SlideShare a Scribd company logo
1 of 197
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
TRẦN BÌNH TUYÊN
VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH
TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC
Mã số: 62 22 02 40
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS.TS. Trương Thị Nhàn
2: TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn
Huế, 2017
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn hai nhà giáo: PGS.TS. Trương Thị Nhàn và
TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý
kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể.
Xin cảm ơn Đại học Huế, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học, lãnh đạo
Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Nhà xuất bản Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi
thực hiện luận án này.
Xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô, những người thân yêu trong gia
đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả
Trần Bình Tuyên
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Việc giải
quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày
trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Trần Bình Tuyên
iv
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN
BĐNT : Bị đồng nhất thể
BSHT : Bị sở hữu thể
BN : Bổ ngữ
CC : Chu cảnh
CN : Chủ ngữ
CDA : Critical Discourse Analysis
– Phân tích diễn ngôn phê phán
ĐNT : Đồng nhất thể
ĐgT : Đương thể
ĐT : Đích thể
ĐN : Đề ngữ
HT : Hành thể
HTg : Hiện tượng
PNT : Phát ngôn thể
PN : Phụ ngữ
QTHV : Quá trình hành vi
QTPN : Quá trình phát ngôn
QTQH : Quá trình quan hệ
QTSH : Quá trình sở hữu
QTTT : Quá trình tinh thần
QTVC : Quá trình vật chất
SFG : Systemic functional grammar
– Lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống
ƯT : Ứng thể
ThT : Thuộc tính
TgN : Trạng ngữ
TN : Thuyết ngữ
VN : Vị ngữ
KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN ÁN
// : ranh giới giữa các cú
v
BIỂU BẢNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1. Thống kê các kiểu quá trình
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 43
Bảng 2.2. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 43
Bảng 2.3. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 44
Bảng 2.4. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 46
Bảng 2.5. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 47
Bảng 2.6. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50
Bảng 2.7. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50
Bảng 2.8. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52
Bảng 2.9. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52
Bảng 2.10. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54
Bảng 2.11. Thống kê các động từ chỉ hoạt động nói năng
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54
Bảng 2.12. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 56
Bảng 2.13. Thống kê quá trình quan hệ
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 57
Bảng 2.14. Thống kê quá trình quan hệ sâu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 58
Bảng 2.15. Thống kê quá trình quan hệ sâu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 59
Bảng 2.16. Thống kê sở hữu thể của quá trình quan hệ sở hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 61
Bảng 2.17. Thống kê các kiểu chu cảnh
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 62
vi
Bảng 3.1. Thống kê các loại cú
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 69
Bảng 3.2. Các yếu tố tình thái thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 76
Bảng 3.3. Các yếu tố tình thái thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 76
Bảng 3.4. Các yếu tố tình thái không thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 78
Bảng 3.5. Các yếu tố tình thái không thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 79
Bảng 3.6. Các yếu tố tình thái phản thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 80
Bảng 3.7. Các yếu tố tình thái phản thực hữu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 80
Bảng 3.8. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 82
Bảng 3.9. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 83
Bảng 3.10. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 84
Bảng 3.11. Thống kê các trường hợp sử dụng ẩn dụ
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 87
Bảng 3.12. Tổng hợp các cặp từ xưng hô
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 90
Bảng 3.13. Thống kê lớp từ Hán Việt phân theo trường nghĩa
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 94
Bảng 3.14. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 98
Bảng 3.15. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 98
Bảng 4.1. Thống kê Đề chủ đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 101
Bảng 4.2. Thống kê Đề chủ đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 101
vii
Bảng 4.3. Thống kê Đề ngôn bản
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 105
Bảng 4.4. Phân loại cú
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 107
Bảng 4.5. Thống kê các dạng đầu đề, tiểu đầu đề
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111
Bảng 4.6. Thống kê các kiểu mở đầu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 113
Bảng 4.7. Thống kê các kiểu cấu trúc phần triển khai
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 115
Bảng 4.8. Thống kê các kiểu kết thúc
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 118
Bảng 4.9. Thống kê các kiểu kết cấu
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 126
Bảng 4.10. Thống kê các kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 130
Bảng 4.11. Thống kê các loại lập luận
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 135
viii
SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN ÁN
Sơ đồ 4.1. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 1
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
120
Sơ đồ 4.2. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 2
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
120
ix
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4.1. Đối tượng nghiên cứu 2
4.2. Phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 3
5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu 3
5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu 4
6. Ý nghĩa/ đóng góp của luận án 10
7. Bố cục của luận án 10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn 12
1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn 12
1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu
các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt
15
1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 17
1.2. Một số vấn đề lý luận chung 24
1.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn 24
1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 24
1.2.1.2. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống 27
1.2.1.3. Lý thuyết ngữ vực
1.2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn
31
33
1.2.2. Khái quát về văn chính luận và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh
37
1.2.2.1. Văn chính luận 37
1.2.2.2. Khái quát về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 39
Tiểu kết 41
x
CHƯƠNG 2
ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 42
2.1. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
qua các quá trình chuyển tác
42
2.1.1. Quá trình vật chất 43
2.1.2. Quá trình tinh thần 49
2.1.3. Quá trình phát ngôn 53
2.1.4. Quá trình quan hệ 57
2.2. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
qua chu cảnh chuyển tác
62
Tiểu kết 67
CHƯƠNG 3
ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG KHÍ
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 69
3.1. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các kiểu cú phân theo mục đích nói năng
69
3.1.1. Cú nhận định 69
3.1.2. Cú nghi vấn 70
3.1.3. Cú cầu khiến 72
3.1.4. Cú cảm thán 74
3.2. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các yếu tố tình thái
76
3.2.1. Các yếu tố tình thái nhận thức 76
3.2.1.1. Các yếu tố tình thái thực hữu 76
3.2.1.2. Các yếu tố tình thái không thực hữu 78
3.2.1.3. Các yếu tố tình thái phản thực hữu 80
3.2.2. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa 82
3.3. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các biểu thức quy chiếu
83
3.4. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua lớp từ ngữ ẩn dụ
87
3.5. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua các cặp từ xưng hô
90
xi
3.6. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua lớp từ Hán Việt
94
3.7. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua lớp từ đánh giá
98
Tiểu kết 100
CHƯƠNG 4
ĐẶC TRƯNG VỀ CÁCH THỨC
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 101
4.1. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua cấu trúc Đề - Thuyết
101
4.1.1. Đặc điểm Đề ngữ 101
4.1.1.1. Đề chủ đề 101
4.1.1.2. Đề ngôn bản 105
4.1.1.3. Đề liên nhân 106
4.1.2. Phân loại cú theo cấu trúc Đề - Thuyết trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh
106
4.2. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh qua cấu trúc diễn ngôn
111
4.2.1. Cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111
4.2.1.1. Phần đầu đề, hệ thống tiểu đầu đề 111
4.2.1.2. Phần mở đầu 113
4.2.1.3. Phần triển khai 115
4.2.1.4. Phần kết thúc 118
4.2.1.5. Các mô hình cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh
119
4.2.2. Tổ chức nội dung diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh
121
4.2.2.1. Liên kết chủ đề 121
a. Các phương thức liên kết chủ đề cơ bản 121
b. Các mô hình liên kết chủ đề 126
4.2.2.2. Liên kết logic 127
a. Liên hợp 127
xii
b. Liên kết từ vựng 128
c. Sử dụng đoạn chuyển tiếp 129
d. Nghệ thuật tách đoạn 132
e. Tổ chức lập luận 134
Tiểu kết 139
KẾT LUẬN 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHẦN PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ nửa cuối thế kỷ XX có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc
chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn
ngữ trong thực tế. Đây chính là giai đoạn tổng hợp trong việc nghiên cứu ngôn ngữ: gắn
hệ thống ngôn ngữ với việc nó được sử dụng để làm gì và tác dụng của nó như thế nào
đối với đời sống xã hội. Để thực hiện sự chuyển đổi đó đã có rất nhiều lý thuyết nghiên
cứu ngôn ngữ mới xuất hiện trong thời gian này, và phân tích diễn ngôn là một trong
những hướng nghiên cứu tiêu biểu. Dưới quan điểm của phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ
không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp mà nó còn là một quá trình giao tiếp/tương tác,
một thực tiễn xã hội, một lối sống, một cách hành động và là một bộ phận của nền văn
hóa. Nói cách khác, phân tích diễn ngôn nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể xã hội,
miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội cụ thể. Như vậy có thể nói,
lý thuyết phân tích diễn ngôn là hướng nghiên cứu đáp ứng nhanh, kịp thời những yêu
cầu mới của ngành ngôn ngữ học, do đó rất cần được tìm hiểu, nghiên cứu; đặc biệt đối
với ngành nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta, đây là địa hạt đã và đang được quan tâm
mạnh mẽ.
Trong thực tế nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn ở Việt Nam những năm
qua, nguồn cứ liệu chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ báo chí, diễn ngôn khẩu hiệu, quảng
cáo hay diễn ngôn chính trị - xã hội. Đây là những đối tượng đặc biệt được các nhà phân
tích diễn ngôn trên thế giới quan tâm. Trong thời gian gần đây cũng đã có một số công
trình ứng dụng lý thuyết này vào việc phân tích những tác phẩm văn học nghệ thuật.
Trong khi đó, văn chính luận là một phong cách chức năng có những yếu tố phù hợp với
hướng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn (đó là sự chi phối sâu sắc của những yếu tố
ngữ cảnh tình huống đối với việc lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ; vấn đề mạch
lạc được thể hiện một cách nổi trội, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của nó đối với lịch
sử, xã hội và tư tưởng,...) lại chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào.
Các công trình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ
trước tới nay mặc dù được khai thác trên nhiều bình diện khác nhau như vấn đề sử dụng
từ ngữ, xây dựng câu, cách thức tổ chức văn bản cũng như những vấn đề thuộc về phong
cách ngôn ngữ,… nhưng do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc nên chủ yếu tập
trung vào phân tích cấu trúc nội tại của đối tượng dưới quan điểm của ngữ pháp học
truyền thống mà chưa có công trình nào nghiên cứu nó dưới góc độ của ngôn ngữ học
hành chức, cụ thể ở đây là từ góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn.
Với những lý do trên đây, việc lựa chọn hướng nghiên cứu văn chính luận
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (vấn đề ngôn ngữ giao
tiếp, vấn đề ngôn ngữ trong quá trình sử dụng) cũng là một hướng đi mới của người
nghiên cứu.
2
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết
phân tích diễn ngôn nhằm làm sáng tỏ đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện
ngữ vực (register), qua đó góp phần chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã
hội, có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ. Bên cạnh đó,
những kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần vào việc phân tích những tác
phẩm văn chính luận nói chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
nói riêng trong nhà trường.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau:
– Nghiên cứu lý thuyết:
+ Xác lập khung lý thuyết áp dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn nhằm
xác định những bước khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung trọng tâm mà luận
án hướng tới;
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và nghiên cứu tổng quan làm cơ sở cho
việc nghiên cứu.
– Khảo sát, thu thấp ngữ liệu.
– Từ khung lý thuyết áp dụng và những vấn đề lý luận đã được xác định, luận án
tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu một cách có hệ thống trên các phương diện đặc
trưng về Trường, Không khí và Cách thức.
– Rút ra những nhận xét tổng quát về vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Hiện nay có rất nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn, tuy nhiên để thực hiện
đề tài này chúng tôi lựa chọn đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lý thuyết
ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực [114, 117]. Cụ thể:
+ Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tập trung tìm hiểu qua các kiểu
quá trình chuyển tác và các loại chu cảnh chuyển tác thể hiện nội dung, kinh nghiệm về
thế giới hiện thực của chủ thể diễn ngôn;
+ Đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi nghiên cứu Thức trong các kiểu
cú phân theo mục đích nói năng và Tình thái qua các yếu tố tình thái, các biểu thức quy
chiếu, lớp từ ngữ ẩn dụ, các cặp từ xưng hô, lớp từ Hán Việt và hệ thống từ đánh giá.
3
+ Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản trong văn
chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tìm hiểu các cách thức tiến hành
liên kết diễn ngôn thông qua các đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn ngôn.
– Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn và khảo sát nguồn ngữ liệu là 13 tác phẩm:
+ Những tác phẩm trước năm 1945: Tâm địa thực dân, Những cái tốt đẹp của nền văn
minh Pháp, Bình Đẳng, Công cuộc khai hóa giết người, Bản án chế độ thực dân Pháp.
+ Những tác phẩm sau năm 1945: Tuyên ngôn độc lập; Toàn dân kháng chiến; Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc
lập (1950); Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (18-9-1952); Không có gì
quý hơn độc lập, tự do; Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; bản
Di chúc.
Như vậy, nguồn ngữ liệu trong phạm vi nghiên cứu của luận án là ngữ liệu gồm
nhiều loại diễn ngôn khác nhau, gọi chung là diễn ngôn chính trị.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu
Trong quá trình thu thập ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh có những vấn đề sau:
Những tác phẩm trước năm 1945 khởi đầu được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại
nước Pháp vì thời điểm này tác giả đang hoạt động cách mạng trên đất Pháp, viết những
tác phẩm chính luận với mục đích tác động đến người Pháp cũng như các dân tộc thuộc
địa Pháp. Sau Cách mạng, những tác phẩm này được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại
Việt Nam. Trong khi đó, tác phẩm sau năm 1945 ban đầu là những bản viết tay hoặc bản
đánh máy chưa được in ấn chính thức (thể hiện qua các bút tích chỉnh sửa của tác giả);
sau khi hoàn thiện đã được đọc trước công chúng trong những sự kiện lịch sử trọng đại
của dân tộc và được xuất bản trên báo chí, tiêu biểu là báo Nhân dân.
Sau đó, những tác phẩm chính luận này đã qua nhiều lần biên tập, bổ sung và in ấn
dưới nhiều hình thức và nhiều nhà xuất bản khác nhau. Tuy nhiên, Nhà xuất bản Quốc
gia - Sự thật (nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là nhà xuất bản đã tập hợp một
cách đầy đủ những tác phẩm văn chương, bài báo, thư từ, bài diễn văn, bản báo cáo, và
các trả lời phỏng vấn truyền thông, báo chí trong và ngoài nước của Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh thành một công trình có tựa đề Hồ Chí Minh toàn tập (sau này là
Hồ Chí Minh tuyển tập) và xuất bản nhiều lần như: Hồ Chí Minh toàn tập gồm 10 tập
(năm 1990); Hồ Chí Minh toàn tập gồm 13 tập (năm 2000); và đến năm 2002 là ấn phẩm
Hồ Chí Minh tuyển tập gồm ba tập, phân chia theo ba giai đoạn: từ năm 1919 đến năm
1945, từ năm 1945 đến năm 1954 và từ năm 1954 đến năm 1969.
Có thể nói, văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được viết và in ấn dưới
nhiều hình thức khác nhau, trong nhiều thời điểm khác nhau. Để đảm bảo tính chính
danh cho ngữ liệu khảo sát, chúng tôi quyết định sử dụng những tác phẩm chính luận
được xuất bản năm 2002 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vì những lý do sau:
– Những tác phẩm trước năm 1945 được viết bằng tiếng Pháp hiện nay không được
xem là một tài liệu phổ biến trong các công trình nghiên cứu; bên cạnh đó, những bản
4
viết tay (và bản đánh máy ban đầu) được lưu giữ hiện nay (như là tư liệu gốc) là những
bản đang trong quá trình biên soạn, chỉnh sửa, chưa hoàn chỉnh. Do đó, chúng tôi không
sử dụng những bản này làm ngữ liệu khảo sát.
– Trong khi đó, những tác phẩm chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được
xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (cụ thể là bản xuất bản năm 2002) là những
ngữ liệu đã được thẩm định nhiều lần, được Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
tiến hành xuất bản dưới sự chỉ đạo và chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Vì thế, tính chính danh và phổ biến của những ngữ liệu này là cao nhất. Do đó, chúng
tôi quyết định sử dụng những tác phẩm chính luận trong phạm vi khảo sát được in trong
Hồ Chí Minh tuyển tập (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) làm ngữ liệu để khảo sát
trong luận án này.
5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu
5.2.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn
Sử dụng khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để phân tích
các đặc điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong những
ngữ cảnh, tình huống cụ thể nhằm làm rõ các phương diện: đặc trưng về Trường, đặc
trưng về Không khí và đặc trưng về Cách thức. Khung lý thuyết áp dụng cụ thể như sau:
a. Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm trong
văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: liên quan đến nội dung về hiện thực
được trình bày trong diễn ngôn thông qua các kiểu quá trình với các yếu tố như tham
thể, chính quá trình (vị từ trung tâm) và chu cảnh.
(1) Thứ nhất, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu đặc trưng về Trường qua hệ thống chuyển tác
được phân thành 6 kiểu quá trình, đặc biệt đi vào chính quá trình được thể hiện qua vị từ
trung tâm. Đây là các kiểu quá trình theo quan điểm của Halliday [114] vận dụng trong
tiếng Anh và được Hoàng Văn Vân [97] vận dụng trong phân tích tiếng Việt. Tên gọi của
các yếu tố tham gia các quá trình chúng tôi sử dụng theo cách gọi của Hoàng Văn Vân.
– Quá trình vật chất: ứng với phạm trù ý nghĩa hành động (doing), gồm hành động
(doing) và hiện tượng xảy ra (happening), với các tham thể chính gồm Hành thể (actor)
và Đích thể (goal). Ví dụ:
Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L'Avenir social
HT QTVC ĐT
– Quá trình hành vi: ứng với phạm trù ý nghĩa cư xử (behaving), gồm tham thể ứng
xử được gọi là Ứng thể (behaver). Ví dụ:
Anh ấy thở dài
ƯT QTHV
– Quá trình phát ngôn: ứng với phạm trù ý nghĩa nói năng (saying), gồm các tham
thể chủ yếu được gọi là Phát ngôn thể (sayer) và Tiếp ngôn thể (target). Ví dụ:
Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi
PNT QTPN TNT
5
– Quá trình tinh thần: ứng với phạm trù ý nghĩa cảm nhận (sensing), gồm tri giác
(nhìn thấy: seeing), tình cảm (cảm thấy: feeling), tri nhận (thinking), và các tham thể
Cảm thể (senser) và Hiện tượng (phenomenon). Ví dụ:
Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý
trong thế giới này và trong thế giới bên kia
CT QTTT HTg
– Quá trình quan hệ: ứng với phạm trù ý nghĩa quan hệ (being), gồm các tham thể
chủ yếu được gọi là Đương thể (carrier) và Thuộc tính (attribute). Halliday phân loại hệ
thống quá trình quan hệ trong tiếng Anh thành ba dạng chính là: quan hệ sâu, quan hệ
chu cảnh và quan hệ sở hữu. Mỗi kiểu quan hệ này lại xuất hiện dưới hai phương thức
tách biệt là định tính (quy gán) và đồng nhất. Sự tương tác giữa chúng tạo thành sáu
phạm trù cú quan hệ:
+ Quan hệ sâu: định tính. Ví dụ:
Chúng (càng) hung hăng
Tội của chúng (càng thêm) nặng
ĐgT ThT
+ Quan hệ sâu: đồng nhất. Ví dụ:
Họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu.
BĐNT QTQH ĐNT
+ Quan hệ chu cảnh: định tính. Ví dụ:
Chiến tranh kéo dài 5 năm, 10 năm....
ĐgT QTQH ThT
+ Quan hệ chu cảnh: đồng nhất. Ví dụ:
Hôm nay là thứ năm
BĐNT QTQH ĐNT
+ Quan hệ sở hữu: định tính. Ví dụ:
Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập...
ĐTg/ SHT QTQH ThT/ BSHT
+ Quan hệ sở hữu: đồng nhất. Ví dụ:
Nhà nước nắm giữ ngân sách
SHT QTQH BSHT
– Quá trình tồn tại: ứng với phạm trù ý nghĩa tồn tại (existing), gồm có tham thể
chủ yếu được gọi là Hiện hữu thể (existent). Ví dụ:
... Ở Giám có Văn Trường.... nổi tiếng làm phú nhanh nhẹn
Địa điểm thể QTQH HHT
Như vậy, để phân tích đặc điểm của Trường được thực hiện qua các kiểu quá trình,
bên cạnh việc tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa những yếu tố tham gia vào quá trình,
đặc biệt là các tham tố đóng vai trò là Hành thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Sở hữu thể,
6
Đích thể, Tiếp ngôn thể,… thì việc xác định hệ thống và các phạm trù nghĩa của các vị từ
trung tâm cùng mối quan hệ của chúng với các tham tố của các quá trình có ý nghĩa hết
sức quan trọng.
(2) Bên cạnh đó, chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc điểm của Chu cảnh trong hệ thống
chuyển tác với vai trò là một yếu tố không cố hữu trong quá trình nhưng có ý nghĩa quan
trọng trong việc góp phần thực hiện chức năng kinh nghiệm của diễn ngôn.
Chu cảnh là một trong ba yếu tố cấu thành nên cú, cung cấp khung tham chiếu để
giải thích kinh nghiệm về những gì đang diễn ra. Bên cạnh chính quá trình và các tham
thể trong quá trình đóng vai trò là những yếu tố trung tâm trong việc thực hiện chức năng
của cú, thì Chu cảnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các
quá trình phản ánh nội dung, thông tin một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Chức năng chính
của Chu cảnh là tạo “hậu cảnh” hay “tình huống” cho quá trình, nghĩa là chúng giải thích
rõ quá trình đó, sự kiện đó xảy ra ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao,…
Việc phân loại Chu cảnh theo lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống có nhiều
quan điểm khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi lựa chọn cách phân loại dựa vào
tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp - từ vựng, được Hoàng Văn Vân vận dụng để nghiên
cứu chuyển tác Chu cảnh trong tiếng Việt thông qua mô hình sau: [97, tr. 423]
Chu cảnh
Phạm vi
Định vị
Cách thức
Nguyên nhân
Đồng hành
Vai diễn
Vấn đề
Quan điểm
– Chu cảnh phạm vi được chia thành hai loại là chu cảnh phạm vi không gian và
chu cảnh phạm vi thời gian: chỉ khoảng không gian/ thời gian mà quá trình diễn ra.
– Chu cảnh định vị cũng được chia làm hai loại là chu cảnh định vị thời gian, chu
cảnh định vị không gian: chỉ nơi chốn, địa điểm và thời điểm của hành động/ sự kiện,...
Do những điểm chung của chu cảnh định vị và chu cảnh phạm vi, trong luận án này
chúng tôi thống kê gộp thành hai nhóm là chu cảnh không gian (gồm cả chu cảnh định
vị không gian và chu cảnh phạm vi không gian) và chu cảnh thời gian (gồm chu cảnh
định vị thời gian và chu cảnh phạm vi thời gian). Ví dụ:
Một lần, ở một công trường, ông ta đã giật súng (của một
người lính coi tù )
để đánh một
người tùCC thời gian CC không gian
CC HT QTVC CC mục đích
– Chu cảnh cách thức cụ thể hóa cách thức trong đó quá trình được thực hiện bởi
một tham thể nào đó. Loại chu cảnh này được chia thành ba tiểu loại là chu cảnh cách
7
thức phương tiện, chu cảnh cách thức chất lượng và chu cảnh cách thức so sánh. Chu
cảnh cách thức phương tiện chỉ phương tiện qua đó quá trình diễn ra. Chu cảnh cách
thức chất lượng chỉ quá trình xảy ra như thế nào. Chu cảnh cách thức so sánh không thể
hiện cách thức thực hiện của hành động một cách trực tiếp mà lại cụ thể hóa cách thức
