SlideShare a Scribd company logo
1 of 92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
TẠ NGỌC THẠCH
KẾT QUẢ GHÉP THẬN Ở BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TỪ NGƯỜI CHO SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
TẠ NGỌC THẠCH
KẾT QUẢ GHÉP THẬN Ở BỆNH NHÂN
SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TỪ NGƯỜI CHO SỐNG
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành đào tạo đầu vào tuyển sinh: Ngoại khoa
Mã số: 60720123
Chuyên ngành đào tạo chuyển đổi: Ngoại khoa
Mã số: 8720104
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐỨC QUÝ
THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi, do chính tôi
thực hiện, tất cả các thông tin trong luận văn này đều được thu thập trung thực,
vì mục đích nghiên cứu, góp phần phát triển ngành ghép tạng nói chung trong
nền Y học và vì lợi ích sức khoẻ bệnh nhân, hoàn toàn không phục vụ cho mục
đích nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
Tạ Ngọc Thạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy - Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Y
Dược Thái Nguyên, Đảng ủy - Ban Giám Đốc Bệnh viện Trung ương Thái
Nguyên, Phòng Đào Tạo - Đại Học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bác sĩ CKII.Nguyễn Văn Sửu
và các thầy cô trong Bộ môn Ngoại khoa - Trường Đại Học Y Dược Thái
Nguyên, các Bác sĩ khoa Ngoại Tiết Niệu, khoa Ngoại Lồng Ngực-Tim
Mạch, khoa Ngoại Tiêu hoá, khoa Nội Thận và phòng KHTH Bệnh viện
Trung Ương Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ hết lòng trong quá
trình tôi nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần
Đức Quý, là người thầy đã tận tình hướng dẫn trực tiếp, giúp đỡ tôi từng bước
đi trên con đường nghiên cứu khoa học cũng như trong suốt quá trình học tập,
rèn luyện chuyên môn để cho tôi có được thành quả như ngày hôm nay.
Cuối cùng tôi xin ghi nhớ công lao của những người thân, gia đình, bạn bè
và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng
như hoàn thiện luận văn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả
Tạ Ngọc Thạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3
1.1. Khái niệm chung về ghép tạng................................................................3
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu định khu hệ tiết niệu....................................3
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu thận ...................................................................3
1.2.2. Đặc điểm giải phẫu niệu quản. .......................................................11
1.2.3. Đặc điểm giải phẫu bàng quang......................................................12
1.2.4. Đặc điểm sinh lý thận tiết niệu .......................................................13
1.3. Chẩn đoán và điều trị suy thận mạn......................................................16
1.3.1. Chẩn đoán suy thận mạn.................................................................16
1.3.2. Điều trị suy thận mạn......................................................................17
1.4. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới và Việt Nam ............18
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới............................18
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về ghép thận tại Việt Nam...........................19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................23
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................23
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu ...................................23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................23
2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................23
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................23
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................23
2.2.3. Mẫu nghiên cứu ..............................................................................23
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.5.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................24
2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................24
2.3. Xử lý và phân tích số liệu .....................................................................30
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................30
2.5. Hạn chế của đề tài.................................................................................30
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................31
3.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.............................................................31
3.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính. ...34
3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai
đoạn cuối từ người cho sống........................................................................36
Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................43
4.1. Tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu.............................................43
4.2. Về quan hệ giữa người cho thận và người nhận thận ..............................44
4.3. Về hoà hợp tổ chức giữa người cho và người nhận.................................45
4.4. Về đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính...46
4.4.1. Về siêu âm thận................................................................................46
4.4.2. Về xạ hình thận ................................................................................47
4.4.3. Về cắt lớp vi tính hệ mạch thận .......................................................48
4.5. Về đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận............................................50
4.5.1. Về kết quả bước lấy thận và rửa thận. ............................................50
4.5.2. Về kết qủa bước ghép thận .............................................................52
4.5.3. Về đánh giá kết quả phẫu thuật.......................................................53
KẾT LUẬN.....................................................................................................59
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................62
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT Tên viết tắt Phần viết đầy đủ
1 CLVT Cắt lớp vi tính
2 HLA Human Leucocyte Antigen
3 MLCT Mức lọc cầu thận
4 RI Chỉ số trở kháng
5 SA Siêu âm
6 Tc–DTPA Diethylene Triamine Penta acetic A xít
7 Vs Tốc độ dòng chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu ghép thận .........31
Bảng 3.2: Quan hệ giữa bệnh nhânnhận thận và người hiến thận ..................32
Bảng 3.3: Nhóm máu ABO và Rh của người cho và người nhận thận ..........33
Bảng 3.4: Phù hợp HLA giữa bệnh nhân nhận thận và người hiến thận........33
Bảng 3.5: Đặc điểm thận ghép qua siêu âm....................................................34
Bảng 3.6: Kích thước thận ghép qua siêu âm .................................................34
Bảng 3.7: Mức lọc cầu thận của thận ghép qua xạ hình chức năng thận........35
Bảng 3.8: Số lượng mạch máu thận trên phim CT 64 dãy..............................35
Bảng 3.9: Đường kính mạch máu thận ghép trên phim CT 64 dãy ................36
Bảng 3.10: Đặc điểm đại thể thận ghép ..........................................................36
Bảng 3.11: Số lượng mạch máu thận ghép trong phẫu thuật..........................37
Bảng 3.12: Thời gian khâu nối mạch máu, trồng niệu quản ghép thận ..........37
Bảng 3.13: Kết quả sau khi mở kẹp động mạch ghép.....................................38
Bảng 3.14: Thời gian phẫu thuật, thời gian dẫn lưu ổ mổ và thời gian nằm
viện sau mổ của bệnh nhân .........................................................38
Bảng 3.15. Thời gian thiếu máu của thận ghép ..............................................39
Bảng 3.16. Biến chứng sớm sau ghép thận.....................................................39
Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra động mạch thận ghép qua siêu âm....................39
Bảng 3.18. Tốc độ dòng chảy sau mổ.............................................................40
Bảng 3.19. Chỉ số trở kháng sau ghép ............................................................40
Bảng 3.20: Nồng độ Ure và Creatinine của bệnh nhân tại các thời điểm trước
và sau ghép..................................................................................40
Bảng 3.21: Chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit của bệnh nhân tại thời
điểm trước và sau ghép ...............................................................41
Bảng 3.22. Nước tiểu trung bình các ngày sau mổ.........................................41
Bảng 3.23. Kết quả chung sau ghép................................................................42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Vị trí và hình thể ngoài của thận.......................................................4
Hình 1.2. Siêu âm thận bình thường .................................................................7
Hình 1.3. Mạch nuôi thận và niệu quản ............................................................7
Hình 1.4. Tĩnh mạch thận và các nhánh tĩnh mạch phụ....................................9
Hình 1.5. Sự hình thành dạng hoạt tính của Vitamin D..................................15
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu............................32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là một trong những thành tựu y học quan trọng trên thế giới của
thế kỷ 20 và đang phát triển vượt bậc trong thế kỷ 21. Ngày nay, ghép thận
được xem là phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả nhất cho những bệnh
nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (IIIb&IV) có nguyện vọng được ghép thận
và tuổi đời nên dưới 60 [4].
Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân ghép thận sống
được trên 40 năm với chức năng thận còn tốt [40]. Theo thời gian, số lượng
bệnh nhân được ghép thận ngày càng nhiều. Tại Việt Nam, ca ghép thận đầu
tiên được tiến hành tại Học viện Quân y từ năm 1992. Mỗi năm, đất nước ta
có hàng chục ngàn người bệnh có nhu cầu ghép các mô, bộ phận cơ thể để
điều trị, nhưng nguồn mô, bộ phận cơ thể người cung cấp cho việc ghép này
chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người bệnh [28], [32]. Tính
đến nay, trên cả nước đã có 19 cơ sở ghép, thực hiện được hơn 3000 ca ghép.
Trong đó, ghép thận chiếm đa số các ca ghép [30]. Khi ghép thận thành công,
thận ghép không những thực hiện được chức năng lọc và bài tiết các chất độc
ra khỏi cơ thể mà còn có khả năng điều hoà huyết áp, bài tiết hormon, điều
chỉnh các rối loạn nước và điện giải, phục hồi chức năng tạo máu, chức năng
sinh dục...Sự phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống sau ghép là quan
điểm cơ bản nhất của ghép thận [18].
Tại Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương là trung tâm khám chữa bệnh
cho nhân dân, đồng bào các dân tộc khu vực trung du miền núi phía bắc, là
trung tâm thực hành, đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Trước số
lượng bệnh nhân suy thận mạn ngày càng tăng, đặc biệt là số bệnh nhân suy
thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định ghép thận đang phải chạy thận nhân tạo
ngày càng nhiều tại đây cũng như tại các bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện
Gang Thép và 3 bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bởi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vậy, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là cơ sở y tế tiến hành nghiên cứu
và triển khai ghép thận đầu tiên khu vực miền núi phía Bắc, để đáp ứng nhu
cầu của người bệnh suy thận mạn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cũng
như đào tạo nên nguồn nhân lực y tế chất lượng cao và tính đến hết tháng
03/2019, đã có 22 cặp ghép thận thành công.
Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, nhằm đánh giá kết quả bước đầu trong
lĩnh vực ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu “Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ
người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”.
Với hai mục tiêu
1. Mô tả một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý của thận ghép qua siêu
âm, xạ hình và cắt lớp vi tính tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai
đoạn cuối từ người cho sống, tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ
09/2015 đến 03/2019.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm chung về ghép tạng
Ghép tạng là quy trình cấy ghép tế bào, mô hoặc cơ quan từ người cho
tạng sang người nhận tạng. Tạng ghép có thể được ghép vào cùng vị trí cũ của
tạng bệnh đã phải cắt bỏ hoặc được ghép vào vị trí khác. Ghép tạng gồm 3
loại là ghép tự thân, ghép đồng loài và ghép dị loài.
- Ghép tự thân (autograft): mảnh ghép được lấy và tiến hành cấy ghép
trên cùng một cơ thể.
- Ghép đồng loài (homograft): ghép trong cùng loài.
- Ghép dị loài (xenograft): ghép khác loài.
Ghép thận là biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân bị suy thận mạn giai
đoạn cuối. Mặc dù còn nhiều biến chứng sớm và biến chứng muộn có liên
quan đến ghép thận nhưng đây là phương thức mang lại thời gian sống còn và
chất lượng sống tốt nhất trong các phương thức điều trị thay thế thận. Lợi ích
của ghép thận thấy rõ nhất ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, không mắc bệnh đái
tháo đường. Vì vậy, cơ sở lựa chọn chỉ định ghép thận phải dựa vào giai đoạn
của bệnh suy thận mạn, cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ chuyên môn
của đội ngũ thầy thuốc [13].
1.2. Một số đặc điểm giải phẫu định khu hệ tiết niệu
1.2.1. Đặc điểm giải phẫu thận
1.2.1.1. Đặc điểm vị trí và hình thể ngoài của thận
Thận nằm dọc 2 bên cột sống thắt lưng, trong góc tạo bởi xương sườn 11
và cột sống hai bên.Thận trái có cực trên tương ứng với bờ trên xương sườn
11, cực dưới tương ứng với mỏm ngang đốt sống thắt lưng 3. Thận phải thấp
hơn thận trái khoảng 2cm [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 1.1. Vị trí và hình thể ngoài của thận
Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8].
Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt trơn láng, được bọc trong một
bao xơ. Thận có hai mặt và hai bờ: Mặt trước: lồi nhìn ra trước và ra ngoài;
mặt sau: phẳng nhìn ra sau và vào trong; bờ ngoài: lồi ra phía ngoài theo vị trí
từng bên; bờ trong: lồi ở phần trên và dưới, lõm ở giữa gọi là rốn thận, nơi
động mạch, tĩnh mạch, niệu quản thận đi qua [8].
Thận có hai cực: cực trên và cực dưới, trục lớn là đường nối hai cực,
chếch từ trên xuống dưới, ra ngoài và ra sau. Mỗi thận có chiều dọc khoảng
12 cm, chiều ngang khoảng 6 cm, chiều dày khoảng 3 cm [8].
Thăm dò thận bằng siêu âm là phương pháp tin cậy không sang chấn.
Siêu âm cho phép xác định : vị trí kích thước, bề mặt thận, tình trạng nhu mô,
khả năng tưới máu, sự lưu thông của mạch máu thận. Siêu âm là phương pháp
chẩn đoán hình ảnh không gây độc hai cho cơ thể, có thể làm đi làm lại nhiều
lần, có thể sử dụng trong theo dõi tình trạng mạch máu thận sau ghép [14],
[8].
Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp cắt lớp đo tỷ trọng. Kết quả
chụp CLVT thận cho phép đánh giá tình trạng tổ chức xung quanh thận. Phát
hiện được các bất thường nhu mô như: nang thận, u thận, sỏi tiết niệu, dị dạng
đài bể thận, đây là những yếu tố quan trọng trong lập kế hoạch lựa chọn thận
ghép. Kết quả chụp CLVT thận còn cho thông tin về chức năng thận, tình
Mặt trước Mặt sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trạng tưới máu nhu mô thận thông qua khảo sát sự ngấm thuốc, bài tiết chất
cản quang qua các thì khác nhau [24].
Trong ghép thận, việc sử dụng xét nghiệm đồng vị phóng xạ thận để
đánh giá chức năng thận người cho và theo dõi thận ghép là rất cần thiết. Hiện
nay, chất phóng xạ được sử dụng là Hippuran 131I, 99m Tc–DTPA
(Diethylene Triamine Penta acetic Acid). Quá trình đào thải chủ yếu qua ống
thận, nên chức năng thận được xác định trên đồng vị phóng xạ thông qua các
chỉ số bài tiết, dựa vào thời gian biểu thị hình ảnh xạ ký thận. Thông qua mức
hấp thụ và phân bố chất phóng xạ ở nhu mô thận, đậm độ màu sắc (xạ hình
thận) đậm hay nhạt cho phép đánh giá hình thể, chức năng từng phần của
thận, so sánh giữa hai thận để có thái độ trong lựa chọn thận ghép cho phù
hợp, đánh giá thận còn lại để đảm bảo an toàn chức năng sống cho người cho
sau ca ghép. Đây là phương pháp đơn giản, có giá trị chính xác cao trong lựa
chọn thận lấy và theo dõi thận sau khi ghép. Mức lọc cầu thận (GFR) chung
của thận được tính dựa vào độ hấp thụ chất phóng xạ 99m Tc–DTPA của
toàn bộ 2 thận, tương ứng với tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể, độ sâu của thận
do máy tính thực hiện. Sau khi tính độ lọc cầu thận chung, sẽ tính được độ lọc
cầu thận riêng từng thận bằng cách nhân với % hấp thu của từng thận [4],
[14]. Trong một nghiên cứu về độ lọc cầu thận trên người hiến thận (5/2013
đến 10/2014) của Trần Thái Thanh Tâm và cộng sự. Nghiên cứu cho kết quả
với mức lọc cầu thận là 96,9±10ml/phút, và mức lọc cầu thận của riêng từng
thận hai bên là tương đương, không có sự khác biệt giữa thận phải và thận trái
[21],[22]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Nhật An
(2017), cho kết quả 92,5±18ml/phút của cả hai thận, mức lọc cầu thận bên phải
là 49,6±7,1ml/phút, mức lọc cầu thận bên trái là 51,8±7,6ml/phút [2]. Khi chọn
thận ghép dựa trên kết quả xạ hình thận, phẫu thuật viên tuân thủ nguyên tắc ưu
tiên để lại thận có chức năng tốt cho người cho thận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2.1.2. Hình thể trong và cấu tạo của thận
Trên thiết đồ cắt ngang thận, thận được bọc trong một bao sợi, ở giữa là
xoang thận, có mạch máu thần kinh, bể thận đi qua và được làm đầy bởi tổ
chức mỡ, bao quanh là nhu mô thận có hình bán nguyệt [8].
Xoang thận: xoang thận thông ra ngoài rốn thận. Thành xoang thận được
bao bọc bởi mô xơ thận, ăn sâu vào trong tới chỗ nối tiếp với các bao sợi của
các đài nhỏ và các mạch máu, có nhiều chỗ lồi lõm. Chỗ lồi có hình nón gọi
là nhú thận. Đầu nhú có nhiều lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào đài
thận. Xoang thận có 7 - 14 đài nhỏ, các đài nhỏ họp thành 2 - 3 đài lớn, các
đài lớn tạo thành bể thận [8].
Nhu mô thận được chia làm 2 vùng: tủy thận và vỏ thận [8].
Tuỷ thận: tuỷ thận được cấu tạo bởi nhiều khối hình nón gọi là tháp thận
hay các tháp Malpighi (có khoảng 8-12 tháp), đáy tháp quay về phía bao thận,
đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận. Ở phần giữa của thận có 2 - 3 tháp
chung một nhú thận; ở hai đầu thận, có khi 6 - 7 tháp chung nhau 1 nhú [8].
Vỏ thận: vỏ thận là phần nhu mô bao quanh các tháp thận, màu vàng đỏ,
nhạt hơn vùng tủy, bao gồm:
Cột thận (cột Bertin): nằm giữa các tháp thận.
Tiểu thuỳ vỏ: từ đáy tháp đến bao sợi. Tiểu thuỳ vỏ gồm 2 phần: Phần tia
là các khối hình tháp nhỏ, đáy nằm trên tháp thận, đỉnh hướng ra bao sợi;
Phần lượn là phần nhu mô xen lẫn giữa các phần tia [8].
Bình thường trên siêu âm, thận có hình hạt đậu với bờ nhẵn, bao thận
mỏng, thận lồi lên phía trước, phía sau và phía bên. Vùng giữa lõm gọi là rốn
