SlideShare a Scribd company logo
1 of 185
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
§¶NG Bé C¤NG AN TRUNG ¦¥NG L·NH §¹O
X¢Y DùNG §éI NGò GI¶NG VI£N C¸C HäC VIÖN,
TR¦êNG §¹I HäC C¤NG AN NH¢N D¢N
Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
-----------------------------------------------------
NGUYỄN THỊ THU TRANG
§¶NG Bé C¤NG AN TRUNG ¦¥NG L·NH §¹O
X¢Y DùNG §éI NGò GI¶NG VI£N C¸C HäC VIÖN,
TR¦êNG §¹I HäC C¤NG AN NH¢N D¢N
Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 62 22 03 15
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN BÌNH BAN
2. PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Thu Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .............................................................................................................7
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến luận án ....................................7
1.2. Kết quả nghiên cứu các công trình đã công bố và những nội dung luận án
tập trung nghiên cứu .......................................................................................19
Chƣơng 2: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƢỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG
ƢƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ..........................................................22
2.1. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của
Đảng bộ Công an Trung ƣơng ........................................................................22
2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ƣơng về xây dựng
đội ngũ giảng viên từ năm 2001 đến năm 2005 ..............................................45
Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 .............................75
3.1. Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ mới .... 75
3.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ƣơng về xây dựng
đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến năm 2010 ..............................................80
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ................................. 116
4.1. Nhận xét .................................................................................................116
4.2. Một số kinh nghiệm ...............................................................................130
KẾT LUẬN .......................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ..............................................151
PHỤ LỤC ..........................................................................................................164
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CATW Công an Trung ƣơng
CAND Công an nhân dân
ANND An ninh nhân dân
CSND Cảnh sát nhân dân
PCCC Phòng cháy, chữa cháy
ĐNGV Đội ngũ giảng viên
NCKH Nghiên cứu khoa học
XDLL Xây dựng lực lƣợng
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác giáo dục đào tạo bồi dƣỡng cán bộ và xây dựng các trƣờng trong
Công an nhân dân (CAND) đƣợc hình thành từ rất sớm (năm 1946). Hệ thống
các trƣờng CAND đƣợc quan tâm xây dựng, phát triển mạnh từ năm 2000 đến
nay và tƣơng đối hoàn thiện gồm: 4 học viện, 4 trƣờng đại học, 4 trƣờng cao
đẳng, 6 trƣờng trung cấp. Đi liền với quá trình đó là công tác xây dựng đội ngũ
giảng viên (ĐNGV) và cán bộ quản lý giáo dục.
Đội ngũ giảng viên là đội ngũ trí thức của ngành Công an hoạt động trong
các trƣờng Công an nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác
giáo dục, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công an, góp phần vào công tác xây
dựng lực lƣợng CAND trong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm nhận nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, ĐNGV luôn nhận đƣợc sự quan
tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ƣơng (CATW), lãnh đạo Bộ
Công an, mà trực tiếp là Tổng cục Xây dựng lực lƣợng (XDLL) CAND (nay
là Tổng cục Chính trị CAND), Đảng ủy, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học
CAND trên tất cả các mặt từ công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng và thực
hiện chế độ, chính sách cho ĐNGV… Nhờ vậy, ĐNGV đã cơ bản đáp ứng
đƣợc yêu cầu đào tạo của lực lƣợng CAND, từng bƣớc bắt nhịp đƣợc với
ĐNGV các học viện, trƣờng đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, của
khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của sự phát triển trong thời
gian qua, công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND bộc lộ
những một số hạn chế, nhất là về cơ cấu thiếu đồng bộ, hợp lý cả về số lƣợng và
chất lƣợng; chỉ đạo xây dựng ĐNGV còn thể hiện sự thiếu nhất quán, đồng bộ,
có hệ thống. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ giáo dục, sự mở rộng
và phát triển về quy mô, loại hình, chuyên ngành đào tạo của các học viện,
2
trƣờng đại học CAND, đòi hỏi ĐNGV phải không ngừng lớn mạnh, nâng cao
chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo ngày càng cao của lực lƣợng CAND
trong tình hình mới.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) đã
khẳng định: “Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, chúng ta
kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã
hội” [75; tr 145-146] và xác định rõ mục tiêu xây dựng lực lƣợng CAND cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, “vững mạnh về chính trị,
nâng cao chất lƣợng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với
Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân” [75; tr.149], việc xây dựng đội ngũ cán bộ,
chiến sĩ toàn lực lƣợng CAND đang đặt ra yêu cầu cao đối với công tác giáo
dục - đào tạo CAND nói chung và xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại
học CAND nói riêng.
Xuất phát từ yêu cầu đó, việc đánh giá thực trạng, làm rõ những thành
tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tổng kết những
kinh nghiệm trong quá trình xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học
CAND có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Những kinh nghiệm đƣợc rút ra
sẽ là những luận cứ quan trọng góp phần để Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ
Công an, Tổng cục Chính trị CAND và Đảng bộ các học viện, trƣờng đại
học CAND vận dụng, đề ra những chƣơng trình mang tính chiến lƣợc, toàn
diện và xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm phát triển ĐNGV đáp
ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ Công an
Trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học
Công an nhân dân từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các
học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ CATW để rút ra nhận xét và một
số kinh nghiệm chủ yếu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong giai
đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Khảo sát thực trạng, làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây
dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ CATW và thực
trạng đội ngũ giảng viên trƣớc năm 2001.
- Trình bày một cách có hệ thống quan điểm, chủ trƣơng của Trung
ƣơng Đảng, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an về lãnh đạo xây dựng
ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010.
- Phân tích, làm rõ chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ
CATW (bao gồm Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XDLL
CAND, Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học) về công tác xây dựng ĐNGV các
học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010.
- Đánh giá những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công
tác lãnh đạo của Đảng bộ CATW về xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại
học CAND từ năm 2001 đến năm 2010.
- Đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ CATW trong lãnh đạo, chỉ
đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến
năm 2010.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo công tác xây dựng ĐNGV các
học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ Công an Trung ƣơng từ năm 2001
đến năm 2010.
4
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: đề tài tập trung làm rõ chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của
Đảng bộ CATW về xây dựng ĐNGV các học viện, các trƣờng đại học trên các
mặt: công tác tuyển chọn, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chế độ, chính
sách đối với ĐNGV.
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010.
- Phạm vi không gian: Đội ngũ giảng viên cơ hữu các học viện, trƣờng đại
học CAND trong toàn quốc; tập trung nghiên cứu, khảo sát tại 02 học viện , 03
trƣờng đại học CAND gồm: Học viện An ninh nhân dân (ANND), Học viện
Cảnh sát nhân dân (CSND), Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (PCCC)
khu vực phía Bắc, Trƣờng Đại học An ninh nhân dân (ANND), Trƣờng đại học
Cảnh sát nhân dân (CSND) khu vực phía Nam.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đƣờng lối, quan điểm của Đảng về giáo dục - đào
tạo, về xây dựng lực lƣợng CAND nói chung và về xây dựng ĐNGV nói riêng.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp chủ yếu là: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic; kết
hợp nhuần nhuyễn hai phƣơng pháp đó trong suốt quá trình nghiên cứu luận án.
- Ngoài ra, luận án còn sử dụng, vận dụng các phƣơng pháp khác nhƣ:
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: làm rõ những chuyển biến của công tác
xây dựng ĐNGV trong 10 năm, qua phân tích 2 giai đoạn, từ năm 2001 đến năm
2005 và từ năm 2006 đến năm 2010; đặc biệt là khi đánh giá thành tựu, hạn chế
và những kinh nghiệm rút ra. Phƣơng pháp thống kê: nghiên cứu sinh sử dụng số
liệu đƣợc khảo sát, xử lý chọn lọc khi xây dựng các bảng biểu thống kê về số
lƣợng, chất lƣợng, kết quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của ĐNGV từ
năm 2001 đến năm 2010. Phƣơng pháp khảo sát: tiến hành khảo sát về quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng ĐNGV tại các học viện, trƣờng
5
đại học CAND. Phƣơng pháp so sánh: so sánh nội dung, kết quả xây dựng
ĐNGV ở hai thời kỳ: từ năm 2001 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến 2010; so
sánh một số nội dung xây dựng ĐNGV với các học viện, trƣờng đại học trong hệ
thống giáo dục quốc dân. Phƣơng pháp chuyên gia: tọa đàm, lấy ý kiến tham vấn
của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học, quản lý công tác giáo dục -
đào tạo trong CAND…
4.3. Nguồn tài liệu
Luận án chủ yếu sử dụng nguồn tƣ liệu, bao gồm:
- Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục.
-
- đào tạo nói chung và xây
dựng ĐNGV nói riêng.
- Văn kiện của Đảng ủy CATW, Nghị quyết Hội nghị công an toàn quốc,
Nghị quyết của Đảng bộ Tổng cục XDLL CAND, Đảng bộ các học viện, trƣờng
đại học CAND về công tác giáo dục - đào tạo trong lực lƣợng CAND nói chung
và xây dựng ĐNGV nói riêng.
- Các chƣơng trình, đề án, kế hoạch của Bộ Công an liên quan đến nội
dung đề tài; các báo cáo tổng kết công tác năm học của Cục Đào tạo – Bộ Công
an từ năm 1997 đến năm 2010.
- Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học
CAND; các nghị quyết chuyên đề và các báo cáo tổng kết năm học của các nhà
trƣờng từ năm 2001 đến năm 2010.
- Các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các học giả trong và ngoài
nƣớc liên quan đến đề tài.
5. Đóng góp của luận án
- Trên cơ sở nghiên cứu quá trình Đảng bộ CATW lãnh đạo xây dựng
ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm
2010), luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn nhiệm vụ quan
6
trọng trong xây dựng ĐNGV đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn
diện và hội nhập quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ phục vụ công tác tham
mƣu của các đơn vị chức năng trong việc đề xuất quan điểm, chủ trƣơng, chính
sách, xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, biện pháp tiếp tục hoàn thiện xây dựng
ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong tình hình mới.
6. Ý nghĩa của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho
việc đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng ủy CATW và các Đảng ủy
thuộc Đảng bộ CATW trong xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học
CAND trong tình hình mới.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo chỉ huy các cấp của
Đảng bộ CATW trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNGV trong các trƣờng
CAND nói chung và trong các học viện, trƣờng đại học CAND nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết
cấu của Luận án gồm 4 chƣơng, 8 tiết:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
Chƣơng 2: Xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học Công
an nhân dân trong Đảng bộ Công an Trung ƣơng từ năm 2001 đến năm 2005
Chƣơng 3: Đảng bộ Công an Trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ
giảng viên từ năm 2006 đến năm 2010
Chƣơng 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1.1. Những công trình khoa học của nƣớc ngoài
Các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài đề cập về vai trò, nhiệm vụ của
giảng viên và những phẩm chất của giáo viên.
Trong cuốn “The Joy of teaching” [122] (Niềm vui dạy học) của Peter
Filence đã cung cấp một cách nhìn hoàn toàn mới về vai trò của giảng viên. Nội
dung cuốn sách tập trung phân tích mối quan hệ ba chiều giữa giảng viên, sinh
viên và môn học. Theo Peter Filence, một giảng viên giỏi phải hội tụ đủ 5 phẩm
chất đó là: lòng nhiệt tình, sự rõ ràng, biết cách tổ chức, biết cách khơi dậy và
giỏi quan tâm. Trong đó, giảng viên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một
môi trƣờng học tập đầy hứng khởi cho sinh viên. Theo đó, tác giả đã hƣớng dẫn
giảng viên cách thức, phƣơng pháp để tạo hứng khởi cho sinh viên trong học tập,
trong xây dựng định hƣớng nghề nghiệp. giảng viên cần chú ý đến tất cả yếu tố
của quá trình, từ cách xây dựng đề cƣơng khóa học, tổ chức giảng bài, hƣớng
dẫn thảo luận, mở rộng môi trƣờng học tập đến đánh giá sinh viên.
Công trình nghiên cứu “Effective college teaching”[124] (Dạy đại học
hiệu quả) của Wilbert J.McKeachie and James A. Kulik đã đề cập yêu cầu, đặc
điểm của giảng viên đại học ngày nay, trong đó nhấn mạnh yêu cầu về đổi mới
phƣơng pháp giảng dạy. Tác giả đã giới thiệu một số phƣơng pháp giảng dạy
hiệu quả một số môn học khoa học nhân văn, môn khoa học, môn toán đại học,
môn tâm lý… , cung cấp cho giảng viên những kinh nghiệm trong quá trình tổ
chức giảng dạy.
Công trình “Qualities of effective teacher” [126] (Phẩm chất ngƣời giáo
viên tốt) của James H.Stronge đã cung cấp cho ngƣời đọc về một hệ thống các
yếu tố hình thành một ngƣời giảng viên tốt đó là: việc quan tâm học viên, lắng
nghe, sự thấu hiểu về học viên; sự công bằng và tôn trọng; tƣơng tác xã hội với
8
học viên; đẩy mạnh sự nhiệt tình và động lực cho việc học tập; thái độ với công
việc giảng dạy và tự đánh giá. Trong những phẩm chất đó, tác giả đề cao mối quan
hệ chặt chẽ giữa thái độ, tình cảm của giảng viên với môn học và với học viên.
Cuốn sách “Teacher’Professional Development” [125] (Sự phát triển của
giáo viên) của Jaap Scheerens đã nhấn mạnh đến những yếu tố tạo nên sự phát
triển của giảng viên đó là phong cách, năng lực giảng dạy và kết quả của việc
giảng dạy. Ba yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, phong
cách, năng lực giảng dạy của giảng viên là điều kiện để giảng viên thực hiện có
hiệu quả việc giảng dạy; ngƣợc lại, hiệu quả việc giảng dạy là thƣớc đo chính
xác năng lực của giảng viên.
Qua 10 chƣơng trong cuốn sách “The Art and science of teaching” [123]
(Tính nghệ thuật và tính khoa học của việc giảng dạy), tác giả Robert J. Mazano
đã giúp giảng viên nhận biết đƣợc ý nghĩa, vai trò của phƣơng pháp giảng dạy.
Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích một số phƣơng pháp giúp giảng viên tổ
chức hiệu quả giờ giảng, nhƣ: lập mục tiêu giảng dạy, kỹ năng tƣơng tác với học
viên, cách tổ chức lớp học… Theo quan niệm của ông, giảng dạy trở thành hoạt
động mang tính nghệ thuật và tính khoa học khi giảng viên vận dụng nhuần
nhuyễn các phƣơng pháp trên trong quá trình dạy học.
Trong cuốn “Peut-on former les enseignants” [121] (Một số vấn đề về đào
tạo giảng viên) của tác giả Michel Develay đã khẳng định tầm quan trọng của
việc đào tạo giảng viên. Tác giả đề cập có hệ thống những vấn đề liên quan đến
công tác đào tạo giảng viên từ nguyên tắc, nội dung, các phƣơng thức, cách thức
đào tạo giảng viên. Hiệu quả của việc đào tạo giảng viên là yếu tố quyết định đến
chất lƣợng của giảng viên.
Ken Bain là tác giả cuốn sách “What the best college teachers do” [120]
(Phẩm chất của những nhà giáo ƣu tú). Khi viết cuốn sách này, Ken Bain đã là
giáo sƣ sử học 15 năm ở trƣờng đại học và nghiên cứu của ông tập trung bàn đến
vai trò, phẩm chất, năng lực của ngƣời giảng viên khi tiến hành các hoạt động
giảng dạy để có kết quả xuất sắc. Với mỗi giảng viên, nghiên cứu tài liệu giúp
9
giảng viên có định hƣớng quan trọng trong xác định những việc nên làm và cần
làm khi tổ chức dạy học để có kết quả tốt. Đặc biệt, ngay thời điểm đó, tác giả
đã tìm hiểu hoạt động đánh giá của giảng viên với sinh viên và hoạt động giảng
viên tự đánh giá. Quan điểm về hoạt động đánh giá giảng viên của ông có nhiều
điểm phù hợp với lý luận giáo dục ngày nay, đặc biệt là hoạt động kiểm định
chất lƣợng giáo dục.
1.1.2. Những công trình khoa học ở Việt Nam
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về giảng viên và việc xây dựng
đội ngũ giảng viên trong các học viện, trường đại học ở Việt Nam
- Các nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của giảng viên; về phẩm chất của
ngƣời giảng viên, về chất lƣợng của ĐNGV chuyên ngành giảng dạy đặc thù nhƣ
chuyên ngành triết học, quản lý giáo dục, sƣ phạm, kinh tế…
Cuốn sách “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy và việc xây dựng đội
ngũ giảng viên đại học hiện nay” [84] của tác giả Ngô Văn Hà đã tập trung
nghiên cứu, phân tích hệ thống quan điểm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy,
bao gồm vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phƣơng pháp
giảng dạy của ngƣời thầy giáo. Hơn nữa, tác giả đã đánh giá thực trạng và đi sâu
phân tích sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy trong việc xây dựng
ĐNGV đại học hiện nay.
Sách chuyên khảo“Tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học” [115]
của tác giả Nguyễn Thị Tình, đã cung cấp cho ngƣời đọc một cách nhìn tổng
quan về hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học. Tác giả đã nghiên cứu rất
chi tiết về các nội dung liên quan nhƣ khái niệm giảng viên, yêu cầu đối với
giảng viên đại học và nhấn mạnh đến tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại
học. Tính tích cực của giảng viên thể hiện ở tất cả các nội dung của quy trình
giảng dạy: từ chuẩn bị bài giảng, tổ chức thực hiện trên lớp và quá trình đánh giá
sau giờ học. Trọng tâm của cuốn sách là kết quả nghiên cứu về thực trạng tính
tích cực giảng dạy của giảng viên đại học thông qua tổ chức, thực hiện các
phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý kết quả.
10
Với công trình “Những đặc điểm nhân cách tạo thành uy tín của nữ giảng
viên đại học đối với sinh viên” [101] của tác giả Hoàng Mộc Lan đã tiến hành
khảo sát thực trạng đội ngũ nữ giảng viên của 3 trƣờng đại học là: Trƣờng Đại
học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia
Hà Nội) và Đại học Sƣ phạm Hà Nội, từ đó xác định hệ thống đặc điểm nhân
cách tạo thành uy tín của nữ giảng viên đối với sinh viên, nghiên cứu cũng phác
thảo mô hình đặc điểm nhân cách của nữ giảng viên có uy tín cao đối với sinh
viên hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao uy tín của đội ngũ nữ giảng viên trƣờng đại học.
- Những công trình nghiên cứu về thực trạng việc xây dựng đội ngũ giảng
viên ở các học viện, trƣờng đại học ở Việt Nam hiện nay
Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” [47]
của Đỗ Minh Cƣơng và Nguyễn Thị Doan đã trình bày có hệ thống về nguồn
nhân lực của giáo dục đại học Việt Nam. Khái niệm nguồn nhân lực trong cuốn
sách bao hàm toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên trong cơ quan quản lý
nhà nƣớc về giáo dục và các cơ sở giáo dục đại học và việc xây dựng lực lƣợng,
phát triển nguồn tài nguyên nhân lực cho sự phát triển của giáo dục đại học.
Cuốn sách đã đƣa ra cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cùng các giải pháp chủ
yếu để phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nƣớc ta thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc (2000-2020). Trên cơ sở phân tích, đánh
giá thực trạng của đội ngũ giảng viên đại học – nòng cốt của nguồn nhân lực
giáo dục đại học, tác giả đã đề cập đến những nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc
của công tác phát triển nguồn nhân lực đó là: tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và
phát triển đƣợc một nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên, cán bộ ngành) đủ về số
lƣợng, có chất lƣợng và hiệu suất lao động cao, cơ cấu hợp lý, có sự tiếp nối liên
tục giữa các thế hệ để làm chủ thể của sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Từ đó, các tác giả đƣa ra
một hệ thống giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giáo
dục đại học trong những năm tiếp theo.
11
Cuốn sách “Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp” [107] của tác giả
Lê Đức Ngọc đã tập hợp các bài tham luận tuyển chọn từ các hội thảo khoa học
quốc gia và quốc tế, đã tập trung trình bày các quan điểm và giải pháp về giáo
dục đại học cho giai đoạn 1995-2010. Đồng thời, đề cập đến toàn bộ các nội
dung liên quan đến công tác giáo dục đại học: quan điểm về giáo dục đại học đáp
ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc; yêu cầu về đổi mới tƣ duy trong giáo dục đại học; tổ chức
tuyển sinh đại học; xây dựng chƣơng trình đại học; tổ chức thi, kiểm tra đánh giá
sinh viên… Cuốn sách còn đề cập nhiều đến phƣơng pháp dạy và học đại học
nhƣ các bài “Tổng quan về phƣơng pháp dạy học đại học” “Năm nguyên tắc
chính để học tốt đại học”, “Dạy cách học - Một trong những giải pháp để nâng
cao chất lƣợng đào tạo”… Ngoài ra còn có bài viết “Đổi mới công tác giảng viên
để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học và cao đẳng”. Tác giả
khẳng định, trƣớc bối cảnh, xu thế mới dẫn đến sự thay đổi nhiệm vụ và cấu trúc
đội ngũ của giảng viên, mỗi giảng viên phải đảm nhiệm ba nhiệm vụ: giảng dạy,
NCKH và dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến những bất cập của
công tác giảng viên trong tình hình hiện tại nhƣ cơ cấu chƣa hợp lý, sự “lão hóa”
của ĐNGV, chế độ chính sách với giảng viên… Từ đó, đề ra một số giải pháp
quan trọng trong công tác giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng nhƣ: giải pháp
về số lƣợng giảng viên, chất lƣợng giảng viên và về tổ chức quản lý giảng viên.
Cuốn sách “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong
các trƣờng đào tạo sỹ quan quân đội” [113] của Nguyễn Văn Tháp đã đánh giá
việc xây dựng ĐNGV khoa học xã hội nhân văn trong các trƣờng sỹ quan quân
đội đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả, để lại nhiều kinh
nghiệm quý. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng ĐNGV còn một số hạn chế, bất
cập về số lƣợng và chất lƣợng so với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong
các trƣờng đào tạo sỹ quan quân đội. Tác giả đề ra những giải pháp nhằm xây
dựng ĐNGV, nhƣ: làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn và tuyển chọn đội ngũ;
12
nâng cao công tác đào tạo, bồi dƣỡng; đổi mới công tác quản lý, thực hiện tốt
các chế độ chính sách đối với ĐNGV khoa học xã hội nhân văn.
Phan Thủy Chi với công trình “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của
các trƣờng đại học khối kinh tế Việt Nam thông qua các chƣơng trình hợp tác
quốc tế” [45] đề ra quan điểm ĐNGV cần đƣợc đào tạo phát triển một cách toàn
diện, hƣớng tới chuẩn mực quốc tế. Tác giả cho rằng, trƣớc xu thế hội nhập kinh
tế nói chung và trong đào tạo nói riêng, ĐNGV các trƣờng đại học khối kinh tế
phải thay đổi để hƣớng tới chuẩn mực khu vực và quốc tế để bắt nhịp với thời
đại. Vì vậy, giảng viên cần có đủ năng lực giảng dạy nghiên cứu và tƣ vấn trong
các chƣơng trình đào tạo quốc tế nhƣ: có trình độ tiếng Anh, có năng lực chuyên
môn, khả năng thực hành, khả năng liên hệ giữa lý thuyết và thực hành, khả năng
NCKH, tác phong làm việc khoa học, chính xác, có phẩm chất và đạo đức của
ngƣời giảng viên.
Với công trình “Phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [83], Nguyễn Văn
Đệ đã nhấn mạnh yêu cầu đối với giảng viên, về phát triển ĐNGV trong thời kỳ
mới, phát triển kinh tế tri thức và đổi mới giáo dục đại học. Tác giả tiến hành
khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV, hoạt động phát triển ĐNGV và
ảnh hƣởng của đội ngũ đến tình hình giáo dục đại học ở vùng Đồng bằng sông
Cửu Long. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp phát triển ĐNGV đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, gồm 5 nhóm giải pháp nhƣ: liên kết
ĐNGV giữa các trƣờng đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo thành
mạng lƣới; phát triển số lƣợng ĐNGV; nâng cao phẩm chất và năng lực ĐNGV;
điều chỉnh cơ cấu ĐNGV; tạo động lực làm việc cho giảng viên.
“Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa
học xã hội nhân văn ở các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” [86] là
công trình của Lƣơng Thanh Hân, nghiên cứu đã đề cập vấn đề phát triển bản
lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở
các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đã đề
13
xuất các giải pháp nhƣ nâng cao chất lƣợng đào tạo, tuyển dụng; xây dựng môi
trƣờng giáo dục; thực hiện tích cực hóa ĐNGV…. để phát triển hài hòa bản lĩnh
chính trị và tri thức khoa học của các ĐNGV trẻ khoa học xã hội nhân văn trong
các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân.
Trần Văn Khởi đã đánh giá thực trạng chất lƣợng quản lý đội ngũ cán bộ
giảng dạy trong các trƣờng cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh ở
nƣớc ta hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp
ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực trình độ này trong công trình nghiên cứu
“Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy
trong các trƣờng cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh ở nƣớc ta
hiện nay” [98].
Công trình “Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội” [114] của Phạm Văn
Thuần đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giảng viên ở Đại học Quốc gia
Hà Nội, gồm: thực trạng về cơ cấu, chất lƣợng; quản lý tuyển dụng, sử dụng; quản
lý đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên; quản lý về chế độ, chính sách và giải pháp góp
phần nâng cao hiệu quả quản lý giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Các công trình nghiên cứu về biện pháp phát triển ĐNGV ở các học
viện, trƣờng đại học
Công trình “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các
trƣờng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [89] của Nguyễn Văn
Hòa tập trung trình bày quá trình và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tính
tích cực xã hội của ĐNGV các trƣờng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Trong công trình “Đánh giá giảng viên đại học theo hƣớng chuẩn hóa
trong giai đoạn hiện nay” [5], Trần Xuân Bách đã làm rõ cơ sở lý luận của hoạt
động đánh giá trong giáo dục, triết lý và nguyên tắc đánh giá giảng viên; đồng
thời, phân tích thực trạng công tác đánh giá giảng viên theo hƣớng chuẩn hóa ở
các nƣớc trên trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất
phƣơng pháp và quy trình đánh giá giảng viên đại học theo hƣớng chuẩn hóa về
14
các cơ sở giáo dục đại học, áp dụng vào việc đánh giá giảng viên của đơn vị
mình góp phần nâng cao chất lƣợng ĐNGV đại học trong giai đoạn hiện nay.
Việc đánh giá giảng viên bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng
các thông tin mang tính khoa học về giảng viên nhằm mục tiêu phát triển ĐNGV.
“Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [102] là công trình của Nguyễn Văn Lƣợng đã
tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ đáp ứng về các mặt phẩm chất chính trị, đạo
đức nghề nghiệp, lối sống, kiến thức, năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm,
NCKH, hoạt động thực tiễn, phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân của
ĐNGV Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất các
biện pháp phát triển ĐNGV của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong
đó biện pháp xây dựng khung năng lực giảng viên Học viện là đóng góp có ý
nghĩa cả lý luận và thực tiễn.
Liên quan đến biện pháp phát triển ĐNGV ở các trƣờng đại học còn có
một nghiên cứu chuyên ngành quản lý giáo dục đã đề cập đến các biện pháp đổi
mới công tác quản lý giảng dạy của ĐNGV; đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV và tổ
chức kiểm tra hoạt động của ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Các công trình trên đây đã cung cấp cho nghiên cứu sinh phƣơng pháp
nghiên cứu; cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và những tƣ liệu bổ ích, thiết thực
để nhận thức đầy đủ và toàn diện về bức tranh xây dựng ĐNGV. Các nghiên
cứu tập trung đề cập đến vai trò, nhiệm vụ, phẩm chất của ngƣời giảng viên;
thực trạng ĐNGV; nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV ở
các học viện, trƣờng đại học …. Sự quan tâm của nhiều tác giả đến vấn đề
giảng viên đã khẳng định tầm quan trọng của giảng viên và việc xây dựng
ĐNGV đối với công tác giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu trên là nguồn
tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có những nhận thức cơ bản về yêu
cầu, nhiệm vụ về xây dựng, phát triển ĐNGV trong sự nghiệp giáo dục - đào
tạo nói chung.
15
1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ giảng viên
các học viện, trường đại học trong lực lượng Công an nhân dân
- Các công trình liên quan đến thực trạng và giải pháp xây dựng, nâng cao
chất lƣợng đội ngũ nhà giáo các trƣờng CAND nói chung, ĐNGV các học viện,
trƣờng đại học CAND nói riêng.
Các cuốn sách nhƣ: “Lịch sử Học viện An ninh nhân dân (1946-2006)”
[91], “Lịch sử biên niên Học viện An ninh nhân dân” (1996-2016) [92]; “Lịch
sử biên niên Học viện Cảnh sát nhân dân (1968-2002)” [93]; “Lịch sử biên niên
Học viện Cảnh sát nhân dân (1968-2008)” [94]; “Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân
dân 30 năm xây dựng và phát triển (24-4-1976 * 24-4-2006)” [50]; “Lịch sử
trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (24/4/1976-24/4/2016)” [51]; “Lịch sử
Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (1976-2006)” [52]; “Lịch sử biên niên
Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (2006-2011)” [53]; “Trƣờng Đại học Phòng
cháy, chữa cháy 40 năm xây dựng và phát triển (1976-2016)” [54] đã tái hiện
bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của các học viện,
trƣờng đại học CAND. Cùng với sự phát triển của nhà trƣờng, ĐNGV của các
học viện, trƣờng đại học CAND ngày càng lớn mạnh. Những cuốn sách lịch sử
trên đã ghi lại những chặng đƣờng lịch sử, nhấn mạnh đến những nội dung cụ
thể về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng ĐNGV của Đảng
bộ, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm
2001 đến năm 2010.
Công trình “Quản lý chất lƣợng đào tạo đại học trong các học viện, trƣờng
Công an nhân dân” [103] của Nguyễn Văn Ly đã nghiên cứu những vấn đề lý
luận quản lý chất lƣợng đào tạo; khả năng vận dụng vào quản lý chất lƣợng đào
tạo trong các học viện, trƣờng đại học CAND với những yêu cầu mới về trình
độ, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp đặc trƣng của ngƣời cán bộ CAND trong
giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kinh nghiệm đào tạo cán
bộ công an ở một số nƣớc trên thế giới, đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng
đào tạo đại học trên các nội dung nhƣ: quản lý sơ tuyển ở Công an các địa
16
phƣơng; công tác chuẩn bị và tiếp nhận sinh viên; quản lý quá trình đào tạo trong
nhà trƣờng; quản lý hoạt động thực tập ngoài nhà trƣờng; quản lý các hoạt động
cuối khóa; quản lý sinh viên sau tốt nghiệp. Từ đó, đề xuất các giải pháp triển
khai thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo các học viện, trƣờng đại học
CAND. Luận án bƣớc đầu đề cập đến việc chuẩn bị ĐNGV trong quá trình quản
lý chất lƣợng đào tạo và giải pháp chuẩn hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo,
bồi dƣỡng, sử dụng và phát triển ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND.
Với công trình “Phát triển đội ngũ giảng viên đại học Công an nhân dân
theo hƣớng chuẩn hóa” [100], Tống Văn Khuông đã khảo sát, đánh giá mức độ
đáp ứng về các tiêu chí trong phát triển ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND.
Từ đó đề xuất đƣợc khung năng lực giảng viên đại học CAND với tƣ cách là thành
phần cốt lõi của chuẩn nghề nghiệp giảng viên đại học CAND để vận dụng trong
nghiên cứu phát triển ĐNGV các trƣờng đại học CAND. Ngoài ra, tác giả đã đề
xuất đƣợc các biện pháp phát triển ĐNGV các trƣờng đại học CAND theo hƣớng
chuẩn hóa.
Nghiên cứu “Các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục các trƣờng Công an nhân dân đến năm 2015 và
hƣớng tới năm 2020” [46] do Cấn Văn Chúc làm chủ nhiệm, đã trình bày, phân tích
thực trạng về hai đối tƣợng chính là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
trong các trƣờng CAND. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đã nhận định, đề
ra dự báo khoa học về sự phát triển của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
đến năm 2015, hƣớng tới năm 2020. Đề tài tập trung đề ra các giải pháp xây dựng,
nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các trƣờng CAND.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xây dựng đội ngũ nữ giảng viên tại Học viện
Cảnh sát nhân dân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo” [95] của Học
viện Cảnh sát với các bài viết của các nhà khoa học trong các khoa, bộ môn
và đơn vị chức năng đã nêu ra thực trạng, phân tích, đánh giá về ĐNGV nữ
của Học viện Cảnh sát và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
giảng dạy của đội ngũ.
17
Ngoài ra, khi bàn về yêu cầu, nhiệm vụ công tác giáo dục – đào tạo trong
CAND nói chung, trong đó trực tiếp nhấn mạnh đến việc xây dựng ĐNGV, các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục
XDLL CAND, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND đã có nhiều bài
viết, bài phát biểu quan trọng. Tiêu biểu có một số bài viết nhƣ: “Phát huy truyền
thống 40 năm đào tạo đại học công an, phấn đấu xây dựng lực lƣợng CAND
xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân” của Nguyễn Tấn Dũng [48],
“Yếu tố quan trọng quyết định thành công của ngƣời thầy giáo là đạo đức và
năng lực nghề nghiệp” của Trần Đại Quang [110], “Học viện Cảnh sát nhân dân
phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia” của Lê Hồng
Anh [1], “Nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học của Học viện An ninh nhân dân
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác công an trong tình hình mới” của
Nguyễn Khánh Toàn [118], “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghiệp vụ
CAND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” của Nguyễn Văn Ngọc
[106]…. Nội dung các bài viết đã thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo của các
cấp ủy đảng, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND
về vị trí, vai trò của ĐNGV và định hƣớng phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ công tác giáo dục – đào tạo trong xây dựng lực lƣợng CAND, phục vụ
đắc lực sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Bên
cạnh đó, nhiều bài viết đề cập đến yêu cầu, nhiệm vụ phƣơng hƣớng, giải pháp
chất lƣợng ĐNGV nhằm phát triển một số học viện, trƣờng đại học trở thành
trƣờng trọng điểm quốc gia nhƣ Học viện ANND, Học viện CSND…
- Các công trình nghiên cứu về một số nội dung của công tác xây dựng đội
ngũ nhà giáo các trƣờng CAND nói chung, ĐNGV nói riêng, trong đó chủ yếu đề
cập đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên nghiệp vụ ở một số trƣờng CAND:
Công trình “Một số giải pháp tổ chức bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho
đội ngũ giáo viên nghiệp vụ chuyên ngành Trƣờng Trung học Cảnh sát nhân dân
II” [85] của Đặng Văn Hải đã khẳng định tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng
năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên, từ nghiên cứu thực trạng chất lƣợng
18
giảng dạy tại trƣờng Trung học Cảnh sát nhân dân, tác giả đƣa ra một số giải
pháp về tổ chức, quản lý chỉ đạo xác định nội dung bồi dƣỡng phù hợp và xác
định hình thức tổ chức bồi dƣỡng hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho
giáo viên nghiệp vụ.
Qua công trình “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
nghiệp vụ chuyên ngành Trƣờng Trung học Cảnh sát nhân dân I - Bộ Công an”
[87], Lƣơng Hữu Hiền đã đƣa ra các giải pháp về quản lý phát triển đội ngũ nhƣ:
xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ; đảm
bảo về số lƣợng giáo viên; đảm bảo về công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên; tăng
cƣờng hoạt động NCKH cho giáo viên, về chính sách cho giáo viên, xây dựng đội
ngũ giáo viên đầu đàn và tăng cƣờng cơ sở vật chất tài chính cho giáo viên.
Với công trình “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực giảng
dạy cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ các trƣờng Trung học cảnh sát Bộ Công an”
[99] , Tống Văn Khuông đã xác định cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao năng lực
giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ công an bằng cách đổi mới công tác
quản lý, tiến hành đánh giá thực trạng và tác động của công tác quản lý đến năng
lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên nghiệp vụ trong các trƣờng trung học Cảnh
sát - Bộ Công an. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng
lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ trong các trƣờng trung học Cảnh
sát - Bộ Công an.
Những công trình nghiên cứu nêu trên đề cập đến nội dung xây dựng
ĐNGV chủ yếu thuộc chuyên ngành khoa học giáo dục, quản lý giáo dục; lĩnh
vực chủ yếu nghiên cứu về một số vấn đề lý luận của công tác quản lý, công tác
đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên nghiệp vụ chuyên ngành và đƣa ra giải
pháp quản lý đội ngũ giáo viên trong các trƣờng CAND nói chung.
Ngoài ra, từ năm 2001 đến năm 2010, trên các tạp chí của lực lƣợng
CAND có nhiều bài viết đề cập đến việc xây dựng đội ngũ nhà giáo các trƣờng
CAND nói chung, ĐNGV nói riêng. Trong đó, có trên 20 bài đề cập đến đào tạo,
bồi dƣỡng cho giảng viên nghiệp vụ; 19 bài về giảng viên các môn học trên các
19
lĩnh vực nhƣ lý luận chính trị, thể dục thể thao, giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ,
tin học…. Tiêu biểu là các bài viết của: Đỗ Đình Hòa với “Đào tạo, bồi dƣỡng
đội ngũ giảng viên đầu đàn ở Học viện Cảnh sát nhân dân” [90], Lê Minh Hùng
với “Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho giáo viên, sinh viên của Khoa
nghiệp vụ an ninh điều tra - Học viện An ninh nhân dân” [96], Nguyễn Bình Ban
với bài “Mấy vấn đề về đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy các môn học
lý luận chính trị ở Học viện An ninh nhân dân hiện nay” [4], Nguyễn Hải Hƣng
với “Hoạt động dạy giỏi của Học viện Cảnh sát nhân dân và một số đề xuất”
[97], Đinh Hữu Phƣợng với “Phát triển, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên đảm bảo
nguồn nhân lực đào tạo cán bộ Cảnh sát trong thời kỳ mới” [109], Vũ Hồng
Sơn với “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên Công an nhân dân đáp ứng
yêu cầu đào tạo trong tình hình mới” [112]; Phùng Thế Vắc với “Giảng dạy
pháp luật góp phần bồi dƣỡng lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với
Nhà nƣớc và với nhân dân của ngƣời công an cách mạng” [118],… Các bài
viết đề cập toàn diện đến nội dung xây dựng ĐNGV với nhiều chuyên ngành
khác nhau, tập trung phân tích thực trạng, yêu cầu và đề xuất những biện pháp
nâng cao năng lực của ĐNGV nhƣ năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm,
năng lực thực tiễn…
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ
NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Kết quả các công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến
đề tài
Các công trình nghiên cứu đã khẳng định xây dựng ĐNGV là một trong
những yếu tố then chốt để hoàn thiện nền giáo dục quốc gia, là những nội dung
thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Nội dung nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án thuộc nhiều thể loại khác nhau: sách, đề tài khoa học các cấp, bài
tạp chí, luận án, luận văn... ,đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ nhƣ khoa học quản lý
giáo dục, tâm lý học, triết học, kinh tế với phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
phong phú, đa chiều… Kết quả của các công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều
20
luận cứ khoa học và thực tiễn có giá trị cho việc vận dụng xây dựng ĐNGV các học
viện, trƣờng CAND. Các công trình đã thể hiện những nội dung sau:
Một là, hầu hết những công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đều
tập trung luận giải về yêu cầu phát triển tất yếu và cần thiết về phẩm chất, năng lực
của một giảng viên, chủ yếu nghiên cứu dƣới góc độ chuyên ngành tâm lý học.
Hai là, hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân
lực giáo dục đại học nói chung và ĐNGV nói riêng, với nhiều khía cạnh khác
nhau. Các nghiên cứu đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của ĐNGV và
xây dựng ĐNGV.
Ba là, dƣới góc độ của nhà khoa học quản lý giáo dục, một số công trình
nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và đề ra biện pháp để nâng cao chất lƣợng
ĐNGV nói chung, ĐNGV các trƣờng CAND nói riêng.
Tuy nhiên, nhận thức lý luận về xây dựng ĐNGV trong các trƣờng CAND
cũng nhƣ các nội dung xây dựng ĐNGV, nhƣ: công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi
dƣỡng, chế độ chính sách… chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống, chƣa
có tính khu biệt, mới đề cập khái lƣợc, chƣa thật đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, nhất
là dƣới góc độ và cách tiếp cận hệ thống của khoa học lịch sử.
Những nghiên cứu về xây dựng ĐNGV trong các học viện, trƣờng đại học
CAND chƣa nhiều và chủ yếu tập trung ở chuyên ngành quản lý giáo dục, tâm lý
học… Phần lớn các công trình, bài viết tạp chí chủ yếu đề cập đến công tác đào
tạo, bồi dƣỡng giảng viên nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ, còn các nội dung
nhƣ công tác tuyển chọn ĐNGV, thực hiện chế độ, chính sách cho ĐNGV hƣớng
đến xây dựng cơ cấu ĐNGV cân đối, hợp lý, đồng bộ về số lƣợng và chất
lƣợng… chƣa đƣợc đề cập một cách tổng thể. Hiện cũng chƣa có công trình nào
nghiên cứu hệ thống quan điểm, chủ trƣơng của Đảng ủy Công an Trung ƣơng,
các cấp ủy đảng trong Tổng cục XDLL CAND và các học viện, trƣờng đại học
CAND và chỉ đạo tổ chức xây dựng ĐNGV trong phạm vi thời gian từ năm 2001
đến năm 2010.
21
1.2.1. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Hiện nay, để thực hiện mục tiêu xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, nhiệm vụ đầu tiên và là một khâu then
chốt trong công tác xây dựng lực lƣợng CAND là tập trung tăng cƣờng chất
lƣợng công tác giáo dục – đào tạo. Trong đó, xây dựng ĐNGV là yếu tố có
tính quyết định trong thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ
CAND có chất lƣợng cao, có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn
ngày càng cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo trật
tự an toàn xã hội trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc,
khu vực và thế giới.
Với những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu nhƣ đã trình bày ở trên và xuất
phát từ yêu cầu, nhiệm vụ công tác phát triển giáo dục - đào tạo trong CAND
trong tình hình mới; thống nhất nhận thức lý luận về xây dựng ĐNGV trong các
trƣờng CAND nói chung, căn cứ vào nguồn tƣ liệu và mục đích, nhiệm vụ của
luận án, luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, phân tích làm rõ nhận thức và tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò
của ĐNGV và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển ĐNGV các
học viện, trƣờng đại học CAND.
Thứ hai, trình bày một cách có hệ thống quan điểm, chủ trƣơng, biện
pháp, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc mà trực tiếp là của Đảng bộ CATW về
lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến
năm 2010.
Thứ ba, rút ra những nhận xét và phân tích, đánh giá, khẳng định những
thành công, chỉ ra những bất cập trong quá trình Đảng bộ CATW chỉ đạo tổ chức
thực hiện xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến
năm 2010.
Thứ tƣ, rút ra và phân tích làm rõ một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng
bộ CATW trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại
học CAND từ năm 2001 đến năm 2010.
22
Chƣơng 2
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN,
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢNG BỘ CÔNG
AN TRUNG ƢƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG
2.1.1. Nhận thức chung về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ
giảng viên Công an nhân dân
- Giảng viên:
Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đều thống nhất sử dụng khái niệm
giảng viên đƣợc quy định tại khoản 3, điều 70, Chƣơng IV của Luật Giáo dục
(2005) của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà giáo giảng dạy ở cơ
sở giáo dục đại học gọi là giảng viên. Nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng
giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục [111].
Chức danh của giảng viên bao gồm: trợ giảng, giảng viên, giảng viên
chính, Phó giáo sƣ và Giáo sƣ. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng
dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên [43].
Giảng viên có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH); định
kỳ học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ;
phải giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của ngƣời giảng viên; tôn trọng nhân
cách của ngƣời học, đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời
học; đƣợc tham gia các hoạt động, tổ chức xã hội; đƣợc ký hợp đồng thỉnh giảng
và NCKH đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở NCKH theo quy định; đƣợc
bổ nhiệm chức danh, danh hiệu nhà giáo, đƣợc khen thƣởng theo quy định của
pháp luật [43].
- Đội ngũ giảng viên
Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, đội ngũ là tập hợp một số đông ngƣời, cùng
chức năng nghề nghiệp thành một lực lƣợng [119].
23
Nhƣ vậy, ĐNGV là tập hợp những ngƣời làm nghề giáo, nhà khoa học,
đƣợc tổ chức, thành một lực lƣợng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các
mục tiêu đào tạo đã đề ra ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Họ làm việc có kế
hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn
khổ qui định của pháp luật, thể chế xã hội.
- Xây dựng ĐNGV:
Theo lý luận, cấu trúc của ĐNGV gồm các yếu tố tạo thành đó là: cơ cấu
về số lƣợng, chất lƣợng của ĐNGV. Các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau, hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Xây dựng ĐNGV là đặt các yếu tố
trong cấu trúc của đội ngũ luôn phát triển cân đối, đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp
với hiện tại và đáp ứng đƣợc yêu cầu chiến lƣợc. Xây dựng ĐNGV là một quá
trình hoàn thiện hoặc thay đổi liên tục thực trạng đã và đang tồn tại của đội ngũ
nhằm giúp cho đội ngũ ngày càng lớn mạnh về mọi mặt cả số lƣợng và chất
lƣợng.Nội dung xây dựng ĐNGV, gồm: tuyển chọn; đào tạo, bồi dƣỡng; thực
hiện chế độ, chính sách đối với ĐNGV.
- Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ngƣời giảng viên trong tiến trình
đổi mới giáo dục đại học
Bên cạnh các tiêu chuẩn chung quy định trong Luật Giáo dục (2005), yêu
cầu về phẩm chất và năng lực của giảng viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế
gồm có: (1) Về phẩm chất, thiết tha, gắn bó với lý tƣởng, có hoài bão, tâm huyết
với nghề dạy học và say mê khoa học; có đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo,
xứng đáng là tấm gƣơng sáng cho ngƣời học noi theo; có ý thức kỷ luật và tinh
thần phấn đấu; biết giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
nhân loại; có ý thức phục vụ, hòa hợp và chia sẻ với cộng đồng. (2) Về năng lực,
có năng lực hành động (hiểu biết chuyên môn; tổ chức, quản lý đối tƣợng; triển
khai chƣơng trình dạy học; sử dụng phƣơng pháp dạy học, đánh giá hiệu quả;
hƣớng dẫn sinh viên NCKH; tự học, biết cách học và biết cách dạy học; NCKH
và ứng dụng các kết quả nghiên cứu; sử dụng ngoại ngữ, sử dụng các phƣơng
tiện thiết bị dạy học); năng lực chủ thể hóa (phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực cố vấn và hỗ trợ ngƣời học phát triển; nắm bắt, phân tích và phản ánh thực
24
tiễn dạy học); năng lực xã hội hóa (tƣ duy sáng tạo và tƣ duy dự báo; cung ứng
và dịch vụ cho xã hội;…) và năng lực giao tiếp (kỹ năng ứng xử đối với bản
thân; trao đổi thông tin và thu nhận thông tin; khả năng thiết lập quan hệ và duy
trì quan hệ với đối tác làm việc).
- Đặc điểm đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND
Xuất phát từ lý luận về xây dựng ĐNGV nói chung và đặc thù của lực
lƣợng CAND, ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND có những đặc điểm
chung nhƣ ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, xuất phát từ
yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia,
đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động
nên đặc điểm của giảng viên CAND khác so với các học viện, trƣờng đại học
khác. Giảng viên CAND là sỹ quan, cán bộ công an làm công tác giảng dạy và
NCKH tại các học viện, trƣờng đại học do Bộ Công an trực tiếp quản lý. Ngƣời
giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND vừa là nhà giáo, vừa là cán bộ
CAND. Với đặc điểm đó, ngƣời giảng viên trƣờng CAND cần đạt yêu cầu chung
về phẩm chất và năng lực của một nhà giáo và của một cán bộ CAND.
Một là, ngƣời giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND là một
nhà giáo, phải có trình độ chuyên môn cao và sâu, có năng lực sƣ phạm và
năng lực NCKH.
Hai là, ngƣời giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND phải là
ngƣời cán bộ công an với các yêu cầu: (1) Về phẩm chất đạo đức và nghề
nghiệp, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng,
Nhà nƣớc và chế độ XHCN; thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các nội quy, quy định của ngành và
của đơn vị. Cán bộ công an phải thƣờng xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức
cách mạng, có tinh thần ý thức tổ chức kỷ luật, có đức hy sinh, gắn bó mật thiết
với nhân dân, tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng vƣợt mọi khó khăn hoàn thành
nhiệm vụ đƣợc giao. (2) Về năng lực, năng lực ngƣời cán bộ công an cần có
gồm: năng lực kiến thức về nghiệp vụ; quan sát; tƣ duy; phân tích; tổng hợp,
đánh giá; nghiên cứu, đề xuất; giao tiếp và giải quyết tình huống có vấn đề.
25
Ngƣời cán bộ công an phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ công an, có sự
hiểu biết phong phú, sâu rộng về chính trị - xã hội, pháp luật, về lĩnh vực khoa
học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin… Ngoài ra, do yêu cầu của
nhiệm vụ công tác công an, ngƣời cán bộ công an cần phải có các kỹ năng khác,
nhƣ: giao tiếp; hợp tác; chung sống; làm việc nhóm; … và có thể chất, sức khỏe
tốt đảm bảo các yêu cầu kiểm tra sức khỏe của Bộ Công an [103].
Ba là, ngƣời giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND phải đảm bảo
yêu cầu về phƣơng pháp, tác phong công tác khoa học. Các học viện, trƣờng đại
học CAND vừa mang tính chất của cơ sở đào tạo, vừa mang tính chất là một đơn
vị dự bị sẵn sàng chiến đấu của lực lƣợng CAND. Vì vậy, phƣơng pháp, tác
phong của ngƣời giảng viên CAND là sự tổng hòa giữa tác phong của một nhà
sƣ phạm và một cán bộ, chiến sĩ CAND, đó là vừa có tác phong, kỷ luật cao của
