SlideShare a Scribd company logo
1 of 83
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN ÍCH CỎ MAY
DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Thừa Thiên Huế, năm 2016
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN ÍCH CỎ MAY
DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG
TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986
LUẬN VĂN THẠC SĨNGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60220120
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.TRẦN THỊ SÂM
Thừa Thiên Huế, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép
sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Học viên thực hiện
Nguyễn Ích Cỏ May
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế, Ban
chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy giáo,cô giáo trong nhà trường đã tận tình giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị
Sâm - người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành
Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã quan tâm,
động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Thừa Thiên Huế, năm 2016
Học viên thực hiện
Nguyễn Ích Cỏ May
1
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ...............................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
MỤC LỤC...................................................................................................................1
A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9
5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10
6. Cấu trúc luận văn...............................................................................................10
B. NỘI DUNG..........................................................................................................11
CHƢƠNG 1: CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ VẤN ĐỀDIỄN NGÔN CHẤN
THƢƠNG.................................................................................................................11
1.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết nữ quyền ................................................11
1.1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền ..........................................................11
1.1.2. Những phạm trù nghiên cứu nữ quyền luận trong văn học......................13
1.2. Diễn ngôn chấn thương - một phương diện cơ bản của thuyết nữ quyền...........14
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học ....................................14
1.2.2. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới........................17
1.3. Ảnh hưởng của nữ quyền luận đối với văn học nữ Việt Nam đương đại.............17
1.3.1. Những quan điểm mới về người phụ nữ sau 1986...................................18
1.3.2. Ảnh hưởng của nữ quyền Anh - Mỹ đối với tiểu thuyết nữ Việt Nam
đương đại............................................................................................................20
CHƢƠNG 2:CÁC PHẠM TRÙ DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG
TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986.........................................22
2.1. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu và tình dục..............................22
2.1.1. Diễn ngôn chấn thương và nếm trải giới tính...........................................22
2.1.2. Diễn ngôn chấn thương về trinh tiết và phẩm tiết....................................27
2
2.2. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù hôn nhân...............................................37
2.2.1. Diễn ngôn chấn thương do thất vọng trong hôn nhân..............................37
2.2.2. Diễn ngôn chấn thương và những đối thoại nữ giới.................................46
2.3. Diễn ngôn chấn thương và tinh thần nữ quyền...............................................47
2.3.1. Diễn ngôn chấn thương và kiếm tìm bản ngã nữ quyền ..........................47
2.3.2. Diễn ngôn chấn thương - sự khẳng định vị trí nữ giới.............................49
CHƢƠNG 3:DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ
VIỆT NAM SAU 1986 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆNTRẦN THUẬT VÀ GIỌNG
ĐIỆU.........................................................................................................................52
3.1. Diễn ngôn chấn thương nhìn từ phương diện trần thuật.................................52
3.1.1. Diễn ngôn chấn thương và tính chất tự thuật ...........................................52
3.1.2. Diễn ngôn chấn thương - sự đa dạng hóa ngôn ngữ.................................54
3.2. Diễn ngôn chấn thương - điểm nhìn nữ..........................................................59
3.2.1. Sự phức hóa điểm nhìn về phạm trù tình yêu và tình dục........................59
3.2.2. Sự phức hóa điểm nhìn về phạm trù hôn nhân - gia đình ........................62
3.3. Diễn ngôn chấn thương và sự phức hóa các giọng điệu.................................63
3.3.1. Giọng điệu triết lí trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại...................63
3.3.2. Giọng điệu hoài niệm, xót xa trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại........67
C. KẾT LUẬN .........................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72
PHỤ LỤC
3
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Diễn ngôn chấn thương là một phương diện quan trọng của trần thuật học,
bởilà một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự. Trong đó, trần
thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại.Đặc biệt,
cần phải ghi nhận vai trò của diễn ngôn chấn thương, nó đã góp phần tạo nên diện
mạo và xu hướng nghiên cứu của trần thuật học.
Mặt khác diễn ngôn chấn thương cũng là một phương diện rất quan trọng thể
hiện của nữ quyền. Bởi trong đó thế giới nội tâm của con người được lột tả, đặc biệt
là nữ giới. Trong văn học Việt Nam cũng như thế giới hình tượng người phụ nữ vốn
xuất hiện từ lâu nhưng được nhìn nhận dưới con mắt của nam giới.
Đặc biệt, từ nửa sau những năm 80 sự đổi mới tư duy cùng với sự xuất hiện
của cái tôi cá nhân thế giới tiểu thuyết không hề “đóng băng” mà vẫn khẳng định vị
thế của mình. Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam vì vậy đã tạo
nên tiền đề cơ bản để nhà văn đi sâu vào khai thác những khía cạnh về giới. Trên cơ
sở đó, văn học nữ quyền đã thực sự tạo ra dấu ấn của riêng mình từ hình thức đến
nội dung. Quan sát văn học sau đổi mới, chúng ta nhận thấy một loạt cây bút nữ
xuất hiện không ngừng sáng tạo và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, theo
sát những thay đổi của đời sống xã hội và con người đương đại. Ngay từ nhan đề
của những tác phẩm như: Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan), Gia đình bé mọn (Dạ
Ngân),Xuân Từ Chiều (Y Ban), T mất tích (Thuận)… Độc giả đã cảm nhận được
phần nào nỗi đau cũng như khát vọng của người phụ nữ. Thông qua tuyến nhân vật
nữ các nhà văn đã thẳng thắn nói lên tiếng nói bình quyền với một khát vọng tự cởi
trói, chứng tỏ mình không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”. Thế nhưng,
vẫn có một số người chưa quan tâm đúng mức, thậm chí không quan tâm.
Với tâm thế cũng như ý nghĩa thực tiễn như trên, chúng tôi đã chọn vấn đề
“Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986” làm đề tài luận
văn thạc sĩ văn học, chuyên nghành lý luận văn học.
4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong khi tiến hành đề tài“Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt
Nam sau 1986” chúng tôi đã tiếp cận được những nguồn tư liệu vừa phong phú về
hình thức, vừa đa dạng về nội dung, vừa đa chiều về quan điểm của giới nghiên cứu
trong và ngoài nước. Để thuận tiện cho việc nhận xét, chúng tôi trình bày theo hai
nguồn tư liệu trong nước và ngoài nước.
2.1. Nguồn tư liệu nước ngoài
Bước vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến sự trỗi
dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa nữ quyền. Có thể khẳng định, việc nghiên cứu nữ
quyền được các học giả nước ngoài tiếp cận một cách nhanh chóng, đa chiều và có
tính hệ thống.
Từ những năm 1970, ở những nước phương Tây như Anh, Mỹ, Pháp…
phong trào nữ quyền đã hình thành một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Đầu tiên là
khuynh hướng nữ quyền luận Anh -Mỹ.
Được manh nha từ cuối thế kỷ XIX, nữ quyền luận Anh – Mỹ dấy lên thành
trào lưu gây ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình
đẳng của phụ nữ, đòi hỏi mở ra một không gian xã hội rộng lớn hơn để người phụ
nữ được can dự. Những định kiến xã hội về phụ nữ vốn thống trị nhận thức xã hội
dần dần được thay đổi. Những vấn đề quan trọng của phụ nữ dần được quan tâm và
chú trọng.
Trước hết, trong quá trình tiếp xúc với các nguồn tư liệu nước ngoài phải kể
đến công trình Căn phòng riêng (1929) của Virginia Woolf, là tập hợp từ hai bài
giảng của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College. Công
trình này không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng
không đơn thuần phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ mà nó đặt ra
một câu hỏi: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tác nên những tác phẩm tầm vóc như
của Shakespeare không? Đó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng
lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Đây
được xem là công trình đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền.
5
Trong Cuốn sổ tay vàng (The Golden Notebook, 1962), Doris Lessing tập trung
nghiên cứu đào sâu vào thế giới suy tư, xúc cảm của phụ nữ với sự chân thực, mạnh
bạo, tường tận ở nhiều khía cạnh như tình dục, làm mẹ, công việc hay cả những góc
nhìn về nam giới. Công trình này được đánh giá là ngọn cờ quan niệm của thế kỷ 20 về
mối quan hệ giữa nam và nữ.
Trong khi đó công trình Bí ẩn nữ tính lần đầu tiên ra đời vào năm 1963 đã tiếp
thêm năng lượng cho sự trỗi dậy của phong trào nữ quyền bằng mô tả “vấn đề không
tên”: những niềm tin và thể chế âm ỉ, những thứ đã hủy hoại niềm tin về khả năng tri
thức của phụ nữ và giữ họ ở nhà. Viết vào thời mà phụ nữ trung bình kết hôn lần đầu
ở tuổi thiếu niên và 60% nữ sinh đại học bỏ học để kết hôn - hoặc để ngăn mình khỏi
trở nên ế ẩm - Betty Frieden đã bắt được những bực bội khát khao bị ngăn trở của
một thế hệ và cho phụ nữ thấy họ có thể giành lại đời mình như thế nào.
Năm 1979, cuốn Sổ tay các khuynh hướng tiếp cận văn học (A Handbook of
Critical Approaches to Literature) của các tác giả Wilfred L.Guerin, Earle Labor,
Morgan do nhà xuất bản Oxford ấn hành được coi là công trình nghiên cứu có giá
trị văn học cao. Công trình đã trình bày cụ thể và chi tiết về khuynh hướng phê bình
nữ quyền trên các khía cạnh: khái niệm phê bình nữ quyền, các khuynh hướng trọng
yếu của phê bình nữ quyền, mối quan hệ giữa phê bình nữ quyền và những nghiên
cứu về giới, những vấn đề đáng chú ý và các giới hạn của nữ quyền.
Năm 1985, trong công trình Lý thuyết phê bình nữ quyền mới, Elaine Showalter
đã tập hợp toàn bộ các bài tiểu luận và các bài nghiên cứu theo hướng phê bình nữ quyền
qua ba phần cụ thể.Đặc biệt, cuốn sách này đã liệt kê hơn 300 công trình nghiên cứu có
giá trị trong lĩnh vực phê bình nữ quyền trên thế giới.
Năm 1986, Robert Con Davis (Mỹ) đã tuyển chọn Những bài nghiên cứu
quan trọng về các trường phái phê bình văn học hiện đại. Trong cuốn này, những
bài viết có nội dung nữ quyền được đưa vào phần biện chứng giới.
Từ điển thuật ngữ phê bình và thuật ngữ văn học xuất bản năm 1990, tái bản
lần thứ hai có chỉnh sửa, bổ sung vào năm 2003, đã trình bày khá kĩ lưỡng về khái
niệm và các đặc trưng cơ bản của lí thuyết nữ quyền, so sánh phê bình nữ quyền với
phê bình giới.
6
Ở Anh - Mỹ khuynh hướng nữ quyền đã bám rễ chắc chắn. Ở Pháp, theo phân
chia của tác giả Trần Huyền Sâm, có thể khái lược thành ba làn sóng:“Lànsóng nữ
quyền thứ nhất: khoảng từ thế kỷXVIII đến nửa đầu thế kỷ XX,mặc dầu đã manh
nha từ trước. Giai đoạn này hướng đến mục đích đòi quyền bình đẳng giới trên các
phương diện: chính trị, xã hội, hôn nhân gia đình. Cuộc cách mạng Pháp là cơ hội để
phụ nữ tỏ rõ vị trí của mình trong xã hội nói chung và trong giai cấp nói riêng.
Làn sóng nữ quyền thứ hai:khoảng từ giữa thế kỷ XX nhưng sôi nổi nhất là
thập niên 60,70. Có thể kể đến những gương mặt tiêu biểu như Francoise sagan,
Gisèle Halimi, Antoinette Fouque, Catherine Deneuve, đặc biệt làSimone de
Beauvoir. Với giới thứ hai (Le Deuxième sexe), Simone de Beauvoir đã làm bùng
cháy phong trào đấu tranh nữ quyền, tạo một làn sóng vĩ mô trên toàn nhân loại.
Phong trào này đã tác động căn bản đến sự thay đổi cấu trúc xã hội theo hướng bình
đẳng giới.
Làn sóng nữ quyền thứ ba (khoảng thập niên 1980 đến nay). Phong trào nữ
quyền đã mở rộng ở tầm vĩ mô, nội dung đấu tranh không chỉ dừng lại ở các
phương diện như chống lạm dụng và xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, còn hướng
đến vấn đề: Chống phân biệt chủng tộc, phân biệt đồng giới. Đặc biệt giai đoạn này
hình thành khuynh hướng phê bình nữ quyền - một hiện tượng hấp thu rộng rãi lý
thuyết hậu hiện đại. Mục đích của phê bình nữ quyền là giải cấu trúc những quan
điểm cực đoan của nhà triết học phân tâm, đặc biệt là chủ nghĩa tôn sùng dương
vật” [45, tr.19].
Nếu ở các nước phương Tây, khuynh hướng nữ quyền đã sớm diễn ra sôi nổi
ngay từ nửa cuối thế kỉ trước thì ở Việt Nam cho tới thời điểm này, đây là một
hướng đi chưa thực sự được chú ý. Các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu một số nội dung liên quan đến sáng tác của những cây bút nữ chứ chưa tiếp
cận tác phẩm dưới góc nhìn nữ quyền luận. Tuy nhiên trong khi nhận định về những
sáng tác của những cây bút nữ, các nhà nghiên cứu cũng đã chạm đến một số vấn đề
có liên quan đến nữ quyền luận.
Trong quá trình tiếp xúc các công trình nghiên cứu nước ngoài như được
trình bày ở trên, phản ánh hay nhận định những vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Ưu
7
điểm của nguồn tư liệu này là phong phú và đa dạng. Mặc dù nguồn tài liệu của các
tác giả nước ngoài đã chuyển dịch sang tài liệu tiếng Việt nhưng cũng không tránh
khỏi việc người đọc phụ thuộc vào bản dịch.
2.2. Nguồn tư liệu trong nước
Nghiên cứu nữ quyền ở trong nước cũng nhanh chóng phát triển. Sự quan
tâm của giới nghiên cứu trongnước đối với nữ quyền thể hiện qua số lượng công
trình cũng như sự đa dạng về góc độ tiếp cận. Người viết đã tiếp cận được những
nguồn tư liệu vừa phong phú về hình thức, vừa đa dạng về nội dung, vừa đa chiều
trong quan điểm nghiên cứu.
Hoàng Bá Thịnh dưới góc nhìn xã hội học về giới. Ông đã tổng hợp mang
tính khái quát về giới, lý thuyết phát triển và vai trò của phụ nữ trong phát triển, đặc
biệt là sơ lược về phong trào nữ quyền và lý thuyết nữ quyền. Từ việc phân tích,
tổng hợp các vấn đề cơ bản về giới, nhà nghiên cứu đã đặt ra những yêu cầu cần
giải phóng như: bất bình đẳng, bình đẳng giới và công bằnggiới, giữ gìn bản sắc
giới, đặt giới trong các mối quan hệ với giáo dục, lao động, quản lý hay sức khỏe,
gia đình.
Năm 2006, trong bài viết tham dự hội thảo quốc tế về văn học tại viện văn
học có nhan đề Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt nam
đương đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã giới thiệu khái quát về vấn đề
phái tính trong văn học Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những khoảng trống trong phê
bình nữ quyền ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Hồ Khánh Vân trường Đại học khoa học Xã
hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh với đề tài Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên
cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay là
một công trình khoa học nghiêm túc, có giá trị. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu sử dụng
lí thuyết phê bình nữ quyền để nghiên cứu tác phẩm truyện ngắn, kí ít đề cập đến
tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết thế kỉ XXI.
Công trìnhPhụ nữ và giới(2010) của Bùi Thị Tỉnh đã khái quát những vấn đề
về giới và vấn đề nữ quyền. Công trình này thể hiện những quan điểm về giới và con
đường giải phóng phụ nữ trên lập trường triết học hiện sinh của Simone de Beauvoir.
8
Liên quan chặt chẽ đến các vấn đề nữ quyền là các bài viết nghiên cứu về các
trào lưu nữ quyền, các xu hướng văn học nữ quyền, về sự khác biệt giữa đàn ông và
đàn bà dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như đặc điểm sinh sản, quan niệm
trinh tiết, tính dục, tư duy… Các vấn đề này được đề cập trong các công trình
nghiên cứu của giới học giả trong nước, chẳng hạn như Trần Huyền Sâm “Siêu lý
đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới”(tạp chí Hồn Việt), Lý Lan “Phê bình văn học nữ
quyền”(tạpchí Tiasáng). Những công trình trên với cách tiếp cận đa diện đã tái hiện
khá đầy đủ vấn đề nữ quyền.
Công trình Nữ quyền luận ở Phápvà tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại
(2016)của Trần Huyền Sâm. Trong công trình này tác giả đã giới thiệu một số chân
dung tiêu tiểu của khuynh hướng phê bình nữ quyền ở Pháp. Đồng thời, tác giả đã
giải quyết vấn đề nữ tính và nhân quyền. Đặc biệt, tác giả đã dành hơn phân nửa
cuốn sách để khảo sát, bàn bạc đến hàng loạt vấn đề trong sáng tác của các nhà văn
nữ Việt Nam đương đại. Văn học nữ quyền Việt Nam phát triển khá khiêm tốn so
với trường quốc tế. Tuy nhiên nhìn trong mối tương quan văn hóa, các nhà văn đào
sâu sáng tác bằng cách lộ diện những điều thầm kín như: “ẩn ức tính dục nữ, phạm
trù trinh tiết, nỗi đau chối bỏ thân thể trong việc nạo thai” đã có thể tinh thần nữ
quyền trong văn học Việt Nam đương đại đã có những bước tiến dài. Đây là cơ sở
lý thuyết quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài.
Ở trong nước, số lượng công trình nghiên cứu về nữ quyền không ngừng
tăng lên, ngày càng phong phú về nội dung và đa dạng về cách tiếp cận. Điểm qua
một số công trình nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng, lí thuyết nữ quyền đã được
giới thiệu và vận dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Điều dễ dàng nhận thấy
về giá trị của nguồn tư liệu này là được xử lý, nguồn gốc rõ ràng, có tính chính xác
cao, trong đó có những nguồn tư liệu gốc rất có giá trị. Tuy nhiên trong giới hạn
khảo sát, với chừng ấy công trình cũng như giới hạn và điểm dừng của nó, chúng ta
có thể khẳng định rằng cho tới thời điểm này, số lượng các công trình tiếp cận dưới
góc nhìn nữ quyền luận còn rất hạn chế. Đây chính là hướng mở cho những đề tài
nghiên cứu mới có nhiều triển vọng, hứa hẹn mang đến những phát hiện mới mẻ.
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, các công trình trong và ngoài nước là
9
nguồntư liệu hết sức quý giá đối vớichúng tôi, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu về
diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt nam sau 1986.
Qua khảo sát chủ quan của chúng tôi, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ
thể về diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết
nữ Việt Nam sau 1986”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các tác phẩm của
Nguyễn Quỳnh Trang, Đoàn Lê, Võ Thị Xuân Hà, Bích Ngân, Y Ban, Thùy
Dương,Thuận, Lê Minh Hà, Lý Lan, Dạ Ngân, Trần Thu Trang, Phong Điệp. Tuy
nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ liên hệ một số tác phẩm nước ngoài