của quá trình bằng cách so sánh nó với cách thức thực hiện bởi một thực thể khác và
cách thức của thực thể ấy. Ví dụ:
(…) Chúng cướp bóc trắng trợn hơn là người Âu trên thị trường
HT QTVC CC cách thức chất lượng, so sánh
– Chu cảnh nguyên nhân bao gồm các tiểu loại: chu cảnh nguyên nhân lý do (chỉ lý
do để quá trình xảy ra), chu cảnh nguyên nhân mục đích (thể hiện mục đích để hành động
hay sự kiện xảy ra), chu cảnh nguyên nhân điều kiện (cụ thể hóa điều kiện trong đó sự
thực hiện của một quá trình xảy ra), chu cảnh nguyên nhân nhượng bộ (cụ thể hóa điều
kiện có thể đã đạt được nhưng lại không có tác dụng đối với kết quả đạt được). Ví dụ:
Để che đậy sự xấu xa của chế độ
bóc lột đầy tội ác,
chủ nghĩa tư
bản thực dân
... trang
điểm...
cho cái huy chương
mục nát của nó...
CC nguyên nhân mục đích HT QTVC ĐT
– Chu cảnh đồng hành thể hiện các ý nghĩa "và", "hoặc", "không". Ví dụ:
Inhaxiô Paredô bèn bàn mưu tính kế với ông thống đốc
HT QTVC CC đồng hành
– Chu cảnh chỉ vấn đề cụ thể hóa vấn đề hay chủ đề. Ví dụ:
Khoa cai trị của ông ta, ông ta đã học được ở khu phố Latinh...
CC vấn đề HT QTVC CC không gian
– Chu cảnh vai diễn chỉ vai diễn hay khả năng trong đó một tham thể tham gia vào
quá trình. Ví dụ:
Là thực dân, ông ta không nộp thuế
CC vai diễn HT QTVC
– Chu cảnh chỉ quan điểm thể hiện góc độ tín hiệu học đối với quá trình, cung cấp
điểm tham chiếu cho quá trình trong cú. Ví dụ:
Cứ theo lời ngài Xarô quý mến thì ngài là người cha hiền của dân bản xứ...
CC quan điểm BĐNT QTQH ĐNT
b. Đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân trong
văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Halliday cho rằng, Không khí diễn ngôn – một trong ba khái niệm về môi trường
xã hội của văn bản – thể hiện bằng việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan
hệ xã hội và quan hệ cá nhân. Ngôn ngữ thể hiện những đặc trưng này thông qua hệ
thống Thức (mood system) và hệ thống Tình thái (modality system).
8
Thức chỉ rõ vai trò của người nói trong việc lựa chọn tình huống nói và vai trò
mà người nói ấn định cho người nghe. Cấu trúc Thức (mood structures) gồm hai
phần: Thức (mood) và Dư (residue). Cấu trúc Thức nằm trong mối quan hệ của chủ
ngữ với động từ biến vị (finite). Sự phân tích cấu trúc Thức tùy thuộc vào cách tổ
chức của từng hệ thống ngôn ngữ cụ thể. Ví dụ, trong tiếng Anh – ngôn ngữ biến hình
– phần Thức gồm hai tiểu thành phần là Chủ ngữ và động từ Hữu định (chia theo ngôi,
thời và thể). Tuy nhiên, tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, không có sự tương hợp
giữa chủ ngữ và vị ngữ nên Thức được thể hiện trong việc tạo Thức của câu (sentence
mood), theo cách hiểu như của Diệp Quang Ban (2004). Các Thức trong tiếng Việt
thể hiện trong cú phân theo mục đích nói năng với 4 kiểu cụ thể: tường thuật, nghi
vấn, mệnh lệnh và cảm thán. Trong khi đó, Tình thái được thể hiện qua sự đánh giá và
dự đoán của người sử dụng ngôn ngữ. Từ những đặc điểm trên, trong phạm vi luận án,
nghiên cứu về đặc trưng Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
chúng tôi tập trung vào các biểu hiện cụ thể sau:
(1) Chức năng liên nhân thông qua hệ thống Thức được thể hiện trong các kiểu cú
được phân theo mục đích nói năng, gồm:
– Cú nhận định:
Nhân dân Việt Nam nhất định thắng!
Chủ ngữ + thức khẳng định bổ ngữ vị ngữ
Thức Dư
– Cú cảm thán:
Thật là thời đại khác!
Phụ ngữ chủ ngữ + thức cảm thán vị ngữ
Thức Dư
– Cú nghi vấn:
Chẳng
phải
người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm
soát và đánh đập họ vô cớ
đó
sao?
Chủ ngữ + thức nghi vấn phụ từ vị ngữ
Thức
Dư
– Cú cầu khiến:
Chúng ta phải đứng lên!
Chủ ngữ + thức mệnh lệnh phụ ngữ vị ngữ
Thức Dư
(2) Chức năng liên nhân thể hiện qua hệ thống Tình thái với những yếu tố tình thái,
các biểu thức quy chiếu, các cặp từ xưng hô, lớp từ ngữ ẩn dụ, từ Hán Việt và hệ thống
từ đánh giá. Đây là những yếu tố thể hiện rất cụ thể thái độ, tình cảm cũng như quan
điểm, cách đánh giá và sự dự đoán chủ quan của tác giả đối với đối tượng được phản
ánh; qua đó diễn đạt và xác lập, duy trì những mối quan hệ xã hội và mối quan hệ liên cá
nhân giữa người viết và người tiếp nhận.
9
c. Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản trong
văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: liên quan đến cách thức tổ chức để
tạo lập văn bản.
(1) Trước hết, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các loại cấu trúc Đề - Thuyết thể hiện là
đơn vị cơ sở để tổ chức thông điệp; tìm hiểu đặc điểm của các loại Đề ngữ qua cách phân
loại cú, từ đó cho thấy tính liên kết cũng như sự thể hiện mạch lạc trong diễn ngôn. Theo
Halliday, có ba loại đề khác nhau là: Đề chủ đề, Đề ngôn bản và Đề liên nhân.
– Đề chủ đề:
+ Đề đánh dấu (thời gian, không gian, trạng thái – cách thức, mục đích,…). Ví dụ:
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp
Đề (thời gian) Đề (chủ đề)
Đề Thuyết
+ Đề không đánh dấu. Ví dụ:
Ông Bếc đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta
Đề Thuyết
– Đề ngôn bản. Ví dụ:
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù
Đề (ngôn bản) Đề (chủ đề)
ThuyếtĐề
– Đề liên nhân. Ví dụ:
Thậm chí có thể chúng giết một lính khố xanh ở Đà Lạt
Đề (liên nhân) Đề (liên nhân) Đề (chủ đề) Thuyết
Đề
(2) Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu đặc điểm cấu trúc diễn ngôn
trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các dạng mô hình cấu trúc
diễn ngôn tiêu biểu, đặc điểm của các thành phần tham gia cấu trúc diễn ngôn; các cách
thức tổ chức diễn ngôn cả ở phương thức liên kết chủ đề lẫn liên kết logic với những
nguồn lực ngữ pháp - từ vựng được lựa chọn và sử dụng phù hợp với từng ngữ cảnh và
mục đích giao tiếp.
5.2.2. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như
– Thủ pháp miêu tả định lượng: Chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê để xác định
số lượng và tần số xuất hiện, tính tỷ lệ theo tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên
cứu đã được xác định như các lớp từ ngữ chỉ hoạt động, các lớp từ Hán Việt, các kiểu
quá trình, các loại chu cảnh, các cấu trúc cú hay các thành phần của cấu trúc diễn ngôn,...
Từ đó, phân loại, thống kê thành những bảng biểu tương ứng. Trên cơ sở tỷ lệ của từng
đối tượng để lựa chọn những đối tượng có tần suất sử dụng nhiều nhất, những kết quả
mang tính phổ biến để nêu ra những tính chất, những phạm trù cơ bản.
– Thủ pháp miêu tả định tính: Chúng tôi dùng thủ pháp miêu tả, phân tích, tổng
hợp, khái quát nhằm làm nổi bật những đặc điểm trong chiến lược lựa chọn và cách thức
sử dụng ngôn ngữ trong việc đối chiếu với các yếu tố phi ngôn ngữ dưới quan điểm của
khung lý thuyết phân tích diễn ngôn đã lựa chọn.
10
6. Ý nghĩa/ đóng góp của luận án
Sự nghiệp văn chương Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói chung và mảng văn
chính luận của Người nói riêng đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau
nhưng chủ yếu là trên quan điểm mô tả cấu trúc luận. Từ góc nhìn lý thuyết phân tích
diễn ngôn, chúng tôi hy vọng luận án sẽ mang lại một số đóng góp mới như sau:
6.1. Về lý luận
Luận án góp phần khẳng định thêm giá trị của phương pháp phân tích diễn ngôn:
không chỉ quan tâm đến hệ thống cấu trúc ngôn ngữ mà còn quan tâm đến các chức năng
của ngôn ngữ; xem xét đối tượng nghiên cứu trong tính tổng thể, ngôn ngữ hành chức,
ngôn ngữ hoạt động, tương tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ; qua đó chứng minh
ngôn ngữ như một thực thể của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với xã hội.
6.2. Về thực tiễn
– Việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ xét theo quan điểm của Halliday về các
chức năng ngôn ngữ cũng như đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ với các yếu tố của tình
huống giao tiếp cụ thể sẽ giúp làm sáng tỏ đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh trên các phương diện: đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức; qua
đó góp phần làm phong phú thêm hướng nghiên cứu cũng như những đặc điểm ngôn ngữ
văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
– Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp
nhận văn bản chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ
văn phổ thông.
– Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học
văn bản chính luận nói chung và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí
Minh nói riêng trong chương trình Ngữ văn phổ thông.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được triển khai thành bốn chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương này,
chúng tôi trình bày một cách chi tiết tổng quan vấn đề nghiên cứu trên các nội dung: tình
hình nghiên cứu về lý thuyết phân tích diễn ngôn và tình hình nghiên cứu về văn chính
luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; những vấn đề lý luận chung về phân tích diễn
ngôn và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
Chương 2: Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh. Xuất phát từ cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo đường hướng phân
tích diễn ngôn trên cơ sở lý thuyết chức năng hệ thống của Halliday về ngữ vực, trong
chương này, để làm rõ các đặc trưng về Trường chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả và
phân tích các kiểu quá trình và các loại chu cảnh thể hiện nội dung, kinh nghiệm về thế
giới hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn với mục đích thấy được mối quan hệ biện
chứng giữa những đặc điểm ngôn ngữ này với các yếu tố ngoài ngôn ngữ cũng như chức
năng kinh nghiệm của ngôn ngữ dưới quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống.
11
Chương 3: Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh. Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu như chương 2,
trong chương 3 chúng tôi tiến hành tìm hiểu và phân tích những đặc trưng về Không khí
thông qua các biểu hiện của chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh.
Chương 4: Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh. Trong chương này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các hình thức liên kết từ
các đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết đến các đặc điểm cơ bản của cấu trúc diễn ngôn trong
văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn
1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn
Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis – DA) là một trong những hướng nghiên
cứu ngôn ngữ mở đầu cho việc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống
ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn ngữ. Chính vì vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn cũng như sự vận dụng lý
thuyết phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu những diễn ngôn cụ thể.
a. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Harris [118] là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phân tích diễn ngôn”, khi vào
năm 1952 ông đề cập vấn đề này trong một bài báo có tên Phân tích diễn ngôn
(Discourse Analysis). Harris đã đề xuất khái niệm “diễn ngôn” là văn bản liên kết, ở bậc
cao hơn câu, đồng thời cũng cho rằng, diễn ngôn là đối tượng của phân tích diễn ngôn;
bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra, văn bản mới thể hiện sự hoạt động của ngôn ngữ chứ
không phải câu hay từ, và đặc trưng của đơn vị này là sự thống nhất nghĩa và chức năng
giao tiếp. Tuy nhiên, thuật ngữ này, một mặt còn khá mới mẻ đối với độc giả; mặt khác,
mặc dù Harris đã đề cập đến phép phân tích toàn bộ diễn ngôn, nhưng sức thuyết phục ở
các luận điểm của Harris là chưa cao và ông cũng chưa đưa ra một mô hình phân tích
hoàn chỉnh. Vì vậy, sự phổ biến của khái niệm diễn ngôn, phân tích diễn ngôn thời điểm
này còn rất hạn chế.
Tiếp nối Harris là Mitchell (1957, 123), sau đó là Sinclair và Coulthard (1975, 127)
đã dần đưa các thuật ngữ này đến gần với độc giả hơn. Tiêu biểu là công trình Towards
an Analysis of Discourse (Về Một phân tích diễn ngôn) của Sinclair và Coulthard [127], hay
công trình An Introduction to Discourse Analysis (Một Dẫn luận về phân tích diễn ngôn)
của Coulthard được công bố vào năm 1977 [106],…
Năm 1975, trong công trình Logic and conversation (Lôgích và hội thoại) [113],
Grice đã phác thảo lý thuyết về hàm ngôn (Theory of implicature). Công trình này được
xem là một trong những công trình có tầm ảnh hưởng lớn trong việc phát triển ngành
ngữ dụng học. Trong lý thuyết của mình, Grice cố gắng giải thích cách thức người nghe
hiểu được nghĩa từ phát ngôn của người nói, từ cấp độ ngữ nghĩa cho đến cấp độ hàm
ngôn của phát ngôn. Ông mô tả hai loại hàm ngôn: hàm ngôn quy ước (conventional
implicature) và hàm ngôn hội thoại (conversational implicature). Cả hai đều thể hiện cấp
độ nghĩa hàm ngôn ngoài cấp độ ngữ nghĩa của các từ ngữ trong mỗi phát ngôn.
Tuy nhiên, phải đến công trình Discourse Analysis (Phân tích diễn ngôn – 1983)
của Brown và Yule thì phân tích diễn ngôn mới được nghiên cứu một cách đầy đủ khi
các tác giả đã trình bày một cách cụ thể những vấn đề về phân tích diễn ngôn như khái
niệm, phương pháp và những cơ sở lý thuyết của việc phân tích diễn ngôn; trong đó, các
tác giả chú ý nhiều đến việc sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để phân tích diễn ngôn
13
qua nguồn ngữ liệu là diễn ngôn tiếng Anh. Thông qua việc khảo sát quá trình con người
sử dụng ngôn ngữ để thực hiện các hoạt động giao tiếp xã hội từ thành tựu của các lĩnh
vực liên ngành, đặc biệt là thành tựu của ngôn ngữ học mô tả: mô tả các hình thức ngôn
ngữ được sử dụng như thế nào trong giao tiếp, các tác giả đã khẳng định, chính con
người đã giao tiếp và hiểu biết: người nói/ viết đưa ra chủ đề, tiền giả định và cũng chính
họ tạo ra cấu trúc thông tin và hệ quy chiếu; trong khi đó, người nghe/ đọc hiểu và rút ra
kết luận. Hướng nghiên cứu này đã đạt được những thành tựu mới khi kết quả cho thấy
đã trái ngược hoàn toàn với hướng nghiên cứu các vấn đề mà trong đó câu được tách ra
khỏi ngữ cảnh giao tiếp.
Năm 1994, nhà nghiên cứu Schiffrin đã khảo sát và tập hợp được các đường hướng
phân tích diễn ngôn như sau: đường hướng dụng học (pragmatics); đường hướng biến
đổi ngôn ngữ (language variation); đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác
(interactional socio-linguistics) bắt nguồn từ các lĩnh vực khác nhau như xã hội học,
nhân chủng học; đường hướng dân tộc học giao tiếp (ethnography of communication);
đường hướng phân tích hội thoại (conversation analysis); đường hướng phân tích diễn
ngôn trong tâm lý học xã hội (discourse analysis in social psychology); đường hướng
giao tiếp liên văn hóa (cross cultural communication); đường hướng phân tích diễn ngôn
tổng hợp (integrated). Mặc dù mỗi đường hướng có hệ thống phương pháp đặc thù,
nhưng đều có điểm chung là nhìn nhận ngôn ngữ như công cụ của một quá trình tương
tác tạo nghĩa. Giao điểm của chúng là giải quyết mối quan hệ giữa cấu trúc và chức
năng, giữa văn bản và ngữ cảnh, giữa diễn ngôn và giao tiếp. Hay nói cách khác, mục
đích của chúng đều hướng về phân tích việc sử dụng hệ thống và chức năng của ngôn
ngữ trong quá trình giao tiếp xã hội trên những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể và trong những
ngữ cảnh cụ thể.
Bên cạnh những tác giả trên, khi nói đến các nhà nghiên cứu về phân tích diễn
ngôn được biết nhiều ở Việt Nam phải kể đến Levinson (1983), Halliday (1985), Nunan
(1997),… Những công trình của họ cũng góp phần tạo nên nền tảng lý thuyết quan
trọng, định hướng cho sự tiếp cận phân tích diễn ngôn cũng như phân tích diễn ngôn phê
phán sau này.
b. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Phân tích diễn ngôn du nhập vào Việt Nam khá muộn. Đó là một quá trình phát
triển qua hai giai đoạn từ ngữ pháp văn bản đến phân tích diễn ngôn.
– Ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu đã bước đầu nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến giao tiếp, phân tích diễn ngôn và cấu tạo của văn bản. Trong những công trình
của mình, mặc dù không đi sâu vào khái niệm, bản chất của phân tích diễn ngôn nhưng
những quan điểm của các tác giả về vấn đề ngữ pháp văn bản đã mở đường cho hướng
tiếp cận ngôn ngữ trên câu. Những yếu tố cũng như các phương thức liên kết văn bản và
đặc biệt là vấn đề mạch lạc trong văn bản – một khái niệm và nhân tố quan yếu của lý
thuyết phân tích diễn ngôn sau này cũng được đề cập là những định hướng và nhân tố
không thể thiếu trong quá trình phân tích một diễn ngôn. Tiêu biểu cho những đóng góp
này là các tác giả Trần Ngọc Thêm với công trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
14
(1985), Diệp Quang Ban với công trình Giao tiếp. Văn bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn
văn (2002) hay công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (2006),…
– Ở giai đoạn tiếp theo, Đỗ Hữu Châu với bài viết Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ
(Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2000) đã đề cập đến mối liên hệ giữa ngôn ngữ với những yếu
tố ngoài ngôn ngữ. Hay nói cách khác, đây chính là các yếu tố văn hóa - ngữ cảnh, một
nhân tố quan trọng trong quá trình tìm hiểu và phân tích diễn ngôn. Đặc biệt, trong Giáo
trình Đại cương Ngôn ngữ học, Tập hai: Ngữ dụng học (2001), với những kiến thức về
ngữ dụng học - liên quan trực tiếp đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ như mối liên hệ giữa
ngôn ngữ với ngữ cảnh, chiến lược giao tiếp, lý thuyết hành động ngôn từ, lý thuyết hội
thoại, ý nghĩa tường minh và hàm ngôn,... Đỗ Hữu Châu đã cung cấp những kiến thức
quan trọng, góp phần định hướng cho vấn đề tiếp cận ngôn ngữ trong giao tiếp.
Năm 2000, trong cuốn Dụng học Việt ngữ [27], Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập
đến một số vấn đề của phân tích diễn ngôn như các quan niệm về văn bản và diễn ngôn,
diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, diễn ngôn và văn hóa, liên kết và mạch lạc, ngữ cảnh
và ý nghĩa, dụng học giao văn hóa, cấu trúc thông tin, ngữ dụng học diễn ngôn,... Ngoài
những vấn đề này, tác giả còn nhấn mạnh đến yếu tố ngữ vực bao gồm ba yếu tố là
trường diễn ngôn, tính chất diễn ngôn và phương thức diễn ngôn.
Phải đến chuyên luận Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp
(2003) của tác giả Nguyễn Hòa thì lý thuyết phân tích diễn ngôn mới thực sự được giới
thiệu một cách chi tiết và đầy đủ ở Việt Nam. Trong chuyên luận này, tác giả đã đưa ra
một cái nhìn cụ thể về những vấn đề của phân tích diễn ngôn từ lý luận đến thực tiễn áp
dụng. Ngoài những nội dung trọng tâm như khái niệm diễn ngôn, các đặc tính và các vấn
đề liên quan đến diễn ngôn, các đường hướng chính trong phân tích diễn ngôn hay vấn
đề ngữ cảnh và giao tiếp,… thì tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung mạch lạc trong
diễn ngôn và coi đây là một trong những vấn đề thuộc về bản chất của diễn ngôn. Trong
công trình này, tác giả đã lựa chọn phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp
(integrated method) làm khung lý luận để áp dụng tìm hiểu, phân tích nguồn cứ liệu là
thể loại diễn ngôn tin trong tiếng Anh và thể loại bình luận chính trị trong tiếng Việt.
Trên cơ sở công trình nêu trên, năm 2006, Nguyễn Hòa tiếp tục giới thiệu công
trình Phân tích diễn ngôn phê phán, lý luận và phương pháp. Trong công trình này, tác
giả đã trình bày một cách chi tiết tất cả các vấn đề cơ bản của phân tích diễn ngôn phê
phán (Critical Discourse Analysis – CDA) từ những vấn đề lý luận đến phương pháp
vận dụng trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ. Đồng thời, dựa trên sự tích hợp các
đường hướng phân tích CDA trên thế giới, đặc biệt là lý thuyết diễn ngôn phê phán
theo quan điểm của Fairclough và lý thuyết chức năng hệ thống của Halliday, Nguyễn
Hòa đã xây dựng mô hình CDA với các yếu tố cơ bản như căn cứ tiếp cận, hoàn cảnh
văn hóa - xã hội, ngữ cảnh tình huống, phương tiện ngôn ngữ sử dụng, giao diện và
cuối cùng là miêu tả, giải thích và tường giải.. Theo tác giả, quá trình phân tích cần
phải hướng đến cả khía cạnh cấu trúc (tức nguồn lực ngôn ngữ) và chức năng (tức sự
tương tác). Trong chuyên luận này, tác giả cũng dành một mục lớn (Một số trường hợp
xem xét cụ thể) để tiến hành phân tích bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ – Bill
Clinton dựa trên mô hình phân tích CDA của Fairclough kết hợp với mô hình tổng hợp
15
của chính tác giả với các yếu tố cơ bản như giá trị kinh nghiệm của từ vựng, ngữ pháp,
hiểu và giải thích bài phát biểu,...
Năm 2012, trong công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Diệp Quang Ban
đã dành chương 4 và một phần của chương 5 để đề cập đến diễn ngôn và phân tích diễn
ngôn. Bên cạnh việc trình bày quá trình hình thành phân tích diễn ngôn, những vấn đề về
phân tích diễn ngôn phê bình và ngôn ngữ học sinh thái, tác giả còn xác định một số
hướng ứng dụng phân tích diễn ngôn vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật với những yếu
tố như âm thanh ngôn ngữ suy diễn được, nhịp điệu suy diễn được, từ suy diễn được,
việc chọn từ để dùng, hiện thực được miêu tả suy diễn được,... Có thể nói, cũng như hai
công trình chuyên khảo của Nguyễn Hòa, công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn
bản của Diệp Quang Ban là một trong những công trình có nhiều đóng góp lớn, là tài
liệu quan trọng cho những nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết này.
Ngoài những tác giả đã nêu ở trên, chúng ta cũng cần nhắc đến một số tác giả khác
như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức Dân (1996, 1998), Hoàng Phê (2003),... Những
tác giả này, trong những công trình của mình, cũng đã đề cập đến các vấn đề liên quan
đến diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ở những góc độ khác nhau.
Bên cạnh những công trình biên khảo, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí
ngôn ngữ đã cung cấp những kiến thức lý luận cũng như những ứng dụng thực tế của lý
thuyết này như: Bàn về mạch lạc của diễn ngôn (Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 2/2002) và Phân tích diễn ngôn phê phán là gì? (Tạp chí Ngôn ngữ,
số 2/2005) của Nguyễn Hòa, Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng (Tạp chí Ngôn
ngữ, số 2/2009) của Diệp Quang Ban, Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong
diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ (Tạp chí Ngôn ngữ, số 4/2009) của Nguyễn Văn Thành,…
Như vậy, đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề
liên quan đến phân tích diễn ngôn. Ở khía cạnh chung nhất, những công trình này đều
khẳng định được vai trò, vị trí của lý thuyết phân tích diễn ngôn trong quá trình tìm hiểu
và phân tích ngôn ngữ; nhấn mạnh những ưu điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn so
với những ngành khoa học liên quan, góp phần hình thành lên hướng nghiên cứu ngôn
ngữ mới: ngôn ngữ trong quá trình sử dụng.
1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu các thể loại
diễn ngôn trong tiếng Việt
Mặc dù lý thuyết phân tích diễn ngôn du nhập vào Việt Nam khá muộn, tuy nhiên
cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ và thạc sĩ ứng dụng lý thuyết này
tương đối nhiều, nhất là những năm gần đây. Có thể nêu ra một số hướng ứng dụng sau:
Thứ nhất là những công trình ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn sử dụng cứ
liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội.
Về luận án: Trong công trình Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà
nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn [30], Nguyễn Thị Hà (2010) đã áp dụng
đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống do Kress và Fairclough
xây dựng để tiến hành phân tích ba siêu chức năng ngôn ngữ theo quan điểm của
Halliday, qua đó thấy được sự hiện thực hóa quyền lực trong văn bản quản lý Nhà nước
cũng như sự tác động của các chức năng ngôn ngữ đến chất lượng và hiệu quả của văn
bản quản lý Nhà nước.
16
Tác giả Đỗ Thị Xuân Dung (2015) trong công trình Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn
khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt [20] đã sử dụng đường hướng phân tích diễn ngôn phê
phán (CDA) với khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trên cơ sở các siêu chức
năng của ngôn ngữ để mô tả một cách hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu
chính trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt thông qua các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu
trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn, qua đó góp phần chứng minh diễn ngôn không chỉ
là một tập quán xã hội mà còn là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; đồng thời, tác giả
cũng làm rõ thái độ, hệ tư tưởng và quyền phát ngôn của người phát ngôn khẩu hiệu,
định hướng những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang tính
khoa học vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao.
Trần Thị Thùy Linh (2016) trong công trình Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp
đồng tiếng Việt từ bình diện Phân tích diễn ngôn [59] đã dựa vào các mô hình lý thuyết
ngữ vực và phương pháp phân tích thể loại để nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng
tiếng Việt thông qua những đặc trưng về Trường, đặc trưng về Ý chỉ và đặc trưng về
Phương thức. Từ kết quả đạt được, tác giả đã nhấn mạnh đến các chức năng của ngôn
ngữ trong các tình huống giao tiếp, vai trò của nó trong phát ngôn nhằm đạt được một
mục đích cụ thể nào đó trong giao tiếp.
Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình là luận văn thạc sĩ hay những công trình
nghiên cứu khác đã dựa vào những nguyên lý CDA và Ngữ pháp chức năng hệ thống của