ngƣời chiến sĩ CAND, thực hiện theo điều lệnh CAND; vừa có tác phong khoa
học của một nhà giáo, có sự lôi cuốn và sức thuyết phục học viên, là tấm gƣơng
mẫu mực về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trịchuyên môn học thuật đối với
học viên.
Từ những lý giải trên đây có thể khẳng định:
- Đội ngũ giảng viên CAND là một bộ phận của trí thức CAND, tập hợp
những cán bộ công an có trình độ chuyên môn sâu về nhiều ngành, nhiều lĩnh
vực công tác tại các học viện, trƣờng đại học CAND, trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy và NCKH, theo tiêu chuẩn chức danh quy định của Bộ Công an, Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND gồm các
chức danh: Trợ giảng, Giảng viên, Giảng viên chính, Phó Giáo sƣ, Giáo sƣ.
- Xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND là tổng thể các
hoạt động từ việc hoạch định hệ thống quan điểm, chủ trƣơng đến thực thi các
biện pháp, cách thức tuyển chọn; đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện các chế độ,
chính sách nhằm hình thành trên thực tế một ĐNGV có phẩm chất chính trị, đạo
đức, năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm; có cơ cấu về số lƣợng và chất
lƣợng cân đối, hợp lý, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy và NCKH
của các học viện, trƣờng đại học CAND.
26
- Việc xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trƣớc hết tập
trung vào việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức hệ thống các cơ sở đào tạo của
lực lƣợng CAND, đảm bảo cơ chế lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng ủy
CATW, Lãnh đạo Bộ Công an. Không những thế, công tác giáo dục - đào tạo
trong CAND gắn liền với cơ cấu biên chế và nhu cầu sử dụng cán bộ, chiến sĩ
của lực lƣợng CAND; gắn với đặc thù của công tác công an thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; gắn với mục đích sử
dụng, địa chỉ sử dụng học viên khi tốt nghiệp ra trƣờng. Hơn nữa, ngƣời giảng
viên CAND vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy truyền thụ kiến thức vừa thực
hiện NCKH nghiệp vụ công an, góp phần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ
thống lý luận khoa học CAND.
Những đặc điểm trên đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù trong quá trình xây
dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND.
2.1.2. Cơ chế, nguyên tắc hoạt động, phƣơng thức lãnh đạo và hệ
thống tổ chức đảng trong Đảng bộ Công an Trung ƣơng
Trƣớc tình hình Liên Xô và chế độ XHCN ở các nƣớc Đông Âu lâm vào
khủng hoảng và nguy cơ tan rã, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lƣợc“diễn
biến hòa bình” với âm mƣu nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ
chế độ XHCN, thực hiện đa nguyên, đa đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp
thời đề ra chủ trƣơng tăng cƣờng sự lãnh đạo đối với CAND về mọi mặt. Quyết
định số 110-QĐ/TW “Thành lập Đảng ủy Công an Trung ƣơng” ngày 30/8/1990
của Bộ Chính trị xác định: “Đảng ủy Công an Trung ƣơng đặt dƣới sự lãnh đạo
của Ban Chấp hành Trung ƣơng, mà trực tiếp, thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban
Bí thƣ có nhiệm vụ lãnh đạo mọi mặt công tác của ngành Công an, giúp Trung
ƣơng nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về đƣờng lối, chính sách giữ gìn an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, về công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân
dân Việt Nam; quyết định những chủ trƣơng, biện pháp thực hiện đƣờng lối,
chính trị của Đảng trong phạm vi trách nhiệm đƣợc giao; quyết định về công tác
tổ chức nhân sự của Ngành, trực tiếp lãnh đạo tổ chức đảng ở cơ quan Bộ Nội
vụ, các tổng cục, bộ tƣ lệnh và Bộ đội Biên phòng trực thuộc Bộ” [79, tr.67]
27
Quyết định số 110/QĐ-TW của Bộ Chính trị cũng quy định rõ vị trí, chức
năng của Tổng cục XDLL CAND là “cơ quan giúp Đảng ủy Công an Trung
ƣơng chỉ đạo công tác chính trị, công tác xây dựng Đảng và công tác quần
chúng của Đảng ở cơ quan Bộ Nội vụ, các Tổng cục và Bộ đội Biên phòng
trực thuộc Bộ; phối hợp với các ban của các tỉnh ủy, thành ủy về công tác xây
dựng Đảng và công tác quần chúng trong Đảng bộ Công an nhân dân ở địa
phƣơng” [79, tr.68].
Quyết định số 110/QĐ-TW của Bộ Chính trị là một quyết định quan
trọng, đánh dấu sự thay đổi cơ bản về cơ chế lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong
CAND, từ cơ chế lãnh đạo đảm bảo sang cơ chế lãnh đạo mọi mặt, là bƣớc phát
triển mới về sự lãnh đạo của Đảng đối với CAND trong thời kỳ mới.
- Cơ chế, nguyên tắc hoạt động của Đảng bộ Công an Trung ƣơng và hệ
thống tổ chức đảng trong CAND
Sau khi thành lập Đảng ủy CATW cho đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành
04 quy định về tổ chức Đảng trong CAND gồm: Quy định số 38-QĐ/TW ngày
18/5/1998; Quy định số 107-QĐ/TW ngày 19/8/2004, Quy định số 88-QĐ/TW
ngày 01/10/2007, Quy định số 92-QĐ/TW ngày 15/5/2012, Quy định số 72-
QĐ/TW ngày 12/2/2017 về tổ chức Đảng trong Công an nhân dân. Trong đó, về
cơ bản thống nhất xác định các nội dung sau:
Về cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo, “Đảng lãnh đạo Công an nhân dân tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt. Cấp ủy các cấp trong Công an nhân dân lãnh đạo mọi
mặt công tác đối với các đơn vị thuộc quyền. Các cơ quan chuyên môn ở công
an cấp nào có trách nhiệm tham mƣu cho cấp ủy công an cấp đó lãnh đạo về lĩnh
vực công tác chuyên môn đƣợc phân công”, “Tổ chức đảng trong Công an nhân
dân hoạt động theo Cƣơng lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của
Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc” [88, tr.293].
Về đặc điểm tổ chức đảng trong CAND, Quy định số 88-QĐ/TW ngày
01/10/2007 nêu rõ: Tổ chức đảng trong Công an nhân dân không có hệ thống
dọc từ Trung ƣơng đến các đơn vị cơ sở của Công an nhân dân địa phƣơng. Tổ
chức đảng ở Công an nhân dân địa phƣơng cấp nào đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp
28
về mọi mặt của cấp ủy địa phƣơng cấp đó, đồng thời chấp hành nghị quyết, chỉ
thị của đảng ủy công an cấp trên về bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội, xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân và xây dựng tổ chức đảng
trong sạch, vững mạnh [88].
Về hệ thống tổ chức đảng trong CAND đƣợc xác định:
Thứ nhất, hệ thống tổ chức ở Đảng bộ CATW
- Đảng bộ CATW trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng, bao gồm tổ
chức đảng ở các tổng cục, bộ tƣ lệnh và các đơn vị trực thuộc Bộ trƣởng Bộ
Công an. Đảng ủy CATW đặt dƣới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng
mà trực tiếp, thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.
- Ở các tổng cục, lập đảng bộ tổng cục, bao gồm tổ chức đảng ở các cục,
vụ, viện, học viện, trƣờng CAND và các đơn vị trực thuộc tổng cục; đặt dƣới sự
lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng ủy CATW.
- Ở các cục, bộ tƣ lệnh có các đơn vị cơ sở trực thuộc (Cục Quản lý trại
giam, Bộ Tƣ lệnh Cảnh vệ….), việc thành lập đảng cục, bộ tƣ lệnh do Đảng ủy
CATW quyết định.
- Ở các cục, vụ, viện, học viện , trƣờng Công an nhân dân, các trung đoàn,
tiểu đoàn độc lập, trại giam, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng, bệnh viện, đơn
vị doanh nghiệp của công an và phòng trực thuộc cục, bộ tƣ lệnh có đặc thù đƣợc
lập tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở hoặc chi bộ cơ sở).
- Ở các đơn vị trong CAND hoạt động có tính chất đặc biệt, lập tổ chức
đảng đƣợc giao nhiệm vụ đặc biệt theo quy định của Trung ƣơng; giao Đảng ủy
CATW hƣớng dẫn cụ thể.
Thứ hai, hệ thống tổ chức đảng ở công an địa phƣơng
- Đảng bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng bao gồm tổ
chức đảng ở phòng và đơn vị thuộc công an tỉnh, thành phố. Đảng ủy công an
tỉnh, thành phố là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đặt dƣới sự
lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của tỉnh ủy, thành ủy mà thƣờng xuyên là ban
thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy. Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy phân công đồng
chí phó bí thƣ tỉnh ủy, thành ủy là Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phụ
29
trách đảng ủy công an tỉnh, thành phố. Ở các phòng, ban và đơn vị thuộc cơ quan
công an tỉnh, thành phố lập tổ chức cơ sở đảng đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp về
mọi mặt của đảng ủy công an tỉnh, thành phố.
Tổ chức đảng ở công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và công
an phƣờng, thị trấn, xã đƣợc cơ cấu tƣơng tự (xem phụ lục số 1).
- Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng bộ CATW đối với công tác giáo dục –
đào tạo trong CAND
Sự lãnh đạo của Đảng bộ CATW đƣợc thể hiện qua các hình thức sau:
Thứ nhất, lãnh đạo trực tiếp qua nội dung nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ Công an Trung ƣơng các nhiệm kỳ; nghị quyết chuyên đề; nghị quyết
hội nghị Công an toàn quốc hàng năm.
Thứ hai, lãnh đạo gián tiếp qua nghị quyết đại hội các tổng cục, vụ, viện,
trƣờng…; nghị quyết chuyên đề, các đề án, chƣơng trình, hƣớng dẫn, kế hoạch
của các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an, các học viện, trƣờng CAND.
Thứ ba, thông qua sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và công tác tổ
chức thực hiện của Tổng cục XDLL CAND và của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban
Giám hiệu các học viện, trƣờng đại học CAND trong mỗi nhiệm kỳ, trong từng
năm học.
Để tổ chức thực hiện, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an chủ trƣơng
phân công nhiệm vụ lãnh đạo trực tiếp cho Tổng cục XDLL CAND và cho các
cấp ủy Đảng, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND có trách nhiệm
thƣờng xuyên lãnh đạo, tổ chức công tác giáo dục – đào tạo, trong đó có xây
dựng ĐNGV.
Bộ trƣởng có vai trò: (1) Quyết định thực hiện việc thực hiện các quy chế,
quy định của Nhà nƣớc, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục – đào
tạo; ban hành các quy chế, quy định của Bộ Công an về tổ chức quản lý các
trƣờng CAND. (2) Quyết định ban hành chức danh tiêu chuẩn đối với giảng
viên; đề nghị Nhà nƣớc phong tặng các danh hiệu nhà giáo, chức vụ khoa học,
học hàm cho giảng viên; (3) Quyết định bổ nhiệm chức danh giảng viên chính
đại học; (4) Quyết định các chế độ, chính sách đối với giảng viên; (5) Quyết định
30
cử giảng viên kiêm nhiệm ở các tổng cục, các đơn vị tham gia giảng dạy, báo
cáo thực tế cho các trƣờng và các chế độ, chính sách đối với giảng viên kiêm
nhiệm; (6) Quyết định cử giảng viên đi nghiên cứu, học tập, đi làm chuyên gia,
giảng dạy ở nƣớc ngoài.
Tổng cục Trƣởng Tổng cục XDLL CAND có trách nhiệm: (1) Lãnh đạo
trực tiếp các mặt công tác của các trƣờng CAND theo đúng quy định của Đảng
ủy CATW, Bộ trƣởng Bộ Công an và Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2)
Hƣớng dẫn chỉ đạo thống nhất việc tổ chức các nội dung công tác liên quan đến
giảng viên giữa các trƣờng CAND; (2) Quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ
chức, biên chế của các phòng, bộ môn, trung tâm đào tạo trực thuộc các trƣờng;
(3) Quyết định các vấn đề về công tác tổ chức cán bộ, trực tiếp tổ chức quản lý
và thực hiện chế độ, chính sách, bổ nhiệm, điều động, khen thƣởng, kỷ luật, sắp xếp
ĐNGV các trƣờng theo phân cấp của Bộ trƣởng; (4) Quyết định bổ nhiệm các chức
danh giảng viên đại học và các chức danh tƣơng đƣơng khác. (5) Tổ chức và hƣớng
dẫn việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV theo chức danh.
Ngoài ra, Tổng cục XDLL CAND có vai trò giúp Đảng ủy CATW, lãnh
đạo Bộ Công an triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, chủ trì phối hợp với
các đơn vị, các trƣờng xây dựng thành các đề án cụ thể trình lãnh đạo Bộ quyết
định. Có kế hoạch hàng năm, hƣớng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực
hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chƣơng trình, đề án.
Trong Tổng cục XDLL CAND, Cục Đào tạo (trƣớc năm 2009 là Vụ Đào
tạo) với vai trò là đầu mối xây dựng kế hoạch và liên hệ với các cơ quan chức
năng của Đảng, Nhà nƣớc về công tác giảng viên của các học viện, trƣờng đại
học CAND; giúp lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND hƣớng dẫn quản lý, chỉ đạo
các nội dung liên quan đến công tác giảng viên. Cục Đào tạo chủ trì phối hợp với
Cục Tham mƣu chính trị và Cục Tổ chức cán bộ thực hiện các nội dung: (1) Đề
xuất hệ thống chức danh, tiêu chuẩn đối với giảng viên, đề nghị nhà nƣớc phong
tặng các danh hiệu nhà giáo, chức vụ khoa học, học hàm cho giảng viên các
trƣờng CAND; (2) Giúp Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND hƣớng dẫn,
kiểm tra các mặt công tác tổ chức cán bộ, tổ chức việc thực hiện công tác thanh
31
tra (trừ thanh tra giáo dục) trong các trƣờng CAND; (3) Nghiên cứu, đề xuất chế
độ, chính sách chế độ đối với giảng viên, Cục Tổ chức cán bộ giúp lãnh đạo tổng
cục thẩm định và làm thủ tục trình lãnh đạo Bộ những vấn đề thuộc thẩm quyền
của Bộ; (4) Cục Đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng đề xuất kinh
phí, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trƣờng. (5) Cục Đào tạo
giúp lãnh đạo Tổng cục tổ chức giao ban khối trƣờng 3 tháng 1 lần; hƣớng dẫn
các trƣờng tổ chức tổng kết năm học và tập hợp xây dựng báo cáo tổng kết công
tác năm học khối trƣờng và chƣơng trình công tác năm học mới.
Tổng cục Trƣởng các Tổng cục thuộc Bộ Công an có trách nhiệm: (1) Tổ
chức huy động cán bộ tham gia công tác NCKH, tổng kết chuyên đề nghiệp vụ,
có trách nhiệm cử cán bộ có học vị, học hàm và các cán bộ giỏi, có nhiều kinh
nghiệm tham gia giảng dạy, báo cáo thực tế tại các trƣờng CAND; thƣờng xuyên
thông báo, cung cấp thông tin, tài liệu, phƣơng tiện nghiệp vụ mới cho các
trƣờng; đƣợc quyền và trách nhiệm triệu tập ban giám hiệu và giáo viên các
trƣờng tham gia các hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ
của các tổng cục và các đơn vị. (2) Tiếp nhận, bố trí và chỉ đạo công tác cho
giảng viên đi thực tế, sinh viên đi thực tập, sử dụng sinh viên tốt nghiệp theo
đúng ngành nghề, mục tiêu đào tạo, phối hợp với các trƣờng tổ chức quá trình
đào tạo theo quy định của Bộ trƣởng.
Tổng cục trƣởng Tổng cục Hậu cần và Vụ trƣởng Vụ Kế hoạch tài chính
có trách nhiệm: (1) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục trƣởng Tổng cục Trƣởng
Tổng cục XDLL CAND tổ chức thực hiện việc cung cấp, đảm bảo kinh phí,
phƣơng tiện kỹ thuật, phƣơng tiện, đồ dùng dạy học, đầu tƣ xây dựng cơ bản cho
các trƣờng theo quy mô, nhiệm vụ đào tạo. (2) Tổ chức quản lý và hƣớng dẫn
nghiệp vụ, kiểm tra các nội dung về công tác kế hoạch, tài chính, hậu cần có liên
quan đến công tác giáo dục - đào tạo trong CAND.
Giám đốc học viện, Hiệu trƣởng trƣờng đại học: (1) Tổ chức thực hiện và
chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng về toàn bộ công tác nhà trƣờng theo quy
định, quy chế và phân cấp của Bộ trƣởng; (2) Căn cứ điều kiện cụ thể của đơn
vị, tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí ĐNGV phù hợp, xây dựng kế hoạch, đề ra
32
biện pháp cụ thể trong thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng
ĐNGV. (3) Trực tiếp quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng
viên; (4) Quyết định bổ nhiệm chức danh trợ giảng đại học và các chức danh
tƣơng đƣơng khác theo phân cấp của Bộ trƣởng; quyết định cử giảng viên liên
kết giảng dạy với các trƣờng CAND với các trƣờng của nhà nƣớc. (5) Tổ chức
kiểm tra nội dung công tác xây dựng ĐNGV. (6) Thực hiện các quyền khác
đƣợc quy định trong các quy chế của nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của
Bộ trƣởng Bộ Công an.
Tại các học viện, trƣờng đại học CAND, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban
Giám hiệu và lãnh đạo các phòng, ban chức năng nhƣ: lãnh đạo Phòng Quản lý
đào tạo, Phòng Quản lý sau đại học và bồi dƣỡng chức danh, Phòng Quản lý
nghiên cứu khoa học, Phòng Xây dựng lực lƣợng, Phòng Hậu cần chịu trách
nhiệm trƣớc Bí thƣ Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Hiệu trƣởng trƣờng Đại học
CAND về chƣơng trình công tác, hoạt động giảng dạy, NCKH, thực hiện chế độ
tuyển dụng, chế độ chính sách đối với ĐNGV.
Nhƣ vậy, về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng bộ CATW đối với công tác
giáo dục - đào tạo thông qua nhiêu kênh và các cấp đƣợc phân công, phân quyền
đó là các kênh: Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XDLL CAND,
Đảng bộ, lãnh đạo học viện, trƣờng đại học CAND.
2.1.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện,
trƣờng đại học Công an nhân dân trƣớc năm 2001
Quán triệt quan điểm của Đảng về cải cách giáo dục, ngày 18/06/1982 Bộ
Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Nghị quyết số 01/NQ-BNV về cải cách giáo
dục trong lực lƣợng CAND. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Nội vụ đề cập toàn
diện về công tác giáo dục - đào tạo, trong đó xác định vai trò quan trọng của việc
xây dựng ĐNGV về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn theo chức danh.
Cùng với tiến trình phát triển của giáo dục đại học Việt Nam, trải qua quá
trình hình thành và phát triển, từ khi chỉ có 01 cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo
đại học đến năm 2001 đã có 5 trƣờng CAND thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại
học: ở phía Bắc có Học viện An ninh nhân dân (ANND), Học viện Cảnh sát
33
nhân dân (CSND) và Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy (PCCC); ở phía
Nam có Trƣờng Đại học An ninh nhân dân (ANND) và Trƣờng Đại học Cảnh
sát nhân dân (CSND).
Học viện An ninh nhân dân ngày nay, tiền thân là Trƣờng Huấn luyện
Công an đƣợc thành lập ngày 25/6/1946, đƣợc công nhận là Trƣờng Đại học và
Trung học đầu tiên của ngành Công an theo Quyết định số 111-QĐ/CP ngày
22/7/1964 của Hội đồng Chính phủ. Đến tháng 9/1969, Bộ Nội vụ (nay là Bộ
Công an) đã triển khai khóa đào tạo trình độ đại học đầu tiên (D1). Thành công
bƣớc đầu này đã “thể hiện rõ quyết tâm của lãnh đạo Bộ Công an và Trƣờng
phải mở các lớp đào tạo đại học công an chính quy phục vụ nhiệm vụ chiến đấu
trƣớc mắt và lâu dài của ngành” [91, tr.100]. Đến ngày 10/7/1993, Bộ Giáo dục
và Đào tạo ra Quyết định số 1449/QĐ -SĐH giao cho nhà trƣờng nhiệm vụ đào
tạo cao học An ninh và năm 1996 đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ.
Học viện Cảnh sát nhân dân đƣợc công nhận đào tạo đại học từ năm 1976
theo Quyết định số 231/CP ngày 27/11/1976 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngày
15/5/1992, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số
998/QĐ/SĐH, giao nhiệm vụ đào tạo Cao học cho trƣờng và năm 1995 đƣợc
giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ.
Trƣờng Đại học An ninh nhân dân ở phía Nam phát triển từ Trƣờng An
ninh Trung ƣơng Cục, thành lập năm 1963 và đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo đại
học từ năm 1988, là một phân hiệu của Học viện ANND. Đến ngày 30/7/2003,
Phó Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 154/2003/QĐ-TTg về việc thành
lập trƣờng Đại học An ninh nhân dân. Từ thời điểm này, Phân hiệu trƣờng Đại
học An ninh nhân dân trở thành một trƣờng đại học độc lập của ngành công an ở
khu vực phía Nam.
Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân ở phía Nam có tiền thân là Trƣờng Hạ
sỹ quan Cảnh sát nhân dân II, đƣợc thành lập năm 1976, năm 1988 đƣợc giao
nhiệm vụ đào tạo đại học, là phân hiệu của Học viện CSND. Ngày 28/7/2003,
Phó Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 152/2003/QĐ-TTg về việc thành
lập trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân trở thành trƣờng đại học độc lập có chức
34
năng đào tạo đại học và sau đại học cho lực lƣợng Cảnh sát nhân dân khu vực
phía Nam.
Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy thành lập và đƣợc giao nhiệm vụ
đào tạo đại học theo Quyết định số 203/1999/QĐ-Ttg ngày 14/10/1999 của Thủ
tƣớng Chính phủ.
Việc thành lập các học viện, trƣờng đại học CAND là những quyết định
đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc và lãnh đạo Bộ Công an đáp ứng yêu cầu về xây
dựng lực lƣợng CAND trong từng thời kỳ.
Quá trình phát triển của các học viện, trƣờng đại học CAND luôn gắn liền
với quá trình xây dựng và phát triển ĐNGV. Tiền đề của ĐNGV của các học
viện, trƣờng đại học CAND là đội ngũ cán bộ đầy nhiệt tình, tâm huyết, có kinh
nghiệm giảng dạy các lớp huấn luyện đào tạo trƣớc đó và trƣởng thành trong thực
tiễn, một số đồng chí đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ở nƣớc ngoài và các cơ sở
đại học trong nƣớc. Đó là cơ sở để các học viện, trƣờng đại học xây dựng ĐNGV
đáp ứng đủ về số lƣợng và chất lƣợng phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo.
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng
(khóa VIII) về “định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” ngày 24/12/1996, ngày 22/04/1997, Đảng ủy
CATW ban hành Nghị quyết số 04/NQ-ĐU “về phát triển giáo dục-đào tạo và
khoa học công nghệ của lực lƣợng Công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và nhiệm vụ đến năm 2000” (sau đây gọi là Nghị
quyết 04/NQ-ĐU). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục -
đào tạo trong CAND, trong quá trình đổi mới đất nƣớc từ năm 1986 đến năm
1997, Nghị quyết đã nêu lên những vấn đề có tính quyết định về mục tiêu, nhiệm
vụ và giải pháp lớn để phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của
lực lƣợng CAND đến năm 2020 và những nhiệm vụ đến năm 2000.
Nghị quyết số 04/NQ-ĐU đã xác định những chủ trƣơng, giải pháp lớn
nhằm để đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo trong CAND nhƣ: củng cố, xây
dựng hệ thống các trƣờng CAND, về chƣơng trình đào tạo; mục tiêu đào tạo; về
35
công tác tuyển sinh, về hoàn thiện hệ thống giáo trình tài liệu giảng dạy và vấn
đề giáo viên.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-ĐU, lãnh đạo Bộ Công an
đã ban hành Chƣơng trình số 305/BNV (X14) ngày 23/04/1997 về “phát triển
giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến
năm 2000” (sau đây gọi là Chƣơng trình 305/CT-BCA) và ra Quyết định số
551/1998/QĐ-BCA (X14) ngày 08/9/1998 ban hành “6 Đề án phát triển giáo dục
và đào tạo trong lực lƣợng Công an nhân dân”, trong đó có Đề án “Xây dựng đội
ngũ giáo viên các trƣờng Công an nhân dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”. Theo đó, Bộ Công an nêu mục tiêu nhiệm vụ
xây dựng ĐNGV đến năm 2000 là xây dựng ĐNGV đủ về số lƣợng, đảm bảo cơ
cấu hợp lý giữa các môn học, tạo sự liên thông, liên kết trong giảng dạy giữa các
trƣờng Công an nhân dân. Phấn đấu có “50% giáo viên giảng dạy ở đại học, cao
đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó 15% trình độ tiến sỹ, phó tiến sỹ” [9,
tr.22 ]. Ngoài ra, Đề án cũng nêu rõ nhiệm vụ phải hoàn thiện các quy chế quản
lý, chế độ làm việc và một số chế độ chính sách thiết thực cho ĐNGV đảm bảo
giảng viên yên tâm với nghề nghiệp dạy học và có chính sách sàng lọc nhằm
nâng cao chất lƣợng ĐNGV.
Quán triệt tinh thần của Đề án, các đảng bộ thuộc Đảng bộ CATW đã tập
trung lãnh đạo về mọi mặt công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại
học CAND và đạt đƣợc kết quả quan trọng:
Đối với công tác tuyển chọn ĐNGV: Tổng cục XDLL CAND đã chỉ đạo
các học viện, trƣờng đại học chú trọng việc quy hoạch, phát triển ĐNGV gắn với
quy mô đào tạo của hệ thống trƣờng, hệ thống ngành học. Việc tuyển chọn giảng
viên trƣớc năm 2001 chủ yếu thực hiện theo quy chế tuyển chọn cán bộ vào lực
lƣợng CAND. Việc tuyển giảng viên hàng năm hầu hết tuyển không đủ so với
biên chế. Riêng năm 2001, các học viện, trƣờng đại học tuyển bổ sung đƣợc 51
giảng viên nhƣng còn thiếu 52 giảng viên, trong đó Học viện ANND thiếu 22
giảng viên, Đại học ANND thiếu 19 giảng viên [14, tr.22].
36
Đối với công tác đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV: Đảng bộ các học viện,
trƣờng đại học đã quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho giảng viên
để nâng cao trình độ cho ĐNGV. Đảng ủy Trƣờng Đại học CSND đã ra Nghị
quyết số 26/NQ-ĐU ngày 3/2/1998 về “Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học
công nghệ đến năm 2000”. Trong đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh, phân hiệu Cảnh
sát nhân dân sẽ đặc biệt chú trọng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trực
tiếp làm công tác giảng dạy; đảm bảo cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học đáp
ứng yêu cầu không ngừng đổi mới của nội dung và phƣơng pháp giảng dạy [50,
tr.78]. Đối với Đại học PCCC, vào thời điểm nhà trƣờng bắt đầu đào tạo đại học,
với yêu cầu cấp thiết về trình độ ĐNGV, trung bình mỗi năm nhà trƣờng cử
khoảng 30% cán bộ, giáo viên đi học tập các trƣờng trong và ngoài ngành để
nâng cao trình độ [51, tr.218 ].
Kết quả, Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học đã cử nhiều lƣợt giảng viên
đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ sau đại học. Tính đến
năm 2001, số giảng viên các học viện, trƣờng đại học đang theo học nghiên cứu
sinh là 59 giảng viên; cao học là 83 giảng viên; đại học, cao đẳng là 71 giảng
viên; trung học 1 giảng viên [14, tr.24].
Ngoài ra, Bộ Công an chỉ đạo Tổng cục XDLL CAND phối hợp với các
cơ sở đào tạo ngoài ngành và các học viện, trƣờng đại học tổ chức nhiều chƣơng
trình bồi dƣỡng hàng năm nhƣ: bồi dƣỡng lý luận chính trị; nghiệp vụ công an;
nghiệp vụ sƣ phạm; tin học, ngoại ngữ và các chƣơng trình bồi dƣỡng khác.
Riêng năm 2001, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND đã cử 158 giảng
viên tham gia lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ công an; 44 giảng viên tham gia bồi
dƣỡng lý luận chính trị; 4 giảng viên bồi dƣỡng ngoại ngữ và 53 giảng viên tham
gia các lớp bồi dƣỡng khác[14, tr.24 ].
Về tổ chức hoạt động dạy giỏi: Lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo tiếp tục duy
trì phong trào dạy giỏi trong các trƣờng CAND. Sau nhiều năm triển khai, khi
quyết định cũ đã có nhiều điểm không còn phù hợp, ngày 21/2/2000, Bộ trƣởng
Bộ Công an đã ra Quyết định số 142/2000/QĐ-BCA (X14) ban hành “Điều lệ
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân
Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân

More Related Content

What's hot

Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Mônphuongqtvpk1d
 

What's hot (20)

Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộLuận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
Luận văn: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở các đảng bộ
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
Luận văn HAY, HOT: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh ở đảng bộ
 
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOTLuận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
Luận văn: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính, HOT
 
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đLuận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
Luận văn: Tình hình tội phạm tại quận Phú Nhuận, TPHCM, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú ThọBáo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
Báo cáo thực tập tại UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ
 
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOTĐề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
Đề tài: Tội vi phạm an toàn giao thông đường bộ theo Luật, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấyLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND phường quận Cầu giấy
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn, HAY
 
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOTLuận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
Luận văn: Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma túy, HOT
 
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAYLuận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
Luận văn: Hoạt động của chính quyền xã tại Hưng Yên, HAY
 
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOTLuận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
Luận văn: Phổ biến giáo dục pháp luật trên tỉnh Quảng Ninh, HOT
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAYLuận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, HAY
 
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đTội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
Tội mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật hình sự, 9đ
 
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tàiLuận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
Luận văn Xây dựng và thực hiện chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt NamLuận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Luận văn: Giáo dục pháp luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam
 
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh MônBáo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
Báo cáo kiến tập tại UBND Huyện Kinh Môn
 
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAYLuận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trườngLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
 

Similar to Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...TieuNgocLy
 
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...
Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...
Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...nataliej4
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân (20)

Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộ
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộLuận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộ
Luận văn: Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch ở đảng bộ
 
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
Phong cách làm việc Hồ Chí Minh cho giảng viên các Học viện Công an - Gửi miễ...
 
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAYLuận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
Luận án: Quản lý tài chính tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, HAY
 
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ GIÁO DỤC Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cơ sở ...
 
Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân
Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dânChất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân
Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân
 
Luận án: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt ...
Luận án: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt ...Luận án: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt ...
Luận án: Chất lượng đội ngũ cán bộ hậu cần trung đoàn Quân đội nhân dân Việt ...
 
Luận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐH
Luận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐHLuận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐH
Luận văn: Tăng cường sự lãnh đạo của cơ sở Đảng ở Trường ĐH
 
Luận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học
Luận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại họcLuận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học
Luận văn: Lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng ở Trường Đại học
 
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
LV: Tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng ở trường đại học Trần Đ...
 
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc LiêuTác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Công an tỉnh Bạc Liêu
 
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sát
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sátQuản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sát
Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên Trường Cảnh sát
 
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì các đơn vị trực thuộc Trường...
 
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAY
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAYGắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAY
Gắn quy hoạch với sử dụng đội ngũ cán bộ chủ trì tại trường ĐH, HAY
 
Luận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên
Luận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viênLuận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên
Luận văn: Bồi dưỡng phương pháp tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên
 
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sátĐề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
Đề tài: Tác phong công tác của đội ngũ điều tra viên Cảnh sát
 
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...
Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện Hành chính, HAY - Gửi miễn p...
 
Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...
Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...
Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại học viện hành chính quốc gia luận án ...
 
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOTLuận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
Luận văn: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại Học viện, HOT
 
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
Th s31 002_xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia ở huyện hà trun...
 
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOTĐề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
Đề tài: Giáo dục pháp luật cho sinh viên ĐH quân sự Hà Nội, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfchimloncamsungdinhti
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxGingvin36HC
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháplamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...songtoan982017
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực c...
 
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdfTiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
Tiểu luận triết học_Nguyễn Gia Nghi_QHCCCLC_11230120.pdf
 
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptxVẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
VẤN ĐỀ 12 VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ.pptx
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápTóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Tóm tắt luận văn Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Xây dựng mô hình ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường ô nhiễm hữu cơ trong nước thải ...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền gửi ngân hàng tại công ty TNHH Một Thành Viên...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 

