SlideShare a Scribd company logo
1 of 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
NGUYỄN VÕ LỘC
ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC
NGUYỄN VÕ LỘC
ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ
HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở TRẺ SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Nhi Khoa
Mã số : NT 62 72 16 55
LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Tiến sĩ: Nguyễn Bích Hoàng
THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là : Nguyễn Võ Lộc, bác sĩ nội trú khóa 10 Trường Đại học Y
Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của thầy TS. Nguyễn Bích Hoàng.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Người cam đoan
Nguyễn Võ Lộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này,
tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các
bạn đồng nghiệp và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Bích Hoàng,
người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian
trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và các
khoa, phòng trung tâm. Đặc biệt là Trung tâm Nhi khoa, khoa Sản phụ khoa,
các khoa xét nghiệm là nơi đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và thu
thập số liệu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, phòng
Đào tạo, Bộ môn Nhi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm Sản Nhi –
Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và đặc biệt lãnh đạo cũng như đồng nghiệp
của tôi tại khoa Hồi sức tích cực, nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện và
động viên tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các bác sĩ và điều dưỡng khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi
đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi hết mình trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn và ghi nhớ các gia đình bệnh nhi đã tình nguyện tham
gia và hợp tác cùng tôi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng, biết ơn gia đình, không ngừng động
viên và là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Nguyễn Võ Lộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAP : American Academy Pediatrics
Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ
AGA : Approximate for gestational age
Cân nặng tương ứng tuổi thai
DTBS : Dị tật bẩm sinh
ĐHCSS : Đa hồng cầu sơ sinh
HĐM : Hạ đường máu
ICU : Intensive Care Unit
Phòng Chăm sóc đặc biệt
LGA : Large for gestational age
Lớn cân so với tuổi thai
MLT : Mổ lấy thai
NKSS : Nhiễm khuẩn sơ sinh
QTCD : Quá trình chuyển dạ
SGA : Small for gestational age
Nhẹ cân so với tuổi thai
SSNT : Sơ sinh non tháng
SSĐT : Sơ sinh đủ tháng
SSGT : Sơ sinh già tháng
SHH : Suy hô hấp
VDTBTD : Vàng da tăng bilirubin tự do
WHO : World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................iii
MỤC LỤC....................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN.............................................................................3
1.1. Đặc điểm hạ đường máu sơ sinh............................................................3
1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh....10
1.3. Các nghiên cứu về hạ đường máu......................................................19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............23
2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................23
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................23
2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................23
2.4. Tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu ...............................................35
2.5. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................35
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................38
3.1. So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh sớm
không hạ đường máu...................................................................................38
3.2. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm..........................................39
3.3. Một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm ..............47
Chương 4: BÀN LUẬN ..............................................................................53
4.1. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm.........................................53
4.2. Một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm ..............59
4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................71
KẾT LUẬN.................................................................................................72
KIẾN NGHỊ ................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân độ già tháng Cliffort ..........................................................15
Bảng 2.1: Phân vùng vàng da của Kramer với nồng độ bilirubin máu......31
Bảng 2.2: Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman . ................33
Bảng 2.3: Thang điểm Apgar......................................................................33
Bảng 2.4: Bảng tiếp liên 2x2.......................................................................36
Bảng 3.1: So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ
sinh sớm không hạ đường máu ...................................................................38
Bảng 3.2: Đặc điểm về giới tính và tuổi thai ..............................................39
Bảng 3.3: Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................40
Bảng 3.4: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu41
Bảng 3.5: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu .41
Bảng 3.6: Đặc điểm bệnh lý........................................................................42
Bảng 3.7: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu .......42
Bảng 3.8: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu .........43
Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm.............44
Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng..44
Bảng 3.11: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng 45
Bảng 3.12: Đặc điểm tiền sử sản khoa của sơ sinh sớm hạ đường máu.....46
Bảng 3.13: Đặc điểm nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh sớm hạ
đường máu (giờ)..........................................................................................46
Bảng 3.14: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm từ phía mẹ..............47
Bảng 3.15: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với tuổi thai ...........48
Bảng 3.16: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với đặc điểm dinh
dưỡng...........................................................................................................48
Bảng 3.17: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng với đặc
điểm dinh dưỡng .........................................................................................49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vi
Bảng 3.18: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng với đặc
điểm dinh dưỡng .........................................................................................50
Bảng 3.19: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm theo giờ tuổi .........50
Bảng 3.20: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với ăn sữa mẹ ........51
Bảng 3.21: Nguy cơ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với suy hô hấp sơ
sinh, vàng da tăng bilirubin tự do................................................................51
Bảng 3.22: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với dị tật bẩm sinh,
bệnh lý tiêu hóa ...........................................................................................52
Bảng 3.23: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với nhiễm khuẩn
sơ sinh, ngạt, đa hồng cầu sơ sinh...............................................................52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ..........................................................24
Biểu đồ 3.1: Mức độ hạ đường máu............................................................39
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi.................................40
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hạ đường máu (hạ glucose máu) ở trẻ sơ sinh là tình trạng giảm nồng độ
glucose trong máu, đây là hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là giai
đoạn sơ sinh sớm, do nhiều nguyên nhân gây nên như do sự giảm sản xuất
glucose hoặc giảm dự trữ glycogen trong thời kỳ bào thai. Ở trẻ sơ sinh, mức độ
tiêu thụ glucose nhiều hơn so với lứa tuổi khác, trong đó cơ quan tiêu thụ nhiều
nhất là não. Trẻ sơ sinh non tháng, thấp cân, sơ sinh bệnh lý thì việc dự trữ
glycogen thường giảm, khả năng phân hủy glycogen giảm, trong khi đó mức độ
tiêu thụ glucose cao nên trẻ dễ bị hạ đường máu.
Tỷ lệ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh rất khác nhau tùy theo các nghiên cứu.
Nghiên cứu của Mejri năm 2010 trên 187 trẻ cho thấy tỷ lệ hạ đường máu là
26% [55], nghiên cứu của Bromiker năm 2019 sàng lọc hạ đường máu trên
3595 trẻ sơ sinh tỷ lệ này là 12,1% [26]. Nghiên cứu của Chế Thị Ánh Tuyết
năm 2013 trên 353 trẻ sơ sinh sớm tỷ lệ hạ đường máu là 19,8% [13].
Triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh thường nghèo nàn và không
điển hình, có thể gây nhầm lẫn với các nguyên nhân và bệnh cảnh lâm sàng
khác trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh sớm. Glucose
là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho tổ chức thần kinh, thiếu glucose
cũng như thiếu oxy gây nên nhiều tổn thương cơ quan và bệnh cảnh lâm sàng
thường đa dạng, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây rối loạn
chức năng tế bào não, dù có triệu chứng hay không, vẫn có thể để lại di chứng
nặng nề thậm chí có thể tử vong.
Hạ đường máu ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy
cơ khác nhau như: do thay đổi chuyển hóa ở mẹ (truyền glucose, thuốc trong
thai kỳ, mẹ bị tiểu đường,…), do di truyền bẩm sinh (đột biến gen mã hóa sự
điều hòa bài tiết insulin của tế bào beta đảo tụy như gen ABCC8, KCNJ11,
SUR1,…), tăng insulin thứ phát,… Ngoài ra trên những trẻ đẻ non, thai to so
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
với tuổi thai, có stress sơ sinh, … Và thiếu sữa mẹ sau sinh có nguy cơ hạ
đường máu cao hơn bình thường. Để góp phần kiểm soát tốt đường máu ở trẻ
sơ sinh đặc biệt cần luôn quan tâm đến đặc điểm trẻ sơ sinh sớm hạ đường
máu và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm.
Nghiên cứu về hạ đường máu ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam còn ít được
quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm và các yếu tố nguy cơ gây hạ
đường máu ở trẻ sơ sinh sớm. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung
tâm Nhi khoa hàng năm có gần 1000 trẻ sơ sinh nhập viện vì các bệnh lý khác
nhau, chắc chắn trong số đó luôn có một tỷ lệ hạ đường máu không nhỏ.
Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đặc điểm và một số yếu
tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Thái
Nguyên” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả một số đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm tại khoa Sơ
sinh – Cấp cứu nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018-2019.
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh
sớm tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
năm 2018 - 2019.
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm hạ đường máu sơ sinh
1.1.1. Định nghĩa hạ đường máu sơ sinh
Theo Nguyễn Công Khanh, gọi là hạ đường máu (HĐM) khi đường
máu dưới 0,4 g/l, trừ ở trẻ sơ sinh mấy ngày đầu khi đường máu dưới 0,3 g/l
với trẻ sơ sinh đủ tháng và dưới 0,2 g/l với trẻ sơ sinh thiếu tháng [6].
Trong lịch sử, người ta định nghĩa HĐM dựa vào các triệu chứng lâm
sàng nhưng không có giới hạn cụ thể như dễ kích thích, co giật, li bì. Các triệu
chứng này có giá trị hướng đến HĐM. Có nhiều cách tiếp cận chẩn đoán
HĐM khác nhau, trong đó, đặc biệt ở người lớn, bộ ba Whipple thường được
sử dụng, bao gồm: có các triệu chứng HĐM, nồng độ glucose huyết thanh
thấp và hết triệu chứng khi nồng độ glucose huyết thanh trở về bình thường.
Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng này thường không rõ ràng [40].
Có rất nhiều định nghĩa của HĐM trẻ sơ sinh, từ điển y khoa Stedman đã
định nghĩa HĐM là sự sụt giảm bất thường của glucose trong máu, các câu hỏi
đã được đặt ra là: so với cái gì hay giảm như thế nào, liên quan với những gì:
chẳng hạn như lưu lượng máu não, nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit, mức
oxygen, tình trạng thiếu oxy hay thiếu máu cục bộ, tình trạng nhiễm khuẩn ..
Thuật ngữ HĐM cũng liên quan đến sử dụng glucose ở các mô, tế bào, cơ
quan. Thuật ngữ HĐM được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1937 với mức
nhẹ là từ 2,2-3,3 mmol/l, vừa là 1,1-2,2 mmol/l, nặng là <1,1 mmol/l. Trải qua
70 năm và gần đây sách giáo khoa đã có nhiều định nghĩa theo các tác giả khác
nhau: theo Kalhan và Parimi định nghĩa HĐM là < 2 mmol/l, Ogata định nghĩa
HĐM là < 2 mmol/l, McGowan định nghĩa HĐM là < 2,2-2,5 mmol/l [64].
Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ - American Academy Pediatrics
(AAP), HĐM sơ sinh được xác định khi đường máu của trẻ dưới 2,6 mmol/l [65].
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Trong một số tài liệu khác có đưa ra các giá trị cụ thể hơn: HĐM sơ
sinh được xác định khi glucose huyết thanh dưới 2,2 mmol/l (40 mg/dl) trong
24 giờ đầu sau sinh với những trẻ không có triệu chứng và dưới 2,5 mmol/l
(45mg/dl) với những trẻ có triệu chứng và dưới 2,8 mmol/l sau 24 giờ tuổi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn HĐM sơ sinh theo
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em” của Bộ
Y Tế ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 7/8/2015 của Bộ
trưởng Bộ Y Tế: ngưỡng xác định HĐM chung cho trẻ sơ sinh khi Glucose
huyết thanh 2,6 mmol/l [10].
1.1.2. Vai trò glucose máu ở trẻ sơ sinh
Ở trẻ sơ sinh, não có trọng lượng rất lớn so với kích thước cơ thể. Vấn đề
chuyển hóa glucose có tương quan với trọng lượng não vì não đòi hỏi lượng
lớn glucose cho các hoạt động chức năng bình thường của nó, cũng như nồng
độ glucose ở não có quan hệ tuyến tính với nồng độ glucose huyết tương, khi
nồng độ glucose huyết tương thấp thì nồng độ glucose trong não cũng giảm
theo thậm chí bằng không, trong khi đó tế bào não không thể tổng hợp glucose
cũng như không có nguồn dự trữ glycogen, chính vì lẽ đó tổn thương não
thường dễ xảy ra [90]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các nguồn năng lượng
glucose dự trữ thường thấp ở trẻ sơ sinh non tháng, trẻ sơ sinh hạn chế tăng
trưởng trong tử cung, do những trẻ sơ sinh này có thể bị đa hồng cầu, tăng độ
nhớt máu, hạ huyết áp và giảm cung lượng tim, do đó, càng làm giảm lưu
lượng máu não và càng giảm cung cấp glucose đến não, hậu quả là tổn thương
chức năng của não cũng như thiếu oxy, thiếu máu cục bộ ảnh hưởng rất lớn đến
sự phát triển thần kinh sau này ở trẻ.
1.1.3. Chuyển hóa glucose ở thai nhi
Trứng phát triển liên tục suốt trong 37 tuần kể từ khi thụ thai đến khi trẻ
được sinh ra. Trong giai đoạn này sự chuyển hóa của thai dựa trên tuần hoàn
nhau xảy ra một cách dễ dàng và tùy thuộc vào chất lượng của nhau, sự chuyển
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
hóa này dựa trên hai loại chất dinh dưỡng chính là glucose và acid amin, trong
đó glucose là loại thức ăn cung cấp năng lượng duy nhất của thai. Nồng độ
glucose máu của thai bằng nồng độ glucose nước não tủy của mẹ, nghĩa là ≥
50% nồng độ glucose máu của mẹ. Glucose trong thai có nhiệm vụ tạo dự trữ
chất béo và glucose trong quý 3 của quá trình trưởng thành của thai.
Trong suốt thời kỳ mang thai, toàn bộ glucose của thai nhi do mẹ cung
cấp cho thông qua con đường khuếch tán qua nhau thai. Như vậy, quá trình
tổng hợp glucose trong thai nhi bình thường là không xảy ra hoặc có xảy ra
cũng rất ít, mặc dù các enzym cần cho tổng hợp glycogen ở thai nhi đã có mặt
từ tháng thứ ba của thai kỳ. Nồng độ của glucose mà não thai nhi sử dụng chỉ
thấp hơn một chút so với nồng độ glucose huyết thanh của mẹ, với nồng độ
glucose bình thường của mẹ là 70 - 90 mg/dL (3,9 - 5.0 mmol/L), chênh lệch
glucose huyết thanh trung bình của thai nhi ở với mẹ chỉ ở mức 9 mg/dL (0,5
mmol/L) [75]. Nếu nhu cầu glucose của thai nhi không được đáp ứng bởi tình
trạng HĐM của mẹ hay suy nhau thai, thai nhi có thể sử dụng chất thay thế,
chẳng hạn như các ceton có nguồn gốc từ các a xít béo. Với nguồn cung cấp
glucose thấp kéo dài, thai nhi phát triển sản xuất con đường riêng, đầu tiên là
quá trình phân giải glycogen và sau thời gian dài quá trình tổng hợp glycogen
thiếu hụt gây những thay đổi phức tạp trong quá trình chuyển hóa glucose của
thai nhi, dẫn đến thai nhi chậm phát triển trong tử cung và hậu quả là những
thay đổi trong chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh sau sinh mà hay gặp là HĐM
sau sinh. Ngược lại ở thai nhi được cung cấp quá nhiều glucose sẽ có hiện
tượng cường insulin thứ phát từ trong tử cung. Insulin và glucagon không qua
nhau thai. Nồng độ insulin tăng dần theo thời gian trong khi nồng độ glucagon
vẫn ở mức thấp. Trong suốt thai kỳ, khi nhau thai trưởng thành, insulin không
ảnh hưởng glucose hấp thu từ phía mẹ. Hầu hết sự lắng đọng glycogen của thai
nhi xảy ra nửa sau của thai kỳ. Việc vận chuyển đầy đủ glucose từ mẹ sang con
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
được đánh giá bởi lưu lượng máu ở cuống rốn vì không có sự khác biệt về mức
độ protein vận chuyển glucose trong nhau thai [69].
1.1.4. Chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh
Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài từ lúc sinh ra
đến 4 tuần tuổi. Thường được chia làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn sơ sinh
sớm (ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau sinh), giai đoạn sơ sinh muộn (từ ngày
thứ 8 đến ngày 28 sau sinh) [4].
Có rất nhiều yếu tố tác động vào lúc sinh tạo sự chuyển tiếp hài hòa từ
cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ trong môi trường nước ối trong
tử cung sang một cuộc sống độc lập bên ngoài. Sự chuyển tiếp đó có 4 sự kiện
cơ bản xảy ra đối với đứa trẻ:
+ Sự thay đổi về hệ thống tuần hoàn
+ Sự thành lập một hệ hô hấp có hiệu lực
+ Thận đảm bảo điều hòa môi trường bên trong cơ thể trẻ
+ Cơ thể trẻ phải tự điều hòa thân nhiệt.
Như vậy, một trẻ sơ sinh muốn tồn tại bằng hoạt động của chính cơ
thể thì cần phải có một sự thích nghi tốt. Để cho giai đoạn chuyển tiếp này
được điều hòa cần phải có các hoạt động: về hô hấp (phổi bắt đầu hoạt
động để tự cung cấp oxy), tuần hoàn (vòng tuần hoàn khép kín thay thế
vòng tuần hoàn nhau - thai), máu (thay HbF của bào thai thành HbA1,
giảm số lượng hồng cầu), tự điều hòa thân nhiệt, tự điều hòa mức đường
máu trong giới hạn bình thường (vào lúc sinh, sự cung cấp dinh dưỡng qua
nhau thai bị gián đoạn đột ngột, để duy trì đường máu phải có sự phân hủy
glycogen ở gan, được thay thế nhanh chóng bằng sữa khi cho bú), cũng
như các bộ phận khác như tiêu hoá, thận, thần kinh... đều chưa hoàn thiện,
nhưng nó biến đổi rất nhanh, đặc biệt trong tuần đầu đời sống.
Glucose chủ yếu do mẹ cung cấp qua nhau thai, khả năng dự trữ
chất này dưới dạng glycogen chỉ có sau 35 tuần tuổi thai. Trẻ sinh non
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trước thời gian này hầu như không có glycogen hoặc dưới 10g%, trong khi
đó ở trẻ đủ tháng lượng glycogen dự trữ 34g%. Theo nghiên cứu của
Kayiran, khi kiểm tra nồng độ glucose ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng đã nhận
thấy rằng lượng glucose trong máu tăng dần cùng với sự tăng của tuổi thai, sự
khác biệt có ý nghĩa về nồng độ glucose trung bình giữa các nhóm tuổi 36-37
tuần, 38-39 tuần và ≥ 40 tuần [52].
Sự vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi theo cơ chế khuếch tán dễ
dàng theo cả hai phía. Lượng đường cung cấp chỉ sử dụng cho thai khoảng
40-50%, còn lại để nhau thai sử dụng cho các phản ứng oxy hóa, vận chuyển,
chuyển hóa đường, do có sự liên quan trao đổi qua lại giữa đường máu mẹ và
đường máu thai nhi nên nồng độ đường máu thai nhi luôn giữ ở mức 70-80%
máu mẹ. Glucose khuyếch tán từ máu mẹ sang con dự trữ dưới 2 dạng chính:
+ Glycogen ở gan, cơ tim: Bắt đầu từ tuần thứ 36.
+ Mỡ dưới da và nơi khác: Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 30.
Sau khi sinh nguồn cung cấp glucose cho trẻ sơ sinh bị gián đoạn đột
ngột và nồng độ glucose trong máu giảm, hiện tượng này là phổ biến và là
sinh lý bình thường cần thiết để kích hoạt chức năng sản xuất glucose ở trẻ sơ
sinh. Những thay đổi hormon và chuyển hóa khi sinh tạo điều kiện thích nghi
cho trẻ sinh ra sau này. Nồng độ catecholamine tăng rõ rệt khi sinh và cùng
với glucagon kích hoạt quá trình phosphoryl hóa glycogen tại gan và quá
trình phân giải glycogen tại gan. Sự tăng tiết cortisol kích thích glucose-6-
phosphatase tại gan hoạt động và giải phóng glucose ở gan. Tăng
catecholamine cũng kích thích sự phân giải lipid, cung cấp năng lượng (ATP)
và cùng yếu tố (NADPH) tăng cường hoạt động của các enzyme chịu trách
nhiệm tổng hợp glycogen [65]. Nồng độ đường máu sau sẽ giảm dần trong
vòng 1-3 giờ sau khi sinh và nồng độ đường máu sẽ tự tăng dần lại sau giai
đoạn này. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, nồng độ đường máu ở các thời
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
điểm 3 giờ đầu sau sinh, từ 3 đến 24 giờ đầu sau sinh và sau 24 giờ đầu sau.
sinh hiếm khi nào giảm tương ứng dưới 35 mg/dl, 40 mg/dl và 45 mg/dl [80]
Trong những ngày đầu năng lượng được cung cấp chủ yếu dựa vào
các dự trữ đường, quan trọng nhất là phản ứng của tụy tiết ra glucagon có lợi
cho nội tiết để nồng độ đường trong máu có thể được duy trì. Các enzyme
tham gia sản xuất đường cũng tăng mạnh sau khi sinh đảm bảo nồng độ
đường cần thiết cho các hoạt động sống ngoài tử cung, bên cạnh đó nồng độ
insulin cũng giảm dần theo giờ tuổi trung bình 1,17mU/l trong 12 giờ đầu
sau sinh xuống còn 1,03mU/l trong 12-24 giờ sau sinh [31]. Cơ chế này có
thể giải thích một số nguyên nhân HĐM sơ sinh dựa trên những thay đổi
không phù hợp trong tiết hormon và không có các nguồn dự trữ ở dạng
glycogen ở gan, cơ, nguồn acid amin để sản xuất đường và nguồn lipid cần
cho sự chuyển hóa thành các acid béo.
1.1.5. Điều hòa glucose máu ở trẻ sơ sinh
Khi sinh, nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch rốn ở vào khoảng
60%-80% nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch mẹ. Sự sụt giảm nhanh
chóng lượng glucose trong máu diễn ra trong khoảng từ 30-60 phút sau sinh
và sau đó là ổn định dần trong khoảng 2-4 giờ sau sinh. Nồng độ glucose
máu tăng sau 48 giờ đầu của cuộc sống và tương tự với nồng độ glucose
máu ở 72-96 giờ tuổi [17].
Nồng độ glucose máu luôn được ổn định nhờ các yếu tố sau:
Thứ nhất là điều hòa đường máu do gan: Do gan có tính chất thấm
glucose dễ dàng hơn các mô khác, có khả năng tân tạo đường, cân bằng giữa
quá trình thoái hóa, tổng hợp glycogen tại gan nhờ vào enzym glucose-6-
phosphatase (enzyme này không có ở các mô khác) giải phóng glucose vào
máu, cung cấp glucose cho não, cơ và các mô khác sử dụng. Khi mức glucose
máu tăng sự giải phóng glucose máu ngưng lại và ở mức cao thì gan tăng
cường sử dụng glucose.
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thứ hai là điều hòa đường máu do hormon: Hormon insulin do tụy tiết
ra gây HĐM do tăng sử dụng glucose trong tế bào, tăng quá trình đường phân
và ức chế quá trình tân tạo đường. Các hormon adrenalin, glucagon… làm
tăng đường máu do làm tăng quá trình phân ly glycogen thành glucose và
giảm tổng hợp glycogen từ glucose.
1.1.6. Phân mức hạ glucose máu sơ sinh
Hạ đường máu sơ sinh là một tình trạng cấp cứu cần được xử trí kịp
thời, những trẻ có nguy cơ HĐM cần phải kiểm tra glucose máu trong 2
giờ đầu sau sinh để có kế hoạch đối phó xử trí kịp thời.
Có thể chia thành 2 mức HĐM như sau:
+ Mức đường máu nặng: < 25mg/dl ( 1,1mmol/l)
+ Mức đường máu < 47mg/dl nhưng ≥ 25mg/dl .
1.1.7. Triệu chứng của hạ đường máu sơ sinh
Hạ đường máu ở trẻ sơ sinh hay gặp nhưng thường không có triệu
chứng. Trẻ có các triệu chứng chủ yếu liên quan đến suy giảm chức năng các
cơ quan cần thiết phải được sàng lọc và điều trị sớm, điều này rất có ý nghĩa
trong việc ngăn chặn các tổn thương thần kinh vì khi đã có triệu chứng, thì
tổn thương thường đã nặng và có thể có di chứng thần kinh [19].
- Các biểu hiện của tình trạng tăng catecholamin do HĐM như xanh tái,
vã mồ hôi, các triệu chứng do tổn thương tim mạch: tăng nhịp tim, hạ huyết
áp, và suy tim.
- Triệu chứng của giảm đường tới mô tế bào thần kinh bao gồm: ngưng
thở, co giật, hay li bì, là những triệu chứng HĐM rất nặng đòi hỏi phải điều trị
cấp cứu ngay tức thì. Có khoảng 30% trẻ này sẽ có những di chứng bất
thường về hệ thần kinh kể cả chậm phát triển tinh thần rất nặng nề. Theo
nghiên cứu của Wong và cộng sự năm 2013 trên những trẻ có tổn thương
thiếu máu - oxy não, khi so sánh với tỷ lệ hạ glucose máu, MRI có giá trị tiên
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
đoán dương là 82% và giá trị tiên đoán âm là 78%, có 34% trẻ sơ sinh có biểu
hiện HĐM trên lâm sàng trước khi chụp MRI [83].
Triệu chứng của HĐM thường không đặc hiệu và có thể đó là biểu hiện
của các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng ở trẻ sơ sinh như: Dễ kích thích, giảm cử
động, bú kém, hạ thân nhiệt, li bì, rung cơ, giảm trương lực cơ, co giật, ngủ
lịm, chậm nhịp tim, ngưng tim, ngưng thở. Nghiên cứu của Sikandar Ali