Halliday với cơ sở là mô hình phân tích CDA của Fairclough để phân tích mối quan hệ
giữa ngôn ngữ và xã hội, đặc biệt thể hiện quyền lực và hệ tư tưởng của người nói trong
các bài phát biểu của các nhà chính trị lớn trên thế giới hoặc ngôn ngữ báo chí, truyền
hình hay các tác phẩm văn học ký. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là những công
trình của các tác giả Trần Thị Hồng Vân (2005), Lý Thị Thanh Yên (2006), Hoàng
Nguyệt Anh (2008), Đặng Thị Anh Thư (2010), Nguyễn Thị Phương Nam (2011), Hà
Thị Phước (2015),...
Thứ hai là những công trình ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn sử dụng cứ
liệu là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học.
Về luận án, Vũ Văn Lăng (2013) trong đề tài Một số tác phẩm của Nam Cao dưới
ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học [58] đã kết hợp giữa hai lý thuyết phân
tích diễn ngôn và dụng học để tập trung vào tìm hiểu và phân tích các vấn đề bố cục và
thời gian trong truyện, các lớp nhân vật, yếu tố lập luận, cách dùng từ ngữ và một số dấu
hiệu ký hiệu học xã hội,... Qua đó, tác giả đã làm rõ nội dung chứa đựng trong tác phẩm
trên cơ sở các chứng cứ ngôn ngữ có trong tác phẩm như nội dung sự việc được trình
bày, tính cách và cách nhìn của nhân vật, tình huống vật lý và tình huống xã hội - văn
hóa liên quan đến đề tài tác phẩm cũng như cả quan điểm và bút pháp của tác giả.
Trong khi đó, đối với những đề tài là luận văn thạc sĩ, tùy vào mục đích nghiên cứu
cụ thể cũng như đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng
những đường hướng phân tích diễn ngôn khác nhau, thậm chí chỉ áp dụng một vài vấn đề
nhỏ của một đường hướng nào đó. Chẳng hạn, Phạm Thị Thu Trang (2008) ứng dụng
những quan điểm của diễn ngôn hội thoại, diễn ngôn phê phán; Quách Thị Thanh Nhàn
(2014) tiếp cận đối tượng từ hai góc độ ngữ vực với các trường, thức, không khí chung
17
và góc độ mạch lạc và liên kết; trong khi đó, Lê Thị Thảo Nguyên (2015) lại xuất phát từ
những quan điểm của Halliday về các chức năng siêu ngôn ngữ hay mô hình tam phân
ngữ pháp chức năng hệ thống để tìm hiểu các đặc điểm từ ngữ, cấu trúc cú pháp cũng
như cấu trúc diễn ngôn của đối tượng nghiên cứu,…
Như vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng lý thuyết
phân tích diễn ngôn hoặc những vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn đã được thực
hiện. Trong các công trình này, tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể cũng như đặc trưng
văn bản của đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã lựa chọn đường hướng và các khung lý
thuyết khác nhau để thực hiện đề tài của mình. Trong đó, đối với những công trình sử
dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội, các tác giả chủ yếu dựa vào
những quan niệm của ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về các chức năng ngôn
ngữ làm khung lý thuyết nghiên cứu. Đây cũng chính là hướng đi của đề tài luận án của
chúng tôi. Những đường hướng lựa chọn cũng như cách thức tiếp cận đối tượng và kết
quả nghiên cứu của những công trình ứng dụng trên sẽ là những gợi ý làm cơ sở quý giá
để chúng tôi có thể tham khảo cho quá trình thực hiện đề tài.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
a. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Số lượng công trình nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của
các tác giả nước ngoài đến nay vẫn chưa thể xác định được chính xác. Dưới đây là một
số nhận xét tiêu biểu của những nhà nghiên cứu nước ngoài đối với văn chính luận
của Người:
Tờ World Daily, sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, đã đăng liên tiếp nhiều bài
viết dưới tiêu đề Di sản của Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, số báo ra ngày 20-9-1969 đã nhấn
mạnh đến sự tác động của những tác phẩm chính luận Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải
phóng dân tộc trên thế giới: “Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản tinh
thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do
và chủ nghĩa Cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới!” [104]. Quan điểm
này cũng được thể hiện rất rõ trong bài Một anh hùng của thời đại chúng ta [72, tr. 139]
của nhà nghiên cứu Cuba – Rơnê đơ Pêstrê; ngoài ra, trong bài viết này, tác giả còn nhấn
mạnh đến dấu ấn tinh tế, sinh động và sáng tạo của Người trong cách thể hiện tư tưởng,
nội dung phản ánh.
Nhà nghiên cứu Niculin hướng đến bàn luận về giá trị của những luận cứ trong văn
chính luận của Người. Khi nghiên cứu Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả cho rằng:
“Bằng giọng cáo trạng dựa trên những chứng cớ sắc cạnh đầy sức thuyết phục, cuốn
sách đã xây dựng hình tượng khái quát về tên thực dân ở châu Á và các nước châu Phi”.
[đã dẫn: 66, tr. 246]
Trong khi đó, Bớcset (Úc) lại hướng đến một khía cạnh khác khi nhấn mạnh đến
lối trình bày ngắn gọn, dùng những hình ảnh trong sáng của Hồ Chủ tịch để phản ánh
mọi vấn đề, thậm chí cả những vấn đề phức tạp nhất. [70, tr. 621-622]
Nhà nghiên cứu Apđen Malếch Khalin (Cộng hòa Ả Rập thống nhất) bên cạnh ngợi
ca sự đa dạng trong cách thức trình bày còn có những nhận xét đầy tinh tế về nghệ thuật
18
châm biếm đả kích trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: “Lần đầu tiên
thế giới được thấy vị Chủ tịch của một Đảng Cộng sản kết hợp chặt chẽ văn học với
chính trị, kết hợp bài thơ với những con số (...). Trước đây cũng vậy, những lời châm
biếm mỉa mai của Cụ đã từng là những ngọn roi quất mạnh vào lưng bọn chúa tể ở Pháp
và các nơi khác”. [70, tr. 522-523]
Hướng đến những giá trị tinh thần biểu hiện trong các tác phẩm chính luận
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Sac-lơ Phuôc-ni-ô (Pháp) cho rằng: “Đây không phải
là một thói quen trong cách sử dụng ngôn ngữ mà đây chính là một nếp suy nghĩ của
Người, nếp suy nghĩ ấy thể hiện ra như vậy, làm cho người ta thấy rằng tất cả mọi tình
huống dù là đen tối nhất, Người đã phân biệt rõ cái gì là tích cực, cái gì hướng về cuộc
sống tương lai”. [72, tr. 518-519]
Nhìn chung, những nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
của các tác giả nước ngoài cơ bản mang tính khái quát, đồng thời tập trung vào nghiên
cứu về hình tượng của tác giả cũng như tư tưởng, nội dung và nghệ thuật nói chung,
chưa có những bài viết thực sự chuyên sâu về vấn đề ngôn ngữ.
b. Các nghiên cứu ở Việt Nam
b1. Những nghiên cứu chung về ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh
Thứ nhất, về vấn đề sử dụng từ ngữ: Cho đến nay đã có rất nhiều bài viết nghiên
cứu nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề sử dụng từ ngữ trong các tác phẩm chính luận
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như: khẳng định giá trị nghệ thuật trong cách Người sử
dụng lớp từ ngữ gắn liền với lời ăn tiếng nói của quần chúng, tiếng nói của dân tộc hay
vấn đề sử dụng từ Hán Việt, sử dụng thành ngữ. Bên cạnh đó, vấn đề hình tượng hóa ngữ
nghĩa của danh từ thuần Việt, vấn đề tạo nghĩa mới cho từ trong quá trình sử dụng ngôn
ngữ của Người cũng được đánh giá dưới góc nhìn nghệ thuật độc đáo. Đồng thời, một
khía cạnh khác cũng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm đó chính là cách sử dụng
ngôn ngữ một cách khéo léo trong mục đích châm biếm, đả kích kẻ thù. Tìm hiểu về vấn
đề này có một số bài viết tiêu biểu sau đây:
Đào Thản và Hoàng Văn Hành trong Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh
[99, tr. 86] nhấn mạnh đến khía cạnh Người đã phát huy những khả năng tiềm tàng của
tiếng nói dân tộc cũng như sử dụng hiệu quả vốn từ khẩu ngữ của quần chúng. Cùng
quan điểm này, Nguyễn Phan Cảnh trong bài viết Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ
tịch qua những lời kêu gọi [103] cũng đã khẳng định những giá trị của cách Người sử
dụng những từ khẩu ngữ cũng như những lớp từ ngữ thường dùng (lớp từ dùng chung
cho mọi thành viên trong xã hội).
Trong khi đó, trong công trình Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
Nguyễn Như Ý lại nhấn mạnh đến tính sáng tạo và cách sử dụng tài tình lớp từ ngữ trong
từng hoàn cảnh cụ thể khi khẳng định: “Với vật liệu sẵn có của tiếng ta, Người đã sáng
tạo ra một số từ ngữ mới, một số ca dao, tục ngữ mới mà hiện nay mọi người chúng ta
đã quen dùng. (...) Thông qua những sáng tạo của mình về từ ngữ, về cách diễn đạt,
Người đóng góp cho sự phát triển ngôn ngữ, thậm chí ảnh hưởng lớn đến chiều hướng
19
phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt”. [103, tr. 209]
Cũng đề cập đến vấn đề sử dụng vốn từ và sức mạnh của từ ngữ mang lại qua cách
dùng của Người, Nguyễn Văn Tu trong bài viết Hồ Chí Minh sử dụng tài tình từ vựng để
đả kích kẻ địch lại nghiên cứu kỹ cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ vựng để đả kích
kẻ thù như: khai thác triệt để vốn đại từ chỉ người trong tiếng Việt; cách chơi chữ trong
phiên âm; cách rút gọn từ làm phương tiện châm biếm; cách dùng từ có nghĩa tốt với ý
trái ngược; cách dùng từ nghĩa xấu để trực tiếp đả kích kẻ địch; cách dùng tiếng Pháp,
tiếng Anh xen với tiếng Việt; cách lảy Kiều để đả kích kẻ thù; cách dùng từ chỉ động vật
để chỉ người, gây sắc thái đả kích,... [99, tr. 190]
Đi tìm hiểu một khía cạnh khác của từ ngữ trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh,
Hoàng Tuệ trong bài Học tập văn phong Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh đến đặc điểm hình
tượng hóa ngữ nghĩa của danh từ thuần Việt. Theo tác giả: “Chỉ cần một danh từ để nêu lên
một sự vật biểu trưng là có thể làm cho tư duy được thu hút vào đó, rồi lại từ đó triển khai
tầng tầng lớp lớp vào những địa hạt cao, sâu của tư tưởng, tình cảm. Chính nhờ có vậy mà
hình tượng lắng đọng vào tâm trí, qua một lời văn súc tích, ngắn gọn”. [103, tr. 712]
Trong bài Tiền đề và chiều sâu của một phong cách lớn [103], Nguyễn Lai đã có
những phát hiện thú vị về hiện tượng tạo nghĩa trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh. Từ những
từ ngữ thông thường, Người đã tạo thêm cho chúng những nét nghĩa mới thông qua việc
kết hợp chúng với những từ ngữ khác biểu hiện ở xu thế mở rộng đơn vị nhỏ thành tập
hợp mới để phát hiện mối liên hệ nội tại mới giữa thuộc tính và sự vật nói chung.
Với phương pháp thống kê, Nguyễn Đức Dân trong bài Từ vựng trong ngôn ngữ
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu độ phân bố của các loại từ trong văn
chính luận và văn tiểu phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản là khả năng hoạt động độc lập,
tính hoàn chỉnh về kết cấu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp để vạch ranh giới của từ. Qua
kết quả khảo sát, tác giả cho thấy, xuất phát từ đặc trưng thể loại, trong văn chính luận có
xu hướng Việt hóa ngôn ngữ nhưng cũng có hiện tượng “từ thuần Việt nhường chỗ cho
từ Hán Việt tương ứng”. [100, tr. 295]
Thứ hai, về vấn đề xây dựng câu văn. Đây cũng là vấn đề được nghiên cứu với
nhiều kết quả khác nhau như: tính linh hoạt trong việc xây dựng các kiểu cấu tạo câu;
câu văn thường ngắn gọn, sáng sủa, chính xác nhưng cũng rất linh hoạt, tinh tế và giàu
biểu cảm; trong câu văn luôn có tính nhạc nhờ các yếu tố nhạc điệu và nhịp điệu; câu
văn luôn có sự phong phú khác thường về lượng thông tin ngữ nghĩa,... Tiêu biểu viết về
vấn đề câu là một số công trình sau đây:
Lê Xuân Thại trong bài Câu văn của Bác Hồ đã tiến hành phân tích những đặc
điểm nổi bật trong cách chọn lựa và xây dựng câu văn của Người như việc cân nhắc
những kiểu cấu tạo khác nhau, tuy nội dung cơ bản giống nhau; việc cân nhắc dùng trật
tự từ nào thỏa đáng nhất; việc sử dụng lối đảo trật tự hay dựa vào các hư từ để nhấn
mạnh ý câu, cách dùng lối phủ định - khẳng định, cách đưa bổ ngữ của câu lên phía
trước làm chủ đề logic của câu, sự đa dạng của các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm
thán, câu mệnh lệnh,... Từ đó, tác giả khái quát tác dụng của câu văn trong ngôn ngữ của
Người: “Câu văn của Bác ngắn gọn, sáng sủa nên dễ hiểu, dễ nhớ; câu văn của Bác tinh
tế, chính xác nên nói được đúng ý, đúng tình”,… [99, tr. 84]
20
Trong bài Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch, hai tác giả Đào Thản
và Hoàng Văn Hành khi nhận xét về cách viết câu của Người lại nhấn mạnh vào yếu
tố nhạc điệu và nhịp điệu. Các tác giả bài viết nhận định: Trong nhiều trường hợp,
Hồ Chủ tịch đã “chọn lựa từ ngữ hoặc thay đổi trật tự từ trong câu nhằm đảm bảo sự
hài hòa về âm thanh của lời nói trong một số bài văn (…). Câu văn của Người vì thế có
cái nhịp nhàng uyển chuyển của câu văn cổ điển, kết hợp với cái phóng khoáng tự
nhiên của lời nói hàng ngày, đôi lúc phảng phất một lối “thơ bằng văn xuôi” hết sức
gợi cảm”. [99, tr. 94]
Đái Xuân Ninh trong bài Lượng thông tin ngữ nghĩa trong câu văn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh [100] lại đi tìm hiểu sự phong phú khác thường về lượng thông tin ngữ
nghĩa. Cùng quan điểm với Lê Xuân Thại về sự ngắn gọn trong câu văn của Người, tác
giả còn nhấn mạnh những yếu tố tạo sức nặng truyền tải nội dung trong đó như: rút gọn,
xử lý hợp lý những yếu tố dư thừa trong thông báo; lựa chọn những yếu tố có giá trị
thông báo cao, có tính chất bất ngờ; vấn đề sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng; yếu tố
tiền giả định,...
Có thể kể thêm một số tác giả cũng đã ít nhiều đề cập đến vấn đề câu như Đào Thản
và Hoàng Văn Hành trong Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch [103],
Nguyễn Phan Cảnh trong bài Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ tịch qua những lời
kêu gọi [103], Vũ Thị Sao Chi trong Nhịp điệu văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền
nhịp điệu thơ văn Việt Nam [15],...
Thứ ba, về phương thức tổ chức văn bản. Tổ chức văn bản là một trong những nội
dung quan trọng của bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ. Với những
tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đặc biệt là những tác phẩm văn chính
luận, vấn đề này cũng được giới nghiên cứu quan tâm và bàn đến nhiều khía cạnh khác
nhau như: lối diễn đạt logic, chặt chẽ cùng hệ thống luận cứ, luận điểm sắc bén kết hợp
với cách dùng từ, cách đặt câu độc đáo; bên cạnh đó, các vấn đề như nhịp điệu, nghệ
thuật lảy Kiều,... cũng là những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành và
tổ chức nên một văn bản vừa có tính nghệ thuật cao vừa truyền tải được nội dung một
cách sâu sắc, hiệu quả.
Bàn về tính logic và lập luận chặt chẽ có các bài: Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ
Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi của Nguyễn Phan Cảnh [103], Một số suy nghĩ trong
khi tìm hiểu di sản của Hồ Chủ tịch về ngôn ngữ của Nguyễn Kim Thản [103], Phương
pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh của Nguyễn Đăng Mạnh [103],... Trong những
bài viết này, các tác giả đã chỉ ra: sự trình bày một cách đúng đắn hệ thống luận điểm
trong trình tự logic, tránh sự phức tạp, chủ yếu là chú ý đến nội dung; dùng rộng rãi
trong các hình thức suy lý diễn dịch, nhất là suy ý tỉnh lược và tam đoạn luận phức hợp;
cách viết rõ ràng, dẫn chứng sát thực; sức thuyết phục tập trung ở chỗ đưa ra những lý lẽ
đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được,…
Như vậy, với nhiều khía cạnh và góc độ nghiên cứu khác nhau, những bài viết đã
khẳng định những giá trị đắc dụng trong quá trình phản ánh nội dung của nghệ thuật xây
dựng và triển khai từ ngữ, câu, tổ chức văn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc –
Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các bài viết này đều nghiên cứu dưới quan điểm của ngữ pháp
21
học truyền thống, ít đặt nó trong vai trò là ngôn ngữ hành chức theo quan điểm của hướng
nghiên cứu hình thức luận, xem xét dưới góc độ chức năng nên chủ yếu hướng về giá trị
biểu hiện, phản ánh nội dung, sự tình. Do đó có thể nói, các vấn đề nghiên cứu về từ ngữ,
câu và tổ chức văn bản có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, đặc biệt nếu như chúng ta đặt nó dưới
góc nhìn phân tích diễn ngôn – một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới.
b2. Những nghiên cứu về chiến lược giao tiếp ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc
– Hồ Chí Minh
Chiến lược giao tiếp là một trong những nội dung rất đáng chú ý của thể loại văn
chính luận. Với mục đích nhằm thuyết phục người nghe một cách hiệu quả nhất trong
quá trình giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ sẽ tiến hành lựa chọn ngôn ngữ cũng như
cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận và trong
những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của lý
thuyết phân tích diễn ngôn khi nó quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử
dụng ngôn ngữ, quan tâm đến cách người nói/ người viết đã lựa chọn ngôn ngữ như thế
nào trong việc thể hiện mục đích của mình. Đặc điểm này cũng được một số công trình
nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh quan tâm, đề cập.
Trong bài Văn Pháp rất Pháp của Nguyễn Ái Quốc, Phạm Huy Thông cũng đánh
giá rất cao chiến lược giao tiếp ngôn ngữ của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động trên
đất Pháp những năm 20 của thế kỷ XX. Tác giả bài viết đã trình bày một số đặc điểm
ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc mang đậm dấu ấn phong cách và văn hóa, tâm lý của người
Pháp. Đó là giọng văn vừa dí dỏm, hài hước, vừa tả chân sinh động nhưng cũng vừa
thắm thiết trữ tình, xúc động. Phạm Huy Thông đưa ra dẫn chứng: “Cùng trong một bài
viết với hai đoạn văn trên, là đoạn văn này, khác hẳn, cũng là tả chân, cũng là hiện thực,
mà rung động sâu xa, mà thắm thiết trữ tình” [100, tr. 186]. Tác giả còn nhấn mạnh,
trong ngôn ngữ thường ngày của người bình dân Pháp, trong văn viết báo thông thường
của Nguyễn Ái Quốc, chêm được vào cái gì cho vui, cho nhộn, thì người Pháp chêm, và
Nguyễn Ái Quốc chêm. Lấy cợt mỉa làm thủ pháp thường trực và coi châm biếm là vũ
khí lợi hại, là Người đã hòa nhập tư duy Pháp khi viết tiếng Pháp.
Đặng Anh Đào trong bài viết Nơi giao thoa nhiều tiếng nói trong ngôn ngữ
Hồ Chí Minh cũng đã có một cái nhìn khái quát và tương đối toàn diện về vấn đề lựa
chọn ngôn ngữ và phong cách viết của Người để phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. Đó
là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngôn ngữ và phong cách Việt trong văn Pháp, giữa ngôn
ngữ và phong cách Việt trong thơ Đường, giữa ngôn ngữ và phong cách Pháp trong văn
Việt. Tác giả bài viết nhận định: “Sự hòa lẫn giữa các ngôn ngữ và phong cách khác
nhau không đơn giản chỉ là vấn đề người viết mà còn là vấn đề người đọc. Có nghĩa, nó
có mục đích tác động đến người đọc, truyền tải cho họ những nội dung, tình cảm của
Người một cách hiệu quả nhất”. [103, tr. 780]
Nguyễn Xuân Hòa trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ và thành ngữ
trong giao tiếp đã nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến mục đích, đối tượng
liên cá nhân (người phát ngôn và người tiếp nhận) và hoàn cảnh giao tiếp, mà trong
22
giao tiếp thì phát ngôn của người nói hay người viết vừa là sản phẩm vừa là phương tiện
của chính họ. Bởi vậy, chủ trương của Bác là nội dung của bài nói, bài viết phải có sức
tác động đến người nghe, người đọc”. [46, tr. 75]
Trong công trình Thử nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên
quan điểm Lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ, xuất phát từ việc nêu lên bốn luận điểm cơ bản
của Lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ, Nguyễn Như Ý đã đi tìm hiểu, phân tích chiến lược
giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách sử dụng ngôn ngữ. Tác giả cho rằng, ở
khía cạnh nào, Người cũng lựa chọn cho mình cách ứng xử ngôn ngữ khôn khéo để đạt
được mục đích cuối cùng là thuyết phục được người nghe, người đọc một cách tốt nhất.
Sau cùng, tác giả nhận định: “Đặc điểm ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phản
ánh trong ngôn ngữ của toàn bộ các tác phẩm do Người sáng tạo ra trong các thời kỳ
lịch sử khác nhau”. [100, tr. 50]
Nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ và phát huy
chiều sâu văn hóa của dân tộc, Nguyễn Lai trong bài viết Chiều sâu văn hóa trong tầm
nhìn ngôn ngữ Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và mục
đích sử dụng, gắn nó với sự phát triển của nhân dân và quá trình đấu tranh cách mạng.
Theo tác giả: “Để đặt mục tiêu ngôn ngữ vào định hướng hành động theo đường lối quần
chúng như Hồ Chí Minh đã làm, về một phương diện nào đó, có thể hiểu là Nhà Văn
Hóa Lớn Hồ Chí Minh đã trực tiếp tạo ra bước ngoặt quan trọng để làm gia tăng hàm
lượng văn hóa mới – cả nội dung lẫn hình thức – ngay từ trong cơ chế ngôn ngữ; và,
trong sự điều chỉnh rất tinh vi mang ý nghĩa cách mạng văn hóa trong lòng ngôn ngữ để
nâng cao dân trí theo một hướng chiến lược mới gắn liền với quá trình phát triển cách
mạng này…”. [55, tr. 17]
Tính mục đích trong cách viết cũng là được nhiều tác giả quan tâm như: Một vài
suy nghĩ về các phương thức tổ chức văn bản trong ngôn ngữ của Bác Hồ của
Trần Ngọc Thêm [84], Tiền đề và chiều sâu của một phong cách lớn của Nguyễn Lai
[103], Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của Đặng Xuân Kỳ [52],... Trong khi
Trần Ngọc Thêm khẳng định: "Trong các bài nói viết của Hồ Chí Minh không có một
bài nào là không có tính mục đích" thì Đặng Xuân Kỳ cũng cho rằng: “Khi viết, khi nói
Người luôn định rõ chủ đề, mục đích và đối tượng tiếp nhận”.
Như vậy, các bài viết nêu trên đã có những góc nhìn khái quát về chiến lược giao
tiếp trong cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ nhằm phù hợp với từng đối tượng tiếp
nhận, từng ngữ cảnh cụ thể. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chưa nghiên
cứu đối tượng một cách hệ thống, chưa nhìn nhận ngôn ngữ như một thực thể xã hội,
chưa đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố ngữ cảnh giao tiếp, do đó chưa
thực sự nghiên cứu ngôn ngữ dưới quan điểm của ngôn ngữ hành chức.
Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng là địa hạt thu hút nghiên cứu
sinh, học viên cao học và sinh viên tham gia tìm hiểu, nghiên cứu.
Về luận án, Nguyễn Xuân Lan (1994) trong Các công trình nghiên cứu phê bình
văn thơ Hồ Chí Minh: Tình hình tư liệu, những quan điểm tiếp cận, các vấn đề [56]
23
không trực tiếp nghiên cứu về văn thơ Hồ Chí Minh mà tập hợp, khảo sát và tổng kết các
bài nghiên cứu, phê bình từ năm 1945 đến 1994 về văn thơ của Người trên các bình diện:
quan điểm nghệ thuật, các tác phẩm văn xuôi và thơ. Vì vậy, những kết luận của luận án
chỉ mang tính khái lược chứ không đi sâu cụ thể vào nghiên cứu một vấn đề nào đó, đặc
biệt là vấn đề ngôn ngữ.
Vũ Thị Sao Chi (2008) trong công trình Nhịp điệu văn chính luận Hồ Chí Minh
trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam đã đi vào tìm hiểu và phân tích những giá trị nhịp
điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh như: nhịp điệu – nhân tố góp phần tạo nên tính
nhạc cho câu văn; nhịp điệu là tiếng vang cộng hưởng cho nội dung ý nghĩa; nhịp điệu
khơi gợi, gia tăng cảm xúc; nhịp điệu góp phần thể hiện mạch tư duy logic, sắc sảo và
nhịp điệu góp phần thể hiện tính hùng biện, sôi nổi. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: “Tâm
hồn, trí tuệ, tài năng kết hợp với tính nhân dân sâu sắc đã kết tinh nên những chân giá
trị cao đẹp trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhịp điệu chính là một yếu tố
biểu hiện sinh động và sâu sắc”. [15, tr. 130]
Trong công trình Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (giai đoạn 1941 - 1969) [75], tác giả Phạm Nguyên Nhung (2016) đã dựa trên lý
thuyết về phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán để tiến hành nghiên cứu
đối tượng trên ba bình diện: thông điệp, liên nhân và tác động. Từ đó, không chỉ làm rõ
chức năng tác động của ngôn từ, những ảnh hưởng đối với người tiếp nhận các thông
điệp mà còn nhấn mạnh đến những biểu hiện quyền lực thông qua chiến lược giao tiếp,
cách lựa chọn từ để xưng hô hoặc qua ngữ cảnh ra lời kêu gọi.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ. Mỗi công
trình lại có những phương pháp tiếp cận khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu những khía
cạnh khác nhau về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chẳng hạn:
– Nghiên cứu về từ Hán Việt: Nguyễn Thị Hương (2008) quan tâm đến liên từ gốc
Hán Việt và các liên từ Hán Việt Việt hóa trong các tác phẩm văn chính luận của
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; Vũ Đình Tuấn (2013) lại khái quát những đặc điểm về
hình thức và ngữ nghĩa của từ Hán Việt cũng như nhấn mạnh đến giá trị trong việc lựa
chọn, sử dụng số lượng cũng như các từ Hán Việt của Người trong mục đích viết cho
từng đối tượng khác nhau.
– Nghiên cứu về nghệ thuật lập luận: Nguyễn Thị Thanh Bình (2006) tìm hiểu lập
luận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh theo hai hướng: lập luận
tường minh và lập luận ngầm ẩn; trong khi đó, Nguyễn Hoàng Anh (2014) lại dựa trên
cơ sở lý thuyết về phân tích diễn ngôn và lý thuyết lập luận để tiến hành tìm hiểu hai vấn
đề: các đặc trưng về kiểu loại trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự biểu hiện
quyền lực trong lập luận của Người thông qua các phương diện như hệ thống từ xưng hô,
động từ ngữ vi hay thông qua phép lịch sự.
– Nghiên cứu về phong cách, đặc điểm ngôn ngữ Hồ Chí Minh có các công trình
của các tác giả như Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), Hồ Thị Hà (2008), Trần Thị Thắm
(2011), Phan Văn Khoa (2014). Mặc dù phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận
khác nhau nhưng các tác giả đều tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY

More Related Content

What's hot

giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
MChau NTr
 

What's hot (20)

Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh ChâuĐề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
Đề tài: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAYLuận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
Luận văn: Sự chuyển biến trong văn học nửa cuối thế kỉ XIX, HAY
 
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đLuận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
Luận văn: Số đỏ và kỹ nghệ lấy tây của Vũ Trọng Phụng, HAY, 9đ
 
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAYLuận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
Luận văn: Thơ cổ phong Nguyễn Trãi, Nguyễn Du từ góc nhìn thi pháp, HAY
 
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAYLuận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
Luận văn: Cái Tôi cô đơn trong thơ mới và thơ đương đại, HAY
 
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng ViệtLuận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
Luận văn: Câu phủ định tiếng Nga trong sự đối chiếu với tiếng Việt
 
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAYĐặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
Đặc trưng nghệ thuật Truyện truyền kỳ Việt Nam thời trung đại, HAY
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đLuận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
Luận căn thạc sĩ: Từ ngữ chỉ món ăn Nam Bộ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
Luận văn: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ Hàn – việt có yếu tố chỉ tên gọi độn...
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn học, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đLuận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
Luận văn: Nét đẹp nhân văn trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, 9đ
 
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chèCấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
Cấu tạo và phương thức định danh của hệ thống từ ngữ nghề chè
 
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việtMô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
Mô típ hóa thân trong truyện cổ tích của người việt
 
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt NamLuận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
Luận án: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam
 
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 

Similar to Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY

Khxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghia
Khxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghiaKhxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghia
Khxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghia
Thu Thủy
 
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.docTRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
HuyDng48
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Man_Ebook
 

Similar to Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY (20)

Luận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAY
Luận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAYLuận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAY
Luận án: Tư tưởng chính trị Nguyễn Trãi, HAY
 
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdfPhong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
Phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ 6795510.pdf
 
Khxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghia
Khxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghiaKhxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghia
Khxh 02 phuong_phap_luan_nckh_ha_trong_nghia
 
Van hoc my
Van hoc myVan hoc my
Van hoc my
 
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đLuận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
Luận án: Hành động ngôn ngữ phê phán trong tiểu phẩm báo chí, 9đ
 
ch1-TTHCM.pdf
ch1-TTHCM.pdfch1-TTHCM.pdf
ch1-TTHCM.pdf
 
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.docTRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
TRIET_Decuongchitiet_K2021.doc
 
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945 Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam 1932-1945
 
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
Nhìn lại ông già và biển cả dưới góc độ nghi lễ trong giải phẫu phê bình của ...
 
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnhTư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
Tư tưởng triết học của lê hữu trác trong tác phẩm hải thượng y tông tâm lĩnh
 
Triết Học Hêghen Và Sự Ảnh Hưởng Của Nó Đến Đời Sống Văn Hoá Tinh Thần Của Th...
Triết Học Hêghen Và Sự Ảnh Hưởng Của Nó Đến Đời Sống Văn Hoá Tinh Thần Của Th...Triết Học Hêghen Và Sự Ảnh Hưởng Của Nó Đến Đời Sống Văn Hoá Tinh Thần Của Th...
Triết Học Hêghen Và Sự Ảnh Hưởng Của Nó Đến Đời Sống Văn Hoá Tinh Thần Của Th...
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng TùngLuận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
 
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
Những Vấn Đề Lý Luận Và Phương Pháp Tâm Lý Học
 
Chương 1.ppt
Chương 1.pptChương 1.ppt
Chương 1.ppt
 
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdfLV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Chủ Nghĩa Hiện Thực Trong Lý Khoá Luận Học Ở Việt...
 
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂMLuận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
Luận văn: Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong lý luận văn học, 9 ĐIỂM
 
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
Tiểu Luận Vai Trò Của Báo Chí Với Phản Ánh Tiêu Cực Của Xã Hội Hiện Nay 42728...
 
