SlideShare a Scribd company logo
1 of 31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG
1.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một hình thức chế tài
do Nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quyền và nghĩa
vụ mà các bên đã thỏa thuận trong một hợp đồng dân sự. Trách nhiệm dân sự trong
hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ
hợp đồng và trách nhiệm dân sự này được chi phối bởi các nguyên tắc pháp lý về
hợp đồng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng phát sinh từ
hành vi phạm nguyên tắc xử sự do pháp luật qui định. Hợp đồng dân sự được coi
là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Hợp đồng
làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là các bên giao kết thống
nhất về ý chí và bị ràng buộc trong mối quan hệ nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu
của bên kia. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì mọi hợp đồng dân sự
đều được thực hiện dưới hình thức thoả thuận dù là hợp đồng miệng hoặc bằng
văn bản. Thông qua hợp đồng dân sự, các bên thoả thuận các quyền và nghĩa vụ
phải thực hiện. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là việc một hoặc
hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều đã cam kết hợp
pháp.
Như vậy, khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được hiểu
như sau:
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể hợp đồng
không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền và nghĩa vụ phát
sinh từ hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải tiếp tục thực hiện hợp
đồng, phải bồi thường thiệt hại, chịu khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng
6
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
theo thoả thuận và phải chịu những hậu quả bất lợi khác và theo đó bên bị xâm
phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng
và được bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có các đặc điểm của chế tài
dân sự. Tính cưỡng chế trong quan hệ hợp đồng, mà bên có nghĩa vụ không
thực hiện, thực hiện không đúng những cam kết thì phải gánh chịu những bất
lợi về tài sản. Khác với chế tài hình sự, chế tài dân sự mang tính chất tài sản và
được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhiều biện pháp
chế tài có thể được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng (buộc
phải tiếp tục thực hiện hợp đồng; phải bồi thường thiệt hại, bị phạt vi phạm hợp
đồng...).
Cũng giống như các trách nhiệm dân sự nói chung thì trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng cũng xuất phát trên cơ sở có hành vi vi phạm cam kết, thỏa
thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy vậy, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp
đồng còn bao hàm những nội dung riêng, không giống với các trách nhiệm dân
sự khác ở các đặc điểm sau đây:
Một là, Chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng có trách nhiệm dân sự do có
hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng những điều khoản đã thoả thuận
trong hợp đồng. Theo qui định của pháp luật, thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện
hợp đồng, nhưng đã không thực hiện, theo quy định của pháp luật, trước hết bên
vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng, nhưng lại không thực hiện,
thì hành vi không thực hiện những cam kết hợp pháp, là hành vi trái pháp luật.
Bên có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu những hậu quả xấu về tài sản như
phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Ví dụ như trong hợp
đồng mua bán hàng hóa giữa anh A và anh B, trong đó anh A có nghĩa vụ giao
hàng cho anh B vào ngày 5 hàng tháng, còn anh B có nghĩa
7
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vụ nhận hàng và giao tiền.Đến thời điểm giao hàng anh A đã không giao đủ
hàng cho anh B. Trong trường hợp này, anh B có quyền yêu cầu anh A phải
giao đủ số lượng, đúng chất lượng của hàng hoá như đã thoả thuận trong hợp
đồng. Đồng thời, anh B có quyền khởi kiện đến toà án, yêu cầu toà xác định
trách nhiệm của anh A phải bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm hợp
đồng. Ngoài trách nhiệm anh A phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, là trách nhiệm
của anh A phải bồi thường thiệt hại cho anh B do có hành vi vi phạm hợp đồng
mà gây thiệt hại. Ngược lại trong một số trường hợp thì bên có hành
vi vi phạm có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng là bên có quyền. Trong
trường hợp trên bên A là bên có quyền, nếu đến mùng 5 hàng tháng, bên A đã
giao đủ hàng nhưng bên B không đến nhận và cũng không thực hiện nghĩa vụ
tương ứng với quyền là nghĩa vụ trả tiền cho bên A thì khi xảy ra tranh chấp,
bên B phải có trách nhiệm là tiếp tục thực hiện phần hợp đồng còn lại là nhận
hàng và nghĩa vụ trả tiền cho bên A.
Hai là, chủ thể vi phạm hợp đồng có trách nhiệm phải bồi thường thiệt
hại hoặc chịu các hậu quả xấu về tài sản. Một đặc điểm rất quan trọng của trách
nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về tài
sản kể cả trong trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng nhưng chưa gây ra thiệt
hại. Trong trường hợp các bên thoả thuận về khoản tiền phạt
vi phạm hợp đồng hay trong hợp đồng đặt cọc, mặc dù bên vi phạm các thoả
thuận chưa gây ra một thiệt hại nào về tài sản, nhưng đã bị áp dụng các chế tài
về tài sản (phạt tiền đặt cọc). Đặc điểm này khác biệt so với trách nhiệm do có
hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng
là trách nhiệm cả chủ thể giao kết hợp đồng, nhưng lại không thực hiện đúng
các cam kết hợp pháp. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm của
chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác về tài sản, sức
khoẻ, tính mạng, các quyền nhân thân khác. Vì vậy, trách nhiệm
8
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dân sự ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phải xác định điều kiện
lỗi. Còn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng yếu tố lỗi là suy đoán. Tuy
nhiên, cần phải khẳng định, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trái pháp luật,
vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể giao kết hợp đồng, thì chủ thể
vi phạm hợp đồng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Từ hai đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trên đây cho
thấy trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự có liên quan
mật thiết đến hợp đồng dân sự. Các nghĩa vụ dân sự này được phát sinh từ hợp
đồng và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Các nghĩa vụ
dân sự này mang tính chất tài sản và được xác định bằng tiền.
Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc
không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Chủ thể có nghĩa vụ đã
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết, điều này gây
thiệt hại cho chủ thể có quyền trong hợp đồng thì chủ thể vi phạm phải có nghĩa
vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong Bộ luật dân sự hiện
hành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được chi phối bởi các nguyên tắc chế
độ pháp lý về hợp đồng. Tuy nhiên, để ghi nhận đặc điểm của trách nhiệm dân
sự theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh từ sự vi phạm một nguyên tắc xử sự,
đó là sự vi phạm nghĩa vụ dân sự. Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng quy định
trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chịu sự chi phối và dựa trên các nguyên tắc
của các quy định chung về điều kiện và trình tự thực hiện nghĩa vụ được các
bên xác lập trên cơ sở thỏa thuận.
Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân sự do
vi phạm hợp đồng vì hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các
chủ thể liên quan đến tài sản trong một xã hội nhất định. Đồng thời, hợp đồng
cũng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là: Bên giao kết sẽ
thống nhất ý chí và sẽ bị ràng buộc trong một mối quan hệ nhất định nhằm
9
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đáp ứng yêu cầu của bên có quyền trong hợp đồng. Theo nguyên tắc chung của
pháp luật dân sự thì mọi hợp đồng dân sự (kể cả hợp đồng miệng và hợp đồng
viết) đều được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận của các bên. Thông qua hợp
đồng dân sự các bên sẽ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
phải thực hiện trong hợp đồng. Khi các bên vi phạm các thỏa thuận này sẽ phát
sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng theo đó được hiểu là việc một
hoặc cả hai bên trong hợp đồng phải chịu trách nhiệm dân sự bởi những hành
vi vi phạm những nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Việc vi phạm hợp đồng
dân sự sẽ làm phát sinh trách nhiệm dân sự của một trong hai bên tham gia vào
hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà các
bên đã cam kết trong hợp đồng.
Căn cứ xác định trách nhiệm dân sự là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh
theo hợp đồng. Mà nghĩa vụ bị vi phạm trong trường hợp này có thể là nghĩa
vụ chính hoặc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong đó, nghĩa vụ chính được
hiểu là nghĩa vụ tương ứng với từng chủ thể trong hợp đồng.
Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra giữa bên bán và bên
mua thì nghĩa vụ chính được hiểu là nghĩa vụ giao hàng của bên bán và nghĩa
vụ thanh toán tiền của bên mua cho bên bán.
Còn nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được hiểu là một nghĩa vụ được phát
sinh từ một sự kiện pháp lý cụ thể trong hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh là hệ
quả của sự kiện đó.
Ví dụ: Trong hợp đồng vận chuyển hành khách được ký giữa công ty vận
tải đường sắt và công ty du lịch Văn Minh trong chuyến du lịch từ Hà Nội vào
Bến Tre. Trong trường hợp xảy ra sự cố là chậm tàu 2 tiếng (đây được coi là
một sự kiện pháp lý) thì nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng trên là nghĩa vụ bảo
đảm nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho các hành khách trên tàu trong lúc chờ tàu
chạy.
10
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Như vậy, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được xem là một
trong những chế tài quan trọng của pháp luật dân sự dùng để điều chỉnh một số
đối tượng thông dụng và cần thiết trong giao lưu dân sự hàng ngày, mà cụ thể
là hợp đồng dân sự.
Cũng giống như các loại trách nhiệm dân sự khác thì trách nhiệm dân sự
do vi phạm hợp đồng dân sự có những đặc điểm như sau:
Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự, nó áp
dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, được thực hiện và bảo đảm thực
hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi pháp
luật cho phép. Trách nhiệm này sử dụng một số biện pháp, chế tài nhất định do
pháp luật đề ra để buộc người vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi nhất
định do hành vi vi phạm của mình gây ra, đồng thời trách nhiệm dân sự do vi
phạm hợp đồng dân sự cũng mang tính chất tài sản, quyền và nghĩa vụ của các
chủ thể trong hợp đồng dân sự luôn tương ứng với nhau.
1.2. Khái niệm miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem là một trong những biện pháp
chế tài nghiêm khắc của nhà nước dùng để áp dụng cho các chủ thể có hành vi
vi phạm quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong hợp đồng dân sự, trên
nguyên tắc mọi hành vi gây thiệt hại trái luật đều bị xử lý nhằm khôi phục lại
tình trạng ban đầu của giao dịch. Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Nếu trách nhiệm buộc tiếp tục
thực hiện hợp đồng là theo thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia hợp đồng thì
trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại là một chế tài bắt buộc mà Nhà nước đã áp
dụng cho các chủ thể vi phạm. Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự năm
2005 thì: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Mà
trách nhiệm bồi thường trong điều luật này được hiểu là
11
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do
bên vi phạm gây ra, nó bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để
ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Trong hợp đồng dân sự, khi có thiệt hại xuất
phát từ hành vi vi phạm thì các thiệt hại đó luôn luôn là các thiệt hại vật chất có
liên quan trực tiếp đến vật chuyển giao là đối tượng của hợp đồng, có thể là
những thiệt hại do hợp đồng không được thực hiện đúng thời hạn hay những
thiệt hại do việc không thực hiện một công việc hoặc cố tình thực hiện một công
việc mà đáng lý ra chủ thể đó không được phép thực hiện, do đó đã gây thiệt
hại cho bên có quyền.
Khác với những vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, trong quan hệ
pháp luật dân sự các hành vi trái pháp luật dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt
hại thì các bên có thể xử lý bằng sự tự dàn xếp giữa các chủ thể liên quan với
nhau. Việc tự nguyện dàn xếp giữa các bên cũng phải tuân theo các điều kiện
do pháp luật quy định đối với việc xác lập hợp đồng như: Những điều kiện về
năng lực chủ thể, sự đồng tình ý chí giữa các bên, tính trung thực trong quá
trình giao kết, hiệu lực của hợp đồng giao kết... sở dĩ các bên phải tuân thủ nội
dung này là do pháp luật dân sự quy định một sự kiện dàn xếp tự nguyện về
việc bồi thường thiệt hại khi được giao kết nếu phù hợp với các quy định của
pháp luật chung về hợp đồng sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, đặc biệt
là nó có tác dụng trong việc thủ tiêu quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại của
bên bị thiệt hại. Trong một số trường hợp thiệt hại phát sinh do có hành vi vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì quyền yêu cầu bồi thường cũng có thể được
các bên loại bỏ ngay từ lúc giao kết hợp đồng bằng con đường thỏa thuận về
miễn trách nhiệm dân sự.
Như vậy, khi xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi
phạm hợp đồng gây ra thì trong một số trường hợp nhất định sẽ dẫn đến việc
miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.
12
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là việc người
có quyền trong hợp đồng dân sự cho phép bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ gây
thiệt hại không bị áp dụng biện pháp khôi phục một phần hoặc toàn bộ tình
trạng ban đầu về tài sản cho bên có quyền.
Bản chất của miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, do thiệt hại xảy
ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được
miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Đây là
một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ
bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa
thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về
miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại để trốn tránh trách nhiệm dân sự.
Nhưng có một vấn đề đặt ra hiện nay là bên cạnh những quy định đồng
nhất thì việc quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
giữa các luật là không thống nhất với nhau, điển hình như Bộ luật dân sự 2005
