SlideShare a Scribd company logo
1 of 96
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y – DƯỢC
HUỲNH BÁ SƠN TÙNG
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT
THỪA NGÓN CÁI BÀN TAY ĐỘ IV THEO
WASSEL TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN – 2020
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y – DƯỢC
HUỲNH BÁ SƠN TÙNG
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT
THỪA NGÓN CÁI BÀN TAY ĐỘ IV THEO
WASSEL TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOA
MÃ SỐ: NT 62.72.07.50
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HOÀNG HẢI ĐỨC
TS. TRẦN CHIẾN
THÁI NGUYÊN – 2020
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Huỳnh Bá Sơn Tùng, học viên lớp Bác sĩ nội trú bệnh viện, khóa
11, trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Ngoại khoa,
xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy hướng dẫn TS. Hoàng Hải Đức, TS. Trần Chiến.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi tiến hành
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Bác sĩ
Huỳnh Bá Sơn Tùng
iii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Bộ
môn Ngoại và các thầy cô của trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên
và bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã giành cho tôi sự giúp đỡ tận tình
trong thời gian nghiên cứu, học tập tại trường và bệnh viện.
Tôi cũng xin cảm ơn tới các đồng nghiệp Khoa Chỉnh hình Nhi, Khoa Gây
mê hồi sức, Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hoàng Hải Đức – Trưởng
khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương và Tiến sĩ Trần Chiến, Bộ
môn Ngoại, trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên, là những người
thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành biết ơn đến các nhà khoa học, các thầy cô đã đóng góp
những ý kiến sâu sắc và quý báu cho luận văn của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể những gia đình và bệnh nhân đã tham
gia vào nghiên cứu, cho tôi những dữ liệu quý báu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người than và bạn
bè đã dành cho tôi sự động viên và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Bác sĩ
Huỳnh Bá Sơn Tùng
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BC: Bilhaut Cloquet (phương pháp phẫu thuật)
BN: Bệnh nhân
DNA: Deoxyribonucleic acid
IP: Interphalangeal (khớp liên đốt ngón cái)
MP: Metacarpophalangeal (khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái)
SHH: Sonic Hedgehog
ZPA : zone of polarizing activity
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................3
1.1. Đặc điểm giải phẫu của ngón tay cái cái liên quan đến phẫu thuật........... 3
1.2. Các giả thuyết sinh bệnh học liên quan đến thừa ngón tay cái.................. 8
1.3. Đặc điểm lâm sàng thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel................... 9
1.4. Điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel..........................17
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về đặc điểm lâm sàng và phẫu
thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái...............................................................22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 27
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 27
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 28
2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu ..................................................................29
2.5. Quy trình phẫu thuật.................................................................................36
2.6. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................39
2.7. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................40
2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...................................................40
2.9. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................40
v
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 40
3.1. Một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng............................................40
3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel..49
Chương 4. BÀN LUẬN..................................................................................................... 56
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng............................................................56
4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel........ 62
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 70
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................... 72
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ...........................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................
PHỤ LỤC ..........................................................................................................
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón tay cái
theo Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien .....................................33
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, dân tộc .....................................41
Bảng 3.2. Các dị tật kèm theo của bệnh nhân.................................................42
Bảng 3.3. Tiền sử gia đình ..............................................................................42
Bảng 3. 4. So sánh kích thước ngón bờ quay so với bên lành........................43
Bảng 3. 5. So sánh kích thước ngón bờ trụ so với bên lành ...........................44
Bảng 3. 6. So sánh kích thước ngón bờ quay so với ngón bờ trụ...................45
Bảng 3. 7. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái...............................46
Bảng 3. 8. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái theo nhóm tuổi .....47
Bảng 3. 9. Độ lệch trục khớp liên đốt ngón cái ..............................................47
Bảng 3. 10. Phân loại độ IV theo Hung L.......................................................48
Bảng 3.11. Độ lệch trục ngón cái theo phân độ mở rộng độ IV của Hung.....48
Bảng 3.12. Đánh giá độ vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo thang điểm
Tada...............................................................................................50
Bảng 3.13. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo nhóm tuổi ........50
Bảng 3.14. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo phân độ............50
Bảng 3.15. Đánh giá độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo ...........51
Bảng 3.16. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo nhóm tuổi.........51
Bảng 3.17. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo phân độ ............52
Bảng 3.18. Mức độ hài lòng của gia đình .......................................................52
Bảng 3.19. Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật thừa ngón cái theo thang
điểm Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien ....................................53
Bảng 3.20. Đánh giá độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái........................54
Bảng 3.21. Kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón cái bàn tay độ IV..............54
Bảng 3.22. Kết quả phẫu thuật theo phân loại thừa ngón cái độ IV theo Hung L
(bổ xung phân loại của Wassel) dựa trên phim x quang ..............55
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu các xương bàn tay............................................................. 4
Hình 1.2. Hệ thống cơ của ngón cái.................................................................. 6
Hình 1.3. Hệ thống mạch máu - thần kinh của bàn tay..................................... 7
Hình 1.4. Phân loại thừa ngón cái theo Wassel (1969)...................................10
Hình 1. 5. Ngón tay cái thiểu sản....................................................................12
Hình 1.6. Hình ảnh so sánh trước và sau phẫu thuật thừa ngón tay cái................13
Hình 1.7. Biến dạng số lượng và điểm bám gân duỗi ngón cái trước ............14
Hình 1.8. Biến dạng gân và bất thường điểm bám cơ.....................................16
Hình 1. 9. Cắt một phần xương đốt bàn để chỉnh trục ngón cái .....................19
Hình 2. 1. Các dụng cụ đo kích thước, độ lệch trục ngón cái.........................34
Hình 2. 2. Cách đo một số góc của ngón cái...................................................36
Hình 2. 3. Sử dụng vạt da của ngón cắt bỏ tăng cường cho ngón giữ lại.......38
Hình 2. 4. Bệnh nhân Dương Quang H - 13 tháng. Mã BN: 180478321 .......39
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi.................................................41
Biểu đồ 3.2. Vị trí tay bị dị tật.........................................................................43
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thừa ngón cái bàn tay là một trong những bất thường bẩm sinh hay gặp
gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng, thẩm mỹ bàn tay cũng như tâm lý của trẻ.
Tần suất dị tật bẩm sinh ở bàn tay chiếm 1-2% trẻ được sinh ra, trong đó, dị tật
thừa ngón cái chiếm 0,08 – 1,4/1000, tỷ lệ dị tật thừa ngón cái ở trẻ nam gấp
khoảng 1,5 lần ở trẻ nữ [13], [38], [39], [46], [50]. Phần lớn dị tật thừa ngón
cái xuất hiện ở một bàn tay, khoảng 3/4 bị ở tay phải [22].
Ngón cái chiếm 50% chức năng của bàn tay, giúp thực hiện các động tác
từ đơn giản đến phức tạp. Thừa ngón cái với đặc điểm là bàn tay có hai ngón
cái, cả hai ngón đều biến dạng, thiểu sản gây ảnh hưởng đến chức năng của bàn
tay. Phần lớn dị tật thừa ngón tay cái được phân độ theo bảng phân độ của tác
giả Wassel dựa trên mức độ thừa xương của ngón cái, gồm 7 độ trong đó gặp
nhiều nhất là độ IV (chiếm 43%) [52]. Điều trị dị tật thừa ngón tay cái chủ yếu
là phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón…để trả lại cấu trúc giải phẫu bình
thường của ngón cái cũng như chức năng bàn tay.
Trên thế giới, có nhiều các tác giả đã nghiên về dị tật thừa ngón tay cái,
đưa ra những phương pháp phẫu thuật khác nhau. Năm 2017, Al Quattan thống
kê qua 53 trường hợp thừa ngón tay cái được phẫu thuật bằng kỹ thuật Bilhaut
Cloquet cho kết quả chức năng ngón cái tốt, độ chuyển động khớp lớn hơn
60%, tuy nhiên nhiều trường hợp có biến dạng móng sau phẫu thuật [18]. Năm
2018, Nakamoto đánh giá qua 20 bệnh nhân được phẫu thuật thừa ngón tay cái,
trong đó có 60% độ IV theo Wassel, sử dụng chủ yếu là phương pháp cắt bỏ
ngón thừa, tạo hình ngón, tất cả các trường hợp đều có chức năng tốt với Tada
≥ 5 điểm [40].
Tại Việt Nam, dị tật thừa ngón tay cái cũng đã được một số tác giả nghiên
cứu và đánh giá sau phẫu thuật. Theo Phạm Đông Đoài năm 2008, qua 184 ca
phẫu thuật bàn tay trong đó có 13 trường hợp thừa ngón tay cái cho kết quả
2
ngón tay sau mổ liền tốt, không có sẹo co rút [7]. Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng
(2010) nghiên cứu qua 164 bệnh nhân với 185 bàn tay có dị tật thừa ngón cái,
được phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, chuyển gân dạng ngắn ngón cái, tạo hình
ngón giữ lại, kết quả 170 ngón tay không có biến dạng gập góc của khớp đốt
bàn – đốt ngón, các ngón tay được theo dõi đều phát triển tốt [31].
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều bệnh nhân đã được phẫu thuật chỉnh
hình điều trị dị tật thừa ngón tay cái. Các bệnh nhân thường đến phẫu thuật
muộn, dẫn đến chức năng của ngón cái sau tạo hình bị hạn chế. Các công trình
nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá khái quát tất cả các thể của dị tật cũng
như tổng hợp các phương pháp phẫu thuật được áp dụng mà chưa đi sâu vào
đánh giá cụ thể độ thường gặp nhất là độ IV, tuổi phẫu thuật thích hợp cũng
như đánh giá kết quả phẫu thuật sau tạo hình ngón cái. Để giúp các phẫu thuật
viên có cái nhìn sâu hơn về biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng cũng như lựa chọn
kĩ thuật tạo hình thích hợp nhằm đạt kết quả tối ưu trong phẫu thuật đối với
thừa ngón tay cái độ IV, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo
Wassel tại bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh xquang của bệnh nhân
có dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel được phẫu thuật từ năm 2018
đến năm 2020 tại bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ
IV theo Wassel tại bệnh viện Nhi Trung ương.
3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu của ngón tay cái liên quan đến phẫu thuật
1.1.1. Xương, khớp ngón tay cái
Ngón cái có 1 xương đốt bàn tay và 2 xương đốt ngón tay 1 và 2 (đốt gần
và đốt xa). Xương đốt bàn ngón cái tiếp khớp với xương thang của cổ tay. Các
xương của ngón cái đều thuộc xương dài nên có một thân và hai đầu.
Xương đốt bàn: thân xương hơi lõm ra trước, hình lăng trụ tam giác có 3
mặt: sau, trong và ngoài và 3 bờ: trong, ngoài và trước. Có 3 diện khớp:
+ Diện khớp trên, tiếp khớp với xương thang (khớp cổ tay – đốt bàn ngón
cái), là khớp quan trọng nhất của ngón cái, có hình yên ngựa giúp cho ngón cái
thực hiện được nhiều động tác: gấp, duỗi, xoay, dạng, đối chiếu… nhờ 5 cơ nội
tại của mô cái phối hợp với 4 cơ ngoại lai (cơ duỗi dài ngón cái, duỗi ngắn ngón
cái, dạng dài ngón cái, gấp dài ngón cái), cử động dạng ra phía xương quay đạt
35-700
, khép đạt 100
, dạng ra phía trước gan tay đạt 700
và cử động đối chiếu tư
thế nghỉ đối chiếu tối đa đạt 45-600
. Khớp này bình thường có bao khớp lỏng lẻo,
là khớp cử động được nhiều nhất của ngón tay cái [3].
+ Diện khớp dưới (đốt bàn – ngón cái) viết tắt là khớp MP
(Metacarpophalangeal) là khớp chỏm cầu, bao khớp được tăng cường bằng hai
dây chằng bên, dây chằng này thường được tạo hình lại sau khi cắt ngón thừa
(độ IV), cho phép thực hiện động tác gấp – duỗi 900
, có trường hợp duỗi quá
mức 200
- 300
, khi ngón cái duỗi hoàn toàn thì xương đốt bàn 1 và đốt 1 ngón
tay cái tạo nên một góc khoảng 500
[3].
+ Diện khớp liên đốt ngón: viết tắt là IP (Interphalangeal) là khớp bản lề
giữa chỏm xương đốt gần và nền xương đốt xa, chỉ cho động tác gấp – duỗi.
Bao khớp cũng được tăng cường bằng hệ thống dây chằng bên.
4
+ Đốt gần: có thân đốt cong lõm ra trước, có 2 mặt, mặt trước phẳng, mặt
sau lồi và hơi tròn. Đầu trên có diện khớp hình yên ngựa, tiếp khớp với xương
thang. Đầu dưới có diện khớp ròng rọc, tiếp khớp với xương đốt xa, thực hiện
động tác gấp, duỗi 90°.
+ Đốt xa: cũng có một thân và 2 đầu, thân đốt giống với thân đốt gần. Đầu
trên tiếp khớp với đầu dưới đốt gần với diện khớp ròng rọc. Đầu dưới (chỏm
đốt) hình móng ngựa, mặt sau nhẵn, tiếp với móng tay, mặt trước gồ ghề gọi là
lồi củ đốt ngón xa.
Hình 1. 1. Giải phẫu các xương bàn tay [14]
5
1.1.2. Cơ, gân, dây chằng liên quan đến ngón tay cái
Ngón tay cái vận động được là nhờ các cơ nội tại và ngoại lai của bàn tay,
bao gồm 5 cơ nội tại và 4 cơ ngoại lai (cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón
cái, cơ dạng dài ngón cái, cơ gấp dài ngón cái) [3].
Cơ nội tại của ngón cái bao gồm:
+ Cơ dạng ngắn ngón cái: nguyên ủy từ hãm gân gấp, xương thuyền và
xương thang tới bám tận vào mặt ngoài nền đốt gần ngón cái.
+ Cơ gấp ngắn ngón cái: nguyên ủy từ hãm gân gấp, xương thang (đầu
nông), xương thê, xương cả (đầu sâu) tới bám tận vào nền đốt gần ngón cái.
+ Cơ đối chiếu ngón cái: nguyên ủy từ hãm gân gấp và xương thang đến
bám tận vào mặt ngoài xương đốt bàn ngón cái.
+ Cơ khép ngón cái: có 2 bó: đầu chéo nguyên ủy từ xương cả, xương thê,
đầu ngang nguyên ủy từ xương đốt bàn tay III đến bám tận mặt trong nền đốt
gần ngón cái bằng một gân chứa xương vừng [1].
+ Cơ gian cốt gan tay thứ nhất: xuất phát từ cạnh trong xương đốt bàn
ngón cái cùng cơ khép bám tận vào nền đốt gần ngón cái.
Các động tác của ngón cái gồm:
+ Gấp ngón cái: do cơ gấp dài, gấp ngắn ngón cái
+ Duỗi ngón cái: do cơ duỗi dài, duỗi ngắn ngón cái.
+ Giạng ngón cái: do cơ giạng dài, giạng ngắn ngón cái.
+ Khép ngón cái do cơ khép ngón cái, cơ gian cốt gan tay thứ nhất, gấp
ngắn ngón cái, đối chiếu ngón cái.
+ Đối chiếu ngón cái: cơ đối chiếu, gấp dài, gấp ngắn ngón cái [1], [5], [6].
6
Hình 1.2. Hệ thống cơ của ngón cái [14]
1.1.3. Mạch máu
Cung động mạch gan tay sâu được tạo nên do sự tiếp nối của động mạch
quay với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ. Động mạch quay từ phía mu
tay chui qua khoang gian cốt I giữa hai đầu của cơ gian cốt mu tay I, chia ra
động mạch chính ngón cái và động mạch quay ngón trỏ, rồi chui qua khe giữa
hai đầu của cơ khép ngón cái chạy về phía mô út để nối với nhánh sâu của động
mạch trụ. Động mạch chính ngón cái tách sớm thành hai động mạch riêng ngón
cái đi dọc hai bờ ngón cái (trước khi đến khớp bàn ngón cái) nuôi dưỡng cho
phần gan tay. Phần mu ngón cái được cấp máu từ các nhánh của động mạch
quay tách ra ở đỉnh kẽ ngón thứ nhất [10].
7
Hình 1.3. Hệ thống mạch máu - thần kinh của bàn tay [14]
8
Các tĩnh mạch ở ngón tay có 2 hệ thống: hệ thống tĩnh mạch sâu đi kèm
theo động mạch mặt gan, và hệ thống tĩnh mạch nông nhỏ dày đặc làm nhiệm
vụ hồi lưu máu về.
1.1.4. Thần kinh chi phối cho ngón tay cái
Thần kinh chi phối vận động
+ Thần kinh giữa: vận động các cơ: dạng ngắn, đối chiếu, bó nông cơ gấp
ngắn, gấp dài ngón cái.
+ Thần kinh trụ: chi phối vận động bó sâu cơ gấp ngắn, khép ngón cái,
liên cốt mu tay 1.
+ Thần kinh quay: chi phối vận động cho cơ dạng dài, duỗi dài, duỗi ngắn
ngón cái.
Thần kinh chi phối cảm giác
+ Thần kinh giữa cảm giác mặt gan tay và mu đốt 2 ngón cái.
+ Thần kinh quay cảm giác mặt mu đốt 1 ngón cái.
1.2. Các giả thuyết sinh bệnh học liên quan đến thừa ngón tay cái
Các nguyên nhân gây ra dị tật này cho đến nay vẫn chưa được biết chính
xác, có nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những giả thuyết khác nhau.
Vào thời kỳ bào thai, nụ chi bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 5, dưới dạng
những nụ chi hình mái chèo. Ở phôi người sau 6 tuần, ở các nụ chi hình mái
chèo xuất hiện các rãnh tỏa ra như nan hoa, phác họa sự tạo ra các ngón, ngón
cái phát triển từ trung mô ở phía bờ quay của nụ chi [9]. Sự biệt hóa tất cả các
yếu tố của trục ngón cái hoàn thành vào tuần thứ 8. Vì vậy các hiện tượng gây
ra thừa ngón cái phải diễn ra trước tuần thứ 8 của thời kỳ bào thai [43]. Một số
nghiên cứu cho rằng thừa ngón cái có thể do di truyền bởi nhiễm sắc thể thường
theo kiểu gen trội, có thể gặp thừa ngón ở cả một hoặc hai bàn tay.
Orioli thấy 9% di truyền qua nhiễm sắc thể trội [42]. Trong nghiên cứu
trên 237 bệnh nhân từ 1960 – 1981, Tada gặp 19 trường hợp (8%) có lịch sử
gia đình: 3 trường hợp ở các cặp song sinh, 8 ở các anh chị em ruột, 4 ở bố mẹ
9
và 4 ở họ hàng cũng có dị tật này [47]. Gần đây, nhiều tác giả phát hiện thấy
trong một số trường hợp thừa ngón cái được di truyền qua nhiễm sắc thể 7q36
[29], [37], [44]. Năm 2019, Kyriazis Z đã nghiên cứu DNA được lấy từ mẫu
máu của các bệnh nhân phẫu thuật thừa ngón tay cái, ông thấy có 8 đột biến
bao gồm 4 đột biến mới được phát hiện trong các gen CEP290 (1 đột biến),
RPGRIP1 (2 đột biến), TMEM216 (2 đột biến), FBN1 (1 đột biến), CEP164 (1
đột biến) và gen MEGF8 (1 đột biến). Các đột biến mới được phát hiện có lẽ
liên quan đến sự nhân đôi của ngón tay cái [35].
Ngoài ra, nhiều tác giả cũng đưa ra sự phát triển bất thường của ngón cái
có liên quan đến một loại protein tín hiệu tên là SHH (Sonic Hedgehog) do
vùng hoạt động phân cực ZPA (zone of polarizing activity) tiết ra [27], [43].
Năm 2019, Tao Wang phát hiện 2 đột biến trong gen GLI3 và gen EVC có vai
trò trong đường truyền tín hiệu của SHH gây ra dị tật thừa ngón cái [51].
1.3. Đặc điểm lâm sàng thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel
1.3.1. Phân độ dị tật thừa ngón cái bàn tay
Hiện nay có rất nhiều cách phân độ thừa ngón tay cái, nhưng bảng phân
độ dựa trên mức độ thừa xương ngón cái của Wassel vẫn được sử dụng rộng
rãi nhất vì đơn giản, dễ nhớ và áp dụng.
- Phân độ thừa ngón tay cái theo tác giả Wassel (1969)
Năm 1969, Wassel đưa ra bảng phân độ dị tật thừa ngón tay cái dựa trên
mức độ thừa của xương ngón cái, phân chia dị tật này thành 7 độ, bao gồm:
+ Độ I: Đốt xa ngón cái tách đôi một phần (2%).
+ Độ II: Đốt xa ngón cái tách đôi hoàn toàn thành 2 đốt riêng biệt có khớp
(15%).
+ Độ III: Đốt gần ngón cái tách đôi một phần, tiếp khớp với đốt xa ngón
cái (6%).
+ Độ IV: Đốt gần ngón cái tách đôi hoàn toàn thành 2 đốt rời nhau, tiếp
khớp với các đốt xa ngón cái (43%).
10
+ Độ V: Đốt bàn 1, nửa xa tách rời thành hai, tiếp khớp với 1 ngón cái.
Đốt bàn 1 thành chữ Y (10%).
+ Độ VI: Đốt bàn 1 tách rời thành hai đốt riêng biệt, với 2 ngón cái
riêng (4%).
+ Độ VII: Có hai ngón cái, mỗi ngón có 3 đốt (20%) [13], [51].
Hình 1.4. Phân loại thừa ngón cái theo Wassel (1969) [11]
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về dị tật thừa ngón tay cái, hầu hết đều dựa
trên phân độ của tác giả Wassel, trong đó các kết quả đều chỉ ra rằng độ IV là
hay gặp nhất [12], [21].
Theo Evanson, nghiên cứu qua 60 ngón tay cái được phẫu thuật có 18%
độ IV [26]. Năm 2016, Dijkman đã báo cáo qua nghiên cứu của mình dựa trên
phân độ của Wassel với kết quả độ IV (45%), độ II (20%), độ VII (15%) [59].
Năm 1996, tác giả Hung L và cộng sự đã mở rộng phân độ của Wassel
chia độ IV ra thành 4 độ nhỏ:
+ Độ IV a: ngón bờ quay thiểu sản hoặc chỉ ở dạng vết (12%).
+ Độ IV b: ngón bờ quay thiểu sản nhẹ, hai ngón cái có trục hướng về phía
bờ trụ (64%).
+ Độ IV c: hai ngón cái có kích thước đều nhau (15%).
11
+ Độ IV d: hai ngón cái tách xa nhau, xương đốt xa hướng vào nhau như
càng cua, khớp liên đốt biến dạng uốn, gập góc và xoay (9%) [15], [28], [30].
Năm 2013, Chung cũng đưa ra hệ thống phân loại mới từ 159 ngón tay
cái. Hệ thống này gồm có 4 loại dựa trên giải phẫu của sự trùng lặp để tạo điều
kiện phẫu thuật chỉnh sửa dị dạng và đánh giá kết quả phẫu thuật [23].
1.3.2. Biến đổi lâm sàng của ngón tay cái liên quan đến phẫu thuật
- Biến đổi về kích thước
Hai ngón đều có kích thước bé hơn ngón cái bình thường ở tay kia. Ngón
thiểu sản thường là ngón bờ quay, thiểu sản ở mức độ nhiều (IVa) hoặc ít (IVb),
cũng có trường hợp kích thước 2 ngón đều nhau (IVc), hơn 90% thừa ngón cái
ở thể không đối xứng [15]. Nếu phẫu thuật chỉ cắt đơn thuần một ngón, ngón
giữ lại thường thiểu sản. Có thể tăng kích thước bằng chuyển vạt từ ngón cắt
bỏ, phần mô mềm sẽ cải thiện dinh dưỡng và kích cỡ của ngón.
Năm 2014, Kayalar báo cáo kết quả sau theo dõi trung bình 76,9 tháng,
chiều dài của ngón cái được phẫu thuật xấp xỉ 95%, chu vi là 89% và chiều
rộng móng là 80% so với bên không phẫu thuật [32].
Năm 2018, Kelley báo cáo trường hợp trẻ nam 20 tháng, có tiền sử thiếu
máu Diamond – Blackfan đi kèm với dị tật thừa ngón tay cái, ngón cái cong ở
khớp liên đốt, cả hai ngón thiểu sản, móng tay nhỏ [33].
12
- Biến đổi về da, tổ chức dưới da
Thường gặp ngón cái tách ra 2 ngón riêng biệt
- Biến đổi về móng tay
Có hai móng riêng biệt, diện móng nhỏ hơn bình thường.
- Biến đổi về xương
Phần xương ngón cái thay đổi về hình dáng, kích thước. Xương ngón cái
thừa hoàn toàn 2 đốt ngón, cân xứng hoặc khác nhau về kích thước, độ dài.
Năm 2010, Abid báo cáo 4 trường hợp bệnh nhân nam, thừa ngón cái độ
IV-d, đã được phẫu thuật bằng kĩ thuật Bilhaut – Cloquet. Sau theo dõi trung
bình 24 tháng, kết quả tốt trong cả 4 trường hợp theo điểm số của Horii [17].
Có thể gặp hình dạng bất thường của đốt ngón hoặc đốt bàn: ví dụ xương
delta, khi phát triển tạo góc gây biến dạng về trục.
Năm 2017, Kim B.J đã đưa ra đánh giá kết quả phẫu thuật thừa ngón cái
bằng kỹ thuật cắt một phần xương ngón bên quay và ghép xương tự thân ngón
bên trụ đối với độ IV, cho kết quả sau 4 năm chiều dài ngón sau tái tạo gần
tương đương với bên lành, điểm Tada là 5,3 ± 0,88 [34].
Hình 1. 5. Ngón tay cái thiểu sản [33]
13
- Biến đổi về khớp
Cứng khớp ở nhiều mức độ, thiểu sản, cốt hóa khớp. Mặt khác, khớp dẹt
gây hạn chế vận động khớp. Diện khớp bàn ngón to ra.
Chung một mặt khớp, một bao khớp và hệ thống dây chằng bên. Khi tách
rời một khớp dễ dẫn đến thiếu hụt cấu trúc ở các bờ của khớp hoặc khớp không
vững.
Hình 1.6. Hình ảnh so sánh trước và sau phẫu thuật thừa ngón tay cái [34]
14
Dây chằng bên: đảm bảo cho khớp vững và thẳng trục. Ngón phía bờ quay
có 1 dây chằng bên quay trong khi ngón phía bờ trụ có 1 dây chằng bên trụ. Hai
ngón được giữ với nhau ở giữa do sự cốt hóa thứ phát, chỗ này thường ở trong
khớp. Nếu cắt bỏ một ngón mà không tái tạo lại dây chằng thì ngón giữ lại sẽ
không vững và lệch trục.
- Biến đổi về gân, cơ
Không có gân, thiểu sản gân hoặc bất thường về vị trí, số lượng, điểm bám
của gân nội tại và ngoại lai.
Hình 1.7. Biến dạng số lượng và điểm bám gân duỗi ngón cái trước
và sau phẫu thuật [57]
15
16
Cơ dạng ngắn, đối chiếu, bó nông cơ gấp ngắn, nếu có, thường bám vào ngón
bờ quay. Bó sâu cơ gấp ngắn, cơ khép, cơ liên cốt mu tay 1 bám vào bờ trụ.
Năm 2010, Nguyễn Ngọc Hưng đã đánh giá trên 164 bệnh nhân với 170
bàn tay chẩn đoán thừa ngón cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật cắt bỏ
ngón thừa, chuyển gân dạng ngắn ngón cái từ ngón bờ quay cắt bỏ vào ngón bờ
trụ giữ lại, kết quả theo Tada được đánh giá tốt ở 75,7% trường hợp [31].
Giữa gân gấp và gân duỗi có dải cân chung khiến cho khớp nghiêng và
phát triển bất thường gây ra biến dạng ngón cái.
Một gân tách đôi và bám vào từng ngón, giữa chúng nối với nhau bằng
những sợi ngang.
Năm 2014, Yun Ian Xu phân tích bàn tay của 16 BN có thừa ngón cái độ
IV-d theo Wassel, các bệnh nhân được điều trị bằng cắt bỏ ngón bờ quay, tái
tạo ngón bờ trụ bằng mô giữ lại, bao gồm chỉnh sửa cân bằng gân tách đôi. Kết
quả cho thấy xương thẳng trục và vận động khớp được cải thiện [53].
Năm 2017, He B đã nghiên cứu trên 11 bệnh nhân với 12 bàn tay có dị tật
thừa ngón cái độ VI-d, tác giả nhận thấy đều có sự biến dạng điểm bám gân
liên quan đến vị trí ròng rọc A2, từ ròng rọc A2 gân chia 2 nhánh tới bám vào
ngón bờ trụ và ngón bờ quay [56].
- Biến đổi về mạch máu, thần kinh
Những bất thường thay đổi tùy theo mức độ thiểu sản, có thể gặp:
+ Một hệ thống mạch máu, thần kinh chung cho cả 2 ngón.
+ Hệ thống mạch máu, thần kinh riêng cho mỗi ngón.
