SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
PHẠM THỊ THƢƠNG HUYỀN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN
ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƢNG DO THOÁT VỊ
ĐĨA ĐỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA
THÁI NGUYÊN – 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC
PHẠM THỊ THƢƠNG HUYỀN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐAU CỘT
SỐNG THẮT LƢNG DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Nội khoa
Mã số : 60.72.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG
THÁI NGUYÊN – 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã nhận được
sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, bệnh viện, cơ quan bảo hiểm xã
hội tỉnh Thái Nguyên, gia đình và bè bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đảng ủy, Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Bộ môn Nội của Trường đại
học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Anh chị Bác sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên và toàn thể nhân viên đang
công tác tại Khoa Phục hồi chức năng & Khoa Thần Kinh - Bệnh viện Đa khoa
Trung Ương Thái Nguyên đã dành nhiều giúp đỡ cho tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
Với tấm lòng của người học trò, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Tiến Dũng, người thầy đã hết lòng chỉ
bảo, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập,
người đã tận tình giúp đỡ tôi trên con đường nghiên cứu khoa học và trực tiếp
hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 10 năm 2010
Phạm Thị Thương Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào.
Tác giả
Phạm Thị Thương Huyền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
CHỮ VIẾT TẮT
CSTL : Cột sống thắt lưng
ĐTL : Đau thắt lưng
NC : Nghiên cứu
PHCN : Phục hồi chức năng
SĐT : Sau điều trị
SHHN : Sinh hoạt hàng ngày
TĐT : Trước điều trị
TK : Thần kinh
TV : Thoát vị
TVĐĐ : Thoát vị đĩa đệm
TL : Thắt lưng
TT : Thể thao
VAS : Visual Analog Scale
VĐ : Vận động
VLTL : Vật lý trị liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề ……………………………………………………………………………………… 1
Chƣơng 1. Tổng quan ………………………………………………………………… 3
1.1. Đặc điểm giải phẫu - sinh cơ học vùng thắt lưng ………………… 3
1.2. Lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng . 13
1.3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm …………………………………………………… 16
1.4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ………………………… 18
1.5. Điều trị kéo giãn CSTL bằng máy TM 400 …………………………… 23
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ………………… 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….;. 26
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………… 27
2.4. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………. 36
2.5. Vật liệu nghiên cứu …………………………………………………………………. 38
2.6. Xử lý số liệu .................................................................................................................... 40
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………… 40
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………. 41
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 41
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận sàng của đối tượng nghiên cứu …….. 44
3.3. Đánh giá kết quả điều trị ……………………………………………………….. 47
Chƣơng 4. Bàn luận, kết luận, khuyến nghị ……………………………. 54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………. 54
4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ……………………………………..……. 56
4.3. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau CSTL do TVĐĐ 60
Kết luận 65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
Khuyến nghị 67
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
1. Hình ảnh bệnh nhân Dương T. Phương TH. điều trị đau CSTL do
TVĐĐ tại khoa VLTT - PHCN, BV ĐK TƯ TN
2. Mẫu bệnh án nghiên cứu
3. Chỉ số Oswestry Disability
4. Danh sách bệnh nhân nghiên cứu
5. Biên bản chấm luận văn thạc sĩ
6. Bản nhận xét quá trình học tập của học viên cao học
7. Quyết định V/v cho phép làm đề tài và công nhận giáo viên
hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp cao học khoá 13 (2009-2011)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
2.1. Cách tính điểm phân loại mức độ đau …………………………… 28
2.2. Cách tính điểm mức độ giãn CSTL ……………………………….. 29
2.3. Cách tính điểm độ Lassègue …………………………………………... 29
2.4. Cách tính điểm tầm vận động khớp CSTL ……………………. 29
3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi …………………………………………. 41
3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp ……………………………………. 42
3.3. Hoàn cảnh khởi phát bệnh ……………………………………………… 43
3.4. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu ………………………….. 44
3.5. Mức độ thoát vị đĩa đệm ………………………………………………… 45
3.6. Độ Lassègue của đối tượng nghiên cứu ………………………… 45
3.7. Mức độ giãn CSTL của đối tượng nghiên cứu ……………… 46
3.8. Vị trí đĩa đệm thoát vị …………………………………………………….. 46
3.9. Cải thiện về mức độ đau sau 15 ngày điều trị ……………….. 47
3.10. Cải thiện về mức độ đau sau 30 ngày điều trị ……………….. 47
3.11. Cải thiện độ Lassègue sau 15 ngày điều trị ………………….. 48
3.12. Cải thiện độ Lassègue sau 30 ngày điều trị …………………... 48
3.13. Cải thiện độ giãn CSTL sau 15 ngày điều trị ………………... 49
3.14. Cải thiện độ giãn CSTL sau 30 ngày điều trị ………………... 49
3.15. Đánh giá tầm vận động CSTL sau 15 ngày điều trị ……… 50
3.16. Đánh giá tầm vận động CSTL sau 30 ngày điều trị ……… 51
3.17. Cải thiện các chức năng SHHN sau 15 ngày điều trị …… 52
3.18. Cải thiện các chức năng SHHN sau 30 ngày điều trị …… 52
3.19. Kết quả điều trị chung sau 15 ngày điều trị …………………... 53
3.20. Kết quả điều trị chung sau 30 ngày điều trị …………………... 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
9
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT Nội dung Trang
1.1. Cấu tạo cột sống …………………………………………………………... 3
1.2. Cấu tạo đốt sống thắt lưng …………………………………………... 4
1.3. Dây chằng đốt sống ……………………………………………………… 5
1.4. Cấu trúc đĩa đệm cột sống …………………………………………… 7
1.5. Tương quan vị trí giải phẫu và rễ thần kinh bị chèn ép 10
1.6. Cấu trúc đám rối cùng ………………………………………………….. 12
1.7. Mức độ thoát vị đĩa đệm ……………………………………………… 16
2.8. Động tác 1 của chương trình Williams ……………………….. 34
2.9. Động tác 2 của chương trình Williams ……………………….. 34
2.10. Động tác 3 của chương trình Williams ……………………….. 35
2.11. Động tác 4 của chương trình Williams ……………………….. 35
2.12. Động tác 5 của chương trình Williams ……………………….. 36
2.13. Động tác 6 của chương trình Williams ……………………….. 36
2.14. Thang điểm đau ……………………………………………………………. 38
2.15. Thước đo tầm vận động khớp ……………………………………... 39
2.16. Máy TM 400 ………………………………………………………………… 39
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Nội dung Trang
3.1. Phân bố bệnh theo giới ………………………………………..…... 41
3.2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh ………………………………... 42
3.3. Hướng lan của triệu chứng đau …………………………………… 44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thắt lưng là một hội chứng rất phổ biến của nhiều bệnh, có thể gặp ở
các lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau. Hội chứng đau thắt lưng là
nguyên nhân chính gây nên tình trạng nghỉ việc hoặc phải đi điều trị ở mọi lứa
tuổi lao động [14], [55]. Thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng chỉ đứng thứ hai
sau viêm đường hô hấp trên và là nguyên nhân thường gặp nhất làm giảm khả
năng lao động ở người trưởng thành dưới 45 tuổi [55].
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 63 - 73% các trường hợp đau thắt lưng
và 72% các trường hợp đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt
lưng. Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng có thể gặp ở nhiều vị trí trong
đó 90 - 95% xẩy ra ở L4 - L5 và L5 - S1 [53]. Do tính chất phức tạp và sự
thường gặp của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã gây khó khăn và tốn
kém cho việc điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất, đời sống,
kinh tế, xã hội [10]. Ở Mỹ (1984) ước tính tổn thất do bệnh lý thoát vị đĩa đệm
khoảng 21 - 27 tỉ USD mỗi năm.
Để điều trị đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng một
hay nhiều phương pháp kết hợp nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu: Nhiệt trị
liệu, điện trị liệu, bài tập vận động cột sống thắt lưng, áo nẹp cột sống, kéo
giãn cột sống thắt lưng kết hợp với dùng thuốc giãn cơ, chống viêm giảm đau
không Steroid, tiêm nội đĩa đệm, điều trị giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da,
phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm, phương pháp nắn chỉnh cột sống … Những
phương pháp này đã giải quyết được một phần bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm
do làm giảm áp lực tải trọng một cách hiệu quả, giúp cho quá trình phục hồi
thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc lựa chọn chỉ định phương pháp điều trị
nhiều khi còn mang tính kinh nghiệm, thiếu những hướng dẫn chi tiết thống
nhất dựa trên bằng chứng lâm sàng. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
11
Nguyên thường áp dụng phác đồ điều trị đau cột sống thắt lưng do thoát vị
đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) kết hợp với Vật lý trị liệu -
Phục hồi chức năng từ những năm 2000 song chưa có những nghiên cứu chi
tiết để đánh giá kết quả điều trị. Xuất phát từ thực tế, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau cột
sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm.
2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát
vị đĩa đệm tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
12
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu - Sinh cơ học vùng thắt lƣng
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng
1.1.1.1. Định nghĩa thoát vị đĩa đệm
Là sự chuyển chỗ của nhân nhầy ra khỏi vùng giới hạn sinh lý của vòng
xơ [1].
1.1.1.2. Cấu trúc cột sống thắt lưng
Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (là
ngực-thắt lưng và thắt lưng-cùng), chiều cao của đĩa đệm tăng dần từ đoạn cổ
đến đoạn cùng, trung bình đoạn thắt lưng là 9mm và chiều cao của đĩa đệm L4
- L5 là lớn nhất, đây là nơi chịu 80% trọng lượng cơ thể và có tầm hoạt động
rộng theo mọi hướng.
Mặt trước Mặt bên Mặt sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
13
Hình 1.1. Cấu tạo Cột sống
nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16]
1.1.1.3. Cấu tạo đốt sống thắt lưng
Đốt sống thắt lưng được cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước,
cung đốt ở phía sau.
+ Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, chiều rộng lớn hơn chiều cao
và chiều dày (chiều trước - sau), mặt trên và mặt dưới là mâm sụn.
Hình 1.2. Cấu tạo đốt sống thắt lƣng
nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16]
+ Cung sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp liên
cuống. Mỏm khớp chia cung sống thành 2 phần, phần trước là cung sống,
phía sau là lá cung. Gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai mỏm
ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt với cung
sống là ống tủy. Riêng L5, thân đốt phía trước cao hơn phía sau để tạo độ
ưỡn thắt lưng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
14
Hình 1.3. Dây chằng đốt sống
nguồn theo tác giả Nguyễn Quang Quyền (1999) trích từ [23]
+ Dây chằng: có các dây chằng chính như dây chằng dọc trước, dây chằng
dọc sau, dây chằng liên gai, dây chằng trên gai và dây chằng vàng. Những dây
chằng này liên quan trực tiếp đến bệnh lý TVĐĐ.
- Dây chằng dọc trước: chắc, dày, phủ thành trước thân đốt sống và phần
trước của vòng sợi.
- Dây chằng dọc sau: nằm ở mặt sau thân đốt sống từ C2 tới xương cùng.
Khi tới thân đốt sống thắt lưng, dây chằng này chỉ còn là một dải nhỏ, không
D©y ch»ng däc tr-íc
D©y ch»ng liªn mám ngang
D©y ch¨ng liªn mám gai
Mám gai
D©y ch»ng vµng
D©y ch»ng
dọc trước
D©y ch»ng vµng
Vßng x¬
Nh©n keo D©y chằng liªn gai
D©y chằng trªn gai
D©y ch»ng däc sau
§Üa liªn ®èt sèng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
15
hoàn toàn phủ kín giới hạn sau của đĩa đệm, nên phần sau bên của đĩa đệm
được tự do, nên mặt sau bên thân đốt sống là nơi xẩy ra TVĐĐ nhiều nhất.
- Dây chằng vàng: phủ phía sau ống sống, có tính chất đàn hồi cao, khi cột
sống cử động nó góp phần kéo cột sống trở về nguyên vị trí. Sự phì đại dây
chằng vàng vùng thắt lưng cũng gây nên đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng, dễ
nhầm với TVĐĐ.
- Dây chằng liên gai, trên gai: góp phần gia cố phần sau thân đốt sống khi
đứng thẳng và khi gấp cột sống tối đa.
1.1.1.4. Cấu tạo đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống, hoạt động như một lò so giảm sóc, có tác
dụng chống đỡ có hiệu quả các sang chấn cơ giới. Kích thước của đĩa đệm to dần
từ trên xuống dưới và dày từ 9 - 10mm. Chiều cao đĩa đệm thắt lưng ở phía trước
lớn hơn phía sau nên đĩa đệm có dáng hình thang ở bình diện đứng thẳng dọc.
Do vậy, đĩa đệm khi chưa bị thoái hóa hoặc thoát vị sẽ tạo cho CSTL có
độ cong sinh lý ưỡn ra trước. Đĩa đệm ngoài việc tạo hình dáng cho cột sống
còn có khả năng hấp thu, phân tán và dẫn truyền, làm giảm nhẹ các chấn động
trọng tải theo dọc trục cột sống. Cấu trúc của đĩa đệm gồm hai phần:
* Nhân nhầy: có hình cầu hoặc hình bầu dục.
- Nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 sau của đĩa đệm, cách mép ngoài của
vòng sợi 3 - 4mm, chiếm khoảng 40% của đĩa đệm cắt ngang.
- Chứa 80% là nước, có đặt tính hút nước mạnh, chất gian bào chủ yếu là
mucop‎
olysaccarite, không có mạch máu và thần kinh.
- Khi vận động (cúi, nghiêng, ưỡn) thì nhân nhầy sẽ di chuyển dồn lệch về
phía đối diện và đồng thời vòng sợi cũng chun giãn. Đây cũng là một trong
những cơ chế làm cho nhân nhầy ở đoạn CSTL dễ lồi ra sau.
- Đặc điểm của áp lực nội đĩa đệm CSTL: ở người do dáng đi thẳng nên
đoạn dưới CSTL phải chịu những trọng tải dồn nén xuống trên vài cm2
diện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
16
tích bề mặt, áp lực trọng tải này sẽ nhân lên gấp nhiều lần khi tư thế cột sống
không nằm trên trục sinh lý của nó.
* Vòng sợi:
- Là những bó sợi tạo bởi những vòng sợi đồng tâm.
- Được cấu tạo bằng những sụn sợi rất chắc và đàn hồi, các bó sợi đan xen
nhau kiểu xoắn ốc, chạy xiên từ ngoài vào trong, các bó sợi của vòng sợi tạo
thành nhiều lớp, giữa các lớp có các vách ngăn được gọi là yếu tố đàn hồi. Cấu
trúc này làm tăng sức bền, giúp vòng sợi chịu được những áp lực lớn. Sự nuôi
dưỡng ở đĩa đệm nghèo nàn, chỉ có ít mạch máu và thần kinh phân bố cho
vòng sợi. Do đó, đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng hình thức khuyết tán.
- Ở đoạn CSTL, phần sau và sau bên được cấu tạo bởi một ít các sợi
mảnh, nên ở đây bề dày của vòng sợi mỏng hơn chỗ khác. Đây là điểm yếu
nhất của vòng sợi, dễ bị phá hủy gây thoát vị sau bên.
Hình 1.4. Cấu trúc đĩa đệm cột sống
nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
17
1.1.2. Sinh - cơ học cột sống thắt lưng
1.1.2.1. Đơn vị vận động
Cũng như các đốt sống khác, đoạn thắt lưng được tạo bởi các trụ cột, trục
cột trước là do sự chồng lên nhau của các thân đốt sống, hai trụ cột sau được
tạo bởi sự chồng lên nhau của các mỏm khớp liên cuống.
Khả năng chịu lực và vận động linh hoạt của các đoạn cột sống là nhờ các đơn
vị vận động, mỗi đơn vị vận động là một đơn vị động học cơ bản của cột sống.
Thành phần cơ bản của đơn vị vận động là khoang gian đốt, nhân nhầy,
vòng sợi, mâm sụn và gồm cả nửa phần thân đốt kế cận, dây chằng dọc trước,
dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, khớp liên cuống, lỗ liên đốt và các phần
mềm ở đoạn cột sống tương ứng [51].
Ở mỗi đơn vị vận động riêng biệt, có sự liên kết chức năng giữa trụ trước
và trụ sau, mỗi đốt sống có thể coi như một hệ thống đòn bẩy, mỏm các khớp
liên cuống tạo thành một điểm tựa. Hệ thống này cho phép phân tán lực dọc
trục ép lên cột sống.
1.1.2.2. Sinh cơ học đĩa đệm
Nhân nhầy nằm giữa mâm sụn của hai đốt sống liền kề, chứa 80% là
nước. Khi lực ép dọc trục nén lên đốt sống, nước chứa trong nhân nhầy thoát ra
ngoài vào thân đốt và vào tổ chức phần mềm xung quanh đĩa đệm làm đĩa đệm
bè rộng, chiều cao khoang gian đốt giảm, dịch trong khoang bị cô đặc chỉ còn
những phân tử lớn ở trong khoang nhất là mucopolysaccarit, sẽ hút nước trở lại
nhằm giữ một áp lực nhất định trong khoang.
Khi lực trọng tải giảm thì áp lực trong khoang đĩa đệm giảm theo, nước từ
bên ngoài sẽ đi vào khoang đĩa đệm, nhân nhầy sẽ trở lại chiều cao ban đầu và
chiều cao khoang gian đốt được phục hồi. Áp lực trọng tải và áp lực keo có tác
dụng đối lập nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
18
Như vậy, sự luân chuyển giữa áp lực thủy tĩnh và áp lực keo có ý nghĩa
trong việc trao đổi chất để nuôi dưỡng tổ chức đĩa đệm, cũng như chức phận
của đoạn vận động [51].
1.1.2.3. Chức năng cơ học của đĩa đệm
Cột sống thắt lưng được cấu tạo bởi các đốt sống cứng xen kẽ là những
đĩa đệm có khả năng đàn hồi nên tạo cho cột sống có những tính chất ưu việt:
vừa có khả năng trụ vững, vừa linh hoạt và mang tính đàn hồi có thể xoay
chuyển theo các hướng. Đĩa đệm tham gia những vận động của cột sống như
một tổ chức có khả năng thay đổi hình dạng.
Khi đứng thẳng, CSTL phải tải trọng phần trên của cơ thể. Khi có thêm
trọng tải bổ xung, đĩa đệm phải chịu một lực ép lớn hơn nhiều. Theo
Nachemon [54], với tải trong 100 kg, nếu đĩa đệm tốt sự giảm chiều cao sẽ là
1.44 mm, khi loại bỏ tải trọng, chiều cao đĩa đệm sẽ trở lại bình thường. Nếu
đĩa đệm bị thoái hóa, sự giảm chiều cao khoang gian đốt là 2 mm và không có
sự phục hồi lại chiều cao ban đầu.
Ngoài ra, đĩa đệm còn có chức năng “giảm xóc” nhằm làm giảm bớt các
sang chấn cơ học lên trục cột sống do tải trọng. Nếu lực trọng tải lên cột sống
cân đối làm tăng áp lực nội đĩa đệm, lực này ép lên các vòng sợi bên ngoài theo
mọi hướng. Khi loại bỏ trọng tải, nhân nhầy lại trở về vị trí ban đầu.
Khi cột sống giữ lâu ở một tư thế, lực ép lên trục dọc cột sống không cân
đối, nhân nhầy sẽ dồn về nơi chịu ít lực hơn, cùng với sự thoái hóa theo tuổi,
vòng sợi dễ bị rách tại vị trí lực đè ép liên tục.
1.1.2.4. Sinh bệnh học thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Cột sống thắt lưng nâng đỡ 80% trọng lượng cơ thể và là vùng có vận
động lớn, đĩa đệm hoạt động như một “lò so giảm sóc”. Vì phải thích nghi với
hoạt động cơ học lớn, chịu áp lực cao thường xuyên và đĩa đệm được nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
19
dưỡng bằng đường thẩm thấu là chủ yếu nên đĩa đệm thắt lưng sớm bị loạn
dưỡng và thoái hóa tổ chức.
Thoát vị đĩa đệm xẩy ra chủ yếu ở 30 - 50 tuổi, ưu thế ở nam giới vì
liên quan đến cơ học. Thoát vị đĩa đệm có thể ở nhiều nơi nhưng 95% xẩy ra
ở L4 - L5 và L5 - S1 [59]. Nếu thoát vị đĩa đệm ở L4 - L5 sẽ chèn ép vào rễ
L5, nếu thoát vị đĩa đệm ở L5 - S1 sẽ chèn ép vào rễ S1. Chấn thương nhẹ lặp
đi lặp lại làm vòng sợi dần dần phì đại, thường gặp ở vị trí sau bên, và cuối
cùng tạo thành vết rách xuyên tâm.
Hình 1.5. Tƣơng quan vị trí giải phẫu và rễ thần kinh bị chèn ép
nguồn theo tác giả Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1998) trích từ [20]
Thoái hóa đĩa đệm hình thành tạo thuận lợi cho quá trình bệnh lý mới, lực
tác động vào cột sống đột ngột như sai tư thế, chấn thương vào vùng cột sống
làm rách vòng sợi, nhân nhày dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu tạo nên hiện
tượng TVĐĐ, gây rối loạn bên trong đĩa đệm, làm mất chiều cao đĩa đệm và có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
20
khi mất hoàn toàn chiều cao đĩa đệm. Nhân nhầy có thể thoát vào trong thân
đốt sống phía trên và phía dưới (thoát vị nội xốp).
Nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây một kích thích cơ học và
một phản ứng viêm tại vị trí chèn ép, dẫn đến rối loạn cảm giác da theo rễ thần
kinh đó chi phối. Các sợi vận động của rễ thần kinh cũng bị ép chặt gây hiện
tượng teo và yếu các cơ mà nó chi phối.
Những điều kiện làm dịch chuyển nhân nhầy gây hiện tượng lồi hoặc thoát vị:
- Áp lực trọng tải lớn.
- Áp lực nội đĩa đệm cao.
- Sự lỏng lẻo từng phần cùng với thoái hóa của đĩa đệm.
- Lực đẩy và lực cắt xén do các vận động cột sống quá mức.
- Hiện tượng thoái hóa cột sống trong đó có thoái hóa đĩa đệm và thoái
hóa dây chằng [15], [25], [41].
Sơ đồ 1. Sơ đồ thoát vị đĩa đệm
nguồn theo tác giả Nguyễn Văn Chương (2005) trích từ [4]
Đĩa đệm thoái hóa bệnh lý (chấn
thương nhẹ, viêm nhiễm)
Chấn thương cột sống (tai nạn
GT, LĐ, TT)
Hư xương sụn đốt sống
Thoát vị đĩa đệm
Thần kinh tọa
Đĩa đệm thoái hóa sinh lý
(do tải trọng tĩnh, tải trọng
động)
Đĩa đệm bình thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
21
1.1.2.5. Giải phẫu dây thần kinh tọa (dây TK hông to, dây TK ngồi)
Đám rối thắt lưng cùng nằm sát thành sau chậu hông, ngay phía bên
xương cùng và mặt trước cơ hình quả lê.
Đám rối thắt lưng cùng được tạo bởi thân thắt lưng cùng và ngành trước
của các dây cùng I, II, III và IV.
Hình 1.6. Cấu trúc đám rối cùng
nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16]
Thần kinh ngồi gồm hai dây: thần kinh chày và thần kinh mác chung
- Thần kinh mác chung do các sợi sau của đám rối thắt lưng cùng tạo
thành (L4 - S2).
- Thần kinh chày do các sợi trước của đám rối cùng tạo thành (L4 - S3).
Thần kinh ngồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
22
Thần kinh ngồi đi từ trong chậu hông bé qua khuyết ngồi lớn ở dưới cơ
hình quả lê ra vùng mông.
Ở mông: nằm trước cơ mông lớn, sau các cơ chậu hông mấu chuyển, rồi
qua rãnh giữa củ ngồi và mấu chuyển lớn xuống khu đùi sau. Tới đỉnh trám
khoeo chia đôi thành thần kinh chày và thần kinh mác chung.
+ Thần kinh mác chung: chia hai nhánh tận (TK mác nông và TK mác sâu).
+ Thần kinh chày: chia hai nhánh tận (TK gan chân trong và TK gan
chân ngoài).
1.2. Lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lƣng
1.2.1. Lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ được biểu hiện bằng hai hội chứng: Hội
chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh [1].
1.2.1.1. Hội chứng cột sống
- Đau cột sống thắt lưng: đau có thể khởi đầu cấp tính hoặc bán cấp rồi
tiến triển thành mạn tính. Đau lan theo khu vực rễ thần kinh thắt lưng - cùng
chi phối. Đau có đặc điểm cơ học: đau tăng lên khi ho, hắt hơi, khi ngồi, khi
đứng lâu, khi thay đổi tư thế, giảm khi được nghỉ ngơi, tăng lên lúc nửa đêm
gần sàng.
- Biến dạng cột sống: mất đường cong sinh lý và vẹo cột sống thắt lưng là
thường gặp nhất.
- Điểm đau cột sống và cạnh sống thắt lưng: là điểm xuất chiếu đau của
các rễ thần kinh tương ứng.
- Hạn chế tầm vận động cột sống thắt lưng: hạn chế khả năng vận động cột
sống ngược với tư thế chống đau và hạn chế khả năng cúi.
1. 2.1.2. Hội chứng rễ thần kinh
Theo Hồ Hữu Lương (2006), hội chứng rễ thần kinh thuần túy có những
đặc điểm sau [18].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
23
- Đau lan dọc theo rễ thần kinh chi phối.
- Rối loạn cảm giác theo dải chi phối cảm giác của rễ thần kinh.
- Teo cơ khi sợi trục của dây thần kinh chi phối bị đè ép mạnh.
- Giảm hoặc mất phản xạ gân xương.
+ Đặc điểm đau rễ: đau lan theo sự chi phối của rễ, xuất hiện sau đau thắt
lưng cục bộ, đau có tính chất cơ học, cường độ đau không đồng đều giữa các
vùng của chân và giữa các bệnh nhân. Có thể gặp đau hai chân kiểu rễ, do khối
thoát vị to nằm ở trung tâm đè ép vào rễ hai bên và có thể có hẹp ống sống kèm
theo. Khi đau chuyển từ chân này sang chân kia đột ngột hoặc đau vượt quá định
khu của rễ hoặc hội chứng đuôi ngựa, có thể do mảnh thoát vị bị đứt và di chuyển.
+ Dấu hiệu kích thích rễ:
- Dấu hiệu Lassègue: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, từ từ
nâng gót chân lên khỏi mặt giường. Bình thường có thể nâng lên một góc 900
so với mặt giường, nếu đau thần kinh tọa (tùy mức độ) chỉ nâng đến một góc
nào đó đã xuất hiện đau từ mông đến mặt sau đùi và phải gấp gối lại (Lassègue
dương tính). Góc nâng càng nhỏ, mức độ đau càng nặng.
- Dấu hiệu Bấm chuông: khi ấn điểm đau cạnh cột sống thắt lưng (cách
cột sống khoảng 2 cm) xuất hiện đau lan theo rễ thần kinh tương ứng.
- Dấu hiệu Valleix: dùng ngón tay ấn vào các điểm trên đường đi của dây
thần kinh tọa, xuất hiện đau tại chỗ ấn và lan theo đường đi của rễ thần kinh
chi phối. Gồm các điểm đau: điểm giữa ụ ngồi - mấu chuyển lớn, giữa nếp lằn
mông, giữa mặt sau đùi, giữa nếp khoeo, giữa cung cơ dép ở cẳng chân [18].
+ Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm ở da
theo khu vực rễ thần kinh chi phối.
+ Rối loạn vận động: khi ép rễ L5 lâu làm yếu các cơ cẳng chân trước
ngoài khiến bệnh nhân không đi được bằng gót chân. Khi ép rễ S1 lâu làm yếu
các cơ cẳng chân sau khiến bệnh nhân không đi được bằng mũi bàn chân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
24
+ Giảm phản xạ gân xương: có thể giảm hoặc mất phản xạ gân gót nếu tổn
thương rễ S1.
+ Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn: khi có tổn thương vùng đuôi ngựa (bí
đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) [21].
1.2.2. Cận lâm sàng
1.2.2.1. Chụp Xquang cột sống thắt lưng:
* Thường chụp 2 tư thế thẳng và nghiêng để đánh giá: đường cong sinh lý;
kích thước và vị trí đốt sống; khoang gian đốt và đĩa đệm; kích thước lỗ tiếp hợp.
Các hình ảnh tổn thương trên phim X quang:
- Hình ảnh trên phim gián tiếp cho biết TVĐĐ
- Hẹp khe khớp liên đốt biểu hiện chiều cao khe liên đốt thấp so với khe
liên đốt trên.
- Kết đặc xương ở mâm đốt sống.
- Gai xương.
- Hẹp lỗ tiếp hợp.
- Biến dạng trục đốt sống.
1.2.2.2. Chụp bao rễ thần kinh
Là phương pháp đưa thuốc vào khoang dưới nhện qua chọc dò cột sống
thắt lưng, hiện nay ít dùng.
1.2.2.3. Chụp cắt lớp vi tính
Hình ảnh về xương rõ, phần mềm xung quanh khó xem.
1.2.2.4. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân
Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán TVĐĐ. Phương pháp này an toàn, có
độ chính xác cao nên có thể cho biết vị trí và mức độ thoát vị, ngoài ra cho biết
về xương và các phần mềm xung quanh.
- Trên phim: đĩa đệm giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2.
- Các thể thoát vị đĩa đệm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
25
+ Phình đĩa đệm: đĩa đệm phình nhẹ ra sau, chưa tổn thương vòng sợi.
+ Thoát vị đĩa đệm: nhân nhầy lồi khu trú, tổn thương vòng sợi, có thể
thoát vị ra sau hoặc trước, nhưng hay gặp TVĐĐ ra sau.
+ Thoát vị đĩa đệm di trú: mảnh đĩa đệm rời ra, không liên tục với khoang
đĩa đệm, di chuyển đến vị trí khác và thường gây tổn thương dây chằng dọc sau
ở vị trí sau bên.
Phình ĐĐ Thoát vị ĐĐ TVĐĐ di trú
Hình 1.7. Mức độ thoát vị đĩa đệm
nguồn theo tác giả Hà Hồng Hà (2009) trích từ [10]
1.3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
1.3.1. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm
- Lâm sàng: theo Saporta, trên lâm sàng bệnh nhân có từ 4/6 triệu chứng
sau có thể chẩn đoán là TVĐĐ trích từ [10].
+ Yếu tố chấn thương, vi chấn thương.
+ Đau rễ thần kinh có tính chất cơ học.
+ Có tư thế chống đau.
+ Có dấu hiệu bấm chuông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
26
+ Dấu hiệu Lassègue dương tính.
+ Có dấu hiệu vẹo cột sống thắt lưng.
- Cận lâm sàng: dựa vào chụp cộng hưởng từ.
1.3.2. Chẩn đoán mức độ thoát vị đĩa đệm
Dựa theo tiêu chẩn phân loại mức độ TVĐĐ của Nguyễn Văn Thông
(1993) [25].
* Mức độ nhẹ:
- Đau thắt lưng lan xuống mông.
- Co cứng khối cơ lưng một bên, chưa lệch vẹo cột sống.
- Khoảng cách tay đất từ 10 - 20 cm, Schober > 13/10 - 14/10 cm, Lassègue
60 - 800
, Valleix (+) ở mông.
- Phản xạ gân gót bình thường hoặc giảm nhẹ.
- Teo cơ chi dưới: bằng hoặc giảm nhẹ so với chi lành.
- Đi bộ trên 500 - 1000 m mới xuất hiện đau.
* Mức độ vừa:
- Đau thắt lưng lan theo rễ thần kinh hông.
- Co cứng khối cơ lưng một bên hoặc hai bên, lệch vẹo hai bên, lệch vẹo
cột sống khi cúi hoặc khi đứng.
- Khoảng cách tay đất 21 - 30 cm, Schober trên 12/10 - 13/10 cm,
Lassègue 31 - 590
, Valleix (+) ở mông, đùi, cẳng chân.
- Phản xạ gân gót giảm rõ rệt so với chân không đau.
- Teo cơ chi dưới: trên 1 - 2cm.
- Đi bộ trên 200 - 500 m mới đau.
* Mức độ nặng:
- Đau thắt lưng lan theo rễ thần kinh hông thường xuyên.
- Co cứng khối cơ chung cả hai bên, vẹo cột sống nhiều khi đứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
27
- Khoảng cách tay đất trên 30 cm, Schober bằng hoặc dưới 12/10 cm,
Lassègue dưới 300
; Valleix (+) ở mông, đùi, cẳng - bàn chân.
- Phản xạ gân gót giảm nhiều hoặc mất.
- Teo cơ > 2cm.
- Đi bộ < 200m đã xuất hiện đau.
1.4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lƣng
1.4.1. Điều trị bảo tồn
1.4.1.1. Dùng thuốc
- Nằm nghỉ trên giường: trong giai đoạn đau cấp, thời gian 3 - 5 ngày. Có
tác dụng làm giảm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng, giảm đè ép lên rễ dây
thần kinh tọa.
- Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid: dùng đường uống hoặc đường
tiêm, liều lượng phụ thuộc từng bệnh nhân, cần chú ý tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc giãn cơ: làm giãn cơ, gia tăng tuần hoàn, giảm đau. Thuốc chủ
yếu tác dụng vào khối cơ cạnh sống.
- Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B liều cao có tác dụng giảm đau, chống
viêm, chống thoái hóa thần kinh (Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12).
- Phong bế tại chỗ: tiêm Novocain 2%, Lidocain 3% hoặc Corticoid vào
các điểm đau cạnh sống.
- Phong bế ngoài màng cứng: tiêm vào hốc xương cùng cụt hoặc qua các
lỗ cùng. Tiêm corticoid liều 5 - 7 ml trong một lần tiêm, có thể tiêm từ 3 - 5
lần, cách nhau 3 - 5 ngày. Phương pháp này có tác dụng chống viêm và giảm
đau không có tác dụng làm liền đĩa đệm thoát vị và phải đảm bảo an toàn khi
tiến hành thủ thuật [14], [30].
1.4.1.2. Vật lý trị liệu
- Phương pháp nhiệt trị liệu: được chỉ định sau giai đoạn cấp, có tác dụng
giãn cơ, gia tăng tuần hoàn do giãn mạch, làm tăng chuyển hóa và dinh dưỡng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
28
tại chỗ, có tác dụng giảm đau. Thường dùng Paraffin, hồng ngọai, túi nước
nóng. Ánh sáng hồng ngoại có tác dụng tăng nhiệt tại chỗ, giãn cơ, ức chế các
phản xạ dương tính, dẫn tới giảm đau, giảm co thắt do hấp thụ các tổ chức qua
cơ chế thần kinh - thể dịch. Hồng ngoại nói riêng, ánh sáng nói chung là một
nhân tố tác động rất mạnh đối với hệ thần kinh ảnh hưởng đến mọi hoạt động
của cơ thể và tạo ra các “nhịp sinh học” của cơ thể sống trên trái đất. Khi chiếu
hồng ngoại làm tăng nhiệt độ da và tổ chức, ngưỡng cảm giác tăng, dẫn truyền
cảm giác chậm lại nên giảm đau [19].
Đây là phương pháp được các nhà lâm sàng lựa chọn đầu tiên trước khi
tiến hành các thủ thuật VLTL - PHCN tiếp theo bởi tác dụng giãn cơ, giãn
mạch, giảm đau nông ở cơ khớp. Hơn nữa, đây là phương pháp đơn giản dễ
thực hiện, chi phí thấp, áp dụng với hầu hết bệnh nhân.
- Dòng cao tần trị liệu (sử dụng sóng ngắn): do năng lượng điện khi vào
cơ thể chuyển thành năng lượng nhiệt và gây ra tác dụng sinh học tại tổ chức
làm giãn cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa, tăng nhu cầu oxy do tăng hoạt tính
mao mạch làm giảm đau, tăng dẫn truyền thần kinh cơ.
- Dòng điện xung: tăng cường chuyển hóa, chống đau, kích thích thần
kinh cơ.
- Dòng giao thoa: có tác dụng ở sâu, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức.
- Dòng điện phân: dùng dòng một chiều Galvanic đưa thuốc vào vùng
điều trị, có tác dụng giảm đau. Điện phân dẫn thuốc là phương pháp đưa thuốc
vào cơ thể bằng dòng điện một chiều. Phương pháp này nhằm kết hợp tác dụng
của dòng Galvanic và tác dụng của các ion thuốc sẵn có. Ngoài ra, dòng
Galvanic cũng ảnh hưởng đến sự thẩm thấu nước qua tế bào. Các sự thay đổi
này gây nên các phản ứng phản xạ và các phản ứng do thay đổi tính chất thể
dịch của cơ thể. Dòng Galvanic tạo nên một hậu quả co mạch trong một giai
đoạn ngắn rồi chuyển qua quá trình giãn mạch rõ rệt ở giữa hai điện cực, hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
29
tượng này tồn tại trong vài giờ rồi sau đó mất hẳn. Quá trình giãn mạch không
phải chỉ xuất hiện trên bề mặt da mà còn xuất hiện ở các mạch máu nằm sâu
trong các lớp cơ. Tác dụng giãn mạch của dòng Galvanic không phải là tác
dụng gây nóng lên thành mạch mà là tác dụng trên hệ thống thần kinh vận
mạch - đây là một tác dụng trực tiếp. Dòng Galvanic có tác dụng làm dịu các
đầu dây cảm thụ ở da, với các kích thích nhỏ có thể làm thoái triển được các
kích thích mạnh do các quá trình bệnh lý tạo nên. Vậy, sử dụng dòng điện phân
có tác dụng giãn cơ, giảm co thắt, giảm đau, tăng dinh dưỡng tổ chức, giảm
kích thích và chèn ép rễ thần kinh.
- Xoa bóp: dưới tác dụng cơ học tạo ra kích thích được dẫn truyền lên vỏ
não qua tủy sống, tạo cảm giác thư giãn tại chỗ và tinh thần, làm giãn cơ, giãn
nở các mạch máu ở nông, giảm đau.
- Kéo giãn cột sống thắt lưng: dưới tác dụng lực kéo cơ học vào vùng cột
sống làm rộng khoang gian đốt, giảm áp lực lên khoang gian đốt, giảm áp lực
nội đĩa đệm tạo điệu kiện cho nhân nhầy dịch chuyển về vị trí cân bằng động,
các vòng sợi trở lại vị trí cũ, giải phóng được các rễ thần kinh và mạch máu bị
đè ép. Khôi phục lại sự cân bằng lực của các hệ thống dây chằng và cơ liên
quan tạo điều kiện phục hồi lại đường cong sinh lý của cột sống [6], [36].
- Các tác dụng lâm sàng chính:
+ Giảm đau: do giãn cơ và dây chằng, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng
chèn ép rễ, tăng nuôi dưỡng cục bộ.
+ Tăng tầm hoạt động của đoạn cột sống bị hạn chế, tạo thuận lợi trong
sinh hoạt.
+ Khôi phục vị trí đĩa đệm đặc biệt với đĩa đệm thoát vị mới.
+ Giảm các triệu chứng và di chứng như: mất đường cong sinh lý cột
sống, lệch vẹo cột sống do tư thế gù….
- Hình thức kéo giãn :
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
30
+ Kéo giãn bằng tự trọng trên bàn dốc.
+ Kéo giãn bằng lực đối trọng.
+ Hệ thống kéo giãn dưới nước.
+ Kéo giãn trên hệ thống bàn - máy kéo.
1.4.1.3. Châm cứu
Cơ chế tác dụng của châm cứu còn chưa rõ ràng nhưng từ xưa người ta đã
biết ứng dụng châm cứu trong điều trị đau cột sống thắt lưng do TVĐĐ. Các
huyệt là nơi tập trung các đầu mút thần kinh, là nơi giao lưu với môi trường
bên ngoài vì vậy châm cứu có tác dụng hạn chế các xung động dẫn truyền đau
từ ngoại biên về trung ương đồng thời có tác dụng giãn cơ, giúp tăng cường
cung cấp máu, oxy tại chỗ do đó làm giảm đau.
1.4.1.4. Các bài tập phục hồi chức năng vùng cột sống thắt lưng
Trong điều trị đau cột sống thắt lưng do TVĐĐ, bài tập cột sống đóng vai
trò quan trọng, nó không chỉ đạt được mục đích giảm đau, phục hồi tầm vận
động CSTL mà còn có tác dụng phòng ngừa tái phát. Bài tập CSTL có thể điều
trị riêng biệt hoặc phối hợp với các phương pháp khác. Những trường hợp sau
khi điều trị thoát vị đĩa đệm CSTL, nhân nhầy được đưa về vị trí ban đầu, cần
phải ổn định một thời gian cho đến khi đĩa đệm được củng cố vững chắc. Việc
làm vững CSTL phải được hỗ trợ từ bên ngoài, các bài tập CSTL nhằm mục
đích làm khỏe cơ và phục hồi tầm vận động bình thường của CSTL.
Tổ chức liên kết (gân, dây chằng, bao khớp và cân cơ) khi bị co rút được
coi là yếu tố chủ yếu làm hạn chế tầm vận động cột sống. Để vượt qua tình
trạng co rút của tổ chức liên kết, việc vận động lặp đi lặp lại hàng ngày là cần
thiết để hồi phục và duy trì tầm vận động bình thường của CSTL.
Vai trò của các bài tập CSTL [30]:
- Làm khỏe cơ cột sống.
- Chuyển tiếp từ giai đoạn chịu tải một phần sang giai đoạn chịu tải toàn bộ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
- Hướng dẫn các vận động ít ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống.
- Tái tạo tính linh hoạt của đơn vị vận động cột sống.
Co cơ là yếu tố hạn chế chủ yếu tới vận động cuối tầm của CSTL và là
nguyên nhân gây đau, việc cân bằng giữa cơ chủ vận và cơ đối vận là cần thiết,
những cơ thường bị co cứng là cơ dựng sống, cơ mông, cơ gập háng.
Chương trình Williams [30] dùng để điều trị đau lưng mạn tính, những
động tác nhằm kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng, nhóm cơ gập khớp háng, đồng thời
làm mạnh cơ bụng và cơ lưng. Khi đau lưng mạn tính, xương chậu thường bị
xiên về phía trước làm cho CSTL cong theo, thiếu cân bằng của nhóm cơ vận
động cột sống tạo tư thế mất cân đối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh cơ học
vùng thắt lưng, gây triệu chứng đau và hạn chế tầm vận động của CSTL.
Sử dụng 6 động tác vận động CSTL của chương trình Williams để sửa lại
tư thế khung chậu, lập lại cân bằng sinh cơ học, nhờ đó giảm đau và phục hồi
lại tầm vận động CSTL.
Ưu điểm:
- Làm mạnh cơ bụng, kéo giãn các cơ co rút.
- Tăng tầm vận động cột sống, mở rộng lỗ liên đốt sống.
- Động tác đơn giản, dễ tập.
1.4.2. Điều trị ngoại khoa
Chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trường hợp:
- Hội chứng đuôi ngựa.
- Thiếu sót thần kinh nặng: yếu và teo cơ nhiều
- Điều trị bảo tồn tích cực trong 6 tuần không đỡ.
- Thoát vị đĩa đệm tái phát nhiều lần không đáp ứng với điều trị bảo tồn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
1.5. Điều trị bằng phƣơng pháp kéo giãn cột sống thắt lƣng do thoát vị đĩa
đệm bằng máy kéo giãn TM 400
1.5.1. Cơ sở sinh học của phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng
Kéo giãn cột sống là áp dụng lực thích ứng để kéo cột sống cổ hoặc cột
sống thắt lưng.
* Tác dụng của kéo giãn cột sống thắt lưng:
- Làm rộng lỗ liên đốt, nơi có các dây thần kinh tủy sống chui qua do đó
làm giảm lực nén vào các rễ dây thần kinh, làm rộng khe khớp các đốt sống,
tạo điều kiện để đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu.
- Làm giãn các cơ và dây chằng cạnh cột sống, làm giảm áp lực nén vào tổ
chức thần kinh và mạch máu, đưa các khớp đốt sống về vị trí sinh lý bình thường
và làm tăng thể tích các đĩa đệm.
- Sẽ có tác dụng giảm đau, phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng
tuỷ, rễ thần kinh, cấu trúc bao hoạt dịch, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, đĩa đệm,
giảm đau, giảm viêm, chống co cứng cơ.
* Nhiều nghiên cứu đã tập trung đánh giá lực tác động lên cột sống:
- Trọng lượng cơ thể: lực ép lên cột sống do trọng lực tương đối nhỏ,
chiếm 55% trọng lượng, trung bình ở nam giới 39 kg [52]. Tuy nhiên, khi cột
sống chuyển động nhanh thì trọng lượng tác động lên cột sống là tương đối
nhiều vì lực quán tính tương đương với mức độ chuyển động.
- Khi đứng hoặc ngồi, lực tác động lên đĩa đệm lần lượt từ ngoài vào
trong là 51 kg và 71 kg [54], trong đó 39 kg là do trọng lượng cơ thể, phần còn
lại là do cơ lưng và cơ bụng. Trong khi cúi về phía trước hoặc nâng vật nặng từ
dưới đất thì cơ lưng tạo ra một Moment lực duỗi lớn vì cơ dựng sống tác động
lên trung tâm đĩa đệm cột sống với cánh tay đòn ngắn, vì thế tạo ra một lực
căng rất lớn và nó ép lên cột CSTL. Trong khi cúi hoặc nâng vật nặng, căng cơ
ép lên cột sống một lực gấp 5 - 10 lần trọng lực cơ thể [48], [53].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
- Áp lực lên vùng cột sống: ổ bụng bị nén làm giảm lực ép lên cột sống
do dịch chuyển trực tiếp lực từ vai xuống khung chậu.
- Những lực ép đặc trưng lên cột sống: tăng từ 25 kg, 51 kg, 71 kg lần
lượt từ tư thế nằm ngửa, đứng, ngồi tới 194 kg khi xách một vật 5 kg với cánh
tay dạng và 561 kg khi nâng một vật 30 kg từ mặt đất. Đĩa đệm chịu trọng tải áp
lực khá lớn ở đoạn CSTL, ở tư thế nằm là 15 - 25 kg lực, tư thế đứng là 100 kg
và ngồi 150 kg, còn ở tư thế nghiêng hay hạ nâng các vật còn tăng nhiều hơn [6].
Vì vậy, phương pháp kéo giãn cột sống vùng thắt lưng nhằm giảm áp lực
cột sống đè ép lên đĩa đệm, từ đó sẽ giảm dần chèn ép lên các rễ của dây thần
kinh tọa, giảm dần triệu chứng tại vùng cột sống thắt lưng, hông, chân. Trực
tiếp làm ổn định cột sống và giảm áp lực lên cột sống đặc biệt ở bệnh nhân
TVĐĐ càng làm giảm lực ép lên các rễ của dây thần kinh tọa.
1.5.2. Các kỹ thuật kéo giãn chính
Kéo giãn CSTL bằng tự trọng trên bàn dốc: chỉ cần 1 ván phẳng (giảm lực
ma sát) cùng 1 bộ đai cố định ở nách, ngực, lực kéo điều chỉnh bằng góc độ
dốc của bàn so với mặt phẳng nền, độ dốc càng nhiều thì lực kéo càng lớn do
tự trọng của bệnh nhân trượt xuống trên mặt bàn. Cách kéo này lực bị dàn đều
từ chỗ cố định trở xuống, tuy nhiên đoạn cột sống ở càng gần nơi cố định chịu
lực càng lớn, có tính định lượng tương đối nhưng trang bị giản đơn, lực kéo
một phần phụ thuộc vào trọng lượng bệnh nhân, dễ dàng triển khai ở mọi cơ sở
cho nên có thể ứng dụng rộng rãi ở y tế cộng đồng. Hạn chế, chỉ có một chế độ
kéo liên tục.
Kéo giãn CSTL bằng lực đối trọng: đoạn ngực hay lưng kéo ở tư thế nằm,
lực kéo có thể tập trung vào các vùng nhất định bằng cách đặt đai cố định và
đai kéo (khoảng giữa 2 đai là phần chịu lực kéo chủ yếu). Lực kéo xác định
bằng số cân nặng của lực kéo (kéo bằng tạ). Trong khi kéo có thể thay đổi lực
kéo bằng tăng giảm trọng lượng tạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
Kéo giãn CSTL trên hệ thống bàn - máy kéo: hệ thống này được tự động
hoá, xử lý vi tính, sử dụng nguyên lý trượt rất hiện đại. Chế độ kéo có thể liên
tục, ngắt quãng, tăng dần, có lực nền … Có thể điều chỉnh bằng tay hoặc đặt kéo
theo chương trình. Có bộ phận để bệnh nhân tự ngừng kéo lúc thấy khó chịu.
Hệ thống kéo giãn dưới nước: là một kỹ thuật kết hợp thủy liệu và kéo
giãn gồm bể nước sâu khoảng 2 m với nhiệt độ ấm giúp cho giãn cơ lúc kéo,
kéo theo trục thẳng đứng được cố định bằng các phao ở nách, lực kéo bằng tạ
móc ở đai kéo thắt lưng. Do sức đẩy của nước nên lực kéo thông thường phải
lớn hơn khi kéo bình thường.
1.5.3. Tổng quan về điều trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống cột sống
thắt lưng
Kéo giãn CSTL đã được chứng minh và ứng dụng từ thời kỳ cổ đại để
điều trị bệnh lý CSTL dựa trên sự tác động làm tách rời các đơn vị chức năng
vận động cột sống [36].
Điều trị TVĐĐ CSTL bằng kéo giãn CSTL được Wildhagen đề xuất từ
năm 1952.
Kéo giãn CSTL có tác dụng khá tốt nhưng chỉ tiến hành ở các cơ sở
chuyên khoa [19].
Hiện nay, các cơ sở y tế chủ yếu sử dụng hệ thống bàn - máy kéo được tự
động hóa, xử lí vi tính, sử dụng nguyên lý trượt hiện đại như Trutrac (Mỹ),
Eltrac ( Hà Lan ), TM 300, TM 400 ( Nhật Bản ) ...
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên hiện nay đang sử dụng máy
TM 400 do hãng ITO Nhật Bản sản xuất 2003.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gồm 40 bệnh nhân điều trị tại khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng
& khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
Bệnh nhân có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cột sống và hội
chứng rễ thần kinh theo Hồ Hữu Lương [18]:
- Bệnh nhân có thời gian bị bệnh > 1 tuần.
- Bệnh nhân có độ tuổi ≥ 20.
- Bệnh nhân có hội chứng đau thần kinh tọa điển hình trên lâm sàng.
- Bệnh nhân có kết quả hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 - L5, L5 - S1 có chèn
ép rễ thần kinh ngang mức trên phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng.
- Bệnh nhân có chỉ định kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy TM 400.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có hội chứng tọa rõ nhưng không phải do TVĐĐ.
- Bệnh nhân bị TVĐĐ cần điều trị bằng phẫu thuật.
- Bệnh nhân bị vẹo cột sống cấu trúc.
- Bệnh nhân dị ứng với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid,
giãn cơ..
- Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, không tuân thủ
nguyên tắc điều trị.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011.
- Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nghiên cứu.
2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.3.1. Chỉ tiêu đặc điểm chung
- Tuổi
- Giới
- Nghề nghiệp
- Thời gian mắc bệnh
- Hoàn cảnh khởi phát bệnh: Sau chấn thương, lao động quá sức, vận động
sai tư thế hay xuất hiện tự nhiên.
2.3.3.2. Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng:
Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng: khám lần đầu, sau 15 ngày và sau 30 ngày
điều trị, so sánh kết quả trước và sau điều trị.
- Tình trạng đau của thắt lưng và thần kinh tọa.
- Mức độ thoát vị đĩa đệm
- Độ giãn cột sống.
- Đánh giá mức độ chèn ép rễ dây thần kinh tọa.
- Tầm vận động của CSTL.
- Các chức năng sinh hoạt hàng ngày.
2.3.3.3. Chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng:
- Cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: Bệnh nhân có kết quả hình ảnh thoát
vị đĩa đệm L4 - L5, L5 - S1 có chèn ép rễ thần kinh ngang mức trên phim.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
2.3.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá:
* Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau:
Đánh giá theo thang nhìn VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo độ của hãng
Astra- Zeneca [53]. Thang điểm số học đánh giá mức độ đau VAS là
một thước có hai mặt:
● Một mặt: chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm.
● Một mặt: có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức để bệnh
nhân tự lượng giá cho đồng nhất độ đau như sau.
- Hình tượng thứ nhất (tương ứng 0 điểm): bệnh nhân không cảm thấy bất
kì một đau đớn khó chịu nào.
- Hình tượng thứ hai (tương ứng 1 - 2,5 điểm): bệnh nhân thấy hơi đau,
khó chịu, không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường.
- Hình tượng thứ ba (tương ứng > 2,5 - 5 điểm): bệnh nhân đau khó chịu,
mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, không dám cử động hoặc kêu rên.
- Hình tượng thứ tư (tương ứng > 5 - 7,5 điểm): đau nhiều, đau liên tục,
không thể vận động, luôn kêu rên.
- Hình tượng thứ năm (tương ứng > 7,5 điểm): đau liên tục, toát mồ hôi,
có thể choáng ngất.
Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn VAS 11 điểm
như sau:
Bảng 2.1. Cách tính điểm phân loại mức độ đau
Điểm bệnh nhân tự
chấm (điểm)
Mức độ đau Thang điểm
0 Không đau 4
1 - ≤ 2,5 Đau ít 3
> 2,5 - ≤5 Đau vừa 2
> 5 - ≤ 7,5 Đau nhiều 1
> 7,5 Đau dữ dội 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
* Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober)
Bảng 2.2. Cách tính điểm mức độ giãn cột sống thắt lưng
Độ giãn CSTL (cm) Mức độ giãn Thang điểm
≥ 14/10 Rất tốt 4
≥ 13/10 - <14/10 Tốt 3
≥ 12/10 - < 13/10 Trung bình 2
< 12/10 Kém 1
* Nghiệm pháp Lassègue
Bảng 2.3. Cách tính điểm độ Lassègue
Góc (cm) Mức độ Lassègue Thang điểm
≥ 800
Rất tốt 4
≥ 60 - < 800
Tốt 3
≥ 30 - < 600
Trung bình 2
< 300
Kém 1
* Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp (TVĐK):
Bảng 2.4. Cách tính điểm tầm vận động khớp cột sống thắt lưng
Mức độ Đánh giá
Gập
(bình
thƣờng
700
)
Duỗi
(bình
thƣờng
350
)
Nghiêng
bên
(bình
thƣờng 300
)
Xoay bên
(bình
thƣờng 300
)
Điểm
Rất tốt ≥ 700
≥ 250
≥ 300
≥ 250
4
Tốt ≥ 60 →
<700
≥ 20 →
<25 ≥ 250 →
<300
≥ 200 →
<250
3
Trung bình ≥ 40 →
<600
≥ 15→
<200
≥ 200 →
<250
≥ 150 →
<200
2
Kém <400
<150
< 200
< 150
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
39
* Đánh giá kết quả điều trị:
- Dựa vào tổng số điểm 3 chỉ số:
+ Thang nhìn VAS 11 điểm.
+ Tầm vận động khớp
+ Mức độ ảnh hưởng chức năng
Theo Amor B. [34], tiêu chuẩn xếp loại dựa vào tổng số điểm của các
chỉ tiêu trên:
- Rất tốt: 36 - 40 điểm.
- Tốt: 30 - 35 điểm.
- Trung bình: 20 - 29 điểm.
- Kém: < 20 điểm.
* Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày
Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi “Oswestry low back pain disability
questionaire” (phụ lục 2) để đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày.
Đánh giá 4 hoạt động:
1. Chăm sóc cá nhân.
2. Đi bộ.
3. Ngồi.
4. Đứng.
Mỗi câu hỏi tối đa 1 điểm.
Thang điểm đánh giá kết quả:
- Rất tốt: 4 điểm.
- Tốt: 3 điểm.
- Trung bình: 2 điểm.
- Kém: 1 điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
40
2.3.4. Các phương pháp kỹ thuật điều trị sử dụng trong nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được áp dụng các phương pháp điều
trị nội khoa:
* Dùng thuốc: chống viêm giảm đau không Steroid, giãn cơ, Vitamin
nhóm B.
* Vật lý trị liệu
Hồng ngoại [6], [7].
- Chuẩn bị đèn: dùng loại đèn đứng của Slovakia T7a8, OSRAM
Theratherm 230V - 250 w , sản xuất năm 2008.
Kiểm tra điện thế nguồn, thử đèn, vị trí đặt đèn an toàn và thuận lợi.
- Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích cho bệnh nhân, để bệnh nhân nằm sấp,
hai tay xuôi theo thân người hoặc ngồi đầu dựa vào thành ghế, người thoải mái,
dễ chịu, bộc lộ vùng da cần điều trị. Trong lần điều trị đầu tiên phải thử cảm
giác nóng lạnh của người bệnh, kiểm tra vùng da chiếu, tạo cảm giác ấm,
không nóng.
- Tiến hành điều trị: khoảng cách từ đèn đến vùng điều trị (tính bằng cm)
bằng 1/5 công suất đèn tương ứng 50 cm, tia chiếu thẳng góc với mặt da. Kết
thúc điều trị bệnh nhân nên nằm ngửa khoảng 10 - 15 phút.
- Thời gian và số lần điều trị: thời gian trung bình 15 phút, ngày chiếu 1
lần. Mỗi đợt 20 ngày.
Kỹ thuật kéo giãn cột sống thắt lƣng trên máy TM 400 [6], [7]
- Chuẩn bị máy: dùng máy kéo giãn CSTL TM 400 của Nhật Bản, sản
xuất năm 2003.
- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.
- Cân trọng lượng bệnh nhân trước lúc kéo.
- Buộc đai kéo vào nách, bụng bệnh nhân. Bệnh nhân phải được thư giãn
thoải mái và không gây đau khi kéo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
41
- Tiến hành kéo giãn cột sống thắt lưng: thời gian một lần kéo giãn từ 15 -
20 phút kéo ngắt quãng nghỉ 15 - 20 giây, kéo 1 lần/ngày, lực kéo ban đầu 1/2
trọng lượng cơ thể, sau đó tăng lên tối đa là 2/3 trọng lượng cơ thể. Trong quá
trình kéo, nếu đau tăng lên thì phải giảm bớt lực kéo. Nếu vẫn còn đau thì phải
dừng và tìm rõ nguyên nhân. Nghỉ ngơi thư giãn ở tư thế nằm 5 - 10 phút sau
khi kéo để thích ứng dần dần với hoạt động cột sống trở lại, tránh các thay đổi
đột ngột gây đau lại (sử dụng máy TM 400, nhãn hiệu ITO của Nhật bản, là
máy kéo giãn cột sống được điều khiển hoạt động bằng bộ vi xử lý cho kéo
liên tục và ngắt quãng. Máy được thiết kế hiện đại và dễ sử dụng, đáp ứng
được các yêu cầu an toàn về điện trong y tế (theo tiêu chuẩn quốc tế).
Xoa bóp vùng thắt lƣng [7], [33]:
- Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nằm sấp trên giường, buông xuôi theo
thân người, bộc lộ vùng thắt lưng hông. Kỹ thuật viên đứng sau, giải thích cho
bệnh nhân.
* Kỹ thuật xoa bóp: Dùng 5 loại động tác cơ bản:
- Xoa vuốt toàn bộ cơ lưng bằng hai bàn tay từ hông lên, từ ngực xuống.
Kỹ thuật xoa vuốt có thể tiến hành bằng nhiều cách:
+ Dùng một hoặc nhiều ngón tay khi cần xoa một vùng nhỏ hay một điểm.
+ Dùng lòng bàn tay, mu bàn tay, bờ bàn tay.
+ Xoa một tay, hai tay.
+ Xoa một cái hoặc xoa đuổi.
+ Xoa theo một hướng thẳng dọc, xoa ngang hay xoáy tròn, xoa nông
hoặc xoa sâu.
- Day miết các khối cơ vai dọc theo cột sống sang hai vai. Kỹ thuật xoay
miết có rất nhiều cách:
+ Day miết bằng đầu các ngón tay, bờ bàn tay, gan bàn tay...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
42
+ Day một hoặc hai tay chồng lên nhau, day một điểm hoặc một vùng,
day cố định, day di động, day thẳng, day xoáy tròn.
+ Day từ nông vào sâu, chậm rãi, liên tục, không gây đau đớn đột ngột,
không day vùng bạch huyết.
- Nắn bóp: một số kỹ thuật thường dùng:
+ Nắn bằng các đầu ngón tay, bóp bằng cả bàn tay, nắn bóp bằng một
hoặc hai tay, nắn bóp từng cơ chọn lọc, một nhóm cơ, cả chi thể hoặc cả một
vùng, nắn da và tổ chức dưới da.
+ Nắn bóp từng cái hay liên tục, nắn thẳng, nắn kiểu cuốn chiếu, nắn vặn,
nắn kéo, nắn một chiều hoặc hai chiều, nắn kết hợp với vừa day, vừa rung.
+ Nắn dần dần từ nhẹ đến mạnh dùng theo phản ứng của người bệnh,
không gây quá đau đớn, không nắn bóp quá mạnh đột ngột gây phản ứng
ngược lại hoặc gây tổn thương tổ chức thần kinh, mạch máu..
- Gõ chặt: dùng một hoặc nhiều ngón tay, bờ bàn tay, lòng bàn tay (vỗ) nắm
tay (đấm). Nhịp điệu có thể nhanh hay chậm, mức độ có thể rất nhẹ đến vừa.
- Rung lắc: bằng phương pháp áp sát bàn tay dọc theo đốt sống và hai bên
xương cột sống thắt lưng. Kỹ thuật rung lắc thường dùng:
+ Bằng sự rung động của bàn tay kỹ thuật viên truyền qua người bệnh tại
một vùng hay một điểm.
+ Rung lắc một chi thể với tần số nhanh hay chậm, rung lắc ngắt quãng
hay liên tục, rung lắc kiểu lượn sóng.
- Thời gian và số lần xoa bóp: mỗi ngày xoa bóp một lần, mỗi lần xoa
bóp 30 phút, mỗi đợt điều trị 20 ngày.
Điện phân: dùng dòng một chiều, ở cực dương là Lidocain 2%, cực âm là
nước muối sinh lý, thời gian 10 - 15 phút/lần, liều điều trị 0,01- 0,1 mA/cm2
,
1lần/ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
43
Bài tập cột sống
Bài tập Williams được tập ít nhất 3 lần trong ngày (sáng, chiều và tối).
Mỗi động tác tập từ 10 - 15 lần.
Bài tập đau thắt lưng của chương trình Williams [30].
Hình 2.8. Động tác 1 của chƣơng trình Williams
Động tác 1: bệnh nhân nằm ngửa, hai gối cong, bàn chân đặt dưới sàn, từ
từ ngồi dậy với tay tới ngón chân, động tác này làm mạnh cơ bụng và kéo giãn
cơ duỗi lưng.
Hình 2.9. Động tác 2 của chƣơng trình Williams
Động tác 2: bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp, hai tay để trên bụng, nâng
mông lên cao, lưng tỳ xuống sàn, giữ ở tư thế này 30 giây, động tác này làm
mạnh cơ bụng và cơ mông, đồng thời kéo giãn cơ gập hông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Hình 2.10. Động tác 3 của chƣơng trình Williams
Động tác 3: bệnh nhân nằm ngửa, hai tay kéo ép hai gối lên sát nách, giữ
30 giây, rồi nghỉ, động tác này nhằm kéo giãn cơ duỗi lưng.
Hình 2.11. Động tác 4 của chƣơng trình Williams
Động tác 4: bệnh nhân ngồi dậy và duỗi hai gối, vươn người ra trước, hai
tay với về phía ngón chân, động tác này kéo giãn cơ duỗi lưng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
45
Hình 2.12. Động tác 5 của chƣơng trình Williams
Động tác 5: bệnh nhân ngồi xổm trên chân trước, chân kia duỗi về phía
sau, gối giữ thẳng, tay cùng bên chân trước chống xuống sàn hướng về phía
trước, động tác này kéo giãn cơ gập hông.
Hình 2.13. Động tác 6 của chƣơng trình Williams
Động tác 6: bệnh nhân đặt hai chân lên mặt sàn cách nhau 30 cm, bàn
chân sát sàn nhà, ngồi xổm, cúi đầu về phía trước, tay để hướng về trước và ở
giữa hai gối, động tác này kéo giãn cơ duỗi lưng.
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Các thông tin được thu thập theo bệnh án thống nhất:
* Trực tiếp hỏi bệnh, thăm khám.
- Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober)
Cách đo: bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở
một góc 600
, đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 rồi đo lên trên 10 cm và đánh dấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
46
ở đó, cho bệnh nhân cúi tối đa, đo lại khoảng cách giữa hai điểm đánh dấu, ở
người bình thường từ 14/10 - 16/10 cm.
- Nghiệm pháp Lassègue
Cách đo: bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, thầy thuốc nâng cổ chân
và giữ gối cho chân thẳng, khi người bệnh thấy đau ở mông và mặt sau đùi thì
thôi, Lassègue (+) khi góc đó < 850
- Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp (TVĐK):
+ Phương pháp đo tầm vận động của khớp dựa trên phương pháp đo và
ghi tầm vận động của khớp do Viện Hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của
Mỹ đề ra và được hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964. Hiện
nay, được quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn. Theo phương pháp
này tất cả các cử động của khớp đều được đo ở vị trí Zero.
+ Vị trí Zero: là tư thế đứng thẳng của người bình thường, đầu thẳng, mắt
nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song
với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau.
+ Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 00
+ Sử dụng thước đo 2 cành, một cành cố định và một cành dịch chuyển theo
sự di chuyển của thân người, điểm cố định của thước được chia độ từ 0 - 3600
.
- Gập: bệnh nhân đứng thẳng, điểm cố định đặt ở gai chậu trước trên, cành
cố định đặt dọc đùi, cành di động đặt dọc thân mình, chân hình chữ V, cúi
người tối đa, góc đo được là góc của độ gấp cột sống, bình thường > 700
.
- Duỗi: điểm cố định đặt ở gai chậu trước trên, cành cố định đặt dọc đùi, cành
di động đặt dọc thân mình, yêu cầu người bệnh đứng thẳng, chân để hình chữ V,
ngửa người tối đa. Góc đo được là góc của độ ngửa CSTL, bình thường là 350
.
- Nghiêng sang chân đau (hoặc nghiêng sang chân không đau): bệnh nhân
đứng thẳng, điểm cố định ở gai sau S1, cành cố định theo phương thẳng đứng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
47
cành di động đặt dọc cột sống, yêu cầu người bệnh nghiêng tối đa về từng bên,
góc đo được là góc nghiêng CSTL, bình thường là 300
.
- Xoay sang bên chân đau (hoặc bên chân không đau): bệnh nhân đứng
thẳng, hai vai cân, đặt thước đo song song hai vai, bệnh nhân chắp tay vào
hông và xoay người tối đa về từng bên, cành di động xoay theo độ xoay của
vai, góc đo được là góc xoay của CSTL, bình thường là 300
.
- Mức độ chính xác và yếu tố ảnh hưởng:
+ Trình độ và sự thận trọng của người đo.
+ Hiểu biết và sự hợp tác của đối tượng.
+ Một số vấn đề như tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng đến sự biến thiên tầm
hoạt động bình thường của các khớp.
- Đo tầm vận động khớp cho tất cả các bệnh nhân trước và sau điều trị
- Phát phiếu đánh giá mức độ đau trước và sau điều trị theo thang nhìn
VAS để bệnh nhân tự đánh giá và điền vào.
2.5. Vật liệu nghiên cứu
- Cân trọng lượng bệnh nhân
Sử dụng cân TZ120 Heath Scale do Trung Quốc sản xuất có kèm theo
thước đo chiều cao. Cân chính xác đến 0,1kg, chiều cao chính xác đến 1cm.
- Thang nhìn VAS 11 điểm.
Thang nhìn là đoạn thẳng dài 10cm vẽ trên giấy, đánh số từ 0 (đau rất ít) - 10
(đau dữ dội). Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình vào thang này:
Nhận diện mức độ đau đớn hiện tại của bạn theo bảng dƣới đây
( Xin hãy khoanh tròn)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
48
- Bộ câu hỏi chỉ số Oswestry Disability (phụ lục 2)
- Thướcđo tầm vận động khớp CSTL
Gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 - 3600
, một cành di
động và một cành cố định, dài 30 cm.
Hình 2.15. Thƣớc đo tầm vận động khớp
- Máy kéo giãn cột sống thắt lưng TM 400 do hãng ITO Nhật Bản sản xuất
năm 2003
Hình 2.16. Máy TM 400
Nguồn cung cấp 110-240 VAC 50/60Hz
màn hình LCD 320 x 240 pixels, 10 ngôn ngữ
Phạm vi hiệu lực cao / thấp 1-90 kg (198 lbs)/0-89 kg (197 lbs) ± 3 kg
Miễn phí bộ nhớ chương trình 30
An toàn lớp Loại I Loại B, Loại II a / MDD
Kích thước 260 (W) x 350 (D) x 295 (H) mm
Trọng lượng 14 kg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
49
- Mẫu bệnh án nghiên cứu.
- Đèn hồng ngoại SLOVAKIA T7a8 , sản xuất năm 2008.
2.6. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo chương trình thống kê y học SPSS 16.0 theo các
thuật toán thống kê y học.
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu
- Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng không nhằm mục đích nào khác.
- Trước khi nghiên cứu các bệnh nhân được hỏi ý kiến và đồng ý tham gia
nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng nguyên tắc và đạo
đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu.
- Với bệnh nhân tham gia nghiên cứu: thái độ tôn trọng, đặt phẩm giá và
sức khỏe của đối tượng lên trên mục đích nghiên cứu, đảm bảo các thông tin do
đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật.
- Đề tài nghiên cứu này được hội đồng xét duyệt của trường Đại học Y-
Dược Thái Nguyên và cho phép thực hiện tại Khoa Phục hồi chức năng& Khoa
Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
50
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Tuổi n %
20 - 29 3 7,5
30 - 39 11 27,5
40 - 49 8 20,0
50 - 59 9 22,5
≥ 60 9 22,5
Tổng 40 100,0
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi bệnh nhân hay gặp thoát vị đĩa
đệm nhất là 30 - 39 chiếm tỷ lệ 27,5%, độ tuổi bệnh nhân ít gặp thoát vị đĩa
đệm là 20 - 29 chiếm tỷ lệ 7.5%.
55,0
45,0 Nam
Nữ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 22 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 55,0%
cao hơn so với số bệnh nhân nữ là 18 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 45,0%.
Tỷ lệ nam/nữ là 1,2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
51
Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp n %
Hưu trí 15 37,5
Công nhân 2 5,0
Nông dân 7 17,5
Tri thức 9 22,5
Khác 7 17,5
Tổng 40 100,0
Nhận xét:
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân hưu trí hay gặp thoát vị đĩa
đệm nhất chiếm tỷ lệ 37,5%, nghề công nhân ít gặp thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ
lệ 5%.
42,5%
35,0%
15,0%
7,5%
< 1 tháng
1 - 3 tháng
3 - 6 tháng
>= 6 tháng
Biểu đồ 3.2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh
Nhận xét:
Qua nghiên cứu thời gian mắc bệnh trước khi vào điều trị gặp nhiều
trong vòng 1 tháng. Những trường hợp TVĐĐ có thời gian mắc lâu gặp rất ít
chiếm 7,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
52
Bảng 3.3. Hoàn cảnh khởi phát bệnh
Hoàn cảnh khởi phát n (%)
Sau chấn thương 2 5,0
Lao động quá sức - vận động sai tư thế 2 5,0
Tự nhiên 36 90,0
Tổng 40 100,0
Nhận xét:
Đa số các trường hợp khởi phát bệnh TVĐĐ CSTL là tự nhiên chiếm
90%, còn những trường hợp sau chấn thương và lao động quá sức - vận động
sai tư thế gặp ít chiếm 5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
53
3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận sàng của đối tƣợng nghiên cứu
3.2.1. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.4. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ
Mức độ
n %
Không đau 0 0
Đau nhẹ 5 12,5
Đau vừa 25 62,5
Đau nặng 10 25,0
Tổng 40 100
Nhận xét:
Mức độ đau vừa của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%)
10
17.5
72.5
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Tỷ lệ %
Lan ra hông Lan ra đùi Lan ra cẳng,
bàn chân
Lan ra hông
Lan ra đùi
Lan ra cẳng,
bàn chân
Biểu đồ 3.3. Hƣớng lan của triệu chứng đau
Nhận xét:
Chúng tôi nhận thấy hầu hết các trường hợp có đau từ cột sống thắt lưng
lan đến cẳng bàn chân chiếm 72,5%, các trường hợp lan ra vùng hông chiếm tỷ
lệ thấp nhất 10% các trường hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
54
Bảng 3.5. Mức độ thoát vị đĩa đệm
Mức độ TVĐĐ n (%)
Nhẹ (Phình đĩa đệm) 7 17,5
Vừa (TV đĩa đệm) 29 72,5
Nặng (TV di trú) 4 10,0
Tổng 40 100,0
Nhận xét:
Qua nghiên cứu, mức độ TVĐĐ CSTL gặp nhiều nhất là loại vừa chiếm
72,5%, loại TVĐĐ mức độ nặng chiếm ít 10% các trường hợp.
Bảng 3.6. Độ Lassègue của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ
Độ Lassègue
n %
≥ 800
4 10,0
≥ 60 →
< 800
1 2,5
≥ 30 →
< 600
4 10,0
< 300
31 77,5
Tổng 40 100
Nhận xét:
Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bệnh nhân đến điều trị với tình trạng
chèn ép rễ thần kinh nặng (góc Lassègue < 300
) chiếm tỷ lệ cao 77,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
55
Bảng 3.7. Mức độ giãn cột sống thắt lưng của đối tượng nghiên cứu
Tỷ lệ
Độ giãn CSTL (cm)
n %
≥ 14 7 17,5
≥ 13 →
< 14 2 5,0
≥ 12 →
< 13 6 15,0
< 12 25 62,5
Tổng 40 100
Nhận xét:
Đa số bệnh nhân có mức độ giãn cột sống thắt lưng thấp < 12 cm chiếm
tỷ lệ cao 62,5%.
3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.8. Vị trí đĩa đệm thoát vị
Vị trí n (%)
Đĩa đệm L4 - L5 11 27,5
Đĩa đệm L5 - S1 8 20,0
TVĐĐ đa tầng 21 52,5
Tổng 40 100,0
Nhận xét:
TVĐĐ CSTL ở 40 bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu gặp TVĐĐ đa tầng
chiếm 52,5%. Sau đó là TVĐĐ L4 - L5 gặp 11 trường hợp chiếm 27,5%,
TVĐĐ L5 - S1 gặp ít hơn chiếm 20% các trường hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
56
3.3. Đánh giá kết quả điều trị
Bảng 3.9.Cải thiện mức độ đau sau 15 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày
p
n % n %
Không đau 0 0 8 20,0 < 0,05
Đau nhẹ 5 12,5 7 17,5 < 0,05
Đau vừa 25 62,5 19 47,5 < 0,05
Đau nặng 10 25,0 6 15,0 < 0,05
Tổng 40 100 40 100
Nhận xét:
Sau 15 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân hết triệu chứng đau tăng lên rõ rệt,
có 8 BN chiếm 20%, các trường hợp đau nặng cũng giảm rõ từ 10 bệnh nhân
còn 6 bệnh nhân, giảm được 10%.
Bảng 3.10. Cải thiện mức độ đau sau 30 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p
n % n %
Không đau 0 0 11 27,5 < 0,05
Đau nhẹ 5 12,5 14 35,0 < 0,05
Đau vừa 25 62,5 15 37,5 < 0,05
Đau nặng 10 25,0 0 0
Tổng 40 100 40 100
Nhận xét:
Sau 30 ngày điều trị số bệnh nhân đau nặng đã không còn và bệnh nhân
không đau đã tăng lên 11 trường hợp chiếm 27,5%. Tỷ lệ bệnh nhân không đau
và đau nhẹ tăng lên rất rõ rệt so với trước điều trị (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
57
Bảng 3.11. Cải thiện độ Lassègue sau 15 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p
n % n %
Rất tốt 4 10,0 18 45,0 < 0,05
Tốt 2 5,0 6 15,0 < 0,05
Trung bình 4 10,0 9 22,5 < 0,05
Kém 30 75 7 17,5 < 0,05
Tổng 40 100 40 100
Nhận xét:
Sau 15 ngày điều trị, mức độ giảm chèn ép rễ dây thần kinh tọa đã được
cải thiện rõ rệt ( p < 0,05).
Bảng 3.12. Cải thiện độ Lassègue sau 30 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p
n % n %
Rất tốt 4 10,0 25 62,5 < 0,05
Tốt 2 5,0 8 20,0 < 0,05
Trung bình 4 10,0 7 17,5 < 0,05
Kém 30 75,0 0 0
Tổng 40 100 40 100
Nhận xét:
Sau 30 ngày điều trị, sự cải thiện độ Lassègue là rất rõ (p < 0,05). Mức
độ kém đã không còn, mức độ rất tốt tăng đáng kể, chiếm 62,5% so với trước
điều trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
58
Bảng 3.13. Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng sau 15 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p
n % n %
Rất tốt 7 17,5 18 45,0 < 0,05
Tốt 2 5,0 6 15,0 < 0,05
Trung bình 6 15,0 9 22,5 < 0,05
Kém 25 62,5 7 17,5 < 0,05
Tổng 40 100 40 100
Nhận xét
Sau 15 ngày điều trị, độ giãn CSTL mức độ kém đã giảm nhiều 18
trường hợp chiếm 45%, cải thiện độ giãn CSTL mức độ rất tốt tăng lên nhiều
11 trường hợp chiếm 27,5% so với trước điều trị (p < 0,05).
Bảng 3.14. Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng sau 30 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p
n % n %
Rất tốt 7 17,5 23 57,5 < 0,05
Tốt 2 5,0 8 20,0 < 0,05
Trung bình 6 15,0 8 20,0 < 0,05
Kém 25 62,5 1 2,5 < 0,05
Tổng 40 100 40 100
Nhận xét:
Sau 30 ngày điều trị, độ giãn CSTL mức độ kém đã giảm nhiều, giảm
được 24 trường hợp chiếm 60%, cải thiện độ giãn CSTL mức độ rất tốt tăng
lên nhiều 16 trường hợp chiếm 40% so với trước điều trị (p < 0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
59
Bảng 3. 15. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng sau 15 ngày điều trị
Thời gian
Động tác (độ)
Trƣớc điều trị
X ± sd
Sau điều trị
X ± sd
Độ chênh
X ± sd
p
Gập 39,70 ± 12,09 51,34 ± 11,04 11,64 ± 7,2 < 0,05
Duỗi 12,64 ± 4,35 17,46 ± 4,79 4,82 ± 4,11 < 0,05
Nghiêng bên chân
đau
15,28 ± 3,67 18,98 ± 3,58 3,7 ± 3,44 < 0,05
Nghiêng bên chân
không đau
16 ± 3,61 18,54 ± 3,64 2,54 ± 3,24 < 0,05
Xoay sang chân
đau
16 ± 4,14 20,18 ± 4,16 4,18 ± 4,48 < 0,05
Xoay sang chân
không đau
17,56 ± 4,53 21,1 ± 4,66 3,54 ± 3,45 < 0,05
Nhận xét:
Sau 15 ngày điều trị, tầm vận động CSTL các tư thế đều tăng lên một
cách có ý nghĩa (p < 0,05). Động tác gập, động tác duỗi và động tác xoay sang
bên chân đau được cải thiện tương đối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
60
Bảng 3.16. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng sau 30 ngày điều trị
Thời gian
Động tác (độ)
Trƣớc điều trị
X ± sd
Sau điều trị
X ± sd
Độ chênh
X ± sd
p
Gập 39,70 ± 12,09 61,02 ± 9,39 21,32 ± 11,46 < 0,05
Duỗi 12,64 ± 4,35 20,82 ± 4,39 8,18 ± 5,32 < 0,05
Nghiêng bên
chân đau
15,28 ± 3,67 22,38 ± 3,39 7,1 ± 3,8 < 0,05
Nghiêng bên
chân không đau
16 ± 3,61 22,54 ± 3,85 6,54 ± 4,23 < 0,05
Xoay sang chân
đau
16 ± 4,14 23,66 ± 3,56 7,66 ± 4,7 < 0,05
Xoay sang chân
không đau
17,56 ± 4,53 24,1 ± 4 6,54 ± 4,72 < 0,05
Nhận xét
Sau 30 ngày điều trị, tầm vận động CSTL đều được cải thiện một cách
có ý nghĩa (p < 0,05). Trong đó, động tác gập, động tác duỗi, động tác xoay
sang bên chân đau và nghiêng sang bên chân không đau cải thiện rõ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
61
Bảng 3.17. Cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 15 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p
n % n %
Rất tốt 0 0,0 3 7,5 < 0,05
Tốt 1 2,5 13 32,5 < 0,05
Trung bình 8 20,0 16 40,0 < 0,05
Kém 31 77,5 8 20,0 < 0,05
Tổng 40 100,0 40 100,0
Nhận xét:
Sau 15 ngày điều trị, sự cải thiện các chức năng SHHN tăng lên so với
trước điều. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Bảng 3.18. Cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 30 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p
n % n %
Rất tốt 0 0,0 12 30,0 < 0,05
Tốt 1 2,5 17 42,5 < 0,05
Trung bình 8 20,0 11 27,5 < 0,05
Kém 31 77,5 0 0,0
Tổng 40 100,0 40 100,0
Nhận xét:
Sau 30 ngày điều trị, các chức năng SHHN ở các đối tượng nghiên
cứu tăng lên rõ rệt so với trước điều trị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p < 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
62
Bảng 3.19. Kết quả điều trị chung sau 15 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p
n % n %
Rất tốt 0 0,0 4 10,0 < 0,05
Tốt 6 15,0 10 25,0 < 0,05
Trung bình 15 37,5 19 47,5 < 0,05
Kém 19 47,5 7 17,5 < 0,05
Tổng 40 100,0 40 100,0
Nhận xét:
Sau 15 ngày điều trị, đã thay đổi cơ bản triệu chứng trên lâm sàng, bệnh
nhân tăng dần mức độ tốt, mức độ kém giảm.
Bảng 3.20. Kết quả điều trị chung sau 30 ngày điều trị
Thời gian
Mức độ
Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p
n % n %
Rất tốt 0 0,0 13 32,5 < 0,05
Tốt 6 15,0 19 47,5 < 0,05
Trung bình 15 37,5 18 20,0 < 0,05
Kém 19 47,5 0 0,0
Tổng 40 100,0 40 100,0
Nhận xét:
Sau 30 ngày điều trị, không có bệnh nhân nào có kết quả kém, kết quả
rất tốt tăng 32.5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
63
Chƣơng 4
BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của 40 bệnh nhân là
48.125. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nghiên cứu của: Trần Thị Lan
Nhung [21] là 42,7. Như vậy, so với các nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu
của chúng tôi là tương đối phù hợp.
Về độ tuổi mắc bệnh, theo y văn cũng như hầu hết các nghiên cứu đều cho
rằng bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa
tuổi lao động từ 20 - 59 tuổi có 31 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 77.5%, trong đó tập
trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 30 - 39 (27.5%), tiếp đến là nhóm tuổi 50 - 59 và
nhóm tuổi trên 60 chiếm (22.5%). Hay gặp ở lứa tuổi này là vì ở tuổi 20 trở đi,
quá trình thoái hóa sinh học của đĩa đệm bắt đầu và ngày càng tăng dần do đĩa
đệm cột sống phải chịu tác động trọng tải thường xuyên và chịu nhiều tác động
cơ học của chấn thương, vi chấn thương. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng
phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Văn Lộc, Trần Ngọc Ân,
Hoàng Đức Kiệt [17], Lê Thị Kiều Hoa [13], Trần Thị Lan Nhung [21].
4.1.2. Giới
Phần lớn các tác giả đều cho rằng bệnh gặp nhiều ở nam giới hơn so với nữ
giới. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của: Trần Mạnh Trí (1995) là 3,6 [26].
Tuy nhiên, tỷ lệ nữ/nam trong nghiên cứu của: Hà Hồng Hà (2009) nữ giới
chiếm 44% [10].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới chiếm 45%, nam chiếm 55%, tỷ lệ
nam/nữ là 1,2. Sự khác biệt này là do nam giới là lao động chính trong gia đình
và thường làm những công việc nặng. Tuy nhiên trong xã hội bình đẳng giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
64
như ở nước ta hiện nay, nữ giới đang dần dần làm những công việc nặng như
nam giới, thêm vào đó nữ giới phải chăm lo công việc gia đình và họ chỉ nhập
viện khi bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.
Mặt khác, trong nghiên cứu của chúng tôi có 55.6% nữ giới trong độ tuổi
trên 45, đây là độ tuổi tiền mạn kinh và mạn kinh, có những rối loạn nội tiết
gây loãng xương, thoái hóa đĩa đệm là những yếu tố dễ dẫn đến TVĐĐ - đối
tượng có nguy cơ cao mắc TVĐĐ. Do vậy, theo chúng tôi cần phải giáo dục và
có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu cho nhóm đối tượng này để làm giảm tỷ lệ
mắc bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
4.1.3. Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng bệnh nhân chủ yếu là hưu trí,
ngoài ra còn một số là cán bộ nhà nước, nông dân, công nhân và số ít đối tượng
khác … Ở nhóm đối tượng bệnh nhân này cơ thể đã bắt đầu lão hóa và có
nhiều biểu hiện của các bệnh kèm theo như loãng xương, bệnh tim mạch, …
nên việc xuất hiện TVĐĐ là tương đối phù hợp do có kèm theo tình trạng thoái
hóa đĩa đệm trên phim Cộng hưởng từ.
Nhóm nghề nghiệp công nhân, nông dân là những người làm việc nặng
nhọc, vất vả, trong tư thế gò bó kéo dài, cột sống phải chịu trọng tải lớn liên
tục, tổ chức phần mền quanh cột sống cũng bị căng giãn lâu ngày không còn
khả năng bù trừ dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, môi trường
làm việc thoải mái, thời gian làm việc hợp lý, tư thế làm việc đúng cho nhóm
đối tượng có nguy cơ cao là hết sức quan trọng, làm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và
nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân họ và xã hội.
4.1.4. Thời gian mắc bệnh
Số bệnh nhân đến điều trị sớm trong vòng tháng đầu chiếm tỉ lệ cao nhất
42.5%, tiếp đó là từ 1 - 3 tháng chiếm tỷ lệ 35%, bệnh nhân đến điều trị muộn
sau 6 tháng tương đối thấp 7.5%. Điều này cho thấy trình độ hiểu biết về bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
65
tật, quan tâm tới việc chữa bệnh và kinh tế của người bệnh đã được nâng cao.
Chúng ta biết rằng, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa do TVĐĐ nếu được phát
hiện và điều trị sớm, các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống chưa bị thoái
hóa, biến dạng thì khả năng điều trị bảo tồn bằng phương pháp nội khoa sẽ có
kết quả cao hơn và giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật do quá trình
viêm dính các tổ chức xung quanh đĩa đệm không còn khả năng phục hồi.
4.1.5. Hoàn cảnh khởi phát bệnh
Hoàn cảnh khởi phát bệnh sau chấn thương (tai nạn, ngã..) chiếm tỷ lệ 5%,
sau lao động quá sức, vận động đột ngột, sai tư thế chiếm tỷ lệ cao nhất 5%.
Đáng chú ý là tỷ lệ khởi phát bệnh từ từ, xuất hiện tự nhiên cũng chiếm tỷ lệ
khá cao 90%. Điều này cho thấy rằng, những bệnh nhân phải làm việc liên tục
ở một tư thế nhất định và chịu những vi chấn thương kéo dài trên cơ địa thoái
hóa làm bệnh khởi phát tự nhiên.
Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi cũng gặp những bệnh nhân đến
viện với lý do đau thắt lưng lan xuống chân sau khi với tay lấy khăn mặt, sau
ngủ dậy cúi xuống đánh răng. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận
định của các tác giả: Trần Thị Lan Nhung [21] và Hà Hồng Hà [10].
4. 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
4.2.1. Mức độ đau
Biểu hiện sớm nhất của TVĐĐ cột sống thắt lưng là đau. Đây là nguyên
nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Đau trong thoát vị đĩa đệm
CSTL là do sự chèn ép của nhân nhầy vào dây chằng dọc sau, khi bao rễ thần
kinh bị kích thích sẽ gây phản xạ co thắt mạch, thiếu máu cũng có thể gây đau,
do phù nề rễ thần kinh và khi rễ thần kinh bị ép trong lỗ tiếp hợp.
Trước điều trị, mức độ đau mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao 62.5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
66
4.2.2. Vị trí đĩa đệm thoát vị
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vị trí thoát vị hay gặp là ở đĩa
đệm bản lề của cột sống vùng thắt lưng: 27.5% ở đĩa đệm L4 - L5; 20% ở đĩa
đệm L5 - S1 và 52.5% là thoát vị đa tầng (bao gồm từ 2 vị trí thoát vị trở lên
trong đó kết hợp L4 - L5 và L5 - S1 chiếm 67%). Đĩa đệm L4 - L5 và L5 - S1
là những vị trí hay bị thoát vị nhất vì đây là vùng bản lề của cột sống, thường
xuyên chịu trọng tải lớn của cơ thể và lực bổ xung của các hoạt động ngoại lai.
Hơn nữa, đây là nơi có biên độ vận động lớn nhất mà lại có sự tiếp xúc hẹp
giữa rễ thần kinh và đĩa đệm. Trong những điều kiện nhất định, các lực tác
động cơ học là yếu tố khởi phát TVĐĐ.
Chóp cùng của tủy sống dừng lại ngang mức L1 - L2 nhưng các rễ thần
kinh tủy vẫn tiếp tục chạy xuống dưới và rời ống tủy (ra khỏi bao màng cứng)
qua các lỗ tiếp hợp tương ứng vì thế rễ càng kéo dài xuống dưới thì góc rời ra
khỏi bao màng cứng càng nhọn (rễ L4 tách ra khỏi bao màng cứng chạy chếch
xuống phía dưới và ra ngoài tại góc 600
, rễ L5 tạo góc 450
và rễ S1 tạo góc
300
). Chính vì vậy, khi thoát vị đĩa đệm L4 - L5 sẽ chèn ép trước hết là rễ L5
còn rễ L4 chỉ bị chèn ép khi khối thoát vị rất lớn và đẩy ra phía trên vì rễ L4
qua lỗ tiếp hợp ở phía trên ngoài của đĩa đệm này. Đối với đĩa đệm L5 - S1 thì
chỉ cần một thoát vị sau bên dù nhỏ thì cả hai rễ L5 và S1 đều đồng thời bị
chèn ép như nhau do rễ S1 thoát ra khỏi bao màng cứng ở mức này, còn rễ L5
đi qua lỗ liên đốt L5 - S1 và là rễ lớn nhất nhưng khoảng trống hoạt động của
rễ L5 ở lỗ liên đốt L5 - S1 lại rất nhỏ nên dễ gây chèn ép cả rễ L5. Trên thực tế,
nhiều bệnh nhân đến viện đau kiểu rễ ở vùng chi phối của rễ L5 và rễ S1 nhưng
trên cộng hưởng từ hạt nhân chỉ có TVĐĐ L5 - S1.
4.2.3. Hướng lan triệu chứng đau
Chủ yếu gặp đau CSTL do TVĐĐ có triệu chứng lan xuống cẳng chân và
bàn chân chiếm 72.5%. Kết quả này, chứng tỏ rằng nếu chỉ có đau CSTL thông
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm
đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

More Related Content

What's hot

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGSoM
 
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍ
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍSA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍ
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍSoM
 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiĐánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiYen Ha
 
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNGCHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNGSoM
 
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHHƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHSoM
 
GÃY TRẦN CHÀY
GÃY TRẦN CHÀYGÃY TRẦN CHÀY
GÃY TRẦN CHÀYSoM
 
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINHĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINHSoM
 
SA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁU
SA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁUSA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁU
SA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁUSoM
 
Quy trình kỹ thuật nội khoa
Quy trình kỹ thuật nội khoaQuy trình kỹ thuật nội khoa
Quy trình kỹ thuật nội khoaSoM
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyHoàng Lan
 
Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTS
Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTSTiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTS
Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTSNguyễn Bá Khánh Hòa
 
CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG
CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNGCHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG
CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNGSoM
 
Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehabVltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehabNguyễn Bá Khánh Hòa
 

What's hot (20)

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNGPHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CƠ QUAN VẬN ĐỘNG
 
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍ
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍSA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍ
SA SÚT TRÍ TUỆ Ở BỆNH NHÂN PARKINSON VẦ CÁCH XỬ TRÍ
 
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP CẤY CHỈ CATGU...
 
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổiĐánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
Đánh giá suy yếu chức năng ở người cao tuổi
 
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốcĐánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
Đánh giá cơ sở dữ liệu trong thực hành tra cứu tương tác thuốc
 
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNGCHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG _ TỦY SỐNG
 
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINHHƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
HƯỚNG DẪN CHUNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH
 
Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2Giải phẫu não 2
Giải phẫu não 2
 
Phương pháp cai nghiện thuốc lá
Phương pháp cai nghiện thuốc láPhương pháp cai nghiện thuốc lá
Phương pháp cai nghiện thuốc lá
 
GÃY TRẦN CHÀY
GÃY TRẦN CHÀYGÃY TRẦN CHÀY
GÃY TRẦN CHÀY
 
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINHĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
ĐA TRỊ LIỆU TRONG ĐỘNG KINH
 
SA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁU
SA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁUSA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁU
SA SÚT TRÍ TUỆ CĂN NGUYÊN MẠCH MÁU
 
Quy trình kỹ thuật nội khoa
Quy trình kỹ thuật nội khoaQuy trình kỹ thuật nội khoa
Quy trình kỹ thuật nội khoa
 
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh ThúyChon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
Chon dan so nghien cuu - Thanh Thúy
 
Xquang cot song
Xquang cot song Xquang cot song
Xquang cot song
 
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đĐề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
Đề tài: Khảo sát tình hình bệnh nhân bệnh đái tháo đường, 9đ
 
Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTS
Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTSTiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTS
Tiêu chuẩn quốc tế về phân loại thần kinh học TTTS
 
CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG
CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNGCHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG
CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG
 
Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehabVltl  phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
Vltl phcn hội chứng cổ vai tay – minhdatrehab
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 

Similar to đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...
đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...
đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...
Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...
Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học
đáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ họcđáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học
đáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ họcTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãođáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãoTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

Similar to đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm (20)

đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...
đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...
đáNh giá kết quả điều trị kết hợp xương nẹt vít gãy đầu ra hai xương cẳng châ...
 
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
Kết quả vi phẫu điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại bệnh viện tr...
 
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
Kết quả điều trị cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp gối nguyên phát bằng ph...
 
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
Kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng ống cổ tay tại bệnh viện trung ương quâ...
 
Hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối
Hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gốiHiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối
Hiệu quả của điện châm kết hợp siêu âm điều trị thoái hóa khớp gối
 
Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...
Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...
Nghiencuu dac diem lam sang, hinh anh va danh gia ket qua phau thuat noi soi ...
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thậnđáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
đáNh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị u tuyến thượng thận
 
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAYLuận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
Luận án: Mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến phế quản, HAY
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ứng dụng phân loại mô b...
 
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
Kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng tán sỏi ngược dòng với nguồn năng lượng l...
 
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu nãoLuận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
Luận án: Phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não
 
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
Đề tài: Hiệu quả phục hồi chức năng thần kinh ở bệnh nhân nhồi máu não bán cầ...
 
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...
Kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối bằng gân cơ ...
 
đáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học
đáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ họcđáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học
đáNh giá kết quả điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi tán sỏi cơ học
 
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
Kết quả điều trị chấn thương cột sống cổ thấp bằng phẫu thuật theo đường cổ t...
 
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
Nghiên cứu những thay đổi về chức năng thất trái bằng siêu âm doppler tim ở b...
 
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, siêu âm và cộng hưởng từ ...
 
Luận án: Đặc điểm lâm sàng cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân
Luận án: Đặc điểm lâm sàng cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhânLuận án: Đặc điểm lâm sàng cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân
Luận án: Đặc điểm lâm sàng cộng hưởng từ khớp gối ở bệnh nhân
 
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ nãođáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
đáNh giá kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng cấp tính do chấn thương sọ não
 
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
Luận văn: Thực trạng nguồn nhân lực y tế và sự hài lòng của nhân viên y tế đố...
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu của doanh nghiệp tại ...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam qua các năm.docx
 
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil ...
 
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề sản xuất hương trên địa bàn xã Quốc Tuấn...
 
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
Trình bày các phương pháp và công cụ Quản lý Nhà nước (QLNN) về kinh tế. Lý l...
 
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
Xây dựng mô hình kinh doanh fast-food online an toàn và tiện lợi tại thành ph...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
Khóa luận tốt nghiệp Luật học Luật áp dụng cho thỏa thuận trọng tài lý luận v...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdfKhóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh doanh Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội.pdf
 
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ...
 
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdfPháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
Pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay.pdf
 
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdfHôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
Hôn nhân đồng tính dưới góc độ quyền con người.pdf
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 

Recently uploaded

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocVnPhan58
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11zedgaming208
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào môBryan Williams
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Học viện Kstudy
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx22146042
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdfdong92356
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )lamdapoet123
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHThaoPhuong154017
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếngTonH1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hocBai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
Bai 1 cong bo mot cong trinh nghien cuu khoa hoc
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11cuộc cải cách của Lê Thánh Tông -  Sử 11
cuộc cải cách của Lê Thánh Tông - Sử 11
 
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
[GIẢI PHẪU BỆNH] Tổn thương cơ bản của tb bào mô
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
Slide Webinar Hướng dẫn sử dụng ChatGPT cho người mới bắt đầ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptxCHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
CHƯƠNG VII LUẬT DÂN SỰ (2) Pháp luật đại cương.pptx
 
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập  PLDC.pdf
200 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập PLDC.pdf
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
ĐỀ THAM KHẢO THEO HƯỚNG MINH HỌA 2025 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-202...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
Bài giảng về vật liệu ceramic ( sứ vệ sinh, gạch ốp lát )
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXHTư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và CNXH
 
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tếMa trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
Ma trận - định thức và các ứng dụng trong kinh tế
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
50 ĐỀ ĐỀ XUẤT THI VÀO 10 THPT SỞ GIÁO DỤC THANH HÓA MÔN TIẾNG ANH 9 CÓ TỰ LUẬ...
 

đáNh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm

  • 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC PHẠM THỊ THƢƠNG HUYỀN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƢNG DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA THÁI NGUYÊN – 2011
  • 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC PHẠM THỊ THƢƠNG HUYỀN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN ĐAU CỘT SỐNG THẮT LƢNG DO THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN Chuyên ngành : Nội khoa Mã số : 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG THÁI NGUYÊN – 2011
  • 3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiều của nhà trường, bệnh viện, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, gia đình và bè bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đảng ủy, Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Bộ môn Nội của Trường đại học Y - Dược Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này. Anh chị Bác sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên và toàn thể nhân viên đang công tác tại Khoa Phục hồi chức năng & Khoa Thần Kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên đã dành nhiều giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Với tấm lòng của người học trò, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lòng cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Tiến Dũng, người thầy đã hết lòng chỉ bảo, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, người đã tận tình giúp đỡ tôi trên con đường nghiên cứu khoa học và trực tiếp hướng dẫn để tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 25 tháng 10 năm 2010 Phạm Thị Thương Huyền
  • 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào. Tác giả Phạm Thị Thương Huyền
  • 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHỮ VIẾT TẮT CSTL : Cột sống thắt lưng ĐTL : Đau thắt lưng NC : Nghiên cứu PHCN : Phục hồi chức năng SĐT : Sau điều trị SHHN : Sinh hoạt hàng ngày TĐT : Trước điều trị TK : Thần kinh TV : Thoát vị TVĐĐ : Thoát vị đĩa đệm TL : Thắt lưng TT : Thể thao VAS : Visual Analog Scale VĐ : Vận động VLTL : Vật lý trị liệu
  • 6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 MỤC LỤC Trang Đặt vấn đề ……………………………………………………………………………………… 1 Chƣơng 1. Tổng quan ………………………………………………………………… 3 1.1. Đặc điểm giải phẫu - sinh cơ học vùng thắt lưng ………………… 3 1.2. Lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng . 13 1.3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm …………………………………………………… 16 1.4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ………………………… 18 1.5. Điều trị kéo giãn CSTL bằng máy TM 400 …………………………… 23 Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu ………………… 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………………….;. 26 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu …………………………………………. 26 2.3. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………………………… 27 2.4. Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………………. 36 2.5. Vật liệu nghiên cứu …………………………………………………………………. 38 2.6. Xử lý số liệu .................................................................................................................... 40 2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ……………………………………… 40 Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu …………………………………………………. 41 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………… 41 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận sàng của đối tượng nghiên cứu …….. 44 3.3. Đánh giá kết quả điều trị ……………………………………………………….. 47 Chƣơng 4. Bàn luận, kết luận, khuyến nghị ……………………………. 54 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ……………………………. 54 4.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ……………………………………..……. 56 4.3. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau CSTL do TVĐĐ 60 Kết luận 65
  • 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Khuyến nghị 67 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1. Hình ảnh bệnh nhân Dương T. Phương TH. điều trị đau CSTL do TVĐĐ tại khoa VLTT - PHCN, BV ĐK TƯ TN 2. Mẫu bệnh án nghiên cứu 3. Chỉ số Oswestry Disability 4. Danh sách bệnh nhân nghiên cứu 5. Biên bản chấm luận văn thạc sĩ 6. Bản nhận xét quá trình học tập của học viên cao học 7. Quyết định V/v cho phép làm đề tài và công nhận giáo viên hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp cao học khoá 13 (2009-2011)
  • 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1. Cách tính điểm phân loại mức độ đau …………………………… 28 2.2. Cách tính điểm mức độ giãn CSTL ……………………………….. 29 2.3. Cách tính điểm độ Lassègue …………………………………………... 29 2.4. Cách tính điểm tầm vận động khớp CSTL ……………………. 29 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi …………………………………………. 41 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp ……………………………………. 42 3.3. Hoàn cảnh khởi phát bệnh ……………………………………………… 43 3.4. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu ………………………….. 44 3.5. Mức độ thoát vị đĩa đệm ………………………………………………… 45 3.6. Độ Lassègue của đối tượng nghiên cứu ………………………… 45 3.7. Mức độ giãn CSTL của đối tượng nghiên cứu ……………… 46 3.8. Vị trí đĩa đệm thoát vị …………………………………………………….. 46 3.9. Cải thiện về mức độ đau sau 15 ngày điều trị ……………….. 47 3.10. Cải thiện về mức độ đau sau 30 ngày điều trị ……………….. 47 3.11. Cải thiện độ Lassègue sau 15 ngày điều trị ………………….. 48 3.12. Cải thiện độ Lassègue sau 30 ngày điều trị …………………... 48 3.13. Cải thiện độ giãn CSTL sau 15 ngày điều trị ………………... 49 3.14. Cải thiện độ giãn CSTL sau 30 ngày điều trị ………………... 49 3.15. Đánh giá tầm vận động CSTL sau 15 ngày điều trị ……… 50 3.16. Đánh giá tầm vận động CSTL sau 30 ngày điều trị ……… 51 3.17. Cải thiện các chức năng SHHN sau 15 ngày điều trị …… 52 3.18. Cải thiện các chức năng SHHN sau 30 ngày điều trị …… 52 3.19. Kết quả điều trị chung sau 15 ngày điều trị …………………... 53 3.20. Kết quả điều trị chung sau 30 ngày điều trị …………………... 53
  • 9. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH STT Nội dung Trang 1.1. Cấu tạo cột sống …………………………………………………………... 3 1.2. Cấu tạo đốt sống thắt lưng …………………………………………... 4 1.3. Dây chằng đốt sống ……………………………………………………… 5 1.4. Cấu trúc đĩa đệm cột sống …………………………………………… 7 1.5. Tương quan vị trí giải phẫu và rễ thần kinh bị chèn ép 10 1.6. Cấu trúc đám rối cùng ………………………………………………….. 12 1.7. Mức độ thoát vị đĩa đệm ……………………………………………… 16 2.8. Động tác 1 của chương trình Williams ……………………….. 34 2.9. Động tác 2 của chương trình Williams ……………………….. 34 2.10. Động tác 3 của chương trình Williams ……………………….. 35 2.11. Động tác 4 của chương trình Williams ……………………….. 35 2.12. Động tác 5 của chương trình Williams ……………………….. 36 2.13. Động tác 6 của chương trình Williams ……………………….. 36 2.14. Thang điểm đau ……………………………………………………………. 38 2.15. Thước đo tầm vận động khớp ……………………………………... 39 2.16. Máy TM 400 ………………………………………………………………… 39 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT Nội dung Trang 3.1. Phân bố bệnh theo giới ………………………………………..…... 41 3.2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh ………………………………... 42 3.3. Hướng lan của triệu chứng đau …………………………………… 44
  • 10. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 ĐẶT VẤN ĐỀ Đau thắt lưng là một hội chứng rất phổ biến của nhiều bệnh, có thể gặp ở các lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp khác nhau. Hội chứng đau thắt lưng là nguyên nhân chính gây nên tình trạng nghỉ việc hoặc phải đi điều trị ở mọi lứa tuổi lao động [14], [55]. Thời gian nghỉ việc do đau thắt lưng chỉ đứng thứ hai sau viêm đường hô hấp trên và là nguyên nhân thường gặp nhất làm giảm khả năng lao động ở người trưởng thành dưới 45 tuổi [55]. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 63 - 73% các trường hợp đau thắt lưng và 72% các trường hợp đau thần kinh tọa là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng có thể gặp ở nhiều vị trí trong đó 90 - 95% xẩy ra ở L4 - L5 và L5 - S1 [53]. Do tính chất phức tạp và sự thường gặp của thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã gây khó khăn và tốn kém cho việc điều trị và ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội [10]. Ở Mỹ (1984) ước tính tổn thất do bệnh lý thoát vị đĩa đệm khoảng 21 - 27 tỉ USD mỗi năm. Để điều trị đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp kết hợp nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu: Nhiệt trị liệu, điện trị liệu, bài tập vận động cột sống thắt lưng, áo nẹp cột sống, kéo giãn cột sống thắt lưng kết hợp với dùng thuốc giãn cơ, chống viêm giảm đau không Steroid, tiêm nội đĩa đệm, điều trị giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da, phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm, phương pháp nắn chỉnh cột sống … Những phương pháp này đã giải quyết được một phần bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm do làm giảm áp lực tải trọng một cách hiệu quả, giúp cho quá trình phục hồi thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, việc lựa chọn chỉ định phương pháp điều trị nhiều khi còn mang tính kinh nghiệm, thiếu những hướng dẫn chi tiết thống nhất dựa trên bằng chứng lâm sàng. Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái
  • 11. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Nguyên thường áp dụng phác đồ điều trị đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp nội khoa (dùng thuốc) kết hợp với Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng từ những năm 2000 song chưa có những nghiên cứu chi tiết để đánh giá kết quả điều trị. Xuất phát từ thực tế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm. 2. Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân đau cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên.
  • 12. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm giải phẫu - Sinh cơ học vùng thắt lƣng 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu vùng thắt lưng 1.1.1.1. Định nghĩa thoát vị đĩa đệm Là sự chuyển chỗ của nhân nhầy ra khỏi vùng giới hạn sinh lý của vòng xơ [1]. 1.1.1.2. Cấu trúc cột sống thắt lưng Đoạn thắt lưng gồm 5 đốt sống, 4 đĩa đệm và 2 đĩa đệm chuyển đoạn (là ngực-thắt lưng và thắt lưng-cùng), chiều cao của đĩa đệm tăng dần từ đoạn cổ đến đoạn cùng, trung bình đoạn thắt lưng là 9mm và chiều cao của đĩa đệm L4 - L5 là lớn nhất, đây là nơi chịu 80% trọng lượng cơ thể và có tầm hoạt động rộng theo mọi hướng. Mặt trước Mặt bên Mặt sau
  • 13. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Hình 1.1. Cấu tạo Cột sống nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16] 1.1.1.3. Cấu tạo đốt sống thắt lưng Đốt sống thắt lưng được cấu tạo bởi hai phần chính: thân đốt ở phía trước, cung đốt ở phía sau. + Thân đốt: là phần lớn nhất của đốt sống, chiều rộng lớn hơn chiều cao và chiều dày (chiều trước - sau), mặt trên và mặt dưới là mâm sụn. Hình 1.2. Cấu tạo đốt sống thắt lƣng nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16] + Cung sống: có hình móng ngựa, liên quan hai bên là mỏm khớp liên cuống. Mỏm khớp chia cung sống thành 2 phần, phần trước là cung sống, phía sau là lá cung. Gai sau gắn vào cung sống ở đường giữa sau, hai mỏm ngang ở hai bên gắn vào cung sống ở gần mỏm khớp, giữa thân đốt với cung sống là ống tủy. Riêng L5, thân đốt phía trước cao hơn phía sau để tạo độ ưỡn thắt lưng.
  • 14. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Hình 1.3. Dây chằng đốt sống nguồn theo tác giả Nguyễn Quang Quyền (1999) trích từ [23] + Dây chằng: có các dây chằng chính như dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng liên gai, dây chằng trên gai và dây chằng vàng. Những dây chằng này liên quan trực tiếp đến bệnh lý TVĐĐ. - Dây chằng dọc trước: chắc, dày, phủ thành trước thân đốt sống và phần trước của vòng sợi. - Dây chằng dọc sau: nằm ở mặt sau thân đốt sống từ C2 tới xương cùng. Khi tới thân đốt sống thắt lưng, dây chằng này chỉ còn là một dải nhỏ, không D©y ch»ng däc tr-íc D©y ch»ng liªn mám ngang D©y ch¨ng liªn mám gai Mám gai D©y ch»ng vµng D©y ch»ng dọc trước D©y ch»ng vµng Vßng x¬ Nh©n keo D©y chằng liªn gai D©y chằng trªn gai D©y ch»ng däc sau §Üa liªn ®èt sèng
  • 15. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 hoàn toàn phủ kín giới hạn sau của đĩa đệm, nên phần sau bên của đĩa đệm được tự do, nên mặt sau bên thân đốt sống là nơi xẩy ra TVĐĐ nhiều nhất. - Dây chằng vàng: phủ phía sau ống sống, có tính chất đàn hồi cao, khi cột sống cử động nó góp phần kéo cột sống trở về nguyên vị trí. Sự phì đại dây chằng vàng vùng thắt lưng cũng gây nên đau rễ thần kinh thắt lưng - cùng, dễ nhầm với TVĐĐ. - Dây chằng liên gai, trên gai: góp phần gia cố phần sau thân đốt sống khi đứng thẳng và khi gấp cột sống tối đa. 1.1.1.4. Cấu tạo đĩa đệm cột sống thắt lưng Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống, hoạt động như một lò so giảm sóc, có tác dụng chống đỡ có hiệu quả các sang chấn cơ giới. Kích thước của đĩa đệm to dần từ trên xuống dưới và dày từ 9 - 10mm. Chiều cao đĩa đệm thắt lưng ở phía trước lớn hơn phía sau nên đĩa đệm có dáng hình thang ở bình diện đứng thẳng dọc. Do vậy, đĩa đệm khi chưa bị thoái hóa hoặc thoát vị sẽ tạo cho CSTL có độ cong sinh lý ưỡn ra trước. Đĩa đệm ngoài việc tạo hình dáng cho cột sống còn có khả năng hấp thu, phân tán và dẫn truyền, làm giảm nhẹ các chấn động trọng tải theo dọc trục cột sống. Cấu trúc của đĩa đệm gồm hai phần: * Nhân nhầy: có hình cầu hoặc hình bầu dục. - Nằm ở khoảng nối 1/3 giữa với 1/3 sau của đĩa đệm, cách mép ngoài của vòng sợi 3 - 4mm, chiếm khoảng 40% của đĩa đệm cắt ngang. - Chứa 80% là nước, có đặt tính hút nước mạnh, chất gian bào chủ yếu là mucop‎ olysaccarite, không có mạch máu và thần kinh. - Khi vận động (cúi, nghiêng, ưỡn) thì nhân nhầy sẽ di chuyển dồn lệch về phía đối diện và đồng thời vòng sợi cũng chun giãn. Đây cũng là một trong những cơ chế làm cho nhân nhầy ở đoạn CSTL dễ lồi ra sau. - Đặc điểm của áp lực nội đĩa đệm CSTL: ở người do dáng đi thẳng nên đoạn dưới CSTL phải chịu những trọng tải dồn nén xuống trên vài cm2 diện
  • 16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 tích bề mặt, áp lực trọng tải này sẽ nhân lên gấp nhiều lần khi tư thế cột sống không nằm trên trục sinh lý của nó. * Vòng sợi: - Là những bó sợi tạo bởi những vòng sợi đồng tâm. - Được cấu tạo bằng những sụn sợi rất chắc và đàn hồi, các bó sợi đan xen nhau kiểu xoắn ốc, chạy xiên từ ngoài vào trong, các bó sợi của vòng sợi tạo thành nhiều lớp, giữa các lớp có các vách ngăn được gọi là yếu tố đàn hồi. Cấu trúc này làm tăng sức bền, giúp vòng sợi chịu được những áp lực lớn. Sự nuôi dưỡng ở đĩa đệm nghèo nàn, chỉ có ít mạch máu và thần kinh phân bố cho vòng sợi. Do đó, đĩa đệm chỉ được nuôi dưỡng bằng hình thức khuyết tán. - Ở đoạn CSTL, phần sau và sau bên được cấu tạo bởi một ít các sợi mảnh, nên ở đây bề dày của vòng sợi mỏng hơn chỗ khác. Đây là điểm yếu nhất của vòng sợi, dễ bị phá hủy gây thoát vị sau bên. Hình 1.4. Cấu trúc đĩa đệm cột sống nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16]
  • 17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 1.1.2. Sinh - cơ học cột sống thắt lưng 1.1.2.1. Đơn vị vận động Cũng như các đốt sống khác, đoạn thắt lưng được tạo bởi các trụ cột, trục cột trước là do sự chồng lên nhau của các thân đốt sống, hai trụ cột sau được tạo bởi sự chồng lên nhau của các mỏm khớp liên cuống. Khả năng chịu lực và vận động linh hoạt của các đoạn cột sống là nhờ các đơn vị vận động, mỗi đơn vị vận động là một đơn vị động học cơ bản của cột sống. Thành phần cơ bản của đơn vị vận động là khoang gian đốt, nhân nhầy, vòng sợi, mâm sụn và gồm cả nửa phần thân đốt kế cận, dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vàng, khớp liên cuống, lỗ liên đốt và các phần mềm ở đoạn cột sống tương ứng [51]. Ở mỗi đơn vị vận động riêng biệt, có sự liên kết chức năng giữa trụ trước và trụ sau, mỗi đốt sống có thể coi như một hệ thống đòn bẩy, mỏm các khớp liên cuống tạo thành một điểm tựa. Hệ thống này cho phép phân tán lực dọc trục ép lên cột sống. 1.1.2.2. Sinh cơ học đĩa đệm Nhân nhầy nằm giữa mâm sụn của hai đốt sống liền kề, chứa 80% là nước. Khi lực ép dọc trục nén lên đốt sống, nước chứa trong nhân nhầy thoát ra ngoài vào thân đốt và vào tổ chức phần mềm xung quanh đĩa đệm làm đĩa đệm bè rộng, chiều cao khoang gian đốt giảm, dịch trong khoang bị cô đặc chỉ còn những phân tử lớn ở trong khoang nhất là mucopolysaccarit, sẽ hút nước trở lại nhằm giữ một áp lực nhất định trong khoang. Khi lực trọng tải giảm thì áp lực trong khoang đĩa đệm giảm theo, nước từ bên ngoài sẽ đi vào khoang đĩa đệm, nhân nhầy sẽ trở lại chiều cao ban đầu và chiều cao khoang gian đốt được phục hồi. Áp lực trọng tải và áp lực keo có tác dụng đối lập nhau.
  • 18. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 Như vậy, sự luân chuyển giữa áp lực thủy tĩnh và áp lực keo có ý nghĩa trong việc trao đổi chất để nuôi dưỡng tổ chức đĩa đệm, cũng như chức phận của đoạn vận động [51]. 1.1.2.3. Chức năng cơ học của đĩa đệm Cột sống thắt lưng được cấu tạo bởi các đốt sống cứng xen kẽ là những đĩa đệm có khả năng đàn hồi nên tạo cho cột sống có những tính chất ưu việt: vừa có khả năng trụ vững, vừa linh hoạt và mang tính đàn hồi có thể xoay chuyển theo các hướng. Đĩa đệm tham gia những vận động của cột sống như một tổ chức có khả năng thay đổi hình dạng. Khi đứng thẳng, CSTL phải tải trọng phần trên của cơ thể. Khi có thêm trọng tải bổ xung, đĩa đệm phải chịu một lực ép lớn hơn nhiều. Theo Nachemon [54], với tải trong 100 kg, nếu đĩa đệm tốt sự giảm chiều cao sẽ là 1.44 mm, khi loại bỏ tải trọng, chiều cao đĩa đệm sẽ trở lại bình thường. Nếu đĩa đệm bị thoái hóa, sự giảm chiều cao khoang gian đốt là 2 mm và không có sự phục hồi lại chiều cao ban đầu. Ngoài ra, đĩa đệm còn có chức năng “giảm xóc” nhằm làm giảm bớt các sang chấn cơ học lên trục cột sống do tải trọng. Nếu lực trọng tải lên cột sống cân đối làm tăng áp lực nội đĩa đệm, lực này ép lên các vòng sợi bên ngoài theo mọi hướng. Khi loại bỏ trọng tải, nhân nhầy lại trở về vị trí ban đầu. Khi cột sống giữ lâu ở một tư thế, lực ép lên trục dọc cột sống không cân đối, nhân nhầy sẽ dồn về nơi chịu ít lực hơn, cùng với sự thoái hóa theo tuổi, vòng sợi dễ bị rách tại vị trí lực đè ép liên tục. 1.1.2.4. Sinh bệnh học thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng Cột sống thắt lưng nâng đỡ 80% trọng lượng cơ thể và là vùng có vận động lớn, đĩa đệm hoạt động như một “lò so giảm sóc”. Vì phải thích nghi với hoạt động cơ học lớn, chịu áp lực cao thường xuyên và đĩa đệm được nuôi
  • 19. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 dưỡng bằng đường thẩm thấu là chủ yếu nên đĩa đệm thắt lưng sớm bị loạn dưỡng và thoái hóa tổ chức. Thoát vị đĩa đệm xẩy ra chủ yếu ở 30 - 50 tuổi, ưu thế ở nam giới vì liên quan đến cơ học. Thoát vị đĩa đệm có thể ở nhiều nơi nhưng 95% xẩy ra ở L4 - L5 và L5 - S1 [59]. Nếu thoát vị đĩa đệm ở L4 - L5 sẽ chèn ép vào rễ L5, nếu thoát vị đĩa đệm ở L5 - S1 sẽ chèn ép vào rễ S1. Chấn thương nhẹ lặp đi lặp lại làm vòng sợi dần dần phì đại, thường gặp ở vị trí sau bên, và cuối cùng tạo thành vết rách xuyên tâm. Hình 1.5. Tƣơng quan vị trí giải phẫu và rễ thần kinh bị chèn ép nguồn theo tác giả Nguyễn Xuân Nghiên và cộng sự (1998) trích từ [20] Thoái hóa đĩa đệm hình thành tạo thuận lợi cho quá trình bệnh lý mới, lực tác động vào cột sống đột ngột như sai tư thế, chấn thương vào vùng cột sống làm rách vòng sợi, nhân nhày dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu tạo nên hiện tượng TVĐĐ, gây rối loạn bên trong đĩa đệm, làm mất chiều cao đĩa đệm và có
  • 20. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 khi mất hoàn toàn chiều cao đĩa đệm. Nhân nhầy có thể thoát vào trong thân đốt sống phía trên và phía dưới (thoát vị nội xốp). Nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây một kích thích cơ học và một phản ứng viêm tại vị trí chèn ép, dẫn đến rối loạn cảm giác da theo rễ thần kinh đó chi phối. Các sợi vận động của rễ thần kinh cũng bị ép chặt gây hiện tượng teo và yếu các cơ mà nó chi phối. Những điều kiện làm dịch chuyển nhân nhầy gây hiện tượng lồi hoặc thoát vị: - Áp lực trọng tải lớn. - Áp lực nội đĩa đệm cao. - Sự lỏng lẻo từng phần cùng với thoái hóa của đĩa đệm. - Lực đẩy và lực cắt xén do các vận động cột sống quá mức. - Hiện tượng thoái hóa cột sống trong đó có thoái hóa đĩa đệm và thoái hóa dây chằng [15], [25], [41]. Sơ đồ 1. Sơ đồ thoát vị đĩa đệm nguồn theo tác giả Nguyễn Văn Chương (2005) trích từ [4] Đĩa đệm thoái hóa bệnh lý (chấn thương nhẹ, viêm nhiễm) Chấn thương cột sống (tai nạn GT, LĐ, TT) Hư xương sụn đốt sống Thoát vị đĩa đệm Thần kinh tọa Đĩa đệm thoái hóa sinh lý (do tải trọng tĩnh, tải trọng động) Đĩa đệm bình thường
  • 21. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 1.1.2.5. Giải phẫu dây thần kinh tọa (dây TK hông to, dây TK ngồi) Đám rối thắt lưng cùng nằm sát thành sau chậu hông, ngay phía bên xương cùng và mặt trước cơ hình quả lê. Đám rối thắt lưng cùng được tạo bởi thân thắt lưng cùng và ngành trước của các dây cùng I, II, III và IV. Hình 1.6. Cấu trúc đám rối cùng nguồn theo tác giả Frank U, Netter trích từ [16] Thần kinh ngồi gồm hai dây: thần kinh chày và thần kinh mác chung - Thần kinh mác chung do các sợi sau của đám rối thắt lưng cùng tạo thành (L4 - S2). - Thần kinh chày do các sợi trước của đám rối cùng tạo thành (L4 - S3). Thần kinh ngồi
  • 22. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 Thần kinh ngồi đi từ trong chậu hông bé qua khuyết ngồi lớn ở dưới cơ hình quả lê ra vùng mông. Ở mông: nằm trước cơ mông lớn, sau các cơ chậu hông mấu chuyển, rồi qua rãnh giữa củ ngồi và mấu chuyển lớn xuống khu đùi sau. Tới đỉnh trám khoeo chia đôi thành thần kinh chày và thần kinh mác chung. + Thần kinh mác chung: chia hai nhánh tận (TK mác nông và TK mác sâu). + Thần kinh chày: chia hai nhánh tận (TK gan chân trong và TK gan chân ngoài). 1.2. Lâm sàng, cận lâm sàng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lƣng 1.2.1. Lâm sàng Triệu chứng lâm sàng của TVĐĐ được biểu hiện bằng hai hội chứng: Hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh [1]. 1.2.1.1. Hội chứng cột sống - Đau cột sống thắt lưng: đau có thể khởi đầu cấp tính hoặc bán cấp rồi tiến triển thành mạn tính. Đau lan theo khu vực rễ thần kinh thắt lưng - cùng chi phối. Đau có đặc điểm cơ học: đau tăng lên khi ho, hắt hơi, khi ngồi, khi đứng lâu, khi thay đổi tư thế, giảm khi được nghỉ ngơi, tăng lên lúc nửa đêm gần sàng. - Biến dạng cột sống: mất đường cong sinh lý và vẹo cột sống thắt lưng là thường gặp nhất. - Điểm đau cột sống và cạnh sống thắt lưng: là điểm xuất chiếu đau của các rễ thần kinh tương ứng. - Hạn chế tầm vận động cột sống thắt lưng: hạn chế khả năng vận động cột sống ngược với tư thế chống đau và hạn chế khả năng cúi. 1. 2.1.2. Hội chứng rễ thần kinh Theo Hồ Hữu Lương (2006), hội chứng rễ thần kinh thuần túy có những đặc điểm sau [18].
  • 23. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 - Đau lan dọc theo rễ thần kinh chi phối. - Rối loạn cảm giác theo dải chi phối cảm giác của rễ thần kinh. - Teo cơ khi sợi trục của dây thần kinh chi phối bị đè ép mạnh. - Giảm hoặc mất phản xạ gân xương. + Đặc điểm đau rễ: đau lan theo sự chi phối của rễ, xuất hiện sau đau thắt lưng cục bộ, đau có tính chất cơ học, cường độ đau không đồng đều giữa các vùng của chân và giữa các bệnh nhân. Có thể gặp đau hai chân kiểu rễ, do khối thoát vị to nằm ở trung tâm đè ép vào rễ hai bên và có thể có hẹp ống sống kèm theo. Khi đau chuyển từ chân này sang chân kia đột ngột hoặc đau vượt quá định khu của rễ hoặc hội chứng đuôi ngựa, có thể do mảnh thoát vị bị đứt và di chuyển. + Dấu hiệu kích thích rễ: - Dấu hiệu Lassègue: bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, từ từ nâng gót chân lên khỏi mặt giường. Bình thường có thể nâng lên một góc 900 so với mặt giường, nếu đau thần kinh tọa (tùy mức độ) chỉ nâng đến một góc nào đó đã xuất hiện đau từ mông đến mặt sau đùi và phải gấp gối lại (Lassègue dương tính). Góc nâng càng nhỏ, mức độ đau càng nặng. - Dấu hiệu Bấm chuông: khi ấn điểm đau cạnh cột sống thắt lưng (cách cột sống khoảng 2 cm) xuất hiện đau lan theo rễ thần kinh tương ứng. - Dấu hiệu Valleix: dùng ngón tay ấn vào các điểm trên đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện đau tại chỗ ấn và lan theo đường đi của rễ thần kinh chi phối. Gồm các điểm đau: điểm giữa ụ ngồi - mấu chuyển lớn, giữa nếp lằn mông, giữa mặt sau đùi, giữa nếp khoeo, giữa cung cơ dép ở cẳng chân [18]. + Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác kiểu rễ hoặc dị cảm ở da theo khu vực rễ thần kinh chi phối. + Rối loạn vận động: khi ép rễ L5 lâu làm yếu các cơ cẳng chân trước ngoài khiến bệnh nhân không đi được bằng gót chân. Khi ép rễ S1 lâu làm yếu các cơ cẳng chân sau khiến bệnh nhân không đi được bằng mũi bàn chân.
  • 24. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 24 + Giảm phản xạ gân xương: có thể giảm hoặc mất phản xạ gân gót nếu tổn thương rễ S1. + Có thể gặp teo cơ và rối loạn cơ tròn: khi có tổn thương vùng đuôi ngựa (bí đại tiểu tiện, đại tiểu tiện không tự chủ hoặc rối loạn chức năng sinh dục) [21]. 1.2.2. Cận lâm sàng 1.2.2.1. Chụp Xquang cột sống thắt lưng: * Thường chụp 2 tư thế thẳng và nghiêng để đánh giá: đường cong sinh lý; kích thước và vị trí đốt sống; khoang gian đốt và đĩa đệm; kích thước lỗ tiếp hợp. Các hình ảnh tổn thương trên phim X quang: - Hình ảnh trên phim gián tiếp cho biết TVĐĐ - Hẹp khe khớp liên đốt biểu hiện chiều cao khe liên đốt thấp so với khe liên đốt trên. - Kết đặc xương ở mâm đốt sống. - Gai xương. - Hẹp lỗ tiếp hợp. - Biến dạng trục đốt sống. 1.2.2.2. Chụp bao rễ thần kinh Là phương pháp đưa thuốc vào khoang dưới nhện qua chọc dò cột sống thắt lưng, hiện nay ít dùng. 1.2.2.3. Chụp cắt lớp vi tính Hình ảnh về xương rõ, phần mềm xung quanh khó xem. 1.2.2.4. Chụp cộng hưởng từ hạt nhân Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán TVĐĐ. Phương pháp này an toàn, có độ chính xác cao nên có thể cho biết vị trí và mức độ thoát vị, ngoài ra cho biết về xương và các phần mềm xung quanh. - Trên phim: đĩa đệm giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín hiệu trên T2. - Các thể thoát vị đĩa đệm:
  • 25. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 + Phình đĩa đệm: đĩa đệm phình nhẹ ra sau, chưa tổn thương vòng sợi. + Thoát vị đĩa đệm: nhân nhầy lồi khu trú, tổn thương vòng sợi, có thể thoát vị ra sau hoặc trước, nhưng hay gặp TVĐĐ ra sau. + Thoát vị đĩa đệm di trú: mảnh đĩa đệm rời ra, không liên tục với khoang đĩa đệm, di chuyển đến vị trí khác và thường gây tổn thương dây chằng dọc sau ở vị trí sau bên. Phình ĐĐ Thoát vị ĐĐ TVĐĐ di trú Hình 1.7. Mức độ thoát vị đĩa đệm nguồn theo tác giả Hà Hồng Hà (2009) trích từ [10] 1.3. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm 1.3.1. Chẩn đoán xác định thoát vị đĩa đệm - Lâm sàng: theo Saporta, trên lâm sàng bệnh nhân có từ 4/6 triệu chứng sau có thể chẩn đoán là TVĐĐ trích từ [10]. + Yếu tố chấn thương, vi chấn thương. + Đau rễ thần kinh có tính chất cơ học. + Có tư thế chống đau. + Có dấu hiệu bấm chuông.
  • 26. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 + Dấu hiệu Lassègue dương tính. + Có dấu hiệu vẹo cột sống thắt lưng. - Cận lâm sàng: dựa vào chụp cộng hưởng từ. 1.3.2. Chẩn đoán mức độ thoát vị đĩa đệm Dựa theo tiêu chẩn phân loại mức độ TVĐĐ của Nguyễn Văn Thông (1993) [25]. * Mức độ nhẹ: - Đau thắt lưng lan xuống mông. - Co cứng khối cơ lưng một bên, chưa lệch vẹo cột sống. - Khoảng cách tay đất từ 10 - 20 cm, Schober > 13/10 - 14/10 cm, Lassègue 60 - 800 , Valleix (+) ở mông. - Phản xạ gân gót bình thường hoặc giảm nhẹ. - Teo cơ chi dưới: bằng hoặc giảm nhẹ so với chi lành. - Đi bộ trên 500 - 1000 m mới xuất hiện đau. * Mức độ vừa: - Đau thắt lưng lan theo rễ thần kinh hông. - Co cứng khối cơ lưng một bên hoặc hai bên, lệch vẹo hai bên, lệch vẹo cột sống khi cúi hoặc khi đứng. - Khoảng cách tay đất 21 - 30 cm, Schober trên 12/10 - 13/10 cm, Lassègue 31 - 590 , Valleix (+) ở mông, đùi, cẳng chân. - Phản xạ gân gót giảm rõ rệt so với chân không đau. - Teo cơ chi dưới: trên 1 - 2cm. - Đi bộ trên 200 - 500 m mới đau. * Mức độ nặng: - Đau thắt lưng lan theo rễ thần kinh hông thường xuyên. - Co cứng khối cơ chung cả hai bên, vẹo cột sống nhiều khi đứng.
  • 27. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 27 - Khoảng cách tay đất trên 30 cm, Schober bằng hoặc dưới 12/10 cm, Lassègue dưới 300 ; Valleix (+) ở mông, đùi, cẳng - bàn chân. - Phản xạ gân gót giảm nhiều hoặc mất. - Teo cơ > 2cm. - Đi bộ < 200m đã xuất hiện đau. 1.4. Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lƣng 1.4.1. Điều trị bảo tồn 1.4.1.1. Dùng thuốc - Nằm nghỉ trên giường: trong giai đoạn đau cấp, thời gian 3 - 5 ngày. Có tác dụng làm giảm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng, giảm đè ép lên rễ dây thần kinh tọa. - Thuốc giảm đau chống viêm không Steroid: dùng đường uống hoặc đường tiêm, liều lượng phụ thuộc từng bệnh nhân, cần chú ý tác dụng phụ của thuốc. - Thuốc giãn cơ: làm giãn cơ, gia tăng tuần hoàn, giảm đau. Thuốc chủ yếu tác dụng vào khối cơ cạnh sống. - Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B liều cao có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống thoái hóa thần kinh (Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12). - Phong bế tại chỗ: tiêm Novocain 2%, Lidocain 3% hoặc Corticoid vào các điểm đau cạnh sống. - Phong bế ngoài màng cứng: tiêm vào hốc xương cùng cụt hoặc qua các lỗ cùng. Tiêm corticoid liều 5 - 7 ml trong một lần tiêm, có thể tiêm từ 3 - 5 lần, cách nhau 3 - 5 ngày. Phương pháp này có tác dụng chống viêm và giảm đau không có tác dụng làm liền đĩa đệm thoát vị và phải đảm bảo an toàn khi tiến hành thủ thuật [14], [30]. 1.4.1.2. Vật lý trị liệu - Phương pháp nhiệt trị liệu: được chỉ định sau giai đoạn cấp, có tác dụng giãn cơ, gia tăng tuần hoàn do giãn mạch, làm tăng chuyển hóa và dinh dưỡng
  • 28. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 tại chỗ, có tác dụng giảm đau. Thường dùng Paraffin, hồng ngọai, túi nước nóng. Ánh sáng hồng ngoại có tác dụng tăng nhiệt tại chỗ, giãn cơ, ức chế các phản xạ dương tính, dẫn tới giảm đau, giảm co thắt do hấp thụ các tổ chức qua cơ chế thần kinh - thể dịch. Hồng ngoại nói riêng, ánh sáng nói chung là một nhân tố tác động rất mạnh đối với hệ thần kinh ảnh hưởng đến mọi hoạt động của cơ thể và tạo ra các “nhịp sinh học” của cơ thể sống trên trái đất. Khi chiếu hồng ngoại làm tăng nhiệt độ da và tổ chức, ngưỡng cảm giác tăng, dẫn truyền cảm giác chậm lại nên giảm đau [19]. Đây là phương pháp được các nhà lâm sàng lựa chọn đầu tiên trước khi tiến hành các thủ thuật VLTL - PHCN tiếp theo bởi tác dụng giãn cơ, giãn mạch, giảm đau nông ở cơ khớp. Hơn nữa, đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện, chi phí thấp, áp dụng với hầu hết bệnh nhân. - Dòng cao tần trị liệu (sử dụng sóng ngắn): do năng lượng điện khi vào cơ thể chuyển thành năng lượng nhiệt và gây ra tác dụng sinh học tại tổ chức làm giãn cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa, tăng nhu cầu oxy do tăng hoạt tính mao mạch làm giảm đau, tăng dẫn truyền thần kinh cơ. - Dòng điện xung: tăng cường chuyển hóa, chống đau, kích thích thần kinh cơ. - Dòng giao thoa: có tác dụng ở sâu, chống viêm, kích thích tái tạo tổ chức. - Dòng điện phân: dùng dòng một chiều Galvanic đưa thuốc vào vùng điều trị, có tác dụng giảm đau. Điện phân dẫn thuốc là phương pháp đưa thuốc vào cơ thể bằng dòng điện một chiều. Phương pháp này nhằm kết hợp tác dụng của dòng Galvanic và tác dụng của các ion thuốc sẵn có. Ngoài ra, dòng Galvanic cũng ảnh hưởng đến sự thẩm thấu nước qua tế bào. Các sự thay đổi này gây nên các phản ứng phản xạ và các phản ứng do thay đổi tính chất thể dịch của cơ thể. Dòng Galvanic tạo nên một hậu quả co mạch trong một giai đoạn ngắn rồi chuyển qua quá trình giãn mạch rõ rệt ở giữa hai điện cực, hiện
  • 29. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 tượng này tồn tại trong vài giờ rồi sau đó mất hẳn. Quá trình giãn mạch không phải chỉ xuất hiện trên bề mặt da mà còn xuất hiện ở các mạch máu nằm sâu trong các lớp cơ. Tác dụng giãn mạch của dòng Galvanic không phải là tác dụng gây nóng lên thành mạch mà là tác dụng trên hệ thống thần kinh vận mạch - đây là một tác dụng trực tiếp. Dòng Galvanic có tác dụng làm dịu các đầu dây cảm thụ ở da, với các kích thích nhỏ có thể làm thoái triển được các kích thích mạnh do các quá trình bệnh lý tạo nên. Vậy, sử dụng dòng điện phân có tác dụng giãn cơ, giảm co thắt, giảm đau, tăng dinh dưỡng tổ chức, giảm kích thích và chèn ép rễ thần kinh. - Xoa bóp: dưới tác dụng cơ học tạo ra kích thích được dẫn truyền lên vỏ não qua tủy sống, tạo cảm giác thư giãn tại chỗ và tinh thần, làm giãn cơ, giãn nở các mạch máu ở nông, giảm đau. - Kéo giãn cột sống thắt lưng: dưới tác dụng lực kéo cơ học vào vùng cột sống làm rộng khoang gian đốt, giảm áp lực lên khoang gian đốt, giảm áp lực nội đĩa đệm tạo điệu kiện cho nhân nhầy dịch chuyển về vị trí cân bằng động, các vòng sợi trở lại vị trí cũ, giải phóng được các rễ thần kinh và mạch máu bị đè ép. Khôi phục lại sự cân bằng lực của các hệ thống dây chằng và cơ liên quan tạo điều kiện phục hồi lại đường cong sinh lý của cột sống [6], [36]. - Các tác dụng lâm sàng chính: + Giảm đau: do giãn cơ và dây chằng, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ, tăng nuôi dưỡng cục bộ. + Tăng tầm hoạt động của đoạn cột sống bị hạn chế, tạo thuận lợi trong sinh hoạt. + Khôi phục vị trí đĩa đệm đặc biệt với đĩa đệm thoát vị mới. + Giảm các triệu chứng và di chứng như: mất đường cong sinh lý cột sống, lệch vẹo cột sống do tư thế gù…. - Hình thức kéo giãn :
  • 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 + Kéo giãn bằng tự trọng trên bàn dốc. + Kéo giãn bằng lực đối trọng. + Hệ thống kéo giãn dưới nước. + Kéo giãn trên hệ thống bàn - máy kéo. 1.4.1.3. Châm cứu Cơ chế tác dụng của châm cứu còn chưa rõ ràng nhưng từ xưa người ta đã biết ứng dụng châm cứu trong điều trị đau cột sống thắt lưng do TVĐĐ. Các huyệt là nơi tập trung các đầu mút thần kinh, là nơi giao lưu với môi trường bên ngoài vì vậy châm cứu có tác dụng hạn chế các xung động dẫn truyền đau từ ngoại biên về trung ương đồng thời có tác dụng giãn cơ, giúp tăng cường cung cấp máu, oxy tại chỗ do đó làm giảm đau. 1.4.1.4. Các bài tập phục hồi chức năng vùng cột sống thắt lưng Trong điều trị đau cột sống thắt lưng do TVĐĐ, bài tập cột sống đóng vai trò quan trọng, nó không chỉ đạt được mục đích giảm đau, phục hồi tầm vận động CSTL mà còn có tác dụng phòng ngừa tái phát. Bài tập CSTL có thể điều trị riêng biệt hoặc phối hợp với các phương pháp khác. Những trường hợp sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm CSTL, nhân nhầy được đưa về vị trí ban đầu, cần phải ổn định một thời gian cho đến khi đĩa đệm được củng cố vững chắc. Việc làm vững CSTL phải được hỗ trợ từ bên ngoài, các bài tập CSTL nhằm mục đích làm khỏe cơ và phục hồi tầm vận động bình thường của CSTL. Tổ chức liên kết (gân, dây chằng, bao khớp và cân cơ) khi bị co rút được coi là yếu tố chủ yếu làm hạn chế tầm vận động cột sống. Để vượt qua tình trạng co rút của tổ chức liên kết, việc vận động lặp đi lặp lại hàng ngày là cần thiết để hồi phục và duy trì tầm vận động bình thường của CSTL. Vai trò của các bài tập CSTL [30]: - Làm khỏe cơ cột sống. - Chuyển tiếp từ giai đoạn chịu tải một phần sang giai đoạn chịu tải toàn bộ.
  • 31. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 31 - Hướng dẫn các vận động ít ảnh hưởng đến đĩa đệm cột sống. - Tái tạo tính linh hoạt của đơn vị vận động cột sống. Co cơ là yếu tố hạn chế chủ yếu tới vận động cuối tầm của CSTL và là nguyên nhân gây đau, việc cân bằng giữa cơ chủ vận và cơ đối vận là cần thiết, những cơ thường bị co cứng là cơ dựng sống, cơ mông, cơ gập háng. Chương trình Williams [30] dùng để điều trị đau lưng mạn tính, những động tác nhằm kéo giãn nhóm cơ duỗi lưng, nhóm cơ gập khớp háng, đồng thời làm mạnh cơ bụng và cơ lưng. Khi đau lưng mạn tính, xương chậu thường bị xiên về phía trước làm cho CSTL cong theo, thiếu cân bằng của nhóm cơ vận động cột sống tạo tư thế mất cân đối và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh cơ học vùng thắt lưng, gây triệu chứng đau và hạn chế tầm vận động của CSTL. Sử dụng 6 động tác vận động CSTL của chương trình Williams để sửa lại tư thế khung chậu, lập lại cân bằng sinh cơ học, nhờ đó giảm đau và phục hồi lại tầm vận động CSTL. Ưu điểm: - Làm mạnh cơ bụng, kéo giãn các cơ co rút. - Tăng tầm vận động cột sống, mở rộng lỗ liên đốt sống. - Động tác đơn giản, dễ tập. 1.4.2. Điều trị ngoại khoa Chỉ định điều trị ngoại khoa trong các trường hợp: - Hội chứng đuôi ngựa. - Thiếu sót thần kinh nặng: yếu và teo cơ nhiều - Điều trị bảo tồn tích cực trong 6 tuần không đỡ. - Thoát vị đĩa đệm tái phát nhiều lần không đáp ứng với điều trị bảo tồn nữa.
  • 32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 32 1.5. Điều trị bằng phƣơng pháp kéo giãn cột sống thắt lƣng do thoát vị đĩa đệm bằng máy kéo giãn TM 400 1.5.1. Cơ sở sinh học của phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng Kéo giãn cột sống là áp dụng lực thích ứng để kéo cột sống cổ hoặc cột sống thắt lưng. * Tác dụng của kéo giãn cột sống thắt lưng: - Làm rộng lỗ liên đốt, nơi có các dây thần kinh tủy sống chui qua do đó làm giảm lực nén vào các rễ dây thần kinh, làm rộng khe khớp các đốt sống, tạo điều kiện để đĩa đệm trở lại vị trí ban đầu. - Làm giãn các cơ và dây chằng cạnh cột sống, làm giảm áp lực nén vào tổ chức thần kinh và mạch máu, đưa các khớp đốt sống về vị trí sinh lý bình thường và làm tăng thể tích các đĩa đệm. - Sẽ có tác dụng giảm đau, phòng ngừa và giảm thiểu dính trong màng cứng tuỷ, rễ thần kinh, cấu trúc bao hoạt dịch, giải phóng chèn ép rễ thần kinh, đĩa đệm, giảm đau, giảm viêm, chống co cứng cơ. * Nhiều nghiên cứu đã tập trung đánh giá lực tác động lên cột sống: - Trọng lượng cơ thể: lực ép lên cột sống do trọng lực tương đối nhỏ, chiếm 55% trọng lượng, trung bình ở nam giới 39 kg [52]. Tuy nhiên, khi cột sống chuyển động nhanh thì trọng lượng tác động lên cột sống là tương đối nhiều vì lực quán tính tương đương với mức độ chuyển động. - Khi đứng hoặc ngồi, lực tác động lên đĩa đệm lần lượt từ ngoài vào trong là 51 kg và 71 kg [54], trong đó 39 kg là do trọng lượng cơ thể, phần còn lại là do cơ lưng và cơ bụng. Trong khi cúi về phía trước hoặc nâng vật nặng từ dưới đất thì cơ lưng tạo ra một Moment lực duỗi lớn vì cơ dựng sống tác động lên trung tâm đĩa đệm cột sống với cánh tay đòn ngắn, vì thế tạo ra một lực căng rất lớn và nó ép lên cột CSTL. Trong khi cúi hoặc nâng vật nặng, căng cơ ép lên cột sống một lực gấp 5 - 10 lần trọng lực cơ thể [48], [53].
  • 33. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 - Áp lực lên vùng cột sống: ổ bụng bị nén làm giảm lực ép lên cột sống do dịch chuyển trực tiếp lực từ vai xuống khung chậu. - Những lực ép đặc trưng lên cột sống: tăng từ 25 kg, 51 kg, 71 kg lần lượt từ tư thế nằm ngửa, đứng, ngồi tới 194 kg khi xách một vật 5 kg với cánh tay dạng và 561 kg khi nâng một vật 30 kg từ mặt đất. Đĩa đệm chịu trọng tải áp lực khá lớn ở đoạn CSTL, ở tư thế nằm là 15 - 25 kg lực, tư thế đứng là 100 kg và ngồi 150 kg, còn ở tư thế nghiêng hay hạ nâng các vật còn tăng nhiều hơn [6]. Vì vậy, phương pháp kéo giãn cột sống vùng thắt lưng nhằm giảm áp lực cột sống đè ép lên đĩa đệm, từ đó sẽ giảm dần chèn ép lên các rễ của dây thần kinh tọa, giảm dần triệu chứng tại vùng cột sống thắt lưng, hông, chân. Trực tiếp làm ổn định cột sống và giảm áp lực lên cột sống đặc biệt ở bệnh nhân TVĐĐ càng làm giảm lực ép lên các rễ của dây thần kinh tọa. 1.5.2. Các kỹ thuật kéo giãn chính Kéo giãn CSTL bằng tự trọng trên bàn dốc: chỉ cần 1 ván phẳng (giảm lực ma sát) cùng 1 bộ đai cố định ở nách, ngực, lực kéo điều chỉnh bằng góc độ dốc của bàn so với mặt phẳng nền, độ dốc càng nhiều thì lực kéo càng lớn do tự trọng của bệnh nhân trượt xuống trên mặt bàn. Cách kéo này lực bị dàn đều từ chỗ cố định trở xuống, tuy nhiên đoạn cột sống ở càng gần nơi cố định chịu lực càng lớn, có tính định lượng tương đối nhưng trang bị giản đơn, lực kéo một phần phụ thuộc vào trọng lượng bệnh nhân, dễ dàng triển khai ở mọi cơ sở cho nên có thể ứng dụng rộng rãi ở y tế cộng đồng. Hạn chế, chỉ có một chế độ kéo liên tục. Kéo giãn CSTL bằng lực đối trọng: đoạn ngực hay lưng kéo ở tư thế nằm, lực kéo có thể tập trung vào các vùng nhất định bằng cách đặt đai cố định và đai kéo (khoảng giữa 2 đai là phần chịu lực kéo chủ yếu). Lực kéo xác định bằng số cân nặng của lực kéo (kéo bằng tạ). Trong khi kéo có thể thay đổi lực kéo bằng tăng giảm trọng lượng tạ.
  • 34. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 34 Kéo giãn CSTL trên hệ thống bàn - máy kéo: hệ thống này được tự động hoá, xử lý vi tính, sử dụng nguyên lý trượt rất hiện đại. Chế độ kéo có thể liên tục, ngắt quãng, tăng dần, có lực nền … Có thể điều chỉnh bằng tay hoặc đặt kéo theo chương trình. Có bộ phận để bệnh nhân tự ngừng kéo lúc thấy khó chịu. Hệ thống kéo giãn dưới nước: là một kỹ thuật kết hợp thủy liệu và kéo giãn gồm bể nước sâu khoảng 2 m với nhiệt độ ấm giúp cho giãn cơ lúc kéo, kéo theo trục thẳng đứng được cố định bằng các phao ở nách, lực kéo bằng tạ móc ở đai kéo thắt lưng. Do sức đẩy của nước nên lực kéo thông thường phải lớn hơn khi kéo bình thường. 1.5.3. Tổng quan về điều trị bằng phương pháp kéo giãn cột sống cột sống thắt lưng Kéo giãn CSTL đã được chứng minh và ứng dụng từ thời kỳ cổ đại để điều trị bệnh lý CSTL dựa trên sự tác động làm tách rời các đơn vị chức năng vận động cột sống [36]. Điều trị TVĐĐ CSTL bằng kéo giãn CSTL được Wildhagen đề xuất từ năm 1952. Kéo giãn CSTL có tác dụng khá tốt nhưng chỉ tiến hành ở các cơ sở chuyên khoa [19]. Hiện nay, các cơ sở y tế chủ yếu sử dụng hệ thống bàn - máy kéo được tự động hóa, xử lí vi tính, sử dụng nguyên lý trượt hiện đại như Trutrac (Mỹ), Eltrac ( Hà Lan ), TM 300, TM 400 ( Nhật Bản ) ... Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên hiện nay đang sử dụng máy TM 400 do hãng ITO Nhật Bản sản xuất 2003.
  • 35. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Gồm 40 bệnh nhân điều trị tại khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng & khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Bệnh nhân có đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh theo Hồ Hữu Lương [18]: - Bệnh nhân có thời gian bị bệnh > 1 tuần. - Bệnh nhân có độ tuổi ≥ 20. - Bệnh nhân có hội chứng đau thần kinh tọa điển hình trên lâm sàng. - Bệnh nhân có kết quả hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 - L5, L5 - S1 có chèn ép rễ thần kinh ngang mức trên phim cộng hưởng từ cột sống thắt lưng. - Bệnh nhân có chỉ định kéo giãn cột sống thắt lưng bằng máy TM 400. - Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có hội chứng tọa rõ nhưng không phải do TVĐĐ. - Bệnh nhân bị TVĐĐ cần điều trị bằng phẫu thuật. - Bệnh nhân bị vẹo cột sống cấu trúc. - Bệnh nhân dị ứng với các thuốc chống viêm giảm đau không steroid, giãn cơ.. - Bệnh nhân không tự nguyện tham gia nghiên cứu, không tuân thủ nguyên tắc điều trị. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2011. - Địa điểm: Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
  • 36. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 36 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả, tiến cứu. 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nghiên cứu. 2.3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 2.3.3.1. Chỉ tiêu đặc điểm chung - Tuổi - Giới - Nghề nghiệp - Thời gian mắc bệnh - Hoàn cảnh khởi phát bệnh: Sau chấn thương, lao động quá sức, vận động sai tư thế hay xuất hiện tự nhiên. 2.3.3.2. Chỉ tiêu về đặc điểm lâm sàng: Theo dõi các chỉ tiêu lâm sàng: khám lần đầu, sau 15 ngày và sau 30 ngày điều trị, so sánh kết quả trước và sau điều trị. - Tình trạng đau của thắt lưng và thần kinh tọa. - Mức độ thoát vị đĩa đệm - Độ giãn cột sống. - Đánh giá mức độ chèn ép rễ dây thần kinh tọa. - Tầm vận động của CSTL. - Các chức năng sinh hoạt hàng ngày. 2.3.3.3. Chỉ tiêu về đặc điểm cận lâm sàng: - Cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: Bệnh nhân có kết quả hình ảnh thoát vị đĩa đệm L4 - L5, L5 - S1 có chèn ép rễ thần kinh ngang mức trên phim.
  • 37. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 2.3.3.4. Tiêu chuẩn đánh giá: * Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau: Đánh giá theo thang nhìn VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo độ của hãng Astra- Zeneca [53]. Thang điểm số học đánh giá mức độ đau VAS là một thước có hai mặt: ● Một mặt: chia thành 11 vạch đều nhau từ 0 đến 10 điểm. ● Một mặt: có 5 hình tượng, có thể quy ước và mô tả ra các mức để bệnh nhân tự lượng giá cho đồng nhất độ đau như sau. - Hình tượng thứ nhất (tương ứng 0 điểm): bệnh nhân không cảm thấy bất kì một đau đớn khó chịu nào. - Hình tượng thứ hai (tương ứng 1 - 2,5 điểm): bệnh nhân thấy hơi đau, khó chịu, không mất ngủ, không vật vã và các hoạt động khác bình thường. - Hình tượng thứ ba (tương ứng > 2,5 - 5 điểm): bệnh nhân đau khó chịu, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, không dám cử động hoặc kêu rên. - Hình tượng thứ tư (tương ứng > 5 - 7,5 điểm): đau nhiều, đau liên tục, không thể vận động, luôn kêu rên. - Hình tượng thứ năm (tương ứng > 7,5 điểm): đau liên tục, toát mồ hôi, có thể choáng ngất. Phân loại mức độ đau và cách cho điểm dựa vào thang nhìn VAS 11 điểm như sau: Bảng 2.1. Cách tính điểm phân loại mức độ đau Điểm bệnh nhân tự chấm (điểm) Mức độ đau Thang điểm 0 Không đau 4 1 - ≤ 2,5 Đau ít 3 > 2,5 - ≤5 Đau vừa 2 > 5 - ≤ 7,5 Đau nhiều 1 > 7,5 Đau dữ dội 0
  • 38. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 38 * Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober) Bảng 2.2. Cách tính điểm mức độ giãn cột sống thắt lưng Độ giãn CSTL (cm) Mức độ giãn Thang điểm ≥ 14/10 Rất tốt 4 ≥ 13/10 - <14/10 Tốt 3 ≥ 12/10 - < 13/10 Trung bình 2 < 12/10 Kém 1 * Nghiệm pháp Lassègue Bảng 2.3. Cách tính điểm độ Lassègue Góc (cm) Mức độ Lassègue Thang điểm ≥ 800 Rất tốt 4 ≥ 60 - < 800 Tốt 3 ≥ 30 - < 600 Trung bình 2 < 300 Kém 1 * Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp (TVĐK): Bảng 2.4. Cách tính điểm tầm vận động khớp cột sống thắt lưng Mức độ Đánh giá Gập (bình thƣờng 700 ) Duỗi (bình thƣờng 350 ) Nghiêng bên (bình thƣờng 300 ) Xoay bên (bình thƣờng 300 ) Điểm Rất tốt ≥ 700 ≥ 250 ≥ 300 ≥ 250 4 Tốt ≥ 60 → <700 ≥ 20 → <25 ≥ 250 → <300 ≥ 200 → <250 3 Trung bình ≥ 40 → <600 ≥ 15→ <200 ≥ 200 → <250 ≥ 150 → <200 2 Kém <400 <150 < 200 < 150 1
  • 39. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 39 * Đánh giá kết quả điều trị: - Dựa vào tổng số điểm 3 chỉ số: + Thang nhìn VAS 11 điểm. + Tầm vận động khớp + Mức độ ảnh hưởng chức năng Theo Amor B. [34], tiêu chuẩn xếp loại dựa vào tổng số điểm của các chỉ tiêu trên: - Rất tốt: 36 - 40 điểm. - Tốt: 30 - 35 điểm. - Trung bình: 20 - 29 điểm. - Kém: < 20 điểm. * Đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày Chúng tôi sử dụng bộ câu hỏi “Oswestry low back pain disability questionaire” (phụ lục 2) để đánh giá sự cải thiện chức năng sinh hoạt hàng ngày. Đánh giá 4 hoạt động: 1. Chăm sóc cá nhân. 2. Đi bộ. 3. Ngồi. 4. Đứng. Mỗi câu hỏi tối đa 1 điểm. Thang điểm đánh giá kết quả: - Rất tốt: 4 điểm. - Tốt: 3 điểm. - Trung bình: 2 điểm. - Kém: 1 điểm.
  • 40. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 40 2.3.4. Các phương pháp kỹ thuật điều trị sử dụng trong nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu đều được áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa: * Dùng thuốc: chống viêm giảm đau không Steroid, giãn cơ, Vitamin nhóm B. * Vật lý trị liệu Hồng ngoại [6], [7]. - Chuẩn bị đèn: dùng loại đèn đứng của Slovakia T7a8, OSRAM Theratherm 230V - 250 w , sản xuất năm 2008. Kiểm tra điện thế nguồn, thử đèn, vị trí đặt đèn an toàn và thuận lợi. - Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích cho bệnh nhân, để bệnh nhân nằm sấp, hai tay xuôi theo thân người hoặc ngồi đầu dựa vào thành ghế, người thoải mái, dễ chịu, bộc lộ vùng da cần điều trị. Trong lần điều trị đầu tiên phải thử cảm giác nóng lạnh của người bệnh, kiểm tra vùng da chiếu, tạo cảm giác ấm, không nóng. - Tiến hành điều trị: khoảng cách từ đèn đến vùng điều trị (tính bằng cm) bằng 1/5 công suất đèn tương ứng 50 cm, tia chiếu thẳng góc với mặt da. Kết thúc điều trị bệnh nhân nên nằm ngửa khoảng 10 - 15 phút. - Thời gian và số lần điều trị: thời gian trung bình 15 phút, ngày chiếu 1 lần. Mỗi đợt 20 ngày. Kỹ thuật kéo giãn cột sống thắt lƣng trên máy TM 400 [6], [7] - Chuẩn bị máy: dùng máy kéo giãn CSTL TM 400 của Nhật Bản, sản xuất năm 2003. - Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái. - Cân trọng lượng bệnh nhân trước lúc kéo. - Buộc đai kéo vào nách, bụng bệnh nhân. Bệnh nhân phải được thư giãn thoải mái và không gây đau khi kéo.
  • 41. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 41 - Tiến hành kéo giãn cột sống thắt lưng: thời gian một lần kéo giãn từ 15 - 20 phút kéo ngắt quãng nghỉ 15 - 20 giây, kéo 1 lần/ngày, lực kéo ban đầu 1/2 trọng lượng cơ thể, sau đó tăng lên tối đa là 2/3 trọng lượng cơ thể. Trong quá trình kéo, nếu đau tăng lên thì phải giảm bớt lực kéo. Nếu vẫn còn đau thì phải dừng và tìm rõ nguyên nhân. Nghỉ ngơi thư giãn ở tư thế nằm 5 - 10 phút sau khi kéo để thích ứng dần dần với hoạt động cột sống trở lại, tránh các thay đổi đột ngột gây đau lại (sử dụng máy TM 400, nhãn hiệu ITO của Nhật bản, là máy kéo giãn cột sống được điều khiển hoạt động bằng bộ vi xử lý cho kéo liên tục và ngắt quãng. Máy được thiết kế hiện đại và dễ sử dụng, đáp ứng được các yêu cầu an toàn về điện trong y tế (theo tiêu chuẩn quốc tế). Xoa bóp vùng thắt lƣng [7], [33]: - Chuẩn bị bệnh nhân: bệnh nhân nằm sấp trên giường, buông xuôi theo thân người, bộc lộ vùng thắt lưng hông. Kỹ thuật viên đứng sau, giải thích cho bệnh nhân. * Kỹ thuật xoa bóp: Dùng 5 loại động tác cơ bản: - Xoa vuốt toàn bộ cơ lưng bằng hai bàn tay từ hông lên, từ ngực xuống. Kỹ thuật xoa vuốt có thể tiến hành bằng nhiều cách: + Dùng một hoặc nhiều ngón tay khi cần xoa một vùng nhỏ hay một điểm. + Dùng lòng bàn tay, mu bàn tay, bờ bàn tay. + Xoa một tay, hai tay. + Xoa một cái hoặc xoa đuổi. + Xoa theo một hướng thẳng dọc, xoa ngang hay xoáy tròn, xoa nông hoặc xoa sâu. - Day miết các khối cơ vai dọc theo cột sống sang hai vai. Kỹ thuật xoay miết có rất nhiều cách: + Day miết bằng đầu các ngón tay, bờ bàn tay, gan bàn tay...
  • 42. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 42 + Day một hoặc hai tay chồng lên nhau, day một điểm hoặc một vùng, day cố định, day di động, day thẳng, day xoáy tròn. + Day từ nông vào sâu, chậm rãi, liên tục, không gây đau đớn đột ngột, không day vùng bạch huyết. - Nắn bóp: một số kỹ thuật thường dùng: + Nắn bằng các đầu ngón tay, bóp bằng cả bàn tay, nắn bóp bằng một hoặc hai tay, nắn bóp từng cơ chọn lọc, một nhóm cơ, cả chi thể hoặc cả một vùng, nắn da và tổ chức dưới da. + Nắn bóp từng cái hay liên tục, nắn thẳng, nắn kiểu cuốn chiếu, nắn vặn, nắn kéo, nắn một chiều hoặc hai chiều, nắn kết hợp với vừa day, vừa rung. + Nắn dần dần từ nhẹ đến mạnh dùng theo phản ứng của người bệnh, không gây quá đau đớn, không nắn bóp quá mạnh đột ngột gây phản ứng ngược lại hoặc gây tổn thương tổ chức thần kinh, mạch máu.. - Gõ chặt: dùng một hoặc nhiều ngón tay, bờ bàn tay, lòng bàn tay (vỗ) nắm tay (đấm). Nhịp điệu có thể nhanh hay chậm, mức độ có thể rất nhẹ đến vừa. - Rung lắc: bằng phương pháp áp sát bàn tay dọc theo đốt sống và hai bên xương cột sống thắt lưng. Kỹ thuật rung lắc thường dùng: + Bằng sự rung động của bàn tay kỹ thuật viên truyền qua người bệnh tại một vùng hay một điểm. + Rung lắc một chi thể với tần số nhanh hay chậm, rung lắc ngắt quãng hay liên tục, rung lắc kiểu lượn sóng. - Thời gian và số lần xoa bóp: mỗi ngày xoa bóp một lần, mỗi lần xoa bóp 30 phút, mỗi đợt điều trị 20 ngày. Điện phân: dùng dòng một chiều, ở cực dương là Lidocain 2%, cực âm là nước muối sinh lý, thời gian 10 - 15 phút/lần, liều điều trị 0,01- 0,1 mA/cm2 , 1lần/ngày
  • 43. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 43 Bài tập cột sống Bài tập Williams được tập ít nhất 3 lần trong ngày (sáng, chiều và tối). Mỗi động tác tập từ 10 - 15 lần. Bài tập đau thắt lưng của chương trình Williams [30]. Hình 2.8. Động tác 1 của chƣơng trình Williams Động tác 1: bệnh nhân nằm ngửa, hai gối cong, bàn chân đặt dưới sàn, từ từ ngồi dậy với tay tới ngón chân, động tác này làm mạnh cơ bụng và kéo giãn cơ duỗi lưng. Hình 2.9. Động tác 2 của chƣơng trình Williams Động tác 2: bệnh nhân nằm ngửa, gối gấp, hai tay để trên bụng, nâng mông lên cao, lưng tỳ xuống sàn, giữ ở tư thế này 30 giây, động tác này làm mạnh cơ bụng và cơ mông, đồng thời kéo giãn cơ gập hông.
  • 44. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 44 Hình 2.10. Động tác 3 của chƣơng trình Williams Động tác 3: bệnh nhân nằm ngửa, hai tay kéo ép hai gối lên sát nách, giữ 30 giây, rồi nghỉ, động tác này nhằm kéo giãn cơ duỗi lưng. Hình 2.11. Động tác 4 của chƣơng trình Williams Động tác 4: bệnh nhân ngồi dậy và duỗi hai gối, vươn người ra trước, hai tay với về phía ngón chân, động tác này kéo giãn cơ duỗi lưng.
  • 45. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 45 Hình 2.12. Động tác 5 của chƣơng trình Williams Động tác 5: bệnh nhân ngồi xổm trên chân trước, chân kia duỗi về phía sau, gối giữ thẳng, tay cùng bên chân trước chống xuống sàn hướng về phía trước, động tác này kéo giãn cơ gập hông. Hình 2.13. Động tác 6 của chƣơng trình Williams Động tác 6: bệnh nhân đặt hai chân lên mặt sàn cách nhau 30 cm, bàn chân sát sàn nhà, ngồi xổm, cúi đầu về phía trước, tay để hướng về trước và ở giữa hai gối, động tác này kéo giãn cơ duỗi lưng. 2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu Các thông tin được thu thập theo bệnh án thống nhất: * Trực tiếp hỏi bệnh, thăm khám. - Đo độ giãn CSTL (nghiệm pháp Schober) Cách đo: bệnh nhân đứng thẳng, hai gót chân sát nhau, hai bàn chân mở một góc 600 , đánh dấu ở bờ trên đốt sống S1 rồi đo lên trên 10 cm và đánh dấu
  • 46. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 46 ở đó, cho bệnh nhân cúi tối đa, đo lại khoảng cách giữa hai điểm đánh dấu, ở người bình thường từ 14/10 - 16/10 cm. - Nghiệm pháp Lassègue Cách đo: bệnh nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng, thầy thuốc nâng cổ chân và giữ gối cho chân thẳng, khi người bệnh thấy đau ở mông và mặt sau đùi thì thôi, Lassègue (+) khi góc đó < 850 - Đánh giá tiến bộ về tầm vận động khớp (TVĐK): + Phương pháp đo tầm vận động của khớp dựa trên phương pháp đo và ghi tầm vận động của khớp do Viện Hàn lâm các nhà phẫu thuật chỉnh hình của Mỹ đề ra và được hội nghị Vancouver ở Canada thông qua năm 1964. Hiện nay, được quốc tế thừa nhận là phương pháp tiêu chuẩn. Theo phương pháp này tất cả các cử động của khớp đều được đo ở vị trí Zero. + Vị trí Zero: là tư thế đứng thẳng của người bình thường, đầu thẳng, mắt nhìn ra phía trước, hai chân thẳng, đầu gối không gập, hai bàn chân song song với nhau, bờ trong hai bàn chân áp sát vào nhau. + Vị trí giải phẫu duỗi của chi và thân thể được quy ước là 00 + Sử dụng thước đo 2 cành, một cành cố định và một cành dịch chuyển theo sự di chuyển của thân người, điểm cố định của thước được chia độ từ 0 - 3600 . - Gập: bệnh nhân đứng thẳng, điểm cố định đặt ở gai chậu trước trên, cành cố định đặt dọc đùi, cành di động đặt dọc thân mình, chân hình chữ V, cúi người tối đa, góc đo được là góc của độ gấp cột sống, bình thường > 700 . - Duỗi: điểm cố định đặt ở gai chậu trước trên, cành cố định đặt dọc đùi, cành di động đặt dọc thân mình, yêu cầu người bệnh đứng thẳng, chân để hình chữ V, ngửa người tối đa. Góc đo được là góc của độ ngửa CSTL, bình thường là 350 . - Nghiêng sang chân đau (hoặc nghiêng sang chân không đau): bệnh nhân đứng thẳng, điểm cố định ở gai sau S1, cành cố định theo phương thẳng đứng,
  • 47. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 47 cành di động đặt dọc cột sống, yêu cầu người bệnh nghiêng tối đa về từng bên, góc đo được là góc nghiêng CSTL, bình thường là 300 . - Xoay sang bên chân đau (hoặc bên chân không đau): bệnh nhân đứng thẳng, hai vai cân, đặt thước đo song song hai vai, bệnh nhân chắp tay vào hông và xoay người tối đa về từng bên, cành di động xoay theo độ xoay của vai, góc đo được là góc xoay của CSTL, bình thường là 300 . - Mức độ chính xác và yếu tố ảnh hưởng: + Trình độ và sự thận trọng của người đo. + Hiểu biết và sự hợp tác của đối tượng. + Một số vấn đề như tuổi, giới tính cũng ảnh hưởng đến sự biến thiên tầm hoạt động bình thường của các khớp. - Đo tầm vận động khớp cho tất cả các bệnh nhân trước và sau điều trị - Phát phiếu đánh giá mức độ đau trước và sau điều trị theo thang nhìn VAS để bệnh nhân tự đánh giá và điền vào. 2.5. Vật liệu nghiên cứu - Cân trọng lượng bệnh nhân Sử dụng cân TZ120 Heath Scale do Trung Quốc sản xuất có kèm theo thước đo chiều cao. Cân chính xác đến 0,1kg, chiều cao chính xác đến 1cm. - Thang nhìn VAS 11 điểm. Thang nhìn là đoạn thẳng dài 10cm vẽ trên giấy, đánh số từ 0 (đau rất ít) - 10 (đau dữ dội). Bệnh nhân tự đánh giá mức độ đau của mình vào thang này: Nhận diện mức độ đau đớn hiện tại của bạn theo bảng dƣới đây ( Xin hãy khoanh tròn)
  • 48. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 48 - Bộ câu hỏi chỉ số Oswestry Disability (phụ lục 2) - Thướcđo tầm vận động khớp CSTL Gốc thước là một mặt phẳng hình tròn, chia độ từ 0 - 3600 , một cành di động và một cành cố định, dài 30 cm. Hình 2.15. Thƣớc đo tầm vận động khớp - Máy kéo giãn cột sống thắt lưng TM 400 do hãng ITO Nhật Bản sản xuất năm 2003 Hình 2.16. Máy TM 400 Nguồn cung cấp 110-240 VAC 50/60Hz màn hình LCD 320 x 240 pixels, 10 ngôn ngữ Phạm vi hiệu lực cao / thấp 1-90 kg (198 lbs)/0-89 kg (197 lbs) ± 3 kg Miễn phí bộ nhớ chương trình 30 An toàn lớp Loại I Loại B, Loại II a / MDD Kích thước 260 (W) x 350 (D) x 295 (H) mm Trọng lượng 14 kg
  • 49. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 49 - Mẫu bệnh án nghiên cứu. - Đèn hồng ngoại SLOVAKIA T7a8 , sản xuất năm 2008. 2.6. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo chương trình thống kê y học SPSS 16.0 theo các thuật toán thống kê y học. 2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu - Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng không nhằm mục đích nào khác. - Trước khi nghiên cứu các bệnh nhân được hỏi ý kiến và đồng ý tham gia nghiên cứu. - Tiến hành nghiên cứu với tinh thần trung thực, áp dụng nguyên tắc và đạo đức nghiên cứu cũng như phổ biến kết quả nghiên cứu. - Với bệnh nhân tham gia nghiên cứu: thái độ tôn trọng, đặt phẩm giá và sức khỏe của đối tượng lên trên mục đích nghiên cứu, đảm bảo các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được giữ bí mật. - Đề tài nghiên cứu này được hội đồng xét duyệt của trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên và cho phép thực hiện tại Khoa Phục hồi chức năng& Khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
  • 50. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 50 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi Tuổi n % 20 - 29 3 7,5 30 - 39 11 27,5 40 - 49 8 20,0 50 - 59 9 22,5 ≥ 60 9 22,5 Tổng 40 100,0 Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi bệnh nhân hay gặp thoát vị đĩa đệm nhất là 30 - 39 chiếm tỷ lệ 27,5%, độ tuổi bệnh nhân ít gặp thoát vị đĩa đệm là 20 - 29 chiếm tỷ lệ 7.5%. 55,0 45,0 Nam Nữ Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 22 bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ 55,0% cao hơn so với số bệnh nhân nữ là 18 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 45,0%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2.
  • 51. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 51 Bảng 3.2. Phân bố bệnh theo nghề nghiệp Nghề nghiệp n % Hưu trí 15 37,5 Công nhân 2 5,0 Nông dân 7 17,5 Tri thức 9 22,5 Khác 7 17,5 Tổng 40 100,0 Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân hưu trí hay gặp thoát vị đĩa đệm nhất chiếm tỷ lệ 37,5%, nghề công nhân ít gặp thoát vị đĩa đệm chiếm tỷ lệ 5%. 42,5% 35,0% 15,0% 7,5% < 1 tháng 1 - 3 tháng 3 - 6 tháng >= 6 tháng Biểu đồ 3.2. Phân bố theo thời gian mắc bệnh Nhận xét: Qua nghiên cứu thời gian mắc bệnh trước khi vào điều trị gặp nhiều trong vòng 1 tháng. Những trường hợp TVĐĐ có thời gian mắc lâu gặp rất ít chiếm 7,5%.
  • 52. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 52 Bảng 3.3. Hoàn cảnh khởi phát bệnh Hoàn cảnh khởi phát n (%) Sau chấn thương 2 5,0 Lao động quá sức - vận động sai tư thế 2 5,0 Tự nhiên 36 90,0 Tổng 40 100,0 Nhận xét: Đa số các trường hợp khởi phát bệnh TVĐĐ CSTL là tự nhiên chiếm 90%, còn những trường hợp sau chấn thương và lao động quá sức - vận động sai tư thế gặp ít chiếm 5%.
  • 53. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 53 3.2. Đặc điểm lâm sàng, cận sàng của đối tƣợng nghiên cứu 3.2.1. Đặc điểm lâm sàng Bảng 3.4. Mức độ đau của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ Mức độ n % Không đau 0 0 Đau nhẹ 5 12,5 Đau vừa 25 62,5 Đau nặng 10 25,0 Tổng 40 100 Nhận xét: Mức độ đau vừa của đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất (62,5%) 10 17.5 72.5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tỷ lệ % Lan ra hông Lan ra đùi Lan ra cẳng, bàn chân Lan ra hông Lan ra đùi Lan ra cẳng, bàn chân Biểu đồ 3.3. Hƣớng lan của triệu chứng đau Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy hầu hết các trường hợp có đau từ cột sống thắt lưng lan đến cẳng bàn chân chiếm 72,5%, các trường hợp lan ra vùng hông chiếm tỷ lệ thấp nhất 10% các trường hợp.
  • 54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 54 Bảng 3.5. Mức độ thoát vị đĩa đệm Mức độ TVĐĐ n (%) Nhẹ (Phình đĩa đệm) 7 17,5 Vừa (TV đĩa đệm) 29 72,5 Nặng (TV di trú) 4 10,0 Tổng 40 100,0 Nhận xét: Qua nghiên cứu, mức độ TVĐĐ CSTL gặp nhiều nhất là loại vừa chiếm 72,5%, loại TVĐĐ mức độ nặng chiếm ít 10% các trường hợp. Bảng 3.6. Độ Lassègue của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ Độ Lassègue n % ≥ 800 4 10,0 ≥ 60 → < 800 1 2,5 ≥ 30 → < 600 4 10,0 < 300 31 77,5 Tổng 40 100 Nhận xét: Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy bệnh nhân đến điều trị với tình trạng chèn ép rễ thần kinh nặng (góc Lassègue < 300 ) chiếm tỷ lệ cao 77,5%.
  • 55. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 55 Bảng 3.7. Mức độ giãn cột sống thắt lưng của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ Độ giãn CSTL (cm) n % ≥ 14 7 17,5 ≥ 13 → < 14 2 5,0 ≥ 12 → < 13 6 15,0 < 12 25 62,5 Tổng 40 100 Nhận xét: Đa số bệnh nhân có mức độ giãn cột sống thắt lưng thấp < 12 cm chiếm tỷ lệ cao 62,5%. 3.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng Bảng 3.8. Vị trí đĩa đệm thoát vị Vị trí n (%) Đĩa đệm L4 - L5 11 27,5 Đĩa đệm L5 - S1 8 20,0 TVĐĐ đa tầng 21 52,5 Tổng 40 100,0 Nhận xét: TVĐĐ CSTL ở 40 bệnh nhân nghiên cứu chủ yếu gặp TVĐĐ đa tầng chiếm 52,5%. Sau đó là TVĐĐ L4 - L5 gặp 11 trường hợp chiếm 27,5%, TVĐĐ L5 - S1 gặp ít hơn chiếm 20% các trường hợp.
  • 56. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 56 3.3. Đánh giá kết quả điều trị Bảng 3.9.Cải thiện mức độ đau sau 15 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p n % n % Không đau 0 0 8 20,0 < 0,05 Đau nhẹ 5 12,5 7 17,5 < 0,05 Đau vừa 25 62,5 19 47,5 < 0,05 Đau nặng 10 25,0 6 15,0 < 0,05 Tổng 40 100 40 100 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị tỷ lệ bệnh nhân hết triệu chứng đau tăng lên rõ rệt, có 8 BN chiếm 20%, các trường hợp đau nặng cũng giảm rõ từ 10 bệnh nhân còn 6 bệnh nhân, giảm được 10%. Bảng 3.10. Cải thiện mức độ đau sau 30 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p n % n % Không đau 0 0 11 27,5 < 0,05 Đau nhẹ 5 12,5 14 35,0 < 0,05 Đau vừa 25 62,5 15 37,5 < 0,05 Đau nặng 10 25,0 0 0 Tổng 40 100 40 100 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị số bệnh nhân đau nặng đã không còn và bệnh nhân không đau đã tăng lên 11 trường hợp chiếm 27,5%. Tỷ lệ bệnh nhân không đau và đau nhẹ tăng lên rất rõ rệt so với trước điều trị (p < 0,05).
  • 57. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 57 Bảng 3.11. Cải thiện độ Lassègue sau 15 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p n % n % Rất tốt 4 10,0 18 45,0 < 0,05 Tốt 2 5,0 6 15,0 < 0,05 Trung bình 4 10,0 9 22,5 < 0,05 Kém 30 75 7 17,5 < 0,05 Tổng 40 100 40 100 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, mức độ giảm chèn ép rễ dây thần kinh tọa đã được cải thiện rõ rệt ( p < 0,05). Bảng 3.12. Cải thiện độ Lassègue sau 30 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p n % n % Rất tốt 4 10,0 25 62,5 < 0,05 Tốt 2 5,0 8 20,0 < 0,05 Trung bình 4 10,0 7 17,5 < 0,05 Kém 30 75,0 0 0 Tổng 40 100 40 100 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, sự cải thiện độ Lassègue là rất rõ (p < 0,05). Mức độ kém đã không còn, mức độ rất tốt tăng đáng kể, chiếm 62,5% so với trước điều trị.
  • 58. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 58 Bảng 3.13. Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng sau 15 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p n % n % Rất tốt 7 17,5 18 45,0 < 0,05 Tốt 2 5,0 6 15,0 < 0,05 Trung bình 6 15,0 9 22,5 < 0,05 Kém 25 62,5 7 17,5 < 0,05 Tổng 40 100 40 100 Nhận xét Sau 15 ngày điều trị, độ giãn CSTL mức độ kém đã giảm nhiều 18 trường hợp chiếm 45%, cải thiện độ giãn CSTL mức độ rất tốt tăng lên nhiều 11 trường hợp chiếm 27,5% so với trước điều trị (p < 0,05). Bảng 3.14. Cải thiện độ giãn cột sống thắt lưng sau 30 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p n % n % Rất tốt 7 17,5 23 57,5 < 0,05 Tốt 2 5,0 8 20,0 < 0,05 Trung bình 6 15,0 8 20,0 < 0,05 Kém 25 62,5 1 2,5 < 0,05 Tổng 40 100 40 100 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, độ giãn CSTL mức độ kém đã giảm nhiều, giảm được 24 trường hợp chiếm 60%, cải thiện độ giãn CSTL mức độ rất tốt tăng lên nhiều 16 trường hợp chiếm 40% so với trước điều trị (p < 0,05).
  • 59. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 59 Bảng 3. 15. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng sau 15 ngày điều trị Thời gian Động tác (độ) Trƣớc điều trị X ± sd Sau điều trị X ± sd Độ chênh X ± sd p Gập 39,70 ± 12,09 51,34 ± 11,04 11,64 ± 7,2 < 0,05 Duỗi 12,64 ± 4,35 17,46 ± 4,79 4,82 ± 4,11 < 0,05 Nghiêng bên chân đau 15,28 ± 3,67 18,98 ± 3,58 3,7 ± 3,44 < 0,05 Nghiêng bên chân không đau 16 ± 3,61 18,54 ± 3,64 2,54 ± 3,24 < 0,05 Xoay sang chân đau 16 ± 4,14 20,18 ± 4,16 4,18 ± 4,48 < 0,05 Xoay sang chân không đau 17,56 ± 4,53 21,1 ± 4,66 3,54 ± 3,45 < 0,05 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, tầm vận động CSTL các tư thế đều tăng lên một cách có ý nghĩa (p < 0,05). Động tác gập, động tác duỗi và động tác xoay sang bên chân đau được cải thiện tương đối.
  • 60. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 60 Bảng 3.16. Đánh giá tầm vận động cột sống thắt lưng sau 30 ngày điều trị Thời gian Động tác (độ) Trƣớc điều trị X ± sd Sau điều trị X ± sd Độ chênh X ± sd p Gập 39,70 ± 12,09 61,02 ± 9,39 21,32 ± 11,46 < 0,05 Duỗi 12,64 ± 4,35 20,82 ± 4,39 8,18 ± 5,32 < 0,05 Nghiêng bên chân đau 15,28 ± 3,67 22,38 ± 3,39 7,1 ± 3,8 < 0,05 Nghiêng bên chân không đau 16 ± 3,61 22,54 ± 3,85 6,54 ± 4,23 < 0,05 Xoay sang chân đau 16 ± 4,14 23,66 ± 3,56 7,66 ± 4,7 < 0,05 Xoay sang chân không đau 17,56 ± 4,53 24,1 ± 4 6,54 ± 4,72 < 0,05 Nhận xét Sau 30 ngày điều trị, tầm vận động CSTL đều được cải thiện một cách có ý nghĩa (p < 0,05). Trong đó, động tác gập, động tác duỗi, động tác xoay sang bên chân đau và nghiêng sang bên chân không đau cải thiện rõ.
  • 61. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 Bảng 3.17. Cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 15 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p n % n % Rất tốt 0 0,0 3 7,5 < 0,05 Tốt 1 2,5 13 32,5 < 0,05 Trung bình 8 20,0 16 40,0 < 0,05 Kém 31 77,5 8 20,0 < 0,05 Tổng 40 100,0 40 100,0 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, sự cải thiện các chức năng SHHN tăng lên so với trước điều. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.18. Cải thiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày sau 30 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p n % n % Rất tốt 0 0,0 12 30,0 < 0,05 Tốt 1 2,5 17 42,5 < 0,05 Trung bình 8 20,0 11 27,5 < 0,05 Kém 31 77,5 0 0,0 Tổng 40 100,0 40 100,0 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, các chức năng SHHN ở các đối tượng nghiên cứu tăng lên rõ rệt so với trước điều trị. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  • 62. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 62 Bảng 3.19. Kết quả điều trị chung sau 15 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 15 ngày p n % n % Rất tốt 0 0,0 4 10,0 < 0,05 Tốt 6 15,0 10 25,0 < 0,05 Trung bình 15 37,5 19 47,5 < 0,05 Kém 19 47,5 7 17,5 < 0,05 Tổng 40 100,0 40 100,0 Nhận xét: Sau 15 ngày điều trị, đã thay đổi cơ bản triệu chứng trên lâm sàng, bệnh nhân tăng dần mức độ tốt, mức độ kém giảm. Bảng 3.20. Kết quả điều trị chung sau 30 ngày điều trị Thời gian Mức độ Trƣớc điều trị Sau điều trị 30 ngày p n % n % Rất tốt 0 0,0 13 32,5 < 0,05 Tốt 6 15,0 19 47,5 < 0,05 Trung bình 15 37,5 18 20,0 < 0,05 Kém 19 47,5 0 0,0 Tổng 40 100,0 40 100,0 Nhận xét: Sau 30 ngày điều trị, không có bệnh nhân nào có kết quả kém, kết quả rất tốt tăng 32.5%.
  • 63. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 63 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình của 40 bệnh nhân là 48.125. Tuổi trung bình của bệnh nhân trong các nghiên cứu của: Trần Thị Lan Nhung [21] là 42,7. Như vậy, so với các nghiên cứu trên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đối phù hợp. Về độ tuổi mắc bệnh, theo y văn cũng như hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Trong nghiên cứu của chúng tôi, lứa tuổi lao động từ 20 - 59 tuổi có 31 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 77.5%, trong đó tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi 30 - 39 (27.5%), tiếp đến là nhóm tuổi 50 - 59 và nhóm tuổi trên 60 chiếm (22.5%). Hay gặp ở lứa tuổi này là vì ở tuổi 20 trở đi, quá trình thoái hóa sinh học của đĩa đệm bắt đầu và ngày càng tăng dần do đĩa đệm cột sống phải chịu tác động trọng tải thường xuyên và chịu nhiều tác động cơ học của chấn thương, vi chấn thương. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả Trần Văn Lộc, Trần Ngọc Ân, Hoàng Đức Kiệt [17], Lê Thị Kiều Hoa [13], Trần Thị Lan Nhung [21]. 4.1.2. Giới Phần lớn các tác giả đều cho rằng bệnh gặp nhiều ở nam giới hơn so với nữ giới. Tỷ lệ nam/nữ trong nghiên cứu của: Trần Mạnh Trí (1995) là 3,6 [26]. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ/nam trong nghiên cứu của: Hà Hồng Hà (2009) nữ giới chiếm 44% [10]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nữ giới chiếm 45%, nam chiếm 55%, tỷ lệ nam/nữ là 1,2. Sự khác biệt này là do nam giới là lao động chính trong gia đình và thường làm những công việc nặng. Tuy nhiên trong xã hội bình đẳng giới
  • 64. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 64 như ở nước ta hiện nay, nữ giới đang dần dần làm những công việc nặng như nam giới, thêm vào đó nữ giới phải chăm lo công việc gia đình và họ chỉ nhập viện khi bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, trong nghiên cứu của chúng tôi có 55.6% nữ giới trong độ tuổi trên 45, đây là độ tuổi tiền mạn kinh và mạn kinh, có những rối loạn nội tiết gây loãng xương, thoái hóa đĩa đệm là những yếu tố dễ dẫn đến TVĐĐ - đối tượng có nguy cơ cao mắc TVĐĐ. Do vậy, theo chúng tôi cần phải giáo dục và có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu cho nhóm đối tượng này để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. 4.1.3. Nghề nghiệp Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng bệnh nhân chủ yếu là hưu trí, ngoài ra còn một số là cán bộ nhà nước, nông dân, công nhân và số ít đối tượng khác … Ở nhóm đối tượng bệnh nhân này cơ thể đã bắt đầu lão hóa và có nhiều biểu hiện của các bệnh kèm theo như loãng xương, bệnh tim mạch, … nên việc xuất hiện TVĐĐ là tương đối phù hợp do có kèm theo tình trạng thoái hóa đĩa đệm trên phim Cộng hưởng từ. Nhóm nghề nghiệp công nhân, nông dân là những người làm việc nặng nhọc, vất vả, trong tư thế gò bó kéo dài, cột sống phải chịu trọng tải lớn liên tục, tổ chức phần mền quanh cột sống cũng bị căng giãn lâu ngày không còn khả năng bù trừ dẫn đến thoái hóa, thoát vị đĩa đệm. Chính vì vậy, môi trường làm việc thoải mái, thời gian làm việc hợp lý, tư thế làm việc đúng cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao là hết sức quan trọng, làm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính bản thân họ và xã hội. 4.1.4. Thời gian mắc bệnh Số bệnh nhân đến điều trị sớm trong vòng tháng đầu chiếm tỉ lệ cao nhất 42.5%, tiếp đó là từ 1 - 3 tháng chiếm tỷ lệ 35%, bệnh nhân đến điều trị muộn sau 6 tháng tương đối thấp 7.5%. Điều này cho thấy trình độ hiểu biết về bệnh
  • 65. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 tật, quan tâm tới việc chữa bệnh và kinh tế của người bệnh đã được nâng cao. Chúng ta biết rằng, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa do TVĐĐ nếu được phát hiện và điều trị sớm, các tổ chức phần mềm xung quanh cột sống chưa bị thoái hóa, biến dạng thì khả năng điều trị bảo tồn bằng phương pháp nội khoa sẽ có kết quả cao hơn và giúp giảm tỷ lệ bệnh nhân phải phẫu thuật do quá trình viêm dính các tổ chức xung quanh đĩa đệm không còn khả năng phục hồi. 4.1.5. Hoàn cảnh khởi phát bệnh Hoàn cảnh khởi phát bệnh sau chấn thương (tai nạn, ngã..) chiếm tỷ lệ 5%, sau lao động quá sức, vận động đột ngột, sai tư thế chiếm tỷ lệ cao nhất 5%. Đáng chú ý là tỷ lệ khởi phát bệnh từ từ, xuất hiện tự nhiên cũng chiếm tỷ lệ khá cao 90%. Điều này cho thấy rằng, những bệnh nhân phải làm việc liên tục ở một tư thế nhất định và chịu những vi chấn thương kéo dài trên cơ địa thoái hóa làm bệnh khởi phát tự nhiên. Trong quá trình thu thập số liệu, chúng tôi cũng gặp những bệnh nhân đến viện với lý do đau thắt lưng lan xuống chân sau khi với tay lấy khăn mặt, sau ngủ dậy cúi xuống đánh răng. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của các tác giả: Trần Thị Lan Nhung [21] và Hà Hồng Hà [10]. 4. 2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng 4.2.1. Mức độ đau Biểu hiện sớm nhất của TVĐĐ cột sống thắt lưng là đau. Đây là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Đau trong thoát vị đĩa đệm CSTL là do sự chèn ép của nhân nhầy vào dây chằng dọc sau, khi bao rễ thần kinh bị kích thích sẽ gây phản xạ co thắt mạch, thiếu máu cũng có thể gây đau, do phù nề rễ thần kinh và khi rễ thần kinh bị ép trong lỗ tiếp hợp. Trước điều trị, mức độ đau mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao 62.5%.
  • 66. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 4.2.2. Vị trí đĩa đệm thoát vị Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vị trí thoát vị hay gặp là ở đĩa đệm bản lề của cột sống vùng thắt lưng: 27.5% ở đĩa đệm L4 - L5; 20% ở đĩa đệm L5 - S1 và 52.5% là thoát vị đa tầng (bao gồm từ 2 vị trí thoát vị trở lên trong đó kết hợp L4 - L5 và L5 - S1 chiếm 67%). Đĩa đệm L4 - L5 và L5 - S1 là những vị trí hay bị thoát vị nhất vì đây là vùng bản lề của cột sống, thường xuyên chịu trọng tải lớn của cơ thể và lực bổ xung của các hoạt động ngoại lai. Hơn nữa, đây là nơi có biên độ vận động lớn nhất mà lại có sự tiếp xúc hẹp giữa rễ thần kinh và đĩa đệm. Trong những điều kiện nhất định, các lực tác động cơ học là yếu tố khởi phát TVĐĐ. Chóp cùng của tủy sống dừng lại ngang mức L1 - L2 nhưng các rễ thần kinh tủy vẫn tiếp tục chạy xuống dưới và rời ống tủy (ra khỏi bao màng cứng) qua các lỗ tiếp hợp tương ứng vì thế rễ càng kéo dài xuống dưới thì góc rời ra khỏi bao màng cứng càng nhọn (rễ L4 tách ra khỏi bao màng cứng chạy chếch xuống phía dưới và ra ngoài tại góc 600 , rễ L5 tạo góc 450 và rễ S1 tạo góc 300 ). Chính vì vậy, khi thoát vị đĩa đệm L4 - L5 sẽ chèn ép trước hết là rễ L5 còn rễ L4 chỉ bị chèn ép khi khối thoát vị rất lớn và đẩy ra phía trên vì rễ L4 qua lỗ tiếp hợp ở phía trên ngoài của đĩa đệm này. Đối với đĩa đệm L5 - S1 thì chỉ cần một thoát vị sau bên dù nhỏ thì cả hai rễ L5 và S1 đều đồng thời bị chèn ép như nhau do rễ S1 thoát ra khỏi bao màng cứng ở mức này, còn rễ L5 đi qua lỗ liên đốt L5 - S1 và là rễ lớn nhất nhưng khoảng trống hoạt động của rễ L5 ở lỗ liên đốt L5 - S1 lại rất nhỏ nên dễ gây chèn ép cả rễ L5. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân đến viện đau kiểu rễ ở vùng chi phối của rễ L5 và rễ S1 nhưng trên cộng hưởng từ hạt nhân chỉ có TVĐĐ L5 - S1. 4.2.3. Hướng lan triệu chứng đau Chủ yếu gặp đau CSTL do TVĐĐ có triệu chứng lan xuống cẳng chân và bàn chân chiếm 72.5%. Kết quả này, chứng tỏ rằng nếu chỉ có đau CSTL thông