SlideShare a Scribd company logo
1 of 105
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG HẢI DIỆU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
HOÀNG HẢI DIỆU
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Hình sự và tố tụng hình sự
Mã số : 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực.
Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hoàng Hải Diệu
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI THEO
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..................................................................................6
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội....................................6
1.1.1. Khái niệm hành vi phạm tội..............................................................................6
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội.......................................................9
1.1.3. Ý Một số ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự của hành vi phạm tộ…………...12
1.2. Phân loại các dạng hành vi phạm tội..................................................................14
1.2.1. Hành vi phạm tội dưới dạng hành động (hành vi): .........................................14
1.2.2. Hành vi phạm tội dưới dạng không hành động (bất tắc vi): ...........................14
1.2.3. Phân nhóm dấu hiệu hành vi phạm tội:...........................................................15
1.3. Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác thuộc mặt khách
quan của tội phạm. ....................................................................................................19
1.3.1. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với dấu hiệu hậu quả phạm tội. ......19
1.3.2. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác: phương
tiện, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh. ...................................24
1.3.3. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với mối quan hệ nhân quả.......26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................33
Chƣơng 2: SỰ THỂ HIỆN DẤU HIỆU HÀNH VI PHẠM TỘI TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT
XỬ CÓ LIÊN QUAN ..............................................................................................34
2.1. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999
hiện hành. ..................................................................................................................34
2.1.1. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định tội theo
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành........................................................34
2.1.2. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định khung theo
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành........................................................35
2.2. Thực tiễn xét xử có liên quan đến hành vi phạm tội, một số tồn tại và những
nguyên nhân cơ bản...................................................................................................35
2.2.1. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội.................................................35
2.2.2. Một số tồn tại và những nguyên nhân cơ bản. ................................................51
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................54
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN DẤU
HIỆU HÀNH VI PHẠM TỘI.................................................................................55
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
1999 hiện hành liên quan đến dấu hiệu hành vi phạm tội.........................................55
3.1.1. Về phương diện thực tiễn................................................................................55
3.1.2. Về phương diện lập pháp. ...............................................................................56
3.1.3. Về phương diện lý luận...................................................................................56
3.2. Nội dung hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện
hành về dấu hiệu hành vi phạm tội liên quan đến việc định tội danh và định khung
hình phạt....................................................................................................................57
3.2.1. Phần chung:.....................................................................................................57
3.2.2. Phần các tội phạm cụ thể:................................................................................58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................69
KẾT LUẬN..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội thể hiện dưới dạng hành động
theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.................................................................34
Bảng 2.2: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội thể hiện dưới dạng không
hành động theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999...............................................34
Bảng 2.3: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định
khung theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành.....................................35
Bảng 2.4: Thống kê số liệu các loại án có dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt
buộc phải giải quyết tương quan với tổng số vụ án phải giải quyết trong toàn quốc
giai đoạn 2005 - 2014................................................................................................36
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh
phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần tích cực bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,
tổ chức; góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới
và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ ,công bằng, văn minh.
Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành tuy đã có những bước phát
triển vượt bậc so với văn bản pháp luật hình sự trước nó, nhưng do sự thay đổi
nhanh chóng của kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đòi hỏi gắt gao của
cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền nên không tránh khỏi những bất
cập, hạn chế, thiếu sót cần sớm được hoàn thiện, trong đó có quy định về dấu hiệu
hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung. Điều này
khiến thực tiễn xác định tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt còn chưa
thống nhất và có nhiều điểm bất cập dẫn đến hiện tượng bỏ lọt tội phạm hoặc xử
oan cho người vô tội…
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” với mong muốn
góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt
hơn đòi hỏi của thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu về tội phạm và
cấu thành tội phạm nói chung đã được quan tâm dưới những góc độ và bình diện
khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu độc lập, riêng rẽ và có hệ thống dấu hiệu
“hành vi phạm tội” trong mặt khách quan của tội phạm theo Bộ luật hình sự Việt
Nam mới chỉ được đề cập gián tiếp thông qua hay việc phân tích chung về tội phạm,
2
trong các sách chuyên khảo hay các giáo trình, các bài viết, các luận văn, luận án cụ
thể theo ba nhóm như sau:
2.1. Các sách và các giáo trình:
1) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Mục IV, phần II, Chương thứ tư - Tội phạm, Sách
chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần
chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội
phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1991; 3) GS.TS
Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, 2008, 2010; 4) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Sách chuyên khảo: Cấu thành tội
phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004; 5) TS Trịnh Tiến Việt, Bình
luận khoa học - thực tiễn về một số vấn đề của luật hình sự, Nxb Tư pháp Hà Nội,
2004; 6) Tác giả Nguyễn Minh Đức, Một số vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự và
những tình huống trong thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; 7)
GS.TSKH Lê Văn Cảm (Chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; 8) PGS.TS Kiều Đình Thụ, Chương IX, Mặt
khách quan của tội phạm - trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung),
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 (Tập thể tác giả do GS.TSKH Lê Văn Cảm
chủ biên)…
2.2. Các bài báo khoa học được công bố liên quan đến dấu hiệu hành vi phạm tội:
1) Lê Văn Cảm (2004), Lý luận cấu thành tội phạm trong khoa học Luật
Hình sự, Tạp chí Luật học, Số 2, Tr.17-23; 2) Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề lý
luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm, Số 7, Tr 2-9; Số 8, Tr 7-13, Tạp chí Tòa án
nhân dân, 3) Nguyễn Quốc Hoàn (2007), Hành vi pháp luật và quan niệm về hành
động và không hành động, Số 11, Tr.15-21, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; 4)
Nguyễn Anh Tuấn (2010), Hoàn thiện dấu hành vi trong mặt khách quan của tội
gián điệp, Số 18(179) , Tr. 53-56, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc
hội); 5) Đặng Thanh Nga (2006), Từ khái niệm hành vi đến khái niệm hành vi phạm
tội, Số 6, Tr.74-78, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; 6) Nguyễn Ngọc Hoà (2006),
3
Kỹ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện Bộ luật hình sự, Số 4, Tạp
chí Luật học;…
2.3. Các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ:
1) Lê Thu Trang, Dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội
phạm theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà
Nội, 2012; 2) Lê Phương Thuỳ, Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một
yếu tố cấu thành tội phạm, Luận văn thạc sỹ luật học - Đại học quốc gia Hà Nội,
2011; 3) Nguyễn Thị Ngọc Linh, Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu
hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm , Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa
Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung các công trình trên cho thấy các công
trình nghiên cứu sâu về cấu thành tội phạm nói chung mà những vấn đề về dấu hiệu
hành vi phạm tội chỉ chiếm một phần nhỏ hoặc được đề cập gián tiếp qua nội dung
các yếu tố cấu thành tội phạm chứ chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về vấn đề này.
Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật cũng như việc đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự có ý nghĩa rất
lớn trên các bình diện lý luận, thực tiễn áp dụng, chính trị - xã hội. Vì những lý do
trên, việc lựa chọn và triển khai đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi
phạm tội trong luật hình sự Việt Nam” là cần thiết.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó - Một số vấn đề về lý luận và
thực tiễn của hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam.
Đề tài nghiên cứu những vấn đề xung quanh dấu hiệu hành vi phạm tội, và thực
tiễn áp dụng pháp luật liên quan tới nó dưới góc độ khoa học luật hình sự. Trên cơ sở đó,
chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đồng thời, đưa ra những kiến giải lập pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội trong thực tiễn xét xử.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1. Mục đích nghiên cứu
4
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề pháp lý cơ bản về dấu
hiệu hành vi phạm tội như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, mối quan hệ
của nó với các dấu hiệu cấu thành mặt khách quan khác, sự thể hiện dấu hiệu hành
vi phạm tội trong Bộ luật hình sựnăm 1999 hiện hành, thực tiễn áp dụng dấu hiệu
này trong thực tế, đồng thời cũng đi sâu tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong lý
luận cũng như trong thực tiễn áp dụng để đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn
thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu hành vi phạm tội trong các
tội phạm cụ thể và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về
vấn đề này.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, đề tài có các nhiệm vụ chính sau đây:
1) Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của dấu hiệu hành vi phạm tội, mối quan
hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm;
2) Phân tích sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 hiện hành;
3) Phân tích và đánh giá các ví dụ, bản án điển hình về việc áp dụng dấu hiệu
hành vi phạm tội trong thực tiễn xét xử ở nước ta thời gian vừa qua;
4) Nghiên cứu việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam
năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hành vi phạm tội;
5) Đề tài đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hành vi phạm tội.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước
ta về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình
nghiên cứu tác giả có tiếp thu chọn lọc các công trình khoa học đã công bố, các
đánh giá của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề có liên
quan đến dấu hiệu hành vi phạm tội.
5
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phân tích, tổng
hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích thuần túy
các quy định của pháp luật; khảo sát thực tế… để phân tích các vấn đề khoa học
trong luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về dấu hiệu
hành vi phạm tội trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Cụ thể đã làm rõ được các
vấn đề chung về dấu hiệu hành vi phạm tội, phân tích nó trong tương quan với các
dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm, chỉ ra các mâu thuẫn, bất cập của
quy định hiện hành, chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó, đồng
thời cũng chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề này.
Về thực tiễn, đề tài đã phân tích và đánh giá các ví dụ, bản án điển hình về
việc áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội trong thực tiễn xét xử ở nước ta trong thời
gian vừa qua; qua đó, đề tài còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo, học tập. Đặc
biệt, những đề xuất của đề tài có ý nghĩa góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ
luật hình sự về vấn đề này.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết
cấu ba chương với nội dung sau đây:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về dấu hiệu hành vi phạm tội theo luật hình
sự Việt Nam.
Chương 2: Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt
Nam năm 1999 hiện hành và thực tiễn xét xử có liên quan.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành liên quan đến dấu hiệu hành vi
phạm tội.
6
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI THEO LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội
1.1.1. Khái niệm hành vi phạm tội
Hành vi và hành vi phạm tội là những thuật ngữ được dùng phổ biến trong
khoa học pháp lý hình sự và khoa học tâm lý pháp lý. Việc làm rõ khái niệm hành
vi và hành vi phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn cả
trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
Trong Từ điển Tâm lý học do R.J.Corsini chủ biên có viết: “Hành vi là hành
động, phản ứng, những tương tác đáp lại kích thích bên trong và bên ngoài, bao
gồm những cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình vô thức” [76, tr. 99]. Hành
vi có hai phạm trù: hành vi hiện ra bên ngoài và hành vi diễn ra bên trong. Hành vi
bộc lộ ra bên ngoài là những hành động mà người khác có thể quan sát trực tiếp
được. Hành vi diễn ra bên trong đầu là những gì chúng ta làm mà người khác không
thể quan sát trực tiếp được nhưng có thể nhận biết thông qua suy luận.
Ở Việt Nam hiện nay, khi bàn đến khái niệm hành vi cũng có những ý kiến
khác nhau. Có tác giả cho rằng, hành vi là một bộ phận của hoạt động và luôn được
điều khiển bởi ý thức. “Hành vi là những biểu hiện chỉ bộc lộ ra bên ngoài của hoạt
động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích”. Tác giả khác cũng cho rằng,
hành vi là bộ phận của hoạt động nhưng hành vi có thể có ý thức và có thể không có
ý thức, nhưng điều quan trọng là hành vi phải mang tính ý nghĩa xã hội. “Hành vi là
những biểu hiện bên ngoài của cá quá trình sinh lý của hoạt động. Nó gắn với động
cơ, nhu cầu và có ý nghĩa xã hội nhất định” [24, tr. 40].
Như vậy, khái niệm về hành vi chưa có một quan điểm thống nhất, bởi mỗi
tác giả khi đưa ra khái niệm hành vi đã nhìn nhận, nghiên cứu hành vi ở những góc
độ khác nhau. Do đó, có những định nghĩa mở rộng khái niệm hành vi và cho rằng,
hành vi là tất cả mọi phản ứng của con người (cả những phản ứng vô thức và có ý
7
thức). Ngược lại, có những định nghĩa thu hẹp khái niệm hành vi và cho rằng hành vi
phải là những phản ứng có ý thức, được điều khiển bởi ý thức. Có những ý kiến lại
khẳng định hành vi là hoạt động hoặc là một bộ phận cấu thành hoạt động… Từ việc
khái quát phân tích trên, có thể hiểu rằng: Hành vi là cách xử sự của con người trong
một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định. Tuy
nhiên, cách xử sự của con người trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể đó có thể
được kiểm duyệt bởi ý thức (hành vi có ý thức), nhưng cũng có thể không được kiểm
duyệt bởi ý thức (hành vi vô thức). Như vậy, khi nói đến hành vi của con người là
bao gồm cả hành vi có ý thức và hành vi vô thức. [59, tr. 74-78]
Trong cuốn Từ điển Luật học không đề cập đến thuật ngữ “hành vi pháp
luật” mà chỉ đề cập đến thuật ngữ “hành vi pháp lý” theo đó, hành vi này được giả
thích là: “Hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người
làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật” [6, tr. 324]. Việc giải
thích này đã găn hành vi của con người với các quan hệ pháp luật do đó không bao
quát được những hành vi có ý nghĩa pháp lý nhưng không làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Do đó, để có thể hiểu được quan niệm đầy đủ về
hành vi pháp luật, cần phải hiểu như sau:
Thứ nhất, hành vi pháp luật là xử sự thực tế của con người trong một hoàn
cảnh cụ thể có thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định (xử sự
dưới dạng hành động), và cũng có thể được thể hiện bằng việc thiếu vắng những cử
chỉ, lời nói hay những thao tác nhất định (xử sự dưới dạng không hành động).
Thứ hai, khác với các hành vi xã hội khác, một hành vi thực tế nào đó của
con người chỉ được coi là hành vi pháp luật khi đó là những xử sự hợp pháp hoặc
bất hợp pháp. Không phải tất cả các hành vi hay xử sự thực tế của con người đều là
hành vi pháp luật mà chỉ những sử sự thực tế của con người theo quy định của pháp
luật là hợp pháp hoặc trái pháp luật thì mới có thể là hành vi pháp luật. Cách xử sự
của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể được pháp luật dự liệu có
thể là phù hợp với những yêu cầu của pháp luật, hoặc trái với yêu cầu của pháp luật.
Pháp luật chính là tiêu chuẩn, là thước đo để xác định hành vi thực tế nào đó của
con người là hợp pháp hay bất hợp pháp.
8
Thứ ba, chủ thể của hành vi pháp luật phải có năng lực hành vi pháp luật.
Chính là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận để xác lập và thực hiện các
quyền và nghĩa vụ pháp lý trên thực tế.
Nói tóm lại, có thể hiểu hành vi pháp luật là xử sự hợp pháp hoặc bất hợp
pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật. Hiểu như vậy có thể giúp chúng ta