để đối chiếu, so sánh tính tương đồng và dị biệt về vấn đề diễn ngôn chấn thương
của nữ giới.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi vận dụng những phương pháp nghiên
cứu sau đây:
4.1.Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Chúng tôi tiếp cận văn bản từ yếu tố đến hệ thống. Bằng thao tác phân tích,
hệ thống hóa những quan điểm về diễn ngôn chấn thương và nữ quyền, chúng tôi đi
đến làm rõ phạm trù diễn ngôn chấn thương trong các tác phẩm văn học nữ Việt
Nam sau 1986.
4.2.Phương pháp tiểu sử
Vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm làm rõ vấn đề khi tìm hiểu khuynh
hướng tự truyện như một nét đặc trưng của lối viết nữ trong tiểu thuyết nữ Việt
Nam sau 1986.
4.3.Phương pháp liên nghành
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phương pháp liên ngành làm
cơ sở cho đề tài luận văn. Chúng tôi có sử dụng những kiến thức lịch sử, triết học,
10
phân tâm học, xã hội học để giải mã tác phẩm. Phương pháp liên ngành sẽ giúp
chúng tôi giải mã bản chất tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm, tiến tới việc phân tích
những sáng tác của các nhà văn nữ sau 1986.
5.Đóng góp của luận văn
Từ việc kế thừa những kết quả của các công trình trong và ngoài nước, qua
phân tích luận giải vấn đề một cách độc lập, luận văn dự kiếnsẽ có những đóng góp
sau đây:
- Hệ thống một cách cơ bản diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ.
- Góp phần bình đẳng giới từ góc nhìn văn học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm những
chương sau:
CHƢƠNG 1.Chủ nghĩa nữ quyền và vấn đề diễn ngôn chấn thương.
CHƢƠNG 2.Các phạm trùdiễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ
sau 1986.
CHƢƠNG 3.Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau
1986 nhìn từ phương diện trần thuật và giọng điệu.
11
B.NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ VẤN ĐỀ
DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG
1.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết nữ quyền
1.1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền
Phong trào của nữ quyền đã chứng minh về quyền của phụ nữ. Giai đoạn này
phản đối xác lập nữ tính của tác giả nam. Bởi vì, nữ giới thường sống ngoài lề cuộc
sống nam giới, họ không nắm bắt thế giới này dưới gương mặt phổ quát của nó, mà
là thông qua một cách nhìn đặc biệt. Đối với họ thế giới ấy là cội nguồn cảm giác và
cảm xúc. Nhưng muốn không để mình chìm đắm trong hư vô một cuộc sống nội
tâm, muốn tự khẳng định mình, muốn tạo nên một thế giới khác thì họ cần phải tự
bộc lộ. Nhà văn nữ lúc này được coi là người có lý trí đạo đức nhân hậu phản đề
của thói ủy mị giả tạo.Bản chất về giới tính được kiến tạo như một lợi thế: viết và
nghĩ không thể vượt khỏi thân xác và không thể loại phụ nữ ra khỏi vị trí xã hội.
Ngày nay tác giả nữ có những khái niệm gợi mở về cách suy nghĩ lùi thông qua
người mẹ về ý kiến của đàn bà.
Chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập
niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ
quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát
triển mới, phê phán gay gắt nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề
của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng
nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái
khác”, lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định
nghĩa được chính mình.
Bên cạnh đó những đặc tính về nữ giới như: tuổi dậy thì, tình yêu, tình dục
cuối cùng tiến đến giải phóng phụ nữ. Những điều này đã trói buộc phụ nữ vào hình
mẫu lý tưởng bất khả thi bằng cách chối bỏ cá nhân và vị thế của mọi loại phụ nữ.
12
Đồng thời nó khiến cho phụ nữ mang gánh nặng của trách nhiệm và sự tồn tại. Xét
về mặt sinh học và lịch sử phụ nữ có những thiên chức mà nam giới không hề có
như mang thai, nuôi con, có kinh nguyệt góp phần tạo nên vị thế khác biệt rõ rệt của
người phụ nữ. Tuy nhiên sự giới hạn tầm ảnh hưởng của phụ nữ là cực kì quan
trọng; cơ chế của người phụ nữ là một trong những yếu tố tạo nên vị thế của người
phụ nữ trong thế giới này. Những yếu tố đó không đủ để trả lời câu hỏi tại sao phụ
nữ là giới thứ hai. Phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và có khả năng lựa
chọn nâng cao vị thế của mình lên. Phụ nữ cần giải phóng mình và phục hồi hướng
đi tự do, tự hào về bản thân mình, trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động
giống như nam giới. Đồng thời phải đặt ra những đòi hỏi xã hội trong mục tiêu
hướng đến bình đẳng nam nữ, giải phóng nam nữ. Với những luồng tư tưởng mới
khuấy động ý thức vươn lên của người phụ nữ.
Thập niên 1980 đến 1990 đây là giai đoạn quan trọng hình thành và phát
triển những vấn đề chủ yếu của chủ nghĩa nữ quyền. Dựa vào sự hình thành và phát
triển có thể hình dung diện mạo của văn học nữ quyền theo tuyến thời gian. Những
tác giả khác tìm kiếm định nghĩa văn học nữ quyền từ những cách tiếp cận khác
nhau.Mary Eagleton trong quyển Lý thuyết văn học nữ quyền (Blackwell Publishing
1996) khảo sát mối quan hệ giữa phụ nữ và tái tạo văn chương giữa nữ giới và thể
loại xác định ý nghĩa văn chương nữ, nhận diện một truyền thống văn chương nữ.
Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều giác độ khác nhau, với
những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin
chung. Đó là tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả
bản sắc của nữ giới -thường được gọi là nữ tính -không phải là những gì tất định và
bất biến. Cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ
quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy
dương vật. Văn chương cũng là một loại vũ khí quan trọng trong công cuộc giải
phóng phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ phải dùng cây bút để đấu tranh tư tưởng, giải phóng
chính mình và giải phóng cho nữ giới nói chung. Nhiệm vụ của các cây bút nữ
không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng
xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới. Từ đó, thiết lập nên những điển phạm
13
riêng và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá
các hiện tượng văn học.
1.1.2.Những phạm trù nghiên cứu nữ quyền luận trong văn học
Văn học được xem là tiếng nói của tâm hồn, nếu có con đường đi tới tâm hồn
ngắn nhất thì đó là văn học, nhất là đối với phụ nữ họ phải chịu nhiều thiệt thòi
trong cuộc sống, các nhà văn nữ tìm đến con đường văn học không chỉ để bày tỏ
những tâm tư tình cảm của mình và mong nhận được sự đồng cảm, mà đối với họ
văn học còn là con đường đểđi đến đấu tranh đòi bình đẳng về giới.
Hiện nay, nghiên cứu văn học từ cái nhìn của phê bình nữ quyền, hay rộng
hơn là từ cái nhìn về giới đang dần thu hút sự quan tâm của những người làm công
tác văn học ở Việt Nam. Bước đầu, chúng ta đã có một số thành tựu cụ thể, từ
những bài viết có dung lượng nhỏ đến các công trình nghiên cứu có phần công phu,
dày dặn. Tuy nhiên, có một số khái niệm cơ bản nằm trong phạm vi của khuynh
hướng nghiên cứu, phê bình này vẫn còn bị sử dụng lẫn lộn, theo cảm tính chứ chưa
được xác lập và phân biệt một cách rạch ròi, khoa học, đặc biệt là hai khái niệm
trung tâm: phái tính và giới tính.
Khi người phụ nữ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của các nghành
khoa học, thì vào khoảng những năm 1970, khái niệm giới tính được đưa vào sử
dụng như một thuật ngữ chỉ sự khác biệt của từng giới do quy định của văn hóa.
Khái niệm phái tính dựa trên đặc điểm thuần sinh học của cơ thể con người còn khái
niệm giới tính dựa trên cấu trúc văn hóa - xã hội. Những phạm trù nghiên cứu nữ
quyền luận trong văn học đều xác định đối tượng trọng tâm là người phụ nữ từ chức
năng sinh sản, nuôi dưỡng con cái đến xác lập vai trò và địa vị của người phụ nữ
trong quan hệ hôn nhân.
Khái niệm nữ quyền gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức
về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ
quyền lợi về chính trị và xã hội về người phụ nữ. Thông qua sự đấu tranh, giới nữ đòi
lại những lợi ích chính đáng đặc biệt là sự bình đẳng với nam giới. Elaine Showalter
phân chia thành các khái niệm văn học: văn học nữ tính, văn học nữ quyền và văn học
nữ. Dựa trên ý thức về nữ giới theo tiến trình lịch sử, quan niệm lịch sử phát triển của
14
văn học nữ như là lịch sử phát triển của ý thức hệ, gắn chặt với sự chuyển đổi trong ý
thức về vai trò, vị trí của bản thân đối với xã hội của người phụ nữ.
1.2. Diễn ngôn chấn thƣơng -một phƣơng diện cơ bản của thuyết nữ quyền
1.2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học
Thời gian gần đây, khái niệm diễn ngôn được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều
phương diện đặc biệt trong đó có lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Diễn ngôn là khái niệm nhiều nghĩa do các nhà cấu trúc luận A.J.Greimas và
J.Courtes đưa ra trong Từ điển giải thích lý luận ngôn ngữ của hai ông.
“Diễn ngôn được lý giải như một quá trình ký hiệu học, được thực hiện ở
những dạng thức thực tiễn diễn ngôn khác nhau. Khi nói đến diễn ngôn thì trước
tiên người ta muốn nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ
chức hoạt động ngôn từ. Chẳng hạn J.C.Coquet gọi diễn ngôn là sự gắn kết các
cấu trúc nghĩa vốn có những quy tắc tổ hợp và biến đổi riêng. Do vậy đôi khi
người ta dung diễn ngôn như một khái niệm gần với phong cách, ví dụ “diễn
ngôn văn học”, “diễn ngôn khoa học” của phạm vi tri thức khác nhau: triết học,
tư duy khoa học tự nhiên cho đến tận biệt ngữ - phong cách cá nhân nhà văn. Ở
trần thuật học người ta phân biệt giữa các cấp độ diễn ngôn trên đó hoạt động
những bậc trần thuật được ghi nhận bằng văn tự trong văn bản tác phẩm: tác giả
hiển thị, độc giả hiển thị, nhân vật kể chuyện,v.v.. và các cập độ giao tiếp trừu
tượng, hoạt động trên đó là tác giả ẩn tàng, độc giả ẩn tàng, người trần thuật
trong trần thuật phi cá nhân”[26, tr.156].
Bên cạnh đó diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không nằm gọn trong
bất kì một văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa ở nhiều văn bản khác nhau. Diễn ngôn là
khi tác giả làm cho chúng ta thấy được những dự định, những chủ kiến của họ. Mỗi
giai đoạn lịch sử văn hóa có một quy ước diễn ngôn nhất định. Chỉ trong những quy
ước và chuẩn mực mọi người đặt ra diễn ngôn mới được hình thành và vận hành.
Diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng nhất định. Diễn
ngôn là cấu trúc biểu nghĩa. Nó có tầng bậc của nó. Nó được tạo thành từ các các
cặp đối lập cơ bản.
Diễn ngôn còn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới,
15
về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ. Do
đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Diễn ngôn là hiện tượng tư
tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân
tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Ngoài diễn ngôn mọi tư
tưởng không tồn tại. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu tư tưởng. Không
phải tư tưởng trong dạng lý thuyết thuần túy mà tư tưởng ở dạng thực tiễn.
Theo bản dịch của Hải ngọc trong hai công trình của Amos Goldberg và Cathy
Caruth “Chấn thương” vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp.
Chấn thương chia làm hai dạng là chấn thương thể xác và chấn thương tinh thần.
Chấn thương về mặt thể xác là thương tổn một bộ phận cơ thể do tác động khách
quan bên ngoài. Chấn thương về mặt tinh thần là trạng thái đau đớn tuyệt vọng,
vỡmộng của con người tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu khi gặp một cú sốc về tâm
lí, để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn nổi. Chấn thương trong văn học
không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết
thương tinh thần tái diễn, chúng xuất hiện như một chuỗi sự kiện đau khổ mà người ta
không có khả năng kiểm soát được.
Lý thuyết về chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng
của thế giới. Tiêu biểu là thảm họa khủng bố và hủy diệt người Do Thái của phátxít
Đức. Đây là một trong những tấm thảm kịch lớn nhất của nhân loại, là trận bom
nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Người
nghiên cứu về chấn thương là S.Freud. Ông đã phác thảo nhiều luận điểm về chấn
thương và kinh nghiệm chấn thương. Ông dùng văn học để mô tả kinh nghiệm chấn
thương vì cho rằng văn học chú ý đến mối quan hệ phức tạp giữa sự biết và không
biết. Những trang miêu tả chấn thương có sức hấp dẫn mạnh mẽ.
Chấn thương không đơn thuần chỉ thể hiện mức độ dữ dội, khốc liệt của sự
rung động mà còn tác động của chính bản chất khó hiểu của nó. Chấn thương kháng
cự lại mọi cách hiểu đơn giản về nó. Câu chuyện về chấn thương là một câu chuyện
về một thứ kinh nghiệm đến muộn, kinh nghiệm chấn thương. Đó là chứng nhân về
sự tác động vô hạn của chấn thương lên cuộc đời. Chấn thương hoặc là đẩy con
người đối mặt với cái chết, hoặc tồn tại trong trạng thái khổ sở ngấm ngầm, dai
16
dẳng và liên tục tái diễn vết thương trong phần đời còn lại. Ngôn ngữ chấn thương
là cả một sự chịu đựng câm lặng liên tục tái diễn. Cho nên việc viết về câu chuyện
chấn thương không chỉ có ý nghĩ miêu tả lại cuộc đời người viết mà nó còn là câu
chuyện thực sự cho phép cuộc đời khả dụng.
Diễn ngôn chấn thương trong văn học là diễn ngôn về những con người
mang nỗi đau, mất mát. Đó là một khuynh hướng diễn ngôn đặc trưng của tiểu
thuyết đương đại. Có thể nói sự chuyển đổi tinh thần hi sinh tuyệt đối sang sự thức
tỉnh ý thức nhân văn sâu sắc trong thời đại hiện nay chính là cội nguồn quan trọng
để làm nảy sinh khuynh hướng diễn ngôn chấn thương. Đó là những tiếng nói đầy
tủi hờn, uất nghẹn của những con người bé nhỏ. Họ chính là chủ thể của những diễn
ngôn chấn thương.
Trong văn học Việt Nam, mầm mống ban đầu của loại văn chương chấn
thương đã được hình thành từ thể ngâm khúc. Đó là tiếng lòng của người phụ nữ khi
chồng đi chinh chiến ở sa trường, là cảnh người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trong căn
phòng trống, đau đớn trước sự mỏng manh của hạnh phúc lứa đôi trong chiến tranh.
Từ đây trong văn học đã bắt đầu xuất hiện con người bị chấn thương. Trong văn
xuôi tự sự hiện đại, các dấu hiệu của văn học chấn thương đã hình thành dưới
những cái tôi bị chấn thương tự động lên tiếng. Trần thuật lúc này chính là hình
thức lặp lại chấn thương nguyên thủy. Một cách khác viết về chấn thương chính là
viết lại lịch sử hình thành vết thương và do đó nó gắn liền với hành động tự thuật,
trần thuật.
Thế kỷ XX thật nhiều biến động nhất là cuộc chiến kéo dài suốt ba mươi
năm với bao nhiêu mất mát, tan vỡ, hủy diệt đã để lại nhiều di chứng nặng nề. Vết
thương khó lên miệng nhất trong những thương tổn mà lịch sử để lại là những ám
ảnh hãi hung về sự hủy diệt kinh hoàng của chiến tranh. Một dòng văn học chấn
thương đã dần dần hình thành, tất nhiên ở những mức độ khác nhau. Trong dòng
văn chương đang ngày càng hiện đủ hình hài đó đang có xu hướng phát triển và
vươn xa. Những vết thương từ quá khứ chưa chịu buông tha, vẫn bướng bỉnh đeo
bám tạo nên những nỗi đau nhức nhối, bất ổn trong cuộc sống hiện tại. Văn học
chấn thương không chỉ là nơi lưu giữ những kí ức buồn đau mà nó còn thức tỉnh
17
nhận thức của con người.
1.2.2.Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới
Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới với chủ thể là người phụ nữ
cũng chính là chủ thể của diễn ngôn chấn thương. Cuộc đời của những nữ nhân vật
luôn đa đoan, không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan
tác, chia lìa, không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa, ngay ngắn. Dường như hầu
hết tiểu thuyết nữ sau 1986 đều viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám
ảnh về cái tàn lụi, tan rã. Đàn bà trong thế giới của các tác giả nữ là những nhân vật
không hoàn toàn tích cực. Họ dường như không làm chủ được cuộc đời mình mà
như những con rối dưới bàn tay của những người đàn ông trong xã hội đầy phong
ba. Nỗi bất hạnh cao nhất của họ là “chối bỏthân thể”.“Nạo thai cũng có nghĩa là
chối bỏ một phần thân thể của người mẹ. Đó là nỗi đau cả thân xác lẫn tâm
hồn”[45, tr.233].
Đàn bà không phải là đàn bà, thiên chức của họ đã bị hủy hoại, triệt tiêu bởi
chính những tác động của xã hội. Có thể nói, qua những nhân vật nữ bị sang chấn
về mặt tinh thần, mức tố cáo xã hội, phủ nhận xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế
họ càng đào sâu vào những chấn thương bằng con mắt của những con người bị chấn
thương để thể hiện những mặt trái, những khuất lấp trong thế giới nội tâm nữ giới
mà từ trước đến nay ít ai chạm tới được. Nó tô đậm những đau thương, mất
mát,những hoang mang đến nặng nề. Diễn ngôn chấn thương đã chạm đến những
tầng sâu của bản năng giới.
Hầu hết, trong các tác phẩm, nhân vật nữ vừa là chủ thể diễn ngôn, vừa là
chủ thể hành động. Thông thường họ luôn hướng đến một thế giới thế tục của đàn
bà. Tuy nhiên diễn ngôn chấn thương trong văn học được biểu hiện rõ nhất là do
người đàn ông trực tiếp gây nên đối với người đàn bà. Hầu hết các nhân vật nữ đều
bị chấn thương bởi những người đàn ông vô trách nhiệm. Đó có thể là người cha,
người chồng, người tìnhvà đôi khi là người đàn ông thoáng qua trong cuộc đời họ.
Chính những người đàn ông đó đã biến cuộc đời người đàn bà trở nên đau khổ, bất
hạnh.Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới là hình thức phê phán đàn ông
một cách sâu cay nhất.
1.3. Ảnh hƣởng của nữ quyền luận đối với văn học nữ Việt Nam đƣơng đại
18
1.3.1.Những quan điểm mới về người phụ nữ sau 1986
Trong tiểu thuyết, các nhân vật nữđược lựa chọn đều là những người phụ nữ
có ý thức cá nhân sâu sắc và luônkhao khát khẳng định mình, kiếm tìm hạnh
phúc.Nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn học lúc này là tinh thần nhân
bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Với ưu thế đặc biệt củathể loại tiểu thuyết, các
nhà văn nữ với một trái tim đa cảm, với một tầmnhạy bén rất riêng đã nhanh chóng
nắm bắt, phát hiện được những chuyểnbiến trong tâm lý con người, nhìn nhận, xem
xét các nhân vật phụ nữ nghiêngvề những đặc trưng bản thể và khao khát trần thế.
Diễn ngôn chấn thương trong văn học nam giới và văn học nữ giới có sự
không đồng nhất.Con người đã thực sự trở thành nhân vật trung tâm của mọi vấn
đề trong cuộc sống. Câu chuyện của nhân vật nữ được gắn liền với những nỗi đau
của thời cuộc. Họ hướng nhân vật của mình đến với những vấn đề dai dẳng của nữ
giới. Đó có thể là chấn thương do hệ lụy chiến tranh, chấn thương trong cuộc sống
hôn nhân hay chấn thương do bất bình quyền nam nữ, là những chấn thương khi
trải nghiệm giới tính, là những khát khao hạnh phúc.
Đó là câu chuyện về kinh nghiệm. Do vậy những trang viết của nam giới
không lột tả hết những khía cạnh của chấn thương. Bởi tác giả nam không có những
trải nghiệm về giới nữ. Họ đứng trên phương diện quan sát để viết. Quan sát và trải
nghiệm là hai phạm trù cách xa nhau. Do vậy những dòng cảm xúc đau thương của
nhân vật nữ cũng không giống nhau.
Bên cạnh đó,người gây nên những chấn thương nữ giới đa phần là nam giới.
Mọi sự bất hạnh của người phụ nữ đều có sự dự phần của đàn ông. Tác giả nam đã
lựa chọn cho nhân vật nữ của mình những số phận dựa trên phương thức quan sát.
Các nhà văn nữ ở thời đổi mới khi lựa chọn nhân vật nữ cho tác phẩm của mình đều
cố gắng khai thác, làm rõ tính cách, số phận, cuộc đời đối tượng trong sự phong
