SlideShare a Scribd company logo
1 of 28
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh a) Khái niệm cạnh tranh
Trên thế giới, năng lực cạnh tranh là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác
nhau và chưa có sự thống nhất. Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
trong lịch sử thì đã có hai trường phái tiêu biểu. Đó là trường phái cổ điển và người đại
diện là A. Smith, John Stuart Mill, Darwin và C. Mac. Trường phái hiện đại với các
đại diện tiêu biểu như Chicago, Harvard, Meuger, Mises…Tuy nhiên, khái niệm năng
lực cạnh tranh của Michael Porter - người sáng lập ra lý thuyết cạnh tranh được sử
dụng nhiều nhất.
Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh quốc gia được đo bằng sự thịnh
vượng, thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người và chất lượng cuộc sống. Sự thịnh
vượng được quyết định chủ yếu do năng suất lao động và huy động lao động vào quá
trình tăng trưởng. Do đó, trong khái niệm cạnh tranh của M. Porter, năng suất là yếu tố
quyết định tiêu chuẩn sống bền vững. Với khái niệm này, nâng cao năng lực cạnh tranh
quốc gia cũng có ý nghĩa là đóng góp và nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả
của nền kinh tế. Nghiên cứu về cạnh tranh của M. Porter là khá toàn diện từ cấp độ
doanh nghiệp, ngành, cho đến quốc gia, bao trùm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cạnh
tranh được xác định là nguồn gốc của sự tiến bộ kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu và nhìn nhận dưới góc độ năng lực cạnh tranh của
một tỉnh dưới dạng năng lực cạnh tranh quốc gia. Năng lực cạnh tranh của tỉnh là quá
trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của một tỉnh. Năng lực cạnh
tranh của tỉnh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và
nguồn vốn có của tỉnh.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp
độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,
năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ…
b) Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh hay còn được gọi tắt là PCI (Provincial
Competitiveness Index) được đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các
tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Chỉ số PCI của Việt Nam được xây dựng từ năm 2005 là kết quả hợp tác nghiên
cứu giữa phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án nâng cao năng lực
cạnh tranh Việt Nam do cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) tài trợ. Chỉ
số này bao gồm 9 chỉ số thành phần là: chi phí ra nhập thị trường, tiếp cận đất đai và
sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để
thực hiện các quy định của nhà nước, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên
phong của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp
lý. Mỗi chỉ số thành phần lý giải khá nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế các tỉnh
của Việt Nam. Năm 2006 đã có thêm hai chỉ số thành phần mới được đưa vào để phản
ánh hai khía cạnh quan trọng khác về nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh ở địa phương. Đến năm 2009 các chỉ số lại có sự điều chỉnh.
Như vậy, cụm từ “ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” được hiểu là chỉ số đo lường
hiệu quả, hiệu năng của hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền các
địa phương. Chỉ số này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương
này có lợi thế hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế.
Các địa phương đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều
hành kinh tế của Nhà nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là
thước đo năng lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và phương
pháp điều hành của bộ máy lãnh đạo từng địa phương. Nói cách khác, đây là câu trả lời
của doanh nghiệp và nhà đầu tư trước cung cách quản lý, điều hành chính sách kinh tế
của chính quyền địa phương.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được xây dựng với mục tiêu lý giải nguyên
nhân tại sao một số tỉnh thành của đất nước lại tốt hơn các tỉnh khác nhưng không xét
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
đến các yếu tố tự nhiên. Vì vậy, PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo
lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế dựa trên cảm nhận của khu vực
kinh tế tư nhân. Bằng cách thực hiện điều tra đối với các doanh nghiệp tư nhân để tìm
hiểu sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương, kết
hợp các dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh, thu thập được từ các nguồn chính thức
về điều kiện ở địa phương. Chỉ số PCI cho điểm theo thang điểm 100.
c) Phương pháp xây dựng và thứ hạng của chỉ số PCI
* Phương pháp xây dựng chỉ số PCI.
Để xây dựng chỉ số PCI cần tiến hành theo ba bước chính:
- Bước 1: Phương pháp thu thập số liệu xây dựng chỉ số PCI
Quá trình thu thập số liệu để xây dựng chỉ số PCI gồm có các chuyên gia nghiên
cứu tiến hành điều tra các doanh nghiệp trong nước đảm bảo mẫu đại diện đủ lớn, có
thể đại diện cho tổng thể mẫu các doanh nghiệp trong cả nước để thu thập thông tin
đánh giá của các doanh nghiệp; Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập các nguồn số liệu
chính thống đã được công bố ở địa phương. Mục tiêu là kết hợp cả số liệu cứng và số
liệu mềm.
+ Phương pháp chọn mẫu được VCCI sử dụng là phương pháp chọn mẫu phân
tầng ngẫu nhiên. Phương pháp này cho phép cơ hội lựa chọn điều tra tất cả các doanh
nghiệp là như nhau, và việc phân tầng sẽ đảm bảo các doanh nghiệp được lựa chọn sẽ
đáp ứng những tiêu chí chính đại diện cho tổng thể doanh nghiệp tư nhân. Trong điều
tra PCI, doanh nghiệp được phân tầng theo ngành, nghề hoạt động kinh doanh, tuổi của
doanh nghiệp (tính từ thời điểm thành lập), loại hình sở hữu doanh nghiệp.
+ Cơ sở chọn mẫu: việc lựa chọn doanh nghiệp dựa trên danh sách của các
doanh nghiệp đang nộp thuế của mỗi địa phương ở Tổng cục thuế. Trên cơ sở đó nhóm
nghiên cứu chọn mẫu doanh nghiệp điều tra theo 24 tiêu chí phân tổ dựa trên loại hình,
ngành KT và theo tuổi của doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ của từng ĐP, tránh tình trạng
mẫu điều tra tập trung ở những thành phố lớn. Các doanh nghiệp được chọn đảm bảo
mang tính đại diện cao nhất cho mỗi tổ.
+ Công cụ thu thập: phiếu điều tra các năm về cơ bản là giống nhau, phiếu gồm
60 câu hỏi về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá của
doanh nghiệp về 12 khía cạnh khác nhau trong hoạt động quản lý và điều hành KT của
chính quyền ĐP.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
+ Phương pháp điều tra: cơ quan phụ trách nghiên cứu gửi bộ câu hỏi điều tra qua
bưu điện đến các doanh nghiệp. Sau khi nhận được trả lời của doanh nghiệp, cơ quan
nghiên cứu sử dụng các trợ giúp kỹ thuật nhằm loại bỏ các sai số không đáng tin cậy.
Để có được số liệu cứng các phương pháp được cơ quan nghiên cứu sử dụng
như: lấy ý kiến chuyên gia, sử dụng bộ câu hỏi so sánh, số liệu thống kê. Cụ thể là:
Lấy ý kiến chuyên gia: thu thập ý kiến của các chuyên gia về chất lượng quản
lý và điều hành đối với từng tỉnh để hiệu chỉnh những sai lệch trong đánh giá của doanh
nghiệp trong tính toán chỉ số cuối cùng.
Sử dụng bộ câu hỏi so sánh: với cách này, các nhà nghiên cứu cần bổ sung thêm
một số câu hỏi chuẩn so sánh trong các phiếu điều tra để các doanh nghiệp đánh giá và
xếp hạng 10 tỉnh theo môi trường chính sách tốt nhất và tồi nhất, sau đó xếp hạng tỉnh
nơi doanh nghiệp đang hoạt động vào danh sách đó.
Số liệu thống kê: để tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn công bố chính thức
và bên thứ ba như: niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, kết quả của các cuộc
điều tra, các báo cáo, ấn phẩm của ngân hàng thế giới, các công ty…
- Bước 2: xử lý số liệu để xây dựng chỉ số thành phần
Qua việc thu thập số liệu cứng và số liệu mềm, cơ quan nghiên cứu sẽ tiến hành
xử lý số liệu nhằm loại bỏ các biến nhiễu, làm sạch số liệu để phục vụ cho công tác
phân tích để đưa ra đánh giá các chỉ số cấu thành nên PCI.
- Bước 3: Xây dựng chỉ số PCI.
+ Chuẩn hóa điểm các chỉ tiêu của 63 tỉnh, thành theo thang điểm 10.
Nghiên cứu PCI nhằm mục đích so sánh chất lượng điều hành KT của mỗi địa
phương với thực tiễn tốt nhất về điều hành KT đang có ở Viêt Nam mà không phải so sánh
với một chuẩn mực nào. Do vậy, mỗi chỉ tiêu được chuẩn hóa theo thang điểm 10, tỉnh có
thực tiễn tốt nhất sẽ tương ứng với điểm 10, tỉnh có thực tiễn kém nhất tương ứng với điểm
1. Các tỉnh còn lại nằm trong khoảng 1- 10. Công thức tính như sau:
Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành tốt thì sử dụng công thức
sau: Điểm của tỉnh = 9× [(Điểm của tỉnh - Điểm nhỏ nhất của mẫu) / (Điểm lớn nhất
của mẫu – điểm nhỏ nhất của mẫu)]+1.
Nếu chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành không tốt thì lấy 11 trừ đi công
thức trên.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Điểm của tỉnh = 11- {9×[(Điểm của tỉnh – Điểm nhỏ nhất của mẫu) / (Điểm
lớn nhất của mẫu – Điểm nhỏ nhất của mẫu)]+1}.
+ Tính điểm số của các chỉ số thành phần.
Các chỉ tiêu được nhóm vào các chỉ số thành phần tương ứng. Những chỉ số này
phản ánh được tương đối đầy đủ những vấn đề trong việc thành lập doanh nghiệp và
phát triển của khu vực KT tư nhân ở Việt Nam. Các chỉ tiêu sau khi đã chuẩn hóa tính
trung bình để tạo ra từng chỉ số thành phần.
+ Tính toán trọng số của mỗi chỉ số thành phần.
Do các chỉ số thành phần PCI có ảnh hưởng khác nhau và có vai trò quan trọng
khác nhau khi lý giải sự khác biệt về kết quả phát triển KT tư nhân, VCCI và VNCI đã
tính toán trọng số tương ứng với mức độ đóng góp thực sự của từng chỉ số đối với việc
phát triển KT tư nhân như: tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư dài hạn của khu vực
tư nhân tính bình quân đầu người, lợi nhuận bình quân trên một doanh nghiệp tính theo
triệu đồng.
+ Tính toán chỉ số PCI.
Trên cơ sở điểm số và trọng số tương ứng của từng chỉ số thành phần, nhóm nghiên
cứu đưa ra chỉ số PCI tổng hợp cuối cùng được chuẩn hóa theo thang điểm 100. Các tỉnh
sẽ được đưa vào các nhóm: rất tốt, tốt, khá, trung bình, tương đối thấp, thấp.
* Đối tượng doanh nghiệp được điều tra
Từ năm 2006, việc xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được điều tra, đánh
giá thông qua việc phát phiếu điều tra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh/ thành phố.
Đối tượng lấy phiếu điều tra các doanh nghiệp ngoài nhà nước với ba loại hình:
công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân được lựa chọn ngẫu nhiên dựa
trên ba tiêu chí: tuổi doanh nghiệp (lấy mốc năm 2000 là năm Luật doanh nghiệp có
hiệu lực thi hành), loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh
nghiệp tư nhân), ngành nghề kinh doanh (lấy mẫu dựa trên 4 nhóm ngành nghề kinh
doanh chính: công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và thương mại, nông - lâm
- ngư nghiệp và khoáng sản).
* Thứ hạng và phân tích thứ hạng chỉ số PCI
Sau khi các chỉ số thành phần được tính trọng số thể hiện mức độ quan trọng
tương đối và được chuẩn hóa về thang điểm 100, nhóm nghiêm cứu tiến hành xây
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
dựng chỉ số tổng hợp PCI. Việc phân chia các tỉnh theo các nhóm dựa theo thang điểm có
ý nghĩa quan trọng với việc xếp hạng riêng biệt từng tỉnh. Bởi vì việc chia theo nhóm sẽ
giúp giữ được tính ổn định và không có tình trạng một tỉnh nhảy từ nhóm này sang nhóm
khác. Khoảng cách giữa các nhóm là từ một phần hai điểm trở lên.
Năm 2005 các tỉnh được xếp thành năm nhóm là: tốt, khá, trung bình, tương đối
thấp, thấp. Năm 2006 đã bổ sung thêm một nhóm mới gồm các tỉnh vượt trội rõ rệt so với
các tỉnh còn lại. Đây là nhóm tỉnh đứng đầu và gọi là rất tốt. Năm 2008, để đánh giá năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh người ta sử dụng 10 tiêu chí để đánh giá, nhưng từ năm 2009 thì
chỉ có 9 tiêu chí được đem vào khảo sát và đánh giá. So với năm 2008 thì từ năm 2009 trở
đi tiêu chí ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước đã được bỏ đi.
Thứ hạng của chỉ số như sau:
- Rất tốt: nhóm này gồm các tỉnh vượt trội rõ rệt so với các tỉnh còn lại. Đây là
nhóm đứng đầu với mọi chỉ số thành phần được đánh giá rất cao, có từ 3 - 4 chỉ số
thành phần có điểm đạt trên 8 điểm.
- Tốt: nhóm này bao gồm các tỉnh có hầu hết chỉ số đều có kết quả tốt và đặc
biệt tốt ở các chỉ số thành phần có trọng số cao. Ở những tỉnh này, nhiều doanh nghiệp
phát triển và thu hút nhiều doanh nghiệp mới.
- Khá: nhóm này bao gồm các tỉnh có chỉ số trên điểm trung vị. Trong nhóm
này các tỉnh thực hiện khá tốt ở nhiều điểm thành phần, nhưng vẫn có kết quả nghèo
nàn ở một số điểm thành phần khác. Ở nhóm tỉnh này, các doanh nghiệp tư nhân phát
triển ở mức khá, và tại tỉnh cần nhiều cải thiện để thu hút và giữ chân nhà đầu tư.
- Trung bình: nhóm này bao gồm các tỉnh có kết quả khá nghèo nàn ở nhiều lĩnh
vực, tuy nhiên vẫn đạt được một số kết quả khá ở một vài chỉ số thành phần. Môi trường
đầu tư phát triển chậm hoặc môi trường đầu tư phát triển nhưng còn nhiều bất cập nên sớm
cần có các giải pháp khắc phục để có thể tăng điểm số ở các chỉ số thành phần.
- Tương đối thấp: nhóm này bao gồm các tỉnh có kết quả thấp ở hầu hết các chỉ
số thành phần, đặc biệt có kết quả rất thấp ở một số chỉ số quan trọng. Sự phát triển KT
ở khu vực tư nhân ở tỉnh gặp nhiều khó khăn, trở ngại ở các ngành, lĩnh vực then chốt.
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Thấp: bao gồm các tỉnh có kết quả thấp ở mọi lĩnh vực, điểm số của các chỉ số
thành phần rất thấp. Việc phát triển KT khu vực tư nhân đặc biệt gặp khó khăn nghiêm
trọng.
1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay còn được gọi tắt là PCI (Provincial
Competitiveness Index) được đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các
tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư
nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đến nay, việc đánh
giá và xếp hạng về PCI cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và được tính toán
trên cơ sở tổng hợp của 9 chỉ số thành phần.
Hình 1.1. Biểu đồ trọng số các chỉ số thành phần của PCI
(Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên nguồn số liệu trong [5])
Tất cả các điểm PCI được chuẩn hóa: điểm điều hành tốt nhất là 10 điểm, kém
nhất là 1 điểm. Như vậy, PCI có thể xem như một công cụ để tham khảo giúp cho việc
xem xét, rà soát, đánh giá các hoạt động điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh, các chỉ số
thành phần bao gồm:
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Chi phí gia nhập thị trường: chỉ số thành phần này đo lường thời gian và mức
độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất
các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh.
Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí ra nhập thị
trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ thể
bao gồm:
- Thời gian đăng ký kinh doanh - số ngày.
- Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung.
- Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động.
- Thời gian chờ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- % doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh.
- % doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh.
* Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong đất đai: chỉ số thành phần này đo lường
thời gian và mức độ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai,
mặt bằng cho kinh doanh và mức độ ổn định trong sử dụng đất.
- Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở rộng kinh
doanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại đất của doanh nghiệp nhà nước không
và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phương.
- Khía cạnh thứ hai là đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về những rủi ro
trong quá trình sử dụng đất cũng như thời gian sử dụng đất.
Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:
- % doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- % diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (theo các mức rất cao, cao, trung
bình, thấp, rất thấp).
- Nếu bị thu hồi, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (đơn vị %, đánh
giá ở mức luôn luôn hoặc thường xuyên).
- Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá của thị trường
(% đồng ý).
- Doanh nghiệp không đánh dấu ô nào trong danh mục lựa chọn cản trở về mặt
bằng kinh doanh.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Doanh nghiệp đánh giá rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (rất cao
hoặc rất thấp).
* Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: chỉ số thành phần này đo lường khả
năng doanh nghiệp có thể tiếp cận được các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần
thiết cho công việc kinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này, tính có thể
dự đoán được của các quy định và chính sách mới, việc các quy định đó có được đưa
ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành hay không và mức độ phổ biến
của trang web của tỉnh.
Các chỉ tiêu bao gồm:
- Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch.
- Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý.
- Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% rất quan
trọng hoặc quan trọng).
- Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trọng hoạt động kinh doanh
(% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý).
- Khả năng tiêu liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh (% luôn luôn hoặc thường xuyên).
- Độ mở của các trang web tỉnh.
- Các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản
biện các chính sách, quy định của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng).
* Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước: chỉ số thành phần
này đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi chấp hành các thủ tục hành
chính, cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh
doanh để các cơ quan pháp luật của tỉnh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Như vây,
chỉ số này đề cập đến hai khía cạnh của chi phí thời gian là thời gian giải quyết các vấn
đề liên quan đến thủ tục hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm
tra.
Các chỉ tiêu thành phần bao gồm:
- % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định
của nhà nước.
- Số lần thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan).
- Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế.
- Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% đồng ý).
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Số lần doanh nghiệp phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết giảm
(% đồng ý).
- Thủ tục giấy tờ giảm (% đồng ý).
- Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm (% đồng ý).
* Chi phí không chính thức: chỉ số này đo lường mức chi phí không chính thức
doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:
- % doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không
chính thức.
- % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không
chính thức.
- Các bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi
(% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý).
- Công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức (% luôn
luôn hoặc thường xuyên).
- % doanh nghiệp trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước
(% đúng).
* Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: chỉ số này đo lường tính sáng
tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong
việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời,
chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng ở những chính sách đôi khi
chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu thành phần bao gồm:
- Tính rất linh hoạt trong khuân khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh
doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý).
- Tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng
đồng doanh nghiệp (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý).
- Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực
tư nhân (% tích cực hoặc rất tích cực).
* Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: chỉ số thành phần này đo lường chất lượng và tính
hữu ích của các chính sách của tỉnh dành cho việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
và khu vực tư nhân, việc cung cấp thông tin pháp luật cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối
tác kinh doanh… Chỉ số thành phần này nhằm đánh giá nỗ lực của chính quyền địa
phương trong việc trợ giúp các doanh nghiệp.
Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Các chỉ
tiêu bao gồm:
- Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức
cho năm nay.
- Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân trong tỉnh.
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm
thông tin kinh doanh trên (%).
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho
dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về
thông tin pháp luật (%).
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho
dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối
tác kinh doanh (%).
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho
dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh.
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại.
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến
thương mại (%).
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho
dịch vụ xúc tiến thương mại (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan
đến công nghệ (%).
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dich vụ tư trên cho
các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%).
* Đào tạo lao động: chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất lượng những
hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm hỗ trợ cho các ngành
công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làm cho lao động địa phương.
Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:
- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục phổ
thông (% rất tốt hoặc tốt).
- Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục hướng
nghiệp dạy nghề (% rất tốt hoặc tốt).
- Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 100.000 dân.
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm (%).
- Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của nhà
cung cấp dịch vụ tư nhân (%).
- Doanh nghiệp sẽ sử dụng lại dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của
nhà cung cấp dịch vụ trên (%).
- Tỷ lệ tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động.
- Tổng số cơ sở đào tạo (đại học, trung cấp, trung tâm dạy nghề) trên 100.000 dân.
- Số lượng trung tâm dạy nghề cấp huyện trọng một huyện của tỉnh.
- Tỷ lệ số cơ sở dạy nghề tư nhân trong tỉnh (%).
- Số người tốt nghiệp trường dạy nghề/ số lao động không được đào tạo nghề.
- Số người tốt nghiệp THCS (% lực lượng lao động).
* Thiết chế pháp lí: chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh nghiệp
tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp có xem các
thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là
nơi mà các doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công
quyền tại địa phương hay không.
Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm:
- Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của
các công chức (% luôn luôn hoặc thường xuyên).
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Doanh nghiệp tin tưởng hệ thống pháp lý sẽ bảo vệ hợp đồng và các quyền
tài sản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý).
- Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa
án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp.
- Tỷ lệ nguyên đơn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn
tài Tòa án kinh tế tỉnh.
- Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết
tranh chấp (%).
- Thời gian từ khi nộp đơn cho đến khi tòa án ban hành bản án có kiệu lực (số
tháng trung vị).
- Tỷ lệ tổng chi phí (chính thức và không chính thức ) để giải quyết tranh chấp
so với tổng giá trị tranh chấp (% trung vị).
1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh a) Cải cách hành chính
Cải cách hành chính là yêu cầu cấp thiết và thiết thực nhằm góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh. Để thấy được vai trò của cải cách hành chính đối với việc nâng
cao năng lực cạnh tranh như thế nào thì trước hết ta cần hiểu thủ tục hành chính và cải
cách thủ tục hành chính là gì?
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời
gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là
cách thức giải quyết công việc của cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ
quan, tổ chức và cá nhân công dân.
b) Yếu tố kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng là một yếu tố thuộc nhóm nhân tố chủ quan có tác động trực
tiếp đến các doanh nghiệp cũng như thu hút các nhà đầu tư. Yếu tố kết cấu hạ tầng
không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống mà còn tác động trực tiếp đến sản xuất kinh
doanh.
Các yếu tố quan trọng của kết cấu hạ tầng là mặt bằng, nhà sưởng, giao thông,
điện nước. Trong đó, vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng vì nó liên quan tới giao
thông. Giao thông tác động không chỉ đến yếu tố đầu vào của sản xuất như tạo điều
kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu mà còn tác động đến yếu tố đầu ra –
bàn đạp của sản xuất.
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
c) Yếu tố thể chế chính sách
Thể chế chính sách là yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh thuộc nhóm
nhân tố chủ quan. Các nhà đầu tư rất quan tâm tới thể chế chính sách vì thể chế chính
sách tốt, có lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thì sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất
kinh doanh.
Chính sách thông thoáng, cởi mở, quan tâm tới lợi ích của người dân, doanh
nghiệp và các nhà đầu tư đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của những người đứng đầu nhà nước,
đứng đầu tỉnh.
d) Yếu tố tổ chức quản lý
Tổ chức quản lý là một yếu tố thuộc nhóm nhân tố chủ quan. Bất kỳ một tổ chức,
một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu yếu tố quản lý. Tổ chức quản lý là bộ máy
điều hành hoạt động cho tất cả các hoạt động. Năng lực của bộ máy quản lý là khả năng
thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính. Tổ chức quản lý cần
được thể hiện ở cả ba mặt:
- Mô hình tổ chức doanh nghiệp.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
- Năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp.
e) Yếu tố trình độ khoa học công nghệ
Trình độ khoa học công nghệ là một yếu tố mang tính khách quan tác động đến
năng lực cạnh tranh. Tác động của cuộc cách mạng khoa hoc công nghệ mà ảnh hưởng
trực tiếp từ sự phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin.
Khoa học công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với nền sản xuất công nghiệp, đặc
biệt là các ngành công nghiệp yêu cầu độ chính xác và hàm lượng kỹ thuật cao như
điện tử, tin học…
Ngoài ra, những phương thức mới trong việc xử lý, trao đổi thông tin giúp chính
quyền tỉnh cũng như các doanh nghiệp, người dân gần gũi nhau hơn tạo nên năng suất
lao động tăng, chất lượng lao động được cải thiện và hiệu quả của quản lý nâng lên với
chi phí ít hơn. Hơn nưa, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra nhiều
lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nhất là giảm rủi ro trong kinh
doanh, đồng thời tăng cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
f) Nguồn lao động
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lao động là một yếu tố không thể thay thế dù trong bất cứ hoạt động sản xuất
nào, mặc dù máy mọc được tạo ra để giảm sức lao động của con người nhưng con
người mới là nhân tố tạo nên máy móc.
Nguồn lao động trẻ, dồi dào với trình độ khoa học kỹ thuật cao, lành nghề, được
đào tạo bài bản là một lợi thế lớn thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp
sản xuất điện tử, tin học, cơ khí chính xác. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất
các mặt hàng công nghiệp nhẹ như hàng tiêu dùng, may mặc, giầy da… thì nguồn lao động
dồi dào là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
g) Thị trường
Thị trường không phải là một yếu tố “mạnh” tác động đến năng lực cạnh tranh
của tỉnh nhưng là một yếu tố không thể thiếu góp phần quan trọng vào năng lực cạnh
tranh. Bởi không thể tồn tại sản xuất nếu thiếu khâu tiêu thụ sản phẩm.
Yếu tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài. Không chỉ chú trọng đến thị trường nội địa với các mặt hành truyền thống mà
còn cần chú trọng đến thị trường nước ngoài vì đây là thị trường rộng lớn đồng thời
còn giúp đa dạng hóa các sản phẩm.
1.1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chúng ta có thể khẳng định được tầm quan trọng rất lớn của việc nâng cao năng
lực cạnh tranh cấp tỉnh bởi chính ý nghĩa và vai trò của nó. PCI là một nghiên cứu,
đánh giá việc thực hiện chính sách của địa phương đối với khu vực kinh tế tư nhân chủ
yếu dựa trên những cảm nhận của chính các doanh nghiệp dân doanh được điều tra.
Như ý kiến của các nhà nghiên cứu, chỉ số PCI không chỉ nhằm xếp thứ hạng các tỉnh,
thành phố, mà nó còn tìm ra nguyên nhân “Tại sao trên cùng một quốc gia, một số tỉnh
lại vượt trội hơn những tỉnh khác về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển năng
động của khu vực kinh tế tư nhân?”.
Tầm quan trọng của PCI được thể hiện ở các khía cạnh:
- Chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành chứ không phải mức độ phát triển
kinh tế địa phương. Chỉ số PCI cho phép so sánh các tỉnh, thành ở mức độ khác nhau
một cách tương đối bình đẳng.
- Chỉ số PCI đo lường chất lượng thực tế điều hành kinh tế của địa phương
thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh chứ không phải dựa
vào các kế hoạch, chính sách hay dự định của tỉnh.
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Chỉ số PCI đo lường những chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của địa
phương, qua đó thúc đẩy được các địa phương thực hiện tốt hơn. Giúp chính phủ giám
sát, đánh giá được việc thực hiện các chính sách trên thực tế.
- Vai trò của chỉ số PCI đối với địa phương: chỉ số PCI giúp hệ thống chính trị,
chính quyền nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác điều hành
kinh tế, tạo ra áp lực thúc đẩy địa phương phải đưa ra các cải cách hợp lý và hiệu quả.
Đồng thời chỉ số PCI còn giúp chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt của địa phương
để tham khảo, học hỏi, tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, xem
xét đánh giá chất lượng quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, công tác cải cách
hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng nền công vụ và đội ngũ cán bộ
đáp ứng nhu cầu phát triển.
- Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư có được môi trường kinh doanh, đầu tư
thuận lợi thông qua cải cách của địa phương, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài không
có nhiều thông tin về các địa phương sẽ tham khảo PCI trước khi đầu tư. Như vậy, PCI
còn có tầm quan trọng là kêu gọi, thu hút đầu tư không chỉ trong nước mà còn cả các
nhà đầu tư nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm và một số nội dung liên quan đến chỉ số năng lực hội nhập kinh
tế quốc tế cấp địa phƣơng
1.1.2.1. Khái niệm năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương
Trên góc độ tiếp cận về hội nhập và về vùng, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc
tế của địa phương là sự thống nhất về hoạch định và thực thi các chính sách tại địa
phương trong mối tương quan vùng và quốc gia, nhằm mục đích xóa bỏ các rào cản
thương mại, mang lại môi trường kinh doanh cạnh tranh để từ đó tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển của thương mại trên cơ sở tận dụng nguồn lực địa phương và lợi thế vị trí
địa lý đặc thù.
Lí do tại sao địa phương này được lựa chọn là đích đến của doanh nghiệp và
người dân hơn địa phương khác? Câu trả lời đã được Alber Weber (1929), và tiếp theo
là Krugman (1991) trả lời bằng học thuyết “kinh tế địa lý”. Do đó, việc xem xét hội
nhập kinh tế của địa phương cần gắn với học thuyết về vị trí - một nội dung được phát
triển của kinh tế địa lý, khoa học vùng và kinh tế không gian. Học thuyết vị trí sẽ trả
lời câu hỏi nơi nào và tại sao cho các hoạt động kinh tế với giả thiết rằng quyết định
của mỗi chủ thể là do sự quan tâm của chính họ, do đó, doanh nghiệp sẽ chọn nơi tối
đa hóa lợi nhuận và các cá nhân sẽ chọn nơi tối ưu hóa khả năng. Thực tế, bên
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
cạnh mối quan tâm của mình, mỗi chủ thể có những lý do khác để cân nhắc khi chọn
mở một xưởng sản xuất, chọn nơi làm việc và sinh sống. Đối với doanh nghiệp, đó là
nguyên liệu đầu vào, thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng, giao thông vận tải,
nhân công, lợi thế kinh tế theo quy mô, vốn, cơ sở hạ tầng và phong tục, đất đai, môi
trường, chính quyền và tính kinh tế động – tĩnh (immobile and mobile external
economies) (Hayter, 1997). Đối với cá nhân, việc di cư từ nơi này đến nơi khác xuất
phát từ rất nhiều lý do như môi trường tự nhiên, khí hậu, kinh tế, chính trị, đoàn tụ gia
đình hoặc có thể là muốn có một cuộc sống có chất lượng cao hơn tại nơi đến với các
cơ hội mới.
Vậy tại sao địa phương này lại có thể sử dụng và khai thác các nguồn lực của
mình tốt hơn các địa phương khác trong giả thiết các điều kiện tương đương? Đó chính
bởi quá trình phát triển nội sinh của địa phương là khác nhau. Phát triển nội sinh là
những thay đổi của địa phương bắt nguồn từ trong chính cộng đồng, huy động và khai
thác các nguồn lực của địa phương để giữ lại các nguồn lợi ở tại địa phương. Phát triển
nội sinh là một tập hợp các năng lực có tính tập thể để thực hiện các sáng kiến địa
phương - thứ được xác định, dẫn đầu và kiểm soát bởi người dân địa phương và cộng
đồng - để mang lại cuộc sống hạnh phúc hơn, những sáng kiến này đến từ nguồn lực
bên trong địa phương và bên ngoài địa phương. Phát triển nội sinh không chỉ dựa vào
sự phát triển của người dân địa phương mà còn đưa vào đó sự phát triển của vật chất,
xã hội, văn hóa và tinh thần của các nhóm người khác. Vậy rõ ràng rằng để địa phương
có thể tận dụng nguồn lực thì các chủ thể trong địa phương đó phải có năng lực để thực
hiện sáng kiến của địa phương. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ thể đó
không ai khác ngoài các cấp chính quyền địa phương, người dân địa phương, người lao
động tại địa phương, doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương.
Từ đây có thể hiểu, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương có thể
được hiểu là khái niệm được tiếp cận để tìm hiểu khả năng tận dụng nguồn lực của
chính quyền, người dân và các tổ chức trong địa phương trên cơ sở lợi thế kinh tế địa
lý để thu hút dòng dịch chuyển thương mại, đầu tư, văn hóa, con người, tri thức, biến
địa phương trở thành đơn vị trung chuyển hoặc đích đến nhằm lưu giữ lợi ích cho địa
phương. Hay đó là Cách thức sắp xếp các nguồn lực hiện tại để thu hút các nguồn lực
từ bên ngoài hoặc phát triển các nguồn lực từ bên trong ra bên ngoài theo hướng phù
hợp với mục tiêu và kỳ vọng tương lai.[20].
1.1.2.2. Nội dung và tiêu chí liên quan đến đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế
cấp địa phương (PEII)
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Lần đầu tiên, Uỷ ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC) của Việt
Nam đã công bố Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương vào năm 2010. Đây
là kết quả dự án nghiên cứu của NCIEC do Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtraylia
(AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ thông qua Chương trình Hỗ trợ
Kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (BWTO).
Mục tiêu chính của báo cáo không phải là để xếp thứ hạng, mà là nhằm xác định
được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương, các tác động của hội nhập
đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Quan trọng hơn, Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương
đối với năng lực hội nhập hiện tại để từ đó khuyến nghị các điều chỉnh cần thiết cho
việc thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững đồng thời đưa ra các gợi
ý để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với các điều kiện hội nhập đặc thù
của mỗi địa phương.
Dựa trên phương pháp tư duy hệ thống, khái quát hóa các dòng vật chất dịch
chuyển giữa một địa phương (được giới hạn bởi biên giới của địa phương) với phần
còn lại của thế giới (địa phương khác và quốc tế) để xem xét mức độ thu hút các nguồn
lực dịch chuyển cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Các dòng vật chất được xem
xét là sản phẩm hàng hóa dịch vụ; vốn và công nghệ; con người thông qua di trú, thu
hút nhân lực và du lịch. Một địa phương được cho là hấp dẫn sẽ thu hút được các nguồn
lực cho sự phát triển như thu hút du khách, thu hút đầu tư vào mở rộng sản xuất kinh
doanh, thu hút người dân đến sống và làm việc, thu hút ngoại tệ thông qua xuất khẩu,…
Mục tiêu cuối cùng của mỗi địa phương là tạo ra một môi trường và điều kiện thuận
lợi phục vụ nhân dân của địa phương đó. Hình thái thể hiện và tính định lượng của nó
thể hiện thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người và các chỉ số phát triển
con người của địa phương. Tuy nhiên, thách thức đối với các điểm đến hiện nay là có
quá nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn lực của chính quyền các quốc gia, các nền kinh
