SlideShare a Scribd company logo
1 of 103
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ DIỄM MY
THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
HUẾ, NĂM 2018
2
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THỊ DIỄM MY
THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số :
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. HOÀNG THỊ HUẾ
HUẾ, NĂM 2018
3
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Diễm My, học viên cao học K25 – Văn
học, chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 2016 – 2018. Tôi xin cam
đoan luận văn thạc sĩ “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý
thuyết hậu hiện đại” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao
chép dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với
luận văn cao học của mình.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Diễm My
4
Lời Cảm Ơn
Được sự phân công của khoa Ngữ Văn – trường Đại học sư phạm Huế và
giảng viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng thị Huế. Tôi đã thực hiện và hoàn thành luận
văn cao học với đề tài “ Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện
đại”.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến
PGS.TS. Hoàng thị Huế, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo khoa
Ngữ văn, những người đã hổ trợ cho tôi nguồn kiến thức vô tận và hữu ích trong hai năm học
vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo Sau
Đại học, Đại học sư phạm Huế - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người luôn giúp
đỡ, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu
của mình.
Huế, tháng 9 năm 2018
Học viên
Nguyễn Thị Diễm My
MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU ..............................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................12
3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................12
3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................12
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................12
5
5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................12
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................13
B. NỘI DUNG........................................................................................................14
CHƢƠNG 1. NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TRONG MẠCH NGUỒN THƠ
VIỆT NAM SAU 1986 ..........................................................................................14
1.1 Thơ Việt Nam sau 1986 những tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại ....14
1.1.1 Khái lược về chủ nghĩa hậu hiện đại..............................................................14
1.1.2 Sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam sau 1986 ..............16
1.2 Nguyễn Bình Phương và những nổ lực đổi mới thơ về phía hậu hiện đại........20
1.2.1. Nguyễn Bình Phương – đường đời và đường thơ.........................................20
1.2.1.1 Nguyễn Bình Phương – đường đời gắn liền nghiệp văn chương................20
1.2.1.2 Nguyễn Bình Phương – và cuộc tìm kiếm những cái mới lạ......................23
1.2.2. Nguyễn Bình Phương – những cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại .........27
CHƢƠNG 2. CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG
THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI
.................................................................................................................................35
2.1. Cảm quan về hiện thực trong thơ Nguyễn Bình Phương.................................35
2.1.1. Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, “hỗn độn”, “phi lý”.................................36
2.1.2 . Hiện thực kỳ ảo – sự mở rộng không biên độ..............................................42
2.2. Cảm quan về con người trong thơ Nguyễn Bình Phương................................48
2.2.1. Con người “xa thân” với nhiều trạng thái khác nhau....................................49
2.2.2. Con người cô đơn, lạc lõng, mất phương hướng ..........................................55
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN
BÌNH PHƢƠNG NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI ..........................65
3.1. Ngôn ngữ..........................................................................................................66
3.1.1. Ngôn ngữ lạ hóa............................................................................................67
3.1.2. Ngôn ngữ trò chơi .........................................................................................71
3.2. Giọng điệu........................................................................................................75
3.2.1. Giọng điệu giễu nhại ....................................................................................75
3.2.2. Giọng điệu triết lý .........................................................................................79
6
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật .................................................................83
3.3.1. Lồng ghép không gian hiện thực và không gian huyền ảo ...........................83
3.3.2. Lồng ghép thời gian của tự nhiên và thời gian thân phận con người............89
C. KẾT LUẬN .......................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................99
7
A.MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ khi hình thành và phát triển, để có được những
thành tựu văn học cho đến ngày nay, không thể không nói đến những con người,
nhân tố chính tạo nên những áng văn chương bất hủ. Mỗi nhà văn, nhà thơ là mỗi
người mẹ ấp ủ từ những thai nghén ban đầu, từ những nhìn nhận trực quan qua lăng
kính chủ quan về xã hội, về cuộc sống, về con người để tạo nên những đứa con tinh
thần mà họ gửi gắm vào đó những nỗi lòng thầm kín. Khi xã hội càng phát triển kéo
theo công nghệ thông tin, kinh tế, kỹ thuật cũng phát triển mạnh như vũ bão, tất yếu
văn học cũng sẽ có những sự phân luồng thành nhiều hệ tư tưởng, trường phái chủ
nghĩa khác nhau phù hợp với từng giai đoạn của văn học.
1.2. Sau năm 1986, văn học Việt Nam hiện đại đã có những bước định hình
mới đặc biệt là thơ, đi sâu vào bản chất của ngôn từ hơn, sáng tạo theo nhiều chiều
hướng mới, những cái tên tên như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Inrasara,
Dương Tường,… là những tên tuổi tạo nên những nét mới ấy. Thế nhưng vào
những năm đầu thế kỷ XXI, do sự ảnh hưởng của văn hóa hậu hiện đại trong thế
giới phẳng, thơ Việt Nam cũng có sự lắp ghép, cắt dán, hỗn độn, đồng hiện, giễu
nhại… tất cả tái hiện lên đúng một bức tranh của hậu hiện đại.
Có thể nói rằng sự xuất hiện của lí thuyết “hậu hiện đại” đã mang đến những
màu sắc mới mẻ, khác xa với lối tư duy cũ của chủ nghĩa hiện đại. Các nhà thơ
đương đại Việt Nam đã không ngừng khám phá những ngóc ngách của xã hội,
những mặt trái của những tâm hồn chưa hoàn thiện đều được khai thác một cách
triệt để. Khi mới xuất hiện, các nhà thơ nhà văn hay nhà phê bình văn học đều rất
khó khăn trong việc tiếp nhận nó, nhưng họ đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu
và tiếp thu một cách tự nhiên nhất, sáng tạo nhất làm nên một sự cách tân mới
trong tho ca Việt nam đương đại. Họ khám phá những mảnh vỡ của cuộc sống để
chuyển tải nó vào tác phẩm của mình. Đại diện cho những gương mặt tiêu biêu
biểu trong thơ ca hậu hiện đại không thể không nhắc đến : Hoàng Hưng, Inrasara,
Nguyễn Bình Phương,Vi Thùy Linh …
8
1.3. Nhà thơ Nguyễn Bình Phương là một trong số những gương mặt cách tân
tiêu biểu của thơ Việt Nam sau 1986. Ông là một tác giả có quan niệm, tư tưởng
sáng tạo hết sức mới mẻ, độc đáo. Điều này chi phối rất rõ đến thế giới nghệ thuật
thơ ông, với hệ thống hình tượng cũng như bút pháp, ngôn từ, thi ảnh… riêng biệt,
không trộn lẫn. Nhắc đến thế hệ thơ đổi mới sau 1986 không thể không nhắc đến
Nguyễn Bình Phương
Chúng tôi lựa chọn khảo sát: “ Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý
thuyết hậu hiện đại” xuất phát từ những đặc trưng hậu hiện đại trong thơ ông với
những nét cách tân cho thơ ca Việt Nam đương đại. Nguyễn Bình Phương được
nhắc đến khá nhiều với những tác phẩm văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn.. và
đó có thể là một mảng nổi bật nhất của ông. Nhưng thơ ca cũng là một cánh cửa
khác để người ta hiểu thêm về Nguyễn Bình Phương, một tâm hồn giản dị giữa
cuộc sống xô bồ của hậu hiện đại. Tìm hiểu “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc
nhìn của lí thuyết hậu hiện đại,” chúng tôi muốn khám phá sâu hơn tư duy nghệ
thuật thơ ông trong diễn biến mới mẻ của văn chương hậu hiện đại trong nước
cũng như nước ngoài.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Chủ nghĩa Hậu hiện đại là một khuynh hướng văn học đầy những mới lạ,
không bình thường trong một cuộc sống bình thường, là sự lồi lõm, ngỗn ngang
giữa một thế giới phẳng. Và các nhà thơ Việt Nam đã không ngừng đối diện, tiếp
nhận nó để khám phá những điều mà lâu nay văn học chưa từng trải mình. Các thế
hệ nhà văn sau 1986 đã có được luồng sức mạnh của thời đại để thử sức với luồng
gió mới này của thế giới, cũng chỉ với một mục đích sẽ đưa thơ ca Việt Nam lên
một tầm đón đợi mới.
2.2. Nguyễn Bình Phương bước vào thế giới hỗn độn ấy một cách bình dị
nhất, ông lặng lẽ miệt mài với cuộc tìm kiếm không mệt mỏi của mình, những vần
thơ đầy sức ma mị đến khó hiểu nhưng dường như nó đang tuôn trào đầu ngọn bút
của người nghệ sĩ.
Trong bài viết “Thi ca và cuộc tìm kiếm mang tên Nguyễn Bình Phương” của
tác giả Dương Kiều Minh đăng trên báo Công an nhân dân tháng 12/2009 đã chỉ ra
9
rằng “thơ Nguyễn Bình Phương phảng phất cái huyền hoặc bí ẩn mang hương vị
đồng dao” [34] và tác giả bài viết cũng nói rằng thơ Nguyễn Bình Phương có nét gì
đó rất lạ lẫm, rất cuốn hút, nó mở ra một thế giới đầy cảm xúc trong sâu kín tâm
hồn của con người. Hơn nữa tác giả còn gọi tên cho hành trình sáng tác thơ của
Nguyễn Bình Phương là một “cuộc tìm kiếm” những cái mới và lạ
Tác giả Lê Hồ Quang trong bài “Đọc thơ Nguyễn Bình Phương” đăng trên
Tạp chí Thơ đã nhận định: “Đọc thơ Nguyễn Bình Phương không dễ…việc “đọc”
thơ Nguyễn Bình Phương là một hành trình tìm đường vào “cõi lạ” đầy nhọc nhằn,
với nhiều cảm giác bất an, nghi hoặc. Nhưng dù có lúc cảm thấy mê man, đuối sức
trên hành trình phiêu lưu vào thế giới ấy, ta vẫn khó phủ nhận vẻ đẹp đầy ma mị
của nó. Nó đánh thức và mở ra những đường biên ranh giới khác, độc sáng, trong
cách ta tri giác về thế giới”[37]. Tác giả Lê Hồ Quang tập trung tìm hiểu sâu về
ngôn ngữ - một trong những phương diện thể hiện khá rõ dấu ấn hậu hiện đại trong
thơ, tác giả đã ít nhiều bộc lộ rõ những dấu ấn hậu hiện đại đậm nét trong thơ
Nguyễn Bình Phương.
Tác giả Đoàn Minh Tâm với “Nguyễn Bình Phương – Một hồn thơ “tinh
quái”, lại đặc biệt chú ý đến dấu ấn của “thiền” tập trung ở tập thơ Buổi câu hờ
hững của Nguyễn Bình Phương. Theo tác giả: “Tâm thế Nguyễn Bình Phương trải
giữa một bên là hiện thực cuộc sống và một bên là những trạng thái tĩnh lặng mang
dấu ấn thiền - nỗi day dứt về tự thân bộc lộ qua câu thơ mà tôi cho là đề từ của thi
tập này: Đó là đời hay thơ/ Đó là anh hay Phật? Đôi lúc có cảm giác như ở bất cứ
đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, suy tưởng của Nguyễn Bình Phương đều hướng
về thiền”[53] . Một góc khác được suy xét trong thơ Nguyễn Bình Phương dấu ấn
“ thiền” ranh giới giữa hiện thực xô bồ và tĩnh lặng của cõi Phật, là nội tâm của
nhà thơ được tác giả bài viết khai sáng một cách trọn vẹn.
Đến với thơ Nguyễn Bình Phương ta sẽ cảm nhận thấy một không gian thơ
mở, mở ra với nhiều chiều kích khác nhau, với nhiều cuộc sống khác lạ mà chúng
ta cần khám phá. Ở đó dường như có một sức sống mà không phải bất kì ai cũng
có thể có được, một sự tươi mới của tuổi trẻ, nhưng cũng đầy sự chính chắn của
người từng trãi. Vậy nên nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong “Thế hệ nhà thơ Việt
10
Nam sau 1975” đã khẳng định một thời đại mới của thi ca (Trích trong “Thế hệ
nhà văn sau 1975 : Diện mạo và thành tựu” kỷ yếu hội thảo, 4/2016, NXB Hội nhà
văn) đã nói rằng: Nguyễn Bình Phương là một người thơ “không trẻ - không già”
và anh một trong những nhà thơ sớm nhất đã âm thầm khởi cuộc khai phá những
miền đất mới trong thơ đương đại Việt Nam đầu thế kỷ XX…”[12] Qua bài viết
này, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã khẳng định vai trò của Nguyễn Bình Phương
trong công cách tân thơ Việt Nam sau 1975, đây là một thế hệ nhà thơ với nhiều
đóng góp trong thơ hậu hiện đại. Một thế giới thơ độc đáo với những hình ảnh mới
mẻ, cách sử dụng ngôn từ đầy sáng tạo, giống như ta đang lạc vào một miền đất lạ,
một cuộc sống, một thế giới khác.
Cũng có người đã nhận xét về thế giới thơ Nguyễn Bình Phương như sau:
“Thế giới thơ của Nguyễn Bình Phương không phải là một hư cấu, nó là một hiện
thực khác. Nó có hệ sinh vật riêng, vừa trùng khít với không gian sống của con
người, vừa trở nên khác biệt: linh miêu, con hươu ma, những quả đồi lơ mơ, ngôi
nhà rét, sương mù, khuôn mặt xanh, những ngôi sao màu hung…”. Tác giả còn nhấn
mạnh: “Sự khó hiểu của thơ Nguyễn Bình Phương, nếu có, có thể có nguyên nhân từ
chính người đọc (thơ): chúng ta thường lơ là việc nhìn ngắm chính cảm giác của
mình đến nỗi, khi lạc vào một thế giới của một tâm hồn khác, ta vẫn giữ thói quen
quan sát và nhìn ngắm một cái gì xa lạ, một cái gì ngoài ta” [64]. Bài viết đã đi sâu
vào tìm hiểu thế giới khác trong thơ Nguyễn Bình Phương, một thế giới mang nhiều
điều bí ẩn chưa thể giải mã hết.
Luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương” của Phạm
Ngọc Lan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đi sâu tìm hiểu thế giới thơ
của tác giả Nguyễn Bình Phương, phân tích các yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật
thơ trên các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Đồng thời luận văn
cũng chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới nghệ thuật thơ và thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương [32]
Nông Hồng Diệu trong bài viết “Nguyễn Bình Phương: Sống bình thường,
viết không bình thường”, đã nhận định: “Chẳng dại khen văn chương Nguyễn Bình
Phương. Ngay khi tập thơ “Buổi câu hờ hững” xôn xao văn đàn, trước cơn mưa ca
11
tụng, anh chỉ buông câu: “Tôi thấy đã làm một việc là gói lại một quãng thời gian
sáng tác”. Nhưng cũng chẳng chê Nguyễn Bình Phương làm gì cho nhọc. Anh thú
nhận: “Ở góc độ khen, chê, tôi là người bảo thủ. Tôi chỉ nghe chính tôi” [14].
Ngoài ra còn khá nhiều những bài viết và khóa luận tốt nghiệp đại học cũng đã
dành thời nghiên cứu thơ Nguyễn Bình Phương, những chủ yếu chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu nghệ thuật, thi pháp trong thơ ông.
Quá trình cách tân thơ của Nguyễn Bình Phương là hành trình giải mã những
bí ẩn của cuộc sống, với những dấu ấn đậm nét của thơ ca Việt Nam đương đại.
Tác giả Hoàng Thị Huế trong bài viết : “ Ánh xạ từ biểu tượng cái tôi trong thơ
Việt đương đại” đăng trên tạp chí khoa học, Đh Khoa học Huế, số 5/2016 cũng đã
nói rằng: Sau đổi mới thơ ca đương đại đã có bước ngoặt lớn trong tư duy sáng tác,
trong cái nhìn thế giới, con người, không gian, thời gian chi phối sự lựa chọn
phương thức trữ tình mới mẻ với một giọng điệu riêng và khác lạ, đặc biệt là sự
góp mặt của những gương mặt thơ tiêu biểu Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn,
Vi Thùy Linh.. Trong xu hướng đổi mới chung, các nhà thơ tìm tòi cho mình một
hướng đi riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của một cái tôi đa chiều kích, đầy kiêu
hãnh và độc lập”[22]. Hành trình khám phá, nghiên cứu thơ Việt nam dưới góc
nhìn hậu hiện đại, tác giả bài báo đã cho chúng ta thấy được những đóng góp mới
mẻ trong cách tân nghệ thuật của các nhà thơ sau 1986, một trong những yếu tố
quan trọng để tạo nên thành công của họ chính là tư duy sáng tạo của cá nhân mỗi
người.
Nhìn chung các bài viết đi trước đã mở ra một hướng đi mới cho thơ ca Việt
nam đương đại nói riêng và thơ Nguyễn Bình Phương nói chung, khẳng định được
vai trò to lớn của ông trong hành trình cách tân thơ ca đương đại. Rất nhiều bài
viết khai thác nhiều góc cạnh khác nhau trong thơ Nguyễn Bình Phương nhưng các
tác giả mới chỉ dừng lại ở việc gợi mở, còn đặt tác phẩm từ góc nhìn hậu hiện đại
thì vẫn đang còn bỏ ngỏ. Do đó việc lựa chọn đề tài : “Thơ Nguyễn Bình Phương
từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại”. Chúng tôi mong muốn sẽ góp được một
phần công sức trong việc khai thác triệt để thơ Nguyễn Bình Phương từ nhiều
12
phương diện khác nhau, khẳng định những sáng tạo với lối tư duy mới mẻ của tác
giả.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thơ của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi tập
trung chủ yếu vào việc khảo sát các tập thơ sau:
- Lam chướng (1992)
- Khách của trần gian (1996)
- Xa thân (1997)
- Từ chết sang trời biếc (2001)
- Thơ Nguyễn Bình Phương (2004)
- Buổi câu hờ hững (2011)
- Tuyển thơ xa xăm gõ cửa (2014)
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn “Thơ Nguyễn Bình Phương dưới góc nhìn của lý thuyết hậu hiện
đại” nghiên cứu trên hai bình diện: Cảm quan hiện thực, con người, và phương
thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình phương từ góc nhìn hậu hiện đại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn chúng tôi triển khai bằng các phương pháp sau:
- Phương pháp vận dụng lý thuyết hậu hiện đại, lý thuyết thi pháp học: Với
đề tài này chúng tôi vận dụng lý thuyết hậu hiện đại, lý thuyết thi pháp học soi
chiếu vào tác phẩm, từ đó làm nổi bật yếu tố hậu hiện đại được thể hiện trong thơ
Nguyễn Bình Phương.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh
đồng đại để thấy rõ hơn những nét tương đồng và khác biệt trong nội dung và nghệ
thuật sáng tác thơ của Nguyễn Bình Phương.
- Phương pháp cấu trúc, hệ thống: Chúng tôi đặt tác phẩm trong hệ thống của
khuynh hướng hậu hiện đại để nhận xét, đánh giá và khái quát hiện tượng.
Ngoài ra người viết đã vận dụng một số thao tác khác nhằm khai thác một
cách triệt để thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại.
5. Đóng góp của đề tài
13
- Nghiên cứu “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện
đại” góp phần làm rõ những nét khác biệt trong thơ ông, khẳng định giá trị nghệ
thuật thơ Nguyễn Bình Phương.
- Nghiên cứu về cảm quan hiện thực và con người trong thơ Nguyễn Bình
Phương để nhằm khám phá những đặc trưng của thơ hậu hiện đại nhìn từ một tác
giả tiêu biểu.
- Luận văn tìm hiểu cách tân trong tư duy nghệ thuật mang đậm màu sắc hậu
hiện đại của thơ Nguyễn Bình Phương để khẳng định những đóng góp của ông
trong tình hình phát triển thơ Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần kết luận ra, cấu trúc của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Nguyễn Bình Phương trong mạch nguồn thơ Việt Nam sau 1986
Chương 2: Cảm quan về hiện thực và con người trong thơ Nguyễn Bình
Phương nhìn từ lý thuyết hậu hiện đại
Chương 3: Phương thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình Phương nhìn từ lý
thuyết hậu hiện đại
14
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG
TRONG MẠCH NGUỒN THƠ VIỆT NAM SAU 1986
1.1 Thơ Việt Nam sau 1986 những tiếp nhận ảnh hƣởng của chủ nghĩa
hậu hiện đại
1.1.1 Khái lược về chủ nghĩa hậu hiện đại
Được khởi phát từ nửa sau thế kỷ XX (những năm 1960-1970), chủ nghĩa
hậu hiện đại là hiện tượng văn hóa có nguồn gốc từ phương Tây. Là một trong
những lý thuyết mới nhất và độc đáo nhất của phê bình văn học, chủ nghĩa hậu
hiện đại trở thành một hiện tượng văn hóa có độ bao phủ rộng khắp ở hầu hết mọi
lĩnh vực như mỹ thuật, văn học, âm nhạc, kịch, kiến trúc và triết học. Sự ảnh hưởng
của chủ nghĩa hậu hiện đại đã tạo nên một làn sóng cộng hưởng và có sức lan tỏa
mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nói như Lyotard: “chúng ta đang sống trong thời hậu
hiện đại, thời mà tất cả những lý thuyết có từ thời ánh sáng đều bị đổ vỡ”[31]. Bản
chất thật sự của hậu hiện đại chính là vậy, nó khởi đầu từ sự đổ vỡ của các thể chế cũ,
những sự đối lập mẫu thuẩn trong xã hội loài người, từ sự đấu tranh sắc tộc, … kèm
theo đó là sự xuất hiện của những phát minh khoa học với các lý thuyết mới ra đời: lý
thuyết hỗn độn, hình học fractal… Hậu hiện đại là một cách gọi để chỉ về một sự
vận động , mà sự vận động đó đang tạo thành một hệ hình tư duy mới, tiếp nối hệ
hình tư duy của hiện đại.
Tuy nhiên, khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác thế nào là chủ nghĩa
hậu hiện đại. Và trong thực tế, các triết gia đã có rất nhiều lý thuyết thể hiện các
quan niệm khác nhau về chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo Lyotard thì: “Nói thật đơn
giản, hậu hiện đại là sự hoài nghi với các siêu tự sự”[31]. Còn theo Iba Hassan,
thay vì chuẩn mực của chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại thiên về sự trớ
trêu của các sự vật rơi vãi, hỗn loạn, không tuân theo bất cứ một chuẩn mực nào.
Cũng chính vì tính chất này và tính chất tan rã của các đại tự sự, nên hậu hiện đại
không xác lập được cho mình một nền tảng lý thuyết vững chắc, một “đại tự sự”
như văn học ở các thời kỳ khác. Fredric Jameson cho rằng đó là sự thay thế từ “ sự
15
tha hóa của chủ thể” trong chủ nghĩa hiện đại bằng “ sự phân mảnh của chủ thể”
trong chủ nghĩa hậu hiện đại ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản muộn. Còn ở một góc độ
khác U.Eco xem hậu hiện đại là “ một phạm trù tinh thần, hoặc tốt hơn, một
Kunstwollen – một phương thức thao tác” (1996)...
