trai Chí dị
cũng nhiều lần nhắc đến những cô gái tinh cây như trong những truyện Nàng
Ba Hoa Sen, Bức họa trên tường,... Lan Khai từ nhỏ đã sớm được đắm mình
trong kho tri thức Hán học của cha nên chắc hẳn những câu chuyện “liêu trai”
của họ Bồ là nguồn cảm hứng lớn trong mảng truyện kì ảo của Lan Khai.
Với nhân vật nửa người nửa ma này, Lan Khai chủ yếu gây ấn tượng
về sự bí ẩn của rừng xanh, mang đến cho độc giả một nhân vật lạ, một cảm
giác lạ. Với Người lạ, Lan Khai không nhằm mục đích gửi những bài học
nhân sinh đến với mọi người, chủ yếu nhằm mục đích giải trí.
35
2.1.2. Nhân vật thú
Ở miền núi vẫn lưu truyền những câu chuyện về thuồng luồng – một
con vật linh thiêng thường sống ở sông, suối, hồ…Sử dụng hình tượng thuồng
luồng trong truyện dân gian, Lan Khai đã sáng tạo nên những nhân vật độc
đáo thấm đẫm tinh thần nhân văn.
Con người có người tốt kẻ xấu, thuồng luồng cũng vậy. Truyện Ma
thuồng luồng, kể về một con thuồng luồng độc ác và dâm đãng. Nhân lúc bác
thầy Cúng đi vắng, nó đã vào nhà hiếp vợ bác cho đến chết, đứa con trai nhỏ
sài đẹn sợ quá cũng khóc chết theo. Khi bác thầy cúng trở về phải chứng kiến
thảm trạng vợ nằm cứng đờ, quần áo rách mướp, con trai thì hai mắt trợn
ngược, “khắp giường nhớt nheo ướt át, mùi tanh nồng nực.” [36:24]
Hình dạng của nó thật kì dị, “người chẳng ra người, thú chẳng ra thú,
mình trần như nhộng, tóc tai không có, da dẻ nhợt nhạt như kẻ chết trôi, nhớt
dề dề nhỏ xuống, chân tay ngắn ngủn tầy gang. Nó ngồi vắt vẻo trên xà nhà
mắt nhìn xớn xác như muốn tìm đường trốn” [36: 24]. Khi phát hiện ra nó
chính là thủ phạm của vụ hãm hiếp, dân làng đã hò nhau đánh chém. Và “chỉ
chớp mắt, nó ườn ra thành một con thuồng luồng cực lớn, nằm chật cả gian
buồng” [36: 25]. Đọc câu chuyện này, ta lại liên tưởng đến Ngũ thông ngôn
trong Liêu trai chí dị. Ngũ ngôn thông là con vật độc ác thường hóa thành
người để đi hãm hiếp đàn bà. Nếu như Ngũ thông ngôn mang đến cho chúng
ta cảm giác sợ hãi thì Ma thuồng luồng là sự ám ảnh. Qua cái kết thúc bi thảm
của câu chuyện, Lan Khai muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: khi con người ở
nơi hoang dã thì con vật dễ chà trộn vào thế giới người, làm hại con người.
Cũng như thế giới con người có người tốt, kẻ xấu thì truyện Con
thuồng luồng nhà họ Ma lại kể về một con thuồng luồng tốt bụng được một
người phụ nữ nghèo họ Ma cưu mang. Người phụ nữ nghèo ấy coi con thuồng
36
luồng như con và đặt tên cho nó là Cuổng. Để trả ơn công lao nuôi dưỡng của
mẹ nuôi, mỗi ngày nó cho mẹ một giỏ cá đầy, cuộc sống của người mẹ trở
nên khá giả hơn. Khi Cuổng quá lớn, mẹ nuôi thả Cuổng ra ngòi. Ở đây
Cuổng phải giao tranh với một con thuồng luồng trắng mới đến. Trước ngày
diễn ra cuộc chiến, Cuổng đã báo mộng cầu cứu mẹ. Lời cầu xin tha thiết của
Cuổng với mẹ đã cho thấy phần nào tình cảm gắn bó giữa Cuổng và mẹ nuôi:
“Mẹ ơi, mẹ cứu Cuổng với! Ngoài ngòi bây giờ có một con thuồng luồng
trắng ở Đài Thị mới về (...). Vậy mai mẹ giúp con một tay, mẹ đem dao ra bờ
ngòi, chờ lúc hai bên đánh nhau, hễ thấy khúc trắng nổi lên thì mẹ chém, mẹ
nhớ nhé!” [36: 29]. Nhưng người mẹ đã chém nhầm Cuổng khi trận chiến
đang diễn ra ác liệt, từ đó người mẹ lại trở về cuộc sống nghèo khó. Câu
chuyện nói đến tình mẫu tử thật thiêng liêng, nhất là khi đề cập đến tình mẫu
tử không phải máu mủ ruột rà. Con thuồng luồng cũng có ơn, có nghĩa, hiếu
thảo với mẹ. Theo PGS.TS. Trần Mạnh Tiến, đây là câu chuyện xứng đáng
được đưa vào tác phẩm dạy trong nhà trường bởi tính nhân đạo sâu sắc.
Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi thông điệp: nhân loại hãy mở
rộng lòng nhân ái, không phân biệt chủng tộc, giống loài.
Thuồng luồng là con vật vẫn được lưu truyền trong dân gian, đặc biệt
ở vùng miền núi phía Bắc. Theo Thần tích đức Linh Lang Đại vương và
sách Đại Nam nhất thống chí, Linh Lang là con trai thứ tư của Vua Lý Thánh
Tông nhưng nguồn gốc thực sự của ông lại rất ly kỳ đó là con của Long Quân
đã đầu thai vào bà Nguyễn Thị Hạo. Huyền thoại ghi lại khá chi tiết sự xuất
hiện của con vật linh thiêng kì lạ này: “Một hôm, nhân trời mùa hè nóng bức,
bà cùng các cung phi, thị nữ ra tắm ở hồ Tây. Tự nhiên trời đất tối sầm, nước
hồ cuộn sóng, con thuồng luồng dài hơn 10 thước xuất hiện, ôm quấn lấy
bà và phun rớt rãi đầy người, có mùi thơm...”. Như vậy, từ chất liệu con
37
thuồng luồng có sẵn trong dân gian, Lan Khai đã xây dựng nên những câu
chuyện mang dáng dấp của truyện cổ tích thần kì vừa lạ mà lại vừa quen.
Đến với tác phẩm Con bò dưới Thủy Tề, Lan Khai đã đưa chúng ta về
thời khai sơn lập địa với những con vật thiêng theo tín ngưỡng dân gian địa
phương. Đó là con bò thần dưới thủy cung. Con bò ấy có “cặp sừng nhọn
hoắt, hai mắt lấc láo…” [36: 36] và tuy là bò thần sống dưới nước nhưng
“hình dáng, tầm vóc, cả sắc lông đỏ quạch đều hiển hiện là một con bò”. Và
cái kết cục do con bò Thủy Tề mang đến cho dân làng cũng chứa đầy sức
mạnh kì bí. Trong thoáng chốc mưa giông, gió bão kéo đến như “thiên binh
vạn mã” [36: 38], “(...) bỗng nghe một tiếng nổ cực to. Cái gò đất, như một
con cá kình vừa thức giấc, lặn băng xuống đáy hồ” [36: 39] rồi cảnh vật lại
trở lại hiền hòa như xưa. Kết cục mà dân làng phải chịu như một lời cảnh báo
với tất cả mọi người rằng: con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, đã gắn
bó với thiên nhiên từ thuở bình minh của loài người, nếu con người cứ tiếp
tục xâm hại thiên nhiên thì sẽ phải nhận những hậu quả khó lường.
Với cảm hứng lãng mạn, Lan Khai hấp thu nền văn hóa dân gian và
thổi vào tác phẩm của mình cái hồn của tín ngưỡng dân gian. Đọc các tác
phẩm kì ảo của ông khiến chúng ta có cảm giác được trở về với dòng suối mát
của tổ tiên thời hồng hoang, thuở bình minh của loài người – thuở người, vật,
thần linh vẫn còn chung sống với nhau. Thật thú vị khi những con vật tưởng
như chỉ tồn tại ở thời khai thiên lập địa lại hiển hiện về cuộc sống hiện đại của
chúng ta một cách sinh động. Với mục đích chính sáng tạo ra những nhân vật
kì ảo nhằm kích thích trí tò mò của độc giả, nhưng qua đó, tác giả cũng gửi
những bài học nhân sinh thật sâu sắc.
38
2.1.3. Nhân vật nửa người nửa thú
Trong kho tàng truyện dân gian thế giới chúng ta đã được biết đến
bao nhân vật nửa người nửa thú. Nếu ai đã từng đọc sử thi Ôđixê thì không
thể quên được đoàn nhân ngư nhởn nhơ chung quanh cù lao đầy thơ mộng.
Và hình ảnh của nàng tiên cá cũng xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ dân
gian thế giới.
Thời kì văn học 1930-1945, nhân vật nửa người nửa thú đã xuất hiện
trong nhiều sáng tác của các nhà văn. Truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm
(Thanh Tịnh) cũng đã nói về hiện tượng người hóa hổ của một người đàn ông
ngậm ngải để đi tìm trầm. Theo quan niệm của những người địa phương thì
ngậm ngải sẽ tìm được nhiều trầm nhưng phải ra khỏi rừng đúng ngày. Người
đàn ông này đã ở trong rừng quá ngày nên bị hóa thành hổ. Còn truyện Người
hóa hổ của Lan Khai là một người đàn bà Mèo Đen hóa hổ. Người đàn bà
Mèo này đã già, “đầu lơ phơ mấy sợi tóc sương, răng móm sạch, quai hàm
dưới đưa sát lên hàm trên, làm cho khổ mặt đã ngắn càng ngắn thêm. Da mặt
dăn như mặt ruộng cày. Mắt hoắm vào, kèm nhèm, dấp dính…” [36: 63].
Trước khi hóa hổ, bà ta bị sốt, “suốt mình đau nhức không sao chịu được.
Những chỗ kín tự nhiên mọc rất nhiều lông lá và ở cùng xương sống nhòi ra
một mẩu thịt mỗi ngày một dài thêm. Những ngón chân dần dần co quắp lại,
móng dài ra và nhọn hoắt” . Rồi những cơn điên làm cho “mắt bà sáng quắc,
mồm sùi bọt, bà hung hăng gào thét, xé quần áo chán rồi nằm vật ra sân giãy
đành đạch.” [36: 63, 64]
Theo như lời anh con trai thì bà sắp hóa hổ. Bởi “ba đời về trước,
trong họ bà già cũng có người hóa hổ, trốn vào rừng”. Rồi một hôm anh con
trai cùng vợ đi nương về không thấy bà mẹ đâu, chỉ thấy đứa con thơ bị cắn
xé nát, nằm trơ giữa vũng máu. Sau đó anh Mèo vào rừng tìm mẹ và “thấy mẹ
anh ngồi trơ vơ ở cửa hang với một nắm lông gà…Toàn thân lông lá mọc đầy,
39
sắc đỏ như lông bò non…mồm miệng máu me loe loét, hai mắt hốt hoảng như
đã mất hết trí khôn” [36: 68]. Anh ta van xin mẹ về cùng và dường như tình
mẫu tử vẫn còn đâu đó trong trí khôn hấp hối của bà già nên bà cũng về theo.
Về nhà, bà già hóa hổ bị nhốt vào cũi nhưng cuối cùng bị con đánh bả cho
chết vì anh ta không thể kìm lòng nhìn mẹ ngày đêm quằn quại giữa hai kiếp
người và vật. Câu chuyện khép lại thật buồn nhưng phải chăng Lan Khai
muốn nói khi con người đã mất đi phần tinh anh thì sẽ chuyển sang thế giới
khác.
Trước những câu chuyện dân gian lưu truyền về hiện tượng người hóa
hổ, phải chăng Lan Khai cũng băn khoăn và phần nào muốn tìm lời giải đáp
cho hiện tượng kì lạ này. Trong truyện Người hóa beo, ông đặt mình vào vị trí
nhân vật được chứng kiến một bà già sắp hóa beo đang mò mẫm, rình rập bắt
gà trong đêm. Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu phân biệt và lí
giải về sự biến đổi của con người sang một loại động vật khác.
Lan Khai đã lấy cảm hứng từ những tích truyện được lưu truyền trong
dân gian của đồng bào miền núi, từ truyện truyền kì Trung Quốc. Ta dễ dàng
tìm thấy những truyện người hóa hổ tương tự trong Liêu trai chí dị của Bồ
Tùng Linh. Tuy nhiên truyện Người hóa hổ của Bồ Tùng Linh là một huyền
thoại thì Người hóa hổ của Lan Khai lại hiện thực hóa huyền thoại đó.
Lan Khai từ nhỏ đã được tắm trong dòng suối dân gian bằng những
câu chuyện mẹ kể lại. Lan Khai khi đã trở thành một nhà văn nổi tiếng trên
văn đàn đã bộc bạch: “Không một ngày nào, những khi mẹ con được gần gũi,
hú hí với nhau, mà mẹ tôi không kể cho tôi nghe ít nhất là một sự tích về cái
thời mà Bụt còn năng hiện xuống trần để can thiệp vào nhân sự, hoặc cái lai
lịch não nùng của bà chúa Ba…Ngồi nghe mẹ kể tôi đã sống hiển hiện cuộc
đời các nhân vật lạ lùng của những chuyện cổ tích ấy”. Vốn văn hóa dân gian
tích lũy được đã trở thành nguồn cảm hứng lớn trong những sáng tác kì ảo của
40
ông. Ông cũng tiếp thu ở người cha vốn văn chương mang chất truyền kì độc
đáo từ xứ sở Trung Hoa huyền bí. Trong lời tự bạch, Lan Khai đã chia sẻ:
“Thầy tôi còn hay kể cho tôi nghe những chuyện về Thúy Kiều, về Chiêu
Quân, những tích rút ở Tình sử và Liêu Trai”. Có thể thấy rằng cái nôi văn
hóa của gia đình đã tạo nền tảng vững chắc cho sáng tạo nghệ thuật của ông.
