SlideShare a Scribd company logo
1 of 64
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................. 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................... 3
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP..................................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của VKD .................................... 3
1.1.1.1 Khái niệm về VKD ......................................................................... 3
1.1.1.2 Đặc trưng của VKD ........................................................................ 4
1.1.1.3. Phân loại VKD............................................................................... 5
1.1.1.3.1 Vốn cố định của doanh nghiệp ...................................................... 5
1.1.1.3.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp .................................................... 7
1.1.2. Nguồn VKD của doanh nghiệp .......................................................... 8
1.1.2.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn............................................................ 8
1.1.2.2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn....................................... 9
1.1.2.3. Theo phạm vi huy động vốn ....................................................... 11
1.2.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
................................................................................................................ 12
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp ................. 12
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp ...... 13
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp ... 13
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ .................................. 14
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD.................................. 16
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD........................... 17
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08
1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH.. 18
1.3.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD ........ 18
1.3.1.1 Những nhân tố khách quan............................................................. 18
1.3.1.2 Những nhân tố chủ quan................................................................ 20
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh
nghiệp ...................................................................................................... 21
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG
THÁI ....................................................................................................... 24
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TYTNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI . 24
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt may xuất
khẩu Hoàng Thái ...................................................................................... 24
2.1.1.1. Một số thông tin chính về công ty.................................................. 24
2.1.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển...................................... 24
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:...................................... 25
2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu. ................... 25
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng
Thái.......................................................................................................... 26
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu
Hoàng Thái .............................................................................................. 27
1.2.4 Đặc điểm hoạt dộng kinh doanh........................................................ 30
.2.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VKD TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI ... 32
2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công........................................... 32
2.2.2 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh ......... 33
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08
2.2.2.1. Tình hình biến động và cơ cấu vốn kinh doanh .............................. 33
2.2.2.2. Tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh.................... 36
2.2.2.3. Mô hình tài trợ ............................................................................. 38
2.2.3. Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ....................... 39
2.2.3.1. Cơ cấu VLĐ................................................................................. 39
2.2.3.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán................. 41
2.2.3.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu.......................................... 44
2.2.3.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho................................................... 48
2.2.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động..................................... 51
2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ trong Doanh nghiệp ... 52
2.2.4.2. Tình hình khấu hao tài sản cố định.............................................. 54
2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ................................................. 56
2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng VKD ................................................ 57
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
HTK Hàng tồn kho
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
CP SXKD Chi phí sản xuất kinh doanh
TSCĐ Tài sản cố định
TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình
TSCĐ VH Tài sản cố định vô hình
TSLĐ Tài sản lưu động
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VKD Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
GTCL Giá trị còn lại
DN Doanh nghiệp
NG Nguyên giá
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TSSL Tỷ suất sinh lời
LN Lợi nhuận
DT Doanh thu
KHLK Khấu hao lũy kế
NSNN Ngân sách Nhà nước
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.081
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế
xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh
đều với mục đích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị
kinh tế khác nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy thì nhất thiết phải
có vốn. Vốn là tiền đề cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn
phụ thuộc vào lượng vốn huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả
quản lí sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả nhất. Do vậy vấn đề cấp bách
đặt ra đối với doanh nghiệp là làm thế nào để phát huy được cao nhất lợi ích
mà đồng vốn đem lại, nghĩa là hiệu quả sinh lời của vốn. Thực tế cho thấy các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa biết tận dụng vốn, chưa biết khai thác
vốn, sử dụng vốn lãng phí và thiếu mục đích. Dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh kém, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó cùng với quá trình tìm
hiểu thực tế tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái , em lựa chọn
đề tài: “ Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn kinh
doanh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông
qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh
nghiệp tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái
.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.082
3. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đề tài này tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu
Hoàng Thái nhằm những mục đích sau:
 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và
phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tìm hiểu thực trạng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét và
đánh tình hình biến động cơ cấu vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 trên cơ sở so sánh với năm 2013. Từ
đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương
pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các
bảng biểu để minh họa.
6. Kết cấu đề tài
Nội dung của luận văn bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh trong các doanh nghiệp.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chưc và
sử dụng vốn trong doanh nghiệp.
Do trình độ nhận thức về lý luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên
luận văn của em không tránh khỏi sơ xuất, rất mong được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của quý công ty và các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.083
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của VKD
1.1.1.1 Khái niệm về VKD
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc
trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận là nền
kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao hay thuộc chế độ chính trị- xã
hội như thế nào. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hơn bao giờ hết
doanh nghiệp phải ý thức được giá trị nội tại cũng như những điều kiện tiên
quyết giúp doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Mọi hoạt động của doanh
nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào về bản chất đều nhằm giải quyết những nhu
cầu của thị trường nhằm mưu cầu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Để thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp cần phải ứng ra một
lượng tiền nhất định để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà
xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, … phù hợp với quy mô và
điều kiện của doanh nghiệp. Vậy vốn là gì?
Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh
doanh không chỉ của doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. VKD của doanh
nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa theo một vòng tuần hoàn từ
hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại chuyển về
hình thái ban đầu là tiền.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.084
TLSX
T-H ... SX- H'- T’ (T’ > T)
SLĐ
Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên
tục do đó, sự vận động của VKD cũng diễn ra liên tục, vận động không ngừng
lặp đi lặp lại theo sự tuần hoàn đó tạo nên sự chu chuyển của VKD.
Như vậy, có thể rút ra rằng: VKD của doanh nghiệp là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.
VKD không chỉ là một trong ba yếu tố đầu vào cơ bản, là điều kiên
tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định
trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Đặc trưng của VKD
Vốn kinh doanh có các đặc trưng cơ bản sau:
 Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho 1 lượng giá trị tài sản. Điều này có
nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô
hình như: nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế... Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì
những tài sản vô hình ngày càng phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọng
trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
 Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được
quản lý chặt chẽ.
 Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt, nó
có giá trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hoá khác. Giá trị sử dụng của vốn là
để sinh lời. Tuy nhiên vốn lại khác những hàng hoá khác ở chỗ quyền sở hữu
và quyền sử dụng vốn có thể gắn với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.085
 Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến 1 lượng nhất định mới có
thể phát huy được tác dụng. Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ
khai thác tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn.
 Thứ năm: Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này rất có ý nghĩa khi
bỏ vốn đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn mang lại.
1.1.1.3. Phân loại VKD
Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh được chia thành:
1.1.1.3.1 Vốn cố định của doanh nghiệp
 Khái niệm vốn cố định :
Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng
vốn tiền tệ nhất định, lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của doanh
nghiệp. VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. TSCĐ của
doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các
hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn
là TSCĐ bao gồm tiêu chuẩn về thời gian và tiêu chuẩn về giá trị.
 Đặc điểm luân chuyển của VCĐ:
Quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính
đồng bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật
và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại,
trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ thực hiện chu
chuyển giá trị của nó. Sự chu chuyển này của VCĐ chịu sự chi phối rất lớn
bởi đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ. Có thể khái quát những đặc điểm của
VCĐ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới hoàn thành
một vòng chu chuyển. Điều này là do đặc điểm của TSCĐ có thời gian sử
dụng lâu dài, trong nhiều chu kì sản xuất kinh doanh quyết định.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.086
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ
chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau
mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, giá trị của TSCĐ chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản
phẩm. Theo đó, VCĐ cũng được tách thành hai phần: một phần gia nhập vào
chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao), tương ứng với phần hao
mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của VCĐ được “cố định” vào trong
TSCĐ. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu phần vốn luân chuyển được
dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” dần giảm đi tương ứng với mức giảm
dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó
cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành
một vòng chu chuyển.
- VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được
TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.
Từ phân tích trên ta có thể rút ra được khái niệm về VCĐ như sau:
VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về
TSCĐ.Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều
chu kì kinh doanh và hoàn thành 1 vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài
sản cố định về mặt giá trị.
VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Việc tăng thêm
VCĐ trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các nghành nói chung có tác
động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp và nền
kinh tế. Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của VCĐ tuân theo tính
quy luật riêng, nên việc quản lý VCĐ được coi là một trọng điểm của công tác
quản lý tài chính doanh nghiệp. Để quản lý sử dụng VCĐ có hiệu quả cần
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.087
nghiên cứu về vấn đề khấu hao tài sản cố định và các phương pháp khấu hao
tài sản cố định.
1.1.1.3.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp
 Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh
nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp
gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Hai
loại tài sản này luôn thay thế chỗ cho nhau và vận động không ngừng nhằm
đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Như vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thường xuyên liên tục, doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất
định. Đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào
các tài sản đó. Số vốn tiền tệ này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành
nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.
 Đặc điểm của vốn lưu động
- VLĐ luôn thay đổihình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển.
- VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm mới
được tạo ra và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ kinh doanh khi
doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng.
Những đặc điểm này của VLĐ là do chịu sự chi phối của các đặc điểm
của TSLĐ, đó là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng trong việc
chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.088
1.1.2. Nguồn VKD của doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư và hoạt động sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp có thể huy động sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau
hay nói cách khác là từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Để có thể tổ chức và
lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và hiệu quả thì việc
phân loại nguồn vốn là vô cùng cần thiết. Tùy theo yêu cầu quản lý mà nguồn
VKD của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
1.1.2.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo tiêu thức phân loại này thì nguồn VKD của doanh nghiệp được
hình thành từ hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Ta có:
Giá trị tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả.
 Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh
nghiệp, nó cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Vốn
chủ sở hữu bao gồm: vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu và phần bổ sung từ kết
quả kinh doanh (lợi nhuận để lại). Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu có thể
được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả.
 Nợ phải trả là biểu hiện bằng tiền của các nghĩa vụ tài chính và nghĩa
vụ khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các chủ thể kinh
tế khác như: các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả người lao động,
nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước… Khi sử dụng nguồn vốn vay này, doanh
nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng nó gọi là chi
phí sử dụng vốn vay. Điều này làm tăng gánh nặng nợ và áp lực thanh toán
cho doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử
dụng vốn chủ đồng thời nhận được lợi ích từ “tấm lá chắn thuế” do đó, nguồn
tài trợ từ các khoản vay nợ vẫn là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.089
khi cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hay tích luỹ vốn để tái
sản xuất mở rộng qui mô hoạt động.
Đây là cách phân loại hết sức cơ bản nhưng cũng rất quan trọng, giúp
doanh nghiệp xác định được cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh
tế kỹ thuật của sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và
trình độ quản lý để tạo điều kiện tiền đề cho việc quản lý và sử dụng vốn một
cách hợp lý và hiệu quả nhất.
1.1.2.2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Dựa vào tiêu thức này, nguồn vốn được chia thành: nguồn vốn
thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
 Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh như mua sắm
đầu tư hình thành TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần
thiết cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể
được xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc:
Tài sản lưu động
TSCĐ
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn tạm thời
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0810
Nguồn vốn thường
xuyên của DN
= Giá trị tổng tài sản
của doanh nghiệp
- Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp, ta còn
có thể xác định nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp.
NguồnVLĐthường xuyên là nguồn vốn ổn định và có tính chất dài hạn để
hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu
động thường xuyên tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp).
Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác
định theo công thức:
Nguồn VLĐ thường
xuyên
= Tổng nguồn vốn
thường xuyên
- Giá trị còn lại của TSCĐ
và TS dài hạn khác
Hoặc:
Nguồn VLĐ thường
xuyên
= Tài sản lưu động- Nợ ngắn hạn
Ta có thể xem xét rõ hơn nguồn VLĐ thường xuyên qua sơ đồ sau:
Nguồn VLĐ thường xuyên sẽ tạo ra một mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được
đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn
Tài sản lưu
động
TSCĐ
Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài
hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn
vốn
thường
xuyên của
DN
Nguồn VLĐ
thường xuyên
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0811
VLĐ thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì
doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi
người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp
để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.
 Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu phát sinh
tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này thường bao
gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của người lao động và
của nhà cung cấp…
Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xem xét huy động
các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá
trình kinh doanh, đồng thời xác định nhu cầu vốn để có chính sách tổ chức và
sử dụng vốn một cách hợp lý.
1.1.2.3. Theo phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ
các nguồntài trợ khác nhau đó là: nguồn vốn nội sinh và nguồn vốn ngoại sinh.
 Nguồn vốn nội sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên trong): là những
nguồn tài trợ có thể huy động được từ chính hoạt động của bản thân doanh
nghiệp tạo ra, nó phản ánh khả năng tự tài trợ cho đầu tư và hoạt động sản
xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
+ Khấu hao TSCĐ
+ Tiền từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, vật tư không cần dùng nữa.
 Nguồn vốn ngoại sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên ngoài): là những
nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động được vào đầu tư và hoạt động sản
xuất kinh doanh từ các nguồn chủ yếu sau:
+ Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0812
