SlideShare a Scribd company logo
1 of 201
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN THỊ VÂN ANH
PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA
NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG
Ngành: Báo chí học
Mã số: 9320101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
Hà Nội – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TRẦN THỊ VÂN ANH
PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA
NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG
Ngành: Báo chí học
Mã số: 9320101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Trƣơng Ngọc Nam
2. TS. Trần Thị Thu Nga
Hà Nội – Năm 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân
thành đến Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Phát thanh Truyền hình,
Khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Xin chân thành cảm ơn giáo
viên hƣớng dẫn, PGS, TS. Trƣơng Ngọc Nam và TS. Trần Thị Thu Nga đã trực
tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng 6 năm 2019
Tác giả luận án
Trần Thị Vân Anh
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ có tiêu đề: “Phong cách chính luận báo
chí của nhà báo Hoàng Tùng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đƣợc sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.
Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2019
Tác giả luận án
Trần Thị Vân Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………... 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ….…………………………... 8
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA NHÀ BÁO VIẾT
CHÍNH LUẬN……………………………………………………………….. 30
1.1. Các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí
và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận………………………….... 30
1.1.1. Phong cách chính luận báo chí………………………………………..... 30
1.1.2. Các quan điểm tiếp cận về phong cách cá nhân……………………….. 40
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm phong cách cá nhân của nhà báo chính luận…. 47
1.2. Các bình diện thể hiện của phong cách chính luận báo chí……….... 50
1.2.1. Thể hiện qua phƣơng diện nội dung tác phẩm…………….................... 50
1.2.2. Thể hiện qua phƣơng diện hình thức tác phẩm………............................ 52
1.3. Những yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của
nhà báo viết chính luận………………………………………………............ 55
1.3.1. Những yếu tố chủ quan…………………………………….................... 55
1.3.2. Những yếu tố khách quan ………………………………….................... 59
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ
CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG………………………………................... 62
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính
luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng………………………………........... 62
2.1.1. Những yếu tố khách quan ……………………………………………… 63
iv
2.1.2. Những yếu tố chủ quan……………………………………………….... 66
2.2. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua
phƣơng diện nội dung tác phẩm……………………………………………. 70
2.2.1. Đề tài những anh hùng dân tộc…………………………………………. 70
2.2.2. Đề tài những sự kiện lịch sử quan trọng……………………………….. 72
2.2.3. Đề tài chính trị - xã hội…………………………………………………. 74
2.2.4. Đề tài chỉ đạo các hoạt động đời sống, đƣờng lối chính sách của Đảng.. 77
2.2.5. Những đề tài khác……………………………………………………… 79
2.3. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua
phƣơng diện hình thức tác phẩm…………………………………………… 80
2.3.1. Nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm…………………………………… 81
2.3.2. Thể hiện qua kết cấu tác phẩm…………………………………………. 87
2.3.3. Thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ……………………………………….. 92
2.4. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua một số
đặc tính khác…………………………………………………………………. 118
2.4.1. Thể hiện ở tính ổn định………………………………………………… 118
2.4.2. Thể hiện ở tính cá thể hóa……………………………………………… 119
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO CÁC NHÀ BÁO TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU PHONG
CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG
TÙNG………………………………………………………………………… 125
3.1. Những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà
báo Hoàng Tùng……………………………………………………………... 125
3.1.1. Cổ súy tinh thần yêu nƣớc của nhân dân………………………………. 125
3.1.2. Định hƣớng nhân dân tin theo Đảng, theo lãnh tụ……………………... 128
3.1.3. Lên án và đả kích quân xâm lƣợc………………………………………. 131
3.1.4. Cổ động phong trào xây dựng đất nƣớc tiến lên con đƣờng XHCN…… 135
3.1.5. Thể hiện những khát vọng của nhân dân trong thời chiến và những tâm
tƣ, tình cảm và những băn khoăn của nhân dân trong thời bình……………… 138
3.1.6. Nhà chép sử bằng tác phẩm chính luận………………………………… 139
v
3.2. Những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu
phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng………………… 140
3.2.1. Trau dồi đạo đức, tri thức, kỹ năng…………………………………….. 140
3.2.2. Có lý tƣởng nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị, lập trƣờng tƣ tƣởng
vững vàng, nhân sinh quan, thế giới quan tiên tiến và nắm vững chủ trƣơng
chính sách của Đảng…………………………………………………………... 142
3.2.3. Nắm bắt thời cuộc và không ngừng sáng tạo…………………………... 144
3.2.4. Chú trọng công tác làm tƣ liệu và để lại dấu ấn trong phong cách…….. 146
3.2.5. Sử dụng ngôn ngữ chính luận đặc sắc và nghệ thuật…………………... 147
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Chủ nghĩa xã hội CNXH
2 Cách mạng tháng Tám CMTT
3 Cơ quan báo chí CQBC
4 Khuynh hƣớng chính trị KHCT
5 Nhà xuất bản NXB
6 Nhân dân ND
7 Phó Giáo sƣ PGS
8 Tác phẩm TP
9 Tác phẩm báo chí TPBC
10 Tác phẩm chính luận TPCL
11 Tác giả TG
12 Tiếng nói Việt Nam TNVN
13 Trung ƣơng TƢ
14 Tiến sĩ TS
15 Việt Nam VN
16 Xã luận XL
17 Xã hội chủ nghĩa XHCN
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của của đầu đề trong các tác phẩm
chính luận của Hoàng Tùng………………………………….……………….. 85
Bảng 2.2: Các kiểu câu đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của
Hoàng Tùng……………………………………………………………………. 110
Bảng 2.3: Các phƣơng thức liên kết sử dụng trong tác phẩm chính luận
của Hoàng Tùng……………………………………………………………….. 117
viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của của đầu đề trong các tác phẩm
chính luận của Hoàng Tùng……………………………………………..……... 85
Biểu đồ 2.2: Các kiểu câu đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của
Hoàng Tùng……………………………………………………………………...
111
Biểu đồ 2.3: Các dạng biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính
luận của Hoàng Tùng…………………………………………………………... 117
ix
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng
Tùng với chủ đề những anh hùng dân tộc XII
Phụ lục 2: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng
Tùng với chủ đề những mốc lịch sử quan trọng của đất nƣớc……………... XIV
Phụ lục 3: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng
Tùng với chủ đề chỉ đạo các hoạt động đời sống, đƣờng lối chính sách của
Đảng…………………………………………………………………………….. XVI
Phụ lục 4: Các dạng cấu trúc tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng……… XVIII
Phụ lục 5: Các dạng biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính
luận của Hoàng Tùng………………………………………………………… XIX
Phụ lục 6: 113 bài báo chính luận của nhà báo Hoàng Tùng trong tuyển
tập “Những bài báo chính luận”, do NXB Chính trị quốc gia xuất bản…… XX
Phụ lục 7: Khảo sát và phỏng vấn sâu về phong cách chính luận báo
chí của nhà báo Hoàng Tùng…………………………………………. XXV
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát
triển nhanh chóng của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, chúng ta, hằng ngày, hằng giờ đang tiếp
nhận một số lƣợng thông tin khổng lồ, ồ ạt, đa chiều và đa diện. Với các chức
năng đặc trƣng là cung cấp thông tin và định hƣớng dƣ luận xã hội, báo chí và
truyền thông đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của mình trong đời
sống xã hội hiện đại, giúp cho công chúng có một cái nhìn sâu sắc, đúng đắn về
bản chất của mọi sự vật, hiện tƣợng.
Thông tin mà báo chí truyền thông cung cấp cho công chúng có chất lƣợng
cao hay thấp, một chiều hay đa chiều, đầy đủ hay phiến diện; mức độ tác động cũng
nhƣ hiệu quả thực tiễn của báo chí, vai trò của báo chí và truyền thông trong việc
thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhƣ thế nào,... phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó quan trọng nhất là nhân tố con ngƣời, là những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực
báo chí. Để có đƣợc một tác phẩm báo chí sinh động, sâu sắc và chất lƣợng, không
thể thiếu đƣợc những nhà báo tài ba, phong cách và đầy nhiệt huyết.
Phong cách của nhà báo là những đặc trƣng trong sáng tạo của nhà báo, thể
hiện rõ tính chuyên nghiệp qua cách viết, cách lựa chọn đề tài, cách phản ứng của
nhà báo với hoàn cảnh. Phong cách của nhà báo đƣợc thể hiện qua những sản phẩm
mà họ sáng tạo. Mỗi nhà báo có một giọng văn, một cách viết khác nhau. Thông
qua những nét riêng biệt này, ngƣời ta có thể phân biệt đƣợc nhà báo này với nhà
báo khác. Trong cuốn “Phƣơng pháp và phong cách Hồ Chí Minh”, (1997) giáo sƣ
Đặng Xuân Kỳ nhận định: “Phong cách chính là con ngƣời cũng có phần đúng khi
xem xét những giá trị nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ, trong đó không phải chỉ chứa
đựng tài năng nghệ thuật, mà còn cả trí tuệ, tƣ tƣởng và tâm hồn của ngƣời nghệ
sĩ…” [47, Tr.130].
Khi viết nhiều, nhà báo sẽ tạo nên một hệ thống bài báo, một số ngƣời cũng
có thể tạo nên phong cách. Tuy nhiên, không phải cứ viết nhiều là trở thành nhà báo
có phong cách, không phải nhà báo nào cũng có phong cách, chỉ những nhà báo
khẳng định đƣợc mình bởi những nét độc đáo, đa dạng và bền vững thì mới có
2
phong cách. Phong cách nhà báo không hoàn toàn tự nhiên mà có. Nó có thể đƣợc
hình thành trong quá trình lao động, sáng tạo, tu chỉnh và gọt giũa.
Một ngƣời làm nghề báo dù có trình độ chuyên môn cao, nhƣng để định hình
đƣợc tên tuổi trong lòng công chúng, để trở thành một nhà báo lớn, để góp phần tạo
ra “thƣơng hiệu” cho mình nhất thiết cần phải có đƣợc phong cách. Trên thực tế, có
nhà báo nổi tiếng với những bài điều tra nghiêm cẩn, chính xác và chuẩn mực. Lại
có nhà báo đƣợc công chúng nhớ đến bởi sự mạnh mẽ và nhiệt huyết, xông thẳng
vào những vấn đề nóng bỏng, không né tránh. Tuy nhiên, loại thể chính luận trên
báo chí hiện nay đang thiếu những cây bút có tầm và những tác phẩm thực sự sắc
sảo, để lại ấn tƣợng đối với bạn đọc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, thời cuộc đổi thay nhanh, diễn biến cuộc đấu tranh tƣ tƣởng ngày càng phức
tạp, đội ngũ nhà báo chính luận giỏi, có phong cách giữ vai trò quan trọng hơn bao
giờ hết.
Thực tế, với chiều dài lịch sử phát triển của mình, Báo Nhân Dân là nơi quy
tụ nhiều cây bút chính luận tài năng, đặc sắc, có phong cách, có dấu ấn riêng, trong
đó có nhà báo Hoàng Tùng. Nhà báo Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh
ngày 14-1-1920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân (Hà Nam). Ông là một nhà báo
chính luận bậc thầy, một đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Bản lĩnh,
phong cách báo chí, tài năng và nhiều nhân tố ƣu việt khác đã làm nên tên tuổi
Hoàng Tùng. Trong Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt
Nam" ngày 19 tháng 1 năm 2015, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, nhà báo Hà Ðăng,
nguyên Ủy viên T.Ƣ Ðảng, nguyên Trƣởng Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa T.Ƣ, nguyên
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, đã khẳng định: “Những bài chính luận của Anh trực
tiếp đề cập những vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn nhất, nóng bỏng nhất. Giọng văn
của ông hùng hồn, ngôn ngữ vừa hiện đại lại vừa rất dân gian, giàu hình tƣợng, đôi
khi pha lẫn điển tích, rực lửa chiến đấu và đặc biệt hấp dẫn. Phong cách viết của
ông rất riêng, đến nỗi không chỉ những ngƣời làm báo Nhân Dân, mà cả giới báo
chí, qua các bài viết, qua những bài viết có ký tên hay không ký tên, đều nhận ra
rằng đó là bài của Hoàng Tùng.” [30]. Cũng trong Hội thảo này, đồng chí Ðinh Thế
Huynh, Ủy viên Bộ chính trị đã nhận xét về nhà báo Hoàng Tùng nhƣ sau: “Ông đã
viết hàng nghìn bài báo, trong đó hầu hết là các bài xã luận, bình luận, mang hơi thở
3
nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Những bài viết của ông hừng hực chất lửa, đanh thép, sắc sảo, lay
động lòng ngƣời, bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, có dấu ấn
riêng. Suốt hàng chục năm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, những bài
xã luận trên Báo Ðảng thật sự là tiếng kèn xung trận bởi tinh thần phụ trách, sự kịp
thời, sắc bén và sinh động...”. [94]. Có thể nói, nhà báo chính luận Hoàng Tùng là
một trong những tấm gƣơng sáng nhất để các nhà báo chính luận trẻ noi theo và học
hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về
phong cách chính luận báo chí của Hoàng Tùng một cách có hệ thống.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “PHONG CÁCH CHÍNH
LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG” làm đề tài nghiên cứu luận án
của mình. Nghiên cứu sinh chọn đề tài này trƣớc hết để tìm hiểu những đặc trƣng
phong cách, phong cách chính luận báo chí, góp phần nhận diện phong cách chính
luận của nhà báo Hoàng Tùng. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra những nét nổi bật,
những giá trị cốt lõi trong phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Những
kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc dạy và
học các môn học liên quan đến chuyên ngành báo chí. Cùng với hƣớng tiếp cận, góc
nhìn đó, đề tài có thể làm rõ đƣợc vai trò, vị trí, sức mạnh và tầm quan trọng của
việc hình thành phong cách chính luận báo chí nhằm giúp ngƣời viết báo phát triển
tốt hơn trong công tác sau này. Đồng thời, đề tài cung cấp những thông tin để có
một cái nhìn hệ thống, toàn diện về phong cách chính luận báo chí. Việc nghiên
cứu, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng còn có ý nghĩa to
lớn về mặt thực tiễn. Nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng và
những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ích cho nhiều nhà báo
trẻ đúc rút, học hỏi đƣợc ít nhiều những kỹ năng, kinh nghiệm trong cách viết, cách
hình thành đƣợc phong cách viết, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng và hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện phong cách chính luận báo
chí của nhà báo Hoàng Tùng, từ đó làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất những
4
bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo
chí của nhà báo Hoàng Tùng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt đƣợc mục đích đã nêu trên, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học đã có, đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu đƣợc xác định quan trọng, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Thứ hai: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về phong cách chính
luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận.
Thứ ba: Phân tích và nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo
Hoàng Tùng.
Thứ tư: Trên cơ sở đó, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học
kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của
nhà báo Hoàng Tùng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Là phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chủ yếu nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng
qua một số tác phẩm chính luận tiêu biểu của tác giả đƣợc đăng trên báo Nhân Dân
và đã đƣợc viết từ năm 1945 đến năm 2000.
4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Quá trình nghiên cứu đề tài đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận
báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận? Những thể hiện của phong
cách chính luận báo chí? Các yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá
nhân của nhà báo viết chính luận?
Thứ hai, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng qua
các phƣơng diện nhƣ: nội dung, hình thức tác phẩm và thể hiện qua một số đặc tính
khác?
5
Thứ ba, những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính
luận của nhà báo Hoàng Tùng? Những giá trị thời đại trong phong cách chính luận
báo chí của nhà báo Hoàng Tùng? Những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ
việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng?
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phƣơng pháp luận
Thực hiện quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp chặt chẽ giữa tƣ duy biện
chứng với quan điểm lịch sử để xem xét phân tích một cách toàn diện lịch sử hình
thành và phát triển của thuật ngữ phong cách. Kết hợp với cơ sở khoa học lý thuyết
về phong cách học, đặc điểm, nội dung, những nhân tố tác động đến phong cách và
các lý thuyết về báo chí học, chính luận báo chí, đề tài sử dụng những lý thuyết này
làm cơ sở để xây dựng nên những cơ sở lý luận về phong cách chính luận báo chí.
Từ đó, đề tài sẽ đi sâu phân tích, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo
Hoàng Tùng, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học kinh nghiệm từ
việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
phƣơng pháp thống kê và phân loại, phƣơng pháp miêu tả, phƣơng pháp phân tích
nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng... Cụ thể là:
- Phƣơng pháp thống kê và phân loại: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
thống kê và phân loại các dữ liệu nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho các phân tích,
đánh giá kết luận của luận án.
- Phƣơng pháp miêu tả: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để miêu tả các
phƣơng diện thể hiện qua nội dung và hình thức các tác phẩm chính luận của nhà
báo Hoàng Tùng. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ những đặc điểm phong cách chính
luận của nhà báo Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp nội dung: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
để đi sâu vào phân tích, tổng hợp các nội dung, đặc điểm của phong cách chính luận
báo chí; các yếu tố chi phối việc hình thành phong cách chính luận báo chí; sự thể
hiện của phong cách chính luận báo chí; phân tích, nhận diện phong cách chính luận
của nhà báo Hoàng Tùng, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học
6
kinh nghiệm từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng
Tùng.
- Phƣơng pháp lịch sử: phƣơng pháp này đòi hỏi đặt đối tƣợng nghiên cứu
trong bối cảnh lịch sử cụ thể nhằm nhận diện sự phát triển mang tính quy luật.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong luận án để phân tích, nhận diện những
nhân tố tác động, giá trị thời đại của phong cách chính luận báo chí của nhà báo
Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: trong nghiên cứu khoa học xã hội,
phƣơng pháp này có sự hợp tác của hai ngành khoa học trở lên để cùng đạt đến
những mục tiêu chung trong nhận thức đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp liên
ngành đƣợc sử dụng trong luận án, cụ thể là ngôn ngữ học và báo chí học để nhìn