tế cũng như các địa phương.
Các thông số hay trụ cột chính để các địa phương hội nhập và phát triển thành
công mà báo cáo này đưa ra gồm 8 trụ cột là: (1) Thể chế, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Văn
hóa, (4) Đặc điểm tự nhiên địa phương, (5) Con người, (6) Thương mại, (7) Đầu tư,
(8) Du lịch. Mỗi trụ cột được xem xét dựa trên một số chiều kích và phương diện nhất
định. Các trụ cột này vừa có tác dụng thu hút nguồn lực dành cho nguồn lực đó đến từ
bên ngoài, vừa phản ánh thực trạng hình ảnh trụ cột đang tồn tại và có khuynh hướng
dịch chuyển đến những nơi khác (địa phương hay nền kinh tế khác) thu hút hơn. Mức
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
độ hội nhập đơn giản được đo lường dựa trên cách tiếp cận về dịch chuyển nguồn lực
giữa các địa điểm về mặt số lượng, chất lượng, cường độ để thấy được mức độ mạnh
hay yếu của việc hội nhập kinh tế.
Hình 1.2. Mô hình chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phƣơng
(Nguồn: Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa
phương 2010; Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế,
NCIFC).
Trên cơ sở khái quát hóa từ các điều kiện thực tiễn, kết hợp với phương pháp tư
duy hệ thống, người ta xác định 8 trụ cột cấu thành mô hình năng lực hội nhập kinh tế
của một địa phương. Trong đó, có 4 trụ cột tĩnh và 4 trụ cột động, các trụ cột động có
sự giao thoa với phần còn lại của thế giới (địa phương khác và nước ngoài). Bốn trụ
cột tĩnh bao gồm (1) thể chế, (2) văn hóa, (3) cơ sở hạ tầng và (4) đặc điểm tự nhiên.
Bốn trụ cột động tiếp theo bao gồm (5) thương mại, (6) du lịch, (7) đầu tư và (8) con
người.
Tiêu chí xếp hạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương gồm:
* Về thương mại : Trụ cột thương mại dựa trên việc xem xét ba nhóm nhân tố
tương tác với nhau bao gồm: (1) thương mại tại địa phương; (2) xuất nhập khẩu và
(3) Mối quan hệ giữa sản xuất – thương mại trong chuỗi giá trị.
* Về đầu tư: Trụ cột Đầu tư đánh giá 3 nhóm nhân tố (1) Chất lượng nguồn đầu
tư, (2) Dịch vụ hỗ trợ và phục vụ đầu tư và (3) Yếu tố hấp dẫn đầu tư tại địa phương.
Riêng về chất lượng nguồn đầu tư xem xét 3 nguồn: (1) nguồn đầu tư từ ngân sách
chính phủ (trung ương và địa phương), (2) đầu tư trực tiếp nước ngoài và (3) đầu tư
trong nước (đầu tư từ tỉnh khác vào địa phương, đầu tư từ địa phương ra tỉnh khác và
đầu tư từ địa phương ra nước ngoài).
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Về du lịch: Trụ cột về du lịch xem xét đánh giá 5 nhóm nhân tố. Năm nhóm
nhân tố này là (1) Du khách, (2) Chất lượng dịch vụ du lịch, (3) Đầu tư cho du lịch,
(4) Nhân lực ngành du lịch và (5) Tiềm năng cho du lịch.
* Về con người: Nghiên cứu về trụ cột con người trong chỉ số hội nhập kinh tế đánh
giá 3 nhóm nhân tố là (1) đời sống, (2) nhân lực và (3) chính sách nhân dụng. Nhóm nhân
tố về Đời sống xem xét năm chiều kích, đó là, (1) bình đẳng trong thu nhập,
(2) chất lượng cuộc sống, (3) chất lượng giáo dục đào tạo, (4) chất lượng y tế và (5)
chất lượng các dịch vụ giải trí. Nhóm nhân tố về nhân lực xem xét 3 chiều kích về số
lượng, về chất lượng và sự phù hợp của nhân lực với yêu cầu thị trường. Nhóm nhân
tố về nhân dụng xem xét và đánh giá hiệu quả chính sách nhân dụng từ chính quyền
địa phương và doanh nghiệp địa phương trong việc thu hút con người phục vụ và làm
việc cho chính quyền địa phương hay doanh nghiệp tại địa phương.
* Về cơ sở hạ tầng : Trên nguyên tắc đánh giá cơ sở hạ tầng theo hướng đáp
ứng nhu cầu của con người và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, phục vụ cuộc
sống, nghiên cứu đánh giá nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng theo 3 chiều kích: (1) thực trạng
đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, (2) quá trình phát triển việc đầu tư
cho đáp ứng nhu cầu này và (3) tiền đề để hạ tầng có thể phát triển tốt hơn trong tương
lai.
* Về văn hóa: Văn hóa xem xét năm nhóm nhân tố trên ba chiều kích. Năm
nhóm nhân tố này là (1) biểu tượng và hình tượng địa phương trong nhận thức của cư
dân, (2) di sản (lễ hội, di tích lịch sử và bản sắc nghề), (3) giá trị và tiêu chuẩn văn hóa
địa phương, (4) tính đa dạng về dân tộc, tôn giáo và (5) tri thức truyền thống tích lũy
qua các món ăn và bài thuốc gia truyền của địa phương. Ba chiều kích được xem xét là
(1) thực trạng chất lượng các nhóm nhân tố, (2) khả năng duy trì và phát huy các nhân
tố theo hướng tích cực và (3) sự dịch chuyển mối quan tâm giữa các nhóm nhân tố và
trong bản thân mỗi nhóm nhân tố theo hướng tiếp cận một nền văn hóa hiện đại vì sự
phát triển toàn diện của con người.
* Đặc điểm địa phương: Khi xem xét nhóm nhân tố gắn với điều kiện tự nhiên
của một địa phương có tác động tương tác như thế nào với các nhân tố dịch chuyển như
hàng hóa, con người, du khách, vốn, trụ cột đặc điểm tự nhiên nghiên cứu và đánh giá
5 nhóm nhân tố (1) vị thế địa lý chiến lược cho hội nhập, (2) tài nguyên thiên nhiên,
(3) ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt và sản xuất, (4) sản phẩm đặc trưng xuất xứ
địa phương và (5) các điểm đến tại địa phương.
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
* Thể chế: Trụ cột này xem xét (1) việc thực hiện trách nhiệm pháp lý của bốn
nhóm đối tượng (chính quyền địa phương, doanh nghiệp địa phương và người dân địa
phương), (2) nguyên tắc lao động và ứng xử trong công việc được cộng đồng địa
phương chấp nhận, (3) cải cách thủ tục hành chính ở địa phương và (4) thái độ phục vụ
nhân dân của công chức địa phương.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu toàn cầu. Đối với
một nước đang phát triển mạnh mẽ như nước ta hiện nay thì quá trình này càng trở nên
thực sự quan trọng. Hội nhập toàn cầu như một “con dao hai lưỡi”, nó vừa tạo điều
kiện cho Việt Nam phát huy tiềm năng, lợi thế, đồng thời nâng cao vị thế của nước ta
trên trường quốc tế. Nhưng mặt khác, áp lực do hội nhập mang lại cũng không nhỏ,
đặc biệt là với một quốc gia có điểm xuất phát thấp, đang phát triển như nước ta hiện
nay.
Không phải Việt Nam mới tham gia hội nhập mà đã bắt đầu từ khi Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng
vấn đề năng lực cạnh tranh mới thực sự được chú trọng khi nước ta trở thành thành
viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/01/2007.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề
không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng. Có nâng cao năng lực cạnh tranh thì
mới nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế và của các sản phẩm, người lao động
có thêm việc làm thêm thu nhập, tình hình kinh tế - xã hội và chính trị của đất nước
mới được ổn định và phát triển.
Nhìn chung năng lực cạnh tranh của nước ta còn thấp do nhiều nguyên nhân cả
chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, những kết quả đạt được cũng không nhỏ. Theo
báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp Việt Nam
ngày càng đươc tăng lên. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn
2007 - 2011 là 19,25%/ năm, kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người năm 2010
đạt 914,4 USD/ người. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam ngày càng được mở
rộng, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng được tăng hơn trước, cơ cấu các mặt hàng
xuất khẩu ngày càng đa dạng…
PCI chiếm được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và chính phủ. Vì vậy, từ
năm 1995 trở lại đây, năm nào Nhà nước cũng đánh giá PCI của các tỉnh, thành trong
cả nước nhằm đánh giá đúng sự phát triển, năng lực của tỉnh đó, đồng thời là cơ sở để
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
các tỉnh, thành phố đưa ra được các chiến lược, sách lược cho sự đầu tư phát triển của
tỉnh mình.
Căn cứ vào bảng tổng hợp PCI của các tỉnh/ thành phố của cả nước năm 2013
(xem phần phụ lục ), 10 tỉnh/ thành phố có chỉ số PCI cao nhất của cả nước theo thứ tự
từ 1 đến 10 là: Đà Nẵng, TT - Huế, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre,
Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Cần Thơ, TP. HCM. Và 6 tỉnh có chỉ số PCI thấp nhất của cả
nước là: Quảng Trị, Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang. PCI chính
là thước đo tốt nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của các tỉnh về mặt phát triển kinh
tế - xã hội mà không căn cứ vào vị trí địa lý hay điều kiện tự nhiên của các tỉnh.
1.2.2. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế trọng điểm của nước ta và là vùng
có lịch sử hình thành và phát triển sớm nhất của cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng
bao gồm 11 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình,
Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên và bao gồm cả tỉnh Vĩnh Phúc.
Đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 21.059,3 km2
( chiếm 4,5% diện tích
của cả nước), dân số tính đến năm 2013 là 20439,4 nghìn người.[23].
Bảng 1.1. Chỉ số PCI vùng đồng bằng sông Hồng năm 2013
Địa phƣơng PCI Xếp hạng PCI Nhóm xếp hạng
Quảng Ninh 63,51 4 Rất tốt
Bắc Ninh 61,07 12 Tốt
Hải Phòng 59,76 15 Khá
Thái Bình 59,10 21 Khá
Vĩnh Phúc 58,86 26 Khá
Ninh Bình 58,71 28 Khá
Hà Nam 57,81 32 Khá
Hà Nội 57,67 33 Khá
Hải Dương 56,37 41 Trung bình
Nam Định 56,31 42 Trung bình
Hưng Yên 53,91 53 Tương đối thấp
Nguồn: Báo cáo PCI Việt Nam năm 2013.
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng chưa
tương xứng với vị thế của vùng. Có thể chia ra hai nhóm xếp hạng là nhóm rất tốt
- tốt và nhóm khá - trung bình - tương đối yếu. Nhóm rất tốt và tốt chỉ có hai tỉnh là
Quảng Ninh và Bắc Ninh đạt, như vậy là chỉ chiếm khoảng 1/5 số tỉnh trong vùng.
1.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
1.2.3.1. Tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là
1656,0 km2
, dân số tính đến năm 2013 là 1747,5 nghìn người. [23]. Trong những năm
vừa qua, PCI của tỉnh còn ở mức khiêm tốn mặc dù tỉnh Hải Dương đã tiến hành nhiều
giải pháp như:
- Chấn chỉnh các khâu trong quản lý NN từ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển,
xây dựng văn bản pháp quy, tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách của NN. Theo
dõi, giảm sát kiểm tra thực hiện và trên cơ sở đó hoàn thiện các cơ chế chính sách đã
ban hành đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Tập trung chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức
kinh tế và công dân. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các tiêu
chuẩn quản lý mới nhất trong các cơ quan hành chính. Các cơ quan, đơn vị đều thành
lập bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”, phòng làm việc được trang bị các thiết bị cần
thiết và đặt ở vị trí thuận lợi cho việc đón tiếp công dân, tổ chức. Niêm yết công khai
quy trình, thủ tục, phí, lệ phí, thời gian giải quyết.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa liên thông” trong việc giải
quyết các thủ tục hành chính.
- Thực hiện đề án “Đơn giản hóa các thủ tục hành chính” của Chính phủ, các cơ
quan chuyên môn thuộc UBNN tỉnh đã tổ chức thống kê, rà soát thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền của mình. Kết quả là đã đơn giản hóa tối thiểu 30% thủ tục hành
chính theo sự chỉ đạo của Chính phủ.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Kết quả của quá trình cải thiện PCI của tỉnh là:
Bảng 1.2. Tổng hợp các chỉ số PCI của Hải Dƣơng giai đoạn 2008 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Chỉ số
Gia nhập thị trường 7,81 7,72 6,51 8,26 8,26 7,82
Tiếp cận đất đai 6,91 6,04 5,94 6,06 5,98 6,93
Tính minh bạch 6,38 6,36 5,37 4,97 5,09 4,64
Chi phí thời gian 6,36 7,19 6,68 7,13 6,27 5,95
Chi phí không chính thức 7,6 5,28 6,24 7,46 6,83 6,23
Tính năng động 5,07 4,51 5,06 4,85 4,25 4,9
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 7,52 4,85 6,22 4,3 4,26 5,54
Đào tạo lao động 3,99 4,99 5,27 4,44 5,33 5,61
Thiết chế pháp lý 4,73 5,03 4,62 5,23 3,18 6,61
PCI 54,07 58,96 57,51 58,41 56,29 56,37
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm.
Bảng 1.3. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2008 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
PCI 54,07 58,96 57,51 58,41 56,29 56,37
Xếp hạng 30 29 35 35 33 41
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm.
Nhìn chung, Hải Dương là một tỉnh có PCI còn khiêm tốn so với vị thế của
tỉnh cũng như so với cả nước và chưa xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
1.2.3.2. Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh với diện tích tự nhiên là 822,7 Km2
, dân số tính đến năm 2013 là
1114,0 nghìn người. [23]. Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông
Hồng và một vị trí địa lí khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Là một tỉnh được đánh giá là phát triển khá năng động, ngay từ đầu tỉnh đã chú
trọng tới vấn đề cải thiện môi trường đầu tư nhằm hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư
vào tỉnh. Một số giải pháp tỉnh tập trung thực hiện trong thời gian qua là:
- Đơn giản hóa quy trình thủ tục giấy tờ.
- Thống nhất chuẩn mực về nội dung, hình thức các loại giấy tờ hồ sơ trong bộ
thủ tục.
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
- Tăng cường phối hợp và nâng cao chất lượng quản lý và cung cấp dịch vụ
công của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh để tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài năm bắt các thông tin cần thiết.
- Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong và ngoài
nước dưới nhiều hình thức như: báo, đài, sách hướng dẫn, internet… Công bố rộng rãi,
chính xác các thông tin liên quan đến chính sách, môi trường đầu tư… tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc xúc tiến
các dự án đầu tư của tỉnh.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dường nghiệp vụ cho đội ngũ
cán bộ quản lý. Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ lao động.
Như vậy, tỉnh đã rất sát sao trong từng bước nhằm cải thiện môi trường đầu tư
của tỉnh. Và kết quả của quá trình này là:
Bảng 1.4. Tổng hợp các chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Chỉ số
Gia nhập thị trường 8,69 9,13 7,29 8,84 9,11 7,73
Tiếp cận đất đai 7,38 6,46 5,42 7,12 5,88 6,7
Tính minh bạch 6,41 7,03 6,37 5,84 6,07 6,22
Chi phí thời gian 5,62 6,96 7,68 7,88 6,47 6,14
Chi phí không chính 7,2 7,03 5,88 7,3 7,24 7,37
thức
Tính năng động 6,6 5,04 7,09 7,74 6,62 5,47
Dịch vụ hỗ trợ doanh 7,55 3,97 5,81 4,33 3,7 5,69
nghiệp
Đào tạo lao động 5,55 5,91 5,76 5,45 5,55 6,04
Thiết chế pháp lý 5,2 5,89 5,64 6,42 3,1 4,97
PCI 59,57 65,7 64,48 67,27 62,26 61,07
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm
Bảng 1.5. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
PCI 59,57 65,7 64,48 67,27 62,26 61,07
Xếp hạng 16 10 6 2 10 4
Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm
Qua hai bảng số liệu trên cho ta thấy trong những năm qua tỉnh luôn nằm trong
vị trí 10 tỉnh có chỉ số PCI cao nhất của cả nước. Đây là kết quả xứng đáng cho
những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh.
1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc đã học tập kinh nghiệm trong việc cải cách chất lượng điều hành kinh
tế của một số tỉnh có thành tích tốt. Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho mình cụ thể
như sau: Từ những việc làm được và chưa làm được trong 5 năm qua, có thể rút ra một
số bài học kinh nghiệm như sau:
Một là, Chính quyền địa phương phải quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển
toàn diện từ chủ trương đến khâu tổ chức thực hiện; trong tất cả các ngành, các lĩnh
vực; trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
đến từng chương trình, đề án, dự án cụ thể. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển
văn hoá - xã hội, thực hiện các mục tiêu xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững
sự ổn định về chính trị, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Hai là, trong chỉ đạo phát triển kinh tế, trước hết phải xác định được mục tiêu
mang tính chiến lược, mục tiêu ưu tiên phát triển; lựa chọn hướng đi đúng; có bước đi
thích hợp; đề ra được các nhiệm vụ và giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu phát
triển. Trên cơ sở so sánh các tỉnh trong vùng, cần tập trung đầu tư phát triển những
ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế so sánh. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác phát triển
kinh tế, liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế
trọng điểm.
Ba là, xác định nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT- XH
nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới, công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là
nhiệm vụ vừa cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển nguồn
nhân lực phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KT- XH.
Bốn là, việc xây dựng cơ chế, chính sách trước hết phải bám sát định hướng quy
hoạch và các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, căn cứ vào các điều kiện khách
quan, chủ quan, từ đó lựa chọn các vấn đề có tính đột phá để ban hành các cơ chế,
chính sách.
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Năm là, phải có các giải pháp để tạo môi trương đầu tư hấp dẫn nhằm giải phóng
sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, đồng thời thu hút các nguồn lực từ
bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành
chính, loại bỏ các khâu rườm rà, cản trở đến tốc độ thu hút đầu tư.
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Tiểu kết chƣơng 1
Nội dung chính ở chương này bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nội
dung nghiên cứu. Về cơ sở lý luận, đã đề cập đến các quan điểm và các khái niệm liên
quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các yếu tố cấu thành và các yếu tố
ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, diễn giải các chỉ số thành phần của PCI,
phân tích thứ hạng của chỉ số. Từ đó đưa ra tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực
cạnh tranh cấp tỉnh. Ngoài ra, trong phần cơ sở lý luận này còn đề cập đến các khái
niệm và một số nội dung liên quan đến năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương.
Những vấn đề lý luận này cần được đề cập và làm sáng tỏ nhằm phục vụ cho việc tiếp
cận và nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc.
Về cơ sở thực tiễn, đề tài đã đưa ra những nhìn nhận, đánh giá tổng quan về năng
lực cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Đồng thời phân tích,
đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và kinh
nghiệm của một số tỉnh trong việc nâng cao năng lục cạnh tranh cấp tỉnh như: Hải
Dương, Bắc Ninh. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc nhằm phục
vụ cho việc nâng cao năng lực của tỉnh. Có thể nói, cơ sở thực tiễn giúp đề tài mang
tính hệ thống và logic trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

