SlideShare a Scribd company logo
1 of 192
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ HOÀNG HIẾU
NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI: TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI – năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
VŨ HOÀNG HIẾU
NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI: TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9 22 90 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. Phạm Quỳnh Phƣơng
2. GS. TS. Nguyễn Xuân Kính
HÀ NỘI - năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện.
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lặp
với bất kì công trình nào đã đƣợc công bố. Các thông tin, số liệu sử dụng
trong luận án là chính xác, trung thực. Các trích dẫn trong luận án đã đƣợc
dẫn nguồn theo quy định. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp trong quá
trình thực hiện luận án đã đƣợc xin phép và cảm ơn.
Tác giả luận án
Vũ Hoàng Hiếu
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án......................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................... 7
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .................................................... 8
7. Cơ cấu của luận án..................................................................................... 8
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN................................................................................................................ 9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................... 9
1.1.1. Những nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam................................... 9
1.1.2. Những nghiên cứu về chiến lƣợc phản kháng của các nhóm ngoài
lề ...............................................................................................................15
1.1.3. Những nghiên cứu về chiến lƣợc phản kháng của cộng đồng thiểu số
tính dục......................................................................................................19
1.1.4. Các nghiên cứu về tự sự của các nhóm ngoài lề và ngƣời đồng tính...23
1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................28
1.2.1. Hệ thống khái niệm ........................................................................28
1.2.2. Lý thuyết và quan điểm tiếp cận................................................... 32
CHƢƠNG 2 ẨN ỨC ĐỒNG TÍNH ............................................................42
2.1. Nhận diện ẩn ức ở ngƣời đồng tính...................................................42
2.1.1. Câu chuyện của Phong...................................................................42
2.1.2. Ẩn ức căn bản, đặc thù ở ngƣời đồng tính .....................................47
2.1.3. Những hệ lụy của ẩn ức đồng tính .................................................52
2.2. Ẩn ức - một kiến tạo văn hóa xã hội .................................................55
2.2.1. Ngƣời đồng tính và những trải nghiệm bị kì thị và phân biệt đối xử...56
2.2.2. Định kiến về đồng tính: sự hợp thức hóa hệ thống lƣỡng cực nhị
phân giới và quan niệm dị tính chuẩn mực ..............................................58
CHƢƠNG 3 TỰ SỰ ĐỒNG TÍNH..............................................................64
3.1. Tự sự đồng tính qua sáng tác văn học nghệ thuật...........................64
3.1.1. Tự sự về dục cảm đồng tính và quá trình tự định vị bản thân .......66
3.1.2. Tự sự về tình yêu, nỗi đau và khát khao giải phóng ......................68
3.1.3. Giải phóng ẩn ức qua văn học nghệ thuật......................................73
3.2. Tự sự đồng tính qua thực hành nghi lễ lên đồng.............................81
3.2.1. “Chuyển giới nhập đồng” và những câu chuyện cuộc đời của ngƣời
đồng tính...................................................................................................81
3.2.2. Lên đồng : một dạng thức tự sự đặc thù.........................................85
3.3. Tự sự đồng tính qua mạng xã hội .....................................................94
3.3.1. Ngƣời đồng tính và mạng xã hội....................................................95
3.3.2. Không gian ảo, căn tính thực .........................................................98
3.3.3. Facebook cá nhân: cuốn nhật kí mở của những câu chuyện thƣờng
ngày ............................................................................................................... 102
CHƢƠNG 4 TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ: KIẾN TẠO BẢN SẮC, CỘNG
ĐỒNG, QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG THAM CHIẾU TỪ BỐI CẢNH
VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI..........................................................................110
4.1. Từ ẩn ức đến tự sự: con đƣờng kiến tạo bản sắc và cộng đồng ...110
4.1.1. Kiến tạo và thể hiện bản sắc.........................................................111
4.1.2. Hình thành và phát triển cộng đồng .............................................114
4.2. Tự sự đồng tính - một hình thức diễn ngôn kiến tạo quyền lực và
những tham chiếu từ xã hội Việt Nam đƣơng đại ................................119
4.2.1. Đại tự sự dị tính và các tiểu tự sự đồng tính: cuộc chiến cho chân lý
và quyền lực ...........................................................................................119
4.2.2. Những tham chiếu từ đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam đƣơng đại124
KẾT LUẬN..................................................................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................151
PHỤ LỤC..................................................................................................... 170
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Bạn biết đấy, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính hay
chuyển giới cũng đều là con người”1
Judith Light
Đồng tính luyến ái (homosexuality), gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ
việc yêu đƣơng hay quan hệ tình dục giữa những ngƣời cùng giới. Cùng với
dị tính và song tính, đồng tính là một trong ba dạng chính của thiên hƣớng
tính dục. Tỉ lệ trung bình ngƣời đồng tính đƣợc nhiều nhà khoa học đƣa ra là
khoảng 3%2
. Theo đó, số ngƣời đồng tính ở Việt Nam (trong độ tuổi từ 15 trở
lên) là khoảng 1,63 triệu ngƣời3
. Đồng tính là một thực tế của xã hội và ngƣời
đồng tính, dù thiểu số, vẫn là một bộ phận không thể tách rời khỏi xã hội.
Ở Việt Nam, đồng tính luyến ái không đƣợc biết đến nhiều cho tới
khoảng mƣơi năm trở lại đây. Trong xã hội Việt Nam - một xã hội phụ hệ,
trọng nam, chịu ảnh hƣởng Nho giáo sâu sắc đang trong quá trình chuyển
mình từ truyền thống sang hiện đại, những ngƣời đồng tính bị xem là thành
phần thiểu số dị biệt. Việc chƣa phổ biến những thông tin khoa học, chƣa
truyền tải sâu rộng tiếng nói của ngƣời trong cuộc cùng với sự bảo thủ của
những quy phạm truyền thống đã làm nảy sinh và nuôi dƣỡng những định
kiến, kì thị, phân biệt đối xử đối với cộng đồng thiểu số tính dục. Sự định
kiến, kì thị này thể hiện từ đa dạng các loại diễn ngôn: diễn ngôn y tế, diễn
ngôn đạo đức, diễn ngôn pháp luật, diễn ngôn truyền thông,… cho đến các
hành vi xã hội. Bằng những cách thức đó, xã hội đã ngoài lề hóa những ngƣời
1
Judith Light: một diễn viên nổi tiếng ngƣời Mỹ, một nhà hoạt động xã hội vì quyền của cộng đồng LGBT.
Nguyên gốc câu nói của bà là: “You know, gay, lesbian, bisexual, trangender - people are people”.
2
Đây là con số trung bình, trên thực tế tỉ lệ này có thể nhiều hơn.
3
Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê, năm 2016, dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15 trở lên là
54.445.000 ngƣời (Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714).
2
đồng tính, biến họ thành “kẻ yếu”, khiến họ chất chứa nhiều ẩn ức, hoang
mang, day dứt với bản sắc/căn tính của mình.
Đối mặt với những vấn đề đặc thù đó, ngƣời đồng tính đã sử dụng nhiều
cách thức khác nhau để đƣơng đầu với những áp lực xã hội, giải phóng ẩn ức,
khẳng định bản sắc và tăng quyền, trong đó tự sự đƣợc xem nhƣ một “vũ khí”
đắc lực. Việc tìm đến với không gian của văn học nghệ thuật, của lên đồng và
mạng xã hội để trải lòng và kể câu chuyện cuộc đời mình chính là những
phƣơng thức tự sự điển hình của những thân phận bị ngoài lề hóa ấy.
Trên phƣơng diện học thuật, tự sự là một khái niệm trọng tâm của ngành
nghiên cứu văn hóa. Con ngƣời, dù muốn hay không, đều sống trong, bằng và
với các tự sự. Với tƣ cách là một thuật ngữ, tự sự đƣợc nhắc đến nhiều trong
khoảng năm thập niên trở lại đây và mở ra một bƣớc ngoặt quan trọng trong
học thuật - “bƣớc ngoặt tự sự” (narrative turn). Ở góc độ văn hóa, tự sự gắn
liền với các vấn đề về bản sắc, cộng đồng, quyền lực - những vấn đề căn bản
và nóng hổi tính thời sự của cuộc sống hôm nay. Bởi vậy, nghiên cứu
(phƣơng thức) tự sự ở những ngƣời đồng tính sẽ giúp chúng ta thêm thấu hiểu
những góc khuất cũng nhƣ những vấn đề then chốt ở nhóm thiểu số tính dục
này, đồng thời qua đó, hiểu hơn về những dòng chảy phức hợp, những xu thế
vận động đa chiều trong lòng xã hội Việt Nam đƣơng đại.
Khi những định kiến, kì thị, phân biệt đối xử với ngƣời đồng tính vẫn
tồn tại và tác động tiêu cực đến đời sống ngƣời đồng tính nói riêng và sự tiến
bộ của toàn xã hội nói chung thì việc đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản về đối
tƣợng này là một trong những việc làm rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi tin
rằng đề tài luận án Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại: từ ẩn
ức đến tự sự có tính cấp thiết cao trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu con đƣờng từ ẩn ức đến
tự sự của ngƣời đồng tính: tìm hiểu xem các phƣơng thức tự sự (cụ thể là qua
3
sáng tác văn học nghệ thuật, qua thực hành nghi lễ lên đồng và qua mạng xã
hội) đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại
những áp chế của xã hội, giải phóng ẩn ức, kiến tạo bản sắc và tăng quyền
trong bối cảnh đặc thù của xã hội Việt Nam đƣơng đại.
Để thực hiện mục đích đặt ra, chúng tôi hƣớng nghiên cứu của mình vào
việc tập trung trả lời các câu hỏi cụ thể sau:
- Ẩn ức căn bản, đặc thù của ngƣời đồng tính là gì và ẩn ức ấy bắt nguồn
từ những căn nguyên/điều kiện văn hóa, xã hội nào?
- Để giải quyết vấn đề ẩn ức của bản thân, ngƣời đồng tính đã sử dụng
những phƣơng thức tự sự điển hình nào?, Tại sao tự sự lại là một phƣơng thức
hiệu quả trong nỗ lực giải phóng ẩn ức?
- Các phƣơng thức tự sự đó giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại những
áp chế xã hội, kiến tạo bản sắc và quyền lực nhƣ thế nào?
- Quá trình từ ẩn ức đến tự sự ở ngƣời đồng tính phản ánh những gì về
đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đƣơng đại?
Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của
luận án là:
- Thu thập, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về ngƣời đồng
tính ở Việt Nam và về chiến lƣợc phản kháng của các nhóm ngoài lề, trong đó
có ngƣời đồng tính.
- Phân tích các trải nghiệm, trạng thái tâm lí, biến cố đáng chú ý trong
cuộc đời của ngƣời đồng tính để nhận diện ẩn ức căn bản ở họ, đồng thời
phân tích các căn nguyên văn hóa, xã hội đã sản sinh ra ẩn ức ấy.
- Phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật của/về ngƣời đồng tính (cụ
thể là những tự truyện, truyện ngắn, phim, ca khúc, vở kịch, tranh ảnh… về đề
tài đồng tính), phân tích thực hành nghi lễ lên đồng ở những thanh đồng là
4
ngƣời đồng tính và các tài khoản facebook cá nhân của những ngƣời đồng
tính để làm rõ các phƣơng thức tự sự đặc thù ở nhóm ngƣời này.
- Phân tích các tự sự đồng tính trong với mối quan hệ với những vấn đề
bản sắc, cộng đồng, quyền lực và trong sự liên hệ với các điều kiện văn hóa,
xã hội Việt Nam đƣơng đại.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là ẩn ức và tự sự (của/về) ngƣời
đồng tính.
- Khách thể nghiên cứu của luận án là những ngƣời đồng tính.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đối tƣợng nghiên cứu là ẩn ức của ngƣời đồng tính, chúng tôi tìm
hiểu câu chuyện cuộc đời của 15 ngƣời đồng tính (11 ngƣời đồng tính nam, 4
ngƣời đồng tính nữ) trong độ tuổi 19 - 50. Chúng tôi tập trung vào đặc điểm
tính cách, sở thích, thói quen, các mối quan hệ gia đình, xã hội và những sự
biến quan trọng trong cuộc đời của họ. Các cuộc phỏng vấn sâu đƣợc thực
hiện từ năm 2014 đến cuối năm 2017 tại Hà Nội.
Với đối tƣợng nghiên cứu là các (phƣơng thức) tự sự đặc thù của ngƣời
đồng tính mà cụ thể ở đây là qua sáng tác văn học nghệ thuật (1), qua thực
hành nghi lễ lên đồng (2) và qua các hoạt động trên mạng xã hội (3), chúng
tôi đi sâu phân tích các loại văn bản tự sự. Đối với phƣơng thức tự sự thứ
nhất, chúng tôi khảo sát các tác phẩm văn học nghệ thuật về ngƣời đồng tính,
nhƣng tập trung vào các tác phẩm đƣơng đại đƣợc công bố từ khoảng năm
2000 trở lại đây. Với phƣơng thức tự sự thứ hai, chúng tôi quan sát và phân
tích các màn trình diễn lên đồng. Quá trình quan sát tham dự này đƣợc thực
hiện trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017 tại Hà Nội, Thanh Hóa. Với
phƣơng thức tự sự thứ ba, chúng tôi tiến hành khảo sát 100 tài khoản
5
facebook cá nhân của ngƣời đồng tính trong khoảng thời gian hai năm 2017 -
2018.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chúng tôi xác định đây là một nghiên cứu định tính. Để trả lời các câu
hỏi nghiên cứu đặt ra, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chính sau:
- Phƣơng pháp phân tích văn bản: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử
dụng ở chƣơng 3 (Tự sự đồng tính). Chúng tôi xem mỗi tác phẩm văn học
nghệ thuật về đề tài đồng tính, mỗi câu chuyện tự thuật đƣợc chia sẻ trên
mạng xã hội, thậm chí mỗi màn trình diễn lên đồng đều là một văn bản tự sự.
Trong quá trình phân tích, chúng tôi chú ý đến tính “liên văn bản” (inter-
textuality) của các tự sự. Julia Kristeva, trong bài viết “Từ, Đối thoại và Tiểu
thuyết” (Word, Dialogue and Novel), cho rằng: “bất kì văn bản nào cũng
đƣợc cấu trúc nhƣ một bức khảm các trích dẫn; là sự hấp thụ và biến đổi các
văn bản khác. Nó không phải là một khách thể mang tính cá nhân, cô lập, tự
trị mà là sản phẩm của một sự biên tập văn bản văn hóa - lịch sử” [132, tr.
37]. Còn với Roland Barthes, văn bản là “một tấm lụa, đƣợc dệt từ vô số
trung tâm văn hóa khác nhau”, “một không gian đa chiều kích” [57, tr. 146].
Đƣợc gợi ý từ những quan điểm trên, chúng tôi đặt các văn bản tự sự này
trong sự kết nối, chuyển hoán, tƣơng tác với các văn bản khác (ví dụ, đặt tự
truyện “Bóng” trong mối quan hệ với tiểu sử của tác giả, với hoàn cảnh ra đời
của nó, với bối cảnh văn hóa xã hội đƣơng thời, với các văn bản, diễn ngôn
trƣớc đó về đồng tính luyến ái,…). Vì vậy, chúng tôi không chỉ phân tích các
văn bản này trên các phƣơng diện: nội dung phản ánh (câu chuyện nào đƣợc
kể, những vấn đề nào đƣợc đề cập, những thông điệp nào đƣợc truyền tải…),
phƣơng thức phản ánh (bằng ngôn ngữ nghệ thuật, thực hành tín ngƣỡng hay
phƣơng tiện truyền thông…), mà còn tìm hiểu các mã văn hóa đƣợc gài vào
6
trong các văn bản tự sự để từ đó hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong
lòng xã hội Việt Nam…
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố về cuộc đời của những
ngƣời đồng tính. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc thực hiện ở chƣơng 2 (Ẩn
ức đồng tính) và chƣơng 3 (Tự sự đồng tính).
Ẩn ức là một hiện tƣợng tâm lý đặc thù ở ngƣời đồng tính đƣợc sản sinh
ra từ những áp chế xã hội. Để tìm hiểu sâu hơn về ẩn ức này, chúng tôi đã tiến
hành các phỏng vấn bán cấu trúc, vừa có tính định hƣớng vừa có độ mở cao
với 15 ngƣời đồng tính đến từ nhiều vùng miền khác nhau, có nguồn gốc xuất
thân, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, giới tính
khác nhau. Phƣơng pháp phỏng vấn này giúp chúng tôi có cái nhìn tƣơng đối
bao quát về cuộc đời của các đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong cái nhìn
bao quát đó, từ quan niệm nhƣ trên về ẩn ức, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đặc
điểm tính cách, sở thích, thói quen, sở trƣờng, sở đoản, thị hiếu, thẩm mĩ, các
mối quan hệ gia đình, xã hội, các sự kiện, biến cố mang tính bƣớc ngoặt trên
những chặng đƣờng đời của các đối tƣợng nghiên cứu.
Tƣơng tự nhƣ vậy, ở chƣơng 3, khi tìm hiểu về thực hành lên đồng ở
những ngƣời đồng tính, chúng tôi ngoài việc sử dụng phƣơng pháp quan sát
tham dự (sẽ trình bày ở dƣới), cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, hồi cố
về những mối quan hệ đặc biệt, những biến cố mang tính dấu mốc để có thể
hiểu hơn về tiểu sử cuộc đời của đối tƣợng nghiên cứu, qua đó, lý giải động
cơ vì sao họ tìm đến với lên đồng và diễn dịch những tự sự mà họ đã tạo ra
qua việc thực hành nghi lễ này. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng thu thập
thêm các thông tin về đối tƣợng nghiên cứu trong phạm vi và khả năng của
mình thông qua những buổi trò chuyện với các con nhang đệ tử, những ngƣời
thân, bạn bè của các thầy đồng và thông qua việc tìm hiểu các hoạt động trên
mạng xã hội của họ. Để lý giải các phƣơng thức tự sự qua sáng tác văn học
7
nghệ thuật và qua mạng xã hội có vai trò nhƣ thế nào trong việc giúp ngƣời
đồng tính xoa dịu ẩn ức, chúng tôi cũng phỏng vấn sâu một số tác giả và chủ
tài khoản facebook là ngƣời đồng tính.
- Quan sát tham dự: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở mục 3.3 của
chƣơng 3. Để diễn giải ý nghĩa của hoạt động đồng cốt ở một số lƣợng đáng
kể những ngƣời đồng tính, chúng tôi đã tham dự 10 vấn hầu của 7 thanh đồng
trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017. Trong số 7 thanh đồng này có 5
ngƣời là đồng tính nam, và 2 ngƣời là đồng tính nữ. Ngƣời có thâm niên hầu
đồng lâu nhất là 13 năm và ít nhất là 1 năm. Phƣơng pháp này giúp cho chúng
tôi quan sát tỉ mỉ hoạt động đồng cốt ở những ngƣời đồng tính: từ không khí,
quang cảnh buổi lễ cho đến hành động, cử chỉ, sự chuyển biến các sắc thái
tâm lí của thanh đồng và phản ứng cộng hƣởng của các con nhang đệ tử, đồng
thời cho phép chúng tôi đƣợc trải nghiệm các trạng thái, cung bậc cảm xúc
của một ngƣời dự lễ. Trong quá trình tham dự, chúng tôi luôn ý thức rằng các
thanh đồng trƣớc hết là những ngƣời đồng tính, nên luôn hƣớng sự quan sát
của mình gắn với các vấn đề văn hóa tính dục của đối tƣợng nghiên cứu.
- Ngoài ra, để hỗ trợ cho những diễn giải, bàn luận của mình, chúng tôi
cũng sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Là công trình đầu tiên ở Việt Nam tập trung vào vấn đề ẩn ức của
ngƣời đồng tính trong mối liên hệ với (các phƣơng thức) tự sự;
- Khẳng định tính kiến tạo xã hội của ẩn ức bằng việc diễn giải các căn
nguyên văn hóa - xã hội chính yếu và đặc thù đã hình thành và nuôi dƣỡng ẩn
ức ở ngƣời đồng tính;
- Khám phá các phƣơng thức tự sự đặc thù ở những ngƣời đồng tính và
khẳng định ý nghĩa phản kháng văn hóa (cultural resistance) của chúng;
8
- Khám phá những chiều kích của xã hội đƣơng đại Việt Nam từ góc
nhìn tính dục, ẩn ức và tự sự của ngƣời đồng tính.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lí luận
Ý nghĩa lý luận của luận án đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện:
Thứ nhất, bằng việc chứng minh tự sự nhƣ một phƣơng thức phản kháng
các áp chế xã hội, luận án đóng góp quan điểm học thuật vào cuộc tranh luận
về chiến lƣợc phản kháng của ngƣời đồng tính nói riêng và của các nhóm bị
ngoài lề hóa nói chung.
Thứ hai, cũng thông qua việc tranh luận rằng tự sự là phƣơng thức giải
phóng ẩn ức ở ngƣời đồng tính, luận án đóng góp vào lý thuyết về chức năng
và ý nghĩa của tự sự từ góc nhìn văn hóa.
- Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu các phƣơng thức tự sự và vai trò của nó trong việc
giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại các áp chế xã hội, từ đó, góp phần giải
phóng ẩn ức, luận án cung cấp thêm kiến thức về một mảng vấn đề chƣa đƣợc
quan tâm nhiều trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa đó, luận án là tƣ
liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và những ai quan
tâm đến vấn đề đồng tính nói riêng và văn hóa tính dục nói chung.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4
chƣơng sau:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Ẩn ức đồng tính
Chƣơng 3: Tự sự đồng tính
Chƣơng 4: Từ ẩn ức đến tự sự: kiến tạo bản sắc, cộng đồng, quyền lực và
những tham chiếu từ bối cảnh Việt Nam đƣơng đại.
9
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam
1.1.1.1. Những nghiên cứu về định kiến, kì thị và phân biệt đối xử đối với
người đồng tính nói riêng và cộng đòng LGBT nói chung
Tiêu biểu cho mảng chủ đề này là các nghiên cứu mang tính can thiệp
của các tổ chức phi chính phủ trong đó iSEE đƣợc xem là tổ chức hoạt động
tích cực và có nhiều thành quả hơn cả. Các nghiên cứu của iSEE đƣợc thực
hiện từ năm 2010 đến 2016 nhƣ Tổng quan về kì thị với người LGBT [30],
Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo
mạng [19], Báo cáo kết quả ban đầu từ khảo sát nữ yêu nữ [50], Thực trạng
trẻ em đường phố LGBT [17], Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở
Việt Nam. Tổng luận các nghiên cứu [33], “Có phải bởi vì tôi là LGBT?”:
phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam
[13],… đã phân tích những chiều cạnh của định kiến và kì thị đối với ngƣời
đồng tính: trên phƣơng diện học thuật và trong các tài liệu chính thống là việc
phổ biến những kiến thức sai lệch về ngƣời đồng tính; trên phƣơng diện
truyền thông và kiến tạo dƣ luận xã hội là sự khắc họa phiến diện và mô tả
lệch lạc chân dung ngƣời đồng tính, xem ngƣời đồng tính có bản năng tình
dục khác thƣờng, có lối sống phóng túng, nhiều hiểm họa, có nhân cách - đạo
đức phần nhiều là không tốt…; trên phƣơng diện thái độ xã hội là những quan
niệm cực đoan của xã hội, cho đồng tính là một loại bệnh lý, cần đƣợc điều trị
và xem đồng tính là mối họa đối với thiết chế hôn nhân tryền thống… Ngoài
các nghiên cứu của iSEE, về chủ đề định kiến đối với ngƣời đồng tính, còn có
10
nghiên cứu của USAID và UNDP [53], Khuất Thu Hồng và cộng sự [131],
[11], Vũ Mạnh Lợi và cộng sự [195], Phạm Thu Hoa và Đồng Thị Yến [9].
1.1.1.2. Những nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe, HIV trong cộng đồng
thiểu số tính dục, đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Đáng chú ý trong mảng chủ đề này là các nghiên cứu của Khuất Thu
Hồng [130], Ngo Duc Anh và cộng sự [155], Vũ Ngọc Bảo và P. Girault
[1],… Các nghiên cứu này chủ yếu cung cấp hiểu biết về tình dục đồng giới
nam (MSM) ở Việt Nam, dịch tễ học về HIV và các bệnh lây truyền qua
đƣờng tình dục trong nhóm MSM cũng nhƣ bối cảnh xã hội liên quan tới các
hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM. Các nghiên cứu cho
thấy MSM ở Việt Nam bao gồm các nhóm nhỏ mang những chân dung khác
nhau nhƣ: bóng kín, bóng lộ, mại dâm nam và nam "ẩn". Những đối tƣợng
này đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm HIV từ nhiều nguyên nhân, nhƣ không
nhận thức đƣợc các nguy cơ tiềm tàng và các biện pháp dự phòng HIV, ít
đƣợc tiếp cận với các dịch vụ và phƣơng tiện phòng chống HIV/AIDS. Các
nghiên cứu này cũng đƣa ra các khuyến nghị về chính sách và chƣơng trình
nhằm công nhận sự tồn tại của MSM và nhu cầu cần thiết phải thực hiện các
chƣơng trình dự phòng HIV ở cấp quốc gia nhằm giảm thiểu lây nhiễm HIV
trong nhóm này.
1.1.1.3. Những nghiên cứu về đồng tính từ góc nhìn kiến tạo xã hội
Theo những tƣ liệu chúng tôi có đƣợc, nghiên cứu đầu tiên về đồng tính
ở Việt Nam có nhan đề “Eunuch mandarins, soldats mamzelles, effeminate
boys and graceless women: French colonial contructions of Vietnamese
genders” [Quan thái giám, những ngƣời lính nữ tính, các chàng trai ẻo lả và
những phụ nữ kém duyên: Cấu trúc giới ở Việt Nam thời Pháp thuộc] của tác
giả Frank Proschan [163] công bố trên Tạp chí Gay and Lesbian Quarterly số
8 năm 2002. Theo Proschan, đồng tính chƣa bao giờ bị coi là phạm pháp ở
11
Việt Nam trong thời Pháp thuộc và kể cả trong các giai đoạn lịch sử trƣớc đó.
Ông dẫn chứng các bộ luật Hồng Đức (thời Lê) và Gia Long (thời Nguyễn) có
các hình phạt đối với tội hiếp dâm, cƣỡng dâm, ngoại tình và loạn luân (giữa
hai ngƣời khác giới) nhƣng không nhắc tới quan hệ đồng giới. Tuy nhiên, việc
đàn ông ăn mặc quần áo phụ nữ, thiến và tự thiến bị coi là phạm pháp. Trong
thời Pháp thuộc, kê gian và đồng dâm nam cũng không hề bị cấm. Không chỉ
ở Việt Nam mà ở cả các thuộc địa khác, chính quyền thực dân Pháp cũng
không cấm đoán các hành vi đồng tính.
Cũng từ góc nhìn kiến tạo luận, bài viết “Social contruction of male
homosexualities in Vietnam” [Kiến tạo xã hội những ngƣời đồng tính nam ở
Việt Nam] của M.E. Blanc [65] xem xét đồng tính trong bối cảnh chuyển đổi
của văn hóa Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại. Tác giả cho rằng, quan
hệ đồng tính ít đƣợc biết đến vì nó bị coi là vô đạo đức trong hệ tƣ tƣởng Nho
giáo và là mối đe dọa các giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam. Cũng
theo Blanc, khái niệm đồng tính luyến ái ở Việt Nam chƣa tồn tại một cách rõ
ràng vì các thực hành tính dục thay đổi rất nhanh trong vòng một thế kỉ qua
và tiếng Việt vẫn còn đang thích ứng với thực tế mới này.
Năm 2009, nhóm tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dƣơng, Nguyễn
Ngọc Hƣởng ra mắt cuốn sách Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại.
Chuyện dễ đùa khó nói [11]. Cuốn sách dành ra một chƣơng (khoảng 50
trang) để bàn về tình dục đồng giới với các nội dung: thuật ngữ - khái niệm,
tóm tắt lịch sử của tình dục đồng giới ở Việt Nam, các diễn ngôn và cội nguồn
của sự ám ảnh, kì thị về tình dục đồng giới. Những nội dung này đƣợc tiếp
cận từ góc độ kiến tạo xã hội của tình dục.
1.1.1.4. Những nghiên cứu về vấn đề đồng tính qua các tác phẩm văn học
Nghiên cứu về đề tài đồng tính qua văn chƣơng, đáng chú ý, có các bài
viết sau: “Những nhục thể biến dị và các động thái chuyển vị của dục cảm
12
đồng tính trong văn chƣơng Việt Nam từ và về thời Pháp thuộc” của Nguyễn
Quốc Vinh [51] trên trang mạng talawas.org, “Đáp lời con quái Sphinx hay
