SlideShare a Scribd company logo
1 of 86
m
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ VĂN CHẤT
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN – 2020
m
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y - DƯỢC
LÊ VĂN CHẤT
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Chuyên ngành: Ngoại khoa
Mã số: NT 62 72 07 50
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS LÊ VĂN ĐOÀN TS. TRẦN CHIẾN
THÁI NGUYÊN – 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Văn Chất, Học viên Bác sĩ Nội trú khóa 11, chuyên ngành
Ngoại khoa, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Lê Văn Đoàn và TS. Trần Chiến.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Lê Văn Chất
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Đảng ủy - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Bộ môn Ngoại Trường Đại
học Y Dược, Đại học Thái Nguyên.
Đảng ủy - Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Chấn thương
Chi trên và Vi phẫu thuật – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin cảm ơn:
PGS.TS Lê Văn Đoàn – Viên trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, TS. Trần Chiến – Bộ môn ngoại
Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Những người thầy với lòng
nhiệt huyết đã giành nhiều thời gian quý báu, trực tiếp dạy bảo tôi về kiến
thức chuyên môn cũng như hướng dẫn tôi từng bước trưởng thành trên con
đường nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi luôn biết ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các Bác sĩ, Y tá, Hộ lý
Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật – Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108 trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại khoa.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè.
Những người luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những điều kiện
tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Tác giả luận văn
Lê Văn Chất
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN : Bệnh nhân
BQ : Boston questionnaire
DC : Dây chằng
DC NCT : Dây chằng ngang cổ tay
DML : Distal Motor Latency
(Thời gian tiềm vận động thần kinh giữa)
DMLD : Median DML - Ulnar DML
( Hiệu thời gian tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ)
DSL : Distal Sensory Latency
(Thời gian tiềm cảm giác thần kinh giữa)
DSLD : Median DSL - Ulnar DSL
(Hiệu thời gian tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ)
FSS : Functional severity score
(Thang điểm mức độ nặng chức năng)
HC : Hội chứng
OCT : Ống Cổ Tay
RLCG : Rối loạn cảm giác
SSS : Symptom severity score
(Thang điểm mức độ nặng triệu chứng)
TK : Thần Kinh
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................3
1.1. Sơ lược về giải phẫu, chi phối của dây thần kinh giữa và cấu tạo giải phẫu
ống cổ tay...............................................................................................................3
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay...........7
1.3. Điều trị hội chứng ống cổ tay .....................................................................14
1.4. Tình hình nghiên cứu về hội chứng ống cổ tay...........................................19
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........24
2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................24
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ..................................................................25
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................25
2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu ......................................................................25
2.5. Quy trình phẫu thuật.....................................................................................28
2.6. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................31
2.7. Công cụ thu thập số liệu ............................................................................31
2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................31
2.9. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................33
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật................................33
3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay........................................41
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...............................................................................46
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật................................46
4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay........................................54
KẾT LUẬN.........................................................................................................58
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hội chứng ống cổ tay............................58
2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay...........................................58
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC................................................................................................................
BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ...................................................................................
BỆNH ÁN MINH HỌA ........................................................................................
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu đường đi của dây thần kinh giữa...................................... 4
Hình 1.2: Giới hạn vùng chi phối cảm giác da bàn tay của dây thần kinh giữa.........5
Hình 1.3: Thần kinh giữa đoạn qua OCT .............................................................5
Hình 1.4: Cấu tạo OCT..........................................................................................6
Hình 1.5: Phân biệt 2 điểm được đánh giá qua nghiệm pháp Weber. .................8
Hình 1.6: Teo cơ mô cái trong HCOCT............................................................ 9
Hình 1.7: Nghiệm pháp Tinel .........................................................................10
Hình 1.8: Nghiệm pháp Phalen...........................................................................11
Hình 1.9: Nghiệm pháp tăng áp lực cổ tay (Durkan’s test) ............................12
Hình 1.10: Phương pháp tiêm proximal vào ống cổ tay. ................................15
Hình 1.11: Đường mổ trong kỹ thuật mổ ít xâm lấn..........................................17
Hình 1.12: PT nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay ..........................................18
Hình 2.1: Dụng cụ phẫu thuật .............................................................................29
Hình 2.2: Đánh dấu đường mổ HC OCT............................................................29
Hình 2.3: Bộc lộ thần kinh giữa..........................................................................30
Hình 2.4: Đánh giá hình thái, giải phẫu thần kinh giữa trong mổ .....................31
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi....................................................33
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính.......................................................33
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh của 2 bàn tay.............................................................36
Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh ............................................................................36
Bảng 3.5: Trung bình điểm Boston questionaire trước phẫu thuật....................36
Bảng 3.6: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo thời
gian bị bệnh.........................................................................................37
Bảng 3.7: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo tuổi
bệnh nhân............................................................................................37
Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo thời gian mắc bệnh
.........................................................................................................38
Bảng 3.9: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo tuổi bệnh nhân ...38
Bảng 3.10: Triệu chứng về rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật ....39
Bảng 3.11: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo
thời gian bị bệnh .............................................................................39
Bảng 3.12: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo
tuổi bệnh nhân.................................................................................40
Bảng 3.13: Điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật ..................................40
Bảng 3.14: Thay đổi bảng điểm Boston questionaire sau phẫu thuật sau phẫu
thuật.....................................................................................................43
Bảng 3.17: Tỷ lệ bệnh nhân có teo cơ ô mô cái tại thời điểm sau phẫu thuật ≥
6 tháng.............................................................................................43
Bảng 3.18: Tỷ lệ teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật theo mức độ nặng của điện
sinh lý TK giữa trước phẫu thuật. ......................................................44
Bảng 319: Sự cải thiện cảm giác da sau phẫu thuật........................................45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ............................................34
Biểu đồ 3.2: Tiền sử bệnh lý của nhóm nghiên cứu...........................................34
Biểu đồ 3.3: Tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay ............................................35
Biểu đồ 3.4: Lý do vào viện................................................................................35
Biểu đồ 3.5: Các triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật...................................37
Biểu đồ 3.6: Phân loại mức độ tổn thương trên kết quả điện sinh lý thần kinh
giữa................................................................................................41
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là một bệnh lý phổ
biến do tình trạng chèn ép thần kinh giữa ở đoạn ống cổ tay [11], [34]. Đây là
bệnh lý thần kinh ngoại vi thường gặp nhất của chi trên [22], ảnh hưởng đến
khoảng 3 – 4% số người trưởng thành [27], [44], [54], phụ nữ có nguy cơ mắc
hội chứng ống cổ tay cao gấp 3 lần so với nam giới [38], [60], [67], lứa tuổi
mắc bệnh chiểm tỉ lệ cao là 50 - 60 tuổi [5], [15], [29].
Phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay là vô căn [8], [21], số còn
lại có thể do các nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh. Nguyên nhân nội sinh
là các yếu tố làm gia tăng thể tích các thành phần trong ống cổ tay như thai
kỳ, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, gout, đái tháo đường,...Nguyên nhân ngoại
sinh là các yếu tố làm thay đổi kích thước ống cổ tay như các gãy xương cổ tay,
khớp giả xương thuyền, bán trật xoay xương thuyền, viêm khớp cổ tay,... từ đó
làm gia tăng áp lực kẽ dù thể tích các thành phần trong ống là không thay đổi
[38], [40].
Hội chứng ống cổ tay đặc trưng bởi sự khởi phát thầm lặng và chẩn đoán
chủ yếu dựa trên lâm sàng. Giai đoạn sớm bệnh nhân than phiền về cảm giác
ngứa ran và tê ở lòng bàn tay, đặc biệt là ở ba ngón tay đầu tiên và một nửa
ngón tay thứ tư (vùng chi phối của thần kinh giữa), thường tăng lên về ban
đêm. Nặng hơn bệnh có thể gây teo cơ ô mô cái, giảm cảm giác và vận động
bàn tay. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị,
ngược lại phát hiện muộn có thể để lại những tổn thương không hồi phục và
di chứng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh
nhân [19], [37], [50].
Về điều trị hội chứng ống cổ tay, bao gồm điều trị nội khoa và điều trị
phẫu thuật. Thông thường, điều trị nội khoa được chỉ định với những bệnh
nhân đến khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, với việc áp dụng các biện pháp như
2
cố định nẹp, điều chỉnh hoạt động, thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi
tiểu, vitamin B6…,tuy nhiên bệnh có tỷ lệ tái phát cao [13], [36], [45]. Điều
trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay là phương pháp điều trị triệt để nhất,
phẫu thuật được chỉ định khi bệnh nhân đến trong giai đoạn từ trung bình đến
nặng, hoặc đã điều trị nội khoa thất bại [30], [36], [58], [63], [69].
Trên thế giới, đã có nhiều báo cáo về hiệu quả điều trị phẫu thuật cắt dây
chằng ngang cổ tay, giải ép ống cổ tay đạt tỷ lệ thành công khá cao [18], [25],
[61]. Theo Jacqueline 2013 nghiên cứu 74 bệnh nhân, kết quả sau phẫu thuật
các triệu chứng Tinel giảm từ 62% còn 47%, Phalen từ 87% còn 62% sau 1
tháng [61].
Tại Việt Nam, phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay cũng đã được
một số tác giả nghiên cứu và đánh giá. Theo Đặng Hoàng Giang 2014 sau
phẫu thuật các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt, teo cơ từ 33 % giảm xuống
còn 8,8%, cải thiện cảm giác sau phẫu thuật 6 tháng có ý nghĩa thống kê và
không có bệnh nhân nào xảy ra biến chứng trong và sau phẫu thuật [2].
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phẫu thuật điều trị hội chứng
ống cổ tay nhiều năm nay. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân đến viện phẫu
thuật khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, đã từng điều trị nội khoa trước đó nhưng
không khỏi hoặc tái phát. Câu hỏi đặt ra ở đây là hội chứng ống cổ tay có biểu
hiện như thế nào? khi nào thì có chỉ định phẫu thuật? và kết quả mà phẫu
thuật đem lại ra sao? Chính vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108” với 2 mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân bị hội
chứng ống cổ tay được phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay tại Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108 trong khoảng thời gian từ 01/2015 đến 06/2020.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị hội
chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Sơ lược về giải phẫu, chi phối của dây thần kinh giữa và cấu tạo giải
phẫu ống cổ tay
1.1.1. Dây thần kinh giữa
Dây thần kinh giữa được tại nên bởi 2 rễ: rễ ngoài tách ra từ bó ngoài
đám rối thần kinh cánh tay (bắt nguồn từ rễ cổ 5 đến cổ 7) và rễ trong tách ra
từ bó trong của đám rối thần kinh cánh tay (bắt nguồn từ rể cổ 8 và rễ ngực
1). Dây giữa đi từ hõm nách đến cánh tay, cẳng tay, chui qua ống cổ tay
xuống chi phối cảm giác và vận động các cơ bàn tay. Dây thần kinh giữa
không phân nhánh ở cánh tay nhưng có một số nhánh vào khớp khuỷu. Ở hố
khuỷu trước dây thần kinh này chạy sát với động mạch cánh tay và đi xuống
cẳng tay giữa hai đầu của cơ sấp tròn, trước khi phân nhánh chi phối cho cơ
sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gấp các ngón nông và ở một số trường hợp
chi phối cả cơ gan bàn tay. Nhánh gian cốt trước của dây giữa chi phối cơ gấp
ngón tay dài, các cơ gấp ngón tay sâu của các ngón trỏ và ngón giữa, cơ sấp
vuông. Trước khi đi qua ống cổ tay dây thần kinh giữa tách ra nhánh cảm giác
da bàn tay chạy dưới da và chi phối cảm giác vùng ô mô cái, nhánh này
không bị ảnh hưởng trong hội chứng ống cổ tay nhưng lại dễ bị tổn thương
khi phẫu thuật điều trị hội chứng này [14], [70].
4
Hình 1.1: Giải phẫu đường đi của dây thần kinh giữa [9]
Ở bàn tay dây thần kinh giữa chia ra các nhánh vận động và cảm giác.
Về cảm giác dây thần kinh giữa chi phối cho hơn một nửa gan tay ở phía
ngoài (trừ một phần nhỏ da ở phía ngoài mô cái do dây thần kinh quay cảm
giác), mặt gan tay của 3 ngón rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái và cả mặt mu
các đốt II-III của các ngón đó (hình 1.2). Trong hội chứng ống cổ tay thường
có tổn thương cảm giác theo chi phối này. Về vận động ở bàn tay, dây thần
kinh giữa chi phối các cơ giun thứ nhất và thứ hai, cơ đối chiếu ngón cái, cơ
dạng ngắn ngón cái và đầu nông cơ gấp ngón cái ngắn. Khi tổn thương có thể
thấy các dấu hiệu khó dạng ngón cái kèm theo teo cơ ô mô cái.
5
Hình 1.2: Giới hạn vùng chi phối cảm giác da bàn tay của
dây thần kinh giữa [68].
Hình 1.3: Thần kinh giữa đoạn qua OCT [67]
Sự hiểu biết về các biến thể phân nhánh vận động của dây thần kinh giữa
là rất quan trọng trong phẫu thuật giải phóng chèn ép. Lanz đã phân loại các
biến thể của các nhánh vận động thành 4 phân nhóm. Có 46% trường hợp
nhánh này đi qua OCT rồi quặt ngược lại vào cơ ô mô cái, được gọi là ngoài
dây chằng; 31% trường hợp nhánh này xuất phát ở vị trí ngay bên trong OCT,
rồi đi vòng qua bờ xa của DC NCT, gọi là dưới dây chằng; 23% trường hợp
nhánh này cũng xuất phát bên trong OCT nhưng nó đi xuyên qua DC NCT,
6
được gọi là xuyên dây chằng. Bất thường về phân bố của TK giữa thường gặp
là thông nối nhánh mô cái của TK giữa với nhánh sâu của TK trụ ở bàn tay và
các ngón gọi là nhánh Riche-Cannieu. Ít gặp hơn (15- 31%) là thông nối phần
chi phối bàn tay của TK giữa vào TK trụ xảy ra ở cẳng tay, TK giữa không đi
vào bàn tay, được biết như là cầu nối Martin- Gruber [66], [70].
1.1.2. Cấu tạo giải phẫu ống cổ tay.
Ống cổ tay là một khoang nằm trong vùng cổ tay, được giới hạn bởi dây
chằng ngang cổ tay (DC NCT) phía bên trên và các xương cổ tay phía dưới
(Hình 1.4).
Hình 1.4: Cấu tạo OCT [42]
Chiều rộng của OCT trung bình là 25 mm, trong đó đầu gần là 20 mm
vùng hẹp nhất ở ngang mức mỏm xương móc, và đầu xa là 26 mm. Chiều sâu
khoảng 12 mm ở đầu gần và 13 mm ở đầu xa. Chiều sâu tại điểm hẹp nhất là
10 mm ở ngang mức xương móc, vì vung này là vung gồ lên của xương cổ tay
ở mặt sau và phần dày nhất của DC NCT ở trước. Chiều dài khoảng từ 2 đến
2.5 cm. Thể tích của ống cổ tay khoảng 5ml và thay đổi tùy thuộc vào kích
thước của bàn tay, thường nhỏ hơn ở nữ giới. Khu vực cắt ngang qua ống cổ
7
tay có diện tích khoảng 185 mm2
và chiếm khoảng 20% tổng diện tích mặt cắt
ngang của cổ tay [56], [66], [70].
Ống cổ tay như một ống chứa các thành phần nối giữa vùng cẳng tay
trước với bàn tay. Đi qua OCT có mười cấu trúc bao gồm: bốn gân gấp các
ngón nông, bốn gân gấp các ngón sâu, cả tám cấu trúc này được bao bọc bởi
túi hoạt dịch trụ, thứ chín là gân gấp ngón cái dài được bao bọc bởi túi hoạt
dịch quay. Cuối cùng là dây thần kinh giữa, đây là cấu trúc nằm nông nhất
trong ống cổ tay, được che phủ bởi mô mỡ - xơ và DC NCT [56], [66].
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
1.2.1. Đặc điểm lâm sàng
1.2.2.1. Rối loạn về cảm giác
Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, dị cảm, đau buốt như kim châm
hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (Ngón cái,
ngón chỏ, ngón giữa và một nửa ngón nhẫn). Triệu chứng về cảm giác này
thường tăng về đêm làm cho người bệnh phải thức giấc. Những động tác làm
gấp hoặc ngửa cổ tay quá hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay nhất là khi lái xe
cũng làm tăng triệu chứng lên.
Triệu chứng giảm hoặc mất cảm giác của dây thần kinh giữa ít gặp hơn
và thường thấy ở giai đoạn muộn hơn, khi mà tổn thương thần kinh nhiều.
Khám sự rối loạn cảm giác da bàn tay thông qua nghiệm pháp phân biệt 2
điểm (nghiệm pháp Weber). Phân độ nghiệm pháp phân biệt 2 điểm (hình 1.5) [20]:
− Phân biệt 2 điểm với khoảng cách < 6mm: cảm giác da bình thường.
− Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 6-10mm: RLCG da mức độ nhẹ.
− Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 11-15mm: RLCG da mức độ
trung bình.
− Chỉ nhận biết được 1 điểm: RLCG da mức độ nặng.
− Không nhận biết được: RLCG da mức độ rất nặng.
8
Hình 1.5: Phân biệt 2 điểm được đánh giá qua nghiệm pháp Weber [20].
Theo Brown và cộng sự 1993 khi phẫu thuật cho 169 bàn tay bằng cả
phương pháp nội soi và mổ mở, trung bình nghiệm pháp phân biệt 2 điểm là
7,1 ± 3,3 mm và nhóm mổ mở là 6,4 ± 2,3 mm [17].
Theo Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu tiến cứu trên 21 bệnh nhân
được đánh giá mức độ rối loạn cảm giác vùng da bàn tay vùng thần kinh giữa
chi phối qua nghiệm pháp phân biệt 2 điểm, không có bệnh nhân nào có cảm
giác da bình thường, 33,3% rối loạn cảm giác da mức độ nhẹ, có đến 57,1% ở
mức độ trung bình, 9,5% ở mức độ nặng [2].
1.2.1.2. Rối loạn về vận động
Biểu hiện về rối loạn vận động của dây thần kinh giữa trong hội chứng
ống cổ tay hiếm gặp hơn vì chỉ có ở giai đoạn muộn của bệnh.
Thường hay gặp yếu cơ dạng ngón cái ngắn trên lâm sàng.
Giai đoạn muộn hơn có thể gặp biểu hiện teo cơ ô mô cái, thường biểu
hiện teo cơ chỉ xảy ra khi đã có tổn thương sợi trục của dây thần kinh
(hình 1.6).
9
Hình 1.6: Teo cơ mô cái trong HCOCT [20].
Theo nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang (2014) có 9 bệnh nhân đều có
thời gian mắc bệnh trên 2 năm, tỷ lệ dương tính là 33%. Jacquelin và cộng sự
phẫu thuật 74 bệnh nhân tại Singapore năm 2012 có tỷ lệ teo cơ trước mổ là
24,3 % [2]. Theo Trần Trung Dũng và cộng sự năm 2019 trước khi phẫu thuật
có 26,7% bệnh nhân bị teo cơ ô mô cái [64].
1.2.1.3. Các nghiệm pháp lâm sàng.
Hai nghiệm pháp kinh điển nhất được áp dụng trong lâm sàng để phát
hiện hội chứng ống cổ tay là:
- Nghiệm pháp Tinel:
Gõ vào vùng ống cổ tay (có thể dùng tay hoặc búa phản xạ), nghiệm
pháp dương tính là khi gõ sẽ gây ra cảm giác tê hoặc đau theo vùng da chi
phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay (hình 1.7).
Các tác giả cho rằng nghiệm pháp Tinel thường dương tính trong những
trường hợp hội chứng ống cổ tay nặng. Nghiệm pháp này khi âm tính không
có giá trị chẩn đoán loại trừ nhưng lại có giá trị khi dương tính. Tỷ lệ test
10
Tinel dương tính khá cao trong hội chứng ống cổ tay là 53%, độ nhạy là 60%
và độ đặc hiệu là 67% [1].
Theo Katz và Simmon năm 2002 thì độ nhạy của nghiệm pháp Tinel
trong khoảng 25-60%, độ đặc hiệu là 67 – 87 % [35]. Ceruso và cộng sự năm
2007 tại Italia đưa ra số liệu này là 58 % [20]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu
năm 2008 với 70 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay có nghiệm
pháp Tinel dương tính là 55,5% [3]. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân năm 2013
của tác giả Ciftdemir tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ dương tính của Tinel là 82%
[23]. Theo Đặng Hoàng Giang năm 2014 tỷ lệ dương tính của nghiệm pháp
Tinel là 55% [2]. Theo Lê Thị Liễu (2018) thì tỷ lệ này là 67,9% [7].
Hình 1.7: Nghiệm pháp Tinel [20].
- Nghiệm pháp Phalen:
Người bệnh gấp hai cổ tay tối đa (đến 900
) sát vào nhau trong thời gian ít
nhất là 60 giây. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân xuất hiện hoặc tăng
các triệu chứng về cảm giác thuộc vùng chi phối của dây thần kinh giữa ở
bàn tay.
11
Hình 1.8: Nghiệm pháp Phalen [20]
Theo tác giả Phillip thì nghiệm pháp Phalen có độ nhạy và độ đặc hiệu
lần lượt là 75% và 47%, tỷ lệ dương tính là 60,7%. Ở một nghiên cứu trên
112 bệnh nhân của Jaeger và Foucher cho thấy độ nhạy của nghiệm pháp này
là 58%, độ đặc hiệu là 54%. Ceruso và cộng sự năm 2007 tại Italia đưa ra số
liệu này 80%. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân năm 2013 của tác giả Ciftdemir
tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ dương tính là 82% [23]. Tác giả Nguyễn Lê Trung
Hiếu năm 2008 với 70 bệnh nhân nghiệm pháp Phalen dương tính là 36,1%
[3]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) thì tỷ lệ dương tính của nghiệm pháp này
là 82% [2]. Theo Lê Thị Liễu (2018) thì tỷ lệ này là 63,6% [7]. Nghiên cứu
của Hegmann năm 2018 dấu hiệu Phalen có độ nhạy 52,8% [32]. Mặc dù tỷ lệ
có khác nhau nhưng các tác giả đều cho rằng đây là một trong các nghiệm
pháp lâm sàng có giá trị cao trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.
12
- Nghiệm pháp tăng áp lực ống cổ tay (nghiệm pháp Durkan)
Hình 1.9: Nghiệm pháp tăng áp lực cổ tay (Durkan’s test) [20].
Là nghiệm pháp được tác giả Durkan mô tả, bác sĩ trực tiếp làm tăng áp
lực tại cổ tay bệnh nhân bằng cách sử dụng ngón cái ấn vào vị trí giữa nếp
gấp cổ tay. Nghiệm pháp được coi là dương tính khi bệnh nhân thấy tê bì, đau
tăng lên theo vùng bàn tay chi phối của thần kinh giữa khi ấn > 30s [53].
Theo Durkan nghiệm pháp này có độ nhạy là 87%, độ đặc hiệu lên đến
90%. Khi đánh giá về các nghiệm pháp lâm sàng thăm khám HC OCT tác giả
Willimas. M và CS thấy nghiệm pháp Durkan dương tính ở 100% các bệnh
nhân thăm khám.
Theo Ceruso và cộng sự năm 2007 tại Italia thì tỷ lệ dương tính của
nghiệm pháp Dukan là 87% [20]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008
với 70 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay có nghiệm pháp
Dukan dương tính là 23,8% [3]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu
trên 40 bệnh tỷ lệ dương tính của nghiệm pháp Durkan là 80 % [2]. Theo Lê
Thị Liễu (2018) thì tỷ lệ này là 52,6% [7].
13
1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Các thay đổi bất thường về điện sinh lý thần kinh giữa trong hội chứng ống
cổ tay
− Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác của dây giữa đoạn qua ống
cổ tay rất hay gặp và là một trong những dấu hiệu nhạy nhất về thăm dò về
điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay.
− Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa cảm
giác (DSL) cũng là biểu hiện rất thường gặp trong hội chứng ống cổ tay.
− Bất thường về hiệu số giữa thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây
thần kinh giữa cảm giác và dây thần kinh trụ cảm giác (DSLD) là thông số
quan trọng trong thăm dò điện sinh lý vì trong hội chứng ống cổ tay thì dây
thần kinh giữa bị tổn thương trong khi đó dây thần kinh trụ vẫn bình thường.
− Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa vận động: ít gặp hơn
− Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa vận
động (DML) có độ nhạy cao hơn tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động.
− Bất thường về hiệu số giữa thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây
thần kinh giữa vận động và dây thần kinh trụ vận động (DMLD) cũng gặp
nhiều hơn tỷ lệ bất thường về tốc độ truyền thần kinh vận động.
− Phân độ hội chứng ống cổ tay dựa trên hiệu tiềm vận động và cảm
giác thần kinh giữa với thần kinh trụ [3], [51].
DMLD DSLD
Bình thường ≤ 1,25 ≤ 0,79
Độ 1 1,25 – 2,35 0,79 – 1,58
Độ 2 2,35 – 4,13 1,58 – 2,66
Độ 3 > 4,13 > 2,66
Độ 4 Mất đáp ứng Mất đáp ứng
14
1.2.3. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay
1.2.3.1. Chẩn đoán xác định: Bệnh nhân có các tiêu chuẩn:
− Có ít nhất một trong các triệu chứng cơ năng bao gồm đau cổ tay, dị
cảm bàn tay, tê bì bàn tay vùng thần kinh giữa chi phối và yếu cổ bàn tay, có
thể xảy ra ban ngày, ban đêm hoặc liên tục cả ngày.
− Có ít nhất một triệu chứng thực thể bao gồm: nghiệm pháp Phalen,
Tinel, Durkan dương tính.
− Có ít nhất một trong 2 chỉ số hiệu tiềm vận động hoặc cảm giác thần
kinh giữa với thần kinh trụ cao hơn chỉ số bình thường:
Hiệu tiềm vận động thần kinh giữa- thần kinh trụ lớn hơn 1,45 ms.
Hiệu tiềm vận động cảm giác thần kinh giữa- trụ lớn hơn 0,79 ms [2].
1.2.3.2. Chẩn đoán phân biệt:
− Các bệnh của cột sống cổ như bệnh thoái hóa, thoái vị đĩa đệm gây
chèn ép thần kinh: X quang, cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán.
− Bệnh của dây thần kinh như viêm dây thần kinh trong bệnh lý tiểu
đường, bệnh tuyến giáp: xét nghiệm đường máu, hormon tuyến giáp + siêu
âm tuyến giáp để chẩn đoán.
− Chèn ép sau chấn thương: có tiền sử chấn thương vùng cổ tay, tổn
thương xương vùng cổ tay.
− Khối u thần kinh: siêu âm, cộng hưởng từ chẩn đoán.
