SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
Mai Thị Lệ Quyên
ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG
“TRUYỀN KỲ MẠN LỤC”
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Hà Nội-2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------
Mai Thị Lệ Quyên
ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG
“TRUYỀN KỲ MẠN LỤC”
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng
GS.TS Trần Ngọc Vương
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
PGS.TS Trần Nho Thìn
Hà Nội-2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong
luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Mai Thị Lệ Quyên
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến các thầy, cô trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Nho Thìn,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình hoàn chỉnh luận văn.
Hà Nội, Ngày 4 tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Mai Thị Lệ Quyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................6
4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................7
7. Bố cục luận văn......................................................................................8
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU HÌNH
TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC...................................9
1.1. Truyền kỳ và các đặc trưng thể loại..................................................9
1.2. Khái niệm ma nữ.............................................................................11
1.3. Nhân vật ma nữ trong văn học ........................................................14
1.3.1.Trong văn học dân gian Việt Nam .................................................. 14
1.3.2. Trong văn học trung đại Việt Nam................................................. 15
1.3.3. Trong văn học thế giới.................................................................... 17
1.4. Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính dục
thời trung đại........................................................................................... 19
1.4.1.Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp...............................19
1.4.2. Vấn đề tính dục thời trung đại ....................................................... 22
1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục .....................26
1.5.1. Tác giả ............................................................................................ 26
1.5.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục......................................................... 26
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT MA NỮ TRONG...................... 28
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC............................................................................ 28
2.1. Số phận.............................................................................................. 28
2.2. Ngoại hình......................................................................................... 34
2.3. Tính cách, tâm lý .............................................................................. 39
2.4. Hành động......................................................................................... 46
2.5. Ngôn ngữ........................................................................................... 54
Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC............................................................................ 61
3.1. Cái kỳ ảo và cái thực được biểu hiện qua nhân vật ma nữ ............ 61
3.1.1. Cái kỳ ảo......................................................................................... 61
3.1.2.Cái thực ..........................................................................................63
3.2. Không gian nghệ thuật..................................................................... 66
3.2.1. Không gian kỳ ảo............................................................................ 66
.3.2.2. Không gian thực............................................................................ 68
3.3. Thời gian nghệ thuật ........................................................................71
3.3.1. Thời gian lịch sử.............................................................................71
3.3.2. Thời gian tồn tại của nhân vật ....................................................... 72
3.3.3. Thời gian xuất hiện của nhân vật .................................................. 76
3.4 Nghệ thuật miêu tả nhân vật.............................................................78
3.4.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động ...................................78
3.4.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý ...............................................................81
3.5. Ngôn ngữ nhân vật ...........................................................................84
KẾT LUẬN................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma nữ vốn là một hình tượng siêu nhiên, thể hiện quan niệm tâm linh
của con người về sự sống và cái chết. Nó cũng thể hiện những nét văn hóa
chung mang tính chất cộng đồng trong tín ngưỡng, phong tục tập quán của
mỗi quốc gia, sứ xở. Nhắc tới ma nữ, dường như ai cũng có một ý niệm, khái
niệm nhất định về loại hình nhân vật này, mặc dù trên phương diện khoa học,
đó vẫn chỉ là một nhân vật tưởng tượng được thêu dệt. Trong văn học, xây
dựng hình tượng các ma nữ đã trở thành một đề tài hấp dẫn, lôi cuốn, phổ
biến trong cả hai bộ phận văn học: văn học viết và văn học dân gian. Với độc
giả, đây là nhân vật luôn khiến họ có nhiều trải nghiệm cảm xúc, khơi gợi
mong muốn tìm hiểu.
Trong xã hội trung đại Việt Nam, khi mà Nho giáo được xem là nền
tảng vận hành đất nước của các vua chúa, khẳng định tầm quan trọng của
người đàn ông trên mọi phương diện thì đối với người phụ nữ đó lại là một
giáo lý hà khắc. Nó đưa ra những quy định ngặt nghèo về lối ứng xử của
người phụ nữ với các mối quan hệ xung quanh mình. Điều này vô hình chung
cũng ảnh hưởng tới các định hướng sáng tác văn chương. Điểm nhìn của nam
giới đã chi phối thế giới quan văn học suốt cả một chặng đường dài, do vậy
hình tượng người phụ nữ trong văn chương trung đại những năm tháng của
thế kỉ XV trở về trước không nhiều. Sự xuất hiện của Truyền kỳ mạn lục với
rất nhiều các nhân vật nữ ở thế kỉ sau là một hiện tượng độc đáo, khác biệt,
mang lại hơi thở mới cho văn học vốn có sự khu biệt giới rất lớn này. Ở đó,
hình ảnh người phụ nữ được hiện lên như một nhân vật trung tâm có đời sống,
có số phận, tâm lý, tính cách rõ rệt. Tuy nhiên, tác giả lại có cách thức xây
dựng các mẫu hình nhân vật mang tính chất đối lập nhau trên mọi phương
diện. Một bên là những người phụ nữ tuân thủ theo đúng các lễ tiết của đạo
2
đức phong kiến, của giáo lý nhà Nho, họ được coi là hình mẫu liệt nữ của thời
đại. Một bên là những phụ nữ xinh đẹp, có quan niệm phóng túng về quan hệ
nam nữ, tính cách tự do, táo bạo, nhưng lại được ẩn giấu dưới hình thức yêu
ma. Khi xây dựng nhân vật này, tác giả ít nhiều thể hiện sự đồng cảm trước
các hiện tượng bất công của đời sống đối với họ, nhưng sau đó lại phê phán
với đôi mắt vô cùng nghiêm khắc, đây là hiện tượng cần được nghiên cứu.
Thực hiện đề tài “Hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục” chúng tôi
mong muốn làm sáng tỏ và cụ thể hơn vấn đề đó.
Mặt khác, tìm hiểu hình tượng ma nữ là đi vào tìm hiểu một loại hình
phụ nữ phá cách, đi khá xa so với tư tưởng và cái nhìn khắt khe của Nho gia
có tính chất dị biệt, mới mẻ so với hình mẫu của phụ nữ trung đại. Dù mang
thân phận của người đã chết, họ vẫn có những nét đặc trưng của con người
trần tục cùng những khát khao yêu đương, hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt, đặc
biệt là các diễn ngôn tính dục mạnh mẽ. Giữa thời đại người phụ nữ luôn phải
đi kèm với nết cương thường, họ lại vượt thoát ra như một hiện tượng hi hữu,
cá biệt. Trong văn học, đó được coi là sự sáng tạo táo bạo và luôn được tìm
hiểu, khai thác như một hiện tượng độc đáo.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hình tượng ma
nữ trong Truyền kỳ mạn lục”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Là một tác phẩm viết khá nhiều về người phụ nữ (chiếm 11 trên 20
truyện), Truyền kỳ mạn lục dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong bối cảnh Nho giáo đã không còn ở vị trí đỉnh cao. Xét trên góc độ
của khoa học, nhiều công trình đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới mẻ của tác
phẩm khi viết về người phụ nữ nói chung, đặc biệt là tinh thần nhân đạo ẩn
giấu sau các số phận nhân vật. Với các ma nữ nói riêng, nhân vật được xem là
có những hành động trái luân thường trong con mắt Nho gia cũng nhận được
3
nhiều ý kiến trái chiều. Mặc dù các công trình nghiên cứu về loại hình nhân
vật này trong Truyền kỳ mạn lục rất đa dạng, nhưng các đánh giá, nhận xét
hay phân tích vẫn còn ở dạng thức khái quát, tổng quan hoặc còn mang tính
chất đơn lẻ. Ở đây, chúng tôi xin đề cập tới một số công trình tiêu biểu, có
tính chất định hướng cao với người đọc.
Giáo sư Nguyễn Đăng Na trong các công trình nghiên cứu của mình về
Truyền kỳ mạn lục đã tỏ rõ quan điểm bênh vực người phụ nữ trong xã hội
xưa. Đặc biệt khi nói về các nhân vật ma nữ, ông vẫn luôn dành một sự cảm
thông cho số phận của họ. Trong bài viết Một vài nét về truyện truyền kỳ Việt
Nam, tác giả đi sâu vào vấn đề nhân đạo và các cách thức mà Nguyễn Dữ tạo
nên yếu tố đó trong tác phẩm. Cho dù là các hoạt động dục tính hay các quan
niệm táo bạo, tự do vượt thoát khỏi các luật định Nho giáo, luân thường của
cuộc sống bấy giờ, Nguyễn Đăng Na vẫn có cách lý giải riêng. Theo ông,
những người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục: “Sống đạo đức tử tế đều bị
chết oan. Vậy hãy hành động theo ham muốn của tình dục, theo tiếng gọi của
trái tim. Nguyễn Dữ làm cuộc thử nghiệm ngược lại: cho một số nhân vật phụ
nữ sống tự do. Tác giả cho Nhị Khanh (Cây gạo) sống một cách “thoải mái”,
vượt vòng cương toả, chạy theo tình dục” [34]. Ông cũng đặt ra vấn đề số
phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ xưa thông qua hình ảnh các
ma nữ và bi kịch của họ trước cuộc đời. Tác giả cũng đồng thời lên án xã hội
vốn mang các định kiến bất công với người phụ nữ bằng những lời lẽ hết sức
đanh thép, cứng rắn: “Đào Hàn Than có thai. Lẽ ra, đấy là niềm hạnh phúc
lớn nhất của nàng: làm mẹ! Song, xã hội đâu có chấp nhận cho nàng làm mẹ?
Hạnh phúc bỗng biến thành tai hoạ: “quằn quại chết trên giưỡng cữ”. Hình
ảnh đó như một ám ảnh vò dứt, đập mạnh vào cái xã hội dã man đối với phụ
nữ, đồng thời khơi dậy ở người đọc một niềm thương cảm cho thân phận
nàng” [34]. Từ đó, Nguyễn Đăng Na cũng đặt ra vấn đề bất cập, mang tính
4
chất kìm hãm với người phụ nữ: “Sống hiếu hạnh nết na hoặc chạy theo tình
dục, tự do yêu đương rồi cũng đều chết và chết một cách oan ức, thảm
thương. Nguyễn Dữ đặt ra cho người đọc một sự tự lựa chọn” [34]. Có thể
thấy, qua những quan điểm trên, Nguyễn Đăng Na đã đánh vào yếu tố xã hội
trong tác phẩm một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Nâng cao quyền sống, quyền tự
do con người, nhưng bài viết mới chỉ dừng lại ở điểm nhìn nhân đạo, mang
tính chủ quan chứ chưa đi sâu vào hình tượng cụ thể với các đặc điểm đầy đủ
của nó.
Trái ngược với quan điểm của Nguyễn Đăng Na, nhà nghiên cứu Bùi
Duy Tân đứng trên quan điểm của xã hội học, trong bài viết Truyền kỳ mạn
luc, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán lại có những
đánh giá hoàn toàn khác về các câu chuyện giữa người với ma. Ông cho rằng:
“Các Truyện nghiệp oan của Đào Thị, Nàng Túy Tiêu, Cây gạo, Truyện kỳ
ngộ ở Trại Tây, vv...thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lý Nho gia”
[48, tr.518]. Ông còn cho rằng, cuộc tình tự do giữa Nhị Khanh-Trung Ngộ,
hay Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu là những mối tình “yêu thương không
lành mạnh” hay “xa lạ với quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tính yêu
nam nữ trong truyện Nôm bình dân, trong văn nghệ dân gian” [48, tr.519].
Đánh giá về tư tưởng của Nguyễn Dữ thể hiện trong các mối tình đó, Bùi Duy
Tân cũng nhìn thấy tư tưởng nhân đạo của tác giả Truyền kỳ mạn lục:
“Nguyễn Dữ có phần thông cảm với khát vọng hạnh phúc chính đáng khi
miêu tả những cặp trai gái công nhiên yêu nhau, đi lại, giao thiệp, hẹn hò, thề
thốt với nhau” [48, tr.518], nhưng nhìn vào lời bình của tác giả ở cuối truyện,
Duy Tân lại cho rằng sự phê phán của tác giả xuất phát từ “thái độ bảo thủ
của Nho giáo”, từ đó khẳng định sự mâu thuẫn trong tư tưởng và tình cảm của
tác giả. Như vậy, trong bài viết của mình Bùi Duy Tân đã ít nhiều đề cập tới
bóng dáng các ma nữ cùng các mối tình tự do, đắm say của họ với các chàng
5
trai, nhưng nhìn chung vẫn chỉ là các đánh giá mang tính tổng quát, chung cục
chứ chưa đi vào hiện tượng cụ thể để phân tích, lý giải nó.
Với bài viết Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục, các tác giả trong cuốn
Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X- cuối thế kỉ XIX) của Đoàn Thị Thu Vân
chủ biên, các tác giả đã chỉ ra rằng tình yêu giữa các chàng trai và các ma nữ
trong Truyền kỳ mạn lục là “tình yêu tự do giữa một đôi lứa thanh niên tài sắc,
tri kỉ lẽ ra phải được thể hiện một cách đẹp đẽ, trong sáng thì nhiều lúc lại bị
tác giả xây dựng thành một mối tình “trăng gió”, mang màu sắc nhục dục để
rồi phê phán cho hợp với đạo lý nhà Nho (Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Truyện
nghiệp oan của Đào Thị) [58, tr.120]. Về mặt này, các tác giả có vẻ đồng tình
với ý kiến của nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân. Họ cũng cho rằng sự trái ngược
ấy ở các tác phẩm của Nguyễn Dữ là do mâu thuẫn trong tư tưởng của tác giả.
Đồng thời, họ cũng phần nào nhìn thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ
nói chung ẩn giấu đằng sau mác danh ma nữ kia: “Những người phụ nữ nhỏ
bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến mà tác giả dành nhiều thương cảm, cuối
cùng thường đi vào đổ vỡ, thường bị vùi dập phũ phàng trước những thế lực
phong kiến ở cõi âm, cõi trời...” [58, tr.120]. Cuối cùng, họ rút ra một kết
luận, những vấn đề mà Nguyễn Dữ đặt ra cũng là những vấn đề liên quan tới
quyền sống, hạnh phúc của con người. Do vậy dù có thế nào, Nguyễn Dữ
cũng đã thể hiện tnh thần nhân đạo sâu sắc với người phụ nữ và số phận của
họ.
Phó giáo sư Trần Thị Băng Thanh trong lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục
lại có cái nhìn công bằng hơn với tác giả Nguyễn Dữ trong việc phản ánh số
phận nhân vật cũng như cách tác giả kết thúc câu chuyện. Đây cũng là quan
điểm của rất nhiều các nhà nghiên cứu khác khi khảo luận về một tác phẩm ở
thời đại đã qua, dưới con mắt của con người hiện đại: “Đến cả loại nhân vật
"phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh
6
(Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở
Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi
trở thành ma quỷ” [62]. Lời tựa có ý gợi mở này giúp người đọc có cái nhìn
nhân bản hơn, dịu dàng hơn với các nhân vật vốn được xem là đáng sợ, nguy
hiểm. Tuy vậy, nhận xét trên đây mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, giúp độc
giả định hình được tác phẩm chứ không phải đi sâu vào nghiên cứu cụ thể
nhân vật trên các phương diện khác nhau.
Truyền kỳ mạn lục được xem là tác phẩm truyền kỳ thành công nhất
trong nền văn học trung đại. Vì vậy, không khó hiểu khi có rất nhiều các bài
viết, các nhà nghiên cứu khảo luận về nó dưới các định hướng khác nhau.
Điều đó góp phần làm đa dạng kho tư liệu phong phú về tác phẩm. Tuy nhiên,
các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng, dẫn dắt theo các quan
điểm riêng về các nhân vật ma nữ chứ chưa đi vào khảo sát một cách cụ thể
có tính tập trung. Đó là những cơ sở, tiền đề bước đầu giúp chúng tôi đi vào
phân tích sâu hình tượng nhân vật ma nữ. Hi vọng luận văn sẽ góp phần làm
sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về loại hình nhân vật này trong Truyền kỳ
mạn lục trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhân vật phụ nữ yêu ma trong
Truyền kỳ mạn lục mà cụ thể là khảo sát qua các truyện: Chuyện cây gạo,
Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Chuyện yêu quái
ở Xương Giang.
Trong quá trình thực hiện đề tài để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi có sự
so sánh, liên hệ với các nhân vật nữ khác tuyến trong cùng tác phẩm và trong
các tác phẩm khác như Thúy Kiều trong Truyện Kiều, người chinh phụ trong
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, cung nhân trong Cung oán ngâm khúc
của Nguyễn Gia Thiều...
7
4. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi vào luận giải hình tượng ma nữ với những đặc điểm được
biểu hiện sâu bên trong tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng sáng tạo cũng như
nét mới mẻ, độc đáo, khác biệt của loại hình nhân vật đặc biệt này so với các
nhân vật nữ khác.
Ngoài ra, luận văn cũng chú ý tới điểm nhìn tư tưởng của Nho giáo,
cũng như tư tưởng của tác giả được biểu hiện qua hình mẫu nhân vật, đặc biệt
là vấn đề nữ sắc, tự do trong tình yêu và tính dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài
như: khái niệm ma nữ, nhân vật ma nữ trong văn học, quan niệm của nhà Nho
về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính dục thời trung đại.
- Phân tích hình tượng ma nữ trên các phương diện ngoại hình, tính
cách, hành động, ngôn ngữ, số phận và cái nhìn của Nho giáo với các đặc
điểm đó cùng các nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Lý giải ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng này xét trên các phương
diện xã hội và chủ quan tác giả.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: xã hội phong kiến Việt Nam chịu
ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, quan niệm của Nho gia đã chi phối cách
nhìn, cách đánh giá, và thái độ của xã hội đối với người phụ nữ, đặc biệt là
kiểu nhân vật mang tính chất loại hình như các ma nữ.
- Phương pháp so sánh: để tạo ra cái nhìn toàn diện và khách quan,
trong quá trình triển khai, chúng tôi so sánh đối tượng nghiên cứu với các
nhân vật nữ khác trong các thiên tự sự, trữ tình trung đại khác của Việt Nam
và của thế giới.
8
- Phương pháp phân tích-tổng hợp: dựa trên các ngữ liệu, phân tích
những yếu tố cấu thành nên hình tượng ma nữ, để từ đó đưa ra đánh ra tổng
quan về cách thức xây dựng nhân vật, cũng như giá trị tư tưởng của tác phẩm.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chúng tôi
dự kiến luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu hình tượng ma
nữ trong Truyền kỳ mạn lục.
Chương 2: Đặc điểm hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ
mạn lục.
9
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU HÌNH
TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
1.1. Truyền kỳ và các đặc trưng thể loại
Truyền kỳ vốn là một loại hình tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc,
được phát triển từ các truyện chí quái và truyện kỳ ảo thời cổ đại, được hoàn
thiện, phát triển thịnh hành dưới thời nhà Đường. Truyện sử dụng các yếu tố
kỳ ảo làm chất liệu để xây dựng nên các tình tiết và để phản ánh hiện thực xã
hội, đời sống con người. Theo từ điển Tiếng Việt bộ mới, truyền kỳ có nghĩa
là: “Một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ
truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học,
sử dụng những môtíp kỳ quái, hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý
nghĩa trần thế, phần lớn là truyện tình, để gợi hứng thú cho người đọc. Phần
lớn các truyện truyền kỳ đều là truyện ngắn, có khi là từng truyện riêng rẽ, có
khi tập hợp nhiều truyện thành một tập, và chủ đề cũng không nhất thiết gắn
bó chặt chẽ với nhau. Sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào câu chuyện
không phải là do những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên,...
trong truyện cổ tích thần kỳ, mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính”
của nhân vật (ma quỷ, hồ ly, vật hóa người,...). Tuy nhiên trong truyện bao
giờ cũng có nhân vật là người thật và chính những nhân vật mang hình thức
“phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu phóng đại của tâm lý, tính cách của
một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kỳ vẫn mang đậm yếu tố nhân
bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [17, tr.447].
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, truyền kỳ có ảnh
hưởng và tiếp thụ một số thành tố dân gian từ các mô thức, mô típ và kế thừa
các đề tài, cốt truyện để rồi phát triển thành các tác phẩm văn học viết có tính
nghệ thuật hoàn chỉnh, có kết cấu đầy đủ và lời bình của tác giả rõ rệt. Trong
truyện truyền kỳ, hệ thống các nhân vật người thường được phát triển xây
10
dựng song song với các nhân vật kỳ ảo, có tính chất siêu nhiên, để từ đó nói
lên các vấn đề thực tế của đời sống.
Với các thành tựu rực rỡ của mình ở quê nhà như sự ra đời của các tác
phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Tiễn Đăng tân thoại của Cù Hựu,
truyền kỳ được du nhập vào các quốc gia đồng văn, đồng chủng khác ở Châu
Á, trong đó có Việt Nam. Ở thời kỳ đầu, truyện kì vào Việt Nam chỉ mang
các yếu tố kỳ lạ, chưa thoát khỏi các mô thức dân gian, chỉ đến sau này, với
sự xuất hiện của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Thánh Tông di thảo
được tương truyền là của Lê Thánh Tông, truyền kỳ mới đạt tới đỉnh cao của
nó cũng như tính hoàn thiện về nội dung cũng như nghệ thuật. Tiếp bước các
thành công đó, các tác phẩm khác ra đời tạo nên sự đa dạng cho bộ mặt văn
học như Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm
Qúy Thích. Mặc dù tiếp nhận và ảnh hưởng của thể loại văn học Trung Quốc,
nhưng do dấu ấn văn hóa dân gian trong thể loại rất lớn, nên khi du nhập vào
Việt Nam, truyền kì đã có những nét đặc sắc riêng biệt mà theo GS.Nguyễn
Đăng Na: “Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống
tự sự dân gian, khai thác các mô típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể
dân gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của
truyền kì giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc
là phải xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó. Truyền kì lấy
yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của cái kì ảo
phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc
ấy. Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên
cứu truyền kì của họ” [34].
Về đặc trưng của thể loại, theo GS.Nguyễn Đăng Na: “Với đặc điểm
dùng hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội dung, truyện truyền kỳ
có sức hấp dẫn mãnh liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ. Đó là thế giới vừa ảo vừa
11
thực, có cả cái thấp hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiên,...
