SlideShare a Scribd company logo
1 of 134
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……………….
TRƯƠNG THỊ NGỌC CẨM
QUAN HỆ VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG
TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
(KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN)
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh 2013
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
……………….
TRƯƠNG THỊ NGỌC CẨM
QUAN HỆ VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP
(KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN)
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
TS. NGUYỄN VĂN KHA
Thành phố Hồ Chí Minh 2013
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................ 3
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 5
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 6
DẪN NHẬP ...................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................15
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................15
6. Đóng góp của đề tài .........................................................................................16
7. Bố cục của luận văn ........................................................................................16
CHUƠNG 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM SAU NĂM 1975 VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP ................................................................ 18
1.1. Con người trong văn học và thuật ngữ “quan niệm về con người”. .........18
1.2. Vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua các ý
kiến tranh luận.....................................................................................................29
CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP LÀ “CON NGƯỜI KHÔNG TOÀN
VẸN”............................................................................................... 40
2.1 Con người với tình yêu và hạnh phúc ..........................................................41
2.2 Con người gắn với nhân phẩm .....................................................................47
2.3. Con người kiếm tìm ......................................................................................55
4
2.4. Con người cô đơn .........................................................................................63
2.5. Sự phong phú phức tạp bên trong con người bình thường........................74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ
HIỆN QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP.......................................... 86
3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp.....................................................................................................................86
3.2 Cảm hứng huyền thoại..................................................................................92
3.3. Kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp........................................... 100
3.4. Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại.................................................. 108
KẾT LUẬN .................................................................................. 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... 122
5
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn:
TS Nguyễn Văn Kha, Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn chân thành tới thầy cô Phòng Khoa học công nghệ và
Sau đại học, Khoa Ngữ văn và các thầy cô giảng viên – Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và nghiên cứu
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Tổ bộ môn Ngữ văn trường
trung học phổ thông Nguyễn Du – Bà Rịa Vũng Tàu, cùng đồng nghiệp đã
giúp tôi hoàn thành khóa học.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người luôn
động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2013
Học viên kí tên
Trương Thị Ngọc Cẩm
6
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn “Quan niệm về con người trong sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp” (khảo sát truyện ngắn) là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Kha.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kì công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Học viên kí tên
Trương Thị Ngọc Cẩm
7
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nhà văn M.Gorki quan
niệm: “Văn học là nhân học”. Nhưng con người được nhìn nhận, đánh giá
trong mỗi nhà văn, từng thời kì, khuynh hướng, trường phái văn học có sự
khác nhau.
Trong giai đoạn văn học trước năm 1975, do tình hình đất nước có
chiến tranh, văn học phải phục vụ công cuộc cách mạng, phục vụ chính trị.
Đó là nhiệm vụ cơ bản của văn học. Con người trong giai đoạn lịch sử này
được nhận thức, phân tích, đánh giá chủ yếu ở góc độ chính trị. Trong giai
đoạn văn học này, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh con người nhưng đó là con
người tập thể, con người quần chúng, chứ chưa phải là con người cá nhân.
Văn học giai đoạn này phản ánh hiện thực cuộc sống mới, con người mới
trong những biến động lớn lao của đời sống chính trị, xã hội.
Sang giai đoạn sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước độc lập,
thống nhất, văn học lúc này không chỉ miêu tả cuộc sống con người sau chiến
tranh, mà còn đi sâu vào vấn đề con người. Văn học quan tâm đến số phận,
đời sống riêng tư, tình cảm của từng cá nhân trong cuộc đời.
Có cách nhìn, quan niệm khác nhau về con người trong hai giai đoạn
văn học trước và sau năm 1975 như vậy là do sự đổi mới quan niệm về con
người, đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Đây là thành quả của sự đổi
mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Trong xu thế đổi mới, không
khí dân chủ tạo điều kiện cho nhà văn phát huy vai trò chủ động sáng tạo,
mạnh dạn tìm tòi khám phá những đề tài mà trước đây bị coi là “vùng cấm”
trong văn học, để có được tiếng nói nghệ thuật mang lại hiệu quả thẩm mỹ
trong độc giả.
8
Nói đến sự cách tân quan niệm về con người trong truyện ngắn đương
đại không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm
cho đời sống văn học thời kỳ đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ
hết. Trong đó, mảng đề tài lịch sử gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi cách
nhìn và thể hiện nhân vật lịch sử trong tác phẩm của ông có sự khác biệt.
Những ý kiến đánh giá về cách nhìn con người trong tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp dù khen hay chê, tất cả đều mạnh mẽ quyết liệt.
Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề con
người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng chưa có công trình nào
đề cập đến một cách có hệ thống quan niệm về con người trong truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp. Do đó, luận văn: Quan niệm về con người trong sáng
tác của Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát góc độ truyện ngắn) trong khuôn khổ
luận văn thạc sĩ góp tiếng nói thẩm định đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp cho
cho sự đổi mới văn học Việt Nam từ sau 1975, ở cấp độ quan niệm nghệ thuật
về con người.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn thuộc thế hệ sau cách mạng, sau chiến
tranh. Chỉ với mấy truyện ngắn đầu tay, tên tuổi của ông đã nổi bật trong và
ngoài nước. Những tác phẩm của ông đã gây nên cuộc tranh luận sôi nổi
những năm tám mươi.
Hoàng Ngọc Hiến – nhà nghiên cứu văn học trong bài viết Tôi không
chúc bạn thuận buồm xuôi gió (1987) đã đề cao quy luật của cái đẹp, của sự
thật và nhân bản trong sáng tạo nghệ thuật. Ông cho rằng: “Dẫu là kể truyện
cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau viết về cuộc sống ngày hôm nay. Tác giả
đã nhìn thẳng vào sự thật của đời sống hiện tại” [39, tr.9]. Theo Hoàng Ngọc
Hiến, Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ không quen với cách nhìn “sử thi”. Vì
9
thế những nhân vật trong truyện dù “nhếch nhác, đốn mạt hầu hết cũng là
nhân vật lao động ta thôi” [39, tr.13]. Và theo ông Nguyễn Huy Thiệp đã
“thẳng thắn nêu lên những sự bê tha, hèn kém ở những con người thuộc về
những tầng lớp nhân dân khác nhau, nêu lên để quốc dân thấy rõ hơn thực
trạng của phong hóa xã hội, hiểu rõ hơn nhân tình và thế thái hiện nay. Và đó
cũng là một cách biểu hiện thái độ nghiêm chỉnh đối với nhân dân”. “Nói về
những sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp
thường man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân
tình”. “Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa tàn nhẫn, vừa xót xa.
Tàn nhẫn nghĩa là “không được thương con người”, đấy là mệnh lệnh của
lương tâm và tác giả đã đi đến cùng phơi bày sự đốn mạt của con người.
Nhưng cuối cùng thì vẫn xót xa, “không thể không thương con người”. Ngay
cả những nhân vật đốn mạt nhất, Nguyễn Huy Thiệp không tuyệt vọng ở họ”
[39, tr.14-15]. Ông nói rằng “những người đàn ông trong tập truyện của
Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là đốn mạt….Ngược lại, trong các nhân vật nữ có
những con người ưu tú, nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là hiện thân của
nguyên tắc tư tưởng tạo ra cảm hứng của tác giả, có thể gọi đó là nguyên tắc
tính nữ hoặc thiên tính nữ” [39, tr.15-16].
Nhà phê bình Đặng Anh Đào trong bài viết Khi ông Tướng về hưu xuất
hiện (1988) đã thể hiện sự ủng hộ tác giả Tướng về hưu bằng thái độ rất nhiệt
thành: “cái cô đơn của một số nhân vật trong Tướng về hưu vẫn có giá trị
báo hiệu, và chưa chắc chỉ có báo hiệu điều dở. Thật đáng buồn, nếu ở một
môi trường tối tăm và sền sệt nào đó, con người không cảm thấy cô đơn mà
lại cảm thấy cứ như “cá trong nước”! [39, tr.24].
Nhà báo Trần Duy Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
(1988) cũng có cùng ý kiến với Hoàng Ngọc Hiến khi nhận xét rằng: “Ngòi
bút lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp cứ thản nhiên phơi ra trên mặt giấy bao
10
nhiêu điều xấu xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của người đời. Anh không chỉ “lật áo”
nhân vật mà thật sự đã lột tuốt tuột những thứ che đậy để nói ra những điều
“vừa đau đớn, vừa chua xót, nhưng thương lắm” như lời Sinh trong truyện
Không có vua” [39, tr.88].
Dịch giả, tiến sĩ người Úc Greg Lockhart, trong bài viết Tại sao tôi
dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng anh? (1989) cũng đồng tình với
Hoàng Ngọc Hiến. Ông cho rằng, truyện của Nguyễn Huy Thiệp mang tính
chất nhân bản. Truyện Vàng lửa “diễn đạt một vấn đề lớn của nhân loại. Ở
đây bất cứ người đọc nào cũng có thể ghi nhận tính chất lớn khác hướng của
một sự suy nghĩ đa diện, phong phú về mối quan hệ giữa chính trị và nghệ
thuật, giữa cái đẹp và quyền lực lớn trong bất cứ xã hội nào” [39, tr.111].
Ông cũng đề cao cách viết của Nguyễn Huy Thiệp đó là “cách viết của một
nghệ sĩ khách quan đứng ngoài truyện và nhìn vào. Anh ấy không bị vướng
chân vào đời sống của nhân vật. Vừa nói về đời sống vĩ đại của cung Gia
Long, vừa nói về đời sống bình thường của một đồ tể, của một bác sĩ phá thai,
thậm chí vừa nói đến đời sống của một người Tây, thì số phận của con người
tự bộc lộ chỉ qua lời khái quát và hành động của nó” [39, tr.112]. Nhà nghiên
cứu đánh giá cao tính chất dân chủ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp:
“Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn hiện đại. Cách nhìn xã hội Việt Nam và
cả thế giới cùng với cách viết của anh cũng rất bình đẳng, dân chủ. Và cũng
phải nói tính chất dân chủ này là một mặt quan trọng của tính nhân bản trong
tác phẩm của anh” [39, tr.112-113].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp vài cảm nghĩ (1992) nhìn thấy biểu hiện hai mặt của con người
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: “Nguyễn Huy Thiệp có một thế
giới nhân vật độc đáo. Toàn những con người góc cạnh gân guốc. Người nào
dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình…Ở Nguyễn Huy Thiệp,
11
những nhân vật hơi bụi một chút, thường có cả hai mặt thiện và ác, đúng ra
là chứa đựng cả thú tính lẫn nhân tính, một mặt đầy bản năng thô bỉ, mặt
khác, từ một góc độ nào đó của tâm hồn, thỉnh thoảng vẫn lóe lên ánh sáng
của lương tri, lương tâm” [39, tr.459].
Nguyễn Thanh Sơn trong bài Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp (1995) nhận
xét: “Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như những viên
ngọc Biện Hòa, những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài, và nó
đẹp nhất chính vì người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc” [39,
tr.118]. “Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít người không chấp nhận luật
chơi. Ông lạnh lùng dội những xô nước lạnh toát lên đấu chúng ta. “Đó
không phải là chân lí, không phải là cuộc sống!” những thông điệp truyện
ngắn của ông phẫn uất hét lên. Ông lôi tuột chúng ta xuống khoảng trống lơ
lửng giữa trời và đất, buộc ta phải đối mặt với mình, với một thế giới “không
có vua”, dạy chúng ta “những bài học nông thôn”, bắt chúng ta phải hiểu
rằng, trước khi muốn nhìn lên bầu trời thì phải nhìn mặt đất đã” [39, tr.119].
Theo hướng phê bình nói trên còn có ý kiến của Văn Tâm trong bài
Đọc Nguyễn Huy Thiệp (1988), Trương Hồng Quang trong bài Mười lời bình
về truyện ngắn “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp (1989), ý kiến của Đông
La trong bài viết Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (1999),
v.v. ..
Những ý kiến phản đối cách nhìn con người trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp không phải là ít. Tạ Ngọc Liễn – nhà nghiên cứu lịch sử -
trong bài Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp (1988) đã thể
hiện thái độ không ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp: “Vàng lửa là một truyện kí
danh nhân lịch sử. Nhân vật Nguyễn Huy Thiệp miêu tả là vua Gia Long và
Nguyễn Du, hai người có tầm vóc lớn lao trong lịch sử chính trị, lịch sử văn
học nước ta hồi đầu thế kỉ XIX. Bên cạnh Gia Long, Nguyễn Du còn có một
12
nhân vật người Pháp tên là Phăng-xoa Pơriê chính là nhân vật Nguyễn Huy
Thiệp xây dựng để nói hộ mình về những suy ngẫm về mọi chuyện, trong đó
có đánh giá Gia Long, Nguyễn Du, quan trọng hơn là đánh giá đặc điểm dân
tộc ta, truyền thống văn hóa, văn minh Việt Nam thời Nguyễn lúc bắt đầu tiếp
xúc với người châu Âu” [39, tr.170-171]. “Theo quan niệm của chúng ta từ
trước tới nay vua Gia Long là nhân vật lịch sử phản diện, vì ông ta dựa vào
Pháp đánh đổ triều đại Tây Sơn, ông ta là người “cõng rắn cắn gà nhà”…
không ai thừa nhận Gia Long là một khối nguyên “vô giá”, là “quốc bảo”
[39, tr.170]. Về đoạn kết thứ hai của Vàng lửa, Tạ Ngọc Liễn nhận xét: “Tôi
sẽ không nói tới cái ý mà người đọc dễ hiểu lầm là ở đây tác giả Vàng lửa
muốn ca ngợi Pháp có công khai hóa văn minh cho đất nước Việt Nam! Tôi
chỉ ngạc nhiên vì nhân vật Phăng của Nguyễn Huy Thiệp sao lại quá kém về
kiến thức lịch sử như vậy khi Phăng bàn chuyện lịch sử?” [39, tr.176]. Như
vậy, ở góc độ là nhà sử học, Tạ Ngọc Liễn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp muốn
đánh giá lại lịch sử nhưng lại có một trình độ học vấn chưa đầy đủ, cần kiểm
tra lại vốn tri thức văn hóa.
Đỗ Văn Khang trong bài viết Sự “mơ mộng” và sự “nghiêm khắc”
trong truyện ngắn Phẩm tiết (1988) nhận xét rằng: “Vua Quang Trung là một
vị tướng lên ngôi… Một vị tướng lên ngôi như Quang Trung là người tự lập
nên nghiệp lớn, có bản lĩnh, dễ đâu để người khác coi thường? Vậy mà, vừa
diệt tan hai mươi vạn quân Thanh, khí thế còn đang bừng bừng như lửa cháy,
Nguyễn Huy Thiệp đã dắt cô Vinh Hoa tiếp kiến vua Quang Trung để cô bảo
nghiệp vua chỉ được vài ngày, vua Quang Trung ngồi nghe như “ngậm thóc”
[39, tr.235]. “Khó ai bảo vua Quang Trung không biết trọng dụng người tài.
Việc dùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở là một bằng chứng. Khó ai dám bảo
ông là người lỗ mãng… Thế mà trong cái phần “nghiêm khắc” của mình,
Nguyễn Huy Thiệp lại khắc họa nhân cách vua Quang Trung như một kẻ
13
nông nổi, lỗ mãng trước mặt vạn sĩ dân Bắc Hà. Và sự khắc họa này cũng
không có gì đặc sắc về tình tiết, về văn chương, hơn nữa lại rất tầm thường về
lối ám chỉ” [39, tr.236-237]. “Nguyễn Huy Thiệp bảo trước lúc chết vua
Quang Trung về tình chỉ chăm chăm nhìn vào một Vinh Hoa”… Nguyễn Huy
Thiệp muốn từ một Vinh Hoa để đánh đồng vua Quang Trung và Nguyễn Ánh,
nhấn mạnh vua nào cũng muốn làm vua gà, vua vịt cả” [39, tr.241]. “Hành
động vuốt mắt cho vua Quang Trung bằng nón tay. Rồi ngón tay đó bị bẩn
“đen lại như chàm”. Như thế, với hành động này, Nguyễn Huy Thiệp đã đạt
được mục đích cuối cùng là hạ bệ một thần tượng của lịch sử dân tộc, một
lịch sử đã phải viết bằng máu, bằng cả vinh quang và cả đau đớn mới có
được” [39, tr.241]. Ngoài ra trong bài viết Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp
ngày càng sa sút, Đỗ Văn Khang nhận xét: “Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày
càng mất bản chất nhân văn. Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng rơi vào
thói vô chính phủ về lịch sử. Anh ta xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn với
thái độ phủ định quyết liệt [39, tr.411]. “Văn của Nguyễn Huy Thiệp không
chỉ dừng lại ở chỗ u ám, độc địa, mà người viết văn còn cố tình xuyên tạc lịch
sử. Một Quang Trung lẫm liệt, anh hùng đánh tan hai mươi vạn quân Thanh
như trở bàn tay, bỗng chốc hóa thành một anh vua hèn. Một Nguyễn Du văn
chương như in, như tạc vào cuộc đời bỗng chốc hóa thành “đứa con hoang
của cô gái đồng trinh” bị “tên đàn ông khốn nạn” là nền văn minh Trung
Hoa “cưỡng hiếp” khiến văn của Nguyễn Du “chứa đầy điển tích” của “tên
đàn ông khốn nạn” kia. Một Nguyễn Trãi văn chương kinh bang tế thế, đủ
sức sửa sang việc đời bỗng chốc hóa thành “nhà duy mĩ khổng lồ” chỉ có ru
với gió, mơ theo trăng” và “thơ thẩn cùng mây”. Một Nguyễn Thị Lộ chỉ đủ
tầm cỡ cho một “nhân vật trái tim” của Nguyễn Trãi bỗng nhiên sừng sững
trở thành một điểm tựa cho tinh thần suy sụp và cô đơn của Ức Trai” [39,
tr.415].
14
Một loạt bài viết theo hướng phản đối cách nhìn con người của Nguyễn
Huy Thiệp trong truyện ngắn đã xuất hiện như: Nguyễn Thanh trong bài viết
Về truyện ngắn Phẩm tiết (1988), Đỗ Trung Lai trong bài Sử - văn, văn - sử
và thái độ người phê bình (1988), v.v…
Một điều đặc biệt là, ngay cả những người từng lên án chỉ trích gay gắt,
ông vẫn không thể không thừa nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp trong
việc viết truyện ngắn. Nhà Sử học Tạ Ngọc Liễn viết: “mặc dầu mới xuất
hiện, song anh đã sớm chứng tỏ được mình là một nhà văn có bản sắc riêng,
mới mẻ, bạo dạn, súc tích, gây được sự chú ý thực sự của độc giả” [39,
tr.170].
Điểm qua một số ý kiến khen chê được coi là khá tiêu biểu về cách
nhìn con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận
thấy:
1/Mặc dù mỗi bài có phát hiện và cách lý giải riêng, nhưng tựu trung lại đa
số các ý kiến đều thừa nhận: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương
trong thời kỳ Đổi mới, đáng để chúng ta quan tâm.
2/ Từ lúc Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, vấn đề gây tranh cãi, trở thành yếu tố
nhạy cảm trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mà chủ yếu là mảng truyện
ngắn, chính là vấn đề con người.
Để hiểu một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Huy Thiệp nhằm xác định
đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam thời kì Đổi mới sau 1975, chúng
tôi mạnh dạn đặt vấn đề tìm hiểu quan niệm về con người trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn làm rõ hơn tư duy nghệ thuật của Nguyễn
