SlideShare a Scribd company logo
1 of 119
Download to read offline
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HUỲNH THỊ THANH HÒA
THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HUỲNH THỊ THANH HÒA
THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết
Chùa Đàn của Nguyễn Tuân là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh. Tư liệu được sử dụng trong luận văn là xác
thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm khoa học và pháp lý về tất cả những nội dung tôi đã
công bố trong luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2023
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Thanh Hòa
iii
LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những hỗ trợ, giúp
đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay
gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học đến khi làm luận văn tốt nghiệp, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè.
Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, phòng Sau Đại học, Khoa Ngôn
ngữ học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Ngôn ngữ học đã dùng những tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng tôi nhiều vốn kiến thức quý báu trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh,
người đã tận tâm chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những iến qu áu giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin được cảm ơn gia đình, ạn è đã luôn hỗ trợ, động viên, khuyến khích
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn
Huỳnh Thị Thanh Hòa
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Số hiệu Tên bảng biểu Số
trang
1 Bảng 2.1 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm phần
Dựng
49
2 Bảng 2.2 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 1 phần
Tâm sự nước độc
60
3 Bảng 2.3 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 2 phần
Tâm sự nước độc
60
4 Bảng 2.4 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 1 phần
Mưỡu cuối
61
5 Bảng 2.5 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 2 phần
Mưỡu cuối
63
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Số hiệu Tên sơ đồ Số
trang
1 Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các thế giới văn ản trung tâm trong đoạn
trích
79
2 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 1 và các thế giới văn ản
hác xoay quanh Cô Tơ và Bá Nhỡ
80
3 Sơ đồ 3.3 Các nhân tố thúc đẩy chức năng và các đặc tính gán cho
thực thể và nhân vật phần 1
80
4 Sơ đồ 3.4 Sơ đồ thế giới văn ản và thế giới ên dưới trong phần 1 81
5 Sơ đồ 3.5 Sơ đồ thế giới văn bản trung tâm 2 và các thế giới văn ản
hác xoay quanh Cô Tơ, Bá Nhỡ, Lãnh Út
81
6 Sơ đồ 3.6 Các nhân tố thúc đẩy chức năng và các đặc tính gán cho
thực thể và nhân vật trong phần 2
82
7 Sơ đồ 3.7 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 2 và các thế giới bên dưới
đoạn Dạo đầu và Cao trào
82
8 Sơ đồ 3.8 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 2 và các thế giới ên dưới 83
v
đoạn kết
9 Sơ đồ 3.9 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 3 và các thế giới văn ản
hác xoay quanh Cô Tơ, Lãnh Út
83
10 Sơ đồ 3.10 Các nhân tố thúc đẩy chức năng và các đặc tính gán cho
thực thể, nhân vật trong phần 3
84
11 Sơ đồ 3.11 Thế giới văn ản trung tâm 3 và thế giới ên dưới phần 3 85
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY
1. Danh mục các chữ viết tắt
Tên gọi Ký hiệu Ý nghĩa
Text world Text world Thế giới văn ản
Boulomatic boul Thế giới tình thái vọng cảm
Epistemic epi Thế giới tình thái nhận thức
Denotic den Thế giới tình thái đạo nghĩa
Hypothetical hypo Thế giới giả định
Negation ------ Thế giới phủ định
Time T Thời gian trong thế giới
Location L Không gian trong thế giới
Objects O Thực thể trong thế giới
Enactors E Nhân vật trong thế giới
world - switches ws Sự dịch chuyển thế giới
Enactors accessibility world EAW Thế giới mà nhân vật tiếp cận được
Participant accessibility world PAW Thế giới mà người tham gia tiếp cận
được
2. Quy ước trình bày
- Các bảng biểu, sơ đồ được đánh số theo các chương mục của luận văn để tiện
việc theo dõi.
- Việc trích dẫn các tài liệu được ghi theo thứ tự của danh mục ở phần Tài liệu
tham khảo và được đặt trong dấu ngoặc vuông. Số đầu tiên là số thứ tự của tài liệu, số
tiếp theo là số thứ tự trang được trích dẫn trong tài liệu.
vii
BẢNG ĐỐI DỊCH THUẬT NGỮ
STT Tiếng Việt Tiếng Anh
1 Thế giới ngôn bản Text World Theory
2 Thế giới diễn ngôn discourse world
3 Thế giới văn ản text worlds
4 Thế giới tình thái modal worlds
5 Cảnh huống situational context
6 Người tham gia diễn ngôn participant
7 Khung kiến thức body of knowledge
8 Sự gia tăng incrementation
9 Ngữ cảnh context-sensitive
10 Các yếu tố xây dựng thế giới world-builders
11 Các nhân tố thúc đẩy chức năng function-advancing elements
12 Trực chỉ deixis
13 Điểm tham chiếu không/zéro origo
14 Nhân vật character - enactor
15 Thực thể entities
16 Quá trình vật chất material processes
17 Quá trình tinh thần mental processes
18 Quá trình tồn tại existential processes
19 Tình thái vọng cảm boulomatic modality
20 Tình thái đạo nghĩa deontic modality
21 Tình thái nhận thức epistemic modality
22 Sự chuyển dịch các thế giới world-swiches
23 khả năng tiếp cận thế giới accessibility
24 Sự phủ định negation
25 Sự giả định hypothetical
26 Tiêu điểm focalisation
viii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 9
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 11
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ....................................................... 15
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 15
7. Bố cục luận văn....................................................................................................... 16
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN ...................8
1.1. Những tiền đề hình thành lý thuyết Thế giới ngôn bản................................... 14
1.2. Lý thuyết Thế giới ngôn bản............................................................................... 16
1.2.1. Thế giới diễn ngôn............................................................................................. 17
1.2.2. Thế giới văn bản ................................................................................................ 22
1.2.3. Thế giới tình thái và sự tham gia dịch chuyển các thế giới............................. 28
1.2.4. Một số thế giới khác có liên quan đến lý thuyết Thế giới ngôn bản ............... 31
1.2.5. Tiêu điểm............................................................................................................ 33
1.3. Phong cách học tri nhận và Thế giới ngôn bản ................................................ 34
1.4. Ẩn dụ trong lý thuyết Thế giới ngôn bản .......................................................... 35
1.5. Một vài thông tin về tác giả và tác phẩm........................................................... 37
1.5.1. Tác giả Nguyễn Tuân........................................................................................ 37
1.5.2. Tiểu thuyết Chùa Đàn ....................................................................................... 38
1.6. Tiểu kết ................................................................................................................. 40
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÙA ĐÀN
CỦA NGUYỄN TUÂN................................................................................................35
2.1. Thế giới diễn ngôn trong tiểu thuyết Chùa Đàn............................................... 41
2.2. Thế giới văn bản và thế giới tình thái trong tiểu thuyết Chùa Đàn................ 45
2.2.1. Thế giới văn bản và thế giới tình thái trong phần Dựng................................. 46
2.2.2. Thế giới văn bản và thế giới tình thái trong phần Tâm sự của nước độc ...... 51
ix
2.2.3. Thế giới văn bản và thế giới tình thái phần Mưỡu cuối ................................. 59
2.3. Tiểu kết
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT CẤU THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT
CHÙA ĐÀN CỦA NGUYỄN TUÂN - MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG
VĂN...............................................................................................................................62
3.1. Bá Nhỡ đánh đàn, Cô Tơ hát và Lãnh Út cầm chầu ....................................... 63
3.1.1. Thế giới văn bản trung tâm 1 (xoay quanh nhân vật Cô Tơ và Bá Nhỡ)....... 63
3.1.2. Thế giới văn bản trung tâm 2 (Cô Tơ, Bá Nhỡ và cậu Lãnh Út)
3.1.3. Thế giới văn bản trung tâm 3 (cậu Lãnh Út và Cô Tơ)
3.2. Kết cấu thế giới ngôn bản trong đoạn trích phần cuối của Chương Tâm sự
của nước độc
3.2.1. Các thông tin chung
3.2.2. Sơ đồ thế giới văn bản
3.3. Tiểu kết
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................89
PHỤ LỤC ...................................................................................................................109
CHỈ MỤC .........................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................95
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu như Ngữ dụng học chỉ dừng ở việc nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ
với ngữ cảnh (người nói, người nghe, thời điểm nói, địa điểm nói), Phong cách học
nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn các phư ơng tiện cho phù hợp với các phong cách
chức năng ngôn ngữ thì Ngôn ngữ học tri nhận dựa vào trải nghiệm, tích lũy vốn hiểu
biết cá nhân tạo nên cách thức để tri giác và ý niệm hóa thế giới. Quá trình tri nhận tạo
nên được góc nhìn mới mẻ từ sự nhận thức của con người về thế giới qua lăng ính
ngôn ngữ và văn hóa dân tộc giúp việc tiếp nhận tác phẩm trở nên gần gũi, dễ dàng,
đặc biệt các mô hình tri nhận xuất phát từ tư duy chứ không chỉ đơn thuần là những
biểu đạt bằng câu chữ.
Lý thuyết về Thế giới ngôn bản vẫn còn khá mới lạ đối với giới nghiên cứu Ngôn
ngữ học ở Việt Nam, chưa kể việc vận dụng lý thuyết này vào phân tích các tác phẩm
văn chương dưới góc nhìn của phong cách học tri nhận sẽ bóc tách được các tầng lớp
ngầm ẩn ên trong văn ản, hứa hẹn mở ra một hướng nghiên cứu mới trong nghiên
cứu văn chương.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chọn tác phẩm Chùa Đàn của tác giả
Nguyễn Tuân làm ngữ liệu nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận của người đọc từ hướng tiếp
cận của lý thuyết Thế giới ngôn bản vì những lý do sau:
- Thể loại văn tự sự có một Thế giới ngôn bản rộng mở, tiếp cận văn bản tự sự từ lý
thuyết này sẽ thuận lợi hơn các thể loại văn học khác. Trong hi đó, việc vận dụng lý
thuyết này để nghiên cứu ngữ liệu tiểu thuyết ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng
mức. Thể loại tiểu thuyết với hệ thống nhân vật, tình tiết truyện có liên quan ở mỗi
phần sẽ mở ra nhiều điều độc đáo trong nghiên cứu.
- Nếu tìm hiểu và phân tích được các tầng thế giới trong tâm trí người đọc khi tiếp
cận tiểu thuyết sẽ giúp việc học tập, nghiên cứu văn học được xem xét một cách đầy
đủ hơn. Các mô hình Thế giới ngôn bản được tái hiện thông qua việc xem xét cơ chế
tiếp nhận tác phẩm của người đọc giúp việc hiểu tác phẩm từ một hướng tiếp cận mới.
Bên cạnh đó, Chùa Đàn được xem là một trong những tiểu thuyết ngắn đỉnh cao của
Nguyễn Tuân được viết theo mạch yêu ngôn với những yếu tố mộng mị, kì ảo, các tình
tiết độc đáo xoay quanh các nhân vật gợi cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc như
nghe một khúc nhạc cổ quái vừa linh dị vừa siêu thoát, vừa tịch liêu vừa đắm đuối. Do
2
đó, chúng tôi muốn tiếp cận tác phẩm này qua góc nhìn mới trên bình diện phong cách
học tri nhận để đi sâu hơn vào quá trình đọc hiểu văn ản của người đọc.
- Tính cố định của văn ản ở dạng viết sẽ dễ dàng cho việc vận dụng lý thuyết Thế
giới ngôn bản hơn là nghiên cứu văn ản ở dạng nói. Các văn ản quảng cáo thì ngắn,
thể loại thơ thì ít có tình tiết và nhân vật, các văn ản khoa học, hành chính thì lại quá
khô khan, mang tính quy thức. Chính vì vậy, chúng tôi kỳ vọng vào sự mới mẻ khi vận
dụng lý thuyết này vào trong tiểu thuyết đặc biệt là tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn
Tuân với mong muốn sẽ mang đến một cái nhìn độc đáo, hác iệt trong tiếp nhận văn
học Việt Nam.
Chúng tôi luôn muốn được khai thác, tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực phong
cách học tri nhận để phục vụ cho học tập và nghiên cứu sau này. Chính vì những lý do
đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn
của Nguyễn Tuân làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề
Thuật ngữ “text-word” lần đầu tiên được xuất hiện trong cuốn In Introduction
to Functional Grammar của Halliday (1994). Trong công trình này, tác giả dành một
chương nói về cú liên kết và ngôn bản theo hướng của ngữ pháp chức năng. Tuy
nhiên, đây chỉ là vấn đề hình thức của ngôn từ. Trong hi hướng đi của lý thuyết Thế
giới ngôn bản được nhìn từ góc độ của phong cách học tri nhận.
Một số khái niệm về không gian tinh thần được đưa ra trong Mental Spaces:
Aspects of Meaning Construction in Natural Language (1994) của Fauconnier, từ các
mệnh đề trong văn ản được thiết lập qua các tham số chỉ định, các yếu tố tham chiếu,
từ đó làm cho thông tin nhận được tăng lên hi đọc tác phẩm. Tuy nhiên, chuyên luận
này cũng chưa đi sâu vào vấn đề Thế giới ngôn bản mà chỉ mới đề cập về một vài yếu
tố có liên quan đến không gian tinh thần.
Chịu ảnh hưởng của “tri nhận luận”, lý thuyết Thế giới ngôn bản xuất hiện vào
những năm 90 của thế kỷ XX cùng với Text Worlds: Representing Conceptual Space
in Discourse London, United Kingdom: Longman, I-XVII của Paul Werth (1999) và
The Text World Theory: An Introduction của Joanna Gavins (2007). Đây có thể xem là
những cuốn sách lý thuyết mở đầu cho hướng nghiên cứu về thế giới ên trong văn
bản dưới góc nhìn của Phong cách học tri nhận. Lý thuyết này trải qua các giai đoạn
nghiên cứu sau:
3
Đầu tiên, Paul Werth đề cập đến lý thuyết Thế giới ngôn bản qua một số bài
báo, tiêu biểu như là How to Build a World (1995a) và World Enough and Time
(1995b). Sau đó, ông cùng với Mick Short viết cuốn Text Worlds: Representing
Conceptual Space in Discourse (1999). Tuy nhiên, phải sau khi ông mất, người đồng
sự của ông là Mick Short mới hoàn thiện và cho xuất bản tác phẩm. Lúc bấy giờ, giới
nghiên cứu khoa học mới thực sự quan tâm đến lý thuyết Thế giới ngôn bản. Cuốn
sách này được xem là tiền đề cho các nghiên cứu về Thế giới ngôn bản sau này.
Werth tiến hành nghiên cứu và khảo sát trên cứ liệu tác phẩm A Passage to
India của M. Forster’s - một tiểu thuyết tự sự hư cấu qua bài báo World Enough and
Time. Chính vì vậy, khi lý thuyết Thế giới ngôn bản hoàn chỉnh hơn đã hướng các nhà
nghiên cứu tới những vấn đề khác nhau của Thế giới ngôn bản, trong đó có tri nhận và
diễn ngôn. Đối với Werth, tác giả và độc giả đóng vai trò tạo nên một diễn ngôn ngầm
cho văn ản. Diễn ngôn này được chi phối bởi các yếu tố như nhân vật, sự vật, hiện
tượng xoay quanh nhân vật đó tại một mốc thời gian, hông gian nào đó (có thể là đã
xác định cụ thể hoặc còn đang mơ hồ). Mối quan hệ chi phối của các yếu tố đã lôi éo
người đọc cùng với tác giả tham gia vào việc tạo dựng nên không gian tinh thần bao
trùm tất cả, hay nói một cách dễ hiểu hơn là dựng nên Thế giới ngôn bản trong tác
phẩm. Từ đây, theo Werth Thế giới ngôn bản được dựng nên dựa trên ba cấp độ gồm
cấu trúc tình thái, hoạt động tinh thần và sự hỗn loạn của các mốc thời gian trong tác
phẩm.
Không chỉ dừng tại đó, Werth còn nêu lên cách con người tri nhận, tưởng
tượng, tư duy và tương tác với các thế giới trong văn ản trong công trình này. Kết quả
thu được có nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu các lĩnh vực như hung niệm, ẩn
dụ tri nhận, phân tích diễn ngôn, phong cách học,…
Tiếp đến, Laura Hidalgo cũng vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào phân
tích bản chất lời từ chối và xây dựng các khung ngữ liệu qua tiểu thuyết Catch-22 của
Joseph Heller trong Negation as a Stylistic Feature in Joseph Heller’s Catch-22
(2003).
Vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào việc phân tích thơ, cụ thể là bài
After (Collection Poems) trong công trình nghiên cứu All the World’s a Subworld:
Direct Speech and Subworld Creation in After by Norman MacCaig (2004) của Lahey
4
được xem là một ước chuyển hướng mới từ nghiên cứu thể loại tự sự chuyển sang
thơ.
Tiếp nối Werth, Gavins đã bổ sung để lý thuyết về Thế giới ngôn bản được
hoàn thiện hơn. Bà đưa vào các mô hình mà Werth còn thiếu, cũng như chú trọng các
yếu tố tình thái trong việc góp phần tạo nên thế giới ên dưới trong tác phẩm qua hai
công trình nghiên cứu là (Re) thinking Modality: A text-world Perspective (2005) và
Text World Theory: An Introduction (2007). Quá trình chọn lọc, kế thừa của những
người đi trước cũng như phát triển bổ sung thêm cho lý thuyết của Gavins khiến lý
thuyết Thế giới ngôn bản trở nên hoàn chỉnh và mở ra nhiều khả năng ứng dụng rộng
rãi.
Stockwell với công trình Texture: A Cognitive Aesthetics of Reading (2009) đã
đưa ra được một số khái niệm về xây dựng nhân vật, sắc thái, không gian, thời gian,…
Stoc well đã dựa vào khoa học tri nhận, tâm lý ngôn ngữ, phong cách để xem xét quá
trình độc giả nhìn nhận, cảm thụ tác phẩm một cách đa chiều.
Không chỉ phát triển nội dung đa dạng ở nhiều mảng mà các nhà nghiên cứu
theo đường hướng này đã triển khai vận dụng, nghiên cứu trên các ngữ liệu khác nhau
như tiểu thuyết, thơ, văn xuôi, kịch,… Lahey đã vận dụng vào vở kịch Rosencrantz
and Guildenstern are dead của Tom Stoppard, bài báo Building the Stages of Drama:
Towards a Text World Theory Account of Dramatic Play-text (2010). Dưới góc nhìn
của khoa học nhận thức, nhóm nghiên cứu Lahey đã phân chia thành hai loại tín hiệu
là sân khấu và hư cấu từ đó có sự chuyển dịch giữa hai thế giới (hư cấu - sân khấu)
trong tâm thức của khán giả.
Bài báo của Giovannelli Pedagogical Stylistics: A text world theory approach
to the teaching of poetry (2010) bàn về việc vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào
hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường giúp cho học sinh có cái nhìn đa
chiều sâu sắc về tác phẩm. Điều độc đáo là ông đã mượn lý thuyết này làm công cụ hỗ
trợ cho việc giảng dạy, giúp học sinh có thể cảm thụ văn chương một cách tốt nhất.
Whiteley với bài viết Text World Theory, Real Readers and Emotional
Responses to the Remains of the Day (2011) cũng đã vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn
bản của Werth để khảo sát các vấn đề liên quan đến cảm xúc và văn ản.
Và mới đây nhất là bài viết của Patricia Canning với tên tựa đề: Text World
Theory and real world readers: From literature to life in a Belfast prison (2017) với
5
nội dung xoay quanh thế giới diễn ngôn và Thế giới ngôn bản (cá nhân và văn học).
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu qua phản hồi của người đọc đã cung cấp những hiểu biết
sâu sắc về cách mà chúng ta, với tư cách là một tác giả hay độc giả cảm nhận những
câu chuyện, các tầng thế giới khác nhau.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về Thế giới ngôn bản cho đến nay vẫn là một
hướng đi há mới mẻ. Năm 2000, tác giả Đỗ Đức Hiểu với tác phẩm Thi pháp hiện đại
có nhắc đến các thế giới ngôn từ trong thơ, tiểu thuyết, kịch và phê bình phong cách
học. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa hai thác được Thế giới ngôn bản ở góc nhìn của
khoa học nhận thức. Năm 2020, tác giả Nguyễn Trúc Anh đã hái quát lý thuyết thế
giới ngôn bản và ứng dụng vào phân tích văn ản qua luận án thạc sĩ Yếu tố cấu thành
thế giới ngôn từ trong truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương của Nguyễn Huy Thiệp
đã tạo cái nhìn tổng thể về lý thuyết cũng như mở ra ước đi mới cho hướng tiếp cận
Phong cách học trong tác phẩm văn học Việt Nam. Ngoài ra, một số các công trình
nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài khóa luận tốt nghiệp cũng như
các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, phát triển mạnh ở các mảng phân
tích diễn ngôn, ẩn dụ tri nhận hoặc hoán dụ tri nhận. Tất cả những công trình nghiên
cứu trên tạo nên một kho tài liệu vô cùng quý báu cho việc nghiên cứu liên quan đến
vấn đề ngôn bản dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận kết hợp với phong cách học
đã góp phần không nhỏ trong việc lan tỏa, vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào
trong học tập, nghiên cứu cũng như hoạt động tiếp nhận văn ản.
Nhìn chung, lý thuyết Thế giới ngôn bản có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các
công trình nghiên cứu của nhiều học giả thuộc các lĩnh vực khác nhau. Việc tiếp tục
vận dụng khai thác cơ sở lý thuyết này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp nhận tác
phẩm văn chương nói riêng, các văn ản thuộc mọi thể loại nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua lý thuyết về Thế giới ngôn bản của Werth và Gavins, luận văn tiến
hành miêu tả và phân tích các yếu tố tạo dựng nên Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết
Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Một mặt vừa chứng minh được tính hiệu quả của lý
thuyết trên trong việc phân tích các tầng thế giới khác nhau hình thành trong tâm thức,
tâm trí của người đọc hi đọc tiểu thuyết, mặt khác vận dụng lý thuyết này vào nghiên
cứu ngôn ngữ tiểu thuyết từ góc nhìn của người tiếp nhận. Đây là một cách tiếp cận
6
độc đáo, mới mẻ trong việc hiểu tác phẩm một cách sâu, rộng, nhiều chiều. Sự kết hợp
giữa phong cách học và khoa học tri nhận sẽ tạo ra hiệu quả thiết thực cho việc dạy và
học các tác phẩm văn chương ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Bước đầu chúng tôi vận dụng cơ sở lý thuyết về Thế giới ngôn bản, các yếu tố cấu
thành Thế giới ngôn bản, để nghiên cứu tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn
của Nguyễn Tuân.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát các Thế giới ngôn
bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, từ đó đưa ra những nhận định ban
đầu về tính hiệu quả của lý thuyết này trong việc diễn giải các thế giới tinh thần trong
một tác phẩm tự sự.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu.
Để thực hiện được nhiệm vụ cũng như mục đích đã đề ra, chúng tôi dự kiến sử
dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp miêu tả: được dùng để miêu tả, phân tích các yếu tố tạo nên Thế
giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Đây được xem
là phương pháp làm nền tảng cho quá trình thực hiện đề tài.
- Phương pháp so sánh: So sánh những mặt đối lập của các thế giới trong ngôn
bản để tạo nên các mô hình, không gian, thời gian, nhân vật… hác nhau.
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thủ pháp mô hình hóa: Những cứ liệu ngôn từ
có sẵn qua ba phần của tiểu thuyết Chùa Đàn được chuyển hóa thành các mô
hình với những yếu tố tạo nên các Thế giới ngôn bản.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
6.1. Ý nghĩa khoa học
Trước hết, luận văn góp phần vào việc vận dụng lý thuyết về Thế giới ngôn bản
để nghiên cứu văn ản tiểu thuyết tiếng Việt. Sự vận dụng này sẽ mở ra một hướng
tiếp cận phân tích phong cách học tiếng Việt mới khác với cách tiếp cận truyền thống.
Cách tiếp cận Thế giới ngôn bản dưới góc nhìn của khoa học nhận thức sẽ giúp cho
7
độc giả hai phá được hết các tầng lớp, nghĩa ngầm ẩn của “tảng ăng” văn chương.
Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu văn
chương ở một góc nhìn mới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích và miêu tả các Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn sẽ mở ra
một hướng đi mới cho việc dạy và học văn trong nhà trường cũng như tìm hiểu quá
trình cảm thụ tác phẩm của người đọc. Không những thế, việc vận dụng lý thuyết này
để nghiên cứu văn ản thuộc thể loại tiểu thuyết - một thể loại được đánh giá là dài,
nhiều nhân vật, tình tiết lồng ghép sẽ góp phần lý giải các tầng lớp nghĩa ên trong
mỗi câu chuyện nói riêng cũng như văn chương nói chung. Từ đó, có thể giúp cho việc
lĩnh hội của người học, người đọc sẽ trở nên sâu sắc và tinh tế hơn rất nhiều, việc cảm
thụ hay phân tích thơ văn được mở rộng nhiều chiều, khai thác đến tận cùng tác phẩm.
Ngoài ra, việc kết hợp cũng như sử dụng lý thuyết tri nhận vào trong nghiên cứu
phong cách học cũng đã mở ra thêm một hướng nghiên cứu liên ngành.
7. Bố cục luận văn
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các vấn đề hữu quan. Trên cơ sở lý thuyết Thế giới
ngôn bản của Werth và Gavins, luận văn tập trung khái quát các quá trình xây dựng
Thế giới ngôn bản, các khái niệm cơ ản cũng như lý thuyết làm tiền đề cho việc
nghiên cứu Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết ở các chương sau. Trong chương này,
luận văn giới thiệu những nét sơ lược về tác phẩm Chùa Đàn và tác giả Nguyễn Tuân.
Chương 2: Các yếu tố xây dựng thế giới trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn
Tuân được đề cập ở ba tầng cơ ản là thế giới diễn ngôn, thế giới văn ản và Thế giới
tình thái cùng sự chuyển dịch các thế giới trong tiểu thuyết.
Chương 3: Các kết cấu Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của
Nguyễn Tuân được thể hiện qua các mô hình, sơ đồ giữa các thế giới. Bên cạnh đó,
chúng tôi cũng đề cập đến một số ứng dụng của nó trong giảng dạy văn chương.
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN
1.1. Những tiền đề hình thành lý thuyết Thế giới ngôn bản
Xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng đào sâu nghiên cứu nhằm “giải mã”
ngôn ngữ, con người và xã hội ngày càng được chú trọng. Khi khoa học nhận thức ra
đời, sự quan tâm về mối quan hệ đặc biệt giữa ngôn ngữ, con người và xã hội càng trở
nên mạnh mẽ nhằm tìm hiểu quá trình nhận thức diễn ra bên trong bộ não con người.
Có rất nhiều quan niệm hác nhau được đưa ra để lý giải về quá trình này nhưng một
trong những ý kiến được các nhà ngôn ngữ học chấp nhận rộng rãi đó chính là sự tồn
tại một quá trình diễn giải đặc biệt bên trong bộ não của con người, được gọi là sự diễn