đồng thời có cả những sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố
kỵ, lọc lừa,...” [34]. Như vậy có thể thấy đặc trưng dễ nhận thấy nhất của thể
loại truyền kỳ là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố kì ảo. Đã phát triển
vượt thoát ra khỏi những ghi chép hoặc truyền thuyết có tính đơn ngẫu, truyền
kỳ không thể thiếu một trong hai yếu tố trên để tạo ra sự nhận biết cho nó với
các thể loại tự sự khác như cổ tích, thần thoại hay chí quái. Việc phát triển các
yếu tố kì chính là cách tác giả phản ánh hiện thực đời sống một cách kín đáo,
tế nhị. Nhất là khi áp lực của thanh giáo của thời trung đại quản lý và tiết chế
hành vi tính dục của con người nên khó miêu tả trực diện, nhà văn trung đại
có thể lợi dụng đặc trưng thể loại đó để gửi gắm ý đồ tư tưởng nghệ thuật,
quan niệm con người tự nhiên như trường hợp Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ. Ngoài ra, các yếu tố thực không chỉ làm tăng tính chân thật cho câu
chuyện mà còn làm ra tăng tính khách quan và là nền tảng, cơ sở cho sự phát
triển của yếu tố kì.
Truyền kỳ còn là một thể loại văn học dung hợp vào trong lòng nó các
thể loại văn học khác nhau, kết hợp giữa các tiều loại tự sự và trữ tình như
thơ, văn tế, văn vần…sự dung hợp đó giúp các tác giả dễ dàng hơn trong việc
thể hiện những vấn đề tinh thần hoặc hành động của nhân vật như tâm trạng,
các hoạt động tính dục một cách trau chuốt, nghệ thuật, tế nhị, kín đáo.
Phát triển ở Việt Nam, truyện truyền kỳ đã ghi những dấu ấn đậm nét
mà đỉnh cao là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thể loại và tác phẩm ấy
trải qua thời gian vẫn còn giữ nguyên giá trị đến bây giờ.
1.2. Khái niệm ma nữ
Trong Truyền kỳ mạn lục, các ma nữ xuất hiện với các dạng thức khác
nhau như ma, hồn ma, linh hồn Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Thị Nghi
trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Đào Hàn Than Chuyện nghiệp oan
12
của Đào Thị, hoặc tinh hoa, tinh mộc như Đào Nhu Nương và Liễu Nhu
Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây. Đó đều là loại hình nhân vật không
thuộc về dương thế, lại thuộc thế giới siêu nhiên, vô hình, mặc dù các khái
niệm này khá phổ biến trong tiềm thức dân gian nhưng đều là các nhân vật
chưa được xác thực theo con mắt khoa học, do vậy với các nhà nghiên cứu sẽ
có nhiều cách định nghĩa khác nhau.
Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương do Thích Viên Giác dịch, định nghĩa
về ma được hiểu như sau, ma:
“Tiếng Phạn gọi là Mara, nghĩa là giết hại, làm não hại thân tâm, tổn
hại công đức, phá hoại trí tuệ. Có 4 loại ma:
1. Ma phiền não: Tham, Sân, Si... não hại thân tâm.
2. Ma năm ấm (ngũ ấm ma): chấp thủ sắc thân, cảm giác, tri giác, tâm
hành và nhận thức là ngã, nên bị năm ấm trói buộc.
3. Ma chết (tử ma): tử thần cắt đứt mạng sống con người làm gián đoạn
sự tu tập.
4. Ma trời (thiên ma): là tha hóa tự tại thiên, cõi trời thứ 6 của Dục giới,
còn gọi là ma vương, ma ba tuần, chuyên làm trở ngại cho việc tu hành và
làm việc thiện.” [13]
Theo chúng tôi, các loại ma mà ta đang nhắc tới và cần tìm hiểu rõ ở
đây thuộc loại thứ 3 và thứ 4.
Đó là trong con mắt của Nhà Phật, còn theo Từ điển Hán Việt từ
nguyên, các trường nghĩa liên quan đến ma được giải thích như sau:
Ma: “(thuộc bộ Quỷ, gồm 21 nét) là chữ gọi tắt Phạm ngữ Ma la, có
nghĩa là ngăn hại, phá hoại, gọi chung những việc thành thói quen không trừ
bỏ được” [25, tr.1112].
Yêu tinh: “những vật quái dị linh thiêng thường dọa nạt hoặc làm hại
người” [25, tr.2408]
13
Tinh (bộ mễ, 14 nét): “thần linh, phần linh thiêng” [25, tr.1795].
Quái (bộ tâm, 8 nét): “lạ lùng, khác thường; Quái vật: đồ vật hay thú
vật lạ lùng không mấy khi trông thấy” [25, tr.1499].
Hồn (bộ quỷ, 14 nét): “Phần hồn trong con người, tinh thần của con
người có thể lìa khỏi thể xác mà vẫn tồn tại mãi mãi” [25, tr.830].
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê các trường nghĩa đó được hiểu
là:
Ma có hai nghĩa: “Người đã chết, đã thuộc về cõi âm” và “sự hiện hình
của người chết, theo mê tín” . [43, tr.746]
“Yêu quái: quái vật làm hại người” [43, tr.1440].
“Yêu tinh: vật tưởng tượng có hình thù quái dị, có nhiều phép thuật và
độc ác” [43, tr.1440].
“Linh hồn: hồn người chết” [43,tr. 705].
Ngoài ra còn có rất nhiều cách định nghĩa về ma, quái, yêu quái...của
các nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, xét
trên phương diện khảo sát về loại hình nhân vật ma nữ trong giới hạn luận văn
này, có thể hiểu chung rằng ma nữ là linh hồn của các phụ nữ đã chết, hoặc
yêu khí của họ còn hiển hiện trên trần gian. Cũng có khi là tinh khí lâu năm
của các chủng vật biến thành người phụ nữ, có khả năng biến hóa khôn lường,
chứa đựng các yếu tố kì dị, có tính chất tự do, gây ra những tác động tiêu cực,
gây tổn hại tới tinh thần hoặc thể chất của con người.
Mặc dù xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục, nhưng linh hồn của một số
phụ nữ đã chết như Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương, Vũ Thị Thiết trong
Chuyện người con gái Nam Xương...lại có những yếu tố ngợi ca, là biểu
tượng cho những người phụ nữ tiết liệt, có khí chất thần linh, được xã hội
kính nể, thậm chí lập đền thờ. Do vậy sẽ không phải là đối tượng nằm trong
phạm vi khảo sát.
14
1.3. Nhân vật ma nữ trong văn học
1.3.1.Trong văn học dân gian Việt Nam
Văn học dân gian vốn có ảnh hưởng rất lớn tới thể loại truyền kỳ ngay
từ buổi đầu hình thành. Trong lịch sử Á Đông, văn hóa thờ cúng người chết
đã trở thành nét truyền thống, một tập tục hay cao hơn là tín ngưỡng. Nó thể
hiện niềm tin về một thế giới của con người sau khi chết và những điều kỳ lạ
ẩn giấu ở thế giới đó. Chính bởi vậy, những câu chuyện truyền miệng về ma
quỷ hay linh hồn người chết được kể ở khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, và dường
như ai cũng có ý niệm về nó. Khi nhắc tới ma, hầu hết con người đều cảm
thấy sợ hãi vì sự bí ẩn, biến hóa mặc dù chưa được xác thực bởi thông tin
khoa học nào. Đặc biệt là các ma nữ, những người con gái chết oan ức hoặc
chết khi còn trẻ, sự linh ứng của họ lại càng mạnh mẽ giữa chốn dương thế.
Niềm tin ấy về ma quỷ, về thế giới kỳ ảo chính là sự phản ánh hiện thực cuộc
sống: thế giới tâm linh của con người. Từ những câu chuyện tưởng chừng chỉ
được đem ra trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy lại là nguồn gốc cho sự phát
triển và là nguồn chất liệu phong phú, nền tảng văn hóa mang tính dân tộc cho
các thể loại văn học viết khác.
Ngoài những câu chuyện truyền miệng giữa người với người không có
nguồn ghi chép, hình ảnh ma quỷ mà đặc biệt là ma nữ được xuất hiện trong
các thể loại dân gian khác như cổ tích, truyền thuyết hay tuồng, chèo cổ.
Trong tập truyện cổ tích Chuyện thần tiên, ma quỷ và phù phép [68],
hình ảnh các ma nữ hoặc nữ quỷ hiện lên khá rõ. Người ta thấy mụ Chằng
chuyên ăn thịt người với phép biến hóa khôn lường, đáng sợ trong Người thợ
săn và mụ Chằng. Hay hình ảnh cô gái xinh đẹp do yêu quỷ biến thành trong
Người học trò và ba con quỷ, đặc biệt, các mô típ sẽ ảnh hưởng và được các
câu chuyện truyền kì tiếp nhận rất nhiều như trong Nợ duyên trong mộng. Câu
chuyện kể về chàng học trò Chu sinh, kết duyên cùng công chúa Mộng Trang
15
tại nước Hoa thành trong các giấc mộng. Mỗi giấc mộng là một sự kiện gắn
với cuộc hôn nhân của hai người. Cuộc sống của Chu sinh cứ thế diễn ra, thực
tế gắn liền với mộng ảo, cho đến khi chàng hiểu ra tất cả về nguồn gốc của
công chúa cũng như mọi thứ liên quan. Đó vốn là lãnh địa của tinh các loài
bướm. Mộng ảo biến thành thực, sau khi Chi sinh hóa thân thành bướm và
bay lên trời.
Hay trong tích chèo cổ Trương Viên, nhân vật nàng Thị Phương và mẹ
chồng trong quá trình lưu lạc do chiến tranh, loạn lạc, đã gặp phải gia đình
nhà quỷ trong rừng. Khi quỷ đực đòi ăn thịt hai mẹ con, nàng đã liều mình xin
chết thay mẹ. Tấm lòng hiếu thảo của nàng đã khiến quỷ cái cảm động, liên
tục xin chồng tha chết cho hai mẹ con, sau đó còn cho nàng thức ăn, nước
uống như một sự chia sẻ của hai thân phận phụ nữ với nhau.
Những mô thức dân gian kèm theo trí tưởng tượng như vậy càng làm
cho con người mở rộng tầm nhìn, và có sự đánh giá đa chiều hơn với các nhân
vật vốn được xem là bí ẩn ấy. Nó cũng chứng tỏ một điều, các nhân vật ma
quái có tính chất kì ảo luôn là dạng thức nhân vật hấp dẫn, thu hút sự chú ý
của mọi đối tượng độc giả.
1.3.2. Trong văn học trung đại Việt Nam
Là một hình tượng hấp dẫn người đọc, các nhân vật ma nữ đã đi vào
khá nhiều các tác phẩm văn học trung đại. Khi vào văn học viết, các nhân vật
ma nữ đã được xây dựng thành các hình tượng có chiều sâu hơn ngoài việc là
một nhân vật chức năng theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ở đó, các ma nữ
có “đời sống”, số phận phức tạp hơn, mang tính hiện thực xã hội và tinh thần
nhân văn của thời đại.
Ở một số truyện thơ Nôm, hình ảnh các ma nữ hiện lên khá sống động,
không đơn thuần là mang tính chất kỳ ảo gây khiếp đảm, sợ hãi như truyện kể
dân gian, họ còn mang tới nhiều màu sắc cảm xúc khác đa chiều và đa diện
16
hơn. Có thể kể đến hồn ma Đạm Tiên, một kỹ nữ tài sắc nhưng hồng nhan bạc
mệnh trong những lần hiển linh hoặc ứng mộng cho Kiều:
“Kiều rằng: Những đấng tài hoa,
Thác là thể phách, còn là tinh anh,
Dễ hay tình lại gặp tình,
Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ.
Một lời nói chửa kịp thưa,
Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay.
Ào ào đổ lộc rung cây,
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Đè chừng ngọn gió lần theo,
Dấu giày từng bước in rêu rành rành.
Mắt nhìn ai nấy đều kinh,
Nàng rằng: Này thực tinh thành chẳng xa”.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
Hoặc hình ảnh một người mẹ thương con hết mực như hồn ma Cúc Hoa
trong truyện thơ Nôm Phạm Công-Cúc Hoa gây nhiều xúc động, thương cảm
và xót xa với người đọc.
Tuy nhiên, ở những truyện thơ Nôm các tình tiết liên quan tới khá
nhiều nhân vật, hình ảnh các ma nữ vẫn chỉ là các bóng dáng ẩn hiện trong
phút chốc, thoảng hoặc trong giấc mộng. Phải đến với thể loại truyền kỳ, các
nhân vật ma nữ mới được xây dựng một cách trọn vẹn và toàn diện về cả nội
dung lẫn nghệ thuật. Mang những đặc trưng của thể loại, đó là yếu tố thực
được đan xen, cài nhuyễn với yếu tố kỳ ảo, thể loại này rất thích hợp để các
tác giả phóng tác và đưa vào các hình tượng ma quái, thần tiên. Trong đó, các
nhân vật ma nữ vốn đi vào văn học dân gian như một hiện tượng của đời sống
17
tinh thần sau những buổi trà dư tửu hậu, thì nay, đi vào thể loại truyền kỳ như
một hình tượng mang tính đa chiều.
Văn học trung đại phần lớn do nam giới sáng tác, thể hiện cái nhìn của
đàn ông. Nhân vật ma nữ cũng như các nhân vật nữ khác trong Truyền kỳ mạn
lục cũng nằm trong đặc điểm chung này. Ngay cả các tác giả nữ cũng phát
biểu quan điểm của nam giới, do vậy ít nhiều nó phản ánh các quan niệm của
thời đại mang tính chất thiên lệch, có lợi cho nam giới và bất lợi cho người
phụ nữ. Điều đó xuất phát từ giáo lý của nhà Nho, là nền tảng, cơ sở để họ
đặt ra các tiêu chí cho nhân vật của mình nhằm phù hợp với quan điểm thẩm
mỹ hoặc tính chất giáo dục cho xã hội.
Ngoài Truyền kỳ mạn lục, tác phẩm được xem là đỉnh cao của thể loại
truyền kỳ, áng thiên cổ kỳ bút được hậu thế ca tụng và lưu truyền, thì các yếu
tố kỳ ảo có ma quái, thần tiên còn xuất hiện trong vô số các tác phẩm khác
như: Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ tân phả của Đoàn
Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Qúy Thích…Nếu Chuyện yêu nữ Châu
Mai trong Thánh Tông di thảo, hình ảnh của một yêu nữ hiện lên đã “có da,
có thịt” dù lộng hành tác quái nhưng xét đến cùng, nàng cũng là kẻ có tình,
thủy chung, biết chờ đợi, trả ân, trả nghĩa dù còn mờ nhạt, thì đến Truyền kỳ
mạn lục, các nhân vật ma nữ được nâng lên một tầm cao mới, trở thành các
hình tượng văn học ẩn giấu chiều sâu nghệ thuật và tài năng của tác giả, cùng
nhiều nét độc đáo, mới là so với nền văn học đương thời.
1.3.3. Trong văn học thế giới
Ở các nước Châu Á, ma quỷ là các khái niệm của đời sống tâm linh.
Thế giới vốn xem đây là một châu lục bí ẩn với các phong tục tập quán, tín
ngưỡng dân gian kỳ lạ. Do đó, không khó hiểu mà văn học mang nhiều hơi
thở kỳ bí. Chuyện ma quỷ, thần tiên cũng vì vậy mà trở nên phổ biến trong
văn học dân gian, văn học viết của các quốc gia này.
18
Ở các nước được xem là đồng văn đồng chủng, đồng châu như Trung
Quốc, Nhật Bản, kho tàng về các truyện ma quái, đặc biệt là về các ma nữ,
yêu nữ chiếm số lượng không hề nhỏ. Một cuốn tiểu thuyết Minh Thanh vô
cùng quen thuộc với Việt Nam là Tây du ký, Ngô Thừa Ân đã có hẳn một
danh sách các yêu nữ với đủ loại hình thức biến hóa, chiêu thức tồn tại. Các
giống yêu vật thành tinh như Nhện tinh, Bạch cốt tinh, Thỏ tinh…hiện lên đầy
rẫy trong cuộc tây du của Đường Tăng. Chúng đều có phép thần thông biến
hóa, biến ảo khôn lường, và sắc đẹp lộng lẫy. Tuy nhiên, các nhân vật này chỉ
dừng lại ở dạng thức chức năng đơn thuần, là điều kiện cần phải có để thử
thách thầy trò Tam Tạng.
Ở một tác phẩm lớn khác của Trung Quốc là Liêu trai chí dị của Bồ
Tùng Linh, các nhân vật yêu ma rất đa dạng về xuất thân, đó là các hồ ly tinh,
ma nữ, hồn hoa, thảo vật, tinh của các loài vật khác như ong, chim, cá…tuy là
tinh yêu nhưng phần lớn các nàng đều mang những nét tính cách, đặc điểm
của con người rất rõ nét. Được tô đậm bằng ngoại hình xinh đẹp, hấp dẫn,
mỗi nhân vật lại có một số phận riêng, nhưng phần lớn đều được gắn với mối
duyên tình cùng các chàng trai. Các sắc thái cảm xúc của nhân vật cũng được
chú trọng khai thác, các nàng có hạnh phúc, có khổ đau, có ghen tuông...tạo
nên một thế giới nhân vật các yêu nữ có chiều sâu và đa diện. Ngoài ra, người
ta còn thấy bóng dáng các nhân vật ma nữ xuất hiện khá nhiều trong Tiễn
đăng tân thoại của Cù Hựu, tác phẩm được xem là có ảnh hưởng sâu sắc tới
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Với tính chất hư hư thực thực của tác
phẩm, các tác giả này đều muốn phản ánh xã hội đương thời ở các góc độ
khác nhau một cách kín đáo, tế nhị. Đặc biệt, thế giới của người phụ nữ mặc
dù ẩn giấu dưới hệ thống các nhân vật kỳ ảo cũng được khai thác với con mắt
nhân văn, tinh tế.
19
Với văn học Nhật Bản, đặc biệt là trong thần thoại và truyền thuyết của
văn học dân gian, người dân xứ Phù Tang còn lưu truyền rất nhiều các câu
chuyện về các nhân vật ma nữ với các dáng hình đặc trưng, vừa đáng sợ, vừa
quái đản. Đó là các yêu nữ hồ ly Kitsune có phép biến hóa đa dạng và rất tinh
quái. Các nữ hồ ly thường được xem là hay biến thành các cô gái xinh đẹp để
kết duyên cùng các chàng trai trần thế. Hoặc hình ảnh ma nữ Onryo vốn dĩ là
linh hồn của các cô gái chết oan, bị phụ bạc trong tình cảm, vì chưa siêu thoát
nên vẫn đi lại trên trần thế, ám ảnh và gây nên nỗi kinh hoàng cho con người.
Truyền thuyết Nhật Bản còn nhắc tới các nhân vật ma nữ đáng sợ chuyên hại
người khác như ma cổ dài, ma cà rồng, ma miệng rộng và tuyết nữ... các nhân
vật ma nữ này đều mang đậm tính văn hóa của xứ sở cũng các quan niệm của
Nhật Bản về linh hồn người chết hoặc yêu quái. Do vậy mà các câu chuyện
được tạo dựng và lưu truyền trong dân gian này là nguồn cảm hứng rất lớn
của các tác phẩm điện ảnh, truyện tranh Nhật Bản được thế giới đón nhận.
1.4. Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính
dục thời trung đại
1.4.1.Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp
Trong các thuyết giáo của Nho gia, dễ nhận thấy vấn đề được đề cao và
đòi hỏi nhiều nhất ở người phụ nữ là tam tòng, tứ đức. Trong tứ đức, phẩm
chất “dung”, được xem như nói về vẻ ngoài hình thức của người phụ nữ phải
có chuẩn mực nhất định: “Dáng điệu đoan trang, cách ăn mặc chải chuốt trang
nhã, gọn gàng, sạch sẽ,nghiêm chỉnh, đi đứng khoan thai, vẻ mặt dịu dàng,
tươi cười” [65]. Chúng ta có thể nhận thấy, mặc dù nói về vẻ ngoài nhưng
giáo lý của các Nho gia tuyệt nhiên không nhắc tới vấn đề sắc đẹp, hay nói
cách khác nó không được xem trọng như những phẩm chất đạo đức hoặc thiên
chức trong gia đình của người phụ nữ. Khi luận về hình thức của họ, các Nho
gia lấy các tiêu chuẩn của ứng xử, phẩm hạnh ra làm thước đo đánh giá, thay
20
vì các tiêu chuẩn sắc đẹp. Tư tưởng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ấy vốn dĩ nằm
trong quy tắc giáo dục của Nho giáo nhằm khuyến trừng người đàn ông tránh
xa cám dỗ nhan sắc tránh sinh tà dâm, răn dạy người phụ nữ biết coi trọng
đạo đức để coi sóc gia đình.
“Hồng nhan họa thủy”- đó là quan niệm của Nho gia được rút ra từ
những tấm gương của quá khứ. Trong lịch sử Trung Quốc, những đại mỹ
nhân với nhan sắc thần tiên, vạn người mê là khởi nguồn cho sự suy vong của
các quốc gia, triều đại. Tây Thi, một mỹ nhân thời xuân thu chiến quốc được
dân gian ca ngợi là có sắc đẹp “trầm ngư”. Nằm trong kế hoạch “mỹ nhân kế”
của Câu Tiễn, bằng nhan sắc lộng lẫy của mình, nàng mê hoặc Ngô vương
Phù Sai, khiến cho vị vua này chìm đắm trong hưởng lạc, quên cả chính sự.
Cuối cùng nước Ngô cũng lụn bại dưới tay Câu Tiễn, “vì vậy trong mắt người
nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính” [63].
Hay đến Đát Kỷ, một mỹ nữ khuynh thành khuynh quốc cũng làm Trụ vương
mê mẩn đến mụ mị, trở nên tham tàn, khiến nhà Thương sụp đổ không lâu sau
đó. Do vậy, nữ sắc trong con mắt nhà Nho là mầm họa với quốc gia, dân tộc,
là sự cám dỗ suy đồi với nam nhân.
Trong xu hướng kỳ thị nữ sắc, các nhà Nho quan niệm, những người
con gái đẹp vốn là giống yêu quỷ hóa thành để quyến rũ người đàn ông.