thận liên tục với xoang thận. Xoang thận rất tăng âm, thường chiếm 1/3 thận.
Tỷ lệ nhu mô/xoang thận trung bình là 1,5 và tỷ lệ này cho thấy tình trạng cấu
trúc, hình thể thận, qua đó đánh giá hoạt động của thận [14], [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 1.2.Siêu âm thận bình thường
Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8].
1.2.1.3. Giải phẫu mạch máu cuống thận
Hình 1.3. Mạch nuôi thận và niệu quản
Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8].
* Vị trí nguyên uỷ của động mạch thận: Tới thận phải và thận trái thường
có một động mạch thận tương ứng tách ra từ sườn bên động mạch chủ bụng,
dưới nguyên uỷ động mạch mạc treo tràng trên khoảng 1cm, ngang mức với
sụn gian đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1-L2) hoặc bờ trên dốt sống L2. Ngoài ra
động mạch thận còn có nguyên uỷ từ các động mạch khác như: độngmạch chủ
ngực, động mạch mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới, động
Động mạch chủ
Động mạch thận
Niệu quản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
mạch chậu gốc, động mạch chậu trong hoặc từ động mạch thận bên đối diện.
Bất thường về nguyên uỷ động mạch thận thường gặp trong những trường
hợp thận nằm không đúng vị trí giải phẫu do quá trình phát triển phôi thai của
nó [9].
* Số lượng các động mạch thận: bên cạnh những thay đổi về nguyên uỷ,
đường đi và cách phân nhánh thì cũng thường gặp những bất thường về số
lượng động mạch thận. Ngoài đại đa số các trường hợp có 1 động mạch duy
nhất cấp máu, thì có thể gặp thận được 2-3 và thậm chí là 5 động mạch tới cấp
maú. Dạng biến đổi về số lượng động mạch thận rất phổ biến và thường gặp
hơn so với những dạng biến đổi khác của động mạch này.
Nghiên cứu những biến đổi về số lượng động mạch thận, nhiều tác giả
đều có cùng nhận định: thận có nhiều động mạch chiếm tỷ lệ từ 25-30% các
trường hợp và thường gặp nhiều ở bên trái. Nhiều động mạch thận ở cả hai
bên có thể gặp tới 9% các trường hợp [9].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn, Lê Quang Triển
cho biết mạch máu cuống thận người trưởng thành gồm 2 động mạch cấp máu
chiếm 17%. Trong đó số thận trái có 2 động mạch (35,8%) gặp nhiều hơn so
với thận phải (10%) có lượng động mạch như vậy. Trong số thận và cuống
thận được nghiên cứu thì chỉ có 3 thận được 3 động mạch cấp máu (0,3%) và
đều là thận trái [9].
Năm 1984. Theo nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn, Nguyễn Thế Trường
cũng có kết qủa tương tự: trong số 70 thận nghiên cứu, thận có nhiều động
mạch gặp 12/70 trường hợp, chiếm 17,1%. Trong đó thận trái có 2 động mạch
cấp máu (27,3%) gặp nhiều hơn so với thận phải (10,8%). Trường hợp thận có
3 động mạch cấp máu chỉ gặp 1 trường hợp (1,4%) và cũng là thận trái [9].
Thống nhất với nhận định trên, các nghiên cứu đã xác định thận có 2
động mạch cấp máu chiếm 18% (10% ở bên phải, 8% ở bên trái). Các tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
gặp 5% các trường hợp thận có 3 động mạch cấp máu nhưng lại ở thận phải
mà không gặp ở thận trái [9].
Trong trường hợp có nhiều động mạch thận thì động mạch nào là động
mạch thận chính và đâu là động mạch thận phụ vẫn còn là vấn đề đang được
bàn luận. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tách ra từ động mạch chủ bụng
không chỉ có động mạch thận chính mà còn có cả các động mạch thận phụ và
các động mạch này cùng động mạch thận chính đi vào rốn thận hoặc chạy
riêng vào nhu mô cực thận. Ngoài động mạch thận chính tách trực tiếp từ
động mạch chủ bụng, thì có thể có thêm động mạch thận phụ cũng đi vào nuôi
thận có nguyên uỷ từ những động mạch khác như động mạch gan chung,
động mạch hoành hay động mạch thượng thận; động mạch thân tạng, động
mạch mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới hoặc từ động mạch
chậu. Tuy nhiều nhà nghiên cứu trong nước có đề cập tới những trường hợp
thận được nhiều động mạch cấp máu, nhưng không ai trong số họ đưa ra khái
niệm động mạch thận chính với động mạch thận phụ [9].
* Đặc điểm hình thái và những biến đổi giải phẫu hệ tĩnh mạch thận:
Hình 1.4. Tĩnh mạch thận và các nhánh tĩnh mạch phụ
Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8].
Tĩnh mạch thận
Tĩnh mạch thượng thận
Tĩnh mạch chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhìn chung, đường kính của tĩnh mạch thận lớn hơn 1cm. Năm 1969,
I.Feoktistova cho thấy tĩnh mạch có đường kính dao động từ 0,6-1,8cm.
Trong đó tĩnh mạch thận trái (0,8-1,8cm) thường lớn hơn tĩnh mạch thận phải
(0,6-1,6cm) khoẳng 0,2cm. Chiều dài của thân tĩnh mạch thận được quy định
bởi vị trí hội nhập của các nhánh tĩnh mạch thuộc xoang thận tạo nên nó.
Thân tĩnh mạch thận trái dài 6-7cm và dài hơn tĩnh mạch thận phải khoảng
gần 3cm. Ở người Việt Nam trưởng thành, thân tĩnh mạch thận trái dài từ 5,1-
8cm và thân tĩnh mạch thận phải dài 1,5-2,5cm, và có 20% các trường hợp
thân tĩnh mạch thận quá dài hoặc quá ngắn [9].
Theo Trịnh Xuân Đàn, thận có nhiều tĩnh mạch chiếm19,44% các trường
hợp và gặp chủ yếu ở thận phải, trong đó thận có 2 tĩnh mạch chiếm 16,67%,
và thận có 3 tĩnh mạch 2,78%. Tác giả thấy tĩnh mạch thận chính là tĩnh mạch
nằm ở phía trước động mạch thận trong trường hợp có 1 động mạch thận, còn
tĩnh mạch thận phụ là những tĩnh mạch cực thận hoặc tĩnh mạch sau bể đổ
trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới với đặc điểm là những tĩnh mạch thường
nhỏ, không có thường xuyên và khi thắt chúng không gây ảnh hưởng gì đến
chức năng thận hoặc gây ứ trệ tuần hoàn thận. Đặc biệt là ở bên trái, nơi mà
có tuần hoàn bàng hệ với tĩnh mạch thượng thận, tĩnh mạch thắt lưng và tĩnh
mạch sinh dục [9].
*Siêu âm Doppler mầu là nghiệm pháp thăm dò mạch máu thận dựa trên
hiệu ứng Doppler. Qua siêu âm Doppler mầu giúp xác định lưu lượng máu
qua thận. Để chuẩn bị cho ghép thận, người cho còn phải được chụp động
mạch thận. Kết quả chụp động mạch thận có vai trò rất quan trọng, giúp đánh
giá số lượng, độ dài, khẩu kính động mạch thận, từ đó lựa chọn thận ghép phù
hợp. Thông qua hình ảnh động mạch thận các phẫu thuật viên có chiến thuật
trong mổ, đảm bảo an toàn với người cho và với thận ghép [14], [8].
Ngày nay ở một số trung tâm đã ứng dụng phương pháp chụp CLVT
xoắn ốc với 64 dãy đầu dò – CT mạch máu. Kết quả cho phép đánh giá hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thống mạch máu ở thận người cho như: số lượng, xuất phát, đường đi, kích
thước mạch máu thận, phát hiện các bệnh lý như hẹp, đóng vôi mạch máu thận.
Ngoài ra phương pháp này còn đánh giá rất tốt về hình ảnh tĩnh mạch thận mà
không phải can thiệp vào mạch máu, không gây đau đớn cho người bệnh [24].
1.2.2. Đặc điểm giải phẫu niệu quản.
1.2.2.1. Hình thể ngoài niệu quản: Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận
xuống bàng quang, dài 25cm, rộng 3 – 5mm, có 3 chỗ hẹp, chia 4 đoạn [8].
1.2.2.2. Ba chỗ hẹp của niệu quản: Niệu quản nối với bể thận, đối chiếu ra
thành bụng là điểm niệu quản trên; Niệu quản bắt chéo trước động mạch chậu
gốc, đối chiếu ra thành bụng là điểm niệu quản giữa; Niệu quản chui vào bàng
quang [8].
1.2.2.3. Phân đoạn niệu quản:
Niệu quản đoạn bụng: Đi từ bể thận tới mào chậu, nằm sát vào thành
bụng sau.
Niệu quản đoạn chậu: Đi từ mào chậu tới eo trên.
Niệu quản đoạn chậu hông: Từ eo trên đến bàng quang nằm trong chậu
hông bé.
Ở nam giới: Đoạn chậu hông nằm sát thành bên chậu hông, chạy dọc theo
động mạch chậu trong rồi ra trước trực tràng, lách giữa túi tinh và bàng quang.
Ở nữ giới: Đoạn chậu hông nằm sát thành bên chậu hông cùng với động
mạch chậu trong tạo nên hố buồng trứng, sau đó chui vào đáy dây chằng rộng tới
mặt bên âm đạo lách giữa âm đạo và bàng quang, khi tới ngang eo tử cung và
cách cổ tử cung 15mm, niệu quản bắt cheo phía sau động mạch tử cung.
Niệu quản đoạn bàng quang: Chạy chếch xuống dưới, vào trong nằm
trong thành bàng quang [8].
1.2.2.4. Hình thể trong và cấu tạo của niệu quản: Gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp cơ
trơn có thớ vòng ở giữa 2 thớ dọc và lớp niêm mạc [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2.2.5. Mạch máu nuôi dưỡng, thần kinh chi phối niệu quản: Niệu quản được
nuôi dưỡng bằng động mạch niệu quản và chi phối bởi hệ thần kinh thực vật [8].
1.2.3.Đặc điểm giải phẫu bàng quang
1.2.3.1. Đặc điểm vị trí và hình thể ngoài bàng quang: Bàng quang nằm dưới
phúc mạc, khi rỗng bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu.
Phía trước bàng quang là xương mu, phía sau là các tạng sinh dục và trực
tràng, phía dưới là hoành chậu. Khi căng bàng quang có hình cầu và nằm
trong ổ bụng [8].
Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt : mặt trên, mặt sau và 2
mặt dưới bên. Mặt trên bàng quang: được che phủ bởi phúc mạc, lồi khi đầy
và lõm khi rỗng làm cho lòng bàng quang có hình chữ Y hay T trên thiết đồ
đứng dọc. Hai mặt dưới bên bàng quang: nằm tựa trên hoành chậu, 2 mặt này
gặp nhau ở phía trước bới 1 bờ tròn mà đội khi được gọi là mặt trước. Mặt sau
dưới bàng quang: thì phẳng, đôi khi lồi. Mặt này còn được gọi là đáy (sàn) bàng
quang và phần trên của sàn bàng quang được phúc mạc che phủ. Mặt trên và 2
mặt dưới bên gặp nhau ở phía trước gọi là đỉnh bàng quang, từ đây có có dây
chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn. Phần giữa đỉnh và đáy gọi là thân
bàng quang. Ở dưới, tại góc hợp bởi đáy và 2 mặt dưới bên là lỗ niệu đạo
trong, phần bàng quang quanh miệng niệu đạo gọi là cổ bàng quang [8].
1.2.3.2. Hình thể trong và cấu tạo của bàng quang: Mặt trong bàng quang
được che phủ bởi một lớp niêm mạc màu hồng. Khi bàng quang rỗng, niêm
mạc xếp nếp tạo thành nếp niêm mạc. Khi bàng quang căng các nếp niêm mạc
sẽ mất đi. Có một vùng niêm mạc không bị xếp nếp và có màu đỏ hơn các nơi
khác, vùng này có hình tam giác mà ba đỉnh là 2 miệng niệu quản và miệng
niệu đạo trong, nên được gọi là tam giác bàng quang. Giữa 2 miệng niệu quản
niêm mạc nổi gờ lên và được gọi là gờ liên niệu quản. Ở chính giữa tam giác
chạy xuống lỗ niệu đạo trong, có một chỗ niêm mạc gờ lên gọi là lưỡi bàng
quang [8].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp. Lớp niêm mạc: là biểu mô chuyển
tiếp. Lớp dưới niêm mạc: lớp này không có ở vùng tam giác bàng quang, là
mô liên kết chun dãn tương đối dày. Lớp cơ: gồm các bó cơ trơn xếp thành 3
lớp, các sợi lớn tạo phân nhánh, cuộn lại thành bó xếp theo lớp dọc trong,
vòng giữa và dọc ngoài. Lớp thanh mạc: chính là phúc mạc, ở vùng không có
phúc mạc thì bàng quang được bao phủ bởi một lớp mô liên kết [8].
1.2.4.Đặc điểm sinh lý thận tiết niệu
Thận có 2 chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năng
nội tiết [31], [6], [51].
*Chức năng tạo nước tiểu là chức năng chính của thận. Qua quá trình tạo
nước tiểu, thận thực hiện các chức năng hết sức quan trọng để giữ sự hằng
định nội môi:
- Điều hoà thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương. Thông qua
chức năng tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống thận, thận đã duy trì ổn định
thành phần và nồng độ các chất trong máu và dịch kẽ.
- Điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào. Áp suất thẩm thấu do các
chất hòa tan trong huyết tương tạo nên, đặc biệt là Na+. Thông qua quá trình
điều hòa thành phần các chất trong huyết tương, thận đã điều hòa áp suất
thẩm thấu của dịch ngoại bào, bảo đảm áp suất này hằng định ở khoảng 300
mOsm/L.
- Điều hòa thể tích máu dịch ngoại bào. Thông qua chức năng điều hòa áp
suất thẩm thấu và điều hòa lượng nước tiểu, thận đã điều hòa thể tích máu và
dịch ngoại bào. Khi thể tích máu thay đổi hoặc nồng độ Na+ sẽ làm huyết áp
và mức lọc ở cầu thận thay đổi theo. Trao đổi chất ở ống thận cũng được thay
đổi để điều hòa thể tích máu trở lại bình thường.
- Điều hòa pH máu. Nồng độ các ion quyết định độ pH, đặc biệt là H+. Thận
tham gia điều hòa pH bằng cách thay đổi mức độ bài tiết H+ thông một số hệ
đệm trong dịch lòng ống như HCO3-, NH3... Khi dịch lòng ống có pH giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thấp hơn 4,5 thì quá trình bài tiết H+ sẽ bị ức chế. Các hệ đệm này có tác
dụng trung hòa bớt H+ để pH lòng ống không giảm quá thấp tạo điều kiện
cho quá trình bài tiết H+ được xảy ra thuận lợi [31], [6].
*Chức năng nội tiết: thận bài tiết ra các hormon để tham gia điều hòa
huyết áp, kích thích sản sinh hồng cầu và góp phần vào chuyển hóa Calci,
Phospho trong cơ thể.
- Thận tham gia điều hòa huyết áp thông qua hệ thống R-A-A (Renin -
Angiotensin - Aldosteron) theo cơ chế như sau: Khi lưu lượng máu đến thận
giảm hoặc Na+ máu giảm, nó có tác dụng kích thích tổ chức cạnh cầu thận bài
tiết ra một hormon là renin. Dưới tác dụng của renin, một loại protein trong máu
là angiotensinogen biến đổi thành angiotensin I. Angiotensin I đến phổi, do tác
dụng của men chuyển (converting enzyme), biến đổi thành angiotensin II.
- Thận tham gia điều hòa sản sinh hồng cầu nhờ hormon erythropoietin.
Khi bị mất máu, thiếu máu hoặc thiếu O2, thận sẽ sản xuất ra hormon
erythropoietin. Erythropoietin có tác dụng kích thích tế bào đầu dòng sinh
hồng cầu (erythroid stem cell) chuyển thành tiền nguyên hồng cầu
(proerythroblast) và làm tăng sinh hồng cầu. Vì vậy, erythropoietin được
dùng để điều trị bệnh thiếu máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hình 1.5.Sự hình thành dạng hoạt tính của Vitamin D
Theo quan điểm mới, vitamin D được xem là một hormon. Trong quá
trình hình thành dạng hoạt tính của vitamin D, có sự tham gia của thận theo
cơ chế như hình (1.4). Cả 2 chất 25-Hydroxycholecalciferol và 1,25-
Dihydroxycholecalciferonl đều có hoạt tính sinh học nhưng 1,25-
Dihydroxycholecalciferol mạnh hơn 25-Hydroxycholecalciferol 100 lần.
Chúng có tác dụng sau:
+Tại xương: tăng tế bào tạo xương, tăng hoạt động tạo xương, tăng nhập
và huy động Calci và Phospho ở xương.
+Tại ruột: tăng hấp thu Calci và Phospho.
+Tại thận: tăng tái hấp thu Calci ở ống thận [31], [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.3. Chẩn đoán và điều trị suy thận mạn
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm
sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi
mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường
(120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn [5], [51].
Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai
đoạn sớm, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai
đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng urê máu. Quá trình diễn biến
của suy thận mạn có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm [5], [51].
1.3.1. Chẩn đoán suy thận mạn
1.3.1.1. Chẩn đoán xác định suy thận mạn
*Dấu hiệu của suy thận: Tăng urê, tăng créatinine máu, mức lọc cầu thận giảm.
*Tính chất mạn của suy thận:
- Tiêu chuẩn tiền sử: Có tiền sử bệnh thận, trước đây đã có tăng
créatinine máu.
- Tiêu chuẩn về hình thái: Kích thước thận giảm (chiều dọc < 10cm trên
siêu âm, < 3 đốt sống trên phim chụp thận không chuẩn bị).
- Tiêu chuẩn về sinh học: Có 2 bất thường định hướng đến suy thận mạn:
Thiếu máu với hồng cầu bình thường không biến dạng và hạ canxi máu [5], [31].
1.3.1.2. Chẩn đoán giai đoạn suy thận mạn: Dựa vào hệ số thanh thải
créatinine, suy thận mạn được chia thành các giai đoạn sau:
Bảng phân chia giai đoạn suy thận mạn dựa vào hệ số thanh thải creatinine
[5], [31], [46].
Giai đoạn
Suy thận mạn
Hệ số
thanh thải Creatinne
(ml/phút)
Creatinine máu
tính theo
(micromol/l)
Creatinine máu
tính theo
(mg/dl)
Bình thường 120 70-106 0.8-1.2
I 41-60 <130 <1.5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
II 21-40 130-299 1.5-3.4
IIIa 11-20 300-499 3.5-5.9
IIIb 5-10 500-900 6.0-10
IV <5 >900 >10
1.3.2. Điều trị suy thận mạn
Mục đích của điều trị là dự phòng và ngăn chặn các đợt tiến triển nặng
lên của suy thận; làm chậm tiến triển và kéo dài thời gian ổn định của suy
thận; điều chỉnh các rối loạn nội môi. Trong đợt tiến triển nặng lên và khi suy
thận giai đoạn cuối phải điều trị bằng các biện pháp thay thế thận để bảo vệ
bệnh nhân và đưa bệnh nhân về gần với cuộc sống của người bình thường [5],
[31].
1.3.2.1. Điều trị bảo tồn ở bệnh nhân suy thận mạn
Điều trị các bệnh nguyên gây suy thận
Dự phòng và loại trừ các yếu tố làm nặng bệnh
Đảm bảo chế độ ăn của người suy thận mạn
Điều trị triệu chứng: huyết áp, phù, thiếu máu, giảm canxi máu, nước và
điện giải [5], [31].
1.3.2.2. Điều trị thay thếở bệnh nhân suy thận mạn
Lọc màng bụng: lọc cấp và lọc mạn
Lọc máu (thận nhân tạo): Suy thận giai đoạn IIIb và giai đoạn IV
Ghép thận: Là phương pháp tốt nhất hiện nay để điều trị suy thận mạn
giai đoạn cuối.
Trong khi số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối hàng năm
ngày một tăng nhanh, thì phẫu thuật ghép thận đang là một phương pháp đem
lại hiệu quả cao về chuyên môn cũng như kinh tế, đặc biệt là chất lượng cuộc
sống. Sau ghép thận bệnh nhân có thể quay lại cuộc sống sinh hoạt đời
thường, có thể làm việc, lập gia đình, sinh con [4], [5].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.4. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới và Việt Nam
1.4.1. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới
Ngày nay ghép thận đã trở thành một trong những biện pháp hiệu quả
thay thế thận suy để cứu sống những bệnh nhân suy thận mạn. Trên thế giới
đã có những bệnh nhân ghép thận sống được trên 40 năm với chức năng thận
còn tốt. Số lượng bệnh nhân được ghép thận ngày càng nhiều. Tính đến năm
2004 đã có tới 91/192 quốc gia trên thế giới có khả năng ghép được các loại
mô tạng ở các trình độ khác nhau, trong đó 99% các trung tâm ghép nằm ở
các quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong số các quốc gia châu Á,
Trung Quốc là nước phát triển kỹ thuật ghép mô, tạng mạnh mẽ nhất. Hiện
nay Trung Quốc là quốc gia có số bệnh nhân ghép tạng từ người chết não lớn
nhất thế giới. Từ năm 1993 đến năm 2004 Trung Quốc đã ghép được trên
90.000 ca ghép thận, 6.125 ca ghép gan, 248 ca ghép tim, 15 ca ghép phổi và
ghép đồng thời nhiều tạng khác nhau. Cũng tại Trung Quốc, tính đến năm
2003 thời gian sống thêm sau ghép dài nhất của bệnh nhân được ghép thận là
27 năm [36].
Một số quốc gia có số lượng lớn bệnh nhân được ghép thận là Mỹ (54/1
triệu dân/năm, trong đó 41,54% từ người cho sống), các nước trong liên minh
châu âu - EU (32/1 triệu dân/năm), Australia (32,3/1 triệu dân/năm, trong đó
có 37,8% ghép thận từ người cho sống), Canada (31,8/1 triệu dân/năm),
Trung Quốc (trên 3.000 ca/năm) [36]. Tại Hoa Kỳ, kết quả sau ghép đã được
cải thiện đều đặn trong vài thập kỷ qua, với tỷ lệ sống sót sau 1 năm và tỷ lệ
sống sót của bệnh nhân cao hơn 90% [53].
Ở châu Á, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện ở Nhật Bản vào năm
1964. Mỗi năm toàn châu Á có hàng chục ngàn bệnh nhân được ghép thận.
Ngoài Trung Quốc, một số nước ở châu Á có số lượng đáng kể bệnh nhân
được ghép thận hàng năm là: Ấn Độ (2.000 ca/năm), Nhật Bản (600 ca/năm),
Philippines (300 ca/năm), Singapore (150 ca/năm), Hồng Kông, Đài Loan và
Malaysia mỗi nước khoảng 150 ca/năm. Tuy vậy, do tình trạng thiếu tạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ghép nên trong năm 2004 toàn châu Á có khoảng 1 triệu bệnh nhân STM giai
đoạn cuối nhưng chỉ có 6% được ghép thận, trong đó 50% từ người cho sống
và 50% từ người chết não. Riêng ở Nhật Bản trong năm 2004 đã có tới 12.328
BN trong danh sách chờ ghép [36].