nhận một cách toàn diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, chủ yếu đƣợc dùng để
khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu báo chí để làm rõ phong
cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
khảo sát một số tác phẩm chính luận tiêu biểu của nhà báo Hoàng Tùng đƣợc đăng
trên báo Nhân Dân và đã đƣợc viết từ năm 1945 đến năm 2000.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ và bổ sung một
số vấn đề về lý luận chính luận báo chí nói chung và phong cách cá nhân của nhà
báo chính luận nói riêng nhƣ khái niệm và đặc điểm về phong cách chính luận,
phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo chính luận; các yếu
tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận.
Luận án góp phần tạo khung lý luận cần thiết về phong cách chính luận báo chí làm
phong phú thêm cho cơ sở lý luận báo chí nƣớc nhà và là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí trong cả nƣớc và những
cá nhân thực hiện công tác nghiên cứu những nội dung liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7
Luận án hệ thống hóa những tri thức cần thiết và xây dựng một bức tranh
tƣơng đối hoàn chỉnh về phong cách, phong cách chính luận báo chí, phong cách cá
nhân của nhà báo, những yếu tố tác động, định hình phong cách cá nhân của nhà
báo và nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Luận án làm rõ
những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
và rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ích cho các
giảng viên, sinh viên báo chí và nhiều nhà báo đúc rút, học hỏi đƣợc những kỹ
năng, kinh nghiệm trong cách viết, hình thành đƣợc phong cách viết chính luận, từ
đó nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên
môn của mình.
7. Những đóng góp mới của đề tài
Với những nội dung nhƣ trên, luận án có một số đóng góp đƣợc thể hiện rõ ở
những khía cạnh nhƣ sau:
- Một là, khẳng định rõ hơn về lý luận, thực tiễn, các quan điểm tiếp cận,
khái niệm về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo
chính luận, những thể hiện của phong cách chính luận báo chí, các yếu tố tác động
đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận.
- Hai là, nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
- Ba là, làm rõ những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của
nhà báo Hoàng Tùng.
- Bốn là, từ những nội dung trên, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm
cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo
Hoàng Tùng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên, Kết luận, Danh mục các
bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân
của nhà báo viết chính luận
Chƣơng 2: Nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Chƣơng 3: Giá trị thời đại và những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc
nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
8
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Những nghiên cứu đề cập đến phong cách, chính luận báo chí và phong
cách chính luận báo chí
1.1. Các công trình nghiên cứu về phong cách
Trên thế giới, thuật ngữ phong cách đã đƣợc đề cập đến rất nhiều trong các
công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Trong cuốn sách "Thuộc về phong cách: Số lượng và chất lượng", tác giả
Chatman S. viết vào năm 1967 đã cho rằng, phong cách là sản phẩm của sự lựa
chọn mang tính sáng tạo cá nhân trong một tập hợp các mô hình ngôn ngữ có thể
lựa chọn, đó là khả năng viết rõ ràng, chính xác theo cách có thể thu hút đƣợc ngƣời
đọc.
- Trong cuốn sách “Phong cách ngôn ngữ”, năm 1973 tác giả Enkvist, E. N.
viết: “Phong cách là việc tìm hiểu đặc trƣng của một kiểu loại văn bản, một cá nhân
nào đó trên cơ sở khác biệt so với cách dùng thông thƣờng”.
- Trong bài luận về ngôn ngữ và văn học “Thơ ca và phong cách”, đƣợc xuất
bản tại Boston vào năm 1997, tác giả Hill, A. A đã nhận định rằng, phong cách là
những điều chỉ thuộc về phƣơng tiện biểu đạt mà không đề cập đến nội dung vì một
ý tƣởng có thể đƣợc biểu đạt theo nhiều cách khác nhau.
- Bài viết “Chức năng của phong cách” trong Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ
học lần thứ 9, tại Hague, năm 1964 tác giả Riffaterre, M. đã đề cập đến phong cách
nhƣ là nghệ thuật viết, nghệ thuật diễn đạt sao cho đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong
muốn.
- Trong giáo trình online “Ngôn ngữ và phong cách” của trƣờng Đại học
Lancaster năm 2010 viết: “Phong cách gắn liền với tác giả. Nó là sự khác biệt của
ngƣời này với ngƣời khác, của giai đoạn lịch sử này với giai đoạn lịch sử khác, v.v.
thông qua một hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ đặc trƣng nhƣ ngữ vực, thể loại,
thời gian, v.v.”
- Trong cuốn sách “Phong cách ngôn ngữ Pháp” xuất bản tại trƣờng Đại học
Toronto Press, Canada, vào năm 1961, tác giả Bally, Ch. cho biết, phong cách đƣợc
9
các nhà ngôn ngữ học Châu Âu chú ý đến từ nửa đầu thế kỷ XX, và cho đến những
năm 1960 thì việc nghiên cứu phong cách học nhận đƣợc sự quan tâm rộng rãi của
các nhà ngôn ngữ học Anh và Mĩ. Tác giả cho rằng, phong cách học nghiên cứu
tính biểu cảm của ngôn ngữ và sự phối hợp các sự kiện lời nói có khả năng tạo nên
sự biểu cảm ấy của ngôn ngữ.
- Trong cuốn sách “Lí thuyết về chỉnh thể nghệ thuật”, tác giả M.M.
Girsman xuất bản năm 2007, khi bàn đến vấn đề phong cách, tác giả cho rằng,
phong cách là sự hiện diện rõ rệt trực tiếp và sự biểu hiện chỉnh thể ấy trong từng
yếu tố hợp thành của tác phẩm và trong tác phẩm hoàn chỉnh nhƣ một chỉnh thể.
- Trong tác phẩm “Ngữ văn học và văn hóa học” xuất bản năm 1990, P.N.
Sakulin viết: “Phong cách là sự độc đáo, là sự khác biệt của hình thức này với các
hình thức khác tƣơng tự nhƣ nó”.
Đầu thế kỉ XX, thuật ngữ phong cách đă đƣợc quan tâm sâu sắc. Ở Liên xô,
viện sĩ M.B.Khrápchencô đã dành khá nhiều công sức nghiên cứu vấn đề này.
Trong cuốn “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học”, ông đã
thống kê và đƣa ra đến gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Các nhà khoa
học lại càng nhận ra sự đa dạng, phức tạp của nó. Theo tác giả “Phong cách là
phƣơng pháp biểu đạt cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tƣợng, là phƣơng pháp
thuyết phục và hấp dẫn ngƣời đọc”.
Ở nƣớc ta, từ lâu đã có một số tác giả nghiên cứu về phong cách và phong
cách học. Năm 1964, Giáo trình Việt ngữ (tập III- phần Tu từ học) của Ðinh Trọng
Lạc ra đời. Có thể xem giáo trình này đánh dấu sự xuất hiện thực sự của khoa học
về phong cách học ở Việt Nam. Năm 1979, Nhà xuất bản Tác phẩm mới đã xuất
bản cuốn sách “Nhà văn, tƣ tƣởng và phong cách” của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh.
Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, phong cách gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà
văn, bởi văn chƣơng là một hình thái ý thức xã hội có đặc trƣng riêng. Đây là lĩnh
vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách.
Nhƣng măi những năm 80 của thế kỉ XX, ở nƣớc ta, việc nghiên cứu về
phong cách mới đƣợc chú ý đến. Năm 1982, nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản
giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” của nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền,
Võ Bình và Nguyễn Thái Hòa. Giáo trình bổ sung những vấn đề về phong cách
10
chức năng, phân loại phong cách chức năng. Giáo trình cũng tham khảo ý kiến của
các nhà nghiên cứu Nga Xô Viết nhƣ Viktor Vinogradov, Rozental, sử dụng tiêu chí
chức năng xã hội để phân loại các phong cách chức năng tiếng Việt.
Năm 2002, tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng xuất bản cuốn
sách “Phong cách học tiếng Việt” tại nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Theo tác giả
Đinh Trọng Lạc, Phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản
trong đó thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. Nói cụ thể
hơn, đó là vai của nhà báo, ngƣời đƣa tin, ngƣời cổ động, ngƣời quảng cáo, bạn đọc
(phát biểu)... tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả
các vấn đề thời sự. Phong cách chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng
lớp văn bản trong đó thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực
chính trị - xã hội.
Cuốn từ điển Thuật ngữ văn học đƣợc các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi biên soạn và xuất bản năm 2007. Nhóm tác giả nhận định, phong
cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại
cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận đƣợc một giọng điệu và sắc thái
thống nhất... Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể
nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật”.
Ngoài ra, cũng có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
phong cách nhƣ: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch
Lam” của tác giả Nguyễn Thành Thi viết vào năm 2000. Trong luận án, tác giả phát
hiện đặc trƣng phong cách nghệ thuật Thạch Lam; phân tích những biểu hiện cụ thể
và giá trị của các đặc trƣng trong bút pháp ấy qua các sáng tác cụ thể, tiêu biểu
trong các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút của Thạch Lam. Luận án Tiến sĩ Ngữ
văn “Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng” của tác giả Bạch Văn
Hợp viết vào năm 2002. Tác giả đã vận dụng khái niệm cảm hứng để nghiên cứu
phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng mang lại cho việc khảo sát phong cách
một cách tiếp cận mới.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây mới chỉ tập trung phân tích về phong
cách, chức năng của phong cách, mà chƣa đề cập đến vấn đề lý luận về phong cách
chính luận báo chí.
11
1.2. Các công trình nghiên cứu về chính luận báo chí
Trên thế giới, có một số công trình nghiên cứu về chính luận báo chí, nhƣng
chủ yếu đề cập đến xã luận là một thể loại điển hình của chính luận báo chí.
Theo Từ điển báo chí và truyền thông Webster của tác giả Weiner R xuất bản
năm 1990, xã luận đƣợc định nghĩa “là bài viết thể hiện quan điểm của biên tập viên
trang xã luận hoặc thành viên của ban biên tập...” [117, Tr. 158].
Còn theo Từ điển Nghiên cứu truyền thông của tác giả A & C Black (2006),
xã luận đƣợc định nghĩa là “bài chuyên đề trên báo chí bày tỏ quan điểm về một tin
tức đƣợc đƣa trong cùng số báo đó” [101].
Theo Bách khoa toàn thư về báo chí của tác giả Hamlet J.D xuất bản năm
2009, xã luận đƣợc định nghĩa là bài viết trên báo hoặc tạp chí (hoặc rất hiếm khi
trên phát thanh – truyền hình) kết hợp dự kiện và ý kiến để luận giải tin tức và gây
ảnh hƣởng đến dƣ luận xã hội. Nó bày tỏ quan điểm của chủ bút hoặc chủ sở hữu và
thƣờng đề cập đến những sự kiện thời sự hoặc vấn đề gây nhiều tranh cãi”[109, tr.
447].
Trong cuốn Bách khoa toàn thư về truyền thông chính trị của Moldoff J. A.
xuất bản năm 2008, tác giả viết: “Xã luận thể hiện quan điểm chính thức của biên
tập về một vấn đề”. Xã luận có thể là kết quả của lao động cá nhân hoặc tập thể ban
biên tập nhƣng bằng việc không ghi tên cá nhân tác giả, nó “thể hiện tính thống nhất
về thông điệp và mục đích giữa các thành viên của ban biên tập” [111, tr. 198].
Trong cuốn sách lâu đời Xã luận, giáo sƣ báo chí Leon Nelson Flint (1920)
viết rằng, xã luận – hình thức thể hiện quan điểm của chủ bút – là một trong những
phƣơng tiện mà thông qua đó con ngƣời thỏa mãn bản năng truyền bá tƣ tƣởng của
mình. Tác giả đƣa ra luận điểm quan trọng khi viết nhƣ sau: “Xã luận là hoa của
báo chí, chứ không phải rễ. Tin tức mới là gốc, rễ. Việc luận giải tin tức đó là hoa
và hạt, đem lại sức sống và giá trị cho toàn bộ cơ thể cây” [54, tr. 1-2].
Tập “Đề cƣơng khóa giảng dùng cho chuyên khoa báo chí Trƣờng Đại học
Tổng hợp quốc gia Matxcơva” năm 1974 có tóm tắt : “Xã luận là bài phát biểu của
toàn soạn hoặc của cá nhân mở đầu cho số báo”.
Donald L. Feguson (2004) trong cuốn Báo chí ngày nay cho rằng, xã luận là
tiếng nói của cơ quan báo chí. Ông viết: “Các bài xã luận có khả năng thúc đẩy hoặc
12
chặn đứng một dự án hoặc một chƣơng trình, ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận một
chính sách mới hoặc dẫn đến sự thay đổi trong chính sách cũ. Mức độ ảnh hƣởng
nhƣ vậy không thể xem nhẹ” [105, tr. 302].
Elisabeth Le (2010) trong cuốn Xã luận và sức mạnh của phương tiện truyền
thông – Sự giao thoa bản sắc văn hóa – xã hội nhấn mạnh đến tính chất hiện thực
của xã luận. Elisabeth Le cho rằng xã luận trình bày quan điểm mang tính biện giải
chặt chẽ về thế giới theo những lát cắt khoảng 500 từ. Giống nhƣ tiểu thuyết hiện
thực xã hội, mặc dù chỉ trong 4 đến 5 đoạn, chúng dựng lên trọn vẹn một phân cảnh,
trong đó các nhân vật của đời thực đƣa ra quan điểm của mình một cách thuyết phục
nhƣng cuối cùng vẫn khiến độc giả đi đến quan điểm của tờ báo [110, tr. 1].
Cuốn “Các thể loại báo chí” của tác giả A.A.Chertƣchơnƣi không chỉ làm rõ
các thể loại chính luận - nghệ thuật mà trƣớc đó còn đƣa ra tri thức về thể loại tin và
thể loại phân tích cũng nhƣ các yếu tố hình thành thể loại [3].
Ở nƣớc Cộng hòa Dân chủ Đức, Phó Giáo sƣ – Tiến sĩ Klaus Puder trong
giáo trình biên soạn cho khoa Báo chí, trƣờng Đại học Tổng hợp Các-mác, Lei Zig
thì dùng thuật ngữ “bút chiến” để chỉ loại thể chính luận.
Ngoài ra, nhà lý luận về báo chí học Nga Xô Viết D.M. Pri-ljuk khi bàn đến
chính luận báo chí, ông viết: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà sự
xúc cảm. Biên độ xúc cảm của nhà chính luận rất lớn. Đó là sự tán hƣởng và niềm
vui sƣớng, lòng căm thù và sự tức giận, trầm tƣ và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong
việc phân tích sự kiện và đánh giá chính trị về các sự kiện đó” [42, tr. 31].
Ở nƣớc ta, có một số công trình nghiên cứu có liên quan chính luận báo chí
nhƣ:
Trong cuốn Tác phẩm Báo chí đại cương (tập 3) (1995), tác giả Trần Thế
Phiệt đã nhận thấy nét đặc trƣng cơ bản của thể loại chính luận báo chí là phản ánh
hiện thực bằng phƣơng thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết vấn đề
bằng lý lẽ.
Tác giả Trần Quang trong cuốn “Các thể loại chính luận báo chí” đã cho
rằng, các thể loại chính luận báo chí là nhóm chính luận bao gồm các thể loại nhƣ:
xã luận, bình luận (với các dạng bình luận chung, bình luận theo chủ đề, bình luận
quốc tế, điểm thƣ), thể loại bài phản ánh, phê bình, điểm báo, thƣ từ (với tƣ cách là
13
thể loại báo chí) và điều tra, tiểu luận (chuyên luận, luận văn tuyên truyền, ý kiến
nhà báo, bình chú).
Trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” của tác giả Dƣơng
Xuân Sơn xuất bản năm 2008, căn cứ vào thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam, tác
giả đã phân chia một cách ƣớc lệ thành ba nhóm thể loại chính gồm: nhóm thông
tấn, nhóm chính luận và nhóm chính luận – nghệ thuật.
Năm 2014, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách “Tác phẩm
chính luận báo chí” do PGS.TS Trần Thế Phiệt làm chủ biên. Ông cho rằng, chính
luận báo chí là một loại thể tác phẩm cơ bản của loại hình báo chí. Nó lấy những sự
kiện, hiện tƣợng, vấn đề chính yếu mà xã hội quan tâm để phân tích, lý giải, luận
bàn. Nó không những đem lại cho con ngƣời nhận biết về một sự kiện, một hiện
tƣợng, một vấn đề nào đó, mà còn trên cơ sở của sự phân tích, lý giải, luận bàn đó,
loại thể tác phẩm báo chí này có thể làm thay đổi tƣ tƣởng tình cảm của con ngƣời
để giúp họ có những phƣơng pháp, cách thức trong hoạt động ứng xử của mình một
cách phù hợp.
Trong bài Luận bàn về thể loại báo chí trên Tạp chí Ngƣời làm báo, số ra
tháng 2 năm 2004, tác giả Đinh Hƣờng nhận định: báo chí chính luận nghệ thuật
phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung
mang tính chính trị - tƣ tƣởng nhất định.
Trong cuốn sách “Viết báo như thế nào?” (2003) của Đức Dũng, tác giả cho
rằng, nhóm các thể chính luận báo chí gồm ba thể loại chủ yếu là bình luận, xã luận,
chuyên luận và một số dạng biến thể khác nhƣ phiếm luận, nhàn đàm, hài đàm...
Nhìn chung, có thể đây là một nhóm rất ổn định với các thể loại vừa có khả năng
thông tin sự kiện thời sự, nhƣng mục đích chủ yếu của chúng lại là ở năng lực thông
tin lý lẽ.
Trong cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại năm 2007, tác giả Đình Cúc,
Đức Dũng cho rằng, có ba nhóm thể loại báo chí: Nhóm các thể loại thông tấn báo
chí, nhóm các thể loại chính luận báo chí và nhóm các thể loại tài liệu, nghệ thuật.
Trong cuốn sách “Báo chí và dư luận xã hội” (2011) của PGS, TS. Nguyễn
Văn Dững, tác giả cho rằng, chính luận báo chí bao hàm trong nó sự tranh luận xã
hội, luận chiến xã hội hay đối thoại xã hội mà nhà chính luận nhằm bày tỏ và bảo vệ
14
chính kiến, luận điểm và lập trƣờng xã hội của mình trƣớc các sự kiện và vấn đề
thời cuộc đang đƣợc công chúng và dƣ luận xã hội quan tâm [22].
1.3. Các công trình nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí
Nhìn chung, trên thế giới và ở trong nƣớc, các công trình nghiên cứu có liên
quan đến luận án chủ yếu đề cập đến vấn đề phong cách, phong cách học và chính
luận báo chí. Các công trình nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí và phong
cách cá nhân của nhà báo mang tính chất lý luận, có tính hệ thống và chuyên sâu
gần nhƣ mới chỉ đƣợc nghiên cứu lẻ tẻ qua một số bài báo, hay một phần trong các
cuốn sách chuyên khảo báo chí.
Tháng 7/1981, giáo sƣ E.I.Pronin thuộc khoa Báo chí, trƣờng Đại học Lô-
mô-nô-xốp khi đề cập tới tình hình báo chí tại Liên Xô, ông cho rằng, phong cách
chính luận báo chí là phong cách viết chuyên “giải thích sự việc, sự kiện”.
Năm 2000, Nhà xuất bản Văn Hóa xuất bản cuốn sách “Phong cách học và
các phong cách chức năng tiếng Việt” của tác giả Hữu Đạt. Trong cuốn sách này,
tác giả chỉ ra 6 phong cách chức năng tiếng Việt. Tác giả cho rằng: Phong cách báo
chí là một phong cách chức năng đƣợc sử dụng hằng ngày trên các báo, tạp chí ấn
hành cho đông đảo bạn đọc. Phong cách báo chí đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
cả loại viết tay (báo tƣờng) và truyền đơn đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp chƣa có
điều kiện in ấn; Phong cách chính luận là phong cách đƣợc dùng để bày tỏ thái độ,
quan điểm của ngƣời viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội
nhằm lôi kéo ngƣời đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách (2000),
tác giả Hà Minh Đức viết: “Với hoạt động báo chí thì phong cách là một khâu quan
trọng để nghiên cứu về khuôn mặt của báo chí trong từng thời kỳ và có thể nói đến
phong cách của từng tờ báo, từng nhà báo. Với báo chí, dấu ấn của cá nhân không
rõ rệt bằng văn học nhưng tác động và ảnh hưởng của xã hội lại rõ rệt hơn. Mỗi
thời kỳ lịch sử thường có những tờ báo nổi lên trong dư luận theo hướng này hoặc
hướng khác” [34]. Ở đây, tác giả Hà Minh Đức chỉ nêu lên quan niệm về phong
cách báo chí, chủ yếu ở góc độ về vai trò của nó trong việc nghiên cứu đối với báo
chí.
15
Trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí" (2012), PGS, TS. Nguyễn Văn Dững
nhấn mạnh yếu tố sáng tạo thể hiện trong tác phẩm báo chí tạo ra phong cách riêng
cho mỗi ngƣời làm báo: "...đó là năng lực sáng tạo, thể hiện tác phẩm báo chí (bằng