Trong các giai thoại dân gian lưu truyền ở Trung Quốc, sở dĩ Đát Kỷ đẹp và
tàn độc tới vậy là do hồ ly biến thành. Hay nguyên nhân của vụ án oan “Lệ
chi viên” mà NguyễnTrãi phải chịu hình phạt thảm khốc nhất trong lịch sử
Việt Nam là do Nguyễn Thị Lộ- người đàn bà đẹp khiến Nguyễn Trãi siêu
lòng là rắn muốn báo oán mà hiển hiện nên. Nữ sắc trên một phương diện nào
đó đã không phải là đối tượng được ca ngợi, sùng ái, mà trở thành mầm mống
của sự nguy hiểm, hẹp là với sự nghiệp, tinh thần của ngời đàn ông. Rộng là
ảnh hưởng tới vận mệnh của cả cộng đồng, quốc gia.
21
Một trong những tín ngưỡng được sùng bái nhất thời phong kiến là đạo
Phật cũng có những răn dạy nhất định về vấn đề nữ sắc. Theo đó, đạo Phật
quan niệm:"Sự ham muốn không gì hơn sắc đẹp, sự ham muốn sắc đẹp ngoài
nó không có gì lớn bằng cũng may chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có cái gì
thứ hai bằng nó thì người khắp thiên hạ không ai có thể tu hành được [4]. Và
“hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nữ sắc, cũng đừng nói năng với họ” [21] . Nói
như vậy có nghĩa, đạo Phật đã ý thức được cao độ sức cám dỗ của nữ sắc
trong quá trình tu rèn ý chí. Nữ sắc chính là nguyên nhân dẫn tới vô minh,
khiến con đường tới cõi sêu thoát mịt mờ, trắc trở. Sự lo ngại về hậu họa của
nữ sắc với đời sống của Nho giáo, Phật giáo vô hình chung tạo sự cộng hưởng
của người đời về sự kỳ thị.
Xét về khía cạnh văn học, sắc đẹp vốn dĩ không phải đối tượng được
chú trọng miêu tả, có chăng chỉ là vẻ đẹp của nhân phẩm, đức hạnh được ngợi
ca, vinh danh như một biểu tượng của thời đại. Đó là hình ảnh các liệt nữ giàu
đức hi sinh, thủy chung, cam chịu như Lệ Nương, Vũ Thị Thiết trong Truyền
kỳ mạn lục. Cho tới sau này, sự giải phóng con người trong văn học xuất hiện
rõ nét hơn qua các truyện thơ Nôm. Truyện Nôm Truyện Phan Trần là điển
hình cho một tình yêu tự do khởi phát từ vẻ đẹp của người phụ nữ. Phan Trần
vì say mê sắc đẹp của Diệu Thường mà sinh tương tư, gầy mòn, và cũng
chính vì nhan sắc của nàng khiến chàng sẵn sàng quyên sinh khi bị từ chối.
Trong quan niệm Nho giáo, đó là sự sướt mướt, ủy mị của người đàn ông cần
được loại bỏ. Mà sự ủy mị ấy lại do nữ sắc gây nên lại càng đáng trách, đáng
khinh. Ở một trường hợp khác, Nguyễn Du, theo thuyết tài mệnh tương đố,
mặc dù ca ngợi nhan sắc toàn hảo, mười phân vẹn mười của Thúy Kiều nhưng
cũng không khỏi chua xót mà khẳng định: hồng nhan bạc mệnh. Có lẽ cả cuộc
đời chìm nổi mười lăm năm của nàng cũng xuất phát từ vốn tài sắc hơn người
ấy. Việc Kiều khiến Từ Hải phải chết đứng cùng quá trình lưu lạc trong đắng
22
cay, nhơ bẩn cũng là việc cấm kị của Nho giáo. Bởi vậy, các Nho gia coi
truyện Nôm Phan Trần và Truyện Kiều là những “bức dâm thư” để đưa ra câu
răn dạy:
“Đàn ông chớ kể Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”
Việc kỳ thị nữ sắc trong quan điểm của Nho giáo dẫn tới việc, các tác
giả trung đại ít đi vào miêu tả cụ thể, tỉ mỉ nhan sắc các nhân vật nữ của mình.
Nếu có, nó thường là các đặc điểm ngoại hình mang tính ước lệ, chung chung,
hoặc gắn liền với đặc điểm của phẩm hạnh, là yếu tố tôn vinh phẩm hạnh. Do
vậy, khi đi vào miêu tả cụ thể sắc đẹp mà không có những yếu tố phù hợp với
đạo lý phong kiến hoặc chuẩn mực của người phụ nữ của Nho giáo, các tác
giả thường phải phóng tác các câu chuyện dưới hình thức chuyện thần tiên,
chuyện ma quỷ...để tránh những cái nhìn và sự đánh giá nghiêm khắc của
người đời.
1.4.2. Vấn đề tính dục thời trung đại
Tính dục vốn được xem là vấn đề cấm kị, Nho giáo vốn quan niệm
“vạn ác dâm vi thủ”. Trong thời kỳ trung đại, khi Nho giáo và Phật giáo sở
thời kỳ cực thịnh và có sức ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tinh thần của
người dân, tư tưởng này lại càng ăn sâu, bám rễ vào việc đối nhân xử thế giữa
người với người. “Diệt dục”, hoặc tránh xa sắc dục gần như là một phạm trù
đạo đức cần thiết để đảm bảo sự thành công của các chính nhân quân tử Nho
giáo, với các Phật tử, đó là điều kiện để tới với cõi Niết bàn.
Phật giáo quan niệm rằng: “Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình,
đó là hạng phàm phu tự dìm mình xuống chỗ bùn lầy. Đức Phật ví họ như một
đứa bé dại khờ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà
phải chịu cái hoạ đứt lưỡi, hoặc như người ngu si cầm đuốc đi ngược gió ắt
phải bị cháy tay. Sắc dục hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ vì nó mê
23
hoặc người làm việc xấu ái, tạo tai hoạ nhiều kiếp sau dày, chịu trầm luân khổ
sợ không thể nào thoát khỏi” [4]. Bởi vậy cuộc sống khổ hạnh, tránh xa dục
giới sẽ khiến người ta tránh được vô minh, bất hạnh. Giáo lý nhà Phật cũng vì
thế mà khuyến trừng các đạo sư: “Người tu Đạo thấy sự dục lạc tất phải tránh
xa. Người tu Đạo cần phải lánh xa dục vọng” [21].
Với Nho giáo, trên thiết chế quy định ngặt nghèo mối quan hệ giữa đàn
ông và phụ nữ “nam nữ thụ thụ bất thân”, tính dục cũng được xem là vấn đề
cần có sự đề phòng, cảnh giác và phải biết tiết chế. Đặc biệt là vấn đề tính
dục đối với người phụ nữ. Quan hệ nam-nữ vì vậy mà cũng có những ranh
giới nhất định. Lục Vân Tiên vốn dĩ là một chàng trai trượng nghĩa, am hiểu
khí tiết ở đời, khi cứu được Kiều Nguyệt Nga, chàng nhất định không dám
nhận sự đa lễ của nàng cũng chỉ vì ranh giới nghiêm ngặt ấy:
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái ta là phận trai”.
(Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu)
Người phụ nữ nếu quá chủ động, mạnh mẽ trong tình cảm đôi lứa cũng
bị xem là thất tiết. Nho giáo đề cao những tấm gương liệt nữ, những người
phụ nữ biết thủ tiết, hi sinh vì người đàn ông. Những người phụ nữ như thế
thường được vinh danh, thậm chí lập đền thờ sau khi chết. Nho giáo cũng coi
trọng trinh tiết: “Đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc sống thử,
đạo Nho rất phê phán, xem đó là hành động vô đạo đức, làm nhục gia quy”
[64] . Đời sống bản năng của con người mặc dù được công nhận như một nhu
cầu thiết yếu “thực sắc tính dã” nhưng lại bị kìm hãi, đè nén và coi thường.
Các thể chế chính trị, các tập tục cộng đồng cũng đưa ra các hình thức xử phạt
mang tính răn đe mạnh mẽ, thậm chí nghiêm khắc với việc này. Trong tích
chèo cổ Quan Âm Thị Kính, Thị Mầu con gái phú ông vố là cô gái lẳng lơ,
nhiều ham muốn, không ngăn dục vọng, Thị Mầu tư thông với kẻ đầy tớ trong
24
nhà mà có thai. Thị Mầu bị mõ reo tội trạng khắp làng rồi bị phạt vạ như một
vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Cuối cùng, dưới áp lực xã hội, Thị Mầu phải
bỏ đứa con vón không được chấp nhận ấy nơi cửa chùa. Không ít các trường
hợp khác ngoài thực tế bị cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông hoặc bị đuổi đi biệt xứ
cũng vì “nết không cẩn nguyện”.
Chính bởi sự nghiêm ngặt ây, trên diễn đàn văn học những năm đầu thế
kỉ XV trở về, ít có tác giả nào dám đề cập tới vấn đề tế nhị này một cách cụ
thể. Nếu có thì cũng được ẩn sâu, giấu kỹ dưới những khuôn vàng thước ngọc
hoặc ước lệ tượng trưng. Bản năng, khát khao sâu kín của con người lại được
thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên hay điển tích, điển cố tạo sự liên tưởng ý
nhị. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn luôn tưởng
nhớ về người chồng chinh chiến phương xa. Nàng biết và hiểu rõ hơn ai hết
nỗi nhớ nhung, sầu muộn và ước mong hạnh phúc gối chăn:
“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau”.
(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn)
Hoặc Kiều, trong thân phận là một kỹ nữ lầu xanh, nàng đã không ít lần
âm thầm chịu đựng nỗi nhục nhã ê chề khi tấm thân ngàn vàng bị đem ra chà
đạp:
“Mặc người mưa Sở mây Tần
Riêng mình nào biết có xuân là gì”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Tuy nhiên, khi nhu cầu giải phóng con người lên cao, văn học trung đại
xuất hiện những hiện tượng thơ mang tính chất “nổi loạn”, cá tính và khác
biệt hoàn toàn. Nếu như trước kia, Thị Mầu bị phạt vạ vì chửa hoang, thì tới
25
Hồ Xuân Hương, bà ngang nhiên miêu tả các hoạt động tính dục vô cùng táo
bạo, bản lĩnh, và độc đáo. Với bà việc quan hệ dục tính trước hôn nhân không
phải vấn đề đáng lên án, thậm chí Xuân Hương còn dám thách thức lại cả một
xã hội Nho giáo:
“Không chồng mà chửa mới ngoan
Có chồng mà chửa, thế gian sự thường”.
(Không chồng mà chửa - Hồ Xuân Hương)
Hồ Xuân Hương là một cá tính hoàn toàn khác trong quá tình phát triển
của văn học trung đại. Các bộ phận sâu kín nhất của cơ thể, những khao khát
hạnh phúc ân ái vợ chồng được bà đưa vào thơ một cách mãnh liệt, không e
ngại. Nó táo bạo đến nỗi các nhà nghiên cứu sau này phải thốt lên rằng: “Từ
ngàn xưa người ta sùng thượng Khổng Mạnh mà cái cốt tính của nó là đoan
trang, kín đáo, thế mà Hồ Xuân Hương đã chẳng đoan trang kín đáo chút nào.
Những tập tục, những đức tính của người con gái nàng đã coi khinh hết. Đó là
tất cả những cái đã thúc nàng tìm đến một nhân sinh quan cực kỳ lãng mạn:
Sống đối với nàng chỉ là để thỏa mãn nhục dục” [65]. Do vậy đương thời, thơ
Hồ Xuân Hương được xếp vào lại Nôm na bình dân, hoặc “thơ tục”, nổi loạn
mà không được hiểu, đánh giá như đúng giá trị thực của nó.
Nhãn quan của Nho giáo rất khó chấp nhận cái trần trụi của các hoạt
động nam nữ. Quan niệm khinh thị, bài xích dục tính vô hình chung dẫn đến
sự cấm cản với các hoạt động văn hóa khác, trong đó có sáng tác văn chương.
Hoạt động ấy vốn dĩ chịu sự soi chiếu của cả một hệ thống, từ hệ thống chính
trị đến xã hội. Đôi khi, rất khó để phá vỡ các quan niệm hoặc các vấn đề đã
tồn tại trong máu thịt, tư tưởng con người hàng trăm năm. Do vậy, áp lực cho
các tác giả khi tạo dựng ra cái mới lạ lẫm là vô cùng lớn. Tác phẩm sẽ dễ bị
coi là dâm thư nếu “khơi nguồn chưa ai khơi” đó. Vì vậy sự thận trọng là điều
không thể thiếu trong sáng tạo và sáng tác với các vấn đề nhạy cảm của tác
26
giả trung đại. Đó là nguyên nhân tại sao, để có thể tự do nói về sự ái ân có
tính chất nhục dục, đặc biệt người phụ nữ trong mối quan hệ xác thịt đó lại vô
cùng mạnh bạo, tác giả phải lựa chọn hình thức ma quỷ để tạo nên sự an toàn
cho tác phẩm của mình.
1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
1.5.1. Tác giả
Tác giả Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hải
Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chúng ta hiện không
rõ năm sinh năm mất của Nguyễn Dữ, chỉ biết ông vốn là học trò của Tuyết
Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là
ông sống vào khoảng thế kỷ XVI.
Những thông tin hiện nay của chúng ta về Nguyễn Dữ còn rất ít. Theo
lịch sử để lại, ông từng đi thi, làm quan được một năm rồi cáo quan về quê,
lấy cớ phụng dưỡng mẹ già yếu. Khác với các tác giả khác như Nguyễn Bỉnh
Khiêm hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật ở vùng rừng núi
Thanh Hóa khi còn rất sớm, ông không tham gia chính sự hay việc đời, chân
không bước tới thành thị. Có lẽ vì vậy mà những ghi chép về ông không phổ
biến.
Cả sự nghiệp văn chương của Nguyễn Dữ được tập trung trong tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục. Thời gian ẩn dật ở núi rừng xứ Thanh chính là điều
kiện khiến ông xây dựng nên “áng thiên cổ kỳ bút” mà hậu thế lưu truyền đến
mãi sau này
1.5.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Truyền kỳ mạn lục là một tập hợp các câu chuyện được viết theo thể kỳ,
bao gồm 20 truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán. Tác phẩm được Hà Thiện
Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra
chữ Nôm, là quyển sách được tác giả ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ lưu
27
truyền trong dân gian. Trong đó, tác giả sử dụng các yếu tố liêu trai, kỳ ảo để
nói về cuộc sống thực của con người, vì vậy mà có giá trị hiện thực cũng như
nhân đạo vô cùng sâu sắc.
Các câu chuyện được ẩn dưới hình thức lịch sử đã qua để phê phán
những tệ trạng của một xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, và bắt đầu có biểu
hiện đồi tệ, đồng thời đề cập tới tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc của con
người. Tác giả cũng thể hiện thái độ bênh vực người phụ nữ rất rõ nét qua các
câu chuyện có tính bi kịch.
Do vậy, không khó hiểu khi hậu thế đánh giá, Truyền kỳ mạn lục là tác
phẩm truyền kỳ đặc sắc nhất trong dòng chảy văn học trung đại.
Tiểu kết: Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày về một số
vấn đề khái niệm, lý thuyết của đề tài như khái niệm truyền kì, khái niệm ma
nữ cũng như sự xuất hiện của nhân vật ở một số bộ phận văn học, chỉ ra các
quan niệm chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ trung đại như vấn
đề nữ sắc, tính dục. Đồng thời trình bày một vài nét về Nguyễn Dữ và tác
phẩm Truyền kỳ mạn lục. Qua đó chúng tôi nhận thấy, nhân vật ma nữ rất phổ
biến ở các nền văn hóa, đặc biệt là trong ý niệm dân gian. Điều đó sẽ ảnh
hưởng nhiều tới cách thức xây dựng nhân vật của các tác giả khi nó đi vào
văn học viết. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy, các thiết chế của Nho giáo trong
vấn đề nhìn nhận người phụ nữ vốn dĩ rất hà khắc. Nó chi phối điểm nhìn của
người đàn ông và xã hội lên mọi hành vi của người phụ nữ. Ở một mặt nào
đó, họ bị coi là nguyên nhân dẫn đến dục vọng, một ý thức bị xem là xấu xa,
đáng loại trừ. Sống trong xã hội đó, Nguyễn Dữ không tránh khỏi những áp
lực của thời đại lên những trang viết. Bởi vậy, nó cũng góp phần ảnh hưởng
không nhỏ trong việc tạo dựng và lựa chọn hình thức nhân vật của tác giả. Đó
cũng chính là cơ sở lí luận và thực tiễn tiền đề giúp chúng tôi đi vào lý giải
hình tượng các ma nữ.
28
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT MA NỮ TRONG
TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
2.1. Số phận
Các nhân vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục cũng có số phận riêng
như những con người trần thực. Chủ động trong tình yêu nam-nữ, trong hạnh
phúc ái ân, táo bạo trong cách thể hiện, quyến rũ trong từng nét mi đường
mày, cử chỉ hành động nhưng cuối cùng, số phận cũng bị tóm gọn trong cụm
từ “bi kịch”. Tuy vậy, khác với hình ảnh người phụ nữ tiết liệt được xây dựng
trong văn học những năm tháng phong kiến bị Nho giáo chi phối, thay vì ngợi
ca, thán phục, thì họ lại bị lên án, khinh thường. Nếu như với người phụ nữ
tiết liệt, cái chết của họ thường là minh chứng cho sự trong sáng, tiết hạnh,
lòng can đảm, thủy chung thì với nhân vật ma nữ, đó là cái giá phải trả, là kết
cục thường thấy. Do đó, dù được hiện diện trên cõi trần thế, được sống trong
những chuỗi ngày hoan lạc lứa đôi thì hạnh phúc cũng chẳng “tày gang”.
Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây,, truyện về các nhân vật ma nữ được
xem là có hậu nhất, thời gian hai hồn hoa Liễu Nhu Nương và Đào Hồng
Nương bên cạnh Hà Nhân có thể gọi là khoảng thời gian viên mãn. Họ cùng
“chăn gối ấm êm”, “làm thơ ngâm chơi”, “bày tiệc vui trong vườn…trải chiếu
giát trúc, đốt đèn nhựa thông, bóc bánh là hòe, rót rượu hạt hạnh, các món ăn
trong tiệc đều là những món quý trọng cả”[26]. Cả ba bên nhau yêu thương
rất mực đằm thắm, khăng khít, tưởng chừng không thể tách rời. Hạnh phúc
này khiến cho Hà Nhân quên đi nghĩa vụ của một đấng nam nhi và mục đích
khi trẩy kinh. Chàng lơ là sự học, tiêu ma ý chí, thoái thác hôn nhân “tuy
mượn tiếng du học, nhưng bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng” [26]. Bên
cạnh Hà Nhân, hai nàng thực sự được trân trọng, níu giữ, nhưng thời gian
cũng không kéo dài được quá một năm.“Ngày nào mới buổi xuân dương,
thoắt đã trời đông tiết lạnh. Một hôm Nhân ở ngoài về, thấy hai nàng mắt đều
29
đẫm lệ. Nhân giật mình hỏi, hai nàng đều sùi sụt gọt lệ nói rằng: “Chúng em
không may đều mắc bệnh gió sương, khí xuân chưa về, mặt hoa dễ héo, thuốc
thang khó tìm, hương hồn một mảnh, chưa biết sẽ trôi dạt đến nơi nào…”
[26]. Không phải bị trừng trị, triệt tiêu tủi hổ giống như số phận của các ma
nữ khác nhưng hai hồn hoa Liễu, Đào cũng khó tránh khỏi quy luật sinh-diệt
của đất trời. Tuy vậy, cuộc sống ngắn ngủi của họ được tác giả ưu ái hơn các
nhân vật ma nữ khác. Hai tinh hồn hoa dù đã cản làm lui cản sự nghiệp của
Hà Nhân nhưng vẫn nhận được sự xót thương của chàng, được nâng cao
thanh giá khi có cả văn tế tưởng nhớ, mặc niệm. Đây cũng là hai tinh hồn duy
nhất nhận được đặc ân đó.
Ngoài Chuyện kỳ ngộ ở Trại tây, các nhân vật ma nữ khác thường
được xây dựng theo mô-típ: xuất hiện- tác quái- hưởng hạnh phúc ái ân- biến
cố- bị trừng trị. Số phận của họ không gắn với lễ nghĩa Nho gia, hay trách
nhiệm của người phụ nữ với gia đình mà hướng tới cái phóng khoáng, tự do,
với ái ân hoan lạc. Gắn kết với họ cũng chính là gắn kết với “thói tà dục”, đi
ngược lại với thiết chế phu-phụ, trinh-hiếu-tiết- nghĩa của người phụ nữ chuẩn
mực mà Nho giáo đưa ra. Các nhân vật nam khi đã rơi vào vòng tay ấy
thường có những bước chân lầm lạc. Chính bởi vậy, các nhân vật ma nữ gần
như bị biến thành các nhân vật công cụ để khuyến trừng, cảnh tỉnh với xã hội
nói chung và người đàn ông nói riêng: biết tu chí, tiết dục. Điểm nhìn của
Nho giáo đã quyết định đến kết thúc của những câu chuyện. Hầu hết số phận
của các nhân vật ma nữ, sau khi đã reo rắc kinh hoàng và thể hiện dục vọng
một cách công khai đều có kết thúc bi thảm. Đó như một cách lên tiếng bảo
vệ hệ tư tưởng, vừa mang tính chất giáo huấn, vừa thể hiện quan niệm về nữ
sắc của Nho gia: người phụ nữ đẹp thường là yêu quỷ, cản trở bước tiến của
người đàn ông.
30
Trong Chuyện cây gạo, Nhị Khanh với sự bạo dạn của mình đã chủ
động kiếm tìm hạnh phúc, lôi kéo, mê hoặc chàng trai Trình Trung Ngộ. Cuộc
tình của họ là ngày tháng “cùng nhau ái ân hết sức thỏa mãn”, cùng nhau đối
ẩm làm thơ trong những đêm hoan lạc. Hạnh phúc của họ là sự thụ hưởng tình
yêu, thú vui xác thịt “ để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt”. Nhưng đã trở
thành mô-típ chung, thời gian được gần gũi bên nhau ở cõi trần thế không qua
được một tháng. Chịu sự cấm cản của người đời, phải cho tới khi hai người
cùng thành ma, lúc đọ họ mới thực sự tự do bên nhau. Đến đây, câu chuyện
tưởng chừng có thể kết thúc, nhưng lại được tiếp nối bằng các tình tiết ma
quái, ghê rợn của cặp tình nhân yêu quỷ: “Từ đó về sau, phàm những đêm tối
trời, người ta thường thấy hai người dắt tay nhau đi dạo, khi thì hát, khi thì
hóc. Hai người thường bắt người ta phải khấn cầu lễ bái, hễ hơi không được
như ý thì làm tai làm vạ” [26], thường dạo chơi với “thân thể lõa lồ mà cũng
nhau cười đùa nô giỡn” [26]. Chính sự tác quái đó khiến dân làng khinh sợ,
để cuối cùng hồn ma của họ cũng bị tiễu trừ, tiêu diệt một cách bi thảm: “Cây
gạo bị nhổ bật, cánh cây gẫy nát và bị tước như tước dây vậy. Kế nghe thấy
trong không có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc. Mọi người ngẩng lên trông có
sáu bảy trăm lính đầu trâu gông trói hai người dẫn mà đi” [26].
Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, là một oan hồn mang nhiều
nỗi truân chuyên khi còn sống, Thị Nghi sau khi hưng yêu tác quái có được
mái ấm với viên quan họ Hoàng ở Lạng Giang. Với đấng nam nhi, nàng tỏ ra
là một người con gái hội tụ “trinh -hiếu- tiết- nghĩa”. Đó là biết việc hiếu khi
“chỉ hận một điều là hài cốt cha mẹ, chưa vớt lên được để đem về mai táng”,
biết giữ trinh-tiết khi “chàng lấy lời thử đùa cợt để dò xem ý tứ thế nào,
nhưng nàng chống cự lại rất xẵng” [26], biết báo nghĩa “thiếp dù có nát thân
báo đền cũng không dám quản” [26], “vậy xin được đem mình hầu khăn
lược...đương những công việc tảo tần”[26]. Nàng làm Hoàng say mê, lùi gắng
31
công việc mà tình cảm ngày càng thắm thiết. Nhưng câu chuyện không kết
thúc ở đó, sau khi làm Hoàng bị “bệnh điên cuồng hoảng hốt, mê lịm đi
không còn biết gì” nàng chính thức bị trừng phạt. Bị đạo sĩ làm phép để hiện
nguyên hình là một đống xương trắng, rồi hòn máu tươi, kết thúc khoảng thời
gian hạnh phúc ngắn ngủi để rồi xuống âm phủ tiếp tục bị hạch tội, làm gương
răn đời. Như vậy tính ra, Thị Nghi bị chết 3 lần. Lần thứ nhất bị đánh ghen
mà chết tức tưởi, lần thứ hai bị đạo sĩ tiễu trừ, lần thứ ba bị trừng phạt đau
đớn dưới âm phủ.
Trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Đào Hàn Than vì vướng oan
nghiệp nên quyết tâm trả hận. Chính oan nghiệp đã kéo theo một mối oan tình
với sư Vô Kỷ. Khi ở cõi trần, hai người đã có một cuộc sống mê đắm với thi
phú, ngâm vịnh chẳng khác nào “con bướm gặp xuân”. Còn gì hơn được sống
với tình nhân trong cõi nước tú non kỳ, phong cảnh tuyệt đẹp. Những tưởng
đây sẽ là điểm dừng chân hạnh phúc cho Đào Hàn Than sau những chuỗi
ngày xuôi ngược trốn chạy, nhưng rồi nàng lại chết thảm trên giường cữ. Cái
chết của nàng cũng kéo theo cái chết của Vô Kỷ như một lời thề nguyền yêu
đương. Điều đó dẫn đến cuộc báo ân báo oán của đôi tình nhân ma quỷ trước
“cái nợ oan gia”. Tuy nhiên việc chưa thành, Vô Kỷ và Đào Hàn Than dưới
phép thuật của sư cụ Pháp Vân phải thác hóa, chết một lần nữa khi chưa thỏa
nguyện yêu đương.
Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Nguyễn Dữ đã thể hiện một trái tim
nhân đạo sâu sắc và khá táo bạo khi đề cập đến tình yêu tự do đôi lứa cùng
khát vọng hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ. Đâu đó thông qua
số phận của những ma nữ, Nguyễn Dữ thể hiện thái độ nhân đạo dù những
người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến mà tác giả dành cho
nhiều sự thương cảm thường bị vùi dập phũ phàng trước những thế lực phong
kiến cõi trần cũng như cõi âm, cõi trời. Nói đến số phận của ma nữ như Đào
32
Hàn Than, như Thị Nghi, như nàng Đào, Liễu... cũng chính là số phận hẩm
hiu, bất hạnh của những người phụ nữ bình thường trên cõi thế. Nếu như đến
với Nguyễn Du, người ta thấy hình ảnh một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà
vẫn “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” thì đến với Nguyễn Dữ người ta sẽ
thấy nhiều dáng dấp phụ nữ đẹp với số phận chìm nổi, oan nghiệt khác nhau.
Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, hai nàng Liễu Nhu Nương và Đào Hồng
Nương tự giới thiệu “là những tỳ thiếp của quan Thái sư. Từ ngày quan Thái
sư qua đời, chúng em vẫn phòng thu khóa kín” [26]. Hay đến số phận của
Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị: “Ả danh kỹ ở Từ Sơn
là Đào Thị, tiếu tự Hàn Than, thông hiểu âm luật và chữ nghĩa. Niên hiệu
Thiệu Phong thứ năm (1345) đời nhà Trần, nàng được tuyển sung vào làm
cung nhân, hằng ngày chầu vua ở tiệc rượu hay ở chiếu bạc... Dụ Tôn mất,
nàng phải thải ra phố...” [26]. Đó là những tì thiếp, sống mà không được
hưởng hạnh phúc lứa đôi, phải tự giam mình nơi buồng lạnh. Những số phận
như thế hiển nhiên có thực trong lịch sử phong kiến, và ở triều đại nào người
ta lại không thấy những cung nhân chôn vùi tuổi xuân nơi lầu son gác tía.
Trong Cung oán ngâm khúc, hình ảnh, số phận hẩm hiu, cô độc của người
cung nữ đã được Nguyễn Gia Thiều khắc họa rõ nét. Từ một cô gái với vẻ đẹp
quyến rũ, mĩ miều:
“Vẻ phù dung một đóa khoe tươi,
Nụ hoa chưa mỉm miệng cười,
Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung.
Áng đào kiểm đâm bông não chúng,
Khóe thu ba rợn sóng khuynh thành,”
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)
33
Cho tới sự buồn khổ tột bậc thậm chí có phần bi thương với tuổi xế
chiều cô độc. Họ chính là những nạn nhân của chế độ phong kiến, chế độ nam
quyền hà khắc:
“Nghiêng bình phấn mốc mà nhồi má nheo.
Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả,
Điệu thương xuân khóc ả sương khuệ
Lạnh lùng nào thấy ỏ ê,
Khí bi thu sực nức hè lạc hoa.”
(Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)
Các ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục khi hóa thác chịu sự khinh khi,
dè bỉu, xa lánh của người đời và bị trừng phạt đau đớn. Đó có thể là do
khoảng cách không thể xóa bỏ giữa người – ma, giữa định kiến và sự nghiêm
khắc của đạo lý Nho giáo. Thế nhưng bản thân họ khi còn sống cũng có
những quãng đời ủ ê, mờ mịt và đầy bi kịch.
Trong Chuyện cây gạo, số phận của Nhị Khanh cũng không tốt đẹp
hơn hai nàng Đào, Liễu: “Thiếp họ Nhị tên Khanh, là cháu gái ông cụ Hối,
một nhà danh giá trong làng. Hai thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn. Mới đây bị
người chồng ruồng bỏ, thiếp phải dời ra ở bên ngoài lũy làng” [26]. Hay số
phận hẩm hiu, chồng chung vợ chạ để rồi chết một cách đau đớn, tức tưởi như
Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang: “Ở Phong Châu có người họ
Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành
Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để
đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho
một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm
yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác
đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôn ở bên cạnh làng ”
[26].
34
Số phận của các nhân vật ma nữ dù có diễn tiến thế nào, kết thúc ra sao
đều ảnh hưởng trực tiếp đến người đàn ông. Ở lời bình cuối mỗi truyện, tác
giả đều đưa ra lời lý giải cho hậu quả đó của người đàn ông. Người chết theo
như Vô Kỷ do “gian dâm, buông thói tà dục”, Trình Trung Ngộ do “thất phu
đa dục”, kẻ lơ là bút sách, mực nghiên như Hà Nhân do “có nhiều vật dục”
hay “bỏ nết cương thường, theo đường tà dục” mà bê trễ sự nghiệp như viên
quan họ Hoàng. Có nghĩa họ đã vượt ra ngoài vòng đạo lý chuẩn mực của
Nho giáo, đó đều là những bài học đắt giá với người đàn ông trong xã hội
xưa. Người phụ nữ, dù trong hoàn cảnh nào cũng chịu nhận sự thiệt thòi nhiều
hơn. Họ không những phải nhận lấy kết thúc thảm thương, đau đớn, mà còn
chịu nhiều điều tiếng của cuộc đời, bị coi là nguyên nhân của sự sa đọa. Điều
đó cho thấy quan niệm kỳ thị nữ sắc, bài xích dục vọng với luận thuyết “vạn
ác dâm vi thủ”. Mặc dù có thể hiện thái độ nhân đạo, nhưng Nguyễn Dữ cũng
tỏ ra nghiêm khắc, đứng trên lập trường của nhà Nho chính thống để đưa đến
những kết thúc nghiệt ngã cho người phụ nữ. Và cuối cùng, dù có đứng trên
lập trường nào, Nguyễn Dữ cũng đã phản ánh một xã hội nam quyền đầy rẫy
bất công mà không ai khác, phụ nữ chính là nạn nhân.
2.2. Ngoại hình
Các nhân vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục vốn vô cùng xinh đẹp,
quyến rũ, thậm chí đôi khi được tác giả miêu tả đậm tính phồn thực. Ngoài ra,
để tô đậm yếu tố kỳ quái, ma mị các nhân vật được biến hóa qua các hình hài,
thể vật khác nhau.
Đặc trưng của thể truyền kỳ đó là yếu tố kỳ quái, dị biệt. Điều đó ảnh
hưởng tới cung cách xây dựng các hình tượng nhân vật của nhà văn. Với các
nhân vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục, họ không có một ngoại hình, hình
thể cố định mà biến chuyển theo từng giai đoạn. Sự biến chuyển đó là phù
hợp với logic, diễn biến cốt truyện, tạo nên nét hấp dẫn, thu hút cho tác phẩm.
35
Những biến chuyển về hình thức này thường được diễn ra ở nửa cuối câu
chuyện, đôi khi nó gắn với kết thúc bi kịch đau đớn của nhân vật và cũng là
cách mà tác giả nói lên quan niệm kỳ thị của nhà Nho về nữ sắc: các cô gái
đẹp thường do yêu ma biến thành, do vậy nên tránh xa.
Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, sự biến đổi hình thức của hai nàng
Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương được diễn ra ở cuối truyện. Khi “người
sinh ở đời như cái hoa trên cây, tươi héo có kỳ, không thể nào gượng được dù
trong chốc lát” [26]. Từ các cô gái hết mực duyên dáng khi thụ hưởng cuộc
sống ở cõi trần, các nàng trở về với nguyên bản của mình là “vài ba cây đào,
liễu xơ xác tơi bời”. Hai hồn hoa Đào, Liễu đã biết trước được thời gian thác
hóa của mình, vì vậy mà khi còn hiện hữu trên trần thế, hai nàng đã sống thụ
hưởng ái ân một cách trọn vẹn, không “hoài phí xuân quang”. Sự thác hóa này
của nhân vật một phần ảnh hưởng của tư tưởng nhà Phật về kiếp nhân sinh
“sinh ký, tử quy”, và sự hữu hạn của cuộc đời trần tục.
Với Chuyện yêu quái ở Xương Giang, sự biến hóa về ngoại hình mang
tính chất ghê rợn, quái đản hơn. Nó cũng gắn liền với kết thúc của nhân vật
khi hưng yêu tác quái và bị trừng trị. Ma nữ Thị Nghi vốn là một bộ xương
trắng bị tiễn táng dưới lòng sông, sau khi biến thành người con gái mười bảy,
mười tám xinh đẹp để che giấu hành tung, nàng bị một vị đạo sĩ cao tay
phong ấn trở về nguyên trạng của mình, và cuối cùng là một cục máu đỏ hỏn.
Sự biến đổi ấy kéo theo nỗi kinh hoàng cho rất nhiều người nhưng cũng là lúc
thần thức của những người đàn ông bị quyến rũ thức tỉnh. Bi kịch của Thị
Nghi ở cuối chuyện lại là bài học, lời cảnh tỉnh cho viên quan họ Hoàng và
cho nam giới nói chung.
Trong Chuyện nghiệp oan Đào thị, Đào Hàn Than cùng sư Vô Kỷ sau
khi chết biến thành hai câu con trai khôi ngô tuấn tú, nhưng không tránh khỏi
36
luật định chung, bị sư cụ Pháp Vân tiễu trừ và biến than đôi rắn vàng trong
huyệt.
Khác với các nhân vật nữ chính khác trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả
thường rất ít đề cập đến ngoại hình, hoặc nếu có thì thường chỉ dừng lại ở
cách nói chung chung, như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam
Xương được miêu tả là có “tư dung tốt đẹp”. Trái lại, phẩm hạnh của các nàng
mới chính là yếu tố được tác giả khắc họa, tô đậm và biến nhân vật trở thành
hình tượng liệt nữ của thời đại. Ở mỗi nhân vật như vậy, tác giả đều tìm ra các
nét tình cách phù hợp với tư tưởng của Nho giáo về người phụ nữ. Chính bởi
vậy họ được tác giả ca ngợi, được xã hội tôn vinh, thậm chí lập đền thờ như
những Thánh nữ. Khác hoàn toàn với hình tượng này, các nhân vật ma nữ lại
được tác giả đi sâu vào miêu tả vẻ đẹp hình thể, những vẻ đẹp khiến người ta
phải chuếnh choáng say mê, si cuồng. Tuy nhiên, mục đích của tác giả khi
miêu tả vẻ đẹp ấy không phải để thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh, ca ngợi mà
chỉ nhằm tô đậm sự nguy hiểm của nữ sắc. Bởi cuối cùng, các bậc “chính
nhân quân tử” khi “anh hùng khó qua ải mỹ nhân” đều có những bài học đáng
nhớ.
Nếu Kiều của Nguyễn Du được coi là một bậc tuyệt sắc giai nhân
mười phân vẹn mười, vẻ đẹp của nàng được miêu tả các phương thức ước lệ
mang đậm hơi hướng phương đông, vừa e ấp, kín đáo, vừa đằm thắm thanh
tao:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”.
(Truyện Kiều-Nguyễn Du)
37
Thì vẻ đẹp của các ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục được Nguyễn Dữ
tô đậm và gắn liền với những cử chỉ đa tình, thậm chí lẳng lơ, mời gọi. Trong
Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Đào Hàn Than trước khi chết được tác giả
nhắc đến là một ả danh kỹ tinh thông chữ nghĩa và âm luật. Vẻ ngoài của
nàng liên tục được nhấn mạnh “tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy”, “miệng đào
lưng liễu”, “mỗi lúc ở nhà dưới đi lên mặc áo lụạ, mang quần là, điểm son
môi, tô má phấn” [26]. Nhưng vẻ đẹp ấy lại đi liền với những hành động táo
bạo, đầy cám dỗ “tuy ở chốn thanh tịnh nhưng nết cũ vẫn chưa bỏ” [26], vì
vậy, sắc đẹp đó đã khiến chính sư cụ Pháp Vân phải lên tiếng cảnh báo Vô
Kỷ: “Ta e lòng thiền không phải sắt đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng
chẳng nhuộn bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt. Vậy ngươi nên liệu
lời từ chối, đừng để hối hận về sau” [26]. Cuối cùng đúng như lời răn, Vô Kỷ
vì sắc đẹp không kiềm được lòng dục đã tư thông với nàng để rồi chịu một cái
chết bi thảm.
Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, hồn ma Nhị Khanh, mặc dù rất chủ
động nhưng không cần những cứ chỉ tình tứ, khêu gợi cũng đã khiến “một
chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu” như Trình Trung Ngộ phải “mang
một mối tình u uất trong lòng”. Khiến người ta phải động lòng thương nhớ,
tương tư khi chỉ mới gặp gỡ, đó hẳn phải là một nhan sắc không tầm thường.
Qủa thực như vậy, Nhị Khanh trong con mắt của Trình Trung Ngộ là: “Một
người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu.
Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc” [26]. Nàng lại có một
thân hình bắt mắt, gợi cảm:
“Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch,
Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai” [26].
Chẳng thế mà Trung Ngộ liễu lĩnh đêm khuya thanh vắng tìm gặp
nàng để giải niềm u uất. Nhị Khanh đã khiến chàng say mê nghiêng ngả dù
38
“tình cờ kết mối lương duyên, nhưng đối với giai nhân, cửa nhà chưa rõ, tung
tích không tường, trong bụng rất lấy làm áy náy” [26]. Như vậy, vượt qua mọi
lý trí, rào cản của luân lý bình thường, Trung Ngộ yêu và đến với Nhị Khanh
bởi sắc đẹp quyến rũ, đầy cám dỗ.
Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, khi còn sống, Thị Nghi được
xem là một cô gái khá có tư sắc, chính sắc đẹp này là nguyên nhân dẫn đến
cái chết đau đớn của nàng khi bị đánh ghen. Khi thành ma, ban đầu nàng
không có một hình dạng xác định, mà “hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ,
hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu” [26]. Nhưng
ở hình dạng nào, Thị Nghi cũng mang một vẻ đẹp không ai có thể phủ nhận,
và xem như đó là một dấu hiệu nhận biết của yêu ma, nguy hiểm, chết chóc:
“Suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau
thấy gái đẹp chớ trêu vào” [26].
Còn nhắc đến hai nàng Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương trong
Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, người ta ắt phải thấy đó là hai nhan sắc tươi tắn,
kiều diễm và táo bạo. Với vẻ đẹp của mình, các nàng tự tin, chủ động chiếm
lấy cảm tình của người đàn ông. Những cử chỉ ấy thể hiện rất rõ ý tình:
“Trong phường có cái trại, gọi là trại Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều
Trần. Ngày ngày đi qua, Hà Nhân thường thấy hai người con gái đứng ở bên
trong bức tường đổ nhí nhoẻn cười đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông
hoa đẹp mà ném cho Hà Nhân nữa” [26]. Nghiêng ngả vì sự duyên dáng đó,
Hà Nhân đã sa vào lưới tình lúc nào không hay. “Sóng tình” ngày càng nồng
nàn say đắm bởi “vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng
với một câu thơ cổ "Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa" [26].
Trong tích chèo cổ của Việt Nam Lưu Bình, Dương Lễ, tác giả dân
gian ngoài ca ngợi ân nghĩa tình thâm của Dương Lễ dành cho Lưu Bình,
cộng đồng còn rất đề cao một người phụ nữ là Châu Long. Nàng vốn tài sắc,
39
lại rất mực thủy chung. Lãnh trách nhiệm thay chồng giúp đỡ bạn, dù có khi
Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long vẫn cương
quyết từ chối để giữ trọn tiết hạnh. Chính điều đó là động lực khiến Dương Lễ
thành công rạng rỡ, đỗ Trạng nguyên mà vinh quy bái tổ về làng. Giàu lòng hi
sinh và đức hạnh, đó cũng là hình tượng liệt nữ tiêu biểu trong con mắt người
đời. Khác hoàn toàn với Châu Long, các ma nữ của Truyền kỳ mạn lục không
dùng sắc đẹp của mình để hướng tới các hoạt động tích cực mà sử dụng nó
như một công cụ mê hoặc, cám dỗ người đàn ông. Nhan sắc lại chính là yếu
tố tạo nên sự nguy hiểm ở các nhân vật này. Chính bởi vậy, không ngẫu
nhiên mà Nguyễn Dữ có những miêu tả rất chi tiết và được xem là táo bạo về
hình thể người phụ nữ trong các loạt truyện này.
Kết thúc mỗi thiên truyện, các nhân vật ma nữ đều nhận được hình
thức trừng phạt đau đớn, những người đàn ông cũng không tránh khỏi hệ lụy.
Tuy nhiên, trong con mắt người đời, sự trừng phạt đó với người phụ nữ là
thích đáng. Bởi nhan sắc của họ bị xem là nguyên nhân của khổ đau, nguồn
cội của thói dâm dục, khiến đàn ông xa dời chính khí. Ngược lại, người đàn
ông, dù trong hoàn cảnh nào cũng được coi là nạn nhân, mà nếu không có sắc
đẹp của người phụ nữ họ đã không lầm lạc. Với đức hạnh, người phụ nữ lý
tưởng khiến người đàn ông tỉnh ngộ, còn với nhan sắc người phụ nữ phản
diện làm đàn ông u mê. Xây dựng nhân vật, Nguyễn Dữ cũng đã thể hiện
quan niệm khinh thường nữ sắc của Nho giáo trong xã hội nam quyền.
2.3. Tính cách, tâm lý
Nếu so sánh với hệ thống các nhân vật nữ chính diện trong Truyền kỳ
mạn lục hoặc ở một số tác phẩm khác, các nhân vật ma nữ có xu hướng tính
cách khác biệt hơn hẳn. Với hình ảnh liệt nữ, người ta thường thấy xuất hiện
các nét tính cách chuẩn mực. Vũ Thị Thiết một lòng thủy chung, hiếu thuận,
dũng cảm, giàu đức hi sinh, hay Kiều với những tự vấn, dằn vặt, những nỗi
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Giá trị đạo lý trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đLuận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
Luận văn: Truyện Nôm trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, 9đ
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAYLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara, HAY
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 

Similar to ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf

Similar to ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf (20)

Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnhSự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnhSự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
Sự trình hiện nhân vật nữ trong Cánh Đồng Bất Tận Từ truyện ngắn đến điện ảnh
 
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận văn học Việt Nam, HAY, 9 ĐIỂM
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn QuốcLuận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAYLuận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại khối cơ quan Tập đoàn Viễn thông Quân...