phú, đa dạng, toàn vẹn của cuộc sống đời thường. Vẫn là thái độ nhân ái, vị tha, bao
dung của người phụ nữ truyền thống với con người nhưng người phụ nữ hôm nay
đã biết sống cho mình nhiều hơn, không coi mình là đối tượng hi sinh vì người
khác. Đối với cái xấu, thay vì nhúnnhường, cam chịu là thái độ phản kháng quyết
liệt, bày tỏ rõ chính kiến, quan điểm.
19
Các nữ tác giả sau 1986 đều đi sâu khai thác số phận những người phụ nữ
nhỏ bé, cô đơn. Đặc biệt Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, nhân vật của họ khi
phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong tình yêu… Mặc dù
lànhân vật nữ được lựa chọn có sự khác nhau về lứa tuổi, nhu cầu, nhận thức nhưng
đều có sự tương đồng trong sự trưởng thành về khát vọng tìm kiếm hạnh phúc, tìm
kiếm bản ngã của mình và người khác. Họ luôn có xu hướng tự nhìn nhận lại bản
thân, soi chiếu vào người khác để hoàn thiện mình hơn. Thông qua quá trình giao
tiếp, ứng xử với những người khác, người phụ nữ sẽ giúp chúng ta làm rõ các vấn
đề đạo đức. Qua đó bộc lộ quan niệm về con người.
Bản thân cuộc sống là một dòng chảy tự nhiên mà những nhu cầu, đam mê,
khát vọng của người phụ nữ đều đáng được trân trọng. Trân trọng, bảo vệ cuộc sống
tự nhiên với tất cả những gì hồn nhiên, tươi mát, sinh động là một thái độ sống, một
quan điểm sống tích cực của những người phụ nữ. Ai cũng cần có một gia đình bởi
gia đình là nơi trở về, là điểm tựa vững bền cho con người trong cuộc sống. Đọc
những trang viết của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, hình ảnh những người phụ
nữ truyền thống thuỷ chung, nhân ái đã gieo vào lòng ta những niềm tin tốt đẹp nơi
con người. Song đôi khi những vấp váp, bộn bề trong cuộc sống đã khiến cho sự
không hiểu nhau giữa mọi người dẫn đến những bi kịch đáng tiếc. Những tâm sự,
nỗi niềm của người phụ nữ cô đơn dường như giáo huấn chúng ta về cách cư xử
giữa con người với con người. Con người cần phải xem xét lại vai trò, vị trí, trách
nhiệm của mình trong gia đình, xã hội để có cách ứng xử cho hợp lý. Các nữ văn sĩ
đã khiến cho người đọc không ít lần phải rơi nước mắt trước bất hạnh của người
phụ nữ trong cuộc hành trình tìm kiếm sự đồng cảm của người thân. Điều ấy có
nghĩa là người phụ nữ hiện đại dẫu có mạnh mẽ, tự tin, quyết liệt hơn vẫn là người
phụ nữ truyền thống, dịu dàng, nhân ái, thủy chung, đáng thương và hết sức cô đơn.
Với tình yêu, người phụ nữ đem lòng si mê tôn thờ. Đôi khi họ tìm kiếm ở
tình yêu cơ hội để thay đổi cuộc sống. Song chính họ lại tự đưa mình vào những bi
kịch đáng buồn. Thế giới của tình yêu cũng thật xa lạ, khó hiểu, bí ẩn, thôi thúc họ
tìm hiểu, khám phá. Có người phụ nữ tìm thấy ở tình yêu một tình cảm tri kỷ để họ
nương nhờ suốt đời, khẳng định vẻ đẹp của tình cảm và nhân cách. Tình yêu được
20
giới nữ đặc biệt quan tâm. Các nhà văn nữ cũng viết về tình yêu với tất cả niềm ưu tư,
khao khát muôn đời với hi vọng hãy trân trọng tình yêu và tất cả những tình cảm tốt
đẹp giữa con người với con người. Người phụ nữ hôm nay đã có nhiều thay đổi, đã
có thêm những phẩm chất mới, tính cách mới, bạo liệt, hoài nghi hơn về cuộc sống
và con người.
1.3.2.Ảnh hưởng của nữ quyền Anh - Mỹ đối với tiểu thuyết nữ Việt Nam
đương đại
Lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ đã được vận dụng vào nghiên cứu văn học
Việt Nam một cách sâu sắc. Tư tưởng nữ quyền này đã phác họa về hình ảnh người
phụ nữ trong văn chương. Lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ không chỉ phân biệt chủ
thể mà còn đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến phụ nữ.
Từ thế kỷ XX, lý thuyết về nữ quyền Anh - Mỹ bắt đầu phổ biến, chủ yếu
thông qua hai ngòi bút nổi tiếng: Virginia Wolf (nhà nữ quyền người Anh) và Betty
Friendan (nhà nữ quyền người Mỹ).
Trên cơ sở lý thuyết của các khuynh hướng nêu trên, chúng tôi sẽ vận dụng
để nghiên cứu diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới Việt Nam từ 1986 đến
nay. Tác phẩm của họ đều chú trọng vào các chủ đề nổi cộm của nữ quyền. Virginia
Wolf với giọng điệu sắc sảo, kín đáo và hài hước không chấp nhận sự bất bình đẳng
xã hội để từ đó nhìn nhận lại vai trò vị trí cũng như năng lực của người phụ nữ. Còn
đối với Betty Friendan - người đã đào sâu ý nghĩa của sự tồn tại thông qua những
nỗi niềm thầm kín, những vùng sâu thẳm của tâm hồn luôn luôn bị vướng mắc bởi
sự lo âu, bất an, đau đớn. Nữ quyền luận từ đây đã dấy lên thành trào lưu gây ảnh
hưởng và tác động mạnh mẽ tại Anh - Mỹ. Đồng thời ngày càng có sức lan tỏa
mạnh mẽ trong tiến trình văn học. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của phụ
nữ. Bên cạnh đó nữ quyền luận Anh - Mỹ cũng dấy lên thành trào lưu gây được ảnh
hưởng và tác động mạnh mẽ đến văn học Việt Nam đương đại.
Sự chuyển biến quan trọng trong lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ đó là khát
khao bình quyền nam nữ. Trong tác phẩm “Bí ẩn nữ tính”, Betty Friendan đưa ra
mệnh đề nổi tiếng: Lúc người ta chỉ định nghĩa phụ nữ trong quan hệ tình dục với
đàn ông - là vợ, đồ vật tình dục, là mẹ, bà nội trợ của đàn ông - chứ không bao giờ
21
phụ nữ là người định nghĩa mình bằng hành động của mình trong xã hội. Hình ảnh
đó, hình ảnh tôi gọi là bí ẩn nữ tính.Ý thức được điều đó, người phụ nữ đã tìm con
đường tự giải thoát cho bản thân mình. Đôi lúc con đường đó cũng thật chông gai
và đầy tuyệt vọng. Tuy nhiên, tuyệt vọng không có nghĩa là buông xuôi, khuất phục
mà bắt buộc người phụ nữ phải nhập cuộc để tự giải phóng bản thân mình. Hành
trình bộc lộ chấn thương để rồi có những lựa chọn cho số phận.
Trong văn học Việt Nam đương đại, trên tinh thần tiếp thu nữ quyền Anh -
Mỹ cùng với sự biến đổi trong ý thức người phụ nữ. Không tham vọng đưa đến một
cái nhìn thấu triệt để đòi bình quyền của các nhà văn trẻ đương đại Việt Nam nhưng
nó cũng góp một phần không nhỏ trong việc nhận diện vấn đề mới trong văn học nữ
đương đại với một tầm cao mới trong tương lai. Không gian mới của tiểu thuyết
đương đại Việt Nam đã góp nhặt tạo nên một bức tranh muôn màu muôn vẻ.
Bên cạnh đó không thể phủ định sự lan tỏa của nữ quyền Anh - Mỹ trong
công cuộc cải cách nền văn chương đương đại. Những đề tài được coi là tế nhị, là
chuyện xấu hổ không đáng đưa vào trang sách để bàn bạc thì giờ đây nó đã gia nhập
với một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống.
Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại đã tiếp tục tinh thần nữ quyền Anh - Mỹ.
Để rồi qua đấu tranh người phụ nữ đã giành lấy vị trí trong xã hội nhằm tạo bình
đẳng xã hội. Người phụ nữ dần có tiếng nói của riêng mình, họ vượt lên những rào
cản của xã hội. Họ từng bước tạo ra cơ hội chuyển mình, nắm chắc nó để tạo nên
những bước ngoặc lớn trong lịch sử.
22
CHƢƠNG 2
CÁC PHẠM TRÙ DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG
TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986
2.1.Diễn ngôn chấn thƣơng về phạm trù tình yêu và tình dục
2.1.1. Diễn ngôn chấn thương và nếm trải giới tính
Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu và tình dục là một phương thức
để nữ giới thể hiện sự nếm trải giới tính. Nó cũng làm nên nét khác biệt trong văn
phong nữ giới. Tác giả nữ với hình tượng nữ giới đóng vị trí trung tâm chi phối toàn
bộ tác phẩm, đã tự cởi bỏ những ràng buộc cũng như định kiến của xã hội để tạo
nên nét khu biệt trong tác phẩm nữ.
Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu, tình dục là một hình thức thể
hiện tinh thần nữ quyền của các nhà văn Việt Nam đương đại. Tinh thần nữ quyền
với nội dung quan trọng là giải minh bản thân để đòi hỏi đối tượng chú ý đến sự
hiện diện của chính mình. Phần lớn phụ nữ khi sáng tác chủ yếu nói về mình. Đó là
những trải nghiệm thầm kín của giới tính nữ qua ngôn ngữ thân thể. Thế giới đàn bà
này nhà văn nam giới ít chạm đến, vì thiếu sự thông hiểu, nếm trải. Nhà văn nữ viết
với tư cách vừa là chứng nhân, vừa là trải nghiệm, nên sự việc được phơi bày từ
điểm nhìn bên trong. Những trang viết về tuổi dậy thì, kinh nguyệt, trinh tiết, tình
dục, mang thai, nạo thai, đau đẻ của Phạm Thị Hoài trong Thiên sứ, của Đoàn Lê
trong Tiền Định, của Thuận trong Paris 11 tháng 8, của Lý Lan trong Tiểu thuyết
đàn bà, của Dạ Ngân trong Gia đình bé mọn, của Phong Điệp trong Blogger...
Thông qua đó, đòi hỏi đối tượng tiếp nhận nói chung, nam giới nói riêng phải thông
hiểu và thừa nhận sự hiện diện của chủ thể nữ tính.
Các tác giả nữ đương thời như Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Thùy Dương, Bích
Ngân, Đoàn Lê, Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài,Phong Điệp, Trần Thu Trang, Nguyễn
Quỳnh Trang, Đỗ Bích Thúy mặc dù không gian sống khác nhau, thời gian sống
không đồng nhất. Tuy nhiên bằng tài hoa của mình, các tác giả nữ đã tạo nên những
trang viết về phạm trù nếm trải giới tính.
23
“Thiên sứ” là tác phẩm đầu tay của Phạm Thị Hoài. Hoài - nhân vật chính của
“Thiên sứ” - lớn lên trong căn nhà độc một phòng, 16 mét vuông, gạch nâu; phòng
độc một cửa sổ. Là người khao khát yêu thương, Hoài nhìn ngắm cuộc đời bằng đôi
mắt yêu thương. Thế giới hỗn tạp, lộn xộn, đau khổ mà Hoài chứng kiến, có hình ảnh
người mẹ rít qua khẽ răng chì chiết ông bố không xoay ra giấy dầu lợp nhà. Cô cảm
nhận được sự vất vả của bố mẹ trước miếng cơm manh áo cuộc đời. Chính hoàn cảnh
sống đã đẩy Hoài đến việc từ chối trước Thành. Trước ngưỡng của của việc nếm trải
giới tính cô đã dừng lại cuộc đời mình:
“Đó là năm tôi 14 tuổi (1m,30kg, đuôi sam). Lần đầu tiên thấy máu chính
mình ở dạng khó hiểu nhất. Không đau đớn trong hay ngoài, hoàn toàn không như
một vết cắt. Không sững sờ (trước đó 1 tuần, chị Hằng chợt bỏ buổi học lao về nhà,
vẻ mặt đắc thắng như vận động viên cử tạ vừa lập kỉ lục: “Chị đã thành người lớn!”
- Một quả tạ khổng lồ!), chỉ ghê sợ như ghê sợ cơ thể phế thải. Dấu hiệu trở thành
người lớn, đối với tôi, cũng vô nghĩa như kỷ lục về các quả tạ hay trò tung hô của
đám đông phấn khích, tốt nhất lánh xa. Chẳng nhẽ chị tôi không hiểu cái giá phải trả
cho niềm đắc thắng dạo ấy?
Tôi lặng lẽ vào phòng tắm công cộng, đổ đầy nước chiếc chậu đường kín 60
phân, ngồi lọt trong chậu như thuở bé thường thế và lập tức cảm giác bình yên dâng
lên trong bóng tối mờ mờ không cửa sổ; chiếc chậu nhựa vốn ngày càng nhỏ theo mỗi
lần sinh nhật tôi bỗng nguyên vẹn là một hồ nước mênh mông trong kí ức ba tuổi
không chút âu lo. Tôi thu cằm giữa hai đầu gối sung sướng thấy mình còn yên ổn trong
bụng mình, và thiếp vào giấc ngủ đẫm lời vòi nước hát ru. Giấc ngủ bào thai, tôi không
muốn trở thành người lớn”[24, tr.9].
“Tiền định” của Đoàn Lê không có khám phá mới mẻ gì về phong cách. Tác
giả đã cung cấp những sự kiện đầy ắp với những cảm xúc tinh tế, chú ý đến những
rung động nhỏ của sự sống, những xáo trộn và ám ảnh của tuổi dậy thì. Trong tác
phẩm này, Đoàn Lê mơ đến một xã hội mà ở đó người phụ nữ làm chủ. “Tiền định”
là hồi ức của người phụ nữ tên Chín về cuộc đời đã qua của mình với đầy rẫy những
thăng trầm. Là con gái thứ chín trong một đại gia đình toàn con gái của ông thầy
lang Chi Lan, không giống với chị em của mình cam chịu cuộc sống bình yên đến
24
bó buộc.Chín liều lĩnh vứt bỏ sau lưng cuộc sống êm đềm để bước vào cuộc đời
mới, tham vọng trở thành diễn viên điện ảnh. Nhưng cô sớm lấy chồng và cũng sớm
kết thúc cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, luôn có những quyết định vội vàng,
dù thoạt nhìn ai cũng tưởng đó là những so đo kín kẽ. Đan cài vào đó là tình yêu
của Chín cùng anh nhà báo. Tình yêu ấy không bao giờ được họ bộc lộ ra ngoài.
Anh chăm sóc cô, ở bên cô trong mọi hoàn cảnh, cùng chia sẻ với cô những buồn
vui,khổ đau trong cuộc sống, song họ không đủ dũng cảm để vượt qua vùng quá
khứ màu xám để xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Tuổi trẻ với đầy rẫy sự nhẹ
dạ, liều lĩnh, yêu hết mình đã khiến cô phải trả những bài học đắt giá. Hai con người
ấy cả cuộc đời họ tìm kiếm nhau mà vẫn còn cơ hội đến với nhau khi tuổi không
còn trẻ. Họ quyết định trở về căn nhà cô đã xây dựng ở một xóm núi ven biển để
bắt đầu một cuộc sống ấm áp mà họ thầm mong đợi từ lâu. Nhưng tai nạn trên
đường đã cướp đi sinh mạng của họ. Nhân vật Chín hiện thân của tuổi trẻ, tình yêu,
khát vọng và cả những truân chuyên trong cuộc đời tác giả. Không né tránh những
sai lầm, những mù quáng, những đau đớn của tuổi trẻ và cả những nghiệt ngã trong
cuộc đời. Đoàn Lê đi sâu vào phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật vốn là lợi thế
lâu nay của bà. Có vẻ như nhà văn Đoàn Lê viết Tiền định với sự chiêm nghiệm
những điều đã thấy, đã gặp trong cuộc đời đầy bất trắc mà mình đã trải qua. Tiểu
thuyết để lại cảm giác xót xa cho những thân phận má đào truân chuyên khi bị cuộc
đời vùi dập giữa những éo le, ngang trái và ngợi ca sự kiên cường, nỗ lực chống trả
định mệnh để kiếm tìm hạnh phúc.
“Tiền định”là một câu chuyện giản dị, chân thực vì vậy tác phẩm đã tạo được
hấp dẫn, tuy nó không có sự bứt phá nào trong phong cách thể hiện. Câu chuyện trở
nên sinh động và chân thực bởi tác giả rất biết cách đan cài các chi tiết sự kiện hay
các triết lý sống. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là sự khắc khoải của nhà văn về thân
phận con người, là sự ám ảnh của hai chữ “ định mệnh” vừa mơ hồ lại vừa hiện
hữu. Có lẽ chính sự hiện hữu ấy mà tiểu thuyết có cái kết thật buồn. Hồi ức của cô
Chín xuất hiện không theo logic thông thường, mà theo logic vô thức. Tức là cái nó
quên tức là không quan trọng thì quên phắt. Chỉ những gì kí ức còn nhớ, tức là thiết
yếu, thì mới trở về và hiện ra. Hai nhân vật chính sau những năm tháng dài cố gắng
25
vượt qua định mệnh nghiệt ngã để đến bên nhau nhưng tai nạn khủng khiếp đã
khiến họ lỡ mất nhau một lần nữa. Sự mong manh của kiếp người, của giấc mơ
hạnh phúc đã để lại những cảm xúc chua xót. Tất cả đều bắt đầu từ cái đêm tân hôn
ấy. Có những chuyện trong đời người ta không bao giờ muốn nhớ, nhưng khốn nỗi
chuyện ấy là một chấn thương tinh thần và xác thịt. Nên chuyện ấy dù xua đuổi, nó
vẫn nằm im trong đáy vô thức. Khi gặp dịp thì nó lại ngoi lên: “Nàng không bao
giờ muốn nhớ đến quãng quá khứ tội nghiệp này. Dấu ấn duy nhất không phai mờ
trong nàng là một đêm tân hôn khốn khổ, đau đớn thể xác. Cô bé mười bảy tuổi ngơ
ngác không kịp hiểu chuyện gì vừa xảy ra và tuyệt vọng đến mức ba hôm sau ngày
cưới đã đòi ly dị”[29,tr.34]. Chín trở thành đàn bà ở tuổi 17, không lãng mạn như
trong tiểu thuyết, không ngọt ngào như cô hằng khao khát mà đó là cảm giác ân
hận, đau khổ lẫn tiếc nuối. Nó trở thành vết hằn ám ảnh cô suốt một đời:
“Cái thân thể mười bảy chưa hề có kinh nghiệm va chạm, co rúm lại vì bỗng
nhiên xé đau. Cô không tưởng tượng được sựxâm phạm ấy mới ê chề làm sao, dơ
dáy làm sao! Cô lặng lẽ khóc không thành tiếng, đau khổ, ân hận và chợt hiểu sự
dại dột của mình không cứu vãn được nữa. Cô bỗng ghê tởm cái thân người xa lạ
không một mảnh vải, trắng trợn cọ xát, quấn xiết lấy cô. Cô ghê tởm thứ nước nhầy
nhụa lẫn với mùi máu đỏchảy ra từ cơ thể mình…Cô thoáng thấy mùi tanh tưởi của
nó và run bắn người vì xấu hổ”[29, tr.42].
Trong “Gió từ thời khuất mặt” sự nếm trải giới tính đã trở thành vết đau hằn
sâu trong tâm khảm như Tiền định nhưng nó vẫn gợi cho người đọc phần nào nỗi
đau của đàn bà. Cái thời tất cả được kêu gọi sống, chiến đấu, lao động theo đủ loại
gương mẫu. Thời gian lịch sử lắng lọc qua trí nhớ của Ngân. Còn lại không phải là
hào hung mà là đắng cay tức tưởi thời chiến tranh, không phải là tự hào mà là chua
xót hoang mang sau đó - đã lưu lại trong mắt cô bé - cô gái - đàn bà, trong mắt thế
hệ mà người đàn bà ấy thuộc về, thế hệ trong ngoài tuổi 40, sinh ra trong bom đạn,
lớn lên trong sơ tán, trưởng thành thời hậu chiến. Rất nhiều số phận phụ nữ dập
dềnh trong miền kí ức của người đàn bà trẻ con ấy. Cơ khổ mà vẫn bền bỉ sống. Tác
giả điềm đạm khi nhận định lại cái thơi đã sống: Buồn thảm mà vẫn không thể nào
quay lưng và thôi yêu thương. Tác giả nhẩn nha đưa chúng ta đối diện cuộc đời rồi
26
để ta tự xoay sở cho mình. Đến việc nếm trải giới tính cũng trong hoàn cảnh thật
đặc biệt: “Tiếng lục đục hối hả dưới hố tăng xê giữa giờ báo động. “Nhanh lên anh,
nhanh lên anh, báo yên rồi…” “Em…” Tiếng chàng trai rên trong cực lạc không
khác gì tiếng người sắp chết”[17, tr.61].
Những bạn trẻ sinh vào những năm 90 của thế kỷ trước, phải đối mặt với
nhiều tiềm ẩn bất thuận cho việc phát triển lành mạnh tâm sinh lý lứa tuổi đến từ gia
đình, xã hội, đó là Ken, em trai Shu và em gái Shi những nhân vật trong cuốn tiểu
thuyết “9X’09” của nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang. Có thể nói, với “9X’09”,
Nguyễn Quỳnh Trang đã phát triển sự đào sâu cõi tâm thức đưa người đọc đi trên
con đường tìm kiếm thế giới mới. thế giới cội nguồn nằm bên trong mình. Khi hiểu
thấu bản thân bằng cách nhận thức thấu triệt từng khoảnh khắc hiện tại, bạn không
chỉ làm chủ bản thân mà còn gây ảnh hưởng lớn đến con người sự vật xung quanh.
Trước những sóng gió cuộc đời, Ken đã chọn buông xuôi, chấp nhận và sống bám
vào đòi hỏi vật chất. Vậy còn Shi -cô em gái đã lựa chọn như thế nào? Cô đã sự
nếm trải giới tính, nhưng sau đó nó đã để lại cho cô những hậu quả khác.
““Ra là cô đã biết làm cái ấy rồi đấy, phải không?”
Len gật đầu. Rồi vênh mặt lên.
“Thì sao nào? Bằng này tuổi mà chưa biết đến chuyện ấy có phải là ngu
không?”
“Thế nên mới dính cái vết kia, vì ngu! Còn gì nữa.”
Len lí nhí.
“ Đừng nói cho ai biết nhé, anh Ken, không em chết mất.”
“Thằng khốn kiếp đó là thằng nào?”
“Tình một đêm.”
“Cô đi khám bác sĩ nhanh, rồi còn lo thuốc thang điều trị. Nếu anh không
nhầm, mày bị dính mụn cơm hoa liễu rồi.”
“Làm gì có chuyện. Em bắt thằng ấy dùng bao từ đầu đến cuối mà.”
“Từ đầu của cô là khi nào? Khốn nạn cho thân cô. Nó chỉ cần gại chim vào
mông cô vài cái, cô cũng đủ dính hàng trăm con virus rồi. Rồi cô phải mang chúng
theo cả đời” [70, tr.55].
27
Như vậy, diễn ngôn chấn thương về nếm trải giới tính đã làm nên nét khu biệt
của văn chương đương đại.Mỗi nhân vật trong một tác phẩm lại có sự nếm trải giới
tính khác nhau. Trong những hoàn cảnh không tưởng của cuộc sống đầy biến động,
bản thân mỗi nhân vật trực tiếp nếm trải giới tính đồng thời cũng trải qua những chấn
động tâm lý khác nhau. Bởi họ chưa sẵn sàng về tâm lý cũng như sự giáo dục giới
tính. Tuy nhiên dù trải nghiệm như thế nào đi nữa, không ít thì nhiều đều mang lại
những chấn thương cho các nữ nhân vật.
2.1.2. Diễn ngôn chấn thương vềtrinh tiết và phẩm tiết
Diễn ngôn chấn thương là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền,
đặc biệt là phạm trù trinh tiết, phẩm tiết. Theo tác giả Trần Huyền Sâm: “Với nữ giới,
trinh tiết là một phạm trù để đánh giá đạo đức, phẩm tiết của một người phụ nữ, nhất
là các nước phương Đông”[45,tr.97]. “Phạm trù trinh tiết luôn là mối quan tâm của
các nhà văn nữ. Một trong những ám ảnh của người đọc khi tiếp xúc với văn bản các
tác giả nữ, đó là thế giới miêu tả những trải nghiệm của “lần đầu tiên”, gắn với sự
kiện mất trinh tiết”[45,tr.210].Đó là sự bất công của tạo hóa và truyền thống ích kỷ
của đàn ông phương Đông. Mất trinh tiết đồng nghĩa với việc bào mòn lòng tin và sự
tôn trọng. Trinh tiết của phụ nữ từ xa xưa đã trở thành món hàng của xã hội nam
quyền. Chính những ẩn ức trong tâm lý đó đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của