− Hội chứng ống cổ tay cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa
cột sống cổ (khi đó gọi là hội chứng Upton-McComas), do vậy nếu thấy bệnh
nhân bị hội chứng ống cổ tay thì chưa loại trừ thoái hóa cột sống cổ và ngược lại.
1.3. Điều trị hội chứng ống cổ tay
1.3.1. Điều trị nội khoa
− Hạn chế các vận động làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức. Những tư
thế này sẽ làm tăng áp lực trong ống cổ tay lên và do đó làm tăng triệu chứng
của tổn thương dây thần kinh giữa hơn.
15
− Dùng nẹp cổ tay: có thể dùng vào ban đêm hoặc dùng liên tục cả ngày.
Những nghiên cứu cho thấy sử dụng nẹp cổ tay có thể làm cải thiện được các
triệu chứng sau 4 tuần điều trị [16].
− Corticosteroids:
+ Đường uống: một số nghiên cứu đưa ra kết quả cải thiện triệu chứng
tạm thời của việc dùng Prednisolon đường uống. Tuy nhiên tác dụng kém hơn
so với tiêm tại chỗ Steroids.
+ Tiêm Corticosteroid vào vùng ống cổ tay được các tác giả nghiên cứu
nhiều, cho thấy tác dụng làm giảm quá trình viêm, cải thiện triệu chứng nhanh
và rõ rệt tuy không kéo dài như phẫu thuật.
+ Tiêm corticosteroid là một lựa chọn điều trị được khuyến cáo cho hội
chứng ống cổ tay, trước khi cân nhắc phẫu thuật. Tuy nhiên, vai trò của tiêm vẫn
còn gây tranh cãi vì chỉ có bằng chứng chắc chắn về lợi ích ngắn hạn [28].
Hình 1.10: Phương pháp tiêm proximal vào ống cổ tay. Sử dụng kim dài 3cm,
đường kính 0,7mm, góc tiêm là 10 – 20 độ so với mặt phẳng da, dung dịch
tiêm là hỗn hợp 10mg lidocain + 40mg Methyl prednisolon [67].
16
Phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị hội chứng ống cổ tay
Chỉ định ngoại khoa:
− Bệnh nhân đến khám với dấu hiệu rối loạn cảm giác, theo phân độ
nghiệm pháp phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ trở lên, teo cơ ô mô cái.
− Hoặc triệu chứng cơ năng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống dựa trên
bảng điểm Boston questionnaire từ mức độ trung bình trở lên, kèm theo test
Phalen 30s (+).
− Phân độ bảng điểm Boston questionnaire (BQ) dựa trên bảng mức độ
nặng chức năng với 11 câu hỏi và bảng mức độ nặng triệu chứng với 8 câu
hỏi (phụ lục đính kèm), mỗi câu hỏi có 5 câu trả lời tương ứng với số điểm từ
1-5, không trả lời 0 điểm:
+ Mức độ rất nhẹ: điểm từ 0,1- 1 điểm.
+ Mức độ nhẹ: 1,1- 2 điểm.
+ Mức độ trung bình: 2,1- 3 điểm.
+ Mức độ nặng: 3,1- 4 điểm.
+ Mức độ rất nặng: 4,1- 5 điểm.
− Điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng cơ năng.
Các phương pháp phẫu thuật điều trị HC OCT:
Phẫu thuật giải phóng DC NCT được Galloway mô tả lần đầu tiên vào
năm 1924 (được trích dẫn bởi Amadio) [12] và sau đó được phổ biến bởi
Phalen [53]. Phẫu thuật HC OCT có thể mổ mở nhỏ hay mổ nội soi. Nhiều
nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt thống kê về kết quả của phẫu thuật
nội soi so với phẫu thuật mổ mở mang lại [31], [55], [71].
Theo Nghiên cứu của Kejia Hu và các cộng sự năm 2016 trên những
bệnh nhân mắc HC OCT hai bên đã trải qua mổ mở ở một tay và mổ nội soi ở
tay còn lại cho thấy rằng cả hai Phương pháp đều cho kết quả tốt như nhau,
không có sự khác biệt về sức mạnh tay hoặc sự hồi phục cảm giác. Mặc dù
17
mổ nội soi có liên quan đến việc phục hồi sớm hơn các chức năng sống hàng
ngày, nhưng nó đòi hỏi thời gian phẫu thuật lâu hơn [33].
− Phẫu thuật mở giải phóng DC NCT. Theo cổ điển, phẫu thuật HC
OCT được thực hiện tại một cơ sở điều trị ngoại trú. Trong thủ thuật này, DC
NCT được cắt để giải thoát dây thần kinh giữa. Điều này làm giảm áp lực lên
các dây thần kinh giữa.
Phương pháp mở nhỏ ít xâm lấn: Phẫu thuật này chỉ mở một vết rạch
nhỏ (khoảng 2,5cm). Cách tiếp cận qua đường mở nhỏ để giảm thời gian phục
hồi, giảm đau, và giảm tỷ lệ tái phát so với một mổ cổ điển. Tuy nhiên, về lâu
dài có vẻ như không có sự khác biệt đáng kể giữa các phẫu thuật mở nhỏ và
đường mổ mở cổ điển.
Hình 1.11: Đường mổ trong kỹ thuật mổ ít xâm lấn [48].
- Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi OCT là một thủ thuật ít xâm
lấn hơn phẫu thuật mở.
+ Phẫu thuật viên tạo ra một hoặc hai vết rạch ở cổ tay và gan tay kích
thước khoảng hơn 1cm để đưa ống nội soi vào.
18
+ Các bác sĩ phẫu thuật sau đó đưa camera nhỏ và dao phẫu thuật qua
ống nội soi.
+ Trong khi nhìn vào mặt dưới của dây chằng cổ tay trên màn hình,
các phẫu thuật viên cắt DC NCT giải phóng dây thần kinh giữa bị chèn ép.
Hình 1.12: PT nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay [30]
Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi ít đau hơn và giảm thời gian để hồi
phục còn một nửa so với những bệnh nhân phẫu thuật mở. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá lợi ích lâu dài của nội soi so với phẫu
thuật mở về cải thiện co cơ, sức khép, hoặc khéo léo.
19
1.3.2. Chăm sóc sau mổ
− BN có thể ra viện trong ngày thứ 1 hoặc thứ 2 sau phẫu thuật khi tình
trạng ổn định, không phát hiện các biến chứng thuốc gây tê.
− Đơn thuốc ngoại trú, hẹn khám lại định kỳ.
− Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ.
− Trước đây, cổ tay thường được bất động sau mổ để bảo vệ vết mổ và
dự phòng co gân gấp. Tuy nhiên, cùng với sự hiểu biết tốt hơn về tầm quan
trọng của sự trơn trượt dây chằng và thần kinh sau mổ, việc cố định sau mổ đã
giảm đi rõ rệt. Hiện nay cổ tay thường chỉ được cố định qua băng ép trong 2
ngày đầu sau mổ. Tiếp đó, BN được hướng dẫn để bắt đầu các bài tập ngón
tay, cổ tay và cánh tay. BN được đặt nẹp cổ tay ở tư thế chức năng vào ban
đêm trong 3 tuần. Sau 1 tháng BN được phép lao động nhẹ và sau 6 - 8 tuần
sẽ được phép trở lại các hoạt động như bình thường [10].
1.4. Tình hình nghiên cứu về hội chứng ống cổ tay
1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Năm 1997, Alan Thurston và Nicholas Lam nghiên cứu trên 188 bàn tay
theo dõi sau phẫu thuật giải phóng ống cổ tay ít nhất 18 tháng, kết quả cho
thấy 70% giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, 78% bàn tay giảm dần
mức độ của dị cảm bàn tay và 77% giảm mức độ nặng triệu chứng tê bì. Tổng
cộng 49% đã cải thiện cả ba triệu chứng sau phẫu thuật cắt dây chằng ngang
cổ tay. Khi xem xét lâm sàng, thử nghiệm cảm giác cho thấy 59% bàn tay có
chạm nhẹ bình thường hoặc giảm nhẹ, 35% có phân biệt hai điểm tĩnh bình
thường và 61% có phân biệt hai điểm động bình thường. Kết quả của các
nghiệm pháp Tinel, Phalen và Durkan chỉ còn dương tính trong 10% số
tay. Sức mạnh cầm nắm bình thường được tìm thấy ở 93% số tay.
20
Năm 1999, S J Choi thực hiện một nghiên cứu hồi cứu trên 294 cổ tay ở
154 BN được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và sau đó đã thực hiện
phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, cả kết quả lâm sàng và chẩn đoán điện
đều tương quan. Kết quả sau phẫu thuật sau 1 năm cũng thành công đối với
những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài. Trong số 294 ca phẫu thuật hội
chứng ống cổ tay được nghiên cứu, kết quả sau phẫu thuật tốt đến xuất sắc
được ghi nhận ở 242 trường hợp (82%), kết quả khá ở 39 trường hợp (13%)
và kết quả kém ở 13 trường hợp (4%). BN bị đái tháo đường cũng cho thấy sự
cải thiện, với kết quả tốt ở 14 trong số 19 BN (74%). Nghiên cứu này cho
thấy kết quả sau phẫu thuật là đạt yêu cầu trong vòng 1 năm, bất kể mức độ
nghiêm trọng của điện cơ.
Năm 2003, Serra và các cộng sự đã công bố kết quả lâm sàng sau 4
tháng theo dõi 200 trường hợp HCOCT được điều trị bằng phương pháp nội
soi. Trong số 187 bàn tay bị đau trước khi phẫu thuật, 164 bàn tay (87,7%) có
giảm hoàn toàn sau khi điều trị phẫu thuật, trong khi 17 bàn tay (9,1%) cho
thấy giảm đáng kể các triệu chứng đau và 6 bàn tay (3,2%) cải thiện ít hoặc
không cải thiện. Có 169 bàn tay bị tê hoặc dị cảm trước phẫu thuật, sau phẫu
thuật 147 bàn tay (chiếm 86,9%) phục hồi hoàn toàn các triệu chứng cảm
giác. Đánh kết quả sau 12 tháng phẫu thuật ở 148 BN (179 bàn tay) cho thấy
tất cả BN đều ở trong nhóm giảm hoàn toàn hoặc cải thiện đáng kể các triệu
chứng sau phẫu thuật, không có trường hợp nào tái phát [58].
Theo Mallick năm 2007 nghiên cứu trên 300 BN sau phẫu thuật HC
OCT 6 tháng có 291 BN (chiếm 97%) cải thiện tốt về các triệu chứng, 294
BN (chiếm 98%) đã cải thiện về mặt chức năng [46]. Tác giả Padua năm 2005
và tác giả Brown năm 1993 cũng có kết quả nghiên cứu tương tự [17], [52].
Năm 2012, Jacqueline và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu
trên 74 BN được phẫu thuật giải phóng DC NCT, với thời gian theo dõi là 6
21
tháng. Kết quả thu được là tất cả các BN cho thấy sự cải thiện các triệu
chứng, với 72% BN cho thấy giảm triệu chứng hoàn toàn, 74% BN cải thiện
về chức năng và 66% cho thấy sự cải thiện về sức cầm nắm và 82% số BN
hoàn toàn hoặc rất hài lòng với kết quả phẫu thuật [61].
Năm 2017, Tang CQY đã công bố nghiêm cứu trên 40 BN mổ 2 tay mức
độ nặng (46 hở, 34 nội soi) theo dõi 9,3 năm cho kết quả: giải quyết hoàn toàn
tê 93,8% BN, tê kéo dài 3,8% BN, tê tái phát 2,5% BN. Theo bảng điểm Boston
questionnaire có SSS 1,1 ± 0,3, FSS 1,15 ± 0,46. Nam có kết quả kém hơn nữ,
nhóm BN dưới 55 tuổi có kết quả kém hơn nhóm BN từ 55 tuổi trở lên [62].
Phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị HC OCT là một trong
những phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện tại Hoa Kỳ [24]. Trong các
báo cáo, 70-90% bệnh nhân sau đó khi trải qua phẫu thuật cảm thấy giảm đau
vào ban đêm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật có hiệu quả hơn so với dùng
nẹp kết hợp với dùng thuốc kháng viêm trong điều trị ống cổ tay [36], [45].
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước
Năm 2010, Lê Thái Bình Khang đã nghiên cứu hồi cứu trên 43 BN được
chẩn đoán HCOCT và được điều trị phẫu thuật trong thời gian 02/2008 –
11/2009 đánh giá kết quả tại thời điểm sau mổ 3 tháng có SSS: 1,32 ± 0,27;
FSS: 1,10 ± 0,17. Những triệu chứng gặp tại thời điểm kiểm tra bao gồm: đau
vùng ống cổ tay, đau sẹo mổ, tê nhẹ, cảm giác yếu bàn tay. Những triệu
chứng này sẽ giảm dần theo thời gian [6].
Năm 2014, Đặng Hoàng Giang nghiên cứu trên 34 BN có sự thay đổi rõ
rệt tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật 3 tháng, test
Durkam giảm từ 80% xuống còn 57%, sau 6 tháng giảm còn 24%, test Phalen
và Tinel cũng giảm lần lượt từ 83% và 55% còn 8,3% sau 6 tháng. Sự thay
đổi tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị có sự khác
22
biệt với độ tin cậy 95%. Điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật là 3,66
giảm còn 1,72 sau 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [2].
Trước phẫu thuật có 33% bệnh nhân bị teo cơ, sau phẫu thuật 6 tháng tỷ
lệ này giảm còn 8,8%, tỷ lệ hồi phục có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Khi tìm
mối liên quan giữa tỷ lệ teo cơ trước phẫu thuật và sau phẫu thuật theo mức
độ nặng của điện cơ tác giả thấy: nhóm bệnh nhân ở mức độ 1 có 100% bệnh
nhân hồi phục sau 6 tháng, nhóm ở mức độ 2 và 3 có tỷ lệ hồi phục teo cơ
50%. Mức độ điện cơ càng nặng tỷ lệ hồi phục cơ càng kém. Nhóm BN teo cơ
có thời gian bị bệnh trên 3 năm có tỷ lệ hồi phục sau phẫu thuật rất thấp, chỉ
có một BN hết teo cơ sau 6 tháng phẫu thuật, nhóm có thời gian bị bệnh từ 2
đến 3 năm trước phẫu thuật có 5 BN, sau phẫu thuật còn 2 BN teo cơ [2].
Về triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay, trước phẫu thuật nhóm
nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang tất cả các BN đều có rối loạn cảm giác da.
Cảm giác da bàn tay hồi phục hoàn toàn bắt đầu từ tháng thứ 3 có 33% và
tăng lên 68% sau phẫu thuật 6 tháng. Nhóm BN nặng, chỉ nhận biết được 1
điểm có 2 bệnh nhân, sau 6 tháng nhóm BN này hoàn toàn hồi phục về rối
loạn cảm giác [2].
Năm 2017, Nguyễn Văn Dương nghiên cứu trên 224 BN được chẩn đoán
xác định HCOCT và được phẫu thuật cắt DC NCT trong khoảng thời gian
1/2016 đến 8/2017, đánh giá kết quả tại thời điểm sau mổ trung bình là 18,7
tháng, sẹo mổ tốt không co rút, không có sẹo lồi; 01 BN (0,446%) tê dai dẳng
sau mổ, cầm nắm yếu. Theo bảng điểm Boston questionnaire có SSS: 1,11 ±
0,327, FSS: 1,14 ± 0,521, hầu hết BN hài lòng với cuộc mổ [1].
Theo Trần Trung Dũng và cộng sự năm 2019 nghiên cứu tiến hành trên 150
bàn tay ở 118 BN được chẩn đoán mắc HC OCT và được chỉ định phẫu thuật nội
soi cắt DC NCT. Sau 1 tháng theo dõi có 98% bàn tay cho thấy tình trạng tê, dị
cảm và đau được cải thiện và chỉ có 2% bàn tay không có sự cải thiện. Sau 3 tháng
23
theo dõi, 32% bàn tay đã phục hồi hoàn toàn chức năng cơ bắp, trong khi 68% còn
lại vẫn có vấn đề. Tuy nhiên, sau 6 tháng theo dõi, sự phục hồi hoàn toàn chức
năng cơ bắp đã đạt được là 92% bàn tay, còn lại 8% cải thiện một phần nhưng
không đạt được sự phục hồi hoàn toàn. BN đã giải quyết vấn đề về giấc ngủ và
chức năng vận động được phục hồi. Điểm BQ ban đầu là 3,43 giảm xuống còn
1,30 vào thời điểm sau phẫu thuật 6 tháng. Trước khi phẫu thuật, có 26,7% BN bị
teo cơ, sau phẫu thuật 6 tháng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 14% [64].
24
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
42 BN được chẩn đoán xác định HC OCT và được phẫu thuật cắt dây
chằng ngang giải phóng ống cổ tay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
từ 01/2015 đến 06/2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
− BN được chẩn đoán xác định HC OCT, có chỉ định ngoại khoa và
được điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay.
Chỉ định ngoại khoa:
+ BN đến khám với dấu hiệu rối loạn cảm giác, theo phân độ nghiệm
pháp phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ trở lên, teo cơ ô mô cái.
+ Hoặc triệu chứng cơ năng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống dựa trên
bảng điểm Boston questionnaire từ mức độ trung bình trở lên, kèm theo test
Phalen 30s (+).
+ Hoặc điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng
cơ năng.
+ Hiệu tiềm vận động thần kinh giữa- thần kinh trụ lớn hơn 1,45 ms.
+ Hiệu tiềm vận động cảm giác thần kinh giữa- trụ lớn hơn 0,79 ms
− Thời gian theo dõi sau phẫu thuật tối thiểu là 06 tháng.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
− Các bệnh nhân có bệnh thần kinh khác như viêm đa dây thần kinh,
bệnh rễ thần kinh, bệnh đám rối thần kinh cánh tay.
− Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin theo yêu cầu của bệnh án mẫu
nghiên cứu.
− Bệnh nhân không thăm khám lại sau phẫu thuật.
25
− Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
− Thời gian nghiên cứu: từ 1/2015 đến 6/2020
− Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
− Phương pháp nghiên cứu: mô tả
− Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang
− Theo dõi dọc, không đối chứng
− Nghiên cứu hồi cứu: 42 bệnh nhân
+ Thu thập hồ sơ tại BV Trung ương Quân đội 108.
+ Lấy hồ sơ tại phòng hồ sơ, hồ sơ đầy đủ theo bệnh án nghiên cứu.
Liên lạc bệnh nhân, khám lại theo bệnh án nghiên cứu.
2.3.2. Cỡ mẫu
Cách chọn mẫu: thuận tiện
Cỡ mẫu: 42 BN đáp ứng tiêu chuẩn chọn và được phẫu thuật cắt dây
chằng ngang cổ tay trong thời gian từ tháng 01/2015 đến 06/2020, bệnh nhân
tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108.
2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu
2.4.1. Các chỉ số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước
phẫu thuật.
− Tuổi: chúng tôi chia làm 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới 45 tuổi
+ Nhóm từ 45 đến 60 tuổi
+ Nhóm trên 60 tuổi
− Giới: Nam hoặc nữ.
26
− Thời gian bị bệnh: chia làm 2 khoảng thời gian mắc bệnh:
+ < 2 năm
+ ≥ 2 năm
− Nghề nghiệp: chia làm 5 nhóm nghề nghiệp:
+ Nội trợ
+ Công nhân
+ Nhân viên văn phòng
+ Nông dân – tự do
+ Hưu trí
− Tiền sử bệnh lý
+ Huyết áp
+ Đái tháo đường
+ Bệnh lý viêm khớp mạn tính
+ Tiền sử chấn thương vùng cổ tay
− Tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay
+ Điều trị nội khoa
+ Điều trị ngoại khoa
+ Không điều trị
− Tay bị bệnh: là tay có các triệu chứng làm BN phải đến viện và được
phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải ép.
− Triệu chứng cơ năng của HC OCT: rối loạn cảm giác chủ quan (tê bì,
đau rát, cảm giác như kim châm vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh
giữa: ngón 1, 2, 3 và nửa ngón 4); rối loạn vận động (cầm nắm không chắc
chắn, run tay hay dễ làm rơi đồ vật do yếu cơ dạng ngón cái ngắn) và teo cơ
mô cái.
− Các nghiệm pháp lâm sàng trong HC OCT trước PT:
+ Nghiệm pháp Tinel: dương tính hay âm tính
27
+ Nghiệm pháp Phalen: dương tính hay âm tính
+ Nghiệm pháp Durkan: dương tính hay âm tính
+ Dấu hiệu teo cơ: Âm tính hay dương tính
− Bảng câu hỏi Boston questionnaire (phụ lục) được tác giả David W
Levine phát triển vào năm 1993, đây là một bộ câu hỏi được Hiệp hội Phẫu
thuật viên Chỉnh hình Hoa Kỳ (American Association for Orthopedic Surgeon
– AAOS) khuyến cáo sử dụng như một công cụ để đánh giá hiệu quả điều trị
HC OCT, gồm 2 phần: bảng đánh giá thang điểm mức độ nặng các triệu
chứng SSS (Symtom severity scale) và bảng đánh giá thang điểm chức năng
bàn tay năng FSS (function severity scale) [65].
− Test đánh giá rối loạn cảm giác da bàn tay: Nghiệm pháp phân biệt 2
điểm đánh giá cảm giác vùng chi phối thần kinh giữa. Phân độ nghiệm pháp
phân biệt 2 điểm [20]:
+ Phân biệt 2 điểm với khoảng cách < 6mm: bình thường.
+ Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 6-10mm: rối loạn cảm giác nhẹ.
+ Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 11-15 mm: trung bình.
+ Chỉ nhận biết được 1 điểm: nặng.
+ Không nhận biết được: rất nặng.
− Đặc điểm trên thăm dò điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật
+ Thời gian tiềm vận động dây thần kinh giữa.
+ Thời gian tiềmcảm giác dây thần kinh giữa.
+ Hiệu số giữa thời gian tiềm vận động, cảm giác của thần kinh giữa và
thần kinh trụ cùng bên.
2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu đánh giá kết quả sớm ngay sau phẫu thuật
sau phẫu thuật ít nhất 6 tháng
28
2.4.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu khi bệnh nhân nằm viện.
− Các tai biến có thể gặp trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu sau phẫu
thuật (được ghi nhận trong biên bản phẫu thuật và trong hồ sơ bệnh án): tổn
thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương thần kinh trụ,
tổn thương cung mạch gan tay nông, gan tay sâu, chảy máu sau mổ, nhiễm
trùng vết mổ.
− Mức độ cải thiện của các triệu chứng cơ năng thời kì hẫu phẫu
2.4.2.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thời điểm bệnh nhân đến khám lại (sau
phẫu thuật ít nhất 6 tháng)
− Thay đổi bảng điểm Boston questionaire.
− Sự cải thiện của các nghiệm pháp lâm sàng: Nghiệm pháp Tinel,
nghiệm pháp Phalen, nghiệm pháp Dukan.
− Sự cải thiện của triệu chứng có teo cơ ô mô cái
− Sự cải thiện cảm giác da bàn tay sau phẫu thuật: đánh giá qua nghiệm
pháp phân biệt 2 điểm (nghiệm pháp Weber)
− Các biến chứng xa có thể gặp sau phẫu thuật: tổn thương thần kinh
giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương thần kinh trụ, đau sẹo mổ cũ.
2.5. Quy trình phẫu thuật
2.5.1. Đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật
− Khám lâm sàng:
+ Các triệu chứng cơ năng: tê bì bàn tay, yếu cổ tay, đau cổ bàn tay, dị
cảm bàn tay
Các triệu chứng thực thể: Phalen test, Tinel test, Durkan test, teo cơ ô mô cái.
− Cận lâm sàng: Điện sinh lý thần kinh cơ, hoàn thiện đầy đủ xét
nghiệm cơ bản.
2.5.2. Kỹ thuật mổ
− Phương tiện kỹ thuật:
29
Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay cơ bản
Hình 2.1: Dụng cụ phẫu thuật [41]
− Thực hiện kỹ thuật:
+ Phương pháp vô cảm: gây tê đám rối cánh tay.
+ Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân tư thế nằm ngửa, tay mổ được đặt trên
bàn phẫu thuật.
+ Đánh dấu các mốc giải phẫu, đường mổ
Hình 2.2: Đánh dấu đường mổ HC OCT [43]
30
+ Sát trùng toàn bộ cánh tay đến nách bằng Betadin 10%. Che phủ toan
và chuẩn bị dụng cụ.
+ Dồn máu và Garo cánh tay với garo hơi áp lực 200mmHg hoặc garo chun.
+ Các thì chính của phẫu thuật:
(1). Rạch da 1,5- 2 cm theo nếp lằn tay giữa ô mô cái và ô mô út, dọc
theo rãnh giữa gan tay lên trên phía cổ tay, cách nếp gấp xa cổ tay 1cm, tách
tổ chức dưới da đến cân nông gan tay.
(2). Dùng lưỡi dao 15 quay mặt lưng về phía gan tay rạch qua cân gan
tay đến thần kinh giữa tại vị trí giao giữa cân nông gan tay và dây chằng
ngang, sử dụng 2 vén cơ bộc lộ rõ thần kinh.
Hình 2.3: Bộc lộ thần kinh giữa [47]
(3). Sử dụng pince đầu tù tách từng phần thần kinh giữa và phần xa dây
chằng ngang.
(4). Kéo da, tổ chức dưới da nhìn rõ dây chằng ngang trong ống cổ tay,
đánh giá hình thể dây chằng ngang(phù nề, …).
31
Hình 2.4: Đánh giá hình thái, giải phẫu thần kinh giữa trong mổ [43]
(5). Sử dụng kéo đầu tù cắt dây chằng ngang.
(6). Nhận định đại thể thần kinh giữa (phù, co thắt, u giả thần kinh,
động mạch thần kinh giữa, dính với tổ chức xung quanh, …)
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
− Bệnh nhân hồi cứu thu thập dữ liệu theo 4 bước:
+ Bước 1: Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1)
+ Bước 2: Đến phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108 xin xem sổ phẫu thuật, lấy thông tin bệnh án tất cả các BN đã phẫu
thuật HC OCT đủ tiêu chuẩn chọn.
+ Bước 3: Liên hệ cho bệnh nhân hoặc người nhà, hẹn thời gian khám
lại. Thu nhận các chỉ tiêu nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
2.7. Công cụ thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1): bao
gồm các câu hỏi cho BN/ người nhà BN trả lời và các thông tin từ hồ sơ
bệnh án có liên quan đến nghiên cứu.
2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
− Sử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm
SPSS 20.0
32
− Các chỉ tiêu định lượng được tính toán theo tỷ lệ % và giá trị
trung bình.
− Các chỉ tiêu được so sánh, sự khác biệt kiểm định ý nghĩa thống kê
bằng test khi bình phương (χ2). Chấp nhận độ tin cậy 95% hay các phép so
sánh được kết luận có ý nghĩa thống kê nếu p<0.05.
2.9. Đạo đức nghiên cứu
− Đề tài được thông qua hội đồng đạo đức của nhà trường.
− Giữ bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng, thông cảm, chia sẻ
với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
− Đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, chăm sóc người bệnh chu đáo.
− Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho
nhân dân.
33
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 01/2015 đến 06/2020, có 42 BN được chẩn đoán hội chứng ông cổ
tay được phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay đáp ứng tiêu tiêu chuẩn
nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 45 tuổi 11 26,2
45 – 60 tuổi 22 52,4
> 60 tuổi 9 21,4
Tổng số 42 100
Nhận xét: Nhóm tuổi từ 45 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 22 BN
(52,4%), nhóm dưới 45 tuổi có 11 BN (26,2%), nhóm trên 60 tuổi có 9 BN
(21,4%), trong đó BN trẻ nhất là 27 tuổi, lớn tuổi nhất là 70 tuổi.
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Giới tính Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nam 6 14,3
Nữ 36 85,7
Tổng số 42 100
Nhận xét: Trong số 42 bệnh nhân có 36 bệnh nhân nam (14,3%) và 36
bệnh nhân nữ (85,7%), tỷ lệ nam/nữ ≈ 1/6.
34
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 42)
Nhận xét: Nghề nghiệp nội trợ, hưu trí chiếm, nhân viên văn phòng là 3
nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất tương ướng 35,7%, 28,6% và 23,8%.
Biểu đồ 3.2: Tiền sử bệnh lý của nhóm nghiên cứu (n = 42)
Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khớp viêm mạn
tính chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,4%. Đứng hàng thứ 2 là bệnh nhân mắc bệnh
đái tháo đường chiếm 7,1%.
35
Biểu đồ 3.3: Tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay (n = 42)
Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân đã được điều trị bằng ít nhất một
phương pháp điều trị nội khoa (chiếm 85,7%).
Biểu đồ 3.4: Lý do vào viện (n = 42)
Nhận xét: Bệnh nhân vào viện chủ yếu vì triệu chứng tê bì bàn tay chiếm
66,7%. Các triệu chứng đau cổ bàn tay, dị cảm bàn tay, yếu cổ bàn tay có tỷ lệ
tương ứng 16,7%, 2,4% và 14,3%.
36
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh của 2 bàn tay
Tay bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Phải 21 50,0
Trái 16 38,1
Cả 2 bên 5 11,9
Tổng 42 100
Nhận xét: Có 50% bệnh nhân mắc bệnh bên tay phải, 38,1% bệnh nhân
mắc bệnh bên tay trái, 11,9% mắc bệnh cả 2 tay.
Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 2 năm 32 76,2
≥ 2 năm 10 23,8
Tổng 42 100
Nhận xét: Bệnh nhân bị bệnh trong khoảng từ dưới 2 năm chiếm tỷ lệ
cao 76,2%, còn lại là số bệnh nhân mắc bệnh trên 2 năm.
Bảng 3.5: Trung bình điểm Boston questionaire trước phẫu thuật (n =42)
Giá trị
Bảng điểm
X ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất
Bảng điểm SSS trước PT 3,76 ± 0,35 2,82 4,45
Bảng điểm FSS trước PT 3,66 ± 0,31 2,50 4,0
Bảng điểm BQ trước PT 3,71 ± 0,31 2,78 4,23
Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionaire là 3,71 ± 0,31 điểm, dao
động trong khoảng 2,78 – 4,23 điểm. Trung bình điểm SSS và FSS trước phẫu
thuật tương ứng là 3,76 ± 0,35 và 3,66 ± 0,31.
37
Bảng 3.6: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật
theo thời gian bị bệnh (n = 42)
Điểm Boston Questionaire < 2 năm ≥ 2 năm
X ± SD 3,74 ± 0,30 3,61 ± 0,32
P > 0,05
Nhận xét: Điểm Boston questionaire của các nhóm theo thời gian bị bệnh
không có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 3.7: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật
theo tuổi bệnh nhân (n = 42)
Điểm Boston
Questionaire
Dưới 45 tuổi 45-60 tuổi Trên 60 tuổi
X ± SD 3,76 ± 0,30 3,7 ± 0,27 3,68 ± 0,43
P > 0,05
Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionaire giữa các nhóm tuổi của
đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt (p>0,05).
Biểu đồ 3.5: Các triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật (n = 42)
38
Nhận xét: Nghiệm pháp Durkan và nghiệm pháp Phalen với tỷ lệ dương
tính cao lần lượt là 97,6% và 85,7%. Tỷ lệ dương tính của Nghiệm pháp
Tinel gặp 71,4%. Triệu chứng teo cơ ô mô cái ghi nhận 23,8% số bệnh nhân
nghiên cứu.
Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng
theo thời gian mắc bệnh (n = 42)
Thời gian mắc
Test
< 2 năm ≥ 2 năm p
Tinel 60 % 75 % >0,05
Phalen 80 % 87,5 % >0,05
Durkan 96,9 % 100% >0,05
Dấu hiệu teo cơ 6.25 % 80 % >0,05
Nhận xét: Các triệu chứng Tinel, Phalen, Durkan gặp trên các bệnh nhân
đến muộn có tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05). Triệu chứng teo cơ ô mô cái gặp chủ yếu ở nhóm bệnh nhân
mắc bệnh trên 2 năm (80%).
Bảng 3.9: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng
theo tuổi bệnh nhân (n = 42)
Nhóm tuổi
Test
Dưới 45
tuổi
45-60 tuổi
Trên 60
tuổi
p
Tinel 81,8 % 63,6 % 77,8 % >0,05
Phalen 81,8 % 86,4 % 88,9 % >0,05
Durkan 100 % 95,5 % 100 % >0,05
Dâu hiệu teo cơ 36,4 % 40,9 % 55,6 % >0,05
Nhận xét: Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như nghiệm pháp
Tinel, nghiệm pháp Phalen, nghiệm pháp Durkan và dấu hiệu teo cơ không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p > 0,05).
39
Bảng 3.10: Triệu chứng về rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật
Cảm giác da bàn tay trước PT Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Nhận biết 2 điểm < 6 mm 0 0
Nhận biết 2 điểm 6-10 mm 11 26,20
Nhận biết 2 điểm 11-15mm 28 66,67
Nhận biết 1 điểm 3 7,14
Không nhận biết 0 0
Tổng 42 100
Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có biểu hiện
rối loạn cảm giác da qua đánh giá phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ đến nặng.
Trong đó mức độ trung bình (nhận biết 2 điểm 11-15 mm) chiếm tỷ lệ cao
nhất (66,67%).