Hình 1.8. Biến dạng gân và bất thường điểm bám cơ [49]
17
Các biến dạng về giải phẫu có ảnh hưởng nhiều đến thời gian và kết quả
phẫu thuật chỉnh hình dị tật thừa ngón tay cái.
1.3.3. Các dị tật phối hợp
Theo như một số nghiên cứu, dị tật thừa ngón cái bàn tay thường đi kèm với
nhiều dị tật khác của chi cũng như toàn thân. Trong 237 bệnh nhân, Tada gặp 32
trường hợp (13,5%) có dị dạng phối hợp: 6 ở tay bên kia, 10 ở chân, 21 ở các cơ
quan (có 5 bệnh nhân bị cả ở chân và cơ quan khác) [47].
Thừa ngón tay cái có thể kèm theo: dị tật dính ngón, dị tật cong ngón, bàn
tay vẹo, thừa, dính ngón chân…
Các dị dạng phối hợp thường gặp:
+ Dị tật tiêu hóa: không có hậu môn, ruột xoay bất toàn, thoát vị bẹn…
+ Dị tật tim mạch: hẹp hở van tim, dị dạng lồng ngực….
+ Dị tật tiết niệu: ẩn tinh hoàn, phì đại âm vật…
+ Dị tật hàm mặt: sứt môi, hở hàm ếch… [13], [16].
1.4. Điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel
Chỉ định phẫu thuật áp dụng cho tất cả các trường hợp có dị tật thừa ngón
tay cái độ IV theo Wassel. Phẫu thuật không chỉ mục đích đưa số lượng ngón
tay về bình thường mà còn trả lại chức năng cho bàn tay và thẩm mỹ. Các vấn
đề liên quan đến vô cảm có thể là chống chỉ định tương đối.
1.4.1. Tuổi phẫu thuật
Chức năng cầm nắm của bàn tay hình thành từ khoảng tháng thứ 4 đến thứ
7 sau sinh. Chức năng của ngón cái và ngón trỏ hình thành sau 12 tháng và các
vận động theo ý muốn khoảng tháng thứ 18 sau sinh. Kiểu bàn tay chức năng
phát triển từ 2 đến 3 tuổi. Do vậy, phẫu thuật nên được tiến hành giữa 01 - 02
tuổi [15], [60].
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm phẫu thuật tốt nhất.
Một số tác giả cho rằng nên phẫu thuật muộn khi mà cấu trúc giải phẫu rõ ràng,
thuận tiện cho can thiệp. Nếu phẫu thuật quá sớm sẽ khó nhận thấy các bất
18
thường giải phẫu và khó đạt kết quả tốt với nguy cơ biến dạng tăng lên sau phẫu
thuật.
Năm 2017, de Aldeidia Cef đã phẫu thuật cho 31 BN, qua tái khám ông
đã đưa ra kết luận nên phẫu thuật trước 3 tuổi để phát hiện và xử lý sớm, hạn
chế tối đa các biến dạng sau mổ [25].
1.4.2. Nguyên tắc điều trị
Đánh giá bệnhnhân trướcphẫu thuật: mức độ thiểusản của mỗi ngón, độvững
của khớp, lệch trục của xương, độ co khép của ngón cái…
Phẫu thuật: phẫu tích tỷ mỉ, không gây tổn thương, bộc lộ và đánh giá sự
biến đổi giải phẫu của da, phần mềm, xương, khớp, gân cơ, mạch máu, thần
kinh từ đó đưa đến trình tự phẫu thuật hợp lý.
Da, phần mềm: Giữ lại tối đa. Có thể sử dụng vạt da của ngón cắt bỏ để tăng
cường cho ngón giữ lại, giúp cho ngón giữ lại có kích thước, chiều dài như bên đối
diện [48].
Năm 2015, Dautel đã sử dụng vạt hướng trục của ngón thừa để bổ xung cho
phần da thiếu của ngón giữ lại. Kết quả tất cả các vạt đều sống tốt, chiều dài của
ngón tay đã phẫu thuật so với bên lành dao động từ 92% - 103% [24].
Móng tay: giữ lại ngón cùng với móng của nó hoặc tạo hình móng tay
từ hai ngón cái nếu kích thước 2 móng đều nhau (IVc).
Xương: cắt bỏ hoàn toàn xương đốt gần, đốt xa ngón cái thừa. Màng
xương được bóc tách dọc bờ quay, giữ lại hệ thống dây chằng bên và gân cơ
giạng ngắn ngón cái để phục hồi cho ngón giữ lại.
Khớp: đục bỏ một phần diện khớp để đưa về diện khớp như bình thường.
Dây chằng: giữ lại hệ thống dây chằng bên ngón, nếu có biến dạng vị trí
bám, cần cố định lại dây chằng bên, có thể tăng độ vững của dây chằng bằng
các tổ chức phần mềm bên ngón.
Gân, cơ: thường biến dạng vị trí bám, phẫu thuật cần khâu lại vị trí bám
của cơ vào ngón giữ lại để đảm bảo vận động cho ngón, giữ chức năng của
19
khớp và cân bằng lực cơ. Đối với thừa ngón cái độ IV, cần khâu lại dây chằng
bên ngón, đính lại điểm bám gân dạng ngắn ngón cái vào ngón giữ lại [58].
Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã đánh giá trên 164 bệnh nhân
với 185 bàn tay chẩn đoán thừa ngón cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật
cắt bỏ ngón thừa, chuyển gân dạng ngắn ngón cái từ ngón bờ quay cắt bỏ vào
ngón bờ trụ giữ lại, tạo hình ngón bờ trụ, kết quả theo Tada được đánh giá tốt
ở 75,7% trường hợp [31].
Mạch máu, thần kinh: bảo tồn tối đa để đảm bảo nuôi dưỡng, cảm giác,
vận động cho ngón giữ lại, tránh nguy cơ hoại tử hoặc thiểu dưỡng sau mổ.
Sau phẫu thuật cần bất động bằng bột cẳng bàn tay ôm ngón cái, ngón cái
tư thế giạng [2].
Bột cẳng bàn tay sẽ được tháo sau 3 tuần.
Có thể chụp lại xquang để đánh giá trục ngón, sự liền xương.
Hướng dẫn gia đình tập phục hồi chức năng ngón tay cái cho trẻ.
Hình 1. 9. Cắt một phần xương đốt bàn để chỉnh trục ngón cái [49]
20
1.4.3. Phương pháp phẫu thuật
1.4.3.1. Phương pháp cắt bỏ ngón thừa đơn thuần
Thường chỉ áp dụng cho thừa ngón cái phụ thể da khi mà ngón thừa liên
kết với bàn tay chỉ bằng cầu da, không có bất thường về xương, mặt khớp. Với
các thể còn lại, nếu chỉ cắt ngón thừa đơn thuần mà khâu chỉnh sửa mặt khớp,
trục ngón thì khả năng lệch trục, mất vững khớp sau mổ sẽ rất cao.
1.4.3.2. Cắt bỏ ngón thừa và tái tạo
Là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị thừa ngón cái.
Thường áp dụng cho những trường hợp ngón thừa thiểu sản hơn ngón còn
lại (ngón thiểu sản thường là ngón bờ quay), tuy nhiên có thể áp dụng cho
trường hợp hai ngón kích thước tương đương, ngón giữ lại là ngón có chức
năng tốt hơn (thường là ngón bờ trụ) để giữ lại được dây chằng bên trụ.
Kĩ thuật gồm có cắt bỏ ngón thừa, tái tạo lại ngón cái bảo tồn bằng phần
mềm từ hai ngón, khâu phục hồi dây chằng bên, cơ dạng ngắn ngón cái thường
bám vào ngón bờ quay, sau khi cắt ngón bờ quay cần chuyển cơ cho ngón bờ
trụ (để ngón còn lại không vẹo về phía trụ), gọt sửa sụn khớp chỏm xương đốt
bàn [34]. Chuyển gân giạng ngắn từ ngón thừa hoặc chuyển hướng điểm bám
gân gấp, duỗi vào trung tâm để đảm bảo sức cơ cho ngón giữ lại.
Biến dạng zigzag: ngoài khớp đốt bàn cần sửa trục và làm vững, khớp
gian đốt cũng cần cố định để tránh biến dạng zigzag sau mổ: rạch một đường ở
bờ trụ của khớp gian đốt, khâu nếp gấp dây chằng bên trụ, chuyển gân duỗi từ
ngón cắt bỏ tới nền đốt 2 phía trụ của ngón giữ lại, sau khi đã nắn thẳng trục,
cố định khớp với kim Kirschner.
Ưu điểm: dễ thực hiện do không can thiệp nhiều vào xương, có thể áp
dụng với hầu hết các loại.
Nhược điểm: trường hợp hai ngón cái có kích thước tương đương, khi cắt bỏ
một ngón thì ngón giữ lại sẽ thiểu sản hơn so với ngón bình thường [15].
1.4.3.3. Phương pháp Bilhaut – Cloquet kinh điển
21
Chỉ định: hai ngón cái có kích thước bằng nhau (độ I, độ II theo Wassel)
Cách thực hiện: cắt bỏ hình chêm giữa hai ngón, bao gồm cả xương và
phần mềm, sau đó gắn hai phần còn lại vào để tạo thành ngón cái mới.
Ưu điểm: có thể tạo ra một ngón cái mới có kích thước gần như bình thường.
Nhược điểm: rối loạn phát triển đốt ngón (do hai đầu xương không cân
xứng), co cứng khớp gian đốt (do mặt khớp không tương xứng), rối loạn phát
triển móng.
1.4.3.4. Phương pháp Bilhaut – Cloquet cải tiến
Chỉ định : thừa ngón cái loại II, loại III, ngón cái tách đôi với kích thước
đều nhau.
Cách thực hiện tạo hình ngón tay cái bằng việc sử dụng phần mềm của
một ngón với một phần xương đốt xa của ngón khác.
Ưu điểm : đem lại hiệu quả cao, cải thiện chức năng ngón ta, tầm vận động
của khớp liên đốt, không gây biến dạng và hạn chế phát triển của móng tay sau
mổ. Xương đốt ngón xa phát triển bình thường.
Nhược điểm : khó thực hiện, chỉ định hạn chế chỉ áp dụng cho thừa ngón
cái loại II, loại III khi hai ngón tách đôi đều nhau.
1.4.3.5. Kỹ thuật on top plasty
Trong một vài trường hợp, đầu gần của một trong hai ngón thừa có chức
năng và thẩm mỹ tốt hơn, đầu xa thiểu sản, trong khi ngón còn lại có đầu xa và
móng tương đối thẩm mỹ. Phẫu thuật sẽ kết hợp hai phần tối ưu từ hai ngón để
tạo thành một ngón có chức năng và thẩm mỹ tốt hơn [20].
1.4.3.6. Kỹ thuật side to side plasty
Tương tự như chỉ định của on top plasty nhưng hai ngón thừa có biến dạng
gập góc, đầu gần của hai ngón cách xa nhau, đầu xa hướng về nhau, khớp liên
đốt lệch trục và mất vững. Phẫu thuật sẽ kết hợp hai phần tối ưu của hai ngón,
vừa chỉnh trục ngón, làm vững khớp, mang lại hình thể đẹp cho ngón [19].
1.4.4. Các biến chứng, di chứng sau phẫu thuật
22
- Biến dạng về móng tay
Nguyên nhân do khi khâu, 2 mép của giường móng và mầm móng để lại
1 rãnh hẹp ở giữa. Mặt khác, do đường kính của 2 móng ít khi tương đương nên
móng tay thường không cân xứng.
- Cứng khớp: là biến chứng hay gặp. Nguyên nhân do biến dạng hoặc thiểu
sản khớp, hay gặp cứng khớp gian đốt.
- Khớp không vững: khớp không vững sang bên nguyên nhân do không
khâu lại dây chằng bên.
- Lệch trục
Vẹo ngón đơn thuần: nguyên nhân do mặt khớp chéo vát, do xương lệch
trục, do gân gấp và duỗi bám bất thường kiểu “dây cung”. Vẹo phía quay dễ
chấp nhận hơn phía trụ vì các ngón còn đối chiếu được.
Biến dạng zigzag: đốt xa lệch về phía bờ quay, đốt gần lệch về phía bờ trụ.
- Co hẹp khoảng kẽ ngón
Biến chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân khi cầm nắm vật lớn. Có thể
mở rộng khoảng kẽ ngón bằng tạo vạt hình chữ Z với 4 vạt, nếu cần phối hợp
với vạt xoay mu tay.
- Các biến chứng, di chứng khác
Không đối chiếu được: do không khâu lại ô mô cái
Không tạo thành gọng kìm ở đầu búp ngón, thiểu sản ngón giữ lại
Hoại tử ngón: do thiếu mạch nuôi, hoặc tổn thương mạch nuôi
Nhiễm trùng, sẹo gây biến dạng.
1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về đặc điểm lâm sàng và
phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái
1.5.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của dị tật thừa ngón tay cái
- Nghiên cứu trên thế giới
23
Năm 2013, tác giả Cabrera đánh giá trên 115 BN phẫu thuật thừa ngón tay
cái với 62% BN nữ, 74% ở tay phải, tuổi phẫu thuật trung bình là 20 tháng, phổ
biến nhất là độ IV (54%) [22].
Nghiên cứu của Dijkman và cộng sự (2016) chỉ ra rằng đa số các trường
hợp hai ngón thiểu sản không đều trong đó ngón bờ trụ phát triển hơn ngón bờ
quay (85%) [59].
Nghiên cứu của Hung và cộng sự (1996) trên 45 bàn tay thừa ngón loại
IV. Loại IV-a là 05/45 trường hợp (12%), loại IV-b là loại gặp nhiều nhất với
29/45 trường hợp (64%), loại IV-c có 07/45 ngón (15%), loại IVd có 04 trường
hợp (9%) [30].
Năm 2016, Haifeng Zhang phẫu thuật 28 trường hợp cũng sử dụng phương
pháp cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón và đánh giá sau 3 năm cho kết quả về
chức năng và thẩm mỹ tốt [55].
- Nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2001, Nguyễn Mạnh Khánh có đánh giá lâm sàng, phân loại và kết
quả điều trị thừa ngón tay cái bẩm sinh trên 56 bệnh nhân với 60 ngón tay cái
thừa nhận thấy: các bệnh nhân thường đến khám và phẫu thuật muộn với tuổi
phẫu thuật trung bình là 7.4 với đủ các hình thái lâm sàng, đủ cả 8 loại, nhiều
nhất là loại IV (50%) [8].
Năm 2016, Vũ Tú Nam nghiên cứu trên 42 BN với 44 bàn tay mắc dị tật
thừa ngón tay cái độ IV theo phân loại của Wassel được phẫu thuật tại bệnh
viện Việt Đức từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016. Kết quả tỉ lệ
nam/nữ là 2/1, đa phần BN bị tay phải (66.7%), độ tuổi được phẫu thuật trung
bình là 3.4 ± 2.8 tuổi, nhiều nhất trong độ tuổi 1 -3 tuổi với 52% [11].
Năm 2019, tác giả Hoàng Thị Vân đánh giá trên 46 bệnh nhân với 51 bàn
tay thừa ngón cái, tuổi phẫu thuật trung bình là 3,8 ± 2,5 tuổi, 07 trường hợp có
24
dị tật bẩm sinh phối hợp. Có 11 trường hợp thừa ngón cái loại IV (chiếm 21,6%)
[16].
1.5.2. Nghiên cứu về phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái
- Nghiên cứu trên thế giới
Năm 2012, Lee C. C đã đánh giá trên 42 BN với biến dạng zigzag được
phẫu thuật và theo dõi với thời gian trung bình là 4 năm. Với kỹ thuật chuyển
gân bằng cách khâu kéo, kết quả cho thấy 8 trường hợp đánh giá tốt, 31 trường
hợp khá và 3 trường hợp trung bình [36].
Năm 2013, tác giả Cabrera G.M đánh giá trên 115 BN sau phẫu thuật theo
hệ thống tính điểm Tada cho kết quả 91% là tốt, biến chứng xảy ra ở 27% chủ
yếu là khớp mất vững và biến dạng lệch trục. Tác giả cũng đưa ra sự liên quan
giữa tuổi tại thời điểm phẫu thuật và phân độ Wassel ảnh hưởng tới kết quả
điều trị [22].
Năm 2016, Wang L đã so sánh tỷ lệ chiểu dài và chiều rộng của ngón cái
giữa 2 nhóm: nhóm A gồm các trẻ bình thường, nhóm B gồm 15 trẻ có dị tật
thừa ngón tay cái đã phẫu thuật, nghiên cứu cho kết quả ở nhóm A tỷ lệ chiều
dài và chiều rộng ngón tay cái không thay đổi theo tuổi và giới. Ở nhóm B qua
theo dõi trung bình 41 tháng cũng có tỷ lệ gần tương tự, tuy nhiên chiều rộng
ngón cái sau phẫu thuật có nhỏ hơn bình thường [58].
Năm 2017, Kim B.J đã phẫu thuật cho 30 BN với dị tật thừa ngón tay cái
bằng phương pháp cắt bỏ ngón thừa và ghép da tự thân. Sau phẫu thuật chiều
dài và kích thước ngón giữ lại gần như bằng so với ngón bên lành (tương ứng
với thang điểm Tada 5,3 ± 0,88) [34].
Năm 2017, de Aldeidia Cef đã phẫu thuật cho 31 BN từ năm 2002 đến
năm 2008, phần lớn là độ IV Wassel, trong đó 19 BN đã quay lại tái khám cho
kết quả cả BN và người nhà đều hài lòng về chức năng và thẩm mỹ của ngón
tay được tái tạo, tuy nhiên có nhiều đứa trẻ gặp khó khăn khi cầm nắm những
vật rất nhỏ [25].
25
Năm 2017, Al Quattan đã báo cáo kết quả nghiên cứu qua 53 trường hợp
sử dụng kỹ thuật BC cho kết quả: chức năng ngón tay được đánh giá tốt ( Tada
≥ 5 điểm), phạm vi chuyển động trung bình của khớp khoảng 600
. Tuy nhiên
về mặt thẩm mỹ không được đánh giá cao do ngón tay cái rộng và móng tay
chẻ đôi [18].
Năm 2018, Nakamoto đã phẫu thuật cho 34 trẻ, trong đó có 20 trẻ tái khám
đều cho kết quả chức năng bàn tay tốt sau phẫu thuật (điểm Tada ≥ 5), kỹ thuật
được sử dụng nhiều nhất là cắt bỏ ngón thừa và tạo hình ngón [40].
- Nghiên cứu tại Việt Nam
Năm 2001, Nguyễn Mạnh Khánh có đánh giá trên 56 bệnh nhân với 60
ngón tay cái lết quả phẫu thuật trong số 41 trường hợp khám lại có 4 trường
hợp kém, 8 trường hợp khá, và 29 trường hợp tốt, trong đó có 35 trường hợp
hài lòng với kết quả phẫu thuật. Biến chứng và di chứng sau mổ còn cao, nhiều
nhất vẫn là lệch trục (15/41 ca) [8].
Năm 2008, tác giả Phạm Đông Đoài đã báo cáo kết quả phẫu thuật cho
184 bàn tay, trong đó có 13 ca thừa ngón cái trên tổng số 34 ca dị tật bẩm sinh.
Tất cả đều được cắt bỏ ngón bên quay, tái tạo dây chằng bên ngoài khớp bàn
ngón cho 10 ca loại IV, xuyên đinh tạo trục cho 6 ca. Kết quả sau mổ đều lành
tốt, không sẹo co rút, hình dáng ngón sau mổ tương đối gần bằng bên lành, chưa
dạng được ngón cái tối đa [7].
Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng có đánh giá kết quả chuyển cơ
dạng ngắn ngón cái trên 185 bàn tay thừa ngón loại IV theo Wassel. Theo đó,
phẫu thuật chuyển điểm bám tận cơ dạng ngắn ngón cái đã cải thiện tích cực
khả năng dạng ngón sau phẫu thuật điều trị thừa ngón cái bẩm sinh. Kết quả tốt
với 140 ngón tay cái (75,7%), kết quả khá ở 36 ngón tay cái (19,4%) và kết quả
kém ở 9 ngón tay (4,9%). Đây là kĩ thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả trong
điều trị dị tật tách ngón cái độ IV ở trẻ em [31].
26
Năm 2016, Vũ Tú Nam nghiên cứu trên 42 BN với 44 bàn tay mắc dị tật
thừa ngón tay cái độ IV theo phân loại của Wassel. Với 97,7% bàn tay được cắt
bỏ ngón cái thừa phía bờ quay, tái tạo lại ngón bờ trụ với nhiều kĩ thuật trong
đó đa số được chuyển gân dạng ngắn ngón cái [11].
Năm 2019, tác giả Hoàng Thị Vân đánh giá trên 46 bệnh nhân với 51 bàn
tay thừa ngón cái. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng chủ yếu là cắt bỏ ngón
bờ quay, tái tạo ngón bờ trụ 33/51 bàn tay (64,7%) [16].
27
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 53 bệnh nhân có dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo Wassel được
phẫu thuật tạo hình ngón tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2018 đến
tháng 07/2020.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Chọn 53 bệnh nhân từ 06 tháng đến dưới 15 tuổi, được phẫu thuật tạo hình
điều trị dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo Wassel tại bệnh viện Nhi Trung ương
- Lâm sàng: Ghi nhận tất cả các bệnh nhân có dị tật thừa ngón tay cái độ
IV một bên, không phân biệt về giới tính.
- Cận lâm sàng: Ghi nhận tất cả các bệnh nhân có phim chụp xquang bàn
tay trước phẫu thuật.
- Phẫu thuật: Ghi nhận các bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp cắt
bỏ ngón thừa, tạo hình ngón giữ lại, có chuyển gân dạng ngắn ngón cái.
- Bệnh án có đầy đủ dữ liệu đáp ứng các chỉ tiêu nghiên cứu
- Thời gian theo dõi sau phẫu thuật tối thiểu là 02 tháng
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân được phẫu thuật cả hai tay trong
một lần nhập viện.
- Loại ra các BN có dị tật kèm theo như tim mạch, hô hấp, tiết niệu mà
chưa điều trị ổn định.
- Bệnh nhân có rối loạn đông máu chưa ổn định
- Bệnh nhân có bệnh lý về tâm - thần kinh chưa ổn định
- Loại các bệnh nhân phẫu thuật có cắt xương chỉnh trục
- Các bệnh nhân/ cha mẹ bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
28
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2018 đến 07/2020
+ Nghiên cứu hồi cứu: Từ tháng 01/2018 đến 12/2019
+ Nghiên cứu tiến cứu: Từ tháng 01/2020 đến 07/2020
- Địa điểm nghiên cứu: Khoa Chỉnh hình nhi Bệnh viện Nhi Trung ương.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu mô tả
- Thiết kế cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
2.3.2.1. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng từ một tỷ lệ
trong quần thể:
n = Z2
(1-α/2) x
Trong đó:
n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu.
Z2
(1-α/2): hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05, tương ứng với
độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96.
P: tỷ lệ BN sau phẫu thuật hình điều trị thừa ngón cái bàn tay độ IV theo
Wassel được đánh giá thành công, dự kiến là 97% (tham khảo nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Hưng (2010) về đánh giá kết quả phẫu thuật trên 185 bàn tay
thừa ngón cái độ IV theo Wassel) [31].
d: là sai số ước lượng, tôi chọn d = 5%
Thay vào công thức ta có
p x (1-p)
d2
29
n = (1,96)2
x
0.97 x 0.03
0.052 ≈ 45
Chúng tôi đã chọn ra 53 bệnh nhân với 53 bàn tay đáp ứng tiêu chuẩn
nghiên cứu, lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu là 45 bệnh nhân.
2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, lấy vào nghiên cứu 53 bệnh nhân dưới 15 tuổi có dị
tật thừa ngón tay cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật tạo hình ngón đáp ứng
tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian từ 01/2018 đến hết 07/2020 tại bệnh viện
Nhi Trung ương.
2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm chung
- Tuổi phẫu thuật: được xác định dựa vào hồ sơ bệnh án
Theo nhiều nghiên cứu, việc phẫu thuật nên bắt đầu khi trẻ từ 06 tháng trở
lên, khi đó các biến dạng giải phẫu đã rõ ràng, việc gây mê hồi sức cũng đơn
giản hơn. Mặt khác chức năng của bàn tay cũng được hình thành và phát triển
trong khoảng từ 06 tháng – 02 tuổi [15], [16]. Chức năng của bàn tay hoàn thiện
khi trẻ bắt đầu đi học lúc 06 tuổi, mọi bất thường bàn tay trước đó sẽ ảnh hưởng
nhiều đến thói quen cũng như tâm lý của trẻ. Trên 6 tuổi, các biến dạng giải phẫu
thường phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị [4], [8]. Vì vậy chúng tôi
chia tuổi của bệnh nhân thành 3 nhóm tuổi: từ 06 – 24 tháng tuổi, từ 25 tháng
tuổi - 06 tuổi, từ 07 – 15 tuổi.
- Giới: nam hoặc nữ
- Tiền sử gia đình: theo nghiên cứu của Tada (1983) [47] và Hoàng Thị
Vân (2019), dị tật thừa ngón tay cái có liên quan đến yếu tố gia đình. Dựa vào
các nghiên cứu trước đó, chúng tôi phân làm 2 nhóm :
+ Nhóm trong gia đình có người cũng có dị tật thừa ngón
+ Nhóm trong gia đình có người có dị tật bẩm sinh khác
- Bệnh kèm theo: chia làm 5 nhóm được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án
30
+ Nhóm có kèm theo các dị tật về bàn tay, bàn chân khác: thừa ngón, dính
ngón, bàn tay khèo…
+ Nhóm kèm theo các dị tật về tiêu hóa: ruột xoay bất toàn, thoát vị bẹn…
+ Nhóm kèm theo các dị tật về tim mạch – hô hấp: hẹp hở van tim, dị dạng
lồng ngực…
+ Nhóm kèm theo các dị tật về tiết niệu: ẩn tinh hoàn, phì đại âm vật…
+ Nhóm dị tật thần kinh - sọ mặt: sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy…
2.4.2. Đặc điểm lâm sàng của dị tật thừa ngón tay cái
Đặc điểm lâm sàng (không so sánh kích thước ngón cái đối với 03 trường
hợp có dị tật ở cả 2 bàn tay)
+ Vị trí tay bị dị tật: tay phải, tay trái hay cả hai tay.
+ Kích thước ngón bờ quay so với bên lành:
Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75%
Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
+ Kích thước ngón bờ trụ so với bên lành:
Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75%
Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
+ Kích thước ngón bờ quay so với ngón bờ trụ:
Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75%
Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
31
- Cách đo chiều dài ngón tay cái: đo từ khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái
đến đầu mút của ngón tay cái. Đo ở chính giữa phía mu ngón tay khi gấp khớp
đốt bàn – đốt gần ngón cái [3].
- Cách đo chu vi ngón tay cái: dùng thước chia minimet đo theo chu vi ở
giữa của đốt gần ngón tay cái [3].
- Cách đo kích thước móng tay: dùng thước chia minimet đo theo chiều
dài và chiều ngang tại vị trí chính giữa móng tay [3].
+ Trục của ngón: Ta chia lệch trục ngón ra làm 3 mức độ không lệch
(<100
), lệch vừa (100
-200
) và lệch nhiều (>20o
) theo thang điểm Tada [47].
Độ lệch trục của khớp đốt bàn – đốt ngón gần: chia ra 3 nhóm không lệch
(<100
), lệch vừa (100
-200
) và lệch nhiều (>200
).
Độ lệch trục của khớp liên đốt ngón: chia ra 3 nhóm không lệch (<100
),
lệch vừa (100
-200
) và lệch nhiều (>200
).
- Cách đo trục của ngón tay cái: đo ở tư thế trung bình, khớp cổ tay duỗi,
ngón duỗi. Trục cẳng tay và trục dọc ngón giữa tạo nên một đường thẳng. Ngón
cái khép vào ngón trỏ:
+ Trục của khớp đốt bàn – đốt ngón gần: dùng thước đo góc chuyên dụng
đo góc tạo bởi xương đốt bàn ngón cái với xương đốt gần ngón cái phía bờ trụ
trên phim xquang bàn tay, trục của thước đặt chính giữa trục xương [3].
+ Trục của khớp liên đốt ngón cái: dùng thước đo góc tạo bởi xương đốt
gần và xương đốt xa ngón cái phía bờ trụ trên phim xquang bàn tay, trục của
thước đặt chính giữa trục xương [3].
- Đặc điểm cận lâm sàng:
Thông qua kết quả chụp phim xquang xương bàn tay. Qua phim chụp
xquang đánh giá:
+ Phân loại thừa ngón cái theo Hung L (mở rộng phân loại độ IV Wassel),
gồm 4 loại IV-a, IV-b, IV-c, IV-d [30].
32
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả phẫu thuật thừa ngón tay cái
2.4.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật
- Thời gian phẫu thuật: được ghi lại trong hồ sơ bệnh án
- Các tai biến do kỹ thuật mổ và do gây mê:
Chảy máu do tổn thương mạch máu, đứt dây thần kinh, tuần hoàn ngọn
chi kém do garo quá lâu, tê bì, giảm cảm giác bàn tay… Các tai biến này được
ghi nhận trong biên bản phẫu thuật và trong bệnh án nghiên cứu.
2.4.2.2. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật
- Thời gian bó bột (ngày): được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án tính từ lúc bó
bột sau phẫu thuật đến khi tháo bột.
- Thời gian nằm viện (ngày): tính từ ngày BN phẫu thuật đến ngày BN ra viện.
- Giảm đau sau phẫu thuật: được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án
Loại thuốc giảm đau được dùng: paracetamol, thuốc giảm đau khác
Đường dùng giảm đau: truyền TM, đặt hậu môn, đường dùng khác
Thời gian sử dụng thuốc giảm đau: dưới 3 ngày, 4 ngày trở lên
- Biến chứng sớm sau phẫu thuật: tính từ ngày phẫu thuật cho đến khi ra
viện. Được ghi nhận bởi bác sĩ điều trị và ghi trong hồ sơ bệnh án.
+ Chảy máu vết mổ: vết mổ rỉ máu
+ Hoại tử ngón: ngón tay tím đen, mất cảm giác
+ Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ sưng nề, tấy đỏ, chảy dịch mủ.
+ Chèn ép bột: ngọn chi tê bì, căng tức, đau.
Đánh giá kết quả phẫu thuật khi bệnh nhân khám lại: theo thang điểm Tada
có sửa đổi của Yin Chun Tien [48].
33
Bảng 2. 1. Thang điểm đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón
tay cái theo Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien [48]
Đánh giá Điểm
Vận động (khớp MPJ và IPJ)
> 700
500
– 700
< 500
2
1
0
Khớp MPJ không vững
Không
Có
1
0
Lệch trục khớp MPJ
< 100
100
– 200
> 200
2
1
0
Mức độ hài lòng của gia đình
Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận
Kết quả chức năng hoặc thẩm mỹ được chấp nhận
Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận
2
1
0
Kết quả: + Tốt: ≥ 6 điểm + Kém: ≤ 2 điểm
+ Khá: 3 - 5 điểm
- Cách đo tầm vận động của khớp: Đo ở tư thế trung bình, khớp cổ tay
duỗi, ngón duỗi. Trục cẳng tay và trục dọc ngón giữa tạo nên một đường thẳng.
Ngón cái khép tối đa qua gan tay, đồng thời gấp tất cả các khớp của ngón cái.
Lúc đó ngón cái nằm vào lòng bàn tay. Dùng thước chuyên dụng đặt dọc theo
phía bờ quay ngón cái đo khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái và khớp liên đốt
ngón cái. Tầm vận động của ngón cái tính là tổng của hai góc trên [3].
34
- Cách đo độ vững của khớp: khớp mất vững là khi khớp không vững sang
bên ≥ 50
. Dùng thước đo góc đặt tại phía bờ quay của ngón cái tư thế bàn tay
và các ngón duỗi, ngón cái dạng. Đo góc khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái khi
đẩy ngón cái về phía bờ trụ [3].
- Cách đo độ lệch trục ngón cái: dùng thước đo góc tạo bởi xương đốt bàn
và xương đốt gần ngón cái tư thế dạng ngón cái. Đo chính giữa mặt mu ngón
tay [3].
+ Độ lệch trục của khớp liên đốt ngón: chia làm 3 nhóm không lệch (<100
),
lệch vừa (100
-200
) và lệch nhiều (>200
).
+ Thẩm mỹ ngón sau tạo hình so với ngón bên lành (đánh giá sau phẫu
thuật ít nhất 02 tháng, không đánh giá 03 trường hợp thừa ngón cái bàn tay hai
bên)
Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75%
Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
Hình 2. 1. Các dụng cụ đo kích thước, độ lệch trục ngón cái
35
36
2.5. Quy trình phẫu thuật
2.5.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
- Làm đầy đủ các xét nghiệm
- Điều trị ổn định các bệnh lý phối hợp
- Vệ sinh bàn tay trước phẫu thuật
- Động viên BN và gia đình, giải thích rõ ưu điểm, tai biến, biến chứng có
thể xảy ra trong và sau phẫu thuật
- Dùng kháng sinh dự phòng.
2.5.2. Phương pháp vô cảm, garo
- Gây tê đám rối thần kinh cánh tay
- Gây mê nội khí quản với các trường hợp trẻ nhỏ không hợp tác hoặc
không tê được đám rối thần kinh cánh tay
- Garo hơi hoặc garo phần dưới cánh tay
2.5.3. Chuẩn bị dụng cụ
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật
- Chỉ vi phẫu, chỉ khâu gân, cơ, chỉ đóng da
- Dao điện, kính phóng đại
Hình 2. 2. Cách đo một số góc của ngón cái [57]
37
2.5.4. Tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân nằm trên bàn phẫu thuật, bàn tay được phẫu thuật đặt trên một
bàn nhỏ riêng.
2.5.5. Các bước tiến hành phẫu thuật
Rạch da, bóc tách các lớp vào đến ngón thừa. Đánh giá biến dạng bất
thường về giải phẫu.
Cắt bỏ ngón thiểu sản hơn, thường là ngón bờ quay. Trường hợp ngón giữ
lại vẫn nhỏ: tăng cường thêm bằng vạt từ ngón cắt bỏ.
Đốt bàn thường có hai diện khớp và mặt khớp không tương ứng với đốt I,
cần sửa mặt khớp của chỏm đốt bàn, gọt sụn khớp, khâu lại dây chằng bên.
Cơ dạng ngắn ngón cái thường bám vào ngón bờ quay, cần chuyển cho
ngón bờ trụ (để ngón còn lại không vẹo về phía trụ).
38
Biến dạng zig zag: ngoài khớp đốt bàn cần sửa trục và làm vững khớp gian
đốt, nếu không biến dạng zig zag sẽ nặng lên sau mổ: rạch một đường ở bờ trụ
của khớp gian đốt, khâu nếp gấp dây chằng bên trụ, chuyển gân duỗi từ ngón
cắt bỏ tới nền đốt 2 phía trụ của ngón giữ lại, sau khi đã nắn thẳng trục, cố định
khớp với kim Kirschner.
Bó bộ cẳng bàn ngón tay tư thế giạng ngón cái, giữ bột 3 – 4 tuần.
Phát hiện, xử trí các biến chứng sớm sau phẫu thuật
Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng ngay sau khi tháo bột.
Hình 2. 3. Sử dụng vạt da của ngón cắt bỏ tăng cường cho ngón giữ lại [49]
39
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
- Đối với bệnh nhân hồi cứu: thời gian từ 01/2018 đến hết 12/2019, gồm
40 bệnh nhân
Bước 1: Đến phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Nhi Trung ương xin xem
sổ phẫu thuật, lấy bệnh án nghiên cứu đủ tiêu chuẩn chọn.
Bước 2: Liên hệ cho bệnh nhân hoặc người nhà, hẹn thời gian khám lại
Bước 3: Khám lại bệnh nhân, thu nhận các chỉ tiêu nghiên cứu theo mẫu
bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1).
- Đối với bệnh nhân tiến cứu: thời gian từ 01/2020 đến hết 07/2020, gồm
13 bệnh nhân
Bước 1: Khám bệnh nhân và tham gia phẫu thuật theo cùng một quy trình
thống nhất.
Bước 2: Thu nhận các chỉ tiêu nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu:
trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật.
Hình 2. 4. Bệnh nhân Dương Quang H - 13 tháng. Mã BN: 180478321
40
Bước 3: Hẹn thời gian tháo bột và khám lại bệnh nhân
2.7. Công cụ thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1): bao gồm
các câu hỏi cho BN/ người nhà BN trả lời và các thông tin từ hồ sơ bệnh án có
liên quan đến nghiên cứu.
2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Sử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS
20.0
+ Các chỉ tiêu định tính được tính toán theo tỷ lệ phần trăm (%).
+ Các chỉ tiêu định lượng được tính toán theo giá trị trung bình.
2.9. Đạo đức nghiên cứu
- Luận văn được thông qua hội đồng đạo đức của trường Đại học Y – Dược
Thái Nguyên và Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Giữ bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng, thông cảm, chia sẻ với
bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
- Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân
dân.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ 01/2018 đến 07/2020, có 53 BN có dị tật thừa ngón cái độ IV theo
Wassel được phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón đáp ứng tiêu chuẩn
nghiên cứu. Kết quả thu được như sau:
3.1. Một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng
41
3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi
Nhận xét:
Nhóm tuổi hay gặp nhất là 06 – 24 tháng với 41 bệnh nhân (77,4%).
Tuổi phẫu thuật lớn nhất là 57 tháng, nhỏ nhất là 06 tháng, tuổi phẫu thuật
trung bình là 17,77 tháng.
3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, dân tộc
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, dân tộc
Dân tộc
Giới tính
Kinh Thiểu số Tổng (tỷ lệ %)
Nam 28 2 30 (56,6%)
Nữ 22 1 23 (43,4%)
Tổng số 50 (94,3%) 3 (5,7%) 53 (100%)
77,4%
22,6%
06 - 24 tháng tuổi
25 tháng - 06 tuổi
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi
42
Nhận xét:
Trong số 53 bệnh nhân có 30 bệnh nhân nam (56,6%) và 23 bệnh nhân nữ
(43,4%), tỷ lệ nam/nữ ≈ 1,3/1.
Dân tộc kinh chiếm số lượng nhiều nhất với 50 bệnh nhân (94,3%), dân
tộc thiểu số có 3 bệnh nhân (5,7%).
3.1.3. Bệnh kèm theo
Bảng 3.2. Các dị tật kèm theo của bệnh nhân
Số lượng
Dị tật kèm theo
Số BN Tỷ lệ %
Có kèm theo dị tật bàn tay, bàn chân khác 1 1,9
Có kèm theo dị tật về hệ tim mạch – hô hấp 3 5,7
Có kèm theo dị tật về hệ tiết niệu 1 1,9
Có kèm theo dị tật về thần kinh – sọ mặt 1 1,9
Tổng 6 11,4
Nhận xét:
Trong số 53 bệnh nhân được phẫu thuật, phát hiện có 06 dị tật kèm theo
(11,4%).
Bảng 3.3. Tiền sử gia đình
Số lượng
Tiền sử
Số BN Tỷ lệ %
Gia đình có người cũng có dị tật thừa ngón 5 9,4
Tiền sử gia đình bình thường 48 90,6
Tổng 53 100
Nhận xét:
43
Trong 53 bệnh nhân có 5 bệnh nhân trong gia đình có dị tật thừa ngón
(9,4%).
3.1.4. Vị trí tay bị dị tật
Nhận xét:
Trong tổng số 53 bệnh nhân, có 35 bệnh nhân dị tật ở tay phải (66%), tỷ
lệ tay phải/trái là 2,3/1, cả 2 tay có 3 bệnh nhân (5,7%).
3.1.5. So sánh kích thước ngón thừa so với ngón bên lành
Bảng 3. 4. So sánh kích thước ngón bờ quay so với bên lành
Số lượng
Kích thước
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Chu vi ngón
< 50% 14 28
50 – 75% 35 70
66%
28.3%
5.7%
Tay phải
Tay trái
Cả 2 tay
Biểu đồ 3. 2. Vị trí tay bị dị tật
44
>75% 1 2
Tổng 50 100
Chiều dài ngón
< 50% 14 28
50 – 75% 35 70
>75% 1 2
Tổng 50 100
Kích thước móng
< 50% 14 28
50 – 75% 35 70
>75% 1 2
Tổng 50 100
Nhận xét:
Trong số 50 bệnh nhân nhiều nhất có 35 bệnh nhân với kích thước ngón
bờ quay từ 50 -75% so với bên đối diện (chiếm 70%).
Bảng 3. 5. So sánh kích thước ngón bờ trụ so với bên lành
Số lượng
Kích thước
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Chu vi ngón
50 – 75% 2 4
>75% 48 96
45
Tổng 50 100
Chiều dài ngón
50 – 75% 2 4
>75% 48 96
Tổng 50 100
Kích thước móng
50 – 75% 2 4
>75% 48 96
Tổng 50 100
Nhận xét:
Trong 50 bệnh nhân nhiều nhất có 48 bệnh nhân với kích thước ngón bờ
trụ lớn hơn 75% so với bên đối diện (chiếm 96%).
Bảng 3. 6. So sánh kích thước ngón bờ quay so với ngón bờ trụ
Số lượng
Kích thước
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Chu vi ngón
< 50% 9 18
50 – 75% 40 80
46
>75% 1 2
Tổng 50 100
Chiều dài ngón
< 50% 9 18
50 – 75% 40 80
>75% 1 2
Tổng 50 100
Kích thước móng
< 50% 9 18
50 – 75% 40 80
>75% 1 2
Tổng 50 100
Nhận xét:
Trong 50 bệnh nhân nhiều nhất có 40 bệnh nhân với kích thước ngón bờ
quay từ 50 – 75 % so với ngón bờ trụ (chiếm 80%).
3.1.6. Độ lệch trục của khớp
Bảng 3. 7. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái
Số lượng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
47
Độ lệch trục
Không lệch (<100
) 1 1,9
Lệch vừa (100
- 200
) 15 28,3
Lệch nhiều (>200
) 37 69,8
Tổng 53 100
Nhận xét:
Trong số 53 bệnh nhân xét độ lệch trục của khớp đốt bàn – đốt gần ngón
cái lệch nhiều (>200
) có 37 bệnh nhân (chiếm 69,8%).
Bảng 3. 8. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái theo nhóm tuổi
Độ lệch
Nhóm tuổi
Không lệch
( <100
)
Lệch vừa
(100
- 200
)
Lệch nhiều
(> 200
)
Tổng
06 – 24 tháng 1 (2,4%) 10 (24,4%) 30 (73,2%) 41 (100%)
25 tháng – 06 tuổi 0 5 (41,7%) 7 (58,3%) 12 (100%)
Tổng 1 (1,9%) 15 (28,3%) 37 (69,8%) 53 (100%)
Nhận xét:
Nhóm tuổi từ 06 – 24 tháng: phần lớn các ngón cái lệch trục nhiều
(30 BN chiếm 73,2%). Nhóm tuổi từ 25 tháng – 06 tuổi: lệch trục ngón cái
nhiều ở 7 BN (58,3%).
Bảng 3. 9. Độ lệch trục khớp liên đốt ngón cái
Số lượng
Độ lệch
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
48
Không lệch (<100
) 33 62,2
Lệch vừa (100
- 200
) 17 32,1
Lệch nhiều (>200
) 3 5,7
Tổng 53 100
Nhận xét:
Trong số 53 bệnh nhân xét độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái không
lệch (<100
) có 33 bệnh nhân (chiếm 62,2%), lệch nhiều (>200
) có 03 bệnh nhân
(chiếm 5,7%).
3.1.7. Phân độ thừa ngón cái theo tác giả Hung L ( mở rộng độ IV của tác
giả Wassel) dựa trên phim X quang
Bảng 3. 10. Phân loại độ IV theo Hung L
Số lượng
Phân độ
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
IV-a 6 11,4
IV-b 39 73,6
IV-c 4 7,5
IV-d 4 7,5
Tổng số 53 100
Nhận xét:
Trong số 53 bệnh nhân nhiều nhất có 39 bệnh nhân độ IV-b (chiếm
73,6%).
Bảng 3.11. Độ lệch trục ngón cái theo phân độ mở rộng độ IV của Hung
Độ lệch
Phân độ
Không lệch
( <100
)
Lệch vừa
(100
– 200
)
Lệch nhiều
(> 200
)
Tổng
49
IV-a 0 3 (50%) 3 (50%) 6 (100%)
IV-b 1 (2,6%) 10 (25,6%) 28 (71,8%) 39 (100%)
IV-c 0 2 (50%) 2 (50%) 4 (100%)
IV-d 0 0 4 (100%) 4 (100%)
Tổng 1 (1,9%) 15 (28,3%) 37 (69,8%) 53 (100%)
Nhận xét:
Độ IV-b có số lượng BN nhiều nhất, trong đó lệch trục nhiều ở 28 ngón
tay (71,8%). Độ IV-d có 04 ngón tay, tất cả đều lệch trục nhiều.
3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo
Wassel
3.2.1. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật dài nhất là 90 phút, ngắn nhất là 40 phút, thời gian
phẫu thuật trung bình là 54,25 phút.
3.2.2. Thời gian bó bột, thời gian điều trị sau phẫu thuật
Tất cả các bệnh nhân đều được bó bột trong vòng 21 ngày sau phẫu thuật.
Số ngày điều trị sau phẫu thuật dài nhất là 05 ngày, ngắn nhất là 01 ngày,
ngày điều trị trung bình là 1,74 ngày.
3.2.3. Giảm đau được sử dụng cho bệnh nhân sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật tất cả các bệnh nhân đều được dùng giảm đau paracetamol
đặt hậu môn tùy theo cân nặng của từng bệnh nhân.
Thời gian dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật dài nhất là 04 ngày, ngắn
nhất là 01 ngày, thời gian trung bình là 1,66 ngày.
3.2.4. Biến chứng trong thời gian hậu phẫu của bệnh nhân
Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật chưa phát hiện các biến chứng sớm
như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, hoại tử ngón hay chèn ép bột…
50
3.2.5. Đánh giá kết quả khi bệnh nhân khám lại sau phẫu thuật ít nhất 02 tháng
Bảng 3.12. Đánh giá độ vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo thang
điểm Tada
Số lượng
Chỉ số
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
< 50° 01 1,9
50° - 70° 09 17
> 70° 43 81,1
Tổng 53 100
Nhận xét:
Sau phẫu thuật có 53 bệnh nhân khám lại xét độ vận động của ngón cái
theo thang điểm Tada ta thấy tầm vận động nhỏ hơn 500
có 01 bệnh nhân (chiếm
1,9%), lớn hơn >700
có 43 bệnh nhân (chiếm 81,1%).
Bảng 3.13. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo nhóm tuổi
Tầm vận động
Nhóm tuổi
< 500
(tỷ lệ %)
500
- 700
(tỷ lệ %)
> 700
(tỷ lệ %)
Tổng
(tỷ lệ %)
06 – 24 tháng 1 (2,4) 7 (17,1) 33 (80,5) 41 (100)
25 tháng – 6 tuổi 0 2 (16,7) 10 (83,3) 12 (100)
Tổng 1 (1,9) 9 (17) 43 (81,1) 53 (100)
Nhận xét:
Nhóm tuổi từ 06 – 25 tháng, hầu hết các ngón tay sau tạo hình đều có tầm
vận động tốt trên 700
(33 BN, 80,5%). Nhóm tuổi từ 25 tháng – 06 tuổi tầm vận
động tốt ở 10 ngón tay (83,3%).
Bảng 3.14. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo phân độ
mở rộng độ IV của Hung
Tầm vận động < 500
500
- 700
> 700
Tổng
51
Phân độ (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) (tỷ lệ %)
IV-a 0 1 (16,7) 5 (83,3) 6 (100)
IV-b 0 5 (12,8) 34 (87,2) 39 (100)
IV-c 0 1 (25) 3 (75) 4 (100)
IV-d 1 (25) 2 (50) 1 (25) 4 (100)
Tổng 1 (1,9) 9 (17) 43 (81,1) 53 (100)
Nhận xét:
Các ngón cái sau phẫu thuật hầu hết có tầm vận động tốt, nhiều nhất là ở
nhóm IV-b với 34 ngón tay (87,2). Nhóm IV-d có 1 ngón tay tầm vận động
kém nhỏ hơn 500
(25%).
+ Độ mất vững của khớp
Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật khi khám lại đều không phát hiện có
sự mất vững của khớp đốt bàn – đốt ngón.
Bảng 3.15. Đánh giá độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo
thang điểm Tada
Số lượng
Chỉ số
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Lệch nhiều (> 20°) 2 3,8
Lệch vừa (10° - 20°) 11 20,7
Không lệch (< 10°) 40 75,5
Tổng 53 100
Nhận xét:
Xét độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo thang điểm Tada thấy
lệch trục nhiều (>200
) có 02 ngón cái (chiếm 3,8%), phần lớn là không lệch
(<100
) có 40 ngón cái (chiếm 75,5%).
Bảng 3.16. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo nhóm tuổi
52
Độ lệch trục
Nhóm tuổi
Không lệch
( <100
)
Lệch vừa
(100
- 200
)
Lệch nhiều
(> 200
)
Tổng
06 – 24 tháng 31 (75,6%) 8 (19,5%) 2 (4,9%) 41 (100%)
25 tháng – 6 tuổi 9 (75%) 3 (25%) 0 12 (100%)
Tổng 40 (75,5%) 11 (20,7%) 2 (3,8%) 53 (100%)
Nhận xét:
Sau phẫu thuật hầu hết các ngón cái đều không lệch trục, nhiều nhất ở
nhóm 06 – 24 tháng với 31 BN (75,6%), có 02 trường hợp lệch trục ngón nhiều
ở nhóm 06 – 24 tháng (4,9%).
Bảng 3.17. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo phân độ
mở rộng độ IV của Hung
Độ lệch trục
Phân độ
Không lệch
( <100
)
Lệch vừa
(100
- 200
)
Lệch nhiều
(> 200
)
Tổng
IV-a 6 (100%) 0 0 6 (100%)
IV-b 31 (79,5%) 7 (17,9%) 1 (2,6%) 39 (100%)
IV-c 3 (75%) 1 (25%) 0 4 (100%)
IV-d 0 3 (75%) 1 (25%) 4 (100%)
Tổng 40 (75,5%) 11 (20,8%) 2 (3,8%) 53 (100%)
Nhận xét:
Sau phẫu thuật hầu hết các ngón cái đều không lệch trục, nhiều nhất ở
nhóm IV-b với 31 ngón cái (79,5%), có 2 ngón cái lệch trục nhiều gặp ở độ IV-
b và độ IV-d.
Bảng 3.18. Mức độ hài lòng của gia đình
53
Mức độ hài lòng của gia đình bệnh nhân Số BN Tỷ lệ %
Kết quả chức năng và thẩm mỹ không được chấp
nhận
02 3,8
Kết quả chức năng hoặc thẩm mỹ được chấp nhận 12 22,6
Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận 39 73,6
Tổng 53 100
Nhận xét:
Hầu hết các gia đình chấp nhận kết quả chức năng và thẩm mỹ của ngón
cái sau tạo hình (chiếm 73,6%).
Bảng 3.19. Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật thừa ngón cái theo
thang điểm Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien
Số lượng
Kết quả
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Tốt (≥ 6 điểm) 40 75,4
Khá (3 - 5 điểm) 11 20,8
Kém (≤ 2 điểm) 02 3,8
Tổng 53 100
Nhận xét:
Kết quả tốt đạt được ở 40 ngón cái (chiếm 75,4%), kết quả khá ở 11 ngón
cái (chiếm 20,8%), kết quả kém ở 02 ngón cái (chiếm 3,8%).
54
Bảng 3.20. Đánh giá độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái
Số lượng
Chỉ số
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
Không lệch (<100
) 41 77,3
Lệch vừa (100
- 200
) 10 18,9
Lệch nhiều (>200
) 2 3,8
Tổng 53 100
Nhận xét:
Sau phẫu thuật đánh giá độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái thấy chủ
yếu là không lệch (<100
) với 41 bệnh nhân (chiếm 77,3%), lệch nhiều (>200
)
có 02 bệnh nhân (chiếm 3,8%).
+ Kích thước ngón cái sau tạo hình
Sau phẫu thuật, tất cả các ngón cái được tạo hình đều có chu vi ngón, chiều
dài ngón và kích thước móng lớn hơn 75% so với bên đối diện.
Bảng 3.21. Kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón cái bàn tay độ IV
theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Phân loại kết quả
Tổng
Số BN (%)
Tốt
Số BN (%)
Khá
Số BN (%)
Kém
Số BN (%)
6 – 24 tháng tuổi 31 (75,6) 8 (19,5) 2 (4,9) 41 (100)
25 tháng – 6 tuổi 9 (75) 3 (25) 0 12 (100)
Tổng 40 (75,4) 11 (20,8) 2 (3,8) 53 (100)
Nhận xét:
+ Nhóm từ 06 tháng – 24 tháng tuổi có 41 bệnh nhân (75,4%) trong đó kết
quả phẫu thuật tốt có 31 bệnh nhân (75,6%), khá có 08 bệnh nhân (19,5%), kém
có 02 bệnh nhân (4,9%).
+ Nhóm từ 25 tháng – 06 tuổi có 12 bệnh nhân trong đó kết quả phẫu thuật
tốt có 09 bệnh nhân (75%), khá có 03 bệnh nhân (25%).
55
Bảng 3.22. Kết quả phẫu thuật theo phân loại thừa ngón cái độ IV theo
Hung L (bổ xung phân loại của Wassel) dựa trên phim x quang
Phân độ theo
Hung L
Phân loại kết quả
Tổng
Số BN (%)
Tốt
Số BN (%)
Khá
Số BN (%)
Kém
Số BN (%)
Độ IV-a 6 (100) 0 0 6 (100)
Độ IV-b 32 (82) 6 (15,4) 1 (2,6) 39 (100)
Độ IV-c 2 (50) 2 (50) 0 4 (100)
Độ IV-d 0 3 (75) 1 (25) 4 (100)
Tổng 40 (75,4) 11 (20,8) 2 (3,8) 53 (100)
Nhận xét:
+ Độ IV-a có 06 bệnh nhân, tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật đều cho
kết quả tốt (100%).
+ Kết quả kém có 02 trường hợp, 01 ở độ IV-b và 01 ở độ IV-d
56
Chương 4
BÀN LUẬN
Chúng tôi đã tổng hợp hơn 400 bệnh nhân có dị tật thừa ngón tay cái bẩm
sinh được phẫu thuật cắt ngón thừa, tạo hình ngón cái tại khoa Chỉnh hình nhi
- bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2018 đến tháng 07/2018. Trong đó
chọn được 53 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu.
4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
4.1.1. Đặc điểm về tuổi phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua 53 bệnh nhân thấy rằng tuổi phẫu
thuật trung bình là 17,77 tháng, tuổi phẫu thuật lớn nhất là 57 tháng, nhỏ nhất
là 06 tháng. Kết quả này so với nghiên cứu của tác giả Ogino (1996) là 12 tháng
[41], Patel (2014) là 16 tháng [57], hay như trong nghiên cứu của Kayalar
(2014) là 16,8 tháng [32]. Mức tuổi này sớm hơn so với một số nghiên cứu như
của tác giả Vũ Tú Nam đánh giá trên 42 bệnh nhân thừa ngón tay cái độ IV tuổi
phẫu thuật trung bình là 3,4 tuổi [11], Hoàng Thị Vân (2019) là 3,8 tuổi [16],
Dương Mạnh Chiến (2012) là 6,5 tuổi [4], Nguyễn Mạnh Khánh (2001) có đánh
giá trên 56 bệnh nhân với 60 ngón tay cái thừa nhận thấy các bệnh nhân thường
đến khám và phẫu thuật muộn với tuổi phẫu thuật trung bình là 7,4 tuổi [8]. Sự
khác biệt này có thể giải thích do điều kiện kinh tế ở Việt Nam còn thấp, việc
chăm sóc sức khỏe cho trẻ em còn hạn chế, hơn nữa nhiều gia đình còn có quan
niệm để trẻ lớn hơn rồi phẫu thuật vì đây là một bệnh không nguy hiểm đến tính
mạng. Cho đến khi trẻ đến trường gặp những bất tiện về chức năng và thẩm mỹ,
tâm lý thì gia đình mới đưa trẻ đi khám hoặc trẻ đến khám vì các dị tật kèm theo
như lỗ tiểu thấp, hẹp hở van tim, thông liên thất, Down… Tuy nhiên, so với các
nghiên cứu Nguyễn Mạnh Khánh và Dương Mạnh Chiến, BN của chúng tôi được
phẫu thuật ở tuổi nhỏ hơn nhiều, điều này có thể lý giải do theo thời gian, trình
độ dân trí nâng cao, kinh tế khá hơn, việc phổ biến kiến thức về chăm sóc sức
57
khỏe trẻ em được đẩy mạnh, các gia đình quan tâm hơn đến tình trạng bệnh tật,
dị tật của con em mình. Có thể thấy, tuổi phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu
của chúng tôi và các tác giả trên có xu hướng giảm dần theo thời gian.
Trong 53 bệnh nhân của chúng tôi, hay gặp nhất là 06 – 24 tháng với 41
bệnh nhân (77,4%), nhóm từ 25 tháng – 06 tuổi có 12 bệnh nhân (22,6%), nhóm
từ 7 – 15 tuổi không gặp bệnh nhân nào. Kết quả này cũng gần giống với nghiên
cứu của Siqueira và cộng sự (2008) với 73.7% BN được phẫu thuật trong độ
tuổi 1 – 3 [45], nghiên cứu của Hoàng Thị Vân (2008) độ tuổi từ 06 – 24 tháng
là 50% [16].
Quan điểm về tuổi phẫu thuật cho dị tật thừa ngón tay cái còn nhiều tranh
cãi. Một số tác giả cho rằng nên phẫu thuật muộn khi mà cấu trúc giải phẫu rõ
ràng, thuận tiện cho can thiệp. Nếu phẫu thuật quá sớm sẽ khó nhận thấy các
bất thường giải phẫu và khó đạt kết quả tốt với nguy cơ biến dạng tăng lên sau
mổ. Hầu hết các tác giả đều cho rằng nên phẫu thuật khi trẻ 1 -2 tuổi. Năm
2017, de Aldeidia Cef đã phẫu thuật cho 31 BN, qua tái khám ông đã đưa ra kết
luận nên phẫu thuật trước 3 tuổi để phát hiện và xử lý sớm, hạn chế tối đa các
biến dạng sau mổ [25].
4.1.2. Đặc điểm về giới
Trong số 53 bệnh nhân của chúng tôi có 30 bệnh nhân nam (56,6%) và 23
bệnh nhân nữ (43,4%), tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu
của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Khánh là 1,2/1
[8], Tada qua 237 trường hợp là 1,3/1 [47], Hoàng Thị Vân qua 46 BN nghiên
cứu có 26 BN nam (56,5%) và 20 BN nữ (43,5%), tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1 [16].
Nhưng tỷ lệ này lại có sự khác biệt so với nghiên cứu của Kayalar và cộng sự
(2014) với tỉ lệ nam/nữ là 2,2/1 [32], nghiên cứu của Patel và cộng sự (2014),
trong 41 BN có 29 nam và 12 nữ (tỉ lệ nam/nữ là 2,4/1) [57] hay trong nghiên
cứu của Dương Mạnh Chiến (2012) trên 65 bệnh nhân với tỉ lệ nam/nữ là 2,4/1
58
[4]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hưng (2010) tại bệnh viện
Nhi trung ương, tỉ lệ nam/nữ là 0,6/1 (62/102) [31].
4.1.3. Dị tật phối hợp
Trong số 53 bệnh nhân được phẫu thuật, chúng tôi phát hiện có 01 bệnh
nhân có kèm dị tật thừa ngón chân, 01 bệnh nhân kèm theo lỗ tiểu lệch thấp, 02
bệnh nhân thông liên nhĩ trong đó có 01 bệnh nhân có hội chứng Down, 01
bệnh nhân có kèm hẹp hở van tim và khuyết sụn vành tai. Tuy nhiên chúng tôi
chưa tìm thấy hội chứng bất thường bẩm sinh nào cho các trường hợp này.
Các dị tật phối hợp cũng được đưa ra trong các nghiên cứu trước đó. Hoàng
Thị Vân (2019) nghiên cứu 46 BN có 7 trường hợp có dị tật phối hợp chiếm
15,2%, trong đó có 3 trường hợp có dị tật chi phối hợp là dị tật thiểu sản xương
quay, 1 trường hợp thừa ngón V bàn tay 2 bên và ngón I bàn chân hai bên. Hai
trường hợp có u mạch máu. Hai trường hợp còn lại, một trường hợp tim bẩm
sinh (thông liên thất), một trường hợp có hội chứng Down [16].
Trong 237 bệnh nhân, Tada gặp 32 trường hợp (13,5%) có dị dạng phối hợp:
6 ở tay bên kia, 10 ở chân, 21 ở các cơ quan (có 5 bệnh nhân bị cả ở chân và cơ
quan khác) [47].
Quá trình hình thành bàn tay và ngón tay vô cùng phức tạp, chịu tác động
của nhiều yếu tố di truyền. Theo quan điểm sinh bệnh học, ngón cái bất thường
được hình thành sau cùng bằng cách biệt hóa từ những ngón khác dưới tác động
của rất nhiều yếu tố kiểm soát ở cấp độ phân tử. Do vậy, sự phát triển của ngón
cái có tần suất bị hư hại cao nhất theo sau bất kỳ sự gãy vỡ nào làm tổn thương
chiều rộng của đĩa bàn tay. Vì vậy, các bất thường của ngón tay cái có thể kèm
theo rất nhiều các bất thường khác là điều có thể giải thích được.
4.1.4. Tiền sử gia đình
Trong 53 bệnh nhân chúng tôi thấy đa số các trường hợp dị tật thừa ngón
tay cái là xuất hiện lẻ tẻ (90,6%). Có 5 bệnh nhân trong gia đình có dị tật thừa
ngón (9,4%) trong đó 1 bệnh nhân có ông thừa ngón chân, 4 bệnh nhân có họ
59
hàng có dị tật thừa ngón tay. Tuy nhiên do không theo dõi được nên chúng tôi
không xác định được thừa ngón loại nào.
Qua trên có thể thấy thừa ngón tay cái bẩm sinh là dị tật có thể mang tính
di truyền. Orioli thấy 9% di truyền qua nhiễm sắc thể trội [42]. Trong nghiên
cứu trên 237 bệnh nhân từ 1960 – 1981, Tada gặp 19 trường hợp (8%) có lịch
sử gia đình: 3 trường hợp ở các cặp song sinh, 8 ở các anh chị em ruột, 4 ở bố
mẹ và 4 ở họ hàng cũng có dị tật này [47]. Gần đây, nhiều tác giả phát hiện thấy
trong một số trường hợp thừa ngón cái được di truyền qua nhiễm sắc thể 7q36
[29], [44]. Năm 2019, Tao Wang phát hiện 2 đột biến trong gen GLI3 và gen
EVC có vai trò trong đường truyền tín hiệu của SHH gây ra dị tật thừa ngón cái
[51].
Để tìm hiểu rõ được quy luật di truyền cần nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn,
nghiên cứu sâu về tiền sử bệnh tật, tuy nhiên do không có đủ điều kiện nghiên
cứu sâu về gen và di truyền nên chúng tôi chưa đánh giá được tính chất di truyền
trong các trường hợp có tiền sử gia đình cũng mắc dị tật này.
4.1.5. Vị trí tay dị tật
Trong tổng số 53 bệnh nhân, có 35 bệnh nhân dị tật ở tay phải (chiếm
66%), tay trái có 15 bệnh nhân (chiếm 28,3%), tỷ lệ tay phải/trái là 2,3/1, cả 2
tay có 3 bệnh nhân (chiếm 5,7%). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc
Hưng (2010) với 86 BN (52.4%) bị tay phải, 57 BN (34.8%) bị tay trái và 21
BN (12.8%) bị hai tay [31]. Hoàng Thị Vân (2019) tỷ lệ bị tay phải/tay trái là
1,4/1, với 24 BN bị tay phải (52,2%), 17 BN bị tay trái (37,0%) và 5 BN bị hai
tay (10,9%) [16]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Khánh và Dương Mạnh
Chiến về dị tật hai ngón tay cái cũng thấy tay phải bị ảnh hưởng nhiều hơn [4],
[8]. Do tay phải là tay thuận, có vai trò quan trọng trong sinh hoạt và công việc,
nên khi phẫu thuật cần tạo hình ngón tốt nhằm đảm bảo chức năng, hình thể và
thẩm mỹ ngón tốt nhất.
4.1.6. Kích thước ngón thừa so với bên lành
60
Qua 50 bệnh nhân nghiên cứu, xét trên 03 khía cạnh về chiều dài ngón,
chu vi ngón và diện tích móng chúng tôi thấy rằng 14 bệnh nhân có kích thước
ngón bờ quay nhỏ hơn 50% so với bên đối diện (28%), 35 bệnh nhân có kích
thước ngón bờ quay từ 50 -75% so với bên đối diện (70%), 01 bệnh nhân có
kích thước ngón bờ quay lớn hơn 75% so với bên đối diện (2%). 02 bệnh nhân
có kích thước ngón bờ trụ từ 50 -75% so với bên đối diện (chiếm 4%), 48 bệnh
nhân có kích thước ngón bờ trụ lớn hơn 75% so với bên đối diện (chiếm 96%).
Hầu hết ngón thừa bờ quay có kích thước nhỏ hơn so với ngón thừa bờ trụ
(98%), chỉ có 01 trường hợp (2%) là ngón thừa bờ quay có kích thước gần
tương đương với ngón bờ trụ do thừa ngón thuộc loại IV-d.
Hai ngón đều có kích thước bé hơn ngón cái bình thường ở tay kia. Ngón
thiểu sản thường là ngón bờ quay, ngón thừa có thể thiểu sản ở mức độ nhiều
(IVa) hoặc ít (IVb), cũng có trường hợp kích thước 2 ngón đều nhau (IVc), hơn
90% thừa ngón cái ở thể không đối xứng.
Tương tự như trong kết quả nghiên cứu của Dijkman và cộng sự, ông chỉ
ra rằng đa số các trường hợp hai ngón thiểu sản không đều trong đó ngón bờ
trụ phát triển hơn ngón bờ quay (85%) [59]. Dương Mạnh Chiến (2012) đánh
giá định lượng kích thước hai ngón tay cái cũng thấy rằng kích thước trung bình
của ngón bờ quay nhỏ hơn ngón bờ trụ. Tác giả cũng chỉ ra rằng nếu ta thực
hiện phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa đơn thuần là phẫu thuật hay được sử dụng
nhất thì sẽ được ngón cái có kích thước nhỏ hơn ngón cái bình thường [4].
Trong 2 ngón thừa bờ quay và ngón thừa bờ trụ nếu ta cắt bỏ ngón thừa bờ quay
thì ngón cái giữ lại sẽ lớn hơn là khi ta cắt bỏ ngón thừa bờ trụ.
4.1.7. Độ lệch trục của khớp
Với các bệnh nhân tiến cứu, chúng tôi tiến hành đo trực tiếp độ lệch trục
của ngón cái thừa phía bờ trụ bằng thước đo chuyên dụng và dựa vào phim
chụp xquang, với các bệnh nhân hồi cứu chúng tôi dựa vào ảnh và phim chụp
xquang của bệnh nhân.
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel
Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel

More Related Content

What's hot

GÃY XƯƠNG SÊN
GÃY XƯƠNG SÊNGÃY XƯƠNG SÊN
GÃY XƯƠNG SÊNSoM
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênPhap Tran
 
gãy trật monteggia
gãy trật monteggiagãy trật monteggia
gãy trật monteggiaSoM
 
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀMVẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀMSoM
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐINGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐISoM
 
Dinh noi tuy mem deo
Dinh noi tuy mem deoDinh noi tuy mem deo
Dinh noi tuy mem deoNgoc Quang
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunaotailieuhoctapctump
 
Phục hồi chức năng gãy xương
Phục hồi chức năng gãy xươngPhục hồi chức năng gãy xương
Phục hồi chức năng gãy xươngMinh Dat Ton That
 
GÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐI
GÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐIGÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐI
GÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐISoM
 
Thoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song wwwThoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song wwwLan Đặng
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocLe Tran Anh
 
Dai cuong ve trat khop
Dai cuong ve trat khopDai cuong ve trat khop
Dai cuong ve trat khopTran Quang
 
GIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụGIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụHồng Hạnh
 
GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAYGÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAYSoM
 
Giải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữaGiải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữaHồng Hạnh
 
Gay xg vung co chan tre em
Gay xg vung co chan tre emGay xg vung co chan tre em
Gay xg vung co chan tre emNgoc Quang
 
VIÊM XƯƠNG
VIÊM XƯƠNGVIÊM XƯƠNG
VIÊM XƯƠNGSoM
 
Gãy mắt cá chân
Gãy mắt cá chânGãy mắt cá chân
Gãy mắt cá chânlenhan68
 

What's hot (20)

GÃY XƯƠNG SÊN
GÃY XƯƠNG SÊNGÃY XƯƠNG SÊN
GÃY XƯƠNG SÊN
 
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiênXác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
Xác định vấn đề ưu tiên trong nghiên
 
gãy trật monteggia
gãy trật monteggiagãy trật monteggia
gãy trật monteggia
 
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀMVẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM
 
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐINGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐI
NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU ỨNG DỤNG DÂY CHĂNG TRƯỚC NGOÀI KHỚP Ở KHỚP GỐI
 
Dinh noi tuy mem deo
Dinh noi tuy mem deoDinh noi tuy mem deo
Dinh noi tuy mem deo
 
NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌCNHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC
 
Acute bs th-ng
Acute  bs th-ngAcute  bs th-ng
Acute bs th-ng
 
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
[Bài giảng, thần kinh] thantieunao
 
Phục hồi chức năng gãy xương
Phục hồi chức năng gãy xươngPhục hồi chức năng gãy xương
Phục hồi chức năng gãy xương
 
GÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐI
GÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐIGÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐI
GÃY KHUNG CHẬU VÀ Ổ CỐI
 
Thoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song wwwThoai hoa cot song www
Thoai hoa cot song www
 
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hocGiao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
Giao trinh-vat-ly-ly-sinh-y-hoc
 
Dai cuong ve trat khop
Dai cuong ve trat khopDai cuong ve trat khop
Dai cuong ve trat khop
 
GIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụGIải phẫu | Thần kinh trụ
GIải phẫu | Thần kinh trụ
 
GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAYGÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
 
Giải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữaGiải phẫu | Thần kinh giữa
Giải phẫu | Thần kinh giữa
 
Gay xg vung co chan tre em
Gay xg vung co chan tre emGay xg vung co chan tre em
Gay xg vung co chan tre em
 
VIÊM XƯƠNG
VIÊM XƯƠNGVIÊM XƯƠNG
VIÊM XƯƠNG
 
Gãy mắt cá chân
Gãy mắt cá chânGãy mắt cá chân
Gãy mắt cá chân
 

Similar to Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nútLuận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nútDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
17 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_020617 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_0206XinhL1
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel (20)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị của bệnh nhân ...
 
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thịĐặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
Đặt thể thủy tinh nhân tạo trên mắt còn thể thủy tinh điều trị cận thị
 
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giác
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giácPhẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giác
Phẫu thuật theo đường mổ xuyên mê nhĩ của u thần kinh thính giác
 
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
Đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm huyệt Ủy trung và ảnh hưởng của điện châm ...
 
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hưLuận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
Luận án: Huyệt Ủy trung và ảnh hưởng đến bệnh nhân thận hư
 
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
Khóa luận: Hệ thống về đặc điểm sử dụng kháng sinh trong điểm sử dụng kháng s...
 
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
Nghiên cứu kết quả lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật u não t...
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nútĐiều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
 
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...
Luận án tiến sĩ y học nghiên cứu ứng dụng điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằ...
 
Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - Enein
Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - EneinPhẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - Enein
Phẫu thuật tạo hình bàng quang bằng phương pháp Abol - Enein
 
Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...
Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...
Đề tài: Qui trình phẫu thuật tạo hình bàng quang theo phương pháp Abol - Enei...
 
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nútLuận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
Luận án: Điều trị phẫu thuật thoát vị bẹn bằng tấm lưới nhân tạo có nút
 
17 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_020617 luan van_pham_quang_huy_0206
17 luan van_pham_quang_huy_0206
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng, vi khuẩn học và kết quả điều trị viêm phổi m...
 
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinhLuận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
Luận án: Hiệu quả giảm đau sau mổ của gây tê đám rối thần kinh
 
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
đáNh giá kết quả điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu th...
 
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
Kết quả điều trị xẹp thân đốt sống trên bệnh nhân loãng xương bằng phương phá...
 
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
Đề tài: Hiệu quả điều chỉnh huyết động theo đích mục tiêu dựa trên hướng dẫn ...
 
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩnĐặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
Đặc điểm huyết động bằng phương pháp PICCO trong sốc nhiễm khuẩn
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 

Recently uploaded (19)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 

Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ iv theo wassel

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y – DƯỢC HUỲNH BÁ SƠN TÙNG KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT THỪA NGÓN CÁI BÀN TAY ĐỘ IV THEO WASSEL TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN – 2020
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO BỘ Y TẾ ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC Y – DƯỢC HUỲNH BÁ SƠN TÙNG KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT THỪA NGÓN CÁI BÀN TAY ĐỘ IV THEO WASSEL TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOA MÃ SỐ: NT 62.72.07.50 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HẢI ĐỨC TS. TRẦN CHIẾN THÁI NGUYÊN – 2020
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Huỳnh Bá Sơn Tùng, học viên lớp Bác sĩ nội trú bệnh viện, khóa 11, trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Ngoại khoa, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn TS. Hoàng Hải Đức, TS. Trần Chiến. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi tiến hành nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Bác sĩ Huỳnh Bá Sơn Tùng
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Bộ môn Ngoại và các thầy cô của trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên và bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã giành cho tôi sự giúp đỡ tận tình trong thời gian nghiên cứu, học tập tại trường và bệnh viện. Tôi cũng xin cảm ơn tới các đồng nghiệp Khoa Chỉnh hình Nhi, Khoa Gây mê hồi sức, Phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hoàng Hải Đức – Trưởng khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương và Tiến sĩ Trần Chiến, Bộ môn Ngoại, trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên, là những người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành biết ơn đến các nhà khoa học, các thầy cô đã đóng góp những ý kiến sâu sắc và quý báu cho luận văn của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể những gia đình và bệnh nhân đã tham gia vào nghiên cứu, cho tôi những dữ liệu quý báu để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người than và bạn bè đã dành cho tôi sự động viên và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu đề tài. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Bác sĩ Huỳnh Bá Sơn Tùng
  • 5. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BC: Bilhaut Cloquet (phương pháp phẫu thuật) BN: Bệnh nhân DNA: Deoxyribonucleic acid IP: Interphalangeal (khớp liên đốt ngón cái) MP: Metacarpophalangeal (khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái) SHH: Sonic Hedgehog ZPA : zone of polarizing activity
  • 6. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................ii LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................iv MỤC LỤC ...................................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG ..............................................................................................................vi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................. vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ.....................................................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................................3 1.1. Đặc điểm giải phẫu của ngón tay cái cái liên quan đến phẫu thuật........... 3 1.2. Các giả thuyết sinh bệnh học liên quan đến thừa ngón tay cái.................. 8 1.3. Đặc điểm lâm sàng thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel................... 9 1.4. Điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel..........................17 1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về đặc điểm lâm sàng và phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái...............................................................22 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 27 2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 28 2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu ..................................................................29 2.5. Quy trình phẫu thuật.................................................................................36 2.6. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................39 2.7. Công cụ thu thập số liệu...........................................................................40 2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...................................................40 2.9. Đạo đức nghiên cứu .................................................................................40
  • 7. v Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................................... 40 3.1. Một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng............................................40 3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel..49 Chương 4. BÀN LUẬN..................................................................................................... 56 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng............................................................56 4.2. Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel........ 62 KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 70 KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................................... 72 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ........................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... PHỤ LỤC ..........................................................................................................
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón tay cái theo Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien .....................................33 Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, dân tộc .....................................41 Bảng 3.2. Các dị tật kèm theo của bệnh nhân.................................................42 Bảng 3.3. Tiền sử gia đình ..............................................................................42 Bảng 3. 4. So sánh kích thước ngón bờ quay so với bên lành........................43 Bảng 3. 5. So sánh kích thước ngón bờ trụ so với bên lành ...........................44 Bảng 3. 6. So sánh kích thước ngón bờ quay so với ngón bờ trụ...................45 Bảng 3. 7. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái...............................46 Bảng 3. 8. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái theo nhóm tuổi .....47 Bảng 3. 9. Độ lệch trục khớp liên đốt ngón cái ..............................................47 Bảng 3. 10. Phân loại độ IV theo Hung L.......................................................48 Bảng 3.11. Độ lệch trục ngón cái theo phân độ mở rộng độ IV của Hung.....48 Bảng 3.12. Đánh giá độ vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo thang điểm Tada...............................................................................................50 Bảng 3.13. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo nhóm tuổi ........50 Bảng 3.14. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo phân độ............50 Bảng 3.15. Đánh giá độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo ...........51 Bảng 3.16. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo nhóm tuổi.........51 Bảng 3.17. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo phân độ ............52 Bảng 3.18. Mức độ hài lòng của gia đình .......................................................52 Bảng 3.19. Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật thừa ngón cái theo thang điểm Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien ....................................53 Bảng 3.20. Đánh giá độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái........................54 Bảng 3.21. Kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón cái bàn tay độ IV..............54 Bảng 3.22. Kết quả phẫu thuật theo phân loại thừa ngón cái độ IV theo Hung L (bổ xung phân loại của Wassel) dựa trên phim x quang ..............55
  • 9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Giải phẫu các xương bàn tay............................................................. 4 Hình 1.2. Hệ thống cơ của ngón cái.................................................................. 6 Hình 1.3. Hệ thống mạch máu - thần kinh của bàn tay..................................... 7 Hình 1.4. Phân loại thừa ngón cái theo Wassel (1969)...................................10 Hình 1. 5. Ngón tay cái thiểu sản....................................................................12 Hình 1.6. Hình ảnh so sánh trước và sau phẫu thuật thừa ngón tay cái................13 Hình 1.7. Biến dạng số lượng và điểm bám gân duỗi ngón cái trước ............14 Hình 1.8. Biến dạng gân và bất thường điểm bám cơ.....................................16 Hình 1. 9. Cắt một phần xương đốt bàn để chỉnh trục ngón cái .....................19 Hình 2. 1. Các dụng cụ đo kích thước, độ lệch trục ngón cái.........................34 Hình 2. 2. Cách đo một số góc của ngón cái...................................................36 Hình 2. 3. Sử dụng vạt da của ngón cắt bỏ tăng cường cho ngón giữ lại.......38 Hình 2. 4. Bệnh nhân Dương Quang H - 13 tháng. Mã BN: 180478321 .......39
  • 10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi.................................................41 Biểu đồ 3.2. Vị trí tay bị dị tật.........................................................................43
  • 11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thừa ngón cái bàn tay là một trong những bất thường bẩm sinh hay gặp gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng, thẩm mỹ bàn tay cũng như tâm lý của trẻ. Tần suất dị tật bẩm sinh ở bàn tay chiếm 1-2% trẻ được sinh ra, trong đó, dị tật thừa ngón cái chiếm 0,08 – 1,4/1000, tỷ lệ dị tật thừa ngón cái ở trẻ nam gấp khoảng 1,5 lần ở trẻ nữ [13], [38], [39], [46], [50]. Phần lớn dị tật thừa ngón cái xuất hiện ở một bàn tay, khoảng 3/4 bị ở tay phải [22]. Ngón cái chiếm 50% chức năng của bàn tay, giúp thực hiện các động tác từ đơn giản đến phức tạp. Thừa ngón cái với đặc điểm là bàn tay có hai ngón cái, cả hai ngón đều biến dạng, thiểu sản gây ảnh hưởng đến chức năng của bàn tay. Phần lớn dị tật thừa ngón tay cái được phân độ theo bảng phân độ của tác giả Wassel dựa trên mức độ thừa xương của ngón cái, gồm 7 độ trong đó gặp nhiều nhất là độ IV (chiếm 43%) [52]. Điều trị dị tật thừa ngón tay cái chủ yếu là phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón…để trả lại cấu trúc giải phẫu bình thường của ngón cái cũng như chức năng bàn tay. Trên thế giới, có nhiều các tác giả đã nghiên về dị tật thừa ngón tay cái, đưa ra những phương pháp phẫu thuật khác nhau. Năm 2017, Al Quattan thống kê qua 53 trường hợp thừa ngón tay cái được phẫu thuật bằng kỹ thuật Bilhaut Cloquet cho kết quả chức năng ngón cái tốt, độ chuyển động khớp lớn hơn 60%, tuy nhiên nhiều trường hợp có biến dạng móng sau phẫu thuật [18]. Năm 2018, Nakamoto đánh giá qua 20 bệnh nhân được phẫu thuật thừa ngón tay cái, trong đó có 60% độ IV theo Wassel, sử dụng chủ yếu là phương pháp cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón, tất cả các trường hợp đều có chức năng tốt với Tada ≥ 5 điểm [40]. Tại Việt Nam, dị tật thừa ngón tay cái cũng đã được một số tác giả nghiên cứu và đánh giá sau phẫu thuật. Theo Phạm Đông Đoài năm 2008, qua 184 ca phẫu thuật bàn tay trong đó có 13 trường hợp thừa ngón tay cái cho kết quả
  • 12. 2 ngón tay sau mổ liền tốt, không có sẹo co rút [7]. Tác giả Nguyễn Ngọc Hưng (2010) nghiên cứu qua 164 bệnh nhân với 185 bàn tay có dị tật thừa ngón cái, được phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, chuyển gân dạng ngắn ngón cái, tạo hình ngón giữ lại, kết quả 170 ngón tay không có biến dạng gập góc của khớp đốt bàn – đốt ngón, các ngón tay được theo dõi đều phát triển tốt [31]. Tại bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều bệnh nhân đã được phẫu thuật chỉnh hình điều trị dị tật thừa ngón tay cái. Các bệnh nhân thường đến phẫu thuật muộn, dẫn đến chức năng của ngón cái sau tạo hình bị hạn chế. Các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu đánh giá khái quát tất cả các thể của dị tật cũng như tổng hợp các phương pháp phẫu thuật được áp dụng mà chưa đi sâu vào đánh giá cụ thể độ thường gặp nhất là độ IV, tuổi phẫu thuật thích hợp cũng như đánh giá kết quả phẫu thuật sau tạo hình ngón cái. Để giúp các phẫu thuật viên có cái nhìn sâu hơn về biến đổi lâm sàng, cận lâm sàng cũng như lựa chọn kĩ thuật tạo hình thích hợp nhằm đạt kết quả tối ưu trong phẫu thuật đối với thừa ngón tay cái độ IV, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel tại bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng và hình ảnh xquang của bệnh nhân có dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel được phẫu thuật từ năm 2018 đến năm 2020 tại bệnh viện Nhi Trung ương. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel tại bệnh viện Nhi Trung ương.
  • 13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm giải phẫu của ngón tay cái liên quan đến phẫu thuật 1.1.1. Xương, khớp ngón tay cái Ngón cái có 1 xương đốt bàn tay và 2 xương đốt ngón tay 1 và 2 (đốt gần và đốt xa). Xương đốt bàn ngón cái tiếp khớp với xương thang của cổ tay. Các xương của ngón cái đều thuộc xương dài nên có một thân và hai đầu. Xương đốt bàn: thân xương hơi lõm ra trước, hình lăng trụ tam giác có 3 mặt: sau, trong và ngoài và 3 bờ: trong, ngoài và trước. Có 3 diện khớp: + Diện khớp trên, tiếp khớp với xương thang (khớp cổ tay – đốt bàn ngón cái), là khớp quan trọng nhất của ngón cái, có hình yên ngựa giúp cho ngón cái thực hiện được nhiều động tác: gấp, duỗi, xoay, dạng, đối chiếu… nhờ 5 cơ nội tại của mô cái phối hợp với 4 cơ ngoại lai (cơ duỗi dài ngón cái, duỗi ngắn ngón cái, dạng dài ngón cái, gấp dài ngón cái), cử động dạng ra phía xương quay đạt 35-700 , khép đạt 100 , dạng ra phía trước gan tay đạt 700 và cử động đối chiếu tư thế nghỉ đối chiếu tối đa đạt 45-600 . Khớp này bình thường có bao khớp lỏng lẻo, là khớp cử động được nhiều nhất của ngón tay cái [3]. + Diện khớp dưới (đốt bàn – ngón cái) viết tắt là khớp MP (Metacarpophalangeal) là khớp chỏm cầu, bao khớp được tăng cường bằng hai dây chằng bên, dây chằng này thường được tạo hình lại sau khi cắt ngón thừa (độ IV), cho phép thực hiện động tác gấp – duỗi 900 , có trường hợp duỗi quá mức 200 - 300 , khi ngón cái duỗi hoàn toàn thì xương đốt bàn 1 và đốt 1 ngón tay cái tạo nên một góc khoảng 500 [3]. + Diện khớp liên đốt ngón: viết tắt là IP (Interphalangeal) là khớp bản lề giữa chỏm xương đốt gần và nền xương đốt xa, chỉ cho động tác gấp – duỗi. Bao khớp cũng được tăng cường bằng hệ thống dây chằng bên.
  • 14. 4 + Đốt gần: có thân đốt cong lõm ra trước, có 2 mặt, mặt trước phẳng, mặt sau lồi và hơi tròn. Đầu trên có diện khớp hình yên ngựa, tiếp khớp với xương thang. Đầu dưới có diện khớp ròng rọc, tiếp khớp với xương đốt xa, thực hiện động tác gấp, duỗi 90°. + Đốt xa: cũng có một thân và 2 đầu, thân đốt giống với thân đốt gần. Đầu trên tiếp khớp với đầu dưới đốt gần với diện khớp ròng rọc. Đầu dưới (chỏm đốt) hình móng ngựa, mặt sau nhẵn, tiếp với móng tay, mặt trước gồ ghề gọi là lồi củ đốt ngón xa. Hình 1. 1. Giải phẫu các xương bàn tay [14]
  • 15. 5 1.1.2. Cơ, gân, dây chằng liên quan đến ngón tay cái Ngón tay cái vận động được là nhờ các cơ nội tại và ngoại lai của bàn tay, bao gồm 5 cơ nội tại và 4 cơ ngoại lai (cơ duỗi dài ngón cái, cơ duỗi ngắn ngón cái, cơ dạng dài ngón cái, cơ gấp dài ngón cái) [3]. Cơ nội tại của ngón cái bao gồm: + Cơ dạng ngắn ngón cái: nguyên ủy từ hãm gân gấp, xương thuyền và xương thang tới bám tận vào mặt ngoài nền đốt gần ngón cái. + Cơ gấp ngắn ngón cái: nguyên ủy từ hãm gân gấp, xương thang (đầu nông), xương thê, xương cả (đầu sâu) tới bám tận vào nền đốt gần ngón cái. + Cơ đối chiếu ngón cái: nguyên ủy từ hãm gân gấp và xương thang đến bám tận vào mặt ngoài xương đốt bàn ngón cái. + Cơ khép ngón cái: có 2 bó: đầu chéo nguyên ủy từ xương cả, xương thê, đầu ngang nguyên ủy từ xương đốt bàn tay III đến bám tận mặt trong nền đốt gần ngón cái bằng một gân chứa xương vừng [1]. + Cơ gian cốt gan tay thứ nhất: xuất phát từ cạnh trong xương đốt bàn ngón cái cùng cơ khép bám tận vào nền đốt gần ngón cái. Các động tác của ngón cái gồm: + Gấp ngón cái: do cơ gấp dài, gấp ngắn ngón cái + Duỗi ngón cái: do cơ duỗi dài, duỗi ngắn ngón cái. + Giạng ngón cái: do cơ giạng dài, giạng ngắn ngón cái. + Khép ngón cái do cơ khép ngón cái, cơ gian cốt gan tay thứ nhất, gấp ngắn ngón cái, đối chiếu ngón cái. + Đối chiếu ngón cái: cơ đối chiếu, gấp dài, gấp ngắn ngón cái [1], [5], [6].
  • 16. 6 Hình 1.2. Hệ thống cơ của ngón cái [14] 1.1.3. Mạch máu Cung động mạch gan tay sâu được tạo nên do sự tiếp nối của động mạch quay với nhánh gan tay sâu của động mạch trụ. Động mạch quay từ phía mu tay chui qua khoang gian cốt I giữa hai đầu của cơ gian cốt mu tay I, chia ra động mạch chính ngón cái và động mạch quay ngón trỏ, rồi chui qua khe giữa hai đầu của cơ khép ngón cái chạy về phía mô út để nối với nhánh sâu của động mạch trụ. Động mạch chính ngón cái tách sớm thành hai động mạch riêng ngón cái đi dọc hai bờ ngón cái (trước khi đến khớp bàn ngón cái) nuôi dưỡng cho phần gan tay. Phần mu ngón cái được cấp máu từ các nhánh của động mạch quay tách ra ở đỉnh kẽ ngón thứ nhất [10].
  • 17. 7 Hình 1.3. Hệ thống mạch máu - thần kinh của bàn tay [14]
  • 18. 8 Các tĩnh mạch ở ngón tay có 2 hệ thống: hệ thống tĩnh mạch sâu đi kèm theo động mạch mặt gan, và hệ thống tĩnh mạch nông nhỏ dày đặc làm nhiệm vụ hồi lưu máu về. 1.1.4. Thần kinh chi phối cho ngón tay cái Thần kinh chi phối vận động + Thần kinh giữa: vận động các cơ: dạng ngắn, đối chiếu, bó nông cơ gấp ngắn, gấp dài ngón cái. + Thần kinh trụ: chi phối vận động bó sâu cơ gấp ngắn, khép ngón cái, liên cốt mu tay 1. + Thần kinh quay: chi phối vận động cho cơ dạng dài, duỗi dài, duỗi ngắn ngón cái. Thần kinh chi phối cảm giác + Thần kinh giữa cảm giác mặt gan tay và mu đốt 2 ngón cái. + Thần kinh quay cảm giác mặt mu đốt 1 ngón cái. 1.2. Các giả thuyết sinh bệnh học liên quan đến thừa ngón tay cái Các nguyên nhân gây ra dị tật này cho đến nay vẫn chưa được biết chính xác, có nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những giả thuyết khác nhau. Vào thời kỳ bào thai, nụ chi bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 5, dưới dạng những nụ chi hình mái chèo. Ở phôi người sau 6 tuần, ở các nụ chi hình mái chèo xuất hiện các rãnh tỏa ra như nan hoa, phác họa sự tạo ra các ngón, ngón cái phát triển từ trung mô ở phía bờ quay của nụ chi [9]. Sự biệt hóa tất cả các yếu tố của trục ngón cái hoàn thành vào tuần thứ 8. Vì vậy các hiện tượng gây ra thừa ngón cái phải diễn ra trước tuần thứ 8 của thời kỳ bào thai [43]. Một số nghiên cứu cho rằng thừa ngón cái có thể do di truyền bởi nhiễm sắc thể thường theo kiểu gen trội, có thể gặp thừa ngón ở cả một hoặc hai bàn tay. Orioli thấy 9% di truyền qua nhiễm sắc thể trội [42]. Trong nghiên cứu trên 237 bệnh nhân từ 1960 – 1981, Tada gặp 19 trường hợp (8%) có lịch sử gia đình: 3 trường hợp ở các cặp song sinh, 8 ở các anh chị em ruột, 4 ở bố mẹ
  • 19. 9 và 4 ở họ hàng cũng có dị tật này [47]. Gần đây, nhiều tác giả phát hiện thấy trong một số trường hợp thừa ngón cái được di truyền qua nhiễm sắc thể 7q36 [29], [37], [44]. Năm 2019, Kyriazis Z đã nghiên cứu DNA được lấy từ mẫu máu của các bệnh nhân phẫu thuật thừa ngón tay cái, ông thấy có 8 đột biến bao gồm 4 đột biến mới được phát hiện trong các gen CEP290 (1 đột biến), RPGRIP1 (2 đột biến), TMEM216 (2 đột biến), FBN1 (1 đột biến), CEP164 (1 đột biến) và gen MEGF8 (1 đột biến). Các đột biến mới được phát hiện có lẽ liên quan đến sự nhân đôi của ngón tay cái [35]. Ngoài ra, nhiều tác giả cũng đưa ra sự phát triển bất thường của ngón cái có liên quan đến một loại protein tín hiệu tên là SHH (Sonic Hedgehog) do vùng hoạt động phân cực ZPA (zone of polarizing activity) tiết ra [27], [43]. Năm 2019, Tao Wang phát hiện 2 đột biến trong gen GLI3 và gen EVC có vai trò trong đường truyền tín hiệu của SHH gây ra dị tật thừa ngón cái [51]. 1.3. Đặc điểm lâm sàng thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel 1.3.1. Phân độ dị tật thừa ngón cái bàn tay Hiện nay có rất nhiều cách phân độ thừa ngón tay cái, nhưng bảng phân độ dựa trên mức độ thừa xương ngón cái của Wassel vẫn được sử dụng rộng rãi nhất vì đơn giản, dễ nhớ và áp dụng. - Phân độ thừa ngón tay cái theo tác giả Wassel (1969) Năm 1969, Wassel đưa ra bảng phân độ dị tật thừa ngón tay cái dựa trên mức độ thừa của xương ngón cái, phân chia dị tật này thành 7 độ, bao gồm: + Độ I: Đốt xa ngón cái tách đôi một phần (2%). + Độ II: Đốt xa ngón cái tách đôi hoàn toàn thành 2 đốt riêng biệt có khớp (15%). + Độ III: Đốt gần ngón cái tách đôi một phần, tiếp khớp với đốt xa ngón cái (6%). + Độ IV: Đốt gần ngón cái tách đôi hoàn toàn thành 2 đốt rời nhau, tiếp khớp với các đốt xa ngón cái (43%).
  • 20. 10 + Độ V: Đốt bàn 1, nửa xa tách rời thành hai, tiếp khớp với 1 ngón cái. Đốt bàn 1 thành chữ Y (10%). + Độ VI: Đốt bàn 1 tách rời thành hai đốt riêng biệt, với 2 ngón cái riêng (4%). + Độ VII: Có hai ngón cái, mỗi ngón có 3 đốt (20%) [13], [51]. Hình 1.4. Phân loại thừa ngón cái theo Wassel (1969) [11] Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về dị tật thừa ngón tay cái, hầu hết đều dựa trên phân độ của tác giả Wassel, trong đó các kết quả đều chỉ ra rằng độ IV là hay gặp nhất [12], [21]. Theo Evanson, nghiên cứu qua 60 ngón tay cái được phẫu thuật có 18% độ IV [26]. Năm 2016, Dijkman đã báo cáo qua nghiên cứu của mình dựa trên phân độ của Wassel với kết quả độ IV (45%), độ II (20%), độ VII (15%) [59]. Năm 1996, tác giả Hung L và cộng sự đã mở rộng phân độ của Wassel chia độ IV ra thành 4 độ nhỏ: + Độ IV a: ngón bờ quay thiểu sản hoặc chỉ ở dạng vết (12%). + Độ IV b: ngón bờ quay thiểu sản nhẹ, hai ngón cái có trục hướng về phía bờ trụ (64%). + Độ IV c: hai ngón cái có kích thước đều nhau (15%).
  • 21. 11 + Độ IV d: hai ngón cái tách xa nhau, xương đốt xa hướng vào nhau như càng cua, khớp liên đốt biến dạng uốn, gập góc và xoay (9%) [15], [28], [30]. Năm 2013, Chung cũng đưa ra hệ thống phân loại mới từ 159 ngón tay cái. Hệ thống này gồm có 4 loại dựa trên giải phẫu của sự trùng lặp để tạo điều kiện phẫu thuật chỉnh sửa dị dạng và đánh giá kết quả phẫu thuật [23]. 1.3.2. Biến đổi lâm sàng của ngón tay cái liên quan đến phẫu thuật - Biến đổi về kích thước Hai ngón đều có kích thước bé hơn ngón cái bình thường ở tay kia. Ngón thiểu sản thường là ngón bờ quay, thiểu sản ở mức độ nhiều (IVa) hoặc ít (IVb), cũng có trường hợp kích thước 2 ngón đều nhau (IVc), hơn 90% thừa ngón cái ở thể không đối xứng [15]. Nếu phẫu thuật chỉ cắt đơn thuần một ngón, ngón giữ lại thường thiểu sản. Có thể tăng kích thước bằng chuyển vạt từ ngón cắt bỏ, phần mô mềm sẽ cải thiện dinh dưỡng và kích cỡ của ngón. Năm 2014, Kayalar báo cáo kết quả sau theo dõi trung bình 76,9 tháng, chiều dài của ngón cái được phẫu thuật xấp xỉ 95%, chu vi là 89% và chiều rộng móng là 80% so với bên không phẫu thuật [32]. Năm 2018, Kelley báo cáo trường hợp trẻ nam 20 tháng, có tiền sử thiếu máu Diamond – Blackfan đi kèm với dị tật thừa ngón tay cái, ngón cái cong ở khớp liên đốt, cả hai ngón thiểu sản, móng tay nhỏ [33].
  • 22. 12 - Biến đổi về da, tổ chức dưới da Thường gặp ngón cái tách ra 2 ngón riêng biệt - Biến đổi về móng tay Có hai móng riêng biệt, diện móng nhỏ hơn bình thường. - Biến đổi về xương Phần xương ngón cái thay đổi về hình dáng, kích thước. Xương ngón cái thừa hoàn toàn 2 đốt ngón, cân xứng hoặc khác nhau về kích thước, độ dài. Năm 2010, Abid báo cáo 4 trường hợp bệnh nhân nam, thừa ngón cái độ IV-d, đã được phẫu thuật bằng kĩ thuật Bilhaut – Cloquet. Sau theo dõi trung bình 24 tháng, kết quả tốt trong cả 4 trường hợp theo điểm số của Horii [17]. Có thể gặp hình dạng bất thường của đốt ngón hoặc đốt bàn: ví dụ xương delta, khi phát triển tạo góc gây biến dạng về trục. Năm 2017, Kim B.J đã đưa ra đánh giá kết quả phẫu thuật thừa ngón cái bằng kỹ thuật cắt một phần xương ngón bên quay và ghép xương tự thân ngón bên trụ đối với độ IV, cho kết quả sau 4 năm chiều dài ngón sau tái tạo gần tương đương với bên lành, điểm Tada là 5,3 ± 0,88 [34]. Hình 1. 5. Ngón tay cái thiểu sản [33]
  • 23. 13 - Biến đổi về khớp Cứng khớp ở nhiều mức độ, thiểu sản, cốt hóa khớp. Mặt khác, khớp dẹt gây hạn chế vận động khớp. Diện khớp bàn ngón to ra. Chung một mặt khớp, một bao khớp và hệ thống dây chằng bên. Khi tách rời một khớp dễ dẫn đến thiếu hụt cấu trúc ở các bờ của khớp hoặc khớp không vững. Hình 1.6. Hình ảnh so sánh trước và sau phẫu thuật thừa ngón tay cái [34]
  • 24. 14 Dây chằng bên: đảm bảo cho khớp vững và thẳng trục. Ngón phía bờ quay có 1 dây chằng bên quay trong khi ngón phía bờ trụ có 1 dây chằng bên trụ. Hai ngón được giữ với nhau ở giữa do sự cốt hóa thứ phát, chỗ này thường ở trong khớp. Nếu cắt bỏ một ngón mà không tái tạo lại dây chằng thì ngón giữ lại sẽ không vững và lệch trục. - Biến đổi về gân, cơ Không có gân, thiểu sản gân hoặc bất thường về vị trí, số lượng, điểm bám của gân nội tại và ngoại lai. Hình 1.7. Biến dạng số lượng và điểm bám gân duỗi ngón cái trước và sau phẫu thuật [57]
  • 25. 15