Bhand và cộng sự cho thấy, 38% có biểu hiện dễ kích thích, 23% xanh tím,
32% rối loạn thân nhiệt và 25% li bì [25].
Trên thực tế lâm sàng, HĐM sơ sinh thường không có triệu chứng, tuy
nhiên nếu trẻ được sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được nhiều
biến chứng do HĐM gây ra. Việc điều trị HĐM sơ sinh cũng không phải là
một vấn đề khó, hầu như chỉ cần truyền glucose ưu trương có thể hết HĐM
trừ những trường hợp HĐM dai dẳng cần thiết phải điều trị chuyên sâu tùy
theo nguyên nhân gây HĐM, cũng như theo khuyến cáo của AAP việc cho trẻ
bú mẹ sớm cùng với da kề da làm giảm nguy cơ HĐM ở trẻ sơ sinh sớm.
1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh
1.2.1. Nguyên nhân hạ đường máu sơ sinh
Nguyên nhân gây HĐM ở trẻ sơ sinh là do dự trữ glycogen và lipid rất
ít. Tổ chức não khi trưởng thành sử dụng nhiều đường nên đường sẽ giảm rất
nhanh, chuyển hóa và tiêu thụ oxy cũng tăng trong mọi cơ quan tổ chức, trong
khi tụy sản xuất insulin nhiều, tuyến thượng thận phản ứng kém,
catecholamine máu lại không tăng nên đường càng giảm cùng với đó có đồng
vận mạnh về chuyển hóa protid, TSH tăng cao mà năng lượng lại thấp nên
càng dễ bị giảm glucose máu. Chính vì vậy những trẻ HĐM có thể bị HĐM
tái phát.
Từ lâu, cường insulin được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến
HĐM ở giai đoạn sơ sinh. Tình trạng này xảy ra ngay sau khi sinh nhưng
cũng có thể xảy ra ở ngoài giai đoạn sơ sinh do giảm số lượng bữa ăn trong
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngày. Tình trạng này được biểu hiện bằng mức độ insulin và C-peptide không
phù hợp tương ứng với mức glucose huyết tương, giảm nồng độ axit béo tự
do, beta-hydroxybutyrate và protein gắn yếu tố tăng trưởng insulin 1 (do IGF
ức chế sao chép gen -BP1 bằng insulin). Cường insulin được phân thành hai
loại: thoáng qua và dai dẳng.
HĐM cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa, . Điều
này được ghi nhận là do giải phóng quá nhiều glucagon kiểu peptide-1 dẫn
đến bài tiết insulin quá mức.
HĐM cũng có thể liên quan đến đái tháo đường thai kỳ và việc điều
trị của mẹ. Các kỹ thuật mới giúp hỗ trợ phát hiện và ngăn ngừa tình trạng
này, bao gồm cả máy theo dõi glucose máu liên tục. Nó cũng quan trọng
để loại trừ suy thượng thận nếu trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 bị HĐM kéo
dài. Suy thượng thận có thể liên quan đến bệnh tiểu đường type 1 vì thiếu
cortisol có liên quan đến tăng độ nhạy insulin.
Các nguyên nhân khác gây HĐM do cường insulin như do thuốc (thuốc
chẹn beta, thuốc hạ áp đường uống, thuốc kháng vi-rút hoặc thuốc chống loạn
nhịp tim). Cường insulin cũng có thể liên quan đến hội chứng Beckwith
Wiedemann, hội chứng Kabuki, hội chứng Costello và hội chứng Turner.
Bệnh dự trữ glycogen bao gồm các rối loạn liên quan đến khiếm
khuyết của các enzyme có liên quan đến vận chuyển glucose, tổng hợp
glycogen và phân giải glycogen.
Rối loạn bẩm sinh glycosyl hóa: do khiếm khuyết glycosyl hóa và
có thể xuất hiện với nhiều loại và đặc điểm kiểu hình trong đó type 1b
liên quan đến sự thiếu hụt phosphomannose isomerase với đặc trưng gây
HĐM [40]
Các nguyên nhân do giảm sản xuất / dự trữ glycogen [6] hay gặp
như: non tháng, thai chậm phát triển trong tử cung (15% HĐM), nhập năng
lượng không thích hợp, cho ăn muộn sau sinh.
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Các nguyên nhân do tăng sử dụng và / hoặc giảm sản xuất glucose
hay gặp như: nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS), sốc, ngạt, hạ thân nhiệt, suy hô
hấp (SHH), các rối loạn chuyển hóa carbohydrate (bệnh dự trữ glycogen,
bất dung nạp fructose, galactosemie), thiếu nội tiết tố (suy thượng thận,
giảm các hormon vùng dưới đồi, suy tuyến yên bẩm sinh, thiếu glucagon,
thiếu epinephrine), rối loạn chuyển hóa amino acid, trẻ lớn cân so với tuổi
thai, mẹ tiểu đường, tăng sản tế bào β tụy, cường insulin khu trú hoặc lan
tỏa, sơ sinh tăng đáp ứng tạm thời quá mức, hội chứng Beckwith-
Weideman (macrosomia, lưỡi to, đầu nhỏ, thoát vị rốn, HĐM và lớn tạng
đặc), tuốc dùng cho mẹ: chloropamide (diabenese), lợi tiểu thiazide, beta-
giao cảm (terbutalin), thuốc ức chế β (labetalol, propranolol), truyền dịch
ưu trương trong chuyển dạ, catheter động mạch rốn sai vị trí, ngưng đột
ngột dịch truyền glucose nồng độ cao, sau thay máu.
1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh sớm
- Về phía con:
+ Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai < 2500gr
+ Trẻ đẻ non
+ Trẻ già tháng
+ Trẻ > 4000gr
+ Trẻ sinh đôi
+ Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS)
+ Trẻ bị ngạt
+ Trẻ hạ thân nhiệt
+ Trẻ truyền thay máu
+ Các hội chứng bẩm sinh (ví dụ, Beckwith-Wiedemann) và các dị
tật bẩm sinh (ví dụ, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, dương vật nhỏ,...) [50].
+ Trẻ mắc một số bệnh lý giai đoạn sơ sinh như: vàng da tăng
Billirubin tự do (VDTBTD), đa hồng cầu sơ sinh (ĐHCSS), SHH,….
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Trẻ bú sữa mẹ muộn sau khi sinh (sau 1 giờ sau sinh): sữa mẹ và sữa
công thức có thể giúp làm ổn định đường máu ở trẻ có mẹ bị tiểu đường và
ngăn ngừa HĐM. Trong khi sữa công thức có sẵn và được sử dụng thường
xuyên thì sữa mẹ thường ít được quan tâm sử dụng khi mẹ có tiểu đường, dẫn
đến những biến chứng cho trẻ sơ sinh bệnh lý có mẹ tiểu đường trong thai kỳ.
Bên cạnh đó, cũng nhiều lý do khiến trẻ không được bú sữa mẹ như: điều kiện
sống thấp, béo phì, mẹ hút thuốc, trình độ dân trí thấp, sinh non, trẻ bị tách mẹ
cũng dẫn tới những biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Lợi ích của việc bú
sữa mẹ sớm đối với trẻ cũng như mẹ đã khiến sữa mẹ trở thành lựa chọn hàng
đầu, đặc biệt với trẻ có mẹ tiểu đường thai kỳ [28].
Bác sĩ lâm sàng cần chẩn đoán và kiểm soát HĐM, thúc đẩy việc ăn sữa
mẹ tránh việc trẻ phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt cũng như ngăn việc tăng
đường máu do sự mất ổn định đường máu và các biến chứng thần kinh sau
này [16].
- Về phía mẹ:
+ Mẹ bị đái tháo đường
+ Mẹ tăng cân quá mức
+ Mẹ được truyền glucose trong quá trình chuyển dạ (QTCD)khi
sinh hay sử dụng các thuốc chống HĐM có nguy cơ bị HĐM khi sinh [91].
+ Mẹ dùng thuốc propranolon, cocain, amphetamin
+ Mẹ có sốt trong QTCD [32].
Nghiên cứu của Kamath và cộng sự trên 672 bà mẹ mang đơn thai
và được chỉ định mổ lấy thai cho thấy, việc mổ lấy thai (MLT) làm tăng
nguy cơ trẻ phải nhập viện vì HĐM [51].
1.2.3. Liên quan hạ đường máu với phân loại sơ sinh
1.2.3.1. Phân loại sơ sinh
Mục đích của phân loại sơ sinh là để có kế hoạch chăm sóc và tầm soát
sớm bệnh lý của từng loại sơ sinh giúp điều trị sớm nhằm hạn chế tử vong sơ
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
sinh. Từ năm 1963 Luchenco đã phân loại sơ sinh dựa vào cân nặng theo tuổi
thai, tuổi thai được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn sản khoa hoặc dựa vào hình
thái nhi khoa theo Varrier Farr. Ngày nay Tổ chức y tế thế giới (World Health
Organization – WHO) đã dùng phân loại của Luchenco làm tiêu chí để phân
loại sơ sinh. Phân loại sơ sinh theo WHO như sau [4]:
Sơ sinh đủ tháng (SSĐT)
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Tuổi thai từ 37 tuần - 41 tuần 6 ngày.
- Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành 3 loại:
+ Sơ sinh đủ tháng cân nặng tương ứng so với tuổi thai
+ Sơ sinh đủ tháng cân nặng thấp so với tuổi thai
+ Sơ sinh đủ tháng cân nặng lớn so với tuổi thai
Sơ sinh non tháng (SSNT)
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Tuổi thai từ < 37 tuần
- Các mức độ non tháng: Có 3 mức độ non tháng theo tuổi thai:
+ Loại cực non: SSNT < 28 tuần
+ Loại rất non: SSNT 28 - 33 tuần
+ Loại non tháng: SSNT > 33 - 37 tuần.
- Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành:
+ Sơ sinh non tháng cân nặng tương ứng với tuổi thai < 28 tuần, 28
- 32 tuần
+ Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng tương ứng với tuổi thai
+ Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng thấp hơn so với tuổi thai
+ Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng lớn hơn so với tuổi thai
Sơ sinh già tháng
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Tuổi thai ≥ 42 tuần.
+ Và /hoặc Da bong khi miết nhẹ hoặc bong tự nhiên, rốn héo vàng
hoặc xanh thẩm, hoặc móng tay, móng chân dài vàng hoặc xanh.
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 1.1. Phân độ già tháng Cliffort
Độ già tháng Độ 1 Độ 2 Độ 3
Da bong Khi miết Bong tự nhiên Bong từng mảng nhiều vị trí
Cuống rốn Héo Vàng úa Xanh thẫm phân su
Móng tay
móng chân
Dài Dài, vàng Dài, xanh thẫm màu phân su
- Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành 3 loại:
+ Sơ sinh già tháng cân nặng tương ứng so với tuổi thai
+ Sơ sinh già tháng cân nặng thấp so với tuổi thai
+ Sơ sinh già tháng cân nặng lớn so với tuổi thai
Theo Nguyễn Công Khanh, thời kỳ sơ sinh có thể chia làm hai giai
đoạn là: Thời kỳ sơ sinh sớm (7 ngày đầu sau sinh) và thời kỳ sơ sinh muộn
(từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 28 sau sinh) [4]. Trong đó, hạ đường máu ở thời
kỳ sơ sinh sớm thường không có triệu chứng và được coi là hệ quả của sự
thích nghi với cuộc sống bên ngoài [26]. Nghiên cứu của Zhou và cộng sự
năm 2015 trên 668 trẻ sơ sinh cho thấy, tỷ lệ hạ đường máu ở nhóm trẻ sơ
sinh dưới 7 ngày tuổi là 21,1%, ở nhóm trẻ từ 8 đến 14 ngày tuổi và trên 14
ngày tuổi, tỷ lệ này lần lượt là 3% và 1,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
lớn theo biến ngày tuổi (χ2
= 41,1; p < 0,001), tỷ lệ hạ đường máu trong vòng
bảy ngày tuổi cao hơn hẳn so với nhóm từ 8 đến 14 ngày tuổi và trên 14 ngày
tuổi) có ý nghĩa thống kê với lần lượt (χ2
= 18,3; p < 0,001) và (χ2
= 10,9; p <
0,001), trong khi đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm từ
8 đến 14 ngày tuổi và trên 14 ngày tuổi. Điều này gợi ý rằng, hạ đường máu
hầu như chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh sớm [86].
1.2.3.2. Sơ sinh đủ tháng và hạ đường máu
Trẻ khi còn trong bụng mẹ nhận được sự cung cấp glucose liên tục từ
mẹ qua nhau thai, sau khi sinh ra, sự cung cấp này bị dừng đột ngột, do đó
trẻ phải tự cung cấp glucose cho chính mình cho đến khi được bữa ăn, bữa
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
bú đầu tiên. Trong thời gian này, có thể xảy ra các đợt HĐM. Đối với trẻ sơ
sinh đủ tháng khỏe mạnh, thì các chức năng giúp điều chỉnh đường máu
gần như là hoàn chỉnh do đó không cần can thiệp vào quá trình cho trẻ bú
tự nhiên ở nhóm này. AAP và WHO khuyến cáo nên sàng lọc đường máu
cho nhóm trẻ nguy cơ và có triệu chứng tuy nhiên không cần thiết sàng lọc
đường máu thường quy cho tất cả các trẻ sơ sinh. Dù vậy, vẫn có những ý
kiến lo ngại về việc HĐM không có triệu chứng mà không được phát hiện
sẽ để lại di chứng thần kinh. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng di chứng
thần kinh sau HĐM có tỷ lệ 35% ở nhóm có triệu chứng và lên tới 20% ở
nhóm không có triệu chứng. Nguyên nhân có thể do nguyên phát, cho trẻ
bú sai, trẻ không ngậm bắt được núm vú, do mẹ sử dụng an thần hay đau
sau đẻ và không cho trẻ bú sớm. Những vấn đề này xảy ra cả ở trẻ sơ sinh
đủ tháng khỏe mạnh và bệnh lý [66].
Nghiên cứu Edwin Dias và Sandeep Gada năm 2014 trên 100 trẻ sơ
sinh khi đo đường máu vào các thời điểm 0, 3, 6, 12, 24 giờ sau đẻ, nồng độ
glucose trong máu thấp nhất ở 0 giờ và 6 giờ và đạt tối đa ở 24 giờ. Khi mới
sinh, mức đường máu trung bình thấp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh 34-36 tuần và
40-42 tuần. Tuy nhiên, sau 3 giờ, mức đường huyết trung bình tăng lên ở trẻ
sơ sinh 34-36 tuần, nhưng vẫn thấp ở trẻ sơ sinh 40-42 tuần. Điều này tương
đồng với các nghiên cứu khác, nơi trẻ sinh non có nồng độ glucose trong máu
trung bình thấp hơn trong vài giờ đầu sau sinh so với trẻ đủ tháng [34].
1.2.3.3. Sơ sinh non tháng và hạ đường máu
Trẻ sinh non bị hạn chế cả nguồn cung cấp cũng như dự trữ năng lượng
để chuyển hóa cacbonhydrate. Thêm vào đó, các cơ quan tham gia điều hòa
và chuyển hóa năng lượng như gan, tụy, não và các tuyến nội tiết đều chưa
phát triển hoàn chỉnh. Do đó, HĐM ở trẻ sơ sinh non tháng phổ biến hơn so
với trẻ sơ sinh đủ tháng. HĐM cũng hay gặp hơn ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn tuổi
thai và trẻ bị ngạt chu sinh [84]. Trẻ sinh non có nguy cơ lớn phát triển thành
17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
HĐM sau khi sinh bởi vì quá trình phân giải glycogen ở gan và phân giải lipid
ở mô mỡ còn non yếu, điều hòa nội tiết kém, và quá trình tổng hợp glycogen,
ceton ở gan còn thiếu. Nồng độ đường trong máu ở những trẻ sinh non thường
giảm xuống thấp nhất tại thời điểm 1-2 giờ sau khi sinh và vẫn ở mức thấp
cho đến khi con đường trao đổi chất có thể bù đắp được. Thời kỳ bào thai
chức năng dự trữ glucose dưới dạng glycogen chỉ có sau 35 tuần tuổi thai. Trẻ
sinh non trước thời gian đó hầu như không có glycogen dự trữ dưới 10g%
trong khi đó glycogen dự trữ ở trẻ đủ tháng khoảng 34g%. Lượng glycogen ở
gan được đánh giá bằng test glycogen: ở trẻ sơ sinh đủ tháng chỉ cần tiêm bắp
30µg glucagon chúng ta gây tăng đường máu trong thời gian dài 12-24 giờ, ở
trẻ sinh non phải tiêm 300µg glucagon trong tuần lễ đầu và 30µg từ tuần thứ
hai trở đi mới gây được tăng đường máu và cũng chỉ trong thời gian ngắn là 12
giờ . Trẻ sinh non sử dụng glucose rất kém chỉ có 60% và chủ yếu ở các tổ
chức ngoài gan, bên cạnh cơ chế điều hòa glucose chưa hoàn chỉnh cùng với đó
lượng đường trong máu ở trẻ sinh non là thấp hơn nên đó cũng là lý do HĐM
rất hay xảy ra ở nhóm trẻ này. Tỷ lệ HĐM ở trẻ sơ sinh non tháng cao gấp 2 -3
lần so với trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh non HĐM có nguy cơ nhập viện
cao hơn [27].
Hạ đường máu là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, đặc
biệt là ở trẻ sinh non, HĐM có triệu chứng hoặc không có triệu chứng có thể gây
ra các biến chứng quan trọng có thể gây tử vong hoặc chậm phát triển sau này
trong đời. Nhưng nếu được phát hiện điều trị sớm, theo nghiên cứu của Rachel
Goode và cộng sự, không có sự khác biệt đáng kể nào về trí tuệ và thành tích học
tập của trẻ sinh non có HĐM và không HĐM [43]. Bên cạnh đó nghiên cứu của
Win Tin và cộng sự năm 2012 trên 543 trẻ sơ sinh < 1850 gram được đường
kiểm soát đường huyết sau sinh, liên kết chăm sóc với bệnh viện, tuổi thai, cân
nặng khi sinh cho đến khi 2 tuổi cũng không nhận thấy sự khác biệt về thể lực
cũng như tâm lý cho đến khi trẻ được 15 tuổi [79].
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
1.2.3.4. Sơ sinh già tháng và hạ đường máu
Ở trẻ sơ sinh già tháng, vì quá ngày nên thai bị nuôi dưỡng kém do
nhau thai bị hủy hoại, mạch máu rốn bị tắc, tế bào nhau lắng đọng fibrin canxi
hóa dẫn đến rối loạn vận chuyển các chất dinh dưỡng. Lớp mỡ dưới da mỏng
dần, cân nặng giảm đi, vì vậy trẻ sinh ra có có hình dạng giống như trẻ chậm
phát triển trong tử cung, đây là nhóm trẻ có nguy cơ cao về các bệnh lý giai
đoạn sơ sinh sớm đặt biệt là hạ đường máu.
1.2.3.5. Sơ sinh Lớn cân so với tuổi thai và hạ đường máu
Trẻ sơ sinh Lớn cân so với tuổi thai – small for gestational age (SGA)
nguy cơ HĐM cũng dễ xảy ra vì trong những ngày đầu năng lượng cung cấp chủ
yếu dựa vào các dự trữ đường, nếu thiếu cơ thể sẽ huy động thêm các dự trữ mỡ
vùng bả vai, trung thất, quanh thận và cuối cùng nếu cần là dự trữ đạm. Ở trẻ sơ
sinh SGA kho dự trữ glycogen và acid béo nghèo nàn, sự tân sinh glucose không
hiệu quả, khối hồng cầu tăng, kèm có sự tiêu thụ lớn ở não do tỷ trọng của não
so với trọng lượng của cơ thể lớn trong khi đó glucose là nguồn cung cấp năng
lượng duy nhất cho tổ chức thần kinh và não sử dụng cho quá trình trao đổi
chất và nhiều tác giả cũng không tìm thấy hiện tượng cường insulin thứ phát
ở nhóm sơ sinh này [31]. Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự năm 2012 trên
502 trẻ sơ sinh cho thấy nồng độ glucose trong máu ở trẻ sơ sinh có cân nặng
thấp < 2,5 kg luôn thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ sơ sinh có cân nặng >
2,5 kg [89]. HĐM ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân nguy cơ tử vong cao hơn. Trẻ sơ
sinh rất nhẹ cân có nguy cơ HĐM cao hơn hẳn do dự trữ glycogen và lipid bị
hạn chế trong khi đó dự trữ này chỉ đủ cho đến quý thứ ba của thai kỳ, trong
các thí nghiệm gần đây cho thấy HĐM sơ sinh dẫn tới não thiếu năng lượng,
tăng tình trạng kích thích do nhiễm độc và stress oxy hóa gây ra nitrat hóa
protein và peroxy hóa lipid [38]. Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân có thời gian nằm viện
hay tỷ lệ tử vong đều cao hơn nếu có HĐM. Tổn thương não không hồi phục
chiếm tỷ lệ từ 25 - 50% trẻ dưới 6 tuổi có triệu chứng của HĐM nặng. Ngoài
19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ra thiếu oxy não hay thiếu máu não do HĐM cũng sẽ dẫn tới tổn thương não
không hồi phục [77].
1.2.3.6. Sơ sinh Lớn cân so với tuổi thai và hạ đường máu
Trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai – large for gestational
age (LGA) hay gặp ở những bà mẹ có đái tháo đường đang có xu hướng ngày
càng tăng lên. Trẻ sơ sinh LGA sẽ có nguy cơ HĐM [62]. Bài tiết insulin là
một yếu tố chính quyết định đến môi trường tồn tại của thai. Sự đáp ứng bài tiết
insulin chậm sau ăn và bài tiết insulin không đủ lúc đói dẫn đến hậu quả tăng
đường máu kéo dài và tăng lượng glucose tới thai. Insulin trong huyết thanh
của mẹ ảnh hưởng lớn tới nguồn năng lượng nội sinh, đặc biệt là ceton qua
nhau thai dễ dàng và đây là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho thai. Sự
hình thành và hoạt động sớm của tiểu đảo tụy nội tiết của thai có ảnh hưởng lớn
đến tới mối quan hệ qua lại giữa nguồn năng lượng mẹ và con. Tăng cung cấp
năng lượng từ mẹ làm tăng tiết insulin của thai, lượng insulin thêm này làm
tăng quá trình giữ các chất dinh dưỡng do mẹ cung cấp. Hậu quả là thai to gây
các biến chứng chuyển hóa hay gặp nhất là HĐM sơ sinh trong những ngày đầu
sau đẻ. Nghiên cứu của Akin và cộng sự năm 2010 trên 829 trẻ sơ sinh quá
dưỡng có cân nặng > 4 kg và nhóm trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2,5 kg – 4 kg cho
thấy HĐM xảy ra nhiều hơn cũng như các bệnh lý giai đoạn sơ sinh như ngạt,
đa hồng cầu ở nhóm trẻ sơ sinh quá dưỡng [18].
1.3. Các nghiên cứu về hạ đường máu
1.3.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Nhi tại Huế năm
2003, HĐM sơ sinh gặp chủ yếu ở nhóm sơ sinh đủ tháng, cân nặng lớn hơn
so với tuổi thai với tỷ lệ là 10,8% [7].
Cũng theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kiều Nhi năm 2010 trên
trẻ sơ sinh giai đoạn sớm, tỷ lệ HĐM cao nhất ở loại SSNT <37 tuần
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(36,59%) tiếp đến là loại SSGT ≥ 42 tuần (19,78%) và thấp nhất ở loại SSĐT
38 – 42 tuần (10,42%) [8].
Nghiên cứu của Lê Minh Trác và cộng sự năm 2012 tại bệnh viện Phụ
sản Trung Ương cho thấy có 22% số trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân có
HĐM [11].
Theo Vũ Thị Vân Yến và cộng sự nghiên cứu năm 2012 trên 667 trẻ đẻ
non, nhóm trẻ có đường huyết ≤ 2,2 mmol/l có nguy cơ tử vong cao gấp 1,87
lần so với nhóm trẻ có đường huyết 2,3 – 6,9 mmol/l [14].
Nghiên cứu của Chế Thị Ánh Tuyết năm 2013 trên 353 trẻ sơ sinh
trong giai đoạn sơ sinh sớm thấy tỷ lệ HĐM sơ sinh là 19,8%, tỷ lệ HĐM ở
sinh non tháng là 30,5%, sơ sinh già tháng và rối loạn chuyển hóa nhau là
16,2%; sơ sinh đủ tháng là 14,9% [13].
Theo Đậu Quang Liêu nghiên cứu năm 2015 trên 84 trẻ sơ sinh non
tháng điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện đa khoa Saint Paul cho thấy hơn một
nửa số trường hợp (45/84) được phát hiện có tình trạng HĐM [5].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà và Ngô Thị Oanh năm 2015 trên
245 sơ sinh tại Bệnh viện C Thái Nguyên, tỷ lệ HĐM sơ sinh là trong nghiên
cứu là 26,5%, HĐM gặp nhiều ở trẻ nam 61,8% nhưng không có ý nghĩa thống
kê, hạ glucose máu chiếm tỷ lệ cao ở trẻ có cân nặng > 4000g (44,6%), thấp
nhất ở nhóm trẻ có cân nặng từ 2500gram đến 3999gram (15,3%). Tỷ lệ hạ
glucose máu ở nhóm trẻ đẻ non là cao nhất 49%, thấp nhất ở nhóm trẻ đủ
tháng 16,9%. Tỷ lệ hạ glucose máu cao nhất trong nhóm trẻ vào viện < 24 giờ
(47%) [2].
Theo Nguyễn Thu Hằng, nghiên cứu năm 2016 ở 395 trẻ sơ sinh nhỏ
hơn tuổi thai, tỷ lệ HĐM ở trẻ nhỏ so với tuổi thai chiếm tỷ lệ 18,7%. Tỷ lệ hạ
glucose máu giảm dần theo độ tăng dần của tuần tuổi. HĐM chiếm tỷ lệ cao
nhất ở nhóm trẻ < 28 tuần tuổi và thấp nhất ở nhóm trẻ > 37 tuần [3].
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm năm 2017 trên các bà mẹ có
đái tháo đường thai kỳ tại Vinh (Nghệ An) từ năm 2013 – 2015 cho thấy tỷ
lệ HĐM sơ sinh là 3,9%. Nếu phân chia theo nhóm điều trị thì tỷ lệ HĐM sơ
sinh trong nhóm điều trị insulin cao nhất là 36,4%; nhóm không tuân thủ
phối hợp insulin chiếm 22,2% và nhóm điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập
chiếm 1,4% [9].
Theo Hoàng Thị Trang và Hoàng Thị Thủy Yên nghiên cứu trên 108
trẻ sơ sinh nhẹ cân từ 2016 – 2018 tại Huế, tỷ lệ HĐM ở trẻ sơ sinh nhẹ cân là
38%, tỷ lệ hạ glucose máu cao ở nhóm trẻ sơ sinh có cân nhỏ hơn tuổi thai và
đẻ non là 52,6%, cao hơn nhóm cân nặng phù hợp với tuổi thai, cao nhất ở
nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh 63,4% [12] .
1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hạ đường máu ở trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu của Croke năm 2009 trên trẻ sơ sinh đủ tháng có cân nặng
lớn hơn so với tuổi thai và nhỏ hơn so với tuổi thai, có 26% trẻ sơ sinh đủ
tháng Nhẹ cân so với tuổi thai bị HĐM và 17% trẻ sơ sinh đủ tháng Lớn cân
so với tuổi thai có nồng độ thấp hơn 2,6 mmol/l [29].
Nghiên cứu của Mejri và cộng sự nghiên cứu năm 2010 trên 187 sơ
sinh nhẹ cân so với tuổi thai tỷ lệ hạ đường máu là 26% [55].
Nghiên cứu của Najati và Saboktakin năm 2010 trên 14168 trẻ sơ sinh,
tỷ lệ HĐM là 6,1% trong số trẻ nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, 59,6% ở
trẻ sinh non, 59,6% ở trẻ thấp cân so với tuổi thai, 40,4% ở trẻ có cân nặng rất
thấp [58].
Nghiên cứu của Jonas và cộng sự năm 2012 trên 145 trẻ có nguy cơ HĐM
sàng lọc từ 1074 cho thấy có 17 trẻ HĐM dưới 40 mg/dl (2,2 mmol/l), tương ứng
với tỷ lệ là 11,7%. Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ HĐM giữa trẻ có một yếu tố
nguy cơ với trẻ có hai yếu tố nguy cơ [49].
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nghiên cứu của Singh và cộng sự năm 2014 trên 125 trẻ sơ sinh cho
thấy tỷ lệ HĐM là 15,2%, trong đó gặp ở nam (32,7%) nhiều hơn so với nữ
(13,33%), thường gặp từ 0-24 giờ sau đẻ ( 63,15%) so với 48-72 giờ
(15,78%) [73].
Nghiên cứu của Edwin Dias và Sandeep Gada năm 2014 trên 100 trẻ sơ
sinh cho thấy giá trị đường máu thấp nhất ở lúc 6 giờ và cao nhất ở lúc 24 giờ sau
sinh. Đường máu ở trẻ sinh đường dưới luôn cao hơn ở cùng thời điểm so với trẻ
được MLT ở cùng thời điểm, có gần 19,6% trẻ MLT HĐM so với tỷ lệ 14,2% ở
trẻ đẻ đường dưới [34].
Nghiên cứu của Nihan Hilal Hosagasi và cộng sự năm 2018 trên 207
trẻ sơ sinh, tỷ lệ HĐM ở các nhóm sơ sinh có nguy cơ bao gồm mẹ tiểu đường
thai kỳ, nhỏ hơn so với tuổi thai, lớn hơn so với tuổi thai và sơ sinh non muộn
lần lượt là 16,6%, 12,7%, 12,2% và 34% [47].
Nghiên cứu của Bromiker năm 2019 trên 3595 trẻ, có 3,4% trẻ có
đường máu < 40mg/dl, 12,1% trẻ có đường máu dưới 47 mg/dl. Phân tích đơn
biến cho thấy thai đủ tháng, tiểu đường của mẹ, cân nặng lúc sinh thấp (<2500
g) và sinh đôi có liên quan đến HĐM ở trẻ sơ sinh sớm. Các yếu tố nguy cơ
khác (ví dụ: thai non tháng hay già tháng, trọng lượng sơ sinh> 3800 g) thì
không có mối liên quan. Trong phân tích đa biến, chỉ có tuổi thai là biến có
liên quan mạnh nhất, trong khi mẹ có tiểu đường thai kỳ và cân nặng lúc sinh
thấp không có ý nghĩa thống kê [26].
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm các bệnh nhân sơ sinh có đặc điểm sau
- Tất cả trẻ sơ sinh vào điều trị tại Phòng Chăm sóc đặc biệt (Intensive
Care Unit – ICU), khoa Sơ sinh - Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh
viện Trung Ương Thái Nguyên.
- Tuổi trẻ sơ sinh từ 1 - 7 ngày tuổi.
- Mẹ của các trẻ sơ sinh trên.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Chỉ lựa chọn trong số bệnh nhân nói trên, được lấy máu và làm xét
nghiệm đường máu tại thời điểm vào điều trị tại phòng ICU, khoa Sơ sinh -
Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
Trong quá trình nghiên cứu loại trừ các bệnh nhân sau:
- Sơ sinh không được làm xét nghiệm đường máu hoặc được làm xét
nghiệm đường máu nhưng kết quả đường máu có sự sai lệch do kỹ thuật.
- Gia đình không đồng ý lấy máu làm xét nghiệm hay không đồng ý
tham gia nghiên cứu.
- Hồ sơ bệnh án của con hoặc mẹ không rõ, thiếu dữ liệu nghiên cứu.
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu Nhi, Trung tâm
Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu:
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Đối với mục tiêu một là nghiên cứu mô tả: mô tả đặc điểm hạ đường
máu sơ sinh (bao gồm các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của con và một số
đặc điểm của mẹ).
+ Đối với mục tiêu hai là nghiên cứu bệnh - chứng: phân tích mối liên
quan giữa các yếu tố nguy cơ từ mẹ và con với hạ đường máu.
- Thiết kế nghiên cứu được trình bày bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
SƠ SINH BỆNH LÝ
NHẬP KHOA
XÉT NGHIỆM
ĐƯỜNG MÁU
LÚC VÀO VIỆN
HẠ ĐƯỜNG MÁU KHÔNG HẠ
ĐƯỜNG MÁU
Đặc điểm hạ đường
máu sơ sinh:
- Tuổi thai
- Triệu chứng
- Bệnh lý…
Yếu tố nguy cơ:
- Về phía mẹ
- Về phía con
Lựa chọn bệnh nhân
tương đồng đặc
điểm nuôi dưỡng,
cách sinh, giới tính
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
Để tính cỡ mẫu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu
áp dụng cho việc ước tính tỷ lệ trong quần thể.
 