sáng tác nữ giới mà hiếm khi cảm nhận được ở tác phẩm nam giới.Đó cũng là một
trong những ám ảnh của người đọc khi tiếp xúc với văn bản của tác giả nữ. Sự quy
chiếu về mặt văn hóa khiến các nhà văn nữ Việt Nam đẩy vấn đề vừa nêu lên thành
một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của các nhân vật nữ.
Các nhà văn nữ dù sinh ra trước chiến tranh như Võ Thị Xuân Hà, Y
Ban,Thùy Dương, Bích Ngân, Đoàn Lê, Dạ Ngân…hay sinh ra sau chiến tranh như
Phong Điệp, Trần Thu Trang, Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Bích Thúy… bên cạnh
quan tâm đến vấn đề nếm trải giới tính thì vấn đề trinh tiết, phẩm tiết cũng không
kém phần quan trọng trong các tác phẩm của mình.
Để có những “khuất lấp”, để có những trang viết rất “thực” và nhân văn ấy,
các nhà văn nữ đã dấn thân vào quá trình trải nghiệm cuộc sống đàn bà và thế giới
của người phụ nữ trong gia đình. Họ đã mạnh dạn chạm đến những vấn đề nhạy
28
cảm, những vấn đề “nóng” mà lâu nay chưa nhà văn nữ nào thể hiện rõ, phơi bày
những góc khuất về số phận và cuộc đời người phụ nữ. Đó là tiếng lòng của những
người đàn bà chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Đó là những nỗi đau âm thầm, lặng
lẽ và vô vọng.
Phong Điệp là cây bút cần mẫn. Năm 2009, Phong Điệp cho ra mắt cuốn tiểu
thuyết có tựa đề rất văn chương mạng là “Blogger”. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay
của Phong Điệp cho thấy những thử nghiệm táo bạo trong việc khai thác ngôn ngữ
biểu hiện. Mỗi lát cắt trong Blogger là entry trong blog. Mỗi entry là mỗi thước
phim sống động đến nghẹt thở. Ở đây là cuộc sống nham nhở chốn thị thành, một
cuộc sống vụ lợi với những góc u mê bị bóc trần ra những gì hiện thực nhất có thể.
Thoạt nhìn vào nhan đề tiểu thuyết, không ít người lầm tưởng Blogger sẽ chỉ đề cập
thuần túy đến cuộc sống của những cư dân mạng. Nhưng Blogger không chỉ giới
hạn ở đề tài đang là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người mà
còn mở rộng biên độ sang chuyện thân phận, cuộc đời của người phụ nữ, sang
chuyện gia đình. Nói một cách chính xác, blog và cuộc sống của cư dân mạng là
điểm tựa cho tuổi trẻ. Có một thế giới phụ nữ trong Blogger. Họ đa dạng về tuổi
đời: bà già, trẻ em, phụ nữ trung niên, thanh niên, phong phú về xuất thân: nông
dân, trí thức, doanh nhân, nhà văn, nhân viên văn phòng, lao công, thợ gội đầu…
Đến với Blogger có thể dễ dàng nhận thấy một không gian mạng trong khắp tác
phẩm. Trong không gian ảo đó nhà văn đã dụng công và xây dựng được một thế
giới sinh động, đa dạng, phức tạp. Đó là những con người bình thường trong cuộc
sống thường nhật mà bất kì ai cũng có thể bắt gặp hoặc đôi khi thấy mình ở trong
đó. Bao bọc trong cái vỏ của thế giới mạng là cuộc sống chốn thị thành của giới trẻ
được bóc ra từng mảng đến trần trụi nhất. Con người hiện đại với những toan tính,
lo lắng, giằng xé để tồn tại đã được tác giả khắc họa thành công. Trong đó có cả
những con người có tên và không tên với nhiều thành phần giai cấp, nghề nghiệp
trong xã hội. Đặc biệt Phong Điệp đã tạo ra được một thế giới phụ nữ trong tác
phẩm. Đa phần trong số đó là những con người bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu,
hôn nhân. Họ sống cô đơn, bế tắc trước cuộc sống thực tại. Bên cạnh đó là những
người phụ nữ lấy cái tôi đầy bản lĩnh của mình để chống chọi lại sự hỗn độn, bề bộn
29
của cuộc sống. Sự bất hạnh của người phụ nữ trong tác phẩm chủ yếu xuất phát từ
sự ngoại tình, phản bội, ham mê dục vọng của đàn ông. Trong cuộc sống, nhất là
trong xã hội hiện đại khi mà những giá trị vật chất có chiều hướng lấn át giá trị tinh
thần. Nó sẽ xảy đến với bất kì ai không làm chủ được bản thân mình hoặc tìm cách
thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. Tha hóa có muôn hình vạn trạng và được biểu hiện rất
phức tạp. Trong tiểu thuyết, Quân là người yêu của Hạ. Họ yêu nhau mấy năm
nhưng cuối cùng hắn vẫn bỏ cô không thương tiếc. Hạ là một cô gái tỉnh lẻ lên
thành phố học và cố gắng bám lại mảnh đất đó sau khi ra trường. Quân xin cho cô
vào làm ở một nơi quen biết với lời nhắc nhở:“Vào được rồi ở được không là do
mình, em phải năng động lên”[38,tr.105].
Thế giới đàn bà là một thế giới đáng được biết đến, đáng được người đàn ông
nhìn nhận và trân trọng. Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại đã phơi bày một thực
tế đau đớn của người phụ nữ. Trong tình yêu,họ vẫn luôn là những người chịu thiệt
thòi. Yêu Hạ, Quân dần biến cô thành nơi thỏa mãn dục vọng của mình. Tình yêu
của họ bước sang trang mới. Những cuộc ân ái của họ diễn ra bất cứ lúc nào, ở bất
cứ đâu khi Quân thèm khát:
“Quân thành ngựa quen đường, chó quen hơi, chim quen tổ. Những lần sau
đó của họ là bất cứ chỗ nào. Quân thành thạo hơn. Nhưng càng thành thạo, càng
ham hố. Có lần đang “ngày đèn đỏ”, Quân bắt cô phải chiều. Máu chảy ướt sũng
cả vạt cỏ chỗ họ nằm hành sự. Cô cảm nhận máu từ trong bụng ồng ộc chảy ra. Chỉ
biết khóc òa. Quân ngẩn ngơ dừng cơn cao hứng” [38, tr.72].
Không còn những thứ bảy hai người dắt tay nhau đi dạo mà chỉ là những lần
thỏa mãn của Quân, ngay tại phòng trọ của Hạ:
“Khi ra trường, đi làm, thuê phòng trọ ở, ngày thứ bảy của họ là những vòng
lượn phố chóng vánh để quay về căn phòng chưa đến mười mét vuông.
Là những quần những áo quăng đi.
Là những môi tìm môi.
Là những rên rỉ cuộn xoắn vào nhau.
Khi những cao trào kết thúc, Quân vội vã trở về nhà. Không có lời hứa hẹn
nào được buông ra.
30
Cô chênh chao mà đợi...” [38, tr.72].
Những buổi hẹn hò của họ diễn ra chóng vánh như đã được lập trình sẵn.
Quân đến xem bóng đá, thỏa mãn dục vọng rồi về. Điều đó lặp lại đều đặn và ngay cả
Hạ cũng cảm thấy có gì đó chán nản và bất ổn:
“Trước mắt cô hiện lên rõ mồn một cảnh Quân uể oải ngồi lên xe, miệng mở
rộng, cuống họng bật ra đám hơi đã bắt đầu vón cục lại do cơn buồn ngủ gây nên.
Hai bên khóe mắt Quân lập tức xô vào nhau, rỉ ra một chút nước sau cơn ngáp đầy
hung phấn vừa rồi. Hình ảnh ấy liên tục lặp lại - đều đặn vào mỗi thứ bảy -và đến độ
cô có thể chia nhịp cho từng động tác, những hình dung rõ mồn một ấy khiến cô tự
kinh hãi với chính mình,sự tẻ nhạt trong cuộc sống gia tăng mỗi ngày. Cô đột nhiên
thấy nỗi ngờ vực trong mình lớn dần lên” [38, tr.53].
Hạ có thai nhưng một đám cưới mơ ước, hai người về sống chung một mái
nhà đã không xảy ra. Hạ phải bỏ đi cái thai đã thành hình trong đau đớn, nước mắt và
điều đó trở thành một nỗi ám ảnh trong cô. Hạ đề cập đến cưới xin nhưng quân đã gạt
đi tất cả:
“ - Em điên à? Lấy nhau bây giờ để mà chết à?
- Chết thế nào được mà chết?
- Thì nhà cửa không có. Lương ba cọc ba đồng. Tòi ra đứa con nữa thì lấy gì
mà nuôi?
- Lúc ấy có cách xoay xỏa thôi mà anh
- Có mà xoay vào mắt… em chả thực tế tí nào. Nói chuyện như dở hơi ấy”
[38, tr.80]
Mẹ Quân xuất hiện, người mẹ không được miêu tả bằng từ nào, câu nào
nhưng chỉ cần nghe cách nói, nhận xét của bà cũng dễ dàng nhận ra một người khó
tính và không ưa gì Hạ:
“Tôi cũng không ưa những đứa con gái quê cứ muốn ở lại thành phố. Thuê
nhà ở một mình, biết thế nào? Đêm hôm ở một mình, biết thế nào” [38, tr.134].
Vốn đã không còn mặn mà và không xác định với Hạ, nay mẹ xuất hiện
Quân càng không để ý gì đến Hạ:“Quân lướt qua mặt cô, ơ hờ. Cô trang điểm hay
không. Áo mới hay cũ. Cũng thế cả”[38, tr.137].
31
Những áp lực, khó khăn Hạ phải đối mặt nơi làm việc Quân không biết và
cũng không quan tâm. Hạ trở thành con mồi của kẻ đi săn là sếp. Quân cũng không
hay biết. Bị dồn vào bước đường cùng Hạ phải đến nhà nghỉ cùng sếp. Chuyện bại
lộ Quân không hỏi han, không cho Hạ cơ hội giải thích đã kết tội. Với Hạ niềm tin
vào người đàn ông mình yêu đã hoàn toàn sụp đổ. Bây giờ chỉ còn lại những lời
ngầm đe dọa, Hạ cảm thấy chán chường và mệt mỏi:“Bây giờ thì cô thấy tôi đang
làm phiền cô chứ gì. Được lắm bây giờ thì tôi biết cô ghê gớm rồi. Cái gì mà cô
chả dám làm. Cô cứ liều liệu đấy” [38, tr.190].Hay: “Vấn đề là em đang làm cái
trò gì vậy? Bây giờ các cô em bám chân sếp. Thế thì nhanh lắm. Chả mất gì. Mà
toàn được. Nhỉ” [38,tr.196].
Trong lúc Hạ hoang mang, bế tắc, tuyệt vọng cùng cực, không biết bám víu
vào ai thì Quân đã chạy đến bên cô gái khác. Đàn ông như Quân thật vô tình, sự vô
tình đó lại đẩy nỗi đau của hạ lên một bậc. Quyên kể lại cho Hạ nghe nhưng lúc đầu
cô không tin: “Mày nằm đấy để mà chết à? Lão Quân lão ấy cho mày leo cây rồi.
Tao vừa gặp ngoài quán, tưởng là mày. Hóa ra con nào đấy. Trông thân mật lắm”
[38, tr.204].
Các tác giả nữ đương đại bằng tài hoa của mìnhđã thể hiện chiều rộng cũng
như chiều sâu trong phản ánh hiện thực cuộc sống người phụ nữ. Với bản chất linh
động của thể loại, họ đã mở ra các cuộc đối thoại không dứt, vừa mềm dẻo vừa
quyết liệt và hết sức đa dạng hướng về những giá trị sinh tồn của loài người. Trong
công cuộc đổi mới bên cạnh những loại hình nghệ thuật khác.Các tác giả nữ tỏ ra
thích hợp và giàu tiềm năng sáng tạo trong việc bám sát hiện thực và khám phá số
phận, tính cách con người cũng như với việc đổi mới đối tượng. Với những cách tân
của tiểu thuyết thời kì đổi mới được nhìn nhận từ các yếu tố về nhà văn, các tiểu
thuyết nữ đương đại đã đi sâu vào đời sống cá nhân với những vấn đề riêng tư, số
phận nhân cách với khát vọng, hạnh phúc với bi kịch của nhân vật với đa âm, đa
giọng điệu, nhiều sắc thái đa dạng và theo chiều hướng phức tạp. Dạ Ngân là một
trong số không nhiều cây bút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ, trưởng thành
trong đội ngũ tác giả xuất hiện sau năm 1975. Mặc dù được dư luận đặc biệt chú ý
bởi sự phơi bày thẳng thắn những chuyện thầm kín khó nói của đời sống vợ chồng.
32
Bằng một vốn sống đủ đầy, từng trải, bằng chất văn hồn hậu, tinh tế, phóng khoáng
mà cũng cẩn trọng đến từng chi tiết, những trang viết của Dạ Ngân thực sự đã tạo
được một chỗ đứng vững chắc giữa dòng chảy ồ ạt của văn chương hiện nay.
“Gia đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong văn nghiệp của Dạ Ngân
và được xem là tác phẩm thành công nhất của bà. Với độ dày 295 trang, tiểu thuyết
xoay quanh cuộc đời, số phận của nữ nhà văn Mỹ Tiệp - một người con gái miền
Tây viết văn, đầy cá tính, có nhan sắc và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu, ước
mơ có được niềm hạnh phúc chân chính, một tình yêu vượt lên những toan tính thực
dụng tầm thường. Tiêu biểu cho những số phận bi kịch nhưng cũng hạnh phúc bởi
niềm chiến thắng trong cuộc đấu tranh tư tưởng cũng như những rào cản khắc
nghiệt của dòng tộc, của xã hội dù đó là sự đánh đổi của chịu đựng, mất mát, hy
sinh của nhân vật chính Mỹ Tiệp. Cuốn tiểu thuyết lần theo cuộc đời của Lê Thị Mỹ
Tiệp, người đàn bà từng có một thời con gái là nữ du kích góp phần vào cuộc chiến
tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và một xã hội lí tưởng, đến tuổi trưởng thành,
lại đấu tranh cho giải phóng con người và tình yêu cá nhân. Hành trình của cái “gia
đình bé mọn” của Tiệp trùng hợp với hành trình của đất nước, từ đầu cuộc giải
phóng và tái thống nhất đất nước đến sự vỡ mộng và suy thoái do những chính sách
hậu chiến có tác dụng khuyến khích tham nhũng, sự làm ăn kém hiệu quả, nghèo
đói, lạc hậu thời bao cấp từ chuyện ăn, chuyện ở, sinh hoạt thường nhật, tiếp tục
lòng hận thù giữa kẻ thua người thắng và cuối cùng là đến tận thời đổi mới, thời kì
được cho là đất nước đang hướng tới sửa chữa nhiều sai lầm trong quá khứ -khi
thành công khi không nhưng luôn luôn phải đối mặt với những phức tạp mới -bi
kịch gia đình, diễn biến nội tâm của nhân vật trước lối sống thực dụng, trì trệ, tư
tưởng lạc hậu, cổ hủ của những con người trong bối cảnh thời bình.
Tiệp đã không thỏa mãn với Tuyên và cô ấy đi tìm một tình yêu lý tưởng,
xúc động và đầy cảm hứng hơn, tự buộc vào những chuyện rắc rối tệ hại, thậm chí
lâm vào những thách thức còn tồi tệ hơn nhiều khi muốn làm lành với chồng, và
cuối cùng thì mười mấy năm lịch sử truyền kỳ, khi Tiệp và Đính, ông chồng nhà
văn xứ Bắc mà nàng đã yêu, người có hoàn cảnh li hôn phức tạp,nào con cái, công
việc và cảnh tái hôn, cái vũ trụ nhỏ gọi là gia đình bé mọn, thực ra đó chính là ánh
33
xạ của chính cuộc đấu tranh của chính đất nước. Trong khi phải đối mặt với một
Việt Nam sau cảnh hoang tàn chiến tranh nặng nề, cảm nhận thất vọng của Tiệp khi
thấy những chiến sĩ từng đánh giặc rất hiệu quả, thì lại kém cỏi tạo dựng một xã hội
mà con người có thể sống được, cảm nhận ấy lan tỏa khắp nơi và bi đát. Gia đình bé
mọn tràn ngập mô tả sinh động những pha nhỏ nhặt chuyện tham nhũng, đạo đức
giả và ăn trên ngồi trốc, sự nghèo đói tột cùng và cảnh xếp hàng vô tận để có chút
hàng hóa và thực phẩm sau chiến tranh. Trong tiểu thuyết, tác giả đặc biệt giới thiệu
hoàn cảnh gia đình nội ngoại của nhân vật chính - nữ nhà văn Tiệp, những người
miền Nam bắt ngồn từ vùng châu thổ sông Mekong đều có truyền thống nho giáo và
cách mạng. Sau khi cha nàng chết trong lao tù của chính quyền Nam Việt Nam
trong chiến tranh, nàng và tất cả anh chị em bắt mối với những người được gọi là
Việt Cộng, những du kích của Mặt trận giải phóng miền Nam đang chiến đấu chống
lại chính phủ và người Mỹ, cuộc chiến chính nàng cũng tham gia vào năm 16 tuổi.
Khi gặp Tuyên lần đầu tiên, người đàn ông sau này thành chồng nàng, anh ta
cũng là một chiến sĩ mặt trận, thì mối quan hệ của họ càng khăng khít hơn và thực
ra - như sau này nàng kể lại - phải chăng cũng vì chiến tranh mỗi ngày một ác liệt
mà sự kiện mất trinh, trở thành một người đàn bà của cô diễn ra chóng vánh và vội
vã. Nhân vật Mỹ Tiệp đã láy đi láy lại sự kiện mất trinh tiết và những chuyển biến
của thân thể từ thiếu nữ trở thành người đàn bà:
“ Nàng rụt sâu xuống hơn trong cái công sự với người thanh niên có thể chết
cùng với mình bởi một quả pháo chụp pháo đào hay pháo trộn gì đó. Dàn đồng ca
của súng đạn, đô la và giàu có dường như bất tận, không mệt mỏi, như chúng muốn
băm vằm cái ngã ba và cái cây trâm bầu trên đầu họ ra. Tai Tiệp ù đặc, mắt nàng
long lanh cảm thán vì Tuyên đã nắm được tóc nàng xuống cái công sự như cái lỗ
huyệt nầy. Nàng cười sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc, bỗng nàng nín bặt vì nghe
thấy có hai bà tay đang áp vào, hang nút áo bung ra tự bao giờ, hai trái ngực nàng
đang săn lên run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục, lạ
quá, cảm giác được mơn trớn mà cũng được dày vò nâng lên hạ xuống trong mặt
nước có màu âm phủ, lạ quá. Hình như anh ta có hào hển rằng đã có ý với nàng từ
lâu, ngay hồi mới đầu quân về cơ quan, đã chấm nàng và mơ được cưới nàng làm
34
vợ… Không gian bỗng lịm đi, tai họa đã qua thật, nàng tót lên miệng công sự chống
tay lên mép đất ngồi thở. Mùi của đất đai, cây cỏ bị hủy diệt, mùi môi của người
thanh niên vừa khám phá được phân nửa nàng dưới công sự, mùi của thân xác lần
đầu nghe thấy nó cồn cào từ bên trong ra, cấp rấp, kêu gào sống sót rồi, phơi bày
rồi, tận hưởng đi buông xuôi đi. Tuyên dựng nàng đứng lên: “Giờ phải đi coi chiếc
xuồng rồi kiếm chỗ, tụi nó cho pháo dọn bãi, thế nào hồi nữa cũng đổ quân nhảy
giò!” Thế là có ân tình, có kỉ niệm sống chết và có cả chữ tín trong sự trao gửi tiết
trinh” [8, tr.102].
Tiệp ý thức được thân phận con người dưới sức ép của chiến tranh trở nên
mỏng manh, nhỏ bé như sợi chỉ mỏng. Hậu quả mà nó để lại là sự góa bụa của
những người đàn bà phải gồng mình lên để gánh chịu những nối đau bất hạnh như
là mẹ, là cô, là chị, là em trong gia đình của Tiệp. Để rồi cuộc hôn nhân do chiến
tranh xô đẩy ấy, cuộc hôn nhân không hạnh phúc, không thỏa mãn với nỗi khát
vọng, tư tưởng lớn của một nữ nhà văn yêu tự do, luôn muốn khẳng định cái tôi cá
nhân mạnh mẽ của mình trước công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Vì vậy mà
Tiệp đã phải mất bao nhiêu thời gian và nghị lực để rũ bỏ nó - cũng do chiến tranh
môi giới, Tuyên đã chiếm đoạt nàng trong cái cảnh hỗn mang mù mịt và con người
thì như mụ đi bởi trận càn của giặc. Dạ Ngân là một trong số ít nhà văn hiện đại
Việt Nam phơi bày một cách trực tiếp sợi chỉ mong manh giữa cái chết và tình dục
phát lộ trong thời chiến và cũng có ý ám chỉ sự mù lòa đầy quyến rũ của bản thân
chiến tranh. Người tìn đậm đà, đầy dũng cảm chiến trận trở thành tay quan liêu tự
mãn, cuồng tín và một người cha, người chồng bàng quan trong những năm hòa bình
sau chiến thắng, “mẫn cán, cần cù và hoàn toàn đáng thương hại”.
Chủ nghĩa lý tưởng nồng nhiệt xả thân cho đại nghĩa và sự gần kè cái chết đã
từng làm họ yêu nhau, làm tình với nhau lần đầu trong nỗi kích động mạnh mẽ đã
không sống sót nổi trước áp lực của cuộc sốngtrong hòa bình và Dạ Ngân dùng
cuộc sống tình dục của Tiệp như là của đánh cược cho nỗi thất vọng đó:
“Sau đó, cái ngày có giặc đổ quân lò cò bằng trực thăng đó, những cái
hôn đầu ma lực không sao ngờ nổi và thân xác cũng lần đầu tham dự, sau đó
thì lúc nào Tuyên cũng dư thừa điều kiện vì hai người chung một mái nhà chòi
35
cứ, chung một chiếc xuồng, chung chết chóc, chung từng ngày sống và cái
chính là chung sự đòi hỏi trai gái khi cái chết được tính bằng ngày và bằng
giờ. Đời sống tình dục bí ẩn bỗng trở nên nhàm chán sau khi có Vĩnh Chuyên,
nỗi thất vọng về tính cách và tâm hồn, và cả trữ lượng nhân tính ít ỏi của
chồng khiến nàng mặc cho Tuyên cư xử một cách đại khái với mình, thậm chí
nàng luôn luôn bằng lòng để Tuyên chỉ cởi bỏ mảnh dưới của mình, thói quen y
nguyên của thời chiến, lúc cả hai còn sợ chết trần chết truồng, Tuyên không có
nhu cầu ngắm vuốt nàng, không cảm thấy vướng víu khi giữa da thịt hai người
là chiếc áo của nàng, mãi mãi như thế, nàng chưa bao giờ là Eva trước mặt
chồng, mãi mãi một cảm giác chán chường, rất nhanh nhưng rất chán khi chính
nàng cũng đê mê cao trào, như cảm xúc bị dốc ngược ra để ai đó thu hồi lại
ngay cái nàng vừa có, nàng hiều ra nhiều lần đó là cảm giác do không có tình
yêu với Tuyên, Trái tim chưa được yêu của mình đã phá hỏng ngay cảm giác
vật chất của nhục thể” [8, tr.155].
Chính nỗi thất vọng từ hiện thực đời thường khiến những chuỗi ngày sống
bên Tuyên trở thành bi kịch, nó đeo đẳng thể xác và tâm hồn của Tiệp, nó trở thành
nỗi đau tinh thần, nỗi đau của con người sống trong gia đình hạt nhân vẫn tưởng là
hạnh phúc mỹ mãn trong cái nhìn của dòng tộc và của xã hội lúc bấy giờ.
Tiểu thuyết Tường thành là câu chuyện xoay quanh mặt trái của xã hội. Dựa
trên những hiện tượng có thực của đời sông người Hà Nội những năm đầu thế kỉ
XXI. Tường thành là một tác phẩm giàu nhân bản, là tiếng nói nghiệm sinh về số
phận con người, về những giá trị của họ, mà ở một khía cạnh nào đó, nó sẽ cứu rỗi
và bình ổn tâm thế họ. Tường thành tưởng như nhằm đi sâu vào bộ ba nhà báo: Kỳ
- Dương - Phương Nam. Gạt bỏ những yếu tố ngoại biên, đi thẳng vào vấn đề trung
tâm, chúng ta thấy, toàn bộ cuốn tiểu thuyết là văn bản nghiệm sinh về con người, ý
nghĩa câu chuyện là chống kì thị, chống lý tính và mong muốn tìm kiếm cảm xúc
ngã vị nơi con người của nhà văn. Phương Nam là một con người sắc sảo đi vào
nghề báo với mục đích chống lại những gai góc của cuộc đời, đi vào khám phá
những tệ nạn xã hội, đặc biệt là thế giới tối đen của các ông tổng. Cô là trung tâm
của mọi sự chú ý, là người có ảnh hưởng lớn trong làng báo. Cuối cùng chọn việc
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY
Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424nataliej4
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfNuioKila
 