có thể phân biệt hành vi pháp luật với hành vi được xem là một loại sự kiện pháp lý
làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Trong nhiều trường hợp
hành vi pháp luật cũng đồng thời là hành vi có thể plamf phát sinh, thay đổi, hoặc
chấm dứt quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, có những hành vi pháp luật không làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, hành vi tuân theo pháp
luật (không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm) trong nhiều trường hợp sẽ không
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ngược lại, có những hành
vi làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật nhưng lại không phải là
hành vi pháp luật mà chúng chỉ có ý nghĩa như là một sự kiện pháp lý làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ hành vi gây thiệt hại về tài sản của
người khác của đứa trẻ không có năng lực hành vi pháp luật. [30, tr. 17, 18]
Trong các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi phạm tội là biểu
hiệu cơ bản nhất của tội phạm nói chung. Các biểu hiện khác thuộc mặt khách quan chỉ
xuất hiện khi có hành vi phạm tội và luôn gắn liền với hành vi. Không có hành vi thì
cũng không có các biểu hiện khác. Do vậy, dấu hiệu hành vi được mô tả trong tất cả
các cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, sự mô tả dấu hiệu này ở các cấu thành tội phạm
không giống nhau hoàn toàn vì còn phụ thuộc một phần vào tính đa dạng, phong phú
của chính hành vi thực tế. Khi mô tả dấu hiệu hành vi của một loại tội phạm cụ thể
không thể không xét đến tính đặc thù của hành vi thực tế được phản ánh trong cấu
thành tội phạm. Mặc dù là một dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các dấu hiệu cấu thành
của tội phạm, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, phân loại thống
nhất về hành vi phạm tội. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát nhất như sau:
Hành vi phạm tội (hay còn được gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm
pháp luật hình sự) là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách
9
quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. [53, tr. 167]
Hành vi, chính là những biểu hiện được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách
quan qua những hình thức nhất định dưới sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển
của ý chí. Hành vi gây nên những thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Nói một
cách khác, “Hành vi phạm tội chính là cầu nối giữa khách thể và chủ thể”, sẽ không
có tội phạm và người phạm tội nếu như không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
- hành vi phạm tội.
1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội
Từ những phân tích trên có thể đưa ra một số đặc điểm của hành vi phạm tội
như sau:
Thứ nhất, hành vi phạm tội phải có tính nguy hiểm cho xã hội.
Đây là đặc điểm có tính chất quan trọng và quyết định nhất trong việc phân
biệt một hành vi là vi phạm pháp luật khác với hành vi phạm tội. Về mặt khách
quan, hành vi phạm tội gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại tới những quan
hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ. Những quan hệ xã hội đó được quy
định trong khoản 1, Điều 8 của Bộ luật hình sự bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống
nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, quốc
phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức chính
trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền và những lợi ích
hợp pháp khác của công dân, trật tự xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là, nếu không xâm
phạm những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi đó dù có nguy
hiểm cho xã hội thì cũng không phải là hành vi phạm tội. Điều đó có nghĩa là quan
hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đóng vai trò quan trọng trong việc
quyết định hành vi nào đó là tội phạm hay không phải là tội phạm. Theo đó, tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào tính chất và tầm
quan trọng của những quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ cũng như
mức độ thiệt hại do hành vi đó gây ra. Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội phụ
thuộc vào ý nghĩa của nó đối với giai cấp thống trị và ý nghĩa này có thể thay đổi
qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất
10
phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội mà nó phải kết hợp với các yếu tố khác trong
cấu thành tội phạm như lỗi, động cơ phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội
gây ra cho quan hệ xã hội đó. [66, tr. 11]
Thứ hai, hành vi phạm tội là hoạt động có ý thức và ý chí.
Hành vi của con người là sự thống nhất giữa yếu tố bên ngoài và bên trong.
Điều này có nghĩa, một người bình thường, khỏe mạnh về mặt tâm lý, có lý trí, tự do ý
chí thì hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một sự cư xử phù hợp với lợi ích của mình,
của cộng đồng. Như vậy, đòi hỏi hành vi của con người phải có ý thức và ý chí. Về mặt
ý thức, người đó phải nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm và tính trái pháp luật
của hành vi mà mình gây ra cho xã hội. Về ý chí, hành động của người đó phải được
cân nhắc, suy nghĩ, có kế hoạch, biện pháp để thực hiện những mục đích đó. Không thể
có hành vi khách quan của tội phạm mà những biểu hiện ra bên ngoài của nó không
được ý thức của họ kiểm soát hoặc ý chí của họ điều khiển. Đối với trường hợp người
bị bệnh tâm thần họ mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình
và do đó họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự cho nên dù họ có thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như gây thương tích, phá hoại tài sản của người
khác thì cũng không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đặc
biệt, đối với những người dưới 14 tuổi không có khả năng nhận thức được đầy đủ tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi hoặc không đủ khả năng điều khiển được ý chí thì
theo quy định của pháp luật cũng không bị coi là tội phạm.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chỉ người nào vào thời điểm thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, có khả
năng nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả
năng điều khiển được hành vi đó thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây chính
là đặc điểm không thể thiếu của hành vi nguy hiểm cho xã hội. [66, tr.12]
Thứ ba, hành vi phạm tội là hành vi thể hiện dưới dạng hành động (hành vi)
hoặc không hành động (bất tắc vi).
Hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình
trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho khách thể
của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Hành động phạm tội
11
có thể chỉ là tác động đơn giản xảy ra một lần trong một thời gian ngắn hoặc có thể
là tổng hợp các động tác khác nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong một
thời gian dài. Ví dụ: Hành động đập, phá, đâm, chém, đầu cơ, cất giữ trái phép vũ
khí… Hành động phạm tội có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động tác động
của tội phạm như dùng tay bóp chết đứa trẻ hoặc có thể thông qua công cụ, phương
tiện phạm tội trong trường hợp dùng súng để gây thương tích cho người khác. Hành
động phạm tội có thể được thực hiện qua lời nói như: Xúi giục người khác thực hiện
hành vi giết người hoặc việc làm như: Hành động cướp tài sản của người khác.
Đối lập với hành động phạm tội, không hành động phạm tội là hình thức của
hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội
phạm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm thông qua việc chủ thể không làm một
việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. Ví dụ: Trường hợp
A thấy B bị C đâm nhiều nhát trong tình trạng nguy kịch nếu không gọi cấp cứu kịp
thời có thể sẽ chết mà A bỏ mặc trong khi A hoàn toàn có thể cứu giúp B.
Hành động phạm tội và không hành động phạm tội đều là những biểu hiện
của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển
và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của
tội phạm gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. “Tính gây thiệt
hại này của hành động và không hành động phạm tội là mặt khách quan của tính
nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có ý nghĩa quyết định tính trái pháp luật hình sự
của tội phạm nói chung cũng như của hành vi khách quan nói riêng” [26, tr. 105].
Đối với hình thức hành động phạm tội, tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở
chỗ, việc đã làm bị luật hình sự ngăn cấm không kể chủ thể thực hiện là ai. Đối với
hình thức không hành động phạm tội, tính trái pháp luật hình sự của hành vi thể
hiện ở chỗ việc phải làm mà chủ thể không làm mặc dù có đủ điều kiện để làm là
nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. Hay nói cách khác, điều kiện có thể buộc người nào
đó phải chịu trách nhiệm hình sự về không hành động của mình là: Người đó có
nghĩa vụ phải hành động và người đó có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này.
Trong các loại tội phạm có loại chỉ thực hiện được dưới hình thức hành động như:
Tội cướp giật tài sản (Điều 136 Bộ luật hình sự), tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 Bộ
12
luật hình sự), tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự), có loại tội chỉ thực hiện được
dưới dạng không hành động như: Tội không cứu giúp người ở tình trạng nguy hiểm
tới tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự) và tội không tố giác tội phạm (Điều 314
Bộ luật hình sự). Có những tội vừa có thể thực hiện được bằng hành động vừa có
thể thực hiện được bằng không hành động. Ví dụ: Tội hủy hoại tài sản (Điều 143 Bộ
luật hình sự), tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự). Như vậy, nếu phân biệt được rõ các cấu thành tội
phạm mà trong đó hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động
chính là một trong những điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác.
Thứ tư, hành vi phạm tội phải là hành vi trái pháp luật hình sự.
Hành vi đã được thực hiện chỉ coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu hành vi đó
thỏa mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm cụ thể được quy
định trong luật hình sự. Do đó, hành vi khách quan của bất kỳ tội phạm cụ thể nào đều có
tính được quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự. Thừa nhận nguyên
tắc quan trọng này trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta đều quy định: “Tội phạm
là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự” [42, Điều 8]. Như
vậy, theo pháp luật nước ta, chỉ có Bộ luật hình sự mới là văn bản pháp luật quy định
hành vi nào đó là tội phạm. Còn các hành vi pháp luật khác không phải là tội phạm được
quy định trong các văn bản ngoài pháp luật hình sự. Ví dụ: Vi phạm dân sự sẽ được quy
định trong Bộ luật dân sự, vi phạm hành chính sẽ được quy định trong Bộ luật hành
chính. Đây là một đặc điểm quan trọng khi nói tới hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đó
cũng là một nguyên tắc được nhiều nước trên thế giới thừa nhận với nội dung: “nulliem
crimen sine lege” nghĩa là không có tội phạm nếu không có luật. [8, tr 366]
1.1.3. Một số ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự của hành vi phạm tội
Trong cuốn sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa
học luật hình sự - Phần chung” Tiến sỹ khoa học Lê Cảm có viết: [8, tr 336, 337]
“Hành vi phạm tội - cách xử sự trái pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã
hội, tức là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội phạm và nó có
ý nghĩa pháp lý hình sự trên các bình diện sau:
13
1) Hành vi phạm tội luôn luôn được thực hiện dưới một trong hai dạng là:
bằng hành động (hành vi): làm những động tác cơ học bị luật hình sự cấm (ví dụ:
cầm súng bắn chết người, dùng dao chém nạn nhân bị thương,…) hoặc bằng không
hành động (bất tắc vi): không làm những động tác cơ học mà người phạm tội theo
pháp luật có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được (ví dụ: một cán bộ hải quan vì đã
đồng ý nhận hối lộ nên đã cố ý bỏ qua không kiểm tra hành lý của người phạm tội
buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khi xuất cảnh, một cán
bộ công an vì sợ trả thù nên đã cố ý lảng tránh không chịu giúp đỡ một cụ già đang
bị tên cướp gây thương tích nặng để cướp tài sản,…)
2) Theo nguyên tắc pháp chế “không có tội phạm nếu không có luật quy
định”, tức là nếu như không có việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong
Bộ luật hình sự hoặc hành vi đó tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy
hiểm không đáng kể thì cũng không có tội phạm.
3) Nếu phân biệt rõ được các cấu thành tội phạm mà trong đó hành vi được
thực hiện bằng hành động hoặc không hành động chính là một trong những điều kiện
để truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác, vì pháp luật hình sự Việt Nam quy
định một số trường hợp mà chỉ khi nào hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự
cấm được thực hiện dưới dạng không hành động có “gây thiệt hại nghiêm trọng” cho
khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, khi thiệt hại ấy được luật quy định là
dấu hiệu bắt buộc đối với một loạt cấu thành tội phạm cơ bản, thì lúc đó hành vi ấy mới
bị coi là tội phạm. Ví dụ: một loạt các cấu thành tội phạm cơ bản được nhà làm luật
quy định tại điều 144, điều 145, điều 229, điều 285,… của Bộ luật hình sự.
4) Đôi khi cùng một hành vi phạm tội (về mặt hình thức) có dấu hiệu của
đồng thời nhiều cấu thành tội phạm độc lập, nhưng do tính chất của mặt khách quan
và mặt chủ quan khi thực hiện hành vi nên nó được thu hút hết vào một tội. Trong
trường hợp này để giải quyết đúng đắn và chính xác vấn đề trách nhiệm hình sự của
người phạm tội, thì cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cần xem xét đánh giá
một cách tổng hợp, khách quan, đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết cụ thể và
tính chất của vụ án”.
14
1.2. Phân loại các dạng hành vi phạm tội
1.2.1. Hành vi phạm tội dưới dạng hành động (hành vi)
Hành động phạm tội là hành vi khác quan làm biến đổi tình trạng bình
thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội
phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm.
Loại hành vi được thể hiện dưới hình thức hành động được đa số các học giả
thừa nhận đó là dạng hành vi được thực hiện bằng những cử chỉ, lời nói, động tác
của chủ thể. Hành động phạm tội có thể chỉ là một động tác đơn giản, xảy ra một
lần trong một khoảng thời gian ngắn hoặc tập hợp nhiều động tác khác nhau nhưng
được lặp đi lặp lại liên tục trong khoảng thời gian dài. Ví dụ: hành vi tham ô tài sản,
hành vi trộm cắp tài sản, hành vi cướp giật,…[30, tr. 19]
1.2.2. Hành vi phạm tội dưới dạng không hành động (bất tắc vi)
Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi
tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách
thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải
làm mặc dù có đủ điều kiện để làm.
Hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động thường là kết quả của
việc chủ thể không thực hiện nghĩa vụ pháp lý phát sinh trực tiếp từ các quy phạm
pháp luật. Ví dụ các hành vi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm
đến tính mạng, không tố giác tội phạm,… Đây là trường hợp chủ thể không làm
hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật quy định phải làm mặc dù có đủ khả
năng và điều kiện để thực hiện. Việc không thực hiện đó đã làm thay đổi trạng thái
bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Với
quan niệm này, cso lẽ cần phải quan niệm không hành động từ khía cạnh cụ thể là:
Một người không thực hiện hành động H ở thời điểm T chỉ trong trường hợp ở thời
điểm đó người đó có cơ hội để thực hiện hành động này. Trong trường hợp này,
việc thiếu vắng hành động được pháp luật quy định nên được xem là không hành
động. Ví dụ thấy người khác trong tính trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều
kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến chết người thì rõ ràng đây là không hành
15
động trong điều kiện có thể hành động. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, không
hành động ở đây là xét ở khía cạnh quy định của pháp luật còn bản thân người thực
hiện hành vi bằng không hành động này ở thời điểm đó, họ có thể thực hiện vô số
các hành động khác, nhưng lại thiếu vắng hành động mà pháp luật yêu cầu. Vì thế,
việc xem xét cái gọi là hành động hoặc không hành động cần phải xuất phát từ các
quy định của pháp luật. Một người sẽ được coi là không hành động hợp pháp nếu
trong điều kiện và hoàn cảnh có thể thực hiện hành động trái pháp luật, họ lại không
tiến hành hành vi đó. Và vì vậy, quan niệm về không hành động trong trường hợp
thực hiện pháp luật dưới hình thức tuân theo pháp luật cũng rơi vào trường hợp này.
Chẳng hạn, một người đi đường, khi gặp đèn đỏ họ không vượt qua. Trường hợp này
cần phải xem đó là không hành động hợp pháp bởi trong tính huống đó họ có thể hiện
hiện một hành vi bất hợp pháp. Thực hiện pháp luật dưới hình thức tuân theo pháp
luật nên quan niệm theo khía cạnh này chứ không phải trong trường hợp “cùng một
lúc một chủ thể đang thực hiện vô số các hành vi không hành động hợp pháp khi anh
ta đang không vi phạm các quy định ngăn cấm của pháp luật”. [30, tr. 19-21]
1.2.3. Phân nhóm dấu hiệu hành vi phạm tội:
Xét về tính chất trái pháp luật, có thể chia hành vi thành hành vi bị cấm tuyệt
đối và hành vi bị cấm tương đối.
Xét về cấu trúc của hành vi, có thể chia hành vi thành hành vi đơn và hành vi kép.
Ngoài ra, còn có thể kể tới hai loại hành vi có cấu trúc đặc biệt là hành vi liên
tục và hành vi kéo dài.
Cụ thể:
Hành vi khách quan của tội phạm vô cùng đa dạng nhưng vẫn có thể nhóm
về một số nhóm theo những tiêu chí riêng nhất định. Trong Sách chuyên khảo “Cấu
thành tội phạm - Lý luận và thực tiễn” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa cũng có đề
cập cụ thể đến vấn đề này:
Xét về tính chất trái pháp luật, có thể chia hành vi thành hành vi bị cấm tuyệt
đối và hành vi bị cấm tương đối. Trong đó, hành vi bị cấm tuyệt đối là hành vi luôn
luôn mang tính không hợp pháp như hành vi trộm cắp tài sản, hành vi hiếp dâm…;
16
còn hành vi bị cấm tương đối là hành vi chỉ có tính không hợp pháp khi chủ thể
không thực hiện những yêu cầu nhất định như hành vi kinh doanh, hành vi vận
chuyển hàng hóa qua biên giới… Trong ví dụ này, hành vi kinh doanh hay hành vi
vận chuyển hàng hóa qua biên giới có thể là hành vi hợp pháp và cũng có thể là
hành vi không hợp pháp. Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hành vi thuộc loại bị cấm
tương đối đòi hỏi phải mô tả đồng thời các điều kiện làm chi hành vi đó có tính
không hợp pháp (Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, dấu hiệu hành vi thuộc loại này
chỉ được gắn thêm nhóm từ trái phép mà không có mô tả gì hơn).
Xét về hình thức thể hiện, hành vi có thể thể hiện dưới dạng hành động - thực
hiện một việc mà luật cấm và không hành động - không thực hiện một việc mà luật
yêu cầu phải thực hiện. Trong các tội phạm có tội phạm mà hành vi chỉ có thể là
hành động; có tội phạm mà hành vi có thể là hành động hoặc không hành động và
có tội phạm mà hành vi chỉ có thể là không hành động. Đối với các tội mà hành vi