More Related Content

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.docx

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docQuản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng ThápĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng ThápViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticLuận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticHuynh Loc
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...
Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...
Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...mokoboo56
 
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfluan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfNguyễn Công Huy
 
Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...
Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...
Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...OnTimeVitThu
 
Dc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hv
Dc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hvDc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hv
Dc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hvHIEPQUOC3
 

Similar to Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.docx (20)

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng ...
 
Tiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.doc
Tiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.docTiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.doc
Tiểu luận về công ty TH true milk, 9 điểm.doc
 
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuấtLuận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
Luận văn: Vận dụng mô hình dự toán ngân sách trong doanh nghiệp sản xuất
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu gạo Phước ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu gạo Phước ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu gạo Phước ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty xuất nhập khẩu gạo Phước ...
 
Giải pháp phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty coop online....
Giải pháp phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty coop online....Giải pháp phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty coop online....
Giải pháp phát triển chiến lược marketing trực tuyến cho công ty coop online....
 
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docxPhân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Điện CS & TBĐT Hưng Đạo, 9 điểm.docx
 
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docQuản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng ThápĐề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho công ty Điện Báo Điện Thoại Đồng Tháp
 
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logisticLuận văn  biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
Luận văn biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực logistic
 
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
Luận văn: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các do...
 
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệpLuận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp
Luận văn: Nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng kế toán quản trị cho doanh nghiệp
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRO...
 
Lập kế hoạch marketing tại Công ty Minh Hòa Thành đến năm 2020.docx
Lập kế hoạch marketing tại Công ty Minh Hòa Thành đến năm 2020.docxLập kế hoạch marketing tại Công ty Minh Hòa Thành đến năm 2020.docx
Lập kế hoạch marketing tại Công ty Minh Hòa Thành đến năm 2020.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên công nghệ t...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên công nghệ t...Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên công nghệ t...
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên công nghệ t...
 
Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...
Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...
Phân Tích Một Số Chỉ Tiêu Tài Chính Cơ Bản Và Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Hoạ...
 
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdfluan van tot nghiep ke toan (49).pdf
luan van tot nghiep ke toan (49).pdf
 
Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...
Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...
Tải khóa luận: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Viettel và các nhân tố...
 
Dc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hv
Dc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hvDc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hv
Dc luan van van anh qlkt yen bai (pci) chinh thuc nop hv
 
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại viettel Cần Thơ, 9d
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại viettel Cần Thơ, 9dĐề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại viettel Cần Thơ, 9d
Đề tài: Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại viettel Cần Thơ, 9d
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đ
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đ
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Viettel Cần Thơ, HAY, 9đ
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍 (20)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại khách s...
 
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
Nghiên cứu về phát triển hệ thống kênh phân phối sản phẩm của các doanh nghiệ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU.docx
 
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
Cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lượng phục vụ tại bộ phận đón tiếp của k...
 
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
Cơ sở lý luận về phát triển thị trƣờng khách inbound dưới góc độ marketing củ...
 
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
Cơ sở lý luận về thị trường và sử dụng marketing nhằm mở rộng thị trường của ...
 
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
Tính toán thiết kế chế tạo và vận hành thử nghiệm hệ thống cấp đông I-Q-F thẳ...
 
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
Tính toán, thiết kế máy sấy bơm nhiệt sấy thanh long cắt lát với năng suất 20...
 