Bảng 3.11: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật
theo thời gian bị bệnh (n = 42)
Thời gian mắc
RLCG da bàn tay
< 2 năm ≥ 2 năm p
Mức độ nhẹ 31,25 % 10 % >0,05
Mức độ TB hoặc nặng 68,75 % 90 % >0,05
Tổng 100 % 100 %
Nhận xét: Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
mức độ rối loạn cảm giác da bàn tay theo thời gian bị bệnh (p > 0,05).
40
Bảng 3.12: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật
theo tuổi bệnh nhân (n = 42)
Nhóm tuổi
RLCG da bàn tay
Dưới 45
tuổi
Từ 45 đến
60 tuổi
Trên 60
tuổi
p
Mức độ nhẹ 36,4 % 22,7 % 22,2 % >0,05
Mức độ TB hoặc nặng 63,6 % 77,3 % 77,8 % >0,05
Tổng 100 % 100 % 100 %
Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối
loạn cảm giác da bàn tay ở các nhóm tuổi (p > 0,05).
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật
Bảng 3.13: Điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật (n = 42)
Các chỉ số điện cơ
Nhỏ nhất Lớn nhất X ± SD
(ms) (ms) (ms)
Thời gian tiềm vận động TK giữa
(DMLM)
0 8,1 5,25 ± 1,72
Thời gian tiềm vận động TK trụ
(DMLU)
1,5 3,2 2,45 ± 0,34
Hiệu thời gian tiềm vận động Tk giữa
và TK trụ (DMLD)
-2,8 5,4 2,82 ±1,82
Thời gian tiềm cảm giác TK giữa
(DSLM)
0 11,6 3,12 ± 2,47
Thời gian tiềm cảm giác TK trụ
(DSLU)
1,6 3,2 1,88 ± 0,66
Hiệu thời gian tiềm cảm giác TK giữa
và TK trụ (DSLD)
-2,2 9,4 1,32 ± 2,37
Nhận xét: Thời gian tiềm vận động và tiềm cảm giác của thần kinh giữa
tương ứng là 5,25ms và 3,12ms, kéo dài hơn thời gian tiềm vận động và cảm
giác của thần kinh trụ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Hiệu giữa tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là
2,82 ± 1,82, dao động trong khoảng từ -2,8 đến 5,4.
41
Hiệu giữa tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là
1,32± 2,37, dao động trong khoảng từ -2,2 đến 9,4.
Biểu đồ 3.6: Phân loại mức độ tổn thương trên kết quả điện sinh lý
thần kinh giữa (n = 42)
Nhận xét: Mức độ tổn thương trên điện sinh lý TK giữa chiếm tỷ lệ cao
nhất là độ 2 và độ 3 tương ứng là 42,9% và 23,8 %. Trong khi đó tổn thương
độ 1 chiếm 19%, độ 4 chiếm 9,5%.
3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay
3.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu
− Tai biến trong phẫu thuật và thời gian hậu phẫu của bệnh nhân
+ Trong quá trình theo dõi tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu, chúng tôi ghi nhận không có các tai biến trong phẫu thuật và trong thời
gian hậu phẫu như: Tổn thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác,
tổn thương thần kinh trụ, tổn thương cung mạch mạch gan tay nông, gan tay
sâu, chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ.
+
42
− Mức độ cải thiện của các triệu chứng cơ năng thời kì hẫu phẫu
Ngay trong thời kỳ hậu phẫu các triệu chứng các triệu chứng cơ năng của
bệnh nhân đã có sự cải thiện: tê bì bàn tay từ 66,7% giảm còn 59,5%, đau cổ
bàn tay từ 16,7% giảm còn 9,5%, dị cảm bàn tay từ 14,3% còn 11,9%.
3.2.2. Kết quả phẫu thuật thời điểm bệnh nhân đến khám lại (sau phẫu
thuật ≥ 6 tháng)
Bảng 3.14: Thay đổi bảng điểm Boston questionaire
sau phẫu thuật (n = 42)
Bảng điểm
Thời điểm
SSS FSS BQ p
Trước PT 3,76 ± 0,35 3,66 ± 0,31 3,71 ± 0,31
< 0,05
Sau PT ≥ 6 tháng 1,72 ± 0,27 1,73 ± 0,28 1,72 ± 0,27
Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionnaire giảm rõ rệt ở thời điểm khám
lại sau phẫu thuật (≥ 6 tháng). Sự khác biệt nàycó ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.15: Thay đổi điểm BQ sau phẫu thuật theo mức độ nặng của
điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật (n = 42)
Mức độ nặng của điện
sinh lý TK giữa trước phẫu
thuật
Thay đổi thang điểm BQ
sau phẫu thuật ≥ 6 tháng P
Bình thường -1,60 < 0,05
Độ 1 -1,72 ± 0,30 < 0,05
Độ 2 -1,86 ± 0,66 < 0,05
Độ 3 -3,12 ± 0,12 < 0,05
Độ 4 -1,10 ± 0,55 < 0,05
Nhận xét: Thay đổi thang điểm BQ có sự khác biệt giữa các mức độ tổn
thương điện sinh lý TK giữa (p < 0,05). Trong đó, nhóm BN có tổn thương
43
điện sinh lý TK giữa trước phẫu thuật độ 3 giảm điểm BQ sau phẫu thuật ≥ 6
tháng nhiều nhất với 3,12 điểm.
Bảng 3.16: Tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng
sau phẫu thuật (n = 42)
Nghiệm pháp
lâm sàng
Tỷ lệ dương tính
p
Test Tinel Test Phalen Test Dukan
Trước PT 71,4 % 85,7 % 97,6 %
<0,05
Sau PT ≥ 6 tháng 7,1 % 11,9 % 14,3 %
Nhận xét:
Tỷ lệ dương tính của các triệu chứng lâm sàng giảm còn rất thấp sau
phẫu thuật ≥ 6 tháng. Trước phẫu thuật tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp
Tinel, Phalen, Dukan lần lượt là 71,4%, 85,7%, 97,6%, sau phẫu thuật từ 6
tháng trở đi giảm còn lần lượt 7,1%, 11,9%, 14,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.17: Tỷ lệ bệnh nhân có teo cơ ô mô cái tại thời điểm
sau phẫu thuật ≥ 6 tháng
Tỷ Lệ teo cơ ô mô Cái Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Trước phẫu thuật 10 23,8 %
Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng 2 4,8 %
Nhận xét: Sau phẫu thuật 6 tháng, tỷ lệ bệnh nhân có teo cơ ô mô cái
giảm đi rõ rệt so với trước phẫu thuật, từ 23,8% xuống còn 4,8%, sự thay đổi
có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
44
Bảng 3.18: Tỷ lệ teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật theo mức độ nặng
của điện sinh lý TK giữa trước phẫu thuật.
Mức độ nặng của điện
sinh lý TK giữa trước phẫu thuật
Teo cơ trước
phẫu thuật
Teo cơ sau phẫu
thuật ≥ 6 tháng
Bình thường 0 0
Độ 1 1 0
Độ 2 2 0
Độ 3 5 1
Độ 4 2 1
Tổng số BN 10 2
Nhận xét:
− Trước phẫu thuật tỷ lệ teo cơ gặp nhiều nhất ở nhóm BN có tổn
thương điện sinh lí thần kinh giữa mức độ 3, 80% số BN này phục hồi sau
phẫu thuật ≥ 6 tháng.
− Nhóm có tổn thương điện điện sinh lý TK giữa mức độ 1 và 2 có tỷ lệ teo
cơ trước phẫu thuật ít hơn, và đều phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật ≥ 6 tháng.
− Nhóm có tổn thương điện điện sinh lý TK giữa mức độ 4 có 2 BN.
Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng thì 1 BN vẫn còn teo cơ
45
Bảng 319: Sự cải thiện cảm giác da sau phẫu thuật (n=42)
Thời gian
Nhận biết
2 điểm
< 6mm
Nhận biết
2 điểm
6-10 mm
Nhận biết
2 điểm
11-15 mm
Nhận biết
1 điểm
Không
nhận biết
Trước PT 0 % 26,2 % 73,8 % 0 % 0%
Sau PT ≥6 tháng 88,1 % 11,9 % 0% 0 % 0 %
Nhận xét: Trước phẫu thuật tất cả các bệnh nhân đều có rối loạn cảm
giác da bàn tay. Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng tỷ lên bệnh nhân có cảm giác da
bình thường tăng lên 88,1 %.
Biến chứng xa sau phẫu thuật ≥ 6 tháng: Trong quá trình theo dõi tất
cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận biến
chứng nào đáng kể trên các bệnh nhân. Chỉ có 1 bệnh nhân có biểu hiên đau
khó chịu sẹo mổ cũ sau phẫu thuật 6 tháng.
46
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 42 bệnh nhân trong thời gian
từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2020 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật
Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới
Qua nghiên cứu trên 42 bệnh nhân của chúng tôi thấy hội chứng ống cổ
tay chủ yếu gặp ở nữ giới, tỷ lệ nam/nữ là 6/1, sự khác biệt giữa 2 giới có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi tương đồng với các nghiên
cứu trước đó của các tác giả trong nước và trên thế giới.
Tác giả Padua khi nghiên cứu trên 379 bệnh nhân hội chứng ống cổ tay
với 500 bàn tay tại Italia 1997 đưa ra tỷ lệ nam/nữ là 1/5,7 [51]. Khi nghiên
cứu nhóm bệnh nhân phẫu thuật, tác giả Jacqueline năm 2012 tỷ lệ nam/nữ là
11/36 [61].
Ở Việt Nam, báo cáo Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008 tỷ lệ này là 1 /
2,5 [3]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu tiến hành trên 36 bàn tay
với 32 bệnh nhân, có tỷ lệ nam/nữ là 5/31, sự khác biệt giữa 2 giới có ý nghĩa
thống kê (p< 0,05) [2], theo nghiên cứu của Lê Thị Liễu (2018) thì tỉ lệ bệnh
nhân nữ chiếm đa số (93,0 %) [7], theo Phan Hồng Minh (2019) số bệnh nhân
nữ cũng chiếm tỷ lệ cao tương tự với 94,7%, nam chỉ có 5,3% [8].
Hiện nay các bằng chứng trong y văn chưa nói lên được vì sao tỷ lệ gặp
hội chứng ống cổ tay ở nữ cao hơn nam. Tuy nhiên, căn nguyên có thể giải
thích một phần do ở bệnh nhân nữ có sự khác biệt về hormon giới tính estrogen,
tình trạng thai nghén là nguy cơ tăng áp lực trong ống cổ tay do giữ nước.
Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 51,11 ±
10,61, bệnh nhân trẻ nhất là 27 tuổi, lớn tuổi nhất là 70 tuổi. Các nghiên cứu
47
trên thế giới cho kết quả tuổi độ mắc bệnh trung bình tương tự, tác giả Padua
(1997) là 51,4 tuổi [51]. Mallick (2007) là 56 tuổi [46], tác giả Soichi (2012)
là 58 tuổi [25]. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra kết quả tương tự,
tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) báo cáo về độ tuổi trung bình của các
bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay là 54,03 ± 10 [2], nghiên cứu của Lê
Thị Liễu (2018) thì tuổi trung bình là 49,1 ± 9,3 [7], nghiên cứu tác giả
Phan Hồng Minh (2019) các bệnh nhân cũng có độ tuổi trung bình tương tự
46,84 ± 9,31 [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là
nhóm 45 – 60 tuổi chiếm 52,38%. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang năm
2014 cho kết quả tương tự, nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là nhóm 45 – 60 tuổi
chiếm 44,4 % [2].
Qua đây chúng ta có thể thấy chủ yếu bệnh nhân khởi phát bệnh ở lứa
tuổi trung niên, dù đây không phải là nhóm lao động nặng nhọc nhưng có thể
do đây là nhóm đã trải qua một thời gian tham gia lao động xã hội khá dài và
đó chính là yếu tố thuận lợi của người bệnh dẫn đến tăng nguy cơ xuất hiện
hội chứng ống cổ tay như chúng tôi cũng các tác giả trong và ngoài nước
trước đó đã nghiên cứu.
Nghề nghiệp
Nội trợ, hưu trí và nhân viên văn phòng là những nhóm nghề nghiệp có
tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi, tương ứng là 35,7 %
và 28,6% và 23,8%. Đây là những nhóm nghề không đòi hỏi sức lao động
nặng nhưng lại đòi hỏi tính tỉ mỉ, lao động trong một thời gian dài, đòi hỏi
cổ tay chịu một áp lực nhẹ nhưng kéo dài, là yếu tố nguy cơ gây nên tình
trạng bệnh.
Công nhân, nông dân – dự do là 2 nhóm nghề có tỷ lệ mắc bệnh thấp
nhất trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, điều nay có thể do bệnh nhân
trong các nhóm này đời sống vật chất còn khó khăn và trình độ dân trí chưa
48
cao nên bệnh chưa được quan tâm đúng mức, không thăm khám thường
xuyên để có thể không phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời.
Nghiên cứu nước ngoài của Luchetti (2007) [42] và các nghiên cứu ở
Việt Nam như tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu (2008) [3], Đỗ Phước Hùng
năm 2011 [4], Đặng hoàng giang (2014) [2] đều đưa ra kết luận rằng những
công việc sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại trong một thời gian dài là yếu tố nguy
cơ cao gây ra hội chứng ống cổ tay, trong đó nội trợ và nhân viên văn phòng
sử dụng máy vi tính nhiều là cao nhất.
Tiền sử bệnh lý và tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay
Nhóm bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khớp viêm mạn tính chiếm
tỷ lệ cao nhất là 21,4%. Kết quản nghiên cứu của chúng tôi tương tự như tác
giả Đặng Hoàng Giang (2014) có tiền sử mắc các bệnh lý viêm khớp mạn tính
chiếm 13,8% [2]. Trong y văn đã có nhiều tác giả cho rằng đây là yếu tố nguy
cơ của hội chứng ống cổ tay. Các bệnh lý khớp viêm mà đặc biệt là viêm
khớp dạng thấp ngoài gây viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay còn có thể gây
viêm bao gân, dây chằng và phần mềm cạnh khớp, do vậy áp lực trong ống cổ
tay sẽ tăng dẫn đến chèn ép thần kinh giữa tại đây.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp có tiền sử mắc đái tháo
đường chiếm 7,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như tác
giả Frederic năm 2002 [57], Đặng Hoàng Giang năm (2014) [2]. Biến chứng
tổn thương thần kinh ngoại biên là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân
đái tháo đường. Trong đó hội chứng ống cổ tay là một dạng tổn thương thần
kinh ngoại biên khá thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường.
Trong 42 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu, có đến 85,7% bệnh nhân đã
phát hiện và điều trị nội khoa hội chứng ống cổ tay trước đó. Phương pháp
điều trị nội khoa chủ yếu được áp dụng là sử dụng thuốc chống viêm không
steroid đường uống, giảm đau, và một số không nhỏ tiêm corticoid tại chỗ.
49
Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 05 bệnh nhân chưa từng can
thiệp biện pháp điều trị gì trước đây.
Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và tiếp cận với phương pháp
điều trị hội chứng ống cổ tay trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao. Do đây là
bệnh lý mạn tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến
chức năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh rất lớn
Lí do vào viện
Tê bì là triệu chứng chính khiến bệnh nhân vào viện (66,7%), đau cổ bàn
tay, dị cảm bàn tay và yếu cổ bàn tay lần lượt có tỷ lệ 16,7 %, 14,3 % và 2,4%.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả
nghiên cứu nước ngoài và ở Việt Nam. Theo Daniel (2004), triệu chứng tê bì
chiếm 92,5 % lí do vào viện khi nghiên cứu 1039 bệnh nhân hội chứng ống cổ
tay tại phía nam Brasil [49].
Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu năm (2008) [3], có tỷ lệ tê bì bàn ngón
tay là 91%. Tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) có tỉ lệ tê bì bàn tay khá cao
93,2% [2]. Theo Lê Thị Liễu (2018) tê bì cũng là triệu chứng chiếm tỉ lệ cao
nhất (96%) khiến bệnh nhân đến viện.
Kết quả nghiên của chúng tôi và các tác giả trước đó hoàn toàn phù hợp
với lý thuyết khi tổn thương thần kinh thì các nhánh cảm giác sẽ tổn thương
sớm hơn, và tổn thương các sợi vận động chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn. Vì
vậy các triệu chứng tê bì và dị cảm da bàn tay thuộc vùng chi phối của thần
kinh giữa là hai biểu hiện rối loạn cảm giác thường thấy nhất trong hội chứng
ống cổ tay.
Tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 bàn tay
Trong 42 bệnh nhân nghiên cứu có 50% bị bên phải và 38,1% bị bên trái,
chỉ có 11,9% mắc bệnh cả 2 tay.
Rất nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa ra kết quả
phần lớn các bệnh nhân xuất hiện hội chứng ống cổ tay cả hai bên, theo
50
nghiên cứu của Nguyễn Lê Trung Hiếu (2008) nghiên cứu trên 70 bệnh nhân
có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cả 2 tay là 82,85% [3], tác giả Đặng Hoàng
giang (2014) tỷ lệ này là 59,4% [2], tác giả Nguyễn Văn Hướng (2019) là
50% [5]. Tác giả Frédéric Schuild năm 2002 phẫu thuật 40 bệnh nhân tại Hà
Lan, trong đó có 80% bệnh nhân bị cả 2 bên [57].
Tỷ lệ hội chứng ống cổ tay 2 bên trong nghiên cứu của chúng tôi thấp
hơn so với nghiên cứu của một số tác giả khác, nguyên nhân có thể do số
lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn.
Bảng điểm Boston questionaire trước phẫu thuật
Trung bình bảng điểm mức độ nặng triệu chứng SSS (Symtom severity
scale) là 3,76 ± 0,35, dao động từ 2,82 đến 4,45. Điểm mức độ nặng chức
năng FSS (function severity scale) là 3,66 ± 0,31, dao động từ 2,5 đến 4.
Điểm trung bình bảng điểm Boston questionnaire là 3,71 ± 0,31.
Điểm trung bình của 2 bảng điểm SSS và FSS trước phẫu thuật của
chúng tôi tương tự như các tác giả trong nước như Đặng Hoàng Giang năm
2014 nghiên cứu trên 32 bệnh nhân cho điểm trung bình SSS và FSS lần lượt
là 3,74 và 3,59 [2]. Tuy nhiên lại cao hơn so với một số tác giả nước ngoài,
tác giả Mallick (2007) khi nghiên cứu 300 bệnh nhân được giải phóng ống cổ
tay tại Vương quốc Anh có điểm trung bình SSS và FSS lần lượt là 3,35 và
2,92 [46]. Jacquelin và cộng sự năm 2012 phẫu thuật 74 bệnh nhân tại Singapore
có điểm SSS và FSS lần lượt là 2,02 và 1,7 [61]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả
Ciftdemir năm 2013 phẫu thuật 56 bệnh nhân có bảng điểm SSS và FSS lần lượt
là 2,92 và 2,93 [23].
Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt của bảng điểm Boston
questionnaire giữa các nhóm thời gian bị bệnh (p > 0,05) trước phẫu thuật.
Điều này có thể do bệnh nhân đến khám với chúng tôi vào giai đoạn
muộn, nên sự khác biệt về triệu chứng cơ năng giữa các nhóm thời gian
không rõ ràng.
51
Khi tìm hiểu sự liên quan bảng điểm Boston questionnaire với các nhóm
tuổi chúng tôi cũng không tìm thấy sự khác biệt (p > 0,05). Chúng tôi đã tiến
hành khảo sát mối tương quan giữa tuổi và số điểm Boston questionaire của
bệnh nhân, kết quả không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hai đại
lượng này. Điều này chứng tỏ mức độ nặng của triệu chứng cơ năng không
phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân.Với một bệnh nhân trẻ tuổi nhưng có những
yếu tố tiên lượng nặng khác như thời gian mắc bệnh càng kéo dài, tổn thương
thần kinh càng nặng thì cơ năng sẽ bị ảnh hưởng càng nhiều.
Các nghiệmpháp lâmsàngvà triệu chứng teo cơô mô cái trước phẫuthuật
Tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng Tinel, Phalen, Durkan
lần lượt là 71,4%, 85,7% và 97,6 %.
Số liệu của chúng tôi cao hơn so với số liệu của các báo trong và ngoài
nước. Ceruso và cộng sự năm 2007 tại Italia đưa ra số liệu này lần lượt là 58
%, 80 % và 87 % [20]. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân năm 2013 của tác giả
Ciftdemir tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ dương tính của Tinel và Phalen lần lượt là
82% và 93% [23]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu (2008) cho tỷ lệ dương tính
của các nghiệm pháp Tinel, Phalen và Dukan lần lượt là 55,7%, 36,1%,
23,8% [3]. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang (2014) trên 32 bệnh nhân cho
tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng Tinel, Phalen, Durkan lần lượt
là 55 %, 82 % và 80 % [2]. Theo Trần Trung Dũng (2019) tỷ lệ dương tính
của các nghiệm pháp lâm sàng Tinel, Phalen, Durkan lần lượt là 64%, 92%,
88% [64]. Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trong
nước và trên thế giới có thể do bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng
tôi chủ yếu là nghiên cứu hồi cứu, cỡ mẫu chưa đủ lớn.
Triệu chứng teo cơ là triệu chứng biểu hiện giai đoạn nặng của bệnh
[37]. Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng teo cơ có 10 bệnh nhân, tỷ
lệ dương tính là 23,8 %, phần lớn các bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 2
năm (80%). Jacquelin và cộng sự phẫu thuật 74 bệnh nhân có tỷ lệ teo cơ
52
trước mổ là 24,3 % tại Singapore năm 2012 [61]. Tác giả Đặng Hoàng Giang
(2014) nghiên cứu trên 32 bệnh nhân thì có 9 bệnh nhân teo cơ và đều có thời
gian mắc bệnh trên 2 năm.
Qua đây chúng ta thấy dấu hiệu teo cơ thể hiện mức độ nặng của bệnh và
thường gặp ở các bệnh nhân đến muộn trên 2 năm.
Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan của các triệu chứng lâm sàng và
thời gian bị bệnh cũng như phân nhóm tuổi (p < 0,05), có thể do nhóm bệnh
nhân của chúng tôi được phân nhóm nhỏ, trong khi cỡ mẫu chưa đủ lớn. Tuy
nhiên chúng tôi nhận thấy khi thời gian bị bệnh càng dài tỷ lệ dương tính các
triệu chứng càng tăng lên, tỷ lệ teo cơ nhóm dưới 2 năm là 6,25%, trên 2 năm
80%, các test Tinel và Phalen cũng có tỷ lệ dương tính tăng cao hơn ở nhóm
trên 2 năm. Tác giả Dae Ho Jeong năm 2014, nghiên cứu 126 bàn tay của 68
bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, tìm ra mối liên quan tương
tự của nghiệm pháp Phalen, teo cơ và thời gian bị bệnh [34].
Rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật
Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều có biểu
hiện rối loạn cảm giác da qua đánh giá nghiệm pháp phân biệt 2 điểm từ mức
độ nhẹ đến nặng, không có bệnh nhân nào có cảm giác da bình thường (nhận
biết 2 điểm < 6mm). Trong đó mức độ trung bình (nhận biết 2 điểm 11-
15mm) chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%), mức độ nhẹ (nhận biết 2 điểm 6-10
mm) chiếm 26,2%, mức độ nặng (nhận biết 1 điểm) chiếm 7,14%.
Số liệu này của chúng tôi tương đồng với một vài nghiên cứu trong nước
và trên thế giới, theo Brown và cộng sự 1993 khi phẫu thuật cho 169 bàn tay
bằng cả phương pháp nội soi và mổ mở, trung bình nghiệm pháp phân biệt 2
điểm là 7,1 ± 3,3mm và nhóm mổ mở là 6,4 ± 2,3mm [17]. Theo Đặng Hoàng
Giang (2014) cho kết quả tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu tiến cứu
(n=21) được đánh giá mức độ rối loạn cảm giác qua nghiệm pháp phân biệt 2
53
điểm, không có bệnh nhân nào có cảm giác da bình thường, 33,3% rối loạn
cảm giác da mức độ nhẹ, có đến 57,1% ở mức độ trung bình, 9,5% ở mức độ
nặng [2]. Điều này có thể được giải thích khi bị tổn thương thần kinh thì các
nhánh cảm giác sẽ tổn thương sớm hơn, và tổn thương các sợi vận động chỉ
xuất hiện ở giai đoạn muộn và hầu hết các bệnh nhân đến viện vì rối loạn cảm
giác da bàn tay vùng thần kinh giữa chi phối.
Chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa mức độ rối loạn cảm giác da
bàn tay với thời gian mắc bệnh và nhóm tuổi, kết quả này cũng giống với kết
quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và trên thế giới khi nghiên cứu
về mối liên quan giữa triệu chứng rối loạn cảm giac da với yếu tố tuổi và thời
gian bị bệnh [2], [61].
Đặc điểm điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật
Hiệu giữa tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là
2,82 ± 1,82, dao động trong khoảng từ -2,8 đến 5,4. Giá trị trung bình này cao
hơn nhiều so với giá trị bình thường là < 1,25 [3]. Giá trị âm ở đây là do có 7
bệnh nhân trước phẫu thuật không đo được tiềm vận động thần kinh giữa.
Hiệu giữa tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là
1,32± 2,37, dao động trong khoảng từ -2,2 đến 9,4. Giá trị trung bình này cao
hơn nhiều so với giá trị bình thường là < 0,79 [3]. Giá trị âm ở đây là do có 8
bệnh nhân trước phẫu thuật không đo được tiềm cảm giác thần kinh giữa
Phân loại mức độ nặng hội chứng ống cổ tay theo điện sinh lý thần kinh
giữa, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi độ 1 là 19%, độ 2 là 23,8%, độ 3
có tỷ lệ cao nhất với 42,9%, độ 4 là 9,5%. Theo Miedany và cộng sự năm
2004 trong 96 bệnh nhân phẫu thuật hội chứng ống cổ tay tại Vương quốc
Anh độ 2 có 35%, độ 3 là 18% và độ 4 là 9% [26]. Sự khác biệt giữa nghiên
cứu của chúng tôi trên cả 4 độ là không có sự khác biệt (p> 0,05)
54
4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay
4.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu
− Tai biến trong phẫu thuật thời gian hậu phẫu của bệnh nhân
+ Trong quá trình theo dõi tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên
cứu, chúng tôi không ghi nhận các biến chứng trên bệnh nhân như: Tổn
thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương thần kinh trụ,
tổn thương cung mạch mạch gan tay nông, gan tay sâu, chảy máu sau mổ,
TCL đứt không hoàn toàn, nhiễm trùng vết mổ.
− Mức độ cải thiện của các triệu chứng cơ năng thời kì hậu phẫu
Ngay trong thời kỳ hậu phẫu các triệu chứng các triệu chứng cơ năng của
bệnh nhân đã có sự cải thiện: tê bì bàn tay từ 66,7% giảm còn 59,5%, đau cổ
bàn tay từ 16,7% giảm còn 9,5%, dị cảm bàn tay từ 14,3% còn 11,9%.
4.2.2. Kết quả thời điểm bệnh nhân đến khám lại (sau phẫu thuật ≥ 6 tháng)
Thay đổi thang điểm Boston questionaire sau phẫu thuật
Điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật là 3,71 giảm còn 1,72 sau
phẫu thuật ≥ 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết quả
nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của các tác giả khác trong
nước và trên thế giới. Tác giả Mallick năm 2007 nghiên cứu trên 300 bệnh
nhân sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay 6 tháng có mức giảm điểm SSS là 2
điểm và điểm FSS là 1,59 điểm so với trước phẫu thuật [46]. Đặng Hoàng
Giang (2014) nghiên cứu trên 34 bệnh nhân có sự thay đổi rõ rệt ở bẳng điểm
Boston questionnaire trước phẫu thuật là 3,66 giảm còn 1,72 sau 6 tháng, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [2]. Theo Trần Trung Dũng và cộng
sự năm 2019 nghiên cứu tiến hành trên 150 bàn tay ở 118 bệnh nhân được
chẩn đoán mắc HC OCT và được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt dây ngang cổ
tay, điểm BQ giảm từ 3,43 ban đầu xuống 1,30 vào thời điểm theo dõi 6 tháng
[64]. Tác giả Padua năm 2005 và tác giả Brown năm 1993 cũng có kết quả
55
nghiên cứu tương tự [17], [52]. Qua đây có thể thấy rằng kết quả của việc
phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị hội chứng ống cổ tay là rất tốt,
làm giảm hoàn toàn các triệu chứng về cơ năng và chức năng của bệnh nhân.
Có sự liên quan giữa mức độ nặng của thần kinh trên điện cơ với sự thay
đổi điểm Boston questionnaire sau phẫu thuật ≥ 6 tháng với độ tin cậy 95%.
Trong đó nhóm bệnh nhân có mức độ tổn thương điện cơ nặng trước phẫu
thuật giảm số điểm Boston questionaire nhiều nhất với 3,12 điểm. Kết quả
này giống với tổng kết của tác giả Sucher (2013) khi đánh giá về giá trị phân
độ hội chứng ống cổ tay theo điện sinh lý thần kinh cơ [59], tác giả
Kohanzadeh (2012) nghiên cứu phân tích gộp 21 trung tâm về kết quả giải
phóng ống cổ tay theo phương pháp mổ mở và nội soi cũng có kết quả tương
tự với nhóm được phẫu thuật ở giai đoạn 3, giai đoạn trung bình có mức độ
giảm điểm nhiều nhất [39].
Các nghiệm pháp lâm sàng sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng, tỷ lệ dương tính trong các nghiệm pháp lâm
sàng giảm đi rõ rệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Các nghiệm pháp
Tinel, Phanel, Dukan từ 74,1%, 85,7% và 97,6 giảm chỉ còn lần lượt là 7,1%,
11,9% và 14,3%. Kết quả này của chúng tương tự với kết quả nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước. Tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) cũng cho
thấy sự thay đổi rõ tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật 6
tháng nghiệm pháp Tinel từ 55% giảm còn 8,3%, Phalen từ 83% giảm còn
8,3%. Sự thay đổi tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều
trị có sự khác biệt với độ tin cậy 95% [2].
Triệu chứng teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật
Trước phẫu thuật có 23,8% bệnh nhân bị teo cơ, sau phẫu thuật ≥ 6 tháng
giảm còn 4,8%, tỷ lệ hồi phục sau 6 tháng có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Tỷ
lệ này cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn so với nghiên cứu của một số tác
giả trước đó. Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu trên 34 bệnh nhân trước
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108