What's hot (20)

Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đQuan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đLuận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
Luận án: Cái tôi trữ tình trong thơ Việt Nam từ 1965 đến 1975, 9đ
 
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt NamLuận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
Luận án: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt NamLuận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
Luận văn: Vấn đề bản chất và đặc trưng của văn học Việt Nam
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
Thơ nữ việt nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân 7774424
 
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAYYếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết về chiến tranh sau 1975, HAY
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdfKHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
KHÓA LUẬN ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO 5652858.pdf
 
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAYLuận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 

Similar to Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY

ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfNuioKila
 
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...OnTimeVitThu
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864nataliej4
 
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...Luận Văn 1800
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY (20)

ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tiểu Thuyết Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Giai Đoạn Từ 1986 Đế...
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu của Trương Hiền L...
 
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAYLuận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
Luận văn: Nghệ thuật châm biếm trong tiểu thuyết Một tỷ sáu, HAY
 
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình GiangThế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
Thế giới nghệ thuật trong trong tiểu thuyết Bùi Anh Tấn và Vũ Đình Giang
 
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAYLuận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
 
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nayXung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...
LUẬN VĂN: VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ THEO ĐẠO HỒI TRONG XÃ HỘI (QUA KHẢO CỨU KI...
 
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
Thơ nữ việt nam thế hệ 197x, 198x (diện mạo và đặc điểm) 2907864
 
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
ĐỀ TÀI : TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI NHÌN TỪ ĐẶC TRƢNG PHẢN ÁNH NGHỆ...
 
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
Tiểu thuyết Việt Nam thời kì Đổi mới đặc trưng phản ánh nghệ thuật - Gửi miễn...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tếHệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
Hệ phương trình tuyến tính và các ứng dụng trong kinh tế
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 