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.docNghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
Nghiên cứu nhiệt phân gỗ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than hoa.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối ...
 
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
Nghiên cứu ứng dụng hệ điều khiển dự báo để điều khiển mức nước bao hơi của n...
 
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.docĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
ĐỒ ÁN - BÁO CÁO MÔ HÌNH KHO LẠNH DÀN TRẢI.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết kế máy sấy khoai lang năng suất 100 kg mẻ.doc
 
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.docĐồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
Đồ án tốt nghiệp - Sấy bã mía, 9 điểm.doc
 
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.docHoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
Hoàn thiện quy trình sản xuất thanh long sấy bằng phương pháp sấy đối lưu.doc
 
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.docĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
ĐỒ ÁN - Điều khiển lưu lượng không khí trong phòng sạch thông qua biến tần.doc
 
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.docĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
ĐỒ ÁN - Tính toán thiết bị sấy nấm kểu sấy hầm, năng suất nhập liệu 650kgmẻ.doc
 
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docxThiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
Thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 91,8 triệu lít sản phẩm năm.docx
 
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
Tính toán thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy cà phê nhân theo năng suất nhậ...
 
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docxThiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
Thiết kế hệ thống sấy thùng quay sấy bắp với năng suất 800 kgh.docx
 

Recently uploaded

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh Anlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT TOÁN 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯỜNG...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
Quản lý dạy học phân hóa môn Toán tại các trường trung học cơ sở huyện Tam D...
 
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
Nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của kiểm toán viên tại Chi nhánh Công...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh AnPhân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thịnh An
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
Thực trạng ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng: Nghiên cứu điển...
 
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG   CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
PHONG TRÀO “XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN VÌ CUỘC SỐNG CỘNG ĐỒNG” CỦA ĐOÀN TNCS HỒ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 

Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh a) Khái niệm cạnh tranh Trên thế giới, năng lực cạnh tranh là khái niệm được hiểu theo nhiều cách khác nhau và chưa có sự thống nhất. Điểm lại lý thuyết cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lịch sử thì đã có hai trường phái tiêu biểu. Đó là trường phái cổ điển và người đại diện là A. Smith, John Stuart Mill, Darwin và C. Mac. Trường phái hiện đại với các đại diện tiêu biểu như Chicago, Harvard, Meuger, Mises…Tuy nhiên, khái niệm năng lực cạnh tranh của Michael Porter - người sáng lập ra lý thuyết cạnh tranh được sử dụng nhiều nhất. Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh quốc gia được đo bằng sự thịnh vượng, thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người và chất lượng cuộc sống. Sự thịnh vượng được quyết định chủ yếu do năng suất lao động và huy động lao động vào quá trình tăng trưởng. Do đó, trong khái niệm cạnh tranh của M. Porter, năng suất là yếu tố quyết định tiêu chuẩn sống bền vững. Với khái niệm này, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng có ý nghĩa là đóng góp và nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế. Nghiên cứu về cạnh tranh của M. Porter là khá toàn diện từ cấp độ doanh nghiệp, ngành, cho đến quốc gia, bao trùm cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Cạnh tranh được xác định là nguồn gốc của sự tiến bộ kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào. Như vậy, chúng ta có thể hiểu và nhìn nhận dưới góc độ năng lực cạnh tranh của một tỉnh dưới dạng năng lực cạnh tranh quốc gia. Năng lực cạnh tranh của tỉnh là quá trình nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế của một tỉnh. Năng lực cạnh tranh của tỉnh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và nguồn vốn có của tỉnh. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Hiện nay, còn nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ… b) Khái niệm năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh hay còn được gọi tắt là PCI (Provincial Competitiveness Index) được đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Chỉ số PCI của Việt Nam được xây dựng từ năm 2005 là kết quả hợp tác nghiên cứu giữa phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam do cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/VNCI) tài trợ. Chỉ số này bao gồm 9 chỉ số thành phần là: chi phí ra nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, thiết chế pháp lý. Mỗi chỉ số thành phần lý giải khá nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế các tỉnh của Việt Nam. Năm 2006 đã có thêm hai chỉ số thành phần mới được đưa vào để phản ánh hai khía cạnh quan trọng khác về nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương. Đến năm 2009 các chỉ số lại có sự điều chỉnh. Như vậy, cụm từ “ năng lực cạnh tranh cấp tỉnh” được hiểu là chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu năng của hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền các địa phương. Chỉ số này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương này có lợi thế hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế. Các địa phương đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là thước đo năng lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và phương pháp điều hành của bộ máy lãnh đạo từng địa phương. Nói cách khác, đây là câu trả lời của doanh nghiệp và nhà đầu tư trước cung cách quản lý, điều hành chính sách kinh tế của chính quyền địa phương. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được xây dựng với mục tiêu lý giải nguyên nhân tại sao một số tỉnh thành của đất nước lại tốt hơn các tỉnh khác nhưng không xét 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 đến các yếu tố tự nhiên. Vì vậy, PCI được sử dụng như một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá công tác quản lý, điều hành kinh tế dựa trên cảm nhận của khu vực kinh tế tư nhân. Bằng cách thực hiện điều tra đối với các doanh nghiệp tư nhân để tìm hiểu sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương, kết hợp các dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh, thu thập được từ các nguồn chính thức về điều kiện ở địa phương. Chỉ số PCI cho điểm theo thang điểm 100. c) Phương pháp xây dựng và thứ hạng của chỉ số PCI * Phương pháp xây dựng chỉ số PCI. Để xây dựng chỉ số PCI cần tiến hành theo ba bước chính: - Bước 1: Phương pháp thu thập số liệu xây dựng chỉ số PCI Quá trình thu thập số liệu để xây dựng chỉ số PCI gồm có các chuyên gia nghiên cứu tiến hành điều tra các doanh nghiệp trong nước đảm bảo mẫu đại diện đủ lớn, có thể đại diện cho tổng thể mẫu các doanh nghiệp trong cả nước để thu thập thông tin đánh giá của các doanh nghiệp; Nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập các nguồn số liệu chính thống đã được công bố ở địa phương. Mục tiêu là kết hợp cả số liệu cứng và số liệu mềm. + Phương pháp chọn mẫu được VCCI sử dụng là phương pháp chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên. Phương pháp này cho phép cơ hội lựa chọn điều tra tất cả các doanh nghiệp là như nhau, và việc phân tầng sẽ đảm bảo các doanh nghiệp được lựa chọn sẽ đáp ứng những tiêu chí chính đại diện cho tổng thể doanh nghiệp tư nhân. Trong điều tra PCI, doanh nghiệp được phân tầng theo ngành, nghề hoạt động kinh doanh, tuổi của doanh nghiệp (tính từ thời điểm thành lập), loại hình sở hữu doanh nghiệp. + Cơ sở chọn mẫu: việc lựa chọn doanh nghiệp dựa trên danh sách của các doanh nghiệp đang nộp thuế của mỗi địa phương ở Tổng cục thuế. Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu chọn mẫu doanh nghiệp điều tra theo 24 tiêu chí phân tổ dựa trên loại hình, ngành KT và theo tuổi của doanh nghiệp tương ứng tỷ lệ của từng ĐP, tránh tình trạng mẫu điều tra tập trung ở những thành phố lớn. Các doanh nghiệp được chọn đảm bảo mang tính đại diện cao nhất cho mỗi tổ. + Công cụ thu thập: phiếu điều tra các năm về cơ bản là giống nhau, phiếu gồm 60 câu hỏi về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đánh giá của doanh nghiệp về 12 khía cạnh khác nhau trong hoạt động quản lý và điều hành KT của chính quyền ĐP. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 + Phương pháp điều tra: cơ quan phụ trách nghiên cứu gửi bộ câu hỏi điều tra qua bưu điện đến các doanh nghiệp. Sau khi nhận được trả lời của doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu sử dụng các trợ giúp kỹ thuật nhằm loại bỏ các sai số không đáng tin cậy. Để có được số liệu cứng các phương pháp được cơ quan nghiên cứu sử dụng như: lấy ý kiến chuyên gia, sử dụng bộ câu hỏi so sánh, số liệu thống kê. Cụ thể là: Lấy ý kiến chuyên gia: thu thập ý kiến của các chuyên gia về chất lượng quản lý và điều hành đối với từng tỉnh để hiệu chỉnh những sai lệch trong đánh giá của doanh nghiệp trong tính toán chỉ số cuối cùng. Sử dụng bộ câu hỏi so sánh: với cách này, các nhà nghiên cứu cần bổ sung thêm một số câu hỏi chuẩn so sánh trong các phiếu điều tra để các doanh nghiệp đánh giá và xếp hạng 10 tỉnh theo môi trường chính sách tốt nhất và tồi nhất, sau đó xếp hạng tỉnh nơi doanh nghiệp đang hoạt động vào danh sách đó. Số liệu thống kê: để tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn công bố chính thức và bên thứ ba như: niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, kết quả của các cuộc điều tra, các báo cáo, ấn phẩm của ngân hàng thế giới, các công ty… - Bước 2: xử lý số liệu để xây dựng chỉ số thành phần Qua việc thu thập số liệu cứng và số liệu mềm, cơ quan nghiên cứu sẽ tiến hành xử lý số liệu nhằm loại bỏ các biến nhiễu, làm sạch số liệu để phục vụ cho công tác phân tích để đưa ra đánh giá các chỉ số cấu thành nên PCI. - Bước 3: Xây dựng chỉ số PCI. + Chuẩn hóa điểm các chỉ tiêu của 63 tỉnh, thành theo thang điểm 10. Nghiên cứu PCI nhằm mục đích so sánh chất lượng điều hành KT của mỗi địa phương với thực tiễn tốt nhất về điều hành KT đang có ở Viêt Nam mà không phải so sánh với một chuẩn mực nào. Do vậy, mỗi chỉ tiêu được chuẩn hóa theo thang điểm 10, tỉnh có thực tiễn tốt nhất sẽ tương ứng với điểm 10, tỉnh có thực tiễn kém nhất tương ứng với điểm 1. Các tỉnh còn lại nằm trong khoảng 1- 10. Công thức tính như sau: Nếu điểm chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành tốt thì sử dụng công thức sau: Điểm của tỉnh = 9× [(Điểm của tỉnh - Điểm nhỏ nhất của mẫu) / (Điểm lớn nhất của mẫu – điểm nhỏ nhất của mẫu)]+1. Nếu chỉ tiêu cao phản ánh chất lượng điều hành không tốt thì lấy 11 trừ đi công thức trên. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Điểm của tỉnh = 11- {9×[(Điểm của tỉnh – Điểm nhỏ nhất của mẫu) / (Điểm lớn nhất của mẫu – Điểm nhỏ nhất của mẫu)]+1}. + Tính điểm số của các chỉ số thành phần. Các chỉ tiêu được nhóm vào các chỉ số thành phần tương ứng. Những chỉ số này phản ánh được tương đối đầy đủ những vấn đề trong việc thành lập doanh nghiệp và phát triển của khu vực KT tư nhân ở Việt Nam. Các chỉ tiêu sau khi đã chuẩn hóa tính trung bình để tạo ra từng chỉ số thành phần. + Tính toán trọng số của mỗi chỉ số thành phần. Do các chỉ số thành phần PCI có ảnh hưởng khác nhau và có vai trò quan trọng khác nhau khi lý giải sự khác biệt về kết quả phát triển KT tư nhân, VCCI và VNCI đã tính toán trọng số tương ứng với mức độ đóng góp thực sự của từng chỉ số đối với việc phát triển KT tư nhân như: tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư dài hạn của khu vực tư nhân tính bình quân đầu người, lợi nhuận bình quân trên một doanh nghiệp tính theo triệu đồng. + Tính toán chỉ số PCI. Trên cơ sở điểm số và trọng số tương ứng của từng chỉ số thành phần, nhóm nghiên cứu đưa ra chỉ số PCI tổng hợp cuối cùng được chuẩn hóa theo thang điểm 100. Các tỉnh sẽ được đưa vào các nhóm: rất tốt, tốt, khá, trung bình, tương đối thấp, thấp. * Đối tượng doanh nghiệp được điều tra Từ năm 2006, việc xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được điều tra, đánh giá thông qua việc phát phiếu điều tra các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh/ thành phố. Đối tượng lấy phiếu điều tra các doanh nghiệp ngoài nhà nước với ba loại hình: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên ba tiêu chí: tuổi doanh nghiệp (lấy mốc năm 2000 là năm Luật doanh nghiệp có hiệu lực thi hành), loại hình doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân), ngành nghề kinh doanh (lấy mẫu dựa trên 4 nhóm ngành nghề kinh doanh chính: công nghiệp và xây dựng, dịch vụ và thương mại, nông - lâm - ngư nghiệp và khoáng sản). * Thứ hạng và phân tích thứ hạng chỉ số PCI Sau khi các chỉ số thành phần được tính trọng số thể hiện mức độ quan trọng tương đối và được chuẩn hóa về thang điểm 100, nhóm nghiêm cứu tiến hành xây 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 dựng chỉ số tổng hợp PCI. Việc phân chia các tỉnh theo các nhóm dựa theo thang điểm có ý nghĩa quan trọng với việc xếp hạng riêng biệt từng tỉnh. Bởi vì việc chia theo nhóm sẽ giúp giữ được tính ổn định và không có tình trạng một tỉnh nhảy từ nhóm này sang nhóm khác. Khoảng cách giữa các nhóm là từ một phần hai điểm trở lên. Năm 2005 các tỉnh được xếp thành năm nhóm là: tốt, khá, trung bình, tương đối thấp, thấp. Năm 2006 đã bổ sung thêm một nhóm mới gồm các tỉnh vượt trội rõ rệt so với các tỉnh còn lại. Đây là nhóm tỉnh đứng đầu và gọi là rất tốt. Năm 2008, để đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh người ta sử dụng 10 tiêu chí để đánh giá, nhưng từ năm 2009 thì chỉ có 9 tiêu chí được đem vào khảo sát và đánh giá. So với năm 2008 thì từ năm 2009 trở đi tiêu chí ưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước đã được bỏ đi. Thứ hạng của chỉ số như sau: - Rất tốt: nhóm này gồm các tỉnh vượt trội rõ rệt so với các tỉnh còn lại. Đây là nhóm đứng đầu với mọi chỉ số thành phần được đánh giá rất cao, có từ 3 - 4 chỉ số thành phần có điểm đạt trên 8 điểm. - Tốt: nhóm này bao gồm các tỉnh có hầu hết chỉ số đều có kết quả tốt và đặc biệt tốt ở các chỉ số thành phần có trọng số cao. Ở những tỉnh này, nhiều doanh nghiệp phát triển và thu hút nhiều doanh nghiệp mới. - Khá: nhóm này bao gồm các tỉnh có chỉ số trên điểm trung vị. Trong nhóm này các tỉnh thực hiện khá tốt ở nhiều điểm thành phần, nhưng vẫn có kết quả nghèo nàn ở một số điểm thành phần khác. Ở nhóm tỉnh này, các doanh nghiệp tư nhân phát triển ở mức khá, và tại tỉnh cần nhiều cải thiện để thu hút và giữ chân nhà đầu tư. - Trung bình: nhóm này bao gồm các tỉnh có kết quả khá nghèo nàn ở nhiều lĩnh vực, tuy nhiên vẫn đạt được một số kết quả khá ở một vài chỉ số thành phần. Môi trường đầu tư phát triển chậm hoặc môi trường đầu tư phát triển nhưng còn nhiều bất cập nên sớm cần có các giải pháp khắc phục để có thể tăng điểm số ở các chỉ số thành phần. - Tương đối thấp: nhóm này bao gồm các tỉnh có kết quả thấp ở hầu hết các chỉ số thành phần, đặc biệt có kết quả rất thấp ở một số chỉ số quan trọng. Sự phát triển KT ở khu vực tư nhân ở tỉnh gặp nhiều khó khăn, trở ngại ở các ngành, lĩnh vực then chốt. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Thấp: bao gồm các tỉnh có kết quả thấp ở mọi lĩnh vực, điểm số của các chỉ số thành phần rất thấp. Việc phát triển KT khu vực tư nhân đặc biệt gặp khó khăn nghiêm trọng. 1.1.1.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay còn được gọi tắt là PCI (Provincial Competitiveness Index) được đo lường và xếp hạng công tác điều hành kinh tế của các tỉnh dựa trên môi trường kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Đến nay, việc đánh giá và xếp hạng về PCI cho tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và được tính toán trên cơ sở tổng hợp của 9 chỉ số thành phần. Hình 1.1. Biểu đồ trọng số các chỉ số thành phần của PCI (Nguồn: Tác giả xây dựng dựa trên nguồn số liệu trong [5]) Tất cả các điểm PCI được chuẩn hóa: điểm điều hành tốt nhất là 10 điểm, kém nhất là 1 điểm. Như vậy, PCI có thể xem như một công cụ để tham khảo giúp cho việc xem xét, rà soát, đánh giá các hoạt động điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh, các chỉ số thành phần bao gồm: 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Chi phí gia nhập thị trường: chỉ số thành phần này đo lường thời gian và mức độ khó, dễ mà doanh nghiệp trải qua để đăng ký kinh doanh, xin cấp đất và hoàn tất các giấy phép cần thiết để bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh. Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí ra nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: - Thời gian đăng ký kinh doanh - số ngày. - Thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung. - Số lượng giấy đăng ký, giấy phép kinh doanh cần thiết để chính thức hoạt động. - Thời gian chờ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - % doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh. - % doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh. * Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong đất đai: chỉ số thành phần này đo lường thời gian và mức độ khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằng cho kinh doanh và mức độ ổn định trong sử dụng đất. - Khía cạnh thứ nhất phản ánh tình trạng doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, có đủ mặt bằng thực hiện những yêu cầu mở rộng kinh doanh hay không, doanh nghiệp có đang thuê lại đất của doanh nghiệp nhà nước không và đánh giá việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại địa phương. - Khía cạnh thứ hai là đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp về những rủi ro trong quá trình sử dụng đất cũng như thời gian sử dụng đất. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: - % doanh nghiệp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - % diện tích đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Doanh nghiệp đánh giá rủi ro bị thu hồi đất (theo các mức rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp). - Nếu bị thu hồi, doanh nghiệp sẽ được bồi thường thỏa đáng (đơn vị %, đánh giá ở mức luôn luôn hoặc thường xuyên). - Sự thay đổi khung giá đất của tỉnh phù hợp với sự thay đổi giá của thị trường (% đồng ý). - Doanh nghiệp không đánh dấu ô nào trong danh mục lựa chọn cản trở về mặt bằng kinh doanh. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Doanh nghiệp đánh giá rủi ro về thay đổi các điều kiện cho thuê (rất cao hoặc rất thấp). * Tính minh bạch và tiếp cận thông tin: chỉ số thành phần này đo lường khả năng doanh nghiệp có thể tiếp cận được các kế hoạch của tỉnh và văn bản pháp lý cần thiết cho công việc kinh doanh của mình, tính sẵn có của các văn bản này, tính có thể dự đoán được của các quy định và chính sách mới, việc các quy định đó có được đưa ra tham khảo ý kiến doanh nghiệp trước khi ban hành hay không và mức độ phổ biến của trang web của tỉnh. Các chỉ tiêu bao gồm: - Tính minh bạch của các tài liệu kế hoạch. - Tính minh bạch của các tài liệu pháp lý. - Cần có “mối quan hệ” để có được các tài liệu kế hoạch của tỉnh (% rất quan trọng hoặc quan trọng). - Thương lượng với cán bộ thuế là phần thiết yếu trọng hoạt động kinh doanh (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý). - Khả năng tiêu liệu việc thực thi pháp luật của tỉnh (% luôn luôn hoặc thường xuyên). - Độ mở của các trang web tỉnh. - Các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phản biện các chính sách, quy định của tỉnh (% quan trọng hoặc rất quan trọng). * Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước: chỉ số thành phần này đo lường thời gian mà các doanh nghiệp phải bỏ ra khi chấp hành các thủ tục hành chính, cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh để các cơ quan pháp luật của tỉnh thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Như vây, chỉ số này đề cập đến hai khía cạnh của chi phí thời gian là thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính và thời gian làm việc với các đoàn thanh tra, kiểm tra. Các chỉ tiêu thành phần bao gồm: - % doanh nghiệp sử dụng hơn 10% quỹ thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước. - Số lần thanh tra trung vị (tất cả các cơ quan). - Số giờ trung vị làm việc với thanh tra thuế. - Các cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả hơn (% đồng ý). 