Xây dựng đội ngũ giảng viên các trường ĐH Công an nhân dân

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG §¶NG Bé C¤NG AN TRUNG ¦¥NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò GI¶NG VI£N C¸C HäC VIÖN, TR¦êNG §¹I HäC C¤NG AN NH¢N D¢N Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ----------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THU TRANG §¶NG Bé C¤NG AN TRUNG ¦¥NG L·NH §¹O X¢Y DùNG §éI NGò GI¶NG VI£N C¸C HäC VIÖN, TR¦êNG §¹I HäC C¤NG AN NH¢N D¢N Tõ N¡M 2001 §ÕN N¡M 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mà SỐ: 62 22 03 15 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS NGUYỄN BÌNH BAN 2. PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HÀ NỘI – 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đƣợc trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Trang
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................................7 1.1. Những công trình khoa học liên quan đến luận án ....................................7 1.2. Kết quả nghiên cứu các công trình đã công bố và những nội dung luận án tập trung nghiên cứu .......................................................................................19 Chƣơng 2: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 ..........................................................22 2.1. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng đội ngũ giảng viên của Đảng bộ Công an Trung ƣơng ........................................................................22 2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ƣơng về xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2001 đến năm 2005 ..............................................45 Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 .............................75 3.1. Công tác xây dựng đội ngũ giảng viên trƣớc yêu cầu, nhiệm vụ mới .... 75 3.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo của Đảng bộ Công an Trung ƣơng về xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến năm 2010 ..............................................80 Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ................................. 116 4.1. Nhận xét .................................................................................................116 4.2. Một số kinh nghiệm ...............................................................................130 KẾT LUẬN .......................................................................................................149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ..............................................151 PHỤ LỤC ..........................................................................................................164
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CATW Công an Trung ƣơng CAND Công an nhân dân ANND An ninh nhân dân CSND Cảnh sát nhân dân PCCC Phòng cháy, chữa cháy ĐNGV Đội ngũ giảng viên NCKH Nghiên cứu khoa học XDLL Xây dựng lực lƣợng XHCN Xã hội chủ nghĩa
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Công tác giáo dục đào tạo bồi dƣỡng cán bộ và xây dựng các trƣờng trong Công an nhân dân (CAND) đƣợc hình thành từ rất sớm (năm 1946). Hệ thống các trƣờng CAND đƣợc quan tâm xây dựng, phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay và tƣơng đối hoàn thiện gồm: 4 học viện, 4 trƣờng đại học, 4 trƣờng cao đẳng, 6 trƣờng trung cấp. Đi liền với quá trình đó là công tác xây dựng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ giảng viên là đội ngũ trí thức của ngành Công an hoạt động trong các trƣờng Công an nhân dân có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công an, góp phần vào công tác xây dựng lực lƣợng CAND trong sạch, vững mạnh, đủ sức đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình xây dựng và phát triển, ĐNGV luôn nhận đƣợc sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng ủy Công an Trung ƣơng (CATW), lãnh đạo Bộ Công an, mà trực tiếp là Tổng cục Xây dựng lực lƣợng (XDLL) CAND (nay là Tổng cục Chính trị CAND), Đảng ủy, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND trên tất cả các mặt từ công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chế độ, chính sách cho ĐNGV… Nhờ vậy, ĐNGV đã cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo của lực lƣợng CAND, từng bƣớc bắt nhịp đƣợc với ĐNGV các học viện, trƣờng đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân, của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của sự phát triển trong thời gian qua, công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND bộc lộ những một số hạn chế, nhất là về cơ cấu thiếu đồng bộ, hợp lý cả về số lƣợng và chất lƣợng; chỉ đạo xây dựng ĐNGV còn thể hiện sự thiếu nhất quán, đồng bộ, có hệ thống. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ giáo dục, sự mở rộng và phát triển về quy mô, loại hình, chuyên ngành đào tạo của các học viện,
  • 7. 2 trƣờng đại học CAND, đòi hỏi ĐNGV phải không ngừng lớn mạnh, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo ngày càng cao của lực lƣợng CAND trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) đã khẳng định: “Trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội” [75; tr 145-146] và xác định rõ mục tiêu xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, “vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lƣợng tổng hợp sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân” [75; tr.149], việc xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ toàn lực lƣợng CAND đang đặt ra yêu cầu cao đối với công tác giáo dục - đào tạo CAND nói chung và xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu đó, việc đánh giá thực trạng, làm rõ những thành tựu và hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Những kinh nghiệm đƣợc rút ra sẽ là những luận cứ quan trọng góp phần để Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục Chính trị CAND và Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học CAND vận dụng, đề ra những chƣơng trình mang tính chiến lƣợc, toàn diện và xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể nhằm phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài “Đảng bộ Công an Trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học Công an nhân dân từ năm 2001 đến năm 2010” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • 8. 3 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ CATW để rút ra nhận xét và một số kinh nghiệm chủ yếu, góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Khảo sát thực trạng, làm rõ những yếu tố tác động đến công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ CATW và thực trạng đội ngũ giảng viên trƣớc năm 2001. - Trình bày một cách có hệ thống quan điểm, chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an về lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. - Phân tích, làm rõ chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ CATW (bao gồm Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XDLL CAND, Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học) về công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. - Đánh giá những thành tựu và hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác lãnh đạo của Đảng bộ CATW về xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. - Đúc rút một số kinh nghiệm của Đảng bộ CATW trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nghiên cứu chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND của Đảng bộ Công an Trung ƣơng từ năm 2001 đến năm 2010.
  • 9. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: đề tài tập trung làm rõ chủ trƣơng và quá trình chỉ đạo của Đảng bộ CATW về xây dựng ĐNGV các học viện, các trƣờng đại học trên các mặt: công tác tuyển chọn, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện chế độ, chính sách đối với ĐNGV. - Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2010. - Phạm vi không gian: Đội ngũ giảng viên cơ hữu các học viện, trƣờng đại học CAND trong toàn quốc; tập trung nghiên cứu, khảo sát tại 02 học viện , 03 trƣờng đại học CAND gồm: Học viện An ninh nhân dân (ANND), Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND), Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) khu vực phía Bắc, Trƣờng Đại học An ninh nhân dân (ANND), Trƣờng đại học Cảnh sát nhân dân (CSND) khu vực phía Nam. 4. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án đƣợc nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; đƣờng lối, quan điểm của Đảng về giáo dục - đào tạo, về xây dựng lực lƣợng CAND nói chung và về xây dựng ĐNGV nói riêng. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp chủ yếu là: phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic; kết hợp nhuần nhuyễn hai phƣơng pháp đó trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng, vận dụng các phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: làm rõ những chuyển biến của công tác xây dựng ĐNGV trong 10 năm, qua phân tích 2 giai đoạn, từ năm 2001 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến năm 2010; đặc biệt là khi đánh giá thành tựu, hạn chế và những kinh nghiệm rút ra. Phƣơng pháp thống kê: nghiên cứu sinh sử dụng số liệu đƣợc khảo sát, xử lý chọn lọc khi xây dựng các bảng biểu thống kê về số lƣợng, chất lƣợng, kết quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của ĐNGV từ năm 2001 đến năm 2010. Phƣơng pháp khảo sát: tiến hành khảo sát về quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện xây dựng ĐNGV tại các học viện, trƣờng
  • 10. 5 đại học CAND. Phƣơng pháp so sánh: so sánh nội dung, kết quả xây dựng ĐNGV ở hai thời kỳ: từ năm 2001 đến năm 2005 và từ năm 2006 đến 2010; so sánh một số nội dung xây dựng ĐNGV với các học viện, trƣờng đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Phƣơng pháp chuyên gia: tọa đàm, lấy ý kiến tham vấn của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu khoa học, quản lý công tác giáo dục - đào tạo trong CAND… 4.3. Nguồn tài liệu Luận án chủ yếu sử dụng nguồn tƣ liệu, bao gồm: - Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục. - - đào tạo nói chung và xây dựng ĐNGV nói riêng. - Văn kiện của Đảng ủy CATW, Nghị quyết Hội nghị công an toàn quốc, Nghị quyết của Đảng bộ Tổng cục XDLL CAND, Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học CAND về công tác giáo dục - đào tạo trong lực lƣợng CAND nói chung và xây dựng ĐNGV nói riêng. - Các chƣơng trình, đề án, kế hoạch của Bộ Công an liên quan đến nội dung đề tài; các báo cáo tổng kết công tác năm học của Cục Đào tạo – Bộ Công an từ năm 1997 đến năm 2010. - Các văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học CAND; các nghị quyết chuyên đề và các báo cáo tổng kết năm học của các nhà trƣờng từ năm 2001 đến năm 2010. - Các công trình nghiên cứu chuyên sâu của các học giả trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Trên cơ sở nghiên cứu quá trình Đảng bộ CATW lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010), luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn nhiệm vụ quan
  • 11. 6 trọng trong xây dựng ĐNGV đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế. - Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp luận cứ phục vụ công tác tham mƣu của các đơn vị chức năng trong việc đề xuất quan điểm, chủ trƣơng, chính sách, xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, biện pháp tiếp tục hoàn thiện xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong tình hình mới. 6. Ý nghĩa của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đổi mới và tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng ủy CATW và các Đảng ủy thuộc Đảng bộ CATW trong xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trong tình hình mới. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo chỉ huy các cấp của Đảng bộ CATW trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNGV trong các trƣờng CAND nói chung và trong các học viện, trƣờng đại học CAND nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của Luận án gồm 4 chƣơng, 8 tiết: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án Chƣơng 2: Xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học Công an nhân dân trong Đảng bộ Công an Trung ƣơng từ năm 2001 đến năm 2005 Chƣơng 3: Đảng bộ Công an Trung ƣơng lãnh đạo xây dựng đội ngũ giảng viên từ năm 2006 đến năm 2010 Chƣơng 4: Nhận xét và một số kinh nghiệm
  • 12. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình khoa học của nƣớc ngoài Các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài đề cập về vai trò, nhiệm vụ của giảng viên và những phẩm chất của giáo viên. Trong cuốn “The Joy of teaching” [122] (Niềm vui dạy học) của Peter Filence đã cung cấp một cách nhìn hoàn toàn mới về vai trò của giảng viên. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích mối quan hệ ba chiều giữa giảng viên, sinh viên và môn học. Theo Peter Filence, một giảng viên giỏi phải hội tụ đủ 5 phẩm chất đó là: lòng nhiệt tình, sự rõ ràng, biết cách tổ chức, biết cách khơi dậy và giỏi quan tâm. Trong đó, giảng viên có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trƣờng học tập đầy hứng khởi cho sinh viên. Theo đó, tác giả đã hƣớng dẫn giảng viên cách thức, phƣơng pháp để tạo hứng khởi cho sinh viên trong học tập, trong xây dựng định hƣớng nghề nghiệp. giảng viên cần chú ý đến tất cả yếu tố của quá trình, từ cách xây dựng đề cƣơng khóa học, tổ chức giảng bài, hƣớng dẫn thảo luận, mở rộng môi trƣờng học tập đến đánh giá sinh viên. Công trình nghiên cứu “Effective college teaching”[124] (Dạy đại học hiệu quả) của Wilbert J.McKeachie and James A. Kulik đã đề cập yêu cầu, đặc điểm của giảng viên đại học ngày nay, trong đó nhấn mạnh yêu cầu về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Tác giả đã giới thiệu một số phƣơng pháp giảng dạy hiệu quả một số môn học khoa học nhân văn, môn khoa học, môn toán đại học, môn tâm lý… , cung cấp cho giảng viên những kinh nghiệm trong quá trình tổ chức giảng dạy. Công trình “Qualities of effective teacher” [126] (Phẩm chất ngƣời giáo viên tốt) của James H.Stronge đã cung cấp cho ngƣời đọc về một hệ thống các yếu tố hình thành một ngƣời giảng viên tốt đó là: việc quan tâm học viên, lắng nghe, sự thấu hiểu về học viên; sự công bằng và tôn trọng; tƣơng tác xã hội với
  • 13. 8 học viên; đẩy mạnh sự nhiệt tình và động lực cho việc học tập; thái độ với công việc giảng dạy và tự đánh giá. Trong những phẩm chất đó, tác giả đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa thái độ, tình cảm của giảng viên với môn học và với học viên. Cuốn sách “Teacher’Professional Development” [125] (Sự phát triển của giáo viên) của Jaap Scheerens đã nhấn mạnh đến những yếu tố tạo nên sự phát triển của giảng viên đó là phong cách, năng lực giảng dạy và kết quả của việc giảng dạy. Ba yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, phong cách, năng lực giảng dạy của giảng viên là điều kiện để giảng viên thực hiện có hiệu quả việc giảng dạy; ngƣợc lại, hiệu quả việc giảng dạy là thƣớc đo chính xác năng lực của giảng viên. Qua 10 chƣơng trong cuốn sách “The Art and science of teaching” [123] (Tính nghệ thuật và tính khoa học của việc giảng dạy), tác giả Robert J. Mazano đã giúp giảng viên nhận biết đƣợc ý nghĩa, vai trò của phƣơng pháp giảng dạy. Tác giả đi sâu nghiên cứu, phân tích một số phƣơng pháp giúp giảng viên tổ chức hiệu quả giờ giảng, nhƣ: lập mục tiêu giảng dạy, kỹ năng tƣơng tác với học viên, cách tổ chức lớp học… Theo quan niệm của ông, giảng dạy trở thành hoạt động mang tính nghệ thuật và tính khoa học khi giảng viên vận dụng nhuần nhuyễn các phƣơng pháp trên trong quá trình dạy học. Trong cuốn “Peut-on former les enseignants” [121] (Một số vấn đề về đào tạo giảng viên) của tác giả Michel Develay đã khẳng định tầm quan trọng của việc đào tạo giảng viên. Tác giả đề cập có hệ thống những vấn đề liên quan đến công tác đào tạo giảng viên từ nguyên tắc, nội dung, các phƣơng thức, cách thức đào tạo giảng viên. Hiệu quả của việc đào tạo giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lƣợng của giảng viên. Ken Bain là tác giả cuốn sách “What the best college teachers do” [120] (Phẩm chất của những nhà giáo ƣu tú). Khi viết cuốn sách này, Ken Bain đã là giáo sƣ sử học 15 năm ở trƣờng đại học và nghiên cứu của ông tập trung bàn đến vai trò, phẩm chất, năng lực của ngƣời giảng viên khi tiến hành các hoạt động giảng dạy để có kết quả xuất sắc. Với mỗi giảng viên, nghiên cứu tài liệu giúp
  • 14. 9 giảng viên có định hƣớng quan trọng trong xác định những việc nên làm và cần làm khi tổ chức dạy học để có kết quả tốt. Đặc biệt, ngay thời điểm đó, tác giả đã tìm hiểu hoạt động đánh giá của giảng viên với sinh viên và hoạt động giảng viên tự đánh giá. Quan điểm về hoạt động đánh giá giảng viên của ông có nhiều điểm phù hợp với lý luận giáo dục ngày nay, đặc biệt là hoạt động kiểm định chất lƣợng giáo dục. 1.1.2. Những công trình khoa học ở Việt Nam 1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về giảng viên và việc xây dựng đội ngũ giảng viên trong các học viện, trường đại học ở Việt Nam - Các nghiên cứu về vai trò, nhiệm vụ của giảng viên; về phẩm chất của ngƣời giảng viên, về chất lƣợng của ĐNGV chuyên ngành giảng dạy đặc thù nhƣ chuyên ngành triết học, quản lý giáo dục, sƣ phạm, kinh tế… Cuốn sách “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy và việc xây dựng đội ngũ giảng viên đại học hiện nay” [84] của tác giả Ngô Văn Hà đã tập trung nghiên cứu, phân tích hệ thống quan điểm tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy, bao gồm vai trò, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và phƣơng pháp giảng dạy của ngƣời thầy giáo. Hơn nữa, tác giả đã đánh giá thực trạng và đi sâu phân tích sự vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về ngƣời thầy trong việc xây dựng ĐNGV đại học hiện nay. Sách chuyên khảo“Tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học” [115] của tác giả Nguyễn Thị Tình, đã cung cấp cho ngƣời đọc một cách nhìn tổng quan về hoạt động giảng dạy của giảng viên đại học. Tác giả đã nghiên cứu rất chi tiết về các nội dung liên quan nhƣ khái niệm giảng viên, yêu cầu đối với giảng viên đại học và nhấn mạnh đến tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học. Tính tích cực của giảng viên thể hiện ở tất cả các nội dung của quy trình giảng dạy: từ chuẩn bị bài giảng, tổ chức thực hiện trên lớp và quá trình đánh giá sau giờ học. Trọng tâm của cuốn sách là kết quả nghiên cứu về thực trạng tính tích cực giảng dạy của giảng viên đại học thông qua tổ chức, thực hiện các phƣơng pháp nghiên cứu và xử lý kết quả.
  • 15. 10 Với công trình “Những đặc điểm nhân cách tạo thành uy tín của nữ giảng viên đại học đối với sinh viên” [101] của tác giả Hoàng Mộc Lan đã tiến hành khảo sát thực trạng đội ngũ nữ giảng viên của 3 trƣờng đại học là: Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Đại học Sƣ phạm Hà Nội, từ đó xác định hệ thống đặc điểm nhân cách tạo thành uy tín của nữ giảng viên đối với sinh viên, nghiên cứu cũng phác thảo mô hình đặc điểm nhân cách của nữ giảng viên có uy tín cao đối với sinh viên hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao uy tín của đội ngũ nữ giảng viên trƣờng đại học. - Những công trình nghiên cứu về thực trạng việc xây dựng đội ngũ giảng viên ở các học viện, trƣờng đại học ở Việt Nam hiện nay Cuốn sách “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam” [47] của Đỗ Minh Cƣơng và Nguyễn Thị Doan đã trình bày có hệ thống về nguồn nhân lực của giáo dục đại học Việt Nam. Khái niệm nguồn nhân lực trong cuốn sách bao hàm toàn bộ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên trong cơ quan quản lý nhà nƣớc về giáo dục và các cơ sở giáo dục đại học và việc xây dựng lực lƣợng, phát triển nguồn tài nguyên nhân lực cho sự phát triển của giáo dục đại học. Cuốn sách đã đƣa ra cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn cùng các giải pháp chủ yếu để phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học ở nƣớc ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc (2000-2020). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của đội ngũ giảng viên đại học – nòng cốt của nguồn nhân lực giáo dục đại học, tác giả đã đề cập đến những nhiệm vụ và mục tiêu chiến lƣợc của công tác phát triển nguồn nhân lực đó là: tuyển chọn, sử dụng, đào tạo và phát triển đƣợc một nguồn nhân lực (đội ngũ giáo viên, cán bộ ngành) đủ về số lƣợng, có chất lƣợng và hiệu suất lao động cao, cơ cấu hợp lý, có sự tiếp nối liên tục giữa các thế hệ để làm chủ thể của sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Từ đó, các tác giả đƣa ra một hệ thống giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giáo dục đại học trong những năm tiếp theo.
  • 16. 11 Cuốn sách “Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp” [107] của tác giả Lê Đức Ngọc đã tập hợp các bài tham luận tuyển chọn từ các hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế, đã tập trung trình bày các quan điểm và giải pháp về giáo dục đại học cho giai đoạn 1995-2010. Đồng thời, đề cập đến toàn bộ các nội dung liên quan đến công tác giáo dục đại học: quan điểm về giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; yêu cầu về đổi mới tƣ duy trong giáo dục đại học; tổ chức tuyển sinh đại học; xây dựng chƣơng trình đại học; tổ chức thi, kiểm tra đánh giá sinh viên… Cuốn sách còn đề cập nhiều đến phƣơng pháp dạy và học đại học nhƣ các bài “Tổng quan về phƣơng pháp dạy học đại học” “Năm nguyên tắc chính để học tốt đại học”, “Dạy cách học - Một trong những giải pháp để nâng cao chất lƣợng đào tạo”… Ngoài ra còn có bài viết “Đổi mới công tác giảng viên để nâng cao chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng đại học và cao đẳng”. Tác giả khẳng định, trƣớc bối cảnh, xu thế mới dẫn đến sự thay đổi nhiệm vụ và cấu trúc đội ngũ của giảng viên, mỗi giảng viên phải đảm nhiệm ba nhiệm vụ: giảng dạy, NCKH và dịch vụ xã hội. Bên cạnh đó, tác giả đề cập đến những bất cập của công tác giảng viên trong tình hình hiện tại nhƣ cơ cấu chƣa hợp lý, sự “lão hóa” của ĐNGV, chế độ chính sách với giảng viên… Từ đó, đề ra một số giải pháp quan trọng trong công tác giảng viên các trƣờng đại học, cao đẳng nhƣ: giải pháp về số lƣợng giảng viên, chất lƣợng giảng viên và về tổ chức quản lý giảng viên. Cuốn sách “Xây dựng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trong các trƣờng đào tạo sỹ quan quân đội” [113] của Nguyễn Văn Tháp đã đánh giá việc xây dựng ĐNGV khoa học xã hội nhân văn trong các trƣờng sỹ quan quân đội đã có những chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả, để lại nhiều kinh nghiệm quý. Bên cạnh đó, quá trình xây dựng ĐNGV còn một số hạn chế, bất cập về số lƣợng và chất lƣợng so với yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong các trƣờng đào tạo sỹ quan quân đội. Tác giả đề ra những giải pháp nhằm xây dựng ĐNGV, nhƣ: làm tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn và tuyển chọn đội ngũ;
  • 17. 12 nâng cao công tác đào tạo, bồi dƣỡng; đổi mới công tác quản lý, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với ĐNGV khoa học xã hội nhân văn. Phan Thủy Chi với công trình “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các trƣờng đại học khối kinh tế Việt Nam thông qua các chƣơng trình hợp tác quốc tế” [45] đề ra quan điểm ĐNGV cần đƣợc đào tạo phát triển một cách toàn diện, hƣớng tới chuẩn mực quốc tế. Tác giả cho rằng, trƣớc xu thế hội nhập kinh tế nói chung và trong đào tạo nói riêng, ĐNGV các trƣờng đại học khối kinh tế phải thay đổi để hƣớng tới chuẩn mực khu vực và quốc tế để bắt nhịp với thời đại. Vì vậy, giảng viên cần có đủ năng lực giảng dạy nghiên cứu và tƣ vấn trong các chƣơng trình đào tạo quốc tế nhƣ: có trình độ tiếng Anh, có năng lực chuyên môn, khả năng thực hành, khả năng liên hệ giữa lý thuyết và thực hành, khả năng NCKH, tác phong làm việc khoa học, chính xác, có phẩm chất và đạo đức của ngƣời giảng viên. Với công trình “Phát triển đội ngũ giảng viên các trƣờng đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” [83], Nguyễn Văn Đệ đã nhấn mạnh yêu cầu đối với giảng viên, về phát triển ĐNGV trong thời kỳ mới, phát triển kinh tế tri thức và đổi mới giáo dục đại học. Tác giả tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng ĐNGV, hoạt động phát triển ĐNGV và ảnh hƣởng của đội ngũ đến tình hình giáo dục đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, gồm 5 nhóm giải pháp nhƣ: liên kết ĐNGV giữa các trƣờng đại học ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tạo thành mạng lƣới; phát triển số lƣợng ĐNGV; nâng cao phẩm chất và năng lực ĐNGV; điều chỉnh cơ cấu ĐNGV; tạo động lực làm việc cho giảng viên. “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam” [86] là công trình của Lƣơng Thanh Hân, nghiên cứu đã đề cập vấn đề phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn ở các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đã đề