 
2
1 /2 2
1
p p
n Z
d




n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
α: Là mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%).
Z(1-α/2): Tra giá trị bảng, tương ứng với các giá trị của α = 0,05.
Kết quả là: Z(1-α/2) = 1,96.
p: Các nghiên cứu khác nhau cho thấy trẻ sơ sinh hạ đường máu có
triệu chứng chiếm tỷ lệ từ 2% - 8% tùy các nghiên cứu khác nhau [47],
[72], [82].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 5%.
d: Độ chênh lệch mong muốn là: ± 5% (0,05).
Áp dụng công thức trên thu được kết quả như sau: 73 bệnh nhân. Trên
thực tế, chúng tôi lựa chọn được 106 bệnh nhân có hạ đường máu.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu có chủ đích, trong đó khung mẫu là
tất cả bệnh nhân sơ sinh vào viện điều trị và được làm đường máu ngay tại
thời điểm nhập viện, chọn các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn từ lúc bắt đầu nghiên
cứu đến khi đủ số lượng.
Đối với mục tiêu 1, chúng tôi lựa chọn được 106 sơ sinh sớm hạ đường
máu, đạt tiêu chuẩn nghiên cứu.
Đối với mục tiêu 2, trong thời điểm nghiên cứu chúng tôi chọn bệnh
nhân ngẫu nhiên có tương đồng về giới tính, cách sinh, cách nuôi dưỡng và
đều là sơ sinh bệnh lý nặng phải điều trị tại ICU. Với cách làm như vậy, trong
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quá trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn được 100 trẻ sơ sinh sớm không hạ
đường máu.
Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi có 106 trẻ sơ sinh sớm hạ
đường máu và 100 trẻ sơ sinh không hạ đường máu, tổng cộng có 206 trẻ
trong nghiên cứu.
2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu
2.3.4.1. Các chỉ số nghiên cứu về phía trẻ sơ sinh
- Tuổi thai: bằng cách hỏi bà mẹ ngày kinh cuối cùng và thăm khám
lâm sàng đánh giá tuổi thai theo tiêu chuẩn hình thái nhi khoa phối hợp với
chuẩn phân loại già tháng theo Cliffort.
- Giới: xác định nam hoặc nữ.
- Xác định mức độ dinh dưỡng: bằng cách dựa vào cân nặng và tuổi
thai sau đó đối chiếu trên biểu đồ Luchenco.
- Xác định tuổi thai:
+ Theo tiêu chuẩn sản khoa: Ngày sinh trừ đi ngày đầu kỳ kinh cuối =
tổng số ngày/ 7 = số tuần. Tuy nhiên một số trường hợp không nhớ ngày kinh
cuối cùng có thể áp dụng siêu âm thai sớm trước 12 tuần cho phép xác định
ngày có thai nhưng sai số 5 ngày.
+ Theo hình thái nhi khoa (theo tiêu chuẩn Varrier Farr ở phụ lục).
+ Theo phân loại hình thái già tháng của Cliffort.
+ Gồm các biến số đó là sơ sinh non tháng, sơ sinh đủ tháng, sơ sinh
già tháng.
- Dinh dưỡng (theo biểu đồ Luchenco ở phụ lục):
+ Sơ sinh bình dưỡng: cân nặng tương ứng với tuổi thai (cân nặng nằm
trong miền giới hạn từ trên đường cong 10 bách phân vị đến đường cong 90
bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
+ Sơ sinh thiểu dưỡng: cân nặng thấp so với tuổi thai (cân nặng dưới
đường cong 10 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Sơ sinh quá dưỡng: cân nặng lớn so với tuổi thai (cân nặng hiện có
trên đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
- Bệnh lý giai đoạn sơ sinh: Xác định bằng hỏi tiền sử, bệnh sử thai
nghén và thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi trong 6 ngày đầu sau
sinh. Các bệnh lý thường gặp giai đoạn sơ sinh gồm:
+ Nhiễm khuẩn sơ sinh
+ Đa hồng cầu sơ sinh
+ Suy hô hấp sơ sinh
+ Vàng da tăng bilirubin tự do
+ Dị tật bẩm sinh
+ Bệnh lý tiêu hóa
- Glucose huyết thanh: Xác định dựa vào lấy máu tĩnh mạch lúc vào
viện và được xét nghiệm tại khoa sinh hóa.
- Triệu chứng lâm sàng hạ đường máu:
+ Dễ kích thích: bệnh nhân không giật, các cử động rõ với các kích thích
nhạy cảm như ngừng nắm tay và không kèm theo các bất thường về mắt [73].
+ Xanh tím: là tình trạng bệnh lý đổi màu thành xanh hay tím của da và
niêm mạc.
+ Hạ thân nhiệt: Theo Nguyễn Công Khanh là tình trạng khi thân nhiệt
sơ sinh dưới 36,50
C, thân nhiệt được đo ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân,
chính xác đên 0,10
C [4].
+ Co giật: cơn giật rung (là những cử động nhịp nhàng của các nhóm
cơ và thường đi kèm với những thay đổi trên điện não đồ), cơn co cứng (là
cơn toàn thể hay cục bộ, ở chi, lệch mắt, tư thế thân không đối xứng) và giật
cơ (là những biểu hiện co giật nhanh của các nhóm cơ, giật cơ có tần số nhanh
hơn cơn giật rung).
+ Ngừng thở: là thời gian ngừng thở trên 20 giây hoặc ngừng thở dưới
20 giây kèm theo nhịp tim chậm dưới 100 nhịp/phút, tím tái, xanh xao [36]
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
+ Li bì: trẻ không đáp ứng tỉnh với kích thích thông thường.
+ Không có triệu chứng HĐM.
- Giờ tuổi nhập viện: tính theo ngày tuổi, từ ngày tuổi thứ nhất đến
ngày tuổi thứ .
- Thời điểm hạ đường máu: là thời điểm lấy máu làm xét nghiệm đường
máu, tính theo ngày.
2.3.4.2. Các chỉ số nghiên cứu về phía mẹ
- Tăng cân của mẹ: xác định bằng cách hỏi bà mẹ cân nặng trước mang
thai và cân nặng thời điểm trước sinh.
- Mẹ có truyền glucose trong QTCD: xác định bằng cách tham khảo hồ
sơ điều trị của mẹ của khoa Sản.
- Mẹ sốt trong QTCD: Xác định bằng cách tham khảo hồ sơ điều trị của
mẹ tại khoa Sản và hỏi người nhà bệnh nhân, mẹ được xác định là sốt khi thân
nhiệt trên 37,50
C, thân nhiệt được đo ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân, chính
xác đến 0,10
C.
- Cách sinh: xác định bằng cách tham khảo hồ sơ điều trị của mẹ tại
khoa Sản và hỏi người nhà bệnh nhân.
2.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán chỉ số
2.3.5.1. Chẩn đoán hạ đường máu sơ sinh
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ
em của Bộ Y tế 2015:
Hạ đường máu sơ sinh khi nồng độ Glucose huyết thanh < 47 mg/dl
(2,6 mmol/l)
Các mức hạ đường máu :
- Mức HĐM nặng: < 25 mg/dl (1,1 mmol/l)
- Mức HĐM: ≤ 2,5 mg/dl đến < 47 mg/dl
29
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
2.3.5.2 Chẩn đoán loại sơ sinh
- Sơ sinh đủ tháng: là những sơ sinh có tuổi thai từ 37 tuần đến 41 tuần
6 ngày và không có hình thái già tháng theo Cliffort.
+ Sơ sinh đủ tháng bình dưỡng: là những sơ sinh đủ tháng và có cân
nặng tương ứng với tuổi thai (AGA) tức là cân nặng nằm trong miền giới hạn
từ trên đường cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị của tuổi
thai trên biểu đồ Luchenco.
+Sơ sinh đủ tháng thiểu dưỡng: Là những sơ sinh đủ tháng và có cân
nặng thấp so với tuổi thai (SGA) (cân nặng dưới đường cong 10 bách phân vị
của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
+ Sơ sinh đủ tháng quá dưỡng: Là những sơ sinh đủ tháng và có cân
nặng lớn so với tuổi thai (cân nặng hiện có trên đường cong 90 bách phân vị
của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
- Sơ sinh non tháng: Là những sơ sinh có tuổi thai dưới 37 tuần.
+ Sơ sinh non tháng bình dưỡng: Là những sơ sinh non tháng và có cân
nặng tương ứng với tuổi thai (cân nặng nằm trong miền giới hạn từ trên
đường cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai
trên biểu đồ Luchenco).
+ Sơ sinh non tháng thiểu dưỡng: Là những sơ sinh non tháng và có
cân nặng thấp so với tuổi thai (cân nặng dưới đường cong 10 bách phân vị của
tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
+ Sơ sinh non tháng quá dưỡng: Là những sơ sinh non tháng và có cân
nặng lớn so với tuổi thai (cân nặng hiện có trên đường cong 90 bách phân vị
của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
- Sơ sinh già tháng: Là những sơ sinh sơ sinh có tuổi thai từ 42 tuần trở
lên và hoặc có hình thái già tháng theo Cliffort.
+ Sơ sinh già tháng bình dưỡng: là những sơ sinh già tháng và có cân
nặng tương ứng tuổi thai (cân nặng nằm trong miền giới hạn từ trên đường
30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu
đồ Luchenco).
+ Sơ sinh già tháng thiểu dưỡng: là những sơ sinh già tháng và có cân
nặng thấp so với tuổi thai (cân nặng dưới đường cong 10 bách phân vị của
tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
+ Sơ sinh già tháng quá dưỡng: là những sơ sinh già tháng và có cân
nặng lớn hơn so với tuổi thai (cân nặng hiện có trên đường cong 90 bách phân
vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
2.3.5.3 Chẩn đoán bệnh lý giai đoạn sơ sinh.
 Chẩn đoán bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh: Theo Alonso tiêu chuẩn
chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh như sau:
Triệu chứng lâm sàng: sốt hoặc hạ thân nhiệt, nhịp tim trên 180 lần/
phút hoặc dưới 100 lần/ phút, nhịp thở trên 60 lần/phút kèm theo thở rên, bão
hòa oxy giảm, trẻ li bì/ thay đổi trạng thái tinh thần, ăn không tiêu.
Triệu chứng huyết động: huyết áp dưới -2SD theo tuổi, huyết áp tâm
thu <50 mmHg vào 1 ngày tuổi và <65 mmHg dưới 1 tháng tuổi.
Tưới máu mô giảm: thời gian làm đầy mao mạch >3s, lactate huyết
thanh >3 mmol/l.
Các marker viêm: Bạch cầu tăng trên 34.000/dL hoặc giảm dưới
5.000/dL, đa nhân trung tính tăng >10%, tiểu cầu giảm < 100.000/dL, CRP
>10 mg/dL hay lớn hơn 2SD so với trị số bình thường, procalcitonin >8,1
mg/dL hay lớn hươn 2SD so với trị số bình thường , IL-6 hoặc IL-8 >70
pg/ml, PCR dương tính.
Khẳng định là nhiễm khuẩn sơ sinh: khi cấy máu hay PCR dương tính
kèm theo có triệu chứng lâm sàng và biểu hiện nhiễm khuẩn, riêng đối với
Coagulase-negative Staphylococcus thì cần dương tính trên hai lần cấy máu
hoặc dương tính trên một lần cấy máu và một lần PC.
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh: có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm
khuẩn, có ít nhất 2 kết quả xét nghiệm bất thường nhưng cấy máu âm tính.
Có thể nhiễm khuẩn sơ sinh: có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm
khuẩn, CRP tăng hoặc IL-6 hay IL-8 tăng, cấy máu âm tính [85].
 Chẩn đoán bệnh lý vàng da tăng bilirubine tự do:
Theo Khu Thị Khánh Dung, chẩn đoán vàng da như sau [1]:
Triệu chứng lâm sàng:
- Triệu chứng vàng da: Da có màu vàng, thường là vàng sáng, vàng
đậm là nặng, có thể nhìn thấy dưới ánh sáng tự nhiên, hoặc khi khám dùng
ngón tay miết trên da trẻ thấy màu vàng. Diễn tiến vàng da thường xuất hiện ở
vùng đầu mặt cổ, sau lan xuống ngực bụng, rồi đến lòng bàn tay, bàn chân là
nặng. Vàng da bệnh lý thường khi vàng da đã lan quá vùng 3 theo phân vùng
của Kramer (bảng 2.1)
Bảng 2.1: Phân vùng vàng da của Kramer với nồng độ bilirubin máu
Vùng Mức độ vàng da
Nồng độ
bilirubin
1 Mặt, cổ 100 μmol/l
2 ½ thân trên rốn + Vùng 1 150 μmol/l
3 ½ thân dưới rốn + Vùng 1, 2 200 μmol/l
4 Cánh tay, chân (trên mắt cá) + Vùng 1, 2, 3 250 μmol/l
5 Bàn tay, bàn chân + Các vùng trên > 250 μmol/l
- Vàng da có thể xuất hiện sớm ngay sau sinh, vàng da tăng nhanh, tăng
đậm, có thể thiếu máu, gan, lách to: Thường gặp nguyên nhân do bất đồng
nhóm máu mẹ con ABO, Rh, hoặc bệnh hemoglobin và yếu tố kháng nguyên
gây tan máu mạnh.
- Phân luôn có màu vàng (sau giai đoạn phân xu), nước tiểu vàng, phân
biệt với vàng da tăng bilirubin trực tiếp như tắc mật thì phân bạc màu. Lưu ý
32
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
các trường hợp chậm đào thải phân xu, do nhiễm khuẩn hoặc do dị tật bẩm
sinh như phình đại tràng, có triệu chứng tiêu hóa như nôn trớ, chậm đi ngoài,
bụng chướng.
Xét nghiệm:
Định lượng nồng độ bilirubin toàn phần và gián tiếp trong máu: nồng
độ bilirubin gián tiếp tăng trên 15 mg/dl hay ≥ 220 µmol/l (đối với trẻ sơ sinh
đủ tháng, khỏe mạnh). Đối với trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ kèm theo, trẻ đẻ
non, trẻ cân nặng thấp, trẻ có bệnh lý tùy từng trường hợp, thì nồng độ
bilirubin thấp hơn đã được coi là bệnh lý và cần can thiệp điều trị ngay.
 Chẩn đoán hội chứng đa hồng cầu sơ sinh:
Theo Sarici, trẻ được chẩn đoán là đa hồng cầu sơ sinh khi HCT ≥ 65%
hoặc Hb > 22 g/dl [67] hoặc HCT > 60% kèm hai trong những triệu chứng lâm
sàng sau:
- Da môi đỏ lựng hoặc tím bầm.
- Bú kém hơn trước.
- Nôn mửa hơn trước.
- Li bì, thẫn thờ.
- Thở nhanh, suy hô hấp.
 Chẩn đoán hội chứng suy hô hấp: Đánh giá mức độ suy hô hấp theo
chỉ số Silverman, kết hợp với tình trạng xanh tím, đếm nhịp thở, nghe phổi và
đo SpO2.
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 2.2: Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman [54].
Điểm
Triệu chứng
0 1 2
Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều
Co kéo cơ liên sườn Không + ++
Lõm trên xương ức Không + ++
Đập cánh mũi Không + ++
Thở rên Không Qua ống nghe Nghe được bằng tai
Trên 6 điểm là có suy hô hấp.
 Chẩn đoán ngạt sơ sinh: trẻ sơ sinh bị gọi là ngạt nếu sau khi sinh
không thở cần phải thực hiện các bước hồi sức. Chẩn đoán dựa vào chỉ số
Apgar, đánh giá theo thang điểm Apgar như sau [30]
Bảng 2.3: Thang điểm Apgar
0 điểm 1 điểm 2 điểm
Nhịp tim Mất nhịp < 100 > 100
Hô hấp Ngừng thở
Thở chậm,
không đều
Tốt, khóc
Cử động Không cử động Vài cử động gập
Gập tay và chân
chống lại cử
động duỗi
Phản xạ
kích thích
Không đáp ứng
Nhăn mặt, khóc
yếu
Khóc to, ho, hắt hơi
Màu sắc da Nhợt nhạt, tím
Tím đầu chi,
thân hồng hào
Hoàn toàn hồng hào
7 – 10 điểm : bình thường
4 – 6 điểm: ngạt
0 – 3 điểm: ngạt nặng
34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
 Chẩn đoán dị tật bẩm sinh: chỉ bao gồm các dị tật tim bẩm sinh đã
được chẩn đoán xác định bằng siêu âm tim và các dị tật ngoại hình có thể phát
hiện được qua thăm khám lâm sàng.
Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa: bao gồm các trường hợp bú kém, bỏ bú,
nôn trớ sơ sinh,… đã loại trừ dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa bằng các phương
pháp thăm dò chức năng và các bệnh lý khác.
2.3.6. Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: Tất cả trẻ sơ sinh bệnh lý vào khoa Nhi có đủ tiêu chuẩn chọn
bệnh sẽ được khám đánh giá tuổi thai, mức độ dinh dưỡng để phân loại sơ sinh.
Bước 2: Được làm xét nghiệm đường máu lúc trẻ sơ sinh bệnh lý vào
khoa.
Bước 3: Khai thác tiền sử bệnh lý, quá trình thai nghén, tham khảo hồ sơ
của mẹ tại khoa Sản góp phần chẩn đoán các bệnh lý sơ sinh cũng như một số yếu
tố nguy cơ mẹ liên quan đến HĐM sơ sinh..
Bước 4: Số liệu sẽ được tổng hợp và thu thập bằng phiếu nghiên cứu.
Bước 5: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
2.3.7. Phương pháp định lượng Glucose máu huyết thanh
Chúng tôi tiến hành định lượng glucose huyết thanh bằng phương pháp
hexokinase, đây là phương pháp định lượng glucose chính xác nhất hiện nay.
Bằng việc sử dụng men hexokinase rất đặc hiệu với glucose mà không bị
nhiễu bởi các cacbonhydrat khác. Chúng tôi sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa
tự động OLYMPUS AU5800 xuất xứ Mỹ và hóa chất do hãng BECKMAN
COULTER cung cấp. Địa điểm thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung
Ương Thái Nguyên.
Các yếu tố gây ảnh hưởng kết quả:
- Bệnh nhân được lấy máu sau khi ăn hoặc sau khi vừa truyền
glucose xong
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Mẫu máu toàn phần để quá lâu (trên 30 phút) mà không tách huyết
thanh hoặc huyết tương: glucose máu giảm.
- Mẫu huyết thanh, huyết tương: nồng độ ascobate 20 mg/dl gây nhiễu
dưới 3% kết quả, nồng độ bilirubin 684 µmol/l gây nhiễu dưới 10% kết quả,
nồng độ intralipid 700mg/dl gây nhiễu dưới 3% kết quả, nông độ hemoglobin
5g/l gây nhiễu dưới 3% kết quả.
- Mẫu bệnh phẩm vỡ hồng cầu gây sai lệch kết quả nên không thực hiện
với mẫu bệnh phẩm vỡ hồng cầu.
2.4. Tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu
2.4.1. Nhân lực
Bản thân tác giả cùng các cán bộ của khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi,
Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, các đồng nghiệp
là học viên nội trú, cao học theo học tại khoa và các cán bộ giảng dạy của Bộ
môn Nhi trường đại học Y Dược Thái Nguyên.
2.4.2. Tiến hành thu thập số liệu
Chuẩn bị giấy tờ, phiếu điều tra, bệnh án nghiên cứu. Nhân lực tham
gia nghiên cứu được tập huấn, thống nhất phương pháp thu thập số liệu. Mỗi
lần thăm khám, đánh giá bao gồm 2 cán bộ.
2.5. Xử lý và phân tích số liệu
2.5.1. Làm sạch số liệu
Các phiếu bệnh án thu thập được kiểm tra trước khi nhập số liệu và sau
khi nhập số liệu, các phiếu bệnh án không rõ ràng hoặc không phù hợp phải
được hoàn thiện lại hoặc loại bỏ.
2.5.2. Cách mã hóa
Tất cả các số liệu được nhập vào máy vi tính.
Thu thập số liệu dựa theo phiếu điều tra bằng phương thức phỏng vấn
trực tiếp người mẹ, khám lâm sàng trẻ sơ sinh và ghi nhận các kết quả cận
36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
lâm sàng, kết hợp ghi nhận một số yếu tố nguy cơ mẹ thông qua hồ sơ bệnh
án của mẹ tại khoa Sản Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên.
Số liệu được nhập vào máy tính trên phần mềm SPSS 16.0, các thông
tin được mã hóa bằng số hoặc ký tự riêng đồng thời kiểm tra tính logic.
2.5.3. Xử lý số liệu
Các số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê y học. Việc xử
lý, tính toán số liệu và vẽ biểu đồ được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0.
Các số liệu được xử lý như sau:
Bước 1. Tính tỷ lệ các đặc điểm hạ đường máu ở sơ sinh sớm.
Bước 2. Xác định các yếu tố nguy cơ qua tỷ suất chênh OR và xác định
P như sau:
- So sánh tần số phơi nhiễm với mỗi yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh và
nhóm chứng. Để tính toán sự kết hợp, số liệu dịch tễ học được trình bày thành
bảng tiếp liên 2x2 như sau:
Bảng 2.4: Bảng tiếp liên 2x2
Bệnh Không bệnh Tổng
Có phơi nhiễm
Không phơi nhiễm
a
c
b
d
a+b
c+d
Tổng a+c b+d a+b+c+d
- Sử dụng công thức tính tỷ suất chênh OR như sau: OR = ad/bc
- Yếu tố nguy cơ được xác định khi OR > 1 và p < 0,05.
- Yếu tố nguy cơ không được xác định khi OR < 1 hoặc OR > 1
nhưng p > 0,05.
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này được sự thông qua Hội đồng đạo
đức của trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thu thập thông tin đầy đủ, trung thực, khách quan theo mục tiêu
nghiên cứu.
Giải thích đầy đủ về mục đích nghiên cứu khi khai thác thông tin của
bệnh nhi và mẹ bệnh nhi, để gia đình trẻ tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Mọi thông tin của bệnh nhân đều được bảo mật, chỉ được sử dụng làm
nghiên cứu (không dùng vào mục đích khác).
38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019,
trong số trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý nặng khác nhau phải vào điều trị tại ICU,
Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, có 106 trẻ sơ sinh
bị hạ đường máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi như sau:
3.1. So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh sớm
không hạ đường máu
Bảng 3.1: So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh
sớm không hạ đường máu
Đặc điểm
Hạ đường máu
Không hạ đường
máu
n % n %
Giới
Nam 65 61,3 58 58,0
Nữ 41 38,7 42 40,3
Dinh
dưỡng
AGA 70 66,0 78 78,0
SGA 26 24,5 12 12,0
LGA 10 9,4 10 10,0
Nuôi
dưỡng
Ăn sữa mẹ sớm 11 10,4 17 17,0
Ăn sữa mẹ muộn 95 89,6 83 83,0
Nhận xét: Không có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm giới tính, dinh
dưỡng, nuôi dưỡng ở hai nhóm sơ sinh có hạ đường máu và sơ sinh sớm
không hạ đường máu
39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm
3.2.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi thai
Bảng 3.2: Đặc điểm về giới tính và tuổi thai
Giới tính
Phân loại sơ sinh theo tuổi thai
Tổng
Non tháng Đủ tháng
n % n % n %
Nam 40 61,5 25 38,5 65 61,3
Nữ 19 46,3 22 53,7 41 38,7
Tổng 59 55,7 47 44,3 106 100
Nhận xét: trong 106 sơ sinh sớm hạ đường máu phần lớn là trẻ nam
chiếm 61,3%, tỷ lệ nam nữ là 1,58/1. Có 59 trẻ sơ sinh non tháng chiếm tỷ lệ
55,7%; 47 trẻ sơ sinh đủ tháng chiếm tỷ lệ 44,3%. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.2. Mức độ hạ đường máu
10,4
89,6
< 1,1 mmol/l
1,1 - < 2,6 mmol/l
Biểu đồ 3.1. Mức độ hạ đường máu
Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, ở mức độ nặng
(< 1,1 mmol/l) là 10,4%, mức độ từ 1,1 mmol/l đến dưới 2,6 mmol/l là
89,6%.
40
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.3. Đăc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi
82,7
4,7 5,7 2,8 1,9 1,9 0,9
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
Hạ đường máu
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi
Nhận xét: Có 82,7% trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu ở ngày tuổi đầu tiên
và số sơ sinh hạ đường máu có xu hướng giảm dần cho đến ngày thứ 7.
3.2.4. Đặc điểm về dinh dưỡng
- Đặc điểm dinh dưỡng
Bảng 3.3: Đặc điểm dinh dưỡng
Cân nặng n %
Nhẹ cân so với tuổi thai 25 23,6
Cân nặng tương ứng tuổi thai 71 67,0
Lớn cân so với tuổi thai 10 9,4
Tổng 106 100
Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 71 trẻ cân nặng
tương ứng tuổi thai, chiếm 67,0%; 25 trẻ nhẹ cân so với tuổi thai chiếm
23,6%; 10 trẻ cân nặng lớn hơn so với tuổi thai chiếm 9,4%.
41
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu
Bảng 3.4: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu
Sơ sinh non tháng n %
Nhẹ cân so với tuổi thai 12 20,3
Cân nặng tương ứng tuổi thai 43 72,9
Lớn cân so với tuổi thai 4 6,8
Tổng 59 100
Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu: có
12 sơ sinh SGA chiếm 20,3%; 43 sơ sinh AGA chiếm 72,9%; 4 sơ sinh
LGA chiếm 6,8%.
- Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu
Bảng 3.5: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu
Sơ sinh đủ tháng
n
%
Nhẹ cân so với tuổi thai 14 29,8
Cân nặng tương ứng tuổi thai 27 57,4
Lớn cân so với tuổi thai 6 12,8
Tổng 47 100
Nhận xét: Trong 47 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu: có 14 sơ
sinh SGA chiếm 29,8%; 27 sơ sinh AGA chiếm tỷ lệ 57,4%; 6 sơ sinh LGA
chiếm 12,8%.
3.2.5. Đặc điểm bệnh lý
- Đặc điểm bệnh lý
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng3.6: Đặc điểm bệnh lý
Bệnh lý giai đoạn
sơ sinh
n %
Suy hô hấp sơ sinh chung 46 43,4
Vàng da tăng bilirubin tự do 11 10,4
Nhiễm khuẩn sơ sinh 15 14,2
Bệnh lý tiêu hóa 5 4,7
Đa hồng cầu sơ sinh 8 7,5
Ngạt 13 12,3
Dị tật bẩm sinh 8 7,5
Tổng 106 100
Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, bệnh lý hay gặp
nhất là suy hô hấp, có 46 trẻ chiếm tỷ lệ 43,4%. Tiếp đến là các bệnh lý:
nhiễm khuẩn sơ sinh, ngạt, vàng da do tăng bilirubin tự do chiếm tỷ lệ lần
lượt là 14,2%; 12,3%, 10,4%. Các bệnh lý khác ít gặp hơn là: đa hồng cầu
sơ sinh, dị tật bẩm sinh, bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,5%; 7,5%
và 4,7%.
- Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu
Bảng 3.7: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu
Bệnh lý giai đoạn
sơ sinh
n %
Suy hô hấp sơ sinh chung 30 50,8
Vàng da tăng bilirubin tự do 3 5,1
Nhiễm khuẩn sơ sinh 6 10,2
Bệnh lý tiêu hóa 1 1,7
Đa hồng cầu sơ sinh 5 8,5
Ngạt 10 16,9
Dị tật bẩm sinh 4 6,8
Tổng 59 100
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu, suy hô
hấp là bệnh lý hay gặp nhất: có 30 trẻ chiếm tỷ lệ 50,8%; tiếp đến là trẻ bị
ngạt, nhiễm khuẩn sơ sinh, đa hồng cầu sơ sinh chiếm tỷ lệ lần lượt là: 16,9%;
10,2%; 8,5%. Các bệnh lý ít gặp hơn là dị tật bẩm sinh, vàng da tăng bilirubin
tự do, bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là: 6,8%; 5,1% và 1,7%.
- Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu
Bảng 3.8: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu
Bệnh lý giai đoạn
sơ sinh n
%
Suy hô hấp sơ sinh chung 16 34,0
Vàng da tăng bilirubin tự do 8 10,4
Nhiễm khuẩn sơ sinh 9 19,1
Bệnh lý tiêu hóa 4 8,5
Đa hồng cầu sơ sinh 3 6,4
Ngạt 3 6,4
Dị tật bẩm sinh 4 8,5
Tổng 47 100
Nhận xét: Trong 49 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu, bệnh lý
hay gặp nhất là suy hô hấp với 16 trẻ chiếm tỷ lệ 34%. Các bệnh lý hay gặp
tiếp theo là: nhiễm khuẩn sơ sinh, vàng da do tăng bilirubin tự do, bệnh lý tiêu
hóa, dị tật bẩm sinh với tỷ lệ lần lượt là 19,1%; 10,4%; 8,5%; 8,5%. Hai bệnh
lý ít gặp nhất ở nhóm sơ sinh đủ tháng hạ đường máu là ngạt và đa hồng cầu
sơ sinh, đều chiếm 6,4%.
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
3.2.6. Đặc điểm triệu chứng
- Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm
Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm
Triệu chứng n %
Hạ thân nhiệt 13 12,3
Ngưng thở 12 11,3
Co giật 5 4,7
Dễ kích thích 9 8,5
Li bì 9 8,5
Xanh tím 10 9,4
Không có triệu chứng HĐM 48 45,3
Tổng 106 100
Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 48 trẻ không
có triệu chứng hạ đường máu chiếm 45,3%; các triệu chứng hạ đường máu
hay gặp lần lượt theo thứ tự là: hạ thân nhiệt (12,3%), ngưng thở (11,3%),
xanh tím (9,4%), dễ kích thích (8,5%), li bì (8,5%), co giật (4,7%).
- Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng
Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng
Triệu chứng n %
Hạ thân nhiệt 8 13,6
Ngưng thở 3 5,1
Co giật 4 6,8
Dễ kích thích 5 8,5
Li bì 4 6,8
Xanh tím 7 11,8
Không có triệu chứng HĐM 28 47,5
Tổng 59 100
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu, có 28 trẻ
không có triệu chứng hạ đường máu chiếm 47,5%. Các triệu chứng hạ đường
máu hay gặp lần lượt theo thứ tự: hạ thân nhiệt (13,6%), xanh tím (11,8%), dễ
kích thích (8,5%), li bì (6,8%), co giật (6,8%), ngưng thở (5,1%).
- Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng
Bảng 3.11: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng
Triệu chứng n %
Hạ thân nhiệt 5 10,6
Ngưng thở 9 19,1
Co giật 1 2,1
Dễ kích thích 4 8,5
Li bì 5 10,6
Xanh tím 3 6,4
Không có triệu chứng HĐM 20 42,6
Tổng 47 100
Nhận xét: Trong số 47 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu có 20
trẻ không có triệu chứng hạ đường máu, chiếm 42,6%. Các triệu chứng hạ
đường máu thường gặp ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng lần lượt là: ngưng thở
(19,1%), hạ thân nhiệt (10,6%), li bì (10,6%), dễ kích thích (8,5%), xanh tím
(6,4%), co giật (2,1%).
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

More Related Content

What's hot

TIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞTIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞSoM
 
Hình ảnh tổn thương lao
Hình ảnh tổn thương laoHình ảnh tổn thương lao
Hình ảnh tổn thương laoKhai Le Phuoc
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxSoM
 
BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3SoM
 
hội chứng vành cấp.pdf
hội chứng vành cấp.pdfhội chứng vành cấp.pdf
hội chứng vành cấp.pdfSoM
 
Phan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banPhan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banbanbientap
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quảnChẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quảnThanh Liem Vo
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trongMartin Dr
 
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINH
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINHKHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINH
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINHSoM
 
BỆNH CROHN
BỆNH CROHNBỆNH CROHN
BỆNH CROHNSoM
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGSoM
 
Suy giáp trạng bẩm sinh
Suy giáp trạng bẩm sinhSuy giáp trạng bẩm sinh
Suy giáp trạng bẩm sinhMartin Dr
 
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲXUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲSoM
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓASoM
 
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲTÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲSoM
 
HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGER
HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGERHỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGER
HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGERPledger Harry
 

What's hot (20)

TIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞTIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞ
TIẾP CẬN TRẺ KHÓ THỞ
 
Bệnh thận mạn và suy thận mạn
Bệnh thận mạn và suy thận mạnBệnh thận mạn và suy thận mạn
Bệnh thận mạn và suy thận mạn
 
Hình ảnh tổn thương lao
Hình ảnh tổn thương laoHình ảnh tổn thương lao
Hình ảnh tổn thương lao
 
20110424 Vàng da tắc mật- Y2005
20110424  Vàng da tắc mật- Y200520110424  Vàng da tắc mật- Y2005
20110424 Vàng da tắc mật- Y2005
 
VÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docxVÀNG DA SƠ SINH.docx
VÀNG DA SƠ SINH.docx
 
BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3BỆNH ÁN 3
BỆNH ÁN 3
 
hội chứng vành cấp.pdf
hội chứng vành cấp.pdfhội chứng vành cấp.pdf
hội chứng vành cấp.pdf
 
Phan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co banPhan tich xquang nguc co ban
Phan tich xquang nguc co ban
 
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quảnChẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán và điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09BLách to_Trần Khuê Tú_Y09B
Lách to_Trần Khuê Tú_Y09B
 
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINH
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINHKHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINH
KHÁM VÀ PHÂN LOẠI SƠ SINH
 
BỆNH CROHN
BỆNH CROHNBỆNH CROHN
BỆNH CROHN
 
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNGBỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
Suy giáp trạng bẩm sinh
Suy giáp trạng bẩm sinhSuy giáp trạng bẩm sinh
Suy giáp trạng bẩm sinh
 
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲXUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
XUÂT HUYẾT BA THÁNG CUỐI THAI KỲ
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
 
X gan - bs v-
X  gan - bs v-X  gan - bs v-
X gan - bs v-
 
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲTÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG XUẤT HUYẾT BA THÁNG ĐẦU THAI KỲ
 
HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGER
HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGERHỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGER
HỘI CHỨNG CHẢY MÁU TRONG - DR.PLEDGER
 

Similar to đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏKết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidshttps://www.facebook.com/garmentspace
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy timTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyênThực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyênhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên (20)

Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 điều trị n...
 
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
Nghiên cứu thực trạng bệnh hen phế quản và chỉ số peakflow ở học sinh tiểu họ...
 
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ em...
 
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyênKết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
Kết quả thở máy xâm nhập ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên
 
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
Tỷ lệ và một số yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ở người trên 30 tuổi t...
 
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sốngKết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
Kết quả ghép thận ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ người cho sống
 
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏKết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật nội soi tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
 
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
Mối liên quan giữa nồng độ glucose huyết tương lúc nhập viện với tiến triển, ...
 
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aidsNghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhi hiv aids
 
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
đặC điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có biến chứng ...
 
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng tim mạch với một số triệu chứng lâm...
 
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
Kiểm soát glucose máu và một số chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái...
 
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy timNghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
Nghiên cứu tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân suy tim
 
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
Kết quả điều trị ngoại trú bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đa kh...
 
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
Nghiên cứu ô nhiễm môi trường nước giêng do chì và bệnh tật người trưởng thàn...
 
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
đáNh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131 i tại bệnh viện đa khoa trung...
 
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
Nghiên cứu thực trạng đái tháo đường thai kỳ ở phụ nữ được khám thai tại bệnh...
 
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyênThực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
Thực trạng nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế dự phòng tỉnh thái nguyên
 
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
Nghiên cứu thực trạng tăng đường huyết ở các đối tượng có nguy cơ mắc đái thá...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 

Recently uploaded (20)

sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 

đặC điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện trung ương thái nguyên