1.4.2. Tình hình nghiên cứu về ghép thận tại Việt Nam
Trong thời gian gần đây, ghép thận đã được thực hiện ở nhiều trung tâm
y tế, bệnh viện trong cả nước. Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về kết quả
ghép thận liên quan tới đặc điểm thận ghép, chức năng thận sau ghép cũng
như kỹ thuật khâu nối mạch máu.
Theo Võ Đình Bảo và Trần Ngọc Sinh. Đánh giá vị trí lấy thận 30 trường
hợp (TH), thận trái 19/30 TH (63,3%), thận phải 11/30 TH (36,7%). Chức
năng thận còn lại của người cho sau hiến thận: Creatinine – huyết thanh trung
bình sau mổ 1,05 ± 0,16 mg/dL và sau 3 tháng theo dõi 1,04 ± 0,16 mg/dL.
Chức năng thận ghép hoạt động tốt sau ghép: Creatinine – huyết thanh trung
bình của người nhận thận lúc xuất viện 1,24 ±0,23 mg/dL và sau 3 tháng theo
dõi 1,3 ± 0,24 mg/dL, thời gian chức năng thận ghép trở về giá trị bình
thường 6,55 ± 7,57 ngày [3].
Qua khảo sát 164 cặp thận ở người trưởng thành Việt Nam, tương ứng
với 328 quả thận của 79 nam (48,1%), 85 nữ (51,9%), có độ tuổi từ 18 đến
50, nghiên cứu của Nguyễn Phan Ngọc Thảo và cộng sự đưa ra kết luận sau:
Nguyên ủy của động mạch thận chính đa số xuất phát từ ngang mức thân sống
L1 trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất, bên phải là 57,9 %, bên trái là 49,4%. Chiều
dài của động mạch thận chính bên phải (38,26 ± 11 mm) luôn luôn dài hơn so
với bên trái (30,49 ± 9,75 mm). Đường kính của động mạch thận chính bên
phải (5,04 ± 0,52 mm) nhỏ hơn so với bên trái (5,22 ± 0,83 mm).Các biến thể
động mạch thận: tỉ lệ chia nhánh sớm của động mạch thận chính là 9,8%, bên
trái (15,8%) và bên phải (3,8%); tỉ lệ xuất hiện động mạch thận phụ là 22%,
bên trái (27,4%) và bên phải (15,2%).Nếu đường kính động mạch thận chính
là 4,15 mm thì khả năng xuất hiện động mạch thận phụ có độ đặc hiệu cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
nhất (98%) và giá trị tiên đoán dương cao nhất (82,8%), giá trị tiên đoán âm
cũng khá cao (84%). Nếu đường kính động mạch thận chính là 4,85 mm thì
khả năng xuất hiện động mạch thận phụ có độ nhạy cao nhất (83,3%), độ đặc
hiệu (77,3%) và giá trị tiên đoán dương (50,8%), giá trị tiên đoán âm cao nhất
(94,3 %) [24].
Nghiên cứu trên 180 bệnh nhân (BN) ghép thận điều trị tại Bệnh viện
103 trong năm đầu sau ghép (116 BN ghép thận từ người hiến thận sống, 64
BN ghép thận từ người hiến thận chết não). Kết quả cho thấy: tỷ lệ BN bị
nhiễm trùng trong năm đầu sau ghép khá cao (51,6%). Nhiễm trùng thường
gặp sau ghép thận gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu (15,6%), viêm gan virut
B và C (8,3%). Bệnh do CMV (vius cytomegalo thuộc nhóm Herpes) gặp với
tỷ lệ thấp hơn (6,7%) nhưng diễn biến rất nặng, tỷ lệ tử vong cao. 5/8 BN
(62,5%) tử vong có liên quan đến nhiễm trùng. Nhóm BN có thải ghép cấp
nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nhóm không bị thải ghép cấp. Nhóm BN bị thải
ghép cấp đã điều trị chống thải ghép, nguy cơ mắc bệnh do CMV cao so với
nhóm không bị thải ghép cấp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ
nhiễm trùng giữa nhóm BN dùng tacrolimus và cyclosporin A [17].
Nghiên cứu của Dư Thị Ngọc Thu, đánh giá kỹ thuật chuyển vị mạch máu
trong ghép thận từ người cho sống vào hố chậu phải, thấy rằng các bệnh nhân
có tĩnh mạch thận ngắn, được thực hiện kỹ thuật chuyển vị mạch máu từ cấp I
đến cấp III đều cho kết quả tốt như các trường hợp có tĩnh mạch không ngắn.
Tổng số 201 trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối được ghép từ người cho
sống. Trong đó: nhóm A 63/201 bệnh nhân (31,3%) (13/63 bệnh nhân ghép
thận Trái, và 50/63 bệnh nhân ghép thận Phải). Nhóm B 138/201 bệnh nhân
(68,7%). 71/201 bệnh nhân (35,3%) nam và 130/201 bệnh nhân (64,7%) nữ.
Chiều dài tĩnh mạch thận trung bình của nhóm A: 7,3 ±2,4mm; nhóm B: 20,3
±4,2mm (p<0,05). Nhóm A có 20,6% thận Trái, 79,4% thận phải, thực hiện các
kĩ thuật chuyển vị mạch máu mức độ khác nhau. Thời gian khâu nối tĩnh mạch
của nhóm A: 17,8 ±5,9 phút, và nhóm B 16,9 ±4,8 phút (p>0,05). Creatinine
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
huyết thanh trung bình ở năm đầu sau ghép của nhóm A: 1,26 ± 0,28mg/dl,
nhóm B: 1,27 ±0,38mg/dl (p>0,05). Creatinine huyết thanh trung bình ở thời
điểm kết thúc nghiên cứu (2011) của nhóm A: 1,2 ±0,2mg/dl, nhóm B: 1,3
±0,4mg/dl (p>0,05). Theo dõi đánh giá sự tưới máu thận ghép qua siêu âm
doppler cho đến nay chưa phát hiện bất thường của sự tưới máu thận ghép. Tử
vong do nguyên nhân ngoại khoa là 0%. Biến chứng mạch máu là 0% [27].
Nghiên cứu 285 ghép thận của Dư Thị Ngọc Thu, Trần Ngọc Sinh
(2013), với 287 lần ghép có 05/285 bệnh nhân (1,8%) ghép 2 lần (1 từ người
cho sống và 1 từ người cho chết não tại bệnh viện Chợ Rẫy, 3 bệnh nhân còn
lại ghép thận ở nước ngoài). Trong đó có 12/285 bệnh nhân (4,2%) ghép từ
người cho chết não, 08/285 bệnh nhân (2,8%) ghép từ người cho không cùng
huyết thống (4/8 trường hợp vợ cho chồng, 1/8 trường hợp chồng cho vợ, 1/8
trường hợp cha vợ cho con rể, 1/8 trường hợp tu sĩ cho phật tử, 1/8 trường
hợp cha nuôi cho con), 265/285 bệnh nhân (92,9%) có mối quan hệ huyết
thống. 18/285 bệnh nhân tử vong (6,3%) do nhiều nguyên nhân, 04/285
trường hợp (1,4%) mất thận ghép do nhiều nguyên nhân (1 trường hợp do thải
ghép tối cấp, 1 trường hợp do huyết khối động mạch thận, 1 trường hợp do kĩ
thuật, 1 trường hợp do hoại tử ống thận cấp, ngộ độc kháng sinh). 3/285
trường hợp (1,05%) thải ghép cấp kháng với steroid phải sử dụng lọc huyết
tương, IVIG và ATG, chức năng thận hồi phục tốt. 19/285 trường hợp (6,7%)
: thải ghép mạn tính, chạy thận nhân tạo trở lại, 239/285 trường hợp (83,9%)
người nhận hiện còn sống với thận ghép còn hoạt động. Trường hợp lâu nhất
còn sống tốt với thận ghép là 16 năm [27].
Đánh giá kết quả ghép thận trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối,
một nghiên cứu của Hoàng Khắc Chuẩn, Vũ Lê Anh và cộng sự (2016) tiến
hành trên 107 trường hợp , trong đó có 13 trường hợp ghép thận đón đầu,
chiếm tỷ lệ 12,14%. Tỉ lệ sống còn của mảnh ghép và bệnh nhân cho đến thời
điểm hiện tại là 100%. Thời gian theo dõi bệnh nhân trong nghiên cứu với giá
trị trung vị là 6 tháng (3-12 tháng). Có 1 trường hợp bệnh nhân có biến chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hematoma, hẹp niệu quản, hoại tử ống thận cấp và nhiễm CMV và 1 trường
hợp đái tháo đường sau ghép, 7 trường hợp còn tình trạng tăng huyết áp sau
ghép. Tất cả 13 bệnh nhân sau ghép thận đón đầu vẫn tiếp tục công việc cho
đến trước ghép và đều trở lại công việc bình thường sau ghép 3 tháng [7].
Theo Hoàng Long và cộng sự. Từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 9 năm
2013, tại bệnh viện Việt Đức, đã tiến hành ghép 34 thận lấy từ 17 người cho
chết não. Diễn biến sau mổ của các bệnh nhân ghép thận từ người cho chết
não còn lại cũng tương tự như ở bệnh nhân ghép thận từ người cho sống. Thời
gian nằm viện trung bình: 10,93 ± 2,27 ngày. Không có khác biệt về tình
trạng chức năng thận ghép ở bệnh nhân nhận thận có mức độ hòa hợp HLA
khác nhau. Việc lựa chọn bệnh nhân ghép lấy từ người cho chết não là một
hướng đi đúng đắn nhưng cần chỉ định chọn lọc và chặt chẽ để bảo tồn chức
năng thận ghép được dài hạn [15]. Trong một nghiên cứu của Đồng Văn Hệ,
Trịnh Hồng Sơn và cộng sự khảo sát 456 sinh viên y khoa về kiến thức chết
não, cho rằng số lượng bệnh nhân ghép tạng phụ thuộc vào sự hiểu biết của
nhân viên y tế về chết não, nguồn tạng hiến từ những bệnh nhân chết não là
rất dồi dào, tuy nhiên, trong nghiên cứu chỉ ra, phần lớn sinh viên y khoa còn
thiếu hiểu biết về chết não [12].
Tại Thái Nguyên đã triển khai áp dụng kỹ thuật ghép thận , đến tháng
03/2019 được 22 ca. Nhằm đánh giá kết quả bước đầu và ưu nhược điểm từ
22 ca ghép thận chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
22 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (giai đoạn IIIb& giai đoạn IV)
được ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu
- Tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được ghép thận từ
người cho sống tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 09/2015 đến
tháng 03/2019.
- Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được
ghép thận từ người cho sống được ghi chép đầy đủ các thông tin.
- Bệnh nhân được theo dõi đúng quy trình chăm sóc và điều trị bệnh
nhân ghép thận của Bộ Y tế.
- Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân được ghép thận ở cơ sở khác chuyển đến
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh.
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.2.3. Mẫu nghiên cứu
Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu toàn bộ.
Tất cả các bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian từ
tháng 09/2015 đến tháng 03/2019 được chọn vào nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu
- Phần hồi cứu: Thu thập số liệu của các bệnh nhân được ghép thận tại
bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 09/2015 đến tháng 12/2017 từ
hồ sơ bệnh án. Tổng cộng có 17 cặp ghép.
- Phần tiến cứu: Tham gia thăm khám, theo dõi các bệnh nhân trong quá
trình ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên kể từ tháng 01/2018
đến tháng 03/2019. Tổng cộng có 5 cặp ghép
- Các bệnh nhân được thu thập và đánh giá theo các chỉ tiêu nghiên cứu
và ghi chép lại theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.2.5.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2019.
- Địa điểm: Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.6.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu
- Tuổi: Tính theo năm. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia
theo các nhóm tuổi:từ 20 đến <40 tuổi, từ ≥ 40 đến <60 tuổi và ≥ 60 tuổi [7].
- Giới: nam và nữ, tính tỷ lệ % theo giới.
- Mối quan hệ giữa người hiến và người nhận thận
+Quan hệ huyết thống: giữa người cho và người nhận có mối quan hệ là
bố mẹ ruột cho con, con ruột cho bố mẹ hoặc anh chị em ruột cho nhau
+Không cùng huyết thống: các mối quan hệ không thuộc trường hợp nêu
ở trên [11].
- Quan hệ huyết thống, nhóm máu, sự tương hợp về nhóm máu và kiểu
hình HLA của người hiến thận và bệnh nhân nhận thận [54].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Giai đoạn suy thận mạn IIIb và IV dựa vào hệ số thanh thải creatinine như
bảng sau [5], [31].
Giai đoạn
suy thận mạn
Hệ số thanh thải
Creatinine (ml/phút)
Creatinine máu
tính theo
(micromol/l)
Creatinine máu
tính theo
(mg/dl)
IIIb 5-10 500-900 6.0-10
IV <5 >900 >10
2.2.6.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của thận ghép trên siêu âm, xạ hình và
cắt lớp vi tính.
* Siêu âm
Đánh giá:
- Tốc độ dòng chảy cuối tâm thu đoạn động mạch thận, bình thường có
giá trị dưới 180 cm/giây (Vs<180cm/s) [5].
- Trở kháng của động mạch thận ghép: bình thường có giá trị nhỏ hơn
0,8 (RI<0,8) [5].
- Nang thận: là khối trống âm, thành mỏng, hình tròn hoặc bầu dục, có tăng
âm thành sau. Nang thận không thông với đường bài xuất, thường nằm trong nhu
mô thận, có thể nằm ở vị trí đài , bể thận, nhưng các đài bể thận ko giãn. Những
nang thận không thông với đường bài xuất, kích thước nhỏ <5mm, thường
không ảnh hưởng chức năng thận[8].
- Sỏi thận: Sỏi có hình ảnh đường thẳng hay vòng cung tăng âm, kèm
bóng lưng (bóng cản) [8].
- Kích thước thận bình thường trên siêu âm: chiều dọc 90-120 mm, chiều
ngang 40-60 mm [8].
* Xạ hình trước khi phẫu thuật ghép thận.
Đánh giá: mức lọc cầu thận cả 2 thận, bình thường mức lọc cầu thận
(MLCT) đo bằng xạ hình: ~125ml/phút [6].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
* Cắt lớp vi tính tại thời điểm người cho thận ghép vào viện
Đánh giá:
- Số lượng động mạch nuôi của thận lấy cho ghép: 1 động mạch, 2 động
mạch, 3 động mạch và > 3 động mạch
Đường kính trung bình động mạch thận phải 5,04 - 5,2mm.
Đường kính trung bình động mạch thận trái 5,1 - 5,22mm
- Số lượng tĩnh mạch của thận lấy cho ghép: 1 tĩnh mạch, 2 tĩnh mạch, và
> 2 tĩnh mạch [24], [9].
2.2.6.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật
*Lấy thận (kỹ thuật lấy thận xem phụ lục 3)
- Thời gian thiếu máu nóng: bắt đầu từ khi kẹp động mạch chủ (hoặc
động mạch thận) của người cho và kết thúc khi bắt đầu truyền dung dịch làm
lạnh vào thận đã được lấy ra. Người cho là người sống, thời gian thiếu máu
nóng không được vượt quá 10 phút. Thời gian thiếu máu nóng kéo dài là một
trong những nguyên nhân gây ra các trường hợp vô niệu hoặc thận ghép
không hoạt động sau mổ [4], [13].
- Đặc điểm đại thể của thận ghép
+ Nhu mô thận nhẵn bóng hay không
+ Bề mặt thận có sẹo viêm dính hay không
+ Có nang nhỏ ở thận hay không
*Rửa thận (kỹ thuật rửa thận xem phụ lục 4)
Thiếu máu lạnh: là thời gian thận được giữ trong môi trường bảo quản
của khay đá với nhiệt độ thấp ở 4 độ C. [4], [13], [52].
*Ghép thận (kỹ thuật ghép thận xem phụ lục 5)
- Thiếu máu ấm: là thời gian từ khi thận được lấy ra khỏi môi trường bảo
quản cho đến khi các miệng nối mạch máu được thực hiện xong, thận nhận
được sự tưới máu của người nhận thận [4], [13].
- Kết quả ure, creatinine sau ghép
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Xét nghiệm sinh hoá máu để định lượng nồng độ ure, creatininne huyết
thanh của bệnh nhân trước và sau ghép ngày đầu. So sánh các chỉ số để nhận
xét chức năng thận ghép.
Định lượng nồng độ Ure và Creatinine huyết thanh của bệnh nhân ở thời
điểm sau ghép 1 tháng. So sánh các chỉ số ở thời điểm này với thời điểm
trước mổ để nhận xét chức năng thận sau ghép.
- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi đánh giá các thông số hồng cầu,
huyết sắc tố, hematocrit thời điểm trước mổ và thời điểm sau mổ 1 tháng.
- Đánh giá thận ngay sau khi mở kẹp mạch máu. Theo Dư Thị Ngọc Thu
[27], [35]. Là đánh giá thông qua quan sát của phẫu thuật viên gồm có:
Miệng nối phồng đều, không chảy máu miệng nối, đường đi của mạch máu
không hẹp hay gập khúc.
Thận hồng và căng đều, thận tím tái ngay, hoặc thận hồng nhưng sau đó
có những chỗ tím hay hồng không đều
Có nước tiểu ngay tại bàn mổ dưới 5 phút hay trên 5 phút sau mở kẹp
động mạch hoặc không có nước tiểu tại bàn.
- Thời gian khâu nối mạch máu, trồng ghép niệu quản
+Thời gian khâu nối động mạch : Tính từ lúc khâu mối chỉ đầu tiên ở
miệng nối động mạch đến khi buộc mối chỉ cuối. Đơn vị: phút. Nếu thận ghép
có nhiều mạch máu thì thời gian khâu nối được tính bằng tổng thời gian làm
các miệng nối cộng lại.
+Thời gian khâu nối tĩnh mạch: Tính từ lúc khâu mối chỉ đầu tiên ở
miệng nối tĩnh mạch đến khi buộc mối chỉ cuối. Nếu có nhiều tĩnh mạch thì
thời gian khâu nối bằng tổng thời gian tạo hình cộng với thời gian khâu nối
vào tĩnh mạch chậu.
+ Niệu quản của thận ghép đựơc trồng vào bàng quang theo 2 kỹ thuật:
Lich - Gregoir. Thời gian trồng niệu quản vào bàng quang: Được tính bằng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
gian từ lúc bắt đầu bộc lộ bàng quang để rạch cơ bàng quang, tạo vị trí trồng
niệu quản cho tới khi khâu mũi chỉ cuối cùng đóng lại vết mở bàng quang.
- Thời gian phẫu thuật: bao gồm thời gian lấy thận, rửa thận và ghép
thận. Đơn vị: phút
- Thời gian đặt dẫn lưu sau mổ: tính từ lúc kết thúc cuộc mổ đến khi rút
dẫn lưu. Đơn vị: ngày
- Thời gian nằm viện sau mổ: Tính từ ngày phẫu thuật tới ngày bệnh
nhân ra viện. Đơn vị: ngày
- Nước tiểu: Nước tiểu của bệnh nhân sau ghép được chứa trong túi chứa
có chia vạch thể tích. Lượng nước tiểu mỗi lần đổ bỏ được ghi chép trên
phiếu theo dõi của bệnh án điều trị. Bình thường :
+Trong 24h đầu nước tiểu ≥ 150ml/h [4], [13], [34].
+Ngày kế tiếp nước tiểu ≥ 4500ml/24h [4], [13], [34].
- Biến chứng sau ghép [26], [27], [1], [49].
+ Tóac vết mổ không do nhiễm trùng: dựa vào thăm khám lâm sàng thấy
miệng vết mổ toác rộng. Đứt các mối chỉ khâu.
+ Chảy máu sau mổ: dựa trên thăm khám lâm sàng, xét nghiệm công
thức máu khi nghi ngờ cho siêu âm bụng để kiểm tra
+ Nhiễm trùng vết mổ: dựa vào triệu chứng lâm sàng, đo thân nhiệt, xét
nghiệm công thức máu (có tỷ lệ bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân
trung tính).
+ Nhiễm trùng tiết niệu: Quan sát màu sắc nước tiểu, thân nhiệt bệnh
nhân. Xét nghiệm nước tiểu, đánh giá công thức máu
+ Tụ dịch, tụ máu quanh thận: dựa vào kết quả siêu âm sau ghép, xác
định vị trí thể tích khối dịch, thời gian khối dịch được hấp thu.
+ Thận chậm hoặc mất chức năng: không có nước tiểu những giờ đầu sau
mổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Huyết khối miệng nối: miệng nối động mạch rộng, không co nhỏ
nhưng thấy mạch máu sau vị trí khâu nối xẹp, giảm hoặc không có lưu lượng
dòng chảy, thận không căng hoặc căng tím, sau đó nhão khi có huyết khối
miệng nối tĩnh mạch.
+ Hẹp miệng nối ngay sau thả kẹp: Dựa theo quan sát trực tiếp quá trình
mổ mạch máu nối không căng, lưu lượng máu thấp, miệng nối bị co nhỏ.
Thận ghép không căng hoặc căng không đều hoặc hồng không đều
- Đánh giá theo tiêu chuẩn của Nguyễn Thị Ánh Hường (2018), Nghiên
cứu phẫu thuật lấy thận ghép ở người cho sống [14].
Kết quả ghép thận tốt:
+ Thận lấy cho ghép đảm bảo nguyên vẹn về mặt giải phẫu
+ Thời gian thiếu máu nóng <5phút
+ Mạch máu, niệu quản thận lấy đủ dài thuận lợi cho ghép tốt
+ Không gặp các tai biến biến chứng về người cho ghép và thận lấy
+ Sau phẫu thuật người hiến diễn biến ổn định. Ra viện theo kế hoạch.
Kết quả ghép thận trung bình:
+ Trong phẫu thuật lấy thận có tai biến với nhu mô thận và mạch máu
thận nhưng được xử lý ngay trong khi mổ
+ Tổn thương đụng dập nhẹ các tạng lân cận, rách phúc mạc có thể
không cần xử trí gì
+ Thời gian thiếu máu nóng <5phút
+ Mạch máu, niệu quản thận lấy đủ dài thuận lợi cho việc ghép tốt
+ Sau phẫu thuật, người hiến có các biến chứng không cần phải can thiệp
phẫu thuật lại (các biến chứng toàn thân như sốt, chảy máu vết mổ, nhiễm
khuẩn vết mổ)
Kết quả ghép thận kém:
+ Thận lấy cho ghép trong mổ có tai biến, thận lấy ra nhu mô bầm tím
toàn bộ thận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Tai biến tổn thương các tạng lân cận
+ Rách động mạch, tĩnh mạch chủ
+ Thời gian thiếu máu nóng kéo dài >5phút
+ Mạch máu , niệu quản thận lấy đủ dài cho ghép
+ Sau phẫu thuật, người hiến cần phải can thiệp phẫu thuật lại, xử trí lại
các tổn thương trong quá trình lấy thận.
2.3. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được sẽ được mã hóa, nhập và làm sạch. Kết quả được
phân tích theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.4. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được Hội đồng Đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua.
Tất cả các đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp đều được giải thích về
mục đích của nghiên cứu và lợi ích của người bệnh. Bệnh nhân có quyền từ
chối không tham gia vào nghiên cứu.
Tất cả các thông tin riêng về bệnh tật của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án
đều được bảo mật. Mỗi bệnh nhân được gắn một mã số riêng để đảm bảo tính
chính xác và bảo mật thông tin.
Toàn bộ thông tin thu thập trung thực, vì mục đích nghiên cứu, góp phần
phát triển ngành ghép tạng nói chung của nền Y học Việt Nam, và vì lợi ích
sức khỏe bệnh nhân, hoàn toàn không phục vụ cho mục đích nào khác.
2.5. Hạn chế của đề tài
Số lượng cặp ghép thận còn ít. Do đó, đây là cơ sở để chúng tôi tiếp tục
các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành trên 22 cặp ghép thận tại bệnh viện Trung