đạt tinh thần (mental representation). Khi con người đối mặt với một tình huống cụ thể
sẽ xuất hiện sự diễn đạt tinh thần ên trong tâm trí giúp con người tiếp nhận mọi tình
huống xảy ra. Trong quá trình diễn đạt ấy sẽ xuất hiện những không gian hay còn gọi
là các thế giới tinh thần, ở đó sẽ chứa đựng những cảm xúc, kiến thức, trải nghiệm
nhằm giúp con người nhận thức thế giới xung quanh mình.
Mỗi người là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai nên cách lĩnh hội, tiếp cận
vấn đề sẽ không giống nhau. Dựa trên những yếu tố hác nhau như iến thức cá nhân,
kinh nghiệm, môi trường giao tiếp,… mà sẽ có những cách lý giải khác nhau. Những
cách lý giải này vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính lịch sử, xã hội.
Dựa vào những kiến thức về các không gian ý niệm (conceptual space) trong
khoa học nhận thức mà lý thuyết về Thế giới ngôn bản (Text World Theory) được hình
thành trên nguyên tắc cơ ản của chủ nghĩa inh nghiệm và lấy quá trình giao tiếp của
con người làm trọng tâm nghiên cứu như một mô hình ngôn ngữ học tri nhận. Ở đây,
chúng tôi muốn nhấn mạnh tính liên ngành của luận văn trong quá trình nghiên cứu
nên thuật ngữ Thế giới ngôn bản này được dịch theo nghĩa mở là thế giới được sinh ra
từ trong văn ản. Vậy các Thế giới ngôn bản được hình thành như thế nào, cấu trúc
khái niệm của chúng và cách con người sử dụng chúng ra sao sẽ được nội dung lý
thuyết Thế giới ngôn bản chỉ rõ.
Như đã đề cập ở trên, ngôn ngữ tham gia vào quá trình thể hiện tinh thần, quá
trình này đã tồn tại từ lâu và được xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác
nhau với những tên gọi như: schemas (lược đồ), fames (khung), mental models (mô
hình tinh thần), mental spaces (không gian tinh thần), cognitive models (mô hình tri
nhận), conceptual world (thế giới ý niệm), conceptual frames (khung ý niệm) (Joanna
9
Gavins, 2007, tr.3). Mặc dù thuộc các lĩnh vực hác nhau, được đề xuất cho các mục
đích hác nhau, nhưng tất cả đều đề cập đến các diễn biến tinh thần từ đó giải thích
mọi sự vật hiện tượng qua ngôn ngữ.
Người xây dựng lý thuyết Thế giới ngôn bản đầu tiên là Paul Werth. Thoạt đầu,
ông giới thiệu về lý thuyết thông qua một loạt bài báo và tuyên bố rằng ông đã tìm ra
cách tiếp cận mang tính phương pháp luận có thể lý giải thích các quá trình đằng sau
hoạt động giao tiếp của con người từ trò chuyện điện thoại đến các bài giảng ở nhà thờ
hay các bản tin trên áo, đài. Có thể thấy rằng, mục tiêu lý thuyết mà Werth đề ra là
đầy tham vọng vì nó hiếm gặp trong ngôn ngữ học và có phạm vi rộng lớn vượt qua
những giới hạn của Ngôn ngữ học tri nhận. Thế nhưng, Werth đột ngột qua đời vào
năm 1995 hiến việc xuất bản chuyên khảo đầu tiên bị gián đoạn. Khoảng thời gian từ
năm 1995 đến 1998, Mick Short (Trường Đại học Lancaster) đã tiếp nhận việc hiệu
đính và hoàn thiện khung lý thuyết mà Werth để lại. Trong đó có một số ví dụ mà
Werth sử dụng bị thay thế vì một số lý do tế nhị hoặc không phù hợp. Ngoài ra, để
giảm chi phí xuất bản, một số lược đồ của Werth cũng ị loại bỏ. Sau một thời gian,
năm 1999, chuyên khảo với tên gọi Text World: Representing Conceptual Space in
Discourse ra mắt giới học thuật và nhận được nhiều sự quan tâm tích cực bởi các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới.
Tuy nhiên, chuyên khảo của Werth chỉ giới hạn trong việc phân tích các đoạn
trích tương đối ngắn từ các tác phẩm văn học nhằm mục đích nêu dẫn chứng hơn là
đánh giá cách tiếp cận Thế giới ngôn bản trong khi ông nhận định khung lý thuyết này
có thể áp dụng cho tất cả các hình thức giao tiếp khác của con người từ diễn ngôn đến
văn bản. Chính vì vậy, sức thuyết phục của chuyên luận này không cao. Joanna Gavins
và các nhà ngôn ngữ khác trên thế giới tiến hành kiểm tra, ứng dụng lý thuyết này trên
nhiều dạng diễn ngôn khác nhau. Có thể nói rằng, sau Werth, Gavins là người đồng
sáng lập ra lý thuyết Thế giới ngôn bản dựa vào sự đúc kết, đưa ra những kết luận từ
nhiều nhà nghiên cứu khác nhau cùng những sửa đổi và bổ sung quan trọng để hoàn
thiện, xuất bản cuốn The Text World Theory: Introduction vào năm 2007. Kết quả, một
lý thuyết Thế giới ngôn bản được mở rộng và có khả năng ứng dụng cao từ quảng cáo,
chương trình phát thanh đến các văn ản chính trị cho tới tiểu thuyết hay kịch vào thế
kỷ XXI. Tiếp cận khung lý thuyết này như là một cách mở đầu thuận lợi cho việc tiếp
cận quá trình nghiên cứu diễn ngôn nhận thức con người.
10
Để tránh hiểu lầm về thuật ngữ, tên gọi, chúng tôi thống nhất về mặt nghĩa của
thuật ngữ text world mà lý thuyết đề cập đến được hiểu dưới hai dạng khác nhau. Khi
gọi chung nội dung lý thuyết bao gồm các tầng thế giới khác nhau thì chúng tôi dùng
cụm từ Thế giới ngôn bản (Text World Theory). Tên gọi này mang nghĩa rộng, tính
bao quát cao cho tất cả các thế giới được đề cập xoay quanh diễn ngôn. Ngược lại, khi
nói đến một dạng thế giới thuộc lý thuyết này nằm trong các tầng lớp văn ản, chúng
tôi thống nhất gọi thế giới văn ản (text world) nhằm giải thích nghĩa của một tầng
thế giới trong lý thuyết chung. Tóm lại, lý thuyết Thế giới ngôn bản mà chúng tôi
nghiên cứu tới đây, sẽ bao gồm nhiều tầng thế giới khác nhau mà trọng tâm là thế giới
diễn ngôn (discurse-world), thế giới văn ản (text world) và thế giới tình thái (modal
worlds).
1.2. Lý thuyết Thế giới ngôn bản
Lý thuyết Thế giới ngôn bản là gì? Và đâu là những điểm làm cho lý thuyết này
khác biệt với các khuôn khổ ngôn ngữ nhận thức khác? Lý thuyết này há độc đáo và
khác biệt vì sự áp dụng một cách sâu sắc các nguyên tắc tri nhận trong thực hành phân
tích. Theo Gavins (2007), lý thuyết Thế giới ngôn bản là một khung lý thuyết về diễn
ngôn (discourse framework). Nói như vậy hông có nghĩa là lý thuyết này chỉ quan
tâm đến văn ản cụ thể được kiến tạo như thế nào, mà còn tập trung vào việc lý giải
bối cảnh xung quanh văn bản đó (context surrounding), kể cả những yếu tố tác động,
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiếp nhận văn ản. Diễn ngôn thường đề cập đến
hoàn cảnh vô tận ao quanh con người khi họ giao tiếp với nhau, những đối tượng có
thể khác nhau cả không gian lẫn thời gian. Vì vậy, chúng ta luôn thấy có sự tham gia ít
nhất là hai người trong một diễn ngôn (một người nói hoặc một người viết và một hoặc
nhiều người nghe hoặc người đọc), kể cả dạng văn ản viết. Những đối tượng thuộc
cùng một cộng đồng có những kiến thức, cảm xúc, văn hóa, trải nghiệm,… sẽ cùng
nhau giải nghĩa tất cả mọi vấn đề xảy ra trong ngữ cảnh đó chứ không phải sự đơn lẻ
của một ai đó trong việc tìm hiểu nghĩa câu chữ trong văn ản. Lý thuyết Thế giới
ngôn bản chú ý một cách nghiêm túc đến vấn đề trải nghiệm. Lý thuyết này hướng đến
cung cấp khung tri thức cho việc nghiên cứu diễn ngôn vốn cực kỳ nhạy cảm với các
yếu tố mang tính tình huống, xã hội, lịch sử và tâm lý học.
Cũng giống như Werth, Gavins cũng phân tách một diễn ngôn bất kỳ thành một
chuỗi các cấp độ ý niệm khác nhau. Trong đó, cấp độ đầu tiên của lý thuyết Thế giới
11
ngôn bản là thế giới diễn ngôn là những tình huống trực tiếp xung quanh con người khi
họ giao tiếp, các sự kiện ngôn ngữ diễn ra hết sức tự nhiên và hàng loạt các yếu tố ngữ
cảnh trong diễn ngôn có khả năng tác động đến cả việc xây dựng và hiểu diễn ngôn đó.
Cấp độ thứ hai của lý thuyết sẽ tập trung vào những sự diễn giải bên trong nhận thức
của người tham gia diễn ngôn, qua đó iểm tra cấu trúc chính xác và tác động nhận
thức của các biểu thức tinh thần cá nhân, được gọi là thế giới văn ản. Cuối cùng là thế
giới tình thái - thế giới ên dưới với các không gian nhận thức dịch chuyển, sự thay
đổi của các trực chỉ về không gian, thời gian hoặc cả không gian và thời gian.
1.2.1. Thế giới diễn ngôn (discourse world)
Thế giới diễn ngôn là cấp độ đầu tiên của lý thuyết Thế giới ngôn bản, biểu đạt
một không gian ý niệm xử lý các tình huống cụ thể xung quanh con người khi họ giao
tiếp với nhau. Như vậy, một thế giới diễn ngôn tồn tại được cần có sự tham gia của
nhiều người hoặc có ít nhất hai người trong một diễn ngôn. Một người nói hoặc viết và
một hoặc nhiều độc giả, thính giả. Thế giới này gồm các hữu thể có tri giác tham gia
vào trong diễn ngôn và các đối tượng, thực thể bao lấy chúng. Ngoài ra, tất cả nền tảng
tri thức thuộc về cá nhân trong nhiều lĩnh vực hác nhau như chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội mà những người tham dự mang đến cho tình huống ngôn ngữ. Cấp độ
này sẽ cung cấp một cách thức để biết được mức độ mà các nhân tố bối cảnh tác động
đến sự tạo lập và hiểu diễn ngôn. (Joanna Gavins, 2007, tr.9-10).
Đối với Werth, ông coi thế giới diễn ngôn là một cảnh huống (situational
context) chứa đựng tất cả những người tham gia diễn ngôn (participant) và các yếu tố
xung quanh sự kiện đó mà họ có thể nghe, thấy và cảm nhận được từ các nguồn khác
nhau nhờ vào sự tri nhận của con người như iến thức, kinh nghiệm, niềm tin, hi
vọng,… (Joanna Gavins, 2007, tr.83). Trong quá trình diễn ngôn xảy ra, các nguồn
này sẽ được kích hoạt liên tục và xuyên suốt.
Trong các tác phẩm, thế giới diễn ngôn thường bị chia tách vì tác giả và độc giả
- những người tham gia, cùng xử lý diễn giải tác phẩm tồn tại trong những không gian
và thời gian khác nhau. Nếu trong diễn ngôn dạng nói, vai trò của người tham gia là
thiết yếu thì đối với diễn ngôn dạng viết, các yếu tố thuộc về văn ản sẽ chi phối sự
tương tác giữa những người tham gia nhờ vào lượng kiến thức (tri giác, ngôn ngữ,
kinh nghiệm) mà họ mang theo.
1.2.1.1. Người tham gia diễn ngôn
12
Hai tác giả Werth và Gains đều nhắc đến người tham gia diễn ngôn trong mọi
ngữ cảnh. Họ có thể là người nói, người nghe hay kể cả những người nghe lỏm đối với
dạng nói và tác giả, độc giả đối với dạng viết. Mỗi nhóm sẽ đảm nhận những vị trí,
chức năng hác nhau, được thể hiện bằng các đặc điểm có tính quy chiếu và các thuật
ngữ đề cập đến họ. Theo Werth, những cuộc trò chuyện mặt đối mặt là kiểu diễn ngôn
cơ ản, có tính khuôn mẫu, các đối tượng cùng những thực thể xung quanh đều được
nhận biết rõ ràng, cùng tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian. Họ sẽ cùng
nhau diễn giải các tầng nghĩa của vấn đề. Ngoài ra, họ còn có thể quan sát và đánh
giá những hành động của người còn lại có mặt tại ngữ cảnh. Trong hi đó, giao tiếp
bằng văn ản, gọi điện hoặc nhắn tin sẽ có những hạn chế bởi thế giới diễn ngôn bị
chia cắt. Người tham gia diễn ngôn lúc này đang tồn tại ở những không gian thậm chí
là thời gian không giống nhau. Chính vì thế, mọi thứ lúc này sẽ tập trung vào ngôn
ngữ và văn ản nhằm hiểu được nghĩa diễn ngôn.
Sự tương tác trong giao tiếp của con người là hết sức cần thiết. Có giả định cho
rằng, phải có một số điều kiện tiên quyết hác được đặt ra trước khi có thể thực hiện
giao tiếp với nhau, điều này có vẻ hợp lý vì giao tiếp xảy ra hi được thông qua một
hành động có ý thức của chí con người. Khía cạnh tự nguyện là chìa hóa để hiểu
toàn bộ quá trình diễn ngôn. Bản thân người đọc tự nguyện tìm hiểu tác phẩm của tác
giả, hay người nghe tự nguyện tiếp nhận vấn đề từ người nói,… Nếu như cuộc giao
tiếp xảy ra trong trường hợp gượng ép, bắt buộc thì sẽ gặp những hó hăn trong việc
khai thác thông tin dẫn đến hông đạt được mục đích giao tiếp đề ra trước đó. Hầu hết,
ngôn ngữ con người được tạo ra một cách có chủ ý, trừ một số trường hợp như nói
trong giấc ngủ, ảo giác và một số bệnh tâm thần. Khi chúng ta nghe, nói, đọc hoặc
viết, chúng ta có tâm thế là cùng người đồng giao tiếp nỗ lực tương tác, trao đổi để đạt
được hiểu quả trong cuộc thoại. Đối với người nói, sự vận dụng ý thức là việc tạo ra
những chuỗi âm thanh có nghĩa; còn đối với người viết là việc tạo ra những biểu tượng
hoặc ký tự có nghĩa trên giấy. Tương tự, người nghe và người đọc cũng tham gia có
chủ để lãnh hội thông tin từ ngôn ngữ mà họ tiếp nhận.
Mọi tình huống diễn ngôn dù nói hay viết đều có mục đích nhất định. Mục đích
đó có thể là tranh luận, chia sẻ, học hỏi hay thậm chí là gây nhầm lẫn cũng đều cần
được thúc đẩy bởi ý chí của con người. Ý muốn này không chỉ quyết định hành vi, ảnh
hưởng đến khái niệm về diễn ngôn mà còn là những gì chúng ta mong chờ từ người
13
đối thoại. Qua đó, chúng ta định hình ngôn ngữ của chính mình và cũng định hình
ngôn ngữ của người khác bằng sự lựa chọn có chủ ý (một giả định mặc định). Trong
trường hợp xảy ra bất đồng ngôn ngữ dẫn tới chưa đem lại nghĩa cần thiết thì chúng
ta có thể tiếp tục hỏi, đọc lại hoặc làm mọi thứ cho đối phương hiểu thông điệp để
ngôn ngữ có sự liên kết với nhau và đi đến mục đích cuối cùng. Nếu ngôn ngữ được
tạo ra gây bối rối cho người khác thì nên lặp lại, viết lại, làm rõ hoặc giải thích cho đến
hi đạt được mục đích giao tiếp.
Tóm lại, tất cả các ngôn ngữ được tạo ra một cách có chủ , người tham gia vào
diễn ngôn dưới dạng văn ản đều có thể tái tạo ra những tính huống giao tiếp mặt đối
mặt ở cấp độ văn ản hoặc sâu hơn là ên trong ngôn từ, chứ hông đơn thuần ở cấp
độ diễn ngôn ngoại vi (Joanna Gavins, 2007, tr.19-20).
1.2.1.2. Khung kiến thức (body of knowledge)
Những cuộc giao tiếp hông đạt được mục đích đề ra sẽ có nhiều nguyên nhân
hác nhau, trong đó thiếu kiến thức được xem là nguyên nhân chính. Có kiến thức hay
không có kiến thức đều ảnh hướng đến nội dung diễn ngôn. Giao tiếp nói chung sẽ
không thể diễn ra nếu không có kiến thức của con người làm công cụ để tạo ra và hiểu
diễn ngôn. Chính vì vậy, điều cơ ản mà người tham gia diễn ngôn cần phải có là
khung kiến thức. Khung kiến thức là yếu tố quan trọng, cần thiết để tạo nên được các
thế giới. Theo Werth (1995b) và Gavins (2007) có bốn phần kiến thức không thể thiếu:
kiến thức trực quan (perceptual knowledge), kiến thức kinh nghiệm (experiential
knowledge), kiến thức văn hóa (cultural nowledge) và iến thức ngôn ngữ (linguistic
knowledge). Mỗi cá nhân khi tham gia vào thế giới diễn ngôn cần có bốn yếu tố cơ
bản này:
- Kiến thức trực quan: là khả năng nhận biết các yếu tố tồn tại xung quanh môi
trường giao tiếp mà người tham gia diễn ngôn có thể cảm nhận được từ hệ giác quan
(thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác). Những vật thể hay thực thể này có
thể giúp ích đến diễn ngôn, bởi vì ở một thời điểm nào đó, người tham gia diễn ngôn
có thể tham chiếu đến chúng.
- Kiến thức kinh nghiệm: là những trải nghiệm của mỗi cá nhân về thế giới hàng
ngày được lưu trữ dưới dạng cấu trúc kiến thức như tập lệnh (scripts), lược đồ
(schemas) hoặc khung (frames) trong tâm trí và dùng đến nó khi gặp tình huống mới
hay xử lý những tình huống chưa từng gặp trong quá khứ cũng như dự đoán được phần
14
nào kết cấu của những thứ gần giống nhau. Kiến thức kinh nghiệm này có thể mở rộng
và điều chỉnh tùy năng lực cá nhân.
- Kiến thức văn hóa: không chỉ đơn giản là sự tích lũy các cấu trúc kiến thức kinh
nghiệm mà còn là sự tương tác hàng ngày với thế giới. Kiến thức văn hóa được xem là
cầu nối để cá nhân tạo sự liên kết giữa các cấu trúc chung với cấu trúc riêng biệt, từ đó
xác định được bản thân mình trong mối quan hệ với những người hác và ngược lại.
- Kiến thức ngôn ngữ: đơn giản được hiểu là hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ bao
gồm việc sử dụng từ ngữ, câu, cú tạo thành những phát ngôn phù hợp với ngữ cảnh
giao tiếp. Ở đây, những người tham gia vào cùng một diễn ngôn cần sử dụng một ngôn
ngữ nhất định mà đôi ên đều hiểu, tạo nên sự thuận lợi trong giao tiếp.
Để quá trình giao tiếp được thành công thì mỗi người tham gia diễn ngôn cần
có bốn yếu tố cơ ản trên. Bốn phần kiến thức này sẽ tạo nên một lượng kiến thức nhất
định cho người tham gia hoặc tích lũy thêm những lượng kiến thức khác nhau trong
quá trình giao tiếp. Ví dụ, họ có thể trao đổi cho nhau về các sự kiện, xác định mục
tiêu, hoặc thể hiện trạng thái, cảm xúc, hay nêu quan điểm. Khi bắt đầu giao tiếp, đối
tượng tham gia sẽ lựa chọn những nội dung kiến thức “giao thoa” có liên quan đến
cuộc đối thoại để hiểu và hành xử sao cho phù hợp nhằm thực hiện mục đích giao tiếp
mà trước đó đã đề ra. Theo quan điểm của lý thuyết Thế giới ngôn bản, giao tiếp vừa
là phương tiện để chuyển hóa kiến thức qua con người, vừa là quá trình để con người
kết nối các cấu trúc tri thức mới thông qua giao tiếp với niềm tin hiện có, nhận thức
tức thời và kinh nghiệm trước đó.
Không chỉ thu thập kiến thức thông qua giao tiếp, con người còn tích cực xây
dựng và làm phong phú kho kiến thức từ tri giác, kinh nghiệm, văn hóa và ngôn ngữ
để hiểu được đầu vào cảm giác và ngôn ngữ mới. Đổi lại, những trải nghiệm mới làm
thay đổi sự hiểu biết của người tham gia diễn ngôn về thế giới thông qua cách mở
rộng, làm sáng tỏ hoặc có thể là bác bỏ những niềm tin đã được giữ vững trước đó
hoặc tạo ra những khung kiến thức hoàn toàn mới. Nhu cầu, mong muốn truyền đạt
hoặc có được một số kiến thức khác là yếu tố thúc đẩy chung đằng sau mọi hành vi
giao tiếp. Quá trình này, Gavins gọi là giai đoạn sự gia tăng iến thức (incrementation/
incremental knowledge).
1.2.1.3. Ngữ cảnh (context-sensitive)
15
Ngữ cảnh được xem như là ối cảnh của ngôn ngữ mà ở đó người nói (người
viết) tạo ra lời nói tương ứng. Khi người nói hoặc người viết sản sinh ra lời nói tương
ứng thì người nghe hoặc người đọc căn cứ vào đó để suy xét, phán đoán các hả năng
xảy ra nhằm lĩnh hội toàn bộ lời của người nói, người viết. Các nhân tố của ngữ cảnh
bao gồm nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ (bối cảnh giao tiếp rộng, bối
cảnh giao tiếp hẹp, hiện thực được nói tới) và văn cảnh.
Ngữ cảnh cũng có vai trò lớn đối với lý thuyết Thế giới ngôn bản, môi trường
vật chất xung quanh và kiến thức nền tảng của người tham gia ảnh hưởng đến quá
trình diễn ngôn. Ngữ cảnh tạo cơ sở cho người nói (người viết) lựa chọn nội dung cách
thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với quá trình sản sinh lời nói.
Đối với người nghe (người đọc) ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội
dung và hình thức của diễn ngôn giúp quá trình lĩnh hội được đạt hiệu quả cao. Thông
thường, trong giao tiếp văn ản, các tín hiệu nhận thức thường bị giảm đi, môi trường
vật chất ngay lập tức trở nên quan trọng thiết yếu đối với các yếu tố văn ản, tạo thành
điểm tiếp xúc chính giữa những người tham gia. Mọi người có thể xác định nội dung
văn ản theo một cách thức chung trên cơ sở những kinh nghiệm của họ với các văn
bản tương tự trong bối cảnh khác.
Cùng một đối tượng nhưng đôi hi lại được biểu đạt bằng những từ ngữ khác
nhau hi được đặt trong những khung khác nhau. Ví dụ “trứng cá” trong khung giải
phẫu học và “trứng cá” trong khung ẩm thực học.
Một từ có thể gắn với những nghĩa hác nhau ở các khung khác nhau. Chẳng
hạn, con dao thường gợi lên trong tôi hình ảnh một dụng cụ dùng trong bữa ăn, song
nếu trong hoàn cảnh có ai đó vừa bị đâm ằng một con dao thì chúng ta sẽ hình dung
ra một hình ảnh khác - một hung khí giết người.
1.2.2. Thế giới văn bản (text-world)
Thế giới văn bản được xem như cấp độ thứ hai của lý thuyết Thế giới ngôn bản.
Nhắc đến thế giới văn ản là sự diễn giải tinh thần của người tham gia vào diễn ngôn
và cũng là những tưởng tượng trong kí ức của người tham gia diễn ngôn đó. Dựa trên
ngôn từ có trong văn ản, người tham gia thuộc thế giới diễn ngôn sẽ vẽ ra những tình
huống nhờ vào những kinh nghiệm mà mình mang theo. Chính vì vậy, thế giới văn ản
và thế giới diễn ngôn có mối quan hệ mật thiết. Werth đã hẳng định mối quan hệ này,
16
sự diễn giải tinh thần được nảy sinh từ diễn ngôn và cũng là câu chuyện của diễn ngôn
(Paul Werth, 1999, tr.87).
Từ, ngữ, cấu trúc của câu trong ngữ cảnh hoặc từ ngữ của nhân vật là những
yếu tố góp phần xác định các thế giới văn ản. Nhờ có ngôn từ, chúng ta có thể giải
thích các diễn ngôn cũng như hiểu được nội dung văn ản mặc cho yếu tố không gian
và thời gian bị chia tách. Văn bản chứa sự diễn giải tinh thần mà những người tham
gia diễn ngôn tạo ra nhằm hiểu được ngôn ngữ trong diễn ngôn đó và tất cả sự diễn
giải về tinh thần sẽ được định hướng bởi chính nội dung của văn ản mà những người
tham gia cần phải giải quyết.
Sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân trong quá trình giao tiếp hoàn toàn có chủ
ý. Bất cứ khi nào chúng tôi tham gia vào một tình huống thế giới diễn ngôn với một
người nào đó thông qua phương tiện viết hoặc nói đều có mục đích (Joanna Gavins,
2007, tr.23). Để đạt được mục đích, người tham gia diễn ngôn phải sử dụng những
phần kiến thức về tri giác, kinh nghiệm, văn hóa và ngôn ngữ đã được nhắc đến ở thế
giới diễn ngôn, nhằm diễn giải tinh thần bên trong bộ não con người theo sự chi phối
của văn ản. Điều này có thể thấy rằng, văn ản là yếu tố giúp định hướng việc sử
dụng hay kết hợp các kiến thức trên sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Nhờ những phần
kiến thức có sẵn sẽ giúp người tham gia diễn ngôn bắt tay vào việc hiểu và diễn giải
các diễn ngôn trong văn ản, từ đó làm nền tảng xây dựng nên những sự diễn đạt về
tinh thần khi tiếp cận diễn ngôn nào đó cụ thể.
Thế giới văn bản cũng đa dạng và phong phú như thế giới diễn ngôn. Thế giới
văn bản được tạo ra ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động, chúng không dịch chuyển,
duy trì và phát triển trong suốt quá trình diễn ngôn. Thế giới văn bản được xuất hiện
một cách rõ nét nhờ vào sự tham gia của hai yếu tố vô cùng quan trọng mà Werth và
Gavins gọi là các yếu tố xây dựng thế giới (world-builders) và các nhân tố thúc đẩy
chức năng (function-advancing elements).
1.2.2.1. Các yếu tố xây dựng thế giới (world-builders)
a. Trực chỉ (deixis)
Con người có khả năng xác định vị trí của mình với các thực thể hoặc vật thể
xung quanh họ. Não bộ luôn có xu hướng tiếp nhận thông tin đưa vào xử lý và giải
quyết các tình huống. Từ đó đưa ra những kết quả diễn đạt khác nhau bằng ngôn ngữ.
Việc định vị này có ảnh hưởng lớn đến hành vi nhận thức và hoạt động cả về thể chất
17
lẫn tinh thần của mỗi người. Khái niệm trực chỉ diễn đạt vị trí của thực thể với những
mối quan hệ xung quanh của thực thể đó trong thế giới. Thực thể ở đây được xác định
là con người, hay nói cách dễ hiểu là hành vi con người tham chiếu tới những thứ xung
quanh thực thể đó. Có thể là môi trường - ngay trước mắt thực thể, cũng có thể là một
không gian, thời gian nào đó ở quá khứ, tương lai hoặc trong tưởng tượng, ký ức của
thực thể. Thậm chí nó cũng có thể là một tình huống bất kỳ mà người nói đưa ra.
Trực chỉ là phương pháp tiếp cận nhận thức đối với nghiên cứu diễn ngôn để
chứng minh quan niệm tâm trí và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là
bằng chứng nổi bật nhất cho mối liên kết này có thể được tìm thấy trong ngôn ngữ mà
con người tạo ra để thể hiện vị trí của họ trong thế giới và các mối quan hệ của chúng
với các đối tượng và thực thể xung quanh con người. Mỗi người trong chúng ta đều có
thể tạo thành một điểm tham chiếu cơ ản mà từ đó chúng ta đánh giá mối quan hệ của
mình với tất cả các yếu tố khác tạo nên môi trường, cũng như các mối quan hệ tồn tại
giữa các yếu tố đó. Điểm tham chiếu cơ ản này mang tính chủ quan (tôi, ở đây, ây
giờ) hay còn được gọi là điểm tham chiếu không (origo hoặc zero-reference) (Joanna
Gavins, 2007, tr.36). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là các yếu tố đó là gì?
Hàng loạt thuật ngữ khoa học chỉ ra hệ thống khái niệm hiện thân giúp con
người có thể truyền đạt trải nghiệm của mình về thế giới cho người khác hiểu. Các
thuật ngữ này sẽ tạo thành các khối xây dựng cơ ản nhờ đó ta xây dựng được các biểu
diễn trong tâm trí con người, đó chính là các yếu tố xây dựng thế giới. Werth và
Gavins đều đồng tình với nhau khi cho rằng, các nhân tố này sẽ bao gồm không gian
(location hoặc place), thời gian (time), thực thể (entities) và các mối quan hệ
(relationships). Dựa vào ngôn ngữ trong văn ản, chúng tôi định vị được diễn ngôn
xảy ra ở đâu, lúc nào, có thực hay tưởng tượng, mới lạ hay quen thuộc.
Các yếu tố xây dựng thế giới sẽ thiết lập các thông số về không gian như cách
vị trí (spatial locative) (ví dụ: Sheffield, downstairs, abroad); trạng từ chỉ không gian
(spatial adverbs) (ví dụ: here, there, far away); từ chỉ định (demonstratives) (ví dụ:
this, that, these); các động từ chỉ sự chuyển động/ dời chuyển (verbs of motion) (ví dụ:
come, go, run, away). Hoặc các thông số về thời gian chẳng hạn: cách thời gian
(temporal locative) (ví dụ: in ancient times, three months ago, in future years); trạng từ
chỉ thời gian (temporal adverbs) (ví dụ: today, yesterday, tomorrow); sự biến đổi thì và
18
thể (variations in tense and aspect) (ví dụ: I’m still getting cravings now và even
though I gave up smoking years ago). (Joanna Gavins, 2007, tr.39)
Ngoài ra, yếu tố xây dựng thế giới có thể là đối tượng hay thực thể cung cấp
thêm thông tin về các mối quan hệ xã hội như: đại từ nhân xưng (personal pronouns)
(ví dụ: I, she, you, it); mạo từ xác định (definite article and definite reference
generally) (ví dụ: the dog, Fido) đều có thể được sử dụng để chỉ định ai hoặc cái gì
hiện diện trong Thế giới ngôn bản (Joanna Gavins, 2007, tr.39). Trong lý thuyết này,
đối tượng hay thực thể có khả năng nhận thức hoặc không có khả năng nhận thức đều
được người tham gia diễn ngôn xác định. Các thực thể, đối tượng được đặt vào ngữ
cảnh diễn ngôn từ đó các suy luận được hình thành dựa trên những thông tin mà người
tham gia rút ra từ văn ản có sự liên kết với những kinh nghiệm từ khung kiến thức mà
họ có. Lưu , yếu tố trực chỉ đề cập ở trên góp phần xác lập mối quan hệ giữa các đối
tượng với nhau.
b. Nhân vật (character/enactor)
Thực thể là yếu tố không thể thiếu trong văn ản. Quan điểm của Werth cũng
có chỗ tương đồng với Gavins khi nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên, ông phân tách rõ
ràng thực thể có khả năng nhận thức và thực thể không có khả năng nhận thức. Werth
gọi thực thể không có khả năng nhận thức là thực thể (entities) còn thực thể có khả
năng nhận thức là nhân vật (character). Đối với ông, nhân vật là những thực thể quan
trọng có khả năng thực hiện các hành động và chống đỡ các đặc tính mà chúng ta gán
cho chúng. Quan trọng hơn, nhân vật có đầy đủ những khả năng giống người tham gia
ở cấp độ diễn ngôn. Mặc dù có những đặc điểm giống người tham gia ở cấp độ diễn
ngôn nhưng theo quan niệm của Werth thì nhân vật tồn tại trong Thế giới ngôn bản là
những nhân vật thuần túy trong văn ản, được tạo ra trong thế giới văn bản nên không
thể là người tham gia ở thế giới diễn ngôn. (Paul Werth, 1999, tr.188)
Gavins lại nghĩ hác, các thực thể trong thế giới văn bản không phải lúc nào
cũng đơn nhất là nhân vật trong văn bản, đôi hi nó cũng có thể là người tham gia
hoặc có liên quan đến người tham gia. Chính vì vậy, Gavins đã mượn thuật ngữ
enactor của Emmott (1997) để gọi chung cho các thực thể có khả năng nhận thức ở cấp
độ thế giới văn bản. Gavins đã ết luận rằng nhân vật có thể là sự hướng tâm
(projection) của chính những người tham gia vào văn ản đó qua ví dụ minh chứng về
một file mp3 hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở London (Joanna Gavins,
19
2007, tr.38 – 39). Ví dụ này đã cho thấy sự dịch chuyển về không gian và thời gian của
điểm tham chiếu không tách khỏi ý thức của người tham gia diễn ngôn. Thay vì sử
dụng góc nhìn trong thế giới thực của người tham gia diễn ngôn để hiểu về ngôn ngữ
đang sử dụng, họ đã phóng chiếu khái niệm của họ (điểm tham chiếu không) vào một
người nào đó hoặc một cái gì đó trong thế giới văn bản. Nhân vật trong thế giới này có
sự hóa thân của người tham gia ở thế giới diễn ngôn. Người đọc và người nghe lúc này
thường sẽ đắm chìm trong thế giới văn bản cụ thể vì lúc này người tham gia giả định
bản thân họ (người tham gia diễn ngôn) và nhân vật trong văn ản ở cấp độ thế giới
văn bản là tương đương nhau. Theo cách hiểu trên, nhân vật đơn giản là những phiên
bản khác nhau của cùng một người hoặc nhân vật tồn tại ở các cấp độ khái niệm khác
nhau của một diễn ngôn. Đây là điều làm nên sự khác biệt giữa enactor và character.
1.2.2.2. Các nhân tố thúc đẩy chức năng (function-advancing elements)
Người ta thường xem nhẹ hoặc phớt lờ đi những tiểu tiết, ngoại iên nhưng đối
với lý thuyết Thế giới ngôn bản, các khía cạnh riêng lẻ của một văn ản thường trở
thành nền tảng cho người đọc và người nghe khi họ cố gắng xây dựng một biểu thức
tinh thần nào đó. Theo Gavins, các yếu tố chiếm vị trí chủ thể, đặc biệt là những yếu tố
được xác định với một tham chiếu xác định thường có xu hướng làm nền cho Thế giới
ngôn bản (Joanna Gavins, 2007, tr.44).
Khi vị trí không gian, thời gian cùng các thực thể trong thế giới văn bản được
thiết lập. Người tham gia diễn ngôn sẽ tiếp tục chọn lọc thêm những thông tin khác có
liên quan để làm rõ hoặc phát triển nội dung Thế giới ngôn bản tùy vào mục đích, chức
năng mà họ đã đề ra trước đó. Theo nội dung của thế giới văn bản đã đề cập, những
thông tin được cung cấp thêm chính là các nhân tố thúc đẩy chức năng đảm nhiệm vai
trò “thúc đẩy một diễn ngôn tiến về phía trước” (Joanna Gavins, 2007, tr.56). Để có
được quá trình tiến về phía trước của một diễn ngôn, cần phải có sự thay đổi trạng thái
hoặc dịch chuyển đến các cột mốc khác của các thực thể trong thế giới văn bản.
Chúng tôi xin phép được đưa ra một số chức năng điển hình thường thấy trong
diễn ngôn mà Werth đã đề cập trước đó:
Về kiểu văn ản (text type) sẽ có tự sự (narrative); miêu tả: bối cảnh
(descriptive: scene); con người (person); thói quen (routine); biện luận (discursive);
hướng dẫn (instructive).
20
Về kiểu vị từ (predicate type) sẽ có hành động, sự kiện (action, event); trạng
thái (state); trạng thái, tài sản (state, property); thói quen (habitual); liên hệ
(relational); mệnh lệnh (imperative).
Về chức năng (function) có thúc đẩy cốt truyện (plot-advancing); thúc đẩy bối
cảnh (scene-advancing); thúc đẩy con người (person-advancing); thúc đẩy thói quen
(routine-advancing); thúc đẩy sự tranh luận (argument-advancing); thúc đẩy mục tiêu
(goal-advancing).
Về hành động phát ngôn (speech act) có tường thuật, kể lại (report, recount);
miêu tả bối cảnh (describe scene); miêu tả nhân vật (describe character); mô tả thói
quen (descri e routine); định đề, kết luận (postulate, conclude); yêu cầu, ra lệnh
(request, command). (Paul Werth, 1999, tr.191)
Có thể thấy, chức năng của diễn ngôn chính là phần thiết yếu nhất của những
cái được dàn xếp ở cấp độ thế giới diễn ngôn. Sự chọn lọc từ ngữ hay cách nói sự chọn
lọc các nhân tố thúc đẩy chức năng chính là nhằm đảm đương những sự dàn xếp ở cấp
độ thế giới văn bản. Văn ản chứa đựng các nhân tố thúc đẩy chức năng sẽ do người
nói hoặc người viết ở thế giới diễn ngôn lấy ra, họ sẽ lựa chọn những yếu tố tốt nhất để
đưa vào văn ản nhằm diễn đạt những mục đích hác nhau trong giao tiếp của họ. Về
phía người nghe hoặc người đọc, họ sẽ lựa chọn những yếu tố phù hợp với bản thân
trong nhiều yếu tố ở trên để đưa ra một cách diễn đạt của riêng họ cho nên sẽ xảy ra
trường hợp giống nhau hoặc khác nhau về mục đích an đầu mà người nói hoặc người
viết đề ra.
Joanna Gavins đề cập tới a quá trình được các nhân tố thúc đẩy chức năng tạo
nên bao gồm:
- Quá trình vật chất (material processes): mọi quá trình vật chất liên quan đến bất
kỳ loại hành động hoặc sự kiện nào trong diễn ngôn đều ảnh hưởng đến một số loại tác
thể (actor). Các hành động sau đó có thể được chia nhỏ thành các quá trình chủ đích
(intention processes) và các quá trình bất ngờ (supervention processes). Các quá trình
vật chất hầu như luôn truyền tải sự thay đổi trạng thái, sửa đổi các mối quan hệ đã thiết
lập giữa các yếu tố thế giới văn bản theo một cách nào đó.
- Quá trình tinh thần (mental processes): vai trò của người tham gia trong quá trình
này sẽ liên quan đến cảm nhận thể (sensor) và tri giác (perception); tri nhận
(cognition) hay phản ứng (reactions) có thể là thích hoặc ghét. Sự xuất hiện của các
21
quá trình tinh thần có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ đến cấu trúc của thế giới văn
bản. Khác với quá trình vật chất, quá trình tinh thần là những hoạt động trong tâm trí
chứ không phải là những hoạt động thể chất của cơ thể.
- Quá trình tồn tại (existential processes): chỉ đơn giản là mô tả sự tồn tại của một
số yếu tố nào đó xuất hiện trong cấp độ ngôn từ. Sự tồn tại này bao gồm cả chủ đề giả
(nếu có). Ví dụ khi thời tiết là trọng tâm của một mệnh đề (It’s cold).
Các yếu tố thúc đẩy chức năng của thế giới văn bản hoàn toàn phụ thuộc vào
những gì chúng tôi nhận thức về mục đích của toàn bộ văn ản. Văn ản này sẽ do
người nói hoặc người viết trong thế giới diễn ngôn tạo ra, chứa đựng những nhân tố
thúc đẩy chức năng hỗ trợ cho mục đích giao tiếp được thuận lợi nhất. Người đọc,
người nghe trong thế giới diễn ngôn sẽ hình thành cách lý giải có thể giống hoặc khác
với chức năng diễn ngôn mà người viết hoặc người nói đã định ra trước đó.
1.2.3. Thế giới tình thái và sự tham gia dịch chuyển các thế giới
1.2.3.1. Thế giới tình thái (modal worlds)
Thông qua các cuộc gặp gỡ hàng ngày, cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, các cấu
trúc nhận thức cho phép con người đàm phán theo cách của họ. Chúng ta không chỉ sử
dụng những cấu trúc kiến thức này để xử lý và hiểu diễn ngôn mà còn có khả năng sử
dụng diễn ngôn đó để mô tả cấu trúc nhận thức của mình cho người khác. Cho dù
người tham gia có thể tiếp cận được hay nhân vật có thể tiếp cận được đều ảnh hưởng
trực tiếp đến cấu trúc nhận thức luận của các thế giới. Bản chất dễ tiếp cận của con
người đã góp phần xây dựng mối quan hệ thế giới thân mật và đáng tin cậy giữa tác
giả và độc giả.
Yếu tố tình thái gắn liền với các nhân vật trong thế giới văn ản. Như chúng tôi
đã đề cập ở nội dung trước, nhân vật trong thế giới văn bản mang những nét giống với
người tham gia ở cấp diễn ngôn, họ cũng có inh nghiệm, cảm xúc, tri giác riêng.
Chính vì vậy, các nhân vật trong thế giới văn bản có thể tự xây dựng nên những thế
giới nhỏ ên dưới lớp văn ản, hay còn gọi là thế giới ên dưới (sub-worlds) theo cách
gọi của Werth (1999). Đây là một thế giới đặc biệt tồn tại các không gian nhận thức
khi nhân vật trong thế giới văn ản phóng chiếu hoặc phản chiếu nhờ vào ký ức của
chính nhân vật trong truyện.
Tương tự như thế giới diễn ngôn, các thế giới ên dưới cũng được hình thành
và phát triển dựa trên các yếu tố xây dựng thế giới và các nhân tố thúc đẩy chức năng.
22
Kết hợp với các yếu tố tình thái, Werth chia thế giới ên dưới thành ba loại cơ ản
gồm thế giới trực chỉ (deictic world), thế giới nhận thức (epistemic world) và thế giới
thái độ (attitudal world). Tuy nhiên, nếu nhìn văn ản dưới góc độ này, chúng ta sẽ
thấy sự phân cấp giữa các tầng lớp thế giới, dẫn đến sự đề cao xem trọng thế giới
chính và phớt lờ những thế giới phụ - ít ảnh hướng đến các diễn ngôn. Điều này làm
việc tiếp nhận thông tin của độc giả không được trọn vẹn. Với Gavins (2007), bà cho
rằng thế giới ên dưới như cách gọi của Werth có thể tạo ra một thế giới mới đóng vai
trò quan trọng trong việc nhận thức của độc giả khi tiếp cận diễn ngôn, chứ hông đơn
giản là một thế giới nhỏ ở dưới cấp độ thế giới văn bản.
Modality là thuật ngữ chỉ những khía cạnh của ngôn ngữ thể hiện thái độ, tình
thái của người nói hoặc người viết đối với một chủ đề cụ thể. Nhưng đó là ở giao tiếp
giữa những người tham gia diễn ngôn, còn đối với các nhân vật trong thế giới văn bản
thì như thế nào? Nó có giống với tình thái của người tham gia ở cấp độ diễn ngôn hay
không? Thế giới tình thái có thể giúp chúng ta giải quyết những câu hỏi trên.
Thế giới tình thái là thế giới được tạo ra từ những mệnh đề tình thái trong văn
bản. Khác với thế giới văn bản, các mệnh đề tình thái tạo nên thế giới ý niệm vì theo
như Whiteley (2010) quan niệm, để hiểu được diễn ngôn, người tham gia vào diễn
ngôn phải ý niệm hóa cả những mệnh đề tình thái lẫn thái độ của người nói đối với
chúng.
Gavins đề cập đến ba loại tình thái trong thế giới tình thái dưới góc nhìn của lý
thuyết Thế giới ngôn bản như sau:
- Tình thái vọng cảm (boulomatic modality): được thể hiện qua những mức độ khác
nhau, có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy vào mệnh đề cụ thể. Tình thái vọng cảm
được thể hiện qua các động từ, trạng từ hoặc các cấu trúc cụm câu thể hiện sự mong
muốn, hi vọng hoặc tiếc nuối của người nói hoặc người viết, ví dụ: muốn, hi vọng,
đáng tiếc, rất vui được gặp lại bạn bè của ông ấy, hi vọng rằng ông ta sẽ từ chức,
mong rằng cậu sẽ đạt kết quả cao…
- Tình thái đạo nghĩa (deontic modality): một tình huống được xây dựng và diễn ra
trong thế giới văn bản được người nói, người viết hoặc nhân vật bày tỏ thái độ của
mình thông qua các thuật ngữ tình thái đạo nghĩa. Hay nói một cách khác là thể hiện
quan niệm về nhiệm vụ của mình thông qua ngôn ngữ. Tính bắt buộc đối với người nói
hoặc người viết khi họ thực hiện hành động, quan niệm về trách nhiệm của bản thân
23
qua ngôn ngữ. Những quan điểm này kéo dài bao gồm sự cho phép, nghĩa vụ và cao
hơn là yêu cầu. Khi được đặt trước động từ, có thể được sử dụng để thể hiện thái độ
không nghiêm túc (you must do as I say, you may have another cake); tính từ hoặc
cụm cấu trúc (it was required that they inform the authorities, only authorised
personnel are permitted to enter)…
- Tình thái nhận thức (epistemic modality): là loại tình thái với iên độ kéo dài từ
mức độ diễn tả sự không tự tin (mức độ thấp) đến mức độ chắc chắn tuyệt đối (mức độ
cao) của người nói, người viết. Tình thái này chú tâm đến sự tự tin hoặc thiếu tự tin
của người nói, người viết về tính chân thật của mệnh đề được nói đến. Một số từ ngữ
diễn đạt như cho rằng, nghi ngờ, có lẽ, chắc chắn, tin chắc,… Ngoài ra, còn có tình
thái tri giác (perception modality) là tình thái thuộc phân nhánh nhỏ của tình thái nhận
thức tựa như, rõ ràng, dường như,… Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi gọi
chung cách diễn đạt trên là thế giới tình thái nhận thức.
Trong các loại tình thái đề cập ở trên, tình thái nhận thức được xem là thế giới
tình thái lớn và phổ biến trong lý thuyết Thế giới ngôn bản. Nội dung của những tình
huống mô tả theo phương thức này, thường hông được hiện thực hóa vào thời điểm
chúng tạo ra. Mặc dù chỉ là một mệnh đề đơn giản và ngắn gọn nhưng thế giới tình
thái có tiềm năng trở nên rất chi tiết và phức tạp nếu có khả năng xảy ra. Đây được
xem là có cấu trúc xây dựng thế giới phức tạp và tăng tiến chức năng của riêng chúng
trong diễn ngôn.
1.2.3.2. Sự chuyển dịch các thế giới (world-swiches) và khả năng tiếp cận thế giới
(accessibility)
Người tham gia, nhân vật và các yếu tố hác đã xây dựng nên các thế giới khác
nhau trong giao tiếp. Quá trình giao tiếp diễn ra liên tục cho đến khi mục đích giao tiếp
đạt kết quả. Có những tình huống, người tham gia diễn ngôn hoặc nhân vật trong văn
bản có thể thêm bớt nội dung, bổ sung những thông tin mới hoặc chuyển đổi đề tài,
thời gian, không gian một cách linh hoạt đối với các thế giới. Các thế giới này cũng
lần lượt thay đổi để thích nghi với môi trường bằng cách dịch chuyển các tầng thế giới
khi có sự thay đổi trực chỉ của những yếu tố xây dựng thế giới. Lúc này, đối tượng
tham gia diễn ngôn ngay lập tức phải xây dựng một thế giới mới với trực chỉ, sở chỉ
mới nhằm giúp diễn ngôn được hiểu tường tận và cặn kẽ.
24
Vậy thế giới mới có gì khác với thế giới cũ trước đó? Sự dịch chuyển các thế
giới có thể là không gian, thời gian hoặc cả không gian lẫn thời gian. Có sự thay đổi
không gian nhưng vẫn giữ nguyên thời gian. Ví dụ như không gian từ nhà ăn sang
phòng hách, sang trường học hay bất kì một vị trí nào đó hác vị trí an đầu. Có sự
dịch chuyển về thời gian nhưng vẫn giữ nguyên không gian; ví dụ như cùng một
hông gian đó, nhưng thời gian lại là quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai. Hoặc sự
chuyển dịch toàn bộ cả không gian và thời gian, thay thế vào đó là một không gian và
mốc thời gian hoàn toàn mới. Ngoài ra, có thể thay đổi trọng tâm của các thế giới mà
chúng tôi gọi là trực chỉ (tức thay đổi thực thể). Thế giới mới được hình thành nhờ
những sự dịch chuyển các yếu tố trên gọi là sự dịch chuyển các thế giới.
Mọi diễn ngôn đều ẩn chứa nhiều thế giới, việc thay thế và dịch chuyển giữa
các thế giới diễn ra liên tục nhằm tạo nên sự đa dạng, mới mẻ cho diễn ngôn. Khi một
diễn ngôn tồn tại nhiều hơn một thế giới, cần đánh giá trạng thái của từng thế giới mới
trong mối quan hệ với những thế giới trước đó để thuận tiện cho việc xử lý diễn ngôn.
Muốn quản l được nhiều thế giới khác nhau thì việc hiểu sự khác biệt của trạng thái
bản thể học (ontological status) tồn tại trong các thế giới là điều cần thiết. Các thực thể
trong thế giới diễn ngôn dù cho là giao tiếp mặt đối mặt hay giao tiếp bằng văn ản
đều là những con người có thật, thuộc cùng một miền tồn tại. Thế giới văn bản được
tạo ra bởi những người tham gia trong thế giới diễn ngôn luôn sẵn sàng để xác minh
các thực thể khác tồn tại ở cùng cấp độ bản thể học. Có nghĩa là hi một người tham
gia vào thế giới diễn ngôn, thiết lập một thế giới văn bản hoặc tạo ra một thế giới mới
trong thế giới văn bản. Ngay lập tức, những người tham gia trong thế giới diễn ngôn sẽ
vận dụng những kiến thức từ môi trường bản thể mà họ có để đánh giá vấn đề được
gợi ra từ thế giới văn bản, từ đó có trách nhiệm đối với nội dung văn ản. Lý thuyết
Thế giới ngôn bản gọi đấy là khả năng tiếp cận thế giới. Dựa vào khả năng tiếp cận thế
giới, lý thuyết Thế giới ngôn bản sẽ có thế giới mà người tham gia có khả năng tiếp
cận được (participant-accessible) và thế giới mà nhân vật có khả năng tiếp cận được
(enactor-accessible). Nhân vật thuộc thế giới văn bản cũng có cảm xúc, trải nghiệm,
suy nghĩ,… giống như những người tham gia diễn ngôn. Thế giới văn bản gọi họ là
nhân vật có khả năng truy cập.
1.2.4. Một số thế giới khác có liên quan đến lý thuyết Thế giới ngôn bản
1.2.4.1. Sự phủ định (negation)
25
Người tham gia thuộc thế giới diễn ngôn nhưng vẫn tham gia ý niệm hóa các
quá trình ngay cả khi chúng bị đóng hung một cách tiêu cực. Quá trình ý niệm hóa
của người tham gia sẽ hình thành nên một thế giới mới dựa trên những suy nghĩ của
người tham gia. Khi tiếp nhận một mệnh đề phủ định trong thế giới văn bản của một
nhân vật nào đấy, người tham gia vẫn tạo ra một hình dung trong đầu về nhân vật thực
hiện chính xác những hành động đó, những nội dung của thế giới này sẽ được hiện rõ
trong tâm trí người đọc theo thứ tự đưa vào tiêu điểm trong diễn ngôn sau đó mới phủ
định chúng.
Khi người tham gia đối mặt với cách nói phủ định cho một hành động của nhân
vật nào đó trong tác phẩm như “Cô ấy không phải là một ca sĩ giỏi, cũng hông phải là
một vũ công chuyên nghiệp”, sự diễn giải tinh thần vẫn diễn ra trong tâm trí của người
tham gia nhằm hiểu câu nói trên và khắc họa chính xác sự phủ định được gợi ra trong
câu. Thế giới phủ định sự tồn tại tách biệt với thế giới văn bản mà sự phủ định đã được
thể hiện qua từ “ hông phải”, “cũng hông phải”. Thế giới tiêu cực này cho phép một
ca sĩ giỏi và một vũ công chuyên nghiệp tương ứng được thể hiện trong tâm trí trước
khi sự phủ định của họ có thể được ý niệm hóa. Thế giới văn ản tiêu cực tác động
trực tiếp lên thế giới văn ản tích cực mà chúng đã sinh ra từ đó. Thế giới tiêu cực thể
hiện sự cấm đoán, hông đồng tình, phản bác qua những ngữ phủ định hay nghĩa phủ
định. Một số từ ngữ thường thấy, dễ nhận biết trong ngôn ngữ về nghĩa phủ định như
chưa, không, không thể, chưa bao giờ, hiếm khi, đừng,…
Sự phủ định sẽ tạo nên các thế giới có nội dung ngược nhau thể hiện trong diễn
ngôn và thế giới phủ định này cũng được tạo ra từ sự kích hoạt nào đó trong ngôn ản.
Chính vì vậy, thế giới phủ định có khả năng tác động ngược trở lại văn ản - nơi mà
nó được kích hoạt từ an đầu. Thế giới phủ định xuất hiện từ những phủ định thay thế
trong suy nghĩ của người tham gia.
1.2.4.2. Sự giả định (hypothetical)
Trong diễn ngôn, con người có nhiều cách hác nhau để thực hiện quá trình
nhận thức các sự vật, sự việc, hành động và đối tượng. Kiến thức, kinh nghiệm, trải
nghiệm được biểu hiện qua suy nghĩ, hành động hoặc bày tỏ ý kiến qua lời nói, cảm
xúc trực tiếp. Trong tương tác hàng ngày, con người thường xuyên tạo ra các thế giới
mơ hồ và không thực tế thông qua ngôn ngữ. Quá trình nhận thức này được thể hiện
qua những giả định không có thực hoặc chưa xảy ra gắn với mốc thời gian trong tương
26
lai hoặc quá khứ đối với thời điểm nói. Các giả thiết này vô hình trung sẽ tạo ra một
thế giới mà trong lý thuyết Thế giới ngôn bản người ta gọi là thế giới giả định. Ở thế
giới này, chúng tôi có khả năng tưởng tượng, mô tả và thảo luận về vô số tình huống
không hoặc chưa xảy ra trong thực tế. Người tham gia lúc này đang tự xây dựng các
giả thuyết ở nhiều dạng khác nhau. Những giả thuyết này có xu hướng mở rộng chủ đề
trung tâm của người dùng nhằm một mục đích nào đó. Để làm được điều này, cần phải
có câu điều kiện theo cách gọi của ngữ pháp truyền thống. Câu điều kiện được chia
làm hai thành phần. Mệnh đề điều kiện nhằm thiết lập một tình huống lý thuyết và
đánh dấu nó là xa rời thực tế. Dấu hiệu nhận biết mệnh đề điều kiện là “nếu” hoặc có
thể sử dụng phương thức đảo ngữ, nhấn mạnh động từ. Tiếp đến là phần mệnh đề
chính, đây là phần quan trọng nhằm xác định hậu quả của đề điều kiện. Trong khi
mệnh đề điều kiện thiết lập một thế giới tình thái nhận thức vốn có với tư cách là một
khả năng hông thể hiện thực hóa được về mặt ngôn ngữ thì phần mệnh đề chính lại
chứa thông tin cải tiến chức năng, đưa tình huống giả định an đầu đến một điểm hoặc
kết luận xa hơn.
Mặc dù có kết cấu khác so với Thế giới ngôn bản, nhưng chúng ta có thể coi
các thế giới được gợi ra từ sự giả định trong văn ản cũng là các Thế giới ngôn bản. Vì
nó được nhìn nhận dưới dạng nhận thức của người nào đó khi tham gia vào diễn ngôn
hoặc của chính nhân vật. Thế giới giả định cũng chứa những yếu tố cơ ản xây dựng
thế giới và những nhân tố thúc đẩy chức năng được dẫn ra từ ngữ cảnh giả định, kết
quả dự tính sẽ xảy ra nếu tình huống đó thành sự thật.
1.2.5. Tiêu điểm (focalisation)
Trong phong cách học và lý thuyết tường thuật có sự phân biệt rõ ràng giữa
nhân vật trong văn ản với người có trách nhiệm tường thuật văn ản (hay còn gọi là
người kể chuyện). Tiêu điểm là một điểm nhìn mà tại điểm nhìn đó quá trình trần thuật
hiện diện hoặc đang diễn ra. Trong một số tác phẩm tự sự, người kể và tiêu điểm có
thể cùng một người hoặc là những người khác nhau, mối quan hệ này có thể thay đổi ở
những điểm khác nhau trong diễn ngôn. Nhân vật trong thế giới văn bản cũng có thể
trở thành tiêu điểm khi kể lại câu chuyện nào đó qua con mắt của họ. Vì vậy, thế giới
văn bản chứa đựng những tiêu điểm ên trong (internal focalisation). Ngược lại, có
những tác phẩm khác không chấp nhận điều này mà vẫn để điểm nhìn của người ngoài
27
cuộc, không cho họ xen vào những hoạt động bên trong tâm trí của người viết gọi là
tiêu điểm bên ngoài (external facalisation).
Có những trường hợp, độc giả không thấy sự xuất hiện của nhân vật hay người
kể chuyện nhưng lại dường như nghe thấy được tiếng nói của ai đó quanh đây. Lúc
này, tiếng nói đó chính là tiêu điểm. Tiếng nói của người kể chuyện, tiếng nói của
nhân vật hoặc sự kết hợp cả hai giữa người kể chuyện và nhân vật trong tác phẩm.
Đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết của McCall Smith’s, The No. 1 Ladies’ Detective
Agency mà Gavins trích dẫn và phân tích đã cho ta thấy rõ vấn đề tiêu điểm này. Trong
tiểu thuyết này, thường xuyên có sự chuyển đổi từ những suy nghĩ hoặc giọng nói bên
trong của nhân vật sang giọng nói của người kể chuyện (Joanna Gavins, 2007, tr.127).
Sự kết hợp giữa người tham gia (tác giả, người kể chuyện) với nhân vật trong thế giới
văn bản sẽ giúp cho người tham gia còn lại (độc giả) tiếp cận diễn ngôn một cách dễ
dàng dù cho độc giả không biết gì về ngoại hình, tính cách của tác giả. Độc giả có thể
tìm hiểu một cách trung gian bằng việc tham chiếu thông qua nhân vật trong tác phẩm
vì đa phần nhân vật chính do tác giả tạo ra có đôi nét giống với tác giả. Nhờ đó mà
người đọc có thể theo dõi câu chuyện và đối thoại với chính người tạo ra tác phẩm.
Khi người kể chuyện, người tiêu điểm là một, nhân vật trong thế giới văn bản đang
trình bày nội dung của thế giới văn bản thì quá trình tường thuật đồng nhất xuất hiện.
Tiêu điểm có thể thay đổi hoặc cố định tùy vào mỗi tác phẩm. Dựa trên lý
thuyết tự sự học của Gerard Genette, Gavins đồng tình với quan điểm người kể chuyện
chính là tiếng nói duy nhất có thể nhận thấy trong văn ản. Ở đây hông có nghĩa là
gạt bỏ hoàn toàn sự tồn tại tiếng nói của nhân vật. Chẳng qua, sự chuyển đổi sang tiêu
điểm là giọng nói của nhân vật trong văn bản cũng đến rồi đi hi văn ản tiếp tục
chuyển cảnh. Chính vì vậy, người kể chuyện (heterodiegetic narration) lúc này là
người hiện diện trong toàn bộ diễn ngôn và là giọng nói chủ đạo xuyên suốt.
1.3. Phong cách học tri nhận và Thế giới ngôn bản
Trước đây, dường như hông có ai thực sự quan tâm đến nhu cầu, sự xuất hiện,
sự tồn tại và phát triển của Phong cách học như là một ngành khoa học độc lập. Theo
Simpson, phân tích Phong cách học chính là khám phá ngôn ngữ, khám phá tính sáng
tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của văn ản. Từ đó, người đọc hoặc người nghe hiểu
nội dung của văn ản và làm giàu suy nghĩ của chính bản thân họ về ngôn ngữ trong
văn ản. Leech G.N. cho rằng Phong cách học là cách tiếp cận văn chương theo hình
28
thức ngôn ngữ học với mục đích giải thích mối quan hệ giữa ngôn từ và chức năng
quan hệ thông qua việc đặt câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” chứ không chỉ là “cái
gì”. Cũng có nhận định rằng Phong cách học được phát triển từ chủ nghĩa hình thức ở
Nga với nền tảng là cấu trúc luận Praha và quan điểm này cho rằng Phong cách học
chú trọng xét đến “sự dị biệt”, “những yếu tố đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ”.
Halliday đặt vấn đề nếu một văn ản được mô tả một cách trọn vẹn thông qua
các lý luận và thủ pháp của ngôn ngữ học thì hoàn toàn có thể chỉ ra phương thức hoạt
động của văn bản đó. Và việc mô tả văn chương ằng các thủ pháp của ngôn ngữ học
như là sử dụng các phân loại về mô tả ngôn ngữ để so sánh các văn ản khác nhau của
từng tác giả hay của các tác giả khác nhau trong cùng một thể loại hoặc trong các thể
loại khác nhau có thể phân tích và khái quát hóa ngôn ngữ văn chương thành các hệ
thống. Theo ông, ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm vừa là cái quyết định và cái được
quyết định. Ngôn ngữ tuân theo các cấu trúc xã hội và các cấu trúc xã hội được duy trì,
chuyển tải nhờ ngôn ngữ. Lý thuyết này đã mở rộng phạm vi và phân loại so với
những lý thuyết trước với sự mô tả theo 3 yếu tố chính: tư tưởng, liên nhân và văn ản.
Đó chính là các yếu tố chủ chốt của ngôn ngữ và từ đó hình thành nên “phong cách
học chức năng”. Thế nhưng, Widdowson hông đồng tình với những nghiên cứu của
Halliday khi cố gắng hệ thống hóa các yếu tố ngôn ngữ trong văn chương. Ông cho
rằng không chỉ dựa vào các quy tắc phân tích văn ản để có thể hiểu một cách đầy đủ
về văn học và văn chương. Widdowson cho rằng Halliday chỉ dừng ở việc phân tích
văn ản mà chưa tiến đến “phân tích diễn ngôn”.
Đối với Widdowson, Phong cách học phải gắn liền phê ình văn học và ngôn
ngữ học. Yếu tố “phong cách” liên quan đến phê ình văn học trong hi đó yếu tố
“học” liên quan đến các quy tắc và các đối tượng. Đây được xem là một sự đúc ết
hoàn hảo từ các quan điểm trước đó về “Phong cách học”.
Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác nhau về Phong cách học với hàm nghĩa
rộng, hẹp khác nhau. Nhìn chung, Phong cách học là khoa học nghiên cứu quy luật lựa
chọn, nguyên tắc lựa chọn các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ trong văn ản (nói hoặc
viết) nhằm tạo ra những hiệu ứng đặc biệt có liên quan đến quá trình nhận thức con
người.
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của Phong cách học, Thi pháp học tri nhận theo
cách gọi của Stockwell (hay Phong cách học tri nhận) ra đời dựa trên nền tảng của
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf
LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf

More Related Content

What's hot

TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.An Tran
 
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cươngNgân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cươngnataliej4
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX nataliej4
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangvanloi1802
 
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...sunflower_micro
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luậnlaptrinhvacxin
 
thông tin phục vụ lãnh đạo
thông tin phục vụ lãnh đạothông tin phục vụ lãnh đạo
thông tin phục vụ lãnh đạonhanho123456789
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinhKhó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh
 
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
TLH.TL.Tâm lý học giáo dục đạo đức.
 
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cươngNgân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
Ngân hàng đề thi trắc nghiệm tâm lý học đại cương
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đLuận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
Luận văn: Đặc điểm truyện ngắn Lưu Trọng Lư, HAY, 9đ
 
Bao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hangBao lanh ngan hang
Bao lanh ngan hang
 
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
 
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luậnTạo Lập Văn Bản -  Bài Tiểu luận
Tạo Lập Văn Bản - Bài Tiểu luận
 
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAYLuận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
 
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5
Xây dựng tình huống dạy học chủ đề Con người trong môn Khoa học 5
 
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAYVăn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
Văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn phân tích diễn ngôn, HAY
 
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinhLuận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
Luận văn: Khó khăn tâm lý trong giao tiếp với bạn bè của học sinh
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học sinh trung học, HAY, 9đ
 
thông tin phục vụ lãnh đạo
thông tin phục vụ lãnh đạothông tin phục vụ lãnh đạo
thông tin phục vụ lãnh đạo
 
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đLuận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
Luận văn: Thể loại phóng sự Việt Nam từ 1975 đến nay, HAY, 9đ
 
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái Bình
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái BìnhLuận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái Bình
Luận văn Thạc sĩ Tìm hiểu tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Đồng Bằng - Thái Bình
 
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...PHÂN TÍCH HOẠT  ĐỘNG TÍN DỤNG  TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ  PHÁT TRIỂN NÔNG ...
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG ...
 

Similar to LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf

NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNuioKila
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...nataliej4
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpMan_Ebook
 
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...nataliej4
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...KhoTi1
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.MárquezHiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquezhttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf (20)

Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdfNGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
NGHIÊN CỨU BIỂU TƢỢNG KHÈN TRONG DÂN CA MÔNG TỪ VĂN HÓA ĐẾN VĂN HỌC DÂN GIAN.pdf
 
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
Luận án: Thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng trước năm 1945
 
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt   thức trạng, đặc...
Luận văn tiếng lóng trên các diễn đàn trực tuyến tiếng việt thức trạng, đặc...
 
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAYLuận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
Luận án: Ảnh hưởng văn học dân gian trong truyện thiếu nhi, HAY
 
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệpLiên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
Liên văn bản trong sáng tác nguyễn huy thiệp
 
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRÊN KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH HUẾ CHUYÊN NGÀNH VĂN H...
 
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đDạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
Dạy học thơ đường ở trường phổ thông theo hướng tích cực, 9đ
 
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAYLuận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
Luận văn: Văn xuôi Hồ Anh Thái từ góc nhìn Liên văn hóa, HAY
 
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đThế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lê Minh Khuê sau 1975, 9đ
 
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
LUẬN VĂN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN LÊ MINH KHUÊ SAU NĂM 1975_102537...
 
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca TàyẢnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
Ảnh hưởng của văn học dân gian trong văn xuôi và thơ ca Tày
 
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy ThiệpLuận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Luận văn: Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
 
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đLuận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
Luận văn: Phương Đông lướt ngoài cửa sổ dưới góc nhìn thể loại, 9đ
 
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul TherouxLuận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
Luận văn: Nghiên cứu Phương Đông lướt ngoài cửa sổ của Paul Theroux
 
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
Nghiên cứu yếu tố Kỳ Ảo qua cách sử dụng từ điểm âm trong Truyền Kỳ Mạn Lục c...
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bảnLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản
 
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAYLuận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
Luận văn: Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh từ góc nhìn liên văn bản, HAY
 
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.MárquezHiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
Hiện tượng song trùng trong "Trăm Năm Cô Đơn của G.Márquez
 
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đLuận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đ
Luận văn: Đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Hồ Phương, 9đ
 

LV thạc sĩ. NNH. TGNT TRONG CHÙA ĐÀN.2023.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH THỊ THANH HÒA THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÙA ĐÀN CỦA NGUYỄN TUÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
  • 2. i ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HUỲNH THỊ THANH HÒA THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÙA ĐÀN CỦA NGUYỄN TUÂN Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 8229020 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2023
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ đề tài Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh. Tư liệu được sử dụng trong luận văn là xác thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tôi xin chịu trách nhiệm khoa học và pháp lý về tất cả những nội dung tôi đã công bố trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2023 Tác giả luận văn Huỳnh Thị Thanh Hòa
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Trong cuộc sống, sự thành công nào cũng đều gắn liền với những hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học đến khi làm luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô và bạn bè. Với tấm lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM, phòng Sau Đại học, Khoa Ngôn ngữ học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Ngôn ngữ học đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt cho chúng tôi nhiều vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh, người đã tận tâm chỉ dạy, hướng dẫn, đóng góp những iến qu áu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin được cảm ơn gia đình, ạn è đã luôn hỗ trợ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Thanh Hòa
  • 5. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Số hiệu Tên bảng biểu Số trang 1 Bảng 2.1 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm phần Dựng 49 2 Bảng 2.2 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 1 phần Tâm sự nước độc 60 3 Bảng 2.3 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 2 phần Tâm sự nước độc 60 4 Bảng 2.4 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 1 phần Mưỡu cuối 61 5 Bảng 2.5 Các nhân tố xây dựng thế giới văn ản trung tâm 2 phần Mưỡu cuối 63 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Số hiệu Tên sơ đồ Số trang 1 Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các thế giới văn ản trung tâm trong đoạn trích 79 2 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 1 và các thế giới văn ản hác xoay quanh Cô Tơ và Bá Nhỡ 80 3 Sơ đồ 3.3 Các nhân tố thúc đẩy chức năng và các đặc tính gán cho thực thể và nhân vật phần 1 80 4 Sơ đồ 3.4 Sơ đồ thế giới văn ản và thế giới ên dưới trong phần 1 81 5 Sơ đồ 3.5 Sơ đồ thế giới văn bản trung tâm 2 và các thế giới văn ản hác xoay quanh Cô Tơ, Bá Nhỡ, Lãnh Út 81 6 Sơ đồ 3.6 Các nhân tố thúc đẩy chức năng và các đặc tính gán cho thực thể và nhân vật trong phần 2 82 7 Sơ đồ 3.7 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 2 và các thế giới bên dưới đoạn Dạo đầu và Cao trào 82 8 Sơ đồ 3.8 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 2 và các thế giới ên dưới 83
  • 6. v đoạn kết 9 Sơ đồ 3.9 Sơ đồ thế giới văn ản trung tâm 3 và các thế giới văn ản hác xoay quanh Cô Tơ, Lãnh Út 83 10 Sơ đồ 3.10 Các nhân tố thúc đẩy chức năng và các đặc tính gán cho thực thể, nhân vật trong phần 3 84 11 Sơ đồ 3.11 Thế giới văn ản trung tâm 3 và thế giới ên dưới phần 3 85
  • 7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Danh mục các chữ viết tắt Tên gọi Ký hiệu Ý nghĩa Text world Text world Thế giới văn ản Boulomatic boul Thế giới tình thái vọng cảm Epistemic epi Thế giới tình thái nhận thức Denotic den Thế giới tình thái đạo nghĩa Hypothetical hypo Thế giới giả định Negation ------ Thế giới phủ định Time T Thời gian trong thế giới Location L Không gian trong thế giới Objects O Thực thể trong thế giới Enactors E Nhân vật trong thế giới world - switches ws Sự dịch chuyển thế giới Enactors accessibility world EAW Thế giới mà nhân vật tiếp cận được Participant accessibility world PAW Thế giới mà người tham gia tiếp cận được 2. Quy ước trình bày - Các bảng biểu, sơ đồ được đánh số theo các chương mục của luận văn để tiện việc theo dõi. - Việc trích dẫn các tài liệu được ghi theo thứ tự của danh mục ở phần Tài liệu tham khảo và được đặt trong dấu ngoặc vuông. Số đầu tiên là số thứ tự của tài liệu, số tiếp theo là số thứ tự trang được trích dẫn trong tài liệu.
  • 8. vii BẢNG ĐỐI DỊCH THUẬT NGỮ STT Tiếng Việt Tiếng Anh 1 Thế giới ngôn bản Text World Theory 2 Thế giới diễn ngôn discourse world 3 Thế giới văn ản text worlds 4 Thế giới tình thái modal worlds 5 Cảnh huống situational context 6 Người tham gia diễn ngôn participant 7 Khung kiến thức body of knowledge 8 Sự gia tăng incrementation 9 Ngữ cảnh context-sensitive 10 Các yếu tố xây dựng thế giới world-builders 11 Các nhân tố thúc đẩy chức năng function-advancing elements 12 Trực chỉ deixis 13 Điểm tham chiếu không/zéro origo 14 Nhân vật character - enactor 15 Thực thể entities 16 Quá trình vật chất material processes 17 Quá trình tinh thần mental processes 18 Quá trình tồn tại existential processes 19 Tình thái vọng cảm boulomatic modality 20 Tình thái đạo nghĩa deontic modality 21 Tình thái nhận thức epistemic modality 22 Sự chuyển dịch các thế giới world-swiches 23 khả năng tiếp cận thế giới accessibility 24 Sự phủ định negation 25 Sự giả định hypothetical 26 Tiêu điểm focalisation
  • 9. viii MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 9 2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 11 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 15 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ....................................................... 15 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................................... 15 7. Bố cục luận văn....................................................................................................... 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN ...................8 1.1. Những tiền đề hình thành lý thuyết Thế giới ngôn bản................................... 14 1.2. Lý thuyết Thế giới ngôn bản............................................................................... 16 1.2.1. Thế giới diễn ngôn............................................................................................. 17 1.2.2. Thế giới văn bản ................................................................................................ 22 1.2.3. Thế giới tình thái và sự tham gia dịch chuyển các thế giới............................. 28 1.2.4. Một số thế giới khác có liên quan đến lý thuyết Thế giới ngôn bản ............... 31 1.2.5. Tiêu điểm............................................................................................................ 33 1.3. Phong cách học tri nhận và Thế giới ngôn bản ................................................ 34 1.4. Ẩn dụ trong lý thuyết Thế giới ngôn bản .......................................................... 35 1.5. Một vài thông tin về tác giả và tác phẩm........................................................... 37 1.5.1. Tác giả Nguyễn Tuân........................................................................................ 37 1.5.2. Tiểu thuyết Chùa Đàn ....................................................................................... 38 1.6. Tiểu kết ................................................................................................................. 40 CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÙA ĐÀN CỦA NGUYỄN TUÂN................................................................................................35 2.1. Thế giới diễn ngôn trong tiểu thuyết Chùa Đàn............................................... 41 2.2. Thế giới văn bản và thế giới tình thái trong tiểu thuyết Chùa Đàn................ 45 2.2.1. Thế giới văn bản và thế giới tình thái trong phần Dựng................................. 46 2.2.2. Thế giới văn bản và thế giới tình thái trong phần Tâm sự của nước độc ...... 51
  • 10. ix 2.2.3. Thế giới văn bản và thế giới tình thái phần Mưỡu cuối ................................. 59 2.3. Tiểu kết CHƯƠNG 3: CÁC KẾT CẤU THẾ GIỚI NGÔN BẢN TRONG TIỂU THUYẾT CHÙA ĐÀN CỦA NGUYỄN TUÂN - MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG VĂN...............................................................................................................................62 3.1. Bá Nhỡ đánh đàn, Cô Tơ hát và Lãnh Út cầm chầu ....................................... 63 3.1.1. Thế giới văn bản trung tâm 1 (xoay quanh nhân vật Cô Tơ và Bá Nhỡ)....... 63 3.1.2. Thế giới văn bản trung tâm 2 (Cô Tơ, Bá Nhỡ và cậu Lãnh Út) 3.1.3. Thế giới văn bản trung tâm 3 (cậu Lãnh Út và Cô Tơ) 3.2. Kết cấu thế giới ngôn bản trong đoạn trích phần cuối của Chương Tâm sự của nước độc 3.2.1. Các thông tin chung 3.2.2. Sơ đồ thế giới văn bản 3.3. Tiểu kết PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................................89 PHỤ LỤC ...................................................................................................................109 CHỈ MỤC ......................................................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................95
  • 11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nếu như Ngữ dụng học chỉ dừng ở việc nghiên cứu ngôn ngữ trong mối quan hệ với ngữ cảnh (người nói, người nghe, thời điểm nói, địa điểm nói), Phong cách học nghiên cứu nguyên tắc lựa chọn các phư ơng tiện cho phù hợp với các phong cách chức năng ngôn ngữ thì Ngôn ngữ học tri nhận dựa vào trải nghiệm, tích lũy vốn hiểu biết cá nhân tạo nên cách thức để tri giác và ý niệm hóa thế giới. Quá trình tri nhận tạo nên được góc nhìn mới mẻ từ sự nhận thức của con người về thế giới qua lăng ính ngôn ngữ và văn hóa dân tộc giúp việc tiếp nhận tác phẩm trở nên gần gũi, dễ dàng, đặc biệt các mô hình tri nhận xuất phát từ tư duy chứ không chỉ đơn thuần là những biểu đạt bằng câu chữ. Lý thuyết về Thế giới ngôn bản vẫn còn khá mới lạ đối với giới nghiên cứu Ngôn ngữ học ở Việt Nam, chưa kể việc vận dụng lý thuyết này vào phân tích các tác phẩm văn chương dưới góc nhìn của phong cách học tri nhận sẽ bóc tách được các tầng lớp ngầm ẩn ên trong văn ản, hứa hẹn mở ra một hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu văn chương. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chọn tác phẩm Chùa Đàn của tác giả Nguyễn Tuân làm ngữ liệu nghiên cứu đặc điểm tiếp nhận của người đọc từ hướng tiếp cận của lý thuyết Thế giới ngôn bản vì những lý do sau: - Thể loại văn tự sự có một Thế giới ngôn bản rộng mở, tiếp cận văn bản tự sự từ lý thuyết này sẽ thuận lợi hơn các thể loại văn học khác. Trong hi đó, việc vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu ngữ liệu tiểu thuyết ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Thể loại tiểu thuyết với hệ thống nhân vật, tình tiết truyện có liên quan ở mỗi phần sẽ mở ra nhiều điều độc đáo trong nghiên cứu. - Nếu tìm hiểu và phân tích được các tầng thế giới trong tâm trí người đọc khi tiếp cận tiểu thuyết sẽ giúp việc học tập, nghiên cứu văn học được xem xét một cách đầy đủ hơn. Các mô hình Thế giới ngôn bản được tái hiện thông qua việc xem xét cơ chế tiếp nhận tác phẩm của người đọc giúp việc hiểu tác phẩm từ một hướng tiếp cận mới. Bên cạnh đó, Chùa Đàn được xem là một trong những tiểu thuyết ngắn đỉnh cao của Nguyễn Tuân được viết theo mạch yêu ngôn với những yếu tố mộng mị, kì ảo, các tình tiết độc đáo xoay quanh các nhân vật gợi cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc như nghe một khúc nhạc cổ quái vừa linh dị vừa siêu thoát, vừa tịch liêu vừa đắm đuối. Do
  • 12. 2 đó, chúng tôi muốn tiếp cận tác phẩm này qua góc nhìn mới trên bình diện phong cách học tri nhận để đi sâu hơn vào quá trình đọc hiểu văn ản của người đọc. - Tính cố định của văn ản ở dạng viết sẽ dễ dàng cho việc vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản hơn là nghiên cứu văn ản ở dạng nói. Các văn ản quảng cáo thì ngắn, thể loại thơ thì ít có tình tiết và nhân vật, các văn ản khoa học, hành chính thì lại quá khô khan, mang tính quy thức. Chính vì vậy, chúng tôi kỳ vọng vào sự mới mẻ khi vận dụng lý thuyết này vào trong tiểu thuyết đặc biệt là tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân với mong muốn sẽ mang đến một cái nhìn độc đáo, hác iệt trong tiếp nhận văn học Việt Nam. Chúng tôi luôn muốn được khai thác, tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực phong cách học tri nhận để phục vụ cho học tập và nghiên cứu sau này. Chính vì những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Thuật ngữ “text-word” lần đầu tiên được xuất hiện trong cuốn In Introduction to Functional Grammar của Halliday (1994). Trong công trình này, tác giả dành một chương nói về cú liên kết và ngôn bản theo hướng của ngữ pháp chức năng. Tuy nhiên, đây chỉ là vấn đề hình thức của ngôn từ. Trong hi hướng đi của lý thuyết Thế giới ngôn bản được nhìn từ góc độ của phong cách học tri nhận. Một số khái niệm về không gian tinh thần được đưa ra trong Mental Spaces: Aspects of Meaning Construction in Natural Language (1994) của Fauconnier, từ các mệnh đề trong văn ản được thiết lập qua các tham số chỉ định, các yếu tố tham chiếu, từ đó làm cho thông tin nhận được tăng lên hi đọc tác phẩm. Tuy nhiên, chuyên luận này cũng chưa đi sâu vào vấn đề Thế giới ngôn bản mà chỉ mới đề cập về một vài yếu tố có liên quan đến không gian tinh thần. Chịu ảnh hưởng của “tri nhận luận”, lý thuyết Thế giới ngôn bản xuất hiện vào những năm 90 của thế kỷ XX cùng với Text Worlds: Representing Conceptual Space in Discourse London, United Kingdom: Longman, I-XVII của Paul Werth (1999) và The Text World Theory: An Introduction của Joanna Gavins (2007). Đây có thể xem là những cuốn sách lý thuyết mở đầu cho hướng nghiên cứu về thế giới ên trong văn bản dưới góc nhìn của Phong cách học tri nhận. Lý thuyết này trải qua các giai đoạn nghiên cứu sau:
  • 13. 3 Đầu tiên, Paul Werth đề cập đến lý thuyết Thế giới ngôn bản qua một số bài báo, tiêu biểu như là How to Build a World (1995a) và World Enough and Time (1995b). Sau đó, ông cùng với Mick Short viết cuốn Text Worlds: Representing Conceptual Space in Discourse (1999). Tuy nhiên, phải sau khi ông mất, người đồng sự của ông là Mick Short mới hoàn thiện và cho xuất bản tác phẩm. Lúc bấy giờ, giới nghiên cứu khoa học mới thực sự quan tâm đến lý thuyết Thế giới ngôn bản. Cuốn sách này được xem là tiền đề cho các nghiên cứu về Thế giới ngôn bản sau này. Werth tiến hành nghiên cứu và khảo sát trên cứ liệu tác phẩm A Passage to India của M. Forster’s - một tiểu thuyết tự sự hư cấu qua bài báo World Enough and Time. Chính vì vậy, khi lý thuyết Thế giới ngôn bản hoàn chỉnh hơn đã hướng các nhà nghiên cứu tới những vấn đề khác nhau của Thế giới ngôn bản, trong đó có tri nhận và diễn ngôn. Đối với Werth, tác giả và độc giả đóng vai trò tạo nên một diễn ngôn ngầm cho văn ản. Diễn ngôn này được chi phối bởi các yếu tố như nhân vật, sự vật, hiện tượng xoay quanh nhân vật đó tại một mốc thời gian, hông gian nào đó (có thể là đã xác định cụ thể hoặc còn đang mơ hồ). Mối quan hệ chi phối của các yếu tố đã lôi éo người đọc cùng với tác giả tham gia vào việc tạo dựng nên không gian tinh thần bao trùm tất cả, hay nói một cách dễ hiểu hơn là dựng nên Thế giới ngôn bản trong tác phẩm. Từ đây, theo Werth Thế giới ngôn bản được dựng nên dựa trên ba cấp độ gồm cấu trúc tình thái, hoạt động tinh thần và sự hỗn loạn của các mốc thời gian trong tác phẩm. Không chỉ dừng tại đó, Werth còn nêu lên cách con người tri nhận, tưởng tượng, tư duy và tương tác với các thế giới trong văn ản trong công trình này. Kết quả thu được có nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu các lĩnh vực như hung niệm, ẩn dụ tri nhận, phân tích diễn ngôn, phong cách học,… Tiếp đến, Laura Hidalgo cũng vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào phân tích bản chất lời từ chối và xây dựng các khung ngữ liệu qua tiểu thuyết Catch-22 của Joseph Heller trong Negation as a Stylistic Feature in Joseph Heller’s Catch-22 (2003). Vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào việc phân tích thơ, cụ thể là bài After (Collection Poems) trong công trình nghiên cứu All the World’s a Subworld: Direct Speech and Subworld Creation in After by Norman MacCaig (2004) của Lahey
  • 14. 4 được xem là một ước chuyển hướng mới từ nghiên cứu thể loại tự sự chuyển sang thơ. Tiếp nối Werth, Gavins đã bổ sung để lý thuyết về Thế giới ngôn bản được hoàn thiện hơn. Bà đưa vào các mô hình mà Werth còn thiếu, cũng như chú trọng các yếu tố tình thái trong việc góp phần tạo nên thế giới ên dưới trong tác phẩm qua hai công trình nghiên cứu là (Re) thinking Modality: A text-world Perspective (2005) và Text World Theory: An Introduction (2007). Quá trình chọn lọc, kế thừa của những người đi trước cũng như phát triển bổ sung thêm cho lý thuyết của Gavins khiến lý thuyết Thế giới ngôn bản trở nên hoàn chỉnh và mở ra nhiều khả năng ứng dụng rộng rãi. Stockwell với công trình Texture: A Cognitive Aesthetics of Reading (2009) đã đưa ra được một số khái niệm về xây dựng nhân vật, sắc thái, không gian, thời gian,… Stoc well đã dựa vào khoa học tri nhận, tâm lý ngôn ngữ, phong cách để xem xét quá trình độc giả nhìn nhận, cảm thụ tác phẩm một cách đa chiều. Không chỉ phát triển nội dung đa dạng ở nhiều mảng mà các nhà nghiên cứu theo đường hướng này đã triển khai vận dụng, nghiên cứu trên các ngữ liệu khác nhau như tiểu thuyết, thơ, văn xuôi, kịch,… Lahey đã vận dụng vào vở kịch Rosencrantz and Guildenstern are dead của Tom Stoppard, bài báo Building the Stages of Drama: Towards a Text World Theory Account of Dramatic Play-text (2010). Dưới góc nhìn của khoa học nhận thức, nhóm nghiên cứu Lahey đã phân chia thành hai loại tín hiệu là sân khấu và hư cấu từ đó có sự chuyển dịch giữa hai thế giới (hư cấu - sân khấu) trong tâm thức của khán giả. Bài báo của Giovannelli Pedagogical Stylistics: A text world theory approach to the teaching of poetry (2010) bàn về việc vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường giúp cho học sinh có cái nhìn đa chiều sâu sắc về tác phẩm. Điều độc đáo là ông đã mượn lý thuyết này làm công cụ hỗ trợ cho việc giảng dạy, giúp học sinh có thể cảm thụ văn chương một cách tốt nhất. Whiteley với bài viết Text World Theory, Real Readers and Emotional Responses to the Remains of the Day (2011) cũng đã vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản của Werth để khảo sát các vấn đề liên quan đến cảm xúc và văn ản. Và mới đây nhất là bài viết của Patricia Canning với tên tựa đề: Text World Theory and real world readers: From literature to life in a Belfast prison (2017) với
  • 15. 5 nội dung xoay quanh thế giới diễn ngôn và Thế giới ngôn bản (cá nhân và văn học). Đặc biệt, kết quả nghiên cứu qua phản hồi của người đọc đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách mà chúng ta, với tư cách là một tác giả hay độc giả cảm nhận những câu chuyện, các tầng thế giới khác nhau. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về Thế giới ngôn bản cho đến nay vẫn là một hướng đi há mới mẻ. Năm 2000, tác giả Đỗ Đức Hiểu với tác phẩm Thi pháp hiện đại có nhắc đến các thế giới ngôn từ trong thơ, tiểu thuyết, kịch và phê bình phong cách học. Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa hai thác được Thế giới ngôn bản ở góc nhìn của khoa học nhận thức. Năm 2020, tác giả Nguyễn Trúc Anh đã hái quát lý thuyết thế giới ngôn bản và ứng dụng vào phân tích văn ản qua luận án thạc sĩ Yếu tố cấu thành thế giới ngôn từ trong truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương của Nguyễn Huy Thiệp đã tạo cái nhìn tổng thể về lý thuyết cũng như mở ra ước đi mới cho hướng tiếp cận Phong cách học trong tác phẩm văn học Việt Nam. Ngoài ra, một số các công trình nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bài khóa luận tốt nghiệp cũng như các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí uy tín, phát triển mạnh ở các mảng phân tích diễn ngôn, ẩn dụ tri nhận hoặc hoán dụ tri nhận. Tất cả những công trình nghiên cứu trên tạo nên một kho tài liệu vô cùng quý báu cho việc nghiên cứu liên quan đến vấn đề ngôn bản dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận kết hợp với phong cách học đã góp phần không nhỏ trong việc lan tỏa, vận dụng lý thuyết Thế giới ngôn bản vào trong học tập, nghiên cứu cũng như hoạt động tiếp nhận văn ản. Nhìn chung, lý thuyết Thế giới ngôn bản có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các công trình nghiên cứu của nhiều học giả thuộc các lĩnh vực khác nhau. Việc tiếp tục vận dụng khai thác cơ sở lý thuyết này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp nhận tác phẩm văn chương nói riêng, các văn ản thuộc mọi thể loại nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua lý thuyết về Thế giới ngôn bản của Werth và Gavins, luận văn tiến hành miêu tả và phân tích các yếu tố tạo dựng nên Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Một mặt vừa chứng minh được tính hiệu quả của lý thuyết trên trong việc phân tích các tầng thế giới khác nhau hình thành trong tâm thức, tâm trí của người đọc hi đọc tiểu thuyết, mặt khác vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu ngôn ngữ tiểu thuyết từ góc nhìn của người tiếp nhận. Đây là một cách tiếp cận
  • 16. 6 độc đáo, mới mẻ trong việc hiểu tác phẩm một cách sâu, rộng, nhiều chiều. Sự kết hợp giữa phong cách học và khoa học tri nhận sẽ tạo ra hiệu quả thiết thực cho việc dạy và học các tác phẩm văn chương ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Bước đầu chúng tôi vận dụng cơ sở lý thuyết về Thế giới ngôn bản, các yếu tố cấu thành Thế giới ngôn bản, để nghiên cứu tác phẩm Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tập trung khảo sát các Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân, từ đó đưa ra những nhận định ban đầu về tính hiệu quả của lý thuyết này trong việc diễn giải các thế giới tinh thần trong một tác phẩm tự sự. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu. Để thực hiện được nhiệm vụ cũng như mục đích đã đề ra, chúng tôi dự kiến sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp miêu tả: được dùng để miêu tả, phân tích các yếu tố tạo nên Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân. Đây được xem là phương pháp làm nền tảng cho quá trình thực hiện đề tài. - Phương pháp so sánh: So sánh những mặt đối lập của các thế giới trong ngôn bản để tạo nên các mô hình, không gian, thời gian, nhân vật… hác nhau. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng thủ pháp mô hình hóa: Những cứ liệu ngôn từ có sẵn qua ba phần của tiểu thuyết Chùa Đàn được chuyển hóa thành các mô hình với những yếu tố tạo nên các Thế giới ngôn bản. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 6.1. Ý nghĩa khoa học Trước hết, luận văn góp phần vào việc vận dụng lý thuyết về Thế giới ngôn bản để nghiên cứu văn ản tiểu thuyết tiếng Việt. Sự vận dụng này sẽ mở ra một hướng tiếp cận phân tích phong cách học tiếng Việt mới khác với cách tiếp cận truyền thống. Cách tiếp cận Thế giới ngôn bản dưới góc nhìn của khoa học nhận thức sẽ giúp cho
  • 17. 7 độc giả hai phá được hết các tầng lớp, nghĩa ngầm ẩn của “tảng ăng” văn chương. Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu văn chương ở một góc nhìn mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Phân tích và miêu tả các Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn sẽ mở ra một hướng đi mới cho việc dạy và học văn trong nhà trường cũng như tìm hiểu quá trình cảm thụ tác phẩm của người đọc. Không những thế, việc vận dụng lý thuyết này để nghiên cứu văn ản thuộc thể loại tiểu thuyết - một thể loại được đánh giá là dài, nhiều nhân vật, tình tiết lồng ghép sẽ góp phần lý giải các tầng lớp nghĩa ên trong mỗi câu chuyện nói riêng cũng như văn chương nói chung. Từ đó, có thể giúp cho việc lĩnh hội của người học, người đọc sẽ trở nên sâu sắc và tinh tế hơn rất nhiều, việc cảm thụ hay phân tích thơ văn được mở rộng nhiều chiều, khai thác đến tận cùng tác phẩm. Ngoài ra, việc kết hợp cũng như sử dụng lý thuyết tri nhận vào trong nghiên cứu phong cách học cũng đã mở ra thêm một hướng nghiên cứu liên ngành. 7. Bố cục luận văn Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và các vấn đề hữu quan. Trên cơ sở lý thuyết Thế giới ngôn bản của Werth và Gavins, luận văn tập trung khái quát các quá trình xây dựng Thế giới ngôn bản, các khái niệm cơ ản cũng như lý thuyết làm tiền đề cho việc nghiên cứu Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết ở các chương sau. Trong chương này, luận văn giới thiệu những nét sơ lược về tác phẩm Chùa Đàn và tác giả Nguyễn Tuân. Chương 2: Các yếu tố xây dựng thế giới trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân được đề cập ở ba tầng cơ ản là thế giới diễn ngôn, thế giới văn ản và Thế giới tình thái cùng sự chuyển dịch các thế giới trong tiểu thuyết. Chương 3: Các kết cấu Thế giới ngôn bản trong tiểu thuyết Chùa Đàn của Nguyễn Tuân được thể hiện qua các mô hình, sơ đồ giữa các thế giới. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập đến một số ứng dụng của nó trong giảng dạy văn chương.
  • 18. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ HỮU QUAN 1.1. Những tiền đề hình thành lý thuyết Thế giới ngôn bản Xã hội ngày càng phát triển thì xu hướng đào sâu nghiên cứu nhằm “giải mã” ngôn ngữ, con người và xã hội ngày càng được chú trọng. Khi khoa học nhận thức ra đời, sự quan tâm về mối quan hệ đặc biệt giữa ngôn ngữ, con người và xã hội càng trở nên mạnh mẽ nhằm tìm hiểu quá trình nhận thức diễn ra bên trong bộ não con người. Có rất nhiều quan niệm hác nhau được đưa ra để lý giải về quá trình này nhưng một trong những ý kiến được các nhà ngôn ngữ học chấp nhận rộng rãi đó chính là sự tồn tại một quá trình diễn giải đặc biệt bên trong bộ não của con người, được gọi là sự diễn đạt tinh thần (mental representation). Khi con người đối mặt với một tình huống cụ thể sẽ xuất hiện sự diễn đạt tinh thần ên trong tâm trí giúp con người tiếp nhận mọi tình huống xảy ra. Trong quá trình diễn đạt ấy sẽ xuất hiện những không gian hay còn gọi là các thế giới tinh thần, ở đó sẽ chứa đựng những cảm xúc, kiến thức, trải nghiệm nhằm giúp con người nhận thức thế giới xung quanh mình. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai nên cách lĩnh hội, tiếp cận vấn đề sẽ không giống nhau. Dựa trên những yếu tố hác nhau như iến thức cá nhân, kinh nghiệm, môi trường giao tiếp,… mà sẽ có những cách lý giải khác nhau. Những cách lý giải này vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính lịch sử, xã hội. Dựa vào những kiến thức về các không gian ý niệm (conceptual space) trong khoa học nhận thức mà lý thuyết về Thế giới ngôn bản (Text World Theory) được hình thành trên nguyên tắc cơ ản của chủ nghĩa inh nghiệm và lấy quá trình giao tiếp của con người làm trọng tâm nghiên cứu như một mô hình ngôn ngữ học tri nhận. Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh tính liên ngành của luận văn trong quá trình nghiên cứu nên thuật ngữ Thế giới ngôn bản này được dịch theo nghĩa mở là thế giới được sinh ra từ trong văn ản. Vậy các Thế giới ngôn bản được hình thành như thế nào, cấu trúc khái niệm của chúng và cách con người sử dụng chúng ra sao sẽ được nội dung lý thuyết Thế giới ngôn bản chỉ rõ. Như đã đề cập ở trên, ngôn ngữ tham gia vào quá trình thể hiện tinh thần, quá trình này đã tồn tại từ lâu và được xuất hiện trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau với những tên gọi như: schemas (lược đồ), fames (khung), mental models (mô hình tinh thần), mental spaces (không gian tinh thần), cognitive models (mô hình tri nhận), conceptual world (thế giới ý niệm), conceptual frames (khung ý niệm) (Joanna
  • 19. 9 Gavins, 2007, tr.3). Mặc dù thuộc các lĩnh vực hác nhau, được đề xuất cho các mục đích hác nhau, nhưng tất cả đều đề cập đến các diễn biến tinh thần từ đó giải thích mọi sự vật hiện tượng qua ngôn ngữ. Người xây dựng lý thuyết Thế giới ngôn bản đầu tiên là Paul Werth. Thoạt đầu, ông giới thiệu về lý thuyết thông qua một loạt bài báo và tuyên bố rằng ông đã tìm ra cách tiếp cận mang tính phương pháp luận có thể lý giải thích các quá trình đằng sau hoạt động giao tiếp của con người từ trò chuyện điện thoại đến các bài giảng ở nhà thờ hay các bản tin trên áo, đài. Có thể thấy rằng, mục tiêu lý thuyết mà Werth đề ra là đầy tham vọng vì nó hiếm gặp trong ngôn ngữ học và có phạm vi rộng lớn vượt qua những giới hạn của Ngôn ngữ học tri nhận. Thế nhưng, Werth đột ngột qua đời vào năm 1995 hiến việc xuất bản chuyên khảo đầu tiên bị gián đoạn. Khoảng thời gian từ năm 1995 đến 1998, Mick Short (Trường Đại học Lancaster) đã tiếp nhận việc hiệu đính và hoàn thiện khung lý thuyết mà Werth để lại. Trong đó có một số ví dụ mà Werth sử dụng bị thay thế vì một số lý do tế nhị hoặc không phù hợp. Ngoài ra, để giảm chi phí xuất bản, một số lược đồ của Werth cũng ị loại bỏ. Sau một thời gian, năm 1999, chuyên khảo với tên gọi Text World: Representing Conceptual Space in Discourse ra mắt giới học thuật và nhận được nhiều sự quan tâm tích cực bởi các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trên thế giới. Tuy nhiên, chuyên khảo của Werth chỉ giới hạn trong việc phân tích các đoạn trích tương đối ngắn từ các tác phẩm văn học nhằm mục đích nêu dẫn chứng hơn là đánh giá cách tiếp cận Thế giới ngôn bản trong khi ông nhận định khung lý thuyết này có thể áp dụng cho tất cả các hình thức giao tiếp khác của con người từ diễn ngôn đến văn bản. Chính vì vậy, sức thuyết phục của chuyên luận này không cao. Joanna Gavins và các nhà ngôn ngữ khác trên thế giới tiến hành kiểm tra, ứng dụng lý thuyết này trên nhiều dạng diễn ngôn khác nhau. Có thể nói rằng, sau Werth, Gavins là người đồng sáng lập ra lý thuyết Thế giới ngôn bản dựa vào sự đúc kết, đưa ra những kết luận từ nhiều nhà nghiên cứu khác nhau cùng những sửa đổi và bổ sung quan trọng để hoàn thiện, xuất bản cuốn The Text World Theory: Introduction vào năm 2007. Kết quả, một lý thuyết Thế giới ngôn bản được mở rộng và có khả năng ứng dụng cao từ quảng cáo, chương trình phát thanh đến các văn ản chính trị cho tới tiểu thuyết hay kịch vào thế kỷ XXI. Tiếp cận khung lý thuyết này như là một cách mở đầu thuận lợi cho việc tiếp cận quá trình nghiên cứu diễn ngôn nhận thức con người.
  • 20. 10 Để tránh hiểu lầm về thuật ngữ, tên gọi, chúng tôi thống nhất về mặt nghĩa của thuật ngữ text world mà lý thuyết đề cập đến được hiểu dưới hai dạng khác nhau. Khi gọi chung nội dung lý thuyết bao gồm các tầng thế giới khác nhau thì chúng tôi dùng cụm từ Thế giới ngôn bản (Text World Theory). Tên gọi này mang nghĩa rộng, tính bao quát cao cho tất cả các thế giới được đề cập xoay quanh diễn ngôn. Ngược lại, khi nói đến một dạng thế giới thuộc lý thuyết này nằm trong các tầng lớp văn ản, chúng tôi thống nhất gọi thế giới văn ản (text world) nhằm giải thích nghĩa của một tầng thế giới trong lý thuyết chung. Tóm lại, lý thuyết Thế giới ngôn bản mà chúng tôi nghiên cứu tới đây, sẽ bao gồm nhiều tầng thế giới khác nhau mà trọng tâm là thế giới diễn ngôn (discurse-world), thế giới văn ản (text world) và thế giới tình thái (modal worlds). 1.2. Lý thuyết Thế giới ngôn bản Lý thuyết Thế giới ngôn bản là gì? Và đâu là những điểm làm cho lý thuyết này khác biệt với các khuôn khổ ngôn ngữ nhận thức khác? Lý thuyết này há độc đáo và khác biệt vì sự áp dụng một cách sâu sắc các nguyên tắc tri nhận trong thực hành phân tích. Theo Gavins (2007), lý thuyết Thế giới ngôn bản là một khung lý thuyết về diễn ngôn (discourse framework). Nói như vậy hông có nghĩa là lý thuyết này chỉ quan tâm đến văn ản cụ thể được kiến tạo như thế nào, mà còn tập trung vào việc lý giải bối cảnh xung quanh văn bản đó (context surrounding), kể cả những yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và tiếp nhận văn ản. Diễn ngôn thường đề cập đến hoàn cảnh vô tận ao quanh con người khi họ giao tiếp với nhau, những đối tượng có thể khác nhau cả không gian lẫn thời gian. Vì vậy, chúng ta luôn thấy có sự tham gia ít nhất là hai người trong một diễn ngôn (một người nói hoặc một người viết và một hoặc nhiều người nghe hoặc người đọc), kể cả dạng văn ản viết. Những đối tượng thuộc cùng một cộng đồng có những kiến thức, cảm xúc, văn hóa, trải nghiệm,… sẽ cùng nhau giải nghĩa tất cả mọi vấn đề xảy ra trong ngữ cảnh đó chứ không phải sự đơn lẻ của một ai đó trong việc tìm hiểu nghĩa câu chữ trong văn ản. Lý thuyết Thế giới ngôn bản chú ý một cách nghiêm túc đến vấn đề trải nghiệm. Lý thuyết này hướng đến cung cấp khung tri thức cho việc nghiên cứu diễn ngôn vốn cực kỳ nhạy cảm với các yếu tố mang tính tình huống, xã hội, lịch sử và tâm lý học. Cũng giống như Werth, Gavins cũng phân tách một diễn ngôn bất kỳ thành một chuỗi các cấp độ ý niệm khác nhau. Trong đó, cấp độ đầu tiên của lý thuyết Thế giới
  • 21. 11 ngôn bản là thế giới diễn ngôn là những tình huống trực tiếp xung quanh con người khi họ giao tiếp, các sự kiện ngôn ngữ diễn ra hết sức tự nhiên và hàng loạt các yếu tố ngữ cảnh trong diễn ngôn có khả năng tác động đến cả việc xây dựng và hiểu diễn ngôn đó. Cấp độ thứ hai của lý thuyết sẽ tập trung vào những sự diễn giải bên trong nhận thức của người tham gia diễn ngôn, qua đó iểm tra cấu trúc chính xác và tác động nhận thức của các biểu thức tinh thần cá nhân, được gọi là thế giới văn ản. Cuối cùng là thế giới tình thái - thế giới ên dưới với các không gian nhận thức dịch chuyển, sự thay đổi của các trực chỉ về không gian, thời gian hoặc cả không gian và thời gian. 1.2.1. Thế giới diễn ngôn (discourse world) Thế giới diễn ngôn là cấp độ đầu tiên của lý thuyết Thế giới ngôn bản, biểu đạt một không gian ý niệm xử lý các tình huống cụ thể xung quanh con người khi họ giao tiếp với nhau. Như vậy, một thế giới diễn ngôn tồn tại được cần có sự tham gia của nhiều người hoặc có ít nhất hai người trong một diễn ngôn. Một người nói hoặc viết và một hoặc nhiều độc giả, thính giả. Thế giới này gồm các hữu thể có tri giác tham gia vào trong diễn ngôn và các đối tượng, thực thể bao lấy chúng. Ngoài ra, tất cả nền tảng tri thức thuộc về cá nhân trong nhiều lĩnh vực hác nhau như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội mà những người tham dự mang đến cho tình huống ngôn ngữ. Cấp độ này sẽ cung cấp một cách thức để biết được mức độ mà các nhân tố bối cảnh tác động đến sự tạo lập và hiểu diễn ngôn. (Joanna Gavins, 2007, tr.9-10). Đối với Werth, ông coi thế giới diễn ngôn là một cảnh huống (situational context) chứa đựng tất cả những người tham gia diễn ngôn (participant) và các yếu tố xung quanh sự kiện đó mà họ có thể nghe, thấy và cảm nhận được từ các nguồn khác nhau nhờ vào sự tri nhận của con người như iến thức, kinh nghiệm, niềm tin, hi vọng,… (Joanna Gavins, 2007, tr.83). Trong quá trình diễn ngôn xảy ra, các nguồn này sẽ được kích hoạt liên tục và xuyên suốt. Trong các tác phẩm, thế giới diễn ngôn thường bị chia tách vì tác giả và độc giả - những người tham gia, cùng xử lý diễn giải tác phẩm tồn tại trong những không gian và thời gian khác nhau. Nếu trong diễn ngôn dạng nói, vai trò của người tham gia là thiết yếu thì đối với diễn ngôn dạng viết, các yếu tố thuộc về văn ản sẽ chi phối sự tương tác giữa những người tham gia nhờ vào lượng kiến thức (tri giác, ngôn ngữ, kinh nghiệm) mà họ mang theo. 1.2.1.1. Người tham gia diễn ngôn
  • 22. 12 Hai tác giả Werth và Gains đều nhắc đến người tham gia diễn ngôn trong mọi ngữ cảnh. Họ có thể là người nói, người nghe hay kể cả những người nghe lỏm đối với dạng nói và tác giả, độc giả đối với dạng viết. Mỗi nhóm sẽ đảm nhận những vị trí, chức năng hác nhau, được thể hiện bằng các đặc điểm có tính quy chiếu và các thuật ngữ đề cập đến họ. Theo Werth, những cuộc trò chuyện mặt đối mặt là kiểu diễn ngôn cơ ản, có tính khuôn mẫu, các đối tượng cùng những thực thể xung quanh đều được nhận biết rõ ràng, cùng tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian. Họ sẽ cùng nhau diễn giải các tầng nghĩa của vấn đề. Ngoài ra, họ còn có thể quan sát và đánh giá những hành động của người còn lại có mặt tại ngữ cảnh. Trong hi đó, giao tiếp bằng văn ản, gọi điện hoặc nhắn tin sẽ có những hạn chế bởi thế giới diễn ngôn bị chia cắt. Người tham gia diễn ngôn lúc này đang tồn tại ở những không gian thậm chí là thời gian không giống nhau. Chính vì thế, mọi thứ lúc này sẽ tập trung vào ngôn ngữ và văn ản nhằm hiểu được nghĩa diễn ngôn. Sự tương tác trong giao tiếp của con người là hết sức cần thiết. Có giả định cho rằng, phải có một số điều kiện tiên quyết hác được đặt ra trước khi có thể thực hiện giao tiếp với nhau, điều này có vẻ hợp lý vì giao tiếp xảy ra hi được thông qua một hành động có ý thức của chí con người. Khía cạnh tự nguyện là chìa hóa để hiểu toàn bộ quá trình diễn ngôn. Bản thân người đọc tự nguyện tìm hiểu tác phẩm của tác giả, hay người nghe tự nguyện tiếp nhận vấn đề từ người nói,… Nếu như cuộc giao tiếp xảy ra trong trường hợp gượng ép, bắt buộc thì sẽ gặp những hó hăn trong việc khai thác thông tin dẫn đến hông đạt được mục đích giao tiếp đề ra trước đó. Hầu hết, ngôn ngữ con người được tạo ra một cách có chủ ý, trừ một số trường hợp như nói trong giấc ngủ, ảo giác và một số bệnh tâm thần. Khi chúng ta nghe, nói, đọc hoặc viết, chúng ta có tâm thế là cùng người đồng giao tiếp nỗ lực tương tác, trao đổi để đạt được hiểu quả trong cuộc thoại. Đối với người nói, sự vận dụng ý thức là việc tạo ra những chuỗi âm thanh có nghĩa; còn đối với người viết là việc tạo ra những biểu tượng hoặc ký tự có nghĩa trên giấy. Tương tự, người nghe và người đọc cũng tham gia có chủ để lãnh hội thông tin từ ngôn ngữ mà họ tiếp nhận. Mọi tình huống diễn ngôn dù nói hay viết đều có mục đích nhất định. Mục đích đó có thể là tranh luận, chia sẻ, học hỏi hay thậm chí là gây nhầm lẫn cũng đều cần được thúc đẩy bởi ý chí của con người. Ý muốn này không chỉ quyết định hành vi, ảnh hưởng đến khái niệm về diễn ngôn mà còn là những gì chúng ta mong chờ từ người
  • 23. 13 đối thoại. Qua đó, chúng ta định hình ngôn ngữ của chính mình và cũng định hình ngôn ngữ của người khác bằng sự lựa chọn có chủ ý (một giả định mặc định). Trong trường hợp xảy ra bất đồng ngôn ngữ dẫn tới chưa đem lại nghĩa cần thiết thì chúng ta có thể tiếp tục hỏi, đọc lại hoặc làm mọi thứ cho đối phương hiểu thông điệp để ngôn ngữ có sự liên kết với nhau và đi đến mục đích cuối cùng. Nếu ngôn ngữ được tạo ra gây bối rối cho người khác thì nên lặp lại, viết lại, làm rõ hoặc giải thích cho đến hi đạt được mục đích giao tiếp. Tóm lại, tất cả các ngôn ngữ được tạo ra một cách có chủ , người tham gia vào diễn ngôn dưới dạng văn ản đều có thể tái tạo ra những tính huống giao tiếp mặt đối mặt ở cấp độ văn ản hoặc sâu hơn là ên trong ngôn từ, chứ hông đơn thuần ở cấp độ diễn ngôn ngoại vi (Joanna Gavins, 2007, tr.19-20). 1.2.1.2. Khung kiến thức (body of knowledge) Những cuộc giao tiếp hông đạt được mục đích đề ra sẽ có nhiều nguyên nhân hác nhau, trong đó thiếu kiến thức được xem là nguyên nhân chính. Có kiến thức hay không có kiến thức đều ảnh hướng đến nội dung diễn ngôn. Giao tiếp nói chung sẽ không thể diễn ra nếu không có kiến thức của con người làm công cụ để tạo ra và hiểu diễn ngôn. Chính vì vậy, điều cơ ản mà người tham gia diễn ngôn cần phải có là khung kiến thức. Khung kiến thức là yếu tố quan trọng, cần thiết để tạo nên được các thế giới. Theo Werth (1995b) và Gavins (2007) có bốn phần kiến thức không thể thiếu: kiến thức trực quan (perceptual knowledge), kiến thức kinh nghiệm (experiential knowledge), kiến thức văn hóa (cultural nowledge) và iến thức ngôn ngữ (linguistic knowledge). Mỗi cá nhân khi tham gia vào thế giới diễn ngôn cần có bốn yếu tố cơ bản này: - Kiến thức trực quan: là khả năng nhận biết các yếu tố tồn tại xung quanh môi trường giao tiếp mà người tham gia diễn ngôn có thể cảm nhận được từ hệ giác quan (thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác). Những vật thể hay thực thể này có thể giúp ích đến diễn ngôn, bởi vì ở một thời điểm nào đó, người tham gia diễn ngôn có thể tham chiếu đến chúng. - Kiến thức kinh nghiệm: là những trải nghiệm của mỗi cá nhân về thế giới hàng ngày được lưu trữ dưới dạng cấu trúc kiến thức như tập lệnh (scripts), lược đồ (schemas) hoặc khung (frames) trong tâm trí và dùng đến nó khi gặp tình huống mới hay xử lý những tình huống chưa từng gặp trong quá khứ cũng như dự đoán được phần
  • 24. 14 nào kết cấu của những thứ gần giống nhau. Kiến thức kinh nghiệm này có thể mở rộng và điều chỉnh tùy năng lực cá nhân. - Kiến thức văn hóa: không chỉ đơn giản là sự tích lũy các cấu trúc kiến thức kinh nghiệm mà còn là sự tương tác hàng ngày với thế giới. Kiến thức văn hóa được xem là cầu nối để cá nhân tạo sự liên kết giữa các cấu trúc chung với cấu trúc riêng biệt, từ đó xác định được bản thân mình trong mối quan hệ với những người hác và ngược lại. - Kiến thức ngôn ngữ: đơn giản được hiểu là hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ bao gồm việc sử dụng từ ngữ, câu, cú tạo thành những phát ngôn phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Ở đây, những người tham gia vào cùng một diễn ngôn cần sử dụng một ngôn ngữ nhất định mà đôi ên đều hiểu, tạo nên sự thuận lợi trong giao tiếp. Để quá trình giao tiếp được thành công thì mỗi người tham gia diễn ngôn cần có bốn yếu tố cơ ản trên. Bốn phần kiến thức này sẽ tạo nên một lượng kiến thức nhất định cho người tham gia hoặc tích lũy thêm những lượng kiến thức khác nhau trong quá trình giao tiếp. Ví dụ, họ có thể trao đổi cho nhau về các sự kiện, xác định mục tiêu, hoặc thể hiện trạng thái, cảm xúc, hay nêu quan điểm. Khi bắt đầu giao tiếp, đối tượng tham gia sẽ lựa chọn những nội dung kiến thức “giao thoa” có liên quan đến cuộc đối thoại để hiểu và hành xử sao cho phù hợp nhằm thực hiện mục đích giao tiếp mà trước đó đã đề ra. Theo quan điểm của lý thuyết Thế giới ngôn bản, giao tiếp vừa là phương tiện để chuyển hóa kiến thức qua con người, vừa là quá trình để con người kết nối các cấu trúc tri thức mới thông qua giao tiếp với niềm tin hiện có, nhận thức tức thời và kinh nghiệm trước đó. Không chỉ thu thập kiến thức thông qua giao tiếp, con người còn tích cực xây dựng và làm phong phú kho kiến thức từ tri giác, kinh nghiệm, văn hóa và ngôn ngữ để hiểu được đầu vào cảm giác và ngôn ngữ mới. Đổi lại, những trải nghiệm mới làm thay đổi sự hiểu biết của người tham gia diễn ngôn về thế giới thông qua cách mở rộng, làm sáng tỏ hoặc có thể là bác bỏ những niềm tin đã được giữ vững trước đó hoặc tạo ra những khung kiến thức hoàn toàn mới. Nhu cầu, mong muốn truyền đạt hoặc có được một số kiến thức khác là yếu tố thúc đẩy chung đằng sau mọi hành vi giao tiếp. Quá trình này, Gavins gọi là giai đoạn sự gia tăng iến thức (incrementation/ incremental knowledge). 1.2.1.3. Ngữ cảnh (context-sensitive)
  • 25. 15 Ngữ cảnh được xem như là ối cảnh của ngôn ngữ mà ở đó người nói (người viết) tạo ra lời nói tương ứng. Khi người nói hoặc người viết sản sinh ra lời nói tương ứng thì người nghe hoặc người đọc căn cứ vào đó để suy xét, phán đoán các hả năng xảy ra nhằm lĩnh hội toàn bộ lời của người nói, người viết. Các nhân tố của ngữ cảnh bao gồm nhân vật giao tiếp, bối cảnh ngoài ngôn ngữ (bối cảnh giao tiếp rộng, bối cảnh giao tiếp hẹp, hiện thực được nói tới) và văn cảnh. Ngữ cảnh cũng có vai trò lớn đối với lý thuyết Thế giới ngôn bản, môi trường vật chất xung quanh và kiến thức nền tảng của người tham gia ảnh hưởng đến quá trình diễn ngôn. Ngữ cảnh tạo cơ sở cho người nói (người viết) lựa chọn nội dung cách thức giao tiếp và phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với quá trình sản sinh lời nói. Đối với người nghe (người đọc) ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội, phân tích, đánh giá nội dung và hình thức của diễn ngôn giúp quá trình lĩnh hội được đạt hiệu quả cao. Thông thường, trong giao tiếp văn ản, các tín hiệu nhận thức thường bị giảm đi, môi trường vật chất ngay lập tức trở nên quan trọng thiết yếu đối với các yếu tố văn ản, tạo thành điểm tiếp xúc chính giữa những người tham gia. Mọi người có thể xác định nội dung văn ản theo một cách thức chung trên cơ sở những kinh nghiệm của họ với các văn bản tương tự trong bối cảnh khác. Cùng một đối tượng nhưng đôi hi lại được biểu đạt bằng những từ ngữ khác nhau hi được đặt trong những khung khác nhau. Ví dụ “trứng cá” trong khung giải phẫu học và “trứng cá” trong khung ẩm thực học. Một từ có thể gắn với những nghĩa hác nhau ở các khung khác nhau. Chẳng hạn, con dao thường gợi lên trong tôi hình ảnh một dụng cụ dùng trong bữa ăn, song nếu trong hoàn cảnh có ai đó vừa bị đâm ằng một con dao thì chúng ta sẽ hình dung ra một hình ảnh khác - một hung khí giết người. 1.2.2. Thế giới văn bản (text-world) Thế giới văn bản được xem như cấp độ thứ hai của lý thuyết Thế giới ngôn bản. Nhắc đến thế giới văn ản là sự diễn giải tinh thần của người tham gia vào diễn ngôn và cũng là những tưởng tượng trong kí ức của người tham gia diễn ngôn đó. Dựa trên ngôn từ có trong văn ản, người tham gia thuộc thế giới diễn ngôn sẽ vẽ ra những tình huống nhờ vào những kinh nghiệm mà mình mang theo. Chính vì vậy, thế giới văn ản và thế giới diễn ngôn có mối quan hệ mật thiết. Werth đã hẳng định mối quan hệ này,
  • 26. 16 sự diễn giải tinh thần được nảy sinh từ diễn ngôn và cũng là câu chuyện của diễn ngôn (Paul Werth, 1999, tr.87). Từ, ngữ, cấu trúc của câu trong ngữ cảnh hoặc từ ngữ của nhân vật là những yếu tố góp phần xác định các thế giới văn ản. Nhờ có ngôn từ, chúng ta có thể giải thích các diễn ngôn cũng như hiểu được nội dung văn ản mặc cho yếu tố không gian và thời gian bị chia tách. Văn bản chứa sự diễn giải tinh thần mà những người tham gia diễn ngôn tạo ra nhằm hiểu được ngôn ngữ trong diễn ngôn đó và tất cả sự diễn giải về tinh thần sẽ được định hướng bởi chính nội dung của văn ản mà những người tham gia cần phải giải quyết. Sự tham gia tích cực của mỗi cá nhân trong quá trình giao tiếp hoàn toàn có chủ ý. Bất cứ khi nào chúng tôi tham gia vào một tình huống thế giới diễn ngôn với một người nào đó thông qua phương tiện viết hoặc nói đều có mục đích (Joanna Gavins, 2007, tr.23). Để đạt được mục đích, người tham gia diễn ngôn phải sử dụng những phần kiến thức về tri giác, kinh nghiệm, văn hóa và ngôn ngữ đã được nhắc đến ở thế giới diễn ngôn, nhằm diễn giải tinh thần bên trong bộ não con người theo sự chi phối của văn ản. Điều này có thể thấy rằng, văn ản là yếu tố giúp định hướng việc sử dụng hay kết hợp các kiến thức trên sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Nhờ những phần kiến thức có sẵn sẽ giúp người tham gia diễn ngôn bắt tay vào việc hiểu và diễn giải các diễn ngôn trong văn ản, từ đó làm nền tảng xây dựng nên những sự diễn đạt về tinh thần khi tiếp cận diễn ngôn nào đó cụ thể. Thế giới văn bản cũng đa dạng và phong phú như thế giới diễn ngôn. Thế giới văn bản được tạo ra ở trạng thái tĩnh lẫn trạng thái động, chúng không dịch chuyển, duy trì và phát triển trong suốt quá trình diễn ngôn. Thế giới văn bản được xuất hiện một cách rõ nét nhờ vào sự tham gia của hai yếu tố vô cùng quan trọng mà Werth và Gavins gọi là các yếu tố xây dựng thế giới (world-builders) và các nhân tố thúc đẩy chức năng (function-advancing elements). 1.2.2.1. Các yếu tố xây dựng thế giới (world-builders) a. Trực chỉ (deixis) Con người có khả năng xác định vị trí của mình với các thực thể hoặc vật thể xung quanh họ. Não bộ luôn có xu hướng tiếp nhận thông tin đưa vào xử lý và giải quyết các tình huống. Từ đó đưa ra những kết quả diễn đạt khác nhau bằng ngôn ngữ. Việc định vị này có ảnh hưởng lớn đến hành vi nhận thức và hoạt động cả về thể chất
  • 27. 17 lẫn tinh thần của mỗi người. Khái niệm trực chỉ diễn đạt vị trí của thực thể với những mối quan hệ xung quanh của thực thể đó trong thế giới. Thực thể ở đây được xác định là con người, hay nói cách dễ hiểu là hành vi con người tham chiếu tới những thứ xung quanh thực thể đó. Có thể là môi trường - ngay trước mắt thực thể, cũng có thể là một không gian, thời gian nào đó ở quá khứ, tương lai hoặc trong tưởng tượng, ký ức của thực thể. Thậm chí nó cũng có thể là một tình huống bất kỳ mà người nói đưa ra. Trực chỉ là phương pháp tiếp cận nhận thức đối với nghiên cứu diễn ngôn để chứng minh quan niệm tâm trí và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đây là bằng chứng nổi bật nhất cho mối liên kết này có thể được tìm thấy trong ngôn ngữ mà con người tạo ra để thể hiện vị trí của họ trong thế giới và các mối quan hệ của chúng với các đối tượng và thực thể xung quanh con người. Mỗi người trong chúng ta đều có thể tạo thành một điểm tham chiếu cơ ản mà từ đó chúng ta đánh giá mối quan hệ của mình với tất cả các yếu tố khác tạo nên môi trường, cũng như các mối quan hệ tồn tại giữa các yếu tố đó. Điểm tham chiếu cơ ản này mang tính chủ quan (tôi, ở đây, ây giờ) hay còn được gọi là điểm tham chiếu không (origo hoặc zero-reference) (Joanna Gavins, 2007, tr.36). Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là các yếu tố đó là gì? Hàng loạt thuật ngữ khoa học chỉ ra hệ thống khái niệm hiện thân giúp con người có thể truyền đạt trải nghiệm của mình về thế giới cho người khác hiểu. Các thuật ngữ này sẽ tạo thành các khối xây dựng cơ ản nhờ đó ta xây dựng được các biểu diễn trong tâm trí con người, đó chính là các yếu tố xây dựng thế giới. Werth và Gavins đều đồng tình với nhau khi cho rằng, các nhân tố này sẽ bao gồm không gian (location hoặc place), thời gian (time), thực thể (entities) và các mối quan hệ (relationships). Dựa vào ngôn ngữ trong văn ản, chúng tôi định vị được diễn ngôn xảy ra ở đâu, lúc nào, có thực hay tưởng tượng, mới lạ hay quen thuộc. Các yếu tố xây dựng thế giới sẽ thiết lập các thông số về không gian như cách vị trí (spatial locative) (ví dụ: Sheffield, downstairs, abroad); trạng từ chỉ không gian (spatial adverbs) (ví dụ: here, there, far away); từ chỉ định (demonstratives) (ví dụ: this, that, these); các động từ chỉ sự chuyển động/ dời chuyển (verbs of motion) (ví dụ: come, go, run, away). Hoặc các thông số về thời gian chẳng hạn: cách thời gian (temporal locative) (ví dụ: in ancient times, three months ago, in future years); trạng từ chỉ thời gian (temporal adverbs) (ví dụ: today, yesterday, tomorrow); sự biến đổi thì và
  • 28. 18 thể (variations in tense and aspect) (ví dụ: I’m still getting cravings now và even though I gave up smoking years ago). (Joanna Gavins, 2007, tr.39) Ngoài ra, yếu tố xây dựng thế giới có thể là đối tượng hay thực thể cung cấp thêm thông tin về các mối quan hệ xã hội như: đại từ nhân xưng (personal pronouns) (ví dụ: I, she, you, it); mạo từ xác định (definite article and definite reference generally) (ví dụ: the dog, Fido) đều có thể được sử dụng để chỉ định ai hoặc cái gì hiện diện trong Thế giới ngôn bản (Joanna Gavins, 2007, tr.39). Trong lý thuyết này, đối tượng hay thực thể có khả năng nhận thức hoặc không có khả năng nhận thức đều được người tham gia diễn ngôn xác định. Các thực thể, đối tượng được đặt vào ngữ cảnh diễn ngôn từ đó các suy luận được hình thành dựa trên những thông tin mà người tham gia rút ra từ văn ản có sự liên kết với những kinh nghiệm từ khung kiến thức mà họ có. Lưu , yếu tố trực chỉ đề cập ở trên góp phần xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau. b. Nhân vật (character/enactor) Thực thể là yếu tố không thể thiếu trong văn ản. Quan điểm của Werth cũng có chỗ tương đồng với Gavins khi nhắc đến vấn đề này. Tuy nhiên, ông phân tách rõ ràng thực thể có khả năng nhận thức và thực thể không có khả năng nhận thức. Werth gọi thực thể không có khả năng nhận thức là thực thể (entities) còn thực thể có khả năng nhận thức là nhân vật (character). Đối với ông, nhân vật là những thực thể quan trọng có khả năng thực hiện các hành động và chống đỡ các đặc tính mà chúng ta gán cho chúng. Quan trọng hơn, nhân vật có đầy đủ những khả năng giống người tham gia ở cấp độ diễn ngôn. Mặc dù có những đặc điểm giống người tham gia ở cấp độ diễn ngôn nhưng theo quan niệm của Werth thì nhân vật tồn tại trong Thế giới ngôn bản là những nhân vật thuần túy trong văn ản, được tạo ra trong thế giới văn bản nên không thể là người tham gia ở thế giới diễn ngôn. (Paul Werth, 1999, tr.188) Gavins lại nghĩ hác, các thực thể trong thế giới văn bản không phải lúc nào cũng đơn nhất là nhân vật trong văn bản, đôi hi nó cũng có thể là người tham gia hoặc có liên quan đến người tham gia. Chính vì vậy, Gavins đã mượn thuật ngữ enactor của Emmott (1997) để gọi chung cho các thực thể có khả năng nhận thức ở cấp độ thế giới văn bản. Gavins đã ết luận rằng nhân vật có thể là sự hướng tâm (projection) của chính những người tham gia vào văn ản đó qua ví dụ minh chứng về một file mp3 hướng dẫn sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở London (Joanna Gavins,
  • 29. 19 2007, tr.38 – 39). Ví dụ này đã cho thấy sự dịch chuyển về không gian và thời gian của điểm tham chiếu không tách khỏi ý thức của người tham gia diễn ngôn. Thay vì sử dụng góc nhìn trong thế giới thực của người tham gia diễn ngôn để hiểu về ngôn ngữ đang sử dụng, họ đã phóng chiếu khái niệm của họ (điểm tham chiếu không) vào một người nào đó hoặc một cái gì đó trong thế giới văn bản. Nhân vật trong thế giới này có sự hóa thân của người tham gia ở thế giới diễn ngôn. Người đọc và người nghe lúc này thường sẽ đắm chìm trong thế giới văn bản cụ thể vì lúc này người tham gia giả định bản thân họ (người tham gia diễn ngôn) và nhân vật trong văn ản ở cấp độ thế giới văn bản là tương đương nhau. Theo cách hiểu trên, nhân vật đơn giản là những phiên bản khác nhau của cùng một người hoặc nhân vật tồn tại ở các cấp độ khái niệm khác nhau của một diễn ngôn. Đây là điều làm nên sự khác biệt giữa enactor và character. 1.2.2.2. Các nhân tố thúc đẩy chức năng (function-advancing elements) Người ta thường xem nhẹ hoặc phớt lờ đi những tiểu tiết, ngoại iên nhưng đối với lý thuyết Thế giới ngôn bản, các khía cạnh riêng lẻ của một văn ản thường trở thành nền tảng cho người đọc và người nghe khi họ cố gắng xây dựng một biểu thức tinh thần nào đó. Theo Gavins, các yếu tố chiếm vị trí chủ thể, đặc biệt là những yếu tố được xác định với một tham chiếu xác định thường có xu hướng làm nền cho Thế giới ngôn bản (Joanna Gavins, 2007, tr.44). Khi vị trí không gian, thời gian cùng các thực thể trong thế giới văn bản được thiết lập. Người tham gia diễn ngôn sẽ tiếp tục chọn lọc thêm những thông tin khác có liên quan để làm rõ hoặc phát triển nội dung Thế giới ngôn bản tùy vào mục đích, chức năng mà họ đã đề ra trước đó. Theo nội dung của thế giới văn bản đã đề cập, những thông tin được cung cấp thêm chính là các nhân tố thúc đẩy chức năng đảm nhiệm vai trò “thúc đẩy một diễn ngôn tiến về phía trước” (Joanna Gavins, 2007, tr.56). Để có được quá trình tiến về phía trước của một diễn ngôn, cần phải có sự thay đổi trạng thái hoặc dịch chuyển đến các cột mốc khác của các thực thể trong thế giới văn bản. Chúng tôi xin phép được đưa ra một số chức năng điển hình thường thấy trong diễn ngôn mà Werth đã đề cập trước đó: Về kiểu văn ản (text type) sẽ có tự sự (narrative); miêu tả: bối cảnh (descriptive: scene); con người (person); thói quen (routine); biện luận (discursive); hướng dẫn (instructive).
  • 30. 20 Về kiểu vị từ (predicate type) sẽ có hành động, sự kiện (action, event); trạng thái (state); trạng thái, tài sản (state, property); thói quen (habitual); liên hệ (relational); mệnh lệnh (imperative). Về chức năng (function) có thúc đẩy cốt truyện (plot-advancing); thúc đẩy bối cảnh (scene-advancing); thúc đẩy con người (person-advancing); thúc đẩy thói quen (routine-advancing); thúc đẩy sự tranh luận (argument-advancing); thúc đẩy mục tiêu (goal-advancing). Về hành động phát ngôn (speech act) có tường thuật, kể lại (report, recount); miêu tả bối cảnh (describe scene); miêu tả nhân vật (describe character); mô tả thói quen (descri e routine); định đề, kết luận (postulate, conclude); yêu cầu, ra lệnh (request, command). (Paul Werth, 1999, tr.191) Có thể thấy, chức năng của diễn ngôn chính là phần thiết yếu nhất của những cái được dàn xếp ở cấp độ thế giới diễn ngôn. Sự chọn lọc từ ngữ hay cách nói sự chọn lọc các nhân tố thúc đẩy chức năng chính là nhằm đảm đương những sự dàn xếp ở cấp độ thế giới văn bản. Văn ản chứa đựng các nhân tố thúc đẩy chức năng sẽ do người nói hoặc người viết ở thế giới diễn ngôn lấy ra, họ sẽ lựa chọn những yếu tố tốt nhất để đưa vào văn ản nhằm diễn đạt những mục đích hác nhau trong giao tiếp của họ. Về phía người nghe hoặc người đọc, họ sẽ lựa chọn những yếu tố phù hợp với bản thân trong nhiều yếu tố ở trên để đưa ra một cách diễn đạt của riêng họ cho nên sẽ xảy ra trường hợp giống nhau hoặc khác nhau về mục đích an đầu mà người nói hoặc người viết đề ra. Joanna Gavins đề cập tới a quá trình được các nhân tố thúc đẩy chức năng tạo nên bao gồm: - Quá trình vật chất (material processes): mọi quá trình vật chất liên quan đến bất kỳ loại hành động hoặc sự kiện nào trong diễn ngôn đều ảnh hưởng đến một số loại tác thể (actor). Các hành động sau đó có thể được chia nhỏ thành các quá trình chủ đích (intention processes) và các quá trình bất ngờ (supervention processes). Các quá trình vật chất hầu như luôn truyền tải sự thay đổi trạng thái, sửa đổi các mối quan hệ đã thiết lập giữa các yếu tố thế giới văn bản theo một cách nào đó. - Quá trình tinh thần (mental processes): vai trò của người tham gia trong quá trình này sẽ liên quan đến cảm nhận thể (sensor) và tri giác (perception); tri nhận (cognition) hay phản ứng (reactions) có thể là thích hoặc ghét. Sự xuất hiện của các
  • 31. 21 quá trình tinh thần có thể tạo ra những tác động mạnh mẽ đến cấu trúc của thế giới văn bản. Khác với quá trình vật chất, quá trình tinh thần là những hoạt động trong tâm trí chứ không phải là những hoạt động thể chất của cơ thể. - Quá trình tồn tại (existential processes): chỉ đơn giản là mô tả sự tồn tại của một số yếu tố nào đó xuất hiện trong cấp độ ngôn từ. Sự tồn tại này bao gồm cả chủ đề giả (nếu có). Ví dụ khi thời tiết là trọng tâm của một mệnh đề (It’s cold). Các yếu tố thúc đẩy chức năng của thế giới văn bản hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng tôi nhận thức về mục đích của toàn bộ văn ản. Văn ản này sẽ do người nói hoặc người viết trong thế giới diễn ngôn tạo ra, chứa đựng những nhân tố thúc đẩy chức năng hỗ trợ cho mục đích giao tiếp được thuận lợi nhất. Người đọc, người nghe trong thế giới diễn ngôn sẽ hình thành cách lý giải có thể giống hoặc khác với chức năng diễn ngôn mà người viết hoặc người nói đã định ra trước đó. 1.2.3. Thế giới tình thái và sự tham gia dịch chuyển các thế giới 1.2.3.1. Thế giới tình thái (modal worlds) Thông qua các cuộc gặp gỡ hàng ngày, cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, các cấu trúc nhận thức cho phép con người đàm phán theo cách của họ. Chúng ta không chỉ sử dụng những cấu trúc kiến thức này để xử lý và hiểu diễn ngôn mà còn có khả năng sử dụng diễn ngôn đó để mô tả cấu trúc nhận thức của mình cho người khác. Cho dù người tham gia có thể tiếp cận được hay nhân vật có thể tiếp cận được đều ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc nhận thức luận của các thế giới. Bản chất dễ tiếp cận của con người đã góp phần xây dựng mối quan hệ thế giới thân mật và đáng tin cậy giữa tác giả và độc giả. Yếu tố tình thái gắn liền với các nhân vật trong thế giới văn ản. Như chúng tôi đã đề cập ở nội dung trước, nhân vật trong thế giới văn bản mang những nét giống với người tham gia ở cấp diễn ngôn, họ cũng có inh nghiệm, cảm xúc, tri giác riêng. Chính vì vậy, các nhân vật trong thế giới văn bản có thể tự xây dựng nên những thế giới nhỏ ên dưới lớp văn ản, hay còn gọi là thế giới ên dưới (sub-worlds) theo cách gọi của Werth (1999). Đây là một thế giới đặc biệt tồn tại các không gian nhận thức khi nhân vật trong thế giới văn ản phóng chiếu hoặc phản chiếu nhờ vào ký ức của chính nhân vật trong truyện. Tương tự như thế giới diễn ngôn, các thế giới ên dưới cũng được hình thành và phát triển dựa trên các yếu tố xây dựng thế giới và các nhân tố thúc đẩy chức năng.
  • 32. 22 Kết hợp với các yếu tố tình thái, Werth chia thế giới ên dưới thành ba loại cơ ản gồm thế giới trực chỉ (deictic world), thế giới nhận thức (epistemic world) và thế giới thái độ (attitudal world). Tuy nhiên, nếu nhìn văn ản dưới góc độ này, chúng ta sẽ thấy sự phân cấp giữa các tầng lớp thế giới, dẫn đến sự đề cao xem trọng thế giới chính và phớt lờ những thế giới phụ - ít ảnh hướng đến các diễn ngôn. Điều này làm việc tiếp nhận thông tin của độc giả không được trọn vẹn. Với Gavins (2007), bà cho rằng thế giới ên dưới như cách gọi của Werth có thể tạo ra một thế giới mới đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức của độc giả khi tiếp cận diễn ngôn, chứ hông đơn giản là một thế giới nhỏ ở dưới cấp độ thế giới văn bản. Modality là thuật ngữ chỉ những khía cạnh của ngôn ngữ thể hiện thái độ, tình thái của người nói hoặc người viết đối với một chủ đề cụ thể. Nhưng đó là ở giao tiếp giữa những người tham gia diễn ngôn, còn đối với các nhân vật trong thế giới văn bản thì như thế nào? Nó có giống với tình thái của người tham gia ở cấp độ diễn ngôn hay không? Thế giới tình thái có thể giúp chúng ta giải quyết những câu hỏi trên. Thế giới tình thái là thế giới được tạo ra từ những mệnh đề tình thái trong văn bản. Khác với thế giới văn bản, các mệnh đề tình thái tạo nên thế giới ý niệm vì theo như Whiteley (2010) quan niệm, để hiểu được diễn ngôn, người tham gia vào diễn ngôn phải ý niệm hóa cả những mệnh đề tình thái lẫn thái độ của người nói đối với chúng. Gavins đề cập đến ba loại tình thái trong thế giới tình thái dưới góc nhìn của lý thuyết Thế giới ngôn bản như sau: - Tình thái vọng cảm (boulomatic modality): được thể hiện qua những mức độ khác nhau, có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy vào mệnh đề cụ thể. Tình thái vọng cảm được thể hiện qua các động từ, trạng từ hoặc các cấu trúc cụm câu thể hiện sự mong muốn, hi vọng hoặc tiếc nuối của người nói hoặc người viết, ví dụ: muốn, hi vọng, đáng tiếc, rất vui được gặp lại bạn bè của ông ấy, hi vọng rằng ông ta sẽ từ chức, mong rằng cậu sẽ đạt kết quả cao… - Tình thái đạo nghĩa (deontic modality): một tình huống được xây dựng và diễn ra trong thế giới văn bản được người nói, người viết hoặc nhân vật bày tỏ thái độ của mình thông qua các thuật ngữ tình thái đạo nghĩa. Hay nói một cách khác là thể hiện quan niệm về nhiệm vụ của mình thông qua ngôn ngữ. Tính bắt buộc đối với người nói hoặc người viết khi họ thực hiện hành động, quan niệm về trách nhiệm của bản thân
  • 33. 23 qua ngôn ngữ. Những quan điểm này kéo dài bao gồm sự cho phép, nghĩa vụ và cao hơn là yêu cầu. Khi được đặt trước động từ, có thể được sử dụng để thể hiện thái độ không nghiêm túc (you must do as I say, you may have another cake); tính từ hoặc cụm cấu trúc (it was required that they inform the authorities, only authorised personnel are permitted to enter)… - Tình thái nhận thức (epistemic modality): là loại tình thái với iên độ kéo dài từ mức độ diễn tả sự không tự tin (mức độ thấp) đến mức độ chắc chắn tuyệt đối (mức độ cao) của người nói, người viết. Tình thái này chú tâm đến sự tự tin hoặc thiếu tự tin của người nói, người viết về tính chân thật của mệnh đề được nói đến. Một số từ ngữ diễn đạt như cho rằng, nghi ngờ, có lẽ, chắc chắn, tin chắc,… Ngoài ra, còn có tình thái tri giác (perception modality) là tình thái thuộc phân nhánh nhỏ của tình thái nhận thức tựa như, rõ ràng, dường như,… Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi gọi chung cách diễn đạt trên là thế giới tình thái nhận thức. Trong các loại tình thái đề cập ở trên, tình thái nhận thức được xem là thế giới tình thái lớn và phổ biến trong lý thuyết Thế giới ngôn bản. Nội dung của những tình huống mô tả theo phương thức này, thường hông được hiện thực hóa vào thời điểm chúng tạo ra. Mặc dù chỉ là một mệnh đề đơn giản và ngắn gọn nhưng thế giới tình thái có tiềm năng trở nên rất chi tiết và phức tạp nếu có khả năng xảy ra. Đây được xem là có cấu trúc xây dựng thế giới phức tạp và tăng tiến chức năng của riêng chúng trong diễn ngôn. 1.2.3.2. Sự chuyển dịch các thế giới (world-swiches) và khả năng tiếp cận thế giới (accessibility) Người tham gia, nhân vật và các yếu tố hác đã xây dựng nên các thế giới khác nhau trong giao tiếp. Quá trình giao tiếp diễn ra liên tục cho đến khi mục đích giao tiếp đạt kết quả. Có những tình huống, người tham gia diễn ngôn hoặc nhân vật trong văn bản có thể thêm bớt nội dung, bổ sung những thông tin mới hoặc chuyển đổi đề tài, thời gian, không gian một cách linh hoạt đối với các thế giới. Các thế giới này cũng lần lượt thay đổi để thích nghi với môi trường bằng cách dịch chuyển các tầng thế giới khi có sự thay đổi trực chỉ của những yếu tố xây dựng thế giới. Lúc này, đối tượng tham gia diễn ngôn ngay lập tức phải xây dựng một thế giới mới với trực chỉ, sở chỉ mới nhằm giúp diễn ngôn được hiểu tường tận và cặn kẽ.
  • 34. 24 Vậy thế giới mới có gì khác với thế giới cũ trước đó? Sự dịch chuyển các thế giới có thể là không gian, thời gian hoặc cả không gian lẫn thời gian. Có sự thay đổi không gian nhưng vẫn giữ nguyên thời gian. Ví dụ như không gian từ nhà ăn sang phòng hách, sang trường học hay bất kì một vị trí nào đó hác vị trí an đầu. Có sự dịch chuyển về thời gian nhưng vẫn giữ nguyên không gian; ví dụ như cùng một hông gian đó, nhưng thời gian lại là quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai. Hoặc sự chuyển dịch toàn bộ cả không gian và thời gian, thay thế vào đó là một không gian và mốc thời gian hoàn toàn mới. Ngoài ra, có thể thay đổi trọng tâm của các thế giới mà chúng tôi gọi là trực chỉ (tức thay đổi thực thể). Thế giới mới được hình thành nhờ những sự dịch chuyển các yếu tố trên gọi là sự dịch chuyển các thế giới. Mọi diễn ngôn đều ẩn chứa nhiều thế giới, việc thay thế và dịch chuyển giữa các thế giới diễn ra liên tục nhằm tạo nên sự đa dạng, mới mẻ cho diễn ngôn. Khi một diễn ngôn tồn tại nhiều hơn một thế giới, cần đánh giá trạng thái của từng thế giới mới trong mối quan hệ với những thế giới trước đó để thuận tiện cho việc xử lý diễn ngôn. Muốn quản l được nhiều thế giới khác nhau thì việc hiểu sự khác biệt của trạng thái bản thể học (ontological status) tồn tại trong các thế giới là điều cần thiết. Các thực thể trong thế giới diễn ngôn dù cho là giao tiếp mặt đối mặt hay giao tiếp bằng văn ản đều là những con người có thật, thuộc cùng một miền tồn tại. Thế giới văn bản được tạo ra bởi những người tham gia trong thế giới diễn ngôn luôn sẵn sàng để xác minh các thực thể khác tồn tại ở cùng cấp độ bản thể học. Có nghĩa là hi một người tham gia vào thế giới diễn ngôn, thiết lập một thế giới văn bản hoặc tạo ra một thế giới mới trong thế giới văn bản. Ngay lập tức, những người tham gia trong thế giới diễn ngôn sẽ vận dụng những kiến thức từ môi trường bản thể mà họ có để đánh giá vấn đề được gợi ra từ thế giới văn bản, từ đó có trách nhiệm đối với nội dung văn ản. Lý thuyết Thế giới ngôn bản gọi đấy là khả năng tiếp cận thế giới. Dựa vào khả năng tiếp cận thế giới, lý thuyết Thế giới ngôn bản sẽ có thế giới mà người tham gia có khả năng tiếp cận được (participant-accessible) và thế giới mà nhân vật có khả năng tiếp cận được (enactor-accessible). Nhân vật thuộc thế giới văn bản cũng có cảm xúc, trải nghiệm, suy nghĩ,… giống như những người tham gia diễn ngôn. Thế giới văn bản gọi họ là nhân vật có khả năng truy cập. 1.2.4. Một số thế giới khác có liên quan đến lý thuyết Thế giới ngôn bản 1.2.4.1. Sự phủ định (negation)
  • 35. 25 Người tham gia thuộc thế giới diễn ngôn nhưng vẫn tham gia ý niệm hóa các quá trình ngay cả khi chúng bị đóng hung một cách tiêu cực. Quá trình ý niệm hóa của người tham gia sẽ hình thành nên một thế giới mới dựa trên những suy nghĩ của người tham gia. Khi tiếp nhận một mệnh đề phủ định trong thế giới văn bản của một nhân vật nào đấy, người tham gia vẫn tạo ra một hình dung trong đầu về nhân vật thực hiện chính xác những hành động đó, những nội dung của thế giới này sẽ được hiện rõ trong tâm trí người đọc theo thứ tự đưa vào tiêu điểm trong diễn ngôn sau đó mới phủ định chúng. Khi người tham gia đối mặt với cách nói phủ định cho một hành động của nhân vật nào đó trong tác phẩm như “Cô ấy không phải là một ca sĩ giỏi, cũng hông phải là một vũ công chuyên nghiệp”, sự diễn giải tinh thần vẫn diễn ra trong tâm trí của người tham gia nhằm hiểu câu nói trên và khắc họa chính xác sự phủ định được gợi ra trong câu. Thế giới phủ định sự tồn tại tách biệt với thế giới văn bản mà sự phủ định đã được thể hiện qua từ “ hông phải”, “cũng hông phải”. Thế giới tiêu cực này cho phép một ca sĩ giỏi và một vũ công chuyên nghiệp tương ứng được thể hiện trong tâm trí trước khi sự phủ định của họ có thể được ý niệm hóa. Thế giới văn ản tiêu cực tác động trực tiếp lên thế giới văn ản tích cực mà chúng đã sinh ra từ đó. Thế giới tiêu cực thể hiện sự cấm đoán, hông đồng tình, phản bác qua những ngữ phủ định hay nghĩa phủ định. Một số từ ngữ thường thấy, dễ nhận biết trong ngôn ngữ về nghĩa phủ định như chưa, không, không thể, chưa bao giờ, hiếm khi, đừng,… Sự phủ định sẽ tạo nên các thế giới có nội dung ngược nhau thể hiện trong diễn ngôn và thế giới phủ định này cũng được tạo ra từ sự kích hoạt nào đó trong ngôn ản. Chính vì vậy, thế giới phủ định có khả năng tác động ngược trở lại văn ản - nơi mà nó được kích hoạt từ an đầu. Thế giới phủ định xuất hiện từ những phủ định thay thế trong suy nghĩ của người tham gia. 1.2.4.2. Sự giả định (hypothetical) Trong diễn ngôn, con người có nhiều cách hác nhau để thực hiện quá trình nhận thức các sự vật, sự việc, hành động và đối tượng. Kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm được biểu hiện qua suy nghĩ, hành động hoặc bày tỏ ý kiến qua lời nói, cảm xúc trực tiếp. Trong tương tác hàng ngày, con người thường xuyên tạo ra các thế giới mơ hồ và không thực tế thông qua ngôn ngữ. Quá trình nhận thức này được thể hiện qua những giả định không có thực hoặc chưa xảy ra gắn với mốc thời gian trong tương
  • 36. 26 lai hoặc quá khứ đối với thời điểm nói. Các giả thiết này vô hình trung sẽ tạo ra một thế giới mà trong lý thuyết Thế giới ngôn bản người ta gọi là thế giới giả định. Ở thế giới này, chúng tôi có khả năng tưởng tượng, mô tả và thảo luận về vô số tình huống không hoặc chưa xảy ra trong thực tế. Người tham gia lúc này đang tự xây dựng các giả thuyết ở nhiều dạng khác nhau. Những giả thuyết này có xu hướng mở rộng chủ đề trung tâm của người dùng nhằm một mục đích nào đó. Để làm được điều này, cần phải có câu điều kiện theo cách gọi của ngữ pháp truyền thống. Câu điều kiện được chia làm hai thành phần. Mệnh đề điều kiện nhằm thiết lập một tình huống lý thuyết và đánh dấu nó là xa rời thực tế. Dấu hiệu nhận biết mệnh đề điều kiện là “nếu” hoặc có thể sử dụng phương thức đảo ngữ, nhấn mạnh động từ. Tiếp đến là phần mệnh đề chính, đây là phần quan trọng nhằm xác định hậu quả của đề điều kiện. Trong khi mệnh đề điều kiện thiết lập một thế giới tình thái nhận thức vốn có với tư cách là một khả năng hông thể hiện thực hóa được về mặt ngôn ngữ thì phần mệnh đề chính lại chứa thông tin cải tiến chức năng, đưa tình huống giả định an đầu đến một điểm hoặc kết luận xa hơn. Mặc dù có kết cấu khác so với Thế giới ngôn bản, nhưng chúng ta có thể coi các thế giới được gợi ra từ sự giả định trong văn ản cũng là các Thế giới ngôn bản. Vì nó được nhìn nhận dưới dạng nhận thức của người nào đó khi tham gia vào diễn ngôn hoặc của chính nhân vật. Thế giới giả định cũng chứa những yếu tố cơ ản xây dựng thế giới và những nhân tố thúc đẩy chức năng được dẫn ra từ ngữ cảnh giả định, kết quả dự tính sẽ xảy ra nếu tình huống đó thành sự thật. 1.2.5. Tiêu điểm (focalisation) Trong phong cách học và lý thuyết tường thuật có sự phân biệt rõ ràng giữa nhân vật trong văn ản với người có trách nhiệm tường thuật văn ản (hay còn gọi là người kể chuyện). Tiêu điểm là một điểm nhìn mà tại điểm nhìn đó quá trình trần thuật hiện diện hoặc đang diễn ra. Trong một số tác phẩm tự sự, người kể và tiêu điểm có thể cùng một người hoặc là những người khác nhau, mối quan hệ này có thể thay đổi ở những điểm khác nhau trong diễn ngôn. Nhân vật trong thế giới văn bản cũng có thể trở thành tiêu điểm khi kể lại câu chuyện nào đó qua con mắt của họ. Vì vậy, thế giới văn bản chứa đựng những tiêu điểm ên trong (internal focalisation). Ngược lại, có những tác phẩm khác không chấp nhận điều này mà vẫn để điểm nhìn của người ngoài
  • 37. 27 cuộc, không cho họ xen vào những hoạt động bên trong tâm trí của người viết gọi là tiêu điểm bên ngoài (external facalisation). Có những trường hợp, độc giả không thấy sự xuất hiện của nhân vật hay người kể chuyện nhưng lại dường như nghe thấy được tiếng nói của ai đó quanh đây. Lúc này, tiếng nói đó chính là tiêu điểm. Tiếng nói của người kể chuyện, tiếng nói của nhân vật hoặc sự kết hợp cả hai giữa người kể chuyện và nhân vật trong tác phẩm. Đoạn trích trong cuốn tiểu thuyết của McCall Smith’s, The No. 1 Ladies’ Detective Agency mà Gavins trích dẫn và phân tích đã cho ta thấy rõ vấn đề tiêu điểm này. Trong tiểu thuyết này, thường xuyên có sự chuyển đổi từ những suy nghĩ hoặc giọng nói bên trong của nhân vật sang giọng nói của người kể chuyện (Joanna Gavins, 2007, tr.127). Sự kết hợp giữa người tham gia (tác giả, người kể chuyện) với nhân vật trong thế giới văn bản sẽ giúp cho người tham gia còn lại (độc giả) tiếp cận diễn ngôn một cách dễ dàng dù cho độc giả không biết gì về ngoại hình, tính cách của tác giả. Độc giả có thể tìm hiểu một cách trung gian bằng việc tham chiếu thông qua nhân vật trong tác phẩm vì đa phần nhân vật chính do tác giả tạo ra có đôi nét giống với tác giả. Nhờ đó mà người đọc có thể theo dõi câu chuyện và đối thoại với chính người tạo ra tác phẩm. Khi người kể chuyện, người tiêu điểm là một, nhân vật trong thế giới văn bản đang trình bày nội dung của thế giới văn bản thì quá trình tường thuật đồng nhất xuất hiện. Tiêu điểm có thể thay đổi hoặc cố định tùy vào mỗi tác phẩm. Dựa trên lý thuyết tự sự học của Gerard Genette, Gavins đồng tình với quan điểm người kể chuyện chính là tiếng nói duy nhất có thể nhận thấy trong văn ản. Ở đây hông có nghĩa là gạt bỏ hoàn toàn sự tồn tại tiếng nói của nhân vật. Chẳng qua, sự chuyển đổi sang tiêu điểm là giọng nói của nhân vật trong văn bản cũng đến rồi đi hi văn ản tiếp tục chuyển cảnh. Chính vì vậy, người kể chuyện (heterodiegetic narration) lúc này là người hiện diện trong toàn bộ diễn ngôn và là giọng nói chủ đạo xuyên suốt. 1.3. Phong cách học tri nhận và Thế giới ngôn bản Trước đây, dường như hông có ai thực sự quan tâm đến nhu cầu, sự xuất hiện, sự tồn tại và phát triển của Phong cách học như là một ngành khoa học độc lập. Theo Simpson, phân tích Phong cách học chính là khám phá ngôn ngữ, khám phá tính sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ của văn ản. Từ đó, người đọc hoặc người nghe hiểu nội dung của văn ản và làm giàu suy nghĩ của chính bản thân họ về ngôn ngữ trong văn ản. Leech G.N. cho rằng Phong cách học là cách tiếp cận văn chương theo hình
  • 38. 28 thức ngôn ngữ học với mục đích giải thích mối quan hệ giữa ngôn từ và chức năng quan hệ thông qua việc đặt câu hỏi “tại sao” và “như thế nào” chứ không chỉ là “cái gì”. Cũng có nhận định rằng Phong cách học được phát triển từ chủ nghĩa hình thức ở Nga với nền tảng là cấu trúc luận Praha và quan điểm này cho rằng Phong cách học chú trọng xét đến “sự dị biệt”, “những yếu tố đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ”. Halliday đặt vấn đề nếu một văn ản được mô tả một cách trọn vẹn thông qua các lý luận và thủ pháp của ngôn ngữ học thì hoàn toàn có thể chỉ ra phương thức hoạt động của văn bản đó. Và việc mô tả văn chương ằng các thủ pháp của ngôn ngữ học như là sử dụng các phân loại về mô tả ngôn ngữ để so sánh các văn ản khác nhau của từng tác giả hay của các tác giả khác nhau trong cùng một thể loại hoặc trong các thể loại khác nhau có thể phân tích và khái quát hóa ngôn ngữ văn chương thành các hệ thống. Theo ông, ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm vừa là cái quyết định và cái được quyết định. Ngôn ngữ tuân theo các cấu trúc xã hội và các cấu trúc xã hội được duy trì, chuyển tải nhờ ngôn ngữ. Lý thuyết này đã mở rộng phạm vi và phân loại so với những lý thuyết trước với sự mô tả theo 3 yếu tố chính: tư tưởng, liên nhân và văn ản. Đó chính là các yếu tố chủ chốt của ngôn ngữ và từ đó hình thành nên “phong cách học chức năng”. Thế nhưng, Widdowson hông đồng tình với những nghiên cứu của Halliday khi cố gắng hệ thống hóa các yếu tố ngôn ngữ trong văn chương. Ông cho rằng không chỉ dựa vào các quy tắc phân tích văn ản để có thể hiểu một cách đầy đủ về văn học và văn chương. Widdowson cho rằng Halliday chỉ dừng ở việc phân tích văn ản mà chưa tiến đến “phân tích diễn ngôn”. Đối với Widdowson, Phong cách học phải gắn liền phê ình văn học và ngôn ngữ học. Yếu tố “phong cách” liên quan đến phê ình văn học trong hi đó yếu tố “học” liên quan đến các quy tắc và các đối tượng. Đây được xem là một sự đúc ết hoàn hảo từ các quan điểm trước đó về “Phong cách học”. Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác nhau về Phong cách học với hàm nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Nhìn chung, Phong cách học là khoa học nghiên cứu quy luật lựa chọn, nguyên tắc lựa chọn các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ trong văn ản (nói hoặc viết) nhằm tạo ra những hiệu ứng đặc biệt có liên quan đến quá trình nhận thức con người. Dưới sự phát triển mạnh mẽ của Phong cách học, Thi pháp học tri nhận theo cách gọi của Stockwell (hay Phong cách học tri nhận) ra đời dựa trên nền tảng của