và Luật Thương mại 2005. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giống và khác nhau
trong việc quy định miễn trách nhiệm dân sự tại hai văn bản luật này.
Khoản c Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định bên vi phạm
được miễn trách nhiệm khi “hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của
bên kia” [23], về vấn đề này Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định tương tự
tại khoản 3 Điều 302.
Ngoài ra thì cả Bộ luật dân sự và Luật Thương mại đều không quy định
việc không thực hiện đúng hợp đồng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm do sự
kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ
13
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hợp đồng nữa hay không? Mà cả hai luật này chỉ quy định về trường hợp miễn
trách nhiệm do bất khả kháng, cụ thể là quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294
Luật Thương mại và khoản 2 Điều 302 Bộ luật dân sự năm 2005.
Xét về mặt thực tế nếu nghĩa vụ không thể thực hiện được khi có sự kiện
bất khả kháng thì chúng ta không thể buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Ví dụ: khi gió lớn không cho phép sự hoạt động của các tàu chở hàng thì
chúng ta không thể buộc bên vận chuyển tiếp tục thực hiện công việc chuyên
chở của mình.
Tuy nhiên, nếu sự cản trở việc thực hiện nghĩa vụ chỉ là tạm thời thì việc
miễn trách nhiệm cũng chỉ tạm thời. Sau khi việc cản trở chấm dứt thì bên có
nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nội dung nghĩa vụ trong hợp đồng mà hai bên đã
thỏa thuận.
Nếu Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại không phát sinh trong các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự
thì trong phần chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2005 lại không có quy
định rõ ràng về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Trong cả hai lĩnh vực thương mại và dân sự, phần chung quy định về hợp
đồng hay phần riêng quy định nghĩa vụ dân sự trong từng trường hợp cụ thể
đều không thể hiện rõ mức thiệt hại mà bên có nghĩa vụ được miễn là bao nhiêu?
Chỉ trong một số trường hợp nhất định mới quy định rõ mức thiệt hại mà bên
có nghĩa vụ được miễn.
Ví dụ: Điều 511 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bên thuê khoán phải
trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao mà hai bên
đã thỏa thuận nhưng Điều 509 quy định nếu tài sản và súc vật bị chết do sự kiện
bất khả kháng thì bên thuê khoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra, đồng
thời phải chịu một nửa số súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng gây nên.
Như vậy, trong trường hợp trên đây bên có nghĩa vụ chỉ được miễn một nửa
thiệt hại.
14
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Bộ luật dân sự 2005 có những điều khoản quy định theo hướng miễn toàn
bộ nghĩa vụ dân sự.
Ví dụ: khoản 3 Điều 546 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định trong
trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc
bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không có trách nhiệm
phải bồi thường thiệt hại.
Các quy định giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự
khác biệt như sau:
Một là, Luật Thương mại năm 2005 có quy định về việc miễn trách nhiệm
do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn Bộ luật
dân sự năm 2005 thì chưa có quy định về nội dung này.
Trong phần chế tài do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại có dự
liệu một yếu tố miễn trách nhiệm là “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện
quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể
biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” [18]. Đây cũng là một điểm mới
trong Luật Thương mại năm 2005 vì trong Luật Thương mại năm 1997 chưa
xuất hiện quy định này.
Hai là, trong quá trình đối các chiếu quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì
chúng ta thấy Bộ luật dân sự không có quy định về việc miễn trách nhiệm chi tiết
như các quy định trong Luật Thương mại và chỉ tồn tại một vài quy định gần như
tương tự trong các trường hợp cụ thể với khái niệm “cản trở khách quan”. Tại
khoản 1 Điều 287 Bộ luật dân sự 2005 quy định khi không thể thực hiện được
nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên
có quyền biết và đề nghị hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông
báo được thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh trừ trường hợp
hai bên có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan mà bên có nghĩa vụ
không thể thông báo được cho bên có quyền.
15
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Áp dụng quy định của điều luật trên đây vào tình hình thực tiễn tác giả
nhận thấy quy định trên chưa có tính khái quát, không thể áp dụng cho các hợp
đồng dân sự nói chung.
Ba là, trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định khá mờ nhạt về việc miễn
trách nhiệm trong trường hợp hai bên trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau
(khoản 6 Điều 402), nhưng ngược lại Luật Thương mại 2005 đã quy định khá
cụ thể vấn đề này tại điểm a khoản 1 Điều 294 như sau: bên vi phạm hợp đồng
sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp các bên đã thỏa thuận.
1.3. Điều kiện để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng
Trên thực tế khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng mong muốn
hợp đồng được thực hiện, có những trường hợp dù đã tiến hành mọi nỗ lực cần
thiết nhưng vẫn không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với những gì
mà các bên đã thỏa thuận. Vậy, lúc này họ có phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại hay không? Về nguyên tắc chung thì các bên vẫn sẽ phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ khi họ đưa ra được các căn cứ chứng minh
thuộc trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp
luật.
Như chúng ta đã biết yếu tố tạo thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng bắt nguồn từ việc: Có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên
thực tế. Trong đó hành vi vi phạm pháp luật này phải đầy đủ các yếu tố cấu cấu
thành như: có thiệt hại xảy ra, có nguyên nhân tạo nên kết quả, có mối quan hệ
qua lại giữa nguyên nhân và kết quả, có yếu tố lỗi từ các chủ thể. Hành vi vi
phạm pháp luật của các chủ thể này theo quy định của pháp luật sẽ phải chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Nhưng nếu chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứng
minh được trách nhiệm bồi thường thiệt hại này lại thuộc vào 4 trường hợp mà
pháp luật quy định là điều kiện để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
16
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hại trong hợp đồng thì được miễn trách nhiệm. Theo các quy định tại khoản 2,
3 Điều 302, khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 thì có 03 trường hợp được
miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm: “Sự kiện bất khả kháng,
thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm và thỏa thuận của các
bên chủ thể trong hợp đồng” [22]. Trong khi đó, khoản 1 Điều 294 Luật
Thương mại 2005 lại quy định 4 căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự
trong hợp đồng, bao gồm:
Thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng; sự kiện bất khả
kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và
hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được
vào thời điểm giao kết hợp đồng [23, Điều 294, khoản 1].
Từ các quy định của pháp luật trên đây tác giả xin đi vào phân tích từng
căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Một là, chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trên cơ sở sự kiện bất khả kháng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự 2005 thì “Sự kiện bất
khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được
và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và
khả năng cho phép” [22]. Tuy nhiên nội dung này lại được quy định trong phần
“Thời hiệu”, nó là căn cứ để xác định “…chủ thể có quyền khởi kiện, quyền
yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu”
[22] chứ không thấy đề cập đến trong phần “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng
dân sự” [22]. Điều này dẫn tới việc nhận thức không thống nhất trong việc áp
dụng pháp luật giải quyết các vụ án liên quan, gây thiệt hại đến các quyền và
lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự.
Hay nói cách khác khi một sự kiện pháp lý xảy ra để coi sự kiện đó là
17
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
một sự kiện bất khả kháng thì nội dung của sự kiện đó phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện của một sự kiện bất khả kháng sau đây:
Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan,
không thể dự liệu trước được và nằm ngoài ý chí của các chủ thể tham gia giao
kết hợp đồng
Đó có thể là các hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt,
hỏa hoạn, động đất, sóng thần,… cũng có thể là các hiện tượng xã hội như chiến
tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách chính
phủ,… Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên tham gia giao kết hợp đồng còn có thể
đưa ra những sự kiện khác là những sự kiện bất khả kháng làm căn cứ để miễn
trách nhiệm dân sự (hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng) như: thiếu
nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,…
Những sự kiện này, về mặt lý luận thì không được coi là sự kiện bất khả kháng
nếu các bên không có thỏa thuận; trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì
pháp luật ghi nhận và tôn trọng các thỏa thuận đó.
Thứ hai, sự kiện bất khả kháng phải xảy ra sau khi các bên giao kết hợp
đồng
Điều này thể hiện ở chỗ thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng phải nằm
trong khoảng thời gian kể từ khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật đến khi các
bên thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Ví dụ: Khi bên A là bên chở hàng, tiến hành vận chuyển hàng cho bên B
trong khoảng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận thì gặp lũ lụt, dù đã cố gắng
ngăn chặn để số hàng không bị mưa cuốn đi, song do mưa lũ quá to nên số hàng
của bên B đã bị mất hết. Như vậy, hiện tượng lũ lụt trong trường hợp này được
coi là sự kiện bất khả kháng xảy ra trong thời điểm các bên đang thực hiện hợp
đồng. Ngược lai, nếu cũng là sự kiện bất khả kháng do lũ lụt nhưng thời điểm
xảy ra sự kiện này lại nằm ngoài khoảng thời gian vận
18
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chuyển hàng mà hai bên đã tiến hành ký kết trong hợp đồng thì không đương
nhiên coi đó là sự kiện bất khả kháng và bên A cũng không thể viện dẫn lý do
này là cơ sở của sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng còn được hiểu
là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài ý thức của con người,
mặc dù đã tìm mọi biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nhưng không mang lại hiệu
quả.
Thứ ba, sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng phải có mối
quan hệ nhân quả
Trong đó, sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân, còn hành vi vi phạm là
kết quả. Bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải chứng minh được sự kiện
bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng.
Ví dụ: Anh Trung có gửi đồ ở kho hàng công ty X, nhưng do hiện tượng
sấm sét dẫn đến sét đánh trúng nhà kho làm hệ thống điện tại kho bị chập nên
kho hàng của công ty X đã bị cháy, trong đó có toàn bộ số hàng của anh Trung
đang gửi tại kho. Trong ví dụ trên thì sự kiện bất khả kháng ở đây là hiện sấm
sét dẫn đến cháy nhà kho và hành vi vi phạm hợp đồng là không bảo quản được
số hàng trong kho của công ty X xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp do hiện
tượng sét đánh vào nhà kho, khiến toàn bộ số hàng bị cháy. Như vậy, hiện tượng
sấm sét cháy nhà kho được coi là sự kiện bất khả kháng.
Nếu không chứng minh được thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách
nhiệm dân sự. Đối chiếu điều này vào ví dụ trên cho thấy nếu trong trường hợp
mà công ty X không chứng minh được nguyên nhân cháy nhà kho làm hỏng
hàng của anh Trung là do hiện tượng sấm sét thì bên công ty X lúc này sẽ phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh Trung bởi hành vi không bảo
quản được kho hàng của mình.
Điều này cũng thể hiện nghĩa vụ chứng minh của bên vi phạm hợp đồng
nhằm bảo đảm lợi ích cho bên có quyền, tránh trường hợp bên có nghĩa
19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vụ lợi dụng sự kiện bất khả kháng để thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng, gây
thiệt hại cho bên có quyền (nội dung này đã được quy định tại Công ước Viên
năm 1980 – Việt Nam cũng là thành viên của Công ước Viên, song nội dung
của Công ước này cũng mới chỉ dừng lại ở việc quy định thời gian và nghĩa vụ
chứng minh chứ không hề nhắc đến khoảng thời gian hợp lý của bên
vi phạm thông báo cho bên bị vi phạm biết về sự kiện bất khả kháng là bao
lâu, cũng như hậu quả cụ thể của nó).
Thứ tư,các bên trong quan hệ hợp đồng đã dùng hết khả năng để khắc
phục hậu quả nhưng không thể khắc phục được
Hợp đồng được giao kết bởi lợi ích mà các bên hướng tới, để bảo đảm
cho lợi ích đó, các bên phải tận tâm, thiện chí thực hiện đúng quyền và nghĩa
vụ của mình. Nếu bên có nghĩa vụ có khả năng khắc phục, hạn chế thiệt hại xảy
ra mà lại không thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra thì cho dù có sự kiện bất
khả kháng, bên vi phạm hợp đồng cũng không được miễn trừ trách nhiệm dân
sự do vi phạm hợp đồng. Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vì
sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh được mình đã
áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có để khắc phục hậu quả xảy
ra mà vẫn không thể khắc phục được và do việc không khắc phục được đến dẫn
đến vi phạm hợp đồng. Quy định này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của
bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Ví dụ: Công ty H và công ty K ký hợp đồng vận chuyển 20 tấn than từ
Ninh Bình về Hải Phòng trong thời gian 1 tháng, trong đó công ty H có nghĩa
vụ chở hàng bằng đường biển để giao cho bên K tại cảng Hải Phòng. Trong quá
trình vận chuyển bằng đường biển đã gặp một sự kiện là bão trên biển. Khi đó,
nếu công ty H đã chứng minh được rằng phía công ty H đã cố gắng làm hết sức,
tiến hành mọi biện pháp cần thiết, làm những công việc có thể mà vẫn không
chống lại được cơn bão và toàn bộ 20 tấn than trên đã bị bão
20
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cuốn đi thì khi đó sự kiện bão dẫn đến số than bị mất được coi là sự kiện bất
khả kháng. Ngược lại, nếu khi bão xảy mà công ty H có đầy đủ khả năng để
chống lại nhưng phía công ty H đã không làm thì khi thiệt hại xảy ra phía công
ty H vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Thứ năm,các bên tham gia giao kết hợp đồng không có thỏa thuận khác
trong hợp đồng
Tự do, bình đẳng, thỏa thuận là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật
dân sự, do đó, thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng không trái với
pháp luật, đạo đức xã hội luôn được Nhà nước tôn trọng. Chính vì vậy, nếu các
bên có thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải chịu trách nhiệm
dân sự kể cả trong trường hợp sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ
trong hợp đồng không được miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.
Thêm nữa, nếu khi ký kết hợp đồng, các bên đã tiên liệu trước các sự
kiện bất khả kháng sẽ xảy ra nhưng các bên vẫn cố tình thực hiện hợp đồng, khi
bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng đó cũng sẽ không
được miễn trừ trách nhiệm dân sự. Bởi nếu đã biết trước sự kiện bất khả kháng
sẽ xảy ra mà vẫn giao kết hợp đồng nghĩa là các bên đã có biện pháp bảo đảm
cho hợp đồng được thực hiện hoặc là bên có nghĩa vụ chấp nhận rủi ro.
Trong luật dân sự Pháp cũng đã quy định bất khả kháng là một cơ sở để
bên có nghĩa vụ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể là tại
Điều 1147 tại Bộ luật dân sự Pháp quy định: người có nghĩa vụ không phải chịu
trách nhiệm bồi thường do không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ, nếu
chứng minh được rằng việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ là
do nguyên nhân khách quan không thuộc trách nhiệm của mình và không có lỗi
cố ý. Để làm được điều đó người có nghĩa vụ phải đưa ra được
21
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các sự kiện bất khả kháng hoặc khó khăn trở ngại là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến việc không thực hiện được nghĩa vụ. Song để hiểu thế nào là sự kiện bất
khả kháng thì Bộ luật dân sự Pháp lại không có quy định. Theo GS. Corinne
Renault-Brahinsky trong cuốn “Đại cương về pháp luật hợp đồng” thì sẽ có ba
đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đó là sự kiện không thể dự kiến trước được, tức là người có
nghĩa vụ không thể dự kiến trước hoặc nhìn trước sự việc đó. Việc đánh giá sự
kiện có thể dự kiến trước hoặc không thể dự kiến trước được thực hiện theo
những tiêu chí chung và vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Thứ hai, đó là sự kiện xảy ra do một nguyên nhân khách quan, không
phụ thuộc vào ý trí của chủ thể (người có nghĩa vụ), tức là sự kiện đó không có
mối quan hệ nào với nhân thân hay hoạt động của người có nghĩa vụ.
Thứ ba, đó là sự kiện không thể khắc phục được, tức là sự kiện xảy ra
phải làm cho nghĩa vụ không thể thực hiện được trong một khoảng thời gian
nhất định. Việc không thực hiện được nghĩa vụ phải có tính chất tuyệt đối.
Ví dụ: Khi 30 tấn khoai tây của người chủ trang trại định bán mà bị chính
quyền quân sự trưng thu thì người chủ trang trại vẫn phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người mua, nếu như dựa theo các tình tiết vụ kiện chứng
minh được rằng người chủ trang trại đã có lỗi trong việc bỏ lỡ khả năng chở
hàng cho người mua trước khi có lệnh trưng thu. Ngược lại, nếu trong trường
hợp 10 tấn khoai lang đã chuẩn bị cho người mua mà bị trưng thu ngay tại ga
đường sắt khi đang được bốc dỡ vào các toa hàng thì việc trưng thu đó sẽ được
coi là sự kiện bất khả kháng khiến cho nghĩa vụ mua bán không thể thực hiện
được và bên có nghĩa vụ sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, do những khó khăn về mặt kinh tế
nên nguyên tắc “Tính tuyệt đối của việc không thực hiện được nghĩa vụ” [17]
22
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đã được áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn. Theo đó, khi người có
nghĩa vụ không có khả năng kinh tế để thực hiện hợp đồng đã ký kết trong bối
cảnh kinh tế biến động đột ngột, họ có thể được miễn, giảm trách nhiệm do
không thực hiện được hợp đồng.
Hai là, chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trên cơ sở do lỗi của bên có quyền trong hợp đồng hoặc
miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xuất hiện lỗi từ cả hai bên trong
hợp đồng.
Trong nhiều trường hợp thì một bên trong hợp đồng sẽ được miễn bồi
thường thiệt hại. Trường hợp bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vi phạm hợp đồng
nhưng hành vi vi phạm của một bên trong hợp đồng này hoàn toàn do lỗi của
bên kia thì khi đó bên có nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt
hại. Để hiểu rõ về vấn đề này trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm lỗi
và khái niệm lỗi của bên có quyền.
Khái niệm lỗi của bên có quyền trong hợp đồng được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau tùy vào đặc điểm, tình hình của mỗi khu vực, mỗi quốc gia.
Theo luật dân sự La Mã thì “trách nhiệm hợp đồng của người có quyền
được phát sinh theo nguyên tắc phạm lỗi – nghĩa là người có quyền cũng sẽ
phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng chứ
không chỉ riêng bên có nghĩa vụ” [17].
Khái niệm lỗi nói chung thường được hiểu là việc không tuân thủ theo
cách xử sự mà pháp luật yêu cầu, do đó sẽ không có lỗi nếu mọi yêu cầu đã
được tuân thủ.Theo đó phạm lỗi sẽ có hai hình thức:
Hình thức lỗi thứ nhất là lỗi cố gây thiệt hại, người có quyền bị coi là có
lỗi cố ý khi có những hành vi mang tính chủ định dưới dạng cố tình hành động
hoặc cố tình không hành động nhằm gây thiệt hại cho quyền lợi của
23
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
chính bản thân mình, không tác động trực tiếp nhưng ảnh hưởng gián tiếp đến
quyền lợi của bên có nghĩa vụ.
Ví dụ: A ký hợp đồng vận chuyển 30 hộp cơm mỗi ngày cho đại lý B.
Khi A chuyển 30 hộp cơm đến cửa hàng của B, B có ý không muốn nhận số
cơm trên nên B đã đóng cửa hàng và cũng không nhờ ai nhận hộ số hộp cơm
đó. Lúc này A đã không thể thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng A sẽ được miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi vì việc A không thể thực hiện được nghĩa
vụ trên là do lỗi xuất phát từ phía B vì không tuân thủ nội dung hợp đồng.
Hình thức phạm lỗi thứ hai là lỗi vô ý. Đối với trường hợp vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng do lỗi khinh xuất hay do lỗi không cẩn trọng ở mức độ quá đáng
thì người có quyền luôn phải chịu trách nhiệm hợp đồng. Nhưng nếu vi phạm
xảy ra do lỗi khinh xuất hay do lỗi không thận trọng ở mức nhẹ thì không phải
lúc nào người có quyền cũng phải chịu trách nhiệm. Điều này còn phụ thuộc
vào lợi ích của bên có quyền tương ứng với lợi ích của bên có nghĩa vụ trong
hợp đồng.
Khái niệm lỗi của luật La Mã có ảnh hưởng, mang tính chi phối đến cách
tiếp cận của các nước theo truyền thống châu Âu lục địa. Khái niệm lỗi trong
luật La Mã sẽ được áp dụng đối với các nghĩa vụ ngoài hợp đồng, sau đó được
vận dụng rộng rãi trong việc xác định cơ sở trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng như đánh giá về sự ảnh hưởng này, một học giả nổi tiếng người Đức,
Yering, đã từng nói: “nguyên tắc trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở lỗi
chính là một trong những di sản pháp luật quan trọng nhất mà các luật gia La
Mã đã để lại” [17].
Nhưng khác với luật dân sự La Mã thì luật dân sự các nước theo truyền
thống Civil Law như Đức, Pháp... không đưa ra định nghĩa về lỗi trong quan hệ
dân sự tại các đạo luật cơ bản. Nói chung luật dân sự các nước Đức, Pháp
24
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
xác định khái niệm lỗi theo phương pháp so sánh có tính trừu tượng giữa cách
xử sự cụ thể của người có nghĩa vụ trong hợp đồng với cách xử sự kiểu mẫu
được pháp luật lựa chọn và quy định.
Như vậy, trách nhiệm hợp đồng được truy cứu trên nguyên tắc lỗi. Tuy
nhiên, lỗi của người có quyền trong quan hệ dân sự nói chung và trong quan hệ
hợp đồng nói riêng là lỗi suy đoán, việc người đó có quyền chứng minh sự kiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng đã là yếu tố quy kết nghĩa vụ
dân sự. Vì vậy, luật dân sự Đức, Pháp đều quy định nghĩa vụ chứng minh về
lỗi thuộc về bên nào vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bên nào vi phạm nghĩa vụ
đương nhiên là bên có lỗi, trừ khi họ chứng minh được sự ngược lại. Điều này
có nghĩa là khi người có quyền vi phạm thỏa thuận mà hai bên đã ký kết, không
làm đúng nghĩa vụ tương tác giữa các bên thì bên có quyền sẽ phải chịu trách
nhiệm do lỗi cá nhân của mình.
Nguyên tắc áp dụng yếu tố lỗi là cơ sở trách nhiệm hợp đồng được pháp
luật Việt Nam quy định đầu tiên tại Điều 309 Bộ luật dân sự 1995, đến Bộ luật
dân sự 2005 quy định tại Điều 308, trong đó đều nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát
sinh trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm hợp đồng nói riêng, trừ
trường hợp hai bên có thỏa thuận khác và pháp luật quy định khác. “Lỗi” được
phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó lỗi cố ý là trường hợp người vi
phạm nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn
thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt
hại xảy ra. Còn trường hợp lỗi vô ý là việc người vi phạm không thấy trước
hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết
trước thiệt hại sẽ xảy ra nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn chặn được. Như vậy, khái niệm chung về lỗi luôn là một phạm trù tâm lý,
vì nó biểu hiện thông qua trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của con người
đối với những hành vi và hậu quả của những hành vi ấy gây nên.
25
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Áp dụng quy định về khái niệm và các hình thức của lỗi vào thực tiễn
đời sống dân sự thì cách tiếp cận này còn một số hạn chế sau đây: so với Bộ
luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã bác bỏ một nguyên tắc giá trị phổ
quát là nguyên tắc suy đoán lỗi của người vi phạm nghĩa vụ. Bởi vì, nguyên tắc
suy đoán lỗi của người vi phạm nghĩa vụ là một giá trị đã được cuộc sống sàng
lọc và kiểm nghiệm và các giá trị phổ biến luôn mang trong mình thông điệp
của cả cộng đồng văn minh, vì thế một nguyên tắc xử sự dù có đặc thù đến đâu
cũng không thể tách rời hoàn toàn với truyền thống và di sản nhân loại. Tuy
nhiên, không phải tất cả các bổ sung về chế định lỗi trong quan hệ hợp đồng
trong thời gian vừa qua đều bất hợp lý vì chúng ta có thể tìm thấy không ít các
điểm có thể sửa đổi bổ sung theo chiều hướng đáng khích lệ mà đáng kể nhất
là việc bác bỏ khoản 4 Điều 230 Luật Thương mại 1997, trong đó xác định yếu
tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Căn
cứ theo quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 về căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể dễ dàng nhận thấy Luật Thương mại 2005 đã
có cách nhìn mới về trách nhiệm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, do đó
trách nhiệm hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm (khách quan) – là loại trách
nhiệm không dựa trên yếu tố lỗi, tức là loại trách nhiệm phát sinh ngay cả khi
bên có nghĩa vụ không có lỗi ngay cả khi vi phạm nghĩa vụ. Những quy định
tại các điều của Luật Thương mại 2005 đã phản ánh một xu hướng tăng cường
trách nhiệm hợp đồng đối với thương nhân – những người hoạt động nhằm mục
đích lợi nhuận có tính chất thường xuyên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm
và dám chấp nhận rủi ro về phía mình. Đây là một trong nhiều dấu hiệu cho
thấy sau một thời gian đổi mới chế định hợp đồng nước ta đã và đang bắt đầu
vượt qua thói quen và cách tư duy truyền thống để nhanh chóng hòa nhập vào
quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế nhân loại.
26
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hơn nữa, Bộ luật dân sự 2005 cũng không hề có quy định về trường hợp
thiệt hại xảy ra do lỗi của cả hai bên, do đó thiếu cơ sở pháp lý khi giải quyết
tranh chấp, trong khi đây là trường hợp khá phổ biến trong thực tiễn xét xử các
vụ án tranh chấp do vi phạm hợp đồng.
Khi gặp các trường hợp này, Tòa án sẽ xem xét cụ thể mức độ lỗi của
các bên vi phạm nghĩa vụ để quyết định mức độ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên,
Bộ luật dân sự 2005 cũng chỉ quy định lỗi cố ý và lỗi vô ý (Điều 308) mà chưa
có quy định cụ thể về các hình thức lỗi (cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp; vô ý
vì cẩu thả hay vô ý vì quá tự tin). Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân
sự cũng không đề cập đến nội dung này, cũng không đưa ra các tiêu chí để xác
định mức độ lỗi. Do đó, việc xem xét mức độ bồi thường thiệt hại hay mức
giảm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Tòa án hoặc các
cơ quan tài phán khác.
Yếu tố “lỗi” được quy định trong luật dân sự của Đức theo hướng là xem
xét ai là người có lỗi trong việc gây ra những khó khăn, trở ngại làm cho nghĩa vụ
của hợp đồng trở nên không thực hiện được. Nếu đó là người có nghĩa vụ thì họ
phải bồi thường thiệt hại (vấn đề này đã được quy định tại Điều 280, 325 Bộ luật
dân sự Đức). Ngược lại, tại Điều 275, 324 Bộ luật dân sự Đức quy định: Nếu lỗi
thuộc về bên có quyền thì người có nghĩa vụ không những được miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại mà trong những trường hợp nhất định còn có thể yêu cầu
người có quyền thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Tại Điều 275, 323 Bộ luật dân
sự Đức quy định trong trường hợp nếu không bên nào có lỗi trong việc gây ra
những khó khăn trở ngại làm cho hợp đồng không thể thực hiện được thì cả hai
bên sẽ được miễn trách nhiệm dân sự.
Xuất phát từ nguyên tắc truy cứu trách nhiệm dân sự trên cơ sở phạm lỗi
tại Điều 401, 416 Bộ luật dân sự Liên bang Nga năm 1994 đã quy định tính chất
lỗi là nền tảng tạo nên các căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự.
27
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Theo đó, nếu người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ thì sẽ không
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có căn cứ chứng minh rằng việc
không thực hiện được nghĩa vụ không phải lỗi của họ mà do lỗi của bên có
quyền.
Ba là, chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trên cơ sở do quyết định từ phía cơ quan nhà nước có
thẩm quyền
Về vấn đề miễn trách nhiệm theo quyết định từ phía cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong Bộ luật dân sự 2005 chưa có quy định về vấn đề này, song
tại điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại đã quy định cụ thể về trường
hợp miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định từ phía cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Như chúng ta đã biết, Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được
tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm ba hệ thống
cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Hay nói cách
khác hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một tổ chức nhà nước mang
tính độc lập tương đối, được thành lập theo quy định của pháp luật và mang quyền
lực nhà nước, thể hiện rõ nét nhất ở quyền nhân danh Nhà nước để ban hành các
quyết định có hiệu lực buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện. Theo đó quy
định trên của Luật Thương mại 2005 được hiểu như sau:
Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề liên