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Số lần doanh nghiệp phải đi lại để lấy các con dấu và chữ ký cần thiết giảm (% đồng ý). - Thủ tục giấy tờ giảm (% đồng ý). - Các loại phí, lệ phí của nhiều thủ tục giảm (% đồng ý). * Chi phí không chính thức: chỉ số này đo lường mức chi phí không chính thức doanh nghiệp phải trả và những trở ngại do những chi phí này gây nên cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: - % doanh nghiệp cho rằng các doanh nghiệp cùng ngành trả chi phí không chính thức. - % doanh nghiệp phải chi hơn 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức. - Các bộ tỉnh sử dụng các quy định riêng của địa phương với mục đích trục lợi (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý). - Công việc được giải quyết sau khi chi trả chi phí không chính thức (% luôn luôn hoặc thường xuyên). - % doanh nghiệp trả hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước (% đúng). * Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh: chỉ số này đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của tỉnh trong quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời, chỉ số này còn nhằm đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng ở những chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo hướng có lợi cho doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thành phần bao gồm: - Tính rất linh hoạt trong khuân khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý). - Tính sáng tạo và sáng suốt trong việc giải quyết những trở ngại đối với cộng đồng doanh nghiệp (% đồng ý hoặc hoàn toàn đồng ý). - Cảm nhận của doanh nghiệp về thái độ của chính quyền tỉnh đối với khu vực tư nhân (% tích cực hoặc rất tích cực). * Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: chỉ số thành phần này đo lường chất lượng và tính hữu ích của các chính sách của tỉnh dành cho việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 và khu vực tư nhân, việc cung cấp thông tin pháp luật cho doanh nghiệp, tìm kiếm đối tác kinh doanh… Chỉ số thành phần này nhằm đánh giá nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc trợ giúp các doanh nghiệp. Chỉ số này trước kia có tên gọi là Chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Các chỉ tiêu bao gồm: - Số hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức trong năm trước hoặc đăng ký tổ chức cho năm nay. - Số lượng các cơ sở cung cấp dịch vụ tư nhân trong tỉnh. - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh trên (%). - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ tìm kiếm thông tin kinh doanh (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ tư vấn về thông tin pháp luật (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh (%). - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ hỗ trợ tìm đối tác kinh doanh. - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại. - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%). - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư trên cho dịch vụ xúc tiến thương mại (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng nhà cung cấp dịch vụ tư cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%). 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Doanh nghiệp có ý định tiếp tục sử dụng nhà cung cấp dich vụ tư trên cho các dịch vụ liên quan đến công nghệ (%). * Đào tạo lao động: chỉ số thành phần này phản ánh mức độ và chất lượng những hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp địa phương cũng như tìm kiếm việc làm cho lao động địa phương. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: - Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục phổ thông (% rất tốt hoặc tốt). - Dịch vụ do các cơ quan Nhà nước tại địa phương cung cấp: Giáo dục hướng nghiệp dạy nghề (% rất tốt hoặc tốt). - Số lượng trung tâm giới thiệu việc làm trên 100.000 dân. - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm (%). - Doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của nhà cung cấp dịch vụ tư nhân (%). - Doanh nghiệp sẽ sử dụng lại dịch vụ tuyển dụng và giới thiệu việc làm của nhà cung cấp dịch vụ trên (%). - Tỷ lệ tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động. - Tổng số cơ sở đào tạo (đại học, trung cấp, trung tâm dạy nghề) trên 100.000 dân. - Số lượng trung tâm dạy nghề cấp huyện trọng một huyện của tỉnh. - Tỷ lệ số cơ sở dạy nghề tư nhân trong tỉnh (%). - Số người tốt nghiệp trường dạy nghề/ số lao động không được đào tạo nghề. - Số người tốt nghiệp THCS (% lực lượng lao động). * Thiết chế pháp lí: chỉ số thành phần này phản ánh lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với các thiết chế pháp lý của địa phương, việc doanh nghiệp có xem các thiết chế tại địa phương này như là công cụ hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi mà các doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi nhũng nhiễu của cán bộ công quyền tại địa phương hay không. Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: - Hệ thống tư pháp cho phép các doanh nghiệp tố cáo hành vi tham nhũng của các công chức (% luôn luôn hoặc thường xuyên). 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Doanh nghiệp tin tưởng hệ thống pháp lý sẽ bảo vệ hợp đồng và các quyền tài sản (% hoàn toàn đồng ý hoặc đồng ý). - Số lượng các vụ tranh chấp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do Tòa án kinh tế cấp tỉnh xét xử trên 100 doanh nghiệp. - Tỷ lệ nguyên đơn là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên tổng số nguyên đơn tài Tòa án kinh tế tỉnh. - Doanh nghiệp sử dụng tòa án hoặc các thiết chế pháp lý khác để giải quyết tranh chấp (%). - Thời gian từ khi nộp đơn cho đến khi tòa án ban hành bản án có kiệu lực (số tháng trung vị). - Tỷ lệ tổng chi phí (chính thức và không chính thức ) để giải quyết tranh chấp so với tổng giá trị tranh chấp (% trung vị). 1.1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh a) Cải cách hành chính Cải cách hành chính là yêu cầu cấp thiết và thiết thực nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Để thấy được vai trò của cải cách hành chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh như thế nào thì trước hết ta cần hiểu thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính là gì? Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy Nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của cơ quan Nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. b) Yếu tố kết cấu hạ tầng Kết cấu hạ tầng là một yếu tố thuộc nhóm nhân tố chủ quan có tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp cũng như thu hút các nhà đầu tư. Yếu tố kết cấu hạ tầng không chỉ tác động trực tiếp đến đời sống mà còn tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh. Các yếu tố quan trọng của kết cấu hạ tầng là mặt bằng, nhà sưởng, giao thông, điện nước. Trong đó, vị trí địa lý là một yếu tố quan trọng vì nó liên quan tới giao thông. Giao thông tác động không chỉ đến yếu tố đầu vào của sản xuất như tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu mà còn tác động đến yếu tố đầu ra – bàn đạp của sản xuất. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 c) Yếu tố thể chế chính sách Thể chế chính sách là yếu tố quan trọng của năng lực cạnh tranh thuộc nhóm nhân tố chủ quan. Các nhà đầu tư rất quan tâm tới thể chế chính sách vì thể chế chính sách tốt, có lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thì sẽ tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh. Chính sách thông thoáng, cởi mở, quan tâm tới lợi ích của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của những người đứng đầu nhà nước, đứng đầu tỉnh. d) Yếu tố tổ chức quản lý Tổ chức quản lý là một yếu tố thuộc nhóm nhân tố chủ quan. Bất kỳ một tổ chức, một doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu yếu tố quản lý. Tổ chức quản lý là bộ máy điều hành hoạt động cho tất cả các hoạt động. Năng lực của bộ máy quản lý là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính. Tổ chức quản lý cần được thể hiện ở cả ba mặt: - Mô hình tổ chức doanh nghiệp. - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. - Năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp. e) Yếu tố trình độ khoa học công nghệ Trình độ khoa học công nghệ là một yếu tố mang tính khách quan tác động đến năng lực cạnh tranh. Tác động của cuộc cách mạng khoa hoc công nghệ mà ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin. Khoa học công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với nền sản xuất công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp yêu cầu độ chính xác và hàm lượng kỹ thuật cao như điện tử, tin học… Ngoài ra, những phương thức mới trong việc xử lý, trao đổi thông tin giúp chính quyền tỉnh cũng như các doanh nghiệp, người dân gần gũi nhau hơn tạo nên năng suất lao động tăng, chất lượng lao động được cải thiện và hiệu quả của quản lý nâng lên với chi phí ít hơn. Hơn nưa, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp. Nhất là giảm rủi ro trong kinh doanh, đồng thời tăng cơ hội kinh doanh cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. f) Nguồn lao động 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lao động là một yếu tố không thể thay thế dù trong bất cứ hoạt động sản xuất nào, mặc dù máy mọc được tạo ra để giảm sức lao động của con người nhưng con người mới là nhân tố tạo nên máy móc. Nguồn lao động trẻ, dồi dào với trình độ khoa học kỹ thuật cao, lành nghề, được đào tạo bài bản là một lợi thế lớn thu hút các nhà đầu tư. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất điện tử, tin học, cơ khí chính xác. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghiệp nhẹ như hàng tiêu dùng, may mặc, giầy da… thì nguồn lao động dồi dào là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. g) Thị trường Thị trường không phải là một yếu tố “mạnh” tác động đến năng lực cạnh tranh của tỉnh nhưng là một yếu tố không thể thiếu góp phần quan trọng vào năng lực cạnh tranh. Bởi không thể tồn tại sản xuất nếu thiếu khâu tiêu thụ sản phẩm. Yếu tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Không chỉ chú trọng đến thị trường nội địa với các mặt hành truyền thống mà còn cần chú trọng đến thị trường nước ngoài vì đây là thị trường rộng lớn đồng thời còn giúp đa dạng hóa các sản phẩm. 1.1.1.4. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Chúng ta có thể khẳng định được tầm quan trọng rất lớn của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bởi chính ý nghĩa và vai trò của nó. PCI là một nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách của địa phương đối với khu vực kinh tế tư nhân chủ yếu dựa trên những cảm nhận của chính các doanh nghiệp dân doanh được điều tra. Như ý kiến của các nhà nghiên cứu, chỉ số PCI không chỉ nhằm xếp thứ hạng các tỉnh, thành phố, mà nó còn tìm ra nguyên nhân “Tại sao trên cùng một quốc gia, một số tỉnh lại vượt trội hơn những tỉnh khác về tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân?”. Tầm quan trọng của PCI được thể hiện ở các khía cạnh: - Chỉ số PCI đo lường chất lượng điều hành chứ không phải mức độ phát triển kinh tế địa phương. Chỉ số PCI cho phép so sánh các tỉnh, thành ở mức độ khác nhau một cách tương đối bình đẳng. - Chỉ số PCI đo lường chất lượng thực tế điều hành kinh tế của địa phương thông qua cảm nhận của các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh chứ không phải dựa vào các kế hoạch, chính sách hay dự định của tỉnh. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Chỉ số PCI đo lường những chính sách thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, qua đó thúc đẩy được các địa phương thực hiện tốt hơn. Giúp chính phủ giám sát, đánh giá được việc thực hiện các chính sách trên thực tế. - Vai trò của chỉ số PCI đối với địa phương: chỉ số PCI giúp hệ thống chính trị, chính quyền nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác điều hành kinh tế, tạo ra áp lực thúc đẩy địa phương phải đưa ra các cải cách hợp lý và hiệu quả. Đồng thời chỉ số PCI còn giúp chỉ ra những sáng kiến, chính sách tốt của địa phương để tham khảo, học hỏi, tạo động lực cho thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, xem xét đánh giá chất lượng quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, công tác cải cách hành chính, chất lượng đội ngũ cán bộ nhằm xây dựng nền công vụ và đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển. - Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư có được môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi thông qua cải cách của địa phương, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài không có nhiều thông tin về các địa phương sẽ tham khảo PCI trước khi đầu tư. Như vậy, PCI còn có tầm quan trọng là kêu gọi, thu hút đầu tư không chỉ trong nước mà còn cả các nhà đầu tư nước ngoài. 1.1.2. Khái niệm và một số nội dung liên quan đến chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phƣơng 1.1.2.1. Khái niệm năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương Trên góc độ tiếp cận về hội nhập và về vùng, có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương là sự thống nhất về hoạch định và thực thi các chính sách tại địa phương trong mối tương quan vùng và quốc gia, nhằm mục đích xóa bỏ các rào cản thương mại, mang lại môi trường kinh doanh cạnh tranh để từ đó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của thương mại trên cơ sở tận dụng nguồn lực địa phương và lợi thế vị trí địa lý đặc thù. Lí do tại sao địa phương này được lựa chọn là đích đến của doanh nghiệp và người dân hơn địa phương khác? Câu trả lời đã được Alber Weber (1929), và tiếp theo là Krugman (1991) trả lời bằng học thuyết “kinh tế địa lý”. Do đó, việc xem xét hội nhập kinh tế của địa phương cần gắn với học thuyết về vị trí - một nội dung được phát triển của kinh tế địa lý, khoa học vùng và kinh tế không gian. Học thuyết vị trí sẽ trả lời câu hỏi nơi nào và tại sao cho các hoạt động kinh tế với giả thiết rằng quyết định của mỗi chủ thể là do sự quan tâm của chính họ, do đó, doanh nghiệp sẽ chọn nơi tối đa hóa lợi nhuận và các cá nhân sẽ chọn nơi tối ưu hóa khả năng. Thực tế, bên 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 cạnh mối quan tâm của mình, mỗi chủ thể có những lý do khác để cân nhắc khi chọn mở một xưởng sản xuất, chọn nơi làm việc và sinh sống. Đối với doanh nghiệp, đó là nguyên liệu đầu vào, thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng, giao thông vận tải, nhân công, lợi thế kinh tế theo quy mô, vốn, cơ sở hạ tầng và phong tục, đất đai, môi trường, chính quyền và tính kinh tế động – tĩnh (immobile and mobile external economies) (Hayter, 1997). Đối với cá nhân, việc di cư từ nơi này đến nơi khác xuất phát từ rất nhiều lý do như môi trường tự nhiên, khí hậu, kinh tế, chính trị, đoàn tụ gia đình hoặc có thể là muốn có một cuộc sống có chất lượng cao hơn tại nơi đến với các cơ hội mới. Vậy tại sao địa phương này lại có thể sử dụng và khai thác các nguồn lực của mình tốt hơn các địa phương khác trong giả thiết các điều kiện tương đương? Đó chính bởi quá trình phát triển nội sinh của địa phương là khác nhau. Phát triển nội sinh là những thay đổi của địa phương bắt nguồn từ trong chính cộng đồng, huy động và khai thác các nguồn lực của địa phương để giữ lại các nguồn lợi ở tại địa phương. Phát triển nội sinh là một tập hợp các năng lực có tính tập thể để thực hiện các sáng kiến địa phương - thứ được xác định, dẫn đầu và kiểm soát bởi người dân địa phương và cộng đồng - để mang lại cuộc sống hạnh phúc hơn, những sáng kiến này đến từ nguồn lực bên trong địa phương và bên ngoài địa phương. Phát triển nội sinh không chỉ dựa vào sự phát triển của người dân địa phương mà còn đưa vào đó sự phát triển của vật chất, xã hội, văn hóa và tinh thần của các nhóm người khác. Vậy rõ ràng rằng để địa phương có thể tận dụng nguồn lực thì các chủ thể trong địa phương đó phải có năng lực để thực hiện sáng kiến của địa phương. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chủ thể đó không ai khác ngoài các cấp chính quyền địa phương, người dân địa phương, người lao động tại địa phương, doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương. Từ đây có thể hiểu, năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương có thể được hiểu là khái niệm được tiếp cận để tìm hiểu khả năng tận dụng nguồn lực của chính quyền, người dân và các tổ chức trong địa phương trên cơ sở lợi thế kinh tế địa lý để thu hút dòng dịch chuyển thương mại, đầu tư, văn hóa, con người, tri thức, biến địa phương trở thành đơn vị trung chuyển hoặc đích đến nhằm lưu giữ lợi ích cho địa phương. Hay đó là Cách thức sắp xếp các nguồn lực hiện tại để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài hoặc phát triển các nguồn lực từ bên trong ra bên ngoài theo hướng phù hợp với mục tiêu và kỳ vọng tương lai.[20]. 1.1.2.2. Nội dung và tiêu chí liên quan đến đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương (PEII) 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Lần đầu tiên, Uỷ ban Quốc tế về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (NCIEC) của Việt Nam đã công bố Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương vào năm 2010. Đây là kết quả dự án nghiên cứu của NCIEC do Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtraylia (AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) tài trợ thông qua Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (BWTO). Mục tiêu chính của báo cáo không phải là để xếp thứ hạng, mà là nhằm xác định được mức độ hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi địa phương, các tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Quan trọng hơn, Báo cáo đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại để từ đó khuyến nghị các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững đồng thời đưa ra các gợi ý để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với các điều kiện hội nhập đặc thù của mỗi địa phương. Dựa trên phương pháp tư duy hệ thống, khái quát hóa các dòng vật chất dịch chuyển giữa một địa phương (được giới hạn bởi biên giới của địa phương) với phần còn lại của thế giới (địa phương khác và quốc tế) để xem xét mức độ thu hút các nguồn lực dịch chuyển cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Các dòng vật chất được xem xét là sản phẩm hàng hóa dịch vụ; vốn và công nghệ; con người thông qua di trú, thu hút nhân lực và du lịch. Một địa phương được cho là hấp dẫn sẽ thu hút được các nguồn lực cho sự phát triển như thu hút du khách, thu hút đầu tư vào mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút người dân đến sống và làm việc, thu hút ngoại tệ thông qua xuất khẩu,… Mục tiêu cuối cùng của mỗi địa phương là tạo ra một môi trường và điều kiện thuận lợi phục vụ nhân dân của địa phương đó. Hình thái thể hiện và tính định lượng của nó thể hiện thông qua chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người và các chỉ số phát triển con người của địa phương. Tuy nhiên, thách thức đối với các điểm đến hiện nay là có quá nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn lực của chính quyền các quốc gia, các nền kinh tế cũng như các địa phương. Các thông số hay trụ cột chính để các địa phương hội nhập và phát triển thành công mà báo cáo này đưa ra gồm 8 trụ cột là: (1) Thể chế, (2) Cơ sở hạ tầng, (3) Văn hóa, (4) Đặc điểm tự nhiên địa phương, (5) Con người, (6) Thương mại, (7) Đầu tư, (8) Du lịch. Mỗi trụ cột được xem xét dựa trên một số chiều kích và phương diện nhất định. Các trụ cột này vừa có tác dụng thu hút nguồn lực dành cho nguồn lực đó đến từ bên ngoài, vừa phản ánh thực trạng hình ảnh trụ cột đang tồn tại và có khuynh hướng dịch chuyển đến những nơi khác (địa phương hay nền kinh tế khác) thu hút hơn. Mức 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 độ hội nhập đơn giản được đo lường dựa trên cách tiếp cận về dịch chuyển nguồn lực giữa các địa điểm về mặt số lượng, chất lượng, cường độ để thấy được mức độ mạnh hay yếu của việc hội nhập kinh tế. Hình 1.2. Mô hình chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phƣơng (Nguồn: Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2010; Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế, NCIFC). Trên cơ sở khái quát hóa từ các điều kiện thực tiễn, kết hợp với phương pháp tư duy hệ thống, người ta xác định 8 trụ cột cấu thành mô hình năng lực hội nhập kinh tế của một địa phương. Trong đó, có 4 trụ cột tĩnh và 4 trụ cột động, các trụ cột động có sự giao thoa với phần còn lại của thế giới (địa phương khác và nước ngoài). Bốn trụ cột tĩnh bao gồm (1) thể chế, (2) văn hóa, (3) cơ sở hạ tầng và (4) đặc điểm tự nhiên. Bốn trụ cột động tiếp theo bao gồm (5) thương mại, (6) du lịch, (7) đầu tư và (8) con người. Tiêu chí xếp hạng năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương gồm: * Về thương mại : Trụ cột thương mại dựa trên việc xem xét ba nhóm nhân tố tương tác với nhau bao gồm: (1) thương mại tại địa phương; (2) xuất nhập khẩu và (3) Mối quan hệ giữa sản xuất – thương mại trong chuỗi giá trị. * Về đầu tư: Trụ cột Đầu tư đánh giá 3 nhóm nhân tố (1) Chất lượng nguồn đầu tư, (2) Dịch vụ hỗ trợ và phục vụ đầu tư và (3) Yếu tố hấp dẫn đầu tư tại địa phương. Riêng về chất lượng nguồn đầu tư xem xét 3 nguồn: (1) nguồn đầu tư từ ngân sách chính phủ (trung ương và địa phương), (2) đầu tư trực tiếp nước ngoài và (3) đầu tư trong nước (đầu tư từ tỉnh khác vào địa phương, đầu tư từ địa phương ra tỉnh khác và đầu tư từ địa phương ra nước ngoài). 