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC.pptx
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC.pptxCHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC.pptx
CHƯƠNG 1 KHÁI LUẬN TRIẾT HỌC.pptx
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
mskellyworkmail
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
HuyBo25
 

Recently uploaded (20)

Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
Vận dụng thi pháp học vào phân tích truyện ngắn Chiếc thuyền ...
 
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshareTẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
Tẩy trắng răng - dental bleaching slideshare
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 

Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY

  • 1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TRẦN BÌNH TUYÊN VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH TỪ GÓC NHÌN LÝ THUYẾT PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: PGS.TS. Trương Thị Nhàn 2: TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn Huế, 2017
  • 2. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin cảm ơn hai nhà giáo: PGS.TS. Trương Thị Nhàn và TS. Nguyễn Thị Bạch Nhạn đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể. Xin cảm ơn Đại học Huế, lãnh đạo Trường Đại học Khoa học, lãnh đạo Khoa Ngữ văn, lãnh đạo Nhà xuất bản Đại học Huế đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận án này. Xin được cảm ơn tất cả quý thầy cô, những người thân yêu trong gia đình cùng bạn bè, đồng nghiệp đã luôn khuyến khích và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tác giả Trần Bình Tuyên
  • 3. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Việc giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Bình Tuyên
  • 4. iv CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN BĐNT : Bị đồng nhất thể BSHT : Bị sở hữu thể BN : Bổ ngữ CC : Chu cảnh CN : Chủ ngữ CDA : Critical Discourse Analysis – Phân tích diễn ngôn phê phán ĐNT : Đồng nhất thể ĐgT : Đương thể ĐT : Đích thể ĐN : Đề ngữ HT : Hành thể HTg : Hiện tượng PNT : Phát ngôn thể PN : Phụ ngữ QTHV : Quá trình hành vi QTPN : Quá trình phát ngôn QTQH : Quá trình quan hệ QTSH : Quá trình sở hữu QTTT : Quá trình tinh thần QTVC : Quá trình vật chất SFG : Systemic functional grammar – Lý thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống ƯT : Ứng thể ThT : Thuộc tính TgN : Trạng ngữ TN : Thuyết ngữ VN : Vị ngữ KÝ HIỆU DÙNG TRONG LUẬN ÁN // : ranh giới giữa các cú
  • 5. v BIỂU BẢNG DÙNG TRONG LUẬN ÁN Bảng 2.1. Thống kê các kiểu quá trình trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 43 Bảng 2.2. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 43 Bảng 2.3. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 44 Bảng 2.4. Thống kê quá trình vật chất với các Hành thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 46 Bảng 2.5. Thống kê các động từ chỉ hoạt động vật lý trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 47 Bảng 2.6. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50 Bảng 2.7. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 50 Bảng 2.8. Thống kê quá trình tinh thần với các Cảm thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52 Bảng 2.9. Thống kê các động từ chỉ hoạt động tâm lý trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 52 Bảng 2.10. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54 Bảng 2.11. Thống kê các động từ chỉ hoạt động nói năng trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 54 Bảng 2.12. Thống kê các quá trình phát ngôn với các Phát ngôn thể khác nhau trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 56 Bảng 2.13. Thống kê quá trình quan hệ trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 57 Bảng 2.14. Thống kê quá trình quan hệ sâu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 58 Bảng 2.15. Thống kê quá trình quan hệ sâu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 59 Bảng 2.16. Thống kê sở hữu thể của quá trình quan hệ sở hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 61 Bảng 2.17. Thống kê các kiểu chu cảnh trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 62
  • 6. vi Bảng 3.1. Thống kê các loại cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 69 Bảng 3.2. Các yếu tố tình thái thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 76 Bảng 3.3. Các yếu tố tình thái thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 76 Bảng 3.4. Các yếu tố tình thái không thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 78 Bảng 3.5. Các yếu tố tình thái không thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 79 Bảng 3.6. Các yếu tố tình thái phản thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 80 Bảng 3.7. Các yếu tố tình thái phản thực hữu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 80 Bảng 3.8. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 82 Bảng 3.9. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 83 Bảng 3.10. Thống kê các phương thức quy chiếu đối tượng kẻ thù trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 84 Bảng 3.11. Thống kê các trường hợp sử dụng ẩn dụ trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 87 Bảng 3.12. Tổng hợp các cặp từ xưng hô trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 90 Bảng 3.13. Thống kê lớp từ Hán Việt phân theo trường nghĩa trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 94 Bảng 3.14. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 98 Bảng 3.15. Thống kê các tính từ đánh giá tiêu biểu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 98 Bảng 4.1. Thống kê Đề chủ đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trước năm 1945 101 Bảng 4.2. Thống kê Đề chủ đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sau năm 1945 101
  • 7. vii Bảng 4.3. Thống kê Đề ngôn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 105 Bảng 4.4. Phân loại cú trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 107 Bảng 4.5. Thống kê các dạng đầu đề, tiểu đầu đề trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111 Bảng 4.6. Thống kê các kiểu mở đầu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 113 Bảng 4.7. Thống kê các kiểu cấu trúc phần triển khai trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 115 Bảng 4.8. Thống kê các kiểu kết thúc trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 118 Bảng 4.9. Thống kê các kiểu kết cấu trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 126 Bảng 4.10. Thống kê các kiểu sử dụng đoạn chuyển tiếp trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 130 Bảng 4.11. Thống kê các loại lập luận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 135
  • 8. viii SƠ ĐỒ DÙNG TRONG LUẬN ÁN Sơ đồ 4.1. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 1 trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 120 Sơ đồ 4.2. Mô hình cấu trúc diễn ngôn dạng 2 trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 120
  • 9. ix MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2 4.2. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu 3 5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu 4 6. Ý nghĩa/ đóng góp của luận án 10 7. Bố cục của luận án 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 12 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn 12 1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn 12 1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt 15 1.1.2. Tình hình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 17 1.2. Một số vấn đề lý luận chung 24 1.2.1. Lý thuyết phân tích diễn ngôn 24 1.2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 24 1.2.1.2. Lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống 27 1.2.1.3. Lý thuyết ngữ vực 1.2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn 31 33 1.2.2. Khái quát về văn chính luận và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 37 1.2.2.1. Văn chính luận 37 1.2.2.2. Khái quát về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 39 Tiểu kết 41
  • 10. x CHƯƠNG 2 ĐẶC TRƯNG VỀ TRƯỜNG TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 42 2.1. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các quá trình chuyển tác 42 2.1.1. Quá trình vật chất 43 2.1.2. Quá trình tinh thần 49 2.1.3. Quá trình phát ngôn 53 2.1.4. Quá trình quan hệ 57 2.2. Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua chu cảnh chuyển tác 62 Tiểu kết 67 CHƯƠNG 3 ĐẶC TRƯNG VỀ KHÔNG KHÍ TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 69 3.1. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các kiểu cú phân theo mục đích nói năng 69 3.1.1. Cú nhận định 69 3.1.2. Cú nghi vấn 70 3.1.3. Cú cầu khiến 72 3.1.4. Cú cảm thán 74 3.2. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các yếu tố tình thái 76 3.2.1. Các yếu tố tình thái nhận thức 76 3.2.1.1. Các yếu tố tình thái thực hữu 76 3.2.1.2. Các yếu tố tình thái không thực hữu 78 3.2.1.3. Các yếu tố tình thái phản thực hữu 80 3.2.2. Các yếu tố tình thái đạo nghĩa 82 3.3. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các biểu thức quy chiếu 83 3.4. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua lớp từ ngữ ẩn dụ 87 3.5. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các cặp từ xưng hô 90
  • 11. xi 3.6. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua lớp từ Hán Việt 94 3.7. Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua lớp từ đánh giá 98 Tiểu kết 100 CHƯƠNG 4 ĐẶC TRƯNG VỀ CÁCH THỨC TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC – HỒ CHÍ MINH 101 4.1. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua cấu trúc Đề - Thuyết 101 4.1.1. Đặc điểm Đề ngữ 101 4.1.1.1. Đề chủ đề 101 4.1.1.2. Đề ngôn bản 105 4.1.1.3. Đề liên nhân 106 4.1.2. Phân loại cú theo cấu trúc Đề - Thuyết trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 106 4.2. Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua cấu trúc diễn ngôn 111 4.2.1. Cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 111 4.2.1.1. Phần đầu đề, hệ thống tiểu đầu đề 111 4.2.1.2. Phần mở đầu 113 4.2.1.3. Phần triển khai 115 4.2.1.4. Phần kết thúc 118 4.2.1.5. Các mô hình cấu trúc diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 119 4.2.2. Tổ chức nội dung diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh 121 4.2.2.1. Liên kết chủ đề 121 a. Các phương thức liên kết chủ đề cơ bản 121 b. Các mô hình liên kết chủ đề 126 4.2.2.2. Liên kết logic 127 a. Liên hợp 127
  • 12. xii b. Liên kết từ vựng 128 c. Sử dụng đoạn chuyển tiếp 129 d. Nghệ thuật tách đoạn 132 e. Tổ chức lập luận 134 Tiểu kết 139 KẾT LUẬN 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHẦN PHỤ LỤC
  • 13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ nửa cuối thế kỷ XX có sự chuyển biến mạnh mẽ với việc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn ngữ trong thực tế. Đây chính là giai đoạn tổng hợp trong việc nghiên cứu ngôn ngữ: gắn hệ thống ngôn ngữ với việc nó được sử dụng để làm gì và tác dụng của nó như thế nào đối với đời sống xã hội. Để thực hiện sự chuyển đổi đó đã có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ mới xuất hiện trong thời gian này, và phân tích diễn ngôn là một trong những hướng nghiên cứu tiêu biểu. Dưới quan điểm của phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ không chỉ đơn giản là công cụ giao tiếp mà nó còn là một quá trình giao tiếp/tương tác, một thực tiễn xã hội, một lối sống, một cách hành động và là một bộ phận của nền văn hóa. Nói cách khác, phân tích diễn ngôn nghiên cứu ngôn ngữ như một thực thể xã hội, miêu tả sự hoạt động của ngôn ngữ trong các ngữ cảnh xã hội cụ thể. Như vậy có thể nói, lý thuyết phân tích diễn ngôn là hướng nghiên cứu đáp ứng nhanh, kịp thời những yêu cầu mới của ngành ngôn ngữ học, do đó rất cần được tìm hiểu, nghiên cứu; đặc biệt đối với ngành nghiên cứu ngôn ngữ học ở nước ta, đây là địa hạt đã và đang được quan tâm mạnh mẽ. Trong thực tế nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn ở Việt Nam những năm qua, nguồn cứ liệu chủ yếu tập trung vào ngôn ngữ báo chí, diễn ngôn khẩu hiệu, quảng cáo hay diễn ngôn chính trị - xã hội. Đây là những đối tượng đặc biệt được các nhà phân tích diễn ngôn trên thế giới quan tâm. Trong thời gian gần đây cũng đã có một số công trình ứng dụng lý thuyết này vào việc phân tích những tác phẩm văn học nghệ thuật. Trong khi đó, văn chính luận là một phong cách chức năng có những yếu tố phù hợp với hướng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn (đó là sự chi phối sâu sắc của những yếu tố ngữ cảnh tình huống đối với việc lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ; vấn đề mạch lạc được thể hiện một cách nổi trội, đặc biệt là sự tác động mạnh mẽ của nó đối với lịch sử, xã hội và tư tưởng,...) lại chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào. Các công trình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ trước tới nay mặc dù được khai thác trên nhiều bình diện khác nhau như vấn đề sử dụng từ ngữ, xây dựng câu, cách thức tổ chức văn bản cũng như những vấn đề thuộc về phong cách ngôn ngữ,… nhưng do chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cấu trúc nên chủ yếu tập trung vào phân tích cấu trúc nội tại của đối tượng dưới quan điểm của ngữ pháp học truyền thống mà chưa có công trình nào nghiên cứu nó dưới góc độ của ngôn ngữ học hành chức, cụ thể ở đây là từ góc nhìn của lý thuyết phân tích diễn ngôn. Với những lý do trên đây, việc lựa chọn hướng nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn (vấn đề ngôn ngữ giao tiếp, vấn đề ngôn ngữ trong quá trình sử dụng) cũng là một hướng đi mới của người nghiên cứu.
  • 14. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn nhằm làm sáng tỏ đặc điểm diễn ngôn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực (register), qua đó góp phần chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ. Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu của luận án cũng sẽ góp phần vào việc phân tích những tác phẩm văn chính luận nói chung và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng trong nhà trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: – Nghiên cứu lý thuyết: + Xác lập khung lý thuyết áp dụng cho phương pháp phân tích diễn ngôn nhằm xác định những bước khảo sát, phân tích cụ thể và những nội dung trọng tâm mà luận án hướng tới; + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và nghiên cứu tổng quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu. – Khảo sát, thu thấp ngữ liệu. – Từ khung lý thuyết áp dụng và những vấn đề lý luận đã được xác định, luận án tiến hành khảo sát, phân tích ngữ liệu một cách có hệ thống trên các phương diện đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức. – Rút ra những nhận xét tổng quát về vấn đề nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức. 4.2. Phạm vi nghiên cứu – Hiện nay có rất nhiều đường hướng phân tích diễn ngôn, tuy nhiên để thực hiện đề tài này chúng tôi lựa chọn đường hướng phân tích diễn ngôn dựa trên cơ sở lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về phương diện ngữ vực [114, 117]. Cụ thể: + Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tập trung tìm hiểu qua các kiểu quá trình chuyển tác và các loại chu cảnh chuyển tác thể hiện nội dung, kinh nghiệm về thế giới hiện thực của chủ thể diễn ngôn; + Đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi nghiên cứu Thức trong các kiểu cú phân theo mục đích nói năng và Tình thái qua các yếu tố tình thái, các biểu thức quy chiếu, lớp từ ngữ ẩn dụ, các cặp từ xưng hô, lớp từ Hán Việt và hệ thống từ đánh giá.
  • 15. 3 + Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: chúng tôi tìm hiểu các cách thức tiến hành liên kết diễn ngôn thông qua các đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết và cấu trúc diễn ngôn. – Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn và khảo sát nguồn ngữ liệu là 13 tác phẩm: + Những tác phẩm trước năm 1945: Tâm địa thực dân, Những cái tốt đẹp của nền văn minh Pháp, Bình Đẳng, Công cuộc khai hóa giết người, Bản án chế độ thực dân Pháp. + Những tác phẩm sau năm 1945: Tuyên ngôn độc lập; Toàn dân kháng chiến; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; Lời kêu gọi nhân dịp cách mạng tháng Tám và ngày độc lập (1950); Lời kêu gọi nhân dịp kỷ niệm Nam Bộ kháng chiến (18-9-1952); Không có gì quý hơn độc lập, tự do; Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; bản Di chúc. Như vậy, nguồn ngữ liệu trong phạm vi nghiên cứu của luận án là ngữ liệu gồm nhiều loại diễn ngôn khác nhau, gọi chung là diễn ngôn chính trị. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu Trong quá trình thu thập ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có những vấn đề sau: Những tác phẩm trước năm 1945 khởi đầu được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản tại nước Pháp vì thời điểm này tác giả đang hoạt động cách mạng trên đất Pháp, viết những tác phẩm chính luận với mục đích tác động đến người Pháp cũng như các dân tộc thuộc địa Pháp. Sau Cách mạng, những tác phẩm này được dịch sang tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam. Trong khi đó, tác phẩm sau năm 1945 ban đầu là những bản viết tay hoặc bản đánh máy chưa được in ấn chính thức (thể hiện qua các bút tích chỉnh sửa của tác giả); sau khi hoàn thiện đã được đọc trước công chúng trong những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc và được xuất bản trên báo chí, tiêu biểu là báo Nhân dân. Sau đó, những tác phẩm chính luận này đã qua nhiều lần biên tập, bổ sung và in ấn dưới nhiều hình thức và nhiều nhà xuất bản khác nhau. Tuy nhiên, Nhà xuất bản Quốc gia - Sự thật (nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia) là nhà xuất bản đã tập hợp một cách đầy đủ những tác phẩm văn chương, bài báo, thư từ, bài diễn văn, bản báo cáo, và các trả lời phỏng vấn truyền thông, báo chí trong và ngoài nước của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thành một công trình có tựa đề Hồ Chí Minh toàn tập (sau này là Hồ Chí Minh tuyển tập) và xuất bản nhiều lần như: Hồ Chí Minh toàn tập gồm 10 tập (năm 1990); Hồ Chí Minh toàn tập gồm 13 tập (năm 2000); và đến năm 2002 là ấn phẩm Hồ Chí Minh tuyển tập gồm ba tập, phân chia theo ba giai đoạn: từ năm 1919 đến năm 1945, từ năm 1945 đến năm 1954 và từ năm 1954 đến năm 1969. Có thể nói, văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được viết và in ấn dưới nhiều hình thức khác nhau, trong nhiều thời điểm khác nhau. Để đảm bảo tính chính danh cho ngữ liệu khảo sát, chúng tôi quyết định sử dụng những tác phẩm chính luận được xuất bản năm 2002 của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vì những lý do sau: – Những tác phẩm trước năm 1945 được viết bằng tiếng Pháp hiện nay không được xem là một tài liệu phổ biến trong các công trình nghiên cứu; bên cạnh đó, những bản