Thêm vào đó, đứng trước nhu cầu cách tân thể loại văn học của giai đoạn
1930 -1945, phong trào viết truyện truyền kỳ đã ra đời. Với những hiểu biết
sâu sắc, phong phú của mình về con người, cuộc sống, văn hóa của người
miền núi, Lan Khai đã sáng tạo ra một hệ thống nhân vật kì ảo đặc sắc, gần
gũi với văn học dân gian địa phương. Với bút pháp lãng mạn tài hoa, nghệ sĩ
của rừng rú đã thổi hồn vào sơn lâm và đưa nó đến với độc giả nơi thành thị
để cùng thưởng thức, chiêm ngưỡng. Với những câu chuyện này, Lan Khai
như đưa ta trở lại thời hồng hoang của nhân loại. Và cũng hiện thực hóa
những nhân vật dường như chỉ có trong truyện cổ tích khiến chúng thật hơn,
gần gũi hơn.
2.2. Nhân vật thực
Lan Khai không chỉ ghi dấu ấn của mình lên các nhân vật kì ảo, mà ở
các nhân vật thực ông cũng để lại cho độc giả ấn tượng về đủ những hạng
người. Lan Khai là cây viết xông xáo trong mọi thể loại, mọi ngõ ngách của
cuộc sống. Cả tuổi thơ gắn bó với miền núi, những người lao động sống xung
quanh là cảm hứng chính trong sáng tác của ông. Khi đã trở thành một cậu
học sinh trường Bưởi rồi sinh viên Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương,
cũng như khi có một mái ấm gia đình, Lan Khai đã hành trình đi khắp đó đây,
từ núi rừng Việt Bắc đến các buôn sóc Tây Nguyên xa xôi. Mỗi cảnh đời,
cảnh người nơi miền núi đã khiến trái tim ông phải rung động. Bên cạnh đó,
ông cùng gia đình có một thời gian khá dài sống ở Hà Nội, những kiếp người
đang vật lộn nơi thành thị khiến Lan Khai không thể quay mặt làm ngơ. Mỗi
41
câu chuyện, mỗi nhân vật trong sáng tác của ông là một mảnh của cuộc đời,
một lát cắt của cuộc sống. Bằng ngòi bút tài hoa, ông đã đưa đến cho độc giả
một bức tranh sinh động về con người miền núi và thành thị đương thời. Tuy
nhiên nếu các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao đặt
nhân vật trong mối quan hệ giai cấp đối kháng gay gắt thì nhân vật trong
truyện ngắn của Lan Khai được đặt trong mối quan hệ đời thường, trong các
mối quan hệ đạo đức.
2.2.1. Nhân vật miền núi
Sinh ra và gắn bó với chốn sơn lâm, bản thân ông hiểu về miền núi
hơn bất cứ nhà văn nào viết về miền núi. Miền núi đã trở thành cái nôi êm đưa
Lan Khai lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học. Ông thổi hồn vào tác phẩm của
mình cả hơi thở, cả nhịp đập của núi rừng. Ngòi bút của ông đã chạm đến
từng kẽ lá, từng ngọn cỏ, từng mảnh đời, từng số phận nơi miền núi. Trong
những sáng tác về miền núi, Lan Khai đã mang một thế giới nhân vật phong
phú đến với độc giả.
2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người
miền núi
Có lẽ bất cứ ai đặt chân lên xứ lâm tuyền tươi đẹp đều có những ấn
tượng sâu sắc về người miền núi. Trước hết, họ là những con người khỏe
mạnh, chất phác và nhân hậu.
Vẻ đẹp của họ luôn gắn với sự trẻ trung và khỏe khoắn. Trong Tiền
mất lực, Lô Hli và Tsi Tôđay là những con người trong sáng, chất phác và yêu
lao động. Lô Hli là một cô gái trẻ và đẹp mang vẻ “đẹp kín đáo của một bông
hoa rừng. Hai mắt ngây thơ nhìn như chép lấy bài thơ bằng hình sắc phô bày
ra ở quanh mình” [36: 70]. Vẻ đẹp ấy khiến cho Tsi Tôđay phải “thổn thức vì
tình”. Một lần trên con đường núi vắng ngắt, cô gặp một con báo “nhơ nhỡ
đang nép mình lim dim mắt, ngoe nguẩy đuôi chờ” [36: 71]. Tưởng rằng bông
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT

More Related Content

What's hot

Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...nataliej4
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 

What's hot (20)

Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
Giao thoa thể loại trong Hồi ký Tô Hoài (Qua Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ch...
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trịLuận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
Luận án: Tư tưởng tự do tinh thần của F.M.Dostoievski và giá trị
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đLuận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 

Similar to Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT

Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Trần Đức Anh
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfHanaTiti
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262jackjohn45
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfHanaTiti
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM nataliej4
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhKelsi Luist
 

Similar to Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành lý luận văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...Tailieu.vncty.com   the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
Tailieu.vncty.com the gioi-nhan_vat_trong_truyen_ngan_nguyen_cong_hoan_va_t...
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tốTh s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
Th s33.028 ngôn ngữ nghệ thuật ngô tất tố
 
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdfNHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
NHÂN TỐ TỰ BẠCH TRONG CẤU TRÚC TIỂU THUYẾT THAO THỨC CỦA ALEKSANDR KRON.pdf
 
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt NamTrước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
Trước tác của Phan Mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdfNGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM.pdf
 
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
NGUYỄN TRÃI VỀ TÁC GIA VÀ TÁC PHẨM
 
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ânTh s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
Th s33.005 bản sắc dân tộc trong văn xuôi triều ân
 
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệĐề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
Đề tài: Ý nghĩa hiện đại hóa thơ đầu thế kỉ XX trong Hai giọt lệ
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánhđặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
đặC điểm tiểu thuyết hồ biểu chánh
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thúy Thủy Ngân THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BẠCH VĂN HỢP Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2.
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phòng sau đại học, tập thể thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt khóa học. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS. Bạch Văn Hợp đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn PGS.TS. Trần Mạnh Tiến đã cung cấp những tài liệu quí báu, truyền thụ kiến thức, động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn khi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình cố nhà văn Lan Khai, đặc biệt là cụ Nguyễn Lan Phương đã cung cấp nhiều thông tin, tư liệu quí và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động viên giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Nguyễn Thúy Thủy Ngân
  • 4. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Cách ghi chú thích Tài liệu trích dẫn được ghi theo số thứ tự tương ứng của nó trong phần danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO và được đặt trong dấu ngoặc vuông [ ] ngay sau phần có liên quan, sau dấu hai chấm (:) là số trang. Ví dụ: [26: 9] tức là phần trích dẫn ở tài liệu số 26, trang số 9. Thông tin đầy đủ về tài liệu trích dẫn được ghi trong mục TÀI LIỆU THAM KHẢO đặt cuối luận văn (sau phần Kết luận). 2. Cách viết tắt NXB: Nhà xuất bản ĐHSP TPHCM: Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 3. Một số quy ước khác Phần được trích dẫn in nghiêng và được đặt trong hai dấu ngoặc kép (“ ”). Tên tác phẩm được in nghiêng.
  • 5. MỤC LỤC DẪN NHẬP......................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề.......................................................................................3 3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu........................................................13 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................14 5. Đóng góp của luận văn........................................................................15 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................15 CHƯƠNG I: MỘT SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG, MỘT CÂY BÚT TRUYỆN NGẮN TÀI HOA.........................................................................17 1.1. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai ....................................................17 1.2. Một sự nghiệp văn chương đồ sộ..........................................................21 1.3. Một cây bút truyện ngắn tài hoa...........................................................25 CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ, ĐA DẠNG TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI ......................................................31 2.1. Nhân vật kì ảo.......................................................................................32 2.1.1. Nhân vật nửa người nửa ma...........................................................33 2.1.2. Nhân vật thú ...................................................................................35 2.1.3. Nhân vật nửa người nửa thú...........................................................38 2.2. Nhân vật thực........................................................................................40 2.2.1. Nhân vật miền núi ..........................................................................41 2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi 41 2.2.1.2. Nhân vật đại diện cho thế lực hắc ám nơi miền núi ..............51 2.2.2. Nhân vật thành thị...........................................................................57 2.2.2.1. Nhân vật khẳng định cá nhân trong tình yêu.........................57 2.2.2.2. Nhân vật thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị........................64 2.2.2.3. Nhân vật thuộc tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức.........................70
  • 6. 2.2.2.4. Nhân vật lữ khách..................................................................74 CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM THI PHÁP NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI........................................................................................80 3.1. Xây dựng tình huống truyện.................................................................80 3.1.1. Tình huống trữ tình thơ mộng........................................................81 3.1.2. Tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ.....................................................83 3.1.3. Tình huống thử thách, lựa chọn nghiệt ngã....................................84 3.1.4. Tình huống bi kịch .........................................................................86 3.2. Nghệ thuật miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật.................................88 3.2.1. Miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động thể hiện tính cách nhân vật .............................................................................................................88 3.2.2. Miêu tả nội tâm nhân vật..............................................................103 3.3. Giọng điệu trần thuật ..........................................................................106 3.3.1. Giọng điệu điềm tĩnh, khách quan ...............................................107 3.3.2. Giọng điệu chan chứa yêu thương ...............................................108 3.3.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm....................................................109 KẾT LUẬN..................................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................116 PHỤ LỤC.....................................................................................................120
  • 7. 1 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ trăm hoa đua nở của vườn hoa văn học Việt Nam hiện đại. Lĩnh vực thơ ca có những tên tuổi nổi tiếng như Xuân Diệu, Thế Lữ, Chế Lan Viên, Huy Cận… Về văn xuôi, xuất hiện nhiều cây bút tài hoa nổi tiếng như: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân, Thạch Lam, Lan Khai…Trong đó, nhà văn Lan Khai – cây bút chủ lực của Nhà xuất bản Tân Dân đồng thời cũng là tác giả của nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau từ tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, kí, lí luận phê bình, đến dịch thuật, sưu tầm văn học…đã gây được sự chú ý của đông đảo độc giả và giới phê bình Bắc Hà. Hiện nay, di sản văn học của Lan Khai đã được giới phê bình nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao. PGS.TS. Ta-chi-a-na (chuyên gia văn học Việt Nam của Nga) đã khẳng định ông là nhà văn có tài viết truyện kinh dị. Đương thời ông cũng được các nhà nghiên cứu nổi tiếng như Trương Tửu, Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan…đề cao tài năng và cống hiến. Ngay từ năm 1935, trên báo Loa nhà nghiên cứu Trương Tửu đã mệnh danh Lan Khai là “nghệ sĩ của rừng rú”, là “đàn anh” trong việc miêu tả thế giới sơn lâm”, là “cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”. [45: 225]. Trong Nhà văn hiện đại (1942), Vũ Ngọc Phan nhận xét: “ Lan Khai là lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới” [26: 920], đồng thời, ông còn được các nhà văn cùng thời mệnh danh là “Nhà văn đường rừng”. Đánh giá về tiểu thuyết Lầm than, Hải Triều đã coi Lan Khai là “người đã phất lá cờ tiên phong trên mảnh đất này”. [36: 253] Ông để lại cho kho tàng văn học nước nhà 48 tiểu thuyết, 37 truyện ngắn. Như vậy Lan Khai không chỉ là lão tướng trong làng tiểu thuyết mà còn