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Về du lịch: Trụ cột về du lịch xem xét đánh giá 5 nhóm nhân tố. Năm nhóm nhân tố này là (1) Du khách, (2) Chất lượng dịch vụ du lịch, (3) Đầu tư cho du lịch, (4) Nhân lực ngành du lịch và (5) Tiềm năng cho du lịch. * Về con người: Nghiên cứu về trụ cột con người trong chỉ số hội nhập kinh tế đánh giá 3 nhóm nhân tố là (1) đời sống, (2) nhân lực và (3) chính sách nhân dụng. Nhóm nhân tố về Đời sống xem xét năm chiều kích, đó là, (1) bình đẳng trong thu nhập, (2) chất lượng cuộc sống, (3) chất lượng giáo dục đào tạo, (4) chất lượng y tế và (5) chất lượng các dịch vụ giải trí. Nhóm nhân tố về nhân lực xem xét 3 chiều kích về số lượng, về chất lượng và sự phù hợp của nhân lực với yêu cầu thị trường. Nhóm nhân tố về nhân dụng xem xét và đánh giá hiệu quả chính sách nhân dụng từ chính quyền địa phương và doanh nghiệp địa phương trong việc thu hút con người phục vụ và làm việc cho chính quyền địa phương hay doanh nghiệp tại địa phương. * Về cơ sở hạ tầng : Trên nguyên tắc đánh giá cơ sở hạ tầng theo hướng đáp ứng nhu cầu của con người và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, phục vụ cuộc sống, nghiên cứu đánh giá nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng theo 3 chiều kích: (1) thực trạng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân, (2) quá trình phát triển việc đầu tư cho đáp ứng nhu cầu này và (3) tiền đề để hạ tầng có thể phát triển tốt hơn trong tương lai. * Về văn hóa: Văn hóa xem xét năm nhóm nhân tố trên ba chiều kích. Năm nhóm nhân tố này là (1) biểu tượng và hình tượng địa phương trong nhận thức của cư dân, (2) di sản (lễ hội, di tích lịch sử và bản sắc nghề), (3) giá trị và tiêu chuẩn văn hóa địa phương, (4) tính đa dạng về dân tộc, tôn giáo và (5) tri thức truyền thống tích lũy qua các món ăn và bài thuốc gia truyền của địa phương. Ba chiều kích được xem xét là (1) thực trạng chất lượng các nhóm nhân tố, (2) khả năng duy trì và phát huy các nhân tố theo hướng tích cực và (3) sự dịch chuyển mối quan tâm giữa các nhóm nhân tố và trong bản thân mỗi nhóm nhân tố theo hướng tiếp cận một nền văn hóa hiện đại vì sự phát triển toàn diện của con người. * Đặc điểm địa phương: Khi xem xét nhóm nhân tố gắn với điều kiện tự nhiên của một địa phương có tác động tương tác như thế nào với các nhân tố dịch chuyển như hàng hóa, con người, du khách, vốn, trụ cột đặc điểm tự nhiên nghiên cứu và đánh giá 5 nhóm nhân tố (1) vị thế địa lý chiến lược cho hội nhập, (2) tài nguyên thiên nhiên, (3) ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt và sản xuất, (4) sản phẩm đặc trưng xuất xứ địa phương và (5) các điểm đến tại địa phương. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 21. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 * Thể chế: Trụ cột này xem xét (1) việc thực hiện trách nhiệm pháp lý của bốn nhóm đối tượng (chính quyền địa phương, doanh nghiệp địa phương và người dân địa phương), (2) nguyên tắc lao động và ứng xử trong công việc được cộng đồng địa phương chấp nhận, (3) cải cách thủ tục hành chính ở địa phương và (4) thái độ phục vụ nhân dân của công chức địa phương. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu toàn cầu. Đối với một nước đang phát triển mạnh mẽ như nước ta hiện nay thì quá trình này càng trở nên thực sự quan trọng. Hội nhập toàn cầu như một “con dao hai lưỡi”, nó vừa tạo điều kiện cho Việt Nam phát huy tiềm năng, lợi thế, đồng thời nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Nhưng mặt khác, áp lực do hội nhập mang lại cũng không nhỏ, đặc biệt là với một quốc gia có điểm xuất phát thấp, đang phát triển như nước ta hiện nay. Không phải Việt Nam mới tham gia hội nhập mà đã bắt đầu từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nhưng vấn đề năng lực cạnh tranh mới thực sự được chú trọng khi nước ta trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào ngày 11/01/2007. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề không thể thiếu và có vai trò hết sức quan trọng. Có nâng cao năng lực cạnh tranh thì mới nâng cao được sức cạnh tranh của nền kinh tế và của các sản phẩm, người lao động có thêm việc làm thêm thu nhập, tình hình kinh tế - xã hội và chính trị của đất nước mới được ổn định và phát triển. Nhìn chung năng lực cạnh tranh của nước ta còn thấp do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên, những kết quả đạt được cũng không nhỏ. Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đươc tăng lên. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2007 - 2011 là 19,25%/ năm, kim ngạch xuất khẩu bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/ người. Thị trường tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam ngày càng được mở rộng, giá nhiều mặt hàng xuất khẩu cũng được tăng hơn trước, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng… PCI chiếm được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước và chính phủ. Vì vậy, từ năm 1995 trở lại đây, năm nào Nhà nước cũng đánh giá PCI của các tỉnh, thành trong cả nước nhằm đánh giá đúng sự phát triển, năng lực của tỉnh đó, đồng thời là cơ sở để 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 22. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 các tỉnh, thành phố đưa ra được các chiến lược, sách lược cho sự đầu tư phát triển của tỉnh mình. Căn cứ vào bảng tổng hợp PCI của các tỉnh/ thành phố của cả nước năm 2013 (xem phần phụ lục ), 10 tỉnh/ thành phố có chỉ số PCI cao nhất của cả nước theo thứ tự từ 1 đến 10 là: Đà Nẵng, TT - Huế, Kiên Giang, Quảng Ninh, Đồng Tháp, Bến Tre, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Cần Thơ, TP. HCM. Và 6 tỉnh có chỉ số PCI thấp nhất của cả nước là: Quảng Trị, Lạng Sơn, Yên Bái, Cao Bằng, Hòa Bình, Tuyên Quang. PCI chính là thước đo tốt nhất để đánh giá khả năng cạnh tranh của các tỉnh về mặt phát triển kinh tế - xã hội mà không căn cứ vào vị trí địa lý hay điều kiện tự nhiên của các tỉnh. 1.2.2. Hiện trạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Hồng là một vùng kinh tế trọng điểm của nước ta và là vùng có lịch sử hình thành và phát triển sớm nhất của cả nước. Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm 11 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên và bao gồm cả tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 21.059,3 km2 ( chiếm 4,5% diện tích của cả nước), dân số tính đến năm 2013 là 20439,4 nghìn người.[23]. Bảng 1.1. Chỉ số PCI vùng đồng bằng sông Hồng năm 2013 Địa phƣơng PCI Xếp hạng PCI Nhóm xếp hạng Quảng Ninh 63,51 4 Rất tốt Bắc Ninh 61,07 12 Tốt Hải Phòng 59,76 15 Khá Thái Bình 59,10 21 Khá Vĩnh Phúc 58,86 26 Khá Ninh Bình 58,71 28 Khá Hà Nam 57,81 32 Khá Hà Nội 57,67 33 Khá Hải Dương 56,37 41 Trung bình Nam Định 56,31 42 Trung bình Hưng Yên 53,91 53 Tương đối thấp Nguồn: Báo cáo PCI Việt Nam năm 2013. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 23. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng chưa tương xứng với vị thế của vùng. Có thể chia ra hai nhóm xếp hạng là nhóm rất tốt - tốt và nhóm khá - trung bình - tương đối yếu. Nhóm rất tốt và tốt chỉ có hai tỉnh là Quảng Ninh và Bắc Ninh đạt, như vậy là chỉ chiếm khoảng 1/5 số tỉnh trong vùng. 1.2.3. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 1.2.3.1. Tỉnh Hải Dương Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với diện tích tự nhiên là 1656,0 km2 , dân số tính đến năm 2013 là 1747,5 nghìn người. [23]. Trong những năm vừa qua, PCI của tỉnh còn ở mức khiêm tốn mặc dù tỉnh Hải Dương đã tiến hành nhiều giải pháp như: - Chấn chỉnh các khâu trong quản lý NN từ lập quy hoạch, kế hoạch phát triển, xây dựng văn bản pháp quy, tổ chức thực hiện các cơ chế chính sách của NN. Theo dõi, giảm sát kiểm tra thực hiện và trên cơ sở đó hoàn thiện các cơ chế chính sách đã ban hành đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. - Tập trung chỉ đạo quyết liệt cải cách thủ tục hành chính liên quan đến tổ chức kinh tế và công dân. Đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý mới nhất trong các cơ quan hành chính. Các cơ quan, đơn vị đều thành lập bộ phận “tiếp nhận và trả kết quả”, phòng làm việc được trang bị các thiết bị cần thiết và đặt ở vị trí thuận lợi cho việc đón tiếp công dân, tổ chức. Niêm yết công khai quy trình, thủ tục, phí, lệ phí, thời gian giải quyết. - Triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa liên thông” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. - Thực hiện đề án “Đơn giản hóa các thủ tục hành chính” của Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc UBNN tỉnh đã tổ chức thống kê, rà soát thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của mình. Kết quả là đã đơn giản hóa tối thiểu 30% thủ tục hành chính theo sự chỉ đạo của Chính phủ. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 24. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Kết quả của quá trình cải thiện PCI của tỉnh là: Bảng 1.2. Tổng hợp các chỉ số PCI của Hải Dƣơng giai đoạn 2008 - 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Chỉ số Gia nhập thị trường 7,81 7,72 6,51 8,26 8,26 7,82 Tiếp cận đất đai 6,91 6,04 5,94 6,06 5,98 6,93 Tính minh bạch 6,38 6,36 5,37 4,97 5,09 4,64 Chi phí thời gian 6,36 7,19 6,68 7,13 6,27 5,95 Chi phí không chính thức 7,6 5,28 6,24 7,46 6,83 6,23 Tính năng động 5,07 4,51 5,06 4,85 4,25 4,9 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 7,52 4,85 6,22 4,3 4,26 5,54 Đào tạo lao động 3,99 4,99 5,27 4,44 5,33 5,61 Thiết chế pháp lý 4,73 5,03 4,62 5,23 3,18 6,61 PCI 54,07 58,96 57,51 58,41 56,29 56,37 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm. Bảng 1.3. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2008 - 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 PCI 54,07 58,96 57,51 58,41 56,29 56,37 Xếp hạng 30 29 35 35 33 41 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm. Nhìn chung, Hải Dương là một tỉnh có PCI còn khiêm tốn so với vị thế của tỉnh cũng như so với cả nước và chưa xứng đáng với vai trò là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 1.2.3.2. Tỉnh Bắc Ninh Bắc Ninh với diện tích tự nhiên là 822,7 Km2 , dân số tính đến năm 2013 là 1114,0 nghìn người. [23]. Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng và một vị trí địa lí khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Là một tỉnh được đánh giá là phát triển khá năng động, ngay từ đầu tỉnh đã chú trọng tới vấn đề cải thiện môi trường đầu tư nhằm hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Một số giải pháp tỉnh tập trung thực hiện trong thời gian qua là: - Đơn giản hóa quy trình thủ tục giấy tờ. - Thống nhất chuẩn mực về nội dung, hình thức các loại giấy tờ hồ sơ trong bộ thủ tục. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 25. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 - Tăng cường phối hợp và nâng cao chất lượng quản lý và cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đẩy mạnh tuyên truyền về môi trường và cơ hội đầu tư tại tỉnh để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài năm bắt các thông tin cần thiết. - Đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư trên các diễn đàn trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức như: báo, đài, sách hướng dẫn, internet… Công bố rộng rãi, chính xác các thông tin liên quan đến chính sách, môi trường đầu tư… tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. - Tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương và địa phương trong việc xúc tiến các dự án đầu tư của tỉnh. - Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dường nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý. Nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ lao động. Như vậy, tỉnh đã rất sát sao trong từng bước nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh. Và kết quả của quá trình này là: Bảng 1.4. Tổng hợp các chỉ số PCI của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 - 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Chỉ số Gia nhập thị trường 8,69 9,13 7,29 8,84 9,11 7,73 Tiếp cận đất đai 7,38 6,46 5,42 7,12 5,88 6,7 Tính minh bạch 6,41 7,03 6,37 5,84 6,07 6,22 Chi phí thời gian 5,62 6,96 7,68 7,88 6,47 6,14 Chi phí không chính 7,2 7,03 5,88 7,3 7,24 7,37 thức Tính năng động 6,6 5,04 7,09 7,74 6,62 5,47 Dịch vụ hỗ trợ doanh 7,55 3,97 5,81 4,33 3,7 5,69 nghiệp Đào tạo lao động 5,55 5,91 5,76 5,45 5,55 6,04 Thiết chế pháp lý 5,2 5,89 5,64 6,42 3,1 4,97 PCI 59,57 65,7 64,48 67,27 62,26 61,07 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm Bảng 1.5. Năng lực cạnh tranh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 26. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 PCI 59,57 65,7 64,48 67,27 62,26 61,07 Xếp hạng 16 10 6 2 10 4 Nguồn: Báo cáo PCI qua các năm Qua hai bảng số liệu trên cho ta thấy trong những năm qua tỉnh luôn nằm trong vị trí 10 tỉnh có chỉ số PCI cao nhất của cả nước. Đây là kết quả xứng đáng cho những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh. 1.2.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc đã học tập kinh nghiệm trong việc cải cách chất lượng điều hành kinh tế của một số tỉnh có thành tích tốt. Rút ra một số bài học kinh nghiệm cho mình cụ thể như sau: Từ những việc làm được và chưa làm được trong 5 năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Một là, Chính quyền địa phương phải quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển toàn diện từ chủ trương đến khâu tổ chức thực hiện; trong tất cả các ngành, các lĩnh vực; trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị; từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch đến từng chương trình, đề án, dự án cụ thể. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá - xã hội, thực hiện các mục tiêu xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững sự ổn định về chính trị, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Hai là, trong chỉ đạo phát triển kinh tế, trước hết phải xác định được mục tiêu mang tính chiến lược, mục tiêu ưu tiên phát triển; lựa chọn hướng đi đúng; có bước đi thích hợp; đề ra được các nhiệm vụ và giải pháp đột phá để thực hiện mục tiêu phát triển. Trên cơ sở so sánh các tỉnh trong vùng, cần tập trung đầu tư phát triển những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế so sánh. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế, liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm. Ba là, xác định nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT- XH nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển KT- XH. Bốn là, việc xây dựng cơ chế, chính sách trước hết phải bám sát định hướng quy hoạch và các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, căn cứ vào các điều kiện khách quan, chủ quan, từ đó lựa chọn các vấn đề có tính đột phá để ban hành các cơ chế, chính sách. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 27. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Năm là, phải có các giải pháp để tạo môi trương đầu tư hấp dẫn nhằm giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, đồng thời thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, loại bỏ các khâu rườm rà, cản trở đến tốc độ thu hút đầu tư. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
  • 28. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 Tiểu kết chƣơng 1 Nội dung chính ở chương này bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của nội dung nghiên cứu. Về cơ sở lý luận, đã đề cập đến các quan điểm và các khái niệm liên quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, các yếu tố cấu thành và các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, diễn giải các chỉ số thành phần của PCI, phân tích thứ hạng của chỉ số. Từ đó đưa ra tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Ngoài ra, trong phần cơ sở lý luận này còn đề cập đến các khái niệm và một số nội dung liên quan đến năng lực hội nhập kinh tế cấp địa phương. Những vấn đề lý luận này cần được đề cập và làm sáng tỏ nhằm phục vụ cho việc tiếp cận và nghiên cứu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Vĩnh Phúc. Về cơ sở thực tiễn, đề tài đã đưa ra những nhìn nhận, đánh giá tổng quan về năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Đồng thời phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và kinh nghiệm của một số tỉnh trong việc nâng cao năng lục cạnh tranh cấp tỉnh như: Hải Dương, Bắc Ninh. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Vĩnh Phúc nhằm phục vụ cho việc nâng cao năng lực của tỉnh. Có thể nói, cơ sở thực tiễn giúp đề tài mang tính hệ thống và logic trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.