Và thật ra ý nghĩa lớn nhất của thuật ngữ hậu hiện đại không chỉ đơn thuần là
một định lượng về “thời gian” (“hậu” = “sau” thời hiện đại), mà chính là ở “tính
chất” của nó. Hậu hiện đại là một học thuyết phức tạp, bên cạnh đó nó lại có mối
quan hệ với các chủ nghĩa khác. Do đó việc đưa ra một khái niệm chung là rất khó,
chính vì xuất phát cơ sở và chủ trương ban đầu của chủ nghĩa hậu hiện đại, là chối
bỏ các đại tự sự và không xây dựng học thuyết riêng cho mình.
Tuy vậy, chúng ta có thể nhận ra rằng, lý thuyết về chủ nghĩa hậu hiện đại
vừa là bước phát triển tất yếu, là kết quả của “hiện thực thậm phồn” - cuộc cách
mạng kỹ thuật và công nghiệp, là sự nối tiếp của các chủ nghĩa khác và chủ nghĩa
hiện đại trên cơ sở tinh thần của các lý thuyết ấy.
Như vậy, có thể đưa ra một khái quát chung cho chủ nghĩa hậu hiện đại, là sự
phá vỡ các đại tự sự đồng thời từ chối luôn khả năng trở thành một đại tự sự, bởi
vậy nên hậu hiện đại luôn tránh né trong việc biến mình trở thành một học thuyết -
một đại tự sự mới. Song song với đó, chủ nghĩa hậu hiện đại hướng tới các tiểu tự
sự, chú tâm khai thác những yếu tố có tính chất ngoại biên, phá vỡ cái trung tâm,
đưa ngoại biên xích gần lại với trung tâm. Tuy nhiên, những ngoại biên ấy không
trở thành một trung tâm khác thay thế trung tâm mà nó đã phá vỡ. Đặc biệt, trong
khi chủ nghĩa hiện đại tham vọng tạo lập một thế giới hoàn thiện, bất biến, đối lập
với thực tại hỗn loạn, phi lý và kỳ vọng vào sự tồn tại của một hiện thực nào đó
nằm đằng sau các ký hiệu, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại giễu cợt vào những ảo
tưởng ngây thơ, song vĩ đại của bậc tiền bối và đưa ra quan niệm: sau những ký
hiêu là hỗn loạn và cách khắc phục tốt nhất là “ làm hòa” với nó. Đối thoại với hỗn
loạn chính là chiến lược nghệ thuật của hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại được
xem là một trào lưu văn hóa và là một thời kỳ lịch sử.
Cũng có thể thấy, trong văn học, có thể coi một số tính chất sau trở thành đặc
trưng chủ đạo của chủ nghĩa hậu hiện đại như: sự giễu nhại, sự mỉa mai châm
16
biếm, sự cắt dán lắp ghép, tính ngẫu nhiên, sự coi trọng quá trình chứ không phải
là kết quả, ngụy tạo... Những tính chất này đã xuất hiện ở chủ nghĩa hiện đại, tuy
nhiên, với chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng trở thành những nguyên tắc sáng tạo. Và
bản thân mỗi đặc trưng ấy lại có những khác biệt so với chính nó ở chủ nghĩa hiện
đại. Hoặc, trong cách nhìn nhận thế giới khách quan, nói theo cách của Bùi Văn
Nam Sơn, nếu như chủ nghĩa hiện đại than khóc, đau buồn trước hiện thực, trước
những “cái chết” của sự đổ vỡ các giá trị, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại tiễn đưa
những “cái chết” ấy với thái độ vui vẻ.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đề xuất nhiệm vụ đi tìm bản nguyên của con người và
vũ trụ, đi tìm nền tảng của nhận thức và cả cách tri thức. Văn học Việt Nam chịu
thêm luồng ảnh hưởng của văn học phương Tây kéo theo sự chuyển mình theo
hướng hậu hiện đại, tuy rằng chưa thể phân chia thành nhiều khuynh hướng trường
phái, nhưng nền văn học nước ta cũng đã có những dấu ấn hậu hiện đại đậm nét.
1.1.2 Sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam sau 1986
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã xuất hiện trên thế giới từ giữa thế kỷ trước, Việt
Nam dù chưa có đầy đủ các tiền đề về kinh tế và xã hội, nhưng những dấu ấn hậu
hiện đại trong cuộc sống xã hội với tâm thức của mỗi cá nhân trước thời cuộc đã
xuất hiện. Nó cũng hiển nhiên xuất hiện trong những sáng tác văn học, đặc biệt
giai đoạn từ sau 1986 (khi đất nước đổi mới) đến nay. Trước đây khi nói đến chủ
nghĩa hậu hiện đại trong văn học, đã có rất nhiều các quan điểm trái ngược nhau,
số phản đối, số không đồng tình, số thì cho rằng đó chỉ là một yếu tố hậu hiện đại
trong sáng tạo nghệ thuật ở nước ta mà thôi. Vốn dĩ sáng tác văn học là một hoạt
động sáng tạo không ngừng. Đó là ý thức của người cầm bút và cũng là nhiệm vụ
sống còn của họ. Trong quá trình đi tìm tòi những phong cách sáng tác mới, những
ý tưởng mới nảy sinh, và ngẫu nhiên, nó mang dấu ấn hậu hiện đại. Điều này cũng
không có gì là khó hiểu. Nhà văn vốn là những người “viết lịch sử” bằng văn học.
Họ tái hiện lại cuộc sống hiện tại bằng cảm quan văn học. Sống trong thời đại, xã
hội nào, tất yếu họ sẽ phản ảnh thời đại, xã hội ấy trong sáng tác của mình.
Sau năm 1986, trên đà hội nhập và đổi mới, văn học nước ta có sự chuyển
biến rõ rệt. Đặc biệt với sự ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
17
học thế giới, tạo thành một trào lưu văn học mới, thì văn học Việt Nam không thể
tránh khỏi sức ảnh hưởng lớn đó. Mặc dù trong nền văn học nước ta chưa thể hình
thành các khuynh hướng hay trào lưu hậu hiện đại như các nước trên thế giới
nhưng chúng ta vẫn thấy được những dấu ấn về hậu hiện đại trong một số sáng tác
của một vài cây bút tiêu biểu. Các nhà văn xây dựng cho mình một màu sắc hậu
hiện đại cho con đẻ, họ không ngừng đào sâu tìm tòi, lắp ghép những mảnh vỡ
trong cuộc sống để tạo những đề tài với những dấu ấn riêng. Những gương mặt
tiêu biểu như Đặng Đình Hưng, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Bình Phương, Hoàng
Hưng, Vi Thùy Linh… Có thể nói hậu hiện đại trong những sáng tác hiện nay phần
lớn là những biểu hiện cảm thức hậu hiện đại, ghi lại những dấu ấn vừa thể hiện tư
duy cá nhân vừa mang tinh thần hội nhập quốc tế.
Nhờ vào sự vận động và biến đổi không ngừng của đời sống xã hội trong thời
kì đổi mới, cùng với nghị quyết, chính sách đường lối của Đảng và nhà nước đã thúc
đẩy sự xuất hiện của đội ngũ nghiên cứu phê bình đông đảo, hoạt động tích cực, mở
đường cho văn học tiếp nhận, ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại trong sáng tác, phê
bình. Bằng sự nhạy bén hội nhập, các nghệ sĩ đã kịp thời bắt được mạch đập của xu
thế toàn cầu đưa văn học dân tộc hòa cùng thời cuộc. Những cuộc cách tân văn học
theo xu hướng hậu hiện đại bắt đầu với những bản hòa ca nhiều âm điệu.
Cuối thập niên 80, xuất hiện nhiều cây bút mới nổi bật với nhiều lối viết đa
dạng hơn như Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Bình Phương, Đặng Đình Hưng, Nguyễn
Thúy Hằng… Họ có những cách tân trong lối viết đầy mới lạ, lạ trong với chính
bản thân họ trước đó và cả với những nhà văn nhà thơ cùng thời khác. Những sáng
tác của họ theo khuynh hướng mới, khuynh hướng hậu hiện đại tạo nên một bước
ngoặt cho chính sự nghiệp văn chương của họ và của cả văn chương Việt Nam.
Hậu hiện đại không chỉ đơn thuần là vậy mà còn là ở cảm quan về thế giới và con
người của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn học là một mảnh ghép vừa của cuộc
sống, và trong mảnh ghép đó còn có vô vàn những mảnh ghép nhỏ hơn của cuộc
sống đa chiều kích. Mà ở đó nhà văn mặc sức thể hiện rõ tâm trạng của mình, giải
bày những cảm xúc về những góc khuất trong xã hội mà ít ai có thể chạm đến hoặc
chạm đến những không dám phơi bày. Thơ Nguyễn Bình Phương là những ám ảnh
18
về mất niềm tin vào con người, sự đỗ vỡ của những trật tự xã hội, gia đình, sự
băng hoại đạo đức, khiến con người rơi vào cảnh bất an, mất phương hướng.
Bởi đặc điểm của văn học hậu hiện đại rất phức tạp nên nghệ thuật thể hiện
của nó cũng mang tính chất đặc thù với nhiều sự đa dạng hóa hơn như xây dựng
cốt truyện phân mảnh, lắp ghép, sự dịch chuyển của các điểm nhìn trần thuật, sự
chuyển dịch, pha trộn đứt gãy của nhiều giới hạn thể loại truyền thống, sự dung
hợp nhiều thể loại như hội họa, âm nhạc, điện ảnh..,
Thơ Việt Nam trong khoảng mười năm gần đây cũng đã có những bước tiến
mới, dần dấn thân vào ranh giới của thơ ca hậu hiện đại. Những ảnh hưởng từ cuộc
phát triển như vũ bão của thông tin đại chúng và đặc biệt là thời đại công nghệ lên
cao. Nhu cầu sống của con người cũng như nhu cầu đọc của công chúng cũng dần
thay đổi theo cho phù hợp. Như một tất yếu của giới trẻ, các nhà sáng tác trẻ lần
lượt khẳng định mình trên văn đàn bằng những tiếp thu các nền văn học trên thế
giới, những trào lưu mới lạ đều được họ khai thác một triệt để. Họ “ mở mắt mở trí
mở hồn. Để cuối cùng soi lại mình, họ nhận thức ra rằng bao giá trị hôm qua cha
ông họ và cả chính bản thân họ ra sức bảo vệ bỗng chốc đổ rụm, không thể cứu
vãn được nữa. khủng hoảng niềm tin đồng lúc với sự hình thành một cảm thức
khác đi”[69]. Thơ hậu hiện đại có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất
lượng. Các nhà thơ không ngừng tìm tòi, thể nghiệm đổi mới không chỉ ở nội dung
mà cả hình thứC, góp phần làm phong phú hơn cho thơ ca Việt Nam hội nhập với
thơ ca thế giới. Theo Phương Lựu “Trước hết là loại thơ không mang đến việc kết
tinh ý nghĩa, không hẳn vô nghĩa, nhưng hiểu sao thì tùy. Chủ nghĩa hậu hiện đại
phủ nhận bên trong hiện tượng có bản chất, bên cạnh ngẫu nhiên có tất yếu, bên
dưới vô thức có ý thức, bên sau lớp từ là ngôn ngữ. Chính vì thế cứu cánh của
hành động đan dệt ngôn từ trong sáng tạo thơ không cần thiết mà cũng không thể
kết tinh tinh thành một nội dung, ý nghĩa` chủ đạo nào cả”[28].
Thơ hậu hiện đại ở nước ta có thể được đánh dấu từ Bùi Giáng, một nhà thơ
được xem là người đầu tiên sáng tác theo cảm thức hậu hiện đại, đó là ách sử dụng
lối ngôn ngữ vừa độc và lạ , với những chuỗi âm thanh chồng chéo, đan xen, trộn
lẫn vào nhau, tạo nên một bức tranh hỗn độn không trật tự và không có ý nghĩa.
19
Đọc thơ ta cảm nhận giống như đang chơi một trò chơi mà nhà thơ đã soạn sẵn
kịch bản, và đó là một trò chơi của ngôn ngữ, một trò đùa bất tận và có hồi kết. Ở
đó “thi sĩ phó thác mình cho ngôn ngữu thao túng”. Những cái tên như Trần Dần,
Lê Đạt, Thanh Thảo, Hoàng Hưng, Mai Văn Phấn… đã để lại những dấu ấn hậu
hiện đại đậm nét trong ca Việt Nam giai đoạn này.
Có thể nói thơ hậu hiện đại Việt Nam là “phản tỉnh mang tính phê phán hiện
thực, thực tế đất nước và thực trạng văn chương”. Với tư tưởng tự do, các nhà thơ
hậu hiện đại luôn có tiếng nói phản biện xã hội đương thời, bóc trần sự mêm hoặc
mà thông tin đại chúng muốn tác động vào xã hội… đồng thời tự thân mang ý
hướng phi tâm hóa, xóa bỏ mọi sự phân biệt trong đội ngũ sáng tác. Mang tư tưởng
tự do, nhà thơ hậu hiện đại luôn có tiếng nói phản biện xã hội đương thời, bóc trần
sự mê hoặc mà thông tin đại chúng muốn tác động vào xã hội. Đội ngũ sáng tác thơ
cũng có những gương mặt mới với sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ như Vi thùy
Linh… đây là những cây bút nữ trẻ mang nhiều hơi thở mới của thơ ca hậu hiện đại,
họ mang một phong cách riêng độc đáo thể hiện đúng cá tính của mỗi người. “Từ bỏ
lối thơ “ khăn đóng áo the” truyền thống, là thể loại năng động, thơ Việt đương đại
đã nhanh chóng mở rộng hình thức câu thơ để có thể ôm chứa được hiện thực cuộc
sống, đời tư của con người với muôn chiều kích ý thức, vô thức, tiềm thức… phản
ánh con người hiện đại trong sự truy vấn và phản tỉnh …” [21]. Đồng thời với xu
hướng đổi mới thơ một cách triệt để, từ hình thức cho đến nội dung theo hướng hậu
hiện đại gắn liền với những cái tên như Khế Iêm, Trần Tuấn, Inrasara, Bùi Chát,…
đặc biệt là thơ tân hình thức, thơ văn xuôi, kịch đường phố, thơ trình diễn… những
sáng tác của họ mới chỉ là bước dạo đầu đi tìm cái mới, nhưng mỗi sáng tác là một ý
thức cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại với nhiều góc nhìn mới mẻ trên nền thơ
ca truyền thống.
Mặc dù nhìn trong một không gian chung thơ ca Việt Nam sau 1986 đã có
những cách tân hiệu quả mang tầm vóc thời địa, hòa mình cùng sự phát triển của
thơ ca hậu hiện đại thế giới, nhưng những sáng tác của chúng ta mới chỉ được xem
như là “yếu tố”, “ dấu ấn” hậu hiện đại mà thôi. Bởi lẽ một phần yếu tố xã hội của
nước ta là nước phương Đông mang nhiều truyền thống, các nhà văn nhà thơ ít
20
nhiều còn e ngại trong lối viết của mình, với những điều khó hiểu mà hậu hiện đại
mang lại dẫn đến nhu cầu đọc của độc giả còn nhiều sự hạn chế. Từ đó tạo nên làn
sóng hoài nghi, tranh cãi trong giới phê bình nghiên cứu. Nhưng không thể phủ
nhận một điều rằng thơ ca Việt Nam sau 1986 nói riêng và văn học Việt Nam sau
1986 nói chung đã có những bước tiến mới để song hành cùng với thế giới, các nhà
văn, nhà thơ đã đóng góp cho văn học nước nhà một phong trào cách tân văn học
mang hơi thở hậu hiện đại.
1.2. Nguyễn Bình Phƣơng và những nổ lực đổi mới thơ về phía hậu hiện đại
1.2.1. Nguyễn Bình Phương – đường đời và đường thơ
1.2.1.1 Nguyễn Bình Phương – đường đời gắn liền nghiệp văn chương
Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bính, sinh ngày
29/2/1965 tại Thái Nguyên. Trong chiến tranh gia đình anh sơ tán về Linh Nam,
thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đến năm 1979 mới trở lại thành phố
Thái Nguyên.
Nguyễn Bình Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ đội;
học khóa IV trường viết văn Nguyễn Du, bắt đầu viết từ năm 1986. Sau khi ra
trường, Nguyễn Bình Phương công tác ở Đoàn kịch nói quân đội, tiếp đó làm biên
tập viên của Nhà xuất bản Quân đội. Hiện nay, ông là Tổng biên tập Tạp chí Văn
nghệ Quân đội. Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một trong những gương
mặt văn xuôi đương đại nổi bật.
Trong Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9
đến ngày 11 tháng 7 năm 2015, Nguyễn Bình Phương đã được bầu vào Ban chấp
hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông đứng giữa những bậc lão luyện trong nền văn
chương Việt Nam hiện đại và trở thành người trẻ tuổi nhất trong 6 tác giả được bầu
vào Ban chấp hành.
Về Nguyễn Bình Phương, có thể gói gọn trong một chữ “lặng”. Là một nhà
văn được tôi luyện trong môi trường quân đội, ông chọn cho mình lối sống trầm
lặng, không ồn ào, ngại tiếp xúc và ít xuất hiện chốn đông người. Trong cuộc trò
chuyện với Hạnh đỗ, phóng viên báo Tiền Phong, Nguyễn Bình Phương đã chia
sẽ:“ Tôi vẫn gặp gỡ, uống rượu với bạn bè. Nhưng không ham. Vài ba người tụ tập
21
có thể là tinh túy, nhưng năm người trở lên là nhức đầu”[70]. Phạm Ngọc Tiến
cũng đã có nhận xét về Nguyễn Bình Phương như sau: “Những ai biết và chơi với
Nguyễn Bình Phương đều thấy ở con người này luôn có sự trầm tĩnh và suy lắng ở
cả hành động lẫn hình thể. Khuôn mặt như thường trực đeo trên đó một nghĩ suy
nào đó với cặp mắt nheo nheo tinh anh nhưng xa lạ với người đối diện”. Cái ấn
tượng ban đầu là vẻ rụt rè, khó tính, khô khan, ngại giao tiếp của Nguyễn Bình
Phương khiến chúng ta cũng khó có thể hình dung một cách toàn vẹn về con người
này. Hạnh Đỗ đã nhận xét rằng: Nguyễn Bình Phương có dáng vẻ nhỏ nhắn, thư
sinh, mang vẻ nghệ sĩ hơn là nhà quản lý của tác giả khi gặp trực tiếp mặt đã xóa
nhòa ấn tượng về sự khó gần ấy. Nói về bản thân mình, nhà thơ tự nhận “Là một
công chức đơn điệu điển hình. Sớm vác ô đi, tối vác về”. [69]. Nguyễn Bình
Phương cũng tự nhận “ tạng” của mình “có lẽ hơi u uất một chút”. Thực tế theo
cảm nhận của Việt Quỳnh: “Gần anh, sẽ cảm giác một sự chan hòa, ấm áp và giản
dị, gần gũi từ ánh mắt đến nụ cười. Anh thường ít nói, nhưng câu nào cũng ngấm
vào lòng người nghe” [63]. Sách là một phần không thể thiếu được trong cuộc
sống của ông. Ông ham đọc sách, có thể dành cả đêm để đọc sách và nghiền ngẫm
về chúng. Ban ngày chính là thời điểm sáng tác của ông. Nguyễn Bình Phương là
một người rất “thèm” viết, cẩn thận và tỉ mỉ trong sáng tác. Viết đối với Nguyễn
Bình Phương giống như đi theo “ giống như đi theo một lực hút bí ẩn không biết
phía trước là gì. Tôi kệ bản năng dẫn dắt. Để nó trôi dạt lênh đênh” [70]. Nhà thơ
chia sẽ: “Viết ra được thì thích. Thấy người khỏe ra” [69]. Chúng ta biết đến
Nguyễn Bình Phương qua những trang viết trữ tình đầy ma mị, mang một chút
mông lung mờ hư thực, nhưng bên cạnh đó ít ai biết được rằng nhà thơ đã dành cả
thanh xuân của mình trong quân đội. Có lẽ bởi chính những bộn bề của cuộc sống
được ông lột tả trong thơ khiến người đọc như chúng ta không thể nào hình dung
ra nổi điều đó. Một con người xem văn chương là nghiệp cả cuộc đời dành trọn
cho nó Nguyễn Bình Phương đã bộc bạch rằng: “ Nếu thật sự chọn văn chương là
nghiệp, thì nhất định anh sẽ đi được tới giới hạn cuối của mình – đi đến kiệt sức,
để khi dừng bút thì gò đồi văn nghiệp mới thật sự nổi lên. Giá trị của tác phẩm
phải được tính qua độ lùi của thời gian. Thời trẻ, tôi viết hừng hực khí thế, nhưng
22
đôi khi cũng … liều mạng. Còn thời điểm này, tôi đang ở giai đoạn viết một cách
bình tĩnh, tiết chế được mọi cảm xúc, không còn hồ đồ, đã cân đối được mọi lựa
chọn thể hiện”. [70]
Đọc tác phẩm cuả ông ta có thể cảm nhận được những trải nghiệm và chắt lọc
tinh tế từ lý trí đến tận trái tim con người. Nguyễn Bình Phương không đơn giản
chỉ là viết mà mỗi bài viết của mình, ông luôn ý thức tìm tòi, tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Dù là văn xuôi hay trữ tình thì tác giả cũng luôn chuẩn bị cho
mình một góc riêng của cái tôi để tiếp nhận, thích nghi và “ chiều lòng” nó.
Nguyễn Bình Phương được biết đến là một nhà văn viết tiểu thuyết, là một
trong những gương mặt văn xuôi đương đại nổi bật, một nhà văn có sức sáng tác
dồi dào. Hầu hết các tác phẩm mới của ông ra đời đều được đón nhận một cách
nồng nhiệt và có một sức hút đặc biệt đến nhiều đối tượng độc giả và cả giới
nghiên cứu phê bình văn học, dư luận và báo chí.
Sống giữa xã hội có nhiều biến đổi theo chiều vẫn động cùng sự phát triển
của thế giới, văn học Việt Nam cũng có nhiều sự biến đổi định hình hòa nhập với
tiến trình văn học thế giới. Cuộc vận động này đã thúc đẩy các tác giả cần phải ra
sức tìm hiểu, sáng tạo trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Những cái tên như
Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… đã đánh dấu một bước
trưởng thành cho văn xuôi Việt Nam đương đại. Và Nguyễn Bình Phương cũng là
một trong những cây viết trẻ đóng góp cho sự đổi mới của văn học thời kì đổi mới,
cho công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết.
Lối viết hấp dẫn, độc, lạ những cuốn tiểu thuyết: Vào cõi (1991), Những đứa
trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn ( 2000), Ngồi (2006),
Mình và Họ (2014)… đã ghi nhiều dấu ấn trong lòng người đọc và giới phê bình.
Mỗi cuốn tiểu thuyết đi qua đánh dấu một bước trưởng thành trong cách viết, cách
cảm của nhà văn. Ông luôn tiếp thu cái mới, và có những liều lĩnh trong sáng tạo
để khai mở vùng đất mới với những cách tân độc đáo về nội dung và cả phương
thức biểu hiện.