chỉ có thể là không hành động thì việc mô tả hành vi trong cấu thành tội phạm cần
phải chú ý đến đặc điểm đặc biệt của dạng hành vi này. Vấn đề trách nhiệm hình sự
chỉ đặt ra cho không hành động khi chủ thể có nghĩa vụ pháp lý phải hành động và
có điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó. Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hành vi (không hành
động) trong cấu thành tội phạm phải thể hiện được nghĩa vụ pháp lý phải hành động
và điều kiện thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ: Điều 102 Bộ luật hình sự đã thể hiện phần
nào điều này khi mô tả: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy
hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp… Tương tự như vậy, Điều
152 Bộ luật hình sự quy định: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng
thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối
hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng… [27, tr. 57, 58]
Tuy nhiên, nghĩa vụ pháp lý có thể được thể hiện qua dấu hiệu chủ thể. Với việc
mô tả đặc điểm đặc biệt của chủ thể, luật có thể thể hiện được nghĩa vụ của chủ thể.
Xét về cấu trúc của hành vi, có thể phân hành vi thành hành vi đơn và hành
vi kép. Trong đó, hành vi kép được hiểu là hành vi gồm nhiều hành vi riêng biệt
khác nhau. Những hành vi này có thể chỉ xâm hại một khách thể trực tiếp nhưng
17
cũng có trường hợp xâm hại nhiều khách thể trực tiếp khác nhau. Ví dụ: ở tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể thực hiện hai hành vi là hành vi lừa dối và hành vi
chiếm đoạt nhưng chỉ xâm hại một khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu; còn ở tội
cướp tài sản, chủ thể thực hiện hai hành vi là hành vi dùng vũ lực… và hành vi
chiếm đoạt. Hai hành vi này xâm hại hai khách thể trực tiếp khác nhau là quyền
nhân thân và quyền sở hữu. Khi mô tả hành vi ở tội có hành vi kép trong cấu thành
tội phạm, nhà làm luật cần chú ý đến đặc điểm đặc biệt của hành vi kép. Họ có thể
mô tả tất cả các hành vi riêng biệt trong cấu thành tội phạm và khi đó dấu hiệu hành
vi bao gồm tất cả các hành vi riêng biệt đó. Nhưng trong cấu thành tội phạm có thể
chỉ có một hành vi riêng biệt được mô tả và khi đó dấu hiệu hành vi chỉ là một hành
vi riêng biệt còn hành vi riêng biệt khác được mô tả dưới dạng mục đích của chủ
thể. Việc mô tả như vậy là cho phép và cần thiết cho việc quy định thời điểm hoàn
thành khác nhau ở các tội phạm khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng tội và
đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam,
tội cướp tài sản là ví dụ về trường hợp dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm
chỉ là một hành vi riêng biệt - hành vi dùng vũ lực…; còn hành vi chiếm đoạt tài sản
chỉ được mô tả dưới dạng mục đích chiếm đoạt. Trái lại, trong cấu thành tội phạm
tội hiếp dâm, dấu hiệu hành vi bao gồm cả hai hành vi riêng biệt là hành vi dùng vũ
lực… và hành vi giao cấu. [27, tr. 59]
Cần phân biệt hành vi kép trên đây với hành vi đơn đa dạng. Hành vi đơn đa
dạng là hành vi đơn nhưng trong cấu thành tội phạm, nhà làm luật mô tả hành vi đó
dưới một số dạng có tính thay thế lẫn nhau. Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội
tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, dấu hiệu hành v i được mô tả dưới các dạng
làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ… Các dạng hành vi này
đều có giá trị ngang nhau và mỗi dạng đều được coi là hành vi của tội phạm này.
Khi mô tả dấu hiệu hành vi đơn đa dạng phải tuân thủ các yêu cầu sau:
Các dạng hành vi đó phải cùng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội,
tương đương nhau và đều phù hợp với tội danh;
18
Tránh hiện tượng gộp các dạng hành vi thành tội danh để tội danh bao quát
hết các hành vi. Ví dụ: Ghép hành vi dụ dỗ, hành vi ép buộc, hành vi chứa chấp với
nhau để có tội danh: Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên
phạm pháp. Trong những trường hợp này, chúng ta phải tìm được tội danh chung.
Nếu không tìm được thì phải tách các dạng hành vi đó thành các hành vi đơn dạng
của các tội danh khác nhau.
Về kỹ thuật lập pháp cần chú ý cách mô tả dấu hiệu hành vi có tính chất đặc
biệt khi xây dựng cấu thành tội phạm cắt xén. Khi xây dựng cấu thành tội phạm cắt
xén, nhà làm luật không mô tả hành vi của tội phạm là dấu hiệu hành vi mà dưới
dạng như là mục đích, tính chất của hành vi hoạt động. Như vậy, dấu hiệu hành vi
được mô tả trong các cấu thành tội phạm là hành vi hoạt động và nó được hiểu là
hành vi bất kỳ nhằm thực hiện hành vi của tội phạm được phản ánh trong cấu thành
tội phạm cắt xén. Tội danh của tội có cấu thành tội phạm cắt xén cũng phải thêm tập
hợp từ “hoạt động”. Ví dụ: Điều 79 Bộ luật hình sựquy định tội hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì…”. Hành vi khách quan của tội phạm này là
hành vi thành lập hoặc hành vi tham gia tổ chức mà tổ chức đó có mục đích lật đổ
chính quyền nhân dân. Nhưng trong cấu thành tội phạm, dấu hiệu hành vi được mô
tả không phải là những hành vi này mà là hành vi hoạt động nhằm thực hiện các
hành vi đó - hành vi thành lập hoặc tham gia…
Ngoài các cách phân loại hành vi như trên, luật hình sự còn có thể nói đến
hai loại hành vi có cấu trúc đặc biệt là hành vi kéo dài và hành vi lặp lại (còn được
gọi là hành vi liên tục). Tuy nhiên chỉ có hành vi lặp lại là có ý nghĩa liên quan đến
dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm. Theo đó, dấu hiệu hành vi trong cấu
thành tội phạm phải được hiểu có thể là tổng nhiều hành vi thực hiện cụ thể cùng
loại, xảy ra kế tiếp nhau, xâm hại cùng khách thể và đều bị chi phối bởi cùng ý định
phạm tội cụ thể. [27, tr. 60, 61]
19
1.3. Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác thuộc mặt khách
quan của tội phạm
1.3.1. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với dấu hiệu hậu quả phạm tội
Hậu quả phạm tội là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và
áp dụng pháp luật hình sự. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện: Xác định tội
phạm, phân loại tội phạm, đánh giá tính chất tội phạm, xác định các tình tiết tăng
nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nghiệm hình sự, quyết định hình phạt… và là một vấn
đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau
xung quanh khái niệm hậu quả phạm tội.
Theo cuốn từ điển thuật ngữ luật học định nghĩa: “Hậu quả của tội phạm là
thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ”
[28, tr. 181]. Theo đó thì thiệt hại này có thể là thiệt hại về mặt vật chất, tinh thần,
các biến đổi xã hội nguy hiểm khác xâm phạm tới quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ.
Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) do GS.TS. Võ Khánh
Vinh chủ biên quan niệm: “Hậu quả của tội phạm là thiệt hại (Sự thay đổi nguy
hiểm) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ”
[74, tr. 196].
GS.TSKH. Lê Cảm viết: “Hậu quả phạm tội là sự thiệt hại cụ thể nhất định
và đáng kể do hành vi phạm tội gây ra cho các lợi ích (khách thể) cho các quan hệ
xã hội được bảo vệ bằng pháp luật hình sự” [8, tr. 367].
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa lại cho rằng: “Hậu quả của tội phạm là sự gây
thiệt hại cho khách thể của tội phạm và thường thể hiện qua sự biến đổi tình trạng
bình thường của bộ phận cấu thành khách thể hay còn gọi là đối tượng tác động của
tội phạm” [25, tr. 153].
Có thể nói, về tên gọi vẫn chưa có sự thống nhất, có quan điểm dùng thuật
ngữ “hậu quả của tội phạm”, có quan điểm sử dụng thuật ngữ “hậu quả phạm tội”
hay “hậu quả nguy hiểm cho xã hội”, song dù theo cách nào thì vấn đề cốt lõi được
nhấn mạnh tới ở tất cả các quan điểm đó là hậu quả là sự gây thiệt hại do hành vi
20
phạm tội gây ra và nó xâm phạm tới quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo
vê. Quan điểm của GS.TSKH. Lê Cảm đã nhấn mạnh tới tính cụ thể và mức thiệt
hại do hành vi phạm tội gây ra so với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Còn
GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà nhấn mạnh được nội dung sự thể hiện thiệt hại đó dưới
hình thức cụ thể đó là sự biến đổi của đối tượng tác động. Mặc dù vậy, việc đưa ra
một khái niệm vừa chính xác, đầy đủ về mặt nội dung vừa ngắn gọn, logic về mặt
pháp lý lại bảo đảm được sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật thì theo
chúng tôi khái niệm đó phải thể hiện được: Thứ nhất là bản chất pháp lý của nó; thứ
hai là sự thể hiện của dấu hiệu hậu quả phạm tội; thứ ba là mối quan hệ của nó với
hành vi nguy hiểm cho xã hội và nó phải được quy định trong pháp luật hình sự.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khoa học trên đây, cũng như việc
xem xét dấu hiệu đó trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng tôi xin đưa ra khái
niệm này dưới góc độ luật hình sự như sau: Hậu quả phạm tội là thiệt hại cụ thể (vật
chất, thể chất, tinh thần, chính trị) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã
hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ, đồng thời là dấu hiệu bắt buộc trong cấu
thành tội phạm vật chất, nó thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối
tượng tác động của tội phạm.
Ph.Ăng ghen đã viết:
“Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có
ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt,
nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối
quan hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại có mối quan
hệ gắn bó, khăng khít trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách
phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở
đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả
và ngược lại”. [47, tr. 80]
Cũng như vậy, khi nghiên cứu dấu hiệu hành vi phạm tội không thể chỉ nhìn
nó trong sự đơn lẻ mà phải chỉ ra được mối liên hệ hữu cơ biện chứng giữa nó và
những dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm nói chung, dấu hiệu hậu quả
21
phạm tội nói riêng. Trong một cấu thành tội phạm nếu dấu hiệu hành vi là biểu hiện
thứ nhất, hậu quả phạm tội là biểu hiện thứ hai trong mặt khách quan của tội phạm
thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội là
biểu hiện thứ ba trong mặt khách quan của tội phạm. Mối quan hệ khách quan giữa
dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội là nội dung bắt buộc để
giải quyết đúng đắn về vấn đề trách nhiệm hình sự của mội người đối với hành vi
mà người đó thực hiện khi hậu quả xảy ra. Đối với các cấu thành vật chất, dấu hiệu
hậu quả phạm tội được quy định là một dấu hiệu bắt buộc thì việc xác định mối
quan hệ nhân quả trong trường hợp này có ý nghĩa định tội và xác định giai đoạn
hoàn thành của tội phạm. Khi hậu quả không được quy định là dấu hiệu bắt buộc thì
khi trường hợp hậu quả phạm tội xảy ra, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc
giải quyết trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt. Khoa học luật hình sự Việt
Nam, cũng như các ngành khoa học cụ thể khác không có lý luận riêng về mối quan
hệ nhân quả, mà chỉ cụ thể hóa nội dung cặp phạm trù nhân - quả của chủ nghĩa duy
vật biện chứng vào lĩnh vực của mình, nhằm giải quyết vấn đề cơ sở khách quan của
trách nhiệm hình sự.
Theo đó, quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng
trong đó mội hiện tượng được gọi là nguyên nhân trong những điều kiện nhất định
làm phát sinh một hiện tượng khác được gọi là kết quả. Với cách hiểu như vậy,
nguyên nhân trong luật hình sự chỉ có thể là hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có
thể là hậu quả phạm tội.[Xem 66, tr. 14]
Căn cứ vào nội dung cặp phạm trù nhân quả có thể trình bày mội dung mối
quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội đã xảy ra dưới
những nội dung sau:
Một là, dấu hiệu hành vi phạm tội xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã
hội về mặt thời gian.
Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích trước khi có hậu
quả là thiệt hại về sức khỏe, tính mạnh của nạn nhân thì người đó phải có hành vi có
22
khả năng gây thương tổn cho người khác như đâm, chém,… Đây là căn cứ đầu tiên
cần thiết cho việc kiểm tra sự tồn tại của quan hệ nhân quả. Khi đã xác định căn cứ
này không thỏa mãn thì có khả năng loại trừ được ngay khả năng tồn tại của mối
quan hệ nhân quả. Đây chính là ý nghĩa thực tiễn của việc xác định căn cứ về thời
gian này.
Hai là, hành vi phạm tội bị pháp luật hình sự cấm phải chứa đựng khả năng
thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Trong những điều kiện nhất định, những khả năng chứa đựng trong hành vi
nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật sẽ làm sản sinh ra hậu quả phạm tội. Thông
thường, hành vi trái pháp luật với tính cách là nguyên nhân sẽ trực tiếp tác động đến
đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Chẳng hạn: Hành vi
phá hủy nhà ga, bến cảng, cầu, phà, tàu hỏa,... gây thiệt hại cho cơ sở vật chất của
quốc gia, hay hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của các bộ, công chức trong tội
đào nhiệm sẽ gây thiệt hại đáng kể cho lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân. Trong những trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội
chỉ đón vai trò “cộng hưởng” trong quá trình gây thiệt hại cho khách thể của tội
phạm, được biểu hiện dưới hình thức không hành động phạm tội. Ví dụ: Hành vi
cấp cứu không kịp thời của bác sỹ khi bệnh nhân đang nguy kịch dẫn đến việc
người bệnh chết hay hành động không cứu người bị tai nạn giao thông, khiến cho
người đó chết… Như vậy, tính chất “cộng hưởng” trong trường hợp này được hiểu
là làm cho tình trạng mà nạn nhân rơi vào trước đó phát triển tới mức gây thiệt hại
cho quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ.
Ba là, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra phải do chính hành vi trái pháp
luật đã được thực hiện từ trước gây ra, có nghĩa là thiệt hại trong thực tế chính là
sự phát triển của khả năng chứa đựng trong hành vi trái pháp luật gây ra.
Trong trường hợp này, chúng ta cần phải phân biệt rõ yếu tố nào là nguyên
nhân và đâu là điều kiện phạm tội. Nguyên nhân là yếu tố trực tiếp sinh ra hậu quả
và quá trình đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố với tư cách là điều kiện phạm tội
còn điều kiện phạm tội có thể là yếu tố tự nhiên, súc vật hoặc xử sự với con người,
23
nó không trực tiếp sản sinh ra kết quả nhưng nó ảnh hưởng tới quá trình vận động
của nguyên nhân thành kết quả. Ví dụ: Hành vi đốt nhà A của B do thù hằn cá nhân
nhưng ngọn lửa gặp gió lớn đã gây thiệt hại lớn cho tài sản của những gia đình
khác.
Căn cứ thứ ba này được đặt ra và đòi hỏi phải được kiểm tra vì trên thực tế
không phải hành vi trái pháp luật nào, dù chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả nguy hiểm cho xã hội đều gây ra hậu quả đó và trong nhiều trường hợp hậu
quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra lại là kết quả của hành vi trái pháp luật khác. Ví
dụ: A dùng dao tấn công B làm B bị thương nặng nguy hiểm đến tính mạng vẫn còn
khả năng cứu chữa được nhưng do quá trình điều trị do y tá tiêm nhầm thuốc nên
bệnh nhân đó tử vong. Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của A mặc dù về hình
thức có khả năng chứa đựng hậu quả chết người nhưng việc B chết không phải do
chính hành vi của A gây ra.
Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa [27, tr. 26, 27] thì quan hệ nhân quả có thể
được thể hiện dưới một số dạng cụ thể sau: Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: là
trường hợp chỉ có một hành vi đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả nguy hiểm
cho xã hội. Ví dụ: Hành vi gây tai nạn chết người của B. Đây là dạng quan hệ nhân
quả phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hậu quả xảy ra là sự vận
động của nhiều hành vi đóng vai trò là nguyên nhân. Đây chính là hình thức thứ hai
của mối quan hệ nhân quả - Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Ví dụ: A và B do
thù hằn với C đã cùng đốt nhà của C. Như vậy, trong trường hợp này hành vi của A
và B là độc lập đối với hậu quả căn nhà bị hủy hoại xảy ra. Dạng quan hệ nhân quả
thứ ba được tác giả nói tới là quan hệ dây chuyền là dạng quan hệ nhân quả mà
hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân tuy chứa đựng thực tế làm phát
sinh hậu quả nhưng không phải là khả năng trực tiếp. Hành vi đó là khả năng thực
tế làm phát sinh hành vi thứ hai. Ví dụ: Trường hợp cho mượn súng và người mượn
súng không đủ điều kiện sử dụng súng nên đã gây tai nạn. Trong trường hợp này
hành vi của người cho mượn súng có quan hệ dây chuyền với hậu quả mà người
mượn súng gây ra. Dạng thứ tư của mối quan hệ nhân quả là dạng quan hệ nhân quả
24
gián tiếp: Là dạng quan hệ nhân quả mà hành vi trái pháp luật phải thông qua hiện
tượng khác mới đưa đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Việc thừa nhận về lý luận dạng quan hệ nhân quả này là cơ sở để có thể lý
giải được vấn đề quan hệ này mới có thể giải thích được quan hệ nhân quả giữa
hãnh vi của những người đồng phạm khác như người tổ chức, xúi giục, giúp sức với
hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của người thực hành trực tiếp gây ra hoặc
cũng chỉ dựa vào nội dung của dạng quan hệ nhân quả này mới giải thích được quan
hệ giữa hành vi và hậu quả. Từ những phân tích trên đây cho thấy, không thể truy
cứu trách nhiệm hình sự của một người nếu như việc thực hiện hành vi của người
đó không có mối quan hệ với hậu thực tế mà hành vi đó gây ra.
1.3.2. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác:
phương tiện, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh
1) Phương tiện phạm tội
Phương tiện phạm tội là những dụng cụ, đồ vật hoặc quá trình của thế giới
bên ngoài được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. trong cấu thành tội
phạm cơ bản của một số tội phạm, phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu
định tội. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất của phương tiện phạm tội, trong nhiều cấu
thành tội phạm khác, nhà làm luật quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của
cấu thành tội phạm tăng nặng. [Xem 12, tr. 17]
2) Phương pháp, thủ đoạn phạm tội
Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội,
trong đó có cách thức sử dụng công cụ, phương tiện. Đây cũng không phải là dấu
hiệu bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm. Trong số tội phạm phương pháp và thủ
đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội. Ví dụ: “Người nào dùng mọi thủ đoạn” khiến
người lệ thuộc mình, hoặc người đang ở trong trạng thái quẫn bách phải miễn cưỡng
giao cấu là dấu hiệu định tội trong tội cưỡng dâm tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình
sựhay thủ đoạn “lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác” cản trở
việc thực hiện quyền bầu cử và ứng củ của công dân là dấu hiệu định tội xâm phạm
quyền bầu cử, ứng cử của công dân được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự.
25
Trong trường hợp khác, phương pháp và thủ đoạn được quy định là dấu hiệu của
cấu thành tội phạm tăng nặng trong một số tội phạm như: “Dùng thủ đoạn xảo
quyệt, nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự là dấu
hiệu định khung tăng nặng của tội trộm cắp tài sản hay “dùng thủ đoạn xảo quyệt”