ngọn nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu” trong sách Bút pháp của ham muốn của
Đỗ Lai Thúy [48] và “Văn học đồng tính ở Việt Nam - từ các hình thức ngụy
trang đến các tự thuật thú nhận” của Trần Ngọc Hiếu [8]. Dù có những khác
nhau về đối tƣợng khảo sát nhƣng điểm chung của các nghiên cứu trên là dựa
trên thuyết đồng tính (queer theory - có ngƣời dịch là thuyết lệch pha), các
nghiên cứu chỉ ra rằng các tác phẩm văn học chính là nơi ngụy trang hay tự
thú của những dục cảm đồng tính và việc sáng tác văn học là cách để những
nghệ sĩ-đồng tính tự cởi trói cho chính mình.
1.1.1.5. Những nghiên cứu về vấn đề bản sắc ở người đồng tính và
phong trào xã hội
Đáng chú ý trong mảng chủ đề này là các nghiên cứu của Norton [27],
[156], P. Horton [121], H. Rydstrom và cộng sự [174], Doan Bao Chau [90],
Mai Thị Hạnh [7], Phạm Quỳnh Phƣơng [37], [38], [39], [40]… Norton [28],
[156] nghiên cứu sự trình diễn bản sắc/căn tính của những ngƣời đồng tính
qua một thực hành tín ngƣỡng, cụ thể là lên đồng. Qua việc khảo sát lễ nhạc
(ở hoạt động đồng cốt) trong mối quan hệ với các vai trò giới, Norton [28],
[156] lập luận rằng: việc biểu diễn nhạc lễ có tầm quan trọng thiết yếu đối với
việc hoán đổi vai trò giới trong quá trình lên đồng. Những đặc điểm giới của
các vị thần linh đƣợc xác định không chỉ thông qua trang phục nghi lễ và
hành động của các thầy đồng, mà còn thông qua việc sử dụng các làn
điệu chầu văn và những ca từ riêng dành cho các vị nam thần và nữ thần, tiêu
biểu cho các đặc điểm “giống đực” và “giống cái”. Việc hoán chuyển giới
trong quá trình nhập thần cho phép cả những thầy đồng nam lẫn nữ vƣợt qua
những đƣờng phân định về giới, phá vỡ những đặc điểm giới truyền thống,
giúp căn tính của họ đƣợc lộ diện.
13
Trong khi đó, Horton [121] và Rydstrom cùng các cộng sự [174] lại đề
cập đến sự “hữu hình hóa” ngƣời đồng tính trong mối liên hệ với các phong
trào xã hội và các chiến lƣợc thƣơng thảo. Trong bài viết “'I thought I was the
only one': the misrecognition of LGBT youth in contemporary Vietnam” [Tôi
đã nghĩ rằng mình là ngƣời duy nhất: nhận thức sai lầm về giới trẻ LGBT
trong xã hội Việt Nam đƣơng đại], Horton đã chỉ ra rằng những cuộc diễu
hành vì quyền của LGBT và các cuộc thảo luận về hôn nhân đồng giới đã đẩy
vấn đề đồng tính luyến ái lên vị trí trung tâm những năm gần đây. Dựa trên
các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc những ngƣời đồng tính nam, đồng tính nữ và
song tính ở Hà Nội, bài viết đã chứng minh khả năng hiển thị ngày càng tăng
của đồng tính luyến ái và nhấn mạnh những tác động tiêu cực tiềm ẩn của
những nhận thức sai lầm về cộng đồng thiểu số tính dục này. Bên cạnh đó, H.
Rydstrom và các cộng sự trong bài viết “Contesting heteronormativity: the
fight for lesbian, gay, bisexual and transgender recognition in India and
Vietnam” [Thách thức quan niệm dị tính chuẩn mực: cuộc chiến cho sự công
nhận LGBT ở Ấn Độ và Việt Nam] cũng chỉ ra rằng các cuộc tranh luận công
khai gần đây về tình dục ở Ấn Độ và Việt Nam đã đƣa lại sự tăng quyền cho
những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Trên cơ sở các nguồn tài
liệu thứ cấp và điền dã dân tộc học đƣợc thực hiện tại Delhi và Hà Nội,
nghiên cứu của nhóm tác giả Rydstrom cho thấy nỗ lực to lớn của các tổ chức
xã hội dân sự trong công cuộc đấu tranh vì quyền của cộng đồng LGBT. Bài
viết cũng xem xét sự thƣơng lƣợng của những tổ chức này với chính phủ sở
tại. Đại dịch HIV đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho ngƣời đồng tính
và là nguyên nhân gây ra những định kiến, kì thị, nhƣng trớ trêu thay, cũng
chính đại dịch này lại là “điểm đến chiến lƣợc” của các tổ chức xã hội dân sự,
mà qua đó sự hiện diện của những thân phận yếu thế này mới bắt đầu đƣợc
thừa nhận.
14
Về các phong trào xã hội của ngƣời LGBT, báo cáo của Doan Bao Chau
[90] “Analysis communication strategy of I DO- LGBT campaign organised
organised by iSEE” [Phân tích chiến lƣợc truyền thông cuả chiến dịch I DO -
LGBT do iSEE khởi xƣớng] đã trình bày về vai trò của iSEE - một tổ chức xã
hội dân sự đấu tranh vì quyền của những nhóm thiểu số - thông qua những
chiến lƣợc truyền thông đƣợc sử dụng trong một chiến dịch cụ thể.
Các công trình và bài viết của Phạm Quỳnh Phƣơng tìm hiểu phong trào
LGBT- một phong trào xã hội tính dục (sexual social movement), phong trào
bản dạng (identity movement) nhƣ một nghiên cứu trƣờng hợp “để khám phá
những động năng xã hội Việt Nam hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và
qua đó chỉ ra sự vận hành của diễn ngôn, quyền lực, vai trò của truyền thông
và hệ tƣ tƣởng, năng lực chủ thể của giới trẻ, tiếng nói của những “hành động
tập thể” cũng nhƣ sự tăng quyền của cộng đồng thiểu số tính dục vốn ít có
tiếng nói trong đời sống xã hội” [40, tr. 7-8].
Tóm lại, các nghiên cứu kể trên xoay quanh một số vấn đề quan trọng về
ngƣời đồng tính nhƣ: định kiến, kì thị và phân biệt đối xử với ngƣời đồng
tính, các diễn ngôn xã hội về đồng tính, rào cản văn hóa cho ngƣời đồng tính,
sức khỏe và những quyền căn bản của ngƣời đồng tính, các tổ chức dân sự và
phong trào xã hội vì ngƣời đồng tính, bản sắc và tăng quyền cho ngƣời đồng tính.
Trong bức tranh tổng quan tình hình nghiên cứu về đồng tính ở Việt
Nam nhƣ vậy, luận án của chúng tôi tìm hiểu về những tự sự của/về ngƣời
đồng tính và xem nó nhƣ là một phƣơng thức phản kháng các áp chế xã hội và
một chiến lƣợc giải phóng ẩn ức ở những ngƣời đồng tính - những thân phận
bị ngoài lề hóa trong bối cảnh Việt Nam đƣơng đại.
Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt luận án của mình trong bối cảnh nghiên cứu
về chiến lược/phương thức phản kháng của các nhóm ngoài lề, trong đó có
15
nhóm thiểu số tính dục (LGBT) nói chung và tự sự của các nhóm ngoài lề và
ngƣời đồng tính nói riêng.
1.1.2. Những nghiên cứu về chiến lược phản kháng của các nhóm
ngoài lề
Trong số các công trình nghiên cứu về các nhóm ngoài lề, chúng tôi chú
ý đến các nghiên cứu tìm hiểu về những phƣơng thức phản kháng mà các
nhóm này sử dụng nhằm chống lại các áp chế xã hội, để bƣớc từ ngoại vi vào
trung tâm, từ dòng ngầm (underground) nhập vào chính mạch (mainstream).
Trong cuốn sách nổi tiếng Vũ khí của kẻ yếu: các hình thức phản kháng
hàng ngày [Weapons of the weak: everyday forms of resistance], J. Scott
[180] đƣa ra quan điểm cho rằng áp bức và kháng cự luôn ở trong một dòng
chảy liên tục. Nếu chỉ tập trung nghiên cứu các cuộc biểu tình, đảo chính, hay
bạo động nhƣ các nhà khoa học chính trị thƣờng làm thì chúng ta có thể dễ
dàng bỏ lỡ những hình thức tinh tế nhƣng mạnh mẽ của những “sự phản
kháng hàng ngày”. Khảo sát các xã hội nông thôn, Scott đặc biệt chú ý đến
những phản ứng của ngƣời nông dân đối với sự thống trị của những kẻ cầm
quyền. Ông nhận thấy các cuộc khởi nghĩa hay nổi dậy công khai của nông
dân là rất hiếm và nếu có thì cũng không tạo ra nhiều ảnh hƣởng. Thay vì
quan tâm đến những hình thức phản kháng “lộ”, ông chú ý nhiều hơn đến
những hình thức phản kháng “ngầm”: từ trốn tránh, lôi kéo, bất tuân, giả vờ,
ngụy trang, ăn trộm, trốn thuế,… cho đến sử dụng các thủ thuật ngôn ngữ, vu
khống nặc danh, ngụy tạo tin đồn, lợi dụng nghi lễ… Theo ông, đó là những
hình thức phản kháng khôn ngoan, tránh sự đối đầu trực tiếp, có khả năng che
đậy ý thức hệ và đạt hiệu quả cao.
Quan điểm của ông có sức ảnh hƣớng lớn đến các các nhà nghiên cứu
sau này khi những tác phẩm của họ quan tâm nhiều hơn đến các phƣơng thức
phản kháng phi bạo lực và tinh tế của các nhóm yếu thế trong xã hội.
16
1.1.2.1. Những nghiên cứu về chiến lược cất lên tiếng nói và khẳng định
sự hiện diện
Cất lên tiếng nói và khẳng định sự hiện diện là một chiến lƣợc của các
nhóm ngoài lề đƣợc phản ánh trong các nghiên cứu của Williams [198], Mitra
[153],… Trong công trình Voice, trust, and memory: Marginalized groups
and the failings of liberal representation (2000) [Tiếng nói, niềm tin và kí ức:
Các nhóm ngoài lề và sự thất bại của sự tái trình hiện tự do], Williams [198]
cho rằng chiến lƣợc để các nhóm ngoài lề đòi hỏi sự hiện diện của họ trong xã
hội, trong bộ máy chính trị là cất lên tiếng nói. Tất nhiên, tiếng nói đó đƣợc
cất lên thông qua “ngƣời đại diện” hay còn đƣợc gọi là “sự tái trình hiện tự
do” (liberal representation). Để tiếng nói có sức mạnh thì ngƣời đại diện ở đây
phải là thành viên của cộng đồng, có nhiều trải nghiệm bị ngoài lề hóa. Và
việc tự đại diện, tự cất lên tiếng nói của cộng đồng mình là điều cần thiết đối
với những ngƣời bị ngoài lề hóa để họ có thể tham gia vào cơ chế quyền lực
và xây dựng, duy trì niềm tin vào một thể chế dân chủ.
Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng nói và sự hiện diện, nhƣng
Mitra [153] đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của Internet. Nghiên cứu
“Voices of the Marginalized on the Internet: Examples From a Website for
Women of South Asia” [Tiếng nói của nhóm ngoài lề trên Internet: những ví
dụ từ một trang mạng vì phụ nữ ở Nam Á] của bà tìm hiểu những chiến lƣợc
diễn ngôn và văn bản đƣợc sử dụng bởi một trang web, để qua đó hiểu hơn
những hiệu quả/tác động của việc cất lên tiếng nói của nhóm ngoài lề trong
không gian mạng. Bài viết lập luận, với sự phát triển lớn mạnh của Internet,
nhiều nhóm ngoài lề đã tận dụng tình hình đó để khẳng định sự xuất hiện của
mình trong một không gian phi chính thống. Internet đã thực sự mở ra một
diễn đàn, một không gian độc đáo cho phép các cá nhân yếu thế, các nhóm
nhóm ngoài lề đƣợc tự do phát ngôn, thể hiện âm sắc trong giọng nói của
17
mình. Sự hiện diện của không gian mạng đã mở ra những câu hỏi và cả những
cơ hội về niềm tin, tính xác thực, quyền lực đối với các cá nhân cũng nhƣ các
nhóm ngoài lề.
1.1.2.2. Những nghiên cứu về chiến lược sử dụng truyền thông
Truyền thông là một phần quan trọng trong chiến lƣợc/phƣơng thức phản
kháng của các nhóm ngoài lề (C. Ryan và cộng sự [173], B. Mehra và cộng sự
[150], D. Croteau và cộng sự [86], L.R. Frey và cộng sự [104],…) Trong bài
viết: “Media, movements, and the quest for social justice” [Phƣơng tiện
truyền thông, phong trào và sự tìm kiếm công bằng xã hội], nhóm tác giả C.
Ryan [173] xem xét những nỗ lực của các nghiên cứu truyền thông và các dự
án hành động nhằm hỗ trợ các nhóm ngoài lề trong việc sử dụng tin tức nhƣ
một nguồn lực chính trị (political resource). Các phân tích nhấn mạnh rằng
phƣơng tiện truyền thông đóng vai trò là một “đấu trƣờng” trong các phong
trào xã hội nhằm tìm kiếm sự thay đổi chính trị và công bằng cho các nhóm
yếu thế. Còn Mehra và cộng sự [150] trong nghiên cứu “The internet for
empowerment of minority and marginalized users” [Internet và sự trao quyền
cho những ngƣời sử dụng thiểu số và ngoài lề] xuất phát từ khách thể nghiên
cứu là các nhóm ngoài lề nhƣ: gia đình có thu nhập thấp, thiểu số tính dục và
phụ nữ Mĩ gốc Phi, đặt trong bối cảnh văn hóa của thời đại kĩ thuật số đã chỉ
ra rằng các “thành viên thứ yếu” trong xã hội đã kết nối máy tính, Internet với
các thực hành hằng ngày ra sao và điều đó tạo nghĩa cho cuộc sống của họ
nhƣ thế nào. Từ đó, Mehra lập luận rằng Internet là một tác tố có tiềm năng to
lớn trong việc nâng cao công bằng xã hội cũng nhƣ trao quyền cho các cộng
đồng bị ngoài lề hóa.
1.1.2.3. Những nghiên cứu về chiến lược thương thảo, đàm phán
Một chiến lƣợc đáng chú ý của nhóm ngoài lề đƣợc đề cập đến trong
nhiều nghiên cứu là sự thương thảo, đàm phán (C. Valdivia và J. Gilles [191],
18
Snow và Mulcahy [184],…). Công trình của Valdivia và Gilles [191] có tựa
đề “Gender and resource management: Households and groups, strategies and
transitions” [Giới và quản lí tài nguyên: các hộ gia đình và các nhóm, chiến
lƣợc và sự dịch chuyển] là kết quả của một nghiên cứu về mối quan hệ giới và
việc quản lí nguồn tài nguyên ở châu Á, châu Phi, Bắc Mĩ và Mĩ latinh vào
thập niên cuối của thế kỉ trƣớc. Trƣớc sự biến động về dân số và sự chuyển
dịch trong cơ cấu nông nghiệp, các hộ gia đình nông dân trở nên bị ngoài lề
hóa và trong các hộ gia đình này, tiếng nói của phụ nữ thƣờng bị bỏ qua. Liên
tục đàm phán, thƣơng lƣợng là chiến lƣợc mà các hộ gia đình nông dân sử
dụng để đảm bảo sinh kế, để có cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên, thị
trƣờng và tri thức.
Trong khi đó, công trình “Space, Politics, and the Survival Strategies of
the Homeless” [Không gian, chính trị và những chiến lƣợc sống của ngƣời vô
gia cƣ] của Snow và Mulcahy [184] nghiên cứu mối quan hệ giữa không gian
đô thị và chiến lƣợc của ngƣời vô gia cƣ thông qua việc khảo sát dữ liệu từ
các tờ báo địa phƣơng ở một thành phố phía Tây Nam nƣớc Mĩ trong những
năm từ 1992 đến 1997. Trong quá trình ứng phó với những thách thức và đàn
áp xã hội, ngƣời vô gia cƣ đã cho thấy sự hiện tồn của một không gian xã hội
năng động. Việc kiến tạo nên không gian này chính là chiến lƣợc thích ứng và
phản kháng hằng ngày của những thân phận yếu thế. Đây cũng đƣợc xem là
cách đàm phán của nhóm ngƣời này với những hạn chế về không gian cũng
nhƣ những áp chế xã hội mà họ phải đối mặt.
1.1.2.4. Những nghiên cứu về chiến lược sử dụng và đầu tư vốn xã hội
Một số nghiên cứu lại quan tâm đến việc sử dụng và đầu tƣ vốn xã hội
nhƣ là một chiến lƣợc của các nhóm ngoài lề (P. Chaney [77], Htun [122],
Nguyễn Vũ Hoàng [10]…). Đáng chú ý là bài viết “Social Capital and the
Participation of Marginalized Groups in Government: A Study of the
19
Statutory Partnership Between the Third Sector and Devolved Government in
Wales” [Vốn xã hội và sự tham gia các nhóm ngoài lề trong chính phủ: một
nghiên cứu về sự hợp danh giữa khu vực thứ ba và chính quyền phân cấp] của
tác giả Paul Chaney [77]. Hơn một thập kỉ sau, chiến lƣợc đó đã đƣợc nhắc lại
và đƣợc phân tích kĩ hơn qua trƣờng hợp các nhóm ngoài lề ở Bolivia trong
công trình “Political inclusion of marginalized groups: indigenous
reservations and gender parity in Bolivia” [Hòa nhập chính trị của các nhóm
ngoại vi: những hạn chế mang tính bản địa và sự bình đẳng giới ở Bolivia]
của Htun [114]. Tập trung vào trƣờng hợp của Bolivia, nghiên cứu này phân
tích khi nào và tại sao các nhóm ngoài lề có thể tiếp cận đƣợc với quyền lực
chính trị. Bài viết đối chiếu, so sánh thực tế hành động, diễn biến và kết quả ở
hai nhóm ngoài lề: phụ nữ và dân bản địa. Điều thú vị và đáng ngạc nhiên là
mặc dù chính phủ ngƣời bản địa lên nắm quyền vào đầu năm 2006 nhƣng
phong trào xã hội của ngƣời bản địa lại yếu hơn hẳn và không đem lại kết quả
nhƣ mong đợi so với phong trào xã hội của cộng đồng phụ nữ. Điều gì giải
thích cho kết quả có vẻ nghịch lí này? Ở đây, đoàn kết là một thành-tựu-
chính-trị. Phụ nữ Bolivia đã sử dụng vốn xã hội nhƣ một chiến lƣợc quan
trọng trong phong trào xã hội. Trong khi phụ nữ đã vƣợt qua những chia rẽ
nội bộ (về sắc tộc, về thành phần xã hội, về nguồn gốc…) để vận động cho sự
bình đẳng giới, thì phong trào dân bản địa thất bại bởi vẫn còn loay hoay
trong sự chia rẽ tự thân.
1.1.3. Những nghiên cứu về chiến lược phản kháng của cộng đồng thiểu
số tính dục
1.1.3.1. Những nghiên cứu về chiến lược ứng phó với sự thống trị của
chủ nghĩa dị tính
Một trong những thách thức đặc thù đối với nhóm thiểu số tính dục là sự
đàn áp của chủ nghĩa dị tính (heterosexualism) và biến tƣớng của nó là nỗi ám
20
ảnh, lo sợ đồng tính (homophobia). Những chiến lƣợc nào đã đƣợc nhóm
thiểu số tính dục lựa chọn và sử dụng để phản kháng lại chủ nghĩa dị tính, qua
đó khẳng định sự hiện diện của mình chính là câu hỏi thu hút sự quan tâm của
các tác giả Harbeck [115], Sear và Williams [181], Bell và cộng sự [60],…
Công trình Coming out of the classroom closet: Gay and lesbian students,
teachers, and curricula [Bƣớc ra từ tủ kín: các giáo viên, sinh viên đồng tính
và chƣơng trình giảng dạy] của Harbeck [115] sau khi công bố đã tạo ra một
cú huých trong việc trao quyền cho các nhà giáo dục để họ trở nên “hữu hình”
và đóng vai trò hình mẫu cho các sinh viên đồng tính. Khi hầu hết các nhà
giáo dục và các sinh viên đồng tính vẫn là những thực thể “vô hình” do những
định kiến, kì thị và thù địch từ xã hội, khi sự công khai bản dạng tính dục vẫn
là điều cấm kị thì cuốn sách này rất có giá trị trong việc phá vỡ sự im lặng
trong môi trƣờng học đƣờng. Trong khi đó, công trình Overcoming
heterosexism and homophobia: Strategies that work [Vƣợt qua chủ nghĩa dị
tính và nỗi lo sợ đồng tính: Những chiến lƣợc khả thi] của Sears và Williams
[181] lại cung cấp những ý tƣởng và chiến lƣợc khẳng định sự đa dạng bản
sắc, đấu tranh với chủ nghĩa dị tính và nỗi lo sợ đồng tính trong các thiết chế
xã hội nhƣ: giáo dục, chính trị, truyền thông... Tƣ duy phản biện, khát vọng
lật đổ chủ nghĩa dị tính, nỗ lực “come out” (công khai bản dạng/xu hƣớng tính
dục) cùng sự gắn bó mật thiết với với cộng đồng là những nhân tố quan trọng
trong quá trình hòa nhập.
Việc đối phó với chủ nghĩa dị tính cũng đƣợc đề cập đến trong nghiên
cứu “Voice, silence, and diversity in 21st century organizations: Strategies for
inclusion of gay, lesbian, bisexual, and transgender employees” [Tiếng nói, sự
im lặng và sự đa dạng trong các tổ chức ở thế kỉ XXI: Các chiến lƣợc hòa
nhập của những ngƣời lao động đồng tính, song tính và chuyển giới] của Bell
và cộng sự. Cộng đồng ngƣời lao động đồng tính, song tính, chuyển giới
21
(LGBT) đƣợc xem nhƣ một trong các nhóm thiểu số vô hình (invisible
minorities). Là nhóm thiểu số vô hình, tiếng nói của những ngƣời lao động
LGBT luôn bị gạt bỏ và rơi vào im lặng bởi những thứ đƣợc coi là “bình
thƣờng” tại nơi làm việc. Từ chỗ đứng đó, cộng đồng thiểu số này cung cấp
một căn cứ để xem xét cơ chế phát ngôn của ngƣời lao động. Bell đã chỉ ra
những hậu quả của sự ngoài lề hóa và đồng thời đề xuất các phƣơng thức để
tiếng nói của những ngƣời lao động LGBT đƣợc lắng nghe. Chiến dịch
“Don‟t ask, don‟t tell” (Không hỏi, không nói) của quân đội Mĩ đƣợc sử dụng
nhƣ một lăng kính, để thông qua đó, phân tích tiếng nói cũng nhƣ sự im lặng
của ngƣời lao động LGBT trong các tổ chức nghiệp đoàn. Chủ nghĩa dị tính
có thể thúc đẩy sự im lặng khi tồn tại một cảm giác rằng nói lên là vô ích và
đầy hiểm họa.
1.1.3.2. Những nghiên cứu về chiến lược khẳng định, kiểm soát và quản
trị bản sắc/căn tính phi dị tính
Hình thức phản kháng thông qua việc khẳng định, kiểm soát và quản trị
bản sắc/căn tính phi dị tính đƣợc đề cập đến trong các nghiên cứu của
(Chrobot-Mason và cộng sự [78], Griffin [110], Valentine [192], Cox và
Gallois [85], Berstein [63],…). Nhóm tác giả Chrobot-Mason, Button và
DiClementi [78] cho thấy những ngƣời lao động đồng tính rất có ý thức trong
việc đƣa ra quyết định có hay không tiết lộ bản dạng tính dục của mình tại nơi
làm việc. Trong khi các nghiên cứu trƣớc chỉ ra rằng các nhân viên đồng tính
thƣờng sử dụng các chiến lƣợc khác nhau nhƣ “đóng vai”, “né tránh” và “tích
hợp” để kiểm soát một bản sắc tính dục bị kì thị, nghiên cứu này tìm hiểu mối
quan hệ giữa từng chiến lƣợc nói trên với các yếu tố nhƣ: ý thức và sự thỏa
mãn về bản sắc tính dục, các hệ lụy liên đới… Kết quả chỉ ra những ngƣời lao
động đồng tính có nhiều khả năng sử dụng chiến lƣợc tích hợp khi họ có nhận
thức sâu sắc và mạnh mẽ hơn về căn tính của mình.
22
Đặt trong bối cảnh của lí thuyết dán nhãn đƣơng đại và phê bình nữ
quyền, Griffin [110] mô tả các chiến lƣợc kiểm soát bản sắc tính dục đƣợc sử
dụng bởi các nhà giáo dục đồng tính. Tham gia vào nghiên cứu này là 13 nhà
giáo dục tự xác định là đồng tính. Họ đƣợc phỏng vấn về những trải nghiệm
của mình với tƣ cách là một nhà giáo dục đồng tính. Những ngƣời tham gia đã
chọn các chiến lƣợc quản trị bản sắc: (a) bỏ qua, (b) che giấu, (c) công khai
ngầm, và (d) công khai rõ ràng.
Gill Valentine [192] lại đề cập đến sự thƣơng thỏa giữa các loại bản sắc
tính dục nhƣ một chiến lƣợc hòa nhập và phản kháng ở đối tƣợng đồng tính
nữ. Tác giả lập luận, bản chất của cộng đồng dân cƣ đồng tính (gay
residential communities) đƣợc giới học thuật quan tâm đáng kể, đặc biệt là
cách những biểu hiện mở của bản sắc tính dục đồng tính tác động đến đặc
điểm không gian ở cấp độ địa phƣơng. Tuy nhiên, mặc cảm hay ám ảnh là
ngƣời đồng tính đã khiến họ kìm hãm hoặc che giấu xu hƣớng và bản dạng
tính dục của mình ở những thời điểm và nơi chốn khác nhau. Nghiên cứu này
tìm hiểu cách những ngƣời đồng tính nữ đƣơng đầu với sự thù địch và phân
biệt đối xử thông qua sự đàm phán, thƣơng lƣợng giữa các loại bản sắc đối
nghịch. Tuy nhiên sự giằng xé phức tạp giữa bản sắc thực với những bản sắc
hƣ cấu là nguyên nhân dẫn đến những xung đột nội tại mãnh liệt. Do đó, sự
cân nhắc toan tính và thƣơng lƣợng đƣợc đƣa ra nhƣ một lựa chọn mà những
ngƣời đồng tính nữ sử dụng để giải quyết mâu thuẫn này. Cũng quan tâm đến
vấn đề căn tính, Cox và Gallois [85] khảo sát mô hình phát triển bản sắc đồng
tính từ điểm tựa của lí thuyết bản sắc xã hội. Các tác giả cho rằng các quan
điểm về phát triển bản sắc đồng tính đều tập trung vào các quá trình tâm lí cá
nhân nên một sự thay đổi cách tiếp cận từ góc độ tâm lí xã hội là cần thiết.
Theo đó, sự phát triển bản sắc đồng tính có cơ sở từ thực tiễn xã hội, chịu sự
chi phối bởi yếu tố tâm lí xã hội cũng nhƣ bối cảnh văn hóa - lịch sử. Trong
23
khi đó, Berstein [63] phát triển ý tƣởng về sự triển khai bản sắc (identity
deployment) nhƣ một hành động tập thể mang tính chiến lƣợc. Một so sánh
những chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong các chiến dịch về quyền của ngƣời
đồng tính cho thấy rằng sự tƣơng tác giữa các tổ chức phong trào xã hội, các
nhân vật chính trị, và các nhóm đối lập đã xác định nên các loại bản sắc đƣợc
triển khai.
1.1.4. Các nghiên cứu về tự sự của các nhóm ngoài lề và người đồng tính
1.1.4.1. Những nghiên cứu về tự sự như một chiến lược hình thành, phát
triển và thể hiện bản sắc
Tự sự phản ánh quá trình ngoài lề hóa và có vai trò quan trọng trong việc
kiến tạo và thể hiện bản sắc là luận điểm đƣợc đề cập đến trong nhiều nghiên
cứu. Cuốn sách Naming Silenced Lives: Personal Narratives and Processes of
Educational Change (1993) [Gọi tên những cuộc đời không đƣợc lắng nghe:
các tự sự cá nhân và quá trình thay đổi giáo dục] của McLaughlin và Tierney
[148] đã phân tích các hồ sơ tự truyện của các nhóm ngoài lề nhƣ: nhóm
thanh niên đô thị, nhóm ngƣời bản địa lớn tuổi, nhóm giáo viên ngƣời Navajo,
nhóm ngƣời khuyết tật, cộng đồng ngƣời đồng tính,… Những tự sự này đã
cho thấy cách các tổ chức giáo dục đã gạt bỏ, loại trừ các nhóm yếu thế này.
Chƣơng 6 của cuốn sách với tựa đề: "Self and Identity in a Postmodern
World: A Life Story" [Cái tôi và bản sắc trong một thế giới hậu hiện đại: một
câu chuyện cuộc đời] đã chỉ ra vai trò của tự sự trong việc hình thành bản sắc
của các nhóm ngoài lề và chứng tỏ sự tồn tại của mình.
Bài viết của Hall [112] khám phá những góc khuất trong đời sống của
nhóm khuyết tật học vấn thông qua việc diễn giải các tự sự của họ. Bài viết
cũng cho thấy họ đã bị loại trừ nhƣ thế nào và tìm cách hòa nhập xã hội từ vị
trí của kẻ ngoài lề ra sao. Ở đây các tự sự đóng vai trò quan trọng trong quá
24
trình hòa nhập vào những không gian xã hội dòng chính (mainstream socio-
spaces) của nhóm này.
Vấn đề bản sắc luôn là vấn đề nóng bỏng trong các cuộc tranh luận chính
trị hiện nay. Carol Johnson [127] phân tích các tự sự về bản sắc từ ba trƣờng
hợp cụ thể: nhóm ngƣời thuộc địa Australia, nhóm đồng tính luyến ái nữ, và
vai trò của tính giai cấp/đẳng cấp trong xã hội Anh-Mỹ đƣơng đại. Bài viết
của ông đã khám phá hai dạng tự sự: dạng tự sự bản sắc bị ngoài lề hóa
(marginalized identity narratives), dạng tự sự bản sắc đặc quyền (privileged
identity narratives), và những xung đột qua lại giữa chúng. Chẳng hạn, câu
chuyện của nhóm đồng tính nữ có màu sắc tƣơng phản với những đạo luật tôn
giáo chống đối hôn nhân đồng tính… Những giao cắt phức tạp, sự tƣơng thích
và khác biệt giữa các tự sự đã chỉ ra đáng kể cách khái niệm bản sắc đƣợc
thoát thai. Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng các tự sự đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành các diễn ngôn kiến tạo bản sắc.
Nhìn nhận tự sự như một chiến lược gắn liền và thể hiện tính chủ thể
văn hóa là ý tƣởng đƣợc đề cập trong một số nghiên cứu (Hegde [117],
Sanchita [175],…). Đối tƣợng nghiên cứu của công trình “Narratives of
silence: Rethinking gender, agency, and power from the communication
experiences of battered women in South India” [Những tự sự của sự im lặng:
nghĩ lại về giới, tính chủ thể và quyền lực từ những trải nghiệm của những
ngƣời phụ nữ bị bạo hành ở miền Nam Ấn Độ] [117] là những ngƣời phụ nữ
bị bạo hành ở miền Nam Ấn Độ. Những khái nệm về tính tự chủ hay tính chủ
thể, những ý tƣởng về giới, quyền lực đã đƣợc nhìn nhận và suy xét lại thông
qua việc khảo sát và diễn giải các tự sự của những ngƣời phụ nữ bị bạo hành.
Tuy nhiên, những tự sự này là những tự sự của sự im lặng. Sự im lặng và cơ
chế vận hành của nó đã phản ánh sự phụ thuộc và những giới hạn về tính tự
chủ của nhóm phụ nữ yếu thế này và phơi bày sự phức tạp chính trị trong bối
25
cảnh của một Ấn Độ đƣơng đại. Trong khi đó, sử dụng phƣơng thức tự sự mà
cụ thể là dũng cảm công khai các câu chuyện sâu kín của bản thân là chiến
lƣợc của phụ nữ Pakistan nhằm phản kháng lại sự ngoài lề hóa. Đây là nội
dung chính đƣợc trình bày trong công trình “Status of women in Pakistan” [Vị
thế của phụ nữ ở Pakistan] của tác giả Sanchita [175].
Nghiên cứu về cuốn tự truyện của Lê Vân - một nghệ sĩ nổi tiếng - của
John C. Schafer có tên “Le Van and notion of Vietnamese womanhood”
[178], sau đƣợc dịch và công bố trên Tạp chí Nghiên cứu văn học với tựa “Lê
Vân và những quan niệm về giới nữ Việt” cũng nhấn mạnh đến tính chủ thể
văn hóa bên cạnh vai trò tác động của bối cảnh xã hội. Thông qua việc diễn
giải và phân tích hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc và bản thể của một
ngƣời phụ nữ bị mang tiếng là giật chồng, bất hiếu, hƣ hỏng, Schafer đã cho
thấy chức năng phản chiếu hiện thực xã hội của tự sự khi nhận định chuyện
đời của ngƣời nữ nghệ sĩ đã “phản ánh những văn bản mà ngƣời Việt theo đó