  • 16. 4 viết tay (và bản đánh máy ban đầu) được lưu giữ hiện nay (như là tư liệu gốc) là những bản đang trong quá trình biên soạn, chỉnh sửa, chưa hoàn chỉnh. Do đó, chúng tôi không sử dụng những bản này làm ngữ liệu khảo sát. – Trong khi đó, những tác phẩm chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (cụ thể là bản xuất bản năm 2002) là những ngữ liệu đã được thẩm định nhiều lần, được Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia tiến hành xuất bản dưới sự chỉ đạo và chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Vì thế, tính chính danh và phổ biến của những ngữ liệu này là cao nhất. Do đó, chúng tôi quyết định sử dụng những tác phẩm chính luận trong phạm vi khảo sát được in trong Hồ Chí Minh tuyển tập (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2002) làm ngữ liệu để khảo sát trong luận án này. 5.2. Phương pháp phân tích ngữ liệu 5.2.1. Phương pháp phân tích diễn ngôn Sử dụng khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để phân tích các đặc điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong những ngữ cảnh, tình huống cụ thể nhằm làm rõ các phương diện: đặc trưng về Trường, đặc trưng về Không khí và đặc trưng về Cách thức. Khung lý thuyết áp dụng cụ thể như sau: a. Đặc trưng về Trường được thực hiện hóa qua chức năng kinh nghiệm trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: liên quan đến nội dung về hiện thực được trình bày trong diễn ngôn thông qua các kiểu quá trình với các yếu tố như tham thể, chính quá trình (vị từ trung tâm) và chu cảnh. (1) Thứ nhất, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu đặc trưng về Trường qua hệ thống chuyển tác được phân thành 6 kiểu quá trình, đặc biệt đi vào chính quá trình được thể hiện qua vị từ trung tâm. Đây là các kiểu quá trình theo quan điểm của Halliday [114] vận dụng trong tiếng Anh và được Hoàng Văn Vân [97] vận dụng trong phân tích tiếng Việt. Tên gọi của các yếu tố tham gia các quá trình chúng tôi sử dụng theo cách gọi của Hoàng Văn Vân. – Quá trình vật chất: ứng với phạm trù ý nghĩa hành động (doing), gồm hành động (doing) và hiện tượng xảy ra (happening), với các tham thể chính gồm Hành thể (actor) và Đích thể (goal). Ví dụ: Chính phủ Tuynidi trục xuất chủ nhiệm tờ L'Avenir social HT QTVC ĐT – Quá trình hành vi: ứng với phạm trù ý nghĩa cư xử (behaving), gồm tham thể ứng xử được gọi là Ứng thể (behaver). Ví dụ: Anh ấy thở dài ƯT QTHV – Quá trình phát ngôn: ứng với phạm trù ý nghĩa nói năng (saying), gồm các tham thể chủ yếu được gọi là Phát ngôn thể (sayer) và Tiếp ngôn thể (target). Ví dụ: Một bạn đồng nghiệp nói với chúng tôi PNT QTPN TNT
  • 17. 5 – Quá trình tinh thần: ứng với phạm trù ý nghĩa cảm nhận (sensing), gồm tri giác (nhìn thấy: seeing), tình cảm (cảm thấy: feeling), tri nhận (thinking), và các tham thể Cảm thể (senser) và Hiện tượng (phenomenon). Ví dụ: Ông Camilơ Đơvila khao khát cái danh hiệu người yêu chuộng chân lý trong thế giới này và trong thế giới bên kia CT QTTT HTg – Quá trình quan hệ: ứng với phạm trù ý nghĩa quan hệ (being), gồm các tham thể chủ yếu được gọi là Đương thể (carrier) và Thuộc tính (attribute). Halliday phân loại hệ thống quá trình quan hệ trong tiếng Anh thành ba dạng chính là: quan hệ sâu, quan hệ chu cảnh và quan hệ sở hữu. Mỗi kiểu quan hệ này lại xuất hiện dưới hai phương thức tách biệt là định tính (quy gán) và đồng nhất. Sự tương tác giữa chúng tạo thành sáu phạm trù cú quan hệ: + Quan hệ sâu: định tính. Ví dụ: Chúng (càng) hung hăng Tội của chúng (càng thêm) nặng ĐgT ThT + Quan hệ sâu: đồng nhất. Ví dụ: Họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu. BĐNT QTQH ĐNT + Quan hệ chu cảnh: định tính. Ví dụ: Chiến tranh kéo dài 5 năm, 10 năm.... ĐgT QTQH ThT + Quan hệ chu cảnh: đồng nhất. Ví dụ: Hôm nay là thứ năm BĐNT QTQH ĐNT + Quan hệ sở hữu: định tính. Ví dụ: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập... ĐTg/ SHT QTQH ThT/ BSHT + Quan hệ sở hữu: đồng nhất. Ví dụ: Nhà nước nắm giữ ngân sách SHT QTQH BSHT – Quá trình tồn tại: ứng với phạm trù ý nghĩa tồn tại (existing), gồm có tham thể chủ yếu được gọi là Hiện hữu thể (existent). Ví dụ: ... Ở Giám có Văn Trường.... nổi tiếng làm phú nhanh nhẹn Địa điểm thể QTQH HHT Như vậy, để phân tích đặc điểm của Trường được thực hiện qua các kiểu quá trình, bên cạnh việc tìm hiểu vai trò và mối quan hệ giữa những yếu tố tham gia vào quá trình, đặc biệt là các tham tố đóng vai trò là Hành thể, Cảm thể, Phát ngôn thể, Sở hữu thể,
  • 18. 6 Đích thể, Tiếp ngôn thể,… thì việc xác định hệ thống và các phạm trù nghĩa của các vị từ trung tâm cùng mối quan hệ của chúng với các tham tố của các quá trình có ý nghĩa hết sức quan trọng. (2) Bên cạnh đó, chúng tôi đi vào tìm hiểu đặc điểm của Chu cảnh trong hệ thống chuyển tác với vai trò là một yếu tố không cố hữu trong quá trình nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện chức năng kinh nghiệm của diễn ngôn. Chu cảnh là một trong ba yếu tố cấu thành nên cú, cung cấp khung tham chiếu để giải thích kinh nghiệm về những gì đang diễn ra. Bên cạnh chính quá trình và các tham thể trong quá trình đóng vai trò là những yếu tố trung tâm trong việc thực hiện chức năng của cú, thì Chu cảnh cũng là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần làm cho các quá trình phản ánh nội dung, thông tin một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Chức năng chính của Chu cảnh là tạo “hậu cảnh” hay “tình huống” cho quá trình, nghĩa là chúng giải thích rõ quá trình đó, sự kiện đó xảy ra ở đâu, như thế nào, khi nào, tại sao,… Việc phân loại Chu cảnh theo lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống có nhiều quan điểm khác nhau. Trong phạm vi luận án, chúng tôi lựa chọn cách phân loại dựa vào tiêu chí ngữ nghĩa và ngữ pháp - từ vựng, được Hoàng Văn Vân vận dụng để nghiên cứu chuyển tác Chu cảnh trong tiếng Việt thông qua mô hình sau: [97, tr. 423] Chu cảnh Phạm vi Định vị Cách thức Nguyên nhân Đồng hành Vai diễn Vấn đề Quan điểm – Chu cảnh phạm vi được chia thành hai loại là chu cảnh phạm vi không gian và chu cảnh phạm vi thời gian: chỉ khoảng không gian/ thời gian mà quá trình diễn ra. – Chu cảnh định vị cũng được chia làm hai loại là chu cảnh định vị thời gian, chu cảnh định vị không gian: chỉ nơi chốn, địa điểm và thời điểm của hành động/ sự kiện,... Do những điểm chung của chu cảnh định vị và chu cảnh phạm vi, trong luận án này chúng tôi thống kê gộp thành hai nhóm là chu cảnh không gian (gồm cả chu cảnh định vị không gian và chu cảnh phạm vi không gian) và chu cảnh thời gian (gồm chu cảnh định vị thời gian và chu cảnh phạm vi thời gian). Ví dụ: Một lần, ở một công trường, ông ta đã giật súng (của một người lính coi tù ) để đánh một người tùCC thời gian CC không gian CC HT QTVC CC mục đích – Chu cảnh cách thức cụ thể hóa cách thức trong đó quá trình được thực hiện bởi một tham thể nào đó. Loại chu cảnh này được chia thành ba tiểu loại là chu cảnh cách
  • 19. 7 thức phương tiện, chu cảnh cách thức chất lượng và chu cảnh cách thức so sánh. Chu cảnh cách thức phương tiện chỉ phương tiện qua đó quá trình diễn ra. Chu cảnh cách thức chất lượng chỉ quá trình xảy ra như thế nào. Chu cảnh cách thức so sánh không thể hiện cách thức thực hiện của hành động một cách trực tiếp mà lại cụ thể hóa cách thức của quá trình bằng cách so sánh nó với cách thức thực hiện bởi một thực thể khác và cách thức của thực thể ấy. Ví dụ: (…) Chúng cướp bóc trắng trợn hơn là người Âu trên thị trường HT QTVC CC cách thức chất lượng, so sánh – Chu cảnh nguyên nhân bao gồm các tiểu loại: chu cảnh nguyên nhân lý do (chỉ lý do để quá trình xảy ra), chu cảnh nguyên nhân mục đích (thể hiện mục đích để hành động hay sự kiện xảy ra), chu cảnh nguyên nhân điều kiện (cụ thể hóa điều kiện trong đó sự thực hiện của một quá trình xảy ra), chu cảnh nguyên nhân nhượng bộ (cụ thể hóa điều kiện có thể đã đạt được nhưng lại không có tác dụng đối với kết quả đạt được). Ví dụ: Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác, chủ nghĩa tư bản thực dân ... trang điểm... cho cái huy chương mục nát của nó... CC nguyên nhân mục đích HT QTVC ĐT – Chu cảnh đồng hành thể hiện các ý nghĩa "và", "hoặc", "không". Ví dụ: Inhaxiô Paredô bèn bàn mưu tính kế với ông thống đốc HT QTVC CC đồng hành – Chu cảnh chỉ vấn đề cụ thể hóa vấn đề hay chủ đề. Ví dụ: Khoa cai trị của ông ta, ông ta đã học được ở khu phố Latinh... CC vấn đề HT QTVC CC không gian – Chu cảnh vai diễn chỉ vai diễn hay khả năng trong đó một tham thể tham gia vào quá trình. Ví dụ: Là thực dân, ông ta không nộp thuế CC vai diễn HT QTVC – Chu cảnh chỉ quan điểm thể hiện góc độ tín hiệu học đối với quá trình, cung cấp điểm tham chiếu cho quá trình trong cú. Ví dụ: Cứ theo lời ngài Xarô quý mến thì ngài là người cha hiền của dân bản xứ... CC quan điểm BĐNT QTQH ĐNT b. Đặc trưng về Không khí được thực hiện hóa qua chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Halliday cho rằng, Không khí diễn ngôn – một trong ba khái niệm về môi trường xã hội của văn bản – thể hiện bằng việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt các mối quan hệ xã hội và quan hệ cá nhân. Ngôn ngữ thể hiện những đặc trưng này thông qua hệ thống Thức (mood system) và hệ thống Tình thái (modality system).
  • 20. 8 Thức chỉ rõ vai trò của người nói trong việc lựa chọn tình huống nói và vai trò mà người nói ấn định cho người nghe. Cấu trúc Thức (mood structures) gồm hai phần: Thức (mood) và Dư (residue). Cấu trúc Thức nằm trong mối quan hệ của chủ ngữ với động từ biến vị (finite). Sự phân tích cấu trúc Thức tùy thuộc vào cách tổ chức của từng hệ thống ngôn ngữ cụ thể. Ví dụ, trong tiếng Anh – ngôn ngữ biến hình – phần Thức gồm hai tiểu thành phần là Chủ ngữ và động từ Hữu định (chia theo ngôi, thời và thể). Tuy nhiên, tiếng Việt là ngôn ngữ không biến hình, không có sự tương hợp giữa chủ ngữ và vị ngữ nên Thức được thể hiện trong việc tạo Thức của câu (sentence mood), theo cách hiểu như của Diệp Quang Ban (2004). Các Thức trong tiếng Việt thể hiện trong cú phân theo mục đích nói năng với 4 kiểu cụ thể: tường thuật, nghi vấn, mệnh lệnh và cảm thán. Trong khi đó, Tình thái được thể hiện qua sự đánh giá và dự đoán của người sử dụng ngôn ngữ. Từ những đặc điểm trên, trong phạm vi luận án, nghiên cứu về đặc trưng Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chúng tôi tập trung vào các biểu hiện cụ thể sau: (1) Chức năng liên nhân thông qua hệ thống Thức được thể hiện trong các kiểu cú được phân theo mục đích nói năng, gồm: – Cú nhận định: Nhân dân Việt Nam nhất định thắng! Chủ ngữ + thức khẳng định bổ ngữ vị ngữ Thức Dư – Cú cảm thán: Thật là thời đại khác! Phụ ngữ chủ ngữ + thức cảm thán vị ngữ Thức Dư – Cú nghi vấn: Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chủ ngữ + thức nghi vấn phụ từ vị ngữ Thức Dư – Cú cầu khiến: Chúng ta phải đứng lên! Chủ ngữ + thức mệnh lệnh phụ ngữ vị ngữ Thức Dư (2) Chức năng liên nhân thể hiện qua hệ thống Tình thái với những yếu tố tình thái, các biểu thức quy chiếu, các cặp từ xưng hô, lớp từ ngữ ẩn dụ, từ Hán Việt và hệ thống từ đánh giá. Đây là những yếu tố thể hiện rất cụ thể thái độ, tình cảm cũng như quan điểm, cách đánh giá và sự dự đoán chủ quan của tác giả đối với đối tượng được phản ánh; qua đó diễn đạt và xác lập, duy trì những mối quan hệ xã hội và mối quan hệ liên cá nhân giữa người viết và người tiếp nhận.
  • 21. 9 c. Đặc trưng về Cách thức được thực hiện hóa qua chức năng tạo văn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: liên quan đến cách thức tổ chức để tạo lập văn bản. (1) Trước hết, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các loại cấu trúc Đề - Thuyết thể hiện là đơn vị cơ sở để tổ chức thông điệp; tìm hiểu đặc điểm của các loại Đề ngữ qua cách phân loại cú, từ đó cho thấy tính liên kết cũng như sự thể hiện mạch lạc trong diễn ngôn. Theo Halliday, có ba loại đề khác nhau là: Đề chủ đề, Đề ngôn bản và Đề liên nhân. – Đề chủ đề: + Đề đánh dấu (thời gian, không gian, trạng thái – cách thức, mục đích,…). Ví dụ: Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp Đề (thời gian) Đề (chủ đề) Đề Thuyết + Đề không đánh dấu. Ví dụ: Ông Bếc đấm vỡ sọ người lái xe cho ông ta Đề Thuyết – Đề ngôn bản. Ví dụ: Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù Đề (ngôn bản) Đề (chủ đề) ThuyếtĐề – Đề liên nhân. Ví dụ: Thậm chí có thể chúng giết một lính khố xanh ở Đà Lạt Đề (liên nhân) Đề (liên nhân) Đề (chủ đề) Thuyết Đề (2) Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu đặc điểm cấu trúc diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh qua các dạng mô hình cấu trúc diễn ngôn tiêu biểu, đặc điểm của các thành phần tham gia cấu trúc diễn ngôn; các cách thức tổ chức diễn ngôn cả ở phương thức liên kết chủ đề lẫn liên kết logic với những nguồn lực ngữ pháp - từ vựng được lựa chọn và sử dụng phù hợp với từng ngữ cảnh và mục đích giao tiếp. 5.2.2. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như – Thủ pháp miêu tả định lượng: Chúng tôi sử dụng thủ pháp thống kê để xác định số lượng và tần số xuất hiện, tính tỷ lệ theo tần số xuất hiện của các đối tượng nghiên cứu đã được xác định như các lớp từ ngữ chỉ hoạt động, các lớp từ Hán Việt, các kiểu quá trình, các loại chu cảnh, các cấu trúc cú hay các thành phần của cấu trúc diễn ngôn,... Từ đó, phân loại, thống kê thành những bảng biểu tương ứng. Trên cơ sở tỷ lệ của từng đối tượng để lựa chọn những đối tượng có tần suất sử dụng nhiều nhất, những kết quả mang tính phổ biến để nêu ra những tính chất, những phạm trù cơ bản. – Thủ pháp miêu tả định tính: Chúng tôi dùng thủ pháp miêu tả, phân tích, tổng hợp, khái quát nhằm làm nổi bật những đặc điểm trong chiến lược lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ trong việc đối chiếu với các yếu tố phi ngôn ngữ dưới quan điểm của khung lý thuyết phân tích diễn ngôn đã lựa chọn.
  • 22. 10 6. Ý nghĩa/ đóng góp của luận án Sự nghiệp văn chương Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói chung và mảng văn chính luận của Người nói riêng đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau nhưng chủ yếu là trên quan điểm mô tả cấu trúc luận. Từ góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn, chúng tôi hy vọng luận án sẽ mang lại một số đóng góp mới như sau: 6.1. Về lý luận Luận án góp phần khẳng định thêm giá trị của phương pháp phân tích diễn ngôn: không chỉ quan tâm đến hệ thống cấu trúc ngôn ngữ mà còn quan tâm đến các chức năng của ngôn ngữ; xem xét đối tượng nghiên cứu trong tính tổng thể, ngôn ngữ hành chức, ngôn ngữ hoạt động, tương tác xã hội hay việc sử dụng ngôn ngữ; qua đó chứng minh ngôn ngữ như một thực thể của xã hội, có mối quan hệ biện chứng với xã hội. 6.2. Về thực tiễn – Việc phân tích đặc điểm ngôn ngữ xét theo quan điểm của Halliday về các chức năng ngôn ngữ cũng như đặt ngôn ngữ trong mối quan hệ với các yếu tố của tình huống giao tiếp cụ thể sẽ giúp làm sáng tỏ đặc điểm văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trên các phương diện: đặc trưng về Trường, Không khí và Cách thức; qua đó góp phần làm phong phú thêm hướng nghiên cứu cũng như những đặc điểm ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. – Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận văn bản chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ văn phổ thông. – Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc dạy và học văn bản chính luận nói chung và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh nói riêng trong chương trình Ngữ văn phổ thông. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án được triển khai thành bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chương này, chúng tôi trình bày một cách chi tiết tổng quan vấn đề nghiên cứu trên các nội dung: tình hình nghiên cứu về lý thuyết phân tích diễn ngôn và tình hình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; những vấn đề lý luận chung về phân tích diễn ngôn và văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chương 2: Đặc trưng về Trường trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Xuất phát từ cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo đường hướng phân tích diễn ngôn trên cơ sở lý thuyết chức năng hệ thống của Halliday về ngữ vực, trong chương này, để làm rõ các đặc trưng về Trường chúng tôi tiến hành khảo sát, mô tả và phân tích các kiểu quá trình và các loại chu cảnh thể hiện nội dung, kinh nghiệm về thế giới hiện thực được phản ánh trong diễn ngôn với mục đích thấy được mối quan hệ biện chứng giữa những đặc điểm ngôn ngữ này với các yếu tố ngoài ngôn ngữ cũng như chức năng kinh nghiệm của ngôn ngữ dưới quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống.
  • 23. 11 Chương 3: Đặc trưng về Không khí trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Cũng với cách thức tiến hành và mục đích nghiên cứu như chương 2, trong chương 3 chúng tôi tiến hành tìm hiểu và phân tích những đặc trưng về Không khí thông qua các biểu hiện của chức năng liên nhân trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chương 4: Đặc trưng về Cách thức trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Trong chương này, chúng tôi tiến hành tìm hiểu các hình thức liên kết từ các đặc điểm cấu trúc Đề - Thuyết đến các đặc điểm cơ bản của cấu trúc diễn ngôn trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.
  • 24. 12 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý thuyết phân tích diễn ngôn 1.1.1.1. Về lý thuyết phân tích diễn ngôn Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis – DA) là một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ mở đầu cho việc chuyển đổi đối tượng nghiên cứu từ bản thân hệ thống ngôn ngữ sang việc sử dụng ngôn ngữ. Chính vì vậy, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về phân tích diễn ngôn cũng như sự vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu những diễn ngôn cụ thể. a. Những nghiên cứu ở nước ngoài Harris [118] là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “phân tích diễn ngôn”, khi vào năm 1952 ông đề cập vấn đề này trong một bài báo có tên Phân tích diễn ngôn (Discourse Analysis). Harris đã đề xuất khái niệm “diễn ngôn” là văn bản liên kết, ở bậc cao hơn câu, đồng thời cũng cho rằng, diễn ngôn là đối tượng của phân tích diễn ngôn; bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra, văn bản mới thể hiện sự hoạt động của ngôn ngữ chứ không phải câu hay từ, và đặc trưng của đơn vị này là sự thống nhất nghĩa và chức năng giao tiếp. Tuy nhiên, thuật ngữ này, một mặt còn khá mới mẻ đối với độc giả; mặt khác, mặc dù Harris đã đề cập đến phép phân tích toàn bộ diễn ngôn, nhưng sức thuyết phục ở các luận điểm của Harris là chưa cao và ông cũng chưa đưa ra một mô hình phân tích hoàn chỉnh. Vì vậy, sự phổ biến của khái niệm diễn ngôn, phân tích diễn ngôn thời điểm này còn rất hạn chế. Tiếp nối Harris là Mitchell (1957, 123), sau đó là Sinclair và Coulthard (1975, 127) đã dần đưa các thuật ngữ này đến gần với độc giả hơn. Tiêu biểu là công trình Towards an Analysis of Discourse (Về Một phân tích diễn ngôn) của Sinclair và Coulthard [127], hay công trình An Introduction to Discourse Analysis (Một Dẫn luận về phân tích diễn ngôn) của Coulthard được công bố vào năm 1977 [106],… Năm 1975, trong công trình Logic and conversation (Lôgích và hội thoại) [113], Grice đã phác thảo lý thuyết về hàm ngôn (Theory of implicature). Công trình này được xem là một trong những công trình có tầm ảnh hưởng lớn trong việc phát triển ngành ngữ dụng học. Trong lý thuyết của mình, Grice cố gắng giải thích cách thức người nghe hiểu được nghĩa từ phát ngôn của người nói, từ cấp độ ngữ nghĩa cho đến cấp độ hàm ngôn của phát ngôn. Ông mô tả hai loại hàm ngôn: hàm ngôn quy ước (conventional implicature) và hàm ngôn hội thoại (conversational implicature). Cả hai đều thể hiện cấp độ nghĩa hàm ngôn ngoài cấp độ ngữ nghĩa của các từ ngữ trong mỗi phát ngôn. Tuy nhiên, phải đến công trình Discourse Analysis (Phân tích diễn ngôn – 1983) của Brown và Yule thì phân tích diễn ngôn mới được nghiên cứu một cách đầy đủ khi các tác giả đã trình bày một cách cụ thể những vấn đề về phân tích diễn ngôn như khái niệm, phương pháp và những cơ sở lý thuyết của việc phân tích diễn ngôn; trong đó, các tác giả chú ý nhiều đến việc sử dụng phương pháp ngôn ngữ học để phân tích diễn ngôn
