SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
ĐỖ THỊ KIM OANH
NHÂN VẬT NỮ TRONG
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA: NGỮ VĂN
ĐỖ THỊ KIM OANH
NHÂN VẬT NỮ TRONG
TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN
HÀ NỘI - 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận, được sự tận tình chỉ bảo của TS.
Nguyễn Thị Ngọc Lan, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo!
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầycô giáo trong tổ Văn học Việt
Nam cùng với các thầycô giáo trong khoa Ngữvăn – Trường ĐHSP Hà Nội
2 đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi nhấtđể em được hoàn thành khóa luận
này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Người thực hiện
Đỗ Thị Kim Oanh
LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này chính là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng
tôi. Đề tài của khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của công trình
nào đã được công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm với những lời cam đoan của
mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Người thực hiện
Đỗ Thị Kim Oanh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 5
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chương 1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT
DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT ............................................................................. 6
1.1. Khái niệm nhân vật và nhân vật nữ ............................................................ 6
1.2. Các kiểu nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt ................. 8
1.2.1. Nhân vật nữ trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất .................. 9
1.2.2. Nhân vật nữ trong chiến đấu ............................................................. 12
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 16
Chương 2. NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ XÂY
DỰNG ĐẤT NƯỚC ...................................................................................... 17
2.1. Ngoại hình, diện mạo ............................................................................... 17
2.2. Phẩm chất, tài năng .................................................................................. 20
2.3. Hành trạng ................................................................................................25
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 33
Chương 3. NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ BẢO
VỆ ĐẤT NƯỚC............................................................................................. 35
3.1. Ngoại hình, diện mạo ............................................................................... 35
3.2. Phẩm chất, tài năng .................................................................................. 41
3.3. Hành trạng.........................................................................................47
Tiểu kết chương 3..................................................................................61
KẾT LUẬN.............................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là thể
loại rất quan trọng. Truyền thuyết là truyện kể về những nhân vật và sự kiện
hư cấu hay xác thực, có liên quan ảnh hưởng tới sự trọng đại lịch sử của dân
tộc, qua đó nhân dân thể hiện thái độ đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì
thế mà thể loại truyền thuyết phát triển mạnh ở cả phương diện nội dung tư
tưởng và hình thức nghệ thuật. Truyền thuyết được sáng tạo theo suốt chiều
dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau các nhân vật lại
được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ của nhân
dân.
Nhân vật là yếu tố được coi như linh hồn của tác phẩm, đồng thời nó là
hình thức cơ bản để thông qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình
tượng. Vì thế mà trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta thấy
hình tượng nhân vật phụ nữ xuất hiện khá sớm và trở thành một đề tài quen
thuộc trong văn chương. Từ thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích
đến ca dao, tục ngữ, những sáng tác văn học trung đại cho đến văn học hiện
đại chưa bao giờ nhân vật phụ nữ vắng bóng. Nhân vật phụ nữ luôn là vấn đề
nổi bật trong các sáng tác nghệ thuật. Đây là một hình tượng thể hiện rõ giá trị
nhân văn và giàu mĩ cảm của nghệ thuật nước nhà.
1.2. Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt hiện lên vô
cùng sinh động và phong phú. Những trang văn về nhân vật nữ đem lại cho
độc giả những dấu ấn sâu đậm và khó phai. Họ là những người phụ nữ có vẻ
đẹp ngoại hình và đời sống tâm hồn, phẩm chất đáng ngưỡng mộ và ngợi ca.
Đó là những người con gái trẻ trung, xinh đẹp thông minh và anh dũng.
Người vợ, người mẹ đảm đang sinh ra những người con anh hùng tài giỏi,
hiên ngang. Những người phụ nữ ấy ghi danh trên những lĩnh vực khác nhau
1
và tạo dựng lịch sử, truyền thống của dân tộc. Truyền thuyết dân gian người
Việt về nhân vật nữ thực sự đã đem lại ấn tượng sâu sắc đối với chúng tôi. Đó
là những câu chuyện phần lớn thuộc thần tích các làng. Hiện nay nhiều xứ sở
vẫn còn lưu giữ những công trình mang văn hóa tâm linh. Khá nhiều nhân vật
nữ chính là những còn người bất tử trong các ngôi đền miếu linh thiêng ấy.
1.3. Truyền thuyết là một trong những thể loại văn học dân gian được
đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng
tôi thêm hiểu những giá trị của truyền thuyết trong đời sống văn hóa dân tộc,
đồng thời nâng cao kiến thức, phục vụ cho công tác giảng dạy ngữ văn sau khi
tốt nghiệp.
Vì những lý do trên nên chúng tôi lựa chọn: Nhân vật nữ trong truyền
thuyết dân gian người Việt, làm đề tài cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Trên thực tế, đã có nhiều công trình, tạp chí và các bài báo khoa học đã
lấy truyền thuyết làm đối tượng nghiên cứu và đã có nhiều phương diện được
đề cập trong đó có phương diện nhân vật. Tuy nhiên coi nhân vật nữ là trong
truyền thuyết dân gian các thời kì lịch sử, là đối tượng khám phá riêng biệt thì
chưa được quan tâm thỏa đáng. Một số bài viết mới chỉ tiếp cận vấn đề này ở
mức độ giới thuyết, khái quát mà chưa có những phân tích, đánh giá cụ thể.
Năm 1974, trong Tạp chí văn học, số 1, tác giả Vũ Tố Hảo có bài “Bà
Triệu qua một số tư liệu dân gian sưu tầm ở Thanh Hóa”. Trong bài viết này
tác giả đã đề cập đến “hình tượng Bà Triệu”, do khai thác “hình ảnh Bà Triệu
hiện lên từ hình dáng, tính tình hành động… cho tới cái chết của Bà”. Tuy
nhiên điểm hạn chế của bài viết trên là tác giả chỉ đề cập đến hình tượng “Nữ
anh hùng” mà chưa nghiên cứu về hình tượng tập thể nữ anh hùng [3, tr. 34-
39].
2
Năm 1978, trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1, Nxb
Giáo dục (Bùi Văn Nguyên làm chủ biên), tác giả đã đưa ra nhận định khi
nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa của thể loại truyền thuyết “có thể nói, đấu
tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề căn bản của “thần thoại đời
sau” của chúng ta”. Trong quá trình nghiên cứu về truyền thuyết lịch sử, tác
giả đã đưa ra khẳng định: “Trong số những vị anh hùng dân tộc thời xưa mà
truyền thuyết lưu lại còn phải kể đến những truyện Hai Bà Trưng, Bà Triệu”.
Như vậy trong công trình trên, tác giả đã đưa ra những khái quát về những
người anh hùng dân tộc là nữ giới [23, tr. 146].
Năm 1980 trong Tạp chí văn học, số 2, Trần Gia Linh có bài viết về
“Vai trò của người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong truyền thuyết
dân gian”. Trần Gia Linh đã khẳng định về vai trò quan trọng của những
người phụ nữ trong xã hội. Tác giả đưa ra nhận định: “Tìm hiểu truyền thống
anh hùng của phụ nữ là tìm hiểu một bộ phận quan trọng của truyền thuyết
anh hùng dân tộc”. Nhà nghiên cứu cũng đề cập thêm: “Cùng với truyền
thuyết về người anh hùng khai sáng đất nước và dân tộc là nam giới, nhân dân
ta đã để lại một hệ thống truyền thuyết nói về người phụ nữ anh hùng không
kém phần lộng lẫy tươi đẹp”. Như vậy bài viết trên chỉ đề cập đến vai trò của
phụ nữ mà chưa đi tìm hiểu về những đặc điểm của các truyện này [21, tr. 34-
40].
Năm 1998, trong Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, tác giả
Hoàng Tiến Hựu khi bàn về vấn đề “cốt truyện và nhân vật”, ông đã chỉ ra thế
giới của nhân vật nữ như sau: “Xét về giới tính, tỷ lệ nhân vật không đều giữa
các truyện, trong truyện truyền thuyết và cổ tích, nhân vật nữ xuất hiện tương
đối nhiều và ở nhiều truyện nhân vật nữ đóng vai trò quan trọng”.
Cùng theo hướng nghiên cứu đó thì năm 2013, trong khóa luận tốt
nghiệp đại học Truyền thuyết về nhân vật nữ trong thời kì Bắc thuộc, tác giả
3
Đào Thị Sen đã thống kê được các truyện viết về nhân vật nữ, khai thác các
đặc điểm truyện viết về nhân vật nữ. Tác giả viết: “Nhân vật nữ trong thời kì
Bắc thuộc hấp dẫn, lôi cuốn người đọc không chỉ ở những vẻ đẹp của ngoại
hình mà còn ở những tài năng và đời sống nội tâm vô cùng phong phú” [30,
tr. 57]. Tuy nhiên phương diện và phạm vi khai thác của khóa luận còn hạn
hẹp. Khóa luận mới chỉ khai thác ở phương diện thể loại truyền thuyết và
phạm vi khai thác truyện về nhân vật nữ chỉ giới hạn trong thời kì Bắc thuộc
mà chưa chú ý đến hình tượng nhân vật nữ trong truyền thuyết ở các thời kì
khác.
Đề tài nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt là một trong
những đề tài khoa học gây sự chú ý và quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các
khía cạnh khác nhau. Mặc dù có đề cập đến nhân vật nữ nhưng những công
trình nghiên cứu vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Tuy nhiên đó chính là những
gợi ý quý báu giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
+ Thấy được những đặc điểm cơ bản về hình tượng nhân vật nữ trong
truyền thuyết dân gian người Việt.
+ Khẳng định giá trị những truyền thuyết viết về nhân vật nữ trong
dòng chảy thể loại.
+ Góp phần giáo dục về truyền thống lịch sử, nâng cao ý thức cho bản
thân.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nắm được những kiến thức về đặc điểm của truyền thuyết.
+ Khóa luận làm rõ đặc điểm về nhân vật nữ trong truyền thuyết dân
gian người Việt.
4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đốitượng nghiên cứu
Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi tư liệu khảo sát: Các truyện về truyền thuyết dân gian người
Việt, qua công trình Tổng tập văn hóa dân gian người Việt, sáu tập do Kiều
Thu Hoạch (Chủ biên), Nxb KHXH, 2004.
- Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung khảo sát và phân tích các đặc
điểm nổi bật của hệ thống nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người
Việt, ở cả hai chủ đề: xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận hệ thống
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Đóng góp của khóa luận
Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn rút ra được những nhận
xét khoa học về đặc điểm nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt
và khẳng định được những nét đẹp của người phụ nữ cùng với giá trị lịch sử
của kiểu truyện này.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của khóa luận có bố
cục ba chương như sau:
Chương 1: Hệ thống nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt
Chương 2: Nhân vật nữ trong truyền thuyết chủ đề xây dựng đất nước
Chương 3: Nhân vật nữ trong truyền thuyết chủ đề bảo vệ đất nước
5
NỘI DUNG
Chương 1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT
DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT
1.1. Khái niệm nhân vật và nhân vật nữ
Từ trước đến nay nhân vật mang nhiều khái niệm khác nhau. Thuật ngữ
“nhân vật” xuất hiện khá sớm trong tiếng Hy Lạp cổ. Ban đầu nó mang ý
nghĩa là “cái mặt nạ” tức chỉ công cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu.
Theo thời gian chúng ta sử dụng thuật ngữ này nhiều hơn để thể hiện nhân vật
trong tác phẩm văn học. Trong một số trường hợp khác nhau, người ta sử
dụng thuật ngữ “vai” và “tính cách” để thay thế cho nhân vật văn học. Thuật
ngữ “tính cách” tức chỉ những nhân vật có tính cách. Còn thuật ngữ “vai” thì
chỉ tính chất và hành động cá nhân. Trên thực tế, không phải nhân vật nào
cũng mang hành động và nhân vật nào cũng thể hiện tính cách rõ nét. Vì vậy
thuật ngữ “nhân vật” mang nội hàm phong phú và đa dạng hơn nên hai thuật
ngữ trên không thể bao quát hết được những biểu hiện khác nhau của các loại
nhân vật trong tác phẩm văn học.
Nhân vật là khái niệm được sử dụng nhiều trong văn chương nghệ
thuật. Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đưa ra rất nhiều khái niệm
khác nhau về nhân vật văn học.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, định nghĩa khái niệm nhân vật như
sau: “Nhân vật văn học hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những
dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên
cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các
sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người” [32, tr.
41]. Tác giả Lại Nguyên Ân đã đưa ra định nghĩa khá hoàn chỉnh về nhân vật
văn học. Theo tác giả thì nhân vật chính là yếu tố tạo ra phong cách cho nhà
văn với một màu sắc riêng trong từng trường phái văn học.
6
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì đưa ra định nghĩa “nhân vật văn học
là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học
có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng… nhân vật văn học là một đơn vị
nghệ thuật mang tính ước lệ không thể đồng nhất với con người có thật trong
đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con
người. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm
mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn luôn gắn với chủ thể tác
phẩm” [14, tr .235].
Trong cuốn Lý luận văn học (GS. Hà Minh Đức chủ biên), các tác giả
cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ,
đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết, biểu hiện đầy đủ của con
người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu
sử nghề nghiệp, tính cách… Cũng có khi đó không phải là những con người,
sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con
người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [30, tr. 126].
Mặc dù khái niệm nhân vật có rất nhiều những định nghĩa khác nhau
nhưng tất cả các định nghĩa đều có những điểm chung như sau: Nhân vật có vị
trí rất quan trọng trong tác phẩm. Nhân vật chính là đối tượng được nhà văn
miêu tả. Nhân vật có thể là con người cụ thể, cũng có thể là những sự vật, con
vật, hiện tượng mang bóng dáng và tính cách của con người. Nó được sử dụng
như những phương thức khác nhau để biểu hiện về con người. Nhân vật chính
là cầu nối truyền đạt nội dung, tư tưởng giữa bạn đọc và nhà văn.
Như vậy, mỗi nhân vật được thể hiện thành công trong tác phẩm ở các
thời đại khác nhau thì đều chứa đựng những khám phá to lớn. Qua những sự
khám phá ấy mà nhà văn đã khẳng định được lý tưởng thẩm mỹ của bản thân
và làm phong phú, đa dạng nền văn học dân tộc. Vì thế mà đã từng có nhận
7
định rằng: đối với các nhà văn lớn thì bạn đọc có thể quên đi chính tác giả
nhưng sẽ không quên được nhân vật mà tác giả đó xây dựng nên.
Vừa kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hoặc xác thực có liên quan
đến lịch sử trọng đại của dân tộc, giai cấp, truyền thuyết còn thể hiện ý thức
và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì thế mà truyền
thuyết thể hiện nhân vật không phải bằng sự sao chép nguyên mẫu, mà chỉ
dựa vào nguyên mẫu để “tái tạo” nên hình tượng nhân vật phù hợp với tâm
tình và thái độ của nhân dân.
Nhân vật nữ được coi như loại hình cụ thể của nhân vật. Hay nói theo
cách khác: Nhân vật nữ là hình ảnh, hình tượng người phụ nữ được xây dựng,
miêu tả và thể hiện ở trong tác phẩm văn học thông qua các phương tiện văn
học. Và nghiên cứu về nhân vật nữ chính là nghiên cứu về một kiểu cấu trúc
của nhân vật văn học đặc thù.
Nhân vật nữ luôn là biểu tượng, hiện thân của cái đẹp, là một nửa của
thế giới. Phụ nữ được sinh ra với sứ mệnh cao cả đó là duy trì sự sinh tồn,
luân chuyển sự sống. Từ xa xưa đến nay, phụ nữ luôn là một đề tài quen
thuộc, hấp dẫn, một nguồn cảm hứng dồi dào và bất tận đối với sự sáng tạo
của các nghệ sĩ. Trong văn học truyền thống, ở mỗi một thời kỳ, hình tượng
người phụ nữ luôn được coi là tâm điểm.
Trong truyền thuyết nhân vật nữ được hiện lên vô cùng sinh động và
phong phú. Nhân vật nữ đại diện cho ước mơ và lý tưởng thẩm mỹ của nhân
dân. Tuy nhiên, những chuẩn mực thẩm mỹ của buổi ban đầu vẫn chưa được
thể hiện cụ thể, rõ nét, đầy đủ diện mạo của người phụ nữ. Vì thế mà người
phụ nữ trong truyền thuyết chủ yếu được xây dựng và thể hiện qua hành trạng
và một vài nét tính cách đơn giản và nhất quán.
1.2. Các kiểunhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt
Như chúng ta đã thấy, truyền thuyết là một thể loại truyện kể dân gian
nằm trong loại hình tự sự dân gian. Đặc điểm cơ bản nhất và nổi bật nhất là
8
tính hư cấu lịch sử. Hình tượng nhân vật lịch sử được hình tượng hóa và kì ảo
hóa theo quan điểm của nhân dân. Các nhân vật dù có được hư cấu hay là đích
thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác,… có một lịch sử rõ ràng gắn
với địa phương hay thời đại. Nhân vật nữ được xây dựng khá nhiều trong hệ
thống truyền thuyết dân gian người Việt. Truyền thuyết được sáng tạo theo
suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các
nhân vật nữ lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm
mĩ nhân dân. Chúng tôi qua quá trình tìm đọc và khảo sát đã thống kê được số
lượng truyện tái hiện nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt.
Như vậy, qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 1], chúng ta thấy
truyện viết về nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt là các
truyện mà nhan đề cũng như nhân vật chính trong truyện là nữ. Nhân vật nữ
được các nghệ sĩ dân gian xây dựng chủ yếu xuất hiện trong các thời kì Âu
Lạc và Bắc thuộc (gồm 49/106 truyện như bảng trên), thời kì Pháp thuộc
(gồm 38/106 truyện như bảng trên) và mức độ xuất hiện ít trong thời kỳ
phong kiến tự chủ (19/106 truyện). Việc xây dựng nhân vật nữ trong các thời
kỳ với tần số xuất hiện khác nhau thể hiện ý thức phản ánh và lý giải lịch sử
cũng như thái độ tình cảm của các nghệ sĩ dân gian đối với nhân vật nữ.
Qua khảo sát 106 truyện chúng tôi đã thống kê được có 118 nhân vật nữ
(không kể dị bản). Nhưng nhân vật nữ này có xuất thân, địa vị, nghề nghiệp
và độ tuổi, chiến công khác nhau. Để người đọc có cái nhìn tổng quát về các
nhân vật nữ, chúng tôi đã phân loại các nhân vật nữ ở phần Phụ lục [Bảng 2].
1.2.1. Nhân vậtnữ trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất
Truyền thuyết dân gian đã dành một khối lượng lớn trang văn để ca
ngợi vị trí và vai trò quan trọng của nhân vật nữ trong sự nghiệp kiến tạo văn
hóa và lao động sản xuất. Qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 1], cho ta
9
thấy ở mỗi một thời kỳ việc xây dựng hình tượng các nhân vật nữ ngoài ý
thức phản ánh lịch sử còn thể hiện dụng ý riêng của tác giả. Các nhân vật nữ
với những tài năng khác nhau đã đóng góp trí tuệ và công sức của mình vào
đa dạng các lĩnh vực nghề nghiệp nhưng chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp.
Các truyền thuyết trong buổi đầu dựng nước đã thể hiện niềm tự hào
của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc các dân tộc người. Vì thế mà
nhân vật nữ trong thời kỳ này được các nghệ sĩ dân gian xây dựng để giải
thích về cội nguồn nòi giống thiêng liêng, cũng như ca ngợi những anh hùng
văn hóa đầu tiên của nước Việt. Các nhân vật nữ được ngợi ca đó là nàng Âu
Cơ (Âu Cơ), người mẹ của dân tộc Việt. Nàng đã sinh ra bọc trăm trứng và từ
ấy nở ra một trăm người con, chia nhau đi khai hoang ruộng đất, mở rộng lãnh
thổ, cai quản bốn phương. Không những thế nhân vật nữ còn được ca ngợi là
những người chăm chỉ, cần cù và tiên phong trong lĩnh vực lao động sản xuất.
Sau này mẹ Âu Cơ đã giúp dân trồng cấy, làm nghề,… hay đó còn là những
người con gái đã giúp cua Hùng dựng nước, mở mang bờ cõi, cai trị dân
chúng như: con gái Tiên Dung dạy dân làm ăn (Truyện Nhất Dạ Trạch), mở
mang bờ cõi; con gái Ngọc Hoa dạy dân trồng lúa, dệt vải, hát múa…
Đến truyền thuyết thời phong kiến độc lập tự chủ về sau, khi nước ta
chấm dứt ách nô lệ, mở ra một thời kỳ độc lập của dân tộc thì nhân vật nữ
được khắc họa một cách sinh động, phong phú và đa dạng trong những ngành
nghề khác nhau để giúp dân, góp công sức trong sự nghiệp xây dựng đất
nước. Các nghệ sĩ dân gian đã vẽ ra một bức tranh trong lao động sản xuất
đầy sống động và hăng say. Việt Nam là nước có nền văn minh thuần nông vì
vậy nghề nghiệp chính của con người là nghề nông tang. Do đó, ở hầu hết các
truyện, các nghệ sĩ dân gian đã xây dựng các nhân vật nữ xuất hiện trong
khung cảnh lao động. Bà chúa Tó đang làm cỏ lúa trên đồng thì bắt gặp nhà
vua đi ngang qua (Bà chúa Tó), nàng Khiết Nương vì đang say sưa hái dâu
10
trên tằm nên đã không yết kiến nhà vua (Sự tích Ỷ Lan phu nhân), hay nàng
Dương Vân Nga hiện lên với vẻ đẹp đầy sức sống trong con mắt của hai chú
cháu nhà Đinh Bộ Lĩnh lúc nàng đang mải mê cắt cỏ (Hoàng hậu thời thơ
ấu),… Số lượng các nhân vật nữ xuất hiện trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm
20.7% trong tổng số 106 truyện. Họ chính là một trong những nguồn lao động
chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp.
Trong truyền thuyết, các nghệ sĩ dân gian xây dựng nhân vật nữ hầu hết
đều xuất thân từ những người nông dân nên cuộc sống của họ thường gắn liền
với cái quốc, cái cày, dưa muối… Vì thế mà các nhân vật nữ không những
giỏi trong lĩnh vực nông tang mà họ còn tài năng trong các ngành nghề khác
như nghề dệt, nghề làm muối, bốc thuốc và nghề ca hát,… Họ hăng hái tham
gia vào công cuộc lao động sản xuất để tạo ra nguồn lương thực dồi dào phục
vụ cho cuộc sống no đủ và dự trữ cho đất nước khi có giặc ngoại xâm. Đó là
những “anh hùng trong sản xuất” và được ngợi ca là chúa Lẫm (Bà chúa
Lẫm), chúa Tó (Bà chúa Tó) hay đó còn là bà chúa dệt Thụ La (Bà chúa dệt:
Thụ La công chúa) rất khéo tay, nhanh nhẹn và bằng sự thông minh của mình
mà vải của nàng dệt ra vừa bền lại vừa đó, có những nghề mà rất ít các nhân
vật nữ tham gia như nghề làm muối của nàng Nguyệt Ánh (Bà chúa Muối)
(chiếm 0.94%), nghề chế biến thực phẩm của mẹ Âu Cơ (Mẹ Âu Cơ tổ nghề
nông tang và chế biến thực phẩm) (chiếm 0.94%), nghề bốc và làm thuốc của
nàng Ngọc Hoa (Đại Yên và chuyện Trần Ngọc) và bà chúa Vĩnh (Bà chúa
Vĩnh) (chiếm 1.89 %),… Không những chăm chỉ cần cù trong công việc lao
động sản xuất, các nhân vật nữ còn sáng tạo ra những lời ca tiếng hát để mang
lại những phút giây thư giãn vui vẻ sau những giờ làm việc mệt nhọc. Từ đó
nhân dân sáng tạo ra nghề hát với các làn điệu dân ca phong phú, đặc trưng
của từng vùng miền. Số lượng nhân vật nữ sáng tạo ra lời ca tiếng hát chiếm
số lượng 5 truyện trên tổng số 106 truyện (chiếm 4.72%). Đó là Vua Bà Nhữ
11
Nương là người đã sáng tạo ra những câu hát quan họ. “Tiếng hát của nàng…
bừng bừng như năn nỉ, nó khắc khoải, oán trách, lưu luyến vấn vương… Hiện
nay có đến 49 làng ở Hà Bắc hằng năm mở hội hát quan họ” (Vua Bà), hay đó
là Lầu Slam đã sáng tạo ra nhiều điệu hát cho dân tộc Cao Lan như véo ca,
cục tờ u, ú múng ca,... (Lầu Slam - Bà chúa thơ)…
Không những trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất mà các nhân vật
nữ còn được ca ngợi như những danh nhân văn hóa, những người có công
khai sáng, phát minh ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của nhân
dân. Vì thế mà trong đời sống cộng đồng họ đã để lại những công trình kiến
trúc có giá trị văn hóa nghệthuậtcao. Trong Sự tích Ỷ Lan phu nhân, nàng Ỷ
Lan ở thời Lý đã cho xây dựng 72 ngôi chùa, xây tháp Bảo Thiên để trấn giữ
quốc gia trước giặc xâm lược.Trong dị bản Bà phù thánh linh nhân (Bà Ỷ
Lan) thì nàng Ỷ Lan đã sáng tạo ra nghi thức tắm Phật. Hay bà chúa Tó (Bà
chúa Tó) đã giúp nhân dân tạo ra món ăn mới để cung cấp lương thực cho
cuộc chiến. “Chúa Tó có sáng kiến làm bánh chè Lam, làm Cốm nếp nhào
mật để quân sỹ có lương khô ăn đường”… Món ăn đặc sản của vùng Kẻ Hữu
đã trở thành nét riêng biệt và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam.
Như vậy để làm được những công việc như trên, các nhân vật nữ trong
truyền thuyết dân gian đã ý thức được sự phân chia về lãnh thổ bờ cõi của đất
nước cũng như ý thức được vai trò và vị trí của mình trong xã hội.
1.2.2. Nhân vậtnữ trong chiến đấu
Hình ảnh nổi bật, gây ấn tượng mạnh mẽ của người phụ nữ Việt Nam
đó là sự dũng cảm hy sinh của họ trên chiến trường. Khi đất nước có giặc
ngoại xâm, những người phụ nữ sẵn sáng đứng dậy, xả thân vì nền độc lập
của dân tộc và họ chính là những người phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ
nhất.
12
Qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 2], chúng tôi xin đưa ra
những nhận xét như sau:
Thứ nhất, trong tổng số 106 truyện kể về nhân vật nữ thì có tới 56
truyện ca ngợi những người phụ nữ với vai trò là những người những người
thông minh, tài giỏi, hiên ngang. Họ chính là những cô gái “đầu đội trời, chân
đạp đất”, hiên ngang sánh vai cùng cùng các bậc nam nhi, trực tiếp cầm vũ
khí chiến đấu xông pha trận mạc để đánh đuổi quân thù xâm lược, giành lại tự
do cho đất nước, cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Bằng tình yêu nước
nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc những người phụ nữ ấy đã làm nên
những chiến thắng oanh liệt cho dân tộc. Họ trở thành những “anh hùng chiến
đấu” cho dân tộc như hình ảnh người con gái ít tuổi, khỏe mạnh đã xuống núi,
xin vua được đi đánh giặc Ân. Nàng chỉ lấy đá mà ném đã giết được giặc
trong nhiều trận (Người con gái núi Tam Đảo), Hai Bà Trưng (Bà Trưng Nhị
và thành Dền) đã chống lại quân nhà Đông Hán để giành lại chủ quyền cho
nước nhà, nàng Thục Nương (Sự tích Bát Nàn công chúa) hai tay cầm hai
thanh kiếm chém mươi thủ cấp tỳ tướng của Tô Định… Sau này đó là hình
ảnh của kiên cường của cô bé Trần Ngọc Hoa, chín tuổi đã theo Lý Thường
Kiệt giết giặc Chế Ma Na ở Chiêm Thành vào năm 1103 (Đại Yên và chuyện
Trần Ngọc Hoa)…
Thứ hai, trong tổng số 106 truyện viết về nhân vật nữ thì có 32 truyện ca
ngợi nhân vật nữ là những người mẹ sinh ra những người con anh hùng, tài giỏi.
Trước sự biến động đầy cam go dữ dội của đất nước, trước sự xâm lăng
đô hộ từ kẻ thù thì những người phụ nữ đã hạ sinh cho quê hương, đất nước
các thế hệ anh hùng hào kiệt. Đó là năm anh em nhà chàng Vịt, Mộc Hoàn và
Lý Bí, Triệu Quang Phục… Họ là những người anh hùng hào kiệt đã dũng
cảm xông pha chiến trận để mang lại hòa bình cho đất nước.
13
Truyền thuyết đã ca ngợi bà mẹ Chiên Nương, người mẹ đã sinh ra
người con “thông minh thần vũ, có tài dẹp loạn, tích trữ binh lương, mưu đồ
đại sự”. Đó chính là Đinh Bộ Lĩnh trong lúc “đất nước không có vua, các hào
trưởng nổi lên xưng vương cát cứ mỗi người một phương” thì ông đã cùng
các tướng sĩ đi dẹp loạn được mười hai sứ quân, “thu gom non sông về một
mối”. Ngoài ra còn những người con tài giỏi khác như Phạm Thành, Đinh
Điền, Phạm Hạc, Lưu Công, Lĩnh Sát,… Họ đã đóng góp công sức và trí tuệ
của mình vào sự thắng lợi chung của đất nước (Sự tích bà mẹ Đinh Tiên
Hoàng và các công thần). Bà Lan Hoa đã sinh ra Trù Công, một người “học
một biết mười, không gì không tỏ tường”. Sau này Trù Công đã theo Bà
Trưng đánh đuổi giặc Tô Định (Sự tích anh em Trù Công và Thuận Nương
giúp bà Trưng đánh đuổi Tô Định). Hay đó là người mẹ Tạ Cận sinh ra anh
hùng Đường Hoàng. Đó là người “tướng mạo khôi ngô, thiên tư dĩnh ngộ,
thông minh khác thường, khi ngài lên ba tuổi đã biết lễ nghĩa, biết kính
nhường. Đến năm 13 tuổi ngài đã văn võ kiêm toàn, ai ai cũng khen là một
ông thánh” (Sự tích Đường Hoàng thời vua Trưng)…
Những người mẹ ấy không chỉ sinh ra những nam anh hùng thông minh
xuất chúng mà còn sinh ra những nữ anh hùng quả cảm và vô song. Đó là
những cô gái xinh đẹp, thông minh và đầy sự dũng cảm. Nàng Quế Nương và
Dung Nương con của ông bà Lý Châu ở đời Hậu Ngô đều có nhan sắc tuyệt
đẹp không những thế hai nàng còn am hiểu về thiên văn địa lý, võ nghệ cũng
thành thạo. Hai nàng đã cùng với các anh của mình đánh thắng giặc Ma Na
(Quế Nương và Dung Nương); đó là nàng Ngọc Xiêm dung mạo phi thường
đã giúp vua Trần Anh Tông đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược (Truyện nàng
công chúa đời Trần); nàng Thục Nương con gái của ông Vũ Công Chất và bà
Hoàng Thị Mậu, người thành Phong Châu. Nhan sắc của nàng vào bậc “tuyệt
thế giai nhân, đọc sách khắp cả Chư tử Bách gia không sách nào không thiệp
14
liệp qua, lại giỏi đường gươm mũi giáo”. Vì thế Thục Nương được các bậc
anh hùng gọi là “Thánh nữ giáng trần”. Sau này Thục Nương đã tự xưng là
Bát Nàn đại tướng quân kêu gọi các anh em hào kiệt ở khắp nơi giết Tô Định.
Nàng đã trở thành nữ tướng tài ba dưới thời Hai Bà Trưng (Sự tích Bát Nàn
công chúa); đó còn là các nàng Ả Tú, Ả Huyền và Thượng Cát cùng với Hai
Bà Trưng đã đánh thắng quân Mã Viện (Sự tích Ả Tú, Ả Huyền, Thượng Cát
ba nữ tướng thời Hai Bà Trưng) hay là nàng Phật Nguyệt tài năng và nhan sắc
hơn người đã trở thành một vị nữ tướng giỏi đánh tan quân Mã Viện (Đinh
Thị Phật Nguyệt)… Tất cả những cô gái ấy đều trở thành những nữ anh hùng
hào kiệt có đóng góp to lớn vào nền hòa bình của đất nước.
Qua khảo sát trên chúng ta thấy mặc dù người mẹ không trực tiếp cầm
vũ khí đánh giặc trên chiến trận nhưng họ là những người gián tiếp góp công
sức của mình vào sự nghiệp chiến đấu của nước nhà là sinh ra các anh hùng
cho thời đại.
Thứ ba, trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy rằng ngoài
những truyền thuyết viết về những nữ tướng có tên tuổi, quê quán trực tiếp
tham gia giết giặc cứu nước thì các nghệ sĩ dân gian còn kể về những người
dân thường, những người phụ nữ vô danh đã tham gia đánh giặc cứu nước
bằng mọi cách.
Trong truyện Người con gái núi Tam Đảo, nghệ sĩ dân gian đã ca ngợi
nhân vật nữ không tên gọi bằng cái tên chung là người con gái. Nàng mặc dù
nhỏ tuổi nhưng rất anh dũng đã xin vua xung phong đi đánh giặc Ân; đó còn
là người phụ nữ vô danh đã mang lương thực ủng hộ quân nhà Trần và mách
ngày con nước của sông Bạch Đằng cho Trần Hưng Đạo bố trí mai phục mà
nay còn có đền thờ ở gần sống Bạch Đằng, gọi là đền Vua Bà [6, tr. 71].
Trong truyện Cánh đồng mẫu hậu, ca ngợi người đàn bà không tên đã
giúp đoàn quân của Lê Lợi trong lúc quân của ông bị quân minh đuổi; hay đó
15
là mụ hàng dầu đã giúp Lê Lợi trong trận chiến với giặc Minh. Mụ hàng dầu
giàu lòng yêu nước, ngày ngày gánh dầu tiếp tế hàng ba bốn chuyến cho quân
đội (Sự tích núi dầu); trong truyện Bán cháo ca ngợi về người phụ nữ không
tên đã đóng góp công sức của mình vào công cuộc đánh đuổi bọn xâm lược
Mãn Thanh. Hàng ngày bà tất bật nấu cháo cho các quân sĩ;…
Tiểu kết chương 1
Như vậy, truyền thuyết là truyện kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu
hay xác thực, có liên quan - ảnh hưởng tới lịch sử trọng đại của dân tộc. Qua đó
nhân dân thể hiện ý thức và thái độ đối với nhân vật và sự kiện lịch sử.
Nhân vật trong truyền thuyết được lựa chọn và phản ánh là những nhân
vật lịch sử thu hút được sự chú ý của nhân dân và những nhân vật này đều có
tầm vóc nhất định trong lịch sử dân tộc. Thông qua việc khắc họa hình tượng
nhân vật truyền thuyết, các tác giả dân gian đã thể hiện quan niệm nghệ thuật,
khuynh hướng phát triển của tư tưởng thẫm mỹ, mang đậm tính nhân dân
trong trường kỳ lịch sử dân tộc…
Trong truyền thuyết, thế giới nhân vật nữ hiện lên khá đa dạng và phong
phú. Đó là những người phụ nữ vừa có vẻ đẹp ngoại hình lẫn vẻ đẹp đời sống và
tính cách. Đó có thể là những cô gái còn rất trẻ, hay những người mẹ sinh ra
những người con anh hùng, những người vợ thông minh, thủy chung giúp chồng
dựng xây sự nghiệp nước nhà thậm chí là những người phụ nữ vô danh. Tất cả
những con người đó đều có vị trí và vai trò quan trọng trong xã hội. Mỗi người
đều có trí tuệ tài năng, công việc khác nhau nhưng điểm chung của họ là đều có
lòng yêu nước và dũng cảm để hiên ngang chống trọi với kẻ thù gian ác. Những
người phụ nữ ấy chính là sự hóa thân của cộng đồng.
16
Chương 2
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ
XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Theo Ph. Ăngghen: “Tất cả các dân tộc trong quá trình phát triển lịch
sử của nó đều phải trải qua thời đại anh hùng”. Đó là thời kì con người bứt ra
khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kì được đánh
dấu bằng những chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu sắc.
Nội dung chủ yếu của các truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước
là ngợi ca chiến công thiên nhiên, lao động sản xuất, chống xâm lấn bảo vệ
cộng đồng, khẳng định sức mạnh và ý thức lịch sử của tập thể trong quá trình
phát triển lịch sử đó. Vì thế mà các nhân vật nữ được các nghệ sĩ dân gian xây
dựng trong thời kỳ này không những để giải thích về nguồn gốc con rồng
cháu tiên của nhân dân Việt mà còn ca ngợi họ trong vai trò kiến tạo văn hóa
và lao động sản xuất.
2.1. Ngoạihình, diện mạo
Phụ nữ chính là một nửa của thế giới, vậy nên hình tượng người phụ nữ
từ xưa cho tới nay đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên với một vẻ đẹp
riêng, một sức hút riêng. Do đó mà trong cuốn danh ngôn viết về người phụ
nữ thì Lessinh đã khẳng định “đàn bà là kiệt tác của vũ trụ”. Vì thế vẻ đẹp của
những người phụ nữ trước hết được thể hiện ở ngoại hình với những đường
nét gợi cảm, như một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng.
Ngoại hình là khái niệm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ,
tác phong… tức toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân
vật. Có nhiều cách khắc họa ngoại hình nhân vật: thông qua ngôn ngữ người
kể chuyện; thông qua ngôn ngữ hoặc cái nhìn của nhân vật khác trong tác
17
phẩm; thông qua những tình huống và hoạt động của nhân vật được miêu tả…
Ngoại hình là một trong những yếu tố biểu hiện tính cách nhân vật, góp phần
tạo nên một nhân vật hoàn chỉnh. Trong văn học viết sự đa dạng trong việc
miêu tả ngoại hình của nhân vật tùy thuộc vào phong cách sáng tạo riêng của
mỗi nhà văn. Với chủ nghĩa lãng mạn thì các nhà văn thời kì này khi miêu tả
nhân vật thường lý tưởng hóa nhân vật. Còn sang với chủ nghĩa hiện thực thì
vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật được thể hiện một cách chân thực và sinh
động nhất.
Tuy nhiên trong văn học dân gian thì việc miêu tả ngoại hình, diện mạo
nhân vật chưa mang một “dụng ý nghệ thuật” và có nguyên tắc riêng như
trong văn học viết. Các nghệ sĩ nhân gian cũng chú trọng đến yếu tố ngoại
hình nhưng nó chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định nào đó. Và đối với thể
loại truyền thuyết thì việc miêu tả ngoại hình nhân vật cũng có thể là điểm
nhấn của mạch trần thuật.
Đến với truyền thuyết dân gian người Việt khi miêu tả về vẻ đẹp ngoại
hình, diện mạo của nhân vật nữ, ta bắt gặp đầu tiên là vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn
đầy sức sống. Trong truyện Người con gái núi Tam Đảo, nhân vật nữ được
miêu tả là có vẻ ngoài trông “khỏe khoắn, che thân bằng vỏ cây… đi lại
chuyền nhảy nhanh như sóc, nhẹ như vượn”. Sau này khi đứng trước mặt
Lang Liêu thì người con gái ấy lại được miêu tả “mắt sáng long lanh, gương
mặt tươi tắn đỏ hồng, vóc dáng xinh đẹp khỏe mạnh, vua rất vui đón về kinh
đô làm lễ cưới”. Nhân vật Mụ giạ (Mụ giạ) cũng được giới thiệu với vẻ bề
ngoài “to cao, khỏe mạnh”. Chính sức vóc ấy mà bà đã được nhà vua tin
tưởng và giao cho trọng trách rất quan trọng đó là mở mang bờ cõi.
Truyền thuyết viết về nhân vật nữ còn ca ngợi họ với vẻ đẹp đoan trang
của người phụ nữ phương Đông. Nàng Khiết Nương tức Hoàng thái hậu sau
này (tên là Yến, lại có tên là Cám) có “dung mạo đoan chính lại gồm đủ tứ
18
đức (công, dung, ngôn, hạnh)”. Vẻ đẹp của nàng nhẹ nhàng hòa vào đất trời
bình yên lại thêm có mây ngũ sắc che đầu khiến vua càng mến mộ (Sự tích Ỷ
Lan phu nhân); nàng Nguyệt Ánh được miêu tả với vẻ đẹp “không những đẹp
người lại đẹp nết”. Không những thế nàng còn có “đôi tay đẹp, trên đầu lại có
đám mây che” khiến ai gặp mặt cũng phải yêu mến (Bà chúa Muối).
Các nhân vật nữ trong truyền thuyết còn sở hữu vẻ đẹp gợi cảm lôi
cuốn và đầy hấp dẫn. Trong truyện Bà chúa Lẫm đã khắc họa vẻ đẹp “lồ lộ
đương xuân” của nàng chúa Lẫm. Cảm vì nhan sắc cũng như trọng mến sự
thông minh ý tứ của nàng mà chàng hoàng tử nhà Lý đem lòng yêu nàng và
muốn cưới làm vợ. Và rồi duyên tình của “trai anh hùng sánh với gái thuyền
quyên” ngày càng khăng khít và nồng đậm. Sắc đẹp của nàng là khởi nguồn
của hạnh phúc. Hay đó là bà chúa Mía tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Liệu có
“sắc đẹp hơn người” vì thế mà bà được tuyển vào cung chúa Trịnh, dưới triều
Lê Thần Tông, đầu thế kỷ XVII (Bà chúa Mía).
Các nghệ sĩ dân gian còn thể hiện vẻ đẹp kì lạ khác thường ở các nhân
vật nữ trong truyền thuyết. Vẻ đẹp ấy được thể hiện sinh động qua bà chúa
Binh (May áo chồng bằng hơi thở ấm). Bà là một võ nữ nên sức vóc được
miêu tả là phi thường. Khi bà làm việc, “đôi vú to của bà đập vào đòn cào,
vào cán cào, cán cuốc nghe đồm độp cả ngày”. Chính vì sức vóc như vậy, nên
mùa đông đứng bên bà thì như đứng bên đống sưởi. Hay nàng Nhữ Nương
được các nghệ sĩ dân gian miêu tả diện mạo với vẻ khác thường so với các chị
em cùng trang lứa. Ai cũng môi son má đỏ, da trắng tóc dài, thân hình đầy đặn
thì nàng lại sở hữu vóc dáng “thấp gầy, da lại đen… trông cô gái lờ đờ ngơ
ngác… hồn vía để đi đâu mất rồi” (Vua Bà).
Vẻ đẹp ngoại hình, diện mạo của các nhân vật nữ còn được thể hiện
thông qua những câu khái quátngắn gọn. Tác giả dân gian sử dụng vẻn vẹn
ba từ để nói về nhan sắc “rất xinh đẹp” của nàng Âu Cơ (Âu Cơ), bà chúa Vót
19
(Bà chúa Vót), bà chúa Tó (Bà chúa Tó) và Hoàng Phủ Thiếu Hoa (Bà tổ nghề
dệt lụa).Còn các nhân vật nữ như Ngọc Đài (Bà Ngọc Đài), Nguyễn Thị La
