SlideShare a Scribd company logo
1 of 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
Hồ Hữu Hóa
CHẨN ĐOÁN SỚM BIẾN CHỨNG THẬN BẰNG
XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN NIỆU Ở BỆNH
NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI
TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG
THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Nội
Mã số: 60 72 20
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Th¸i Nguyªn - N¨m 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
Công trình hoàn thành tại:
Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Kim Lương
Phản biện 1: PGS-TS. Dương Hồng Thái.
Phản biện 2: TS. Nguyễn Mạnh Trường
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn cấp nhà
nước họp tại: Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
Vào hồi 13 giờ 30 ngày 03 tháng 12 năm 2009.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
HỒ HỮU HOÁ
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
HỒ HỮU HOÁ
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM LƢƠNG
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
LỜI CẢM ƠN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
3
Hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp cao học này, tôi xin chân
thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và bộ
môn Nội Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Kim Lƣơng người
thầy đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch hợp tổng,
tập thể các bác sĩ, y tá khoa Khám bệnh, khoa Sinh hóa Bệnh viện Đa khoa
Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Yên Bái, Trường trung cấp Y tế
Yên Bái đã tạo mọi điều kiền thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè
đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Thái Nguyên, tháng 12-2009
Tác giả
Hồ Hữu Hóa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
4
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ..........................................................................
3
1.1 Đái tháo đường........................................................................................... 3
1.2. Cấu trúc và chức năng thận. ...................................................................... 5
1.3. Những diễn biến tự nhiên của bệnh thận do ĐTĐ.................................... 8
1.4. Những rối loạn chức năng sớm của thận.................................................. 9
1.5. Vai trò của microalbumin niệu ở bệnh nhân ĐTĐ.................................... 10
1.6. Cơ chế bệnh sinh bệnh thận do ĐTĐ......................................................... 13
1.7. Các phương pháp định lượng microalbumin niệu và điều kiện thu
mẫu.....................................................................................................
16
1.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân chia giai đoạn bệnh thận do ĐTĐ ........... 19
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu . .......................................................................... 23
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu ........................................................................... 24
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................. 28
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. ........................................................................ 28
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
5
3.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................................... 29
3.2. Kết quả định tính MAU và một số mối liên quan. ................................... 33
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 43
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 43
4.2. Nhận xét kết quả bán định lượng MAU. ................................................. 44
4.3. MAU và một số mối liên quan ở bệnh nhân đái thái đường týp 2 ........... 46
4.4. MAU và kiểm soát đường máu. ................................................................ 51
4.5. Nhận xét kết quả xét nghiệm lipid máu và mối liên quan với MAU. ...... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA : Hiệp hội đái đường Mỹ (American Diabetes Association)
BCT : Biến chứng thận
BN : Bệnh nhân
BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index)
DCCT : Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và
biến chứng đái tháo đường (Diabetes Control and
Complications Trial)
ĐTĐ : Đái tháo đường
IDF : Hiệp hội đái đường quốc tế (International Diabetes
Federation)
HA : Huyết áp
HDL-C : Cholesterol tỷ trọng cao (High density lipoprotein-
cholesterol)
LDL-C : Cholesterol tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein-
Cholesterol)
MAU : Microalbumin niệu
MLCT : Mức lọc cầu thận
RLLM : Rối loạn lipid máu
TC : Cholesterol toàn phần
TG : Triglycerid
THA : Tăng huyết áp
B/M : Chỉ số vòng bụng/vòng mông
UKPDS : Nghiên cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh
( United Kingdom Prospective Diabetes Study).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi và giới . ....................................................
29
Bảng 3.2: Phân bố theo nhóm tuổi.................................................................... 30
Bảng 3.3: Phân bố theo thời gian phát hiện đái tháo đường. ........................... 31
Bảng 3.4: Tỉ lệ tăng huyết áp .......................................................................... 32
Bảng 3.5: Tỉ lệ MAU ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có macroalbumin niệu (-) 33
Bảng 3.6: So sánh tỉ lệ một số triệu chứng ở nhóm MAU .......................... .... 34
Bảng 3.8: Liên quan giữa BMI và MAU ........................................................ 35
Bảng 3.9: Liên quan giữa vòng bụng và MAU ........................................ ..... . 35
Bảng 3.10: Liên quan giữa chỉ số B/M và MAU............................................ 36
Bảng 3.11: Thời gian phát hiện bệnh xếp theo nhóm MAU ................................... 36
Bảng 3.12: Liên quan giữa MAU với giới ..................................................................... 37
Bảng 3.13: Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân theo MAU. ................................... 38
Bảng 3.14: Liên quan giữa huyết áp với MAU. .............................................. 38
Bảng 3.15: Tỉ lệ tăng huyết áp giữa hai nhóm MAU....................................... 39
Bảng 3.16: Liên quan giữa MAU với tăng huyết áp .................................................... 39
Bảng 3.17: Liên quan giữa glucose máu lúc đói ở nhóm MAU....................... 40
Bảng 3.18: Liên quan giữa HbA1c với MAU ..... ........................................... 40
Bảng 3.19: Tỉ lệ rối loạn lipid máu và liên quan với nhóm MAU.................... 41
Bảng 3.20: Liên quan giữa triglycerid với MAU. ........................................... 41
Bảng 3.21: Liên quan giữa HDL-C với nhóm MAU. ..................................... 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới . ........................................................................ 29
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nhóm tuổi ............................................................... 30
Biểu đồ 3.3 Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh ......................................... 31
Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ............................................. 32
Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ MAU ở bệnh nhân ĐTĐ có macroalbumin niệu (-) ............ 33
Biểu đồ 3.6. Thời gian phát hiện bệnh sắp xếp theo nhóm MAU .................. 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa.
Trong số các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ), nhất là đái tháo đường týp 2 đã và đang được xem là vấn đề cấp thiết
của thời đại. Đái tháo đường là một trong bốn bệnh không lây nhiễm (đái tháo
đường, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần) có tỉ lệ gia tăng và phát triển nhanh
nhất thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 1997, trên toàn
thế giới có khoảng 124 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 2000 có
151 triệu, năm 2006 có 246 triệu và con số này dự đoán sẽ tăng khoảng 300-
330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 5,4% dân số toàn cầu năm
2025 [7], [8], [10].
Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm. Các
biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà
còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh đái
tháo đường, đặc biệt là do đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân (BN) đái tháo đường
týp 2 khi được phát hiện đã có biến chứng [35], [39].
Biến chứng thận (BCT) là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với bệnh
nhân đái tháo đường. Theo báo cáo năm 2000 thì ĐTĐ chiếm gần một nửa
trong số các nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối tại Singapore. Sự
gia tăng số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ là một vấn
đề có tính thời sự toàn cầu [68].
Tại Việt Nam, theo thống kê cuả một số tác giả tỉ lệ biến chứng thận
tiết niệu nói chung do ĐTĐ là 30%. Năm 1989, theo Thái Hồng Quang:
Trong số bệnh nhân ĐTĐ týp 1 điều trị tại Bệnh viện biến chứng thận là
57,14%, týp 2 là 42,85% trong đó 14,2% suy thận giai đoạn cuối [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
10
Hiện đã có một số công trình nghiên cứu về biến chứng vi mạch do đái
tháo đường và đánh giá tổn thương thận ở người đái tháo đường qua sinh thiết
thận. Tuy nhiên phương pháp sinh thiết thận chỉ thực hiện ở những cơ sở có
trang thiết bị kỹ thuật cao. Kể từ năm 1982 từ “Microalbumin niệu” (MAU)
được chính thức sử dụng trong lâm sàng, nó đã trở thành mối quan tâm của y
học, đặc biệt trong các lĩnh vực bệnh tim mạch và nội tiết chuyển hoá. MAU
được coi là yếu tố dự đoán biến chứng thận và tim mạch ở bệnh nhân đái tháo
đường [35]. Để đánh giá vai trò của MAU trong chẩn đoán sớm biến chứng
thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm Microalbumin
niệu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa Trung ƣơng Th¸i Nguyªn”.
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là:
1. Xác định tỉ lệ biến chứng thận sớm ở bệnh nhân đái tháo đường týp
2 bằng xét nghiệm Microalbumin niệu
2. Xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
có Microalbumin niệu (+).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
11
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đái tháo đƣờng
1.1.1. Dịch tễ học
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính, được đặc
trưng bởi tình trạng tăng glucose máu và các rối loạn chuyển hoá glucid, lipid,
protid và thường kết hợp giảm tuyệt đối hay tương đối về tác dụng và sự tiết
insulin [10], [52].
Đái tháo đường có tỉ lệ ngày càng tăng ở các quốc gia công nghiệp hoá
và các nước đang phát triển, trong số đó có hơn 90% là ĐTĐ týp 2. Sự bùng
nổ của ĐTĐ týp 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với
cộng động. Theo một thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF),
năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, năm 2000 có 151
triệu, năm 2006 có 246 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Còn theo Tổ chức Y tế
thế giới, năm 2025 sẽ có 300-330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm
5,4% dân số toàn cầu [trích từ 35].
- Năm 1991, tại Hà Nội, Phan Sỹ Quốc và Lê Huy Liệu điều tra cho
thấy tỉ lệ ĐTĐ là 1,1% trong số dân trên 15 tuổi. Năm 1999 – 2000, kết quả
điều tra của Nguyễn Huy Cường cho thấy tỉ lệ ĐTĐ đã gia tăng đến 2,42%
trong số dân trên 15 tuổi [trích từ 23].
- Năm 1993, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Mai Thế Trạch và Diệp
Thanh Bình thấy tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,5% dân số [trích từ 23].
- Năm 1996 ở Huế, Trần Hữu Dàng điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh đái
tháo đường là 0,96% dân số [15].
- Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường
và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 – 2003, tỉ lệ đái tháo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
12
đường toàn quốc là 2,7%. Tỉ lệ này có khác nhau giữa các khu vực, khu vực
thành thị tỉ lệ ĐTĐ là 4.4% [7], [10].
1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
- Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1999, chẩn đoán xác định
đái tháo đường khi có ít nhất một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Glucose máu lúc đói (sau bữa ăn cuối cùng 8h) ≥ 7,0 mmol/l.
- Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng của
đái tháo đường như uống nhiều, tiểu nhiều.
- Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1
mmol/l [7], [10], [33].
1.1.3. Phân loại đái tháo đường
- Đái tháo đường týp 1: tế bào bêta bị huỷ, thường đưa đến thiếu insulin
tuyệt đối.
- Đái tháo đường týp 2: kháng insulin kết hợp với thiếu insulin tương
đối hoặc giảm tiết insulin.
- Các týp đái tháo đường đặc hiệu khác: giảm chức năng tế bào bêta,
giảm hoạt tính insulin, bệnh lý tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết khác...
- Đái tháo đường ở phụ nữ có thai [10], [38].
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2
Có hai yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh
của đái tháo đường týp 2. Đó là sự đề kháng insulin và rối loạn bài tiết insulin.
Ngoài ra còn có vai trò của yếu tố gen và môi trường.
- Rối loạn bài tiết insulin: ở người bình thường, khi glucose máu tăng
sẽ xuất hiện bài tiết insulin sớm và đủ để có thể kiểm soát nồng độ glucose
máu. Đối với người bị ĐTĐ, bài tiết insulin với kích thích tăng glucose máu
chậm hơn (không có pha sớm, xuất hiện pha muộn).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
13
- Kháng insulin: ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, insulin không có khả năng
thực hiện những tác động của mình như ở người bình thường. Khi tế bào 
không còn khả năng bài tiết insulin bù vào số lượng kháng insulin, glucose
máu lúc đói sẽ tăng và xuất hiện đái tháo đường. Kháng insulin chủ yếu ở hai
cơ quan là gan và cơ.
- Sự đề kháng insulin: tăng sản xuất glucose ở gan, giảm thu nạp
glucose ở ngoại vi, giảm thụ thể insulin ở các mô ngoại vi.
- Kháng insulin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh của ĐTĐ týp 2 mà còn là một trong số các yếu tố gây tăng huyết áp ở
bệnh nhân ĐTĐ. Kháng insulin gây tăng nồng độ insulin máu dẫn đến tăng
hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây tăng huyết áp [10], [33], [35].
1.2. Cấu trúc và chức năng thận
Thận là cơ quan chủ chốt bảo đảm một số chức năng quan trọng của cơ
thể như kiểm soát chuyển hoá nước và điện giải, điều hoà huyết áp và bài xuất
các chất độc nội sinh và ngoại sinh ra khỏi cơ thể. Đơn vị chức năng thận là
nephron. Mỗi thận có khoảng 1-2 triệu nephron. Mỗi nephron gồm có một
tiểu cầu thận và hệ thống ống thận (Hình 1). Cầu thận gồm một lưới mao
mạch nhận máu từ các tiểu động mạch đến (xuất phát từ động mạch thận) và
đưa máu ra khỏi cầu thận qua tiểu động mạch đi. Thành mao mạch cầu thận
đóng vai trò hàng rào hữu hiệu, nhờ màng lọc này dưới tác động của các áp
lực lọc, cầu thận lọc tách các tế bào máu và các phân tử lớn khỏi nước và các
phân tử nhỏ. Chức năng này được gọi là siêu lọc của cầu thận, được đánh giá
bằng mức lọc cầu thận (MLCT) trên lâm sàng. MLCT bình thường biến đổi
trong khoảng 80-120ml/phút [2], [6], [11].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
14
Hình 1. Sơ đồ đơn vị thận (Nephron) [45]
Hình 2 trình bày thiết đồ cắt ngang cấu trúc của mao mạch cầu thận và
hành rào mao mạch cầu thận. Hàng rào mao mạch cầu thận chủ yếu gồm lớp
lát trong là các tế bào nội mô, màng đáy và lớp bên ngoài là các tế bào biểu
mô. Tổ chức nâng đỡ hay còn gọi là vùng gian mạch bình thường không tham
gia vào hàng rào mao mạch, song có thể tác động tới chức năng lọc khi thành
phần này tăng lên như trong bệnh cầu thận do nhiều nguyên nhân khác nhau
trong đó có bệnh cầu thận do đái tháo đường. Các biến đổi bệnh lý trong cấu
trúc và chức năng của hàng rào lọc được phản ánh bằng tình trạng biến đổi
trong thành phần sinh hoá của dịch lọc qua cầu thận và một trong các thành
phần quan trọng nhất trên lâm sàng là albumin. Khi thành mao mạch cầu thận
không bị tổn thương, các phân tử albumin không có mặt trong dịch siêu lọc và
nước tiểu. Đo mức bài xuất albumin được coi là một chỉ số hữu ích đánh giá
tình trạng tổn thương của hàng rào cầu thận [6], [19].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
15
Hình 2. Hàng rào mao mạch cầu thận [45]
* Sinh lý bài xuất albumin trong nƣớc tiểu và microalbumin niệu
- Sinh lý bài xuất albumin trong nước tiểu: một lượng nhỏ albumin huyết
tương được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu trên 95% tại các ống thận nhờ
một hiện tượng tích cực. Albumin có đi được qua cầu thận hay không một phần
phụ thuộc vào gradient áp lực tồn tại giữa buồng cầu thận và các mao mạch, mặt
khác là bản thân màng lọc: bề mặt, kích thước các lỗ, điện tích. Bình thường
lượng albumin được bài xuất trong nước tiểu < 10mg/ngày [45], [62].
- Tổn thương màng lọc cầu thận sẽ làm cho lượng albumin xuất hiện
nhiều hơn trong nước tiểu. Bằng các phương pháp thông thường người ta chỉ
đánh giá được khi có protein niệu ≥ 300mg/24h. Để phát hiện sớm hơn tổn
thương thận nhiều nha khoa học đã có những nghiên cứu để định lượng được
albumin với hàm lượng < 300mg/24h. Năm 1963 Keen và Chlouverakis là
người đầu tiên sáng chế ra thử nghiệm miễn dịch phóng xạ đầu tiên cho phép
phát hiện thấy các nồng độ nhỏ albumin trong nước tiểu. Thuật ngữ
micrroalbumin niệu (MAU) được sử dụng kể từ 1982. Xét nghiệm MAU cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
16
phép phát hiện được lượng bài xuất albumin trong nước tiểu trong khoảng 30-
300mg/24h. Nó coi là công cụ chẩn đoán sớm biến chứng thận [10], [39], [62].
1.3. Những diễn biến tự nhiên của bệnh thận do ĐTĐ
Hầu hết bệnh nhận ĐTĐ týp 1 microalbumin xuất hiện trước khi có
biến chứng lâm sàng về thận, như vậy MAU như là yếu tố dự đoán về tổn
thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên
quan này cũng đúng với ĐTĐ týp 2, nhưng tiến triển của bệnh nhân nhóm
này diễn ra từ từ, MAU có giá trị dự đoán về tử vong hơn là dự đoán về tiến
triển của bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh nhân týp 2 [10], [35].
Biến chứng thận do ĐTĐ (mà đặc trưng là prrotein niệu, tăng HA và
suy giảm chức năng thận) gặp khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ týp 1, xảy ra
khoảng 10-20 năm sau khi được chẩn đoán ĐTĐ, 25% bệnh nhân ĐTĐ týp 2
biến chứng thận sảy ra khoảng 5-10 năm sau khi được chẩn đoán ĐTĐ [35],
[38], [64].
Tuy nhiên đối với ĐTĐ týp 2 không hoàn toàn chính xác vì thời gian
bắt đầu bị bệnh không được xác định chắc chắn, hơn thế nữa ĐTĐ týp 2
thường có tăng HA đi trước, cũng chính vì vậy đã gặp rất nhiều khó khăn
trong nghiên cứu, đánh giá sự xuất hiện tiến triển của biến chứng này trên
lâm sàng.
Về tốc độ giảm hàng năm mức lọc cầu thận, các tác giả cho thấy mức
lọc cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 tốc độ giảm nhanh gấp 2 lần so với ĐTĐ
týp 2 (1,1ml/phút ở týp 2 so với 2,4ml/phút/năm ở týp 1). Mức lọc cầu thận
khi mới bắt đầu bị bệnh ĐTĐ đều tăng ở cả hai týp 1 và týp 2 ĐTĐ.
Đối với ĐTĐ týp 1, mức lọc cầu thận bắt đầu giảm khi MAU khoảng
70microgam/phút [64]. điều này không chắc chắn đối với ĐTĐ týp 2, có thể
do bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cùng tồn tại bệnh thận không do ĐTĐ, đặc biệt do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
17
bệnh nhân tăng HA, diễn biến biến chứng thận do tăng HA thường chậm so
với biến chứng thận do ĐTĐ [37], [39].
Để đơn giản có thể chia ra các giai đoạn diễn biến tự nhiên biến chứng
thận ở bệnh nhân ĐTĐ theo 3 giai đoạn sau đây cho cả týp 1 và týp 2.
- Giai đoạn sớm: giai đoạn rối loạn sinh học chức năng thận.
- Giai đoạn microalbumin niệu.
- Giai đoạn lâm sàng các triệu chứng protein niệu thường xuyên, dần
dần đưa đến các giai đoạn suy thận.
Người ta cho rằng, về tổ chức học biến chứng thận do ĐTĐ gặp khoảng
96% ĐTĐ týp 1 có protein niệu, khoảng 85% ĐTĐ týp 2 vừa có protein niệu
và bệnh lý võng mạc mắt đồng thời. Năm 2000, Nguyễn Khoa Diệu Vân
nghiên cứu giá trị của MAU trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do ĐTĐ cho
thấy: có mối liên qua chặt chẽ giữa MAU với mức độ tổn thương cầu thận
qua sinh thiết [17], [45].
1.4. Những rối loạn chức năng sớm của thận
Khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ có tăng dòng máu qua thận và tăng
MLCT, MLCT > 135ml/phút/1,75m2
. Tăng mức lọc cầu thận xảy ra khi mới
bắt đầu và trong quá trình phát triển của biến chứng này. Mô hình thực
nghiệm trên súc vật về bệnh ĐTĐ cho thấy rằng, những yếu tố huyết động,
đặc biệt trong tiểu cầu thận đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh
lý cầu thận. Những ý nghĩa tiên lượng của hiện tượng tăng mức lọc cầu thận
trên người đang được bàn cãi. Một số công trình nghiên cứu cho thấy kết luận
không thấy sự liên quan giữa tình trạng tăng lọc với sự tiến triển của protein
niệu, với tăng HA, những công trình khác lại cho thấy sự liên qua rõ rệt. Tuy
nhiên cả 2 nhóm nghiên cứu có những kết luận ngược nhau này đều ghi nhận
hiện tượng suy giảm với tốc độ nhanh MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ có hiện
tượng tăng lọc [10], [35], [63].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
18
Một số rối loạn chuyển hoá xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng lọc cầu
thận như: tăng glucose máu, tăng thể ceton, tăng peptide đào thải Na+
, rối
loạn tổng hợp NO, rối loạn cơ chế ngược ống thận cầu thận đưa vào cơ thể
không lượng protein cao [trích từ 35].
1.5. Vai trò của MAU ở bệnh nhân ĐTĐ
Năm 1963 Keen và Chlouverakis lần đầu tiên đưa ra kỹ thuật đồng vị
phóng xạ (RIA) để đo albumin trong nước tiểu với nồng độ thấp, đến năm
1982 danh từ MAU được chính thức sử dụng trong lâm sàng. MAU được xác
định bằng tốc độ bài xuất albumin qua nước tiểu giữa 20 và 200
microgam/phút hoặc khoảng 30-300mg/24 giờ [trích từ 35].
Mức bài tiết albumin ở người khoẻ mạnh giao động từ 1,5-2
nanogam/phút trung bình 6,5ng/phút, giao động giữa các ngày vào khoảng
40-45%, do vậy để giảm mức tối thiểu của giao động này nên tiến hành đo
nhiều lần và nhiều thời điểm khác nhau (có thể đo 3 mẫu nước tiểu trong thời
gian và tuần) [32].
MAU thường xuyên, thường phát hiện sau 1 năm chẩn đoán ĐTĐ týp 1
và cũng có thể phát hiện được thấy ngay khi chẩn đoán bệnh ĐTĐ týp 2. Ý
nghĩa của sự xuất hiện MAU trong thời gian ngắn chưa rõ, nhưng ở một số
bệnh nhân, thời gian phát hiện bệnh ≥ 5 năm có albumin niệu, được xem là
đã có tổn thương thận. Một khi MAU được xác nhận, thì bài xuất albumin
theo nước tiểu có chiều hướng tăng theo thời gian, tốc độ trung bình khoảng
25% hàng năm [10], [68].
MAU có liên quan tới tăng huyết áp, những bệnh nhân ĐTĐ có MAU
HA thường cao hơn những bệnh nhân có albumin niệu bình thường, con số
huyết áp thường vượt quá xấp xỉ 10-15% mức huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ
albumin niệu bình thường [59].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
19
Tuy nhiên, mức độ tăng huyết áp có thể là một yếu tố tham gia tổn
thương thận hoặc THA và tăng bài xuất albumin niệu là quá trình đồng thời
xảy ra đưa đến tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ [10], [47].
Năm 1999, Hồ Sỹ Thống nghiên cứu hồi cứu trên 218 bệnh nhân ĐTĐ
được theo dõi liên tục, hệ thống từ 1996-1999 thấy rằng, trong số bệnh nhân
ĐTĐ có protein niệu (137) bệnh nhân, trong 5 năm đầu có 40%, trên 5 năm
46,2%, trên 10 năm 78,8% và trên 15 năm có 100% bệnh nhân có tăng huyết
áp. Sau 15 năm có 40% trong số này xuất hiện suy thận giai đoạn III-IV. So
sánh giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có MAU, tác giả cho thấy THA
gặp 12,5% ở nhóm không có MAU, và 67,9% (p < 0,05) ở nhóm có MAU
[40].
Năm 2000, Nguyễn Khoa Diệu Vân nghiên cứu trên 40 bệnh nhân
ĐTĐ týp 1 và týp 2 điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai thấy rằng
tần suất xuất hiện MAU là 33,1% đối với ĐTĐ týp 1 và 31,6% với ĐTĐ týp 2
và có mối liên quan chặt chẽ giữa MAU và mức độ tổn thương cầu thận qua
sinh thiết [45].
Năm 2002, Nguyễn Văn Công nghiên cứu trên 72 bệnh nhân ĐTĐ týp
2 thấy rằng, trong số bệnh nhân ĐTĐ có 43,06% có MAU (+). So sánh mối
liên quan giữa microalbumin niệu và tổn thương mạch máu lớn giữa hai nhóm
có và không có MAU có mối liên qua chặt chẽ giữa MAU và mức độ tổn
thương mạch máu lớn trên siêu âm [13].
Năm 2008, Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Pham Sỹ An
nghiên cứu trên 68 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỉ lệ MAU(+) là 33,8% [43].
Các công trình nghiên cứu về hình thái học cho thấy những tổn thương
về cấu trúc như tăng thể tích gian bào, giảm diện tích lọc của cầu thận gặp ở tỉ
lệ cao khi albumin niệu vượt quá 45mg/24h, chứng tỏ microalbumin niệu là
dấu ấn rất sớm của tổn thương thận [54], [56].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
20
Khi MAU ở bệnh nhân ĐTĐ cùng xảy ra với những tình trạng sau đây
sẽ làm tăng mối nguy cơ với biến chứng thận và tim mạch, đó là:
- Kiểm soát kém glucose máu.
- Tăng huyết áp.
- Tăng các thành phần lipid gây VXĐM.
- Giảm kháng Insulin.
- Tăng tỉ lệ biến chứng: bệnh võng mạc, bệnh mạch máu ngoại vi, phì
đại thất trái, thiếu máu cơ tim thầm lặng.
Những bệnh nhân ĐTĐ có MAU có tỉ lệ kháng Insulin cao hơn cho
thấy khuynh hướng kiểm soát chuyển hoá kém hơn và huyết áp động mạch
cao hơn khi so sánh với bệnh nhân ĐTĐ có albumin niệu bình thường. Từ lâu
người ta đã biết kháng Insulin là yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh động
mạch vành không bị ĐTĐ. Như vậy, khi có MAU làm tăng mối nguy cơ cho
cả bệnh thận và tim mạch sẵn có ở bệnh nhân ĐTĐ [34], [35], [39].
Nguyên nhân làm tăng bài xuất albumin niệu: tư thế, tập thể dục, nhiễm
khuẩn đường tiết niệu, suy tim ứ huyết. Kiểm soát glucose máu có ảnh hưởng
đến tốc độ bài xuất albumin theo nước tiểu, nếu kiểm soát glucose máu tốt,
chặt chẽ và sớm sẽ làm giảm bài xuất albumin niệu.
Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến bài xuất albumin niệu, ví dụ chế độ ăn
hạn chế protein ở bệnh nhân ĐTĐ so với nhóm chứng. Trên lâm sàng cũng
như thực nghiệm đều thấy loại protein cũng như tổng số năng lượng đưa vào
có ảnh hưởng đến tốc độ bài xuất albumin và có thể tham gia làm cho quá
trình bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ nặng lên. Hạn chế Na+
trong chế độ ăn làm
hạ HA. Nghiên cứu trong thời gian dài của nhiều tác giả đã khẳng định vai
trò của chế độ ăn hạn chế Na+
đối với tiến triển của MAU hoặc biến chứng
thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Na+
có ảnh hưởng tới tác dụng điều trị của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
21
thuốc ức chế men chuyển trên thực nghiệm ĐTĐ bằng Streptozocin, và ở
bệnh nhân bị bệnh cầu thận không do ĐTĐ [27].
Rối loạn chuyển hoá lipid thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, người ta thấy
rằng: lipoprotein quyết định tính di truyền có thể tăng ở cả bệnh nhân ĐTĐ
týp 1 và týp 2 có MAU. Một số nghiên cứu về điều trị cho thấy: điều trị các
thuốc hạ lipid huyết cải thiện được các thành phần lipid ở bệnh nhân ĐTĐ
týp 1 và không rõ đối với ĐTĐ týp 2, như vậy lipid có vai trò về bẩm sinh dễ
mắc bệnh mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ. Mặc dù vậy vai trò của các
lipoprotein và các liporotein khác tham gia như thế nào trong cơ chế bệnh
sinh biến chứng thận ĐTĐ còn đang được nghiên cứu sâu hơn nữa [12], [35].
1.6. Cơ chế bệnh sinh bệnh thận do ĐTĐ
Glucose máu cao là yếu tố rất quan trọng đối với tổn thương cầu thận,
những công trình hồi cứu cũng như tiến cứu đều xác nhận liên quan giữa
nồng độ glucose máu và nguy cơ biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ: nhóm
nghiên cứu thử nghiệm điều trị ĐTĐ và biến chứng (DCCT) đã khuyến cáo:
tốc độ phát triển và tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ liên quan rất chặt chẽ
với kiểm tra glucose máu [57].
Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân kiểm soát glucose máu rất kém trong
thời gian dài nhưng không thấy biến chứng thận xảy ra (đánh giá bằng định
lượng albumin nước tiểu).
1.6.1. Vai trò của di truyền
Biến chứng này thường gặp trong các gia đình bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và
týp 2 người ta cho rằng, các yếu tố di truyền có vai trò quan trọng đối với tính
mẫn cảm, đối với bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ.
Điều tra yếu tố gia đình về huyết áp cho thấy: HA động mạch ở bố mẹ
bệnh nhân ĐTĐ có protein niệu cao hơn ở những bố mẹ bệnh nhân không có
protein niệu. Nguy cơ tương đối của phát triển bệnh thận trên lâm sàng vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
22
khoảng 3,3 nếu có một trong hai bố hoặc mẹ có THA. Như vậy THA không
chỉ là biến chứng bệnh thận do ĐTĐ mà đã có bẩm tố sẵn, tiềm ẩn, nó có thể
xuất hiện rất sớm ở cả bệnh nhân týp 1 và týp 2 khi albumin niệu còn bình
thường.
Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch, sẽ tăng mối nguy cơ về biến
chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ, ngược lại cũng làm khả năng bị bệnh tim
mạch ở bệnh nhân ĐTĐ có BCT [trích từ 35].
1.6.2. Rối loạn huyết động
Trên mô hình thực nghiệm hay ĐTĐ tự nhiên đều thấy tăng lưu lượng
huyết tương qua thận, giảm kháng mạch máu trong thận, áp lực hệ thống
chuyển tới mao mạch tiểu cấu thận được thuận lợi hơn nhờ giảm kháng mạch
đến so với mạch đi mạch thận, tăng áp lực thuỷ tĩnh mao mạch tiểu cầu thận.
Tăng áp lực trong tiểu cầu thận có thể gây tổn thương bề mặt nội mô, phá vỡ
cấu trúc bình thường của hàng rào chắn tiểu cầu thận, cuối cùng đưa đến tăng
sinh mạch tăng tổng hợp các matrix ngoài tế bào và kết quả làm giầy màng
nền cầu thận.
Rối loạn huyết động thường kết hợp với phì đại tiểu cầu thận. Một số
tác giả còn cho rằng: tăng sản và phì đại tiểu cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ có
thể xảy ra trước khi sảy ra rối loạn huyết động.
Vai trò chính xác của các yếu tố phát triển trong quá trình phát triển
bệnh thận do ĐTĐ cho đến nay vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Người
ta thấy hormon tăng trưởng (GH), yếu tố phát triển giống insulin, yếu tố phát
triển nguồn gốc của tiểu cầu, yếu tố phát triển biến đổi nội mạc mạch máu, và
những chất kích thích phát triểu khác tác động đối với những biến đổi ở thận
trong thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ. Các yếu tố này có thể hoạt hoá hiện
tượng tăng sinh tế bào gian mạch, tăng tổng hợp các matrix ở gian mạch hoặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
23
làm giảm quá trình thoái hoá matrix, do đó làm tăng những biến đổi về tổ
chức học đặc trưng đối với bệnh thận do ĐTĐ [66], [67].
1.6.3. Vận chuyển ngược Natri lithium
Tăng hoạt tính vận chuyển ngược Na+
-Li của tế bào hồng cầu, hệ thống
vận chuyển cation màng tế bào có liện quan chặt chẽ với bệnh THA và biến
chứng của nó, có tới 80% biến chứng này trong từng cá thể được giải thích
do ảnh hưởng của di truyền.
Tốc độ vận chuyển ngược Na+
-Li đã được nhận ở tác giả ghi nhận có ở
cả ĐTĐ týp 1 và týp 2 có MAU [63].
Mối liên quan đặc biệt giữa tính hoạt động của hệ thống vận chuyển
này ở những đầu hệ ĐTĐ có biến chứng thận với bố mẹ của họ chứng tỏ rằng
tính di truyền về tăng hoạt tính của hệ thống vận chuyển này trong bệnh thận
do ĐTĐ. Nhưng ta cũng thấy sự kết hợp chặt chẽ hoạt tính vận chuyển ngược
Na+
- Li ở những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng bị ĐTĐ.
Tăng hoạt tính vận chuyển ngược Na+
có thể làm tăng nguy cơ đối với
bệnh thận và các biến chứng mạch máu ở những bệnh nhận ĐTĐ.
1.6.4. Chất vận chuyển ngược chiều Sodium-hydrogen.
Những điểm giống nhau giữa vận chuyển ngược Na+
-Li và hoạt tính
của chất trao đổi màng tế bào sinh học, chất vận chuyển ngược Na+
/H+
đã
thúc dục những nhà khoa học nghiên cứu khám phá những rối loạn trong
bệnh thận do ĐTĐ.
Vận chuyển ngược chiều 2 chất Na+
và H+
đảm nhiệm 3 chức năng
quan trọng của tế bào:
+ Điều chỉnh pH tế bào.
+ Kiểm soát thể tích tế bào.
+ Điều chỉnh cặp ghép kích thích-đáp ứng và tăng sinh tế bào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
24
Trong thận, sự thay đổi chất vận chuyển Na+
/H+
nằm ở trên màng đỉnh
biểu mô đã bị phân cực tham gia trực tiếp quá trình tái hấp thu Na+
.
Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã đi đến những
nhận xét: những bệnh nhân có ĐTĐ có tăng mức hoạt tính của chất vận
chuyển ion màng này có thể là tăng tái hấp thu Na+
ở ống thận, như vậy sẽ
làm tăng dòng máu qua thận, đưa đến làm tăng lọc tiểu cầu thận để duy trì
cân bằng Na+
. Các quá trình phì đại/ tăng sản của các tế bào cơ trơn trong các
động mạch và tiểu động mạch kết hợp với tăng hoạt tính của Na+
/ H+
sẽ đưa
đến tăng trương lực mạch máu, tăng HA hệ thống và tăng áp lực trong tiểu
cầu thận, một quá trình tương tự sẽ làm nguyên nhân làm tăng vùng gian
mạch [trích từ 35].
Rối loạn tổng hợp matrix ngoài tế bào kết hợp với tăng hoạt quá mức
Na+
/H+
antiport sẽ là nguyên nhân tích luỹ quá nhiều matrix ở gian mạch và
tổ chức kẽ của thận.
Những rối loạn trên đây sẽ khởi điểm cho chu trình các hiện tượng các
hiện tượng gây nên tăng HA hệ thống và tăng HA trong tiểu cầu thận, nặng
hơn là xơ tiểu cầu thận và cuối cùng là bị tắc các tiểu cầu thận và suy thận
[18].
1.7. Các phƣơng pháp định lƣợng MAU và điều kiện thu mẫu
Định lượng microalbumin ở phòng xét nghiệm đòi hỏi sử dụng một kỹ
thuật đặc hiệu và độ nhạy rất cao, các phương pháp định lượng nói chung
được tiến hành trên mẫu nước tiểu 24h hay nước tiểu ban đêm, các kiểu thu
mẫu này cho phép biểu hiện thành lưu lượng (mg/24h hay g/min). Tuy vậy,
nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ
albumin niệu trong mẫu nước tiểu buổi sáng và lưu lượng đo được trên mẫu
nước tiểu ban đêm hay 24h [70].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
25
Các phương pháp miễn dịch phóng xạ là các kỹ thuật chuẩn song không
phải lúc nào cũng thực hiện được (cần thiết có một máy đếm gamma) và
không thích hợp cho mục đích sàng lọc. Phương pháp thường quy (với kháng
thể kép), sử dụng một kháng thể đa dòng đo albumin người, với albumin
người được đánh dấu bằng I125
và albumin người được tinh chế cao như chất
chuẩn [39], [45].
Phương pháp đo độ đục miễn dịch cần áp dụng một máy đo độ đục
laser, nguyên lý của phương pháp này như sau:
Kháng thể kháng albumin phản ứng với kháng nguyên (albumin) có
trong mẫu bệnh phẩm (nước tiểu) hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng
thể. Tiến hành đo ngưng kết bằng phương pháp đo độ đục. Toàn bộ quy trình
xét nghiệm được tóm tắt trong hình sau:
Hình 3. Sơ đồ quy trình xét nghiệm MAU bằng đo độ đục miễn dịch [trích từ
45].
Kỹ thuật khuyếch tán miễn dịch điện di của Laurel có ưu điểm là không
cần thiết bị xét nghiệm phức tạp và tương đối rẻ. Xét nghiệm được tiến hành
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
26
trên một tấm gelose trong dịch đệm TBG (tris-glycine-barbital pH= 8,9) hoà
loãng trong nước cất.
* Các biến đổi kết quả
Ngoài biến đổi riêng biệt phụ thuộc vào từng phương pháp đo, một số
tình huống có thể dẫn tới tình trạng tăng lượng bài xuất albumin niệu: tư thế
đứng, gắng sức, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm ceton. Hơn nữa, lượng
bài xuất albumin trong nước tiểu còn bị mức kiểm soát glucose máu tác động:
kiểm soát glucose máu thật tốt ngay từ giai đoạn đầu tiên của bệnh cho phép
làm giảm lượng bài xuất albumin trong nước tiểu. Khẩu phần nhập natri và
protein cũng tác động đến bài xuất albumin niệu, nhiều nghiên cứu đã cho
phép chứng minh rằng hạn chế protid cũng làm giảm đáng kể protein niệu
trên người ĐTĐ [4], [50].
1.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý thận ĐTĐ và phân chia giai đoạn
1.8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán
1.8.1.1. Biểu hiện lâm sàng
Bệnh lý thận ĐTĐ khi đã có đầy đủ các triệu chứng: Protein niệu, phù,
tăng huyết áp, suy thận thì tổn thương thận đã ở giai đoạn năng nề
Những dấu hiệu và triệu chứng này chỉ xảy ra ở những bệnh nhân mắc
bệnh lâu ngày (thường trên 10 năm). Lúc này biểu hiện thường là kết hợp với
giảm albumin máu và rối loạn lipid máu trong những thể nặng, tạo thành hội
chứng thận hư điển hình hội chứng Kimmelstiel-Willson. Vì thế điều quan
trọng nhất là phải tìm được protein niệu ở giai đoạn MAU để dự phòng tổn
thương thận sớm [36].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
27
1.8.1.2. Cận lâm sàng.
Chẩn đoán bệnh thận lâm sàng được xác định khi protein niệu phát hiện
được bằng test thử tích nước tiểu. Những test như thế này thường thấy khi
mức protein niệu nồng độ > 300mg/l. Nhưng nồng độ albumin niệu trên mức
bình thường nhưng dưới mức 300mg/l được gọi là MAU và chỉ có thể được
phát hiện bằng xét nghiệm miễn dịch nhạy, đặc hiệu cho albumin. Để dảm
bảo chính xác, dù test dương tính cũng phải làm nhắc lại, thường ít nhất hai
lần trong thời gian một vài tháng, nhất là khi chẩn đoán MAU hoặc bệnh thận
lâm sàng. Cho đến nay người ta cho rằng MAU được phát hiện trong thời gian
6 tháng hoặc hơn thì có thể tồn tại dai dẳng. Tuy nhiên cũng đã có nghiên cứu
chứng minh MAU có thể được phát hiện và tồn tại dai dẳng trong nhiều năm,
sau đó có thể trở về bình thường ở một số người [10].
Bảng Tiêu chuẩn xác định giai đoạn tổn thƣơng thận – ĐTĐ
Bình thƣờng MAU Bệnh thận lâm sàng
Nồng độ AL niệu < 20mg/l 20-300mg/l >300mg/l (30mg/dl
Mẫu qua đêm < 20 μg/min 20-199 μg/min ≥ 200 μg/min
Mẫu 24h < 30mg/24h 30-299mg/24h ≥ 300mg/24h
Tỷ l ệ Al/Cr
Nam <2,5 mg/mmol 30-299mg/24h >3mg/mmol
< 25mg/g 25-300 mg/g >300 mg/g
Nữ <3,0 mg/mmol 3-30 mg/mmol > 30 mg/mmol
< 30 mg/g 30-300 mg/g >300mg/g
Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương theo StesphenC.Jones 2004 [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
28
1.8.2 Giai đoạn tổn thương.
Trong thực hành lâm sàng, thực tế người ta chia giai đoạn tổn thương
của thận của người ĐTĐ ra các mức độ theo giai đoạn sau.
-Giai đoạn 1: Chưa có albumin niệu
+ Albumin niệu âm tính, albumin máu bình thường.
+ Creatinin huyết thanh bình thường.
- Giai đoạn 2: Có microalbumin niệu.
+ Albumin niệu tăng, thử bằng que thử vẫn âm tính.
+ Creatinin huyết thanh bình thường.
- Giai đoạn 3: Có microalbumin niệu.
+ Thử protein niệu bằng que thử thấy dương tính.
+ Creatinin huyết thanh bình thường.
- Giai đoạn 4: Macroalbumin niệu kèm theo tăng creatinin.
+ Creatinin huyết thanh tăng
- Giai đoạn 5: Suy thận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
29
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán
đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viên Đa
khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 01/2009 đến tháng 09/2009.
- Địa điểm: Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Nguyên
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang.
2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu
Chọn mẫu có chủ đích.
2.3.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
* Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y
tế thế giới 1999 có ít nhất một trong 2 tiêu chuẩn sau [71].
- Glucose máu lúc đói (sau bữa ăn cuối cùng 8h) > 7,0mmol/l.
- Glucose máu bất kỳ > 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng của đái
tháo đường như uống nhiều, tiểu nhiều.
* Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn một số tiêu chuẩn của
Tổ chức Y tế thế giới và vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam:
- Người > 40 tuổi
- Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
30
- Thường có cơ địa béo phì
- Không có biến chứng nhiễm toan ceton
- Điều trị lâu dài có hiệu quả bằng chế độ ăn và/ hoặc các thuốc viên hạ
glucose máu [38].
* Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu
- Những bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn để được chọn vào nghiên
cứu: đái tháo đường týp 1, đái tháo đường thai nghén hoặc các đái tháo đường
khác thứ phát sau basedow, hội chứng Cushing…
- Bệnh nhân không có các biến chứng nặng, cấp tính như: hôn mê
nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, các nhiễm trùng cấp tính...
- Bệnh nhân bị mắc bệnh thận như: nhiễm khuẩn tiết niệu hay bị các
bệnh thận khác, đái máu (vi thể hoặc đại thể ), sỏi thận...
- Đang trong đợt mất bù của suy tim, suy gan.
- ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu (+).
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Thông tin chung
- Tuổi.
- Giới.
- Nghề nghiệp.
- Dân tộc.
- Địa chỉ.
* Chỉ tiêu lâm sàng:
- Tiền sử: THA, ĐTĐ thời gian phát hiện bệnh.
- Các triệu chứng cơ năng: Đái buốt, tiểu nhiều lần, tê bì chân tay, đau
ngực, đau lưng, phù.
- Thể trạng tính theo BMI, vòng bụng, chỉ số vòng bụng/vòng mông.
- Tăng huyết áp: tăng huyết áp, thời gian phát hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
31
* Chỉ tiêu cận lâm sàng
- Glucose máu lúc đói.
- Cholesterol TP (CT), triglycerid (TG), HDL-C, LDL-C.
- Siêu âm hệ tiết niệu.
- XN nước tiểu toàn phần.
- Bán định lượng microalbumin niệu bằng test thử (Clinitek) hãng Bayer
Anh.
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Tất cả đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm
cần thiết và được phỏng vấn khai thác kỹ các yếu tố liên quan đến bệnh theo
mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án
nghiên cứu thống nhất.
2.5.1. Khám lâm sàng
* Tính chỉ số khối cơ thể:
- Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo cao. Bệnh
nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết
quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g.
- Đo chiều cao: được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân.
Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng,
mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống
đến khi chạm đứng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính
bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm.
- Tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức:
Cân nặng (kg)
BMI =
(Chiều cao)2
m
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
32
- Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề
nghị cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tháng 2/2000 như sau:
Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI [49]
Xếp loại BMI
Gầy < 18,5
Bình thường 18,5 – 22,9
Thừa cân 23 – 24,9
Béo phì độ 1 25 – 29,9
Béo phì độ 2 > 30
* Đánh giá nguy cơ béo phì còn cần phải xem sự phân bố mỡ đặc biệt ở bụng
và nội tạng theo chỉ số bụng/mông(B/M).
- Đánh giá tình trạng phân bố mỡ trên lâm sàng dựa vào chỉ số vòng
bụng và tỉ lệ vòng bụng/ vòng mông theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế
giới đề nghị cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tháng 2/2000 [49].
Vòng bụng
B/M =
Vòng mông
- Đo vòng bụng, vòng mông: sử dụng thước dây mềm, không co giãn.
Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 10 cm. Đo khi bệnh nhân
thở ra nhẹ, tránh co cơ.
- Vòng bụng đo qua nơi nhỏ nhất giữa rốn và mào chậu.
- Vòng mông đo qua hai mấu chuyển lớn.
- Vòng bụng bình thường: nam < 90 cm, nữ < 80 cm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
33
- B/M: nếu B/M ≥ 0,80 ở nữ giới và ≥ 0,90 ở nam giới thì được xem
như là phân bố nhiều mỡ ở vùng bụng, nội tạng hay còn gọi là béo kiểu nam,
hay béo trung tâm.
* Đo huyết áp:
- Các bệnh nhân đều được đo huyết áp bằng máy đo huyết áp đồng hồ đã
được hiệu chỉnh với huyết áp thuỷ ngân.
- Bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
- Bệnh nhân được đo ở tư thế nằm hoặc ngồi. Huyết áp được đo ở cánh
tay.
- Đo huyết áp 2 lần, cách nhau 5 phút và lấy trung bình cộng. Nếu 2 số
đo chênh nhau quá 5mmHg thì phải đo lại 1-2 lần nữa rồi lấy trung bình cộng.
- Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI 2003 [25], [26], [48].
+ Chẩn đoán tăng huyết áp: Khi bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đã
được chẩn đoán và hiện đang điều trị thuốc hạ huyết áp hoặc bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC-VI: huyết áp tâm thu ≥140
mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.
+ Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI.
Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI 2003
Phân loại
HA tâm thu
(mmHg)
HA tâm trương
(mmHg)
Bình thường < 130 Và < 85
Bình thường cao 130-139 Và 85-89
THA độ 1 140-159 Hoặc 90-99
THA độ 2 160-179 Hoặc 100-109
THA độ 3 ≥ 180 Hoặc ≥ 110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
34
2.5.3. Cận lâm sàng
Các xét nghiệm được làm tại Khoa Sinh hoá Bệnh viện Đa khoa Trung
ương Thái Nguyên. Bệnh nhân (đối tượng nghiên cứu) được lấy máu buổi
sáng lúc đói để làm các xét nghiệm.
- Xét nghiệm glucose máu: Glucose máu được định lượng bằng phương
pháp enzym so màu với thuốc thử và chuẩn của hãng Roche, tiến hành trên
máy AU 640. Kết quả được biểu thị bằng mmol/l.
- HbA1c: Xét nghiệm định lượng HbA1c bằng phương pháp miễn dịch
đo độ đục trên máy AU 640 với thuốc thử và chuẩn của hãng Roche. Giá trị
bình thường của HbA1c là từ 4 – 6,2%.
- Định lượng các thành phần lipid máu:
+ Cholesterol và triglycerid được định lượng bằng phương pháp enzym
so màu trên máy AU 640 với thuốc thử và chuẩn của hãng Roche.
+ HDL-C được định lượng trực tiếp
+ LDL-C được tính theo công thức của Friedewald khi chỉ số TG < 4,5
mmol/l:
TG
LDL-C = TC- (HDL-C)- -------
2,2
Đánh giá rối loạn lipid máu dựa theo tiêu chuẩn của ATP III
Bảng 2.3 Đánh giá các rối loạn lipid máu [24]
Lipid huyết thanh Bình thường (mmol/l) Có rối loạn (mmol/l)
Cholesterol toàn phần < 5,2 > 5,2
Triglycerid < 2,3 > 2,3
LDL-Cholesterol < 3,4 > 3,4
HDL-Cholesterol > 1 < 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
35
- Xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Bán định lượng microalbumin niệu bằng test thử Clinitek trên máy
Clinitek 100 test thử dương tính khi albumin niệu ≥ 30mg/l.
*Nguyên lý và kỹ thuật bán định lượng MAU (micral-test II)
Micral-test II là một xét nghiệm bằng giấy nhúng bán định lượng, dựa
trên sự kết hợp phương pháp sắc ký và miễn dịch (hình 4). Nước tiểu và
albumin được hấp thụ bởi lớp hấp thụ và được vận chuyển theo sắc ký tới
vùng đệm cung cấp các điều kiện lý tưởng cho các phản ứng hoá học tiếp theo.
Tại vùng kế tiếp của que thử, albumin được gắn một cách đặc hiệu với liên
hợp hoà tan của kháng thể và enzym, tạo nên phức hợp kháng nguyên-kháng
thể-enzym. Tại vùng chất bắt giữ, các phần tử thừa của chất liên hợp kháng
thể enzym được gắn với các albumin bất động và vì vậy bị loại khỏi phản ứng.
Cuối cùng trong tấm phản ứng màu, enzym hoạt hoá tách chất nhuộm khỏi cơ
chất có màu vàng. Đậm độ màu tạo nên tương ứng với nồng độ albumin trong
nước tiểu, có 4 màu mẫu từ nhạt đến đậm tương ứng với nồng độ albumin
trong nước tiểu: 0mg/l, 20mg/l, 50mg/l, 100mg/l [22], [69], [70].
Hình 4. Sơ đồ bán định lượng MAU bằng test thử [45]
Cho giấy nhúng vào lọ nước tiểu tươi (lấy sau khi ngủ dậy) trong 30
giây rồi rút ra đọc, các nồng độ ≥ 30mg/l được coi là dương tính. Phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
36
pháp tiến hành rất đơn giản và nhanh, độ nhạy của xét nghiệm là 90%, độ đặc
hiệu là 87,2% độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này được coi là thích
hợp, cho phép phát hiện MAU trong những lần khám định kỳ bệnh nhân [45.
Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để bán định
lượng MAU.
Kỹ thuật tiến hành: lấy nước tiểu người bệnh khi thức dậy buổi sáng.
Nhúng test thử vào lọ đựng nước tiểu đến tận vạch đen của test trong vòng 30
giây, sau đó rút test thử ra đưa vào máy Clinitek 100 đọc kết quả. Đọc kết quả
với phương pháp so sánh với màu mẫu chuẩn.
2.6. Xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh
học với phần mềm EPI INFO 6.04
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của ban lãnh đạo Khoa
Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu và
phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút
khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích.
- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí
mật.
- Nghiên cứu chỉ mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định điều trị hoàn
toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
37
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu (ĐTNC)
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới
Đặc điểm
X ± SD
Tuổi (năm) 60,3 ± 9,7
Tuổi bệnh (năm) 4,4 ± 3,2
Giới (nam/nữ) 62/54
Nhận xét:-Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60,3 ± 9,7 (tuổi
thấp nhất là 40, cao nhất là 83).
- Tuổi bệnh (năm) trung bình là 4,4 ± 3,2.
- Trong đó nam (n=62) chiếm 53,4 %, nữ (n=54) chiếm 46,6%.
53.4
46.6
Nam
Nữ
Tỉ lệ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
38
Bảng 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi n Tỉ lệ (%)
< 50 17 14,7
50 – 59 38 32,8
60 – 69 36 31,0
> 70 25 21,5
Tổng số 116 100
Nhận xét: Thường gặp ĐTNC ở độ tuổi 50-69, chiếm tỉ lệ 63,8%
14.7
32.8
31
21.5
0
5
10
15
20
25
30
35
Tỷ lệ %
< 50 50 - 59 60 - 69 >=70
Nhóm tuổi
Biểu đồ 3.2. Phân bố ĐTNC theo nhóm tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
39
Bảng 3.3. Phân bố theo thời gian phát hiện ĐTĐ
Thời gian (năm) n Tỉ lệ (%)
< 1 5 4,3
1 - < 5 65 56,0
5 - < 10 37 31,9
> 10 9 7,8
Tổng số 116 100
Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất
56%.
4.3
56
31.9
7.8
0
10
20
30
40
50
60
Tỷ lệ %
<1 1- <5 5 - <10 >=10
Năm
Biểu đồ 3.3 Phân bố ĐTNC theo thời gian phát hiện bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
40
Bảng 3.4. Tỉ lệ tăng huyết áp
BN ĐTĐ týp 2 n Tỉ lệ (%)
THA 54 46,6
Không THA 62 53,4
Tổng 116 100
Nhận xét: Tỉ lệ tăng huyết áp là 46,6%.
Tỉ lệ %
53.4
46.6
THA Không THA
Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ THA ở đối tƣợng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
41
3.2. Kết quả bán định lƣợng MAU và một số liên quan
Bảng 3.5. Tỉ lệ MAU ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có macroalbumin niệu (-).
Xét nghiệm n Tỉ lệ (%)
MAU (+) 53 45,7
MAU (-) 63 54,3
Tổng số 116 100
Nhận xét: 116 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú có
macroalbumin niệu âm tính tỉ lệ phát hiện MAU (+) là 45,7%.
Tỉ lệ %
45.7
54.3
MAU (+)
MAU (-)
Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ MAU ở bệnh nhân ĐTĐ có macroalbumin niệu (-)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
42
Bảng 3.6. So sánh tỉ lệ một số triệu chứng ở nhóm MAU
Triệu chứng
MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63)
P
n % n %
Đau ngực 38 71,7 37 58,7 > 0,05
Đau lưng 23 43,4 18 28,6 > 0,05
Đái buốt 5 9,4 6 9,5 >0,05
Tiểu nhiều lần 26 49,1 44 69,8 >0,05
Tê bì chân tay 45 84,9 46 73 > 0,05
Phù 0 0 0 0
Nhận xét: Giữa 2 nhóm MAU (+) và MAU (-) các triệu chứng đau
ngực, đau lưng, đái buốt, tiểu nhiều lần, tê bì chân tay không có sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Bảng 3.7. So sánh chỉ số BMI ở nhóm MAU
Nhóm MAU
BMI
MAU(+) (n=53) MAU(-) (n=63)
P
n % n %
Gầy 2 3,8 7 11,0 >0,05
Bình thường 18 33,9 25 39,8 >0,05
Thừa cân 19 35,9 18 28,6 >0,05
Béo độ I 13 24,6 12 19,0 >0,05
Béo độ II 1 1,8 1 1,6 >0,05
Nhận xét: Thừa cân, béo phì của hai nhóm MAU(+) và nhóm MAU(-)
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
43
Bảng 3.8. Liên quan giữa BMI và MAU
Chỉ số
MAU (+)
(n = 53)
MAU (-)
(n = 63)
OR, CI95%, p
BMI ≥ 23
33 31
OR= 1,7
CI95% (0,7-3,8)
p > 0,05
BMI < 23
20 32
Nhận xét: Mối liên quan giữa BMI và MAU ở đối tượng nghiên cứu
chưa rõ ràng, mặc dù OR=1,7 nhưng sự kết hợp chưa có ý nghĩa thống kê với
(p > 0,05).
Bảng 3.9. Liên quan giữa vòng bụng và MAU
Nhóm MAU
Vòng bụng
MAU (+)
(n = 53)
MAU (-)
(n = 63) OR, CI95%, p
Tăng 47 44
OR= 3,3
CI95% (1,1-10)
p < 0,01
Bình thường 6 19
Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến vòng bụng tăng, những trường
hợp vòng bụng tăng trên 90cm ở nam và trên 80cm ở nữ có nguy cơ MAU (+)
cao gấp 3,3 lần những trường hợp vòng bụng ở ngưỡng bình thường (p< 0,01).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
44
Bảng 3.10. Liên quan giữa chỉ số vòng bụng/vòng mông và MAU
Nhóm MAU
Chỉ số
MAU (+)
(n = 53) %
MAU (-)
(n = 63) % OR, CI95%, p
B/M tăng 37 69,8 28 44,4
OR= 2,8
CI95% (1,2-6,7)
p < 0,01
B/M bình
thường
16 30,2 35 55,6
Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến chỉ số B/M, những trường hợp