  • 25. 13 qua nguồn ngữ liệu là diễn ngôn tiếng Anh. Thông qua việc khảo sát quá trình con người sử dụng ngôn ngữ để thực hiện các hoạt động giao tiếp xã hội từ thành tựu của các lĩnh vực liên ngành, đặc biệt là thành tựu của ngôn ngữ học mô tả: mô tả các hình thức ngôn ngữ được sử dụng như thế nào trong giao tiếp, các tác giả đã khẳng định, chính con người đã giao tiếp và hiểu biết: người nói/ viết đưa ra chủ đề, tiền giả định và cũng chính họ tạo ra cấu trúc thông tin và hệ quy chiếu; trong khi đó, người nghe/ đọc hiểu và rút ra kết luận. Hướng nghiên cứu này đã đạt được những thành tựu mới khi kết quả cho thấy đã trái ngược hoàn toàn với hướng nghiên cứu các vấn đề mà trong đó câu được tách ra khỏi ngữ cảnh giao tiếp. Năm 1994, nhà nghiên cứu Schiffrin đã khảo sát và tập hợp được các đường hướng phân tích diễn ngôn như sau: đường hướng dụng học (pragmatics); đường hướng biến đổi ngôn ngữ (language variation); đường hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác (interactional socio-linguistics) bắt nguồn từ các lĩnh vực khác nhau như xã hội học, nhân chủng học; đường hướng dân tộc học giao tiếp (ethnography of communication); đường hướng phân tích hội thoại (conversation analysis); đường hướng phân tích diễn ngôn trong tâm lý học xã hội (discourse analysis in social psychology); đường hướng giao tiếp liên văn hóa (cross cultural communication); đường hướng phân tích diễn ngôn tổng hợp (integrated). Mặc dù mỗi đường hướng có hệ thống phương pháp đặc thù, nhưng đều có điểm chung là nhìn nhận ngôn ngữ như công cụ của một quá trình tương tác tạo nghĩa. Giao điểm của chúng là giải quyết mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng, giữa văn bản và ngữ cảnh, giữa diễn ngôn và giao tiếp. Hay nói cách khác, mục đích của chúng đều hướng về phân tích việc sử dụng hệ thống và chức năng của ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp xã hội trên những cứ liệu ngôn ngữ cụ thể và trong những ngữ cảnh cụ thể. Bên cạnh những tác giả trên, khi nói đến các nhà nghiên cứu về phân tích diễn ngôn được biết nhiều ở Việt Nam phải kể đến Levinson (1983), Halliday (1985), Nunan (1997),… Những công trình của họ cũng góp phần tạo nên nền tảng lý thuyết quan trọng, định hướng cho sự tiếp cận phân tích diễn ngôn cũng như phân tích diễn ngôn phê phán sau này. b. Những nghiên cứu ở Việt Nam Phân tích diễn ngôn du nhập vào Việt Nam khá muộn. Đó là một quá trình phát triển qua hai giai đoạn từ ngữ pháp văn bản đến phân tích diễn ngôn. – Ở giai đoạn đầu, các nhà nghiên cứu đã bước đầu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giao tiếp, phân tích diễn ngôn và cấu tạo của văn bản. Trong những công trình của mình, mặc dù không đi sâu vào khái niệm, bản chất của phân tích diễn ngôn nhưng những quan điểm của các tác giả về vấn đề ngữ pháp văn bản đã mở đường cho hướng tiếp cận ngôn ngữ trên câu. Những yếu tố cũng như các phương thức liên kết văn bản và đặc biệt là vấn đề mạch lạc trong văn bản – một khái niệm và nhân tố quan yếu của lý thuyết phân tích diễn ngôn sau này cũng được đề cập là những định hướng và nhân tố không thể thiếu trong quá trình phân tích một diễn ngôn. Tiêu biểu cho những đóng góp này là các tác giả Trần Ngọc Thêm với công trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
  • 26. 14 (1985), Diệp Quang Ban với công trình Giao tiếp. Văn bản. Mạch lạc. Liên kết. Đoạn văn (2002) hay công trình Văn bản và liên kết trong tiếng Việt (2006),… – Ở giai đoạn tiếp theo, Đỗ Hữu Châu với bài viết Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ (Tạp chí Ngôn ngữ, số 10/2000) đã đề cập đến mối liên hệ giữa ngôn ngữ với những yếu tố ngoài ngôn ngữ. Hay nói cách khác, đây chính là các yếu tố văn hóa - ngữ cảnh, một nhân tố quan trọng trong quá trình tìm hiểu và phân tích diễn ngôn. Đặc biệt, trong Giáo trình Đại cương Ngôn ngữ học, Tập hai: Ngữ dụng học (2001), với những kiến thức về ngữ dụng học - liên quan trực tiếp đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ như mối liên hệ giữa ngôn ngữ với ngữ cảnh, chiến lược giao tiếp, lý thuyết hành động ngôn từ, lý thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh và hàm ngôn,... Đỗ Hữu Châu đã cung cấp những kiến thức quan trọng, góp phần định hướng cho vấn đề tiếp cận ngôn ngữ trong giao tiếp. Năm 2000, trong cuốn Dụng học Việt ngữ [27], Nguyễn Thiện Giáp cũng đã đề cập đến một số vấn đề của phân tích diễn ngôn như các quan niệm về văn bản và diễn ngôn, diễn ngôn và phân tích diễn ngôn, diễn ngôn và văn hóa, liên kết và mạch lạc, ngữ cảnh và ý nghĩa, dụng học giao văn hóa, cấu trúc thông tin, ngữ dụng học diễn ngôn,... Ngoài những vấn đề này, tác giả còn nhấn mạnh đến yếu tố ngữ vực bao gồm ba yếu tố là trường diễn ngôn, tính chất diễn ngôn và phương thức diễn ngôn. Phải đến chuyên luận Phân tích diễn ngôn: Một số vấn đề lý luận và phương pháp (2003) của tác giả Nguyễn Hòa thì lý thuyết phân tích diễn ngôn mới thực sự được giới thiệu một cách chi tiết và đầy đủ ở Việt Nam. Trong chuyên luận này, tác giả đã đưa ra một cái nhìn cụ thể về những vấn đề của phân tích diễn ngôn từ lý luận đến thực tiễn áp dụng. Ngoài những nội dung trọng tâm như khái niệm diễn ngôn, các đặc tính và các vấn đề liên quan đến diễn ngôn, các đường hướng chính trong phân tích diễn ngôn hay vấn đề ngữ cảnh và giao tiếp,… thì tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung mạch lạc trong diễn ngôn và coi đây là một trong những vấn đề thuộc về bản chất của diễn ngôn. Trong công trình này, tác giả đã lựa chọn phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp (integrated method) làm khung lý luận để áp dụng tìm hiểu, phân tích nguồn cứ liệu là thể loại diễn ngôn tin trong tiếng Anh và thể loại bình luận chính trị trong tiếng Việt. Trên cơ sở công trình nêu trên, năm 2006, Nguyễn Hòa tiếp tục giới thiệu công trình Phân tích diễn ngôn phê phán, lý luận và phương pháp. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách chi tiết tất cả các vấn đề cơ bản của phân tích diễn ngôn phê phán (Critical Discourse Analysis – CDA) từ những vấn đề lý luận đến phương pháp vận dụng trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ. Đồng thời, dựa trên sự tích hợp các đường hướng phân tích CDA trên thế giới, đặc biệt là lý thuyết diễn ngôn phê phán theo quan điểm của Fairclough và lý thuyết chức năng hệ thống của Halliday, Nguyễn Hòa đã xây dựng mô hình CDA với các yếu tố cơ bản như căn cứ tiếp cận, hoàn cảnh văn hóa - xã hội, ngữ cảnh tình huống, phương tiện ngôn ngữ sử dụng, giao diện và cuối cùng là miêu tả, giải thích và tường giải.. Theo tác giả, quá trình phân tích cần phải hướng đến cả khía cạnh cấu trúc (tức nguồn lực ngôn ngữ) và chức năng (tức sự tương tác). Trong chuyên luận này, tác giả cũng dành một mục lớn (Một số trường hợp xem xét cụ thể) để tiến hành phân tích bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ – Bill Clinton dựa trên mô hình phân tích CDA của Fairclough kết hợp với mô hình tổng hợp
  • 27. 15 của chính tác giả với các yếu tố cơ bản như giá trị kinh nghiệm của từ vựng, ngữ pháp, hiểu và giải thích bài phát biểu,... Năm 2012, trong công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Diệp Quang Ban đã dành chương 4 và một phần của chương 5 để đề cập đến diễn ngôn và phân tích diễn ngôn. Bên cạnh việc trình bày quá trình hình thành phân tích diễn ngôn, những vấn đề về phân tích diễn ngôn phê bình và ngôn ngữ học sinh thái, tác giả còn xác định một số hướng ứng dụng phân tích diễn ngôn vào phân tích ngôn ngữ nghệ thuật với những yếu tố như âm thanh ngôn ngữ suy diễn được, nhịp điệu suy diễn được, từ suy diễn được, việc chọn từ để dùng, hiện thực được miêu tả suy diễn được,... Có thể nói, cũng như hai công trình chuyên khảo của Nguyễn Hòa, công trình Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản của Diệp Quang Ban là một trong những công trình có nhiều đóng góp lớn, là tài liệu quan trọng cho những nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết này. Ngoài những tác giả đã nêu ở trên, chúng ta cũng cần nhắc đến một số tác giả khác như Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Đức Dân (1996, 1998), Hoàng Phê (2003),... Những tác giả này, trong những công trình của mình, cũng đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến diễn ngôn và phân tích diễn ngôn ở những góc độ khác nhau. Bên cạnh những công trình biên khảo, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí ngôn ngữ đã cung cấp những kiến thức lý luận cũng như những ứng dụng thực tế của lý thuyết này như: Bàn về mạch lạc của diễn ngôn (Tạp chí Khoa học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2/2002) và Phân tích diễn ngôn phê phán là gì? (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2005) của Nguyễn Hòa, Thực hành phân tích diễn ngôn bài Lá rụng (Tạp chí Ngôn ngữ, số 2/2009) của Diệp Quang Ban, Một vài dạng cấu trúc nhân quả khó nhận biết trong diễn ngôn nghệ thuật ngôn từ (Tạp chí Ngôn ngữ, số 4/2009) của Nguyễn Văn Thành,… Như vậy, đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn. Ở khía cạnh chung nhất, những công trình này đều khẳng định được vai trò, vị trí của lý thuyết phân tích diễn ngôn trong quá trình tìm hiểu và phân tích ngôn ngữ; nhấn mạnh những ưu điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn so với những ngành khoa học liên quan, góp phần hình thành lên hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới: ngôn ngữ trong quá trình sử dụng. 1.1.1.2. Về thực tiễn vận dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu các thể loại diễn ngôn trong tiếng Việt Mặc dù lý thuyết phân tích diễn ngôn du nhập vào Việt Nam khá muộn, tuy nhiên cho đến nay, số lượng công trình nghiên cứu bậc tiến sĩ và thạc sĩ ứng dụng lý thuyết này tương đối nhiều, nhất là những năm gần đây. Có thể nêu ra một số hướng ứng dụng sau: Thứ nhất là những công trình ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn sử dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội. Về luận án: Trong công trình Khảo sát chức năng ngôn ngữ văn bản quản lý nhà nước qua phương pháp phân tích diễn ngôn [30], Nguyễn Thị Hà (2010) đã áp dụng đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán chức năng hệ thống do Kress và Fairclough xây dựng để tiến hành phân tích ba siêu chức năng ngôn ngữ theo quan điểm của Halliday, qua đó thấy được sự hiện thực hóa quyền lực trong văn bản quản lý Nhà nước cũng như sự tác động của các chức năng ngôn ngữ đến chất lượng và hiệu quả của văn bản quản lý Nhà nước.
  • 28. 16 Tác giả Đỗ Thị Xuân Dung (2015) trong công trình Đối chiếu đặc điểm diễn ngôn khẩu hiệu tiếng Anh và tiếng Việt [20] đã sử dụng đường hướng phân tích diễn ngôn phê phán (CDA) với khung lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trên cơ sở các siêu chức năng của ngôn ngữ để mô tả một cách hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ của khẩu hiệu chính trị - xã hội tiếng Anh và tiếng Việt thông qua các đặc điểm sử dụng từ ngữ, cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc diễn ngôn, qua đó góp phần chứng minh diễn ngôn không chỉ là một tập quán xã hội mà còn là sự thể hiện của các mặt xã hội đó; đồng thời, tác giả cũng làm rõ thái độ, hệ tư tưởng và quyền phát ngôn của người phát ngôn khẩu hiệu, định hướng những chiến lược xây dựng các khẩu hiệu đúng, thuyết phục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật và có giá trị giao tiếp cao. Trần Thị Thùy Linh (2016) trong công trình Nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt từ bình diện Phân tích diễn ngôn [59] đã dựa vào các mô hình lý thuyết ngữ vực và phương pháp phân tích thể loại để nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hợp đồng tiếng Việt thông qua những đặc trưng về Trường, đặc trưng về Ý chỉ và đặc trưng về Phương thức. Từ kết quả đạt được, tác giả đã nhấn mạnh đến các chức năng của ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp, vai trò của nó trong phát ngôn nhằm đạt được một mục đích cụ thể nào đó trong giao tiếp. Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình là luận văn thạc sĩ hay những công trình nghiên cứu khác đã dựa vào những nguyên lý CDA và Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday với cơ sở là mô hình phân tích CDA của Fairclough để phân tích mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội, đặc biệt thể hiện quyền lực và hệ tư tưởng của người nói trong các bài phát biểu của các nhà chính trị lớn trên thế giới hoặc ngôn ngữ báo chí, truyền hình hay các tác phẩm văn học ký. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là những công trình của các tác giả Trần Thị Hồng Vân (2005), Lý Thị Thanh Yên (2006), Hoàng Nguyệt Anh (2008), Đặng Thị Anh Thư (2010), Nguyễn Thị Phương Nam (2011), Hà Thị Phước (2015),... Thứ hai là những công trình ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn sử dụng cứ liệu là ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học. Về luận án, Vũ Văn Lăng (2013) trong đề tài Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của phân tích diễn ngôn và dụng học [58] đã kết hợp giữa hai lý thuyết phân tích diễn ngôn và dụng học để tập trung vào tìm hiểu và phân tích các vấn đề bố cục và thời gian trong truyện, các lớp nhân vật, yếu tố lập luận, cách dùng từ ngữ và một số dấu hiệu ký hiệu học xã hội,... Qua đó, tác giả đã làm rõ nội dung chứa đựng trong tác phẩm trên cơ sở các chứng cứ ngôn ngữ có trong tác phẩm như nội dung sự việc được trình bày, tính cách và cách nhìn của nhân vật, tình huống vật lý và tình huống xã hội - văn hóa liên quan đến đề tài tác phẩm cũng như cả quan điểm và bút pháp của tác giả. Trong khi đó, đối với những đề tài là luận văn thạc sĩ, tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể cũng như đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã sử dụng những đường hướng phân tích diễn ngôn khác nhau, thậm chí chỉ áp dụng một vài vấn đề nhỏ của một đường hướng nào đó. Chẳng hạn, Phạm Thị Thu Trang (2008) ứng dụng những quan điểm của diễn ngôn hội thoại, diễn ngôn phê phán; Quách Thị Thanh Nhàn (2014) tiếp cận đối tượng từ hai góc độ ngữ vực với các trường, thức, không khí chung
  • 29. 17 và góc độ mạch lạc và liên kết; trong khi đó, Lê Thị Thảo Nguyên (2015) lại xuất phát từ những quan điểm của Halliday về các chức năng siêu ngôn ngữ hay mô hình tam phân ngữ pháp chức năng hệ thống để tìm hiểu các đặc điểm từ ngữ, cấu trúc cú pháp cũng như cấu trúc diễn ngôn của đối tượng nghiên cứu,… Như vậy, cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng lý thuyết phân tích diễn ngôn hoặc những vấn đề liên quan đến phân tích diễn ngôn đã được thực hiện. Trong các công trình này, tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể cũng như đặc trưng văn bản của đối tượng nghiên cứu, các tác giả đã lựa chọn đường hướng và các khung lý thuyết khác nhau để thực hiện đề tài của mình. Trong đó, đối với những công trình sử dụng cứ liệu ngôn ngữ trong các văn bản chính trị - xã hội, các tác giả chủ yếu dựa vào những quan niệm của ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday về các chức năng ngôn ngữ làm khung lý thuyết nghiên cứu. Đây cũng chính là hướng đi của đề tài luận án của chúng tôi. Những đường hướng lựa chọn cũng như cách thức tiếp cận đối tượng và kết quả nghiên cứu của những công trình ứng dụng trên sẽ là những gợi ý làm cơ sở quý giá để chúng tôi có thể tham khảo cho quá trình thực hiện đề tài. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh a. Các nghiên cứu ở nước ngoài Số lượng công trình nghiên cứu về văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của các tác giả nước ngoài đến nay vẫn chưa thể xác định được chính xác. Dưới đây là một số nhận xét tiêu biểu của những nhà nghiên cứu nước ngoài đối với văn chính luận của Người: Tờ World Daily, sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mất, đã đăng liên tiếp nhiều bài viết dưới tiêu đề Di sản của Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, số báo ra ngày 20-9-1969 đã nhấn mạnh đến sự tác động của những tác phẩm chính luận Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc trên thế giới: “Nhà lãnh đạo Việt Nam vĩ đại này đã để lại một di sản tinh thần thôi thúc ý chí mọi người và thúc đẩy những hành động lớn lao trong sự nghiệp tự do và chủ nghĩa Cộng sản trong các nhà cách mạng trên toàn thế giới!” [104]. Quan điểm này cũng được thể hiện rất rõ trong bài Một anh hùng của thời đại chúng ta [72, tr. 139] của nhà nghiên cứu Cuba – Rơnê đơ Pêstrê; ngoài ra, trong bài viết này, tác giả còn nhấn mạnh đến dấu ấn tinh tế, sinh động và sáng tạo của Người trong cách thể hiện tư tưởng, nội dung phản ánh. Nhà nghiên cứu Niculin hướng đến bàn luận về giá trị của những luận cứ trong văn chính luận của Người. Khi nghiên cứu Bản án chế độ thực dân Pháp, tác giả cho rằng: “Bằng giọng cáo trạng dựa trên những chứng cớ sắc cạnh đầy sức thuyết phục, cuốn sách đã xây dựng hình tượng khái quát về tên thực dân ở châu Á và các nước châu Phi”. [đã dẫn: 66, tr. 246] Trong khi đó, Bớcset (Úc) lại hướng đến một khía cạnh khác khi nhấn mạnh đến lối trình bày ngắn gọn, dùng những hình ảnh trong sáng của Hồ Chủ tịch để phản ánh mọi vấn đề, thậm chí cả những vấn đề phức tạp nhất. [70, tr. 621-622] Nhà nghiên cứu Apđen Malếch Khalin (Cộng hòa Ả Rập thống nhất) bên cạnh ngợi ca sự đa dạng trong cách thức trình bày còn có những nhận xét đầy tinh tế về nghệ thuật