  • 8. 2 là một cây bút tài hoa về truyện ngắn. Những đóng góp của ông đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cao về mọi mặt trong Lễ kỉ niệm 100 năm sinh của ông do Hội nhà văn tổ chức long trọng ngày 26/7/2006. Và đặc biệt bộ sách Tuyển tập Lan Khai (2 tập) do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến sưu tầm được Nhà xuất bản Văn học xuất bản để chào mừng Đại lễ Ngàn năm Thăng Long Hà Nội đã thể hiện những cống hiến của ông cho mảnh đất ngàn năm văn hiến. Gần đây nhất, PGS.TS. Trần Mạnh Tiến cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai giới thiệu 37 truyện ngắn tiêu biểu của Lan Khai, trong đó có những truyện lần đầu tiên được xuất bản. Với gần bốn mươi năm tuổi đời và gần hai mươi năm tuổi nghề, nhà văn mang tên loài hoa nở đẹp nhất rừng – Lan Khai, đã để lại cho kho tàng văn học dân tộc một di sản phong phú, đa dạng, giàu giá trị nghệ thuật. “Cuộc đời và sự nghiệp của Lan Khai thật trong sáng và cao đẹp. Đáng lẽ ông phải được nghiên cứu, đánh giá công bằng trong văn học sử như là một nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam đương đại, một người có công với Cách mạng.” [36: 31]. Nhưng tiếc thay, cái chết bí ẩn của ông đúng vào thời điểm “nhiều tao loạn của lịch sử” đã phủ một bức màn bí ẩn trong dư luận kéo theo biết bao oan khuất và thiệt thòi cho ông và gia đình. Đó cũng là một trở ngại lớn cho những nhà nghiên cứu, nên hoạt động nghiên cứu di sản văn học của Lan Khai suốt nửa thế kỉ qua chưa tương xứng với tầm vóc của ông. Nhà thơ Hữu Thỉnh – Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam – nhân dịp Lễ kỉ niệm lần thứ 100 ngày sinh nhà văn Lan Khai đã nói: “Lan Khai là một trong những nhà văn trưởng thành rất sớm về ý thức xã hội và lí tưởng nghệ thuật. Sự nhất quán trong hoạt động xã hội và sáng tác văn chương của ông thể hiện bản lĩnh và nhiệt huyết của một trí thức yêu nước và nhân cách văn hóa của một nhà văn” [36: 30]... Hầu hết các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Lan Khai chủ yếu khảo sát chung về nội dung và nghệ thuật hoặc đi vào một
  • 9. 3 mảng của truyện ngắn. Chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai. Đối với tiểu thuyết, truyện ngắn, nhân vật đóng vai trò quan trọng. Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. “Chức năng chủ yếu của nhân vật là xác lập mô hình của hiện thực và thể hiện định hướng về giá trị đối với cuộc sống. Nhà văn sáng tạo nhân vật là để thể hiện những cá nhân xã hội nhất định và quan niệm về các cá nhân đó. Nói cách khác, nhân vật là phương tiện thể hiện các tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng.” [28: 118]. Như vậy, nhân vật là một phương diện quan trọng thể hiện tư tưởng của nhà văn, tất cả những suy tư, trăn trở của tác giả sẽ tập trung ở nhân vật. Nên việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của ông là điều cần thiết. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những ý kiến đánh giá chung về sự nghiệp sáng tác của Lan Khai Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn, Lan Khai đã được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình chú ý. Người đầu tiên quan tâm đến Truyện đường rừng và Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai là Trương Tửu. Trên báo “Loa” số 81 (ra ngày thứ năm, năm 1935), ông đã có những nhận định khá sâu sắc về một số thành công của Lan Khai ở thể loại Truyện đường rừng: “Với ông Lan Khai, rừng rú không còn xa lạ nữa. Trước mắt chúng ta, nó hiện nguyên hình, nhờ ngòi bút tài tình của tình nhân nó” [45: 225]. Ông đã gọi Lan Khai là: Nhà nghệ sĩ của rừng rú. Trong số 82, ông đưa ra những nhận định về tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai: “Viết truyện lịch sử, ông ham tả những hiện trạng sâu thẳm của lòng người. Chỗ nào ông cũng trọng vẻ cao siêu, thâm trầm, ghét
  • 10. 4 những cái chất phác, sơ sài, nông nổi. Ông moi trong rừng rú, lục trong lịch sử những cuộc sinh hoạt âm thầm, não nuột...” [45: 234]. Đặc biệt đến năm 1938, tiểu thuyết Lầm than và Cô Dung ra đời đã thu hút sự chú ý của nhiều độc giả và các nhà nghiên cứu. Trong Lời giới thiệu tiểu thuyết Lầm than, tác giả Trần Huy Liệu đã đánh giá cao giá trị của tác phẩm này: “Sau khi đọc xong thiên tiểu thuyết xã hội này, tôi rất vui mừng vì không thấy mình bị làm tựa, mà trái lại, với cái chủ ý của quyển truyện cùng cái quan điểm của tác giả, nó thúc giục tôi phải tỏ dấu biểu đồng tình, không một chút nào ngần ngại” [36: 248]. Ông nhấn mạnh giá trị hiện thực của tác phẩm ở chỗ đã phản ánh chân thực cuộc sống của những người thợ mỏ “bị bán rẻ sức lao động” nếu may “không bị sập lò, bị ngạt ghi-du mà chết như con lợn quay, thì cũng ốm yếu dần cho tới chết”. [36: 248]. Cũng trong năm này, Trong bài viết Lầm than – Một tác phẩm đầu tiên của nền văn tả thực xã hội ở nước ta, Hải Triều đã ghi nhận Lan Khai là nhà văn đầu tiên viết về người thợ: “(...) văn chương ở xứ xở này đã quên người thợ đi nhiều lắm, mà chính người thợ là người đáng nói nhất, và đáng nói nhiều nhất. Đặc điểm của tác phẩm của Lan Khai là nói đến người thợ, cái hạng khổ sở nhất trong giai cấp thợ thuyền, hạng thợ mỏ”. [36: 252]. Ông cũng đánh giá cao giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Về nội dung, ông đánh giá cao giá trị hiện thực của tác phẩm: “tác giả Lầm than đã miêu tả tất cả cuộc đời khốn khổ cay chua ghê gớm, của hạng người mà sự sống đã hầu hóa ra một đàn súc vật, chịu đựng tất cả những sự bóc lột đê hèn của giai cấp sản chủ một cách tàn nhẫn vô cùng”. [36: 252] Và “(...) tác giả không quên chỉ vạch một cách đau đớn mà sống sượng những tâm lí cộc cằn, những cách ăn nói thô tục, những thành kiến hủ bại, cho đến những tập quán xấu xa như rượu, như phiện, như cờ bạc, là cái bướu nó bám níu theo giai cấp thợ thuyền trong chế độ người bóc lột người.” [36: 252]. Về nghệ thuật, ông cho rằng “Lầm
  • 11. 5 than (...) đã vạch một khuynh hướng trong văn học giới, cái khuynh hướng tả thực xã hội chủ nghĩa...” [36: 253]. Trong Tựa (Tiểu thuyết Cô Dung) năm 1938, tác giả Thiều Quang Lộc đã đánh giá tác phẩm xứng đáng là “đài kỉ niệm “chiến sĩ vô danh” của tất cả các thế hệ phụ nữ Việt Nam, qua bao nhiêu đời đã hi sinh cho sự tồn tại của Tổ Quốc” [36: 257]. Cũng trong năm này, trên “Phổ thông bán nguyệt san”, Vũ Ngọc Phan có bài viết phê bình tiểu thuyết Cô Dung. Ông chỉ ra những thành công của Lan Khai trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: “Lan Khai đã tạo ra một cô gái đức hạnh ở thôn quê ta, nhưng lại khác hẳn các cô gái mà ta thường thấy trong các tiểu thuyết xuất hiện ở nước ta ngày nay.” [13: 4]. Năm 1941, trên Tạp chí Tri Tân số 29, tác giả Phạm Mạnh Phan có bài viết phê bình tiểu thuyết Mực mài nước mắt của Lan Khai. Ông đánh giá khá cao tác phẩm này: “Cốt truyện đơn giản tả rõ những khổ đau của nhà văn trong cuộc sống hàng ngày, giọng văn nhẹ nhàng và có khi bay bướm, khiến độc giả phải mải miết theo mình; tác phẩm có tư tưởng nhân từ và đáng quí về dân quê”. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra một số hạn chế của tác phẩm: “Luận bàn một cách dài dòng những triết lí bâng quơ” [30: 5] Năm 1942, trong công trình Việt Nam văn học sử yếu, tác giả Dương Quảng Hàm đã nhắc tới hai tác phẩm: Cô Dung và Lầm than, ông cho rằng hai tác phẩm này được sáng tác theo khuynh hướng tả thực. Cũng trong năm này, tác giả Kiều Thanh Quế, trong bài viết Cuộc kì ngộ Lan Khai – Zweig: Tội và thương gặp Lapeur, đã chỉ ra những đặc điểm của Lan Khai trong phỏng thuật đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà văn Đức Stêfan Zweig. Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942), đã có những đánh giá cao những sáng tác của Lan Khai ở mảng Truyện đường rừng, Tiểu thuyết
  • 12. 6 tâm lí – xã hội, Tiểu thuyết lịch sử. Ông tỏ ra rất hứng thú với nghệ thuật kể chuyện của Lan Khai ở mảng Truyện đường rừng. Như vậy, trước Cách mạng tháng Tám, những sáng tác của Lan Khai đã thu hút khá đông sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Hầu hết các ý kiến ở mức độ khác nhau, đều khẳng định vị trí, tài năng của Lan Khai trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Suốt thời kì dài sau Cách mạng tháng Tám đến trước đổi mới, tên tuổi và tác phẩm của Lan Khai dường như bị quên lãng. Phải đến năm 1965, trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Phạm Thế Ngũ mới đề cập đến sở trường viết tiểu thuyết và đặc biệt Truyện đường rừng của Lan Khai. Năm 1974, Phan Cự Đệ trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại khi bàn tới tác phẩm Lầm than, đã đánh giá đây là một “tác phẩm hiện thực” nhưng “hãy còn rơi rớt nhiều nét tự nhiên chủ nghĩa, sự hiểu biết của tác giả về chủ nghĩa cộng sản còn quá đơn giản, vốn sống về công nhân rất hạn chế”. [30: 7]. Cũng trong năm này, tác giả Thế Phong trong cuốn Lược sử văn nghệ Việt Nam đã đề cập đến cuộc đời và những sáng tác của Lan Khai. Ông đánh giá rất cao Truyện đường rừng: “Về tiểu thuyết đường rừng, Lan Khai tỏ ra có một chỗ đứng đặc biệt nhất trong văn đàn, ông viết thật đặc sắc”. [30: 7, 8]. Ngoài ra ông cũng đánh giá cao những tác phẩm: Lầm than, Cô Dung, Mực mài nước mắt của Lan Khai. Như vậy, vì những lí do lịch sử khách quan nhất định, hoạt động nghiên cứu về sáng tác của Lan Khai sau Cách mạng tháng Tám còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với sự nghiệp của ông. Từ sau đổi mới đến nay, hoạt động nghiên cứu, phê bình sự nghiệp sáng tác của Lan Khai đã có nhiều chuyển biến. Năm 1990, trong Đôi điều về nhà văn Lan Khai in trên “Phụ san báo văn nghệ”, Gia Dũng đã giới thiệu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lan Khai. Bên cạnh đó, ông cũng
  • 13. 7 nhận định Lan Khai là “một trong số ít nhà văn tiền chiến đầu tiên viết về đời sống phong tục tập quán của dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [2: 315]. Cũng trong năm này, trong bài viết Hành hương về thủ đô kháng chiến trên Tuần báo Văn nghệ, nhà văn Hoàng Minh Tường đã giới thiệu thêm những tư liệu về cuộc đời, hoạt động nghệ thuật của Lan Khai thông qua lời kể của bà Hà Thị Minh Kim – vợ nhà văn Lan Khai. Năm 1991, trong bài viết Lan Khai với truyện lạ đường rừng in trên Tạp chí Văn học số 6/1991, Ngọc Giao đã khẳng định sức hút mạnh mẽ của những truyện lạ đường rừng đối với độc giả đương thời: “Truyện lạ đường rừng được đặc biệt hoan nghênh. Cứ buổi sáng thứ hai là trẻ bán báo chạy tới tấp rao ngoài phố: “Ngọ báo – truyện lạ đường rừng. Đây!” Ông viết rất hay, cốt truyện nào cũng li kì, rùng rợn...” [6: 351]. Cũng trong bài viết này, Ngọc Giao đã nhấn mạnh đến sức cảm hóa người đọc về người trí thức qua tác phẩm Mực mài nước mắt: “Tác phẩm viết về những cơ cực của người cầm bút. Anh em trong nghề bán chữ nuôi thân, đọc ông, dầu chai đá mấy cũng ngậm ngùi đau xót” [6: 354]. Năm 1992, trong Lan Khai với “Truyện lạ đường rừng”, Ngọc Giao một lần nữa khẳng định lại vị thế của Lan Khai ở thể loại tiểu thuyết lịch sử: “Thời trước chiến sự Đông Dương văn đàn Bắc Hà nổi danh ba cây bút lịch sử tiểu thuyết: Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc” [6: 349]. Cùng năm này, trong cuốn Từ điển nhân vật lịch sử của Nguyễn Quang Thắng và Nguyễn Bá Thế đã trình bày vắn tắt về cuộc đời và những đóng góp của Lan Khai cho nền văn học Việt Nam 1930-1945. Năm 1997, qua bài viết: Vũ Trọng Phụng gặp Lan Khai, tác giả Hoàng Dạ Vũ cung cấp thêm nguồn tư liệu về tình bạn và đồng nghiệp của Lan Khai.
  • 14. 8 Năm 1998, Nhà xuất bản Văn học đã tái bản bộ: Tạp chí Tao Đàn do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên. Năm 2000, giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh trong Giáo trình lịch sử văn học đã nhắc tới Lan Khai qua lời nhận xét: “Lan Khai cùng dòng tiểu thuyết lịch sử với Phan Trần Chúc, Nguyễn Triệu Luật, Nguyễn Huy Tưởng...ở đây, cảm hứng lãng mạn có dịp thêu dệt những mối tình lâm ly giữa người tráng sĩ và giai nhân thời phong kiến xa xưa”. Ý kiến này đã góp phần khẳng định đóng góp của Lan Khai ở mảng Tiểu thuyết lịch sử. Năm 2001, Trần Mạnh Tiến trong bài viết Vấn đề nhà văn trong quan niệm của Lâm Tuyền Khách in trên báo “Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh”, đã đánh giá cao tư tưởng nghệ thuật của Lan Khai. Cũng trong năm này, Nguyễn Thanh Trường với Luận văn thạc sĩ Truyện đường rừng của Lan Khai đã khái quát những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật Truyện đường rừng của Lan Khai. Năm 2002, Trần Mạnh Tiến công bố công trình Lan Khai – Tác phẩm nghiên cứu lí luận và phê bình văn học. Công trình đã giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lan Khai. Cũng trong năm này, trên “Tạp chí Tài hoa trẻ”, tác giả Trần Đồng Minh trong bài viết Đời thừa trong sự đối sánh liên văn bản đã phân tích tác phẩm Đời thừa của Nam Cao trong sự đối sánh với Mực mài nước mắt của Lan Khai góp phần khẳng định những đóng góp của Lan Khai về mảng đề tài người trí thức tiểu tư sản. Năm 2003, Vũ Văn Thăng trong Luận văn Thạc sĩ Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài tâm lý – xã hội của Lan Khai, đã đề cao tài năng xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý – xã hội của Lan Khai. Năm 2004, trong cuốn Lan Khai – Lầm than (Chuyên khảo và tác phẩm), nhà nghiên cứu Trần Mạnh Tiến đã đề cao nghệ thuật tả thực của Lan Khai và đánh giá cao tư tưởng yêu nước của nhà văn. Cùng năm đó, Nhà xuất
  • 15. 9 bản Văn hóa thông tin cho ra mắt cuốn Lan Khai – Truyện đường rừng do hai tác giả Trần Mạnh Tiến và Nguyễn Thanh Trường biên soạn. Trong công trình này, hai tác giả đã công bố các sáng tác thuộc mảng tiểu thuyết của Lan Khai. Tác giả Trần Mạnh Tiến cũng đề cập đến những truyện ngắn truyền kì của Lan Khai. Theo tác giả: “Đó là một pho truyện lạ, đầy màu sắc truyền kì và kinh dị, nửa hư, nửa thực, có khả năng khơi dậy tính hiếu kì của độc giả và kích thích trí tò mò của trẻ thơ, là những tác phẩm nằm ngoài quan niệm tả thực của Lan Khai”. Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá về các truyện ngắn lịch sử của Lan Khai: “(...) các truyện ngắn lịch sử như “Sóng nước Lô Giang” – (1935), “Mưu thằng Đợi” – (1941)...là những câu chuyện giàu tính hiện thực ở miền núi, mô tả một tình huống oái oăm hoặc một hành động dũng cảm vì nghĩa lớn” [8: 10]. Những nhận định này của Trần Mạnh Tiến đã một phần nào gợi ra được những nét chính của Truyện ngắn đường rừng và Truyện tâm lý – xã hội của Lan Khai. Năm 2006, Hội nhà văn Việt Nam đã cho xuất bản cuốn Lan Khai – nhà văn hiện thực xuất sắc. Đây là cuốn kỉ yếu tập hợp các bài tham luận trong hội thảo khoa học tổ chức nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Lan Khai. Các bài viết đều đánh giá cao những đóng góp to lớn của Lan Khai từ ý thức nghệ thuật đến sáng tác ở các đề tài và thể loại như: Truyện đường rừng, Tiểu thuyết tâm lí – xã hội, Tiểu thuyết lịch sử, các Truyện ngắn và Kí... Năm 2010, Nhà xuất bản Văn học cho ra đời Tuyển tập Lan Khai (gồm hai tập) do Trần Mạnh Tiến biên soạn và giới thiệu. Trong Lời mở đầu, tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về con người và sự nghiệp văn học của Lan Khai. Năm 2011, Nhà xuất bản Hà Nội cho ra đời cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai bao gồm 37 truyện ngắn Trần Mạnh Tiến sưu tập và giới thiệu.