Trước khi đến với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã gắn bó với thơ. Thơ là
nơi mà tác giả tự do thể hiện mình, thể hiện cái tôi cá nhân trải nghiệm. Và Thơ
23
chính là bản ngã sáng tác chính của ông. Nhà thơ đã xây dựng cho mình một
phong cách riêng, khó trộn lẫn với bất kì nhà thơ đương đại nào. Bằng tư duy nhạy
bén và khả năng tiếp cận mọi bề mặt của cuộc sống, Nguyễn Bình Phương đã
không mất quá nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thủ pháp nghệ thuật hay
khuynh hướng sáng tác của mình. Những có lẽ bởi cái quá riêng biệt trong phong
cách sáng tác dẫn đến thơ ông mang một vẻ huyền bí, khó hiểu, khó có thể giải mã
nổi. Đó cũng là một điều làm ảnh hưởng đến sự tiếp cận của độc giả. Tuy nhiên,
khi cảm về thơ Nguyễn Bình Phương, ta vẫn dễ dàng nhận thấy một điều thoáng
buồn, hụt hẫng, trái với cái mơ mộng, chập chờn trong tiểu thuyết. Ở thơ còn có
một miền thẩm mỹ khác với đời sống bộn bề, cô đơn của thực tại đã làm nên sức
hút khó cưỡng trong công chúng yêu thơ văn Nguyễn Bình Phương.
Mỗi tập thơ là một ngã rẽ khác nhau, một cái nhìn khác nhau trong tâm hồn
của tác giả. Từ Lam chướng (1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biết (2001),
Buổi câu hờ hững (2011), Gõ cửa xa xăm (2015) đã tạo nên một hiện tượng trong
thơ Việt Nam đương đại, với lối viết khá sáng tạo dù mang nhiều tâm sự hoang
hoá buồn, nhưng thể nào, trong thơ Nguyễn Bình Phương cũng lấp lánh ánh sáng
của sự sống. “Với anh, sau cái chết đời người không phải là cát bụi, mà hẳn nhiên
đó là những hồi sinh” [62]
Thơ của Nguyễn Bình Phương, mang một sự rung cảm lạ lùng, một dòng
chảy năng lượng kết nối từ tiềm thức tới hiện tại, cứ neo bám lấy tâm não người
đọc sự xúc động trong lặng yên. Thơ viết phóng khoáng, không dừng lại bất cứ
chuẩn mực nào, những câu từ sử dụng chắt lọc, đều hướng tới việc sao cho chuyển
được cảm giác của anh thành ngôn ngữ. Điều đó khó, nhưng Nguyễn Bình Phương
làm được. Và câu chữ cứ nâng tâm hồn người đọc, đẩy mạnh kích thích sáng tạo từ
bên trong. Từ tâm hồn đến tâm hồn, từ tác phẩm sinh thành nên tác phẩm, đó mới
thực sự là giá trị của văn chương đích thực mang lại.
1.2.1.2 Nguyễn Bình Phương – và cuộc tìm kiếm những cái mới lạ
Như đã nói ở trên nhà thơ chọn cho mình một lối đi riêng, một phong cách
khó trộn lẫn trong biết bao gương mặt thơ tiêu biểu hiện nay. Phong cách này đã
24
làm cho thơ của Nguyễn Bình Phương khó để hiểu và mọi cố gắng giải mã thơ ông
theo lối thông thường đều không thành công.
Ông đã có những bước đi mạo hiểm để có thể đạt được những thành công
mới. Sự cách tân thơ được thể hiện rõ qua từng tập thơ mà ông đã sáng tác. Từ
Khách của trần gian, Lam Chướng, Xa thân.. và gần đây nhất là tuyển tập thơ Xa
xăm gõ cửa là sự thể hiện một cách độc đáo, đầy mới lạ trong hồn thơ Nguyễn
Bình Phương. Có thể nói mỗi tập thơ là một hành trình trở về miền đất tâm linh, vô
thức của cái tôi trữ tình, hành trình tìm về với bản thể. Đó là một hành trình gian
nan, vất vả, đơn độc và luôn bị ám ảnh bởi máu, cái chết và những dự cảm bất an,
mơ hồ, vô định. Đọc thơ ông, ta có nhiều lối để đi, nhưng lại không có lối để thoát,
những ám ảnh ma quái, những mảnh vỡ hỗn độn khiến cho người đọc, người nghe
bị cuốn vào cõi hư hư thực thực.
Lam chướng (1992) là tập thơ mở đầu cho hành trình thơ của Nguyễn Bình
Phương. Khi mới ra mắt độc giả, tập thơ đã nhận được nhiều thiện cảm, bởi xúc
cảm tinh tế, liên tưởng tự do, câu chữ được chọn lọc kỹ lưỡng, nhưng không gò
gẫm, cố ý, tạo nên một phong vị thơ rất riêng, đầy trẻ trung. Ngay từ những vần
thơ đầu tiên, thơ ông đã mang tới một sức hút khó cưỡng. Đó là bầu không khí
bảng lảng, cái mờ mờ, ảo ảo của màn sương. Chìm trong bầu không khí ấy có sắc
màu lạnh lẽo của lam chướng, vẻ mịt mù của sông nước, cái thâm u, lạnh lẽo cô
đơn của: một ngôi sao chết trắng, những giông bão u uẩn, những lối mòn mất hút
giữa vườn khuya, ... Lam chướng không chứa một giọng thơ liền mạch, các hình
ảnh và biểu tượng trong thơ chỉ là sự vu vơ, sự lắp ghép ngẫu nhiên của ngôn từ.
Lam chướng như được Nguyễn Bình Phương giăng mắc bởi một tấm màn
được dệt đan bởi mưa và hơi sương, trong đó nổi lên là cảm giác đầy ám ảnh bởi
vẻ âm u, hoang lạnh của núi rừng, vẻ ma mị của đêm vắng với những vệt lân tinh
nhẹ bẫng trong các ngôi làng, sắc màu kỳ dị của cảnh vật nơi chân trời dĩ vãng.
Trong Lam chướng, ta bắt gặp những trạng thái cảm xúc đa dạng. Đó
chính là cảm xúc của con người ở một vỉa tầng sâu nhất của vô thức, tâm linh.
Tiếp nối là những trạng thái cảm xúc, cảm giác liên tục ùa vào cả chùm thơ: sự
trống vắng, cô đơn, cảm giác cô quạnh, những hoài niệm và sự xuất hiện dày
25
đặc của những giấc mơ, ... Tất cả những biểu tượng và cảm giác trên đã mở ra
một thế giới mới lạ trong thơ Nguyễn Bình Phương.
Khách của của trần gian (1996). Ngay nhan đề tập thơ đã giúp chúng ta thấy
được phần nào ý niệm về thế giới và về con người của tác giả. Với Nguyễn Bình
Phương, sự tồn tại của con người trong cuộc sống này giống như một vị khách của
trần gian, dễ đến, dễ đi, không ràng buộc, không lưu luyến, con người sống tạm và
gửi nhờ thế giới này.
Qua Khách của trần gian, ta cảm nhận cuộc đời của con người giống như
một chuyến hành trình dài mà trên chuyến đi ấy, con người phải đối mặt với
nhiều biến chuyển trong cảm xúc. Đó là cảm giác ngột ngạt khó thở, sự giãy
giụa của vô thức đang quẫy đạp trong chính những vần thơ đầy ám ảnh của
Nguyễn Bình Phương. Ám ảnh về máu, về cái chết, sự biến mất đột ngột, sự tan
rã của thế giới xung quanh đã gợi lên cảm giác bị bào mòn của vô thức.
Tiếp nối Lam chướng, với Khách của trần gian, Nguyễn Bình Phương lại
mang đến cho độc giả một sự mê hoặc khó cưỡng. Khách của trần gian vẫn là một
thế giới thơ đầy hư ảo, kỳ dị, khác thường, một thế giới đầy những giấc mơ lạ lùng.
Tuy nhiên, ở tập thơ này, tất cả vẻ lạ lùng, hư ảo ấy lại được tô đậm lên rất nhiều,
những giấc mơ không chỉ xuất hiện nhiều lần mà chúng kỳ lạ hơn, khó lý giải hơn:
Mơ:/ Cái tai cưỡi trên lưng ngựa già/ Phi vào bể sương (Bước khởi đầu nan)
Trong Khách của trần gian, trí tưởng tượng của tác giả đã được đẩy tới mức
cao nhất. Thế giới vẽ ra trong thơ chính là một vùng đất thực - Linh Sơn. Linh Sơn
đã khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Bình Phương phóng bút và tạc lên những
đường nét ám ảnh, lại ẩn chứa đầy bí mật của rừng thiêng u lạnh, hoang vu với
những sự vật, hiện tượng kỳ dị, lạ lùng, thế giới ngập tràn sự chết chóc, thế giới
của những người điên. Khách của trần gian vẽ ra một thế giới trong tâm linh, tiềm
thức của tác giả với những mạch liên tưởng ngồn ngộn, những điều khó lý giải.
Nếu như ở Lam chướng và Khách của trần gian, người đọc bị ám ảnh bởi
khói lam chướng, vẻ ma mị của cảnh vật, những cái chết, máu thì đến Xa thân,
cảm hứng của tác giả đã nghiêng về bộc lộ những trạng thái tinh thần phổ quát của
cái tôi.
26
Theo Nhã Thuyên, “.Xa thân là cuộc tìm nơi trú ngụ của những linh hồn,
những cái mất trở lại, những hồn say trong đêm: bóng những bông hoa bị ngắt
run run về đậu trên cuống, hồn hoa lảo đảo trên đường, những giọng nói mềm
mại như bóng râm, bóng áo nâu trên bức tường hoa sứ... Con người chỉ còn là
những cái bóng, nhẹ bước trong sương mù, không rõ mặt, hiện diện bằng giọng
nói không âm thanh, mà chỉ được cảm nhận bằng độ mềm mại, một cảm giác da
thịt. Con người “xa thân” bằng nhiều cách: ngủ, mơ, say điên, bay, đứng, ngồi,
nhớ lại để bay vào một miền không gian khác” [65].
Xa thân chính là trạng thái mà ở đó con người lìa xa cái bản ngã, cái thân xác
bằng da thịt của mình để dấn thân vào một vùng tiềm thức tâm linh hoàn toàn hư ảo,
đầy ám ảnh. Cái tôi trong Xa thân cứ thế trôi dạt vào thế giới ấy và rất khó thoát ra
được, cảm nhận được trạng thái tĩnh lặng hư không của những đám mây, cảm nhận
được khoảnh khắc chuyển giao đầy nghịch lý của Những đám mây không có bầu
trời/ Những ngọn nước chảy ngược. Đâu đó ở Xa thân ta cũng bắt gặp những
chuyến viếng thăm nhẹ nhàng của những vị “khách của trần gian”.
Từ chết sang trời biếc(2011) tiếp tục nối kết dòng cảm xúc trong cả chặng
đường thơ của Nguyễn Bình Phương. Ở đó, chúng ta lại thấy sự xuất hiện dày đặc
của những vần thơ mang đầy ám ảnh về cái chết. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra
thấp thoáng trong chùm thơ là những cửa sổ, bước chân, những ban mai, hoa và
em, có cả những nỗi sợ, là những than thở mỏi mệt, là những giấc mơ lạc lõng xa
vời vào một cõi lạ lùng, điên rồ - “giấc mơ của ma”.
Không gian âm u, mờ sương, ảo diệu dường như là “đặc sản” trong thơ của
Nguyễn Bình Phương. Và Từ chết sang trời biếc cũng không nằm ngoài không
gian này. Tập thơ còn là một thế giới ngập tràn sắc màu với đủ mức độ khác nhau,
ánh sáng loang đầy những câu thơ một sự ám ảnh ma mị đầy hấp dẫn.
Nguyễn Bình Phương đã khéo léo dùng thơ như một sợi dây nối những ký ức
nhỏ vụn trong vô thức lại với nhau. Sự lắp ghép không hoàn hảo những ký ức về
người điên, những buổi chiều, những mùa đông hoang tàn đã đưa người đọc vào
một thế giới âm u, lạnh lẽo, về một miền sâu thẳm của ký ức, về một khoảng trời
biếc đầy mơ mộng.
27
Đến Buổi câu hờ hững (2011) Nguyễn Bình Phương đã chuyển từ không khí
đậm sắc màu lam chướng huyền ảo, bảng lảng của vùng rừng thiêng sang một
không khí đầy xô bồ, mệt mỏi, uể oải của đời sống đô thị. Trong thơ ông lúc này
xuất hiện đầy rẫy những phố, những biển hiệu, những hàng cây, những phương
tiện giao thông và đời sống công chức, ...
Buổi câu hờ hững tái hiện lên một cuộc sống đô thị bon chen, chật chội, con
người không có đủ thời gian để nghĩ về mình, không định nghĩa nổi mình. Buổi
câu hờ hững hay chính là sự hờ hững của Nguyễn Bình Phương trước dòng chảy
hối hả của đời sống đô thị. Ở đó, tác giả như đi lạc giữa dòng xe cộ tấp nập, giữa
những khuôn mặt người mệt mỏi. Tác giả mải miết đi tìm mặt mình giữa hàng
ngàn khuôn mặt khác. Cảm giác cô đơn chính là thứ bủa vây lấy nhà thơ lúc này.
Ta hãy xem cảm nhận của Nhã Thuyên: “Buổi câu hờ hững dường như “lạc
loài” vì vẻ hiện thực, tính chất sáng rõ của không gian, thiếu màu sương mù
xanh xao và khí núi lạnh lẽo. Bị chi phối bởi nỗ lực tìm tới thượng nguồn của tâm
hồn, cái động năng xao xuyến trong mỗi con người, cuộc du hành của thơ ca
thường tìm lại không gian sống tuổi thơ như một nguồn sinh khí, một nỗi hoài
nhớ, cưỡng lại sức hấp dẫn, sự quên lãng của đô thị” [65]
Gõ cửa xa xăm (2014) Tập thơ gồm các tác phẩm đã xuất bản cùng với một
số bài thơ khác của Nguyễn Bình Phương. Xa xăm gõ cửa ra mắt độc giả khi
Nguyễn Bình Phương vừa tròn 50 xuân, sức sáng tạo và cảm hứng của tác giả vẫn
đang rất dồi dào.Có thể nói tuyển thơ là tập hợp những gì tinh túy nhất của tác giả
cho đến thời điểm hiện tại. Xa xăm gõ cửa đánh dấu một bước mới trong sự nghiệp
sáng tác của Nguyễn Bình Phương, giúp độc giả hình dung bao quát một chặng
đường thơ của ông.
Có thể thấy qua mỗi tập thơ cảm hứng thi ca của Nguyễn Bình Phương lại có
một sự chuyển đổi mới lạ. Cảm hứng ấy được nhà thơ từ phẩm chất nghệ sĩ của
mình, và từ tâm hồn nhạy cảm với đời. Vốn là một con người tài năng, luôn tìm tòi
và sáng tạo, thơ Nguyễn Bình Phương ẩn chứa những ma mị, chạng vạng, bóng
tối, đêm, cô đơn hoang vu, con người tạo nên sự hấp dẫn và cuốn hút.
1.2.2. Nguyễn Bình Phương – những cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại
28
Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ mà văn học ở mọi thời đại luôn lựa chọn để
khai phá. Sự phát triển của văn học phụ thuộc vào sự phát triển xã hội, giữa chúng
có mối quan hệ qua lại, tưỡng hỗ lẫn nhau. Hay nói một cách khác văn học chính
là tấm gương phản chiếu hiện thực lịch sử chính trị và xã hội, ngược lại chính trị -
xã hội ảnh hưởng rất lớn đến tư duy sáng tạo của nhà văn. Sau 1975 đất nước
chúng ta hoàn toàn độc lập, kết thúc ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc
và bảo vệ tổ quốc, hào quang chiến thắng lẫy lừng, con người bước ra một thời kỳ
mới với tâm thế đầy hứa hẹn. Nhưng những tàn tích chiến tranh còn sót lại, chiến
thắng nhưng đau thương vẫn còn đó, những vết thương âm ỉ đến tận ngày nay vẫn
chưa dứt. Bước ra từ chiến tranh, rủ bỏ tấm áo lính với những vẻ vang ấy là cuộc
sống đầy những khó khăn vất vả, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía
Bắc đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của người dân. Đồng thời với
chính sách, quan liêu bao cấp cùng những tàn dư nặng nề, mô hình xã hội thời
chiến không còn phù hợp.. đất nước đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng.
Đứng trước những khó khăn đó, thơ ca không thể tếp tục duy trì cảm hứng và âm
điệu sử thi như trong chiến tranh được nữa.
Công cuộc đổi mới của Đảng tại Đại hội VI năm 1986 đã mở ra một mốc
quan trọng cho lịch sử đất nước và thơ ca nghệ thuật. Việc đổi mới toàn diện đã
thúc đẩy nước ta tiến thêm gần hơn, hòa nhập với sự phát triển của thế giới, Việt
Nam từ một nước có nền văn minh cộng đồng, làng quê dần chuyển mình thành
một nền văn hóa dân tộc – hiện đại. Năm 1986 văn học cũng chính thức có cuộc
đua trở mình, đây có thể được xem là cuộc “cách tân” “ giải phóng” năng lượng
sáng tạo của các nhà thơ, giúp các thi sĩ tự do sáng tạo theo lực của mình. Các nhà
thơ bắt đầu một hành trình tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ tồn tại trong
cuộc sống xã hội bằng nhiều kiểu viết mang tính đột phá. Thơ bây giờ hướng về
những hiện thực bộn bề của cuộc sống, đồng thời tập trung đi sâu vào tâm hồn bên
trong của con người, những chiêm nghiệm, suy ngẫm về thế giới. Cùng với xu
hướng đưa thơ về gần với hơi thở của đời sống là xu hướng đi sâu vào vùng vô
thức của con người, gia tăng “ chất ảo” trong thơ, buộc người đọc phải đi giải mã
các tính hiệu nghệ thuật qua nhiều tầng liên tưởng khác nhau.
29
Đứng trước hoàn cảnh xã hội nhiều biến động, đời sống xã hội nảy sinh nhiều
vấn đề phức tạp và rối ren, thơ ca lúc này lại ưa lối công thức giả tạo, sáo món.
Thực tế ấy đã khiến các văn nghệ sĩ nói chung và thi ca nói riêng buộc phải dấn
thân vào cuộc đời , sáng tạo những vần thơ ý nghĩa, dần khẳng định tài năng nghệ
sĩ của chính mình. Qua con mắt của các nhà thơ đương đại, cuộc sống được nhìn
nhận bằng con mắt hoàn toàn khác, có đủ mọi chiều hướng đa hình đa tuyến. Thực
tế cuộc sống không cho phép nhà thơ bóp méo hay tô vẽ sự thật mà phải nhìn bằng
con mắt trung thực, khách quan. Nhà thơ phải trung thực với chính bản thân mình
và cả với thơ.
Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một gương mặt cách tân tiêu biểu và
có nhiều thay đổi mang tính “ độc sáng” về tư duy sáng tạo. Những sáng tác của
Nguyễn Bình Phương đã từng bước thoát khỏi tư duy văn học của thời kỳ đổi mới,
kiến tạo những cấu trúc nghệ thuật mới. Sự đổi mới trong tư duy sáng tạo của
Nguyễn Bình Phương đã giúp độc giả nhìn ra và phát hiện được một sự thật của xã
hội, sự thật như nó đang diễn ra và vây bọc thế giới con người.
Vốn là một người luôn trăn trở về vấn đề sáng tạo trong văn chương. Với
ông, nếu “ không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tiêu diệt chính mình”. Sáng tạo để tìm
ra một lối đi riêng, một tiếng nói riêng và một phong cách riêng, không lặp lại.
Ông quan niệm, một con người luôn ám ảnh bởi cái cũ thì sự sáng tạo ấy là kết
quả của hành trình tìm kiếm không mệt mỏi giữ cái cũ và cái mới. “ Tôi cho rằng
nghệ thuật không phải là sự sao chép đời sống mà là tái tạo đời sống theo cách
của ta. Viết, tức là trình ra một thế giới khác, từ thế giới này và có ích với thế giới
này. Tôi quan sát, tôi trải nghiệm và tôi nghĩ về nó, tôi thấy nó là thế này chứ
không phải thế kia, tôi thấy trái tim đập dưới gót chân người ta chứ không phải ở
lồng ngực và ý nghãi nhìn thế giới chứ không phải đôi mắt nhìn thế giới” [71]
Với tác giả, văn chương luôn gắn bó với cuộc sống nhưng không bị bó buộc
bởi bất kì giới hạn nào, văn chương là nơi có thể tự do sáng tạo mà không bị quy
định bởi một phương thực nghệ thuật nào cả. Người viết có thể tự do khai phá mọi
ngóc ngách của cuộc sống, tự do tìm kiếm những mảnh ghép của cuộc sống. Người
độc cũng từ đây mà tự do tiếp nhận dưới nhiều cách cắt nghĩa khác nhau và có thể
30
đồng sáng tạo cùng tác phẩm. Chính quan niệm “ văn chương bản thân nó là chân
trời tự do thì ta cứ nương theo thế, đừng bó buộc nó” đã mang đến cho thơ Nguyễn
Bình Phương những cách thể hiện mới lạ, độc đáo khác hẳn những khuôn mẫu thơ
truyền thống.
Từ những biến đổi của xã hội và chính trị đất nước mỗi nhà văn nhà thơ nói
chung và Nguyễn Bình Phương nói riêng đã rất có ý thức để tìm kiếm sáng tạo
những mới mẻ văn học nước nhà. Cũng như những tác động bên trong và bên
ngoài đã tạo nguồn động lực cho nhà thơ xây dựng ý tưởng cách tân thơ theo
hướng hậu hiện đại.
Từ khi đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới năm 1986, thơ Việt Nam đã
có những bước phát triển đáng kể. Thơ giai đoạn này có nhiều khuynh hướng khác
nhau nhưng tất cả đều phát triển trên điểm chung cách tân về nội dung thể tài và
cách tân hình thức thể loại. Quá trình cách tân thơ giai đoạn này được đón nhận
một luồng gió mới, luồng gió hậu hiện đại, có một không gian mở thỏa sức để phô
bày tất cả những gì bị bó buộc bấy lâu nay. Trong cuộc vận động sôi nổi đó, rất
nhiều nhà thơ đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng, cách tân thơ theo hướng hậu
hiện đại, để nhằm đưa thơ Việt Nam hòa mình cùng thơ ca hậu hiện đại thế giới.
Cùng với nhiều tác giả cùng thời như Dương Kiều minh, Mai Văn Phấn,
Nguyễn Lương Ngọc, ..., Nguyễn Bình Phương đã trở thành một trong những cây
viết nổi bật của thế hệ nhà thơ đổi mới, mang khát vọng cách tân mạnh mẽ của thơ
Việt. Đọc và nghiên cứu thơ ông ta sẽ thấy được những cái mới mẻ mà nhà thơ
đang nổ lực tìm kiếm. Đặc biệt nghiên cứu thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn
hậu hiện đại sẽ thấy rõ hơn nữa những nét độc lạ mà những nhà thơ khác không có.
Nếu như Mai Văn Phấn cách tân nương theo mọi nẻo đường, Dương Kiều
Minh hướng về phương Đông nguồn cội để tạo nền cho những cuộc vong thân
sáng tạo, Nguyễn Quang Thiều với những vần thơ độc đạo, thẳng tắp và đầy mạo
hiểm, thì ở Nguyễn Bình Phương ta như lạc vào tế giới đầy ma mị, ám ảnh với
những biểu tượng đa tuyến, phức điệu vô thức, tiềm thức, tâm linh.
Dương Kiều Minh đã có lời nhận xét cho những đổi mới của Nguyễn Bình
Phương như sau: “ Đối với cuộc tìm kiếm thì không bao giờ cũ, kể cả sự kiêm,s tìm
31
cái cũ, thì cuộc kiếm tìm vẫn mới. Cuộc cách tân tìm tòi thi ca luôn tựa “ luồng gió
lao rừng rực” tới những miền bí ẩn của đời sống, của cuộc đời và thiên nhiên trải
ra vô tận trước sự chiêm ngưỡng, chiêm nghiệm của con người”[34]
Nhà thơ Nguyễn Bình Phương đã có rất nhiều những đóng góp cho nền thơ
ca đương đại, ông đã mang đến cho thơ ca Việt Nam giai đoạn này một màu sắc
mới mẻ, một lối đi riêng đầy sự mê hoặc với đọc. Ông đổi mới cả về nội dung và
phương thức nghệ thuật, với một quan niệm nghệ thuật đầy mới mẻ theo hướng
hậu hiện đại. Vốn là một nhà văn, nhà thơ có trách nhiệm cao trong nghề nghiệp
của mình, nên lúc nào ông cũng đặt ra cho bản thân một ý thức sáng tạo cao trong
mỗi bài viết. Mỗi tác phẩm là một hành trình sáng tạo mới, một miền đất mới mà
nhà thơ đang nỗ lực kiếm tìm.
Nhà thơ quan niệm rằng, nhà văn là kẻ viết không giống ai và sống như mọi
ngươi. Người cầm bút phải là kẻ sống gần gũi với mọi người, sống bình thường,
nhưng những trang văn, trang thơ của họ phải tạo nên được nét khác biệt, phải có
“tạng” riêng. Ông đòi hỏi cao tính sáng tạo của người nghệ sĩ không có sự sáng tạo
nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình. Trò chuyện với phóng viên báo Văn nghệ trẻ, nhà thơ
bộc bạch rằng: “ Tôi sợ bị bó buộc trong một khung cố định nào đó. Văn chương
bản thân nó là chân trời tự do, thì ta cứ nương theo thế, đừng bó buộc nó” và “
Tôi chỉ có một quan niệm bảo thủ là cố gắng viết gần sát với quan niệm của mình
về văn chương vậy thôi”[67]. Trong quan niệm sáng tác, Nguyễn Bình Phương
cũng thành thật” “ không thích sự giả dối, lên gân, nhưng cái đa dạng trong văn
chương là cần thiết”.
Trên hành trình khơi nguồn những cảm hứng thi ca, nhà thơ đã không ngừng
bày tỏ những băn khoăn trăn trở của mình về nghiệp bút mực:
Đứng dậy, sũng ướt, đi rồi tự hỏi
Viết là tìm thấy hay đánh mất?
(Chân dung khi trống trãi- Nguyễn Bình Phương)
Nhà thơ dường như đơn độc ngay chính trên hành trình của mình, sự kiếm
tìm nguồn cảm hứng cho thơ giống như một cuộc rượt đuổi, vật lộn với muôn vàn
thử thách khó khăn lớn. Người viết đã không khỏi băn khoăn, hoang hoải trên cây
32
viết của mình, viết phải chăng là mất đi, một trò chơi ngôn ngữ được nhà thơ giăng
sẵn để đưa chúng ta vào chăng?
Sống và viết là hai phạm trù không thể nào tách rời được, đó là quan niệm
văn chương và sự sống của Nguyễn Bình Phương. Với anh nhà văn là phải lăn xả
vào đời, phải “làm người” trước khi cầm bút. Ở cương vị một nhà thơ cũng như
vậy, đọc thơ anh ta luôn cảm nhận được một cá tính riêng biệt không trộn lẫn:
Sống và viết vào đời câu cách ngôn bí ẩn. Trong quan niệm về hiện thực, nhà thơ
“từ chối một hiện thực tả thực “, một hiện thực chụp ảnh để đến với một chân trời
mới, một hiện thực của tâm linh, của trí nhớ và sức tưởng tượng đầy sáng tạo và
bất ngờ”[14]. Nhà thơ hướng ngòi bút của mình đến những mảnh vỡ của hiện
thực, mảnh vở được lắp ghép một cách lộn xộn, không theo một trật tự nào của xã
hội, những mảnh ghép ấy được phân mảnh chắp nối và chồng chéo lên nhau, cùng
với những sự kiện chồng lấp khó lý giải. Nếu như ở các nhà thơ khác, họ luôn có ý
thức sắp xếp hiện thực cuộc sống thành một trật tự hài hòa và viên mãn nhất thì ở
đây ta gặp một Nguyễn Bình Phương luôn đi ngược lại với mọi người làm thơ.
Hiện thực trong thơ là hiện thực đa chiều cạnh, hư ảo. Các yếu tố ma quái, kỳ lạ
chảy tràn lên từng trang giấy, ảo và thực hòa quyện lại với nhau tạo thành một màn
sương mờ mờ, thực thực.
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng bên cạnh những đóng góp cách tân mạnh mẽ và
đáng trân trọng, thơ Nguyễn Bình Phương cũng không thể không có những giới
hạn nhất định. Dấn sâu vào cõi vô thức, thơ ông nằm chênh vênh giữa một bên là
“khả giải” và một bên là “cái bất khả giải”, thậm chí khó hiểu. Sự đứt mạch trong
cảm xúc, liên tưởng đôi khi bị đẩy lên đến cực đoan. Một số hình ảnh, biểu tượng
bị trùng lặp lại khá nhiều, ngôn ngữ nhiều khi quá rườm rà, lan man.. Ấn tượng về
“cái kỳ dị”, “ma quái”, “điên dại” trong thơ quá nhiều, quá đậm đặc, khiến người
đọc yếu bóng vía khó lòng bước tiếp.
Có người đã ví thơ Nguyễn Bình Phương như một trái sầu riêng chín mọng,
người ăn được thì cảm thấy thích thú, thấy ham, rồi “ nghiện”, còn những kẻ chưa
hoặc không thể ăn được lại nhìn trái sầu riêng ấy bằng cái nhìn thờ ơ, thậm chí khó
chịu vì sự rối rắm của nó. Nhà phê bình Lê Hồ Quang đã đánh giá rằng: “ Đọc thơ
33
Nguyễn Bình Phương không dễ. Có thể nói, thơ ông có một thứ “ngôn ngữ” khác
thường: thứ ngôn ngữ của mộng mị, của nhwungx ảo giác chập chờn, phi thực, hư
ảo... Ngôn ngữu ấy đòi hỏi ta phải bớt đi sự tỉnh táo ráo riết của lí trí, gia tăng sự
phiêu lưu của trí tưởng tượng, sự buông bắt xa lạ và ngẫu hứng của trực giác, nó
buộc ta phải “buông thả” thật hoàn toàn trong tâng tầng liên tưởng và sự mơ hồ
bất định của nó”[37]
Thật vậy, đọc thơ ông ta cảm nhận như hư thực hòa quyện vào nhau lẫn lộn,
một sự sự khác lạ đan xen trong từng câu chữ. Ngay chính bản thân nhà thơ cũng
phải công nhận rằng: “Thơ tôi thuộc loại phức tạp bởi tâm trạng phức tạp. Tôi hay
nói đùa mà cũng nói thật: Trong mỗi bài thơ của tôi có bóng dáng một con ma,
một cái bóng lẩn khuất, một tâm trạng gì đó không nắm được”. [14]. Từ góc độ
tiếp nhận, nhà phê bình Nhã Thuyên đã cho rằng: “Sự khó hiểu của thơ Nguyễn
Bình Phương, nếu có, có thể có nguyên nhân từ chính người đọc thơ: chúng ta
thường lơ là việc ngắm nhìn chính cảm giác của mình đến nỗi, khi lạc vào một thế
giới của một tâm hồn khác, ta vẫn giữ thói quen quan sát và nhìn ngắm một cái gì
xa lạ, một cái gì ngoài ta. Tâm hồn của một con người, một con mèo, một tạo vật,
một cái cây, một bông hoa, một cái bóng, có bao giờ là dễ hiểu?”[64].
Tiểu kết: Bước ra từ thời chiến tranh với nhiều chiến tích vàng son của lịch
sử, xã hội Việt Nam thời hậu chiến và đổi mới đã tạo ra nhiều sự thay đổi thiết yếu
trong cuộc sống và con người. Từ đó kéo theo văn học cũng có nhiều sự chuyển
mình mới mẻ, đặc biệt thơ ca cũng sự vận động mới hòa nhập với thơ ca thế giới
theo chiều hướng hậu hiện đại. Và Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một
gương mặt cách tân tiêu biểu và có nhiều thay đổi mang tính “độc sáng” về tư duy
sáng tạo. Ông được xem như là một nhà thơ đầy tài năng và trách nhiệm trong
công việc cũng như trong sự nghiệp văn chương. Với tư duy nghệ thuật nhạy bén
cùng với khả năng tiếp nhận hiện thực một cách sáng tạo đã làm nên một cuộc
cách tân thơ ca mạnh mẽ. Qua các chặng đường phát triển thơ, Nguyễn Bình
Phương đã cho chúng ta thấy rõ được quan niệm nghệ thuật của mình về cuộc đời,
con người, về quan niệm sống và viết, về bản năng và ý thức của người cầm bút.
34
Đằng sau những vần thơ cô đơn, hoang hoải và đầy ám ảnh ấy là một trái tim đầy
bao dung, tràn trề tình cảm về cuộc đời và về con người.
35
CHƢƠNG 2. CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG THƠ
NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI
2.1. Cảm quan về hiện thực trong thơ Nguyễn Bình Phƣơng
Tác phẩm văn học là nơi mô tả hết mọi mặt của đời sống, đó là mảnh đất để
cho các nhà thơ nhà văn tự do giãi bày lòng mình, mỗi tác phẩm văn học là một
mảnh đất khác nhau, có nơi màu mỡ tơi xốp, có nơi cằn cỗi hoang tàn. Văn học
nghệ thuật là một tấm gương phản ánh về cuộc sống, con người, xã hội qua lăng
kính chủ quan của tác giả. Sau năm 1986, khi đất nước thực hiện công cuộc đổi
mới toàn diện về mọi mặt, văn học Việt Nam cũng có nhiều chuyển đổi tích cực,
nhiều nhà thơ, nhà văn đã phản ánh hiện thực theo những quan điểm mới, với một
góc độ khác so với văn học giai đoạn trước. Đặc biệt họ phản ánh hiện thực theo
một cảm quan mới, cảm quan hậu hiện đại.
Cảm quan hậu hiện đại là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại.
Đây là một khái niệm do Lyotard đề xuất (postmodern sensibility) và được các nhà
hậu cấu trúc (Fokkema, Hasan) hưởng ứng, nhằm biểu đạt cho tâm thức, cảm nhận
thế giới một cách đặc thù. Cảm quan hậu hiện đại tức là những cảm nhận chung về
đời sống mà chúng ta đang sống, cảm thức thời đại thể hiện tinh thần chung: tinh
thần về sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của chính thống. Là sự
khủng hoảng niềm tin vào những cái giá trị đã tồn tại trước đó, sự đảo lộn các nấc
thang giá trị cuộc sống, sự hoài nghi, lạc loài, vong thân, những bất an của con
người. Cảm quan hậu hiện đại trong thơ không chỉ là cách nhà văn tái hiện sự hỗn
loạn của đời sống mà quan trọng hơn chính là nguyên tắc nhìn đời sống như một
sự hỗn độn, không còn những tiêu chuẩn, giá trị và định hướng ý nghĩa nào. Các
nhà văn xem bản chất thế giới là sự hỗn mang, chấp nhận sự hỗn độn như một sự
kiện, các nhà văn không ngần ngại xâm nhập vào hiện thực bằng một thứ tình cảm
gắn chặt, và đôi khi còn hòa mình vào những cuộc chơi hỗn loạn.
Đứng trước thời đại mới, con người cũng buộc phải được “xây dựng” mới cho
phù hợp. Họ dường như bị cuốn theo vòng xoáy của hội nhập, của sự thay đổi một
cách toàn diện về cuộc sống và cả nhu cầu sống. Nguyễn Bình Phương cũng như
36
bao lớp những nhà thơ nhà văn cùng thời, ông mang đến văn đàn những vần thơ lạ
cùng hơi thở của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thơ ca vốn là mảnh đất nhiệm màu để trải
lòng của thi sĩ, đó là nơi mà mỗi nhà thơ có thể khai phá những mảnh hồn riêng
không trộn lẫn. Mỗi thi sĩ có một góc khám phá thế giới riêng rồi truyền đạt vào
từng câu thơ, dòng chữ. Hơi thở hậu hiện đại lại càng là sự trừu tượng mà mỗi chúng
ta đều có hứng thú giải mã nó. Không phải bởi sự hấp dẫn cuốn hút, mà bởi cái kì dị,
bấp bênh, cái khô cằn, hư thực đã kích thích sự tò mò của người đọc. Họ tò mò cái
phong cách riêng của mỗi nhà thơ chứa đựng điều gì qua những âm điệu ấy. Đằng
sau những con chữ tưởng chừng sáo rỗng ấy là một hành trình chiêm nghiệm của tác
giả. Cuộc sống phẳng lặng, dịu êm hay ồn ào, hư ảo, tất cả đều được tái hiện một
cách tinh tế qua ngòi bút của các nhà thơ một cách chân thực nhất.
2.1.1. Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, “hỗn độn”, “phi lý”
Bước ra từ chiến tranh, cởi bỏ tấm áo lính với vinh quang rạng ngời, niềm vui
chiến thắng vẻ vang vẫn còn đó để về với cuộc sống thường nhật, với những bộn
bề ở thực tại. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự đổi mới, xã hội, con người tất cả đều bước
sang một kỉ nguyên hiện đại, sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật kéo theo sự thay
đổi tư duy nhu cầu sống của thời đại. Đồng thời sự du nhập nhập từ các luồng văn
hóa bên ngoài đã tác động mạnh mẽ lên tri thức của con người, đặc biệt sau đại hội
Đảng lần thứ VI năm 1986 với chính sách đổi mới toàn diện và sâu sắc, chính sách
mở cửa – hội nhập đã đẩy nước ta vượt lên sự đói nghèo lạc hậu, nghèo nàn, đời
sống của con người được cải thiện đáng kể. Đó là yếu tố tích cực nhưng cũng là lí
do đẩy hiện thực cuộc sống rơi vào những bế tắc không lường trước, sự phát triển
quá nhanh đôi khi khiến con người ta sống một cách vội vàng gấp gáp. Con người
họ nhận ra rằng mọi thứ trong xã hội này chỉ có tính tương đối, họ hoài nghi ngay
cả các chân lý từng đã cho là bất di bất dịch, cảm thức hậu hiện đại xuất hiện, với
cảm giác mơ hồ và bất tín nhận thức. Hoàn cảnh hậu hiện đại được xem là bối
cảnh gắn liền với tâm thức hậu hiện đại, gắn với những yếu tố, điều kiện văn hóa,
xã hội đặc thù. Theo Lyotar, hoàn cảnh hậu hiện đại được hình thành cùng với sự
trưởng thành của tâm thức hậu hiện đại. Nó là sự thay đổi nhận thức về hiện thực
cùng với thể nghiệm mới mang tính chất “ tiên phong” và phản tư, hậu hiện đại
không coi cái đẹp gắn liền, đồng nhất với cái cao cả mà thậm chí cái đẹp lúc này
37
có thể mâu thuẫn, đối lập với cái cao cả, “hiện thực không còn là cơ sở đáng tin
cậy để nhận thức, để trình bày mà thay vào đó là những câu hỏi phản tư, tìm cách
lý giải cội nguồn, bản chất của nghệ thuật, của văn học cùng những thể nghiệm
mới mới trong sáng tạo. Sự khủng hoảng niềm tin trở thành điểm nổi bật của con
người hậu hiện đại khi nhìn ngắm thế giới”[2,33].
Từ năm 1986 trở đi, với sự tác động mạnh mẽ của nhiều nguồn thi cảm khác
nhau, thơ Việt Nam như trình bày ở trước đã bước sang một giai thoại mới.
Nguyễn Bình Phương không ngần ngại tô đậm lên những “ngỗn ngang”, “hỗn
độn”, “phi lí” về cuộc sống hiện thực trước mắt. Hiện thực đó hiện lên một cách đa
dạng, phức tạp như đúng bản chất của nó. Đọc thơ ông ta có thể thấy được ở đó là
một thế giới đầy những hình ảnh, chi tiết lạ lùng “ chẳng giống ai”. Đó là một thế
giới đầy những sự vật, hình ảnh kì dị khác thường: linh miêu, quạ vàng, con
phượng đen, những con hươu ma, bầy ghê đá cười, khuôn mặt xanh,cây ngải vàng,
ngọn gió xanh, ngôi sao xanh, ngôi sao chết trắng, cỏ trắng,… Những hình ảnh vửa
quen thuộc nhưng lại mang những hình hài, màu sắc lạ lẫm, có một cái gì đó
không giống bình thường.
Trong kí ức không phải dòng sông không phải bình minh
Không phải chú cá
Vàng
Như hoa mướp
Trong kí ức chỉ một vệt trườn
Giữa không trung đuôi dài uốn lượn
(Linh miêu – Nguyễn Bình Phương)
Hiện thực cuộc sống sau đổi mới mang một màu sắc hoàn toàn khác, nó mang
tính tích cực nhưng cũng có cái gì đó tiêu cực. Và chính cái tiêu cực là cái mà ít ai
đụng chạm tới, chỉ có các nhà thơ, nhà văn hậu hiện đại mới dám thẳng tay chạm
vào thứ nhìn có vẻ mong manh nhưng rễ thì dài cắm sâu vào tận xương tủy.
Những dối trá, lừa lọc không còn tính người là thực trạng chung cho một xã
hội thời hiện đại. Con người hiện đại sống trong một xã hội bị “xô lệch”, các giá trị
đạo đức dần mất đi nhường chỗ cho những cái phí lí tồn tại và phát triển. Nếu như
trong những trang thơ của Lê Hoài Anh chúng ta bắt gặp một cuộc sống với những
38
ngỗn ngang, cạm bậy, sự vô thường nhưng đằng sau là cả bầu trời ý nghĩa cao đẹp
về một sự khát khao về cuộc sống. Nhà thơ nhìn đời bằng con mắt chiêm nghiệm,
trầm tư… Dưới cây bút mang tầm ảnh hưởng của hậu hiện đại, con người hoài
nghi với những thường nhật vốn có, với họ tất cả đều có thể nhưng không hề chắc
chắn.
Hay thơ Vi Thùy Linh với những bề bộn, ngổn ngang trăm lối của cuộc sống,
hiện thực ấy hiện lên là những trạng thái nặng nề, không kém phần mỏi mệt.
Trái đất cái cối xay rất cũ
Những vòng quay nặng nề mệt mỏi…
Những cánh rừng trơ cuống họng…
Những người đàn bà eo óp ôm con, không bật nổi tiếng khóc
Sẽ đến lúc con người phải lên các vì sao và mặt trăng để sống
Mặt đất nứt nẻ và lũ lụt
Lòng đất những mạch chảy
Con người tiếp tục ăn thị nhiều loài mà tàn phá môi trường
Tham vọng khiến họ loại trừ nhau, ném bom xả đạn vào đồng loại.
(Thế giới hiện hữu – Vi Thùy Linh)
Hiện thực cuộc sống bày ra trước mắt, đặt ra một vấn đề trước những thực
trạng của xã hội, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nguồn nước và không khí bị ô
nhiễm. Phải chăng con người đến lúc nào đó phải tìm một lối thoát cho mình, phải
lên mặt trăng và lên với các vì sao để kiếm tìm sự sống.
Tiếp nối những dòng thơ mang hơi hướng hậu hiện đại, Nguyễn Bình Phương
cách tân thơ thêm màu sắc khác lạ, ở đó là một thế giới đầy sự hỗn độn, mọi sự
vật, hình ảnh đều có sự biến đổi liên tục tạo nên những hình ảnh kì bí, lạ lùng đầy
sự phi lí.
Tiếng nói em màu lam chuyển dần sang màu lục
Và cuốn lên một cái cây chưa tỉnh táo
Cuốn lên nhứng quả chuông vàng reo trận mưa rào
Ngân nga giọng của trăng sao
(Em và hoa – Nguyễn Bình Phương)
39
Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, từ thính giác chuyển sang thị giác một cách
tự nhiên, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đầy mới lạ, “ tiếng nói em” mang màu
lam rồi chuyển sang màu lục, sự vận động linh hoạt của giác quan từ cái vô hình
sang cái hữu hình. Biến cái không thể thành cái có thể xảy ra, đúng như bản chất
của xã hội hiện thực, giữa một cuộc sống xô bồ, hỗn độn ấy kéo theo là sự thay đổi
không lường, khác biệt một cách kì dị. Dường như mọi thứ trong xã hội ấy đang
dần trượt ra khỏi quỹ đạo của thực tại, trong thế giới đó không có sự tách bạch rõ
ràng giữa chủ thể và khách thể, không gian và thời gian, quá khứ và hiện tại. Nhà
thơ hòa mình vào đó tạo nên một chỉnh thể thống nhất không tách rời.
Xã hội mới giữa xu thế phát triển vượt bậc của thời đại, con nguời trở nên lạc
lõng bơ vơ xa lạ giữa chốn đông người. Hiện thực hỗn độn, bất an được thể hiện
một cách rõ nét trong thơ ca với một cuộc sống hỗn độn, bất an, nghiêng ngã, xô
lệch. Con người trong thế giới đó thoáng những phút đăm chiêu, lo lắng những cái
thở dài chưa biết sẽ như thế nào. Trong cuộc sống ấy họ lặng lẽ lướt qua nhau một
cách vô hình.
Hiện thực cuộc sống hiện đại xô lệch với nhiêù thứ ảnh hưởng từ bên ngoài
đẩy con người rời xa với cuộc sống thực tại, kéo theo sự chuyển đổi đến kì dị lạ
thường. Những trật tự tồn tại một cách phi lý nhưng lại hiện hữu trong tầm mắt nơi
họ đang sống. Hiện thực đã tác động đến con người, tạo nên những ganh đua, bon
chen, lọc lừa không đáng có. Những mối quan hệ dần dần rời xa, mất lòng tin, yêu
thương cũng không còn là thật nữa. Giá trị xã hội dần mất đi, đạo đức con người
cũng trở nên mờ nhạt. Con người bị đẩy vào vòng xoáy của những toan tính,
những lo lắng, bất an về cuộc sống:
“ Họ cày cấy trên lo lắng của anh, họ thất bát trên ý tưởng thơm phức của
anh, họ nghiêng đầu chào anh mà không ngó ngàng đến anh.
Họ nằm chếch trên đê ngắm sông Hồng trôi tuông tuột sang chiều, miệng
nhấm nhẳng một cọng cỏ may, vòm họng họ ngọt ngọt, nhưng đắng ngắt nếu anh
chạm vào họ.