B/M trên 0,9 ở nam và trên 0,8 ở nữ có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,8 lần
những trường hợp B/M ở ngưỡng bình thường (p < 0,01).
Bảng 3.11. Liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh với tỉ lệ MAU
Nhóm MAU
TG Bệnh
MAU (+) MAU (-)
n % n %
< 1 năm (n=5) 1 20,0 4 80,0
1-5 năm (n=65) 21 32,3 44 67,7
5-10 năm (n=37) 23 62.2 14 37,8
≥ 10 năm (n=9) 8 88,8 1 11,2
Nhận xét: Tỉ lệ ĐTNC có MAU (+) tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
45
20
32.3
62.2
88.8
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Tỷ lệ %
<1 1_5 5 10 >=10 Năm
Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ MAU (+) theo thời gian phát hiện bệnh
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa MAU với giới
Nhóm MAU
Giới
MAU (+)
(n = 53)
Tỉ lệ
%
MAU (-)
(n = 63)
Tỉ lệ
% OR, CI95%, p
Nam 30 56,6 32 50,7
OR= 1,2
CI95% (0,5-2,8)
p > 0,05
Nữ 23 43,4 31 49,3
Nhận xét: Không có mối liên quan giữa giới và MAU ở các đối tượng
nghiên cứu với p > 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
46
Bảng 3.13. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân theo MAU
Nhóm MAU
Nhóm tuổi
MAU (+)
(n)
Tỉ lệ
(%)
MAU (-)
(n)
Tỉ lệ
(%)
P
< 50 (n =17) 5 29,1 12 71,9 >0,05
50-59 (n =38) 15 39,4 23 60,6 >0,05
60-69 (n =36) 16 44,4 20 54,6 >0,05
> 70 (n =25) 17 68,0 8 32,0 > 0,05
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa
nhóm MAU (-) và MAU (+) (p > 0,05).
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa huyết áp với MAU
Nhóm MAU
KSHA
MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63)
OR, CI95%, p
N % n %
HA >130/80
mmHg
45 84,9 37 58,7 OR= 3,9
CI95% (1,4-10)
p < 0,01
HA < 130/80
mmHg
8 15,1 26 41,3
Nhận xét: ĐTNC không kiểm soát được huyết áp nguy cơ MAU (+)
cao gấp 3,9 lần những trường hợp kiểm soát được huyết áp với p < 0,01.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
47
Bảng 3.15. Tỉ lệ tăng huyết áp giữa hai nhóm MAU ở BN ĐTĐ týp 2
Phân độ THA
MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63)
(n) (%) (n) (%)
Bình thường 8 15,1 30 47,6
Bình thường cao 10 18,9 14 22,3
THA độ 1 27 50,9 15 23,8
THA độ 2 8 15,1 4 6,3
THA độ 3 0 0 0 0
Nhận xét: Chỉ có 8 ĐTNC ở nhóm đái tháo đường týp 2 có MAU (+) có
mức huyết áp ở trong giới hạn bình thường (chiếm tỉ lệ 15,1%)
Đa số ĐTNC ở nhóm MAU (+) có mức huyết áp ≥ 140/90 mmHg (chiếm
tỉ lệ 66%).
Bảng 3.16. Liên quan giữa MAU với tăng huyết áp ở BN ĐTĐ týp 2
Chỉ số HA
MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63)
OR, CI95%, p
n % n %
≥ 140/90mmHg 35 66,0 19 30,1 OR= 4,5
CI95% (1,9-10)
p < 0,01
< 140/90mmHg
18 44,0 44 69,9
Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp, những
trường hợp ĐTNC huyết áp ≥ 140/90mmHg có nguy cơ MAU (+) cao gấp 4,5
lần những trường hợp huyết áp < 140/90 mmHg với (p < 0,01).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
48
Bảng 3.17. Liên quan giữa glucose máu lúc đói giữa hai nhóm MAU
Glucose máu
(mmol/l)
MAU (+)
(n = 53)
MAU (-)
(n = 63)
OR, CI95%, p
≥ 7 30 23 OR= 2,2
CI95% (1,0-5,1)
p < 0,05
< 7 23 40
Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến tăng glucose máu lúc đói, những
trường hợp glucose máu lúc đói ≥ 7mmol/l có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,2
lần những trường hợp glucose máu bình thường (p < 0,05).
Bảng 3.18. Liên quan giữa HbA1c và MAU
HbA1c
(%)
MAU (+)
(n = 53)
MAU (-)
(n = 63)
OR, CI95%, p
> 6,5 38 30 OR= 2,7
CI95% (1,2-6,5)
p < 0,01
≤ 6,5 15 33
Nhận xét: Có mối liên quan giữa HbA1c và MAU ở các đối tượng
nghiên cứu, những trường hợp HbA1c > 6,5 % có nguy cơ MAU (+) cao gấp
2,7 lần những trường hợp HbA1c bình thường (p < 0,01).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
49
Bảng 3.19. Tỉ lệ rối loạn lipid máu và liên quan với nhóm MAU
RLLM
MAU (+) (1) MAU (-) (2)
p (1-2)
n % n %
Tăng CT (n=45) 23 57 22 43 > 0,05
Tăng LDL-C (n=31) 15 48 16 52 > 0,05
Tăng triglycerid (n=47) 29 62 18 48 < 0,05
Giảm HDL-C (n=36) 22 61 14 49 < 0,05
Nhận xét:
- Tỉ lệ tăng cholesterol và tăng LDL-C máu ở 2 nhóm MAU(+) và
MAU (-) là không có sự khác biệt với (p>0,05)
- Tỉ lệ tăng triglycerid và giảm HDL-C máu ở 2 nhóm MAU(+) và
MAU (-) là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05)
Bảng 3.20. Liên quan giữa triglycerid với MAU
Triglycerid
(mmol/l)
MAU (+)
(n = 53)
MAU (-)
(n = 63)
OR, CI95%, p
≥ 2,3 29 18 OR= 3,0
CI95% (1,3-7,0)
p < 0,05
< 2,3 24 45
Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến tăng triglycerid, những trường hợp
triglycerid tăng ≥ 2,3mmol/l có nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,0 lần những
trường hợp triglycerid bình thường (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
50
Bảng 3.21. Liên quan giữa HDL-C với nhóm MAU
HDL-C
(mmol/l)
MAU (+)
(n = 53)
MAU (-)
(n = 63)
OR, CI95%, p
≤ 1 22 14 OR= 2,4
CI95% (1,0-6,0)
p < 0,05
> 1 31 49
Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến giảm HDL-C, những trường hợp
HDL-C giảm có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,4 lần những trường hợp HDL-C
bình thường (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
51
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, mạn tính và tốn kém, ảnh hưởng
tới hàng triệu người kể cả nam lẫn nữ, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và
mọi trình độ văn hoá khác nhau. Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường đang
tăng lên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi quá trình đô thị hoá
làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân.
Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm. Các biến
chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là
một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh ĐTĐ, đặc
biệt là do đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn. Nhiều nghiên
cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi được phát
hiện đã có biến chứng [35],[39],[62].
Biến chứng thận là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với bệnh nhân
ĐTĐ. Theo báo cáo năm 2000 thì ĐTĐ chiếm gần một nửa trong số các
nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối tại Singapore. Sự gia tăng số
lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ là một vấn đề có tính
thời sự toàn cầu [62], [68].
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Với 116 đối tượng nghiên cứu ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh
viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy tuổi trung bình của các
ĐTNC trong nghiên cứu là 60,3 + 9,7 tuổi. Nhóm ĐTNC ở độ tuổi 50-59
chiếm tỉ lệ cao nhất (32,8%). Đây cũng là nhóm tuổi thường gặp trong các
nghiên cứu khác trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [13], [16], [41], [44].
Đối tượng nghiên cứu gồm 62 nam (chiếm tỉ lệ 53,4%) và 54 nữ (chiếm
tỉ lệ 46,6%). Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
52
phân bố tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới ở trong nước và một số nước
Châu Á.
Theo nghiên cứu của Vũ Đức Minh, Trịnh Xuân Tráng (2001), tỉ lệ
bệnh nhân nữ là 56,86% cao hơn rõ rệt so với bệnh nhân nam [30]. Trong
nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ không có sự khác biệt
(p>0,05).
Về thời gian phát hiện bệnh, trong nghiên cứu của chùng tôi, thời gian
phát hiện đái tháo đường trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là
4,4 ± 3,2 năm. Đa số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm chiếm
tỉ lệ cao nhất 56%, sau đó đến thời gian phát hiện bệnh trong khoảng 5-10
năm chiếm tỉ lệ 31,9%.
Nghiên cứu của Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Phan Sỹ An
tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 1-5
năm [43].
Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên
cứu của một số tác giả khác ở các Bệnh viện trong nước [28], [13], [41], [43],
[45]. Kết quả cho thấy những năm gần đây số người có thời gian phát hiện
bệnh dưới 5 năm chiếm đại đa số, nhiều bệnh nhân ĐTĐ mới được phát hiện.
Điều này phù hợp với nhận định chung về tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ không ngừng
tăng lên ở Việt Nam và là một trong những quốc gia có tỉ lệ tăng nhanh nhất
thế giới [10].
4.2. Nhận xét kết quả xét nghiệm MAU
Trong số 116 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chưa có protein niệu (+) đã có 53
bệnh nhân có MAU (+) (≥ 30mg/l), chiếm tỉ lệ 45,7%. Như vậy mặc dù đối
tượng nghiên cứu theo phương pháp định lượng protein niệu thông thường
hoàn toàn chưa thấy có trong nước tiểu, nhưng khi được làm xét nghiệm
microalbumin niệu thì thấy gần một nửa trong số đó đã bắt đầu có tổn thương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
53
màng lọc cầu thận. So sánh kết quả nghiên cứu về MAU ở bệnh nhân ĐTĐ
với các nghiên cứu khác trong bảng 4.1 cho thấy.
Tác giả
Số BN
nghiên cứu
Tỉ lệ % MAU (+)
Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000) 40 31,6
Schernthanerr G (1993) 228 20-30
Trần Xuân Trường và
Nguyễn Chí Dũng (2008)
68 33,8
Nguyễn Văn Công (2002) 72 43,06
Hồ Hữu Hóa (2009) 116 45,7
Tần suất MAU (+) trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so
với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Vân, Schernthanerr G
và Trần Xuân Trường, tuy nhiên tương đương với kết quả nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Văn Công. Sự khác nhau này có thể: do cách lựa chọn bệnh nhân,
phương pháp đánh giá thuộc loại định tính, bán định lượng hay định lượng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, MAU được xác định bằng phương pháp bán
định lượng bằng test Clinitex. Trong nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân
sử dụng kỹ thuật định lượng MAU. Bên cạnh đó sự khác biệt về này chịu ảnh
hưởng rất rõ bởi sự quản lý đối tượng về glucose máu và huyết áp không đồng
đều giữa các cơ sở điều trị. Ở nghiên cứu của chúng tôi chính tình trạng kém
kiểm soát glucose máu và huyết áp ở các đối tượng nghiên cứu là yếu tố chính
giải thích tỉ lệ MAU dương tính cao hơn so với các tác giả khác [13], [44],
[46], [66].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
54
Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu nhằm phát hiện sớm các
bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bị BCT tiến triển nặng sau khi mắc bệnh một thời
gian dài. Trong các nghiên cứu này, xét nghiệm MAU niệu được nhiều nhà
nghiên cứu nhận định là một yếu tố đánh giá sớm tình trạng BCT ở bệnh nhân
ĐTĐ, các tác giả nhận thấy khi có MAU chứng tỏ bệnh nhân bắt đầu có BCT
[13], [46].
Như vậy phải chẩn đoán được tình trạng này càng sớm càng tốt để áp
dụng các biện pháp điều trị thích hợp vào các thời điểm còn có thể cải thiện
tiến triển của bệnh lý cầu thận. Trong nghiêu cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh
nhân có biến chứng sớm thận chiếm tỉ lệ cao (45,7%) và thời gian phát hiện
đái tháo đường càng dài thì tỉ lệ MAU (+) càng tăng [44].
4. 3. MAU và một số mối liên quan ở bệnh nhân đái thái đƣờng týp 2
4.3.1. Mối liên quan giữa MAU và thể trạng.
Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với một tốc độ báo
động không những ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển.
NHANES III (1988-1991) thấy tỉ lệ béo phì ở Mỹ là 33% tăng so với 25% ở
NHANES II (1976-1980) [trích từ 23]. Có nhiều bằng chứng cho thấy béo phì
là yếu tố nguy cơ quan trọng của đái tháo đường týp 2 qua cơ chế đề kháng
insulin, ngoài ra nó còn là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh lý tim mạch.
Ở Pháp 40-60 % người béo phì bị bệnh đái tháo đường týp 2 và 70-80%
người bệnh đái tháo đường týp 2 bị béo phì. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu
của Trần Đức Thọ và cộng sự cho thấy những người có BMI trên 25 có nguy
cơ bị đái tháo đường týp 2 nhiều gấp 3,74 lần so với người bình thường [38].
Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang, ở những người béo phì độ 1 tỉ lệ mắc
đái tháo đường tăng lên 4 lần, béo phì độ 2 tỉ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so
với người bình thường [35].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
55
Nghiên cứu trên 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi nhận thấy
tuy đa số bệnh nhân trong nghiên cứu (cả MAU (+) và MAU (-) đều có thể
trạng gầy hoặc trung bình, không có mối liên quan giữa BMI và MAU ở đối
tượng nghiên cứu (p > 0,05). Nhưng chỉ số vòng bụng/mông lại cao, béo bụng
thường được lượng giá bằng tỉ lệ vòng bụng/vòng mông (B/M), tỉ lệ vòng
bụng/ vòng mông và chỉ số vòng bụng là các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ
tốt hơn so với BMI đơn độc. Thậm chí ở những người có BMI bình thường,
béo bụng và tăng vòng bụng/vòng mông thường phối hợp độc lập với nguy cơ
đái tháo đường [41]. Theo nghiên cứu của một số tác giả thấy chỉ số B/M,
vòng bụng tương quan thuận với tăng nồng độ triglycerid, trong nghiên cứu
này chúng tôi thấy tính chỉ số vòng bụng/vòng mông ở 116 bệnh nhân, chúng
tôi nhận thấy đa số bệnh nhân MAU (+) có tỉ lệ B/M tăng chiếm (69,8%).
MAU (+) có liên quan đến chỉ số vòng bụng/vòng mông, những trường hợp
B/M trên 0,9 ở nam và trên 0,8 ở nữ có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,8 lần
những trường hợp B/M ở ngưỡng bình thường (p < 001). Phải chăng B/M
gián tiếp cho thấy ảnh hưởng của triglycerid với MAU (+), cho thấy sự nguy
hiểm của béo tạng tới biến chứng mạch máu. Béo bụng dẫn đến sự tích tụ quá
mức các mô mỡ trong nội tạng. Chính các tế bào mỡ trong nội tạng cơ thể làm
thay đổi các chất cytokines trong cơ thể và hậu quả làm tăng tryglyceride và
glucose trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc người béo bụng sẽ phải đối
mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim và bệnh thận cao
gấp 3 lần so với người không có hội chứng chuyển hóa.
Những trường hợp vòng bụng tăng nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,3 lần
những trường hợp vòng bụng ở ngưỡng bình thường. Đây chính là yếu tố ảnh
hưởng tới những khó khăn trong kiểm soát glucose máu cũng như làm tăng tỉ
lệ tăng HA và biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở Việt Nam. Nhận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
56
định này của chúng tôi cũng giống như nhiều tác giả trong nước và nước
ngoài khác [10], [23], [59].
4.3.2 Mối liên quan giữa MAU và thời gian phát hiện đái tháo đƣờng
Thời gian phát hiện đái tháo đường ở nhóm bệnh nhân có MAU (+) có
thời gian phát hiện bệnh từ 5-10 năm chiếm tỉ lệ 62,1%, 88% bệnh nhân có
thời gian phát hiện bệnh trên 10 năm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ MAU (+) có xu hướng tăng theo thời
gian phát hiện đái tháo đường, nghĩa là thời gian phát hiện đái tháo đường
càng dài thì tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường có MAU (+) càng tăng. Phát hiện
đái tháo đường dưới 1 năm đã có 20% bệnh nhân có MAU (+), sau 10 năm tỉ
lệ này lên tới 62,1% và trên 10 tỉ lệ này lên tới 88%. Nhận xét này của chúng
tôi cũng phù hợp với nhận xét của Trần Xuân Trường và Nguyễn Chí Dũng
(2008) [43].
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính. Đái tháo đường
týp 2 thường diễn biến âm thầm trong thời gian dài trước khi được phát hiện.
Như vậy, thời gian phát hiện bệnh càng dài thì nguy cơ xuất hiện MAU càng
cao. Do vậy, việc thăm khám toàn diện một cách định kỳ cho các bệnh nhân
ĐTĐ týp 2 là một việc làm đặc biệt quan trọng phát hiện sớm các biến chứng
và có biện pháp kiểm soát glucose, các yếu tố gây tăng glucose chặt chẽ hơn.
4.3.3 Mối liên quan giữa MAU về giới và nhóm tuổi.
Tỉ lệ MAU (+) ở các bệnh nhân đái tháo đường nam là 56,6% và ở các
bệnh nhân đái tháo đường nữ là 43,4%. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về MAU ở hai giới (p > 0,05).
Nghiên cứu Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Phan Sỹ An năm
2008 ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương , mặc dù tỉ lệ nam thấp hơn (46,7%)
nhưng cũng không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ MAU giữa nam và nữ (46,7%
so với 53,3%, p > 0,05) [43]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công năm 2002 tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
57
Khoa nội tiết Bệnh viện Bạch Mai tỉ lệ nữ có MAU (+) là 44,4%, tỉ lệ nam có
MAU (+) là 40,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [20].
Xem xét tỉ lệ MAU(+) theo từng độ tuổi, chúng tôi nhận thấy MAU (+)
tăng cao nhất ở nhóm tuổi 50-59 chiếm tỉ lệ 59%. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Trần Văn Trường (2008)
nghiên cứu trên 68 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thấy tỉ lệ MAU (+) ở
nhóm tuổi 50-59 là 48,5%, nhóm tuổi trên 70 tuổi là 60% [43].
Nguyễn Khoa Diệu Vân và Nguyễn Đạt Anh (2005) nghiên cứu trên
338 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cũng thấy tỉ lệ MAU (+) ở nhóm tuổi 50-59 là
41,7% [45]. Vậy theo chúng tôi đây là nhóm tuổi đang cống hiến tài trí cho
công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do
vậy, việc thăm khám toàn diện một cách định kỳ cho các bệnh nhân ĐTĐ týp
2 là một việc làm đặc biệt quan trọng giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các
biến chứng.
4.3.4 Mối liên quan giữa MAU và tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái
tháo đƣờng týp 2
Một trong các biến chứng rất thường gặp của đái tháo đường là tăng
huyết áp và từ biến chứng tăng huyết áp, bệnh có thể đưa đến các biến chứng
khác nặng hơn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tổn thương thận
trong đái tháo đường. Các biến chứng này sẽ góp phần làm bệnh đái tháo
đường nặng lên nhanh chóng, từ đó làm tăng huyết áp nặng hơn.
Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của JNC VI với tăng huyết
áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg, tỉ lệ tăng huyết áp trong
nghiên cứu của chúng tôi là 46,6%. Tỉ lệ này cũng tương tự kết quả của một
số nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công tại Bệnh viện
Nội tiết Trung ương (2002) tỉ lệ này là 44,2%. [13].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
58
Tỉ lệ tăng huyết áp ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong nghiên
cứu của chúng tôi thấp hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ này ở các nước phương Tây.
Điều này có thể là do bệnh nhân đái tháo đường nước ngoài có tỉ lệ thừa cân,
béo phì cao hơn hẳn so với các bệnh nhân Việt Nam [58].
Tuy nhiên so với một số nghiên cứu khác trong nước thì tỉ lệ của chúng
tôi cao hơn hẳn. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình tại Bệnh viện Nội tiết Trung
ương (2003), tỉ lệ tăng huyết áp ở người mới phát hiện đái tháo đường là
23,5% [3], [9]. Sở dĩ có sự khác biệt này có thể là do: tuổi trung bình của các
bệnh nhân trong nghiên cứu là 60,3 + 9,7 tuổi cao hơn so với nghiên cứu khác
và lựa trọn đối tượng nghiên cứu khác nhau.
46,6 % ĐTĐ týp 2 trong nhóm nghiên cứu có tăng HA, tỉ lệ tăng huyết
áp ở hai nhóm có MAU(+) cao hơn so với nhóm có MAU(-), sự khác nhau có
ý nghĩa thống kê về tỉ lệ THA giữa nhóm MAU (+) và MAU (-) (64,8% so
với 35,2%, p < 0,01) những trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ
MAU (+) cao gấp 4,5 lần so với trường hợp huyết áp bình thường. Trong số
53 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có MAU (+), có 45 bệnh nhân có HA >
130/80 mmHg chiếm tỉ lệ 84,3%. Chỉ có 8 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 15,1%) có
mức HA < 130/80 mmHg. Khi HA ≥ 130/80mmHg nguy cơ MAU (+) cao
gấp 3,9 lần so với trường hợp huyết áp < 130/80mmHg còn khi HA ≥
140/90mmHg nguy cơ MAU (+) đã tăng gấp 4,5 lần những trường hợp huyết
áp bình thường. Trong ĐTĐ týp 2 tình trạng xuất hiện MAU thường phối hợp
với kháng insulin, nhạy cảm muối. Tăng huyết áp tâm thu là yếu tố quan trọng
trong tiến triển MAU. Tăng HA và bệnh thận ĐTĐ làm nặng nhau góp phần
tạo vòng xoáy tiến triển tăng huyết áp, bệnh thận và bệnh tim mạch. Nhiều
yếu tố liên quan đến thận khác góp phần làm gia tăng phát triển tăng HA và
các biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ do vậy điều quan trọng là phải điều trị
huyết áp cho bệnh nhân ĐTĐ với mục tiêu làm cho trị số HA đạt được theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
59
khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ là HA ≤ 130/80 mmHg với bệnh
nhân không có bệnh thận kèm theo và HA ≤ 125/75mmHg nếu có bệnh thận
kèm theo.
Theo Batty Stults ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, tỉ lệ tăng huyết áp
là 50% ở thời điểm phát hiện bệnh, tăng lên tới 80% khi có microalbumin
niệu và tới hơn 90% khi có macroalbumin niệu [69].
Như vậy, có thể thấy tăng huyết áp có vai trò quan trọng trong sự phát
triển của bệnh thận đái tháo đường. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết
áp vừa là hậu quả vừa là yếu tố thúc đẩy sự tiến triển của bệnh lý cầu thận. Do
vậy việc kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ có vai trò quan trọng trong
việc làm giảm biến chứng thận. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ
biến chứng thận. Nhiều nghiên cứu thấy rằng điều trị các thuốc ức chế men
chuyển, ức chế thụ thể angiotensin có thể làm chậm tiến triển bệnh thận vì
đều có tác dụng giảm protein niệu và kiểm soát huyết áp tốt hơn.
4.4. MAU và kiểm soát glucose máu
Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính, bệnh tiến
triển sẽ dẫn đến các biến chứng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có mối
tương quan tương đối rõ giữa glucose máu với các biến chứng mạch máu lớn
và vi mạch ở cả bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và đái tháo đường týp 2.
Klein R và cộng sự (1994) nghiên cứu trên 3000 bệnh nhân đái tháo đường
thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ kiểm soát glucose máu với tỉ lệ mắc
hàng năm cũng như tiến triển của bệnh lý võng mạc [trích từ 23]. Ritz E và
cộng sự (1996) cũng thấy có mối tương quan giữa mức độ kiểm soát glucose
máu với biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường [trích từ 23]. Nhiều thử
nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh hiệu quả của kiểm
soát glucose máu trên các biến chứng mạch máu lớn và vi mạch. Nghiên cứu
DCCT trên 1441 bệnh nhân đái tháo đường týp 1 thấy ở nhóm điều trị tích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
60
cực (glucose máu 8,2 mmol/l, HbA1c 7,2%) giảm trên 70% nguy cơ phát
triển bệnh võng mạc, 39% nguy cơ xuất hiện microalbumin niệu, 64% nguy
cơ bệnh thần kinh, 46% nguy cơ các biến chứng mạch máu lớn so với nhóm
điều trị thông thường (glucose máu 12,8 mmol/l, HbA1c 9,1%) [23]. Ở bệnh
nhân đái tháo đường týp 2, nghiên cứu UKPDS trên hơn 4000 bệnh nhân cho
thấy cứ giảm 1% HbA1c thường kết hợp với giảm 25% nguy cơ biến chứng vi
mạch, 18% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm 17% nguy cơ tử vong [61].
Tổ chức Đái tháo đường thế giới (IDF) đã đề nghị mục tiêu kiểm soát
glucose máu với glucose máu lúc đói dưới 6,0 mmol/l và HbA1c dưới 6,5%
[60]. Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) 2006 đã đưa ra mục tiêu kiểm soát
glucose máu cao hơn IDF với glucose máu lúc đói < 7,0 mmol/l và HbA1c
dưới 7% [53]. Tuy nhiên phần lớn người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta
cũng như ở các nước khác đều không đạt mục tiêu này.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gần 3/4 bệnh nhân ở nhóm
MAU (+) và gần 1/2 bệnh nhân ở nhóm MAU (-) có glucose máu lúc đói trên
7,0 mmol/l và HbA1c trên 6,5 %, chỉ có 28 % bệnh nhân ở nhóm MAU (+) và
52% bệnh nhân ở nhóm MAU (-) đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu với
HbA1c dưới 6,5%.
Như vậy, có thể thấy kiểm soát glucose máu ở các bệnh nhân đái tháo
đường nói chung và bệnh nhân đái tháo đường MAU (+) đều chưa tốt. Đây
cũng là thực trạng chung của các bệnh nhân đái tháo đường Việt Nam.
Nghiên cứu Tạ Văn Bình (2003) thấy hơn 80% bệnh nhân đái tháo đường vẫn
không đạt mục tiêu điều trị đề nghị HbA1c dưới 6,5% [10]. Nguyên nhân
chính do vẫn còn khoảng cách giữa hướng dẫn điều trị và thực hành lâm sàng,
cũng như thiếu chiến lược quản lý tốt để giúp người bệnh đạt mục tiêu kiểm
soát glucose máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn
61
So sánh về tỉ lệ glucose máu lúc đói giữa nhóm đái tháo đường MAU (-)
và có MAU (+), chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p <
0,05) giữa 2 nhóm, những trường hợp glucose máu lúc đói > 7mmol/l có nguy
cơ MAU (+) cao gấp 2,2 lần so với những trường hợp glucose máu bình
thường. So sánh về tỉ lệ HbA1c giữa nhóm MAU (+) và nhóm MAU (-),
chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ HbA1c dưới 6,5%
giữa 2 nhóm, những trường hợp HbA1c > 6,5 % có nguy cơ MAU (+) cao gấp
2,79 lần so với những trường hợp HbA1c bình thường. Vì vậy, có thể những
bệnh nhân này vẫn chưa quan tâm nhiều đến tình trạng bệnh tật của mình.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kiểm soát tốt glucose máu góp phần làm
giảm nhiều biến chứng vi mạch và mạch máu lớn. Do vậy kiểm soát glucose
máu tốt sẽ góp phần là giảm tỉ lệ MAU (+) ở bệnh nhân đái tháo đường và
giúp làm giảm tỉ lệ biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Khi đã có dấu hiệu
MAU (+) thì vấn đề khống chế glucose và huyết áp càng cần được quan tâm
chặt chẽ hơn để hạn chế sự phát triển của biến chứng thận [34].
4.5. Nhận xét kết quả xét nghiệm lipid máu và mối liên quan với MAU
Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Người
mắc đái tháo đường có tỉ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2-3 lần người
không mắc đái tháo đường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam
đều có chung một nhận xét có thể gặp 70-100% bệnh nhân ĐTĐ có bất
thường một hoặc nhiều thành phần lipid [28], [31]. Đặc điểm nổi bật cả bất
thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là tăng cholesterol toàn phần, tăng
hàm lượng triglycerid, giảm hàm lượng HDL-C, tăng tỉ số cholesterol toàn
phần trên HDL-C [23], [29], [41].
Qua nghiên cứu trên 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi
nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu khá cao, thường gặp nhất là
tăng triglycerid (40,5%) và tăng cholesterol toàn phần (38,7%). Trong nhóm
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2
Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