  • 26. 16 Cơ dạng ngắn, đối chiếu, bó nông cơ gấp ngắn, nếu có, thường bám vào ngón bờ quay. Bó sâu cơ gấp ngắn, cơ khép, cơ liên cốt mu tay 1 bám vào bờ trụ. Năm 2010, Nguyễn Ngọc Hưng đã đánh giá trên 164 bệnh nhân với 170 bàn tay chẩn đoán thừa ngón cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, chuyển gân dạng ngắn ngón cái từ ngón bờ quay cắt bỏ vào ngón bờ trụ giữ lại, kết quả theo Tada được đánh giá tốt ở 75,7% trường hợp [31]. Giữa gân gấp và gân duỗi có dải cân chung khiến cho khớp nghiêng và phát triển bất thường gây ra biến dạng ngón cái. Một gân tách đôi và bám vào từng ngón, giữa chúng nối với nhau bằng những sợi ngang. Năm 2014, Yun Ian Xu phân tích bàn tay của 16 BN có thừa ngón cái độ IV-d theo Wassel, các bệnh nhân được điều trị bằng cắt bỏ ngón bờ quay, tái tạo ngón bờ trụ bằng mô giữ lại, bao gồm chỉnh sửa cân bằng gân tách đôi. Kết quả cho thấy xương thẳng trục và vận động khớp được cải thiện [53]. Năm 2017, He B đã nghiên cứu trên 11 bệnh nhân với 12 bàn tay có dị tật thừa ngón cái độ VI-d, tác giả nhận thấy đều có sự biến dạng điểm bám gân liên quan đến vị trí ròng rọc A2, từ ròng rọc A2 gân chia 2 nhánh tới bám vào ngón bờ trụ và ngón bờ quay [56]. - Biến đổi về mạch máu, thần kinh Những bất thường thay đổi tùy theo mức độ thiểu sản, có thể gặp: + Một hệ thống mạch máu, thần kinh chung cho cả 2 ngón. + Hệ thống mạch máu, thần kinh riêng cho mỗi ngón. Hình 1.8. Biến dạng gân và bất thường điểm bám cơ [49]
  • 27. 17 Các biến dạng về giải phẫu có ảnh hưởng nhiều đến thời gian và kết quả phẫu thuật chỉnh hình dị tật thừa ngón tay cái. 1.3.3. Các dị tật phối hợp Theo như một số nghiên cứu, dị tật thừa ngón cái bàn tay thường đi kèm với nhiều dị tật khác của chi cũng như toàn thân. Trong 237 bệnh nhân, Tada gặp 32 trường hợp (13,5%) có dị dạng phối hợp: 6 ở tay bên kia, 10 ở chân, 21 ở các cơ quan (có 5 bệnh nhân bị cả ở chân và cơ quan khác) [47]. Thừa ngón tay cái có thể kèm theo: dị tật dính ngón, dị tật cong ngón, bàn tay vẹo, thừa, dính ngón chân… Các dị dạng phối hợp thường gặp: + Dị tật tiêu hóa: không có hậu môn, ruột xoay bất toàn, thoát vị bẹn… + Dị tật tim mạch: hẹp hở van tim, dị dạng lồng ngực…. + Dị tật tiết niệu: ẩn tinh hoàn, phì đại âm vật… + Dị tật hàm mặt: sứt môi, hở hàm ếch… [13], [16]. 1.4. Điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel Chỉ định phẫu thuật áp dụng cho tất cả các trường hợp có dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo Wassel. Phẫu thuật không chỉ mục đích đưa số lượng ngón tay về bình thường mà còn trả lại chức năng cho bàn tay và thẩm mỹ. Các vấn đề liên quan đến vô cảm có thể là chống chỉ định tương đối. 1.4.1. Tuổi phẫu thuật Chức năng cầm nắm của bàn tay hình thành từ khoảng tháng thứ 4 đến thứ 7 sau sinh. Chức năng của ngón cái và ngón trỏ hình thành sau 12 tháng và các vận động theo ý muốn khoảng tháng thứ 18 sau sinh. Kiểu bàn tay chức năng phát triển từ 2 đến 3 tuổi. Do vậy, phẫu thuật nên được tiến hành giữa 01 - 02 tuổi [15], [60]. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm phẫu thuật tốt nhất. Một số tác giả cho rằng nên phẫu thuật muộn khi mà cấu trúc giải phẫu rõ ràng, thuận tiện cho can thiệp. Nếu phẫu thuật quá sớm sẽ khó nhận thấy các bất
  • 28. 18 thường giải phẫu và khó đạt kết quả tốt với nguy cơ biến dạng tăng lên sau phẫu thuật. Năm 2017, de Aldeidia Cef đã phẫu thuật cho 31 BN, qua tái khám ông đã đưa ra kết luận nên phẫu thuật trước 3 tuổi để phát hiện và xử lý sớm, hạn chế tối đa các biến dạng sau mổ [25]. 1.4.2. Nguyên tắc điều trị Đánh giá bệnhnhân trướcphẫu thuật: mức độ thiểusản của mỗi ngón, độvững của khớp, lệch trục của xương, độ co khép của ngón cái… Phẫu thuật: phẫu tích tỷ mỉ, không gây tổn thương, bộc lộ và đánh giá sự biến đổi giải phẫu của da, phần mềm, xương, khớp, gân cơ, mạch máu, thần kinh từ đó đưa đến trình tự phẫu thuật hợp lý. Da, phần mềm: Giữ lại tối đa. Có thể sử dụng vạt da của ngón cắt bỏ để tăng cường cho ngón giữ lại, giúp cho ngón giữ lại có kích thước, chiều dài như bên đối diện [48]. Năm 2015, Dautel đã sử dụng vạt hướng trục của ngón thừa để bổ xung cho phần da thiếu của ngón giữ lại. Kết quả tất cả các vạt đều sống tốt, chiều dài của ngón tay đã phẫu thuật so với bên lành dao động từ 92% - 103% [24]. Móng tay: giữ lại ngón cùng với móng của nó hoặc tạo hình móng tay từ hai ngón cái nếu kích thước 2 móng đều nhau (IVc). Xương: cắt bỏ hoàn toàn xương đốt gần, đốt xa ngón cái thừa. Màng xương được bóc tách dọc bờ quay, giữ lại hệ thống dây chằng bên và gân cơ giạng ngắn ngón cái để phục hồi cho ngón giữ lại. Khớp: đục bỏ một phần diện khớp để đưa về diện khớp như bình thường. Dây chằng: giữ lại hệ thống dây chằng bên ngón, nếu có biến dạng vị trí bám, cần cố định lại dây chằng bên, có thể tăng độ vững của dây chằng bằng các tổ chức phần mềm bên ngón. Gân, cơ: thường biến dạng vị trí bám, phẫu thuật cần khâu lại vị trí bám của cơ vào ngón giữ lại để đảm bảo vận động cho ngón, giữ chức năng của
  • 29. 19 khớp và cân bằng lực cơ. Đối với thừa ngón cái độ IV, cần khâu lại dây chằng bên ngón, đính lại điểm bám gân dạng ngắn ngón cái vào ngón giữ lại [58]. Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã đánh giá trên 164 bệnh nhân với 185 bàn tay chẩn đoán thừa ngón cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, chuyển gân dạng ngắn ngón cái từ ngón bờ quay cắt bỏ vào ngón bờ trụ giữ lại, tạo hình ngón bờ trụ, kết quả theo Tada được đánh giá tốt ở 75,7% trường hợp [31]. Mạch máu, thần kinh: bảo tồn tối đa để đảm bảo nuôi dưỡng, cảm giác, vận động cho ngón giữ lại, tránh nguy cơ hoại tử hoặc thiểu dưỡng sau mổ. Sau phẫu thuật cần bất động bằng bột cẳng bàn tay ôm ngón cái, ngón cái tư thế giạng [2]. Bột cẳng bàn tay sẽ được tháo sau 3 tuần. Có thể chụp lại xquang để đánh giá trục ngón, sự liền xương. Hướng dẫn gia đình tập phục hồi chức năng ngón tay cái cho trẻ. Hình 1. 9. Cắt một phần xương đốt bàn để chỉnh trục ngón cái [49]
  • 30. 20 1.4.3. Phương pháp phẫu thuật 1.4.3.1. Phương pháp cắt bỏ ngón thừa đơn thuần Thường chỉ áp dụng cho thừa ngón cái phụ thể da khi mà ngón thừa liên kết với bàn tay chỉ bằng cầu da, không có bất thường về xương, mặt khớp. Với các thể còn lại, nếu chỉ cắt ngón thừa đơn thuần mà khâu chỉnh sửa mặt khớp, trục ngón thì khả năng lệch trục, mất vững khớp sau mổ sẽ rất cao. 1.4.3.2. Cắt bỏ ngón thừa và tái tạo Là phương pháp phổ biến nhất trong điều trị thừa ngón cái. Thường áp dụng cho những trường hợp ngón thừa thiểu sản hơn ngón còn lại (ngón thiểu sản thường là ngón bờ quay), tuy nhiên có thể áp dụng cho trường hợp hai ngón kích thước tương đương, ngón giữ lại là ngón có chức năng tốt hơn (thường là ngón bờ trụ) để giữ lại được dây chằng bên trụ. Kĩ thuật gồm có cắt bỏ ngón thừa, tái tạo lại ngón cái bảo tồn bằng phần mềm từ hai ngón, khâu phục hồi dây chằng bên, cơ dạng ngắn ngón cái thường bám vào ngón bờ quay, sau khi cắt ngón bờ quay cần chuyển cơ cho ngón bờ trụ (để ngón còn lại không vẹo về phía trụ), gọt sửa sụn khớp chỏm xương đốt bàn [34]. Chuyển gân giạng ngắn từ ngón thừa hoặc chuyển hướng điểm bám gân gấp, duỗi vào trung tâm để đảm bảo sức cơ cho ngón giữ lại. Biến dạng zigzag: ngoài khớp đốt bàn cần sửa trục và làm vững, khớp gian đốt cũng cần cố định để tránh biến dạng zigzag sau mổ: rạch một đường ở bờ trụ của khớp gian đốt, khâu nếp gấp dây chằng bên trụ, chuyển gân duỗi từ ngón cắt bỏ tới nền đốt 2 phía trụ của ngón giữ lại, sau khi đã nắn thẳng trục, cố định khớp với kim Kirschner. Ưu điểm: dễ thực hiện do không can thiệp nhiều vào xương, có thể áp dụng với hầu hết các loại. Nhược điểm: trường hợp hai ngón cái có kích thước tương đương, khi cắt bỏ một ngón thì ngón giữ lại sẽ thiểu sản hơn so với ngón bình thường [15]. 1.4.3.3. Phương pháp Bilhaut – Cloquet kinh điển
  • 31. 21 Chỉ định: hai ngón cái có kích thước bằng nhau (độ I, độ II theo Wassel) Cách thực hiện: cắt bỏ hình chêm giữa hai ngón, bao gồm cả xương và phần mềm, sau đó gắn hai phần còn lại vào để tạo thành ngón cái mới. Ưu điểm: có thể tạo ra một ngón cái mới có kích thước gần như bình thường. Nhược điểm: rối loạn phát triển đốt ngón (do hai đầu xương không cân xứng), co cứng khớp gian đốt (do mặt khớp không tương xứng), rối loạn phát triển móng. 1.4.3.4. Phương pháp Bilhaut – Cloquet cải tiến Chỉ định : thừa ngón cái loại II, loại III, ngón cái tách đôi với kích thước đều nhau. Cách thực hiện tạo hình ngón tay cái bằng việc sử dụng phần mềm của một ngón với một phần xương đốt xa của ngón khác. Ưu điểm : đem lại hiệu quả cao, cải thiện chức năng ngón ta, tầm vận động của khớp liên đốt, không gây biến dạng và hạn chế phát triển của móng tay sau mổ. Xương đốt ngón xa phát triển bình thường. Nhược điểm : khó thực hiện, chỉ định hạn chế chỉ áp dụng cho thừa ngón cái loại II, loại III khi hai ngón tách đôi đều nhau. 1.4.3.5. Kỹ thuật on top plasty Trong một vài trường hợp, đầu gần của một trong hai ngón thừa có chức năng và thẩm mỹ tốt hơn, đầu xa thiểu sản, trong khi ngón còn lại có đầu xa và móng tương đối thẩm mỹ. Phẫu thuật sẽ kết hợp hai phần tối ưu từ hai ngón để tạo thành một ngón có chức năng và thẩm mỹ tốt hơn [20]. 1.4.3.6. Kỹ thuật side to side plasty Tương tự như chỉ định của on top plasty nhưng hai ngón thừa có biến dạng gập góc, đầu gần của hai ngón cách xa nhau, đầu xa hướng về nhau, khớp liên đốt lệch trục và mất vững. Phẫu thuật sẽ kết hợp hai phần tối ưu của hai ngón, vừa chỉnh trục ngón, làm vững khớp, mang lại hình thể đẹp cho ngón [19]. 1.4.4. Các biến chứng, di chứng sau phẫu thuật
  • 32. 22 - Biến dạng về móng tay Nguyên nhân do khi khâu, 2 mép của giường móng và mầm móng để lại 1 rãnh hẹp ở giữa. Mặt khác, do đường kính của 2 móng ít khi tương đương nên móng tay thường không cân xứng. - Cứng khớp: là biến chứng hay gặp. Nguyên nhân do biến dạng hoặc thiểu sản khớp, hay gặp cứng khớp gian đốt. - Khớp không vững: khớp không vững sang bên nguyên nhân do không khâu lại dây chằng bên. - Lệch trục Vẹo ngón đơn thuần: nguyên nhân do mặt khớp chéo vát, do xương lệch trục, do gân gấp và duỗi bám bất thường kiểu “dây cung”. Vẹo phía quay dễ chấp nhận hơn phía trụ vì các ngón còn đối chiếu được. Biến dạng zigzag: đốt xa lệch về phía bờ quay, đốt gần lệch về phía bờ trụ. - Co hẹp khoảng kẽ ngón Biến chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân khi cầm nắm vật lớn. Có thể mở rộng khoảng kẽ ngón bằng tạo vạt hình chữ Z với 4 vạt, nếu cần phối hợp với vạt xoay mu tay. - Các biến chứng, di chứng khác Không đối chiếu được: do không khâu lại ô mô cái Không tạo thành gọng kìm ở đầu búp ngón, thiểu sản ngón giữ lại Hoại tử ngón: do thiếu mạch nuôi, hoặc tổn thương mạch nuôi Nhiễm trùng, sẹo gây biến dạng. 1.5. Một số nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về đặc điểm lâm sàng và phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái 1.5.1. Nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng của dị tật thừa ngón tay cái - Nghiên cứu trên thế giới
  • 33. 23 Năm 2013, tác giả Cabrera đánh giá trên 115 BN phẫu thuật thừa ngón tay cái với 62% BN nữ, 74% ở tay phải, tuổi phẫu thuật trung bình là 20 tháng, phổ biến nhất là độ IV (54%) [22]. Nghiên cứu của Dijkman và cộng sự (2016) chỉ ra rằng đa số các trường hợp hai ngón thiểu sản không đều trong đó ngón bờ trụ phát triển hơn ngón bờ quay (85%) [59]. Nghiên cứu của Hung và cộng sự (1996) trên 45 bàn tay thừa ngón loại IV. Loại IV-a là 05/45 trường hợp (12%), loại IV-b là loại gặp nhiều nhất với 29/45 trường hợp (64%), loại IV-c có 07/45 ngón (15%), loại IVd có 04 trường hợp (9%) [30]. Năm 2016, Haifeng Zhang phẫu thuật 28 trường hợp cũng sử dụng phương pháp cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón và đánh giá sau 3 năm cho kết quả về chức năng và thẩm mỹ tốt [55]. - Nghiên cứu tại Việt Nam Năm 2001, Nguyễn Mạnh Khánh có đánh giá lâm sàng, phân loại và kết quả điều trị thừa ngón tay cái bẩm sinh trên 56 bệnh nhân với 60 ngón tay cái thừa nhận thấy: các bệnh nhân thường đến khám và phẫu thuật muộn với tuổi phẫu thuật trung bình là 7.4 với đủ các hình thái lâm sàng, đủ cả 8 loại, nhiều nhất là loại IV (50%) [8]. Năm 2016, Vũ Tú Nam nghiên cứu trên 42 BN với 44 bàn tay mắc dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo phân loại của Wassel được phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 6 năm 2016. Kết quả tỉ lệ nam/nữ là 2/1, đa phần BN bị tay phải (66.7%), độ tuổi được phẫu thuật trung bình là 3.4 ± 2.8 tuổi, nhiều nhất trong độ tuổi 1 -3 tuổi với 52% [11]. Năm 2019, tác giả Hoàng Thị Vân đánh giá trên 46 bệnh nhân với 51 bàn tay thừa ngón cái, tuổi phẫu thuật trung bình là 3,8 ± 2,5 tuổi, 07 trường hợp có
  • 34. 24 dị tật bẩm sinh phối hợp. Có 11 trường hợp thừa ngón cái loại IV (chiếm 21,6%) [16]. 1.5.2. Nghiên cứu về phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón tay cái - Nghiên cứu trên thế giới Năm 2012, Lee C. C đã đánh giá trên 42 BN với biến dạng zigzag được phẫu thuật và theo dõi với thời gian trung bình là 4 năm. Với kỹ thuật chuyển gân bằng cách khâu kéo, kết quả cho thấy 8 trường hợp đánh giá tốt, 31 trường hợp khá và 3 trường hợp trung bình [36]. Năm 2013, tác giả Cabrera G.M đánh giá trên 115 BN sau phẫu thuật theo hệ thống tính điểm Tada cho kết quả 91% là tốt, biến chứng xảy ra ở 27% chủ yếu là khớp mất vững và biến dạng lệch trục. Tác giả cũng đưa ra sự liên quan giữa tuổi tại thời điểm phẫu thuật và phân độ Wassel ảnh hưởng tới kết quả điều trị [22]. Năm 2016, Wang L đã so sánh tỷ lệ chiểu dài và chiều rộng của ngón cái giữa 2 nhóm: nhóm A gồm các trẻ bình thường, nhóm B gồm 15 trẻ có dị tật thừa ngón tay cái đã phẫu thuật, nghiên cứu cho kết quả ở nhóm A tỷ lệ chiều dài và chiều rộng ngón tay cái không thay đổi theo tuổi và giới. Ở nhóm B qua theo dõi trung bình 41 tháng cũng có tỷ lệ gần tương tự, tuy nhiên chiều rộng ngón cái sau phẫu thuật có nhỏ hơn bình thường [58]. Năm 2017, Kim B.J đã phẫu thuật cho 30 BN với dị tật thừa ngón tay cái bằng phương pháp cắt bỏ ngón thừa và ghép da tự thân. Sau phẫu thuật chiều dài và kích thước ngón giữ lại gần như bằng so với ngón bên lành (tương ứng với thang điểm Tada 5,3 ± 0,88) [34]. Năm 2017, de Aldeidia Cef đã phẫu thuật cho 31 BN từ năm 2002 đến năm 2008, phần lớn là độ IV Wassel, trong đó 19 BN đã quay lại tái khám cho kết quả cả BN và người nhà đều hài lòng về chức năng và thẩm mỹ của ngón tay được tái tạo, tuy nhiên có nhiều đứa trẻ gặp khó khăn khi cầm nắm những vật rất nhỏ [25].
  • 35. 25 Năm 2017, Al Quattan đã báo cáo kết quả nghiên cứu qua 53 trường hợp sử dụng kỹ thuật BC cho kết quả: chức năng ngón tay được đánh giá tốt ( Tada ≥ 5 điểm), phạm vi chuyển động trung bình của khớp khoảng 600 . Tuy nhiên về mặt thẩm mỹ không được đánh giá cao do ngón tay cái rộng và móng tay chẻ đôi [18]. Năm 2018, Nakamoto đã phẫu thuật cho 34 trẻ, trong đó có 20 trẻ tái khám đều cho kết quả chức năng bàn tay tốt sau phẫu thuật (điểm Tada ≥ 5), kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là cắt bỏ ngón thừa và tạo hình ngón [40]. - Nghiên cứu tại Việt Nam Năm 2001, Nguyễn Mạnh Khánh có đánh giá trên 56 bệnh nhân với 60 ngón tay cái lết quả phẫu thuật trong số 41 trường hợp khám lại có 4 trường hợp kém, 8 trường hợp khá, và 29 trường hợp tốt, trong đó có 35 trường hợp hài lòng với kết quả phẫu thuật. Biến chứng và di chứng sau mổ còn cao, nhiều nhất vẫn là lệch trục (15/41 ca) [8]. Năm 2008, tác giả Phạm Đông Đoài đã báo cáo kết quả phẫu thuật cho 184 bàn tay, trong đó có 13 ca thừa ngón cái trên tổng số 34 ca dị tật bẩm sinh. Tất cả đều được cắt bỏ ngón bên quay, tái tạo dây chằng bên ngoài khớp bàn ngón cho 10 ca loại IV, xuyên đinh tạo trục cho 6 ca. Kết quả sau mổ đều lành tốt, không sẹo co rút, hình dáng ngón sau mổ tương đối gần bằng bên lành, chưa dạng được ngón cái tối đa [7]. Năm 2010, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng có đánh giá kết quả chuyển cơ dạng ngắn ngón cái trên 185 bàn tay thừa ngón loại IV theo Wassel. Theo đó, phẫu thuật chuyển điểm bám tận cơ dạng ngắn ngón cái đã cải thiện tích cực khả năng dạng ngón sau phẫu thuật điều trị thừa ngón cái bẩm sinh. Kết quả tốt với 140 ngón tay cái (75,7%), kết quả khá ở 36 ngón tay cái (19,4%) và kết quả kém ở 9 ngón tay (4,9%). Đây là kĩ thuật đơn giản, an toàn và hiệu quả trong điều trị dị tật tách ngón cái độ IV ở trẻ em [31].
  • 36. 26 Năm 2016, Vũ Tú Nam nghiên cứu trên 42 BN với 44 bàn tay mắc dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo phân loại của Wassel. Với 97,7% bàn tay được cắt bỏ ngón cái thừa phía bờ quay, tái tạo lại ngón bờ trụ với nhiều kĩ thuật trong đó đa số được chuyển gân dạng ngắn ngón cái [11]. Năm 2019, tác giả Hoàng Thị Vân đánh giá trên 46 bệnh nhân với 51 bàn tay thừa ngón cái. Phương pháp phẫu thuật được sử dụng chủ yếu là cắt bỏ ngón bờ quay, tái tạo ngón bờ trụ 33/51 bàn tay (64,7%) [16].
  • 37. 27 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 53 bệnh nhân có dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật tạo hình ngón tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2018 đến tháng 07/2020. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Chọn 53 bệnh nhân từ 06 tháng đến dưới 15 tuổi, được phẫu thuật tạo hình điều trị dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo Wassel tại bệnh viện Nhi Trung ương - Lâm sàng: Ghi nhận tất cả các bệnh nhân có dị tật thừa ngón tay cái độ IV một bên, không phân biệt về giới tính. - Cận lâm sàng: Ghi nhận tất cả các bệnh nhân có phim chụp xquang bàn tay trước phẫu thuật. - Phẫu thuật: Ghi nhận các bệnh nhân phẫu thuật theo phương pháp cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón giữ lại, có chuyển gân dạng ngắn ngón cái. - Bệnh án có đầy đủ dữ liệu đáp ứng các chỉ tiêu nghiên cứu - Thời gian theo dõi sau phẫu thuật tối thiểu là 02 tháng 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Loại ra khỏi nghiên cứu các bệnh nhân được phẫu thuật cả hai tay trong một lần nhập viện. - Loại ra các BN có dị tật kèm theo như tim mạch, hô hấp, tiết niệu mà chưa điều trị ổn định. - Bệnh nhân có rối loạn đông máu chưa ổn định - Bệnh nhân có bệnh lý về tâm - thần kinh chưa ổn định - Loại các bệnh nhân phẫu thuật có cắt xương chỉnh trục - Các bệnh nhân/ cha mẹ bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
  • 38. 28 - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2018 đến 07/2020 + Nghiên cứu hồi cứu: Từ tháng 01/2018 đến 12/2019 + Nghiên cứu tiến cứu: Từ tháng 01/2020 đến 07/2020 - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Chỉnh hình nhi Bệnh viện Nhi Trung ương. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả - Thiết kế cắt ngang 2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 2.3.2.1. Cỡ mẫu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu ước lượng từ một tỷ lệ trong quần thể: n = Z2 (1-α/2) x Trong đó: n: Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu. Z2 (1-α/2): hệ số tin cậy, với mức ý nghĩa thống kê α = 0,05, tương ứng với độ tin cậy là 95% thì Z(1-α/2) = 1,96. P: tỷ lệ BN sau phẫu thuật hình điều trị thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel được đánh giá thành công, dự kiến là 97% (tham khảo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hưng (2010) về đánh giá kết quả phẫu thuật trên 185 bàn tay thừa ngón cái độ IV theo Wassel) [31]. d: là sai số ước lượng, tôi chọn d = 5% Thay vào công thức ta có p x (1-p) d2
  • 39. 29 n = (1,96)2 x 0.97 x 0.03 0.052 ≈ 45 Chúng tôi đã chọn ra 53 bệnh nhân với 53 bàn tay đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu, lớn hơn cỡ mẫu tối thiểu là 45 bệnh nhân. 2.3.2.2. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện, lấy vào nghiên cứu 53 bệnh nhân dưới 15 tuổi có dị tật thừa ngón tay cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật tạo hình ngón đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian từ 01/2018 đến hết 07/2020 tại bệnh viện Nhi Trung ương. 2.4. Các chỉ tiêu trong nghiên cứu 2.4.1. Đặc điểm chung - Tuổi phẫu thuật: được xác định dựa vào hồ sơ bệnh án Theo nhiều nghiên cứu, việc phẫu thuật nên bắt đầu khi trẻ từ 06 tháng trở lên, khi đó các biến dạng giải phẫu đã rõ ràng, việc gây mê hồi sức cũng đơn giản hơn. Mặt khác chức năng của bàn tay cũng được hình thành và phát triển trong khoảng từ 06 tháng – 02 tuổi [15], [16]. Chức năng của bàn tay hoàn thiện khi trẻ bắt đầu đi học lúc 06 tuổi, mọi bất thường bàn tay trước đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến thói quen cũng như tâm lý của trẻ. Trên 6 tuổi, các biến dạng giải phẫu thường phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị [4], [8]. Vì vậy chúng tôi chia tuổi của bệnh nhân thành 3 nhóm tuổi: từ 06 – 24 tháng tuổi, từ 25 tháng tuổi - 06 tuổi, từ 07 – 15 tuổi. - Giới: nam hoặc nữ - Tiền sử gia đình: theo nghiên cứu của Tada (1983) [47] và Hoàng Thị Vân (2019), dị tật thừa ngón tay cái có liên quan đến yếu tố gia đình. Dựa vào các nghiên cứu trước đó, chúng tôi phân làm 2 nhóm : + Nhóm trong gia đình có người cũng có dị tật thừa ngón + Nhóm trong gia đình có người có dị tật bẩm sinh khác - Bệnh kèm theo: chia làm 5 nhóm được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án
  • 40. 30 + Nhóm có kèm theo các dị tật về bàn tay, bàn chân khác: thừa ngón, dính ngón, bàn tay khèo… + Nhóm kèm theo các dị tật về tiêu hóa: ruột xoay bất toàn, thoát vị bẹn… + Nhóm kèm theo các dị tật về tim mạch – hô hấp: hẹp hở van tim, dị dạng lồng ngực… + Nhóm kèm theo các dị tật về tiết niệu: ẩn tinh hoàn, phì đại âm vật… + Nhóm dị tật thần kinh - sọ mặt: sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy… 2.4.2. Đặc điểm lâm sàng của dị tật thừa ngón tay cái Đặc điểm lâm sàng (không so sánh kích thước ngón cái đối với 03 trường hợp có dị tật ở cả 2 bàn tay) + Vị trí tay bị dị tật: tay phải, tay trái hay cả hai tay. + Kích thước ngón bờ quay so với bên lành: Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% + Kích thước ngón bờ trụ so với bên lành: Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% + Kích thước ngón bờ quay so với ngón bờ trụ: Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75%
  • 41. 31 - Cách đo chiều dài ngón tay cái: đo từ khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái đến đầu mút của ngón tay cái. Đo ở chính giữa phía mu ngón tay khi gấp khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái [3]. - Cách đo chu vi ngón tay cái: dùng thước chia minimet đo theo chu vi ở giữa của đốt gần ngón tay cái [3]. - Cách đo kích thước móng tay: dùng thước chia minimet đo theo chiều dài và chiều ngang tại vị trí chính giữa móng tay [3]. + Trục của ngón: Ta chia lệch trục ngón ra làm 3 mức độ không lệch (<100 ), lệch vừa (100 -200 ) và lệch nhiều (>20o ) theo thang điểm Tada [47]. Độ lệch trục của khớp đốt bàn – đốt ngón gần: chia ra 3 nhóm không lệch (<100 ), lệch vừa (100 -200 ) và lệch nhiều (>200 ). Độ lệch trục của khớp liên đốt ngón: chia ra 3 nhóm không lệch (<100 ), lệch vừa (100 -200 ) và lệch nhiều (>200 ). - Cách đo trục của ngón tay cái: đo ở tư thế trung bình, khớp cổ tay duỗi, ngón duỗi. Trục cẳng tay và trục dọc ngón giữa tạo nên một đường thẳng. Ngón cái khép vào ngón trỏ: + Trục của khớp đốt bàn – đốt ngón gần: dùng thước đo góc chuyên dụng đo góc tạo bởi xương đốt bàn ngón cái với xương đốt gần ngón cái phía bờ trụ trên phim xquang bàn tay, trục của thước đặt chính giữa trục xương [3]. + Trục của khớp liên đốt ngón cái: dùng thước đo góc tạo bởi xương đốt gần và xương đốt xa ngón cái phía bờ trụ trên phim xquang bàn tay, trục của thước đặt chính giữa trục xương [3]. - Đặc điểm cận lâm sàng: Thông qua kết quả chụp phim xquang xương bàn tay. Qua phim chụp xquang đánh giá: + Phân loại thừa ngón cái theo Hung L (mở rộng phân loại độ IV Wassel), gồm 4 loại IV-a, IV-b, IV-c, IV-d [30].
  • 42. 32 2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá về kết quả phẫu thuật thừa ngón tay cái 2.4.2.1. Đánh giá trong phẫu thuật - Thời gian phẫu thuật: được ghi lại trong hồ sơ bệnh án - Các tai biến do kỹ thuật mổ và do gây mê: Chảy máu do tổn thương mạch máu, đứt dây thần kinh, tuần hoàn ngọn chi kém do garo quá lâu, tê bì, giảm cảm giác bàn tay… Các tai biến này được ghi nhận trong biên bản phẫu thuật và trong bệnh án nghiên cứu. 2.4.2.2. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật - Thời gian bó bột (ngày): được ghi nhận qua hồ sơ bệnh án tính từ lúc bó bột sau phẫu thuật đến khi tháo bột. - Thời gian nằm viện (ngày): tính từ ngày BN phẫu thuật đến ngày BN ra viện. - Giảm đau sau phẫu thuật: được ghi nhận trong hồ sơ bệnh án Loại thuốc giảm đau được dùng: paracetamol, thuốc giảm đau khác Đường dùng giảm đau: truyền TM, đặt hậu môn, đường dùng khác Thời gian sử dụng thuốc giảm đau: dưới 3 ngày, 4 ngày trở lên - Biến chứng sớm sau phẫu thuật: tính từ ngày phẫu thuật cho đến khi ra viện. Được ghi nhận bởi bác sĩ điều trị và ghi trong hồ sơ bệnh án. + Chảy máu vết mổ: vết mổ rỉ máu + Hoại tử ngón: ngón tay tím đen, mất cảm giác + Nhiễm trùng vết mổ: vết mổ sưng nề, tấy đỏ, chảy dịch mủ. + Chèn ép bột: ngọn chi tê bì, căng tức, đau. Đánh giá kết quả phẫu thuật khi bệnh nhân khám lại: theo thang điểm Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien [48].
  • 43. 33 Bảng 2. 1. Thang điểm đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón tay cái theo Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien [48] Đánh giá Điểm Vận động (khớp MPJ và IPJ) > 700 500 – 700 < 500 2 1 0 Khớp MPJ không vững Không Có 1 0 Lệch trục khớp MPJ < 100 100 – 200 > 200 2 1 0 Mức độ hài lòng của gia đình Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận Kết quả chức năng hoặc thẩm mỹ được chấp nhận Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận 2 1 0 Kết quả: + Tốt: ≥ 6 điểm + Kém: ≤ 2 điểm + Khá: 3 - 5 điểm - Cách đo tầm vận động của khớp: Đo ở tư thế trung bình, khớp cổ tay duỗi, ngón duỗi. Trục cẳng tay và trục dọc ngón giữa tạo nên một đường thẳng. Ngón cái khép tối đa qua gan tay, đồng thời gấp tất cả các khớp của ngón cái. Lúc đó ngón cái nằm vào lòng bàn tay. Dùng thước chuyên dụng đặt dọc theo phía bờ quay ngón cái đo khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái và khớp liên đốt ngón cái. Tầm vận động của ngón cái tính là tổng của hai góc trên [3].
  • 44. 34 - Cách đo độ vững của khớp: khớp mất vững là khi khớp không vững sang bên ≥ 50 . Dùng thước đo góc đặt tại phía bờ quay của ngón cái tư thế bàn tay và các ngón duỗi, ngón cái dạng. Đo góc khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái khi đẩy ngón cái về phía bờ trụ [3]. - Cách đo độ lệch trục ngón cái: dùng thước đo góc tạo bởi xương đốt bàn và xương đốt gần ngón cái tư thế dạng ngón cái. Đo chính giữa mặt mu ngón tay [3]. + Độ lệch trục của khớp liên đốt ngón: chia làm 3 nhóm không lệch (<100 ), lệch vừa (100 -200 ) và lệch nhiều (>200 ). + Thẩm mỹ ngón sau tạo hình so với ngón bên lành (đánh giá sau phẫu thuật ít nhất 02 tháng, không đánh giá 03 trường hợp thừa ngón cái bàn tay hai bên) Chu vi ngón: nhỏ hơn 50%, 50 - 75%, lớn hơn 75% Chiều dài ngón: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Kích thước móng: nhỏ hơn 50%, 50 – 75%, lớn hơn 75% Hình 2. 1. Các dụng cụ đo kích thước, độ lệch trục ngón cái
  • 45. 35
  • 46. 36 2.5. Quy trình phẫu thuật 2.5.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật - Làm đầy đủ các xét nghiệm - Điều trị ổn định các bệnh lý phối hợp - Vệ sinh bàn tay trước phẫu thuật - Động viên BN và gia đình, giải thích rõ ưu điểm, tai biến, biến chứng có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật - Dùng kháng sinh dự phòng. 2.5.2. Phương pháp vô cảm, garo - Gây tê đám rối thần kinh cánh tay - Gây mê nội khí quản với các trường hợp trẻ nhỏ không hợp tác hoặc không tê được đám rối thần kinh cánh tay - Garo hơi hoặc garo phần dưới cánh tay 2.5.3. Chuẩn bị dụng cụ - Bộ dụng cụ vi phẫu thuật - Chỉ vi phẫu, chỉ khâu gân, cơ, chỉ đóng da - Dao điện, kính phóng đại Hình 2. 2. Cách đo một số góc của ngón cái [57]
  • 47. 37 2.5.4. Tư thế bệnh nhân Bệnh nhân nằm trên bàn phẫu thuật, bàn tay được phẫu thuật đặt trên một bàn nhỏ riêng. 2.5.5. Các bước tiến hành phẫu thuật Rạch da, bóc tách các lớp vào đến ngón thừa. Đánh giá biến dạng bất thường về giải phẫu. Cắt bỏ ngón thiểu sản hơn, thường là ngón bờ quay. Trường hợp ngón giữ lại vẫn nhỏ: tăng cường thêm bằng vạt từ ngón cắt bỏ. Đốt bàn thường có hai diện khớp và mặt khớp không tương ứng với đốt I, cần sửa mặt khớp của chỏm đốt bàn, gọt sụn khớp, khâu lại dây chằng bên. Cơ dạng ngắn ngón cái thường bám vào ngón bờ quay, cần chuyển cho ngón bờ trụ (để ngón còn lại không vẹo về phía trụ).
  • 48. 38 Biến dạng zig zag: ngoài khớp đốt bàn cần sửa trục và làm vững khớp gian đốt, nếu không biến dạng zig zag sẽ nặng lên sau mổ: rạch một đường ở bờ trụ của khớp gian đốt, khâu nếp gấp dây chằng bên trụ, chuyển gân duỗi từ ngón cắt bỏ tới nền đốt 2 phía trụ của ngón giữ lại, sau khi đã nắn thẳng trục, cố định khớp với kim Kirschner. Bó bộ cẳng bàn ngón tay tư thế giạng ngón cái, giữ bột 3 – 4 tuần. Phát hiện, xử trí các biến chứng sớm sau phẫu thuật Tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng ngay sau khi tháo bột. Hình 2. 3. Sử dụng vạt da của ngón cắt bỏ tăng cường cho ngón giữ lại [49]
  • 49. 39 2.6. Phương pháp thu thập số liệu - Đối với bệnh nhân hồi cứu: thời gian từ 01/2018 đến hết 12/2019, gồm 40 bệnh nhân Bước 1: Đến phòng kế hoạch tổng hợp bệnh viện Nhi Trung ương xin xem sổ phẫu thuật, lấy bệnh án nghiên cứu đủ tiêu chuẩn chọn. Bước 2: Liên hệ cho bệnh nhân hoặc người nhà, hẹn thời gian khám lại Bước 3: Khám lại bệnh nhân, thu nhận các chỉ tiêu nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1). - Đối với bệnh nhân tiến cứu: thời gian từ 01/2020 đến hết 07/2020, gồm 13 bệnh nhân Bước 1: Khám bệnh nhân và tham gia phẫu thuật theo cùng một quy trình thống nhất. Bước 2: Thu nhận các chỉ tiêu nghiên cứu theo mẫu bệnh án nghiên cứu: trước phẫu thuật, trong phẫu thuật và sau phẫu thuật. Hình 2. 4. Bệnh nhân Dương Quang H - 13 tháng. Mã BN: 180478321
  • 50. 40 Bước 3: Hẹn thời gian tháo bột và khám lại bệnh nhân 2.7. Công cụ thu thập số liệu Số liệu được thu thập thông qua bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1): bao gồm các câu hỏi cho BN/ người nhà BN trả lời và các thông tin từ hồ sơ bệnh án có liên quan đến nghiên cứu. 2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu + Sử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 + Các chỉ tiêu định tính được tính toán theo tỷ lệ phần trăm (%). + Các chỉ tiêu định lượng được tính toán theo giá trị trung bình. 2.9. Đạo đức nghiên cứu - Luận văn được thông qua hội đồng đạo đức của trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên và Bệnh viện Nhi Trung ương. - Giữ bí mật thông tin của người bệnh, tôn trọng, thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân. - Kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ 01/2018 đến 07/2020, có 53 BN có dị tật thừa ngón cái độ IV theo Wassel được phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa, tạo hình ngón đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu. Kết quả thu được như sau: 3.1. Một số đặc điểm về lâm sàng, cận lâm sàng
  • 51. 41 3.1.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi Nhận xét: Nhóm tuổi hay gặp nhất là 06 – 24 tháng với 41 bệnh nhân (77,4%). Tuổi phẫu thuật lớn nhất là 57 tháng, nhỏ nhất là 06 tháng, tuổi phẫu thuật trung bình là 17,77 tháng. 3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, dân tộc Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính, dân tộc Dân tộc Giới tính Kinh Thiểu số Tổng (tỷ lệ %) Nam 28 2 30 (56,6%) Nữ 22 1 23 (43,4%) Tổng số 50 (94,3%) 3 (5,7%) 53 (100%) 77,4% 22,6% 06 - 24 tháng tuổi 25 tháng - 06 tuổi Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi
  • 52. 42 Nhận xét: Trong số 53 bệnh nhân có 30 bệnh nhân nam (56,6%) và 23 bệnh nhân nữ (43,4%), tỷ lệ nam/nữ ≈ 1,3/1. Dân tộc kinh chiếm số lượng nhiều nhất với 50 bệnh nhân (94,3%), dân tộc thiểu số có 3 bệnh nhân (5,7%). 3.1.3. Bệnh kèm theo Bảng 3.2. Các dị tật kèm theo của bệnh nhân Số lượng Dị tật kèm theo Số BN Tỷ lệ % Có kèm theo dị tật bàn tay, bàn chân khác 1 1,9 Có kèm theo dị tật về hệ tim mạch – hô hấp 3 5,7 Có kèm theo dị tật về hệ tiết niệu 1 1,9 Có kèm theo dị tật về thần kinh – sọ mặt 1 1,9 Tổng 6 11,4 Nhận xét: Trong số 53 bệnh nhân được phẫu thuật, phát hiện có 06 dị tật kèm theo (11,4%). Bảng 3.3. Tiền sử gia đình Số lượng Tiền sử Số BN Tỷ lệ % Gia đình có người cũng có dị tật thừa ngón 5 9,4 Tiền sử gia đình bình thường 48 90,6 Tổng 53 100 Nhận xét:
  • 53. 43 Trong 53 bệnh nhân có 5 bệnh nhân trong gia đình có dị tật thừa ngón (9,4%). 3.1.4. Vị trí tay bị dị tật Nhận xét: Trong tổng số 53 bệnh nhân, có 35 bệnh nhân dị tật ở tay phải (66%), tỷ lệ tay phải/trái là 2,3/1, cả 2 tay có 3 bệnh nhân (5,7%). 3.1.5. So sánh kích thước ngón thừa so với ngón bên lành Bảng 3. 4. So sánh kích thước ngón bờ quay so với bên lành Số lượng Kích thước Số bệnh nhân Tỷ lệ % Chu vi ngón < 50% 14 28 50 – 75% 35 70 66% 28.3% 5.7% Tay phải Tay trái Cả 2 tay Biểu đồ 3. 2. Vị trí tay bị dị tật
  • 54. 44 >75% 1 2 Tổng 50 100 Chiều dài ngón < 50% 14 28 50 – 75% 35 70 >75% 1 2 Tổng 50 100 Kích thước móng < 50% 14 28 50 – 75% 35 70 >75% 1 2 Tổng 50 100 Nhận xét: Trong số 50 bệnh nhân nhiều nhất có 35 bệnh nhân với kích thước ngón bờ quay từ 50 -75% so với bên đối diện (chiếm 70%). Bảng 3. 5. So sánh kích thước ngón bờ trụ so với bên lành Số lượng Kích thước Số bệnh nhân Tỷ lệ % Chu vi ngón 50 – 75% 2 4 >75% 48 96
  • 55. 45 Tổng 50 100 Chiều dài ngón 50 – 75% 2 4 >75% 48 96 Tổng 50 100 Kích thước móng 50 – 75% 2 4 >75% 48 96 Tổng 50 100 Nhận xét: Trong 50 bệnh nhân nhiều nhất có 48 bệnh nhân với kích thước ngón bờ trụ lớn hơn 75% so với bên đối diện (chiếm 96%). Bảng 3. 6. So sánh kích thước ngón bờ quay so với ngón bờ trụ Số lượng Kích thước Số bệnh nhân Tỷ lệ % Chu vi ngón < 50% 9 18 50 – 75% 40 80
  • 56. 46 >75% 1 2 Tổng 50 100 Chiều dài ngón < 50% 9 18 50 – 75% 40 80 >75% 1 2 Tổng 50 100 Kích thước móng < 50% 9 18 50 – 75% 40 80 >75% 1 2 Tổng 50 100 Nhận xét: Trong 50 bệnh nhân nhiều nhất có 40 bệnh nhân với kích thước ngón bờ quay từ 50 – 75 % so với ngón bờ trụ (chiếm 80%). 3.1.6. Độ lệch trục của khớp Bảng 3. 7. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái Số lượng Số bệnh nhân Tỷ lệ %
  • 57. 47 Độ lệch trục Không lệch (<100 ) 1 1,9 Lệch vừa (100 - 200 ) 15 28,3 Lệch nhiều (>200 ) 37 69,8 Tổng 53 100 Nhận xét: Trong số 53 bệnh nhân xét độ lệch trục của khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái lệch nhiều (>200 ) có 37 bệnh nhân (chiếm 69,8%). Bảng 3. 8. Độ lệch trục khớp đốt bàn – đốt gần ngón cái theo nhóm tuổi Độ lệch Nhóm tuổi Không lệch ( <100 ) Lệch vừa (100 - 200 ) Lệch nhiều (> 200 ) Tổng 06 – 24 tháng 1 (2,4%) 10 (24,4%) 30 (73,2%) 41 (100%) 25 tháng – 06 tuổi 0 5 (41,7%) 7 (58,3%) 12 (100%) Tổng 1 (1,9%) 15 (28,3%) 37 (69,8%) 53 (100%) Nhận xét: Nhóm tuổi từ 06 – 24 tháng: phần lớn các ngón cái lệch trục nhiều (30 BN chiếm 73,2%). Nhóm tuổi từ 25 tháng – 06 tuổi: lệch trục ngón cái nhiều ở 7 BN (58,3%). Bảng 3. 9. Độ lệch trục khớp liên đốt ngón cái Số lượng Độ lệch Số bệnh nhân Tỷ lệ %
  • 58. 48 Không lệch (<100 ) 33 62,2 Lệch vừa (100 - 200 ) 17 32,1 Lệch nhiều (>200 ) 3 5,7 Tổng 53 100 Nhận xét: Trong số 53 bệnh nhân xét độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái không lệch (<100 ) có 33 bệnh nhân (chiếm 62,2%), lệch nhiều (>200 ) có 03 bệnh nhân (chiếm 5,7%). 3.1.7. Phân độ thừa ngón cái theo tác giả Hung L ( mở rộng độ IV của tác giả Wassel) dựa trên phim X quang Bảng 3. 10. Phân loại độ IV theo Hung L Số lượng Phân độ Số bệnh nhân Tỷ lệ % IV-a 6 11,4 IV-b 39 73,6 IV-c 4 7,5 IV-d 4 7,5 Tổng số 53 100 Nhận xét: Trong số 53 bệnh nhân nhiều nhất có 39 bệnh nhân độ IV-b (chiếm 73,6%). Bảng 3.11. Độ lệch trục ngón cái theo phân độ mở rộng độ IV của Hung Độ lệch Phân độ Không lệch ( <100 ) Lệch vừa (100 – 200 ) Lệch nhiều (> 200 ) Tổng
  • 59. 49 IV-a 0 3 (50%) 3 (50%) 6 (100%) IV-b 1 (2,6%) 10 (25,6%) 28 (71,8%) 39 (100%) IV-c 0 2 (50%) 2 (50%) 4 (100%) IV-d 0 0 4 (100%) 4 (100%) Tổng 1 (1,9%) 15 (28,3%) 37 (69,8%) 53 (100%) Nhận xét: Độ IV-b có số lượng BN nhiều nhất, trong đó lệch trục nhiều ở 28 ngón tay (71,8%). Độ IV-d có 04 ngón tay, tất cả đều lệch trục nhiều. 3.2. Kết quả phẫu thuật điều trị dị tật thừa ngón cái bàn tay độ IV theo Wassel 3.2.1. Thời gian phẫu thuật Thời gian phẫu thuật dài nhất là 90 phút, ngắn nhất là 40 phút, thời gian phẫu thuật trung bình là 54,25 phút. 3.2.2. Thời gian bó bột, thời gian điều trị sau phẫu thuật Tất cả các bệnh nhân đều được bó bột trong vòng 21 ngày sau phẫu thuật. Số ngày điều trị sau phẫu thuật dài nhất là 05 ngày, ngắn nhất là 01 ngày, ngày điều trị trung bình là 1,74 ngày. 3.2.3. Giảm đau được sử dụng cho bệnh nhân sau phẫu thuật Sau phẫu thuật tất cả các bệnh nhân đều được dùng giảm đau paracetamol đặt hậu môn tùy theo cân nặng của từng bệnh nhân. Thời gian dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật dài nhất là 04 ngày, ngắn nhất là 01 ngày, thời gian trung bình là 1,66 ngày. 3.2.4. Biến chứng trong thời gian hậu phẫu của bệnh nhân Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật chưa phát hiện các biến chứng sớm như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ, hoại tử ngón hay chèn ép bột…
  • 60. 50 3.2.5. Đánh giá kết quả khi bệnh nhân khám lại sau phẫu thuật ít nhất 02 tháng Bảng 3.12. Đánh giá độ vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo thang điểm Tada Số lượng Chỉ số Số bệnh nhân Tỷ lệ % < 50° 01 1,9 50° - 70° 09 17 > 70° 43 81,1 Tổng 53 100 Nhận xét: Sau phẫu thuật có 53 bệnh nhân khám lại xét độ vận động của ngón cái theo thang điểm Tada ta thấy tầm vận động nhỏ hơn 500 có 01 bệnh nhân (chiếm 1,9%), lớn hơn >700 có 43 bệnh nhân (chiếm 81,1%). Bảng 3.13. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo nhóm tuổi Tầm vận động Nhóm tuổi < 500 (tỷ lệ %) 500 - 700 (tỷ lệ %) > 700 (tỷ lệ %) Tổng (tỷ lệ %) 06 – 24 tháng 1 (2,4) 7 (17,1) 33 (80,5) 41 (100) 25 tháng – 6 tuổi 0 2 (16,7) 10 (83,3) 12 (100) Tổng 1 (1,9) 9 (17) 43 (81,1) 53 (100) Nhận xét: Nhóm tuổi từ 06 – 25 tháng, hầu hết các ngón tay sau tạo hình đều có tầm vận động tốt trên 700 (33 BN, 80,5%). Nhóm tuổi từ 25 tháng – 06 tuổi tầm vận động tốt ở 10 ngón tay (83,3%). Bảng 3.14. Tầm vận động của ngón cái sau phẫu thuật theo phân độ mở rộng độ IV của Hung Tầm vận động < 500 500 - 700 > 700 Tổng
  • 61. 51 Phân độ (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) (tỷ lệ %) IV-a 0 1 (16,7) 5 (83,3) 6 (100) IV-b 0 5 (12,8) 34 (87,2) 39 (100) IV-c 0 1 (25) 3 (75) 4 (100) IV-d 1 (25) 2 (50) 1 (25) 4 (100) Tổng 1 (1,9) 9 (17) 43 (81,1) 53 (100) Nhận xét: Các ngón cái sau phẫu thuật hầu hết có tầm vận động tốt, nhiều nhất là ở nhóm IV-b với 34 ngón tay (87,2). Nhóm IV-d có 1 ngón tay tầm vận động kém nhỏ hơn 500 (25%). + Độ mất vững của khớp Tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật khi khám lại đều không phát hiện có sự mất vững của khớp đốt bàn – đốt ngón. Bảng 3.15. Đánh giá độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo thang điểm Tada Số lượng Chỉ số Số bệnh nhân Tỷ lệ % Lệch nhiều (> 20°) 2 3,8 Lệch vừa (10° - 20°) 11 20,7 Không lệch (< 10°) 40 75,5 Tổng 53 100 Nhận xét: Xét độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo thang điểm Tada thấy lệch trục nhiều (>200 ) có 02 ngón cái (chiếm 3,8%), phần lớn là không lệch (<100 ) có 40 ngón cái (chiếm 75,5%). Bảng 3.16. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo nhóm tuổi
  • 62. 52 Độ lệch trục Nhóm tuổi Không lệch ( <100 ) Lệch vừa (100 - 200 ) Lệch nhiều (> 200 ) Tổng 06 – 24 tháng 31 (75,6%) 8 (19,5%) 2 (4,9%) 41 (100%) 25 tháng – 6 tuổi 9 (75%) 3 (25%) 0 12 (100%) Tổng 40 (75,5%) 11 (20,7%) 2 (3,8%) 53 (100%) Nhận xét: Sau phẫu thuật hầu hết các ngón cái đều không lệch trục, nhiều nhất ở nhóm 06 – 24 tháng với 31 BN (75,6%), có 02 trường hợp lệch trục ngón nhiều ở nhóm 06 – 24 tháng (4,9%). Bảng 3.17. Độ lệch trục của khớp MPJ sau phẫu thuật theo phân độ mở rộng độ IV của Hung Độ lệch trục Phân độ Không lệch ( <100 ) Lệch vừa (100 - 200 ) Lệch nhiều (> 200 ) Tổng IV-a 6 (100%) 0 0 6 (100%) IV-b 31 (79,5%) 7 (17,9%) 1 (2,6%) 39 (100%) IV-c 3 (75%) 1 (25%) 0 4 (100%) IV-d 0 3 (75%) 1 (25%) 4 (100%) Tổng 40 (75,5%) 11 (20,8%) 2 (3,8%) 53 (100%) Nhận xét: Sau phẫu thuật hầu hết các ngón cái đều không lệch trục, nhiều nhất ở nhóm IV-b với 31 ngón cái (79,5%), có 2 ngón cái lệch trục nhiều gặp ở độ IV- b và độ IV-d. Bảng 3.18. Mức độ hài lòng của gia đình
  • 63. 53 Mức độ hài lòng của gia đình bệnh nhân Số BN Tỷ lệ % Kết quả chức năng và thẩm mỹ không được chấp nhận 02 3,8 Kết quả chức năng hoặc thẩm mỹ được chấp nhận 12 22,6 Kết quả chức năng và thẩm mỹ được chấp nhận 39 73,6 Tổng 53 100 Nhận xét: Hầu hết các gia đình chấp nhận kết quả chức năng và thẩm mỹ của ngón cái sau tạo hình (chiếm 73,6%). Bảng 3.19. Đánh giá kết quả chung sau phẫu thuật thừa ngón cái theo thang điểm Tada có sửa đổi của Yin Chun Tien Số lượng Kết quả Số bệnh nhân Tỷ lệ % Tốt (≥ 6 điểm) 40 75,4 Khá (3 - 5 điểm) 11 20,8 Kém (≤ 2 điểm) 02 3,8 Tổng 53 100 Nhận xét: Kết quả tốt đạt được ở 40 ngón cái (chiếm 75,4%), kết quả khá ở 11 ngón cái (chiếm 20,8%), kết quả kém ở 02 ngón cái (chiếm 3,8%).
  • 64. 54 Bảng 3.20. Đánh giá độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái Số lượng Chỉ số Số bệnh nhân Tỷ lệ % Không lệch (<100 ) 41 77,3 Lệch vừa (100 - 200 ) 10 18,9 Lệch nhiều (>200 ) 2 3,8 Tổng 53 100 Nhận xét: Sau phẫu thuật đánh giá độ lệch trục của khớp liên đốt ngón cái thấy chủ yếu là không lệch (<100 ) với 41 bệnh nhân (chiếm 77,3%), lệch nhiều (>200 ) có 02 bệnh nhân (chiếm 3,8%). + Kích thước ngón cái sau tạo hình Sau phẫu thuật, tất cả các ngón cái được tạo hình đều có chu vi ngón, chiều dài ngón và kích thước móng lớn hơn 75% so với bên đối diện. Bảng 3.21. Kết quả phẫu thuật điều trị thừa ngón cái bàn tay độ IV theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Phân loại kết quả Tổng Số BN (%) Tốt Số BN (%) Khá Số BN (%) Kém Số BN (%) 6 – 24 tháng tuổi 31 (75,6) 8 (19,5) 2 (4,9) 41 (100) 25 tháng – 6 tuổi 9 (75) 3 (25) 0 12 (100) Tổng 40 (75,4) 11 (20,8) 2 (3,8) 53 (100) Nhận xét: + Nhóm từ 06 tháng – 24 tháng tuổi có 41 bệnh nhân (75,4%) trong đó kết quả phẫu thuật tốt có 31 bệnh nhân (75,6%), khá có 08 bệnh nhân (19,5%), kém có 02 bệnh nhân (4,9%). + Nhóm từ 25 tháng – 06 tuổi có 12 bệnh nhân trong đó kết quả phẫu thuật tốt có 09 bệnh nhân (75%), khá có 03 bệnh nhân (25%).
  • 65. 55 Bảng 3.22. Kết quả phẫu thuật theo phân loại thừa ngón cái độ IV theo Hung L (bổ xung phân loại của Wassel) dựa trên phim x quang Phân độ theo Hung L Phân loại kết quả Tổng Số BN (%) Tốt Số BN (%) Khá Số BN (%) Kém Số BN (%) Độ IV-a 6 (100) 0 0 6 (100) Độ IV-b 32 (82) 6 (15,4) 1 (2,6) 39 (100) Độ IV-c 2 (50) 2 (50) 0 4 (100) Độ IV-d 0 3 (75) 1 (25) 4 (100) Tổng 40 (75,4) 11 (20,8) 2 (3,8) 53 (100) Nhận xét: + Độ IV-a có 06 bệnh nhân, tất cả các bệnh nhân sau phẫu thuật đều cho kết quả tốt (100%). + Kết quả kém có 02 trường hợp, 01 ở độ IV-b và 01 ở độ IV-d
  • 66. 56 Chương 4 BÀN LUẬN Chúng tôi đã tổng hợp hơn 400 bệnh nhân có dị tật thừa ngón tay cái bẩm sinh được phẫu thuật cắt ngón thừa, tạo hình ngón cái tại khoa Chỉnh hình nhi - bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 01/2018 đến tháng 07/2018. Trong đó chọn được 53 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 4.1.1. Đặc điểm về tuổi phẫu thuật Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua 53 bệnh nhân thấy rằng tuổi phẫu thuật trung bình là 17,77 tháng, tuổi phẫu thuật lớn nhất là 57 tháng, nhỏ nhất là 06 tháng. Kết quả này so với nghiên cứu của tác giả Ogino (1996) là 12 tháng [41], Patel (2014) là 16 tháng [57], hay như trong nghiên cứu của Kayalar (2014) là 16,8 tháng [32]. Mức tuổi này sớm hơn so với một số nghiên cứu như của tác giả Vũ Tú Nam đánh giá trên 42 bệnh nhân thừa ngón tay cái độ IV tuổi phẫu thuật trung bình là 3,4 tuổi [11], Hoàng Thị Vân (2019) là 3,8 tuổi [16], Dương Mạnh Chiến (2012) là 6,5 tuổi [4], Nguyễn Mạnh Khánh (2001) có đánh giá trên 56 bệnh nhân với 60 ngón tay cái thừa nhận thấy các bệnh nhân thường đến khám và phẫu thuật muộn với tuổi phẫu thuật trung bình là 7,4 tuổi [8]. Sự khác biệt này có thể giải thích do điều kiện kinh tế ở Việt Nam còn thấp, việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ em còn hạn chế, hơn nữa nhiều gia đình còn có quan niệm để trẻ lớn hơn rồi phẫu thuật vì đây là một bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Cho đến khi trẻ đến trường gặp những bất tiện về chức năng và thẩm mỹ, tâm lý thì gia đình mới đưa trẻ đi khám hoặc trẻ đến khám vì các dị tật kèm theo như lỗ tiểu thấp, hẹp hở van tim, thông liên thất, Down… Tuy nhiên, so với các nghiên cứu Nguyễn Mạnh Khánh và Dương Mạnh Chiến, BN của chúng tôi được phẫu thuật ở tuổi nhỏ hơn nhiều, điều này có thể lý giải do theo thời gian, trình độ dân trí nâng cao, kinh tế khá hơn, việc phổ biến kiến thức về chăm sóc sức
  • 67. 57 khỏe trẻ em được đẩy mạnh, các gia đình quan tâm hơn đến tình trạng bệnh tật, dị tật của con em mình. Có thể thấy, tuổi phẫu thuật trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên có xu hướng giảm dần theo thời gian. Trong 53 bệnh nhân của chúng tôi, hay gặp nhất là 06 – 24 tháng với 41 bệnh nhân (77,4%), nhóm từ 25 tháng – 06 tuổi có 12 bệnh nhân (22,6%), nhóm từ 7 – 15 tuổi không gặp bệnh nhân nào. Kết quả này cũng gần giống với nghiên cứu của Siqueira và cộng sự (2008) với 73.7% BN được phẫu thuật trong độ tuổi 1 – 3 [45], nghiên cứu của Hoàng Thị Vân (2008) độ tuổi từ 06 – 24 tháng là 50% [16]. Quan điểm về tuổi phẫu thuật cho dị tật thừa ngón tay cái còn nhiều tranh cãi. Một số tác giả cho rằng nên phẫu thuật muộn khi mà cấu trúc giải phẫu rõ ràng, thuận tiện cho can thiệp. Nếu phẫu thuật quá sớm sẽ khó nhận thấy các bất thường giải phẫu và khó đạt kết quả tốt với nguy cơ biến dạng tăng lên sau mổ. Hầu hết các tác giả đều cho rằng nên phẫu thuật khi trẻ 1 -2 tuổi. Năm 2017, de Aldeidia Cef đã phẫu thuật cho 31 BN, qua tái khám ông đã đưa ra kết luận nên phẫu thuật trước 3 tuổi để phát hiện và xử lý sớm, hạn chế tối đa các biến dạng sau mổ [25]. 4.1.2. Đặc điểm về giới Trong số 53 bệnh nhân của chúng tôi có 30 bệnh nhân nam (56,6%) và 23 bệnh nhân nữ (43,4%), tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Khánh là 1,2/1 [8], Tada qua 237 trường hợp là 1,3/1 [47], Hoàng Thị Vân qua 46 BN nghiên cứu có 26 BN nam (56,5%) và 20 BN nữ (43,5%), tỷ lệ nam/nữ là 1,3/1 [16]. Nhưng tỷ lệ này lại có sự khác biệt so với nghiên cứu của Kayalar và cộng sự (2014) với tỉ lệ nam/nữ là 2,2/1 [32], nghiên cứu của Patel và cộng sự (2014), trong 41 BN có 29 nam và 12 nữ (tỉ lệ nam/nữ là 2,4/1) [57] hay trong nghiên cứu của Dương Mạnh Chiến (2012) trên 65 bệnh nhân với tỉ lệ nam/nữ là 2,4/1
  • 68. 58 [4]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hưng (2010) tại bệnh viện Nhi trung ương, tỉ lệ nam/nữ là 0,6/1 (62/102) [31]. 4.1.3. Dị tật phối hợp Trong số 53 bệnh nhân được phẫu thuật, chúng tôi phát hiện có 01 bệnh nhân có kèm dị tật thừa ngón chân, 01 bệnh nhân kèm theo lỗ tiểu lệch thấp, 02 bệnh nhân thông liên nhĩ trong đó có 01 bệnh nhân có hội chứng Down, 01 bệnh nhân có kèm hẹp hở van tim và khuyết sụn vành tai. Tuy nhiên chúng tôi chưa tìm thấy hội chứng bất thường bẩm sinh nào cho các trường hợp này. Các dị tật phối hợp cũng được đưa ra trong các nghiên cứu trước đó. Hoàng Thị Vân (2019) nghiên cứu 46 BN có 7 trường hợp có dị tật phối hợp chiếm 15,2%, trong đó có 3 trường hợp có dị tật chi phối hợp là dị tật thiểu sản xương quay, 1 trường hợp thừa ngón V bàn tay 2 bên và ngón I bàn chân hai bên. Hai trường hợp có u mạch máu. Hai trường hợp còn lại, một trường hợp tim bẩm sinh (thông liên thất), một trường hợp có hội chứng Down [16]. Trong 237 bệnh nhân, Tada gặp 32 trường hợp (13,5%) có dị dạng phối hợp: 6 ở tay bên kia, 10 ở chân, 21 ở các cơ quan (có 5 bệnh nhân bị cả ở chân và cơ quan khác) [47]. Quá trình hình thành bàn tay và ngón tay vô cùng phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố di truyền. Theo quan điểm sinh bệnh học, ngón cái bất thường được hình thành sau cùng bằng cách biệt hóa từ những ngón khác dưới tác động của rất nhiều yếu tố kiểm soát ở cấp độ phân tử. Do vậy, sự phát triển của ngón cái có tần suất bị hư hại cao nhất theo sau bất kỳ sự gãy vỡ nào làm tổn thương chiều rộng của đĩa bàn tay. Vì vậy, các bất thường của ngón tay cái có thể kèm theo rất nhiều các bất thường khác là điều có thể giải thích được. 4.1.4. Tiền sử gia đình Trong 53 bệnh nhân chúng tôi thấy đa số các trường hợp dị tật thừa ngón tay cái là xuất hiện lẻ tẻ (90,6%). Có 5 bệnh nhân trong gia đình có dị tật thừa ngón (9,4%) trong đó 1 bệnh nhân có ông thừa ngón chân, 4 bệnh nhân có họ
  • 69. 59 hàng có dị tật thừa ngón tay. Tuy nhiên do không theo dõi được nên chúng tôi không xác định được thừa ngón loại nào. Qua trên có thể thấy thừa ngón tay cái bẩm sinh là dị tật có thể mang tính di truyền. Orioli thấy 9% di truyền qua nhiễm sắc thể trội [42]. Trong nghiên cứu trên 237 bệnh nhân từ 1960 – 1981, Tada gặp 19 trường hợp (8%) có lịch sử gia đình: 3 trường hợp ở các cặp song sinh, 8 ở các anh chị em ruột, 4 ở bố mẹ và 4 ở họ hàng cũng có dị tật này [47]. Gần đây, nhiều tác giả phát hiện thấy trong một số trường hợp thừa ngón cái được di truyền qua nhiễm sắc thể 7q36 [29], [44]. Năm 2019, Tao Wang phát hiện 2 đột biến trong gen GLI3 và gen EVC có vai trò trong đường truyền tín hiệu của SHH gây ra dị tật thừa ngón cái [51]. Để tìm hiểu rõ được quy luật di truyền cần nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn, nghiên cứu sâu về tiền sử bệnh tật, tuy nhiên do không có đủ điều kiện nghiên cứu sâu về gen và di truyền nên chúng tôi chưa đánh giá được tính chất di truyền trong các trường hợp có tiền sử gia đình cũng mắc dị tật này. 4.1.5. Vị trí tay dị tật Trong tổng số 53 bệnh nhân, có 35 bệnh nhân dị tật ở tay phải (chiếm 66%), tay trái có 15 bệnh nhân (chiếm 28,3%), tỷ lệ tay phải/trái là 2,3/1, cả 2 tay có 3 bệnh nhân (chiếm 5,7%). So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hưng (2010) với 86 BN (52.4%) bị tay phải, 57 BN (34.8%) bị tay trái và 21 BN (12.8%) bị hai tay [31]. Hoàng Thị Vân (2019) tỷ lệ bị tay phải/tay trái là 1,4/1, với 24 BN bị tay phải (52,2%), 17 BN bị tay trái (37,0%) và 5 BN bị hai tay (10,9%) [16]. Trong nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Khánh và Dương Mạnh Chiến về dị tật hai ngón tay cái cũng thấy tay phải bị ảnh hưởng nhiều hơn [4], [8]. Do tay phải là tay thuận, có vai trò quan trọng trong sinh hoạt và công việc, nên khi phẫu thuật cần tạo hình ngón tốt nhằm đảm bảo chức năng, hình thể và thẩm mỹ ngón tốt nhất. 4.1.6. Kích thước ngón thừa so với bên lành
  • 70. 60 Qua 50 bệnh nhân nghiên cứu, xét trên 03 khía cạnh về chiều dài ngón, chu vi ngón và diện tích móng chúng tôi thấy rằng 14 bệnh nhân có kích thước ngón bờ quay nhỏ hơn 50% so với bên đối diện (28%), 35 bệnh nhân có kích thước ngón bờ quay từ 50 -75% so với bên đối diện (70%), 01 bệnh nhân có kích thước ngón bờ quay lớn hơn 75% so với bên đối diện (2%). 02 bệnh nhân có kích thước ngón bờ trụ từ 50 -75% so với bên đối diện (chiếm 4%), 48 bệnh nhân có kích thước ngón bờ trụ lớn hơn 75% so với bên đối diện (chiếm 96%). Hầu hết ngón thừa bờ quay có kích thước nhỏ hơn so với ngón thừa bờ trụ (98%), chỉ có 01 trường hợp (2%) là ngón thừa bờ quay có kích thước gần tương đương với ngón bờ trụ do thừa ngón thuộc loại IV-d. Hai ngón đều có kích thước bé hơn ngón cái bình thường ở tay kia. Ngón thiểu sản thường là ngón bờ quay, ngón thừa có thể thiểu sản ở mức độ nhiều (IVa) hoặc ít (IVb), cũng có trường hợp kích thước 2 ngón đều nhau (IVc), hơn 90% thừa ngón cái ở thể không đối xứng. Tương tự như trong kết quả nghiên cứu của Dijkman và cộng sự, ông chỉ ra rằng đa số các trường hợp hai ngón thiểu sản không đều trong đó ngón bờ trụ phát triển hơn ngón bờ quay (85%) [59]. Dương Mạnh Chiến (2012) đánh giá định lượng kích thước hai ngón tay cái cũng thấy rằng kích thước trung bình của ngón bờ quay nhỏ hơn ngón bờ trụ. Tác giả cũng chỉ ra rằng nếu ta thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ngón thừa đơn thuần là phẫu thuật hay được sử dụng nhất thì sẽ được ngón cái có kích thước nhỏ hơn ngón cái bình thường [4]. Trong 2 ngón thừa bờ quay và ngón thừa bờ trụ nếu ta cắt bỏ ngón thừa bờ quay thì ngón cái giữ lại sẽ lớn hơn là khi ta cắt bỏ ngón thừa bờ trụ. 4.1.7. Độ lệch trục của khớp Với các bệnh nhân tiến cứu, chúng tôi tiến hành đo trực tiếp độ lệch trục của ngón cái thừa phía bờ trụ bằng thước đo chuyên dụng và dựa vào phim chụp xquang, với các bệnh nhân hồi cứu chúng tôi dựa vào ảnh và phim chụp xquang của bệnh nhân.