Họ nhổ nước bọt lên buồn đau, họ di chân vào hi vọng, họ ăn nhẩn nha, nói
nhẩn nha, làm tình thì hối hả vì họ biết không ở đây được mãi../
( Những cư vùng châu thổ sông Hồng – Nguyễn Bình Phương )
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại
Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại

More Related Content

What's hot

KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 

What's hot (20)

Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đLuận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAYLuận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
Luận án: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam (1986-2010)
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đLuận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
Luận văn: Tản văn Việt Linh và Nguyễn Ngọc Tư – từ đặc trưng thể loại, 9đ
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAYLuận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
Luận văn: Truyện ngắn Nguyễn Dậu dưới góc nhìn văn hóa, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 

Similar to Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại (20)

Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và InrasaraLuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ Hoàng Hưng và Inrasara
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạnLuận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
Luận án: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ loạn
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAYKhóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
Khóa luận: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ, HAY
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
Đề tài: Yếu tố văn hóa dân gian trong sáng tác của một số nhà thơ thuộc phong...
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAYLuận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi phápLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh TháiĐặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
Đặc điểm thể chân dung và văn học của Hồ Anh Thái
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 

Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ DIỄM MY THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU HUẾ, NĂM 2018
  • 2. 2 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ DIỄM MY THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TỪ GÓC NHÌN CỦA LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số : LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG THỊ HUẾ HUẾ, NĂM 2018
  • 3. 3 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Thị Diễm My, học viên cao học K25 – Văn học, chuyên ngành Văn học Việt Nam, khóa 2016 – 2018. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với luận văn cao học của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Diễm My
  • 4. 4 Lời Cảm Ơn Được sự phân công của khoa Ngữ Văn – trường Đại học sư phạm Huế và giảng viên hướng dẫn PGS.TS Hoàng thị Huế. Tôi đã thực hiện và hoàn thành luận văn cao học với đề tài “ Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại”. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Hoàng thị Huế, người đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn, những người đã hổ trợ cho tôi nguồn kiến thức vô tận và hữu ích trong hai năm học vừa qua. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, Đại học sư phạm Huế - Đại học Huế đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người luôn giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Huế, tháng 9 năm 2018 Học viên Nguyễn Thị Diễm My MỤC LỤC A.MỞ ĐẦU ..............................................................................................................7 1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................12 3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................12 3.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................12 4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................12
  • 5. 5 5. Đóng góp của đề tài.............................................................................................12 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................13 B. NỘI DUNG........................................................................................................14 CHƢƠNG 1. NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TRONG MẠCH NGUỒN THƠ VIỆT NAM SAU 1986 ..........................................................................................14 1.1 Thơ Việt Nam sau 1986 những tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại ....14 1.1.1 Khái lược về chủ nghĩa hậu hiện đại..............................................................14 1.1.2 Sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam sau 1986 ..............16 1.2 Nguyễn Bình Phương và những nổ lực đổi mới thơ về phía hậu hiện đại........20 1.2.1. Nguyễn Bình Phương – đường đời và đường thơ.........................................20 1.2.1.1 Nguyễn Bình Phương – đường đời gắn liền nghiệp văn chương................20 1.2.1.2 Nguyễn Bình Phương – và cuộc tìm kiếm những cái mới lạ......................23 1.2.2. Nguyễn Bình Phương – những cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại .........27 CHƢƠNG 2. CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI .................................................................................................................................35 2.1. Cảm quan về hiện thực trong thơ Nguyễn Bình Phương.................................35 2.1.1. Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, “hỗn độn”, “phi lý”.................................36 2.1.2 . Hiện thực kỳ ảo – sự mở rộng không biên độ..............................................42 2.2. Cảm quan về con người trong thơ Nguyễn Bình Phương................................48 2.2.1. Con người “xa thân” với nhiều trạng thái khác nhau....................................49 2.2.2. Con người cô đơn, lạc lõng, mất phương hướng ..........................................55 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI ..........................65 3.1. Ngôn ngữ..........................................................................................................66 3.1.1. Ngôn ngữ lạ hóa............................................................................................67 3.1.2. Ngôn ngữ trò chơi .........................................................................................71 3.2. Giọng điệu........................................................................................................75 3.2.1. Giọng điệu giễu nhại ....................................................................................75 3.2.2. Giọng điệu triết lý .........................................................................................79
  • 6. 6 3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật .................................................................83 3.3.1. Lồng ghép không gian hiện thực và không gian huyền ảo ...........................83 3.3.2. Lồng ghép thời gian của tự nhiên và thời gian thân phận con người............89 C. KẾT LUẬN .......................................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................99
  • 7. 7 A.MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ khi hình thành và phát triển, để có được những thành tựu văn học cho đến ngày nay, không thể không nói đến những con người, nhân tố chính tạo nên những áng văn chương bất hủ. Mỗi nhà văn, nhà thơ là mỗi người mẹ ấp ủ từ những thai nghén ban đầu, từ những nhìn nhận trực quan qua lăng kính chủ quan về xã hội, về cuộc sống, về con người để tạo nên những đứa con tinh thần mà họ gửi gắm vào đó những nỗi lòng thầm kín. Khi xã hội càng phát triển kéo theo công nghệ thông tin, kinh tế, kỹ thuật cũng phát triển mạnh như vũ bão, tất yếu văn học cũng sẽ có những sự phân luồng thành nhiều hệ tư tưởng, trường phái chủ nghĩa khác nhau phù hợp với từng giai đoạn của văn học. 1.2. Sau năm 1986, văn học Việt Nam hiện đại đã có những bước định hình mới đặc biệt là thơ, đi sâu vào bản chất của ngôn từ hơn, sáng tạo theo nhiều chiều hướng mới, những cái tên tên như Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Inrasara, Dương Tường,… là những tên tuổi tạo nên những nét mới ấy. Thế nhưng vào những năm đầu thế kỷ XXI, do sự ảnh hưởng của văn hóa hậu hiện đại trong thế giới phẳng, thơ Việt Nam cũng có sự lắp ghép, cắt dán, hỗn độn, đồng hiện, giễu nhại… tất cả tái hiện lên đúng một bức tranh của hậu hiện đại. Có thể nói rằng sự xuất hiện của lí thuyết “hậu hiện đại” đã mang đến những màu sắc mới mẻ, khác xa với lối tư duy cũ của chủ nghĩa hiện đại. Các nhà thơ đương đại Việt Nam đã không ngừng khám phá những ngóc ngách của xã hội, những mặt trái của những tâm hồn chưa hoàn thiện đều được khai thác một cách triệt để. Khi mới xuất hiện, các nhà thơ nhà văn hay nhà phê bình văn học đều rất khó khăn trong việc tiếp nhận nó, nhưng họ đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp thu một cách tự nhiên nhất, sáng tạo nhất làm nên một sự cách tân mới trong tho ca Việt nam đương đại. Họ khám phá những mảnh vỡ của cuộc sống để chuyển tải nó vào tác phẩm của mình. Đại diện cho những gương mặt tiêu biêu biểu trong thơ ca hậu hiện đại không thể không nhắc đến : Hoàng Hưng, Inrasara, Nguyễn Bình Phương,Vi Thùy Linh …
  • 8. 8 1.3. Nhà thơ Nguyễn Bình Phương là một trong số những gương mặt cách tân tiêu biểu của thơ Việt Nam sau 1986. Ông là một tác giả có quan niệm, tư tưởng sáng tạo hết sức mới mẻ, độc đáo. Điều này chi phối rất rõ đến thế giới nghệ thuật thơ ông, với hệ thống hình tượng cũng như bút pháp, ngôn từ, thi ảnh… riêng biệt, không trộn lẫn. Nhắc đến thế hệ thơ đổi mới sau 1986 không thể không nhắc đến Nguyễn Bình Phương Chúng tôi lựa chọn khảo sát: “ Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại” xuất phát từ những đặc trưng hậu hiện đại trong thơ ông với những nét cách tân cho thơ ca Việt Nam đương đại. Nguyễn Bình Phương được nhắc đến khá nhiều với những tác phẩm văn xuôi như tiểu thuyết, truyện ngắn.. và đó có thể là một mảng nổi bật nhất của ông. Nhưng thơ ca cũng là một cánh cửa khác để người ta hiểu thêm về Nguyễn Bình Phương, một tâm hồn giản dị giữa cuộc sống xô bồ của hậu hiện đại. Tìm hiểu “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lí thuyết hậu hiện đại,” chúng tôi muốn khám phá sâu hơn tư duy nghệ thuật thơ ông trong diễn biến mới mẻ của văn chương hậu hiện đại trong nước cũng như nước ngoài. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Chủ nghĩa Hậu hiện đại là một khuynh hướng văn học đầy những mới lạ, không bình thường trong một cuộc sống bình thường, là sự lồi lõm, ngỗn ngang giữa một thế giới phẳng. Và các nhà thơ Việt Nam đã không ngừng đối diện, tiếp nhận nó để khám phá những điều mà lâu nay văn học chưa từng trải mình. Các thế hệ nhà văn sau 1986 đã có được luồng sức mạnh của thời đại để thử sức với luồng gió mới này của thế giới, cũng chỉ với một mục đích sẽ đưa thơ ca Việt Nam lên một tầm đón đợi mới. 2.2. Nguyễn Bình Phương bước vào thế giới hỗn độn ấy một cách bình dị nhất, ông lặng lẽ miệt mài với cuộc tìm kiếm không mệt mỏi của mình, những vần thơ đầy sức ma mị đến khó hiểu nhưng dường như nó đang tuôn trào đầu ngọn bút của người nghệ sĩ. Trong bài viết “Thi ca và cuộc tìm kiếm mang tên Nguyễn Bình Phương” của tác giả Dương Kiều Minh đăng trên báo Công an nhân dân tháng 12/2009 đã chỉ ra
  • 9. 9 rằng “thơ Nguyễn Bình Phương phảng phất cái huyền hoặc bí ẩn mang hương vị đồng dao” [34] và tác giả bài viết cũng nói rằng thơ Nguyễn Bình Phương có nét gì đó rất lạ lẫm, rất cuốn hút, nó mở ra một thế giới đầy cảm xúc trong sâu kín tâm hồn của con người. Hơn nữa tác giả còn gọi tên cho hành trình sáng tác thơ của Nguyễn Bình Phương là một “cuộc tìm kiếm” những cái mới và lạ Tác giả Lê Hồ Quang trong bài “Đọc thơ Nguyễn Bình Phương” đăng trên Tạp chí Thơ đã nhận định: “Đọc thơ Nguyễn Bình Phương không dễ…việc “đọc” thơ Nguyễn Bình Phương là một hành trình tìm đường vào “cõi lạ” đầy nhọc nhằn, với nhiều cảm giác bất an, nghi hoặc. Nhưng dù có lúc cảm thấy mê man, đuối sức trên hành trình phiêu lưu vào thế giới ấy, ta vẫn khó phủ nhận vẻ đẹp đầy ma mị của nó. Nó đánh thức và mở ra những đường biên ranh giới khác, độc sáng, trong cách ta tri giác về thế giới”[37]. Tác giả Lê Hồ Quang tập trung tìm hiểu sâu về ngôn ngữ - một trong những phương diện thể hiện khá rõ dấu ấn hậu hiện đại trong thơ, tác giả đã ít nhiều bộc lộ rõ những dấu ấn hậu hiện đại đậm nét trong thơ Nguyễn Bình Phương. Tác giả Đoàn Minh Tâm với “Nguyễn Bình Phương – Một hồn thơ “tinh quái”, lại đặc biệt chú ý đến dấu ấn của “thiền” tập trung ở tập thơ Buổi câu hờ hững của Nguyễn Bình Phương. Theo tác giả: “Tâm thế Nguyễn Bình Phương trải giữa một bên là hiện thực cuộc sống và một bên là những trạng thái tĩnh lặng mang dấu ấn thiền - nỗi day dứt về tự thân bộc lộ qua câu thơ mà tôi cho là đề từ của thi tập này: Đó là đời hay thơ/ Đó là anh hay Phật? Đôi lúc có cảm giác như ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, suy tưởng của Nguyễn Bình Phương đều hướng về thiền”[53] . Một góc khác được suy xét trong thơ Nguyễn Bình Phương dấu ấn “ thiền” ranh giới giữa hiện thực xô bồ và tĩnh lặng của cõi Phật, là nội tâm của nhà thơ được tác giả bài viết khai sáng một cách trọn vẹn. Đến với thơ Nguyễn Bình Phương ta sẽ cảm nhận thấy một không gian thơ mở, mở ra với nhiều chiều kích khác nhau, với nhiều cuộc sống khác lạ mà chúng ta cần khám phá. Ở đó dường như có một sức sống mà không phải bất kì ai cũng có thể có được, một sự tươi mới của tuổi trẻ, nhưng cũng đầy sự chính chắn của người từng trãi. Vậy nên nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong “Thế hệ nhà thơ Việt
  • 10. 10 Nam sau 1975” đã khẳng định một thời đại mới của thi ca (Trích trong “Thế hệ nhà văn sau 1975 : Diện mạo và thành tựu” kỷ yếu hội thảo, 4/2016, NXB Hội nhà văn) đã nói rằng: Nguyễn Bình Phương là một người thơ “không trẻ - không già” và anh một trong những nhà thơ sớm nhất đã âm thầm khởi cuộc khai phá những miền đất mới trong thơ đương đại Việt Nam đầu thế kỷ XX…”[12] Qua bài viết này, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã khẳng định vai trò của Nguyễn Bình Phương trong công cách tân thơ Việt Nam sau 1975, đây là một thế hệ nhà thơ với nhiều đóng góp trong thơ hậu hiện đại. Một thế giới thơ độc đáo với những hình ảnh mới mẻ, cách sử dụng ngôn từ đầy sáng tạo, giống như ta đang lạc vào một miền đất lạ, một cuộc sống, một thế giới khác. Cũng có người đã nhận xét về thế giới thơ Nguyễn Bình Phương như sau: “Thế giới thơ của Nguyễn Bình Phương không phải là một hư cấu, nó là một hiện thực khác. Nó có hệ sinh vật riêng, vừa trùng khít với không gian sống của con người, vừa trở nên khác biệt: linh miêu, con hươu ma, những quả đồi lơ mơ, ngôi nhà rét, sương mù, khuôn mặt xanh, những ngôi sao màu hung…”. Tác giả còn nhấn mạnh: “Sự khó hiểu của thơ Nguyễn Bình Phương, nếu có, có thể có nguyên nhân từ chính người đọc (thơ): chúng ta thường lơ là việc nhìn ngắm chính cảm giác của mình đến nỗi, khi lạc vào một thế giới của một tâm hồn khác, ta vẫn giữ thói quen quan sát và nhìn ngắm một cái gì xa lạ, một cái gì ngoài ta” [64]. Bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu thế giới khác trong thơ Nguyễn Bình Phương, một thế giới mang nhiều điều bí ẩn chưa thể giải mã hết. Luận văn thạc sĩ “Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương” của Phạm Ngọc Lan, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đi sâu tìm hiểu thế giới thơ của tác giả Nguyễn Bình Phương, phân tích các yếu tố làm nên thế giới nghệ thuật thơ trên các phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra mối quan hệ giữa thế giới nghệ thuật thơ và thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương [32] Nông Hồng Diệu trong bài viết “Nguyễn Bình Phương: Sống bình thường, viết không bình thường”, đã nhận định: “Chẳng dại khen văn chương Nguyễn Bình Phương. Ngay khi tập thơ “Buổi câu hờ hững” xôn xao văn đàn, trước cơn mưa ca
  • 11. 11 tụng, anh chỉ buông câu: “Tôi thấy đã làm một việc là gói lại một quãng thời gian sáng tác”. Nhưng cũng chẳng chê Nguyễn Bình Phương làm gì cho nhọc. Anh thú nhận: “Ở góc độ khen, chê, tôi là người bảo thủ. Tôi chỉ nghe chính tôi” [14]. Ngoài ra còn khá nhiều những bài viết và khóa luận tốt nghiệp đại học cũng đã dành thời nghiên cứu thơ Nguyễn Bình Phương, những chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu nghệ thuật, thi pháp trong thơ ông. Quá trình cách tân thơ của Nguyễn Bình Phương là hành trình giải mã những bí ẩn của cuộc sống, với những dấu ấn đậm nét của thơ ca Việt Nam đương đại. Tác giả Hoàng Thị Huế trong bài viết : “ Ánh xạ từ biểu tượng cái tôi trong thơ Việt đương đại” đăng trên tạp chí khoa học, Đh Khoa học Huế, số 5/2016 cũng đã nói rằng: Sau đổi mới thơ ca đương đại đã có bước ngoặt lớn trong tư duy sáng tác, trong cái nhìn thế giới, con người, không gian, thời gian chi phối sự lựa chọn phương thức trữ tình mới mẻ với một giọng điệu riêng và khác lạ, đặc biệt là sự góp mặt của những gương mặt thơ tiêu biểu Nguyễn Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Vi Thùy Linh.. Trong xu hướng đổi mới chung, các nhà thơ tìm tòi cho mình một hướng đi riêng, mang đậm dấu ấn cá nhân của một cái tôi đa chiều kích, đầy kiêu hãnh và độc lập”[22]. Hành trình khám phá, nghiên cứu thơ Việt nam dưới góc nhìn hậu hiện đại, tác giả bài báo đã cho chúng ta thấy được những đóng góp mới mẻ trong cách tân nghệ thuật của các nhà thơ sau 1986, một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên thành công của họ chính là tư duy sáng tạo của cá nhân mỗi người. Nhìn chung các bài viết đi trước đã mở ra một hướng đi mới cho thơ ca Việt nam đương đại nói riêng và thơ Nguyễn Bình Phương nói chung, khẳng định được vai trò to lớn của ông trong hành trình cách tân thơ ca đương đại. Rất nhiều bài viết khai thác nhiều góc cạnh khác nhau trong thơ Nguyễn Bình Phương nhưng các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc gợi mở, còn đặt tác phẩm từ góc nhìn hậu hiện đại thì vẫn đang còn bỏ ngỏ. Do đó việc lựa chọn đề tài : “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại”. Chúng tôi mong muốn sẽ góp được một phần công sức trong việc khai thác triệt để thơ Nguyễn Bình Phương từ nhiều