+ Vay người thân (đôi với doanh nghiệp tư nhân)
+ Phát hành cổ phiếu, trái phiếu
+ Thuê tài sản
+ Tín dụng thương mại nhà cung cấp
+ Gọi góp vốn liên doanh, liên kết…
Việc phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được những điểm lợi
cũng như bất lợi của các nguồn tài trợ, từ đó đánh giá lựa chọn nguồn tài trợ
thông qua xem xét chi phí sử dụng vốn và các đặc điểm của từng nguồn.
1.2. HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP
1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
Trong nền KTTT các DNSXKD tuân thủ theo nguyên tắc “đầu vào” và
“đầu ra” được quyết định bởi thị trường. “Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào sản xuất cho ai?” Không xuất phát từ ý muốn chủ qeuan của DN hay từ
mệnh lệnh của thị trường mà xuất phát từ như cầu của thị trường, từ quan hệ
cung cầu và lợi ích của DN. Do vậy, đối với mỗi DN, có vốn là điều kiện cần
nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, nếu không biết cách quản lý và sử dụng vốn thì DN
khó có thể bảo toàn được vốn của mình được. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho
người quản trị tài chính DN là phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý
và hiệu quả nhất.
Hiệu quảkinh doanhlà mộtphạm trù kinh tế phảnánh trìnhđộ sửdụng các
nguồn lực của DN sao cho đạt kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi
phí bỏ rathấp nhất. Vốn là một bộ phận quan trọng trong quá trình SXKD, việc
sử dụng vốn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả SXKD của DN.
Trong nền KTTT, mục tiêu hàng đầu của các DN là kinh doanh thu được
lợi nhuận cao. Quá trình kinh doanh của DN cũng là quá trình hình thành và sử
dụng VKD. Vì vậy, hiệu quả sửdụng vốnkinh doanhthể hiện ở số lợi nhuận mà
doanh nghiệp thu được trong kỳ và cá mức sinh lời của mỗi đồng vốn kinh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0813
doanh. Xét trên góc độ sửdụngvốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá
trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng VCĐ, VLĐ của DN.
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp
* Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh
trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
* Hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng VCĐ =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ
tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp
phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ.
* Hệ số huy động VCĐ:
Hệ số huy động VCĐ trong kỳ =
Số VCĐ đang dùng trong HĐKD
Số VCĐ hiện có trong DN
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số VCĐ được tính trong công thức
trên được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá.
* Hệ số hao mòn TSCĐ:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0814
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế
Nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp
trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ so với
thời điểm được đầu tư mua sắm hình thành ban đầu.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
* Tốc độ luân chuyển VLĐ:
Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ
thể của từng doanh nghiệp mà quy trình luân chuyển và thời gian luân chuyển
của VLĐ khác nhau. Tốc độ luân chuyển của VLĐ nhanh hay chậm phản ánh
hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển
VLĐ được phản ánh qua hai chỉ tiêu: số vòng luân chuyển VLĐ và kỳ luân
chuyển VLĐ.
- Số vòng luân chuyển VLĐ:
Số vòng luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
=
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số vòngluân chuyển vốn lưu đọnghay số vòng quay
mà VLĐ thực hiện được trong một thời gian nhất định thường là một năm.
- Kỳ luân chuyển VLĐ:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ
Số vòng luân chuyển VLĐ
=
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ x Số ngày trong kỳ
Tổng mức luân chuyển VLĐ (Doanh thu thuần bán hàng)
Chỉ tiêu này cho biết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển
phải mất bình quân bao nhiêu ngày hay thời gian cần thiết để VLĐ hoàn thành
một vòng luân chuyển trong kỳ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0815
Kỳ luân chuyển VLĐ tỷ lệ nghịch với số vòng luân chuyển VLĐ. Do
đó doanh nghiệp cần thiết phải rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ để tăng số vòng
luân chuyển của VLĐ trong kỳ hay đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng
cao hiệu suất sử dụng VLĐ.
* Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn (VTK): phản ánh
số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh
(kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).
VTK =
M1
360
x (K1 – K0) =
M1
L1
-
M1
L0
Trong đó:
 M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh
 K1, K0 là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc
 L1, L0 là số vòng luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc
* Hàm lượng VLĐ:
Hàm lượng VLĐ =
Số VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ
doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ.
* Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, hàng tồn kho quay được mấy vòng.
* Kỳ hạn tồn kho bình quân:
Kỳ hạn tồn kho bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán
x Số ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán
hay số ngày tồn kho bình quân.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0816
* Vòng quay nợ phải thu (số vòng thu hồi nợ):
Số vòng thu hồi nợ =
Doanh thu thuần có thuế
Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ nợ phải thu quay được mấy vòng.
* Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
Nợ phải thu bình quân
Doanh thu thuần có thuế
x Số ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, để thu hồi được nợ mất bao nhiêu ngày.
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD
 Vòng quay toàn bộ VKD:
Vòng quay toàn bộ VKD =
Doanh thu thuần trong kỳ
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được
mấy vòng. Số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyên
VKD càng nhanh và ngược lại. Khi doanh nghiệp đẩy nhanh số vòng quay
toàn bộ vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng vốn. Cùng với
một lượng VKD bỏ ra là như nhau, nếu doanh nghiệp nào có số vòng quay
vốn cao hơn, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn cao hơn sẽ tạo ra động
lực mạnh mẽ để thu được kết quả kinh doanh cao hơn, tiết kiệm chi phí sử
dụng vốn hơn.
 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE):
ROAE=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD:
một đồng VKD bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước lãi
vay và thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào, góp phần nâng
cao khả năng thu hút vốn đầu tư cảu doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0817
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (TSV)
TSV =
Lợi nhuận trước thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VKD trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận trước thuế.
 Tỷ suất sinh lời tài chính (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD)
ROA:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng VKD bỏ ra trong kỳ tạo được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE):
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu
hiện xu hướng tích cực. thực tế thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sẽ thay đổi tùy
thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và không phải lúc nào tỷ suất này
cao cũng là điều tốt cho doanh nghiệp.
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD
Hiệu quả sử dụng VKD là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh
hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp
nào dù là loại hình gì, kinh doanh trong lĩnh vực nào dều tìm mọi cách để
không ngừng tăng quy mô lãi, tối thiểu các khoản chi phí bỏ ra. Hay nói cách
khác là tạo ra dòng lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất. Như
vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là vô cùng cần thiết xuất phát từ
những lý do sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0818
 Thứ nhất, hiệu quả sử dụng VKD ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
kinh doanh. Cùng quy mô và các điều kiện khác như nhau nhưng nếu doanh
nghiệp nào biết quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn có nghĩa là đẩy nhanh
được vòng quay vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn, để vốn vận động một cách
liên tục, han chế ứ đọng vốn, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn… thì đó sẽ là
động lực và đòn bẩy mạnh mẽ cho việc tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Thứ hai, hiệu quả sử dụng VKD là một trong những lợi thế cạnh
tranh đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Sử dụng hiệu quả
VKD sẽ là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp có thể đi tắt đón
đầu, không ngừng bành trướng thị trường, làm chủ các kênh phân phối sản
phẩm, khắc họa sản phẩm trong tâm trí khách hàng một cách tốt nhất. Điều đó
có nghĩa là doanh nghiệp đã thành công.
 Thứ ba, xuất phát từ thực trạng tình hình nền kinh tế Việt Nam
trong năm 2013-2014 khá ảm đạm, đối mặt với tình trạng phá sản và giải thể
của hàng loạt doanh nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải
tự cứu sống mình chứ không được trông chờ vào những gói cứu trợ của Nhà
nước. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết và cốt yếu là phải
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1.3.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD
1.3.1.1 Những nhân tố khách quan
 Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách
của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách thuế, ưu
đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư, chế độ khấu hao TSCĐ...đến chính sách cho
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0819
vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu một số loại công nghệ nhất định đều
có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ của DN.
 Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong
khi xem xét quản lý và sử dụng vốn. Ngành nghề kinh doanh của DN ảnh
hưởng đến cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn.
Do đó việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN với
chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và
hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn.
 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Một DN nếu
có sức cạnh tranh cao trên thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn thì cho
dù trong điều kiện nền kinh tế như thế nào thì công ty đó cũng sẽ có doanh
thu và có lợi nhuận, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên VKD cao.
 Lạm phát trong nền kinh tế: Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của DN thông qua giá cả đầu vào và đầu ra. Khi giá của các yếu tố đầu