ngôn ngữ chữ viết, ngôn ngữ lời nói hoặc ngôn ngữ hình ảnh, hoặc sự kết hợp, hoặc
là sự xuất hiện trƣớc công chúng,...). Cấp độ này thể hiện năng khiếu rõ nhất và dễ
nhận biết nhất. Mỗi nhà báo có những thiên hƣớng không giống nhau. Có ngƣời rất
giỏi thể hiện tài năng ở thể loại phóng sự, ký hay tiểu phẩm nhƣng lại "trái khoáy" ở
thể loại bình luận; có ngƣời thì ngƣợc lại; hoặc có nhà báo lại thiện nghệ ở thể loại
điều tra, nhƣng phóng sự chỉ tầm tầm bậc trung;..." [23, Tr.311].
Trong bài báo Đặc điểm phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận đƣợc đăng
trên Tạp chí Ngôn ngữ vào 12/1989, tác giả Lê Xuân Thại viết: “Chính luận đem
đến cho ngƣời đọc, ngƣời nghe không phải chỉ có sự thật mà còn mang theo thái độ,
tâm huyết của tác giả” [82]. Đặc điểm nổi bật nhất của phong cách ngôn ngữ văn
bản chính luận trong việc sử dụng từ ngữ là sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị. Nội
dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện lập trƣờng và quan điểm cách mạng, về từng
vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trƣơng, đƣờng
lối, chính sách v.v... Do vậy, phong cách chính luận đòi hỏi ngƣời dùng từ ngữ
chính trị phải luôn tỏ rõ lập trƣờng, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình.
Cũng qua đây mà biểu thị thái độ của tác giả đối với sự kiện, với vấn đề đƣợc đề
cập. Đây chính là đặc trƣng bình giá của chính luận. Về điểm này, tác giả Lê Xuân
Thại nhấn mạnh: “Để thể hiện sự bình giá, tác giả chính luận phải sử dụng các
phƣơng tiện ở các cấp độ ngôn ngữ, đặc biệt là cấp độ từ ngữ. Cũng chính do yêu
cầu bình giá mà có từ ngữ đã biến đổi ý nghĩa ban đầu, mang một ý nghĩa mới…”
[82]. Từ đó tác giả khẳng định rằng, tính bình giá là đặc trƣng quan trọng của phong
cách chính luận.
2. Những nghiên cứu đề cập đến phong cách cá nhân nhà báo
Phong cách cá nhân của nhà báo là những nét, những thuộc tính, màu sắc
riêng biệt chỉ có ở một nhà báo nhất định, thể hiện suy nghĩ, quan điểm chính kiến
của nhà báo đó, là dấu hiệu để phân biệt giữa nhà báo này với nhà báo khác (nhƣ
qua cách đặt tít báo, giọng điệu, ngôn ngữ, cấu trúc câu...), mà đọc lên ngƣời ta biết
ngay đƣợc bài viết này là của ai.
16
Theo cuốn sách “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào xuất bản
năm 2012, một trong những yếu tố quan trọng đối với phong cách ngôn ngữ báo chí
cũng nhƣ phong cách cá nhân của nhà báo là sự chế định của những chệch chuẩn.
Việc sử dụng chệch chuẩn trên báo chí đồng nghĩa với việc nhà báo đạt đƣợc một
sự sáng tạo về phƣơng diện thể hiện. Tất nhiên sự chệch chuẩn ở đây phải không đi
ngƣợc lại với sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt, mà thể hiện đƣợc văn phong,
lối viết cá nhân của nhà báo. Không phải ở bất kỳ bài báo nào, bất kỳ thể loại nào
cũng cho phép nhà báo có cơ hội bộc lộ tài năng sáng tạo này. Việc sử dụng chệch
chuẩn có vai trò chủ yếu trong việc làm nên phong cách ngôn ngữ của nhà báo. Cần
phải nhấn mạnh rằng, chệch chuẩn ngôn ngữ không có nghĩa là đi chệch khỏi quỹ
đạo của ngôn ngữ trong sáng, của cái đúng và phù hợp, nó vẫn giúp công chúng
hiểu đƣợc một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất, nhƣng đồng thời tạo nên những hiệu
quả bất ngờ, thú vị khiến công chúng nhớ mãi.
Nhƣ vậy, để tạo nên phong cách cá nhân của một nhà báo, theo PGS,TS. Vũ
Quang Hào: “Trong mối quan hệ giữa chệch chuẩn và phong cách rõ ràng có mối
tƣơng tác hai mặt. Một mặt chệch chuẩn chế định sự hình thành phong cách nhà
báo, giúp độc giả nhìn thấy “hơi văn” là có thể nhận ra tác giả, mặt khác phong cách
nhà báo là yếu tố khẳng định sự cần thiết và vai trò của việc sáng tạo chệch chuẩn
trong quá trình tạo lập văn bản tác phẩm báo chí” [42, Tr.27].
Thực tế cũng đã có một số bài báo viết về phong cách cá nhân của một số
nhà báo nổi tiếng trong nền báo chí Việt Nam nhƣ Hồ Chí Minh, Trƣờng
Trinh…Trong bài “Phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của GS, TS.
Mạch Quang Thắng đăng trên Trang Thông tin điện tử Học viện Chính trị tháng
8/2017, tác giả viết: “Trong danh vị nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp ấy, Hồ
Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc dùng báo chí làm công cụ tác nghiệp để
đạt mục đích ba giải phóng: dân tộc - xã hội - con ngƣời. Tất cả các biểu hiện phong
cách làm báo của Hồ Chí Minh chỉ đều nhằm mục đích đó, không có mục đích nào
khác. Nhƣ vậy, phong cách làm báo của Hồ Chí Minh luôn mang tính hƣớng đích,
nhƣ một véc-tơ lực hƣớng vào cái đích đó mà thôi. Điều này cắt nghĩa tại sao Hồ
Chí Minh thƣờng hay nhấn mạnh tới những luận đề: Viết cho ai? Viết để làm gì?
Viết cái gì? Viết nhƣ thế nào?... phong cách toát lên tinh thần “Dân tộc - Khoa học -
17
Đại chúng”… Phong cách viết báo của Hồ Chí Minh giống nhƣ bản thân Ngƣời
quan niệm trong hành động: phải phù hợp với từng lúc, từng nơi, là “Dĩ bất biến,
ứng vạn biến”. Đó cũng là biện chứng mác-xít mà chúng ta thấy rất rõ trong phong
cách mà Hồ Chí Minh để lại cho các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam”.
Cũng viết về “Phong cách báo chí Hồ Chí Minh” (2000), trên Tạp chí Ngƣời
làm báo, tác giả Đào Ngọc Đệ khẳng định: “Phong cách báo chí Hồ Chí Minh là sự
tổng hòa những đặc điểm độc đáo, sinh động và giàu tính thẩm mỹ về tƣ tƣởng, đạo
đức, về đề tài, thể loại, kết cấu và văn phong, cũng nhƣ các hình thức thể hiện trong
các tác phẩm báo chí của Bác… Phong cách báo chí Hồ Chí Minh là mẫu mực tuyệt
vời của báo chí cách mạng nƣớc ta 87 năm qua và còn mãi mãi, có tiếng vang lớn
đối với báo chí quốc tế. Những tác phẩm báo chí bất hủ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh đã tạo nên phong cách báo chí Hồ Chí Minh, có sức mạnh lớn lao, động
viên nhân dân làm nên những thành tựu huy hoàng của cách mạng Việt Nam, trong
công cuộc kháng chiến và kiến quốc, tạo dựng vị thế Việt Nam trên thế giới, khích
lệ chúng ta vững bƣớc tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế
ngày nay”.
Trong bài “Về phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đăng trên
Tạp chí Cộng Sản vào tháng 6/2013, TS.Vũ Ngọc Am viết: “Trong cuộc đời hoạt
động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng phong cách diễn đạt, coi
đó là công cụ đắc lực không thể thiếu để tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng,
củng cố niềm tin, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân
dân... Đặc trƣng nổi bật trong phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tính
phù hợp một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn. Cách diễn đạt trong các bài nói, bài viết
của Ngƣời rất mộc mạc, ngắn gọn trong sáng, giản dị, khúc triết và dễ hiểu, phù hợp
với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối tƣợng ngƣời đọc,
ngƣời nghe. Nhờ đó, những bài nói, bài viết của Ngƣời luôn đƣợc mọi ngƣời cảm
thụ sâu sắc và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Những lời khuyên và chỉ bảo của Bác
cũng nhƣ phong cách nói và viết đã vƣợt qua giới hạn của kỹ năng sử dụng ngôn
ngữ đơn thuần, trở thành một nghệ thuật giàu khả năng chinh phục, thấm sâu vào
lòng ngƣời đọc, ngƣời nghe”.
18
Trong bài “Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh” đăng trên báo
Lao Động số 142-143 vào ngày 22/06/2007, tác giả Hà Văn Thịnh viết: “Phong
cách của nhà báo Hồ Chí Minh còn là sự hiểu biết rất rộng, rất sâu mà lại rất gần gũi
quần chúng. Đọc những bài báo của Ngƣời, chúng ta kinh ngạc về kiến thức: Từ Ấn
Độ đến Palestine, từ Tunisia đến Hoa Kỳ, từ Trung Quốc đến Madagasca...; gần
nhƣ cái gì Nguyễn Ái Quốc cũng hiểu một cách tƣờng tận. Hiểu biết nhƣ thế, những
bài báo không sắc, không sâu, không sinh động mới là chuyện lạ...”.
Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông Số 6/2017 có bài viết Phong cách
chính luận báo chí của Trường Chinh, tác giả Lê Minh Phƣơng viết: “Trƣờng
Chinh đến với nghề báo là sự lựa chọn có ý thức về con đƣờng cách mạng và
phƣơng tiện làm cách mạng. Ông coi báo chí là một phƣơng tiện hữu hiệu trong
việc “tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể”, một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp
“phò chính trừ tà”. Chính vì vậy, những tờ báo cách mạng do Trƣờng Chinh làm
chủ bút có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc khơi dậy lòng yêu nƣớc, tự hào,
tự tôn dân tộc của nhân dân ta. Từ quan điểm làm báo là làm cách mạng nên mỗi bài
báo của ông đều đƣợc trình bày với quan điểm rõ ràng, sắc sảo, vấn đề lập luận
logic chặt chẽ, phân tích tổng hợp và mang tính khái quát cao”.
TS. Lê Thị Nhã, Trần Hồng Nhung có đăng bài báo “Phong cách ký chân
dung của nhà báo Phan Quang” trên Tạp chí Ngƣời Làm Báo số 385 - Tháng
3/2016. Các tác giả nhận xét: “Tác phẩm ký chân dung của nhà báo Phan Quang
hấp dẫn độc giả bởi sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, thể hiện sự đan xen,
hoà quyện khéo léo ngôn ngữ đậm chất báo chí với ngôn ngữ giàu chất văn học.
Những hình ảnh, số liệu khô khan trở nên có sức hút mạnh mẽ khi đƣợc biểu đạt
bằng một thứ ngôn ngữ phong phú, đậm chất văn chƣơng. Nhà báo Phan Quang đã
cẩn trọng và khéo léo lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ và hình ảnh trong ca dao, tục
ngữ, văn học, ngôn ngữ địa phƣơng, ngôn ngữ đời thƣờng, từ ngữ chuyên ngành
trong mỗi tác phẩm ký chân dung của mình… Ký chân dung của nhà báo Phan
Quang chứa đựng trong đó tƣ chất nghệ sĩ, tâm hồn đôn hậu, luôn cố gắng tìm ra
những hạt ngọc trong con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng văn phong vừa giàu tính
chính luận, vừa đậm chất văn chƣơng, giản dị mà sâu sắc… ”.
19
Mới đây nhất, ngày 12 tháng 3 năm 2018, tác giả Nguyễn Phƣơng An đã có
bài viết “Sự nghiệp và phong cách báo chí của Nguyễn Đức Cảnh” đăng trên Trang
thông tin điện tử Tuyên giáo An Giang. Tác giả viết về phong cách báo chí của
Nguyễn Đức Cảnh nhƣ sau: “Quá trình hoạt động báo chí của Nguyễn Đức Cảnh
thể hiện phong cách vừa mang những nét chung của các nhà báo yêu nƣớc - cách
mạng, vừa thể hiện những đặc trƣng riêng. Một là, tính lý luận gắn bó chặt chẽ với
tính thực tiễn... Hai là, cách viết báo đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn, không quanh
co, dài dòng, không né tránh, ngại va chạm... Ba là, ngôn từ báo chí mộc mạc, đơn
giản, súc tích nhƣng có khả năng chuyển tải lý luận tốt, dễ đọc, dễ nhớ, dễ phổ biến
trong đối tƣợng chính yếu mà báo chí cách mạng hƣớng đến lúc bấy giờ là đồng
bào, giai cấp công nhân đang còn có trình độ học vấn thấp. Mặt khác, nhiều bài viết
của Nguyễn Đức Cảnh có nội dung định hƣớng cách làm cách mạng - đình công,
bãi công; cách thức nêu yêu sách để đòi quyền lợi đối với bọn chủ, cách rút lui để
bảo toàn lực lƣợng, khi bọn mật thám cảnh sát đàn áp,… Bốn là, bút lực vô cùng
dồi dào... Năm là, viết nhanh, nhiều nhƣng rất cẩn trọng và đạt chất lƣợng”.
Ngoài ra, còn có một số bài báo viết về phong cách cá nhân nhà báo nhƣ:
“Phong cách ngôn ngữ trong tên các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác
giả Bùi Khắc Việt đăng trên Tạp chí Ngôn Ngữ năm 1978; “Về phong cách báo”
của tác giả Đinh Trọng Lạc đƣợc đăng trên Tạp chí Ngôn Ngữ năm 1991; “Phong
cách làm báo của các nhà văn” đƣợc dăng trên Diễn đàn Hội Liên hiệp Văn học
nghệ thuật tỉnh Yên Bái.
3. Những nghiên cứu về nhà báo Hoàng Tùng và phong cách chính luận
báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
3.1. Những nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của nhà báo Hoàng Tùng
Nhà báo Hoàng Tùng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng
của Đảng, dân tộc, nhất là trên lĩnh vực lý luận, văn hóa, báo chí tuyên truyền.
Ông là nhà báo bậc thầy, là cây đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Ông đã viết hàng ngàn bài báo, hầu hết là các bài chính luận mang hơi thở nóng
bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
20
Theo bài viết “Hoàng Tùng - Nhà tư tưởng, văn hóa xuất sắc” của nhà báo
Thế Vĩnh đăng trên Báo Hà Nam, Nhà báo Hoàng Tùng sinh năm 1920 tại thôn Tảo
Môn (nay là Xóm 20, Tảo Môn, xã Hòa Hậu, Lý Nhân). Ông là một học trò thông
minh, hiếu học, nhanh nhẹn. Năm 1935, tròn 15 tuổi, dù rất khao khát học lên nữa
nhƣng do nhà nghèo nên nhà báo Hoàng Tùng chỉ có thể theo học hết chƣơng trình
Êlêmăngtê (tƣơng đƣơng cấp một) tại trƣờng làng Tảo Môn rồi phải rời quê hƣơng
đi làm công nhân ở Nam Định, Cẩm Phả (Quảng Ninh). Đây cũng chính là bƣớc
ngoặt quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo Hoàng Tùng khi ông đƣợc
những chiến sĩ cộng sản lớp trƣớc dìu dắt đi theo con đƣờng cách mạng. Năm 1937,
theo giới thiệu và phân công của tổ chức, ông chuyển về thành phố Nam Định trực
tiếp tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ (sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế)....
Năm 1940, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt, kết án, giam giữ ở Hoả Lò và nhà
tù Sơn La. Từ năm 1941 đến 1945, ngoài phụ trách phong trào thanh niên, ông còn
giúp các nhà cách mạng Nguyễn Duy Trinh, Đặng Việt Châu viết truyền đơn tố cáo
tội ác của thực dân Pháp, móc nối với các đồng chí đảng viên trong tù gây dựng
phong trào đấu tranh. Đây cũng là thời gian ông có may mắn đƣợc tiếp xúc và đƣợc
một số nhà cách mạng, đồng thời là nhà báo nổi tiếng thuộc thế hệ đi trƣớc nhƣ
Trần Huy Liệu, Xuân Thủy… trực tiếp dìu dắt tham gia công việc làm báo.
Trong bài “Nhà báo Hoàng Tùng: Cây đại thụ của báo chí cách mạng Việt
Nam” (2017) đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo
Hồng Hà viết: “.... Sau khi ra tù, Hoàng Tùng tiếp tục tham gia hoạt động cách
mạng, trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng, rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội
năm 1945, khi mới 25 tuổi. Từ đó, ông được giao nhiều trọng trách quan trọng: Bí
thư Thành ủy Hải Phòng, Phó Bí thư Khu ủy khu III ( Khu Tả ngạn sông Hồng),
Phó Trưởng ban Tổ chức TW Đảng, Chánh văn phòng TW Đảng, Phó Trưởng ban
rồi Trưởng ban Tuyên huấn TW, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Ủy viên dự khuyết
Ban Chấp hành TW Đảng khóa III, Ủy viên TW khóa IV và Bí thư TW Đảng khóa V,
5 khóa đại biểu Quốc hội ( từ khóa III đến khóa VII), Chủ tịch Hội Nhà báo Việt
Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, v.v…” [94].
Nhà báo Minh Nguyễn trong bài “Nhà báo Hoàng Tùng- Nhà tuyên huấn nổi
tiếng, nhà báo ở tầm cao” đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày
21
19/06/2017 đã nhận định: “... Nhưng quãng thời gian, ghi nhiều dấu ấn nhất trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà báo Hoàng Tùng là 30 năm làm Tổng Biên
tập Báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và hơn 30
năm làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, từ năm 1951 đến năm 1982. Đây cũng
chính là giai đoạn tài năng làm báo của ông có đất để phát triển rực rỡ, ông có đất
để thỏa sức tung hoành, trở thành một cây bút chính luận bậc thầy, cây đại thụ
trong làng báo nước nhà, một tên tuổi không thể thiếu trong lịch sử báo chí cách
mạng Việt Nam. Ông đã viết hàng ngàn bài báo, trong đó phần lớn là những bài
chính luận thuộc các thể xã luận, bình luận, luận văn tuyên truyền”.
Với bài viết “Hoàng Tùng cây đại thụ trong làng báo”, đồng chí Hà Đăng,
nguyên Trƣởng ban Tƣ tƣởng – Văn Hóa Trung ƣơng, nguyên Tổng Biên tập báo
Nhân Dân ", đã nhận định: “Nói đến Hoàng Tùng, không thể không nói đến sự
nghiệp báo chí của anh. Phần lớn cuộc đời hoạt động của anh gắn bó mật thiết với
mặt trận tư tưởng, văn hóa và báo chí của Đảng, trong đó anh vừa là chiến sĩ vừa
là người chỉ huy. Anh viết báo Suối Reo (ở nhà tù Sơn La), làm báo Sự thật (1947),
và từ khi Báo Nhân Dân ra đời (1951) thì làm Tổng Biên tập suốt 30 năm. Thời kỳ
làm Báo Nhân Dân là thời kỳ sự nghiệp báo chí của anh thăng hoa. Anh để lại dấu
ấn sâu sắc của một người lãnh đạo đồng thời là người cầm bút trực tiếp. Học Bác
Hồ, học đồng chí Trường Chinh về tư tưởng báo chí và cách làm báo là điều anh
luôn ghi nhớ. Rất đúng khi nói Hoàng Tùng là nhà chính luận bậc thầy.”
3.2. Những nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng
Tùng
Vào sáng 19 tháng 1 năm 2015, tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống,
Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo: "Nhà
báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam". Thông qua hội thảo này, Hội
Nhà báo Việt Nam mong muốn tạo diễn đàn để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi
những vấn đề về lịch sử báo chí Việt Nam và tri ân những cống hiến to lớn của nhà
báo Hoàng Tùng trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa của Đảng.
Tháng 6 năm 2017, Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với Báo Nhân Dân đã tổ chức
Hội thảo khoa học “Nhà báo Hoàng Tùng với quê hƣơng Hà Nam và đất nƣớc”
nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017)
22
và 7 năm ngày mất nhà báo Hoàng Tùng (29/6/2010 - 29/6/2017). Hội thảo nhằm tri
ân, vinh danh những đóng góp to lớn của nhà báo Hoàng Tùng với quê hƣơng Hà
Nam, với đất nƣớc, với sự nghiệp báo chí cách mạng.
Từ những tài liệu trong các hội thảo trên, có thể kể đến những bài báo đặc
sắc viết về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng nhƣ sau:
GS. Hà Minh Đức (2017) với bài “Hoàng Tùng, nhà báo thuộc thế hệ vàng”
đã viết: “Hoàng Tùng có biệt tài về xã luận. Trong các thể luận, ông chuyên về xã
luận. Ông nói: “Dân tộc ta có truyền thống về luận, từ thời Lý, Trần nhất là áng
văn Bình Ngô Đại Cáo, thời hiện đại là văn chính luận của Hồ Chí Minh, Trường
Chinh. Phải học tập truyền thống!”. Hoàng Tùng đã “giữ cột” xã luận kiên định,
viết hàng trăm bài xã luận, kiên trì trấn giữ có hiệu quả trận địa tư tưởng - báo chí
trong nhiều giai đoạn, đặc biệt trong thời chống Mỹ, cứu nước… Nhà báo Hoàng
Tùng đã viết hàng trăm bài xã luận… Trong lần tiến hành làm tập Thời gian và
nhân chứng, tôi có dịp hỏi ông về nghệ thuật viết báo. Nhà báo Hoàng Tùng trả lời:
“Khi viết, mình không nghĩ đến mình, không sử dụng yếu tố riêng tư vào trang viết,
cần tôn trọng dòng chảy khách quan của tác phẩm, nhất là xã luận”. Nhận định ấy
rất chính xác. Điều ấy đã hội tụ ở hàng trăm bài xã luận trên Báo Nhân Dân một
thời mà nhiều người đọc đã trân trọng gọi đó là “phong cách xã luận của Hoàng
Tùng”. Đó là phần đóng góp lớn lao của ông cho phong trào chung cũng như phần
còn lại cho riêng mình. Đó là bản lĩnh, là tài năng của một nhà báo xuất sắc”.
Theo GS. Tạ Ngọc Tấn (2017) trong bài “Nhà báo bậc thầy Hoàng Tùng”,
trong cuộc sống đời thƣờng, Hoàng Tùng là một ngƣời thông tuệ, rất hóm hỉnh, đôi
khi pha chút hài hƣớc. Khi viết báo, ông là một cây bút sắc sảo với lối tƣ duy rất
riêng, không chấp nhận lối mòn, luôn hƣớng tới sự mới mẻ, độc đáo. Đó cũng chính
là những đặc điểm làm nên phong cách chính luận Hoàng Tùng, không thể lẫn với
những cây bút nổi tiếng đƣơng thời… Hoàng Tùng là bậc thầy về ngôn ngữ trong
báo chí. … có lẽ có hai từ có thể biểu đạt chân xác nhất, đó là nghệ thuật và phong
cách. Nghệ thuật ngôn ngữ của Hoàng Tùng ở sự linh động, biến hóa, đôi khi phá