More Related Content

What's hot

Đại cương Sốt
Đại cương SốtĐại cương Sốt
Đại cương SốtVõ Tá Sơn
 
KHÁM BỎNG
KHÁM BỎNGKHÁM BỎNG
KHÁM BỎNGSoM
 
HỘI CHỨNG TRUNG THẤT
HỘI CHỨNG TRUNG THẤTHỘI CHỨNG TRUNG THẤT
HỘI CHỨNG TRUNG THẤTSoM
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGSoM
 
Ca lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsCa lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsDr NgocSâm
 
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬN
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬNĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬN
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬNSoM
 
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàngThăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàngVu Huong
 
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPVIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPSoM
 
B20 viem tinh hoan
B20 viem tinh hoanB20 viem tinh hoan
B20 viem tinh hoanĐào Đức
 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...SoM
 
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn óiTiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn óilong le xuan
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạDr NgocSâm
 
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốtGiới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốtThanh Liem Vo
 
chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người
chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở ngườichẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người
chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở ngườiSoM
 
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxViêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxTBFTTH
 

What's hot (20)

Đại cương Sốt
Đại cương SốtĐại cương Sốt
Đại cương Sốt
 
KHÁM BỎNG
KHÁM BỎNGKHÁM BỎNG
KHÁM BỎNG
 
HỘI CHỨNG TRUNG THẤT
HỘI CHỨNG TRUNG THẤTHỘI CHỨNG TRUNG THẤT
HỘI CHỨNG TRUNG THẤT
 
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNGPHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN BỆNH NHÂN LIỆT VẬN ĐỘNG
 
Ca lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcstsCa lam sang ctcsts
Ca lam sang ctcsts
 
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬN
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬNĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬN
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG LỌC CẦU THẬN
 
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàngThăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
Thăm khám tuyến giáp trên lâm sàng
 
Hội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấpHội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấp
 
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤPVIÊM KHỚP DẠNG THẤP
VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
 
B20 viem tinh hoan
B20 viem tinh hoanB20 viem tinh hoan
B20 viem tinh hoan
 
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ÁP XE THẬN VÀ ÁP XE QUANH THÂN TẠI BỆNH...
 
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...
NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG ...
 