vào cũng tăng cao trong khi giá của đầu ra không tăng hoặc tăng với tốc độ
không bằngtốc độ tăng củacác yếu tố đầu vào thì với điều kiện các yếu tố khác
không đổithì sẽlàm cho lợi nhuận của DN bị giảm xuống từ đó làm cho tỷ suất
lợi nhuận trên vốn sẽgiảm. Ngoài ra lạm phátcònảnh hưởng đến công tác trích
khấu hao. Do khấu hao được tínhtrêngiá trị sổ sáchtạilúc đemvào sửdụng nên
giá trị khấu hao không đủ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất TSCĐ mới.
 Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
tài chính của DN. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử
dụng vốn và cơ hội huy động vốn của DN.
 Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ có thể sẽ là
cơ hội khi DN chấp nhận đầu tư mạo hiểm tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa
học, còn sẽ là nguy cơ nếu DN không kịp thời đầu tư đổi mới. Sự tiến bộ của
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0820
khoa học công nghệ làm tăng hao mòn vô hình của tài sản từ đó góp phần làm
mất vốn của DN.
 Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp: như
hoả hoạn, bão lụt, các biến động trong sản xuất và về thị trường... làm cho tài
sản của DN bị hư hại dẫn đến vốn của DN bị mất mát.
1.3.1.2 Những nhân tố chủ quan
 Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất: Đây là yếu tố chủ
quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Bộ
máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách nhịp nhàng sẽ giúp
cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại thì nếu trình độ quản lý yếu kém
hoặc bị buông lỏng sẽ không bảo toàn được vốn. Trong công tác này phải chú
trọng đến việc tổ chức và sử dụng VKD như: Xác định nhu cầu vốn, bố trí cơ
cấu vốn, sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ,
tránh lãng phí.
 Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Khi chu kỳ SXKD của DN mà ngắn thì
việc quay vòng vốn của DN sẽ nhanh hơn, DN nhanh chóng thu hồi vốn để
đáp ứng cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. Ngược lại, nếu chu kỳ hoạt động
kinh doanh của DN kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn
chậm đồng thời sẽ gây khó khăn cho DN trong việc thanh toán các khoản nợ
đến hạn.
 Trình độ tay nghề của người lao động: Trình độ người lao động có tác
động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm... từ đó tác động đến khả năng tiêu thụ sản
phẩm của DN và lợi nhuận của DN.
 Cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp:
Đây là nhân tố tác động đến thái độ và ý thức làm việc của người lao động.
Một khi DN có cơ chế khuyến khích vật chất, trách nhiệm cao, công bằng thì
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0821
thúc đẩy người lao động nâng cao ý thức làm việc và thường xuyên có những
cống hiến cho DN trong công việc. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn trong DN.
 Chi phí sử dụng vốn: Để tiến hành hoạt động SXKDDN cần phải huy
độngvốntừ các nguồn khác nhau và phải bỏ chiphí sử dụng vốn nhất định. Chi
phí này sẽảnh hưởng đến lợi nhuận của DN từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời
trên VCSH. Như vậy khi sửdụngvốn DN cũng cầnxem xét chi phí mà DN phải
bỏ ra cho việc huy động này từ đó có biện pháp sử dụng vốn cho hợp lý.
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của
doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì việc tổ
chức quản lý và sử dụng VKD một cách có hiệu quả trở thành vấn đề quyết
định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để VKD luôn phát huy hết vai trò
của nó trong quá trình luân chuyển, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính
sách đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn kịnh doanh. Tùy vào từng điều kiện cụ thể về tình hình
kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp áp dụng cho mình những biện pháp khác
nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
 Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý phù hợp
với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh cũng như điều kiện
tài chính của doanh nghiệp.
 Đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư dựa trên việc xem xét tình
hình kinh doanh hiện tại, tính khả thi của dự án đầu tư, những yếu tố có thể
ảnh hưởng đến khả năng và các cơ hội đầu tư trong tương lai, đồng thời thẩm
định dự án đầu tư một cách khách quan để ra quyết định đầu tư mang tính
chiến lược cho doanh nghiệp. Từ đó ra quyết định lựa chọn phương thức huy
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0822
động vốn cho dự án đầu tư đó, đảm bảo đầu tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu
hồi vốn nhanh và mang lại lợi ích trong tương lai.
 Thực hiện chặt chẽ việc theo dõi, quản lý những tài sản hiện có trong
doanh nghiệp. Theo dõi chi tiết những tài sản về mức độ khai thác sử dụng,
mức độ hao mòn. Lập hồ sơ chi tiết cho từng tài sản, giám sát việc sử dụng tài
sản, có những biện pháp sửa chữa bảo dưỡng đối với tài sản nhằm nâng cao
năng lực sản xuất. Thường xuyên kiểm kê, đánh giá lại tài sản cuối kỳ, gắn
trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Tổ chức tốt
từ khâu lập kế hoạch sản xuất tới khâu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo phối
hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, các bộ phận trong doanh nghiệp,
 Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Chi phí
khấu hao TSCĐ được coi là chi phí hợp lý khi xác định kết quả kinh doanh,
do đó cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi
đủ và kịp thời số vốn đầu tư hình thành TSCĐ bỏ ra ban đầu. Đồng thời sử
dụng quỹ khấu hao hợp lý trong việc tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
 Chủ động áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện tốt hiện đại hóa
TSCĐ, thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… tăng
cường năng lực sản xuất của TSCĐ, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường
tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm.
 Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thanh lý nhượng bán những
TSCĐ không cần thiết đưa vào sử dụng hoặc không cần dùng nữa nhưng phải
đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật.
Đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong việc sử
dụng và bảo toàn VKD trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp như: trích lập các quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá
hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu…
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0823
 Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với người lao động hợp lý, có chính
sách khen thưởng và phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản
trong doanh nghiệp, tăng cường ý thức trách nhiệm của từng bộ phận trong
doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.
 Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn
từ việc xác định nhu cầu vốn, cho tới việc lựa chọn nguồn huy động, tổ chức
thực hiện sử dụng, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0824
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANHTẠICÔNGTYTNHHDỆTMAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT
ĐỘNG CỦACÔNGTYTNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt may xuất
khẩu Hoàng Thái
2.1.1.1. Một số thông tin chính về công ty
_Tên công ty: Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái
_Tên giao dịch: HOANGTHAI CO.LTD
_Trụ sở chính: Khu công nghiệp Phương La - Thái Phương - Huyện
Hưng Hà - Thái Bình
_Mã Số Thuế: 1000530746
_Ngày cấp giấy phép: 20/4/2009
_Đại diện pháp luật: Ông Đào Văn Thịnh
_Vốn điều lệ : 20 tỷ
2.1.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái có tư cách pháp nhân
tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh, độc lập tự chủ về
mặt tài chính
Với công nghệ và năng lực sản xuất hiện có,công ty sắp xếp tập trung
sắp xếp lại cơ câu lao động tổ chức bộ máy lao động hợp lý khoa học, tiếp tục
cái tiến, nghiên cứu sản phẩm mới, chất lượng mới.
Với dây chuyền dệt khăn được đầu tư thiết bị đồng bộ, sản xuất các
chủng loại khăn đa dạng, chất lượng cao. Công đoạn dệt được trang bị các
máy dệt tự động là máy kiếm, đặc biệt có đầu ra Jacka điện tử dệt được các
mặt hàng có hình họa phức tạp, các kiểu trang trí… đáp ứng yêu cầu đa dạng
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0825
của khách hàng. Sản lượng khoảng 2000 tấn/năm trong đó xuất khẩu chiếm
95%, khách hàng chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
Quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trưởng
bình quân trên 13%/năm, doanh thu sản phẩm hàng hóa trên 100 tỷ
VND/năm, tăng rất nhiều so với năm đầu mới đầu tư. Tổng các sản phẩm hiện
nay đạt khoảng 2000 tấn/năm.
Để hòa nhập với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, công ty đã
xây dựng và triển khai thực hiện tái cơ cấu, công tác quản lý sản xuất kinh
doanh của công ty đã ngày càng đổi mới hơn về phương thức quản lý, với đội
ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế chiếm tỷ trọng 25% lực
lượng lao động và công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo chuyên sâu,
giàu tiềm năng kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may
Tấtcả các sảnphẩm Hoàng Thái đều được sản xuất từ nguyên liệu có chất
lượng cao, đầuvào là sợicotton100% tự nhiên, được chọnlọc kỹ lưỡng và kiểm
tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Trongtổ chức sảnxuất được thực
hiện trên dâychuyền khép kíntừ khâu sơ chế đến khâu kiểm tra và đóng gói sản
phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh môi trường.
Các sản phẩm của công ty Hoàng Thái từ lâu được ưa chuộng trên hầu
hết các miền đất nước và nước ngoài và ngày càng được người tiêu dùng tín
nhiệm bới chất lượng luôn đảm bảo, chủng loại phong phú, giá cả hợp lý bao
bì mẫu mã đẹp thường xuyên được đổi mới ngày càng tốt hơn đáp ứng này
càng cao của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, các sản phẩm của
công ty tham gia hội trợ triển lãm về ngành dệt may và được bình chọn là một
trong những thiêu hiệu hàng đầu về Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao.
2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu.
* Lĩnh vực kinh doanh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0826
_Sản xuất kinh doanh các loại khăn Bông.
_Kinh doanh trong lĩnh vực tẩy nhuộm.
_Các ngành nghề khác phù hợp với năng lực công ty, phù hợp với quy
định của pháp luật
* Sản phẩm chủ yếu của công ty : Khăn bông 100% cotton
* Tổ chức hoạt động kinh doanh: Tập trung
2.1.2.2.Chứcnăng,nhiệmvụ củacôngtyTNHHDệtMayXuấtKhẩuHoàngThái
Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái là một doanh nghiệp
hạch toán độc lập, tự chủ trong các vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất hạch toán
kinh doanh từ đó làm tăng tính nhanh nhạy, tự động hơn trong tổ chức.
Trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới công ty phải thực hiện một
số chức năng nhiệm vụ sau:
 Thứ nhất: Công ty tự chủ sản xuất và kinh doanh để cung cấp cho
nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế.
 Thứ hai: Tìm các đối tác, đại lý phân phối, liên doanh sản xuất, xuất
khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đồng thời nhập khẩu thiết bị, công nghệ
máy móc, nguyên liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất của công ty mà công
ty không có khả năng tận dụng ở trong nước.
 Thứ ba: Ngoài sản xuất sản phẩm chính là khăn bông. Công ty còn
khồn ngừng kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được vật tư, đảm bảo cho đời sống cho
người lao động. Từng bước đưa công ty lớn mạnh trên thị trường.
 Thứ tư: Luôn luôn sang tạo ra các mẫu khăn đẹp và mới lạ nhằm thu
hút khách hàng tiềm năng khác.
Ngoài những nhiệm vụ trọng yếu trên, Công ty TNHH Dệt May Xuất
Khẩu Hoàng
Thái còn có nhiệm vụ khác cần phải nhắc tới:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0827
 Bảo toàn vốn và phát triển vốn
 Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh
thần cho người lao động
Tất cả những chức năng, nhiệm vụ đó đã được quán triệt tới từng phòng
ban,tới từng nhóm, tổ, người lao động để cùng phấn đấu cho mục tiêu của
công ty. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi công ty phải có một cơ
cấu tổ chức quản lý sản xuất và cơ chế hoạt động linh hoạt và hiệu quả.
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu
Hoàng Thái
* Cơ chế quản lý
Công Ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái được tổ chức và hoạt
động theo luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan.Những người thừa
hành nhận chỉ thị và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp,người phụ trách
sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành về kết quả công việc của những người dưới
quyền mình.
Công Ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái có cơ cấu tổ chức bộ
máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Mức độ tập trung hóa của mô hình
này rất cao. Mọi quyền lực đều tập trung ở cơ quan cao nhất là Giám Đốc,
giúp công ty thống nhất trong việc ra quyết định, tránh được sự chồng chéo
trong công tác tổ chức.
Với mô hình một công ty TNHH, tổ chức bộ máy quản lý của công ty
bao gồm:
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc điều hành và 1 phó giám đốc. Giám đốc
là người tổ chức điều hành hoạt động của công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ
tham mưu trực tiếp cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh, phụ trách
mua-bán hàng … được ủy quyền tham gia phụ trách và đưa ra các quyết định,
các kế hoạch kinh doanh.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0828
Phòng Tàichính- Kế Toán: là phòng chuyên trách về quản lý tài sản,tiền
vốn,tổ chức bộ máy kế toán. Nhiệm vụ của phòng bao gồm: cân đối các nguồn
vốn kinh doanh, quảnlý các hoạtđộngchitiêu củadoanhnghiệp dựa trên sự ghi
chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh và lập các
chứng từ, hóa đơn xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Phòng kinh doanh: Là phòng nghiện cứu thị trường,triển khai kế hoạch
kinh doanh từng mặt hàng. Tìm đối tác và thực hiện các hợp đồng kinh doanh,
thực hiện các giao dịch thương mại.
Phòng hành chính: làm công tác xây dựng và áp dụng các chế độ, quy
định về quản lý và sử dụng lao động trong công ty, chịu trách nhiệm trước
Giám Đốc về mọi diễn biến trong công tác quản lý nhân sự.
Phòng kỹ thật và sản xuất: Thực hiện sản xuất các sản phẩm theo quy
trình công nghệ.
* Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty
* Tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán của công ty
Giám
Đốc
Phó Giám Đốc
P.Kỹ thuật
và sản xuất
P. hành
chính
P.Kinh
doanh
P.Tài
chính-Kế
Toán
Bộ phận sản
xuất
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0829
 Trưởng phòng (Kế toán trưởng)
Phụ trách chung,chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của
phòng như các hoạt dộng khác của Công ty có liên quan với công tác tài
chính và theo dõi các hoạt động tài chính của công ty. Tổ chức công tác kế
toán, thống kê của công ty, phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Nhà
nước. Thực hiện các chính sách chế độ về công tác tài chính kế toán, kế toán
trưởng là kế toán tổng hợp, phù hợp, phụ trách số liệu tài chính, báo cáo tài
chính và phân tích tài chính
 Kế toán nguyên vật liệu
Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả nguyên liệu sản xuất khăn
bông thông qua các hợp đồng. Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên
liệu và thực hiện kiểm kê theo quy định
 Kế toán thanh toán với người bán, kế toán theo dõi các khoản nợ
Chịu trách nhiệm theo dõi số lượng, giá cả các loại vật tư thông qua các
hợp đồng vật tư. Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh
toán, thoe dõi các khoản nợ với người bán, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn
kho thành phẩm về mặt số lượng, giá trị tiền hàng cũng như thời gian thanh
toán và công nợ của từng khách hàng, theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo
lãnh, các giấy tờ có giá trị.
 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tập hợp các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công,chi phí sản xuất
chung để tính giá thành các loại sản phẩm và lập các chứng từ cần thiết có
liên quan.
 Thủ quỹ, kế toán tiền lương
Thanh toán tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo
lệnh của giám đốc.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0830
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ phận kế toán
1.2.4 Đặc điểm hoạt dộng kinh doanh
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không hề yếu thế trong lĩnh vực
sản xuất Khăn bông. Được thành lập từ năm 2009, nhưng công ty TNHH Dệt
May xuất khẩu Hoàng Thái đã đang dần trở thành một doanh nghiệp đầy triển
vọng trong cơ sở hệ thống sản xuất khăn bông trên toàn quốc và thị trường
quốc tế. Tiền thân là một công ty Dệt Nhuộm, công ty đang dẫn mở rộng và
phát triển vô cùng thành công trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng cệt may
Khởi đầu từ dây chuyền sản xuất khăn thủ công. Sau khi tái cơ cấu là
thời kỳ chuyển mình và phát triển vượt bậc. Đến nay, công ty đang có hệ
thống thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại của Nhật.
 Quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm khăn bông:
_Khâu 1. Cuộn thành hoa cửi
Từ nguyên liệu dầu vào là sợi cotton qua máy mắc chuyển thành hóa cửi.
_Khâu 2. Dệt thành tấm khăn
Từ hoa cửi ở khâu 1 cho vào máy dệt tự động (Máy kiếm) xác định các
thông số của khăn nhập vào máy tính dệt thành tấm khăn.Công đoạn này rất
phức tạp đòi hỏi công nhân phải lành nghề, hiểu biết chuyên sâu.
_Khâu 3. Khâu tẩy nhuộm
Kế toán trưởng
Thủ quỹ kiêm kế
toán lương
Kế toán thành
phẩm,tiêu thụ và bán
hàng
Kế toán thanh
toán và công nợ
Kế toán nguyên
vật liệu
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0831
Những tấm khăn được dệtrađượcmangđitẩynhuộm thànhtrắng hoặc màu.
_Khâu 4. Cắt may
Những tấm khăn sau khi tẩy xong được công nhân cắt may thành những
chiếc khăn bông.
_Khâu 5. Phân loại và đóng gói.
Đây là khâu cuối cùng trước khi xuất đi, công nhân nhặt và phân loại
khăn Loại A và Khăn Loại B, sau đó qua công đoạn kiểm tra, và được đưa
vào máy ép thành kiện khăn.
 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Ðể sản phẩm của Hoàng Thái đứng vững trên thị trường trong nước, lãnh
đạo Hoàng Thái quyết định đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, tận dụng tối
đa cơ sở vật chất và năng lực hiện có để phát triển sản xuất. Trên cơ sở xác
định rõ sản phẩm chiến lược, việc đầu tư đã được triển khai đúng hướng, tập
trung và phát huy ngay hiệu quả.
Công ty đầu tư dây chuyền dệt khăn, được đầu tư đồng bộ từ công đoạn
mắc - nhuộm - hồ - dệt - hoàn tất, đã tạo ra những mặt hàng khăn co giãn bảo
đảm chất lượng và nhuộm mầu đồng đều. Dây chuyền dệt khăn đồng bộ, có
thiết bị Jacka điện tử tạo được các mặt hàng khăn đa dạng về chủng loại, đáp
ứng yêu cầu của khách hàng. Ðặc biệt, việc đầu tư đưa vào hoạt động dây
chuyền dệt - nhuộm - hoàn tất dệt kim hiện đại của CHLB Ðức, I-ta-li-a, Nhật
Bản, Hàn Quốc, dây chuyền dệt, nhuộm tự động đã nâng cao chất lượng
khăn,... Riêng các máy may của Hoàng Thái còn được đầu tư nhiều thiết bị
điện tử tự động thế hệ mới giúp người lao động nâng cao năng suất, chất
lượng sản phẩm và đa dạng hóa mặt hàng may.
Ðể nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước,
cùng với đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, Hoàng Thái quan tâm
đến việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001:2000 bảo đảm
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0832
từng sản phẩm làm ra được kiểm tra chặt chẽ trước khi đến tay người tiêu
dùng. Tập trung xây dựng thương hiệu riêng cho từng dòng sản phẩm, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng từ sản phẩm dành cho người có thu nhập từ thấp đến
cao, giá cả cạnh tranh được coi trọng. Ðồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống
phân phối, bán hàng đến tay người tiêu dùng. Ðây là những bước đi vững
chắc để sản phẩm của Hoàng Thái đến với người tiêu dùng sử dụng trong
nước và quốc tế.
 Tình hình cung cấp vật tư: Được nhập từ trong nước, dễ kiếm
 Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh
Được đặt tại một làng nghề truyền thống dệt khăn,có vị trí thuận lợi giúp
công ty nâng cao vị thế cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là ngoài nước
trong đó Nhật bản và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn.
 Lực lượng lao động:
-Số lượng 500 người
-Cơ cấu lao động trực tiếp 400 người
-Cơ cấu lao động gián tiếp 100 người
.2.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG
VKD TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI
2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công
 Thuận lợi
Kể từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng
Thái đã đạt được kết quả khả quan và nhìn chung có xu hướng phát triển đi
lên. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay có đóng góp lớn bởi
nhiều yếu tố như : Tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách tài chính, tín dụng,
lãi suất thị trường, lạm phát, tỷ giá hối đoái…. Những năm gần đây, nhờ
những nỗ lực chỉ đạo và các chính sách đúng đắn của Chính phủ, nền kinh tế
vĩ mô đã được ổn định, thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 25% xuống
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0833
còn 22% và kể từ năm 2016, thuế suất thuế TNDN chỉ còn 20%. Đối với lạm
phát, ở giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao (trên dưới 20%).
Nhưng những năm gần đây, tỷ lệ này luôn được duy trì ở mức hợp lý, tạo điều
kiện tốt cho công ty sản xuất kinh doanh. Tương tự như vậy, lãi suất ngân
hàng đã được điều chỉnh từ mức khá cao 12%/năm năm 2010 xuống còn
khoảng 7%/năm ở thời điểm hiện tại. Điều này tạo thuận lợi hơn cho công ty
trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng. Tỷ giá hối đoái ổn định nhưng có
xu hướng tăng lên. Điều này cũng hỗ trợ rất tốt cho công ty vì sản phẩm của
công ty chủ yếu là sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, bản thân công ty cũng có
những lợi thế nhất định khác. Nhà máy của công ty đặt tại Thái Bình, một tỉnh
nằm gần với cảng Hải Phòng tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất
khẩu. Sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài
nên có ít đối thủ cạnh tranh trong nước.
 Khó khăn
_Nền kinh tế thế giới mới chỉ vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng. Điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa.
_Giá các yếu tố đâu vào có xu hướng tăng lên
2.2.2 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh
2.2.2.1. Tình hình biến động và cơ cấu vốn kinh doanh
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2041 và
31/12/2013, ta xem xét tình hình biến động VKD năm 2014 của công ty
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0834
Bảng 2.2.2.1 Tình hình biến động VKD năm 2014
Đvt: VNĐ
CHỈ TIÊU
31/12/2014 31/12/2013 So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
A Tài Sản Ngắn Hạn
(100=110+120+130+140+150) 49,953,543,992 87.74 44,229,110,623 86.07 5,724,433,369 12.94 1.68
I Tiền và các khoản tương đương
tiền 460,390,437 0.92 440,631,814 1.00 19,758,623 4.48 -0.07
II Các khoản đầu tư tài chính ngắn
hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảmgiá đầu tư ngắn
hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn 6,942,908,727 13.90 6,486,253,129 14.67 456,655,598 7.04 -0.77
1. Phải thu của khách hàng 4,019,234,426 57.89 3,801,906,114 58.61 217,328,312 5.72 -0.73
2. Trả trước cho người bán 2,923,674,301 42.11 2,684,347,015 41.39 239,327,286 8.92 0.73
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó
đòi
IV Hàng tồn kho 40,409,009,989 80.89 35,040,239,595 79.22 5,368,770,394 15.32 1.67
1. Hàng tồn kho 40,409,009,989 100.00 35,040,239,595 100.00 5,368,770,394 15.32 0.00
2. Dự phòng GG hàng tồn kho
V Tài sản ngắn hạn khác 2,141,234,849 4.29 2,261,986,085 5.11 -120,751,236 -5.34 -0.83
1. Thuế GTGT được khấu trừ 1,340,889,737 62.62 1,466,199,721 64.82 -125,309,984 -8.55 -2.20
2. Thuế và các khoản phải thu nhà
nước
3. Tài sản ngắn hạn khác 800,345,112 37.38 795,786,364 35.18 4,558,748 0.57 2.20
B Tài sản dài hạn
(200=210+220+230+240) 6,977,912,843 12.26 7,159,810,350 13.93 -181,897,507 -2.54 -1.68
I Tài sản cố định 6,623,402,698 94.92 6,835,960,760 95.48 -212,558,062 -3.11 -0.56
1. Nguyên giá 6,793,484,958 102.57 6,793,484,958 99.38 0.00 3.19
2. Giá trị hao mòn lũy kế -2,837,317,160 -42.84 -2,400,173,058 -35.11 -437,144,102 18.21 -7.73
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,667,234,900 40.27 2,442,648,860 35.73 224,586,040 9.19 4.54
II Bất động sản đầu tư
1. Nguyên giá
2. Hao mòn lũy kế
III Các khoản đầu tư tài chính dài
hạn
1. Đầu tư tài chính dài hạn
2. Dự phòng giảmgiá đầu tư tài
chính dài hạn
IV Tài sản dài hạn khác 354,510,145 5.08 323,849,490 4.52 30,660,655 9.47 0.56
1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác 354,510,145 100.00 323,849,490 100.00 30,660,655 9.47 0.00
3. Dự phòng phải thu khó đòi
Tổng cộng tài sản (250=100+200) 56,931,456,835 100.00 51,388,920,873 100.00 5,542,535,962 10.79 0.00
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0835
Khái quát:
Qua bảng phân tích trên, nhận thấy, trong năm 2014, VKD của công ty
đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn:
 Về quy mô:
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2014 đạt gần 56.931 tỷ đồng,
tăng khoảng 5.542 tỷ (tương đương với 10.79%) so với thời điểm cuối năm
2013. Nguyên nhân do có sự thay đổi về quy mô VCĐ và VLĐ.
_ VCĐ: tại thời điểm cuối năm 2014, VCĐ của công ty đạt 6.977 tỷ đồng
giảm 181 triệu đồng so với cuối năm 2013, tương ứng giảm 2.54 %. Nguyên
nhân chủ yếu do giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ tăng.
_ VLĐ tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 49.953 tỷ đồng, tăng 12.94% so
với thời điểm cuối năm 2013.
_ Tỷ lệ tăng của VLĐ lớn hơn tỷ lệ giảm của VCĐ là nguyên nhân chính
làm cho VKD tăng.
 Về cơ cấu:
_ Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chiếm tỷ trọng
87.74% ( tăng 1.68%). Tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn so với tài sản dài
hạn. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng đầu tư vào tài sản ngắn
hạn,. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh là sản xuất dệt may thì cơ cấu
phân vổ vốn tập trung vào tài sản ngắn hạn được coi là hợp lý.
_ Tài sản ngắn hạn cuối năm đạt 59.953 tỷ đồng, tăng 12.94% so với
năm 2013:
 Tiền mặt tồn quỹ tăng nhưng không đáng kể đủ đảm bảo thanh toán
cho các khoản nợ đến hạn.
 Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn trên
80.89%, tăng nhẹ so với cuối năm 2013. Công ty dựa vào các đơn đặt hàng và
các hợp đồng thương mại đã ký với khác hàng từ đó xây dựng kế hoạch dữ trữ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0836
hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng. Công ty không trích lập
dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng có thể chấp nhận được
 Nợ phải thu cuối năm 2014 đạt 6.942 tỷ, tăng 7.04% so với 2013
_ Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng gần 12.26% và có xu hướng giảm so với
thời điểm cuốinăm 2013. Trongđó, đầu tư vào tài sản cố định chiếm trên 94%.
2.2.2.2. Tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tổ chức, sử dụng VKD tại
Công ty ta xem xét tình hình nguồn VKD thông qua
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0837
Bảng 2.2.2.2 Tình hình biến động nguồn vốn năm 2014
Đvt: VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2014 31/12/2013
So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
A. Nợ phải trả
(300=310+320) 47,047,494,913 82.64 42,040,304,986 81.81 5,007,189,927 11.91 0.83
I Nợ ngắn hạn 45,247,494,913 96.17 40,040,304,986 95.24 5,207,189,927 13.00 0.93
1. Vay ngắn hạn 38,359,499,771 84.78 32,987,115,005 82.38 5,372,384,766 16.29 2.39
2. Phải trả người
bán 1,009,908,398 2.23 1,041,177,464 2.60 -31,269,066 -3.00 -0.37
3. Người mua trả
tiền trước
4. Thuế và các
khoản phải nộp nhà
nước 2,100,456,300 4.64 2,123,457,210 5.30 -23,000,910 -1.08 -0.66
5. Phải trả người
lao động 3,777,090,353 8.35 3,887,697,119 9.71 -110,606,766 -2.85 -1.36
6. Chi phí phải
trả 0.00
7. Các khoản
phải trả ngắn hạn
khác 540,091 0.001 876,188 0.002 -336,097 -38.36
8. Dự phòng
phải trả ngắn hạn
II Nợ dài hạn 1,800,000,000 3.83 2,000,000,000 4.76 -200,000,000 -10.00 -0.93
1. Vay và nợ dài
hạn 1,800,000,000 100.00 2,000,000,000 100.00 -200,000,000 -10.00 0.00
2. Chi phí dự
phòngtrợ cấpmất
việc làm
3. Phải trả phải
nộp dài hạn khác
4. Dự phòng
phải trả dài hạn
B. Nguồn vốn chủ
sở hữu
(400=410+430) 9,883,961,922 17.36 9,348,615,887 18.19 535,346,035 5.73 -0.83
I. Vốn chủ sởhữu 9,883,961,922 100.00 9,348,615,887 100.00 535,346,035 5.73 0.00
1. Vốn đầu tư
của chủ sở hữu 12,778,485,145 129.29 12,778,485,145 136.69 0 0.00 -7.40
2. Thặngdư vố
cổ phần
3. Vốn khác của
chủsở hữu
4. Cổ phiếuquỹ
5. Chênh lệch tỷ
giá hối đoái
6. Các quỹ thuộc
chủsở hữu
7. Lợi nhuận sau
thuế chưa phânphối -2,894,523,223 -29.29 -3,429,869,258 -36.69 535,346,035 -15.61 7.40
II Quỹ khen
thưởng, phúc lợi
Tổng cộng nguồn
vốn (440=300+100) 56,931,456,835 100.00 51,388,920,873 100.00 5,542,535,962 10.79 0.00
Khái quát:
 Về quy mô:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0838
Năm 2014, công ty mở quy mô sản xuất kinh doanh, tổng nguồn vốn
của công ty cuối năm 2014 đạt 56.931 tỷ đồng, tăng 10.79% so với năm 2013
_ Nợ phải trả cuối năm 2014 đạt 47.047 tỷ đồng, tăng 5.007 tỷ đồng
tương ứng tăng 11.91%.
_ Vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 đạt 9.833 tỷ đồng, tăng 535 triệu đồng,
tương ứng với 5.73% so với 2013
 Về cơ cấu nguồn vốn:
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn nhỏ hơn tỷ trọng nợ phải trả. Trong năm
2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 0.83% trong khi tỷ trọng nợ phải trả tăng
0.83% về cuối năm. Trong Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ cao tới
96.17% .Công ty có rủi ro tài chính ở mức độ cao.
 Kết luận: Như vậy trong năm 2014 cơ cấu tài sản mà công ty đang
duy trì là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Tuy
nhiên cơ cấunguồn vốnmà côngty đang áp dụng vẫn còn đem lại khá nhiều rủi
ro khi mà hệ số nợ của công ty vẫn còn duy trì ở mức cao. Trong thời gian tới
côngty cần chú ý điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm thấp hệ số nợ
và cần chú ý điều chỉnhchínhsáchtàitrợ của côngty sao cho đảmbảo khả năng
thanh toán, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính để tình hình tài chính của
công ty an toàn hơn, đảm bảo cho các hoạt động SXKD của công ty diễn ra
bình thường trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp.
2.2.2.3. Môhình tài trợ
Để đánh giá chính sách huy động vốn để tài trợ cho tài sản của công ty
có hợp lý hay không ta đi phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn theo
thời gian huy động sử dụng vốn của công ty qua bảng….
Chính sách tài trợ của công ty được thể hiện quan mô hình tài trợ:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0839
Bảng 2.2.2.3 Phân tích mô hình tài trợ
31/12/2014 31/12/2014
Qua bảngcho thấy cả đầu năm và cuối năm nguồn VLĐTX của công ty
đều lớn hơn 0.Từ đó ta thấy TSDH được tài trợ toàn bộ bởi nguồn vốn thường
xuyên và một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên. Việc sử
dụng mô hình tài trợ này có mức độ an toàn tài chính cao, tuy nhiên công ty
sử dụng nhiều nguồn vốn thường xuyên đem lại cho công ty một chi phí sử
dụng vốn cao hơn, việc sử dụng vốn sẽ trở nên kém linh hoạt hơn.
2.2.3. Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ
2.2.3.1. Cơ cấu VLĐ
Đối với một doanh nghiệp thì vốn lưu động đóng vai trò hết sức quan
trọng trong kỳ sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp Công ty có
thể tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn
ra nhịp nhàng, hiệu quả, và không để tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhưng
lại tồn đọng rất nhiều trong khoản bị chiếm dụng. Bởi vậy mỗi Công ty đều
luôn tìm cho mình một cơ cấu vốn lưu động hợp lý, phù hợp với tình hình
hoạt động của Công ty.
Tìnhhìnhcơ cấuvốnlưuđộngcủacôngtyđượcthểhiện quabảngdướiđây.
TSNH (87.74%)
NVLĐTX
TSDH (12.26%)
NVNH
(79.5%)
NVTX (20.5%)
TSNH
(86.07%)
NVLĐTX
TSDH
(13.93)
NVNH
(77.91%)
NVTX
(20.09)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0840
Bảng 2.2.3.1. Tình hình biến động và cơ cấu VLĐ
CHỈ TIÊU
31/12/2014 31/12/2013
So sánh
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