  • 18. 13 xuất các giải pháp nhƣ nâng cao chất lƣợng đào tạo, tuyển dụng; xây dựng môi trƣờng giáo dục; thực hiện tích cực hóa ĐNGV…. để phát triển hài hòa bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của các ĐNGV trẻ khoa học xã hội nhân văn trong các trƣờng sỹ quan Quân đội nhân dân. Trần Văn Khởi đã đánh giá thực trạng chất lƣợng quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trƣờng cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực trình độ này trong công trình nghiên cứu “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý đội ngũ cán bộ giảng dạy trong các trƣờng cao đẳng khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh ở nƣớc ta hiện nay” [98]. Công trình “Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội” [114] của Phạm Văn Thuần đã nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giảng viên ở Đại học Quốc gia Hà Nội, gồm: thực trạng về cơ cấu, chất lƣợng; quản lý tuyển dụng, sử dụng; quản lý đào tạo và bồi dƣỡng giảng viên; quản lý về chế độ, chính sách và giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội. - Các công trình nghiên cứu về biện pháp phát triển ĐNGV ở các học viện, trƣờng đại học Công trình “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ giảng viên trong các trƣờng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [89] của Nguyễn Văn Hòa tập trung trình bày quá trình và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy tính tích cực xã hội của ĐNGV các trƣờng sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong công trình “Đánh giá giảng viên đại học theo hƣớng chuẩn hóa trong giai đoạn hiện nay” [5], Trần Xuân Bách đã làm rõ cơ sở lý luận của hoạt động đánh giá trong giáo dục, triết lý và nguyên tắc đánh giá giảng viên; đồng thời, phân tích thực trạng công tác đánh giá giảng viên theo hƣớng chuẩn hóa ở các nƣớc trên trên thế giới và Việt Nam. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất phƣơng pháp và quy trình đánh giá giảng viên đại học theo hƣớng chuẩn hóa về
  • 19. 14 các cơ sở giáo dục đại học, áp dụng vào việc đánh giá giảng viên của đơn vị mình góp phần nâng cao chất lƣợng ĐNGV đại học trong giai đoạn hiện nay. Việc đánh giá giảng viên bao gồm cả việc thu thập, phân tích, giải thích và sử dụng các thông tin mang tính khoa học về giảng viên nhằm mục tiêu phát triển ĐNGV. “Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [102] là công trình của Nguyễn Văn Lƣợng đã tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ đáp ứng về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, kiến thức, năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm, NCKH, hoạt động thực tiễn, phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân của ĐNGV Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó biện pháp xây dựng khung năng lực giảng viên Học viện là đóng góp có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn. Liên quan đến biện pháp phát triển ĐNGV ở các trƣờng đại học còn có một nghiên cứu chuyên ngành quản lý giáo dục đã đề cập đến các biện pháp đổi mới công tác quản lý giảng dạy của ĐNGV; đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV và tổ chức kiểm tra hoạt động của ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân. Các công trình trên đây đã cung cấp cho nghiên cứu sinh phƣơng pháp nghiên cứu; cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và những tƣ liệu bổ ích, thiết thực để nhận thức đầy đủ và toàn diện về bức tranh xây dựng ĐNGV. Các nghiên cứu tập trung đề cập đến vai trò, nhiệm vụ, phẩm chất của ngƣời giảng viên; thực trạng ĐNGV; nghiên cứu và đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV ở các học viện, trƣờng đại học …. Sự quan tâm của nhiều tác giả đến vấn đề giảng viên đã khẳng định tầm quan trọng của giảng viên và việc xây dựng ĐNGV đối với công tác giáo dục đại học. Kết quả nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có những nhận thức cơ bản về yêu cầu, nhiệm vụ về xây dựng, phát triển ĐNGV trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung.
  • 20. 15 1.1.2.3. Những công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trường đại học trong lực lượng Công an nhân dân - Các công trình liên quan đến thực trạng và giải pháp xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo các trƣờng CAND nói chung, ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND nói riêng. Các cuốn sách nhƣ: “Lịch sử Học viện An ninh nhân dân (1946-2006)” [91], “Lịch sử biên niên Học viện An ninh nhân dân” (1996-2016) [92]; “Lịch sử biên niên Học viện Cảnh sát nhân dân (1968-2002)” [93]; “Lịch sử biên niên Học viện Cảnh sát nhân dân (1968-2008)” [94]; “Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân 30 năm xây dựng và phát triển (24-4-1976 * 24-4-2006)” [50]; “Lịch sử trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (24/4/1976-24/4/2016)” [51]; “Lịch sử Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (1976-2006)” [52]; “Lịch sử biên niên Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy (2006-2011)” [53]; “Trƣờng Đại học Phòng cháy, chữa cháy 40 năm xây dựng và phát triển (1976-2016)” [54] đã tái hiện bức tranh toàn cảnh về quá trình hình thành và phát triển của các học viện, trƣờng đại học CAND. Cùng với sự phát triển của nhà trƣờng, ĐNGV của các học viện, trƣờng đại học CAND ngày càng lớn mạnh. Những cuốn sách lịch sử trên đã ghi lại những chặng đƣờng lịch sử, nhấn mạnh đến những nội dung cụ thể về công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác xây dựng ĐNGV của Đảng bộ, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. Công trình “Quản lý chất lƣợng đào tạo đại học trong các học viện, trƣờng Công an nhân dân” [103] của Nguyễn Văn Ly đã nghiên cứu những vấn đề lý luận quản lý chất lƣợng đào tạo; khả năng vận dụng vào quản lý chất lƣợng đào tạo trong các học viện, trƣờng đại học CAND với những yêu cầu mới về trình độ, năng lực, phẩm chất nghề nghiệp đặc trƣng của ngƣời cán bộ CAND trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát kinh nghiệm đào tạo cán bộ công an ở một số nƣớc trên thế giới, đánh giá thực trạng quản lý chất lƣợng đào tạo đại học trên các nội dung nhƣ: quản lý sơ tuyển ở Công an các địa
  • 21. 16 phƣơng; công tác chuẩn bị và tiếp nhận sinh viên; quản lý quá trình đào tạo trong nhà trƣờng; quản lý hoạt động thực tập ngoài nhà trƣờng; quản lý các hoạt động cuối khóa; quản lý sinh viên sau tốt nghiệp. Từ đó, đề xuất các giải pháp triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo các học viện, trƣờng đại học CAND. Luận án bƣớc đầu đề cập đến việc chuẩn bị ĐNGV trong quá trình quản lý chất lƣợng đào tạo và giải pháp chuẩn hóa các tiêu chuẩn tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và phát triển ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND. Với công trình “Phát triển đội ngũ giảng viên đại học Công an nhân dân theo hƣớng chuẩn hóa” [100], Tống Văn Khuông đã khảo sát, đánh giá mức độ đáp ứng về các tiêu chí trong phát triển ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND. Từ đó đề xuất đƣợc khung năng lực giảng viên đại học CAND với tƣ cách là thành phần cốt lõi của chuẩn nghề nghiệp giảng viên đại học CAND để vận dụng trong nghiên cứu phát triển ĐNGV các trƣờng đại học CAND. Ngoài ra, tác giả đã đề xuất đƣợc các biện pháp phát triển ĐNGV các trƣờng đại học CAND theo hƣớng chuẩn hóa. Nghiên cứu “Các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các trƣờng Công an nhân dân đến năm 2015 và hƣớng tới năm 2020” [46] do Cấn Văn Chúc làm chủ nhiệm, đã trình bày, phân tích thực trạng về hai đối tƣợng chính là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong các trƣờng CAND. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đã nhận định, đề ra dự báo khoa học về sự phát triển của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2015, hƣớng tới năm 2020. Đề tài tập trung đề ra các giải pháp xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các trƣờng CAND. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xây dựng đội ngũ nữ giảng viên tại Học viện Cảnh sát nhân dân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo” [95] của Học viện Cảnh sát với các bài viết của các nhà khoa học trong các khoa, bộ môn và đơn vị chức năng đã nêu ra thực trạng, phân tích, đánh giá về ĐNGV nữ của Học viện Cảnh sát và đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả giảng dạy của đội ngũ.
  • 22. 17 Ngoài ra, khi bàn về yêu cầu, nhiệm vụ công tác giáo dục – đào tạo trong CAND nói chung, trong đó trực tiếp nhấn mạnh đến việc xây dựng ĐNGV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND đã có nhiều bài viết, bài phát biểu quan trọng. Tiêu biểu có một số bài viết nhƣ: “Phát huy truyền thống 40 năm đào tạo đại học công an, phấn đấu xây dựng lực lƣợng CAND xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân” của Nguyễn Tấn Dũng [48], “Yếu tố quan trọng quyết định thành công của ngƣời thầy giáo là đạo đức và năng lực nghề nghiệp” của Trần Đại Quang [110], “Học viện Cảnh sát nhân dân phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm quốc gia” của Lê Hồng Anh [1], “Nâng cao chất lƣợng đào tạo đại học của Học viện An ninh nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác công an trong tình hình mới” của Nguyễn Khánh Toàn [118], “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên nghiệp vụ CAND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới” của Nguyễn Văn Ngọc [106]…. Nội dung các bài viết đã thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo của các cấp ủy đảng, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND về vị trí, vai trò của ĐNGV và định hƣớng phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác giáo dục – đào tạo trong xây dựng lực lƣợng CAND, phục vụ đắc lực sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, nhiều bài viết đề cập đến yêu cầu, nhiệm vụ phƣơng hƣớng, giải pháp chất lƣợng ĐNGV nhằm phát triển một số học viện, trƣờng đại học trở thành trƣờng trọng điểm quốc gia nhƣ Học viện ANND, Học viện CSND… - Các công trình nghiên cứu về một số nội dung của công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo các trƣờng CAND nói chung, ĐNGV nói riêng, trong đó chủ yếu đề cập đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên nghiệp vụ ở một số trƣờng CAND: Công trình “Một số giải pháp tổ chức bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ chuyên ngành Trƣờng Trung học Cảnh sát nhân dân II” [85] của Đặng Văn Hải đã khẳng định tầm quan trọng của việc bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho đội ngũ giáo viên, từ nghiên cứu thực trạng chất lƣợng
  • 23. 18 giảng dạy tại trƣờng Trung học Cảnh sát nhân dân, tác giả đƣa ra một số giải pháp về tổ chức, quản lý chỉ đạo xác định nội dung bồi dƣỡng phù hợp và xác định hình thức tổ chức bồi dƣỡng hoạt động bồi dƣỡng năng lực sƣ phạm cho giáo viên nghiệp vụ. Qua công trình “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nghiệp vụ chuyên ngành Trƣờng Trung học Cảnh sát nhân dân I - Bộ Công an” [87], Lƣơng Hữu Hiền đã đƣa ra các giải pháp về quản lý phát triển đội ngũ nhƣ: xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ; đảm bảo về số lƣợng giáo viên; đảm bảo về công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên; tăng cƣờng hoạt động NCKH cho giáo viên, về chính sách cho giáo viên, xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn và tăng cƣờng cơ sở vật chất tài chính cho giáo viên. Với công trình “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ các trƣờng Trung học cảnh sát Bộ Công an” [99] , Tống Văn Khuông đã xác định cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ công an bằng cách đổi mới công tác quản lý, tiến hành đánh giá thực trạng và tác động của công tác quản lý đến năng lực giảng dạy của đội ngũ giáo viên nghiệp vụ trong các trƣờng trung học Cảnh sát - Bộ Công an. Từ đó, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghiệp vụ trong các trƣờng trung học Cảnh sát - Bộ Công an. Những công trình nghiên cứu nêu trên đề cập đến nội dung xây dựng ĐNGV chủ yếu thuộc chuyên ngành khoa học giáo dục, quản lý giáo dục; lĩnh vực chủ yếu nghiên cứu về một số vấn đề lý luận của công tác quản lý, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên nghiệp vụ chuyên ngành và đƣa ra giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên trong các trƣờng CAND nói chung. Ngoài ra, từ năm 2001 đến năm 2010, trên các tạp chí của lực lƣợng CAND có nhiều bài viết đề cập đến việc xây dựng đội ngũ nhà giáo các trƣờng CAND nói chung, ĐNGV nói riêng. Trong đó, có trên 20 bài đề cập đến đào tạo, bồi dƣỡng cho giảng viên nghiệp vụ; 19 bài về giảng viên các môn học trên các
  • 24. 19 lĩnh vực nhƣ lý luận chính trị, thể dục thể thao, giáo dục quốc phòng, ngoại ngữ, tin học…. Tiêu biểu là các bài viết của: Đỗ Đình Hòa với “Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên đầu đàn ở Học viện Cảnh sát nhân dân” [90], Lê Minh Hùng với “Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn cho giáo viên, sinh viên của Khoa nghiệp vụ an ninh điều tra - Học viện An ninh nhân dân” [96], Nguyễn Bình Ban với bài “Mấy vấn đề về đổi mới nội dung, phƣơng pháp giảng dạy các môn học lý luận chính trị ở Học viện An ninh nhân dân hiện nay” [4], Nguyễn Hải Hƣng với “Hoạt động dạy giỏi của Học viện Cảnh sát nhân dân và một số đề xuất” [97], Đinh Hữu Phƣợng với “Phát triển, bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên đảm bảo nguồn nhân lực đào tạo cán bộ Cảnh sát trong thời kỳ mới” [109], Vũ Hồng Sơn với “Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu đào tạo trong tình hình mới” [112]; Phùng Thế Vắc với “Giảng dạy pháp luật góp phần bồi dƣỡng lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhà nƣớc và với nhân dân của ngƣời công an cách mạng” [118],… Các bài viết đề cập toàn diện đến nội dung xây dựng ĐNGV với nhiều chuyên ngành khác nhau, tập trung phân tích thực trạng, yêu cầu và đề xuất những biện pháp nâng cao năng lực của ĐNGV nhƣ năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm, năng lực thực tiễn… 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Kết quả các công trình khoa học đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài Các công trình nghiên cứu đã khẳng định xây dựng ĐNGV là một trong những yếu tố then chốt để hoàn thiện nền giáo dục quốc gia, là những nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Nội dung nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án thuộc nhiều thể loại khác nhau: sách, đề tài khoa học các cấp, bài tạp chí, luận án, luận văn... ,đƣợc tiếp cận từ nhiều góc độ nhƣ khoa học quản lý giáo dục, tâm lý học, triết học, kinh tế với phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận phong phú, đa chiều… Kết quả của các công trình nghiên cứu đã cung cấp nhiều
  • 25. 20 luận cứ khoa học và thực tiễn có giá trị cho việc vận dụng xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng CAND. Các công trình đã thể hiện những nội dung sau: Một là, hầu hết những công trình nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài đều tập trung luận giải về yêu cầu phát triển tất yếu và cần thiết về phẩm chất, năng lực của một giảng viên, chủ yếu nghiên cứu dƣới góc độ chuyên ngành tâm lý học. Hai là, hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực giáo dục đại học nói chung và ĐNGV nói riêng, với nhiều khía cạnh khác nhau. Các nghiên cứu đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của ĐNGV và xây dựng ĐNGV. Ba là, dƣới góc độ của nhà khoa học quản lý giáo dục, một số công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá và đề ra biện pháp để nâng cao chất lƣợng ĐNGV nói chung, ĐNGV các trƣờng CAND nói riêng. Tuy nhiên, nhận thức lý luận về xây dựng ĐNGV trong các trƣờng CAND cũng nhƣ các nội dung xây dựng ĐNGV, nhƣ: công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, chế độ chính sách… chƣa đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống, chƣa có tính khu biệt, mới đề cập khái lƣợc, chƣa thật đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, nhất là dƣới góc độ và cách tiếp cận hệ thống của khoa học lịch sử. Những nghiên cứu về xây dựng ĐNGV trong các học viện, trƣờng đại học CAND chƣa nhiều và chủ yếu tập trung ở chuyên ngành quản lý giáo dục, tâm lý học… Phần lớn các công trình, bài viết tạp chí chủ yếu đề cập đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng giảng viên nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ, còn các nội dung nhƣ công tác tuyển chọn ĐNGV, thực hiện chế độ, chính sách cho ĐNGV hƣớng đến xây dựng cơ cấu ĐNGV cân đối, hợp lý, đồng bộ về số lƣợng và chất lƣợng… chƣa đƣợc đề cập một cách tổng thể. Hiện cũng chƣa có công trình nào nghiên cứu hệ thống quan điểm, chủ trƣơng của Đảng ủy Công an Trung ƣơng, các cấp ủy đảng trong Tổng cục XDLL CAND và các học viện, trƣờng đại học CAND và chỉ đạo tổ chức xây dựng ĐNGV trong phạm vi thời gian từ năm 2001 đến năm 2010.
  • 26. 21 1.2.1. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu Hiện nay, để thực hiện mục tiêu xây dựng lực lƣợng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bƣớc hiện đại, nhiệm vụ đầu tiên và là một khâu then chốt trong công tác xây dựng lực lƣợng CAND là tập trung tăng cƣờng chất lƣợng công tác giáo dục – đào tạo. Trong đó, xây dựng ĐNGV là yếu tố có tính quyết định trong thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ CAND có chất lƣợng cao, có đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn ngày càng cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nƣớc, khu vực và thế giới. Với những vấn đề chƣa đƣợc nghiên cứu nhƣ đã trình bày ở trên và xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ công tác phát triển giáo dục - đào tạo trong CAND trong tình hình mới; thống nhất nhận thức lý luận về xây dựng ĐNGV trong các trƣờng CAND nói chung, căn cứ vào nguồn tƣ liệu và mục đích, nhiệm vụ của luận án, luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề sau đây: Thứ nhất, phân tích làm rõ nhận thức và tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò của ĐNGV và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND. Thứ hai, trình bày một cách có hệ thống quan điểm, chủ trƣơng, biện pháp, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc mà trực tiếp là của Đảng bộ CATW về lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. Thứ ba, rút ra những nhận xét và phân tích, đánh giá, khẳng định những thành công, chỉ ra những bất cập trong quá trình Đảng bộ CATW chỉ đạo tổ chức thực hiện xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010. Thứ tƣ, rút ra và phân tích làm rõ một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ CATW trong quá trình lãnh đạo xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND từ năm 2001 đến năm 2010.
  • 27. 22 Chƣơng 2 XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA ĐẢNG BỘ CÔNG AN TRUNG ƢƠNG 2.1.1. Nhận thức chung về đội ngũ giảng viên và xây dựng đội ngũ giảng viên Công an nhân dân - Giảng viên: Hiện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đều thống nhất sử dụng khái niệm giảng viên đƣợc quy định tại khoản 3, điều 70, Chƣơng IV của Luật Giáo dục (2005) của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên. Nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục [111]. Chức danh của giảng viên bao gồm: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, Phó giáo sƣ và Giáo sƣ. Trình độ chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên [43]. Giảng viên có nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH); định kỳ học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; phải giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của ngƣời giảng viên; tôn trọng nhân cách của ngƣời học, đối xử công bằng và bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời học; đƣợc tham gia các hoạt động, tổ chức xã hội; đƣợc ký hợp đồng thỉnh giảng và NCKH đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở NCKH theo quy định; đƣợc bổ nhiệm chức danh, danh hiệu nhà giáo, đƣợc khen thƣởng theo quy định của pháp luật [43]. - Đội ngũ giảng viên Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, đội ngũ là tập hợp một số đông ngƣời, cùng chức năng nghề nghiệp thành một lực lƣợng [119].
  • 28. 23 Nhƣ vậy, ĐNGV là tập hợp những ngƣời làm nghề giáo, nhà khoa học, đƣợc tổ chức, thành một lực lƣợng cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu đào tạo đã đề ra ở các trƣờng đại học và cao đẳng. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ qui định của pháp luật, thể chế xã hội. - Xây dựng ĐNGV: Theo lý luận, cấu trúc của ĐNGV gồm các yếu tố tạo thành đó là: cơ cấu về số lƣợng, chất lƣợng của ĐNGV. Các yếu tố trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hợp thành một chỉnh thể thống nhất. Xây dựng ĐNGV là đặt các yếu tố trong cấu trúc của đội ngũ luôn phát triển cân đối, đồng bộ, hoàn chỉnh, phù hợp với hiện tại và đáp ứng đƣợc yêu cầu chiến lƣợc. Xây dựng ĐNGV là một quá trình hoàn thiện hoặc thay đổi liên tục thực trạng đã và đang tồn tại của đội ngũ nhằm giúp cho đội ngũ ngày càng lớn mạnh về mọi mặt cả số lƣợng và chất lƣợng.Nội dung xây dựng ĐNGV, gồm: tuyển chọn; đào tạo, bồi dƣỡng; thực hiện chế độ, chính sách đối với ĐNGV. - Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ngƣời giảng viên trong tiến trình đổi mới giáo dục đại học Bên cạnh các tiêu chuẩn chung quy định trong Luật Giáo dục (2005), yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giảng viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế gồm có: (1) Về phẩm chất, thiết tha, gắn bó với lý tƣởng, có hoài bão, tâm huyết với nghề dạy học và say mê khoa học; có đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, xứng đáng là tấm gƣơng sáng cho ngƣời học noi theo; có ý thức kỷ luật và tinh thần phấn đấu; biết giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; có ý thức phục vụ, hòa hợp và chia sẻ với cộng đồng. (2) Về năng lực, có năng lực hành động (hiểu biết chuyên môn; tổ chức, quản lý đối tƣợng; triển khai chƣơng trình dạy học; sử dụng phƣơng pháp dạy học, đánh giá hiệu quả; hƣớng dẫn sinh viên NCKH; tự học, biết cách học và biết cách dạy học; NCKH và ứng dụng các kết quả nghiên cứu; sử dụng ngoại ngữ, sử dụng các phƣơng tiện thiết bị dạy học); năng lực chủ thể hóa (phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực cố vấn và hỗ trợ ngƣời học phát triển; nắm bắt, phân tích và phản ánh thực
  • 29. 24 tiễn dạy học); năng lực xã hội hóa (tƣ duy sáng tạo và tƣ duy dự báo; cung ứng và dịch vụ cho xã hội;…) và năng lực giao tiếp (kỹ năng ứng xử đối với bản thân; trao đổi thông tin và thu nhận thông tin; khả năng thiết lập quan hệ và duy trì quan hệ với đối tác làm việc). - Đặc điểm đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND Xuất phát từ lý luận về xây dựng ĐNGV nói chung và đặc thù của lực lƣợng CAND, ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND có những đặc điểm chung nhƣ ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh chống các thế lực thù địch, phản động nên đặc điểm của giảng viên CAND khác so với các học viện, trƣờng đại học khác. Giảng viên CAND là sỹ quan, cán bộ công an làm công tác giảng dạy và NCKH tại các học viện, trƣờng đại học do Bộ Công an trực tiếp quản lý. Ngƣời giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND vừa là nhà giáo, vừa là cán bộ CAND. Với đặc điểm đó, ngƣời giảng viên trƣờng CAND cần đạt yêu cầu chung về phẩm chất và năng lực của một nhà giáo và của một cán bộ CAND. Một là, ngƣời giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND là một nhà giáo, phải có trình độ chuyên môn cao và sâu, có năng lực sƣ phạm và năng lực NCKH. Hai là, ngƣời giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND phải là ngƣời cán bộ công an với các yêu cầu: (1) Về phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp, phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nƣớc và chế độ XHCN; thực hiện nghiêm túc chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, các nội quy, quy định của ngành và của đơn vị. Cán bộ công an phải thƣờng xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, có tinh thần ý thức tổ chức kỷ luật, có đức hy sinh, gắn bó mật thiết với nhân dân, tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng vƣợt mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. (2) Về năng lực, năng lực ngƣời cán bộ công an cần có gồm: năng lực kiến thức về nghiệp vụ; quan sát; tƣ duy; phân tích; tổng hợp, đánh giá; nghiên cứu, đề xuất; giao tiếp và giải quyết tình huống có vấn đề.
  • 30. 25 Ngƣời cán bộ công an phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ công an, có sự hiểu biết phong phú, sâu rộng về chính trị - xã hội, pháp luật, về lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin… Ngoài ra, do yêu cầu của nhiệm vụ công tác công an, ngƣời cán bộ công an cần phải có các kỹ năng khác, nhƣ: giao tiếp; hợp tác; chung sống; làm việc nhóm; … và có thể chất, sức khỏe tốt đảm bảo các yêu cầu kiểm tra sức khỏe của Bộ Công an [103]. Ba là, ngƣời giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND phải đảm bảo yêu cầu về phƣơng pháp, tác phong công tác khoa học. Các học viện, trƣờng đại học CAND vừa mang tính chất của cơ sở đào tạo, vừa mang tính chất là một đơn vị dự bị sẵn sàng chiến đấu của lực lƣợng CAND. Vì vậy, phƣơng pháp, tác phong của ngƣời giảng viên CAND là sự tổng hòa giữa tác phong của một nhà sƣ phạm và một cán bộ, chiến sĩ CAND, đó là vừa có tác phong, kỷ luật cao của ngƣời chiến sĩ CAND, thực hiện theo điều lệnh CAND; vừa có tác phong khoa học của một nhà giáo, có sự lôi cuốn và sức thuyết phục học viên, là tấm gƣơng mẫu mực về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trịchuyên môn học thuật đối với học viên. Từ những lý giải trên đây có thể khẳng định: - Đội ngũ giảng viên CAND là một bộ phận của trí thức CAND, tập hợp những cán bộ công an có trình độ chuyên môn sâu về nhiều ngành, nhiều lĩnh vực công tác tại các học viện, trƣờng đại học CAND, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và NCKH, theo tiêu chuẩn chức danh quy định của Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giảng viên các học viện, trƣờng đại học CAND gồm các chức danh: Trợ giảng, Giảng viên, Giảng viên chính, Phó Giáo sƣ, Giáo sƣ. - Xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND là tổng thể các hoạt động từ việc hoạch định hệ thống quan điểm, chủ trƣơng đến thực thi các biện pháp, cách thức tuyển chọn; đào tạo, bồi dƣỡng và thực hiện các chế độ, chính sách nhằm hình thành trên thực tế một ĐNGV có phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, kỹ năng sƣ phạm; có cơ cấu về số lƣợng và chất lƣợng cân đối, hợp lý, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giảng dạy và NCKH của các học viện, trƣờng đại học CAND.