(Bà chúa dệt: Thụ La công chúa) thì được ca ngợi với vẻ bên ngoài là “tài sắc
tuyệt vời”. Vẻ đẹp ngoại hình diện mạo của Ngọc Đô thì được xếp vào hàng
“sắc nước hương trời” (Bà chúa thiên niên), cònnàng Quế Nương có nhan sắc
“nghiêng nước nghiêng thành” (Thánh mẫu thượng ngàn).
Như vậy, chúng ta thấy rằng vẻ đẹp ngoại hình, diện mạo của các nhân
vật nữ trong truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước được miêu tả một
cách khái quát. Và dù được miêu tả, khắc họa theo cách nào đi chăng nữa thì
trong truyền thuyết, các nhân vật nữ đều có ngoại hình đẹp.
2.2. Phẩm chất, tài năng
Truyền thuyết dân gian người Việt không những ca ngợi vẻ đẹp ngoại
hình của nhân vật nữ mà còn dành những trang văn để miêu tả vẻ đẹp phẩm
chất và tài năng của họ. Họ là những người đẹp về cả ngoại hình lẫn tâm hồn,
tài năng.
Viết về tài năng của các nhân vật nữ, truyền thuyết ca ngợi họ với tài
năng văn học, ca hát. Trong truyện Bà pháp tính: bà chúa Kim Cương có ghi
lại bà Trịnh Thị Ngọc Trúc nguyên là một vị quận chúa, con gái của Trịnh
Tráng, sống vào thế kỷ XVII ở nước ta. Bà thông hiểu cổ kim, nhất là có
nhiều suy nghĩ về tiếng nói và chữ viết của nước nhà. Bà đã biên soạn được
một cuốn sách đặc sắc, là cuốn “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa”. Chữ Nôm
được sử dụng vào thơ phú từ đời Trần và sang đời Lê thì rất thịnh. Nhưng
chưa có ai làm sách từ vị, thu thập giải nghĩa các tiếng và cách viết. Cuốn
sách của bà là một đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam. Mãi cho đến nhiều
năm về sau, vẫn chưa ai lưu tâm viết những loại sách như thế.
Nàng Nguyễn Thị Kể sinh ra trong gia đình nghệ thuật ca xướng. Vì thế
khi lớn lên nàng Kể trở thành một ca nữ có giọng hát hay, tài sắc nổi danh
20
khắp cả một vùng. Chính tài năng ấy đã làm nao lòng chúa Trịnh và nàng được
làm cung phi. Ở trong cung vì tinh thông âm luật, nàng luôn bày vẽ cho các đội
nữ nhạc tiếng đàn dạy hát, gây được không khí hồ hởi, lan rộng ra cả ngoài đô
thành Thăng Long. Được chúa Trịnh yêu quý nên sau này nàng cũng đã dành
những lời khuyên giúp chúa cai quản đất nước hợp lòng dân (Bà Tri Chỉ).
Tài năng ca hát còn thể hiện rõ ở bà Ngọc Đài (Bà Ngọc Đài). Bà là
người con gái họ Phùng, là một đào nương danh tiếng hồi đầu thế kỷ XVII ở
nước ta. Bà nghĩ ra một trò vui cho dân đó là cho họ vác mai cuốc, xếp hàng
lại với nhau thành những chữ Hán như “Quốc Thái dân an”, “Thiên hạ thái
bình”… Người này cầm cờ, người kia múa hát, sắp thành các điếm, các đội,
một người điều khiển cả đội gọi là “Tổng Cờ”. Từ đó đến ngày hội, để cho
đẹp mắt người dân đã thay những cán cuốc cán mai bằng những cây gậy quấn
giấy xanh đỏ, buộc tua ở đầu và những cây cờ ngũ sắc. Họ cũng xếp thành
những chữ để múa hát. Bà Ngọc Đài đã tạo ra trò chơi bổ ích để giải lao cho
nhân dân sau những giờ lao động mệt nhọc. Sau này nhân dân tôn bà làm
thành hoàng làng Bảo Ngũ. Chính bà là người đã sáng kiến ra hội kéo chữ,
một trò diễn đẹp mắt mà mang đậm ý nghĩa văn hóa.
Hay nàng Bạch Hoa (Mãn đào hoa công chúa) con của viên quan châu
Bạch Đình Sa. Nàng có nhan sắc đẹp tuyệt trần, giọng hát hay điệu múa dẻo.
Bạch Hoa cùng với chồng của mình chăm chú dạy nghề đàn hát cho lớp trẻ ở
trong vùng khiến quan khách ai ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Từ tài năng
ca hát của hai vợ chồng mà Cổ Đạm làng quê của hai người trở thành đất
thanh lịch, thịnh hành lối hát ả đào từ xưa đến nay chưa hề có trên đất nước ta.
Dân làng Cổ Đạm lập đền thờ tôn là Mãn Đào Hoa công chúa – là vị tổ của
ngành hát ả đào.
Trong truyện Sự tích hát xoan đã ca ngợi nàng Quế Hoa xinh đẹp bằng
tài năng ca hát của mình nàng đã giúp cho vợ của vua Hùng quên đi cơn đau
21
mà sinh được ba người con trai khôi ngô đẹp đẽ. Quế Hoa ở gần thành Phong
Châu, nàng múa giỏi hát hay, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như
bún ai cũng phải mê. Vua Hùng đã vô cùng vui mừng, mới bảo các mỹ nương
học lấy điệu múa hát của nàng và gọi là hát Xuân hay chính là hát Xoan; nàng
Nhữ Nương (Vua Bà) mặc dù không sở hữu vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân giống
như những cô gái khác nhưng khi nhập vào cuộc ca hát thì Nhữ Nương trông
rất linh hoạt, duyên dáng hẳn lên. Khi nàng cất lên tiếng hát thì lời ca vừa bay
bổng vừa chân thực, khi ngộ nghĩnh, hồn nhiên, khi thấm thía ân tình. Giọng
hát, lời ca của Nhữ Nương đã tạo cho cô một khuôn mặt mới, kỳ ảo và mê
đắm lòng người. Nàng đam mê hát đến nỗi vừa làm nàng vừa nhẩm những
câu hát chợt nghĩ ra. Giọng ca của nàng âm vang trên mặt sóng đồng không.
Từ những sườn đồi cỏ mọc lút đầu, tiếng ca Nhữ Nương vút lên hòa với tiếng
líu lo chim ngàn, tiếng rì rào bờ sông nước chảy… Nàng có thể cất lời ca
tiếng hát ở khắp mọi nơi lúc rảnh rỗi cũng như làm việc trên cánh đồng. Tiếng
hát của nàng khiến người già nghe thấy trẻ lại, người trẻ nghe thấy chân tay tự
nhiên gõ nhịp, miệng mấp máy hát theo… Nhữ Nương thường khuyến khích
các bạn trong làng: “Cứ hát đi, đừng ngại không có giọng. Cốt nhất trong lòng
mình muốn hát lên… ”. Nàng còn dạy các bạn tập hát, chẳng bao lâu khắp
làng đều vang lên tiếng hát. Bên gái bên trai họp thành bọn, hát đối đáp thâu
đêm. Giọng hát đầy huyền bí ấy đã làm mê mẩn vị hoàng tử con út của vua
Thủy Tề. Bao nhiêu lần nàng hát chàng cũng đều ở dưới lắng nghe. Sau này
mỗi một cuộc hát quan họ đều được mở đầu bằng câu:
“Thủy tổ quan họ làng ta
Những lời ca xướng Vua Bà sinh nên… ”
Các nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian còn là những người thông
minh và tài giỏi. Nàng chúa Lẫm (Bà chúa Lẫm) không chỉ là người thông
minh mà còn là người tinh tế và chủ động. Khi hoàng tử đang lang thang giữa
22
cánh đồng bộn bề nước trắng, trời lại đang tối và chàng đói bụng nên đành tìm
nơi nghỉ trọ. Khi thấy túp lều nhỏ, hoàng tử lên tiếng gọi. Nhưng trong túp lều
chỉ có người con gái nên hoàng tử lúng túng và định quay đầu ra về. Đứng
trước sự ngại ngùng lúng túng của hoàng tử, nàng đã nhanh ý tiếp lời: “Xin
chàng chớ ngại, ở đây đâu chỉ có chàng với thiếp, mà còn có ngọn đèn này
nữa”. Ngọn đèn là vật vô tri vô giác nhưng bằng sự nhạy cảm và tinh tế nàng
đã biến nó giống như vật thể sống. Nàng khuyên hoàng tử đừng ngại vì trong
phòng không chỉ có chàng với nàng mà còn có cả ngọn đèn nữa. Thấy cô gái
sáng ý và tha thiết nên hoàng tử đã vui lòng ở lại.
Trong truyện Bà Kiệt Đặc, ca ngợi người con gái Nguyễn Thị Duệ
thông minh và học giỏi. Năm mười tuổi, cô bé chưa được đi học mà đã biết
đọc sách, truyện và viết tập làm văn. Nguyễn Thị Duệ có tinh thần ham học
hỏi, để được đi học thì nàng đã xin cha mẹ được cải trang thành con trai “mặc
quần áo nam giới, không xêu lỗ tai” và cô đã đỗ tiến sĩ. Với tấm lòng thật thà
và tài năng của bản thân thì nàng được giữ lại trong cung để dạy dỗ cho cung
nữ. Thậm chí khi bà giao thiệp với các nhà khoa bảng cùng các trọng thần
uyên bác, ai cũng phải công nhận bà có trình độ học vấn sâu sắc và có đạo
đức thanh cao. Khi được vua Lê chúa Trịnh hỏi ý kiến về các việc liên quan
đến chính sự, Nguyễn Thị Duệ tìm ngay được những câu chuyện hoặc tấm
gương tương tự trong sử sách đời xưa để trả lời, ngụ ý khuyên răn vua chúa
cần phải theo đường chính học, chăm sóc đời sống của nhân dân. Trong triều
đình ai cũng ngượng mộ và kính phục nàng.
Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian còn là những con người có
đời sống tâm hồn cao đẹp. Nét đẹp chịu thương chịu khó, nết na và hiếu nghĩa
chính là vẻ đẹp chung của các nhân vật nữ trong truyền thuyết.Đó là nàng
Khiết (Sự tích Ỷ Lan phu nhân), người con rất đảm đang. Khi mẹ mắc bệnh,
cha thì đi phục dịch quan chưa về, ở nhà nàng lo toan mọi việc. Nàng Khiết
23
ngày ngày cơm cháo thuốc thang cho mẹ, hết sức lo tròn đạo hiếu. Nhà vua
Lý Thánh Tông đã từng ca ngợi nàng: “Đây quả là người có đức, có lẽ là
người có một không hai trong thiên hạ”. Chính bởi đức tính tốt ấy mà nhà vua
phong nàng làm Ỷ Lan phu nhân.
Sự chịu thương chịu khó còn được tái hiện rõ nét ở nàng Nhữ Nương
(Vua Bà). Rời quê nhà Nhữ Nương đi mọi nơi để kiếm sống. Nhiều người ái
ngại trước cảnh sống của cô nhưng cô đã nói: “Ta tuy tứ cố vô thân, nhưng
không muốn làm con chim hót tiếng đau xót trong lồng giam… Ai thương ta
trơ trọi độc, liệu có đông bầu bạn thân thích bằng ta không? Ta có trời đất làm
cha mẹ, có núi sông làm anh chị, còn chim bướm hoa cỏ đều làm bạn bè…
Còn ai sướng hơn ta nữa”. Nhữ Nương không hề than phiền hay sợ cuộc sống
nghèo khổ. Nàng lặn lội khắp đồng xa đồng gần mò tôm bắt cá, kiếm con cua
con ốc mang về đổi lấy lẻ gạo sống qua bữa. Suốt ngày làm lụng vất vả, quần
áo ướt sũng, lấm lem bùn đất nhưng Nhữ Nương vẫn vui. Bằng tinh thần chịu
thương chịu khó mà nàng Nhữ Nương đã vượt qua được sự nghèo khổ trong
cuộc sống.
Đó còn là bà Chúa Binh, một võ nữ có sức vóc phi thường và rất chăm
chỉ, chịu khó. Bố mẹ mất sớm, một mình bà vỡ đồi, cuốc bãi hoang hàng chục
mẫu ruộng mà chẳng nhờ và thuê mượn một ai cả. Bà làm một mình tất cả các
công việc đồng áng từ gặt lúa, gánh lúa cứ quần quật hết cánh đồng này sang
cánh đồng khác. Bà làm rất giỏi và nhanh. Tác giả dân gian đã ghi “đôi vú to
của bà đập vào đòn cào, vào cán cào, cán cuốc nghe đồm độp cả ngày”. Vơi
sự chịu thương chịu khó ấy sau này bà đã có công rất lớn trong cuộc chiến
chống giặc ngoại xâm phương Bắc (May áo cho chồng bằng hơi thở ấm).
Trong truyện Dương Vân Nga, đó là hình ảnh chăm chỉ cần cù của nàng
đã được chú cháu Đinh Bộ Lĩnh bắt gặp khi nàng đang cắt cỏ và hát:
“Tay cầm bán nguyệt xênh xang
24
Muôn ngàn ngọn cỏ hai hàng tay ta”.
Lao động không khiến nàng thấy vất vả, ngược lại càng làm cho cuộc
sống của nàng có ý nghĩa và tinh thần phấn chấn hơn.
Nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ còn thể hiện qua tầm nhìn xa trông
rộng của mỗi người. Ta bắt gặp điều đó qua hình ảnh bà chúa Lẫm (Bà chúa
Lẫm). Bố mẹ nàng mất sớm, sống trong cảnh nghèo khó thế nhưng nàng lại
không muốn nương tựa nhờ cậy ai mà tự mình làm túp lều có chỗ ở để kiếm
sống. Hoàn cảnh càng khó khăn thì nàng lại càng mạnh mẽ vượt lên trên số
phận. Những lời nàng tâm sự khiến cho hoàng tử rất ngưỡng mộ. “Thiếp nghĩ
giàu nghèo là tự tay mình làm ra. Cứ chăm chỉ rồi sẽ khá lên, phải không
chàng? Người ta đi gặt ăn tuồng bỏ vãi, thiếp cứ đi cóp nhặt lại của họ mà lại
được nhiều thóc hơn. Gần đây có kho lương, thiếp cứ đào hang chuột cũng
khối thóc…
Hoàng tử không ngờ người con gái quê mùa chân thực lại có tâm sự
hơn người đến thế”.
Như vậy, truyền thuyết dân gian đã khắc họa tài năng và đời sống tâm
hồn của những người phụ nữ rất phong phú và đẹp đẽ. Họ xuất thân từ tầng
lớp bình dân vì thế mà sớm sớm đã phải chịu nhiều khổ sở, vất vả. Chính
trong những hoàn cảnh khốn khó đó mà những người phụ nữ mới hình thành
những tài năng và phẩm chất, đạo đức cao quý. Sự vất vả, nghèo khổ không
làm cho con người đầu hàng trước số phận. Nhân vật nữ vẫn yêu đời và lạc
quan trong cuộc sống. Đó chính là một trong những phẩm chất đáng quý của
người phụ nữ.
2.3. Hành trạng
Những nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian còn là những người
anh hùng trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Đó là những người phụ
nữ chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó lao động sản xuất, những người
25
sáng tạo ra những giá trị tinh thần mang đậm văn hóa Việt. Khi đất nước có
giặc ngoại xâm các nam giới đều ra chiến trận khi đó những người phụ nữ trở
thành lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất. Họ trở thành nguồn lao
động chủ yếu và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế mà hành trạng
của các nhân vật nữ trong truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước gắn
liền với công cuộc kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất.
Các nhân vật nữ đã tham gia rất tích cực vào lĩnh vực lao động sản
xuất. Đó là cô gái ở ấp Hoa Xá, tả Thanh Oai (nay thuộc huyện Thanh Trì,
ngoại thành Hà Nội) đang làm việc chăm chỉ giữa trưa. Khi vua Lê Đại Hành
thấy vậy đến hỏi thì nàng dõng dạc trả lời: “Nhà vua có việc của nhà vua,
chúng em có việc của chúng em. Nhà vua dẹp giặc nước, chúng em dẹp giặc
cỏ”. Trước lời nói của cô gái nông dân ấy nhà vua rất lấy làm nể phục. Hình
ảnh của nàng chúa Tó đang hăng say làm cỏ lúa giữa ruộng cũng chính là hình
ảnh của các cô gái thời chiến. Cho dù có khó khăn, vất vả thì họ luôn hăng say
miệt mài lao động. Họ chính là những người trực tiếp làm ra lương thực thực
phẩm để cung ứng cho các quân sĩ ngoài chiến trận (Bà chúa Tó).
Nhân vật nữ chính là những người giúp dân tạo dựng nghề nghiệp và
truyền nghề cho nhân dân. Đó là mẹ Âu Cơ, dân gian ca ngợi nàng là bà tổ
nghề nông tang và chế biến thực phẩm (Mẹ Âu Cơ tổ nghề nông tang và chế
biến thực phẩm). Khi nàng Âu Cơ sinh ra được bọc trăm trứng, trứng nở ra
thành một trăm người con trai thì các con đã chia tay nhau. Năm mươi người
con theo mẹ Âu Cơ về núi Phong Sơn nay là huyện Bạch Vạc Vĩnh Phú. Từ
đây Âu Cơ đã kiếm giống lúa cho dân chỉ cho dân cách đốt cây rẫy cỏ để
trồng lúa nương. Ngoài ra Âu Cơ còn dạy dân trồng dâu ở các bãi ven sông,
nuôi tằm để dệt tơ lụa và dạy dân trồng lúa; hay đó là những người con gái
giúp vua Hùng dựng nước, mở mang bờ cõi, cai trị dân chúng như: con gái
26
Tiên Dung dạy dân làm ăn (Truyện Nhất Dạ Trạch), mở mang bờ cõi; con gái
Ngọc Hoa dạy dần trồng lúa, dệt vải, hát múa…
Những người phụ nữ ấy còn chính là những người tạo ra nghề nghiệp
mới cho đất nước. Chẳng hạn như nghề dệt. Đây là ngành tiểu thủ công mới
phát triển ở thời kì phong kiến tự chủ. Đó là nàng La (Nàng chúa dệt: Thụ La
công chúa), không những là người thợ giỏi mà còn là người thầy nhiệt tình và
tận tụy. Nàng La rất khéo tay, dệt vải rất đẹp. Nàng La đã cùng với chồng của
mình tự mở xưởng dệt và chủ động đi dạy người dân dệt vải. Tiếng đồn lan
rộng, nhà vua nhiều lần mời nàng vào cung, dạy cho công chúa và các cung
nữ. Các tiểu thư nhà quan cũng đua nhau mời nàng về nhà để dạy. Ai ai cũng
phục cái tài của nàng La và gọi nàng là bà chúa dệt.
Trong truyện Bà tổ nghề dệt lụa đã ca ngợi nàng công chúa xinh đẹp
Hoàng Phủ Thiếu Hoa. Công chúa không ưa cuộc sống nhung lụa mà lại ưa
cuộc sống nông tang, chỉ một lòng chuyên nghề canh cửi. Đến Cổ Sắt nàng
dạy dân trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Nàng không những dạy cho dân làng
Cổ Đô, Vân Sa lại còn mang nghề sang truyền bảo cho hơn sáu mươi làng
xung quanh. Vì vậy mà sau này, làng Cổ Đô và Vân Sa dệt lụa nổi tiếng là
đẹp và bền, nhân dân vùng Sơn Tây cũ còn truyền tụng lại câu ca:
“Lụa này thật lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng”.
Dưới sự dạy dỗ tận tình, người dân đã thành thạo với việc dệt lụa.
Tương truyền nghề canh cửi dần dần được lan truyền sang các vùng khác
trong đất Hà Tây và truyền tới nhiều làng thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định,
Ninh Bình, Thái Bình ngày nay. Các làng có nghề dệt cửi đều coi bà Hoàng
Phủ Thiếu Hoa là thủy tổ nghề dệt lụa của mình.
Hay nàng Quỳnh Hoa con gái của ông Trần Vỹ (Bà chúa nghề tằm)
không những thông minh, xinh đẹp mà lại có tài và khéo tay. Bà thường dạy
27
các cung nữ nghề nuôi tằm dệt vải. Khi chồng mất bà về quê chồng giúp dân
địa phương về nghề tằm tang; bà Phạm Thị Ngọc Đô hay còn gọi là bà chúa
dệt lĩnh, bà chúa Thiên Niên chính là người đã truyền lại nghề dệt lĩnh cho
nhân dân làng Trích Sài, Bái Ân, Nghĩa Đô (Bà chúa Thiên Niên). Nàng có
hai mươi bốn nữ tỳ cũng đều thông minh nhanh nhẹn và thành thạo kim chỉ vá
may như chủ. Nàng tụ tập người dân và chiêu mộ thêm người, cùng các nữ tỳ
của mình dạy dỗ nghề dệt lĩnh cho dân chúng. Vì thế Lĩnh Bưởi nổi tiếng ở
thủ đô và ở khắp nước ta những ngày trước cách mạng tháng Tám. Có được
nghề thủ công quý báu như thế, là vì nhân dân đã được:
“Nhờ đức thiên tôn, dạy nết cửi canh
Chân giày tay dệt đã nhanh
Văn chương có chữ rành rành bởi ai
Việc cung chức tiên tài đủ vẻ
Dạy nữ công văn nghệ cho tường
Quay tơ lụa chỉ nhiều đường
Dọc theo đậm mắt, dệt ngang có mành”.
Đó còn là nghề trồng mía của nhân dân ở nàng Sơn Tây. Công lao vun
đắp cho nghề trồng mía là một tay bà Nguyễn Thị Ngọc Liệu tạo nên. Bà là
người có trí thông minh và sắc đẹp hơn người nên được tuyển vào cung chúa
Trịnh dưới triều Lê Thần Tông. Mặc dù được tuyển làm cung phi thế nhưng
bà không hay ở trong cung mà thường xin phép chùa trở về làng để khuyến
khích dân làng trồng mía. Bà kêu gọi mọi người trồng, thậm chí bà còn tự tay
mình chăm sóc lấy bãi mía của nhà mình. Được sự săn sóc và khuyến khích
nghề nghiệp trồng mía mà nhân dân ở Đông Sàng, Mông Phụ và rộng ra cả
Sơn Tây đều làm ăn phát đạt. Nhân dân kính trọng bà và tôn bà là bà chúa
Mía. Cho đến tận ngày nay thì nơi đó vẫn giữ nghề trồng mía (Bà chúa Mía).
28
Quế Nương (Thánh mẫu thượng ngàn) sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước
nghiêng thành. Nàng lại nổi tiếng là người khéo tay hay làm, nết na thùy mị.
Vì thế mà theo nếp mẹ truyền, nàng công chúa tài khéo sớm hơn, chuyên cần
dạy dân làm đủ các việc: cày ruộng, phát nương, dệt vải, chăn thú rèn vàng
luyện kim cương, làm đồ gốm, chống thú rừng… Những người nghèo khó đều
đươc công chúa cưu mang hết lòng. Chẳng bao lâu nơi dây trở nên trù phú.
Lúa vàng khắp ruộng, sắn ngô xanh mướt trên nương, chim chóc đưa nhau
bay về núi rừng quanh bản, rộn hót suốt đêm ngày… Bởi thế cả trăm họ trong
vùng đều vô cùng kính trọng Quý Nương.
Trong truyện Bà chúa Vĩnh, tương truyền Bà chúa Vĩnh là con gái của
bà Tổ Cô. Bà rất thông minh khi bà đã nghĩ ra cách đi nhặt phân về bón cho
lúa. Bà bắt tay vào làm và hướng dẫn cho những người dân trong vùng làm
theo. Quả nhiên vụ mùa năm ấy, bông thóc nào cũng uốn câu, nặng trĩu hạt
mẩy. Khi đó những bầy thú, bầy chim rừng đua nhau kéo đến cắn phá thì Bà
Vĩnh lại nảy ra ý định gọi mọi người ra săn bắt, đuổi đánh chim thú đi. Là
người tỉ mỉ và cẩn thận, bà quan sát các loài thú vật, chim chóc chữa vết
thương cho nhau mà bà đã học được rất nhiều phương thức quý. Trong làng
ngoài xóm ai có bệnh gì bà đều chữa khỏi, danh tiếng của bà được khắp vùng
biết tới. Tấm lòng nhân hậu của bà đã mang lại cuộc sống yên bình, ấm no
cho người dân khỏi nghèo đói và bệnh tật; hay bà Chóa, cũng là con gái của
bà Tổ Cô là người đi đến vùng xa nhất để truyền nghề (Bà Chóa tổ nghềtrồng
dâu nuôi tằm). Mẹ con bà Chóa đã đi vào bãi phá hoang và chặt giống dâu về
trồng. Khi dâu đã mọc xanh tốt thì ba mẹ con đã hái lá dâu về chăn tằm rồi
kéo tơ để dệt vải. Người dân đều khen tơ lụa của bà mịn mát và mong bà
truyền nghề cho. Từ đó ba mẹ con bà hăng say đi truyền nghề trồng dâu, nuôi
tằm, dệt vải cho dân làng.
29
Vạn Vót là một xóm làm nghề chài lưới hoặc buôn bán trên sông nước,
kèm theo nghề đan lát. Có câu ca dao cổ trẻ em thường hay hát:
“Đồn rằng vạn Vót vui thay
Trên thì vạn Thúng, dưới may vạn Thuyền”
Người phụ nữ tạo ra nghề vót cho dân đó chính là bà Chúa. Bà đã bỏ
tiền ra chiêu mộ dân chúng và cùng bà con chăm lo một nghề thủ công mới.
Đó là nghề vót tre, vót nan, đan thúng mủng, rổ rá, đan cả loại thuyền thúng,
thuyền nan để làm phương tiện đi lại, hoặc chuyên chở khoai lúa ở những nơi
đồng trũng, có nhiều kênh rạch. Lâu dần nghề đó trở nên phát đạt. Làng được
gọi tên là Vạn Vót (Bà chúa Vót).
Không chỉ dừng lại ở đó, nhân vật nữ còn giúp dân tạo dựng ra nghề làm
muối. Đó là nàng Nguyệt Ánh quê huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã truyền
cho dân cách làm muối. Nàng sinh ra trong gia đình chuyên nghề làm muối. Và
điều thú vị ở nàng mà dân gian đã ghi lại là “những nơi Nguyệt Ánh đi qua muối
bị lâu khô mà sau này lại rất tốt. Muối trắng như bong, độ mặn rất cao”. Hễ
thuyền muối của nàng đi đến đâu thì đều đắt khách đến đó. Sau này khi nàng
mất, nhân dân tôn kính nàng gọi là bà chúa Muối (Bà chúa Muối).
Những nhân vật nữ trong truyền thuyết còn là những người giúp dân
khai hoang ruộng đất, mở mang diện tích đất canh tác. Bà chúa Lẫm (Bà
chúa Lẫm) cùng dân mở rộng diện tích đất canh tác. Bà đã dõng dạc nói với
người dân: “Giàu nghèo là ở tay mình. Sao cứ chịu mãi thế này? Vùng này
còn bao nhiêu đất bỏ hoang, ta phải cày xới lên mà ăn chứ”. Bà không những
là người trực tiếp chỉ đạo việc khai hoang đất trống mà bà còn tuyên truyền
khai sáng tư tưởng cho nhân dân rằng cuộc sống giàu hay nghèo là phụ thuộc
vào chính sự chăm chỉ của mỗi người. “Lúc đó vào mùa nước tháng tám,
tháng chín, khắp các ngả đồng bằng trắng băng một mầu, bà chúa Lẫm tay
đeo bị trấu, đi dọc từ Quả Cảm theo triền sông Cầu xuống tới vùng núi Bài
30
thuộc dãy Nham Biền. Vừa đi bà vừa vung trấu vãi xuống mặt nước. Gió
Đông Bắc đưa trấu đi tới đâu, bà chúa Lẫm cho cắm đồn điền tới đó. Khi có
được đất rồi, bà chúa Lẫm phân người đi các nơi, lập nên bảy mươi hai trang
ấp trong vùng, cùng lo cai quản cày cấy”. Cứ như vậy sau mỗi vụ thu hoạch
thì cảnh trí ngày càng hưng thịnh lên. Dân gian không ngớt lời ca tụng công
đức bà chúa Lẫm.
Nàng Nguyễn Thị Kể (Bà Tri Chỉ) sau mười hai năm ở trong phủ chúa
Trịnh, nàng xin trở về quê mình. Bà đã bỏ tiền mua ruộng, mời các chức dịch
đến phân chia. Lời bia ở đền còn ghi rõ là bà đã chia các sở ruộng ấy thành:
“Học điền, ruộng giúp đỡ cho người đi học. Binh điền, ruộng trợ cấp cho các
gia đình quân nhân. Lão điền, ruộng giúp đỡ người già cả. Kỵ điền, ruộng để
tế tự.” Những việc làm của bà Kể chứng tỏ bà rất lưu tâm đến việc mở mang
và xây đắp cho phong hóa ở thôn xã.
Người có công trong việc mở mang bờ cõi còn thể hiện qua nhân vật
mụ Giạ (Mụ Giạ). Thuở ấy nước ta gọi là nước Văn Lang do vua Hùng làm
chủ. Ở phía Nam, nước ta giáp với nước Tiết Hầu. Để phân chia lãnh thổ, hai
nước đã đưa ra giải pháp hòa bình: “mỗi bên cử ra một người, cùng một giờ,
một ngày, ra đi từ nước mình sang phía nước bên kia. Hễ hai người này gặp
nhau ở đâu thì lấy nơi đó làm giới hạn biên cương của mỗi nước”. Chính vì
vậy mà mụ Giạ đại diện cho nước Văn Lang đảm nhận trọng trách quan trọng
này. Bà đi nhanh như chim bay. Chưa đầy nửa buổi mà đã đi được mấy trăm
dặm đường. Đến quá trưa, chân bà đã đặt tới dãy Khai Trướng ở Nghệ An, và
cuối cùng bà đã gặp người của nước bên kia ở phía Nam một con đèo. Từ đó
ngọn đèo trở thành biên giới phía Tây Nam của nước Văn Lang. Ngọn đèo ấy
thuộc dãy núi Nam Giới, nằm giữa đất Tân Ấp của Hà Tĩnh và đất bản Thong
Kham của nước Lào ngày nay. Bà đã có công lớn trong việc mở mang bờ cõi
31
và để tỏ lòng biết ơn, vua đã lấy tên bà đặt luôn cho ngọn đèo ấy. Chính là
đèo Mụ Giạ ngày nay.
Bằng trí tuệ và tài năng của mình thì những người phụ nữ ấy đã để lại
những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật cao. Trong Sự tích Ỷ
Lan phu nhân thì nàng Ỷ Lan ở thời Lý đã cho xây dựng 72 ngôi chùa, xây
tháp Bảo Thiên để trấn giữ quốc gia trước giặc xâm lược. Tháp gồm 12 tầng
và cao 12 trượng. Nó được xây dựng trên khuôn viên tháp Sùng Khánh ở phía
Tây hồ Lục Thủy (tức Hồ Gươm, Hà Nội ngày nay) nguyên vật liệu bằng đá
và gạch, riêng ở tầng hai thì đúc bằng đồng.
Trong dị bản Bà phù thánh linh nhân (Bà Ỷ Lan) thì nàng Ỷ Lan đã đi
du ngoạn nhiều nơi núi sông trong nước xem chỗ để xây dựng các chùa tháp.
Bà cho sửa sang các hồ như hồ Linh Chiểu, hồ Bích Tri, dựng tháp ở các chùa
Diên Hựu, chùa Lãm Sơn. Nàng Ỷ Lan còn đại diện cho những người phụ nữ
có công sáng tạo ra những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bà là
người rất giỏi về lễ nghi nên bà đã sáng tạo ra nghi thức tắm Phật. Sau này trở
thành tục lệ chung của các hội hè cầu đảo trong cả nước. Với việc làm ấy của
bà đã mang lại nét đặc sắc văn hóa cho dân tộc Việt.
Hay bà chúa Tó (Bà chúa Tó) đã giúp nhân dân tạo ra món ăn mới để
cung cấp lương thực cho cuộc chiến. “Chúa Tó có sáng kiến làm bánh chè
Lam, làm Cốm nếp nhào mật để quân sỹ có lương khô ăn đường”; hay là con
gái Đế Lai dòng dõi thần nông, Âu Cơ đã biết chế ra rất nhiều thứ bánh trong
đó có bánh Uôi làm bằng bột nếp giã kỹ, trộn với nước mía làm thành hình
tròn, hấp trong chõ cho kín. Những món ăn giản dị ấy đã trở thành nét đẹp
trong ẩm thực người Việt.
Bà Cống Kỷ người làng La Xuyên, xã Đông Ngạc, Nam Sách (Cầu
chẹm và khối vàng của bà Cống Kỷ). Bà là người phụ nữ xinh đẹp, nết na,
sống trong gia đình giàu có. Bà thi đỗ Hương cống nhưng biết mình là nữ, nếu
32
làm quan sẽ phạm tội khi quân nên bà đã chọn con đường buôn bán. Bà bỏ
tiền mua dải đất lia làng Đồng Khê làm đường đi và bắc chiếc cầu đá mười
nhịp để nối liền La Xuyên với chợ Thanh Lâm. Cầu ấy mang tên cầu Chẹm.
Nhờ có cây cầu Chẹm, mà cả làng La Xuyên đi lại dễ dàng, thoải mái. Bà
không chỉ làm cầu, mà còn có công đức làm đình, chùa, văn miếu. Đời đời
dân ghi nhớ những việc làm tốt đẹp ấy của bà. Đã có câu ca dao nói về bà
Cống Kỉ như một biểu tượng của gái La Xuyên:
“Gái La Xuyên như hoa thiên lý
Trai thiên hạ có ý thì trông”.
Như vậy, hành trạng của nhân vật nữ trong truyền thuyết về chủ đề xây
dựng đất nước đã có vai trò và đóng góp vô cùng to lớn trong việc kiến tạo
văn hóa và lao động sản xuất. Nhân vật nữ không những là người đi dạy nghề
cho dân chúng mà còn trực tiếp tham gia vào lĩnh vực lao động sản xuất nâng
cao đời sống cho nhân dân. Qua đó, tác giả dân gian bày tỏ thái độ cảm phục
và ngợi ca đến những người phụ nữ tài giỏi mà chịu thương chịu khó.
Tiểu kết chương 2
Truyền thuyết dân gian người Việt viết về nhân vật nữ chính là bài ca
toàn diện để ca ngợi về người phụ nữ. Người phụ nữ trong truyền thuyết với
chủ đề xây dựng đất nước không những đẹp ở diện mạo, ngoại hình mà còn
đẹp ở cả tài năng, phẩm chất và hành trạng.
Tác giả dân gian không đi sâu vào việc miêu tả chi tiết, cụ thể vẻ đẹp từ
làn da, khuôn mặt, mái tóc của nhân vật nữ mà chỉ khái quát diện mạo bằng
những câu nói ngắn gọn. Phải chăng đây chính là dụng ý nghệ thuật của các
nghệ sĩ dân gian, cố ý xây dựng nhân vật từ những chi tiết bình dị trong mối
quan hệ với nhân dân để khắc họa nhân vật nữ gần với hiện thực. Tác giả dân
33
gian tập trung miêu tả hành trạng của nhân vật để thấy được những đóng góp
to lớn của các nhân vật nữ trong công cuộc kiến tạo văn hóa và lao động sản
xuất. Những người phụ nữ đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình và
nguồn lao động dồidào cho sự phát triển của xã hội. Họ tham gia tíchcực vào
lĩnh vực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và duy
trì sự sống cho xã hội. Bằng chính tài năng của bản thân, những người phụ nữ
ấy đã tạo ra những giá trị văn hóa tốt đẹp và được lưu truyền cho tới mãi
muôn đời sau.
Nhân vật nữ trong truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước được
các nghệ sĩ dân gian khắc họa như để giải thích nguồn gốc con rồng cháu tiên
của nhân dân Việt cũng như khẳng định vị trí và vai trò to lớn của họ trong
công cuộc kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Qua đó, truyền thuyết đã thể
hiện tình cảm và thái độ trân trọng biết ơn của các nghệ sĩ dân gian đến các
nhân vật nữ.
34
Chương 3
NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ
BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC
Vừa xây dựng đất nước, vừa bảo vệ đất nước, đó là hai chủ đề chính
xuyên suốt trong truyền thuyết dân gian người Việt. Nếu như chủ đề thứ nhất
đề cao công cuộc xây dựng đất nước, mở mang văn hóa, xây dựng chế định,
luật lệ mà nổi bật là những danh nhân văn hóa đã góp trí tuệ, công sức của
mình làm quốc thịnh dân khang. Thì đến với chủ đề bảo vệ đất nước, truyền
thuyết ngợi ca chiến công chống xâm lược khi đất nước có giặc ngoại xâm.
Từ những ông vua, các tướng lĩnh đến những người dân thường đều chung tay
góp sức mình bảo vệ “đất nước muôn đời”. Trong thời kì này, truyện viết về
nhân vật nữ xuất hiện khá đa dạng. Họ có thể là những cô gái anh dũng,
những người vợ, người mẹ, những người phụ nữ vô danh sẵn sàng đứng dậy
khi đất nước cần, xả thân vì cuộc sống ấm no, độc lập dân tộc.
3.1. Ngoạihình, diện mạo
Cũng giống như nhân vật nữ trong thời kì xây dựng đất nước, truyền
thuyết dân gian người Việt khi viết về các nhân vật nữ trong thời kỳ bảo vệ
đất nước cũng chú ý tới vẻ đẹp ngoại hình đầy nữ tính của họ. Vẻ đẹp ấy được
ví giống như “tiên nữ giáng trần”.
Trước tiên vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật nữ là vẻ đẹp rực rỡ của
tuổi trẻ. Trong truyền thuyết Sự tích anh em Trù Công và Thuận Nương giúp
35
Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, nàng Thuận Nương được miêu tả với vẻ đẹp
khuynh nước khuynh thành với “mày ngài mắt phượng, mặt tựa mai hoa”.
Không những thế vẻ đẹp của Thuận Nương còn khiến “chim sa cá lặn, trăng
thẹn hoa hờn”. Một vẻ đẹp cao quý và thanh nhã tựa như hoa mai.
Nàng A Nương họ Quách thì lại mang một vẻ đẹp với “dung nhan
nghiêm chỉnh, mặt mũi phương phi, má phấn môi son, mắt phượng mày
ngài”. Nhân dân hết sức ca ngợi vẻ đẹp của nàng là “một trang mỹ nữ” (Khâu
Ni công chúa). Nàng Trinh Hoa (Hoàng hậu nước Vạn Xuân), ngay từ thuở
còn bé đã được miêu tả có diện mạo khác thường. Mắt của Trinh Hòa “trong
như nước mùa thu, hai hàng mi nàng cong đẹp như vầng trăng mới mọc, tóc
nàng dài mướt óng ả như dòng suối mùa xuân… Nàng thực là một trang má
đào diễm sắc, khiến cho cá lặn, chim sa, hoa nhường vẻ đẹp”. Tác giả dân
gian đã dùng ngòi bút phóng đại ước lệ của mình để khắc họa vẻ đẹp đến phi
thường của nàng Ngọc Xiêm (Truyện nàng công chúa đời Trần) với “dung
mạo phương phi, dáng hình yểu điệu, môi hồng má phấn, mắt phượng mày
rồng, đều đáng là thần thánh trên cõi đời”. Nét đẹp của nàng khiến “chim sa
cá lặn, dáng nên nguyệt thẹn hoa nhường”. Vẻ đẹp ấy khiến Nghiêu Thuấn
phải thốt lên “trần gian nào có được người như thế”. Phải chăng vẻ đẹp của
nàng là “tinh khí của thủy đế long vương”, hội tụ những tinh tú của đất trời,…
mà không phải ai cũng sở hữu được?.
Nàng Quý Minh (Sự tích bà Quý Minh thời Trần) cũng mang trong
mình một vẻ đẹp hoa tuyết khác thường “mặt mũi tựa như hoa điểm tuyết”.
Vẻ đẹp ấy khiến cho tác giả dân gian phải ca ngợi là thần tiên giáng thế. Đó
còn là nhan sắc của nàng Càn Nương (Truyện tứ vị Thánh Nương) con gái của
ông bà Triệu Công Bình và Dương Thị Phấn được ví như “hoa đào mới nở
như nhụy ngọc thơm tươi”. Vẻ đẹp của nàng nhẹ nhàng và cao quý, chan chứa
hương thơm ngọt ngào của hoa đào. Hay trong Sự tích Nguyệt Nga công chúa
36
đã khắc họa vẻ đẹp của nàng Nguyệt Nga là con của bà Trần Thị Đạt và ông
Gia Công họ Nguyễn với “nhan sắc tuyệt trần”, “da ngài mắt phượng, tư cách
khác trần”. Và khi nàng được sinh ra đó là một điều kỳ diệu và tươi đẹp khi
“ngài sinh ra hoa thơm rực nhà”.
Truyền thuyết về nhân vật nữ còn thể hiện rõ nét vẻ đẹp sáng trong của
những người phụ nữ. Đó là nhan sắc của nàng Trắc Nương và Nhị Nương (Sự
tích Hai Bà Trưng), được dân gian ca ngợi là một nhan sắc nghiêng thành, “tư
dung tuyệt thế làm say hoa đắm nguyệt, cá lặn chim sa”. Cả hai nàng sở hữu
vẻ đẹp hoàn hảo và cân đối từ khuôn mặt cho đến dáng hình. Khuôn mặt của
hai nàng được so sánh như “mặt như gương ngọc, sắc tựa bình vàng, mày
ngài, mắt phượng, má phấn, môi son”. Vẻ đẹp ấy quả là xứng với tiên nữ chốn
Bồng Lai, chúa hoa ở Lãng Uyển, không phải là những người con gái bình
thường. Trong Sự tích haianh em Uyên Mặc đại vương và Quang Dung công
chúa thời Hai Bà Trưng thì nàng Chu Nương mang một vẻ đẹp tuyệt mĩ với
“mặt tươi như kính ngọc, không hề vương một chút bụi, nhan sắc tựa hoa
mai”; còn nàng Xuân Nương thì sở hữu “mặt sáng như gương, môi son má
phấn, mắt phượng mày ngài, cổ cao ba ngấn”. Càng lớn lên thì diện mạo của
nàng càng khôi ngô, sắc đẹp tuyệt vời, một vẻ đẹp cân đối và hài hòa (Xuân
Nương công chúa). Trong truyện Sự tích Bát Nàn công chúa thì nhan sắc của
Thục Nương hay chính là Bát Nàn công chúa cũng giống như nhan sắc của
Xuân Nương. Đó là “mặt sáng như gương, mắt phượng mày ngài”. Nhan sắc
của nàng được dân gian xếp vào bậc tuyệt thế giai nhân, khiến cho những bậc
anh hùng thời ấy đều phải tấm tắc khen là: “Thánh nữ giáng trần”.
Không những sở hữu nét đẹp sáng trong mà các nhân vật nữ trong
truyền thuyết cònsở hữu vẻ đẹp gợi cảm lôi cuốn và đầy hấp dẫn. Đó là người
con gái họ Phùng tên Vĩnh Hoa được miêu tả với “dung mạo đoan trang,
gương mặt như bông phù dung tươi tắn, con mắt long lanh như ánh nước hồ
37
thu”. Nàng được tác giả dân gian ví như “cây xuân nẩy lộc” (Vĩnh Hoa công
chúa); hay nàng Tứ có “nhan sắc thắm tươi, hình dung yểu điệu, mặt tròn như
vành nguyệt, miệng cười như hoa nở, má phấn môi son” (Sự tích tướng quân
Lũ Lũy). Trong truyện Sự tích Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn thì nàng Lê Ả Lan có
vẻ đẹp “xinh tươi như hoa mới nở”. Khi trưởng thành nhan sắc của nàng càng
tuyệt đẹp “mặt hoa da phấn, mày ngài mắt phượng”.
Nàng Đào Nương có vẻ đẹp hấp dẫn nao lòng người “sắc đẹp của nàng
ví không như tiên nữ ở chốn bồng lai, cũng chẳng khác nào hoa thơm trong
vườn vua chúa… ” (Doãn Công – Đào Nương).
Vẻ đẹp gợi cảm hấp dẫn ấy còn được miêu tả đậm nét ở nàng Dương
Vân Nga trong truyện Hoàng hậu thời thơ ấu. Vẻ đẹp ngoại hình của nàng
không được khắc họa trực tiếp thông qua ngôn từ mà thông qua sự nhận xét
đánh giá của các nhân vật khác trong truyện. Qua cái nhìn của Đinh Bộ Lĩnh
và chú của ông thì Dương Vân Nga có “dáng người thon thả, gương mặt xinh
đẹp, thông minh, phúc hậu”. Nàng càng lớn càng xinh đẹp, trở thành một
thiếu nữ nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Chính vẻ đẹp hấp dẫn ấy của nàng đã
khiến ông chú Đinh Bộ Lĩnh không kìm nổi vui mừng và thốt lên: “Trăm năm
duyên phận đây rồi!”.
Nhân vật nữ trong truyền thuyết cònmang vẻ đẹp đoan trang của người
phụ nữ phương Đông. Hai nàng Ả Tú và Ả Huyền “đều là người đức hạnh
đoan trang. Tinh thần trác lạc, dung mạo đẹp như tiên giáng trần, tinh thần nết
đất và có tướng lạ ai cũng thấy kì”. Vẻ đẹp đoan trang ấy đã làm say lòng biết
bao nhiêu anh hùng hào kiệt (Sự tích Ả Tú, Ả Huyền, Thượng Cátba nữ tướng
thời Hai Bà Trưng).
Vẻ đẹp đoan trang ấy là sự cân đối hài hòa từ khuôn mặt đến hình dáng
của nàng Ả Lã. Nàng Ả Lã là người con thứ hai của vua Trần Thánh Tông có
“vẻ mặt đoan trang, dáng người yểu điệu”. Vẻ đẹp ấy được nghệ sĩ dân gian
38
ca ngợi là sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành (Sự tích Ả Lã – đệ nhị công
chúa đời Trần).
Các nghệ sĩ dân gian còn thể hiện vẻ đẹp kì lạ khác thường ở các nhân
vật nữ trong truyền thuyết. Vẻ đẹp ấy được thể hiện sinh động qua bà Triệu
Thị Trinh (Bài ký về Lệ Hải bà Vương). Nếu như nhan sắc của các nàng Lê Ả
Lan, Nguyệt Nga, Thục Nương được ví von với ngọc với hoa, mắt phượng
mày ngài như tiên nữ giáng trần… thì ở nhân vật Bà Triệu lại thể hiện vẻ đẹp
lạ khác thường. Đó là “mặt hoa, tóc mây, mắt chậu, môi đào, mũi hổ, hàm én,
tay dài quá gối, tiếng như chuông lớn, mình cao chín thước, vú dài ba thước,
vòng lung rộng mười người ôm”. Vẻ đẹp của Bà Triệu còn phản ánh tín
ngưỡng phồn thực của nhân dân ta.
Đó là vẻ đẹp kì lạ khác thường của nàng Quế Nương và nàng Dung
Nương (Quế Nương và Dung Nương). Không giống như những cô gái khác
mang vẻ đẹp hồng hào của hoa đào của tuyết trắng mà hai nàng xuất hiện với
“mặt đỏ mày xanh” nhưng “nhan sắc rất đẹp”. Phải chăng vẻ đẹp kì lạ khác
thường của các nàng đã báo hiệu cho tương lai trong thiên hạ sẽ xuất hiện một
nữ tướng anh hùng tài ba?.
Để khắc họa chân dung nhan sắc của nhân vật nữ, các nghệ sĩ dân gian
còn thể hiện rõ vẻ đẹp trường tồn bất diệt của họ. Đó là nhan sắc không bị tàn
phai hủy hoại bởi giới hạn của thời gian của tuổi trẻ. Bà Man Thiện, mẹ đẻ
của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị (Sự tích bà Man
Thiện) “nổi tiếng là người tài sắc song toàn, không những xinh đẹp mà còn
tinh thông võ nghệ, am hiểu quân cơ binh pháp”. Khi giặc đến mặc dù tuổi già
sức yếu vẫn trực tiếp chỉ huy tướng sĩ ra trận để chi viện cho các con chống
giặc. Tuy nhiên bị quân giặc đánh úp bà Man Thiện đã hi sinh bằng cách nhảy
xuống sông tự vẫn. Dân làng vớt lên vẫn thấy: “sắc diện hồng hào như khi còn
sống”. Như vậy dù là còn sống hay đã chết thì nhan sắc của bà vẫn giữ
39
nguyên, trọn vẹn, không hề thay đổi; đó còn là nàng Ý Hạnh (Bà Chén). Thuở
sinh ra nàng là cô gái rất xinh đẹp. Một hôm nàng đang làm cỏ ở ngoài ruộng
bỗng nhiên nước sông dâng lên rất nhanh tràn vào ruộng và cuốn Ý Hạnh đi
mất. Khi nước rút, người dân thấy nàng “hình dung vẫn tươi tắn như khi còn
sống, đặc biệt là bỗng dưng trên trán nàng có in hình một chiếc chén ngọc”.
Mặc dù đã chết nhưng những nhân vật nữ vẫn giữ được nguyên vẹn
nhan sắc của mình như khi còn trẻ thậm chí là còn xinh đẹp hơn nữa. Đó là
nàng Ngọc Xiêm (Truyện nàng công chúa đời Trần) mang vẻ đẹp “chim sa cá
lặn, dáng nên nguyệt thẹn hoa nhường”. Khi nàng chết đi từ đời nhà Lý đến
nhà Trần mà vẻ đẹp ngoại hình của nàng vẫn không thay đổi. Ở thôn Đống
Nước, già trẻ toàn dân đều mộng thấy thấy “một mỹ nhân xiêm y màu trắng”,
truyền bảo dân rằng mình là con của Long Vương Thủy phủ. Đến đời vua
Anh Tông nhan sắc của nàng vẫn xinh đẹp và sáng trong như thế. Vua lại mơ
thấy một “mỹ nhân xiêm ý toàn sắc trắng”, đứng trước mặt vua tâu rằng mình
là con của Long Vương Thủy phủ.
Trong truyện Đền cửa Càn Hải, ba mẹ con phu nhân họ Triệu do để
bảo toàn phẩm tiết mà đã cùng gieo mình xuống bể tự tử. Xác trôi đến cửa
Càn Hải thì vẻ mặt của họ vẫn tươi như lúc còn sống. “Thổ dân lấy làm lạ, vớt
lên tang, thấy rất hiển linh mới lập đền thờ”. Ở phần dị bản Truyện tứ vị
Thánh nương nàng Càn Nương cũng sở hữu vẻ đẹp như “hoa đào mới nở, như
nhụy ngọc thơm tươi” và khi chết đi rồi thì “nhan sắc vẫn như còn sống”; hay
nàng Nguyệt Nga cũng vì giữ trọn danh tiết của mình mà chọn cái chết nhảy
xuống cửa Càn Môn tự tử. Khi vớt xác lên thì “thi thể nàng xinh đẹp hơn lúc
còn sống” (Sự tích Nguyệt Nga công chúa).
Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ có khi được khắc họa một cách rõ
nét chi tiết từ ngoại hình, khuôn mặt cho đến làn da nhưng cũng có khi chỉ
được miêu tả qua những câu khái quátngắn gọn. Như khi nói về nhan sắc của
40
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơlongvanhien
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 