quan khiến cho một bên không thể thực hiện được hợp đồng mà trước khi giao
kết hợp đồng các bên không hề biết được sự kiện này thì có thể được miễn trách
nhiệm hợp đồng. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra hiện nay: những quyết định
nào từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem xét để miễn trách
nhiệm? Hiện nay việc xem xét các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền để miễn trách nhiệm cho các chủ thể vi phạm phụ thuộc
28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vào phán quyết của Tòa án. Nên chăng, pháp luật Việt Nam cần có những hướng
dẫn cụ thể về những quyết định nào? cơ quan cụ thể nào? được phép ban hành
quyết định ấy để Tòa án có sự nhất quán trong việc xem xét các trường hợp
miễn trách nhiệm hợp đồng. Ngoài ra, trên thực tế khi xảy ra các trường hợp
được miễn trách nhiệm hợp đồng thì bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ
thông báo ngay bằng văn bản cho bên có quyền về trường hợp miễn và những
hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc không thông báo
đầy đủ thì bên vi phạm phải bồi thường.
Các quốc gia trên thế giới đã quy định về miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trên cơ sở do quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền như
sau:
Trong quy định của bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Đức đã quy định
về trường hợp miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong trường hợp nhất định như:
Xuất phát từ các quyết định của cơ quan nhà nước thì bên bán sẽ được
miễn trừ trách nhiệm.
Ví dụ: Nếu một sản phẩm ca cao đã có sẵn của bên bán nhưng không thể
vận chuyển giao được cho bên mua do có lệnh cấm vận hoặc do nhà nước tịch
thu hoặc một quyết định buộc hàng hóa cùng loại đó phải được xuất khẩu thông
qua các doanh nghiệp xuất khẩu của nhà nước, thì bên bán được miễn trừ trách
nhiệm
Trong quy định của Luật dân sự Nga cũng quy định về trường hợp miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền giống như Luật Thương mại Việt Nam.
Song trong Pháp luật Nga lại có một quy định tiến bộ như sau: Tại Điều
13 và Điều 16 Bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định khi có một quyết định
của cơ quan nhà nước ban hành áp dụng mà làm nghĩa vụ của một bên trong
29
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hợp đồng bị trì hoãn, trong trường hợp quyết định ban hành này bị Tòa án tuyên
bố là trái pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật thì phía cơ quan nhà
nước đã ban hành ra quyết định này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
quyết định sai phạm của mình gây ra. So sánh các quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật Liên Bang Nga về các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tác giả nhận thấy sự
tiến bộ trong pháp luật của Cộng hòa Liên Bang Nga. Nên chăng pháp luật Việt
Nam cần xem xét, nghiên cứu, tiếp thu những điểm tiến bộ trên đây của pháp
luật dân sự Nga.
Bốn là: Chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại trên cơ sở do thỏa thuận của cả hai bên trong hợp đồng
Như chúng ta đã biết thỏa thuận của các bên trong hợp đồng được xem là
sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của mỗi bên. Do đó pháp luật Việt Nam quy định
thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm dân
của bên vi phạm nghĩa vụ. Bộ luật dân sự 2005 đã quy định vấn đề này tại khoản
6 Điều 402, Luật Thương mại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294.
Trong hợp đồng, yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa thuận ý chí của các bên
tham gia, tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau về một vấn đề nào đó
mà cả hai hay tất cả các bên cùng quan tâm hay cùng hướng đến. Nói cách khác,
nếu không có sự “thỏa thuận ý chí” đó thì không thể có hợp đồng.
Nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng được hiểu là: khi giao kết hợp
đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm
vi quyền và nghĩa vụ của các bên, tự do phân bổ rủi ro, phân chia lợi nhuận,
thỏa thuận luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp...Tuy nhiên cần phải
thấy rằng tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối, tức là các bên trong
quan hệ hợp đồng không thể tùy ý định đoạt hay quy định về bất cứ
30
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
vấn đề gì trái với quy định của pháp luật và không phù hợp với đạo đức xã hội.
Từ đó, khi các bên thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong hợp đồng thì ý chí của mỗi bên cũng không thể đi ngược lại với các chuẩn
mực trên đây.
Ví dụ: Bên A ký kết hợp đồng mua vườn táo theo mùa vụ với bên B khi
táo chín (dự liệu là tháng 7 hàng năm). Trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận
nếu táo không chín đúng vào tháng 7 thì sự kiện trên thống nhất là trường hợp
bất khả kháng. Lúc này bên B được phép giao hàng chậm cho bên A cho đến
khi táo chín. Như vậy, nếu bên B không giao hàng vào tháng 7 (do táo chín
muộn) thì bên B cũng không phải chịu trách nhiệm vì theo thỏa thuận thì bên
B thuộc vào trường hợp miễn trừ trách nhiệm do hai bên đã thỏa thuận nếu
không giao đủ số lượng táo đúng vào thời điểm tháng 7.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự tôn trọng của các bên trong hợp đồng, vừa hạn
chế được việc bên có lợi thế hơn trong giao kết hợp đồng lợi dụng căn cứ này
để trốn tránh trách nhiệm dân sự thì cần phải đánh giá tính hợp lý của thỏa thuận
đó. Điều này có nghĩa là thỏa thuận miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại không
đồng thời là thỏa thuận miễn trừ nghĩa vụ, theo đó thì bên có nghĩa vụ vẫn phải
thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trường hợp nếu người này không thực hiện
được nghĩa vụ của mình thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ
không xuất phát từ yếu tố khách quan mà lại xuất phát từ lỗi cố ý của bên thực
hiện nghĩa vụ thì không được miễn trừ nghĩa vụ.
Như vậy, một thỏa thuận về căn cứ miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng
chỉ có giá trị pháp lý nếu như hành vi vi phạm hợp đồng không phải do lỗi cố
ý. Bởi vậy, nếu hành vi vi phạm là do lỗi cố ý thì sự vi phạm đó được coi là
một vi phạm nặng và điều khoản về miễn trừ trách nhiệm theo thỏa thuận trong
hợp đồng sẽ bị vô hiệu.
31
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Ví dụ: Trong hợp đồng vận chuyển 5 thùng táo giữa bên A với bên B có
quy định trường hợp bất khả kháng do lũ lụt. Nếu quá trình ngăn chặn việc hỏng
hàng do lũ lụt mà bên A đã không có ý thức che đậy cẩn thận, do đó đã làm
hỏng táo. Trong trường hợp này mặc dù bên A và bên B khi ký hợp đồng đã
thỏa thuận về điều khoản miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại song sẽ không
được miễn vì mặc dù bên A có đủ khả năng để ngăn chặn việc hàng bị hỏng do
lũ lụt nhưng bên A đã không thực hiện nội dung ngăn chặn, do đó bên A đã
mắc lỗi cố ý trong trường hợp trên và không thể dùng căn cứ do 2 bên đã thỏa
thuận về miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm
do lỗi cố ý của mình được.
Điều này cũng phù hợp với pháp luật một số nước trên thế giới, ví dụ
như: án lệ Pháp cho phép các bên trong quan hệ dân sự có những thỏa thuận về
miễn trừ trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp bên giao kết phạm lỗi cố ý hoặc
vô ý nghiêm trọng thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý. Tại khoản 4, Điều
401 Bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Nga cũng quy định về việc thỏa thuận
trước về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp bên vi
phạm có lỗi cố ý thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý.
Tóm lại, khi có những căn cứ theo Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương
mại 2005 đã được phân tích trên đây thì các chủ thể có nghĩa vụ bồi thường
thiệt hại trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Song
giữa Bộ luật sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 vẫn chưa có sự thống
nhất với nhau về các cơ sở để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
hợp đồng. Vấn đề này đặt ra cho các nhà lập pháp của Việt Nam cần có một sự
điều chỉnh hợp lý giữa các quy định của luật Bộ luật dân sự nói chung và Luật
Thương mại nói riêng về điều kiện miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
32
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
1.4. Tiến trình phát triển pháp luật quy định về miễn trách nhiệm
theo hợp đồng
Trong thực tiễn hình thành và phát triển của xã hội, hành vi gây thiệt hại
thì phải bồi thường là điều tất yếu nếu đối tượng bị xâm phạm, bị thiệt hại là
lợi ích được cộng đồng, nhà nước bảo vệ, nhưng cũng có những trường hợp có
thiệt hại xảy ra, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường lại được miễn trách nhiệm. Do
vậy, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định pháp
lý quan trọng trong lịch sử pháp luật dân sự của quốc gia khác nhau trong đó
có Việt Nam.
Pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở hai thời kỳ cổ đại
và thời kỳ trung đại còn mang yếu tố tự phát. Phải đến thời kỳ hiện đại, khi mà
bộ máy nhà nước cũng như các chế định pháp luật đã hoàn thiện, đồng bộ, có
sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, quản lý xã hội
bằng luật pháp, thì các trường hợp để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
mới được quy định rõ ràng.
Xuất phát điểm tiêu biểu về pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại phải kể đến đầu tiên là trong luật Hồng Đức, sau đó là luật Gia Long,
cho đến Dân luật Bắc kỳ... phát triển hơn nữa là Bộ luật dân sự năm 1995 và
hoàn thiện như ngày nay là Bộ luật dân sự năm 2005.
Trước hết là quy định trách nhiệm miễn bồi thường thiệt hại trong luật
Hồng Đức. Đây là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc
nhất lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim, rực rỡ
nhất của chế độ phong kiến dưới triều đại Lê Sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê
Thánh Tông. Luật Hồng Đức đuợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước
đánh giá rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư
duy của thời đại phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày
nay là một trong những nội dung quan trọng đó là chế định về miễn
33
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong Luật Hồng Đức đã quy định về miễn
trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó, có hai trường hợp chủ súc vật được
loại trừ hình phạt khi tổn thất được coi như rủi ro nghề nghiệp của những người
hành nghề thú y hoặc những người tự mình có lỗi trong việc để súc vật gây ra
tổn thiệt cho mình. Quy định này đã được pháp luật dân sự hiện đại kế thừa
bằng việc khẳng định nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc
vật gây ra thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường.
Khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời, có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng 7
năm 1996 đã có những quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ
thể là tại Điều 308 Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về việc miễn việc bồi
thường thiệt như sau:
2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện
được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng, thì không phải chịu
trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật
có quy định khác.
3- Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu
nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người
có quyền [19, Điều 308].
Và điểm e khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 1995 cũng đã quy định
về trường hợp các bên có thể thỏa thuận với nhau về trách nhiệm bồi thường
thiệt hại, trong đó có thỏa thuận về nội dung miễn trách nhiệm dân sự.
Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự 1995 đã phát huy tác dụng trong
việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao lưu dân sự, góp
phần làm ổn định các quan hệ xã hội. Bên cạnh những thành công đã đạt được,
Bộ luật dân sự 1995 còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với thực tiễn. Bộ luật dân sự 2005 ra đời thay thế cho Bộ
34
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
luật dân sự 1995 với nhiều sự sửa đổi, bổ sung nhất định, trong đó quy định
chung về 3 trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 2 và
khoản 3 Điều 302 quy định:
2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được
nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách
nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu
chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi
của bên có quyền [19, Điều 302].
và khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: về việc hai bên
có thể thỏa thuận về nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó còn có
thể hiểu là hai bên chủ thể trong hợp đồng có thể thỏa thuận về việc miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong Luật Thương mại năm 2005 cũng đã quy
định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 1 Điều
294, nhưng là 4 trường hợp chứ không phải 3 trường hợp giống Bộ luật dân sự
2005. Cụ thể là tại khoản 1 Điều 294 quy định về các trường hợp miễn trách
nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên các căn cứ sau đây:
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các
trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả
thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết
được vào thời điểm giao kết hợp đồng [22].
Như vậy, vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau luôn có sự kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới.
35
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tóm lại, việc nghiên cứu về miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng để
làm nổi bật sự khác biệt với các loại trách nhiệm dân sự nói chung là trách
nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngài
hợp đồng. Qua việc nghiên cứu này, xác định khái niệm của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và
đặc điểm pháp lý, các căn cứ phát sinh các loại trách nhiệm này, qua đó làm nổi
bật tính đặc thù của những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng.
Xác định những căn cứ pháp lý miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Để
qua đó xác định trường hợp chủ thể có hành vi không thực hiện, thực hiện không
đúng hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào và trường hợp
nào được miễn trách nhiệm mặc dù có hành vi không thực hiện, thực hiện không
đúng hợp đồng. Đồng thời, nhằm nghiên cứu tổng thể và toàn diện những quy
định của pháp luật về những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp
đồng, học viên đã nghiên cứu tiến trình phát triển của pháp luật quy định về
những trường hợp này, để có được bức tranh toàn cảnh của pháp luật quy định
về những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, để chủ động
trong nghiên cứu nội dung của đề tài luận văn này.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.docx

tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
LoanNguyn566598
 
Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review
 Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review
PMC WEB
 

Similar to Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.docx (20)

Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
 
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểmBồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
Bồi thường do vi phạm hợp đồng là gì? Khái niệm, đặc điểm
 
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
Hợp đồng là gì ? Vi phạm hợp đồng là gì ?
 
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
 
Cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docx
Cơ sở  lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docxCơ sở  lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docx
Cơ sở lý luận về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.docx
 
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
 
Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review
 Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review
Tạp chí Luật IIRR - No.3 | IIRR Legal Review
 
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAYKhóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
Khóa luận: Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận tranh chấp hợp đồng, HAY, 9 ĐIỂM
 
Xác định các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồng
Xác định các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồngXác định các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồng
Xác định các khoản yêu cầu bồi thường khi bên vận chuyển vi phạm hợp đồng
 
Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...
Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...
Cơ sở lý luận về thế chấp quyền sử dụng đất và pháp luật điều chỉnh thế chấp ...
 
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt NamHợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam
 
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện Nay
Cơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện NayCơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện Nay
Cơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện Nay
 
Cơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện Nay
Cơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện NayCơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện Nay
Cơ Sở Lý Luận Hủy Bỏ Hợp Đồng Theo Pháp Luật Thương Mại Việt Nam Hiện Nay
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
 
Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng
Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng
Quy định pháp luật về quyền của bên thứ ba khi thực hiện hợp đồng
 
Điều khoản cơ bản về hợp đồng thuê khoán tài sản
Điều khoản cơ bản về hợp đồng thuê khoán tài sảnĐiều khoản cơ bản về hợp đồng thuê khoán tài sản
Điều khoản cơ bản về hợp đồng thuê khoán tài sản
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Tín Dụng Ngân Hàng Theo Pháp Luật Việt Nam.
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docxCơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
Cơ sở lý luận về hợp đồng mua bán nhà ở.docx
 
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã...
 
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docxCơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với hợp tác xã trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docxCơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
Cơ sở lý luận về động lực và tạo động lực làm việc cho công chức nữ.docx
 
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docxCơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
Cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với dịch vụ công cộng.docx
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong nông nghiệp.docx
 
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docxCơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên bậc đại học.docx
 
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docxCơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
Cơ sở lý luận của thực hiện chính sách dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác dân tộc.docx
 
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docxCơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá.docx
 
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
Cơ sở lý luận về vai trò của thanh tra nhà nước trong phòng, chống tham nhũng...
 
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docxCơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
Cơ sở lý luận về thu bảo hiểm xã hội và pháp luật về thu bảo hiểm xã hội.docx
 
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docxCơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
Cơ sở lý luận hoàn thiện pháp luật về quản lý biên chế.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH.docx
 
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docxCơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
Cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.docx
 

Recently uploaded

Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt NamĐào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
Đào tạo, bồi dưỡng phát triển viên chức Đài Truyền hình Việt Nam
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptxNGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 1 B 1 2024.pptx
 
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
4.NGÂN HÀNG KĨ THUẬT SỐ-slide CHƯƠNG 3.pptx
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 

Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VÀ MIỄN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM NGHĨA VỤ THEO HỢP ĐỒNG 1.1. Khái niệm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một hình thức chế tài do Nhà nước quy định để áp dụng đối với các hành vi vi phạm các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong một hợp đồng dân sự. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và trách nhiệm dân sự này được chi phối bởi các nguyên tắc pháp lý về hợp đồng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng phát sinh từ hành vi phạm nguyên tắc xử sự do pháp luật qui định. Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là các bên giao kết thống nhất về ý chí và bị ràng buộc trong mối quan hệ nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu của bên kia. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì mọi hợp đồng dân sự đều được thực hiện dưới hình thức thoả thuận dù là hợp đồng miệng hoặc bằng văn bản. Thông qua hợp đồng dân sự, các bên thoả thuận các quyền và nghĩa vụ phải thực hiện. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là việc một hoặc hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều đã cam kết hợp pháp. Như vậy, khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được hiểu như sau: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể hợp đồng không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại, chịu khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng 6
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 theo thoả thuận và phải chịu những hậu quả bất lợi khác và theo đó bên bị xâm phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng và được bồi thường thiệt hại. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng có các đặc điểm của chế tài dân sự. Tính cưỡng chế trong quan hệ hợp đồng, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng những cam kết thì phải gánh chịu những bất lợi về tài sản. Khác với chế tài hình sự, chế tài dân sự mang tính chất tài sản và được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng. Nhiều biện pháp chế tài có thể được áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng (buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng; phải bồi thường thiệt hại, bị phạt vi phạm hợp đồng...). Cũng giống như các trách nhiệm dân sự nói chung thì trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cũng xuất phát trên cơ sở có hành vi vi phạm cam kết, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Tuy vậy, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng còn bao hàm những nội dung riêng, không giống với các trách nhiệm dân sự khác ở các đặc điểm sau đây: Một là, Chủ thể có hành vi vi phạm hợp đồng có trách nhiệm dân sự do có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Theo qui định của pháp luật, thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng, nhưng đã không thực hiện, theo quy định của pháp luật, trước hết bên vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng, nhưng lại không thực hiện, thì hành vi không thực hiện những cam kết hợp pháp, là hành vi trái pháp luật. Bên có hành vi trái pháp luật phải gánh chịu những hậu quả xấu về tài sản như phải tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa anh A và anh B, trong đó anh A có nghĩa vụ giao hàng cho anh B vào ngày 5 hàng tháng, còn anh B có nghĩa 7
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vụ nhận hàng và giao tiền.Đến thời điểm giao hàng anh A đã không giao đủ hàng cho anh B. Trong trường hợp này, anh B có quyền yêu cầu anh A phải giao đủ số lượng, đúng chất lượng của hàng hoá như đã thoả thuận trong hợp đồng. Đồng thời, anh B có quyền khởi kiện đến toà án, yêu cầu toà xác định trách nhiệm của anh A phải bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm hợp đồng. Ngoài trách nhiệm anh A phải tiếp tục thực hiện hợp đồng, là trách nhiệm của anh A phải bồi thường thiệt hại cho anh B do có hành vi vi phạm hợp đồng mà gây thiệt hại. Ngược lại trong một số trường hợp thì bên có hành vi vi phạm có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng là bên có quyền. Trong trường hợp trên bên A là bên có quyền, nếu đến mùng 5 hàng tháng, bên A đã giao đủ hàng nhưng bên B không đến nhận và cũng không thực hiện nghĩa vụ tương ứng với quyền là nghĩa vụ trả tiền cho bên A thì khi xảy ra tranh chấp, bên B phải có trách nhiệm là tiếp tục thực hiện phần hợp đồng còn lại là nhận hàng và nghĩa vụ trả tiền cho bên A. Hai là, chủ thể vi phạm hợp đồng có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại hoặc chịu các hậu quả xấu về tài sản. Một đặc điểm rất quan trọng của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là bên vi phạm phải chịu trách nhiệm về tài sản kể cả trong trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng nhưng chưa gây ra thiệt hại. Trong trường hợp các bên thoả thuận về khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng hay trong hợp đồng đặt cọc, mặc dù bên vi phạm các thoả thuận chưa gây ra một thiệt hại nào về tài sản, nhưng đã bị áp dụng các chế tài về tài sản (phạt tiền đặt cọc). Đặc điểm này khác biệt so với trách nhiệm do có hành vi gây thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là trách nhiệm cả chủ thể giao kết hợp đồng, nhưng lại không thực hiện đúng các cam kết hợp pháp. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm của chủ thể có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, các quyền nhân thân khác. Vì vậy, trách nhiệm 8
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dân sự ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra phải xác định điều kiện lỗi. Còn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng yếu tố lỗi là suy đoán. Tuy nhiên, cần phải khẳng định, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể giao kết hợp đồng, thì chủ thể vi phạm hợp đồng có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Từ hai đặc điểm của trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng trên đây cho thấy trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự có liên quan mật thiết đến hợp đồng dân sự. Các nghĩa vụ dân sự này được phát sinh từ hợp đồng và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế của nhà nước. Các nghĩa vụ dân sự này mang tính chất tài sản và được xác định bằng tiền. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm hình thành từ việc không thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Chủ thể có nghĩa vụ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết, điều này gây thiệt hại cho chủ thể có quyền trong hợp đồng thì chủ thể vi phạm phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong Bộ luật dân sự hiện hành trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được chi phối bởi các nguyên tắc chế độ pháp lý về hợp đồng. Tuy nhiên, để ghi nhận đặc điểm của trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là trách nhiệm phát sinh từ sự vi phạm một nguyên tắc xử sự, đó là sự vi phạm nghĩa vụ dân sự. Đồng thời pháp luật Việt Nam cũng quy định trách nhiệm dân sự trong hợp đồng chịu sự chi phối và dựa trên các nguyên tắc của các quy định chung về điều kiện và trình tự thực hiện nghĩa vụ được các bên xác lập trên cơ sở thỏa thuận. Hợp đồng dân sự được coi là căn cứ để xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng vì hợp đồng là công cụ chủ yếu để xác lập quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến tài sản trong một xã hội nhất định. Đồng thời, hợp đồng cũng làm phát sinh nghĩa vụ dân sự theo một cơ chế chung là: Bên giao kết sẽ thống nhất ý chí và sẽ bị ràng buộc trong một mối quan hệ nhất định nhằm 9
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đáp ứng yêu cầu của bên có quyền trong hợp đồng. Theo nguyên tắc chung của pháp luật dân sự thì mọi hợp đồng dân sự (kể cả hợp đồng miệng và hợp đồng viết) đều được thực hiện dưới hình thức thỏa thuận của các bên. Thông qua hợp đồng dân sự các bên sẽ thỏa thuận với nhau về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phải thực hiện trong hợp đồng. Khi các bên vi phạm các thỏa thuận này sẽ phát sinh trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng theo đó được hiểu là việc một hoặc cả hai bên trong hợp đồng phải chịu trách nhiệm dân sự bởi những hành vi vi phạm những nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Việc vi phạm hợp đồng dân sự sẽ làm phát sinh trách nhiệm dân sự của một trong hai bên tham gia vào hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng. Căn cứ xác định trách nhiệm dân sự là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Mà nghĩa vụ bị vi phạm trong trường hợp này có thể là nghĩa vụ chính hoặc nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Trong đó, nghĩa vụ chính được hiểu là nghĩa vụ tương ứng với từng chủ thể trong hợp đồng. Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa diễn ra giữa bên bán và bên mua thì nghĩa vụ chính được hiểu là nghĩa vụ giao hàng của bên bán và nghĩa vụ thanh toán tiền của bên mua cho bên bán. Còn nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được hiểu là một nghĩa vụ được phát sinh từ một sự kiện pháp lý cụ thể trong hợp đồng và nghĩa vụ phát sinh là hệ quả của sự kiện đó. Ví dụ: Trong hợp đồng vận chuyển hành khách được ký giữa công ty vận tải đường sắt và công ty du lịch Văn Minh trong chuyến du lịch từ Hà Nội vào Bến Tre. Trong trường hợp xảy ra sự cố là chậm tàu 2 tiếng (đây được coi là một sự kiện pháp lý) thì nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng trên là nghĩa vụ bảo đảm nhu cầu sinh hoạt tối thiểu cho các hành khách trên tàu trong lúc chờ tàu chạy. 10
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Như vậy, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng được xem là một trong những chế tài quan trọng của pháp luật dân sự dùng để điều chỉnh một số đối tượng thông dụng và cần thiết trong giao lưu dân sự hàng ngày, mà cụ thể là hợp đồng dân sự. Cũng giống như các loại trách nhiệm dân sự khác thì trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự có những đặc điểm như sau: Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng là một chế tài dân sự, nó áp dụng đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, được thực hiện và bảo đảm thực hiện bởi các cơ quan quyền lực nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi pháp luật cho phép. Trách nhiệm này sử dụng một số biện pháp, chế tài nhất định do pháp luật đề ra để buộc người vi phạm phải chịu những hậu quả bất lợi nhất định do hành vi vi phạm của mình gây ra, đồng thời trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự cũng mang tính chất tài sản, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng dân sự luôn tương ứng với nhau. 1.2. Khái niệm miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xem là một trong những biện pháp chế tài nghiêm khắc của nhà nước dùng để áp dụng cho các chủ thể có hành vi vi phạm quyền và lợi ích của các chủ thể khác trong hợp đồng dân sự, trên nguyên tắc mọi hành vi gây thiệt hại trái luật đều bị xử lý nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của giao dịch. Bên nào gây ra thiệt hại thì bên đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Nếu trách nhiệm buộc tiếp tục thực hiện hợp đồng là theo thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại lại là một chế tài bắt buộc mà Nhà nước đã áp dụng cho các chủ thể vi phạm. Theo quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần. Mà trách nhiệm bồi thường trong điều luật này được hiểu là 11
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, nó bao gồm những tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại. Trong hợp đồng dân sự, khi có thiệt hại xuất phát từ hành vi vi phạm thì các thiệt hại đó luôn luôn là các thiệt hại vật chất có liên quan trực tiếp đến vật chuyển giao là đối tượng của hợp đồng, có thể là những thiệt hại do hợp đồng không được thực hiện đúng thời hạn hay những thiệt hại do việc không thực hiện một công việc hoặc cố tình thực hiện một công việc mà đáng lý ra chủ thể đó không được phép thực hiện, do đó đã gây thiệt hại cho bên có quyền. Khác với những vi phạm pháp luật hình sự, hành chính, trong quan hệ pháp luật dân sự các hành vi trái pháp luật dẫn đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì các bên có thể xử lý bằng sự tự dàn xếp giữa các chủ thể liên quan với nhau. Việc tự nguyện dàn xếp giữa các bên cũng phải tuân theo các điều kiện do pháp luật quy định đối với việc xác lập hợp đồng như: Những điều kiện về năng lực chủ thể, sự đồng tình ý chí giữa các bên, tính trung thực trong quá trình giao kết, hiệu lực của hợp đồng giao kết... sở dĩ các bên phải tuân thủ nội dung này là do pháp luật dân sự quy định một sự kiện dàn xếp tự nguyện về việc bồi thường thiệt hại khi được giao kết nếu phù hợp với các quy định của pháp luật chung về hợp đồng sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với các bên, đặc biệt là nó có tác dụng trong việc thủ tiêu quyền kiện đòi bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại. Trong một số trường hợp thiệt hại phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng thì quyền yêu cầu bồi thường cũng có thể được các bên loại bỏ ngay từ lúc giao kết hợp đồng bằng con đường thỏa thuận về miễn trách nhiệm dân sự. Như vậy, khi xuất hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra thì trong một số trường hợp nhất định sẽ dẫn đến việc miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. 12
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là việc người có quyền trong hợp đồng dân sự cho phép bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại không bị áp dụng biện pháp khôi phục một phần hoặc toàn bộ tình trạng ban đầu về tài sản cho bên có quyền. Bản chất của miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là việc bên chủ thể vi phạm nghĩa vụ đáng lẽ phải gánh chịu toàn bộ và đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, tuy nhiên, do thiệt hại xảy ra trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà bên vi phạm nghĩa vụ được miễn trừ toàn bộ hoặc một phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó. Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của pháp luật dân sự, không chỉ bảo đảm quyền lợi của các bên giao kết hợp đồng, bảo đảm sự tự nguyện thỏa thuận của các bên mà còn là yếu tố hạn chế việc một bên lợi dụng quy định về miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại để trốn tránh trách nhiệm dân sự. Nhưng có một vấn đề đặt ra hiện nay là bên cạnh những quy định đồng nhất thì việc quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng giữa các luật là không thống nhất với nhau, điển hình như Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giống và khác nhau trong việc quy định miễn trách nhiệm dân sự tại hai văn bản luật này. Khoản c Điều 294 Luật Thương mại năm 2005 quy định bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi “hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia” [23], về vấn đề này Bộ luật dân sự năm 2005 cũng quy định tương tự tại khoản 3 Điều 302. Ngoài ra thì cả Bộ luật dân sự và Luật Thương mại đều không quy định việc không thực hiện đúng hợp đồng thuộc trường hợp miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng thì bên có nghĩa vụ có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ 13
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hợp đồng nữa hay không? Mà cả hai luật này chỉ quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do bất khả kháng, cụ thể là quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại và khoản 2 Điều 302 Bộ luật dân sự năm 2005. Xét về mặt thực tế nếu nghĩa vụ không thể thực hiện được khi có sự kiện bất khả kháng thì chúng ta không thể buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện. Ví dụ: khi gió lớn không cho phép sự hoạt động của các tàu chở hàng thì chúng ta không thể buộc bên vận chuyển tiếp tục thực hiện công việc chuyên chở của mình. Tuy nhiên, nếu sự cản trở việc thực hiện nghĩa vụ chỉ là tạm thời thì việc miễn trách nhiệm cũng chỉ tạm thời. Sau khi việc cản trở chấm dứt thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nội dung nghĩa vụ trong hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận. Nếu Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phát sinh trong các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự thì trong phần chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2005 lại không có quy định rõ ràng về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong cả hai lĩnh vực thương mại và dân sự, phần chung quy định về hợp đồng hay phần riêng quy định nghĩa vụ dân sự trong từng trường hợp cụ thể đều không thể hiện rõ mức thiệt hại mà bên có nghĩa vụ được miễn là bao nhiêu? Chỉ trong một số trường hợp nhất định mới quy định rõ mức thiệt hại mà bên có nghĩa vụ được miễn. Ví dụ: Điều 511 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao mà hai bên đã thỏa thuận nhưng Điều 509 quy định nếu tài sản và súc vật bị chết do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán được hưởng một nửa số súc vật sinh ra, đồng thời phải chịu một nửa số súc vật thuê khoán do sự kiện bất khả kháng gây nên. Như vậy, trong trường hợp trên đây bên có nghĩa vụ chỉ được miễn một nửa thiệt hại. 14
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Bộ luật dân sự 2005 có những điều khoản quy định theo hướng miễn toàn bộ nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: khoản 3 Điều 546 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ quy định trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Các quy định giữa Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 có sự khác biệt như sau: Một là, Luật Thương mại năm 2005 có quy định về việc miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn Bộ luật dân sự năm 2005 thì chưa có quy định về nội dung này. Trong phần chế tài do vi phạm hợp đồng trong Luật Thương mại có dự liệu một yếu tố miễn trách nhiệm là “hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng” [18]. Đây cũng là một điểm mới trong Luật Thương mại năm 2005 vì trong Luật Thương mại năm 1997 chưa xuất hiện quy định này. Hai là, trong quá trình đối các chiếu quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì chúng ta thấy Bộ luật dân sự không có quy định về việc miễn trách nhiệm chi tiết như các quy định trong Luật Thương mại và chỉ tồn tại một vài quy định gần như tương tự trong các trường hợp cụ thể với khái niệm “cản trở khách quan”. Tại khoản 1 Điều 287 Bộ luật dân sự 2005 quy định khi không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông báo được thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan mà bên có nghĩa vụ không thể thông báo được cho bên có quyền. 15