ương Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2019 thu
được kết quả
3.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi và giới
của bệnh nhân nghiên cứu ghép thận
Giới
Tuổi
Nam Nữ Chung
SL TL SL TL SL TL
20 đến <40 13 92,90 07 87,50 20 90,90
40 đến <60 01 7,10 01 12,50 02 9,10
≥ 60 tuổi 0 0,0 0 0,0 0 0,0
Tuổi
trung bình
32 ± 8,21 33,63 ± 7,96 32,68 ± 7,96
Nhận xét:
Tại thời điểm ghép thận, đa số bệnh nhân ghép thận có độ tuổi từ 20
đến dưới 40 tuổi. Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi ở nam giới chiếm 92,90%.
Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi ở nữ giới chiếm 87,50%. Độ tuổi trung bình ở
bệnh nhân nam là 32 ± 8,21 tuổi. Độ tuổi trung bình ở bệnh nhân nữ là 33,63
± 7,96tuổi. Độ tuổi trung bình ở cả 2 giới là 32,68 ± 7,96 tuổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
63.6
36.4
Nam Nữ
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu
Nhận xét:
Bệnh nhân ghép thận là nam giới chiếm 63,60%. Bệnh nhân ghép thận
là nữ giới chiếm 36,40%.
Bảng 3.2: Quan hệ giữa bệnh nhân nhận thận và người hiến thận
Mối quan hệ Số lượng Tỷ lệ
Cùng huyết thống
Mẹ con 06 35,30
Bố con 09 52,90
Anh chị em 02 11,80
Tổng 17 100
Không cùng huyết thống 05 22,70
Tổng chung 22 100
Nhận xét :
Trong 22 cặp ghép thận, số cặp không cùng quan hệ huyết thống là 5
trường hợp, chiếm 22,70%. Số cặp cùng quan hệ huyết thống là 17 trường
hợp, chiếm 77,30%. Trong đó quan hệ giữa người nhận và người cho là mẹ
con chiếm 35,30%, bố con chiếm 52,90%, anh chị em chiếm 11,80%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.3 : Nhóm máu ABO và Rh của người cho và người nhận thận
Quan hệ nhóm máu
giữa người cho và người nhận Số lượng Tỷ lệ
Phù hợp
nhóm máu
giữa người
cho và người
nhận thận
Hệ nhóm
máu Rh
Cùng nhóm Rh (+) 22 100
Cùng nhóm Rh (-) 0 0
Hệ nhóm
máu ABO
Cùng nhóm máu ABO 17 77
Không cùng nhóm máu
ABO
05 23
Nhận xét :
Tất cả 100% các cặp ghép thận đều có sự phù hợp cùng nhóm Rh(+). Có
17/22 cặp ghép thận đều cùng nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO chiếm
77%. 5/22 cặp ghép không cùng nhóm máu nhưng tuân theo quy tắc truyền
máu phù hợp chiếm 23%.
Bảng 3.4: Phù hợp HLA giữa bệnh nhân nhận thận và người cho thận
HLA
Cùng huyết thống Không cùng huyết thống
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
1 cặp 0 0,0 0 0,0
2 cặp 01 5,90 02 40,0
3 cặp 11 64,70 02 40,0
4 cặp 03 17,60 01 20,0
5 cặp 01 5,90 0 0,0
6 cặp 01 5,90 0 0,0
Tổng 17 100 05 100
Nhận xét :
Ở những bệnh nhân cùng huyết thống tỉ lệ phù hợp HLA 3 cặp chiếm
64,70%. Ở những bệnh nhân không cùng huyết thống tỉ lệ phù hợp HLA 2
cặp và 3 cặp chiếm 40,00%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính.
Bảng 3.5: Đặc điểm thận ghép qua siêu âm
Nhận xét :
Có 2 trường hợp có nang thận trái chiếm 10,0%. Còn 18 trường hợp thận
ghép bên trái bình thường, không có nang thận và sỏi thận. Tất cả thận ghép
bên phải đều không có nang thận và sỏi thận, chiếm 100%.
Bảng 3.6: Kích thước thận ghép qua siêu âm
Kích thước thận ghép (mm) ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Thận phải
Chiều ngang 50,0 ±0,0 50,00 50,00
Chiều dọc 109,0 ±5,70 105,0 113,0
Thận trái
Chiều ngang 48,60 ±13,90 40,0 105,0
Chiều dọc 100,60 ±14,60 45,0 120,0
Nhận xét :
Thận phải có chiều ngang trung bình là 50,0 ±0,0 mm, chiều dọc trung
bình là 109,0 ±5,70 mm. Thận trái có chiều ngang trung bình là 48,60 ±13,90
mm, chiều dọc trung bình là 100,60 ±14,60 mm.
Đặc điểm thận
ghép trên hình ảnh
siêu âm
Thận phải Thận trái Chung
SL TL SL TL SL TL
Có nang thận 0 0,0 02 10,0 02 9,10
Không có nang thận
và sỏi thận
02 100 18 90,0% 20 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.7: Mức lọc cầu thận của thận ghép qua xạ hình chức năng thận
Mức lọc cầu thận
(đơn vị: ml/phút)
± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Thận phải 62,30 ±6,60 57,63 66,90
Thận trái 55,0 ±8,50 43,40 79,50
Chung 116,50 ±16,60 91,20 156
Nhận xét :
Mức lọc cầu thận trung bình của thận phải là 62,30 ±6,60 ml/phút. Mức
lọc cầu thận trung bình của thận trái là 55,0 ±8,50 ml/phút. Mức lọc cầu thận
trung bình của cả 2 thận là 116,50 ±16,60 ml/phút.
Bảng 3.8: Số lượng mạch máu thận trên phim CT 64 dãy
Mạch máu thận Số lượng Tỷ lệ
Động mạch
1 ĐM 17 77,30
2 ĐM 05 22,70
Tổng 22 100
Tĩnh mạch
1TM 21 95,50
2 TM 01 4,50
Tổng 22 100
Nhận xét :
Thận ghép có 1 động mạch chiếm tỉ lệ cao nhất 77,30%. Thận ghép có
1 tĩnh mạch chiếm tỉ lệ cao nhất 95,50%. Không có trường hợp nào thận ghép
có ≥ 3 động mạch và ≥ 3 tĩnh mạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.9: Đường kính mạch máu thận ghép trên phim CT 64 dãy
Mạch máu
Đường kính
± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Động mạch 6,39±1,03 5,0 8,0
Tĩnh mạch 12,54±3,80 8,0 19,60
Nhận xét :
Đường kính trung bình của động mạch thận ghép là 6,39±1,03 mm.
Đường kính trung bình của tĩnh mạch thận ghép là 12,54±3,80 mm.
3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn
giai đoạn cuối từ người cho sống
Bảng 3.10: Đặc điểm đại thể thận ghép
Đặc điểm đại thể thận ghép Số lượng Tỷ lệ
Nhu mô thận nhẵn bóng, hồng đều 20 90,90
Có nang nhỏ (<5mm) ở thận 02 9,10
Tổng 22 100
Nhận xét :
Thận có nhu mô nhẵn bóng, hồng đều chiếm 90,90%. Tỉ lệ thận có
nang nhỏ là 9,10%. Không có thận ghép nào trên bề mặt có các nốt sẹo, viêm
dính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.11: Số lượng mạch máu thận ghép trong phẫu thuật
Mạch máu thận Số lượng Tỷ lệ
Động mạch
1 ĐM 17 77,30
2 ĐM 5 22,70
Tổng 22 100
Tĩnh mạch
1 TM 21 95,50
2 TM 1 4,50
Tổng 22 100
Nhận xét:
Thận ghép có 1 động mạch chiếm 77,30%. Thận ghép có 1 tĩnh mạch
chiếm 95,50%. Không có trường hợp nào thận ghép có ≥ 3 động mạch và ≥ 3
tĩnh mạch.
Bảng 3.12: Thời gian khâu nối mạch máu, trồng niệu quản ghép thận
Thời gian khâu nối
(đơn vị: phút)
± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Động mạch 20,50 ± 5,70 12,0 45,0
Tĩnh mạch 27,40 ± 7,0 20,0 43,0
Trồng niệu quản 24,41 ± 6,03 14,0 35,0
Nhận xét :
Thời gian khâu nối động mạch trung bình là 20,50 ± 5,70 phút. Thời
gian khâu nối tĩnh mạch trung bình là 27,40 ± 7,0 phút. Thời gian trồng niệu
quản trung bình là 24,41 ± 6,03 phút.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.13: Kết quả sau khi mở kẹp động mạch ghép
Chỉ tiêu Số lượng
Miệng nối sau
mở kẹp ĐM
Chảy máu 0
Căng phồng 22
Thận ghép sau
mở kẹp
Hồng đều 22
Không căng 0
Tím 0
Hồng không đều 0
Nước tiểu sau
mở kẹp ĐM
<5 phút 22
≥5 phút 0
Nhận xét :
Ở tất cả các trường hợp ghép thận sau khi mở kẹp động mạch: miệng nối
căng phồng, thận hồng đều, nước tiểu có dưới 5 phút.
Bảng 3.14: Thời gian phẫu thuật, thời gian lưu dẫn lưu hố thận ghép và thời
gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân
Thời gian ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Thời gian
phẫu thuật
(phút)
Lấy thận 48,60 ± 13,40 25,0 75,0
Rửa thận 14,30 ± 2,78 11,0 20,0
Ghép thận 66,60 ± 15,90 10,50 85,0
Thời gian lưu dẫn lưu hố thận
ghép (ngày)
6,95 ± 2,13 04 11
Thời gian nằm viện sau mổ
(ngày)
28,91 ± 14,22 14 71
Nhận xét:
Thời gian lấy thận trung bình là 48,60 ± 13,40 phút, rửa thận trung bình
là 14,30 ± 2,78 phút, ghép thận trung bình là 66,60 ± 15,90phút. Thời gian lưu
dẫn lưu hố thận ghép trung bình là 6,95 ± 2,13 ngày. Thời gian nằm viện sau
mổ trung bình là 28,91 ± 14,22 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.15. Thời gian thiếu máu của thận ghép
Thời gian thiếu máu
(đơn vị: phút)
± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Nóng 3,77 ± 1,06 02 6
Lạnh 14,32 ± 2,78 11 20
Ấm 48,18 ± 11,30 38 85
Nhận xét:
Thời gian thiếu máu nóng trung bình là 3,77 ± 1,06 phút. Thời gian
thiếu máu lạnh trung bình là 14,32 ± 2,78 phút. Thời gian thiếu máu ấm trung
bình là 48,18 ± 11,30 phút.
Bảng 3.16. Biến chứng sớm sau ghép thận
Biến chứng chung SL
Khối dịch quanh thận 04
Tụ máu quanh thận 01
Nhiễm trùng vết mổ 01
Nhiễm trùng đường tiết niệu 01
Nhận xét:
Ở bệnh nhân nhận thận sau ghép có biến chứng có khối dịch quanh thận
4/22 bệnh nhân, 1/22 bệnh nhân tụ máu quanh thận. Có 1/22 bệnh nhân bị
nhiễm trùng vết mổ và 1/22 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra động mạch thận ghép qua siêu âm
Kết quả siêu âm ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Tốc độ dòng chảy (cm/s) 133±28,60 76 180
Chỉ số trở kháng (RI) 0,67±0,065 0,56 0,83
Nhận xét :
Tốc độ dòng chảy (Vs) trung bình là 133±28,6 cm/s, trong đó tốc độ
dòng chảy thấp nhất là 76cm/s, cao nhất là 180cm/s. Chỉ số trở kháng (RI)
trung bình là 0,67±0,065, trong đó chỉ số trở kháng thấp nhất là 0,56, cao nhất
là 0,83.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.18. Tốc độ dòng chảy đoạn động mạch thận ghép sau mổ qua siêu âm
Tốc độ dòng chảy
(đơn vị: cm/s)
Số lượng Tỷ lệ
Vs < 180 21 95,50
Vs ≥ 180 01 4,50
Cộng 22 100
Nhận xét :
Số ca ghép có Vs<180 chiếm tỷ lệ 95,50%, số ca ghép có tỷ lệ Vs≥180
chiếm tỷ lệ 4,50%.
Bảng 3.19. Chỉ số trở kháng của động mạch thận sau ghép qua siêu âm
Chỉ số trở kháng Số lượng Tỷ lệ
RI< 0,80 21 95,50
RI≥0,80 1 4,50
Cộng 22 100
Nhận xét :
Số ca ghép có RI<0,80 chiếm tỷ lệ 95,50%, số ca ghép có RI≥0,80
chiếm tỷ lệ 4,50 %
Bảng 3.20: Nồng độ Ure và Creatinine của bệnh nhân tại các thời điểm
nghiên cứu
Thời gian
Chỉ tiêu
Trước
phẫu thuật
1 tuần đầu
sau phẫu
thuật
Sau phẫu
thuật
1 tháng
Ure
(mmol/l)
± SD 26,90 ±12,30 14,10 ±17,90 8 ±1,23
Nhỏ nhất 13,10 6,10 4,70
Lớn nhất 66,10 90,0 10,60
p p < 0,001
Creatinine
(µmol/l)
± SD 915,7 ± 292,5 126,4 ±42,5 105,1 ± 16,9
Nhỏ nhất 454,90 75,70 79,90
Lớn nhất 1863,0 278,60 161,90
p p < 0,001
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét :
Sau phẫu thuật nồng độ Ure giảm dần so với trước khi phẫu thuật, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sau phẫu thuật nồng độ
Creatinnin giảm dần so với trước khi phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê với p < 0,001.
Bảng 3.21: Chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit của bệnh nhân tại
thời điểm nghiên cứu
CTM
Trước ghép Sau ghép
± SD
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
± SD
Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Hồng cầu 3,40 ± 0,73 2,05 5,53 3,30 ± 0,47 2,61 4,31
Huyết sắc tố 95,95 ± 29,8 5,90 151,0 93,09 ± 12,8 69,0 125,0
Hematocrit 0,30 ± 0,70 0,18 0,48 1,60 ± 6,40 0,23 0,39
Nhận xét :
Hồng cầu trung bình trước mổ là 3,40 ± 0,73, hồng cầu trung bình sau
mổ là 3,3 ± 0,47. Huyết sắc tố trung bình trước mổ là 95,95 ± 29,8, huyết sắc
tố trung bình sau mổ là 93,09 ± 12,80. Hematocrit trung bình trước mổ là 0,30
± 0,70, hematocrit trung bình sau mổ là 1,60 ± 6,40
Bảng 3.22. Số lượng nước tiểu trung bình 24h tại các thời điểm nghiên cứu
Nước tiểu
(đơn vị: ml)
Trước
phẫu thuật
1 tuần đầu
sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật
1 tháng
p
± SD 581,8 ± 608,4 4953,60 ± 1319 4138,60 ± 857 p <
0,001
Nhỏ nhất 0 2380 2500
Lớn nhất 2000 6970 5500
Nhận xét :
Lượng nước tiểu trung bình các ngày sau mổ tăng dần lên so với trước
khi mổ, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.23. Kết quả chung sau ghép
Đặc điểm thận ghép SL %
Tốt 17 77,30
Trung bình 2 9,10
Kém 3 13,60
Tổng 22 100
Nhận xét :
Có 17/22 bệnh nhân có kết quả chung tốt sau ghép thận chiếm 77,30%.
Có 2/22 bệnh nhân kết quả trung bình chiếm 9,10% và 3/22 bệnh nhân có kết
quả kém chiếm 13,60%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu
Trong 22 trường hợp người nhận thận ghép, hầu hết bệnh nhân được
ghép thận có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi. Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 ở nam
giới chiếm 92,90%. Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 ở nữ giới chiếm 87,50%.
Không có bệnh nhân nghiên cứu nào trên 60 tuổi ở cả hai giới, điều này hạn
chế các bệnh lý mạn tính và các bệnh thường gặp ở người cao tuổi mắc phải ở
nhóm nhận thận. Độ tuổi trung bình ở bệnh nhân nam là 32 ± 8,21 tuổi. Độ
tuổi trung bình ở bệnh nhân nữ là 33,63 ± 7,96 tuổi. Độ tuổi trung bình ở cả 2
giới là 32,68 ± 7,96 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Lê Bá Hạnh
(2017) khi độ tuổi từ 20 đến 40 là chủ yếu, chiếm 69,56% [11]. Số người
thuộc nhóm tuổi này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hường(2008) cho kết quả là 50% ở độ tuổi
từ 20 đến 40 tuổi [14]. Ta thấy rằng, các bệnh nhân được nhận thận đều còn
trẻ, ở độ tuổi này, hầu hết đều có sức khoẻ tốt hơn so với các bệnh nhân nằm
trong nhóm tuổi khác, đặc biệt là nhóm trên 60 tuổi, có thể trải qua được một
ca đại phẫu ghép thận, góp phần tăng tỷ lệ thành công cho ca mổ. Tuy nhiên
theo một nghiên cứu của Heldal K & Hartmann A năm 2010, về lợi ích của
việc ghép thận ngoài tuổi 70, thì bệnh nhân cao tuổi ngoài 70 tuổi đang điều
trị lọc máu, đáp ứng các tiêu chí y tế đã được thiết lập để đưa vào danh sách
chờ, cũng sẽ được hưởng lợi từ ghép thận so với việc tiếp tục lọc máu [39].
Tuy nhiên, việc ghép thận ở độ tuổi cao, sẽ là thách thức không nhỏ đối với
trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ y tế, đồng thời sẽ vấp phải vấn đề
ưu tiên do tuổi thọ trung bình của con người còn lại với nhóm tuổi này là
không nhiều [39], [41].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhóm bệnh nhân ghép thận là nam chiếm 63,60%. Bệnh nhân ghép thận
là nữ chiếm 36,40%. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương đồng so với
một số nghiên cứu khác, kết quả của Lê Nguyên Vũ (2014) tỷ lệ nam/nữ là
2,17 [33], nghiên cứu của Lê Bá Hạnh (2017) tỷ lệ nam chiếm 78,26%, tỷ lệ
nữ chiếm 21,74% [11]; Kết quả của Dư Thị Ngọc Thu (từ 1992- đến 2013) tỷ
lệ nam là 67,70% và tỷ lệ nữ là 32,30% [27].
4.2. Về quan hệ giữa người cho thận và người nhận thận
Trong 22 cặp ghép thận, số cặp không cùng quan hệ huyết thống là 5
cặp, chiếm 22,70%. 17 cặp cùng quan hệ huyết thống chiếm 77,30%. Trong
đó quan hệ giữa người nhận và người cho là mẹ-con chiếm 35,30%, bố-con
chiếm 52,90%, anh,chị-em chiếm 11,80%. Theo Nguyễn Thị Ánh Hường
(2008), đối tượng người thân cùng huyết thống chiếm tới 52/54 cặp nghiên
cứu [14]. Theo Lê Bá Hạnh (2017) nghiên cứu từ 01/2015 đến 11/2016, tại
bệnh viện Quân Y 103, thì tỷ lệ không cùng huyết thống là 60,87% [11]. Điều
này cho thấy, việc tuyển chọn nguồn thận ghép ngày càng có xu hướng từ
những người không cùng huyết thống bao gồm cả trường hợp hiến tặng của
người sống và người chết não. Tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, bắt
đầu triển khai ca ghép đầu tiên vào 09/2015, cho đến nay, nguồn thận cho vẫn
chủ yếu từ những người cùng huyết thống. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tăng
cường đẩy mạnh giáo dục truyền thông, nhằm tận dụng những nguồn tạng từ
nhiều nguồn hiến tặng bên ngoài, ngoài việc lấy thận ghép từ người thân trong
gia đình, đặc biệt lấy thận ghép từ người cho chết não vốn đã và đang là một
lựa chọn lý tưởng không chỉ ở nhưng cơ sở ghép thận lớn của Việt Nam mà
còn cả trên thế giới, hướng đi này giải quyết một phần không nhỏ cho việc
ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng, bởi lẽ số tạng lấy được từ người
cho chết não có thể ghép được cho rất nhiều người đang cần được ghép tạng
tại các vị trí khác nhau như gan, thận, tuỵ.. trên cơ thể [25], [20].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
4.3. Về hoà hợp tổ chức giữa người cho và người nhận
Trong 22 cặp ghép, 100% các cặp ghép thận đều có sự phù hợp cùng
nhóm Rh(+). 17/22 cặp ghép chiếm 77% đều cùng nhóm máu trong hệ nhóm
máu ABO, chỉ có 5/22 cặp ghép không cùng nhóm máu hệ ABO nhưng vẫn
tuân theo nguyên tắc truyền máu phù hợp. Kết quả này, phù hợp với nhiều
nghiên cứu khác, đều có tỷ lệ lựa chọn cặp ghép cùng nhóm máu cao. Theo
M. Suzuki T và cộng sự (2001) nghiên cứu 64 cặp ghép thận từ người cho
sống, trong đó có 12 cặp ghép người cho không cùng nhóm máu với người
nhận. Theo dõi kết quả của thận sau ghép ở người nhận, tác giả thấy tỷ lệ
sống 1 năm sau ghép là 97,60% ở nhóm cùng nhóm máu ABO, trong đó ở
nhóm không cùng nhóm máu là 90,90%. Tỷ lệ loại thải cấp của thận sau ghép
ở nhóm cùng nhóm máu là 28,80% còn không cùng nhóm máu là 41,70%. So
sánh kết quả ghép thận và phù hợp nhóm máu giữa người cho và người nhận,
tác giả nhận thấy tỷ lệ sống sau 1 năm với tỷ lệ thải loại thải thận ghép cấp
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Do đó việc không cùng
nhóm máu giữa người cho và người nhận vẫn có thể cho phép chọn cho thận
ghép được và kết quả mang lại là khả quan [44].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp hoà hợp HLA giữa người cho và
người nhận chủ yếu ở mức 3/6AG chiếm tỷ lệ cao nhất 64,70%, mức hoà hợp
thấp nhất 2/6AG chỉ có 1 trường hợp trong nhóm cùng huyết thống vẫn được
lựa chọn ghép, còn ở nhóm không cùng huyết thông, sự hoà hợp ở mức
2/6AG và 3/6AG cùng có 2 trường hợp, chỉ có 1 trường hợp hoà hợp đạt mức
4/6AG ở nhóm không cùng huyết thống. Kết quả sau ghép ở những cặp chỉ có
sự hoà hợp thấp 2/6AG vẫn cho kết quả tốt. Hoà hợp tổ chức giữa người cho
và người nhận là tiêu chuẩn về miễn dịch rất quan trọng, lý tưởng nhất giữa
người cho và người nhận là có sự tương thích nhóm máu ABO và HLA giống
nhau hoàn toàn, tuy nhiên, tiêu chuẩn này không phải ở cặp ghép thận nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cũng có thể lựa chọn được trong bối cảnh nguồn thận hiến còn nhiều hạn chế
như hiện nay [50].
4.4. Về đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính
Sau khi được lựa chọn cho thận, người cho được tiến hành làm các xét
nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thận. Thông qua kết quả giúp đánh giá hình
thể chức năng từng thận, giúp cho việc lựa chọn được quả thận ưng ý sao cho
vẫn đảm bảo được sức khoẻ sau khi cho thận của người cho và tương thích
với người nhận thận đem lại kết quả khả quan sau ca ghép.
4.4.1. Về siêu âm thận
Kết quả siêu âm có 2 trường hợp thận trái được lấy có nang nhỏ <5mm,
chiếm tỷ lệ 10%. Còn 18 trường hợp thận ghép bên trái bình thường, không
có nang thận và sỏi thận. 2 trường hợp thận phải được lấy ghép đều không có
nang thận và sỏi thận. Thận bên trái dễ nối ghép vào hố chậu bên phải vì thân
tĩnh mạch thận trái dài và mạch máu tương thích với mạch máu bên hố chậu
phải. Thận bên phải khó hơn vì thân tĩnh mạch thận ngắn, và hệ mạch chậu
thường đi sâu hơn, không tương thích với mạch máu chậu bên phải. Động
mạch thận có thể nối với động mạch chậu trong hoặc chậu ngoài do đó không
gặp khó khăn về kích thước động mạch thận. Chọn lựa vị trí đặt thận sao cho
thuận lợi nhất cho việc khâu nối mạch máu dễ dàng, xử trí các biến chứng tiết
niệu, rút ngắn thời gian mổ và trong quá trình theo dõi nếu cần sinh thiết thận
thì cũng giảm tỷ lệ biến chứng do sinh thiết gây ra. Khuynh hướng lựa chọn
đường mổ của các tác giả trên thế giới thường là dù lấy thận bên nào cũng
ghép vào hố chậu bên phải. Chỉ ghép vào hố chậu trái khi hố chậu phải có
chống chỉ định: do phẫu thuật vùng hố chậu phải cũ, bệnh nhân ghép thận lần
2/ bệnh nhân đã ghép thận lần đầu tiên bên phải, ghép tuỵ và thận đồng thời
[33]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Hường, cũng có tới 44/54 trường
hợp lựa chọn thận trái cho ghép chiếm 81,50%. Chỉ chọn lấy thận phải 10/54
trường hợp chiếm 18,50% khi mà thận trái không có chỉ định lấy cho ghép
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống

More Related Content

What's hot

Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại viTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số scoreSàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số scoreTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ ganKết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
Kết quả điều trị bệnh não gan ở bệnh nhân xơ gan
 
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
Kết quả điều trị bệnh nhân lao phổi mới afb(+) bằng phác đồ 6 tháng (2 rhze 4...
 
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtensteinKết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
Kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn mắc phải theo phương pháp lichtenstein
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
Kết quả điều trị bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng phương ph...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng, kết quả sớm nội soi tán sỏi niệu q...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
 
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
Homocysteine huyết tương ở bệnh nhân bệnh động mạch vành điều trị tại khoa nộ...
 
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
Tình hình sử dụng thuốc và nhận thức của bác sĩ trong điều trị gút
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
 
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
đáNh giá kết quả điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp kéo giãn cột...
 
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số scoreSàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
Sàng lọc nguy cơ loãng xương ở bệnh nhân nữ trên 45 tuổi bằng chỉ số score
 
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xét nghiệm miễn dịch trong một số bệnh hệ ...
 
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
Luận văn: Mức độ kháng hóa chất diệt côn trùng của véc tơ sốt rét - Gửi miễn ...
 

Similar to Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nông
Kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nôngKết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nông
Kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nônghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...ssuserc1c2711
 
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...ssuserc1c2711
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống (20)

đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sau phẫu thuật tứ chứng f...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
Kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nông
Kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nôngKết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nông
Kết quả phẫu thuật nội soi qua đường niệu đạo điều trị ung thư bàng quang nông
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh hai trường mầm non...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
Kết quả điều trị bảo tồn không phẫu thuật chấn thương gan do chấn thương bụng...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...LUẬN VĂN THẠC SĨ:  ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: ĐÁNH GIÁ NGUỒN GEN CÂY ĐẬU TƯƠNG CÚC BÓNG TẠI HUYỆN VÕ NHA...
 
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
LUẬN VĂN THẠC SĨ: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH HUỲNH QUANG...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi và mô bệnh học bệnh trào ngược...
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
 
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện tr...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 

Recently uploaded

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 

Recently uploaded (20)