  • 16. 10 Trong lời mở đầu, tác giả đã đưa ra những nhận định khái quát về truyện ngắn của Lan Khai. Như vậy, hoạt động nghiên cứu về sự nghiệp sáng tác của Lan Khai hơn nửa thế kỉ qua tuy chưa liên tục, nhưng cũng một phần nào khẳng định được tài năng và vị thế của nhà văn Lâm Tuyền Khách trên văn đàn 1930 - 1945. 2.2. Những ý kiến bàn riêng về truyện ngắn của Lan Khai Xét riêng công trình nghiên cứu về truyện ngắn Lan Khai có: Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hà với đề tài Truyện ngắn của Lan Khai. Trong luận văn này, người viết đi vào tìm hiểu khái quát về nội dung và nghệ thuật của 17 truyện ngắn, chủ yếu là truyện ngắn đường rừng đã được in trong tập Truyện đường rừng. Trong luận văn tốt nghiệp Nghệ thuật truyện ngắn kì ảo của Lan Khai của Vũ Thị Nhất, người viết chủ yếu đề cập đến cốt truyện, nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật của 9 truyện ngắn kì ảo. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai. Như vậy, sự nghiệp sáng tác của Lan Khai nói chung và mảng truyện ngắn nói riêng vẫn còn những khoảng trống lớn, rộng đường cho những ai muốn nghiên cứu về Lan Khai. Đặc biệt khi cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến sưu tầm và biên soạn, được xuất bản năm 2011, đã cho chúng ta một cái nhìn khái quát về truyện ngắn của Lan Khai. Nếu như trước đây Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại viết: “Lan Khai là cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn. Không hiểu sao ông lại chỉ có viết tập Truyện đường rừng? Thật đáng tiếc” [26: 905], thì sau khi cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai ra đời, người đọc mới thấy rằng Lan Khai không
  • 17. 11 chỉ viết Truyện đường rừng mà còn viết cả Truyện tâm lí xã hội và viết rất hay. Tuy nhiên, nhân vật là trung tâm của tác phẩm vì vậy trong mỗi công trình nghiên cứu, mỗi bài viết, các nhà nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai. Dưới đây là một số ý kiến đánh giá về nhân vật trong truyện ngắn của Lâm Tuyền Khách. Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (quyển 4), mục Lan Khai có nhận xét như sau: “Đọc truyện đường rừng của Lan Khai, ta không nên nghị luận về hư thực, không nên đứng vào mặt khoa học để bài bác; ta nên đọc với óc thơ mộng, pha chút huyền ảo của cổ nhân, như khi đọc Liêu Trai của Bồ Tùng Linh vậy. Cái cô “người lạ” của ông Hội Cảnh kia là ma hay là người trong mộng, ta cũng chẳng nên quan tâm, ta chỉ nên biết: ở một nơi tịch mịch, chung quanh những núi cùng rừng, giá ta là ông Hội Cảnh ta cũng sẽ cũng có những tưởng tượng ghê rợn như ông…” [26: 903]. “Rồi cái cô ấy, sau khi làm cho ông Hội Cảnh lê quanh khắp chòi để tránh và hỏi ông Hội Cảnh những câu “líu ríu như tiếng chim”, làm cho ông “bồ hôi giá ngắt”, liền đứng dậy xuống chòi, đi lửng lơ ở không trung, như người đi lên một cái thang vô hình…” [36: 905]. “Những truyện như Ma thuồng luồng, Đôi vịt con, Người hóa hổ, Gò thần, đều là những truyện ghê sợ và cảm động. Truyện Ma thuồng luồng không khác gì truyện “Ngũ thông thần” trong Liêu Trai; truyện người hóa hổ cho người ta cái cảm tưởng là người với vật có thể trộn kiếp cùng nhau.” [36: 905]. Trong Lời nói đầu cuốn Lan Khai – Nhà văn hiện thực xuất sắc, PGS.TS. Trần Mạnh Tiến có nhận xét như sau: “Nổi bật lên trong những
  • 18. 12 trang viết của ông là hình tượng những chàng trai, cô gái tươi trẻ, khỏe đẹp, hồn nhiên chất phác, dũng cảm, tài hoa, có tình yêu trong sáng, thủy chung đấu tranh mạnh mẽ với thế lực đen tối cho cái đẹp và cái thiện trường tồn” [36: 7]. Trong Nhà văn Lan Khai – người mở đường vào thế giới sơn lâm, PGS.TS. Trần Mạnh Tiến viết: “Trong các Truyện đường rừng mỗi bức tranh thiên nhiên hiện lên đều sinh động và chứa đựng hồn người. Cùng với đó là những hình tượng chân thực về thế lực thần bí và hắc ám của thế giới đại ngàn như thác lũ, thú dữ, giặc cướp và bọn quan lang tham lam tàn bạo, phá hoại hạnh phúc, ấm no và cuộc sống bình yên của người lương thiện. Những gì là tăm tối, u mê, đói rét, lạc hậu, giả dối đều là kẻ thù của cái đẹp. Nhưng nổi lên trên hết là hình tượng những con người miền núi với những chàng trai, cô gái, những người lao động lương thiện dũng cảm, nhân hậu, thủy chung, vị tha, tài hoa và tươi đẹp, sống chan hòa với thiên nhiên, gắn bó với cộng đồng và quê hương đất nước, đoàn kết với các dân tộc và hướng về những khát vọng nhân văn.” [36: 148]. Trong Lời giới thiệu cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai, PGS.TS. Trần Mạnh Tiến đã có nhận xét như sau: “Đi sâu vào hiện thực, các câu chuyện Anh xẩm, Thằng Gầy, Cái của nợ vẽ lên hình tượng những con người bần cùng, bất hạnh, khát thèm cơm áo và tình thương; sống bơ vơ thiếu tình đồng loại” [38: 9] Trong cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) – 2004 của Nhà xuất bản Thế Giới, tác giả Phạm Thị Thu Hương đã viết như sau: “Tập truyện đường rừng” đưa người đọc trở về với cái thời người và ma quỷ còn sống lẫn lộn với nhau, ma quỷ cũng có tình cảm yêu ghét, sợ hãi…y như người.
  • 19. 13 Như vậy, truyện ngắn của Lan Khai đã gây được sự chú ý lớn của những nhà nghiên cứu, những nhà phê bình. Một số công trình, bài viết có đề cập đến nhân vật trong truyện ngắn, song chưa đầy đủ và có hệ thống. Do đó, luận văn của chúng tôi là công trình đầu tiên đi sâu vào khảo sát thế giới nhân vật của Lan Khai trong 37 truyện ngắn được in trong cuốn Tuyển truyện ngắn Lan Khai xuất bản năm 2011. 3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Truyện ngắn đã được xuất bản của Lan Khai. Chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai”. Phạm vi nghiên cứu: 37 truyện ngắn trong Tuyển truyện ngắn Lan Khai do PGS.TS. Trần Mạnh Tiến biên soạn và sưu tầm. Bao gồm hai mảng truyện: Truyện đường rừng (18 truyện) và Truyện tâm lí- xã hội (19 truyện) Truyện đường rừng gồm: Người lạ (1940), Ma thuồng luồng (1940), Con thuồng luồng nhà họ Ma (1940), Con bò dưới Thủy Tề (1940), Đôi vịt con (1940), Mũi tên dẹp loạn (1940), Người hóa hổ (1940), Tiền mất lực (1940), Gò thần (1940), Pàng Nhả (1934), Dưới miệng hùm (1934), Sóng nước Lô giang (1935), Khảm khắc (1936), Tiếng sáo đêm thu (1934), Đêm ấy (1934), Bên rừng xuân (1936), Mưu thằng Đợi (1941), Người hóa beo (1941). Truyện Tâm lí – Xã hội gồm: Lẩn sự đời (1934), Giông tố(1934), Bỡn cợt với tình (1934), Một việc tự tử (1934), Vì cánh hoa trôi (1934), Nơi ước hẹn (1934), Anh Xẩm (1934), Thằng Gầy (1934), Cái của nợ (1934), Cô Bụt (1934), Khóc thông reo (1934), Khổ tình (1935), Chung tình (1935), Kiếp con tằm (1935), Chiếc xe trên đường (1934), Ngày qua (1935), Lyđêan (1930), Đào rụng (1939), Một nạn nhân của lãng mạn (1940).
  • 20. 14 Nhiệm vụ nghiên cứu Công việc của chúng tôi là thống kê, phân loại, đưa ra những nhận xét, đánh giá về thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai và những đặc điểm thi pháp nhân vật trong truyện ngắn của ông. Từ đó làm nổi rõ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và khẳng định những cống hiến to lớn của ông ở thể tài truyện ngắn. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp chính sau đây: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội Phương pháp này được sử dụng để làm rõ sự ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử - xã hội đến hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai. 4.2. Phương pháp hệ thống Tập hợp tất cả các loại nhân vật trong 37 truyện ngắn của Lan Khai thành các tiểu loại để khảo sát: Truyện ngắn đường rừng; Truyện ngắn tâm lí xã hội. 4.3. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp Chúng tôi tiến hành khảo sát, lập bảng thống kê nhân vật trong 37 truyện ngắn của Lan Khai. Từ đó khái quát lại để chỉ ra những thành công và cả những hạn chế của nhà văn trong quá trình sáng tác. 4.4. Phương pháp so sánh Khi nghiên cứu các hình tượng nhân vật trong thể tài trên, chúng tôi có so sánh với các hình tượng nhân vật của các nhà văn khác cùng giai đoạn 1930 -1945 để khẳng định tài năng sáng tạo của Lan Khai.
  • 21. 15 5. Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên chúng tôi khảo sát Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai một cách tương đối hệ thống ở cả mảng truyện đường rừng và mảng truyện tâm lí – xã hội. Luận văn của chúng tôi sẽ góp phần khẳng định những thành tựu cơ bản nhất của Lan Khai trong việc kiến tạo một thế giới nhân vật đa dạng phong phú từ miền núi cho đến thành thị. Đó sẽ là những căn cứ để khẳng định thêm về giá trị, vị trí mảng truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Lan Khai. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai thành 3 chương sau: Chương I: Một sự nghiệp văn chương, một cây bút truyện ngắn tài hoa Ở chương này, người viết giới thiệu chung về sự nghiệp sáng tác của Lan Khai và giới thiệu sơ lược về quan niệm nghệ thuật tiến bộ có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Đồng thời khẳng định vị trí giá trị truyện ngắn của Lan Khai trong giai đoạn văn học 1930 – 1945 nói chung và trong sự nghiệp sáng tác của ông nói riêng. Chương II: Thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong truyện ngắn Lan Khai Ở chương này, người viết phác họa hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng từ nhân vật kì ảo đến đến nhân vật thực trong truyện ngắn Lan Khai. Từ đó khẳng định những ý nghĩa nhân sinh tác giả gửi gắm qua các hình tượng nhân vật.