 
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy PhươngLuận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
Luận văn 2024 Tạo động lực lao động tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
Báo cáo bài tập lớn E - Marketing Xây dựng kế hoạch marketing điện tử cho nhã...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 

ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Mai Thị Lệ Quyên ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC” Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Hà Nội-2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- Mai Thị Lệ Quyên ĐỀ TÀI: HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG “TRUYỀN KỲ MẠN LỤC” Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Nho Thìn Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng GS.TS Trần Ngọc Vương Xác nhận của giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trần Nho Thìn Hà Nội-2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Mai Thị Lệ Quyên
  • 4. LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Nho Thìn, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn chỉnh luận văn. Hà Nội, Ngày 4 tháng 4 năm 2016 Tác giả luận văn Mai Thị Lệ Quyên
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................6 4. Mục đích nghiên cứu.............................................................................7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................7 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................7 7. Bố cục luận văn......................................................................................8 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC...................................9 1.1. Truyền kỳ và các đặc trưng thể loại..................................................9 1.2. Khái niệm ma nữ.............................................................................11 1.3. Nhân vật ma nữ trong văn học ........................................................14 1.3.1.Trong văn học dân gian Việt Nam .................................................. 14 1.3.2. Trong văn học trung đại Việt Nam................................................. 15 1.3.3. Trong văn học thế giới.................................................................... 17 1.4. Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính dục thời trung đại........................................................................................... 19 1.4.1.Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp...............................19 1.4.2. Vấn đề tính dục thời trung đại ....................................................... 22 1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục .....................26 1.5.1. Tác giả ............................................................................................ 26 1.5.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục......................................................... 26 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT MA NỮ TRONG...................... 28 TRUYỀN KỲ MẠN LỤC............................................................................ 28 2.1. Số phận.............................................................................................. 28
  • 6. 2.2. Ngoại hình......................................................................................... 34 2.3. Tính cách, tâm lý .............................................................................. 39 2.4. Hành động......................................................................................... 46 2.5. Ngôn ngữ........................................................................................... 54 Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC............................................................................ 61 3.1. Cái kỳ ảo và cái thực được biểu hiện qua nhân vật ma nữ ............ 61 3.1.1. Cái kỳ ảo......................................................................................... 61 3.1.2.Cái thực ..........................................................................................63 3.2. Không gian nghệ thuật..................................................................... 66 3.2.1. Không gian kỳ ảo............................................................................ 66 .3.2.2. Không gian thực............................................................................ 68 3.3. Thời gian nghệ thuật ........................................................................71 3.3.1. Thời gian lịch sử.............................................................................71 3.3.2. Thời gian tồn tại của nhân vật ....................................................... 72 3.3.3. Thời gian xuất hiện của nhân vật .................................................. 76 3.4 Nghệ thuật miêu tả nhân vật.............................................................78 3.4.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động ...................................78 3.4.2 Nghệ thuật miêu tả tâm lý ...............................................................81 3.5. Ngôn ngữ nhân vật ...........................................................................84 KẾT LUẬN................................................................................................. 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ma nữ vốn là một hình tượng siêu nhiên, thể hiện quan niệm tâm linh của con người về sự sống và cái chết. Nó cũng thể hiện những nét văn hóa chung mang tính chất cộng đồng trong tín ngưỡng, phong tục tập quán của mỗi quốc gia, sứ xở. Nhắc tới ma nữ, dường như ai cũng có một ý niệm, khái niệm nhất định về loại hình nhân vật này, mặc dù trên phương diện khoa học, đó vẫn chỉ là một nhân vật tưởng tượng được thêu dệt. Trong văn học, xây dựng hình tượng các ma nữ đã trở thành một đề tài hấp dẫn, lôi cuốn, phổ biến trong cả hai bộ phận văn học: văn học viết và văn học dân gian. Với độc giả, đây là nhân vật luôn khiến họ có nhiều trải nghiệm cảm xúc, khơi gợi mong muốn tìm hiểu. Trong xã hội trung đại Việt Nam, khi mà Nho giáo được xem là nền tảng vận hành đất nước của các vua chúa, khẳng định tầm quan trọng của người đàn ông trên mọi phương diện thì đối với người phụ nữ đó lại là một giáo lý hà khắc. Nó đưa ra những quy định ngặt nghèo về lối ứng xử của người phụ nữ với các mối quan hệ xung quanh mình. Điều này vô hình chung cũng ảnh hưởng tới các định hướng sáng tác văn chương. Điểm nhìn của nam giới đã chi phối thế giới quan văn học suốt cả một chặng đường dài, do vậy hình tượng người phụ nữ trong văn chương trung đại những năm tháng của thế kỉ XV trở về trước không nhiều. Sự xuất hiện của Truyền kỳ mạn lục với rất nhiều các nhân vật nữ ở thế kỉ sau là một hiện tượng độc đáo, khác biệt, mang lại hơi thở mới cho văn học vốn có sự khu biệt giới rất lớn này. Ở đó, hình ảnh người phụ nữ được hiện lên như một nhân vật trung tâm có đời sống, có số phận, tâm lý, tính cách rõ rệt. Tuy nhiên, tác giả lại có cách thức xây dựng các mẫu hình nhân vật mang tính chất đối lập nhau trên mọi phương diện. Một bên là những người phụ nữ tuân thủ theo đúng các lễ tiết của đạo
  • 8. 2 đức phong kiến, của giáo lý nhà Nho, họ được coi là hình mẫu liệt nữ của thời đại. Một bên là những phụ nữ xinh đẹp, có quan niệm phóng túng về quan hệ nam nữ, tính cách tự do, táo bạo, nhưng lại được ẩn giấu dưới hình thức yêu ma. Khi xây dựng nhân vật này, tác giả ít nhiều thể hiện sự đồng cảm trước các hiện tượng bất công của đời sống đối với họ, nhưng sau đó lại phê phán với đôi mắt vô cùng nghiêm khắc, đây là hiện tượng cần được nghiên cứu. Thực hiện đề tài “Hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục” chúng tôi mong muốn làm sáng tỏ và cụ thể hơn vấn đề đó. Mặt khác, tìm hiểu hình tượng ma nữ là đi vào tìm hiểu một loại hình phụ nữ phá cách, đi khá xa so với tư tưởng và cái nhìn khắt khe của Nho gia có tính chất dị biệt, mới mẻ so với hình mẫu của phụ nữ trung đại. Dù mang thân phận của người đã chết, họ vẫn có những nét đặc trưng của con người trần tục cùng những khát khao yêu đương, hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt, đặc biệt là các diễn ngôn tính dục mạnh mẽ. Giữa thời đại người phụ nữ luôn phải đi kèm với nết cương thường, họ lại vượt thoát ra như một hiện tượng hi hữu, cá biệt. Trong văn học, đó được coi là sự sáng tạo táo bạo và luôn được tìm hiểu, khai thác như một hiện tượng độc đáo. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một tác phẩm viết khá nhiều về người phụ nữ (chiếm 11 trên 20 truyện), Truyền kỳ mạn lục dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong bối cảnh Nho giáo đã không còn ở vị trí đỉnh cao. Xét trên góc độ của khoa học, nhiều công trình đã chỉ ra những nét đặc sắc, mới mẻ của tác phẩm khi viết về người phụ nữ nói chung, đặc biệt là tinh thần nhân đạo ẩn giấu sau các số phận nhân vật. Với các ma nữ nói riêng, nhân vật được xem là có những hành động trái luân thường trong con mắt Nho gia cũng nhận được
  • 9. 3 nhiều ý kiến trái chiều. Mặc dù các công trình nghiên cứu về loại hình nhân vật này trong Truyền kỳ mạn lục rất đa dạng, nhưng các đánh giá, nhận xét hay phân tích vẫn còn ở dạng thức khái quát, tổng quan hoặc còn mang tính chất đơn lẻ. Ở đây, chúng tôi xin đề cập tới một số công trình tiêu biểu, có tính chất định hướng cao với người đọc. Giáo sư Nguyễn Đăng Na trong các công trình nghiên cứu của mình về Truyền kỳ mạn lục đã tỏ rõ quan điểm bênh vực người phụ nữ trong xã hội xưa. Đặc biệt khi nói về các nhân vật ma nữ, ông vẫn luôn dành một sự cảm thông cho số phận của họ. Trong bài viết Một vài nét về truyện truyền kỳ Việt Nam, tác giả đi sâu vào vấn đề nhân đạo và các cách thức mà Nguyễn Dữ tạo nên yếu tố đó trong tác phẩm. Cho dù là các hoạt động dục tính hay các quan niệm táo bạo, tự do vượt thoát khỏi các luật định Nho giáo, luân thường của cuộc sống bấy giờ, Nguyễn Đăng Na vẫn có cách lý giải riêng. Theo ông, những người phụ nữ trong Truyền kỳ mạn lục: “Sống đạo đức tử tế đều bị chết oan. Vậy hãy hành động theo ham muốn của tình dục, theo tiếng gọi của trái tim. Nguyễn Dữ làm cuộc thử nghiệm ngược lại: cho một số nhân vật phụ nữ sống tự do. Tác giả cho Nhị Khanh (Cây gạo) sống một cách “thoải mái”, vượt vòng cương toả, chạy theo tình dục” [34]. Ông cũng đặt ra vấn đề số phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ xưa thông qua hình ảnh các ma nữ và bi kịch của họ trước cuộc đời. Tác giả cũng đồng thời lên án xã hội vốn mang các định kiến bất công với người phụ nữ bằng những lời lẽ hết sức đanh thép, cứng rắn: “Đào Hàn Than có thai. Lẽ ra, đấy là niềm hạnh phúc lớn nhất của nàng: làm mẹ! Song, xã hội đâu có chấp nhận cho nàng làm mẹ? Hạnh phúc bỗng biến thành tai hoạ: “quằn quại chết trên giưỡng cữ”. Hình ảnh đó như một ám ảnh vò dứt, đập mạnh vào cái xã hội dã man đối với phụ nữ, đồng thời khơi dậy ở người đọc một niềm thương cảm cho thân phận nàng” [34]. Từ đó, Nguyễn Đăng Na cũng đặt ra vấn đề bất cập, mang tính
  • 10. 4 chất kìm hãm với người phụ nữ: “Sống hiếu hạnh nết na hoặc chạy theo tình dục, tự do yêu đương rồi cũng đều chết và chết một cách oan ức, thảm thương. Nguyễn Dữ đặt ra cho người đọc một sự tự lựa chọn” [34]. Có thể thấy, qua những quan điểm trên, Nguyễn Đăng Na đã đánh vào yếu tố xã hội trong tác phẩm một cách mạnh mẽ, quyết liệt. Nâng cao quyền sống, quyền tự do con người, nhưng bài viết mới chỉ dừng lại ở điểm nhìn nhân đạo, mang tính chủ quan chứ chưa đi sâu vào hình tượng cụ thể với các đặc điểm đầy đủ của nó. Trái ngược với quan điểm của Nguyễn Đăng Na, nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân đứng trên quan điểm của xã hội học, trong bài viết Truyền kỳ mạn luc, một thành tựu của truyện ký văn học viết bằng chữ Hán lại có những đánh giá hoàn toàn khác về các câu chuyện giữa người với ma. Ông cho rằng: “Các Truyện nghiệp oan của Đào Thị, Nàng Túy Tiêu, Cây gạo, Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, vv...thì lại miêu tả những mối tình trái với đạo lý Nho gia” [48, tr.518]. Ông còn cho rằng, cuộc tình tự do giữa Nhị Khanh-Trung Ngộ, hay Hà Nhân và hai nàng Đào, Liễu là những mối tình “yêu thương không lành mạnh” hay “xa lạ với quan niệm lành mạnh về cuộc sống, về tính yêu nam nữ trong truyện Nôm bình dân, trong văn nghệ dân gian” [48, tr.519]. Đánh giá về tư tưởng của Nguyễn Dữ thể hiện trong các mối tình đó, Bùi Duy Tân cũng nhìn thấy tư tưởng nhân đạo của tác giả Truyền kỳ mạn lục: “Nguyễn Dữ có phần thông cảm với khát vọng hạnh phúc chính đáng khi miêu tả những cặp trai gái công nhiên yêu nhau, đi lại, giao thiệp, hẹn hò, thề thốt với nhau” [48, tr.518], nhưng nhìn vào lời bình của tác giả ở cuối truyện, Duy Tân lại cho rằng sự phê phán của tác giả xuất phát từ “thái độ bảo thủ của Nho giáo”, từ đó khẳng định sự mâu thuẫn trong tư tưởng và tình cảm của tác giả. Như vậy, trong bài viết của mình Bùi Duy Tân đã ít nhiều đề cập tới bóng dáng các ma nữ cùng các mối tình tự do, đắm say của họ với các chàng
  • 11. 5 trai, nhưng nhìn chung vẫn chỉ là các đánh giá mang tính tổng quát, chung cục chứ chưa đi vào hiện tượng cụ thể để phân tích, lý giải nó. Với bài viết Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục, các tác giả trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (thế kỉ X- cuối thế kỉ XIX) của Đoàn Thị Thu Vân chủ biên, các tác giả đã chỉ ra rằng tình yêu giữa các chàng trai và các ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục là “tình yêu tự do giữa một đôi lứa thanh niên tài sắc, tri kỉ lẽ ra phải được thể hiện một cách đẹp đẽ, trong sáng thì nhiều lúc lại bị tác giả xây dựng thành một mối tình “trăng gió”, mang màu sắc nhục dục để rồi phê phán cho hợp với đạo lý nhà Nho (Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Truyện nghiệp oan của Đào Thị) [58, tr.120]. Về mặt này, các tác giả có vẻ đồng tình với ý kiến của nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân. Họ cũng cho rằng sự trái ngược ấy ở các tác phẩm của Nguyễn Dữ là do mâu thuẫn trong tư tưởng của tác giả. Đồng thời, họ cũng phần nào nhìn thấy số phận bất hạnh của người phụ nữ nói chung ẩn giấu đằng sau mác danh ma nữ kia: “Những người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến mà tác giả dành nhiều thương cảm, cuối cùng thường đi vào đổ vỡ, thường bị vùi dập phũ phàng trước những thế lực phong kiến ở cõi âm, cõi trời...” [58, tr.120]. Cuối cùng, họ rút ra một kết luận, những vấn đề mà Nguyễn Dữ đặt ra cũng là những vấn đề liên quan tới quyền sống, hạnh phúc của con người. Do vậy dù có thế nào, Nguyễn Dữ cũng đã thể hiện tnh thần nhân đạo sâu sắc với người phụ nữ và số phận của họ. Phó giáo sư Trần Thị Băng Thanh trong lời tựa cho Truyền kỳ mạn lục lại có cái nhìn công bằng hơn với tác giả Nguyễn Dữ trong việc phản ánh số phận nhân vật cũng như cách tác giả kết thúc câu chuyện. Đây cũng là quan điểm của rất nhiều các nhà nghiên cứu khác khi khảo luận về một tác phẩm ở thời đại đã qua, dưới con mắt của con người hiện đại: “Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh
  • 12. 6 (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở thành ma quỷ” [62]. Lời tựa có ý gợi mở này giúp người đọc có cái nhìn nhân bản hơn, dịu dàng hơn với các nhân vật vốn được xem là đáng sợ, nguy hiểm. Tuy vậy, nhận xét trên đây mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá, giúp độc giả định hình được tác phẩm chứ không phải đi sâu vào nghiên cứu cụ thể nhân vật trên các phương diện khác nhau. Truyền kỳ mạn lục được xem là tác phẩm truyền kỳ thành công nhất trong nền văn học trung đại. Vì vậy, không khó hiểu khi có rất nhiều các bài viết, các nhà nghiên cứu khảo luận về nó dưới các định hướng khác nhau. Điều đó góp phần làm đa dạng kho tư liệu phong phú về tác phẩm. Tuy nhiên, các bài viết trên mới chỉ dừng lại ở mức độ định hướng, dẫn dắt theo các quan điểm riêng về các nhân vật ma nữ chứ chưa đi vào khảo sát một cách cụ thể có tính tập trung. Đó là những cơ sở, tiền đề bước đầu giúp chúng tôi đi vào phân tích sâu hình tượng nhân vật ma nữ. Hi vọng luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về loại hình nhân vật này trong Truyền kỳ mạn lục trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là nhân vật phụ nữ yêu ma trong Truyền kỳ mạn lục mà cụ thể là khảo sát qua các truyện: Chuyện cây gạo, Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây, Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Chuyện yêu quái ở Xương Giang. Trong quá trình thực hiện đề tài để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi có sự so sánh, liên hệ với các nhân vật nữ khác tuyến trong cùng tác phẩm và trong các tác phẩm khác như Thúy Kiều trong Truyện Kiều, người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, cung nhân trong Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều...
  • 13. 7 4. Mục đích nghiên cứu Luận văn đi vào luận giải hình tượng ma nữ với những đặc điểm được biểu hiện sâu bên trong tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng sáng tạo cũng như nét mới mẻ, độc đáo, khác biệt của loại hình nhân vật đặc biệt này so với các nhân vật nữ khác. Ngoài ra, luận văn cũng chú ý tới điểm nhìn tư tưởng của Nho giáo, cũng như tư tưởng của tác giả được biểu hiện qua hình mẫu nhân vật, đặc biệt là vấn đề nữ sắc, tự do trong tình yêu và tính dục. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài như: khái niệm ma nữ, nhân vật ma nữ trong văn học, quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính dục thời trung đại. - Phân tích hình tượng ma nữ trên các phương diện ngoại hình, tính cách, hành động, ngôn ngữ, số phận và cái nhìn của Nho giáo với các đặc điểm đó cùng các nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Lý giải ý nghĩa nghệ thuật của hình tượng này xét trên các phương diện xã hội và chủ quan tác giả. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: xã hội phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, quan niệm của Nho gia đã chi phối cách nhìn, cách đánh giá, và thái độ của xã hội đối với người phụ nữ, đặc biệt là kiểu nhân vật mang tính chất loại hình như các ma nữ. - Phương pháp so sánh: để tạo ra cái nhìn toàn diện và khách quan, trong quá trình triển khai, chúng tôi so sánh đối tượng nghiên cứu với các nhân vật nữ khác trong các thiên tự sự, trữ tình trung đại khác của Việt Nam và của thế giới.
  • 14. 8 - Phương pháp phân tích-tổng hợp: dựa trên các ngữ liệu, phân tích những yếu tố cấu thành nên hình tượng ma nữ, để từ đó đưa ra đánh ra tổng quan về cách thức xây dựng nhân vật, cũng như giá trị tư tưởng của tác phẩm. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, chúng tôi dự kiến luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tìm hiểu hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Chương 2: Đặc điểm hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục. Chương 3: Nghệ thuật xây dựng hình tượng ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục.
  • 15. 9 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÌM HIỂU HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 1.1. Truyền kỳ và các đặc trưng thể loại Truyền kỳ vốn là một loại hình tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, được phát triển từ các truyện chí quái và truyện kỳ ảo thời cổ đại, được hoàn thiện, phát triển thịnh hành dưới thời nhà Đường. Truyện sử dụng các yếu tố kỳ ảo làm chất liệu để xây dựng nên các tình tiết và để phản ánh hiện thực xã hội, đời sống con người. Theo từ điển Tiếng Việt bộ mới, truyền kỳ có nghĩa là: “Một hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện kể dân gian, sau được các nhà văn nâng lên thành văn chương bác học, sử dụng những môtíp kỳ quái, hoang đường, lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần thế, phần lớn là truyện tình, để gợi hứng thú cho người đọc. Phần lớn các truyện truyền kỳ đều là truyện ngắn, có khi là từng truyện riêng rẽ, có khi tập hợp nhiều truyện thành một tập, và chủ đề cũng không nhất thiết gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự tham gia của các yếu tố thần kỳ vào câu chuyện không phải là do những nhân vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên,... trong truyện cổ tích thần kỳ, mà phần lớn ở ngay hình thức “phi nhân tính” của nhân vật (ma quỷ, hồ ly, vật hóa người,...). Tuy nhiên trong truyện bao giờ cũng có nhân vật là người thật và chính những nhân vật mang hình thức “phi nhân” thì cũng chỉ là sự cách điệu phóng đại của tâm lý, tính cách của một loại người nào đấy, và vì thế truyện truyền kỳ vẫn mang đậm yếu tố nhân bản, có giá trị nhân bản sâu sắc” [17, tr.447]. Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, truyền kỳ có ảnh hưởng và tiếp thụ một số thành tố dân gian từ các mô thức, mô típ và kế thừa các đề tài, cốt truyện để rồi phát triển thành các tác phẩm văn học viết có tính nghệ thuật hoàn chỉnh, có kết cấu đầy đủ và lời bình của tác giả rõ rệt. Trong truyện truyền kỳ, hệ thống các nhân vật người thường được phát triển xây
  • 16. 10 dựng song song với các nhân vật kỳ ảo, có tính chất siêu nhiên, để từ đó nói lên các vấn đề thực tế của đời sống. Với các thành tựu rực rỡ của mình ở quê nhà như sự ra đời của các tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Tiễn Đăng tân thoại của Cù Hựu, truyền kỳ được du nhập vào các quốc gia đồng văn, đồng chủng khác ở Châu Á, trong đó có Việt Nam. Ở thời kỳ đầu, truyện kì vào Việt Nam chỉ mang các yếu tố kỳ lạ, chưa thoát khỏi các mô thức dân gian, chỉ đến sau này, với sự xuất hiện của Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và Thánh Tông di thảo được tương truyền là của Lê Thánh Tông, truyền kỳ mới đạt tới đỉnh cao của nó cũng như tính hoàn thiện về nội dung cũng như nghệ thuật. Tiếp bước các thành công đó, các tác phẩm khác ra đời tạo nên sự đa dạng cho bộ mặt văn học như Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Qúy Thích. Mặc dù tiếp nhận và ảnh hưởng của thể loại văn học Trung Quốc, nhưng do dấu ấn văn hóa dân gian trong thể loại rất lớn, nên khi du nhập vào Việt Nam, truyền kì đã có những nét đặc sắc riêng biệt mà theo GS.Nguyễn Đăng Na: “Tuy là văn học viết, nhưng truyền kì dựa trên cơ sở truyền thống tự sự dân gian, khai thác các mô típ, nhân vật, cốt truyện, thậm chí cả lối kể dân gian. Cho nên, muốn tìm nét đặc trưng hoặc so sánh ảnh hưởng của truyền kì giữa các dân tộc trong khu vực đồng văn, một nguyên tắc bắt buộc là phải xuất phát từ kho tàng truyện dân gian của dân tộc đó. Truyền kì lấy yếu tố kì ảo làm phương thức thể hiện nội dung. Nhưng, mức độ của cái kì ảo phụ thuộc vào truyền thống thẩm mĩ dân tộc và nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy. Như vậy, phải bám sát lịch sử và truyền thống thẩm mĩ dân tộc khi nghiên cứu truyền kì của họ” [34]. Về đặc trưng của thể loại, theo GS.Nguyễn Đăng Na: “Với đặc điểm dùng hình thức kỳ ảo làm phương thức chuyển tải nội dung, truyện truyền kỳ có sức hấp dẫn mãnh liệt mọi lứa tuổi, mọi thế hệ. Đó là thế giới vừa ảo vừa
  • 17. 11 thực, có cả cái thấp hèn và cái cao thượng, có cả ma và thánh, quỷ và tiên,... đồng thời có cả những sinh hoạt thường ngày, ái ân, tình dục, ghen tuông, đố kỵ, lọc lừa,...” [34]. Như vậy có thể thấy đặc trưng dễ nhận thấy nhất của thể loại truyền kỳ là sự kết hợp giữa yếu tố thực và yếu tố kì ảo. Đã phát triển vượt thoát ra khỏi những ghi chép hoặc truyền thuyết có tính đơn ngẫu, truyền kỳ không thể thiếu một trong hai yếu tố trên để tạo ra sự nhận biết cho nó với các thể loại tự sự khác như cổ tích, thần thoại hay chí quái. Việc phát triển các yếu tố kì chính là cách tác giả phản ánh hiện thực đời sống một cách kín đáo, tế nhị. Nhất là khi áp lực của thanh giáo của thời trung đại quản lý và tiết chế hành vi tính dục của con người nên khó miêu tả trực diện, nhà văn trung đại có thể lợi dụng đặc trưng thể loại đó để gửi gắm ý đồ tư tưởng nghệ thuật, quan niệm con người tự nhiên như trường hợp Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Ngoài ra, các yếu tố thực không chỉ làm tăng tính chân thật cho câu chuyện mà còn làm ra tăng tính khách quan và là nền tảng, cơ sở cho sự phát triển của yếu tố kì. Truyền kỳ còn là một thể loại văn học dung hợp vào trong lòng nó các thể loại văn học khác nhau, kết hợp giữa các tiều loại tự sự và trữ tình như thơ, văn tế, văn vần…sự dung hợp đó giúp các tác giả dễ dàng hơn trong việc thể hiện những vấn đề tinh thần hoặc hành động của nhân vật như tâm trạng, các hoạt động tính dục một cách trau chuốt, nghệ thuật, tế nhị, kín đáo. Phát triển ở Việt Nam, truyện truyền kỳ đã ghi những dấu ấn đậm nét mà đỉnh cao là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, thể loại và tác phẩm ấy trải qua thời gian vẫn còn giữ nguyên giá trị đến bây giờ. 1.2. Khái niệm ma nữ Trong Truyền kỳ mạn lục, các ma nữ xuất hiện với các dạng thức khác nhau như ma, hồn ma, linh hồn Nhị Khanh trong Chuyện cây gạo, Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Đào Hàn Than Chuyện nghiệp oan
  • 18. 12 của Đào Thị, hoặc tinh hoa, tinh mộc như Đào Nhu Nương và Liễu Nhu Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở Trại Tây. Đó đều là loại hình nhân vật không thuộc về dương thế, lại thuộc thế giới siêu nhiên, vô hình, mặc dù các khái niệm này khá phổ biến trong tiềm thức dân gian nhưng đều là các nhân vật chưa được xác thực theo con mắt khoa học, do vậy với các nhà nghiên cứu sẽ có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương do Thích Viên Giác dịch, định nghĩa về ma được hiểu như sau, ma: “Tiếng Phạn gọi là Mara, nghĩa là giết hại, làm não hại thân tâm, tổn hại công đức, phá hoại trí tuệ. Có 4 loại ma: 1. Ma phiền não: Tham, Sân, Si... não hại thân tâm. 2. Ma năm ấm (ngũ ấm ma): chấp thủ sắc thân, cảm giác, tri giác, tâm hành và nhận thức là ngã, nên bị năm ấm trói buộc. 3. Ma chết (tử ma): tử thần cắt đứt mạng sống con người làm gián đoạn sự tu tập. 4. Ma trời (thiên ma): là tha hóa tự tại thiên, cõi trời thứ 6 của Dục giới, còn gọi là ma vương, ma ba tuần, chuyên làm trở ngại cho việc tu hành và làm việc thiện.” [13] Theo chúng tôi, các loại ma mà ta đang nhắc tới và cần tìm hiểu rõ ở đây thuộc loại thứ 3 và thứ 4. Đó là trong con mắt của Nhà Phật, còn theo Từ điển Hán Việt từ nguyên, các trường nghĩa liên quan đến ma được giải thích như sau: Ma: “(thuộc bộ Quỷ, gồm 21 nét) là chữ gọi tắt Phạm ngữ Ma la, có nghĩa là ngăn hại, phá hoại, gọi chung những việc thành thói quen không trừ bỏ được” [25, tr.1112]. Yêu tinh: “những vật quái dị linh thiêng thường dọa nạt hoặc làm hại người” [25, tr.2408]
  • 19. 13 Tinh (bộ mễ, 14 nét): “thần linh, phần linh thiêng” [25, tr.1795]. Quái (bộ tâm, 8 nét): “lạ lùng, khác thường; Quái vật: đồ vật hay thú vật lạ lùng không mấy khi trông thấy” [25, tr.1499]. Hồn (bộ quỷ, 14 nét): “Phần hồn trong con người, tinh thần của con người có thể lìa khỏi thể xác mà vẫn tồn tại mãi mãi” [25, tr.830]. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê các trường nghĩa đó được hiểu là: Ma có hai nghĩa: “Người đã chết, đã thuộc về cõi âm” và “sự hiện hình của người chết, theo mê tín” . [43, tr.746] “Yêu quái: quái vật làm hại người” [43, tr.1440]. “Yêu tinh: vật tưởng tượng có hình thù quái dị, có nhiều phép thuật và độc ác” [43, tr.1440]. “Linh hồn: hồn người chết” [43,tr. 705]. Ngoài ra còn có rất nhiều cách định nghĩa về ma, quái, yêu quái...của các nhà nghiên cứu văn hóa, nghiên cứu ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, xét trên phương diện khảo sát về loại hình nhân vật ma nữ trong giới hạn luận văn này, có thể hiểu chung rằng ma nữ là linh hồn của các phụ nữ đã chết, hoặc yêu khí của họ còn hiển hiện trên trần gian. Cũng có khi là tinh khí lâu năm của các chủng vật biến thành người phụ nữ, có khả năng biến hóa khôn lường, chứa đựng các yếu tố kì dị, có tính chất tự do, gây ra những tác động tiêu cực, gây tổn hại tới tinh thần hoặc thể chất của con người. Mặc dù xuất hiện trong Truyền kỳ mạn lục, nhưng linh hồn của một số phụ nữ đã chết như Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương, Vũ Thị Thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương...lại có những yếu tố ngợi ca, là biểu tượng cho những người phụ nữ tiết liệt, có khí chất thần linh, được xã hội kính nể, thậm chí lập đền thờ. Do vậy sẽ không phải là đối tượng nằm trong phạm vi khảo sát.
  • 20. 14 1.3. Nhân vật ma nữ trong văn học 1.3.1.Trong văn học dân gian Việt Nam Văn học dân gian vốn có ảnh hưởng rất lớn tới thể loại truyền kỳ ngay từ buổi đầu hình thành. Trong lịch sử Á Đông, văn hóa thờ cúng người chết đã trở thành nét truyền thống, một tập tục hay cao hơn là tín ngưỡng. Nó thể hiện niềm tin về một thế giới của con người sau khi chết và những điều kỳ lạ ẩn giấu ở thế giới đó. Chính bởi vậy, những câu chuyện truyền miệng về ma quỷ hay linh hồn người chết được kể ở khắp mọi nơi, mọi lứa tuổi, và dường như ai cũng có ý niệm về nó. Khi nhắc tới ma, hầu hết con người đều cảm thấy sợ hãi vì sự bí ẩn, biến hóa mặc dù chưa được xác thực bởi thông tin khoa học nào. Đặc biệt là các ma nữ, những người con gái chết oan ức hoặc chết khi còn trẻ, sự linh ứng của họ lại càng mạnh mẽ giữa chốn dương thế. Niềm tin ấy về ma quỷ, về thế giới kỳ ảo chính là sự phản ánh hiện thực cuộc sống: thế giới tâm linh của con người. Từ những câu chuyện tưởng chừng chỉ được đem ra trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy lại là nguồn gốc cho sự phát triển và là nguồn chất liệu phong phú, nền tảng văn hóa mang tính dân tộc cho các thể loại văn học viết khác. Ngoài những câu chuyện truyền miệng giữa người với người không có nguồn ghi chép, hình ảnh ma quỷ mà đặc biệt là ma nữ được xuất hiện trong các thể loại dân gian khác như cổ tích, truyền thuyết hay tuồng, chèo cổ. Trong tập truyện cổ tích Chuyện thần tiên, ma quỷ và phù phép [68], hình ảnh các ma nữ hoặc nữ quỷ hiện lên khá rõ. Người ta thấy mụ Chằng chuyên ăn thịt người với phép biến hóa khôn lường, đáng sợ trong Người thợ săn và mụ Chằng. Hay hình ảnh cô gái xinh đẹp do yêu quỷ biến thành trong Người học trò và ba con quỷ, đặc biệt, các mô típ sẽ ảnh hưởng và được các câu chuyện truyền kì tiếp nhận rất nhiều như trong Nợ duyên trong mộng. Câu chuyện kể về chàng học trò Chu sinh, kết duyên cùng công chúa Mộng Trang
  • 21. 15 tại nước Hoa thành trong các giấc mộng. Mỗi giấc mộng là một sự kiện gắn với cuộc hôn nhân của hai người. Cuộc sống của Chu sinh cứ thế diễn ra, thực tế gắn liền với mộng ảo, cho đến khi chàng hiểu ra tất cả về nguồn gốc của công chúa cũng như mọi thứ liên quan. Đó vốn là lãnh địa của tinh các loài bướm. Mộng ảo biến thành thực, sau khi Chi sinh hóa thân thành bướm và bay lên trời. Hay trong tích chèo cổ Trương Viên, nhân vật nàng Thị Phương và mẹ chồng trong quá trình lưu lạc do chiến tranh, loạn lạc, đã gặp phải gia đình nhà quỷ trong rừng. Khi quỷ đực đòi ăn thịt hai mẹ con, nàng đã liều mình xin chết thay mẹ. Tấm lòng hiếu thảo của nàng đã khiến quỷ cái cảm động, liên tục xin chồng tha chết cho hai mẹ con, sau đó còn cho nàng thức ăn, nước uống như một sự chia sẻ của hai thân phận phụ nữ với nhau. Những mô thức dân gian kèm theo trí tưởng tượng như vậy càng làm cho con người mở rộng tầm nhìn, và có sự đánh giá đa chiều hơn với các nhân vật vốn được xem là bí ẩn ấy. Nó cũng chứng tỏ một điều, các nhân vật ma quái có tính chất kì ảo luôn là dạng thức nhân vật hấp dẫn, thu hút sự chú ý của mọi đối tượng độc giả. 1.3.2. Trong văn học trung đại Việt Nam Là một hình tượng hấp dẫn người đọc, các nhân vật ma nữ đã đi vào khá nhiều các tác phẩm văn học trung đại. Khi vào văn học viết, các nhân vật ma nữ đã được xây dựng thành các hình tượng có chiều sâu hơn ngoài việc là một nhân vật chức năng theo dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ở đó, các ma nữ có “đời sống”, số phận phức tạp hơn, mang tính hiện thực xã hội và tinh thần nhân văn của thời đại. Ở một số truyện thơ Nôm, hình ảnh các ma nữ hiện lên khá sống động, không đơn thuần là mang tính chất kỳ ảo gây khiếp đảm, sợ hãi như truyện kể dân gian, họ còn mang tới nhiều màu sắc cảm xúc khác đa chiều và đa diện
  • 22. 16 hơn. Có thể kể đến hồn ma Đạm Tiên, một kỹ nữ tài sắc nhưng hồng nhan bạc mệnh trong những lần hiển linh hoặc ứng mộng cho Kiều: “Kiều rằng: Những đấng tài hoa, Thác là thể phách, còn là tinh anh, Dễ hay tình lại gặp tình, Chờ xem ắt thấy hiển linh bây giờ. Một lời nói chửa kịp thưa, Phút đâu trận gió cuốn cờ đến ngay. Ào ào đổ lộc rung cây, Ở trong dường có hương bay ít nhiều. Đè chừng ngọn gió lần theo, Dấu giày từng bước in rêu rành rành. Mắt nhìn ai nấy đều kinh, Nàng rằng: Này thực tinh thành chẳng xa”. (Truyện Kiều-Nguyễn Du) Hoặc hình ảnh một người mẹ thương con hết mực như hồn ma Cúc Hoa trong truyện thơ Nôm Phạm Công-Cúc Hoa gây nhiều xúc động, thương cảm và xót xa với người đọc. Tuy nhiên, ở những truyện thơ Nôm các tình tiết liên quan tới khá nhiều nhân vật, hình ảnh các ma nữ vẫn chỉ là các bóng dáng ẩn hiện trong phút chốc, thoảng hoặc trong giấc mộng. Phải đến với thể loại truyền kỳ, các nhân vật ma nữ mới được xây dựng một cách trọn vẹn và toàn diện về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Mang những đặc trưng của thể loại, đó là yếu tố thực được đan xen, cài nhuyễn với yếu tố kỳ ảo, thể loại này rất thích hợp để các tác giả phóng tác và đưa vào các hình tượng ma quái, thần tiên. Trong đó, các nhân vật ma nữ vốn đi vào văn học dân gian như một hiện tượng của đời sống
  • 23. 17 tinh thần sau những buổi trà dư tửu hậu, thì nay, đi vào thể loại truyền kỳ như một hình tượng mang tính đa chiều. Văn học trung đại phần lớn do nam giới sáng tác, thể hiện cái nhìn của đàn ông. Nhân vật ma nữ cũng như các nhân vật nữ khác trong Truyền kỳ mạn lục cũng nằm trong đặc điểm chung này. Ngay cả các tác giả nữ cũng phát biểu quan điểm của nam giới, do vậy ít nhiều nó phản ánh các quan niệm của thời đại mang tính chất thiên lệch, có lợi cho nam giới và bất lợi cho người phụ nữ. Điều đó xuất phát từ giáo lý của nhà Nho, là nền tảng, cơ sở để họ đặt ra các tiêu chí cho nhân vật của mình nhằm phù hợp với quan điểm thẩm mỹ hoặc tính chất giáo dục cho xã hội. Ngoài Truyền kỳ mạn lục, tác phẩm được xem là đỉnh cao của thể loại truyền kỳ, áng thiên cổ kỳ bút được hậu thế ca tụng và lưu truyền, thì các yếu tố kỳ ảo có ma quái, thần tiên còn xuất hiện trong vô số các tác phẩm khác như: Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Tân truyền kỳ lục của Phạm Qúy Thích…Nếu Chuyện yêu nữ Châu Mai trong Thánh Tông di thảo, hình ảnh của một yêu nữ hiện lên đã “có da, có thịt” dù lộng hành tác quái nhưng xét đến cùng, nàng cũng là kẻ có tình, thủy chung, biết chờ đợi, trả ân, trả nghĩa dù còn mờ nhạt, thì đến Truyền kỳ mạn lục, các nhân vật ma nữ được nâng lên một tầm cao mới, trở thành các hình tượng văn học ẩn giấu chiều sâu nghệ thuật và tài năng của tác giả, cùng nhiều nét độc đáo, mới là so với nền văn học đương thời. 1.3.3. Trong văn học thế giới Ở các nước Châu Á, ma quỷ là các khái niệm của đời sống tâm linh. Thế giới vốn xem đây là một châu lục bí ẩn với các phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian kỳ lạ. Do đó, không khó hiểu mà văn học mang nhiều hơi thở kỳ bí. Chuyện ma quỷ, thần tiên cũng vì vậy mà trở nên phổ biến trong văn học dân gian, văn học viết của các quốc gia này.
  • 24. 18 Ở các nước được xem là đồng văn đồng chủng, đồng châu như Trung Quốc, Nhật Bản, kho tàng về các truyện ma quái, đặc biệt là về các ma nữ, yêu nữ chiếm số lượng không hề nhỏ. Một cuốn tiểu thuyết Minh Thanh vô cùng quen thuộc với Việt Nam là Tây du ký, Ngô Thừa Ân đã có hẳn một danh sách các yêu nữ với đủ loại hình thức biến hóa, chiêu thức tồn tại. Các giống yêu vật thành tinh như Nhện tinh, Bạch cốt tinh, Thỏ tinh…hiện lên đầy rẫy trong cuộc tây du của Đường Tăng. Chúng đều có phép thần thông biến hóa, biến ảo khôn lường, và sắc đẹp lộng lẫy. Tuy nhiên, các nhân vật này chỉ dừng lại ở dạng thức chức năng đơn thuần, là điều kiện cần phải có để thử thách thầy trò Tam Tạng. Ở một tác phẩm lớn khác của Trung Quốc là Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, các nhân vật yêu ma rất đa dạng về xuất thân, đó là các hồ ly tinh, ma nữ, hồn hoa, thảo vật, tinh của các loài vật khác như ong, chim, cá…tuy là tinh yêu nhưng phần lớn các nàng đều mang những nét tính cách, đặc điểm của con người rất rõ nét. Được tô đậm bằng ngoại hình xinh đẹp, hấp dẫn, mỗi nhân vật lại có một số phận riêng, nhưng phần lớn đều được gắn với mối duyên tình cùng các chàng trai. Các sắc thái cảm xúc của nhân vật cũng được chú trọng khai thác, các nàng có hạnh phúc, có khổ đau, có ghen tuông...tạo nên một thế giới nhân vật các yêu nữ có chiều sâu và đa diện. Ngoài ra, người ta còn thấy bóng dáng các nhân vật ma nữ xuất hiện khá nhiều trong Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu, tác phẩm được xem là có ảnh hưởng sâu sắc tới Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Với tính chất hư hư thực thực của tác phẩm, các tác giả này đều muốn phản ánh xã hội đương thời ở các góc độ khác nhau một cách kín đáo, tế nhị. Đặc biệt, thế giới của người phụ nữ mặc dù ẩn giấu dưới hệ thống các nhân vật kỳ ảo cũng được khai thác với con mắt nhân văn, tinh tế.
  • 25. 19 Với văn học Nhật Bản, đặc biệt là trong thần thoại và truyền thuyết của văn học dân gian, người dân xứ Phù Tang còn lưu truyền rất nhiều các câu chuyện về các nhân vật ma nữ với các dáng hình đặc trưng, vừa đáng sợ, vừa quái đản. Đó là các yêu nữ hồ ly Kitsune có phép biến hóa đa dạng và rất tinh quái. Các nữ hồ ly thường được xem là hay biến thành các cô gái xinh đẹp để kết duyên cùng các chàng trai trần thế. Hoặc hình ảnh ma nữ Onryo vốn dĩ là linh hồn của các cô gái chết oan, bị phụ bạc trong tình cảm, vì chưa siêu thoát nên vẫn đi lại trên trần thế, ám ảnh và gây nên nỗi kinh hoàng cho con người. Truyền thuyết Nhật Bản còn nhắc tới các nhân vật ma nữ đáng sợ chuyên hại người khác như ma cổ dài, ma cà rồng, ma miệng rộng và tuyết nữ... các nhân vật ma nữ này đều mang đậm tính văn hóa của xứ sở cũng các quan niệm của Nhật Bản về linh hồn người chết hoặc yêu quái. Do vậy mà các câu chuyện được tạo dựng và lưu truyền trong dân gian này là nguồn cảm hứng rất lớn của các tác phẩm điện ảnh, truyện tranh Nhật Bản được thế giới đón nhận. 1.4. Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp và vấn đề tính dục thời trung đại 1.4.1.Quan niệm của nhà Nho về người phụ nữ đẹp Trong các thuyết giáo của Nho gia, dễ nhận thấy vấn đề được đề cao và đòi hỏi nhiều nhất ở người phụ nữ là tam tòng, tứ đức. Trong tứ đức, phẩm chất “dung”, được xem như nói về vẻ ngoài hình thức của người phụ nữ phải có chuẩn mực nhất định: “Dáng điệu đoan trang, cách ăn mặc chải chuốt trang nhã, gọn gàng, sạch sẽ,nghiêm chỉnh, đi đứng khoan thai, vẻ mặt dịu dàng, tươi cười” [65]. Chúng ta có thể nhận thấy, mặc dù nói về vẻ ngoài nhưng giáo lý của các Nho gia tuyệt nhiên không nhắc tới vấn đề sắc đẹp, hay nói cách khác nó không được xem trọng như những phẩm chất đạo đức hoặc thiên chức trong gia đình của người phụ nữ. Khi luận về hình thức của họ, các Nho gia lấy các tiêu chuẩn của ứng xử, phẩm hạnh ra làm thước đo đánh giá, thay
  • 26. 20 vì các tiêu chuẩn sắc đẹp. Tư tưởng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” ấy vốn dĩ nằm trong quy tắc giáo dục của Nho giáo nhằm khuyến trừng người đàn ông tránh xa cám dỗ nhan sắc tránh sinh tà dâm, răn dạy người phụ nữ biết coi trọng đạo đức để coi sóc gia đình. “Hồng nhan họa thủy”- đó là quan niệm của Nho gia được rút ra từ những tấm gương của quá khứ. Trong lịch sử Trung Quốc, những đại mỹ nhân với nhan sắc thần tiên, vạn người mê là khởi nguồn cho sự suy vong của các quốc gia, triều đại. Tây Thi, một mỹ nhân thời xuân thu chiến quốc được dân gian ca ngợi là có sắc đẹp “trầm ngư”. Nằm trong kế hoạch “mỹ nhân kế” của Câu Tiễn, bằng nhan sắc lộng lẫy của mình, nàng mê hoặc Ngô vương Phù Sai, khiến cho vị vua này chìm đắm trong hưởng lạc, quên cả chính sự. Cuối cùng nước Ngô cũng lụn bại dưới tay Câu Tiễn, “vì vậy trong mắt người nước Ngô, Tây Thi đích thực là một yêu cơ khuynh đảo cả triều chính” [63]. Hay đến Đát Kỷ, một mỹ nữ khuynh thành khuynh quốc cũng làm Trụ vương mê mẩn đến mụ mị, trở nên tham tàn, khiến nhà Thương sụp đổ không lâu sau đó. Do vậy, nữ sắc trong con mắt nhà Nho là mầm họa với quốc gia, dân tộc, là sự cám dỗ suy đồi với nam nhân. Trong xu hướng kỳ thị nữ sắc, các nhà Nho quan niệm, những người con gái đẹp vốn là giống yêu quỷ hóa thành để quyến rũ người đàn ông. Trong các giai thoại dân gian lưu truyền ở Trung Quốc, sở dĩ Đát Kỷ đẹp và tàn độc tới vậy là do hồ ly biến thành. Hay nguyên nhân của vụ án oan “Lệ chi viên” mà NguyễnTrãi phải chịu hình phạt thảm khốc nhất trong lịch sử Việt Nam là do Nguyễn Thị Lộ- người đàn bà đẹp khiến Nguyễn Trãi siêu lòng là rắn muốn báo oán mà hiển hiện nên. Nữ sắc trên một phương diện nào đó đã không phải là đối tượng được ca ngợi, sùng ái, mà trở thành mầm mống của sự nguy hiểm, hẹp là với sự nghiệp, tinh thần của ngời đàn ông. Rộng là ảnh hưởng tới vận mệnh của cả cộng đồng, quốc gia.
  • 27. 21 Một trong những tín ngưỡng được sùng bái nhất thời phong kiến là đạo Phật cũng có những răn dạy nhất định về vấn đề nữ sắc. Theo đó, đạo Phật quan niệm:"Sự ham muốn không gì hơn sắc đẹp, sự ham muốn sắc đẹp ngoài nó không có gì lớn bằng cũng may chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có cái gì thứ hai bằng nó thì người khắp thiên hạ không ai có thể tu hành được [4]. Và “hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nữ sắc, cũng đừng nói năng với họ” [21] . Nói như vậy có nghĩa, đạo Phật đã ý thức được cao độ sức cám dỗ của nữ sắc trong quá trình tu rèn ý chí. Nữ sắc chính là nguyên nhân dẫn tới vô minh, khiến con đường tới cõi sêu thoát mịt mờ, trắc trở. Sự lo ngại về hậu họa của nữ sắc với đời sống của Nho giáo, Phật giáo vô hình chung tạo sự cộng hưởng của người đời về sự kỳ thị. Xét về khía cạnh văn học, sắc đẹp vốn dĩ không phải đối tượng được chú trọng miêu tả, có chăng chỉ là vẻ đẹp của nhân phẩm, đức hạnh được ngợi ca, vinh danh như một biểu tượng của thời đại. Đó là hình ảnh các liệt nữ giàu đức hi sinh, thủy chung, cam chịu như Lệ Nương, Vũ Thị Thiết trong Truyền kỳ mạn lục. Cho tới sau này, sự giải phóng con người trong văn học xuất hiện rõ nét hơn qua các truyện thơ Nôm. Truyện Nôm Truyện Phan Trần là điển hình cho một tình yêu tự do khởi phát từ vẻ đẹp của người phụ nữ. Phan Trần vì say mê sắc đẹp của Diệu Thường mà sinh tương tư, gầy mòn, và cũng chính vì nhan sắc của nàng khiến chàng sẵn sàng quyên sinh khi bị từ chối. Trong quan niệm Nho giáo, đó là sự sướt mướt, ủy mị của người đàn ông cần được loại bỏ. Mà sự ủy mị ấy lại do nữ sắc gây nên lại càng đáng trách, đáng khinh. Ở một trường hợp khác, Nguyễn Du, theo thuyết tài mệnh tương đố, mặc dù ca ngợi nhan sắc toàn hảo, mười phân vẹn mười của Thúy Kiều nhưng cũng không khỏi chua xót mà khẳng định: hồng nhan bạc mệnh. Có lẽ cả cuộc đời chìm nổi mười lăm năm của nàng cũng xuất phát từ vốn tài sắc hơn người ấy. Việc Kiều khiến Từ Hải phải chết đứng cùng quá trình lưu lạc trong đắng
  • 28. 22 cay, nhơ bẩn cũng là việc cấm kị của Nho giáo. Bởi vậy, các Nho gia coi truyện Nôm Phan Trần và Truyện Kiều là những “bức dâm thư” để đưa ra câu răn dạy: “Đàn ông chớ kể Phan Trần Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” Việc kỳ thị nữ sắc trong quan điểm của Nho giáo dẫn tới việc, các tác giả trung đại ít đi vào miêu tả cụ thể, tỉ mỉ nhan sắc các nhân vật nữ của mình. Nếu có, nó thường là các đặc điểm ngoại hình mang tính ước lệ, chung chung, hoặc gắn liền với đặc điểm của phẩm hạnh, là yếu tố tôn vinh phẩm hạnh. Do vậy, khi đi vào miêu tả cụ thể sắc đẹp mà không có những yếu tố phù hợp với đạo lý phong kiến hoặc chuẩn mực của người phụ nữ của Nho giáo, các tác giả thường phải phóng tác các câu chuyện dưới hình thức chuyện thần tiên, chuyện ma quỷ...để tránh những cái nhìn và sự đánh giá nghiêm khắc của người đời. 1.4.2. Vấn đề tính dục thời trung đại Tính dục vốn được xem là vấn đề cấm kị, Nho giáo vốn quan niệm “vạn ác dâm vi thủ”. Trong thời kỳ trung đại, khi Nho giáo và Phật giáo sở thời kỳ cực thịnh và có sức ảnh hưởng lớn lao đến đời sống tinh thần của người dân, tư tưởng này lại càng ăn sâu, bám rễ vào việc đối nhân xử thế giữa người với người. “Diệt dục”, hoặc tránh xa sắc dục gần như là một phạm trù đạo đức cần thiết để đảm bảo sự thành công của các chính nhân quân tử Nho giáo, với các Phật tử, đó là điều kiện để tới với cõi Niết bàn. Phật giáo quan niệm rằng: “Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình, đó là hạng phàm phu tự dìm mình xuống chỗ bùn lầy. Đức Phật ví họ như một đứa bé dại khờ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà phải chịu cái hoạ đứt lưỡi, hoặc như người ngu si cầm đuốc đi ngược gió ắt phải bị cháy tay. Sắc dục hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ vì nó mê
  • 29. 23 hoặc người làm việc xấu ái, tạo tai hoạ nhiều kiếp sau dày, chịu trầm luân khổ sợ không thể nào thoát khỏi” [4]. Bởi vậy cuộc sống khổ hạnh, tránh xa dục giới sẽ khiến người ta tránh được vô minh, bất hạnh. Giáo lý nhà Phật cũng vì thế mà khuyến trừng các đạo sư: “Người tu Đạo thấy sự dục lạc tất phải tránh xa. Người tu Đạo cần phải lánh xa dục vọng” [21]. Với Nho giáo, trên thiết chế quy định ngặt nghèo mối quan hệ giữa đàn ông và phụ nữ “nam nữ thụ thụ bất thân”, tính dục cũng được xem là vấn đề cần có sự đề phòng, cảnh giác và phải biết tiết chế. Đặc biệt là vấn đề tính dục đối với người phụ nữ. Quan hệ nam-nữ vì vậy mà cũng có những ranh giới nhất định. Lục Vân Tiên vốn dĩ là một chàng trai trượng nghĩa, am hiểu khí tiết ở đời, khi cứu được Kiều Nguyệt Nga, chàng nhất định không dám nhận sự đa lễ của nàng cũng chỉ vì ranh giới nghiêm ngặt ấy: “Khoan khoan ngồi đó chớ ra, Nàng là phận gái ta là phận trai”. (Lục Vân Tiên-Nguyễn Đình Chiểu) Người phụ nữ nếu quá chủ động, mạnh mẽ trong tình cảm đôi lứa cũng bị xem là thất tiết. Nho giáo đề cao những tấm gương liệt nữ, những người phụ nữ biết thủ tiết, hi sinh vì người đàn ông. Những người phụ nữ như thế thường được vinh danh, thậm chí lập đền thờ sau khi chết. Nho giáo cũng coi trọng trinh tiết: “Đối với việc quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc sống thử, đạo Nho rất phê phán, xem đó là hành động vô đạo đức, làm nhục gia quy” [64] . Đời sống bản năng của con người mặc dù được công nhận như một nhu cầu thiết yếu “thực sắc tính dã” nhưng lại bị kìm hãi, đè nén và coi thường. Các thể chế chính trị, các tập tục cộng đồng cũng đưa ra các hình thức xử phạt mang tính răn đe mạnh mẽ, thậm chí nghiêm khắc với việc này. Trong tích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, Thị Mầu con gái phú ông vố là cô gái lẳng lơ, nhiều ham muốn, không ngăn dục vọng, Thị Mầu tư thông với kẻ đầy tớ trong
  • 30. 24 nhà mà có thai. Thị Mầu bị mõ reo tội trạng khắp làng rồi bị phạt vạ như một vết nhơ không bao giờ rửa sạch. Cuối cùng, dưới áp lực xã hội, Thị Mầu phải bỏ đứa con vón không được chấp nhận ấy nơi cửa chùa. Không ít các trường hợp khác ngoài thực tế bị cạo đầu bôi vôi, thả trôi sông hoặc bị đuổi đi biệt xứ cũng vì “nết không cẩn nguyện”. Chính bởi sự nghiêm ngặt ây, trên diễn đàn văn học những năm đầu thế kỉ XV trở về, ít có tác giả nào dám đề cập tới vấn đề tế nhị này một cách cụ thể. Nếu có thì cũng được ẩn sâu, giấu kỹ dưới những khuôn vàng thước ngọc hoặc ước lệ tượng trưng. Bản năng, khát khao sâu kín của con người lại được thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên hay điển tích, điển cố tạo sự liên tưởng ý nhị. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn luôn tưởng nhớ về người chồng chinh chiến phương xa. Nàng biết và hiểu rõ hơn ai hết nỗi nhớ nhung, sầu muộn và ước mong hạnh phúc gối chăn: “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau”. (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn) Hoặc Kiều, trong thân phận là một kỹ nữ lầu xanh, nàng đã không ít lần âm thầm chịu đựng nỗi nhục nhã ê chề khi tấm thân ngàn vàng bị đem ra chà đạp: “Mặc người mưa Sở mây Tần Riêng mình nào biết có xuân là gì”. (Truyện Kiều - Nguyễn Du) Tuy nhiên, khi nhu cầu giải phóng con người lên cao, văn học trung đại xuất hiện những hiện tượng thơ mang tính chất “nổi loạn”, cá tính và khác biệt hoàn toàn. Nếu như trước kia, Thị Mầu bị phạt vạ vì chửa hoang, thì tới
  • 31. 25 Hồ Xuân Hương, bà ngang nhiên miêu tả các hoạt động tính dục vô cùng táo bạo, bản lĩnh, và độc đáo. Với bà việc quan hệ dục tính trước hôn nhân không phải vấn đề đáng lên án, thậm chí Xuân Hương còn dám thách thức lại cả một xã hội Nho giáo: “Không chồng mà chửa mới ngoan Có chồng mà chửa, thế gian sự thường”. (Không chồng mà chửa - Hồ Xuân Hương) Hồ Xuân Hương là một cá tính hoàn toàn khác trong quá tình phát triển của văn học trung đại. Các bộ phận sâu kín nhất của cơ thể, những khao khát hạnh phúc ân ái vợ chồng được bà đưa vào thơ một cách mãnh liệt, không e ngại. Nó táo bạo đến nỗi các nhà nghiên cứu sau này phải thốt lên rằng: “Từ ngàn xưa người ta sùng thượng Khổng Mạnh mà cái cốt tính của nó là đoan trang, kín đáo, thế mà Hồ Xuân Hương đã chẳng đoan trang kín đáo chút nào. Những tập tục, những đức tính của người con gái nàng đã coi khinh hết. Đó là tất cả những cái đã thúc nàng tìm đến một nhân sinh quan cực kỳ lãng mạn: Sống đối với nàng chỉ là để thỏa mãn nhục dục” [65]. Do vậy đương thời, thơ Hồ Xuân Hương được xếp vào lại Nôm na bình dân, hoặc “thơ tục”, nổi loạn mà không được hiểu, đánh giá như đúng giá trị thực của nó. Nhãn quan của Nho giáo rất khó chấp nhận cái trần trụi của các hoạt động nam nữ. Quan niệm khinh thị, bài xích dục tính vô hình chung dẫn đến sự cấm cản với các hoạt động văn hóa khác, trong đó có sáng tác văn chương. Hoạt động ấy vốn dĩ chịu sự soi chiếu của cả một hệ thống, từ hệ thống chính trị đến xã hội. Đôi khi, rất khó để phá vỡ các quan niệm hoặc các vấn đề đã tồn tại trong máu thịt, tư tưởng con người hàng trăm năm. Do vậy, áp lực cho các tác giả khi tạo dựng ra cái mới lạ lẫm là vô cùng lớn. Tác phẩm sẽ dễ bị coi là dâm thư nếu “khơi nguồn chưa ai khơi” đó. Vì vậy sự thận trọng là điều không thể thiếu trong sáng tạo và sáng tác với các vấn đề nhạy cảm của tác
  • 32. 26 giả trung đại. Đó là nguyên nhân tại sao, để có thể tự do nói về sự ái ân có tính chất nhục dục, đặc biệt người phụ nữ trong mối quan hệ xác thịt đó lại vô cùng mạnh bạo, tác giả phải lựa chọn hình thức ma quỷ để tạo nên sự an toàn cho tác phẩm của mình. 1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục 1.5.1. Tác giả Tác giả Nguyễn Dữ là người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, Hải Dương. Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. Chúng ta hiện không rõ năm sinh năm mất của Nguyễn Dữ, chỉ biết ông vốn là học trò của Tuyết Giang phu tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, có bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là ông sống vào khoảng thế kỷ XVI. Những thông tin hiện nay của chúng ta về Nguyễn Dữ còn rất ít. Theo lịch sử để lại, ông từng đi thi, làm quan được một năm rồi cáo quan về quê, lấy cớ phụng dưỡng mẹ già yếu. Khác với các tác giả khác như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Dữ lui về sống ẩn dật ở vùng rừng núi Thanh Hóa khi còn rất sớm, ông không tham gia chính sự hay việc đời, chân không bước tới thành thị. Có lẽ vì vậy mà những ghi chép về ông không phổ biến. Cả sự nghiệp văn chương của Nguyễn Dữ được tập trung trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Thời gian ẩn dật ở núi rừng xứ Thanh chính là điều kiện khiến ông xây dựng nên “áng thiên cổ kỳ bút” mà hậu thế lưu truyền đến mãi sau này 1.5.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục Truyền kỳ mạn lục là một tập hợp các câu chuyện được viết theo thể kỳ, bao gồm 20 truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán. Tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi dịch ra chữ Nôm, là quyển sách được tác giả ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ lưu
  • 33. 27 truyền trong dân gian. Trong đó, tác giả sử dụng các yếu tố liêu trai, kỳ ảo để nói về cuộc sống thực của con người, vì vậy mà có giá trị hiện thực cũng như nhân đạo vô cùng sâu sắc. Các câu chuyện được ẩn dưới hình thức lịch sử đã qua để phê phán những tệ trạng của một xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, và bắt đầu có biểu hiện đồi tệ, đồng thời đề cập tới tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc của con người. Tác giả cũng thể hiện thái độ bênh vực người phụ nữ rất rõ nét qua các câu chuyện có tính bi kịch. Do vậy, không khó hiểu khi hậu thế đánh giá, Truyền kỳ mạn lục là tác phẩm truyền kỳ đặc sắc nhất trong dòng chảy văn học trung đại. Tiểu kết: Trong chương 1, chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày về một số vấn đề khái niệm, lý thuyết của đề tài như khái niệm truyền kì, khái niệm ma nữ cũng như sự xuất hiện của nhân vật ở một số bộ phận văn học, chỉ ra các quan niệm chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ trung đại như vấn đề nữ sắc, tính dục. Đồng thời trình bày một vài nét về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục. Qua đó chúng tôi nhận thấy, nhân vật ma nữ rất phổ biến ở các nền văn hóa, đặc biệt là trong ý niệm dân gian. Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều tới cách thức xây dựng nhân vật của các tác giả khi nó đi vào văn học viết. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy, các thiết chế của Nho giáo trong vấn đề nhìn nhận người phụ nữ vốn dĩ rất hà khắc. Nó chi phối điểm nhìn của người đàn ông và xã hội lên mọi hành vi của người phụ nữ. Ở một mặt nào đó, họ bị coi là nguyên nhân dẫn đến dục vọng, một ý thức bị xem là xấu xa, đáng loại trừ. Sống trong xã hội đó, Nguyễn Dữ không tránh khỏi những áp lực của thời đại lên những trang viết. Bởi vậy, nó cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ trong việc tạo dựng và lựa chọn hình thức nhân vật của tác giả. Đó cũng chính là cơ sở lí luận và thực tiễn tiền đề giúp chúng tôi đi vào lý giải hình tượng các ma nữ.
  • 34. 28 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC 2.1. Số phận Các nhân vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục cũng có số phận riêng như những con người trần thực. Chủ động trong tình yêu nam-nữ, trong hạnh phúc ái ân, táo bạo trong cách thể hiện, quyến rũ trong từng nét mi đường mày, cử chỉ hành động nhưng cuối cùng, số phận cũng bị tóm gọn trong cụm từ “bi kịch”. Tuy vậy, khác với hình ảnh người phụ nữ tiết liệt được xây dựng trong văn học những năm tháng phong kiến bị Nho giáo chi phối, thay vì ngợi ca, thán phục, thì họ lại bị lên án, khinh thường. Nếu như với người phụ nữ tiết liệt, cái chết của họ thường là minh chứng cho sự trong sáng, tiết hạnh, lòng can đảm, thủy chung thì với nhân vật ma nữ, đó là cái giá phải trả, là kết cục thường thấy. Do đó, dù được hiện diện trên cõi trần thế, được sống trong những chuỗi ngày hoan lạc lứa đôi thì hạnh phúc cũng chẳng “tày gang”. Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây,, truyện về các nhân vật ma nữ được xem là có hậu nhất, thời gian hai hồn hoa Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương bên cạnh Hà Nhân có thể gọi là khoảng thời gian viên mãn. Họ cùng “chăn gối ấm êm”, “làm thơ ngâm chơi”, “bày tiệc vui trong vườn…trải chiếu giát trúc, đốt đèn nhựa thông, bóc bánh là hòe, rót rượu hạt hạnh, các món ăn trong tiệc đều là những món quý trọng cả”[26]. Cả ba bên nhau yêu thương rất mực đằm thắm, khăng khít, tưởng chừng không thể tách rời. Hạnh phúc này khiến cho Hà Nhân quên đi nghĩa vụ của một đấng nam nhi và mục đích khi trẩy kinh. Chàng lơ là sự học, tiêu ma ý chí, thoái thác hôn nhân “tuy mượn tiếng du học, nhưng bút nghiên chí nản, son phấn tình nồng” [26]. Bên cạnh Hà Nhân, hai nàng thực sự được trân trọng, níu giữ, nhưng thời gian cũng không kéo dài được quá một năm.“Ngày nào mới buổi xuân dương, thoắt đã trời đông tiết lạnh. Một hôm Nhân ở ngoài về, thấy hai nàng mắt đều
  • 35. 29 đẫm lệ. Nhân giật mình hỏi, hai nàng đều sùi sụt gọt lệ nói rằng: “Chúng em không may đều mắc bệnh gió sương, khí xuân chưa về, mặt hoa dễ héo, thuốc thang khó tìm, hương hồn một mảnh, chưa biết sẽ trôi dạt đến nơi nào…” [26]. Không phải bị trừng trị, triệt tiêu tủi hổ giống như số phận của các ma nữ khác nhưng hai hồn hoa Liễu, Đào cũng khó tránh khỏi quy luật sinh-diệt của đất trời. Tuy vậy, cuộc sống ngắn ngủi của họ được tác giả ưu ái hơn các nhân vật ma nữ khác. Hai tinh hồn hoa dù đã cản làm lui cản sự nghiệp của Hà Nhân nhưng vẫn nhận được sự xót thương của chàng, được nâng cao thanh giá khi có cả văn tế tưởng nhớ, mặc niệm. Đây cũng là hai tinh hồn duy nhất nhận được đặc ân đó. Ngoài Chuyện kỳ ngộ ở Trại tây, các nhân vật ma nữ khác thường được xây dựng theo mô-típ: xuất hiện- tác quái- hưởng hạnh phúc ái ân- biến cố- bị trừng trị. Số phận của họ không gắn với lễ nghĩa Nho gia, hay trách nhiệm của người phụ nữ với gia đình mà hướng tới cái phóng khoáng, tự do, với ái ân hoan lạc. Gắn kết với họ cũng chính là gắn kết với “thói tà dục”, đi ngược lại với thiết chế phu-phụ, trinh-hiếu-tiết- nghĩa của người phụ nữ chuẩn mực mà Nho giáo đưa ra. Các nhân vật nam khi đã rơi vào vòng tay ấy thường có những bước chân lầm lạc. Chính bởi vậy, các nhân vật ma nữ gần như bị biến thành các nhân vật công cụ để khuyến trừng, cảnh tỉnh với xã hội nói chung và người đàn ông nói riêng: biết tu chí, tiết dục. Điểm nhìn của Nho giáo đã quyết định đến kết thúc của những câu chuyện. Hầu hết số phận của các nhân vật ma nữ, sau khi đã reo rắc kinh hoàng và thể hiện dục vọng một cách công khai đều có kết thúc bi thảm. Đó như một cách lên tiếng bảo vệ hệ tư tưởng, vừa mang tính chất giáo huấn, vừa thể hiện quan niệm về nữ sắc của Nho gia: người phụ nữ đẹp thường là yêu quỷ, cản trở bước tiến của người đàn ông.