vỡ cả những quy tắc, khuôn mẫu mực thƣớc thƣờng có, nhƣng lại đạt tới sự chuẩn
xác về ngữ nghĩa và tối đa về hiệu quả. Phong cách ngôn ngữ Hoàng Tùng trƣớc hết
là chiều sâu của tri thức, tinh thần cách mạng đổi mới, vốn hiểu biết rất rộng đƣợc
23
tinh kết từ những trải nghiệm thực tế cách mạng vô cùng phong phú cộng với sự
thông minh, hóm hỉnh nhƣ một phẩm chất thiên phú riêng có. Không có chiều sâu
về trí tuệ, không có sự uyên bác, phong phú về tri thức, không có tinh thần cách
mạng đổi mới quyết liệt, không có tƣ chất thông minh trời cho của Hoàng Tùng,
hẳn không thể có nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ đặc sắc của Hoàng Tùng, một
yếu tố quan trọng sống còn làm nên chất “bậc thầy” của nhà báo Hoàng Tùng. Bản
chất ấy thể hiện lồ lộ trong từng tác phẩm báo chí của Hoàng Tùng, không ai có thể
giấu đi hoặc phủ nhận.
Nhà báo Hà Đăng cũng chỉ ra những nét đặc sắc về phong cách chính luận
báo chí của nhà báo Hoàng Tùng: “Những bài chính luận của anh trực tiếp đề cập
những vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn nhất, nóng bỏng nhất. Giọng văn của anh
hùng hồn, ngôn ngữ vừa hiện đại lại vừa rất dân gian, giàu hình tượng, đôi khi pha
lẫn điển tích, rực lửa chiến đấu và đặc biệt hấp dẫn. Phong cách viết của anh rất
riêng, đến nỗi không chỉ những người làm Báo Nhân Dân, mà cả giới báo chí của
ta, qua những bài viết có ký tên hay không ký tên, đều nhận ra rằng đó là bài của
Hoàng Tùng.”[30].
Trong bài “Một người thầy giỏi nghề và nghiêm khắc”, theo nhà báo Hữu
Thọ (2015), Hoàng Tùng là cây bút bình luận sắc sảo, là đồng chí Tổng Biên tập rất
nhạy cảm, có nhiều sáng kiến và có tinh thần trách nhiệm cao trong chỉ đạo nội
dung tờ báo, và đó chính là điều quan trọng nhất đối với ngƣời lãnh đạo tờ báo.
Với bài viết về “Hoàng Tùng một tầm cao báo chí” (2015) đƣợc đăng trong
Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam", nhà báo Phan
Quang đã nhấn mạnh về những phẩm chất cao quý và phong cách báo chí nổi trội
của nhà báo Hoàng Tùng: Hoàng Tùng là ngƣời ham đọc sách, đọc nhiều, đọc
nhanh, nhận thức sâu và có trí nhớ tuyệt vời. Ông quan tâm trƣớc hết các công trình
nghiên cứu lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp các danh nhân, các nhà cách mạng Việt
Nam tiền bối. Nhờ vậy, ông có cả một loạt bài biên khảo về các nhà yêu nƣớc và
cách mạng nƣớc ta. Về Bác Hồ trƣớc sau ông có hơn một chục bài. Với vai trò
thành viên cơ quan tham mƣu của Đảng về công tác chính trị, tƣ tƣởng, ông có điều
kiện cập nhật thông tin về nhiều lĩnh vực. Tổng hòa các nhân tố trên đã tạo nên một
Hoàng Tùng nhà báo và ngƣời chỉ đạo báo chí sắc sảo, năng động, hiểu biết rộng,
24
nắm vững đƣờng lối, chan hòa với thực tiễn, nhạy bén trƣớc cái mới, am tƣờng
nghiệp vụ truyền thông. Về nghề nghiệp, Hoàng Tùng nổi trội nhất ở thể chính luận.
Các bài luận chiến của ông súc tích, tính chiến đấu cao, ít lặp lại mình. Các công
trình biên khảo giàu tƣ liệu, cấu trúc chặt, văn phong hiện đại. Chính luận, theo
Hoàng Tùng, phải dứt khoát về quan điểm, chặt chẽ trong lập luận, có dấu ấn riêng
qua diễn đạt bằng kết cấu và ngôn từ. Đó là hƣớng phấn đấu của ông, và cũng là
điều ông đòi hỏi ở cán bộ dƣới quyền… Yêu cầu khắt khe với chính mình, đòi hỏi
cao mà thông thoáng với cộng sự, khó mà dễ, tƣởng dễ thực ra khó đấy là những nét
tiêu biểu tạo nên phong cách nhà báo và nhà lãnh đạo báo chí Hoàng Tùng. Trong
công việc, ông nghiêm khắc, có khi khó tính nữa, nhƣng trong sinh hoạt ông giản
dị, xuề xòa. Ông là nhà báo không chƣng tên tuổi, nói theo cách của Bác Hồ, ngƣời
"viết báo không nhằm lƣu danh thiên cổ”. Ông dùng nhiều bút danh, có khi ngẫu
hứng, do đó luôn thay đổi, và các bài xã luận của báo Đảng thì bất kỳ ai chấp bút
đều nhất loạt ký hai chữ Nhân Dân, dù vậy độc giả đọc bài ông viết vẫn nhận ra
phong cách Hoàng Tùng. Nhà báo Phan Quang nhận định: “Hoàng Tùng là một tầm
cao báo chí Việt Nam. Ông không xuất thân là một nhà trí thức, cũng không phải
một người lao động, mà ở giữa hai lớp người đó. Nhờ có bản lĩnh, tham gia cách
mạng khi còn rất trẻ, gắn bó với quê hương, sớm dấn thân vào cái nghề đáng yêu
đáng quý mà không ít gian nan là báo chí, kiên trì tự học nhằm bồi đắp kiến thức,
lại được sự dìu dắt của Bác Hồ, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Hoàng Tùng trở
thành một tầm cao trí tuệ, một tài năng tỏa sáng lâu bền của báo chí Việt Nam”.
PGS, TS. Nguyễn Văn Dững và ThS. Trần Minh Tuấn (2015) với bài báo
“Hoàng Tùng – Nhà báo chính luận tầm cao, xuất sắc của nền báo chí cách mạng
Việt Nam” đã nhận xét: “Những tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng thường hàm
chứa phẩm chất trí tuệ sâu sắc, thấm dẫm tính nhân văn và tác động mạnh vào cảm
xúc của người đọc. Hoàng Tùng không chỉ giỏi hùng biện, trình bày vấn đề ngắn
gọn, khúc chiết, chặt chẽ và gợi mở nhiều vấn đề, mà ông còn có năng khiếu dẫn
dắt câu chuyện vừa sâu sắc, hùng hồn, vừa dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Hoàng
Tùng thể hiện rõ năng khiếu và phẩm chất nghề đẳng cấp cao của nhà chính luận
báo chí tiêu biểu hàng đầu của báo chí Việt Nam đương đại. Ông viết nhanh, viết
khỏe, viết trúng những vấn đề với những yêu cầu cụ thể đang đặt ra, phục vụ yêu
25
cầu tuyên truyền. Ông khai thác các giá trị tư tưởng, đạo đức từ các nhà cách
mạng, các nhà kinh điển (có thể gọi chung là các tác phẩm chính luận) để cho mọi
người suy ngẫm và học tập. Các bài báo chính luận của Hoàng Tùng đều thể hiện
rõ các luận điểm, luận cứ và luận chứng với cách lập luận chặt chẽ, logic với đầy
đủ chứng cứ từ trong tầng sâu lịch sử tới hiện tại, từ những luận điểm hay khái
niệm kinh điển đến những dẫn chứng ví von sinh động và dễ hiểu đã tạo nên phong
cách chính luận Hoàng Tùng sâu lắng, sắc nhạy mà sinh động, hùng hồn – có lúc
như tiếng kèn xung trận, tràn đầy niềm tin và nhiệt huyết, giàu đức hy sinh; có lúc
thâm thúy, chua cay như những cái đinh đóng sâu vào tận xương tủy kẻ thù,…”.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, những tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng đều
đề cập tới những đề tài gần gũi mà nổi bật, giản dị mà sâu sắc với văn bút giàu chất
trí tuệ, đậm chất logic - lịch sử, nhƣng tràn đầy khí thế và hơi thở cuộc sống cùng
với cảm xúc sâu lắng. Sức truyền cảm, sức thuyết phục và khả năng lay động lòng
ngƣời qua các tác phẩm chính luận Hoàng Tùng là điều mà ngƣời đọc nào, ở cung
bậc văn hóa nào cũng đều có thể cảm nhận đƣợc khá rõ ràng. Lối viết ngắn gọn,
cách sử dụng các lớp từ vựng giàu sức truyền cảm, khả năng liên tƣởng, kết nối có
lẽ là một trong những điểm nhấn trong phong cách chính luận Hoàng Tùng đã giúp
ngƣời đọc dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chuyển từ nhận thức đến hành động.
Theo TS. Lê Thị Nhã (2015), trong bài “Xã luận Hoàng Tùng trên báo Nhân
Dân giai đoạn 1965 – 1975”, mạch cảm hứng chính luận về chủ nghĩa yêu nƣớc,
anh hùng cách mạng biểu hiện sâu sắc trong từng trang viết của Hoàng Tùng. Ông
đã viết lên bài ca ca ngợi đất nƣớc, dân tộc một cách say sƣa, nhiệt thành, với tâm
trí của ngƣời trong cuộc. Cách viết của ông không trừu tƣợng mà cụ thể, dung dị;
không khô khan, cứng nhắc mà linh hoạt, nồng nàn cảm xúc. Văn phong của ông
bộc lộ những phẩm chất trong tƣ duy, cảm xúc và năng lực sáng tạo tinh thần.
Vũ Công Thạo (2015) viết bài “Ký ức: Tổng biên tập Hoàng Tùng”. Nhà báo
tâm sự: “Đối với tôi, anh còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống – sống trung thực
và viết cũng trung thực, khách quan; không vụ lợi, không ham hố quyền lực.”
Thịnh Giang (2015) với bài “Sức truyền lửa trong các bài báo chính luận
của Hoàng Tùng” đăng trên Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách
mạng Việt Nam". Nhà báo chia sẻ: “Hơn 40 năm qua, nay đọc lại những dòng trong
26
bài xã luận “Độc lập, tự do, hạnh phúc” đăng ngày 2/9/1973 của đồng chí Hoàng
Tùng vẫn thấy thôi thúc và bừng lên khát vọng được hoà mình vào cuộc sống chiến
đấu với niềm tin vào tương lai đất nước.”
Qua bài viết “Những dấu ấn không phai mờ”(2015), nhà báo Phạm Đạo đã
kể lại về Hoàng Tùng trong những ngày đầu của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới
phía Bắc, Tổng Biên tập viết bài xã luận tựa đề “Cả nước đánh giặc toàn dân là
lính”. Bài xã luận vang vọng nhƣ một lời hịch cứu nƣớc, cứu nhà. Nhà báo Phạm
Đạo viết: “Chúng tôi mong muốn giới nghiên cứu khoa học xã hội cần có những đề
tài khoa học về nhà báo Hoàng Tùng trên các lĩnh vực lý luận chính trị, xây dựng
Đảng, báo chí và văn học nghệ thuật”.
Nguyễn Khắc Thuyết (2015) viết bài “Nhớ và học về nhà báo Hoàng Tùng”.
Nhà báo khẳng định, nếu đƣợc đọc hàng trăm, hàng nghìn bài báo của Hoàng Tùng
càng thấm thía bởi lối văn chính luận ngắn gọn, hàm súc, thuyết phục ngƣời đọc bởi
những lập luận vững vàng và cách sử dụng từ ngữ đậm đà sắc thái dân gian. Những
vấn đề mà tác giả phân tích, bình luận rất phong phú, luôn là những chủ đề quan
trọng đang đƣợc nhân dân cả nƣớc quan tâm theo dõi. Bút pháp Hoàng Tùng điêu
luyện có nét riêng độc đáo, lời văn hào hùng, sáng sủa.
Nguyễn Sĩ Đại (2015) viết bài “Những bài học từ một vị tiền bối”. Tác giả
cho rằng, xã luận của đồng chí Hoàng Tùng là một mẫu mực của văn chính luận với
những luận điểm, luận cứ và luận chứng rõ ràng; vô cùng nhuần nhị giữa tình cảm
và lý trí; vừa trữ tình vừa hào sảng nhƣ lời hịch, có sức động viên to lớn.
Nguyễn Uyển (2015) cho ra mắt bài báo “Hoàng Tùng: Nhà báo chính luận
cự phách, Nhà lãnh đạo sâu sát, cụ thể”. Nhà báo viết: “Nói đến Báo Nhân Dân là
người ta nghĩ đến Hoàng Tùng. Nghĩ như thế bởi danh tiếng của ông tạo nên từ sự
sắc sảo trong chỉ đạo định hướng sự lãnh đạo của Đảng qua tờ báo sát thực với
thời cuộc và thời đại.”
Nhằm tri ân, vinh danh những đóng góp to lớn của nhà báo Hoàng Tùng với
quê hƣơng Hà Nam, với báo Nhân Dân, với tƣ cách là Tổng biên tập, một số nhà
báo trẻ cũng có những bài viết về Hoàng Tùng. Ví dụ nhƣ: Nhà báo Đặng Minh
Phƣơng với bài “Tổng Biên tập Hoàng Tùng với Ban Thư ký Báo Nhân Dân”; Nhà
báo Hồng Khanh với bài “Người Tổng Biên tập luôn đến với điển hình nhân tố
27
mới”; Nhà báo Vũ Hành với bài “Những dấu ấn đậm nét của nhà báo Hoàng Tùng
với quê hương Lý Nhân”; Nhà báo Mai Khánh với bài “Quê Hương Tảo Môn của
nhà báo Hoàng Tùng”; Nhà báo Nguyễn Thế Vinh với bài “Nhớ mãi lần gặp nhà
báo Hoàng Tùng”; Nhà báo Vũ Hiến với bài “Bác Hoàng Tùng như cháu biết”; Nhà
báo Trần Anh Hào với bài “Những cảm nhận về nhà lãnh đạo tư tưởng văn hóa
Hoàng Tùng”…
Ngoài ra, cũng có một số tác phẩm báo chí viết về phong cách chính luận báo
chí Hoàng Tùng đã đƣợc đăng trên báo Công an Nhân dân, báo Nhà báo và Công
luận, Hội nhà báo Việt Nam... Trong bài viết “Nhà báo Hoàng Tùng: Ngòi bút
chính luận xuất sắc” (2010) đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt
Nam, nhà báo Khánh Toàn nhận xét: “Ở thể loại chính luận – thường không đề tên
tác giả nhưng cứ đọc và nghe đã nhận ra ngay khẩu khí và phong cách Hoàng
Tùng. Ông lập luận logic, chặt chẽ, mạch lạc, ngùn ngụt tính cổ vũ, tính chiến đấu.
Ông đã lôi cuốn người đọc bằng trí tuệ, tầm suy nghĩ lớn và ngòi bút tài hoa của
mình. Ông viết không mệt mỏi về sự nghiệp của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân;
viết về chân dung, tầm nhìn, cách nghĩ của Bác Hồ và các lãnh tụ của Đảng. Những
bài chính luận của ông không để sót một sự kiện nào của Đảng, của đất nước và
nhân dân trong suốt cuộc trường chinh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; trong
công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Phan Quang Minh (2014) với bài “Nhà báo Hoàng Tùng – Cây bút chính
luận vẹn tâm, tài” đăng trên Trang Thông tin Điện tử nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia Sự Thật cho rằng, văn chính luận của Hoàng Tùng đăng trên báo thƣờng ngắn
gọn, hàm súc, có sức thuyết phục ngƣời đọc bằng lập luận vững vàng, ngôn từ sắc
nét, lại đậm phong cách dân gian. Các bài viết của ông không chỉ trình bày sinh
động quan điểm của Đảng ta đối với những vấn đề đặt ra mà còn cho ngƣời đọc
thấy đƣợc xu thế và bƣớc đi của cách mạng trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch
sử cụ thể.
Theo nhà báo Hoàng Chƣơng (2018) , trong bài “Nhà báo Hoàng Tùng -
Trọn cuộc đời với báo chí cách mạng” đăng trên Trang Thông tin Điện tử Điều
hành tác nghiệp – Thông Tấn Xã Việt Nam, nhà báo Hoàng Tùng làm báo theo triết
lý "tri kỷ tri bỉ" nên thu phục đƣợc lòng ngƣời. Theo ông, ngƣời làm báo là phải có
28
chính kiến, bản lĩnh rõ ràng, không vì lợi ích cá nhân. Báo chí phải có hồn, đó là cái
hồn của chân lý. Chân lý không phải lúc nào cũng sáng tỏ mà nhiều lúc bị vùi dập
cho nên ngƣời làm báo phải có tính kiên trì. Hoàng Tùng cho rằng, viết báo dễ mà
rất khó, báo trƣớc hết là ngôn luận, không cần dài dòng phức tạp, trích dẫn chỗ này
chỗ khác mà đi thẳng vào vấn đề, phân tích, dùng từ ngữ cân nhắc đi thẳng vào lòng
ngƣời, có định hƣớng rõ ràng. Làm báo phải nhiều thông tin, thông tin phải chân
thực và khách quan, không nên nói một chiều. Báo chí ta chƣa hấp dẫn vì tính một
chiều. Chân lý không thể áp đặt đƣợc nếu nhƣ nó không bắt nguồn và đi lên từ cuộc
sống.
Mặc dù có rất nhiều bài báo viết về Hoàng Tùng, tuy nhiên, chƣa có một
công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận gắn với phân
tích, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng để trên cơ sở đó rút
ra và đề xuất một số kinh nghiệm cho các nhà báo trẻ từ việc nghiên cứu phong
cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Do vậy, đề tài có thể kế thừa những kết
quả nghiên cứu đã đạt đƣợc và phân tích sâu hơn, phân tích một cách có hệ thống,
đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vấn đề phong cách chính luận báo chí, nhận diện
phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Từ cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất một
số bài học kinh nghiệm giúp cho các nhà báo có thể học hỏi tạo dựng phong cách
viết báo chính luận, phát triển chuyên môn nghiệp vụ báo chí của mình.
4. Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu di sản báo chí về Hoàng Tùng
và kế thừa các công trình nghiên cứu đã có
Trên thực tế đã có không ít những bài báo khoa học, sách nghiên cứu, đề tài
khoa học, luận văn cao học đề cập đến phong cách, phong cách chính luận báo chí,
phong cách cá nhân của nhà báo, những yếu tố tác động, định hình phong cách cá
nhân của nhà báo, kể cả những bài báo viết về nhà báo Hoàng Tùng. Nhiều công
trình nghiên cứu đã chỉ ra các cách tiếp cận khác nhau về phong cách và phong cách
chính luận báo chí. Mỗi công trình khi nghiên cứu về phong cách cá nhân nhà báo
khác nhau lại có những đặc sắc riêng, giá trị riêng về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh
đó, có nhiều bài nghiên cứu tổng hợp khái quát về nhà báo Hoàng Tùng. Đây là
những giá trị học thuật tác giả sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu rất đáng trân
trọng của những ngƣời đi trƣớc trong quá trình thực hiện luận án của mình.
29
Nghiên cứu các công trình này, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc tâm huyết
của các tác giả trong những nghiên cứu về phong cách, phong cách chính luận báo
chí, phong cách cá nhân của nhà báo và những nghiên cứu đề cập đến nhà báo
Hoàng Tùng. Tuy nhiên, các công trình này vẫn chƣa thực hiện đƣợc một số nội
dung nhƣ sau:
Thứ nhất, có thể nói, tính đến thời điểm này, chƣa có công trình nghiên cứu
nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về phong cách chính luận báo chí.
Thứ hai, các công trình nghiên cứu chƣa làm rõ và chƣa đƣa ra đƣợc khái
niệm về phong cách chính luận báo chí.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu chƣa làm rõ và chƣa đƣa ra đƣợc đặc điểm
của phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo, những yếu tố
tác động, định hình phong cách cá nhân của nhà báo.
Thứ tƣ, các công trình chƣa nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn
diện những yếu tố tác động, định hình phong cách chính luận báo chí và nhận diện
đƣợc phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng để trên cơ sở đó chỉ
ra những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo thuộc thế hệ sau.
Những kết luận trên cho thấy, đây là những khoảng trống trong nghiên cứu
đề tài luận án của tác giả. Từ những phát hiện đó, tác giả sẽ đi sâu vào những vấn đề
thuộc khoảng trống trong các nghiên cứu trên nhằm hệ thống hóa, làm rõ những vấn
đề lý luận về phong cách chính luận báo chí và đƣa ra một nghiên cứu toàn diện về
“phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng”, phân tích những đặc
điểm của phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng, những nhân tố
ảnh hƣởng đến việc định hình phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng
Tùng, nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng qua lĩnh
vực đề tài, cách đặt tít bài, kết cấu tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ và những giá trị
thời đại trong phong cách chính luận báo chí của ông và đề xuất một số bài học kinh
nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo
Hoàng Tùng.
30
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ
VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA NHÀ BÁO
VIẾT CHÍNH LUẬN
1.1. Các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí
và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận
1.1.1. Phong cách chính luận báo chí
1.1.1.1. Khái niệm về phong cách
Thuật ngữ “phong cách” (style) bắt nguồn từ tiếng latinh “stylus” hoặc tiếng
Hy Lạp “stylos” dùng để chỉ một vật hình trụ có một đầu phẳng và một đầu nhọn
đƣợc ngƣời La Mã sử dụng để viết lên những tấm bảng làm bằng sáp. Nói cách
khác, thuật ngữ “stylus” từ tiếng Latinh đƣợc hiểu là "một dụng cụ nhọn dùng để
viết". Sau này nó đƣợc gắn với cách viết. Ngày nay, thuật ngữ “phong cách” có thể
đƣợc áp dụng trong bất cứ một hành động lời nói nào đƣợc thực hiện ở cả dạng nói
và viết.
Theo từ điển tiếng Việt, phong cách là “những lối, những cung cách sinh
hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái dáng riêng của một ngƣời hay một loại
ngƣời nào đó”. Ví dụ: Phong cách lao động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách
quân nhân. Phong cách sống giản dị.
Phong cách không chỉ đƣợc thể hiện trong các hoạt động nhƣ lao động, sinh
hoạt, ứng xử, diễn đạt, mà còn đƣợc thể hiện trong cả những hoạt động học tập, tƣ
duy và khả năng sáng tạo của mỗi con ngƣời. Phong cách tạo nên những giá trị đặc
trƣng mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo.
Ngay từ xa xƣa, thuật ngữ phong cách đã đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau. Trong hội họa, điêu khắc, phong cách đƣợc dùng để chỉ một trƣờng phái
sáng tác hay một cách thức thể hiện. Trong lĩnh vực văn hóa, phong cách đƣợc dùng
để chỉ những đặc trƣng văn hóa mang tính dân tộc, thời đại. Trong thể thao, phong
cách dùng để chỉ một lối chơi trong thi đấu. Trong lĩnh vực văn học, phong cách
đƣợc sử dụng rất phổ biến dùng để chỉ một biểu hiện của tính nghệ thuật.
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng

More Related Content

What's hot

Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMan_Ebook
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Man_Ebook
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sửMan_Ebook
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayMan_Ebook
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửMan_Ebook
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerTri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerMan_Ebook
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửMan_Ebook
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngMan_Ebook
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Man_Ebook
 

What's hot (20)

THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN KINH TẾ CỦA NHÀ BÁO - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, HAY
 
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tôngMột số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
Một số vấn đề trong triết học phật giáo trần nhân tông
 
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau với việc giáo ...
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sửTư tưởng triết học của nguyễn trãi   đặc điểm và giá trị lịch sử
Tư tưởng triết học của nguyễn trãi đặc điểm và giá trị lịch sử
 
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nayđạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
đạO đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAYLuận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
Luận án: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại, HAY
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch SửTriết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
Triết Học Ấn Độ Cổ Đại - Nội Dung, Đặc Điểm Và ý Nghĩa Lịch Sử
 
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAYĐề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Đề tài: Khai thác văn hóa tộc người Cơ Tu ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửNhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Nhân sinh quan trong tư tưởng của Minh Mệnh - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAYLuận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
Luận văn: Yếu tố phong tục trong truyện cổ tích người Việt, HAY
 
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin tofflerTri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
Tri thức và quyền lực tri thức trong tư tưởng chính trị alvin toffler
 
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sửTư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
Tư tưởng đạo đức của khổng tử - đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
 
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đôngHọc thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
Học thuyết ngũ hành và ý nghĩa của nó đối với y học cổ truyền phương đông
 
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
Giáo trình nhập môn xã hội học- Nguyễn Thị Như Thúy (ch.b.); Đặng Thị Minh Tu...
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 

Similar to Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng

Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnhoQucVnhA0887
 
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNuioKila
 

Similar to Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng (20)

Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...
Báo Cáo Thực Tập Phân Tích Các Bài Bình Luận Báo Chí Trên Cơ Sở Lý Thuyết Lập...
 