What's hot (20)

Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoáLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt từ góc nhìn văn hoá
 
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đLuận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
Luận văn: Linh thần trong truyền thuyết Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người TàyThi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
Thi pháp thơ Tum Tiêu của người Khơme với Vượt biển của người Tày
 
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOTCảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam (1986 - 2010), HOT
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơVấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
Vấn đề tình yêu của các dân tộc thiểu số thể hiện qua truyện thơ
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 

Similar to Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY

Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Garment Space Blog0
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfNuioKila
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...PinkHandmade
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfNuioKila
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY (20)

Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
Truyen thuyet va_giai_thoai_ve_cac_nhan_vat_lich_su_nam_bo_tu_cuoi_the_ky_xix...
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy NghĩaLuận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAYLuận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, HAY
 
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdfTRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.pdf
 
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAYLuận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
Luận án: Truyện ngắn nữ Việt Nam từ 1986 đến nay, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM TRUYỆN NGẮN NỮ VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY_1024...
 
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng VũTiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
Tiểu thuyết “hoa hậu xứ mường” và “vương quốc ảo ảnh” của Phượng Vũ
 
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdfĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
ĐỀ TÀI HÌNH TƯỢNG MA NỮ TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC.pdf
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.docĐặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
Đặc Điểm Tiểu Thuyết Lịch Sử Nguyễn Triệu Luật.doc
 
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
Luận án: Đặc điểm của loại truyện thơ Nôm tự thuật, HAY - Gửi miễn phí qua za...
 
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
Hợp Đồng Nhượng Quyền Thương Mại Theo Pháp Luật Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội N...
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn QuốcLuận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
Luận án: Nhân vật trong truyện kỳ ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc
 
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồngTh s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
Th s33.006 thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của vi hồng
 