  • 22. 16 Chương III: Đặc điểm thi pháp nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai Ở chương III, người viết đi sâu tìm hiểu thi pháp nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai. Người viết lần lượt tiến hành nghiên cứu về: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện; Nghệ thuật miêu tả nhân vật; Nghệ thuật trần thuật. Qua đó, khẳng định nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình của Lan Khai. Ngoài phần chính văn, luận văn còn có mục Tài liệu tham khảo. Cuối cùng là phần phụ lục gồm: hình ảnh về nhà văn Lan Khai, hình ảnh về một số tác phẩm, một số bảng thống kê nhân vật…
  • 23. 17 CHƯƠNG I: MỘT SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG, MỘT CÂY BÚT TRUYỆN NGẮN TÀI HOA 1.1. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai Lan Khai luôn ghi tâm khắc cốt lời dặn của thầy lấy từ câu nói nổi tiếng của một danh sĩ Pháp: “Một dân tộc dù mất quyền tự do, dù nô lệ mà còn giữ được tiếng nói tức là còn giữ được cái lợi khí tháo cũi, xổ lồng cho mình” [37: 30]. Và lời dặn dò ấy đã trở thành máu thịt suốt đời của nghệ sĩ Lan Khai. Ông thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong thời kì văn học dân tộc có sự giao thoa mạnh mẽ với văn hóa phương Tây. Là người luôn luôn cầu thị trong học hỏi và sáng tạo, ông đã nhanh chóng tiếp nhận nền mĩ học phương Tây để làm giàu thêm tri thức nghệ thuật và có những quan niệm nghệ thuật mới mẻ, tiến bộ. Quan niệm nghệ thuật ấy của Lan Khai được thể hiện chủ yếu qua những bài viết, chuyên luận, phê bình, đan xen trong một số tác phẩm nghệ thuật, tập trung ở hai bình diện: quan niệm về nhà văn và văn chương. Trong quan niệm về nhà văn, ông có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vị trí, thiên chức và phẩm chất của nhà văn đối với cuộc sống và nghệ thuật. Trong xã hội thuộc địa, Lan Khai đặc biệt đề cao tinh thần dân tộc đối với nhà văn. Theo ông, nhà văn phải mang trong mình dòng máu dân tộc, là sợi dây liên lạc tâm hồn con người, phải hiểu biết sâu sắc về truyền thống yêu nước và văn hiến cao đẹp của tổ tiên. Khi thấu hiểu về truyền thống dân tộc, nhà văn phải là nhà giáo dục: “Cái thiên chức của chúng ta là truyền giao dĩ vãng cho tương lai. Bằng cách nào? Bằng cách nhận chân và phát huy các khả năng của nòi giống tiềm tàng trong mình ta để dùng làm hồ, làm vữa tạo nên lớp người sau này có thể giúp ích cho nhân loại” [32: 45]. Ông đã sớm đề cao vấn đề giữ gìn tinh hoa bản sắc dân tộc. Trong Cái nguy mất gốc, Lan khai viết: “Cái ách nạn đáng sợ nhất cho một dân tộc chính là sự thôn tính về tinh thần” [32: 46]. Muốn cho văn chương có sức sống lâu dài, nhà văn không chỉ
  • 24. 18 chú ý nội dung hay mà cần tạo ra hình thức đẹp. Trong bài Một quan niệm về văn chương đăng trên tạp chí Tao Đàn số 7-1939, Lan Khai đề cao ý thức trau dồi ngôn ngữ của người cầm bút và yêu cầu nhà văn cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời ông cũng đề cao những cái độc đáo của nhà văn: “Văn tức là người, cái đặc sắc của văn sĩ chính là cái riêng để diễn tả tư tưởng và tình cảm của mình vậy” [32: 46]. Trong hoàn cảnh “cơm áo không đùa với khách thơ”, người nghệ sĩ luôn phải đối mặt với cuộc sống áo cơm ghì sát đất nên không ít người bị nô dịch về tinh thần, phải bán rẻ ngòi bút của mình. Trong bài Tài hoa… cái lụy ngàn đời (1934), ông đã nói lên thực tế phũ phàng của những người cầm bút đương thời. Trong Mực mài nước mắt (1941), Lan Khai coi nhà văn như nguồn ánh sáng trí tuệ, nhưng phải được tự do sáng tác: “Sự độc lập của ngòi bút là một cái gì cần được tôn trọng...” và “Kể trong ngàn vạn trạng thái nô lệ, sự nô lệ tinh thần là cái nguy hiểm nhất bởi khó gỡ”...[32: 46]. Trong xã hội thuộc địa, Lan khai nêu vấn đề Cách mạng về văn nghệ: “Ta phải tạo ra tương lai, chính thế! Bằng cách nào? Bằng cách phá hoại cho bằng hết những ảnh hưởng còn sót lại ở ta của cái thế giới cũ, và tự biến đổi ta thành những người mới, khả dĩ ứng dụng cho sự xây dựng một tân văn hoá” [32: 46]. Quan niệm phê bình của Lan Khai luôn gắn liền văn và đời. Lan Khai cũng phê phán lối viết văn sáo mòn giả dối của nhiều cây bút đương thời: “Đa số các thi sĩ văn sĩ chỉ nhai lại cổ nhân chẳng khác con trâu nhai lại cỏ”. Tệ hại hơn: “Họ đã tô son điểm phấn cho những thực trạng xấu xa để tự lừa mình và lừa người”. Từ đó ông đề ra nhiệm vụ cho người cầm bút: “Chúng ta phải bắt đầu học lấy thói thù ghét những cái gì bất công, vô nhân đạo!” [32: 46].
  • 25. 19 Trong quan niệm về văn chương, Lan Khai xem văn chương là sự biểu hiện tư tưởng, tình cảm, con người là trung tâm, là thước đo của sự phản ánh nghệ thuật. Ông cho rằng con người là trung tâm của mọi sự phản ánh nghệ thuật, cho dù nhà văn sáng tác bằng phương pháp nào. Sức sống lâu bền của nghệ thuật là ở tính chân thực: “Diễn tả cho đúng hệt con người, nghệ thuật văn chương đã đạt được mục đích, và do đấy có thể trở nên thứ nghệ thuật văn chương muôn đời vậy.” [32: 50]. Ông cũng cho rằng nghệ thuật bắt nguồn từ tình cảm và tình yêu là một trạng thái đặc biệt của tâm hồn. Về mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, Lan Khai cho thấy chính trị có khi cũng cần cho văn chương, nhưng văn chương có sứ mệnh lâu dài, mục tiêu cao cả của nó là biểu hiện con người: “Nhà văn chỉ cần cho văn chương của mình một đối tượng duy nhất: Người, con người trước thời gian và vũ trụ” [32:50]. Do đó, Lan Khai là nhà văn Việt Nam đầu tiên nêu vấn đề: “Quan niệm nghệ thuật của nhà văn là quan niệm nghệ thuật về con người, tương đồng với nhận thức của chúng ta hôm nay. Song văn chương hay phải gắn liền với phong cách. Đã đành mỗi nhà văn phải có một đặc tính và công chúng chỉ ưa nhà văn nào mà công chúng có thể tóm tắt cái sở trường bằng một câu ngắn gọn. Ví dụ, nói tới Nguyễn Công Hoan, người ta phải nói đến sự hài hước. Nói đến Khái Hưng, người ta phải nhớ đến tình thương và sự vui sống, lúc nào cũng dịu dàng. (…)” [32: 50]. Theo ông, sức hấp dẫn của văn chương từ những điều nhỏ bé của cuộc sống mà nhà văn “nhận xét và ghi chép những ý tưởng và những xúc động hồn nhiên của tâm trí con người”. Ông luôn quan tâm tới vai trò của ngôn từ nghệ thuật: “(…) chỉ thứ văn chương nào trau chuốt, lọc lõi, đẹp đẽ
  • 26. 20 là mới có thể sống lâu mà thôi”. Văn chương hay phải mang hồn dân tộc “nó đi thẳng vào tâm hồn Việt Nam của chúng ta.” [32:50] . Lan Khai kiên quyết chống lại chủ nghĩa hình thức và sự nhàm chán trong sáng tác. Ông cũng khẳng định sức mạnh của văn chương còn ở nhiệt tình phê phán xã hội thối nát. Đó chính là tiếng nói mới của người nghệ sĩ. Về cái đẹp, theo tác giả: Cái đẹp là cái có thực và có phạm vi rộng (con người, thiên nhiên và nghệ thuật) và khó định nghĩa đầy đủ về nó. Cần phân biệt cái đẹp với các phạm trù khác như: sở thích, cái hữu ích, cái thực, cái thiện, quan hệ âm dương... Theo ông: Cái đẹp không lẫn với cái thiện với cái thực, cái hữu ích và cái thích. Việc phân tích hệ thống quan niệm của các tác giả mỹ học trên thế giới, làm sáng tỏ: Cái đẹp nằm ở trong bản thân cuộc sống muôn màu và trong nghệ thuật, tác động tới ý thức và tâm hồn con người. Sáng tạo nghệ thuật là nhu cầu biểu hiện cái đẹp của người nghệ sĩ. Về quan niệm nghệ thuật, theo ông nghệ thuật liên quan với du hý nhưng phức tạp tế nhị hơn, vì nghệ thuật mang tính hình tượng. Theo ông thì nghệ sĩ phải là người sáng tạo, thiên tài có óc tưởng tượng mãnh liệt và đi trước thời đại, sự xuất hiện thiên tài không thể lường trước được. Về phương pháp sáng tác, ông cho rằng: chủ nghĩa lãng mạn là một quan niệm siêu hình, thiếu sự sống và mơ hồ. Chủ nghĩa hiện thực sẽ vô bổ nếu mô tả đúng hoàn toàn thực tại vì thực tại phong phú hơn nghệ thuật. Theo ông nên dung hòa cả hai thuyết lý tưởng và tả thực. Quan niệm nghệ thuật của Lan Khai là sự thống nhất của tài năng và vốn sống, tâm hồn và trí tuệ, tư tưởng và văn hóa, cùng với sự chi phối của thời đại lịch sử và năng lực hoạt động của nhà văn được phản ánh sinh động trong sáng tác, nghiên cứu, lý luận và phê bình văn học. Nhìn lại những di sản tinh thần của Lan Khai giữa thời kỳ vận nước trong cơn dâu bể, ta thấy ánh
  • 27. 21 lên bao nỗi niềm trăn trở ưu tư cùng những khát vọng của người nghệ sĩ giàu tâm huyết: Làm sao bảo tồn và phát huy được những tinh hoa của truyền thống Việt Nam? Làm sao có được những văn nhân thi sĩ xứng đáng với dân tộc và thời đại? Làm sao để xây dựng được một nền văn hoá mới cho tương lai đất nước? Tất cả được chứng minh bằng hàng ngàn trang viết mang trí tuệ và tâm hồn của người nghệ sĩ. 1.2. Một sự nghiệp văn chương đồ sộ Thuở thiếu thời, Nguyễn Đình Khải có một niềm đam mê hội họa, anh từng mang khát vọng “làm một họa sĩ để vẽ lại tất cả buồn vui của cuộc đời” và từ chối “làm ông Thông ông Ký” chấp nhận cái nghèo để được tự do. Khi quyết định từ giã con đường y nghiệp của tổ tiên, Khải đã tuyên thề “anh sẽ làm một nhà tiểu thuyết”, ước muốn đó đã đưa anh dấn thân vào cái “nghiệp chướng văn chương”. Năm 1928, Lan Khai ghi dấu ấn vào làng tiểu thuyết với đề tài tâm lý xã hội, mở màn bằng cuốn ái tình tiểu thuyết Nước hồ Gươm (1928). Từ năm 1928 đến năm 1945, ông đã cho ra đời một khối lượng tiểu thuyết đồ sộ: Cô Dung (1928- 1938), Lầm than (1929- 1934), Liếp Ly (1938), Sóng lúa reo (1938), Nàng (1940), Mực mài nước mắt (1941), Tội nhân hay nạn nhân (1941), Tội và thương (1942), Mưa xuân (1942-1943) v.v... Đó là những bức tranh từ nông thôn đến thành thị, hầm mỏ, nhà trường với những cảnh đời và số phận riêng. Tác phẩm có sự phối hợp linh hoạt giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, làm sống dậy chiều sâu về đời sống nội tâm phức tạp của con người “thời kỳ Âu hóa” đầu thế kỷ XX. Tiểu thuyết tâm lý - xã hội của Lan Khai đã mở ra những bức tranh sâu rộng về những con người và cảnh ngộ khác nhau. Mỗi câu chuyện đặt ra một vấn đề bức thiết từ cuộc sống. Đó là những câu chuyện giàu tính hiện thực chứng tỏ vốn sống phong phú của nhà văn.