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HỞ VAN HAI LÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP PISA TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM ...
 
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn óiTiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
Tiếp cận bệnh nhân buồn nôn nôn ói
 
Basedow
BasedowBasedow
Basedow
 
Khám phản xạ
Khám phản xạKhám phản xạ
Khám phản xạ
 
CT Chấn thương sọ não
CT Chấn thương sọ nãoCT Chấn thương sọ não
CT Chấn thương sọ não
 
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốtGiới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
Giới thiệu đặc điểm lâm sàng sốt
 
chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người
chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở ngườichẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người
chẩn đoán và điều trị bệnh do liên cầu lợn ở người
 
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptxViêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
Viêm Quanh Khớp Vai - pericapsulitis shoulder.pptx
 

Similar to Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108

Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãođáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại viTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9HngXuynHong
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệtKết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệtTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...
Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...
Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 

Similar to Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (20)

Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãođáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
 
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
Chỉ số huyết động tại động mạch tuyến giáp trên siêu âm doppler ở bệnh nhân b...
 
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu nãoLuận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
 
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại viKết quả điều trị phẫu thuật chấn thương   vết thương động mạch ngoại vi
Kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
 
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
Đề tài: Nghiên cứu vai trò Doppler xuyên sọ trong xác định áp lực nội sọ và x...
 
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAYXử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
Xử trí co thắt mạch não ở bệnh nhân chấn thương sọ não, HAY
 
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái cao điều trị ung thư đại tràng ...
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9Quyet ha giang 23.9
Quyet ha giang 23.9
 
Hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối
Hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gốiHiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối
Hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối
 
Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, HAY
 Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, HAY Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, HAY
Ứng dụng phẫu thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng, HAY
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệmđáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
 
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệtKết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt đốt tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và định lượng nồng độ EBV-...
 
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi HọngĐịnh lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
Định lượng nồng độ EBV-DNA huyết tương trong ung thư Vòm Mũi Họng
 
Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...
Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...
Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sàng Và Hình Ảnh Cộng Hưởng Từ Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sốn...
 