Luận văn: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam, HAY

  • 1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN ÍCH CỎ MAY DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 2. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN ÍCH CỎ MAY DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986 LUẬN VĂN THẠC SĨNGỮ VĂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60220120 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS.TRẦN THỊ SÂM Thừa Thiên Huế, năm 2016
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Học viên thực hiện Nguyễn Ích Cỏ May
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Huế, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy giáo,cô giáo trong nhà trường đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Sâm - người trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình triển khai và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn. Thừa Thiên Huế, năm 2016 Học viên thực hiện Nguyễn Ích Cỏ May
  • 5. 1 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ...............................................................................................................i Lời cam đoan...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC...................................................................................................................1 A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................9 5. Đóng góp của luận văn ......................................................................................10 6. Cấu trúc luận văn...............................................................................................10 B. NỘI DUNG..........................................................................................................11 CHƢƠNG 1: CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ VẤN ĐỀDIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG.................................................................................................................11 1.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết nữ quyền ................................................11 1.1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền ..........................................................11 1.1.2. Những phạm trù nghiên cứu nữ quyền luận trong văn học......................13 1.2. Diễn ngôn chấn thương - một phương diện cơ bản của thuyết nữ quyền...........14 1.2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học ....................................14 1.2.2. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới........................17 1.3. Ảnh hưởng của nữ quyền luận đối với văn học nữ Việt Nam đương đại.............17 1.3.1. Những quan điểm mới về người phụ nữ sau 1986...................................18 1.3.2. Ảnh hưởng của nữ quyền Anh - Mỹ đối với tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại............................................................................................................20 CHƢƠNG 2:CÁC PHẠM TRÙ DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986.........................................22 2.1. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu và tình dục..............................22 2.1.1. Diễn ngôn chấn thương và nếm trải giới tính...........................................22 2.1.2. Diễn ngôn chấn thương về trinh tiết và phẩm tiết....................................27
  • 6. 2 2.2. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù hôn nhân...............................................37 2.2.1. Diễn ngôn chấn thương do thất vọng trong hôn nhân..............................37 2.2.2. Diễn ngôn chấn thương và những đối thoại nữ giới.................................46 2.3. Diễn ngôn chấn thương và tinh thần nữ quyền...............................................47 2.3.1. Diễn ngôn chấn thương và kiếm tìm bản ngã nữ quyền ..........................47 2.3.2. Diễn ngôn chấn thương - sự khẳng định vị trí nữ giới.............................49 CHƢƠNG 3:DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986 NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆNTRẦN THUẬT VÀ GIỌNG ĐIỆU.........................................................................................................................52 3.1. Diễn ngôn chấn thương nhìn từ phương diện trần thuật.................................52 3.1.1. Diễn ngôn chấn thương và tính chất tự thuật ...........................................52 3.1.2. Diễn ngôn chấn thương - sự đa dạng hóa ngôn ngữ.................................54 3.2. Diễn ngôn chấn thương - điểm nhìn nữ..........................................................59 3.2.1. Sự phức hóa điểm nhìn về phạm trù tình yêu và tình dục........................59 3.2.2. Sự phức hóa điểm nhìn về phạm trù hôn nhân - gia đình ........................62 3.3. Diễn ngôn chấn thương và sự phức hóa các giọng điệu.................................63 3.3.1. Giọng điệu triết lí trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại...................63 3.3.2. Giọng điệu hoài niệm, xót xa trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại........67 C. KẾT LUẬN .........................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................72 PHỤ LỤC
  • 7. 3 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Diễn ngôn chấn thương là một phương diện quan trọng của trần thuật học, bởilà một phương thức nghệ thuật đặc trưng của tác phẩm tự sự. Trong đó, trần thuật trong tiểu thuyết là một phương diện thi pháp đặc trưng của thể loại.Đặc biệt, cần phải ghi nhận vai trò của diễn ngôn chấn thương, nó đã góp phần tạo nên diện mạo và xu hướng nghiên cứu của trần thuật học. Mặt khác diễn ngôn chấn thương cũng là một phương diện rất quan trọng thể hiện của nữ quyền. Bởi trong đó thế giới nội tâm của con người được lột tả, đặc biệt là nữ giới. Trong văn học Việt Nam cũng như thế giới hình tượng người phụ nữ vốn xuất hiện từ lâu nhưng được nhìn nhận dưới con mắt của nam giới. Đặc biệt, từ nửa sau những năm 80 sự đổi mới tư duy cùng với sự xuất hiện của cái tôi cá nhân thế giới tiểu thuyết không hề “đóng băng” mà vẫn khẳng định vị thế của mình. Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam vì vậy đã tạo nên tiền đề cơ bản để nhà văn đi sâu vào khai thác những khía cạnh về giới. Trên cơ sở đó, văn học nữ quyền đã thực sự tạo ra dấu ấn của riêng mình từ hình thức đến nội dung. Quan sát văn học sau đổi mới, chúng ta nhận thấy một loạt cây bút nữ xuất hiện không ngừng sáng tạo và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, theo sát những thay đổi của đời sống xã hội và con người đương đại. Ngay từ nhan đề của những tác phẩm như: Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân),Xuân Từ Chiều (Y Ban), T mất tích (Thuận)… Độc giả đã cảm nhận được phần nào nỗi đau cũng như khát vọng của người phụ nữ. Thông qua tuyến nhân vật nữ các nhà văn đã thẳng thắn nói lên tiếng nói bình quyền với một khát vọng tự cởi trói, chứng tỏ mình không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”. Thế nhưng, vẫn có một số người chưa quan tâm đúng mức, thậm chí không quan tâm. Với tâm thế cũng như ý nghĩa thực tiễn như trên, chúng tôi đã chọn vấn đề “Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986” làm đề tài luận văn thạc sĩ văn học, chuyên nghành lý luận văn học.
  • 8. 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong khi tiến hành đề tài“Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986” chúng tôi đã tiếp cận được những nguồn tư liệu vừa phong phú về hình thức, vừa đa dạng về nội dung, vừa đa chiều về quan điểm của giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Để thuận tiện cho việc nhận xét, chúng tôi trình bày theo hai nguồn tư liệu trong nước và ngoài nước. 2.1. Nguồn tư liệu nước ngoài Bước vào những thập niên đầu của thế kỉ XX, thế giới đã chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa nữ quyền. Có thể khẳng định, việc nghiên cứu nữ quyền được các học giả nước ngoài tiếp cận một cách nhanh chóng, đa chiều và có tính hệ thống. Từ những năm 1970, ở những nước phương Tây như Anh, Mỹ, Pháp… phong trào nữ quyền đã hình thành một hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh. Đầu tiên là khuynh hướng nữ quyền luận Anh -Mỹ. Được manh nha từ cuối thế kỷ XIX, nữ quyền luận Anh – Mỹ dấy lên thành trào lưu gây ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của phụ nữ, đòi hỏi mở ra một không gian xã hội rộng lớn hơn để người phụ nữ được can dự. Những định kiến xã hội về phụ nữ vốn thống trị nhận thức xã hội dần dần được thay đổi. Những vấn đề quan trọng của phụ nữ dần được quan tâm và chú trọng. Trước hết, trong quá trình tiếp xúc với các nguồn tư liệu nước ngoài phải kể đến công trình Căn phòng riêng (1929) của Virginia Woolf, là tập hợp từ hai bài giảng của Virginia Woolf tại hai trường Newham College và Girton College. Công trình này không chỉ mô tả tình thế chấp nhận nhiều sự bất bình đẳng xã hội, cũng không đơn thuần phê bình, đánh giá lại vị trí của các tiểu thuyết gia nữ mà nó đặt ra một câu hỏi: Liệu các nhà văn nữ có thể sáng tác nên những tác phẩm tầm vóc như của Shakespeare không? Đó là một đề nghị thử nhìn nhận lại vai trò, vị trí và năng lực của phụ nữ trong việc sáng tạo nên những giá trị văn hoá của nhân loại. Đây được xem là công trình đầu tiên đặt nền móng cho trường phái phê bình nữ quyền.
  • 9. 5 Trong Cuốn sổ tay vàng (The Golden Notebook, 1962), Doris Lessing tập trung nghiên cứu đào sâu vào thế giới suy tư, xúc cảm của phụ nữ với sự chân thực, mạnh bạo, tường tận ở nhiều khía cạnh như tình dục, làm mẹ, công việc hay cả những góc nhìn về nam giới. Công trình này được đánh giá là ngọn cờ quan niệm của thế kỷ 20 về mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong khi đó công trình Bí ẩn nữ tính lần đầu tiên ra đời vào năm 1963 đã tiếp thêm năng lượng cho sự trỗi dậy của phong trào nữ quyền bằng mô tả “vấn đề không tên”: những niềm tin và thể chế âm ỉ, những thứ đã hủy hoại niềm tin về khả năng tri thức của phụ nữ và giữ họ ở nhà. Viết vào thời mà phụ nữ trung bình kết hôn lần đầu ở tuổi thiếu niên và 60% nữ sinh đại học bỏ học để kết hôn - hoặc để ngăn mình khỏi trở nên ế ẩm - Betty Frieden đã bắt được những bực bội khát khao bị ngăn trở của một thế hệ và cho phụ nữ thấy họ có thể giành lại đời mình như thế nào. Năm 1979, cuốn Sổ tay các khuynh hướng tiếp cận văn học (A Handbook of Critical Approaches to Literature) của các tác giả Wilfred L.Guerin, Earle Labor, Morgan do nhà xuất bản Oxford ấn hành được coi là công trình nghiên cứu có giá trị văn học cao. Công trình đã trình bày cụ thể và chi tiết về khuynh hướng phê bình nữ quyền trên các khía cạnh: khái niệm phê bình nữ quyền, các khuynh hướng trọng yếu của phê bình nữ quyền, mối quan hệ giữa phê bình nữ quyền và những nghiên cứu về giới, những vấn đề đáng chú ý và các giới hạn của nữ quyền. Năm 1985, trong công trình Lý thuyết phê bình nữ quyền mới, Elaine Showalter đã tập hợp toàn bộ các bài tiểu luận và các bài nghiên cứu theo hướng phê bình nữ quyền qua ba phần cụ thể.Đặc biệt, cuốn sách này đã liệt kê hơn 300 công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực phê bình nữ quyền trên thế giới. Năm 1986, Robert Con Davis (Mỹ) đã tuyển chọn Những bài nghiên cứu quan trọng về các trường phái phê bình văn học hiện đại. Trong cuốn này, những bài viết có nội dung nữ quyền được đưa vào phần biện chứng giới. Từ điển thuật ngữ phê bình và thuật ngữ văn học xuất bản năm 1990, tái bản lần thứ hai có chỉnh sửa, bổ sung vào năm 2003, đã trình bày khá kĩ lưỡng về khái niệm và các đặc trưng cơ bản của lí thuyết nữ quyền, so sánh phê bình nữ quyền với phê bình giới.
  • 10. 6 Ở Anh - Mỹ khuynh hướng nữ quyền đã bám rễ chắc chắn. Ở Pháp, theo phân chia của tác giả Trần Huyền Sâm, có thể khái lược thành ba làn sóng:“Lànsóng nữ quyền thứ nhất: khoảng từ thế kỷXVIII đến nửa đầu thế kỷ XX,mặc dầu đã manh nha từ trước. Giai đoạn này hướng đến mục đích đòi quyền bình đẳng giới trên các phương diện: chính trị, xã hội, hôn nhân gia đình. Cuộc cách mạng Pháp là cơ hội để phụ nữ tỏ rõ vị trí của mình trong xã hội nói chung và trong giai cấp nói riêng. Làn sóng nữ quyền thứ hai:khoảng từ giữa thế kỷ XX nhưng sôi nổi nhất là thập niên 60,70. Có thể kể đến những gương mặt tiêu biểu như Francoise sagan, Gisèle Halimi, Antoinette Fouque, Catherine Deneuve, đặc biệt làSimone de Beauvoir. Với giới thứ hai (Le Deuxième sexe), Simone de Beauvoir đã làm bùng cháy phong trào đấu tranh nữ quyền, tạo một làn sóng vĩ mô trên toàn nhân loại. Phong trào này đã tác động căn bản đến sự thay đổi cấu trúc xã hội theo hướng bình đẳng giới. Làn sóng nữ quyền thứ ba (khoảng thập niên 1980 đến nay). Phong trào nữ quyền đã mở rộng ở tầm vĩ mô, nội dung đấu tranh không chỉ dừng lại ở các phương diện như chống lạm dụng và xâm hại tình dục, bạo lực gia đình, còn hướng đến vấn đề: Chống phân biệt chủng tộc, phân biệt đồng giới. Đặc biệt giai đoạn này hình thành khuynh hướng phê bình nữ quyền - một hiện tượng hấp thu rộng rãi lý thuyết hậu hiện đại. Mục đích của phê bình nữ quyền là giải cấu trúc những quan điểm cực đoan của nhà triết học phân tâm, đặc biệt là chủ nghĩa tôn sùng dương vật” [45, tr.19]. Nếu ở các nước phương Tây, khuynh hướng nữ quyền đã sớm diễn ra sôi nổi ngay từ nửa cuối thế kỉ trước thì ở Việt Nam cho tới thời điểm này, đây là một hướng đi chưa thực sự được chú ý. Các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một số nội dung liên quan đến sáng tác của những cây bút nữ chứ chưa tiếp cận tác phẩm dưới góc nhìn nữ quyền luận. Tuy nhiên trong khi nhận định về những sáng tác của những cây bút nữ, các nhà nghiên cứu cũng đã chạm đến một số vấn đề có liên quan đến nữ quyền luận. Trong quá trình tiếp xúc các công trình nghiên cứu nước ngoài như được trình bày ở trên, phản ánh hay nhận định những vấn đề mà chúng tôi quan tâm. Ưu
  • 11. 7 điểm của nguồn tư liệu này là phong phú và đa dạng. Mặc dù nguồn tài liệu của các tác giả nước ngoài đã chuyển dịch sang tài liệu tiếng Việt nhưng cũng không tránh khỏi việc người đọc phụ thuộc vào bản dịch. 2.2. Nguồn tư liệu trong nước Nghiên cứu nữ quyền ở trong nước cũng nhanh chóng phát triển. Sự quan tâm của giới nghiên cứu trongnước đối với nữ quyền thể hiện qua số lượng công trình cũng như sự đa dạng về góc độ tiếp cận. Người viết đã tiếp cận được những nguồn tư liệu vừa phong phú về hình thức, vừa đa dạng về nội dung, vừa đa chiều trong quan điểm nghiên cứu. Hoàng Bá Thịnh dưới góc nhìn xã hội học về giới. Ông đã tổng hợp mang tính khái quát về giới, lý thuyết phát triển và vai trò của phụ nữ trong phát triển, đặc biệt là sơ lược về phong trào nữ quyền và lý thuyết nữ quyền. Từ việc phân tích, tổng hợp các vấn đề cơ bản về giới, nhà nghiên cứu đã đặt ra những yêu cầu cần giải phóng như: bất bình đẳng, bình đẳng giới và công bằnggiới, giữ gìn bản sắc giới, đặt giới trong các mối quan hệ với giáo dục, lao động, quản lý hay sức khỏe, gia đình. Năm 2006, trong bài viết tham dự hội thảo quốc tế về văn học tại viện văn học có nhan đề Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt nam đương đại, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp đã giới thiệu khái quát về vấn đề phái tính trong văn học Việt Nam. Tác giả đã chỉ ra những khoảng trống trong phê bình nữ quyền ở Việt Nam hiện nay. Năm 2008, luận văn thạc sĩ của Hồ Khánh Vân trường Đại học khoa học Xã hội Nhân văn TP. Hồ Chí Minh với đề tài Từ lý thuyết phê bình nữ quyền nghiên cứu một số tác phẩm văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam từ năm 1990 đến nay là một công trình khoa học nghiêm túc, có giá trị. Tuy nhiên, tác giả chủ yếu sử dụng lí thuyết phê bình nữ quyền để nghiên cứu tác phẩm truyện ngắn, kí ít đề cập đến tiểu thuyết, đặc biệt là tiểu thuyết thế kỉ XXI. Công trìnhPhụ nữ và giới(2010) của Bùi Thị Tỉnh đã khái quát những vấn đề về giới và vấn đề nữ quyền. Công trình này thể hiện những quan điểm về giới và con đường giải phóng phụ nữ trên lập trường triết học hiện sinh của Simone de Beauvoir.
  • 12. 8 Liên quan chặt chẽ đến các vấn đề nữ quyền là các bài viết nghiên cứu về các trào lưu nữ quyền, các xu hướng văn học nữ quyền, về sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau như đặc điểm sinh sản, quan niệm trinh tiết, tính dục, tư duy… Các vấn đề này được đề cập trong các công trình nghiên cứu của giới học giả trong nước, chẳng hạn như Trần Huyền Sâm “Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới”(tạp chí Hồn Việt), Lý Lan “Phê bình văn học nữ quyền”(tạpchí Tiasáng). Những công trình trên với cách tiếp cận đa diện đã tái hiện khá đầy đủ vấn đề nữ quyền. Công trình Nữ quyền luận ở Phápvà tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại (2016)của Trần Huyền Sâm. Trong công trình này tác giả đã giới thiệu một số chân dung tiêu tiểu của khuynh hướng phê bình nữ quyền ở Pháp. Đồng thời, tác giả đã giải quyết vấn đề nữ tính và nhân quyền. Đặc biệt, tác giả đã dành hơn phân nửa cuốn sách để khảo sát, bàn bạc đến hàng loạt vấn đề trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại. Văn học nữ quyền Việt Nam phát triển khá khiêm tốn so với trường quốc tế. Tuy nhiên nhìn trong mối tương quan văn hóa, các nhà văn đào sâu sáng tác bằng cách lộ diện những điều thầm kín như: “ẩn ức tính dục nữ, phạm trù trinh tiết, nỗi đau chối bỏ thân thể trong việc nạo thai” đã có thể tinh thần nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại đã có những bước tiến dài. Đây là cơ sở lý thuyết quan trọng để chúng tôi thực hiện đề tài. Ở trong nước, số lượng công trình nghiên cứu về nữ quyền không ngừng tăng lên, ngày càng phong phú về nội dung và đa dạng về cách tiếp cận. Điểm qua một số công trình nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng, lí thuyết nữ quyền đã được giới thiệu và vận dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam. Điều dễ dàng nhận thấy về giá trị của nguồn tư liệu này là được xử lý, nguồn gốc rõ ràng, có tính chính xác cao, trong đó có những nguồn tư liệu gốc rất có giá trị. Tuy nhiên trong giới hạn khảo sát, với chừng ấy công trình cũng như giới hạn và điểm dừng của nó, chúng ta có thể khẳng định rằng cho tới thời điểm này, số lượng các công trình tiếp cận dưới góc nhìn nữ quyền luận còn rất hạn chế. Đây chính là hướng mở cho những đề tài nghiên cứu mới có nhiều triển vọng, hứa hẹn mang đến những phát hiện mới mẻ. Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc, các công trình trong và ngoài nước là
  • 13. 9 nguồntư liệu hết sức quý giá đối vớichúng tôi, đặt cơ sở cho việc nghiên cứu về diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt nam sau 1986. Qua khảo sát chủ quan của chúng tôi, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu cụ thể về diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986”. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu các tác phẩm của Nguyễn Quỳnh Trang, Đoàn Lê, Võ Thị Xuân Hà, Bích Ngân, Y Ban, Thùy Dương,Thuận, Lê Minh Hà, Lý Lan, Dạ Ngân, Trần Thu Trang, Phong Điệp. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ liên hệ một số tác phẩm nước ngoài để đối chiếu, so sánh tính tương đồng và dị biệt về vấn đề diễn ngôn chấn thương của nữ giới. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi vận dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: 4.1.Phương pháp cấu trúc - hệ thống Chúng tôi tiếp cận văn bản từ yếu tố đến hệ thống. Bằng thao tác phân tích, hệ thống hóa những quan điểm về diễn ngôn chấn thương và nữ quyền, chúng tôi đi đến làm rõ phạm trù diễn ngôn chấn thương trong các tác phẩm văn học nữ Việt Nam sau 1986. 4.2.Phương pháp tiểu sử Vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm làm rõ vấn đề khi tìm hiểu khuynh hướng tự truyện như một nét đặc trưng của lối viết nữ trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986. 4.3.Phương pháp liên nghành Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phương pháp liên ngành làm cơ sở cho đề tài luận văn. Chúng tôi có sử dụng những kiến thức lịch sử, triết học,
  • 14. 10 phân tâm học, xã hội học để giải mã tác phẩm. Phương pháp liên ngành sẽ giúp chúng tôi giải mã bản chất tư tưởng thẩm mĩ của tác phẩm, tiến tới việc phân tích những sáng tác của các nhà văn nữ sau 1986. 5.Đóng góp của luận văn Từ việc kế thừa những kết quả của các công trình trong và ngoài nước, qua phân tích luận giải vấn đề một cách độc lập, luận văn dự kiếnsẽ có những đóng góp sau đây: - Hệ thống một cách cơ bản diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ. - Góp phần bình đẳng giới từ góc nhìn văn học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm những chương sau: CHƢƠNG 1.Chủ nghĩa nữ quyền và vấn đề diễn ngôn chấn thương. CHƢƠNG 2.Các phạm trùdiễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ sau 1986. CHƢƠNG 3.Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam sau 1986 nhìn từ phương diện trần thuật và giọng điệu.
  • 15. 11 B.NỘI DUNG CHƢƠNG 1 CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ VẤN ĐỀ DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG 1.1. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết nữ quyền 1.1.1. Giới thuyết về chủ nghĩa nữ quyền Phong trào của nữ quyền đã chứng minh về quyền của phụ nữ. Giai đoạn này phản đối xác lập nữ tính của tác giả nam. Bởi vì, nữ giới thường sống ngoài lề cuộc sống nam giới, họ không nắm bắt thế giới này dưới gương mặt phổ quát của nó, mà là thông qua một cách nhìn đặc biệt. Đối với họ thế giới ấy là cội nguồn cảm giác và cảm xúc. Nhưng muốn không để mình chìm đắm trong hư vô một cuộc sống nội tâm, muốn tự khẳng định mình, muốn tạo nên một thế giới khác thì họ cần phải tự bộc lộ. Nhà văn nữ lúc này được coi là người có lý trí đạo đức nhân hậu phản đề của thói ủy mị giả tạo.Bản chất về giới tính được kiến tạo như một lợi thế: viết và nghĩ không thể vượt khỏi thân xác và không thể loại phụ nữ ra khỏi vị trí xã hội. Ngày nay tác giả nữ có những khái niệm gợi mở về cách suy nghĩ lùi thông qua người mẹ về ý kiến của đàn bà. Chủ nghĩa nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, một mặt, như một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội Tây phương lúc bấy giờ; mặt khác, như một bước phát triển mới, phê phán gay gắt nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội cũng như của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng nghĩa với nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn như một “cái khác”, lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự định nghĩa được chính mình. Bên cạnh đó những đặc tính về nữ giới như: tuổi dậy thì, tình yêu, tình dục cuối cùng tiến đến giải phóng phụ nữ. Những điều này đã trói buộc phụ nữ vào hình mẫu lý tưởng bất khả thi bằng cách chối bỏ cá nhân và vị thế của mọi loại phụ nữ.
  • 16. 12 Đồng thời nó khiến cho phụ nữ mang gánh nặng của trách nhiệm và sự tồn tại. Xét về mặt sinh học và lịch sử phụ nữ có những thiên chức mà nam giới không hề có như mang thai, nuôi con, có kinh nguyệt góp phần tạo nên vị thế khác biệt rõ rệt của người phụ nữ. Tuy nhiên sự giới hạn tầm ảnh hưởng của phụ nữ là cực kì quan trọng; cơ chế của người phụ nữ là một trong những yếu tố tạo nên vị thế của người phụ nữ trong thế giới này. Những yếu tố đó không đủ để trả lời câu hỏi tại sao phụ nữ là giới thứ hai. Phụ nữ có khả năng lựa chọn như nam giới và có khả năng lựa chọn nâng cao vị thế của mình lên. Phụ nữ cần giải phóng mình và phục hồi hướng đi tự do, tự hào về bản thân mình, trong suy nghĩ, trong sáng tạo, trong hành động giống như nam giới. Đồng thời phải đặt ra những đòi hỏi xã hội trong mục tiêu hướng đến bình đẳng nam nữ, giải phóng nam nữ. Với những luồng tư tưởng mới khuấy động ý thức vươn lên của người phụ nữ. Thập niên 1980 đến 1990 đây là giai đoạn quan trọng hình thành và phát triển những vấn đề chủ yếu của chủ nghĩa nữ quyền. Dựa vào sự hình thành và phát triển có thể hình dung diện mạo của văn học nữ quyền theo tuyến thời gian. Những tác giả khác tìm kiếm định nghĩa văn học nữ quyền từ những cách tiếp cận khác nhau.Mary Eagleton trong quyển Lý thuyết văn học nữ quyền (Blackwell Publishing 1996) khảo sát mối quan hệ giữa phụ nữ và tái tạo văn chương giữa nữ giới và thể loại xác định ý nghĩa văn chương nữ, nhận diện một truyền thống văn chương nữ. Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều giác độ khác nhau, với những phương pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số niềm tin chung. Đó là tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc, bao gồm cả bản sắc của nữ giới -thường được gọi là nữ tính -không phải là những gì tất định và bất biến. Cơ chế tiêu biểu nhất trong việc đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số nhà nữ quyền, còn được gọi là nền văn hoá duy dương vật. Văn chương cũng là một loại vũ khí quan trọng trong công cuộc giải phóng phụ nữ. Vì vậy, phụ nữ phải dùng cây bút để đấu tranh tư tưởng, giải phóng chính mình và giải phóng cho nữ giới nói chung. Nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới. Từ đó, thiết lập nên những điển phạm