More Related Content

What's hot

KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔIKHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
SoM
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...
SoM
 
Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...
Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...
Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝRỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
SoM
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
SoM
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦUCHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
SoM
 

What's hot (20)

Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
Thực trạng chất lượng nguồn nước sinh hoạt và một số yếu tố liên quan tại các...
 
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔIKHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT LẤY SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI T...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phầnđáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
đáNh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng toàn phần
 
Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...
Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...
Nghien cuu thuc trang benh thoai hoa khop goi va hieu qua nang cao nang luc c...
 
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
Luận án: Kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở răng hàm mặt công lập - Gửi miễn phí...
 
Bệnh parkinson
Bệnh parkinsonBệnh parkinson
Bệnh parkinson
 
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
đáNh giá kết quả điều trị hẹp niệu quản bằng laser holmium tại bệnh viện việt...
 
Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị
Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị
Tác động của bệnh ung thư đến việc làm và thu nhập của bệnh nhân sau điều trị
 
gay mam chay.pptx
gay mam chay.pptxgay mam chay.pptx
gay mam chay.pptx
 
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
So sánh kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi tán sỏi sử dụ...
 
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ÝRỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng stress, lo âu, trầm cảm của điều dưỡng, hộ sinh...
 
Chóng mặt ở người cao tuổi
Chóng mặt ở người cao tuổiChóng mặt ở người cao tuổi
Chóng mặt ở người cao tuổi
 
Luận án: Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, HAY
Luận án: Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, HAYLuận án: Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, HAY
Luận án: Điều trị bệnh thoái hóa khớp gối nguyên phát, HAY
 
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
Khảo sát thực trạng kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa Kh...
 
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứngNhững khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
Những khó khăn trong thực hành y học bằng chứng
 
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
Tuan thu dieu tri tang huyet ap va mot so yeu to lien quan cua benh nhan dieu...
 
CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦUCHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
CHẤN THƯƠNG ĐỤNG DẬP NHÃN CẦU
 
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét giác mạc
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét giác mạcLuận văn: Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét giác mạc
Luận văn: Tình hình sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm loét giác mạc
 

Similar to Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

Similar to Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 (20)

Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu nãođặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân nhồi máu não
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
đáNh giá kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường tại bệnh viện a ...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
đặC điểm tăng huyết áp ở người có hội chứng chuyển hóa tại phòng khám quản lý...
 
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết ápđặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
đặC điểm hội chứng chuyển hóa ở bệnh nhân tăng huyết áp
 
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếpLuận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
Luận án: Ứng dụng phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn trực tiếp
 
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAYLuận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
Luận án: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc với tấm lưới nh...
 
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi benluan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
luan an phau thuat noi soi ngoai phuc mang dieu tri thoat vi ben
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
Nghiên cứu nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ ti...
 
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ basedow bằng máy hấp thụ tia x năng lư...
 
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của tràn dịch màng phổi d...
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng củ...
 
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đườngNồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
Nồng độ myeloperoxidase huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 

Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Hồ Hữu Hóa CHẨN ĐOÁN SỚM BIẾN CHỨNG THẬN BẰNG XÉT NGHIỆM MICROALBUMIN NIỆU Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Nội Mã số: 60 72 20 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Th¸i Nguyªn - N¨m 2009
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn Công trình hoàn thành tại: Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kim Lương Phản biện 1: PGS-TS. Dương Hồng Thái. Phản biện 2: TS. Nguyễn Mạnh Trường Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn cấp nhà nước họp tại: Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Vào hồi 13 giờ 30 ngày 03 tháng 12 năm 2009. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên. Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên.
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HỒ HỮU HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC HỒ HỮU HOÁ Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM LƢƠNG THÁI NGUYÊN - NĂM 2009 LỜI CẢM ƠN
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3 Hoàn thành khóa học và luận văn tốt nghiệp cao học này, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học và bộ môn Nội Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Kim Lƣơng người thầy đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt, trực tiếp hướng dẫn và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kế hoạch hợp tổng, tập thể các bác sĩ, y tá khoa Khám bệnh, khoa Sinh hóa Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Yên Bái, Trường trung cấp Y tế Yên Bái đã tạo mọi điều kiền thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Thái Nguyên, tháng 12-2009 Tác giả Hồ Hữu Hóa
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu đồ ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .......................................................................... 3 1.1 Đái tháo đường........................................................................................... 3 1.2. Cấu trúc và chức năng thận. ...................................................................... 5 1.3. Những diễn biến tự nhiên của bệnh thận do ĐTĐ.................................... 8 1.4. Những rối loạn chức năng sớm của thận.................................................. 9 1.5. Vai trò của microalbumin niệu ở bệnh nhân ĐTĐ.................................... 10 1.6. Cơ chế bệnh sinh bệnh thận do ĐTĐ......................................................... 13 1.7. Các phương pháp định lượng microalbumin niệu và điều kiện thu mẫu..................................................................................................... 16 1.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân chia giai đoạn bệnh thận do ĐTĐ ........... 19 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 22 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu . .......................................................................... 23 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu ........................................................................... 24 2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................. 28 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. ........................................................................ 28 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................... 29
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 5 3.1.Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu..................................................... 29 3.2. Kết quả định tính MAU và một số mối liên quan. ................................... 33 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 43 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 43 4.2. Nhận xét kết quả bán định lượng MAU. ................................................. 44 4.3. MAU và một số mối liên quan ở bệnh nhân đái thái đường týp 2 ........... 46 4.4. MAU và kiểm soát đường máu. ................................................................ 51 4.5. Nhận xét kết quả xét nghiệm lipid máu và mối liên quan với MAU. ...... 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55 KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADA : Hiệp hội đái đường Mỹ (American Diabetes Association) BCT : Biến chứng thận BN : Bệnh nhân BMI : Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) DCCT : Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về kiểm soát bệnh và biến chứng đái tháo đường (Diabetes Control and Complications Trial) ĐTĐ : Đái tháo đường IDF : Hiệp hội đái đường quốc tế (International Diabetes Federation) HA : Huyết áp HDL-C : Cholesterol tỷ trọng cao (High density lipoprotein- cholesterol) LDL-C : Cholesterol tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein- Cholesterol) MAU : Microalbumin niệu MLCT : Mức lọc cầu thận RLLM : Rối loạn lipid máu TC : Cholesterol toàn phần TG : Triglycerid THA : Tăng huyết áp B/M : Chỉ số vòng bụng/vòng mông UKPDS : Nghiên cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh ( United Kingdom Prospective Diabetes Study).
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi và giới . .................................................... 29 Bảng 3.2: Phân bố theo nhóm tuổi.................................................................... 30 Bảng 3.3: Phân bố theo thời gian phát hiện đái tháo đường. ........................... 31 Bảng 3.4: Tỉ lệ tăng huyết áp .......................................................................... 32 Bảng 3.5: Tỉ lệ MAU ở các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có macroalbumin niệu (-) 33 Bảng 3.6: So sánh tỉ lệ một số triệu chứng ở nhóm MAU .......................... .... 34 Bảng 3.8: Liên quan giữa BMI và MAU ........................................................ 35 Bảng 3.9: Liên quan giữa vòng bụng và MAU ........................................ ..... . 35 Bảng 3.10: Liên quan giữa chỉ số B/M và MAU............................................ 36 Bảng 3.11: Thời gian phát hiện bệnh xếp theo nhóm MAU ................................... 36 Bảng 3.12: Liên quan giữa MAU với giới ..................................................................... 37 Bảng 3.13: Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân theo MAU. ................................... 38 Bảng 3.14: Liên quan giữa huyết áp với MAU. .............................................. 38 Bảng 3.15: Tỉ lệ tăng huyết áp giữa hai nhóm MAU....................................... 39 Bảng 3.16: Liên quan giữa MAU với tăng huyết áp .................................................... 39 Bảng 3.17: Liên quan giữa glucose máu lúc đói ở nhóm MAU....................... 40 Bảng 3.18: Liên quan giữa HbA1c với MAU ..... ........................................... 40 Bảng 3.19: Tỉ lệ rối loạn lipid máu và liên quan với nhóm MAU.................... 41 Bảng 3.20: Liên quan giữa triglycerid với MAU. ........................................... 41 Bảng 3.21: Liên quan giữa HDL-C với nhóm MAU. ..................................... 42
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 8 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới . ........................................................................ 29 Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nhóm tuổi ............................................................... 30 Biểu đồ 3.3 Phân bố theo thời gian phát hiện bệnh ......................................... 31 Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ............................................. 32 Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ MAU ở bệnh nhân ĐTĐ có macroalbumin niệu (-) ............ 33 Biểu đồ 3.6. Thời gian phát hiện bệnh sắp xếp theo nhóm MAU .................. 37
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa. Trong số các bệnh Nội tiết và rối loạn chuyển hóa bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), nhất là đái tháo đường týp 2 đã và đang được xem là vấn đề cấp thiết của thời đại. Đái tháo đường là một trong bốn bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần) có tỉ lệ gia tăng và phát triển nhanh nhất thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 1997, trên toàn thế giới có khoảng 124 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, năm 2000 có 151 triệu, năm 2006 có 246 triệu và con số này dự đoán sẽ tăng khoảng 300- 330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 5,4% dân số toàn cầu năm 2025 [7], [8], [10]. Bệnh đái tháo đường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm. Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là do đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân (BN) đái tháo đường týp 2 khi được phát hiện đã có biến chứng [35], [39]. Biến chứng thận (BCT) là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường. Theo báo cáo năm 2000 thì ĐTĐ chiếm gần một nửa trong số các nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối tại Singapore. Sự gia tăng số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ là một vấn đề có tính thời sự toàn cầu [68]. Tại Việt Nam, theo thống kê cuả một số tác giả tỉ lệ biến chứng thận tiết niệu nói chung do ĐTĐ là 30%. Năm 1989, theo Thái Hồng Quang: Trong số bệnh nhân ĐTĐ týp 1 điều trị tại Bệnh viện biến chứng thận là 57,14%, týp 2 là 42,85% trong đó 14,2% suy thận giai đoạn cuối [35].
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 10 Hiện đã có một số công trình nghiên cứu về biến chứng vi mạch do đái tháo đường và đánh giá tổn thương thận ở người đái tháo đường qua sinh thiết thận. Tuy nhiên phương pháp sinh thiết thận chỉ thực hiện ở những cơ sở có trang thiết bị kỹ thuật cao. Kể từ năm 1982 từ “Microalbumin niệu” (MAU) được chính thức sử dụng trong lâm sàng, nó đã trở thành mối quan tâm của y học, đặc biệt trong các lĩnh vực bệnh tim mạch và nội tiết chuyển hoá. MAU được coi là yếu tố dự đoán biến chứng thận và tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường [35]. Để đánh giá vai trò của MAU trong chẩn đoán sớm biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Chẩn đoán sớm biến chứng thận bằng xét nghiệm Microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Th¸i Nguyªn”. Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là: 1. Xác định tỉ lệ biến chứng thận sớm ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 bằng xét nghiệm Microalbumin niệu 2. Xác định một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có Microalbumin niệu (+).
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 11 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Đái tháo đƣờng 1.1.1. Dịch tễ học Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính, được đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu và các rối loạn chuyển hoá glucid, lipid, protid và thường kết hợp giảm tuyệt đối hay tương đối về tác dụng và sự tiết insulin [10], [52]. Đái tháo đường có tỉ lệ ngày càng tăng ở các quốc gia công nghiệp hoá và các nước đang phát triển, trong số đó có hơn 90% là ĐTĐ týp 2. Sự bùng nổ của ĐTĐ týp 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng động. Theo một thông báo của Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế (IDF), năm 1994 cả thế giới có 110 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, năm 2000 có 151 triệu, năm 2006 có 246 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới, năm 2025 sẽ có 300-330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, chiếm 5,4% dân số toàn cầu [trích từ 35]. - Năm 1991, tại Hà Nội, Phan Sỹ Quốc và Lê Huy Liệu điều tra cho thấy tỉ lệ ĐTĐ là 1,1% trong số dân trên 15 tuổi. Năm 1999 – 2000, kết quả điều tra của Nguyễn Huy Cường cho thấy tỉ lệ ĐTĐ đã gia tăng đến 2,42% trong số dân trên 15 tuổi [trích từ 23]. - Năm 1993, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Mai Thế Trạch và Diệp Thanh Bình thấy tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ là 2,5% dân số [trích từ 23]. - Năm 1996 ở Huế, Trần Hữu Dàng điều tra thấy tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường là 0,96% dân số [15]. - Tại Việt Nam, theo điều tra quốc gia về tình hình bệnh đái tháo đường và yếu tố nguy cơ được tiến hành trên cả nước năm 2002 – 2003, tỉ lệ đái tháo
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 12 đường toàn quốc là 2,7%. Tỉ lệ này có khác nhau giữa các khu vực, khu vực thành thị tỉ lệ ĐTĐ là 4.4% [7], [10]. 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường - Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1999, chẩn đoán xác định đái tháo đường khi có ít nhất một trong 3 tiêu chuẩn sau: - Glucose máu lúc đói (sau bữa ăn cuối cùng 8h) ≥ 7,0 mmol/l. - Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng của đái tháo đường như uống nhiều, tiểu nhiều. - Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l [7], [10], [33]. 1.1.3. Phân loại đái tháo đường - Đái tháo đường týp 1: tế bào bêta bị huỷ, thường đưa đến thiếu insulin tuyệt đối. - Đái tháo đường týp 2: kháng insulin kết hợp với thiếu insulin tương đối hoặc giảm tiết insulin. - Các týp đái tháo đường đặc hiệu khác: giảm chức năng tế bào bêta, giảm hoạt tính insulin, bệnh lý tụy ngoại tiết, bệnh nội tiết khác... - Đái tháo đường ở phụ nữ có thai [10], [38]. 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2 Có hai yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2. Đó là sự đề kháng insulin và rối loạn bài tiết insulin. Ngoài ra còn có vai trò của yếu tố gen và môi trường. - Rối loạn bài tiết insulin: ở người bình thường, khi glucose máu tăng sẽ xuất hiện bài tiết insulin sớm và đủ để có thể kiểm soát nồng độ glucose máu. Đối với người bị ĐTĐ, bài tiết insulin với kích thích tăng glucose máu chậm hơn (không có pha sớm, xuất hiện pha muộn).
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 13 - Kháng insulin: ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, insulin không có khả năng thực hiện những tác động của mình như ở người bình thường. Khi tế bào  không còn khả năng bài tiết insulin bù vào số lượng kháng insulin, glucose máu lúc đói sẽ tăng và xuất hiện đái tháo đường. Kháng insulin chủ yếu ở hai cơ quan là gan và cơ. - Sự đề kháng insulin: tăng sản xuất glucose ở gan, giảm thu nạp glucose ở ngoại vi, giảm thụ thể insulin ở các mô ngoại vi. - Kháng insulin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 mà còn là một trong số các yếu tố gây tăng huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ. Kháng insulin gây tăng nồng độ insulin máu dẫn đến tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm gây tăng huyết áp [10], [33], [35]. 1.2. Cấu trúc và chức năng thận Thận là cơ quan chủ chốt bảo đảm một số chức năng quan trọng của cơ thể như kiểm soát chuyển hoá nước và điện giải, điều hoà huyết áp và bài xuất các chất độc nội sinh và ngoại sinh ra khỏi cơ thể. Đơn vị chức năng thận là nephron. Mỗi thận có khoảng 1-2 triệu nephron. Mỗi nephron gồm có một tiểu cầu thận và hệ thống ống thận (Hình 1). Cầu thận gồm một lưới mao mạch nhận máu từ các tiểu động mạch đến (xuất phát từ động mạch thận) và đưa máu ra khỏi cầu thận qua tiểu động mạch đi. Thành mao mạch cầu thận đóng vai trò hàng rào hữu hiệu, nhờ màng lọc này dưới tác động của các áp lực lọc, cầu thận lọc tách các tế bào máu và các phân tử lớn khỏi nước và các phân tử nhỏ. Chức năng này được gọi là siêu lọc của cầu thận, được đánh giá bằng mức lọc cầu thận (MLCT) trên lâm sàng. MLCT bình thường biến đổi trong khoảng 80-120ml/phút [2], [6], [11].
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 14 Hình 1. Sơ đồ đơn vị thận (Nephron) [45] Hình 2 trình bày thiết đồ cắt ngang cấu trúc của mao mạch cầu thận và hành rào mao mạch cầu thận. Hàng rào mao mạch cầu thận chủ yếu gồm lớp lát trong là các tế bào nội mô, màng đáy và lớp bên ngoài là các tế bào biểu mô. Tổ chức nâng đỡ hay còn gọi là vùng gian mạch bình thường không tham gia vào hàng rào mao mạch, song có thể tác động tới chức năng lọc khi thành phần này tăng lên như trong bệnh cầu thận do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có bệnh cầu thận do đái tháo đường. Các biến đổi bệnh lý trong cấu trúc và chức năng của hàng rào lọc được phản ánh bằng tình trạng biến đổi trong thành phần sinh hoá của dịch lọc qua cầu thận và một trong các thành phần quan trọng nhất trên lâm sàng là albumin. Khi thành mao mạch cầu thận không bị tổn thương, các phân tử albumin không có mặt trong dịch siêu lọc và nước tiểu. Đo mức bài xuất albumin được coi là một chỉ số hữu ích đánh giá tình trạng tổn thương của hàng rào cầu thận [6], [19].
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 15 Hình 2. Hàng rào mao mạch cầu thận [45] * Sinh lý bài xuất albumin trong nƣớc tiểu và microalbumin niệu - Sinh lý bài xuất albumin trong nước tiểu: một lượng nhỏ albumin huyết tương được lọc qua cầu thận và được tái hấp thu trên 95% tại các ống thận nhờ một hiện tượng tích cực. Albumin có đi được qua cầu thận hay không một phần phụ thuộc vào gradient áp lực tồn tại giữa buồng cầu thận và các mao mạch, mặt khác là bản thân màng lọc: bề mặt, kích thước các lỗ, điện tích. Bình thường lượng albumin được bài xuất trong nước tiểu < 10mg/ngày [45], [62]. - Tổn thương màng lọc cầu thận sẽ làm cho lượng albumin xuất hiện nhiều hơn trong nước tiểu. Bằng các phương pháp thông thường người ta chỉ đánh giá được khi có protein niệu ≥ 300mg/24h. Để phát hiện sớm hơn tổn thương thận nhiều nha khoa học đã có những nghiên cứu để định lượng được albumin với hàm lượng < 300mg/24h. Năm 1963 Keen và Chlouverakis là người đầu tiên sáng chế ra thử nghiệm miễn dịch phóng xạ đầu tiên cho phép phát hiện thấy các nồng độ nhỏ albumin trong nước tiểu. Thuật ngữ micrroalbumin niệu (MAU) được sử dụng kể từ 1982. Xét nghiệm MAU cho
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 16 phép phát hiện được lượng bài xuất albumin trong nước tiểu trong khoảng 30- 300mg/24h. Nó coi là công cụ chẩn đoán sớm biến chứng thận [10], [39], [62]. 1.3. Những diễn biến tự nhiên của bệnh thận do ĐTĐ Hầu hết bệnh nhận ĐTĐ týp 1 microalbumin xuất hiện trước khi có biến chứng lâm sàng về thận, như vậy MAU như là yếu tố dự đoán về tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên quan này cũng đúng với ĐTĐ týp 2, nhưng tiến triển của bệnh nhân nhóm này diễn ra từ từ, MAU có giá trị dự đoán về tử vong hơn là dự đoán về tiến triển của bệnh nhân ĐTĐ ở bệnh nhân týp 2 [10], [35]. Biến chứng thận do ĐTĐ (mà đặc trưng là prrotein niệu, tăng HA và suy giảm chức năng thận) gặp khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ týp 1, xảy ra khoảng 10-20 năm sau khi được chẩn đoán ĐTĐ, 25% bệnh nhân ĐTĐ týp 2 biến chứng thận sảy ra khoảng 5-10 năm sau khi được chẩn đoán ĐTĐ [35], [38], [64]. Tuy nhiên đối với ĐTĐ týp 2 không hoàn toàn chính xác vì thời gian bắt đầu bị bệnh không được xác định chắc chắn, hơn thế nữa ĐTĐ týp 2 thường có tăng HA đi trước, cũng chính vì vậy đã gặp rất nhiều khó khăn trong nghiên cứu, đánh giá sự xuất hiện tiến triển của biến chứng này trên lâm sàng. Về tốc độ giảm hàng năm mức lọc cầu thận, các tác giả cho thấy mức lọc cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 tốc độ giảm nhanh gấp 2 lần so với ĐTĐ týp 2 (1,1ml/phút ở týp 2 so với 2,4ml/phút/năm ở týp 1). Mức lọc cầu thận khi mới bắt đầu bị bệnh ĐTĐ đều tăng ở cả hai týp 1 và týp 2 ĐTĐ. Đối với ĐTĐ týp 1, mức lọc cầu thận bắt đầu giảm khi MAU khoảng 70microgam/phút [64]. điều này không chắc chắn đối với ĐTĐ týp 2, có thể do bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cùng tồn tại bệnh thận không do ĐTĐ, đặc biệt do
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 17 bệnh nhân tăng HA, diễn biến biến chứng thận do tăng HA thường chậm so với biến chứng thận do ĐTĐ [37], [39]. Để đơn giản có thể chia ra các giai đoạn diễn biến tự nhiên biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ theo 3 giai đoạn sau đây cho cả týp 1 và týp 2. - Giai đoạn sớm: giai đoạn rối loạn sinh học chức năng thận. - Giai đoạn microalbumin niệu. - Giai đoạn lâm sàng các triệu chứng protein niệu thường xuyên, dần dần đưa đến các giai đoạn suy thận. Người ta cho rằng, về tổ chức học biến chứng thận do ĐTĐ gặp khoảng 96% ĐTĐ týp 1 có protein niệu, khoảng 85% ĐTĐ týp 2 vừa có protein niệu và bệnh lý võng mạc mắt đồng thời. Năm 2000, Nguyễn Khoa Diệu Vân nghiên cứu giá trị của MAU trong chẩn đoán sớm bệnh cầu thận do ĐTĐ cho thấy: có mối liên qua chặt chẽ giữa MAU với mức độ tổn thương cầu thận qua sinh thiết [17], [45]. 1.4. Những rối loạn chức năng sớm của thận Khoảng 40% bệnh nhân ĐTĐ có tăng dòng máu qua thận và tăng MLCT, MLCT > 135ml/phút/1,75m2 . Tăng mức lọc cầu thận xảy ra khi mới bắt đầu và trong quá trình phát triển của biến chứng này. Mô hình thực nghiệm trên súc vật về bệnh ĐTĐ cho thấy rằng, những yếu tố huyết động, đặc biệt trong tiểu cầu thận đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển bệnh lý cầu thận. Những ý nghĩa tiên lượng của hiện tượng tăng mức lọc cầu thận trên người đang được bàn cãi. Một số công trình nghiên cứu cho thấy kết luận không thấy sự liên quan giữa tình trạng tăng lọc với sự tiến triển của protein niệu, với tăng HA, những công trình khác lại cho thấy sự liên qua rõ rệt. Tuy nhiên cả 2 nhóm nghiên cứu có những kết luận ngược nhau này đều ghi nhận hiện tượng suy giảm với tốc độ nhanh MLCT ở bệnh nhân ĐTĐ có hiện tượng tăng lọc [10], [35], [63].
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 18 Một số rối loạn chuyển hoá xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ làm tăng lọc cầu thận như: tăng glucose máu, tăng thể ceton, tăng peptide đào thải Na+ , rối loạn tổng hợp NO, rối loạn cơ chế ngược ống thận cầu thận đưa vào cơ thể không lượng protein cao [trích từ 35]. 1.5. Vai trò của MAU ở bệnh nhân ĐTĐ Năm 1963 Keen và Chlouverakis lần đầu tiên đưa ra kỹ thuật đồng vị phóng xạ (RIA) để đo albumin trong nước tiểu với nồng độ thấp, đến năm 1982 danh từ MAU được chính thức sử dụng trong lâm sàng. MAU được xác định bằng tốc độ bài xuất albumin qua nước tiểu giữa 20 và 200 microgam/phút hoặc khoảng 30-300mg/24 giờ [trích từ 35]. Mức bài tiết albumin ở người khoẻ mạnh giao động từ 1,5-2 nanogam/phút trung bình 6,5ng/phút, giao động giữa các ngày vào khoảng 40-45%, do vậy để giảm mức tối thiểu của giao động này nên tiến hành đo nhiều lần và nhiều thời điểm khác nhau (có thể đo 3 mẫu nước tiểu trong thời gian và tuần) [32]. MAU thường xuyên, thường phát hiện sau 1 năm chẩn đoán ĐTĐ týp 1 và cũng có thể phát hiện được thấy ngay khi chẩn đoán bệnh ĐTĐ týp 2. Ý nghĩa của sự xuất hiện MAU trong thời gian ngắn chưa rõ, nhưng ở một số bệnh nhân, thời gian phát hiện bệnh ≥ 5 năm có albumin niệu, được xem là đã có tổn thương thận. Một khi MAU được xác nhận, thì bài xuất albumin theo nước tiểu có chiều hướng tăng theo thời gian, tốc độ trung bình khoảng 25% hàng năm [10], [68]. MAU có liên quan tới tăng huyết áp, những bệnh nhân ĐTĐ có MAU HA thường cao hơn những bệnh nhân có albumin niệu bình thường, con số huyết áp thường vượt quá xấp xỉ 10-15% mức huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ albumin niệu bình thường [59].
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 19 Tuy nhiên, mức độ tăng huyết áp có thể là một yếu tố tham gia tổn thương thận hoặc THA và tăng bài xuất albumin niệu là quá trình đồng thời xảy ra đưa đến tổn thương thận ở bệnh nhân ĐTĐ [10], [47]. Năm 1999, Hồ Sỹ Thống nghiên cứu hồi cứu trên 218 bệnh nhân ĐTĐ được theo dõi liên tục, hệ thống từ 1996-1999 thấy rằng, trong số bệnh nhân ĐTĐ có protein niệu (137) bệnh nhân, trong 5 năm đầu có 40%, trên 5 năm 46,2%, trên 10 năm 78,8% và trên 15 năm có 100% bệnh nhân có tăng huyết áp. Sau 15 năm có 40% trong số này xuất hiện suy thận giai đoạn III-IV. So sánh giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có MAU, tác giả cho thấy THA gặp 12,5% ở nhóm không có MAU, và 67,9% (p < 0,05) ở nhóm có MAU [40]. Năm 2000, Nguyễn Khoa Diệu Vân nghiên cứu trên 40 bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 điều trị tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai thấy rằng tần suất xuất hiện MAU là 33,1% đối với ĐTĐ týp 1 và 31,6% với ĐTĐ týp 2 và có mối liên quan chặt chẽ giữa MAU và mức độ tổn thương cầu thận qua sinh thiết [45]. Năm 2002, Nguyễn Văn Công nghiên cứu trên 72 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy rằng, trong số bệnh nhân ĐTĐ có 43,06% có MAU (+). So sánh mối liên quan giữa microalbumin niệu và tổn thương mạch máu lớn giữa hai nhóm có và không có MAU có mối liên qua chặt chẽ giữa MAU và mức độ tổn thương mạch máu lớn trên siêu âm [13]. Năm 2008, Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Pham Sỹ An nghiên cứu trên 68 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thấy tỉ lệ MAU(+) là 33,8% [43]. Các công trình nghiên cứu về hình thái học cho thấy những tổn thương về cấu trúc như tăng thể tích gian bào, giảm diện tích lọc của cầu thận gặp ở tỉ lệ cao khi albumin niệu vượt quá 45mg/24h, chứng tỏ microalbumin niệu là dấu ấn rất sớm của tổn thương thận [54], [56].
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 20 Khi MAU ở bệnh nhân ĐTĐ cùng xảy ra với những tình trạng sau đây sẽ làm tăng mối nguy cơ với biến chứng thận và tim mạch, đó là: - Kiểm soát kém glucose máu. - Tăng huyết áp. - Tăng các thành phần lipid gây VXĐM. - Giảm kháng Insulin. - Tăng tỉ lệ biến chứng: bệnh võng mạc, bệnh mạch máu ngoại vi, phì đại thất trái, thiếu máu cơ tim thầm lặng. Những bệnh nhân ĐTĐ có MAU có tỉ lệ kháng Insulin cao hơn cho thấy khuynh hướng kiểm soát chuyển hoá kém hơn và huyết áp động mạch cao hơn khi so sánh với bệnh nhân ĐTĐ có albumin niệu bình thường. Từ lâu người ta đã biết kháng Insulin là yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh động mạch vành không bị ĐTĐ. Như vậy, khi có MAU làm tăng mối nguy cơ cho cả bệnh thận và tim mạch sẵn có ở bệnh nhân ĐTĐ [34], [35], [39]. Nguyên nhân làm tăng bài xuất albumin niệu: tư thế, tập thể dục, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy tim ứ huyết. Kiểm soát glucose máu có ảnh hưởng đến tốc độ bài xuất albumin theo nước tiểu, nếu kiểm soát glucose máu tốt, chặt chẽ và sớm sẽ làm giảm bài xuất albumin niệu. Chế độ ăn cũng ảnh hưởng đến bài xuất albumin niệu, ví dụ chế độ ăn hạn chế protein ở bệnh nhân ĐTĐ so với nhóm chứng. Trên lâm sàng cũng như thực nghiệm đều thấy loại protein cũng như tổng số năng lượng đưa vào có ảnh hưởng đến tốc độ bài xuất albumin và có thể tham gia làm cho quá trình bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ nặng lên. Hạn chế Na+ trong chế độ ăn làm hạ HA. Nghiên cứu trong thời gian dài của nhiều tác giả đã khẳng định vai trò của chế độ ăn hạn chế Na+ đối với tiến triển của MAU hoặc biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2. Na+ có ảnh hưởng tới tác dụng điều trị của
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 21 thuốc ức chế men chuyển trên thực nghiệm ĐTĐ bằng Streptozocin, và ở bệnh nhân bị bệnh cầu thận không do ĐTĐ [27]. Rối loạn chuyển hoá lipid thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, người ta thấy rằng: lipoprotein quyết định tính di truyền có thể tăng ở cả bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 có MAU. Một số nghiên cứu về điều trị cho thấy: điều trị các thuốc hạ lipid huyết cải thiện được các thành phần lipid ở bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và không rõ đối với ĐTĐ týp 2, như vậy lipid có vai trò về bẩm sinh dễ mắc bệnh mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ. Mặc dù vậy vai trò của các lipoprotein và các liporotein khác tham gia như thế nào trong cơ chế bệnh sinh biến chứng thận ĐTĐ còn đang được nghiên cứu sâu hơn nữa [12], [35]. 1.6. Cơ chế bệnh sinh bệnh thận do ĐTĐ Glucose máu cao là yếu tố rất quan trọng đối với tổn thương cầu thận, những công trình hồi cứu cũng như tiến cứu đều xác nhận liên quan giữa nồng độ glucose máu và nguy cơ biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ: nhóm nghiên cứu thử nghiệm điều trị ĐTĐ và biến chứng (DCCT) đã khuyến cáo: tốc độ phát triển và tiến triển của bệnh thận do ĐTĐ liên quan rất chặt chẽ với kiểm tra glucose máu [57]. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân kiểm soát glucose máu rất kém trong thời gian dài nhưng không thấy biến chứng thận xảy ra (đánh giá bằng định lượng albumin nước tiểu). 1.6.1. Vai trò của di truyền Biến chứng này thường gặp trong các gia đình bệnh nhân ĐTĐ týp 1 và týp 2 người ta cho rằng, các yếu tố di truyền có vai trò quan trọng đối với tính mẫn cảm, đối với bệnh thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Điều tra yếu tố gia đình về huyết áp cho thấy: HA động mạch ở bố mẹ bệnh nhân ĐTĐ có protein niệu cao hơn ở những bố mẹ bệnh nhân không có protein niệu. Nguy cơ tương đối của phát triển bệnh thận trên lâm sàng vào
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 22 khoảng 3,3 nếu có một trong hai bố hoặc mẹ có THA. Như vậy THA không chỉ là biến chứng bệnh thận do ĐTĐ mà đã có bẩm tố sẵn, tiềm ẩn, nó có thể xuất hiện rất sớm ở cả bệnh nhân týp 1 và týp 2 khi albumin niệu còn bình thường. Gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch, sẽ tăng mối nguy cơ về biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ, ngược lại cũng làm khả năng bị bệnh tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ có BCT [trích từ 35]. 1.6.2. Rối loạn huyết động Trên mô hình thực nghiệm hay ĐTĐ tự nhiên đều thấy tăng lưu lượng huyết tương qua thận, giảm kháng mạch máu trong thận, áp lực hệ thống chuyển tới mao mạch tiểu cấu thận được thuận lợi hơn nhờ giảm kháng mạch đến so với mạch đi mạch thận, tăng áp lực thuỷ tĩnh mao mạch tiểu cầu thận. Tăng áp lực trong tiểu cầu thận có thể gây tổn thương bề mặt nội mô, phá vỡ cấu trúc bình thường của hàng rào chắn tiểu cầu thận, cuối cùng đưa đến tăng sinh mạch tăng tổng hợp các matrix ngoài tế bào và kết quả làm giầy màng nền cầu thận. Rối loạn huyết động thường kết hợp với phì đại tiểu cầu thận. Một số tác giả còn cho rằng: tăng sản và phì đại tiểu cầu thận ở bệnh nhân ĐTĐ có thể xảy ra trước khi sảy ra rối loạn huyết động. Vai trò chính xác của các yếu tố phát triển trong quá trình phát triển bệnh thận do ĐTĐ cho đến nay vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Người ta thấy hormon tăng trưởng (GH), yếu tố phát triển giống insulin, yếu tố phát triển nguồn gốc của tiểu cầu, yếu tố phát triển biến đổi nội mạc mạch máu, và những chất kích thích phát triểu khác tác động đối với những biến đổi ở thận trong thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ. Các yếu tố này có thể hoạt hoá hiện tượng tăng sinh tế bào gian mạch, tăng tổng hợp các matrix ở gian mạch hoặc
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 23 làm giảm quá trình thoái hoá matrix, do đó làm tăng những biến đổi về tổ chức học đặc trưng đối với bệnh thận do ĐTĐ [66], [67]. 1.6.3. Vận chuyển ngược Natri lithium Tăng hoạt tính vận chuyển ngược Na+ -Li của tế bào hồng cầu, hệ thống vận chuyển cation màng tế bào có liện quan chặt chẽ với bệnh THA và biến chứng của nó, có tới 80% biến chứng này trong từng cá thể được giải thích do ảnh hưởng của di truyền. Tốc độ vận chuyển ngược Na+ -Li đã được nhận ở tác giả ghi nhận có ở cả ĐTĐ týp 1 và týp 2 có MAU [63]. Mối liên quan đặc biệt giữa tính hoạt động của hệ thống vận chuyển này ở những đầu hệ ĐTĐ có biến chứng thận với bố mẹ của họ chứng tỏ rằng tính di truyền về tăng hoạt tính của hệ thống vận chuyển này trong bệnh thận do ĐTĐ. Nhưng ta cũng thấy sự kết hợp chặt chẽ hoạt tính vận chuyển ngược Na+ - Li ở những đứa trẻ sinh đôi cùng trứng bị ĐTĐ. Tăng hoạt tính vận chuyển ngược Na+ có thể làm tăng nguy cơ đối với bệnh thận và các biến chứng mạch máu ở những bệnh nhận ĐTĐ. 1.6.4. Chất vận chuyển ngược chiều Sodium-hydrogen. Những điểm giống nhau giữa vận chuyển ngược Na+ -Li và hoạt tính của chất trao đổi màng tế bào sinh học, chất vận chuyển ngược Na+ /H+ đã thúc dục những nhà khoa học nghiên cứu khám phá những rối loạn trong bệnh thận do ĐTĐ. Vận chuyển ngược chiều 2 chất Na+ và H+ đảm nhiệm 3 chức năng quan trọng của tế bào: + Điều chỉnh pH tế bào. + Kiểm soát thể tích tế bào. + Điều chỉnh cặp ghép kích thích-đáp ứng và tăng sinh tế bào.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 24 Trong thận, sự thay đổi chất vận chuyển Na+ /H+ nằm ở trên màng đỉnh biểu mô đã bị phân cực tham gia trực tiếp quá trình tái hấp thu Na+ . Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã đi đến những nhận xét: những bệnh nhân có ĐTĐ có tăng mức hoạt tính của chất vận chuyển ion màng này có thể là tăng tái hấp thu Na+ ở ống thận, như vậy sẽ làm tăng dòng máu qua thận, đưa đến làm tăng lọc tiểu cầu thận để duy trì cân bằng Na+ . Các quá trình phì đại/ tăng sản của các tế bào cơ trơn trong các động mạch và tiểu động mạch kết hợp với tăng hoạt tính của Na+ / H+ sẽ đưa đến tăng trương lực mạch máu, tăng HA hệ thống và tăng áp lực trong tiểu cầu thận, một quá trình tương tự sẽ làm nguyên nhân làm tăng vùng gian mạch [trích từ 35]. Rối loạn tổng hợp matrix ngoài tế bào kết hợp với tăng hoạt quá mức Na+ /H+ antiport sẽ là nguyên nhân tích luỹ quá nhiều matrix ở gian mạch và tổ chức kẽ của thận. Những rối loạn trên đây sẽ khởi điểm cho chu trình các hiện tượng các hiện tượng gây nên tăng HA hệ thống và tăng HA trong tiểu cầu thận, nặng hơn là xơ tiểu cầu thận và cuối cùng là bị tắc các tiểu cầu thận và suy thận [18]. 1.7. Các phƣơng pháp định lƣợng MAU và điều kiện thu mẫu Định lượng microalbumin ở phòng xét nghiệm đòi hỏi sử dụng một kỹ thuật đặc hiệu và độ nhạy rất cao, các phương pháp định lượng nói chung được tiến hành trên mẫu nước tiểu 24h hay nước tiểu ban đêm, các kiểu thu mẫu này cho phép biểu hiện thành lưu lượng (mg/24h hay g/min). Tuy vậy, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ albumin niệu trong mẫu nước tiểu buổi sáng và lưu lượng đo được trên mẫu nước tiểu ban đêm hay 24h [70].
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 25 Các phương pháp miễn dịch phóng xạ là các kỹ thuật chuẩn song không phải lúc nào cũng thực hiện được (cần thiết có một máy đếm gamma) và không thích hợp cho mục đích sàng lọc. Phương pháp thường quy (với kháng thể kép), sử dụng một kháng thể đa dòng đo albumin người, với albumin người được đánh dấu bằng I125 và albumin người được tinh chế cao như chất chuẩn [39], [45]. Phương pháp đo độ đục miễn dịch cần áp dụng một máy đo độ đục laser, nguyên lý của phương pháp này như sau: Kháng thể kháng albumin phản ứng với kháng nguyên (albumin) có trong mẫu bệnh phẩm (nước tiểu) hình thành phức hợp kháng nguyên-kháng thể. Tiến hành đo ngưng kết bằng phương pháp đo độ đục. Toàn bộ quy trình xét nghiệm được tóm tắt trong hình sau: Hình 3. Sơ đồ quy trình xét nghiệm MAU bằng đo độ đục miễn dịch [trích từ 45]. Kỹ thuật khuyếch tán miễn dịch điện di của Laurel có ưu điểm là không cần thiết bị xét nghiệm phức tạp và tương đối rẻ. Xét nghiệm được tiến hành
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 26 trên một tấm gelose trong dịch đệm TBG (tris-glycine-barbital pH= 8,9) hoà loãng trong nước cất. * Các biến đổi kết quả Ngoài biến đổi riêng biệt phụ thuộc vào từng phương pháp đo, một số tình huống có thể dẫn tới tình trạng tăng lượng bài xuất albumin niệu: tư thế đứng, gắng sức, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm ceton. Hơn nữa, lượng bài xuất albumin trong nước tiểu còn bị mức kiểm soát glucose máu tác động: kiểm soát glucose máu thật tốt ngay từ giai đoạn đầu tiên của bệnh cho phép làm giảm lượng bài xuất albumin trong nước tiểu. Khẩu phần nhập natri và protein cũng tác động đến bài xuất albumin niệu, nhiều nghiên cứu đã cho phép chứng minh rằng hạn chế protid cũng làm giảm đáng kể protein niệu trên người ĐTĐ [4], [50]. 1.8. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh lý thận ĐTĐ và phân chia giai đoạn 1.8.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán 1.8.1.1. Biểu hiện lâm sàng Bệnh lý thận ĐTĐ khi đã có đầy đủ các triệu chứng: Protein niệu, phù, tăng huyết áp, suy thận thì tổn thương thận đã ở giai đoạn năng nề Những dấu hiệu và triệu chứng này chỉ xảy ra ở những bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày (thường trên 10 năm). Lúc này biểu hiện thường là kết hợp với giảm albumin máu và rối loạn lipid máu trong những thể nặng, tạo thành hội chứng thận hư điển hình hội chứng Kimmelstiel-Willson. Vì thế điều quan trọng nhất là phải tìm được protein niệu ở giai đoạn MAU để dự phòng tổn thương thận sớm [36].
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 27 1.8.1.2. Cận lâm sàng. Chẩn đoán bệnh thận lâm sàng được xác định khi protein niệu phát hiện được bằng test thử tích nước tiểu. Những test như thế này thường thấy khi mức protein niệu nồng độ > 300mg/l. Nhưng nồng độ albumin niệu trên mức bình thường nhưng dưới mức 300mg/l được gọi là MAU và chỉ có thể được phát hiện bằng xét nghiệm miễn dịch nhạy, đặc hiệu cho albumin. Để dảm bảo chính xác, dù test dương tính cũng phải làm nhắc lại, thường ít nhất hai lần trong thời gian một vài tháng, nhất là khi chẩn đoán MAU hoặc bệnh thận lâm sàng. Cho đến nay người ta cho rằng MAU được phát hiện trong thời gian 6 tháng hoặc hơn thì có thể tồn tại dai dẳng. Tuy nhiên cũng đã có nghiên cứu chứng minh MAU có thể được phát hiện và tồn tại dai dẳng trong nhiều năm, sau đó có thể trở về bình thường ở một số người [10]. Bảng Tiêu chuẩn xác định giai đoạn tổn thƣơng thận – ĐTĐ Bình thƣờng MAU Bệnh thận lâm sàng Nồng độ AL niệu < 20mg/l 20-300mg/l >300mg/l (30mg/dl Mẫu qua đêm < 20 μg/min 20-199 μg/min ≥ 200 μg/min Mẫu 24h < 30mg/24h 30-299mg/24h ≥ 300mg/24h Tỷ l ệ Al/Cr Nam <2,5 mg/mmol 30-299mg/24h >3mg/mmol < 25mg/g 25-300 mg/g >300 mg/g Nữ <3,0 mg/mmol 3-30 mg/mmol > 30 mg/mmol < 30 mg/g 30-300 mg/g >300mg/g Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương theo StesphenC.Jones 2004 [10].
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 28 1.8.2 Giai đoạn tổn thương. Trong thực hành lâm sàng, thực tế người ta chia giai đoạn tổn thương của thận của người ĐTĐ ra các mức độ theo giai đoạn sau. -Giai đoạn 1: Chưa có albumin niệu + Albumin niệu âm tính, albumin máu bình thường. + Creatinin huyết thanh bình thường. - Giai đoạn 2: Có microalbumin niệu. + Albumin niệu tăng, thử bằng que thử vẫn âm tính. + Creatinin huyết thanh bình thường. - Giai đoạn 3: Có microalbumin niệu. + Thử protein niệu bằng que thử thấy dương tính. + Creatinin huyết thanh bình thường. - Giai đoạn 4: Macroalbumin niệu kèm theo tăng creatinin. + Creatinin huyết thanh tăng - Giai đoạn 5: Suy thận.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 29 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng được chọn vào nghiên cứu là các bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 01/2009 đến tháng 09/2009. - Địa điểm: Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang. 2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu có chủ đích. 2.3.3. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu * Bệnh nhân được chẩn đoán đái tháo đường theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới 1999 có ít nhất một trong 2 tiêu chuẩn sau [71]. - Glucose máu lúc đói (sau bữa ăn cuối cùng 8h) > 7,0mmol/l. - Glucose máu bất kỳ > 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng của đái tháo đường như uống nhiều, tiểu nhiều. * Bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn một số tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới và vận dụng phù hợp với điều kiện Việt Nam: - Người > 40 tuổi - Triệu chứng lâm sàng không rầm rộ
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 30 - Thường có cơ địa béo phì - Không có biến chứng nhiễm toan ceton - Điều trị lâu dài có hiệu quả bằng chế độ ăn và/ hoặc các thuốc viên hạ glucose máu [38]. * Tiêu chuẩn loại trừ khỏi nghiên cứu - Những bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn để được chọn vào nghiên cứu: đái tháo đường týp 1, đái tháo đường thai nghén hoặc các đái tháo đường khác thứ phát sau basedow, hội chứng Cushing… - Bệnh nhân không có các biến chứng nặng, cấp tính như: hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, các nhiễm trùng cấp tính... - Bệnh nhân bị mắc bệnh thận như: nhiễm khuẩn tiết niệu hay bị các bệnh thận khác, đái máu (vi thể hoặc đại thể ), sỏi thận... - Đang trong đợt mất bù của suy tim, suy gan. - ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu (+). 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu * Thông tin chung - Tuổi. - Giới. - Nghề nghiệp. - Dân tộc. - Địa chỉ. * Chỉ tiêu lâm sàng: - Tiền sử: THA, ĐTĐ thời gian phát hiện bệnh. - Các triệu chứng cơ năng: Đái buốt, tiểu nhiều lần, tê bì chân tay, đau ngực, đau lưng, phù. - Thể trạng tính theo BMI, vòng bụng, chỉ số vòng bụng/vòng mông. - Tăng huyết áp: tăng huyết áp, thời gian phát hiện.
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 31 * Chỉ tiêu cận lâm sàng - Glucose máu lúc đói. - Cholesterol TP (CT), triglycerid (TG), HDL-C, LDL-C. - Siêu âm hệ tiết niệu. - XN nước tiểu toàn phần. - Bán định lượng microalbumin niệu bằng test thử (Clinitek) hãng Bayer Anh. 2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu Tất cả đối tượng nghiên cứu được khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết và được phỏng vấn khai thác kỹ các yếu tố liên quan đến bệnh theo mẫu bệnh án đã được chuẩn bị trước. Các kết quả được ghi vào phiếu bệnh án nghiên cứu thống nhất. 2.5.1. Khám lâm sàng * Tính chỉ số khối cơ thể: - Cân bệnh nhân: sử dụng bàn cân Trung Quốc có thước đo cao. Bệnh nhân chỉ mặc một bộ quần áo mỏng, không đi giầy dép, không đội mũ. Kết quả được ghi bằng kg, sai số không quá 100g. - Đo chiều cao: được đo bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân. Bệnh nhân đứng thẳng đứng, 2 gót chân sát mặt sau của bàn cân, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng. Kéo thước đo thẳng đứng đến hết tầm, sau đó kéo từ từ xuống đến khi chạm đứng đỉnh đầu, đọc kết quả trên vạch thước đo. Kết quả tính bằng mét (m) và sai số không quá 0,5 cm. - Tính chỉ số khối cơ thể BMI theo công thức: Cân nặng (kg) BMI = (Chiều cao)2 m
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 32 - Đánh giá chỉ số BMI theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tháng 2/2000 như sau: Bảng 2.1: Bảng xếp loại BMI [49] Xếp loại BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Thừa cân 23 – 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2 > 30 * Đánh giá nguy cơ béo phì còn cần phải xem sự phân bố mỡ đặc biệt ở bụng và nội tạng theo chỉ số bụng/mông(B/M). - Đánh giá tình trạng phân bố mỡ trên lâm sàng dựa vào chỉ số vòng bụng và tỉ lệ vòng bụng/ vòng mông theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới đề nghị cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tháng 2/2000 [49]. Vòng bụng B/M = Vòng mông - Đo vòng bụng, vòng mông: sử dụng thước dây mềm, không co giãn. Bệnh nhân đứng thẳng, hai chân cách nhau khoảng 10 cm. Đo khi bệnh nhân thở ra nhẹ, tránh co cơ. - Vòng bụng đo qua nơi nhỏ nhất giữa rốn và mào chậu. - Vòng mông đo qua hai mấu chuyển lớn. - Vòng bụng bình thường: nam < 90 cm, nữ < 80 cm.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 33 - B/M: nếu B/M ≥ 0,80 ở nữ giới và ≥ 0,90 ở nam giới thì được xem như là phân bố nhiều mỡ ở vùng bụng, nội tạng hay còn gọi là béo kiểu nam, hay béo trung tâm. * Đo huyết áp: - Các bệnh nhân đều được đo huyết áp bằng máy đo huyết áp đồng hồ đã được hiệu chỉnh với huyết áp thuỷ ngân. - Bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo. - Bệnh nhân được đo ở tư thế nằm hoặc ngồi. Huyết áp được đo ở cánh tay. - Đo huyết áp 2 lần, cách nhau 5 phút và lấy trung bình cộng. Nếu 2 số đo chênh nhau quá 5mmHg thì phải đo lại 1-2 lần nữa rồi lấy trung bình cộng. - Chẩn đoán và phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI 2003 [25], [26], [48]. + Chẩn đoán tăng huyết áp: Khi bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp đã được chẩn đoán và hiện đang điều trị thuốc hạ huyết áp hoặc bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp theo JNC-VI: huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. + Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI. Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC-VI 2003 Phân loại HA tâm thu (mmHg) HA tâm trương (mmHg) Bình thường < 130 Và < 85 Bình thường cao 130-139 Và 85-89 THA độ 1 140-159 Hoặc 90-99 THA độ 2 160-179 Hoặc 100-109 THA độ 3 ≥ 180 Hoặc ≥ 110
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 34 2.5.3. Cận lâm sàng Các xét nghiệm được làm tại Khoa Sinh hoá Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Bệnh nhân (đối tượng nghiên cứu) được lấy máu buổi sáng lúc đói để làm các xét nghiệm. - Xét nghiệm glucose máu: Glucose máu được định lượng bằng phương pháp enzym so màu với thuốc thử và chuẩn của hãng Roche, tiến hành trên máy AU 640. Kết quả được biểu thị bằng mmol/l. - HbA1c: Xét nghiệm định lượng HbA1c bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục trên máy AU 640 với thuốc thử và chuẩn của hãng Roche. Giá trị bình thường của HbA1c là từ 4 – 6,2%. - Định lượng các thành phần lipid máu: + Cholesterol và triglycerid được định lượng bằng phương pháp enzym so màu trên máy AU 640 với thuốc thử và chuẩn của hãng Roche. + HDL-C được định lượng trực tiếp + LDL-C được tính theo công thức của Friedewald khi chỉ số TG < 4,5 mmol/l: TG LDL-C = TC- (HDL-C)- ------- 2,2 Đánh giá rối loạn lipid máu dựa theo tiêu chuẩn của ATP III Bảng 2.3 Đánh giá các rối loạn lipid máu [24] Lipid huyết thanh Bình thường (mmol/l) Có rối loạn (mmol/l) Cholesterol toàn phần < 5,2 > 5,2 Triglycerid < 2,3 > 2,3 LDL-Cholesterol < 3,4 > 3,4 HDL-Cholesterol > 1 < 1
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 35 - Xét nghiệm nước tiểu toàn phần. - Bán định lượng microalbumin niệu bằng test thử Clinitek trên máy Clinitek 100 test thử dương tính khi albumin niệu ≥ 30mg/l. *Nguyên lý và kỹ thuật bán định lượng MAU (micral-test II) Micral-test II là một xét nghiệm bằng giấy nhúng bán định lượng, dựa trên sự kết hợp phương pháp sắc ký và miễn dịch (hình 4). Nước tiểu và albumin được hấp thụ bởi lớp hấp thụ và được vận chuyển theo sắc ký tới vùng đệm cung cấp các điều kiện lý tưởng cho các phản ứng hoá học tiếp theo. Tại vùng kế tiếp của que thử, albumin được gắn một cách đặc hiệu với liên hợp hoà tan của kháng thể và enzym, tạo nên phức hợp kháng nguyên-kháng thể-enzym. Tại vùng chất bắt giữ, các phần tử thừa của chất liên hợp kháng thể enzym được gắn với các albumin bất động và vì vậy bị loại khỏi phản ứng. Cuối cùng trong tấm phản ứng màu, enzym hoạt hoá tách chất nhuộm khỏi cơ chất có màu vàng. Đậm độ màu tạo nên tương ứng với nồng độ albumin trong nước tiểu, có 4 màu mẫu từ nhạt đến đậm tương ứng với nồng độ albumin trong nước tiểu: 0mg/l, 20mg/l, 50mg/l, 100mg/l [22], [69], [70]. Hình 4. Sơ đồ bán định lượng MAU bằng test thử [45] Cho giấy nhúng vào lọ nước tiểu tươi (lấy sau khi ngủ dậy) trong 30 giây rồi rút ra đọc, các nồng độ ≥ 30mg/l được coi là dương tính. Phương
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 36 pháp tiến hành rất đơn giản và nhanh, độ nhạy của xét nghiệm là 90%, độ đặc hiệu là 87,2% độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp này được coi là thích hợp, cho phép phát hiện MAU trong những lần khám định kỳ bệnh nhân [45. Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp này để bán định lượng MAU. Kỹ thuật tiến hành: lấy nước tiểu người bệnh khi thức dậy buổi sáng. Nhúng test thử vào lọ đựng nước tiểu đến tận vạch đen của test trong vòng 30 giây, sau đó rút test thử ra đưa vào máy Clinitek 100 đọc kết quả. Đọc kết quả với phương pháp so sánh với màu mẫu chuẩn. 2.6. Xử lý số liệu Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học với phần mềm EPI INFO 6.04 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của ban lãnh đạo Khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. - Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được giải thích rõ mục tiêu và phương pháp nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu mà không cần giải thích. - Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật. - Nghiên cứu chỉ mô tả, không can thiệp nên mọi chỉ định điều trị hoàn toàn do các bác sĩ điều trị quyết định theo tình trạng của bệnh nhân.
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 37 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tƣợng nghiên cứu (ĐTNC) Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và giới Đặc điểm X ± SD Tuổi (năm) 60,3 ± 9,7 Tuổi bệnh (năm) 4,4 ± 3,2 Giới (nam/nữ) 62/54 Nhận xét:-Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60,3 ± 9,7 (tuổi thấp nhất là 40, cao nhất là 83). - Tuổi bệnh (năm) trung bình là 4,4 ± 3,2. - Trong đó nam (n=62) chiếm 53,4 %, nữ (n=54) chiếm 46,6%. 53.4 46.6 Nam Nữ Tỉ lệ Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tƣợng nghiên cứu theo giới
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 38 Bảng 3.2. Phân bố theo nhóm tuổi Nhóm tuổi n Tỉ lệ (%) < 50 17 14,7 50 – 59 38 32,8 60 – 69 36 31,0 > 70 25 21,5 Tổng số 116 100 Nhận xét: Thường gặp ĐTNC ở độ tuổi 50-69, chiếm tỉ lệ 63,8% 14.7 32.8 31 21.5 0 5 10 15 20 25 30 35 Tỷ lệ % < 50 50 - 59 60 - 69 >=70 Nhóm tuổi Biểu đồ 3.2. Phân bố ĐTNC theo nhóm tuổi
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 39 Bảng 3.3. Phân bố theo thời gian phát hiện ĐTĐ Thời gian (năm) n Tỉ lệ (%) < 1 5 4,3 1 - < 5 65 56,0 5 - < 10 37 31,9 > 10 9 7,8 Tổng số 116 100 Nhận xét: Thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 56%. 4.3 56 31.9 7.8 0 10 20 30 40 50 60 Tỷ lệ % <1 1- <5 5 - <10 >=10 Năm Biểu đồ 3.3 Phân bố ĐTNC theo thời gian phát hiện bệnh
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 40 Bảng 3.4. Tỉ lệ tăng huyết áp BN ĐTĐ týp 2 n Tỉ lệ (%) THA 54 46,6 Không THA 62 53,4 Tổng 116 100 Nhận xét: Tỉ lệ tăng huyết áp là 46,6%. Tỉ lệ % 53.4 46.6 THA Không THA Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ THA ở đối tƣợng nghiên cứu
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 41 3.2. Kết quả bán định lƣợng MAU và một số liên quan Bảng 3.5. Tỉ lệ MAU ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có macroalbumin niệu (-). Xét nghiệm n Tỉ lệ (%) MAU (+) 53 45,7 MAU (-) 63 54,3 Tổng số 116 100 Nhận xét: 116 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú có macroalbumin niệu âm tính tỉ lệ phát hiện MAU (+) là 45,7%. Tỉ lệ % 45.7 54.3 MAU (+) MAU (-) Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ MAU ở bệnh nhân ĐTĐ có macroalbumin niệu (-)
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 42 Bảng 3.6. So sánh tỉ lệ một số triệu chứng ở nhóm MAU Triệu chứng MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63) P n % n % Đau ngực 38 71,7 37 58,7 > 0,05 Đau lưng 23 43,4 18 28,6 > 0,05 Đái buốt 5 9,4 6 9,5 >0,05 Tiểu nhiều lần 26 49,1 44 69,8 >0,05 Tê bì chân tay 45 84,9 46 73 > 0,05 Phù 0 0 0 0 Nhận xét: Giữa 2 nhóm MAU (+) và MAU (-) các triệu chứng đau ngực, đau lưng, đái buốt, tiểu nhiều lần, tê bì chân tay không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Bảng 3.7. So sánh chỉ số BMI ở nhóm MAU Nhóm MAU BMI MAU(+) (n=53) MAU(-) (n=63) P n % n % Gầy 2 3,8 7 11,0 >0,05 Bình thường 18 33,9 25 39,8 >0,05 Thừa cân 19 35,9 18 28,6 >0,05 Béo độ I 13 24,6 12 19,0 >0,05 Béo độ II 1 1,8 1 1,6 >0,05 Nhận xét: Thừa cân, béo phì của hai nhóm MAU(+) và nhóm MAU(-) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 43 Bảng 3.8. Liên quan giữa BMI và MAU Chỉ số MAU (+) (n = 53) MAU (-) (n = 63) OR, CI95%, p BMI ≥ 23 33 31 OR= 1,7 CI95% (0,7-3,8) p > 0,05 BMI < 23 20 32 Nhận xét: Mối liên quan giữa BMI và MAU ở đối tượng nghiên cứu chưa rõ ràng, mặc dù OR=1,7 nhưng sự kết hợp chưa có ý nghĩa thống kê với (p > 0,05). Bảng 3.9. Liên quan giữa vòng bụng và MAU Nhóm MAU Vòng bụng MAU (+) (n = 53) MAU (-) (n = 63) OR, CI95%, p Tăng 47 44 OR= 3,3 CI95% (1,1-10) p < 0,01 Bình thường 6 19 Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến vòng bụng tăng, những trường hợp vòng bụng tăng trên 90cm ở nam và trên 80cm ở nữ có nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,3 lần những trường hợp vòng bụng ở ngưỡng bình thường (p< 0,01).
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 44 Bảng 3.10. Liên quan giữa chỉ số vòng bụng/vòng mông và MAU Nhóm MAU Chỉ số MAU (+) (n = 53) % MAU (-) (n = 63) % OR, CI95%, p B/M tăng 37 69,8 28 44,4 OR= 2,8 CI95% (1,2-6,7) p < 0,01 B/M bình thường 16 30,2 35 55,6 Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến chỉ số B/M, những trường hợp B/M trên 0,9 ở nam và trên 0,8 ở nữ có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,8 lần những trường hợp B/M ở ngưỡng bình thường (p < 0,01). Bảng 3.11. Liên quan giữa thời gian phát hiện bệnh với tỉ lệ MAU Nhóm MAU TG Bệnh MAU (+) MAU (-) n % n % < 1 năm (n=5) 1 20,0 4 80,0 1-5 năm (n=65) 21 32,3 44 67,7 5-10 năm (n=37) 23 62.2 14 37,8 ≥ 10 năm (n=9) 8 88,8 1 11,2 Nhận xét: Tỉ lệ ĐTNC có MAU (+) tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh.
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 45 20 32.3 62.2 88.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Tỷ lệ % <1 1_5 5 10 >=10 Năm Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ MAU (+) theo thời gian phát hiện bệnh Bảng 3.12. Mối liên quan giữa MAU với giới Nhóm MAU Giới MAU (+) (n = 53) Tỉ lệ % MAU (-) (n = 63) Tỉ lệ % OR, CI95%, p Nam 30 56,6 32 50,7 OR= 1,2 CI95% (0,5-2,8) p > 0,05 Nữ 23 43,4 31 49,3 Nhận xét: Không có mối liên quan giữa giới và MAU ở các đối tượng nghiên cứu với p > 0,05.
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 46 Bảng 3.13. Phân bố nhóm tuổi bệnh nhân theo MAU Nhóm MAU Nhóm tuổi MAU (+) (n) Tỉ lệ (%) MAU (-) (n) Tỉ lệ (%) P < 50 (n =17) 5 29,1 12 71,9 >0,05 50-59 (n =38) 15 39,4 23 60,6 >0,05 60-69 (n =36) 16 44,4 20 54,6 >0,05 > 70 (n =25) 17 68,0 8 32,0 > 0,05 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa nhóm MAU (-) và MAU (+) (p > 0,05). Bảng 3.14. Mối liên quan giữa huyết áp với MAU Nhóm MAU KSHA MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63) OR, CI95%, p N % n % HA >130/80 mmHg 45 84,9 37 58,7 OR= 3,9 CI95% (1,4-10) p < 0,01 HA < 130/80 mmHg 8 15,1 26 41,3 Nhận xét: ĐTNC không kiểm soát được huyết áp nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,9 lần những trường hợp kiểm soát được huyết áp với p < 0,01.
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 47 Bảng 3.15. Tỉ lệ tăng huyết áp giữa hai nhóm MAU ở BN ĐTĐ týp 2 Phân độ THA MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63) (n) (%) (n) (%) Bình thường 8 15,1 30 47,6 Bình thường cao 10 18,9 14 22,3 THA độ 1 27 50,9 15 23,8 THA độ 2 8 15,1 4 6,3 THA độ 3 0 0 0 0 Nhận xét: Chỉ có 8 ĐTNC ở nhóm đái tháo đường týp 2 có MAU (+) có mức huyết áp ở trong giới hạn bình thường (chiếm tỉ lệ 15,1%) Đa số ĐTNC ở nhóm MAU (+) có mức huyết áp ≥ 140/90 mmHg (chiếm tỉ lệ 66%). Bảng 3.16. Liên quan giữa MAU với tăng huyết áp ở BN ĐTĐ týp 2 Chỉ số HA MAU (+) (n=53) MAU (-) (n=63) OR, CI95%, p n % n % ≥ 140/90mmHg 35 66,0 19 30,1 OR= 4,5 CI95% (1,9-10) p < 0,01 < 140/90mmHg 18 44,0 44 69,9 Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến tình trạng tăng huyết áp, những trường hợp ĐTNC huyết áp ≥ 140/90mmHg có nguy cơ MAU (+) cao gấp 4,5 lần những trường hợp huyết áp < 140/90 mmHg với (p < 0,01).
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 48 Bảng 3.17. Liên quan giữa glucose máu lúc đói giữa hai nhóm MAU Glucose máu (mmol/l) MAU (+) (n = 53) MAU (-) (n = 63) OR, CI95%, p ≥ 7 30 23 OR= 2,2 CI95% (1,0-5,1) p < 0,05 < 7 23 40 Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến tăng glucose máu lúc đói, những trường hợp glucose máu lúc đói ≥ 7mmol/l có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,2 lần những trường hợp glucose máu bình thường (p < 0,05). Bảng 3.18. Liên quan giữa HbA1c và MAU HbA1c (%) MAU (+) (n = 53) MAU (-) (n = 63) OR, CI95%, p > 6,5 38 30 OR= 2,7 CI95% (1,2-6,5) p < 0,01 ≤ 6,5 15 33 Nhận xét: Có mối liên quan giữa HbA1c và MAU ở các đối tượng nghiên cứu, những trường hợp HbA1c > 6,5 % có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,7 lần những trường hợp HbA1c bình thường (p < 0,01).
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 49 Bảng 3.19. Tỉ lệ rối loạn lipid máu và liên quan với nhóm MAU RLLM MAU (+) (1) MAU (-) (2) p (1-2) n % n % Tăng CT (n=45) 23 57 22 43 > 0,05 Tăng LDL-C (n=31) 15 48 16 52 > 0,05 Tăng triglycerid (n=47) 29 62 18 48 < 0,05 Giảm HDL-C (n=36) 22 61 14 49 < 0,05 Nhận xét: - Tỉ lệ tăng cholesterol và tăng LDL-C máu ở 2 nhóm MAU(+) và MAU (-) là không có sự khác biệt với (p>0,05) - Tỉ lệ tăng triglycerid và giảm HDL-C máu ở 2 nhóm MAU(+) và MAU (-) là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05) Bảng 3.20. Liên quan giữa triglycerid với MAU Triglycerid (mmol/l) MAU (+) (n = 53) MAU (-) (n = 63) OR, CI95%, p ≥ 2,3 29 18 OR= 3,0 CI95% (1,3-7,0) p < 0,05 < 2,3 24 45 Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến tăng triglycerid, những trường hợp triglycerid tăng ≥ 2,3mmol/l có nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,0 lần những trường hợp triglycerid bình thường (p < 0,05).
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 50 Bảng 3.21. Liên quan giữa HDL-C với nhóm MAU HDL-C (mmol/l) MAU (+) (n = 53) MAU (-) (n = 63) OR, CI95%, p ≤ 1 22 14 OR= 2,4 CI95% (1,0-6,0) p < 0,05 > 1 31 49 Nhận xét: MAU (+) có liên quan đến giảm HDL-C, những trường hợp HDL-C giảm có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,4 lần những trường hợp HDL-C bình thường (p < 0,05).
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 51 Chƣơng 4 BÀN LUẬN Đái tháo đường là một bệnh phổ biến, mạn tính và tốn kém, ảnh hưởng tới hàng triệu người kể cả nam lẫn nữ, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi trình độ văn hoá khác nhau. Gánh nặng bệnh tật do đái tháo đường đang tăng lên toàn cầu, đặc biệt ở các nước đang phát triển nơi quá trình đô thị hoá làm thay đổi tập quán ăn uống, giảm hoạt động thể lực và tăng cân. Bệnh ĐTĐ gây ra nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm. Các biến chứng này không chỉ để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh mà còn là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho người bệnh ĐTĐ, đặc biệt là do đái tháo đường týp 2 thường được phát hiện muộn. Nhiều nghiên cứu cho thấy có tới hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khi được phát hiện đã có biến chứng [35],[39],[62]. Biến chứng thận là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với bệnh nhân ĐTĐ. Theo báo cáo năm 2000 thì ĐTĐ chiếm gần một nửa trong số các nguyên nhân gây suy thận mạn giai đoạn cuối tại Singapore. Sự gia tăng số lượng bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do ĐTĐ là một vấn đề có tính thời sự toàn cầu [62], [68]. 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Với 116 đối tượng nghiên cứu ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho thấy tuổi trung bình của các ĐTNC trong nghiên cứu là 60,3 + 9,7 tuổi. Nhóm ĐTNC ở độ tuổi 50-59 chiếm tỉ lệ cao nhất (32,8%). Đây cũng là nhóm tuổi thường gặp trong các nghiên cứu khác trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2 [13], [16], [41], [44]. Đối tượng nghiên cứu gồm 62 nam (chiếm tỉ lệ 53,4%) và 54 nữ (chiếm tỉ lệ 46,6%). Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu về
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 52 phân bố tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường theo giới ở trong nước và một số nước Châu Á. Theo nghiên cứu của Vũ Đức Minh, Trịnh Xuân Tráng (2001), tỉ lệ bệnh nhân nữ là 56,86% cao hơn rõ rệt so với bệnh nhân nam [30]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân nam và nữ không có sự khác biệt (p>0,05). Về thời gian phát hiện bệnh, trong nghiên cứu của chùng tôi, thời gian phát hiện đái tháo đường trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 4,4 ± 3,2 năm. Đa số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh từ 1-5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 56%, sau đó đến thời gian phát hiện bệnh trong khoảng 5-10 năm chiếm tỉ lệ 31,9%. Nghiên cứu của Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Phan Sỹ An tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết thời gian mắc bệnh chủ yếu từ 1-5 năm [43]. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác ở các Bệnh viện trong nước [28], [13], [41], [43], [45]. Kết quả cho thấy những năm gần đây số người có thời gian phát hiện bệnh dưới 5 năm chiếm đại đa số, nhiều bệnh nhân ĐTĐ mới được phát hiện. Điều này phù hợp với nhận định chung về tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ không ngừng tăng lên ở Việt Nam và là một trong những quốc gia có tỉ lệ tăng nhanh nhất thế giới [10]. 4.2. Nhận xét kết quả xét nghiệm MAU Trong số 116 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 chưa có protein niệu (+) đã có 53 bệnh nhân có MAU (+) (≥ 30mg/l), chiếm tỉ lệ 45,7%. Như vậy mặc dù đối tượng nghiên cứu theo phương pháp định lượng protein niệu thông thường hoàn toàn chưa thấy có trong nước tiểu, nhưng khi được làm xét nghiệm microalbumin niệu thì thấy gần một nửa trong số đó đã bắt đầu có tổn thương
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 53 màng lọc cầu thận. So sánh kết quả nghiên cứu về MAU ở bệnh nhân ĐTĐ với các nghiên cứu khác trong bảng 4.1 cho thấy. Tác giả Số BN nghiên cứu Tỉ lệ % MAU (+) Nguyễn Khoa Diệu Vân (2000) 40 31,6 Schernthanerr G (1993) 228 20-30 Trần Xuân Trường và Nguyễn Chí Dũng (2008) 68 33,8 Nguyễn Văn Công (2002) 72 43,06 Hồ Hữu Hóa (2009) 116 45,7 Tần suất MAU (+) trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khoa Diệu Vân, Schernthanerr G và Trần Xuân Trường, tuy nhiên tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Công. Sự khác nhau này có thể: do cách lựa chọn bệnh nhân, phương pháp đánh giá thuộc loại định tính, bán định lượng hay định lượng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, MAU được xác định bằng phương pháp bán định lượng bằng test Clinitex. Trong nghiên cứu của Nguyễn Khoa Diệu Vân sử dụng kỹ thuật định lượng MAU. Bên cạnh đó sự khác biệt về này chịu ảnh hưởng rất rõ bởi sự quản lý đối tượng về glucose máu và huyết áp không đồng đều giữa các cơ sở điều trị. Ở nghiên cứu của chúng tôi chính tình trạng kém kiểm soát glucose máu và huyết áp ở các đối tượng nghiên cứu là yếu tố chính giải thích tỉ lệ MAU dương tính cao hơn so với các tác giả khác [13], [44], [46], [66].
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 54 Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu nhằm phát hiện sớm các bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bị BCT tiến triển nặng sau khi mắc bệnh một thời gian dài. Trong các nghiên cứu này, xét nghiệm MAU niệu được nhiều nhà nghiên cứu nhận định là một yếu tố đánh giá sớm tình trạng BCT ở bệnh nhân ĐTĐ, các tác giả nhận thấy khi có MAU chứng tỏ bệnh nhân bắt đầu có BCT [13], [46]. Như vậy phải chẩn đoán được tình trạng này càng sớm càng tốt để áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp vào các thời điểm còn có thể cải thiện tiến triển của bệnh lý cầu thận. Trong nghiêu cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân có biến chứng sớm thận chiếm tỉ lệ cao (45,7%) và thời gian phát hiện đái tháo đường càng dài thì tỉ lệ MAU (+) càng tăng [44]. 4. 3. MAU và một số mối liên quan ở bệnh nhân đái thái đƣờng týp 2 4.3.1. Mối liên quan giữa MAU và thể trạng. Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tǎng lên với một tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà ở cả các nước đang phát triển. NHANES III (1988-1991) thấy tỉ lệ béo phì ở Mỹ là 33% tăng so với 25% ở NHANES II (1976-1980) [trích từ 23]. Có nhiều bằng chứng cho thấy béo phì là yếu tố nguy cơ quan trọng của đái tháo đường týp 2 qua cơ chế đề kháng insulin, ngoài ra nó còn là yếu tố nguy cơ cho nhiều bệnh lý tim mạch. Ở Pháp 40-60 % người béo phì bị bệnh đái tháo đường týp 2 và 70-80% người bệnh đái tháo đường týp 2 bị béo phì. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự cho thấy những người có BMI trên 25 có nguy cơ bị đái tháo đường týp 2 nhiều gấp 3,74 lần so với người bình thường [38]. Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang, ở những người béo phì độ 1 tỉ lệ mắc đái tháo đường tăng lên 4 lần, béo phì độ 2 tỉ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với người bình thường [35].
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 55 Nghiên cứu trên 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi nhận thấy tuy đa số bệnh nhân trong nghiên cứu (cả MAU (+) và MAU (-) đều có thể trạng gầy hoặc trung bình, không có mối liên quan giữa BMI và MAU ở đối tượng nghiên cứu (p > 0,05). Nhưng chỉ số vòng bụng/mông lại cao, béo bụng thường được lượng giá bằng tỉ lệ vòng bụng/vòng mông (B/M), tỉ lệ vòng bụng/ vòng mông và chỉ số vòng bụng là các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ tốt hơn so với BMI đơn độc. Thậm chí ở những người có BMI bình thường, béo bụng và tăng vòng bụng/vòng mông thường phối hợp độc lập với nguy cơ đái tháo đường [41]. Theo nghiên cứu của một số tác giả thấy chỉ số B/M, vòng bụng tương quan thuận với tăng nồng độ triglycerid, trong nghiên cứu này chúng tôi thấy tính chỉ số vòng bụng/vòng mông ở 116 bệnh nhân, chúng tôi nhận thấy đa số bệnh nhân MAU (+) có tỉ lệ B/M tăng chiếm (69,8%). MAU (+) có liên quan đến chỉ số vòng bụng/vòng mông, những trường hợp B/M trên 0,9 ở nam và trên 0,8 ở nữ có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,8 lần những trường hợp B/M ở ngưỡng bình thường (p < 001). Phải chăng B/M gián tiếp cho thấy ảnh hưởng của triglycerid với MAU (+), cho thấy sự nguy hiểm của béo tạng tới biến chứng mạch máu. Béo bụng dẫn đến sự tích tụ quá mức các mô mỡ trong nội tạng. Chính các tế bào mỡ trong nội tạng cơ thể làm thay đổi các chất cytokines trong cơ thể và hậu quả làm tăng tryglyceride và glucose trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc người béo bụng sẽ phải đối mặt với nguy cơ tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim và bệnh thận cao gấp 3 lần so với người không có hội chứng chuyển hóa. Những trường hợp vòng bụng tăng nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,3 lần những trường hợp vòng bụng ở ngưỡng bình thường. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng tới những khó khăn trong kiểm soát glucose máu cũng như làm tăng tỉ lệ tăng HA và biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 ở Việt Nam. Nhận
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 56 định này của chúng tôi cũng giống như nhiều tác giả trong nước và nước ngoài khác [10], [23], [59]. 4.3.2 Mối liên quan giữa MAU và thời gian phát hiện đái tháo đƣờng Thời gian phát hiện đái tháo đường ở nhóm bệnh nhân có MAU (+) có thời gian phát hiện bệnh từ 5-10 năm chiếm tỉ lệ 62,1%, 88% bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 10 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ MAU (+) có xu hướng tăng theo thời gian phát hiện đái tháo đường, nghĩa là thời gian phát hiện đái tháo đường càng dài thì tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường có MAU (+) càng tăng. Phát hiện đái tháo đường dưới 1 năm đã có 20% bệnh nhân có MAU (+), sau 10 năm tỉ lệ này lên tới 62,1% và trên 10 tỉ lệ này lên tới 88%. Nhận xét này của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của Trần Xuân Trường và Nguyễn Chí Dũng (2008) [43]. Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá mạn tính. Đái tháo đường týp 2 thường diễn biến âm thầm trong thời gian dài trước khi được phát hiện. Như vậy, thời gian phát hiện bệnh càng dài thì nguy cơ xuất hiện MAU càng cao. Do vậy, việc thăm khám toàn diện một cách định kỳ cho các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là một việc làm đặc biệt quan trọng phát hiện sớm các biến chứng và có biện pháp kiểm soát glucose, các yếu tố gây tăng glucose chặt chẽ hơn. 4.3.3 Mối liên quan giữa MAU về giới và nhóm tuổi. Tỉ lệ MAU (+) ở các bệnh nhân đái tháo đường nam là 56,6% và ở các bệnh nhân đái tháo đường nữ là 43,4%. Không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về MAU ở hai giới (p > 0,05). Nghiên cứu Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng và Phan Sỹ An năm 2008 ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương , mặc dù tỉ lệ nam thấp hơn (46,7%) nhưng cũng không thấy có sự khác biệt về tỉ lệ MAU giữa nam và nữ (46,7% so với 53,3%, p > 0,05) [43]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công năm 2002 tại
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 57 Khoa nội tiết Bệnh viện Bạch Mai tỉ lệ nữ có MAU (+) là 44,4%, tỉ lệ nam có MAU (+) là 40,7%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [20]. Xem xét tỉ lệ MAU(+) theo từng độ tuổi, chúng tôi nhận thấy MAU (+) tăng cao nhất ở nhóm tuổi 50-59 chiếm tỉ lệ 59%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Trần Văn Trường (2008) nghiên cứu trên 68 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 thấy tỉ lệ MAU (+) ở nhóm tuổi 50-59 là 48,5%, nhóm tuổi trên 70 tuổi là 60% [43]. Nguyễn Khoa Diệu Vân và Nguyễn Đạt Anh (2005) nghiên cứu trên 338 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cũng thấy tỉ lệ MAU (+) ở nhóm tuổi 50-59 là 41,7% [45]. Vậy theo chúng tôi đây là nhóm tuổi đang cống hiến tài trí cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do vậy, việc thăm khám toàn diện một cách định kỳ cho các bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là một việc làm đặc biệt quan trọng giúp ngăn ngừa và phát hiện sớm các biến chứng. 4.3.4 Mối liên quan giữa MAU và tỉ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đƣờng týp 2 Một trong các biến chứng rất thường gặp của đái tháo đường là tăng huyết áp và từ biến chứng tăng huyết áp, bệnh có thể đưa đến các biến chứng khác nặng hơn như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tổn thương thận trong đái tháo đường. Các biến chứng này sẽ góp phần làm bệnh đái tháo đường nặng lên nhanh chóng, từ đó làm tăng huyết áp nặng hơn. Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán tăng huyết áp của JNC VI với tăng huyết áp khi huyết áp lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg, tỉ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi là 46,6%. Tỉ lệ này cũng tương tự kết quả của một số nghiên cứu trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Công tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2002) tỉ lệ này là 44,2%. [13].
  • 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 58 Tỉ lệ tăng huyết áp ở các bệnh nhân đái tháo đường týp 2 trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn có ý nghĩa so với tỉ lệ này ở các nước phương Tây. Điều này có thể là do bệnh nhân đái tháo đường nước ngoài có tỉ lệ thừa cân, béo phì cao hơn hẳn so với các bệnh nhân Việt Nam [58]. Tuy nhiên so với một số nghiên cứu khác trong nước thì tỉ lệ của chúng tôi cao hơn hẳn. Nghiên cứu của Tạ Văn Bình tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương (2003), tỉ lệ tăng huyết áp ở người mới phát hiện đái tháo đường là 23,5% [3], [9]. Sở dĩ có sự khác biệt này có thể là do: tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 60,3 + 9,7 tuổi cao hơn so với nghiên cứu khác và lựa trọn đối tượng nghiên cứu khác nhau. 46,6 % ĐTĐ týp 2 trong nhóm nghiên cứu có tăng HA, tỉ lệ tăng huyết áp ở hai nhóm có MAU(+) cao hơn so với nhóm có MAU(-), sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ THA giữa nhóm MAU (+) và MAU (-) (64,8% so với 35,2%, p < 0,01) những trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp có nguy cơ MAU (+) cao gấp 4,5 lần so với trường hợp huyết áp bình thường. Trong số 53 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có MAU (+), có 45 bệnh nhân có HA > 130/80 mmHg chiếm tỉ lệ 84,3%. Chỉ có 8 bệnh nhân (chiếm tỉ lệ 15,1%) có mức HA < 130/80 mmHg. Khi HA ≥ 130/80mmHg nguy cơ MAU (+) cao gấp 3,9 lần so với trường hợp huyết áp < 130/80mmHg còn khi HA ≥ 140/90mmHg nguy cơ MAU (+) đã tăng gấp 4,5 lần những trường hợp huyết áp bình thường. Trong ĐTĐ týp 2 tình trạng xuất hiện MAU thường phối hợp với kháng insulin, nhạy cảm muối. Tăng huyết áp tâm thu là yếu tố quan trọng trong tiến triển MAU. Tăng HA và bệnh thận ĐTĐ làm nặng nhau góp phần tạo vòng xoáy tiến triển tăng huyết áp, bệnh thận và bệnh tim mạch. Nhiều yếu tố liên quan đến thận khác góp phần làm gia tăng phát triển tăng HA và các biến chứng ở bệnh nhân ĐTĐ do vậy điều quan trọng là phải điều trị huyết áp cho bệnh nhân ĐTĐ với mục tiêu làm cho trị số HA đạt được theo
  • 61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 59 khuyến cáo của Hiệp hội đái tháo đường Mỹ là HA ≤ 130/80 mmHg với bệnh nhân không có bệnh thận kèm theo và HA ≤ 125/75mmHg nếu có bệnh thận kèm theo. Theo Batty Stults ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, tỉ lệ tăng huyết áp là 50% ở thời điểm phát hiện bệnh, tăng lên tới 80% khi có microalbumin niệu và tới hơn 90% khi có macroalbumin niệu [69]. Như vậy, có thể thấy tăng huyết áp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh thận đái tháo đường. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp vừa là hậu quả vừa là yếu tố thúc đẩy sự tiến triển của bệnh lý cầu thận. Do vậy việc kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân ĐTĐ có vai trò quan trọng trong việc làm giảm biến chứng thận. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ làm tăng tỉ lệ biến chứng thận. Nhiều nghiên cứu thấy rằng điều trị các thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin có thể làm chậm tiến triển bệnh thận vì đều có tác dụng giảm protein niệu và kiểm soát huyết áp tốt hơn. 4.4. MAU và kiểm soát glucose máu Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hoá glucid mạn tính, bệnh tiến triển sẽ dẫn đến các biến chứng. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy có mối tương quan tương đối rõ giữa glucose máu với các biến chứng mạch máu lớn và vi mạch ở cả bệnh nhân đái tháo đường týp 1 và đái tháo đường týp 2. Klein R và cộng sự (1994) nghiên cứu trên 3000 bệnh nhân đái tháo đường thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa mức độ kiểm soát glucose máu với tỉ lệ mắc hàng năm cũng như tiến triển của bệnh lý võng mạc [trích từ 23]. Ritz E và cộng sự (1996) cũng thấy có mối tương quan giữa mức độ kiểm soát glucose máu với biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường [trích từ 23]. Nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh hiệu quả của kiểm soát glucose máu trên các biến chứng mạch máu lớn và vi mạch. Nghiên cứu DCCT trên 1441 bệnh nhân đái tháo đường týp 1 thấy ở nhóm điều trị tích
  • 62. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 60 cực (glucose máu 8,2 mmol/l, HbA1c 7,2%) giảm trên 70% nguy cơ phát triển bệnh võng mạc, 39% nguy cơ xuất hiện microalbumin niệu, 64% nguy cơ bệnh thần kinh, 46% nguy cơ các biến chứng mạch máu lớn so với nhóm điều trị thông thường (glucose máu 12,8 mmol/l, HbA1c 9,1%) [23]. Ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, nghiên cứu UKPDS trên hơn 4000 bệnh nhân cho thấy cứ giảm 1% HbA1c thường kết hợp với giảm 25% nguy cơ biến chứng vi mạch, 18% nguy cơ nhồi máu cơ tim và giảm 17% nguy cơ tử vong [61]. Tổ chức Đái tháo đường thế giới (IDF) đã đề nghị mục tiêu kiểm soát glucose máu với glucose máu lúc đói dưới 6,0 mmol/l và HbA1c dưới 6,5% [60]. Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) 2006 đã đưa ra mục tiêu kiểm soát glucose máu cao hơn IDF với glucose máu lúc đói < 7,0 mmol/l và HbA1c dưới 7% [53]. Tuy nhiên phần lớn người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta cũng như ở các nước khác đều không đạt mục tiêu này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy gần 3/4 bệnh nhân ở nhóm MAU (+) và gần 1/2 bệnh nhân ở nhóm MAU (-) có glucose máu lúc đói trên 7,0 mmol/l và HbA1c trên 6,5 %, chỉ có 28 % bệnh nhân ở nhóm MAU (+) và 52% bệnh nhân ở nhóm MAU (-) đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu với HbA1c dưới 6,5%. Như vậy, có thể thấy kiểm soát glucose máu ở các bệnh nhân đái tháo đường nói chung và bệnh nhân đái tháo đường MAU (+) đều chưa tốt. Đây cũng là thực trạng chung của các bệnh nhân đái tháo đường Việt Nam. Nghiên cứu Tạ Văn Bình (2003) thấy hơn 80% bệnh nhân đái tháo đường vẫn không đạt mục tiêu điều trị đề nghị HbA1c dưới 6,5% [10]. Nguyên nhân chính do vẫn còn khoảng cách giữa hướng dẫn điều trị và thực hành lâm sàng, cũng như thiếu chiến lược quản lý tốt để giúp người bệnh đạt mục tiêu kiểm soát glucose máu.
  • 63. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 61 So sánh về tỉ lệ glucose máu lúc đói giữa nhóm đái tháo đường MAU (-) và có MAU (+), chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với (p < 0,05) giữa 2 nhóm, những trường hợp glucose máu lúc đói > 7mmol/l có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,2 lần so với những trường hợp glucose máu bình thường. So sánh về tỉ lệ HbA1c giữa nhóm MAU (+) và nhóm MAU (-), chúng tôi thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ HbA1c dưới 6,5% giữa 2 nhóm, những trường hợp HbA1c > 6,5 % có nguy cơ MAU (+) cao gấp 2,79 lần so với những trường hợp HbA1c bình thường. Vì vậy, có thể những bệnh nhân này vẫn chưa quan tâm nhiều đến tình trạng bệnh tật của mình. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy kiểm soát tốt glucose máu góp phần làm giảm nhiều biến chứng vi mạch và mạch máu lớn. Do vậy kiểm soát glucose máu tốt sẽ góp phần là giảm tỉ lệ MAU (+) ở bệnh nhân đái tháo đường và giúp làm giảm tỉ lệ biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ. Khi đã có dấu hiệu MAU (+) thì vấn đề khống chế glucose và huyết áp càng cần được quan tâm chặt chẽ hơn để hạn chế sự phát triển của biến chứng thận [34]. 4.5. Nhận xét kết quả xét nghiệm lipid máu và mối liên quan với MAU Rối loạn lipid máu rất thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Người mắc đái tháo đường có tỉ lệ rối loạn chuyển hoá lipid cao gấp 2-3 lần người không mắc đái tháo đường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng như Việt Nam đều có chung một nhận xét có thể gặp 70-100% bệnh nhân ĐTĐ có bất thường một hoặc nhiều thành phần lipid [28], [31]. Đặc điểm nổi bật cả bất thường lipid máu bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là tăng cholesterol toàn phần, tăng hàm lượng triglycerid, giảm hàm lượng HDL-C, tăng tỉ số cholesterol toàn phần trên HDL-C [23], [29], [41]. Qua nghiên cứu trên 116 bệnh nhân đái tháo đường týp 2 chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu khá cao, thường gặp nhất là tăng triglycerid (40,5%) và tăng cholesterol toàn phần (38,7%). Trong nhóm