20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 

Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TẠ NGỌC THẠCH KẾT QUẢ GHÉP THẬN Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TỪ NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC TẠ NGỌC THẠCH KẾT QUẢ GHÉP THẬN Ở BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TỪ NGƯỜI CHO SỐNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành đào tạo đầu vào tuyển sinh: Ngoại khoa Mã số: 60720123 Chuyên ngành đào tạo chuyển đổi: Ngoại khoa Mã số: 8720104 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐỨC QUÝ THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các thông tin trong luận văn này đều được thu thập trung thực, vì mục đích nghiên cứu, góp phần phát triển ngành ghép tạng nói chung trong nền Y học và vì lợi ích sức khoẻ bệnh nhân, hoàn toàn không phục vụ cho mục đích nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Tạ Ngọc Thạch
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy - Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, Đảng ủy - Ban Giám Đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Phòng Đào Tạo - Đại Học Y Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Bác sĩ CKII.Nguyễn Văn Sửu và các thầy cô trong Bộ môn Ngoại khoa - Trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên, các Bác sĩ khoa Ngoại Tiết Niệu, khoa Ngoại Lồng Ngực-Tim Mạch, khoa Ngoại Tiêu hoá, khoa Nội Thận và phòng KHTH Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ hết lòng trong quá trình tôi nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Đức Quý, là người thầy đã tận tình hướng dẫn trực tiếp, giúp đỡ tôi từng bước đi trên con đường nghiên cứu khoa học cũng như trong suốt quá trình học tập, rèn luyện chuyên môn để cho tôi có được thành quả như ngày hôm nay. Cuối cùng tôi xin ghi nhớ công lao của những người thân, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thiện luận văn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019 Tác giả Tạ Ngọc Thạch
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...............................................................3 1.1. Khái niệm chung về ghép tạng................................................................3 1.2. Một số đặc điểm giải phẫu định khu hệ tiết niệu....................................3 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu thận ...................................................................3 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu niệu quản. .......................................................11 1.2.3. Đặc điểm giải phẫu bàng quang......................................................12 1.2.4. Đặc điểm sinh lý thận tiết niệu .......................................................13 1.3. Chẩn đoán và điều trị suy thận mạn......................................................16 1.3.1. Chẩn đoán suy thận mạn.................................................................16 1.3.2. Điều trị suy thận mạn......................................................................17 1.4. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới và Việt Nam ............18 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới............................18 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về ghép thận tại Việt Nam...........................19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................23 2.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................23 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu ...................................23 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ..........................................................................23 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................23 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................23 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................23 2.2.3. Mẫu nghiên cứu ..............................................................................23 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu..........................................................24
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.5.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................................24 2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................24 2.3. Xử lý và phân tích số liệu .....................................................................30 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................30 2.5. Hạn chế của đề tài.................................................................................30 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........................................................31 3.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.............................................................31 3.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính. ...34 3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống........................................................................36 Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................43 4.1. Tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu.............................................43 4.2. Về quan hệ giữa người cho thận và người nhận thận ..............................44 4.3. Về hoà hợp tổ chức giữa người cho và người nhận.................................45 4.4. Về đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính...46 4.4.1. Về siêu âm thận................................................................................46 4.4.2. Về xạ hình thận ................................................................................47 4.4.3. Về cắt lớp vi tính hệ mạch thận .......................................................48 4.5. Về đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận............................................50 4.5.1. Về kết quả bước lấy thận và rửa thận. ............................................50 4.5.2. Về kết qủa bước ghép thận .............................................................52 4.5.3. Về đánh giá kết quả phẫu thuật.......................................................53 KẾT LUẬN.....................................................................................................59 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................62 PHỤ LỤC
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Tên viết tắt Phần viết đầy đủ 1 CLVT Cắt lớp vi tính 2 HLA Human Leucocyte Antigen 3 MLCT Mức lọc cầu thận 4 RI Chỉ số trở kháng 5 SA Siêu âm 6 Tc–DTPA Diethylene Triamine Penta acetic A xít 7 Vs Tốc độ dòng chảy
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu ghép thận .........31 Bảng 3.2: Quan hệ giữa bệnh nhânnhận thận và người hiến thận ..................32 Bảng 3.3: Nhóm máu ABO và Rh của người cho và người nhận thận ..........33 Bảng 3.4: Phù hợp HLA giữa bệnh nhân nhận thận và người hiến thận........33 Bảng 3.5: Đặc điểm thận ghép qua siêu âm....................................................34 Bảng 3.6: Kích thước thận ghép qua siêu âm .................................................34 Bảng 3.7: Mức lọc cầu thận của thận ghép qua xạ hình chức năng thận........35 Bảng 3.8: Số lượng mạch máu thận trên phim CT 64 dãy..............................35 Bảng 3.9: Đường kính mạch máu thận ghép trên phim CT 64 dãy ................36 Bảng 3.10: Đặc điểm đại thể thận ghép ..........................................................36 Bảng 3.11: Số lượng mạch máu thận ghép trong phẫu thuật..........................37 Bảng 3.12: Thời gian khâu nối mạch máu, trồng niệu quản ghép thận ..........37 Bảng 3.13: Kết quả sau khi mở kẹp động mạch ghép.....................................38 Bảng 3.14: Thời gian phẫu thuật, thời gian dẫn lưu ổ mổ và thời gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân .........................................................38 Bảng 3.15. Thời gian thiếu máu của thận ghép ..............................................39 Bảng 3.16. Biến chứng sớm sau ghép thận.....................................................39 Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra động mạch thận ghép qua siêu âm....................39 Bảng 3.18. Tốc độ dòng chảy sau mổ.............................................................40 Bảng 3.19. Chỉ số trở kháng sau ghép ............................................................40 Bảng 3.20: Nồng độ Ure và Creatinine của bệnh nhân tại các thời điểm trước và sau ghép..................................................................................40 Bảng 3.21: Chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit của bệnh nhân tại thời điểm trước và sau ghép ...............................................................41 Bảng 3.22. Nước tiểu trung bình các ngày sau mổ.........................................41 Bảng 3.23. Kết quả chung sau ghép................................................................42
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Vị trí và hình thể ngoài của thận.......................................................4 Hình 1.2. Siêu âm thận bình thường .................................................................7 Hình 1.3. Mạch nuôi thận và niệu quản ............................................................7 Hình 1.4. Tĩnh mạch thận và các nhánh tĩnh mạch phụ....................................9 Hình 1.5. Sự hình thành dạng hoạt tính của Vitamin D..................................15 Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu............................32
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Ghép thận là một trong những thành tựu y học quan trọng trên thế giới của thế kỷ 20 và đang phát triển vượt bậc trong thế kỷ 21. Ngày nay, ghép thận được xem là phương pháp điều trị thay thế thận hiệu quả nhất cho những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (IIIb&IV) có nguyện vọng được ghép thận và tuổi đời nên dưới 60 [4]. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhân ghép thận sống được trên 40 năm với chức năng thận còn tốt [40]. Theo thời gian, số lượng bệnh nhân được ghép thận ngày càng nhiều. Tại Việt Nam, ca ghép thận đầu tiên được tiến hành tại Học viện Quân y từ năm 1992. Mỗi năm, đất nước ta có hàng chục ngàn người bệnh có nhu cầu ghép các mô, bộ phận cơ thể để điều trị, nhưng nguồn mô, bộ phận cơ thể người cung cấp cho việc ghép này chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người bệnh [28], [32]. Tính đến nay, trên cả nước đã có 19 cơ sở ghép, thực hiện được hơn 3000 ca ghép. Trong đó, ghép thận chiếm đa số các ca ghép [30]. Khi ghép thận thành công, thận ghép không những thực hiện được chức năng lọc và bài tiết các chất độc ra khỏi cơ thể mà còn có khả năng điều hoà huyết áp, bài tiết hormon, điều chỉnh các rối loạn nước và điện giải, phục hồi chức năng tạo máu, chức năng sinh dục...Sự phục hồi và cải thiện chất lượng cuộc sống sau ghép là quan điểm cơ bản nhất của ghép thận [18]. Tại Thái Nguyên, Bệnh viện Trung ương là trung tâm khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng bào các dân tộc khu vực trung du miền núi phía bắc, là trung tâm thực hành, đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao. Trước số lượng bệnh nhân suy thận mạn ngày càng tăng, đặc biệt là số bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có chỉ định ghép thận đang phải chạy thận nhân tạo ngày càng nhiều tại đây cũng như tại các bệnh viện A, bệnh viện C, bệnh viện Gang Thép và 3 bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bởi
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vậy, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là cơ sở y tế tiến hành nghiên cứu và triển khai ghép thận đầu tiên khu vực miền núi phía Bắc, để đáp ứng nhu cầu của người bệnh suy thận mạn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cũng như đào tạo nên nguồn nhân lực y tế chất lượng cao và tính đến hết tháng 03/2019, đã có 22 cặp ghép thận thành công. Từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, nhằm đánh giá kết quả bước đầu trong lĩnh vực ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”. Với hai mục tiêu 1. Mô tả một số đặc điểm giải phẫu và sinh lý của thận ghép qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống, tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ 09/2015 đến 03/2019.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm chung về ghép tạng Ghép tạng là quy trình cấy ghép tế bào, mô hoặc cơ quan từ người cho tạng sang người nhận tạng. Tạng ghép có thể được ghép vào cùng vị trí cũ của tạng bệnh đã phải cắt bỏ hoặc được ghép vào vị trí khác. Ghép tạng gồm 3 loại là ghép tự thân, ghép đồng loài và ghép dị loài. - Ghép tự thân (autograft): mảnh ghép được lấy và tiến hành cấy ghép trên cùng một cơ thể. - Ghép đồng loài (homograft): ghép trong cùng loài. - Ghép dị loài (xenograft): ghép khác loài. Ghép thận là biện pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Mặc dù còn nhiều biến chứng sớm và biến chứng muộn có liên quan đến ghép thận nhưng đây là phương thức mang lại thời gian sống còn và chất lượng sống tốt nhất trong các phương thức điều trị thay thế thận. Lợi ích của ghép thận thấy rõ nhất ở nhóm bệnh nhân trẻ tuổi, không mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy, cơ sở lựa chọn chỉ định ghép thận phải dựa vào giai đoạn của bệnh suy thận mạn, cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc [13]. 1.2. Một số đặc điểm giải phẫu định khu hệ tiết niệu 1.2.1. Đặc điểm giải phẫu thận 1.2.1.1. Đặc điểm vị trí và hình thể ngoài của thận Thận nằm dọc 2 bên cột sống thắt lưng, trong góc tạo bởi xương sườn 11 và cột sống hai bên.Thận trái có cực trên tương ứng với bờ trên xương sườn 11, cực dưới tương ứng với mỏm ngang đốt sống thắt lưng 3. Thận phải thấp hơn thận trái khoảng 2cm [8].
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 1.1. Vị trí và hình thể ngoài của thận Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8]. Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt trơn láng, được bọc trong một bao xơ. Thận có hai mặt và hai bờ: Mặt trước: lồi nhìn ra trước và ra ngoài; mặt sau: phẳng nhìn ra sau và vào trong; bờ ngoài: lồi ra phía ngoài theo vị trí từng bên; bờ trong: lồi ở phần trên và dưới, lõm ở giữa gọi là rốn thận, nơi động mạch, tĩnh mạch, niệu quản thận đi qua [8]. Thận có hai cực: cực trên và cực dưới, trục lớn là đường nối hai cực, chếch từ trên xuống dưới, ra ngoài và ra sau. Mỗi thận có chiều dọc khoảng 12 cm, chiều ngang khoảng 6 cm, chiều dày khoảng 3 cm [8]. Thăm dò thận bằng siêu âm là phương pháp tin cậy không sang chấn. Siêu âm cho phép xác định : vị trí kích thước, bề mặt thận, tình trạng nhu mô, khả năng tưới máu, sự lưu thông của mạch máu thận. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không gây độc hai cho cơ thể, có thể làm đi làm lại nhiều lần, có thể sử dụng trong theo dõi tình trạng mạch máu thận sau ghép [14], [8]. Chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp cắt lớp đo tỷ trọng. Kết quả chụp CLVT thận cho phép đánh giá tình trạng tổ chức xung quanh thận. Phát hiện được các bất thường nhu mô như: nang thận, u thận, sỏi tiết niệu, dị dạng đài bể thận, đây là những yếu tố quan trọng trong lập kế hoạch lựa chọn thận ghép. Kết quả chụp CLVT thận còn cho thông tin về chức năng thận, tình Mặt trước Mặt sau
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trạng tưới máu nhu mô thận thông qua khảo sát sự ngấm thuốc, bài tiết chất cản quang qua các thì khác nhau [24]. Trong ghép thận, việc sử dụng xét nghiệm đồng vị phóng xạ thận để đánh giá chức năng thận người cho và theo dõi thận ghép là rất cần thiết. Hiện nay, chất phóng xạ được sử dụng là Hippuran 131I, 99m Tc–DTPA (Diethylene Triamine Penta acetic Acid). Quá trình đào thải chủ yếu qua ống thận, nên chức năng thận được xác định trên đồng vị phóng xạ thông qua các chỉ số bài tiết, dựa vào thời gian biểu thị hình ảnh xạ ký thận. Thông qua mức hấp thụ và phân bố chất phóng xạ ở nhu mô thận, đậm độ màu sắc (xạ hình thận) đậm hay nhạt cho phép đánh giá hình thể, chức năng từng phần của thận, so sánh giữa hai thận để có thái độ trong lựa chọn thận ghép cho phù hợp, đánh giá thận còn lại để đảm bảo an toàn chức năng sống cho người cho sau ca ghép. Đây là phương pháp đơn giản, có giá trị chính xác cao trong lựa chọn thận lấy và theo dõi thận sau khi ghép. Mức lọc cầu thận (GFR) chung của thận được tính dựa vào độ hấp thụ chất phóng xạ 99m Tc–DTPA của toàn bộ 2 thận, tương ứng với tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể, độ sâu của thận do máy tính thực hiện. Sau khi tính độ lọc cầu thận chung, sẽ tính được độ lọc cầu thận riêng từng thận bằng cách nhân với % hấp thu của từng thận [4], [14]. Trong một nghiên cứu về độ lọc cầu thận trên người hiến thận (5/2013 đến 10/2014) của Trần Thái Thanh Tâm và cộng sự. Nghiên cứu cho kết quả với mức lọc cầu thận là 96,9±10ml/phút, và mức lọc cầu thận của riêng từng thận hai bên là tương đương, không có sự khác biệt giữa thận phải và thận trái [21],[22]. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Nhật An (2017), cho kết quả 92,5±18ml/phút của cả hai thận, mức lọc cầu thận bên phải là 49,6±7,1ml/phút, mức lọc cầu thận bên trái là 51,8±7,6ml/phút [2]. Khi chọn thận ghép dựa trên kết quả xạ hình thận, phẫu thuật viên tuân thủ nguyên tắc ưu tiên để lại thận có chức năng tốt cho người cho thận
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.2.1.2. Hình thể trong và cấu tạo của thận Trên thiết đồ cắt ngang thận, thận được bọc trong một bao sợi, ở giữa là xoang thận, có mạch máu thần kinh, bể thận đi qua và được làm đầy bởi tổ chức mỡ, bao quanh là nhu mô thận có hình bán nguyệt [8]. Xoang thận: xoang thận thông ra ngoài rốn thận. Thành xoang thận được bao bọc bởi mô xơ thận, ăn sâu vào trong tới chỗ nối tiếp với các bao sợi của các đài nhỏ và các mạch máu, có nhiều chỗ lồi lõm. Chỗ lồi có hình nón gọi là nhú thận. Đầu nhú có nhiều lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào đài thận. Xoang thận có 7 - 14 đài nhỏ, các đài nhỏ họp thành 2 - 3 đài lớn, các đài lớn tạo thành bể thận [8]. Nhu mô thận được chia làm 2 vùng: tủy thận và vỏ thận [8]. Tuỷ thận: tuỷ thận được cấu tạo bởi nhiều khối hình nón gọi là tháp thận hay các tháp Malpighi (có khoảng 8-12 tháp), đáy tháp quay về phía bao thận, đỉnh hướng về xoang thận tạo nên nhú thận. Ở phần giữa của thận có 2 - 3 tháp chung một nhú thận; ở hai đầu thận, có khi 6 - 7 tháp chung nhau 1 nhú [8]. Vỏ thận: vỏ thận là phần nhu mô bao quanh các tháp thận, màu vàng đỏ, nhạt hơn vùng tủy, bao gồm: Cột thận (cột Bertin): nằm giữa các tháp thận. Tiểu thuỳ vỏ: từ đáy tháp đến bao sợi. Tiểu thuỳ vỏ gồm 2 phần: Phần tia là các khối hình tháp nhỏ, đáy nằm trên tháp thận, đỉnh hướng ra bao sợi; Phần lượn là phần nhu mô xen lẫn giữa các phần tia [8]. Bình thường trên siêu âm, thận có hình hạt đậu với bờ nhẵn, bao thận mỏng, thận lồi lên phía trước, phía sau và phía bên. Vùng giữa lõm gọi là rốn thận liên tục với xoang thận. Xoang thận rất tăng âm, thường chiếm 1/3 thận. Tỷ lệ nhu mô/xoang thận trung bình là 1,5 và tỷ lệ này cho thấy tình trạng cấu trúc, hình thể thận, qua đó đánh giá hoạt động của thận [14], [8].
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 1.2.Siêu âm thận bình thường Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8]. 1.2.1.3. Giải phẫu mạch máu cuống thận Hình 1.3. Mạch nuôi thận và niệu quản Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8]. * Vị trí nguyên uỷ của động mạch thận: Tới thận phải và thận trái thường có một động mạch thận tương ứng tách ra từ sườn bên động mạch chủ bụng, dưới nguyên uỷ động mạch mạc treo tràng trên khoảng 1cm, ngang mức với sụn gian đốt sống thắt lưng 1 và 2 (L1-L2) hoặc bờ trên dốt sống L2. Ngoài ra động mạch thận còn có nguyên uỷ từ các động mạch khác như: độngmạch chủ ngực, động mạch mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới, động Động mạch chủ Động mạch thận Niệu quản
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn mạch chậu gốc, động mạch chậu trong hoặc từ động mạch thận bên đối diện. Bất thường về nguyên uỷ động mạch thận thường gặp trong những trường hợp thận nằm không đúng vị trí giải phẫu do quá trình phát triển phôi thai của nó [9]. * Số lượng các động mạch thận: bên cạnh những thay đổi về nguyên uỷ, đường đi và cách phân nhánh thì cũng thường gặp những bất thường về số lượng động mạch thận. Ngoài đại đa số các trường hợp có 1 động mạch duy nhất cấp máu, thì có thể gặp thận được 2-3 và thậm chí là 5 động mạch tới cấp maú. Dạng biến đổi về số lượng động mạch thận rất phổ biến và thường gặp hơn so với những dạng biến đổi khác của động mạch này. Nghiên cứu những biến đổi về số lượng động mạch thận, nhiều tác giả đều có cùng nhận định: thận có nhiều động mạch chiếm tỷ lệ từ 25-30% các trường hợp và thường gặp nhiều ở bên trái. Nhiều động mạch thận ở cả hai bên có thể gặp tới 9% các trường hợp [9]. Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn, Lê Quang Triển cho biết mạch máu cuống thận người trưởng thành gồm 2 động mạch cấp máu chiếm 17%. Trong đó số thận trái có 2 động mạch (35,8%) gặp nhiều hơn so với thận phải (10%) có lượng động mạch như vậy. Trong số thận và cuống thận được nghiên cứu thì chỉ có 3 thận được 3 động mạch cấp máu (0,3%) và đều là thận trái [9]. Năm 1984. Theo nghiên cứu của Trịnh Xuân Đàn, Nguyễn Thế Trường cũng có kết qủa tương tự: trong số 70 thận nghiên cứu, thận có nhiều động mạch gặp 12/70 trường hợp, chiếm 17,1%. Trong đó thận trái có 2 động mạch cấp máu (27,3%) gặp nhiều hơn so với thận phải (10,8%). Trường hợp thận có 3 động mạch cấp máu chỉ gặp 1 trường hợp (1,4%) và cũng là thận trái [9]. Thống nhất với nhận định trên, các nghiên cứu đã xác định thận có 2 động mạch cấp máu chiếm 18% (10% ở bên phải, 8% ở bên trái). Các tác giả
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn gặp 5% các trường hợp thận có 3 động mạch cấp máu nhưng lại ở thận phải mà không gặp ở thận trái [9]. Trong trường hợp có nhiều động mạch thận thì động mạch nào là động mạch thận chính và đâu là động mạch thận phụ vẫn còn là vấn đề đang được bàn luận. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tách ra từ động mạch chủ bụng không chỉ có động mạch thận chính mà còn có cả các động mạch thận phụ và các động mạch này cùng động mạch thận chính đi vào rốn thận hoặc chạy riêng vào nhu mô cực thận. Ngoài động mạch thận chính tách trực tiếp từ động mạch chủ bụng, thì có thể có thêm động mạch thận phụ cũng đi vào nuôi thận có nguyên uỷ từ những động mạch khác như động mạch gan chung, động mạch hoành hay động mạch thượng thận; động mạch thân tạng, động mạch mạc treo tràng trên, động mạch mạc treo tràng dưới hoặc từ động mạch chậu. Tuy nhiều nhà nghiên cứu trong nước có đề cập tới những trường hợp thận được nhiều động mạch cấp máu, nhưng không ai trong số họ đưa ra khái niệm động mạch thận chính với động mạch thận phụ [9]. * Đặc điểm hình thái và những biến đổi giải phẫu hệ tĩnh mạch thận: Hình 1.4. Tĩnh mạch thận và các nhánh tĩnh mạch phụ Nguồn Trịnh Xuân Đàn (2008) [8]. Tĩnh mạch thận Tĩnh mạch thượng thận Tĩnh mạch chủ
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung, đường kính của tĩnh mạch thận lớn hơn 1cm. Năm 1969, I.Feoktistova cho thấy tĩnh mạch có đường kính dao động từ 0,6-1,8cm. Trong đó tĩnh mạch thận trái (0,8-1,8cm) thường lớn hơn tĩnh mạch thận phải (0,6-1,6cm) khoẳng 0,2cm. Chiều dài của thân tĩnh mạch thận được quy định bởi vị trí hội nhập của các nhánh tĩnh mạch thuộc xoang thận tạo nên nó. Thân tĩnh mạch thận trái dài 6-7cm và dài hơn tĩnh mạch thận phải khoảng gần 3cm. Ở người Việt Nam trưởng thành, thân tĩnh mạch thận trái dài từ 5,1- 8cm và thân tĩnh mạch thận phải dài 1,5-2,5cm, và có 20% các trường hợp thân tĩnh mạch thận quá dài hoặc quá ngắn [9]. Theo Trịnh Xuân Đàn, thận có nhiều tĩnh mạch chiếm19,44% các trường hợp và gặp chủ yếu ở thận phải, trong đó thận có 2 tĩnh mạch chiếm 16,67%, và thận có 3 tĩnh mạch 2,78%. Tác giả thấy tĩnh mạch thận chính là tĩnh mạch nằm ở phía trước động mạch thận trong trường hợp có 1 động mạch thận, còn tĩnh mạch thận phụ là những tĩnh mạch cực thận hoặc tĩnh mạch sau bể đổ trực tiếp vào tĩnh mạch chủ dưới với đặc điểm là những tĩnh mạch thường nhỏ, không có thường xuyên và khi thắt chúng không gây ảnh hưởng gì đến chức năng thận hoặc gây ứ trệ tuần hoàn thận. Đặc biệt là ở bên trái, nơi mà có tuần hoàn bàng hệ với tĩnh mạch thượng thận, tĩnh mạch thắt lưng và tĩnh mạch sinh dục [9]. *Siêu âm Doppler mầu là nghiệm pháp thăm dò mạch máu thận dựa trên hiệu ứng Doppler. Qua siêu âm Doppler mầu giúp xác định lưu lượng máu qua thận. Để chuẩn bị cho ghép thận, người cho còn phải được chụp động mạch thận. Kết quả chụp động mạch thận có vai trò rất quan trọng, giúp đánh giá số lượng, độ dài, khẩu kính động mạch thận, từ đó lựa chọn thận ghép phù hợp. Thông qua hình ảnh động mạch thận các phẫu thuật viên có chiến thuật trong mổ, đảm bảo an toàn với người cho và với thận ghép [14], [8]. Ngày nay ở một số trung tâm đã ứng dụng phương pháp chụp CLVT xoắn ốc với 64 dãy đầu dò – CT mạch máu. Kết quả cho phép đánh giá hệ