Tac pham bao chi
Tac pham bao chiTac pham bao chi
Tac pham bao chi
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG VĂN HỌC ĐƯƠNG ĐẠI QUA TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN ...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn côngĐề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Đoàn Văn công
 
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt namLuận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
Luận văn: Văn hóa tâm linh trong truyện ngắn, tiểu thuyết việt nam
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí – Xuất Bản.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí – Xuất Bản.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí – Xuất Bản.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí – Xuất Bản.
 
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
861301 861301 068-3121430232_đào quốc vĩnh
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
Quan điểm của J.S.Mill về tự do và ý nghĩa về quyền con người ở Việt Nam - Gử...
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAYLuận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
Luận án: Tư tưởng triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa, HAY
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động xuất bản tại tỉnh Quảng Ninh, HOT, 9đ
 
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAYLuận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
Luận án: Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010, HAY
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Báo Chí, 9đ
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

Luận án: Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng

  • 1. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN THỊ VÂN ANH PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG Ngành: Báo chí học Mã số: 9320101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội – Năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
  • 2. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN THỊ VÂN ANH PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG Ngành: Báo chí học Mã số: 9320101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. Trƣơng Ngọc Nam 2. TS. Trần Thị Thu Nga Hà Nội – Năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Phát thanh Truyền hình, Khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Xin chân thành cảm ơn giáo viên hƣớng dẫn, PGS, TS. Trƣơng Ngọc Nam và TS. Trần Thị Thu Nga đã trực tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng 6 năm 2019 Tác giả luận án Trần Thị Vân Anh
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ có tiêu đề: “Phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2019 Tác giả luận án Trần Thị Vân Anh
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU……………………………………………………………………... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ….…………………………... 8 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA NHÀ BÁO VIẾT CHÍNH LUẬN……………………………………………………………….. 30 1.1. Các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận………………………….... 30 1.1.1. Phong cách chính luận báo chí………………………………………..... 30 1.1.2. Các quan điểm tiếp cận về phong cách cá nhân……………………….. 40 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm phong cách cá nhân của nhà báo chính luận…. 47 1.2. Các bình diện thể hiện của phong cách chính luận báo chí……….... 50 1.2.1. Thể hiện qua phƣơng diện nội dung tác phẩm…………….................... 50 1.2.2. Thể hiện qua phƣơng diện hình thức tác phẩm………............................ 52 1.3. Những yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận………………………………………………............ 55 1.3.1. Những yếu tố chủ quan…………………………………….................... 55 1.3.2. Những yếu tố khách quan ………………………………….................... 59 CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG………………………………................... 62 2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng………………………………........... 62 2.1.1. Những yếu tố khách quan ……………………………………………… 63
  • 6. iv 2.1.2. Những yếu tố chủ quan……………………………………………….... 66 2.2. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua phƣơng diện nội dung tác phẩm……………………………………………. 70 2.2.1. Đề tài những anh hùng dân tộc…………………………………………. 70 2.2.2. Đề tài những sự kiện lịch sử quan trọng……………………………….. 72 2.2.3. Đề tài chính trị - xã hội…………………………………………………. 74 2.2.4. Đề tài chỉ đạo các hoạt động đời sống, đƣờng lối chính sách của Đảng.. 77 2.2.5. Những đề tài khác……………………………………………………… 79 2.3. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua phƣơng diện hình thức tác phẩm…………………………………………… 80 2.3.1. Nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm…………………………………… 81 2.3.2. Thể hiện qua kết cấu tác phẩm…………………………………………. 87 2.3.3. Thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ……………………………………….. 92 2.4. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua một số đặc tính khác…………………………………………………………………. 118 2.4.1. Thể hiện ở tính ổn định………………………………………………… 118 2.4.2. Thể hiện ở tính cá thể hóa……………………………………………… 119 CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC NHÀ BÁO TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG………………………………………………………………………… 125 3.1. Những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng……………………………………………………………... 125 3.1.1. Cổ súy tinh thần yêu nƣớc của nhân dân………………………………. 125 3.1.2. Định hƣớng nhân dân tin theo Đảng, theo lãnh tụ……………………... 128 3.1.3. Lên án và đả kích quân xâm lƣợc………………………………………. 131 3.1.4. Cổ động phong trào xây dựng đất nƣớc tiến lên con đƣờng XHCN…… 135 3.1.5. Thể hiện những khát vọng của nhân dân trong thời chiến và những tâm tƣ, tình cảm và những băn khoăn của nhân dân trong thời bình……………… 138 3.1.6. Nhà chép sử bằng tác phẩm chính luận………………………………… 139
  • 7. v 3.2. Những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng………………… 140 3.2.1. Trau dồi đạo đức, tri thức, kỹ năng…………………………………….. 140 3.2.2. Có lý tƣởng nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị, lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, nhân sinh quan, thế giới quan tiên tiến và nắm vững chủ trƣơng chính sách của Đảng…………………………………………………………... 142 3.2.3. Nắm bắt thời cuộc và không ngừng sáng tạo…………………………... 144 3.2.4. Chú trọng công tác làm tƣ liệu và để lại dấu ấn trong phong cách…….. 146 3.2.5. Sử dụng ngôn ngữ chính luận đặc sắc và nghệ thuật…………………... 147 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chủ nghĩa xã hội CNXH 2 Cách mạng tháng Tám CMTT 3 Cơ quan báo chí CQBC 4 Khuynh hƣớng chính trị KHCT 5 Nhà xuất bản NXB 6 Nhân dân ND 7 Phó Giáo sƣ PGS 8 Tác phẩm TP 9 Tác phẩm báo chí TPBC 10 Tác phẩm chính luận TPCL 11 Tác giả TG 12 Tiếng nói Việt Nam TNVN 13 Trung ƣơng TƢ 14 Tiến sĩ TS 15 Việt Nam VN 16 Xã luận XL 17 Xã hội chủ nghĩa XHCN
  • 9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của của đầu đề trong các tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng………………………………….……………….. 85 Bảng 2.2: Các kiểu câu đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng……………………………………………………………………. 110 Bảng 2.3: Các phƣơng thức liên kết sử dụng trong tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng……………………………………………………………….. 117
  • 10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của của đầu đề trong các tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng……………………………………………..……... 85 Biểu đồ 2.2: Các kiểu câu đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng……………………………………………………………………... 111 Biểu đồ 2.3: Các dạng biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng…………………………………………………………... 117
  • 11. ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Trang Phụ lục 1: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng Tùng với chủ đề những anh hùng dân tộc XII Phụ lục 2: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng Tùng với chủ đề những mốc lịch sử quan trọng của đất nƣớc……………... XIV Phụ lục 3: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng Tùng với chủ đề chỉ đạo các hoạt động đời sống, đƣờng lối chính sách của Đảng…………………………………………………………………………….. XVI Phụ lục 4: Các dạng cấu trúc tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng……… XVIII Phụ lục 5: Các dạng biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng………………………………………………………… XIX Phụ lục 6: 113 bài báo chính luận của nhà báo Hoàng Tùng trong tuyển tập “Những bài báo chính luận”, do NXB Chính trị quốc gia xuất bản…… XX Phụ lục 7: Khảo sát và phỏng vấn sâu về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng…………………………………………. XXV
  • 12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát triển nhanh chóng của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, chúng ta, hằng ngày, hằng giờ đang tiếp nhận một số lƣợng thông tin khổng lồ, ồ ạt, đa chiều và đa diện. Với các chức năng đặc trƣng là cung cấp thông tin và định hƣớng dƣ luận xã hội, báo chí và truyền thông đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của mình trong đời sống xã hội hiện đại, giúp cho công chúng có một cái nhìn sâu sắc, đúng đắn về bản chất của mọi sự vật, hiện tƣợng. Thông tin mà báo chí truyền thông cung cấp cho công chúng có chất lƣợng cao hay thấp, một chiều hay đa chiều, đầy đủ hay phiến diện; mức độ tác động cũng nhƣ hiệu quả thực tiễn của báo chí, vai trò của báo chí và truyền thông trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhƣ thế nào,... phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là nhân tố con ngƣời, là những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Để có đƣợc một tác phẩm báo chí sinh động, sâu sắc và chất lƣợng, không thể thiếu đƣợc những nhà báo tài ba, phong cách và đầy nhiệt huyết. Phong cách của nhà báo là những đặc trƣng trong sáng tạo của nhà báo, thể hiện rõ tính chuyên nghiệp qua cách viết, cách lựa chọn đề tài, cách phản ứng của nhà báo với hoàn cảnh. Phong cách của nhà báo đƣợc thể hiện qua những sản phẩm mà họ sáng tạo. Mỗi nhà báo có một giọng văn, một cách viết khác nhau. Thông qua những nét riêng biệt này, ngƣời ta có thể phân biệt đƣợc nhà báo này với nhà báo khác. Trong cuốn “Phƣơng pháp và phong cách Hồ Chí Minh”, (1997) giáo sƣ Đặng Xuân Kỳ nhận định: “Phong cách chính là con ngƣời cũng có phần đúng khi xem xét những giá trị nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ, trong đó không phải chỉ chứa đựng tài năng nghệ thuật, mà còn cả trí tuệ, tƣ tƣởng và tâm hồn của ngƣời nghệ sĩ…” [47, Tr.130]. Khi viết nhiều, nhà báo sẽ tạo nên một hệ thống bài báo, một số ngƣời cũng có thể tạo nên phong cách. Tuy nhiên, không phải cứ viết nhiều là trở thành nhà báo có phong cách, không phải nhà báo nào cũng có phong cách, chỉ những nhà báo khẳng định đƣợc mình bởi những nét độc đáo, đa dạng và bền vững thì mới có
  • 13. 2 phong cách. Phong cách nhà báo không hoàn toàn tự nhiên mà có. Nó có thể đƣợc hình thành trong quá trình lao động, sáng tạo, tu chỉnh và gọt giũa. Một ngƣời làm nghề báo dù có trình độ chuyên môn cao, nhƣng để định hình đƣợc tên tuổi trong lòng công chúng, để trở thành một nhà báo lớn, để góp phần tạo ra “thƣơng hiệu” cho mình nhất thiết cần phải có đƣợc phong cách. Trên thực tế, có nhà báo nổi tiếng với những bài điều tra nghiêm cẩn, chính xác và chuẩn mực. Lại có nhà báo đƣợc công chúng nhớ đến bởi sự mạnh mẽ và nhiệt huyết, xông thẳng vào những vấn đề nóng bỏng, không né tránh. Tuy nhiên, loại thể chính luận trên báo chí hiện nay đang thiếu những cây bút có tầm và những tác phẩm thực sự sắc sảo, để lại ấn tƣợng đối với bạn đọc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thời cuộc đổi thay nhanh, diễn biến cuộc đấu tranh tƣ tƣởng ngày càng phức tạp, đội ngũ nhà báo chính luận giỏi, có phong cách giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Thực tế, với chiều dài lịch sử phát triển của mình, Báo Nhân Dân là nơi quy tụ nhiều cây bút chính luận tài năng, đặc sắc, có phong cách, có dấu ấn riêng, trong đó có nhà báo Hoàng Tùng. Nhà báo Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh ngày 14-1-1920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân (Hà Nam). Ông là một nhà báo chính luận bậc thầy, một đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Bản lĩnh, phong cách báo chí, tài năng và nhiều nhân tố ƣu việt khác đã làm nên tên tuổi Hoàng Tùng. Trong Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam" ngày 19 tháng 1 năm 2015, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, nhà báo Hà Ðăng, nguyên Ủy viên T.Ƣ Ðảng, nguyên Trƣởng Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa T.Ƣ, nguyên Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, đã khẳng định: “Những bài chính luận của Anh trực tiếp đề cập những vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn nhất, nóng bỏng nhất. Giọng văn của ông hùng hồn, ngôn ngữ vừa hiện đại lại vừa rất dân gian, giàu hình tƣợng, đôi khi pha lẫn điển tích, rực lửa chiến đấu và đặc biệt hấp dẫn. Phong cách viết của ông rất riêng, đến nỗi không chỉ những ngƣời làm báo Nhân Dân, mà cả giới báo chí, qua các bài viết, qua những bài viết có ký tên hay không ký tên, đều nhận ra rằng đó là bài của Hoàng Tùng.” [30]. Cũng trong Hội thảo này, đồng chí Ðinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ chính trị đã nhận xét về nhà báo Hoàng Tùng nhƣ sau: “Ông đã viết hàng nghìn bài báo, trong đó hầu hết là các bài xã luận, bình luận, mang hơi thở
  • 14. 3 nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những bài viết của ông hừng hực chất lửa, đanh thép, sắc sảo, lay động lòng ngƣời, bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, có dấu ấn riêng. Suốt hàng chục năm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, những bài xã luận trên Báo Ðảng thật sự là tiếng kèn xung trận bởi tinh thần phụ trách, sự kịp thời, sắc bén và sinh động...”. [94]. Có thể nói, nhà báo chính luận Hoàng Tùng là một trong những tấm gƣơng sáng nhất để các nhà báo chính luận trẻ noi theo và học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí của Hoàng Tùng một cách có hệ thống. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. Nghiên cứu sinh chọn đề tài này trƣớc hết để tìm hiểu những đặc trƣng phong cách, phong cách chính luận báo chí, góp phần nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra những nét nổi bật, những giá trị cốt lõi trong phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc dạy và học các môn học liên quan đến chuyên ngành báo chí. Cùng với hƣớng tiếp cận, góc nhìn đó, đề tài có thể làm rõ đƣợc vai trò, vị trí, sức mạnh và tầm quan trọng của việc hình thành phong cách chính luận báo chí nhằm giúp ngƣời viết báo phát triển tốt hơn trong công tác sau này. Đồng thời, đề tài cung cấp những thông tin để có một cái nhìn hệ thống, toàn diện về phong cách chính luận báo chí. Việc nghiên cứu, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng còn có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn. Nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng và những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ích cho nhiều nhà báo trẻ đúc rút, học hỏi đƣợc ít nhiều những kỹ năng, kinh nghiệm trong cách viết, cách hình thành đƣợc phong cách viết, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng, từ đó làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất những
  • 15. 4 bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt đƣợc mục đích đã nêu trên, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã có, đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đƣợc xác định quan trọng, cụ thể nhƣ sau: Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài. Thứ hai: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận. Thứ ba: Phân tích và nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. Thứ tư: Trên cơ sở đó, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Là phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài chủ yếu nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng qua một số tác phẩm chính luận tiêu biểu của tác giả đƣợc đăng trên báo Nhân Dân và đã đƣợc viết từ năm 1945 đến năm 2000. 4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Quá trình nghiên cứu đề tài đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận? Những thể hiện của phong cách chính luận báo chí? Các yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận? Thứ hai, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng qua các phƣơng diện nhƣ: nội dung, hình thức tác phẩm và thể hiện qua một số đặc tính khác?
  • 16. 5 Thứ ba, những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng? Những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng? Những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng? 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phƣơng pháp luận Thực hiện quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp chặt chẽ giữa tƣ duy biện chứng với quan điểm lịch sử để xem xét phân tích một cách toàn diện lịch sử hình thành và phát triển của thuật ngữ phong cách. Kết hợp với cơ sở khoa học lý thuyết về phong cách học, đặc điểm, nội dung, những nhân tố tác động đến phong cách và các lý thuyết về báo chí học, chính luận báo chí, đề tài sử dụng những lý thuyết này làm cơ sở để xây dựng nên những cơ sở lý luận về phong cách chính luận báo chí. Từ đó, đề tài sẽ đi sâu phân tích, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp thống kê và phân loại, phƣơng pháp miêu tả, phƣơng pháp phân tích nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng... Cụ thể là: - Phƣơng pháp thống kê và phân loại: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thống kê và phân loại các dữ liệu nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho các phân tích, đánh giá kết luận của luận án. - Phƣơng pháp miêu tả: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để miêu tả các phƣơng diện thể hiện qua nội dung và hình thức các tác phẩm chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ những đặc điểm phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp nội dung: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đi sâu vào phân tích, tổng hợp các nội dung, đặc điểm của phong cách chính luận báo chí; các yếu tố chi phối việc hình thành phong cách chính luận báo chí; sự thể hiện của phong cách chính luận báo chí; phân tích, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học
  • 17. 6 kinh nghiệm từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. - Phƣơng pháp lịch sử: phƣơng pháp này đòi hỏi đặt đối tƣợng nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể nhằm nhận diện sự phát triển mang tính quy luật. Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong luận án để phân tích, nhận diện những nhân tố tác động, giá trị thời đại của phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. - Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: trong nghiên cứu khoa học xã hội, phƣơng pháp này có sự hợp tác của hai ngành khoa học trở lên để cùng đạt đến những mục tiêu chung trong nhận thức đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp liên ngành đƣợc sử dụng trong luận án, cụ thể là ngôn ngữ học và báo chí học để nhìn nhận một cách toàn diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. - Phƣơng pháp khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, chủ yếu đƣợc dùng để khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu báo chí để làm rõ phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. - Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để khảo sát một số tác phẩm chính luận tiêu biểu của nhà báo Hoàng Tùng đƣợc đăng trên báo Nhân Dân và đã đƣợc viết từ năm 1945 đến năm 2000. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ và bổ sung một số vấn đề về lý luận chính luận báo chí nói chung và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận nói riêng nhƣ khái niệm và đặc điểm về phong cách chính luận, phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo chính luận; các yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận. Luận án góp phần tạo khung lý luận cần thiết về phong cách chính luận báo chí làm phong phú thêm cho cơ sở lý luận báo chí nƣớc nhà và là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí trong cả nƣớc và những cá nhân thực hiện công tác nghiên cứu những nội dung liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
  • 18. 7 Luận án hệ thống hóa những tri thức cần thiết và xây dựng một bức tranh tƣơng đối hoàn chỉnh về phong cách, phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo, những yếu tố tác động, định hình phong cách cá nhân của nhà báo và nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Luận án làm rõ những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng và rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ích cho các giảng viên, sinh viên báo chí và nhiều nhà báo đúc rút, học hỏi đƣợc những kỹ năng, kinh nghiệm trong cách viết, hình thành đƣợc phong cách viết chính luận, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn của mình. 7. Những đóng góp mới của đề tài Với những nội dung nhƣ trên, luận án có một số đóng góp đƣợc thể hiện rõ ở những khía cạnh nhƣ sau: - Một là, khẳng định rõ hơn về lý luận, thực tiễn, các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận, những thể hiện của phong cách chính luận báo chí, các yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận. - Hai là, nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. - Ba là, làm rõ những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. - Bốn là, từ những nội dung trên, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng. 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên, Kết luận, Danh mục các bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận Chƣơng 2: Nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng Chƣơng 3: Giá trị thời đại và những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
  • 19. 8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Những nghiên cứu đề cập đến phong cách, chính luận báo chí và phong cách chính luận báo chí 1.1. Các công trình nghiên cứu về phong cách Trên thế giới, thuật ngữ phong cách đã đƣợc đề cập đến rất nhiều trong các công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: - Trong cuốn sách "Thuộc về phong cách: Số lượng và chất lượng", tác giả Chatman S. viết vào năm 1967 đã cho rằng, phong cách là sản phẩm của sự lựa chọn mang tính sáng tạo cá nhân trong một tập hợp các mô hình ngôn ngữ có thể lựa chọn, đó là khả năng viết rõ ràng, chính xác theo cách có thể thu hút đƣợc ngƣời đọc. - Trong cuốn sách “Phong cách ngôn ngữ”, năm 1973 tác giả Enkvist, E. N. viết: “Phong cách là việc tìm hiểu đặc trƣng của một kiểu loại văn bản, một cá nhân nào đó trên cơ sở khác biệt so với cách dùng thông thƣờng”. - Trong bài luận về ngôn ngữ và văn học “Thơ ca và phong cách”, đƣợc xuất bản tại Boston vào năm 1997, tác giả Hill, A. A đã nhận định rằng, phong cách là những điều chỉ thuộc về phƣơng tiện biểu đạt mà không đề cập đến nội dung vì một ý tƣởng có thể đƣợc biểu đạt theo nhiều cách khác nhau. - Bài viết “Chức năng của phong cách” trong Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ học lần thứ 9, tại Hague, năm 1964 tác giả Riffaterre, M. đã đề cập đến phong cách nhƣ là nghệ thuật viết, nghệ thuật diễn đạt sao cho đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn. - Trong giáo trình online “Ngôn ngữ và phong cách” của trƣờng Đại học Lancaster năm 2010 viết: “Phong cách gắn liền với tác giả. Nó là sự khác biệt của ngƣời này với ngƣời khác, của giai đoạn lịch sử này với giai đoạn lịch sử khác, v.v. thông qua một hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ đặc trƣng nhƣ ngữ vực, thể loại, thời gian, v.v.” - Trong cuốn sách “Phong cách ngôn ngữ Pháp” xuất bản tại trƣờng Đại học Toronto Press, Canada, vào năm 1961, tác giả Bally, Ch. cho biết, phong cách đƣợc