Recently uploaded

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quân đội 108

  • 1. m BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ VĂN CHẤT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN – 2020
  • 2. m BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ VĂN CHẤT KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 Chuyên ngành: Ngoại khoa Mã số: NT 62 72 07 50 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ VĂN ĐOÀN TS. TRẦN CHIẾN THÁI NGUYÊN – 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Văn Chất, Học viên Bác sĩ Nội trú khóa 11, chuyên ngành Ngoại khoa, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Văn Đoàn và TS. Trần Chiến. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Lê Văn Chất
  • 4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới: Đảng ủy - Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và Bộ môn Ngoại Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Đảng ủy - Ban Giám đốc, phòng Kế hoạch Tổng hợp, Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin cảm ơn: PGS.TS Lê Văn Đoàn – Viên trưởng Viện Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, TS. Trần Chiến – Bộ môn ngoại Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên. Những người thầy với lòng nhiệt huyết đã giành nhiều thời gian quý báu, trực tiếp dạy bảo tôi về kiến thức chuyên môn cũng như hướng dẫn tôi từng bước trưởng thành trên con đường nghiên cứu khoa học để tôi hoàn thiện luận văn này. Tôi luôn biết ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể các Bác sĩ, Y tá, Hộ lý Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong quá trình tôi học tập và nghiên cứu tại khoa. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè. Những người luôn ở bên tôi, động viên chia sẻ, giành cho tôi những điều kiện tốt nhất giúp tôi yên tâm học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 11 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Văn Chất
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN : Bệnh nhân BQ : Boston questionnaire DC : Dây chằng DC NCT : Dây chằng ngang cổ tay DML : Distal Motor Latency (Thời gian tiềm vận động thần kinh giữa) DMLD : Median DML - Ulnar DML ( Hiệu thời gian tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ) DSL : Distal Sensory Latency (Thời gian tiềm cảm giác thần kinh giữa) DSLD : Median DSL - Ulnar DSL (Hiệu thời gian tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ) FSS : Functional severity score (Thang điểm mức độ nặng chức năng) HC : Hội chứng OCT : Ống Cổ Tay RLCG : Rối loạn cảm giác SSS : Symptom severity score (Thang điểm mức độ nặng triệu chứng) TK : Thần Kinh
  • 6. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...............................................................................3 1.1. Sơ lược về giải phẫu, chi phối của dây thần kinh giữa và cấu tạo giải phẫu ống cổ tay...............................................................................................................3 1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay...........7 1.3. Điều trị hội chứng ống cổ tay .....................................................................14 1.4. Tình hình nghiên cứu về hội chứng ống cổ tay...........................................19 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........24 2.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................24 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ..................................................................25 2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................25 2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu ......................................................................25 2.5. Quy trình phẫu thuật.....................................................................................28 2.6. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................31 2.7. Công cụ thu thập số liệu ............................................................................31 2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ...................................................31 2.9. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................32 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................33 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật................................33 3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay........................................41 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ...............................................................................46 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật................................46 4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay........................................54 KẾT LUẬN.........................................................................................................58 1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hội chứng ống cổ tay............................58 2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay...........................................58 KHUYẾN NGHỊ................................................................................................60
  • 7. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... PHỤ LỤC................................................................................................................ BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU ................................................................................... BỆNH ÁN MINH HỌA ........................................................................................
  • 8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Giải phẫu đường đi của dây thần kinh giữa...................................... 4 Hình 1.2: Giới hạn vùng chi phối cảm giác da bàn tay của dây thần kinh giữa.........5 Hình 1.3: Thần kinh giữa đoạn qua OCT .............................................................5 Hình 1.4: Cấu tạo OCT..........................................................................................6 Hình 1.5: Phân biệt 2 điểm được đánh giá qua nghiệm pháp Weber. .................8 Hình 1.6: Teo cơ mô cái trong HCOCT............................................................ 9 Hình 1.7: Nghiệm pháp Tinel .........................................................................10 Hình 1.8: Nghiệm pháp Phalen...........................................................................11 Hình 1.9: Nghiệm pháp tăng áp lực cổ tay (Durkan’s test) ............................12 Hình 1.10: Phương pháp tiêm proximal vào ống cổ tay. ................................15 Hình 1.11: Đường mổ trong kỹ thuật mổ ít xâm lấn..........................................17 Hình 1.12: PT nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay ..........................................18 Hình 2.1: Dụng cụ phẫu thuật .............................................................................29 Hình 2.2: Đánh dấu đường mổ HC OCT............................................................29 Hình 2.3: Bộc lộ thần kinh giữa..........................................................................30 Hình 2.4: Đánh giá hình thái, giải phẫu thần kinh giữa trong mổ .....................31
  • 9. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi....................................................33 Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính.......................................................33 Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh của 2 bàn tay.............................................................36 Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh ............................................................................36 Bảng 3.5: Trung bình điểm Boston questionaire trước phẫu thuật....................36 Bảng 3.6: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo thời gian bị bệnh.........................................................................................37 Bảng 3.7: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo tuổi bệnh nhân............................................................................................37 Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo thời gian mắc bệnh .........................................................................................................38 Bảng 3.9: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo tuổi bệnh nhân ...38 Bảng 3.10: Triệu chứng về rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật ....39 Bảng 3.11: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo thời gian bị bệnh .............................................................................39 Bảng 3.12: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo tuổi bệnh nhân.................................................................................40 Bảng 3.13: Điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật ..................................40 Bảng 3.14: Thay đổi bảng điểm Boston questionaire sau phẫu thuật sau phẫu thuật.....................................................................................................43 Bảng 3.17: Tỷ lệ bệnh nhân có teo cơ ô mô cái tại thời điểm sau phẫu thuật ≥ 6 tháng.............................................................................................43 Bảng 3.18: Tỷ lệ teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật theo mức độ nặng của điện sinh lý TK giữa trước phẫu thuật. ......................................................44 Bảng 319: Sự cải thiện cảm giác da sau phẫu thuật........................................45
  • 10. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp ............................................34 Biểu đồ 3.2: Tiền sử bệnh lý của nhóm nghiên cứu...........................................34 Biểu đồ 3.3: Tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay ............................................35 Biểu đồ 3.4: Lý do vào viện................................................................................35 Biểu đồ 3.5: Các triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật...................................37 Biểu đồ 3.6: Phân loại mức độ tổn thương trên kết quả điện sinh lý thần kinh giữa................................................................................................41
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng ống cổ tay (Carpal Tunnel Syndrome) là một bệnh lý phổ biến do tình trạng chèn ép thần kinh giữa ở đoạn ống cổ tay [11], [34]. Đây là bệnh lý thần kinh ngoại vi thường gặp nhất của chi trên [22], ảnh hưởng đến khoảng 3 – 4% số người trưởng thành [27], [44], [54], phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp 3 lần so với nam giới [38], [60], [67], lứa tuổi mắc bệnh chiểm tỉ lệ cao là 50 - 60 tuổi [5], [15], [29]. Phần lớn bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay là vô căn [8], [21], số còn lại có thể do các nguyên nhân nội sinh hoặc ngoại sinh. Nguyên nhân nội sinh là các yếu tố làm gia tăng thể tích các thành phần trong ống cổ tay như thai kỳ, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, gout, đái tháo đường,...Nguyên nhân ngoại sinh là các yếu tố làm thay đổi kích thước ống cổ tay như các gãy xương cổ tay, khớp giả xương thuyền, bán trật xoay xương thuyền, viêm khớp cổ tay,... từ đó làm gia tăng áp lực kẽ dù thể tích các thành phần trong ống là không thay đổi [38], [40]. Hội chứng ống cổ tay đặc trưng bởi sự khởi phát thầm lặng và chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng. Giai đoạn sớm bệnh nhân than phiền về cảm giác ngứa ran và tê ở lòng bàn tay, đặc biệt là ở ba ngón tay đầu tiên và một nửa ngón tay thứ tư (vùng chi phối của thần kinh giữa), thường tăng lên về ban đêm. Nặng hơn bệnh có thể gây teo cơ ô mô cái, giảm cảm giác và vận động bàn tay. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán sớm và điều trị, ngược lại phát hiện muộn có thể để lại những tổn thương không hồi phục và di chứng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của bệnh nhân [19], [37], [50]. Về điều trị hội chứng ống cổ tay, bao gồm điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật. Thông thường, điều trị nội khoa được chỉ định với những bệnh nhân đến khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, với việc áp dụng các biện pháp như
  • 12. 2 cố định nẹp, điều chỉnh hoạt động, thuốc chống viêm không steroid, thuốc lợi tiểu, vitamin B6…,tuy nhiên bệnh có tỷ lệ tái phát cao [13], [36], [45]. Điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay là phương pháp điều trị triệt để nhất, phẫu thuật được chỉ định khi bệnh nhân đến trong giai đoạn từ trung bình đến nặng, hoặc đã điều trị nội khoa thất bại [30], [36], [58], [63], [69]. Trên thế giới, đã có nhiều báo cáo về hiệu quả điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, giải ép ống cổ tay đạt tỷ lệ thành công khá cao [18], [25], [61]. Theo Jacqueline 2013 nghiên cứu 74 bệnh nhân, kết quả sau phẫu thuật các triệu chứng Tinel giảm từ 62% còn 47%, Phalen từ 87% còn 62% sau 1 tháng [61]. Tại Việt Nam, phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay cũng đã được một số tác giả nghiên cứu và đánh giá. Theo Đặng Hoàng Giang 2014 sau phẫu thuật các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt, teo cơ từ 33 % giảm xuống còn 8,8%, cải thiện cảm giác sau phẫu thuật 6 tháng có ý nghĩa thống kê và không có bệnh nhân nào xảy ra biến chứng trong và sau phẫu thuật [2]. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay nhiều năm nay. Tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân đến viện phẫu thuật khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, đã từng điều trị nội khoa trước đó nhưng không khỏi hoặc tái phát. Câu hỏi đặt ra ở đây là hội chứng ống cổ tay có biểu hiện như thế nào? khi nào thì có chỉ định phẫu thuật? và kết quả mà phẫu thuật đem lại ra sao? Chính vì những lý do đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay được phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong khoảng thời gian từ 01/2015 đến 06/2020. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị hội chứng ống cổ tay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  • 13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Sơ lược về giải phẫu, chi phối của dây thần kinh giữa và cấu tạo giải phẫu ống cổ tay 1.1.1. Dây thần kinh giữa Dây thần kinh giữa được tại nên bởi 2 rễ: rễ ngoài tách ra từ bó ngoài đám rối thần kinh cánh tay (bắt nguồn từ rễ cổ 5 đến cổ 7) và rễ trong tách ra từ bó trong của đám rối thần kinh cánh tay (bắt nguồn từ rể cổ 8 và rễ ngực 1). Dây giữa đi từ hõm nách đến cánh tay, cẳng tay, chui qua ống cổ tay xuống chi phối cảm giác và vận động các cơ bàn tay. Dây thần kinh giữa không phân nhánh ở cánh tay nhưng có một số nhánh vào khớp khuỷu. Ở hố khuỷu trước dây thần kinh này chạy sát với động mạch cánh tay và đi xuống cẳng tay giữa hai đầu của cơ sấp tròn, trước khi phân nhánh chi phối cho cơ sấp tròn, cơ gấp cổ tay quay, cơ gấp các ngón nông và ở một số trường hợp chi phối cả cơ gan bàn tay. Nhánh gian cốt trước của dây giữa chi phối cơ gấp ngón tay dài, các cơ gấp ngón tay sâu của các ngón trỏ và ngón giữa, cơ sấp vuông. Trước khi đi qua ống cổ tay dây thần kinh giữa tách ra nhánh cảm giác da bàn tay chạy dưới da và chi phối cảm giác vùng ô mô cái, nhánh này không bị ảnh hưởng trong hội chứng ống cổ tay nhưng lại dễ bị tổn thương khi phẫu thuật điều trị hội chứng này [14], [70].
  • 14. 4 Hình 1.1: Giải phẫu đường đi của dây thần kinh giữa [9] Ở bàn tay dây thần kinh giữa chia ra các nhánh vận động và cảm giác. Về cảm giác dây thần kinh giữa chi phối cho hơn một nửa gan tay ở phía ngoài (trừ một phần nhỏ da ở phía ngoài mô cái do dây thần kinh quay cảm giác), mặt gan tay của 3 ngón rưỡi ở phía ngoài kể từ ngón cái và cả mặt mu các đốt II-III của các ngón đó (hình 1.2). Trong hội chứng ống cổ tay thường có tổn thương cảm giác theo chi phối này. Về vận động ở bàn tay, dây thần kinh giữa chi phối các cơ giun thứ nhất và thứ hai, cơ đối chiếu ngón cái, cơ dạng ngắn ngón cái và đầu nông cơ gấp ngón cái ngắn. Khi tổn thương có thể thấy các dấu hiệu khó dạng ngón cái kèm theo teo cơ ô mô cái.
  • 15. 5 Hình 1.2: Giới hạn vùng chi phối cảm giác da bàn tay của dây thần kinh giữa [68]. Hình 1.3: Thần kinh giữa đoạn qua OCT [67] Sự hiểu biết về các biến thể phân nhánh vận động của dây thần kinh giữa là rất quan trọng trong phẫu thuật giải phóng chèn ép. Lanz đã phân loại các biến thể của các nhánh vận động thành 4 phân nhóm. Có 46% trường hợp nhánh này đi qua OCT rồi quặt ngược lại vào cơ ô mô cái, được gọi là ngoài dây chằng; 31% trường hợp nhánh này xuất phát ở vị trí ngay bên trong OCT, rồi đi vòng qua bờ xa của DC NCT, gọi là dưới dây chằng; 23% trường hợp nhánh này cũng xuất phát bên trong OCT nhưng nó đi xuyên qua DC NCT,
  • 16. 6 được gọi là xuyên dây chằng. Bất thường về phân bố của TK giữa thường gặp là thông nối nhánh mô cái của TK giữa với nhánh sâu của TK trụ ở bàn tay và các ngón gọi là nhánh Riche-Cannieu. Ít gặp hơn (15- 31%) là thông nối phần chi phối bàn tay của TK giữa vào TK trụ xảy ra ở cẳng tay, TK giữa không đi vào bàn tay, được biết như là cầu nối Martin- Gruber [66], [70]. 1.1.2. Cấu tạo giải phẫu ống cổ tay. Ống cổ tay là một khoang nằm trong vùng cổ tay, được giới hạn bởi dây chằng ngang cổ tay (DC NCT) phía bên trên và các xương cổ tay phía dưới (Hình 1.4). Hình 1.4: Cấu tạo OCT [42] Chiều rộng của OCT trung bình là 25 mm, trong đó đầu gần là 20 mm vùng hẹp nhất ở ngang mức mỏm xương móc, và đầu xa là 26 mm. Chiều sâu khoảng 12 mm ở đầu gần và 13 mm ở đầu xa. Chiều sâu tại điểm hẹp nhất là 10 mm ở ngang mức xương móc, vì vung này là vung gồ lên của xương cổ tay ở mặt sau và phần dày nhất của DC NCT ở trước. Chiều dài khoảng từ 2 đến 2.5 cm. Thể tích của ống cổ tay khoảng 5ml và thay đổi tùy thuộc vào kích thước của bàn tay, thường nhỏ hơn ở nữ giới. Khu vực cắt ngang qua ống cổ
  • 17. 7 tay có diện tích khoảng 185 mm2 và chiếm khoảng 20% tổng diện tích mặt cắt ngang của cổ tay [56], [66], [70]. Ống cổ tay như một ống chứa các thành phần nối giữa vùng cẳng tay trước với bàn tay. Đi qua OCT có mười cấu trúc bao gồm: bốn gân gấp các ngón nông, bốn gân gấp các ngón sâu, cả tám cấu trúc này được bao bọc bởi túi hoạt dịch trụ, thứ chín là gân gấp ngón cái dài được bao bọc bởi túi hoạt dịch quay. Cuối cùng là dây thần kinh giữa, đây là cấu trúc nằm nông nhất trong ống cổ tay, được che phủ bởi mô mỡ - xơ và DC NCT [56], [66]. 1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hội chứng ống cổ tay 1.2.1. Đặc điểm lâm sàng 1.2.2.1. Rối loạn về cảm giác Bệnh nhân thường có cảm giác tê bì, dị cảm, đau buốt như kim châm hoặc rát bỏng ở vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa (Ngón cái, ngón chỏ, ngón giữa và một nửa ngón nhẫn). Triệu chứng về cảm giác này thường tăng về đêm làm cho người bệnh phải thức giấc. Những động tác làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá hoặc tỳ đè lên vùng ống cổ tay nhất là khi lái xe cũng làm tăng triệu chứng lên. Triệu chứng giảm hoặc mất cảm giác của dây thần kinh giữa ít gặp hơn và thường thấy ở giai đoạn muộn hơn, khi mà tổn thương thần kinh nhiều. Khám sự rối loạn cảm giác da bàn tay thông qua nghiệm pháp phân biệt 2 điểm (nghiệm pháp Weber). Phân độ nghiệm pháp phân biệt 2 điểm (hình 1.5) [20]: − Phân biệt 2 điểm với khoảng cách < 6mm: cảm giác da bình thường. − Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 6-10mm: RLCG da mức độ nhẹ. − Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 11-15mm: RLCG da mức độ trung bình. − Chỉ nhận biết được 1 điểm: RLCG da mức độ nặng. − Không nhận biết được: RLCG da mức độ rất nặng.
  • 18. 8 Hình 1.5: Phân biệt 2 điểm được đánh giá qua nghiệm pháp Weber [20]. Theo Brown và cộng sự 1993 khi phẫu thuật cho 169 bàn tay bằng cả phương pháp nội soi và mổ mở, trung bình nghiệm pháp phân biệt 2 điểm là 7,1 ± 3,3 mm và nhóm mổ mở là 6,4 ± 2,3 mm [17]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu tiến cứu trên 21 bệnh nhân được đánh giá mức độ rối loạn cảm giác vùng da bàn tay vùng thần kinh giữa chi phối qua nghiệm pháp phân biệt 2 điểm, không có bệnh nhân nào có cảm giác da bình thường, 33,3% rối loạn cảm giác da mức độ nhẹ, có đến 57,1% ở mức độ trung bình, 9,5% ở mức độ nặng [2]. 1.2.1.2. Rối loạn về vận động Biểu hiện về rối loạn vận động của dây thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay hiếm gặp hơn vì chỉ có ở giai đoạn muộn của bệnh. Thường hay gặp yếu cơ dạng ngón cái ngắn trên lâm sàng. Giai đoạn muộn hơn có thể gặp biểu hiện teo cơ ô mô cái, thường biểu hiện teo cơ chỉ xảy ra khi đã có tổn thương sợi trục của dây thần kinh (hình 1.6).
  • 19. 9 Hình 1.6: Teo cơ mô cái trong HCOCT [20]. Theo nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang (2014) có 9 bệnh nhân đều có thời gian mắc bệnh trên 2 năm, tỷ lệ dương tính là 33%. Jacquelin và cộng sự phẫu thuật 74 bệnh nhân tại Singapore năm 2012 có tỷ lệ teo cơ trước mổ là 24,3 % [2]. Theo Trần Trung Dũng và cộng sự năm 2019 trước khi phẫu thuật có 26,7% bệnh nhân bị teo cơ ô mô cái [64]. 1.2.1.3. Các nghiệm pháp lâm sàng. Hai nghiệm pháp kinh điển nhất được áp dụng trong lâm sàng để phát hiện hội chứng ống cổ tay là: - Nghiệm pháp Tinel: Gõ vào vùng ống cổ tay (có thể dùng tay hoặc búa phản xạ), nghiệm pháp dương tính là khi gõ sẽ gây ra cảm giác tê hoặc đau theo vùng da chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay (hình 1.7). Các tác giả cho rằng nghiệm pháp Tinel thường dương tính trong những trường hợp hội chứng ống cổ tay nặng. Nghiệm pháp này khi âm tính không có giá trị chẩn đoán loại trừ nhưng lại có giá trị khi dương tính. Tỷ lệ test
  • 20. 10 Tinel dương tính khá cao trong hội chứng ống cổ tay là 53%, độ nhạy là 60% và độ đặc hiệu là 67% [1]. Theo Katz và Simmon năm 2002 thì độ nhạy của nghiệm pháp Tinel trong khoảng 25-60%, độ đặc hiệu là 67 – 87 % [35]. Ceruso và cộng sự năm 2007 tại Italia đưa ra số liệu này là 58 % [20]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008 với 70 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay có nghiệm pháp Tinel dương tính là 55,5% [3]. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân năm 2013 của tác giả Ciftdemir tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ dương tính của Tinel là 82% [23]. Theo Đặng Hoàng Giang năm 2014 tỷ lệ dương tính của nghiệm pháp Tinel là 55% [2]. Theo Lê Thị Liễu (2018) thì tỷ lệ này là 67,9% [7]. Hình 1.7: Nghiệm pháp Tinel [20]. - Nghiệm pháp Phalen: Người bệnh gấp hai cổ tay tối đa (đến 900 ) sát vào nhau trong thời gian ít nhất là 60 giây. Nghiệm pháp dương tính nếu bệnh nhân xuất hiện hoặc tăng các triệu chứng về cảm giác thuộc vùng chi phối của dây thần kinh giữa ở bàn tay.
  • 21. 11 Hình 1.8: Nghiệm pháp Phalen [20] Theo tác giả Phillip thì nghiệm pháp Phalen có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 75% và 47%, tỷ lệ dương tính là 60,7%. Ở một nghiên cứu trên 112 bệnh nhân của Jaeger và Foucher cho thấy độ nhạy của nghiệm pháp này là 58%, độ đặc hiệu là 54%. Ceruso và cộng sự năm 2007 tại Italia đưa ra số liệu này 80%. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân năm 2013 của tác giả Ciftdemir tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ dương tính là 82% [23]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008 với 70 bệnh nhân nghiệm pháp Phalen dương tính là 36,1% [3]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) thì tỷ lệ dương tính của nghiệm pháp này là 82% [2]. Theo Lê Thị Liễu (2018) thì tỷ lệ này là 63,6% [7]. Nghiên cứu của Hegmann năm 2018 dấu hiệu Phalen có độ nhạy 52,8% [32]. Mặc dù tỷ lệ có khác nhau nhưng các tác giả đều cho rằng đây là một trong các nghiệm pháp lâm sàng có giá trị cao trong chẩn đoán hội chứng ống cổ tay.
  • 22. 12 - Nghiệm pháp tăng áp lực ống cổ tay (nghiệm pháp Durkan) Hình 1.9: Nghiệm pháp tăng áp lực cổ tay (Durkan’s test) [20]. Là nghiệm pháp được tác giả Durkan mô tả, bác sĩ trực tiếp làm tăng áp lực tại cổ tay bệnh nhân bằng cách sử dụng ngón cái ấn vào vị trí giữa nếp gấp cổ tay. Nghiệm pháp được coi là dương tính khi bệnh nhân thấy tê bì, đau tăng lên theo vùng bàn tay chi phối của thần kinh giữa khi ấn > 30s [53]. Theo Durkan nghiệm pháp này có độ nhạy là 87%, độ đặc hiệu lên đến 90%. Khi đánh giá về các nghiệm pháp lâm sàng thăm khám HC OCT tác giả Willimas. M và CS thấy nghiệm pháp Durkan dương tính ở 100% các bệnh nhân thăm khám. Theo Ceruso và cộng sự năm 2007 tại Italia thì tỷ lệ dương tính của nghiệm pháp Dukan là 87% [20]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008 với 70 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay có nghiệm pháp Dukan dương tính là 23,8% [3]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu trên 40 bệnh tỷ lệ dương tính của nghiệm pháp Durkan là 80 % [2]. Theo Lê Thị Liễu (2018) thì tỷ lệ này là 52,6% [7].
  • 23. 13 1.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng Các thay đổi bất thường về điện sinh lý thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay − Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh cảm giác của dây giữa đoạn qua ống cổ tay rất hay gặp và là một trong những dấu hiệu nhạy nhất về thăm dò về điện sinh lý của hội chứng ống cổ tay. − Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa cảm giác (DSL) cũng là biểu hiện rất thường gặp trong hội chứng ống cổ tay. − Bất thường về hiệu số giữa thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa cảm giác và dây thần kinh trụ cảm giác (DSLD) là thông số quan trọng trong thăm dò điện sinh lý vì trong hội chứng ống cổ tay thì dây thần kinh giữa bị tổn thương trong khi đó dây thần kinh trụ vẫn bình thường. − Giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh giữa vận động: ít gặp hơn − Kéo dài thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa vận động (DML) có độ nhạy cao hơn tốc độ dẫn truyền thần kinh vận động. − Bất thường về hiệu số giữa thời gian tiềm tàng ngoại biên của dây thần kinh giữa vận động và dây thần kinh trụ vận động (DMLD) cũng gặp nhiều hơn tỷ lệ bất thường về tốc độ truyền thần kinh vận động. − Phân độ hội chứng ống cổ tay dựa trên hiệu tiềm vận động và cảm giác thần kinh giữa với thần kinh trụ [3], [51]. DMLD DSLD Bình thường ≤ 1,25 ≤ 0,79 Độ 1 1,25 – 2,35 0,79 – 1,58 Độ 2 2,35 – 4,13 1,58 – 2,66 Độ 3 > 4,13 > 2,66 Độ 4 Mất đáp ứng Mất đáp ứng