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thống mạch máu ở thận người cho như: số lượng, xuất phát, đường đi, kích thước mạch máu thận, phát hiện các bệnh lý như hẹp, đóng vôi mạch máu thận. Ngoài ra phương pháp này còn đánh giá rất tốt về hình ảnh tĩnh mạch thận mà không phải can thiệp vào mạch máu, không gây đau đớn cho người bệnh [24]. 1.2.2. Đặc điểm giải phẫu niệu quản. 1.2.2.1. Hình thể ngoài niệu quản: Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài 25cm, rộng 3 – 5mm, có 3 chỗ hẹp, chia 4 đoạn [8]. 1.2.2.2. Ba chỗ hẹp của niệu quản: Niệu quản nối với bể thận, đối chiếu ra thành bụng là điểm niệu quản trên; Niệu quản bắt chéo trước động mạch chậu gốc, đối chiếu ra thành bụng là điểm niệu quản giữa; Niệu quản chui vào bàng quang [8]. 1.2.2.3. Phân đoạn niệu quản: Niệu quản đoạn bụng: Đi từ bể thận tới mào chậu, nằm sát vào thành bụng sau. Niệu quản đoạn chậu: Đi từ mào chậu tới eo trên. Niệu quản đoạn chậu hông: Từ eo trên đến bàng quang nằm trong chậu hông bé. Ở nam giới: Đoạn chậu hông nằm sát thành bên chậu hông, chạy dọc theo động mạch chậu trong rồi ra trước trực tràng, lách giữa túi tinh và bàng quang. Ở nữ giới: Đoạn chậu hông nằm sát thành bên chậu hông cùng với động mạch chậu trong tạo nên hố buồng trứng, sau đó chui vào đáy dây chằng rộng tới mặt bên âm đạo lách giữa âm đạo và bàng quang, khi tới ngang eo tử cung và cách cổ tử cung 15mm, niệu quản bắt cheo phía sau động mạch tử cung. Niệu quản đoạn bàng quang: Chạy chếch xuống dưới, vào trong nằm trong thành bàng quang [8]. 1.2.2.4. Hình thể trong và cấu tạo của niệu quản: Gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp cơ trơn có thớ vòng ở giữa 2 thớ dọc và lớp niêm mạc [8].
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.2.2.5. Mạch máu nuôi dưỡng, thần kinh chi phối niệu quản: Niệu quản được nuôi dưỡng bằng động mạch niệu quản và chi phối bởi hệ thần kinh thực vật [8]. 1.2.3.Đặc điểm giải phẫu bàng quang 1.2.3.1. Đặc điểm vị trí và hình thể ngoài bàng quang: Bàng quang nằm dưới phúc mạc, khi rỗng bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu. Phía trước bàng quang là xương mu, phía sau là các tạng sinh dục và trực tràng, phía dưới là hoành chậu. Khi căng bàng quang có hình cầu và nằm trong ổ bụng [8]. Bàng quang có hình tứ diện tam giác với 4 mặt : mặt trên, mặt sau và 2 mặt dưới bên. Mặt trên bàng quang: được che phủ bởi phúc mạc, lồi khi đầy và lõm khi rỗng làm cho lòng bàng quang có hình chữ Y hay T trên thiết đồ đứng dọc. Hai mặt dưới bên bàng quang: nằm tựa trên hoành chậu, 2 mặt này gặp nhau ở phía trước bới 1 bờ tròn mà đội khi được gọi là mặt trước. Mặt sau dưới bàng quang: thì phẳng, đôi khi lồi. Mặt này còn được gọi là đáy (sàn) bàng quang và phần trên của sàn bàng quang được phúc mạc che phủ. Mặt trên và 2 mặt dưới bên gặp nhau ở phía trước gọi là đỉnh bàng quang, từ đây có có dây chằng rốn giữa treo bàng quang vào rốn. Phần giữa đỉnh và đáy gọi là thân bàng quang. Ở dưới, tại góc hợp bởi đáy và 2 mặt dưới bên là lỗ niệu đạo trong, phần bàng quang quanh miệng niệu đạo gọi là cổ bàng quang [8]. 1.2.3.2. Hình thể trong và cấu tạo của bàng quang: Mặt trong bàng quang được che phủ bởi một lớp niêm mạc màu hồng. Khi bàng quang rỗng, niêm mạc xếp nếp tạo thành nếp niêm mạc. Khi bàng quang căng các nếp niêm mạc sẽ mất đi. Có một vùng niêm mạc không bị xếp nếp và có màu đỏ hơn các nơi khác, vùng này có hình tam giác mà ba đỉnh là 2 miệng niệu quản và miệng niệu đạo trong, nên được gọi là tam giác bàng quang. Giữa 2 miệng niệu quản niêm mạc nổi gờ lên và được gọi là gờ liên niệu quản. Ở chính giữa tam giác chạy xuống lỗ niệu đạo trong, có một chỗ niêm mạc gờ lên gọi là lưỡi bàng quang [8].
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bàng quang được cấu tạo bởi 4 lớp. Lớp niêm mạc: là biểu mô chuyển tiếp. Lớp dưới niêm mạc: lớp này không có ở vùng tam giác bàng quang, là mô liên kết chun dãn tương đối dày. Lớp cơ: gồm các bó cơ trơn xếp thành 3 lớp, các sợi lớn tạo phân nhánh, cuộn lại thành bó xếp theo lớp dọc trong, vòng giữa và dọc ngoài. Lớp thanh mạc: chính là phúc mạc, ở vùng không có phúc mạc thì bàng quang được bao phủ bởi một lớp mô liên kết [8]. 1.2.4.Đặc điểm sinh lý thận tiết niệu Thận có 2 chức năng quan trọng: chức năng tạo nước tiểu và chức năng nội tiết [31], [6], [51]. *Chức năng tạo nước tiểu là chức năng chính của thận. Qua quá trình tạo nước tiểu, thận thực hiện các chức năng hết sức quan trọng để giữ sự hằng định nội môi: - Điều hoà thành phần và nồng độ các chất trong huyết tương. Thông qua chức năng tái hấp thu và bài tiết các chất ở ống thận, thận đã duy trì ổn định thành phần và nồng độ các chất trong máu và dịch kẽ. - Điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào. Áp suất thẩm thấu do các chất hòa tan trong huyết tương tạo nên, đặc biệt là Na+. Thông qua quá trình điều hòa thành phần các chất trong huyết tương, thận đã điều hòa áp suất thẩm thấu của dịch ngoại bào, bảo đảm áp suất này hằng định ở khoảng 300 mOsm/L. - Điều hòa thể tích máu dịch ngoại bào. Thông qua chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu và điều hòa lượng nước tiểu, thận đã điều hòa thể tích máu và dịch ngoại bào. Khi thể tích máu thay đổi hoặc nồng độ Na+ sẽ làm huyết áp và mức lọc ở cầu thận thay đổi theo. Trao đổi chất ở ống thận cũng được thay đổi để điều hòa thể tích máu trở lại bình thường. - Điều hòa pH máu. Nồng độ các ion quyết định độ pH, đặc biệt là H+. Thận tham gia điều hòa pH bằng cách thay đổi mức độ bài tiết H+ thông một số hệ đệm trong dịch lòng ống như HCO3-, NH3... Khi dịch lòng ống có pH giảm
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn thấp hơn 4,5 thì quá trình bài tiết H+ sẽ bị ức chế. Các hệ đệm này có tác dụng trung hòa bớt H+ để pH lòng ống không giảm quá thấp tạo điều kiện cho quá trình bài tiết H+ được xảy ra thuận lợi [31], [6]. *Chức năng nội tiết: thận bài tiết ra các hormon để tham gia điều hòa huyết áp, kích thích sản sinh hồng cầu và góp phần vào chuyển hóa Calci, Phospho trong cơ thể. - Thận tham gia điều hòa huyết áp thông qua hệ thống R-A-A (Renin - Angiotensin - Aldosteron) theo cơ chế như sau: Khi lưu lượng máu đến thận giảm hoặc Na+ máu giảm, nó có tác dụng kích thích tổ chức cạnh cầu thận bài tiết ra một hormon là renin. Dưới tác dụng của renin, một loại protein trong máu là angiotensinogen biến đổi thành angiotensin I. Angiotensin I đến phổi, do tác dụng của men chuyển (converting enzyme), biến đổi thành angiotensin II. - Thận tham gia điều hòa sản sinh hồng cầu nhờ hormon erythropoietin. Khi bị mất máu, thiếu máu hoặc thiếu O2, thận sẽ sản xuất ra hormon erythropoietin. Erythropoietin có tác dụng kích thích tế bào đầu dòng sinh hồng cầu (erythroid stem cell) chuyển thành tiền nguyên hồng cầu (proerythroblast) và làm tăng sinh hồng cầu. Vì vậy, erythropoietin được dùng để điều trị bệnh thiếu máu.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Hình 1.5.Sự hình thành dạng hoạt tính của Vitamin D Theo quan điểm mới, vitamin D được xem là một hormon. Trong quá trình hình thành dạng hoạt tính của vitamin D, có sự tham gia của thận theo cơ chế như hình (1.4). Cả 2 chất 25-Hydroxycholecalciferol và 1,25- Dihydroxycholecalciferonl đều có hoạt tính sinh học nhưng 1,25- Dihydroxycholecalciferol mạnh hơn 25-Hydroxycholecalciferol 100 lần. Chúng có tác dụng sau: +Tại xương: tăng tế bào tạo xương, tăng hoạt động tạo xương, tăng nhập và huy động Calci và Phospho ở xương. +Tại ruột: tăng hấp thu Calci và Phospho. +Tại thận: tăng tái hấp thu Calci ở ống thận [31], [6].
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.3. Chẩn đoán và điều trị suy thận mạn Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh thận mạn tính của thận gây giảm sút từ từ số lượng nephron chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc cầu thận giảm xuống dưới 50% (60ml/phút) so với mức bình thường (120ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn [5], [51]. Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai đoạn sớm, lâm sàng chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai đoạn cuối biểu hiện rầm rộ với hội chứng tăng urê máu. Quá trình diễn biến của suy thận mạn có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm [5], [51]. 1.3.1. Chẩn đoán suy thận mạn 1.3.1.1. Chẩn đoán xác định suy thận mạn *Dấu hiệu của suy thận: Tăng urê, tăng créatinine máu, mức lọc cầu thận giảm. *Tính chất mạn của suy thận: - Tiêu chuẩn tiền sử: Có tiền sử bệnh thận, trước đây đã có tăng créatinine máu. - Tiêu chuẩn về hình thái: Kích thước thận giảm (chiều dọc < 10cm trên siêu âm, < 3 đốt sống trên phim chụp thận không chuẩn bị). - Tiêu chuẩn về sinh học: Có 2 bất thường định hướng đến suy thận mạn: Thiếu máu với hồng cầu bình thường không biến dạng và hạ canxi máu [5], [31]. 1.3.1.2. Chẩn đoán giai đoạn suy thận mạn: Dựa vào hệ số thanh thải créatinine, suy thận mạn được chia thành các giai đoạn sau: Bảng phân chia giai đoạn suy thận mạn dựa vào hệ số thanh thải creatinine [5], [31], [46]. Giai đoạn Suy thận mạn Hệ số thanh thải Creatinne (ml/phút) Creatinine máu tính theo (micromol/l) Creatinine máu tính theo (mg/dl) Bình thường 120 70-106 0.8-1.2 I 41-60 <130 <1.5
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn II 21-40 130-299 1.5-3.4 IIIa 11-20 300-499 3.5-5.9 IIIb 5-10 500-900 6.0-10 IV <5 >900 >10 1.3.2. Điều trị suy thận mạn Mục đích của điều trị là dự phòng và ngăn chặn các đợt tiến triển nặng lên của suy thận; làm chậm tiến triển và kéo dài thời gian ổn định của suy thận; điều chỉnh các rối loạn nội môi. Trong đợt tiến triển nặng lên và khi suy thận giai đoạn cuối phải điều trị bằng các biện pháp thay thế thận để bảo vệ bệnh nhân và đưa bệnh nhân về gần với cuộc sống của người bình thường [5], [31]. 1.3.2.1. Điều trị bảo tồn ở bệnh nhân suy thận mạn Điều trị các bệnh nguyên gây suy thận Dự phòng và loại trừ các yếu tố làm nặng bệnh Đảm bảo chế độ ăn của người suy thận mạn Điều trị triệu chứng: huyết áp, phù, thiếu máu, giảm canxi máu, nước và điện giải [5], [31]. 1.3.2.2. Điều trị thay thếở bệnh nhân suy thận mạn Lọc màng bụng: lọc cấp và lọc mạn Lọc máu (thận nhân tạo): Suy thận giai đoạn IIIb và giai đoạn IV Ghép thận: Là phương pháp tốt nhất hiện nay để điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối. Trong khi số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối hàng năm ngày một tăng nhanh, thì phẫu thuật ghép thận đang là một phương pháp đem lại hiệu quả cao về chuyên môn cũng như kinh tế, đặc biệt là chất lượng cuộc sống. Sau ghép thận bệnh nhân có thể quay lại cuộc sống sinh hoạt đời thường, có thể làm việc, lập gia đình, sinh con [4], [5].
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.4. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới và Việt Nam 1.4.1. Tình hình nghiên cứu về ghép thận trên thế giới Ngày nay ghép thận đã trở thành một trong những biện pháp hiệu quả thay thế thận suy để cứu sống những bệnh nhân suy thận mạn. Trên thế giới đã có những bệnh nhân ghép thận sống được trên 40 năm với chức năng thận còn tốt. Số lượng bệnh nhân được ghép thận ngày càng nhiều. Tính đến năm 2004 đã có tới 91/192 quốc gia trên thế giới có khả năng ghép được các loại mô tạng ở các trình độ khác nhau, trong đó 99% các trung tâm ghép nằm ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Trong số các quốc gia châu Á, Trung Quốc là nước phát triển kỹ thuật ghép mô, tạng mạnh mẽ nhất. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia có số bệnh nhân ghép tạng từ người chết não lớn nhất thế giới. Từ năm 1993 đến năm 2004 Trung Quốc đã ghép được trên 90.000 ca ghép thận, 6.125 ca ghép gan, 248 ca ghép tim, 15 ca ghép phổi và ghép đồng thời nhiều tạng khác nhau. Cũng tại Trung Quốc, tính đến năm 2003 thời gian sống thêm sau ghép dài nhất của bệnh nhân được ghép thận là 27 năm [36]. Một số quốc gia có số lượng lớn bệnh nhân được ghép thận là Mỹ (54/1 triệu dân/năm, trong đó 41,54% từ người cho sống), các nước trong liên minh châu âu - EU (32/1 triệu dân/năm), Australia (32,3/1 triệu dân/năm, trong đó có 37,8% ghép thận từ người cho sống), Canada (31,8/1 triệu dân/năm), Trung Quốc (trên 3.000 ca/năm) [36]. Tại Hoa Kỳ, kết quả sau ghép đã được cải thiện đều đặn trong vài thập kỷ qua, với tỷ lệ sống sót sau 1 năm và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân cao hơn 90% [53]. Ở châu Á, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện ở Nhật Bản vào năm 1964. Mỗi năm toàn châu Á có hàng chục ngàn bệnh nhân được ghép thận. Ngoài Trung Quốc, một số nước ở châu Á có số lượng đáng kể bệnh nhân được ghép thận hàng năm là: Ấn Độ (2.000 ca/năm), Nhật Bản (600 ca/năm), Philippines (300 ca/năm), Singapore (150 ca/năm), Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia mỗi nước khoảng 150 ca/năm. Tuy vậy, do tình trạng thiếu tạng
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ghép nên trong năm 2004 toàn châu Á có khoảng 1 triệu bệnh nhân STM giai đoạn cuối nhưng chỉ có 6% được ghép thận, trong đó 50% từ người cho sống và 50% từ người chết não. Riêng ở Nhật Bản trong năm 2004 đã có tới 12.328 BN trong danh sách chờ ghép [36]. 1.4.2. Tình hình nghiên cứu về ghép thận tại Việt Nam Trong thời gian gần đây, ghép thận đã được thực hiện ở nhiều trung tâm y tế, bệnh viện trong cả nước. Đã có nhiều nghiên cứu báo cáo về kết quả ghép thận liên quan tới đặc điểm thận ghép, chức năng thận sau ghép cũng như kỹ thuật khâu nối mạch máu. Theo Võ Đình Bảo và Trần Ngọc Sinh. Đánh giá vị trí lấy thận 30 trường hợp (TH), thận trái 19/30 TH (63,3%), thận phải 11/30 TH (36,7%). Chức năng thận còn lại của người cho sau hiến thận: Creatinine – huyết thanh trung bình sau mổ 1,05 ± 0,16 mg/dL và sau 3 tháng theo dõi 1,04 ± 0,16 mg/dL. Chức năng thận ghép hoạt động tốt sau ghép: Creatinine – huyết thanh trung bình của người nhận thận lúc xuất viện 1,24 ±0,23 mg/dL và sau 3 tháng theo dõi 1,3 ± 0,24 mg/dL, thời gian chức năng thận ghép trở về giá trị bình thường 6,55 ± 7,57 ngày [3]. Qua khảo sát 164 cặp thận ở người trưởng thành Việt Nam, tương ứng với 328 quả thận của 79 nam (48,1%), 85 nữ (51,9%), có độ tuổi từ 18 đến 50, nghiên cứu của Nguyễn Phan Ngọc Thảo và cộng sự đưa ra kết luận sau: Nguyên ủy của động mạch thận chính đa số xuất phát từ ngang mức thân sống L1 trở lên chiếm tỉ lệ cao nhất, bên phải là 57,9 %, bên trái là 49,4%. Chiều dài của động mạch thận chính bên phải (38,26 ± 11 mm) luôn luôn dài hơn so với bên trái (30,49 ± 9,75 mm). Đường kính của động mạch thận chính bên phải (5,04 ± 0,52 mm) nhỏ hơn so với bên trái (5,22 ± 0,83 mm).Các biến thể động mạch thận: tỉ lệ chia nhánh sớm của động mạch thận chính là 9,8%, bên trái (15,8%) và bên phải (3,8%); tỉ lệ xuất hiện động mạch thận phụ là 22%, bên trái (27,4%) và bên phải (15,2%).Nếu đường kính động mạch thận chính là 4,15 mm thì khả năng xuất hiện động mạch thận phụ có độ đặc hiệu cao
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhất (98%) và giá trị tiên đoán dương cao nhất (82,8%), giá trị tiên đoán âm cũng khá cao (84%). Nếu đường kính động mạch thận chính là 4,85 mm thì khả năng xuất hiện động mạch thận phụ có độ nhạy cao nhất (83,3%), độ đặc hiệu (77,3%) và giá trị tiên đoán dương (50,8%), giá trị tiên đoán âm cao nhất (94,3 %) [24]. Nghiên cứu trên 180 bệnh nhân (BN) ghép thận điều trị tại Bệnh viện 103 trong năm đầu sau ghép (116 BN ghép thận từ người hiến thận sống, 64 BN ghép thận từ người hiến thận chết não). Kết quả cho thấy: tỷ lệ BN bị nhiễm trùng trong năm đầu sau ghép khá cao (51,6%). Nhiễm trùng thường gặp sau ghép thận gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu (15,6%), viêm gan virut B và C (8,3%). Bệnh do CMV (vius cytomegalo thuộc nhóm Herpes) gặp với tỷ lệ thấp hơn (6,7%) nhưng diễn biến rất nặng, tỷ lệ tử vong cao. 5/8 BN (62,5%) tử vong có liên quan đến nhiễm trùng. Nhóm BN có thải ghép cấp nguy cơ nhiễm trùng cao hơn nhóm không bị thải ghép cấp. Nhóm BN bị thải ghép cấp đã điều trị chống thải ghép, nguy cơ mắc bệnh do CMV cao so với nhóm không bị thải ghép cấp. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về nguy cơ nhiễm trùng giữa nhóm BN dùng tacrolimus và cyclosporin A [17]. Nghiên cứu của Dư Thị Ngọc Thu, đánh giá kỹ thuật chuyển vị mạch máu trong ghép thận từ người cho sống vào hố chậu phải, thấy rằng các bệnh nhân có tĩnh mạch thận ngắn, được thực hiện kỹ thuật chuyển vị mạch máu từ cấp I đến cấp III đều cho kết quả tốt như các trường hợp có tĩnh mạch không ngắn. Tổng số 201 trường hợp suy thận mạn giai đoạn cuối được ghép từ người cho sống. Trong đó: nhóm A 63/201 bệnh nhân (31,3%) (13/63 bệnh nhân ghép thận Trái, và 50/63 bệnh nhân ghép thận Phải). Nhóm B 138/201 bệnh nhân (68,7%). 71/201 bệnh nhân (35,3%) nam và 130/201 bệnh nhân (64,7%) nữ. Chiều dài tĩnh mạch thận trung bình của nhóm A: 7,3 ±2,4mm; nhóm B: 20,3 ±4,2mm (p<0,05). Nhóm A có 20,6% thận Trái, 79,4% thận phải, thực hiện các kĩ thuật chuyển vị mạch máu mức độ khác nhau. Thời gian khâu nối tĩnh mạch của nhóm A: 17,8 ±5,9 phút, và nhóm B 16,9 ±4,8 phút (p>0,05). Creatinine
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn huyết thanh trung bình ở năm đầu sau ghép của nhóm A: 1,26 ± 0,28mg/dl, nhóm B: 1,27 ±0,38mg/dl (p>0,05). Creatinine huyết thanh trung bình ở thời điểm kết thúc nghiên cứu (2011) của nhóm A: 1,2 ±0,2mg/dl, nhóm B: 1,3 ±0,4mg/dl (p>0,05). Theo dõi đánh giá sự tưới máu thận ghép qua siêu âm doppler cho đến nay chưa phát hiện bất thường của sự tưới máu thận ghép. Tử vong do nguyên nhân ngoại khoa là 0%. Biến chứng mạch máu là 0% [27]. Nghiên cứu 285 ghép thận của Dư Thị Ngọc Thu, Trần Ngọc Sinh (2013), với 287 lần ghép có 05/285 bệnh nhân (1,8%) ghép 2 lần (1 từ người cho sống và 1 từ người cho chết não tại bệnh viện Chợ Rẫy, 3 bệnh nhân còn lại ghép thận ở nước ngoài). Trong đó có 12/285 bệnh nhân (4,2%) ghép từ người cho chết não, 08/285 bệnh nhân (2,8%) ghép từ người cho không cùng huyết thống (4/8 trường hợp vợ cho chồng, 1/8 trường hợp chồng cho vợ, 1/8 trường hợp cha vợ cho con rể, 1/8 trường hợp tu sĩ cho phật tử, 1/8 trường hợp cha nuôi cho con), 265/285 bệnh nhân (92,9%) có mối quan hệ huyết thống. 18/285 bệnh nhân tử vong (6,3%) do nhiều nguyên nhân, 04/285 trường hợp (1,4%) mất thận ghép do nhiều nguyên nhân (1 trường hợp do thải ghép tối cấp, 1 trường hợp do huyết khối động mạch thận, 1 trường hợp do kĩ thuật, 1 trường hợp do hoại tử ống thận cấp, ngộ độc kháng sinh). 3/285 trường hợp (1,05%) thải ghép cấp kháng với steroid phải sử dụng lọc huyết tương, IVIG và ATG, chức năng thận hồi phục tốt. 19/285 trường hợp (6,7%) : thải ghép mạn tính, chạy thận nhân tạo trở lại, 239/285 trường hợp (83,9%) người nhận hiện còn sống với thận ghép còn hoạt động. Trường hợp lâu nhất còn sống tốt với thận ghép là 16 năm [27]. Đánh giá kết quả ghép thận trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, một nghiên cứu của Hoàng Khắc Chuẩn, Vũ Lê Anh và cộng sự (2016) tiến hành trên 107 trường hợp , trong đó có 13 trường hợp ghép thận đón đầu, chiếm tỷ lệ 12,14%. Tỉ lệ sống còn của mảnh ghép và bệnh nhân cho đến thời điểm hiện tại là 100%. Thời gian theo dõi bệnh nhân trong nghiên cứu với giá trị trung vị là 6 tháng (3-12 tháng). Có 1 trường hợp bệnh nhân có biến chứng
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hematoma, hẹp niệu quản, hoại tử ống thận cấp và nhiễm CMV và 1 trường hợp đái tháo đường sau ghép, 7 trường hợp còn tình trạng tăng huyết áp sau ghép. Tất cả 13 bệnh nhân sau ghép thận đón đầu vẫn tiếp tục công việc cho đến trước ghép và đều trở lại công việc bình thường sau ghép 3 tháng [7]. Theo Hoàng Long và cộng sự. Từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 9 năm 2013, tại bệnh viện Việt Đức, đã tiến hành ghép 34 thận lấy từ 17 người cho chết não. Diễn biến sau mổ của các bệnh nhân ghép thận từ người cho chết não còn lại cũng tương tự như ở bệnh nhân ghép thận từ người cho sống. Thời gian nằm viện trung bình: 10,93 ± 2,27 ngày. Không có khác biệt về tình trạng chức năng thận ghép ở bệnh nhân nhận thận có mức độ hòa hợp HLA khác nhau. Việc lựa chọn bệnh nhân ghép lấy từ người cho chết não là một hướng đi đúng đắn nhưng cần chỉ định chọn lọc và chặt chẽ để bảo tồn chức năng thận ghép được dài hạn [15]. Trong một nghiên cứu của Đồng Văn Hệ, Trịnh Hồng Sơn và cộng sự khảo sát 456 sinh viên y khoa về kiến thức chết não, cho rằng số lượng bệnh nhân ghép tạng phụ thuộc vào sự hiểu biết của nhân viên y tế về chết não, nguồn tạng hiến từ những bệnh nhân chết não là rất dồi dào, tuy nhiên, trong nghiên cứu chỉ ra, phần lớn sinh viên y khoa còn thiếu hiểu biết về chết não [12]. Tại Thái Nguyên đã triển khai áp dụng kỹ thuật ghép thận , đến tháng 03/2019 được 22 ca. Nhằm đánh giá kết quả bước đầu và ưu nhược điểm từ 22 ca ghép thận chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 22 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (giai đoạn IIIb& giai đoạn IV) được ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu - Tất cả các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được ghép thận từ người cho sống tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2019. - Hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được ghép thận từ người cho sống được ghi chép đầy đủ các thông tin. - Bệnh nhân được theo dõi đúng quy trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân ghép thận của Bộ Y tế. - Các bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân được ghép thận ở cơ sở khác chuyển đến 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh. 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu cắt ngang. 2.2.3. Mẫu nghiên cứu Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, cỡ mẫu toàn bộ. Tất cả các bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2019 được chọn vào nghiên cứu.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu - Phần hồi cứu: Thu thập số liệu của các bệnh nhân được ghép thận tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 09/2015 đến tháng 12/2017 từ hồ sơ bệnh án. Tổng cộng có 17 cặp ghép. - Phần tiến cứu: Tham gia thăm khám, theo dõi các bệnh nhân trong quá trình ghép thận tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên kể từ tháng 01/2018 đến tháng 03/2019. Tổng cộng có 5 cặp ghép - Các bệnh nhân được thu thập và đánh giá theo các chỉ tiêu nghiên cứu và ghi chép lại theo mẫu bệnh án nghiên cứu. 2.2.5.Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2019. - Địa điểm: Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.2.6.1. Một số đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu - Tuổi: Tính theo năm. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu được chia theo các nhóm tuổi:từ 20 đến <40 tuổi, từ ≥ 40 đến <60 tuổi và ≥ 60 tuổi [7]. - Giới: nam và nữ, tính tỷ lệ % theo giới. - Mối quan hệ giữa người hiến và người nhận thận +Quan hệ huyết thống: giữa người cho và người nhận có mối quan hệ là bố mẹ ruột cho con, con ruột cho bố mẹ hoặc anh chị em ruột cho nhau +Không cùng huyết thống: các mối quan hệ không thuộc trường hợp nêu ở trên [11]. - Quan hệ huyết thống, nhóm máu, sự tương hợp về nhóm máu và kiểu hình HLA của người hiến thận và bệnh nhân nhận thận [54].
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Giai đoạn suy thận mạn IIIb và IV dựa vào hệ số thanh thải creatinine như bảng sau [5], [31]. Giai đoạn suy thận mạn Hệ số thanh thải Creatinine (ml/phút) Creatinine máu tính theo (micromol/l) Creatinine máu tính theo (mg/dl) IIIb 5-10 500-900 6.0-10 IV <5 >900 >10 2.2.6.2. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý của thận ghép trên siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính. * Siêu âm Đánh giá: - Tốc độ dòng chảy cuối tâm thu đoạn động mạch thận, bình thường có giá trị dưới 180 cm/giây (Vs<180cm/s) [5]. - Trở kháng của động mạch thận ghép: bình thường có giá trị nhỏ hơn 0,8 (RI<0,8) [5]. - Nang thận: là khối trống âm, thành mỏng, hình tròn hoặc bầu dục, có tăng âm thành sau. Nang thận không thông với đường bài xuất, thường nằm trong nhu mô thận, có thể nằm ở vị trí đài , bể thận, nhưng các đài bể thận ko giãn. Những nang thận không thông với đường bài xuất, kích thước nhỏ <5mm, thường không ảnh hưởng chức năng thận[8]. - Sỏi thận: Sỏi có hình ảnh đường thẳng hay vòng cung tăng âm, kèm bóng lưng (bóng cản) [8]. - Kích thước thận bình thường trên siêu âm: chiều dọc 90-120 mm, chiều ngang 40-60 mm [8]. * Xạ hình trước khi phẫu thuật ghép thận. Đánh giá: mức lọc cầu thận cả 2 thận, bình thường mức lọc cầu thận (MLCT) đo bằng xạ hình: ~125ml/phút [6].
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn * Cắt lớp vi tính tại thời điểm người cho thận ghép vào viện Đánh giá: - Số lượng động mạch nuôi của thận lấy cho ghép: 1 động mạch, 2 động mạch, 3 động mạch và > 3 động mạch Đường kính trung bình động mạch thận phải 5,04 - 5,2mm. Đường kính trung bình động mạch thận trái 5,1 - 5,22mm - Số lượng tĩnh mạch của thận lấy cho ghép: 1 tĩnh mạch, 2 tĩnh mạch, và > 2 tĩnh mạch [24], [9]. 2.2.6.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật *Lấy thận (kỹ thuật lấy thận xem phụ lục 3) - Thời gian thiếu máu nóng: bắt đầu từ khi kẹp động mạch chủ (hoặc động mạch thận) của người cho và kết thúc khi bắt đầu truyền dung dịch làm lạnh vào thận đã được lấy ra. Người cho là người sống, thời gian thiếu máu nóng không được vượt quá 10 phút. Thời gian thiếu máu nóng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây ra các trường hợp vô niệu hoặc thận ghép không hoạt động sau mổ [4], [13]. - Đặc điểm đại thể của thận ghép + Nhu mô thận nhẵn bóng hay không + Bề mặt thận có sẹo viêm dính hay không + Có nang nhỏ ở thận hay không *Rửa thận (kỹ thuật rửa thận xem phụ lục 4) Thiếu máu lạnh: là thời gian thận được giữ trong môi trường bảo quản của khay đá với nhiệt độ thấp ở 4 độ C. [4], [13], [52]. *Ghép thận (kỹ thuật ghép thận xem phụ lục 5) - Thiếu máu ấm: là thời gian từ khi thận được lấy ra khỏi môi trường bảo quản cho đến khi các miệng nối mạch máu được thực hiện xong, thận nhận được sự tưới máu của người nhận thận [4], [13]. - Kết quả ure, creatinine sau ghép