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.docThế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô HoàiLuận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
Luận văn: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi về loài vật của Tô Hoài
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ĐỖ THỊ KIM OANH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ĐỖ THỊ KIM OANH NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI - 2018
  • 3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, được sự tận tình chỉ bảo của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo! Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầycô giáo trong tổ Văn học Việt Nam cùng với các thầycô giáo trong khoa Ngữvăn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã dạy dỗ và tạo điều kiện thuận lợi nhấtđể em được hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện Đỗ Thị Kim Oanh
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này chính là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. Đề tài của khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của công trình nào đã được công bố. Tôi xin chịu trách nhiệm với những lời cam đoan của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Người thực hiện Đỗ Thị Kim Oanh
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................ 5 7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 5 NỘI DUNG....................................................................................................... 6 Chương 1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT ............................................................................. 6 1.1. Khái niệm nhân vật và nhân vật nữ ............................................................ 6 1.2. Các kiểu nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt ................. 8 1.2.1. Nhân vật nữ trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất .................. 9 1.2.2. Nhân vật nữ trong chiến đấu ............................................................. 12 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 16 Chương 2. NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ...................................................................................... 17 2.1. Ngoại hình, diện mạo ............................................................................... 17 2.2. Phẩm chất, tài năng .................................................................................. 20 2.3. Hành trạng ................................................................................................25 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 33 Chương 3. NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC............................................................................................. 35 3.1. Ngoại hình, diện mạo ............................................................................... 35 3.2. Phẩm chất, tài năng .................................................................................. 41
  • 6. 3.3. Hành trạng.........................................................................................47 Tiểu kết chương 3..................................................................................61 KẾT LUẬN.............................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là thể loại rất quan trọng. Truyền thuyết là truyện kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hay xác thực, có liên quan ảnh hưởng tới sự trọng đại lịch sử của dân tộc, qua đó nhân dân thể hiện thái độ đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì thế mà thể loại truyền thuyết phát triển mạnh ở cả phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Truyền thuyết được sáng tạo theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau các nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ của nhân dân. Nhân vật là yếu tố được coi như linh hồn của tác phẩm, đồng thời nó là hình thức cơ bản để thông qua đó nhà văn miêu tả thế giới một cách hình tượng. Vì thế mà trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta thấy hình tượng nhân vật phụ nữ xuất hiện khá sớm và trở thành một đề tài quen thuộc trong văn chương. Từ thể loại thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích đến ca dao, tục ngữ, những sáng tác văn học trung đại cho đến văn học hiện đại chưa bao giờ nhân vật phụ nữ vắng bóng. Nhân vật phụ nữ luôn là vấn đề nổi bật trong các sáng tác nghệ thuật. Đây là một hình tượng thể hiện rõ giá trị nhân văn và giàu mĩ cảm của nghệ thuật nước nhà. 1.2. Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt hiện lên vô cùng sinh động và phong phú. Những trang văn về nhân vật nữ đem lại cho độc giả những dấu ấn sâu đậm và khó phai. Họ là những người phụ nữ có vẻ đẹp ngoại hình và đời sống tâm hồn, phẩm chất đáng ngưỡng mộ và ngợi ca. Đó là những người con gái trẻ trung, xinh đẹp thông minh và anh dũng. Người vợ, người mẹ đảm đang sinh ra những người con anh hùng tài giỏi, hiên ngang. Những người phụ nữ ấy ghi danh trên những lĩnh vực khác nhau 1
  • 8. và tạo dựng lịch sử, truyền thống của dân tộc. Truyền thuyết dân gian người Việt về nhân vật nữ thực sự đã đem lại ấn tượng sâu sắc đối với chúng tôi. Đó là những câu chuyện phần lớn thuộc thần tích các làng. Hiện nay nhiều xứ sở vẫn còn lưu giữ những công trình mang văn hóa tâm linh. Khá nhiều nhân vật nữ chính là những còn người bất tử trong các ngôi đền miếu linh thiêng ấy. 1.3. Truyền thuyết là một trong những thể loại văn học dân gian được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng tôi thêm hiểu những giá trị của truyền thuyết trong đời sống văn hóa dân tộc, đồng thời nâng cao kiến thức, phục vụ cho công tác giảng dạy ngữ văn sau khi tốt nghiệp. Vì những lý do trên nên chúng tôi lựa chọn: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, làm đề tài cho khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Trên thực tế, đã có nhiều công trình, tạp chí và các bài báo khoa học đã lấy truyền thuyết làm đối tượng nghiên cứu và đã có nhiều phương diện được đề cập trong đó có phương diện nhân vật. Tuy nhiên coi nhân vật nữ là trong truyền thuyết dân gian các thời kì lịch sử, là đối tượng khám phá riêng biệt thì chưa được quan tâm thỏa đáng. Một số bài viết mới chỉ tiếp cận vấn đề này ở mức độ giới thuyết, khái quát mà chưa có những phân tích, đánh giá cụ thể. Năm 1974, trong Tạp chí văn học, số 1, tác giả Vũ Tố Hảo có bài “Bà Triệu qua một số tư liệu dân gian sưu tầm ở Thanh Hóa”. Trong bài viết này tác giả đã đề cập đến “hình tượng Bà Triệu”, do khai thác “hình ảnh Bà Triệu hiện lên từ hình dáng, tính tình hành động… cho tới cái chết của Bà”. Tuy nhiên điểm hạn chế của bài viết trên là tác giả chỉ đề cập đến hình tượng “Nữ anh hùng” mà chưa nghiên cứu về hình tượng tập thể nữ anh hùng [3, tr. 34- 39]. 2
  • 9. Năm 1978, trong công trình Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục (Bùi Văn Nguyên làm chủ biên), tác giả đã đưa ra nhận định khi nghiên cứu về nội dung và ý nghĩa của thể loại truyền thuyết “có thể nói, đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề căn bản của “thần thoại đời sau” của chúng ta”. Trong quá trình nghiên cứu về truyền thuyết lịch sử, tác giả đã đưa ra khẳng định: “Trong số những vị anh hùng dân tộc thời xưa mà truyền thuyết lưu lại còn phải kể đến những truyện Hai Bà Trưng, Bà Triệu”. Như vậy trong công trình trên, tác giả đã đưa ra những khái quát về những người anh hùng dân tộc là nữ giới [23, tr. 146]. Năm 1980 trong Tạp chí văn học, số 2, Trần Gia Linh có bài viết về “Vai trò của người phụ nữ khai sáng đất nước và dân tộc trong truyền thuyết dân gian”. Trần Gia Linh đã khẳng định về vai trò quan trọng của những người phụ nữ trong xã hội. Tác giả đưa ra nhận định: “Tìm hiểu truyền thống anh hùng của phụ nữ là tìm hiểu một bộ phận quan trọng của truyền thuyết anh hùng dân tộc”. Nhà nghiên cứu cũng đề cập thêm: “Cùng với truyền thuyết về người anh hùng khai sáng đất nước và dân tộc là nam giới, nhân dân ta đã để lại một hệ thống truyền thuyết nói về người phụ nữ anh hùng không kém phần lộng lẫy tươi đẹp”. Như vậy bài viết trên chỉ đề cập đến vai trò của phụ nữ mà chưa đi tìm hiểu về những đặc điểm của các truyện này [21, tr. 34- 40]. Năm 1998, trong Bình giảng truyện dân gian, Nxb Giáo dục, tác giả Hoàng Tiến Hựu khi bàn về vấn đề “cốt truyện và nhân vật”, ông đã chỉ ra thế giới của nhân vật nữ như sau: “Xét về giới tính, tỷ lệ nhân vật không đều giữa các truyện, trong truyện truyền thuyết và cổ tích, nhân vật nữ xuất hiện tương đối nhiều và ở nhiều truyện nhân vật nữ đóng vai trò quan trọng”. Cùng theo hướng nghiên cứu đó thì năm 2013, trong khóa luận tốt nghiệp đại học Truyền thuyết về nhân vật nữ trong thời kì Bắc thuộc, tác giả 3
  • 10. Đào Thị Sen đã thống kê được các truyện viết về nhân vật nữ, khai thác các đặc điểm truyện viết về nhân vật nữ. Tác giả viết: “Nhân vật nữ trong thời kì Bắc thuộc hấp dẫn, lôi cuốn người đọc không chỉ ở những vẻ đẹp của ngoại hình mà còn ở những tài năng và đời sống nội tâm vô cùng phong phú” [30, tr. 57]. Tuy nhiên phương diện và phạm vi khai thác của khóa luận còn hạn hẹp. Khóa luận mới chỉ khai thác ở phương diện thể loại truyền thuyết và phạm vi khai thác truyện về nhân vật nữ chỉ giới hạn trong thời kì Bắc thuộc mà chưa chú ý đến hình tượng nhân vật nữ trong truyền thuyết ở các thời kì khác. Đề tài nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt là một trong những đề tài khoa học gây sự chú ý và quan tâm của các nhà nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau. Mặc dù có đề cập đến nhân vật nữ nhưng những công trình nghiên cứu vẫn chỉ mang tính chất nhỏ lẻ. Tuy nhiên đó chính là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu + Thấy được những đặc điểm cơ bản về hình tượng nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. + Khẳng định giá trị những truyền thuyết viết về nhân vật nữ trong dòng chảy thể loại. + Góp phần giáo dục về truyền thống lịch sử, nâng cao ý thức cho bản thân. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu + Nắm được những kiến thức về đặc điểm của truyền thuyết. + Khóa luận làm rõ đặc điểm về nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. 4
  • 11. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đốitượng nghiên cứu Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi tư liệu khảo sát: Các truyện về truyền thuyết dân gian người Việt, qua công trình Tổng tập văn hóa dân gian người Việt, sáu tập do Kiều Thu Hoạch (Chủ biên), Nxb KHXH, 2004. - Phạm vi nội dung: Khóa luận tập trung khảo sát và phân tích các đặc điểm nổi bật của hệ thống nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, ở cả hai chủ đề: xây dựng đất nước và bảo vệ đất nước. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp so sánh - Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Đóng góp của khóa luận Lựa chọn đề tài này, chúng tôi mong muốn rút ra được những nhận xét khoa học về đặc điểm nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt và khẳng định được những nét đẹp của người phụ nữ cùng với giá trị lịch sử của kiểu truyện này. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của khóa luận có bố cục ba chương như sau: Chương 1: Hệ thống nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt Chương 2: Nhân vật nữ trong truyền thuyết chủ đề xây dựng đất nước Chương 3: Nhân vật nữ trong truyền thuyết chủ đề bảo vệ đất nước 5
  • 12. NỘI DUNG Chương 1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT 1.1. Khái niệm nhân vật và nhân vật nữ Từ trước đến nay nhân vật mang nhiều khái niệm khác nhau. Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện khá sớm trong tiếng Hy Lạp cổ. Ban đầu nó mang ý nghĩa là “cái mặt nạ” tức chỉ công cụ biểu diễn của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian chúng ta sử dụng thuật ngữ này nhiều hơn để thể hiện nhân vật trong tác phẩm văn học. Trong một số trường hợp khác nhau, người ta sử dụng thuật ngữ “vai” và “tính cách” để thay thế cho nhân vật văn học. Thuật ngữ “tính cách” tức chỉ những nhân vật có tính cách. Còn thuật ngữ “vai” thì chỉ tính chất và hành động cá nhân. Trên thực tế, không phải nhân vật nào cũng mang hành động và nhân vật nào cũng thể hiện tính cách rõ nét. Vì vậy thuật ngữ “nhân vật” mang nội hàm phong phú và đa dạng hơn nên hai thuật ngữ trên không thể bao quát hết được những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhân vật là khái niệm được sử dụng nhiều trong văn chương nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về nhân vật văn học. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, định nghĩa khái niệm nhân vật như sau: “Nhân vật văn học hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gắn cho những đặc điểm giống con người” [32, tr. 41]. Tác giả Lại Nguyên Ân đã đưa ra định nghĩa khá hoàn chỉnh về nhân vật văn học. Theo tác giả thì nhân vật chính là yếu tố tạo ra phong cách cho nhà văn với một màu sắc riêng trong từng trường phái văn học. 6
  • 13. Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên) thì đưa ra định nghĩa “nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng hoặc không có tên riêng… nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ không thể đồng nhất với con người có thật trong đời sống. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách con người. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn luôn gắn với chủ thể tác phẩm” [14, tr .235]. Trong cuốn Lý luận văn học (GS. Hà Minh Đức chủ biên), các tác giả cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ một chi tiết, biểu hiện đầy đủ của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử nghề nghiệp, tính cách… Cũng có khi đó không phải là những con người, sự vật cụ thể mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [30, tr. 126]. Mặc dù khái niệm nhân vật có rất nhiều những định nghĩa khác nhau nhưng tất cả các định nghĩa đều có những điểm chung như sau: Nhân vật có vị trí rất quan trọng trong tác phẩm. Nhân vật chính là đối tượng được nhà văn miêu tả. Nhân vật có thể là con người cụ thể, cũng có thể là những sự vật, con vật, hiện tượng mang bóng dáng và tính cách của con người. Nó được sử dụng như những phương thức khác nhau để biểu hiện về con người. Nhân vật chính là cầu nối truyền đạt nội dung, tư tưởng giữa bạn đọc và nhà văn. Như vậy, mỗi nhân vật được thể hiện thành công trong tác phẩm ở các thời đại khác nhau thì đều chứa đựng những khám phá to lớn. Qua những sự khám phá ấy mà nhà văn đã khẳng định được lý tưởng thẩm mỹ của bản thân và làm phong phú, đa dạng nền văn học dân tộc. Vì thế mà đã từng có nhận 7
  • 14. định rằng: đối với các nhà văn lớn thì bạn đọc có thể quên đi chính tác giả nhưng sẽ không quên được nhân vật mà tác giả đó xây dựng nên. Vừa kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hoặc xác thực có liên quan đến lịch sử trọng đại của dân tộc, giai cấp, truyền thuyết còn thể hiện ý thức và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Vì thế mà truyền thuyết thể hiện nhân vật không phải bằng sự sao chép nguyên mẫu, mà chỉ dựa vào nguyên mẫu để “tái tạo” nên hình tượng nhân vật phù hợp với tâm tình và thái độ của nhân dân. Nhân vật nữ được coi như loại hình cụ thể của nhân vật. Hay nói theo cách khác: Nhân vật nữ là hình ảnh, hình tượng người phụ nữ được xây dựng, miêu tả và thể hiện ở trong tác phẩm văn học thông qua các phương tiện văn học. Và nghiên cứu về nhân vật nữ chính là nghiên cứu về một kiểu cấu trúc của nhân vật văn học đặc thù. Nhân vật nữ luôn là biểu tượng, hiện thân của cái đẹp, là một nửa của thế giới. Phụ nữ được sinh ra với sứ mệnh cao cả đó là duy trì sự sinh tồn, luân chuyển sự sống. Từ xa xưa đến nay, phụ nữ luôn là một đề tài quen thuộc, hấp dẫn, một nguồn cảm hứng dồi dào và bất tận đối với sự sáng tạo của các nghệ sĩ. Trong văn học truyền thống, ở mỗi một thời kỳ, hình tượng người phụ nữ luôn được coi là tâm điểm. Trong truyền thuyết nhân vật nữ được hiện lên vô cùng sinh động và phong phú. Nhân vật nữ đại diện cho ước mơ và lý tưởng thẩm mỹ của nhân dân. Tuy nhiên, những chuẩn mực thẩm mỹ của buổi ban đầu vẫn chưa được thể hiện cụ thể, rõ nét, đầy đủ diện mạo của người phụ nữ. Vì thế mà người phụ nữ trong truyền thuyết chủ yếu được xây dựng và thể hiện qua hành trạng và một vài nét tính cách đơn giản và nhất quán. 1.2. Các kiểunhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt Như chúng ta đã thấy, truyền thuyết là một thể loại truyện kể dân gian nằm trong loại hình tự sự dân gian. Đặc điểm cơ bản nhất và nổi bật nhất là 8
  • 15. tính hư cấu lịch sử. Hình tượng nhân vật lịch sử được hình tượng hóa và kì ảo hóa theo quan điểm của nhân dân. Các nhân vật dù có được hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác,… có một lịch sử rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại. Nhân vật nữ được xây dựng khá nhiều trong hệ thống truyền thuyết dân gian người Việt. Truyền thuyết được sáng tạo theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, vì vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các nhân vật nữ lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ nhân dân. Chúng tôi qua quá trình tìm đọc và khảo sát đã thống kê được số lượng truyện tái hiện nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt. Như vậy, qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 1], chúng ta thấy truyện viết về nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt là các truyện mà nhan đề cũng như nhân vật chính trong truyện là nữ. Nhân vật nữ được các nghệ sĩ dân gian xây dựng chủ yếu xuất hiện trong các thời kì Âu Lạc và Bắc thuộc (gồm 49/106 truyện như bảng trên), thời kì Pháp thuộc (gồm 38/106 truyện như bảng trên) và mức độ xuất hiện ít trong thời kỳ phong kiến tự chủ (19/106 truyện). Việc xây dựng nhân vật nữ trong các thời kỳ với tần số xuất hiện khác nhau thể hiện ý thức phản ánh và lý giải lịch sử cũng như thái độ tình cảm của các nghệ sĩ dân gian đối với nhân vật nữ. Qua khảo sát 106 truyện chúng tôi đã thống kê được có 118 nhân vật nữ (không kể dị bản). Nhưng nhân vật nữ này có xuất thân, địa vị, nghề nghiệp và độ tuổi, chiến công khác nhau. Để người đọc có cái nhìn tổng quát về các nhân vật nữ, chúng tôi đã phân loại các nhân vật nữ ở phần Phụ lục [Bảng 2]. 1.2.1. Nhân vậtnữ trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất Truyền thuyết dân gian đã dành một khối lượng lớn trang văn để ca ngợi vị trí và vai trò quan trọng của nhân vật nữ trong sự nghiệp kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 1], cho ta 9
  • 16. thấy ở mỗi một thời kỳ việc xây dựng hình tượng các nhân vật nữ ngoài ý thức phản ánh lịch sử còn thể hiện dụng ý riêng của tác giả. Các nhân vật nữ với những tài năng khác nhau đã đóng góp trí tuệ và công sức của mình vào đa dạng các lĩnh vực nghề nghiệp nhưng chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp. Các truyền thuyết trong buổi đầu dựng nước đã thể hiện niềm tự hào của nhân dân về tổ tiên, giống nòi, về nguồn gốc các dân tộc người. Vì thế mà nhân vật nữ trong thời kỳ này được các nghệ sĩ dân gian xây dựng để giải thích về cội nguồn nòi giống thiêng liêng, cũng như ca ngợi những anh hùng văn hóa đầu tiên của nước Việt. Các nhân vật nữ được ngợi ca đó là nàng Âu Cơ (Âu Cơ), người mẹ của dân tộc Việt. Nàng đã sinh ra bọc trăm trứng và từ ấy nở ra một trăm người con, chia nhau đi khai hoang ruộng đất, mở rộng lãnh thổ, cai quản bốn phương. Không những thế nhân vật nữ còn được ca ngợi là những người chăm chỉ, cần cù và tiên phong trong lĩnh vực lao động sản xuất. Sau này mẹ Âu Cơ đã giúp dân trồng cấy, làm nghề,… hay đó còn là những người con gái đã giúp cua Hùng dựng nước, mở mang bờ cõi, cai trị dân chúng như: con gái Tiên Dung dạy dân làm ăn (Truyện Nhất Dạ Trạch), mở mang bờ cõi; con gái Ngọc Hoa dạy dân trồng lúa, dệt vải, hát múa… Đến truyền thuyết thời phong kiến độc lập tự chủ về sau, khi nước ta chấm dứt ách nô lệ, mở ra một thời kỳ độc lập của dân tộc thì nhân vật nữ được khắc họa một cách sinh động, phong phú và đa dạng trong những ngành nghề khác nhau để giúp dân, góp công sức trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Các nghệ sĩ dân gian đã vẽ ra một bức tranh trong lao động sản xuất đầy sống động và hăng say. Việt Nam là nước có nền văn minh thuần nông vì vậy nghề nghiệp chính của con người là nghề nông tang. Do đó, ở hầu hết các truyện, các nghệ sĩ dân gian đã xây dựng các nhân vật nữ xuất hiện trong khung cảnh lao động. Bà chúa Tó đang làm cỏ lúa trên đồng thì bắt gặp nhà vua đi ngang qua (Bà chúa Tó), nàng Khiết Nương vì đang say sưa hái dâu 10
  • 17. trên tằm nên đã không yết kiến nhà vua (Sự tích Ỷ Lan phu nhân), hay nàng Dương Vân Nga hiện lên với vẻ đẹp đầy sức sống trong con mắt của hai chú cháu nhà Đinh Bộ Lĩnh lúc nàng đang mải mê cắt cỏ (Hoàng hậu thời thơ ấu),… Số lượng các nhân vật nữ xuất hiện trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 20.7% trong tổng số 106 truyện. Họ chính là một trong những nguồn lao động chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Trong truyền thuyết, các nghệ sĩ dân gian xây dựng nhân vật nữ hầu hết đều xuất thân từ những người nông dân nên cuộc sống của họ thường gắn liền với cái quốc, cái cày, dưa muối… Vì thế mà các nhân vật nữ không những giỏi trong lĩnh vực nông tang mà họ còn tài năng trong các ngành nghề khác như nghề dệt, nghề làm muối, bốc thuốc và nghề ca hát,… Họ hăng hái tham gia vào công cuộc lao động sản xuất để tạo ra nguồn lương thực dồi dào phục vụ cho cuộc sống no đủ và dự trữ cho đất nước khi có giặc ngoại xâm. Đó là những “anh hùng trong sản xuất” và được ngợi ca là chúa Lẫm (Bà chúa Lẫm), chúa Tó (Bà chúa Tó) hay đó còn là bà chúa dệt Thụ La (Bà chúa dệt: Thụ La công chúa) rất khéo tay, nhanh nhẹn và bằng sự thông minh của mình mà vải của nàng dệt ra vừa bền lại vừa đó, có những nghề mà rất ít các nhân vật nữ tham gia như nghề làm muối của nàng Nguyệt Ánh (Bà chúa Muối) (chiếm 0.94%), nghề chế biến thực phẩm của mẹ Âu Cơ (Mẹ Âu Cơ tổ nghề nông tang và chế biến thực phẩm) (chiếm 0.94%), nghề bốc và làm thuốc của nàng Ngọc Hoa (Đại Yên và chuyện Trần Ngọc) và bà chúa Vĩnh (Bà chúa Vĩnh) (chiếm 1.89 %),… Không những chăm chỉ cần cù trong công việc lao động sản xuất, các nhân vật nữ còn sáng tạo ra những lời ca tiếng hát để mang lại những phút giây thư giãn vui vẻ sau những giờ làm việc mệt nhọc. Từ đó nhân dân sáng tạo ra nghề hát với các làn điệu dân ca phong phú, đặc trưng của từng vùng miền. Số lượng nhân vật nữ sáng tạo ra lời ca tiếng hát chiếm số lượng 5 truyện trên tổng số 106 truyện (chiếm 4.72%). Đó là Vua Bà Nhữ 11
  • 18. Nương là người đã sáng tạo ra những câu hát quan họ. “Tiếng hát của nàng… bừng bừng như năn nỉ, nó khắc khoải, oán trách, lưu luyến vấn vương… Hiện nay có đến 49 làng ở Hà Bắc hằng năm mở hội hát quan họ” (Vua Bà), hay đó là Lầu Slam đã sáng tạo ra nhiều điệu hát cho dân tộc Cao Lan như véo ca, cục tờ u, ú múng ca,... (Lầu Slam - Bà chúa thơ)… Không những trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất mà các nhân vật nữ còn được ca ngợi như những danh nhân văn hóa, những người có công khai sáng, phát minh ra những giá trị văn hoá vật chất và tinh thần của nhân dân. Vì thế mà trong đời sống cộng đồng họ đã để lại những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệthuậtcao. Trong Sự tích Ỷ Lan phu nhân, nàng Ỷ Lan ở thời Lý đã cho xây dựng 72 ngôi chùa, xây tháp Bảo Thiên để trấn giữ quốc gia trước giặc xâm lược.Trong dị bản Bà phù thánh linh nhân (Bà Ỷ Lan) thì nàng Ỷ Lan đã sáng tạo ra nghi thức tắm Phật. Hay bà chúa Tó (Bà chúa Tó) đã giúp nhân dân tạo ra món ăn mới để cung cấp lương thực cho cuộc chiến. “Chúa Tó có sáng kiến làm bánh chè Lam, làm Cốm nếp nhào mật để quân sỹ có lương khô ăn đường”… Món ăn đặc sản của vùng Kẻ Hữu đã trở thành nét riêng biệt và hấp dẫn trong ẩm thực Việt Nam. Như vậy để làm được những công việc như trên, các nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian đã ý thức được sự phân chia về lãnh thổ bờ cõi của đất nước cũng như ý thức được vai trò và vị trí của mình trong xã hội. 1.2.2. Nhân vậtnữ trong chiến đấu Hình ảnh nổi bật, gây ấn tượng mạnh mẽ của người phụ nữ Việt Nam đó là sự dũng cảm hy sinh của họ trên chiến trường. Khi đất nước có giặc ngoại xâm, những người phụ nữ sẵn sáng đứng dậy, xả thân vì nền độc lập của dân tộc và họ chính là những người phải chịu nhiều thiệt thòi và đau khổ nhất. 12