dựng nên quan điểm của họ về giới”, nhƣng mặt khác, vẫn nhìn ra sự “tự vận
động của cá nhân” và không hề xem thƣờng tính chủ thể của kẻ yếu khi
không bỏ sót dễ dàng những tình tiết trong câu chuyện đời mà ở đó minh
chứng cho “ý chí cá nhân chống lại hình thức văn hóa”.
1.1.4.2. Những nghiên cứu về tự sự ở người đồng tính (trường hợp những
nhân vật, con người có thật)
Trong các nghiên cứu về tự sự của các cá nhân và các nhóm ngoài lề,
chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các nghiên cứu về tự sự ở ngƣời đồng tính.
Trƣớc hết là mảng nghiên cứu tự sự của những nhân vật, những con người có
thật (Dow [91], Cohler và cộng sự [82], Hammack và Cohler [114], Faulkner
và Hecht [96]…). Bằng phƣơng pháp tiếp cận lịch sử cuộc đời, Dow [91] đã
phân tích nhiều khía cạnh trong tự sự đồng tính của Ellen DeGeneres - một
ngôi sao hài kịch, một MC các chƣơng trình talkshow nổi tiếng của Mĩ. Câu
26
chuyện công khai bản ngã và tự phơi bày những góc khuất cuộc đời của ngôi
sao truyền hình này đã thấm nhiễm trong nó ý nghĩa của sự phản kháng, sự
giải phóng và minh họa cho quyền năng của nghi lễ rửa tội (hay sự tự thú)
đƣợc mô tả trong cuốn sách kinh điển Lịch sử tính dục của Michele Foucault.
Trong khi đó các nghiên cứu của Cohler và cộng sự [82], Hammack và Cohler
[114], Faulkner và Hecht [96] lại thảo luận về việc tạo dựng bản sắc đồng tính
thông qua các tự sự và xem bản sắc đồng tính nhƣ một sự kiến tạo mang tính
văn hóa xã hội. Chƣơng sách Making a Gay Identity: Life Story and the
Construction of a Coherent Self [Hình thành bản sắc đồng tính: Lịch sử cuộc
đời và sự kiến tạo bản thân] của Cohler và cộng sự [82] trong công trình
“Identity and story: Creating self in narrative” (2006) [Bản sắc và câu chuyện:
Sáng tạo bản thân trong tự sự] tìm hiểu sự tƣơng tác của những biến đổi xã
hội với việc kiến tạo bản sắc đồng tính thông qua câu chuyện cuộc đời của ba
ngƣời đàn ông thuộc các thế hệ khác nhau. Các tác giả cho rằng những tự sự
này phản ánh cơ sở văn hóa, xã hội, lịch sử của bản sắc đồng tính. Mặt khác,
Cohler và cộng sự cũng xác định bản sắc đồng tính nhƣ là một tự sự, trong đó
dục vọng luyến ái đồng giới đƣợc nhận ra và tích hợp vào hồ sơ cuộc đời
thông qua thực tiễn xã hội. Nói cách khác, bản sắc đồng tính đƣợc nhìn nhận
nhƣ một câu chuyện khởi nguồn từ những động năng tính dục nhƣng sau đó
đƣợc thúc đẩy bởi các trải nghiệm và thực hành qua những tƣơng tác văn hóa
- xã hội. Các tác giả cũng lập luận rằng những biến động trong cuộc sống của
những ngƣời đồng tính sẽ tạo ra những bối cảnh mới trong đó các tự sự về
bản sắc đƣợc bổ sung, tái tạo và chia sẻ.
Bối cảnh chính trị, xã hội cho sự phát triển bản sắc tính dục tại Mĩ đã
thay đổi rõ rệt kể từ giữa thế kỉ XX. Những ngƣời đồng tính đã luôn phải thỏa
hiệp giữa dục vọng/căn tính bản thân với các động thái ngoài lề hóa bị chi
phối bởi các thế lực chính trị. Hammack và Cohler [114] đã tập trung diễn
27
giải tính chính trị của sự loại trừ những ngƣời đồng tính thông qua việc khảo
sát, phân tích tự truyện của một ngƣời đồng tính nam về những thăng trầm
trong suốt sáu thập kỉ và lịch sử cuộc đời một nhóm thanh niên đồng tính
đƣơng thời tại Mĩ, bài viết đã trình bày chi tiết những tác động của sự im lặng,
loại trừ và lệ thuộc mang tính lịch sử. Chỉ ra mối liên hệ giữa tự sự với quá
trình loại trừ nhƣng Hammack và Cohler cũng lập luận rằng chính tự sự cũng
góp phần đắc lực vào quá trình hòa nhập và kiến tạo bản sắc đồng tính. Trong
khi đó, nhóm tác giả Faulkner và Hecht phân tích tự sự về bản sắc của những
ngƣời Do Thái đồng tính, song tính và chuyển giới. 31 thông tín viên đã kể lại
câu chuyện họ tranh đấu với bản ngã và dục vọng, thƣơng thỏa và kiểm soát
bản sắc tính dục của mình. Trong quá trình tranh đấu và thỏa hiệp đó không
tránh khỏi những xê dịch, xung đột giữa đồng hóa và tha hóa. Các phân tích
cho thấy bản sắc, xét cho cùng, là câu chuyện của sự đàm phán và thƣơng
thảo giữa riêng và chung, giữa cá nhân và tập thể, giữa dị hóa và đồng hóa.
1.1.4.3. Những nghiên cứu về tự sự đồng tính trong văn học và điện ảnh
Bên cạnh mảng nghiên cứu tự sự của những nhân vật, những con ngƣời
có thật là một mảng nghiên cứu tập trung vào các tự sự đồng tính trong văn
học và điện ảnh (ít nhiều mang tính hƣ cấu); đáng chú ý là các công trình:
“The Celluloid closet: Homosexuality in movies” [Chiếc tủ Celluloid: Đồng
tính trong phim ảnh] của Vito Russo [172], “Gaiety transfigured: Gay self-
repression in American Literature” [Vui tƣơi biến hình: Ẩn ức đồng tính trong
văn học Mĩ] của David Bergman [62], “The double lives of man: Nararion
and Identification in the late nineteenth-century representation of ec-centric
masculinities” [Cuộc sống hai mặt của ngƣời đàn ông: Tự sự và bản sắc trong
các đại diện của nam tính lập dị ở cuối thế kỉ XIX] của Cohen [81],
“Homosexuality and narrative” [Đồng tính và tự sự] của Dennis W. Allen
[54], “Queer discourse and young adult novel: Repression and power in gay
28
male adolescent literature” [Ẩn ức và quyền lực trong văn học về nam thanh
niên đồng tính] của R.S. Trites [189], “The psychological world of gay
teenager: Social change, narrative, and “normality”” [Thế giới tâm lí của
thanh thiếu niên đồng tính: Sự biến đổi xã hội, tự sự và “cái bình thƣờng”],
“Making a gay identity: Life story and the contruction of a coherent self”
[Hình thành một bản dạng đồng tính: Câu chuyện cuộc đời và sự kiến tạo bản
thân] của Cohler và Hammack [82],... Thông qua việc khảo sát các tự sự của
những ngƣời thiểu số tính dục trong các tác phẩm văn học (thơ, truyện ngắn,
tiểu thuyết, hồi kí,…) và các tác phẩm điện ảnh, các nghiên cứu này chỉ ra
rằng các tự sự có chức năng hình thành cái tôi và diễn đạt bản sắc bị che giấu
ở những ngƣời thiểu số tính dục.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về đề tài đồng tính qua văn chƣơng, đáng chú ý,
có các bài viết sau của Nguyễn Quốc Vinh, Đỗ Lai Thúy và Trần Ngọc Hiếu
đã đƣợc nhắc tới ở mục 1.1.1.4.
Đặt luận án của mình vào bối cảnh nghiên cứu nhƣ trên, chúng tôi giả
thuyết rằng, trong bối cảnh chính trị, văn hóa đặc thù của xã hội Việt Nam
đƣơng đại, những ngƣời đồng tính đã lựa chọn và sử dụng các phƣơng thức tự
sự mang dấu ấn riêng để giải phóng ẩn ức, định nghĩa bản thân và kiến tạo,
diễn đạt bản sắc.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Hệ thống khái niệm
1.2.1.1. Người đồng tính
Đồng tính luyến ái (homosexuality), gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ
việc yêu đƣơng hay quan hệ tình dục giữa những ngƣời cùng giới tính với
nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng
chỉ sự tự ý thức, định vị của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham
gia vào một cộng đồng có chung điều này. Ngƣời đồng tính (homosexual), do
29
đó, là những ngƣời có xu hƣớng bị hấp dẫn trên phƣơng diện tình yêu, tình
dục với những ngƣời cùng giới tính với mình.
1.2.1.2. Thiểu số tính dục
Thiểu số tính dục là thuật ngữ để chỉ nhóm ngƣời có xu hƣớng tính dục
phi dị tính. Trong nhiều trƣờng hợp, cộng đồng thiểu số tính dục còn đƣợc gọi
là cộng đồng LGBT là tên viết tắt của cộng đồng ngƣời đồng tính nữ
(lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (bisexual) và chuyển giới
(transgender).
1.2.1.3. Ngoài lề hóa
Ngoài lề hóa (marginalization) là một quá trình trong đó các cá nhân
hoặc các nhóm/cộng đồng bị bỏ quên, loại trừ hoặc gạt ra rìa xã hội một cách
có hệ thống [183]. Cụ thể, họ không đƣợc nhắc đến hoặc đƣợc nhắc đến
nhƣng ở mức độ không thỏa đáng trong các cuộc tranh luận chính trị, đàm
phán xã hội hay thƣơng lƣợng kinh tế,… Các nhóm bị ngoài lề hóa cũng
thƣờng là các nhóm thiểu số. Họ chịu nhiều bất lợi, thiệt thòi, bị phân biệt đối
xử, bị hạn chế cơ hội tiếp cận các quyền căn bản, thƣờng có vị thế thấp kém
và quyền lực ít ỏi hơn so với nhóm đa số. Bị ngoài lề hóa không phải là đặc
điểm chỉ có ở riêng ở ngƣời đồng tính hay nhóm thiểu số tính dục mà còn có
ở nhiều nhóm thiểu số khác. Cùng với xu hƣớng tính dục thì tuổi tác, phái
tính, dân tộc, chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo, sức khỏe,… là những
tiêu chí mang tính lịch sử đƣợc sử dụng cho quá trình “ngoài lề hóa”.
1.2.1.4. Ẩn ức
Trong quá trình khái niệm hóa thuật ngữ “ẩn ức”, chúng tôi nhận thấy về
mặt sắc thái ý nghĩa, ẩn ức rất gần với thuật ngữ “repression” (đƣợc nhiều
ngƣời dịch là sự dồn ép) - một khái niệm trọng tâm của ngành phân tâm học.
Dựa trên các quan điểm của các nhà phân tâm học về “repression” (Freud [6],
Laplanche và Pontalis [137], Morris [154], Boag [66], [67]), trong luận án
30
này, ẩn ức đƣợc hiểu là tình trạng nỗ lực loại bỏ những xúc cảm, ý nghĩ, kí
ức, thôi thúc, ham muốn… ra khỏi ý thức bằng cách dồn nén, chế ngự chúng
trong vô thức. Những xúc cảm, ao ƣớc, ham muốn ấy không đƣợc chính chủ
nhân của chúng chấp nhận do bị cho là không phù hợp với lƣơng tâm, đạo
đức và chuẩn mực xã hội.
1.2.1.5. Tự sự
Theo cách hiểu thông thƣờng, tự sự (narrative) chỉ là một câu chuyện -
có thực hoặc hƣ cấu. Nhƣng theo cách hiểu của ngành nghiên cứu văn hóa, tự
sự có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Tự sự là phƣơng thức hiện thực hóa câu chuyện
và có thể tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ - nói hoặc viết, và
bên cạnh đó, còn có thể là âm thanh, hình ảnh và ngôn ngữ cơ thể… Vì vậy
mới có tự sự trong âm nhạc, trong hội họa, trong điện ảnh, trong nghệ thuật
trình diễn… Ngoài ra, giới nghiên cứu còn cho rằng, tự sự, thậm chí còn tồn
tại cả trong nhận thức, hay nói cách khác, mọi nhận thức đều có tính tự sự.
Gắn với nhận thức, tự sự đƣợc hiểu là một thao tác hệ thống hóa, tổng thể
hóa, qua đó, mọi thứ đều đƣợc sắp xếp vào một cấu trúc có quan hệ ràng buộc
chặt chẽ với nhau, cái này là nguyên nhân hay hệ quả của cái khác. Từ quan
niệm đó, ẩn dụ thậm chí cũng đƣợc xem là các tự sự chứ không đơn thuần chỉ
là các biện pháp tu từ (Lakoff và Johnson [135]). Chia sẻ với ý tƣởng trên,
Bava [59] gọi tự sự là ẩn dụ biết kể chuyện.
1.2.1.6. Bản sắc
Nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Erik Erikson (1902-1994) là một trong
những ngƣời đầu tiên quan tâm đến “bản sắc” (identity). Trong công trình
của mình, ông sử dụng thuật ngữ “bản sắc bản ngã” (ego identity) (thi
thoảng còn đƣợc gọi là “the self” (tự ngã)), đƣợc hiểu là những đặc tính để
phân biệt ngƣời này với ngƣời kia. Theo Erikson, bản sắc chủ yếu nói đến
31
sự tự ý thức hoặc định dạng (identification) về cái cá nhân, gần tƣơng tự
nhƣ cách cá nhân đƣợc ngƣời khác quan sát và nhận diện [95].
Có hai quan điểm tiếp cận đối với vấn đề bản sắc. Cách tiếp cận bản thể
luận cho rằng bản sắc là cái tự có, bất biến, vĩnh cửu, đƣợc quy định bởi các
tiêu chí khách quan nhƣ tổ tiên chung hay các đặc điểm sinh học. Trong khi
đó, quan điểm kiến tạo luận cho rằng bản sắc là sản phẩm của các điều kiện
văn hóa, xã hội, đƣợc hình thành bởi một sự lựa chọn chủ yếu các đặc điểm
nhất định. Khái niệm bản sắc trong luận án này đƣợc hiểu nhƣ là những đặc
điểm mà bản thân ngƣời đồng tính tự tạo nên hoặc do xã hội nhìn nhận họ.
Nói cách khác, bản sắc không phải là cái tự thân mà là một tiến trình kiến tạo
xã hội.
Trong luận án này, chúng tôi dùng thuật ngữ bản sắc theo hai nghĩa: bản
sắc cá nhân và bản sắc nhóm. Gắn với cá nhân, có chỗ chúng tôi sử dụng
thuật ngữ “căn tính” để thay thế cho thuật ngữ bản sắc.
1.2.1.7. Quyền lực
Luận án này sử dụng khái niệm quyền lực theo cách hiểu của M.
Foucault. Với ông, quyền lực (power) đƣợc sản sinh và vận hành chủ yếu
thông qua các diễn ngôn - một thuật ngữ đƣợc chính ông định nghĩa là “các
phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có tính hiệu lực nhất định trong thế
giới thực”, “một nhóm các quan điểm đƣợc cá thể hóa” hoặc “một hoạt động
đƣợc kiểm soát/điều chỉnh nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” (Dẫn
theo Mills [152, tr. 6]). Góc nhìn diễn ngôn đã dẫn Foucault tới chỗ đoạn
tuyệt với các quan điểm truyền thống về quyền lực. Quyền lực, theo ông,
không phải chỉ là một cấu trúc hay một tác tố bao gồm những gì mà một số
ngƣời có khả năng khống chế, cƣỡng bức hay ra lệnh ngƣời khác theo cách
hiểu cũ mà quyền lực có mặt ở khắp mọi nơi, nó phân tán hơn là tập trung, nó
32
nhập thân hơn là bị chiếm hữu, nó thuộc về diễn ngôn hơn là thuần túy có tính
chất cƣỡng bức [98].
1.2.1.8. Tính chủ thể
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tính chủ thể (subjectivity). Trong luận
án này, chúng tôi sử dụng cách hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa, cho rằng
tính chủ thể là một thực thể có năng lực tự quyết (agency) trong sự gắn kết
sâu sắc với những hệ thống quyền lực. Tính chủ thể đƣợc hình thành thông
qua vô số tƣơng tác trong xã hội. Nó vừa là quá trình cá thể hóa vừa là quá
trình xã hội hóa. Trên thực tế, mỗi cá nhân không thể tồn tại cô lập trong một
môi trƣờng khép kín, mà ngƣợc lại, họ không ngừng tham gia vào các tƣơng
tác với thế giới xung quanh. Vì thế, tính chủ thể đƣợc định hình bởi chính nó và
bởi những điều kiện chính trị, văn hóa, lịch sử, xã hội cũng nhƣ thế giới tự nhiên.
1.2.1.9. Phản kháng
Theo Duncombe [93], phản kháng (resistance) là thực hành sử dụng
văn hóa mà cụ thể là những hệ thống ý nghĩa và biểu trƣng để chống lại một
thứ quyền lực bá quyền. Theo đó, trong luận án này, khái niệm phản kháng
đƣợc sử dụng để nhấn mạnh việc ngƣời đồng tính đã dùng các tự sự và hệ
thống ý nghĩa, biểu trƣng đi kèm để chống lại quyền lực dị tính thống trị trong
xã hội.
1.2.2. Lý thuyết và quan điểm tiếp cận
Ở phần này, chúng tôi trình bày cơ sở lý luận làm nền tảng cho cách tiếp
cận của luận án. Đó là quan điểm tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hóa
(Cultural Studies) và lý thuyết tự sự (narrative) từ góc nhìn văn hóa.
1.2.2.1. Quan điểm tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hóa
Trƣớc hết, luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc nhìn của ngành
nghiên cứu văn hóa. Đây là một lĩnh vực liên ngành, xem văn hóa là một hệ
thống các ý nghĩa và biểu trƣng sản sinh từ những thực hành và những quá
33
trình luôn thay đổi, tƣơng tác trong sự kiểm soát, chi phối ngặt nghèo của các
cơ chế quyền lực… Nghiên cứu văn hóa, theo Geertz, suy cho cùng không
phải là một khoa học thực nghiệm khám phá quy luật mà là một ngành diễn
giải đi tìm ý nghĩa [105, tr.5].
Nhƣ vậy, trong cách tiếp cận của ngành Nghiên cứu văn hóa, văn hóa
không gắn với hệ thống giá trị trừu tƣợng nhƣ những thành quả tinh túy của
con ngƣời, cũng không phải đƣợc tạo ra từ những thực thể xã hội riêng biệt,
ổn định, bền vững theo cách hiểu cũ, mà là một hệ thống các thực hành của
con ngƣời luôn ở trong trạng thái động (Phạm Quỳnh Phƣơng [40, tr. 14].
Văn hóa không phải là một bộ ý niệm tất định, vĩnh cửu mà là một hệ thống ý
nghĩa phức tạp và khả biến.
Là một lĩnh vực liên ngành nên nghiên cứu văn hóa có những đƣờng
biên phân định khá mờ nhạt với một số ngành khoa học xã hội khác. Tuy
nhiên, giữa nghiên cứu văn hóa với các ngành gần với nó vẫn có những sự
khác biệt và sự khác biệt căn bản nhất chính là ở chỗ nghiên cứu văn hóa
dành sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực - một yếu tố tối quan
trọng của văn hóa đã bị những ngành kia bỏ qua. Chính sự quan tâm đặc biệt
đến quyền lực đã tạo ra một “bƣớc ngoặt văn hóa” (cultural turn) trong khoa
học xã hội nói chung và trở thành đặc trƣng then chốt của ngành.
Nhƣ trên đã nói, tƣ tƣởng của Michel Foucault đóng vai trò nền tảng
trong quan điểm của ngành nghiên cứu văn hóa về quyền lực. Trong lý thuyết
của Foucault, diễn ngôn và quyền lực là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ và
không thể tách rời nhau. Từ quan điểm quyền lực đƣợc sinh ra và vận hành
chủ yếu thông qua các diễn ngôn, ông tiến thêm một bƣớc nữa khi cho rằng
trong bất kì xã hội nào, diễn ngôn chính là quyền lực, hay nói một cách chính
xác hơn, mọi diễn ngôn đều đƣợc sản xuất bởi quyền lực, nhƣng mặt khác (và
do đó), nó cũng đƣợc sử dụng nhƣ một chiến lƣợc phản kháng [99, tr. 101].
34
Thuộc về diễn ngôn, quyền lực gắn liền với “các chế độ chân lí” (regimes of
truth) - đƣợc hiểu là hệ thống những tín điều và những quy phạm đƣợc chấp
nhận và đƣợc chia sẻ để mọi ngƣời, theo đó, phân biệt cái đúng và cái sai, cái
thật và cái giả, đánh giá mọi việc và quyết định những gì mình nên làm, có
thể làm hoặc phải làm. Theo ý nghĩa đó, quyền lực trở thành một thứ siêu
quyền lực (metapower): nó ở khắp nơi; nó đến từ khắp nơi; nó không giới hạn
trong lĩnh vực kinh tế hay chính trị mà còn ở hệ thống giáo dục, truyền thông,
khoa học và đặc biệt, ý thức hệ [98, tr. 131]. Cái “chế độ chân lí” ấy không
nhất thành bất biến và cũng không chỉ đƣợc áp đặt từ trên xuống dƣới. Quyền
lực - nhất là quyền lực-diễn ngôn - cũng có thể đến từ những ngƣời bị trị,
những ngƣời yếu thế, những nhóm thiểu số trong xã hội, nghĩa là đƣợc kiến
tạo từ dƣới lên.
Nhƣ vậy, dƣới ánh sáng của ngành nghiên cứu văn hóa, quyền lực có
mặt ở khắp mọi nơi. Quyền lực không chỉ thể hiện trên phƣơng diện thể chế
mà quyền lực còn đƣợc thể hiện ở cấp độ cá nhân. Quyền lực không chỉ đƣợc
nhìn theo chiều từ trên xuống mà còn đƣợc soi tỏ từ dƣới lên. Quyền lực
không chỉ nằm trong tay nhà nƣớc và những ngƣời cầm quyền mà quyền lực
còn đƣợc nhen nhóm từ những ngƣời bị trị, những ngƣời vốn không có quyền
lực. Ở đâu có đàn áp ở đó có phản kháng, ở đâu có quyền lực ở đó có đối
quyền lực [99, tr. 123]. Từ góc nhìn đó, nghiên cứu văn hóa đặc biệt quan tâm
đến những số phận bên lề xã hội bởi qua những số phận này, có thể hiểu đƣợc
cơ chế vận hành của quyền lực.
Ở khía cạnh này, ngƣời đồng tính là đối tƣợng quan tâm của ngành
nghiên cứu văn hóa bởi họ là nhóm thiểu số bị ngoại biên hóa, vô hình hóa
dƣới sự tác động của cơ chế quyền lực thông qua sự vận hành của diễn ngôn.
Tìm hiểu về ngƣời đồng tính, góc nhìn của ngành nghiên cứu văn hóa
dựa trên quan điểm kiến tạo xã hội về tính dục của các nhà nữ quyền luận và
35
các học giả theo trƣờng phái học thuật Pháp, xã hội học và lịch sử. Định vị
tính dục trong mối liên hệ mật thiết với không gian và thời gian, thuyết kiến
tạo xã hội đã bác bỏ định nghĩa tính dục xuyên lịch sử, xuyên quốc gia, thay
vào đó, cho rằng tính dục là do các yếu tố văn hóa, xã hội quy định, đồng thời
chối bỏ quan điểm mang tính bản thể luận cho rằng sự khác biệt giữa đồng
tính với dị tính là tự nhiên và tất yếu. Bằng việc xem sự khác biệt đó là “sản
phẩm đƣợc trù định hoặc không đƣợc trù định bởi các thực hành xã hội”
(Haslanger [116, tr.17]), nói cách khác, là một sáng tạo của văn hóa và lịch
sử, hơn là sự sắp đặt của tạo hóa, lăng kính kiến tạo xã hội đã mở ra những
khám phá sâu sắc hơn về những động năng khác nhau đã hình thành và duy trì
các loại tính dục, từ đó, sẵn sàng trả lời cho câu hỏi: “Đồng tính đƣợc tạo ra
trong/bởi những ma trận xã hội nào?” và “Việc dán nhãn đồng tính có hàm ý
chính trị gì?” Trả lời những câu hỏi đó, quan điểm kiến tạo xã hội đã thách
thức huyền thoại nhị phân đồng tính-dị tính, phủ định đó không phải là cách
duy nhất để hiểu và phân loại tính dục, đồng thời cho rằng tính dục không
phải là sự hấp dẫn mang tính bản năng, tiền xã hội, tĩnh tại mà có tính lỏng,
bất định, phụ thuộc vào những tác động của lịch sử, xã hội. Từ góc nhìn kiến
tạo luận, tính dục, bao gồm đa dạng các động năng tính dục, tri thức tính dục,
bản sắc tính dục, ham muốn tính dục, ẩn ức tính dục… trong đó có đồng tính,
đều đƣợc cấu trúc bởi các nhân tố lịch sử, văn hóa, xã hội. Theo đó, mối quan
hệ giữa xã hội với đồng tính đƣợc nhấn mạnh, đồng tính không phải là một
khái niệm mang tính phổ quát, một đặc điểm sinh học, thuần túy bản năng, tự
nhiên nhi nhiên mà đƣợc kiến tạo về mặt xã hội và bởi xã hội. Thoát li quan
điểm bản thể luận, các nhà nghiên cứu, dƣới lăng kính kiến tạo luận, tràn trề
cảm hứng trong việc khám phá ý nghĩa xã hội của từng hành vi, thực hành,
cộng đồng và bản sắc đồng tính.
36
Trong luận án này, chúng tôi dựa trên một số khái niệm quan trọng khác
của ngành nghiên cứu văn hóa là “tính chủ thể (subjectivity), năng lực tự
quyết (agency) và bản sắc/căn tính (identity). Theo Barker, “vấn đề chủ thể và
“bản sắc” khó có thể tách rời nhau, và đặc biệt thuật ngữ “bản sắc” xuất hiện
nhƣ một chủ đề trung tâm của nghiên cứu văn hóa vào những năm 90 của thế
kỉ trƣớc, đƣợc châm ngòi từ các cuộc đấu tranh chính trị, cũng nhƣ mối quan
tâm về triết học và ngôn ngữ” (Dẫn theo Phạm Quỳnh Phƣơng [40, tr.14]). Từ
lăng kính kiến tạo luận, ngành nghiên cứu văn hóa cho rằng bản sắc không
phải là cái tự thân, có sẵn mà là những kiến tạo mang tính văn hóa xã hội, cụ
thể là sản phẩm của những diễn ngôn. Bản sắc cũng không phải là hữu thể cố
định vĩnh viễn mà lúc nào cũng ở đang ở trong tiến trình đƣợc kiến tạo, một
cái gì đang đƣợc hình thành. Mặt khác, trong quá trình hình thành bản sắc, từ
mối quan tâm đến khía cạnh quyền lực của những kẻ vốn không có quyền lực,
các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá cao vai trò của chủ thể và năng lực tự
quyết. Từ góc nhìn đó, bản sắc chính là quá trình đấu tranh và thƣơng thảo
giữa chủ thể và những hoàn cảnh văn hóa, xã hội.
1.2.2.2. Lý thuyết tự sự từ góc nhìn văn hóa
Đời sống con ngƣời là một thực thể đƣợc ráp nối không ngừng nghỉ bởi
tự sự. Tất cả chúng ta đều sống trong, bằng và với các tự sự. Tự sự xuất hiện
trong các câu chuyện hằng ngày mà chúng ta chia sẻ cho nhau, trong các cuộc
tán gẫu, điện đàm, trong những bức thƣ, những cuốn nhật kí, những giấc mơ,
những bài hát ru, những truyện cổ tích, trong những lời nhận xét, bình phẩm
của chúng ta về ngƣời khác bằng cách tạo ra những câu chuyện về ngƣời đó,
trong những bài học giáo dục đạo đức công dân đƣợc dạy trong nhà trƣờng…
Đúng nhƣ Berger tổng kết, “chúng ta ít khi nghĩ về nó nhƣng cả cuộc đời
chúng ta đều đắm mình trong các tự sự. Mỗi ngày chúng ta bơi trong biển
chuyện mà chúng ta đã nghe, đã đọc, đã thấy suốt từ thuở ấu thơ cho tới khi
37
từ giã cõi đời. Thậm chí ngay cả cái chết cũng đƣợc ghi lại trong những tự sự”
[61, tr. 1]
Nếu tự sự, đƣợc hiểu theo cách đơn giản nhất, là câu chuyện thì nó đã
xuất hiện từ rất xa xƣa, cùng với sự có mặt của loài ngƣời. Nhƣng với tƣ cách
là một thuật ngữ thì tự sự mới đƣợc nhắc đến nhiều trong khoảng năm thập
niên trở lại đây. Trƣớc đó, tự sự chỉ xuất hiện một cách thƣa thớt và hầu nhƣ
chỉ giới hạn trong lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học. Cho đến khoảng
cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, việc sử dụng thuật ngữ tự sự mới nở
rộ, trở thành một bƣớc ngoặt quan trọng trong học thuật - “bƣớc ngoặt tự sự”
(narrative turn), đánh dấu bằng sự ra đời của một ngành học mới - tự sự học
(narratology) với những tên tuổi lớn nhƣ Tzvetan Todorov, Gérald Genette,
A. J. Greimas, Claude Bremond, và đặc biệt, Roland Barthes. Nhƣng thuật
ngữ tự sự không chỉ giới hạn trong ngành Tự sự học hay nghiên cứu văn học
nói chung. Nó còn lấn sang hầu hết mọi lĩnh vực thuộc khoa học nhân văn,
khoa học xã hội, luật học, thần học và tràn lên các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng. Ở đâu cũng nghe nói đến tự sự (Nguyễn Hƣng Quốc [42]). Trong
cuốn Postmodern Narrative Theory xuất bản năm 1998, Mark Currie nhận
xét: Nếu có một sáo ngữ liên quan đến Tự sự học đƣơng đại thì câu đó nhất
định sẽ là: “tự sự có mặt ở khắp nơi” [87, tr. 1].
Tóm lại, có nhiều hƣớng lý thuyết tự sự khác nhau. Trong luận án này,
chúng tôi sử dụng hƣớng lý thuyết văn hóa về tự sự để làm điểm tựa cho việc
tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Ở góc độ văn hóa, các nhà nghiên cứu dành sự
quan tâm đặc biệt cho mối quan hệ của tự sự với các vấn đề “bản sắc”, “cộng
đồng”, “quyền lực”. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà tự sự cũng là một khái
niệm trung tâm của ngành nghiên cứu văn hóa. Gắn với ba khái niệm vừa nêu,
các nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra các chức năng quan trọng sau của tự sự:
38
Thứ nhất, tự sự là một trong những cách thức quan trọng nhất để con
ngƣời kiến tạo bản sắc: không chỉ bản sắc cá nhân mà còn bản sắc cộng đồng,
bản sắc của một nền văn hóa (Bruner [71]; Berger [61]). Bản sắc của từng cá
nhân đƣợc hình thành bằng tự sự thông qua các kinh nghiệm cũng nhƣ các
hình ảnh mà chúng ta tự nghĩ về mình và thể hiện ra cho ngƣời khác thấy. Với
tƣ cách là một công cụ để tổ chức các kinh nghiệm và một dạng thức diễn
ngôn để cung cấp ý nghĩa cho cuộc sống của con ngƣời thông qua các câu
chuyện [71], tự sự có vai trò chính yếu trong việc tạo dựng bản sắc.
MacIntyre quan niệm “con ngƣời, trong hành động và thực hành, cũng nhƣ
trong tƣởng tƣợng hƣ cấu của hắn, đều là một con vật kể chuyện” [144, tr.
201]. Cũng trong chiều hƣớng ấy, Holstein và Gubrium xem bản ngã của
chúng ta nhƣ những hữu thể đƣợc kể chuyện (storied beings), kết quả của việc
kể chuyện liên tục (dẫn theo Merrill [151]). Còn Phelan thì tiên báo về sự ra
đời của một “đế chế tự sự” - nơi tự sự không đơn thuần chỉ là phƣơng tiện
kiến tạo bản sắc mà nó chính là bản sắc – những câu chuyện cuộc đời [162, tr.
205].
Thứ hai, tự sự là phƣơng thức quan trọng để tạo dựng cộng đồng. Nó
không phải là cái gì thuần túy có tính chất cá nhân. Tự sự nào cũng có tính
tƣơng tác và quan hệ. Tự sự là câu chuyện, và các câu chuyện dù cá nhân,
riêng tƣ đến mấy vẫn liên hệ với những cái khác: thời gian, không gian, cảnh
huống và những con ngƣời khác, vì thế nó mang màu sắc, dấu ấn của cả một
cộng đồng. Do đó, khi đƣợc chia sẻ giữa ngƣời này với ngƣời kia, nghĩa là,
tham gia vào một quá trình tƣơng tác xã hội, tự sự dễ dàng tạo ra sự kết nối -
một điều kiện then chốt để hình thành nên cộng đồng. Gergen xem tự sự nhƣ
“một nguồn lực cộng đồng đƣợc con ngƣời sử dụng trong những mối quan hệ
đang tiếp diễn” [106, tr. 189]. Còn theo Lyotard [143], tính “kết nối” hay
“ràng buộc xã hội” (social bond) đã khiến cho các tự sự trở thành nguồn
nguyên liệu chung tạo nên cộng đồng cũng nhƣ bản sắc cộng đồng. Và hơn
thế, khi mọi ngƣời cùng chia sẻ với nhau, nhận ra nhau trong một tự sự
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY
Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY

More Related Content

What's hot

Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSayuri Huỳnh
 
Đa dạng tính dục-Ths My
Đa dạng tính dục-Ths MyĐa dạng tính dục-Ths My
Đa dạng tính dục-Ths MyHoàng Lan
 
Quy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng ViệtQuy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng ViệtLe Ngoc Quang
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcVan Anh Phi
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệunguoitinhmenyeu
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Ngọc Hưng
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính nataliej4
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...Viện Quản Trị Ptdn
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂNBùi Quang Xuân
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGMcTr14
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...PinkHandmade
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v... Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...PhngPhan85
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti'sVu Huy
 

What's hot (20)

Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAYLuận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
Luận văn: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAYĐề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
Đề tài: Nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, HAY
 
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tếSự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế
 
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểmĐề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
Đề tài báo cáo thực tập sản phẩm mới của công ty Unilever 9 điểm
 
Đa dạng tính dục-Ths My
Đa dạng tính dục-Ths MyĐa dạng tính dục-Ths My
Đa dạng tính dục-Ths My
 
Quy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng ViệtQuy tắc tiếng Việt
Quy tắc tiếng Việt
 
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao họcSlide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
Slide bảo vệ đề cương luận văn Cao học
 
Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệuPhương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu
 
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
Luận văn: Nhận thức của sinh viên đại học về sức khỏe sinh sản, HAY!
 