  • 36. 30 Trong Chuyện cây gạo, Nhị Khanh với sự bạo dạn của mình đã chủ động kiếm tìm hạnh phúc, lôi kéo, mê hoặc chàng trai Trình Trung Ngộ. Cuộc tình của họ là ngày tháng “cùng nhau ái ân hết sức thỏa mãn”, cùng nhau đối ẩm làm thơ trong những đêm hoan lạc. Hạnh phúc của họ là sự thụ hưởng tình yêu, thú vui xác thịt “ để khỏi phụ mất một thời xuân tươi tốt”. Nhưng đã trở thành mô-típ chung, thời gian được gần gũi bên nhau ở cõi trần thế không qua được một tháng. Chịu sự cấm cản của người đời, phải cho tới khi hai người cùng thành ma, lúc đọ họ mới thực sự tự do bên nhau. Đến đây, câu chuyện tưởng chừng có thể kết thúc, nhưng lại được tiếp nối bằng các tình tiết ma quái, ghê rợn của cặp tình nhân yêu quỷ: “Từ đó về sau, phàm những đêm tối trời, người ta thường thấy hai người dắt tay nhau đi dạo, khi thì hát, khi thì hóc. Hai người thường bắt người ta phải khấn cầu lễ bái, hễ hơi không được như ý thì làm tai làm vạ” [26], thường dạo chơi với “thân thể lõa lồ mà cũng nhau cười đùa nô giỡn” [26]. Chính sự tác quái đó khiến dân làng khinh sợ, để cuối cùng hồn ma của họ cũng bị tiễu trừ, tiêu diệt một cách bi thảm: “Cây gạo bị nhổ bật, cánh cây gẫy nát và bị tước như tước dây vậy. Kế nghe thấy trong không có tiếng roi vọt và tiếng kêu khóc. Mọi người ngẩng lên trông có sáu bảy trăm lính đầu trâu gông trói hai người dẫn mà đi” [26]. Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, là một oan hồn mang nhiều nỗi truân chuyên khi còn sống, Thị Nghi sau khi hưng yêu tác quái có được mái ấm với viên quan họ Hoàng ở Lạng Giang. Với đấng nam nhi, nàng tỏ ra là một người con gái hội tụ “trinh -hiếu- tiết- nghĩa”. Đó là biết việc hiếu khi “chỉ hận một điều là hài cốt cha mẹ, chưa vớt lên được để đem về mai táng”, biết giữ trinh-tiết khi “chàng lấy lời thử đùa cợt để dò xem ý tứ thế nào, nhưng nàng chống cự lại rất xẵng” [26], biết báo nghĩa “thiếp dù có nát thân báo đền cũng không dám quản” [26], “vậy xin được đem mình hầu khăn lược...đương những công việc tảo tần”[26]. Nàng làm Hoàng say mê, lùi gắng
  • 37. 31 công việc mà tình cảm ngày càng thắm thiết. Nhưng câu chuyện không kết thúc ở đó, sau khi làm Hoàng bị “bệnh điên cuồng hoảng hốt, mê lịm đi không còn biết gì” nàng chính thức bị trừng phạt. Bị đạo sĩ làm phép để hiện nguyên hình là một đống xương trắng, rồi hòn máu tươi, kết thúc khoảng thời gian hạnh phúc ngắn ngủi để rồi xuống âm phủ tiếp tục bị hạch tội, làm gương răn đời. Như vậy tính ra, Thị Nghi bị chết 3 lần. Lần thứ nhất bị đánh ghen mà chết tức tưởi, lần thứ hai bị đạo sĩ tiễu trừ, lần thứ ba bị trừng phạt đau đớn dưới âm phủ. Trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Đào Hàn Than vì vướng oan nghiệp nên quyết tâm trả hận. Chính oan nghiệp đã kéo theo một mối oan tình với sư Vô Kỷ. Khi ở cõi trần, hai người đã có một cuộc sống mê đắm với thi phú, ngâm vịnh chẳng khác nào “con bướm gặp xuân”. Còn gì hơn được sống với tình nhân trong cõi nước tú non kỳ, phong cảnh tuyệt đẹp. Những tưởng đây sẽ là điểm dừng chân hạnh phúc cho Đào Hàn Than sau những chuỗi ngày xuôi ngược trốn chạy, nhưng rồi nàng lại chết thảm trên giường cữ. Cái chết của nàng cũng kéo theo cái chết của Vô Kỷ như một lời thề nguyền yêu đương. Điều đó dẫn đến cuộc báo ân báo oán của đôi tình nhân ma quỷ trước “cái nợ oan gia”. Tuy nhiên việc chưa thành, Vô Kỷ và Đào Hàn Than dưới phép thuật của sư cụ Pháp Vân phải thác hóa, chết một lần nữa khi chưa thỏa nguyện yêu đương. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận Nguyễn Dữ đã thể hiện một trái tim nhân đạo sâu sắc và khá táo bạo khi đề cập đến tình yêu tự do đôi lứa cùng khát vọng hạnh phúc của con người, nhất là người phụ nữ. Đâu đó thông qua số phận của những ma nữ, Nguyễn Dữ thể hiện thái độ nhân đạo dù những người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến mà tác giả dành cho nhiều sự thương cảm thường bị vùi dập phũ phàng trước những thế lực phong kiến cõi trần cũng như cõi âm, cõi trời. Nói đến số phận của ma nữ như Đào
  • 38. 32 Hàn Than, như Thị Nghi, như nàng Đào, Liễu... cũng chính là số phận hẩm hiu, bất hạnh của những người phụ nữ bình thường trên cõi thế. Nếu như đến với Nguyễn Du, người ta thấy hình ảnh một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà vẫn “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần” thì đến với Nguyễn Dữ người ta sẽ thấy nhiều dáng dấp phụ nữ đẹp với số phận chìm nổi, oan nghiệt khác nhau. Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, hai nàng Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương tự giới thiệu “là những tỳ thiếp của quan Thái sư. Từ ngày quan Thái sư qua đời, chúng em vẫn phòng thu khóa kín” [26]. Hay đến số phận của Đào Hàn Than trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị: “Ả danh kỹ ở Từ Sơn là Đào Thị, tiếu tự Hàn Than, thông hiểu âm luật và chữ nghĩa. Niên hiệu Thiệu Phong thứ năm (1345) đời nhà Trần, nàng được tuyển sung vào làm cung nhân, hằng ngày chầu vua ở tiệc rượu hay ở chiếu bạc... Dụ Tôn mất, nàng phải thải ra phố...” [26]. Đó là những tì thiếp, sống mà không được hưởng hạnh phúc lứa đôi, phải tự giam mình nơi buồng lạnh. Những số phận như thế hiển nhiên có thực trong lịch sử phong kiến, và ở triều đại nào người ta lại không thấy những cung nhân chôn vùi tuổi xuân nơi lầu son gác tía. Trong Cung oán ngâm khúc, hình ảnh, số phận hẩm hiu, cô độc của người cung nữ đã được Nguyễn Gia Thiều khắc họa rõ nét. Từ một cô gái với vẻ đẹp quyến rũ, mĩ miều: “Vẻ phù dung một đóa khoe tươi, Nụ hoa chưa mỉm miệng cười, Gấm nàng Ban đã lạt mùi thu dung. Áng đào kiểm đâm bông não chúng, Khóe thu ba rợn sóng khuynh thành,” (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều)
  • 39. 33 Cho tới sự buồn khổ tột bậc thậm chí có phần bi thương với tuổi xế chiều cô độc. Họ chính là những nạn nhân của chế độ phong kiến, chế độ nam quyền hà khắc: “Nghiêng bình phấn mốc mà nhồi má nheo. Ai ngờ tiếng quyên kêu ra rả, Điệu thương xuân khóc ả sương khuệ Lạnh lùng nào thấy ỏ ê, Khí bi thu sực nức hè lạc hoa.” (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều) Các ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục khi hóa thác chịu sự khinh khi, dè bỉu, xa lánh của người đời và bị trừng phạt đau đớn. Đó có thể là do khoảng cách không thể xóa bỏ giữa người – ma, giữa định kiến và sự nghiêm khắc của đạo lý Nho giáo. Thế nhưng bản thân họ khi còn sống cũng có những quãng đời ủ ê, mờ mịt và đầy bi kịch. Trong Chuyện cây gạo, số phận của Nhị Khanh cũng không tốt đẹp hơn hai nàng Đào, Liễu: “Thiếp họ Nhị tên Khanh, là cháu gái ông cụ Hối, một nhà danh giá trong làng. Hai thân mất sớm, cảnh nhà đơn hàn. Mới đây bị người chồng ruồng bỏ, thiếp phải dời ra ở bên ngoài lũy làng” [26]. Hay số phận hẩm hiu, chồng chung vợ chạ để rồi chết một cách đau đớn, tức tưởi như Thị Nghi trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang: “Ở Phong Châu có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang, rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôn ở bên cạnh làng ” [26].
  • 40. 34 Số phận của các nhân vật ma nữ dù có diễn tiến thế nào, kết thúc ra sao đều ảnh hưởng trực tiếp đến người đàn ông. Ở lời bình cuối mỗi truyện, tác giả đều đưa ra lời lý giải cho hậu quả đó của người đàn ông. Người chết theo như Vô Kỷ do “gian dâm, buông thói tà dục”, Trình Trung Ngộ do “thất phu đa dục”, kẻ lơ là bút sách, mực nghiên như Hà Nhân do “có nhiều vật dục” hay “bỏ nết cương thường, theo đường tà dục” mà bê trễ sự nghiệp như viên quan họ Hoàng. Có nghĩa họ đã vượt ra ngoài vòng đạo lý chuẩn mực của Nho giáo, đó đều là những bài học đắt giá với người đàn ông trong xã hội xưa. Người phụ nữ, dù trong hoàn cảnh nào cũng chịu nhận sự thiệt thòi nhiều hơn. Họ không những phải nhận lấy kết thúc thảm thương, đau đớn, mà còn chịu nhiều điều tiếng của cuộc đời, bị coi là nguyên nhân của sự sa đọa. Điều đó cho thấy quan niệm kỳ thị nữ sắc, bài xích dục vọng với luận thuyết “vạn ác dâm vi thủ”. Mặc dù có thể hiện thái độ nhân đạo, nhưng Nguyễn Dữ cũng tỏ ra nghiêm khắc, đứng trên lập trường của nhà Nho chính thống để đưa đến những kết thúc nghiệt ngã cho người phụ nữ. Và cuối cùng, dù có đứng trên lập trường nào, Nguyễn Dữ cũng đã phản ánh một xã hội nam quyền đầy rẫy bất công mà không ai khác, phụ nữ chính là nạn nhân. 2.2. Ngoại hình Các nhân vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục vốn vô cùng xinh đẹp, quyến rũ, thậm chí đôi khi được tác giả miêu tả đậm tính phồn thực. Ngoài ra, để tô đậm yếu tố kỳ quái, ma mị các nhân vật được biến hóa qua các hình hài, thể vật khác nhau. Đặc trưng của thể truyền kỳ đó là yếu tố kỳ quái, dị biệt. Điều đó ảnh hưởng tới cung cách xây dựng các hình tượng nhân vật của nhà văn. Với các nhân vật ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục, họ không có một ngoại hình, hình thể cố định mà biến chuyển theo từng giai đoạn. Sự biến chuyển đó là phù hợp với logic, diễn biến cốt truyện, tạo nên nét hấp dẫn, thu hút cho tác phẩm.
  • 41. 35 Những biến chuyển về hình thức này thường được diễn ra ở nửa cuối câu chuyện, đôi khi nó gắn với kết thúc bi kịch đau đớn của nhân vật và cũng là cách mà tác giả nói lên quan niệm kỳ thị của nhà Nho về nữ sắc: các cô gái đẹp thường do yêu ma biến thành, do vậy nên tránh xa. Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, sự biến đổi hình thức của hai nàng Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương được diễn ra ở cuối truyện. Khi “người sinh ở đời như cái hoa trên cây, tươi héo có kỳ, không thể nào gượng được dù trong chốc lát” [26]. Từ các cô gái hết mực duyên dáng khi thụ hưởng cuộc sống ở cõi trần, các nàng trở về với nguyên bản của mình là “vài ba cây đào, liễu xơ xác tơi bời”. Hai hồn hoa Đào, Liễu đã biết trước được thời gian thác hóa của mình, vì vậy mà khi còn hiện hữu trên trần thế, hai nàng đã sống thụ hưởng ái ân một cách trọn vẹn, không “hoài phí xuân quang”. Sự thác hóa này của nhân vật một phần ảnh hưởng của tư tưởng nhà Phật về kiếp nhân sinh “sinh ký, tử quy”, và sự hữu hạn của cuộc đời trần tục. Với Chuyện yêu quái ở Xương Giang, sự biến hóa về ngoại hình mang tính chất ghê rợn, quái đản hơn. Nó cũng gắn liền với kết thúc của nhân vật khi hưng yêu tác quái và bị trừng trị. Ma nữ Thị Nghi vốn là một bộ xương trắng bị tiễn táng dưới lòng sông, sau khi biến thành người con gái mười bảy, mười tám xinh đẹp để che giấu hành tung, nàng bị một vị đạo sĩ cao tay phong ấn trở về nguyên trạng của mình, và cuối cùng là một cục máu đỏ hỏn. Sự biến đổi ấy kéo theo nỗi kinh hoàng cho rất nhiều người nhưng cũng là lúc thần thức của những người đàn ông bị quyến rũ thức tỉnh. Bi kịch của Thị Nghi ở cuối chuyện lại là bài học, lời cảnh tỉnh cho viên quan họ Hoàng và cho nam giới nói chung. Trong Chuyện nghiệp oan Đào thị, Đào Hàn Than cùng sư Vô Kỷ sau khi chết biến thành hai câu con trai khôi ngô tuấn tú, nhưng không tránh khỏi
  • 42. 36 luật định chung, bị sư cụ Pháp Vân tiễu trừ và biến than đôi rắn vàng trong huyệt. Khác với các nhân vật nữ chính khác trong Truyền kỳ mạn lục, tác giả thường rất ít đề cập đến ngoại hình, hoặc nếu có thì thường chỉ dừng lại ở cách nói chung chung, như Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương được miêu tả là có “tư dung tốt đẹp”. Trái lại, phẩm hạnh của các nàng mới chính là yếu tố được tác giả khắc họa, tô đậm và biến nhân vật trở thành hình tượng liệt nữ của thời đại. Ở mỗi nhân vật như vậy, tác giả đều tìm ra các nét tình cách phù hợp với tư tưởng của Nho giáo về người phụ nữ. Chính bởi vậy họ được tác giả ca ngợi, được xã hội tôn vinh, thậm chí lập đền thờ như những Thánh nữ. Khác hoàn toàn với hình tượng này, các nhân vật ma nữ lại được tác giả đi sâu vào miêu tả vẻ đẹp hình thể, những vẻ đẹp khiến người ta phải chuếnh choáng say mê, si cuồng. Tuy nhiên, mục đích của tác giả khi miêu tả vẻ đẹp ấy không phải để thể hiện sự ngưỡng mộ, tôn vinh, ca ngợi mà chỉ nhằm tô đậm sự nguy hiểm của nữ sắc. Bởi cuối cùng, các bậc “chính nhân quân tử” khi “anh hùng khó qua ải mỹ nhân” đều có những bài học đáng nhớ. Nếu Kiều của Nguyễn Du được coi là một bậc tuyệt sắc giai nhân mười phân vẹn mười, vẻ đẹp của nàng được miêu tả các phương thức ước lệ mang đậm hơi hướng phương đông, vừa e ấp, kín đáo, vừa đằm thắm thanh tao: “Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn Làn thu thủy, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”. (Truyện Kiều-Nguyễn Du)
  • 43. 37 Thì vẻ đẹp của các ma nữ trong Truyền kỳ mạn lục được Nguyễn Dữ tô đậm và gắn liền với những cử chỉ đa tình, thậm chí lẳng lơ, mời gọi. Trong Chuyện nghiệp oan của Đào Thị, Đào Hàn Than trước khi chết được tác giả nhắc đến là một ả danh kỹ tinh thông chữ nghĩa và âm luật. Vẻ ngoài của nàng liên tục được nhấn mạnh “tuổi đã trẻ trung, sắc lại lộng lẫy”, “miệng đào lưng liễu”, “mỗi lúc ở nhà dưới đi lên mặc áo lụạ, mang quần là, điểm son môi, tô má phấn” [26]. Nhưng vẻ đẹp ấy lại đi liền với những hành động táo bạo, đầy cám dỗ “tuy ở chốn thanh tịnh nhưng nết cũ vẫn chưa bỏ” [26], vì vậy, sắc đẹp đó đã khiến chính sư cụ Pháp Vân phải lên tiếng cảnh báo Vô Kỷ: “Ta e lòng thiền không phải sắt đá, sắc đẹp dễ mê người; tuy sen hồng chẳng nhuộn bùn đen, nhưng tấc mây dễ mờ bóng nguyệt. Vậy ngươi nên liệu lời từ chối, đừng để hối hận về sau” [26]. Cuối cùng đúng như lời răn, Vô Kỷ vì sắc đẹp không kiềm được lòng dục đã tư thông với nàng để rồi chịu một cái chết bi thảm. Trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, hồn ma Nhị Khanh, mặc dù rất chủ động nhưng không cần những cứ chỉ tình tứ, khêu gợi cũng đã khiến “một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu” như Trình Trung Ngộ phải “mang một mối tình u uất trong lòng”. Khiến người ta phải động lòng thương nhớ, tương tư khi chỉ mới gặp gỡ, đó hẳn phải là một nhan sắc không tầm thường. Qủa thực như vậy, Nhị Khanh trong con mắt của Trình Trung Ngộ là: “Một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu. Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc” [26]. Nàng lại có một thân hình bắt mắt, gợi cảm: “Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch, Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai” [26]. Chẳng thế mà Trung Ngộ liễu lĩnh đêm khuya thanh vắng tìm gặp nàng để giải niềm u uất. Nhị Khanh đã khiến chàng say mê nghiêng ngả dù
  • 44. 38 “tình cờ kết mối lương duyên, nhưng đối với giai nhân, cửa nhà chưa rõ, tung tích không tường, trong bụng rất lấy làm áy náy” [26]. Như vậy, vượt qua mọi lý trí, rào cản của luân lý bình thường, Trung Ngộ yêu và đến với Nhị Khanh bởi sắc đẹp quyến rũ, đầy cám dỗ. Trong Chuyện yêu quái ở Xương Giang, khi còn sống, Thị Nghi được xem là một cô gái khá có tư sắc, chính sắc đẹp này là nguyên nhân dẫn đến cái chết đau đớn của nàng khi bị đánh ghen. Khi thành ma, ban đầu nàng không có một hình dạng xác định, mà “hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu” [26]. Nhưng ở hình dạng nào, Thị Nghi cũng mang một vẻ đẹp không ai có thể phủ nhận, và xem như đó là một dấu hiệu nhận biết của yêu ma, nguy hiểm, chết chóc: “Suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào” [26]. Còn nhắc đến hai nàng Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương trong Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây, người ta ắt phải thấy đó là hai nhan sắc tươi tắn, kiều diễm và táo bạo. Với vẻ đẹp của mình, các nàng tự tin, chủ động chiếm lấy cảm tình của người đàn ông. Những cử chỉ ấy thể hiện rất rõ ý tình: “Trong phường có cái trại, gọi là trại Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều Trần. Ngày ngày đi qua, Hà Nhân thường thấy hai người con gái đứng ở bên trong bức tường đổ nhí nhoẻn cười đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Hà Nhân nữa” [26]. Nghiêng ngả vì sự duyên dáng đó, Hà Nhân đã sa vào lưới tình lúc nào không hay. “Sóng tình” ngày càng nồng nàn say đắm bởi “vẻ kiều diễm của em Liễu thật là tột bậc, có thể xứng đáng với một câu thơ cổ "Mỹ nhân nhan sắc đẹp như hoa" [26]. Trong tích chèo cổ của Việt Nam Lưu Bình, Dương Lễ, tác giả dân gian ngoài ca ngợi ân nghĩa tình thâm của Dương Lễ dành cho Lưu Bình, cộng đồng còn rất đề cao một người phụ nữ là Châu Long. Nàng vốn tài sắc,
  • 45. 39 lại rất mực thủy chung. Lãnh trách nhiệm thay chồng giúp đỡ bạn, dù có khi Lưu Bình không nén được lòng, muốn cùng ân ái, Châu Long vẫn cương quyết từ chối để giữ trọn tiết hạnh. Chính điều đó là động lực khiến Dương Lễ thành công rạng rỡ, đỗ Trạng nguyên mà vinh quy bái tổ về làng. Giàu lòng hi sinh và đức hạnh, đó cũng là hình tượng liệt nữ tiêu biểu trong con mắt người đời. Khác hoàn toàn với Châu Long, các ma nữ của Truyền kỳ mạn lục không dùng sắc đẹp của mình để hướng tới các hoạt động tích cực mà sử dụng nó như một công cụ mê hoặc, cám dỗ người đàn ông. Nhan sắc lại chính là yếu tố tạo nên sự nguy hiểm ở các nhân vật này. Chính bởi vậy, không ngẫu nhiên mà Nguyễn Dữ có những miêu tả rất chi tiết và được xem là táo bạo về hình thể người phụ nữ trong các loạt truyện này. Kết thúc mỗi thiên truyện, các nhân vật ma nữ đều nhận được hình thức trừng phạt đau đớn, những người đàn ông cũng không tránh khỏi hệ lụy. Tuy nhiên, trong con mắt người đời, sự trừng phạt đó với người phụ nữ là thích đáng. Bởi nhan sắc của họ bị xem là nguyên nhân của khổ đau, nguồn cội của thói dâm dục, khiến đàn ông xa dời chính khí. Ngược lại, người đàn ông, dù trong hoàn cảnh nào cũng được coi là nạn nhân, mà nếu không có sắc đẹp của người phụ nữ họ đã không lầm lạc. Với đức hạnh, người phụ nữ lý tưởng khiến người đàn ông tỉnh ngộ, còn với nhan sắc người phụ nữ phản diện làm đàn ông u mê. Xây dựng nhân vật, Nguyễn Dữ cũng đã thể hiện quan niệm khinh thường nữ sắc của Nho giáo trong xã hội nam quyền. 2.3. Tính cách, tâm lý Nếu so sánh với hệ thống các nhân vật nữ chính diện trong Truyền kỳ mạn lục hoặc ở một số tác phẩm khác, các nhân vật ma nữ có xu hướng tính cách khác biệt hơn hẳn. Với hình ảnh liệt nữ, người ta thường thấy xuất hiện các nét tính cách chuẩn mực. Vũ Thị Thiết một lòng thủy chung, hiếu thuận, dũng cảm, giàu đức hi sinh, hay Kiều với những tự vấn, dằn vặt, những nỗi