  • 28. 22 Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Truyện đường rừng xuất hiện trên văn đàn là một hiện tượng mới trong đời sống văn học. Năm 1936, tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm của Lan Khai được Hội Trí tri trao giải nhất. Sau gần 15 năm đua sức cùng các cây bút Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Tchya, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Lý Văn Sâm, Vũ Trọng Phụng v.v... vào thế giới lâm tuyền, cuối cùng Lan Khai trở thành người mở đường vào thế giới sơn lâm đi trước Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Vi Hồng, Nguyễn Huy Thiệp về mặt thời gian. Thế giới thiên nhiên, phong tục tập quán và con người miền núi trong các truyện đường rừng của Lan Khai gần gũi với mọi người, tạo nên sự đồng cảm giữa con người với con người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các Truyện đường rừng của Lan Khai gồm tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết có: Lô HNồ (1932), Tình và máu (1932), Mũi tên độc (1933), Lên thác xuống ghềnh (1934), Rừng khuya (1935), Tiếng gọi của rừng thẳm (1936), Mọi rợ (Dấu ngựa trên sương, 1939- 1940), Hồng Thầu (1940), Suối Đàn (1941), Chiếc nỏ cánh dâu (1941)... Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm như Gái thời loạn, Đỉnh non Thần, Bóng cờ trắng trong sương mù, Trong cơn binh lửa v.v... Tuy là những Tiểu thuyết lịch sử, nhưng các yếu tố về nhân vật, tập quán và địa danh vẫn là những bức tranh sinh động về miền núi càng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho các truyện đường rừng của Lan Khai. Về truyện ngắn có những tác phẩm như: Người lạ, Ma thuồng luồng, Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dưới Thủy tề, Gò thần, Đôi vịt con, Người hoá hổ, Tiền mất lực, Mũi tên dẹp loạn (1940), Pàng Nhả (1933), Khảm khắc (1934), Dưới miệng hùm (1934), Sóng nước Lô Giang (1935) v.v... Truyện đường rừng của Lan Khai là những bức tranh về thế giới thiên nhiên muôn màu muôn vẻ được nhìn qua lăng kính của một nhà văn - họa sĩ. Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua hương, là không gian tràn ngập tiếng chim. Đó là tiếng reo của suối ngàn gió núi, là thế giới âm thầm
  • 29. 23 bền bỉ và mãnh liệt tạo nên sự sống muôn đời. Người viết như hoá thân vào từng ngọn cỏ, lá cây, nhành hoa, tiếng hót của thế giới muôn loài khiến ta hình dung ra giác quan của một nhà sinh vật học. Con người và thế giới thiên nhiên hòa hợp gắn bó với nhau. Thiên nhiên như chứa đựng hồn người, nhưng cũng có khi đây đó thiên nhiên lại đối lập với con người khi con người phá hoại thiên nhiên. Lan Khai sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông đã mang trong mình lịch sử của quê hương đất nước. Đồng thời nhà văn cũng sống trọn thời kỳ lịch sử có nhiều sự kiện trọng đại. Lan Khai đã để lại một di sản lớn gần 30 tiểu thuyết lịch sử như: Gái thời loạn (1933), Chiếc ngai vàng (1935), Chàng đi theo nước (1935), Cái hột mận (1936), Ai lên phố Cát (1937), Chế Bồng Nga (1938), Chàng áo xanh (1938), Bóng cờ trắng trong sương mù (1938), Đỉnh non Thần (1940), Cưỡi đầu voi dữ (1940), Gửi cái xuân tàn (1941), Sầu lên ngọn ải (1941), Người thù mặt trời (1941), Trăng nước hồ Tây (1941), Treo bức chiến bào (1942), Trong cơn binh lửa (1942), Thành bại với anh hùng (1942), Tình ngoài muôn dặm (1942), Rỡn sóng Bạch Đằng (1942,) Cánh buồm thoát tục (1942), Theo lớp mây đưa (1942), Ái tình và sự nghiệp (1942), Giấc mơ bạo chúa (1942)), Việt Nam- Ngươi đi đâu?(1941) v.v... Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai hình thành từ hai nguồn: lịch triều và dã sử. Đương thời, khi viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà văn Nguyễn Tử Siêu, Nguyễn Triệu Luật, Phan Trần Chúc… nhằm tái hiện các sự kiện và nhân vật như nguyên mẫu, nhưng với Lan Khai, ngoài việc bám sát các tư liệu lịch sử, ông lại chọn cho mình một hướng đi riêng qua hư cấu nghệ thuật, thể hiện quan niệm mới có chiều sâu nhân bản. Bên cạnh một nhà văn đường rừng nổi tiếng, một cây viết tiểu thuyết lịch sử tầm cỡ, Lan Khai còn là một cây viết tài hoa về truyện ngắn tâm lí – xã hội. Về Truyện ngắn tâm lí – xã hội bao gồm: Lẩn sự đời (1934), Giông
  • 30. 24 tố(1934), Bỡn cợt với tình (1934), Một việc tự tử (1934), Vì cánh hoa trôi (1934), Nơi ước hẹn (1934), Anh xẩm (1934), Thằng Gầy (1934), Cái của nợ (1934), Cô Bụt (1934), Khóc thông reo (1934), Khổ tình (1935), Chung tình (1935), Kiếp con tằm (1935), Chiếc xe trên đường (1934), Ngày qua (1935), Lyđêan (1930), Đào rụng (1939), Một nạn nhân của lãng mạn (1940). Con đường nghệ thuật của Lan Khai được khởi nguồn từ hội họa và những trang kí : Trường hận ca về cái chết (1933), Sáu năm cách biệt, nay hồi cố hương(1933), Thầy đồ tôi (1933), Viếng cô Hồng Yến (1933), Cháu tôi chết (1933), Tập hồi kí nhan đề 8023 (1930 – 1932), Biệt ly (1934), Cánh hoa mua (1929), Con ngựa hồng của tôi (1930), Một cuộc săn đêm (1935), Đau và chết (1935)…Đó là những bức tranh chân thực cảm động về cuộc sống của nghệ sĩ Lan Khai xoay quanh những biến cố của ông và gia đình. Chỉ lĩnh vực văn xuôi đã đủ làm nên tầm vóc của một nhà nghệ sĩ lớn, vậy mà Lan Khai còn thành công cả ở mảng thơ ca. Khi bước chân vào con đường nghệ thuật ông cũng không mơ ước trở thành một nhà thơ, nhưng thơ ca đã đến với ông một cách tự nhiên khiến Lan Khai cất lên những vần thơ đầy xúc động: Tiếng hát làm dâu, Quê ta, Chiều, Chờ mẹ, Tiếng hát xa, Tiếc quân, Cõi Tiên… Bên cạnh đó, Lan Khai còn có đóng góp lớn trong việc sưu tầm và dịch những tác phẩm văn học các dân tộc thiểu số và nước ngoài sang tiếng Việt một cách nhuần nhị. Chính từ việc dịch các tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài, Lan Khai đã có điều kiện tiếp thu trực tiếp nền văn hóa phương Tây. Điều đó giúp ông bồi dưỡng thêm kiến thức về lí luận văn học đương đại. Đó là cái nền vững chắc giúp ông “lấn sân” sang lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học. Ở lĩnh vực này ông đã thể hiện mình là một cây bút nghiên cứu, lí luận và phê bình sắc bén. Ngoài ra ông còn sưu tầm, nghiên cứu di sản văn học dân gian các
  • 31. 25 dân tộc thiểu số ở mọi miền đất nước. Công việc này đã khiến ông có điều kiện tiếp xúc với phong tục tập quán độc đáo của nhiều dân tộc. Và ông đã đưa những phong tục tập quán thú vị ấy đến với đông đảo bạn đọc qua những sáng tác của mình. Với gần 40 năm tuổi đời và gần 20 năm tuổi nghề, Lan Khai đã để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ với sự thể nghiệm hầu hết ở các thể loại: Tiểu thuyết, Truyện ngắn, Kí, Thơ ca, Văn học dân gian và cả Lí luận và Phê bình văn học. Ở mỗi mảng ông đều ghi dấu ấn đặc sắc, thể hiện tài năng của nhà văn “Lâm Tuyền khách”. 1.3. Một cây bút truyện ngắn tài hoa 1.3.1. Vị trí mảng truyện ngắn của Lan Khai trong văn học 1930 – 1945 Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 được đánh giá “là đỉnh cao của tiến trình phát triển thể loại” [17: 8]. Truyện ngắn giai đoạn này đã chiếm khối lượng lớn trong di sản văn học dân tộc. Nguyễn Hoành Khung trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam 1930 – 1945 đã đánh giá: “Truyện ngắn Việt Nam mười lăm năm trước Cách mạng thật là phong phú, đặc sắc và đa dạng – đa dạng về khuynh hướng thẩm mĩ, về phong cách, về bút pháp, về đề tài, về màu sắc địa phương.” [15: 10]. Truyện ngắn là thể loại nhạy cảm đối với từng biến đổi tinh vi trong cuộc sống, nó có khả năng len lỏi vào từng tế bào của cuộc sống. “Truyện ngắn hiện đại không ghi sự tích như trước mà ghi cảnh ngộ, tâm trạng con người” [18: 8]. Vì vậy khi truyện ngắn phát triển cũng là lúc mọi mặt trong đời sống con người được quan tâm. Thông qua truyện ngắn ta có cái nhìn đầy đủ hơn về bức tranh muôn màu của đời sống. Tuy mỗi nhà văn đều cố gắng tìm tòi, khai thác nhiều đề tài nhưng đa số các nhà văn vẫn gắn liền ngòi bút
  • 32. 26 với hiện thực. Tác giả Võ Gia Trị trong cuốn Quy luật của văn chương đã nhận định: “Đa số các nhà văn Việt Nam viết truyện ngắn giai đoạn này theo khuynh hướng hiện thực” [8: 18]. Ta có thể bắt gặp những truyện ngắn của các tác giả: Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Thạch Lam...viết về số phận những con người nhỏ bé trong xã hội. Hay xã hội Việt Nam thời kì Âu hóa trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng. Truyện ngắn thời kì này đa số lấy đề tài từ cuộc sống hiện thực, nhưng mỗi nhà văn lại có cách tiếp cận riêng, tạo nên sự đa dạng về phong cách của người nghệ sĩ. Lan Khai cũng nằm trong số nhà văn trung thành với hiện thực nhưng ông còn thể nghiệm ở mảng truyện kì ảo. Với mảng truyện kì ảo này đã giúp ông “khai sơn phá thạch” vào thế giới sơn lâm. Bên cạnh đó, những câu chuyện tha thiết tình người đã hoàn chỉnh thêm tài năng của nhà nghệ sĩ tài hoa. Truyện ngắn của Lan Khai giữ một vị trí quan trọng trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Mặc dù trong thời điểm “trăm hoa đua nở” nhưng Lan Khai vẫn không bị lu mờ trước những bông hoa khác, bởi truyện ngắn của ông mang một phong vị riêng độc đáo cùng với những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Truyện ngắn của Lan Khai là những mảnh hiện thực khác nhau, nhưng lại chứa những vấn đề nhạy cảm nhất của con người. Đằng sau những lời thuật lạnh lùng là một bầu tâm sự chất chứa những nỗi niềm căm uất khôn tả trước cái đẹp, cái thiện bị vùi dập. Thế giới sơn lâm đẹp xinh, hiền hòa cùng với bao điều bí ẩn tiềm tàng trong truyện ngắn của Lan Khai đã làm say lòng biết bao độc giả đương thời. 1.3.2. Vị trí mảng truyện ngắn trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, với yêu cầu đổi mới gay gắt, mọi nhà văn đều nỗ lực đổi mới chính mình, vượt lên chính mình. Vì vậy văn học giai đoạn này đã đạt một mùa bội thu về cả số lượng và chất lượng nghệ thuật.
  • 33. 27 Đã có những tác phẩm trở thành mẫu mực, trở thành đỉnh cao mà tiền thế không thể với tới, hậu thế không thể vượt qua. Đương thời, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Đọc Lê Văn Trương từ những tác phẩm đầu tiên cho đến những tác phẩm gần đây nhất, người ta không thấy thay đổi mấy tí; nhưng đọc Lan Khai từ trước đến nay, người ta thấy ông luôn luôn thay đổi, luôn luôn gắng sức để rời bỏ loại nọ sang loại kia” [26: 920]. Lan Khai bước vào nghề văn với thể loại tiểu thuyết, nhưng ông là một trong những cây bút luôn luôn cố gắng tìm tòi, thử nghiệm ở mọi thể loại, trong đó có truyện ngắn. Trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của ông, mảng truyện ngắn có vị trí vô cùng quan trọng góp phần khẳng định phong cách của Lan Khai. Khẳng định tài năng của nhà văn ở lĩnh vực này, như Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: “Lan Khai là cây bút rất tài tình để viết truyện ngắn.” Nếu như với tiểu thuyết, Lan Khai đã mang đến cho độc giả cả một thế giới thì với truyện ngắn, ông mang đến những mảnh đời, “từng lát cắt sinh động của cuộc sống”. Truyện ngắn của Lan Khai có đề tài rất phong phú. Có thể là những chất liệu trong cuộc sống thường ngày hoặc trong lịch sử. Mảng truyện ngắn hiện thực với những câu chuyện về cuộc đời, số phận của những con người éo le trong cuộc sống chiếm số lượng lớn trong sáng tác của ông. Đặc biệt, Lan Khai rất thành công với những truyện ngắn viết về đề tài miền núi. Đây là những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân rất sâu đậm, cung cấp cho người đọc bức tranh đời sống sinh hoạt của người dân miền núi. Thông qua hiện thực được tái hiện trong tác phẩm, tác giả đã thể hiện khả năng nắm bắt, tái hiện cuộc sống và bộc lộ tư tưởng, tình cảm của mình trước những số phận, những tình huống éo le. Tiền mất lực là tình yêu bất diệt của đôi bạn trẻ khiến đồng tiền vạn năng cũng phải chịu thua. Pàng Nhả cho thấy cái đẹp bị đẩy vào bóng đêm
  • 34. 28 nơi rừng thẳm. Khảm khắc là tấn bi kịch tình yêu chốn rừng xanh. Những câu chuyện Đêm ấy, Tiếng sáo đêm thu, Bên rừng xuân mang đến vẻ hồn nhiên, đáng yêu của con người xứ sơn lâm. Trong xứ lâm tuyền còn có những câu chuyện mang yếu tố lịch sử như: Sóng nước Lô giang gợi lên bi cảnh nước mất nhà tan; Mưu thằng Đợi kể về cậu thiếu niên mưu trí, dũng cảm đã giúp dân thoát khỏi giặc Cờ Đen, Mũi tên dẹp loạn là những chuyện lạ về cuộc bạo loạn tranh giành đất đai… Bên cạnh đó, Lan Khai còn có những truyện ngắn kì ảo thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả đương thời. Đây là những câu chuyện nửa hư, nửa thực mang đậm yếu tố hoang đường. Đương thời, truyện kỳ ảo có tên: “Truyện lạ đường rừng” ra đời từ đầu những năm ba mươi. Mỗi câu chuyện là một bức tranh hòa quyện giữa yếu tố thực và ảo về thế giới sơn lâm. Những câu chuyện này được viết chủ yếu để giải trí, thu hút người đọc ở những yếu tố dị kì. Đây là một thể tài mới trong văn học Việt Nam hiện đại, có tiếp nối các yếu tố hoang đường của văn học dân gian, văn học trung đại và văn học kỳ ảo thế giới. Bên cạnh việc tiếp thu những yếu tố trong văn học truyền thống, Lan Khai đã tạo ra một thế giới nghệ thuật độc đáo góp phần làm đổi thay cách tiếp nhận truyền thống. Người lạ dựa vào tâm lí hoang tưởng ma quỉ của con người, tác giả dẫn độc giả đi xa hơn trong tưởng tượng. Cô gái ma không xuất hiện mờ ảo trong đêm mà hiển hiện mồn một giữa ban ngày. Ma thuồng luồng gợi cảm giác về cuộc sống hỗn mang xưa, thuở con người và con vật còn sống chung. Người hóa hổ vẽ ra cảnh hoang sơ như trong thần thoại, là nỗi kinh hoàng vơ vẩn đối với cái đại bí mật của sơn lâm, cái thời dã man, ranh giới giữa con người và con vật còn chưa rõ nét. Con thuồng luồng họ Ma kể về lòng tốt của con người với loài vật, khiến loài vật cảm kích mà trả ơn. Con bò dưới Thủy Tề cảnh báo về sức mạnh tiềm ẩn của thiên nhiên đối với con người, …Bên
  • 35. 29 cạnh những hình tượng kì bí là những bức tranh sinh động về phong tục tập quán xứ lâm tuyền, những tai họa từ thiên nhiên do con người gây ra, gợi nên các vấn đề thiện, ác, tình yêu và thù hận. Tuy những tác phẩm loại này không nhiều nhưng đã làm nên dấu ấn riêng của ông trên văn đàn 1930 – 1945. Ở bình diện tâm lí – xã hội, mỗi truyện ngắn là một lát cắt của cuộc sống muôn màu. Lẩn sự đời là chuyện tình lãng mạn của chàng họa sĩ với cô gái mù có giọng hát hay. Bỡn cợt với tình là màn bi hài kịch của trò chơi tình ái tay ba. Một việc tự tử là chuyện tình cảm động của đôi trai gái nghèo đã phải chọn cái chết để thoát ra khỏi kiếp đọa đày. Vì cánh hoa trôi kể về bi thảm trùm lên bi thảm của người góa phụ. Đi sâu vào thế giới nội tâm của văn nghệ sĩ trí thức, hai câu chuyện: Kiếp con tằm và Nơi ước hẹn đã nói lên bi kịch tinh thần của những người nghệ sĩ bị cơm áo ghì sát đất, phải bán rẻ tài năng nhưng họ vẫn khao khát được thực hiện thiên chức của một nhà văn chân chính. Khổ tình là câu chuyện tình yêu cao đẹp của hai chính trị phạm trong nhà tù đế quốc. Chung tình là nỗi niềm trăn trở của người phụ nữ về hạnh phúc gia đình trước cuộc sống không ngừng biến đổi. Khóc thông reo là bản bi ca tình yêu đến tận cùng cái chết…Đi sâu vào hiện thực, các câu chuyện Thằng Gầy, Anh Xẩm, Cái của nợ, đã để lại cho độc giả ấn tượng về những con người bần cùng, bất hạnh, khát thèm cơm áo và tình thương. Các tác phẩm Lyđêan, Ngày qua là tình yêu vượt qua vòng lễ giáo phong kiến… Truyện ngắn của Lan Khai không chỉ đặc sắc ở đề tài mà còn đặc sắc ở nghệ thuật xây dựng truyện. Truyện ngắn của Lan Khai có cốt truyện khá đơn giản nhưng gây xúc động sâu sắc ở người đọc bởi những tình huống éo le, những kết thúc truyện bất ngờ, đầy kịch tính. Thêm vào đó, nghệ thuật miêu tả giàu tính tạo hình cùng ngôn ngữ trong sáng, mượt mà ông đã tạo ra những trang văn đẹp, giàu cảm xúc. Đối với những truyện viết về những đề tài hiện thực ông thường lựa chọn lối miêu tả ngoại hình thống nhất với nội tâm nhân
  • 36. 30 vật. Với những truyện ngắn kì ảo, ông tập trung miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách. Đặc biệt, Lan Khai là nhà văn rất chú ý tới việc trau dồi ngôn ngữ để tạo nên những trang văn đẹp, mượt mà. Trong nhiều tác phẩm, ông đã sử dụng tiếng địa phương để tạo nên màu sắc riêng cho truyện đường rừng. Thêm vào đó, ông sử dụng nhiều giọng điệu đan xen tạo tính đa thanh, phức điệu trong giọng điệu trần thuật. Tóm lại, thể loại tiểu thuyết đã đưa Lan Khai lên đỉnh cao của sự nghiệp và truyện ngắn giúp ông đứng vững trên đỉnh cao ấy. Thành công ở mảng truyện ngắn đã góp phần khẳng định tài hoa của người “nghệ sĩ rừng rú – Lan Khai”.
  • 37. 31 CHƯƠNG II: THẾ GIỚI NHÂN VẬT PHONG PHÚ, ĐA DẠNG TRONG TRUYỆN NGẮN LAN KHAI Văn học phản ánh hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, trong đó nhân vật là hình tượng nghệ thuật đặc thù của tác phẩm. “Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ.” [28: 114]. Nói đến tác phẩm văn học không thể không nhắc đến nhân vật, bởi nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác và được xem là phương tiện để nhà văn khái quát những quy luật của cuộc sống và thể hiện sâu sắc tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai là hình tượng nghệ thuật trung tâm, thể hiện sâu sắc tư tưởng và quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Đó là những con người được miêu tả đa chiều, từ ngoại hình đến nội tâm, có tính cách, có đời sống tinh thần phong phú. Trong truyện kì ảo, nhân vật kì ảo hiện ra với những nét hoang đường mang màu sắc dân gian mà vẫn sinh động hấp dẫn. Ta biết đến những con thuồng luồng, những bà già Mèo sắp hóa hổ và cả cô “người lạ” ở trong rừng. Ở mảng truyện đường rừng, ta được làm quen với những nhân vật miền núi thân thương, tiêu biểu cho tâm hồn, tính cách người miền núi. Đó là những con người hồn nhiên, chất phác, yêu lao động như: Pàng Nhả và Lo Trồng; Tsi TôĐay và Lô Hli....những nhân vật mưu trí, dũng cảm đại diện cho tuổi trẻ anh hùng miền núi như Đợi,…, những nhân vật độc ác, đại diện cho thế lực hắc ám miền núi như: Noọng Hà, Tạo Phay, nữ tướng Mèo, giặc Cờ Đen…
  • 38. 32 Ở mảng truyện tâm lí xã hội, ta được làm quen với những nhân vật sống ở thành thị và những nhân vật lữ khách. Nhân vật sống ở thành thị hiện lên thật sinh động với những nhân vật khẳng định cá nhân trong tình yêu Vi và Dung; Lan và Q.H,…, những nhân vật thủy chung như Thu, Vân, Văn Khanh…, những nhân vật khốn khổ, dưới đáy xã hội như Xuân, Cáp, anh Xẩm, thằng Gầy,...những nhân vật văn sĩ điêu đứng vì đồng tiền như Thanh, Khang,…Và những nhân vật lữ khách mải miết kiếm tìm cái đẹp như: chàng trai họ Vũ, thầy Bản, Biên… Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai thể hiện năng lực phản ánh hiện thực sâu sắc và ngòi bút xây dựng nhân vật tài hoa của nhà văn. Cả cuộc đời của nhà văn là cuộc đời của một cây bút luôn sống hết mình cho nghệ thuật với khát vọng “tạo ra tương lai” và kiến tạo một “tân văn hóa” cho dân tộc. Cho nên thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai rất phong phú, đa dạng, từ thế giới nhân vật miền núi đầy ấn tượng đến thế giới nhân vật thành thị đủ tầng lớp người. Dưới đây, chúng tôi xin phác thảo chân dung một số loại hình nhân vật chính trong truyện ngắn của Lan Khai. 2.1. Nhân vật kì ảo Thế giới sơn lâm thâm u quanh năm luôn được bao phủ bởi một màn sương mờ ảo, trong đó chứa đựng, lưu truyền biết bao câu chuyện kì bí về con người miền núi. Lan Khai đã khai thác yếu tố này để mang đến cho bạn đọc một phong vị mới lạ. Nếu “Thế Lữ mượn một cảnh rừng núi để giải quyết một mối dị đoan, hoặc sơ phác một cô gái thổ” [36: 225] thì “Lan Khai trái lại, không giải quyết gì, không sơ phác ai. Ông sống trong rừng rậm, núi cao, cảm thấy cái đẹp của sơn lâm và cái hay của các dân Mèo, dân Thổ.” [36: 225]. Dưới “sức ép” của hoàn cảnh cùng năng lực thiên bẩm của bản thân đã khiến ông cầm bút dắt chúng ta vào một địa hạt kì bí. “Từ từ, hồi hộp, ông ẩn
  • 39. 33 khẽ cánh cửa của rừng thẳm, mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy rẫy những hình trạng nhiệm màu, đột thú” [36: 225]. Sự xuất hiện của yếu tố kì ảo trong văn chương không phải là điều mới mẻ trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Các sáng tác của Nguyễn Tuân, Tchya, Thế Lữ,… có không ít những câu chuyện mang yếu tố kì dị. Nhiều tác phẩm đã gây được tiếng vang trên văn đàn. Nhưng với sự am hiểu sâu sắc của mình về miền núi, Lan Khai trở thành “người mở đường vào thế giới sơn lâm” và ông đã tạo nên một loại hình nhân vật kì ảo vừa quen vừa lạ, mang hơi thở riêng của núi Thần sông Gấm. Đúng như nhà nghiên cứu Trương Tửu đã nhận xét về truyện đường rừng của Lan Khai: “ Trong phạm vi ấy, ông vẫn chiếm địa vị đàn anh, trơ trọi như cây đa cổ thụ giữa cánh đồng bát ngát”. [36: 225] Với 37 truyện ngắn của mình, Lan Khai đã dành khá nhiều tâm huyết cho những thiên truyện kì ảo. Tuy gần gũi với cốt truyện dân gian nhưng nhân vật trong mỗi câu chuyện thật sinh động, không ngẫu hứng theo kiểu dân gian. Mỗi truyện dựng lên một bức tranh kì lạ về cuộc sống nơi miền núi với những nhân vật hư hư, thực thực đầy bí ẩn, thấm đẫm chất dân gian. 2.1.1. Nhân vật nửa người nửa ma Nếu ai đã từng gắn bó với những câu chuyện thần kì dân gian hay những câu chuyện truyền kì của Bồ Tùng Linh thì thấy những nhân vật nửa người nửa ma không hề xa lạ. Vốn gắn bó với nơi rừng núi bí hiểm – nơi chứa đựng biết bao điều kì dị, Lan Khai đã mang đến cho bạn đọc những nhân vật nửa người nửa ma kì bí, đầy thú vị. Truyện ngắn Nguời lạ kể về một cô gái mà ông Hội Cảnh đi canh lúa gặp ở trong rừng vào một buổi trưa hè. Vốn là một con người sống ở rừng vậy mà khi cô gái này đến gần, ông Hội Cảnh “thấy sau lưng thoáng có hơi lạnh, rồi chân lông trong mình sởn lên”. Khi ông Hội Cảnh chưa kịp hoàn hồn thì
  • 40. 34 bên mình ông, “một cô gái lạ mặt đang chăm chú nhìn”, “miệng cười chúm chím”.Và “cô ta đẹp một cách dị thường: cái mặt dài thon thon, da trắng mòng mọng lại có những vân đỏ và phủ một lượt tơ như vỏ đào non, lông mày rậm, vàng như râu ngô lượn tròn trên cặp mắt sáng quắc. Lạ một điều là lòng đen mắt cô ta đỏ và trong suốt như mắt thỏ trắng. Cô ta nhìn một cách lấm lét đáng nghi, miệng như đốt lòng người…Răng người đâu mà nhọn hoắt như răng mèo…” [38: 16,17] Cô gái trong truyện Người lạ khiến chúng ta liên tưởng đến những cô “hồ ly” trong Liêu trai Chí Dị của Bồ Tùng Linh, hay trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Nhưng nếu những cô gái trong truyện của họ Bồ và họ Nguyễn là “biểu tượng nhân dục trong mối quan hệ tài tử - giai nhân” [27: 72], thì cô “người lạ” của Lan Khai lại chủ yếu muốn dọa, trêu ghẹo người đi canh nương trong rừng. Cô gái “người lạ” của Lan Khai thực chất là tinh cây của hoắc hương, những nhân vật này hết sức phổ biến trong sáng tác của Bồ Tùng Linh. Nhân vật này được sáng tác dựa trên quan niệm “vạn vật hữu linh” vốn xuất phát từ tư duy huyền thoại xuất hiện từ thời nguyên thủy. Trong Liêu Trai Chí dị cũng nhiều lần nhắc đến những cô gái tinh cây như trong những truyện Nàng Ba Hoa Sen, Bức họa trên tường,... Lan Khai từ nhỏ đã sớm được đắm mình trong kho tri thức Hán học của cha nên chắc hẳn những câu chuyện “liêu trai” của họ Bồ là nguồn cảm hứng lớn trong mảng truyện kì ảo của Lan Khai. Với nhân vật nửa người nửa ma này, Lan Khai chủ yếu gây ấn tượng về sự bí ẩn của rừng xanh, mang đến cho độc giả một nhân vật lạ, một cảm giác lạ. Với Người lạ, Lan Khai không nhằm mục đích gửi những bài học nhân sinh đến với mọi người, chủ yếu nhằm mục đích giải trí.