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN VÕ LỘC ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC NGUYỄN VÕ LỘC ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ HẠ ĐƯỜNG MÁU Ở TRẺ SƠ SINH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Nhi Khoa Mã số : NT 62 72 16 55 LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tiến sĩ: Nguyễn Bích Hoàng THÁI NGUYÊN – NĂM 2019
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi là : Nguyễn Võ Lộc, bác sĩ nội trú khóa 10 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS. Nguyễn Bích Hoàng. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Người cam đoan Nguyễn Võ Lộc
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các bạn đồng nghiệp và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Bích Hoàng, người Thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và các khoa, phòng trung tâm. Đặc biệt là Trung tâm Nhi khoa, khoa Sản phụ khoa, các khoa xét nghiệm là nơi đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và thu thập số liệu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, phòng Đào tạo, Bộ môn Nhi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Trung tâm Sản Nhi – Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ và đặc biệt lãnh đạo cũng như đồng nghiệp của tôi tại khoa Hồi sức tích cực, nơi tôi công tác, đã tạo mọi điều kiện và động viên tôi học tập, nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn các bác sĩ và điều dưỡng khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi hết mình trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn và ghi nhớ các gia đình bệnh nhi đã tình nguyện tham gia và hợp tác cùng tôi trong quá trình nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin được trân trọng, biết ơn gia đình, không ngừng động viên và là chỗ dựa vững chắc về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Nguyễn Võ Lộc
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AAP : American Academy Pediatrics Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ AGA : Approximate for gestational age Cân nặng tương ứng tuổi thai DTBS : Dị tật bẩm sinh ĐHCSS : Đa hồng cầu sơ sinh HĐM : Hạ đường máu ICU : Intensive Care Unit Phòng Chăm sóc đặc biệt LGA : Large for gestational age Lớn cân so với tuổi thai MLT : Mổ lấy thai NKSS : Nhiễm khuẩn sơ sinh QTCD : Quá trình chuyển dạ SGA : Small for gestational age Nhẹ cân so với tuổi thai SSNT : Sơ sinh non tháng SSĐT : Sơ sinh đủ tháng SSGT : Sơ sinh già tháng SHH : Suy hô hấp VDTBTD : Vàng da tăng bilirubin tự do WHO : World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..........................................................................................i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................iii MỤC LỤC....................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG.....................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN.............................................................................3 1.1. Đặc điểm hạ đường máu sơ sinh............................................................3 1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh....10 1.3. Các nghiên cứu về hạ đường máu......................................................19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............23 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................23 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu............................................................23 2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................23 2.4. Tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu ...............................................35 2.5. Xử lý và phân tích số liệu ....................................................................35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................38 3.1. So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh sớm không hạ đường máu...................................................................................38 3.2. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm..........................................39 3.3. Một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm ..............47 Chương 4: BÀN LUẬN ..............................................................................53 4.1. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm.........................................53 4.2. Một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm ..............59 4.3. Hạn chế của đề tài ................................................................................71 KẾT LUẬN.................................................................................................72 KIẾN NGHỊ ................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân độ già tháng Cliffort ..........................................................15 Bảng 2.1: Phân vùng vàng da của Kramer với nồng độ bilirubin máu......31 Bảng 2.2: Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman . ................33 Bảng 2.3: Thang điểm Apgar......................................................................33 Bảng 2.4: Bảng tiếp liên 2x2.......................................................................36 Bảng 3.1: So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh sớm không hạ đường máu ...................................................................38 Bảng 3.2: Đặc điểm về giới tính và tuổi thai ..............................................39 Bảng 3.3: Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................40 Bảng 3.4: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu41 Bảng 3.5: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu .41 Bảng 3.6: Đặc điểm bệnh lý........................................................................42 Bảng 3.7: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu .......42 Bảng 3.8: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu .........43 Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm.............44 Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng..44 Bảng 3.11: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng 45 Bảng 3.12: Đặc điểm tiền sử sản khoa của sơ sinh sớm hạ đường máu.....46 Bảng 3.13: Đặc điểm nuôi dưỡng bằng sữa mẹ ở trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu (giờ)..........................................................................................46 Bảng 3.14: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm từ phía mẹ..............47 Bảng 3.15: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với tuổi thai ...........48 Bảng 3.16: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với đặc điểm dinh dưỡng...........................................................................................................48 Bảng 3.17: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng với đặc điểm dinh dưỡng .........................................................................................49
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi Bảng 3.18: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng với đặc điểm dinh dưỡng .........................................................................................50 Bảng 3.19: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm theo giờ tuổi .........50 Bảng 3.20: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với ăn sữa mẹ ........51 Bảng 3.21: Nguy cơ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với suy hô hấp sơ sinh, vàng da tăng bilirubin tự do................................................................51 Bảng 3.22: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với dị tật bẩm sinh, bệnh lý tiêu hóa ...........................................................................................52 Bảng 3.23: Nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm với nhiễm khuẩn sơ sinh, ngạt, đa hồng cầu sơ sinh...............................................................52
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ..........................................................24 Biểu đồ 3.1: Mức độ hạ đường máu............................................................39 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi.................................40
  • 10. 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẶT VẤN ĐỀ Hạ đường máu (hạ glucose máu) ở trẻ sơ sinh là tình trạng giảm nồng độ glucose trong máu, đây là hội chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là giai đoạn sơ sinh sớm, do nhiều nguyên nhân gây nên như do sự giảm sản xuất glucose hoặc giảm dự trữ glycogen trong thời kỳ bào thai. Ở trẻ sơ sinh, mức độ tiêu thụ glucose nhiều hơn so với lứa tuổi khác, trong đó cơ quan tiêu thụ nhiều nhất là não. Trẻ sơ sinh non tháng, thấp cân, sơ sinh bệnh lý thì việc dự trữ glycogen thường giảm, khả năng phân hủy glycogen giảm, trong khi đó mức độ tiêu thụ glucose cao nên trẻ dễ bị hạ đường máu. Tỷ lệ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh rất khác nhau tùy theo các nghiên cứu. Nghiên cứu của Mejri năm 2010 trên 187 trẻ cho thấy tỷ lệ hạ đường máu là 26% [55], nghiên cứu của Bromiker năm 2019 sàng lọc hạ đường máu trên 3595 trẻ sơ sinh tỷ lệ này là 12,1% [26]. Nghiên cứu của Chế Thị Ánh Tuyết năm 2013 trên 353 trẻ sơ sinh sớm tỷ lệ hạ đường máu là 19,8% [13]. Triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh thường nghèo nàn và không điển hình, có thể gây nhầm lẫn với các nguyên nhân và bệnh cảnh lâm sàng khác trong giai đoạn sơ sinh, đặc biệt là trong giai đoạn sơ sinh sớm. Glucose là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho tổ chức thần kinh, thiếu glucose cũng như thiếu oxy gây nên nhiều tổn thương cơ quan và bệnh cảnh lâm sàng thường đa dạng, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây rối loạn chức năng tế bào não, dù có triệu chứng hay không, vẫn có thể để lại di chứng nặng nề thậm chí có thể tử vong. Hạ đường máu ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác nhau như: do thay đổi chuyển hóa ở mẹ (truyền glucose, thuốc trong thai kỳ, mẹ bị tiểu đường,…), do di truyền bẩm sinh (đột biến gen mã hóa sự điều hòa bài tiết insulin của tế bào beta đảo tụy như gen ABCC8, KCNJ11, SUR1,…), tăng insulin thứ phát,… Ngoài ra trên những trẻ đẻ non, thai to so
  • 11. 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn với tuổi thai, có stress sơ sinh, … Và thiếu sữa mẹ sau sinh có nguy cơ hạ đường máu cao hơn bình thường. Để góp phần kiểm soát tốt đường máu ở trẻ sơ sinh đặc biệt cần luôn quan tâm đến đặc điểm trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm. Nghiên cứu về hạ đường máu ở trẻ sơ sinh ở Việt Nam còn ít được quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm và các yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm. Tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Trung tâm Nhi khoa hàng năm có gần 1000 trẻ sơ sinh nhập viện vì các bệnh lý khác nhau, chắc chắn trong số đó luôn có một tỷ lệ hạ đường máu không nhỏ. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đặc điểm và một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả một số đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018-2019. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018 - 2019.
  • 12. 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm hạ đường máu sơ sinh 1.1.1. Định nghĩa hạ đường máu sơ sinh Theo Nguyễn Công Khanh, gọi là hạ đường máu (HĐM) khi đường máu dưới 0,4 g/l, trừ ở trẻ sơ sinh mấy ngày đầu khi đường máu dưới 0,3 g/l với trẻ sơ sinh đủ tháng và dưới 0,2 g/l với trẻ sơ sinh thiếu tháng [6]. Trong lịch sử, người ta định nghĩa HĐM dựa vào các triệu chứng lâm sàng nhưng không có giới hạn cụ thể như dễ kích thích, co giật, li bì. Các triệu chứng này có giá trị hướng đến HĐM. Có nhiều cách tiếp cận chẩn đoán HĐM khác nhau, trong đó, đặc biệt ở người lớn, bộ ba Whipple thường được sử dụng, bao gồm: có các triệu chứng HĐM, nồng độ glucose huyết thanh thấp và hết triệu chứng khi nồng độ glucose huyết thanh trở về bình thường. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng này thường không rõ ràng [40]. Có rất nhiều định nghĩa của HĐM trẻ sơ sinh, từ điển y khoa Stedman đã định nghĩa HĐM là sự sụt giảm bất thường của glucose trong máu, các câu hỏi đã được đặt ra là: so với cái gì hay giảm như thế nào, liên quan với những gì: chẳng hạn như lưu lượng máu não, nồng độ hemoglobin hoặc hematocrit, mức oxygen, tình trạng thiếu oxy hay thiếu máu cục bộ, tình trạng nhiễm khuẩn .. Thuật ngữ HĐM cũng liên quan đến sử dụng glucose ở các mô, tế bào, cơ quan. Thuật ngữ HĐM được định nghĩa lần đầu tiên vào năm 1937 với mức nhẹ là từ 2,2-3,3 mmol/l, vừa là 1,1-2,2 mmol/l, nặng là <1,1 mmol/l. Trải qua 70 năm và gần đây sách giáo khoa đã có nhiều định nghĩa theo các tác giả khác nhau: theo Kalhan và Parimi định nghĩa HĐM là < 2 mmol/l, Ogata định nghĩa HĐM là < 2 mmol/l, McGowan định nghĩa HĐM là < 2,2-2,5 mmol/l [64]. Theo Viện hàn lâm nhi khoa Hoa Kỳ - American Academy Pediatrics (AAP), HĐM sơ sinh được xác định khi đường máu của trẻ dưới 2,6 mmol/l [65].
  • 13. 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Trong một số tài liệu khác có đưa ra các giá trị cụ thể hơn: HĐM sơ sinh được xác định khi glucose huyết thanh dưới 2,2 mmol/l (40 mg/dl) trong 24 giờ đầu sau sinh với những trẻ không có triệu chứng và dưới 2,5 mmol/l (45mg/dl) với những trẻ có triệu chứng và dưới 2,8 mmol/l sau 24 giờ tuổi Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn HĐM sơ sinh theo “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em” của Bộ Y Tế ban hành kèm theo Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 7/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Y Tế: ngưỡng xác định HĐM chung cho trẻ sơ sinh khi Glucose huyết thanh 2,6 mmol/l [10]. 1.1.2. Vai trò glucose máu ở trẻ sơ sinh Ở trẻ sơ sinh, não có trọng lượng rất lớn so với kích thước cơ thể. Vấn đề chuyển hóa glucose có tương quan với trọng lượng não vì não đòi hỏi lượng lớn glucose cho các hoạt động chức năng bình thường của nó, cũng như nồng độ glucose ở não có quan hệ tuyến tính với nồng độ glucose huyết tương, khi nồng độ glucose huyết tương thấp thì nồng độ glucose trong não cũng giảm theo thậm chí bằng không, trong khi đó tế bào não không thể tổng hợp glucose cũng như không có nguồn dự trữ glycogen, chính vì lẽ đó tổn thương não thường dễ xảy ra [90]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các nguồn năng lượng glucose dự trữ thường thấp ở trẻ sơ sinh non tháng, trẻ sơ sinh hạn chế tăng trưởng trong tử cung, do những trẻ sơ sinh này có thể bị đa hồng cầu, tăng độ nhớt máu, hạ huyết áp và giảm cung lượng tim, do đó, càng làm giảm lưu lượng máu não và càng giảm cung cấp glucose đến não, hậu quả là tổn thương chức năng của não cũng như thiếu oxy, thiếu máu cục bộ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thần kinh sau này ở trẻ. 1.1.3. Chuyển hóa glucose ở thai nhi Trứng phát triển liên tục suốt trong 37 tuần kể từ khi thụ thai đến khi trẻ được sinh ra. Trong giai đoạn này sự chuyển hóa của thai dựa trên tuần hoàn nhau xảy ra một cách dễ dàng và tùy thuộc vào chất lượng của nhau, sự chuyển
  • 14. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn hóa này dựa trên hai loại chất dinh dưỡng chính là glucose và acid amin, trong đó glucose là loại thức ăn cung cấp năng lượng duy nhất của thai. Nồng độ glucose máu của thai bằng nồng độ glucose nước não tủy của mẹ, nghĩa là ≥ 50% nồng độ glucose máu của mẹ. Glucose trong thai có nhiệm vụ tạo dự trữ chất béo và glucose trong quý 3 của quá trình trưởng thành của thai. Trong suốt thời kỳ mang thai, toàn bộ glucose của thai nhi do mẹ cung cấp cho thông qua con đường khuếch tán qua nhau thai. Như vậy, quá trình tổng hợp glucose trong thai nhi bình thường là không xảy ra hoặc có xảy ra cũng rất ít, mặc dù các enzym cần cho tổng hợp glycogen ở thai nhi đã có mặt từ tháng thứ ba của thai kỳ. Nồng độ của glucose mà não thai nhi sử dụng chỉ thấp hơn một chút so với nồng độ glucose huyết thanh của mẹ, với nồng độ glucose bình thường của mẹ là 70 - 90 mg/dL (3,9 - 5.0 mmol/L), chênh lệch glucose huyết thanh trung bình của thai nhi ở với mẹ chỉ ở mức 9 mg/dL (0,5 mmol/L) [75]. Nếu nhu cầu glucose của thai nhi không được đáp ứng bởi tình trạng HĐM của mẹ hay suy nhau thai, thai nhi có thể sử dụng chất thay thế, chẳng hạn như các ceton có nguồn gốc từ các a xít béo. Với nguồn cung cấp glucose thấp kéo dài, thai nhi phát triển sản xuất con đường riêng, đầu tiên là quá trình phân giải glycogen và sau thời gian dài quá trình tổng hợp glycogen thiếu hụt gây những thay đổi phức tạp trong quá trình chuyển hóa glucose của thai nhi, dẫn đến thai nhi chậm phát triển trong tử cung và hậu quả là những thay đổi trong chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh sau sinh mà hay gặp là HĐM sau sinh. Ngược lại ở thai nhi được cung cấp quá nhiều glucose sẽ có hiện tượng cường insulin thứ phát từ trong tử cung. Insulin và glucagon không qua nhau thai. Nồng độ insulin tăng dần theo thời gian trong khi nồng độ glucagon vẫn ở mức thấp. Trong suốt thai kỳ, khi nhau thai trưởng thành, insulin không ảnh hưởng glucose hấp thu từ phía mẹ. Hầu hết sự lắng đọng glycogen của thai nhi xảy ra nửa sau của thai kỳ. Việc vận chuyển đầy đủ glucose từ mẹ sang con
  • 15. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn được đánh giá bởi lưu lượng máu ở cuống rốn vì không có sự khác biệt về mức độ protein vận chuyển glucose trong nhau thai [69]. 1.1.4. Chuyển hóa glucose ở trẻ sơ sinh Thời kỳ sơ sinh là thời kỳ bắt đầu cuộc sống bên ngoài từ lúc sinh ra đến 4 tuần tuổi. Thường được chia làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn sơ sinh sớm (ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 sau sinh), giai đoạn sơ sinh muộn (từ ngày thứ 8 đến ngày 28 sau sinh) [4]. Có rất nhiều yếu tố tác động vào lúc sinh tạo sự chuyển tiếp hài hòa từ cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người mẹ trong môi trường nước ối trong tử cung sang một cuộc sống độc lập bên ngoài. Sự chuyển tiếp đó có 4 sự kiện cơ bản xảy ra đối với đứa trẻ: + Sự thay đổi về hệ thống tuần hoàn + Sự thành lập một hệ hô hấp có hiệu lực + Thận đảm bảo điều hòa môi trường bên trong cơ thể trẻ + Cơ thể trẻ phải tự điều hòa thân nhiệt. Như vậy, một trẻ sơ sinh muốn tồn tại bằng hoạt động của chính cơ thể thì cần phải có một sự thích nghi tốt. Để cho giai đoạn chuyển tiếp này được điều hòa cần phải có các hoạt động: về hô hấp (phổi bắt đầu hoạt động để tự cung cấp oxy), tuần hoàn (vòng tuần hoàn khép kín thay thế vòng tuần hoàn nhau - thai), máu (thay HbF của bào thai thành HbA1, giảm số lượng hồng cầu), tự điều hòa thân nhiệt, tự điều hòa mức đường máu trong giới hạn bình thường (vào lúc sinh, sự cung cấp dinh dưỡng qua nhau thai bị gián đoạn đột ngột, để duy trì đường máu phải có sự phân hủy glycogen ở gan, được thay thế nhanh chóng bằng sữa khi cho bú), cũng như các bộ phận khác như tiêu hoá, thận, thần kinh... đều chưa hoàn thiện, nhưng nó biến đổi rất nhanh, đặc biệt trong tuần đầu đời sống. Glucose chủ yếu do mẹ cung cấp qua nhau thai, khả năng dự trữ chất này dưới dạng glycogen chỉ có sau 35 tuần tuổi thai. Trẻ sinh non