  • 20. 9 các nhà ngôn ngữ học Châu Âu chú ý đến từ nửa đầu thế kỷ XX, và cho đến những năm 1960 thì việc nghiên cứu phong cách học nhận đƣợc sự quan tâm rộng rãi của các nhà ngôn ngữ học Anh và Mĩ. Tác giả cho rằng, phong cách học nghiên cứu tính biểu cảm của ngôn ngữ và sự phối hợp các sự kiện lời nói có khả năng tạo nên sự biểu cảm ấy của ngôn ngữ. - Trong cuốn sách “Lí thuyết về chỉnh thể nghệ thuật”, tác giả M.M. Girsman xuất bản năm 2007, khi bàn đến vấn đề phong cách, tác giả cho rằng, phong cách là sự hiện diện rõ rệt trực tiếp và sự biểu hiện chỉnh thể ấy trong từng yếu tố hợp thành của tác phẩm và trong tác phẩm hoàn chỉnh nhƣ một chỉnh thể. - Trong tác phẩm “Ngữ văn học và văn hóa học” xuất bản năm 1990, P.N. Sakulin viết: “Phong cách là sự độc đáo, là sự khác biệt của hình thức này với các hình thức khác tƣơng tự nhƣ nó”. Đầu thế kỉ XX, thuật ngữ phong cách đă đƣợc quan tâm sâu sắc. Ở Liên xô, viện sĩ M.B.Khrápchencô đã dành khá nhiều công sức nghiên cứu vấn đề này. Trong cuốn “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học”, ông đã thống kê và đƣa ra đến gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Các nhà khoa học lại càng nhận ra sự đa dạng, phức tạp của nó. Theo tác giả “Phong cách là phƣơng pháp biểu đạt cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tƣợng, là phƣơng pháp thuyết phục và hấp dẫn ngƣời đọc”. Ở nƣớc ta, từ lâu đã có một số tác giả nghiên cứu về phong cách và phong cách học. Năm 1964, Giáo trình Việt ngữ (tập III- phần Tu từ học) của Ðinh Trọng Lạc ra đời. Có thể xem giáo trình này đánh dấu sự xuất hiện thực sự của khoa học về phong cách học ở Việt Nam. Năm 1979, Nhà xuất bản Tác phẩm mới đã xuất bản cuốn sách “Nhà văn, tƣ tƣởng và phong cách” của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh. Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, phong cách gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn, bởi văn chƣơng là một hình thái ý thức xã hội có đặc trƣng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách. Nhƣng măi những năm 80 của thế kỉ XX, ở nƣớc ta, việc nghiên cứu về phong cách mới đƣợc chú ý đến. Năm 1982, nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” của nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Võ Bình và Nguyễn Thái Hòa. Giáo trình bổ sung những vấn đề về phong cách
  • 21. 10 chức năng, phân loại phong cách chức năng. Giáo trình cũng tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu Nga Xô Viết nhƣ Viktor Vinogradov, Rozental, sử dụng tiêu chí chức năng xã hội để phân loại các phong cách chức năng tiếng Việt. Năm 2002, tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng xuất bản cuốn sách “Phong cách học tiếng Việt” tại nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, Phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. Nói cụ thể hơn, đó là vai của nhà báo, ngƣời đƣa tin, ngƣời cổ động, ngƣời quảng cáo, bạn đọc (phát biểu)... tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự. Phong cách chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực chính trị - xã hội. Cuốn từ điển Thuật ngữ văn học đƣợc các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi biên soạn và xuất bản năm 2007. Nhóm tác giả nhận định, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận đƣợc một giọng điệu và sắc thái thống nhất... Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật”. Ngoài ra, cũng có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phong cách nhƣ: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch Lam” của tác giả Nguyễn Thành Thi viết vào năm 2000. Trong luận án, tác giả phát hiện đặc trƣng phong cách nghệ thuật Thạch Lam; phân tích những biểu hiện cụ thể và giá trị của các đặc trƣng trong bút pháp ấy qua các sáng tác cụ thể, tiêu biểu trong các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút của Thạch Lam. Luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng” của tác giả Bạch Văn Hợp viết vào năm 2002. Tác giả đã vận dụng khái niệm cảm hứng để nghiên cứu phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng mang lại cho việc khảo sát phong cách một cách tiếp cận mới. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây mới chỉ tập trung phân tích về phong cách, chức năng của phong cách, mà chƣa đề cập đến vấn đề lý luận về phong cách chính luận báo chí.
  • 22. 11 1.2. Các công trình nghiên cứu về chính luận báo chí Trên thế giới, có một số công trình nghiên cứu về chính luận báo chí, nhƣng chủ yếu đề cập đến xã luận là một thể loại điển hình của chính luận báo chí. Theo Từ điển báo chí và truyền thông Webster của tác giả Weiner R xuất bản năm 1990, xã luận đƣợc định nghĩa “là bài viết thể hiện quan điểm của biên tập viên trang xã luận hoặc thành viên của ban biên tập...” [117, Tr. 158]. Còn theo Từ điển Nghiên cứu truyền thông của tác giả A & C Black (2006), xã luận đƣợc định nghĩa là “bài chuyên đề trên báo chí bày tỏ quan điểm về một tin tức đƣợc đƣa trong cùng số báo đó” [101]. Theo Bách khoa toàn thư về báo chí của tác giả Hamlet J.D xuất bản năm 2009, xã luận đƣợc định nghĩa là bài viết trên báo hoặc tạp chí (hoặc rất hiếm khi trên phát thanh – truyền hình) kết hợp dự kiện và ý kiến để luận giải tin tức và gây ảnh hƣởng đến dƣ luận xã hội. Nó bày tỏ quan điểm của chủ bút hoặc chủ sở hữu và thƣờng đề cập đến những sự kiện thời sự hoặc vấn đề gây nhiều tranh cãi”[109, tr. 447]. Trong cuốn Bách khoa toàn thư về truyền thông chính trị của Moldoff J. A. xuất bản năm 2008, tác giả viết: “Xã luận thể hiện quan điểm chính thức của biên tập về một vấn đề”. Xã luận có thể là kết quả của lao động cá nhân hoặc tập thể ban biên tập nhƣng bằng việc không ghi tên cá nhân tác giả, nó “thể hiện tính thống nhất về thông điệp và mục đích giữa các thành viên của ban biên tập” [111, tr. 198]. Trong cuốn sách lâu đời Xã luận, giáo sƣ báo chí Leon Nelson Flint (1920) viết rằng, xã luận – hình thức thể hiện quan điểm của chủ bút – là một trong những phƣơng tiện mà thông qua đó con ngƣời thỏa mãn bản năng truyền bá tƣ tƣởng của mình. Tác giả đƣa ra luận điểm quan trọng khi viết nhƣ sau: “Xã luận là hoa của báo chí, chứ không phải rễ. Tin tức mới là gốc, rễ. Việc luận giải tin tức đó là hoa và hạt, đem lại sức sống và giá trị cho toàn bộ cơ thể cây” [54, tr. 1-2]. Tập “Đề cƣơng khóa giảng dùng cho chuyên khoa báo chí Trƣờng Đại học Tổng hợp quốc gia Matxcơva” năm 1974 có tóm tắt : “Xã luận là bài phát biểu của toàn soạn hoặc của cá nhân mở đầu cho số báo”. Donald L. Feguson (2004) trong cuốn Báo chí ngày nay cho rằng, xã luận là tiếng nói của cơ quan báo chí. Ông viết: “Các bài xã luận có khả năng thúc đẩy hoặc
  • 23. 12 chặn đứng một dự án hoặc một chƣơng trình, ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận một chính sách mới hoặc dẫn đến sự thay đổi trong chính sách cũ. Mức độ ảnh hƣởng nhƣ vậy không thể xem nhẹ” [105, tr. 302]. Elisabeth Le (2010) trong cuốn Xã luận và sức mạnh của phương tiện truyền thông – Sự giao thoa bản sắc văn hóa – xã hội nhấn mạnh đến tính chất hiện thực của xã luận. Elisabeth Le cho rằng xã luận trình bày quan điểm mang tính biện giải chặt chẽ về thế giới theo những lát cắt khoảng 500 từ. Giống nhƣ tiểu thuyết hiện thực xã hội, mặc dù chỉ trong 4 đến 5 đoạn, chúng dựng lên trọn vẹn một phân cảnh, trong đó các nhân vật của đời thực đƣa ra quan điểm của mình một cách thuyết phục nhƣng cuối cùng vẫn khiến độc giả đi đến quan điểm của tờ báo [110, tr. 1]. Cuốn “Các thể loại báo chí” của tác giả A.A.Chertƣchơnƣi không chỉ làm rõ các thể loại chính luận - nghệ thuật mà trƣớc đó còn đƣa ra tri thức về thể loại tin và thể loại phân tích cũng nhƣ các yếu tố hình thành thể loại [3]. Ở nƣớc Cộng hòa Dân chủ Đức, Phó Giáo sƣ – Tiến sĩ Klaus Puder trong giáo trình biên soạn cho khoa Báo chí, trƣờng Đại học Tổng hợp Các-mác, Lei Zig thì dùng thuật ngữ “bút chiến” để chỉ loại thể chính luận. Ngoài ra, nhà lý luận về báo chí học Nga Xô Viết D.M. Pri-ljuk khi bàn đến chính luận báo chí, ông viết: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà sự xúc cảm. Biên độ xúc cảm của nhà chính luận rất lớn. Đó là sự tán hƣởng và niềm vui sƣớng, lòng căm thù và sự tức giận, trầm tƣ và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong việc phân tích sự kiện và đánh giá chính trị về các sự kiện đó” [42, tr. 31]. Ở nƣớc ta, có một số công trình nghiên cứu có liên quan chính luận báo chí nhƣ: Trong cuốn Tác phẩm Báo chí đại cương (tập 3) (1995), tác giả Trần Thế Phiệt đã nhận thấy nét đặc trƣng cơ bản của thể loại chính luận báo chí là phản ánh hiện thực bằng phƣơng thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết vấn đề bằng lý lẽ. Tác giả Trần Quang trong cuốn “Các thể loại chính luận báo chí” đã cho rằng, các thể loại chính luận báo chí là nhóm chính luận bao gồm các thể loại nhƣ: xã luận, bình luận (với các dạng bình luận chung, bình luận theo chủ đề, bình luận quốc tế, điểm thƣ), thể loại bài phản ánh, phê bình, điểm báo, thƣ từ (với tƣ cách là
  • 24. 13 thể loại báo chí) và điều tra, tiểu luận (chuyên luận, luận văn tuyên truyền, ý kiến nhà báo, bình chú). Trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” của tác giả Dƣơng Xuân Sơn xuất bản năm 2008, căn cứ vào thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam, tác giả đã phân chia một cách ƣớc lệ thành ba nhóm thể loại chính gồm: nhóm thông tấn, nhóm chính luận và nhóm chính luận – nghệ thuật. Năm 2014, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách “Tác phẩm chính luận báo chí” do PGS.TS Trần Thế Phiệt làm chủ biên. Ông cho rằng, chính luận báo chí là một loại thể tác phẩm cơ bản của loại hình báo chí. Nó lấy những sự kiện, hiện tƣợng, vấn đề chính yếu mà xã hội quan tâm để phân tích, lý giải, luận bàn. Nó không những đem lại cho con ngƣời nhận biết về một sự kiện, một hiện tƣợng, một vấn đề nào đó, mà còn trên cơ sở của sự phân tích, lý giải, luận bàn đó, loại thể tác phẩm báo chí này có thể làm thay đổi tƣ tƣởng tình cảm của con ngƣời để giúp họ có những phƣơng pháp, cách thức trong hoạt động ứng xử của mình một cách phù hợp. Trong bài Luận bàn về thể loại báo chí trên Tạp chí Ngƣời làm báo, số ra tháng 2 năm 2004, tác giả Đinh Hƣờng nhận định: báo chí chính luận nghệ thuật phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung mang tính chính trị - tƣ tƣởng nhất định. Trong cuốn sách “Viết báo như thế nào?” (2003) của Đức Dũng, tác giả cho rằng, nhóm các thể chính luận báo chí gồm ba thể loại chủ yếu là bình luận, xã luận, chuyên luận và một số dạng biến thể khác nhƣ phiếm luận, nhàn đàm, hài đàm... Nhìn chung, có thể đây là một nhóm rất ổn định với các thể loại vừa có khả năng thông tin sự kiện thời sự, nhƣng mục đích chủ yếu của chúng lại là ở năng lực thông tin lý lẽ. Trong cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại năm 2007, tác giả Đình Cúc, Đức Dũng cho rằng, có ba nhóm thể loại báo chí: Nhóm các thể loại thông tấn báo chí, nhóm các thể loại chính luận báo chí và nhóm các thể loại tài liệu, nghệ thuật. Trong cuốn sách “Báo chí và dư luận xã hội” (2011) của PGS, TS. Nguyễn Văn Dững, tác giả cho rằng, chính luận báo chí bao hàm trong nó sự tranh luận xã hội, luận chiến xã hội hay đối thoại xã hội mà nhà chính luận nhằm bày tỏ và bảo vệ
  • 25. 14 chính kiến, luận điểm và lập trƣờng xã hội của mình trƣớc các sự kiện và vấn đề thời cuộc đang đƣợc công chúng và dƣ luận xã hội quan tâm [22]. 1.3. Các công trình nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí Nhìn chung, trên thế giới và ở trong nƣớc, các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án chủ yếu đề cập đến vấn đề phong cách, phong cách học và chính luận báo chí. Các công trình nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo mang tính chất lý luận, có tính hệ thống và chuyên sâu gần nhƣ mới chỉ đƣợc nghiên cứu lẻ tẻ qua một số bài báo, hay một phần trong các cuốn sách chuyên khảo báo chí. Tháng 7/1981, giáo sƣ E.I.Pronin thuộc khoa Báo chí, trƣờng Đại học Lô- mô-nô-xốp khi đề cập tới tình hình báo chí tại Liên Xô, ông cho rằng, phong cách chính luận báo chí là phong cách viết chuyên “giải thích sự việc, sự kiện”. Năm 2000, Nhà xuất bản Văn Hóa xuất bản cuốn sách “Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” của tác giả Hữu Đạt. Trong cuốn sách này, tác giả chỉ ra 6 phong cách chức năng tiếng Việt. Tác giả cho rằng: Phong cách báo chí là một phong cách chức năng đƣợc sử dụng hằng ngày trên các báo, tạp chí ấn hành cho đông đảo bạn đọc. Phong cách báo chí đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả loại viết tay (báo tƣờng) và truyền đơn đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp chƣa có điều kiện in ấn; Phong cách chính luận là phong cách đƣợc dùng để bày tỏ thái độ, quan điểm của ngƣời viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội nhằm lôi kéo ngƣời đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình. Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách (2000), tác giả Hà Minh Đức viết: “Với hoạt động báo chí thì phong cách là một khâu quan trọng để nghiên cứu về khuôn mặt của báo chí trong từng thời kỳ và có thể nói đến phong cách của từng tờ báo, từng nhà báo. Với báo chí, dấu ấn của cá nhân không rõ rệt bằng văn học nhưng tác động và ảnh hưởng của xã hội lại rõ rệt hơn. Mỗi thời kỳ lịch sử thường có những tờ báo nổi lên trong dư luận theo hướng này hoặc hướng khác” [34]. Ở đây, tác giả Hà Minh Đức chỉ nêu lên quan niệm về phong cách báo chí, chủ yếu ở góc độ về vai trò của nó trong việc nghiên cứu đối với báo chí.
  • 26. 15 Trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí" (2012), PGS, TS. Nguyễn Văn Dững nhấn mạnh yếu tố sáng tạo thể hiện trong tác phẩm báo chí tạo ra phong cách riêng cho mỗi ngƣời làm báo: "...đó là năng lực sáng tạo, thể hiện tác phẩm báo chí (bằng ngôn ngữ chữ viết, ngôn ngữ lời nói hoặc ngôn ngữ hình ảnh, hoặc sự kết hợp, hoặc là sự xuất hiện trƣớc công chúng,...). Cấp độ này thể hiện năng khiếu rõ nhất và dễ nhận biết nhất. Mỗi nhà báo có những thiên hƣớng không giống nhau. Có ngƣời rất giỏi thể hiện tài năng ở thể loại phóng sự, ký hay tiểu phẩm nhƣng lại "trái khoáy" ở thể loại bình luận; có ngƣời thì ngƣợc lại; hoặc có nhà báo lại thiện nghệ ở thể loại điều tra, nhƣng phóng sự chỉ tầm tầm bậc trung;..." [23, Tr.311]. Trong bài báo Đặc điểm phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận đƣợc đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ vào 12/1989, tác giả Lê Xuân Thại viết: “Chính luận đem đến cho ngƣời đọc, ngƣời nghe không phải chỉ có sự thật mà còn mang theo thái độ, tâm huyết của tác giả” [82]. Đặc điểm nổi bật nhất của phong cách ngôn ngữ văn bản chính luận trong việc sử dụng từ ngữ là sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị. Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện lập trƣờng và quan điểm cách mạng, về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách v.v... Do vậy, phong cách chính luận đòi hỏi ngƣời dùng từ ngữ chính trị phải luôn tỏ rõ lập trƣờng, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình. Cũng qua đây mà biểu thị thái độ của tác giả đối với sự kiện, với vấn đề đƣợc đề cập. Đây chính là đặc trƣng bình giá của chính luận. Về điểm này, tác giả Lê Xuân Thại nhấn mạnh: “Để thể hiện sự bình giá, tác giả chính luận phải sử dụng các phƣơng tiện ở các cấp độ ngôn ngữ, đặc biệt là cấp độ từ ngữ. Cũng chính do yêu cầu bình giá mà có từ ngữ đã biến đổi ý nghĩa ban đầu, mang một ý nghĩa mới…” [82]. Từ đó tác giả khẳng định rằng, tính bình giá là đặc trƣng quan trọng của phong cách chính luận. 2. Những nghiên cứu đề cập đến phong cách cá nhân nhà báo Phong cách cá nhân của nhà báo là những nét, những thuộc tính, màu sắc riêng biệt chỉ có ở một nhà báo nhất định, thể hiện suy nghĩ, quan điểm chính kiến của nhà báo đó, là dấu hiệu để phân biệt giữa nhà báo này với nhà báo khác (nhƣ qua cách đặt tít báo, giọng điệu, ngôn ngữ, cấu trúc câu...), mà đọc lên ngƣời ta biết ngay đƣợc bài viết này là của ai.
  • 27. 16 Theo cuốn sách “Ngôn ngữ báo chí” của tác giả Vũ Quang Hào xuất bản năm 2012, một trong những yếu tố quan trọng đối với phong cách ngôn ngữ báo chí cũng nhƣ phong cách cá nhân của nhà báo là sự chế định của những chệch chuẩn. Việc sử dụng chệch chuẩn trên báo chí đồng nghĩa với việc nhà báo đạt đƣợc một sự sáng tạo về phƣơng diện thể hiện. Tất nhiên sự chệch chuẩn ở đây phải không đi ngƣợc lại với sự trong sáng của ngôn ngữ tiếng Việt, mà thể hiện đƣợc văn phong, lối viết cá nhân của nhà báo. Không phải ở bất kỳ bài báo nào, bất kỳ thể loại nào cũng cho phép nhà báo có cơ hội bộc lộ tài năng sáng tạo này. Việc sử dụng chệch chuẩn có vai trò chủ yếu trong việc làm nên phong cách ngôn ngữ của nhà báo. Cần phải nhấn mạnh rằng, chệch chuẩn ngôn ngữ không có nghĩa là đi chệch khỏi quỹ đạo của ngôn ngữ trong sáng, của cái đúng và phù hợp, nó vẫn giúp công chúng hiểu đƣợc một cách nhanh nhất, sâu sắc nhất, nhƣng đồng thời tạo nên những hiệu quả bất ngờ, thú vị khiến công chúng nhớ mãi. Nhƣ vậy, để tạo nên phong cách cá nhân của một nhà báo, theo PGS,TS. Vũ Quang Hào: “Trong mối quan hệ giữa chệch chuẩn và phong cách rõ ràng có mối tƣơng tác hai mặt. Một mặt chệch chuẩn chế định sự hình thành phong cách nhà báo, giúp độc giả nhìn thấy “hơi văn” là có thể nhận ra tác giả, mặt khác phong cách nhà báo là yếu tố khẳng định sự cần thiết và vai trò của việc sáng tạo chệch chuẩn trong quá trình tạo lập văn bản tác phẩm báo chí” [42, Tr.27]. Thực tế cũng đã có một số bài báo viết về phong cách cá nhân của một số nhà báo nổi tiếng trong nền báo chí Việt Nam nhƣ Hồ Chí Minh, Trƣờng Trinh…Trong bài “Phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của GS, TS. Mạch Quang Thắng đăng trên Trang Thông tin điện tử Học viện Chính trị tháng 8/2017, tác giả viết: “Trong danh vị nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp ấy, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc dùng báo chí làm công cụ tác nghiệp để đạt mục đích ba giải phóng: dân tộc - xã hội - con ngƣời. Tất cả các biểu hiện phong cách làm báo của Hồ Chí Minh chỉ đều nhằm mục đích đó, không có mục đích nào khác. Nhƣ vậy, phong cách làm báo của Hồ Chí Minh luôn mang tính hƣớng đích, nhƣ một véc-tơ lực hƣớng vào cái đích đó mà thôi. Điều này cắt nghĩa tại sao Hồ Chí Minh thƣờng hay nhấn mạnh tới những luận đề: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết nhƣ thế nào?... phong cách toát lên tinh thần “Dân tộc - Khoa học -
  • 28. 17 Đại chúng”… Phong cách viết báo của Hồ Chí Minh giống nhƣ bản thân Ngƣời quan niệm trong hành động: phải phù hợp với từng lúc, từng nơi, là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Đó cũng là biện chứng mác-xít mà chúng ta thấy rất rõ trong phong cách mà Hồ Chí Minh để lại cho các thế hệ nhà báo cách mạng Việt Nam”. Cũng viết về “Phong cách báo chí Hồ Chí Minh” (2000), trên Tạp chí Ngƣời làm báo, tác giả Đào Ngọc Đệ khẳng định: “Phong cách báo chí Hồ Chí Minh là sự tổng hòa những đặc điểm độc đáo, sinh động và giàu tính thẩm mỹ về tƣ tƣởng, đạo đức, về đề tài, thể loại, kết cấu và văn phong, cũng nhƣ các hình thức thể hiện trong các tác phẩm báo chí của Bác… Phong cách báo chí Hồ Chí Minh là mẫu mực tuyệt vời của báo chí cách mạng nƣớc ta 87 năm qua và còn mãi mãi, có tiếng vang lớn đối với báo chí quốc tế. Những tác phẩm báo chí bất hủ của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tạo nên phong cách báo chí Hồ Chí Minh, có sức mạnh lớn lao, động viên nhân dân làm nên những thành tựu huy hoàng của cách mạng Việt Nam, trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, tạo dựng vị thế Việt Nam trên thế giới, khích lệ chúng ta vững bƣớc tiến hành công cuộc đổi mới đất nƣớc và hội nhập quốc tế ngày nay”. Trong bài “Về phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh” đăng trên Tạp chí Cộng Sản vào tháng 6/2013, TS.Vũ Ngọc Am viết: “Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng phong cách diễn đạt, coi đó là công cụ đắc lực không thể thiếu để tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng, củng cố niềm tin, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân... Đặc trƣng nổi bật trong phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tính phù hợp một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn. Cách diễn đạt trong các bài nói, bài viết của Ngƣời rất mộc mạc, ngắn gọn trong sáng, giản dị, khúc triết và dễ hiểu, phù hợp với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối tƣợng ngƣời đọc, ngƣời nghe. Nhờ đó, những bài nói, bài viết của Ngƣời luôn đƣợc mọi ngƣời cảm thụ sâu sắc và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Những lời khuyên và chỉ bảo của Bác cũng nhƣ phong cách nói và viết đã vƣợt qua giới hạn của kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đơn thuần, trở thành một nghệ thuật giàu khả năng chinh phục, thấm sâu vào lòng ngƣời đọc, ngƣời nghe”.
  • 29. 18 Trong bài “Phong cách, nhân cách nhà báo Hồ Chí Minh” đăng trên báo Lao Động số 142-143 vào ngày 22/06/2007, tác giả Hà Văn Thịnh viết: “Phong cách của nhà báo Hồ Chí Minh còn là sự hiểu biết rất rộng, rất sâu mà lại rất gần gũi quần chúng. Đọc những bài báo của Ngƣời, chúng ta kinh ngạc về kiến thức: Từ Ấn Độ đến Palestine, từ Tunisia đến Hoa Kỳ, từ Trung Quốc đến Madagasca...; gần nhƣ cái gì Nguyễn Ái Quốc cũng hiểu một cách tƣờng tận. Hiểu biết nhƣ thế, những bài báo không sắc, không sâu, không sinh động mới là chuyện lạ...”. Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông Số 6/2017 có bài viết Phong cách chính luận báo chí của Trường Chinh, tác giả Lê Minh Phƣơng viết: “Trƣờng Chinh đến với nghề báo là sự lựa chọn có ý thức về con đƣờng cách mạng và phƣơng tiện làm cách mạng. Ông coi báo chí là một phƣơng tiện hữu hiệu trong việc “tuyên truyền, cổ động và tổ chức tập thể”, một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính trừ tà”. Chính vì vậy, những tờ báo cách mạng do Trƣờng Chinh làm chủ bút có tác dụng đặc biệt quan trọng trong việc khơi dậy lòng yêu nƣớc, tự hào, tự tôn dân tộc của nhân dân ta. Từ quan điểm làm báo là làm cách mạng nên mỗi bài báo của ông đều đƣợc trình bày với quan điểm rõ ràng, sắc sảo, vấn đề lập luận logic chặt chẽ, phân tích tổng hợp và mang tính khái quát cao”. TS. Lê Thị Nhã, Trần Hồng Nhung có đăng bài báo “Phong cách ký chân dung của nhà báo Phan Quang” trên Tạp chí Ngƣời Làm Báo số 385 - Tháng 3/2016. Các tác giả nhận xét: “Tác phẩm ký chân dung của nhà báo Phan Quang hấp dẫn độc giả bởi sự sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, thể hiện sự đan xen, hoà quyện khéo léo ngôn ngữ đậm chất báo chí với ngôn ngữ giàu chất văn học. Những hình ảnh, số liệu khô khan trở nên có sức hút mạnh mẽ khi đƣợc biểu đạt bằng một thứ ngôn ngữ phong phú, đậm chất văn chƣơng. Nhà báo Phan Quang đã cẩn trọng và khéo léo lựa chọn, vận dụng ngôn ngữ và hình ảnh trong ca dao, tục ngữ, văn học, ngôn ngữ địa phƣơng, ngôn ngữ đời thƣờng, từ ngữ chuyên ngành trong mỗi tác phẩm ký chân dung của mình… Ký chân dung của nhà báo Phan Quang chứa đựng trong đó tƣ chất nghệ sĩ, tâm hồn đôn hậu, luôn cố gắng tìm ra những hạt ngọc trong con ngƣời, đƣợc biểu hiện bằng văn phong vừa giàu tính chính luận, vừa đậm chất văn chƣơng, giản dị mà sâu sắc… ”.
  • 30. 19 Mới đây nhất, ngày 12 tháng 3 năm 2018, tác giả Nguyễn Phƣơng An đã có bài viết “Sự nghiệp và phong cách báo chí của Nguyễn Đức Cảnh” đăng trên Trang thông tin điện tử Tuyên giáo An Giang. Tác giả viết về phong cách báo chí của Nguyễn Đức Cảnh nhƣ sau: “Quá trình hoạt động báo chí của Nguyễn Đức Cảnh thể hiện phong cách vừa mang những nét chung của các nhà báo yêu nƣớc - cách mạng, vừa thể hiện những đặc trƣng riêng. Một là, tính lý luận gắn bó chặt chẽ với tính thực tiễn... Hai là, cách viết báo đi thẳng vào vấn đề, ngắn gọn, không quanh co, dài dòng, không né tránh, ngại va chạm... Ba là, ngôn từ báo chí mộc mạc, đơn giản, súc tích nhƣng có khả năng chuyển tải lý luận tốt, dễ đọc, dễ nhớ, dễ phổ biến trong đối tƣợng chính yếu mà báo chí cách mạng hƣớng đến lúc bấy giờ là đồng bào, giai cấp công nhân đang còn có trình độ học vấn thấp. Mặt khác, nhiều bài viết của Nguyễn Đức Cảnh có nội dung định hƣớng cách làm cách mạng - đình công, bãi công; cách thức nêu yêu sách để đòi quyền lợi đối với bọn chủ, cách rút lui để bảo toàn lực lƣợng, khi bọn mật thám cảnh sát đàn áp,… Bốn là, bút lực vô cùng dồi dào... Năm là, viết nhanh, nhiều nhƣng rất cẩn trọng và đạt chất lƣợng”. Ngoài ra, còn có một số bài báo viết về phong cách cá nhân nhà báo nhƣ: “Phong cách ngôn ngữ trong tên các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh” của tác giả Bùi Khắc Việt đăng trên Tạp chí Ngôn Ngữ năm 1978; “Về phong cách báo” của tác giả Đinh Trọng Lạc đƣợc đăng trên Tạp chí Ngôn Ngữ năm 1991; “Phong cách làm báo của các nhà văn” đƣợc dăng trên Diễn đàn Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái. 3. Những nghiên cứu về nhà báo Hoàng Tùng và phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng 3.1. Những nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của nhà báo Hoàng Tùng Nhà báo Hoàng Tùng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc, nhất là trên lĩnh vực lý luận, văn hóa, báo chí tuyên truyền. Ông là nhà báo bậc thầy, là cây đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ông đã viết hàng ngàn bài báo, hầu hết là các bài chính luận mang hơi thở nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