quy định tại điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự là dấu hiệu định khung tăng
nặng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong từng trường hợp luật
pháp không quy định phương pháp, thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội, hoặc
định khung tăng nặng thì thủ đoạn, phương tiện phạm tội có ý nghĩa là căn cứ đánh
giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và là căn cứ cụ thể để quyết định
hình phạt. [Xem 12, tr. 18, 19]
3) Thời gian phạm tội
Thời gian phạm tội là một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định mà
hành vi phạm tội diễn ra, được hiểu là thời kỳ cụ thể nhất định phản ánh bằng các sự
kiện chính trị - xã hội. Trong luật hình sự Việt Nam, thời gian phạm tội được quy
định là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Ngoài ra, trong những trường hợp
thời gian phạm tội được phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với
hành vi phạm tội thông thường thì nó được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội
phạm tăng nặng (dấu hiệu định khung).
Thời gian phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội
phạm, nó không thể được hiểu một cách đơn giản là thời gian nhất định của một
ngày, tháng, năm mà phải được hiểu là một thời kỳ nhất định phản ánh bằng các sự
kiện chính trị, xã hội. Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là
dấu hiệu định tội: Ví dụ hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định
bảo đảm an toàn “trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện” là dấu hiệu định tội theo
quy định tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật hình sự là cấu thành tội phạm của tội vi
phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện.
Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung
tăng nặng. Ví dụ: Phạm tội trong chiến đấu được quy định tại Điều 330 tội vi phạm
quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban và khoản 2 Điều 331 tội vi phạm các
26
quy định về bảo vệ, định khung hình phạt đặc biệt tăng nặng của cấu thành tội phạm
đặc biệt tăng nặng - Khoản 3 Điều 318 Bộ luật hình sự tội cản trở đồng đội thực
hiện nghĩa vụ, làm việc. [Xem 12, tr. 20, 21]
4) Địa điểm phạm tội
Địa điểm phạm tội là giới hạn lãnh thổi nhất định mà ở đó tội phạm bắt đầu
được thực hiện, tội phạm kết thúc hoặc hậu quả của tội phạm xảy ra. Có thể hiểu địa
điểm phạm tội là lãnh thổ mà ở đó có sự kiện phạm tội, đó có thể là một điểm hoặc
một vùng lãnh thổ nhất định. Luật hình sự quy định địa điểm phạm tội là dấu hiệu
định tội của một số tội phạm. Trong một số trường hợp, địa điểm phạm tội mà tính
chất đặc biệt của nó phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cao hơn
so với trường hợp phạm tội thông thường nên được quy định là dấu hiệu định khung
hình phạt. [Xem 12, tr. 22]
5) Hoàn cảnh phạm tội
Hoàn cảnh phạm tội là tổng hợp tất cả những tình tiết khách quan xung
quanh việc thực hiện tội phạm, là bối cảnh cụ thể khi tội phạm diễn ra. Hoàn cảnh
phạm tội là yếu tố để người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm và có ảnh
hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hoàn cảnh có thể
được hiểu là điều kiện khách quan được người phạm tội sử dụng để đạt được mục
đích của mình. Trong luật hình sự, việc xác định hoàn cảnh phạm tội có ý nghĩa
trong việc định tội hoặc định khung hình phạt. [Xem 12, tr. 23]
1.3.3. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với mối quan hệ nhân quả
Dấu hiệu hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội là
khách thể của tội phạm. Bất cứ tội phạm nào cũng đều có thể gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội nhưng dấu hiệu hậu quả của tội phạm không phải được mô tả trong
tất cả các cấu thành tội phạm. Dấu hiệu này chỉ được mô tả trong trường hợp hành
vi chỉ có tính nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi gây ra hậu
quả. Với ý nghĩa như vậy, dấu hiệu hậu quả nói chung phải được mô tả trong tất cả
các cấu thành tội phạm vô ý. Vô ý là sự phủ định chủ quan ít nghiêm trọng hơn sự
phủ định chủ quan của lỗi cố ý. Do vậy, chỉ trong sự thống nhất với sự phủ định
27
khách quan ở mức độ gây ra hậu quả thì hành vi mới có tính nguy hiểm của tội
phạm. Đối với tội cố ý dấu hiệu hậu quả không phải được mô tả trong tất cả các cấu
thành tội phạm mà chỉ trong một số cấu thành tội phạm. Những cấu thành tội phạm
đòi hỏi phải có sự mô tả dấu hiệu hậu quả là các trường hợp hành vi chỉ có tính
nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi hành vi cố ý đó đã gây ra
hậu quả hoặc khi hậu quả ở mức độ nhất định. Ví dụ : Hành vi giết người khi đã gây
ra hậu quả chết người; hành vi cố ý gây thương tích có tính nguy hiểm của tội cố ý
gây thương tích khi hậu quả thương tích đã ở mức độ nhất định (theo Bộ luật hình
sự là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên). [27, tr. 62]
Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm và được
thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của bộ phận cấu thành khách thể hay
còn được gọi là đối tượng tác động của tội phạm. Tính chất và mức độ của hậu quả
phạm tội được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của đối tượng tác động
hoặc bởi đặc điểm (về chất và lượng) của chính đối tượng tác động đã bị hành vi
nguy hiểm cho xã hội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động
hoặc phản ánh đặc điểm (về chất và lượng) của đối tượng tác động. Từ đó dẫn đến
việc xác định, đánh giá hậu quả của tội phạm trong thực tiễn áp dụng cũng được
thực hiện thông qua việc xác định, đánh giá đặc điểm của từng đối tượng tác động
hoặc sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động.
Cụ thể, hậu quả của tội phạm có thể được mô tả qua:
1) Sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên con người
Sự biến đổi này thường được gọi là thiệt hại thể chất. Thiệt hại này bao gồm
thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người) như ở tội giết người, tội vô ý làm chết
người và thiệt hại về sức khỏe (hậu quả thương tích hoặc các tổn hại cho sức khỏe)
như có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội vô ý
gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe người khác. Bên cạnh
thiệt hại về thể chất, tội phạm còn có thể gây ra thiệt hại tinh thần như thiệt hại đến
nhân phẩm, danh dự, tự do của con người… Những thiệt hại này do khó xác định
trong thực tế nên nói chung không được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Ví dụ:
28
Trong cấu thành tội phạm, tội vô ý gây thương tích, dấu hiệu hậu quả được mô tả là
thương tích có tỷ lệ thương tật từ 32% trở lên..
2) Sự biến dạng xử sự của con người
Hành vi khách quan có thể làm biến dạng xử sự của người khác. Trong
những trường hợp như vậy, xử sự đã bị làm biến dạng (làm hoặc không làm một
việc) được coi là kết quả của hành vi khách quan đã thực hiện của người phạm tội.
Kết quả này có thể được phản ánh trong cấu thành tội phạm là một dấu hiệu khách
quan - dấu hiệu hậu quả của hành vi xúi giục người khác tự sát hoặc của hành vi
bức tử; xử sự sống sa đọa hoặc phạm pháp có thể là hậu quả của hành vi dụ dỗ
người chưa thành niên phạm pháp… [27, tr. 63, 64]
3) Sự biến đổi tình trạng an toàn sang tình trạng nguy hiểm
Trước đây và hiện nay chúng ta đều thừa nhận có một số trường hợp hành vi
chỉ cấu thành tội phạm nếu đã gây ra một tình trạng hết sức nguy hiểm. Ví dụ:
Trong bản tổng kết số 10/NCPL ngày 6/1/1968 của Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn đường lối xử lý tội vì thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy tắc an toàn lao
động gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản có đoạn viết: “Có một số trường
hợp cá biệt, tuy hậu quả tác hại chưa xảy ra cũng cần xử lý về hình sự. Đây là các
trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng quy tắc an toàn, tạo ra một tình trạng hết sức
nguy hiểm, có khả năng gây thiệt hại hết sức to lớn về người và của...”.
Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số cấu thành tội phạm
có dấu hiệu tình trạng hết sức nguy hiểm. Về hình thức diễn đạt, các điều luật này
đều ghi: “Có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trong”. Khả năng
thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nói ở đây chính là tình trạng hết sức nguy
hiểm mà hành vi vi phạm đã gây ra. Dấu hiệu này không chỉ đơn thuần chỉ tính chất
của hành vi vi phạm, vì có hành vi vi phạm xét về tính chất là nghiêm trọng nhưng
đặt trong điều kiện nhất định chưa hẳn đã có khả năng thực tế sẽ dẫn đến hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng và ngược lại có hành vi có tính chất vi phạm không nghiêm
trọng nhưng trong điều kiện nhất định khác lại có khả năng đó. Trường hợp có khả
năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chính là trường hợp hành vi vi
phạm đã gây ra một tình trạng hết sức nguy hiểm - tình trạng có khả năng thực tế
29
dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, để xác định
trách nhiệm hình sự, không những phải xác định có tình trạng hết sức nguy hiểm mà
còn phải xác định tình trạng đó là do hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự gây
ra. Như vậy, tình trạng hết sức nguy hiểm phải được coi là một dạng biểu hiện của
hậu quả nguy hiểm cho xã hội. [27, tr. 65, 66]
4) Sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể
của quan hệ xã hội
Sự biến đổi này thường được gọi là thiệt hại vật chất. Các thiệt hại này có thể
dưới dạng tài sản bị phá hoại, bị phá hủy, bị hủy hoại, bị hư hỏng,… Ví dụ : Trong
cấu thành tội phạm tội hủy hoại tài sản, dấu hiệu hậu quả của tội phạm được mô tả
là thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng trở lên…
5) Đặc điểm về chất hoặc về lượng của đối tượng vật chất bị hành vi phạm
tội tác động đến
Tính chất và giá trị của tài sản có thể quy định mức độ thiệt hại gây ra cho
khách thể như trường hợp tài sản bị chiếm đoạt, bị sử dụng trái phép hoặc bị chiếm
giữ trái phép… Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản, dấu
hiệu hậu quả của tội phạm được mô tả qua tính chất của tài sản (cổ vật có giá trị lịch
sử, văn hóa) hoặc qua giá trị của tài sản (từ năm triệu đồng trở lên)…
Theo nguyên tắc của luật hình sự thì chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình
sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi của họ gây ra.
Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hậu quả của tội phạm trong cấu thành tội phạm, nhà làm
luật phải thể hiện được rằng hậu quả là do hành vi của chủ thể gây ra. Có hai cách
thể hiện điều này, nhà làm luật có thể trực tiếp khẳng định hành vi khách quan gây
ra hậu quả ngay trong cấu thành tội phạm và qua đó gián tiếp ghi nhận dấu hiệu
quan hệ nhân quả. Ví dụ: Điều 202 Bộ luật hình sự (cấu thành tội phạm tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) quy định: “Người nào…
vi phạm quy định về… gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
cho sức khỏe, tài sản của người khác…”. Cách thể hiện này được sử dụng trong
trường hợp có sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. Đối với
các trường hợp khác, nhà làm luật chỉ cần mô tả hành vi và đặc điểm của đối tượng.
30
Ví dụ: Điều 141 Bộ luật hình sự (cấu thành tội phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản)
quy định: “Người nào cố tình không trả lại…hoặc không giao nộp… tài sản có trị
giá từ năm triệu đồng…”. Với hai cách thể hiện dấu hiệu hậu quả trong luật như
vậy, nhà làm luật có yêu cầu khác nhau đối với việc xác định trách nhiệm hình sự
về hậu quả đã xảy ra.
Trong trường hợp thứ nhất, người áp dụng phải xác định:
a) Chủ thể có hành vi như được mô tả trong cấu thành tội phạm;
b) Có xảy ra hậu quả như được mô tả trong cấu thành tội phạm;
c) Giữa hành vi và hậu quả đó có quan hệ nhân quả với nhau.
Trong trường hợp thứ hai, người áp dụng chỉ phải xác định chủ thể có hành
vi và hành vi đó gắn với đối tượng có đặc điểm như được mô tả trong cấu thành tội
phạm. Trong trường hợp này, người áp dụng không phải xác định quan hệ nhân quả
do dấu hiệu hậu quả được phản ánh qua chính đặc điểm của đối tượng. Nhưng
không vì thế mà cho rằng cấu thành tội phạm không mô tả dấu hiệu hậu quả. [Xem
27, tr. 68, 69]
Trong thực tế, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội
phạm được thể hiện dưới một số dạng cụ thể.
Trong đó có những dạng quan hệ nhân quả thông thường là quan hệ nhân quả
đơn trực tiếp và quan hệ nhân quả kép trực tiếp nhưng cũng có những dạng quan hệ
nhân quả đặc biệt là quan hệ nhân quả dây chuyền và quan hệ nhân quả gián tiếp.
Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có
một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả nguy hiểm cho
xã hội còn quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó có
nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân.
Đối với hai dạng quan hệ nhân quả này, không có đòi hỏi gì đặc biệt đối với
việc thể hiện nó trong cấu thành tội phạm. Quan hệ nhân quả dây chuyền là dạng
quan hệ nhân quả trong đó khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho
xã hội của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân không phải là khả năng trực tiếp.
Hành vi trái pháp luật chỉ có khả năng thực tế trực tiếp đưa đến hành vi trái pháp
31
luật khác (hành vi trái pháp luật thứ hai). Hành vi trái pháp luật mới phát sinh này
đã trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong những điều kiện nhất định.
Ở đây tồn tại hai quan hệ nhân quả trực tiếp khác nhau: quan hệ hành vi nhân quả
trái pháp luật thứ nhất với hành vi trái pháp luật thứ hai và quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật thứ hai với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu như vậy sẽ có
quan hệ nhân quả thứ ba: quan hệ nhân quả dây chuyền.
Với đặc điểm đặc biệt như vậy, dạng quan hệ nhân quả này đòi hỏi phải được
thể hiện trong cấu thành tội phạm khác trường hợp bình thường. Nhà làm luật phải
mô tả để thể hiện:
a) Có sự tồn tại hai hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
b) Giữa hành vi thứ hai và hậu quả nguy hiểm cho xã hội có quan hệ nhân
quả với nhau.
Quan hệ nhân quả gián tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó hành vi trái
pháp luật là nguyên nhân phải thông qua một hiện tượng khác (có thể là một hành vi
trái pháp luật) mới gây ra được hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Quan hệ nhân quả
giữa hành vi thiếu trách nhiệm với hậu quả thiệt hại (như do bị mất cắp) trong tội
thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144
Bộ luật hình sự) là ví dụ về dạng quan hệ nhân quả gián tiếp.
Với đặc điểm như vậy, dạng quan hệ nhân quả này đòi hỏi phải được thể hiện
trong cấu thành tội phạm khác trường hợp bình thường. Nhà làm luật phải mô tả để
thể hiện:
a) Có sự tồn tại hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội;
b) Có sự tồn tại sự kiện khác mà qua đó hành vi có quan hệ nhân quả với
hậu quả… [27, tr. 69, 70]
Trên cơ sở lý luận về quan hệ nhân quả của phép biện chứng duy vật, khoa
học luật hình sự đã vận dụng để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm
tội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, tạo cơ sở để giải quyết vấn đề trách nhiệm
hình sự đối với người phạm tội. Khoa học luật hình sự đã giới hạn phạm vi những
hiện tượng có thể là nguyên nhân và kết quả đồng thời tạo cơ sở để xác định mối
32
quan hệ nhân quả trong luật hình sự. Theo đó, nguyên nhân chỉ có thể là hành vi trái
pháp luật và kết quả chỉ có thể là hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Một người chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả xảy ra trong thực tế nếu hậu quả đó so hành vi
của họ gây ra hay nói cách khác giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm có
quan hệ nhân quả với nhau. Nếu hậu quả của tội phạm được luật hình sự quy định là
dấu hiệu bắt buộc thì quan hệ nhân quả cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành
tội phạm mặc dù nó không được phản ánh trực tiếp. Nghiên cứu một số quy định về
tội phạm trong Bộ luật hình sự, có thể thấy có hai cách thể hiện mối quan hệ nhân
quả. Thứ nhất, nhà làm luật có thể trực tiếp khẳng định việc hành vi phạm tội gây ra
hậu quả trong cấu thành tội phạm, qua đó gián tiếp ghi nhận dấu hiệu quan hệ nhân
quả. Thứ hai, nhà làm luật chỉ cần mô tả hành vi và đặc điểm của đối tượng gắn liền
với hành vi đó.
Nói tóm lại, nội dung mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự:
Thứ nhất, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã
hội về mặt thời gian. Hành vi trái pháp luật với tính chất là nguyên nhân phải xuất
hiện trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tính chất là kết quả. Nếu căn cứ này
không thỏa mãn thì có thể loại trừ khả năng tồn tại quan hệ nhân quả. Nếu hành vi
trái pháp luật không xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian thì
cũng không có mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả, đồng thời cũng không có cơ sở
để khẳng định hậu quả xảy ra trong thực tế là kết quả của hành vi trái pháp luật do
chủ thể thực hiện.
Thứ hai, hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với
một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu
quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi trái pháp luật thường chứa đựng khả năng trực
tiếp là biển đổi tình trạng bình thường của các đối tượng tác động của tội phạm và
gây thiệt hại cho khách thể. Việc nhận biết khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả
chứa đựng trong hành vi phạm tội rất cần thiết, nó là một trong những yếu tố xác
định sự tồn tại của quan hệ nhân quả. Xác định được khả năng này sẽ có cơ sở để
33
khẳng định quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho
xã hội một cách chắc chắn.
Thứ ba, hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng
thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Hậu quả nguy hiểm cho xã
hội dưới dạng thiệt hại cho khách thể là biểu hiện trong thực tế khả năng làm phát
sinh hậu quả chứa đựng trong hành vi phạm tội, qua đó mới có cơ sở để khẳng định
hậu quả của tội phạm chính là kết quả của hành vi. Căn cứ này cần được kiểm tra
trong thực tiễn vì trong nhiều trường hợp, hậu quả xảy ra không phải là kết quả của
hành vi trái pháp luật chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm
cho xã hội.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 luận văn đã xây dựng được khái niệm Dấu hiệu hành vi phạm tội,
các đặc điểm của dấu hiệu hành vi phạm tội và mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi
phạm tội với các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm. Điều này có ý nghĩa
rất lớn trong việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bởi lẽ một hiện tượng
không thể tồn tại một cách độc lập mà phải nằm trong mối quan hệ biện chứng với
nhau, phải thấy được mối quan hệ biện chứng đó thì việc vận dụng các quy định của
pháp luật vào trong thực tiễn xét xử mới đạt được hiệu quả của nó. Đó chính là cơ
sở lý luận để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phân tích về thực tiễn áp dụng
pháp luật.
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Nguyên tắc công bằng trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOTLuận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
Luận văn: Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, HOT
 
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Hình phạt tù có thời hạn theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà NẵngLuận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
Luận văn: Hình phạt tiền theo pháp luật hình sự tại Tp Đà Nẵng
 
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOTLuận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
Luận văn: Pháp luật hình sự về tội gây rối trật tự công cộng, HOT
 
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tố tụng hình sự, HOT
 
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn Luật: Biện pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOTLuận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
Luận văn: Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật, HOT
 
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAYLuận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
Luận văn: Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOTLuận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
Luận văn: Quyền của người khuyết tật trong pháp Luật, HOT
 
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luậtLuận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
Luận văn: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo pháp luật
 
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAYLuận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
Luận văn: Tội sử dụng mạng internet chiếm đoạt tài sản, HAY
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tộiLuận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Luận văn: Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOTLuận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
Luận văn: Mặt khách quan của tội phạm trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 

Similar to Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT

Similar to Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT (20)

Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAYLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAY
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HAY
 
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOTĐề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt NamLuận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Miễn trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam
 
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễnLỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
Lỗi vô ý trong luật hình sự Việt Nam - vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Dấu hiệu định lượng trong Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạmĐề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
Đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với tội không tố giác tội phạm
 
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAYLuận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
Luận án: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOTLuận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
Luận văn: Nguyên tắc trách nhiệm do lỗi của Luật hình sự, HOT
 
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOTVấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
Vấn đề về mặt khách quan của tội phạm theo Luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sựLuận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
Luận văn: Các tội xâm phạm trật tự công cộng trong luật hình sự
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOTLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội che giấu tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đLuận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
Luận văn: Tái phạm nguy hiểm theo luật hình sự tỉnh Bắc Ninh, 9đ
 
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đLuận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
Luận văn: Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, 9đ
 
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư phápLuận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
Luận văn: Nhân thân người phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp
 
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOTLuận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Phạm tội chưa đạt theo luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOTDấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
Dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong Luật Hình sự, HOT
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
levanthu03031984
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 

Recently uploaded (20)

Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
NHKTS SLIDE B2 KHAI NIEM FINTECH VA YEU TO CUNG CAU DOI MOI TRONG CN_GV HANG ...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
Tiểu luận tổng quan về Mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế và đầu tư trong nền ki...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 

Luận văn: Hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG HẢI DIỆU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2015
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG HẢI DIỆU MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành : Hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm Hà Nội – 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Hải Diệu
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ..................................................................................6 1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội....................................6 1.1.1. Khái niệm hành vi phạm tội..............................................................................6 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội.......................................................9 1.1.3. Ý Một số ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự của hành vi phạm tộ…………...12 1.2. Phân loại các dạng hành vi phạm tội..................................................................14 1.2.1. Hành vi phạm tội dưới dạng hành động (hành vi): .........................................14 1.2.2. Hành vi phạm tội dưới dạng không hành động (bất tắc vi): ...........................14 1.2.3. Phân nhóm dấu hiệu hành vi phạm tội:...........................................................15 1.3. Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm. ....................................................................................................19 1.3.1. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với dấu hiệu hậu quả phạm tội. ......19 1.3.2. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác: phương tiện, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh. ...................................24 1.3.3. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với mối quan hệ nhân quả.......26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1........................................................................................33 Chƣơng 2: SỰ THỂ HIỆN DẤU HIỆU HÀNH VI PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ CÓ LIÊN QUAN ..............................................................................................34 2.1. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành. ..................................................................................................................34
  • 5. 2.1.1. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành........................................................34 2.1.2. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định khung theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành........................................................35 2.2. Thực tiễn xét xử có liên quan đến hành vi phạm tội, một số tồn tại và những nguyên nhân cơ bản...................................................................................................35 2.2.1. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội.................................................35 2.2.2. Một số tồn tại và những nguyên nhân cơ bản. ................................................51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................54 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 HIỆN HÀNH LIÊN QUAN ĐẾN DẤU HIỆU HÀNH VI PHẠM TỘI.................................................................................55 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành liên quan đến dấu hiệu hành vi phạm tội.........................................55 3.1.1. Về phương diện thực tiễn................................................................................55 3.1.2. Về phương diện lập pháp. ...............................................................................56 3.1.3. Về phương diện lý luận...................................................................................56 3.2. Nội dung hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hành vi phạm tội liên quan đến việc định tội danh và định khung hình phạt....................................................................................................................57 3.2.1. Phần chung:.....................................................................................................57 3.2.2. Phần các tội phạm cụ thể:................................................................................58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3........................................................................................69 KẾT LUẬN..............................................................................................................70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................71
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội thể hiện dưới dạng hành động theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.................................................................34 Bảng 2.2: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội thể hiện dưới dạng không hành động theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999...............................................34 Bảng 2.3: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định khung theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành.....................................35 Bảng 2.4: Thống kê số liệu các loại án có dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc phải giải quyết tương quan với tổng số vụ án phải giải quyết trong toàn quốc giai đoạn 2005 - 2014................................................................................................36
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần tích cực bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; góp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ ,công bằng, văn minh. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành tuy đã có những bước phát triển vượt bậc so với văn bản pháp luật hình sự trước nó, nhưng do sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế - xã hội, sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đòi hỏi gắt gao của cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền nên không tránh khỏi những bất cập, hạn chế, thiếu sót cần sớm được hoàn thiện, trong đó có quy định về dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định tội, dấu hiệu định khung. Điều này khiến thực tiễn xác định tội phạm, định tội danh và quyết định hình phạt còn chưa thống nhất và có nhiều điểm bất cập dẫn đến hiện tượng bỏ lọt tội phạm hoặc xử oan cho người vô tội… Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” với mong muốn góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, nhằm đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong khoa học pháp lý Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu về tội phạm và cấu thành tội phạm nói chung đã được quan tâm dưới những góc độ và bình diện khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu độc lập, riêng rẽ và có hệ thống dấu hiệu “hành vi phạm tội” trong mặt khách quan của tội phạm theo Bộ luật hình sự Việt Nam mới chỉ được đề cập gián tiếp thông qua hay việc phân tích chung về tội phạm,
  • 8. 2 trong các sách chuyên khảo hay các giáo trình, các bài viết, các luận văn, luận án cụ thể theo ba nhóm như sau: 2.1. Các sách và các giáo trình: 1) GS.TSKH Lê Văn Cảm, Mục IV, phần II, Chương thứ tư - Tội phạm, Sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1991; 3) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, 2010; 4) GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Sách chuyên khảo: Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004; 5) TS Trịnh Tiến Việt, Bình luận khoa học - thực tiễn về một số vấn đề của luật hình sự, Nxb Tư pháp Hà Nội, 2004; 6) Tác giả Nguyễn Minh Đức, Một số vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự và những tình huống trong thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; 7) GS.TSKH Lê Văn Cảm (Chủ biên), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007; 8) PGS.TS Kiều Đình Thụ, Chương IX, Mặt khách quan của tội phạm - trong Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007 (Tập thể tác giả do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên)… 2.2. Các bài báo khoa học được công bố liên quan đến dấu hiệu hành vi phạm tội: 1) Lê Văn Cảm (2004), Lý luận cấu thành tội phạm trong khoa học Luật Hình sự, Tạp chí Luật học, Số 2, Tr.17-23; 2) Lê Văn Cảm (2005), Những vấn đề lý luận về bốn yếu tố cấu thành tội phạm, Số 7, Tr 2-9; Số 8, Tr 7-13, Tạp chí Tòa án nhân dân, 3) Nguyễn Quốc Hoàn (2007), Hành vi pháp luật và quan niệm về hành động và không hành động, Số 11, Tr.15-21, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật; 4) Nguyễn Anh Tuấn (2010), Hoàn thiện dấu hành vi trong mặt khách quan của tội gián điệp, Số 18(179) , Tr. 53-56, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (Văn phòng Quốc hội); 5) Đặng Thanh Nga (2006), Từ khái niệm hành vi đến khái niệm hành vi phạm tội, Số 6, Tr.74-78, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; 6) Nguyễn Ngọc Hoà (2006),
  • 9. 3 Kỹ thuật xây dựng cấu thành tội phạm và việc hoàn thiện Bộ luật hình sự, Số 4, Tạp chí Luật học;… 2.3. Các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ: 1) Lê Thu Trang, Dấu hiệu hậu quả phạm tội trong mặt khách quan của tội phạm theo luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, 2012; 2) Lê Phương Thuỳ, Mặt khách quan của tội phạm với tư cách là một yếu tố cấu thành tội phạm, Luận văn thạc sỹ luật học - Đại học quốc gia Hà Nội, 2011; 3) Nguyễn Thị Ngọc Linh, Hành vi nguy hiểm cho xã hội với tư cách là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm , Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, 2010. Tuy nhiên, qua nghiên cứu nội dung các công trình trên cho thấy các công trình nghiên cứu sâu về cấu thành tội phạm nói chung mà những vấn đề về dấu hiệu hành vi phạm tội chỉ chiếm một phần nhỏ hoặc được đề cập gián tiếp qua nội dung các yếu tố cấu thành tội phạm chứ chưa thực sự đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật cũng như việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự có ý nghĩa rất lớn trên các bình diện lý luận, thực tiễn áp dụng, chính trị - xã hội. Vì những lý do trên, việc lựa chọn và triển khai đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự Việt Nam” là cần thiết. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đúng như tên gọi của nó - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của hành vi phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Đề tài nghiên cứu những vấn đề xung quanh dấu hiệu hành vi phạm tội, và thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan tới nó dưới góc độ khoa học luật hình sự. Trên cơ sở đó, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đồng thời, đưa ra những kiến giải lập pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội trong thực tiễn xét xử. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 4.1. Mục đích nghiên cứu
  • 10. 4 Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề pháp lý cơ bản về dấu hiệu hành vi phạm tội như: Khái niệm, đặc điểm, phân loại, ý nghĩa, mối quan hệ của nó với các dấu hiệu cấu thành mặt khách quan khác, sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sựnăm 1999 hiện hành, thực tiễn áp dụng dấu hiệu này trong thực tế, đồng thời cũng đi sâu tìm hiểu các vướng mắc còn tồn tại trong lý luận cũng như trong thực tiễn áp dụng để đề xuất những giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về dấu hiệu hành vi phạm tội trong các tội phạm cụ thể và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề này. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu ở trên, đề tài có các nhiệm vụ chính sau đây: 1) Làm rõ khái niệm và các đặc điểm của dấu hiệu hành vi phạm tội, mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm; 2) Phân tích sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành; 3) Phân tích và đánh giá các ví dụ, bản án điển hình về việc áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội trong thực tiễn xét xử ở nước ta thời gian vừa qua; 4) Nghiên cứu việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hành vi phạm tội; 5) Đề tài đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về dấu hiệu hành vi phạm tội. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước ta về công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu tác giả có tiếp thu chọn lọc các công trình khoa học đã công bố, các đánh giá của cơ quan chuyên môn và các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến dấu hiệu hành vi phạm tội.
  • 11. 5 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phân tích, tổng hợp và thống kê xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích thuần túy các quy định của pháp luật; khảo sát thực tế… để phân tích các vấn đề khoa học trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận, kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về dấu hiệu hành vi phạm tội trong khoa học luật hình sự Việt Nam. Cụ thể đã làm rõ được các vấn đề chung về dấu hiệu hành vi phạm tội, phân tích nó trong tương quan với các dấu hiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm, chỉ ra các mâu thuẫn, bất cập của quy định hiện hành, chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề này. Về thực tiễn, đề tài đã phân tích và đánh giá các ví dụ, bản án điển hình về việc áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội trong thực tiễn xét xử ở nước ta trong thời gian vừa qua; qua đó, đề tài còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo, học tập. Đặc biệt, những đề xuất của đề tài có ý nghĩa góp phần hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về vấn đề này. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu ba chương với nội dung sau đây: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về dấu hiệu hành vi phạm tội theo luật hình sự Việt Nam. Chương 2: Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành và thực tiễn xét xử có liên quan. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành liên quan đến dấu hiệu hành vi phạm tội.
  • 12. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI PHẠM TỘI THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội 1.1.1. Khái niệm hành vi phạm tội Hành vi và hành vi phạm tội là những thuật ngữ được dùng phổ biến trong khoa học pháp lý hình sự và khoa học tâm lý pháp lý. Việc làm rõ khái niệm hành vi và hành vi phạm tội có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ về mặt lý luận mà còn cả trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong Từ điển Tâm lý học do R.J.Corsini chủ biên có viết: “Hành vi là hành động, phản ứng, những tương tác đáp lại kích thích bên trong và bên ngoài, bao gồm những cử chỉ thuộc về nội tâm và những quá trình vô thức” [76, tr. 99]. Hành vi có hai phạm trù: hành vi hiện ra bên ngoài và hành vi diễn ra bên trong. Hành vi bộc lộ ra bên ngoài là những hành động mà người khác có thể quan sát trực tiếp được. Hành vi diễn ra bên trong đầu là những gì chúng ta làm mà người khác không thể quan sát trực tiếp được nhưng có thể nhận biết thông qua suy luận. Ở Việt Nam hiện nay, khi bàn đến khái niệm hành vi cũng có những ý kiến khác nhau. Có tác giả cho rằng, hành vi là một bộ phận của hoạt động và luôn được điều khiển bởi ý thức. “Hành vi là những biểu hiện chỉ bộc lộ ra bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ, mục đích”. Tác giả khác cũng cho rằng, hành vi là bộ phận của hoạt động nhưng hành vi có thể có ý thức và có thể không có ý thức, nhưng điều quan trọng là hành vi phải mang tính ý nghĩa xã hội. “Hành vi là những biểu hiện bên ngoài của cá quá trình sinh lý của hoạt động. Nó gắn với động cơ, nhu cầu và có ý nghĩa xã hội nhất định” [24, tr. 40]. Như vậy, khái niệm về hành vi chưa có một quan điểm thống nhất, bởi mỗi tác giả khi đưa ra khái niệm hành vi đã nhìn nhận, nghiên cứu hành vi ở những góc độ khác nhau. Do đó, có những định nghĩa mở rộng khái niệm hành vi và cho rằng, hành vi là tất cả mọi phản ứng của con người (cả những phản ứng vô thức và có ý
  • 13. 7 thức). Ngược lại, có những định nghĩa thu hẹp khái niệm hành vi và cho rằng hành vi phải là những phản ứng có ý thức, được điều khiển bởi ý thức. Có những ý kiến lại khẳng định hành vi là hoạt động hoặc là một bộ phận cấu thành hoạt động… Từ việc khái quát phân tích trên, có thể hiểu rằng: Hành vi là cách xử sự của con người trong một hoàn cảnh cụ thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định. Tuy nhiên, cách xử sự của con người trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể đó có thể được kiểm duyệt bởi ý thức (hành vi có ý thức), nhưng cũng có thể không được kiểm duyệt bởi ý thức (hành vi vô thức). Như vậy, khi nói đến hành vi của con người là bao gồm cả hành vi có ý thức và hành vi vô thức. [59, tr. 74-78] Trong cuốn Từ điển Luật học không đề cập đến thuật ngữ “hành vi pháp luật” mà chỉ đề cập đến thuật ngữ “hành vi pháp lý” theo đó, hành vi này được giả thích là: “Hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật” [6, tr. 324]. Việc giải thích này đã găn hành vi của con người với các quan hệ pháp luật do đó không bao quát được những hành vi có ý nghĩa pháp lý nhưng không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Do đó, để có thể hiểu được quan niệm đầy đủ về hành vi pháp luật, cần phải hiểu như sau: Thứ nhất, hành vi pháp luật là xử sự thực tế của con người trong một hoàn cảnh cụ thể có thể được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, cử chỉ nhất định (xử sự dưới dạng hành động), và cũng có thể được thể hiện bằng việc thiếu vắng những cử chỉ, lời nói hay những thao tác nhất định (xử sự dưới dạng không hành động). Thứ hai, khác với các hành vi xã hội khác, một hành vi thực tế nào đó của con người chỉ được coi là hành vi pháp luật khi đó là những xử sự hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Không phải tất cả các hành vi hay xử sự thực tế của con người đều là hành vi pháp luật mà chỉ những sử sự thực tế của con người theo quy định của pháp luật là hợp pháp hoặc trái pháp luật thì mới có thể là hành vi pháp luật. Cách xử sự của con người trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể được pháp luật dự liệu có thể là phù hợp với những yêu cầu của pháp luật, hoặc trái với yêu cầu của pháp luật. Pháp luật chính là tiêu chuẩn, là thước đo để xác định hành vi thực tế nào đó của con người là hợp pháp hay bất hợp pháp.
  • 14. 8 Thứ ba, chủ thể của hành vi pháp luật phải có năng lực hành vi pháp luật. Chính là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận để xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý trên thực tế. Nói tóm lại, có thể hiểu hành vi pháp luật là xử sự hợp pháp hoặc bất hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật. Hiểu như vậy có thể giúp chúng ta có thể phân biệt hành vi pháp luật với hành vi được xem là một loại sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Trong nhiều trường hợp hành vi pháp luật cũng đồng thời là hành vi có thể plamf phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, có những hành vi pháp luật không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Chẳng hạn, hành vi tuân theo pháp luật (không thực hiện hành vi mà pháp luật cấm) trong nhiều trường hợp sẽ không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ngược lại, có những hành vi làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật nhưng lại không phải là hành vi pháp luật mà chúng chỉ có ý nghĩa như là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ hành vi gây thiệt hại về tài sản của người khác của đứa trẻ không có năng lực hành vi pháp luật. [30, tr. 17, 18] Trong các yếu tố thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi phạm tội là biểu hiệu cơ bản nhất của tội phạm nói chung. Các biểu hiện khác thuộc mặt khách quan chỉ xuất hiện khi có hành vi phạm tội và luôn gắn liền với hành vi. Không có hành vi thì cũng không có các biểu hiện khác. Do vậy, dấu hiệu hành vi được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, sự mô tả dấu hiệu này ở các cấu thành tội phạm không giống nhau hoàn toàn vì còn phụ thuộc một phần vào tính đa dạng, phong phú của chính hành vi thực tế. Khi mô tả dấu hiệu hành vi của một loại tội phạm cụ thể không thể không xét đến tính đặc thù của hành vi thực tế được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Mặc dù là một dấu hiệu bắt buộc trong tất cả các dấu hiệu cấu thành của tội phạm, nhưng cho tới nay vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, phân loại thống nhất về hành vi phạm tội. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát nhất như sau: Hành vi phạm tội (hay còn được gọi là hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm pháp luật hình sự) là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách
  • 15. 9 quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. [53, tr. 167] Hành vi, chính là những biểu hiện được biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan qua những hình thức nhất định dưới sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Hành vi gây nên những thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Nói một cách khác, “Hành vi phạm tội chính là cầu nối giữa khách thể và chủ thể”, sẽ không có tội phạm và người phạm tội nếu như không có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội - hành vi phạm tội. 1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của hành vi phạm tội Từ những phân tích trên có thể đưa ra một số đặc điểm của hành vi phạm tội như sau: Thứ nhất, hành vi phạm tội phải có tính nguy hiểm cho xã hội. Đây là đặc điểm có tính chất quan trọng và quyết định nhất trong việc phân biệt một hành vi là vi phạm pháp luật khác với hành vi phạm tội. Về mặt khách quan, hành vi phạm tội gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại tới những quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ. Những quan hệ xã hội đó được quy định trong khoản 1, Điều 8 của Bộ luật hình sự bao gồm: độc lập, chủ quyền, thống nhất và sự toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức chính trị, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, quyền và những lợi ích hợp pháp khác của công dân, trật tự xã hội chủ nghĩa. Có nghĩa là, nếu không xâm phạm những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi đó dù có nguy hiểm cho xã hội thì cũng không phải là hành vi phạm tội. Điều đó có nghĩa là quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi nào đó là tội phạm hay không phải là tội phạm. Theo đó, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào tính chất và tầm quan trọng của những quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ cũng như mức độ thiệt hại do hành vi đó gây ra. Tính chất quan trọng của quan hệ xã hội phụ thuộc vào ý nghĩa của nó đối với giai cấp thống trị và ý nghĩa này có thể thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, nó không phải là yếu tố duy nhất
  • 16. 10 phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội mà nó phải kết hợp với các yếu tố khác trong cấu thành tội phạm như lỗi, động cơ phạm tội của người thực hiện hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội đó. [66, tr. 11] Thứ hai, hành vi phạm tội là hoạt động có ý thức và ý chí. Hành vi của con người là sự thống nhất giữa yếu tố bên ngoài và bên trong. Điều này có nghĩa, một người bình thường, khỏe mạnh về mặt tâm lý, có lý trí, tự do ý chí thì hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một sự cư xử phù hợp với lợi ích của mình, của cộng đồng. Như vậy, đòi hỏi hành vi của con người phải có ý thức và ý chí. Về mặt ý thức, người đó phải nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm và tính trái pháp luật của hành vi mà mình gây ra cho xã hội. Về ý chí, hành động của người đó phải được cân nhắc, suy nghĩ, có kế hoạch, biện pháp để thực hiện những mục đích đó. Không thể có hành vi khách quan của tội phạm mà những biểu hiện ra bên ngoài của nó không được ý thức của họ kiểm soát hoặc ý chí của họ điều khiển. Đối với trường hợp người bị bệnh tâm thần họ mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của mình và do đó họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự cho nên dù họ có thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội như gây thương tích, phá hoại tài sản của người khác thì cũng không bị coi là tội phạm và không phải chịu trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, đối với những người dưới 14 tuổi không có khả năng nhận thức được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hoặc không đủ khả năng điều khiển được ý chí thì theo quy định của pháp luật cũng không bị coi là tội phạm. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì chỉ người nào vào thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm, có khả năng nhận thức được đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và khả năng điều khiển được hành vi đó thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây chính là đặc điểm không thể thiếu của hành vi nguy hiểm cho xã hội. [66, tr.12] Thứ ba, hành vi phạm tội là hành vi thể hiện dưới dạng hành động (hành vi) hoặc không hành động (bất tắc vi). Hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Hành động phạm tội
  • 17. 11 có thể chỉ là tác động đơn giản xảy ra một lần trong một thời gian ngắn hoặc có thể là tổng hợp các động tác khác nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài. Ví dụ: Hành động đập, phá, đâm, chém, đầu cơ, cất giữ trái phép vũ khí… Hành động phạm tội có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động tác động của tội phạm như dùng tay bóp chết đứa trẻ hoặc có thể thông qua công cụ, phương tiện phạm tội trong trường hợp dùng súng để gây thương tích cho người khác. Hành động phạm tội có thể được thực hiện qua lời nói như: Xúi giục người khác thực hiện hành vi giết người hoặc việc làm như: Hành động cướp tài sản của người khác. Đối lập với hành động phạm tội, không hành động phạm tội là hình thức của hành vi khách quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm thông qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. Ví dụ: Trường hợp A thấy B bị C đâm nhiều nhát trong tình trạng nguy kịch nếu không gọi cấp cứu kịp thời có thể sẽ chết mà A bỏ mặc trong khi A hoàn toàn có thể cứu giúp B. Hành động phạm tội và không hành động phạm tội đều là những biểu hiện của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. “Tính gây thiệt hại này của hành động và không hành động phạm tội là mặt khách quan của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có ý nghĩa quyết định tính trái pháp luật hình sự của tội phạm nói chung cũng như của hành vi khách quan nói riêng” [26, tr. 105]. Đối với hình thức hành động phạm tội, tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ, việc đã làm bị luật hình sự ngăn cấm không kể chủ thể thực hiện là ai. Đối với hình thức không hành động phạm tội, tính trái pháp luật hình sự của hành vi thể hiện ở chỗ việc phải làm mà chủ thể không làm mặc dù có đủ điều kiện để làm là nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. Hay nói cách khác, điều kiện có thể buộc người nào đó phải chịu trách nhiệm hình sự về không hành động của mình là: Người đó có nghĩa vụ phải hành động và người đó có đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này. Trong các loại tội phạm có loại chỉ thực hiện được dưới hình thức hành động như: Tội cướp giật tài sản (Điều 136 Bộ luật hình sự), tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 Bộ
  • 18. 12 luật hình sự), tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự), có loại tội chỉ thực hiện được dưới dạng không hành động như: Tội không cứu giúp người ở tình trạng nguy hiểm tới tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự) và tội không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự). Có những tội vừa có thể thực hiện được bằng hành động vừa có thể thực hiện được bằng không hành động. Ví dụ: Tội hủy hoại tài sản (Điều 143 Bộ luật hình sự), tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự). Như vậy, nếu phân biệt được rõ các cấu thành tội phạm mà trong đó hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động chính là một trong những điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác. Thứ tư, hành vi phạm tội phải là hành vi trái pháp luật hình sự. Hành vi đã được thực hiện chỉ coi là hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu hành vi đó thỏa mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan của tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Do đó, hành vi khách quan của bất kỳ tội phạm cụ thể nào đều có tính được quy định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự. Thừa nhận nguyên tắc quan trọng này trong Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta đều quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự” [42, Điều 8]. Như vậy, theo pháp luật nước ta, chỉ có Bộ luật hình sự mới là văn bản pháp luật quy định hành vi nào đó là tội phạm. Còn các hành vi pháp luật khác không phải là tội phạm được quy định trong các văn bản ngoài pháp luật hình sự. Ví dụ: Vi phạm dân sự sẽ được quy định trong Bộ luật dân sự, vi phạm hành chính sẽ được quy định trong Bộ luật hành chính. Đây là một đặc điểm quan trọng khi nói tới hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đó cũng là một nguyên tắc được nhiều nước trên thế giới thừa nhận với nội dung: “nulliem crimen sine lege” nghĩa là không có tội phạm nếu không có luật. [8, tr 366] 1.1.3. Một số ý nghĩa về mặt pháp lý hình sự của hành vi phạm tội Trong cuốn sách chuyên khảo sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự - Phần chung” Tiến sỹ khoa học Lê Cảm có viết: [8, tr 336, 337] “Hành vi phạm tội - cách xử sự trái pháp luật hình sự và nguy hiểm cho xã hội, tức là dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tất cả các tội phạm và nó có ý nghĩa pháp lý hình sự trên các bình diện sau:
  • 19. 13 1) Hành vi phạm tội luôn luôn được thực hiện dưới một trong hai dạng là: bằng hành động (hành vi): làm những động tác cơ học bị luật hình sự cấm (ví dụ: cầm súng bắn chết người, dùng dao chém nạn nhân bị thương,…) hoặc bằng không hành động (bất tắc vi): không làm những động tác cơ học mà người phạm tội theo pháp luật có nghĩa vụ phải làm và có thể làm được (ví dụ: một cán bộ hải quan vì đã đồng ý nhận hối lộ nên đã cố ý bỏ qua không kiểm tra hành lý của người phạm tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới khi xuất cảnh, một cán bộ công an vì sợ trả thù nên đã cố ý lảng tránh không chịu giúp đỡ một cụ già đang bị tên cướp gây thương tích nặng để cướp tài sản,…) 2) Theo nguyên tắc pháp chế “không có tội phạm nếu không có luật quy định”, tức là nếu như không có việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự hoặc hành vi đó tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm không đáng kể thì cũng không có tội phạm. 3) Nếu phân biệt rõ được các cấu thành tội phạm mà trong đó hành vi được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động chính là một trong những điều kiện để truy cứu trách nhiệm hình sự được chính xác, vì pháp luật hình sự Việt Nam quy định một số trường hợp mà chỉ khi nào hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm được thực hiện dưới dạng không hành động có “gây thiệt hại nghiêm trọng” cho khách thể được bảo vệ bằng pháp luật hình sự, khi thiệt hại ấy được luật quy định là dấu hiệu bắt buộc đối với một loạt cấu thành tội phạm cơ bản, thì lúc đó hành vi ấy mới bị coi là tội phạm. Ví dụ: một loạt các cấu thành tội phạm cơ bản được nhà làm luật quy định tại điều 144, điều 145, điều 229, điều 285,… của Bộ luật hình sự. 4) Đôi khi cùng một hành vi phạm tội (về mặt hình thức) có dấu hiệu của đồng thời nhiều cấu thành tội phạm độc lập, nhưng do tính chất của mặt khách quan và mặt chủ quan khi thực hiện hành vi nên nó được thu hút hết vào một tội. Trong trường hợp này để giải quyết đúng đắn và chính xác vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội, thì cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền cần xem xét đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, đầy đủ và toàn diện tất cả các tình tiết cụ thể và tính chất của vụ án”.
  • 20. 14 1.2. Phân loại các dạng hành vi phạm tội 1.2.1. Hành vi phạm tội dưới dạng hành động (hành vi) Hành động phạm tội là hành vi khác quan làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. Loại hành vi được thể hiện dưới hình thức hành động được đa số các học giả thừa nhận đó là dạng hành vi được thực hiện bằng những cử chỉ, lời nói, động tác của chủ thể. Hành động phạm tội có thể chỉ là một động tác đơn giản, xảy ra một lần trong một khoảng thời gian ngắn hoặc tập hợp nhiều động tác khác nhau nhưng được lặp đi lặp lại liên tục trong khoảng thời gian dài. Ví dụ: hành vi tham ô tài sản, hành vi trộm cắp tài sản, hành vi cướp giật,…[30, tr. 19] 1.2.2. Hành vi phạm tội dưới dạng không hành động (bất tắc vi) Không hành động phạm tội là hình thức của hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm qua việc chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm. Hành vi được thể hiện dưới dạng không hành động thường là kết quả của việc chủ thể không thực hiện nghĩa vụ pháp lý phát sinh trực tiếp từ các quy phạm pháp luật. Ví dụ các hành vi không cứu giúp người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, không tố giác tội phạm,… Đây là trường hợp chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật quy định phải làm mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện. Việc không thực hiện đó đã làm thay đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Với quan niệm này, cso lẽ cần phải quan niệm không hành động từ khía cạnh cụ thể là: Một người không thực hiện hành động H ở thời điểm T chỉ trong trường hợp ở thời điểm đó người đó có cơ hội để thực hiện hành động này. Trong trường hợp này, việc thiếu vắng hành động được pháp luật quy định nên được xem là không hành động. Ví dụ thấy người khác trong tính trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện cứu giúp mà không cứu giúp dẫn đến chết người thì rõ ràng đây là không hành
  • 21. 15 động trong điều kiện có thể hành động. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, không hành động ở đây là xét ở khía cạnh quy định của pháp luật còn bản thân người thực hiện hành vi bằng không hành động này ở thời điểm đó, họ có thể thực hiện vô số các hành động khác, nhưng lại thiếu vắng hành động mà pháp luật yêu cầu. Vì thế, việc xem xét cái gọi là hành động hoặc không hành động cần phải xuất phát từ các quy định của pháp luật. Một người sẽ được coi là không hành động hợp pháp nếu trong điều kiện và hoàn cảnh có thể thực hiện hành động trái pháp luật, họ lại không tiến hành hành vi đó. Và vì vậy, quan niệm về không hành động trong trường hợp thực hiện pháp luật dưới hình thức tuân theo pháp luật cũng rơi vào trường hợp này. Chẳng hạn, một người đi đường, khi gặp đèn đỏ họ không vượt qua. Trường hợp này cần phải xem đó là không hành động hợp pháp bởi trong tính huống đó họ có thể hiện hiện một hành vi bất hợp pháp. Thực hiện pháp luật dưới hình thức tuân theo pháp luật nên quan niệm theo khía cạnh này chứ không phải trong trường hợp “cùng một lúc một chủ thể đang thực hiện vô số các hành vi không hành động hợp pháp khi anh ta đang không vi phạm các quy định ngăn cấm của pháp luật”. [30, tr. 19-21] 1.2.3. Phân nhóm dấu hiệu hành vi phạm tội: Xét về tính chất trái pháp luật, có thể chia hành vi thành hành vi bị cấm tuyệt đối và hành vi bị cấm tương đối. Xét về cấu trúc của hành vi, có thể chia hành vi thành hành vi đơn và hành vi kép. Ngoài ra, còn có thể kể tới hai loại hành vi có cấu trúc đặc biệt là hành vi liên tục và hành vi kéo dài. Cụ thể: Hành vi khách quan của tội phạm vô cùng đa dạng nhưng vẫn có thể nhóm về một số nhóm theo những tiêu chí riêng nhất định. Trong Sách chuyên khảo “Cấu thành tội phạm - Lý luận và thực tiễn” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa cũng có đề cập cụ thể đến vấn đề này: Xét về tính chất trái pháp luật, có thể chia hành vi thành hành vi bị cấm tuyệt đối và hành vi bị cấm tương đối. Trong đó, hành vi bị cấm tuyệt đối là hành vi luôn luôn mang tính không hợp pháp như hành vi trộm cắp tài sản, hành vi hiếp dâm…;
  • 22. 16 còn hành vi bị cấm tương đối là hành vi chỉ có tính không hợp pháp khi chủ thể không thực hiện những yêu cầu nhất định như hành vi kinh doanh, hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới… Trong ví dụ này, hành vi kinh doanh hay hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới có thể là hành vi hợp pháp và cũng có thể là hành vi không hợp pháp. Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hành vi thuộc loại bị cấm tương đối đòi hỏi phải mô tả đồng thời các điều kiện làm chi hành vi đó có tính không hợp pháp (Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, dấu hiệu hành vi thuộc loại này chỉ được gắn thêm nhóm từ trái phép mà không có mô tả gì hơn). Xét về hình thức thể hiện, hành vi có thể thể hiện dưới dạng hành động - thực hiện một việc mà luật cấm và không hành động - không thực hiện một việc mà luật yêu cầu phải thực hiện. Trong các tội phạm có tội phạm mà hành vi chỉ có thể là hành động; có tội phạm mà hành vi có thể là hành động hoặc không hành động và có tội phạm mà hành vi chỉ có thể là không hành động. Đối với các tội mà hành vi chỉ có thể là không hành động thì việc mô tả hành vi trong cấu thành tội phạm cần phải chú ý đến đặc điểm đặc biệt của dạng hành vi này. Vấn đề trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra cho không hành động khi chủ thể có nghĩa vụ pháp lý phải hành động và có điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó. Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hành vi (không hành động) trong cấu thành tội phạm phải thể hiện được nghĩa vụ pháp lý phải hành động và điều kiện thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ: Điều 102 Bộ luật hình sự đã thể hiện phần nào điều này khi mô tả: Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp… Tương tự như vậy, Điều 152 Bộ luật hình sự quy định: Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng… [27, tr. 57, 58] Tuy nhiên, nghĩa vụ pháp lý có thể được thể hiện qua dấu hiệu chủ thể. Với việc mô tả đặc điểm đặc biệt của chủ thể, luật có thể thể hiện được nghĩa vụ của chủ thể. Xét về cấu trúc của hành vi, có thể phân hành vi thành hành vi đơn và hành vi kép. Trong đó, hành vi kép được hiểu là hành vi gồm nhiều hành vi riêng biệt khác nhau. Những hành vi này có thể chỉ xâm hại một khách thể trực tiếp nhưng
  • 23. 17 cũng có trường hợp xâm hại nhiều khách thể trực tiếp khác nhau. Ví dụ: ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể thực hiện hai hành vi là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt nhưng chỉ xâm hại một khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu; còn ở tội cướp tài sản, chủ thể thực hiện hai hành vi là hành vi dùng vũ lực… và hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này xâm hại hai khách thể trực tiếp khác nhau là quyền nhân thân và quyền sở hữu. Khi mô tả hành vi ở tội có hành vi kép trong cấu thành tội phạm, nhà làm luật cần chú ý đến đặc điểm đặc biệt của hành vi kép. Họ có thể mô tả tất cả các hành vi riêng biệt trong cấu thành tội phạm và khi đó dấu hiệu hành vi bao gồm tất cả các hành vi riêng biệt đó. Nhưng trong cấu thành tội phạm có thể chỉ có một hành vi riêng biệt được mô tả và khi đó dấu hiệu hành vi chỉ là một hành vi riêng biệt còn hành vi riêng biệt khác được mô tả dưới dạng mục đích của chủ thể. Việc mô tả như vậy là cho phép và cần thiết cho việc quy định thời điểm hoàn thành khác nhau ở các tội phạm khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng tội và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Trong Bộ luật hình sự Việt Nam, tội cướp tài sản là ví dụ về trường hợp dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm chỉ là một hành vi riêng biệt - hành vi dùng vũ lực…; còn hành vi chiếm đoạt tài sản chỉ được mô tả dưới dạng mục đích chiếm đoạt. Trái lại, trong cấu thành tội phạm tội hiếp dâm, dấu hiệu hành vi bao gồm cả hai hành vi riêng biệt là hành vi dùng vũ lực… và hành vi giao cấu. [27, tr. 59] Cần phân biệt hành vi kép trên đây với hành vi đơn đa dạng. Hành vi đơn đa dạng là hành vi đơn nhưng trong cấu thành tội phạm, nhà làm luật mô tả hành vi đó dưới một số dạng có tính thay thế lẫn nhau. Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, dấu hiệu hành v i được mô tả dưới các dạng làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ… Các dạng hành vi này đều có giá trị ngang nhau và mỗi dạng đều được coi là hành vi của tội phạm này. Khi mô tả dấu hiệu hành vi đơn đa dạng phải tuân thủ các yêu cầu sau: Các dạng hành vi đó phải cùng tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, tương đương nhau và đều phù hợp với tội danh;
  • 24. 18 Tránh hiện tượng gộp các dạng hành vi thành tội danh để tội danh bao quát hết các hành vi. Ví dụ: Ghép hành vi dụ dỗ, hành vi ép buộc, hành vi chứa chấp với nhau để có tội danh: Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. Trong những trường hợp này, chúng ta phải tìm được tội danh chung. Nếu không tìm được thì phải tách các dạng hành vi đó thành các hành vi đơn dạng của các tội danh khác nhau. Về kỹ thuật lập pháp cần chú ý cách mô tả dấu hiệu hành vi có tính chất đặc biệt khi xây dựng cấu thành tội phạm cắt xén. Khi xây dựng cấu thành tội phạm cắt xén, nhà làm luật không mô tả hành vi của tội phạm là dấu hiệu hành vi mà dưới dạng như là mục đích, tính chất của hành vi hoạt động. Như vậy, dấu hiệu hành vi được mô tả trong các cấu thành tội phạm là hành vi hoạt động và nó được hiểu là hành vi bất kỳ nhằm thực hiện hành vi của tội phạm được phản ánh trong cấu thành tội phạm cắt xén. Tội danh của tội có cấu thành tội phạm cắt xén cũng phải thêm tập hợp từ “hoạt động”. Ví dụ: Điều 79 Bộ luật hình sựquy định tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân thì…”. Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi thành lập hoặc hành vi tham gia tổ chức mà tổ chức đó có mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Nhưng trong cấu thành tội phạm, dấu hiệu hành vi được mô tả không phải là những hành vi này mà là hành vi hoạt động nhằm thực hiện các hành vi đó - hành vi thành lập hoặc tham gia… Ngoài các cách phân loại hành vi như trên, luật hình sự còn có thể nói đến hai loại hành vi có cấu trúc đặc biệt là hành vi kéo dài và hành vi lặp lại (còn được gọi là hành vi liên tục). Tuy nhiên chỉ có hành vi lặp lại là có ý nghĩa liên quan đến dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm. Theo đó, dấu hiệu hành vi trong cấu thành tội phạm phải được hiểu có thể là tổng nhiều hành vi thực hiện cụ thể cùng loại, xảy ra kế tiếp nhau, xâm hại cùng khách thể và đều bị chi phối bởi cùng ý định phạm tội cụ thể. [27, tr. 60, 61]
  • 25. 19 1.3. Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác thuộc mặt khách quan của tội phạm 1.3.1. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với dấu hiệu hậu quả phạm tội Hậu quả phạm tội là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện: Xác định tội phạm, phân loại tội phạm, đánh giá tính chất tội phạm, xác định các tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nghiệm hình sự, quyết định hình phạt… và là một vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm hậu quả phạm tội. Theo cuốn từ điển thuật ngữ luật học định nghĩa: “Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” [28, tr. 181]. Theo đó thì thiệt hại này có thể là thiệt hại về mặt vật chất, tinh thần, các biến đổi xã hội nguy hiểm khác xâm phạm tới quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Theo giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung) do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên quan niệm: “Hậu quả của tội phạm là thiệt hại (Sự thay đổi nguy hiểm) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” [74, tr. 196]. GS.TSKH. Lê Cảm viết: “Hậu quả phạm tội là sự thiệt hại cụ thể nhất định và đáng kể do hành vi phạm tội gây ra cho các lợi ích (khách thể) cho các quan hệ xã hội được bảo vệ bằng pháp luật hình sự” [8, tr. 367]. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa lại cho rằng: “Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm và thường thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của bộ phận cấu thành khách thể hay còn gọi là đối tượng tác động của tội phạm” [25, tr. 153]. Có thể nói, về tên gọi vẫn chưa có sự thống nhất, có quan điểm dùng thuật ngữ “hậu quả của tội phạm”, có quan điểm sử dụng thuật ngữ “hậu quả phạm tội” hay “hậu quả nguy hiểm cho xã hội”, song dù theo cách nào thì vấn đề cốt lõi được nhấn mạnh tới ở tất cả các quan điểm đó là hậu quả là sự gây thiệt hại do hành vi
  • 26. 20 phạm tội gây ra và nó xâm phạm tới quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vê. Quan điểm của GS.TSKH. Lê Cảm đã nhấn mạnh tới tính cụ thể và mức thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra so với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Còn GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà nhấn mạnh được nội dung sự thể hiện thiệt hại đó dưới hình thức cụ thể đó là sự biến đổi của đối tượng tác động. Mặc dù vậy, việc đưa ra một khái niệm vừa chính xác, đầy đủ về mặt nội dung vừa ngắn gọn, logic về mặt pháp lý lại bảo đảm được sự thống nhất trong quá trình áp dụng pháp luật thì theo chúng tôi khái niệm đó phải thể hiện được: Thứ nhất là bản chất pháp lý của nó; thứ hai là sự thể hiện của dấu hiệu hậu quả phạm tội; thứ ba là mối quan hệ của nó với hành vi nguy hiểm cho xã hội và nó phải được quy định trong pháp luật hình sự. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khoa học trên đây, cũng như việc xem xét dấu hiệu đó trong thực tiễn áp dụng pháp luật, chúng tôi xin đưa ra khái niệm này dưới góc độ luật hình sự như sau: Hậu quả phạm tội là thiệt hại cụ thể (vật chất, thể chất, tinh thần, chính trị) do hành vi phạm tội gây ra cho các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ, đồng thời là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm vật chất, nó thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Ph.Ăng ghen đã viết: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt, nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối quan hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại có mối quan hệ gắn bó, khăng khít trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả và ngược lại”. [47, tr. 80] Cũng như vậy, khi nghiên cứu dấu hiệu hành vi phạm tội không thể chỉ nhìn nó trong sự đơn lẻ mà phải chỉ ra được mối liên hệ hữu cơ biện chứng giữa nó và những dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm nói chung, dấu hiệu hậu quả
  • 27. 21 phạm tội nói riêng. Trong một cấu thành tội phạm nếu dấu hiệu hành vi là biểu hiện thứ nhất, hậu quả phạm tội là biểu hiện thứ hai trong mặt khách quan của tội phạm thì mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội là biểu hiện thứ ba trong mặt khách quan của tội phạm. Mối quan hệ khách quan giữa dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội là nội dung bắt buộc để giải quyết đúng đắn về vấn đề trách nhiệm hình sự của mội người đối với hành vi mà người đó thực hiện khi hậu quả xảy ra. Đối với các cấu thành vật chất, dấu hiệu hậu quả phạm tội được quy định là một dấu hiệu bắt buộc thì việc xác định mối quan hệ nhân quả trong trường hợp này có ý nghĩa định tội và xác định giai đoạn hoàn thành của tội phạm. Khi hậu quả không được quy định là dấu hiệu bắt buộc thì khi trường hợp hậu quả phạm tội xảy ra, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt. Khoa học luật hình sự Việt Nam, cũng như các ngành khoa học cụ thể khác không có lý luận riêng về mối quan hệ nhân quả, mà chỉ cụ thể hóa nội dung cặp phạm trù nhân - quả của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào lĩnh vực của mình, nhằm giải quyết vấn đề cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự. Theo đó, quan hệ nhân quả là một dạng của mối liên hệ giữa các hiện tượng trong đó mội hiện tượng được gọi là nguyên nhân trong những điều kiện nhất định làm phát sinh một hiện tượng khác được gọi là kết quả. Với cách hiểu như vậy, nguyên nhân trong luật hình sự chỉ có thể là hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có thể là hậu quả phạm tội.[Xem 66, tr. 14] Căn cứ vào nội dung cặp phạm trù nhân quả có thể trình bày mội dung mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả phạm tội đã xảy ra dưới những nội dung sau: Một là, dấu hiệu hành vi phạm tội xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội cố ý gây thương tích trước khi có hậu quả là thiệt hại về sức khỏe, tính mạnh của nạn nhân thì người đó phải có hành vi có
  • 28. 22 khả năng gây thương tổn cho người khác như đâm, chém,… Đây là căn cứ đầu tiên cần thiết cho việc kiểm tra sự tồn tại của quan hệ nhân quả. Khi đã xác định căn cứ này không thỏa mãn thì có khả năng loại trừ được ngay khả năng tồn tại của mối quan hệ nhân quả. Đây chính là ý nghĩa thực tiễn của việc xác định căn cứ về thời gian này. Hai là, hành vi phạm tội bị pháp luật hình sự cấm phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Trong những điều kiện nhất định, những khả năng chứa đựng trong hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái pháp luật sẽ làm sản sinh ra hậu quả phạm tội. Thông thường, hành vi trái pháp luật với tính cách là nguyên nhân sẽ trực tiếp tác động đến đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm. Chẳng hạn: Hành vi phá hủy nhà ga, bến cảng, cầu, phà, tàu hỏa,... gây thiệt hại cho cơ sở vật chất của quốc gia, hay hành vi cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác của các bộ, công chức trong tội đào nhiệm sẽ gây thiệt hại đáng kể cho lợi ích của nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Trong những trường hợp hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ đón vai trò “cộng hưởng” trong quá trình gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm, được biểu hiện dưới hình thức không hành động phạm tội. Ví dụ: Hành vi cấp cứu không kịp thời của bác sỹ khi bệnh nhân đang nguy kịch dẫn đến việc người bệnh chết hay hành động không cứu người bị tai nạn giao thông, khiến cho người đó chết… Như vậy, tính chất “cộng hưởng” trong trường hợp này được hiểu là làm cho tình trạng mà nạn nhân rơi vào trước đó phát triển tới mức gây thiệt hại cho quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ. Ba là, hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra phải do chính hành vi trái pháp luật đã được thực hiện từ trước gây ra, có nghĩa là thiệt hại trong thực tế chính là sự phát triển của khả năng chứa đựng trong hành vi trái pháp luật gây ra. Trong trường hợp này, chúng ta cần phải phân biệt rõ yếu tố nào là nguyên nhân và đâu là điều kiện phạm tội. Nguyên nhân là yếu tố trực tiếp sinh ra hậu quả và quá trình đó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố với tư cách là điều kiện phạm tội còn điều kiện phạm tội có thể là yếu tố tự nhiên, súc vật hoặc xử sự với con người,
  • 29. 23 nó không trực tiếp sản sinh ra kết quả nhưng nó ảnh hưởng tới quá trình vận động của nguyên nhân thành kết quả. Ví dụ: Hành vi đốt nhà A của B do thù hằn cá nhân nhưng ngọn lửa gặp gió lớn đã gây thiệt hại lớn cho tài sản của những gia đình khác. Căn cứ thứ ba này được đặt ra và đòi hỏi phải được kiểm tra vì trên thực tế không phải hành vi trái pháp luật nào, dù chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội đều gây ra hậu quả đó và trong nhiều trường hợp hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra lại là kết quả của hành vi trái pháp luật khác. Ví dụ: A dùng dao tấn công B làm B bị thương nặng nguy hiểm đến tính mạng vẫn còn khả năng cứu chữa được nhưng do quá trình điều trị do y tá tiêm nhầm thuốc nên bệnh nhân đó tử vong. Như vậy, hành vi cố ý gây thương tích của A mặc dù về hình thức có khả năng chứa đựng hậu quả chết người nhưng việc B chết không phải do chính hành vi của A gây ra. Theo GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa [27, tr. 26, 27] thì quan hệ nhân quả có thể được thể hiện dưới một số dạng cụ thể sau: Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp: là trường hợp chỉ có một hành vi đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: Hành vi gây tai nạn chết người của B. Đây là dạng quan hệ nhân quả phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, hậu quả xảy ra là sự vận động của nhiều hành vi đóng vai trò là nguyên nhân. Đây chính là hình thức thứ hai của mối quan hệ nhân quả - Dạng quan hệ nhân quả kép trực tiếp: Ví dụ: A và B do thù hằn với C đã cùng đốt nhà của C. Như vậy, trong trường hợp này hành vi của A và B là độc lập đối với hậu quả căn nhà bị hủy hoại xảy ra. Dạng quan hệ nhân quả thứ ba được tác giả nói tới là quan hệ dây chuyền là dạng quan hệ nhân quả mà hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân tuy chứa đựng thực tế làm phát sinh hậu quả nhưng không phải là khả năng trực tiếp. Hành vi đó là khả năng thực tế làm phát sinh hành vi thứ hai. Ví dụ: Trường hợp cho mượn súng và người mượn súng không đủ điều kiện sử dụng súng nên đã gây tai nạn. Trong trường hợp này hành vi của người cho mượn súng có quan hệ dây chuyền với hậu quả mà người mượn súng gây ra. Dạng thứ tư của mối quan hệ nhân quả là dạng quan hệ nhân quả
  • 30. 24 gián tiếp: Là dạng quan hệ nhân quả mà hành vi trái pháp luật phải thông qua hiện tượng khác mới đưa đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Việc thừa nhận về lý luận dạng quan hệ nhân quả này là cơ sở để có thể lý giải được vấn đề quan hệ này mới có thể giải thích được quan hệ nhân quả giữa hãnh vi của những người đồng phạm khác như người tổ chức, xúi giục, giúp sức với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của người thực hành trực tiếp gây ra hoặc cũng chỉ dựa vào nội dung của dạng quan hệ nhân quả này mới giải thích được quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Từ những phân tích trên đây cho thấy, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự của một người nếu như việc thực hiện hành vi của người đó không có mối quan hệ với hậu thực tế mà hành vi đó gây ra. 1.3.2. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác: phương tiện, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh 1) Phương tiện phạm tội Phương tiện phạm tội là những dụng cụ, đồ vật hoặc quá trình của thế giới bên ngoài được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. trong cấu thành tội phạm cơ bản của một số tội phạm, phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất của phương tiện phạm tội, trong nhiều cấu thành tội phạm khác, nhà làm luật quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng. [Xem 12, tr. 17] 2) Phương pháp, thủ đoạn phạm tội Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có cách thức sử dụng công cụ, phương tiện. Đây cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm. Trong số tội phạm phương pháp và thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội. Ví dụ: “Người nào dùng mọi thủ đoạn” khiến người lệ thuộc mình, hoặc người đang ở trong trạng thái quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu là dấu hiệu định tội trong tội cưỡng dâm tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình sựhay thủ đoạn “lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác” cản trở việc thực hiện quyền bầu cử và ứng củ của công dân là dấu hiệu định tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự.
  • 31. 25 Trong trường hợp khác, phương pháp và thủ đoạn được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng trong một số tội phạm như: “Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội trộm cắp tài sản hay “dùng thủ đoạn xảo quyệt” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong từng trường hợp luật pháp không quy định phương pháp, thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội, hoặc định khung tăng nặng thì thủ đoạn, phương tiện phạm tội có ý nghĩa là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và là căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt. [Xem 12, tr. 18, 19] 3) Thời gian phạm tội Thời gian phạm tội là một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định mà hành vi phạm tội diễn ra, được hiểu là thời kỳ cụ thể nhất định phản ánh bằng các sự kiện chính trị - xã hội. Trong luật hình sự Việt Nam, thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Ngoài ra, trong những trường hợp thời gian phạm tội được phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi phạm tội thông thường thì nó được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng (dấu hiệu định khung). Thời gian phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm, nó không thể được hiểu một cách đơn giản là thời gian nhất định của một ngày, tháng, năm mà phải được hiểu là một thời kỳ nhất định phản ánh bằng các sự kiện chính trị, xã hội. Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội: Ví dụ hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định bảo đảm an toàn “trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện” là dấu hiệu định tội theo quy định tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật hình sự là cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện. Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng. Ví dụ: Phạm tội trong chiến đấu được quy định tại Điều 330 tội vi phạm quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban và khoản 2 Điều 331 tội vi phạm các
  • 32. 26 quy định về bảo vệ, định khung hình phạt đặc biệt tăng nặng của cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng - Khoản 3 Điều 318 Bộ luật hình sự tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, làm việc. [Xem 12, tr. 20, 21] 4) Địa điểm phạm tội Địa điểm phạm tội là giới hạn lãnh thổi nhất định mà ở đó tội phạm bắt đầu được thực hiện, tội phạm kết thúc hoặc hậu quả của tội phạm xảy ra. Có thể hiểu địa điểm phạm tội là lãnh thổ mà ở đó có sự kiện phạm tội, đó có thể là một điểm hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. Luật hình sự quy định địa điểm phạm tội là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Trong một số trường hợp, địa điểm phạm tội mà tính chất đặc biệt của nó phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cao hơn so với trường hợp phạm tội thông thường nên được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt. [Xem 12, tr. 22] 5) Hoàn cảnh phạm tội Hoàn cảnh phạm tội là tổng hợp tất cả những tình tiết khách quan xung quanh việc thực hiện tội phạm, là bối cảnh cụ thể khi tội phạm diễn ra. Hoàn cảnh phạm tội là yếu tố để người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm và có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hoàn cảnh có thể được hiểu là điều kiện khách quan được người phạm tội sử dụng để đạt được mục đích của mình. Trong luật hình sự, việc xác định hoàn cảnh phạm tội có ý nghĩa trong việc định tội hoặc định khung hình phạt. [Xem 12, tr. 23] 1.3.3. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với mối quan hệ nhân quả Dấu hiệu hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Bất cứ tội phạm nào cũng đều có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng dấu hiệu hậu quả của tội phạm không phải được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm. Dấu hiệu này chỉ được mô tả trong trường hợp hành vi chỉ có tính nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi gây ra hậu quả. Với ý nghĩa như vậy, dấu hiệu hậu quả nói chung phải được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm vô ý. Vô ý là sự phủ định chủ quan ít nghiêm trọng hơn sự phủ định chủ quan của lỗi cố ý. Do vậy, chỉ trong sự thống nhất với sự phủ định
  • 33. 27 khách quan ở mức độ gây ra hậu quả thì hành vi mới có tính nguy hiểm của tội phạm. Đối với tội cố ý dấu hiệu hậu quả không phải được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm mà chỉ trong một số cấu thành tội phạm. Những cấu thành tội phạm đòi hỏi phải có sự mô tả dấu hiệu hậu quả là các trường hợp hành vi chỉ có tính nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi hành vi cố ý đó đã gây ra hậu quả hoặc khi hậu quả ở mức độ nhất định. Ví dụ : Hành vi giết người khi đã gây ra hậu quả chết người; hành vi cố ý gây thương tích có tính nguy hiểm của tội cố ý gây thương tích khi hậu quả thương tích đã ở mức độ nhất định (theo Bộ luật hình sự là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên). [27, tr. 62] Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm và được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của bộ phận cấu thành khách thể hay còn được gọi là đối tượng tác động của tội phạm. Tính chất và mức độ của hậu quả phạm tội được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của đối tượng tác động hoặc bởi đặc điểm (về chất và lượng) của chính đối tượng tác động đã bị hành vi nguy hiểm cho xã hội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động hoặc phản ánh đặc điểm (về chất và lượng) của đối tượng tác động. Từ đó dẫn đến việc xác định, đánh giá hậu quả của tội phạm trong thực tiễn áp dụng cũng được thực hiện thông qua việc xác định, đánh giá đặc điểm của từng đối tượng tác động hoặc sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. Cụ thể, hậu quả của tội phạm có thể được mô tả qua: 1) Sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên con người Sự biến đổi này thường được gọi là thiệt hại thể chất. Thiệt hại này bao gồm thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người) như ở tội giết người, tội vô ý làm chết người và thiệt hại về sức khỏe (hậu quả thương tích hoặc các tổn hại cho sức khỏe) như có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe người khác. Bên cạnh thiệt hại về thể chất, tội phạm còn có thể gây ra thiệt hại tinh thần như thiệt hại đến nhân phẩm, danh dự, tự do của con người… Những thiệt hại này do khó xác định trong thực tế nên nói chung không được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Ví dụ:
  • 34. 28 Trong cấu thành tội phạm, tội vô ý gây thương tích, dấu hiệu hậu quả được mô tả là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 32% trở lên.. 2) Sự biến dạng xử sự của con người Hành vi khách quan có thể làm biến dạng xử sự của người khác. Trong những trường hợp như vậy, xử sự đã bị làm biến dạng (làm hoặc không làm một việc) được coi là kết quả của hành vi khách quan đã thực hiện của người phạm tội. Kết quả này có thể được phản ánh trong cấu thành tội phạm là một dấu hiệu khách quan - dấu hiệu hậu quả của hành vi xúi giục người khác tự sát hoặc của hành vi bức tử; xử sự sống sa đọa hoặc phạm pháp có thể là hậu quả của hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp… [27, tr. 63, 64] 3) Sự biến đổi tình trạng an toàn sang tình trạng nguy hiểm Trước đây và hiện nay chúng ta đều thừa nhận có một số trường hợp hành vi chỉ cấu thành tội phạm nếu đã gây ra một tình trạng hết sức nguy hiểm. Ví dụ: Trong bản tổng kết số 10/NCPL ngày 6/1/1968 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xử lý tội vì thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy tắc an toàn lao động gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản có đoạn viết: “Có một số trường hợp cá biệt, tuy hậu quả tác hại chưa xảy ra cũng cần xử lý về hình sự. Đây là các trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng quy tắc an toàn, tạo ra một tình trạng hết sức nguy hiểm, có khả năng gây thiệt hại hết sức to lớn về người và của...”. Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số cấu thành tội phạm có dấu hiệu tình trạng hết sức nguy hiểm. Về hình thức diễn đạt, các điều luật này đều ghi: “Có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trong”. Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nói ở đây chính là tình trạng hết sức nguy hiểm mà hành vi vi phạm đã gây ra. Dấu hiệu này không chỉ đơn thuần chỉ tính chất của hành vi vi phạm, vì có hành vi vi phạm xét về tính chất là nghiêm trọng nhưng đặt trong điều kiện nhất định chưa hẳn đã có khả năng thực tế sẽ dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ngược lại có hành vi có tính chất vi phạm không nghiêm trọng nhưng trong điều kiện nhất định khác lại có khả năng đó. Trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chính là trường hợp hành vi vi phạm đã gây ra một tình trạng hết sức nguy hiểm - tình trạng có khả năng thực tế
  • 35. 29 dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, để xác định trách nhiệm hình sự, không những phải xác định có tình trạng hết sức nguy hiểm mà còn phải xác định tình trạng đó là do hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự gây ra. Như vậy, tình trạng hết sức nguy hiểm phải được coi là một dạng biểu hiện của hậu quả nguy hiểm cho xã hội. [27, tr. 65, 66] 4) Sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội Sự biến đổi này thường được gọi là thiệt hại vật chất. Các thiệt hại này có thể dưới dạng tài sản bị phá hoại, bị phá hủy, bị hủy hoại, bị hư hỏng,… Ví dụ : Trong cấu thành tội phạm tội hủy hoại tài sản, dấu hiệu hậu quả của tội phạm được mô tả là thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng trở lên… 5) Đặc điểm về chất hoặc về lượng của đối tượng vật chất bị hành vi phạm tội tác động đến Tính chất và giá trị của tài sản có thể quy định mức độ thiệt hại gây ra cho khách thể như trường hợp tài sản bị chiếm đoạt, bị sử dụng trái phép hoặc bị chiếm giữ trái phép… Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản, dấu hiệu hậu quả của tội phạm được mô tả qua tính chất của tài sản (cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa) hoặc qua giá trị của tài sản (từ năm triệu đồng trở lên)… Theo nguyên tắc của luật hình sự thì chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi của họ gây ra. Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hậu quả của tội phạm trong cấu thành tội phạm, nhà làm luật phải thể hiện được rằng hậu quả là do hành vi của chủ thể gây ra. Có hai cách thể hiện điều này, nhà làm luật có thể trực tiếp khẳng định hành vi khách quan gây ra hậu quả ngay trong cấu thành tội phạm và qua đó gián tiếp ghi nhận dấu hiệu quan hệ nhân quả. Ví dụ: Điều 202 Bộ luật hình sự (cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) quy định: “Người nào… vi phạm quy định về… gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác…”. Cách thể hiện này được sử dụng trong trường hợp có sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. Đối với các trường hợp khác, nhà làm luật chỉ cần mô tả hành vi và đặc điểm của đối tượng.
  • 36. 30 Ví dụ: Điều 141 Bộ luật hình sự (cấu thành tội phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản) quy định: “Người nào cố tình không trả lại…hoặc không giao nộp… tài sản có trị giá từ năm triệu đồng…”. Với hai cách thể hiện dấu hiệu hậu quả trong luật như vậy, nhà làm luật có yêu cầu khác nhau đối với việc xác định trách nhiệm hình sự về hậu quả đã xảy ra. Trong trường hợp thứ nhất, người áp dụng phải xác định: a) Chủ thể có hành vi như được mô tả trong cấu thành tội phạm; b) Có xảy ra hậu quả như được mô tả trong cấu thành tội phạm; c) Giữa hành vi và hậu quả đó có quan hệ nhân quả với nhau. Trong trường hợp thứ hai, người áp dụng chỉ phải xác định chủ thể có hành vi và hành vi đó gắn với đối tượng có đặc điểm như được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, người áp dụng không phải xác định quan hệ nhân quả do dấu hiệu hậu quả được phản ánh qua chính đặc điểm của đối tượng. Nhưng không vì thế mà cho rằng cấu thành tội phạm không mô tả dấu hiệu hậu quả. [Xem 27, tr. 68, 69] Trong thực tế, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm được thể hiện dưới một số dạng cụ thể. Trong đó có những dạng quan hệ nhân quả thông thường là quan hệ nhân quả đơn trực tiếp và quan hệ nhân quả kép trực tiếp nhưng cũng có những dạng quan hệ nhân quả đặc biệt là quan hệ nhân quả dây chuyền và quan hệ nhân quả gián tiếp. Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả nguy hiểm cho xã hội còn quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân. Đối với hai dạng quan hệ nhân quả này, không có đòi hỏi gì đặc biệt đối với việc thể hiện nó trong cấu thành tội phạm. Quan hệ nhân quả dây chuyền là dạng quan hệ nhân quả trong đó khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân không phải là khả năng trực tiếp. Hành vi trái pháp luật chỉ có khả năng thực tế trực tiếp đưa đến hành vi trái pháp
  • 37. 31 luật khác (hành vi trái pháp luật thứ hai). Hành vi trái pháp luật mới phát sinh này đã trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong những điều kiện nhất định. Ở đây tồn tại hai quan hệ nhân quả trực tiếp khác nhau: quan hệ hành vi nhân quả trái pháp luật thứ nhất với hành vi trái pháp luật thứ hai và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật thứ hai với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu như vậy sẽ có quan hệ nhân quả thứ ba: quan hệ nhân quả dây chuyền. Với đặc điểm đặc biệt như vậy, dạng quan hệ nhân quả này đòi hỏi phải được thể hiện trong cấu thành tội phạm khác trường hợp bình thường. Nhà làm luật phải mô tả để thể hiện: a) Có sự tồn tại hai hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; b) Giữa hành vi thứ hai và hậu quả nguy hiểm cho xã hội có quan hệ nhân quả với nhau. Quan hệ nhân quả gián tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó hành vi trái pháp luật là nguyên nhân phải thông qua một hiện tượng khác (có thể là một hành vi trái pháp luật) mới gây ra được hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu trách nhiệm với hậu quả thiệt hại (như do bị mất cắp) trong tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144 Bộ luật hình sự) là ví dụ về dạng quan hệ nhân quả gián tiếp. Với đặc điểm như vậy, dạng quan hệ nhân quả này đòi hỏi phải được thể hiện trong cấu thành tội phạm khác trường hợp bình thường. Nhà làm luật phải mô tả để thể hiện: a) Có sự tồn tại hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; b) Có sự tồn tại sự kiện khác mà qua đó hành vi có quan hệ nhân quả với hậu quả… [27, tr. 69, 70] Trên cơ sở lý luận về quan hệ nhân quả của phép biện chứng duy vật, khoa học luật hình sự đã vận dụng để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, tạo cơ sở để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Khoa học luật hình sự đã giới hạn phạm vi những hiện tượng có thể là nguyên nhân và kết quả đồng thời tạo cơ sở để xác định mối
  • 38. 32 quan hệ nhân quả trong luật hình sự. Theo đó, nguyên nhân chỉ có thể là hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có thể là hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả xảy ra trong thực tế nếu hậu quả đó so hành vi của họ gây ra hay nói cách khác giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm có quan hệ nhân quả với nhau. Nếu hậu quả của tội phạm được luật hình sự quy định là dấu hiệu bắt buộc thì quan hệ nhân quả cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm mặc dù nó không được phản ánh trực tiếp. Nghiên cứu một số quy định về tội phạm trong Bộ luật hình sự, có thể thấy có hai cách thể hiện mối quan hệ nhân quả. Thứ nhất, nhà làm luật có thể trực tiếp khẳng định việc hành vi phạm tội gây ra hậu quả trong cấu thành tội phạm, qua đó gián tiếp ghi nhận dấu hiệu quan hệ nhân quả. Thứ hai, nhà làm luật chỉ cần mô tả hành vi và đặc điểm của đối tượng gắn liền với hành vi đó. Nói tóm lại, nội dung mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự: Thứ nhất, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Hành vi trái pháp luật với tính chất là nguyên nhân phải xuất hiện trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tính chất là kết quả. Nếu căn cứ này không thỏa mãn thì có thể loại trừ khả năng tồn tại quan hệ nhân quả. Nếu hành vi trái pháp luật không xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian thì cũng không có mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả, đồng thời cũng không có cơ sở để khẳng định hậu quả xảy ra trong thực tế là kết quả của hành vi trái pháp luật do chủ thể thực hiện. Thứ hai, hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi trái pháp luật thường chứa đựng khả năng trực tiếp là biển đổi tình trạng bình thường của các đối tượng tác động của tội phạm và gây thiệt hại cho khách thể. Việc nhận biết khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chứa đựng trong hành vi phạm tội rất cần thiết, nó là một trong những yếu tố xác định sự tồn tại của quan hệ nhân quả. Xác định được khả năng này sẽ có cơ sở để
  • 39. 33 khẳng định quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội một cách chắc chắn. Thứ ba, hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội dưới dạng thiệt hại cho khách thể là biểu hiện trong thực tế khả năng làm phát sinh hậu quả chứa đựng trong hành vi phạm tội, qua đó mới có cơ sở để khẳng định hậu quả của tội phạm chính là kết quả của hành vi. Căn cứ này cần được kiểm tra trong thực tiễn vì trong nhiều trường hợp, hậu quả xảy ra không phải là kết quả của hành vi trái pháp luật chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 luận văn đã xây dựng được khái niệm Dấu hiệu hành vi phạm tội, các đặc điểm của dấu hiệu hành vi phạm tội và mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với các dấu hiệu trong mặt khách quan của tội phạm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội. Bởi lẽ một hiện tượng không thể tồn tại một cách độc lập mà phải nằm trong mối quan hệ biện chứng với nhau, phải thấy được mối quan hệ biện chứng đó thì việc vận dụng các quy định của pháp luật vào trong thực tiễn xét xử mới đạt được hiệu quả của nó. Đó chính là cơ sở lý luận để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu và phân tích về thực tiễn áp dụng pháp luật.