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Áp dụng quy định của điều luật trên đây vào tình hình thực tiễn tác giả nhận thấy quy định trên chưa có tính khái quát, không thể áp dụng cho các hợp đồng dân sự nói chung. Ba là, trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định khá mờ nhạt về việc miễn trách nhiệm trong trường hợp hai bên trong hợp đồng có thỏa thuận với nhau (khoản 6 Điều 402), nhưng ngược lại Luật Thương mại 2005 đã quy định khá cụ thể vấn đề này tại điểm a khoản 1 Điều 294 như sau: bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm trong trường hợp các bên đã thỏa thuận. 1.3. Điều kiện để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Trên thực tế khi giao kết hợp đồng, các bên bao giờ cũng mong muốn hợp đồng được thực hiện, có những trường hợp dù đã tiến hành mọi nỗ lực cần thiết nhưng vẫn không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng với những gì mà các bên đã thỏa thuận. Vậy, lúc này họ có phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không? Về nguyên tắc chung thì các bên vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trừ khi họ đưa ra được các căn cứ chứng minh thuộc trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Như chúng ta đã biết yếu tố tạo thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bắt nguồn từ việc: Có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trên thực tế. Trong đó hành vi vi phạm pháp luật này phải đầy đủ các yếu tố cấu cấu thành như: có thiệt hại xảy ra, có nguyên nhân tạo nên kết quả, có mối quan hệ qua lại giữa nguyên nhân và kết quả, có yếu tố lỗi từ các chủ thể. Hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể này theo quy định của pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chứng minh được trách nhiệm bồi thường thiệt hại này lại thuộc vào 4 trường hợp mà pháp luật quy định là điều kiện để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt 16
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hại trong hợp đồng thì được miễn trách nhiệm. Theo các quy định tại khoản 2, 3 Điều 302, khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự 2005 thì có 03 trường hợp được miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm: “Sự kiện bất khả kháng, thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm và thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng” [22]. Trong khi đó, khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 lại quy định 4 căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, bao gồm: Thỏa thuận của các chủ thể trong hợp đồng; sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia và hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng [23, Điều 294, khoản 1]. Từ các quy định của pháp luật trên đây tác giả xin đi vào phân tích từng căn cứ miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Một là, chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở sự kiện bất khả kháng Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Bộ luật dân sự 2005 thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” [22]. Tuy nhiên nội dung này lại được quy định trong phần “Thời hiệu”, nó là căn cứ để xác định “…chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu” [22] chứ không thấy đề cập đến trong phần “Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự” [22]. Điều này dẫn tới việc nhận thức không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án liên quan, gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự. Hay nói cách khác khi một sự kiện pháp lý xảy ra để coi sự kiện đó là 17
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 một sự kiện bất khả kháng thì nội dung của sự kiện đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một sự kiện bất khả kháng sau đây: Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể dự liệu trước được và nằm ngoài ý chí của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng Đó có thể là các hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, động đất, sóng thần,… cũng có thể là các hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách chính phủ,… Ngoài ra, trong thực tiễn, các bên tham gia giao kết hợp đồng còn có thể đưa ra những sự kiện khác là những sự kiện bất khả kháng làm căn cứ để miễn trách nhiệm dân sự (hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng) như: thiếu nguyên liệu, mất điện, lỗi mạng vi tính, bên cung cấp chậm trễ giao hàng,… Những sự kiện này, về mặt lý luận thì không được coi là sự kiện bất khả kháng nếu các bên không có thỏa thuận; trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì pháp luật ghi nhận và tôn trọng các thỏa thuận đó. Thứ hai, sự kiện bất khả kháng phải xảy ra sau khi các bên giao kết hợp đồng Điều này thể hiện ở chỗ thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng phải nằm trong khoảng thời gian kể từ khi hợp đồng có hiệu lực pháp luật đến khi các bên thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Ví dụ: Khi bên A là bên chở hàng, tiến hành vận chuyển hàng cho bên B trong khoảng thời gian mà hai bên đã thỏa thuận thì gặp lũ lụt, dù đã cố gắng ngăn chặn để số hàng không bị mưa cuốn đi, song do mưa lũ quá to nên số hàng của bên B đã bị mất hết. Như vậy, hiện tượng lũ lụt trong trường hợp này được coi là sự kiện bất khả kháng xảy ra trong thời điểm các bên đang thực hiện hợp đồng. Ngược lai, nếu cũng là sự kiện bất khả kháng do lũ lụt nhưng thời điểm xảy ra sự kiện này lại nằm ngoài khoảng thời gian vận 18
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chuyển hàng mà hai bên đã tiến hành ký kết trong hợp đồng thì không đương nhiên coi đó là sự kiện bất khả kháng và bên A cũng không thể viện dẫn lý do này là cơ sở của sự kiện bất khả kháng. Sự kiện bất khả kháng còn được hiểu là những sự kiện xảy ra một cách khách quan, nằm ngoài ý thức của con người, mặc dù đã tìm mọi biện pháp để ngăn chặn, hạn chế nhưng không mang lại hiệu quả. Thứ ba, sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng phải có mối quan hệ nhân quả Trong đó, sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân, còn hành vi vi phạm là kết quả. Bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng phải chứng minh được sự kiện bất khả kháng là nguyên nhân trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng. Ví dụ: Anh Trung có gửi đồ ở kho hàng công ty X, nhưng do hiện tượng sấm sét dẫn đến sét đánh trúng nhà kho làm hệ thống điện tại kho bị chập nên kho hàng của công ty X đã bị cháy, trong đó có toàn bộ số hàng của anh Trung đang gửi tại kho. Trong ví dụ trên thì sự kiện bất khả kháng ở đây là hiện sấm sét dẫn đến cháy nhà kho và hành vi vi phạm hợp đồng là không bảo quản được số hàng trong kho của công ty X xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp do hiện tượng sét đánh vào nhà kho, khiến toàn bộ số hàng bị cháy. Như vậy, hiện tượng sấm sét cháy nhà kho được coi là sự kiện bất khả kháng. Nếu không chứng minh được thì bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm dân sự. Đối chiếu điều này vào ví dụ trên cho thấy nếu trong trường hợp mà công ty X không chứng minh được nguyên nhân cháy nhà kho làm hỏng hàng của anh Trung là do hiện tượng sấm sét thì bên công ty X lúc này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho anh Trung bởi hành vi không bảo quản được kho hàng của mình. Điều này cũng thể hiện nghĩa vụ chứng minh của bên vi phạm hợp đồng nhằm bảo đảm lợi ích cho bên có quyền, tránh trường hợp bên có nghĩa 19
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vụ lợi dụng sự kiện bất khả kháng để thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho bên có quyền (nội dung này đã được quy định tại Công ước Viên năm 1980 – Việt Nam cũng là thành viên của Công ước Viên, song nội dung của Công ước này cũng mới chỉ dừng lại ở việc quy định thời gian và nghĩa vụ chứng minh chứ không hề nhắc đến khoảng thời gian hợp lý của bên vi phạm thông báo cho bên bị vi phạm biết về sự kiện bất khả kháng là bao lâu, cũng như hậu quả cụ thể của nó). Thứ tư,các bên trong quan hệ hợp đồng đã dùng hết khả năng để khắc phục hậu quả nhưng không thể khắc phục được Hợp đồng được giao kết bởi lợi ích mà các bên hướng tới, để bảo đảm cho lợi ích đó, các bên phải tận tâm, thiện chí thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu bên có nghĩa vụ có khả năng khắc phục, hạn chế thiệt hại xảy ra mà lại không thực hiện, để mặc cho hậu quả xảy ra thì cho dù có sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng cũng không được miễn trừ trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Để được miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng vì sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm hợp đồng phải chứng minh được mình đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có để khắc phục hậu quả xảy ra mà vẫn không thể khắc phục được và do việc không khắc phục được đến dẫn đến vi phạm hợp đồng. Quy định này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ: Công ty H và công ty K ký hợp đồng vận chuyển 20 tấn than từ Ninh Bình về Hải Phòng trong thời gian 1 tháng, trong đó công ty H có nghĩa vụ chở hàng bằng đường biển để giao cho bên K tại cảng Hải Phòng. Trong quá trình vận chuyển bằng đường biển đã gặp một sự kiện là bão trên biển. Khi đó, nếu công ty H đã chứng minh được rằng phía công ty H đã cố gắng làm hết sức, tiến hành mọi biện pháp cần thiết, làm những công việc có thể mà vẫn không chống lại được cơn bão và toàn bộ 20 tấn than trên đã bị bão 20
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cuốn đi thì khi đó sự kiện bão dẫn đến số than bị mất được coi là sự kiện bất khả kháng. Ngược lại, nếu khi bão xảy mà công ty H có đầy đủ khả năng để chống lại nhưng phía công ty H đã không làm thì khi thiệt hại xảy ra phía công ty H vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thứ năm,các bên tham gia giao kết hợp đồng không có thỏa thuận khác trong hợp đồng Tự do, bình đẳng, thỏa thuận là những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, do đó, thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng không trái với pháp luật, đạo đức xã hội luôn được Nhà nước tôn trọng. Chính vì vậy, nếu các bên có thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng phải chịu trách nhiệm dân sự kể cả trong trường hợp sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng không được miễn trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng. Thêm nữa, nếu khi ký kết hợp đồng, các bên đã tiên liệu trước các sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra nhưng các bên vẫn cố tình thực hiện hợp đồng, khi bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng đó cũng sẽ không được miễn trừ trách nhiệm dân sự. Bởi nếu đã biết trước sự kiện bất khả kháng sẽ xảy ra mà vẫn giao kết hợp đồng nghĩa là các bên đã có biện pháp bảo đảm cho hợp đồng được thực hiện hoặc là bên có nghĩa vụ chấp nhận rủi ro. Trong luật dân sự Pháp cũng đã quy định bất khả kháng là một cơ sở để bên có nghĩa vụ được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể là tại Điều 1147 tại Bộ luật dân sự Pháp quy định: người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm bồi thường do không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ, nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện hoặc thực hiện chậm nghĩa vụ là do nguyên nhân khách quan không thuộc trách nhiệm của mình và không có lỗi cố ý. Để làm được điều đó người có nghĩa vụ phải đưa ra được 21
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các sự kiện bất khả kháng hoặc khó khăn trở ngại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc không thực hiện được nghĩa vụ. Song để hiểu thế nào là sự kiện bất khả kháng thì Bộ luật dân sự Pháp lại không có quy định. Theo GS. Corinne Renault-Brahinsky trong cuốn “Đại cương về pháp luật hợp đồng” thì sẽ có ba đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, đó là sự kiện không thể dự kiến trước được, tức là người có nghĩa vụ không thể dự kiến trước hoặc nhìn trước sự việc đó. Việc đánh giá sự kiện có thể dự kiến trước hoặc không thể dự kiến trước được thực hiện theo những tiêu chí chung và vào thời điểm ký kết hợp đồng. Thứ hai, đó là sự kiện xảy ra do một nguyên nhân khách quan, không phụ thuộc vào ý trí của chủ thể (người có nghĩa vụ), tức là sự kiện đó không có mối quan hệ nào với nhân thân hay hoạt động của người có nghĩa vụ. Thứ ba, đó là sự kiện không thể khắc phục được, tức là sự kiện xảy ra phải làm cho nghĩa vụ không thể thực hiện được trong một khoảng thời gian nhất định. Việc không thực hiện được nghĩa vụ phải có tính chất tuyệt đối. Ví dụ: Khi 30 tấn khoai tây của người chủ trang trại định bán mà bị chính quyền quân sự trưng thu thì người chủ trang trại vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người mua, nếu như dựa theo các tình tiết vụ kiện chứng minh được rằng người chủ trang trại đã có lỗi trong việc bỏ lỡ khả năng chở hàng cho người mua trước khi có lệnh trưng thu. Ngược lại, nếu trong trường hợp 10 tấn khoai lang đã chuẩn bị cho người mua mà bị trưng thu ngay tại ga đường sắt khi đang được bốc dỡ vào các toa hàng thì việc trưng thu đó sẽ được coi là sự kiện bất khả kháng khiến cho nghĩa vụ mua bán không thể thực hiện được và bên có nghĩa vụ sẽ không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ II, do những khó khăn về mặt kinh tế nên nguyên tắc “Tính tuyệt đối của việc không thực hiện được nghĩa vụ” [17] 22
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đã được áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo hơn. Theo đó, khi người có nghĩa vụ không có khả năng kinh tế để thực hiện hợp đồng đã ký kết trong bối cảnh kinh tế biến động đột ngột, họ có thể được miễn, giảm trách nhiệm do không thực hiện được hợp đồng. Hai là, chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở do lỗi của bên có quyền trong hợp đồng hoặc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xuất hiện lỗi từ cả hai bên trong hợp đồng. Trong nhiều trường hợp thì một bên trong hợp đồng sẽ được miễn bồi thường thiệt hại. Trường hợp bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vi phạm hợp đồng nhưng hành vi vi phạm của một bên trong hợp đồng này hoàn toàn do lỗi của bên kia thì khi đó bên có nghĩa vụ sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để hiểu rõ về vấn đề này trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm lỗi và khái niệm lỗi của bên có quyền. Khái niệm lỗi của bên có quyền trong hợp đồng được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau tùy vào đặc điểm, tình hình của mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Theo luật dân sự La Mã thì “trách nhiệm hợp đồng của người có quyền được phát sinh theo nguyên tắc phạm lỗi – nghĩa là người có quyền cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có lỗi trong việc vi phạm hợp đồng chứ không chỉ riêng bên có nghĩa vụ” [17]. Khái niệm lỗi nói chung thường được hiểu là việc không tuân thủ theo cách xử sự mà pháp luật yêu cầu, do đó sẽ không có lỗi nếu mọi yêu cầu đã được tuân thủ.Theo đó phạm lỗi sẽ có hai hình thức: Hình thức lỗi thứ nhất là lỗi cố gây thiệt hại, người có quyền bị coi là có lỗi cố ý khi có những hành vi mang tính chủ định dưới dạng cố tình hành động hoặc cố tình không hành động nhằm gây thiệt hại cho quyền lợi của 23
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 chính bản thân mình, không tác động trực tiếp nhưng ảnh hưởng gián tiếp đến quyền lợi của bên có nghĩa vụ. Ví dụ: A ký hợp đồng vận chuyển 30 hộp cơm mỗi ngày cho đại lý B. Khi A chuyển 30 hộp cơm đến cửa hàng của B, B có ý không muốn nhận số cơm trên nên B đã đóng cửa hàng và cũng không nhờ ai nhận hộ số hộp cơm đó. Lúc này A đã không thể thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng A sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi vì việc A không thể thực hiện được nghĩa vụ trên là do lỗi xuất phát từ phía B vì không tuân thủ nội dung hợp đồng. Hình thức phạm lỗi thứ hai là lỗi vô ý. Đối với trường hợp vi phạm nghĩa vụ hợp đồng do lỗi khinh xuất hay do lỗi không cẩn trọng ở mức độ quá đáng thì người có quyền luôn phải chịu trách nhiệm hợp đồng. Nhưng nếu vi phạm xảy ra do lỗi khinh xuất hay do lỗi không thận trọng ở mức nhẹ thì không phải lúc nào người có quyền cũng phải chịu trách nhiệm. Điều này còn phụ thuộc vào lợi ích của bên có quyền tương ứng với lợi ích của bên có nghĩa vụ trong hợp đồng. Khái niệm lỗi của luật La Mã có ảnh hưởng, mang tính chi phối đến cách tiếp cận của các nước theo truyền thống châu Âu lục địa. Khái niệm lỗi trong luật La Mã sẽ được áp dụng đối với các nghĩa vụ ngoài hợp đồng, sau đó được vận dụng rộng rãi trong việc xác định cơ sở trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng như đánh giá về sự ảnh hưởng này, một học giả nổi tiếng người Đức, Yering, đã từng nói: “nguyên tắc trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở lỗi chính là một trong những di sản pháp luật quan trọng nhất mà các luật gia La Mã đã để lại” [17]. Nhưng khác với luật dân sự La Mã thì luật dân sự các nước theo truyền thống Civil Law như Đức, Pháp... không đưa ra định nghĩa về lỗi trong quan hệ dân sự tại các đạo luật cơ bản. Nói chung luật dân sự các nước Đức, Pháp 24
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 xác định khái niệm lỗi theo phương pháp so sánh có tính trừu tượng giữa cách xử sự cụ thể của người có nghĩa vụ trong hợp đồng với cách xử sự kiểu mẫu được pháp luật lựa chọn và quy định. Như vậy, trách nhiệm hợp đồng được truy cứu trên nguyên tắc lỗi. Tuy nhiên, lỗi của người có quyền trong quan hệ dân sự nói chung và trong quan hệ hợp đồng nói riêng là lỗi suy đoán, việc người đó có quyền chứng minh sự kiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng đã là yếu tố quy kết nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, luật dân sự Đức, Pháp đều quy định nghĩa vụ chứng minh về lỗi thuộc về bên nào vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bên nào vi phạm nghĩa vụ đương nhiên là bên có lỗi, trừ khi họ chứng minh được sự ngược lại. Điều này có nghĩa là khi người có quyền vi phạm thỏa thuận mà hai bên đã ký kết, không làm đúng nghĩa vụ tương tác giữa các bên thì bên có quyền sẽ phải chịu trách nhiệm do lỗi cá nhân của mình. Nguyên tắc áp dụng yếu tố lỗi là cơ sở trách nhiệm hợp đồng được pháp luật Việt Nam quy định đầu tiên tại Điều 309 Bộ luật dân sự 1995, đến Bộ luật dân sự 2005 quy định tại Điều 308, trong đó đều nhấn mạnh lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm hợp đồng nói riêng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác và pháp luật quy định khác. “Lỗi” được phân chia thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó lỗi cố ý là trường hợp người vi phạm nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Còn trường hợp lỗi vô ý là việc người vi phạm không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Như vậy, khái niệm chung về lỗi luôn là một phạm trù tâm lý, vì nó biểu hiện thông qua trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của con người đối với những hành vi và hậu quả của những hành vi ấy gây nên. 25