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
Nghiên cứu mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường đại...
 
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Định Tính
 
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
“Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàn...
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂNĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN    TS. BÙI QUANG XUÂN
ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỮU QUAN  TS. BÙI QUANG XUÂN
 
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNGGIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
 
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG...
 
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
Đề tài: Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bia Tiger của khách hàn...
 
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v... Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc bán thời gian của sinh v...
 
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
[Quản trị thương hiệu] Phân tích thương hiệu Biti's
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPTLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp tại FPT
 

Similar to Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY

Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh nataliej4
 
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdfVẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdfHanaTiti
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnhoQucVnhA0887
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngMan_Ebook
 

Similar to Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY (20)

Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nayXung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
Xung đột văn hóa trong tiểu thuyết viết về nông thôn từ 1986 đến nay
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXILuận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Dấu ấn hậu hiện đại trong thơ nữ Việt Nam đầu thế kỉ XXI
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
Luận án: Nghệ thuật nghịch dị trong tiểu thuyết Việt Nam 1986 - 2012
 
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOTLuận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
Luận văn: Ý thức pháp luật của người chưa thành niên, HOT
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
Giáo Trình Xã Hội Học Văn Hóa - Ts. Mai Thị Kim Thanh
 
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdfVẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
VẤN ĐỀ CÔNG LÝ TRONG TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC CỦA JOHN RAWLS.pdf
 
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóaLuận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
Luận văn: Vai trò của hệ thống chính trị trong giữ gìn bản sắc văn hóa
 
Lối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của Freud
Lối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của FreudLối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của Freud
Lối sống tiêu cực của giới trẻ Việt Nam theo học thuyết của Freud
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
Luận văn: Quyền của người đồng tính: Lý luận và thực tiễn, HAY - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đLuận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
Luận văn: Quyền của người đồng tính, HAY, 9đ
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Luận án: Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại, HAY

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ HOÀNG HIẾU NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI: TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI – năm 2018
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ HOÀNG HIẾU NGƢỜI ĐỒNG TÍNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI: TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phạm Quỳnh Phƣơng 2. GS. TS. Nguyễn Xuân Kính HÀ NỘI - năm 2018
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lặp với bất kì công trình nào đã đƣợc công bố. Các thông tin, số liệu sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực. Các trích dẫn trong luận án đã đƣợc dẫn nguồn theo quy định. Tất cả những sự giúp đỡ và phối hợp trong quá trình thực hiện luận án đã đƣợc xin phép và cảm ơn. Tác giả luận án Vũ Hoàng Hiếu
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án......................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 5 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................... 7 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .................................................... 8 7. Cơ cấu của luận án..................................................................................... 8 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................................ 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................... 9 1.1.1. Những nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam................................... 9 1.1.2. Những nghiên cứu về chiến lƣợc phản kháng của các nhóm ngoài lề ...............................................................................................................15 1.1.3. Những nghiên cứu về chiến lƣợc phản kháng của cộng đồng thiểu số tính dục......................................................................................................19 1.1.4. Các nghiên cứu về tự sự của các nhóm ngoài lề và ngƣời đồng tính...23 1.2. Cơ sở lý luận........................................................................................28 1.2.1. Hệ thống khái niệm ........................................................................28 1.2.2. Lý thuyết và quan điểm tiếp cận................................................... 32 CHƢƠNG 2 ẨN ỨC ĐỒNG TÍNH ............................................................42 2.1. Nhận diện ẩn ức ở ngƣời đồng tính...................................................42 2.1.1. Câu chuyện của Phong...................................................................42 2.1.2. Ẩn ức căn bản, đặc thù ở ngƣời đồng tính .....................................47 2.1.3. Những hệ lụy của ẩn ức đồng tính .................................................52 2.2. Ẩn ức - một kiến tạo văn hóa xã hội .................................................55 2.2.1. Ngƣời đồng tính và những trải nghiệm bị kì thị và phân biệt đối xử...56 2.2.2. Định kiến về đồng tính: sự hợp thức hóa hệ thống lƣỡng cực nhị phân giới và quan niệm dị tính chuẩn mực ..............................................58
  • 5. CHƢƠNG 3 TỰ SỰ ĐỒNG TÍNH..............................................................64 3.1. Tự sự đồng tính qua sáng tác văn học nghệ thuật...........................64 3.1.1. Tự sự về dục cảm đồng tính và quá trình tự định vị bản thân .......66 3.1.2. Tự sự về tình yêu, nỗi đau và khát khao giải phóng ......................68 3.1.3. Giải phóng ẩn ức qua văn học nghệ thuật......................................73 3.2. Tự sự đồng tính qua thực hành nghi lễ lên đồng.............................81 3.2.1. “Chuyển giới nhập đồng” và những câu chuyện cuộc đời của ngƣời đồng tính...................................................................................................81 3.2.2. Lên đồng : một dạng thức tự sự đặc thù.........................................85 3.3. Tự sự đồng tính qua mạng xã hội .....................................................94 3.3.1. Ngƣời đồng tính và mạng xã hội....................................................95 3.3.2. Không gian ảo, căn tính thực .........................................................98 3.3.3. Facebook cá nhân: cuốn nhật kí mở của những câu chuyện thƣờng ngày ............................................................................................................... 102 CHƢƠNG 4 TỪ ẨN ỨC ĐẾN TỰ SỰ: KIẾN TẠO BẢN SẮC, CỘNG ĐỒNG, QUYỀN LỰC VÀ NHỮNG THAM CHIẾU TỪ BỐI CẢNH VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI..........................................................................110 4.1. Từ ẩn ức đến tự sự: con đƣờng kiến tạo bản sắc và cộng đồng ...110 4.1.1. Kiến tạo và thể hiện bản sắc.........................................................111 4.1.2. Hình thành và phát triển cộng đồng .............................................114 4.2. Tự sự đồng tính - một hình thức diễn ngôn kiến tạo quyền lực và những tham chiếu từ xã hội Việt Nam đƣơng đại ................................119 4.2.1. Đại tự sự dị tính và các tiểu tự sự đồng tính: cuộc chiến cho chân lý và quyền lực ...........................................................................................119 4.2.2. Những tham chiếu từ đời sống văn hóa, xã hội Việt Nam đƣơng đại124 KẾT LUẬN..................................................................................................147 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................151 PHỤ LỤC..................................................................................................... 170
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Bạn biết đấy, đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính hay chuyển giới cũng đều là con người”1 Judith Light Đồng tính luyến ái (homosexuality), gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc yêu đƣơng hay quan hệ tình dục giữa những ngƣời cùng giới. Cùng với dị tính và song tính, đồng tính là một trong ba dạng chính của thiên hƣớng tính dục. Tỉ lệ trung bình ngƣời đồng tính đƣợc nhiều nhà khoa học đƣa ra là khoảng 3%2 . Theo đó, số ngƣời đồng tính ở Việt Nam (trong độ tuổi từ 15 trở lên) là khoảng 1,63 triệu ngƣời3 . Đồng tính là một thực tế của xã hội và ngƣời đồng tính, dù thiểu số, vẫn là một bộ phận không thể tách rời khỏi xã hội. Ở Việt Nam, đồng tính luyến ái không đƣợc biết đến nhiều cho tới khoảng mƣơi năm trở lại đây. Trong xã hội Việt Nam - một xã hội phụ hệ, trọng nam, chịu ảnh hƣởng Nho giáo sâu sắc đang trong quá trình chuyển mình từ truyền thống sang hiện đại, những ngƣời đồng tính bị xem là thành phần thiểu số dị biệt. Việc chƣa phổ biến những thông tin khoa học, chƣa truyền tải sâu rộng tiếng nói của ngƣời trong cuộc cùng với sự bảo thủ của những quy phạm truyền thống đã làm nảy sinh và nuôi dƣỡng những định kiến, kì thị, phân biệt đối xử đối với cộng đồng thiểu số tính dục. Sự định kiến, kì thị này thể hiện từ đa dạng các loại diễn ngôn: diễn ngôn y tế, diễn ngôn đạo đức, diễn ngôn pháp luật, diễn ngôn truyền thông,… cho đến các hành vi xã hội. Bằng những cách thức đó, xã hội đã ngoài lề hóa những ngƣời 1 Judith Light: một diễn viên nổi tiếng ngƣời Mỹ, một nhà hoạt động xã hội vì quyền của cộng đồng LGBT. Nguyên gốc câu nói của bà là: “You know, gay, lesbian, bisexual, trangender - people are people”. 2 Đây là con số trung bình, trên thực tế tỉ lệ này có thể nhiều hơn. 3 Theo số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê, năm 2016, dân số Việt Nam trong độ tuổi từ 15 trở lên là 54.445.000 ngƣời (Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714).
  • 7. 2 đồng tính, biến họ thành “kẻ yếu”, khiến họ chất chứa nhiều ẩn ức, hoang mang, day dứt với bản sắc/căn tính của mình. Đối mặt với những vấn đề đặc thù đó, ngƣời đồng tính đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau để đƣơng đầu với những áp lực xã hội, giải phóng ẩn ức, khẳng định bản sắc và tăng quyền, trong đó tự sự đƣợc xem nhƣ một “vũ khí” đắc lực. Việc tìm đến với không gian của văn học nghệ thuật, của lên đồng và mạng xã hội để trải lòng và kể câu chuyện cuộc đời mình chính là những phƣơng thức tự sự điển hình của những thân phận bị ngoài lề hóa ấy. Trên phƣơng diện học thuật, tự sự là một khái niệm trọng tâm của ngành nghiên cứu văn hóa. Con ngƣời, dù muốn hay không, đều sống trong, bằng và với các tự sự. Với tƣ cách là một thuật ngữ, tự sự đƣợc nhắc đến nhiều trong khoảng năm thập niên trở lại đây và mở ra một bƣớc ngoặt quan trọng trong học thuật - “bƣớc ngoặt tự sự” (narrative turn). Ở góc độ văn hóa, tự sự gắn liền với các vấn đề về bản sắc, cộng đồng, quyền lực - những vấn đề căn bản và nóng hổi tính thời sự của cuộc sống hôm nay. Bởi vậy, nghiên cứu (phƣơng thức) tự sự ở những ngƣời đồng tính sẽ giúp chúng ta thêm thấu hiểu những góc khuất cũng nhƣ những vấn đề then chốt ở nhóm thiểu số tính dục này, đồng thời qua đó, hiểu hơn về những dòng chảy phức hợp, những xu thế vận động đa chiều trong lòng xã hội Việt Nam đƣơng đại. Khi những định kiến, kì thị, phân biệt đối xử với ngƣời đồng tính vẫn tồn tại và tác động tiêu cực đến đời sống ngƣời đồng tính nói riêng và sự tiến bộ của toàn xã hội nói chung thì việc đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản về đối tƣợng này là một trong những việc làm rất quan trọng. Vì vậy, chúng tôi tin rằng đề tài luận án Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại: từ ẩn ức đến tự sự có tính cấp thiết cao trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu con đƣờng từ ẩn ức đến tự sự của ngƣời đồng tính: tìm hiểu xem các phƣơng thức tự sự (cụ thể là qua
  • 8. 3 sáng tác văn học nghệ thuật, qua thực hành nghi lễ lên đồng và qua mạng xã hội) đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại những áp chế của xã hội, giải phóng ẩn ức, kiến tạo bản sắc và tăng quyền trong bối cảnh đặc thù của xã hội Việt Nam đƣơng đại. Để thực hiện mục đích đặt ra, chúng tôi hƣớng nghiên cứu của mình vào việc tập trung trả lời các câu hỏi cụ thể sau: - Ẩn ức căn bản, đặc thù của ngƣời đồng tính là gì và ẩn ức ấy bắt nguồn từ những căn nguyên/điều kiện văn hóa, xã hội nào? - Để giải quyết vấn đề ẩn ức của bản thân, ngƣời đồng tính đã sử dụng những phƣơng thức tự sự điển hình nào?, Tại sao tự sự lại là một phƣơng thức hiệu quả trong nỗ lực giải phóng ẩn ức? - Các phƣơng thức tự sự đó giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại những áp chế xã hội, kiến tạo bản sắc và quyền lực nhƣ thế nào? - Quá trình từ ẩn ức đến tự sự ở ngƣời đồng tính phản ánh những gì về đời sống văn hóa xã hội Việt Nam đƣơng đại? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: - Thu thập, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về ngƣời đồng tính ở Việt Nam và về chiến lƣợc phản kháng của các nhóm ngoài lề, trong đó có ngƣời đồng tính. - Phân tích các trải nghiệm, trạng thái tâm lí, biến cố đáng chú ý trong cuộc đời của ngƣời đồng tính để nhận diện ẩn ức căn bản ở họ, đồng thời phân tích các căn nguyên văn hóa, xã hội đã sản sinh ra ẩn ức ấy. - Phân tích các tác phẩm văn học nghệ thuật của/về ngƣời đồng tính (cụ thể là những tự truyện, truyện ngắn, phim, ca khúc, vở kịch, tranh ảnh… về đề tài đồng tính), phân tích thực hành nghi lễ lên đồng ở những thanh đồng là
  • 9. 4 ngƣời đồng tính và các tài khoản facebook cá nhân của những ngƣời đồng tính để làm rõ các phƣơng thức tự sự đặc thù ở nhóm ngƣời này. - Phân tích các tự sự đồng tính trong với mối quan hệ với những vấn đề bản sắc, cộng đồng, quyền lực và trong sự liên hệ với các điều kiện văn hóa, xã hội Việt Nam đƣơng đại. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là ẩn ức và tự sự (của/về) ngƣời đồng tính. - Khách thể nghiên cứu của luận án là những ngƣời đồng tính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với đối tƣợng nghiên cứu là ẩn ức của ngƣời đồng tính, chúng tôi tìm hiểu câu chuyện cuộc đời của 15 ngƣời đồng tính (11 ngƣời đồng tính nam, 4 ngƣời đồng tính nữ) trong độ tuổi 19 - 50. Chúng tôi tập trung vào đặc điểm tính cách, sở thích, thói quen, các mối quan hệ gia đình, xã hội và những sự biến quan trọng trong cuộc đời của họ. Các cuộc phỏng vấn sâu đƣợc thực hiện từ năm 2014 đến cuối năm 2017 tại Hà Nội. Với đối tƣợng nghiên cứu là các (phƣơng thức) tự sự đặc thù của ngƣời đồng tính mà cụ thể ở đây là qua sáng tác văn học nghệ thuật (1), qua thực hành nghi lễ lên đồng (2) và qua các hoạt động trên mạng xã hội (3), chúng tôi đi sâu phân tích các loại văn bản tự sự. Đối với phƣơng thức tự sự thứ nhất, chúng tôi khảo sát các tác phẩm văn học nghệ thuật về ngƣời đồng tính, nhƣng tập trung vào các tác phẩm đƣơng đại đƣợc công bố từ khoảng năm 2000 trở lại đây. Với phƣơng thức tự sự thứ hai, chúng tôi quan sát và phân tích các màn trình diễn lên đồng. Quá trình quan sát tham dự này đƣợc thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017 tại Hà Nội, Thanh Hóa. Với phƣơng thức tự sự thứ ba, chúng tôi tiến hành khảo sát 100 tài khoản
  • 10. 5 facebook cá nhân của ngƣời đồng tính trong khoảng thời gian hai năm 2017 - 2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi xác định đây là một nghiên cứu định tính. Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp chính sau: - Phƣơng pháp phân tích văn bản: Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng ở chƣơng 3 (Tự sự đồng tính). Chúng tôi xem mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài đồng tính, mỗi câu chuyện tự thuật đƣợc chia sẻ trên mạng xã hội, thậm chí mỗi màn trình diễn lên đồng đều là một văn bản tự sự. Trong quá trình phân tích, chúng tôi chú ý đến tính “liên văn bản” (inter- textuality) của các tự sự. Julia Kristeva, trong bài viết “Từ, Đối thoại và Tiểu thuyết” (Word, Dialogue and Novel), cho rằng: “bất kì văn bản nào cũng đƣợc cấu trúc nhƣ một bức khảm các trích dẫn; là sự hấp thụ và biến đổi các văn bản khác. Nó không phải là một khách thể mang tính cá nhân, cô lập, tự trị mà là sản phẩm của một sự biên tập văn bản văn hóa - lịch sử” [132, tr. 37]. Còn với Roland Barthes, văn bản là “một tấm lụa, đƣợc dệt từ vô số trung tâm văn hóa khác nhau”, “một không gian đa chiều kích” [57, tr. 146]. Đƣợc gợi ý từ những quan điểm trên, chúng tôi đặt các văn bản tự sự này trong sự kết nối, chuyển hoán, tƣơng tác với các văn bản khác (ví dụ, đặt tự truyện “Bóng” trong mối quan hệ với tiểu sử của tác giả, với hoàn cảnh ra đời của nó, với bối cảnh văn hóa xã hội đƣơng thời, với các văn bản, diễn ngôn trƣớc đó về đồng tính luyến ái,…). Vì vậy, chúng tôi không chỉ phân tích các văn bản này trên các phƣơng diện: nội dung phản ánh (câu chuyện nào đƣợc kể, những vấn đề nào đƣợc đề cập, những thông điệp nào đƣợc truyền tải…), phƣơng thức phản ánh (bằng ngôn ngữ nghệ thuật, thực hành tín ngƣỡng hay phƣơng tiện truyền thông…), mà còn tìm hiểu các mã văn hóa đƣợc gài vào
  • 11. 6 trong các văn bản tự sự để từ đó hiểu rõ hơn về những gì đang diễn ra trong lòng xã hội Việt Nam… - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố về cuộc đời của những ngƣời đồng tính. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc thực hiện ở chƣơng 2 (Ẩn ức đồng tính) và chƣơng 3 (Tự sự đồng tính). Ẩn ức là một hiện tƣợng tâm lý đặc thù ở ngƣời đồng tính đƣợc sản sinh ra từ những áp chế xã hội. Để tìm hiểu sâu hơn về ẩn ức này, chúng tôi đã tiến hành các phỏng vấn bán cấu trúc, vừa có tính định hƣớng vừa có độ mở cao với 15 ngƣời đồng tính đến từ nhiều vùng miền khác nhau, có nguồn gốc xuất thân, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, độ tuổi, giới tính khác nhau. Phƣơng pháp phỏng vấn này giúp chúng tôi có cái nhìn tƣơng đối bao quát về cuộc đời của các đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong cái nhìn bao quát đó, từ quan niệm nhƣ trên về ẩn ức, chúng tôi đặc biệt chú ý đến đặc điểm tính cách, sở thích, thói quen, sở trƣờng, sở đoản, thị hiếu, thẩm mĩ, các mối quan hệ gia đình, xã hội, các sự kiện, biến cố mang tính bƣớc ngoặt trên những chặng đƣờng đời của các đối tƣợng nghiên cứu. Tƣơng tự nhƣ vậy, ở chƣơng 3, khi tìm hiểu về thực hành lên đồng ở những ngƣời đồng tính, chúng tôi ngoài việc sử dụng phƣơng pháp quan sát tham dự (sẽ trình bày ở dƣới), cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, hồi cố về những mối quan hệ đặc biệt, những biến cố mang tính dấu mốc để có thể hiểu hơn về tiểu sử cuộc đời của đối tƣợng nghiên cứu, qua đó, lý giải động cơ vì sao họ tìm đến với lên đồng và diễn dịch những tự sự mà họ đã tạo ra qua việc thực hành nghi lễ này. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng thu thập thêm các thông tin về đối tƣợng nghiên cứu trong phạm vi và khả năng của mình thông qua những buổi trò chuyện với các con nhang đệ tử, những ngƣời thân, bạn bè của các thầy đồng và thông qua việc tìm hiểu các hoạt động trên mạng xã hội của họ. Để lý giải các phƣơng thức tự sự qua sáng tác văn học
  • 12. 7 nghệ thuật và qua mạng xã hội có vai trò nhƣ thế nào trong việc giúp ngƣời đồng tính xoa dịu ẩn ức, chúng tôi cũng phỏng vấn sâu một số tác giả và chủ tài khoản facebook là ngƣời đồng tính. - Quan sát tham dự: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng ở mục 3.3 của chƣơng 3. Để diễn giải ý nghĩa của hoạt động đồng cốt ở một số lƣợng đáng kể những ngƣời đồng tính, chúng tôi đã tham dự 10 vấn hầu của 7 thanh đồng trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2017. Trong số 7 thanh đồng này có 5 ngƣời là đồng tính nam, và 2 ngƣời là đồng tính nữ. Ngƣời có thâm niên hầu đồng lâu nhất là 13 năm và ít nhất là 1 năm. Phƣơng pháp này giúp cho chúng tôi quan sát tỉ mỉ hoạt động đồng cốt ở những ngƣời đồng tính: từ không khí, quang cảnh buổi lễ cho đến hành động, cử chỉ, sự chuyển biến các sắc thái tâm lí của thanh đồng và phản ứng cộng hƣởng của các con nhang đệ tử, đồng thời cho phép chúng tôi đƣợc trải nghiệm các trạng thái, cung bậc cảm xúc của một ngƣời dự lễ. Trong quá trình tham dự, chúng tôi luôn ý thức rằng các thanh đồng trƣớc hết là những ngƣời đồng tính, nên luôn hƣớng sự quan sát của mình gắn với các vấn đề văn hóa tính dục của đối tƣợng nghiên cứu. - Ngoài ra, để hỗ trợ cho những diễn giải, bàn luận của mình, chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích các tài liệu thứ cấp. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Là công trình đầu tiên ở Việt Nam tập trung vào vấn đề ẩn ức của ngƣời đồng tính trong mối liên hệ với (các phƣơng thức) tự sự; - Khẳng định tính kiến tạo xã hội của ẩn ức bằng việc diễn giải các căn nguyên văn hóa - xã hội chính yếu và đặc thù đã hình thành và nuôi dƣỡng ẩn ức ở ngƣời đồng tính; - Khám phá các phƣơng thức tự sự đặc thù ở những ngƣời đồng tính và khẳng định ý nghĩa phản kháng văn hóa (cultural resistance) của chúng;
  • 13. 8 - Khám phá những chiều kích của xã hội đƣơng đại Việt Nam từ góc nhìn tính dục, ẩn ức và tự sự của ngƣời đồng tính. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lí luận Ý nghĩa lý luận của luận án đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện: Thứ nhất, bằng việc chứng minh tự sự nhƣ một phƣơng thức phản kháng các áp chế xã hội, luận án đóng góp quan điểm học thuật vào cuộc tranh luận về chiến lƣợc phản kháng của ngƣời đồng tính nói riêng và của các nhóm bị ngoài lề hóa nói chung. Thứ hai, cũng thông qua việc tranh luận rằng tự sự là phƣơng thức giải phóng ẩn ức ở ngƣời đồng tính, luận án đóng góp vào lý thuyết về chức năng và ý nghĩa của tự sự từ góc nhìn văn hóa. - Ý nghĩa thực tiễn Qua việc nghiên cứu các phƣơng thức tự sự và vai trò của nó trong việc giúp ngƣời đồng tính phản kháng lại các áp chế xã hội, từ đó, góp phần giải phóng ẩn ức, luận án cung cấp thêm kiến thức về một mảng vấn đề chƣa đƣợc quan tâm nhiều trong xã hội Việt Nam hiện nay. Với ý nghĩa đó, luận án là tƣ liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học và những ai quan tâm đến vấn đề đồng tính nói riêng và văn hóa tính dục nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4 chƣơng sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chƣơng 2: Ẩn ức đồng tính Chƣơng 3: Tự sự đồng tính Chƣơng 4: Từ ẩn ức đến tự sự: kiến tạo bản sắc, cộng đồng, quyền lực và những tham chiếu từ bối cảnh Việt Nam đƣơng đại.
  • 14. 9 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam 1.1.1.1. Những nghiên cứu về định kiến, kì thị và phân biệt đối xử đối với người đồng tính nói riêng và cộng đòng LGBT nói chung Tiêu biểu cho mảng chủ đề này là các nghiên cứu mang tính can thiệp của các tổ chức phi chính phủ trong đó iSEE đƣợc xem là tổ chức hoạt động tích cực và có nhiều thành quả hơn cả. Các nghiên cứu của iSEE đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến 2016 nhƣ Tổng quan về kì thị với người LGBT [30], Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo mạng [19], Báo cáo kết quả ban đầu từ khảo sát nữ yêu nữ [50], Thực trạng trẻ em đường phố LGBT [17], Người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam. Tổng luận các nghiên cứu [33], “Có phải bởi vì tôi là LGBT?”: phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam [13],… đã phân tích những chiều cạnh của định kiến và kì thị đối với ngƣời đồng tính: trên phƣơng diện học thuật và trong các tài liệu chính thống là việc phổ biến những kiến thức sai lệch về ngƣời đồng tính; trên phƣơng diện truyền thông và kiến tạo dƣ luận xã hội là sự khắc họa phiến diện và mô tả lệch lạc chân dung ngƣời đồng tính, xem ngƣời đồng tính có bản năng tình dục khác thƣờng, có lối sống phóng túng, nhiều hiểm họa, có nhân cách - đạo đức phần nhiều là không tốt…; trên phƣơng diện thái độ xã hội là những quan niệm cực đoan của xã hội, cho đồng tính là một loại bệnh lý, cần đƣợc điều trị và xem đồng tính là mối họa đối với thiết chế hôn nhân tryền thống… Ngoài các nghiên cứu của iSEE, về chủ đề định kiến đối với ngƣời đồng tính, còn có
  • 15. 10 nghiên cứu của USAID và UNDP [53], Khuất Thu Hồng và cộng sự [131], [11], Vũ Mạnh Lợi và cộng sự [195], Phạm Thu Hoa và Đồng Thị Yến [9]. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe, HIV trong cộng đồng thiểu số tính dục, đặc biệt là nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới Đáng chú ý trong mảng chủ đề này là các nghiên cứu của Khuất Thu Hồng [130], Ngo Duc Anh và cộng sự [155], Vũ Ngọc Bảo và P. Girault [1],… Các nghiên cứu này chủ yếu cung cấp hiểu biết về tình dục đồng giới nam (MSM) ở Việt Nam, dịch tễ học về HIV và các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục trong nhóm MSM cũng nhƣ bối cảnh xã hội liên quan tới các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM. Các nghiên cứu cho thấy MSM ở Việt Nam bao gồm các nhóm nhỏ mang những chân dung khác nhau nhƣ: bóng kín, bóng lộ, mại dâm nam và nam "ẩn". Những đối tƣợng này đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm HIV từ nhiều nguyên nhân, nhƣ không nhận thức đƣợc các nguy cơ tiềm tàng và các biện pháp dự phòng HIV, ít đƣợc tiếp cận với các dịch vụ và phƣơng tiện phòng chống HIV/AIDS. Các nghiên cứu này cũng đƣa ra các khuyến nghị về chính sách và chƣơng trình nhằm công nhận sự tồn tại của MSM và nhu cầu cần thiết phải thực hiện các chƣơng trình dự phòng HIV ở cấp quốc gia nhằm giảm thiểu lây nhiễm HIV trong nhóm này. 1.1.1.3. Những nghiên cứu về đồng tính từ góc nhìn kiến tạo xã hội Theo những tƣ liệu chúng tôi có đƣợc, nghiên cứu đầu tiên về đồng tính ở Việt Nam có nhan đề “Eunuch mandarins, soldats mamzelles, effeminate boys and graceless women: French colonial contructions of Vietnamese genders” [Quan thái giám, những ngƣời lính nữ tính, các chàng trai ẻo lả và những phụ nữ kém duyên: Cấu trúc giới ở Việt Nam thời Pháp thuộc] của tác giả Frank Proschan [163] công bố trên Tạp chí Gay and Lesbian Quarterly số 8 năm 2002. Theo Proschan, đồng tính chƣa bao giờ bị coi là phạm pháp ở
  • 16. 11 Việt Nam trong thời Pháp thuộc và kể cả trong các giai đoạn lịch sử trƣớc đó. Ông dẫn chứng các bộ luật Hồng Đức (thời Lê) và Gia Long (thời Nguyễn) có các hình phạt đối với tội hiếp dâm, cƣỡng dâm, ngoại tình và loạn luân (giữa hai ngƣời khác giới) nhƣng không nhắc tới quan hệ đồng giới. Tuy nhiên, việc đàn ông ăn mặc quần áo phụ nữ, thiến và tự thiến bị coi là phạm pháp. Trong thời Pháp thuộc, kê gian và đồng dâm nam cũng không hề bị cấm. Không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các thuộc địa khác, chính quyền thực dân Pháp cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính. Cũng từ góc nhìn kiến tạo luận, bài viết “Social contruction of male homosexualities in Vietnam” [Kiến tạo xã hội những ngƣời đồng tính nam ở Việt Nam] của M.E. Blanc [65] xem xét đồng tính trong bối cảnh chuyển đổi của văn hóa Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại. Tác giả cho rằng, quan hệ đồng tính ít đƣợc biết đến vì nó bị coi là vô đạo đức trong hệ tƣ tƣởng Nho giáo và là mối đe dọa các giá trị của gia đình truyền thống Việt Nam. Cũng theo Blanc, khái niệm đồng tính luyến ái ở Việt Nam chƣa tồn tại một cách rõ ràng vì các thực hành tính dục thay đổi rất nhanh trong vòng một thế kỉ qua và tiếng Việt vẫn còn đang thích ứng với thực tế mới này. Năm 2009, nhóm tác giả Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dƣơng, Nguyễn Ngọc Hƣởng ra mắt cuốn sách Tình dục trong xã hội Việt Nam đương đại. Chuyện dễ đùa khó nói [11]. Cuốn sách dành ra một chƣơng (khoảng 50 trang) để bàn về tình dục đồng giới với các nội dung: thuật ngữ - khái niệm, tóm tắt lịch sử của tình dục đồng giới ở Việt Nam, các diễn ngôn và cội nguồn của sự ám ảnh, kì thị về tình dục đồng giới. Những nội dung này đƣợc tiếp cận từ góc độ kiến tạo xã hội của tình dục. 1.1.1.4. Những nghiên cứu về vấn đề đồng tính qua các tác phẩm văn học Nghiên cứu về đề tài đồng tính qua văn chƣơng, đáng chú ý, có các bài viết sau: “Những nhục thể biến dị và các động thái chuyển vị của dục cảm
  • 17. 12 đồng tính trong văn chƣơng Việt Nam từ và về thời Pháp thuộc” của Nguyễn Quốc Vinh [51] trên trang mạng talawas.org, “Đáp lời con quái Sphinx hay ngọn nguồn sáng tạo thơ Xuân Diệu” trong sách Bút pháp của ham muốn của Đỗ Lai Thúy [48] và “Văn học đồng tính ở Việt Nam - từ các hình thức ngụy trang đến các tự thuật thú nhận” của Trần Ngọc Hiếu [8]. Dù có những khác nhau về đối tƣợng khảo sát nhƣng điểm chung của các nghiên cứu trên là dựa trên thuyết đồng tính (queer theory - có ngƣời dịch là thuyết lệch pha), các nghiên cứu chỉ ra rằng các tác phẩm văn học chính là nơi ngụy trang hay tự thú của những dục cảm đồng tính và việc sáng tác văn học là cách để những nghệ sĩ-đồng tính tự cởi trói cho chính mình. 1.1.1.5. Những nghiên cứu về vấn đề bản sắc ở người đồng tính và phong trào xã hội Đáng chú ý trong mảng chủ đề này là các nghiên cứu của Norton [27], [156], P. Horton [121], H. Rydstrom và cộng sự [174], Doan Bao Chau [90], Mai Thị Hạnh [7], Phạm Quỳnh Phƣơng [37], [38], [39], [40]… Norton [28], [156] nghiên cứu sự trình diễn bản sắc/căn tính của những ngƣời đồng tính qua một thực hành tín ngƣỡng, cụ thể là lên đồng. Qua việc khảo sát lễ nhạc (ở hoạt động đồng cốt) trong mối quan hệ với các vai trò giới, Norton [28], [156] lập luận rằng: việc biểu diễn nhạc lễ có tầm quan trọng thiết yếu đối với việc hoán đổi vai trò giới trong quá trình lên đồng. Những đặc điểm giới của các vị thần linh đƣợc xác định không chỉ thông qua trang phục nghi lễ và hành động của các thầy đồng, mà còn thông qua việc sử dụng các làn điệu chầu văn và những ca từ riêng dành cho các vị nam thần và nữ thần, tiêu biểu cho các đặc điểm “giống đực” và “giống cái”. Việc hoán chuyển giới trong quá trình nhập thần cho phép cả những thầy đồng nam lẫn nữ vƣợt qua những đƣờng phân định về giới, phá vỡ những đặc điểm giới truyền thống, giúp căn tính của họ đƣợc lộ diện.
  • 18. 13 Trong khi đó, Horton [121] và Rydstrom cùng các cộng sự [174] lại đề cập đến sự “hữu hình hóa” ngƣời đồng tính trong mối liên hệ với các phong trào xã hội và các chiến lƣợc thƣơng thảo. Trong bài viết “'I thought I was the only one': the misrecognition of LGBT youth in contemporary Vietnam” [Tôi đã nghĩ rằng mình là ngƣời duy nhất: nhận thức sai lầm về giới trẻ LGBT trong xã hội Việt Nam đƣơng đại], Horton đã chỉ ra rằng những cuộc diễu hành vì quyền của LGBT và các cuộc thảo luận về hôn nhân đồng giới đã đẩy vấn đề đồng tính luyến ái lên vị trí trung tâm những năm gần đây. Dựa trên các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc những ngƣời đồng tính nam, đồng tính nữ và song tính ở Hà Nội, bài viết đã chứng minh khả năng hiển thị ngày càng tăng của đồng tính luyến ái và nhấn mạnh những tác động tiêu cực tiềm ẩn của những nhận thức sai lầm về cộng đồng thiểu số tính dục này. Bên cạnh đó, H. Rydstrom và các cộng sự trong bài viết “Contesting heteronormativity: the fight for lesbian, gay, bisexual and transgender recognition in India and Vietnam” [Thách thức quan niệm dị tính chuẩn mực: cuộc chiến cho sự công nhận LGBT ở Ấn Độ và Việt Nam] cũng chỉ ra rằng các cuộc tranh luận công khai gần đây về tình dục ở Ấn Độ và Việt Nam đã đƣa lại sự tăng quyền cho những ngƣời đồng tính, song tính và chuyển giới. Trên cơ sở các nguồn tài liệu thứ cấp và điền dã dân tộc học đƣợc thực hiện tại Delhi và Hà Nội, nghiên cứu của nhóm tác giả Rydstrom cho thấy nỗ lực to lớn của các tổ chức xã hội dân sự trong công cuộc đấu tranh vì quyền của cộng đồng LGBT. Bài viết cũng xem xét sự thƣơng lƣợng của những tổ chức này với chính phủ sở tại. Đại dịch HIV đã để lại những hậu quả nghiêm trọng cho ngƣời đồng tính và là nguyên nhân gây ra những định kiến, kì thị, nhƣng trớ trêu thay, cũng chính đại dịch này lại là “điểm đến chiến lƣợc” của các tổ chức xã hội dân sự, mà qua đó sự hiện diện của những thân phận yếu thế này mới bắt đầu đƣợc thừa nhận.
  • 19. 14 Về các phong trào xã hội của ngƣời LGBT, báo cáo của Doan Bao Chau [90] “Analysis communication strategy of I DO- LGBT campaign organised organised by iSEE” [Phân tích chiến lƣợc truyền thông cuả chiến dịch I DO - LGBT do iSEE khởi xƣớng] đã trình bày về vai trò của iSEE - một tổ chức xã hội dân sự đấu tranh vì quyền của những nhóm thiểu số - thông qua những chiến lƣợc truyền thông đƣợc sử dụng trong một chiến dịch cụ thể. Các công trình và bài viết của Phạm Quỳnh Phƣơng tìm hiểu phong trào LGBT- một phong trào xã hội tính dục (sexual social movement), phong trào bản dạng (identity movement) nhƣ một nghiên cứu trƣờng hợp “để khám phá những động năng xã hội Việt Nam hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và qua đó chỉ ra sự vận hành của diễn ngôn, quyền lực, vai trò của truyền thông và hệ tƣ tƣởng, năng lực chủ thể của giới trẻ, tiếng nói của những “hành động tập thể” cũng nhƣ sự tăng quyền của cộng đồng thiểu số tính dục vốn ít có tiếng nói trong đời sống xã hội” [40, tr. 7-8]. Tóm lại, các nghiên cứu kể trên xoay quanh một số vấn đề quan trọng về ngƣời đồng tính nhƣ: định kiến, kì thị và phân biệt đối xử với ngƣời đồng tính, các diễn ngôn xã hội về đồng tính, rào cản văn hóa cho ngƣời đồng tính, sức khỏe và những quyền căn bản của ngƣời đồng tính, các tổ chức dân sự và phong trào xã hội vì ngƣời đồng tính, bản sắc và tăng quyền cho ngƣời đồng tính. Trong bức tranh tổng quan tình hình nghiên cứu về đồng tính ở Việt Nam nhƣ vậy, luận án của chúng tôi tìm hiểu về những tự sự của/về ngƣời đồng tính và xem nó nhƣ là một phƣơng thức phản kháng các áp chế xã hội và một chiến lƣợc giải phóng ẩn ức ở những ngƣời đồng tính - những thân phận bị ngoài lề hóa trong bối cảnh Việt Nam đƣơng đại. Trên cơ sở đó, chúng tôi đặt luận án của mình trong bối cảnh nghiên cứu về chiến lược/phương thức phản kháng của các nhóm ngoài lề, trong đó có
  • 20. 15 nhóm thiểu số tính dục (LGBT) nói chung và tự sự của các nhóm ngoài lề và ngƣời đồng tính nói riêng. 1.1.2. Những nghiên cứu về chiến lược phản kháng của các nhóm ngoài lề Trong số các công trình nghiên cứu về các nhóm ngoài lề, chúng tôi chú ý đến các nghiên cứu tìm hiểu về những phƣơng thức phản kháng mà các nhóm này sử dụng nhằm chống lại các áp chế xã hội, để bƣớc từ ngoại vi vào trung tâm, từ dòng ngầm (underground) nhập vào chính mạch (mainstream). Trong cuốn sách nổi tiếng Vũ khí của kẻ yếu: các hình thức phản kháng hàng ngày [Weapons of the weak: everyday forms of resistance], J. Scott [180] đƣa ra quan điểm cho rằng áp bức và kháng cự luôn ở trong một dòng chảy liên tục. Nếu chỉ tập trung nghiên cứu các cuộc biểu tình, đảo chính, hay bạo động nhƣ các nhà khoa học chính trị thƣờng làm thì chúng ta có thể dễ dàng bỏ lỡ những hình thức tinh tế nhƣng mạnh mẽ của những “sự phản kháng hàng ngày”. Khảo sát các xã hội nông thôn, Scott đặc biệt chú ý đến những phản ứng của ngƣời nông dân đối với sự thống trị của những kẻ cầm quyền. Ông nhận thấy các cuộc khởi nghĩa hay nổi dậy công khai của nông dân là rất hiếm và nếu có thì cũng không tạo ra nhiều ảnh hƣởng. Thay vì quan tâm đến những hình thức phản kháng “lộ”, ông chú ý nhiều hơn đến những hình thức phản kháng “ngầm”: từ trốn tránh, lôi kéo, bất tuân, giả vờ, ngụy trang, ăn trộm, trốn thuế,… cho đến sử dụng các thủ thuật ngôn ngữ, vu khống nặc danh, ngụy tạo tin đồn, lợi dụng nghi lễ… Theo ông, đó là những hình thức phản kháng khôn ngoan, tránh sự đối đầu trực tiếp, có khả năng che đậy ý thức hệ và đạt hiệu quả cao. Quan điểm của ông có sức ảnh hƣớng lớn đến các các nhà nghiên cứu sau này khi những tác phẩm của họ quan tâm nhiều hơn đến các phƣơng thức phản kháng phi bạo lực và tinh tế của các nhóm yếu thế trong xã hội.
  • 21. 16 1.1.2.1. Những nghiên cứu về chiến lược cất lên tiếng nói và khẳng định sự hiện diện Cất lên tiếng nói và khẳng định sự hiện diện là một chiến lƣợc của các nhóm ngoài lề đƣợc phản ánh trong các nghiên cứu của Williams [198], Mitra [153],… Trong công trình Voice, trust, and memory: Marginalized groups and the failings of liberal representation (2000) [Tiếng nói, niềm tin và kí ức: Các nhóm ngoài lề và sự thất bại của sự tái trình hiện tự do], Williams [198] cho rằng chiến lƣợc để các nhóm ngoài lề đòi hỏi sự hiện diện của họ trong xã hội, trong bộ máy chính trị là cất lên tiếng nói. Tất nhiên, tiếng nói đó đƣợc cất lên thông qua “ngƣời đại diện” hay còn đƣợc gọi là “sự tái trình hiện tự do” (liberal representation). Để tiếng nói có sức mạnh thì ngƣời đại diện ở đây phải là thành viên của cộng đồng, có nhiều trải nghiệm bị ngoài lề hóa. Và việc tự đại diện, tự cất lên tiếng nói của cộng đồng mình là điều cần thiết đối với những ngƣời bị ngoài lề hóa để họ có thể tham gia vào cơ chế quyền lực và xây dựng, duy trì niềm tin vào một thể chế dân chủ. Cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiếng nói và sự hiện diện, nhƣng Mitra [153] đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của Internet. Nghiên cứu “Voices of the Marginalized on the Internet: Examples From a Website for Women of South Asia” [Tiếng nói của nhóm ngoài lề trên Internet: những ví dụ từ một trang mạng vì phụ nữ ở Nam Á] của bà tìm hiểu những chiến lƣợc diễn ngôn và văn bản đƣợc sử dụng bởi một trang web, để qua đó hiểu hơn những hiệu quả/tác động của việc cất lên tiếng nói của nhóm ngoài lề trong không gian mạng. Bài viết lập luận, với sự phát triển lớn mạnh của Internet, nhiều nhóm ngoài lề đã tận dụng tình hình đó để khẳng định sự xuất hiện của mình trong một không gian phi chính thống. Internet đã thực sự mở ra một diễn đàn, một không gian độc đáo cho phép các cá nhân yếu thế, các nhóm nhóm ngoài lề đƣợc tự do phát ngôn, thể hiện âm sắc trong giọng nói của
  • 22. 17 mình. Sự hiện diện của không gian mạng đã mở ra những câu hỏi và cả những cơ hội về niềm tin, tính xác thực, quyền lực đối với các cá nhân cũng nhƣ các nhóm ngoài lề. 1.1.2.2. Những nghiên cứu về chiến lược sử dụng truyền thông Truyền thông là một phần quan trọng trong chiến lƣợc/phƣơng thức phản kháng của các nhóm ngoài lề (C. Ryan và cộng sự [173], B. Mehra và cộng sự [150], D. Croteau và cộng sự [86], L.R. Frey và cộng sự [104],…) Trong bài viết: “Media, movements, and the quest for social justice” [Phƣơng tiện truyền thông, phong trào và sự tìm kiếm công bằng xã hội], nhóm tác giả C. Ryan [173] xem xét những nỗ lực của các nghiên cứu truyền thông và các dự án hành động nhằm hỗ trợ các nhóm ngoài lề trong việc sử dụng tin tức nhƣ một nguồn lực chính trị (political resource). Các phân tích nhấn mạnh rằng phƣơng tiện truyền thông đóng vai trò là một “đấu trƣờng” trong các phong trào xã hội nhằm tìm kiếm sự thay đổi chính trị và công bằng cho các nhóm yếu thế. Còn Mehra và cộng sự [150] trong nghiên cứu “The internet for empowerment of minority and marginalized users” [Internet và sự trao quyền cho những ngƣời sử dụng thiểu số và ngoài lề] xuất phát từ khách thể nghiên cứu là các nhóm ngoài lề nhƣ: gia đình có thu nhập thấp, thiểu số tính dục và phụ nữ Mĩ gốc Phi, đặt trong bối cảnh văn hóa của thời đại kĩ thuật số đã chỉ ra rằng các “thành viên thứ yếu” trong xã hội đã kết nối máy tính, Internet với các thực hành hằng ngày ra sao và điều đó tạo nghĩa cho cuộc sống của họ nhƣ thế nào. Từ đó, Mehra lập luận rằng Internet là một tác tố có tiềm năng to lớn trong việc nâng cao công bằng xã hội cũng nhƣ trao quyền cho các cộng đồng bị ngoài lề hóa. 1.1.2.3. Những nghiên cứu về chiến lược thương thảo, đàm phán Một chiến lƣợc đáng chú ý của nhóm ngoài lề đƣợc đề cập đến trong nhiều nghiên cứu là sự thương thảo, đàm phán (C. Valdivia và J. Gilles [191],
  • 23. 18 Snow và Mulcahy [184],…). Công trình của Valdivia và Gilles [191] có tựa đề “Gender and resource management: Households and groups, strategies and transitions” [Giới và quản lí tài nguyên: các hộ gia đình và các nhóm, chiến lƣợc và sự dịch chuyển] là kết quả của một nghiên cứu về mối quan hệ giới và việc quản lí nguồn tài nguyên ở châu Á, châu Phi, Bắc Mĩ và Mĩ latinh vào thập niên cuối của thế kỉ trƣớc. Trƣớc sự biến động về dân số và sự chuyển dịch trong cơ cấu nông nghiệp, các hộ gia đình nông dân trở nên bị ngoài lề hóa và trong các hộ gia đình này, tiếng nói của phụ nữ thƣờng bị bỏ qua. Liên tục đàm phán, thƣơng lƣợng là chiến lƣợc mà các hộ gia đình nông dân sử dụng để đảm bảo sinh kế, để có cơ hội tiếp cận các nguồn tài nguyên, thị trƣờng và tri thức. Trong khi đó, công trình “Space, Politics, and the Survival Strategies of the Homeless” [Không gian, chính trị và những chiến lƣợc sống của ngƣời vô gia cƣ] của Snow và Mulcahy [184] nghiên cứu mối quan hệ giữa không gian đô thị và chiến lƣợc của ngƣời vô gia cƣ thông qua việc khảo sát dữ liệu từ các tờ báo địa phƣơng ở một thành phố phía Tây Nam nƣớc Mĩ trong những năm từ 1992 đến 1997. Trong quá trình ứng phó với những thách thức và đàn áp xã hội, ngƣời vô gia cƣ đã cho thấy sự hiện tồn của một không gian xã hội năng động. Việc kiến tạo nên không gian này chính là chiến lƣợc thích ứng và phản kháng hằng ngày của những thân phận yếu thế. Đây cũng đƣợc xem là cách đàm phán của nhóm ngƣời này với những hạn chế về không gian cũng nhƣ những áp chế xã hội mà họ phải đối mặt. 1.1.2.4. Những nghiên cứu về chiến lược sử dụng và đầu tư vốn xã hội Một số nghiên cứu lại quan tâm đến việc sử dụng và đầu tƣ vốn xã hội nhƣ là một chiến lƣợc của các nhóm ngoài lề (P. Chaney [77], Htun [122], Nguyễn Vũ Hoàng [10]…). Đáng chú ý là bài viết “Social Capital and the Participation of Marginalized Groups in Government: A Study of the
  • 24. 19 Statutory Partnership Between the Third Sector and Devolved Government in Wales” [Vốn xã hội và sự tham gia các nhóm ngoài lề trong chính phủ: một nghiên cứu về sự hợp danh giữa khu vực thứ ba và chính quyền phân cấp] của tác giả Paul Chaney [77]. Hơn một thập kỉ sau, chiến lƣợc đó đã đƣợc nhắc lại và đƣợc phân tích kĩ hơn qua trƣờng hợp các nhóm ngoài lề ở Bolivia trong công trình “Political inclusion of marginalized groups: indigenous reservations and gender parity in Bolivia” [Hòa nhập chính trị của các nhóm ngoại vi: những hạn chế mang tính bản địa và sự bình đẳng giới ở Bolivia] của Htun [114]. Tập trung vào trƣờng hợp của Bolivia, nghiên cứu này phân tích khi nào và tại sao các nhóm ngoài lề có thể tiếp cận đƣợc với quyền lực chính trị. Bài viết đối chiếu, so sánh thực tế hành động, diễn biến và kết quả ở hai nhóm ngoài lề: phụ nữ và dân bản địa. Điều thú vị và đáng ngạc nhiên là mặc dù chính phủ ngƣời bản địa lên nắm quyền vào đầu năm 2006 nhƣng phong trào xã hội của ngƣời bản địa lại yếu hơn hẳn và không đem lại kết quả nhƣ mong đợi so với phong trào xã hội của cộng đồng phụ nữ. Điều gì giải thích cho kết quả có vẻ nghịch lí này? Ở đây, đoàn kết là một thành-tựu- chính-trị. Phụ nữ Bolivia đã sử dụng vốn xã hội nhƣ một chiến lƣợc quan trọng trong phong trào xã hội. Trong khi phụ nữ đã vƣợt qua những chia rẽ nội bộ (về sắc tộc, về thành phần xã hội, về nguồn gốc…) để vận động cho sự bình đẳng giới, thì phong trào dân bản địa thất bại bởi vẫn còn loay hoay trong sự chia rẽ tự thân. 1.1.3. Những nghiên cứu về chiến lược phản kháng của cộng đồng thiểu số tính dục 1.1.3.1. Những nghiên cứu về chiến lược ứng phó với sự thống trị của chủ nghĩa dị tính Một trong những thách thức đặc thù đối với nhóm thiểu số tính dục là sự đàn áp của chủ nghĩa dị tính (heterosexualism) và biến tƣớng của nó là nỗi ám
  • 25. 20 ảnh, lo sợ đồng tính (homophobia). Những chiến lƣợc nào đã đƣợc nhóm thiểu số tính dục lựa chọn và sử dụng để phản kháng lại chủ nghĩa dị tính, qua đó khẳng định sự hiện diện của mình chính là câu hỏi thu hút sự quan tâm của các tác giả Harbeck [115], Sear và Williams [181], Bell và cộng sự [60],… Công trình Coming out of the classroom closet: Gay and lesbian students, teachers, and curricula [Bƣớc ra từ tủ kín: các giáo viên, sinh viên đồng tính và chƣơng trình giảng dạy] của Harbeck [115] sau khi công bố đã tạo ra một cú huých trong việc trao quyền cho các nhà giáo dục để họ trở nên “hữu hình” và đóng vai trò hình mẫu cho các sinh viên đồng tính. Khi hầu hết các nhà giáo dục và các sinh viên đồng tính vẫn là những thực thể “vô hình” do những định kiến, kì thị và thù địch từ xã hội, khi sự công khai bản dạng tính dục vẫn là điều cấm kị thì cuốn sách này rất có giá trị trong việc phá vỡ sự im lặng trong môi trƣờng học đƣờng. Trong khi đó, công trình Overcoming heterosexism and homophobia: Strategies that work [Vƣợt qua chủ nghĩa dị tính và nỗi lo sợ đồng tính: Những chiến lƣợc khả thi] của Sears và Williams [181] lại cung cấp những ý tƣởng và chiến lƣợc khẳng định sự đa dạng bản sắc, đấu tranh với chủ nghĩa dị tính và nỗi lo sợ đồng tính trong các thiết chế xã hội nhƣ: giáo dục, chính trị, truyền thông... Tƣ duy phản biện, khát vọng lật đổ chủ nghĩa dị tính, nỗ lực “come out” (công khai bản dạng/xu hƣớng tính dục) cùng sự gắn bó mật thiết với với cộng đồng là những nhân tố quan trọng trong quá trình hòa nhập. Việc đối phó với chủ nghĩa dị tính cũng đƣợc đề cập đến trong nghiên cứu “Voice, silence, and diversity in 21st century organizations: Strategies for inclusion of gay, lesbian, bisexual, and transgender employees” [Tiếng nói, sự im lặng và sự đa dạng trong các tổ chức ở thế kỉ XXI: Các chiến lƣợc hòa nhập của những ngƣời lao động đồng tính, song tính và chuyển giới] của Bell và cộng sự. Cộng đồng ngƣời lao động đồng tính, song tính, chuyển giới
  • 26. 21 (LGBT) đƣợc xem nhƣ một trong các nhóm thiểu số vô hình (invisible minorities). Là nhóm thiểu số vô hình, tiếng nói của những ngƣời lao động LGBT luôn bị gạt bỏ và rơi vào im lặng bởi những thứ đƣợc coi là “bình thƣờng” tại nơi làm việc. Từ chỗ đứng đó, cộng đồng thiểu số này cung cấp một căn cứ để xem xét cơ chế phát ngôn của ngƣời lao động. Bell đã chỉ ra những hậu quả của sự ngoài lề hóa và đồng thời đề xuất các phƣơng thức để tiếng nói của những ngƣời lao động LGBT đƣợc lắng nghe. Chiến dịch “Don‟t ask, don‟t tell” (Không hỏi, không nói) của quân đội Mĩ đƣợc sử dụng nhƣ một lăng kính, để thông qua đó, phân tích tiếng nói cũng nhƣ sự im lặng của ngƣời lao động LGBT trong các tổ chức nghiệp đoàn. Chủ nghĩa dị tính có thể thúc đẩy sự im lặng khi tồn tại một cảm giác rằng nói lên là vô ích và đầy hiểm họa. 1.1.3.2. Những nghiên cứu về chiến lược khẳng định, kiểm soát và quản trị bản sắc/căn tính phi dị tính Hình thức phản kháng thông qua việc khẳng định, kiểm soát và quản trị bản sắc/căn tính phi dị tính đƣợc đề cập đến trong các nghiên cứu của (Chrobot-Mason và cộng sự [78], Griffin [110], Valentine [192], Cox và Gallois [85], Berstein [63],…). Nhóm tác giả Chrobot-Mason, Button và DiClementi [78] cho thấy những ngƣời lao động đồng tính rất có ý thức trong việc đƣa ra quyết định có hay không tiết lộ bản dạng tính dục của mình tại nơi làm việc. Trong khi các nghiên cứu trƣớc chỉ ra rằng các nhân viên đồng tính thƣờng sử dụng các chiến lƣợc khác nhau nhƣ “đóng vai”, “né tránh” và “tích hợp” để kiểm soát một bản sắc tính dục bị kì thị, nghiên cứu này tìm hiểu mối quan hệ giữa từng chiến lƣợc nói trên với các yếu tố nhƣ: ý thức và sự thỏa mãn về bản sắc tính dục, các hệ lụy liên đới… Kết quả chỉ ra những ngƣời lao động đồng tính có nhiều khả năng sử dụng chiến lƣợc tích hợp khi họ có nhận thức sâu sắc và mạnh mẽ hơn về căn tính của mình.
  • 27. 22 Đặt trong bối cảnh của lí thuyết dán nhãn đƣơng đại và phê bình nữ quyền, Griffin [110] mô tả các chiến lƣợc kiểm soát bản sắc tính dục đƣợc sử dụng bởi các nhà giáo dục đồng tính. Tham gia vào nghiên cứu này là 13 nhà giáo dục tự xác định là đồng tính. Họ đƣợc phỏng vấn về những trải nghiệm của mình với tƣ cách là một nhà giáo dục đồng tính. Những ngƣời tham gia đã chọn các chiến lƣợc quản trị bản sắc: (a) bỏ qua, (b) che giấu, (c) công khai ngầm, và (d) công khai rõ ràng. Gill Valentine [192] lại đề cập đến sự thƣơng thỏa giữa các loại bản sắc tính dục nhƣ một chiến lƣợc hòa nhập và phản kháng ở đối tƣợng đồng tính nữ. Tác giả lập luận, bản chất của cộng đồng dân cƣ đồng tính (gay residential communities) đƣợc giới học thuật quan tâm đáng kể, đặc biệt là cách những biểu hiện mở của bản sắc tính dục đồng tính tác động đến đặc điểm không gian ở cấp độ địa phƣơng. Tuy nhiên, mặc cảm hay ám ảnh là ngƣời đồng tính đã khiến họ kìm hãm hoặc che giấu xu hƣớng và bản dạng tính dục của mình ở những thời điểm và nơi chốn khác nhau. Nghiên cứu này tìm hiểu cách những ngƣời đồng tính nữ đƣơng đầu với sự thù địch và phân biệt đối xử thông qua sự đàm phán, thƣơng lƣợng giữa các loại bản sắc đối nghịch. Tuy nhiên sự giằng xé phức tạp giữa bản sắc thực với những bản sắc hƣ cấu là nguyên nhân dẫn đến những xung đột nội tại mãnh liệt. Do đó, sự cân nhắc toan tính và thƣơng lƣợng đƣợc đƣa ra nhƣ một lựa chọn mà những ngƣời đồng tính nữ sử dụng để giải quyết mâu thuẫn này. Cũng quan tâm đến vấn đề căn tính, Cox và Gallois [85] khảo sát mô hình phát triển bản sắc đồng tính từ điểm tựa của lí thuyết bản sắc xã hội. Các tác giả cho rằng các quan điểm về phát triển bản sắc đồng tính đều tập trung vào các quá trình tâm lí cá nhân nên một sự thay đổi cách tiếp cận từ góc độ tâm lí xã hội là cần thiết. Theo đó, sự phát triển bản sắc đồng tính có cơ sở từ thực tiễn xã hội, chịu sự chi phối bởi yếu tố tâm lí xã hội cũng nhƣ bối cảnh văn hóa - lịch sử. Trong
  • 28. 23 khi đó, Berstein [63] phát triển ý tƣởng về sự triển khai bản sắc (identity deployment) nhƣ một hành động tập thể mang tính chiến lƣợc. Một so sánh những chiến lƣợc đƣợc sử dụng trong các chiến dịch về quyền của ngƣời đồng tính cho thấy rằng sự tƣơng tác giữa các tổ chức phong trào xã hội, các nhân vật chính trị, và các nhóm đối lập đã xác định nên các loại bản sắc đƣợc triển khai. 1.1.4. Các nghiên cứu về tự sự của các nhóm ngoài lề và người đồng tính 1.1.4.1. Những nghiên cứu về tự sự như một chiến lược hình thành, phát triển và thể hiện bản sắc Tự sự phản ánh quá trình ngoài lề hóa và có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo và thể hiện bản sắc là luận điểm đƣợc đề cập đến trong nhiều nghiên cứu. Cuốn sách Naming Silenced Lives: Personal Narratives and Processes of Educational Change (1993) [Gọi tên những cuộc đời không đƣợc lắng nghe: các tự sự cá nhân và quá trình thay đổi giáo dục] của McLaughlin và Tierney [148] đã phân tích các hồ sơ tự truyện của các nhóm ngoài lề nhƣ: nhóm thanh niên đô thị, nhóm ngƣời bản địa lớn tuổi, nhóm giáo viên ngƣời Navajo, nhóm ngƣời khuyết tật, cộng đồng ngƣời đồng tính,… Những tự sự này đã cho thấy cách các tổ chức giáo dục đã gạt bỏ, loại trừ các nhóm yếu thế này. Chƣơng 6 của cuốn sách với tựa đề: "Self and Identity in a Postmodern World: A Life Story" [Cái tôi và bản sắc trong một thế giới hậu hiện đại: một câu chuyện cuộc đời] đã chỉ ra vai trò của tự sự trong việc hình thành bản sắc của các nhóm ngoài lề và chứng tỏ sự tồn tại của mình. Bài viết của Hall [112] khám phá những góc khuất trong đời sống của nhóm khuyết tật học vấn thông qua việc diễn giải các tự sự của họ. Bài viết cũng cho thấy họ đã bị loại trừ nhƣ thế nào và tìm cách hòa nhập xã hội từ vị trí của kẻ ngoài lề ra sao. Ở đây các tự sự đóng vai trò quan trọng trong quá
  • 29. 24 trình hòa nhập vào những không gian xã hội dòng chính (mainstream socio- spaces) của nhóm này. Vấn đề bản sắc luôn là vấn đề nóng bỏng trong các cuộc tranh luận chính trị hiện nay. Carol Johnson [127] phân tích các tự sự về bản sắc từ ba trƣờng hợp cụ thể: nhóm ngƣời thuộc địa Australia, nhóm đồng tính luyến ái nữ, và vai trò của tính giai cấp/đẳng cấp trong xã hội Anh-Mỹ đƣơng đại. Bài viết của ông đã khám phá hai dạng tự sự: dạng tự sự bản sắc bị ngoài lề hóa (marginalized identity narratives), dạng tự sự bản sắc đặc quyền (privileged identity narratives), và những xung đột qua lại giữa chúng. Chẳng hạn, câu chuyện của nhóm đồng tính nữ có màu sắc tƣơng phản với những đạo luật tôn giáo chống đối hôn nhân đồng tính… Những giao cắt phức tạp, sự tƣơng thích và khác biệt giữa các tự sự đã chỉ ra đáng kể cách khái niệm bản sắc đƣợc thoát thai. Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng các tự sự đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các diễn ngôn kiến tạo bản sắc. Nhìn nhận tự sự như một chiến lược gắn liền và thể hiện tính chủ thể văn hóa là ý tƣởng đƣợc đề cập trong một số nghiên cứu (Hegde [117], Sanchita [175],…). Đối tƣợng nghiên cứu của công trình “Narratives of silence: Rethinking gender, agency, and power from the communication experiences of battered women in South India” [Những tự sự của sự im lặng: nghĩ lại về giới, tính chủ thể và quyền lực từ những trải nghiệm của những ngƣời phụ nữ bị bạo hành ở miền Nam Ấn Độ] [117] là những ngƣời phụ nữ bị bạo hành ở miền Nam Ấn Độ. Những khái nệm về tính tự chủ hay tính chủ thể, những ý tƣởng về giới, quyền lực đã đƣợc nhìn nhận và suy xét lại thông qua việc khảo sát và diễn giải các tự sự của những ngƣời phụ nữ bị bạo hành. Tuy nhiên, những tự sự này là những tự sự của sự im lặng. Sự im lặng và cơ chế vận hành của nó đã phản ánh sự phụ thuộc và những giới hạn về tính tự chủ của nhóm phụ nữ yếu thế này và phơi bày sự phức tạp chính trị trong bối
  • 30. 25 cảnh của một Ấn Độ đƣơng đại. Trong khi đó, sử dụng phƣơng thức tự sự mà cụ thể là dũng cảm công khai các câu chuyện sâu kín của bản thân là chiến lƣợc của phụ nữ Pakistan nhằm phản kháng lại sự ngoài lề hóa. Đây là nội dung chính đƣợc trình bày trong công trình “Status of women in Pakistan” [Vị thế của phụ nữ ở Pakistan] của tác giả Sanchita [175]. Nghiên cứu về cuốn tự truyện của Lê Vân - một nghệ sĩ nổi tiếng - của John C. Schafer có tên “Le Van and notion of Vietnamese womanhood” [178], sau đƣợc dịch và công bố trên Tạp chí Nghiên cứu văn học với tựa “Lê Vân và những quan niệm về giới nữ Việt” cũng nhấn mạnh đến tính chủ thể văn hóa bên cạnh vai trò tác động của bối cảnh xã hội. Thông qua việc diễn giải và phân tích hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc và bản thể của một ngƣời phụ nữ bị mang tiếng là giật chồng, bất hiếu, hƣ hỏng, Schafer đã cho thấy chức năng phản chiếu hiện thực xã hội của tự sự khi nhận định chuyện đời của ngƣời nữ nghệ sĩ đã “phản ánh những văn bản mà ngƣời Việt theo đó dựng nên quan điểm của họ về giới”, nhƣng mặt khác, vẫn nhìn ra sự “tự vận động của cá nhân” và không hề xem thƣờng tính chủ thể của kẻ yếu khi không bỏ sót dễ dàng những tình tiết trong câu chuyện đời mà ở đó minh chứng cho “ý chí cá nhân chống lại hình thức văn hóa”. 1.1.4.2. Những nghiên cứu về tự sự ở người đồng tính (trường hợp những nhân vật, con người có thật) Trong các nghiên cứu về tự sự của các cá nhân và các nhóm ngoài lề, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các nghiên cứu về tự sự ở ngƣời đồng tính. Trƣớc hết là mảng nghiên cứu tự sự của những nhân vật, những con người có thật (Dow [91], Cohler và cộng sự [82], Hammack và Cohler [114], Faulkner và Hecht [96]…). Bằng phƣơng pháp tiếp cận lịch sử cuộc đời, Dow [91] đã phân tích nhiều khía cạnh trong tự sự đồng tính của Ellen DeGeneres - một ngôi sao hài kịch, một MC các chƣơng trình talkshow nổi tiếng của Mĩ. Câu