Huy Thiệp. Đó chính là nguyên tắc tư tưởng, chi phối sự sáng tạo nghệ thuật
của nhà văn trong lĩnh vực truyện ngắn.
15
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nguyễn Huy Thiệp viết khá nhiều thể loại: Kịch, truyện ngắn, tiểu
thuyết, tiểu luận phê bình, trong đó, thể loại làm nên tên tuổi của ông là
truyện ngắn. Trong thể loại này, Nguyễn Huy Thiệp có tất cả bốn mươi hai
truyện ngắn. Trong đó bao gồm: Những ngọn gió Hua Tát (gồm mười truyện
nhỏ), Con gái thủy thần (gồm ba truyện), Chút thoáng Xuân Hương (gồm ba
truyện), chùm truyện Kiếm sắc – Vàng lửa - Phẩm tiết, v.v…
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu toàn bộ
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để thấy được quan niệm về con người
trong sáng tác của ông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có nhiệm vụ làm rõ quan niệm về con người trong truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài Quan niệm về con người trong sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát truyện ngắn) chúng tôi đã vận dụng những
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Phương pháp loại hình: Trên cơ sở vận dụng lí thuyết về loại hình tự
sự (tiểu thuyết), để thấy Nguyễn Huy Thiệp với tư duy nghệ thuật đã xây
dựng tính cách các nhân vật trong truyện ngắn của mình, đưa các ra mô hình
của sự nhận thức, giúp người đọc khám phá hiện thực đời sống phong phú và
đa dạng.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Trên cơ sở của sự hiểu biết hoàn
cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt mốc Đổi mới từ năm
1986 đến nay để nhìn nhận, đánh giá những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
16
phù hợp với sự vận động và phát triển của lịch sử Việt Nam. Từ đó có cái
nhìn xác đáng, toàn diện về vấn đề con người được tác giả đề cập trong tác
phẩm.
Hướng tiếp cận thi pháp học: Trong quá trình tìm hiểu quan niệm về
con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi vận dụng kiến
thức thi pháp học để tìm hiểu nét đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp hiện từ góc độ quan niệm con người của nhà văn.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu chính trên đây, trong quá trình thực
hiện luận văn, các thao tác phân tích -tổng hợp, so sánh - đối chiếu cũng được
sử dụng.
6. Đóng góp của đề tài
Từ việc nghiên cứu quan niệm về con người trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp, thấy được tầm nhìn, tầm nhận thức, lý giải của nhà văn
về con người gắn với sự vận động nội tại của văn học Việt Nam trong thời kỳ
Đổi mới, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả trong hoàn cảnh hiện đại của
xã hội Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm có 127 trang. Ngoài phần Dẫn nhập (11 trang), Kết luận
(2 trang), Tài liệu tham khảo (8 trang), Phụ Lục (4 trang) – Phần nội dung
chính của Luận văn gồm có 102 trang và được chia làm ba chương:
Chương 1: Vấn đề con người trong văn học Việt Nam sau 1975 và
trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề con người trong
truyện Việt Nam sau 1975 và các ý kiến tranh luận cách viết về con người
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
17
Chương 2: Con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là
“con người không toàn vẹn”.
Trong chương này, chúng tôi trình bày quan niệm về con người của
Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện trong truyện ngắn của nhà văn ở một số
phương diện.
Chương 3. Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong chương này, chúng tôi trình bày các biện pháp nghệ thuật được
Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong cách viết về con người.
18
CHUƠNG 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT
NAM SAU NĂM 1975 VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN
HUY THIỆP
1.1. Con người trong văn học và thuật ngữ “quan niệm về con người”.
1.1.1. Con người là đối tượng trung tâm của văn học.
Nhà văn M.Gorki khẳng định: “Văn học là nhân học”, tức là một môn
khoa học về con người, “nhưng không phải thứ nhân học trừu tượng mà là
con người ở đây được phản ánh một cách cụ thể sinh động như trong đời
sống thực hằng ngày, với tên tuổi lí lịch, nhân dạng riêng, nó đang đứng
ngồi, đi lại, nói năng, hành động, bộc lộ tâm lí, tình cảm trước mọi người,
người đọc như hình dung thấy được, nghe được những cử chỉ, dáng điệu, nét
mặt, tư thế, lời nói, ý nghĩ của họ” [27, tr.112]. Văn học tìm hiểu và hướng
dẫn con người, từ đối tượng, nội dung đến ý nghĩa, vấn đề sống còn của văn
học là vấn đề con người. Cho nên con người là đối tượng trung tâm của văn
học. “Con người – đối tượng của văn học – được phản ánh một cách tổng
hợp, toàn diện, trong quan hệ mọi mặt, nhưng được tập trung soi rọi trước
hết là từ bên trong, không phải về mặt sinh vật học hay về mặt sinh hoạt
chuyên môn. Chính vì đối tượng của văn học không phải con người “chuyên
môn” mà con người trong đời sống hàng ngày, trong những mối quan tâm
thích thú chung nhất, nên tác phẩm văn học được sự đồng cảm tự nhiên của
người đọc, không cần phải có kiến thức chuyên sâu mới nhập vào đời sống
tinh thần, tình cảm của nhân vật mới dễ dàng nhận ra và tỏ thái độ trước
những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm” [27, tr.9]. Phạm vi và trung tâm
chú ý của văn học là con người với tư cách là một đơn vị sống cá thể, một cá
tính cụ thể, sinh động, không trùng lặp. Con người là tổng hòa các mối quan
hệ xã hội. Văn học phản ánh các quan hệ qua lại của thế giới hiện thực mà
19
trước hết là các quan hệ xã hội của con người. “Đối tượng của văn học nghệ
thuật không phải là các lĩnh vực chuyên môn, là những cái gắn liền với đời
sống xã hội, thiên nhiên và đời sống bên trong của con người” [27, tr.282].
“Từ xa xưa, A- rit-tốt đã khẳng định: văn học nghệ thuật chính là bắt chước
đời sống ngay trong cái bao la muôn màu muôn vẻ, trong sự sinh sôi nảy nở
và biến hóa vô cùng tận của đời sống” [27, tr.5]. Đó là cái thế giới mang giá
trị, ý nghĩa đối với sự sống của con người. Như vậy, văn học miêu tả toàn bộ
hiện thực nhưng ở bình diện các quan hệ đời sống của con người. Việc nhận
thức toàn bộ quan hệ của thế giới con người đã đặt con người vào vị trí chủ
yếu vì nó là trung tâm của các quan hệ. Lấy con người làm đối tượng miêu tả
chủ yếu, văn nghệ có một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. “Văn nghệ bao
giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn con người. Con người trong đời sống và
trong văn nghệ là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết
tinh các kinh nghiệm quan hệ” [32, tr.126]. “Con người, đối tượng của văn
học nghệ thuật là con người trải qua mọi mối quan hệ của nó trong đời sống
hiện thực, không chỉ về mặt sinh lí mà trước hết về mặt xã hội, không chỉ về
mặt hoạt động vật chất cụ thể, không chỉ ở những biểu hiện bên ngoài mà cả
đời sống bên trong, mọi mặt, chủ yếu về mặt tâm lí, tư tưởng tình cảm, về mặt
cá tính hay nhân cách, tóm lại là những biểu hiện khách quan lẫn chủ quan
trong sinh hoạt của con người” [27, tr.96].
Mọi sự vật hiện tượng văn học miêu tả đều được nhìn qua nhân vật –
con người. Nhưng con người trong văn nghệ không chỉ được phản ánh ở góc
độ nhìn nhận đời sống, một chỗ đứng để khám phá hiện thực, mà còn được
phản ánh như những hiện tượng xã hội nhất định. M. Gorki nói rằng: “ở trong
mỗi đơn vị con người được miêu tả, ngoài cái chung phổ biến của giai cấp ra,
cần phải tìm được cái lõi cá tính, nó là nét đặc trưng và xét đến cùng quy
định thái độ của nó” [27, tr.196]. Và Tséc-nư-sep-xki đã từng nói: “Đời sống
20
hiện thực, đương nhiên không chỉ hiểu như là quan hệ giữa con người với các
sự vật tồn tại trong thế giới khách quan, mà còn là đời sống nội tâm của con
người; có khi con người sống bằng ảo mộng, thì những ảo mộng đó đến với y
cũng mang một ý nghĩa khách quan nào đó; thông thường hơn, con người
sống trong thế giới tình cảm của mình, những trạng huống ấy nếu là đặc sắc
thì cũng được nghệ thuật tái hiện” [27, tr.95]. Về mặt này, văn nghệ nhận
thức con người như những tính cách. Đó là những con người sống cá thể
nhưng lại thể hiện rõ những nét phẩm chất có ý nghĩa xã hội, những “kiểu
quan hệ xã hội” [72]. Miêu tả con người, văn học nghệ thuật không thể không
soi rọi vào các điều kiện xã hội bao bọc và chi phối đời sống của con người
khác nhau trong xã hội, đồng thời phản ánh đời sống xã hội. Vì rằng con
người sống trong xã hội, cho nên vấn đề con người cũng là vấn đề chế độ xã
hội. Hồ Chủ tịch nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” [27, tr.17]. Văn học
nghệ thuật là tấm gương của xã hội đã sản sinh ra nó ở một giai đoạn lịch sử
nhất định. Như thế, vấn đề văn học là vấn đề cốt lõi của xã hội, đồng thời
cũng là vấn đề xã hội. Con người làm ăn sinh sống, lo toan, hy vọng, hạnh
phúc là từ trong một xã hội nhất định, từ những quan hệ ràng buộc con người
với nhau và tất cả đều chịu sự chi phối của xã hội. Tình cảm gia đình, khát
vọng hạnh phúc nằm trong phần sâu của tâm hồn con người, từ lâu đã là đối
tượng tìm tòi, thể hiện của văn học. Nhưng những chủ đề như là “muôn thuở”
ấy sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa nếu tách khỏi thân phận của con người, nếu tách
những điều kiện xã hội cụ thể bao quanh con người. “Nghệ thuật mà tách rời
với những tình tự hàng ngày, để chỉ quy về đời sống tâm linh, nhà văn tự gặm
nhấm tâm hồn mình hay triền miên trong thế giới siêu hình – nghệ thuật đó
không tránh khỏi cắt lìa với hiện thực sôi động, và dù với danh nghĩa siêu
việt, huyền diệu, chẳng qua là cũng chỉ là rút về tháp ngà, về cái vỏ ốc của
cái tôi, nó chẳng có nghĩa gì so với đời sống bao la, muôn hình vạn trạng, đời
21
sống với những vui, buồn, vinh nhục, thăng trầm của nó, với bao nhiêu vấn đề
cần ưu ái của hàng triệu con người sống trên mặt đất” [27, tr.190]. Trong
văn học con người là thước đo, thông qua con người mà những sự kiện lớn
nhỏ tạo nên con người được khám phá. Vì thế Đốt-tôi-ep-xki đã nói: “Con
người là một điều bí ẩn, cần khám phá con người. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy
vì tôi muốn trở thành con người” [68, tr.60]. Thạch Lam hơn nửa thế kỉ trước
từng khao khát: “Tôi bằng lòng đánh đổi cả một đời người để được biết
những ý nghĩ gì đã đi qua trên vầng trán phẳng của các thiếu nữ mà hằng
ngày chúng ta gặp cười nói ở ngoài đường” [1, tr.18]. Thế giới bên trong con
người quả là một đối tượng không cùng của văn học. Văn học là một phương
tiện quan trọng giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật
của con người, giúp con người hiểu thêm về chính mình, hiểu thêm về thế
giới, sự phong phú của thế giới.
Trong văn nghệ, sáng tạo là bằng tưởng tượng. Nhưng tưởng tượng dù
có bay bổng đến đâu cũng bắt nguồn từ hiện thực, từ những yếu tố làm nên
cuộc sống hàng ngày, trong đó con người là trung tâm. Hiện thực đời sống
bao la, muôn màu muôn vẻ, lại không ngừng biến đổi và phát triển, cái nhà
văn hướng vào trước hết chính là con người, là tính cách, là tâm hồn của con
người, là những gì quy tụ vào con người và làm nên số phận, làm nên ý nghĩa
cuộc sống của con người. Vậy làm sao nó có thể bỏ qua những vấn đề của số
phận con người. Đối tượng trung tâm của văn học là con người nên nhà văn
phải tìm hiểu và nhận thức sâu sắc bản chất con người thực tại thì mới có thể
phản ánh đúng, đầy đủ và phục vụ tốt cho người đọc. Vì thế, một nhà thơ Đức
đã nói: “Phương pháp sáng tác đích thực là phương pháp mang tính người
đích thực”. Xét trên quan điểm nghệ thuật, phương pháp ưu việt nhất – cái
đứng trên mọi nguyên tắc, nguyên lý – nội hàm của nó luôn chứa đựng sự
hiểu biết về con người, tình yêu và trách nhiệm đối với con người. Hình
22
tượng nghệ thuật của nhà văn phải mang những giá trị hình thành các chủ thể
của đời sống, tức con người. Nó phải đáp ứng nhu cầu thời đại, phát triển
nhân cách, thanh lọc tâm hồn con người theo chiều hướng thượng. Bằng chất
thẩm mỹ nghệ thuật đặc thù, cá biệt của hình tượng do nhà văn sáng tạo, một
tác phẩm văn chương cần lay động cho bằng được sự phân biệt rạch ròi cái
thiện, cái ác trong tâm thức người, giúp con người nhận thức đúng bản chất
của sự việc, hiện tượng đang hạn chế đà tiến bộ của xã hội.
1.1.2 Quan niệm về con người trong văn học.
1.1.2.1 Giải thích thuật ngữ “Quan niệm về con người trong văn học”
Vấn đề con người bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của một nền văn học,
một giai đoạn văn học. Thời đại văn học mới bao giờ cũng bắt đầu bằng việc
đổi mới quan niệm văn học về con người. Vì thế quan niệm con người là một
trong những vấn đề cốt lõi, là “hệ quy chiếu” để xem xét tiến trình vận động,
đổi mới của một nền văn văn học.
Con người là đối tượng trung tâm của văn học nên để tìm hiểu sự sáng
tạo của nhà văn, tầm khái quát sâu rộng của tác phẩm cũng như những thành
công, đóng góp của nhà văn cho một giai đoạn, thời kì văn học không thể
không tìm hiểu quan niệm con người của tác giả, của giai đoạn văn học đó.
Quan niệm về con người là một khái niệm mới, có những cách hiểu
khác nhau. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, thuật ngữ quan niệm trong nghệ thuật
“là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải,
tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là
tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên đó
diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm
chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả “không chính xác” về đời
sống” [55, tr.8].
23
Hiện thực cuộc sống với mọi biểu hiện phức tạp và sinh động của nó là
nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sáng tạo văn học, trong đó, con người luôn luôn
là đối tượng miêu tả và thể hiện. Hiện thực luôn phát triển, biến động và con
người cũng luôn biến đổi – chính điều này tạo nên chân dung và đặc điểm của
mỗi thời đại. Và mỗi thời đại văn học, do nhiều yếu tố chính trị - xã hội, và do
cả tầm vóc nhận thức của chính nó, cũng đưa ra một cách quan niệm, một
kiểu tư duy nghệ thuật về con người nhằm chiếm lĩnh thực tại một cách hiệu
quả.
Mỗi nhà văn có quan niệm khác nhau về con người. Nghiên cứu quan
niệm về con người trong văn học là tìm hiểu cách nhìn, sự khám phá, sự lí
giải, trình độ hiểu biết về con người của nhà văn, tức là xem xét con người đã
được nhà văn nhận thức như thế nào gắn với môi trường sống và hoạt động.
Điều đó thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật của nhà văn. Giáo sư Lê Ngọc Trà
trong bài Vấn đề con người trong văn học, khi nói về sự khám phá con người
đã viết: “Thường thì đa số các tác phẩm mới chú ý khắc họa những nét điển
hình xã hội, bước thăng trầm trong cuộc sống hay đường đời của các nhân
vật chứ chưa dựng lên được những số phận tinh thần, chưa diễn tả đời sống
của bản thân ý thức của những khát vọng, tìm kiếm bên trong của con người.
Đây không phải là vấn đề miêu tả tâm lí nhân vật mà cơ bản là vấn đề chủ
nghĩa nhân văn, là quan niệm về con người” [68, tr.65].
Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng
tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn của người nghệ sĩ. Quan niệm
nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của
nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn
có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, nêu ra những tư
tưởng mới khám phá về con người. Do đó càng đi sâu khám phá nhiều quan
niệm về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh
24
giá đúng những thành tựu của họ trong sáng tạo nghệ thuật. “Quan niệm nghệ
thuật về con người không phải là toàn bộ sáng tạo của nhà văn, cũng không
xác định toàn bộ giá trị và ý nghĩa của tác phẩm, nhưng quan niệm về con
người chi phối mạnh mẽ việc xây dựng tác phẩm để lại những dấu ấn đậm nét
về từng nhà văn, từng trào lưu, thời kì văn học” [24, tr.17] .
1.1.2.2. Vấn đề con người trong văn học Việt Nam sau 1975
Con người trong văn học dù là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, bao
giờ cũng là con đẻ của thời đại. Đặc điểm chung của thời đại có vai trò chi
phối lớn đến quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học của thời đại
đó. Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối khác của nghệ thuật
biểu hiện. Mỗi giai đoạn lịch sử, văn học gắn với một quan niệm nghệ thuật
về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người được xem như là cách tân
quan trọng nhất của văn học nói chung ở mọi thời kỳ. Chỉ có sự thay đổi quan
niệm nghệ thuật về con người mới tạo ra sự đổi mới toàn diện, những phát
triển về tư duy nghệ thuật, đề tài, bút pháp, giọng điệu, … Hiểu như trên,
trong phạm vi hẹp, sự đổi mới của văn xuôi từ 1975 đến nay suy cho cùng
đều bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người.
Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến những năm 70, đất nước ta phải
sống trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó lợi ích cộng đồng trở
thành nguyên tắc hàng đầu. Trong chiến tranh, mỗi công dân, dù là công dân
cầm súng, cầm cày, hay cầm bút, khi đã đứng bên này chiến tuyến thì lí tưởng
chung, sự nghiệp chung, vận mệnh chung, trở thành lẽ sống, lẽ tồn tại.
Nguyên tắc này được mọi công dân nhận thức một cách tự giác. Tất cả những
gì thuộc về quyền lợi cá nhân, những gì nằm ngoài mục tiêu cấp thiết của
chiến đấu và chiến thắng, dù rất chính đáng cũng được tự nguyện gác lại hoặc
yêu cầu gác lại. Và văn học giai đoạn này chịu sự chi phối của yêu cầu và quy
25
luật của chiến tranh. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 tập trung
vào đề tài tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Văn học nhìn con người bằng cái nhìn sử thi, cái nhìn lý tưởng,
lấy lịch sử làm điểm quy chiếu con người. Con người văn học trong thời kì
này được nhận thức, phân tích, đánh giá ở góc độ chính trị, trong quan hệ ta –
địch. Nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học là người chiến sĩ trên mặt trận
vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường như dân quân, du
kích, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến. Đó là những con người
sống với cộng đồng, con người giai cấp, con người dân tộc, xả thân vì nghĩa
lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình trong sự gắn bó với cộng đồng, mang tầm
vóc sử thi, kết tinh những phẩm chất cao quý đại diện cho cả cộng đồng như
các nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), chị Út Tịch trong
Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), anh Nguyễn Văn Trỗi trong Sống như
anh, chị Sứ trong Hòn đất (Anh Đức) là những con người lí tưởng của thời
đại. Họ sẵn sàng hy sinh thân mình, cống hiến cho tổ quốc. Phải thừa nhận là
giai đoạn cách mạng và kháng chiến kéo dài suốt 30 năm (1945 - 1975) đã tạo
nên một mẫu người phổ biến trong cuộc sống và trong văn chương phù hợp
với yêu cầu cơ bản của lịch sử là chiến thắng, bằng bất kỳ giá nào, kẻ thù của
dân tộc và tiến bộ xã hội. Câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Dù phải đốt
cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết phải giành cho kì được độc lập” đã trở
thành quyết tâm và sức mạnh của hàng triệu người Việt Nam. Không phải
chúng ta không nhận biết được tính toàn diện của bản chất người, tính đa
dạng và phức tạp của quan hệ người. Con người là sự tổng hòa các mối quan
hệ xã hội nhưng để tồn tại và chiến thắng, một số mặt trong bản chất và quan
hệ ấy, trên thực tế, đã nổi trội hẳn lên. Đó chủ yếu là con người hiện thực, con