  • 12. 12 phương diện khác nhau, khẳng định những sáng tạo với lối tư duy mới mẻ của tác giả. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu thơ của Nguyễn Bình Phương, chúng tôi tập trung chủ yếu vào việc khảo sát các tập thơ sau: - Lam chướng (1992) - Khách của trần gian (1996) - Xa thân (1997) - Từ chết sang trời biếc (2001) - Thơ Nguyễn Bình Phương (2004) - Buổi câu hờ hững (2011) - Tuyển thơ xa xăm gõ cửa (2014) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn “Thơ Nguyễn Bình Phương dưới góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại” nghiên cứu trên hai bình diện: Cảm quan hiện thực, con người, và phương thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình phương từ góc nhìn hậu hiện đại. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn chúng tôi triển khai bằng các phương pháp sau: - Phương pháp vận dụng lý thuyết hậu hiện đại, lý thuyết thi pháp học: Với đề tài này chúng tôi vận dụng lý thuyết hậu hiện đại, lý thuyết thi pháp học soi chiếu vào tác phẩm, từ đó làm nổi bật yếu tố hậu hiện đại được thể hiện trong thơ Nguyễn Bình Phương. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đồng đại để thấy rõ hơn những nét tương đồng và khác biệt trong nội dung và nghệ thuật sáng tác thơ của Nguyễn Bình Phương. - Phương pháp cấu trúc, hệ thống: Chúng tôi đặt tác phẩm trong hệ thống của khuynh hướng hậu hiện đại để nhận xét, đánh giá và khái quát hiện tượng. Ngoài ra người viết đã vận dụng một số thao tác khác nhằm khai thác một cách triệt để thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại. 5. Đóng góp của đề tài
  • 13. 13 - Nghiên cứu “Thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn của lý thuyết hậu hiện đại” góp phần làm rõ những nét khác biệt trong thơ ông, khẳng định giá trị nghệ thuật thơ Nguyễn Bình Phương. - Nghiên cứu về cảm quan hiện thực và con người trong thơ Nguyễn Bình Phương để nhằm khám phá những đặc trưng của thơ hậu hiện đại nhìn từ một tác giả tiêu biểu. - Luận văn tìm hiểu cách tân trong tư duy nghệ thuật mang đậm màu sắc hậu hiện đại của thơ Nguyễn Bình Phương để khẳng định những đóng góp của ông trong tình hình phát triển thơ Việt Nam đương đại. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần kết luận ra, cấu trúc của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Nguyễn Bình Phương trong mạch nguồn thơ Việt Nam sau 1986 Chương 2: Cảm quan về hiện thực và con người trong thơ Nguyễn Bình Phương nhìn từ lý thuyết hậu hiện đại Chương 3: Phương thức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình Phương nhìn từ lý thuyết hậu hiện đại
  • 14. 14 B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1. THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG TRONG MẠCH NGUỒN THƠ VIỆT NAM SAU 1986 1.1 Thơ Việt Nam sau 1986 những tiếp nhận ảnh hƣởng của chủ nghĩa hậu hiện đại 1.1.1 Khái lược về chủ nghĩa hậu hiện đại Được khởi phát từ nửa sau thế kỷ XX (những năm 1960-1970), chủ nghĩa hậu hiện đại là hiện tượng văn hóa có nguồn gốc từ phương Tây. Là một trong những lý thuyết mới nhất và độc đáo nhất của phê bình văn học, chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một hiện tượng văn hóa có độ bao phủ rộng khắp ở hầu hết mọi lĩnh vực như mỹ thuật, văn học, âm nhạc, kịch, kiến trúc và triết học. Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đã tạo nên một làn sóng cộng hưởng và có sức lan tỏa mạnh mẽ trên toàn thế giới. Nói như Lyotard: “chúng ta đang sống trong thời hậu hiện đại, thời mà tất cả những lý thuyết có từ thời ánh sáng đều bị đổ vỡ”[31]. Bản chất thật sự của hậu hiện đại chính là vậy, nó khởi đầu từ sự đổ vỡ của các thể chế cũ, những sự đối lập mẫu thuẩn trong xã hội loài người, từ sự đấu tranh sắc tộc, … kèm theo đó là sự xuất hiện của những phát minh khoa học với các lý thuyết mới ra đời: lý thuyết hỗn độn, hình học fractal… Hậu hiện đại là một cách gọi để chỉ về một sự vận động , mà sự vận động đó đang tạo thành một hệ hình tư duy mới, tiếp nối hệ hình tư duy của hiện đại. Tuy nhiên, khó có thể đưa ra một định nghĩa chính xác thế nào là chủ nghĩa hậu hiện đại. Và trong thực tế, các triết gia đã có rất nhiều lý thuyết thể hiện các quan niệm khác nhau về chủ nghĩa hậu hiện đại. Theo Lyotard thì: “Nói thật đơn giản, hậu hiện đại là sự hoài nghi với các siêu tự sự”[31]. Còn theo Iba Hassan, thay vì chuẩn mực của chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hậu hiện đại thiên về sự trớ trêu của các sự vật rơi vãi, hỗn loạn, không tuân theo bất cứ một chuẩn mực nào. Cũng chính vì tính chất này và tính chất tan rã của các đại tự sự, nên hậu hiện đại không xác lập được cho mình một nền tảng lý thuyết vững chắc, một “đại tự sự” như văn học ở các thời kỳ khác. Fredric Jameson cho rằng đó là sự thay thế từ “ sự
  • 15. 15 tha hóa của chủ thể” trong chủ nghĩa hiện đại bằng “ sự phân mảnh của chủ thể” trong chủ nghĩa hậu hiện đại ở giai đoạn chủ nghĩa tư bản muộn. Còn ở một góc độ khác U.Eco xem hậu hiện đại là “ một phạm trù tinh thần, hoặc tốt hơn, một Kunstwollen – một phương thức thao tác” (1996)... Và thật ra ý nghĩa lớn nhất của thuật ngữ hậu hiện đại không chỉ đơn thuần là một định lượng về “thời gian” (“hậu” = “sau” thời hiện đại), mà chính là ở “tính chất” của nó. Hậu hiện đại là một học thuyết phức tạp, bên cạnh đó nó lại có mối quan hệ với các chủ nghĩa khác. Do đó việc đưa ra một khái niệm chung là rất khó, chính vì xuất phát cơ sở và chủ trương ban đầu của chủ nghĩa hậu hiện đại, là chối bỏ các đại tự sự và không xây dựng học thuyết riêng cho mình. Tuy vậy, chúng ta có thể nhận ra rằng, lý thuyết về chủ nghĩa hậu hiện đại vừa là bước phát triển tất yếu, là kết quả của “hiện thực thậm phồn” - cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghiệp, là sự nối tiếp của các chủ nghĩa khác và chủ nghĩa hiện đại trên cơ sở tinh thần của các lý thuyết ấy. Như vậy, có thể đưa ra một khái quát chung cho chủ nghĩa hậu hiện đại, là sự phá vỡ các đại tự sự đồng thời từ chối luôn khả năng trở thành một đại tự sự, bởi vậy nên hậu hiện đại luôn tránh né trong việc biến mình trở thành một học thuyết - một đại tự sự mới. Song song với đó, chủ nghĩa hậu hiện đại hướng tới các tiểu tự sự, chú tâm khai thác những yếu tố có tính chất ngoại biên, phá vỡ cái trung tâm, đưa ngoại biên xích gần lại với trung tâm. Tuy nhiên, những ngoại biên ấy không trở thành một trung tâm khác thay thế trung tâm mà nó đã phá vỡ. Đặc biệt, trong khi chủ nghĩa hiện đại tham vọng tạo lập một thế giới hoàn thiện, bất biến, đối lập với thực tại hỗn loạn, phi lý và kỳ vọng vào sự tồn tại của một hiện thực nào đó nằm đằng sau các ký hiệu, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại giễu cợt vào những ảo tưởng ngây thơ, song vĩ đại của bậc tiền bối và đưa ra quan niệm: sau những ký hiêu là hỗn loạn và cách khắc phục tốt nhất là “ làm hòa” với nó. Đối thoại với hỗn loạn chính là chiến lược nghệ thuật của hậu hiện đại. Chủ nghĩa hậu hiện đại được xem là một trào lưu văn hóa và là một thời kỳ lịch sử. Cũng có thể thấy, trong văn học, có thể coi một số tính chất sau trở thành đặc trưng chủ đạo của chủ nghĩa hậu hiện đại như: sự giễu nhại, sự mỉa mai châm
  • 16. 16 biếm, sự cắt dán lắp ghép, tính ngẫu nhiên, sự coi trọng quá trình chứ không phải là kết quả, ngụy tạo... Những tính chất này đã xuất hiện ở chủ nghĩa hiện đại, tuy nhiên, với chủ nghĩa hậu hiện đại, chúng trở thành những nguyên tắc sáng tạo. Và bản thân mỗi đặc trưng ấy lại có những khác biệt so với chính nó ở chủ nghĩa hiện đại. Hoặc, trong cách nhìn nhận thế giới khách quan, nói theo cách của Bùi Văn Nam Sơn, nếu như chủ nghĩa hiện đại than khóc, đau buồn trước hiện thực, trước những “cái chết” của sự đổ vỡ các giá trị, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại tiễn đưa những “cái chết” ấy với thái độ vui vẻ. Chủ nghĩa hậu hiện đại đề xuất nhiệm vụ đi tìm bản nguyên của con người và vũ trụ, đi tìm nền tảng của nhận thức và cả cách tri thức. Văn học Việt Nam chịu thêm luồng ảnh hưởng của văn học phương Tây kéo theo sự chuyển mình theo hướng hậu hiện đại, tuy rằng chưa thể phân chia thành nhiều khuynh hướng trường phái, nhưng nền văn học nước ta cũng đã có những dấu ấn hậu hiện đại đậm nét. 1.1.2 Sự tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại trong thơ Việt Nam sau 1986 Chủ nghĩa hậu hiện đại đã xuất hiện trên thế giới từ giữa thế kỷ trước, Việt Nam dù chưa có đầy đủ các tiền đề về kinh tế và xã hội, nhưng những dấu ấn hậu hiện đại trong cuộc sống xã hội với tâm thức của mỗi cá nhân trước thời cuộc đã xuất hiện. Nó cũng hiển nhiên xuất hiện trong những sáng tác văn học, đặc biệt giai đoạn từ sau 1986 (khi đất nước đổi mới) đến nay. Trước đây khi nói đến chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học, đã có rất nhiều các quan điểm trái ngược nhau, số phản đối, số không đồng tình, số thì cho rằng đó chỉ là một yếu tố hậu hiện đại trong sáng tạo nghệ thuật ở nước ta mà thôi. Vốn dĩ sáng tác văn học là một hoạt động sáng tạo không ngừng. Đó là ý thức của người cầm bút và cũng là nhiệm vụ sống còn của họ. Trong quá trình đi tìm tòi những phong cách sáng tác mới, những ý tưởng mới nảy sinh, và ngẫu nhiên, nó mang dấu ấn hậu hiện đại. Điều này cũng không có gì là khó hiểu. Nhà văn vốn là những người “viết lịch sử” bằng văn học. Họ tái hiện lại cuộc sống hiện tại bằng cảm quan văn học. Sống trong thời đại, xã hội nào, tất yếu họ sẽ phản ảnh thời đại, xã hội ấy trong sáng tác của mình. Sau năm 1986, trên đà hội nhập và đổi mới, văn học nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt với sự ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
  • 17. 17 học thế giới, tạo thành một trào lưu văn học mới, thì văn học Việt Nam không thể tránh khỏi sức ảnh hưởng lớn đó. Mặc dù trong nền văn học nước ta chưa thể hình thành các khuynh hướng hay trào lưu hậu hiện đại như các nước trên thế giới nhưng chúng ta vẫn thấy được những dấu ấn về hậu hiện đại trong một số sáng tác của một vài cây bút tiêu biểu. Các nhà văn xây dựng cho mình một màu sắc hậu hiện đại cho con đẻ, họ không ngừng đào sâu tìm tòi, lắp ghép những mảnh vỡ trong cuộc sống để tạo những đề tài với những dấu ấn riêng. Những gương mặt tiêu biểu như Đặng Đình Hưng, Nguyễn Thúy Hằng, Nguyễn Bình Phương, Hoàng Hưng, Vi Thùy Linh… Có thể nói hậu hiện đại trong những sáng tác hiện nay phần lớn là những biểu hiện cảm thức hậu hiện đại, ghi lại những dấu ấn vừa thể hiện tư duy cá nhân vừa mang tinh thần hội nhập quốc tế. Nhờ vào sự vận động và biến đổi không ngừng của đời sống xã hội trong thời kì đổi mới, cùng với nghị quyết, chính sách đường lối của Đảng và nhà nước đã thúc đẩy sự xuất hiện của đội ngũ nghiên cứu phê bình đông đảo, hoạt động tích cực, mở đường cho văn học tiếp nhận, ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại trong sáng tác, phê bình. Bằng sự nhạy bén hội nhập, các nghệ sĩ đã kịp thời bắt được mạch đập của xu thế toàn cầu đưa văn học dân tộc hòa cùng thời cuộc. Những cuộc cách tân văn học theo xu hướng hậu hiện đại bắt đầu với những bản hòa ca nhiều âm điệu. Cuối thập niên 80, xuất hiện nhiều cây bút mới nổi bật với nhiều lối viết đa dạng hơn như Lê Đạt, Trần Dần, Nguyễn Bình Phương, Đặng Đình Hưng, Nguyễn Thúy Hằng… Họ có những cách tân trong lối viết đầy mới lạ, lạ trong với chính bản thân họ trước đó và cả với những nhà văn nhà thơ cùng thời khác. Những sáng tác của họ theo khuynh hướng mới, khuynh hướng hậu hiện đại tạo nên một bước ngoặt cho chính sự nghiệp văn chương của họ và của cả văn chương Việt Nam. Hậu hiện đại không chỉ đơn thuần là vậy mà còn là ở cảm quan về thế giới và con người của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm văn học là một mảnh ghép vừa của cuộc sống, và trong mảnh ghép đó còn có vô vàn những mảnh ghép nhỏ hơn của cuộc sống đa chiều kích. Mà ở đó nhà văn mặc sức thể hiện rõ tâm trạng của mình, giải bày những cảm xúc về những góc khuất trong xã hội mà ít ai có thể chạm đến hoặc chạm đến những không dám phơi bày. Thơ Nguyễn Bình Phương là những ám ảnh
  • 18. 18 về mất niềm tin vào con người, sự đỗ vỡ của những trật tự xã hội, gia đình, sự băng hoại đạo đức, khiến con người rơi vào cảnh bất an, mất phương hướng. Bởi đặc điểm của văn học hậu hiện đại rất phức tạp nên nghệ thuật thể hiện của nó cũng mang tính chất đặc thù với nhiều sự đa dạng hóa hơn như xây dựng cốt truyện phân mảnh, lắp ghép, sự dịch chuyển của các điểm nhìn trần thuật, sự chuyển dịch, pha trộn đứt gãy của nhiều giới hạn thể loại truyền thống, sự dung hợp nhiều thể loại như hội họa, âm nhạc, điện ảnh.., Thơ Việt Nam trong khoảng mười năm gần đây cũng đã có những bước tiến mới, dần dấn thân vào ranh giới của thơ ca hậu hiện đại. Những ảnh hưởng từ cuộc phát triển như vũ bão của thông tin đại chúng và đặc biệt là thời đại công nghệ lên cao. Nhu cầu sống của con người cũng như nhu cầu đọc của công chúng cũng dần thay đổi theo cho phù hợp. Như một tất yếu của giới trẻ, các nhà sáng tác trẻ lần lượt khẳng định mình trên văn đàn bằng những tiếp thu các nền văn học trên thế giới, những trào lưu mới lạ đều được họ khai thác một triệt để. Họ “ mở mắt mở trí mở hồn. Để cuối cùng soi lại mình, họ nhận thức ra rằng bao giá trị hôm qua cha ông họ và cả chính bản thân họ ra sức bảo vệ bỗng chốc đổ rụm, không thể cứu vãn được nữa. khủng hoảng niềm tin đồng lúc với sự hình thành một cảm thức khác đi”[69]. Thơ hậu hiện đại có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng. Các nhà thơ không ngừng tìm tòi, thể nghiệm đổi mới không chỉ ở nội dung mà cả hình thứC, góp phần làm phong phú hơn cho thơ ca Việt Nam hội nhập với thơ ca thế giới. Theo Phương Lựu “Trước hết là loại thơ không mang đến việc kết tinh ý nghĩa, không hẳn vô nghĩa, nhưng hiểu sao thì tùy. Chủ nghĩa hậu hiện đại phủ nhận bên trong hiện tượng có bản chất, bên cạnh ngẫu nhiên có tất yếu, bên dưới vô thức có ý thức, bên sau lớp từ là ngôn ngữ. Chính vì thế cứu cánh của hành động đan dệt ngôn từ trong sáng tạo thơ không cần thiết mà cũng không thể kết tinh tinh thành một nội dung, ý nghĩa` chủ đạo nào cả”[28]. Thơ hậu hiện đại ở nước ta có thể được đánh dấu từ Bùi Giáng, một nhà thơ được xem là người đầu tiên sáng tác theo cảm thức hậu hiện đại, đó là ách sử dụng lối ngôn ngữ vừa độc và lạ , với những chuỗi âm thanh chồng chéo, đan xen, trộn lẫn vào nhau, tạo nên một bức tranh hỗn độn không trật tự và không có ý nghĩa.
  • 19. 19 Đọc thơ ta cảm nhận giống như đang chơi một trò chơi mà nhà thơ đã soạn sẵn kịch bản, và đó là một trò chơi của ngôn ngữ, một trò đùa bất tận và có hồi kết. Ở đó “thi sĩ phó thác mình cho ngôn ngữu thao túng”. Những cái tên như Trần Dần, Lê Đạt, Thanh Thảo, Hoàng Hưng, Mai Văn Phấn… đã để lại những dấu ấn hậu hiện đại đậm nét trong ca Việt Nam giai đoạn này. Có thể nói thơ hậu hiện đại Việt Nam là “phản tỉnh mang tính phê phán hiện thực, thực tế đất nước và thực trạng văn chương”. Với tư tưởng tự do, các nhà thơ hậu hiện đại luôn có tiếng nói phản biện xã hội đương thời, bóc trần sự mêm hoặc mà thông tin đại chúng muốn tác động vào xã hội… đồng thời tự thân mang ý hướng phi tâm hóa, xóa bỏ mọi sự phân biệt trong đội ngũ sáng tác. Mang tư tưởng tự do, nhà thơ hậu hiện đại luôn có tiếng nói phản biện xã hội đương thời, bóc trần sự mê hoặc mà thông tin đại chúng muốn tác động vào xã hội. Đội ngũ sáng tác thơ cũng có những gương mặt mới với sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ như Vi thùy Linh… đây là những cây bút nữ trẻ mang nhiều hơi thở mới của thơ ca hậu hiện đại, họ mang một phong cách riêng độc đáo thể hiện đúng cá tính của mỗi người. “Từ bỏ lối thơ “ khăn đóng áo the” truyền thống, là thể loại năng động, thơ Việt đương đại đã nhanh chóng mở rộng hình thức câu thơ để có thể ôm chứa được hiện thực cuộc sống, đời tư của con người với muôn chiều kích ý thức, vô thức, tiềm thức… phản ánh con người hiện đại trong sự truy vấn và phản tỉnh …” [21]. Đồng thời với xu hướng đổi mới thơ một cách triệt để, từ hình thức cho đến nội dung theo hướng hậu hiện đại gắn liền với những cái tên như Khế Iêm, Trần Tuấn, Inrasara, Bùi Chát,… đặc biệt là thơ tân hình thức, thơ văn xuôi, kịch đường phố, thơ trình diễn… những sáng tác của họ mới chỉ là bước dạo đầu đi tìm cái mới, nhưng mỗi sáng tác là một ý thức cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại với nhiều góc nhìn mới mẻ trên nền thơ ca truyền thống. Mặc dù nhìn trong một không gian chung thơ ca Việt Nam sau 1986 đã có những cách tân hiệu quả mang tầm vóc thời địa, hòa mình cùng sự phát triển của thơ ca hậu hiện đại thế giới, nhưng những sáng tác của chúng ta mới chỉ được xem như là “yếu tố”, “ dấu ấn” hậu hiện đại mà thôi. Bởi lẽ một phần yếu tố xã hội của nước ta là nước phương Đông mang nhiều truyền thống, các nhà văn nhà thơ ít
  • 20. 20 nhiều còn e ngại trong lối viết của mình, với những điều khó hiểu mà hậu hiện đại mang lại dẫn đến nhu cầu đọc của độc giả còn nhiều sự hạn chế. Từ đó tạo nên làn sóng hoài nghi, tranh cãi trong giới phê bình nghiên cứu. Nhưng không thể phủ nhận một điều rằng thơ ca Việt Nam sau 1986 nói riêng và văn học Việt Nam sau 1986 nói chung đã có những bước tiến mới để song hành cùng với thế giới, các nhà văn, nhà thơ đã đóng góp cho văn học nước nhà một phong trào cách tân văn học mang hơi thở hậu hiện đại. 1.2. Nguyễn Bình Phƣơng và những nổ lực đổi mới thơ về phía hậu hiện đại 1.2.1. Nguyễn Bình Phương – đường đời và đường thơ 1.2.1.1 Nguyễn Bình Phương – đường đời gắn liền nghiệp văn chương Nguyễn Bình Phương tên khai sinh là Nguyễn Văn Bính, sinh ngày 29/2/1965 tại Thái Nguyên. Trong chiến tranh gia đình anh sơ tán về Linh Nam, thuộc huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên. Nguyễn Bình Phương học hết phổ thông trung học năm 1985 rồi vào bộ đội; học khóa IV trường viết văn Nguyễn Du, bắt đầu viết từ năm 1986. Sau khi ra trường, Nguyễn Bình Phương công tác ở Đoàn kịch nói quân đội, tiếp đó làm biên tập viên của Nhà xuất bản Quân đội. Hiện nay, ông là Tổng biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một trong những gương mặt văn xuôi đương đại nổi bật. Trong Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ 9 diễn ra tại Hà Nội từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 7 năm 2015, Nguyễn Bình Phương đã được bầu vào Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Ông đứng giữa những bậc lão luyện trong nền văn chương Việt Nam hiện đại và trở thành người trẻ tuổi nhất trong 6 tác giả được bầu vào Ban chấp hành. Về Nguyễn Bình Phương, có thể gói gọn trong một chữ “lặng”. Là một nhà văn được tôi luyện trong môi trường quân đội, ông chọn cho mình lối sống trầm lặng, không ồn ào, ngại tiếp xúc và ít xuất hiện chốn đông người. Trong cuộc trò chuyện với Hạnh đỗ, phóng viên báo Tiền Phong, Nguyễn Bình Phương đã chia sẽ:“ Tôi vẫn gặp gỡ, uống rượu với bạn bè. Nhưng không ham. Vài ba người tụ tập