  • 19. Qua bảng thống kê ở phần Phụ lục [Bảng 2], chúng tôi xin đưa ra những nhận xét như sau: Thứ nhất, trong tổng số 106 truyện kể về nhân vật nữ thì có tới 56 truyện ca ngợi những người phụ nữ với vai trò là những người những người thông minh, tài giỏi, hiên ngang. Họ chính là những cô gái “đầu đội trời, chân đạp đất”, hiên ngang sánh vai cùng cùng các bậc nam nhi, trực tiếp cầm vũ khí chiến đấu xông pha trận mạc để đánh đuổi quân thù xâm lược, giành lại tự do cho đất nước, cuộc sống hạnh phúc cho nhân dân. Bằng tình yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc những người phụ nữ ấy đã làm nên những chiến thắng oanh liệt cho dân tộc. Họ trở thành những “anh hùng chiến đấu” cho dân tộc như hình ảnh người con gái ít tuổi, khỏe mạnh đã xuống núi, xin vua được đi đánh giặc Ân. Nàng chỉ lấy đá mà ném đã giết được giặc trong nhiều trận (Người con gái núi Tam Đảo), Hai Bà Trưng (Bà Trưng Nhị và thành Dền) đã chống lại quân nhà Đông Hán để giành lại chủ quyền cho nước nhà, nàng Thục Nương (Sự tích Bát Nàn công chúa) hai tay cầm hai thanh kiếm chém mươi thủ cấp tỳ tướng của Tô Định… Sau này đó là hình ảnh của kiên cường của cô bé Trần Ngọc Hoa, chín tuổi đã theo Lý Thường Kiệt giết giặc Chế Ma Na ở Chiêm Thành vào năm 1103 (Đại Yên và chuyện Trần Ngọc Hoa)… Thứ hai, trong tổng số 106 truyện viết về nhân vật nữ thì có 32 truyện ca ngợi nhân vật nữ là những người mẹ sinh ra những người con anh hùng, tài giỏi. Trước sự biến động đầy cam go dữ dội của đất nước, trước sự xâm lăng đô hộ từ kẻ thù thì những người phụ nữ đã hạ sinh cho quê hương, đất nước các thế hệ anh hùng hào kiệt. Đó là năm anh em nhà chàng Vịt, Mộc Hoàn và Lý Bí, Triệu Quang Phục… Họ là những người anh hùng hào kiệt đã dũng cảm xông pha chiến trận để mang lại hòa bình cho đất nước. 13
  • 20. Truyền thuyết đã ca ngợi bà mẹ Chiên Nương, người mẹ đã sinh ra người con “thông minh thần vũ, có tài dẹp loạn, tích trữ binh lương, mưu đồ đại sự”. Đó chính là Đinh Bộ Lĩnh trong lúc “đất nước không có vua, các hào trưởng nổi lên xưng vương cát cứ mỗi người một phương” thì ông đã cùng các tướng sĩ đi dẹp loạn được mười hai sứ quân, “thu gom non sông về một mối”. Ngoài ra còn những người con tài giỏi khác như Phạm Thành, Đinh Điền, Phạm Hạc, Lưu Công, Lĩnh Sát,… Họ đã đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào sự thắng lợi chung của đất nước (Sự tích bà mẹ Đinh Tiên Hoàng và các công thần). Bà Lan Hoa đã sinh ra Trù Công, một người “học một biết mười, không gì không tỏ tường”. Sau này Trù Công đã theo Bà Trưng đánh đuổi giặc Tô Định (Sự tích anh em Trù Công và Thuận Nương giúp bà Trưng đánh đuổi Tô Định). Hay đó là người mẹ Tạ Cận sinh ra anh hùng Đường Hoàng. Đó là người “tướng mạo khôi ngô, thiên tư dĩnh ngộ, thông minh khác thường, khi ngài lên ba tuổi đã biết lễ nghĩa, biết kính nhường. Đến năm 13 tuổi ngài đã văn võ kiêm toàn, ai ai cũng khen là một ông thánh” (Sự tích Đường Hoàng thời vua Trưng)… Những người mẹ ấy không chỉ sinh ra những nam anh hùng thông minh xuất chúng mà còn sinh ra những nữ anh hùng quả cảm và vô song. Đó là những cô gái xinh đẹp, thông minh và đầy sự dũng cảm. Nàng Quế Nương và Dung Nương con của ông bà Lý Châu ở đời Hậu Ngô đều có nhan sắc tuyệt đẹp không những thế hai nàng còn am hiểu về thiên văn địa lý, võ nghệ cũng thành thạo. Hai nàng đã cùng với các anh của mình đánh thắng giặc Ma Na (Quế Nương và Dung Nương); đó là nàng Ngọc Xiêm dung mạo phi thường đã giúp vua Trần Anh Tông đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược (Truyện nàng công chúa đời Trần); nàng Thục Nương con gái của ông Vũ Công Chất và bà Hoàng Thị Mậu, người thành Phong Châu. Nhan sắc của nàng vào bậc “tuyệt thế giai nhân, đọc sách khắp cả Chư tử Bách gia không sách nào không thiệp 14
  • 21. liệp qua, lại giỏi đường gươm mũi giáo”. Vì thế Thục Nương được các bậc anh hùng gọi là “Thánh nữ giáng trần”. Sau này Thục Nương đã tự xưng là Bát Nàn đại tướng quân kêu gọi các anh em hào kiệt ở khắp nơi giết Tô Định. Nàng đã trở thành nữ tướng tài ba dưới thời Hai Bà Trưng (Sự tích Bát Nàn công chúa); đó còn là các nàng Ả Tú, Ả Huyền và Thượng Cát cùng với Hai Bà Trưng đã đánh thắng quân Mã Viện (Sự tích Ả Tú, Ả Huyền, Thượng Cát ba nữ tướng thời Hai Bà Trưng) hay là nàng Phật Nguyệt tài năng và nhan sắc hơn người đã trở thành một vị nữ tướng giỏi đánh tan quân Mã Viện (Đinh Thị Phật Nguyệt)… Tất cả những cô gái ấy đều trở thành những nữ anh hùng hào kiệt có đóng góp to lớn vào nền hòa bình của đất nước. Qua khảo sát trên chúng ta thấy mặc dù người mẹ không trực tiếp cầm vũ khí đánh giặc trên chiến trận nhưng họ là những người gián tiếp góp công sức của mình vào sự nghiệp chiến đấu của nước nhà là sinh ra các anh hùng cho thời đại. Thứ ba, trong quá trình khảo sát tư liệu, chúng tôi thấy rằng ngoài những truyền thuyết viết về những nữ tướng có tên tuổi, quê quán trực tiếp tham gia giết giặc cứu nước thì các nghệ sĩ dân gian còn kể về những người dân thường, những người phụ nữ vô danh đã tham gia đánh giặc cứu nước bằng mọi cách. Trong truyện Người con gái núi Tam Đảo, nghệ sĩ dân gian đã ca ngợi nhân vật nữ không tên gọi bằng cái tên chung là người con gái. Nàng mặc dù nhỏ tuổi nhưng rất anh dũng đã xin vua xung phong đi đánh giặc Ân; đó còn là người phụ nữ vô danh đã mang lương thực ủng hộ quân nhà Trần và mách ngày con nước của sông Bạch Đằng cho Trần Hưng Đạo bố trí mai phục mà nay còn có đền thờ ở gần sống Bạch Đằng, gọi là đền Vua Bà [6, tr. 71]. Trong truyện Cánh đồng mẫu hậu, ca ngợi người đàn bà không tên đã giúp đoàn quân của Lê Lợi trong lúc quân của ông bị quân minh đuổi; hay đó 15
  • 22. là mụ hàng dầu đã giúp Lê Lợi trong trận chiến với giặc Minh. Mụ hàng dầu giàu lòng yêu nước, ngày ngày gánh dầu tiếp tế hàng ba bốn chuyến cho quân đội (Sự tích núi dầu); trong truyện Bán cháo ca ngợi về người phụ nữ không tên đã đóng góp công sức của mình vào công cuộc đánh đuổi bọn xâm lược Mãn Thanh. Hàng ngày bà tất bật nấu cháo cho các quân sĩ;… Tiểu kết chương 1 Như vậy, truyền thuyết là truyện kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hay xác thực, có liên quan - ảnh hưởng tới lịch sử trọng đại của dân tộc. Qua đó nhân dân thể hiện ý thức và thái độ đối với nhân vật và sự kiện lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết được lựa chọn và phản ánh là những nhân vật lịch sử thu hút được sự chú ý của nhân dân và những nhân vật này đều có tầm vóc nhất định trong lịch sử dân tộc. Thông qua việc khắc họa hình tượng nhân vật truyền thuyết, các tác giả dân gian đã thể hiện quan niệm nghệ thuật, khuynh hướng phát triển của tư tưởng thẫm mỹ, mang đậm tính nhân dân trong trường kỳ lịch sử dân tộc… Trong truyền thuyết, thế giới nhân vật nữ hiện lên khá đa dạng và phong phú. Đó là những người phụ nữ vừa có vẻ đẹp ngoại hình lẫn vẻ đẹp đời sống và tính cách. Đó có thể là những cô gái còn rất trẻ, hay những người mẹ sinh ra những người con anh hùng, những người vợ thông minh, thủy chung giúp chồng dựng xây sự nghiệp nước nhà thậm chí là những người phụ nữ vô danh. Tất cả những con người đó đều có vị trí và vai trò quan trọng trong xã hội. Mỗi người đều có trí tuệ tài năng, công việc khác nhau nhưng điểm chung của họ là đều có lòng yêu nước và dũng cảm để hiên ngang chống trọi với kẻ thù gian ác. Những người phụ nữ ấy chính là sự hóa thân của cộng đồng. 16
  • 23. Chương 2 NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC Theo Ph. Ăngghen: “Tất cả các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của nó đều phải trải qua thời đại anh hùng”. Đó là thời kì con người bứt ra khỏi đời sống dã man, bước vào chế độ văn minh đầu tiên. Thời kì được đánh dấu bằng những chiến công lao động và những biến đổi xã hội sâu sắc. Nội dung chủ yếu của các truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước là ngợi ca chiến công thiên nhiên, lao động sản xuất, chống xâm lấn bảo vệ cộng đồng, khẳng định sức mạnh và ý thức lịch sử của tập thể trong quá trình phát triển lịch sử đó. Vì thế mà các nhân vật nữ được các nghệ sĩ dân gian xây dựng trong thời kỳ này không những để giải thích về nguồn gốc con rồng cháu tiên của nhân dân Việt mà còn ca ngợi họ trong vai trò kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. 2.1. Ngoạihình, diện mạo Phụ nữ chính là một nửa của thế giới, vậy nên hình tượng người phụ nữ từ xưa cho tới nay đã đi vào văn học một cách hết sức tự nhiên với một vẻ đẹp riêng, một sức hút riêng. Do đó mà trong cuốn danh ngôn viết về người phụ nữ thì Lessinh đã khẳng định “đàn bà là kiệt tác của vũ trụ”. Vì thế vẻ đẹp của những người phụ nữ trước hết được thể hiện ở ngoại hình với những đường nét gợi cảm, như một kiệt tác của thiên nhiên ban tặng. Ngoại hình là khái niệm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong… tức toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật. Có nhiều cách khắc họa ngoại hình nhân vật: thông qua ngôn ngữ người kể chuyện; thông qua ngôn ngữ hoặc cái nhìn của nhân vật khác trong tác 17
  • 24. phẩm; thông qua những tình huống và hoạt động của nhân vật được miêu tả… Ngoại hình là một trong những yếu tố biểu hiện tính cách nhân vật, góp phần tạo nên một nhân vật hoàn chỉnh. Trong văn học viết sự đa dạng trong việc miêu tả ngoại hình của nhân vật tùy thuộc vào phong cách sáng tạo riêng của mỗi nhà văn. Với chủ nghĩa lãng mạn thì các nhà văn thời kì này khi miêu tả nhân vật thường lý tưởng hóa nhân vật. Còn sang với chủ nghĩa hiện thực thì vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật được thể hiện một cách chân thực và sinh động nhất. Tuy nhiên trong văn học dân gian thì việc miêu tả ngoại hình, diện mạo nhân vật chưa mang một “dụng ý nghệ thuật” và có nguyên tắc riêng như trong văn học viết. Các nghệ sĩ nhân gian cũng chú trọng đến yếu tố ngoại hình nhưng nó chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định nào đó. Và đối với thể loại truyền thuyết thì việc miêu tả ngoại hình nhân vật cũng có thể là điểm nhấn của mạch trần thuật. Đến với truyền thuyết dân gian người Việt khi miêu tả về vẻ đẹp ngoại hình, diện mạo của nhân vật nữ, ta bắt gặp đầu tiên là vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. Trong truyện Người con gái núi Tam Đảo, nhân vật nữ được miêu tả là có vẻ ngoài trông “khỏe khoắn, che thân bằng vỏ cây… đi lại chuyền nhảy nhanh như sóc, nhẹ như vượn”. Sau này khi đứng trước mặt Lang Liêu thì người con gái ấy lại được miêu tả “mắt sáng long lanh, gương mặt tươi tắn đỏ hồng, vóc dáng xinh đẹp khỏe mạnh, vua rất vui đón về kinh đô làm lễ cưới”. Nhân vật Mụ giạ (Mụ giạ) cũng được giới thiệu với vẻ bề ngoài “to cao, khỏe mạnh”. Chính sức vóc ấy mà bà đã được nhà vua tin tưởng và giao cho trọng trách rất quan trọng đó là mở mang bờ cõi. Truyền thuyết viết về nhân vật nữ còn ca ngợi họ với vẻ đẹp đoan trang của người phụ nữ phương Đông. Nàng Khiết Nương tức Hoàng thái hậu sau này (tên là Yến, lại có tên là Cám) có “dung mạo đoan chính lại gồm đủ tứ 18
  • 25. đức (công, dung, ngôn, hạnh)”. Vẻ đẹp của nàng nhẹ nhàng hòa vào đất trời bình yên lại thêm có mây ngũ sắc che đầu khiến vua càng mến mộ (Sự tích Ỷ Lan phu nhân); nàng Nguyệt Ánh được miêu tả với vẻ đẹp “không những đẹp người lại đẹp nết”. Không những thế nàng còn có “đôi tay đẹp, trên đầu lại có đám mây che” khiến ai gặp mặt cũng phải yêu mến (Bà chúa Muối). Các nhân vật nữ trong truyền thuyết còn sở hữu vẻ đẹp gợi cảm lôi cuốn và đầy hấp dẫn. Trong truyện Bà chúa Lẫm đã khắc họa vẻ đẹp “lồ lộ đương xuân” của nàng chúa Lẫm. Cảm vì nhan sắc cũng như trọng mến sự thông minh ý tứ của nàng mà chàng hoàng tử nhà Lý đem lòng yêu nàng và muốn cưới làm vợ. Và rồi duyên tình của “trai anh hùng sánh với gái thuyền quyên” ngày càng khăng khít và nồng đậm. Sắc đẹp của nàng là khởi nguồn của hạnh phúc. Hay đó là bà chúa Mía tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Liệu có “sắc đẹp hơn người” vì thế mà bà được tuyển vào cung chúa Trịnh, dưới triều Lê Thần Tông, đầu thế kỷ XVII (Bà chúa Mía). Các nghệ sĩ dân gian còn thể hiện vẻ đẹp kì lạ khác thường ở các nhân vật nữ trong truyền thuyết. Vẻ đẹp ấy được thể hiện sinh động qua bà chúa Binh (May áo chồng bằng hơi thở ấm). Bà là một võ nữ nên sức vóc được miêu tả là phi thường. Khi bà làm việc, “đôi vú to của bà đập vào đòn cào, vào cán cào, cán cuốc nghe đồm độp cả ngày”. Chính vì sức vóc như vậy, nên mùa đông đứng bên bà thì như đứng bên đống sưởi. Hay nàng Nhữ Nương được các nghệ sĩ dân gian miêu tả diện mạo với vẻ khác thường so với các chị em cùng trang lứa. Ai cũng môi son má đỏ, da trắng tóc dài, thân hình đầy đặn thì nàng lại sở hữu vóc dáng “thấp gầy, da lại đen… trông cô gái lờ đờ ngơ ngác… hồn vía để đi đâu mất rồi” (Vua Bà). Vẻ đẹp ngoại hình, diện mạo của các nhân vật nữ còn được thể hiện thông qua những câu khái quátngắn gọn. Tác giả dân gian sử dụng vẻn vẹn ba từ để nói về nhan sắc “rất xinh đẹp” của nàng Âu Cơ (Âu Cơ), bà chúa Vót 19
  • 26. (Bà chúa Vót), bà chúa Tó (Bà chúa Tó) và Hoàng Phủ Thiếu Hoa (Bà tổ nghề dệt lụa).Còn các nhân vật nữ như Ngọc Đài (Bà Ngọc Đài), Nguyễn Thị La (Bà chúa dệt: Thụ La công chúa) thì được ca ngợi với vẻ bên ngoài là “tài sắc tuyệt vời”. Vẻ đẹp ngoại hình diện mạo của Ngọc Đô thì được xếp vào hàng “sắc nước hương trời” (Bà chúa thiên niên), cònnàng Quế Nương có nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” (Thánh mẫu thượng ngàn). Như vậy, chúng ta thấy rằng vẻ đẹp ngoại hình, diện mạo của các nhân vật nữ trong truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước được miêu tả một cách khái quát. Và dù được miêu tả, khắc họa theo cách nào đi chăng nữa thì trong truyền thuyết, các nhân vật nữ đều có ngoại hình đẹp. 2.2. Phẩm chất, tài năng Truyền thuyết dân gian người Việt không những ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật nữ mà còn dành những trang văn để miêu tả vẻ đẹp phẩm chất và tài năng của họ. Họ là những người đẹp về cả ngoại hình lẫn tâm hồn, tài năng. Viết về tài năng của các nhân vật nữ, truyền thuyết ca ngợi họ với tài năng văn học, ca hát. Trong truyện Bà pháp tính: bà chúa Kim Cương có ghi lại bà Trịnh Thị Ngọc Trúc nguyên là một vị quận chúa, con gái của Trịnh Tráng, sống vào thế kỷ XVII ở nước ta. Bà thông hiểu cổ kim, nhất là có nhiều suy nghĩ về tiếng nói và chữ viết của nước nhà. Bà đã biên soạn được một cuốn sách đặc sắc, là cuốn “Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa”. Chữ Nôm được sử dụng vào thơ phú từ đời Trần và sang đời Lê thì rất thịnh. Nhưng chưa có ai làm sách từ vị, thu thập giải nghĩa các tiếng và cách viết. Cuốn sách của bà là một đóng góp cho nền văn hóa Việt Nam. Mãi cho đến nhiều năm về sau, vẫn chưa ai lưu tâm viết những loại sách như thế. Nàng Nguyễn Thị Kể sinh ra trong gia đình nghệ thuật ca xướng. Vì thế khi lớn lên nàng Kể trở thành một ca nữ có giọng hát hay, tài sắc nổi danh 20
  • 27. khắp cả một vùng. Chính tài năng ấy đã làm nao lòng chúa Trịnh và nàng được làm cung phi. Ở trong cung vì tinh thông âm luật, nàng luôn bày vẽ cho các đội nữ nhạc tiếng đàn dạy hát, gây được không khí hồ hởi, lan rộng ra cả ngoài đô thành Thăng Long. Được chúa Trịnh yêu quý nên sau này nàng cũng đã dành những lời khuyên giúp chúa cai quản đất nước hợp lòng dân (Bà Tri Chỉ). Tài năng ca hát còn thể hiện rõ ở bà Ngọc Đài (Bà Ngọc Đài). Bà là người con gái họ Phùng, là một đào nương danh tiếng hồi đầu thế kỷ XVII ở nước ta. Bà nghĩ ra một trò vui cho dân đó là cho họ vác mai cuốc, xếp hàng lại với nhau thành những chữ Hán như “Quốc Thái dân an”, “Thiên hạ thái bình”… Người này cầm cờ, người kia múa hát, sắp thành các điếm, các đội, một người điều khiển cả đội gọi là “Tổng Cờ”. Từ đó đến ngày hội, để cho đẹp mắt người dân đã thay những cán cuốc cán mai bằng những cây gậy quấn giấy xanh đỏ, buộc tua ở đầu và những cây cờ ngũ sắc. Họ cũng xếp thành những chữ để múa hát. Bà Ngọc Đài đã tạo ra trò chơi bổ ích để giải lao cho nhân dân sau những giờ lao động mệt nhọc. Sau này nhân dân tôn bà làm thành hoàng làng Bảo Ngũ. Chính bà là người đã sáng kiến ra hội kéo chữ, một trò diễn đẹp mắt mà mang đậm ý nghĩa văn hóa. Hay nàng Bạch Hoa (Mãn đào hoa công chúa) con của viên quan châu Bạch Đình Sa. Nàng có nhan sắc đẹp tuyệt trần, giọng hát hay điệu múa dẻo. Bạch Hoa cùng với chồng của mình chăm chú dạy nghề đàn hát cho lớp trẻ ở trong vùng khiến quan khách ai ai cũng phải trầm trồ khen ngợi. Từ tài năng ca hát của hai vợ chồng mà Cổ Đạm làng quê của hai người trở thành đất thanh lịch, thịnh hành lối hát ả đào từ xưa đến nay chưa hề có trên đất nước ta. Dân làng Cổ Đạm lập đền thờ tôn là Mãn Đào Hoa công chúa – là vị tổ của ngành hát ả đào. Trong truyện Sự tích hát xoan đã ca ngợi nàng Quế Hoa xinh đẹp bằng tài năng ca hát của mình nàng đã giúp cho vợ của vua Hùng quên đi cơn đau 21
  • 28. mà sinh được ba người con trai khôi ngô đẹp đẽ. Quế Hoa ở gần thành Phong Châu, nàng múa giỏi hát hay, tay uốn chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún ai cũng phải mê. Vua Hùng đã vô cùng vui mừng, mới bảo các mỹ nương học lấy điệu múa hát của nàng và gọi là hát Xuân hay chính là hát Xoan; nàng Nhữ Nương (Vua Bà) mặc dù không sở hữu vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân giống như những cô gái khác nhưng khi nhập vào cuộc ca hát thì Nhữ Nương trông rất linh hoạt, duyên dáng hẳn lên. Khi nàng cất lên tiếng hát thì lời ca vừa bay bổng vừa chân thực, khi ngộ nghĩnh, hồn nhiên, khi thấm thía ân tình. Giọng hát, lời ca của Nhữ Nương đã tạo cho cô một khuôn mặt mới, kỳ ảo và mê đắm lòng người. Nàng đam mê hát đến nỗi vừa làm nàng vừa nhẩm những câu hát chợt nghĩ ra. Giọng ca của nàng âm vang trên mặt sóng đồng không. Từ những sườn đồi cỏ mọc lút đầu, tiếng ca Nhữ Nương vút lên hòa với tiếng líu lo chim ngàn, tiếng rì rào bờ sông nước chảy… Nàng có thể cất lời ca tiếng hát ở khắp mọi nơi lúc rảnh rỗi cũng như làm việc trên cánh đồng. Tiếng hát của nàng khiến người già nghe thấy trẻ lại, người trẻ nghe thấy chân tay tự nhiên gõ nhịp, miệng mấp máy hát theo… Nhữ Nương thường khuyến khích các bạn trong làng: “Cứ hát đi, đừng ngại không có giọng. Cốt nhất trong lòng mình muốn hát lên… ”. Nàng còn dạy các bạn tập hát, chẳng bao lâu khắp làng đều vang lên tiếng hát. Bên gái bên trai họp thành bọn, hát đối đáp thâu đêm. Giọng hát đầy huyền bí ấy đã làm mê mẩn vị hoàng tử con út của vua Thủy Tề. Bao nhiêu lần nàng hát chàng cũng đều ở dưới lắng nghe. Sau này mỗi một cuộc hát quan họ đều được mở đầu bằng câu: “Thủy tổ quan họ làng ta Những lời ca xướng Vua Bà sinh nên… ” Các nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian còn là những người thông minh và tài giỏi. Nàng chúa Lẫm (Bà chúa Lẫm) không chỉ là người thông minh mà còn là người tinh tế và chủ động. Khi hoàng tử đang lang thang giữa 22
  • 29. cánh đồng bộn bề nước trắng, trời lại đang tối và chàng đói bụng nên đành tìm nơi nghỉ trọ. Khi thấy túp lều nhỏ, hoàng tử lên tiếng gọi. Nhưng trong túp lều chỉ có người con gái nên hoàng tử lúng túng và định quay đầu ra về. Đứng trước sự ngại ngùng lúng túng của hoàng tử, nàng đã nhanh ý tiếp lời: “Xin chàng chớ ngại, ở đây đâu chỉ có chàng với thiếp, mà còn có ngọn đèn này nữa”. Ngọn đèn là vật vô tri vô giác nhưng bằng sự nhạy cảm và tinh tế nàng đã biến nó giống như vật thể sống. Nàng khuyên hoàng tử đừng ngại vì trong phòng không chỉ có chàng với nàng mà còn có cả ngọn đèn nữa. Thấy cô gái sáng ý và tha thiết nên hoàng tử đã vui lòng ở lại. Trong truyện Bà Kiệt Đặc, ca ngợi người con gái Nguyễn Thị Duệ thông minh và học giỏi. Năm mười tuổi, cô bé chưa được đi học mà đã biết đọc sách, truyện và viết tập làm văn. Nguyễn Thị Duệ có tinh thần ham học hỏi, để được đi học thì nàng đã xin cha mẹ được cải trang thành con trai “mặc quần áo nam giới, không xêu lỗ tai” và cô đã đỗ tiến sĩ. Với tấm lòng thật thà và tài năng của bản thân thì nàng được giữ lại trong cung để dạy dỗ cho cung nữ. Thậm chí khi bà giao thiệp với các nhà khoa bảng cùng các trọng thần uyên bác, ai cũng phải công nhận bà có trình độ học vấn sâu sắc và có đạo đức thanh cao. Khi được vua Lê chúa Trịnh hỏi ý kiến về các việc liên quan đến chính sự, Nguyễn Thị Duệ tìm ngay được những câu chuyện hoặc tấm gương tương tự trong sử sách đời xưa để trả lời, ngụ ý khuyên răn vua chúa cần phải theo đường chính học, chăm sóc đời sống của nhân dân. Trong triều đình ai cũng ngượng mộ và kính phục nàng. Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian còn là những con người có đời sống tâm hồn cao đẹp. Nét đẹp chịu thương chịu khó, nết na và hiếu nghĩa chính là vẻ đẹp chung của các nhân vật nữ trong truyền thuyết.Đó là nàng Khiết (Sự tích Ỷ Lan phu nhân), người con rất đảm đang. Khi mẹ mắc bệnh, cha thì đi phục dịch quan chưa về, ở nhà nàng lo toan mọi việc. Nàng Khiết 23
  • 30. ngày ngày cơm cháo thuốc thang cho mẹ, hết sức lo tròn đạo hiếu. Nhà vua Lý Thánh Tông đã từng ca ngợi nàng: “Đây quả là người có đức, có lẽ là người có một không hai trong thiên hạ”. Chính bởi đức tính tốt ấy mà nhà vua phong nàng làm Ỷ Lan phu nhân. Sự chịu thương chịu khó còn được tái hiện rõ nét ở nàng Nhữ Nương (Vua Bà). Rời quê nhà Nhữ Nương đi mọi nơi để kiếm sống. Nhiều người ái ngại trước cảnh sống của cô nhưng cô đã nói: “Ta tuy tứ cố vô thân, nhưng không muốn làm con chim hót tiếng đau xót trong lồng giam… Ai thương ta trơ trọi độc, liệu có đông bầu bạn thân thích bằng ta không? Ta có trời đất làm cha mẹ, có núi sông làm anh chị, còn chim bướm hoa cỏ đều làm bạn bè… Còn ai sướng hơn ta nữa”. Nhữ Nương không hề than phiền hay sợ cuộc sống nghèo khổ. Nàng lặn lội khắp đồng xa đồng gần mò tôm bắt cá, kiếm con cua con ốc mang về đổi lấy lẻ gạo sống qua bữa. Suốt ngày làm lụng vất vả, quần áo ướt sũng, lấm lem bùn đất nhưng Nhữ Nương vẫn vui. Bằng tinh thần chịu thương chịu khó mà nàng Nhữ Nương đã vượt qua được sự nghèo khổ trong cuộc sống. Đó còn là bà Chúa Binh, một võ nữ có sức vóc phi thường và rất chăm chỉ, chịu khó. Bố mẹ mất sớm, một mình bà vỡ đồi, cuốc bãi hoang hàng chục mẫu ruộng mà chẳng nhờ và thuê mượn một ai cả. Bà làm một mình tất cả các công việc đồng áng từ gặt lúa, gánh lúa cứ quần quật hết cánh đồng này sang cánh đồng khác. Bà làm rất giỏi và nhanh. Tác giả dân gian đã ghi “đôi vú to của bà đập vào đòn cào, vào cán cào, cán cuốc nghe đồm độp cả ngày”. Vơi sự chịu thương chịu khó ấy sau này bà đã có công rất lớn trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm phương Bắc (May áo cho chồng bằng hơi thở ấm). Trong truyện Dương Vân Nga, đó là hình ảnh chăm chỉ cần cù của nàng đã được chú cháu Đinh Bộ Lĩnh bắt gặp khi nàng đang cắt cỏ và hát: “Tay cầm bán nguyệt xênh xang 24
  • 31. Muôn ngàn ngọn cỏ hai hàng tay ta”. Lao động không khiến nàng thấy vất vả, ngược lại càng làm cho cuộc sống của nàng có ý nghĩa và tinh thần phấn chấn hơn. Nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ còn thể hiện qua tầm nhìn xa trông rộng của mỗi người. Ta bắt gặp điều đó qua hình ảnh bà chúa Lẫm (Bà chúa Lẫm). Bố mẹ nàng mất sớm, sống trong cảnh nghèo khó thế nhưng nàng lại không muốn nương tựa nhờ cậy ai mà tự mình làm túp lều có chỗ ở để kiếm sống. Hoàn cảnh càng khó khăn thì nàng lại càng mạnh mẽ vượt lên trên số phận. Những lời nàng tâm sự khiến cho hoàng tử rất ngưỡng mộ. “Thiếp nghĩ giàu nghèo là tự tay mình làm ra. Cứ chăm chỉ rồi sẽ khá lên, phải không chàng? Người ta đi gặt ăn tuồng bỏ vãi, thiếp cứ đi cóp nhặt lại của họ mà lại được nhiều thóc hơn. Gần đây có kho lương, thiếp cứ đào hang chuột cũng khối thóc… Hoàng tử không ngờ người con gái quê mùa chân thực lại có tâm sự hơn người đến thế”. Như vậy, truyền thuyết dân gian đã khắc họa tài năng và đời sống tâm hồn của những người phụ nữ rất phong phú và đẹp đẽ. Họ xuất thân từ tầng lớp bình dân vì thế mà sớm sớm đã phải chịu nhiều khổ sở, vất vả. Chính trong những hoàn cảnh khốn khó đó mà những người phụ nữ mới hình thành những tài năng và phẩm chất, đạo đức cao quý. Sự vất vả, nghèo khổ không làm cho con người đầu hàng trước số phận. Nhân vật nữ vẫn yêu đời và lạc quan trong cuộc sống. Đó chính là một trong những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ. 2.3. Hành trạng Những nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian còn là những người anh hùng trong kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Đó là những người phụ nữ chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó lao động sản xuất, những người 25
  • 32. sáng tạo ra những giá trị tinh thần mang đậm văn hóa Việt. Khi đất nước có giặc ngoại xâm các nam giới đều ra chiến trận khi đó những người phụ nữ trở thành lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất. Họ trở thành nguồn lao động chủ yếu và quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Vì thế mà hành trạng của các nhân vật nữ trong truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước gắn liền với công cuộc kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Các nhân vật nữ đã tham gia rất tích cực vào lĩnh vực lao động sản xuất. Đó là cô gái ở ấp Hoa Xá, tả Thanh Oai (nay thuộc huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội) đang làm việc chăm chỉ giữa trưa. Khi vua Lê Đại Hành thấy vậy đến hỏi thì nàng dõng dạc trả lời: “Nhà vua có việc của nhà vua, chúng em có việc của chúng em. Nhà vua dẹp giặc nước, chúng em dẹp giặc cỏ”. Trước lời nói của cô gái nông dân ấy nhà vua rất lấy làm nể phục. Hình ảnh của nàng chúa Tó đang hăng say làm cỏ lúa giữa ruộng cũng chính là hình ảnh của các cô gái thời chiến. Cho dù có khó khăn, vất vả thì họ luôn hăng say miệt mài lao động. Họ chính là những người trực tiếp làm ra lương thực thực phẩm để cung ứng cho các quân sĩ ngoài chiến trận (Bà chúa Tó). Nhân vật nữ chính là những người giúp dân tạo dựng nghề nghiệp và truyền nghề cho nhân dân. Đó là mẹ Âu Cơ, dân gian ca ngợi nàng là bà tổ nghề nông tang và chế biến thực phẩm (Mẹ Âu Cơ tổ nghề nông tang và chế biến thực phẩm). Khi nàng Âu Cơ sinh ra được bọc trăm trứng, trứng nở ra thành một trăm người con trai thì các con đã chia tay nhau. Năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ về núi Phong Sơn nay là huyện Bạch Vạc Vĩnh Phú. Từ đây Âu Cơ đã kiếm giống lúa cho dân chỉ cho dân cách đốt cây rẫy cỏ để trồng lúa nương. Ngoài ra Âu Cơ còn dạy dân trồng dâu ở các bãi ven sông, nuôi tằm để dệt tơ lụa và dạy dân trồng lúa; hay đó là những người con gái giúp vua Hùng dựng nước, mở mang bờ cõi, cai trị dân chúng như: con gái 26