  • 16. 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn trước thời gian này hầu như không có glycogen hoặc dưới 10g%, trong khi đó ở trẻ đủ tháng lượng glycogen dự trữ 34g%. Theo nghiên cứu của Kayiran, khi kiểm tra nồng độ glucose ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng đã nhận thấy rằng lượng glucose trong máu tăng dần cùng với sự tăng của tuổi thai, sự khác biệt có ý nghĩa về nồng độ glucose trung bình giữa các nhóm tuổi 36-37 tuần, 38-39 tuần và ≥ 40 tuần [52]. Sự vận chuyển glucose từ mẹ sang thai nhi theo cơ chế khuếch tán dễ dàng theo cả hai phía. Lượng đường cung cấp chỉ sử dụng cho thai khoảng 40-50%, còn lại để nhau thai sử dụng cho các phản ứng oxy hóa, vận chuyển, chuyển hóa đường, do có sự liên quan trao đổi qua lại giữa đường máu mẹ và đường máu thai nhi nên nồng độ đường máu thai nhi luôn giữ ở mức 70-80% máu mẹ. Glucose khuyếch tán từ máu mẹ sang con dự trữ dưới 2 dạng chính: + Glycogen ở gan, cơ tim: Bắt đầu từ tuần thứ 36. + Mỡ dưới da và nơi khác: Bắt đầu từ tuần thứ 28 đến tuần thứ 30. Sau khi sinh nguồn cung cấp glucose cho trẻ sơ sinh bị gián đoạn đột ngột và nồng độ glucose trong máu giảm, hiện tượng này là phổ biến và là sinh lý bình thường cần thiết để kích hoạt chức năng sản xuất glucose ở trẻ sơ sinh. Những thay đổi hormon và chuyển hóa khi sinh tạo điều kiện thích nghi cho trẻ sinh ra sau này. Nồng độ catecholamine tăng rõ rệt khi sinh và cùng với glucagon kích hoạt quá trình phosphoryl hóa glycogen tại gan và quá trình phân giải glycogen tại gan. Sự tăng tiết cortisol kích thích glucose-6- phosphatase tại gan hoạt động và giải phóng glucose ở gan. Tăng catecholamine cũng kích thích sự phân giải lipid, cung cấp năng lượng (ATP) và cùng yếu tố (NADPH) tăng cường hoạt động của các enzyme chịu trách nhiệm tổng hợp glycogen [65]. Nồng độ đường máu sau sẽ giảm dần trong vòng 1-3 giờ sau khi sinh và nồng độ đường máu sẽ tự tăng dần lại sau giai đoạn này. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, nồng độ đường máu ở các thời
  • 17. 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn điểm 3 giờ đầu sau sinh, từ 3 đến 24 giờ đầu sau sinh và sau 24 giờ đầu sau. sinh hiếm khi nào giảm tương ứng dưới 35 mg/dl, 40 mg/dl và 45 mg/dl [80] Trong những ngày đầu năng lượng được cung cấp chủ yếu dựa vào các dự trữ đường, quan trọng nhất là phản ứng của tụy tiết ra glucagon có lợi cho nội tiết để nồng độ đường trong máu có thể được duy trì. Các enzyme tham gia sản xuất đường cũng tăng mạnh sau khi sinh đảm bảo nồng độ đường cần thiết cho các hoạt động sống ngoài tử cung, bên cạnh đó nồng độ insulin cũng giảm dần theo giờ tuổi trung bình 1,17mU/l trong 12 giờ đầu sau sinh xuống còn 1,03mU/l trong 12-24 giờ sau sinh [31]. Cơ chế này có thể giải thích một số nguyên nhân HĐM sơ sinh dựa trên những thay đổi không phù hợp trong tiết hormon và không có các nguồn dự trữ ở dạng glycogen ở gan, cơ, nguồn acid amin để sản xuất đường và nguồn lipid cần cho sự chuyển hóa thành các acid béo. 1.1.5. Điều hòa glucose máu ở trẻ sơ sinh Khi sinh, nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch rốn ở vào khoảng 60%-80% nồng độ glucose trong máu tĩnh mạch mẹ. Sự sụt giảm nhanh chóng lượng glucose trong máu diễn ra trong khoảng từ 30-60 phút sau sinh và sau đó là ổn định dần trong khoảng 2-4 giờ sau sinh. Nồng độ glucose máu tăng sau 48 giờ đầu của cuộc sống và tương tự với nồng độ glucose máu ở 72-96 giờ tuổi [17]. Nồng độ glucose máu luôn được ổn định nhờ các yếu tố sau: Thứ nhất là điều hòa đường máu do gan: Do gan có tính chất thấm glucose dễ dàng hơn các mô khác, có khả năng tân tạo đường, cân bằng giữa quá trình thoái hóa, tổng hợp glycogen tại gan nhờ vào enzym glucose-6- phosphatase (enzyme này không có ở các mô khác) giải phóng glucose vào máu, cung cấp glucose cho não, cơ và các mô khác sử dụng. Khi mức glucose máu tăng sự giải phóng glucose máu ngưng lại và ở mức cao thì gan tăng cường sử dụng glucose.
  • 18. 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thứ hai là điều hòa đường máu do hormon: Hormon insulin do tụy tiết ra gây HĐM do tăng sử dụng glucose trong tế bào, tăng quá trình đường phân và ức chế quá trình tân tạo đường. Các hormon adrenalin, glucagon… làm tăng đường máu do làm tăng quá trình phân ly glycogen thành glucose và giảm tổng hợp glycogen từ glucose. 1.1.6. Phân mức hạ glucose máu sơ sinh Hạ đường máu sơ sinh là một tình trạng cấp cứu cần được xử trí kịp thời, những trẻ có nguy cơ HĐM cần phải kiểm tra glucose máu trong 2 giờ đầu sau sinh để có kế hoạch đối phó xử trí kịp thời. Có thể chia thành 2 mức HĐM như sau: + Mức đường máu nặng: < 25mg/dl ( 1,1mmol/l) + Mức đường máu < 47mg/dl nhưng ≥ 25mg/dl . 1.1.7. Triệu chứng của hạ đường máu sơ sinh Hạ đường máu ở trẻ sơ sinh hay gặp nhưng thường không có triệu chứng. Trẻ có các triệu chứng chủ yếu liên quan đến suy giảm chức năng các cơ quan cần thiết phải được sàng lọc và điều trị sớm, điều này rất có ý nghĩa trong việc ngăn chặn các tổn thương thần kinh vì khi đã có triệu chứng, thì tổn thương thường đã nặng và có thể có di chứng thần kinh [19]. - Các biểu hiện của tình trạng tăng catecholamin do HĐM như xanh tái, vã mồ hôi, các triệu chứng do tổn thương tim mạch: tăng nhịp tim, hạ huyết áp, và suy tim. - Triệu chứng của giảm đường tới mô tế bào thần kinh bao gồm: ngưng thở, co giật, hay li bì, là những triệu chứng HĐM rất nặng đòi hỏi phải điều trị cấp cứu ngay tức thì. Có khoảng 30% trẻ này sẽ có những di chứng bất thường về hệ thần kinh kể cả chậm phát triển tinh thần rất nặng nề. Theo nghiên cứu của Wong và cộng sự năm 2013 trên những trẻ có tổn thương thiếu máu - oxy não, khi so sánh với tỷ lệ hạ glucose máu, MRI có giá trị tiên
  • 19. 10 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn đoán dương là 82% và giá trị tiên đoán âm là 78%, có 34% trẻ sơ sinh có biểu hiện HĐM trên lâm sàng trước khi chụp MRI [83]. Triệu chứng của HĐM thường không đặc hiệu và có thể đó là biểu hiện của các bệnh lý nhiễm khuẩn nặng ở trẻ sơ sinh như: Dễ kích thích, giảm cử động, bú kém, hạ thân nhiệt, li bì, rung cơ, giảm trương lực cơ, co giật, ngủ lịm, chậm nhịp tim, ngưng tim, ngưng thở. Nghiên cứu của Sikandar Ali Bhand và cộng sự cho thấy, 38% có biểu hiện dễ kích thích, 23% xanh tím, 32% rối loạn thân nhiệt và 25% li bì [25]. Trên thực tế lâm sàng, HĐM sơ sinh thường không có triệu chứng, tuy nhiên nếu trẻ được sàng lọc, phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm được nhiều biến chứng do HĐM gây ra. Việc điều trị HĐM sơ sinh cũng không phải là một vấn đề khó, hầu như chỉ cần truyền glucose ưu trương có thể hết HĐM trừ những trường hợp HĐM dai dẳng cần thiết phải điều trị chuyên sâu tùy theo nguyên nhân gây HĐM, cũng như theo khuyến cáo của AAP việc cho trẻ bú mẹ sớm cùng với da kề da làm giảm nguy cơ HĐM ở trẻ sơ sinh sớm. 1.2. Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh 1.2.1. Nguyên nhân hạ đường máu sơ sinh Nguyên nhân gây HĐM ở trẻ sơ sinh là do dự trữ glycogen và lipid rất ít. Tổ chức não khi trưởng thành sử dụng nhiều đường nên đường sẽ giảm rất nhanh, chuyển hóa và tiêu thụ oxy cũng tăng trong mọi cơ quan tổ chức, trong khi tụy sản xuất insulin nhiều, tuyến thượng thận phản ứng kém, catecholamine máu lại không tăng nên đường càng giảm cùng với đó có đồng vận mạnh về chuyển hóa protid, TSH tăng cao mà năng lượng lại thấp nên càng dễ bị giảm glucose máu. Chính vì vậy những trẻ HĐM có thể bị HĐM tái phát. Từ lâu, cường insulin được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến HĐM ở giai đoạn sơ sinh. Tình trạng này xảy ra ngay sau khi sinh nhưng cũng có thể xảy ra ở ngoài giai đoạn sơ sinh do giảm số lượng bữa ăn trong
  • 20. 11 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ngày. Tình trạng này được biểu hiện bằng mức độ insulin và C-peptide không phù hợp tương ứng với mức glucose huyết tương, giảm nồng độ axit béo tự do, beta-hydroxybutyrate và protein gắn yếu tố tăng trưởng insulin 1 (do IGF ức chế sao chép gen -BP1 bằng insulin). Cường insulin được phân thành hai loại: thoáng qua và dai dẳng. HĐM cũng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đường tiêu hóa, . Điều này được ghi nhận là do giải phóng quá nhiều glucagon kiểu peptide-1 dẫn đến bài tiết insulin quá mức. HĐM cũng có thể liên quan đến đái tháo đường thai kỳ và việc điều trị của mẹ. Các kỹ thuật mới giúp hỗ trợ phát hiện và ngăn ngừa tình trạng này, bao gồm cả máy theo dõi glucose máu liên tục. Nó cũng quan trọng để loại trừ suy thượng thận nếu trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 bị HĐM kéo dài. Suy thượng thận có thể liên quan đến bệnh tiểu đường type 1 vì thiếu cortisol có liên quan đến tăng độ nhạy insulin. Các nguyên nhân khác gây HĐM do cường insulin như do thuốc (thuốc chẹn beta, thuốc hạ áp đường uống, thuốc kháng vi-rút hoặc thuốc chống loạn nhịp tim). Cường insulin cũng có thể liên quan đến hội chứng Beckwith Wiedemann, hội chứng Kabuki, hội chứng Costello và hội chứng Turner. Bệnh dự trữ glycogen bao gồm các rối loạn liên quan đến khiếm khuyết của các enzyme có liên quan đến vận chuyển glucose, tổng hợp glycogen và phân giải glycogen. Rối loạn bẩm sinh glycosyl hóa: do khiếm khuyết glycosyl hóa và có thể xuất hiện với nhiều loại và đặc điểm kiểu hình trong đó type 1b liên quan đến sự thiếu hụt phosphomannose isomerase với đặc trưng gây HĐM [40] Các nguyên nhân do giảm sản xuất / dự trữ glycogen [6] hay gặp như: non tháng, thai chậm phát triển trong tử cung (15% HĐM), nhập năng lượng không thích hợp, cho ăn muộn sau sinh.
  • 21. 12 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Các nguyên nhân do tăng sử dụng và / hoặc giảm sản xuất glucose hay gặp như: nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS), sốc, ngạt, hạ thân nhiệt, suy hô hấp (SHH), các rối loạn chuyển hóa carbohydrate (bệnh dự trữ glycogen, bất dung nạp fructose, galactosemie), thiếu nội tiết tố (suy thượng thận, giảm các hormon vùng dưới đồi, suy tuyến yên bẩm sinh, thiếu glucagon, thiếu epinephrine), rối loạn chuyển hóa amino acid, trẻ lớn cân so với tuổi thai, mẹ tiểu đường, tăng sản tế bào β tụy, cường insulin khu trú hoặc lan tỏa, sơ sinh tăng đáp ứng tạm thời quá mức, hội chứng Beckwith- Weideman (macrosomia, lưỡi to, đầu nhỏ, thoát vị rốn, HĐM và lớn tạng đặc), tuốc dùng cho mẹ: chloropamide (diabenese), lợi tiểu thiazide, beta- giao cảm (terbutalin), thuốc ức chế β (labetalol, propranolol), truyền dịch ưu trương trong chuyển dạ, catheter động mạch rốn sai vị trí, ngưng đột ngột dịch truyền glucose nồng độ cao, sau thay máu. 1.2.2. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường máu sơ sinh sớm - Về phía con: + Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai < 2500gr + Trẻ đẻ non + Trẻ già tháng + Trẻ > 4000gr + Trẻ sinh đôi + Trẻ nhiễm khuẩn sơ sinh (NKSS) + Trẻ bị ngạt + Trẻ hạ thân nhiệt + Trẻ truyền thay máu + Các hội chứng bẩm sinh (ví dụ, Beckwith-Wiedemann) và các dị tật bẩm sinh (ví dụ, dị tật bẩm sinh vùng hàm mặt, dương vật nhỏ,...) [50]. + Trẻ mắc một số bệnh lý giai đoạn sơ sinh như: vàng da tăng Billirubin tự do (VDTBTD), đa hồng cầu sơ sinh (ĐHCSS), SHH,….
  • 22. 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Trẻ bú sữa mẹ muộn sau khi sinh (sau 1 giờ sau sinh): sữa mẹ và sữa công thức có thể giúp làm ổn định đường máu ở trẻ có mẹ bị tiểu đường và ngăn ngừa HĐM. Trong khi sữa công thức có sẵn và được sử dụng thường xuyên thì sữa mẹ thường ít được quan tâm sử dụng khi mẹ có tiểu đường, dẫn đến những biến chứng cho trẻ sơ sinh bệnh lý có mẹ tiểu đường trong thai kỳ. Bên cạnh đó, cũng nhiều lý do khiến trẻ không được bú sữa mẹ như: điều kiện sống thấp, béo phì, mẹ hút thuốc, trình độ dân trí thấp, sinh non, trẻ bị tách mẹ cũng dẫn tới những biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Lợi ích của việc bú sữa mẹ sớm đối với trẻ cũng như mẹ đã khiến sữa mẹ trở thành lựa chọn hàng đầu, đặc biệt với trẻ có mẹ tiểu đường thai kỳ [28]. Bác sĩ lâm sàng cần chẩn đoán và kiểm soát HĐM, thúc đẩy việc ăn sữa mẹ tránh việc trẻ phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt cũng như ngăn việc tăng đường máu do sự mất ổn định đường máu và các biến chứng thần kinh sau này [16]. - Về phía mẹ: + Mẹ bị đái tháo đường + Mẹ tăng cân quá mức + Mẹ được truyền glucose trong quá trình chuyển dạ (QTCD)khi sinh hay sử dụng các thuốc chống HĐM có nguy cơ bị HĐM khi sinh [91]. + Mẹ dùng thuốc propranolon, cocain, amphetamin + Mẹ có sốt trong QTCD [32]. Nghiên cứu của Kamath và cộng sự trên 672 bà mẹ mang đơn thai và được chỉ định mổ lấy thai cho thấy, việc mổ lấy thai (MLT) làm tăng nguy cơ trẻ phải nhập viện vì HĐM [51]. 1.2.3. Liên quan hạ đường máu với phân loại sơ sinh 1.2.3.1. Phân loại sơ sinh Mục đích của phân loại sơ sinh là để có kế hoạch chăm sóc và tầm soát sớm bệnh lý của từng loại sơ sinh giúp điều trị sớm nhằm hạn chế tử vong sơ
  • 23. 14 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn sinh. Từ năm 1963 Luchenco đã phân loại sơ sinh dựa vào cân nặng theo tuổi thai, tuổi thai được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn sản khoa hoặc dựa vào hình thái nhi khoa theo Varrier Farr. Ngày nay Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization – WHO) đã dùng phân loại của Luchenco làm tiêu chí để phân loại sơ sinh. Phân loại sơ sinh theo WHO như sau [4]: Sơ sinh đủ tháng (SSĐT) - Tiêu chuẩn chẩn đoán: + Tuổi thai từ 37 tuần - 41 tuần 6 ngày. - Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành 3 loại: + Sơ sinh đủ tháng cân nặng tương ứng so với tuổi thai + Sơ sinh đủ tháng cân nặng thấp so với tuổi thai + Sơ sinh đủ tháng cân nặng lớn so với tuổi thai Sơ sinh non tháng (SSNT) - Tiêu chuẩn chẩn đoán: + Tuổi thai từ < 37 tuần - Các mức độ non tháng: Có 3 mức độ non tháng theo tuổi thai: + Loại cực non: SSNT < 28 tuần + Loại rất non: SSNT 28 - 33 tuần + Loại non tháng: SSNT > 33 - 37 tuần. - Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành: + Sơ sinh non tháng cân nặng tương ứng với tuổi thai < 28 tuần, 28 - 32 tuần + Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng tương ứng với tuổi thai + Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng thấp hơn so với tuổi thai + Sơ sinh non tháng 33-37 tuần cân nặng lớn hơn so với tuổi thai Sơ sinh già tháng - Tiêu chuẩn chẩn đoán: + Tuổi thai ≥ 42 tuần. + Và /hoặc Da bong khi miết nhẹ hoặc bong tự nhiên, rốn héo vàng hoặc xanh thẩm, hoặc móng tay, móng chân dài vàng hoặc xanh.
  • 24. 15 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 1.1. Phân độ già tháng Cliffort Độ già tháng Độ 1 Độ 2 Độ 3 Da bong Khi miết Bong tự nhiên Bong từng mảng nhiều vị trí Cuống rốn Héo Vàng úa Xanh thẫm phân su Móng tay móng chân Dài Dài, vàng Dài, xanh thẫm màu phân su - Dựa vào cân nặng so với tuổi thai có thể phân thành 3 loại: + Sơ sinh già tháng cân nặng tương ứng so với tuổi thai + Sơ sinh già tháng cân nặng thấp so với tuổi thai + Sơ sinh già tháng cân nặng lớn so với tuổi thai Theo Nguyễn Công Khanh, thời kỳ sơ sinh có thể chia làm hai giai đoạn là: Thời kỳ sơ sinh sớm (7 ngày đầu sau sinh) và thời kỳ sơ sinh muộn (từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 28 sau sinh) [4]. Trong đó, hạ đường máu ở thời kỳ sơ sinh sớm thường không có triệu chứng và được coi là hệ quả của sự thích nghi với cuộc sống bên ngoài [26]. Nghiên cứu của Zhou và cộng sự năm 2015 trên 668 trẻ sơ sinh cho thấy, tỷ lệ hạ đường máu ở nhóm trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi là 21,1%, ở nhóm trẻ từ 8 đến 14 ngày tuổi và trên 14 ngày tuổi, tỷ lệ này lần lượt là 3% và 1,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê lớn theo biến ngày tuổi (χ2 = 41,1; p < 0,001), tỷ lệ hạ đường máu trong vòng bảy ngày tuổi cao hơn hẳn so với nhóm từ 8 đến 14 ngày tuổi và trên 14 ngày tuổi) có ý nghĩa thống kê với lần lượt (χ2 = 18,3; p < 0,001) và (χ2 = 10,9; p < 0,001), trong khi đó không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm từ 8 đến 14 ngày tuổi và trên 14 ngày tuổi. Điều này gợi ý rằng, hạ đường máu hầu như chỉ xảy ra ở giai đoạn sơ sinh sớm [86]. 1.2.3.2. Sơ sinh đủ tháng và hạ đường máu Trẻ khi còn trong bụng mẹ nhận được sự cung cấp glucose liên tục từ mẹ qua nhau thai, sau khi sinh ra, sự cung cấp này bị dừng đột ngột, do đó trẻ phải tự cung cấp glucose cho chính mình cho đến khi được bữa ăn, bữa
  • 25. 16 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn bú đầu tiên. Trong thời gian này, có thể xảy ra các đợt HĐM. Đối với trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, thì các chức năng giúp điều chỉnh đường máu gần như là hoàn chỉnh do đó không cần can thiệp vào quá trình cho trẻ bú tự nhiên ở nhóm này. AAP và WHO khuyến cáo nên sàng lọc đường máu cho nhóm trẻ nguy cơ và có triệu chứng tuy nhiên không cần thiết sàng lọc đường máu thường quy cho tất cả các trẻ sơ sinh. Dù vậy, vẫn có những ý kiến lo ngại về việc HĐM không có triệu chứng mà không được phát hiện sẽ để lại di chứng thần kinh. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng di chứng thần kinh sau HĐM có tỷ lệ 35% ở nhóm có triệu chứng và lên tới 20% ở nhóm không có triệu chứng. Nguyên nhân có thể do nguyên phát, cho trẻ bú sai, trẻ không ngậm bắt được núm vú, do mẹ sử dụng an thần hay đau sau đẻ và không cho trẻ bú sớm. Những vấn đề này xảy ra cả ở trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh và bệnh lý [66]. Nghiên cứu Edwin Dias và Sandeep Gada năm 2014 trên 100 trẻ sơ sinh khi đo đường máu vào các thời điểm 0, 3, 6, 12, 24 giờ sau đẻ, nồng độ glucose trong máu thấp nhất ở 0 giờ và 6 giờ và đạt tối đa ở 24 giờ. Khi mới sinh, mức đường máu trung bình thấp nhất ở nhóm trẻ sơ sinh 34-36 tuần và 40-42 tuần. Tuy nhiên, sau 3 giờ, mức đường huyết trung bình tăng lên ở trẻ sơ sinh 34-36 tuần, nhưng vẫn thấp ở trẻ sơ sinh 40-42 tuần. Điều này tương đồng với các nghiên cứu khác, nơi trẻ sinh non có nồng độ glucose trong máu trung bình thấp hơn trong vài giờ đầu sau sinh so với trẻ đủ tháng [34]. 1.2.3.3. Sơ sinh non tháng và hạ đường máu Trẻ sinh non bị hạn chế cả nguồn cung cấp cũng như dự trữ năng lượng để chuyển hóa cacbonhydrate. Thêm vào đó, các cơ quan tham gia điều hòa và chuyển hóa năng lượng như gan, tụy, não và các tuyến nội tiết đều chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, HĐM ở trẻ sơ sinh non tháng phổ biến hơn so với trẻ sơ sinh đủ tháng. HĐM cũng hay gặp hơn ở trẻ sơ sinh nhỏ hơn tuổi thai và trẻ bị ngạt chu sinh [84]. Trẻ sinh non có nguy cơ lớn phát triển thành
  • 26. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn HĐM sau khi sinh bởi vì quá trình phân giải glycogen ở gan và phân giải lipid ở mô mỡ còn non yếu, điều hòa nội tiết kém, và quá trình tổng hợp glycogen, ceton ở gan còn thiếu. Nồng độ đường trong máu ở những trẻ sinh non thường giảm xuống thấp nhất tại thời điểm 1-2 giờ sau khi sinh và vẫn ở mức thấp cho đến khi con đường trao đổi chất có thể bù đắp được. Thời kỳ bào thai chức năng dự trữ glucose dưới dạng glycogen chỉ có sau 35 tuần tuổi thai. Trẻ sinh non trước thời gian đó hầu như không có glycogen dự trữ dưới 10g% trong khi đó glycogen dự trữ ở trẻ đủ tháng khoảng 34g%. Lượng glycogen ở gan được đánh giá bằng test glycogen: ở trẻ sơ sinh đủ tháng chỉ cần tiêm bắp 30µg glucagon chúng ta gây tăng đường máu trong thời gian dài 12-24 giờ, ở trẻ sinh non phải tiêm 300µg glucagon trong tuần lễ đầu và 30µg từ tuần thứ hai trở đi mới gây được tăng đường máu và cũng chỉ trong thời gian ngắn là 12 giờ . Trẻ sinh non sử dụng glucose rất kém chỉ có 60% và chủ yếu ở các tổ chức ngoài gan, bên cạnh cơ chế điều hòa glucose chưa hoàn chỉnh cùng với đó lượng đường trong máu ở trẻ sinh non là thấp hơn nên đó cũng là lý do HĐM rất hay xảy ra ở nhóm trẻ này. Tỷ lệ HĐM ở trẻ sơ sinh non tháng cao gấp 2 -3 lần so với trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh non HĐM có nguy cơ nhập viện cao hơn [27]. Hạ đường máu là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là ở trẻ sinh non, HĐM có triệu chứng hoặc không có triệu chứng có thể gây ra các biến chứng quan trọng có thể gây tử vong hoặc chậm phát triển sau này trong đời. Nhưng nếu được phát hiện điều trị sớm, theo nghiên cứu của Rachel Goode và cộng sự, không có sự khác biệt đáng kể nào về trí tuệ và thành tích học tập của trẻ sinh non có HĐM và không HĐM [43]. Bên cạnh đó nghiên cứu của Win Tin và cộng sự năm 2012 trên 543 trẻ sơ sinh < 1850 gram được đường kiểm soát đường huyết sau sinh, liên kết chăm sóc với bệnh viện, tuổi thai, cân nặng khi sinh cho đến khi 2 tuổi cũng không nhận thấy sự khác biệt về thể lực cũng như tâm lý cho đến khi trẻ được 15 tuổi [79].
  • 27. 18 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1.2.3.4. Sơ sinh già tháng và hạ đường máu Ở trẻ sơ sinh già tháng, vì quá ngày nên thai bị nuôi dưỡng kém do nhau thai bị hủy hoại, mạch máu rốn bị tắc, tế bào nhau lắng đọng fibrin canxi hóa dẫn đến rối loạn vận chuyển các chất dinh dưỡng. Lớp mỡ dưới da mỏng dần, cân nặng giảm đi, vì vậy trẻ sinh ra có có hình dạng giống như trẻ chậm phát triển trong tử cung, đây là nhóm trẻ có nguy cơ cao về các bệnh lý giai đoạn sơ sinh sớm đặt biệt là hạ đường máu. 1.2.3.5. Sơ sinh Lớn cân so với tuổi thai và hạ đường máu Trẻ sơ sinh Lớn cân so với tuổi thai – small for gestational age (SGA) nguy cơ HĐM cũng dễ xảy ra vì trong những ngày đầu năng lượng cung cấp chủ yếu dựa vào các dự trữ đường, nếu thiếu cơ thể sẽ huy động thêm các dự trữ mỡ vùng bả vai, trung thất, quanh thận và cuối cùng nếu cần là dự trữ đạm. Ở trẻ sơ sinh SGA kho dự trữ glycogen và acid béo nghèo nàn, sự tân sinh glucose không hiệu quả, khối hồng cầu tăng, kèm có sự tiêu thụ lớn ở não do tỷ trọng của não so với trọng lượng của cơ thể lớn trong khi đó glucose là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tổ chức thần kinh và não sử dụng cho quá trình trao đổi chất và nhiều tác giả cũng không tìm thấy hiện tượng cường insulin thứ phát ở nhóm sơ sinh này [31]. Nghiên cứu của Ahmad và cộng sự năm 2012 trên 502 trẻ sơ sinh cho thấy nồng độ glucose trong máu ở trẻ sơ sinh có cân nặng thấp < 2,5 kg luôn thấp hơn đáng kể so với nhóm trẻ sơ sinh có cân nặng > 2,5 kg [89]. HĐM ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân nguy cơ tử vong cao hơn. Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân có nguy cơ HĐM cao hơn hẳn do dự trữ glycogen và lipid bị hạn chế trong khi đó dự trữ này chỉ đủ cho đến quý thứ ba của thai kỳ, trong các thí nghiệm gần đây cho thấy HĐM sơ sinh dẫn tới não thiếu năng lượng, tăng tình trạng kích thích do nhiễm độc và stress oxy hóa gây ra nitrat hóa protein và peroxy hóa lipid [38]. Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân có thời gian nằm viện hay tỷ lệ tử vong đều cao hơn nếu có HĐM. Tổn thương não không hồi phục chiếm tỷ lệ từ 25 - 50% trẻ dưới 6 tuổi có triệu chứng của HĐM nặng. Ngoài
  • 28. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ra thiếu oxy não hay thiếu máu não do HĐM cũng sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục [77]. 1.2.3.6. Sơ sinh Lớn cân so với tuổi thai và hạ đường máu Trẻ sơ sinh có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai – large for gestational age (LGA) hay gặp ở những bà mẹ có đái tháo đường đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Trẻ sơ sinh LGA sẽ có nguy cơ HĐM [62]. Bài tiết insulin là một yếu tố chính quyết định đến môi trường tồn tại của thai. Sự đáp ứng bài tiết insulin chậm sau ăn và bài tiết insulin không đủ lúc đói dẫn đến hậu quả tăng đường máu kéo dài và tăng lượng glucose tới thai. Insulin trong huyết thanh của mẹ ảnh hưởng lớn tới nguồn năng lượng nội sinh, đặc biệt là ceton qua nhau thai dễ dàng và đây là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho thai. Sự hình thành và hoạt động sớm của tiểu đảo tụy nội tiết của thai có ảnh hưởng lớn đến tới mối quan hệ qua lại giữa nguồn năng lượng mẹ và con. Tăng cung cấp năng lượng từ mẹ làm tăng tiết insulin của thai, lượng insulin thêm này làm tăng quá trình giữ các chất dinh dưỡng do mẹ cung cấp. Hậu quả là thai to gây các biến chứng chuyển hóa hay gặp nhất là HĐM sơ sinh trong những ngày đầu sau đẻ. Nghiên cứu của Akin và cộng sự năm 2010 trên 829 trẻ sơ sinh quá dưỡng có cân nặng > 4 kg và nhóm trẻ sơ sinh có cân nặng từ 2,5 kg – 4 kg cho thấy HĐM xảy ra nhiều hơn cũng như các bệnh lý giai đoạn sơ sinh như ngạt, đa hồng cầu ở nhóm trẻ sơ sinh quá dưỡng [18]. 1.3. Các nghiên cứu về hạ đường máu 1.3.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kiều Nhi tại Huế năm 2003, HĐM sơ sinh gặp chủ yếu ở nhóm sơ sinh đủ tháng, cân nặng lớn hơn so với tuổi thai với tỷ lệ là 10,8% [7]. Cũng theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kiều Nhi năm 2010 trên trẻ sơ sinh giai đoạn sớm, tỷ lệ HĐM cao nhất ở loại SSNT <37 tuần
  • 29. 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn (36,59%) tiếp đến là loại SSGT ≥ 42 tuần (19,78%) và thấp nhất ở loại SSĐT 38 – 42 tuần (10,42%) [8]. Nghiên cứu của Lê Minh Trác và cộng sự năm 2012 tại bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho thấy có 22% số trẻ sơ sinh non tháng và nhẹ cân có HĐM [11]. Theo Vũ Thị Vân Yến và cộng sự nghiên cứu năm 2012 trên 667 trẻ đẻ non, nhóm trẻ có đường huyết ≤ 2,2 mmol/l có nguy cơ tử vong cao gấp 1,87 lần so với nhóm trẻ có đường huyết 2,3 – 6,9 mmol/l [14]. Nghiên cứu của Chế Thị Ánh Tuyết năm 2013 trên 353 trẻ sơ sinh trong giai đoạn sơ sinh sớm thấy tỷ lệ HĐM sơ sinh là 19,8%, tỷ lệ HĐM ở sinh non tháng là 30,5%, sơ sinh già tháng và rối loạn chuyển hóa nhau là 16,2%; sơ sinh đủ tháng là 14,9% [13]. Theo Đậu Quang Liêu nghiên cứu năm 2015 trên 84 trẻ sơ sinh non tháng điều trị tại khoa sơ sinh bệnh viện đa khoa Saint Paul cho thấy hơn một nửa số trường hợp (45/84) được phát hiện có tình trạng HĐM [5]. Theo nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà và Ngô Thị Oanh năm 2015 trên 245 sơ sinh tại Bệnh viện C Thái Nguyên, tỷ lệ HĐM sơ sinh là trong nghiên cứu là 26,5%, HĐM gặp nhiều ở trẻ nam 61,8% nhưng không có ý nghĩa thống kê, hạ glucose máu chiếm tỷ lệ cao ở trẻ có cân nặng > 4000g (44,6%), thấp nhất ở nhóm trẻ có cân nặng từ 2500gram đến 3999gram (15,3%). Tỷ lệ hạ glucose máu ở nhóm trẻ đẻ non là cao nhất 49%, thấp nhất ở nhóm trẻ đủ tháng 16,9%. Tỷ lệ hạ glucose máu cao nhất trong nhóm trẻ vào viện < 24 giờ (47%) [2]. Theo Nguyễn Thu Hằng, nghiên cứu năm 2016 ở 395 trẻ sơ sinh nhỏ hơn tuổi thai, tỷ lệ HĐM ở trẻ nhỏ so với tuổi thai chiếm tỷ lệ 18,7%. Tỷ lệ hạ glucose máu giảm dần theo độ tăng dần của tuần tuổi. HĐM chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm trẻ < 28 tuần tuổi và thấp nhất ở nhóm trẻ > 37 tuần [3].
  • 30. 21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm năm 2017 trên các bà mẹ có đái tháo đường thai kỳ tại Vinh (Nghệ An) từ năm 2013 – 2015 cho thấy tỷ lệ HĐM sơ sinh là 3,9%. Nếu phân chia theo nhóm điều trị thì tỷ lệ HĐM sơ sinh trong nhóm điều trị insulin cao nhất là 36,4%; nhóm không tuân thủ phối hợp insulin chiếm 22,2% và nhóm điều trị bằng chế độ ăn và luyện tập chiếm 1,4% [9]. Theo Hoàng Thị Trang và Hoàng Thị Thủy Yên nghiên cứu trên 108 trẻ sơ sinh nhẹ cân từ 2016 – 2018 tại Huế, tỷ lệ HĐM ở trẻ sơ sinh nhẹ cân là 38%, tỷ lệ hạ glucose máu cao ở nhóm trẻ sơ sinh có cân nhỏ hơn tuổi thai và đẻ non là 52,6%, cao hơn nhóm cân nặng phù hợp với tuổi thai, cao nhất ở nhóm nhiễm khuẩn sơ sinh 63,4% [12] . 1.3.2. Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về hạ đường máu ở trẻ sơ sinh. Nghiên cứu của Croke năm 2009 trên trẻ sơ sinh đủ tháng có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai và nhỏ hơn so với tuổi thai, có 26% trẻ sơ sinh đủ tháng Nhẹ cân so với tuổi thai bị HĐM và 17% trẻ sơ sinh đủ tháng Lớn cân so với tuổi thai có nồng độ thấp hơn 2,6 mmol/l [29]. Nghiên cứu của Mejri và cộng sự nghiên cứu năm 2010 trên 187 sơ sinh nhẹ cân so với tuổi thai tỷ lệ hạ đường máu là 26% [55]. Nghiên cứu của Najati và Saboktakin năm 2010 trên 14168 trẻ sơ sinh, tỷ lệ HĐM là 6,1% trong số trẻ nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, 59,6% ở trẻ sinh non, 59,6% ở trẻ thấp cân so với tuổi thai, 40,4% ở trẻ có cân nặng rất thấp [58]. Nghiên cứu của Jonas và cộng sự năm 2012 trên 145 trẻ có nguy cơ HĐM sàng lọc từ 1074 cho thấy có 17 trẻ HĐM dưới 40 mg/dl (2,2 mmol/l), tương ứng với tỷ lệ là 11,7%. Không có sự khác biệt giữa tỷ lệ HĐM giữa trẻ có một yếu tố nguy cơ với trẻ có hai yếu tố nguy cơ [49].
  • 31. 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nghiên cứu của Singh và cộng sự năm 2014 trên 125 trẻ sơ sinh cho thấy tỷ lệ HĐM là 15,2%, trong đó gặp ở nam (32,7%) nhiều hơn so với nữ (13,33%), thường gặp từ 0-24 giờ sau đẻ ( 63,15%) so với 48-72 giờ (15,78%) [73]. Nghiên cứu của Edwin Dias và Sandeep Gada năm 2014 trên 100 trẻ sơ sinh cho thấy giá trị đường máu thấp nhất ở lúc 6 giờ và cao nhất ở lúc 24 giờ sau sinh. Đường máu ở trẻ sinh đường dưới luôn cao hơn ở cùng thời điểm so với trẻ được MLT ở cùng thời điểm, có gần 19,6% trẻ MLT HĐM so với tỷ lệ 14,2% ở trẻ đẻ đường dưới [34]. Nghiên cứu của Nihan Hilal Hosagasi và cộng sự năm 2018 trên 207 trẻ sơ sinh, tỷ lệ HĐM ở các nhóm sơ sinh có nguy cơ bao gồm mẹ tiểu đường thai kỳ, nhỏ hơn so với tuổi thai, lớn hơn so với tuổi thai và sơ sinh non muộn lần lượt là 16,6%, 12,7%, 12,2% và 34% [47]. Nghiên cứu của Bromiker năm 2019 trên 3595 trẻ, có 3,4% trẻ có đường máu < 40mg/dl, 12,1% trẻ có đường máu dưới 47 mg/dl. Phân tích đơn biến cho thấy thai đủ tháng, tiểu đường của mẹ, cân nặng lúc sinh thấp (<2500 g) và sinh đôi có liên quan đến HĐM ở trẻ sơ sinh sớm. Các yếu tố nguy cơ khác (ví dụ: thai non tháng hay già tháng, trọng lượng sơ sinh> 3800 g) thì không có mối liên quan. Trong phân tích đa biến, chỉ có tuổi thai là biến có liên quan mạnh nhất, trong khi mẹ có tiểu đường thai kỳ và cân nặng lúc sinh thấp không có ý nghĩa thống kê [26].
  • 32. 23 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm các bệnh nhân sơ sinh có đặc điểm sau - Tất cả trẻ sơ sinh vào điều trị tại Phòng Chăm sóc đặc biệt (Intensive Care Unit – ICU), khoa Sơ sinh - Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. - Tuổi trẻ sơ sinh từ 1 - 7 ngày tuổi. - Mẹ của các trẻ sơ sinh trên. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Chỉ lựa chọn trong số bệnh nhân nói trên, được lấy máu và làm xét nghiệm đường máu tại thời điểm vào điều trị tại phòng ICU, khoa Sơ sinh - Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Trong quá trình nghiên cứu loại trừ các bệnh nhân sau: - Sơ sinh không được làm xét nghiệm đường máu hoặc được làm xét nghiệm đường máu nhưng kết quả đường máu có sự sai lệch do kỹ thuật. - Gia đình không đồng ý lấy máu làm xét nghiệm hay không đồng ý tham gia nghiên cứu. - Hồ sơ bệnh án của con hoặc mẹ không rõ, thiếu dữ liệu nghiên cứu. 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Sơ sinh – Cấp cứu Nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2018 đến tháng 6/2019 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu:
  • 33. 24 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Đối với mục tiêu một là nghiên cứu mô tả: mô tả đặc điểm hạ đường máu sơ sinh (bao gồm các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của con và một số đặc điểm của mẹ). + Đối với mục tiêu hai là nghiên cứu bệnh - chứng: phân tích mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ từ mẹ và con với hạ đường máu. - Thiết kế nghiên cứu được trình bày bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu SƠ SINH BỆNH LÝ NHẬP KHOA XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG MÁU LÚC VÀO VIỆN HẠ ĐƯỜNG MÁU KHÔNG HẠ ĐƯỜNG MÁU Đặc điểm hạ đường máu sơ sinh: - Tuổi thai - Triệu chứng - Bệnh lý… Yếu tố nguy cơ: - Về phía mẹ - Về phía con Lựa chọn bệnh nhân tương đồng đặc điểm nuôi dưỡng, cách sinh, giới tính
  • 34. 25 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Để tính cỡ mẫu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng công thức tính cỡ mẫu áp dụng cho việc ước tính tỷ lệ trong quần thể.     2 1 /2 2 1 p p n Z d     n: Cỡ mẫu nghiên cứu. α: Là mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%). Z(1-α/2): Tra giá trị bảng, tương ứng với các giá trị của α = 0,05. Kết quả là: Z(1-α/2) = 1,96. p: Các nghiên cứu khác nhau cho thấy trẻ sơ sinh hạ đường máu có triệu chứng chiếm tỷ lệ từ 2% - 8% tùy các nghiên cứu khác nhau [47], [72], [82]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn 5%. d: Độ chênh lệch mong muốn là: ± 5% (0,05). Áp dụng công thức trên thu được kết quả như sau: 73 bệnh nhân. Trên thực tế, chúng tôi lựa chọn được 106 bệnh nhân có hạ đường máu. 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo kỹ thuật chọn mẫu có chủ đích, trong đó khung mẫu là tất cả bệnh nhân sơ sinh vào viện điều trị và được làm đường máu ngay tại thời điểm nhập viện, chọn các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn từ lúc bắt đầu nghiên cứu đến khi đủ số lượng. Đối với mục tiêu 1, chúng tôi lựa chọn được 106 sơ sinh sớm hạ đường máu, đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. Đối với mục tiêu 2, trong thời điểm nghiên cứu chúng tôi chọn bệnh nhân ngẫu nhiên có tương đồng về giới tính, cách sinh, cách nuôi dưỡng và đều là sơ sinh bệnh lý nặng phải điều trị tại ICU. Với cách làm như vậy, trong
  • 35. 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn quá trình nghiên cứu chúng tôi lựa chọn được 100 trẻ sơ sinh sớm không hạ đường máu. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi có 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu và 100 trẻ sơ sinh không hạ đường máu, tổng cộng có 206 trẻ trong nghiên cứu. 2.3.4. Các chỉ số nghiên cứu 2.3.4.1. Các chỉ số nghiên cứu về phía trẻ sơ sinh - Tuổi thai: bằng cách hỏi bà mẹ ngày kinh cuối cùng và thăm khám lâm sàng đánh giá tuổi thai theo tiêu chuẩn hình thái nhi khoa phối hợp với chuẩn phân loại già tháng theo Cliffort. - Giới: xác định nam hoặc nữ. - Xác định mức độ dinh dưỡng: bằng cách dựa vào cân nặng và tuổi thai sau đó đối chiếu trên biểu đồ Luchenco. - Xác định tuổi thai: + Theo tiêu chuẩn sản khoa: Ngày sinh trừ đi ngày đầu kỳ kinh cuối = tổng số ngày/ 7 = số tuần. Tuy nhiên một số trường hợp không nhớ ngày kinh cuối cùng có thể áp dụng siêu âm thai sớm trước 12 tuần cho phép xác định ngày có thai nhưng sai số 5 ngày. + Theo hình thái nhi khoa (theo tiêu chuẩn Varrier Farr ở phụ lục). + Theo phân loại hình thái già tháng của Cliffort. + Gồm các biến số đó là sơ sinh non tháng, sơ sinh đủ tháng, sơ sinh già tháng. - Dinh dưỡng (theo biểu đồ Luchenco ở phụ lục): + Sơ sinh bình dưỡng: cân nặng tương ứng với tuổi thai (cân nặng nằm trong miền giới hạn từ trên đường cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). + Sơ sinh thiểu dưỡng: cân nặng thấp so với tuổi thai (cân nặng dưới đường cong 10 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco).
  • 36. 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Sơ sinh quá dưỡng: cân nặng lớn so với tuổi thai (cân nặng hiện có trên đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). - Bệnh lý giai đoạn sơ sinh: Xác định bằng hỏi tiền sử, bệnh sử thai nghén và thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và theo dõi trong 6 ngày đầu sau sinh. Các bệnh lý thường gặp giai đoạn sơ sinh gồm: + Nhiễm khuẩn sơ sinh + Đa hồng cầu sơ sinh + Suy hô hấp sơ sinh + Vàng da tăng bilirubin tự do + Dị tật bẩm sinh + Bệnh lý tiêu hóa - Glucose huyết thanh: Xác định dựa vào lấy máu tĩnh mạch lúc vào viện và được xét nghiệm tại khoa sinh hóa. - Triệu chứng lâm sàng hạ đường máu: + Dễ kích thích: bệnh nhân không giật, các cử động rõ với các kích thích nhạy cảm như ngừng nắm tay và không kèm theo các bất thường về mắt [73]. + Xanh tím: là tình trạng bệnh lý đổi màu thành xanh hay tím của da và niêm mạc. + Hạ thân nhiệt: Theo Nguyễn Công Khanh là tình trạng khi thân nhiệt sơ sinh dưới 36,50 C, thân nhiệt được đo ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân, chính xác đên 0,10 C [4]. + Co giật: cơn giật rung (là những cử động nhịp nhàng của các nhóm cơ và thường đi kèm với những thay đổi trên điện não đồ), cơn co cứng (là cơn toàn thể hay cục bộ, ở chi, lệch mắt, tư thế thân không đối xứng) và giật cơ (là những biểu hiện co giật nhanh của các nhóm cơ, giật cơ có tần số nhanh hơn cơn giật rung). + Ngừng thở: là thời gian ngừng thở trên 20 giây hoặc ngừng thở dưới 20 giây kèm theo nhịp tim chậm dưới 100 nhịp/phút, tím tái, xanh xao [36]
  • 37. 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn + Li bì: trẻ không đáp ứng tỉnh với kích thích thông thường. + Không có triệu chứng HĐM. - Giờ tuổi nhập viện: tính theo ngày tuổi, từ ngày tuổi thứ nhất đến ngày tuổi thứ . - Thời điểm hạ đường máu: là thời điểm lấy máu làm xét nghiệm đường máu, tính theo ngày. 2.3.4.2. Các chỉ số nghiên cứu về phía mẹ - Tăng cân của mẹ: xác định bằng cách hỏi bà mẹ cân nặng trước mang thai và cân nặng thời điểm trước sinh. - Mẹ có truyền glucose trong QTCD: xác định bằng cách tham khảo hồ sơ điều trị của mẹ của khoa Sản. - Mẹ sốt trong QTCD: Xác định bằng cách tham khảo hồ sơ điều trị của mẹ tại khoa Sản và hỏi người nhà bệnh nhân, mẹ được xác định là sốt khi thân nhiệt trên 37,50 C, thân nhiệt được đo ở nách bằng nhiệt kế thủy ngân, chính xác đến 0,10 C. - Cách sinh: xác định bằng cách tham khảo hồ sơ điều trị của mẹ tại khoa Sản và hỏi người nhà bệnh nhân. 2.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán chỉ số 2.3.5.1. Chẩn đoán hạ đường máu sơ sinh Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em của Bộ Y tế 2015: Hạ đường máu sơ sinh khi nồng độ Glucose huyết thanh < 47 mg/dl (2,6 mmol/l) Các mức hạ đường máu : - Mức HĐM nặng: < 25 mg/dl (1,1 mmol/l) - Mức HĐM: ≤ 2,5 mg/dl đến < 47 mg/dl