  • 31. 26 chuyện công khai bản ngã và tự phơi bày những góc khuất cuộc đời của ngôi sao truyền hình này đã thấm nhiễm trong nó ý nghĩa của sự phản kháng, sự giải phóng và minh họa cho quyền năng của nghi lễ rửa tội (hay sự tự thú) đƣợc mô tả trong cuốn sách kinh điển Lịch sử tính dục của Michele Foucault. Trong khi đó các nghiên cứu của Cohler và cộng sự [82], Hammack và Cohler [114], Faulkner và Hecht [96] lại thảo luận về việc tạo dựng bản sắc đồng tính thông qua các tự sự và xem bản sắc đồng tính nhƣ một sự kiến tạo mang tính văn hóa xã hội. Chƣơng sách Making a Gay Identity: Life Story and the Construction of a Coherent Self [Hình thành bản sắc đồng tính: Lịch sử cuộc đời và sự kiến tạo bản thân] của Cohler và cộng sự [82] trong công trình “Identity and story: Creating self in narrative” (2006) [Bản sắc và câu chuyện: Sáng tạo bản thân trong tự sự] tìm hiểu sự tƣơng tác của những biến đổi xã hội với việc kiến tạo bản sắc đồng tính thông qua câu chuyện cuộc đời của ba ngƣời đàn ông thuộc các thế hệ khác nhau. Các tác giả cho rằng những tự sự này phản ánh cơ sở văn hóa, xã hội, lịch sử của bản sắc đồng tính. Mặt khác, Cohler và cộng sự cũng xác định bản sắc đồng tính nhƣ là một tự sự, trong đó dục vọng luyến ái đồng giới đƣợc nhận ra và tích hợp vào hồ sơ cuộc đời thông qua thực tiễn xã hội. Nói cách khác, bản sắc đồng tính đƣợc nhìn nhận nhƣ một câu chuyện khởi nguồn từ những động năng tính dục nhƣng sau đó đƣợc thúc đẩy bởi các trải nghiệm và thực hành qua những tƣơng tác văn hóa - xã hội. Các tác giả cũng lập luận rằng những biến động trong cuộc sống của những ngƣời đồng tính sẽ tạo ra những bối cảnh mới trong đó các tự sự về bản sắc đƣợc bổ sung, tái tạo và chia sẻ. Bối cảnh chính trị, xã hội cho sự phát triển bản sắc tính dục tại Mĩ đã thay đổi rõ rệt kể từ giữa thế kỉ XX. Những ngƣời đồng tính đã luôn phải thỏa hiệp giữa dục vọng/căn tính bản thân với các động thái ngoài lề hóa bị chi phối bởi các thế lực chính trị. Hammack và Cohler [114] đã tập trung diễn
  • 32. 27 giải tính chính trị của sự loại trừ những ngƣời đồng tính thông qua việc khảo sát, phân tích tự truyện của một ngƣời đồng tính nam về những thăng trầm trong suốt sáu thập kỉ và lịch sử cuộc đời một nhóm thanh niên đồng tính đƣơng thời tại Mĩ, bài viết đã trình bày chi tiết những tác động của sự im lặng, loại trừ và lệ thuộc mang tính lịch sử. Chỉ ra mối liên hệ giữa tự sự với quá trình loại trừ nhƣng Hammack và Cohler cũng lập luận rằng chính tự sự cũng góp phần đắc lực vào quá trình hòa nhập và kiến tạo bản sắc đồng tính. Trong khi đó, nhóm tác giả Faulkner và Hecht phân tích tự sự về bản sắc của những ngƣời Do Thái đồng tính, song tính và chuyển giới. 31 thông tín viên đã kể lại câu chuyện họ tranh đấu với bản ngã và dục vọng, thƣơng thỏa và kiểm soát bản sắc tính dục của mình. Trong quá trình tranh đấu và thỏa hiệp đó không tránh khỏi những xê dịch, xung đột giữa đồng hóa và tha hóa. Các phân tích cho thấy bản sắc, xét cho cùng, là câu chuyện của sự đàm phán và thƣơng thảo giữa riêng và chung, giữa cá nhân và tập thể, giữa dị hóa và đồng hóa. 1.1.4.3. Những nghiên cứu về tự sự đồng tính trong văn học và điện ảnh Bên cạnh mảng nghiên cứu tự sự của những nhân vật, những con ngƣời có thật là một mảng nghiên cứu tập trung vào các tự sự đồng tính trong văn học và điện ảnh (ít nhiều mang tính hƣ cấu); đáng chú ý là các công trình: “The Celluloid closet: Homosexuality in movies” [Chiếc tủ Celluloid: Đồng tính trong phim ảnh] của Vito Russo [172], “Gaiety transfigured: Gay self- repression in American Literature” [Vui tƣơi biến hình: Ẩn ức đồng tính trong văn học Mĩ] của David Bergman [62], “The double lives of man: Nararion and Identification in the late nineteenth-century representation of ec-centric masculinities” [Cuộc sống hai mặt của ngƣời đàn ông: Tự sự và bản sắc trong các đại diện của nam tính lập dị ở cuối thế kỉ XIX] của Cohen [81], “Homosexuality and narrative” [Đồng tính và tự sự] của Dennis W. Allen [54], “Queer discourse and young adult novel: Repression and power in gay
  • 33. 28 male adolescent literature” [Ẩn ức và quyền lực trong văn học về nam thanh niên đồng tính] của R.S. Trites [189], “The psychological world of gay teenager: Social change, narrative, and “normality”” [Thế giới tâm lí của thanh thiếu niên đồng tính: Sự biến đổi xã hội, tự sự và “cái bình thƣờng”], “Making a gay identity: Life story and the contruction of a coherent self” [Hình thành một bản dạng đồng tính: Câu chuyện cuộc đời và sự kiến tạo bản thân] của Cohler và Hammack [82],... Thông qua việc khảo sát các tự sự của những ngƣời thiểu số tính dục trong các tác phẩm văn học (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí,…) và các tác phẩm điện ảnh, các nghiên cứu này chỉ ra rằng các tự sự có chức năng hình thành cái tôi và diễn đạt bản sắc bị che giấu ở những ngƣời thiểu số tính dục. Ở Việt Nam, nghiên cứu về đề tài đồng tính qua văn chƣơng, đáng chú ý, có các bài viết sau của Nguyễn Quốc Vinh, Đỗ Lai Thúy và Trần Ngọc Hiếu đã đƣợc nhắc tới ở mục 1.1.1.4. Đặt luận án của mình vào bối cảnh nghiên cứu nhƣ trên, chúng tôi giả thuyết rằng, trong bối cảnh chính trị, văn hóa đặc thù của xã hội Việt Nam đƣơng đại, những ngƣời đồng tính đã lựa chọn và sử dụng các phƣơng thức tự sự mang dấu ấn riêng để giải phóng ẩn ức, định nghĩa bản thân và kiến tạo, diễn đạt bản sắc. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Hệ thống khái niệm 1.2.1.1. Người đồng tính Đồng tính luyến ái (homosexuality), gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc yêu đƣơng hay quan hệ tình dục giữa những ngƣời cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Đồng tính luyến ái cũng chỉ sự tự ý thức, định vị của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này. Ngƣời đồng tính (homosexual), do
  • 34. 29 đó, là những ngƣời có xu hƣớng bị hấp dẫn trên phƣơng diện tình yêu, tình dục với những ngƣời cùng giới tính với mình. 1.2.1.2. Thiểu số tính dục Thiểu số tính dục là thuật ngữ để chỉ nhóm ngƣời có xu hƣớng tính dục phi dị tính. Trong nhiều trƣờng hợp, cộng đồng thiểu số tính dục còn đƣợc gọi là cộng đồng LGBT là tên viết tắt của cộng đồng ngƣời đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), song tính (bisexual) và chuyển giới (transgender). 1.2.1.3. Ngoài lề hóa Ngoài lề hóa (marginalization) là một quá trình trong đó các cá nhân hoặc các nhóm/cộng đồng bị bỏ quên, loại trừ hoặc gạt ra rìa xã hội một cách có hệ thống [183]. Cụ thể, họ không đƣợc nhắc đến hoặc đƣợc nhắc đến nhƣng ở mức độ không thỏa đáng trong các cuộc tranh luận chính trị, đàm phán xã hội hay thƣơng lƣợng kinh tế,… Các nhóm bị ngoài lề hóa cũng thƣờng là các nhóm thiểu số. Họ chịu nhiều bất lợi, thiệt thòi, bị phân biệt đối xử, bị hạn chế cơ hội tiếp cận các quyền căn bản, thƣờng có vị thế thấp kém và quyền lực ít ỏi hơn so với nhóm đa số. Bị ngoài lề hóa không phải là đặc điểm chỉ có ở riêng ở ngƣời đồng tính hay nhóm thiểu số tính dục mà còn có ở nhiều nhóm thiểu số khác. Cùng với xu hƣớng tính dục thì tuổi tác, phái tính, dân tộc, chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, giàu nghèo, sức khỏe,… là những tiêu chí mang tính lịch sử đƣợc sử dụng cho quá trình “ngoài lề hóa”. 1.2.1.4. Ẩn ức Trong quá trình khái niệm hóa thuật ngữ “ẩn ức”, chúng tôi nhận thấy về mặt sắc thái ý nghĩa, ẩn ức rất gần với thuật ngữ “repression” (đƣợc nhiều ngƣời dịch là sự dồn ép) - một khái niệm trọng tâm của ngành phân tâm học. Dựa trên các quan điểm của các nhà phân tâm học về “repression” (Freud [6], Laplanche và Pontalis [137], Morris [154], Boag [66], [67]), trong luận án
  • 35. 30 này, ẩn ức đƣợc hiểu là tình trạng nỗ lực loại bỏ những xúc cảm, ý nghĩ, kí ức, thôi thúc, ham muốn… ra khỏi ý thức bằng cách dồn nén, chế ngự chúng trong vô thức. Những xúc cảm, ao ƣớc, ham muốn ấy không đƣợc chính chủ nhân của chúng chấp nhận do bị cho là không phù hợp với lƣơng tâm, đạo đức và chuẩn mực xã hội. 1.2.1.5. Tự sự Theo cách hiểu thông thƣờng, tự sự (narrative) chỉ là một câu chuyện - có thực hoặc hƣ cấu. Nhƣng theo cách hiểu của ngành nghiên cứu văn hóa, tự sự có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Tự sự là phƣơng thức hiện thực hóa câu chuyện và có thể tồn tại dƣới nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ - nói hoặc viết, và bên cạnh đó, còn có thể là âm thanh, hình ảnh và ngôn ngữ cơ thể… Vì vậy mới có tự sự trong âm nhạc, trong hội họa, trong điện ảnh, trong nghệ thuật trình diễn… Ngoài ra, giới nghiên cứu còn cho rằng, tự sự, thậm chí còn tồn tại cả trong nhận thức, hay nói cách khác, mọi nhận thức đều có tính tự sự. Gắn với nhận thức, tự sự đƣợc hiểu là một thao tác hệ thống hóa, tổng thể hóa, qua đó, mọi thứ đều đƣợc sắp xếp vào một cấu trúc có quan hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau, cái này là nguyên nhân hay hệ quả của cái khác. Từ quan niệm đó, ẩn dụ thậm chí cũng đƣợc xem là các tự sự chứ không đơn thuần chỉ là các biện pháp tu từ (Lakoff và Johnson [135]). Chia sẻ với ý tƣởng trên, Bava [59] gọi tự sự là ẩn dụ biết kể chuyện. 1.2.1.6. Bản sắc Nhà tâm lý học ngƣời Mỹ Erik Erikson (1902-1994) là một trong những ngƣời đầu tiên quan tâm đến “bản sắc” (identity). Trong công trình của mình, ông sử dụng thuật ngữ “bản sắc bản ngã” (ego identity) (thi thoảng còn đƣợc gọi là “the self” (tự ngã)), đƣợc hiểu là những đặc tính để phân biệt ngƣời này với ngƣời kia. Theo Erikson, bản sắc chủ yếu nói đến
  • 36. 31 sự tự ý thức hoặc định dạng (identification) về cái cá nhân, gần tƣơng tự nhƣ cách cá nhân đƣợc ngƣời khác quan sát và nhận diện [95]. Có hai quan điểm tiếp cận đối với vấn đề bản sắc. Cách tiếp cận bản thể luận cho rằng bản sắc là cái tự có, bất biến, vĩnh cửu, đƣợc quy định bởi các tiêu chí khách quan nhƣ tổ tiên chung hay các đặc điểm sinh học. Trong khi đó, quan điểm kiến tạo luận cho rằng bản sắc là sản phẩm của các điều kiện văn hóa, xã hội, đƣợc hình thành bởi một sự lựa chọn chủ yếu các đặc điểm nhất định. Khái niệm bản sắc trong luận án này đƣợc hiểu nhƣ là những đặc điểm mà bản thân ngƣời đồng tính tự tạo nên hoặc do xã hội nhìn nhận họ. Nói cách khác, bản sắc không phải là cái tự thân mà là một tiến trình kiến tạo xã hội. Trong luận án này, chúng tôi dùng thuật ngữ bản sắc theo hai nghĩa: bản sắc cá nhân và bản sắc nhóm. Gắn với cá nhân, có chỗ chúng tôi sử dụng thuật ngữ “căn tính” để thay thế cho thuật ngữ bản sắc. 1.2.1.7. Quyền lực Luận án này sử dụng khái niệm quyền lực theo cách hiểu của M. Foucault. Với ông, quyền lực (power) đƣợc sản sinh và vận hành chủ yếu thông qua các diễn ngôn - một thuật ngữ đƣợc chính ông định nghĩa là “các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có tính hiệu lực nhất định trong thế giới thực”, “một nhóm các quan điểm đƣợc cá thể hóa” hoặc “một hoạt động đƣợc kiểm soát/điều chỉnh nhằm tạo nên một tập hợp các nhận định” (Dẫn theo Mills [152, tr. 6]). Góc nhìn diễn ngôn đã dẫn Foucault tới chỗ đoạn tuyệt với các quan điểm truyền thống về quyền lực. Quyền lực, theo ông, không phải chỉ là một cấu trúc hay một tác tố bao gồm những gì mà một số ngƣời có khả năng khống chế, cƣỡng bức hay ra lệnh ngƣời khác theo cách hiểu cũ mà quyền lực có mặt ở khắp mọi nơi, nó phân tán hơn là tập trung, nó
  • 37. 32 nhập thân hơn là bị chiếm hữu, nó thuộc về diễn ngôn hơn là thuần túy có tính chất cƣỡng bức [98]. 1.2.1.8. Tính chủ thể Có nhiều cách hiểu khác nhau về tính chủ thể (subjectivity). Trong luận án này, chúng tôi sử dụng cách hiểu của các nhà nghiên cứu văn hóa, cho rằng tính chủ thể là một thực thể có năng lực tự quyết (agency) trong sự gắn kết sâu sắc với những hệ thống quyền lực. Tính chủ thể đƣợc hình thành thông qua vô số tƣơng tác trong xã hội. Nó vừa là quá trình cá thể hóa vừa là quá trình xã hội hóa. Trên thực tế, mỗi cá nhân không thể tồn tại cô lập trong một môi trƣờng khép kín, mà ngƣợc lại, họ không ngừng tham gia vào các tƣơng tác với thế giới xung quanh. Vì thế, tính chủ thể đƣợc định hình bởi chính nó và bởi những điều kiện chính trị, văn hóa, lịch sử, xã hội cũng nhƣ thế giới tự nhiên. 1.2.1.9. Phản kháng Theo Duncombe [93], phản kháng (resistance) là thực hành sử dụng văn hóa mà cụ thể là những hệ thống ý nghĩa và biểu trƣng để chống lại một thứ quyền lực bá quyền. Theo đó, trong luận án này, khái niệm phản kháng đƣợc sử dụng để nhấn mạnh việc ngƣời đồng tính đã dùng các tự sự và hệ thống ý nghĩa, biểu trƣng đi kèm để chống lại quyền lực dị tính thống trị trong xã hội. 1.2.2. Lý thuyết và quan điểm tiếp cận Ở phần này, chúng tôi trình bày cơ sở lý luận làm nền tảng cho cách tiếp cận của luận án. Đó là quan điểm tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hóa (Cultural Studies) và lý thuyết tự sự (narrative) từ góc nhìn văn hóa. 1.2.2.1. Quan điểm tiếp cận của ngành nghiên cứu văn hóa Trƣớc hết, luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc nhìn của ngành nghiên cứu văn hóa. Đây là một lĩnh vực liên ngành, xem văn hóa là một hệ thống các ý nghĩa và biểu trƣng sản sinh từ những thực hành và những quá
  • 38. 33 trình luôn thay đổi, tƣơng tác trong sự kiểm soát, chi phối ngặt nghèo của các cơ chế quyền lực… Nghiên cứu văn hóa, theo Geertz, suy cho cùng không phải là một khoa học thực nghiệm khám phá quy luật mà là một ngành diễn giải đi tìm ý nghĩa [105, tr.5]. Nhƣ vậy, trong cách tiếp cận của ngành Nghiên cứu văn hóa, văn hóa không gắn với hệ thống giá trị trừu tƣợng nhƣ những thành quả tinh túy của con ngƣời, cũng không phải đƣợc tạo ra từ những thực thể xã hội riêng biệt, ổn định, bền vững theo cách hiểu cũ, mà là một hệ thống các thực hành của con ngƣời luôn ở trong trạng thái động (Phạm Quỳnh Phƣơng [40, tr. 14]. Văn hóa không phải là một bộ ý niệm tất định, vĩnh cửu mà là một hệ thống ý nghĩa phức tạp và khả biến. Là một lĩnh vực liên ngành nên nghiên cứu văn hóa có những đƣờng biên phân định khá mờ nhạt với một số ngành khoa học xã hội khác. Tuy nhiên, giữa nghiên cứu văn hóa với các ngành gần với nó vẫn có những sự khác biệt và sự khác biệt căn bản nhất chính là ở chỗ nghiên cứu văn hóa dành sự quan tâm đặc biệt đến khía cạnh quyền lực - một yếu tố tối quan trọng của văn hóa đã bị những ngành kia bỏ qua. Chính sự quan tâm đặc biệt đến quyền lực đã tạo ra một “bƣớc ngoặt văn hóa” (cultural turn) trong khoa học xã hội nói chung và trở thành đặc trƣng then chốt của ngành. Nhƣ trên đã nói, tƣ tƣởng của Michel Foucault đóng vai trò nền tảng trong quan điểm của ngành nghiên cứu văn hóa về quyền lực. Trong lý thuyết của Foucault, diễn ngôn và quyền lực là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ và không thể tách rời nhau. Từ quan điểm quyền lực đƣợc sinh ra và vận hành chủ yếu thông qua các diễn ngôn, ông tiến thêm một bƣớc nữa khi cho rằng trong bất kì xã hội nào, diễn ngôn chính là quyền lực, hay nói một cách chính xác hơn, mọi diễn ngôn đều đƣợc sản xuất bởi quyền lực, nhƣng mặt khác (và do đó), nó cũng đƣợc sử dụng nhƣ một chiến lƣợc phản kháng [99, tr. 101].
  • 39. 34 Thuộc về diễn ngôn, quyền lực gắn liền với “các chế độ chân lí” (regimes of truth) - đƣợc hiểu là hệ thống những tín điều và những quy phạm đƣợc chấp nhận và đƣợc chia sẻ để mọi ngƣời, theo đó, phân biệt cái đúng và cái sai, cái thật và cái giả, đánh giá mọi việc và quyết định những gì mình nên làm, có thể làm hoặc phải làm. Theo ý nghĩa đó, quyền lực trở thành một thứ siêu quyền lực (metapower): nó ở khắp nơi; nó đến từ khắp nơi; nó không giới hạn trong lĩnh vực kinh tế hay chính trị mà còn ở hệ thống giáo dục, truyền thông, khoa học và đặc biệt, ý thức hệ [98, tr. 131]. Cái “chế độ chân lí” ấy không nhất thành bất biến và cũng không chỉ đƣợc áp đặt từ trên xuống dƣới. Quyền lực - nhất là quyền lực-diễn ngôn - cũng có thể đến từ những ngƣời bị trị, những ngƣời yếu thế, những nhóm thiểu số trong xã hội, nghĩa là đƣợc kiến tạo từ dƣới lên. Nhƣ vậy, dƣới ánh sáng của ngành nghiên cứu văn hóa, quyền lực có mặt ở khắp mọi nơi. Quyền lực không chỉ thể hiện trên phƣơng diện thể chế mà quyền lực còn đƣợc thể hiện ở cấp độ cá nhân. Quyền lực không chỉ đƣợc nhìn theo chiều từ trên xuống mà còn đƣợc soi tỏ từ dƣới lên. Quyền lực không chỉ nằm trong tay nhà nƣớc và những ngƣời cầm quyền mà quyền lực còn đƣợc nhen nhóm từ những ngƣời bị trị, những ngƣời vốn không có quyền lực. Ở đâu có đàn áp ở đó có phản kháng, ở đâu có quyền lực ở đó có đối quyền lực [99, tr. 123]. Từ góc nhìn đó, nghiên cứu văn hóa đặc biệt quan tâm đến những số phận bên lề xã hội bởi qua những số phận này, có thể hiểu đƣợc cơ chế vận hành của quyền lực. Ở khía cạnh này, ngƣời đồng tính là đối tƣợng quan tâm của ngành nghiên cứu văn hóa bởi họ là nhóm thiểu số bị ngoại biên hóa, vô hình hóa dƣới sự tác động của cơ chế quyền lực thông qua sự vận hành của diễn ngôn. Tìm hiểu về ngƣời đồng tính, góc nhìn của ngành nghiên cứu văn hóa dựa trên quan điểm kiến tạo xã hội về tính dục của các nhà nữ quyền luận và
  • 40. 35 các học giả theo trƣờng phái học thuật Pháp, xã hội học và lịch sử. Định vị tính dục trong mối liên hệ mật thiết với không gian và thời gian, thuyết kiến tạo xã hội đã bác bỏ định nghĩa tính dục xuyên lịch sử, xuyên quốc gia, thay vào đó, cho rằng tính dục là do các yếu tố văn hóa, xã hội quy định, đồng thời chối bỏ quan điểm mang tính bản thể luận cho rằng sự khác biệt giữa đồng tính với dị tính là tự nhiên và tất yếu. Bằng việc xem sự khác biệt đó là “sản phẩm đƣợc trù định hoặc không đƣợc trù định bởi các thực hành xã hội” (Haslanger [116, tr.17]), nói cách khác, là một sáng tạo của văn hóa và lịch sử, hơn là sự sắp đặt của tạo hóa, lăng kính kiến tạo xã hội đã mở ra những khám phá sâu sắc hơn về những động năng khác nhau đã hình thành và duy trì các loại tính dục, từ đó, sẵn sàng trả lời cho câu hỏi: “Đồng tính đƣợc tạo ra trong/bởi những ma trận xã hội nào?” và “Việc dán nhãn đồng tính có hàm ý chính trị gì?” Trả lời những câu hỏi đó, quan điểm kiến tạo xã hội đã thách thức huyền thoại nhị phân đồng tính-dị tính, phủ định đó không phải là cách duy nhất để hiểu và phân loại tính dục, đồng thời cho rằng tính dục không phải là sự hấp dẫn mang tính bản năng, tiền xã hội, tĩnh tại mà có tính lỏng, bất định, phụ thuộc vào những tác động của lịch sử, xã hội. Từ góc nhìn kiến tạo luận, tính dục, bao gồm đa dạng các động năng tính dục, tri thức tính dục, bản sắc tính dục, ham muốn tính dục, ẩn ức tính dục… trong đó có đồng tính, đều đƣợc cấu trúc bởi các nhân tố lịch sử, văn hóa, xã hội. Theo đó, mối quan hệ giữa xã hội với đồng tính đƣợc nhấn mạnh, đồng tính không phải là một khái niệm mang tính phổ quát, một đặc điểm sinh học, thuần túy bản năng, tự nhiên nhi nhiên mà đƣợc kiến tạo về mặt xã hội và bởi xã hội. Thoát li quan điểm bản thể luận, các nhà nghiên cứu, dƣới lăng kính kiến tạo luận, tràn trề cảm hứng trong việc khám phá ý nghĩa xã hội của từng hành vi, thực hành, cộng đồng và bản sắc đồng tính.
  • 41. 36 Trong luận án này, chúng tôi dựa trên một số khái niệm quan trọng khác của ngành nghiên cứu văn hóa là “tính chủ thể (subjectivity), năng lực tự quyết (agency) và bản sắc/căn tính (identity). Theo Barker, “vấn đề chủ thể và “bản sắc” khó có thể tách rời nhau, và đặc biệt thuật ngữ “bản sắc” xuất hiện nhƣ một chủ đề trung tâm của nghiên cứu văn hóa vào những năm 90 của thế kỉ trƣớc, đƣợc châm ngòi từ các cuộc đấu tranh chính trị, cũng nhƣ mối quan tâm về triết học và ngôn ngữ” (Dẫn theo Phạm Quỳnh Phƣơng [40, tr.14]). Từ lăng kính kiến tạo luận, ngành nghiên cứu văn hóa cho rằng bản sắc không phải là cái tự thân, có sẵn mà là những kiến tạo mang tính văn hóa xã hội, cụ thể là sản phẩm của những diễn ngôn. Bản sắc cũng không phải là hữu thể cố định vĩnh viễn mà lúc nào cũng ở đang ở trong tiến trình đƣợc kiến tạo, một cái gì đang đƣợc hình thành. Mặt khác, trong quá trình hình thành bản sắc, từ mối quan tâm đến khía cạnh quyền lực của những kẻ vốn không có quyền lực, các nhà nghiên cứu văn hóa đánh giá cao vai trò của chủ thể và năng lực tự quyết. Từ góc nhìn đó, bản sắc chính là quá trình đấu tranh và thƣơng thảo giữa chủ thể và những hoàn cảnh văn hóa, xã hội. 1.2.2.2. Lý thuyết tự sự từ góc nhìn văn hóa Đời sống con ngƣời là một thực thể đƣợc ráp nối không ngừng nghỉ bởi tự sự. Tất cả chúng ta đều sống trong, bằng và với các tự sự. Tự sự xuất hiện trong các câu chuyện hằng ngày mà chúng ta chia sẻ cho nhau, trong các cuộc tán gẫu, điện đàm, trong những bức thƣ, những cuốn nhật kí, những giấc mơ, những bài hát ru, những truyện cổ tích, trong những lời nhận xét, bình phẩm của chúng ta về ngƣời khác bằng cách tạo ra những câu chuyện về ngƣời đó, trong những bài học giáo dục đạo đức công dân đƣợc dạy trong nhà trƣờng… Đúng nhƣ Berger tổng kết, “chúng ta ít khi nghĩ về nó nhƣng cả cuộc đời chúng ta đều đắm mình trong các tự sự. Mỗi ngày chúng ta bơi trong biển chuyện mà chúng ta đã nghe, đã đọc, đã thấy suốt từ thuở ấu thơ cho tới khi
  • 42. 37 từ giã cõi đời. Thậm chí ngay cả cái chết cũng đƣợc ghi lại trong những tự sự” [61, tr. 1] Nếu tự sự, đƣợc hiểu theo cách đơn giản nhất, là câu chuyện thì nó đã xuất hiện từ rất xa xƣa, cùng với sự có mặt của loài ngƣời. Nhƣng với tƣ cách là một thuật ngữ thì tự sự mới đƣợc nhắc đến nhiều trong khoảng năm thập niên trở lại đây. Trƣớc đó, tự sự chỉ xuất hiện một cách thƣa thớt và hầu nhƣ chỉ giới hạn trong lĩnh vực phê bình và nghiên cứu văn học. Cho đến khoảng cuối thập niên 1960, đầu thập niên 1970, việc sử dụng thuật ngữ tự sự mới nở rộ, trở thành một bƣớc ngoặt quan trọng trong học thuật - “bƣớc ngoặt tự sự” (narrative turn), đánh dấu bằng sự ra đời của một ngành học mới - tự sự học (narratology) với những tên tuổi lớn nhƣ Tzvetan Todorov, Gérald Genette, A. J. Greimas, Claude Bremond, và đặc biệt, Roland Barthes. Nhƣng thuật ngữ tự sự không chỉ giới hạn trong ngành Tự sự học hay nghiên cứu văn học nói chung. Nó còn lấn sang hầu hết mọi lĩnh vực thuộc khoa học nhân văn, khoa học xã hội, luật học, thần học và tràn lên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Ở đâu cũng nghe nói đến tự sự (Nguyễn Hƣng Quốc [42]). Trong cuốn Postmodern Narrative Theory xuất bản năm 1998, Mark Currie nhận xét: Nếu có một sáo ngữ liên quan đến Tự sự học đƣơng đại thì câu đó nhất định sẽ là: “tự sự có mặt ở khắp nơi” [87, tr. 1]. Tóm lại, có nhiều hƣớng lý thuyết tự sự khác nhau. Trong luận án này, chúng tôi sử dụng hƣớng lý thuyết văn hóa về tự sự để làm điểm tựa cho việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Ở góc độ văn hóa, các nhà nghiên cứu dành sự quan tâm đặc biệt cho mối quan hệ của tự sự với các vấn đề “bản sắc”, “cộng đồng”, “quyền lực”. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà tự sự cũng là một khái niệm trung tâm của ngành nghiên cứu văn hóa. Gắn với ba khái niệm vừa nêu, các nhà nghiên cứu văn hóa đã chỉ ra các chức năng quan trọng sau của tự sự:
  • 43. 38 Thứ nhất, tự sự là một trong những cách thức quan trọng nhất để con ngƣời kiến tạo bản sắc: không chỉ bản sắc cá nhân mà còn bản sắc cộng đồng, bản sắc của một nền văn hóa (Bruner [71]; Berger [61]). Bản sắc của từng cá nhân đƣợc hình thành bằng tự sự thông qua các kinh nghiệm cũng nhƣ các hình ảnh mà chúng ta tự nghĩ về mình và thể hiện ra cho ngƣời khác thấy. Với tƣ cách là một công cụ để tổ chức các kinh nghiệm và một dạng thức diễn ngôn để cung cấp ý nghĩa cho cuộc sống của con ngƣời thông qua các câu chuyện [71], tự sự có vai trò chính yếu trong việc tạo dựng bản sắc. MacIntyre quan niệm “con ngƣời, trong hành động và thực hành, cũng nhƣ trong tƣởng tƣợng hƣ cấu của hắn, đều là một con vật kể chuyện” [144, tr. 201]. Cũng trong chiều hƣớng ấy, Holstein và Gubrium xem bản ngã của chúng ta nhƣ những hữu thể đƣợc kể chuyện (storied beings), kết quả của việc kể chuyện liên tục (dẫn theo Merrill [151]). Còn Phelan thì tiên báo về sự ra đời của một “đế chế tự sự” - nơi tự sự không đơn thuần chỉ là phƣơng tiện kiến tạo bản sắc mà nó chính là bản sắc – những câu chuyện cuộc đời [162, tr. 205]. Thứ hai, tự sự là phƣơng thức quan trọng để tạo dựng cộng đồng. Nó không phải là cái gì thuần túy có tính chất cá nhân. Tự sự nào cũng có tính tƣơng tác và quan hệ. Tự sự là câu chuyện, và các câu chuyện dù cá nhân, riêng tƣ đến mấy vẫn liên hệ với những cái khác: thời gian, không gian, cảnh huống và những con ngƣời khác, vì thế nó mang màu sắc, dấu ấn của cả một cộng đồng. Do đó, khi đƣợc chia sẻ giữa ngƣời này với ngƣời kia, nghĩa là, tham gia vào một quá trình tƣơng tác xã hội, tự sự dễ dàng tạo ra sự kết nối - một điều kiện then chốt để hình thành nên cộng đồng. Gergen xem tự sự nhƣ “một nguồn lực cộng đồng đƣợc con ngƣời sử dụng trong những mối quan hệ đang tiếp diễn” [106, tr. 189]. Còn theo Lyotard [143], tính “kết nối” hay “ràng buộc xã hội” (social bond) đã khiến cho các tự sự trở thành nguồn nguyên liệu chung tạo nên cộng đồng cũng nhƣ bản sắc cộng đồng. Và hơn thế, khi mọi ngƣời cùng chia sẻ với nhau, nhận ra nhau trong một tự sự