người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng
và con người phi thường. Làm sao có thể khác được. Chiến tranh có quy luật
26
riêng của nó. Muốn vượt qua những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh,
con người cần sống một cách thực tế, không nên quá suy tư và đa cảm, phải
giản ước mọi ham muốn, không được mơ hồ về kẻ thù, không được phép nghĩ
nhiều tới lợi ích và nguyện vọng riêng tư, và nhất là cần huy động mọi phẩm
chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình để chiến thắng kẻ thù.
Từ sau toàn thắng 1975, tình hình đất nước, xã hội, con người Việt
Nam hoàn toàn đổi khác. Dân tộc Việt Nam đã thực sự giành được độc lập,
thống nhất đất nước. Tuy nhiên, đất nước còn gặp nhiều khó khăn thử thách
mới. Những thử thách khắc nghiệt của thời hậu chiến, từ chiến tranh chuyển
sang hòa bình, từ đấu tranh chuyển sang xây dựng đang diễn ra trên khắp đất
nước. Văn học cũng khép lại một chặng đường văn học Cách mạng, mở ra
thời kì mới của văn học thời hậu chiến với nhiều sự biến chuyển thay đổi.
Văn học lúc này không chỉ miêu tả vấn đề ta – địch mà quan tâm đến nhiều
mặt: vấn đề con người, vấn đề nhân bản, chủ nghĩa nhân văn.
Thật vậy, chỉ một số ít năm sau chiến tranh, người ta nhận ra ngay được
nghịch lí: hóa ra đời sống trong hòa bình phức tạp hơn trong chiến tranh rất
nhiều. Chiến tranh ác liệt nhưng đơn giản. Trong chiến tranh, mọi quan hệ xã
hội và con người dồn lại vào một quan hệ duy nhất: sống – chết. Người ta
phải sống phi thường, phi thường có thể là cao cả, nhưng phi thường cũng có
thể triệt tiêu đi bao nhiêu quan hệ bình thường mà vô cùng phong phú và
phức tạp của đời sống con người, đẩy tất cả quan hệ ấy về phía sau. Trong
chiến tranh, xác định xong vấn đề sống – chết, thì sẽ có thể sống rất thanh
thản. Ngọn lửa chiến tranh thiêu cháy những nhỏ nhen, nhiêu khê của cuộc
sống thường ngày…Hòa bình thì khác hẳn. Hòa bình tức là trở lại đối mặt với
cái bình thường hằng ngày, cái bình thường mà muôn thuở, tất cả cái nhiêu
khê của cuộc sống bị che lấp trong chiến tranh bây giờ thức dậy, vây quanh
con người từng giờ ở khắp mọi nơi. Nếu trong chiến tranh chỉ có một câu hỏi
27
duy nhất: sống hay chết, thì bây giờ vô số câu hỏi dấy lên từ những tầng sâu
của xã hội, tích lũy âm thầm trong những quá trình lịch sử phức tạp và lâu
dài, bày hết ra trước con người.
Giờ đây, với nhà văn, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn
cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới của
công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình, cần tuân
thủ những “quy luật muôn đời” của lịch sử văn chương dân tộc và nhân loại.
Trong điều kiện mới này, văn học đòi hỏi nhà văn phải thay đổi cách nhìn con
người. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi thiện - ác, bạn - thù, cao cả - thấp
hèn là cách nhìn con người đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con
người trong những mối quan hệ đời thường đa đoan và phức tạp. Đề tài chiến
tranh và cách mạng, lịch sử và dân tộc dần dần nhường chỗ cho đề tài thế sự
và đời tư.
Trong thực tiễn sáng tác từ sau năm 1975, cảm hứng sự thật về hiện
thực và con người trở thành cảm hứng chủ đạo bao trùm đối với các nhà văn.
Văn xuôi thế sự, đời tư không chỉ bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở mà còn phơi
bày, phanh phui những các sự vật hiện tượng để đi đến tận cùng cốt lõi của
nó. Thời đại đổi mới không cho phép nhà văn thuyết giáo về một mẫu người
chung chung, xa lạ đối với con người cụ thể trong đời sống. Không thể miêu
tả một cách đơn giản cá tính của con người. Con người trong tác phẩm phải
được nhà văn mổ xẻ thấu đáo, tường tận trên bình diện giai cấp và các mối
quan hệ nhân sinh phức tạp khác.
Nhu cầu đổi mới quan niệm về con người trong văn học sau năm 1975
Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), chủ trương
đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đã làm chuyển động mạnh
28
mẽ mọi hoạt động của đời sống, con người Việt Nam. Đổi mới tư duy, trong
đó có đổi mới văn học nghệ thuật trên tinh thần: “nhìn thẳng vào sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Trong hoàn cảnh mới, với yêu cầu đối mới,
nhà văn nhận rõ những non yếu của văn học thời kì trước. Trên tờ báo Văn
nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Minh
Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn
nghệ minh họa. Bài báo đã nêu lên vấn đề đang xảy ra trong giới cầm bút lúc
bấy giờ “người nghệ sĩ, hễ cầm bút là nghĩ đến né tránh, che chắn, rào đón,
đối phó….Mỗi nhà văn mỗi khi ngồi trước trang giấy là cùng một lúc cầm hai
cây bút, một cây bút viết cho người đọc bình thường, cho đời, một cây bút viết
cho lãnh đạo, lo việc che chắn, viết cho lãnh đạo văn nghệ đọc. Mà cái ngòi
bút thứ hai này, buồn thay- các nhà văn cầm lâu ngày, để tự bảo vệ mình cho
nên cũng lắm kinh nghiệm mà cũng tài hoa lắm….Trong khi đó, những cây
bút minh họa, những tác phẩm minh họa một chiều thì lại thoải mái, người
viết cầm bút thoải mái chẳng có gì phải luồn lách, lắp đậy, rào đón, chỉ phải
cái nó công thức và sơ lược, nó nhạt, và càng ngày người đọc cảm thấy nó
giả, mỗi ngày người đọc cảm thấy ở tác phẩm minh họa và ca ngợi một sự giả
dối không thể bào chữa, so với cuộc đời thực bên ngoài” [4.1]. Bài báo vừa là
tuyên ngôn, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới
sáng tác. Trong bài viết Vấn đề con người trong văn học, Giáo sư Lê Ngọc
Trà viết: “Cuộc đời rộng hơn chính trị, con người rộng hơn con người giai
cấp, thế giới tinh thần của con người và ý thức giai cấp của anh ta không
phải là một” [68, tr.58].
Trong một xã hội đầy biến động, những cái cũ bị phá vỡ, những tư
tưởng mới, quan niệm mới đang hình thành trong lòng xã hội, văn học Việt
Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng đang vận động không ngừng
để bước vào quỹ đạo mới cùng với văn học thế giới. Những phương diện mới
29
của con người, đặc biệt là những bi kịch của con người cá nhân vốn bị né
tránh trong văn học thời kì trước nay đã được các nhà văn tìm đến khai phá,
phơi bày. “Phải xây dựng, khôi phục lại tất cả những tính cách đã bị những
điều kiện ngặt nghèo, trong chiến tranh làm cho phần nào méo mó đi, chí ít
cũng mất bình thường đi. Như vậy đã đến lúc phải nhìn nhận lại, đánh giá lại
con người cùng sự việc lại cho công bằng, chính xác hơn, khôi phục lại
những nguyên tắc đạo đức, những quy tắc làm người, nhất là con người mới
xã hội chủ nghĩa cho đầy đủ và đúng nghĩa hơn” [53]. Khi hướng tới đối
tượng trung tâm của mình, tác phẩm văn chương không chỉ thể hiện đời sống
và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy
sinh trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên,
mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm
trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con người. Giáo sư Lê Ngọc
Trà viết: “Văn học, đặc biệt là văn học đã thực sự bước vào giai đoạn trưởng
thành, không chỉ bày tỏ tình yêu, sự phẫn nộ hay lòng thương xót con người
mà còn là một lĩnh vực quan sát và khám phá về con người” [68, tr.60]. Và
đó chính là một điểm làm nên nét độc đáo của văn xuôi Việt Nam nói chung,
truyện ngắn Việt Nam nói riêng từ sau 1975 đến nay.
1.2. Vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua các ý kiến
tranh luận
Nói đến sự cách tân quan niệm về con người trong truyện ngắn đương
đại không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm
cho đời sống văn học thời kỳ Đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ
hết. Trong đó, mảng đề tài lịch sử gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi cách
nhìn và thể hiện nhân vật lịch sử trong tác phẩm của ông có sự khác biệt.
30
Những ý kiến đánh giá về cách nhìn con người trong tác phẩm của Nguyễn
Huy Thiệp dù khen hay chê, tất cả đều mạnh mẽ quyết liệt.
Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề con
người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Tháng 1 năm 1987, tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn
Huy Thiệp được khởi đăng, nhưng chưa gây được tiếng vang. Đến khi Tướng
về hưu ra đời trên báo Văn nghệ số 24 ngày 20/6/1987 và đặc biệt từ sau khi
chùm truyện Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết liên tiếp ra mắt bạn đọc từ
tháng 4/1988, Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tượng trong văn học thời
kì Đổi mới bấy giờ. Lúc này xuất hiện những phản ứng gay gắt, trái ngược
nhau trong việc đánh giá các sáng tác của nhà văn. Dư luận về tác phẩm của
ông sôi nổi không nhằm khẳng định hay phủ nhận tài năng của Nguyễn Huy
Thiệp mà tập trung vào các vấn đề: văn - sử; hư cấu – phi hư cấu; chính - tà.
Căn cứ vào nội dung các bài tranh luận có thể chia làm hai xu hướng: xu
hướng phản đối, phủ nhận và xu hướng ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp.
1.Ở xu hướng phản đối, phủ nhận, tập trung vào ba truyện Kiếm sắc –
Vàng lửa – Phẩm tiết, đăt biệt là truyện Phẩm tiết. Những người phê phán
Nguyễn Huy Thiệp có cách làm khá giống nhau là: đối chiếu các hiện tượng
hư cấu trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp với các nhân vật lịch sử, văn
hóa đã trở thành khá quen thuộc với người Việt Nam, từ đó họ đã đến kết luận
những hiện tượng Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du,… trong tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp là sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Một trong những người
đầu tiên phê phán Nguyễn Huy Thiệp là nhà sử học Tạ Ngọc Liễn. Ông cảnh
báo: “Chúng ta phải nhắc nhở anh cần định hướng lại một cách chắc chắn
hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt cần kiểm tra lại vốn kiến thức văn
hóa, vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu như anh vẫn tiếp
tục các đề tài lịch sử” [39, tr.170]. Lúc thì ông chỉ trích khá gay gắt, rằng
31
Nguyễn Huy Thiệp là người có nhận thức phiến diện, “trình độ học vấn chưa
đầy đủ, bôi nhọ anh hùng dân tộc” [39, tr.17]. Và từ góc nhìn lịch sử, Tạ
Ngọc Liễn yêu cầu Nguyễn Huy Thiệp “không được xuyên tạc hư cấu một
cách tùy tiện, giống như không ai được phá hoại các di tích lịch sử đã được
xếp hạng” [39, tr.177]. “Tôi không nghĩ tác giả luận điểm này là người mắc
bệnh tâm thần nhưng đó không phải là sự suy tưởng của một đầu óc lành
mạnh khỏe khoắn” [39, tr.173]. Và ông đưa ra kết luận cuối bài viết của mình
là: “Viết lịch sử không chỉ sử gia mà cả nhà văn cũng phải phục tùng sự thật,
đúng bản chất lịch sử, không làm cho diện mạo của nó méo nó đi” [39,
tr.177]. Nhà báo Lê Hà trong bài Các vị tướng nói về phim “Tướng về hưu”
rằng: “Ông tướng (người tiêu biểu cho quân đội) quá xa thực tế, quá xa cuộc
sống và cứng nhắc trong cuộc đời. Để làm gì? Nếu không nói xấu quân đội,
thì cũng là bức tranh sai lệch về quân đội. Chẳng lẽ quân đội không còn gì
hay ho hơn để nói” [39, tr.37]. “Tác giả đã bôi nhọ cuộc đời chiến đấu của
một cán bộ quân đội, lí ra rất đáng ca ngợi” [39, tr.39]. Trong khi đó Đỗ Văn
Khang trong bài viết Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút lại
nhận xét: “Ở Tướng về hưu, người ta thấy Nguyễn Huy Thiệp đã bộc lộ một
hạn chế rất nghiêm trọng, là anh đã nhìn đời tàn nhẫn quá, “hung hãn, táo
tợn”, “lạnh lùng, hằn học” quá” [39, tr.410]. “Văn anh còn thóa mạ con
người”. “Anh xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn với một thái độ phủ định
quyết liệt” [39, tr.411]. “Truyện của anh không nâng đỡ con người, mà tìm
cách thóa mạ con người” [39, tr.414].
Ngoài ra, một số nhà phê bình, nhà báo cùng một cách nhìn thiếu thiện
cảm với chùm truyện về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp như Nguyễn
Thúy Ái, Đỗ Văn Khang, v.v…Họ quả quyết rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu
tâm trong sáng tác của người cầm bút. Đặc biệt Nguyến Thúy Ái đã đặt một
cái tên khá ấn tượng cho bài viết về Nguyễn Huy Thiệp của mình “Viết như
32
thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ” [39, tr.203]. Đỗ Văn Khang
đưa ra nhận xét: “Rất đúng rằng không được nhìn lịch sử bằng con mắt sáo
mòn, nhưng có nên dựng một tên cướp nước để hắn dạy cho chúng tôi về lịch
sử Việt Nam không? Có lẽ đơn giản ở đây là: một kẻ vô đạo đức thì không
bao giờ rao giảng đạo lí cho người khác được” [39, tr.194]. Ngoài ra, ông
cũng đồng tình với ý kiến của Tạ Ngọc Liễn và nói “Nguyễn Huy Thiệp viết
truyện “lịch sử - thế sự” mà toàn dựng các nhân vật chủ chốt không thuộc
chính sử (Phăng trong Vàng lửa và cô Vinh Hoa trong Phẩm tiết)” [39,
tr.190]. Nhà văn Bùi Hiển nhận xét: “Nguyễn Huy Thiệp đặt con người trên
bình diện “thực thể” và đó là con người thấp kém” [39, tr.451]. Ngoài ra nhà
văn Hồ Phương nhận định rằng: “Trong “Không có vua” tôi thấy dường như
đã lộ một khuynh hướng của anh với cái nhìn xã hội thiên về đen tối, đỗ vỡ,
mất hết lòng tin của con người trong xã hội hôm nay và những con người
chúng ta một cách tàn quá… Nếu muốn nói gì về xã hội, về con người, người
viết có toàn quyền trong việc hư cấu nhân vật. Nhưng khi đã mượn nhân vật
lịch sử như Quang Trung để chở ý định của mình thì việc hư cấu phải có giới
hạn” [39, tr.451-452]. Trong khi đó nhà văn Bùi Bình Thi cho rằng: “Tác giả
nhìn con người không đúng. Nhìn một cách u uất, lạng lùng đến tàn ác”.
“Viết về những con người trong đau khổ phải gợi được niềm hy vọng, sự
vươn lên. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp thiếu những yếu tố ấy” [39, tr.454].
Nguyễn Huy Thiệp bị coi là kẻ đang chạy theo mốt dị dạng và xúc phạm
nghiêm trọng đến lịch sử và người đọc. Thậm chí tài năng văn chương của
Nguyễn Huy Thiệp ít nhiều được công nhận trong chùm truyện Những ngọn
gió Hua Tát và Tướng về hưu cũng bị nghi ngờ. Các ý kiến này cho rằng, điều
quan trọng là người viết truyện cần đạt đến yêu cầu tái tạo trong tiểu thuyết
một sự thật của chính sử, và nếu bước ra ngoài chính sử cần có bằng chứng
hoặc tập thể kiểm nhận.
33
Hầu hết những người phản đối sự hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp
đều giữ quan điểm về kiểu tiểu thuyết truyền thống, không cho phép hư cấu một
cách tùy tiện, yêu cầu ở nhà văn phải tra cứu chuyên cần, am tường và chuyên
nghiệp hơn nữa mỗi khi va chạm với lịch sử.
2.Ở xu hướng ủng hộ cho rằng, Nguyễn Huy Thiệp đã cách tân trong kỹ
thuật viết truyện ngắn. Trong các ý kiến khen về Nguyễn Huy Thiệp, Lại
Nguyên Ân là một trong số những người đầu tiên bênh vực Nguyễn Huy
Thiệp. Phản bác lại ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, ông viết “đọc văn phải khác với
đọc sử”. Ông đưa ra quan điểm của mình: “qua những Kiếm sắc, Vàng
lửa,…Tôi nghĩ anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học” [39, tr.186-187]
và nhấn mạnh “Thuốc đắng giả tật, sự thật mất lòng”, “sự thật mà nghe nói
ra thì người ta xấu hổ”, “chính những người can đảm cảm thấy bổn phận
mình là nói to lên”, “sự thật ấy giống với thuốc đắng” [39, tr.186]. Văn Tâm
cũng phản lại ý kiến của Tạ Ngọc Liễn “Nguyễn Huy Thiệp cần phải kiểm tra
lại vốn hiểu biết lịch sử” rằng “Nguyễn Huy Thiệp đã tốt nghiệp khoa Sử gần
hai mươi năm, dạy Sử hàng chục năm, lẽ nào thầy Thiệp chẳng thuộc lòng
mấy trang sử kí” [39, tr.292]. “Nguyễn Huy Thiệp không mắc tội bôi nhọ lịch
sử” [39, tr.295]. Và Văn Tâm khẳng định rằng “không thể đọc truyện ngắn
của Nguyễn Huy Thiệp bằng con mắt sử kí, giáo khoa như nhà nghiên cứu Tạ
Ngọc Liên đã làm” [39, tr.287]. Nguyễn Văn Bổng đánh giá rằng: “anh
không định qua các nhân vật ấy đánh giá lại lịch sử, đánh giá lại bản thân
các nhân vật. Anh chỉ mượn các nhân vật lịch sử để nói chuyện khác” [39,
tr.148]. Nguyễn Mai Xuân – Trương Hồng Quang nhận xét rằng: “Tạ Ngọc
Liễn không hề chỉ đơn giản là việc “đọc sai” văn bản văn xuôi nghệ thuật”
mà còn bộc lộ “tiếng nói trầm mặc, tự tin, không hề “thái quá” hay “bất
cập”; đằng sau những gì ông phát biểu người ta cảm giác có “một mặt trời
chân lí” đang khiêm nhường tỏa sáng – đó là tiếng nói với ý thức hiển nhiên
34
về tính phổ quát của nó, với tính chất độc thoại chỉ dung nạp một văn cảnh tư
tưởng đã nhất thể hóa, với cái nhu cầu quy tất cả về một mối, mà những gì đi
lệch ra khỏi đó, đều chỉ có thể là “sai lầm, lệch lạc” [39, tr.218-219]. Hoàng
Ngọc Hiến trong bài Tư duy tiểu thuyết và folklore hiện đại đã cho rằng cách
viết của Nguyễn Huy Thiệp là theo lối tư duy tiểu thuyết: “Trong truyện
Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp cận nhân vật từ quan điểm tiểu thuyết.
Ở con người Nguyễn Huệ, ngoài những nét hào hoa, lịch thiệp, tác giả còn
làm nổi bật một điểm yếu, đó là tính hiếu sắc, tính mê gái, âu cũng là một thói
“nam nhi thường tình”. “Không ai là anh hùng với người hầu cận của mình”
[39, tr.358]. “Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, nhân cách của Nguyễn
Huệ được phát hiện ở khía cạnh bất ngờ với những phẩm giá nhân văn cao
quý” [39, tr. 359]. “Nguyễn Ánh là “một nhân vật lịch sử phản diện”. Nhấn
mạnh những nét bất nhân, bất nghĩa của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huy Thiệp
không chối từ giả định nhân vật này là một “khối nguyên liệu vô giá”. Tác
giả đã tiếp cận Nguyễn Ánh từ quan điểm tiểu thuyết. Với cách nhìn sử thi,
bất cứ ai ở bên kia chiến tuyến lập tức bị chối từ bất cứ phẩm giá nào. Miêu
tả nhân vật gian hùng, nhà tiểu thuyết chỉ rõ cái gian nhưng không quên
phẩm chất hào hùng của nhân vật, bằng không nhân vật gian hùng chả thấy
hùng chỗ nào, không khác nào đứa ăn cắp vặt ngoài chợ. Người quen với tư
duy sử thi thường không quen với cách nhìn như vậy” [39, tr.360]. “Nhấn
mạnh nhược điểm của Nguyễn Huệ, làm nổi bật phẩm giá của Nguyễn Ánh,
Nguyễn Huy Thiệp không hề đánh đồng nhân cách của hai nhân vật. Nguyễn
Huệ có sự phản tỉnh và đời sống lương tâm, Nguyễn Ánh nói năng xử sự cứ
xưng xưng, rồi lại nhơn nhơn, không hề biết áy náy, hối hận. Nguyễn Huệ
“trọng tinh thần, bỉ thể xác” Nguyễn Ánh cho thế là dại” [39, tr.360]. Ngoài
ra ông còn nhận xét: “Trong truyện Phẩm tiết Ngô Thị Vinh Hoa là nhân vật
trung tâm, mở đầu, kết thúc và xuyên suốt truyện đều là Ngô Thị Vinh Hoa,
35
vua Quang Trung, vua Gia Long đều là phụ, mỗi nhân vật đế vương này chỉ
gắn với một “trường đoạn”. Trong truyện, Quang Trung, Gia Long đều là
vua, người nắm quyền lực cao nhất, cả hai nhân vật đều là hiện thân của
quyền lực. Vinh Hoa là một con người” [39, tr.362]. Nhà phê bình văn học
Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn nhận xét: “Đọc các truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp cũng như một cuộc vật lộn với chính bản thân mình. Rất khó tìm thấy
nơi để tâm hồn có thể nghĩ ngơi. Nó quá kiệm lời, quá thâm trầm, và cũng
đúng một cách tàn nhẫn. Con người lần lượt bị tước dần mất những tấm màn
ảo tưởng mà chính họ dựng lên và thành tâm tin vào, những thứ vốn giúp họ
sống trong một thế giới buồn chán, không thể sống mà không có ảo tưởng”
[39, tr.118]. “Nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, méo mó, dị hình cả về
ngoại hình lẫn tâm hồn” [39, tr.120]. “Nguyễn Huy Thiệp có một giọng văn
rất lạnh lùng nhưng ẩn dấu phía sau nó lại là một lòng nhân ái sâu xa, trìu
mến đối với con người. Ông cảnh báo mọi người: “Bản tính người Việt là hay
trông ngóng, nhiều khi quên gốc ngay chính tim óc mình” (Chút thoáng Xuân
Hương) và luôn luôn muốn vun xới cho cái gốc ấy” [39, tr.126].
Các ý kiến khác của Lê Xuân Giang chứng mình rằng “thông qua việc
xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp lấy đề tài là nhân vật lịch
sử nhưng không hề bôi đen hay xuyên tạc lịch sử, chỉ mượn lịch sử để bộc lộ
thái độ đối với hiện tại” [39, tr.311], thông qua nhân vật để đối thoại với bạn