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Áp dụng quy định về khái niệm và các hình thức của lỗi vào thực tiễn đời sống dân sự thì cách tiếp cận này còn một số hạn chế sau đây: so với Bộ luật dân sự 1995 thì Bộ luật dân sự 2005 đã bác bỏ một nguyên tắc giá trị phổ quát là nguyên tắc suy đoán lỗi của người vi phạm nghĩa vụ. Bởi vì, nguyên tắc suy đoán lỗi của người vi phạm nghĩa vụ là một giá trị đã được cuộc sống sàng lọc và kiểm nghiệm và các giá trị phổ biến luôn mang trong mình thông điệp của cả cộng đồng văn minh, vì thế một nguyên tắc xử sự dù có đặc thù đến đâu cũng không thể tách rời hoàn toàn với truyền thống và di sản nhân loại. Tuy nhiên, không phải tất cả các bổ sung về chế định lỗi trong quan hệ hợp đồng trong thời gian vừa qua đều bất hợp lý vì chúng ta có thể tìm thấy không ít các điểm có thể sửa đổi bổ sung theo chiều hướng đáng khích lệ mà đáng kể nhất là việc bác bỏ khoản 4 Điều 230 Luật Thương mại 1997, trong đó xác định yếu tố lỗi là căn cứ phát sinh trách nhiệm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Căn cứ theo quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể dễ dàng nhận thấy Luật Thương mại 2005 đã có cách nhìn mới về trách nhiệm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, do đó trách nhiệm hợp đồng được hiểu là loại trách nhiệm (khách quan) – là loại trách nhiệm không dựa trên yếu tố lỗi, tức là loại trách nhiệm phát sinh ngay cả khi bên có nghĩa vụ không có lỗi ngay cả khi vi phạm nghĩa vụ. Những quy định tại các điều của Luật Thương mại 2005 đã phản ánh một xu hướng tăng cường trách nhiệm hợp đồng đối với thương nhân – những người hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận có tính chất thường xuyên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm và dám chấp nhận rủi ro về phía mình. Đây là một trong nhiều dấu hiệu cho thấy sau một thời gian đổi mới chế định hợp đồng nước ta đã và đang bắt đầu vượt qua thói quen và cách tư duy truyền thống để nhanh chóng hòa nhập vào quá trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế nhân loại. 26
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hơn nữa, Bộ luật dân sự 2005 cũng không hề có quy định về trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi của cả hai bên, do đó thiếu cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp, trong khi đây là trường hợp khá phổ biến trong thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp do vi phạm hợp đồng. Khi gặp các trường hợp này, Tòa án sẽ xem xét cụ thể mức độ lỗi của các bên vi phạm nghĩa vụ để quyết định mức độ bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2005 cũng chỉ quy định lỗi cố ý và lỗi vô ý (Điều 308) mà chưa có quy định cụ thể về các hình thức lỗi (cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp; vô ý vì cẩu thả hay vô ý vì quá tự tin). Các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật dân sự cũng không đề cập đến nội dung này, cũng không đưa ra các tiêu chí để xác định mức độ lỗi. Do đó, việc xem xét mức độ bồi thường thiệt hại hay mức giảm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Tòa án hoặc các cơ quan tài phán khác. Yếu tố “lỗi” được quy định trong luật dân sự của Đức theo hướng là xem xét ai là người có lỗi trong việc gây ra những khó khăn, trở ngại làm cho nghĩa vụ của hợp đồng trở nên không thực hiện được. Nếu đó là người có nghĩa vụ thì họ phải bồi thường thiệt hại (vấn đề này đã được quy định tại Điều 280, 325 Bộ luật dân sự Đức). Ngược lại, tại Điều 275, 324 Bộ luật dân sự Đức quy định: Nếu lỗi thuộc về bên có quyền thì người có nghĩa vụ không những được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà trong những trường hợp nhất định còn có thể yêu cầu người có quyền thực hiện phần nghĩa vụ của mình. Tại Điều 275, 323 Bộ luật dân sự Đức quy định trong trường hợp nếu không bên nào có lỗi trong việc gây ra những khó khăn trở ngại làm cho hợp đồng không thể thực hiện được thì cả hai bên sẽ được miễn trách nhiệm dân sự. Xuất phát từ nguyên tắc truy cứu trách nhiệm dân sự trên cơ sở phạm lỗi tại Điều 401, 416 Bộ luật dân sự Liên bang Nga năm 1994 đã quy định tính chất lỗi là nền tảng tạo nên các căn cứ miễn trừ trách nhiệm dân sự. 27
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Theo đó, nếu người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có căn cứ chứng minh rằng việc không thực hiện được nghĩa vụ không phải lỗi của họ mà do lỗi của bên có quyền. Ba là, chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở do quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền Về vấn đề miễn trách nhiệm theo quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong Bộ luật dân sự 2005 chưa có quy định về vấn đề này, song tại điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại đã quy định cụ thể về trường hợp miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như chúng ta đã biết, Bộ máy nhà nước là một chỉnh thể thống nhất, được tạo thành bởi các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm ba hệ thống cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp. Hay nói cách khác hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một tổ chức nhà nước mang tính độc lập tương đối, được thành lập theo quy định của pháp luật và mang quyền lực nhà nước, thể hiện rõ nét nhất ở quyền nhân danh Nhà nước để ban hành các quyết định có hiệu lực buộc các chủ thể có liên quan phải thực hiện. Theo đó quy định trên của Luật Thương mại 2005 được hiểu như sau: Khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề liên quan khiến cho một bên không thể thực hiện được hợp đồng mà trước khi giao kết hợp đồng các bên không hề biết được sự kiện này thì có thể được miễn trách nhiệm hợp đồng. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra hiện nay: những quyết định nào từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền được xem xét để miễn trách nhiệm? Hiện nay việc xem xét các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để miễn trách nhiệm cho các chủ thể vi phạm phụ thuộc 28
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vào phán quyết của Tòa án. Nên chăng, pháp luật Việt Nam cần có những hướng dẫn cụ thể về những quyết định nào? cơ quan cụ thể nào? được phép ban hành quyết định ấy để Tòa án có sự nhất quán trong việc xem xét các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng. Ngoài ra, trên thực tế khi xảy ra các trường hợp được miễn trách nhiệm hợp đồng thì bên vi phạm hợp đồng phải có nghĩa vụ thông báo ngay bằng văn bản cho bên có quyền về trường hợp miễn và những hậu quả có thể xảy ra. Nếu bên vi phạm không thông báo hoặc không thông báo đầy đủ thì bên vi phạm phải bồi thường. Các quốc gia trên thế giới đã quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở do quyết định từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau: Trong quy định của bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Đức đã quy định về trường hợp miễn trách nhiệm do phải thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp nhất định như: Xuất phát từ các quyết định của cơ quan nhà nước thì bên bán sẽ được miễn trừ trách nhiệm. Ví dụ: Nếu một sản phẩm ca cao đã có sẵn của bên bán nhưng không thể vận chuyển giao được cho bên mua do có lệnh cấm vận hoặc do nhà nước tịch thu hoặc một quyết định buộc hàng hóa cùng loại đó phải được xuất khẩu thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu của nhà nước, thì bên bán được miễn trừ trách nhiệm Trong quy định của Luật dân sự Nga cũng quy định về trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giống như Luật Thương mại Việt Nam. Song trong Pháp luật Nga lại có một quy định tiến bộ như sau: Tại Điều 13 và Điều 16 Bộ luật dân sự Liên bang Nga quy định khi có một quyết định của cơ quan nhà nước ban hành áp dụng mà làm nghĩa vụ của một bên trong 29
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hợp đồng bị trì hoãn, trong trường hợp quyết định ban hành này bị Tòa án tuyên bố là trái pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật thì phía cơ quan nhà nước đã ban hành ra quyết định này phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do quyết định sai phạm của mình gây ra. So sánh các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên Bang Nga về các trường hợp miễn trách nhiệm dân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tác giả nhận thấy sự tiến bộ trong pháp luật của Cộng hòa Liên Bang Nga. Nên chăng pháp luật Việt Nam cần xem xét, nghiên cứu, tiếp thu những điểm tiến bộ trên đây của pháp luật dân sự Nga. Bốn là: Chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trên cơ sở do thỏa thuận của cả hai bên trong hợp đồng Như chúng ta đã biết thỏa thuận của các bên trong hợp đồng được xem là sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của mỗi bên. Do đó pháp luật Việt Nam quy định thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng là căn cứ để miễn trách nhiệm dân của bên vi phạm nghĩa vụ. Bộ luật dân sự 2005 đã quy định vấn đề này tại khoản 6 Điều 402, Luật Thương mại quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294. Trong hợp đồng, yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa thuận ý chí của các bên tham gia, tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau về một vấn đề nào đó mà cả hai hay tất cả các bên cùng quan tâm hay cùng hướng đến. Nói cách khác, nếu không có sự “thỏa thuận ý chí” đó thì không thể có hợp đồng. Nguyên tắc tự do thỏa thuận hợp đồng được hiểu là: khi giao kết hợp đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên, tự do phân bổ rủi ro, phân chia lợi nhuận, thỏa thuận luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp...Tuy nhiên cần phải thấy rằng tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối, tức là các bên trong quan hệ hợp đồng không thể tùy ý định đoạt hay quy định về bất cứ 30
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 vấn đề gì trái với quy định của pháp luật và không phù hợp với đạo đức xã hội. Từ đó, khi các bên thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thì ý chí của mỗi bên cũng không thể đi ngược lại với các chuẩn mực trên đây. Ví dụ: Bên A ký kết hợp đồng mua vườn táo theo mùa vụ với bên B khi táo chín (dự liệu là tháng 7 hàng năm). Trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận nếu táo không chín đúng vào tháng 7 thì sự kiện trên thống nhất là trường hợp bất khả kháng. Lúc này bên B được phép giao hàng chậm cho bên A cho đến khi táo chín. Như vậy, nếu bên B không giao hàng vào tháng 7 (do táo chín muộn) thì bên B cũng không phải chịu trách nhiệm vì theo thỏa thuận thì bên B thuộc vào trường hợp miễn trừ trách nhiệm do hai bên đã thỏa thuận nếu không giao đủ số lượng táo đúng vào thời điểm tháng 7. Tuy nhiên, để đảm bảo sự tôn trọng của các bên trong hợp đồng, vừa hạn chế được việc bên có lợi thế hơn trong giao kết hợp đồng lợi dụng căn cứ này để trốn tránh trách nhiệm dân sự thì cần phải đánh giá tính hợp lý của thỏa thuận đó. Điều này có nghĩa là thỏa thuận miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại không đồng thời là thỏa thuận miễn trừ nghĩa vụ, theo đó thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trường hợp nếu người này không thực hiện được nghĩa vụ của mình thì họ cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ không xuất phát từ yếu tố khách quan mà lại xuất phát từ lỗi cố ý của bên thực hiện nghĩa vụ thì không được miễn trừ nghĩa vụ. Như vậy, một thỏa thuận về căn cứ miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu như hành vi vi phạm hợp đồng không phải do lỗi cố ý. Bởi vậy, nếu hành vi vi phạm là do lỗi cố ý thì sự vi phạm đó được coi là một vi phạm nặng và điều khoản về miễn trừ trách nhiệm theo thỏa thuận trong hợp đồng sẽ bị vô hiệu. 31
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Ví dụ: Trong hợp đồng vận chuyển 5 thùng táo giữa bên A với bên B có quy định trường hợp bất khả kháng do lũ lụt. Nếu quá trình ngăn chặn việc hỏng hàng do lũ lụt mà bên A đã không có ý thức che đậy cẩn thận, do đó đã làm hỏng táo. Trong trường hợp này mặc dù bên A và bên B khi ký hợp đồng đã thỏa thuận về điều khoản miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại song sẽ không được miễn vì mặc dù bên A có đủ khả năng để ngăn chặn việc hàng bị hỏng do lũ lụt nhưng bên A đã không thực hiện nội dung ngăn chặn, do đó bên A đã mắc lỗi cố ý trong trường hợp trên và không thể dùng căn cứ do 2 bên đã thỏa thuận về miễn trách nhiệm do sự kiện bất khả kháng để miễn trừ trách nhiệm do lỗi cố ý của mình được. Điều này cũng phù hợp với pháp luật một số nước trên thế giới, ví dụ như: án lệ Pháp cho phép các bên trong quan hệ dân sự có những thỏa thuận về miễn trừ trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp bên giao kết phạm lỗi cố ý hoặc vô ý nghiêm trọng thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý. Tại khoản 4, Điều 401 Bộ luật dân sự Cộng hòa liên bang Nga cũng quy định về việc thỏa thuận trước về hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm dân sự. Trong trường hợp bên vi phạm có lỗi cố ý thì thỏa thuận đó không có giá trị pháp lý. Tóm lại, khi có những căn cứ theo Bộ luật dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đã được phân tích trên đây thì các chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Song giữa Bộ luật sự năm 2005 và Luật Thương mại năm 2005 vẫn chưa có sự thống nhất với nhau về các cơ sở để được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Vấn đề này đặt ra cho các nhà lập pháp của Việt Nam cần có một sự điều chỉnh hợp lý giữa các quy định của luật Bộ luật dân sự nói chung và Luật Thương mại nói riêng về điều kiện miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 32
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 1.4. Tiến trình phát triển pháp luật quy định về miễn trách nhiệm theo hợp đồng Trong thực tiễn hình thành và phát triển của xã hội, hành vi gây thiệt hại thì phải bồi thường là điều tất yếu nếu đối tượng bị xâm phạm, bị thiệt hại là lợi ích được cộng đồng, nhà nước bảo vệ, nhưng cũng có những trường hợp có thiệt hại xảy ra, chủ thể có nghĩa vụ bồi thường lại được miễn trách nhiệm. Do vậy, miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một trong những chế định pháp lý quan trọng trong lịch sử pháp luật dân sự của quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở hai thời kỳ cổ đại và thời kỳ trung đại còn mang yếu tố tự phát. Phải đến thời kỳ hiện đại, khi mà bộ máy nhà nước cũng như các chế định pháp luật đã hoàn thiện, đồng bộ, có sự phân biệt rạch ròi về trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính, quản lý xã hội bằng luật pháp, thì các trường hợp để miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mới được quy định rõ ràng. Xuất phát điểm tiêu biểu về pháp luật về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải kể đến đầu tiên là trong luật Hồng Đức, sau đó là luật Gia Long, cho đến Dân luật Bắc kỳ... phát triển hơn nữa là Bộ luật dân sự năm 1995 và hoàn thiện như ngày nay là Bộ luật dân sự năm 2005. Trước hết là quy định trách nhiệm miễn bồi thường thiệt hại trong luật Hồng Đức. Đây là một trong những bộ luật phong kiến tiến bộ nhất và đặc sắc nhất lịch sử pháp luật Việt Nam. Bộ luật đánh dấu thời kỳ hoàng kim, rực rỡ nhất của chế độ phong kiến dưới triều đại Lê Sơ, đặc biệt là dưới thời vua Lê Thánh Tông. Luật Hồng Đức đuợc các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao về tư tưởng và trình độ lập pháp, vượt xa so với khuôn mẫu tư duy của thời đại phong kiến và để lại những dấu ấn sâu đậm cho đến tận ngày nay là một trong những nội dung quan trọng đó là chế định về miễn 33
  • 29. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong Luật Hồng Đức đã quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó, có hai trường hợp chủ súc vật được loại trừ hình phạt khi tổn thất được coi như rủi ro nghề nghiệp của những người hành nghề thú y hoặc những người tự mình có lỗi trong việc để súc vật gây ra tổn thiệt cho mình. Quy định này đã được pháp luật dân sự hiện đại kế thừa bằng việc khẳng định nếu người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi trong việc làm súc vật gây ra thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường. Khi Bộ luật dân sự năm 1995 ra đời, có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 1996 đã có những quy định về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể là tại Điều 308 Bộ luật dân sự năm 1995 đã quy định về việc miễn việc bồi thường thiệt như sau: 2- Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng, thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3- Người có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự, nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền [19, Điều 308]. Và điểm e khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự năm 1995 cũng đã quy định về trường hợp các bên có thể thỏa thuận với nhau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trong đó có thỏa thuận về nội dung miễn trách nhiệm dân sự. Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự 1995 đã phát huy tác dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao lưu dân sự, góp phần làm ổn định các quan hệ xã hội. Bên cạnh những thành công đã đạt được, Bộ luật dân sự 1995 còn bộc lộ nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Bộ luật dân sự 2005 ra đời thay thế cho Bộ 34
  • 30. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 luật dân sự 1995 với nhiều sự sửa đổi, bổ sung nhất định, trong đó quy định chung về 3 trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 2 và khoản 3 Điều 302 quy định: 2. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được nghĩa vụ dân sự do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. 3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền [19, Điều 302]. và khoản 6 Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: về việc hai bên có thể thỏa thuận về nội dung trách nhiệm bồi thường thiệt hại, theo đó còn có thể hiểu là hai bên chủ thể trong hợp đồng có thể thỏa thuận về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trong Luật Thương mại năm 2005 cũng đã quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tại khoản 1 Điều 294, nhưng là 4 trường hợp chứ không phải 3 trường hợp giống Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể là tại khoản 1 Điều 294 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại dựa trên các căn cứ sau đây: 1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng [22]. Như vậy, vấn đề về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại qua các thời kỳ lịch sử khác nhau luôn có sự kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới. 35
  • 31. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tóm lại, việc nghiên cứu về miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng để làm nổi bật sự khác biệt với các loại trách nhiệm dân sự nói chung là trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngài hợp đồng. Qua việc nghiên cứu này, xác định khái niệm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng và đặc điểm pháp lý, các căn cứ phát sinh các loại trách nhiệm này, qua đó làm nổi bật tính đặc thù của những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Xác định những căn cứ pháp lý miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Để qua đó xác định trường hợp chủ thể có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào và trường hợp nào được miễn trách nhiệm mặc dù có hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng. Đồng thời, nhằm nghiên cứu tổng thể và toàn diện những quy định của pháp luật về những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, học viên đã nghiên cứu tiến trình phát triển của pháp luật quy định về những trường hợp này, để có được bức tranh toàn cảnh của pháp luật quy định về những trường hợp miễn trách nhiệm dân sự trong hợp đồng, để chủ động trong nghiên cứu nội dung của đề tài luận văn này.