  • 41. 35 2.1.2. Nhân vật thú Ở miền núi vẫn lưu truyền những câu chuyện về thuồng luồng – một con vật linh thiêng thường sống ở sông, suối, hồ…Sử dụng hình tượng thuồng luồng trong truyện dân gian, Lan Khai đã sáng tạo nên những nhân vật độc đáo thấm đẫm tinh thần nhân văn. Con người có người tốt kẻ xấu, thuồng luồng cũng vậy. Truyện Ma thuồng luồng, kể về một con thuồng luồng độc ác và dâm đãng. Nhân lúc bác thầy Cúng đi vắng, nó đã vào nhà hiếp vợ bác cho đến chết, đứa con trai nhỏ sài đẹn sợ quá cũng khóc chết theo. Khi bác thầy cúng trở về phải chứng kiến thảm trạng vợ nằm cứng đờ, quần áo rách mướp, con trai thì hai mắt trợn ngược, “khắp giường nhớt nheo ướt át, mùi tanh nồng nực.” [36:24] Hình dạng của nó thật kì dị, “người chẳng ra người, thú chẳng ra thú, mình trần như nhộng, tóc tai không có, da dẻ nhợt nhạt như kẻ chết trôi, nhớt dề dề nhỏ xuống, chân tay ngắn ngủn tầy gang. Nó ngồi vắt vẻo trên xà nhà mắt nhìn xớn xác như muốn tìm đường trốn” [36: 24]. Khi phát hiện ra nó chính là thủ phạm của vụ hãm hiếp, dân làng đã hò nhau đánh chém. Và “chỉ chớp mắt, nó ườn ra thành một con thuồng luồng cực lớn, nằm chật cả gian buồng” [36: 25]. Đọc câu chuyện này, ta lại liên tưởng đến Ngũ thông ngôn trong Liêu trai chí dị. Ngũ ngôn thông là con vật độc ác thường hóa thành người để đi hãm hiếp đàn bà. Nếu như Ngũ thông ngôn mang đến cho chúng ta cảm giác sợ hãi thì Ma thuồng luồng là sự ám ảnh. Qua cái kết thúc bi thảm của câu chuyện, Lan Khai muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: khi con người ở nơi hoang dã thì con vật dễ chà trộn vào thế giới người, làm hại con người. Cũng như thế giới con người có người tốt, kẻ xấu thì truyện Con thuồng luồng nhà họ Ma lại kể về một con thuồng luồng tốt bụng được một người phụ nữ nghèo họ Ma cưu mang. Người phụ nữ nghèo ấy coi con thuồng
  • 42. 36 luồng như con và đặt tên cho nó là Cuổng. Để trả ơn công lao nuôi dưỡng của mẹ nuôi, mỗi ngày nó cho mẹ một giỏ cá đầy, cuộc sống của người mẹ trở nên khá giả hơn. Khi Cuổng quá lớn, mẹ nuôi thả Cuổng ra ngòi. Ở đây Cuổng phải giao tranh với một con thuồng luồng trắng mới đến. Trước ngày diễn ra cuộc chiến, Cuổng đã báo mộng cầu cứu mẹ. Lời cầu xin tha thiết của Cuổng với mẹ đã cho thấy phần nào tình cảm gắn bó giữa Cuổng và mẹ nuôi: “Mẹ ơi, mẹ cứu Cuổng với! Ngoài ngòi bây giờ có một con thuồng luồng trắng ở Đài Thị mới về (...). Vậy mai mẹ giúp con một tay, mẹ đem dao ra bờ ngòi, chờ lúc hai bên đánh nhau, hễ thấy khúc trắng nổi lên thì mẹ chém, mẹ nhớ nhé!” [36: 29]. Nhưng người mẹ đã chém nhầm Cuổng khi trận chiến đang diễn ra ác liệt, từ đó người mẹ lại trở về cuộc sống nghèo khó. Câu chuyện nói đến tình mẫu tử thật thiêng liêng, nhất là khi đề cập đến tình mẫu tử không phải máu mủ ruột rà. Con thuồng luồng cũng có ơn, có nghĩa, hiếu thảo với mẹ. Theo PGS.TS. Trần Mạnh Tiến, đây là câu chuyện xứng đáng được đưa vào tác phẩm dạy trong nhà trường bởi tính nhân đạo sâu sắc. Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi thông điệp: nhân loại hãy mở rộng lòng nhân ái, không phân biệt chủng tộc, giống loài. Thuồng luồng là con vật vẫn được lưu truyền trong dân gian, đặc biệt ở vùng miền núi phía Bắc. Theo Thần tích đức Linh Lang Đại vương và sách Đại Nam nhất thống chí, Linh Lang là con trai thứ tư của Vua Lý Thánh Tông nhưng nguồn gốc thực sự của ông lại rất ly kỳ đó là con của Long Quân đã đầu thai vào bà Nguyễn Thị Hạo. Huyền thoại ghi lại khá chi tiết sự xuất hiện của con vật linh thiêng kì lạ này: “Một hôm, nhân trời mùa hè nóng bức, bà cùng các cung phi, thị nữ ra tắm ở hồ Tây. Tự nhiên trời đất tối sầm, nước hồ cuộn sóng, con thuồng luồng dài hơn 10 thước xuất hiện, ôm quấn lấy bà và phun rớt rãi đầy người, có mùi thơm...”. Như vậy, từ chất liệu con
  • 43. 37 thuồng luồng có sẵn trong dân gian, Lan Khai đã xây dựng nên những câu chuyện mang dáng dấp của truyện cổ tích thần kì vừa lạ mà lại vừa quen. Đến với tác phẩm Con bò dưới Thủy Tề, Lan Khai đã đưa chúng ta về thời khai sơn lập địa với những con vật thiêng theo tín ngưỡng dân gian địa phương. Đó là con bò thần dưới thủy cung. Con bò ấy có “cặp sừng nhọn hoắt, hai mắt lấc láo…” [36: 36] và tuy là bò thần sống dưới nước nhưng “hình dáng, tầm vóc, cả sắc lông đỏ quạch đều hiển hiện là một con bò”. Và cái kết cục do con bò Thủy Tề mang đến cho dân làng cũng chứa đầy sức mạnh kì bí. Trong thoáng chốc mưa giông, gió bão kéo đến như “thiên binh vạn mã” [36: 38], “(...) bỗng nghe một tiếng nổ cực to. Cái gò đất, như một con cá kình vừa thức giấc, lặn băng xuống đáy hồ” [36: 39] rồi cảnh vật lại trở lại hiền hòa như xưa. Kết cục mà dân làng phải chịu như một lời cảnh báo với tất cả mọi người rằng: con người là sản phẩm của thế giới tự nhiên, đã gắn bó với thiên nhiên từ thuở bình minh của loài người, nếu con người cứ tiếp tục xâm hại thiên nhiên thì sẽ phải nhận những hậu quả khó lường. Với cảm hứng lãng mạn, Lan Khai hấp thu nền văn hóa dân gian và thổi vào tác phẩm của mình cái hồn của tín ngưỡng dân gian. Đọc các tác phẩm kì ảo của ông khiến chúng ta có cảm giác được trở về với dòng suối mát của tổ tiên thời hồng hoang, thuở bình minh của loài người – thuở người, vật, thần linh vẫn còn chung sống với nhau. Thật thú vị khi những con vật tưởng như chỉ tồn tại ở thời khai thiên lập địa lại hiển hiện về cuộc sống hiện đại của chúng ta một cách sinh động. Với mục đích chính sáng tạo ra những nhân vật kì ảo nhằm kích thích trí tò mò của độc giả, nhưng qua đó, tác giả cũng gửi những bài học nhân sinh thật sâu sắc.
  • 44. 38 2.1.3. Nhân vật nửa người nửa thú Trong kho tàng truyện dân gian thế giới chúng ta đã được biết đến bao nhân vật nửa người nửa thú. Nếu ai đã từng đọc sử thi Ôđixê thì không thể quên được đoàn nhân ngư nhởn nhơ chung quanh cù lao đầy thơ mộng. Và hình ảnh của nàng tiên cá cũng xuất hiện rất nhiều trong truyện cổ dân gian thế giới. Thời kì văn học 1930-1945, nhân vật nửa người nửa thú đã xuất hiện trong nhiều sáng tác của các nhà văn. Truyện ngắn Ngậm ngải tìm trầm (Thanh Tịnh) cũng đã nói về hiện tượng người hóa hổ của một người đàn ông ngậm ngải để đi tìm trầm. Theo quan niệm của những người địa phương thì ngậm ngải sẽ tìm được nhiều trầm nhưng phải ra khỏi rừng đúng ngày. Người đàn ông này đã ở trong rừng quá ngày nên bị hóa thành hổ. Còn truyện Người hóa hổ của Lan Khai là một người đàn bà Mèo Đen hóa hổ. Người đàn bà Mèo này đã già, “đầu lơ phơ mấy sợi tóc sương, răng móm sạch, quai hàm dưới đưa sát lên hàm trên, làm cho khổ mặt đã ngắn càng ngắn thêm. Da mặt dăn như mặt ruộng cày. Mắt hoắm vào, kèm nhèm, dấp dính…” [36: 63]. Trước khi hóa hổ, bà ta bị sốt, “suốt mình đau nhức không sao chịu được. Những chỗ kín tự nhiên mọc rất nhiều lông lá và ở cùng xương sống nhòi ra một mẩu thịt mỗi ngày một dài thêm. Những ngón chân dần dần co quắp lại, móng dài ra và nhọn hoắt” . Rồi những cơn điên làm cho “mắt bà sáng quắc, mồm sùi bọt, bà hung hăng gào thét, xé quần áo chán rồi nằm vật ra sân giãy đành đạch.” [36: 63, 64] Theo như lời anh con trai thì bà sắp hóa hổ. Bởi “ba đời về trước, trong họ bà già cũng có người hóa hổ, trốn vào rừng”. Rồi một hôm anh con trai cùng vợ đi nương về không thấy bà mẹ đâu, chỉ thấy đứa con thơ bị cắn xé nát, nằm trơ giữa vũng máu. Sau đó anh Mèo vào rừng tìm mẹ và “thấy mẹ anh ngồi trơ vơ ở cửa hang với một nắm lông gà…Toàn thân lông lá mọc đầy,
  • 45. 39 sắc đỏ như lông bò non…mồm miệng máu me loe loét, hai mắt hốt hoảng như đã mất hết trí khôn” [36: 68]. Anh ta van xin mẹ về cùng và dường như tình mẫu tử vẫn còn đâu đó trong trí khôn hấp hối của bà già nên bà cũng về theo. Về nhà, bà già hóa hổ bị nhốt vào cũi nhưng cuối cùng bị con đánh bả cho chết vì anh ta không thể kìm lòng nhìn mẹ ngày đêm quằn quại giữa hai kiếp người và vật. Câu chuyện khép lại thật buồn nhưng phải chăng Lan Khai muốn nói khi con người đã mất đi phần tinh anh thì sẽ chuyển sang thế giới khác. Trước những câu chuyện dân gian lưu truyền về hiện tượng người hóa hổ, phải chăng Lan Khai cũng băn khoăn và phần nào muốn tìm lời giải đáp cho hiện tượng kì lạ này. Trong truyện Người hóa beo, ông đặt mình vào vị trí nhân vật được chứng kiến một bà già sắp hóa beo đang mò mẫm, rình rập bắt gà trong đêm. Tuy nhiên trong tác phẩm này, tác giả chủ yếu phân biệt và lí giải về sự biến đổi của con người sang một loại động vật khác. Lan Khai đã lấy cảm hứng từ những tích truyện được lưu truyền trong dân gian của đồng bào miền núi, từ truyện truyền kì Trung Quốc. Ta dễ dàng tìm thấy những truyện người hóa hổ tương tự trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Tuy nhiên truyện Người hóa hổ của Bồ Tùng Linh là một huyền thoại thì Người hóa hổ của Lan Khai lại hiện thực hóa huyền thoại đó. Lan Khai từ nhỏ đã được tắm trong dòng suối dân gian bằng những câu chuyện mẹ kể lại. Lan Khai khi đã trở thành một nhà văn nổi tiếng trên văn đàn đã bộc bạch: “Không một ngày nào, những khi mẹ con được gần gũi, hú hí với nhau, mà mẹ tôi không kể cho tôi nghe ít nhất là một sự tích về cái thời mà Bụt còn năng hiện xuống trần để can thiệp vào nhân sự, hoặc cái lai lịch não nùng của bà chúa Ba…Ngồi nghe mẹ kể tôi đã sống hiển hiện cuộc đời các nhân vật lạ lùng của những chuyện cổ tích ấy”. Vốn văn hóa dân gian tích lũy được đã trở thành nguồn cảm hứng lớn trong những sáng tác kì ảo của
  • 46. 40 ông. Ông cũng tiếp thu ở người cha vốn văn chương mang chất truyền kì độc đáo từ xứ sở Trung Hoa huyền bí. Trong lời tự bạch, Lan Khai đã chia sẻ: “Thầy tôi còn hay kể cho tôi nghe những chuyện về Thúy Kiều, về Chiêu Quân, những tích rút ở Tình sử và Liêu Trai”. Có thể thấy rằng cái nôi văn hóa của gia đình đã tạo nền tảng vững chắc cho sáng tạo nghệ thuật của ông. Thêm vào đó, đứng trước nhu cầu cách tân thể loại văn học của giai đoạn 1930 -1945, phong trào viết truyện truyền kỳ đã ra đời. Với những hiểu biết sâu sắc, phong phú của mình về con người, cuộc sống, văn hóa của người miền núi, Lan Khai đã sáng tạo ra một hệ thống nhân vật kì ảo đặc sắc, gần gũi với văn học dân gian địa phương. Với bút pháp lãng mạn tài hoa, nghệ sĩ của rừng rú đã thổi hồn vào sơn lâm và đưa nó đến với độc giả nơi thành thị để cùng thưởng thức, chiêm ngưỡng. Với những câu chuyện này, Lan Khai như đưa ta trở lại thời hồng hoang của nhân loại. Và cũng hiện thực hóa những nhân vật dường như chỉ có trong truyện cổ tích khiến chúng thật hơn, gần gũi hơn. 2.2. Nhân vật thực Lan Khai không chỉ ghi dấu ấn của mình lên các nhân vật kì ảo, mà ở các nhân vật thực ông cũng để lại cho độc giả ấn tượng về đủ những hạng người. Lan Khai là cây viết xông xáo trong mọi thể loại, mọi ngõ ngách của cuộc sống. Cả tuổi thơ gắn bó với miền núi, những người lao động sống xung quanh là cảm hứng chính trong sáng tác của ông. Khi đã trở thành một cậu học sinh trường Bưởi rồi sinh viên Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, cũng như khi có một mái ấm gia đình, Lan Khai đã hành trình đi khắp đó đây, từ núi rừng Việt Bắc đến các buôn sóc Tây Nguyên xa xôi. Mỗi cảnh đời, cảnh người nơi miền núi đã khiến trái tim ông phải rung động. Bên cạnh đó, ông cùng gia đình có một thời gian khá dài sống ở Hà Nội, những kiếp người đang vật lộn nơi thành thị khiến Lan Khai không thể quay mặt làm ngơ. Mỗi
  • 47. 41 câu chuyện, mỗi nhân vật trong sáng tác của ông là một mảnh của cuộc đời, một lát cắt của cuộc sống. Bằng ngòi bút tài hoa, ông đã đưa đến cho độc giả một bức tranh sinh động về con người miền núi và thành thị đương thời. Tuy nhiên nếu các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao đặt nhân vật trong mối quan hệ giai cấp đối kháng gay gắt thì nhân vật trong truyện ngắn của Lan Khai được đặt trong mối quan hệ đời thường, trong các mối quan hệ đạo đức. 2.2.1. Nhân vật miền núi Sinh ra và gắn bó với chốn sơn lâm, bản thân ông hiểu về miền núi hơn bất cứ nhà văn nào viết về miền núi. Miền núi đã trở thành cái nôi êm đưa Lan Khai lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học. Ông thổi hồn vào tác phẩm của mình cả hơi thở, cả nhịp đập của núi rừng. Ngòi bút của ông đã chạm đến từng kẽ lá, từng ngọn cỏ, từng mảnh đời, từng số phận nơi miền núi. Trong những sáng tác về miền núi, Lan Khai đã mang một thế giới nhân vật phong phú đến với độc giả. 2.2.1.1. Nhân vật tiêu biểu cho tính cách, tâm hồn con người miền núi Có lẽ bất cứ ai đặt chân lên xứ lâm tuyền tươi đẹp đều có những ấn tượng sâu sắc về người miền núi. Trước hết, họ là những con người khỏe mạnh, chất phác và nhân hậu. Vẻ đẹp của họ luôn gắn với sự trẻ trung và khỏe khoắn. Trong Tiền mất lực, Lô Hli và Tsi Tôđay là những con người trong sáng, chất phác và yêu lao động. Lô Hli là một cô gái trẻ và đẹp mang vẻ “đẹp kín đáo của một bông hoa rừng. Hai mắt ngây thơ nhìn như chép lấy bài thơ bằng hình sắc phô bày ra ở quanh mình” [36: 70]. Vẻ đẹp ấy khiến cho Tsi Tôđay phải “thổn thức vì tình”. Một lần trên con đường núi vắng ngắt, cô gặp một con báo “nhơ nhỡ đang nép mình lim dim mắt, ngoe nguẩy đuôi chờ” [36: 71]. Tưởng rằng bông