  • 38. 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2.3.5.2 Chẩn đoán loại sơ sinh - Sơ sinh đủ tháng: là những sơ sinh có tuổi thai từ 37 tuần đến 41 tuần 6 ngày và không có hình thái già tháng theo Cliffort. + Sơ sinh đủ tháng bình dưỡng: là những sơ sinh đủ tháng và có cân nặng tương ứng với tuổi thai (AGA) tức là cân nặng nằm trong miền giới hạn từ trên đường cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco. +Sơ sinh đủ tháng thiểu dưỡng: Là những sơ sinh đủ tháng và có cân nặng thấp so với tuổi thai (SGA) (cân nặng dưới đường cong 10 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). + Sơ sinh đủ tháng quá dưỡng: Là những sơ sinh đủ tháng và có cân nặng lớn so với tuổi thai (cân nặng hiện có trên đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). - Sơ sinh non tháng: Là những sơ sinh có tuổi thai dưới 37 tuần. + Sơ sinh non tháng bình dưỡng: Là những sơ sinh non tháng và có cân nặng tương ứng với tuổi thai (cân nặng nằm trong miền giới hạn từ trên đường cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). + Sơ sinh non tháng thiểu dưỡng: Là những sơ sinh non tháng và có cân nặng thấp so với tuổi thai (cân nặng dưới đường cong 10 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). + Sơ sinh non tháng quá dưỡng: Là những sơ sinh non tháng và có cân nặng lớn so với tuổi thai (cân nặng hiện có trên đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). - Sơ sinh già tháng: Là những sơ sinh sơ sinh có tuổi thai từ 42 tuần trở lên và hoặc có hình thái già tháng theo Cliffort. + Sơ sinh già tháng bình dưỡng: là những sơ sinh già tháng và có cân nặng tương ứng tuổi thai (cân nặng nằm trong miền giới hạn từ trên đường
  • 39. 30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn cong 10 bách phân vị đến đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). + Sơ sinh già tháng thiểu dưỡng: là những sơ sinh già tháng và có cân nặng thấp so với tuổi thai (cân nặng dưới đường cong 10 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). + Sơ sinh già tháng quá dưỡng: là những sơ sinh già tháng và có cân nặng lớn hơn so với tuổi thai (cân nặng hiện có trên đường cong 90 bách phân vị của tuổi thai trên biểu đồ Luchenco). 2.3.5.3 Chẩn đoán bệnh lý giai đoạn sơ sinh.  Chẩn đoán bệnh lý nhiễm khuẩn sơ sinh: Theo Alonso tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn sơ sinh như sau: Triệu chứng lâm sàng: sốt hoặc hạ thân nhiệt, nhịp tim trên 180 lần/ phút hoặc dưới 100 lần/ phút, nhịp thở trên 60 lần/phút kèm theo thở rên, bão hòa oxy giảm, trẻ li bì/ thay đổi trạng thái tinh thần, ăn không tiêu. Triệu chứng huyết động: huyết áp dưới -2SD theo tuổi, huyết áp tâm thu <50 mmHg vào 1 ngày tuổi và <65 mmHg dưới 1 tháng tuổi. Tưới máu mô giảm: thời gian làm đầy mao mạch >3s, lactate huyết thanh >3 mmol/l. Các marker viêm: Bạch cầu tăng trên 34.000/dL hoặc giảm dưới 5.000/dL, đa nhân trung tính tăng >10%, tiểu cầu giảm < 100.000/dL, CRP >10 mg/dL hay lớn hơn 2SD so với trị số bình thường, procalcitonin >8,1 mg/dL hay lớn hươn 2SD so với trị số bình thường , IL-6 hoặc IL-8 >70 pg/ml, PCR dương tính. Khẳng định là nhiễm khuẩn sơ sinh: khi cấy máu hay PCR dương tính kèm theo có triệu chứng lâm sàng và biểu hiện nhiễm khuẩn, riêng đối với Coagulase-negative Staphylococcus thì cần dương tính trên hai lần cấy máu hoặc dương tính trên một lần cấy máu và một lần PC.
  • 40. 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nghi ngờ nhiễm khuẩn sơ sinh: có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn, có ít nhất 2 kết quả xét nghiệm bất thường nhưng cấy máu âm tính. Có thể nhiễm khuẩn sơ sinh: có các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn, CRP tăng hoặc IL-6 hay IL-8 tăng, cấy máu âm tính [85].  Chẩn đoán bệnh lý vàng da tăng bilirubine tự do: Theo Khu Thị Khánh Dung, chẩn đoán vàng da như sau [1]: Triệu chứng lâm sàng: - Triệu chứng vàng da: Da có màu vàng, thường là vàng sáng, vàng đậm là nặng, có thể nhìn thấy dưới ánh sáng tự nhiên, hoặc khi khám dùng ngón tay miết trên da trẻ thấy màu vàng. Diễn tiến vàng da thường xuất hiện ở vùng đầu mặt cổ, sau lan xuống ngực bụng, rồi đến lòng bàn tay, bàn chân là nặng. Vàng da bệnh lý thường khi vàng da đã lan quá vùng 3 theo phân vùng của Kramer (bảng 2.1) Bảng 2.1: Phân vùng vàng da của Kramer với nồng độ bilirubin máu Vùng Mức độ vàng da Nồng độ bilirubin 1 Mặt, cổ 100 μmol/l 2 ½ thân trên rốn + Vùng 1 150 μmol/l 3 ½ thân dưới rốn + Vùng 1, 2 200 μmol/l 4 Cánh tay, chân (trên mắt cá) + Vùng 1, 2, 3 250 μmol/l 5 Bàn tay, bàn chân + Các vùng trên > 250 μmol/l - Vàng da có thể xuất hiện sớm ngay sau sinh, vàng da tăng nhanh, tăng đậm, có thể thiếu máu, gan, lách to: Thường gặp nguyên nhân do bất đồng nhóm máu mẹ con ABO, Rh, hoặc bệnh hemoglobin và yếu tố kháng nguyên gây tan máu mạnh. - Phân luôn có màu vàng (sau giai đoạn phân xu), nước tiểu vàng, phân biệt với vàng da tăng bilirubin trực tiếp như tắc mật thì phân bạc màu. Lưu ý
  • 41. 32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn các trường hợp chậm đào thải phân xu, do nhiễm khuẩn hoặc do dị tật bẩm sinh như phình đại tràng, có triệu chứng tiêu hóa như nôn trớ, chậm đi ngoài, bụng chướng. Xét nghiệm: Định lượng nồng độ bilirubin toàn phần và gián tiếp trong máu: nồng độ bilirubin gián tiếp tăng trên 15 mg/dl hay ≥ 220 µmol/l (đối với trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh). Đối với trẻ sơ sinh có yếu tố nguy cơ kèm theo, trẻ đẻ non, trẻ cân nặng thấp, trẻ có bệnh lý tùy từng trường hợp, thì nồng độ bilirubin thấp hơn đã được coi là bệnh lý và cần can thiệp điều trị ngay.  Chẩn đoán hội chứng đa hồng cầu sơ sinh: Theo Sarici, trẻ được chẩn đoán là đa hồng cầu sơ sinh khi HCT ≥ 65% hoặc Hb > 22 g/dl [67] hoặc HCT > 60% kèm hai trong những triệu chứng lâm sàng sau: - Da môi đỏ lựng hoặc tím bầm. - Bú kém hơn trước. - Nôn mửa hơn trước. - Li bì, thẫn thờ. - Thở nhanh, suy hô hấp.  Chẩn đoán hội chứng suy hô hấp: Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman, kết hợp với tình trạng xanh tím, đếm nhịp thở, nghe phổi và đo SpO2.
  • 42. 33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng 2.2: Đánh giá mức độ suy hô hấp theo chỉ số Silverman [54]. Điểm Triệu chứng 0 1 2 Di động ngực bụng Cùng chiều Ngực < bụng Ngược chiều Co kéo cơ liên sườn Không + ++ Lõm trên xương ức Không + ++ Đập cánh mũi Không + ++ Thở rên Không Qua ống nghe Nghe được bằng tai Trên 6 điểm là có suy hô hấp.  Chẩn đoán ngạt sơ sinh: trẻ sơ sinh bị gọi là ngạt nếu sau khi sinh không thở cần phải thực hiện các bước hồi sức. Chẩn đoán dựa vào chỉ số Apgar, đánh giá theo thang điểm Apgar như sau [30] Bảng 2.3: Thang điểm Apgar 0 điểm 1 điểm 2 điểm Nhịp tim Mất nhịp < 100 > 100 Hô hấp Ngừng thở Thở chậm, không đều Tốt, khóc Cử động Không cử động Vài cử động gập Gập tay và chân chống lại cử động duỗi Phản xạ kích thích Không đáp ứng Nhăn mặt, khóc yếu Khóc to, ho, hắt hơi Màu sắc da Nhợt nhạt, tím Tím đầu chi, thân hồng hào Hoàn toàn hồng hào 7 – 10 điểm : bình thường 4 – 6 điểm: ngạt 0 – 3 điểm: ngạt nặng
  • 43. 34 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn  Chẩn đoán dị tật bẩm sinh: chỉ bao gồm các dị tật tim bẩm sinh đã được chẩn đoán xác định bằng siêu âm tim và các dị tật ngoại hình có thể phát hiện được qua thăm khám lâm sàng. Chẩn đoán bệnh lý tiêu hóa: bao gồm các trường hợp bú kém, bỏ bú, nôn trớ sơ sinh,… đã loại trừ dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa bằng các phương pháp thăm dò chức năng và các bệnh lý khác. 2.3.6. Các bước tiến hành nghiên cứu Bước 1: Tất cả trẻ sơ sinh bệnh lý vào khoa Nhi có đủ tiêu chuẩn chọn bệnh sẽ được khám đánh giá tuổi thai, mức độ dinh dưỡng để phân loại sơ sinh. Bước 2: Được làm xét nghiệm đường máu lúc trẻ sơ sinh bệnh lý vào khoa. Bước 3: Khai thác tiền sử bệnh lý, quá trình thai nghén, tham khảo hồ sơ của mẹ tại khoa Sản góp phần chẩn đoán các bệnh lý sơ sinh cũng như một số yếu tố nguy cơ mẹ liên quan đến HĐM sơ sinh.. Bước 4: Số liệu sẽ được tổng hợp và thu thập bằng phiếu nghiên cứu. Bước 5: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. 2.3.7. Phương pháp định lượng Glucose máu huyết thanh Chúng tôi tiến hành định lượng glucose huyết thanh bằng phương pháp hexokinase, đây là phương pháp định lượng glucose chính xác nhất hiện nay. Bằng việc sử dụng men hexokinase rất đặc hiệu với glucose mà không bị nhiễu bởi các cacbonhydrat khác. Chúng tôi sử dụng máy xét nghiệm sinh hóa tự động OLYMPUS AU5800 xuất xứ Mỹ và hóa chất do hãng BECKMAN COULTER cung cấp. Địa điểm thực hiện tại khoa Sinh hóa Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Các yếu tố gây ảnh hưởng kết quả: - Bệnh nhân được lấy máu sau khi ăn hoặc sau khi vừa truyền glucose xong
  • 44. 35 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Mẫu máu toàn phần để quá lâu (trên 30 phút) mà không tách huyết thanh hoặc huyết tương: glucose máu giảm. - Mẫu huyết thanh, huyết tương: nồng độ ascobate 20 mg/dl gây nhiễu dưới 3% kết quả, nồng độ bilirubin 684 µmol/l gây nhiễu dưới 10% kết quả, nồng độ intralipid 700mg/dl gây nhiễu dưới 3% kết quả, nông độ hemoglobin 5g/l gây nhiễu dưới 3% kết quả. - Mẫu bệnh phẩm vỡ hồng cầu gây sai lệch kết quả nên không thực hiện với mẫu bệnh phẩm vỡ hồng cầu. 2.4. Tổ chức nghiên cứu và thu thập số liệu 2.4.1. Nhân lực Bản thân tác giả cùng các cán bộ của khoa Sơ sinh – Cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, các đồng nghiệp là học viên nội trú, cao học theo học tại khoa và các cán bộ giảng dạy của Bộ môn Nhi trường đại học Y Dược Thái Nguyên. 2.4.2. Tiến hành thu thập số liệu Chuẩn bị giấy tờ, phiếu điều tra, bệnh án nghiên cứu. Nhân lực tham gia nghiên cứu được tập huấn, thống nhất phương pháp thu thập số liệu. Mỗi lần thăm khám, đánh giá bao gồm 2 cán bộ. 2.5. Xử lý và phân tích số liệu 2.5.1. Làm sạch số liệu Các phiếu bệnh án thu thập được kiểm tra trước khi nhập số liệu và sau khi nhập số liệu, các phiếu bệnh án không rõ ràng hoặc không phù hợp phải được hoàn thiện lại hoặc loại bỏ. 2.5.2. Cách mã hóa Tất cả các số liệu được nhập vào máy vi tính. Thu thập số liệu dựa theo phiếu điều tra bằng phương thức phỏng vấn trực tiếp người mẹ, khám lâm sàng trẻ sơ sinh và ghi nhận các kết quả cận
  • 45. 36 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lâm sàng, kết hợp ghi nhận một số yếu tố nguy cơ mẹ thông qua hồ sơ bệnh án của mẹ tại khoa Sản Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Số liệu được nhập vào máy tính trên phần mềm SPSS 16.0, các thông tin được mã hóa bằng số hoặc ký tự riêng đồng thời kiểm tra tính logic. 2.5.3. Xử lý số liệu Các số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê y học. Việc xử lý, tính toán số liệu và vẽ biểu đồ được thực hiện bằng phần mềm SPSS 16.0. Các số liệu được xử lý như sau: Bước 1. Tính tỷ lệ các đặc điểm hạ đường máu ở sơ sinh sớm. Bước 2. Xác định các yếu tố nguy cơ qua tỷ suất chênh OR và xác định P như sau: - So sánh tần số phơi nhiễm với mỗi yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Để tính toán sự kết hợp, số liệu dịch tễ học được trình bày thành bảng tiếp liên 2x2 như sau: Bảng 2.4: Bảng tiếp liên 2x2 Bệnh Không bệnh Tổng Có phơi nhiễm Không phơi nhiễm a c b d a+b c+d Tổng a+c b+d a+b+c+d - Sử dụng công thức tính tỷ suất chênh OR như sau: OR = ad/bc - Yếu tố nguy cơ được xác định khi OR > 1 và p < 0,05. - Yếu tố nguy cơ không được xác định khi OR < 1 hoặc OR > 1 nhưng p > 0,05. 2.2.7. Đạo đức nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này được sự thông qua Hội đồng đạo đức của trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên.
  • 46. 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Thu thập thông tin đầy đủ, trung thực, khách quan theo mục tiêu nghiên cứu. Giải thích đầy đủ về mục đích nghiên cứu khi khai thác thông tin của bệnh nhi và mẹ bệnh nhi, để gia đình trẻ tự nguyện tham gia nghiên cứu. Mọi thông tin của bệnh nhân đều được bảo mật, chỉ được sử dụng làm nghiên cứu (không dùng vào mục đích khác).
  • 47. 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 6 năm 2019, trong số trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý nặng khác nhau phải vào điều trị tại ICU, Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, có 106 trẻ sơ sinh bị hạ đường máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi như sau: 3.1. So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh sớm không hạ đường máu Bảng 3.1: So sánh một số đặc điểm sơ sinh sớm hạ đường máu và sơ sinh sớm không hạ đường máu Đặc điểm Hạ đường máu Không hạ đường máu n % n % Giới Nam 65 61,3 58 58,0 Nữ 41 38,7 42 40,3 Dinh dưỡng AGA 70 66,0 78 78,0 SGA 26 24,5 12 12,0 LGA 10 9,4 10 10,0 Nuôi dưỡng Ăn sữa mẹ sớm 11 10,4 17 17,0 Ăn sữa mẹ muộn 95 89,6 83 83,0 Nhận xét: Không có sự khác biệt đáng kể về đặc điểm giới tính, dinh dưỡng, nuôi dưỡng ở hai nhóm sơ sinh có hạ đường máu và sơ sinh sớm không hạ đường máu
  • 48. 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2. Đặc điểm hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm 3.2.1. Đặc điểm về giới tính và tuổi thai Bảng 3.2: Đặc điểm về giới tính và tuổi thai Giới tính Phân loại sơ sinh theo tuổi thai Tổng Non tháng Đủ tháng n % n % n % Nam 40 61,5 25 38,5 65 61,3 Nữ 19 46,3 22 53,7 41 38,7 Tổng 59 55,7 47 44,3 106 100 Nhận xét: trong 106 sơ sinh sớm hạ đường máu phần lớn là trẻ nam chiếm 61,3%, tỷ lệ nam nữ là 1,58/1. Có 59 trẻ sơ sinh non tháng chiếm tỷ lệ 55,7%; 47 trẻ sơ sinh đủ tháng chiếm tỷ lệ 44,3%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.2.2. Mức độ hạ đường máu 10,4 89,6 < 1,1 mmol/l 1,1 - < 2,6 mmol/l Biểu đồ 3.1. Mức độ hạ đường máu Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, ở mức độ nặng (< 1,1 mmol/l) là 10,4%, mức độ từ 1,1 mmol/l đến dưới 2,6 mmol/l là 89,6%.
  • 49. 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2.3. Đăc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi 82,7 4,7 5,7 2,8 1,9 1,9 0,9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7 Hạ đường máu Biểu đồ 3.2. Đặc điểm hạ đường máu theo ngày tuổi Nhận xét: Có 82,7% trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu ở ngày tuổi đầu tiên và số sơ sinh hạ đường máu có xu hướng giảm dần cho đến ngày thứ 7. 3.2.4. Đặc điểm về dinh dưỡng - Đặc điểm dinh dưỡng Bảng 3.3: Đặc điểm dinh dưỡng Cân nặng n % Nhẹ cân so với tuổi thai 25 23,6 Cân nặng tương ứng tuổi thai 71 67,0 Lớn cân so với tuổi thai 10 9,4 Tổng 106 100 Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 71 trẻ cân nặng tương ứng tuổi thai, chiếm 67,0%; 25 trẻ nhẹ cân so với tuổi thai chiếm 23,6%; 10 trẻ cân nặng lớn hơn so với tuổi thai chiếm 9,4%.
  • 50. 41 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu Bảng 3.4: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu Sơ sinh non tháng n % Nhẹ cân so với tuổi thai 12 20,3 Cân nặng tương ứng tuổi thai 43 72,9 Lớn cân so với tuổi thai 4 6,8 Tổng 59 100 Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng có hạ đường máu: có 12 sơ sinh SGA chiếm 20,3%; 43 sơ sinh AGA chiếm 72,9%; 4 sơ sinh LGA chiếm 6,8%. - Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu Bảng 3.5: Đặc điểm dinh dưỡng sơ sinh sớm đủ tháng có hạ đường máu Sơ sinh đủ tháng n % Nhẹ cân so với tuổi thai 14 29,8 Cân nặng tương ứng tuổi thai 27 57,4 Lớn cân so với tuổi thai 6 12,8 Tổng 47 100 Nhận xét: Trong 47 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu: có 14 sơ sinh SGA chiếm 29,8%; 27 sơ sinh AGA chiếm tỷ lệ 57,4%; 6 sơ sinh LGA chiếm 12,8%. 3.2.5. Đặc điểm bệnh lý - Đặc điểm bệnh lý
  • 51. 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Bảng3.6: Đặc điểm bệnh lý Bệnh lý giai đoạn sơ sinh n % Suy hô hấp sơ sinh chung 46 43,4 Vàng da tăng bilirubin tự do 11 10,4 Nhiễm khuẩn sơ sinh 15 14,2 Bệnh lý tiêu hóa 5 4,7 Đa hồng cầu sơ sinh 8 7,5 Ngạt 13 12,3 Dị tật bẩm sinh 8 7,5 Tổng 106 100 Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, bệnh lý hay gặp nhất là suy hô hấp, có 46 trẻ chiếm tỷ lệ 43,4%. Tiếp đến là các bệnh lý: nhiễm khuẩn sơ sinh, ngạt, vàng da do tăng bilirubin tự do chiếm tỷ lệ lần lượt là 14,2%; 12,3%, 10,4%. Các bệnh lý khác ít gặp hơn là: đa hồng cầu sơ sinh, dị tật bẩm sinh, bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là 7,5%; 7,5% và 4,7%. - Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu Bảng 3.7: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu Bệnh lý giai đoạn sơ sinh n % Suy hô hấp sơ sinh chung 30 50,8 Vàng da tăng bilirubin tự do 3 5,1 Nhiễm khuẩn sơ sinh 6 10,2 Bệnh lý tiêu hóa 1 1,7 Đa hồng cầu sơ sinh 5 8,5 Ngạt 10 16,9 Dị tật bẩm sinh 4 6,8 Tổng 59 100
  • 52. 43 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu, suy hô hấp là bệnh lý hay gặp nhất: có 30 trẻ chiếm tỷ lệ 50,8%; tiếp đến là trẻ bị ngạt, nhiễm khuẩn sơ sinh, đa hồng cầu sơ sinh chiếm tỷ lệ lần lượt là: 16,9%; 10,2%; 8,5%. Các bệnh lý ít gặp hơn là dị tật bẩm sinh, vàng da tăng bilirubin tự do, bệnh lý tiêu hóa chiếm tỷ lệ lần lượt là: 6,8%; 5,1% và 1,7%. - Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu Bảng 3.8: Đặc điểm bệnh lý ở sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu Bệnh lý giai đoạn sơ sinh n % Suy hô hấp sơ sinh chung 16 34,0 Vàng da tăng bilirubin tự do 8 10,4 Nhiễm khuẩn sơ sinh 9 19,1 Bệnh lý tiêu hóa 4 8,5 Đa hồng cầu sơ sinh 3 6,4 Ngạt 3 6,4 Dị tật bẩm sinh 4 8,5 Tổng 47 100 Nhận xét: Trong 49 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu, bệnh lý hay gặp nhất là suy hô hấp với 16 trẻ chiếm tỷ lệ 34%. Các bệnh lý hay gặp tiếp theo là: nhiễm khuẩn sơ sinh, vàng da do tăng bilirubin tự do, bệnh lý tiêu hóa, dị tật bẩm sinh với tỷ lệ lần lượt là 19,1%; 10,4%; 8,5%; 8,5%. Hai bệnh lý ít gặp nhất ở nhóm sơ sinh đủ tháng hạ đường máu là ngạt và đa hồng cầu sơ sinh, đều chiếm 6,4%.
  • 53. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3.2.6. Đặc điểm triệu chứng - Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm Bảng 3.9: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm Triệu chứng n % Hạ thân nhiệt 13 12,3 Ngưng thở 12 11,3 Co giật 5 4,7 Dễ kích thích 9 8,5 Li bì 9 8,5 Xanh tím 10 9,4 Không có triệu chứng HĐM 48 45,3 Tổng 106 100 Nhận xét: Trong 106 trẻ sơ sinh sớm hạ đường máu, có 48 trẻ không có triệu chứng hạ đường máu chiếm 45,3%; các triệu chứng hạ đường máu hay gặp lần lượt theo thứ tự là: hạ thân nhiệt (12,3%), ngưng thở (11,3%), xanh tím (9,4%), dễ kích thích (8,5%), li bì (8,5%), co giật (4,7%). - Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng Bảng 3.10: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm non tháng Triệu chứng n % Hạ thân nhiệt 8 13,6 Ngưng thở 3 5,1 Co giật 4 6,8 Dễ kích thích 5 8,5 Li bì 4 6,8 Xanh tím 7 11,8 Không có triệu chứng HĐM 28 47,5 Tổng 59 100
  • 54. 45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Nhận xét: Trong 59 trẻ sơ sinh sớm non tháng hạ đường máu, có 28 trẻ không có triệu chứng hạ đường máu chiếm 47,5%. Các triệu chứng hạ đường máu hay gặp lần lượt theo thứ tự: hạ thân nhiệt (13,6%), xanh tím (11,8%), dễ kích thích (8,5%), li bì (6,8%), co giật (6,8%), ngưng thở (5,1%). - Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng Bảng 3.11: Đặc điểm triệu chứng hạ đường máu ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng Triệu chứng n % Hạ thân nhiệt 5 10,6 Ngưng thở 9 19,1 Co giật 1 2,1 Dễ kích thích 4 8,5 Li bì 5 10,6 Xanh tím 3 6,4 Không có triệu chứng HĐM 20 42,6 Tổng 47 100 Nhận xét: Trong số 47 trẻ sơ sinh sớm đủ tháng hạ đường máu có 20 trẻ không có triệu chứng hạ đường máu, chiếm 42,6%. Các triệu chứng hạ đường máu thường gặp ở trẻ sơ sinh sớm đủ tháng lần lượt là: ngưng thở (19,1%), hạ thân nhiệt (10,6%), li bì (10,6%), dễ kích thích (8,5%), xanh tím (6,4%), co giật (2,1%).