đọc. Diệp Minh Tuyền đưa ra nhận xét “anh đã mang đến cho văn xuôi Việt
Nam một cuộc cách tân” [39, tr.396]. Theo xu hướng này, một số ý kiến đề
xuất cần phân biệt một cách rõ ràng “đọc văn phải khác đọc sử”. Một điều dễ
nhận thấy là những người tâm đắc với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp tuy
chưa phân tích, làm rõ các khía cạnh cách tân trong kỹ thuật kể chuyện một
cách có hệ thống, song rất đề cao những cái mới trong nghệ thuật kể chuyện
của tác giả. Hơn nữa họ còn cho rằng, những chi tiết đó không chỉ là dấu hiệu
36
đổi mới trong kỹ thuật mà còn đổi mới trong tư duy. Nó báo hiệu một hoàn
cảnh dân trí đã phát triển: “muốn tôn trọng người đọc với một nhận thức rất
độc lập của họ thì nên để họ tự xác lập lấy các nhận định của họ. Đã thế thì
phải tìm tới những cơ cấu nghệ thuật kiểu khác, sao cho các ý kiến riêng, các
góc nhìn riêng khác hẳn thậm chí đối lập với cách nhìn hợp lí- được quyền
lên tiếng, thậm chí đến mức như chọc tức người đọc” [87].
Trước những sự thật, những xấu xa phơi bày trong tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp, Đông La thẳng thắn đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp đã xé
toạc cái khách sáo của người ở chốn đông đúc ấy để viết về các lỗi tâm lý, cái
tâm lý thật, cái tôi của con người. Từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du
ảo huyền đến thông tục. Đó là những ao ước khát khao, những toan tính mưu
mô, kể cả những ham muốn bản năng. Nhiều khi anh đẩy đến tận cùng khiến
người đọc phải e ngại” [39, tr.132]. Hoàng Ngọc Hiến đồng cảm với những
trăn trở của nhà văn khi phải đặt bút phơi bày, miêu tả tất cả những phần xấu
xa, phần khuất tối trong con người “nói về sự đốn mạt, hèn kém của con
người, câu văn Nguyễn Huy Thiệp thường man mác, cảm giác tê tái. Đằng
sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình. Một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng
sâu sắc... Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa trào phúng, vừa
xót xa” [39, tr.14].
Trong thể loại truyện ngắn lấy cảm hứng từ huyền thoại được công luận
tán thưởng hoàn toàn, Nguyễn Vy Khanh nhận xét “truyện và kịch của
Nguyễn Huy Thiệp huyền thoại mà rất “đời”và “tục”. Ông có tài làm cho
người đọc chìm trong thế giới hoang dã, bịa đặt, đồng thời gây thích thú, tâm
đắc” [39, tr.383].
Năm 2001, trong lời tựa cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (cuốn sách tập
hợp nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp), Phạm Xuân Nguyên khẳng định
“…một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kì đổi mới văn học là sáng tác
37
của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp – đó là thành quả của
đổi mới” [39, tr.5]. Như vậy, trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã
đi đúng hướng với yêu cầu đổi mới con người trong văn học sau năm 1975.
Cùng với các bài viết được công bố rộng rãi trên sách báo mà những
người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp biết tới còn một số lượng lớn các bài viết
được đăng lên mạng internet. Trong Quan niệm nhân sinh mang tính triết lí
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (bienlang.blogtiengviet.net 14.12.2000)
đã đề cập đến quan niệm: cuộc sống, con người, vật chất tinh thần, tự do, nam
giới trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết Lịch sử trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại (yume.com),
đã đưa ra những dấu hiệu hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.
Trong Đọc lại “Sang sông (Evan ngày 21.01.2005) có đoạn “Mười một con
người, mười một gương mặt mờ nhạt. Theo tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực
truyền thống, đó là những nhân vật không đạt yêu cầu cả khái quát hóa lẫn cá
biệt hóa. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đâu có miêu tả nhân vật. Người trên đò là
một tập hợp đủ các thành phần nam phụ lão ấu, quân tử tiểu nhân, thiện và
ác…. Rõ ràng chuyến đò là sự mã hóa chúng sinh hữu tình trôi lăn theo bánh
xe sinh tử luân hồi…Nói tóm lại, đó là chúng sinh thời mở cửa, thời kinh tế
thị trường”. Trong khi nhiều độc giả khó tính chê Nguyễn Huy Thiệp rằng:
trong truyện ngắn này của ông đã đưa ra một hình mẫu nhân vật tên cướp phi
thực tế thì tác giả bài viết trên lại có cách lí giải khác: Nguyễn Huy Thiệp đã
“phá vỡ mô hình, ném vào thế gian những mảnh vụn của thế giới nhân sinh.
Người đọc mặc tình sắp xếp, lựa chọn, suy ngẫm. Tên cướp là một mảnh vụn
đó. Cho dù hắn là kè xấu, ta sẽ chẳng thể có căn cơ nào để đào thải hắn ra
khỏi thế giới loài người, cái thế giới mà Nho giáo đã dứt khoát khẳng định
“nhân chi sơ tính bản thiện”. Bài viết Ám ảnh hiện sinh trong sáng tác
Nguyễn Huy Thiệp (phongdiep.net ngày 20.06.2005) có đoạn: “con người là
38
một thực thể hiện sinh, nó tự biết mình là ai, đang ở đâu và cần sẽ làm gì. Nỗi
lo âu băn khoăn về tương lai con người và khao khát dấn thân trong hành
trình kiếm tìm bản thể”.
Sự thay đổi trong tư duy và sau đó được biểu hiện ở những cách tân trong
kỹ thuật viết, nói một cách khái quát là đặc trưng hư cấu trong truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp đã thay đổi. Có thể thấy rõ, trong các ý kiến phản đối, việc
đề cập đến các vấn đề hư cấu hay không hư cấu, mối quan hệ giữa tác phẩm và
người đọc, tác giả với tác phẩm đã gây nên sự “rắc rối” trong cách tiếp cận
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. “Qua hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật, họ
(người đọc) muốn biết nhà văn nói gì, giải quyết vấn đề gì, những cái đó có
phản ánh đúng bản chất lịch sử không, có đem lại cho họ những xúc động sâu
xa không?”... [39, tr.171].
Như thế, vấn đề và là nguyên nhân sâu xa cho những bất đồng gay gắt
không thể dung hoà cùng những nhận định trái ngược nhau về các giá trị văn
chương trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có thể được xác định bắt đầu từ
cách nhìn khác nhau về hướng tiếp cận hiện thực của tư duy khoa học và tư duy
nghệ thuật. Với trường hợp truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là cách tiếp cận
hiện thực của nhà sử học và nhà văn.
Hiện thực phong phú phức tạp, với nhiều chiều kích, cung bậc khác
nhau. Có hiện thực có thể trông thấy và kiểm chứng được nhưng có phần hiện
thực chìm khuất, thậm chí không kiểm chứng được bằng tư duy khoa học.
Trước thực tế vô cùng phong phú và đa dạng, tiếp cận hiện thực có hai cách.
Một cách theo tư duy khoa học, cách khác theo tư duy nghệ thuật, nhưng cái
chung đều tiếp cận hiện thực. Mỗi cách tiếp cận (tiếp cận của nhà khoa học và
tiếp cận của nhà nghệ sĩ khác nhau nhưng đều hướng về hiện thực). Hiểu như
thế, nhà văn và nhà khoa học đều có một vị thế riêng trong xã hội. Sáng tạo
của nhà văn không chỉ là bản tường trình về cái đẹp mà còn thỏa mãn nhu cầu
39
về “biết” của con người. Trước hiện thực lịch sử, nhà khoa học lịch sử đánh
giá nó như một sự kiện tất yếu. Nhà sử học dựa vào nguồn sử liệu, di tích,
hoặc dựa vào ký ức (của cá nhân, cộng đồng và nhân loại) để làm sáng tỏ lịch
sử - hiện thực, hướng tới một lời giải đáp, thuyết phục người đọc, buộc người
đọc chấp nhận lời giải đáp. Còn nhà văn lấy chất liệu đời sống phải “khả dĩ”
(có hàm ý). Nghĩa là nhà văn vừa mô tả, vừa đánh giá, gắn với sự cảm
nghiệm của nhà văn trước hiện thực, thể hiện quan niệm hiện thực về nhân
sinh của nhà văn. Do vậy, tác phẩm của nhà văn mở ra nhiều giả thuyết, hóa
giải trước những khắc nghiệt, đớn đau, cái phức tạp, cái mong manh, cái bấp
bênh, bất ngờ trong cuộc sống con người. Vì vậy nhà viết tiểu thuyết là người
“vẽ nên bản đồ” của cuộc nhân sinh. Nó tường trình một cách ấn tượng sự
phức tạp của đời sống, thể hiện khả năng thế này hay thế khác của nhân loại.
Đặt vấn đề để người đọc trao đổi.
Cách hiểu về vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp từ hướng tiếp cận văn chương, phân biệt với hướng tiếp cận của nhà
khoa học lịch sử như trên là cơ sở lý luận để luận văn tìm hiểu quan niệm về
con người trong truyện ngắn của nhà văn.
40
CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP LÀ “CON NGƯỜI KHÔNG TOÀN
VẸN”
Trên hành trình cách tân mạnh mẽ của văn học dân tộc, nửa sau thập kỉ
tám mươi của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một
hiện tượng văn học lạ, độc đáo và gây nhiều tranh cãi: hiện tượng Nguyễn
Huy Thiệp. Không đề ra một tôn chỉ, chưa tạo nên một trường phái hay một
trào lưu nhưng có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam hiện đại bởi một lối
viết, một giọng văn lạ, đó chính là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Người đọc
biết đến ông bởi rất nhiều sáng tác truyện ngắn với sự mở rộng đề tài từ hiện
thực khách quan cho đến địa hạt tâm linh cùng những trăn trở, uẩn khúc đang
diễn ra quyết liệt trong tâm hồn con người, đặc biệt là số phận của những con
người sống ở nơi chật hẹp, tù túng. Những diễn biến tâm linh rất khó nắm bắt,
những hiện tượng con người hiện đại không tự lý giải được đã khơi nguồn
cảm hứng cho nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp từng nói: “Tôi thuộc thế hệ nhà
văn sau chiến tranh, sau 75. Trước đó, cá nhân thực tế không được quyền nói
đến trong văn học, chính trị bao trùm tất cả. Nhưng đến thế hệ tôi, vấn đề cá
nhân đã trổi dậy, tạo nên một giai đoạn mới. Điều quan tâm là vấn đề cá
nhân với những niềm vui và nỗi khổ của nó, những đam mê, hy vọng của nó.
Tôi cũng viết về những tình cảm hung bạo, sự hung bạo này có trong mọi
quan hệ nhân sinh” [39, tr. 497].
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ta có thể nhìn thấy nhân vật
gân guốc, góc cạnh lẫn lộn giữa tốt và xấu, thật và giả, đen và trắng, cao
thượng và thấp hèn với những con người có suy nghĩ, hành động và đời sống
nội tâm vô cùng bí ẩn. Cái thế giới ấy thể hiện một cách nhìn rất thật và sâu
sắc của nhà văn về con người.
41
Con người kế tiếp nhau qua các thế hệ gặp quá nhiều cái Ác, cái Xấu,
cái Giả nên càng khát khao một cái gì toàn Thiện, toàn Mỹ, toàn Chân. Vậy là
nỗi khát khao Chân – Thiện – Mỹ là cái có thật và càng khao khát Chân –
Thiện – Mỹ thì càng chứng tỏ rằng con người còn có mặt không hoàn thiện
của nó (chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, ngu dốt, v.v…) đang đè nặng lên số
phận con người. Đấy là tấn bi kịch vĩ đại nhất của con người. Sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng những quan niệm nghệ thuật mới mẻ, bất ngờ
về con người. Con người theo quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp đầy những
mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống thường nhật. Có tấn kịch của bản thân,
có tấn kịch của gia đình, có tấn kịch của xã hội. Nhưng tựu trung nổi bật là
niềm khao khát của con người muốn vươn cao và thực tế mà con người phải
chịu đựng. Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp mang sức tải của một quan niệm
sống, quan niệm xử thế với người đời, dù đó là một ông vua, một anh hùng,
một thi nhân, một người bình thường hay một em bé…Những quan niệm khác
nhau va chạm, xung đột, bùng nổ. Quan niệm nghệ thuật ấy bộc lộ thông qua
các kiểu con người trong tác phẩm. Và các kiểu con người ấy trở thành kiểu
loại nhân vật xuyên suốt trong toàn sáng tác của ông. Đó là kiểu “con người
không toàn vẹn”.
2.1 Con người với tình yêu và hạnh phúc
Con người sinh ra trong cuộc đời, ai cũng luôn có khát vọng tình yêu,
hạnh phúc cho riêng bản thân mình. Văn học xem con người là đối tượng để
phản ánh, nên những vấn đề của con người cũng không nằm ngoài sự phản
ánh của văn học. Văn học sau năm 1975 đi sâu vào số phận của đời sống con
người cá nhân nên vấn đề khát vọng tình yêu, hạnh phúc cũng được các nhà
văn đặc biệt quan tâm. Trong những nhà văn đó có thể kể đến là Nguyễn Huy
Thiệp.
42
Ta thường nghĩ tình yêu mang đến cho con người cảm xúc, sự thăng
hoa và sống có tình người hơn. Nhưng dường như trong sáng tác của Nguyễn
Huy Thiệp chỉ có ít truyện thể hiện tình yêu đúng nghĩa, còn lại toàn bộ
những mối tình của con người hiện đại đều vô nghĩa. Ở đó, tình yêu bị biến
thành vô nghĩa bên cạnh thế lực của đồng tiền, người ta chỉ biết có tiền và
hình như không hề biết đến tình yêu.
Trong truyện Cún, mối tình giữa Cún và Diệu không phải là tình yêu.
Cún hàng đêm ngủ nhờ nơi hàng hiên nhà Diệu. Sống ở đó lâu ngày, gặp Diệu
vào những buổi sáng đi bán hàng, Cún đã nhớ thương, ngủ hay mơ đến cô.
Nhưng Diệu chỉ lợi dụng Cún vì tiền. Diệu chỉ coi Cún như một người giúp
mình trong buôn bán đắt hàng. Mỗi sáng trước khi đi chợ bán hàng, Diệu
thường thuê Cún làm người đón đường để mình mua may, bán đắt: “Này
thằng hình nhân mặt đẹp! Cho mày một hào, sáng mai mày ra đón cửa cho
tao….Hôm nào đi chợ gặp mày là người thiên hạ xô vào mua bán như tranh
như cướp”. Khi người chồng bội bạc bỏ cô, lấy hết tiền bạc đi theo nhân tình.
Trong lúc ngồi buồn bã, cô đã thấy lấp lánh trên tay Cún những khâu vàng.
“Cô Diệu bỗng giật mình. Cô thấy lạnh toát sống lưng. Chân tay cô run bần
bật... Một ý nghĩ bất chợt lóe trong óc cô”. Sau khi tìm cách khiểm tra đúng
là vàng thật, cô đã nói với Cún: “Mày hãy cho tao ba cái nhẫn này…. Mày
muốn gì tao cũng nghe mày”. Sau khi ăn nằm với nhau, cô đẩy Cún ra vỉa hè
và nói “Thế là chẳng có nợ nần gì nhé”. Và Cún trở về với cuộc sống của
một người ăn xin vốn có của mình.
Trong truyện Huyền thoại phố phường “mối tình” giữa Hạnh và hai mẹ
con bà Thiều cũng vì tiền. Hạnh là một công chức nhà nước nhưng luôn mơ
làm giàu, mơ trở thành triệu phú bằng sự may mắn của lộc trời. Bởi Hạnh
nghĩ: “Tài năng mà nghèo thì buồn ghê. Nếu đã tài năng thì phải thực giàu”.
Vì thế, khi đến chơi theo sự giới thiệu của em trai bà, Hạnh đã cố tìm cách lấy
43
lòng mẹ con bà Thiều. Dù đây là lần gặp đầu tiên, chưa thân thiết, nhưng
trước bao nhiêu người trong bữa tiệc, Hạnh sẵn sàng mò dưới ống cống có cả
phân người để tìm chiếc nhẫn bị mất của Thoa. Trở về nhà sau khi đi chùa
cùng mẹ con bà Thiều, Hạnh cứ nghĩ rằng tờ vé số mà Thoa giữ đã được khấn
vái, nên sẽ trúng giải. Vì thế, Hạnh đã quay trở lại hiếp cả bà Thiều để đổi lấy
tờ vé số.
Trong truyện Không có vua, Đoài muốn Khảm giới thiệu cô bạn học
cùng lớp cho mình vì nhà cô ấy giàu, là con ông chủ hiệu điện. Và Khảm
nhận lời làm mai mối cho anh cũng chỉ vì tiền, vì được chia phần trăm nếu vụ
mai mối thành công mà Đoài đã ghi cho mình trong tờ giấy giao kèo hẳn hoi.
“Ngủ được với Mỹ Trinh thưởng một cái đồng hồ trị giá ba nghìn. Lấy Mỹ
Trinh, thưởng 5% của hồi môn. Ngày…tháng …năm…Nguyễn Sĩ Đoài.”
Trong truyện Những bài học nông thôn có mẩu đối thoại giữa hai người
đàn bà, bà và mẹ của Lâm. “Bà Lâm bảo: "Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò
ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ
nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn
chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống
sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại”. Mẹ Lâm bảo: “Đàn bà thế là bạc”. Bà
Lâm bảo: “Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu?” Chị Hiền
cười: "Gớm, chuyện của bà cứ rợn rợn là”. Không phải chỉ có Hiền mới thấy
“rợn rợn”. Cả người đọc cũng thấy “rợn rợn”. Mà “rợn rợn” không phải chỉ ở
chi tiết “ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống
sông”. Cảm giác “rợn rợn” còn xuất phát từ lời nhận định của bà nội của
Lâm, một người đàn bà tám mươi tuổi, con cháu đầy nhà: “Đàn ông nó chẳng
thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình”. Bà
không hề tin vào tình yêu.
44
Trong truyện ngắn Chuyện tình kể trong đêm mưa người ta tưởng là sẽ
bắt gặp một mối tình đẹp. Muôn và Bạc Kỳ Sinh yêu nhau tha thiết. Khi bị bắt
đi tù, Bạc Kỳ Sinh đã trốn về để thăm người yêu và Muôn đã tìm cách cho
anh thoát thân. Khi nghe Muôn hát bài ca tình yêu của hai người và nước mắt
lăn dài trên má, Bạc Kỳ Sinh có vẻ xúc động. Y đưa tay ôm lấy bả vai Muôn
kéo về phía mình. Những tưởng họ sẽ thành vợ chồng nhưng không. Cuối
cùng, Muôn đã bỏ cuộc, bỏ Bạc Kỳ Sinh, người nàng yêu tha thiết để lấy Lò
Văn Ngân, kẻ thù của người yêu cũ nhưng lại là người có tiền và có thế lực đủ
để bảo đảm cho nàng một cuộc sống êm ấm. Bạc Kỳ Sinh ra đi, trôi giạt đến
tận Hoa Kỳ, vẫn thường đau trong ngực khi nghĩ về Muôn. Đối với Sinh
“không ai mang nhiều hạnh phúc và nhiều đau khổ” cho anh như Muôn. Trên
tường nhà Bạc Kỳ Sinh có treo tấm ảnh của Muôn. Nước ảnh đã cũ, đã úa
vàng nhưng trông Muôn rất đẹp. Và hãy nghe Bạc Kỳ Sinh nói về tình yêu:
“Ông đã yêu bao giờ chưa? Tình yêu dạy cho ta bước đi của hổ, của báo, dạy
cho ta sức mạnh của mãnh thú. Nó dạy cho ta sự giảo quyệt của cáo, của rắn
độc. Nó khiến ta nhân đạo hơn, hoặc độc ác hơn. Những kẻ hèn hạ không có
tình yêu”, và: “Tin tôi đi: Đấy là một hung thần” - một tình yêu dữ dội, “tình
yêu to lớn... không trật tự nào dung được nó”, như Nguyễn Huy Thiệp viết.
Cho nên khi hát về tình yêu, Bạc Kỳ Sinh dù “không lấy hơi, không ráng
sức”, nhưng “khi nhấn lời hoặc ngâm nga thì dịu dàng không sao kể xiết:
ngậm ngùi, tê tái mà không mủi lòng, tâm trạng cô đơn lạnh buốt lẫn lộn với
những khát khao nồng nàn. Tiếng hát sóng sánh, đặc như những giọt mật
ong. Mỗi từ là một giọt mật”, làm cho nhân vật tôi “nghe hát mà nước mắt cứ
thế chảy ra dàn dụa, tự nhiên, không sao kìm lại được”.
Trong truyện Trương Chi, Trương Chi đã yêu Mị Nương “rỗng tếch
và tẻ nhạt” chỉ vì “tình yêu của chàng hướng về cái tuyệt đối”, còn nàng là
“cái bẫy của số phận chàng”, nên họ không đến được với nhau. Và thái độ
45
ngờ vực đối với tình yêu của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rõ rệt nhất có lẽ là
trong truyện này. Ở cuối truyện, Trương Chi ra “đứng ở đầu mũi thuyền.
Chàng trật quần ra đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực
hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Rồi chàng gào lên: “Cứt!” Một lần.
“Cứt!” Hai lần. “Cứt!” Ba lần. Cứ thế, Trương Chi, một mình trên chiếc
thuyền lênh đênh giữa sông, hết hát lại văng tục “Cứt”! Như thế, một câu
chuyện tình vốn được xem là đẹp và rất đỗi thơ mộng trong truyền thuyết Việt
Nam, dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, bỗng dưng đầy những cay đắng,
những phẫn uất, những tức tối. Nó không còn là tình yêu nữa. Nó là một sự
vỡ mộng về tình yêu.
Lò Văn Pành trong truyện Đất quên đã gặp tình yêu cuối đời mình
trong một cơn giông dữ dội kèm theo mưa như trút nước. Cô gái đẹp làm ông
lóa mắt trong cơn giông, ông già Pành trải qua thời khắc thực sự hạnh phúc:
“Cả cuộc đời từng trải của ông, ông chưa bao giờ có cảm giác ấy. Ông biết
đây là điều ông vẫn hằng khao khát mong tìm. Hơn cả tình yêu, hơn cả những
người phụ nữ ông đã từng gặp. Cảm giác này như là hạnh phúc”. Nhưng ông
đã chết bởi một cơn đau tim khi không vượt qua được thử thách – điều kiện
để được phép cưới cô gái mà ông yêu: chặt đỗ cây gỗ cứng và to nhất trong
vùng.
Có lẽ chính Nguyễn Huy Thiệp cũng không tin vào tình yêu. Trong
truyện của ông, hình như chỉ có hai mối tình đẹp. Đó là truyện Nạn dịch (trích
Những ngọn gió Hua Tát) và truyện Muối của rừng. Trong truyện Nạn dịch,
Lù chỉ vì thói ham mê cờ bạc đã không có mặt ở nhà lúc vợ qua đời vì bị dịch.
Khi trở về, Lù đã rất ân hận, đau đớn điên cuồng, phủ phục trước mộ vợ, kêu
gào thảm thiết: “Tôi sống sao bây giờ khi không có bà? Lấy ai chia sẽ niềm
vui, nỗi buồn?” Ông đau đớn, thấy thương vợ vô cùng. “Ông nhận ra mình
bạc bẽo, vô tình, thấy vợ cao thượng chịu đựng. Càng nghĩ, ông càng ân hận,
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ
Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ

More Related Content

What's hot

Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháinataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260nataliej4
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfNuioKila
 
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt NamThi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Namlongvanhien
 

What's hot (20)

Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh tháiLuận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn hồ anh thái
 
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hửLuận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
Luận văn: Phương thức biểu hiện nhân vật anh hùng trong thủy hử
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
Luận án: Nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI, HAY - Gửi miễ...
 
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAYLuận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
Luận văn: Văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Đàn hương hình, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOTLuận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
Luận văn: Diễn ngôn về giới nữ của các nhà văn nữ đương đại, HOT
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần DầnLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Trần Dần
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdfTruyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
Truyện trinh thám Việt Nam từ góc nhìn thi pháp thể loại 6793117.pdf
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt NamThi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
Thi pháp: Thơ Đường luật Việt Nam
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 

Similar to Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ

Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxhiutrn809713
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfNuioKila
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxdinhhailoan01
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...NuioKila
 

Similar to Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ (20)

Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docxChuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
Chuyên đề VĂN HỌC HIỆN THỰC 30-45.docx
 
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quêLuận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
Luận văn: Cách nhìn về con người trong tiểu thuyết Người cùng quê
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdfTư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
Tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà 6793110.pdf
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
Luận án: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975
 
Lele
LeleLele
Lele
 
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docxBình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
Bình Ngô Đại Cáo- Quỳnh Trang.docx
 
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình ChiểuTriết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
Triết lý nhân sinh trong “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” của Nguyễn Đình Chiểu
 
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG "NGƯ TIỀU Y THUẬT VẤN ĐÁP" CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU VÀ ...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh KhuêLuận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
Luận Văn Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Lê Minh Khuê
 
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn KhảiLuận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Chu Lai qua các tác phẩm “ba lần và một lầ...
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAYLuận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
Luận văn: Nguồn mạch dân gian trong bối cảnh hiện đại, HAY
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 

Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, 9đ

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………. TRƯƠNG THỊ NGỌC CẨM QUAN HỆ VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP (KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2013
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ………………. TRƯƠNG THỊ NGỌC CẨM QUAN HỆ VỀ CON NGƯỜI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP (KHẢO SÁT TRUYỆN NGẮN) Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN KHA Thành phố Hồ Chí Minh 2013
  • 3. 3 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................ 3 LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 5 LỜI CAM ĐOAN ............................................................................ 6 DẪN NHẬP ...................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................7 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................8 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................15 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................15 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................15 6. Đóng góp của đề tài .........................................................................................16 7. Bố cục của luận văn ........................................................................................16 CHUƠNG 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975 VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP ................................................................ 18 1.1. Con người trong văn học và thuật ngữ “quan niệm về con người”. .........18 1.2. Vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua các ý kiến tranh luận.....................................................................................................29 CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP LÀ “CON NGƯỜI KHÔNG TOÀN VẸN”............................................................................................... 40 2.1 Con người với tình yêu và hạnh phúc ..........................................................41 2.2 Con người gắn với nhân phẩm .....................................................................47 2.3. Con người kiếm tìm ......................................................................................55
  • 4. 4 2.4. Con người cô đơn .........................................................................................63 2.5. Sự phong phú phức tạp bên trong con người bình thường........................74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP.......................................... 86 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.....................................................................................................................86 3.2 Cảm hứng huyền thoại..................................................................................92 3.3. Kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp........................................... 100 3.4. Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại.................................................. 108 KẾT LUẬN .................................................................................. 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................... 122
  • 5. 5 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn: TS Nguyễn Văn Kha, Thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin cảm ơn chân thành tới thầy cô Phòng Khoa học công nghệ và Sau đại học, Khoa Ngữ văn và các thầy cô giảng viên – Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, Tổ bộ môn Ngữ văn trường trung học phổ thông Nguyễn Du – Bà Rịa Vũng Tàu, cùng đồng nghiệp đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, những người luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 9 năm 2013 Học viên kí tên Trương Thị Ngọc Cẩm
  • 6. 6 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” (khảo sát truyện ngắn) là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Kha. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Học viên kí tên Trương Thị Ngọc Cẩm
  • 7. 7 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nhà văn M.Gorki quan niệm: “Văn học là nhân học”. Nhưng con người được nhìn nhận, đánh giá trong mỗi nhà văn, từng thời kì, khuynh hướng, trường phái văn học có sự khác nhau. Trong giai đoạn văn học trước năm 1975, do tình hình đất nước có chiến tranh, văn học phải phục vụ công cuộc cách mạng, phục vụ chính trị. Đó là nhiệm vụ cơ bản của văn học. Con người trong giai đoạn lịch sử này được nhận thức, phân tích, đánh giá chủ yếu ở góc độ chính trị. Trong giai đoạn văn học này, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh con người nhưng đó là con người tập thể, con người quần chúng, chứ chưa phải là con người cá nhân. Văn học giai đoạn này phản ánh hiện thực cuộc sống mới, con người mới trong những biến động lớn lao của đời sống chính trị, xã hội. Sang giai đoạn sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước độc lập, thống nhất, văn học lúc này không chỉ miêu tả cuộc sống con người sau chiến tranh, mà còn đi sâu vào vấn đề con người. Văn học quan tâm đến số phận, đời sống riêng tư, tình cảm của từng cá nhân trong cuộc đời. Có cách nhìn, quan niệm khác nhau về con người trong hai giai đoạn văn học trước và sau năm 1975 như vậy là do sự đổi mới quan niệm về con người, đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Đây là thành quả của sự đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng. Trong xu thế đổi mới, không khí dân chủ tạo điều kiện cho nhà văn phát huy vai trò chủ động sáng tạo, mạnh dạn tìm tòi khám phá những đề tài mà trước đây bị coi là “vùng cấm” trong văn học, để có được tiếng nói nghệ thuật mang lại hiệu quả thẩm mỹ trong độc giả.
  • 8. 8 Nói đến sự cách tân quan niệm về con người trong truyện ngắn đương đại không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kỳ đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Trong đó, mảng đề tài lịch sử gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi cách nhìn và thể hiện nhân vật lịch sử trong tác phẩm của ông có sự khác biệt. Những ý kiến đánh giá về cách nhìn con người trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dù khen hay chê, tất cả đều mạnh mẽ quyết liệt. Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng chưa có công trình nào đề cập đến một cách có hệ thống quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Do đó, luận văn: Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát góc độ truyện ngắn) trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ góp tiếng nói thẩm định đóng góp của Nguyễn Huy Thiệp cho cho sự đổi mới văn học Việt Nam từ sau 1975, ở cấp độ quan niệm nghệ thuật về con người. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn thuộc thế hệ sau cách mạng, sau chiến tranh. Chỉ với mấy truyện ngắn đầu tay, tên tuổi của ông đã nổi bật trong và ngoài nước. Những tác phẩm của ông đã gây nên cuộc tranh luận sôi nổi những năm tám mươi. Hoàng Ngọc Hiến – nhà nghiên cứu văn học trong bài viết Tôi không chúc bạn thuận buồm xuôi gió (1987) đã đề cao quy luật của cái đẹp, của sự thật và nhân bản trong sáng tạo nghệ thuật. Ông cho rằng: “Dẫu là kể truyện cổ tích, Nguyễn Huy Thiệp trước sau viết về cuộc sống ngày hôm nay. Tác giả đã nhìn thẳng vào sự thật của đời sống hiện tại” [39, tr.9]. Theo Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huy Thiệp thuộc thế hệ không quen với cách nhìn “sử thi”. Vì
  • 9. 9 thế những nhân vật trong truyện dù “nhếch nhác, đốn mạt hầu hết cũng là nhân vật lao động ta thôi” [39, tr.13]. Và theo ông Nguyễn Huy Thiệp đã “thẳng thắn nêu lên những sự bê tha, hèn kém ở những con người thuộc về những tầng lớp nhân dân khác nhau, nêu lên để quốc dân thấy rõ hơn thực trạng của phong hóa xã hội, hiểu rõ hơn nhân tình và thế thái hiện nay. Và đó cũng là một cách biểu hiện thái độ nghiêm chỉnh đối với nhân dân”. “Nói về những sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn của Nguyễn Huy Thiệp thường man mác cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình”. “Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa tàn nhẫn, vừa xót xa. Tàn nhẫn nghĩa là “không được thương con người”, đấy là mệnh lệnh của lương tâm và tác giả đã đi đến cùng phơi bày sự đốn mạt của con người. Nhưng cuối cùng thì vẫn xót xa, “không thể không thương con người”. Ngay cả những nhân vật đốn mạt nhất, Nguyễn Huy Thiệp không tuyệt vọng ở họ” [39, tr.14-15]. Ông nói rằng “những người đàn ông trong tập truyện của Nguyễn Huy Thiệp hầu hết là đốn mạt….Ngược lại, trong các nhân vật nữ có những con người ưu tú, nhiều người đáng gọi là liệt nữ. Nó là hiện thân của nguyên tắc tư tưởng tạo ra cảm hứng của tác giả, có thể gọi đó là nguyên tắc tính nữ hoặc thiên tính nữ” [39, tr.15-16]. Nhà phê bình Đặng Anh Đào trong bài viết Khi ông Tướng về hưu xuất hiện (1988) đã thể hiện sự ủng hộ tác giả Tướng về hưu bằng thái độ rất nhiệt thành: “cái cô đơn của một số nhân vật trong Tướng về hưu vẫn có giá trị báo hiệu, và chưa chắc chỉ có báo hiệu điều dở. Thật đáng buồn, nếu ở một môi trường tối tăm và sền sệt nào đó, con người không cảm thấy cô đơn mà lại cảm thấy cứ như “cá trong nước”! [39, tr.24]. Nhà báo Trần Duy Thanh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (1988) cũng có cùng ý kiến với Hoàng Ngọc Hiến khi nhận xét rằng: “Ngòi bút lạnh lùng của Nguyễn Huy Thiệp cứ thản nhiên phơi ra trên mặt giấy bao
  • 10. 10 nhiêu điều xấu xa, nhơ nhuốc, bỉ ổi của người đời. Anh không chỉ “lật áo” nhân vật mà thật sự đã lột tuốt tuột những thứ che đậy để nói ra những điều “vừa đau đớn, vừa chua xót, nhưng thương lắm” như lời Sinh trong truyện Không có vua” [39, tr.88]. Dịch giả, tiến sĩ người Úc Greg Lockhart, trong bài viết Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng anh? (1989) cũng đồng tình với Hoàng Ngọc Hiến. Ông cho rằng, truyện của Nguyễn Huy Thiệp mang tính chất nhân bản. Truyện Vàng lửa “diễn đạt một vấn đề lớn của nhân loại. Ở đây bất cứ người đọc nào cũng có thể ghi nhận tính chất lớn khác hướng của một sự suy nghĩ đa diện, phong phú về mối quan hệ giữa chính trị và nghệ thuật, giữa cái đẹp và quyền lực lớn trong bất cứ xã hội nào” [39, tr.111]. Ông cũng đề cao cách viết của Nguyễn Huy Thiệp đó là “cách viết của một nghệ sĩ khách quan đứng ngoài truyện và nhìn vào. Anh ấy không bị vướng chân vào đời sống của nhân vật. Vừa nói về đời sống vĩ đại của cung Gia Long, vừa nói về đời sống bình thường của một đồ tể, của một bác sĩ phá thai, thậm chí vừa nói đến đời sống của một người Tây, thì số phận của con người tự bộc lộ chỉ qua lời khái quát và hành động của nó” [39, tr.112]. Nhà nghiên cứu đánh giá cao tính chất dân chủ trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: “Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn hiện đại. Cách nhìn xã hội Việt Nam và cả thế giới cùng với cách viết của anh cũng rất bình đẳng, dân chủ. Và cũng phải nói tính chất dân chủ này là một mặt quan trọng của tính nhân bản trong tác phẩm của anh” [39, tr.112-113]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ (1992) nhìn thấy biểu hiện hai mặt của con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: “Nguyễn Huy Thiệp có một thế giới nhân vật độc đáo. Toàn những con người góc cạnh gân guốc. Người nào dường như cũng sống đến tận cùng cá tính của mình…Ở Nguyễn Huy Thiệp,
  • 11. 11 những nhân vật hơi bụi một chút, thường có cả hai mặt thiện và ác, đúng ra là chứa đựng cả thú tính lẫn nhân tính, một mặt đầy bản năng thô bỉ, mặt khác, từ một góc độ nào đó của tâm hồn, thỉnh thoảng vẫn lóe lên ánh sáng của lương tri, lương tâm” [39, tr.459]. Nguyễn Thanh Sơn trong bài Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp (1995) nhận xét: “Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng giống như những viên ngọc Biện Hòa, những viên ngọc với lớp đá vỏ xù xì, thô ráp bên ngoài, và nó đẹp nhất chính vì người ta biết trong lớp đá đó tiềm ẩn một viên ngọc” [39, tr.118]. “Nguyễn Huy Thiệp là một trong số ít người không chấp nhận luật chơi. Ông lạnh lùng dội những xô nước lạnh toát lên đấu chúng ta. “Đó không phải là chân lí, không phải là cuộc sống!” những thông điệp truyện ngắn của ông phẫn uất hét lên. Ông lôi tuột chúng ta xuống khoảng trống lơ lửng giữa trời và đất, buộc ta phải đối mặt với mình, với một thế giới “không có vua”, dạy chúng ta “những bài học nông thôn”, bắt chúng ta phải hiểu rằng, trước khi muốn nhìn lên bầu trời thì phải nhìn mặt đất đã” [39, tr.119]. Theo hướng phê bình nói trên còn có ý kiến của Văn Tâm trong bài Đọc Nguyễn Huy Thiệp (1988), Trương Hồng Quang trong bài Mười lời bình về truyện ngắn “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp (1989), ý kiến của Đông La trong bài viết Về cái ma lực trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (1999), v.v. .. Những ý kiến phản đối cách nhìn con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không phải là ít. Tạ Ngọc Liễn – nhà nghiên cứu lịch sử - trong bài Về truyện ngắn “Vàng lửa” của Nguyễn Huy Thiệp (1988) đã thể hiện thái độ không ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp: “Vàng lửa là một truyện kí danh nhân lịch sử. Nhân vật Nguyễn Huy Thiệp miêu tả là vua Gia Long và Nguyễn Du, hai người có tầm vóc lớn lao trong lịch sử chính trị, lịch sử văn học nước ta hồi đầu thế kỉ XIX. Bên cạnh Gia Long, Nguyễn Du còn có một
  • 12. 12 nhân vật người Pháp tên là Phăng-xoa Pơriê chính là nhân vật Nguyễn Huy Thiệp xây dựng để nói hộ mình về những suy ngẫm về mọi chuyện, trong đó có đánh giá Gia Long, Nguyễn Du, quan trọng hơn là đánh giá đặc điểm dân tộc ta, truyền thống văn hóa, văn minh Việt Nam thời Nguyễn lúc bắt đầu tiếp xúc với người châu Âu” [39, tr.170-171]. “Theo quan niệm của chúng ta từ trước tới nay vua Gia Long là nhân vật lịch sử phản diện, vì ông ta dựa vào Pháp đánh đổ triều đại Tây Sơn, ông ta là người “cõng rắn cắn gà nhà”… không ai thừa nhận Gia Long là một khối nguyên “vô giá”, là “quốc bảo” [39, tr.170]. Về đoạn kết thứ hai của Vàng lửa, Tạ Ngọc Liễn nhận xét: “Tôi sẽ không nói tới cái ý mà người đọc dễ hiểu lầm là ở đây tác giả Vàng lửa muốn ca ngợi Pháp có công khai hóa văn minh cho đất nước Việt Nam! Tôi chỉ ngạc nhiên vì nhân vật Phăng của Nguyễn Huy Thiệp sao lại quá kém về kiến thức lịch sử như vậy khi Phăng bàn chuyện lịch sử?” [39, tr.176]. Như vậy, ở góc độ là nhà sử học, Tạ Ngọc Liễn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp muốn đánh giá lại lịch sử nhưng lại có một trình độ học vấn chưa đầy đủ, cần kiểm tra lại vốn tri thức văn hóa. Đỗ Văn Khang trong bài viết Sự “mơ mộng” và sự “nghiêm khắc” trong truyện ngắn Phẩm tiết (1988) nhận xét rằng: “Vua Quang Trung là một vị tướng lên ngôi… Một vị tướng lên ngôi như Quang Trung là người tự lập nên nghiệp lớn, có bản lĩnh, dễ đâu để người khác coi thường? Vậy mà, vừa diệt tan hai mươi vạn quân Thanh, khí thế còn đang bừng bừng như lửa cháy, Nguyễn Huy Thiệp đã dắt cô Vinh Hoa tiếp kiến vua Quang Trung để cô bảo nghiệp vua chỉ được vài ngày, vua Quang Trung ngồi nghe như “ngậm thóc” [39, tr.235]. “Khó ai bảo vua Quang Trung không biết trọng dụng người tài. Việc dùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở là một bằng chứng. Khó ai dám bảo ông là người lỗ mãng… Thế mà trong cái phần “nghiêm khắc” của mình, Nguyễn Huy Thiệp lại khắc họa nhân cách vua Quang Trung như một kẻ
  • 13. 13 nông nổi, lỗ mãng trước mặt vạn sĩ dân Bắc Hà. Và sự khắc họa này cũng không có gì đặc sắc về tình tiết, về văn chương, hơn nữa lại rất tầm thường về lối ám chỉ” [39, tr.236-237]. “Nguyễn Huy Thiệp bảo trước lúc chết vua Quang Trung về tình chỉ chăm chăm nhìn vào một Vinh Hoa”… Nguyễn Huy Thiệp muốn từ một Vinh Hoa để đánh đồng vua Quang Trung và Nguyễn Ánh, nhấn mạnh vua nào cũng muốn làm vua gà, vua vịt cả” [39, tr.241]. “Hành động vuốt mắt cho vua Quang Trung bằng nón tay. Rồi ngón tay đó bị bẩn “đen lại như chàm”. Như thế, với hành động này, Nguyễn Huy Thiệp đã đạt được mục đích cuối cùng là hạ bệ một thần tượng của lịch sử dân tộc, một lịch sử đã phải viết bằng máu, bằng cả vinh quang và cả đau đớn mới có được” [39, tr.241]. Ngoài ra trong bài viết Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút, Đỗ Văn Khang nhận xét: “Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng mất bản chất nhân văn. Văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng rơi vào thói vô chính phủ về lịch sử. Anh ta xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn với thái độ phủ định quyết liệt [39, tr.411]. “Văn của Nguyễn Huy Thiệp không chỉ dừng lại ở chỗ u ám, độc địa, mà người viết văn còn cố tình xuyên tạc lịch sử. Một Quang Trung lẫm liệt, anh hùng đánh tan hai mươi vạn quân Thanh như trở bàn tay, bỗng chốc hóa thành một anh vua hèn. Một Nguyễn Du văn chương như in, như tạc vào cuộc đời bỗng chốc hóa thành “đứa con hoang của cô gái đồng trinh” bị “tên đàn ông khốn nạn” là nền văn minh Trung Hoa “cưỡng hiếp” khiến văn của Nguyễn Du “chứa đầy điển tích” của “tên đàn ông khốn nạn” kia. Một Nguyễn Trãi văn chương kinh bang tế thế, đủ sức sửa sang việc đời bỗng chốc hóa thành “nhà duy mĩ khổng lồ” chỉ có ru với gió, mơ theo trăng” và “thơ thẩn cùng mây”. Một Nguyễn Thị Lộ chỉ đủ tầm cỡ cho một “nhân vật trái tim” của Nguyễn Trãi bỗng nhiên sừng sững trở thành một điểm tựa cho tinh thần suy sụp và cô đơn của Ức Trai” [39, tr.415].
  • 14. 14 Một loạt bài viết theo hướng phản đối cách nhìn con người của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn đã xuất hiện như: Nguyễn Thanh trong bài viết Về truyện ngắn Phẩm tiết (1988), Đỗ Trung Lai trong bài Sử - văn, văn - sử và thái độ người phê bình (1988), v.v… Một điều đặc biệt là, ngay cả những người từng lên án chỉ trích gay gắt, ông vẫn không thể không thừa nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp trong việc viết truyện ngắn. Nhà Sử học Tạ Ngọc Liễn viết: “mặc dầu mới xuất hiện, song anh đã sớm chứng tỏ được mình là một nhà văn có bản sắc riêng, mới mẻ, bạo dạn, súc tích, gây được sự chú ý thực sự của độc giả” [39, tr.170]. Điểm qua một số ý kiến khen chê được coi là khá tiêu biểu về cách nhìn con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp chúng tôi nhận thấy: 1/Mặc dù mỗi bài có phát hiện và cách lý giải riêng, nhưng tựu trung lại đa số các ý kiến đều thừa nhận: Nguyễn Huy Thiệp là một tài năng văn chương trong thời kỳ Đổi mới, đáng để chúng ta quan tâm. 2/ Từ lúc Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện, vấn đề gây tranh cãi, trở thành yếu tố nhạy cảm trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mà chủ yếu là mảng truyện ngắn, chính là vấn đề con người. Để hiểu một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Huy Thiệp nhằm xác định đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam thời kì Đổi mới sau 1975, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề tìm hiểu quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp với mong muốn làm rõ hơn tư duy nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp. Đó chính là nguyên tắc tư tưởng, chi phối sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong lĩnh vực truyện ngắn.
  • 15. 15 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguyễn Huy Thiệp viết khá nhiều thể loại: Kịch, truyện ngắn, tiểu thuyết, tiểu luận phê bình, trong đó, thể loại làm nên tên tuổi của ông là truyện ngắn. Trong thể loại này, Nguyễn Huy Thiệp có tất cả bốn mươi hai truyện ngắn. Trong đó bao gồm: Những ngọn gió Hua Tát (gồm mười truyện nhỏ), Con gái thủy thần (gồm ba truyện), Chút thoáng Xuân Hương (gồm ba truyện), chùm truyện Kiếm sắc – Vàng lửa - Phẩm tiết, v.v… Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu toàn bộ truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp để thấy được quan niệm về con người trong sáng tác của ông. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có nhiệm vụ làm rõ quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 5. Phương pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài Quan niệm về con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp (khảo sát truyện ngắn) chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: Phương pháp loại hình: Trên cơ sở vận dụng lí thuyết về loại hình tự sự (tiểu thuyết), để thấy Nguyễn Huy Thiệp với tư duy nghệ thuật đã xây dựng tính cách các nhân vật trong truyện ngắn của mình, đưa các ra mô hình của sự nhận thức, giúp người đọc khám phá hiện thực đời sống phong phú và đa dạng. Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Trên cơ sở của sự hiểu biết hoàn cảnh lịch sử, xã hội Việt Nam sau năm 1975, đặc biệt mốc Đổi mới từ năm 1986 đến nay để nhìn nhận, đánh giá những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp
  • 16. 16 phù hợp với sự vận động và phát triển của lịch sử Việt Nam. Từ đó có cái nhìn xác đáng, toàn diện về vấn đề con người được tác giả đề cập trong tác phẩm. Hướng tiếp cận thi pháp học: Trong quá trình tìm hiểu quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi vận dụng kiến thức thi pháp học để tìm hiểu nét đặc trưng nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp hiện từ góc độ quan niệm con người của nhà văn. Ngoài các phương pháp nghiên cứu chính trên đây, trong quá trình thực hiện luận văn, các thao tác phân tích -tổng hợp, so sánh - đối chiếu cũng được sử dụng. 6. Đóng góp của đề tài Từ việc nghiên cứu quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, thấy được tầm nhìn, tầm nhận thức, lý giải của nhà văn về con người gắn với sự vận động nội tại của văn học Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận của độc giả trong hoàn cảnh hiện đại của xã hội Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Luận văn gồm có 127 trang. Ngoài phần Dẫn nhập (11 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (8 trang), Phụ Lục (4 trang) – Phần nội dung chính của Luận văn gồm có 102 trang và được chia làm ba chương: Chương 1: Vấn đề con người trong văn học Việt Nam sau 1975 và trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày vấn đề con người trong truyện Việt Nam sau 1975 và các ý kiến tranh luận cách viết về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
  • 17. 17 Chương 2: Con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là “con người không toàn vẹn”. Trong chương này, chúng tôi trình bày quan niệm về con người của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện trong truyện ngắn của nhà văn ở một số phương diện. Chương 3. Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện quan niệm về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Trong chương này, chúng tôi trình bày các biện pháp nghệ thuật được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng trong cách viết về con người.
  • 18. 18 CHUƠNG 1: VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM SAU NĂM 1975 VÀ TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN HUY THIỆP 1.1. Con người trong văn học và thuật ngữ “quan niệm về con người”. 1.1.1. Con người là đối tượng trung tâm của văn học. Nhà văn M.Gorki khẳng định: “Văn học là nhân học”, tức là một môn khoa học về con người, “nhưng không phải thứ nhân học trừu tượng mà là con người ở đây được phản ánh một cách cụ thể sinh động như trong đời sống thực hằng ngày, với tên tuổi lí lịch, nhân dạng riêng, nó đang đứng ngồi, đi lại, nói năng, hành động, bộc lộ tâm lí, tình cảm trước mọi người, người đọc như hình dung thấy được, nghe được những cử chỉ, dáng điệu, nét mặt, tư thế, lời nói, ý nghĩ của họ” [27, tr.112]. Văn học tìm hiểu và hướng dẫn con người, từ đối tượng, nội dung đến ý nghĩa, vấn đề sống còn của văn học là vấn đề con người. Cho nên con người là đối tượng trung tâm của văn học. “Con người – đối tượng của văn học – được phản ánh một cách tổng hợp, toàn diện, trong quan hệ mọi mặt, nhưng được tập trung soi rọi trước hết là từ bên trong, không phải về mặt sinh vật học hay về mặt sinh hoạt chuyên môn. Chính vì đối tượng của văn học không phải con người “chuyên môn” mà con người trong đời sống hàng ngày, trong những mối quan tâm thích thú chung nhất, nên tác phẩm văn học được sự đồng cảm tự nhiên của người đọc, không cần phải có kiến thức chuyên sâu mới nhập vào đời sống tinh thần, tình cảm của nhân vật mới dễ dàng nhận ra và tỏ thái độ trước những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm” [27, tr.9]. Phạm vi và trung tâm chú ý của văn học là con người với tư cách là một đơn vị sống cá thể, một cá tính cụ thể, sinh động, không trùng lặp. Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Văn học phản ánh các quan hệ qua lại của thế giới hiện thực mà
  • 19. 19 trước hết là các quan hệ xã hội của con người. “Đối tượng của văn học nghệ thuật không phải là các lĩnh vực chuyên môn, là những cái gắn liền với đời sống xã hội, thiên nhiên và đời sống bên trong của con người” [27, tr.282]. “Từ xa xưa, A- rit-tốt đã khẳng định: văn học nghệ thuật chính là bắt chước đời sống ngay trong cái bao la muôn màu muôn vẻ, trong sự sinh sôi nảy nở và biến hóa vô cùng tận của đời sống” [27, tr.5]. Đó là cái thế giới mang giá trị, ý nghĩa đối với sự sống của con người. Như vậy, văn học miêu tả toàn bộ hiện thực nhưng ở bình diện các quan hệ đời sống của con người. Việc nhận thức toàn bộ quan hệ của thế giới con người đã đặt con người vào vị trí chủ yếu vì nó là trung tâm của các quan hệ. Lấy con người làm đối tượng miêu tả chủ yếu, văn nghệ có một điểm tựa để nhìn ra toàn thế giới. “Văn nghệ bao giờ cũng nhìn hiện thực qua cái nhìn con người. Con người trong đời sống và trong văn nghệ là những trung tâm giá trị, trung tâm đánh giá, trung tâm kết tinh các kinh nghiệm quan hệ” [32, tr.126]. “Con người, đối tượng của văn học nghệ thuật là con người trải qua mọi mối quan hệ của nó trong đời sống hiện thực, không chỉ về mặt sinh lí mà trước hết về mặt xã hội, không chỉ về mặt hoạt động vật chất cụ thể, không chỉ ở những biểu hiện bên ngoài mà cả đời sống bên trong, mọi mặt, chủ yếu về mặt tâm lí, tư tưởng tình cảm, về mặt cá tính hay nhân cách, tóm lại là những biểu hiện khách quan lẫn chủ quan trong sinh hoạt của con người” [27, tr.96]. Mọi sự vật hiện tượng văn học miêu tả đều được nhìn qua nhân vật – con người. Nhưng con người trong văn nghệ không chỉ được phản ánh ở góc độ nhìn nhận đời sống, một chỗ đứng để khám phá hiện thực, mà còn được phản ánh như những hiện tượng xã hội nhất định. M. Gorki nói rằng: “ở trong mỗi đơn vị con người được miêu tả, ngoài cái chung phổ biến của giai cấp ra, cần phải tìm được cái lõi cá tính, nó là nét đặc trưng và xét đến cùng quy định thái độ của nó” [27, tr.196]. Và Tséc-nư-sep-xki đã từng nói: “Đời sống
  • 20. 20 hiện thực, đương nhiên không chỉ hiểu như là quan hệ giữa con người với các sự vật tồn tại trong thế giới khách quan, mà còn là đời sống nội tâm của con người; có khi con người sống bằng ảo mộng, thì những ảo mộng đó đến với y cũng mang một ý nghĩa khách quan nào đó; thông thường hơn, con người sống trong thế giới tình cảm của mình, những trạng huống ấy nếu là đặc sắc thì cũng được nghệ thuật tái hiện” [27, tr.95]. Về mặt này, văn nghệ nhận thức con người như những tính cách. Đó là những con người sống cá thể nhưng lại thể hiện rõ những nét phẩm chất có ý nghĩa xã hội, những “kiểu quan hệ xã hội” [72]. Miêu tả con người, văn học nghệ thuật không thể không soi rọi vào các điều kiện xã hội bao bọc và chi phối đời sống của con người khác nhau trong xã hội, đồng thời phản ánh đời sống xã hội. Vì rằng con người sống trong xã hội, cho nên vấn đề con người cũng là vấn đề chế độ xã hội. Hồ Chủ tịch nói: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” [27, tr.17]. Văn học nghệ thuật là tấm gương của xã hội đã sản sinh ra nó ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Như thế, vấn đề văn học là vấn đề cốt lõi của xã hội, đồng thời cũng là vấn đề xã hội. Con người làm ăn sinh sống, lo toan, hy vọng, hạnh phúc là từ trong một xã hội nhất định, từ những quan hệ ràng buộc con người với nhau và tất cả đều chịu sự chi phối của xã hội. Tình cảm gia đình, khát vọng hạnh phúc nằm trong phần sâu của tâm hồn con người, từ lâu đã là đối tượng tìm tòi, thể hiện của văn học. Nhưng những chủ đề như là “muôn thuở” ấy sẽ mất đi ý nghĩa sâu xa nếu tách khỏi thân phận của con người, nếu tách những điều kiện xã hội cụ thể bao quanh con người. “Nghệ thuật mà tách rời với những tình tự hàng ngày, để chỉ quy về đời sống tâm linh, nhà văn tự gặm nhấm tâm hồn mình hay triền miên trong thế giới siêu hình – nghệ thuật đó không tránh khỏi cắt lìa với hiện thực sôi động, và dù với danh nghĩa siêu việt, huyền diệu, chẳng qua là cũng chỉ là rút về tháp ngà, về cái vỏ ốc của cái tôi, nó chẳng có nghĩa gì so với đời sống bao la, muôn hình vạn trạng, đời
  • 21. 21 sống với những vui, buồn, vinh nhục, thăng trầm của nó, với bao nhiêu vấn đề cần ưu ái của hàng triệu con người sống trên mặt đất” [27, tr.190]. Trong văn học con người là thước đo, thông qua con người mà những sự kiện lớn nhỏ tạo nên con người được khám phá. Vì thế Đốt-tôi-ep-xki đã nói: “Con người là một điều bí ẩn, cần khám phá con người. Tôi tìm hiểu điều bí ẩn ấy vì tôi muốn trở thành con người” [68, tr.60]. Thạch Lam hơn nửa thế kỉ trước từng khao khát: “Tôi bằng lòng đánh đổi cả một đời người để được biết những ý nghĩ gì đã đi qua trên vầng trán phẳng của các thiếu nữ mà hằng ngày chúng ta gặp cười nói ở ngoài đường” [1, tr.18]. Thế giới bên trong con người quả là một đối tượng không cùng của văn học. Văn học là một phương tiện quan trọng giúp con người trở thành con người vì nó mở ra những bí mật của con người, giúp con người hiểu thêm về chính mình, hiểu thêm về thế giới, sự phong phú của thế giới. Trong văn nghệ, sáng tạo là bằng tưởng tượng. Nhưng tưởng tượng dù có bay bổng đến đâu cũng bắt nguồn từ hiện thực, từ những yếu tố làm nên cuộc sống hàng ngày, trong đó con người là trung tâm. Hiện thực đời sống bao la, muôn màu muôn vẻ, lại không ngừng biến đổi và phát triển, cái nhà văn hướng vào trước hết chính là con người, là tính cách, là tâm hồn của con người, là những gì quy tụ vào con người và làm nên số phận, làm nên ý nghĩa cuộc sống của con người. Vậy làm sao nó có thể bỏ qua những vấn đề của số phận con người. Đối tượng trung tâm của văn học là con người nên nhà văn phải tìm hiểu và nhận thức sâu sắc bản chất con người thực tại thì mới có thể phản ánh đúng, đầy đủ và phục vụ tốt cho người đọc. Vì thế, một nhà thơ Đức đã nói: “Phương pháp sáng tác đích thực là phương pháp mang tính người đích thực”. Xét trên quan điểm nghệ thuật, phương pháp ưu việt nhất – cái đứng trên mọi nguyên tắc, nguyên lý – nội hàm của nó luôn chứa đựng sự hiểu biết về con người, tình yêu và trách nhiệm đối với con người. Hình
  • 22. 22 tượng nghệ thuật của nhà văn phải mang những giá trị hình thành các chủ thể của đời sống, tức con người. Nó phải đáp ứng nhu cầu thời đại, phát triển nhân cách, thanh lọc tâm hồn con người theo chiều hướng thượng. Bằng chất thẩm mỹ nghệ thuật đặc thù, cá biệt của hình tượng do nhà văn sáng tạo, một tác phẩm văn chương cần lay động cho bằng được sự phân biệt rạch ròi cái thiện, cái ác trong tâm thức người, giúp con người nhận thức đúng bản chất của sự việc, hiện tượng đang hạn chế đà tiến bộ của xã hội. 1.1.2 Quan niệm về con người trong văn học. 1.1.2.1 Giải thích thuật ngữ “Quan niệm về con người trong văn học” Vấn đề con người bao giờ cũng là vấn đề trung tâm của một nền văn học, một giai đoạn văn học. Thời đại văn học mới bao giờ cũng bắt đầu bằng việc đổi mới quan niệm văn học về con người. Vì thế quan niệm con người là một trong những vấn đề cốt lõi, là “hệ quy chiếu” để xem xét tiến trình vận động, đổi mới của một nền văn văn học. Con người là đối tượng trung tâm của văn học nên để tìm hiểu sự sáng tạo của nhà văn, tầm khái quát sâu rộng của tác phẩm cũng như những thành công, đóng góp của nhà văn cho một giai đoạn, thời kì văn học không thể không tìm hiểu quan niệm con người của tác giả, của giai đoạn văn học đó. Quan niệm về con người là một khái niệm mới, có những cách hiểu khác nhau. Theo Giáo sư Trần Đình Sử, thuật ngữ quan niệm trong nghệ thuật “là một khái niệm về chủ thể, khái niệm về hệ quy chiếu, thể hiện tầm lí giải, tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm, nói tổng quát là tầm hoạt động của chủ thể. Quan niệm cung cấp một mặt bằng để trên đó diễn ra sự lựa chọn, khái quát, nhào nặn, tạo ra hình tượng nghệ thuật, thậm chí có thể biến đổi hình dạng sự vật hoặc miêu tả “không chính xác” về đời sống” [55, tr.8].
  • 23. 23 Hiện thực cuộc sống với mọi biểu hiện phức tạp và sinh động của nó là nguồn nuôi dưỡng vô tận cho sáng tạo văn học, trong đó, con người luôn luôn là đối tượng miêu tả và thể hiện. Hiện thực luôn phát triển, biến động và con người cũng luôn biến đổi – chính điều này tạo nên chân dung và đặc điểm của mỗi thời đại. Và mỗi thời đại văn học, do nhiều yếu tố chính trị - xã hội, và do cả tầm vóc nhận thức của chính nó, cũng đưa ra một cách quan niệm, một kiểu tư duy nghệ thuật về con người nhằm chiếm lĩnh thực tại một cách hiệu quả. Mỗi nhà văn có quan niệm khác nhau về con người. Nghiên cứu quan niệm về con người trong văn học là tìm hiểu cách nhìn, sự khám phá, sự lí giải, trình độ hiểu biết về con người của nhà văn, tức là xem xét con người đã được nhà văn nhận thức như thế nào gắn với môi trường sống và hoạt động. Điều đó thể hiện trình độ tư duy nghệ thuật của nhà văn. Giáo sư Lê Ngọc Trà trong bài Vấn đề con người trong văn học, khi nói về sự khám phá con người đã viết: “Thường thì đa số các tác phẩm mới chú ý khắc họa những nét điển hình xã hội, bước thăng trầm trong cuộc sống hay đường đời của các nhân vật chứ chưa dựng lên được những số phận tinh thần, chưa diễn tả đời sống của bản thân ý thức của những khát vọng, tìm kiếm bên trong của con người. Đây không phải là vấn đề miêu tả tâm lí nhân vật mà cơ bản là vấn đề chủ nghĩa nhân văn, là quan niệm về con người” [68, tr.65]. Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn của người nghệ sĩ. Quan niệm nghệ thuật về con người luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học. Nghệ sĩ là người suy nghĩ về con người, nêu ra những tư tưởng mới khám phá về con người. Do đó càng đi sâu khám phá nhiều quan niệm về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh
  • 24. 24 giá đúng những thành tựu của họ trong sáng tạo nghệ thuật. “Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là toàn bộ sáng tạo của nhà văn, cũng không xác định toàn bộ giá trị và ý nghĩa của tác phẩm, nhưng quan niệm về con người chi phối mạnh mẽ việc xây dựng tác phẩm để lại những dấu ấn đậm nét về từng nhà văn, từng trào lưu, thời kì văn học” [24, tr.17] . 1.1.2.2. Vấn đề con người trong văn học Việt Nam sau 1975 Con người trong văn học dù là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, bao giờ cũng là con đẻ của thời đại. Đặc điểm chung của thời đại có vai trò chi phối lớn đến quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học của thời đại đó. Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố chi phối khác của nghệ thuật biểu hiện. Mỗi giai đoạn lịch sử, văn học gắn với một quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người được xem như là cách tân quan trọng nhất của văn học nói chung ở mọi thời kỳ. Chỉ có sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người mới tạo ra sự đổi mới toàn diện, những phát triển về tư duy nghệ thuật, đề tài, bút pháp, giọng điệu, … Hiểu như trên, trong phạm vi hẹp, sự đổi mới của văn xuôi từ 1975 đến nay suy cho cùng đều bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Thời kì văn học từ đầu thế kỉ XX đến những năm 70, đất nước ta phải sống trong hoàn cảnh chiến tranh. Trong hoàn cảnh đó lợi ích cộng đồng trở thành nguyên tắc hàng đầu. Trong chiến tranh, mỗi công dân, dù là công dân cầm súng, cầm cày, hay cầm bút, khi đã đứng bên này chiến tuyến thì lí tưởng chung, sự nghiệp chung, vận mệnh chung, trở thành lẽ sống, lẽ tồn tại. Nguyên tắc này được mọi công dân nhận thức một cách tự giác. Tất cả những gì thuộc về quyền lợi cá nhân, những gì nằm ngoài mục tiêu cấp thiết của chiến đấu và chiến thắng, dù rất chính đáng cũng được tự nguyện gác lại hoặc yêu cầu gác lại. Và văn học giai đoạn này chịu sự chi phối của yêu cầu và quy
  • 25. 25 luật của chiến tranh. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 tập trung vào đề tài tổ quốc: bảo vệ đất nước, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Văn học nhìn con người bằng cái nhìn sử thi, cái nhìn lý tưởng, lấy lịch sử làm điểm quy chiếu con người. Con người văn học trong thời kì này được nhận thức, phân tích, đánh giá ở góc độ chính trị, trong quan hệ ta – địch. Nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường như dân quân, du kích, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến. Đó là những con người sống với cộng đồng, con người giai cấp, con người dân tộc, xả thân vì nghĩa lớn, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình trong sự gắn bó với cộng đồng, mang tầm vóc sử thi, kết tinh những phẩm chất cao quý đại diện cho cả cộng đồng như các nhân vật Núp trong Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), anh Nguyễn Văn Trỗi trong Sống như anh, chị Sứ trong Hòn đất (Anh Đức) là những con người lí tưởng của thời đại. Họ sẵn sàng hy sinh thân mình, cống hiến cho tổ quốc. Phải thừa nhận là giai đoạn cách mạng và kháng chiến kéo dài suốt 30 năm (1945 - 1975) đã tạo nên một mẫu người phổ biến trong cuộc sống và trong văn chương phù hợp với yêu cầu cơ bản của lịch sử là chiến thắng, bằng bất kỳ giá nào, kẻ thù của dân tộc và tiến bộ xã hội. Câu nói của Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết phải giành cho kì được độc lập” đã trở thành quyết tâm và sức mạnh của hàng triệu người Việt Nam. Không phải chúng ta không nhận biết được tính toàn diện của bản chất người, tính đa dạng và phức tạp của quan hệ người. Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội nhưng để tồn tại và chiến thắng, một số mặt trong bản chất và quan hệ ấy, trên thực tế, đã nổi trội hẳn lên. Đó chủ yếu là con người hiện thực, con người hành động, con người xã hội, con người giai cấp, con người cộng đồng và con người phi thường. Làm sao có thể khác được. Chiến tranh có quy luật
  • 26. 26 riêng của nó. Muốn vượt qua những thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, con người cần sống một cách thực tế, không nên quá suy tư và đa cảm, phải giản ước mọi ham muốn, không được mơ hồ về kẻ thù, không được phép nghĩ nhiều tới lợi ích và nguyện vọng riêng tư, và nhất là cần huy động mọi phẩm chất cao đẹp tiềm ẩn trong bản thân mình để chiến thắng kẻ thù. Từ sau toàn thắng 1975, tình hình đất nước, xã hội, con người Việt Nam hoàn toàn đổi khác. Dân tộc Việt Nam đã thực sự giành được độc lập, thống nhất đất nước. Tuy nhiên, đất nước còn gặp nhiều khó khăn thử thách mới. Những thử thách khắc nghiệt của thời hậu chiến, từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ đấu tranh chuyển sang xây dựng đang diễn ra trên khắp đất nước. Văn học cũng khép lại một chặng đường văn học Cách mạng, mở ra thời kì mới của văn học thời hậu chiến với nhiều sự biến chuyển thay đổi. Văn học lúc này không chỉ miêu tả vấn đề ta – địch mà quan tâm đến nhiều mặt: vấn đề con người, vấn đề nhân bản, chủ nghĩa nhân văn. Thật vậy, chỉ một số ít năm sau chiến tranh, người ta nhận ra ngay được nghịch lí: hóa ra đời sống trong hòa bình phức tạp hơn trong chiến tranh rất nhiều. Chiến tranh ác liệt nhưng đơn giản. Trong chiến tranh, mọi quan hệ xã hội và con người dồn lại vào một quan hệ duy nhất: sống – chết. Người ta phải sống phi thường, phi thường có thể là cao cả, nhưng phi thường cũng có thể triệt tiêu đi bao nhiêu quan hệ bình thường mà vô cùng phong phú và phức tạp của đời sống con người, đẩy tất cả quan hệ ấy về phía sau. Trong chiến tranh, xác định xong vấn đề sống – chết, thì sẽ có thể sống rất thanh thản. Ngọn lửa chiến tranh thiêu cháy những nhỏ nhen, nhiêu khê của cuộc sống thường ngày…Hòa bình thì khác hẳn. Hòa bình tức là trở lại đối mặt với cái bình thường hằng ngày, cái bình thường mà muôn thuở, tất cả cái nhiêu khê của cuộc sống bị che lấp trong chiến tranh bây giờ thức dậy, vây quanh con người từng giờ ở khắp mọi nơi. Nếu trong chiến tranh chỉ có một câu hỏi
  • 27. 27 duy nhất: sống hay chết, thì bây giờ vô số câu hỏi dấy lên từ những tầng sâu của xã hội, tích lũy âm thầm trong những quá trình lịch sử phức tạp và lâu dài, bày hết ra trước con người. Giờ đây, với nhà văn, cuộc sống đã mở ra những triển vọng cao hơn cùng những đòi hỏi lớn hơn. Để đáp ứng những nhu cầu thẩm mĩ mới của công chúng, văn chương cần trở về với đặc trưng vốn có của mình, cần tuân thủ những “quy luật muôn đời” của lịch sử văn chương dân tộc và nhân loại. Trong điều kiện mới này, văn học đòi hỏi nhà văn phải thay đổi cách nhìn con người. Thay vì cách nhìn đơn giản, rạch ròi thiện - ác, bạn - thù, cao cả - thấp hèn là cách nhìn con người đa chiều, phức hợp về hiện thực và số phận con người trong những mối quan hệ đời thường đa đoan và phức tạp. Đề tài chiến tranh và cách mạng, lịch sử và dân tộc dần dần nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư. Trong thực tiễn sáng tác từ sau năm 1975, cảm hứng sự thật về hiện thực và con người trở thành cảm hứng chủ đạo bao trùm đối với các nhà văn. Văn xuôi thế sự, đời tư không chỉ bộc lộ những suy nghĩ, trăn trở mà còn phơi bày, phanh phui những các sự vật hiện tượng để đi đến tận cùng cốt lõi của nó. Thời đại đổi mới không cho phép nhà văn thuyết giáo về một mẫu người chung chung, xa lạ đối với con người cụ thể trong đời sống. Không thể miêu tả một cách đơn giản cá tính của con người. Con người trong tác phẩm phải được nhà văn mổ xẻ thấu đáo, tường tận trên bình diện giai cấp và các mối quan hệ nhân sinh phức tạp khác. Nhu cầu đổi mới quan niệm về con người trong văn học sau năm 1975 Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), chủ trương đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng đã làm chuyển động mạnh
  • 28. 28 mẽ mọi hoạt động của đời sống, con người Việt Nam. Đổi mới tư duy, trong đó có đổi mới văn học nghệ thuật trên tinh thần: “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”. Trong hoàn cảnh mới, với yêu cầu đối mới, nhà văn nhận rõ những non yếu của văn học thời kì trước. Trên tờ báo Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Nguyễn Minh Châu cho in bài phát biểu nổi tiếng Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Bài báo đã nêu lên vấn đề đang xảy ra trong giới cầm bút lúc bấy giờ “người nghệ sĩ, hễ cầm bút là nghĩ đến né tránh, che chắn, rào đón, đối phó….Mỗi nhà văn mỗi khi ngồi trước trang giấy là cùng một lúc cầm hai cây bút, một cây bút viết cho người đọc bình thường, cho đời, một cây bút viết cho lãnh đạo, lo việc che chắn, viết cho lãnh đạo văn nghệ đọc. Mà cái ngòi bút thứ hai này, buồn thay- các nhà văn cầm lâu ngày, để tự bảo vệ mình cho nên cũng lắm kinh nghiệm mà cũng tài hoa lắm….Trong khi đó, những cây bút minh họa, những tác phẩm minh họa một chiều thì lại thoải mái, người viết cầm bút thoải mái chẳng có gì phải luồn lách, lắp đậy, rào đón, chỉ phải cái nó công thức và sơ lược, nó nhạt, và càng ngày người đọc cảm thấy nó giả, mỗi ngày người đọc cảm thấy ở tác phẩm minh họa và ca ngợi một sự giả dối không thể bào chữa, so với cuộc đời thực bên ngoài” [4.1]. Bài báo vừa là tuyên ngôn, vừa thể hiện tinh thần đổi mới văn học hết sức triệt để của giới sáng tác. Trong bài viết Vấn đề con người trong văn học, Giáo sư Lê Ngọc Trà viết: “Cuộc đời rộng hơn chính trị, con người rộng hơn con người giai cấp, thế giới tinh thần của con người và ý thức giai cấp của anh ta không phải là một” [68, tr.58]. Trong một xã hội đầy biến động, những cái cũ bị phá vỡ, những tư tưởng mới, quan niệm mới đang hình thành trong lòng xã hội, văn học Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng đang vận động không ngừng để bước vào quỹ đạo mới cùng với văn học thế giới. Những phương diện mới
  • 29. 29 của con người, đặc biệt là những bi kịch của con người cá nhân vốn bị né tránh trong văn học thời kì trước nay đã được các nhà văn tìm đến khai phá, phơi bày. “Phải xây dựng, khôi phục lại tất cả những tính cách đã bị những điều kiện ngặt nghèo, trong chiến tranh làm cho phần nào méo mó đi, chí ít cũng mất bình thường đi. Như vậy đã đến lúc phải nhìn nhận lại, đánh giá lại con người cùng sự việc lại cho công bằng, chính xác hơn, khôi phục lại những nguyên tắc đạo đức, những quy tắc làm người, nhất là con người mới xã hội chủ nghĩa cho đầy đủ và đúng nghĩa hơn” [53]. Khi hướng tới đối tượng trung tâm của mình, tác phẩm văn chương không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con người, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa con người và con người, giữa con người với tự nhiên, mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con người. Giáo sư Lê Ngọc Trà viết: “Văn học, đặc biệt là văn học đã thực sự bước vào giai đoạn trưởng thành, không chỉ bày tỏ tình yêu, sự phẫn nộ hay lòng thương xót con người mà còn là một lĩnh vực quan sát và khám phá về con người” [68, tr.60]. Và đó chính là một điểm làm nên nét độc đáo của văn xuôi Việt Nam nói chung, truyện ngắn Việt Nam nói riêng từ sau 1975 đến nay. 1.2. Vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua các ý kiến tranh luận Nói đến sự cách tân quan niệm về con người trong truyện ngắn đương đại không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kỳ Đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Trong đó, mảng đề tài lịch sử gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi cách nhìn và thể hiện nhân vật lịch sử trong tác phẩm của ông có sự khác biệt.
  • 30. 30 Những ý kiến đánh giá về cách nhìn con người trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dù khen hay chê, tất cả đều mạnh mẽ quyết liệt. Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Tháng 1 năm 1987, tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp được khởi đăng, nhưng chưa gây được tiếng vang. Đến khi Tướng về hưu ra đời trên báo Văn nghệ số 24 ngày 20/6/1987 và đặc biệt từ sau khi chùm truyện Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết liên tiếp ra mắt bạn đọc từ tháng 4/1988, Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tượng trong văn học thời kì Đổi mới bấy giờ. Lúc này xuất hiện những phản ứng gay gắt, trái ngược nhau trong việc đánh giá các sáng tác của nhà văn. Dư luận về tác phẩm của ông sôi nổi không nhằm khẳng định hay phủ nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung vào các vấn đề: văn - sử; hư cấu – phi hư cấu; chính - tà. Căn cứ vào nội dung các bài tranh luận có thể chia làm hai xu hướng: xu hướng phản đối, phủ nhận và xu hướng ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp. 1.Ở xu hướng phản đối, phủ nhận, tập trung vào ba truyện Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết, đăt biệt là truyện Phẩm tiết. Những người phê phán Nguyễn Huy Thiệp có cách làm khá giống nhau là: đối chiếu các hiện tượng hư cấu trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp với các nhân vật lịch sử, văn hóa đã trở thành khá quen thuộc với người Việt Nam, từ đó họ đã đến kết luận những hiện tượng Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du,… trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Một trong những người đầu tiên phê phán Nguyễn Huy Thiệp là nhà sử học Tạ Ngọc Liễn. Ông cảnh báo: “Chúng ta phải nhắc nhở anh cần định hướng lại một cách chắc chắn hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt cần kiểm tra lại vốn kiến thức văn hóa, vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu như anh vẫn tiếp tục các đề tài lịch sử” [39, tr.170]. Lúc thì ông chỉ trích khá gay gắt, rằng
  • 31. 31 Nguyễn Huy Thiệp là người có nhận thức phiến diện, “trình độ học vấn chưa đầy đủ, bôi nhọ anh hùng dân tộc” [39, tr.17]. Và từ góc nhìn lịch sử, Tạ Ngọc Liễn yêu cầu Nguyễn Huy Thiệp “không được xuyên tạc hư cấu một cách tùy tiện, giống như không ai được phá hoại các di tích lịch sử đã được xếp hạng” [39, tr.177]. “Tôi không nghĩ tác giả luận điểm này là người mắc bệnh tâm thần nhưng đó không phải là sự suy tưởng của một đầu óc lành mạnh khỏe khoắn” [39, tr.173]. Và ông đưa ra kết luận cuối bài viết của mình là: “Viết lịch sử không chỉ sử gia mà cả nhà văn cũng phải phục tùng sự thật, đúng bản chất lịch sử, không làm cho diện mạo của nó méo nó đi” [39, tr.177]. Nhà báo Lê Hà trong bài Các vị tướng nói về phim “Tướng về hưu” rằng: “Ông tướng (người tiêu biểu cho quân đội) quá xa thực tế, quá xa cuộc sống và cứng nhắc trong cuộc đời. Để làm gì? Nếu không nói xấu quân đội, thì cũng là bức tranh sai lệch về quân đội. Chẳng lẽ quân đội không còn gì hay ho hơn để nói” [39, tr.37]. “Tác giả đã bôi nhọ cuộc đời chiến đấu của một cán bộ quân đội, lí ra rất đáng ca ngợi” [39, tr.39]. Trong khi đó Đỗ Văn Khang trong bài viết Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút lại nhận xét: “Ở Tướng về hưu, người ta thấy Nguyễn Huy Thiệp đã bộc lộ một hạn chế rất nghiêm trọng, là anh đã nhìn đời tàn nhẫn quá, “hung hãn, táo tợn”, “lạnh lùng, hằn học” quá” [39, tr.410]. “Văn anh còn thóa mạ con người”. “Anh xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn với một thái độ phủ định quyết liệt” [39, tr.411]. “Truyện của anh không nâng đỡ con người, mà tìm cách thóa mạ con người” [39, tr.414]. Ngoài ra, một số nhà phê bình, nhà báo cùng một cách nhìn thiếu thiện cảm với chùm truyện về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp như Nguyễn Thúy Ái, Đỗ Văn Khang, v.v…Họ quả quyết rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu tâm trong sáng tác của người cầm bút. Đặc biệt Nguyến Thúy Ái đã đặt một cái tên khá ấn tượng cho bài viết về Nguyễn Huy Thiệp của mình “Viết như
  • 32. 32 thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ” [39, tr.203]. Đỗ Văn Khang đưa ra nhận xét: “Rất đúng rằng không được nhìn lịch sử bằng con mắt sáo mòn, nhưng có nên dựng một tên cướp nước để hắn dạy cho chúng tôi về lịch sử Việt Nam không? Có lẽ đơn giản ở đây là: một kẻ vô đạo đức thì không bao giờ rao giảng đạo lí cho người khác được” [39, tr.194]. Ngoài ra, ông cũng đồng tình với ý kiến của Tạ Ngọc Liễn và nói “Nguyễn Huy Thiệp viết truyện “lịch sử - thế sự” mà toàn dựng các nhân vật chủ chốt không thuộc chính sử (Phăng trong Vàng lửa và cô Vinh Hoa trong Phẩm tiết)” [39, tr.190]. Nhà văn Bùi Hiển nhận xét: “Nguyễn Huy Thiệp đặt con người trên bình diện “thực thể” và đó là con người thấp kém” [39, tr.451]. Ngoài ra nhà văn Hồ Phương nhận định rằng: “Trong “Không có vua” tôi thấy dường như đã lộ một khuynh hướng của anh với cái nhìn xã hội thiên về đen tối, đỗ vỡ, mất hết lòng tin của con người trong xã hội hôm nay và những con người chúng ta một cách tàn quá… Nếu muốn nói gì về xã hội, về con người, người viết có toàn quyền trong việc hư cấu nhân vật. Nhưng khi đã mượn nhân vật lịch sử như Quang Trung để chở ý định của mình thì việc hư cấu phải có giới hạn” [39, tr.451-452]. Trong khi đó nhà văn Bùi Bình Thi cho rằng: “Tác giả nhìn con người không đúng. Nhìn một cách u uất, lạng lùng đến tàn ác”. “Viết về những con người trong đau khổ phải gợi được niềm hy vọng, sự vươn lên. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp thiếu những yếu tố ấy” [39, tr.454]. Nguyễn Huy Thiệp bị coi là kẻ đang chạy theo mốt dị dạng và xúc phạm nghiêm trọng đến lịch sử và người đọc. Thậm chí tài năng văn chương của Nguyễn Huy Thiệp ít nhiều được công nhận trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát và Tướng về hưu cũng bị nghi ngờ. Các ý kiến này cho rằng, điều quan trọng là người viết truyện cần đạt đến yêu cầu tái tạo trong tiểu thuyết một sự thật của chính sử, và nếu bước ra ngoài chính sử cần có bằng chứng hoặc tập thể kiểm nhận.