  • 30. 18 châm biếm đả kích trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh: “Lần đầu tiên thế giới được thấy vị Chủ tịch của một Đảng Cộng sản kết hợp chặt chẽ văn học với chính trị, kết hợp bài thơ với những con số (...). Trước đây cũng vậy, những lời châm biếm mỉa mai của Cụ đã từng là những ngọn roi quất mạnh vào lưng bọn chúa tể ở Pháp và các nơi khác”. [70, tr. 522-523] Hướng đến những giá trị tinh thần biểu hiện trong các tác phẩm chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Sac-lơ Phuôc-ni-ô (Pháp) cho rằng: “Đây không phải là một thói quen trong cách sử dụng ngôn ngữ mà đây chính là một nếp suy nghĩ của Người, nếp suy nghĩ ấy thể hiện ra như vậy, làm cho người ta thấy rằng tất cả mọi tình huống dù là đen tối nhất, Người đã phân biệt rõ cái gì là tích cực, cái gì hướng về cuộc sống tương lai”. [72, tr. 518-519] Nhìn chung, những nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh của các tác giả nước ngoài cơ bản mang tính khái quát, đồng thời tập trung vào nghiên cứu về hình tượng của tác giả cũng như tư tưởng, nội dung và nghệ thuật nói chung, chưa có những bài viết thực sự chuyên sâu về vấn đề ngôn ngữ. b. Các nghiên cứu ở Việt Nam b1. Những nghiên cứu chung về ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Thứ nhất, về vấn đề sử dụng từ ngữ: Cho đến nay đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề sử dụng từ ngữ trong các tác phẩm chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh như: khẳng định giá trị nghệ thuật trong cách Người sử dụng lớp từ ngữ gắn liền với lời ăn tiếng nói của quần chúng, tiếng nói của dân tộc hay vấn đề sử dụng từ Hán Việt, sử dụng thành ngữ. Bên cạnh đó, vấn đề hình tượng hóa ngữ nghĩa của danh từ thuần Việt, vấn đề tạo nghĩa mới cho từ trong quá trình sử dụng ngôn ngữ của Người cũng được đánh giá dưới góc nhìn nghệ thuật độc đáo. Đồng thời, một khía cạnh khác cũng được các nhà nghiên cứu rất quan tâm đó chính là cách sử dụng ngôn ngữ một cách khéo léo trong mục đích châm biếm, đả kích kẻ thù. Tìm hiểu về vấn đề này có một số bài viết tiêu biểu sau đây: Đào Thản và Hoàng Văn Hành trong Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh [99, tr. 86] nhấn mạnh đến khía cạnh Người đã phát huy những khả năng tiềm tàng của tiếng nói dân tộc cũng như sử dụng hiệu quả vốn từ khẩu ngữ của quần chúng. Cùng quan điểm này, Nguyễn Phan Cảnh trong bài viết Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi [103] cũng đã khẳng định những giá trị của cách Người sử dụng những từ khẩu ngữ cũng như những lớp từ ngữ thường dùng (lớp từ dùng chung cho mọi thành viên trong xã hội). Trong khi đó, trong công trình Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Nguyễn Như Ý lại nhấn mạnh đến tính sáng tạo và cách sử dụng tài tình lớp từ ngữ trong từng hoàn cảnh cụ thể khi khẳng định: “Với vật liệu sẵn có của tiếng ta, Người đã sáng tạo ra một số từ ngữ mới, một số ca dao, tục ngữ mới mà hiện nay mọi người chúng ta đã quen dùng. (...) Thông qua những sáng tạo của mình về từ ngữ, về cách diễn đạt, Người đóng góp cho sự phát triển ngôn ngữ, thậm chí ảnh hưởng lớn đến chiều hướng
  • 31. 19 phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt”. [103, tr. 209] Cũng đề cập đến vấn đề sử dụng vốn từ và sức mạnh của từ ngữ mang lại qua cách dùng của Người, Nguyễn Văn Tu trong bài viết Hồ Chí Minh sử dụng tài tình từ vựng để đả kích kẻ địch lại nghiên cứu kỹ cách Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ vựng để đả kích kẻ thù như: khai thác triệt để vốn đại từ chỉ người trong tiếng Việt; cách chơi chữ trong phiên âm; cách rút gọn từ làm phương tiện châm biếm; cách dùng từ có nghĩa tốt với ý trái ngược; cách dùng từ nghĩa xấu để trực tiếp đả kích kẻ địch; cách dùng tiếng Pháp, tiếng Anh xen với tiếng Việt; cách lảy Kiều để đả kích kẻ thù; cách dùng từ chỉ động vật để chỉ người, gây sắc thái đả kích,... [99, tr. 190] Đi tìm hiểu một khía cạnh khác của từ ngữ trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh, Hoàng Tuệ trong bài Học tập văn phong Hồ Chủ tịch đã nhấn mạnh đến đặc điểm hình tượng hóa ngữ nghĩa của danh từ thuần Việt. Theo tác giả: “Chỉ cần một danh từ để nêu lên một sự vật biểu trưng là có thể làm cho tư duy được thu hút vào đó, rồi lại từ đó triển khai tầng tầng lớp lớp vào những địa hạt cao, sâu của tư tưởng, tình cảm. Chính nhờ có vậy mà hình tượng lắng đọng vào tâm trí, qua một lời văn súc tích, ngắn gọn”. [103, tr. 712] Trong bài Tiền đề và chiều sâu của một phong cách lớn [103], Nguyễn Lai đã có những phát hiện thú vị về hiện tượng tạo nghĩa trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh. Từ những từ ngữ thông thường, Người đã tạo thêm cho chúng những nét nghĩa mới thông qua việc kết hợp chúng với những từ ngữ khác biểu hiện ở xu thế mở rộng đơn vị nhỏ thành tập hợp mới để phát hiện mối liên hệ nội tại mới giữa thuộc tính và sự vật nói chung. Với phương pháp thống kê, Nguyễn Đức Dân trong bài Từ vựng trong ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu độ phân bố của các loại từ trong văn chính luận và văn tiểu phẩm dựa trên các tiêu chí cơ bản là khả năng hoạt động độc lập, tính hoàn chỉnh về kết cấu ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp để vạch ranh giới của từ. Qua kết quả khảo sát, tác giả cho thấy, xuất phát từ đặc trưng thể loại, trong văn chính luận có xu hướng Việt hóa ngôn ngữ nhưng cũng có hiện tượng “từ thuần Việt nhường chỗ cho từ Hán Việt tương ứng”. [100, tr. 295] Thứ hai, về vấn đề xây dựng câu văn. Đây cũng là vấn đề được nghiên cứu với nhiều kết quả khác nhau như: tính linh hoạt trong việc xây dựng các kiểu cấu tạo câu; câu văn thường ngắn gọn, sáng sủa, chính xác nhưng cũng rất linh hoạt, tinh tế và giàu biểu cảm; trong câu văn luôn có tính nhạc nhờ các yếu tố nhạc điệu và nhịp điệu; câu văn luôn có sự phong phú khác thường về lượng thông tin ngữ nghĩa,... Tiêu biểu viết về vấn đề câu là một số công trình sau đây: Lê Xuân Thại trong bài Câu văn của Bác Hồ đã tiến hành phân tích những đặc điểm nổi bật trong cách chọn lựa và xây dựng câu văn của Người như việc cân nhắc những kiểu cấu tạo khác nhau, tuy nội dung cơ bản giống nhau; việc cân nhắc dùng trật tự từ nào thỏa đáng nhất; việc sử dụng lối đảo trật tự hay dựa vào các hư từ để nhấn mạnh ý câu, cách dùng lối phủ định - khẳng định, cách đưa bổ ngữ của câu lên phía trước làm chủ đề logic của câu, sự đa dạng của các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm thán, câu mệnh lệnh,... Từ đó, tác giả khái quát tác dụng của câu văn trong ngôn ngữ của Người: “Câu văn của Bác ngắn gọn, sáng sủa nên dễ hiểu, dễ nhớ; câu văn của Bác tinh tế, chính xác nên nói được đúng ý, đúng tình”,… [99, tr. 84]
  • 32. 20 Trong bài Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ Hồ Chủ tịch, hai tác giả Đào Thản và Hoàng Văn Hành khi nhận xét về cách viết câu của Người lại nhấn mạnh vào yếu tố nhạc điệu và nhịp điệu. Các tác giả bài viết nhận định: Trong nhiều trường hợp, Hồ Chủ tịch đã “chọn lựa từ ngữ hoặc thay đổi trật tự từ trong câu nhằm đảm bảo sự hài hòa về âm thanh của lời nói trong một số bài văn (…). Câu văn của Người vì thế có cái nhịp nhàng uyển chuyển của câu văn cổ điển, kết hợp với cái phóng khoáng tự nhiên của lời nói hàng ngày, đôi lúc phảng phất một lối “thơ bằng văn xuôi” hết sức gợi cảm”. [99, tr. 94] Đái Xuân Ninh trong bài Lượng thông tin ngữ nghĩa trong câu văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh [100] lại đi tìm hiểu sự phong phú khác thường về lượng thông tin ngữ nghĩa. Cùng quan điểm với Lê Xuân Thại về sự ngắn gọn trong câu văn của Người, tác giả còn nhấn mạnh những yếu tố tạo sức nặng truyền tải nội dung trong đó như: rút gọn, xử lý hợp lý những yếu tố dư thừa trong thông báo; lựa chọn những yếu tố có giá trị thông báo cao, có tính chất bất ngờ; vấn đề sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng; yếu tố tiền giả định,... Có thể kể thêm một số tác giả cũng đã ít nhiều đề cập đến vấn đề câu như Đào Thản và Hoàng Văn Hành trong Những nét đặc sắc trong ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch [103], Nguyễn Phan Cảnh trong bài Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi [103], Vũ Thị Sao Chi trong Nhịp điệu văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam [15],... Thứ ba, về phương thức tổ chức văn bản. Tổ chức văn bản là một trong những nội dung quan trọng của bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ. Với những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, đặc biệt là những tác phẩm văn chính luận, vấn đề này cũng được giới nghiên cứu quan tâm và bàn đến nhiều khía cạnh khác nhau như: lối diễn đạt logic, chặt chẽ cùng hệ thống luận cứ, luận điểm sắc bén kết hợp với cách dùng từ, cách đặt câu độc đáo; bên cạnh đó, các vấn đề như nhịp điệu, nghệ thuật lảy Kiều,... cũng là những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành và tổ chức nên một văn bản vừa có tính nghệ thuật cao vừa truyền tải được nội dung một cách sâu sắc, hiệu quả. Bàn về tính logic và lập luận chặt chẽ có các bài: Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi của Nguyễn Phan Cảnh [103], Một số suy nghĩ trong khi tìm hiểu di sản của Hồ Chủ tịch về ngôn ngữ của Nguyễn Kim Thản [103], Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh của Nguyễn Đăng Mạnh [103],... Trong những bài viết này, các tác giả đã chỉ ra: sự trình bày một cách đúng đắn hệ thống luận điểm trong trình tự logic, tránh sự phức tạp, chủ yếu là chú ý đến nội dung; dùng rộng rãi trong các hình thức suy lý diễn dịch, nhất là suy ý tỉnh lược và tam đoạn luận phức hợp; cách viết rõ ràng, dẫn chứng sát thực; sức thuyết phục tập trung ở chỗ đưa ra những lý lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ, những bằng chứng không ai chối cãi được,… Như vậy, với nhiều khía cạnh và góc độ nghiên cứu khác nhau, những bài viết đã khẳng định những giá trị đắc dụng trong quá trình phản ánh nội dung của nghệ thuật xây dựng và triển khai từ ngữ, câu, tổ chức văn bản trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các bài viết này đều nghiên cứu dưới quan điểm của ngữ pháp
  • 33. 21 học truyền thống, ít đặt nó trong vai trò là ngôn ngữ hành chức theo quan điểm của hướng nghiên cứu hình thức luận, xem xét dưới góc độ chức năng nên chủ yếu hướng về giá trị biểu hiện, phản ánh nội dung, sự tình. Do đó có thể nói, các vấn đề nghiên cứu về từ ngữ, câu và tổ chức văn bản có nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, đặc biệt nếu như chúng ta đặt nó dưới góc nhìn phân tích diễn ngôn – một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới. b2. Những nghiên cứu về chiến lược giao tiếp ngôn ngữ văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh Chiến lược giao tiếp là một trong những nội dung rất đáng chú ý của thể loại văn chính luận. Với mục đích nhằm thuyết phục người nghe một cách hiệu quả nhất trong quá trình giao tiếp, người sử dụng ngôn ngữ sẽ tiến hành lựa chọn ngôn ngữ cũng như cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận và trong những ngữ cảnh giao tiếp cụ thể. Đây cũng là một trong những nội dung cơ bản của lý thuyết phân tích diễn ngôn khi nó quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và người sử dụng ngôn ngữ, quan tâm đến cách người nói/ người viết đã lựa chọn ngôn ngữ như thế nào trong việc thể hiện mục đích của mình. Đặc điểm này cũng được một số công trình nghiên cứu văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh quan tâm, đề cập. Trong bài Văn Pháp rất Pháp của Nguyễn Ái Quốc, Phạm Huy Thông cũng đánh giá rất cao chiến lược giao tiếp ngôn ngữ của Nguyễn Ái Quốc khi Người hoạt động trên đất Pháp những năm 20 của thế kỷ XX. Tác giả bài viết đã trình bày một số đặc điểm ngôn ngữ Nguyễn Ái Quốc mang đậm dấu ấn phong cách và văn hóa, tâm lý của người Pháp. Đó là giọng văn vừa dí dỏm, hài hước, vừa tả chân sinh động nhưng cũng vừa thắm thiết trữ tình, xúc động. Phạm Huy Thông đưa ra dẫn chứng: “Cùng trong một bài viết với hai đoạn văn trên, là đoạn văn này, khác hẳn, cũng là tả chân, cũng là hiện thực, mà rung động sâu xa, mà thắm thiết trữ tình” [100, tr. 186]. Tác giả còn nhấn mạnh, trong ngôn ngữ thường ngày của người bình dân Pháp, trong văn viết báo thông thường của Nguyễn Ái Quốc, chêm được vào cái gì cho vui, cho nhộn, thì người Pháp chêm, và Nguyễn Ái Quốc chêm. Lấy cợt mỉa làm thủ pháp thường trực và coi châm biếm là vũ khí lợi hại, là Người đã hòa nhập tư duy Pháp khi viết tiếng Pháp. Đặng Anh Đào trong bài viết Nơi giao thoa nhiều tiếng nói trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh cũng đã có một cái nhìn khái quát và tương đối toàn diện về vấn đề lựa chọn ngôn ngữ và phong cách viết của Người để phù hợp với từng ngữ cảnh cụ thể. Đó là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa ngôn ngữ và phong cách Việt trong văn Pháp, giữa ngôn ngữ và phong cách Việt trong thơ Đường, giữa ngôn ngữ và phong cách Pháp trong văn Việt. Tác giả bài viết nhận định: “Sự hòa lẫn giữa các ngôn ngữ và phong cách khác nhau không đơn giản chỉ là vấn đề người viết mà còn là vấn đề người đọc. Có nghĩa, nó có mục đích tác động đến người đọc, truyền tải cho họ những nội dung, tình cảm của Người một cách hiệu quả nhất”. [103, tr. 780] Nguyễn Xuân Hòa trong bài Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ ngữ và thành ngữ trong giao tiếp đã nhận định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú ý đến mục đích, đối tượng liên cá nhân (người phát ngôn và người tiếp nhận) và hoàn cảnh giao tiếp, mà trong
  • 34. 22 giao tiếp thì phát ngôn của người nói hay người viết vừa là sản phẩm vừa là phương tiện của chính họ. Bởi vậy, chủ trương của Bác là nội dung của bài nói, bài viết phải có sức tác động đến người nghe, người đọc”. [46, tr. 75] Trong công trình Thử nghiên cứu phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên quan điểm Lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ, xuất phát từ việc nêu lên bốn luận điểm cơ bản của Lý thuyết giao tiếp ngôn ngữ, Nguyễn Như Ý đã đi tìm hiểu, phân tích chiến lược giao tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách sử dụng ngôn ngữ. Tác giả cho rằng, ở khía cạnh nào, Người cũng lựa chọn cho mình cách ứng xử ngôn ngữ khôn khéo để đạt được mục đích cuối cùng là thuyết phục được người nghe, người đọc một cách tốt nhất. Sau cùng, tác giả nhận định: “Đặc điểm ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phản ánh trong ngôn ngữ của toàn bộ các tác phẩm do Người sáng tạo ra trong các thời kỳ lịch sử khác nhau”. [100, tr. 50] Nhấn mạnh đến vai trò của ngôn ngữ Hồ Chí Minh trong việc gìn giữ và phát huy chiều sâu văn hóa của dân tộc, Nguyễn Lai trong bài viết Chiều sâu văn hóa trong tầm nhìn ngôn ngữ Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và mục đích sử dụng, gắn nó với sự phát triển của nhân dân và quá trình đấu tranh cách mạng. Theo tác giả: “Để đặt mục tiêu ngôn ngữ vào định hướng hành động theo đường lối quần chúng như Hồ Chí Minh đã làm, về một phương diện nào đó, có thể hiểu là Nhà Văn Hóa Lớn Hồ Chí Minh đã trực tiếp tạo ra bước ngoặt quan trọng để làm gia tăng hàm lượng văn hóa mới – cả nội dung lẫn hình thức – ngay từ trong cơ chế ngôn ngữ; và, trong sự điều chỉnh rất tinh vi mang ý nghĩa cách mạng văn hóa trong lòng ngôn ngữ để nâng cao dân trí theo một hướng chiến lược mới gắn liền với quá trình phát triển cách mạng này…”. [55, tr. 17] Tính mục đích trong cách viết cũng là được nhiều tác giả quan tâm như: Một vài suy nghĩ về các phương thức tổ chức văn bản trong ngôn ngữ của Bác Hồ của Trần Ngọc Thêm [84], Tiền đề và chiều sâu của một phong cách lớn của Nguyễn Lai [103], Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của Đặng Xuân Kỳ [52],... Trong khi Trần Ngọc Thêm khẳng định: "Trong các bài nói viết của Hồ Chí Minh không có một bài nào là không có tính mục đích" thì Đặng Xuân Kỳ cũng cho rằng: “Khi viết, khi nói Người luôn định rõ chủ đề, mục đích và đối tượng tiếp nhận”. Như vậy, các bài viết nêu trên đã có những góc nhìn khái quát về chiến lược giao tiếp trong cách lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ nhằm phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận, từng ngữ cảnh cụ thể. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu đối tượng một cách hệ thống, chưa nhìn nhận ngôn ngữ như một thực thể xã hội, chưa đặt nó trong mối quan hệ biện chứng với các yếu tố ngữ cảnh giao tiếp, do đó chưa thực sự nghiên cứu ngôn ngữ dưới quan điểm của ngôn ngữ hành chức. Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cũng là địa hạt thu hút nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên tham gia tìm hiểu, nghiên cứu. Về luận án, Nguyễn Xuân Lan (1994) trong Các công trình nghiên cứu phê bình văn thơ Hồ Chí Minh: Tình hình tư liệu, những quan điểm tiếp cận, các vấn đề [56]
  • 35. 23 không trực tiếp nghiên cứu về văn thơ Hồ Chí Minh mà tập hợp, khảo sát và tổng kết các bài nghiên cứu, phê bình từ năm 1945 đến 1994 về văn thơ của Người trên các bình diện: quan điểm nghệ thuật, các tác phẩm văn xuôi và thơ. Vì vậy, những kết luận của luận án chỉ mang tính khái lược chứ không đi sâu cụ thể vào nghiên cứu một vấn đề nào đó, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ. Vũ Thị Sao Chi (2008) trong công trình Nhịp điệu văn chính luận Hồ Chí Minh trên nền nhịp điệu thơ văn Việt Nam đã đi vào tìm hiểu và phân tích những giá trị nhịp điệu trong văn chính luận Hồ Chí Minh như: nhịp điệu – nhân tố góp phần tạo nên tính nhạc cho câu văn; nhịp điệu là tiếng vang cộng hưởng cho nội dung ý nghĩa; nhịp điệu khơi gợi, gia tăng cảm xúc; nhịp điệu góp phần thể hiện mạch tư duy logic, sắc sảo và nhịp điệu góp phần thể hiện tính hùng biện, sôi nổi. Từ đó, tác giả đi đến kết luận: “Tâm hồn, trí tuệ, tài năng kết hợp với tính nhân dân sâu sắc đã kết tinh nên những chân giá trị cao đẹp trong ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà nhịp điệu chính là một yếu tố biểu hiện sinh động và sâu sắc”. [15, tr. 130] Trong công trình Phân tích diễn ngôn có nội dung kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (giai đoạn 1941 - 1969) [75], tác giả Phạm Nguyên Nhung (2016) đã dựa trên lý thuyết về phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán để tiến hành nghiên cứu đối tượng trên ba bình diện: thông điệp, liên nhân và tác động. Từ đó, không chỉ làm rõ chức năng tác động của ngôn từ, những ảnh hưởng đối với người tiếp nhận các thông điệp mà còn nhấn mạnh đến những biểu hiện quyền lực thông qua chiến lược giao tiếp, cách lựa chọn từ để xưng hô hoặc qua ngữ cảnh ra lời kêu gọi. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công trình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ. Mỗi công trình lại có những phương pháp tiếp cận khác nhau để tìm hiểu, nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chẳng hạn: – Nghiên cứu về từ Hán Việt: Nguyễn Thị Hương (2008) quan tâm đến liên từ gốc Hán Việt và các liên từ Hán Việt Việt hóa trong các tác phẩm văn chính luận của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; Vũ Đình Tuấn (2013) lại khái quát những đặc điểm về hình thức và ngữ nghĩa của từ Hán Việt cũng như nhấn mạnh đến giá trị trong việc lựa chọn, sử dụng số lượng cũng như các từ Hán Việt của Người trong mục đích viết cho từng đối tượng khác nhau. – Nghiên cứu về nghệ thuật lập luận: Nguyễn Thị Thanh Bình (2006) tìm hiểu lập luận trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh theo hai hướng: lập luận tường minh và lập luận ngầm ẩn; trong khi đó, Nguyễn Hoàng Anh (2014) lại dựa trên cơ sở lý thuyết về phân tích diễn ngôn và lý thuyết lập luận để tiến hành tìm hiểu hai vấn đề: các đặc trưng về kiểu loại trong lập luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự biểu hiện quyền lực trong lập luận của Người thông qua các phương diện như hệ thống từ xưng hô, động từ ngữ vi hay thông qua phép lịch sự. – Nghiên cứu về phong cách, đặc điểm ngôn ngữ Hồ Chí Minh có các công trình của các tác giả như Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2007), Hồ Thị Hà (2008), Trần Thị Thắm (2011), Phan Văn Khoa (2014). Mặc dù phạm vi nghiên cứu cũng như cách tiếp cận khác nhau nhưng các tác giả đều tiến hành nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống