SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________
Nguyễn Thị Tú Anh
HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
___________________
Nguyễn Thị Tú Anh
HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRỊNH SÂM
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cám ơn đến phòng Sau Đại học, quý thầy cô trong tổ
Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, những người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong
thời gian qua và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu giúp tôi có nền tảng
kiến thức để thực hiện luận văn này.
Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Sâm
vì sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy trong suốt quá trình tôi tiến
hành nghiên cứu.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường PTTH Phan Huy Ích đã tạo
điều kiện cho tôi trong suốt khóa học.
Lời cám ơn cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè,… nguồn động
viên, chỗ dựa tinh thần đã giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi đến tất cả lời cám ơn chân thành.
TP. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 9 năm 2012.
Người viết luận văn
Nguyễn Thị Tú Anh
Lớp Cao học Ngôn ngữ học khoá 21
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn...................................................................12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................12
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................13
7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................14
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................15
1.1. Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan ............................................................15
1.1.1. Hàm ngôn và hiển ngôn............................................................................15
1.1.2. Hàm ngôn và tiền giả định .......................................................................23
1.1.3. Hàm ngôn và suy ý...................................................................................28
1.2. Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn...........................................28
1.2.1. Phân loại hàm ngôn..................................................................................28
1.2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn................................................................................33
1.3. Đặc trưng văn hóa – tâm lý – xã hội và việc tạo hàm ngôn ...........................37
1.3.1. Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp.........................................................38
1.3.2. Đặc trưng sông nước ................................................................................39
1.4. Mục đích dùng hàm ngôn ...............................................................................41
1.4.1. Tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho lời nói................................................42
1.4.2. Khiêm tốn, lịch sự ....................................................................................42
1.4.3. Không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe ...............................43
1.4.4. Châm biếm ...............................................................................................43
1.4.5. Không chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động ngôn từ.........................44
1.4.6. “Ít lời nhiều ý”..........................................................................................45
1.5.Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............................................46
1.5.1. Truyện ngắn..............................................................................................46
1.5.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp..............................................................47
1.6. Tiểu kết ...........................................................................................................50
Chương 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ TẠO HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP..........................................................................................51
2.1. Cơ sở nhận diện hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp................51
2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.........................52
2.2.1. Dùng thực từ.............................................................................................53
2.2.2. Dùng hư từ................................................................................................54
2.2.3. Dùng tiền giả định....................................................................................65
2.2.4. Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất .....................................................68
2.2.5. Vi phạm quy tắc lập luận..........................................................................72
2.2.6. Vi phạm phương châm hội thoại..............................................................74
2.2.7. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp....................................................78
2.2.8. Dùng câu chất vấn....................................................................................79
2.2.9. Dùng từ ngữ không tương thích ...............................................................80
2.2.10. Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa.....................................................................82
2.2.11. Dùng thành ngữ, tục ngữ........................................................................84
2.2.12. Dùng từ đồng âm....................................................................................86
2.2.13. So sánh ...................................................................................................87
2.2.14. Nói giảm, nói tránh.................................................................................89
2.3.Tiểu kết ............................................................................................................91
Chương 3. CHỨC NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HÀM NGÔN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................92
3.1. Chức năng hàm ngôn......................................................................................92
3.1.1. Mỉa mai.....................................................................................................93
3.1.2. Khuyên .....................................................................................................94
3.1.3. Cấm đoán..................................................................................................95
3.1.4. Phản đối....................................................................................................95
3.1.5. Trách móc.................................................................................................96
3.1.6. Gợi ý.........................................................................................................97
3.1.7. Nịnh bợ.....................................................................................................98
3.1.8. Chửi ..........................................................................................................99
3.1.9. Hối hận ...................................................................................................101
3.1.10. Né tránh ................................................................................................102
3.2. Tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..................105
3.2.1. Thể hiện tư tưởng của nhà văn...............................................................105
3.2.2. Thể hiện những vấn nạn xã hội ..............................................................107
3.2.3. Lời cảnh tỉnh con người từ mặt trái xã hội.............................................108
3.3. Nhận xét về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.....................109
3.3.1. Hàm ngôn trong lời kể............................................................................110
3.3.2. Hàm ngôn trong lời thoại .......................................................................115
3.3.3. Hàm ngôn trong tiêu đề..........................................................................117
3.4. Nhận xét khái quát phong cách Nguyễn Huy Thiệp qua việc sử dụng
hàm ngôn......................................................................................................120
3.4.1. Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đúc....................................................................120
3.4.2. Giọng điệu lạnh lùng..............................................................................120
3.5. Tiểu kết .........................................................................................................122
KẾT LUẬN............................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo Hoàng Xuân Tâm -
Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998) .........................18
Bảng 1.2. Lược đồ về sự lưỡng phân của Oswald Ducrot .............................................19
Bảng 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa các “Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn”
theo Nguyễn Đức Dân ....................................................................................19
Bảng 1.4. Sơ đồ tổng quát các kiểu nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu............................20
Bảng 1.5. Sơ đồ phân loại tổng quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp ...............22
Bảng 1.6. Sơ đồ khái quát nghĩa của lời của Hoàng Phê................................................24
Bảng 1.7. Sơ đồ tổng quát về nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn theo Cao Xuân Hạo .............26
Bảng 2.1. Thống kê các cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp...53
Bảng 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.........................92
Biểu đồ 2.1. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .........................90
Biểu đồ 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .......................105
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, không phải lúc
nào chúng ta cũng có thể “nói thẳng”, “nói trắng”, “nói toạc móng heo”… những
suy nghĩ của mình. Vì vậy, nói thế nào để diễn đạt được nội dung muốn nói mà
không làm người nghe phật lòng, nói thế nào để không đụng chạm đến người khác,
tức là nói thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, quả nhiên, không phải là một vấn đề đơn
giản. Do đó, để tránh cách nói thẳng vào sự thật, chúng ta thường thực hiện hành vi
giao tiếp hàm ẩn của mình thông qua lối nói gián tiếp. Cách nói này được gọi là
hàm ngôn. Do không được nói ra trực tiếp nên để nhận ra và hiểu đúng hàm ý của
người nói/người viết, người nghe/người đọc cần phải suy luận. Vì vậy, biết sử dụng
hàm ngôn đúng nơi, đúng lúc sẽ có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho
lời nói và cho văn bản. Bên cạnh đó, bằng cách nào lí giải được hàm ngôn của
người nói/người viết sẽ giúp chúng ta hiểu được sâu sắc vấn đề và giúp giao tiếp
thành công.
Hàm ngôn được thể hiện rất nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và đặc
biệt trong văn chương nghệ thuật. Các nhà văn thường thể hiện những điều muốn
nói trong tác phẩm của mình với kiểu “ít lời nhiều ý”. Muốn hiểu, muốn nắm bắt
được những hàm ngôn phức tạp, sâu sắc trong tác phẩm văn học nghệ thuật hiển
nhiên phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ và rèn luyện tư duy nghệ thuật. Xa hơn,
muốn hiểu được ngôn ngữ phải đặt nó vào trong tác phẩm văn học, trong lời ăn
tiếng nói hàng ngày. Hai vấn đề này đi đôi với nhau, gắn chặt nhau.Một nhà văn
thành công là ở chỗ biết cách sử dụng ngôn ngữ “nói ít” nhưng chứa đựng nhiều ý
nghĩa tức là cách thể hiện ý hàm ngôn, ngầm ẩn, nói mà như không nói.
Trong quá trình tìm hiểu về hàm ngôn và tác phẩm, chúng tôi nhận thấy nhà
văn Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đã thể hiện được những điều
ngầm ẩn như thế trong tác phẩm của mình. Truyện ngắn của ông sử dụng rất nhiều
yếu tố hàm ngôn, chính với lối viết “bóng gió”, “tá cổ luận kim” (mượn xưa để nói
nay) mà văn chương của ông có sức hàm chứa rất lớn. Có thể nói, trong nền văn học
2
Việt Nam từ xưa đến nay, ít có nhà văn nào vừa mới xuất hiện đã được dư luận
trong và ngoài nước quan tâm như Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn của ông
thường đề cập đến nhiều mặt trái của xã hội hiện đại, đặc biệt là những vấn đề về
đạo đức. Tác phẩm của ông đã gây ra những phản ứng trái ngược trong giới phê
bình văn học cũng như độc giả. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì văn chương của
Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách hiểu, nhiều cách cảm nhận. Và đặc biệt hơn,
truyện của ông rất khó lí giải, nếu chỉ đọc qua chắc chắn sẽ không thể nhận ra ông
định nói gì, thế nhưng càng đọc kỹ càng phát hiện thấy nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn
và hàm ý sâu xa. Có được sự thành công như vậy là vì Nguyễn Huy Thiệp rất có tài
trong việc sử dụng ngôn từ. Có thể ghi nhận với tác phẩm của ông, bề mặt ngôn ngữ
thì có vẻ dễ hiểu, rõ ràng nhưng lại ẩn chứa rất nhiều vấn đề ở bề sâu. Nghiên cứu
về hàm ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta có cách
tiếp cận chính xác hơn về tác phẩm của ông nói riêng và tác phẩm văn chương nói
chung.
Hơn nữa, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ra đời trong bối cảnh đất nước
vừa trải qua một thời kỳ dài sống trong khói lửa chiến tranh, đất nước vừa thống
nhất, xã hội vừa bước vào giai đoạn đổi mới. Việc nói thẳng vào những vấn đề hiện
thực, đặc biệt là về thế thái nhân tình quả thực không đơn giản một chút nào. Trong
khi, mọi người đang e dè không dám nhìn thẳng, nói thẳng vào hiện thực, thì với
cách nói hàm ngôn này đã giúp Nguyễn Huy Thiệp chuyển tải được rất nhiều vấn đề
gai góc trong cuộc sống.
Mặc dù không xuất hiện trên bề mặt câu chữ nhưng nghĩa hàm ngôn nhiều
khi đóng vai trò rất quan trọng, nếu chưa hiểu được nghĩa hàm ngôn của một câu
nói thì coi như chưa hiểu được câu nói đó. Vì vậy, việc tìm hiểu về hàm ngôn trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta hiểu được những tầng nghĩa khác
nhau trong tác phẩm của ông một cách sâu sắc.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu về hàm ngôn trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy đây là
vấn đề lý thú nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp và trải dài trên nhiều bình diện,
3
nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi
không có tham vọng lý giải tất cả các chức năng hàm ngôn và cơ chế tạo hàm ngôn
mà chỉ đi vào tìm hiểu những chức năng và cơ chế tạo hàm ngôn phổ biến nhất
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Hàm ngôn
Khái niệm hàm ngôn ban đầu được nêu ra trong triết học, sau đó là trong
ngôn ngữ học. Và nó là lĩnh vực của những thông tin ngầm ẩn, có nhiều hướng
nghiên cứu về lĩnh vực này như: ngữ nghĩa học, logic học, ngữ dụng học.
Có thể nói Oswald Ducrot và Paul Grice là những người đầu tiên khám phá
ra vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ.
Hàm ngôn theo hướng dụng học của Paul Grice (1967) về cơ bản dựa trên
hai căn cứ là ý nghĩa của người nói và nguyên tắc cộng tác. Công lao lớn nhất của
Paul Grice là đã đưa ra “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” và phân loại ý nghĩa hàm
ẩn. “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” có nghĩa là khi tham gia hội thoại chúng ta có
những quy định chung mà ai cũng phải tuân thủ. Còn ý nghĩa thông báo của người
nói được hiểu là ý định hay nội dung giao tiếp mà người nói muốn chuyển tải qua
phát ngôn. Và đặc biệt, tác giả đã chi tiết hóa nguyên tắc cộng tác thành bốn nguyên
tắc bậc dưới gọi là phương châm như: lượng, chất, quan hệ, cách thức và đã phân
chia ý nghĩa hàm ẩn thành hai loại là: hàm ẩn quy ước (hàm ẩn từ vựng) và hàm ẩn
hội thoại. Và cũng theo Paul Grice, ý nghĩa hàm ẩn thuộc đối tượng nghiên cứu của
ngôn ngữ học chỉ là những ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non – natural meaning)
tức là ý nghĩa hàm ẩn phải nằm trong ý định của người nói và những ý định đó phải
được người nghe nhận biết. Còn những ý nghĩa không nằm trong ý định của người
nói được Paul Grice cho là ý nghĩa tự nhiên (natural meaning) và không được tác
giả cho là ý nghĩa hàm ẩn. Nhưng trong thực tế giao tiếp, chúng ta rất khó để nhận
biết được đâu là hàm ẩn do cố ý hay không cố ý của người nói. Vì vậy, cách phân
biệt ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên như trên của Paul
Grice rất khó để nhận diện ý nghĩa hàm ngôn. Nhưng với “Nguyên tắc cộng tác hội
4
thoại” mà tác giả đưa ra có tác dụng rất lớn cho việc nghiên cứu về hàm ngôn trong
ngôn ngữ theo hướng dụng học. Đó là những cơ sở đầu tiên tạo tiền đề quan trọng
cho các nhà ngôn ngữ đi sâu nghiên cứu vấn đề này sau đó, đúng như nhận xét của
Đỗ Hữu Châu: “Dựa vào nguyên tắc cộng tác hội thoại của mình mà Grice đã vạch
ra những nét đầu tiên cho lý thuyết về ý nghĩa hàm ẩn. Những nét đầu tiên nhưng vô
cùng quan trọng. Đến nay, bất kỳ tác giả nào nói đến ý nghĩa hàm ẩn đều không thể
không nói đến Grice”. [11b, tr.381]
Oswald Ducrot (1972) - một nhà ngôn ngữ học hiện đại, người có nhiều công
trình liên quan đến vấn đề hiển ngôn, hàm ngôn đã cho rằng nghĩa phát ngôn có
hiển ngôn (explicite) và hàm ngôn (implicite).Theo ông, hàm ngôn có tiền giả định
(presupposition) và ẩn ý (sous – entendu).
Nhìn chung, cả Oswald Ducrot và Paul Grice đều nhấn mạnh quan hệ mật
thiết giữa hiển ngôn với hàm ngôn.
Tiếp thu những quan niệm đi trước về hàm ngôn, John Lyons (1994) cho ra
đời công trình “Ngữ nghĩa học dẫn luận”. Cũng đồng ý với quan niệm của Paul
Grice khi bàn về hàm ngôn, tác giả chia hàm ngôn thành hai loại: hàm ngôn quy ước
và hàm ngôn hội thoại. Nhưng ở phần hàm ngôn quy ước, ông đã mở rộng thêm
một số trường hợp so với quan niệm của Paul Grice. Thứ nhất, John Lyons cho rằng
sự phân biệt giữa cái nói ra và cái được hàm ý theo quy ước không phải bao giờ
cũng rõ ràng. Quan trọng hơn, nó cho thấy cách thức mà các phương tiện từ vựng và
ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể có thể được điều chỉnh và khai thác để mệnh đề
hóa những gì về bản chất không thuộc mệnh đề [55, tr.285]. Thứ hai, ngoài ví dụ
therefore về hàm ngôn quy ước như của Paul Grice, ông còn bổ sung thêm một số
trường hợp như liên từ however, moreover, nevertheless, yet… và một số tiểu từ
tình thái như even, well, hoặc just… Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng có nhiều hơn
những phương tiện từ vựng và ngữ pháp so với những gì mà Paul Grice cho là hàm
ngôn quy ước có thể được người nói dùng để ngầm biểu hiện một cách quy ước một
điều gì đấy vượt ra ngoài và đằng sau điều họ nói ra trên thực tế [55, tr.287]. Thứ
ba, theo John Lyons những khác biệt về xã hội và nghĩa hiển lộ trong số những biểu
5
thức đồng nghĩa về nghĩa miêu tả cũng có thể được xếp vào phạm vi của hàm ngôn
quy ước [55, tr.287]. Về hàm ngôn hội thoại, ông cho rằng bốn tiểu nguyên lí của
Paul Grice có thể được điều chỉnh và giảm bớt về số lượng tùy theo ngữ cảnh, văn
hóa – xã hội của từng dân tộc.
Như vậy, có thể thấy rằng với những đánh giá và bổ sung của John Lyons về
hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại ở các trường hợp trên đã mở rộng thêm
phạm vi nghiên cứu về hàm ngôn trong ngôn ngữ.
Năm (1996), George Yule cho ra đời công trình “Dụng học - Một số dẫn
luận Nghiên cứu Ngôn ngữ.” Trong công trình này, tác giả cũng dựa trên nền tảng
nguyên tắc cộng tác của Paul Grice và cho rằng: “hàm ý là hiện tượng cái được
thông báo nhiều hơn cái được nói ra” và “để hiểu được hàm ý thì phải thừa nhận
có một nguyên tắc cộng tác cơ bản nào đó đang được hoạt động.” [32, tr.76] Cũng
như Paul Grice và John Lyons, tác giả chia hàm ý thành hai loại là hàm ý hội thoại
và hàm ý quy ước. Trong hàm ý hội thoại có hàm ý hội thoại dùng chung và hàm ý
hội thoại dùng riêng. Điểm mới của George Yule là đã chỉ ra được đặc tính của hàm
ý hội thoại là “có thể giải đoán được, cản ngăn được, hủy được và tăng cường
được”[32, tr.92]. Còn hàm ý quy ước lại không đặt cơ sở trên nguyên tắc cộng tác
hoặc các phương châm như hàm ý hội thoại. Theo George Yule, hàm ý quy ước
không thể xuất hiện trong hội thoại và chúng cũng không lệ thuộc vào các ngữ cảnh
riêng biệt khi cần giải thích chúng. Tác giả quan niệm khái niệm ‘hàm ý’ là một
trong những khái niệm trung tâm của dụng học. Một hàm ý chắc chắn là một ví dụ
nghiêm chỉnh cho hiện tượng cái được thông báo là nhiều hơn cái được nói ra [32,
tr.94].
Ở Việt Nam, vấn đề hàm ngôn bắt đầu được nghiên cứu khoảng những năm
80 của thế kỷ XX. Nhiều nhà Việt ngữ tiêu biểu như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hồ
Lê, Cao Xuân Hạo,… đã giới thiệu các lý thuyết của Oswald Ducrot, Paul Grice và
đã có những đóng góp trên địa hạt này. Các tác giả đã vạch ra mối quan hệ, cơ chế
hình thành hàm ngôn trên cứ liệu tiếng Việt.
6
Có thể nói, ở Việt Nam, Hoàng Phê là người đi tiên phong nghiên cứu về vấn
đề hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa với các bài “Ngữ nghĩa của lời” (1981), “Tiền
giả định và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ” (1982), và “Ý nghĩa hàm ngôn
trong lời nói” (1988). Theo tác giả, chính sự thống nhất giữa nghĩa và ý làm thành
toàn bộ ý nghĩa của lời hoặc phát ngôn. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra nghĩa gồm có
nghĩa chính thức và hàm nghĩa, còn ý thì có ý chính thức và hàm ý nhưng giữa các
yếu tố này không nhất thiết có sự tương ứng. Không đồng nhất với khái niệm
implicature (hàm ngôn – cách dịch của Hoàng Phê), implicate (suy ý – cách dịch
của Hoàng Phê) của Paul Grice, tác giả cho rằng có thể dựa vào sự khác nhau của
suy ý để phân ra hàm ngôn có hai lớp khác nhau là hàm ý và ngụ ý. Hàm ý là phần
nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn, vì không hoặc ít phụ
thuộc vào ngữ huống, độ tin cậy của suy ý vì thế tương đối cao; còn ngụ ý là nội
dung hàm ngôn thường phụ thuộc nhiều vào ngữ huống và phải suy ý gián tiếp, độ
tin cậy của suy ý không cao [75, tr.51]. Tóm lại, theo Hoàng Phê cấu trúc ngữ nghĩa
của lời là một cấu trúc gồm nhiều tầng như: tiền giả định, hiển ngôn, hàm ngôn;
trong hàm ngôn có hàm ý và ngụ ý (ẩn ý). Ngụ ý nằm ở lớp sâu nhất trong cấu trúc
ngữ nghĩa của lời và phụ thuộc ngữ huống, còn hàm ý cùng với hiển ngôn và tiền
giả định thì không phụ thuộc vào ngữ huống. Như vậy, theo tác giả, có nghĩa là hàm
ý không phải là hàm ngôn mà hàm ý nằm trong hàm ngôn, còn hàm ngôn thì bao
hàm cả hàm ý và ngụ ý. Ngụ ý mới chính là cái có ẩn ý; ngược lại, hàm ngôn và
hàm hàm ý thì có hoặc không tuỳ theo ngữ huống.
Cũng tìm hiểu hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa học như Hoàng Phê, Hồ Lê
(1996) đã đề cập đến vấn đề ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn ở
công trình “Quy luật ngôn ngữ - quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao”. Tác
giả đã phân ý nghĩa hàm ẩn thành bốn loại là ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống, ý nghĩa
hàm ẩn ngôn từ, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cảm. Ngoài ra, ý nghĩa
hàm ẩn được ông phân tích ra thành hàm nghĩa và hàm ý. Bên cạnh đó, tác giả đã
nêu lên những phương thức tổng quát về các phương thức hiển ngôn và phương
thức hàm ngôn.[60, tr.58]
7
Theo hướng của Paul Grice, nhưng nhìn nhận một cách tổng quát và đi sâu
cụ thể về hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại trong tiếng Việt, phải kể đến Đỗ
Hữu Châu (1993) với “Đại cương ngôn ngữ học”. Trong công trình này, ở chương
“Dụng học”, tác giả đã dựa trên “ý nghĩa không tự nhiên” của Paul Grice để đi sâu
nghiên cứu những vấn đề như: phân loại các ý nghĩa hàm ẩn, các phương thức thực
hiện ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn; bản chất các cơ chế suy ý đi từ ý nghĩa
tường minh đến ý nghĩa hàm ẩn. Dựa vào bản chất, Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên
đã phân ra ý nghĩa hàm ẩn gồm có hàm ngôn và tiền giả định. Hàm ngôn thì có hàm
ngôn nghĩa học và hàm ngôn ngữ dụng học còn trong tiền giả định thì có tiền giả
định nghĩa học và tiền giả định ngữ dụng học. Dựa vào chức năng của ý nghĩa hàm
ẩn trong diễn ngôn, tác giả phân ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý
nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như Paul Grice. Một điểm mới đặc biệt đáng quan tâm
trong quan niệm của Đỗ Hữu Châu so với quan điểm của Paul Grice về ý nghĩa hàm
ẩn là ở chỗ: theo quan điểm của Paul Grice không chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô
tình, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định của người nói và loại bỏ những trường
hợp “hàm ẩn” do sự rút gọn chủ ngữ, vị ngữ trong phát ngôn mà có. Đối với Đỗ
Hữu Châu, tất cả những trường hợp này cũng là ý nghĩa hàm ẩn. Tác giả còn cho
rằng để tạo ra nghĩa hàm ẩn ngữ dụng cho phát ngôn phải dựa vào các quy tắc, cơ
chế ngữ dụng học như: chiếu vật và chỉ xuất, các hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập
luận, lí thuyết hội thoại; còn cơ sở để tạo ra các nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa phải dựa
vào các topos (lẽ thường). Vì vậy, để có thể giải thích được các nghĩa hàm ẩn thì
phải hiểu được những quy tắc và cơ chế trên. Trên cơ sở những phân tích về ý nghĩa
hàm ẩn, hàm ngôn và tiền giả định, tác giả đi sâu phân tích quan hệ giữa tiền giả
định và hàm ngôn rồi tiến hành phân loại hàm ngôn và tiền giả định. Về mối quan
hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, tác giả quan niệm cả hai đều nằm trong một
phạm trù là phạm trù hàm ẩn. Quan niệm này được nhiều người đồng tình
nhất.Trongluận văn, người viết sẽ theo quan niệm này và xem việc vi phạm những
quy tắc và cơ chế trên là những cách thức tạo hàm ngôn rất hiệu quả của chiến lược
giao tiếp.
8
Có thể nói rằng: vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt dưới góc độ dụng học thì
phải đến Đỗ Hữu Châu mới thực sự được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ
thống. Những đóng góp của tác giả trong việc nghiên cứu về hàm ngôn đã giúp
người nghiên cứu có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về ý nghĩa hàm ẩn,
hàm ngôn, và tiền giả định một cách rõ ràng hơn.
Cao Xuân Hạo (1997) với công trình “Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ
pháp, ngữ nghĩa” đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho việc nghiên cứu về
hàm ngôn trong tiếng Việt. Trong công trình này, tác giả dành hẳn một phần quan
trọng để trình bày về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong phần ngữ nghĩa. Ông
chỉ ra rằng nghĩa hàm ẩn nhiều khi có vai trò quan trọng hơn nghĩa hiển ngôn vì nó
thông báo cho người nghe nhiều điều không có trong nghĩa nguyên văn. Cũng theo
tác giả, đặc biệt các văn bản có tính nghệ thuật (truyện, thơ) chính là nơi phát huy
nhiều tác dụng nhất của các thứ nghĩa hàm ẩn. Ông cho rằng trong một thông báo,
ngoài nghĩa hiển ngôn là cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ bằng từ ngữ, còn có
nghĩa hàm ẩn tức những điều thông báo cho người nghe nhưng không có trong
nghĩa nguyên văn của từ ngữ. Một điểm mới trong quan niệm của Cao Xuân Hạo
(giống Đỗ Hữu Châu) là chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô tình, ngẫu nhiên, không
nằm trong ý định của người nói đều là ẩn ý. Đây là quan điểm phù hợp bởi vì trong
giao tiếp không thể biết được hàm ngôn nào là chủ đích, hàm ngôn nào là không
chủ đích.
Ngoài ra, tác giả còn là người đầu tiên đi sâu phân tích sự thể hiện của tiền
giả định và hàm ý trong ngôn ngữ như: tiền giả định trong câu, tiền giả định trong
từ; hàm ý của từ, hàm ý của câu và của phát ngôn. Đặc biệt, ông còn miêu tả, phân
tích tỉ mỉ tiền giả định và hàm ý của một số vị từ tình thái trong tiếng Việt. Đây là
sự sáng tạo có tính đột phá và cũng chính là những đóng góp lớn cho việc nghiên
cứu về vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt nói riêng và hàm ngôn trong ngôn ngữ học
nói chung.
Cũng theo hướng nghiên cứu trên, Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng -
Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1998) trong công trình “Ngữ pháp chức
9
năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt” đã đề cập đến vấn đề hiển ngôn và
hàm ngôn. Các tác giả này cho rằng ngoài hiển ngôn, trong câu còn có hàm ngôn.
Hàm ngôn“là những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà
phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn.
Nếu ý suy ra vẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong nguyên văn thì đó
là hàm nghĩa… cái ý ẩn kín đằng sau nguyên văn, không hề được diễn ra bằng lời
ấy gọi là ẩn ý” [82, tr.109 -110]. Bên cạnh đó, các tác giả còn phân biệt hiển ngôn
gồm có tiền giả định và hiển nghĩa, còn hàm ngôn thì bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý.
Như vậy, ở công trình này có sự khác biệt trong quan niệm so với công trình trước
của Cao Xuân Hạo: Ở công trình trước (1997), Cao Xuân Hạo cho rằng ý nghĩa
hàm ẩn gồm tiền giả định và hàm ý (giống như quan niệm của Đỗ Hữu Châu),
nhưng ở công trình sau (1998), các tác giả lại quan niệm: hiển ngôn gồm tiền giả
định và hiển nghĩa.
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu trước đó của các nhà ngôn ngữ trên thế
giới và trong nước, Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong “Dụng học Việt ngữ” cũng bàn
về vấn đề hàm ngôn và cho rằng muốn giao tiếp thành công thì phải hiểu đầy đủ cả
nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn của phát ngôn. Nếu chưa hiểu nghĩa hàm ngôn
của một câu nói tức là chưa thật sự hiểu câu nói đó. Dựa trên quan điểm của George
Yule, tác giả đề cập đến những lời rào đón trong giao tiếp. Theo nhà nghiên cứu
này, chiến lược giao tiếp, phương thức tạo tiền đề và phương châm hội thoại là
những phương thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu.
Trên cơ sở vận dụng bộ máy khái niệm của Hồ Lê, Huỳnh Công Hiển (2000)
đã phân các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn thành hai nhóm là nhóm thuộc cơ chế nội tại
của phát ngôn và nhóm nằm ngoài cơ chế nội tại của phát ngôn qua luận văn thạc
sĩ “Các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn”. Bên cạnh đó, tác giả còn cho
rằng ý nghĩa thì có nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn. Hiển ngôn là ý nghĩa hiển hiện,
trong ý nghĩa hiển hiện thì có hiển nghĩa (sự kiện thể hiện rõ) và hiển ý (tình thái
thể hiện rõ). Còn hàm ngôn là ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa hàm ẩn thì có hàm nghĩa (sự
kiện thể hiện ngầm) và hàm ý (tình thái thể hiện ngầm). Tóm lại, theo tác giả hệ
10
thống ý nghĩa bao gồm bốn yếu tố cơ bản là hiển nghĩa, hàm nghĩa, hiển ý và hàm
ý.
Trên đây, luận văn đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về hàm ngôn
tiêu biểu. Từ đó có thể đưa ra khái quát như sau: ý nghĩa hàm ngôn từ trước đến nay
đã được nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước nghiên cứu kỹ lưỡng, giải quyết
khá thích đáng các vấn đề cơ bản. Tuy vẫn còn khác nhau trong cách gọi tên các
thuật ngữ (hàm ý, hàm ngôn,…) nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất là trong ý
nghĩa hàm ẩn có hai yếu tố: tiền giả định và hàm ngôn (hàm ý) và cũng thống nhất
về các cơ chế tạo nên các ý nghĩa hàm ngôn.
Vấn đề hàm ngôn trong tác phẩm từ trước đến nay cũng có những bài viết
liên quan. Đầu tiên có thể nói đến đó là Luận văn Thạc sĩ “Một số phương thức tạo
hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt” (2006) của Đoàn Thị Tâm. Luận văn dựa
trên lý thuyết hàm ngôn, tác giả đã phân tích và chỉ ra 33 phương thức tạo hàm ngôn
trong truyện cười tiếng Việt.
Tiếp theo là Luận án Tiến sĩ “Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian
Việt Nam” (2011) của Nguyễn Hoàng Yến. Trong công trình này, tác giả đã vận
dụng lý thuyết dụng học để tìm hiểu các nguyên tắc cộng tác và phép lịch sự với
hàm ý trong truyện cười và đồng thời chỉ ra các lập luận và chỉ thị trong truyện
cười.
Bên cạnh việc điểm qua lịch sử nghiên cứu về hàm ngôn và hàm ngôn trong
tiếng Việt, thiết tưởng cũng rất cần thiết dành một tổng thuật về nghiên cứu truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
2.2.Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ khi ra đời đến nay đã có nhiều công trình
nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Chẳng hạn như:
“Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” do Phạm Xuân Nguyên (2001) (sưu tầm và biên
soạn), NXB Văn hóa Thông tin. Nhìn chung, những bài viết trong công trình này
được chia làm hai hướng: khen và chê. Những lời chê tiêu biểu là của Đỗ Văn
Khang, Tạ Ngọc Liễn, Nguyễn Thúy Ái, Trung Phương… còn những lời khen tiêu
11
biểu là của Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Vương Trí Nhàn,… Đặc biệt,
trong đó có năm bài viết của các tác giả nước ngoài đánh giá cao truyện ngắn của
Nguyễn Huy Thiệp. Các bài viết này thường đề cập đến những cách “đọc” văn
Nguyễn Huy Thiệp, còn về nội dung chưa đi sâu vào một khía cạnh nào trong
những sáng tác đó.
Hoàng Kim Oanh (2008) đã tìm hiểu về “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp” qua Luận văn Thạc sĩ Văn học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh. Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp như yếu tố thơ, người kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật tạo tình
huống và yếu tố kỳ ảo.
Nguyễn Thị Thu Hà (2009) lại tìm hiểu về “Phương thức liên kết văn bản
trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp” qua Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học
Trường Đại học Khoa học và Nhân vănThành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra
các phương thức liên kết cơ bản trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như phép
lặp, phép thế, phép nối và chỉ xuất.
Phạm Thị Thùy Trang (2009) với Luận văn Thạc sĩ Văn học “Người kể
chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,”của Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh đã đi sâu phân tích và chỉ rõ vai trò quan trọng của người kể
chuyện (theo ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba) trong truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp giúp tạo nên những đặc sắc riêng cho phong cách của ông.
Lê Thị Nguyệt Trong (2011) đã chỉ ra những tác dụng của lời văn nghệ thuật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ dạng thức cấu trúc diễn ngôn và nhìn
từ sự tương tác và đa dạng thẩm mĩ qua Luận văn Thạc sĩ Văn học “Đặc điểm lời
văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”,Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Điểm qua một số công trình và bài viết trên, chúng tôi thấy rằng: cho đến
nay, nhìn chung số lượng các công trình nghiên cứu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp về
vấn đề hàm ngôn và truyện Nguyễn Huy Thiệp khá phong phú, mỗi công trình tiếp
cận dưới một góc độ riêng nhưng chưa có công trình nào viết về “Hàm ngôn trong
12
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”. Vấn đề hàm ngôn không phải là đơn giản và
hơn nữa để hiểu được nó trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng không phải là
chuyện dễ dàng. Vì vậy, đối với bản thân người viết đây là một vấn đề rất mới và
rất khó. Trên cơ sở kế thừa thành tựu các công trình đi trước, nhất là lý thuyết về
hàm ngôn trong ngôn ngữ, luận văn này sẽ xem xét vấn đề hàm ngôn trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách toàn diện và có hệ thống hơn.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở kiến giải về hàm ngôn trong ngôn ngữ, củng cố những kiến thức
về hàm ngôn. Luận văn có mục tiêu và nhiệm vụ như sau:
3.1. Mục tiêu
- Nhận diện các hiện tượng hàm ngôn trong các tác phẩm truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp và phân tích giá trị biểu đạt của chúng.
- Miêu tả và phân loại các cơ chế tạo hàm ngôn và chức năng hàm ngôn
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua đó xác lập sự đóng góp của tác giả về
phong cách thể loại.
3.2. Nhiệm vụ
- Xác lập bộ máy khái niệm có liên quan đến cơ chế hàm ngôn.
- Miêu tả, phân tích để chỉ ra một số đặc điểm trong cách sử dụng hàm ngôn
tiêu biểu góp phần tạo ra sức hấp dẫn riêng cho văn chương Nguyễn Huy Thiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn sử dụng 42 truyện ngắn trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp” do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính năm 2006, NXB Văn hóa Sài
Gòn làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng trong đó, chúng tôi chủ yếu dùng 170 ngữ
liệu chứa ý nghĩa hàm ngôn đã thống kê được (trong tổng 1500 ngữ liệu) làm đối
tượng nghiên cứu chính.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Như vậy, bất kỳ phương thức hay cơ chế nào có khả năng tạo ra hàm ngôn ở
mọi cấp độ ngôn ngữ được giới hạn trong 170 ngữ liệu đã thu thập từ 42 truyện
ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều là phạm vi nghiên cứu của luận văn.
13
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài một số thủ pháp nghiên cứu quen thuộc, luận văn dùng các phương
pháp chính sau:
5.1. Phương pháp thống kê và phân loại
Đầu tiên, chúng tôi thu thập, thống kê các yếu tố có chứa hàm ngôn trong tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, sau đó tiến hành phân loại các cơ chế, chức năng
hàm ngôn theo các cơ chế tạo hàm ngôn trong tiếng Việt. Kết quả thống kê sẽ là cơ
sở thực tiễn để phân tích và trở thành cứ liệu khoa học có tính xác thực, thuyết phục
và minh chứng cho các lập luận của đề tài.
5.2. Phương pháp phân tích - miêu tả - tổng hợp
- Dùng Phương pháp phân tích, miêu tả nội dung hàm ngôn ở một số truyện
ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp để tìm ra những cơ chế tạo hàm ngôn.
- Phương pháp tổng hợp, giúp luận văn xác lập một số đặc trưng làm nên cái
nguồn trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp.
6. Đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận, trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu đã có, khi
nghiên cứu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi hy vọng
mang đến một cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn về vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ
nói chung, trong tác phẩm văn chương nói riêng.
Về mặt thực tiễn, chúng tôi mong rằng luận văn sẽ góp phần trong việc ứng
dụng cho việc giao tiếp và dạy tiếng Việt trong nhà trường về vấn đề hàm ngôn.
Giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi biết vận dụng những cách nói bóng gió,
ngầm ẩn. Bởi vì, nó là một trong những cơ sở để người nói tạo dựng phát ngôn cũng
như để người nghe tiếp nhận và nắm bắt đúng ý định giao tiếp của người nói. Việc
dạy tiếng Việt cho học sinh phổ thông cũng sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn khi
chúng ta giúp các em biết và sử dụng hàm ngôn trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này, còn giúp các em nhận biết một số phương thức tạo
hàm ngôn cơ bản để từ đó có cách cảm nhận tác phẩm văn chương nói chung và văn
chương Nguyễn Huy Thiệp nói riêng một cách sâu sắc. Hơn nữa, quá trình giải
14
quyết những vấn đề cụ thể về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng
giúp cho người viết có cái nhìn đúng đắn hơn về hàm ngôn cũng như việc vận dụng
hàm ngôn vào trong giao tiếp và đặc biệt là việc phân tích, cảm thụ tác phẩm văn
chương Nguyễn Huy Thiệp.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được triển
khai trong ba chương:
Chương 1. Những vấn đề chung
Trong chương này, chúng tôi sẽ bàn tới thuật ngữ hàm ngôn và và các thuật
ngữ hữu quan như hiển ngôn, tiền giả định, suy ý; phân loại ý nghĩa hàm ngôn; các
cơ chế tạo hàm ngôn cơ bản trong tiếng Việt; các yếu tố tâm lý, văn hóa với việc tạo
hàm ngôn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập đến một số đặc điểm của truyện
ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 2. Một số cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
Ở chương này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát 42 truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp và thu thập các ngữ liệu có chứa hàm ngôn rồi sau đó miêu tả và
phân loại.
Chương 3. Chức năng và tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp
Từ các cơ chế hàm ngôn ở chương 2, chúng tôi đi vào tìm hiểu những chức
năng và tác dụng của việc sử dụng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Cuối cùng là đưa ra một vài nhận xét về cách thể hiện hàm ngôn của tác giả.
15
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan
Vấn đề hàm ngôn là một vấn đề rất quan trọng của dụng học và nó thường
được đặt ra khi bàn về nghĩa của câu, của diễn ngôn. Nghĩa hiển ngôn hay còn gọi
là nghĩa tường minh là phần nghĩa được diễn đạt bằng câu chữ ít được nhắc đến,
còn nghĩa được suy ra từ nghĩa hiển ngôn chính là nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm
ẩn chứa tiền giả định và nghĩa hàm ngôn. Trong giao tiếp hàng ngày, để hiểu đúng
hàm ngôn của người nói là một vấn đề không mấy dễ dàng, để nắm bắt được đúng ý
của người nói, người nghe phải trải qua một quá trình suy ý, quá trình đó phải dựa
vào những từ ngữ trong phát ngôn (nghĩa hiển ngôn) cùng những căn cứ đã có sẵn
trước khi phát ngôn (tiền giả định) và ngữ cảnh của phát ngôn.
Để có được một cái nhìn chính xác về hàm ngôn, ta bắt đầu từ những thuật
ngữ cơ bản nhất.
1.1.1. Hàm ngôn và hiển ngôn
Thuật ngữ hàm ngôn và hiển ngôn được các tác giả như Hoàng Phê (1981),
và nhóm các tác giả Hoàng Xuân Tâm– Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm –Cao
Xuân Hạo (1998) sử dụng, Hồ Lê (1996) gọi là ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm
ẩn. Đỗ Hữu Châu (1993) dùng thuật ngữ ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn
(tiền giả định + hàm ngôn), Cao Xuân Hạo (1997) gọi là nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn
(tiền giả định + hàm ý). Nguyễn Thiện Giáp (2000) dùng thuật ngữ hiển ngôn đối
lập với hàm ẩn/hàm ngôn (tiền giả định, kéo theo, hàm ý quy ước, hàm ý hội thoại).
Luận văn này dùng thuật ngữ hiển ngôn, hàm ngôn như cách gọi của Hoàng
Phê và nhóm các tác giả Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm–
Cao Xuân Hạo (1998).
Khái niệm về hàm ngôn (implication) và hiển ngôn (explication) trong tiếng
Việt nhìn chung đã có một cái nhìn thống nhất như trong sách giáo khoa lớp 9, tập 2
(2007) Nxb Giáo dục định nghĩa : “Hàm ý (hàm ngôn) là phần thông báo tuy không
được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ
ấy. Nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn) là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp
16
bằng từ ngữ trong câu.” [9a, tr.75]
Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), hàm ngôn là “điều người nói
không diễn đạt trực tiếp, người nghe phải tự suy ra mà hiểu; phân biệt với hiển
ngôn.” [74, tr.418] Hiển ngôn là “điều người nói diễn đạt trực tiếp, rõ ràng; phân
biệt với hàm ngôn.” [74, tr.437]
Như vậy theo Hoàng Phê hàm ngôn là điều nói gián tiếp, còn hiển ngôn là
điều nói trực tiếp.
Từ những ý kiến trên ta có thể hiểu hiển ngôn là nghĩa được thể hiện trực
tiếp bằng các từ ngữ trên bề mặt của phát ngôn. Hàm ngôn là nghĩa được suy ra một
cách gián tiếp từ nghĩa nghĩa bề mặt ấy.
Còn về nội hàm và mối quan hệ giữa hiển ngôn, tiền giả định, hàm ngôn từ
trước đến nay trong giới Việt ngữ vẫn còn một số điểm chưa nhất quán. Nói chung
là có hai quan niệm khác nhau: quan niệm thứ nhất, đối lập giữa hiển ngôn và hàm
ngôn, quan niệm thứ hai lại có sự đối lập giữa hiển ngôn và hàm ẩn, hàm ngôn là
một bộ phận của hàm ẩn và đối lập với tiền giả định.
Quan niệm thứ nhất, hàm ngôn đối lập với hiển ngôn
Những người theo quan niệm này gồm các tác giả như Hoàng Phê (1981),
Hoàng Tuệ (1991), Nguyễn Đức Dân (1996), Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn
Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998). Nhìn chung, các tác giả này đều cho
rằng giữa hiển ngôn và hàm ngôn có sự đối lập, đã có hiển ngôn tức là có sự đối lập
với hàm ngôn.
Người đầu tiên ở Việt Nam khi nghiên cứu về hàm ngôn và cho rằng có sự
đối lập giữa hiển ngôn và hàm ngôn là Hoàng Phê. Trong bài “Ngữ nghĩa của lời”
(1981), tác giả cho rằng : “Trong lời nói thường ngày, lắm khi chúng ta nói ra một
điều này, nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu
thêm một điều khác nữa. Điều nói gián tiếp, chúng tôi đề nghị gọi là hàm ngôn
(implicit), đối lập với hiển ngôn (explicit) là điều nói ra trực tiếp.” [75, tr.34]
Như vậy, giữa hàm ngôn (implicit) có sự đối lập với hiển ngôn (explicit). Và
ý hàm ngôn là ý chính, ý quan trọng trong lời nói. Còn trong bài “Ý nghĩa của hàm
17
ngôn trong lời nói” (1988), ông lại nhấn mạnh hàm ngôn phong phú hơn hiển ngôn
và có khi còn mâu thuẫn với hiển ngôn, nhưng thường hiển ngôn để nói hàm ngôn,
hàm ngôn mới chính là cái ý muốn nói. Tức là dùng hiển ngôn nhưng thực chất là
để nói hàm ngôn, hiển ngôn là cái bề ngoài, còn hàm ngôn mới là cái bên trong cần
quan tâm [75, tr.178]. Tác giả còn giải thích thêm:“Muốn hiểu hiển ngôn, thường
chỉ cần hiểu nghĩa của từ, quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu và nghĩa của câu.
Nhưng muốn hiểu hàm ngôn thì chừng ấy ấy chưa đủ. Hàm ngôn không chỉ dựa
trên hiển ngôn, mà còn phải dựa trên một số điều người nói không nói ra, mà coi
như người nghe cũng đã biết rồi, gọi là tiền giả định” [75, tr.179].
Tóm lại, theo Hoàng Phê để hiểu được hiển ngôn chỉ cần dựa vào nghĩa của
từ, quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu và nghĩa của câu, còn muốn hiểu được
hàm ngôn phải dựa vào hiển ngôn và tiền giả định. Tức là từ nghĩa hiển ngôn kết
hợp với tiền giả định mới suy ra được hàm ngôn. Từ những khái niệm trên, ông còn
phân biệt hai cấp độ: cấp độ của cái nói ra và cấp độ của cái không nói ra. Trong
cái nói ra có hai bộ phận: cái nói ra trực tiếp và cái nói ra gián tiếp. Cái nói ra trực
tiếp chính là hiển ngôn, và cái nói ra gián tiếp chính là hàm ngôn.
Các tác giả Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao
Xuân Hạo (1998), khi bàn đến vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn cũng cho rằng: nghĩa
của câu có thể thấy “trên bề mặt của nó” (hiển ngôn) “hay trong bề sâu” (hàm
ngôn). Hàm ngôn là “những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn
mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên
văn” [82, tr.109]. Ta có thể hiểu quan niệm của nhóm tác giả này về hiển ngôn là
phần nghĩa có thể được tiếp nhận ngay trên bề mặt của câu bằng từ ngữ (tức nghĩa
nguyên văn) và không cần phải suy luận gì cả; hiển ngôn gồm tiền giả định và hiển
nghĩa. Còn hàm ngôn là những ý nghĩa không được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ mà
phải thông qua một sự suy luận dựa trên nghĩa nguyên văn và ngữ cảnh nhất
định.Hàm ngôn bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý, hàm nghĩa là ý suy ra được diễn đạt
bằng chữ nghĩa trong nguyên văn, còn ẩn ý là ý suy ra nhưng chỉ có thể thấy trong
ngôn cảnh, tức là cái ẩn ý đằng sau nguyên văn mà không được diễn đạt bằng lời. có
18
nghĩa là hàm ngôn bao gồm hàm nghĩa (nghĩa bề sâu) và ẩn ý (ẩn kín đằng sau
nguyên văn được suy ra từ tiền giả định, hiển nghĩa, hàm nghĩa và ngôn cảnh).
Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo các tác giả này có thể khái quát như
Bảng 1.1 [82, tr.112]
Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng -
Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998)
Hai tác giả Hoàng Tuệ (1991), Nguyễn Đức Dân (1996) khi bàn về hiển
ngôn và hàm ngôn cũng cho rằng: hiển ngôn có sự đối lập với hàm ngôn.
Về mối quan hệ giữa hàm ngôn, hiển ngôn và tiền giả định, Hoàng Tuệ cho
rằng từ nghĩa hiển ngôn (m) suy ra nghĩa tiền giả định (n) (cả nghĩa hiển ngôn (m)
và nghĩa tiền giả định (n) đều không có hàm ý). Nghĩa hiển ngôn (m) kết hợp với
nghĩa tiền giả định (n) suy ra nghĩa ẩn ý (p). Nghĩa tiền giả định (m) với nghĩa ẩn ý
(p) chung lại là nghĩa hàm ngôn. Ta có thể hiểu quan niệm của Hoàng Tuệ về mối
quan hệ giữa hiển ngôn và hàm ngôn như sau:
Nghĩa hiển ngôn + tiền giả định = nghĩa ẩn ý
Tiền giả định + nghĩa ẩn ý = nghĩa hàm ngôn
Cũng như Hoàng Phê, Hoàng Tuệ cho rằng giữa hiển ngôn và hàm ngôn luôn
có sự đối lập, đã có hàm ngôn là có đối với lập hiển ngôn:“có hiển ngôn mới có hàm
ngôn; nếu không có hàm ngôn thì không cần đặt ra vấn đề hiển ngôn” [95, tr.930].
Ngoài ra, theo tác giả này, các nhà nghiên cứu phần lớn tán thành sự lưỡng phân
giữa hàm ngôn và hiển ngôn như của Paul Grice và Oswald Ducrot:
Câu/thông báo
Hiển ngôn
Hàm ngôn
Tiền giả định
Hiển nghĩa
Hàm nghĩa
Ẩn ý
19
Bảng 1.2. Lược đồ về sự lưỡng phân của Oswald Ducrot (Dẫn theo 95, tr. 931)
Sơ đồ lưỡng phân của Oswald Ducrot, đã chỉ ra nghĩa của một phát ngôn
gồm hai phần: hiển ngôn và hàm ngôn, trong hàm ngôn có tiền giả định và ẩn ý.
Như vậy, theo quan niệm này thì tiền giả định nằm trong hàm ngôn và hiển ngôn
đối lập với hàm ngôn.
Cũng tán thành quan niệm về hàm ngôn của Hoàng Phê và Hoàng Tuệ,
Nguyễn Đức Dân (1987) trong “Lôgich ngữ nghĩa – cú pháp” cho rằng: “Hàm ngôn
là khi chúng ta nói điều này nhưng muốn người nghe hiểu ra một điều khác hoặc
hiểu thêm một điều khác”[18, tr.110]. Bên cạnh đó, theo tác giả thuật ngữ hàm ngôn
cốt để đối lập với hiển ngôn và để hiểu hàm ngôn cần phải hiểu tiền giả định, hiển
ngôn và những khái niệm có liên quan (hàm ý, suy ý, ngụ ý, hiểu ngầm, ám chỉ..);
có thể hiểu quan niệm của Nguyễn Đức Dân về mối quan hệ giữa hiển ngôn và hàm
ngôn như Bảng 1.3.
Hiển ngôn
Nghĩa Tiền giả định
Hàm ngôn Hàm ý ngôn ngữ
Hàm ý
Hàm ý hội thoại
Bảng 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa các “Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn”
theo Nguyễn Đức Dân [20, tr.194]
Nghĩa phát ngôn
Hiển ngôn
(Explicite)
Hàm ngôn
(Implicite)
Tiền giả định
(Presup posés)
Ẩn ý
(Sous – entendus)
20
Tóm lại, theo quan niệm của các tác giả trên đều thống nhất khi cho rằng
hiển ngôn là điều được thể hiện một cách trực tiếp rõ ràng trên câu chữ, ngược lại
hàm ngôn là nghĩa được suy ra gián tiếp từ nghĩa hiển ngôn, giữa hiển ngôn và hàm
ngôn luôn có sự đối lập, có hiển ngôn mới có hàm ngôn, nếu không có hiển ngôn sẽ
không có hàm ngôn.
Quan niệm thứ hai, hiển ngôn đối lập với hàm ẩn, tiền giả định và hàm
ngôn nằm trong ý nghĩa hàm ẩn
Những tác giả theo quan niệm thứ hai gồm Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân
Hạo (1997), Nguyễn Thiện Giáp (2000).
Đỗ Hữu Châu (1993) đã căn cứ vào lí thuyết “ý nghĩa không tự nhiên” (non-
natural meaning) của Paul Grice để nhận diện ý nghĩa hàm ẩn, trong ý nghĩa hàm
ẩn được ông chia làm hai phần là tiền giả định và hàm ngôn. Từ đó, tác giả khái
quát như sau: “ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố
ngôn ngữ đem lại, là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn, còn ý nghĩa hàm ẩn là ý
nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được”[11b, tr. 359].Về mối quan hệ giữa hàm ngôn và
hiển ngôn (ý nghĩa tường minh), nhà cho rằng: “Hàm ngôn là những hiểu biết hàm
ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) và tiền giả định của ý nghĩa
tường minh. Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó, thì không
thể suy ra được hàm ngôn thích hợp”[11b, tr.367]. Sau đây là bảng sơ đồ phân loại
tổng quát các kiểu nghĩa trong ý nghĩa hàm ẩn theo tác giả này :
Bảng 1.4. Sơ đồ tổng quát các kiểu nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu
Hàm ngôn
Tiền giả định
Ý nghĩa hàm ẩn
Hàm ngôn nghĩa học
Hàm ngôn dụng học
Tiền giả định nghĩa học
Tiền giả định dụng học
21
Cao Xuân Hạo (1997) trong “Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa” với bài “Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn” cho rằng mỗi câu đều truyền đạt
đến người nghe một thông báo nhất định. Thông báo này thường gồm có hai phần:
phần thứ nhất là những gì người nghe có thể trực tiếp nhận ra từ nghĩa nguyên văn
là nghĩa hiển ngôn của câu nói. Phần thứ hai là phần không có sẵn trong nghĩa
nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu
đến người nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói. Tác giả
kết luận: “Trong mỗi câu nói, ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ
ngữ (nghĩa hiển ngôn), còn có thể thông báo cho người nghe nhiều điều không thấy
có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ (nghĩa hàm ẩn)”.[43, tr.469] Theo quan niệm
Cao Xuân Hạo mỗi câu ngoài nghĩa trực tiếp thể hiện trên từ ngữ (nghĩa hiển ngôn),
còn có một nghĩa khác không được thể hiện trực tiếp trên từ ngữ mà được suy ra từ
nghĩa trực tiếp ấy chính là nghĩa hàm ẩn và giữa nghĩa hàm ẩn và nghĩa hiển ngôn
có sự đối lập.
Nguyễn Thiện Giáp (2000) khi bàn về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn cũng
cho rằng khi lĩnh hội ý nghĩa của các câu nói, người nghe hiểu rằng, ngoài nghĩa
hiển ngôn, còn có nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hiển ngôn là nghĩa “có thể được rút ra từ
nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và
từ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy”. Nghĩa hàm ẩn là “ý nghĩa vô hình,
không có sẵn trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và trong những mối quan hệ cú
pháp của câu, nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận”.[35, tr.115]
Hay trong “777 Khái niệm ngôn ngữ học”, ông giải thích “hàm ngôn là sự hàm chỉ
những thông tin hàm ẩn, những thông tin nền, ở sau câu chữ”[38, tr.200]. Có thể
khái quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp thành sơ đồ như sau:
22
Bảng 1.5. Sơ đồ phân loại tổng quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp
Tóm lại, theo quan niệm của các tác giả đã nêu, tuy vẫn có một vài điểm
khác nhau về cách dùng thuật ngữ, về nội hàm của thuật ngữ và vị trí của tiền giả
định trong nội dung của phát ngôn, nhưng nhìn chung giữa các ý kiến trên cũng có
thể tìm thấy những điểm gặp gỡ, đó là về các bộ phận của nội dung phát ngôn…Bàn
tới nội dung của phát ngôn, các tác giả đều bàn tới ba bộ phận: nghĩa hiển ngôn
(nghĩa tường minh), hàm ngôn (hàm ý) và tiền giả định. Nhìn một cách tổng quát
những quan niệm trên thì quan niệm được tiếp thu của Paul Grice, như các tác giả
Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997) là được giới nghiên cứu đồng tình hơn
cả. Các tác giả này đều quan niệm hiển ngôn có mối quan hệ với hàm ngôn, nếu
không có nghĩa hiển ngôn sẽ không có nghĩa hàm ngôn. Và nghĩa hàm ngôn được
suy ra từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định, nghĩa hàm ngôn lại nằm trong một phạm
trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngôn.
Quan điểm của luận văn
Trên đây, luận văn đã khái quát một số quan điểm khác nhau về hàm ngôn và
đồng tình với quan niệm của Đỗ Hữu Châu khi cho rằng trong mỗi phát ngôn đều
có hai phần nghĩa đối lập là nghĩa hiển ngôn hay còn gọi là nghĩa tường minh là
nghĩa được biểu hiện trực tiếp qua phát ngôn (nghĩa trên câu chữ); và nghĩa hàm ẩn
là nghĩa được biểu hiện gián tiếp qua phát ngôn và được suy ra từ nghĩa trực tiếp
của phát ngôn và trong nghĩa hàm ẩn có hai bộ phận: tiền giả định và hàm ngôn
(hàm ý). Sở dĩ cho rằng hàm ngôn và tiền giả định đều là nghĩa hàm ẩn bởi vì thực
tế cả tiền giả định và hàm ngôn đều không được nói ra một cách trực tiếp, chỉ có thể
nắm bắt được chúng là nhờ thao tác suy ý. Như vậy, với đặc điểm là không được thể
Câu
Nghĩa hiển ngôn
Nghĩa hàm ẩn/ hàm ngôn
Tiền giả định
Kéo theo
Hàm ý qui ước
Hàm ý hội thọai
23
hiện một cách trực tiếp trên câu chữ, hàm ngôn và tiền giả định đều là những thành
phần đối lập với nghĩa hiển ngôn hay nghĩa tường minh - nghĩa được diễn đạt trực
tiếp.
1.1.2. Hàm ngôn và tiền giả định
Vấn đề tiền giả định được hầu hết các tác giả nhất trí về mặt khái niệm
nhưng về sự phân loại có những chỗ không giống nhau. Như trên đã nói, Đỗ Hữu
Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997) chấp nhận quan điểm xem tiền giả định và hàm
ngôn cùng nằm trong một phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát
ngôn. Hoàng Phê (1981) cho tiền giả định nằm ngoài hiển ngôn và cũng không
thuộc hàm ngôn. Nguyễn Đức Dân (1996) cho tiền giả định là một trong hai yếu tố
cùng với hàm ý tạo thành hàm ngôn. Hồ Lê (1996) xem tiền giả định là một yếu tố
tuy nằm ngoài ý nghĩa của phát ngôn nhưng là một yếu tố trong “nội dung của phát
ngôn” [54, 320]. Nhóm Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm,
Cao Xuân Hạo (1998) xem tiền giả định nằm trong nghĩa hiển ngôn.
Quan niệm thứ nhất, tiền giả định nằm ngoài hiển ngôn và hàm ngôn
Hoàng Phê (1981) quan niệm “tiền giả định là những điều mà người nói coi
như người nghe đã biết rồi, coi như là bất tất phải nói cho nên không nói ra.” [75,
tr.39] Như vậy, theo như Hoàng Phê thì tiền giả định là những cái không cần phải
nói ra vì người nghe đã biết rồi. Ông còn cho rằng: “Nếu ở đây có hai cấp độ, thì đó
là cấp độ của cái nói ra (hiển ngôn và hàm ngôn) và cấp độ của cái không nói ra
(tiền giả định). Trong cái nói ra, lại có sự đối lập giữa cái nói ra trực tiếp (hiển
ngôn) với cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). Chính cái không nói ra vì cho là bất tất
phải nói (tiền giả định) cùng với cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) và những nhân tố
cần yếu của ngữ huống là cơ sở cho cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). [75, tr.39] Dựa
theo những điều đó ta có thể thấy được quan niệm của Hoàng Phê là tiền giả định
không thuộc về hiển ngôn mà cũng không nằm trong hàm ngôn.Bởi vì theo ông cái
không nói ra chính là tiền giả định, và cái không nói ra này đối lập với cái được nói
ra (hiển ngôn và hàm ngôn). Như vậy, thì tiền giả định nằm ngoài hàm ngôn và
cũng không thuộc hiển ngôn.
24
Ta có thể khái quát quan niệm của Hoàng Phê về vị trí của tiền giả định theo
sơ đồ 1.6 sau
Bảng 1.6. Sơ đồ khái quát nghĩa của lời của Hoàng Phê
Quan niệm thứ hai, tiền giả định nằm trong hàm ngôn
Dựa vào định nghĩa của Catherine Kerbrat – Orchioni, Hoàng Tuệ phát biểu:
“Tiền giả định bao gồm những thông tin tuy không được nói ra, nhưng một cách tự
động, được ghi vào phát ngôn, từ phát ngôn được suy ra”. [95, tr.932]. Từ đó ta có
thể hiểu tiền giả định theo quan niệm theo Hoàng Tuệ là những thông tin không
được nói ra một cách trực tiếp nhưng nó lại được ghi vào phát ngôn một cách tự
động và được suy ra từ phát ngôn. Và về mối quan hệ giữa tiền giả định và hàm
ngôn thì ông cho rằng: “Nghĩa ẩn ý và nghĩa tiền giả định đều hàm ngôn, đều không
nói ra, nhưng giữa hai nghĩa này vẫn có sự khác biệt quan trọng.” [95, tr.933]
Như vậy theo Hoàng Tuệ, hàm ngôn bao gồm cả tiền giả định và nghĩa ẩn ý,
tức là tiền giả định nằm trong hàm ngôn.
Nguyễn Đức Dân (1996) cũng quan niệm tiền giả định và hàm ý nằm trong
hàm ngôn, tức hàm ngôn gồm tiền giả định và hàm ý. Hàm ý gồm hàm ý ngôn ngữ
và hàm ý hội thoại. (Xem sơ đồ 1.3 quan hệ giữa các “Nghĩa đầy đủ của một phát
ngôn” [20, tr.194] của Nguyễn Đức Dân ở 1.1.1)
Quan niệm thứ ba, tiền giả định nằm trong hiển ngôn
Các tác giả Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm, Cao
Xuân Hạo (chủ biên) (1998), trong “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt” - quyển 1 –
Câu trong tiếng Việt cho rằng: “Tiền giả định là các điều kiện tiên quyết để câu nói
có thể đúng hoặc sai. Tiền đề ấy mà sai, cả câu nói thành vô giá trị”. [82, tr.112]
Ngữ nghĩa của lời
Cái không nói ra (tiền
giả định)
Cái nói ra
Cái nói ra trực tiếp
(hiển ngôn)
Cái nói ra gián tiếp
(hàm ngôn)
25
Bàn về mối quan hệ giữa tiền giả định hiển ngôn và hàm ngôn, các tác giả này quan
niệm tiền giả định nằm trong hiển ngôn. Vì họ cho rằng nghĩa của câu có hai phần
là hiển ngôn và hàm ngôn. Hiển ngôn bao gồm tiền giả định và hiển nghĩa. (Xem
Bảng 1.1, mục 1.1.1 ở trên.)
Quan niệm thứ tư, tiền giả định và hàm ngôn nằm trong phạm trù lớn
hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn
Các tác giả theo quan điểm này gồm Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo
(1997), Nguyễn Thiện Giáp (2000). Điểm chung của ba nhà nghiên cứu này là đều
quan niệm tiền giả định và hàm ngôn thuộc một phạm trù nghĩa hàm ẩn nhưng bên
cạnh đó cũng có những sự khác nhau.
Đỗ Hữu Châu (1993) quan niệm tiền giả định là những căn cứ cần thiết để
người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình, ông cho rằng: “Tiền
giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại
thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng
mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình”. [11b, tr. 366]
Về mối quan hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, Đỗ Hữu Châu quan niệm
cả hai đều trong cùng một phạm trù lớn hơn đó là phạm trù nghĩa hàm ẩn.
Theo Cao Xuân Hạo cả tiền giả định và hàm ngôn đều là nghĩa hàm ẩn, đều
là những cái không được trực tiếp nói ra bằng từ ngữ nhưng được người nghe hiểu
qua hai hướng suy diễn khác nhau: “Tiền giả định của một câu nói là một điều gì
phải được giả định là đã có trước khi nói câu đó, vì nếu không có điều này thì
không thể nói câu đó được (câu đó sẽ trở thành phi lý hoặc không thể hiểu được),
còn hàm ý (hàm ngôn) của một câu nói là một điều gì mà khi nghe câu ấy phải rút
ra như một hệ quả tất nhiên”. [43, tr.470] Như vậy, theo Cao Xuân Hạo tiền giả
định là cái có trước khi có câu nói, hàm ngôn là cái có sau câu nói và được suy ra từ
câu nói đó. Tiền giả định và hàm ngôn đều có thể toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả
câu (cùng với sự đóng góp của ngữ cảnh và tình huống), nhưng bên trong câu cũng
có những từ mà nghĩa chứa đựng sẵn tiền giả định và hàm ý (hàm ngôn).Khác với
quan niệm ở trên (1998) tác giả xem tiền giả định nằm trong hiển ngôn, còn ở công
26
trình này tác giả cũng đồng quan điểm với Đỗ Hữu Châu là trong ý nghĩa hàm ẩn có
tiền giả định và hàm ý (Đỗ Hữu Châu gọi là hàm ngôn) tức tiền giả định và hàm ý
(hàm ngôn) nằm trong hàm ẩn. Ta có thể hiểu quan niệm về mối quan hệ giữa nghĩa
hiển ngôn, hàm ngôn (hàm ý) và tiền giả định của Cao Xuân Hạo theo Bảng 1.7
Hiển ngôn
Thông báo Tiền giả định
Hàm ẩn
Hàm ý
Bảng 1.7. Sơ đồ tổng quát về nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn theo Cao Xuân Hạo
Nguyễn Thiện Giáp (2000) gọi tiền giả định là tiền đề và định nghĩa: “Tiền
đề là một điều gì mà người nói coi là đã có trước khi nói câu đó”. [35, tr.117]
Như vậy ta có thể hiểu tiền giả định theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp
cũng như quan niệm của Cao Xuân Hạo là cái đã có, đã tồn tại trước khi người nói
nói ra một câu nói nào đó. Ngoài ra, tác giả còn giải thích thêm: người nói, chứ
không phải câu, có các tiền đề. Tiền đề là những mệnh đề mà tính chân thực của
chúng được dùng đảm bảo cho phát ngôn của ngôn bản, những mệnh đề mà thiếu
chúng thì phát ngôn không thể coi là có giá trị.
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua các quan điểm khác nhau về mối quan hệ
giữa hiển ngôn, hàm ngôn và tiền giả định trong tiếng Việt, mỗi quan điểm có
những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung quan niệm của Đỗ Hữu
Châu và nhóm tác giả theo quan điểm thứ tư phù hợp hơn cả. Trong luận văn này,
người viết đồng tình với quan niệm của Đỗ Hữu Châu và lấy đó làm cơ sở để giải
quyết các vấn đề liên quan đến hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp. Như
vậy, ta có thể hiểu rằng trong một phát ngôn có hai loại nghĩa là nghĩa hiển ngôn và
nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm ẩn thì có tiền giả định và hàm ngôn, tiền giả định
và hiển ngôn là cơ sở để suy ra hàm ngôn. Để hiểu được nghĩa hàm ngôn phải có
một quá trình giải mã gọi là quá trình suy ý. Quá trình này phải dựa vào cái đã có
trước khi phát ngôn được người nói và người nghe mặc nhiên thừa nhận (tiền giả
định) và dựa vào từ ngữ của phát ngôn (tức nghĩa hiển ngôn).
27
Xét ví dụ sau trong truyện Nguyễn Huy Thiệp:
(Vd 1) Ba giờ sáng, Lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha chè, cái ổ
cắm bếp điện lại hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật đến
thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: “Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông.
Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu”. Đoài nằm trong
giường nói vọng ra: “Ở đâu không biết, chứ ở nhà này, thì lá vàng còn ở trên cây,
lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình”. [Không có vua, tr.48]
Bình thường “lá vàng phải rụng trước lá xanh”, còn nhà lão Kiền thì ngược
lại. Như vậy,câu nói“Ở đâu không biết, chứ ở nhà này, thì lá vàng còn ở trên cây,
lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình.”của Đoài ở ví dụ (1) là không bình
thường, không đúng với thực tế. Câu nói này có hai phần nghĩa:
- Phần nghĩa hiển ngôn: là nghĩa có sẵn trên câu chữ. Nghĩa này là nghĩa
được thông báo rõ trong phát ngôn, do trực tiếp các từ ngữ trong phát ngôn đem lại:
“Nhà lão Kiền lá xanh rụng trước lá vàng”.
- Phần nghĩa hàm ẩn: là nghĩa không được thể hiện trực tiếp trên câu chữ.
Trong phần nghĩa hàm ẩn lại có hai loại là: tiền giả định và hàm ngôn.
+ Tiền giả định là cái mà người nói và người nghe mặc nhiên thừa nhận, tức
là cái đã có trước khi có câu nói. Suy ra tiền giả định trong câu nói của Đoài là: “Lá
vàng thường rụng trước lá xanh.” đó là một thực tế mặc nhiên được thừa nhận trước
khi có câu nói.
+ Hàm ngôn: là nghĩa được suy ra từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định cùng
ngữ cảnh của cuộc hội thoại trên. Vậy hàm ngôn của câu nói này là “Nhà lão Kiền
con cái chết trước bố”.
Với cách nói hàm ngôn này, Đoài muốn ngầm ý rằng: “Lão Kiền - bố là
người sống hết phần của con cháu.”
Cần lưu ý, tiền giả định và hàm ngôn đều được loại suy từ nghĩa tường minh.
Tuy nhiên, quá trình đó được tiến hành theo hai hướng khác nhau. Đi tìm tiền giả
định là đi tìm điều kiện tiên quyết để thành lập phát ngôn, còn đi tìm hàm ngôn là đi
tìm ý nghĩa cuối cùng mà phát ngôn hướng tới.
28
1.1.3. Hàm ngôn và suy ý
Hàm ngôn là cái người nói muốn nói nhưng không tường minh, còn suy ý là
cái người nghe rút ra. Người nói tạo ra hàm ngôn, còn người nghe giải mã hàm
ngôn, tức là hàm ngôn là do người nói có chủ ý tạo ra trong quá trình phát ngôn,
còn để hiểu được nó thì người nghe phải suy luận. Hai quá trình này thực chất chỉ là
hai mặt của một vấn đề. Kết quả của quá trình suy ý là hàm ngôn, tức là để có hàm
ngôn thì phải có suy ý nhưng kết quả của quá trình suy ý đó có thể phù hợp hoặc
không phù hợp với hàm ngôn tùy thuộc vào việc giải mã hàm ngôn, nếu người nói
đoán được đúng ý của người nói tức là suy ý phù hợp, còn ngược lại là suy ý không
phù hợp với hàm ngôn.
Như vậy, khi nói đến hàm ngôn là ta đã nói đến một thành phần nghĩa quan
trọng của phát ngôn xét trong quan hệ với hiển ngôn. Mục đích của phát ngôn là
nhằm truyền tải một nội dung, ý nghĩa nào đó. Nội dung ý nghĩa chính là kết quả
tổng hợp cuối cùng của mọi thành phần tạo nên phát ngôn (câu, từ, kết cấu) hay là ý
đồ của người phát ngôn. Và việc tiếp nhận hàm ngôn phụ thuộc vào năng lực sáng
tạo và nhận thức, vốn sống,… của người tham gia giao tiếp. Từ tiền giả định và hiển
ngôn suy ra hàm ngôn. Và để có hàm ngôn, người nói phải tạo ra, còn để hiểu được
hàm ngôn người đọc phải tiến hành suy ý.
1.2. Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn
1.2.1. Phân loại hàm ngôn
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều chia hàm ngôn làm hai loại: hàm ngôn
quy ước (hàm ngôn ngữ nghĩa/ hàm ngôn ngôn ngữ) và hàm ngôn hội thoại (hàm
ngôn dụng học)
Đỗ Hữu Châu (1993) gọi là hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn dụng học;
Nguyễn Đức Dân (1996) gọi hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại; Nguyễn Văn Hiệp
(2006) thì gọi là hàm ngôn quy ướcvà hàm ngôn hội thoại.
1.2.1.1. Hàm ngôn quy ước
Theo Đỗ Hữu Châu “Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được suy ra từ nội
dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn”. [11b, tr.393] Tác giả còn giải thích
29
thêm hàm ngôn ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách
tường minh, mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra.[11b, tr.393]
Ngoài ra, ông còn cho rằng: hàm ngôn ngữ nghĩa có cơ sở là các topos (các lẽ
thường). Do đó có thể gọi hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn lập luận, cũng có thể
gọi là hàm ngôn mệnh đề vì nó căn cứ vào mệnh đề được diễn đạt bởi một cách
tường minh trong phát ngôn. [11b,t r.394]
Nguyễn Văn Hiệp (2006) cho rằng hàm ngôn quy ước là loại hàm ngôn nảy
sinh do việc sử dụng những biểu thức nào đó trong phát ngôn chứ không nảy sinh
từ ngữ cảnh. [47, tr.4]
Theo Nguyễn Đức Dân (1987) hàm ý (hàm ngôn quy ước) được hình thành
từ những phương tiện ngôn ngữ, tức “cứ dùng phương tiện ngôn ngữ nhất định thì
sẽ tạo ra một hàm ý” [18, tr.114]
Để hiểu về hàm ngôn quy ước, ta thử xét một vài ví dụ trong truyện của
Nguyễn Huy Thiệp sau:
(Vd 2) “Chúng mày cẩn thận. Ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ
cưa thì ăn mày đấy.” [Những người thợ xẻ, tr.109]
(Vd 3) Vợ tôi bảo: “Lão ấy tốt nhưng nghèo” [Tướng về hưu, tr.26]
Ở (Vd 2) chúng ta đều biết, đối với người thợ xẻ, cái cưa là dụng cụ lao động
quan trọng nhất. Vì vậy câu nói này có hàm ngôn dựa trên lập luận xuất phát từ
những lẽ thường như sau: “mất cưa tức là mất dụng cụ lao động (không có dụng cụ
lao động –không có cưa), không có cưa thì không xẻ được gỗ, không xẻ được gỗ thì
không có tiền, mà không có tiền (và không có việc) thì phải đi ăn mày mới sống
được.”
Còn ở (vd 3) từ “nhưng”cho phép suy ra rằng có hai sự kiện trái ngược
nhau: theo người nói, người tốt thì thường không nghèo hay người nghèo thì không
tốt. So sánh câu (3) với câu “Lão ấy tốt và nghèo”, ta thấy giá trị chân ngụy không
thay đổi, nói cách khác đây là hai câu phỏng nghĩa (về mặt logic, p và q hay p
nhưng q đều là phép liên kết, do đó hai câu trên đều chỉ đúng nếu quả thực (i) lão ấy
tốt bụng; và (ii) lão ấy nghèo), nhưng cái hàm ý chỉ sự trái ngược sẽ không còn.
30
Thông thường người ta hay nói “lão ấy nghèo nhưng tốt bụng” ở đây là một câu
khen, ngược lại Nguyễn Huy Thiệp lại để cho vế “tốt” đứng trước, còn vế “nghèo”
đứng sau. Qua đó, ngầm thể hiện một hàm ngôn mỉa mai: “Lão ấy vì nghèo quá nên
không còn tốt nữa”. Đặc biệt, qua từ nhưng, ta có thể suy ra được hàm ngôn của (3)
mà không cần ngữ cảnh.
Như vậy, ta có thể hiểu khái quát về hàm ngôn quy ước là hàm ngôn không
biến đổi theo ngữ cảnh, là hàm ngôn áp dụng cho ngôn ngữ nói chung, bất kể hội
thoại hay không hội thoại.
1.2.1.2. Hàm ngôn hội thoại
Theo Đỗ Hữu Châu (1993) “hàm ngôn hội thoại là những hàm ngôn do sự vi
phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy tắc chỉ xuất ; chiếu vật; quy tắc lập luận;
quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó quan trọng nhất là
phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice”. [11b, tr.395]
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2006) hàm ngôn hội thoại là cái ý được suy ra từ
ngữ cảnh, nảy sinh và biến đổi theo ngữ cảnh, phụ thuộc vào ngữ cảnh, nảy sinh
trên cơ sở người nói cố tình vi phạm những phương châm được giả định là nền tảng
cho hội thoại có thể tiếp diễn. [47, tr.391]
Chẳng hạn xét đoạn hội thoại sau giữa Đề Thám và Ông Lũy trong truyện
Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp:
(Vd 4) “Đang câu chuyện Đề Thám hỏi ông Lũy:
- Ông có đủ thịt ăn không?
– Nhờ giời, - tay trộm trả lời, - Không phải lúc nào cũng ăn thịt bò nhưng
thịt gà thịt vịt cũng ngon.” [Mưa Nhã Nam, tr.204]
Hàm ngôn trong câu hỏi của Đề Thám “- Ông có đủ thịt ăn không?” là một
câu hỏi có ý mỉa mai, khinh thường: “Dạo này ông ăn trộm được nhiều không?/
Ông thấy nghề ăn trộm thế nào?/ Nghề ăn trộm có dễ không?.” Còn hàm ngôn trong
câu trả lời vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại “- Không phải lúc nào
cũng ăn thịt bò nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon.” của ông Lũy là: “Trộm gà trộm
vịt dễ hơn trộm bò.” Sở dĩ người đọc suy ra được hàm ngôn của hai câu trên là nhờ
31
vào ngữ cảnh với kiến thức mà truyện cung cấp ông Lũy là người chuyên ăn trộm.
Chúng ta không thể suy ra được hàm ngôn của hai câu trên nếu không hiểu được
ngữ cảnh của câu chuyện.
Các nhà nghiên cứu thường chia hàm ngôn hội thoại thành hai loại là khái
quát và đặc thù.
- Hàm ngôn hội thoại khái quát
Hàm ngôn hội thoại khái quát là hàm ngôn có thể suy luận mà không đòi hỏi
một tri thức nền nào, tức là chúng đều giống nhau khi ở các ngữ cảnh khác nhau.
Cách suy đoán hàm ý khái quát là: nếu có một từ ngữ hạn định phạm vi hiệu
lực của nội dung câu nói, thì ngoài phạm vi ấy nội dung đó không còn hiệu lực nữa.
Chẳng hạn, xét đoạn hội thoại trong truyện “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp
ở ví dụ sau:
(Vd 5): “Sau hôm giỗ lão Kiền một trăm ngày, Sinh đẻ con gái. Đón Sinh về,
mọi người làm tiệc mừng. Cấn với Khảm đi chợ. Khiêm nấu nướng. Đoài với Tốn
dọn nhà. Hai cô My Lan và Mỹ Trinh đến dự, mua cả hoa.
Vào tiệc, mọi người để Sinh ngồi giữa, hai cô My Lan và Mỹ Trinh ngồi hai
bên. Sinh đẹp lộng lẫy. Đoài rót rượu ra cốc, đứng lên nói: "Cốc rượu này tôi dâng
cuộc sống. Rượu vừa ngọt vừa cay. Ai chấp nhận cuộc sống thì cầm lên cho. Cuộc
sống dù khỉ gió nhưng đẹp tuyệt vời. Vì đứa trẻ mới sinh ra kia, vì tương lai của
nó". Mọi người nâng cốc, Đoài bảo: "Khoan đã. Nhưng nó tên gì nhỉ?" Mọi người
cười. Cùng uống rượu vui, Khiêm bảo: "Chị Sinh ơi về làm dâu họ Sĩ nhà này chị
có khổ không?" Khảm bảo: "Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh
khỏi sợ".
Sinh cười: "Cứ thế này thì không thấy khổ. [Không có vua, tr.64]
Từ “thế này” trong câu nói của Sinh, người đọc có thể suy ra hàm ngôn khái
quát: “Thế khác (không phải thế này) tức là ngày thường thì khổ”. Và ở đây còn có
một hàm ngôn hội thoại khái quát rút ra từ câu nói của Khảm: "Chị phải nói thế
nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh khỏi sợ" là Khảm muốn nhắc chị dâu đừng nói
sự thật ở nhà chồng khổ để hai cô My Lan và Mỹ Trinh về nhà này làm dâu.
32
Hay câu nói của ông lão đánh cá hù dọa cậu bé xin đi theo đánh cá đêm trong
truyện “Chảy đi sông ơi” cũng là trường hợp tương tự.
(Vd 6) Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào![Chảy đi sông ơi, tr.13]
Qua từ “năm nay” ta suy ra được hàm ngôn của câu nói này mà không cần
kiến thức nền là: “Năm nào Hà Bá cũng bắt người.”
- Hàm ngôn hội thoại đặc thù
Khác với hàm ngôn hội thoại khái quát, hàm ngôn hội thoại đặc thù là những
hàm ngôn phải được suy luận ra trên cơ sở hiểu biết trong bối cảnh cụ thể. Chỉ có
thể suy ra trong một ngữ cảnh nhất định.Chẳng hạn:
Cũng (Vd 6) “Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào.”[Chảy đi sông ơi, tr.13]
Ở đây đáng chú ý là từ “Hà Bá”, giả sử nếu chúng ta không có tri thức nền
về Hà Bá thì chúng ta không hiểu được hàm ngôn của cái hành động “bắt” ấy. Đối
với quan niệm của người Việt, Hà Bá là hung thần ở vùng sông nước, thường làm
hại dân. Do đó khi có người nào đó không may bị sảy chân chết đuối thì người Việt
thường nói: “Bị Hà Bá bắt” hay “bị Hà Bá ăn thịt” hay “đi chầu Hà Bá”. Trong
truyền thuyết, hàng năm Hà Bá thường bắt loài người cống nạp ít nhất một mạng
người cho nó và người chết như vậy được coi là thế mạng. Chỉ khi hiểu được điều
đó ta mới có thể suy ra được hàm ngôn trong câu “Năm nay Hà Bá chưa bắt người
nào!” là: “Năm nào Hà Bá cũng bắt người” tức năm nào cũng có người chết đuối
nhưng năm nay chưa có người chết đuối. Đây là một câu nói chứa hàm ngôn nhắc
nhở kiểu như: “Anh cẩn thận nếu không chính anh là người phải đi chầu Hà Bá
trong năm nay đấy!”
Như vậy, hàm ngôn được chia làm hai loại: hàm ngôn quy ước và hàm ngôn
hội thoại.Hàm ngôn quy ước là hàm ngôn được hình thành từ phương tiện ngôn
ngữ, không phụ thuộc ngữ cảnh. Cơ chế để tạo hàm ngôn quy ước không gì khác
chính là dùng từ ngữ và các lẽ thường. Còn hàm ngôn hội thoại lại được nảy sinh từ
ngữ cảnh. Hàm ngôn hội thoại được chia thành hai loại là hàm ngôn hội thoại khái
quát và hàm ngôn hội thoại đặc thù. Cơ chế tạo hàm ngôn hội thoại là dựa vào sự
cố ý vi phạm các quy tắc như: quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, quy tắc chi phối các
33
hành vi ngôn ngữ, quy tắc lập luận và quy tắc hội thoại.
Nhưng trong thực tế việc xác định ranh giới đâu là ngữ nghĩa, đâu là ngữ
dụng là một vấn đề không hề đơn giản, vì ranh giới giữa nghĩa học và dụng học
thường có sự giao nhau, ở đó những nhân tố nghĩa học và dụng học tương tác một
cách rất đa dạng. Vì vậy, việc phân định một cách rạch ròi giữa hàm ngôn quy ước
và hàm ngôn hội thoại là một vấn đề không dễ dàng. Cho nên, trong phần cơ chế tạo
hàm ngôn, chúng tôi không tách ra đâu là cơ chế tạo hàm ngôn quy ước, đâu là cơ
chế tạo hàm ngôn hội thoại.
1.2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn
Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa: “Cơ chế là cách thức theo đó một quá
trình thực hiện”. [74, tr.214]. Như vậy, ta có thể hiểu cơ chế là cách thức thực hiện.
Do đó, cơ chế tạo hàm ngôn là những cách thức tạo ra hàm ngôn. Sau đây là một số
cách thức tạo hàm ngôn tiêu biểu trong tiếng Việt.
1.2.2.1. Dùng từ ngữ
Theo George Yule hàm ngôn quy ước liên quan đến những từ riêng biệt và
được rút ra từ những ý nghĩa phụ thêm có được khi dùng những từ này như những
liên từ trong tiếng Anh chẳng hạn như: ‘but’ (nhưng) thể hiện hàm ngôn tương
phản, ‘even’ (ngay cả) thể hiện hàm ngôn ‘tương phản với sự mong đợi’ và
‘yet’(còn) thể hiện hàm ngôn mong đợi tình huống hiện đương có là khác với ngay
trước đó hoặc là đối lập hay từ ‘and’ hàm ngôn ‘cộng thêm’ hay chỉ sự ‘nối tiếp’.
Vậy cơ chế tạo hàm ngôn quy ước chính là cách sử dụng các từ ngữ như đã nói ở
trên.
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2006) chính vì hàm ngôn quy ước là hàm ngôn nảy
sinh do việc sử dụng những từ ngữ nào đó trong câu, do đó cơ chế tạo hàm ngôn
quy ước chính là dùng từ ngữ. Những từ ngữ được dùng để tạo hàm ngôn quy ước
có thể là thực từ hoặc là hư từ. Chẳng hạn như dùng liên từ, dùng các từ có ý so
sánh, dùng các phó từ chỉ thời thể (vẫn, lại, ra, đi,…)
Tác giả còn cho rằng cách tạo hàm ngôn quy ước chính cách dùng các vị từ
tình thái hàm thực - nhóm từ giả định hành động, trạng thái, tính chất mà vị từ bổ
34
ngữ của chúng đã tồn tại thực như các từ: chớm, bắt đầu, chợt, bỏ, nghỉ, sực, phát,
đâm, đâm ra, sinh ra,…
Thí dụ: “Nó bỏ hút”.
Việc dùng vị từ tình thái bỏ giả định rằng trước đây nó đã hút thuốc.
Hay nhóm vị từ hàm hư - nhóm vị từ giả định hành động, trạng thái, tính
chất… mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị là không tồn tại, không có thật như các
từ: toan, suýt, chực, hòng…
Thí dụ: “Nó toan cưới cô ấy.”
Việc dùng vị từ tình thái toan giả định rằng việc nó cưới cô ấy là không có thật.
1.2.2.2. Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất
Chiếu vật là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học. Tự bản thân mình, từ ngữ
không chiếu vật. Bằng hành vi chiếu vật, người nói đưa ra sự vật hiện tượng mình
định nói tới vào diễn ngôn bằng các từ ngữ, bằng câu. Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên
thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngôn. Phương thức chỉ vật là cách thức để
thực hiện hành vi chiếu vật, có ba phương thức lớn: dùng tên riêng, dùng miêu tả
xác định và dùng chỉ xuất. Trong đó phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất là một
hình thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu.
Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ
dựa trên hành động chỉ trỏ.” [11b, tr. 72]
Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức
chỉ xuất. Đó là các từ loại như đại từ, tính từ, trạng từ,… Tổ hợp có từ chỉ xuất là
một biểu thức chỉ xuất. Bất cứ hình thức ngôn ngữ nào được dùng để chỉ trỏ đều
được gọi là biểu thức chỉ xuất hay các yếu tố trực chỉ. Các biểu thức chỉ xuất thực
hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức
năng định vị tức là xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt vật được nói tới
với các vật khác về không gian, thời gian, và về các quan hệ khác.
Trong các ngôn ngữ thường có ba phạm trù chỉ xuất đó là: phạm trù chỉ xuất
người (phạm trù nhân xưng – xưng hô), phạm trù chỉ xuất không gian (nhóm các từ
trực chỉ vị trí), phạm trù chỉ xuất thời gian (nhóm các từ trực chỉ thời gian).
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY
Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY

More Related Content

What's hot

Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...nataliej4
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...nataliej4
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đLuận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
Luận văn: Thể loại truyền kì trong tiến trình văn học Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAYLuận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
Luận văn: Motif li tán trong thần thoại các tộc người thiểu số, HAY
 
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAYDấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
Dấu ấn hiện sinh trong tiểu thuyết “Một thế giới không có đàn bà”, HAY
 
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAYLuận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
Luận án: Tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phê bình sinh thái, HAY
 
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyếtLuận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
Luận văn: Motif hôn nhân giữa người và thần linh trong truyền thuyết
 
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAYLuận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
Luận văn: Dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong THPT, HAY
 
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
Luận án: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh trung học phổ thôn...
 
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế HươngLuận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
Luận văn: Yếu tố trữ tình trong truyện ngắn Trần Thùy Mai và Quế Hương
 
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả: Vi Thùy Linh, Ly ...
 
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
Diễn ngôn tính dục trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Qua một số tác giả v...
 
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOTLuận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
Luận văn: Phương thức trần thuật của truyện ngắn thế sự, HOT
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luậnLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận
 
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt NamLuận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
Luận văn: Kiểu truyện người lấy vật trong truyện cổ tích Việt Nam
 
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOTLuận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
Luận văn: Tiểu thuyết của Đỗ Phấn từ góc nhìn sinh thái, HOT
 
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
Luận văn: Phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4, 5...
 
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
Luận văn: Dạy học đọc - hiểu các văn bản tự sự văn học nước ngoài lớp 12 ở tr...
 
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOTLuận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
Luận văn: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Lan Khai, HOT
 
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc GiaoLuận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
Luận văn: Nhân vật trong truyện Vũ Trọng Phụng và Ngọc Giao
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
 
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
Luận văn: Dạy đọc hiểu tác phẩm văn chương và vận dụng vào các đoạn trích Tru...
 

Similar to Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY

Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPTLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPTDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Garment Space Blog0
 
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

Similar to Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY (20)

Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
Luận văn: Tài liệu hướng dẫn học sinh tự học hóa hữu cơ lớp 11
 
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPTLuận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
Luận văn: Xây dựng và sử dụng mẫu trong dạy học làm văn nghị luận ở trường THPT
 
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAYLuận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
Luận văn: Tình huống gắn với thực tiễn trong dạy hóa học, HAY
 
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đLuận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
Luận văn: Quản lý chất lượng giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5, 9đ
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
Luận văn: Phát triển năng lực tạo lập văn bản miêu tả cho học sinh lớp 4
 
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
Tich hop noi_dung_giao_duc_moi_truong_trong_cac_bai_giang_hoa_hoc_o_truong_tr...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn HọcLuận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Học về Nghị Luận Văn Học
 
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duySử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy
 
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
Luận văn: Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOTLuận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
Luận văn: Nâng cao hiệu quả dạy học môn hóa trường THPT, HOT
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu họcLuận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học
 
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
Luận văn: Quản lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học thành ph...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Các Trườn...
 
Luận án: Tổ chức học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học, HAY
Luận án: Tổ chức học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học, HAYLuận án: Tổ chức học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học, HAY
Luận án: Tổ chức học theo vấn đề trong dạy học Sinh thái học, HAY
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPTLuận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
Luận văn: Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong môn Địa lí lớp 10 THPT
 
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bảnLuận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
Luận văn: Hình thức nhật kí đọc sách trong dạy đọc hiểu văn bản
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn...
 
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuậtLuận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
Luận văn: Dạy học các bài về phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và nghệ thuật
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Luận văn: Hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___________________ Nguyễn Thị Tú Anh HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRỊNH SÂM Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cám ơn đến phòng Sau Đại học, quý thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, khoa Ngữ Văn, những người thầy đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian qua và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức quý báu giúp tôi có nền tảng kiến thức để thực hiện luận văn này. Tôi muốn gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.TS. Trịnh Sâm vì sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của thầy trong suốt quá trình tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường PTTH Phan Huy Ích đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. Lời cám ơn cuối cùng, tôi xin gửi đến gia đình, bạn bè,… nguồn động viên, chỗ dựa tinh thần đã giúp tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi đến tất cả lời cám ơn chân thành. TP. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 9 năm 2012. Người viết luận văn Nguyễn Thị Tú Anh Lớp Cao học Ngôn ngữ học khoá 21
  • 4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn...................................................................12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................12 5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................13 6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................13 7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................14 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................................15 1.1. Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan ............................................................15 1.1.1. Hàm ngôn và hiển ngôn............................................................................15 1.1.2. Hàm ngôn và tiền giả định .......................................................................23 1.1.3. Hàm ngôn và suy ý...................................................................................28 1.2. Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn...........................................28 1.2.1. Phân loại hàm ngôn..................................................................................28 1.2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn................................................................................33 1.3. Đặc trưng văn hóa – tâm lý – xã hội và việc tạo hàm ngôn ...........................37 1.3.1. Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp.........................................................38 1.3.2. Đặc trưng sông nước ................................................................................39 1.4. Mục đích dùng hàm ngôn ...............................................................................41 1.4.1. Tăng sức hấp dẫn thuyết phục cho lời nói................................................42 1.4.2. Khiêm tốn, lịch sự ....................................................................................42 1.4.3. Không muốn trực tiếp làm mất thể diện người nghe ...............................43 1.4.4. Châm biếm ...............................................................................................43 1.4.5. Không chịu trách nhiệm trực tiếp về hành động ngôn từ.........................44
  • 5. 1.4.6. “Ít lời nhiều ý”..........................................................................................45 1.5.Truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ............................................46 1.5.1. Truyện ngắn..............................................................................................46 1.5.2. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp..............................................................47 1.6. Tiểu kết ...........................................................................................................50 Chương 2. MỘT SỐ CƠ CHẾ TẠO HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP..........................................................................................51 2.1. Cơ sở nhận diện hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp................51 2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.........................52 2.2.1. Dùng thực từ.............................................................................................53 2.2.2. Dùng hư từ................................................................................................54 2.2.3. Dùng tiền giả định....................................................................................65 2.2.4. Vi phạm quy tắc chiếu vật và chỉ xuất .....................................................68 2.2.5. Vi phạm quy tắc lập luận..........................................................................72 2.2.6. Vi phạm phương châm hội thoại..............................................................74 2.2.7. Sử dụng hành động ngôn ngữ gián tiếp....................................................78 2.2.8. Dùng câu chất vấn....................................................................................79 2.2.9. Dùng từ ngữ không tương thích ...............................................................80 2.2.10. Dùng từ sai lệch ngữ nghĩa.....................................................................82 2.2.11. Dùng thành ngữ, tục ngữ........................................................................84 2.2.12. Dùng từ đồng âm....................................................................................86 2.2.13. So sánh ...................................................................................................87 2.2.14. Nói giảm, nói tránh.................................................................................89 2.3.Tiểu kết ............................................................................................................91 Chương 3. CHỨC NĂNG VÀ TÁC DỤNG CỦA HÀM NGÔN TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP ..........................................................92 3.1. Chức năng hàm ngôn......................................................................................92 3.1.1. Mỉa mai.....................................................................................................93 3.1.2. Khuyên .....................................................................................................94
  • 6. 3.1.3. Cấm đoán..................................................................................................95 3.1.4. Phản đối....................................................................................................95 3.1.5. Trách móc.................................................................................................96 3.1.6. Gợi ý.........................................................................................................97 3.1.7. Nịnh bợ.....................................................................................................98 3.1.8. Chửi ..........................................................................................................99 3.1.9. Hối hận ...................................................................................................101 3.1.10. Né tránh ................................................................................................102 3.2. Tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ..................105 3.2.1. Thể hiện tư tưởng của nhà văn...............................................................105 3.2.2. Thể hiện những vấn nạn xã hội ..............................................................107 3.2.3. Lời cảnh tỉnh con người từ mặt trái xã hội.............................................108 3.3. Nhận xét về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.....................109 3.3.1. Hàm ngôn trong lời kể............................................................................110 3.3.2. Hàm ngôn trong lời thoại .......................................................................115 3.3.3. Hàm ngôn trong tiêu đề..........................................................................117 3.4. Nhận xét khái quát phong cách Nguyễn Huy Thiệp qua việc sử dụng hàm ngôn......................................................................................................120 3.4.1. Ngôn ngữ ngắn gọn, cô đúc....................................................................120 3.4.2. Giọng điệu lạnh lùng..............................................................................120 3.5. Tiểu kết .........................................................................................................122 KẾT LUẬN............................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................125 PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998) .........................18 Bảng 1.2. Lược đồ về sự lưỡng phân của Oswald Ducrot .............................................19 Bảng 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa các “Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn” theo Nguyễn Đức Dân ....................................................................................19 Bảng 1.4. Sơ đồ tổng quát các kiểu nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu............................20 Bảng 1.5. Sơ đồ phân loại tổng quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp ...............22 Bảng 1.6. Sơ đồ khái quát nghĩa của lời của Hoàng Phê................................................24 Bảng 1.7. Sơ đồ tổng quát về nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn theo Cao Xuân Hạo .............26 Bảng 2.1. Thống kê các cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp...53 Bảng 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.........................92 Biểu đồ 2.1. Cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .........................90 Biểu đồ 3.1. Chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .......................105
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng và hết sức phức tạp, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “nói thẳng”, “nói trắng”, “nói toạc móng heo”… những suy nghĩ của mình. Vì vậy, nói thế nào để diễn đạt được nội dung muốn nói mà không làm người nghe phật lòng, nói thế nào để không đụng chạm đến người khác, tức là nói thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, quả nhiên, không phải là một vấn đề đơn giản. Do đó, để tránh cách nói thẳng vào sự thật, chúng ta thường thực hiện hành vi giao tiếp hàm ẩn của mình thông qua lối nói gián tiếp. Cách nói này được gọi là hàm ngôn. Do không được nói ra trực tiếp nên để nhận ra và hiểu đúng hàm ý của người nói/người viết, người nghe/người đọc cần phải suy luận. Vì vậy, biết sử dụng hàm ngôn đúng nơi, đúng lúc sẽ có tác dụng làm tăng tính hấp dẫn, thuyết phục cho lời nói và cho văn bản. Bên cạnh đó, bằng cách nào lí giải được hàm ngôn của người nói/người viết sẽ giúp chúng ta hiểu được sâu sắc vấn đề và giúp giao tiếp thành công. Hàm ngôn được thể hiện rất nhiều trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và đặc biệt trong văn chương nghệ thuật. Các nhà văn thường thể hiện những điều muốn nói trong tác phẩm của mình với kiểu “ít lời nhiều ý”. Muốn hiểu, muốn nắm bắt được những hàm ngôn phức tạp, sâu sắc trong tác phẩm văn học nghệ thuật hiển nhiên phải có sự hiểu biết về ngôn ngữ và rèn luyện tư duy nghệ thuật. Xa hơn, muốn hiểu được ngôn ngữ phải đặt nó vào trong tác phẩm văn học, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày. Hai vấn đề này đi đôi với nhau, gắn chặt nhau.Một nhà văn thành công là ở chỗ biết cách sử dụng ngôn ngữ “nói ít” nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa tức là cách thể hiện ý hàm ngôn, ngầm ẩn, nói mà như không nói. Trong quá trình tìm hiểu về hàm ngôn và tác phẩm, chúng tôi nhận thấy nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là một trong những nhà văn đã thể hiện được những điều ngầm ẩn như thế trong tác phẩm của mình. Truyện ngắn của ông sử dụng rất nhiều yếu tố hàm ngôn, chính với lối viết “bóng gió”, “tá cổ luận kim” (mượn xưa để nói nay) mà văn chương của ông có sức hàm chứa rất lớn. Có thể nói, trong nền văn học
  • 9. 2 Việt Nam từ xưa đến nay, ít có nhà văn nào vừa mới xuất hiện đã được dư luận trong và ngoài nước quan tâm như Nguyễn Huy Thiệp. Truyện ngắn của ông thường đề cập đến nhiều mặt trái của xã hội hiện đại, đặc biệt là những vấn đề về đạo đức. Tác phẩm của ông đã gây ra những phản ứng trái ngược trong giới phê bình văn học cũng như độc giả. Sở dĩ có hiện tượng như vậy vì văn chương của Nguyễn Huy Thiệp có nhiều cách hiểu, nhiều cách cảm nhận. Và đặc biệt hơn, truyện của ông rất khó lí giải, nếu chỉ đọc qua chắc chắn sẽ không thể nhận ra ông định nói gì, thế nhưng càng đọc kỹ càng phát hiện thấy nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn và hàm ý sâu xa. Có được sự thành công như vậy là vì Nguyễn Huy Thiệp rất có tài trong việc sử dụng ngôn từ. Có thể ghi nhận với tác phẩm của ông, bề mặt ngôn ngữ thì có vẻ dễ hiểu, rõ ràng nhưng lại ẩn chứa rất nhiều vấn đề ở bề sâu. Nghiên cứu về hàm ngôn trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận chính xác hơn về tác phẩm của ông nói riêng và tác phẩm văn chương nói chung. Hơn nữa, tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ra đời trong bối cảnh đất nước vừa trải qua một thời kỳ dài sống trong khói lửa chiến tranh, đất nước vừa thống nhất, xã hội vừa bước vào giai đoạn đổi mới. Việc nói thẳng vào những vấn đề hiện thực, đặc biệt là về thế thái nhân tình quả thực không đơn giản một chút nào. Trong khi, mọi người đang e dè không dám nhìn thẳng, nói thẳng vào hiện thực, thì với cách nói hàm ngôn này đã giúp Nguyễn Huy Thiệp chuyển tải được rất nhiều vấn đề gai góc trong cuộc sống. Mặc dù không xuất hiện trên bề mặt câu chữ nhưng nghĩa hàm ngôn nhiều khi đóng vai trò rất quan trọng, nếu chưa hiểu được nghĩa hàm ngôn của một câu nói thì coi như chưa hiểu được câu nói đó. Vì vậy, việc tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp sẽ giúp chúng ta hiểu được những tầng nghĩa khác nhau trong tác phẩm của ông một cách sâu sắc. Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp làm đề tài nghiên cứu. Chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề lý thú nhưng cũng là vấn đề rất phức tạp và trải dài trên nhiều bình diện,
  • 10. 3 nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham vọng lý giải tất cả các chức năng hàm ngôn và cơ chế tạo hàm ngôn mà chỉ đi vào tìm hiểu những chức năng và cơ chế tạo hàm ngôn phổ biến nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 2. Lịch sử vấn đề 2.1.Hàm ngôn Khái niệm hàm ngôn ban đầu được nêu ra trong triết học, sau đó là trong ngôn ngữ học. Và nó là lĩnh vực của những thông tin ngầm ẩn, có nhiều hướng nghiên cứu về lĩnh vực này như: ngữ nghĩa học, logic học, ngữ dụng học. Có thể nói Oswald Ducrot và Paul Grice là những người đầu tiên khám phá ra vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ. Hàm ngôn theo hướng dụng học của Paul Grice (1967) về cơ bản dựa trên hai căn cứ là ý nghĩa của người nói và nguyên tắc cộng tác. Công lao lớn nhất của Paul Grice là đã đưa ra “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” và phân loại ý nghĩa hàm ẩn. “Nguyên tắc cộng tác hội thoại” có nghĩa là khi tham gia hội thoại chúng ta có những quy định chung mà ai cũng phải tuân thủ. Còn ý nghĩa thông báo của người nói được hiểu là ý định hay nội dung giao tiếp mà người nói muốn chuyển tải qua phát ngôn. Và đặc biệt, tác giả đã chi tiết hóa nguyên tắc cộng tác thành bốn nguyên tắc bậc dưới gọi là phương châm như: lượng, chất, quan hệ, cách thức và đã phân chia ý nghĩa hàm ẩn thành hai loại là: hàm ẩn quy ước (hàm ẩn từ vựng) và hàm ẩn hội thoại. Và cũng theo Paul Grice, ý nghĩa hàm ẩn thuộc đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học chỉ là những ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên (non – natural meaning) tức là ý nghĩa hàm ẩn phải nằm trong ý định của người nói và những ý định đó phải được người nghe nhận biết. Còn những ý nghĩa không nằm trong ý định của người nói được Paul Grice cho là ý nghĩa tự nhiên (natural meaning) và không được tác giả cho là ý nghĩa hàm ẩn. Nhưng trong thực tế giao tiếp, chúng ta rất khó để nhận biết được đâu là hàm ẩn do cố ý hay không cố ý của người nói. Vì vậy, cách phân biệt ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên như trên của Paul Grice rất khó để nhận diện ý nghĩa hàm ngôn. Nhưng với “Nguyên tắc cộng tác hội
  • 11. 4 thoại” mà tác giả đưa ra có tác dụng rất lớn cho việc nghiên cứu về hàm ngôn trong ngôn ngữ theo hướng dụng học. Đó là những cơ sở đầu tiên tạo tiền đề quan trọng cho các nhà ngôn ngữ đi sâu nghiên cứu vấn đề này sau đó, đúng như nhận xét của Đỗ Hữu Châu: “Dựa vào nguyên tắc cộng tác hội thoại của mình mà Grice đã vạch ra những nét đầu tiên cho lý thuyết về ý nghĩa hàm ẩn. Những nét đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng. Đến nay, bất kỳ tác giả nào nói đến ý nghĩa hàm ẩn đều không thể không nói đến Grice”. [11b, tr.381] Oswald Ducrot (1972) - một nhà ngôn ngữ học hiện đại, người có nhiều công trình liên quan đến vấn đề hiển ngôn, hàm ngôn đã cho rằng nghĩa phát ngôn có hiển ngôn (explicite) và hàm ngôn (implicite).Theo ông, hàm ngôn có tiền giả định (presupposition) và ẩn ý (sous – entendu). Nhìn chung, cả Oswald Ducrot và Paul Grice đều nhấn mạnh quan hệ mật thiết giữa hiển ngôn với hàm ngôn. Tiếp thu những quan niệm đi trước về hàm ngôn, John Lyons (1994) cho ra đời công trình “Ngữ nghĩa học dẫn luận”. Cũng đồng ý với quan niệm của Paul Grice khi bàn về hàm ngôn, tác giả chia hàm ngôn thành hai loại: hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại. Nhưng ở phần hàm ngôn quy ước, ông đã mở rộng thêm một số trường hợp so với quan niệm của Paul Grice. Thứ nhất, John Lyons cho rằng sự phân biệt giữa cái nói ra và cái được hàm ý theo quy ước không phải bao giờ cũng rõ ràng. Quan trọng hơn, nó cho thấy cách thức mà các phương tiện từ vựng và ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thể có thể được điều chỉnh và khai thác để mệnh đề hóa những gì về bản chất không thuộc mệnh đề [55, tr.285]. Thứ hai, ngoài ví dụ therefore về hàm ngôn quy ước như của Paul Grice, ông còn bổ sung thêm một số trường hợp như liên từ however, moreover, nevertheless, yet… và một số tiểu từ tình thái như even, well, hoặc just… Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng có nhiều hơn những phương tiện từ vựng và ngữ pháp so với những gì mà Paul Grice cho là hàm ngôn quy ước có thể được người nói dùng để ngầm biểu hiện một cách quy ước một điều gì đấy vượt ra ngoài và đằng sau điều họ nói ra trên thực tế [55, tr.287]. Thứ ba, theo John Lyons những khác biệt về xã hội và nghĩa hiển lộ trong số những biểu
  • 12. 5 thức đồng nghĩa về nghĩa miêu tả cũng có thể được xếp vào phạm vi của hàm ngôn quy ước [55, tr.287]. Về hàm ngôn hội thoại, ông cho rằng bốn tiểu nguyên lí của Paul Grice có thể được điều chỉnh và giảm bớt về số lượng tùy theo ngữ cảnh, văn hóa – xã hội của từng dân tộc. Như vậy, có thể thấy rằng với những đánh giá và bổ sung của John Lyons về hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại ở các trường hợp trên đã mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu về hàm ngôn trong ngôn ngữ. Năm (1996), George Yule cho ra đời công trình “Dụng học - Một số dẫn luận Nghiên cứu Ngôn ngữ.” Trong công trình này, tác giả cũng dựa trên nền tảng nguyên tắc cộng tác của Paul Grice và cho rằng: “hàm ý là hiện tượng cái được thông báo nhiều hơn cái được nói ra” và “để hiểu được hàm ý thì phải thừa nhận có một nguyên tắc cộng tác cơ bản nào đó đang được hoạt động.” [32, tr.76] Cũng như Paul Grice và John Lyons, tác giả chia hàm ý thành hai loại là hàm ý hội thoại và hàm ý quy ước. Trong hàm ý hội thoại có hàm ý hội thoại dùng chung và hàm ý hội thoại dùng riêng. Điểm mới của George Yule là đã chỉ ra được đặc tính của hàm ý hội thoại là “có thể giải đoán được, cản ngăn được, hủy được và tăng cường được”[32, tr.92]. Còn hàm ý quy ước lại không đặt cơ sở trên nguyên tắc cộng tác hoặc các phương châm như hàm ý hội thoại. Theo George Yule, hàm ý quy ước không thể xuất hiện trong hội thoại và chúng cũng không lệ thuộc vào các ngữ cảnh riêng biệt khi cần giải thích chúng. Tác giả quan niệm khái niệm ‘hàm ý’ là một trong những khái niệm trung tâm của dụng học. Một hàm ý chắc chắn là một ví dụ nghiêm chỉnh cho hiện tượng cái được thông báo là nhiều hơn cái được nói ra [32, tr.94]. Ở Việt Nam, vấn đề hàm ngôn bắt đầu được nghiên cứu khoảng những năm 80 của thế kỷ XX. Nhiều nhà Việt ngữ tiêu biểu như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Hồ Lê, Cao Xuân Hạo,… đã giới thiệu các lý thuyết của Oswald Ducrot, Paul Grice và đã có những đóng góp trên địa hạt này. Các tác giả đã vạch ra mối quan hệ, cơ chế hình thành hàm ngôn trên cứ liệu tiếng Việt.
  • 13. 6 Có thể nói, ở Việt Nam, Hoàng Phê là người đi tiên phong nghiên cứu về vấn đề hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa với các bài “Ngữ nghĩa của lời” (1981), “Tiền giả định và hàm ý tiềm tàng trong ngữ nghĩa của từ” (1982), và “Ý nghĩa hàm ngôn trong lời nói” (1988). Theo tác giả, chính sự thống nhất giữa nghĩa và ý làm thành toàn bộ ý nghĩa của lời hoặc phát ngôn. Bên cạnh đó, ông còn chỉ ra nghĩa gồm có nghĩa chính thức và hàm nghĩa, còn ý thì có ý chính thức và hàm ý nhưng giữa các yếu tố này không nhất thiết có sự tương ứng. Không đồng nhất với khái niệm implicature (hàm ngôn – cách dịch của Hoàng Phê), implicate (suy ý – cách dịch của Hoàng Phê) của Paul Grice, tác giả cho rằng có thể dựa vào sự khác nhau của suy ý để phân ra hàm ngôn có hai lớp khác nhau là hàm ý và ngụ ý. Hàm ý là phần nội dung hàm ngôn có thể suy ý trực tiếp và không khó khăn, vì không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ huống, độ tin cậy của suy ý vì thế tương đối cao; còn ngụ ý là nội dung hàm ngôn thường phụ thuộc nhiều vào ngữ huống và phải suy ý gián tiếp, độ tin cậy của suy ý không cao [75, tr.51]. Tóm lại, theo Hoàng Phê cấu trúc ngữ nghĩa của lời là một cấu trúc gồm nhiều tầng như: tiền giả định, hiển ngôn, hàm ngôn; trong hàm ngôn có hàm ý và ngụ ý (ẩn ý). Ngụ ý nằm ở lớp sâu nhất trong cấu trúc ngữ nghĩa của lời và phụ thuộc ngữ huống, còn hàm ý cùng với hiển ngôn và tiền giả định thì không phụ thuộc vào ngữ huống. Như vậy, theo tác giả, có nghĩa là hàm ý không phải là hàm ngôn mà hàm ý nằm trong hàm ngôn, còn hàm ngôn thì bao hàm cả hàm ý và ngụ ý. Ngụ ý mới chính là cái có ẩn ý; ngược lại, hàm ngôn và hàm hàm ý thì có hoặc không tuỳ theo ngữ huống. Cũng tìm hiểu hàm ngôn theo hướng ngữ nghĩa học như Hoàng Phê, Hồ Lê (1996) đã đề cập đến vấn đề ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn ở công trình “Quy luật ngôn ngữ - quyển 2: Tính quy luật của cơ chế ngôn giao”. Tác giả đã phân ý nghĩa hàm ẩn thành bốn loại là ý nghĩa hàm ẩn ngữ huống, ý nghĩa hàm ẩn ngôn từ, ý nghĩa hàm ẩn tự do và ý nghĩa hàm ẩn dự cảm. Ngoài ra, ý nghĩa hàm ẩn được ông phân tích ra thành hàm nghĩa và hàm ý. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên những phương thức tổng quát về các phương thức hiển ngôn và phương thức hàm ngôn.[60, tr.58]
  • 14. 7 Theo hướng của Paul Grice, nhưng nhìn nhận một cách tổng quát và đi sâu cụ thể về hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại trong tiếng Việt, phải kể đến Đỗ Hữu Châu (1993) với “Đại cương ngôn ngữ học”. Trong công trình này, ở chương “Dụng học”, tác giả đã dựa trên “ý nghĩa không tự nhiên” của Paul Grice để đi sâu nghiên cứu những vấn đề như: phân loại các ý nghĩa hàm ẩn, các phương thức thực hiện ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn; bản chất các cơ chế suy ý đi từ ý nghĩa tường minh đến ý nghĩa hàm ẩn. Dựa vào bản chất, Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên đã phân ra ý nghĩa hàm ẩn gồm có hàm ngôn và tiền giả định. Hàm ngôn thì có hàm ngôn nghĩa học và hàm ngôn ngữ dụng học còn trong tiền giả định thì có tiền giả định nghĩa học và tiền giả định ngữ dụng học. Dựa vào chức năng của ý nghĩa hàm ẩn trong diễn ngôn, tác giả phân ý nghĩa hàm ẩn thành ý nghĩa hàm ẩn tự nhiên và ý nghĩa hàm ẩn không tự nhiên như Paul Grice. Một điểm mới đặc biệt đáng quan tâm trong quan niệm của Đỗ Hữu Châu so với quan điểm của Paul Grice về ý nghĩa hàm ẩn là ở chỗ: theo quan điểm của Paul Grice không chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô tình, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định của người nói và loại bỏ những trường hợp “hàm ẩn” do sự rút gọn chủ ngữ, vị ngữ trong phát ngôn mà có. Đối với Đỗ Hữu Châu, tất cả những trường hợp này cũng là ý nghĩa hàm ẩn. Tác giả còn cho rằng để tạo ra nghĩa hàm ẩn ngữ dụng cho phát ngôn phải dựa vào các quy tắc, cơ chế ngữ dụng học như: chiếu vật và chỉ xuất, các hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại; còn cơ sở để tạo ra các nghĩa hàm ẩn ngữ nghĩa phải dựa vào các topos (lẽ thường). Vì vậy, để có thể giải thích được các nghĩa hàm ẩn thì phải hiểu được những quy tắc và cơ chế trên. Trên cơ sở những phân tích về ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn và tiền giả định, tác giả đi sâu phân tích quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn rồi tiến hành phân loại hàm ngôn và tiền giả định. Về mối quan hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, tác giả quan niệm cả hai đều nằm trong một phạm trù là phạm trù hàm ẩn. Quan niệm này được nhiều người đồng tình nhất.Trongluận văn, người viết sẽ theo quan niệm này và xem việc vi phạm những quy tắc và cơ chế trên là những cách thức tạo hàm ngôn rất hiệu quả của chiến lược giao tiếp.
  • 15. 8 Có thể nói rằng: vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt dưới góc độ dụng học thì phải đến Đỗ Hữu Châu mới thực sự được nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Những đóng góp của tác giả trong việc nghiên cứu về hàm ngôn đã giúp người nghiên cứu có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về ý nghĩa hàm ẩn, hàm ngôn, và tiền giả định một cách rõ ràng hơn. Cao Xuân Hạo (1997) với công trình “Tiếng Việt - mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng cho việc nghiên cứu về hàm ngôn trong tiếng Việt. Trong công trình này, tác giả dành hẳn một phần quan trọng để trình bày về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn trong phần ngữ nghĩa. Ông chỉ ra rằng nghĩa hàm ẩn nhiều khi có vai trò quan trọng hơn nghĩa hiển ngôn vì nó thông báo cho người nghe nhiều điều không có trong nghĩa nguyên văn. Cũng theo tác giả, đặc biệt các văn bản có tính nghệ thuật (truyện, thơ) chính là nơi phát huy nhiều tác dụng nhất của các thứ nghĩa hàm ẩn. Ông cho rằng trong một thông báo, ngoài nghĩa hiển ngôn là cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ bằng từ ngữ, còn có nghĩa hàm ẩn tức những điều thông báo cho người nghe nhưng không có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ. Một điểm mới trong quan niệm của Cao Xuân Hạo (giống Đỗ Hữu Châu) là chấp nhận các ý nghĩa hàm ẩn vô tình, ngẫu nhiên, không nằm trong ý định của người nói đều là ẩn ý. Đây là quan điểm phù hợp bởi vì trong giao tiếp không thể biết được hàm ngôn nào là chủ đích, hàm ngôn nào là không chủ đích. Ngoài ra, tác giả còn là người đầu tiên đi sâu phân tích sự thể hiện của tiền giả định và hàm ý trong ngôn ngữ như: tiền giả định trong câu, tiền giả định trong từ; hàm ý của từ, hàm ý của câu và của phát ngôn. Đặc biệt, ông còn miêu tả, phân tích tỉ mỉ tiền giả định và hàm ý của một số vị từ tình thái trong tiếng Việt. Đây là sự sáng tạo có tính đột phá và cũng chính là những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu về vấn đề hàm ngôn trong tiếng Việt nói riêng và hàm ngôn trong ngôn ngữ học nói chung. Cũng theo hướng nghiên cứu trên, Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1998) trong công trình “Ngữ pháp chức
  • 16. 9 năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt” đã đề cập đến vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn. Các tác giả này cho rằng ngoài hiển ngôn, trong câu còn có hàm ngôn. Hàm ngôn“là những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn. Nếu ý suy ra vẫn còn diễn đạt được bằng ít nhiều chữ nghĩa trong nguyên văn thì đó là hàm nghĩa… cái ý ẩn kín đằng sau nguyên văn, không hề được diễn ra bằng lời ấy gọi là ẩn ý” [82, tr.109 -110]. Bên cạnh đó, các tác giả còn phân biệt hiển ngôn gồm có tiền giả định và hiển nghĩa, còn hàm ngôn thì bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý. Như vậy, ở công trình này có sự khác biệt trong quan niệm so với công trình trước của Cao Xuân Hạo: Ở công trình trước (1997), Cao Xuân Hạo cho rằng ý nghĩa hàm ẩn gồm tiền giả định và hàm ý (giống như quan niệm của Đỗ Hữu Châu), nhưng ở công trình sau (1998), các tác giả lại quan niệm: hiển ngôn gồm tiền giả định và hiển nghĩa. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu trước đó của các nhà ngôn ngữ trên thế giới và trong nước, Nguyễn Thiện Giáp (2000) trong “Dụng học Việt ngữ” cũng bàn về vấn đề hàm ngôn và cho rằng muốn giao tiếp thành công thì phải hiểu đầy đủ cả nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ngôn của phát ngôn. Nếu chưa hiểu nghĩa hàm ngôn của một câu nói tức là chưa thật sự hiểu câu nói đó. Dựa trên quan điểm của George Yule, tác giả đề cập đến những lời rào đón trong giao tiếp. Theo nhà nghiên cứu này, chiến lược giao tiếp, phương thức tạo tiền đề và phương châm hội thoại là những phương thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu. Trên cơ sở vận dụng bộ máy khái niệm của Hồ Lê, Huỳnh Công Hiển (2000) đã phân các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn thành hai nhóm là nhóm thuộc cơ chế nội tại của phát ngôn và nhóm nằm ngoài cơ chế nội tại của phát ngôn qua luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tạo ý nghĩa hàm ẩn trong phát ngôn”. Bên cạnh đó, tác giả còn cho rằng ý nghĩa thì có nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn. Hiển ngôn là ý nghĩa hiển hiện, trong ý nghĩa hiển hiện thì có hiển nghĩa (sự kiện thể hiện rõ) và hiển ý (tình thái thể hiện rõ). Còn hàm ngôn là ý nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa hàm ẩn thì có hàm nghĩa (sự kiện thể hiện ngầm) và hàm ý (tình thái thể hiện ngầm). Tóm lại, theo tác giả hệ
  • 17. 10 thống ý nghĩa bao gồm bốn yếu tố cơ bản là hiển nghĩa, hàm nghĩa, hiển ý và hàm ý. Trên đây, luận văn đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về hàm ngôn tiêu biểu. Từ đó có thể đưa ra khái quát như sau: ý nghĩa hàm ngôn từ trước đến nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước nghiên cứu kỹ lưỡng, giải quyết khá thích đáng các vấn đề cơ bản. Tuy vẫn còn khác nhau trong cách gọi tên các thuật ngữ (hàm ý, hàm ngôn,…) nhưng hầu hết các tác giả đều thống nhất là trong ý nghĩa hàm ẩn có hai yếu tố: tiền giả định và hàm ngôn (hàm ý) và cũng thống nhất về các cơ chế tạo nên các ý nghĩa hàm ngôn. Vấn đề hàm ngôn trong tác phẩm từ trước đến nay cũng có những bài viết liên quan. Đầu tiên có thể nói đến đó là Luận văn Thạc sĩ “Một số phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt” (2006) của Đoàn Thị Tâm. Luận văn dựa trên lý thuyết hàm ngôn, tác giả đã phân tích và chỉ ra 33 phương thức tạo hàm ngôn trong truyện cười tiếng Việt. Tiếp theo là Luận án Tiến sĩ “Hàm ý hội thoại trong truyện cười dân gian Việt Nam” (2011) của Nguyễn Hoàng Yến. Trong công trình này, tác giả đã vận dụng lý thuyết dụng học để tìm hiểu các nguyên tắc cộng tác và phép lịch sự với hàm ý trong truyện cười và đồng thời chỉ ra các lập luận và chỉ thị trong truyện cười. Bên cạnh việc điểm qua lịch sử nghiên cứu về hàm ngôn và hàm ngôn trong tiếng Việt, thiết tưởng cũng rất cần thiết dành một tổng thuật về nghiên cứu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. 2.2.Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ khi ra đời đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Chẳng hạn như: “Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp” do Phạm Xuân Nguyên (2001) (sưu tầm và biên soạn), NXB Văn hóa Thông tin. Nhìn chung, những bài viết trong công trình này được chia làm hai hướng: khen và chê. Những lời chê tiêu biểu là của Đỗ Văn Khang, Tạ Ngọc Liễn, Nguyễn Thúy Ái, Trung Phương… còn những lời khen tiêu
  • 18. 11 biểu là của Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Vương Trí Nhàn,… Đặc biệt, trong đó có năm bài viết của các tác giả nước ngoài đánh giá cao truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Các bài viết này thường đề cập đến những cách “đọc” văn Nguyễn Huy Thiệp, còn về nội dung chưa đi sâu vào một khía cạnh nào trong những sáng tác đó. Hoàng Kim Oanh (2008) đã tìm hiểu về “Đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” qua Luận văn Thạc sĩ Văn học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn, tác giả đã chỉ ra những đặc trưng truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như yếu tố thơ, người kể chuyện, nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật tạo tình huống và yếu tố kỳ ảo. Nguyễn Thị Thu Hà (2009) lại tìm hiểu về “Phương thức liên kết văn bản trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp” qua Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học Trường Đại học Khoa học và Nhân vănThành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra các phương thức liên kết cơ bản trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp như phép lặp, phép thế, phép nối và chỉ xuất. Phạm Thị Thùy Trang (2009) với Luận văn Thạc sĩ Văn học “Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp,”của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã đi sâu phân tích và chỉ rõ vai trò quan trọng của người kể chuyện (theo ngôi kể thứ nhất, ngôi kể thứ ba) trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp giúp tạo nên những đặc sắc riêng cho phong cách của ông. Lê Thị Nguyệt Trong (2011) đã chỉ ra những tác dụng của lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ dạng thức cấu trúc diễn ngôn và nhìn từ sự tương tác và đa dạng thẩm mĩ qua Luận văn Thạc sĩ Văn học “Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”,Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm qua một số công trình và bài viết trên, chúng tôi thấy rằng: cho đến nay, nhìn chung số lượng các công trình nghiên cứu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề hàm ngôn và truyện Nguyễn Huy Thiệp khá phong phú, mỗi công trình tiếp cận dưới một góc độ riêng nhưng chưa có công trình nào viết về “Hàm ngôn trong
  • 19. 12 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”. Vấn đề hàm ngôn không phải là đơn giản và hơn nữa để hiểu được nó trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp cũng không phải là chuyện dễ dàng. Vì vậy, đối với bản thân người viết đây là một vấn đề rất mới và rất khó. Trên cơ sở kế thừa thành tựu các công trình đi trước, nhất là lý thuyết về hàm ngôn trong ngôn ngữ, luận văn này sẽ xem xét vấn đề hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp một cách toàn diện và có hệ thống hơn. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở kiến giải về hàm ngôn trong ngôn ngữ, củng cố những kiến thức về hàm ngôn. Luận văn có mục tiêu và nhiệm vụ như sau: 3.1. Mục tiêu - Nhận diện các hiện tượng hàm ngôn trong các tác phẩm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và phân tích giá trị biểu đạt của chúng. - Miêu tả và phân loại các cơ chế tạo hàm ngôn và chức năng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp qua đó xác lập sự đóng góp của tác giả về phong cách thể loại. 3.2. Nhiệm vụ - Xác lập bộ máy khái niệm có liên quan đến cơ chế hàm ngôn. - Miêu tả, phân tích để chỉ ra một số đặc điểm trong cách sử dụng hàm ngôn tiêu biểu góp phần tạo ra sức hấp dẫn riêng cho văn chương Nguyễn Huy Thiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sử dụng 42 truyện ngắn trong “Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính năm 2006, NXB Văn hóa Sài Gòn làm đối tượng nghiên cứu. Nhưng trong đó, chúng tôi chủ yếu dùng 170 ngữ liệu chứa ý nghĩa hàm ngôn đã thống kê được (trong tổng 1500 ngữ liệu) làm đối tượng nghiên cứu chính. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Như vậy, bất kỳ phương thức hay cơ chế nào có khả năng tạo ra hàm ngôn ở mọi cấp độ ngôn ngữ được giới hạn trong 170 ngữ liệu đã thu thập từ 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp đều là phạm vi nghiên cứu của luận văn.
  • 20. 13 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài một số thủ pháp nghiên cứu quen thuộc, luận văn dùng các phương pháp chính sau: 5.1. Phương pháp thống kê và phân loại Đầu tiên, chúng tôi thu thập, thống kê các yếu tố có chứa hàm ngôn trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, sau đó tiến hành phân loại các cơ chế, chức năng hàm ngôn theo các cơ chế tạo hàm ngôn trong tiếng Việt. Kết quả thống kê sẽ là cơ sở thực tiễn để phân tích và trở thành cứ liệu khoa học có tính xác thực, thuyết phục và minh chứng cho các lập luận của đề tài. 5.2. Phương pháp phân tích - miêu tả - tổng hợp - Dùng Phương pháp phân tích, miêu tả nội dung hàm ngôn ở một số truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Huy Thiệp để tìm ra những cơ chế tạo hàm ngôn. - Phương pháp tổng hợp, giúp luận văn xác lập một số đặc trưng làm nên cái nguồn trong phong cách ngôn ngữ Nguyễn Huy Thiệp. 6. Đóng góp của luận văn Về mặt lý luận, trên cơ sở kế thừa và phát triển các thành tựu đã có, khi nghiên cứu về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi hy vọng mang đến một cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn về vấn đề hàm ngôn trong ngôn ngữ nói chung, trong tác phẩm văn chương nói riêng. Về mặt thực tiễn, chúng tôi mong rằng luận văn sẽ góp phần trong việc ứng dụng cho việc giao tiếp và dạy tiếng Việt trong nhà trường về vấn đề hàm ngôn. Giao tiếp sẽ đạt được hiệu quả tối ưu khi biết vận dụng những cách nói bóng gió, ngầm ẩn. Bởi vì, nó là một trong những cơ sở để người nói tạo dựng phát ngôn cũng như để người nghe tiếp nhận và nắm bắt đúng ý định giao tiếp của người nói. Việc dạy tiếng Việt cho học sinh phổ thông cũng sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn khi chúng ta giúp các em biết và sử dụng hàm ngôn trong giao tiếp để đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, nghiên cứu này, còn giúp các em nhận biết một số phương thức tạo hàm ngôn cơ bản để từ đó có cách cảm nhận tác phẩm văn chương nói chung và văn chương Nguyễn Huy Thiệp nói riêng một cách sâu sắc. Hơn nữa, quá trình giải
  • 21. 14 quyết những vấn đề cụ thể về hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp cũng giúp cho người viết có cái nhìn đúng đắn hơn về hàm ngôn cũng như việc vận dụng hàm ngôn vào trong giao tiếp và đặc biệt là việc phân tích, cảm thụ tác phẩm văn chương Nguyễn Huy Thiệp. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được triển khai trong ba chương: Chương 1. Những vấn đề chung Trong chương này, chúng tôi sẽ bàn tới thuật ngữ hàm ngôn và và các thuật ngữ hữu quan như hiển ngôn, tiền giả định, suy ý; phân loại ý nghĩa hàm ngôn; các cơ chế tạo hàm ngôn cơ bản trong tiếng Việt; các yếu tố tâm lý, văn hóa với việc tạo hàm ngôn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đề cập đến một số đặc điểm của truyện ngắn và truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Chương 2. Một số cơ chế tạo hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Ở chương này, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát 42 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và thu thập các ngữ liệu có chứa hàm ngôn rồi sau đó miêu tả và phân loại. Chương 3. Chức năng và tác dụng của hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Từ các cơ chế hàm ngôn ở chương 2, chúng tôi đi vào tìm hiểu những chức năng và tác dụng của việc sử dụng hàm ngôn trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Cuối cùng là đưa ra một vài nhận xét về cách thể hiện hàm ngôn của tác giả.
  • 22. 15 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Hàm ngôn và các thuật ngữ hữu quan Vấn đề hàm ngôn là một vấn đề rất quan trọng của dụng học và nó thường được đặt ra khi bàn về nghĩa của câu, của diễn ngôn. Nghĩa hiển ngôn hay còn gọi là nghĩa tường minh là phần nghĩa được diễn đạt bằng câu chữ ít được nhắc đến, còn nghĩa được suy ra từ nghĩa hiển ngôn chính là nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm ẩn chứa tiền giả định và nghĩa hàm ngôn. Trong giao tiếp hàng ngày, để hiểu đúng hàm ngôn của người nói là một vấn đề không mấy dễ dàng, để nắm bắt được đúng ý của người nói, người nghe phải trải qua một quá trình suy ý, quá trình đó phải dựa vào những từ ngữ trong phát ngôn (nghĩa hiển ngôn) cùng những căn cứ đã có sẵn trước khi phát ngôn (tiền giả định) và ngữ cảnh của phát ngôn. Để có được một cái nhìn chính xác về hàm ngôn, ta bắt đầu từ những thuật ngữ cơ bản nhất. 1.1.1. Hàm ngôn và hiển ngôn Thuật ngữ hàm ngôn và hiển ngôn được các tác giả như Hoàng Phê (1981), và nhóm các tác giả Hoàng Xuân Tâm– Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm –Cao Xuân Hạo (1998) sử dụng, Hồ Lê (1996) gọi là ý nghĩa hiển hiện và ý nghĩa hàm ẩn. Đỗ Hữu Châu (1993) dùng thuật ngữ ý nghĩa tường minh và ý nghĩa hàm ẩn (tiền giả định + hàm ngôn), Cao Xuân Hạo (1997) gọi là nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn (tiền giả định + hàm ý). Nguyễn Thiện Giáp (2000) dùng thuật ngữ hiển ngôn đối lập với hàm ẩn/hàm ngôn (tiền giả định, kéo theo, hàm ý quy ước, hàm ý hội thoại). Luận văn này dùng thuật ngữ hiển ngôn, hàm ngôn như cách gọi của Hoàng Phê và nhóm các tác giả Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm– Cao Xuân Hạo (1998). Khái niệm về hàm ngôn (implication) và hiển ngôn (explication) trong tiếng Việt nhìn chung đã có một cái nhìn thống nhất như trong sách giáo khoa lớp 9, tập 2 (2007) Nxb Giáo dục định nghĩa : “Hàm ý (hàm ngôn) là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Nghĩa tường minh (nghĩa hiển ngôn) là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp
  • 23. 16 bằng từ ngữ trong câu.” [9a, tr.75] Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), hàm ngôn là “điều người nói không diễn đạt trực tiếp, người nghe phải tự suy ra mà hiểu; phân biệt với hiển ngôn.” [74, tr.418] Hiển ngôn là “điều người nói diễn đạt trực tiếp, rõ ràng; phân biệt với hàm ngôn.” [74, tr.437] Như vậy theo Hoàng Phê hàm ngôn là điều nói gián tiếp, còn hiển ngôn là điều nói trực tiếp. Từ những ý kiến trên ta có thể hiểu hiển ngôn là nghĩa được thể hiện trực tiếp bằng các từ ngữ trên bề mặt của phát ngôn. Hàm ngôn là nghĩa được suy ra một cách gián tiếp từ nghĩa nghĩa bề mặt ấy. Còn về nội hàm và mối quan hệ giữa hiển ngôn, tiền giả định, hàm ngôn từ trước đến nay trong giới Việt ngữ vẫn còn một số điểm chưa nhất quán. Nói chung là có hai quan niệm khác nhau: quan niệm thứ nhất, đối lập giữa hiển ngôn và hàm ngôn, quan niệm thứ hai lại có sự đối lập giữa hiển ngôn và hàm ẩn, hàm ngôn là một bộ phận của hàm ẩn và đối lập với tiền giả định. Quan niệm thứ nhất, hàm ngôn đối lập với hiển ngôn Những người theo quan niệm này gồm các tác giả như Hoàng Phê (1981), Hoàng Tuệ (1991), Nguyễn Đức Dân (1996), Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998). Nhìn chung, các tác giả này đều cho rằng giữa hiển ngôn và hàm ngôn có sự đối lập, đã có hiển ngôn tức là có sự đối lập với hàm ngôn. Người đầu tiên ở Việt Nam khi nghiên cứu về hàm ngôn và cho rằng có sự đối lập giữa hiển ngôn và hàm ngôn là Hoàng Phê. Trong bài “Ngữ nghĩa của lời” (1981), tác giả cho rằng : “Trong lời nói thường ngày, lắm khi chúng ta nói ra một điều này, nhưng lại muốn cho người nghe từ đó hiểu ra một điều khác, hoặc hiểu thêm một điều khác nữa. Điều nói gián tiếp, chúng tôi đề nghị gọi là hàm ngôn (implicit), đối lập với hiển ngôn (explicit) là điều nói ra trực tiếp.” [75, tr.34] Như vậy, giữa hàm ngôn (implicit) có sự đối lập với hiển ngôn (explicit). Và ý hàm ngôn là ý chính, ý quan trọng trong lời nói. Còn trong bài “Ý nghĩa của hàm
  • 24. 17 ngôn trong lời nói” (1988), ông lại nhấn mạnh hàm ngôn phong phú hơn hiển ngôn và có khi còn mâu thuẫn với hiển ngôn, nhưng thường hiển ngôn để nói hàm ngôn, hàm ngôn mới chính là cái ý muốn nói. Tức là dùng hiển ngôn nhưng thực chất là để nói hàm ngôn, hiển ngôn là cái bề ngoài, còn hàm ngôn mới là cái bên trong cần quan tâm [75, tr.178]. Tác giả còn giải thích thêm:“Muốn hiểu hiển ngôn, thường chỉ cần hiểu nghĩa của từ, quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu và nghĩa của câu. Nhưng muốn hiểu hàm ngôn thì chừng ấy ấy chưa đủ. Hàm ngôn không chỉ dựa trên hiển ngôn, mà còn phải dựa trên một số điều người nói không nói ra, mà coi như người nghe cũng đã biết rồi, gọi là tiền giả định” [75, tr.179]. Tóm lại, theo Hoàng Phê để hiểu được hiển ngôn chỉ cần dựa vào nghĩa của từ, quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu và nghĩa của câu, còn muốn hiểu được hàm ngôn phải dựa vào hiển ngôn và tiền giả định. Tức là từ nghĩa hiển ngôn kết hợp với tiền giả định mới suy ra được hàm ngôn. Từ những khái niệm trên, ông còn phân biệt hai cấp độ: cấp độ của cái nói ra và cấp độ của cái không nói ra. Trong cái nói ra có hai bộ phận: cái nói ra trực tiếp và cái nói ra gián tiếp. Cái nói ra trực tiếp chính là hiển ngôn, và cái nói ra gián tiếp chính là hàm ngôn. Các tác giả Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998), khi bàn đến vấn đề hiển ngôn và hàm ngôn cũng cho rằng: nghĩa của câu có thể thấy “trên bề mặt của nó” (hiển ngôn) “hay trong bề sâu” (hàm ngôn). Hàm ngôn là “những ý nghĩa không được biểu đạt trực tiếp qua nguyên văn mà phải suy ra từ quan hệ giữa các nghĩa trong cấu trúc và từ ngôn cảnh nguyên văn” [82, tr.109]. Ta có thể hiểu quan niệm của nhóm tác giả này về hiển ngôn là phần nghĩa có thể được tiếp nhận ngay trên bề mặt của câu bằng từ ngữ (tức nghĩa nguyên văn) và không cần phải suy luận gì cả; hiển ngôn gồm tiền giả định và hiển nghĩa. Còn hàm ngôn là những ý nghĩa không được diễn đạt trực tiếp qua từ ngữ mà phải thông qua một sự suy luận dựa trên nghĩa nguyên văn và ngữ cảnh nhất định.Hàm ngôn bao gồm hàm nghĩa và ẩn ý, hàm nghĩa là ý suy ra được diễn đạt bằng chữ nghĩa trong nguyên văn, còn ẩn ý là ý suy ra nhưng chỉ có thể thấy trong ngôn cảnh, tức là cái ẩn ý đằng sau nguyên văn mà không được diễn đạt bằng lời. có
  • 25. 18 nghĩa là hàm ngôn bao gồm hàm nghĩa (nghĩa bề sâu) và ẩn ý (ẩn kín đằng sau nguyên văn được suy ra từ tiền giả định, hiển nghĩa, hàm nghĩa và ngôn cảnh). Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo các tác giả này có thể khái quát như Bảng 1.1 [82, tr.112] Bảng 1.1. Mô hình cấu trúc nghĩa của câu theo Hoàng Xuân Tâm - Nguyễn Văn Bằng - Bùi Tất Tươm - Cao Xuân Hạo (1998) Hai tác giả Hoàng Tuệ (1991), Nguyễn Đức Dân (1996) khi bàn về hiển ngôn và hàm ngôn cũng cho rằng: hiển ngôn có sự đối lập với hàm ngôn. Về mối quan hệ giữa hàm ngôn, hiển ngôn và tiền giả định, Hoàng Tuệ cho rằng từ nghĩa hiển ngôn (m) suy ra nghĩa tiền giả định (n) (cả nghĩa hiển ngôn (m) và nghĩa tiền giả định (n) đều không có hàm ý). Nghĩa hiển ngôn (m) kết hợp với nghĩa tiền giả định (n) suy ra nghĩa ẩn ý (p). Nghĩa tiền giả định (m) với nghĩa ẩn ý (p) chung lại là nghĩa hàm ngôn. Ta có thể hiểu quan niệm của Hoàng Tuệ về mối quan hệ giữa hiển ngôn và hàm ngôn như sau: Nghĩa hiển ngôn + tiền giả định = nghĩa ẩn ý Tiền giả định + nghĩa ẩn ý = nghĩa hàm ngôn Cũng như Hoàng Phê, Hoàng Tuệ cho rằng giữa hiển ngôn và hàm ngôn luôn có sự đối lập, đã có hàm ngôn là có đối với lập hiển ngôn:“có hiển ngôn mới có hàm ngôn; nếu không có hàm ngôn thì không cần đặt ra vấn đề hiển ngôn” [95, tr.930]. Ngoài ra, theo tác giả này, các nhà nghiên cứu phần lớn tán thành sự lưỡng phân giữa hàm ngôn và hiển ngôn như của Paul Grice và Oswald Ducrot: Câu/thông báo Hiển ngôn Hàm ngôn Tiền giả định Hiển nghĩa Hàm nghĩa Ẩn ý
  • 26. 19 Bảng 1.2. Lược đồ về sự lưỡng phân của Oswald Ducrot (Dẫn theo 95, tr. 931) Sơ đồ lưỡng phân của Oswald Ducrot, đã chỉ ra nghĩa của một phát ngôn gồm hai phần: hiển ngôn và hàm ngôn, trong hàm ngôn có tiền giả định và ẩn ý. Như vậy, theo quan niệm này thì tiền giả định nằm trong hàm ngôn và hiển ngôn đối lập với hàm ngôn. Cũng tán thành quan niệm về hàm ngôn của Hoàng Phê và Hoàng Tuệ, Nguyễn Đức Dân (1987) trong “Lôgich ngữ nghĩa – cú pháp” cho rằng: “Hàm ngôn là khi chúng ta nói điều này nhưng muốn người nghe hiểu ra một điều khác hoặc hiểu thêm một điều khác”[18, tr.110]. Bên cạnh đó, theo tác giả thuật ngữ hàm ngôn cốt để đối lập với hiển ngôn và để hiểu hàm ngôn cần phải hiểu tiền giả định, hiển ngôn và những khái niệm có liên quan (hàm ý, suy ý, ngụ ý, hiểu ngầm, ám chỉ..); có thể hiểu quan niệm của Nguyễn Đức Dân về mối quan hệ giữa hiển ngôn và hàm ngôn như Bảng 1.3. Hiển ngôn Nghĩa Tiền giả định Hàm ngôn Hàm ý ngôn ngữ Hàm ý Hàm ý hội thoại Bảng 1.3. Sơ đồ quan hệ giữa các “Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn” theo Nguyễn Đức Dân [20, tr.194] Nghĩa phát ngôn Hiển ngôn (Explicite) Hàm ngôn (Implicite) Tiền giả định (Presup posés) Ẩn ý (Sous – entendus)
  • 27. 20 Tóm lại, theo quan niệm của các tác giả trên đều thống nhất khi cho rằng hiển ngôn là điều được thể hiện một cách trực tiếp rõ ràng trên câu chữ, ngược lại hàm ngôn là nghĩa được suy ra gián tiếp từ nghĩa hiển ngôn, giữa hiển ngôn và hàm ngôn luôn có sự đối lập, có hiển ngôn mới có hàm ngôn, nếu không có hiển ngôn sẽ không có hàm ngôn. Quan niệm thứ hai, hiển ngôn đối lập với hàm ẩn, tiền giả định và hàm ngôn nằm trong ý nghĩa hàm ẩn Những tác giả theo quan niệm thứ hai gồm Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997), Nguyễn Thiện Giáp (2000). Đỗ Hữu Châu (1993) đã căn cứ vào lí thuyết “ý nghĩa không tự nhiên” (non- natural meaning) của Paul Grice để nhận diện ý nghĩa hàm ẩn, trong ý nghĩa hàm ẩn được ông chia làm hai phần là tiền giả định và hàm ngôn. Từ đó, tác giả khái quát như sau: “ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) là ý nghĩa trực tiếp do các yếu tố ngôn ngữ đem lại, là ý nghĩa theo câu chữ của phát ngôn, còn ý nghĩa hàm ẩn là ý nghĩa nhờ suy ý mới nắm bắt được”[11b, tr. 359].Về mối quan hệ giữa hàm ngôn và hiển ngôn (ý nghĩa tường minh), nhà cho rằng: “Hàm ngôn là những hiểu biết hàm ẩn có thể suy ra từ ý nghĩa tường minh (hiển ngôn) và tiền giả định của ý nghĩa tường minh. Nếu không có ý nghĩa tường minh và tiền giả định của nó, thì không thể suy ra được hàm ngôn thích hợp”[11b, tr.367]. Sau đây là bảng sơ đồ phân loại tổng quát các kiểu nghĩa trong ý nghĩa hàm ẩn theo tác giả này : Bảng 1.4. Sơ đồ tổng quát các kiểu nghĩa hàm ẩn của Đỗ Hữu Châu Hàm ngôn Tiền giả định Ý nghĩa hàm ẩn Hàm ngôn nghĩa học Hàm ngôn dụng học Tiền giả định nghĩa học Tiền giả định dụng học
  • 28. 21 Cao Xuân Hạo (1997) trong “Tiếng Việt mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” với bài “Nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn” cho rằng mỗi câu đều truyền đạt đến người nghe một thông báo nhất định. Thông báo này thường gồm có hai phần: phần thứ nhất là những gì người nghe có thể trực tiếp nhận ra từ nghĩa nguyên văn là nghĩa hiển ngôn của câu nói. Phần thứ hai là phần không có sẵn trong nghĩa nguyên văn của các từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp ấy, nhưng vẫn thấu đến người nghe thông qua một sự suy diễn: đó là nghĩa hàm ẩn của câu nói. Tác giả kết luận: “Trong mỗi câu nói, ngoài cái nội dung mà nó trực tiếp nói rõ ra bằng từ ngữ (nghĩa hiển ngôn), còn có thể thông báo cho người nghe nhiều điều không thấy có trong nghĩa nguyên văn của từ ngữ (nghĩa hàm ẩn)”.[43, tr.469] Theo quan niệm Cao Xuân Hạo mỗi câu ngoài nghĩa trực tiếp thể hiện trên từ ngữ (nghĩa hiển ngôn), còn có một nghĩa khác không được thể hiện trực tiếp trên từ ngữ mà được suy ra từ nghĩa trực tiếp ấy chính là nghĩa hàm ẩn và giữa nghĩa hàm ẩn và nghĩa hiển ngôn có sự đối lập. Nguyễn Thiện Giáp (2000) khi bàn về nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn cũng cho rằng khi lĩnh hội ý nghĩa của các câu nói, người nghe hiểu rằng, ngoài nghĩa hiển ngôn, còn có nghĩa hàm ẩn. Nghĩa hiển ngôn là nghĩa “có thể được rút ra từ nghĩa nguyên văn (nghĩa đen và cả nghĩa bóng) của các từ ngữ có mặt trong câu và từ những mối quan hệ cú pháp giữa các từ ấy”. Nghĩa hàm ẩn là “ý nghĩa vô hình, không có sẵn trong ý nghĩa nguyên văn của từ ngữ và trong những mối quan hệ cú pháp của câu, nhưng vẫn thấu đến người nghe qua một sự suy luận”.[35, tr.115] Hay trong “777 Khái niệm ngôn ngữ học”, ông giải thích “hàm ngôn là sự hàm chỉ những thông tin hàm ẩn, những thông tin nền, ở sau câu chữ”[38, tr.200]. Có thể khái quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp thành sơ đồ như sau:
  • 29. 22 Bảng 1.5. Sơ đồ phân loại tổng quát nghĩa của câu theo Nguyễn Thiện Giáp Tóm lại, theo quan niệm của các tác giả đã nêu, tuy vẫn có một vài điểm khác nhau về cách dùng thuật ngữ, về nội hàm của thuật ngữ và vị trí của tiền giả định trong nội dung của phát ngôn, nhưng nhìn chung giữa các ý kiến trên cũng có thể tìm thấy những điểm gặp gỡ, đó là về các bộ phận của nội dung phát ngôn…Bàn tới nội dung của phát ngôn, các tác giả đều bàn tới ba bộ phận: nghĩa hiển ngôn (nghĩa tường minh), hàm ngôn (hàm ý) và tiền giả định. Nhìn một cách tổng quát những quan niệm trên thì quan niệm được tiếp thu của Paul Grice, như các tác giả Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997) là được giới nghiên cứu đồng tình hơn cả. Các tác giả này đều quan niệm hiển ngôn có mối quan hệ với hàm ngôn, nếu không có nghĩa hiển ngôn sẽ không có nghĩa hàm ngôn. Và nghĩa hàm ngôn được suy ra từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định, nghĩa hàm ngôn lại nằm trong một phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngôn. Quan điểm của luận văn Trên đây, luận văn đã khái quát một số quan điểm khác nhau về hàm ngôn và đồng tình với quan niệm của Đỗ Hữu Châu khi cho rằng trong mỗi phát ngôn đều có hai phần nghĩa đối lập là nghĩa hiển ngôn hay còn gọi là nghĩa tường minh là nghĩa được biểu hiện trực tiếp qua phát ngôn (nghĩa trên câu chữ); và nghĩa hàm ẩn là nghĩa được biểu hiện gián tiếp qua phát ngôn và được suy ra từ nghĩa trực tiếp của phát ngôn và trong nghĩa hàm ẩn có hai bộ phận: tiền giả định và hàm ngôn (hàm ý). Sở dĩ cho rằng hàm ngôn và tiền giả định đều là nghĩa hàm ẩn bởi vì thực tế cả tiền giả định và hàm ngôn đều không được nói ra một cách trực tiếp, chỉ có thể nắm bắt được chúng là nhờ thao tác suy ý. Như vậy, với đặc điểm là không được thể Câu Nghĩa hiển ngôn Nghĩa hàm ẩn/ hàm ngôn Tiền giả định Kéo theo Hàm ý qui ước Hàm ý hội thọai
  • 30. 23 hiện một cách trực tiếp trên câu chữ, hàm ngôn và tiền giả định đều là những thành phần đối lập với nghĩa hiển ngôn hay nghĩa tường minh - nghĩa được diễn đạt trực tiếp. 1.1.2. Hàm ngôn và tiền giả định Vấn đề tiền giả định được hầu hết các tác giả nhất trí về mặt khái niệm nhưng về sự phân loại có những chỗ không giống nhau. Như trên đã nói, Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997) chấp nhận quan điểm xem tiền giả định và hàm ngôn cùng nằm trong một phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn của phát ngôn. Hoàng Phê (1981) cho tiền giả định nằm ngoài hiển ngôn và cũng không thuộc hàm ngôn. Nguyễn Đức Dân (1996) cho tiền giả định là một trong hai yếu tố cùng với hàm ý tạo thành hàm ngôn. Hồ Lê (1996) xem tiền giả định là một yếu tố tuy nằm ngoài ý nghĩa của phát ngôn nhưng là một yếu tố trong “nội dung của phát ngôn” [54, 320]. Nhóm Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm, Cao Xuân Hạo (1998) xem tiền giả định nằm trong nghĩa hiển ngôn. Quan niệm thứ nhất, tiền giả định nằm ngoài hiển ngôn và hàm ngôn Hoàng Phê (1981) quan niệm “tiền giả định là những điều mà người nói coi như người nghe đã biết rồi, coi như là bất tất phải nói cho nên không nói ra.” [75, tr.39] Như vậy, theo như Hoàng Phê thì tiền giả định là những cái không cần phải nói ra vì người nghe đã biết rồi. Ông còn cho rằng: “Nếu ở đây có hai cấp độ, thì đó là cấp độ của cái nói ra (hiển ngôn và hàm ngôn) và cấp độ của cái không nói ra (tiền giả định). Trong cái nói ra, lại có sự đối lập giữa cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) với cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). Chính cái không nói ra vì cho là bất tất phải nói (tiền giả định) cùng với cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) và những nhân tố cần yếu của ngữ huống là cơ sở cho cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn). [75, tr.39] Dựa theo những điều đó ta có thể thấy được quan niệm của Hoàng Phê là tiền giả định không thuộc về hiển ngôn mà cũng không nằm trong hàm ngôn.Bởi vì theo ông cái không nói ra chính là tiền giả định, và cái không nói ra này đối lập với cái được nói ra (hiển ngôn và hàm ngôn). Như vậy, thì tiền giả định nằm ngoài hàm ngôn và cũng không thuộc hiển ngôn.
  • 31. 24 Ta có thể khái quát quan niệm của Hoàng Phê về vị trí của tiền giả định theo sơ đồ 1.6 sau Bảng 1.6. Sơ đồ khái quát nghĩa của lời của Hoàng Phê Quan niệm thứ hai, tiền giả định nằm trong hàm ngôn Dựa vào định nghĩa của Catherine Kerbrat – Orchioni, Hoàng Tuệ phát biểu: “Tiền giả định bao gồm những thông tin tuy không được nói ra, nhưng một cách tự động, được ghi vào phát ngôn, từ phát ngôn được suy ra”. [95, tr.932]. Từ đó ta có thể hiểu tiền giả định theo quan niệm theo Hoàng Tuệ là những thông tin không được nói ra một cách trực tiếp nhưng nó lại được ghi vào phát ngôn một cách tự động và được suy ra từ phát ngôn. Và về mối quan hệ giữa tiền giả định và hàm ngôn thì ông cho rằng: “Nghĩa ẩn ý và nghĩa tiền giả định đều hàm ngôn, đều không nói ra, nhưng giữa hai nghĩa này vẫn có sự khác biệt quan trọng.” [95, tr.933] Như vậy theo Hoàng Tuệ, hàm ngôn bao gồm cả tiền giả định và nghĩa ẩn ý, tức là tiền giả định nằm trong hàm ngôn. Nguyễn Đức Dân (1996) cũng quan niệm tiền giả định và hàm ý nằm trong hàm ngôn, tức hàm ngôn gồm tiền giả định và hàm ý. Hàm ý gồm hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại. (Xem sơ đồ 1.3 quan hệ giữa các “Nghĩa đầy đủ của một phát ngôn” [20, tr.194] của Nguyễn Đức Dân ở 1.1.1) Quan niệm thứ ba, tiền giả định nằm trong hiển ngôn Các tác giả Hoàng Xuân Tâm – Nguyễn Văn Bằng – Bùi Tất Tươm, Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1998), trong “Ngữ pháp chức năng tiếng Việt” - quyển 1 – Câu trong tiếng Việt cho rằng: “Tiền giả định là các điều kiện tiên quyết để câu nói có thể đúng hoặc sai. Tiền đề ấy mà sai, cả câu nói thành vô giá trị”. [82, tr.112] Ngữ nghĩa của lời Cái không nói ra (tiền giả định) Cái nói ra Cái nói ra trực tiếp (hiển ngôn) Cái nói ra gián tiếp (hàm ngôn)
  • 32. 25 Bàn về mối quan hệ giữa tiền giả định hiển ngôn và hàm ngôn, các tác giả này quan niệm tiền giả định nằm trong hiển ngôn. Vì họ cho rằng nghĩa của câu có hai phần là hiển ngôn và hàm ngôn. Hiển ngôn bao gồm tiền giả định và hiển nghĩa. (Xem Bảng 1.1, mục 1.1.1 ở trên.) Quan niệm thứ tư, tiền giả định và hàm ngôn nằm trong phạm trù lớn hơn là phạm trù nghĩa hàm ẩn Các tác giả theo quan điểm này gồm Đỗ Hữu Châu (1993), Cao Xuân Hạo (1997), Nguyễn Thiện Giáp (2000). Điểm chung của ba nhà nghiên cứu này là đều quan niệm tiền giả định và hàm ngôn thuộc một phạm trù nghĩa hàm ẩn nhưng bên cạnh đó cũng có những sự khác nhau. Đỗ Hữu Châu (1993) quan niệm tiền giả định là những căn cứ cần thiết để người nói tạo ra ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình, ông cho rằng: “Tiền giả định là những hiểu biết được xem là bất tất phải bàn cãi, bất tất phải đặt lại thành vấn đề, đã được các nhân vật giao tiếp mặc nhiên thừa nhận, dựa vào chúng mà người nói tạo nên ý nghĩa tường minh trong phát ngôn của mình”. [11b, tr. 366] Về mối quan hệ giữa tiền giả định với hàm ngôn, Đỗ Hữu Châu quan niệm cả hai đều trong cùng một phạm trù lớn hơn đó là phạm trù nghĩa hàm ẩn. Theo Cao Xuân Hạo cả tiền giả định và hàm ngôn đều là nghĩa hàm ẩn, đều là những cái không được trực tiếp nói ra bằng từ ngữ nhưng được người nghe hiểu qua hai hướng suy diễn khác nhau: “Tiền giả định của một câu nói là một điều gì phải được giả định là đã có trước khi nói câu đó, vì nếu không có điều này thì không thể nói câu đó được (câu đó sẽ trở thành phi lý hoặc không thể hiểu được), còn hàm ý (hàm ngôn) của một câu nói là một điều gì mà khi nghe câu ấy phải rút ra như một hệ quả tất nhiên”. [43, tr.470] Như vậy, theo Cao Xuân Hạo tiền giả định là cái có trước khi có câu nói, hàm ngôn là cái có sau câu nói và được suy ra từ câu nói đó. Tiền giả định và hàm ngôn đều có thể toát ra từ nghĩa nguyên văn của cả câu (cùng với sự đóng góp của ngữ cảnh và tình huống), nhưng bên trong câu cũng có những từ mà nghĩa chứa đựng sẵn tiền giả định và hàm ý (hàm ngôn).Khác với quan niệm ở trên (1998) tác giả xem tiền giả định nằm trong hiển ngôn, còn ở công
  • 33. 26 trình này tác giả cũng đồng quan điểm với Đỗ Hữu Châu là trong ý nghĩa hàm ẩn có tiền giả định và hàm ý (Đỗ Hữu Châu gọi là hàm ngôn) tức tiền giả định và hàm ý (hàm ngôn) nằm trong hàm ẩn. Ta có thể hiểu quan niệm về mối quan hệ giữa nghĩa hiển ngôn, hàm ngôn (hàm ý) và tiền giả định của Cao Xuân Hạo theo Bảng 1.7 Hiển ngôn Thông báo Tiền giả định Hàm ẩn Hàm ý Bảng 1.7. Sơ đồ tổng quát về nghĩa hiển ngôn và hàm ẩn theo Cao Xuân Hạo Nguyễn Thiện Giáp (2000) gọi tiền giả định là tiền đề và định nghĩa: “Tiền đề là một điều gì mà người nói coi là đã có trước khi nói câu đó”. [35, tr.117] Như vậy ta có thể hiểu tiền giả định theo quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp cũng như quan niệm của Cao Xuân Hạo là cái đã có, đã tồn tại trước khi người nói nói ra một câu nói nào đó. Ngoài ra, tác giả còn giải thích thêm: người nói, chứ không phải câu, có các tiền đề. Tiền đề là những mệnh đề mà tính chân thực của chúng được dùng đảm bảo cho phát ngôn của ngôn bản, những mệnh đề mà thiếu chúng thì phát ngôn không thể coi là có giá trị. Trên đây, chúng tôi đã điểm qua các quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa hiển ngôn, hàm ngôn và tiền giả định trong tiếng Việt, mỗi quan điểm có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung quan niệm của Đỗ Hữu Châu và nhóm tác giả theo quan điểm thứ tư phù hợp hơn cả. Trong luận văn này, người viết đồng tình với quan niệm của Đỗ Hữu Châu và lấy đó làm cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến hàm ngôn trong truyện Nguyễn Huy Thiệp. Như vậy, ta có thể hiểu rằng trong một phát ngôn có hai loại nghĩa là nghĩa hiển ngôn và nghĩa hàm ẩn. Trong nghĩa hàm ẩn thì có tiền giả định và hàm ngôn, tiền giả định và hiển ngôn là cơ sở để suy ra hàm ngôn. Để hiểu được nghĩa hàm ngôn phải có một quá trình giải mã gọi là quá trình suy ý. Quá trình này phải dựa vào cái đã có trước khi phát ngôn được người nói và người nghe mặc nhiên thừa nhận (tiền giả định) và dựa vào từ ngữ của phát ngôn (tức nghĩa hiển ngôn).
  • 34. 27 Xét ví dụ sau trong truyện Nguyễn Huy Thiệp: (Vd 1) Ba giờ sáng, Lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha chè, cái ổ cắm bếp điện lại hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật đến thót, lão Kiền bị điện giật, bèn chửi: “Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết, nhưng trời có mắt, ông còn sống lâu”. Đoài nằm trong giường nói vọng ra: “Ở đâu không biết, chứ ở nhà này, thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình”. [Không có vua, tr.48] Bình thường “lá vàng phải rụng trước lá xanh”, còn nhà lão Kiền thì ngược lại. Như vậy,câu nói“Ở đâu không biết, chứ ở nhà này, thì lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống là chuyện thường tình.”của Đoài ở ví dụ (1) là không bình thường, không đúng với thực tế. Câu nói này có hai phần nghĩa: - Phần nghĩa hiển ngôn: là nghĩa có sẵn trên câu chữ. Nghĩa này là nghĩa được thông báo rõ trong phát ngôn, do trực tiếp các từ ngữ trong phát ngôn đem lại: “Nhà lão Kiền lá xanh rụng trước lá vàng”. - Phần nghĩa hàm ẩn: là nghĩa không được thể hiện trực tiếp trên câu chữ. Trong phần nghĩa hàm ẩn lại có hai loại là: tiền giả định và hàm ngôn. + Tiền giả định là cái mà người nói và người nghe mặc nhiên thừa nhận, tức là cái đã có trước khi có câu nói. Suy ra tiền giả định trong câu nói của Đoài là: “Lá vàng thường rụng trước lá xanh.” đó là một thực tế mặc nhiên được thừa nhận trước khi có câu nói. + Hàm ngôn: là nghĩa được suy ra từ nghĩa hiển ngôn và tiền giả định cùng ngữ cảnh của cuộc hội thoại trên. Vậy hàm ngôn của câu nói này là “Nhà lão Kiền con cái chết trước bố”. Với cách nói hàm ngôn này, Đoài muốn ngầm ý rằng: “Lão Kiền - bố là người sống hết phần của con cháu.” Cần lưu ý, tiền giả định và hàm ngôn đều được loại suy từ nghĩa tường minh. Tuy nhiên, quá trình đó được tiến hành theo hai hướng khác nhau. Đi tìm tiền giả định là đi tìm điều kiện tiên quyết để thành lập phát ngôn, còn đi tìm hàm ngôn là đi tìm ý nghĩa cuối cùng mà phát ngôn hướng tới.
  • 35. 28 1.1.3. Hàm ngôn và suy ý Hàm ngôn là cái người nói muốn nói nhưng không tường minh, còn suy ý là cái người nghe rút ra. Người nói tạo ra hàm ngôn, còn người nghe giải mã hàm ngôn, tức là hàm ngôn là do người nói có chủ ý tạo ra trong quá trình phát ngôn, còn để hiểu được nó thì người nghe phải suy luận. Hai quá trình này thực chất chỉ là hai mặt của một vấn đề. Kết quả của quá trình suy ý là hàm ngôn, tức là để có hàm ngôn thì phải có suy ý nhưng kết quả của quá trình suy ý đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với hàm ngôn tùy thuộc vào việc giải mã hàm ngôn, nếu người nói đoán được đúng ý của người nói tức là suy ý phù hợp, còn ngược lại là suy ý không phù hợp với hàm ngôn. Như vậy, khi nói đến hàm ngôn là ta đã nói đến một thành phần nghĩa quan trọng của phát ngôn xét trong quan hệ với hiển ngôn. Mục đích của phát ngôn là nhằm truyền tải một nội dung, ý nghĩa nào đó. Nội dung ý nghĩa chính là kết quả tổng hợp cuối cùng của mọi thành phần tạo nên phát ngôn (câu, từ, kết cấu) hay là ý đồ của người phát ngôn. Và việc tiếp nhận hàm ngôn phụ thuộc vào năng lực sáng tạo và nhận thức, vốn sống,… của người tham gia giao tiếp. Từ tiền giả định và hiển ngôn suy ra hàm ngôn. Và để có hàm ngôn, người nói phải tạo ra, còn để hiểu được hàm ngôn người đọc phải tiến hành suy ý. 1.2. Phân loại hàm ngôn và các cơ chế tạo hàm ngôn 1.2.1. Phân loại hàm ngôn Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều chia hàm ngôn làm hai loại: hàm ngôn quy ước (hàm ngôn ngữ nghĩa/ hàm ngôn ngôn ngữ) và hàm ngôn hội thoại (hàm ngôn dụng học) Đỗ Hữu Châu (1993) gọi là hàm ngôn ngữ nghĩa và hàm ngôn dụng học; Nguyễn Đức Dân (1996) gọi hàm ý ngôn ngữ và hàm ý hội thoại; Nguyễn Văn Hiệp (2006) thì gọi là hàm ngôn quy ướcvà hàm ngôn hội thoại. 1.2.1.1. Hàm ngôn quy ước Theo Đỗ Hữu Châu “Hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn được suy ra từ nội dung ngữ nghĩa tường minh của phát ngôn”. [11b, tr.393] Tác giả còn giải thích
  • 36. 29 thêm hàm ngôn ngữ nghĩa là các luận cứ hoặc kết luận không được nói ra một cách tường minh, mà để cho người nghe dựa vào quan hệ lập luận mà rút ra.[11b, tr.393] Ngoài ra, ông còn cho rằng: hàm ngôn ngữ nghĩa có cơ sở là các topos (các lẽ thường). Do đó có thể gọi hàm ngôn ngữ nghĩa là hàm ngôn lập luận, cũng có thể gọi là hàm ngôn mệnh đề vì nó căn cứ vào mệnh đề được diễn đạt bởi một cách tường minh trong phát ngôn. [11b,t r.394] Nguyễn Văn Hiệp (2006) cho rằng hàm ngôn quy ước là loại hàm ngôn nảy sinh do việc sử dụng những biểu thức nào đó trong phát ngôn chứ không nảy sinh từ ngữ cảnh. [47, tr.4] Theo Nguyễn Đức Dân (1987) hàm ý (hàm ngôn quy ước) được hình thành từ những phương tiện ngôn ngữ, tức “cứ dùng phương tiện ngôn ngữ nhất định thì sẽ tạo ra một hàm ý” [18, tr.114] Để hiểu về hàm ngôn quy ước, ta thử xét một vài ví dụ trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp sau: (Vd 2) “Chúng mày cẩn thận. Ở Hà Nội ăn cắp như rươi. Nó thỉnh mất bộ cưa thì ăn mày đấy.” [Những người thợ xẻ, tr.109] (Vd 3) Vợ tôi bảo: “Lão ấy tốt nhưng nghèo” [Tướng về hưu, tr.26] Ở (Vd 2) chúng ta đều biết, đối với người thợ xẻ, cái cưa là dụng cụ lao động quan trọng nhất. Vì vậy câu nói này có hàm ngôn dựa trên lập luận xuất phát từ những lẽ thường như sau: “mất cưa tức là mất dụng cụ lao động (không có dụng cụ lao động –không có cưa), không có cưa thì không xẻ được gỗ, không xẻ được gỗ thì không có tiền, mà không có tiền (và không có việc) thì phải đi ăn mày mới sống được.” Còn ở (vd 3) từ “nhưng”cho phép suy ra rằng có hai sự kiện trái ngược nhau: theo người nói, người tốt thì thường không nghèo hay người nghèo thì không tốt. So sánh câu (3) với câu “Lão ấy tốt và nghèo”, ta thấy giá trị chân ngụy không thay đổi, nói cách khác đây là hai câu phỏng nghĩa (về mặt logic, p và q hay p nhưng q đều là phép liên kết, do đó hai câu trên đều chỉ đúng nếu quả thực (i) lão ấy tốt bụng; và (ii) lão ấy nghèo), nhưng cái hàm ý chỉ sự trái ngược sẽ không còn.
  • 37. 30 Thông thường người ta hay nói “lão ấy nghèo nhưng tốt bụng” ở đây là một câu khen, ngược lại Nguyễn Huy Thiệp lại để cho vế “tốt” đứng trước, còn vế “nghèo” đứng sau. Qua đó, ngầm thể hiện một hàm ngôn mỉa mai: “Lão ấy vì nghèo quá nên không còn tốt nữa”. Đặc biệt, qua từ nhưng, ta có thể suy ra được hàm ngôn của (3) mà không cần ngữ cảnh. Như vậy, ta có thể hiểu khái quát về hàm ngôn quy ước là hàm ngôn không biến đổi theo ngữ cảnh, là hàm ngôn áp dụng cho ngôn ngữ nói chung, bất kể hội thoại hay không hội thoại. 1.2.1.2. Hàm ngôn hội thoại Theo Đỗ Hữu Châu (1993) “hàm ngôn hội thoại là những hàm ngôn do sự vi phạm các quy tắc ngữ dụng (bao gồm quy tắc chỉ xuất ; chiếu vật; quy tắc lập luận; quy tắc chi phối hành vi ngôn ngữ, quy tắc hội thoại trong đó quan trọng nhất là phương châm và các nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice”. [11b, tr.395] Theo Nguyễn Văn Hiệp (2006) hàm ngôn hội thoại là cái ý được suy ra từ ngữ cảnh, nảy sinh và biến đổi theo ngữ cảnh, phụ thuộc vào ngữ cảnh, nảy sinh trên cơ sở người nói cố tình vi phạm những phương châm được giả định là nền tảng cho hội thoại có thể tiếp diễn. [47, tr.391] Chẳng hạn xét đoạn hội thoại sau giữa Đề Thám và Ông Lũy trong truyện Mưa Nhã Nam của Nguyễn Huy Thiệp: (Vd 4) “Đang câu chuyện Đề Thám hỏi ông Lũy: - Ông có đủ thịt ăn không? – Nhờ giời, - tay trộm trả lời, - Không phải lúc nào cũng ăn thịt bò nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon.” [Mưa Nhã Nam, tr.204] Hàm ngôn trong câu hỏi của Đề Thám “- Ông có đủ thịt ăn không?” là một câu hỏi có ý mỉa mai, khinh thường: “Dạo này ông ăn trộm được nhiều không?/ Ông thấy nghề ăn trộm thế nào?/ Nghề ăn trộm có dễ không?.” Còn hàm ngôn trong câu trả lời vi phạm phương châm quan hệ trong hội thoại “- Không phải lúc nào cũng ăn thịt bò nhưng thịt gà thịt vịt cũng ngon.” của ông Lũy là: “Trộm gà trộm vịt dễ hơn trộm bò.” Sở dĩ người đọc suy ra được hàm ngôn của hai câu trên là nhờ
  • 38. 31 vào ngữ cảnh với kiến thức mà truyện cung cấp ông Lũy là người chuyên ăn trộm. Chúng ta không thể suy ra được hàm ngôn của hai câu trên nếu không hiểu được ngữ cảnh của câu chuyện. Các nhà nghiên cứu thường chia hàm ngôn hội thoại thành hai loại là khái quát và đặc thù. - Hàm ngôn hội thoại khái quát Hàm ngôn hội thoại khái quát là hàm ngôn có thể suy luận mà không đòi hỏi một tri thức nền nào, tức là chúng đều giống nhau khi ở các ngữ cảnh khác nhau. Cách suy đoán hàm ý khái quát là: nếu có một từ ngữ hạn định phạm vi hiệu lực của nội dung câu nói, thì ngoài phạm vi ấy nội dung đó không còn hiệu lực nữa. Chẳng hạn, xét đoạn hội thoại trong truyện “Không có vua” của Nguyễn Huy Thiệp ở ví dụ sau: (Vd 5): “Sau hôm giỗ lão Kiền một trăm ngày, Sinh đẻ con gái. Đón Sinh về, mọi người làm tiệc mừng. Cấn với Khảm đi chợ. Khiêm nấu nướng. Đoài với Tốn dọn nhà. Hai cô My Lan và Mỹ Trinh đến dự, mua cả hoa. Vào tiệc, mọi người để Sinh ngồi giữa, hai cô My Lan và Mỹ Trinh ngồi hai bên. Sinh đẹp lộng lẫy. Đoài rót rượu ra cốc, đứng lên nói: "Cốc rượu này tôi dâng cuộc sống. Rượu vừa ngọt vừa cay. Ai chấp nhận cuộc sống thì cầm lên cho. Cuộc sống dù khỉ gió nhưng đẹp tuyệt vời. Vì đứa trẻ mới sinh ra kia, vì tương lai của nó". Mọi người nâng cốc, Đoài bảo: "Khoan đã. Nhưng nó tên gì nhỉ?" Mọi người cười. Cùng uống rượu vui, Khiêm bảo: "Chị Sinh ơi về làm dâu họ Sĩ nhà này chị có khổ không?" Khảm bảo: "Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh khỏi sợ". Sinh cười: "Cứ thế này thì không thấy khổ. [Không có vua, tr.64] Từ “thế này” trong câu nói của Sinh, người đọc có thể suy ra hàm ngôn khái quát: “Thế khác (không phải thế này) tức là ngày thường thì khổ”. Và ở đây còn có một hàm ngôn hội thoại khái quát rút ra từ câu nói của Khảm: "Chị phải nói thế nào cho hai cô My Lan, Mỹ Trinh khỏi sợ" là Khảm muốn nhắc chị dâu đừng nói sự thật ở nhà chồng khổ để hai cô My Lan và Mỹ Trinh về nhà này làm dâu.
  • 39. 32 Hay câu nói của ông lão đánh cá hù dọa cậu bé xin đi theo đánh cá đêm trong truyện “Chảy đi sông ơi” cũng là trường hợp tương tự. (Vd 6) Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào![Chảy đi sông ơi, tr.13] Qua từ “năm nay” ta suy ra được hàm ngôn của câu nói này mà không cần kiến thức nền là: “Năm nào Hà Bá cũng bắt người.” - Hàm ngôn hội thoại đặc thù Khác với hàm ngôn hội thoại khái quát, hàm ngôn hội thoại đặc thù là những hàm ngôn phải được suy luận ra trên cơ sở hiểu biết trong bối cảnh cụ thể. Chỉ có thể suy ra trong một ngữ cảnh nhất định.Chẳng hạn: Cũng (Vd 6) “Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào.”[Chảy đi sông ơi, tr.13] Ở đây đáng chú ý là từ “Hà Bá”, giả sử nếu chúng ta không có tri thức nền về Hà Bá thì chúng ta không hiểu được hàm ngôn của cái hành động “bắt” ấy. Đối với quan niệm của người Việt, Hà Bá là hung thần ở vùng sông nước, thường làm hại dân. Do đó khi có người nào đó không may bị sảy chân chết đuối thì người Việt thường nói: “Bị Hà Bá bắt” hay “bị Hà Bá ăn thịt” hay “đi chầu Hà Bá”. Trong truyền thuyết, hàng năm Hà Bá thường bắt loài người cống nạp ít nhất một mạng người cho nó và người chết như vậy được coi là thế mạng. Chỉ khi hiểu được điều đó ta mới có thể suy ra được hàm ngôn trong câu “Năm nay Hà Bá chưa bắt người nào!” là: “Năm nào Hà Bá cũng bắt người” tức năm nào cũng có người chết đuối nhưng năm nay chưa có người chết đuối. Đây là một câu nói chứa hàm ngôn nhắc nhở kiểu như: “Anh cẩn thận nếu không chính anh là người phải đi chầu Hà Bá trong năm nay đấy!” Như vậy, hàm ngôn được chia làm hai loại: hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại.Hàm ngôn quy ước là hàm ngôn được hình thành từ phương tiện ngôn ngữ, không phụ thuộc ngữ cảnh. Cơ chế để tạo hàm ngôn quy ước không gì khác chính là dùng từ ngữ và các lẽ thường. Còn hàm ngôn hội thoại lại được nảy sinh từ ngữ cảnh. Hàm ngôn hội thoại được chia thành hai loại là hàm ngôn hội thoại khái quát và hàm ngôn hội thoại đặc thù. Cơ chế tạo hàm ngôn hội thoại là dựa vào sự cố ý vi phạm các quy tắc như: quy tắc chiếu vật và chỉ xuất, quy tắc chi phối các
  • 40. 33 hành vi ngôn ngữ, quy tắc lập luận và quy tắc hội thoại. Nhưng trong thực tế việc xác định ranh giới đâu là ngữ nghĩa, đâu là ngữ dụng là một vấn đề không hề đơn giản, vì ranh giới giữa nghĩa học và dụng học thường có sự giao nhau, ở đó những nhân tố nghĩa học và dụng học tương tác một cách rất đa dạng. Vì vậy, việc phân định một cách rạch ròi giữa hàm ngôn quy ước và hàm ngôn hội thoại là một vấn đề không dễ dàng. Cho nên, trong phần cơ chế tạo hàm ngôn, chúng tôi không tách ra đâu là cơ chế tạo hàm ngôn quy ước, đâu là cơ chế tạo hàm ngôn hội thoại. 1.2.2. Cơ chế tạo hàm ngôn Hoàng Phê (chủ biên) định nghĩa: “Cơ chế là cách thức theo đó một quá trình thực hiện”. [74, tr.214]. Như vậy, ta có thể hiểu cơ chế là cách thức thực hiện. Do đó, cơ chế tạo hàm ngôn là những cách thức tạo ra hàm ngôn. Sau đây là một số cách thức tạo hàm ngôn tiêu biểu trong tiếng Việt. 1.2.2.1. Dùng từ ngữ Theo George Yule hàm ngôn quy ước liên quan đến những từ riêng biệt và được rút ra từ những ý nghĩa phụ thêm có được khi dùng những từ này như những liên từ trong tiếng Anh chẳng hạn như: ‘but’ (nhưng) thể hiện hàm ngôn tương phản, ‘even’ (ngay cả) thể hiện hàm ngôn ‘tương phản với sự mong đợi’ và ‘yet’(còn) thể hiện hàm ngôn mong đợi tình huống hiện đương có là khác với ngay trước đó hoặc là đối lập hay từ ‘and’ hàm ngôn ‘cộng thêm’ hay chỉ sự ‘nối tiếp’. Vậy cơ chế tạo hàm ngôn quy ước chính là cách sử dụng các từ ngữ như đã nói ở trên. Theo Nguyễn Văn Hiệp (2006) chính vì hàm ngôn quy ước là hàm ngôn nảy sinh do việc sử dụng những từ ngữ nào đó trong câu, do đó cơ chế tạo hàm ngôn quy ước chính là dùng từ ngữ. Những từ ngữ được dùng để tạo hàm ngôn quy ước có thể là thực từ hoặc là hư từ. Chẳng hạn như dùng liên từ, dùng các từ có ý so sánh, dùng các phó từ chỉ thời thể (vẫn, lại, ra, đi,…) Tác giả còn cho rằng cách tạo hàm ngôn quy ước chính cách dùng các vị từ tình thái hàm thực - nhóm từ giả định hành động, trạng thái, tính chất mà vị từ bổ
  • 41. 34 ngữ của chúng đã tồn tại thực như các từ: chớm, bắt đầu, chợt, bỏ, nghỉ, sực, phát, đâm, đâm ra, sinh ra,… Thí dụ: “Nó bỏ hút”. Việc dùng vị từ tình thái bỏ giả định rằng trước đây nó đã hút thuốc. Hay nhóm vị từ hàm hư - nhóm vị từ giả định hành động, trạng thái, tính chất… mà vị từ bổ ngữ của chúng biểu thị là không tồn tại, không có thật như các từ: toan, suýt, chực, hòng… Thí dụ: “Nó toan cưới cô ấy.” Việc dùng vị từ tình thái toan giả định rằng việc nó cưới cô ấy là không có thật. 1.2.2.2. Vi phạm quy tắc chiếu vật, chỉ xuất Chiếu vật là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học. Tự bản thân mình, từ ngữ không chiếu vật. Bằng hành vi chiếu vật, người nói đưa ra sự vật hiện tượng mình định nói tới vào diễn ngôn bằng các từ ngữ, bằng câu. Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh với diễn ngôn. Phương thức chỉ vật là cách thức để thực hiện hành vi chiếu vật, có ba phương thức lớn: dùng tên riêng, dùng miêu tả xác định và dùng chỉ xuất. Trong đó phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất là một hình thức tạo hàm ngôn rất hữu hiệu. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ.” [11b, tr. 72] Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên chiếu vật theo phương thức chỉ xuất. Đó là các từ loại như đại từ, tính từ, trạng từ,… Tổ hợp có từ chỉ xuất là một biểu thức chỉ xuất. Bất cứ hình thức ngôn ngữ nào được dùng để chỉ trỏ đều được gọi là biểu thức chỉ xuất hay các yếu tố trực chỉ. Các biểu thức chỉ xuất thực hiện chức năng chiếu vật không thông qua chức năng miêu tả mà thông qua chức năng định vị tức là xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt vật được nói tới với các vật khác về không gian, thời gian, và về các quan hệ khác. Trong các ngôn ngữ thường có ba phạm trù chỉ xuất đó là: phạm trù chỉ xuất người (phạm trù nhân xưng – xưng hô), phạm trù chỉ xuất không gian (nhóm các từ trực chỉ vị trí), phạm trù chỉ xuất thời gian (nhóm các từ trực chỉ thời gian).