  • 24. 14 1.2.3. Chẩn đoán hội chứng ống cổ tay 1.2.3.1. Chẩn đoán xác định: Bệnh nhân có các tiêu chuẩn: − Có ít nhất một trong các triệu chứng cơ năng bao gồm đau cổ tay, dị cảm bàn tay, tê bì bàn tay vùng thần kinh giữa chi phối và yếu cổ bàn tay, có thể xảy ra ban ngày, ban đêm hoặc liên tục cả ngày. − Có ít nhất một triệu chứng thực thể bao gồm: nghiệm pháp Phalen, Tinel, Durkan dương tính. − Có ít nhất một trong 2 chỉ số hiệu tiềm vận động hoặc cảm giác thần kinh giữa với thần kinh trụ cao hơn chỉ số bình thường: Hiệu tiềm vận động thần kinh giữa- thần kinh trụ lớn hơn 1,45 ms. Hiệu tiềm vận động cảm giác thần kinh giữa- trụ lớn hơn 0,79 ms [2]. 1.2.3.2. Chẩn đoán phân biệt: − Các bệnh của cột sống cổ như bệnh thoái hóa, thoái vị đĩa đệm gây chèn ép thần kinh: X quang, cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán. − Bệnh của dây thần kinh như viêm dây thần kinh trong bệnh lý tiểu đường, bệnh tuyến giáp: xét nghiệm đường máu, hormon tuyến giáp + siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán. − Chèn ép sau chấn thương: có tiền sử chấn thương vùng cổ tay, tổn thương xương vùng cổ tay. − Khối u thần kinh: siêu âm, cộng hưởng từ chẩn đoán. − Hội chứng ống cổ tay cũng có thể xuất hiện song song với bệnh thoái hóa cột sống cổ (khi đó gọi là hội chứng Upton-McComas), do vậy nếu thấy bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay thì chưa loại trừ thoái hóa cột sống cổ và ngược lại. 1.3. Điều trị hội chứng ống cổ tay 1.3.1. Điều trị nội khoa − Hạn chế các vận động làm gấp hoặc ngửa cổ tay quá mức. Những tư thế này sẽ làm tăng áp lực trong ống cổ tay lên và do đó làm tăng triệu chứng của tổn thương dây thần kinh giữa hơn.
  • 25. 15 − Dùng nẹp cổ tay: có thể dùng vào ban đêm hoặc dùng liên tục cả ngày. Những nghiên cứu cho thấy sử dụng nẹp cổ tay có thể làm cải thiện được các triệu chứng sau 4 tuần điều trị [16]. − Corticosteroids: + Đường uống: một số nghiên cứu đưa ra kết quả cải thiện triệu chứng tạm thời của việc dùng Prednisolon đường uống. Tuy nhiên tác dụng kém hơn so với tiêm tại chỗ Steroids. + Tiêm Corticosteroid vào vùng ống cổ tay được các tác giả nghiên cứu nhiều, cho thấy tác dụng làm giảm quá trình viêm, cải thiện triệu chứng nhanh và rõ rệt tuy không kéo dài như phẫu thuật. + Tiêm corticosteroid là một lựa chọn điều trị được khuyến cáo cho hội chứng ống cổ tay, trước khi cân nhắc phẫu thuật. Tuy nhiên, vai trò của tiêm vẫn còn gây tranh cãi vì chỉ có bằng chứng chắc chắn về lợi ích ngắn hạn [28]. Hình 1.10: Phương pháp tiêm proximal vào ống cổ tay. Sử dụng kim dài 3cm, đường kính 0,7mm, góc tiêm là 10 – 20 độ so với mặt phẳng da, dung dịch tiêm là hỗn hợp 10mg lidocain + 40mg Methyl prednisolon [67].
  • 26. 16 Phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị hội chứng ống cổ tay Chỉ định ngoại khoa: − Bệnh nhân đến khám với dấu hiệu rối loạn cảm giác, theo phân độ nghiệm pháp phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ trở lên, teo cơ ô mô cái. − Hoặc triệu chứng cơ năng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống dựa trên bảng điểm Boston questionnaire từ mức độ trung bình trở lên, kèm theo test Phalen 30s (+). − Phân độ bảng điểm Boston questionnaire (BQ) dựa trên bảng mức độ nặng chức năng với 11 câu hỏi và bảng mức độ nặng triệu chứng với 8 câu hỏi (phụ lục đính kèm), mỗi câu hỏi có 5 câu trả lời tương ứng với số điểm từ 1-5, không trả lời 0 điểm: + Mức độ rất nhẹ: điểm từ 0,1- 1 điểm. + Mức độ nhẹ: 1,1- 2 điểm. + Mức độ trung bình: 2,1- 3 điểm. + Mức độ nặng: 3,1- 4 điểm. + Mức độ rất nặng: 4,1- 5 điểm. − Điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng cơ năng. Các phương pháp phẫu thuật điều trị HC OCT: Phẫu thuật giải phóng DC NCT được Galloway mô tả lần đầu tiên vào năm 1924 (được trích dẫn bởi Amadio) [12] và sau đó được phổ biến bởi Phalen [53]. Phẫu thuật HC OCT có thể mổ mở nhỏ hay mổ nội soi. Nhiều nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt thống kê về kết quả của phẫu thuật nội soi so với phẫu thuật mổ mở mang lại [31], [55], [71]. Theo Nghiên cứu của Kejia Hu và các cộng sự năm 2016 trên những bệnh nhân mắc HC OCT hai bên đã trải qua mổ mở ở một tay và mổ nội soi ở tay còn lại cho thấy rằng cả hai Phương pháp đều cho kết quả tốt như nhau, không có sự khác biệt về sức mạnh tay hoặc sự hồi phục cảm giác. Mặc dù
  • 27. 17 mổ nội soi có liên quan đến việc phục hồi sớm hơn các chức năng sống hàng ngày, nhưng nó đòi hỏi thời gian phẫu thuật lâu hơn [33]. − Phẫu thuật mở giải phóng DC NCT. Theo cổ điển, phẫu thuật HC OCT được thực hiện tại một cơ sở điều trị ngoại trú. Trong thủ thuật này, DC NCT được cắt để giải thoát dây thần kinh giữa. Điều này làm giảm áp lực lên các dây thần kinh giữa. Phương pháp mở nhỏ ít xâm lấn: Phẫu thuật này chỉ mở một vết rạch nhỏ (khoảng 2,5cm). Cách tiếp cận qua đường mở nhỏ để giảm thời gian phục hồi, giảm đau, và giảm tỷ lệ tái phát so với một mổ cổ điển. Tuy nhiên, về lâu dài có vẻ như không có sự khác biệt đáng kể giữa các phẫu thuật mở nhỏ và đường mổ mở cổ điển. Hình 1.11: Đường mổ trong kỹ thuật mổ ít xâm lấn [48]. - Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật nội soi OCT là một thủ thuật ít xâm lấn hơn phẫu thuật mở. + Phẫu thuật viên tạo ra một hoặc hai vết rạch ở cổ tay và gan tay kích thước khoảng hơn 1cm để đưa ống nội soi vào.
  • 28. 18 + Các bác sĩ phẫu thuật sau đó đưa camera nhỏ và dao phẫu thuật qua ống nội soi. + Trong khi nhìn vào mặt dưới của dây chằng cổ tay trên màn hình, các phẫu thuật viên cắt DC NCT giải phóng dây thần kinh giữa bị chèn ép. Hình 1.12: PT nội soi điều trị hội chứng ống cổ tay [30] Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi ít đau hơn và giảm thời gian để hồi phục còn một nửa so với những bệnh nhân phẫu thuật mở. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá lợi ích lâu dài của nội soi so với phẫu thuật mở về cải thiện co cơ, sức khép, hoặc khéo léo.
  • 29. 19 1.3.2. Chăm sóc sau mổ − BN có thể ra viện trong ngày thứ 1 hoặc thứ 2 sau phẫu thuật khi tình trạng ổn định, không phát hiện các biến chứng thuốc gây tê. − Đơn thuốc ngoại trú, hẹn khám lại định kỳ. − Hướng dẫn tập phục hồi chức năng sau mổ. − Trước đây, cổ tay thường được bất động sau mổ để bảo vệ vết mổ và dự phòng co gân gấp. Tuy nhiên, cùng với sự hiểu biết tốt hơn về tầm quan trọng của sự trơn trượt dây chằng và thần kinh sau mổ, việc cố định sau mổ đã giảm đi rõ rệt. Hiện nay cổ tay thường chỉ được cố định qua băng ép trong 2 ngày đầu sau mổ. Tiếp đó, BN được hướng dẫn để bắt đầu các bài tập ngón tay, cổ tay và cánh tay. BN được đặt nẹp cổ tay ở tư thế chức năng vào ban đêm trong 3 tuần. Sau 1 tháng BN được phép lao động nhẹ và sau 6 - 8 tuần sẽ được phép trở lại các hoạt động như bình thường [10]. 1.4. Tình hình nghiên cứu về hội chứng ống cổ tay 1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới Năm 1997, Alan Thurston và Nicholas Lam nghiên cứu trên 188 bàn tay theo dõi sau phẫu thuật giải phóng ống cổ tay ít nhất 18 tháng, kết quả cho thấy 70% giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau, 78% bàn tay giảm dần mức độ của dị cảm bàn tay và 77% giảm mức độ nặng triệu chứng tê bì. Tổng cộng 49% đã cải thiện cả ba triệu chứng sau phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay. Khi xem xét lâm sàng, thử nghiệm cảm giác cho thấy 59% bàn tay có chạm nhẹ bình thường hoặc giảm nhẹ, 35% có phân biệt hai điểm tĩnh bình thường và 61% có phân biệt hai điểm động bình thường. Kết quả của các nghiệm pháp Tinel, Phalen và Durkan chỉ còn dương tính trong 10% số tay. Sức mạnh cầm nắm bình thường được tìm thấy ở 93% số tay.
  • 30. 20 Năm 1999, S J Choi thực hiện một nghiên cứu hồi cứu trên 294 cổ tay ở 154 BN được chẩn đoán mắc hội chứng ống cổ tay và sau đó đã thực hiện phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay, cả kết quả lâm sàng và chẩn đoán điện đều tương quan. Kết quả sau phẫu thuật sau 1 năm cũng thành công đối với những bệnh nhân có triệu chứng kéo dài. Trong số 294 ca phẫu thuật hội chứng ống cổ tay được nghiên cứu, kết quả sau phẫu thuật tốt đến xuất sắc được ghi nhận ở 242 trường hợp (82%), kết quả khá ở 39 trường hợp (13%) và kết quả kém ở 13 trường hợp (4%). BN bị đái tháo đường cũng cho thấy sự cải thiện, với kết quả tốt ở 14 trong số 19 BN (74%). Nghiên cứu này cho thấy kết quả sau phẫu thuật là đạt yêu cầu trong vòng 1 năm, bất kể mức độ nghiêm trọng của điện cơ. Năm 2003, Serra và các cộng sự đã công bố kết quả lâm sàng sau 4 tháng theo dõi 200 trường hợp HCOCT được điều trị bằng phương pháp nội soi. Trong số 187 bàn tay bị đau trước khi phẫu thuật, 164 bàn tay (87,7%) có giảm hoàn toàn sau khi điều trị phẫu thuật, trong khi 17 bàn tay (9,1%) cho thấy giảm đáng kể các triệu chứng đau và 6 bàn tay (3,2%) cải thiện ít hoặc không cải thiện. Có 169 bàn tay bị tê hoặc dị cảm trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 147 bàn tay (chiếm 86,9%) phục hồi hoàn toàn các triệu chứng cảm giác. Đánh kết quả sau 12 tháng phẫu thuật ở 148 BN (179 bàn tay) cho thấy tất cả BN đều ở trong nhóm giảm hoàn toàn hoặc cải thiện đáng kể các triệu chứng sau phẫu thuật, không có trường hợp nào tái phát [58]. Theo Mallick năm 2007 nghiên cứu trên 300 BN sau phẫu thuật HC OCT 6 tháng có 291 BN (chiếm 97%) cải thiện tốt về các triệu chứng, 294 BN (chiếm 98%) đã cải thiện về mặt chức năng [46]. Tác giả Padua năm 2005 và tác giả Brown năm 1993 cũng có kết quả nghiên cứu tương tự [17], [52]. Năm 2012, Jacqueline và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tiền cứu trên 74 BN được phẫu thuật giải phóng DC NCT, với thời gian theo dõi là 6
  • 31. 21 tháng. Kết quả thu được là tất cả các BN cho thấy sự cải thiện các triệu chứng, với 72% BN cho thấy giảm triệu chứng hoàn toàn, 74% BN cải thiện về chức năng và 66% cho thấy sự cải thiện về sức cầm nắm và 82% số BN hoàn toàn hoặc rất hài lòng với kết quả phẫu thuật [61]. Năm 2017, Tang CQY đã công bố nghiêm cứu trên 40 BN mổ 2 tay mức độ nặng (46 hở, 34 nội soi) theo dõi 9,3 năm cho kết quả: giải quyết hoàn toàn tê 93,8% BN, tê kéo dài 3,8% BN, tê tái phát 2,5% BN. Theo bảng điểm Boston questionnaire có SSS 1,1 ± 0,3, FSS 1,15 ± 0,46. Nam có kết quả kém hơn nữ, nhóm BN dưới 55 tuổi có kết quả kém hơn nhóm BN từ 55 tuổi trở lên [62]. Phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị HC OCT là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất được thực hiện tại Hoa Kỳ [24]. Trong các báo cáo, 70-90% bệnh nhân sau đó khi trải qua phẫu thuật cảm thấy giảm đau vào ban đêm. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phẫu thuật có hiệu quả hơn so với dùng nẹp kết hợp với dùng thuốc kháng viêm trong điều trị ống cổ tay [36], [45]. 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước Năm 2010, Lê Thái Bình Khang đã nghiên cứu hồi cứu trên 43 BN được chẩn đoán HCOCT và được điều trị phẫu thuật trong thời gian 02/2008 – 11/2009 đánh giá kết quả tại thời điểm sau mổ 3 tháng có SSS: 1,32 ± 0,27; FSS: 1,10 ± 0,17. Những triệu chứng gặp tại thời điểm kiểm tra bao gồm: đau vùng ống cổ tay, đau sẹo mổ, tê nhẹ, cảm giác yếu bàn tay. Những triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian [6]. Năm 2014, Đặng Hoàng Giang nghiên cứu trên 34 BN có sự thay đổi rõ rệt tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật 3 tháng, test Durkam giảm từ 80% xuống còn 57%, sau 6 tháng giảm còn 24%, test Phalen và Tinel cũng giảm lần lượt từ 83% và 55% còn 8,3% sau 6 tháng. Sự thay đổi tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị có sự khác
  • 32. 22 biệt với độ tin cậy 95%. Điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật là 3,66 giảm còn 1,72 sau 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [2]. Trước phẫu thuật có 33% bệnh nhân bị teo cơ, sau phẫu thuật 6 tháng tỷ lệ này giảm còn 8,8%, tỷ lệ hồi phục có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Khi tìm mối liên quan giữa tỷ lệ teo cơ trước phẫu thuật và sau phẫu thuật theo mức độ nặng của điện cơ tác giả thấy: nhóm bệnh nhân ở mức độ 1 có 100% bệnh nhân hồi phục sau 6 tháng, nhóm ở mức độ 2 và 3 có tỷ lệ hồi phục teo cơ 50%. Mức độ điện cơ càng nặng tỷ lệ hồi phục cơ càng kém. Nhóm BN teo cơ có thời gian bị bệnh trên 3 năm có tỷ lệ hồi phục sau phẫu thuật rất thấp, chỉ có một BN hết teo cơ sau 6 tháng phẫu thuật, nhóm có thời gian bị bệnh từ 2 đến 3 năm trước phẫu thuật có 5 BN, sau phẫu thuật còn 2 BN teo cơ [2]. Về triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay, trước phẫu thuật nhóm nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang tất cả các BN đều có rối loạn cảm giác da. Cảm giác da bàn tay hồi phục hoàn toàn bắt đầu từ tháng thứ 3 có 33% và tăng lên 68% sau phẫu thuật 6 tháng. Nhóm BN nặng, chỉ nhận biết được 1 điểm có 2 bệnh nhân, sau 6 tháng nhóm BN này hoàn toàn hồi phục về rối loạn cảm giác [2]. Năm 2017, Nguyễn Văn Dương nghiên cứu trên 224 BN được chẩn đoán xác định HCOCT và được phẫu thuật cắt DC NCT trong khoảng thời gian 1/2016 đến 8/2017, đánh giá kết quả tại thời điểm sau mổ trung bình là 18,7 tháng, sẹo mổ tốt không co rút, không có sẹo lồi; 01 BN (0,446%) tê dai dẳng sau mổ, cầm nắm yếu. Theo bảng điểm Boston questionnaire có SSS: 1,11 ± 0,327, FSS: 1,14 ± 0,521, hầu hết BN hài lòng với cuộc mổ [1]. Theo Trần Trung Dũng và cộng sự năm 2019 nghiên cứu tiến hành trên 150 bàn tay ở 118 BN được chẩn đoán mắc HC OCT và được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt DC NCT. Sau 1 tháng theo dõi có 98% bàn tay cho thấy tình trạng tê, dị cảm và đau được cải thiện và chỉ có 2% bàn tay không có sự cải thiện. Sau 3 tháng
  • 33. 23 theo dõi, 32% bàn tay đã phục hồi hoàn toàn chức năng cơ bắp, trong khi 68% còn lại vẫn có vấn đề. Tuy nhiên, sau 6 tháng theo dõi, sự phục hồi hoàn toàn chức năng cơ bắp đã đạt được là 92% bàn tay, còn lại 8% cải thiện một phần nhưng không đạt được sự phục hồi hoàn toàn. BN đã giải quyết vấn đề về giấc ngủ và chức năng vận động được phục hồi. Điểm BQ ban đầu là 3,43 giảm xuống còn 1,30 vào thời điểm sau phẫu thuật 6 tháng. Trước khi phẫu thuật, có 26,7% BN bị teo cơ, sau phẫu thuật 6 tháng tỉ lệ này đã giảm xuống còn 14% [64].
  • 34. 24 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 42 BN được chẩn đoán xác định HC OCT và được phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải phóng ống cổ tay tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 01/2015 đến 06/2020. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân − BN được chẩn đoán xác định HC OCT, có chỉ định ngoại khoa và được điều trị phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay. Chỉ định ngoại khoa: + BN đến khám với dấu hiệu rối loạn cảm giác, theo phân độ nghiệm pháp phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ trở lên, teo cơ ô mô cái. + Hoặc triệu chứng cơ năng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống dựa trên bảng điểm Boston questionnaire từ mức độ trung bình trở lên, kèm theo test Phalen 30s (+). + Hoặc điều trị nội khoa trên 3 tháng không cải thiện triệu chứng cơ năng. + Hiệu tiềm vận động thần kinh giữa- thần kinh trụ lớn hơn 1,45 ms. + Hiệu tiềm vận động cảm giác thần kinh giữa- trụ lớn hơn 0,79 ms − Thời gian theo dõi sau phẫu thuật tối thiểu là 06 tháng. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: − Các bệnh nhân có bệnh thần kinh khác như viêm đa dây thần kinh, bệnh rễ thần kinh, bệnh đám rối thần kinh cánh tay. − Hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin theo yêu cầu của bệnh án mẫu nghiên cứu. − Bệnh nhân không thăm khám lại sau phẫu thuật.
  • 35. 25 − Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu − Thời gian nghiên cứu: từ 1/2015 đến 6/2020 − Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu − Phương pháp nghiên cứu: mô tả − Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang − Theo dõi dọc, không đối chứng − Nghiên cứu hồi cứu: 42 bệnh nhân + Thu thập hồ sơ tại BV Trung ương Quân đội 108. + Lấy hồ sơ tại phòng hồ sơ, hồ sơ đầy đủ theo bệnh án nghiên cứu. Liên lạc bệnh nhân, khám lại theo bệnh án nghiên cứu. 2.3.2. Cỡ mẫu Cách chọn mẫu: thuận tiện Cỡ mẫu: 42 BN đáp ứng tiêu chuẩn chọn và được phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay trong thời gian từ tháng 01/2015 đến 06/2020, bệnh nhân tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108. 2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu 2.4.1. Các chỉ số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật. − Tuổi: chúng tôi chia làm 3 nhóm tuổi: + Nhóm dưới 45 tuổi + Nhóm từ 45 đến 60 tuổi + Nhóm trên 60 tuổi − Giới: Nam hoặc nữ.
  • 36. 26 − Thời gian bị bệnh: chia làm 2 khoảng thời gian mắc bệnh: + < 2 năm + ≥ 2 năm − Nghề nghiệp: chia làm 5 nhóm nghề nghiệp: + Nội trợ + Công nhân + Nhân viên văn phòng + Nông dân – tự do + Hưu trí − Tiền sử bệnh lý + Huyết áp + Đái tháo đường + Bệnh lý viêm khớp mạn tính + Tiền sử chấn thương vùng cổ tay − Tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay + Điều trị nội khoa + Điều trị ngoại khoa + Không điều trị − Tay bị bệnh: là tay có các triệu chứng làm BN phải đến viện và được phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải ép. − Triệu chứng cơ năng của HC OCT: rối loạn cảm giác chủ quan (tê bì, đau rát, cảm giác như kim châm vùng da thuộc chi phối của dây thần kinh giữa: ngón 1, 2, 3 và nửa ngón 4); rối loạn vận động (cầm nắm không chắc chắn, run tay hay dễ làm rơi đồ vật do yếu cơ dạng ngón cái ngắn) và teo cơ mô cái. − Các nghiệm pháp lâm sàng trong HC OCT trước PT: + Nghiệm pháp Tinel: dương tính hay âm tính
  • 37. 27 + Nghiệm pháp Phalen: dương tính hay âm tính + Nghiệm pháp Durkan: dương tính hay âm tính + Dấu hiệu teo cơ: Âm tính hay dương tính − Bảng câu hỏi Boston questionnaire (phụ lục) được tác giả David W Levine phát triển vào năm 1993, đây là một bộ câu hỏi được Hiệp hội Phẫu thuật viên Chỉnh hình Hoa Kỳ (American Association for Orthopedic Surgeon – AAOS) khuyến cáo sử dụng như một công cụ để đánh giá hiệu quả điều trị HC OCT, gồm 2 phần: bảng đánh giá thang điểm mức độ nặng các triệu chứng SSS (Symtom severity scale) và bảng đánh giá thang điểm chức năng bàn tay năng FSS (function severity scale) [65]. − Test đánh giá rối loạn cảm giác da bàn tay: Nghiệm pháp phân biệt 2 điểm đánh giá cảm giác vùng chi phối thần kinh giữa. Phân độ nghiệm pháp phân biệt 2 điểm [20]: + Phân biệt 2 điểm với khoảng cách < 6mm: bình thường. + Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 6-10mm: rối loạn cảm giác nhẹ. + Phân biệt 2 điểm với khoảng cách 11-15 mm: trung bình. + Chỉ nhận biết được 1 điểm: nặng. + Không nhận biết được: rất nặng. − Đặc điểm trên thăm dò điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật + Thời gian tiềm vận động dây thần kinh giữa. + Thời gian tiềmcảm giác dây thần kinh giữa. + Hiệu số giữa thời gian tiềm vận động, cảm giác của thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên. 2.4.2. Các chỉ số nghiên cứu đánh giá kết quả sớm ngay sau phẫu thuật sau phẫu thuật ít nhất 6 tháng
  • 38. 28 2.4.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu khi bệnh nhân nằm viện. − Các tai biến có thể gặp trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu sau phẫu thuật (được ghi nhận trong biên bản phẫu thuật và trong hồ sơ bệnh án): tổn thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương thần kinh trụ, tổn thương cung mạch gan tay nông, gan tay sâu, chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ. − Mức độ cải thiện của các triệu chứng cơ năng thời kì hẫu phẫu 2.4.2.2. Đánh giá kết quả phẫu thuật thời điểm bệnh nhân đến khám lại (sau phẫu thuật ít nhất 6 tháng) − Thay đổi bảng điểm Boston questionaire. − Sự cải thiện của các nghiệm pháp lâm sàng: Nghiệm pháp Tinel, nghiệm pháp Phalen, nghiệm pháp Dukan. − Sự cải thiện của triệu chứng có teo cơ ô mô cái − Sự cải thiện cảm giác da bàn tay sau phẫu thuật: đánh giá qua nghiệm pháp phân biệt 2 điểm (nghiệm pháp Weber) − Các biến chứng xa có thể gặp sau phẫu thuật: tổn thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương thần kinh trụ, đau sẹo mổ cũ. 2.5. Quy trình phẫu thuật 2.5.1. Đánh giá bệnh nhân trước phẫu thuật − Khám lâm sàng: + Các triệu chứng cơ năng: tê bì bàn tay, yếu cổ tay, đau cổ bàn tay, dị cảm bàn tay Các triệu chứng thực thể: Phalen test, Tinel test, Durkan test, teo cơ ô mô cái. − Cận lâm sàng: Điện sinh lý thần kinh cơ, hoàn thiện đầy đủ xét nghiệm cơ bản. 2.5.2. Kỹ thuật mổ − Phương tiện kỹ thuật:
  • 39. 29 Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay cơ bản Hình 2.1: Dụng cụ phẫu thuật [41] − Thực hiện kỹ thuật: + Phương pháp vô cảm: gây tê đám rối cánh tay. + Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân tư thế nằm ngửa, tay mổ được đặt trên bàn phẫu thuật. + Đánh dấu các mốc giải phẫu, đường mổ Hình 2.2: Đánh dấu đường mổ HC OCT [43]
  • 40. 30 + Sát trùng toàn bộ cánh tay đến nách bằng Betadin 10%. Che phủ toan và chuẩn bị dụng cụ. + Dồn máu và Garo cánh tay với garo hơi áp lực 200mmHg hoặc garo chun. + Các thì chính của phẫu thuật: (1). Rạch da 1,5- 2 cm theo nếp lằn tay giữa ô mô cái và ô mô út, dọc theo rãnh giữa gan tay lên trên phía cổ tay, cách nếp gấp xa cổ tay 1cm, tách tổ chức dưới da đến cân nông gan tay. (2). Dùng lưỡi dao 15 quay mặt lưng về phía gan tay rạch qua cân gan tay đến thần kinh giữa tại vị trí giao giữa cân nông gan tay và dây chằng ngang, sử dụng 2 vén cơ bộc lộ rõ thần kinh. Hình 2.3: Bộc lộ thần kinh giữa [47] (3). Sử dụng pince đầu tù tách từng phần thần kinh giữa và phần xa dây chằng ngang. (4). Kéo da, tổ chức dưới da nhìn rõ dây chằng ngang trong ống cổ tay, đánh giá hình thể dây chằng ngang(phù nề, …).
  • 41. 31 Hình 2.4: Đánh giá hình thái, giải phẫu thần kinh giữa trong mổ [43] (5). Sử dụng kéo đầu tù cắt dây chằng ngang. (6). Nhận định đại thể thần kinh giữa (phù, co thắt, u giả thần kinh, động mạch thần kinh giữa, dính với tổ chức xung quanh, …) 2.6. Phương pháp thu thập số liệu − Bệnh nhân hồi cứu thu thập dữ liệu theo 4 bước: + Bước 1: Xây dựng mẫu bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1) + Bước 2: Đến phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 xin xem sổ phẫu thuật, lấy thông tin bệnh án tất cả các BN đã phẫu thuật HC OCT đủ tiêu chuẩn chọn. + Bước 3: Liên hệ cho bệnh nhân hoặc người nhà, hẹn thời gian khám lại. Thu nhận các chỉ tiêu nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu. 2.7. Công cụ thu thập số liệu Số liệu được thu thập thông qua bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1): bao gồm các câu hỏi cho BN/ người nhà BN trả lời và các thông tin từ hồ sơ bệnh án có liên quan đến nghiên cứu. 2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu − Sử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0
  • 42. 32 − Các chỉ tiêu định lượng được tính toán theo tỷ lệ % và giá trị trung bình. − Các chỉ tiêu được so sánh, sự khác biệt kiểm định ý nghĩa thống kê bằng test khi bình phương (χ2). Chấp nhận độ tin cậy 95% hay các phép so sánh được kết luận có ý nghĩa thống kê nếu p<0.05. 2.9. Đạo đức nghiên cứu − Đề tài được thông qua hội đồng đạo đức của nhà trường. − Giữ bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng, thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. − Đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, chăm sóc người bệnh chu đáo. − Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
  • 43. 33 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 01/2015 đến 06/2020, có 42 BN được chẩn đoán hội chứng ông cổ tay được phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay đáp ứng tiêu tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả thu được như sau: 3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng trước phẫu thuật Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số bệnh nhân Tỷ lệ % < 45 tuổi 11 26,2 45 – 60 tuổi 22 52,4 > 60 tuổi 9 21,4 Tổng số 42 100 Nhận xét: Nhóm tuổi từ 45 – 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 22 BN (52,4%), nhóm dưới 45 tuổi có 11 BN (26,2%), nhóm trên 60 tuổi có 9 BN (21,4%), trong đó BN trẻ nhất là 27 tuổi, lớn tuổi nhất là 70 tuổi. Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính Giới tính Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nam 6 14,3 Nữ 36 85,7 Tổng số 42 100 Nhận xét: Trong số 42 bệnh nhân có 36 bệnh nhân nam (14,3%) và 36 bệnh nhân nữ (85,7%), tỷ lệ nam/nữ ≈ 1/6.
  • 44. 34 Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp (n = 42) Nhận xét: Nghề nghiệp nội trợ, hưu trí chiếm, nhân viên văn phòng là 3 nhóm chiếm tỷ lệ cao nhất tương ướng 35,7%, 28,6% và 23,8%. Biểu đồ 3.2: Tiền sử bệnh lý của nhóm nghiên cứu (n = 42) Nhận xét: Nhóm bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khớp viêm mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,4%. Đứng hàng thứ 2 là bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường chiếm 7,1%.
  • 45. 35 Biểu đồ 3.3: Tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay (n = 42) Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân đã được điều trị bằng ít nhất một phương pháp điều trị nội khoa (chiếm 85,7%). Biểu đồ 3.4: Lý do vào viện (n = 42) Nhận xét: Bệnh nhân vào viện chủ yếu vì triệu chứng tê bì bàn tay chiếm 66,7%. Các triệu chứng đau cổ bàn tay, dị cảm bàn tay, yếu cổ bàn tay có tỷ lệ tương ứng 16,7%, 2,4% và 14,3%.
  • 46. 36 Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh của 2 bàn tay Tay bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ % Phải 21 50,0 Trái 16 38,1 Cả 2 bên 5 11,9 Tổng 42 100 Nhận xét: Có 50% bệnh nhân mắc bệnh bên tay phải, 38,1% bệnh nhân mắc bệnh bên tay trái, 11,9% mắc bệnh cả 2 tay. Bảng 3.4: Thời gian mắc bệnh Số bệnh nhân Tỷ lệ % < 2 năm 32 76,2 ≥ 2 năm 10 23,8 Tổng 42 100 Nhận xét: Bệnh nhân bị bệnh trong khoảng từ dưới 2 năm chiếm tỷ lệ cao 76,2%, còn lại là số bệnh nhân mắc bệnh trên 2 năm. Bảng 3.5: Trung bình điểm Boston questionaire trước phẫu thuật (n =42) Giá trị Bảng điểm X ± SD Nhỏ nhất Lớn nhất Bảng điểm SSS trước PT 3,76 ± 0,35 2,82 4,45 Bảng điểm FSS trước PT 3,66 ± 0,31 2,50 4,0 Bảng điểm BQ trước PT 3,71 ± 0,31 2,78 4,23 Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionaire là 3,71 ± 0,31 điểm, dao động trong khoảng 2,78 – 4,23 điểm. Trung bình điểm SSS và FSS trước phẫu thuật tương ứng là 3,76 ± 0,35 và 3,66 ± 0,31.
  • 47. 37 Bảng 3.6: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo thời gian bị bệnh (n = 42) Điểm Boston Questionaire < 2 năm ≥ 2 năm X ± SD 3,74 ± 0,30 3,61 ± 0,32 P > 0,05 Nhận xét: Điểm Boston questionaire của các nhóm theo thời gian bị bệnh không có sự khác biệt (p > 0,05). Bảng 3.7: Trung bình điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật theo tuổi bệnh nhân (n = 42) Điểm Boston Questionaire Dưới 45 tuổi 45-60 tuổi Trên 60 tuổi X ± SD 3,76 ± 0,30 3,7 ± 0,27 3,68 ± 0,43 P > 0,05 Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionaire giữa các nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu không có sự khác biệt (p>0,05). Biểu đồ 3.5: Các triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật (n = 42)
  • 48. 38 Nhận xét: Nghiệm pháp Durkan và nghiệm pháp Phalen với tỷ lệ dương tính cao lần lượt là 97,6% và 85,7%. Tỷ lệ dương tính của Nghiệm pháp Tinel gặp 71,4%. Triệu chứng teo cơ ô mô cái ghi nhận 23,8% số bệnh nhân nghiên cứu. Bảng 3.8: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo thời gian mắc bệnh (n = 42) Thời gian mắc Test < 2 năm ≥ 2 năm p Tinel 60 % 75 % >0,05 Phalen 80 % 87,5 % >0,05 Durkan 96,9 % 100% >0,05 Dấu hiệu teo cơ 6.25 % 80 % >0,05 Nhận xét: Các triệu chứng Tinel, Phalen, Durkan gặp trên các bệnh nhân đến muộn có tỷ lệ cao hơn, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Triệu chứng teo cơ ô mô cái gặp chủ yếu ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh trên 2 năm (80%). Bảng 3.9: Tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng theo tuổi bệnh nhân (n = 42) Nhóm tuổi Test Dưới 45 tuổi 45-60 tuổi Trên 60 tuổi p Tinel 81,8 % 63,6 % 77,8 % >0,05 Phalen 81,8 % 86,4 % 88,9 % >0,05 Durkan 100 % 95,5 % 100 % >0,05 Dâu hiệu teo cơ 36,4 % 40,9 % 55,6 % >0,05 Nhận xét: Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như nghiệm pháp Tinel, nghiệm pháp Phalen, nghiệm pháp Durkan và dấu hiệu teo cơ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi (p > 0,05).