  • 33. Tiên Dung dạy dân làm ăn (Truyện Nhất Dạ Trạch), mở mang bờ cõi; con gái Ngọc Hoa dạy dần trồng lúa, dệt vải, hát múa… Những người phụ nữ ấy còn chính là những người tạo ra nghề nghiệp mới cho đất nước. Chẳng hạn như nghề dệt. Đây là ngành tiểu thủ công mới phát triển ở thời kì phong kiến tự chủ. Đó là nàng La (Nàng chúa dệt: Thụ La công chúa), không những là người thợ giỏi mà còn là người thầy nhiệt tình và tận tụy. Nàng La rất khéo tay, dệt vải rất đẹp. Nàng La đã cùng với chồng của mình tự mở xưởng dệt và chủ động đi dạy người dân dệt vải. Tiếng đồn lan rộng, nhà vua nhiều lần mời nàng vào cung, dạy cho công chúa và các cung nữ. Các tiểu thư nhà quan cũng đua nhau mời nàng về nhà để dạy. Ai ai cũng phục cái tài của nàng La và gọi nàng là bà chúa dệt. Trong truyện Bà tổ nghề dệt lụa đã ca ngợi nàng công chúa xinh đẹp Hoàng Phủ Thiếu Hoa. Công chúa không ưa cuộc sống nhung lụa mà lại ưa cuộc sống nông tang, chỉ một lòng chuyên nghề canh cửi. Đến Cổ Sắt nàng dạy dân trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Nàng không những dạy cho dân làng Cổ Đô, Vân Sa lại còn mang nghề sang truyền bảo cho hơn sáu mươi làng xung quanh. Vì vậy mà sau này, làng Cổ Đô và Vân Sa dệt lụa nổi tiếng là đẹp và bền, nhân dân vùng Sơn Tây cũ còn truyền tụng lại câu ca: “Lụa này thật lụa Cổ Đô Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng”. Dưới sự dạy dỗ tận tình, người dân đã thành thạo với việc dệt lụa. Tương truyền nghề canh cửi dần dần được lan truyền sang các vùng khác trong đất Hà Tây và truyền tới nhiều làng thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình ngày nay. Các làng có nghề dệt cửi đều coi bà Hoàng Phủ Thiếu Hoa là thủy tổ nghề dệt lụa của mình. Hay nàng Quỳnh Hoa con gái của ông Trần Vỹ (Bà chúa nghề tằm) không những thông minh, xinh đẹp mà lại có tài và khéo tay. Bà thường dạy 27
  • 34. các cung nữ nghề nuôi tằm dệt vải. Khi chồng mất bà về quê chồng giúp dân địa phương về nghề tằm tang; bà Phạm Thị Ngọc Đô hay còn gọi là bà chúa dệt lĩnh, bà chúa Thiên Niên chính là người đã truyền lại nghề dệt lĩnh cho nhân dân làng Trích Sài, Bái Ân, Nghĩa Đô (Bà chúa Thiên Niên). Nàng có hai mươi bốn nữ tỳ cũng đều thông minh nhanh nhẹn và thành thạo kim chỉ vá may như chủ. Nàng tụ tập người dân và chiêu mộ thêm người, cùng các nữ tỳ của mình dạy dỗ nghề dệt lĩnh cho dân chúng. Vì thế Lĩnh Bưởi nổi tiếng ở thủ đô và ở khắp nước ta những ngày trước cách mạng tháng Tám. Có được nghề thủ công quý báu như thế, là vì nhân dân đã được: “Nhờ đức thiên tôn, dạy nết cửi canh Chân giày tay dệt đã nhanh Văn chương có chữ rành rành bởi ai Việc cung chức tiên tài đủ vẻ Dạy nữ công văn nghệ cho tường Quay tơ lụa chỉ nhiều đường Dọc theo đậm mắt, dệt ngang có mành”. Đó còn là nghề trồng mía của nhân dân ở nàng Sơn Tây. Công lao vun đắp cho nghề trồng mía là một tay bà Nguyễn Thị Ngọc Liệu tạo nên. Bà là người có trí thông minh và sắc đẹp hơn người nên được tuyển vào cung chúa Trịnh dưới triều Lê Thần Tông. Mặc dù được tuyển làm cung phi thế nhưng bà không hay ở trong cung mà thường xin phép chùa trở về làng để khuyến khích dân làng trồng mía. Bà kêu gọi mọi người trồng, thậm chí bà còn tự tay mình chăm sóc lấy bãi mía của nhà mình. Được sự săn sóc và khuyến khích nghề nghiệp trồng mía mà nhân dân ở Đông Sàng, Mông Phụ và rộng ra cả Sơn Tây đều làm ăn phát đạt. Nhân dân kính trọng bà và tôn bà là bà chúa Mía. Cho đến tận ngày nay thì nơi đó vẫn giữ nghề trồng mía (Bà chúa Mía). 28
  • 35. Quế Nương (Thánh mẫu thượng ngàn) sở hữu vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nàng lại nổi tiếng là người khéo tay hay làm, nết na thùy mị. Vì thế mà theo nếp mẹ truyền, nàng công chúa tài khéo sớm hơn, chuyên cần dạy dân làm đủ các việc: cày ruộng, phát nương, dệt vải, chăn thú rèn vàng luyện kim cương, làm đồ gốm, chống thú rừng… Những người nghèo khó đều đươc công chúa cưu mang hết lòng. Chẳng bao lâu nơi dây trở nên trù phú. Lúa vàng khắp ruộng, sắn ngô xanh mướt trên nương, chim chóc đưa nhau bay về núi rừng quanh bản, rộn hót suốt đêm ngày… Bởi thế cả trăm họ trong vùng đều vô cùng kính trọng Quý Nương. Trong truyện Bà chúa Vĩnh, tương truyền Bà chúa Vĩnh là con gái của bà Tổ Cô. Bà rất thông minh khi bà đã nghĩ ra cách đi nhặt phân về bón cho lúa. Bà bắt tay vào làm và hướng dẫn cho những người dân trong vùng làm theo. Quả nhiên vụ mùa năm ấy, bông thóc nào cũng uốn câu, nặng trĩu hạt mẩy. Khi đó những bầy thú, bầy chim rừng đua nhau kéo đến cắn phá thì Bà Vĩnh lại nảy ra ý định gọi mọi người ra săn bắt, đuổi đánh chim thú đi. Là người tỉ mỉ và cẩn thận, bà quan sát các loài thú vật, chim chóc chữa vết thương cho nhau mà bà đã học được rất nhiều phương thức quý. Trong làng ngoài xóm ai có bệnh gì bà đều chữa khỏi, danh tiếng của bà được khắp vùng biết tới. Tấm lòng nhân hậu của bà đã mang lại cuộc sống yên bình, ấm no cho người dân khỏi nghèo đói và bệnh tật; hay bà Chóa, cũng là con gái của bà Tổ Cô là người đi đến vùng xa nhất để truyền nghề (Bà Chóa tổ nghềtrồng dâu nuôi tằm). Mẹ con bà Chóa đã đi vào bãi phá hoang và chặt giống dâu về trồng. Khi dâu đã mọc xanh tốt thì ba mẹ con đã hái lá dâu về chăn tằm rồi kéo tơ để dệt vải. Người dân đều khen tơ lụa của bà mịn mát và mong bà truyền nghề cho. Từ đó ba mẹ con bà hăng say đi truyền nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải cho dân làng. 29
  • 36. Vạn Vót là một xóm làm nghề chài lưới hoặc buôn bán trên sông nước, kèm theo nghề đan lát. Có câu ca dao cổ trẻ em thường hay hát: “Đồn rằng vạn Vót vui thay Trên thì vạn Thúng, dưới may vạn Thuyền” Người phụ nữ tạo ra nghề vót cho dân đó chính là bà Chúa. Bà đã bỏ tiền ra chiêu mộ dân chúng và cùng bà con chăm lo một nghề thủ công mới. Đó là nghề vót tre, vót nan, đan thúng mủng, rổ rá, đan cả loại thuyền thúng, thuyền nan để làm phương tiện đi lại, hoặc chuyên chở khoai lúa ở những nơi đồng trũng, có nhiều kênh rạch. Lâu dần nghề đó trở nên phát đạt. Làng được gọi tên là Vạn Vót (Bà chúa Vót). Không chỉ dừng lại ở đó, nhân vật nữ còn giúp dân tạo dựng ra nghề làm muối. Đó là nàng Nguyệt Ánh quê huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đã truyền cho dân cách làm muối. Nàng sinh ra trong gia đình chuyên nghề làm muối. Và điều thú vị ở nàng mà dân gian đã ghi lại là “những nơi Nguyệt Ánh đi qua muối bị lâu khô mà sau này lại rất tốt. Muối trắng như bong, độ mặn rất cao”. Hễ thuyền muối của nàng đi đến đâu thì đều đắt khách đến đó. Sau này khi nàng mất, nhân dân tôn kính nàng gọi là bà chúa Muối (Bà chúa Muối). Những nhân vật nữ trong truyền thuyết còn là những người giúp dân khai hoang ruộng đất, mở mang diện tích đất canh tác. Bà chúa Lẫm (Bà chúa Lẫm) cùng dân mở rộng diện tích đất canh tác. Bà đã dõng dạc nói với người dân: “Giàu nghèo là ở tay mình. Sao cứ chịu mãi thế này? Vùng này còn bao nhiêu đất bỏ hoang, ta phải cày xới lên mà ăn chứ”. Bà không những là người trực tiếp chỉ đạo việc khai hoang đất trống mà bà còn tuyên truyền khai sáng tư tưởng cho nhân dân rằng cuộc sống giàu hay nghèo là phụ thuộc vào chính sự chăm chỉ của mỗi người. “Lúc đó vào mùa nước tháng tám, tháng chín, khắp các ngả đồng bằng trắng băng một mầu, bà chúa Lẫm tay đeo bị trấu, đi dọc từ Quả Cảm theo triền sông Cầu xuống tới vùng núi Bài 30
  • 37. thuộc dãy Nham Biền. Vừa đi bà vừa vung trấu vãi xuống mặt nước. Gió Đông Bắc đưa trấu đi tới đâu, bà chúa Lẫm cho cắm đồn điền tới đó. Khi có được đất rồi, bà chúa Lẫm phân người đi các nơi, lập nên bảy mươi hai trang ấp trong vùng, cùng lo cai quản cày cấy”. Cứ như vậy sau mỗi vụ thu hoạch thì cảnh trí ngày càng hưng thịnh lên. Dân gian không ngớt lời ca tụng công đức bà chúa Lẫm. Nàng Nguyễn Thị Kể (Bà Tri Chỉ) sau mười hai năm ở trong phủ chúa Trịnh, nàng xin trở về quê mình. Bà đã bỏ tiền mua ruộng, mời các chức dịch đến phân chia. Lời bia ở đền còn ghi rõ là bà đã chia các sở ruộng ấy thành: “Học điền, ruộng giúp đỡ cho người đi học. Binh điền, ruộng trợ cấp cho các gia đình quân nhân. Lão điền, ruộng giúp đỡ người già cả. Kỵ điền, ruộng để tế tự.” Những việc làm của bà Kể chứng tỏ bà rất lưu tâm đến việc mở mang và xây đắp cho phong hóa ở thôn xã. Người có công trong việc mở mang bờ cõi còn thể hiện qua nhân vật mụ Giạ (Mụ Giạ). Thuở ấy nước ta gọi là nước Văn Lang do vua Hùng làm chủ. Ở phía Nam, nước ta giáp với nước Tiết Hầu. Để phân chia lãnh thổ, hai nước đã đưa ra giải pháp hòa bình: “mỗi bên cử ra một người, cùng một giờ, một ngày, ra đi từ nước mình sang phía nước bên kia. Hễ hai người này gặp nhau ở đâu thì lấy nơi đó làm giới hạn biên cương của mỗi nước”. Chính vì vậy mà mụ Giạ đại diện cho nước Văn Lang đảm nhận trọng trách quan trọng này. Bà đi nhanh như chim bay. Chưa đầy nửa buổi mà đã đi được mấy trăm dặm đường. Đến quá trưa, chân bà đã đặt tới dãy Khai Trướng ở Nghệ An, và cuối cùng bà đã gặp người của nước bên kia ở phía Nam một con đèo. Từ đó ngọn đèo trở thành biên giới phía Tây Nam của nước Văn Lang. Ngọn đèo ấy thuộc dãy núi Nam Giới, nằm giữa đất Tân Ấp của Hà Tĩnh và đất bản Thong Kham của nước Lào ngày nay. Bà đã có công lớn trong việc mở mang bờ cõi 31
  • 38. và để tỏ lòng biết ơn, vua đã lấy tên bà đặt luôn cho ngọn đèo ấy. Chính là đèo Mụ Giạ ngày nay. Bằng trí tuệ và tài năng của mình thì những người phụ nữ ấy đã để lại những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa nghệ thuật cao. Trong Sự tích Ỷ Lan phu nhân thì nàng Ỷ Lan ở thời Lý đã cho xây dựng 72 ngôi chùa, xây tháp Bảo Thiên để trấn giữ quốc gia trước giặc xâm lược. Tháp gồm 12 tầng và cao 12 trượng. Nó được xây dựng trên khuôn viên tháp Sùng Khánh ở phía Tây hồ Lục Thủy (tức Hồ Gươm, Hà Nội ngày nay) nguyên vật liệu bằng đá và gạch, riêng ở tầng hai thì đúc bằng đồng. Trong dị bản Bà phù thánh linh nhân (Bà Ỷ Lan) thì nàng Ỷ Lan đã đi du ngoạn nhiều nơi núi sông trong nước xem chỗ để xây dựng các chùa tháp. Bà cho sửa sang các hồ như hồ Linh Chiểu, hồ Bích Tri, dựng tháp ở các chùa Diên Hựu, chùa Lãm Sơn. Nàng Ỷ Lan còn đại diện cho những người phụ nữ có công sáng tạo ra những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Bà là người rất giỏi về lễ nghi nên bà đã sáng tạo ra nghi thức tắm Phật. Sau này trở thành tục lệ chung của các hội hè cầu đảo trong cả nước. Với việc làm ấy của bà đã mang lại nét đặc sắc văn hóa cho dân tộc Việt. Hay bà chúa Tó (Bà chúa Tó) đã giúp nhân dân tạo ra món ăn mới để cung cấp lương thực cho cuộc chiến. “Chúa Tó có sáng kiến làm bánh chè Lam, làm Cốm nếp nhào mật để quân sỹ có lương khô ăn đường”; hay là con gái Đế Lai dòng dõi thần nông, Âu Cơ đã biết chế ra rất nhiều thứ bánh trong đó có bánh Uôi làm bằng bột nếp giã kỹ, trộn với nước mía làm thành hình tròn, hấp trong chõ cho kín. Những món ăn giản dị ấy đã trở thành nét đẹp trong ẩm thực người Việt. Bà Cống Kỷ người làng La Xuyên, xã Đông Ngạc, Nam Sách (Cầu chẹm và khối vàng của bà Cống Kỷ). Bà là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, sống trong gia đình giàu có. Bà thi đỗ Hương cống nhưng biết mình là nữ, nếu 32
  • 39. làm quan sẽ phạm tội khi quân nên bà đã chọn con đường buôn bán. Bà bỏ tiền mua dải đất lia làng Đồng Khê làm đường đi và bắc chiếc cầu đá mười nhịp để nối liền La Xuyên với chợ Thanh Lâm. Cầu ấy mang tên cầu Chẹm. Nhờ có cây cầu Chẹm, mà cả làng La Xuyên đi lại dễ dàng, thoải mái. Bà không chỉ làm cầu, mà còn có công đức làm đình, chùa, văn miếu. Đời đời dân ghi nhớ những việc làm tốt đẹp ấy của bà. Đã có câu ca dao nói về bà Cống Kỉ như một biểu tượng của gái La Xuyên: “Gái La Xuyên như hoa thiên lý Trai thiên hạ có ý thì trông”. Như vậy, hành trạng của nhân vật nữ trong truyền thuyết về chủ đề xây dựng đất nước đã có vai trò và đóng góp vô cùng to lớn trong việc kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Nhân vật nữ không những là người đi dạy nghề cho dân chúng mà còn trực tiếp tham gia vào lĩnh vực lao động sản xuất nâng cao đời sống cho nhân dân. Qua đó, tác giả dân gian bày tỏ thái độ cảm phục và ngợi ca đến những người phụ nữ tài giỏi mà chịu thương chịu khó. Tiểu kết chương 2 Truyền thuyết dân gian người Việt viết về nhân vật nữ chính là bài ca toàn diện để ca ngợi về người phụ nữ. Người phụ nữ trong truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước không những đẹp ở diện mạo, ngoại hình mà còn đẹp ở cả tài năng, phẩm chất và hành trạng. Tác giả dân gian không đi sâu vào việc miêu tả chi tiết, cụ thể vẻ đẹp từ làn da, khuôn mặt, mái tóc của nhân vật nữ mà chỉ khái quát diện mạo bằng những câu nói ngắn gọn. Phải chăng đây chính là dụng ý nghệ thuật của các nghệ sĩ dân gian, cố ý xây dựng nhân vật từ những chi tiết bình dị trong mối quan hệ với nhân dân để khắc họa nhân vật nữ gần với hiện thực. Tác giả dân 33
  • 40. gian tập trung miêu tả hành trạng của nhân vật để thấy được những đóng góp to lớn của các nhân vật nữ trong công cuộc kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Những người phụ nữ đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình và nguồn lao động dồidào cho sự phát triển của xã hội. Họ tham gia tíchcực vào lĩnh vực lao động sản xuất để tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và duy trì sự sống cho xã hội. Bằng chính tài năng của bản thân, những người phụ nữ ấy đã tạo ra những giá trị văn hóa tốt đẹp và được lưu truyền cho tới mãi muôn đời sau. Nhân vật nữ trong truyền thuyết với chủ đề xây dựng đất nước được các nghệ sĩ dân gian khắc họa như để giải thích nguồn gốc con rồng cháu tiên của nhân dân Việt cũng như khẳng định vị trí và vai trò to lớn của họ trong công cuộc kiến tạo văn hóa và lao động sản xuất. Qua đó, truyền thuyết đã thể hiện tình cảm và thái độ trân trọng biết ơn của các nghệ sĩ dân gian đến các nhân vật nữ. 34
  • 41. Chương 3 NHÂN VẬT NỮ TRONG TRUYỀN THUYẾT CHỦ ĐỀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC Vừa xây dựng đất nước, vừa bảo vệ đất nước, đó là hai chủ đề chính xuyên suốt trong truyền thuyết dân gian người Việt. Nếu như chủ đề thứ nhất đề cao công cuộc xây dựng đất nước, mở mang văn hóa, xây dựng chế định, luật lệ mà nổi bật là những danh nhân văn hóa đã góp trí tuệ, công sức của mình làm quốc thịnh dân khang. Thì đến với chủ đề bảo vệ đất nước, truyền thuyết ngợi ca chiến công chống xâm lược khi đất nước có giặc ngoại xâm. Từ những ông vua, các tướng lĩnh đến những người dân thường đều chung tay góp sức mình bảo vệ “đất nước muôn đời”. Trong thời kì này, truyện viết về nhân vật nữ xuất hiện khá đa dạng. Họ có thể là những cô gái anh dũng, những người vợ, người mẹ, những người phụ nữ vô danh sẵn sàng đứng dậy khi đất nước cần, xả thân vì cuộc sống ấm no, độc lập dân tộc. 3.1. Ngoạihình, diện mạo Cũng giống như nhân vật nữ trong thời kì xây dựng đất nước, truyền thuyết dân gian người Việt khi viết về các nhân vật nữ trong thời kỳ bảo vệ đất nước cũng chú ý tới vẻ đẹp ngoại hình đầy nữ tính của họ. Vẻ đẹp ấy được ví giống như “tiên nữ giáng trần”. Trước tiên vẻ đẹp ngoại hình của các nhân vật nữ là vẻ đẹp rực rỡ của tuổi trẻ. Trong truyền thuyết Sự tích anh em Trù Công và Thuận Nương giúp 35
  • 42. Bà Trưng đánh đuổi Tô Định, nàng Thuận Nương được miêu tả với vẻ đẹp khuynh nước khuynh thành với “mày ngài mắt phượng, mặt tựa mai hoa”. Không những thế vẻ đẹp của Thuận Nương còn khiến “chim sa cá lặn, trăng thẹn hoa hờn”. Một vẻ đẹp cao quý và thanh nhã tựa như hoa mai. Nàng A Nương họ Quách thì lại mang một vẻ đẹp với “dung nhan nghiêm chỉnh, mặt mũi phương phi, má phấn môi son, mắt phượng mày ngài”. Nhân dân hết sức ca ngợi vẻ đẹp của nàng là “một trang mỹ nữ” (Khâu Ni công chúa). Nàng Trinh Hoa (Hoàng hậu nước Vạn Xuân), ngay từ thuở còn bé đã được miêu tả có diện mạo khác thường. Mắt của Trinh Hòa “trong như nước mùa thu, hai hàng mi nàng cong đẹp như vầng trăng mới mọc, tóc nàng dài mướt óng ả như dòng suối mùa xuân… Nàng thực là một trang má đào diễm sắc, khiến cho cá lặn, chim sa, hoa nhường vẻ đẹp”. Tác giả dân gian đã dùng ngòi bút phóng đại ước lệ của mình để khắc họa vẻ đẹp đến phi thường của nàng Ngọc Xiêm (Truyện nàng công chúa đời Trần) với “dung mạo phương phi, dáng hình yểu điệu, môi hồng má phấn, mắt phượng mày rồng, đều đáng là thần thánh trên cõi đời”. Nét đẹp của nàng khiến “chim sa cá lặn, dáng nên nguyệt thẹn hoa nhường”. Vẻ đẹp ấy khiến Nghiêu Thuấn phải thốt lên “trần gian nào có được người như thế”. Phải chăng vẻ đẹp của nàng là “tinh khí của thủy đế long vương”, hội tụ những tinh tú của đất trời,… mà không phải ai cũng sở hữu được?. Nàng Quý Minh (Sự tích bà Quý Minh thời Trần) cũng mang trong mình một vẻ đẹp hoa tuyết khác thường “mặt mũi tựa như hoa điểm tuyết”. Vẻ đẹp ấy khiến cho tác giả dân gian phải ca ngợi là thần tiên giáng thế. Đó còn là nhan sắc của nàng Càn Nương (Truyện tứ vị Thánh Nương) con gái của ông bà Triệu Công Bình và Dương Thị Phấn được ví như “hoa đào mới nở như nhụy ngọc thơm tươi”. Vẻ đẹp của nàng nhẹ nhàng và cao quý, chan chứa hương thơm ngọt ngào của hoa đào. Hay trong Sự tích Nguyệt Nga công chúa 36
  • 43. đã khắc họa vẻ đẹp của nàng Nguyệt Nga là con của bà Trần Thị Đạt và ông Gia Công họ Nguyễn với “nhan sắc tuyệt trần”, “da ngài mắt phượng, tư cách khác trần”. Và khi nàng được sinh ra đó là một điều kỳ diệu và tươi đẹp khi “ngài sinh ra hoa thơm rực nhà”. Truyền thuyết về nhân vật nữ còn thể hiện rõ nét vẻ đẹp sáng trong của những người phụ nữ. Đó là nhan sắc của nàng Trắc Nương và Nhị Nương (Sự tích Hai Bà Trưng), được dân gian ca ngợi là một nhan sắc nghiêng thành, “tư dung tuyệt thế làm say hoa đắm nguyệt, cá lặn chim sa”. Cả hai nàng sở hữu vẻ đẹp hoàn hảo và cân đối từ khuôn mặt cho đến dáng hình. Khuôn mặt của hai nàng được so sánh như “mặt như gương ngọc, sắc tựa bình vàng, mày ngài, mắt phượng, má phấn, môi son”. Vẻ đẹp ấy quả là xứng với tiên nữ chốn Bồng Lai, chúa hoa ở Lãng Uyển, không phải là những người con gái bình thường. Trong Sự tích haianh em Uyên Mặc đại vương và Quang Dung công chúa thời Hai Bà Trưng thì nàng Chu Nương mang một vẻ đẹp tuyệt mĩ với “mặt tươi như kính ngọc, không hề vương một chút bụi, nhan sắc tựa hoa mai”; còn nàng Xuân Nương thì sở hữu “mặt sáng như gương, môi son má phấn, mắt phượng mày ngài, cổ cao ba ngấn”. Càng lớn lên thì diện mạo của nàng càng khôi ngô, sắc đẹp tuyệt vời, một vẻ đẹp cân đối và hài hòa (Xuân Nương công chúa). Trong truyện Sự tích Bát Nàn công chúa thì nhan sắc của Thục Nương hay chính là Bát Nàn công chúa cũng giống như nhan sắc của Xuân Nương. Đó là “mặt sáng như gương, mắt phượng mày ngài”. Nhan sắc của nàng được dân gian xếp vào bậc tuyệt thế giai nhân, khiến cho những bậc anh hùng thời ấy đều phải tấm tắc khen là: “Thánh nữ giáng trần”. Không những sở hữu nét đẹp sáng trong mà các nhân vật nữ trong truyền thuyết cònsở hữu vẻ đẹp gợi cảm lôi cuốn và đầy hấp dẫn. Đó là người con gái họ Phùng tên Vĩnh Hoa được miêu tả với “dung mạo đoan trang, gương mặt như bông phù dung tươi tắn, con mắt long lanh như ánh nước hồ 37
  • 44. thu”. Nàng được tác giả dân gian ví như “cây xuân nẩy lộc” (Vĩnh Hoa công chúa); hay nàng Tứ có “nhan sắc thắm tươi, hình dung yểu điệu, mặt tròn như vành nguyệt, miệng cười như hoa nở, má phấn môi son” (Sự tích tướng quân Lũ Lũy). Trong truyện Sự tích Lê Ả Lan và Lê Anh Tuấn thì nàng Lê Ả Lan có vẻ đẹp “xinh tươi như hoa mới nở”. Khi trưởng thành nhan sắc của nàng càng tuyệt đẹp “mặt hoa da phấn, mày ngài mắt phượng”. Nàng Đào Nương có vẻ đẹp hấp dẫn nao lòng người “sắc đẹp của nàng ví không như tiên nữ ở chốn bồng lai, cũng chẳng khác nào hoa thơm trong vườn vua chúa… ” (Doãn Công – Đào Nương). Vẻ đẹp gợi cảm hấp dẫn ấy còn được miêu tả đậm nét ở nàng Dương Vân Nga trong truyện Hoàng hậu thời thơ ấu. Vẻ đẹp ngoại hình của nàng không được khắc họa trực tiếp thông qua ngôn từ mà thông qua sự nhận xét đánh giá của các nhân vật khác trong truyện. Qua cái nhìn của Đinh Bộ Lĩnh và chú của ông thì Dương Vân Nga có “dáng người thon thả, gương mặt xinh đẹp, thông minh, phúc hậu”. Nàng càng lớn càng xinh đẹp, trở thành một thiếu nữ nổi tiếng xinh đẹp nhất vùng. Chính vẻ đẹp hấp dẫn ấy của nàng đã khiến ông chú Đinh Bộ Lĩnh không kìm nổi vui mừng và thốt lên: “Trăm năm duyên phận đây rồi!”. Nhân vật nữ trong truyền thuyết cònmang vẻ đẹp đoan trang của người phụ nữ phương Đông. Hai nàng Ả Tú và Ả Huyền “đều là người đức hạnh đoan trang. Tinh thần trác lạc, dung mạo đẹp như tiên giáng trần, tinh thần nết đất và có tướng lạ ai cũng thấy kì”. Vẻ đẹp đoan trang ấy đã làm say lòng biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt (Sự tích Ả Tú, Ả Huyền, Thượng Cátba nữ tướng thời Hai Bà Trưng). Vẻ đẹp đoan trang ấy là sự cân đối hài hòa từ khuôn mặt đến hình dáng của nàng Ả Lã. Nàng Ả Lã là người con thứ hai của vua Trần Thánh Tông có “vẻ mặt đoan trang, dáng người yểu điệu”. Vẻ đẹp ấy được nghệ sĩ dân gian 38
  • 45. ca ngợi là sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành (Sự tích Ả Lã – đệ nhị công chúa đời Trần). Các nghệ sĩ dân gian còn thể hiện vẻ đẹp kì lạ khác thường ở các nhân vật nữ trong truyền thuyết. Vẻ đẹp ấy được thể hiện sinh động qua bà Triệu Thị Trinh (Bài ký về Lệ Hải bà Vương). Nếu như nhan sắc của các nàng Lê Ả Lan, Nguyệt Nga, Thục Nương được ví von với ngọc với hoa, mắt phượng mày ngài như tiên nữ giáng trần… thì ở nhân vật Bà Triệu lại thể hiện vẻ đẹp lạ khác thường. Đó là “mặt hoa, tóc mây, mắt chậu, môi đào, mũi hổ, hàm én, tay dài quá gối, tiếng như chuông lớn, mình cao chín thước, vú dài ba thước, vòng lung rộng mười người ôm”. Vẻ đẹp của Bà Triệu còn phản ánh tín ngưỡng phồn thực của nhân dân ta. Đó là vẻ đẹp kì lạ khác thường của nàng Quế Nương và nàng Dung Nương (Quế Nương và Dung Nương). Không giống như những cô gái khác mang vẻ đẹp hồng hào của hoa đào của tuyết trắng mà hai nàng xuất hiện với “mặt đỏ mày xanh” nhưng “nhan sắc rất đẹp”. Phải chăng vẻ đẹp kì lạ khác thường của các nàng đã báo hiệu cho tương lai trong thiên hạ sẽ xuất hiện một nữ tướng anh hùng tài ba?. Để khắc họa chân dung nhan sắc của nhân vật nữ, các nghệ sĩ dân gian còn thể hiện rõ vẻ đẹp trường tồn bất diệt của họ. Đó là nhan sắc không bị tàn phai hủy hoại bởi giới hạn của thời gian của tuổi trẻ. Bà Man Thiện, mẹ đẻ của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị (Sự tích bà Man Thiện) “nổi tiếng là người tài sắc song toàn, không những xinh đẹp mà còn tinh thông võ nghệ, am hiểu quân cơ binh pháp”. Khi giặc đến mặc dù tuổi già sức yếu vẫn trực tiếp chỉ huy tướng sĩ ra trận để chi viện cho các con chống giặc. Tuy nhiên bị quân giặc đánh úp bà Man Thiện đã hi sinh bằng cách nhảy xuống sông tự vẫn. Dân làng vớt lên vẫn thấy: “sắc diện hồng hào như khi còn sống”. Như vậy dù là còn sống hay đã chết thì nhan sắc của bà vẫn giữ 39
  • 46. nguyên, trọn vẹn, không hề thay đổi; đó còn là nàng Ý Hạnh (Bà Chén). Thuở sinh ra nàng là cô gái rất xinh đẹp. Một hôm nàng đang làm cỏ ở ngoài ruộng bỗng nhiên nước sông dâng lên rất nhanh tràn vào ruộng và cuốn Ý Hạnh đi mất. Khi nước rút, người dân thấy nàng “hình dung vẫn tươi tắn như khi còn sống, đặc biệt là bỗng dưng trên trán nàng có in hình một chiếc chén ngọc”. Mặc dù đã chết nhưng những nhân vật nữ vẫn giữ được nguyên vẹn nhan sắc của mình như khi còn trẻ thậm chí là còn xinh đẹp hơn nữa. Đó là nàng Ngọc Xiêm (Truyện nàng công chúa đời Trần) mang vẻ đẹp “chim sa cá lặn, dáng nên nguyệt thẹn hoa nhường”. Khi nàng chết đi từ đời nhà Lý đến nhà Trần mà vẻ đẹp ngoại hình của nàng vẫn không thay đổi. Ở thôn Đống Nước, già trẻ toàn dân đều mộng thấy thấy “một mỹ nhân xiêm y màu trắng”, truyền bảo dân rằng mình là con của Long Vương Thủy phủ. Đến đời vua Anh Tông nhan sắc của nàng vẫn xinh đẹp và sáng trong như thế. Vua lại mơ thấy một “mỹ nhân xiêm ý toàn sắc trắng”, đứng trước mặt vua tâu rằng mình là con của Long Vương Thủy phủ. Trong truyện Đền cửa Càn Hải, ba mẹ con phu nhân họ Triệu do để bảo toàn phẩm tiết mà đã cùng gieo mình xuống bể tự tử. Xác trôi đến cửa Càn Hải thì vẻ mặt của họ vẫn tươi như lúc còn sống. “Thổ dân lấy làm lạ, vớt lên tang, thấy rất hiển linh mới lập đền thờ”. Ở phần dị bản Truyện tứ vị Thánh nương nàng Càn Nương cũng sở hữu vẻ đẹp như “hoa đào mới nở, như nhụy ngọc thơm tươi” và khi chết đi rồi thì “nhan sắc vẫn như còn sống”; hay nàng Nguyệt Nga cũng vì giữ trọn danh tiết của mình mà chọn cái chết nhảy xuống cửa Càn Môn tự tử. Khi vớt xác lên thì “thi thể nàng xinh đẹp hơn lúc còn sống” (Sự tích Nguyệt Nga công chúa). Vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ có khi được khắc họa một cách rõ nét chi tiết từ ngoại hình, khuôn mặt cho đến làn da nhưng cũng có khi chỉ được miêu tả qua những câu khái quátngắn gọn. Như khi nói về nhan sắc của 40