  • 17. 13 riêng và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. 1.1.2.Những phạm trù nghiên cứu nữ quyền luận trong văn học Văn học được xem là tiếng nói của tâm hồn, nếu có con đường đi tới tâm hồn ngắn nhất thì đó là văn học, nhất là đối với phụ nữ họ phải chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, các nhà văn nữ tìm đến con đường văn học không chỉ để bày tỏ những tâm tư tình cảm của mình và mong nhận được sự đồng cảm, mà đối với họ văn học còn là con đường đểđi đến đấu tranh đòi bình đẳng về giới. Hiện nay, nghiên cứu văn học từ cái nhìn của phê bình nữ quyền, hay rộng hơn là từ cái nhìn về giới đang dần thu hút sự quan tâm của những người làm công tác văn học ở Việt Nam. Bước đầu, chúng ta đã có một số thành tựu cụ thể, từ những bài viết có dung lượng nhỏ đến các công trình nghiên cứu có phần công phu, dày dặn. Tuy nhiên, có một số khái niệm cơ bản nằm trong phạm vi của khuynh hướng nghiên cứu, phê bình này vẫn còn bị sử dụng lẫn lộn, theo cảm tính chứ chưa được xác lập và phân biệt một cách rạch ròi, khoa học, đặc biệt là hai khái niệm trung tâm: phái tính và giới tính. Khi người phụ nữ bắt đầu trở thành đối tượng nghiên cứu của các nghành khoa học, thì vào khoảng những năm 1970, khái niệm giới tính được đưa vào sử dụng như một thuật ngữ chỉ sự khác biệt của từng giới do quy định của văn hóa. Khái niệm phái tính dựa trên đặc điểm thuần sinh học của cơ thể con người còn khái niệm giới tính dựa trên cấu trúc văn hóa - xã hội. Những phạm trù nghiên cứu nữ quyền luận trong văn học đều xác định đối tượng trọng tâm là người phụ nữ từ chức năng sinh sản, nuôi dưỡng con cái đến xác lập vai trò và địa vị của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân. Khái niệm nữ quyền gắn liền với hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội về người phụ nữ. Thông qua sự đấu tranh, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng đặc biệt là sự bình đẳng với nam giới. Elaine Showalter phân chia thành các khái niệm văn học: văn học nữ tính, văn học nữ quyền và văn học nữ. Dựa trên ý thức về nữ giới theo tiến trình lịch sử, quan niệm lịch sử phát triển của
  • 18. 14 văn học nữ như là lịch sử phát triển của ý thức hệ, gắn chặt với sự chuyển đổi trong ý thức về vai trò, vị trí của bản thân đối với xã hội của người phụ nữ. 1.2. Diễn ngôn chấn thƣơng -một phƣơng diện cơ bản của thuyết nữ quyền 1.2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học Thời gian gần đây, khái niệm diễn ngôn được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều phương diện đặc biệt trong đó có lĩnh vực nghiên cứu văn học. Diễn ngôn là khái niệm nhiều nghĩa do các nhà cấu trúc luận A.J.Greimas và J.Courtes đưa ra trong Từ điển giải thích lý luận ngôn ngữ của hai ông. “Diễn ngôn được lý giải như một quá trình ký hiệu học, được thực hiện ở những dạng thức thực tiễn diễn ngôn khác nhau. Khi nói đến diễn ngôn thì trước tiên người ta muốn nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức hoạt động ngôn từ. Chẳng hạn J.C.Coquet gọi diễn ngôn là sự gắn kết các cấu trúc nghĩa vốn có những quy tắc tổ hợp và biến đổi riêng. Do vậy đôi khi người ta dung diễn ngôn như một khái niệm gần với phong cách, ví dụ “diễn ngôn văn học”, “diễn ngôn khoa học” của phạm vi tri thức khác nhau: triết học, tư duy khoa học tự nhiên cho đến tận biệt ngữ - phong cách cá nhân nhà văn. Ở trần thuật học người ta phân biệt giữa các cấp độ diễn ngôn trên đó hoạt động những bậc trần thuật được ghi nhận bằng văn tự trong văn bản tác phẩm: tác giả hiển thị, độc giả hiển thị, nhân vật kể chuyện,v.v.. và các cập độ giao tiếp trừu tượng, hoạt động trên đó là tác giả ẩn tàng, độc giả ẩn tàng, người trần thuật trong trần thuật phi cá nhân”[26, tr.156]. Bên cạnh đó diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không nằm gọn trong bất kì một văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa ở nhiều văn bản khác nhau. Diễn ngôn là khi tác giả làm cho chúng ta thấy được những dự định, những chủ kiến của họ. Mỗi giai đoạn lịch sử văn hóa có một quy ước diễn ngôn nhất định. Chỉ trong những quy ước và chuẩn mực mọi người đặt ra diễn ngôn mới được hình thành và vận hành. Diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng nhất định. Diễn ngôn là cấu trúc biểu nghĩa. Nó có tầng bậc của nó. Nó được tạo thành từ các các cặp đối lập cơ bản. Diễn ngôn còn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới,
  • 19. 15 về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Ngoài diễn ngôn mọi tư tưởng không tồn tại. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu tư tưởng. Không phải tư tưởng trong dạng lý thuyết thuần túy mà tư tưởng ở dạng thực tiễn. Theo bản dịch của Hải ngọc trong hai công trình của Amos Goldberg và Cathy Caruth “Chấn thương” vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Chấn thương chia làm hai dạng là chấn thương thể xác và chấn thương tinh thần. Chấn thương về mặt thể xác là thương tổn một bộ phận cơ thể do tác động khách quan bên ngoài. Chấn thương về mặt tinh thần là trạng thái đau đớn tuyệt vọng, vỡmộng của con người tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu khi gặp một cú sốc về tâm lí, để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn nổi. Chấn thương trong văn học không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần tái diễn, chúng xuất hiện như một chuỗi sự kiện đau khổ mà người ta không có khả năng kiểm soát được. Lý thuyết về chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng của thế giới. Tiêu biểu là thảm họa khủng bố và hủy diệt người Do Thái của phátxít Đức. Đây là một trong những tấm thảm kịch lớn nhất của nhân loại, là trận bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Người nghiên cứu về chấn thương là S.Freud. Ông đã phác thảo nhiều luận điểm về chấn thương và kinh nghiệm chấn thương. Ông dùng văn học để mô tả kinh nghiệm chấn thương vì cho rằng văn học chú ý đến mối quan hệ phức tạp giữa sự biết và không biết. Những trang miêu tả chấn thương có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Chấn thương không đơn thuần chỉ thể hiện mức độ dữ dội, khốc liệt của sự rung động mà còn tác động của chính bản chất khó hiểu của nó. Chấn thương kháng cự lại mọi cách hiểu đơn giản về nó. Câu chuyện về chấn thương là một câu chuyện về một thứ kinh nghiệm đến muộn, kinh nghiệm chấn thương. Đó là chứng nhân về sự tác động vô hạn của chấn thương lên cuộc đời. Chấn thương hoặc là đẩy con người đối mặt với cái chết, hoặc tồn tại trong trạng thái khổ sở ngấm ngầm, dai
  • 20. 16 dẳng và liên tục tái diễn vết thương trong phần đời còn lại. Ngôn ngữ chấn thương là cả một sự chịu đựng câm lặng liên tục tái diễn. Cho nên việc viết về câu chuyện chấn thương không chỉ có ý nghĩ miêu tả lại cuộc đời người viết mà nó còn là câu chuyện thực sự cho phép cuộc đời khả dụng. Diễn ngôn chấn thương trong văn học là diễn ngôn về những con người mang nỗi đau, mất mát. Đó là một khuynh hướng diễn ngôn đặc trưng của tiểu thuyết đương đại. Có thể nói sự chuyển đổi tinh thần hi sinh tuyệt đối sang sự thức tỉnh ý thức nhân văn sâu sắc trong thời đại hiện nay chính là cội nguồn quan trọng để làm nảy sinh khuynh hướng diễn ngôn chấn thương. Đó là những tiếng nói đầy tủi hờn, uất nghẹn của những con người bé nhỏ. Họ chính là chủ thể của những diễn ngôn chấn thương. Trong văn học Việt Nam, mầm mống ban đầu của loại văn chương chấn thương đã được hình thành từ thể ngâm khúc. Đó là tiếng lòng của người phụ nữ khi chồng đi chinh chiến ở sa trường, là cảnh người phụ nữ cô đơn, lẻ loi trong căn phòng trống, đau đớn trước sự mỏng manh của hạnh phúc lứa đôi trong chiến tranh. Từ đây trong văn học đã bắt đầu xuất hiện con người bị chấn thương. Trong văn xuôi tự sự hiện đại, các dấu hiệu của văn học chấn thương đã hình thành dưới những cái tôi bị chấn thương tự động lên tiếng. Trần thuật lúc này chính là hình thức lặp lại chấn thương nguyên thủy. Một cách khác viết về chấn thương chính là viết lại lịch sử hình thành vết thương và do đó nó gắn liền với hành động tự thuật, trần thuật. Thế kỷ XX thật nhiều biến động nhất là cuộc chiến kéo dài suốt ba mươi năm với bao nhiêu mất mát, tan vỡ, hủy diệt đã để lại nhiều di chứng nặng nề. Vết thương khó lên miệng nhất trong những thương tổn mà lịch sử để lại là những ám ảnh hãi hung về sự hủy diệt kinh hoàng của chiến tranh. Một dòng văn học chấn thương đã dần dần hình thành, tất nhiên ở những mức độ khác nhau. Trong dòng văn chương đang ngày càng hiện đủ hình hài đó đang có xu hướng phát triển và vươn xa. Những vết thương từ quá khứ chưa chịu buông tha, vẫn bướng bỉnh đeo bám tạo nên những nỗi đau nhức nhối, bất ổn trong cuộc sống hiện tại. Văn học chấn thương không chỉ là nơi lưu giữ những kí ức buồn đau mà nó còn thức tỉnh
  • 21. 17 nhận thức của con người. 1.2.2.Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới với chủ thể là người phụ nữ cũng chính là chủ thể của diễn ngôn chấn thương. Cuộc đời của những nữ nhân vật luôn đa đoan, không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan tác, chia lìa, không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa, ngay ngắn. Dường như hầu hết tiểu thuyết nữ sau 1986 đều viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã. Đàn bà trong thế giới của các tác giả nữ là những nhân vật không hoàn toàn tích cực. Họ dường như không làm chủ được cuộc đời mình mà như những con rối dưới bàn tay của những người đàn ông trong xã hội đầy phong ba. Nỗi bất hạnh cao nhất của họ là “chối bỏthân thể”.“Nạo thai cũng có nghĩa là chối bỏ một phần thân thể của người mẹ. Đó là nỗi đau cả thân xác lẫn tâm hồn”[45, tr.233]. Đàn bà không phải là đàn bà, thiên chức của họ đã bị hủy hoại, triệt tiêu bởi chính những tác động của xã hội. Có thể nói, qua những nhân vật nữ bị sang chấn về mặt tinh thần, mức tố cáo xã hội, phủ nhận xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế họ càng đào sâu vào những chấn thương bằng con mắt của những con người bị chấn thương để thể hiện những mặt trái, những khuất lấp trong thế giới nội tâm nữ giới mà từ trước đến nay ít ai chạm tới được. Nó tô đậm những đau thương, mất mát,những hoang mang đến nặng nề. Diễn ngôn chấn thương đã chạm đến những tầng sâu của bản năng giới. Hầu hết, trong các tác phẩm, nhân vật nữ vừa là chủ thể diễn ngôn, vừa là chủ thể hành động. Thông thường họ luôn hướng đến một thế giới thế tục của đàn bà. Tuy nhiên diễn ngôn chấn thương trong văn học được biểu hiện rõ nhất là do người đàn ông trực tiếp gây nên đối với người đàn bà. Hầu hết các nhân vật nữ đều bị chấn thương bởi những người đàn ông vô trách nhiệm. Đó có thể là người cha, người chồng, người tìnhvà đôi khi là người đàn ông thoáng qua trong cuộc đời họ. Chính những người đàn ông đó đã biến cuộc đời người đàn bà trở nên đau khổ, bất hạnh.Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới là hình thức phê phán đàn ông một cách sâu cay nhất. 1.3. Ảnh hƣởng của nữ quyền luận đối với văn học nữ Việt Nam đƣơng đại
  • 22. 18 1.3.1.Những quan điểm mới về người phụ nữ sau 1986 Trong tiểu thuyết, các nhân vật nữđược lựa chọn đều là những người phụ nữ có ý thức cá nhân sâu sắc và luônkhao khát khẳng định mình, kiếm tìm hạnh phúc.Nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo của văn học lúc này là tinh thần nhân bản và sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Với ưu thế đặc biệt củathể loại tiểu thuyết, các nhà văn nữ với một trái tim đa cảm, với một tầmnhạy bén rất riêng đã nhanh chóng nắm bắt, phát hiện được những chuyểnbiến trong tâm lý con người, nhìn nhận, xem xét các nhân vật phụ nữ nghiêngvề những đặc trưng bản thể và khao khát trần thế. Diễn ngôn chấn thương trong văn học nam giới và văn học nữ giới có sự không đồng nhất.Con người đã thực sự trở thành nhân vật trung tâm của mọi vấn đề trong cuộc sống. Câu chuyện của nhân vật nữ được gắn liền với những nỗi đau của thời cuộc. Họ hướng nhân vật của mình đến với những vấn đề dai dẳng của nữ giới. Đó có thể là chấn thương do hệ lụy chiến tranh, chấn thương trong cuộc sống hôn nhân hay chấn thương do bất bình quyền nam nữ, là những chấn thương khi trải nghiệm giới tính, là những khát khao hạnh phúc. Đó là câu chuyện về kinh nghiệm. Do vậy những trang viết của nam giới không lột tả hết những khía cạnh của chấn thương. Bởi tác giả nam không có những trải nghiệm về giới nữ. Họ đứng trên phương diện quan sát để viết. Quan sát và trải nghiệm là hai phạm trù cách xa nhau. Do vậy những dòng cảm xúc đau thương của nhân vật nữ cũng không giống nhau. Bên cạnh đó,người gây nên những chấn thương nữ giới đa phần là nam giới. Mọi sự bất hạnh của người phụ nữ đều có sự dự phần của đàn ông. Tác giả nam đã lựa chọn cho nhân vật nữ của mình những số phận dựa trên phương thức quan sát. Các nhà văn nữ ở thời đổi mới khi lựa chọn nhân vật nữ cho tác phẩm của mình đều cố gắng khai thác, làm rõ tính cách, số phận, cuộc đời đối tượng trong sự phong phú, đa dạng, toàn vẹn của cuộc sống đời thường. Vẫn là thái độ nhân ái, vị tha, bao dung của người phụ nữ truyền thống với con người nhưng người phụ nữ hôm nay đã biết sống cho mình nhiều hơn, không coi mình là đối tượng hi sinh vì người khác. Đối với cái xấu, thay vì nhúnnhường, cam chịu là thái độ phản kháng quyết liệt, bày tỏ rõ chính kiến, quan điểm.
  • 23. 19 Các nữ tác giả sau 1986 đều đi sâu khai thác số phận những người phụ nữ nhỏ bé, cô đơn. Đặc biệt Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, nhân vật của họ khi phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, nhất là trong tình yêu… Mặc dù lànhân vật nữ được lựa chọn có sự khác nhau về lứa tuổi, nhu cầu, nhận thức nhưng đều có sự tương đồng trong sự trưởng thành về khát vọng tìm kiếm hạnh phúc, tìm kiếm bản ngã của mình và người khác. Họ luôn có xu hướng tự nhìn nhận lại bản thân, soi chiếu vào người khác để hoàn thiện mình hơn. Thông qua quá trình giao tiếp, ứng xử với những người khác, người phụ nữ sẽ giúp chúng ta làm rõ các vấn đề đạo đức. Qua đó bộc lộ quan niệm về con người. Bản thân cuộc sống là một dòng chảy tự nhiên mà những nhu cầu, đam mê, khát vọng của người phụ nữ đều đáng được trân trọng. Trân trọng, bảo vệ cuộc sống tự nhiên với tất cả những gì hồn nhiên, tươi mát, sinh động là một thái độ sống, một quan điểm sống tích cực của những người phụ nữ. Ai cũng cần có một gia đình bởi gia đình là nơi trở về, là điểm tựa vững bền cho con người trong cuộc sống. Đọc những trang viết của Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, hình ảnh những người phụ nữ truyền thống thuỷ chung, nhân ái đã gieo vào lòng ta những niềm tin tốt đẹp nơi con người. Song đôi khi những vấp váp, bộn bề trong cuộc sống đã khiến cho sự không hiểu nhau giữa mọi người dẫn đến những bi kịch đáng tiếc. Những tâm sự, nỗi niềm của người phụ nữ cô đơn dường như giáo huấn chúng ta về cách cư xử giữa con người với con người. Con người cần phải xem xét lại vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong gia đình, xã hội để có cách ứng xử cho hợp lý. Các nữ văn sĩ đã khiến cho người đọc không ít lần phải rơi nước mắt trước bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc hành trình tìm kiếm sự đồng cảm của người thân. Điều ấy có nghĩa là người phụ nữ hiện đại dẫu có mạnh mẽ, tự tin, quyết liệt hơn vẫn là người phụ nữ truyền thống, dịu dàng, nhân ái, thủy chung, đáng thương và hết sức cô đơn. Với tình yêu, người phụ nữ đem lòng si mê tôn thờ. Đôi khi họ tìm kiếm ở tình yêu cơ hội để thay đổi cuộc sống. Song chính họ lại tự đưa mình vào những bi kịch đáng buồn. Thế giới của tình yêu cũng thật xa lạ, khó hiểu, bí ẩn, thôi thúc họ tìm hiểu, khám phá. Có người phụ nữ tìm thấy ở tình yêu một tình cảm tri kỷ để họ nương nhờ suốt đời, khẳng định vẻ đẹp của tình cảm và nhân cách. Tình yêu được
  • 24. 20 giới nữ đặc biệt quan tâm. Các nhà văn nữ cũng viết về tình yêu với tất cả niềm ưu tư, khao khát muôn đời với hi vọng hãy trân trọng tình yêu và tất cả những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người. Người phụ nữ hôm nay đã có nhiều thay đổi, đã có thêm những phẩm chất mới, tính cách mới, bạo liệt, hoài nghi hơn về cuộc sống và con người. 1.3.2.Ảnh hưởng của nữ quyền Anh - Mỹ đối với tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại Lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ đã được vận dụng vào nghiên cứu văn học Việt Nam một cách sâu sắc. Tư tưởng nữ quyền này đã phác họa về hình ảnh người phụ nữ trong văn chương. Lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ không chỉ phân biệt chủ thể mà còn đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Từ thế kỷ XX, lý thuyết về nữ quyền Anh - Mỹ bắt đầu phổ biến, chủ yếu thông qua hai ngòi bút nổi tiếng: Virginia Wolf (nhà nữ quyền người Anh) và Betty Friendan (nhà nữ quyền người Mỹ). Trên cơ sở lý thuyết của các khuynh hướng nêu trên, chúng tôi sẽ vận dụng để nghiên cứu diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới Việt Nam từ 1986 đến nay. Tác phẩm của họ đều chú trọng vào các chủ đề nổi cộm của nữ quyền. Virginia Wolf với giọng điệu sắc sảo, kín đáo và hài hước không chấp nhận sự bất bình đẳng xã hội để từ đó nhìn nhận lại vai trò vị trí cũng như năng lực của người phụ nữ. Còn đối với Betty Friendan - người đã đào sâu ý nghĩa của sự tồn tại thông qua những nỗi niềm thầm kín, những vùng sâu thẳm của tâm hồn luôn luôn bị vướng mắc bởi sự lo âu, bất an, đau đớn. Nữ quyền luận từ đây đã dấy lên thành trào lưu gây ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ tại Anh - Mỹ. Đồng thời ngày càng có sức lan tỏa mạnh mẽ trong tiến trình văn học. Nó đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng của phụ nữ. Bên cạnh đó nữ quyền luận Anh - Mỹ cũng dấy lên thành trào lưu gây được ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến văn học Việt Nam đương đại. Sự chuyển biến quan trọng trong lý thuyết nữ quyền Anh - Mỹ đó là khát khao bình quyền nam nữ. Trong tác phẩm “Bí ẩn nữ tính”, Betty Friendan đưa ra mệnh đề nổi tiếng: Lúc người ta chỉ định nghĩa phụ nữ trong quan hệ tình dục với đàn ông - là vợ, đồ vật tình dục, là mẹ, bà nội trợ của đàn ông - chứ không bao giờ
  • 25. 21 phụ nữ là người định nghĩa mình bằng hành động của mình trong xã hội. Hình ảnh đó, hình ảnh tôi gọi là bí ẩn nữ tính.Ý thức được điều đó, người phụ nữ đã tìm con đường tự giải thoát cho bản thân mình. Đôi lúc con đường đó cũng thật chông gai và đầy tuyệt vọng. Tuy nhiên, tuyệt vọng không có nghĩa là buông xuôi, khuất phục mà bắt buộc người phụ nữ phải nhập cuộc để tự giải phóng bản thân mình. Hành trình bộc lộ chấn thương để rồi có những lựa chọn cho số phận. Trong văn học Việt Nam đương đại, trên tinh thần tiếp thu nữ quyền Anh - Mỹ cùng với sự biến đổi trong ý thức người phụ nữ. Không tham vọng đưa đến một cái nhìn thấu triệt để đòi bình quyền của các nhà văn trẻ đương đại Việt Nam nhưng nó cũng góp một phần không nhỏ trong việc nhận diện vấn đề mới trong văn học nữ đương đại với một tầm cao mới trong tương lai. Không gian mới của tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã góp nhặt tạo nên một bức tranh muôn màu muôn vẻ. Bên cạnh đó không thể phủ định sự lan tỏa của nữ quyền Anh - Mỹ trong công cuộc cải cách nền văn chương đương đại. Những đề tài được coi là tế nhị, là chuyện xấu hổ không đáng đưa vào trang sách để bàn bạc thì giờ đây nó đã gia nhập với một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống. Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại đã tiếp tục tinh thần nữ quyền Anh - Mỹ. Để rồi qua đấu tranh người phụ nữ đã giành lấy vị trí trong xã hội nhằm tạo bình đẳng xã hội. Người phụ nữ dần có tiếng nói của riêng mình, họ vượt lên những rào cản của xã hội. Họ từng bước tạo ra cơ hội chuyển mình, nắm chắc nó để tạo nên những bước ngoặc lớn trong lịch sử.
  • 26. 22 CHƢƠNG 2 CÁC PHẠM TRÙ DIỄN NGÔN CHẤN THƢƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM SAU 1986 2.1.Diễn ngôn chấn thƣơng về phạm trù tình yêu và tình dục 2.1.1. Diễn ngôn chấn thương và nếm trải giới tính Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu và tình dục là một phương thức để nữ giới thể hiện sự nếm trải giới tính. Nó cũng làm nên nét khác biệt trong văn phong nữ giới. Tác giả nữ với hình tượng nữ giới đóng vị trí trung tâm chi phối toàn bộ tác phẩm, đã tự cởi bỏ những ràng buộc cũng như định kiến của xã hội để tạo nên nét khu biệt trong tác phẩm nữ. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu, tình dục là một hình thức thể hiện tinh thần nữ quyền của các nhà văn Việt Nam đương đại. Tinh thần nữ quyền với nội dung quan trọng là giải minh bản thân để đòi hỏi đối tượng chú ý đến sự hiện diện của chính mình. Phần lớn phụ nữ khi sáng tác chủ yếu nói về mình. Đó là những trải nghiệm thầm kín của giới tính nữ qua ngôn ngữ thân thể. Thế giới đàn bà này nhà văn nam giới ít chạm đến, vì thiếu sự thông hiểu, nếm trải. Nhà văn nữ viết với tư cách vừa là chứng nhân, vừa là trải nghiệm, nên sự việc được phơi bày từ điểm nhìn bên trong. Những trang viết về tuổi dậy thì, kinh nguyệt, trinh tiết, tình dục, mang thai, nạo thai, đau đẻ của Phạm Thị Hoài trong Thiên sứ, của Đoàn Lê trong Tiền Định, của Thuận trong Paris 11 tháng 8, của Lý Lan trong Tiểu thuyết đàn bà, của Dạ Ngân trong Gia đình bé mọn, của Phong Điệp trong Blogger... Thông qua đó, đòi hỏi đối tượng tiếp nhận nói chung, nam giới nói riêng phải thông hiểu và thừa nhận sự hiện diện của chủ thể nữ tính. Các tác giả nữ đương thời như Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Thùy Dương, Bích Ngân, Đoàn Lê, Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài,Phong Điệp, Trần Thu Trang, Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Bích Thúy mặc dù không gian sống khác nhau, thời gian sống không đồng nhất. Tuy nhiên bằng tài hoa của mình, các tác giả nữ đã tạo nên những trang viết về phạm trù nếm trải giới tính.
  • 27. 23 “Thiên sứ” là tác phẩm đầu tay của Phạm Thị Hoài. Hoài - nhân vật chính của “Thiên sứ” - lớn lên trong căn nhà độc một phòng, 16 mét vuông, gạch nâu; phòng độc một cửa sổ. Là người khao khát yêu thương, Hoài nhìn ngắm cuộc đời bằng đôi mắt yêu thương. Thế giới hỗn tạp, lộn xộn, đau khổ mà Hoài chứng kiến, có hình ảnh người mẹ rít qua khẽ răng chì chiết ông bố không xoay ra giấy dầu lợp nhà. Cô cảm nhận được sự vất vả của bố mẹ trước miếng cơm manh áo cuộc đời. Chính hoàn cảnh sống đã đẩy Hoài đến việc từ chối trước Thành. Trước ngưỡng của của việc nếm trải giới tính cô đã dừng lại cuộc đời mình: “Đó là năm tôi 14 tuổi (1m,30kg, đuôi sam). Lần đầu tiên thấy máu chính mình ở dạng khó hiểu nhất. Không đau đớn trong hay ngoài, hoàn toàn không như một vết cắt. Không sững sờ (trước đó 1 tuần, chị Hằng chợt bỏ buổi học lao về nhà, vẻ mặt đắc thắng như vận động viên cử tạ vừa lập kỉ lục: “Chị đã thành người lớn!” - Một quả tạ khổng lồ!), chỉ ghê sợ như ghê sợ cơ thể phế thải. Dấu hiệu trở thành người lớn, đối với tôi, cũng vô nghĩa như kỷ lục về các quả tạ hay trò tung hô của đám đông phấn khích, tốt nhất lánh xa. Chẳng nhẽ chị tôi không hiểu cái giá phải trả cho niềm đắc thắng dạo ấy? Tôi lặng lẽ vào phòng tắm công cộng, đổ đầy nước chiếc chậu đường kín 60 phân, ngồi lọt trong chậu như thuở bé thường thế và lập tức cảm giác bình yên dâng lên trong bóng tối mờ mờ không cửa sổ; chiếc chậu nhựa vốn ngày càng nhỏ theo mỗi lần sinh nhật tôi bỗng nguyên vẹn là một hồ nước mênh mông trong kí ức ba tuổi không chút âu lo. Tôi thu cằm giữa hai đầu gối sung sướng thấy mình còn yên ổn trong bụng mình, và thiếp vào giấc ngủ đẫm lời vòi nước hát ru. Giấc ngủ bào thai, tôi không muốn trở thành người lớn”[24, tr.9]. “Tiền định” của Đoàn Lê không có khám phá mới mẻ gì về phong cách. Tác giả đã cung cấp những sự kiện đầy ắp với những cảm xúc tinh tế, chú ý đến những rung động nhỏ của sự sống, những xáo trộn và ám ảnh của tuổi dậy thì. Trong tác phẩm này, Đoàn Lê mơ đến một xã hội mà ở đó người phụ nữ làm chủ. “Tiền định” là hồi ức của người phụ nữ tên Chín về cuộc đời đã qua của mình với đầy rẫy những thăng trầm. Là con gái thứ chín trong một đại gia đình toàn con gái của ông thầy lang Chi Lan, không giống với chị em của mình cam chịu cuộc sống bình yên đến
  • 28. 24 bó buộc.Chín liều lĩnh vứt bỏ sau lưng cuộc sống êm đềm để bước vào cuộc đời mới, tham vọng trở thành diễn viên điện ảnh. Nhưng cô sớm lấy chồng và cũng sớm kết thúc cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, luôn có những quyết định vội vàng, dù thoạt nhìn ai cũng tưởng đó là những so đo kín kẽ. Đan cài vào đó là tình yêu của Chín cùng anh nhà báo. Tình yêu ấy không bao giờ được họ bộc lộ ra ngoài. Anh chăm sóc cô, ở bên cô trong mọi hoàn cảnh, cùng chia sẻ với cô những buồn vui,khổ đau trong cuộc sống, song họ không đủ dũng cảm để vượt qua vùng quá khứ màu xám để xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Tuổi trẻ với đầy rẫy sự nhẹ dạ, liều lĩnh, yêu hết mình đã khiến cô phải trả những bài học đắt giá. Hai con người ấy cả cuộc đời họ tìm kiếm nhau mà vẫn còn cơ hội đến với nhau khi tuổi không còn trẻ. Họ quyết định trở về căn nhà cô đã xây dựng ở một xóm núi ven biển để bắt đầu một cuộc sống ấm áp mà họ thầm mong đợi từ lâu. Nhưng tai nạn trên đường đã cướp đi sinh mạng của họ. Nhân vật Chín hiện thân của tuổi trẻ, tình yêu, khát vọng và cả những truân chuyên trong cuộc đời tác giả. Không né tránh những sai lầm, những mù quáng, những đau đớn của tuổi trẻ và cả những nghiệt ngã trong cuộc đời. Đoàn Lê đi sâu vào phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật vốn là lợi thế lâu nay của bà. Có vẻ như nhà văn Đoàn Lê viết Tiền định với sự chiêm nghiệm những điều đã thấy, đã gặp trong cuộc đời đầy bất trắc mà mình đã trải qua. Tiểu thuyết để lại cảm giác xót xa cho những thân phận má đào truân chuyên khi bị cuộc đời vùi dập giữa những éo le, ngang trái và ngợi ca sự kiên cường, nỗ lực chống trả định mệnh để kiếm tìm hạnh phúc. “Tiền định”là một câu chuyện giản dị, chân thực vì vậy tác phẩm đã tạo được hấp dẫn, tuy nó không có sự bứt phá nào trong phong cách thể hiện. Câu chuyện trở nên sinh động và chân thực bởi tác giả rất biết cách đan cài các chi tiết sự kiện hay các triết lý sống. Toàn bộ cuốn tiểu thuyết là sự khắc khoải của nhà văn về thân phận con người, là sự ám ảnh của hai chữ “ định mệnh” vừa mơ hồ lại vừa hiện hữu. Có lẽ chính sự hiện hữu ấy mà tiểu thuyết có cái kết thật buồn. Hồi ức của cô Chín xuất hiện không theo logic thông thường, mà theo logic vô thức. Tức là cái nó quên tức là không quan trọng thì quên phắt. Chỉ những gì kí ức còn nhớ, tức là thiết yếu, thì mới trở về và hiện ra. Hai nhân vật chính sau những năm tháng dài cố gắng