  • 21. 21 có thể là tinh túy, nhưng năm người trở lên là nhức đầu”[70]. Phạm Ngọc Tiến cũng đã có nhận xét về Nguyễn Bình Phương như sau: “Những ai biết và chơi với Nguyễn Bình Phương đều thấy ở con người này luôn có sự trầm tĩnh và suy lắng ở cả hành động lẫn hình thể. Khuôn mặt như thường trực đeo trên đó một nghĩ suy nào đó với cặp mắt nheo nheo tinh anh nhưng xa lạ với người đối diện”. Cái ấn tượng ban đầu là vẻ rụt rè, khó tính, khô khan, ngại giao tiếp của Nguyễn Bình Phương khiến chúng ta cũng khó có thể hình dung một cách toàn vẹn về con người này. Hạnh Đỗ đã nhận xét rằng: Nguyễn Bình Phương có dáng vẻ nhỏ nhắn, thư sinh, mang vẻ nghệ sĩ hơn là nhà quản lý của tác giả khi gặp trực tiếp mặt đã xóa nhòa ấn tượng về sự khó gần ấy. Nói về bản thân mình, nhà thơ tự nhận “Là một công chức đơn điệu điển hình. Sớm vác ô đi, tối vác về”. [69]. Nguyễn Bình Phương cũng tự nhận “ tạng” của mình “có lẽ hơi u uất một chút”. Thực tế theo cảm nhận của Việt Quỳnh: “Gần anh, sẽ cảm giác một sự chan hòa, ấm áp và giản dị, gần gũi từ ánh mắt đến nụ cười. Anh thường ít nói, nhưng câu nào cũng ngấm vào lòng người nghe” [63]. Sách là một phần không thể thiếu được trong cuộc sống của ông. Ông ham đọc sách, có thể dành cả đêm để đọc sách và nghiền ngẫm về chúng. Ban ngày chính là thời điểm sáng tác của ông. Nguyễn Bình Phương là một người rất “thèm” viết, cẩn thận và tỉ mỉ trong sáng tác. Viết đối với Nguyễn Bình Phương giống như đi theo “ giống như đi theo một lực hút bí ẩn không biết phía trước là gì. Tôi kệ bản năng dẫn dắt. Để nó trôi dạt lênh đênh” [70]. Nhà thơ chia sẽ: “Viết ra được thì thích. Thấy người khỏe ra” [69]. Chúng ta biết đến Nguyễn Bình Phương qua những trang viết trữ tình đầy ma mị, mang một chút mông lung mờ hư thực, nhưng bên cạnh đó ít ai biết được rằng nhà thơ đã dành cả thanh xuân của mình trong quân đội. Có lẽ bởi chính những bộn bề của cuộc sống được ông lột tả trong thơ khiến người đọc như chúng ta không thể nào hình dung ra nổi điều đó. Một con người xem văn chương là nghiệp cả cuộc đời dành trọn cho nó Nguyễn Bình Phương đã bộc bạch rằng: “ Nếu thật sự chọn văn chương là nghiệp, thì nhất định anh sẽ đi được tới giới hạn cuối của mình – đi đến kiệt sức, để khi dừng bút thì gò đồi văn nghiệp mới thật sự nổi lên. Giá trị của tác phẩm phải được tính qua độ lùi của thời gian. Thời trẻ, tôi viết hừng hực khí thế, nhưng
  • 22. 22 đôi khi cũng … liều mạng. Còn thời điểm này, tôi đang ở giai đoạn viết một cách bình tĩnh, tiết chế được mọi cảm xúc, không còn hồ đồ, đã cân đối được mọi lựa chọn thể hiện”. [70] Đọc tác phẩm cuả ông ta có thể cảm nhận được những trải nghiệm và chắt lọc tinh tế từ lý trí đến tận trái tim con người. Nguyễn Bình Phương không đơn giản chỉ là viết mà mỗi bài viết của mình, ông luôn ý thức tìm tòi, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Dù là văn xuôi hay trữ tình thì tác giả cũng luôn chuẩn bị cho mình một góc riêng của cái tôi để tiếp nhận, thích nghi và “ chiều lòng” nó. Nguyễn Bình Phương được biết đến là một nhà văn viết tiểu thuyết, là một trong những gương mặt văn xuôi đương đại nổi bật, một nhà văn có sức sáng tác dồi dào. Hầu hết các tác phẩm mới của ông ra đời đều được đón nhận một cách nồng nhiệt và có một sức hút đặc biệt đến nhiều đối tượng độc giả và cả giới nghiên cứu phê bình văn học, dư luận và báo chí. Sống giữa xã hội có nhiều biến đổi theo chiều vẫn động cùng sự phát triển của thế giới, văn học Việt Nam cũng có nhiều sự biến đổi định hình hòa nhập với tiến trình văn học thế giới. Cuộc vận động này đã thúc đẩy các tác giả cần phải ra sức tìm hiểu, sáng tạo trên phương diện nội dung và nghệ thuật. Những cái tên như Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… đã đánh dấu một bước trưởng thành cho văn xuôi Việt Nam đương đại. Và Nguyễn Bình Phương cũng là một trong những cây viết trẻ đóng góp cho sự đổi mới của văn học thời kì đổi mới, cho công cuộc hiện đại hóa tiểu thuyết. Lối viết hấp dẫn, độc, lạ những cuốn tiểu thuyết: Vào cõi (1991), Những đứa trẻ chết già (1994), Người đi vắng (1999), Trí nhớ suy tàn ( 2000), Ngồi (2006), Mình và Họ (2014)… đã ghi nhiều dấu ấn trong lòng người đọc và giới phê bình. Mỗi cuốn tiểu thuyết đi qua đánh dấu một bước trưởng thành trong cách viết, cách cảm của nhà văn. Ông luôn tiếp thu cái mới, và có những liều lĩnh trong sáng tạo để khai mở vùng đất mới với những cách tân độc đáo về nội dung và cả phương thức biểu hiện. Trước khi đến với tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã gắn bó với thơ. Thơ là nơi mà tác giả tự do thể hiện mình, thể hiện cái tôi cá nhân trải nghiệm. Và Thơ
  • 23. 23 chính là bản ngã sáng tác chính của ông. Nhà thơ đã xây dựng cho mình một phong cách riêng, khó trộn lẫn với bất kì nhà thơ đương đại nào. Bằng tư duy nhạy bén và khả năng tiếp cận mọi bề mặt của cuộc sống, Nguyễn Bình Phương đã không mất quá nhiều thời gian trong việc tìm kiếm thủ pháp nghệ thuật hay khuynh hướng sáng tác của mình. Những có lẽ bởi cái quá riêng biệt trong phong cách sáng tác dẫn đến thơ ông mang một vẻ huyền bí, khó hiểu, khó có thể giải mã nổi. Đó cũng là một điều làm ảnh hưởng đến sự tiếp cận của độc giả. Tuy nhiên, khi cảm về thơ Nguyễn Bình Phương, ta vẫn dễ dàng nhận thấy một điều thoáng buồn, hụt hẫng, trái với cái mơ mộng, chập chờn trong tiểu thuyết. Ở thơ còn có một miền thẩm mỹ khác với đời sống bộn bề, cô đơn của thực tại đã làm nên sức hút khó cưỡng trong công chúng yêu thơ văn Nguyễn Bình Phương. Mỗi tập thơ là một ngã rẽ khác nhau, một cái nhìn khác nhau trong tâm hồn của tác giả. Từ Lam chướng (1992), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biết (2001), Buổi câu hờ hững (2011), Gõ cửa xa xăm (2015) đã tạo nên một hiện tượng trong thơ Việt Nam đương đại, với lối viết khá sáng tạo dù mang nhiều tâm sự hoang hoá buồn, nhưng thể nào, trong thơ Nguyễn Bình Phương cũng lấp lánh ánh sáng của sự sống. “Với anh, sau cái chết đời người không phải là cát bụi, mà hẳn nhiên đó là những hồi sinh” [62] Thơ của Nguyễn Bình Phương, mang một sự rung cảm lạ lùng, một dòng chảy năng lượng kết nối từ tiềm thức tới hiện tại, cứ neo bám lấy tâm não người đọc sự xúc động trong lặng yên. Thơ viết phóng khoáng, không dừng lại bất cứ chuẩn mực nào, những câu từ sử dụng chắt lọc, đều hướng tới việc sao cho chuyển được cảm giác của anh thành ngôn ngữ. Điều đó khó, nhưng Nguyễn Bình Phương làm được. Và câu chữ cứ nâng tâm hồn người đọc, đẩy mạnh kích thích sáng tạo từ bên trong. Từ tâm hồn đến tâm hồn, từ tác phẩm sinh thành nên tác phẩm, đó mới thực sự là giá trị của văn chương đích thực mang lại. 1.2.1.2 Nguyễn Bình Phương – và cuộc tìm kiếm những cái mới lạ Như đã nói ở trên nhà thơ chọn cho mình một lối đi riêng, một phong cách khó trộn lẫn trong biết bao gương mặt thơ tiêu biểu hiện nay. Phong cách này đã
  • 24. 24 làm cho thơ của Nguyễn Bình Phương khó để hiểu và mọi cố gắng giải mã thơ ông theo lối thông thường đều không thành công. Ông đã có những bước đi mạo hiểm để có thể đạt được những thành công mới. Sự cách tân thơ được thể hiện rõ qua từng tập thơ mà ông đã sáng tác. Từ Khách của trần gian, Lam Chướng, Xa thân.. và gần đây nhất là tuyển tập thơ Xa xăm gõ cửa là sự thể hiện một cách độc đáo, đầy mới lạ trong hồn thơ Nguyễn Bình Phương. Có thể nói mỗi tập thơ là một hành trình trở về miền đất tâm linh, vô thức của cái tôi trữ tình, hành trình tìm về với bản thể. Đó là một hành trình gian nan, vất vả, đơn độc và luôn bị ám ảnh bởi máu, cái chết và những dự cảm bất an, mơ hồ, vô định. Đọc thơ ông, ta có nhiều lối để đi, nhưng lại không có lối để thoát, những ám ảnh ma quái, những mảnh vỡ hỗn độn khiến cho người đọc, người nghe bị cuốn vào cõi hư hư thực thực. Lam chướng (1992) là tập thơ mở đầu cho hành trình thơ của Nguyễn Bình Phương. Khi mới ra mắt độc giả, tập thơ đã nhận được nhiều thiện cảm, bởi xúc cảm tinh tế, liên tưởng tự do, câu chữ được chọn lọc kỹ lưỡng, nhưng không gò gẫm, cố ý, tạo nên một phong vị thơ rất riêng, đầy trẻ trung. Ngay từ những vần thơ đầu tiên, thơ ông đã mang tới một sức hút khó cưỡng. Đó là bầu không khí bảng lảng, cái mờ mờ, ảo ảo của màn sương. Chìm trong bầu không khí ấy có sắc màu lạnh lẽo của lam chướng, vẻ mịt mù của sông nước, cái thâm u, lạnh lẽo cô đơn của: một ngôi sao chết trắng, những giông bão u uẩn, những lối mòn mất hút giữa vườn khuya, ... Lam chướng không chứa một giọng thơ liền mạch, các hình ảnh và biểu tượng trong thơ chỉ là sự vu vơ, sự lắp ghép ngẫu nhiên của ngôn từ. Lam chướng như được Nguyễn Bình Phương giăng mắc bởi một tấm màn được dệt đan bởi mưa và hơi sương, trong đó nổi lên là cảm giác đầy ám ảnh bởi vẻ âm u, hoang lạnh của núi rừng, vẻ ma mị của đêm vắng với những vệt lân tinh nhẹ bẫng trong các ngôi làng, sắc màu kỳ dị của cảnh vật nơi chân trời dĩ vãng. Trong Lam chướng, ta bắt gặp những trạng thái cảm xúc đa dạng. Đó chính là cảm xúc của con người ở một vỉa tầng sâu nhất của vô thức, tâm linh. Tiếp nối là những trạng thái cảm xúc, cảm giác liên tục ùa vào cả chùm thơ: sự trống vắng, cô đơn, cảm giác cô quạnh, những hoài niệm và sự xuất hiện dày
  • 25. 25 đặc của những giấc mơ, ... Tất cả những biểu tượng và cảm giác trên đã mở ra một thế giới mới lạ trong thơ Nguyễn Bình Phương. Khách của của trần gian (1996). Ngay nhan đề tập thơ đã giúp chúng ta thấy được phần nào ý niệm về thế giới và về con người của tác giả. Với Nguyễn Bình Phương, sự tồn tại của con người trong cuộc sống này giống như một vị khách của trần gian, dễ đến, dễ đi, không ràng buộc, không lưu luyến, con người sống tạm và gửi nhờ thế giới này. Qua Khách của trần gian, ta cảm nhận cuộc đời của con người giống như một chuyến hành trình dài mà trên chuyến đi ấy, con người phải đối mặt với nhiều biến chuyển trong cảm xúc. Đó là cảm giác ngột ngạt khó thở, sự giãy giụa của vô thức đang quẫy đạp trong chính những vần thơ đầy ám ảnh của Nguyễn Bình Phương. Ám ảnh về máu, về cái chết, sự biến mất đột ngột, sự tan rã của thế giới xung quanh đã gợi lên cảm giác bị bào mòn của vô thức. Tiếp nối Lam chướng, với Khách của trần gian, Nguyễn Bình Phương lại mang đến cho độc giả một sự mê hoặc khó cưỡng. Khách của trần gian vẫn là một thế giới thơ đầy hư ảo, kỳ dị, khác thường, một thế giới đầy những giấc mơ lạ lùng. Tuy nhiên, ở tập thơ này, tất cả vẻ lạ lùng, hư ảo ấy lại được tô đậm lên rất nhiều, những giấc mơ không chỉ xuất hiện nhiều lần mà chúng kỳ lạ hơn, khó lý giải hơn: Mơ:/ Cái tai cưỡi trên lưng ngựa già/ Phi vào bể sương (Bước khởi đầu nan) Trong Khách của trần gian, trí tưởng tượng của tác giả đã được đẩy tới mức cao nhất. Thế giới vẽ ra trong thơ chính là một vùng đất thực - Linh Sơn. Linh Sơn đã khơi nguồn cảm hứng cho Nguyễn Bình Phương phóng bút và tạc lên những đường nét ám ảnh, lại ẩn chứa đầy bí mật của rừng thiêng u lạnh, hoang vu với những sự vật, hiện tượng kỳ dị, lạ lùng, thế giới ngập tràn sự chết chóc, thế giới của những người điên. Khách của trần gian vẽ ra một thế giới trong tâm linh, tiềm thức của tác giả với những mạch liên tưởng ngồn ngộn, những điều khó lý giải. Nếu như ở Lam chướng và Khách của trần gian, người đọc bị ám ảnh bởi khói lam chướng, vẻ ma mị của cảnh vật, những cái chết, máu thì đến Xa thân, cảm hứng của tác giả đã nghiêng về bộc lộ những trạng thái tinh thần phổ quát của cái tôi.
  • 26. 26 Theo Nhã Thuyên, “.Xa thân là cuộc tìm nơi trú ngụ của những linh hồn, những cái mất trở lại, những hồn say trong đêm: bóng những bông hoa bị ngắt run run về đậu trên cuống, hồn hoa lảo đảo trên đường, những giọng nói mềm mại như bóng râm, bóng áo nâu trên bức tường hoa sứ... Con người chỉ còn là những cái bóng, nhẹ bước trong sương mù, không rõ mặt, hiện diện bằng giọng nói không âm thanh, mà chỉ được cảm nhận bằng độ mềm mại, một cảm giác da thịt. Con người “xa thân” bằng nhiều cách: ngủ, mơ, say điên, bay, đứng, ngồi, nhớ lại để bay vào một miền không gian khác” [65]. Xa thân chính là trạng thái mà ở đó con người lìa xa cái bản ngã, cái thân xác bằng da thịt của mình để dấn thân vào một vùng tiềm thức tâm linh hoàn toàn hư ảo, đầy ám ảnh. Cái tôi trong Xa thân cứ thế trôi dạt vào thế giới ấy và rất khó thoát ra được, cảm nhận được trạng thái tĩnh lặng hư không của những đám mây, cảm nhận được khoảnh khắc chuyển giao đầy nghịch lý của Những đám mây không có bầu trời/ Những ngọn nước chảy ngược. Đâu đó ở Xa thân ta cũng bắt gặp những chuyến viếng thăm nhẹ nhàng của những vị “khách của trần gian”. Từ chết sang trời biếc(2011) tiếp tục nối kết dòng cảm xúc trong cả chặng đường thơ của Nguyễn Bình Phương. Ở đó, chúng ta lại thấy sự xuất hiện dày đặc của những vần thơ mang đầy ám ảnh về cái chết. Người đọc có thể dễ dàng nhận ra thấp thoáng trong chùm thơ là những cửa sổ, bước chân, những ban mai, hoa và em, có cả những nỗi sợ, là những than thở mỏi mệt, là những giấc mơ lạc lõng xa vời vào một cõi lạ lùng, điên rồ - “giấc mơ của ma”. Không gian âm u, mờ sương, ảo diệu dường như là “đặc sản” trong thơ của Nguyễn Bình Phương. Và Từ chết sang trời biếc cũng không nằm ngoài không gian này. Tập thơ còn là một thế giới ngập tràn sắc màu với đủ mức độ khác nhau, ánh sáng loang đầy những câu thơ một sự ám ảnh ma mị đầy hấp dẫn. Nguyễn Bình Phương đã khéo léo dùng thơ như một sợi dây nối những ký ức nhỏ vụn trong vô thức lại với nhau. Sự lắp ghép không hoàn hảo những ký ức về người điên, những buổi chiều, những mùa đông hoang tàn đã đưa người đọc vào một thế giới âm u, lạnh lẽo, về một miền sâu thẳm của ký ức, về một khoảng trời biếc đầy mơ mộng.
  • 27. 27 Đến Buổi câu hờ hững (2011) Nguyễn Bình Phương đã chuyển từ không khí đậm sắc màu lam chướng huyền ảo, bảng lảng của vùng rừng thiêng sang một không khí đầy xô bồ, mệt mỏi, uể oải của đời sống đô thị. Trong thơ ông lúc này xuất hiện đầy rẫy những phố, những biển hiệu, những hàng cây, những phương tiện giao thông và đời sống công chức, ... Buổi câu hờ hững tái hiện lên một cuộc sống đô thị bon chen, chật chội, con người không có đủ thời gian để nghĩ về mình, không định nghĩa nổi mình. Buổi câu hờ hững hay chính là sự hờ hững của Nguyễn Bình Phương trước dòng chảy hối hả của đời sống đô thị. Ở đó, tác giả như đi lạc giữa dòng xe cộ tấp nập, giữa những khuôn mặt người mệt mỏi. Tác giả mải miết đi tìm mặt mình giữa hàng ngàn khuôn mặt khác. Cảm giác cô đơn chính là thứ bủa vây lấy nhà thơ lúc này. Ta hãy xem cảm nhận của Nhã Thuyên: “Buổi câu hờ hững dường như “lạc loài” vì vẻ hiện thực, tính chất sáng rõ của không gian, thiếu màu sương mù xanh xao và khí núi lạnh lẽo. Bị chi phối bởi nỗ lực tìm tới thượng nguồn của tâm hồn, cái động năng xao xuyến trong mỗi con người, cuộc du hành của thơ ca thường tìm lại không gian sống tuổi thơ như một nguồn sinh khí, một nỗi hoài nhớ, cưỡng lại sức hấp dẫn, sự quên lãng của đô thị” [65] Gõ cửa xa xăm (2014) Tập thơ gồm các tác phẩm đã xuất bản cùng với một số bài thơ khác của Nguyễn Bình Phương. Xa xăm gõ cửa ra mắt độc giả khi Nguyễn Bình Phương vừa tròn 50 xuân, sức sáng tạo và cảm hứng của tác giả vẫn đang rất dồi dào.Có thể nói tuyển thơ là tập hợp những gì tinh túy nhất của tác giả cho đến thời điểm hiện tại. Xa xăm gõ cửa đánh dấu một bước mới trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bình Phương, giúp độc giả hình dung bao quát một chặng đường thơ của ông. Có thể thấy qua mỗi tập thơ cảm hứng thi ca của Nguyễn Bình Phương lại có một sự chuyển đổi mới lạ. Cảm hứng ấy được nhà thơ từ phẩm chất nghệ sĩ của mình, và từ tâm hồn nhạy cảm với đời. Vốn là một con người tài năng, luôn tìm tòi và sáng tạo, thơ Nguyễn Bình Phương ẩn chứa những ma mị, chạng vạng, bóng tối, đêm, cô đơn hoang vu, con người tạo nên sự hấp dẫn và cuốn hút. 1.2.2. Nguyễn Bình Phương – những cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại
  • 28. 28 Cuộc sống là mảnh đất màu mỡ mà văn học ở mọi thời đại luôn lựa chọn để khai phá. Sự phát triển của văn học phụ thuộc vào sự phát triển xã hội, giữa chúng có mối quan hệ qua lại, tưỡng hỗ lẫn nhau. Hay nói một cách khác văn học chính là tấm gương phản chiếu hiện thực lịch sử chính trị và xã hội, ngược lại chính trị - xã hội ảnh hưởng rất lớn đến tư duy sáng tạo của nhà văn. Sau 1975 đất nước chúng ta hoàn toàn độc lập, kết thúc ba mươi năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc, hào quang chiến thắng lẫy lừng, con người bước ra một thời kỳ mới với tâm thế đầy hứa hẹn. Nhưng những tàn tích chiến tranh còn sót lại, chiến thắng nhưng đau thương vẫn còn đó, những vết thương âm ỉ đến tận ngày nay vẫn chưa dứt. Bước ra từ chiến tranh, rủ bỏ tấm áo lính với những vẻ vang ấy là cuộc sống đầy những khó khăn vất vả, hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của người dân. Đồng thời với chính sách, quan liêu bao cấp cùng những tàn dư nặng nề, mô hình xã hội thời chiến không còn phù hợp.. đất nước đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng. Đứng trước những khó khăn đó, thơ ca không thể tếp tục duy trì cảm hứng và âm điệu sử thi như trong chiến tranh được nữa. Công cuộc đổi mới của Đảng tại Đại hội VI năm 1986 đã mở ra một mốc quan trọng cho lịch sử đất nước và thơ ca nghệ thuật. Việc đổi mới toàn diện đã thúc đẩy nước ta tiến thêm gần hơn, hòa nhập với sự phát triển của thế giới, Việt Nam từ một nước có nền văn minh cộng đồng, làng quê dần chuyển mình thành một nền văn hóa dân tộc – hiện đại. Năm 1986 văn học cũng chính thức có cuộc đua trở mình, đây có thể được xem là cuộc “cách tân” “ giải phóng” năng lượng sáng tạo của các nhà thơ, giúp các thi sĩ tự do sáng tạo theo lực của mình. Các nhà thơ bắt đầu một hành trình tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ tồn tại trong cuộc sống xã hội bằng nhiều kiểu viết mang tính đột phá. Thơ bây giờ hướng về những hiện thực bộn bề của cuộc sống, đồng thời tập trung đi sâu vào tâm hồn bên trong của con người, những chiêm nghiệm, suy ngẫm về thế giới. Cùng với xu hướng đưa thơ về gần với hơi thở của đời sống là xu hướng đi sâu vào vùng vô thức của con người, gia tăng “ chất ảo” trong thơ, buộc người đọc phải đi giải mã các tính hiệu nghệ thuật qua nhiều tầng liên tưởng khác nhau.