  • 31. 20 Theo bài viết “Hoàng Tùng - Nhà tư tưởng, văn hóa xuất sắc” của nhà báo Thế Vĩnh đăng trên Báo Hà Nam, Nhà báo Hoàng Tùng sinh năm 1920 tại thôn Tảo Môn (nay là Xóm 20, Tảo Môn, xã Hòa Hậu, Lý Nhân). Ông là một học trò thông minh, hiếu học, nhanh nhẹn. Năm 1935, tròn 15 tuổi, dù rất khao khát học lên nữa nhƣng do nhà nghèo nên nhà báo Hoàng Tùng chỉ có thể theo học hết chƣơng trình Êlêmăngtê (tƣơng đƣơng cấp một) tại trƣờng làng Tảo Môn rồi phải rời quê hƣơng đi làm công nhân ở Nam Định, Cẩm Phả (Quảng Ninh). Đây cũng chính là bƣớc ngoặt quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp của nhà báo Hoàng Tùng khi ông đƣợc những chiến sĩ cộng sản lớp trƣớc dìu dắt đi theo con đƣờng cách mạng. Năm 1937, theo giới thiệu và phân công của tổ chức, ông chuyển về thành phố Nam Định trực tiếp tham gia Đoàn Thanh niên Dân chủ (sau đó là Đoàn Thanh niên Phản đế).... Năm 1940, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt, kết án, giam giữ ở Hoả Lò và nhà tù Sơn La. Từ năm 1941 đến 1945, ngoài phụ trách phong trào thanh niên, ông còn giúp các nhà cách mạng Nguyễn Duy Trinh, Đặng Việt Châu viết truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp, móc nối với các đồng chí đảng viên trong tù gây dựng phong trào đấu tranh. Đây cũng là thời gian ông có may mắn đƣợc tiếp xúc và đƣợc một số nhà cách mạng, đồng thời là nhà báo nổi tiếng thuộc thế hệ đi trƣớc nhƣ Trần Huy Liệu, Xuân Thủy… trực tiếp dìu dắt tham gia công việc làm báo. Trong bài “Nhà báo Hoàng Tùng: Cây đại thụ của báo chí cách mạng Việt Nam” (2017) đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Hồng Hà viết: “.... Sau khi ra tù, Hoàng Tùng tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng, rồi Bí thư Thành ủy Hà Nội năm 1945, khi mới 25 tuổi. Từ đó, ông được giao nhiều trọng trách quan trọng: Bí thư Thành ủy Hải Phòng, Phó Bí thư Khu ủy khu III ( Khu Tả ngạn sông Hồng), Phó Trưởng ban Tổ chức TW Đảng, Chánh văn phòng TW Đảng, Phó Trưởng ban rồi Trưởng ban Tuyên huấn TW, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành TW Đảng khóa III, Ủy viên TW khóa IV và Bí thư TW Đảng khóa V, 5 khóa đại biểu Quốc hội ( từ khóa III đến khóa VII), Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Giám đốc Nhà xuất bản Sự Thật, v.v…” [94]. Nhà báo Minh Nguyễn trong bài “Nhà báo Hoàng Tùng- Nhà tuyên huấn nổi tiếng, nhà báo ở tầm cao” đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày
  • 32. 21 19/06/2017 đã nhận định: “... Nhưng quãng thời gian, ghi nhiều dấu ấn nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà báo Hoàng Tùng là 30 năm làm Tổng Biên tập Báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam và hơn 30 năm làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, từ năm 1951 đến năm 1982. Đây cũng chính là giai đoạn tài năng làm báo của ông có đất để phát triển rực rỡ, ông có đất để thỏa sức tung hoành, trở thành một cây bút chính luận bậc thầy, cây đại thụ trong làng báo nước nhà, một tên tuổi không thể thiếu trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Ông đã viết hàng ngàn bài báo, trong đó phần lớn là những bài chính luận thuộc các thể xã luận, bình luận, luận văn tuyên truyền”. Với bài viết “Hoàng Tùng cây đại thụ trong làng báo”, đồng chí Hà Đăng, nguyên Trƣởng ban Tƣ tƣởng – Văn Hóa Trung ƣơng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân ", đã nhận định: “Nói đến Hoàng Tùng, không thể không nói đến sự nghiệp báo chí của anh. Phần lớn cuộc đời hoạt động của anh gắn bó mật thiết với mặt trận tư tưởng, văn hóa và báo chí của Đảng, trong đó anh vừa là chiến sĩ vừa là người chỉ huy. Anh viết báo Suối Reo (ở nhà tù Sơn La), làm báo Sự thật (1947), và từ khi Báo Nhân Dân ra đời (1951) thì làm Tổng Biên tập suốt 30 năm. Thời kỳ làm Báo Nhân Dân là thời kỳ sự nghiệp báo chí của anh thăng hoa. Anh để lại dấu ấn sâu sắc của một người lãnh đạo đồng thời là người cầm bút trực tiếp. Học Bác Hồ, học đồng chí Trường Chinh về tư tưởng báo chí và cách làm báo là điều anh luôn ghi nhớ. Rất đúng khi nói Hoàng Tùng là nhà chính luận bậc thầy.” 3.2. Những nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng Vào sáng 19 tháng 1 năm 2015, tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Báo Nhân Dân tổ chức Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam". Thông qua hội thảo này, Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn tạo diễn đàn để các nhà khoa học gặp gỡ, trao đổi những vấn đề về lịch sử báo chí Việt Nam và tri ân những cống hiến to lớn của nhà báo Hoàng Tùng trên mặt trận tƣ tƣởng văn hóa của Đảng. Tháng 6 năm 2017, Tỉnh ủy Hà Nam phối hợp với Báo Nhân Dân đã tổ chức Hội thảo khoa học “Nhà báo Hoàng Tùng với quê hƣơng Hà Nam và đất nƣớc” nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2017)
  • 33. 22 và 7 năm ngày mất nhà báo Hoàng Tùng (29/6/2010 - 29/6/2017). Hội thảo nhằm tri ân, vinh danh những đóng góp to lớn của nhà báo Hoàng Tùng với quê hƣơng Hà Nam, với đất nƣớc, với sự nghiệp báo chí cách mạng. Từ những tài liệu trong các hội thảo trên, có thể kể đến những bài báo đặc sắc viết về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng nhƣ sau: GS. Hà Minh Đức (2017) với bài “Hoàng Tùng, nhà báo thuộc thế hệ vàng” đã viết: “Hoàng Tùng có biệt tài về xã luận. Trong các thể luận, ông chuyên về xã luận. Ông nói: “Dân tộc ta có truyền thống về luận, từ thời Lý, Trần nhất là áng văn Bình Ngô Đại Cáo, thời hiện đại là văn chính luận của Hồ Chí Minh, Trường Chinh. Phải học tập truyền thống!”. Hoàng Tùng đã “giữ cột” xã luận kiên định, viết hàng trăm bài xã luận, kiên trì trấn giữ có hiệu quả trận địa tư tưởng - báo chí trong nhiều giai đoạn, đặc biệt trong thời chống Mỹ, cứu nước… Nhà báo Hoàng Tùng đã viết hàng trăm bài xã luận… Trong lần tiến hành làm tập Thời gian và nhân chứng, tôi có dịp hỏi ông về nghệ thuật viết báo. Nhà báo Hoàng Tùng trả lời: “Khi viết, mình không nghĩ đến mình, không sử dụng yếu tố riêng tư vào trang viết, cần tôn trọng dòng chảy khách quan của tác phẩm, nhất là xã luận”. Nhận định ấy rất chính xác. Điều ấy đã hội tụ ở hàng trăm bài xã luận trên Báo Nhân Dân một thời mà nhiều người đọc đã trân trọng gọi đó là “phong cách xã luận của Hoàng Tùng”. Đó là phần đóng góp lớn lao của ông cho phong trào chung cũng như phần còn lại cho riêng mình. Đó là bản lĩnh, là tài năng của một nhà báo xuất sắc”. Theo GS. Tạ Ngọc Tấn (2017) trong bài “Nhà báo bậc thầy Hoàng Tùng”, trong cuộc sống đời thƣờng, Hoàng Tùng là một ngƣời thông tuệ, rất hóm hỉnh, đôi khi pha chút hài hƣớc. Khi viết báo, ông là một cây bút sắc sảo với lối tƣ duy rất riêng, không chấp nhận lối mòn, luôn hƣớng tới sự mới mẻ, độc đáo. Đó cũng chính là những đặc điểm làm nên phong cách chính luận Hoàng Tùng, không thể lẫn với những cây bút nổi tiếng đƣơng thời… Hoàng Tùng là bậc thầy về ngôn ngữ trong báo chí. … có lẽ có hai từ có thể biểu đạt chân xác nhất, đó là nghệ thuật và phong cách. Nghệ thuật ngôn ngữ của Hoàng Tùng ở sự linh động, biến hóa, đôi khi phá vỡ cả những quy tắc, khuôn mẫu mực thƣớc thƣờng có, nhƣng lại đạt tới sự chuẩn xác về ngữ nghĩa và tối đa về hiệu quả. Phong cách ngôn ngữ Hoàng Tùng trƣớc hết là chiều sâu của tri thức, tinh thần cách mạng đổi mới, vốn hiểu biết rất rộng đƣợc
  • 34. 23 tinh kết từ những trải nghiệm thực tế cách mạng vô cùng phong phú cộng với sự thông minh, hóm hỉnh nhƣ một phẩm chất thiên phú riêng có. Không có chiều sâu về trí tuệ, không có sự uyên bác, phong phú về tri thức, không có tinh thần cách mạng đổi mới quyết liệt, không có tƣ chất thông minh trời cho của Hoàng Tùng, hẳn không thể có nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ đặc sắc của Hoàng Tùng, một yếu tố quan trọng sống còn làm nên chất “bậc thầy” của nhà báo Hoàng Tùng. Bản chất ấy thể hiện lồ lộ trong từng tác phẩm báo chí của Hoàng Tùng, không ai có thể giấu đi hoặc phủ nhận. Nhà báo Hà Đăng cũng chỉ ra những nét đặc sắc về phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng: “Những bài chính luận của anh trực tiếp đề cập những vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn nhất, nóng bỏng nhất. Giọng văn của anh hùng hồn, ngôn ngữ vừa hiện đại lại vừa rất dân gian, giàu hình tượng, đôi khi pha lẫn điển tích, rực lửa chiến đấu và đặc biệt hấp dẫn. Phong cách viết của anh rất riêng, đến nỗi không chỉ những người làm Báo Nhân Dân, mà cả giới báo chí của ta, qua những bài viết có ký tên hay không ký tên, đều nhận ra rằng đó là bài của Hoàng Tùng.”[30]. Trong bài “Một người thầy giỏi nghề và nghiêm khắc”, theo nhà báo Hữu Thọ (2015), Hoàng Tùng là cây bút bình luận sắc sảo, là đồng chí Tổng Biên tập rất nhạy cảm, có nhiều sáng kiến và có tinh thần trách nhiệm cao trong chỉ đạo nội dung tờ báo, và đó chính là điều quan trọng nhất đối với ngƣời lãnh đạo tờ báo. Với bài viết về “Hoàng Tùng một tầm cao báo chí” (2015) đƣợc đăng trong Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam", nhà báo Phan Quang đã nhấn mạnh về những phẩm chất cao quý và phong cách báo chí nổi trội của nhà báo Hoàng Tùng: Hoàng Tùng là ngƣời ham đọc sách, đọc nhiều, đọc nhanh, nhận thức sâu và có trí nhớ tuyệt vời. Ông quan tâm trƣớc hết các công trình nghiên cứu lịch sử, cuộc đời và sự nghiệp các danh nhân, các nhà cách mạng Việt Nam tiền bối. Nhờ vậy, ông có cả một loạt bài biên khảo về các nhà yêu nƣớc và cách mạng nƣớc ta. Về Bác Hồ trƣớc sau ông có hơn một chục bài. Với vai trò thành viên cơ quan tham mƣu của Đảng về công tác chính trị, tƣ tƣởng, ông có điều kiện cập nhật thông tin về nhiều lĩnh vực. Tổng hòa các nhân tố trên đã tạo nên một Hoàng Tùng nhà báo và ngƣời chỉ đạo báo chí sắc sảo, năng động, hiểu biết rộng,
  • 35. 24 nắm vững đƣờng lối, chan hòa với thực tiễn, nhạy bén trƣớc cái mới, am tƣờng nghiệp vụ truyền thông. Về nghề nghiệp, Hoàng Tùng nổi trội nhất ở thể chính luận. Các bài luận chiến của ông súc tích, tính chiến đấu cao, ít lặp lại mình. Các công trình biên khảo giàu tƣ liệu, cấu trúc chặt, văn phong hiện đại. Chính luận, theo Hoàng Tùng, phải dứt khoát về quan điểm, chặt chẽ trong lập luận, có dấu ấn riêng qua diễn đạt bằng kết cấu và ngôn từ. Đó là hƣớng phấn đấu của ông, và cũng là điều ông đòi hỏi ở cán bộ dƣới quyền… Yêu cầu khắt khe với chính mình, đòi hỏi cao mà thông thoáng với cộng sự, khó mà dễ, tƣởng dễ thực ra khó đấy là những nét tiêu biểu tạo nên phong cách nhà báo và nhà lãnh đạo báo chí Hoàng Tùng. Trong công việc, ông nghiêm khắc, có khi khó tính nữa, nhƣng trong sinh hoạt ông giản dị, xuề xòa. Ông là nhà báo không chƣng tên tuổi, nói theo cách của Bác Hồ, ngƣời "viết báo không nhằm lƣu danh thiên cổ”. Ông dùng nhiều bút danh, có khi ngẫu hứng, do đó luôn thay đổi, và các bài xã luận của báo Đảng thì bất kỳ ai chấp bút đều nhất loạt ký hai chữ Nhân Dân, dù vậy độc giả đọc bài ông viết vẫn nhận ra phong cách Hoàng Tùng. Nhà báo Phan Quang nhận định: “Hoàng Tùng là một tầm cao báo chí Việt Nam. Ông không xuất thân là một nhà trí thức, cũng không phải một người lao động, mà ở giữa hai lớp người đó. Nhờ có bản lĩnh, tham gia cách mạng khi còn rất trẻ, gắn bó với quê hương, sớm dấn thân vào cái nghề đáng yêu đáng quý mà không ít gian nan là báo chí, kiên trì tự học nhằm bồi đắp kiến thức, lại được sự dìu dắt của Bác Hồ, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, Hoàng Tùng trở thành một tầm cao trí tuệ, một tài năng tỏa sáng lâu bền của báo chí Việt Nam”. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững và ThS. Trần Minh Tuấn (2015) với bài báo “Hoàng Tùng – Nhà báo chính luận tầm cao, xuất sắc của nền báo chí cách mạng Việt Nam” đã nhận xét: “Những tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng thường hàm chứa phẩm chất trí tuệ sâu sắc, thấm dẫm tính nhân văn và tác động mạnh vào cảm xúc của người đọc. Hoàng Tùng không chỉ giỏi hùng biện, trình bày vấn đề ngắn gọn, khúc chiết, chặt chẽ và gợi mở nhiều vấn đề, mà ông còn có năng khiếu dẫn dắt câu chuyện vừa sâu sắc, hùng hồn, vừa dí dỏm, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Hoàng Tùng thể hiện rõ năng khiếu và phẩm chất nghề đẳng cấp cao của nhà chính luận báo chí tiêu biểu hàng đầu của báo chí Việt Nam đương đại. Ông viết nhanh, viết khỏe, viết trúng những vấn đề với những yêu cầu cụ thể đang đặt ra, phục vụ yêu
  • 36. 25 cầu tuyên truyền. Ông khai thác các giá trị tư tưởng, đạo đức từ các nhà cách mạng, các nhà kinh điển (có thể gọi chung là các tác phẩm chính luận) để cho mọi người suy ngẫm và học tập. Các bài báo chính luận của Hoàng Tùng đều thể hiện rõ các luận điểm, luận cứ và luận chứng với cách lập luận chặt chẽ, logic với đầy đủ chứng cứ từ trong tầng sâu lịch sử tới hiện tại, từ những luận điểm hay khái niệm kinh điển đến những dẫn chứng ví von sinh động và dễ hiểu đã tạo nên phong cách chính luận Hoàng Tùng sâu lắng, sắc nhạy mà sinh động, hùng hồn – có lúc như tiếng kèn xung trận, tràn đầy niềm tin và nhiệt huyết, giàu đức hy sinh; có lúc thâm thúy, chua cay như những cái đinh đóng sâu vào tận xương tủy kẻ thù,…”. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, những tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng đều đề cập tới những đề tài gần gũi mà nổi bật, giản dị mà sâu sắc với văn bút giàu chất trí tuệ, đậm chất logic - lịch sử, nhƣng tràn đầy khí thế và hơi thở cuộc sống cùng với cảm xúc sâu lắng. Sức truyền cảm, sức thuyết phục và khả năng lay động lòng ngƣời qua các tác phẩm chính luận Hoàng Tùng là điều mà ngƣời đọc nào, ở cung bậc văn hóa nào cũng đều có thể cảm nhận đƣợc khá rõ ràng. Lối viết ngắn gọn, cách sử dụng các lớp từ vựng giàu sức truyền cảm, khả năng liên tƣởng, kết nối có lẽ là một trong những điểm nhấn trong phong cách chính luận Hoàng Tùng đã giúp ngƣời đọc dễ hiểu, dễ nhớ và dễ chuyển từ nhận thức đến hành động. Theo TS. Lê Thị Nhã (2015), trong bài “Xã luận Hoàng Tùng trên báo Nhân Dân giai đoạn 1965 – 1975”, mạch cảm hứng chính luận về chủ nghĩa yêu nƣớc, anh hùng cách mạng biểu hiện sâu sắc trong từng trang viết của Hoàng Tùng. Ông đã viết lên bài ca ca ngợi đất nƣớc, dân tộc một cách say sƣa, nhiệt thành, với tâm trí của ngƣời trong cuộc. Cách viết của ông không trừu tƣợng mà cụ thể, dung dị; không khô khan, cứng nhắc mà linh hoạt, nồng nàn cảm xúc. Văn phong của ông bộc lộ những phẩm chất trong tƣ duy, cảm xúc và năng lực sáng tạo tinh thần. Vũ Công Thạo (2015) viết bài “Ký ức: Tổng biên tập Hoàng Tùng”. Nhà báo tâm sự: “Đối với tôi, anh còn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống – sống trung thực và viết cũng trung thực, khách quan; không vụ lợi, không ham hố quyền lực.” Thịnh Giang (2015) với bài “Sức truyền lửa trong các bài báo chính luận của Hoàng Tùng” đăng trên Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt Nam". Nhà báo chia sẻ: “Hơn 40 năm qua, nay đọc lại những dòng trong
  • 37. 26 bài xã luận “Độc lập, tự do, hạnh phúc” đăng ngày 2/9/1973 của đồng chí Hoàng Tùng vẫn thấy thôi thúc và bừng lên khát vọng được hoà mình vào cuộc sống chiến đấu với niềm tin vào tương lai đất nước.” Qua bài viết “Những dấu ấn không phai mờ”(2015), nhà báo Phạm Đạo đã kể lại về Hoàng Tùng trong những ngày đầu của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, Tổng Biên tập viết bài xã luận tựa đề “Cả nước đánh giặc toàn dân là lính”. Bài xã luận vang vọng nhƣ một lời hịch cứu nƣớc, cứu nhà. Nhà báo Phạm Đạo viết: “Chúng tôi mong muốn giới nghiên cứu khoa học xã hội cần có những đề tài khoa học về nhà báo Hoàng Tùng trên các lĩnh vực lý luận chính trị, xây dựng Đảng, báo chí và văn học nghệ thuật”. Nguyễn Khắc Thuyết (2015) viết bài “Nhớ và học về nhà báo Hoàng Tùng”. Nhà báo khẳng định, nếu đƣợc đọc hàng trăm, hàng nghìn bài báo của Hoàng Tùng càng thấm thía bởi lối văn chính luận ngắn gọn, hàm súc, thuyết phục ngƣời đọc bởi những lập luận vững vàng và cách sử dụng từ ngữ đậm đà sắc thái dân gian. Những vấn đề mà tác giả phân tích, bình luận rất phong phú, luôn là những chủ đề quan trọng đang đƣợc nhân dân cả nƣớc quan tâm theo dõi. Bút pháp Hoàng Tùng điêu luyện có nét riêng độc đáo, lời văn hào hùng, sáng sủa. Nguyễn Sĩ Đại (2015) viết bài “Những bài học từ một vị tiền bối”. Tác giả cho rằng, xã luận của đồng chí Hoàng Tùng là một mẫu mực của văn chính luận với những luận điểm, luận cứ và luận chứng rõ ràng; vô cùng nhuần nhị giữa tình cảm và lý trí; vừa trữ tình vừa hào sảng nhƣ lời hịch, có sức động viên to lớn. Nguyễn Uyển (2015) cho ra mắt bài báo “Hoàng Tùng: Nhà báo chính luận cự phách, Nhà lãnh đạo sâu sát, cụ thể”. Nhà báo viết: “Nói đến Báo Nhân Dân là người ta nghĩ đến Hoàng Tùng. Nghĩ như thế bởi danh tiếng của ông tạo nên từ sự sắc sảo trong chỉ đạo định hướng sự lãnh đạo của Đảng qua tờ báo sát thực với thời cuộc và thời đại.” Nhằm tri ân, vinh danh những đóng góp to lớn của nhà báo Hoàng Tùng với quê hƣơng Hà Nam, với báo Nhân Dân, với tƣ cách là Tổng biên tập, một số nhà báo trẻ cũng có những bài viết về Hoàng Tùng. Ví dụ nhƣ: Nhà báo Đặng Minh Phƣơng với bài “Tổng Biên tập Hoàng Tùng với Ban Thư ký Báo Nhân Dân”; Nhà báo Hồng Khanh với bài “Người Tổng Biên tập luôn đến với điển hình nhân tố
  • 38. 27 mới”; Nhà báo Vũ Hành với bài “Những dấu ấn đậm nét của nhà báo Hoàng Tùng với quê hương Lý Nhân”; Nhà báo Mai Khánh với bài “Quê Hương Tảo Môn của nhà báo Hoàng Tùng”; Nhà báo Nguyễn Thế Vinh với bài “Nhớ mãi lần gặp nhà báo Hoàng Tùng”; Nhà báo Vũ Hiến với bài “Bác Hoàng Tùng như cháu biết”; Nhà báo Trần Anh Hào với bài “Những cảm nhận về nhà lãnh đạo tư tưởng văn hóa Hoàng Tùng”… Ngoài ra, cũng có một số tác phẩm báo chí viết về phong cách chính luận báo chí Hoàng Tùng đã đƣợc đăng trên báo Công an Nhân dân, báo Nhà báo và Công luận, Hội nhà báo Việt Nam... Trong bài viết “Nhà báo Hoàng Tùng: Ngòi bút chính luận xuất sắc” (2010) đăng trên Cổng Thông tin điện tử Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo Khánh Toàn nhận xét: “Ở thể loại chính luận – thường không đề tên tác giả nhưng cứ đọc và nghe đã nhận ra ngay khẩu khí và phong cách Hoàng Tùng. Ông lập luận logic, chặt chẽ, mạch lạc, ngùn ngụt tính cổ vũ, tính chiến đấu. Ông đã lôi cuốn người đọc bằng trí tuệ, tầm suy nghĩ lớn và ngòi bút tài hoa của mình. Ông viết không mệt mỏi về sự nghiệp của Đảng, của Tổ quốc và nhân dân; viết về chân dung, tầm nhìn, cách nghĩ của Bác Hồ và các lãnh tụ của Đảng. Những bài chính luận của ông không để sót một sự kiện nào của Đảng, của đất nước và nhân dân trong suốt cuộc trường chinh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Phan Quang Minh (2014) với bài “Nhà báo Hoàng Tùng – Cây bút chính luận vẹn tâm, tài” đăng trên Trang Thông tin Điện tử nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật cho rằng, văn chính luận của Hoàng Tùng đăng trên báo thƣờng ngắn gọn, hàm súc, có sức thuyết phục ngƣời đọc bằng lập luận vững vàng, ngôn từ sắc nét, lại đậm phong cách dân gian. Các bài viết của ông không chỉ trình bày sinh động quan điểm của Đảng ta đối với những vấn đề đặt ra mà còn cho ngƣời đọc thấy đƣợc xu thế và bƣớc đi của cách mạng trong những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo nhà báo Hoàng Chƣơng (2018) , trong bài “Nhà báo Hoàng Tùng - Trọn cuộc đời với báo chí cách mạng” đăng trên Trang Thông tin Điện tử Điều hành tác nghiệp – Thông Tấn Xã Việt Nam, nhà báo Hoàng Tùng làm báo theo triết lý "tri kỷ tri bỉ" nên thu phục đƣợc lòng ngƣời. Theo ông, ngƣời làm báo là phải có
  • 39. 28 chính kiến, bản lĩnh rõ ràng, không vì lợi ích cá nhân. Báo chí phải có hồn, đó là cái hồn của chân lý. Chân lý không phải lúc nào cũng sáng tỏ mà nhiều lúc bị vùi dập cho nên ngƣời làm báo phải có tính kiên trì. Hoàng Tùng cho rằng, viết báo dễ mà rất khó, báo trƣớc hết là ngôn luận, không cần dài dòng phức tạp, trích dẫn chỗ này chỗ khác mà đi thẳng vào vấn đề, phân tích, dùng từ ngữ cân nhắc đi thẳng vào lòng ngƣời, có định hƣớng rõ ràng. Làm báo phải nhiều thông tin, thông tin phải chân thực và khách quan, không nên nói một chiều. Báo chí ta chƣa hấp dẫn vì tính một chiều. Chân lý không thể áp đặt đƣợc nếu nhƣ nó không bắt nguồn và đi lên từ cuộc sống. Mặc dù có rất nhiều bài báo viết về Hoàng Tùng, tuy nhiên, chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc cả về lý luận gắn với phân tích, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng để trên cơ sở đó rút ra và đề xuất một số kinh nghiệm cho các nhà báo trẻ từ việc nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Do vậy, đề tài có thể kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc và phân tích sâu hơn, phân tích một cách có hệ thống, đầy đủ hơn và toàn diện hơn về vấn đề phong cách chính luận báo chí, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Từ cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất một số bài học kinh nghiệm giúp cho các nhà báo có thể học hỏi tạo dựng phong cách viết báo chính luận, phát triển chuyên môn nghiệp vụ báo chí của mình. 4. Những vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu di sản báo chí về Hoàng Tùng và kế thừa các công trình nghiên cứu đã có Trên thực tế đã có không ít những bài báo khoa học, sách nghiên cứu, đề tài khoa học, luận văn cao học đề cập đến phong cách, phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo, những yếu tố tác động, định hình phong cách cá nhân của nhà báo, kể cả những bài báo viết về nhà báo Hoàng Tùng. Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra các cách tiếp cận khác nhau về phong cách và phong cách chính luận báo chí. Mỗi công trình khi nghiên cứu về phong cách cá nhân nhà báo khác nhau lại có những đặc sắc riêng, giá trị riêng về lý luận và thực tiễn. Bên cạnh đó, có nhiều bài nghiên cứu tổng hợp khái quát về nhà báo Hoàng Tùng. Đây là những giá trị học thuật tác giả sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu rất đáng trân trọng của những ngƣời đi trƣớc trong quá trình thực hiện luận án của mình.
  • 40. 29 Nghiên cứu các công trình này, ngƣời đọc có thể cảm nhận đƣợc tâm huyết của các tác giả trong những nghiên cứu về phong cách, phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo và những nghiên cứu đề cập đến nhà báo Hoàng Tùng. Tuy nhiên, các công trình này vẫn chƣa thực hiện đƣợc một số nội dung nhƣ sau: Thứ nhất, có thể nói, tính đến thời điểm này, chƣa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về phong cách chính luận báo chí. Thứ hai, các công trình nghiên cứu chƣa làm rõ và chƣa đƣa ra đƣợc khái niệm về phong cách chính luận báo chí. Thứ ba, các công trình nghiên cứu chƣa làm rõ và chƣa đƣa ra đƣợc đặc điểm của phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo, những yếu tố tác động, định hình phong cách cá nhân của nhà báo. Thứ tƣ, các công trình chƣa nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện những yếu tố tác động, định hình phong cách chính luận báo chí và nhận diện đƣợc phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng để trên cơ sở đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo thuộc thế hệ sau. Những kết luận trên cho thấy, đây là những khoảng trống trong nghiên cứu đề tài luận án của tác giả. Từ những phát hiện đó, tác giả sẽ đi sâu vào những vấn đề thuộc khoảng trống trong các nghiên cứu trên nhằm hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về phong cách chính luận báo chí và đƣa ra một nghiên cứu toàn diện về “phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng”, phân tích những đặc điểm của phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng, những nhân tố ảnh hƣởng đến việc định hình phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng, nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng qua lĩnh vực đề tài, cách đặt tít bài, kết cấu tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ và những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của ông và đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng.
  • 41. 30 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA NHÀ BÁO VIẾT CHÍNH LUẬN 1.1. Các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận 1.1.1. Phong cách chính luận báo chí 1.1.1.1. Khái niệm về phong cách Thuật ngữ “phong cách” (style) bắt nguồn từ tiếng latinh “stylus” hoặc tiếng Hy Lạp “stylos” dùng để chỉ một vật hình trụ có một đầu phẳng và một đầu nhọn đƣợc ngƣời La Mã sử dụng để viết lên những tấm bảng làm bằng sáp. Nói cách khác, thuật ngữ “stylus” từ tiếng Latinh đƣợc hiểu là "một dụng cụ nhọn dùng để viết". Sau này nó đƣợc gắn với cách viết. Ngày nay, thuật ngữ “phong cách” có thể đƣợc áp dụng trong bất cứ một hành động lời nói nào đƣợc thực hiện ở cả dạng nói và viết. Theo từ điển tiếng Việt, phong cách là “những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái dáng riêng của một ngƣời hay một loại ngƣời nào đó”. Ví dụ: Phong cách lao động mới. Phong cách lãnh đạo. Phong cách quân nhân. Phong cách sống giản dị. Phong cách không chỉ đƣợc thể hiện trong các hoạt động nhƣ lao động, sinh hoạt, ứng xử, diễn đạt, mà còn đƣợc thể hiện trong cả những hoạt động học tập, tƣ duy và khả năng sáng tạo của mỗi con ngƣời. Phong cách tạo nên những giá trị đặc trƣng mang đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Ngay từ xa xƣa, thuật ngữ phong cách đã đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong hội họa, điêu khắc, phong cách đƣợc dùng để chỉ một trƣờng phái sáng tác hay một cách thức thể hiện. Trong lĩnh vực văn hóa, phong cách đƣợc dùng để chỉ những đặc trƣng văn hóa mang tính dân tộc, thời đại. Trong thể thao, phong cách dùng để chỉ một lối chơi trong thi đấu. Trong lĩnh vực văn học, phong cách đƣợc sử dụng rất phổ biến dùng để chỉ một biểu hiện của tính nghệ thuật.