  • 33. 33 Hầu hết những người phản đối sự hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp đều giữ quan điểm về kiểu tiểu thuyết truyền thống, không cho phép hư cấu một cách tùy tiện, yêu cầu ở nhà văn phải tra cứu chuyên cần, am tường và chuyên nghiệp hơn nữa mỗi khi va chạm với lịch sử. 2.Ở xu hướng ủng hộ cho rằng, Nguyễn Huy Thiệp đã cách tân trong kỹ thuật viết truyện ngắn. Trong các ý kiến khen về Nguyễn Huy Thiệp, Lại Nguyên Ân là một trong số những người đầu tiên bênh vực Nguyễn Huy Thiệp. Phản bác lại ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, ông viết “đọc văn phải khác với đọc sử”. Ông đưa ra quan điểm của mình: “qua những Kiếm sắc, Vàng lửa,…Tôi nghĩ anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học” [39, tr.186-187] và nhấn mạnh “Thuốc đắng giả tật, sự thật mất lòng”, “sự thật mà nghe nói ra thì người ta xấu hổ”, “chính những người can đảm cảm thấy bổn phận mình là nói to lên”, “sự thật ấy giống với thuốc đắng” [39, tr.186]. Văn Tâm cũng phản lại ý kiến của Tạ Ngọc Liễn “Nguyễn Huy Thiệp cần phải kiểm tra lại vốn hiểu biết lịch sử” rằng “Nguyễn Huy Thiệp đã tốt nghiệp khoa Sử gần hai mươi năm, dạy Sử hàng chục năm, lẽ nào thầy Thiệp chẳng thuộc lòng mấy trang sử kí” [39, tr.292]. “Nguyễn Huy Thiệp không mắc tội bôi nhọ lịch sử” [39, tr.295]. Và Văn Tâm khẳng định rằng “không thể đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp bằng con mắt sử kí, giáo khoa như nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liên đã làm” [39, tr.287]. Nguyễn Văn Bổng đánh giá rằng: “anh không định qua các nhân vật ấy đánh giá lại lịch sử, đánh giá lại bản thân các nhân vật. Anh chỉ mượn các nhân vật lịch sử để nói chuyện khác” [39, tr.148]. Nguyễn Mai Xuân – Trương Hồng Quang nhận xét rằng: “Tạ Ngọc Liễn không hề chỉ đơn giản là việc “đọc sai” văn bản văn xuôi nghệ thuật” mà còn bộc lộ “tiếng nói trầm mặc, tự tin, không hề “thái quá” hay “bất cập”; đằng sau những gì ông phát biểu người ta cảm giác có “một mặt trời chân lí” đang khiêm nhường tỏa sáng – đó là tiếng nói với ý thức hiển nhiên
  • 34. 34 về tính phổ quát của nó, với tính chất độc thoại chỉ dung nạp một văn cảnh tư tưởng đã nhất thể hóa, với cái nhu cầu quy tất cả về một mối, mà những gì đi lệch ra khỏi đó, đều chỉ có thể là “sai lầm, lệch lạc” [39, tr.218-219]. Hoàng Ngọc Hiến trong bài Tư duy tiểu thuyết và folklore hiện đại đã cho rằng cách viết của Nguyễn Huy Thiệp là theo lối tư duy tiểu thuyết: “Trong truyện Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp cận nhân vật từ quan điểm tiểu thuyết. Ở con người Nguyễn Huệ, ngoài những nét hào hoa, lịch thiệp, tác giả còn làm nổi bật một điểm yếu, đó là tính hiếu sắc, tính mê gái, âu cũng là một thói “nam nhi thường tình”. “Không ai là anh hùng với người hầu cận của mình” [39, tr.358]. “Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, nhân cách của Nguyễn Huệ được phát hiện ở khía cạnh bất ngờ với những phẩm giá nhân văn cao quý” [39, tr. 359]. “Nguyễn Ánh là “một nhân vật lịch sử phản diện”. Nhấn mạnh những nét bất nhân, bất nghĩa của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huy Thiệp không chối từ giả định nhân vật này là một “khối nguyên liệu vô giá”. Tác giả đã tiếp cận Nguyễn Ánh từ quan điểm tiểu thuyết. Với cách nhìn sử thi, bất cứ ai ở bên kia chiến tuyến lập tức bị chối từ bất cứ phẩm giá nào. Miêu tả nhân vật gian hùng, nhà tiểu thuyết chỉ rõ cái gian nhưng không quên phẩm chất hào hùng của nhân vật, bằng không nhân vật gian hùng chả thấy hùng chỗ nào, không khác nào đứa ăn cắp vặt ngoài chợ. Người quen với tư duy sử thi thường không quen với cách nhìn như vậy” [39, tr.360]. “Nhấn mạnh nhược điểm của Nguyễn Huệ, làm nổi bật phẩm giá của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huy Thiệp không hề đánh đồng nhân cách của hai nhân vật. Nguyễn Huệ có sự phản tỉnh và đời sống lương tâm, Nguyễn Ánh nói năng xử sự cứ xưng xưng, rồi lại nhơn nhơn, không hề biết áy náy, hối hận. Nguyễn Huệ “trọng tinh thần, bỉ thể xác” Nguyễn Ánh cho thế là dại” [39, tr.360]. Ngoài ra ông còn nhận xét: “Trong truyện Phẩm tiết Ngô Thị Vinh Hoa là nhân vật trung tâm, mở đầu, kết thúc và xuyên suốt truyện đều là Ngô Thị Vinh Hoa,
  • 35. 35 vua Quang Trung, vua Gia Long đều là phụ, mỗi nhân vật đế vương này chỉ gắn với một “trường đoạn”. Trong truyện, Quang Trung, Gia Long đều là vua, người nắm quyền lực cao nhất, cả hai nhân vật đều là hiện thân của quyền lực. Vinh Hoa là một con người” [39, tr.362]. Nhà phê bình văn học Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn nhận xét: “Đọc các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp cũng như một cuộc vật lộn với chính bản thân mình. Rất khó tìm thấy nơi để tâm hồn có thể nghĩ ngơi. Nó quá kiệm lời, quá thâm trầm, và cũng đúng một cách tàn nhẫn. Con người lần lượt bị tước dần mất những tấm màn ảo tưởng mà chính họ dựng lên và thành tâm tin vào, những thứ vốn giúp họ sống trong một thế giới buồn chán, không thể sống mà không có ảo tưởng” [39, tr.118]. “Nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, méo mó, dị hình cả về ngoại hình lẫn tâm hồn” [39, tr.120]. “Nguyễn Huy Thiệp có một giọng văn rất lạnh lùng nhưng ẩn dấu phía sau nó lại là một lòng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con người. Ông cảnh báo mọi người: “Bản tính người Việt là hay trông ngóng, nhiều khi quên gốc ngay chính tim óc mình” (Chút thoáng Xuân Hương) và luôn luôn muốn vun xới cho cái gốc ấy” [39, tr.126]. Các ý kiến khác của Lê Xuân Giang chứng mình rằng “thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp lấy đề tài là nhân vật lịch sử nhưng không hề bôi đen hay xuyên tạc lịch sử, chỉ mượn lịch sử để bộc lộ thái độ đối với hiện tại” [39, tr.311], thông qua nhân vật để đối thoại với bạn đọc. Diệp Minh Tuyền đưa ra nhận xét “anh đã mang đến cho văn xuôi Việt Nam một cuộc cách tân” [39, tr.396]. Theo xu hướng này, một số ý kiến đề xuất cần phân biệt một cách rõ ràng “đọc văn phải khác đọc sử”. Một điều dễ nhận thấy là những người tâm đắc với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp tuy chưa phân tích, làm rõ các khía cạnh cách tân trong kỹ thuật kể chuyện một cách có hệ thống, song rất đề cao những cái mới trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Hơn nữa họ còn cho rằng, những chi tiết đó không chỉ là dấu hiệu
  • 36. 36 đổi mới trong kỹ thuật mà còn đổi mới trong tư duy. Nó báo hiệu một hoàn cảnh dân trí đã phát triển: “muốn tôn trọng người đọc với một nhận thức rất độc lập của họ thì nên để họ tự xác lập lấy các nhận định của họ. Đã thế thì phải tìm tới những cơ cấu nghệ thuật kiểu khác, sao cho các ý kiến riêng, các góc nhìn riêng khác hẳn thậm chí đối lập với cách nhìn hợp lí- được quyền lên tiếng, thậm chí đến mức như chọc tức người đọc” [87]. Trước những sự thật, những xấu xa phơi bày trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Đông La thẳng thắn đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp đã xé toạc cái khách sáo của người ở chốn đông đúc ấy để viết về các lỗi tâm lý, cái tâm lý thật, cái tôi của con người. Từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du ảo huyền đến thông tục. Đó là những ao ước khát khao, những toan tính mưu mô, kể cả những ham muốn bản năng. Nhiều khi anh đẩy đến tận cùng khiến người đọc phải e ngại” [39, tr.132]. Hoàng Ngọc Hiến đồng cảm với những trăn trở của nhà văn khi phải đặt bút phơi bày, miêu tả tất cả những phần xấu xa, phần khuất tối trong con người “nói về sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn Nguyễn Huy Thiệp thường man mác, cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình. Một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc... Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa trào phúng, vừa xót xa” [39, tr.14]. Trong thể loại truyện ngắn lấy cảm hứng từ huyền thoại được công luận tán thưởng hoàn toàn, Nguyễn Vy Khanh nhận xét “truyện và kịch của Nguyễn Huy Thiệp huyền thoại mà rất “đời”và “tục”. Ông có tài làm cho người đọc chìm trong thế giới hoang dã, bịa đặt, đồng thời gây thích thú, tâm đắc” [39, tr.383]. Năm 2001, trong lời tựa cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (cuốn sách tập hợp nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp), Phạm Xuân Nguyên khẳng định “…một hướng kết tinh đầy ấn tượng của thời kì đổi mới văn học là sáng tác
  • 37. 37 của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp – đó là thành quả của đổi mới” [39, tr.5]. Như vậy, trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đi đúng hướng với yêu cầu đổi mới con người trong văn học sau năm 1975. Cùng với các bài viết được công bố rộng rãi trên sách báo mà những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp biết tới còn một số lượng lớn các bài viết được đăng lên mạng internet. Trong Quan niệm nhân sinh mang tính triết lí trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (bienlang.blogtiengviet.net 14.12.2000) đã đề cập đến quan niệm: cuộc sống, con người, vật chất tinh thần, tự do, nam giới trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp. Bài viết Lịch sử trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và dấu vết của hệ hình thi pháp hậu hiện đại (yume.com), đã đưa ra những dấu hiệu hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Trong Đọc lại “Sang sông (Evan ngày 21.01.2005) có đoạn “Mười một con người, mười một gương mặt mờ nhạt. Theo tiêu chí của chủ nghĩa hiện thực truyền thống, đó là những nhân vật không đạt yêu cầu cả khái quát hóa lẫn cá biệt hóa. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đâu có miêu tả nhân vật. Người trên đò là một tập hợp đủ các thành phần nam phụ lão ấu, quân tử tiểu nhân, thiện và ác…. Rõ ràng chuyến đò là sự mã hóa chúng sinh hữu tình trôi lăn theo bánh xe sinh tử luân hồi…Nói tóm lại, đó là chúng sinh thời mở cửa, thời kinh tế thị trường”. Trong khi nhiều độc giả khó tính chê Nguyễn Huy Thiệp rằng: trong truyện ngắn này của ông đã đưa ra một hình mẫu nhân vật tên cướp phi thực tế thì tác giả bài viết trên lại có cách lí giải khác: Nguyễn Huy Thiệp đã “phá vỡ mô hình, ném vào thế gian những mảnh vụn của thế giới nhân sinh. Người đọc mặc tình sắp xếp, lựa chọn, suy ngẫm. Tên cướp là một mảnh vụn đó. Cho dù hắn là kè xấu, ta sẽ chẳng thể có căn cơ nào để đào thải hắn ra khỏi thế giới loài người, cái thế giới mà Nho giáo đã dứt khoát khẳng định “nhân chi sơ tính bản thiện”. Bài viết Ám ảnh hiện sinh trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp (phongdiep.net ngày 20.06.2005) có đoạn: “con người là
  • 38. 38 một thực thể hiện sinh, nó tự biết mình là ai, đang ở đâu và cần sẽ làm gì. Nỗi lo âu băn khoăn về tương lai con người và khao khát dấn thân trong hành trình kiếm tìm bản thể”. Sự thay đổi trong tư duy và sau đó được biểu hiện ở những cách tân trong kỹ thuật viết, nói một cách khái quát là đặc trưng hư cấu trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đã thay đổi. Có thể thấy rõ, trong các ý kiến phản đối, việc đề cập đến các vấn đề hư cấu hay không hư cấu, mối quan hệ giữa tác phẩm và người đọc, tác giả với tác phẩm đã gây nên sự “rắc rối” trong cách tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. “Qua hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật, họ (người đọc) muốn biết nhà văn nói gì, giải quyết vấn đề gì, những cái đó có phản ánh đúng bản chất lịch sử không, có đem lại cho họ những xúc động sâu xa không?”... [39, tr.171]. Như thế, vấn đề và là nguyên nhân sâu xa cho những bất đồng gay gắt không thể dung hoà cùng những nhận định trái ngược nhau về các giá trị văn chương trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp có thể được xác định bắt đầu từ cách nhìn khác nhau về hướng tiếp cận hiện thực của tư duy khoa học và tư duy nghệ thuật. Với trường hợp truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là cách tiếp cận hiện thực của nhà sử học và nhà văn. Hiện thực phong phú phức tạp, với nhiều chiều kích, cung bậc khác nhau. Có hiện thực có thể trông thấy và kiểm chứng được nhưng có phần hiện thực chìm khuất, thậm chí không kiểm chứng được bằng tư duy khoa học. Trước thực tế vô cùng phong phú và đa dạng, tiếp cận hiện thực có hai cách. Một cách theo tư duy khoa học, cách khác theo tư duy nghệ thuật, nhưng cái chung đều tiếp cận hiện thực. Mỗi cách tiếp cận (tiếp cận của nhà khoa học và tiếp cận của nhà nghệ sĩ khác nhau nhưng đều hướng về hiện thực). Hiểu như thế, nhà văn và nhà khoa học đều có một vị thế riêng trong xã hội. Sáng tạo của nhà văn không chỉ là bản tường trình về cái đẹp mà còn thỏa mãn nhu cầu
  • 39. 39 về “biết” của con người. Trước hiện thực lịch sử, nhà khoa học lịch sử đánh giá nó như một sự kiện tất yếu. Nhà sử học dựa vào nguồn sử liệu, di tích, hoặc dựa vào ký ức (của cá nhân, cộng đồng và nhân loại) để làm sáng tỏ lịch sử - hiện thực, hướng tới một lời giải đáp, thuyết phục người đọc, buộc người đọc chấp nhận lời giải đáp. Còn nhà văn lấy chất liệu đời sống phải “khả dĩ” (có hàm ý). Nghĩa là nhà văn vừa mô tả, vừa đánh giá, gắn với sự cảm nghiệm của nhà văn trước hiện thực, thể hiện quan niệm hiện thực về nhân sinh của nhà văn. Do vậy, tác phẩm của nhà văn mở ra nhiều giả thuyết, hóa giải trước những khắc nghiệt, đớn đau, cái phức tạp, cái mong manh, cái bấp bênh, bất ngờ trong cuộc sống con người. Vì vậy nhà viết tiểu thuyết là người “vẽ nên bản đồ” của cuộc nhân sinh. Nó tường trình một cách ấn tượng sự phức tạp của đời sống, thể hiện khả năng thế này hay thế khác của nhân loại. Đặt vấn đề để người đọc trao đổi. Cách hiểu về vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp từ hướng tiếp cận văn chương, phân biệt với hướng tiếp cận của nhà khoa học lịch sử như trên là cơ sở lý luận để luận văn tìm hiểu quan niệm về con người trong truyện ngắn của nhà văn.
  • 40. 40 CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP LÀ “CON NGƯỜI KHÔNG TOÀN VẸN” Trên hành trình cách tân mạnh mẽ của văn học dân tộc, nửa sau thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX, văn đàn Việt Nam chứng kiến sự xuất hiện của một hiện tượng văn học lạ, độc đáo và gây nhiều tranh cãi: hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Không đề ra một tôn chỉ, chưa tạo nên một trường phái hay một trào lưu nhưng có đóng góp lớn cho văn học Việt Nam hiện đại bởi một lối viết, một giọng văn lạ, đó chính là nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Người đọc biết đến ông bởi rất nhiều sáng tác truyện ngắn với sự mở rộng đề tài từ hiện thực khách quan cho đến địa hạt tâm linh cùng những trăn trở, uẩn khúc đang diễn ra quyết liệt trong tâm hồn con người, đặc biệt là số phận của những con người sống ở nơi chật hẹp, tù túng. Những diễn biến tâm linh rất khó nắm bắt, những hiện tượng con người hiện đại không tự lý giải được đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn. Nguyễn Huy Thiệp từng nói: “Tôi thuộc thế hệ nhà văn sau chiến tranh, sau 75. Trước đó, cá nhân thực tế không được quyền nói đến trong văn học, chính trị bao trùm tất cả. Nhưng đến thế hệ tôi, vấn đề cá nhân đã trổi dậy, tạo nên một giai đoạn mới. Điều quan tâm là vấn đề cá nhân với những niềm vui và nỗi khổ của nó, những đam mê, hy vọng của nó. Tôi cũng viết về những tình cảm hung bạo, sự hung bạo này có trong mọi quan hệ nhân sinh” [39, tr. 497]. Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ta có thể nhìn thấy nhân vật gân guốc, góc cạnh lẫn lộn giữa tốt và xấu, thật và giả, đen và trắng, cao thượng và thấp hèn với những con người có suy nghĩ, hành động và đời sống nội tâm vô cùng bí ẩn. Cái thế giới ấy thể hiện một cách nhìn rất thật và sâu sắc của nhà văn về con người.
  • 41. 41 Con người kế tiếp nhau qua các thế hệ gặp quá nhiều cái Ác, cái Xấu, cái Giả nên càng khát khao một cái gì toàn Thiện, toàn Mỹ, toàn Chân. Vậy là nỗi khát khao Chân – Thiện – Mỹ là cái có thật và càng khao khát Chân – Thiện – Mỹ thì càng chứng tỏ rằng con người còn có mặt không hoàn thiện của nó (chiến tranh, bệnh tật, đói nghèo, ngu dốt, v.v…) đang đè nặng lên số phận con người. Đấy là tấn bi kịch vĩ đại nhất của con người. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp chứa đựng những quan niệm nghệ thuật mới mẻ, bất ngờ về con người. Con người theo quan niệm của Nguyễn Huy Thiệp đầy những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống thường nhật. Có tấn kịch của bản thân, có tấn kịch của gia đình, có tấn kịch của xã hội. Nhưng tựu trung nổi bật là niềm khao khát của con người muốn vươn cao và thực tế mà con người phải chịu đựng. Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp mang sức tải của một quan niệm sống, quan niệm xử thế với người đời, dù đó là một ông vua, một anh hùng, một thi nhân, một người bình thường hay một em bé…Những quan niệm khác nhau va chạm, xung đột, bùng nổ. Quan niệm nghệ thuật ấy bộc lộ thông qua các kiểu con người trong tác phẩm. Và các kiểu con người ấy trở thành kiểu loại nhân vật xuyên suốt trong toàn sáng tác của ông. Đó là kiểu “con người không toàn vẹn”. 2.1 Con người với tình yêu và hạnh phúc Con người sinh ra trong cuộc đời, ai cũng luôn có khát vọng tình yêu, hạnh phúc cho riêng bản thân mình. Văn học xem con người là đối tượng để phản ánh, nên những vấn đề của con người cũng không nằm ngoài sự phản ánh của văn học. Văn học sau năm 1975 đi sâu vào số phận của đời sống con người cá nhân nên vấn đề khát vọng tình yêu, hạnh phúc cũng được các nhà văn đặc biệt quan tâm. Trong những nhà văn đó có thể kể đến là Nguyễn Huy Thiệp.
  • 42. 42 Ta thường nghĩ tình yêu mang đến cho con người cảm xúc, sự thăng hoa và sống có tình người hơn. Nhưng dường như trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp chỉ có ít truyện thể hiện tình yêu đúng nghĩa, còn lại toàn bộ những mối tình của con người hiện đại đều vô nghĩa. Ở đó, tình yêu bị biến thành vô nghĩa bên cạnh thế lực của đồng tiền, người ta chỉ biết có tiền và hình như không hề biết đến tình yêu. Trong truyện Cún, mối tình giữa Cún và Diệu không phải là tình yêu. Cún hàng đêm ngủ nhờ nơi hàng hiên nhà Diệu. Sống ở đó lâu ngày, gặp Diệu vào những buổi sáng đi bán hàng, Cún đã nhớ thương, ngủ hay mơ đến cô. Nhưng Diệu chỉ lợi dụng Cún vì tiền. Diệu chỉ coi Cún như một người giúp mình trong buôn bán đắt hàng. Mỗi sáng trước khi đi chợ bán hàng, Diệu thường thuê Cún làm người đón đường để mình mua may, bán đắt: “Này thằng hình nhân mặt đẹp! Cho mày một hào, sáng mai mày ra đón cửa cho tao….Hôm nào đi chợ gặp mày là người thiên hạ xô vào mua bán như tranh như cướp”. Khi người chồng bội bạc bỏ cô, lấy hết tiền bạc đi theo nhân tình. Trong lúc ngồi buồn bã, cô đã thấy lấp lánh trên tay Cún những khâu vàng. “Cô Diệu bỗng giật mình. Cô thấy lạnh toát sống lưng. Chân tay cô run bần bật... Một ý nghĩ bất chợt lóe trong óc cô”. Sau khi tìm cách khiểm tra đúng là vàng thật, cô đã nói với Cún: “Mày hãy cho tao ba cái nhẫn này…. Mày muốn gì tao cũng nghe mày”. Sau khi ăn nằm với nhau, cô đẩy Cún ra vỉa hè và nói “Thế là chẳng có nợ nần gì nhé”. Và Cún trở về với cuộc sống của một người ăn xin vốn có của mình. Trong truyện Huyền thoại phố phường “mối tình” giữa Hạnh và hai mẹ con bà Thiều cũng vì tiền. Hạnh là một công chức nhà nước nhưng luôn mơ làm giàu, mơ trở thành triệu phú bằng sự may mắn của lộc trời. Bởi Hạnh nghĩ: “Tài năng mà nghèo thì buồn ghê. Nếu đã tài năng thì phải thực giàu”. Vì thế, khi đến chơi theo sự giới thiệu của em trai bà, Hạnh đã cố tìm cách lấy
  • 43. 43 lòng mẹ con bà Thiều. Dù đây là lần gặp đầu tiên, chưa thân thiết, nhưng trước bao nhiêu người trong bữa tiệc, Hạnh sẵn sàng mò dưới ống cống có cả phân người để tìm chiếc nhẫn bị mất của Thoa. Trở về nhà sau khi đi chùa cùng mẹ con bà Thiều, Hạnh cứ nghĩ rằng tờ vé số mà Thoa giữ đã được khấn vái, nên sẽ trúng giải. Vì thế, Hạnh đã quay trở lại hiếp cả bà Thiều để đổi lấy tờ vé số. Trong truyện Không có vua, Đoài muốn Khảm giới thiệu cô bạn học cùng lớp cho mình vì nhà cô ấy giàu, là con ông chủ hiệu điện. Và Khảm nhận lời làm mai mối cho anh cũng chỉ vì tiền, vì được chia phần trăm nếu vụ mai mối thành công mà Đoài đã ghi cho mình trong tờ giấy giao kèo hẳn hoi. “Ngủ được với Mỹ Trinh thưởng một cái đồng hồ trị giá ba nghìn. Lấy Mỹ Trinh, thưởng 5% của hồi môn. Ngày…tháng …năm…Nguyễn Sĩ Đoài.” Trong truyện Những bài học nông thôn có mẩu đối thoại giữa hai người đàn bà, bà và mẹ của Lâm. “Bà Lâm bảo: "Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại”. Mẹ Lâm bảo: “Đàn bà thế là bạc”. Bà Lâm bảo: “Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu?” Chị Hiền cười: "Gớm, chuyện của bà cứ rợn rợn là”. Không phải chỉ có Hiền mới thấy “rợn rợn”. Cả người đọc cũng thấy “rợn rợn”. Mà “rợn rợn” không phải chỉ ở chi tiết “ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông”. Cảm giác “rợn rợn” còn xuất phát từ lời nhận định của bà nội của Lâm, một người đàn bà tám mươi tuổi, con cháu đầy nhà: “Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình”. Bà không hề tin vào tình yêu.
  • 44. 44 Trong truyện ngắn Chuyện tình kể trong đêm mưa người ta tưởng là sẽ bắt gặp một mối tình đẹp. Muôn và Bạc Kỳ Sinh yêu nhau tha thiết. Khi bị bắt đi tù, Bạc Kỳ Sinh đã trốn về để thăm người yêu và Muôn đã tìm cách cho anh thoát thân. Khi nghe Muôn hát bài ca tình yêu của hai người và nước mắt lăn dài trên má, Bạc Kỳ Sinh có vẻ xúc động. Y đưa tay ôm lấy bả vai Muôn kéo về phía mình. Những tưởng họ sẽ thành vợ chồng nhưng không. Cuối cùng, Muôn đã bỏ cuộc, bỏ Bạc Kỳ Sinh, người nàng yêu tha thiết để lấy Lò Văn Ngân, kẻ thù của người yêu cũ nhưng lại là người có tiền và có thế lực đủ để bảo đảm cho nàng một cuộc sống êm ấm. Bạc Kỳ Sinh ra đi, trôi giạt đến tận Hoa Kỳ, vẫn thường đau trong ngực khi nghĩ về Muôn. Đối với Sinh “không ai mang nhiều hạnh phúc và nhiều đau khổ” cho anh như Muôn. Trên tường nhà Bạc Kỳ Sinh có treo tấm ảnh của Muôn. Nước ảnh đã cũ, đã úa vàng nhưng trông Muôn rất đẹp. Và hãy nghe Bạc Kỳ Sinh nói về tình yêu: “Ông đã yêu bao giờ chưa? Tình yêu dạy cho ta bước đi của hổ, của báo, dạy cho ta sức mạnh của mãnh thú. Nó dạy cho ta sự giảo quyệt của cáo, của rắn độc. Nó khiến ta nhân đạo hơn, hoặc độc ác hơn. Những kẻ hèn hạ không có tình yêu”, và: “Tin tôi đi: Đấy là một hung thần” - một tình yêu dữ dội, “tình yêu to lớn... không trật tự nào dung được nó”, như Nguyễn Huy Thiệp viết. Cho nên khi hát về tình yêu, Bạc Kỳ Sinh dù “không lấy hơi, không ráng sức”, nhưng “khi nhấn lời hoặc ngâm nga thì dịu dàng không sao kể xiết: ngậm ngùi, tê tái mà không mủi lòng, tâm trạng cô đơn lạnh buốt lẫn lộn với những khát khao nồng nàn. Tiếng hát sóng sánh, đặc như những giọt mật ong. Mỗi từ là một giọt mật”, làm cho nhân vật tôi “nghe hát mà nước mắt cứ thế chảy ra dàn dụa, tự nhiên, không sao kìm lại được”. Trong truyện Trương Chi, Trương Chi đã yêu Mị Nương “rỗng tếch và tẻ nhạt” chỉ vì “tình yêu của chàng hướng về cái tuyệt đối”, còn nàng là “cái bẫy của số phận chàng”, nên họ không đến được với nhau. Và thái độ
  • 45. 45 ngờ vực đối với tình yêu của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rõ rệt nhất có lẽ là trong truyện này. Ở cuối truyện, Trương Chi ra “đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần ra đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Rồi chàng gào lên: “Cứt!” Một lần. “Cứt!” Hai lần. “Cứt!” Ba lần. Cứ thế, Trương Chi, một mình trên chiếc thuyền lênh đênh giữa sông, hết hát lại văng tục “Cứt”! Như thế, một câu chuyện tình vốn được xem là đẹp và rất đỗi thơ mộng trong truyền thuyết Việt Nam, dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, bỗng dưng đầy những cay đắng, những phẫn uất, những tức tối. Nó không còn là tình yêu nữa. Nó là một sự vỡ mộng về tình yêu. Lò Văn Pành trong truyện Đất quên đã gặp tình yêu cuối đời mình trong một cơn giông dữ dội kèm theo mưa như trút nước. Cô gái đẹp làm ông lóa mắt trong cơn giông, ông già Pành trải qua thời khắc thực sự hạnh phúc: “Cả cuộc đời từng trải của ông, ông chưa bao giờ có cảm giác ấy. Ông biết đây là điều ông vẫn hằng khao khát mong tìm. Hơn cả tình yêu, hơn cả những người phụ nữ ông đã từng gặp. Cảm giác này như là hạnh phúc”. Nhưng ông đã chết bởi một cơn đau tim khi không vượt qua được thử thách – điều kiện để được phép cưới cô gái mà ông yêu: chặt đỗ cây gỗ cứng và to nhất trong vùng. Có lẽ chính Nguyễn Huy Thiệp cũng không tin vào tình yêu. Trong truyện của ông, hình như chỉ có hai mối tình đẹp. Đó là truyện Nạn dịch (trích Những ngọn gió Hua Tát) và truyện Muối của rừng. Trong truyện Nạn dịch, Lù chỉ vì thói ham mê cờ bạc đã không có mặt ở nhà lúc vợ qua đời vì bị dịch. Khi trở về, Lù đã rất ân hận, đau đớn điên cuồng, phủ phục trước mộ vợ, kêu gào thảm thiết: “Tôi sống sao bây giờ khi không có bà? Lấy ai chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?” Ông đau đớn, thấy thương vợ vô cùng. “Ông nhận ra mình bạc bẽo, vô tình, thấy vợ cao thượng chịu đựng. Càng nghĩ, ông càng ân hận,