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Xét nghiệm sinh hoá máu để định lượng nồng độ ure, creatininne huyết thanh của bệnh nhân trước và sau ghép ngày đầu. So sánh các chỉ số để nhận xét chức năng thận ghép. Định lượng nồng độ Ure và Creatinine huyết thanh của bệnh nhân ở thời điểm sau ghép 1 tháng. So sánh các chỉ số ở thời điểm này với thời điểm trước mổ để nhận xét chức năng thận sau ghép. - Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi đánh giá các thông số hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit thời điểm trước mổ và thời điểm sau mổ 1 tháng. - Đánh giá thận ngay sau khi mở kẹp mạch máu. Theo Dư Thị Ngọc Thu [27], [35]. Là đánh giá thông qua quan sát của phẫu thuật viên gồm có: Miệng nối phồng đều, không chảy máu miệng nối, đường đi của mạch máu không hẹp hay gập khúc. Thận hồng và căng đều, thận tím tái ngay, hoặc thận hồng nhưng sau đó có những chỗ tím hay hồng không đều Có nước tiểu ngay tại bàn mổ dưới 5 phút hay trên 5 phút sau mở kẹp động mạch hoặc không có nước tiểu tại bàn. - Thời gian khâu nối mạch máu, trồng ghép niệu quản +Thời gian khâu nối động mạch : Tính từ lúc khâu mối chỉ đầu tiên ở miệng nối động mạch đến khi buộc mối chỉ cuối. Đơn vị: phút. Nếu thận ghép có nhiều mạch máu thì thời gian khâu nối được tính bằng tổng thời gian làm các miệng nối cộng lại. +Thời gian khâu nối tĩnh mạch: Tính từ lúc khâu mối chỉ đầu tiên ở miệng nối tĩnh mạch đến khi buộc mối chỉ cuối. Nếu có nhiều tĩnh mạch thì thời gian khâu nối bằng tổng thời gian tạo hình cộng với thời gian khâu nối vào tĩnh mạch chậu. + Niệu quản của thận ghép đựơc trồng vào bàng quang theo 2 kỹ thuật: Lich - Gregoir. Thời gian trồng niệu quản vào bàng quang: Được tính bằng thời
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn gian từ lúc bắt đầu bộc lộ bàng quang để rạch cơ bàng quang, tạo vị trí trồng niệu quản cho tới khi khâu mũi chỉ cuối cùng đóng lại vết mở bàng quang. - Thời gian phẫu thuật: bao gồm thời gian lấy thận, rửa thận và ghép thận. Đơn vị: phút - Thời gian đặt dẫn lưu sau mổ: tính từ lúc kết thúc cuộc mổ đến khi rút dẫn lưu. Đơn vị: ngày - Thời gian nằm viện sau mổ: Tính từ ngày phẫu thuật tới ngày bệnh nhân ra viện. Đơn vị: ngày - Nước tiểu: Nước tiểu của bệnh nhân sau ghép được chứa trong túi chứa có chia vạch thể tích. Lượng nước tiểu mỗi lần đổ bỏ được ghi chép trên phiếu theo dõi của bệnh án điều trị. Bình thường : +Trong 24h đầu nước tiểu ≥ 150ml/h [4], [13], [34]. +Ngày kế tiếp nước tiểu ≥ 4500ml/24h [4], [13], [34]. - Biến chứng sau ghép [26], [27], [1], [49]. + Tóac vết mổ không do nhiễm trùng: dựa vào thăm khám lâm sàng thấy miệng vết mổ toác rộng. Đứt các mối chỉ khâu. + Chảy máu sau mổ: dựa trên thăm khám lâm sàng, xét nghiệm công thức máu khi nghi ngờ cho siêu âm bụng để kiểm tra + Nhiễm trùng vết mổ: dựa vào triệu chứng lâm sàng, đo thân nhiệt, xét nghiệm công thức máu (có tỷ lệ bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính). + Nhiễm trùng tiết niệu: Quan sát màu sắc nước tiểu, thân nhiệt bệnh nhân. Xét nghiệm nước tiểu, đánh giá công thức máu + Tụ dịch, tụ máu quanh thận: dựa vào kết quả siêu âm sau ghép, xác định vị trí thể tích khối dịch, thời gian khối dịch được hấp thu. + Thận chậm hoặc mất chức năng: không có nước tiểu những giờ đầu sau mổ
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Huyết khối miệng nối: miệng nối động mạch rộng, không co nhỏ nhưng thấy mạch máu sau vị trí khâu nối xẹp, giảm hoặc không có lưu lượng dòng chảy, thận không căng hoặc căng tím, sau đó nhão khi có huyết khối miệng nối tĩnh mạch. + Hẹp miệng nối ngay sau thả kẹp: Dựa theo quan sát trực tiếp quá trình mổ mạch máu nối không căng, lưu lượng máu thấp, miệng nối bị co nhỏ. Thận ghép không căng hoặc căng không đều hoặc hồng không đều - Đánh giá theo tiêu chuẩn của Nguyễn Thị Ánh Hường (2018), Nghiên cứu phẫu thuật lấy thận ghép ở người cho sống [14]. Kết quả ghép thận tốt: + Thận lấy cho ghép đảm bảo nguyên vẹn về mặt giải phẫu + Thời gian thiếu máu nóng <5phút + Mạch máu, niệu quản thận lấy đủ dài thuận lợi cho ghép tốt + Không gặp các tai biến biến chứng về người cho ghép và thận lấy + Sau phẫu thuật người hiến diễn biến ổn định. Ra viện theo kế hoạch. Kết quả ghép thận trung bình: + Trong phẫu thuật lấy thận có tai biến với nhu mô thận và mạch máu thận nhưng được xử lý ngay trong khi mổ + Tổn thương đụng dập nhẹ các tạng lân cận, rách phúc mạc có thể không cần xử trí gì + Thời gian thiếu máu nóng <5phút + Mạch máu, niệu quản thận lấy đủ dài thuận lợi cho việc ghép tốt + Sau phẫu thuật, người hiến có các biến chứng không cần phải can thiệp phẫu thuật lại (các biến chứng toàn thân như sốt, chảy máu vết mổ, nhiễm khuẩn vết mổ) Kết quả ghép thận kém: + Thận lấy cho ghép trong mổ có tai biến, thận lấy ra nhu mô bầm tím toàn bộ thận.
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Tai biến tổn thương các tạng lân cận + Rách động mạch, tĩnh mạch chủ + Thời gian thiếu máu nóng kéo dài >5phút + Mạch máu , niệu quản thận lấy đủ dài cho ghép + Sau phẫu thuật, người hiến cần phải can thiệp phẫu thuật lại, xử trí lại các tổn thương trong quá trình lấy thận. 2.3. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu thu thập được sẽ được mã hóa, nhập và làm sạch. Kết quả được phân tích theo phương pháp thống kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0. 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên thông qua. Tất cả các đối tượng hoặc người đại diện hợp pháp đều được giải thích về mục đích của nghiên cứu và lợi ích của người bệnh. Bệnh nhân có quyền từ chối không tham gia vào nghiên cứu. Tất cả các thông tin riêng về bệnh tật của bệnh nhân trong hồ sơ bệnh án đều được bảo mật. Mỗi bệnh nhân được gắn một mã số riêng để đảm bảo tính chính xác và bảo mật thông tin. Toàn bộ thông tin thu thập trung thực, vì mục đích nghiên cứu, góp phần phát triển ngành ghép tạng nói chung của nền Y học Việt Nam, và vì lợi ích sức khỏe bệnh nhân, hoàn toàn không phục vụ cho mục đích nào khác. 2.5. Hạn chế của đề tài Số lượng cặp ghép thận còn ít. Do đó, đây là cơ sở để chúng tôi tiếp tục các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên 22 cặp ghép thận tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 09/2015 đến tháng 03/2019 thu được kết quả 3.1.Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1: Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân nghiên cứu ghép thận Giới Tuổi Nam Nữ Chung SL TL SL TL SL TL 20 đến <40 13 92,90 07 87,50 20 90,90 40 đến <60 01 7,10 01 12,50 02 9,10 ≥ 60 tuổi 0 0,0 0 0,0 0 0,0 Tuổi trung bình 32 ± 8,21 33,63 ± 7,96 32,68 ± 7,96 Nhận xét: Tại thời điểm ghép thận, đa số bệnh nhân ghép thận có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi. Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi ở nam giới chiếm 92,90%. Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi ở nữ giới chiếm 87,50%. Độ tuổi trung bình ở bệnh nhân nam là 32 ± 8,21 tuổi. Độ tuổi trung bình ở bệnh nhân nữ là 33,63 ± 7,96tuổi. Độ tuổi trung bình ở cả 2 giới là 32,68 ± 7,96 tuổi.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 63.6 36.4 Nam Nữ Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của bệnh nhân nghiên cứu Nhận xét: Bệnh nhân ghép thận là nam giới chiếm 63,60%. Bệnh nhân ghép thận là nữ giới chiếm 36,40%. Bảng 3.2: Quan hệ giữa bệnh nhân nhận thận và người hiến thận Mối quan hệ Số lượng Tỷ lệ Cùng huyết thống Mẹ con 06 35,30 Bố con 09 52,90 Anh chị em 02 11,80 Tổng 17 100 Không cùng huyết thống 05 22,70 Tổng chung 22 100 Nhận xét : Trong 22 cặp ghép thận, số cặp không cùng quan hệ huyết thống là 5 trường hợp, chiếm 22,70%. Số cặp cùng quan hệ huyết thống là 17 trường hợp, chiếm 77,30%. Trong đó quan hệ giữa người nhận và người cho là mẹ con chiếm 35,30%, bố con chiếm 52,90%, anh chị em chiếm 11,80%.
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.3 : Nhóm máu ABO và Rh của người cho và người nhận thận Quan hệ nhóm máu giữa người cho và người nhận Số lượng Tỷ lệ Phù hợp nhóm máu giữa người cho và người nhận thận Hệ nhóm máu Rh Cùng nhóm Rh (+) 22 100 Cùng nhóm Rh (-) 0 0 Hệ nhóm máu ABO Cùng nhóm máu ABO 17 77 Không cùng nhóm máu ABO 05 23 Nhận xét : Tất cả 100% các cặp ghép thận đều có sự phù hợp cùng nhóm Rh(+). Có 17/22 cặp ghép thận đều cùng nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO chiếm 77%. 5/22 cặp ghép không cùng nhóm máu nhưng tuân theo quy tắc truyền máu phù hợp chiếm 23%. Bảng 3.4: Phù hợp HLA giữa bệnh nhân nhận thận và người cho thận HLA Cùng huyết thống Không cùng huyết thống Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 cặp 0 0,0 0 0,0 2 cặp 01 5,90 02 40,0 3 cặp 11 64,70 02 40,0 4 cặp 03 17,60 01 20,0 5 cặp 01 5,90 0 0,0 6 cặp 01 5,90 0 0,0 Tổng 17 100 05 100 Nhận xét : Ở những bệnh nhân cùng huyết thống tỉ lệ phù hợp HLA 3 cặp chiếm 64,70%. Ở những bệnh nhân không cùng huyết thống tỉ lệ phù hợp HLA 2 cặp và 3 cặp chiếm 40,00%.
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính. Bảng 3.5: Đặc điểm thận ghép qua siêu âm Nhận xét : Có 2 trường hợp có nang thận trái chiếm 10,0%. Còn 18 trường hợp thận ghép bên trái bình thường, không có nang thận và sỏi thận. Tất cả thận ghép bên phải đều không có nang thận và sỏi thận, chiếm 100%. Bảng 3.6: Kích thước thận ghép qua siêu âm Kích thước thận ghép (mm) ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Thận phải Chiều ngang 50,0 ±0,0 50,00 50,00 Chiều dọc 109,0 ±5,70 105,0 113,0 Thận trái Chiều ngang 48,60 ±13,90 40,0 105,0 Chiều dọc 100,60 ±14,60 45,0 120,0 Nhận xét : Thận phải có chiều ngang trung bình là 50,0 ±0,0 mm, chiều dọc trung bình là 109,0 ±5,70 mm. Thận trái có chiều ngang trung bình là 48,60 ±13,90 mm, chiều dọc trung bình là 100,60 ±14,60 mm. Đặc điểm thận ghép trên hình ảnh siêu âm Thận phải Thận trái Chung SL TL SL TL SL TL Có nang thận 0 0,0 02 10,0 02 9,10 Không có nang thận và sỏi thận 02 100 18 90,0% 20 100
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.7: Mức lọc cầu thận của thận ghép qua xạ hình chức năng thận Mức lọc cầu thận (đơn vị: ml/phút) ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Thận phải 62,30 ±6,60 57,63 66,90 Thận trái 55,0 ±8,50 43,40 79,50 Chung 116,50 ±16,60 91,20 156 Nhận xét : Mức lọc cầu thận trung bình của thận phải là 62,30 ±6,60 ml/phút. Mức lọc cầu thận trung bình của thận trái là 55,0 ±8,50 ml/phút. Mức lọc cầu thận trung bình của cả 2 thận là 116,50 ±16,60 ml/phút. Bảng 3.8: Số lượng mạch máu thận trên phim CT 64 dãy Mạch máu thận Số lượng Tỷ lệ Động mạch 1 ĐM 17 77,30 2 ĐM 05 22,70 Tổng 22 100 Tĩnh mạch 1TM 21 95,50 2 TM 01 4,50 Tổng 22 100 Nhận xét : Thận ghép có 1 động mạch chiếm tỉ lệ cao nhất 77,30%. Thận ghép có 1 tĩnh mạch chiếm tỉ lệ cao nhất 95,50%. Không có trường hợp nào thận ghép có ≥ 3 động mạch và ≥ 3 tĩnh mạch.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.9: Đường kính mạch máu thận ghép trên phim CT 64 dãy Mạch máu Đường kính ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Động mạch 6,39±1,03 5,0 8,0 Tĩnh mạch 12,54±3,80 8,0 19,60 Nhận xét : Đường kính trung bình của động mạch thận ghép là 6,39±1,03 mm. Đường kính trung bình của tĩnh mạch thận ghép là 12,54±3,80 mm. 3.3. Đánh giá kết quả phẫu thuật ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống Bảng 3.10: Đặc điểm đại thể thận ghép Đặc điểm đại thể thận ghép Số lượng Tỷ lệ Nhu mô thận nhẵn bóng, hồng đều 20 90,90 Có nang nhỏ (<5mm) ở thận 02 9,10 Tổng 22 100 Nhận xét : Thận có nhu mô nhẵn bóng, hồng đều chiếm 90,90%. Tỉ lệ thận có nang nhỏ là 9,10%. Không có thận ghép nào trên bề mặt có các nốt sẹo, viêm dính.
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.11: Số lượng mạch máu thận ghép trong phẫu thuật Mạch máu thận Số lượng Tỷ lệ Động mạch 1 ĐM 17 77,30 2 ĐM 5 22,70 Tổng 22 100 Tĩnh mạch 1 TM 21 95,50 2 TM 1 4,50 Tổng 22 100 Nhận xét: Thận ghép có 1 động mạch chiếm 77,30%. Thận ghép có 1 tĩnh mạch chiếm 95,50%. Không có trường hợp nào thận ghép có ≥ 3 động mạch và ≥ 3 tĩnh mạch. Bảng 3.12: Thời gian khâu nối mạch máu, trồng niệu quản ghép thận Thời gian khâu nối (đơn vị: phút) ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Động mạch 20,50 ± 5,70 12,0 45,0 Tĩnh mạch 27,40 ± 7,0 20,0 43,0 Trồng niệu quản 24,41 ± 6,03 14,0 35,0 Nhận xét : Thời gian khâu nối động mạch trung bình là 20,50 ± 5,70 phút. Thời gian khâu nối tĩnh mạch trung bình là 27,40 ± 7,0 phút. Thời gian trồng niệu quản trung bình là 24,41 ± 6,03 phút.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.13: Kết quả sau khi mở kẹp động mạch ghép Chỉ tiêu Số lượng Miệng nối sau mở kẹp ĐM Chảy máu 0 Căng phồng 22 Thận ghép sau mở kẹp Hồng đều 22 Không căng 0 Tím 0 Hồng không đều 0 Nước tiểu sau mở kẹp ĐM <5 phút 22 ≥5 phút 0 Nhận xét : Ở tất cả các trường hợp ghép thận sau khi mở kẹp động mạch: miệng nối căng phồng, thận hồng đều, nước tiểu có dưới 5 phút. Bảng 3.14: Thời gian phẫu thuật, thời gian lưu dẫn lưu hố thận ghép và thời gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân Thời gian ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Thời gian phẫu thuật (phút) Lấy thận 48,60 ± 13,40 25,0 75,0 Rửa thận 14,30 ± 2,78 11,0 20,0 Ghép thận 66,60 ± 15,90 10,50 85,0 Thời gian lưu dẫn lưu hố thận ghép (ngày) 6,95 ± 2,13 04 11 Thời gian nằm viện sau mổ (ngày) 28,91 ± 14,22 14 71 Nhận xét: Thời gian lấy thận trung bình là 48,60 ± 13,40 phút, rửa thận trung bình là 14,30 ± 2,78 phút, ghép thận trung bình là 66,60 ± 15,90phút. Thời gian lưu dẫn lưu hố thận ghép trung bình là 6,95 ± 2,13 ngày. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 28,91 ± 14,22 ngày.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.15. Thời gian thiếu máu của thận ghép Thời gian thiếu máu (đơn vị: phút) ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Nóng 3,77 ± 1,06 02 6 Lạnh 14,32 ± 2,78 11 20 Ấm 48,18 ± 11,30 38 85 Nhận xét: Thời gian thiếu máu nóng trung bình là 3,77 ± 1,06 phút. Thời gian thiếu máu lạnh trung bình là 14,32 ± 2,78 phút. Thời gian thiếu máu ấm trung bình là 48,18 ± 11,30 phút. Bảng 3.16. Biến chứng sớm sau ghép thận Biến chứng chung SL Khối dịch quanh thận 04 Tụ máu quanh thận 01 Nhiễm trùng vết mổ 01 Nhiễm trùng đường tiết niệu 01 Nhận xét: Ở bệnh nhân nhận thận sau ghép có biến chứng có khối dịch quanh thận 4/22 bệnh nhân, 1/22 bệnh nhân tụ máu quanh thận. Có 1/22 bệnh nhân bị nhiễm trùng vết mổ và 1/22 bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu. Bảng 3.17. Kết quả kiểm tra động mạch thận ghép qua siêu âm Kết quả siêu âm ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Tốc độ dòng chảy (cm/s) 133±28,60 76 180 Chỉ số trở kháng (RI) 0,67±0,065 0,56 0,83 Nhận xét : Tốc độ dòng chảy (Vs) trung bình là 133±28,6 cm/s, trong đó tốc độ dòng chảy thấp nhất là 76cm/s, cao nhất là 180cm/s. Chỉ số trở kháng (RI) trung bình là 0,67±0,065, trong đó chỉ số trở kháng thấp nhất là 0,56, cao nhất là 0,83.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.18. Tốc độ dòng chảy đoạn động mạch thận ghép sau mổ qua siêu âm Tốc độ dòng chảy (đơn vị: cm/s) Số lượng Tỷ lệ Vs < 180 21 95,50 Vs ≥ 180 01 4,50 Cộng 22 100 Nhận xét : Số ca ghép có Vs<180 chiếm tỷ lệ 95,50%, số ca ghép có tỷ lệ Vs≥180 chiếm tỷ lệ 4,50%. Bảng 3.19. Chỉ số trở kháng của động mạch thận sau ghép qua siêu âm Chỉ số trở kháng Số lượng Tỷ lệ RI< 0,80 21 95,50 RI≥0,80 1 4,50 Cộng 22 100 Nhận xét : Số ca ghép có RI<0,80 chiếm tỷ lệ 95,50%, số ca ghép có RI≥0,80 chiếm tỷ lệ 4,50 % Bảng 3.20: Nồng độ Ure và Creatinine của bệnh nhân tại các thời điểm nghiên cứu Thời gian Chỉ tiêu Trước phẫu thuật 1 tuần đầu sau phẫu thuật Sau phẫu thuật 1 tháng Ure (mmol/l) ± SD 26,90 ±12,30 14,10 ±17,90 8 ±1,23 Nhỏ nhất 13,10 6,10 4,70 Lớn nhất 66,10 90,0 10,60 p p < 0,001 Creatinine (µmol/l) ± SD 915,7 ± 292,5 126,4 ±42,5 105,1 ± 16,9 Nhỏ nhất 454,90 75,70 79,90 Lớn nhất 1863,0 278,60 161,90 p p < 0,001
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhận xét : Sau phẫu thuật nồng độ Ure giảm dần so với trước khi phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Sau phẫu thuật nồng độ Creatinnin giảm dần so với trước khi phẫu thuật, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Bảng 3.21: Chỉ số hồng cầu, huyết sắc tố và hematocrit của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu CTM Trước ghép Sau ghép ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Hồng cầu 3,40 ± 0,73 2,05 5,53 3,30 ± 0,47 2,61 4,31 Huyết sắc tố 95,95 ± 29,8 5,90 151,0 93,09 ± 12,8 69,0 125,0 Hematocrit 0,30 ± 0,70 0,18 0,48 1,60 ± 6,40 0,23 0,39 Nhận xét : Hồng cầu trung bình trước mổ là 3,40 ± 0,73, hồng cầu trung bình sau mổ là 3,3 ± 0,47. Huyết sắc tố trung bình trước mổ là 95,95 ± 29,8, huyết sắc tố trung bình sau mổ là 93,09 ± 12,80. Hematocrit trung bình trước mổ là 0,30 ± 0,70, hematocrit trung bình sau mổ là 1,60 ± 6,40 Bảng 3.22. Số lượng nước tiểu trung bình 24h tại các thời điểm nghiên cứu Nước tiểu (đơn vị: ml) Trước phẫu thuật 1 tuần đầu sau phẫu thuật Sau phẫu thuật 1 tháng p ± SD 581,8 ± 608,4 4953,60 ± 1319 4138,60 ± 857 p < 0,001 Nhỏ nhất 0 2380 2500 Lớn nhất 2000 6970 5500 Nhận xét : Lượng nước tiểu trung bình các ngày sau mổ tăng dần lên so với trước khi mổ, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,001
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 3.23. Kết quả chung sau ghép Đặc điểm thận ghép SL % Tốt 17 77,30 Trung bình 2 9,10 Kém 3 13,60 Tổng 22 100 Nhận xét : Có 17/22 bệnh nhân có kết quả chung tốt sau ghép thận chiếm 77,30%. Có 2/22 bệnh nhân kết quả trung bình chiếm 9,10% và 3/22 bệnh nhân có kết quả kém chiếm 13,60%.
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Tuổi và giới tính của đối tượng nghiên cứu Trong 22 trường hợp người nhận thận ghép, hầu hết bệnh nhân được ghép thận có độ tuổi từ 20 đến dưới 40 tuổi. Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 ở nam giới chiếm 92,90%. Độ tuổi từ 20 đến dưới 40 ở nữ giới chiếm 87,50%. Không có bệnh nhân nghiên cứu nào trên 60 tuổi ở cả hai giới, điều này hạn chế các bệnh lý mạn tính và các bệnh thường gặp ở người cao tuổi mắc phải ở nhóm nhận thận. Độ tuổi trung bình ở bệnh nhân nam là 32 ± 8,21 tuổi. Độ tuổi trung bình ở bệnh nhân nữ là 33,63 ± 7,96 tuổi. Độ tuổi trung bình ở cả 2 giới là 32,68 ± 7,96 tuổi. Kết quả này cũng phù hợp với tác giả Lê Bá Hạnh (2017) khi độ tuổi từ 20 đến 40 là chủ yếu, chiếm 69,56% [11]. Số người thuộc nhóm tuổi này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hường(2008) cho kết quả là 50% ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi [14]. Ta thấy rằng, các bệnh nhân được nhận thận đều còn trẻ, ở độ tuổi này, hầu hết đều có sức khoẻ tốt hơn so với các bệnh nhân nằm trong nhóm tuổi khác, đặc biệt là nhóm trên 60 tuổi, có thể trải qua được một ca đại phẫu ghép thận, góp phần tăng tỷ lệ thành công cho ca mổ. Tuy nhiên theo một nghiên cứu của Heldal K & Hartmann A năm 2010, về lợi ích của việc ghép thận ngoài tuổi 70, thì bệnh nhân cao tuổi ngoài 70 tuổi đang điều trị lọc máu, đáp ứng các tiêu chí y tế đã được thiết lập để đưa vào danh sách chờ, cũng sẽ được hưởng lợi từ ghép thận so với việc tiếp tục lọc máu [39]. Tuy nhiên, việc ghép thận ở độ tuổi cao, sẽ là thách thức không nhỏ đối với trình độ chuyên môn của lực lượng cán bộ y tế, đồng thời sẽ vấp phải vấn đề ưu tiên do tuổi thọ trung bình của con người còn lại với nhóm tuổi này là không nhiều [39], [41].
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhóm bệnh nhân ghép thận là nam chiếm 63,60%. Bệnh nhân ghép thận là nữ chiếm 36,40%. Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương đồng so với một số nghiên cứu khác, kết quả của Lê Nguyên Vũ (2014) tỷ lệ nam/nữ là 2,17 [33], nghiên cứu của Lê Bá Hạnh (2017) tỷ lệ nam chiếm 78,26%, tỷ lệ nữ chiếm 21,74% [11]; Kết quả của Dư Thị Ngọc Thu (từ 1992- đến 2013) tỷ lệ nam là 67,70% và tỷ lệ nữ là 32,30% [27]. 4.2. Về quan hệ giữa người cho thận và người nhận thận Trong 22 cặp ghép thận, số cặp không cùng quan hệ huyết thống là 5 cặp, chiếm 22,70%. 17 cặp cùng quan hệ huyết thống chiếm 77,30%. Trong đó quan hệ giữa người nhận và người cho là mẹ-con chiếm 35,30%, bố-con chiếm 52,90%, anh,chị-em chiếm 11,80%. Theo Nguyễn Thị Ánh Hường (2008), đối tượng người thân cùng huyết thống chiếm tới 52/54 cặp nghiên cứu [14]. Theo Lê Bá Hạnh (2017) nghiên cứu từ 01/2015 đến 11/2016, tại bệnh viện Quân Y 103, thì tỷ lệ không cùng huyết thống là 60,87% [11]. Điều này cho thấy, việc tuyển chọn nguồn thận ghép ngày càng có xu hướng từ những người không cùng huyết thống bao gồm cả trường hợp hiến tặng của người sống và người chết não. Tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, bắt đầu triển khai ca ghép đầu tiên vào 09/2015, cho đến nay, nguồn thận cho vẫn chủ yếu từ những người cùng huyết thống. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tăng cường đẩy mạnh giáo dục truyền thông, nhằm tận dụng những nguồn tạng từ nhiều nguồn hiến tặng bên ngoài, ngoài việc lấy thận ghép từ người thân trong gia đình, đặc biệt lấy thận ghép từ người cho chết não vốn đã và đang là một lựa chọn lý tưởng không chỉ ở nhưng cơ sở ghép thận lớn của Việt Nam mà còn cả trên thế giới, hướng đi này giải quyết một phần không nhỏ cho việc ghép tạng nói chung và ghép thận nói riêng, bởi lẽ số tạng lấy được từ người cho chết não có thể ghép được cho rất nhiều người đang cần được ghép tạng tại các vị trí khác nhau như gan, thận, tuỵ.. trên cơ thể [25], [20].
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4.3. Về hoà hợp tổ chức giữa người cho và người nhận Trong 22 cặp ghép, 100% các cặp ghép thận đều có sự phù hợp cùng nhóm Rh(+). 17/22 cặp ghép chiếm 77% đều cùng nhóm máu trong hệ nhóm máu ABO, chỉ có 5/22 cặp ghép không cùng nhóm máu hệ ABO nhưng vẫn tuân theo nguyên tắc truyền máu phù hợp. Kết quả này, phù hợp với nhiều nghiên cứu khác, đều có tỷ lệ lựa chọn cặp ghép cùng nhóm máu cao. Theo M. Suzuki T và cộng sự (2001) nghiên cứu 64 cặp ghép thận từ người cho sống, trong đó có 12 cặp ghép người cho không cùng nhóm máu với người nhận. Theo dõi kết quả của thận sau ghép ở người nhận, tác giả thấy tỷ lệ sống 1 năm sau ghép là 97,60% ở nhóm cùng nhóm máu ABO, trong đó ở nhóm không cùng nhóm máu là 90,90%. Tỷ lệ loại thải cấp của thận sau ghép ở nhóm cùng nhóm máu là 28,80% còn không cùng nhóm máu là 41,70%. So sánh kết quả ghép thận và phù hợp nhóm máu giữa người cho và người nhận, tác giả nhận thấy tỷ lệ sống sau 1 năm với tỷ lệ thải loại thải thận ghép cấp khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Do đó việc không cùng nhóm máu giữa người cho và người nhận vẫn có thể cho phép chọn cho thận ghép được và kết quả mang lại là khả quan [44]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp hoà hợp HLA giữa người cho và người nhận chủ yếu ở mức 3/6AG chiếm tỷ lệ cao nhất 64,70%, mức hoà hợp thấp nhất 2/6AG chỉ có 1 trường hợp trong nhóm cùng huyết thống vẫn được lựa chọn ghép, còn ở nhóm không cùng huyết thông, sự hoà hợp ở mức 2/6AG và 3/6AG cùng có 2 trường hợp, chỉ có 1 trường hợp hoà hợp đạt mức 4/6AG ở nhóm không cùng huyết thống. Kết quả sau ghép ở những cặp chỉ có sự hoà hợp thấp 2/6AG vẫn cho kết quả tốt. Hoà hợp tổ chức giữa người cho và người nhận là tiêu chuẩn về miễn dịch rất quan trọng, lý tưởng nhất giữa người cho và người nhận là có sự tương thích nhóm máu ABO và HLA giống nhau hoàn toàn, tuy nhiên, tiêu chuẩn này không phải ở cặp ghép thận nào
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cũng có thể lựa chọn được trong bối cảnh nguồn thận hiến còn nhiều hạn chế như hiện nay [50]. 4.4. Về đặc điểm giải phẫu, sinh lý qua siêu âm, xạ hình và cắt lớp vi tính Sau khi được lựa chọn cho thận, người cho được tiến hành làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh thận. Thông qua kết quả giúp đánh giá hình thể chức năng từng thận, giúp cho việc lựa chọn được quả thận ưng ý sao cho vẫn đảm bảo được sức khoẻ sau khi cho thận của người cho và tương thích với người nhận thận đem lại kết quả khả quan sau ca ghép. 4.4.1. Về siêu âm thận Kết quả siêu âm có 2 trường hợp thận trái được lấy có nang nhỏ <5mm, chiếm tỷ lệ 10%. Còn 18 trường hợp thận ghép bên trái bình thường, không có nang thận và sỏi thận. 2 trường hợp thận phải được lấy ghép đều không có nang thận và sỏi thận. Thận bên trái dễ nối ghép vào hố chậu bên phải vì thân tĩnh mạch thận trái dài và mạch máu tương thích với mạch máu bên hố chậu phải. Thận bên phải khó hơn vì thân tĩnh mạch thận ngắn, và hệ mạch chậu thường đi sâu hơn, không tương thích với mạch máu chậu bên phải. Động mạch thận có thể nối với động mạch chậu trong hoặc chậu ngoài do đó không gặp khó khăn về kích thước động mạch thận. Chọn lựa vị trí đặt thận sao cho thuận lợi nhất cho việc khâu nối mạch máu dễ dàng, xử trí các biến chứng tiết niệu, rút ngắn thời gian mổ và trong quá trình theo dõi nếu cần sinh thiết thận thì cũng giảm tỷ lệ biến chứng do sinh thiết gây ra. Khuynh hướng lựa chọn đường mổ của các tác giả trên thế giới thường là dù lấy thận bên nào cũng ghép vào hố chậu bên phải. Chỉ ghép vào hố chậu trái khi hố chậu phải có chống chỉ định: do phẫu thuật vùng hố chậu phải cũ, bệnh nhân ghép thận lần 2/ bệnh nhân đã ghép thận lần đầu tiên bên phải, ghép tuỵ và thận đồng thời [33]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Hường, cũng có tới 44/54 trường hợp lựa chọn thận trái cho ghép chiếm 81,50%. Chỉ chọn lấy thận phải 10/54 trường hợp chiếm 18,50% khi mà thận trái không có chỉ định lấy cho ghép