  • 31. 26 - Việc xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND trƣớc hết tập trung vào việc xây dựng và hoàn thiện tổ chức hệ thống các cơ sở đào tạo của lực lƣợng CAND, đảm bảo cơ chế lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng ủy CATW, Lãnh đạo Bộ Công an. Không những thế, công tác giáo dục - đào tạo trong CAND gắn liền với cơ cấu biên chế và nhu cầu sử dụng cán bộ, chiến sĩ của lực lƣợng CAND; gắn với đặc thù của công tác công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; gắn với mục đích sử dụng, địa chỉ sử dụng học viên khi tốt nghiệp ra trƣờng. Hơn nữa, ngƣời giảng viên CAND vừa thực hiện nhiệm vụ giảng dạy truyền thụ kiến thức vừa thực hiện NCKH nghiệp vụ công an, góp phần xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận khoa học CAND. Những đặc điểm trên đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù trong quá trình xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND. 2.1.2. Cơ chế, nguyên tắc hoạt động, phƣơng thức lãnh đạo và hệ thống tổ chức đảng trong Đảng bộ Công an Trung ƣơng Trƣớc tình hình Liên Xô và chế độ XHCN ở các nƣớc Đông Âu lâm vào khủng hoảng và nguy cơ tan rã, các thế lực thù địch đẩy mạnh chiến lƣợc“diễn biến hòa bình” với âm mƣu nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lật đổ chế độ XHCN, thực hiện đa nguyên, đa đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kịp thời đề ra chủ trƣơng tăng cƣờng sự lãnh đạo đối với CAND về mọi mặt. Quyết định số 110-QĐ/TW “Thành lập Đảng ủy Công an Trung ƣơng” ngày 30/8/1990 của Bộ Chính trị xác định: “Đảng ủy Công an Trung ƣơng đặt dƣới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng, mà trực tiếp, thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ có nhiệm vụ lãnh đạo mọi mặt công tác của ngành Công an, giúp Trung ƣơng nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về đƣờng lối, chính sách giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, về công tác xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân Việt Nam; quyết định những chủ trƣơng, biện pháp thực hiện đƣờng lối, chính trị của Đảng trong phạm vi trách nhiệm đƣợc giao; quyết định về công tác tổ chức nhân sự của Ngành, trực tiếp lãnh đạo tổ chức đảng ở cơ quan Bộ Nội vụ, các tổng cục, bộ tƣ lệnh và Bộ đội Biên phòng trực thuộc Bộ” [79, tr.67]
  • 32. 27 Quyết định số 110/QĐ-TW của Bộ Chính trị cũng quy định rõ vị trí, chức năng của Tổng cục XDLL CAND là “cơ quan giúp Đảng ủy Công an Trung ƣơng chỉ đạo công tác chính trị, công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng của Đảng ở cơ quan Bộ Nội vụ, các Tổng cục và Bộ đội Biên phòng trực thuộc Bộ; phối hợp với các ban của các tỉnh ủy, thành ủy về công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng trong Đảng bộ Công an nhân dân ở địa phƣơng” [79, tr.68]. Quyết định số 110/QĐ-TW của Bộ Chính trị là một quyết định quan trọng, đánh dấu sự thay đổi cơ bản về cơ chế lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong CAND, từ cơ chế lãnh đạo đảm bảo sang cơ chế lãnh đạo mọi mặt, là bƣớc phát triển mới về sự lãnh đạo của Đảng đối với CAND trong thời kỳ mới. - Cơ chế, nguyên tắc hoạt động của Đảng bộ Công an Trung ƣơng và hệ thống tổ chức đảng trong CAND Sau khi thành lập Đảng ủy CATW cho đến nay, Bộ Chính trị đã ban hành 04 quy định về tổ chức Đảng trong CAND gồm: Quy định số 38-QĐ/TW ngày 18/5/1998; Quy định số 107-QĐ/TW ngày 19/8/2004, Quy định số 88-QĐ/TW ngày 01/10/2007, Quy định số 92-QĐ/TW ngày 15/5/2012, Quy định số 72- QĐ/TW ngày 12/2/2017 về tổ chức Đảng trong Công an nhân dân. Trong đó, về cơ bản thống nhất xác định các nội dung sau: Về cơ chế, nguyên tắc lãnh đạo, “Đảng lãnh đạo Công an nhân dân tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt. Cấp ủy các cấp trong Công an nhân dân lãnh đạo mọi mặt công tác đối với các đơn vị thuộc quyền. Các cơ quan chuyên môn ở công an cấp nào có trách nhiệm tham mƣu cho cấp ủy công an cấp đó lãnh đạo về lĩnh vực công tác chuyên môn đƣợc phân công”, “Tổ chức đảng trong Công an nhân dân hoạt động theo Cƣơng lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc” [88, tr.293]. Về đặc điểm tổ chức đảng trong CAND, Quy định số 88-QĐ/TW ngày 01/10/2007 nêu rõ: Tổ chức đảng trong Công an nhân dân không có hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến các đơn vị cơ sở của Công an nhân dân địa phƣơng. Tổ chức đảng ở Công an nhân dân địa phƣơng cấp nào đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp
  • 33. 28 về mọi mặt của cấp ủy địa phƣơng cấp đó, đồng thời chấp hành nghị quyết, chỉ thị của đảng ủy công an cấp trên về bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng lực lƣợng Công an nhân dân và xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh [88]. Về hệ thống tổ chức đảng trong CAND đƣợc xác định: Thứ nhất, hệ thống tổ chức ở Đảng bộ CATW - Đảng bộ CATW trực thuộc Ban Chấp hành Trung ƣơng, bao gồm tổ chức đảng ở các tổng cục, bộ tƣ lệnh và các đơn vị trực thuộc Bộ trƣởng Bộ Công an. Đảng ủy CATW đặt dƣới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ƣơng mà trực tiếp, thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ. - Ở các tổng cục, lập đảng bộ tổng cục, bao gồm tổ chức đảng ở các cục, vụ, viện, học viện, trƣờng CAND và các đơn vị trực thuộc tổng cục; đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của Đảng ủy CATW. - Ở các cục, bộ tƣ lệnh có các đơn vị cơ sở trực thuộc (Cục Quản lý trại giam, Bộ Tƣ lệnh Cảnh vệ….), việc thành lập đảng cục, bộ tƣ lệnh do Đảng ủy CATW quyết định. - Ở các cục, vụ, viện, học viện , trƣờng Công an nhân dân, các trung đoàn, tiểu đoàn độc lập, trại giam, cơ sở giáo dục, trƣờng giáo dƣỡng, bệnh viện, đơn vị doanh nghiệp của công an và phòng trực thuộc cục, bộ tƣ lệnh có đặc thù đƣợc lập tổ chức cơ sở đảng (đảng bộ cơ sở hoặc chi bộ cơ sở). - Ở các đơn vị trong CAND hoạt động có tính chất đặc biệt, lập tổ chức đảng đƣợc giao nhiệm vụ đặc biệt theo quy định của Trung ƣơng; giao Đảng ủy CATW hƣớng dẫn cụ thể. Thứ hai, hệ thống tổ chức đảng ở công an địa phƣơng - Đảng bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng bao gồm tổ chức đảng ở phòng và đơn vị thuộc công an tỉnh, thành phố. Đảng ủy công an tỉnh, thành phố là đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng, đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của tỉnh ủy, thành ủy mà thƣờng xuyên là ban thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy. Ban Thƣờng vụ tỉnh ủy, thành ủy phân công đồng chí phó bí thƣ tỉnh ủy, thành ủy là Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phụ
  • 34. 29 trách đảng ủy công an tỉnh, thành phố. Ở các phòng, ban và đơn vị thuộc cơ quan công an tỉnh, thành phố lập tổ chức cơ sở đảng đặt dƣới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của đảng ủy công an tỉnh, thành phố. Tổ chức đảng ở công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và công an phƣờng, thị trấn, xã đƣợc cơ cấu tƣơng tự (xem phụ lục số 1). - Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng bộ CATW đối với công tác giáo dục – đào tạo trong CAND Sự lãnh đạo của Đảng bộ CATW đƣợc thể hiện qua các hình thức sau: Thứ nhất, lãnh đạo trực tiếp qua nội dung nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Công an Trung ƣơng các nhiệm kỳ; nghị quyết chuyên đề; nghị quyết hội nghị Công an toàn quốc hàng năm. Thứ hai, lãnh đạo gián tiếp qua nghị quyết đại hội các tổng cục, vụ, viện, trƣờng…; nghị quyết chuyên đề, các đề án, chƣơng trình, hƣớng dẫn, kế hoạch của các tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an, các học viện, trƣờng CAND. Thứ ba, thông qua sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an và công tác tổ chức thực hiện của Tổng cục XDLL CAND và của Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu các học viện, trƣờng đại học CAND trong mỗi nhiệm kỳ, trong từng năm học. Để tổ chức thực hiện, Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an chủ trƣơng phân công nhiệm vụ lãnh đạo trực tiếp cho Tổng cục XDLL CAND và cho các cấp ủy Đảng, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND có trách nhiệm thƣờng xuyên lãnh đạo, tổ chức công tác giáo dục – đào tạo, trong đó có xây dựng ĐNGV. Bộ trƣởng có vai trò: (1) Quyết định thực hiện việc thực hiện các quy chế, quy định của Nhà nƣớc, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác giáo dục – đào tạo; ban hành các quy chế, quy định của Bộ Công an về tổ chức quản lý các trƣờng CAND. (2) Quyết định ban hành chức danh tiêu chuẩn đối với giảng viên; đề nghị Nhà nƣớc phong tặng các danh hiệu nhà giáo, chức vụ khoa học, học hàm cho giảng viên; (3) Quyết định bổ nhiệm chức danh giảng viên chính đại học; (4) Quyết định các chế độ, chính sách đối với giảng viên; (5) Quyết định
  • 35. 30 cử giảng viên kiêm nhiệm ở các tổng cục, các đơn vị tham gia giảng dạy, báo cáo thực tế cho các trƣờng và các chế độ, chính sách đối với giảng viên kiêm nhiệm; (6) Quyết định cử giảng viên đi nghiên cứu, học tập, đi làm chuyên gia, giảng dạy ở nƣớc ngoài. Tổng cục Trƣởng Tổng cục XDLL CAND có trách nhiệm: (1) Lãnh đạo trực tiếp các mặt công tác của các trƣờng CAND theo đúng quy định của Đảng ủy CATW, Bộ trƣởng Bộ Công an và Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2) Hƣớng dẫn chỉ đạo thống nhất việc tổ chức các nội dung công tác liên quan đến giảng viên giữa các trƣờng CAND; (2) Quyết định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, biên chế của các phòng, bộ môn, trung tâm đào tạo trực thuộc các trƣờng; (3) Quyết định các vấn đề về công tác tổ chức cán bộ, trực tiếp tổ chức quản lý và thực hiện chế độ, chính sách, bổ nhiệm, điều động, khen thƣởng, kỷ luật, sắp xếp ĐNGV các trƣờng theo phân cấp của Bộ trƣởng; (4) Quyết định bổ nhiệm các chức danh giảng viên đại học và các chức danh tƣơng đƣơng khác. (5) Tổ chức và hƣớng dẫn việc bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho ĐNGV theo chức danh. Ngoài ra, Tổng cục XDLL CAND có vai trò giúp Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an triển khai thực hiện chƣơng trình, kế hoạch, chủ trì phối hợp với các đơn vị, các trƣờng xây dựng thành các đề án cụ thể trình lãnh đạo Bộ quyết định. Có kế hoạch hàng năm, hƣớng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc tổ chức thực hiện, tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chƣơng trình, đề án. Trong Tổng cục XDLL CAND, Cục Đào tạo (trƣớc năm 2009 là Vụ Đào tạo) với vai trò là đầu mối xây dựng kế hoạch và liên hệ với các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nƣớc về công tác giảng viên của các học viện, trƣờng đại học CAND; giúp lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND hƣớng dẫn quản lý, chỉ đạo các nội dung liên quan đến công tác giảng viên. Cục Đào tạo chủ trì phối hợp với Cục Tham mƣu chính trị và Cục Tổ chức cán bộ thực hiện các nội dung: (1) Đề xuất hệ thống chức danh, tiêu chuẩn đối với giảng viên, đề nghị nhà nƣớc phong tặng các danh hiệu nhà giáo, chức vụ khoa học, học hàm cho giảng viên các trƣờng CAND; (2) Giúp Đảng ủy, lãnh đạo Tổng cục XDLL CAND hƣớng dẫn, kiểm tra các mặt công tác tổ chức cán bộ, tổ chức việc thực hiện công tác thanh
  • 36. 31 tra (trừ thanh tra giáo dục) trong các trƣờng CAND; (3) Nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách chế độ đối với giảng viên, Cục Tổ chức cán bộ giúp lãnh đạo tổng cục thẩm định và làm thủ tục trình lãnh đạo Bộ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ; (4) Cục Đào tạo chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng đề xuất kinh phí, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong các trƣờng. (5) Cục Đào tạo giúp lãnh đạo Tổng cục tổ chức giao ban khối trƣờng 3 tháng 1 lần; hƣớng dẫn các trƣờng tổ chức tổng kết năm học và tập hợp xây dựng báo cáo tổng kết công tác năm học khối trƣờng và chƣơng trình công tác năm học mới. Tổng cục Trƣởng các Tổng cục thuộc Bộ Công an có trách nhiệm: (1) Tổ chức huy động cán bộ tham gia công tác NCKH, tổng kết chuyên đề nghiệp vụ, có trách nhiệm cử cán bộ có học vị, học hàm và các cán bộ giỏi, có nhiều kinh nghiệm tham gia giảng dạy, báo cáo thực tế tại các trƣờng CAND; thƣờng xuyên thông báo, cung cấp thông tin, tài liệu, phƣơng tiện nghiệp vụ mới cho các trƣờng; đƣợc quyền và trách nhiệm triệu tập ban giám hiệu và giáo viên các trƣờng tham gia các hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề, tập huấn nghiệp vụ của các tổng cục và các đơn vị. (2) Tiếp nhận, bố trí và chỉ đạo công tác cho giảng viên đi thực tế, sinh viên đi thực tập, sử dụng sinh viên tốt nghiệp theo đúng ngành nghề, mục tiêu đào tạo, phối hợp với các trƣờng tổ chức quá trình đào tạo theo quy định của Bộ trƣởng. Tổng cục trƣởng Tổng cục Hậu cần và Vụ trƣởng Vụ Kế hoạch tài chính có trách nhiệm: (1) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục trƣởng Tổng cục Trƣởng Tổng cục XDLL CAND tổ chức thực hiện việc cung cấp, đảm bảo kinh phí, phƣơng tiện kỹ thuật, phƣơng tiện, đồ dùng dạy học, đầu tƣ xây dựng cơ bản cho các trƣờng theo quy mô, nhiệm vụ đào tạo. (2) Tổ chức quản lý và hƣớng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra các nội dung về công tác kế hoạch, tài chính, hậu cần có liên quan đến công tác giáo dục - đào tạo trong CAND. Giám đốc học viện, Hiệu trƣởng trƣờng đại học: (1) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc Bộ trƣởng về toàn bộ công tác nhà trƣờng theo quy định, quy chế và phân cấp của Bộ trƣởng; (2) Căn cứ điều kiện cụ thể của đơn vị, tiến hành rà soát, sắp xếp, bố trí ĐNGV phù hợp, xây dựng kế hoạch, đề ra
  • 37. 32 biện pháp cụ thể trong thực hiện công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV. (3) Trực tiếp quản lý và thực hiện chế độ, chính sách đối với giảng viên; (4) Quyết định bổ nhiệm chức danh trợ giảng đại học và các chức danh tƣơng đƣơng khác theo phân cấp của Bộ trƣởng; quyết định cử giảng viên liên kết giảng dạy với các trƣờng CAND với các trƣờng của nhà nƣớc. (5) Tổ chức kiểm tra nội dung công tác xây dựng ĐNGV. (6) Thực hiện các quyền khác đƣợc quy định trong các quy chế của nhà nƣớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Bộ trƣởng Bộ Công an. Tại các học viện, trƣờng đại học CAND, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban Giám hiệu và lãnh đạo các phòng, ban chức năng nhƣ: lãnh đạo Phòng Quản lý đào tạo, Phòng Quản lý sau đại học và bồi dƣỡng chức danh, Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học, Phòng Xây dựng lực lƣợng, Phòng Hậu cần chịu trách nhiệm trƣớc Bí thƣ Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Hiệu trƣởng trƣờng Đại học CAND về chƣơng trình công tác, hoạt động giảng dạy, NCKH, thực hiện chế độ tuyển dụng, chế độ chính sách đối với ĐNGV. Nhƣ vậy, về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng bộ CATW đối với công tác giáo dục - đào tạo thông qua nhiêu kênh và các cấp đƣợc phân công, phân quyền đó là các kênh: Đảng ủy CATW, lãnh đạo Bộ Công an, Tổng cục XDLL CAND, Đảng bộ, lãnh đạo học viện, trƣờng đại học CAND. 2.1.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ giảng viên các học viện, trƣờng đại học Công an nhân dân trƣớc năm 2001 Quán triệt quan điểm của Đảng về cải cách giáo dục, ngày 18/06/1982 Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Nghị quyết số 01/NQ-BNV về cải cách giáo dục trong lực lƣợng CAND. Đây là Nghị quyết đầu tiên của Bộ Nội vụ đề cập toàn diện về công tác giáo dục - đào tạo, trong đó xác định vai trò quan trọng của việc xây dựng ĐNGV về phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn theo chức danh. Cùng với tiến trình phát triển của giáo dục đại học Việt Nam, trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ khi chỉ có 01 cơ sở thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học đến năm 2001 đã có 5 trƣờng CAND thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học: ở phía Bắc có Học viện An ninh nhân dân (ANND), Học viện Cảnh sát
  • 38. 33 nhân dân (CSND) và Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy (PCCC); ở phía Nam có Trƣờng Đại học An ninh nhân dân (ANND) và Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân (CSND). Học viện An ninh nhân dân ngày nay, tiền thân là Trƣờng Huấn luyện Công an đƣợc thành lập ngày 25/6/1946, đƣợc công nhận là Trƣờng Đại học và Trung học đầu tiên của ngành Công an theo Quyết định số 111-QĐ/CP ngày 22/7/1964 của Hội đồng Chính phủ. Đến tháng 9/1969, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) đã triển khai khóa đào tạo trình độ đại học đầu tiên (D1). Thành công bƣớc đầu này đã “thể hiện rõ quyết tâm của lãnh đạo Bộ Công an và Trƣờng phải mở các lớp đào tạo đại học công an chính quy phục vụ nhiệm vụ chiến đấu trƣớc mắt và lâu dài của ngành” [91, tr.100]. Đến ngày 10/7/1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 1449/QĐ -SĐH giao cho nhà trƣờng nhiệm vụ đào tạo cao học An ninh và năm 1996 đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ. Học viện Cảnh sát nhân dân đƣợc công nhận đào tạo đại học từ năm 1976 theo Quyết định số 231/CP ngày 27/11/1976 của Thủ tƣớng Chính phủ. Ngày 15/5/1992, Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 998/QĐ/SĐH, giao nhiệm vụ đào tạo Cao học cho trƣờng và năm 1995 đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo Tiến sĩ. Trƣờng Đại học An ninh nhân dân ở phía Nam phát triển từ Trƣờng An ninh Trung ƣơng Cục, thành lập năm 1963 và đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo đại học từ năm 1988, là một phân hiệu của Học viện ANND. Đến ngày 30/7/2003, Phó Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 154/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trƣờng Đại học An ninh nhân dân. Từ thời điểm này, Phân hiệu trƣờng Đại học An ninh nhân dân trở thành một trƣờng đại học độc lập của ngành công an ở khu vực phía Nam. Trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân ở phía Nam có tiền thân là Trƣờng Hạ sỹ quan Cảnh sát nhân dân II, đƣợc thành lập năm 1976, năm 1988 đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo đại học, là phân hiệu của Học viện CSND. Ngày 28/7/2003, Phó Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 152/2003/QĐ-TTg về việc thành lập trƣờng Đại học Cảnh sát nhân dân trở thành trƣờng đại học độc lập có chức
  • 39. 34 năng đào tạo đại học và sau đại học cho lực lƣợng Cảnh sát nhân dân khu vực phía Nam. Trƣờng Đại học Phòng cháy chữa cháy thành lập và đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo đại học theo Quyết định số 203/1999/QĐ-Ttg ngày 14/10/1999 của Thủ tƣớng Chính phủ. Việc thành lập các học viện, trƣờng đại học CAND là những quyết định đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc và lãnh đạo Bộ Công an đáp ứng yêu cầu về xây dựng lực lƣợng CAND trong từng thời kỳ. Quá trình phát triển của các học viện, trƣờng đại học CAND luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển ĐNGV. Tiền đề của ĐNGV của các học viện, trƣờng đại học CAND là đội ngũ cán bộ đầy nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm giảng dạy các lớp huấn luyện đào tạo trƣớc đó và trƣởng thành trong thực tiễn, một số đồng chí đƣợc đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ở nƣớc ngoài và các cơ sở đại học trong nƣớc. Đó là cơ sở để các học viện, trƣờng đại học xây dựng ĐNGV đáp ứng đủ về số lƣợng và chất lƣợng phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ƣơng (khóa VIII) về “định hƣớng chiến lƣợc phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” ngày 24/12/1996, ngày 22/04/1997, Đảng ủy CATW ban hành Nghị quyết số 04/NQ-ĐU “về phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ của lực lƣợng Công an nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và nhiệm vụ đến năm 2000” (sau đây gọi là Nghị quyết 04/NQ-ĐU). Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục - đào tạo trong CAND, trong quá trình đổi mới đất nƣớc từ năm 1986 đến năm 1997, Nghị quyết đã nêu lên những vấn đề có tính quyết định về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn để phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của lực lƣợng CAND đến năm 2020 và những nhiệm vụ đến năm 2000. Nghị quyết số 04/NQ-ĐU đã xác định những chủ trƣơng, giải pháp lớn nhằm để đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo trong CAND nhƣ: củng cố, xây dựng hệ thống các trƣờng CAND, về chƣơng trình đào tạo; mục tiêu đào tạo; về
  • 40. 35 công tác tuyển sinh, về hoàn thiện hệ thống giáo trình tài liệu giảng dạy và vấn đề giáo viên. Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-ĐU, lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành Chƣơng trình số 305/BNV (X14) ngày 23/04/1997 về “phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” (sau đây gọi là Chƣơng trình 305/CT-BCA) và ra Quyết định số 551/1998/QĐ-BCA (X14) ngày 08/9/1998 ban hành “6 Đề án phát triển giáo dục và đào tạo trong lực lƣợng Công an nhân dân”, trong đó có Đề án “Xây dựng đội ngũ giáo viên các trƣờng Công an nhân dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000”. Theo đó, Bộ Công an nêu mục tiêu nhiệm vụ xây dựng ĐNGV đến năm 2000 là xây dựng ĐNGV đủ về số lƣợng, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa các môn học, tạo sự liên thông, liên kết trong giảng dạy giữa các trƣờng Công an nhân dân. Phấn đấu có “50% giáo viên giảng dạy ở đại học, cao đẳng có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó 15% trình độ tiến sỹ, phó tiến sỹ” [9, tr.22 ]. Ngoài ra, Đề án cũng nêu rõ nhiệm vụ phải hoàn thiện các quy chế quản lý, chế độ làm việc và một số chế độ chính sách thiết thực cho ĐNGV đảm bảo giảng viên yên tâm với nghề nghiệp dạy học và có chính sách sàng lọc nhằm nâng cao chất lƣợng ĐNGV. Quán triệt tinh thần của Đề án, các đảng bộ thuộc Đảng bộ CATW đã tập trung lãnh đạo về mọi mặt công tác xây dựng ĐNGV các học viện, trƣờng đại học CAND và đạt đƣợc kết quả quan trọng: Đối với công tác tuyển chọn ĐNGV: Tổng cục XDLL CAND đã chỉ đạo các học viện, trƣờng đại học chú trọng việc quy hoạch, phát triển ĐNGV gắn với quy mô đào tạo của hệ thống trƣờng, hệ thống ngành học. Việc tuyển chọn giảng viên trƣớc năm 2001 chủ yếu thực hiện theo quy chế tuyển chọn cán bộ vào lực lƣợng CAND. Việc tuyển giảng viên hàng năm hầu hết tuyển không đủ so với biên chế. Riêng năm 2001, các học viện, trƣờng đại học tuyển bổ sung đƣợc 51 giảng viên nhƣng còn thiếu 52 giảng viên, trong đó Học viện ANND thiếu 22 giảng viên, Đại học ANND thiếu 19 giảng viên [14, tr.22].
  • 41. 36 Đối với công tác đào tạo và bồi dƣỡng ĐNGV: Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học đã quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho giảng viên để nâng cao trình độ cho ĐNGV. Đảng ủy Trƣờng Đại học CSND đã ra Nghị quyết số 26/NQ-ĐU ngày 3/2/1998 về “Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ đến năm 2000”. Trong đó, Nghị quyết đã nhấn mạnh, phân hiệu Cảnh sát nhân dân sẽ đặc biệt chú trọng đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác giảng dạy; đảm bảo cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học đáp ứng yêu cầu không ngừng đổi mới của nội dung và phƣơng pháp giảng dạy [50, tr.78]. Đối với Đại học PCCC, vào thời điểm nhà trƣờng bắt đầu đào tạo đại học, với yêu cầu cấp thiết về trình độ ĐNGV, trung bình mỗi năm nhà trƣờng cử khoảng 30% cán bộ, giáo viên đi học tập các trƣờng trong và ngoài ngành để nâng cao trình độ [51, tr.218 ]. Kết quả, Đảng bộ các học viện, trƣờng đại học đã cử nhiều lƣợt giảng viên đi học tập, đào tạo nâng cao trình độ, đặc biệt là trình độ sau đại học. Tính đến năm 2001, số giảng viên các học viện, trƣờng đại học đang theo học nghiên cứu sinh là 59 giảng viên; cao học là 83 giảng viên; đại học, cao đẳng là 71 giảng viên; trung học 1 giảng viên [14, tr.24]. Ngoài ra, Bộ Công an chỉ đạo Tổng cục XDLL CAND phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoài ngành và các học viện, trƣờng đại học tổ chức nhiều chƣơng trình bồi dƣỡng hàng năm nhƣ: bồi dƣỡng lý luận chính trị; nghiệp vụ công an; nghiệp vụ sƣ phạm; tin học, ngoại ngữ và các chƣơng trình bồi dƣỡng khác. Riêng năm 2001, lãnh đạo các học viện, trƣờng đại học CAND đã cử 158 giảng viên tham gia lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ công an; 44 giảng viên tham gia bồi dƣỡng lý luận chính trị; 4 giảng viên bồi dƣỡng ngoại ngữ và 53 giảng viên tham gia các lớp bồi dƣỡng khác[14, tr.24 ]. Về tổ chức hoạt động dạy giỏi: Lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo tiếp tục duy trì phong trào dạy giỏi trong các trƣờng CAND. Sau nhiều năm triển khai, khi quyết định cũ đã có nhiều điểm không còn phù hợp, ngày 21/2/2000, Bộ trƣởng Bộ Công an đã ra Quyết định số 142/2000/QĐ-BCA (X14) ban hành “Điều lệ