  • 49. 39 Bảng 3.10: Triệu chứng về rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật Cảm giác da bàn tay trước PT Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nhận biết 2 điểm < 6 mm 0 0 Nhận biết 2 điểm 6-10 mm 11 26,20 Nhận biết 2 điểm 11-15mm 28 66,67 Nhận biết 1 điểm 3 7,14 Không nhận biết 0 0 Tổng 42 100 Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có biểu hiện rối loạn cảm giác da qua đánh giá phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ đến nặng. Trong đó mức độ trung bình (nhận biết 2 điểm 11-15 mm) chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%).  Bảng 3.11: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo thời gian bị bệnh (n = 42) Thời gian mắc RLCG da bàn tay < 2 năm ≥ 2 năm p Mức độ nhẹ 31,25 % 10 % >0,05 Mức độ TB hoặc nặng 68,75 % 90 % >0,05 Tổng 100 % 100 % Nhận xét: Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn cảm giác da bàn tay theo thời gian bị bệnh (p > 0,05).
  • 50. 40 Bảng 3.12: Triệu chứng rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật theo tuổi bệnh nhân (n = 42) Nhóm tuổi RLCG da bàn tay Dưới 45 tuổi Từ 45 đến 60 tuổi Trên 60 tuổi p Mức độ nhẹ 36,4 % 22,7 % 22,2 % >0,05 Mức độ TB hoặc nặng 63,6 % 77,3 % 77,8 % >0,05 Tổng 100 % 100 % 100 % Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ rối loạn cảm giác da bàn tay ở các nhóm tuổi (p > 0,05). 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật Bảng 3.13: Điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật (n = 42) Các chỉ số điện cơ Nhỏ nhất Lớn nhất X ± SD (ms) (ms) (ms) Thời gian tiềm vận động TK giữa (DMLM) 0 8,1 5,25 ± 1,72 Thời gian tiềm vận động TK trụ (DMLU) 1,5 3,2 2,45 ± 0,34 Hiệu thời gian tiềm vận động Tk giữa và TK trụ (DMLD) -2,8 5,4 2,82 ±1,82 Thời gian tiềm cảm giác TK giữa (DSLM) 0 11,6 3,12 ± 2,47 Thời gian tiềm cảm giác TK trụ (DSLU) 1,6 3,2 1,88 ± 0,66 Hiệu thời gian tiềm cảm giác TK giữa và TK trụ (DSLD) -2,2 9,4 1,32 ± 2,37 Nhận xét: Thời gian tiềm vận động và tiềm cảm giác của thần kinh giữa tương ứng là 5,25ms và 3,12ms, kéo dài hơn thời gian tiềm vận động và cảm giác của thần kinh trụ có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hiệu giữa tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là 2,82 ± 1,82, dao động trong khoảng từ -2,8 đến 5,4.
  • 51. 41 Hiệu giữa tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là 1,32± 2,37, dao động trong khoảng từ -2,2 đến 9,4. Biểu đồ 3.6: Phân loại mức độ tổn thương trên kết quả điện sinh lý thần kinh giữa (n = 42) Nhận xét: Mức độ tổn thương trên điện sinh lý TK giữa chiếm tỷ lệ cao nhất là độ 2 và độ 3 tương ứng là 42,9% và 23,8 %. Trong khi đó tổn thương độ 1 chiếm 19%, độ 4 chiếm 9,5%. 3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay 3.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu − Tai biến trong phẫu thuật và thời gian hậu phẫu của bệnh nhân + Trong quá trình theo dõi tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận không có các tai biến trong phẫu thuật và trong thời gian hậu phẫu như: Tổn thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương thần kinh trụ, tổn thương cung mạch mạch gan tay nông, gan tay sâu, chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ. +
  • 52. 42 − Mức độ cải thiện của các triệu chứng cơ năng thời kì hẫu phẫu Ngay trong thời kỳ hậu phẫu các triệu chứng các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân đã có sự cải thiện: tê bì bàn tay từ 66,7% giảm còn 59,5%, đau cổ bàn tay từ 16,7% giảm còn 9,5%, dị cảm bàn tay từ 14,3% còn 11,9%. 3.2.2. Kết quả phẫu thuật thời điểm bệnh nhân đến khám lại (sau phẫu thuật ≥ 6 tháng) Bảng 3.14: Thay đổi bảng điểm Boston questionaire sau phẫu thuật (n = 42) Bảng điểm Thời điểm SSS FSS BQ p Trước PT 3,76 ± 0,35 3,66 ± 0,31 3,71 ± 0,31 < 0,05 Sau PT ≥ 6 tháng 1,72 ± 0,27 1,73 ± 0,28 1,72 ± 0,27 Nhận xét: Trung bình điểm Boston questionnaire giảm rõ rệt ở thời điểm khám lại sau phẫu thuật (≥ 6 tháng). Sự khác biệt nàycó ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.15: Thay đổi điểm BQ sau phẫu thuật theo mức độ nặng của điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật (n = 42) Mức độ nặng của điện sinh lý TK giữa trước phẫu thuật Thay đổi thang điểm BQ sau phẫu thuật ≥ 6 tháng P Bình thường -1,60 < 0,05 Độ 1 -1,72 ± 0,30 < 0,05 Độ 2 -1,86 ± 0,66 < 0,05 Độ 3 -3,12 ± 0,12 < 0,05 Độ 4 -1,10 ± 0,55 < 0,05 Nhận xét: Thay đổi thang điểm BQ có sự khác biệt giữa các mức độ tổn thương điện sinh lý TK giữa (p < 0,05). Trong đó, nhóm BN có tổn thương
  • 53. 43 điện sinh lý TK giữa trước phẫu thuật độ 3 giảm điểm BQ sau phẫu thuật ≥ 6 tháng nhiều nhất với 3,12 điểm. Bảng 3.16: Tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng sau phẫu thuật (n = 42) Nghiệm pháp lâm sàng Tỷ lệ dương tính p Test Tinel Test Phalen Test Dukan Trước PT 71,4 % 85,7 % 97,6 % <0,05 Sau PT ≥ 6 tháng 7,1 % 11,9 % 14,3 % Nhận xét: Tỷ lệ dương tính của các triệu chứng lâm sàng giảm còn rất thấp sau phẫu thuật ≥ 6 tháng. Trước phẫu thuật tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp Tinel, Phalen, Dukan lần lượt là 71,4%, 85,7%, 97,6%, sau phẫu thuật từ 6 tháng trở đi giảm còn lần lượt 7,1%, 11,9%, 14,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Bảng 3.17: Tỷ lệ bệnh nhân có teo cơ ô mô cái tại thời điểm sau phẫu thuật ≥ 6 tháng Tỷ Lệ teo cơ ô mô Cái Số bệnh nhân Tỷ lệ % Trước phẫu thuật 10 23,8 % Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng 2 4,8 % Nhận xét: Sau phẫu thuật 6 tháng, tỷ lệ bệnh nhân có teo cơ ô mô cái giảm đi rõ rệt so với trước phẫu thuật, từ 23,8% xuống còn 4,8%, sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
  • 54. 44 Bảng 3.18: Tỷ lệ teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật theo mức độ nặng của điện sinh lý TK giữa trước phẫu thuật. Mức độ nặng của điện sinh lý TK giữa trước phẫu thuật Teo cơ trước phẫu thuật Teo cơ sau phẫu thuật ≥ 6 tháng Bình thường 0 0 Độ 1 1 0 Độ 2 2 0 Độ 3 5 1 Độ 4 2 1 Tổng số BN 10 2 Nhận xét: − Trước phẫu thuật tỷ lệ teo cơ gặp nhiều nhất ở nhóm BN có tổn thương điện sinh lí thần kinh giữa mức độ 3, 80% số BN này phục hồi sau phẫu thuật ≥ 6 tháng. − Nhóm có tổn thương điện điện sinh lý TK giữa mức độ 1 và 2 có tỷ lệ teo cơ trước phẫu thuật ít hơn, và đều phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật ≥ 6 tháng. − Nhóm có tổn thương điện điện sinh lý TK giữa mức độ 4 có 2 BN. Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng thì 1 BN vẫn còn teo cơ
  • 55. 45 Bảng 319: Sự cải thiện cảm giác da sau phẫu thuật (n=42) Thời gian Nhận biết 2 điểm < 6mm Nhận biết 2 điểm 6-10 mm Nhận biết 2 điểm 11-15 mm Nhận biết 1 điểm Không nhận biết Trước PT 0 % 26,2 % 73,8 % 0 % 0% Sau PT ≥6 tháng 88,1 % 11,9 % 0% 0 % 0 % Nhận xét: Trước phẫu thuật tất cả các bệnh nhân đều có rối loạn cảm giác da bàn tay. Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng tỷ lên bệnh nhân có cảm giác da bình thường tăng lên 88,1 %. Biến chứng xa sau phẫu thuật ≥ 6 tháng: Trong quá trình theo dõi tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận biến chứng nào đáng kể trên các bệnh nhân. Chỉ có 1 bệnh nhân có biểu hiên đau khó chịu sẹo mổ cũ sau phẫu thuật 6 tháng.
  • 56. 46 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 42 bệnh nhân trong thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2020 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng trước phẫu thuật Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới Qua nghiên cứu trên 42 bệnh nhân của chúng tôi thấy hội chứng ống cổ tay chủ yếu gặp ở nữ giới, tỷ lệ nam/nữ là 6/1, sự khác biệt giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả của chúng tôi tương đồng với các nghiên cứu trước đó của các tác giả trong nước và trên thế giới. Tác giả Padua khi nghiên cứu trên 379 bệnh nhân hội chứng ống cổ tay với 500 bàn tay tại Italia 1997 đưa ra tỷ lệ nam/nữ là 1/5,7 [51]. Khi nghiên cứu nhóm bệnh nhân phẫu thuật, tác giả Jacqueline năm 2012 tỷ lệ nam/nữ là 11/36 [61]. Ở Việt Nam, báo cáo Nguyễn Lê Trung Hiếu năm 2008 tỷ lệ này là 1 / 2,5 [3]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu tiến hành trên 36 bàn tay với 32 bệnh nhân, có tỷ lệ nam/nữ là 5/31, sự khác biệt giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê (p< 0,05) [2], theo nghiên cứu của Lê Thị Liễu (2018) thì tỉ lệ bệnh nhân nữ chiếm đa số (93,0 %) [7], theo Phan Hồng Minh (2019) số bệnh nhân nữ cũng chiếm tỷ lệ cao tương tự với 94,7%, nam chỉ có 5,3% [8]. Hiện nay các bằng chứng trong y văn chưa nói lên được vì sao tỷ lệ gặp hội chứng ống cổ tay ở nữ cao hơn nam. Tuy nhiên, căn nguyên có thể giải thích một phần do ở bệnh nhân nữ có sự khác biệt về hormon giới tính estrogen, tình trạng thai nghén là nguy cơ tăng áp lực trong ống cổ tay do giữ nước. Độ tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 51,11 ± 10,61, bệnh nhân trẻ nhất là 27 tuổi, lớn tuổi nhất là 70 tuổi. Các nghiên cứu
  • 57. 47 trên thế giới cho kết quả tuổi độ mắc bệnh trung bình tương tự, tác giả Padua (1997) là 51,4 tuổi [51]. Mallick (2007) là 56 tuổi [46], tác giả Soichi (2012) là 58 tuổi [25]. Một số nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra kết quả tương tự, tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) báo cáo về độ tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay là 54,03 ± 10 [2], nghiên cứu của Lê Thị Liễu (2018) thì tuổi trung bình là 49,1 ± 9,3 [7], nghiên cứu tác giả Phan Hồng Minh (2019) các bệnh nhân cũng có độ tuổi trung bình tương tự 46,84 ± 9,31 [8]. Trong nghiên cứu của chúng tôi nhóm tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là nhóm 45 – 60 tuổi chiếm 52,38%. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang năm 2014 cho kết quả tương tự, nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất là nhóm 45 – 60 tuổi chiếm 44,4 % [2]. Qua đây chúng ta có thể thấy chủ yếu bệnh nhân khởi phát bệnh ở lứa tuổi trung niên, dù đây không phải là nhóm lao động nặng nhọc nhưng có thể do đây là nhóm đã trải qua một thời gian tham gia lao động xã hội khá dài và đó chính là yếu tố thuận lợi của người bệnh dẫn đến tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ống cổ tay như chúng tôi cũng các tác giả trong và ngoài nước trước đó đã nghiên cứu. Nghề nghiệp Nội trợ, hưu trí và nhân viên văn phòng là những nhóm nghề nghiệp có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi, tương ứng là 35,7 % và 28,6% và 23,8%. Đây là những nhóm nghề không đòi hỏi sức lao động nặng nhưng lại đòi hỏi tính tỉ mỉ, lao động trong một thời gian dài, đòi hỏi cổ tay chịu một áp lực nhẹ nhưng kéo dài, là yếu tố nguy cơ gây nên tình trạng bệnh. Công nhân, nông dân – dự do là 2 nhóm nghề có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, điều nay có thể do bệnh nhân trong các nhóm này đời sống vật chất còn khó khăn và trình độ dân trí chưa
  • 58. 48 cao nên bệnh chưa được quan tâm đúng mức, không thăm khám thường xuyên để có thể không phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Nghiên cứu nước ngoài của Luchetti (2007) [42] và các nghiên cứu ở Việt Nam như tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu (2008) [3], Đỗ Phước Hùng năm 2011 [4], Đặng hoàng giang (2014) [2] đều đưa ra kết luận rằng những công việc sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại trong một thời gian dài là yếu tố nguy cơ cao gây ra hội chứng ống cổ tay, trong đó nội trợ và nhân viên văn phòng sử dụng máy vi tính nhiều là cao nhất. Tiền sử bệnh lý và tiền sử điều trị hội chứng ống cổ tay Nhóm bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khớp viêm mạn tính chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,4%. Kết quản nghiên cứu của chúng tôi tương tự như tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) có tiền sử mắc các bệnh lý viêm khớp mạn tính chiếm 13,8% [2]. Trong y văn đã có nhiều tác giả cho rằng đây là yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay. Các bệnh lý khớp viêm mà đặc biệt là viêm khớp dạng thấp ngoài gây viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay còn có thể gây viêm bao gân, dây chằng và phần mềm cạnh khớp, do vậy áp lực trong ống cổ tay sẽ tăng dẫn đến chèn ép thần kinh giữa tại đây. Nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 3 trường hợp có tiền sử mắc đái tháo đường chiếm 7,1%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như tác giả Frederic năm 2002 [57], Đặng Hoàng Giang năm (2014) [2]. Biến chứng tổn thương thần kinh ngoại biên là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong đó hội chứng ống cổ tay là một dạng tổn thương thần kinh ngoại biên khá thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường. Trong 42 bệnh nhân của nhóm nghiên cứu, có đến 85,7% bệnh nhân đã phát hiện và điều trị nội khoa hội chứng ống cổ tay trước đó. Phương pháp điều trị nội khoa chủ yếu được áp dụng là sử dụng thuốc chống viêm không steroid đường uống, giảm đau, và một số không nhỏ tiêm corticoid tại chỗ.
  • 59. 49 Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 05 bệnh nhân chưa từng can thiệp biện pháp điều trị gì trước đây. Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán và tiếp cận với phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay trong nghiên cứu của chúng tôi khá cao. Do đây là bệnh lý mạn tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng lao động và chất lượng cuộc sống của người bệnh rất lớn Lí do vào viện Tê bì là triệu chứng chính khiến bệnh nhân vào viện (66,7%), đau cổ bàn tay, dị cảm bàn tay và yếu cổ bàn tay lần lượt có tỷ lệ 16,7 %, 14,3 % và 2,4%. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu nước ngoài và ở Việt Nam. Theo Daniel (2004), triệu chứng tê bì chiếm 92,5 % lí do vào viện khi nghiên cứu 1039 bệnh nhân hội chứng ống cổ tay tại phía nam Brasil [49]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu năm (2008) [3], có tỷ lệ tê bì bàn ngón tay là 91%. Tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) có tỉ lệ tê bì bàn tay khá cao 93,2% [2]. Theo Lê Thị Liễu (2018) tê bì cũng là triệu chứng chiếm tỉ lệ cao nhất (96%) khiến bệnh nhân đến viện. Kết quả nghiên của chúng tôi và các tác giả trước đó hoàn toàn phù hợp với lý thuyết khi tổn thương thần kinh thì các nhánh cảm giác sẽ tổn thương sớm hơn, và tổn thương các sợi vận động chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn. Vì vậy các triệu chứng tê bì và dị cảm da bàn tay thuộc vùng chi phối của thần kinh giữa là hai biểu hiện rối loạn cảm giác thường thấy nhất trong hội chứng ống cổ tay. Tỷ lệ mắc bệnh giữa 2 bàn tay Trong 42 bệnh nhân nghiên cứu có 50% bị bên phải và 38,1% bị bên trái, chỉ có 11,9% mắc bệnh cả 2 tay. Rất nhiều tác giả nghiên cứu trong và ngoài nước đều đưa ra kết quả phần lớn các bệnh nhân xuất hiện hội chứng ống cổ tay cả hai bên, theo
  • 60. 50 nghiên cứu của Nguyễn Lê Trung Hiếu (2008) nghiên cứu trên 70 bệnh nhân có tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh cả 2 tay là 82,85% [3], tác giả Đặng Hoàng giang (2014) tỷ lệ này là 59,4% [2], tác giả Nguyễn Văn Hướng (2019) là 50% [5]. Tác giả Frédéric Schuild năm 2002 phẫu thuật 40 bệnh nhân tại Hà Lan, trong đó có 80% bệnh nhân bị cả 2 bên [57]. Tỷ lệ hội chứng ống cổ tay 2 bên trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của một số tác giả khác, nguyên nhân có thể do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ lớn. Bảng điểm Boston questionaire trước phẫu thuật Trung bình bảng điểm mức độ nặng triệu chứng SSS (Symtom severity scale) là 3,76 ± 0,35, dao động từ 2,82 đến 4,45. Điểm mức độ nặng chức năng FSS (function severity scale) là 3,66 ± 0,31, dao động từ 2,5 đến 4. Điểm trung bình bảng điểm Boston questionnaire là 3,71 ± 0,31. Điểm trung bình của 2 bảng điểm SSS và FSS trước phẫu thuật của chúng tôi tương tự như các tác giả trong nước như Đặng Hoàng Giang năm 2014 nghiên cứu trên 32 bệnh nhân cho điểm trung bình SSS và FSS lần lượt là 3,74 và 3,59 [2]. Tuy nhiên lại cao hơn so với một số tác giả nước ngoài, tác giả Mallick (2007) khi nghiên cứu 300 bệnh nhân được giải phóng ống cổ tay tại Vương quốc Anh có điểm trung bình SSS và FSS lần lượt là 3,35 và 2,92 [46]. Jacquelin và cộng sự năm 2012 phẫu thuật 74 bệnh nhân tại Singapore có điểm SSS và FSS lần lượt là 2,02 và 1,7 [61]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả Ciftdemir năm 2013 phẫu thuật 56 bệnh nhân có bảng điểm SSS và FSS lần lượt là 2,92 và 2,93 [23]. Chúng tôi không tìm thấy sự khác biệt của bảng điểm Boston questionnaire giữa các nhóm thời gian bị bệnh (p > 0,05) trước phẫu thuật. Điều này có thể do bệnh nhân đến khám với chúng tôi vào giai đoạn muộn, nên sự khác biệt về triệu chứng cơ năng giữa các nhóm thời gian không rõ ràng.
  • 61. 51 Khi tìm hiểu sự liên quan bảng điểm Boston questionnaire với các nhóm tuổi chúng tôi cũng không tìm thấy sự khác biệt (p > 0,05). Chúng tôi đã tiến hành khảo sát mối tương quan giữa tuổi và số điểm Boston questionaire của bệnh nhân, kết quả không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hai đại lượng này. Điều này chứng tỏ mức độ nặng của triệu chứng cơ năng không phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân.Với một bệnh nhân trẻ tuổi nhưng có những yếu tố tiên lượng nặng khác như thời gian mắc bệnh càng kéo dài, tổn thương thần kinh càng nặng thì cơ năng sẽ bị ảnh hưởng càng nhiều. Các nghiệmpháp lâmsàngvà triệu chứng teo cơô mô cái trước phẫuthuật Tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng Tinel, Phalen, Durkan lần lượt là 71,4%, 85,7% và 97,6 %. Số liệu của chúng tôi cao hơn so với số liệu của các báo trong và ngoài nước. Ceruso và cộng sự năm 2007 tại Italia đưa ra số liệu này lần lượt là 58 %, 80 % và 87 % [20]. Nghiên cứu trên 56 bệnh nhân năm 2013 của tác giả Ciftdemir tại Thổ Nhĩ Kỳ có tỷ lệ dương tính của Tinel và Phalen lần lượt là 82% và 93% [23]. Tác giả Nguyễn Lê Trung Hiếu (2008) cho tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp Tinel, Phalen và Dukan lần lượt là 55,7%, 36,1%, 23,8% [3]. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Giang (2014) trên 32 bệnh nhân cho tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng Tinel, Phalen, Durkan lần lượt là 55 %, 82 % và 80 % [2]. Theo Trần Trung Dũng (2019) tỷ lệ dương tính của các nghiệm pháp lâm sàng Tinel, Phalen, Durkan lần lượt là 64%, 92%, 88% [64]. Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trong nước và trên thế giới có thể do bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nghiên cứu hồi cứu, cỡ mẫu chưa đủ lớn. Triệu chứng teo cơ là triệu chứng biểu hiện giai đoạn nặng của bệnh [37]. Trong nghiên cứu của chúng tôi triệu chứng teo cơ có 10 bệnh nhân, tỷ lệ dương tính là 23,8 %, phần lớn các bệnh nhân có thời gian mắc bệnh trên 2 năm (80%). Jacquelin và cộng sự phẫu thuật 74 bệnh nhân có tỷ lệ teo cơ
  • 62. 52 trước mổ là 24,3 % tại Singapore năm 2012 [61]. Tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu trên 32 bệnh nhân thì có 9 bệnh nhân teo cơ và đều có thời gian mắc bệnh trên 2 năm. Qua đây chúng ta thấy dấu hiệu teo cơ thể hiện mức độ nặng của bệnh và thường gặp ở các bệnh nhân đến muộn trên 2 năm. Chúng tôi không tìm thấy mối liên quan của các triệu chứng lâm sàng và thời gian bị bệnh cũng như phân nhóm tuổi (p < 0,05), có thể do nhóm bệnh nhân của chúng tôi được phân nhóm nhỏ, trong khi cỡ mẫu chưa đủ lớn. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy khi thời gian bị bệnh càng dài tỷ lệ dương tính các triệu chứng càng tăng lên, tỷ lệ teo cơ nhóm dưới 2 năm là 6,25%, trên 2 năm 80%, các test Tinel và Phalen cũng có tỷ lệ dương tính tăng cao hơn ở nhóm trên 2 năm. Tác giả Dae Ho Jeong năm 2014, nghiên cứu 126 bàn tay của 68 bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, tìm ra mối liên quan tương tự của nghiệm pháp Phalen, teo cơ và thời gian bị bệnh [34]. Rối loạn cảm giác da bàn tay trước phẫu thuật Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi đều có biểu hiện rối loạn cảm giác da qua đánh giá nghiệm pháp phân biệt 2 điểm từ mức độ nhẹ đến nặng, không có bệnh nhân nào có cảm giác da bình thường (nhận biết 2 điểm < 6mm). Trong đó mức độ trung bình (nhận biết 2 điểm 11- 15mm) chiếm tỷ lệ cao nhất (66,67%), mức độ nhẹ (nhận biết 2 điểm 6-10 mm) chiếm 26,2%, mức độ nặng (nhận biết 1 điểm) chiếm 7,14%. Số liệu này của chúng tôi tương đồng với một vài nghiên cứu trong nước và trên thế giới, theo Brown và cộng sự 1993 khi phẫu thuật cho 169 bàn tay bằng cả phương pháp nội soi và mổ mở, trung bình nghiệm pháp phân biệt 2 điểm là 7,1 ± 3,3mm và nhóm mổ mở là 6,4 ± 2,3mm [17]. Theo Đặng Hoàng Giang (2014) cho kết quả tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu tiến cứu (n=21) được đánh giá mức độ rối loạn cảm giác qua nghiệm pháp phân biệt 2
  • 63. 53 điểm, không có bệnh nhân nào có cảm giác da bình thường, 33,3% rối loạn cảm giác da mức độ nhẹ, có đến 57,1% ở mức độ trung bình, 9,5% ở mức độ nặng [2]. Điều này có thể được giải thích khi bị tổn thương thần kinh thì các nhánh cảm giác sẽ tổn thương sớm hơn, và tổn thương các sợi vận động chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn và hầu hết các bệnh nhân đến viện vì rối loạn cảm giác da bàn tay vùng thần kinh giữa chi phối. Chúng tôi không tìm thấy sự liên quan giữa mức độ rối loạn cảm giác da bàn tay với thời gian mắc bệnh và nhóm tuổi, kết quả này cũng giống với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước và trên thế giới khi nghiên cứu về mối liên quan giữa triệu chứng rối loạn cảm giac da với yếu tố tuổi và thời gian bị bệnh [2], [61]. Đặc điểm điện sinh lý thần kinh giữa trước phẫu thuật Hiệu giữa tiềm vận động thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là 2,82 ± 1,82, dao động trong khoảng từ -2,8 đến 5,4. Giá trị trung bình này cao hơn nhiều so với giá trị bình thường là < 1,25 [3]. Giá trị âm ở đây là do có 7 bệnh nhân trước phẫu thuật không đo được tiềm vận động thần kinh giữa. Hiệu giữa tiềm cảm giác thần kinh giữa và thần kinh trụ cùng bên là 1,32± 2,37, dao động trong khoảng từ -2,2 đến 9,4. Giá trị trung bình này cao hơn nhiều so với giá trị bình thường là < 0,79 [3]. Giá trị âm ở đây là do có 8 bệnh nhân trước phẫu thuật không đo được tiềm cảm giác thần kinh giữa Phân loại mức độ nặng hội chứng ống cổ tay theo điện sinh lý thần kinh giữa, trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi độ 1 là 19%, độ 2 là 23,8%, độ 3 có tỷ lệ cao nhất với 42,9%, độ 4 là 9,5%. Theo Miedany và cộng sự năm 2004 trong 96 bệnh nhân phẫu thuật hội chứng ống cổ tay tại Vương quốc Anh độ 2 có 35%, độ 3 là 18% và độ 4 là 9% [26]. Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi trên cả 4 độ là không có sự khác biệt (p> 0,05)
  • 64. 54 4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay 4.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật và thời kì hậu phẫu − Tai biến trong phẫu thuật thời gian hậu phẫu của bệnh nhân + Trong quá trình theo dõi tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi không ghi nhận các biến chứng trên bệnh nhân như: Tổn thương thần kinh giữa nhánh vận động và cảm giác, tổn thương thần kinh trụ, tổn thương cung mạch mạch gan tay nông, gan tay sâu, chảy máu sau mổ, TCL đứt không hoàn toàn, nhiễm trùng vết mổ. − Mức độ cải thiện của các triệu chứng cơ năng thời kì hậu phẫu Ngay trong thời kỳ hậu phẫu các triệu chứng các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân đã có sự cải thiện: tê bì bàn tay từ 66,7% giảm còn 59,5%, đau cổ bàn tay từ 16,7% giảm còn 9,5%, dị cảm bàn tay từ 14,3% còn 11,9%. 4.2.2. Kết quả thời điểm bệnh nhân đến khám lại (sau phẫu thuật ≥ 6 tháng) Thay đổi thang điểm Boston questionaire sau phẫu thuật Điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật là 3,71 giảm còn 1,72 sau phẫu thuật ≥ 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với kết quả của các tác giả khác trong nước và trên thế giới. Tác giả Mallick năm 2007 nghiên cứu trên 300 bệnh nhân sau phẫu thuật hội chứng ống cổ tay 6 tháng có mức giảm điểm SSS là 2 điểm và điểm FSS là 1,59 điểm so với trước phẫu thuật [46]. Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu trên 34 bệnh nhân có sự thay đổi rõ rệt ở bẳng điểm Boston questionnaire trước phẫu thuật là 3,66 giảm còn 1,72 sau 6 tháng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 [2]. Theo Trần Trung Dũng và cộng sự năm 2019 nghiên cứu tiến hành trên 150 bàn tay ở 118 bệnh nhân được chẩn đoán mắc HC OCT và được chỉ định phẫu thuật nội soi cắt dây ngang cổ tay, điểm BQ giảm từ 3,43 ban đầu xuống 1,30 vào thời điểm theo dõi 6 tháng [64]. Tác giả Padua năm 2005 và tác giả Brown năm 1993 cũng có kết quả
  • 65. 55 nghiên cứu tương tự [17], [52]. Qua đây có thể thấy rằng kết quả của việc phẫu thuật cắt dây chằng ngang cổ tay điều trị hội chứng ống cổ tay là rất tốt, làm giảm hoàn toàn các triệu chứng về cơ năng và chức năng của bệnh nhân. Có sự liên quan giữa mức độ nặng của thần kinh trên điện cơ với sự thay đổi điểm Boston questionnaire sau phẫu thuật ≥ 6 tháng với độ tin cậy 95%. Trong đó nhóm bệnh nhân có mức độ tổn thương điện cơ nặng trước phẫu thuật giảm số điểm Boston questionaire nhiều nhất với 3,12 điểm. Kết quả này giống với tổng kết của tác giả Sucher (2013) khi đánh giá về giá trị phân độ hội chứng ống cổ tay theo điện sinh lý thần kinh cơ [59], tác giả Kohanzadeh (2012) nghiên cứu phân tích gộp 21 trung tâm về kết quả giải phóng ống cổ tay theo phương pháp mổ mở và nội soi cũng có kết quả tương tự với nhóm được phẫu thuật ở giai đoạn 3, giai đoạn trung bình có mức độ giảm điểm nhiều nhất [39]. Các nghiệm pháp lâm sàng sau phẫu thuật Sau phẫu thuật ≥ 6 tháng, tỷ lệ dương tính trong các nghiệm pháp lâm sàng giảm đi rõ rệt có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Các nghiệm pháp Tinel, Phanel, Dukan từ 74,1%, 85,7% và 97,6 giảm chỉ còn lần lượt là 7,1%, 11,9% và 14,3%. Kết quả này của chúng tương tự với kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tác giả Đặng Hoàng Giang (2014) cũng cho thấy sự thay đổi rõ tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật 6 tháng nghiệm pháp Tinel từ 55% giảm còn 8,3%, Phalen từ 83% giảm còn 8,3%. Sự thay đổi tỷ lệ dương tính các triệu chứng lâm sàng trước và sau điều trị có sự khác biệt với độ tin cậy 95% [2]. Triệu chứng teo cơ ô mô cái sau phẫu thuật Trước phẫu thuật có 23,8% bệnh nhân bị teo cơ, sau phẫu thuật ≥ 6 tháng giảm còn 4,8%, tỷ lệ hồi phục sau 6 tháng có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Tỷ lệ này cho thấy khả năng phục hồi tốt hơn so với nghiên cứu của một số tác giả trước đó. Đặng Hoàng Giang (2014) nghiên cứu trên 34 bệnh nhân trước