  • 29. 25 vượt qua định mệnh nghiệt ngã để đến bên nhau nhưng tai nạn khủng khiếp đã khiến họ lỡ mất nhau một lần nữa. Sự mong manh của kiếp người, của giấc mơ hạnh phúc đã để lại những cảm xúc chua xót. Tất cả đều bắt đầu từ cái đêm tân hôn ấy. Có những chuyện trong đời người ta không bao giờ muốn nhớ, nhưng khốn nỗi chuyện ấy là một chấn thương tinh thần và xác thịt. Nên chuyện ấy dù xua đuổi, nó vẫn nằm im trong đáy vô thức. Khi gặp dịp thì nó lại ngoi lên: “Nàng không bao giờ muốn nhớ đến quãng quá khứ tội nghiệp này. Dấu ấn duy nhất không phai mờ trong nàng là một đêm tân hôn khốn khổ, đau đớn thể xác. Cô bé mười bảy tuổi ngơ ngác không kịp hiểu chuyện gì vừa xảy ra và tuyệt vọng đến mức ba hôm sau ngày cưới đã đòi ly dị”[29,tr.34]. Chín trở thành đàn bà ở tuổi 17, không lãng mạn như trong tiểu thuyết, không ngọt ngào như cô hằng khao khát mà đó là cảm giác ân hận, đau khổ lẫn tiếc nuối. Nó trở thành vết hằn ám ảnh cô suốt một đời: “Cái thân thể mười bảy chưa hề có kinh nghiệm va chạm, co rúm lại vì bỗng nhiên xé đau. Cô không tưởng tượng được sựxâm phạm ấy mới ê chề làm sao, dơ dáy làm sao! Cô lặng lẽ khóc không thành tiếng, đau khổ, ân hận và chợt hiểu sự dại dột của mình không cứu vãn được nữa. Cô bỗng ghê tởm cái thân người xa lạ không một mảnh vải, trắng trợn cọ xát, quấn xiết lấy cô. Cô ghê tởm thứ nước nhầy nhụa lẫn với mùi máu đỏchảy ra từ cơ thể mình…Cô thoáng thấy mùi tanh tưởi của nó và run bắn người vì xấu hổ”[29, tr.42]. Trong “Gió từ thời khuất mặt” sự nếm trải giới tính đã trở thành vết đau hằn sâu trong tâm khảm như Tiền định nhưng nó vẫn gợi cho người đọc phần nào nỗi đau của đàn bà. Cái thời tất cả được kêu gọi sống, chiến đấu, lao động theo đủ loại gương mẫu. Thời gian lịch sử lắng lọc qua trí nhớ của Ngân. Còn lại không phải là hào hung mà là đắng cay tức tưởi thời chiến tranh, không phải là tự hào mà là chua xót hoang mang sau đó - đã lưu lại trong mắt cô bé - cô gái - đàn bà, trong mắt thế hệ mà người đàn bà ấy thuộc về, thế hệ trong ngoài tuổi 40, sinh ra trong bom đạn, lớn lên trong sơ tán, trưởng thành thời hậu chiến. Rất nhiều số phận phụ nữ dập dềnh trong miền kí ức của người đàn bà trẻ con ấy. Cơ khổ mà vẫn bền bỉ sống. Tác giả điềm đạm khi nhận định lại cái thơi đã sống: Buồn thảm mà vẫn không thể nào quay lưng và thôi yêu thương. Tác giả nhẩn nha đưa chúng ta đối diện cuộc đời rồi
  • 30. 26 để ta tự xoay sở cho mình. Đến việc nếm trải giới tính cũng trong hoàn cảnh thật đặc biệt: “Tiếng lục đục hối hả dưới hố tăng xê giữa giờ báo động. “Nhanh lên anh, nhanh lên anh, báo yên rồi…” “Em…” Tiếng chàng trai rên trong cực lạc không khác gì tiếng người sắp chết”[17, tr.61]. Những bạn trẻ sinh vào những năm 90 của thế kỷ trước, phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn bất thuận cho việc phát triển lành mạnh tâm sinh lý lứa tuổi đến từ gia đình, xã hội, đó là Ken, em trai Shu và em gái Shi những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “9X’09” của nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang. Có thể nói, với “9X’09”, Nguyễn Quỳnh Trang đã phát triển sự đào sâu cõi tâm thức đưa người đọc đi trên con đường tìm kiếm thế giới mới. thế giới cội nguồn nằm bên trong mình. Khi hiểu thấu bản thân bằng cách nhận thức thấu triệt từng khoảnh khắc hiện tại, bạn không chỉ làm chủ bản thân mà còn gây ảnh hưởng lớn đến con người sự vật xung quanh. Trước những sóng gió cuộc đời, Ken đã chọn buông xuôi, chấp nhận và sống bám vào đòi hỏi vật chất. Vậy còn Shi -cô em gái đã lựa chọn như thế nào? Cô đã sự nếm trải giới tính, nhưng sau đó nó đã để lại cho cô những hậu quả khác. ““Ra là cô đã biết làm cái ấy rồi đấy, phải không?” Len gật đầu. Rồi vênh mặt lên. “Thì sao nào? Bằng này tuổi mà chưa biết đến chuyện ấy có phải là ngu không?” “Thế nên mới dính cái vết kia, vì ngu! Còn gì nữa.” Len lí nhí. “ Đừng nói cho ai biết nhé, anh Ken, không em chết mất.” “Thằng khốn kiếp đó là thằng nào?” “Tình một đêm.” “Cô đi khám bác sĩ nhanh, rồi còn lo thuốc thang điều trị. Nếu anh không nhầm, mày bị dính mụn cơm hoa liễu rồi.” “Làm gì có chuyện. Em bắt thằng ấy dùng bao từ đầu đến cuối mà.” “Từ đầu của cô là khi nào? Khốn nạn cho thân cô. Nó chỉ cần gại chim vào mông cô vài cái, cô cũng đủ dính hàng trăm con virus rồi. Rồi cô phải mang chúng theo cả đời” [70, tr.55].
  • 31. 27 Như vậy, diễn ngôn chấn thương về nếm trải giới tính đã làm nên nét khu biệt của văn chương đương đại.Mỗi nhân vật trong một tác phẩm lại có sự nếm trải giới tính khác nhau. Trong những hoàn cảnh không tưởng của cuộc sống đầy biến động, bản thân mỗi nhân vật trực tiếp nếm trải giới tính đồng thời cũng trải qua những chấn động tâm lý khác nhau. Bởi họ chưa sẵn sàng về tâm lý cũng như sự giáo dục giới tính. Tuy nhiên dù trải nghiệm như thế nào đi nữa, không ít thì nhiều đều mang lại những chấn thương cho các nữ nhân vật. 2.1.2. Diễn ngôn chấn thương vềtrinh tiết và phẩm tiết Diễn ngôn chấn thương là một bộ phận quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền, đặc biệt là phạm trù trinh tiết, phẩm tiết. Theo tác giả Trần Huyền Sâm: “Với nữ giới, trinh tiết là một phạm trù để đánh giá đạo đức, phẩm tiết của một người phụ nữ, nhất là các nước phương Đông”[45,tr.97]. “Phạm trù trinh tiết luôn là mối quan tâm của các nhà văn nữ. Một trong những ám ảnh của người đọc khi tiếp xúc với văn bản các tác giả nữ, đó là thế giới miêu tả những trải nghiệm của “lần đầu tiên”, gắn với sự kiện mất trinh tiết”[45,tr.210].Đó là sự bất công của tạo hóa và truyền thống ích kỷ của đàn ông phương Đông. Mất trinh tiết đồng nghĩa với việc bào mòn lòng tin và sự tôn trọng. Trinh tiết của phụ nữ từ xa xưa đã trở thành món hàng của xã hội nam quyền. Chính những ẩn ức trong tâm lý đó đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của sáng tác nữ giới mà hiếm khi cảm nhận được ở tác phẩm nam giới.Đó cũng là một trong những ám ảnh của người đọc khi tiếp xúc với văn bản của tác giả nữ. Sự quy chiếu về mặt văn hóa khiến các nhà văn nữ Việt Nam đẩy vấn đề vừa nêu lên thành một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của các nhân vật nữ. Các nhà văn nữ dù sinh ra trước chiến tranh như Võ Thị Xuân Hà, Y Ban,Thùy Dương, Bích Ngân, Đoàn Lê, Dạ Ngân…hay sinh ra sau chiến tranh như Phong Điệp, Trần Thu Trang, Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Bích Thúy… bên cạnh quan tâm đến vấn đề nếm trải giới tính thì vấn đề trinh tiết, phẩm tiết cũng không kém phần quan trọng trong các tác phẩm của mình. Để có những “khuất lấp”, để có những trang viết rất “thực” và nhân văn ấy, các nhà văn nữ đã dấn thân vào quá trình trải nghiệm cuộc sống đàn bà và thế giới của người phụ nữ trong gia đình. Họ đã mạnh dạn chạm đến những vấn đề nhạy
  • 32. 28 cảm, những vấn đề “nóng” mà lâu nay chưa nhà văn nữ nào thể hiện rõ, phơi bày những góc khuất về số phận và cuộc đời người phụ nữ. Đó là tiếng lòng của những người đàn bà chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Đó là những nỗi đau âm thầm, lặng lẽ và vô vọng. Phong Điệp là cây bút cần mẫn. Năm 2009, Phong Điệp cho ra mắt cuốn tiểu thuyết có tựa đề rất văn chương mạng là “Blogger”. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Phong Điệp cho thấy những thử nghiệm táo bạo trong việc khai thác ngôn ngữ biểu hiện. Mỗi lát cắt trong Blogger là entry trong blog. Mỗi entry là mỗi thước phim sống động đến nghẹt thở. Ở đây là cuộc sống nham nhở chốn thị thành, một cuộc sống vụ lợi với những góc u mê bị bóc trần ra những gì hiện thực nhất có thể. Thoạt nhìn vào nhan đề tiểu thuyết, không ít người lầm tưởng Blogger sẽ chỉ đề cập thuần túy đến cuộc sống của những cư dân mạng. Nhưng Blogger không chỉ giới hạn ở đề tài đang là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều người mà còn mở rộng biên độ sang chuyện thân phận, cuộc đời của người phụ nữ, sang chuyện gia đình. Nói một cách chính xác, blog và cuộc sống của cư dân mạng là điểm tựa cho tuổi trẻ. Có một thế giới phụ nữ trong Blogger. Họ đa dạng về tuổi đời: bà già, trẻ em, phụ nữ trung niên, thanh niên, phong phú về xuất thân: nông dân, trí thức, doanh nhân, nhà văn, nhân viên văn phòng, lao công, thợ gội đầu… Đến với Blogger có thể dễ dàng nhận thấy một không gian mạng trong khắp tác phẩm. Trong không gian ảo đó nhà văn đã dụng công và xây dựng được một thế giới sinh động, đa dạng, phức tạp. Đó là những con người bình thường trong cuộc sống thường nhật mà bất kì ai cũng có thể bắt gặp hoặc đôi khi thấy mình ở trong đó. Bao bọc trong cái vỏ của thế giới mạng là cuộc sống chốn thị thành của giới trẻ được bóc ra từng mảng đến trần trụi nhất. Con người hiện đại với những toan tính, lo lắng, giằng xé để tồn tại đã được tác giả khắc họa thành công. Trong đó có cả những con người có tên và không tên với nhiều thành phần giai cấp, nghề nghiệp trong xã hội. Đặc biệt Phong Điệp đã tạo ra được một thế giới phụ nữ trong tác phẩm. Đa phần trong số đó là những con người bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu, hôn nhân. Họ sống cô đơn, bế tắc trước cuộc sống thực tại. Bên cạnh đó là những người phụ nữ lấy cái tôi đầy bản lĩnh của mình để chống chọi lại sự hỗn độn, bề bộn
  • 33. 29 của cuộc sống. Sự bất hạnh của người phụ nữ trong tác phẩm chủ yếu xuất phát từ sự ngoại tình, phản bội, ham mê dục vọng của đàn ông. Trong cuộc sống, nhất là trong xã hội hiện đại khi mà những giá trị vật chất có chiều hướng lấn át giá trị tinh thần. Nó sẽ xảy đến với bất kì ai không làm chủ được bản thân mình hoặc tìm cách thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. Tha hóa có muôn hình vạn trạng và được biểu hiện rất phức tạp. Trong tiểu thuyết, Quân là người yêu của Hạ. Họ yêu nhau mấy năm nhưng cuối cùng hắn vẫn bỏ cô không thương tiếc. Hạ là một cô gái tỉnh lẻ lên thành phố học và cố gắng bám lại mảnh đất đó sau khi ra trường. Quân xin cho cô vào làm ở một nơi quen biết với lời nhắc nhở:“Vào được rồi ở được không là do mình, em phải năng động lên”[38,tr.105]. Thế giới đàn bà là một thế giới đáng được biết đến, đáng được người đàn ông nhìn nhận và trân trọng. Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại đã phơi bày một thực tế đau đớn của người phụ nữ. Trong tình yêu,họ vẫn luôn là những người chịu thiệt thòi. Yêu Hạ, Quân dần biến cô thành nơi thỏa mãn dục vọng của mình. Tình yêu của họ bước sang trang mới. Những cuộc ân ái của họ diễn ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu khi Quân thèm khát: “Quân thành ngựa quen đường, chó quen hơi, chim quen tổ. Những lần sau đó của họ là bất cứ chỗ nào. Quân thành thạo hơn. Nhưng càng thành thạo, càng ham hố. Có lần đang “ngày đèn đỏ”, Quân bắt cô phải chiều. Máu chảy ướt sũng cả vạt cỏ chỗ họ nằm hành sự. Cô cảm nhận máu từ trong bụng ồng ộc chảy ra. Chỉ biết khóc òa. Quân ngẩn ngơ dừng cơn cao hứng” [38, tr.72]. Không còn những thứ bảy hai người dắt tay nhau đi dạo mà chỉ là những lần thỏa mãn của Quân, ngay tại phòng trọ của Hạ: “Khi ra trường, đi làm, thuê phòng trọ ở, ngày thứ bảy của họ là những vòng lượn phố chóng vánh để quay về căn phòng chưa đến mười mét vuông. Là những quần những áo quăng đi. Là những môi tìm môi. Là những rên rỉ cuộn xoắn vào nhau. Khi những cao trào kết thúc, Quân vội vã trở về nhà. Không có lời hứa hẹn nào được buông ra.
  • 34. 30 Cô chênh chao mà đợi...” [38, tr.72]. Những buổi hẹn hò của họ diễn ra chóng vánh như đã được lập trình sẵn. Quân đến xem bóng đá, thỏa mãn dục vọng rồi về. Điều đó lặp lại đều đặn và ngay cả Hạ cũng cảm thấy có gì đó chán nản và bất ổn: “Trước mắt cô hiện lên rõ mồn một cảnh Quân uể oải ngồi lên xe, miệng mở rộng, cuống họng bật ra đám hơi đã bắt đầu vón cục lại do cơn buồn ngủ gây nên. Hai bên khóe mắt Quân lập tức xô vào nhau, rỉ ra một chút nước sau cơn ngáp đầy hung phấn vừa rồi. Hình ảnh ấy liên tục lặp lại - đều đặn vào mỗi thứ bảy -và đến độ cô có thể chia nhịp cho từng động tác, những hình dung rõ mồn một ấy khiến cô tự kinh hãi với chính mình,sự tẻ nhạt trong cuộc sống gia tăng mỗi ngày. Cô đột nhiên thấy nỗi ngờ vực trong mình lớn dần lên” [38, tr.53]. Hạ có thai nhưng một đám cưới mơ ước, hai người về sống chung một mái nhà đã không xảy ra. Hạ phải bỏ đi cái thai đã thành hình trong đau đớn, nước mắt và điều đó trở thành một nỗi ám ảnh trong cô. Hạ đề cập đến cưới xin nhưng quân đã gạt đi tất cả: “ - Em điên à? Lấy nhau bây giờ để mà chết à? - Chết thế nào được mà chết? - Thì nhà cửa không có. Lương ba cọc ba đồng. Tòi ra đứa con nữa thì lấy gì mà nuôi? - Lúc ấy có cách xoay xỏa thôi mà anh - Có mà xoay vào mắt… em chả thực tế tí nào. Nói chuyện như dở hơi ấy” [38, tr.80] Mẹ Quân xuất hiện, người mẹ không được miêu tả bằng từ nào, câu nào nhưng chỉ cần nghe cách nói, nhận xét của bà cũng dễ dàng nhận ra một người khó tính và không ưa gì Hạ: “Tôi cũng không ưa những đứa con gái quê cứ muốn ở lại thành phố. Thuê nhà ở một mình, biết thế nào? Đêm hôm ở một mình, biết thế nào” [38, tr.134]. Vốn đã không còn mặn mà và không xác định với Hạ, nay mẹ xuất hiện Quân càng không để ý gì đến Hạ:“Quân lướt qua mặt cô, ơ hờ. Cô trang điểm hay không. Áo mới hay cũ. Cũng thế cả”[38, tr.137].
  • 35. 31 Những áp lực, khó khăn Hạ phải đối mặt nơi làm việc Quân không biết và cũng không quan tâm. Hạ trở thành con mồi của kẻ đi săn là sếp. Quân cũng không hay biết. Bị dồn vào bước đường cùng Hạ phải đến nhà nghỉ cùng sếp. Chuyện bại lộ Quân không hỏi han, không cho Hạ cơ hội giải thích đã kết tội. Với Hạ niềm tin vào người đàn ông mình yêu đã hoàn toàn sụp đổ. Bây giờ chỉ còn lại những lời ngầm đe dọa, Hạ cảm thấy chán chường và mệt mỏi:“Bây giờ thì cô thấy tôi đang làm phiền cô chứ gì. Được lắm bây giờ thì tôi biết cô ghê gớm rồi. Cái gì mà cô chả dám làm. Cô cứ liều liệu đấy” [38, tr.190].Hay: “Vấn đề là em đang làm cái trò gì vậy? Bây giờ các cô em bám chân sếp. Thế thì nhanh lắm. Chả mất gì. Mà toàn được. Nhỉ” [38,tr.196]. Trong lúc Hạ hoang mang, bế tắc, tuyệt vọng cùng cực, không biết bám víu vào ai thì Quân đã chạy đến bên cô gái khác. Đàn ông như Quân thật vô tình, sự vô tình đó lại đẩy nỗi đau của hạ lên một bậc. Quyên kể lại cho Hạ nghe nhưng lúc đầu cô không tin: “Mày nằm đấy để mà chết à? Lão Quân lão ấy cho mày leo cây rồi. Tao vừa gặp ngoài quán, tưởng là mày. Hóa ra con nào đấy. Trông thân mật lắm” [38, tr.204]. Các tác giả nữ đương đại bằng tài hoa của mìnhđã thể hiện chiều rộng cũng như chiều sâu trong phản ánh hiện thực cuộc sống người phụ nữ. Với bản chất linh động của thể loại, họ đã mở ra các cuộc đối thoại không dứt, vừa mềm dẻo vừa quyết liệt và hết sức đa dạng hướng về những giá trị sinh tồn của loài người. Trong công cuộc đổi mới bên cạnh những loại hình nghệ thuật khác.Các tác giả nữ tỏ ra thích hợp và giàu tiềm năng sáng tạo trong việc bám sát hiện thực và khám phá số phận, tính cách con người cũng như với việc đổi mới đối tượng. Với những cách tân của tiểu thuyết thời kì đổi mới được nhìn nhận từ các yếu tố về nhà văn, các tiểu thuyết nữ đương đại đã đi sâu vào đời sống cá nhân với những vấn đề riêng tư, số phận nhân cách với khát vọng, hạnh phúc với bi kịch của nhân vật với đa âm, đa giọng điệu, nhiều sắc thái đa dạng và theo chiều hướng phức tạp. Dạ Ngân là một trong số không nhiều cây bút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong đội ngũ tác giả xuất hiện sau năm 1975. Mặc dù được dư luận đặc biệt chú ý bởi sự phơi bày thẳng thắn những chuyện thầm kín khó nói của đời sống vợ chồng.
  • 36. 32 Bằng một vốn sống đủ đầy, từng trải, bằng chất văn hồn hậu, tinh tế, phóng khoáng mà cũng cẩn trọng đến từng chi tiết, những trang viết của Dạ Ngân thực sự đã tạo được một chỗ đứng vững chắc giữa dòng chảy ồ ạt của văn chương hiện nay. “Gia đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong văn nghiệp của Dạ Ngân và được xem là tác phẩm thành công nhất của bà. Với độ dày 295 trang, tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời, số phận của nữ nhà văn Mỹ Tiệp - một người con gái miền Tây viết văn, đầy cá tính, có nhan sắc và khát vọng mãnh liệt trong tình yêu, ước mơ có được niềm hạnh phúc chân chính, một tình yêu vượt lên những toan tính thực dụng tầm thường. Tiêu biểu cho những số phận bi kịch nhưng cũng hạnh phúc bởi niềm chiến thắng trong cuộc đấu tranh tư tưởng cũng như những rào cản khắc nghiệt của dòng tộc, của xã hội dù đó là sự đánh đổi của chịu đựng, mất mát, hy sinh của nhân vật chính Mỹ Tiệp. Cuốn tiểu thuyết lần theo cuộc đời của Lê Thị Mỹ Tiệp, người đàn bà từng có một thời con gái là nữ du kích góp phần vào cuộc chiến tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và một xã hội lí tưởng, đến tuổi trưởng thành, lại đấu tranh cho giải phóng con người và tình yêu cá nhân. Hành trình của cái “gia đình bé mọn” của Tiệp trùng hợp với hành trình của đất nước, từ đầu cuộc giải phóng và tái thống nhất đất nước đến sự vỡ mộng và suy thoái do những chính sách hậu chiến có tác dụng khuyến khích tham nhũng, sự làm ăn kém hiệu quả, nghèo đói, lạc hậu thời bao cấp từ chuyện ăn, chuyện ở, sinh hoạt thường nhật, tiếp tục lòng hận thù giữa kẻ thua người thắng và cuối cùng là đến tận thời đổi mới, thời kì được cho là đất nước đang hướng tới sửa chữa nhiều sai lầm trong quá khứ -khi thành công khi không nhưng luôn luôn phải đối mặt với những phức tạp mới -bi kịch gia đình, diễn biến nội tâm của nhân vật trước lối sống thực dụng, trì trệ, tư tưởng lạc hậu, cổ hủ của những con người trong bối cảnh thời bình. Tiệp đã không thỏa mãn với Tuyên và cô ấy đi tìm một tình yêu lý tưởng, xúc động và đầy cảm hứng hơn, tự buộc vào những chuyện rắc rối tệ hại, thậm chí lâm vào những thách thức còn tồi tệ hơn nhiều khi muốn làm lành với chồng, và cuối cùng thì mười mấy năm lịch sử truyền kỳ, khi Tiệp và Đính, ông chồng nhà văn xứ Bắc mà nàng đã yêu, người có hoàn cảnh li hôn phức tạp,nào con cái, công việc và cảnh tái hôn, cái vũ trụ nhỏ gọi là gia đình bé mọn, thực ra đó chính là ánh
  • 37. 33 xạ của chính cuộc đấu tranh của chính đất nước. Trong khi phải đối mặt với một Việt Nam sau cảnh hoang tàn chiến tranh nặng nề, cảm nhận thất vọng của Tiệp khi thấy những chiến sĩ từng đánh giặc rất hiệu quả, thì lại kém cỏi tạo dựng một xã hội mà con người có thể sống được, cảm nhận ấy lan tỏa khắp nơi và bi đát. Gia đình bé mọn tràn ngập mô tả sinh động những pha nhỏ nhặt chuyện tham nhũng, đạo đức giả và ăn trên ngồi trốc, sự nghèo đói tột cùng và cảnh xếp hàng vô tận để có chút hàng hóa và thực phẩm sau chiến tranh. Trong tiểu thuyết, tác giả đặc biệt giới thiệu hoàn cảnh gia đình nội ngoại của nhân vật chính - nữ nhà văn Tiệp, những người miền Nam bắt ngồn từ vùng châu thổ sông Mekong đều có truyền thống nho giáo và cách mạng. Sau khi cha nàng chết trong lao tù của chính quyền Nam Việt Nam trong chiến tranh, nàng và tất cả anh chị em bắt mối với những người được gọi là Việt Cộng, những du kích của Mặt trận giải phóng miền Nam đang chiến đấu chống lại chính phủ và người Mỹ, cuộc chiến chính nàng cũng tham gia vào năm 16 tuổi. Khi gặp Tuyên lần đầu tiên, người đàn ông sau này thành chồng nàng, anh ta cũng là một chiến sĩ mặt trận, thì mối quan hệ của họ càng khăng khít hơn và thực ra - như sau này nàng kể lại - phải chăng cũng vì chiến tranh mỗi ngày một ác liệt mà sự kiện mất trinh, trở thành một người đàn bà của cô diễn ra chóng vánh và vội vã. Nhân vật Mỹ Tiệp đã láy đi láy lại sự kiện mất trinh tiết và những chuyển biến của thân thể từ thiếu nữ trở thành người đàn bà: “ Nàng rụt sâu xuống hơn trong cái công sự với người thanh niên có thể chết cùng với mình bởi một quả pháo chụp pháo đào hay pháo trộn gì đó. Dàn đồng ca của súng đạn, đô la và giàu có dường như bất tận, không mệt mỏi, như chúng muốn băm vằm cái ngã ba và cái cây trâm bầu trên đầu họ ra. Tai Tiệp ù đặc, mắt nàng long lanh cảm thán vì Tuyên đã nắm được tóc nàng xuống cái công sự như cái lỗ huyệt nầy. Nàng cười sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc, bỗng nàng nín bặt vì nghe thấy có hai bà tay đang áp vào, hang nút áo bung ra tự bao giờ, hai trái ngực nàng đang săn lên run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục, lạ quá, cảm giác được mơn trớn mà cũng được dày vò nâng lên hạ xuống trong mặt nước có màu âm phủ, lạ quá. Hình như anh ta có hào hển rằng đã có ý với nàng từ lâu, ngay hồi mới đầu quân về cơ quan, đã chấm nàng và mơ được cưới nàng làm
  • 38. 34 vợ… Không gian bỗng lịm đi, tai họa đã qua thật, nàng tót lên miệng công sự chống tay lên mép đất ngồi thở. Mùi của đất đai, cây cỏ bị hủy diệt, mùi môi của người thanh niên vừa khám phá được phân nửa nàng dưới công sự, mùi của thân xác lần đầu nghe thấy nó cồn cào từ bên trong ra, cấp rấp, kêu gào sống sót rồi, phơi bày rồi, tận hưởng đi buông xuôi đi. Tuyên dựng nàng đứng lên: “Giờ phải đi coi chiếc xuồng rồi kiếm chỗ, tụi nó cho pháo dọn bãi, thế nào hồi nữa cũng đổ quân nhảy giò!” Thế là có ân tình, có kỉ niệm sống chết và có cả chữ tín trong sự trao gửi tiết trinh” [8, tr.102]. Tiệp ý thức được thân phận con người dưới sức ép của chiến tranh trở nên mỏng manh, nhỏ bé như sợi chỉ mỏng. Hậu quả mà nó để lại là sự góa bụa của những người đàn bà phải gồng mình lên để gánh chịu những nối đau bất hạnh như là mẹ, là cô, là chị, là em trong gia đình của Tiệp. Để rồi cuộc hôn nhân do chiến tranh xô đẩy ấy, cuộc hôn nhân không hạnh phúc, không thỏa mãn với nỗi khát vọng, tư tưởng lớn của một nữ nhà văn yêu tự do, luôn muốn khẳng định cái tôi cá nhân mạnh mẽ của mình trước công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước. Vì vậy mà Tiệp đã phải mất bao nhiêu thời gian và nghị lực để rũ bỏ nó - cũng do chiến tranh môi giới, Tuyên đã chiếm đoạt nàng trong cái cảnh hỗn mang mù mịt và con người thì như mụ đi bởi trận càn của giặc. Dạ Ngân là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam phơi bày một cách trực tiếp sợi chỉ mong manh giữa cái chết và tình dục phát lộ trong thời chiến và cũng có ý ám chỉ sự mù lòa đầy quyến rũ của bản thân chiến tranh. Người tìn đậm đà, đầy dũng cảm chiến trận trở thành tay quan liêu tự mãn, cuồng tín và một người cha, người chồng bàng quan trong những năm hòa bình sau chiến thắng, “mẫn cán, cần cù và hoàn toàn đáng thương hại”. Chủ nghĩa lý tưởng nồng nhiệt xả thân cho đại nghĩa và sự gần kè cái chết đã từng làm họ yêu nhau, làm tình với nhau lần đầu trong nỗi kích động mạnh mẽ đã không sống sót nổi trước áp lực của cuộc sốngtrong hòa bình và Dạ Ngân dùng cuộc sống tình dục của Tiệp như là của đánh cược cho nỗi thất vọng đó: “Sau đó, cái ngày có giặc đổ quân lò cò bằng trực thăng đó, những cái hôn đầu ma lực không sao ngờ nổi và thân xác cũng lần đầu tham dự, sau đó thì lúc nào Tuyên cũng dư thừa điều kiện vì hai người chung một mái nhà chòi
  • 39. 35 cứ, chung một chiếc xuồng, chung chết chóc, chung từng ngày sống và cái chính là chung sự đòi hỏi trai gái khi cái chết được tính bằng ngày và bằng giờ. Đời sống tình dục bí ẩn bỗng trở nên nhàm chán sau khi có Vĩnh Chuyên, nỗi thất vọng về tính cách và tâm hồn, và cả trữ lượng nhân tính ít ỏi của chồng khiến nàng mặc cho Tuyên cư xử một cách đại khái với mình, thậm chí nàng luôn luôn bằng lòng để Tuyên chỉ cởi bỏ mảnh dưới của mình, thói quen y nguyên của thời chiến, lúc cả hai còn sợ chết trần chết truồng, Tuyên không có nhu cầu ngắm vuốt nàng, không cảm thấy vướng víu khi giữa da thịt hai người là chiếc áo của nàng, mãi mãi như thế, nàng chưa bao giờ là Eva trước mặt chồng, mãi mãi một cảm giác chán chường, rất nhanh nhưng rất chán khi chính nàng cũng đê mê cao trào, như cảm xúc bị dốc ngược ra để ai đó thu hồi lại ngay cái nàng vừa có, nàng hiều ra nhiều lần đó là cảm giác do không có tình yêu với Tuyên, Trái tim chưa được yêu của mình đã phá hỏng ngay cảm giác vật chất của nhục thể” [8, tr.155]. Chính nỗi thất vọng từ hiện thực đời thường khiến những chuỗi ngày sống bên Tuyên trở thành bi kịch, nó đeo đẳng thể xác và tâm hồn của Tiệp, nó trở thành nỗi đau tinh thần, nỗi đau của con người sống trong gia đình hạt nhân vẫn tưởng là hạnh phúc mỹ mãn trong cái nhìn của dòng tộc và của xã hội lúc bấy giờ. Tiểu thuyết Tường thành là câu chuyện xoay quanh mặt trái của xã hội. Dựa trên những hiện tượng có thực của đời sông người Hà Nội những năm đầu thế kỉ XXI. Tường thành là một tác phẩm giàu nhân bản, là tiếng nói nghiệm sinh về số phận con người, về những giá trị của họ, mà ở một khía cạnh nào đó, nó sẽ cứu rỗi và bình ổn tâm thế họ. Tường thành tưởng như nhằm đi sâu vào bộ ba nhà báo: Kỳ - Dương - Phương Nam. Gạt bỏ những yếu tố ngoại biên, đi thẳng vào vấn đề trung tâm, chúng ta thấy, toàn bộ cuốn tiểu thuyết là văn bản nghiệm sinh về con người, ý nghĩa câu chuyện là chống kì thị, chống lý tính và mong muốn tìm kiếm cảm xúc ngã vị nơi con người của nhà văn. Phương Nam là một con người sắc sảo đi vào nghề báo với mục đích chống lại những gai góc của cuộc đời, đi vào khám phá những tệ nạn xã hội, đặc biệt là thế giới tối đen của các ông tổng. Cô là trung tâm của mọi sự chú ý, là người có ảnh hưởng lớn trong làng báo. Cuối cùng chọn việc