  • 29. 29 Đứng trước hoàn cảnh xã hội nhiều biến động, đời sống xã hội nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và rối ren, thơ ca lúc này lại ưa lối công thức giả tạo, sáo món. Thực tế ấy đã khiến các văn nghệ sĩ nói chung và thi ca nói riêng buộc phải dấn thân vào cuộc đời , sáng tạo những vần thơ ý nghĩa, dần khẳng định tài năng nghệ sĩ của chính mình. Qua con mắt của các nhà thơ đương đại, cuộc sống được nhìn nhận bằng con mắt hoàn toàn khác, có đủ mọi chiều hướng đa hình đa tuyến. Thực tế cuộc sống không cho phép nhà thơ bóp méo hay tô vẽ sự thật mà phải nhìn bằng con mắt trung thực, khách quan. Nhà thơ phải trung thực với chính bản thân mình và cả với thơ. Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một gương mặt cách tân tiêu biểu và có nhiều thay đổi mang tính “ độc sáng” về tư duy sáng tạo. Những sáng tác của Nguyễn Bình Phương đã từng bước thoát khỏi tư duy văn học của thời kỳ đổi mới, kiến tạo những cấu trúc nghệ thuật mới. Sự đổi mới trong tư duy sáng tạo của Nguyễn Bình Phương đã giúp độc giả nhìn ra và phát hiện được một sự thật của xã hội, sự thật như nó đang diễn ra và vây bọc thế giới con người. Vốn là một người luôn trăn trở về vấn đề sáng tạo trong văn chương. Với ông, nếu “ không có sự sáng tạo, nhà văn sẽ tiêu diệt chính mình”. Sáng tạo để tìm ra một lối đi riêng, một tiếng nói riêng và một phong cách riêng, không lặp lại. Ông quan niệm, một con người luôn ám ảnh bởi cái cũ thì sự sáng tạo ấy là kết quả của hành trình tìm kiếm không mệt mỏi giữ cái cũ và cái mới. “ Tôi cho rằng nghệ thuật không phải là sự sao chép đời sống mà là tái tạo đời sống theo cách của ta. Viết, tức là trình ra một thế giới khác, từ thế giới này và có ích với thế giới này. Tôi quan sát, tôi trải nghiệm và tôi nghĩ về nó, tôi thấy nó là thế này chứ không phải thế kia, tôi thấy trái tim đập dưới gót chân người ta chứ không phải ở lồng ngực và ý nghãi nhìn thế giới chứ không phải đôi mắt nhìn thế giới” [71] Với tác giả, văn chương luôn gắn bó với cuộc sống nhưng không bị bó buộc bởi bất kì giới hạn nào, văn chương là nơi có thể tự do sáng tạo mà không bị quy định bởi một phương thực nghệ thuật nào cả. Người viết có thể tự do khai phá mọi ngóc ngách của cuộc sống, tự do tìm kiếm những mảnh ghép của cuộc sống. Người độc cũng từ đây mà tự do tiếp nhận dưới nhiều cách cắt nghĩa khác nhau và có thể
  • 30. 30 đồng sáng tạo cùng tác phẩm. Chính quan niệm “ văn chương bản thân nó là chân trời tự do thì ta cứ nương theo thế, đừng bó buộc nó” đã mang đến cho thơ Nguyễn Bình Phương những cách thể hiện mới lạ, độc đáo khác hẳn những khuôn mẫu thơ truyền thống. Từ những biến đổi của xã hội và chính trị đất nước mỗi nhà văn nhà thơ nói chung và Nguyễn Bình Phương nói riêng đã rất có ý thức để tìm kiếm sáng tạo những mới mẻ văn học nước nhà. Cũng như những tác động bên trong và bên ngoài đã tạo nguồn động lực cho nhà thơ xây dựng ý tưởng cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại. Từ khi đất nước ta bước vào giai đoạn đổi mới năm 1986, thơ Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể. Thơ giai đoạn này có nhiều khuynh hướng khác nhau nhưng tất cả đều phát triển trên điểm chung cách tân về nội dung thể tài và cách tân hình thức thể loại. Quá trình cách tân thơ giai đoạn này được đón nhận một luồng gió mới, luồng gió hậu hiện đại, có một không gian mở thỏa sức để phô bày tất cả những gì bị bó buộc bấy lâu nay. Trong cuộc vận động sôi nổi đó, rất nhiều nhà thơ đã lựa chọn cho mình một lối đi riêng, cách tân thơ theo hướng hậu hiện đại, để nhằm đưa thơ Việt Nam hòa mình cùng thơ ca hậu hiện đại thế giới. Cùng với nhiều tác giả cùng thời như Dương Kiều minh, Mai Văn Phấn, Nguyễn Lương Ngọc, ..., Nguyễn Bình Phương đã trở thành một trong những cây viết nổi bật của thế hệ nhà thơ đổi mới, mang khát vọng cách tân mạnh mẽ của thơ Việt. Đọc và nghiên cứu thơ ông ta sẽ thấy được những cái mới mẻ mà nhà thơ đang nổ lực tìm kiếm. Đặc biệt nghiên cứu thơ Nguyễn Bình Phương từ góc nhìn hậu hiện đại sẽ thấy rõ hơn nữa những nét độc lạ mà những nhà thơ khác không có. Nếu như Mai Văn Phấn cách tân nương theo mọi nẻo đường, Dương Kiều Minh hướng về phương Đông nguồn cội để tạo nền cho những cuộc vong thân sáng tạo, Nguyễn Quang Thiều với những vần thơ độc đạo, thẳng tắp và đầy mạo hiểm, thì ở Nguyễn Bình Phương ta như lạc vào tế giới đầy ma mị, ám ảnh với những biểu tượng đa tuyến, phức điệu vô thức, tiềm thức, tâm linh. Dương Kiều Minh đã có lời nhận xét cho những đổi mới của Nguyễn Bình Phương như sau: “ Đối với cuộc tìm kiếm thì không bao giờ cũ, kể cả sự kiêm,s tìm
  • 31. 31 cái cũ, thì cuộc kiếm tìm vẫn mới. Cuộc cách tân tìm tòi thi ca luôn tựa “ luồng gió lao rừng rực” tới những miền bí ẩn của đời sống, của cuộc đời và thiên nhiên trải ra vô tận trước sự chiêm ngưỡng, chiêm nghiệm của con người”[34] Nhà thơ Nguyễn Bình Phương đã có rất nhiều những đóng góp cho nền thơ ca đương đại, ông đã mang đến cho thơ ca Việt Nam giai đoạn này một màu sắc mới mẻ, một lối đi riêng đầy sự mê hoặc với đọc. Ông đổi mới cả về nội dung và phương thức nghệ thuật, với một quan niệm nghệ thuật đầy mới mẻ theo hướng hậu hiện đại. Vốn là một nhà văn, nhà thơ có trách nhiệm cao trong nghề nghiệp của mình, nên lúc nào ông cũng đặt ra cho bản thân một ý thức sáng tạo cao trong mỗi bài viết. Mỗi tác phẩm là một hành trình sáng tạo mới, một miền đất mới mà nhà thơ đang nỗ lực kiếm tìm. Nhà thơ quan niệm rằng, nhà văn là kẻ viết không giống ai và sống như mọi ngươi. Người cầm bút phải là kẻ sống gần gũi với mọi người, sống bình thường, nhưng những trang văn, trang thơ của họ phải tạo nên được nét khác biệt, phải có “tạng” riêng. Ông đòi hỏi cao tính sáng tạo của người nghệ sĩ không có sự sáng tạo nhà văn sẽ tự tiêu diệt mình. Trò chuyện với phóng viên báo Văn nghệ trẻ, nhà thơ bộc bạch rằng: “ Tôi sợ bị bó buộc trong một khung cố định nào đó. Văn chương bản thân nó là chân trời tự do, thì ta cứ nương theo thế, đừng bó buộc nó” và “ Tôi chỉ có một quan niệm bảo thủ là cố gắng viết gần sát với quan niệm của mình về văn chương vậy thôi”[67]. Trong quan niệm sáng tác, Nguyễn Bình Phương cũng thành thật” “ không thích sự giả dối, lên gân, nhưng cái đa dạng trong văn chương là cần thiết”. Trên hành trình khơi nguồn những cảm hứng thi ca, nhà thơ đã không ngừng bày tỏ những băn khoăn trăn trở của mình về nghiệp bút mực: Đứng dậy, sũng ướt, đi rồi tự hỏi Viết là tìm thấy hay đánh mất? (Chân dung khi trống trãi- Nguyễn Bình Phương) Nhà thơ dường như đơn độc ngay chính trên hành trình của mình, sự kiếm tìm nguồn cảm hứng cho thơ giống như một cuộc rượt đuổi, vật lộn với muôn vàn thử thách khó khăn lớn. Người viết đã không khỏi băn khoăn, hoang hoải trên cây
  • 32. 32 viết của mình, viết phải chăng là mất đi, một trò chơi ngôn ngữ được nhà thơ giăng sẵn để đưa chúng ta vào chăng? Sống và viết là hai phạm trù không thể nào tách rời được, đó là quan niệm văn chương và sự sống của Nguyễn Bình Phương. Với anh nhà văn là phải lăn xả vào đời, phải “làm người” trước khi cầm bút. Ở cương vị một nhà thơ cũng như vậy, đọc thơ anh ta luôn cảm nhận được một cá tính riêng biệt không trộn lẫn: Sống và viết vào đời câu cách ngôn bí ẩn. Trong quan niệm về hiện thực, nhà thơ “từ chối một hiện thực tả thực “, một hiện thực chụp ảnh để đến với một chân trời mới, một hiện thực của tâm linh, của trí nhớ và sức tưởng tượng đầy sáng tạo và bất ngờ”[14]. Nhà thơ hướng ngòi bút của mình đến những mảnh vỡ của hiện thực, mảnh vở được lắp ghép một cách lộn xộn, không theo một trật tự nào của xã hội, những mảnh ghép ấy được phân mảnh chắp nối và chồng chéo lên nhau, cùng với những sự kiện chồng lấp khó lý giải. Nếu như ở các nhà thơ khác, họ luôn có ý thức sắp xếp hiện thực cuộc sống thành một trật tự hài hòa và viên mãn nhất thì ở đây ta gặp một Nguyễn Bình Phương luôn đi ngược lại với mọi người làm thơ. Hiện thực trong thơ là hiện thực đa chiều cạnh, hư ảo. Các yếu tố ma quái, kỳ lạ chảy tràn lên từng trang giấy, ảo và thực hòa quyện lại với nhau tạo thành một màn sương mờ mờ, thực thực. Tuy nhiên ta cũng thấy rằng bên cạnh những đóng góp cách tân mạnh mẽ và đáng trân trọng, thơ Nguyễn Bình Phương cũng không thể không có những giới hạn nhất định. Dấn sâu vào cõi vô thức, thơ ông nằm chênh vênh giữa một bên là “khả giải” và một bên là “cái bất khả giải”, thậm chí khó hiểu. Sự đứt mạch trong cảm xúc, liên tưởng đôi khi bị đẩy lên đến cực đoan. Một số hình ảnh, biểu tượng bị trùng lặp lại khá nhiều, ngôn ngữ nhiều khi quá rườm rà, lan man.. Ấn tượng về “cái kỳ dị”, “ma quái”, “điên dại” trong thơ quá nhiều, quá đậm đặc, khiến người đọc yếu bóng vía khó lòng bước tiếp. Có người đã ví thơ Nguyễn Bình Phương như một trái sầu riêng chín mọng, người ăn được thì cảm thấy thích thú, thấy ham, rồi “ nghiện”, còn những kẻ chưa hoặc không thể ăn được lại nhìn trái sầu riêng ấy bằng cái nhìn thờ ơ, thậm chí khó chịu vì sự rối rắm của nó. Nhà phê bình Lê Hồ Quang đã đánh giá rằng: “ Đọc thơ
  • 33. 33 Nguyễn Bình Phương không dễ. Có thể nói, thơ ông có một thứ “ngôn ngữ” khác thường: thứ ngôn ngữ của mộng mị, của nhwungx ảo giác chập chờn, phi thực, hư ảo... Ngôn ngữu ấy đòi hỏi ta phải bớt đi sự tỉnh táo ráo riết của lí trí, gia tăng sự phiêu lưu của trí tưởng tượng, sự buông bắt xa lạ và ngẫu hứng của trực giác, nó buộc ta phải “buông thả” thật hoàn toàn trong tâng tầng liên tưởng và sự mơ hồ bất định của nó”[37] Thật vậy, đọc thơ ông ta cảm nhận như hư thực hòa quyện vào nhau lẫn lộn, một sự sự khác lạ đan xen trong từng câu chữ. Ngay chính bản thân nhà thơ cũng phải công nhận rằng: “Thơ tôi thuộc loại phức tạp bởi tâm trạng phức tạp. Tôi hay nói đùa mà cũng nói thật: Trong mỗi bài thơ của tôi có bóng dáng một con ma, một cái bóng lẩn khuất, một tâm trạng gì đó không nắm được”. [14]. Từ góc độ tiếp nhận, nhà phê bình Nhã Thuyên đã cho rằng: “Sự khó hiểu của thơ Nguyễn Bình Phương, nếu có, có thể có nguyên nhân từ chính người đọc thơ: chúng ta thường lơ là việc ngắm nhìn chính cảm giác của mình đến nỗi, khi lạc vào một thế giới của một tâm hồn khác, ta vẫn giữ thói quen quan sát và nhìn ngắm một cái gì xa lạ, một cái gì ngoài ta. Tâm hồn của một con người, một con mèo, một tạo vật, một cái cây, một bông hoa, một cái bóng, có bao giờ là dễ hiểu?”[64]. Tiểu kết: Bước ra từ thời chiến tranh với nhiều chiến tích vàng son của lịch sử, xã hội Việt Nam thời hậu chiến và đổi mới đã tạo ra nhiều sự thay đổi thiết yếu trong cuộc sống và con người. Từ đó kéo theo văn học cũng có nhiều sự chuyển mình mới mẻ, đặc biệt thơ ca cũng sự vận động mới hòa nhập với thơ ca thế giới theo chiều hướng hậu hiện đại. Và Nguyễn Bình Phương được đánh giá là một gương mặt cách tân tiêu biểu và có nhiều thay đổi mang tính “độc sáng” về tư duy sáng tạo. Ông được xem như là một nhà thơ đầy tài năng và trách nhiệm trong công việc cũng như trong sự nghiệp văn chương. Với tư duy nghệ thuật nhạy bén cùng với khả năng tiếp nhận hiện thực một cách sáng tạo đã làm nên một cuộc cách tân thơ ca mạnh mẽ. Qua các chặng đường phát triển thơ, Nguyễn Bình Phương đã cho chúng ta thấy rõ được quan niệm nghệ thuật của mình về cuộc đời, con người, về quan niệm sống và viết, về bản năng và ý thức của người cầm bút.
  • 34. 34 Đằng sau những vần thơ cô đơn, hoang hoải và đầy ám ảnh ấy là một trái tim đầy bao dung, tràn trề tình cảm về cuộc đời và về con người.
  • 35. 35 CHƢƠNG 2. CẢM QUAN VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG THƠ NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU HIỆN ĐẠI 2.1. Cảm quan về hiện thực trong thơ Nguyễn Bình Phƣơng Tác phẩm văn học là nơi mô tả hết mọi mặt của đời sống, đó là mảnh đất để cho các nhà thơ nhà văn tự do giãi bày lòng mình, mỗi tác phẩm văn học là một mảnh đất khác nhau, có nơi màu mỡ tơi xốp, có nơi cằn cỗi hoang tàn. Văn học nghệ thuật là một tấm gương phản ánh về cuộc sống, con người, xã hội qua lăng kính chủ quan của tác giả. Sau năm 1986, khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về mọi mặt, văn học Việt Nam cũng có nhiều chuyển đổi tích cực, nhiều nhà thơ, nhà văn đã phản ánh hiện thực theo những quan điểm mới, với một góc độ khác so với văn học giai đoạn trước. Đặc biệt họ phản ánh hiện thực theo một cảm quan mới, cảm quan hậu hiện đại. Cảm quan hậu hiện đại là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại. Đây là một khái niệm do Lyotard đề xuất (postmodern sensibility) và được các nhà hậu cấu trúc (Fokkema, Hasan) hưởng ứng, nhằm biểu đạt cho tâm thức, cảm nhận thế giới một cách đặc thù. Cảm quan hậu hiện đại tức là những cảm nhận chung về đời sống mà chúng ta đang sống, cảm thức thời đại thể hiện tinh thần chung: tinh thần về sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của chính thống. Là sự khủng hoảng niềm tin vào những cái giá trị đã tồn tại trước đó, sự đảo lộn các nấc thang giá trị cuộc sống, sự hoài nghi, lạc loài, vong thân, những bất an của con người. Cảm quan hậu hiện đại trong thơ không chỉ là cách nhà văn tái hiện sự hỗn loạn của đời sống mà quan trọng hơn chính là nguyên tắc nhìn đời sống như một sự hỗn độn, không còn những tiêu chuẩn, giá trị và định hướng ý nghĩa nào. Các nhà văn xem bản chất thế giới là sự hỗn mang, chấp nhận sự hỗn độn như một sự kiện, các nhà văn không ngần ngại xâm nhập vào hiện thực bằng một thứ tình cảm gắn chặt, và đôi khi còn hòa mình vào những cuộc chơi hỗn loạn. Đứng trước thời đại mới, con người cũng buộc phải được “xây dựng” mới cho phù hợp. Họ dường như bị cuốn theo vòng xoáy của hội nhập, của sự thay đổi một cách toàn diện về cuộc sống và cả nhu cầu sống. Nguyễn Bình Phương cũng như
  • 36. 36 bao lớp những nhà thơ nhà văn cùng thời, ông mang đến văn đàn những vần thơ lạ cùng hơi thở của chủ nghĩa hậu hiện đại. Thơ ca vốn là mảnh đất nhiệm màu để trải lòng của thi sĩ, đó là nơi mà mỗi nhà thơ có thể khai phá những mảnh hồn riêng không trộn lẫn. Mỗi thi sĩ có một góc khám phá thế giới riêng rồi truyền đạt vào từng câu thơ, dòng chữ. Hơi thở hậu hiện đại lại càng là sự trừu tượng mà mỗi chúng ta đều có hứng thú giải mã nó. Không phải bởi sự hấp dẫn cuốn hút, mà bởi cái kì dị, bấp bênh, cái khô cằn, hư thực đã kích thích sự tò mò của người đọc. Họ tò mò cái phong cách riêng của mỗi nhà thơ chứa đựng điều gì qua những âm điệu ấy. Đằng sau những con chữ tưởng chừng sáo rỗng ấy là một hành trình chiêm nghiệm của tác giả. Cuộc sống phẳng lặng, dịu êm hay ồn ào, hư ảo, tất cả đều được tái hiện một cách tinh tế qua ngòi bút của các nhà thơ một cách chân thực nhất. 2.1.1. Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, “hỗn độn”, “phi lý” Bước ra từ chiến tranh, cởi bỏ tấm áo lính với vinh quang rạng ngời, niềm vui chiến thắng vẻ vang vẫn còn đó để về với cuộc sống thường nhật, với những bộn bề ở thực tại. Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự đổi mới, xã hội, con người tất cả đều bước sang một kỉ nguyên hiện đại, sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật kéo theo sự thay đổi tư duy nhu cầu sống của thời đại. Đồng thời sự du nhập nhập từ các luồng văn hóa bên ngoài đã tác động mạnh mẽ lên tri thức của con người, đặc biệt sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 với chính sách đổi mới toàn diện và sâu sắc, chính sách mở cửa – hội nhập đã đẩy nước ta vượt lên sự đói nghèo lạc hậu, nghèo nàn, đời sống của con người được cải thiện đáng kể. Đó là yếu tố tích cực nhưng cũng là lí do đẩy hiện thực cuộc sống rơi vào những bế tắc không lường trước, sự phát triển quá nhanh đôi khi khiến con người ta sống một cách vội vàng gấp gáp. Con người họ nhận ra rằng mọi thứ trong xã hội này chỉ có tính tương đối, họ hoài nghi ngay cả các chân lý từng đã cho là bất di bất dịch, cảm thức hậu hiện đại xuất hiện, với cảm giác mơ hồ và bất tín nhận thức. Hoàn cảnh hậu hiện đại được xem là bối cảnh gắn liền với tâm thức hậu hiện đại, gắn với những yếu tố, điều kiện văn hóa, xã hội đặc thù. Theo Lyotar, hoàn cảnh hậu hiện đại được hình thành cùng với sự trưởng thành của tâm thức hậu hiện đại. Nó là sự thay đổi nhận thức về hiện thực cùng với thể nghiệm mới mang tính chất “ tiên phong” và phản tư, hậu hiện đại không coi cái đẹp gắn liền, đồng nhất với cái cao cả mà thậm chí cái đẹp lúc này
  • 37. 37 có thể mâu thuẫn, đối lập với cái cao cả, “hiện thực không còn là cơ sở đáng tin cậy để nhận thức, để trình bày mà thay vào đó là những câu hỏi phản tư, tìm cách lý giải cội nguồn, bản chất của nghệ thuật, của văn học cùng những thể nghiệm mới mới trong sáng tạo. Sự khủng hoảng niềm tin trở thành điểm nổi bật của con người hậu hiện đại khi nhìn ngắm thế giới”[2,33]. Từ năm 1986 trở đi, với sự tác động mạnh mẽ của nhiều nguồn thi cảm khác nhau, thơ Việt Nam như trình bày ở trước đã bước sang một giai thoại mới. Nguyễn Bình Phương không ngần ngại tô đậm lên những “ngỗn ngang”, “hỗn độn”, “phi lí” về cuộc sống hiện thực trước mắt. Hiện thực đó hiện lên một cách đa dạng, phức tạp như đúng bản chất của nó. Đọc thơ ông ta có thể thấy được ở đó là một thế giới đầy những hình ảnh, chi tiết lạ lùng “ chẳng giống ai”. Đó là một thế giới đầy những sự vật, hình ảnh kì dị khác thường: linh miêu, quạ vàng, con phượng đen, những con hươu ma, bầy ghê đá cười, khuôn mặt xanh,cây ngải vàng, ngọn gió xanh, ngôi sao xanh, ngôi sao chết trắng, cỏ trắng,… Những hình ảnh vửa quen thuộc nhưng lại mang những hình hài, màu sắc lạ lẫm, có một cái gì đó không giống bình thường. Trong kí ức không phải dòng sông không phải bình minh Không phải chú cá Vàng Như hoa mướp Trong kí ức chỉ một vệt trườn Giữa không trung đuôi dài uốn lượn (Linh miêu – Nguyễn Bình Phương) Hiện thực cuộc sống sau đổi mới mang một màu sắc hoàn toàn khác, nó mang tính tích cực nhưng cũng có cái gì đó tiêu cực. Và chính cái tiêu cực là cái mà ít ai đụng chạm tới, chỉ có các nhà thơ, nhà văn hậu hiện đại mới dám thẳng tay chạm vào thứ nhìn có vẻ mong manh nhưng rễ thì dài cắm sâu vào tận xương tủy. Những dối trá, lừa lọc không còn tính người là thực trạng chung cho một xã hội thời hiện đại. Con người hiện đại sống trong một xã hội bị “xô lệch”, các giá trị đạo đức dần mất đi nhường chỗ cho những cái phí lí tồn tại và phát triển. Nếu như trong những trang thơ của Lê Hoài Anh chúng ta bắt gặp một cuộc sống với những
  • 38. 38 ngỗn ngang, cạm bậy, sự vô thường nhưng đằng sau là cả bầu trời ý nghĩa cao đẹp về một sự khát khao về cuộc sống. Nhà thơ nhìn đời bằng con mắt chiêm nghiệm, trầm tư… Dưới cây bút mang tầm ảnh hưởng của hậu hiện đại, con người hoài nghi với những thường nhật vốn có, với họ tất cả đều có thể nhưng không hề chắc chắn. Hay thơ Vi Thùy Linh với những bề bộn, ngổn ngang trăm lối của cuộc sống, hiện thực ấy hiện lên là những trạng thái nặng nề, không kém phần mỏi mệt. Trái đất cái cối xay rất cũ Những vòng quay nặng nề mệt mỏi… Những cánh rừng trơ cuống họng… Những người đàn bà eo óp ôm con, không bật nổi tiếng khóc Sẽ đến lúc con người phải lên các vì sao và mặt trăng để sống Mặt đất nứt nẻ và lũ lụt Lòng đất những mạch chảy Con người tiếp tục ăn thị nhiều loài mà tàn phá môi trường Tham vọng khiến họ loại trừ nhau, ném bom xả đạn vào đồng loại. (Thế giới hiện hữu – Vi Thùy Linh) Hiện thực cuộc sống bày ra trước mắt, đặt ra một vấn đề trước những thực trạng của xã hội, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt, nguồn nước và không khí bị ô nhiễm. Phải chăng con người đến lúc nào đó phải tìm một lối thoát cho mình, phải lên mặt trăng và lên với các vì sao để kiếm tìm sự sống. Tiếp nối những dòng thơ mang hơi hướng hậu hiện đại, Nguyễn Bình Phương cách tân thơ thêm màu sắc khác lạ, ở đó là một thế giới đầy sự hỗn độn, mọi sự vật, hình ảnh đều có sự biến đổi liên tục tạo nên những hình ảnh kì bí, lạ lùng đầy sự phi lí. Tiếng nói em màu lam chuyển dần sang màu lục Và cuốn lên một cái cây chưa tỉnh táo Cuốn lên nhứng quả chuông vàng reo trận mưa rào Ngân nga giọng của trăng sao (Em và hoa – Nguyễn Bình Phương)
  • 39. 39 Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, từ thính giác chuyển sang thị giác một cách tự nhiên, nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đầy mới lạ, “ tiếng nói em” mang màu lam rồi chuyển sang màu lục, sự vận động linh hoạt của giác quan từ cái vô hình sang cái hữu hình. Biến cái không thể thành cái có thể xảy ra, đúng như bản chất của xã hội hiện thực, giữa một cuộc sống xô bồ, hỗn độn ấy kéo theo là sự thay đổi không lường, khác biệt một cách kì dị. Dường như mọi thứ trong xã hội ấy đang dần trượt ra khỏi quỹ đạo của thực tại, trong thế giới đó không có sự tách bạch rõ ràng giữa chủ thể và khách thể, không gian và thời gian, quá khứ và hiện tại. Nhà thơ hòa mình vào đó tạo nên một chỉnh thể thống nhất không tách rời. Xã hội mới giữa xu thế phát triển vượt bậc của thời đại, con nguời trở nên lạc lõng bơ vơ xa lạ giữa chốn đông người. Hiện thực hỗn độn, bất an được thể hiện một cách rõ nét trong thơ ca với một cuộc sống hỗn độn, bất an, nghiêng ngã, xô lệch. Con người trong thế giới đó thoáng những phút đăm chiêu, lo lắng những cái thở dài chưa biết sẽ như thế nào. Trong cuộc sống ấy họ lặng lẽ lướt qua nhau một cách vô hình. Hiện thực cuộc sống hiện đại xô lệch với nhiêù thứ ảnh hưởng từ bên ngoài đẩy con người rời xa với cuộc sống thực tại, kéo theo sự chuyển đổi đến kì dị lạ thường. Những trật tự tồn tại một cách phi lý nhưng lại hiện hữu trong tầm mắt nơi họ đang sống. Hiện thực đã tác động đến con người, tạo nên những ganh đua, bon chen, lọc lừa không đáng có. Những mối quan hệ dần dần rời xa, mất lòng tin, yêu thương cũng không còn là thật nữa. Giá trị xã hội dần mất đi, đạo đức con người cũng trở nên mờ nhạt. Con người bị đẩy vào vòng xoáy của những toan tính, những lo lắng, bất an về cuộc sống: “ Họ cày cấy trên lo lắng của anh, họ thất bát trên ý tưởng thơm phức của anh, họ nghiêng đầu chào anh mà không ngó ngàng đến anh. Họ nằm chếch trên đê ngắm sông Hồng trôi tuông tuột sang chiều, miệng nhấm nhẳng một cọng cỏ may, vòm họng họ ngọt ngọt, nhưng đắng ngắt nếu anh chạm vào họ. Họ nhổ nước bọt lên buồn đau, họ di chân vào hi vọng, họ ăn nhẩn nha, nói nhẩn nha, làm tình thì hối hả vì họ biết không ở đây được mãi../ ( Những cư vùng châu thổ sông Hồng – Nguyễn Bình Phương )