A Tài Sản Ngắn Hạn
(100=110+120+130+140+150) 49,953,543,992 87.74 44,229,110,623 86.07 5,724,433,369 12.94 1.68
I Tiền và các khoản tương đương
tiền 460,390,437 0.92 440,631,814 1.00 19,758,623 4.48 -0.07
II Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư
ngắn hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn 6,942,908,727 13.90 6,486,253,129 14.67 456,655,598 7.04 -0.77
1. Phải thu của khách hàng 4,019,234,426 57.89 3,801,906,114 58.61 217,328,312 5.72 -0.73
2. Trả trước cho người bán 2,923,674,301 42.11 2,684,347,015 41.39 239,327,286 8.92 0.73
3. Các khoản phải thu khác
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi
IV Hàng tồn kho 40,409,009,989 80.89 35,040,239,595 79.22 5,368,770,394 15.32 1.67
1. Hàng tồn kho 40,409,009,989 100.00 35,040,239,595 100.00 5,368,770,394 15.32 0.00
2. Dự phòng GG hàng tồn kho
V Tài sản ngắn hạn khác 2,141,234,849 4.29 2,261,986,085 5.11 -120,751,236 -5.34 -0.83
1. Thuế GTGT được khấu trừ 1,340,889,737 62.62 1,466,199,721 64.82 -125,309,984 -8.55 -2.20
2. Thuế và các khoản phải thu
nhà nước
3. Tài sản ngắn hạn khác 800,345,112 37.38 795,786,364 35.18 4,558,748 0.57 2.20
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0841
Qua bảng ta có nhận xét khái quát về cơ cấu vốn lưu động của Công ty
TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái như sau:
_ Tổng vốn lưu động của công ty tính tới thời điểm 31/12/2014 là 49.953
tỷ đồng, tăng 5.724 tỷ đồng ( tương ứng tỉ lệ giảm 12.94 %) so với thời điểm
cuối năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tăng hàng tồn kho và các
khoản phải thu. Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty thì hàng tồn kho
chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó tới các khoản phải thu ngắn hạn
_ Sựthay đổicủacác yếu tố của vốn lưu động đã làm chuyển dịch kết cấu
của vốn lưu động của công ty, cụ thể: tỷ trọng hàng tồn kho tăng tới 1.67%, tỷ
trọngtiền và các khoảntươngđươngtiềngiảm 0.07% đồngthời là sự giảm đi của
tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn là 0.77%, tài sản ngắn hạn khác là 0.83%.
Tuy nhiên nhìn một cáchtổng quan thì kết cấu vốn lưu động không có sự
thay đổirõ rệt, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khác vẫn chiếm tỷ
trọng tương đốicao trong tổng vốn lưu động của công ty. Việc dự trữ hàng tồn
kho là để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Tuy nhiên, nếu
mức dự trữ quá lớn vượt quá nhu cầu cần thiết, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn.
Đểhiểu rõ hơn về tìnhhìnhquảnlý và sửdụngvốnlưu động, chúngtađisâu
vào phân tích chi tiết đặc điểm và tình hình sử dụng thực tế từng khoản mục
2.2.3.2.Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán
Vốn bằng tiền được hiểu là lượng tiền tồn quỹ, tiền trong tài khoản thanh
toán của doanh nghiệp ở ngân hàng và một bộ phận tiền đang chuyển. Trong
hoạt động kinh doanh, vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có
thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua
sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn
xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường
chưa dự đoán được và động lực trong “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để
sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận
cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho
doanh nghiệp thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ
số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt
phải luôn luôn chủ động và linh hoạt, bởi tỷ lệ sinh lời của tiền mặt là rất thấp,
thậm chí nếu tiền trong két của doanh nghiệp có thể bị mất giá do lạm phát.
Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền của Công ty, ta nghiên cứu
bảng sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp:CQ 49/11.0842
Bảng 2.2.3.2a: Tình hình biến động và kết cấu vốn bằng tiền
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ lệ
(%)
Tỷ trọng
(%)
Tiền và các khoảntương
đương tiền 460,390,437 100 440,631,814 100 19,758,623 4.48 0.00
Tiền 460,390,437 100 440,631,814 100 19,758,623 4.48 0.00
Tiền mặt 424,556,550 92.22 414,913,146 94.16 9,643,404 2.32 -1.95
Tiền gửi ngân hàng 35,833,887 7.78 25,718,668 5.84 10,115,219 39.33 1.95
Các khoản tương đương tiền
Cuối năm 2014, vốn bằng tiền của DN là 460,390,437 vnđ chiếm 0,92% tổng vốn lưu động. Cả hai thời điểm
đầu năm và cuối năm, doanh nghiệp đều không có các khoản tương đương tiền, tiền chiếm tỷ trọng 100%
Trong đó, Tiền mặt cuối năm 2014 gần 424 triệu đồng, tăng 2.32%, tương ứng với tỷ trọng 92.22%. Tiền gửi
ngân hàng tăng với tốc độ cao 39.33%, đạt 35.8 triệu vào cuối năm 2014..
Để xem xét lượng tiền doanh nghiệp xác định giữ trữ trong năm 2014 đã được coi là hợp lý và an toàn hay chưa
ta đi phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0843
Bảng 2.2.3.2b. Hệ số khả năng thanh toán của DN
ĐVT:LẦN
Chỉ tiêu 31/12/2014
31/12/201
3
Chênh lệch
Tỷ lệ
(%)
1. Hệ số thanh toán hiện thời 1.10 1.10 0.00 0.00
2. Hệ số thanh toán nhanh 0.21 0.23 -0.02 -8.08
3. Hệ số thanh toán tức thời 0.01 0.01 0.00 0.00
Năm 2014
Năm
2013
4. Hệ số thanh toán lãi vay -2.43 -3.52 1.08 -30.79
_ Hệ số thanh toán hiện thời cuối năm đạt 1.10 lần. Cho thấy cứ 1 đồng
nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,10 đồng tài sản lưu động. Tuy hệ số
vẫn > 1, tức là vẫn đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời tuy vậy không phải
tất cả các tài sản đều có thể chuyển đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng
thành tiền để thanh toán các khoản nợ đáo hạn.
_Hệ số khả năng thanh toán nhanh: cuối năm 2014 hệ số này giảm 0,02
lần (giảm 8.08%) so với đầu năm 2013 còn 0,21 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ
ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.21 đồng tài sản lưu động đã loại trừ đi hàng
tồn kho. Hệ số này đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ tỷ trọng hàng tồn kho của công ty
tương đối lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, cơ cấu tài sản lưu động
hàng tồn kho luôn chiếm tới gần 80% tổng tài sản lưu động hàng năm của
doanh nghiệp.
_ Hệ số khả năng thanh toán tức thời: đây là chỉ tiêu liên quan đến vốn
bằng tiền củaCôngty, đánh giá khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn trong thời gian
rất ngắn, có thể là tức thời. Tại thời điểm cuối năm 2014, hệ số này chỉ đạt
0.01%. Lý do bởi trong cơ cấu tài sản lưu động thì tiền và các khoản tương
đương tiền chiếm tỷ trọng quá nhỏ (cuối năm 2014 là 0.92%). Đây là tỷ lệ khá
thấp khi mà nợ ngắn hạn củaCông ty đang có xu hướng tăng lên trong thời gian
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0844
tới, và sẽthực sự lo ngại khi Công ty không đủ khả năng thanh toán tức thời khi
có chủ nợ đến, rất dễ gây tình huống bị động cho doanh nghiệp.
 Hệ số thanh toán lãi vay ở năm 2014 tuy đã được cải thiện đáng kể
so với năm 2013 nhưng cả hai năm đều âm. Nguyên nhân là do trong cả hai
năm, công ty đều làm ăn thua lỗ, lợi nhuận trước thuế năm 2014 là -2.8 tỷ,
trong khi chi phí lãi vay là 0.83 tỷ. Công ty cần chú ý xem xét tới hệ số này để
đảm bảo đủ khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Công ty cần xem xét lại công
tác quản trị chi phí, CPSXKD quá cao là nguyên nhân dẫn tới lợi nhân trước
thuế âm đồng thời chi phí lãi vay quá cao thì rủi ro tài chính càng lớn, nguy
cơ vỡ nợ luôn rình rập.
 Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty
hầu hết được cải thiện so với năm trước. Trong năm 2014, Nợ phải trả của
công ty tăng, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn tăng cao khiến chi phí lãi vay
tăng mạnh 9.01% so với năm 2013. Chỉ có duy nhất hệ số khả năng thanh
toán hiện thời là lớn hơn 1 còn lại các hệ số khác đều phản ánh khả năng
thanh toán không mấy khả quan của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán
lãi vay được cải thiện đáng kể nhưng vẫn âm do chi phí tài chính và chi phí
SXKD quá cao. Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện khả
năng thanh toán của mình.
2.2.3.3. Tình hình quản lý các khoản phảithu
Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn
tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu, ví dụ
như công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng, hoặc là ứng tiền trả trước cho
nhà cung cấp... nên quản lý các khoản phải thu là công tác khá phức tạp trong
quản lý và sử dụng VLĐ. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến
hiệu suất sử dụng VLĐ và cơ cấu VLĐ mà còn tác động đến doanh thu bán
hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. Do vậy tùy từng chính
sách của Công ty ở từng thời kỳ, trình độ, khả năng quản lý mà đánh giá tình
hình các khoản phải thu của Công ty.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0845
Bảng 2.2.3.3. a. Bảng tình hình biến động và cơ cấu các khoản phải thu
ĐVT:VNĐ
Chỉ tiêu
31/12/2014 31/12/2013 So sánh
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Số tiền Tỷ lệ
(%)
Tỷ
trọng
(%)
III Các khoản phải
thu ngắn hạn 6,942,908,727 13.90 6,486,253,129 14.67 456,655,598 7.04 -0.77
1. Phải thu của
khách hàng 4,019,234,426 57.89 3,801,906,114 58.61 217,328,312 5.72 -0.73
2. Trả trước cho
người bán 2,923,674,301 42.11 2,684,347,015 41.39 239,327,286 8.92 0.73
3. Các khoản phải
thu khác
4. Dự phòng phải
thu ngắn hạn khó đòi
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0846
Các khoản phải thu năm 2014 vẫn duy trì ở mức cao, đạt 6.942 tỷ (tăng
7.04%), chiếm tỷ trọng 13.9% , lớn thứ hai trong cơ cấu vốn lưu động của
doanh nghiệp.
Trong đó, Phải thu của khách hàng đạt 4.019 tỷ đồng, tăng 5.72%. Tốc
độ tăng của Trả trước cho người bán lớn hơn nên tỷ trọng tăng 0.73% trong
năm 2014
Nguyên nhân dẫn tới các khoản phải thu ngắn hạn tăng mà cụ thể là các
khoản phải thu khách hàng tăng là do trong năm 2014 công ty đã áp dụng
chính sách tín dụng mở rộng nhằm mở rộng thị trường, thực hiện các mục tiêu
doanh số.
Các khoản phải thu lớn làm tăng chi phí cho công tác theo dõi thu hồi
nợ và một phần vốn lớn bị chiếm dụng đã gây ra cho công ty tình trạng thiếu
hụt vốn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do đó, khoản này tăng
nếu như không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ gây tác động tiêu cực tới hiệu
quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói
riêng cũng như là ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán của Công ty. Vì thế
trong thời gian tới, Công ty phải nghiên cứu chính sách bán chịu thật hợp lí,
đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tích cực tìm các đối tác cung cấp hàng hóa
cũng như tăng cường các biện pháp quản lý khoản phải thu này để việc tồn tại
của chúng không gây ra nhiều tác động xấu tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động
của Công ty.
Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu hồi nợ trong năm qua, ta đi
xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái

More Related Content

What's hot

Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...hanhha12
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...vietlod.com
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcohttps://www.facebook.com/garmentspace
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...OnTimeVitThu
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...NOT
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...vietlod.com
 

What's hot (20)

Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tảiĐề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
Đề tài: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty vận tải
 
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên PhongĐề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
Đề tài: Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Tiên Phong
 
Nhựa
NhựaNhựa
Nhựa
 
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đánh giá hiệu quả nuôi tôm kết hợp tại xã Vĩnh Hưng, 9 ĐIỂM!
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU TRONG...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
Đề tài thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng, ĐIỂM CAO
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SACOMBANK >> Tải miễn phí tại zalo 077...
 
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAYĐề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần đầu tư và xây...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOTĐề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
Đề tài: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty công nghệ, HOT
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đNâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty xây dựng, 9đ
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại việt nam trong điều kiện kinh tế v...
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAYĐề tài  phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI,  RẤT HAY
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty xây dựng và đầu tư VVMI, RẤT HAY
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng TechcombankNâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của Ngân hàng Techcombank
 
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
Đề tài nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh ngành xây dựng, HOT 2018
 
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM T...
 

Similar to Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần OnTimeVitThu
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh LongViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh LongNhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saoPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saohttps://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái (20)

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn p...
 
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
Khóa luận: Phát triển kinh doanh bất động sản của Công ty Cổ phần
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điệnĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
QT066.doc
QT066.docQT066.doc
QT066.doc
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
 
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương GiangQuản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty vận tải Điểm cao - sdt/ ZALO 093 18...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông ÂmĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
 
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dungDe tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
 
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh LongMột Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động  Tại Công Ty Thanh Long
Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Lưu Động Tại Công Ty Thanh Long
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba saoPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh xây dựng và chống thấm ba sao
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái

  • 1. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................... 4 LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG I:LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................... 3 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP..................................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của VKD .................................... 3 1.1.1.1 Khái niệm về VKD ......................................................................... 3 1.1.1.2 Đặc trưng của VKD ........................................................................ 4 1.1.1.3. Phân loại VKD............................................................................... 5 1.1.1.3.1 Vốn cố định của doanh nghiệp ...................................................... 5 1.1.1.3.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp .................................................... 7 1.1.2. Nguồn VKD của doanh nghiệp .......................................................... 8 1.1.2.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn............................................................ 8 1.1.2.2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn....................................... 9 1.1.2.3. Theo phạm vi huy động vốn ....................................................... 11 1.2.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................................ 12 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp ................. 12 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp ...... 13 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp ... 13 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ .................................. 14 1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD.................................. 16 1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD........................... 17
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08 1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH.. 18 1.3.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD ........ 18 1.3.1.1 Những nhân tố khách quan............................................................. 18 1.3.1.2 Những nhân tố chủ quan................................................................ 20 1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp ...................................................................................................... 21 CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI ....................................................................................................... 24 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TYTNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI . 24 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái ...................................................................................... 24 2.1.1.1. Một số thông tin chính về công ty.................................................. 24 2.1.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển...................................... 24 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty:...................................... 25 2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu. ................... 25 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái.......................................................................................................... 26 2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái .............................................................................................. 27 1.2.4 Đặc điểm hoạt dộng kinh doanh........................................................ 30 .2.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI ... 32 2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công........................................... 32 2.2.2 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh ......... 33
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08 2.2.2.1. Tình hình biến động và cơ cấu vốn kinh doanh .............................. 33 2.2.2.2. Tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh.................... 36 2.2.2.3. Mô hình tài trợ ............................................................................. 38 2.2.3. Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ....................... 39 2.2.3.1. Cơ cấu VLĐ................................................................................. 39 2.2.3.2. Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán................. 41 2.2.3.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu.......................................... 44 2.2.3.4. Tình hình quản lý hàng tồn kho................................................... 48 2.2.3.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động..................................... 51 2.2.4. Tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng VCĐ trong Doanh nghiệp ... 52 2.2.4.2. Tình hình khấu hao tài sản cố định.............................................. 54 2.2.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ................................................. 56 2.2.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng VKD ................................................ 57
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.08 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích HTK Hàng tồn kho KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định CP SXKD Chi phí sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình TSCĐ VH Tài sản cố định vô hình TSLĐ Tài sản lưu động VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động GTCL Giá trị còn lại DN Doanh nghiệp NG Nguyên giá TSLN Tỷ suất lợi nhuận TSSL Tỷ suất sinh lời LN Lợi nhuận DT Doanh thu KHLK Khấu hao lũy kế NSNN Ngân sách Nhà nước
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.081 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Muốn vậy thì nhất thiết phải có vốn. Vốn là tiền đề cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn phụ thuộc vào lượng vốn huy động được mà cơ bản phụ thuộc vào hiệu quả quản lí sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả nhất. Do vậy vấn đề cấp bách đặt ra đối với doanh nghiệp là làm thế nào để phát huy được cao nhất lợi ích mà đồng vốn đem lại, nghĩa là hiệu quả sinh lời của vốn. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa biết tận dụng vốn, chưa biết khai thác vốn, sử dụng vốn lãng phí và thiếu mục đích. Dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó cùng với quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái , em lựa chọn đề tài: “ Vốn kinh doanh và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái”. 2. Đối tượng nghiên cứu Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp, thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng và hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái .
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.082 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đề tài này tại Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái nhằm những mục đích sau:  Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tìm hiểu thực trạng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét và đánh tình hình biến động cơ cấu vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2014 trên cơ sở so sánh với năm 2013. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại đơn vị trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng biểu để minh họa. 6. Kết cấu đề tài Nội dung của luận văn bao gồm: Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp. Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chưc và sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Do trình độ nhận thức về lý luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi sơ xuất, rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý công ty và các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! .
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.083 CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của VKD 1.1.1.1 Khái niệm về VKD Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao hay thuộc chế độ chính trị- xã hội như thế nào. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hơn bao giờ hết doanh nghiệp phải ý thức được giá trị nội tại cũng như những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào về bản chất đều nhằm giải quyết những nhu cầu của thị trường nhằm mưu cầu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp cần phải ứng ra một lượng tiền nhất định để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, … phù hợp với quy mô và điều kiện của doanh nghiệp. Vậy vốn là gì? Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ của doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. VKD của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa theo một vòng tuần hoàn từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại chuyển về hình thái ban đầu là tiền.
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.084 TLSX T-H ... SX- H'- T’ (T’ > T) SLĐ Quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách thường xuyên, liên tục do đó, sự vận động của VKD cũng diễn ra liên tục, vận động không ngừng lặp đi lặp lại theo sự tuần hoàn đó tạo nên sự chu chuyển của VKD. Như vậy, có thể rút ra rằng: VKD của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. VKD không chỉ là một trong ba yếu tố đầu vào cơ bản, là điều kiên tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Đặc trưng của VKD Vốn kinh doanh có các đặc trưng cơ bản sau:  Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho 1 lượng giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như: nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế... Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì những tài sản vô hình ngày càng phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp.  Thứ hai: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ.  Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt, nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hoá khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Tuy nhiên vốn lại khác những hàng hoá khác ở chỗ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn có thể gắn với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau.
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.085  Thứ tư: Vốn phải được tích tụ, tập trung đến 1 lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng. Do vậy, các doanh nghiệp không chỉ có nhiệm vụ khai thác tiềm năng về vốn mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn.  Thứ năm: Vốn có giá trị về mặt thời gian, điều này rất có ý nghĩa khi bỏ vốn đầu tư và tính hiệu quả của đồng vốn mang lại. 1.1.1.3. Phân loại VKD Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh được chia thành: 1.1.1.3.1 Vốn cố định của doanh nghiệp  Khái niệm vốn cố định : Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định, lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của doanh nghiệp. VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn là TSCĐ bao gồm tiêu chuẩn về thời gian và tiêu chuẩn về giá trị.  Đặc điểm luân chuyển của VCĐ: Quy mô của vốn cố định lớn hay nhỏ sẽ quyết định đến quy mô, tính đồng bộ của tài sản cố định, ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kĩ thuật và công nghệ, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ thực hiện chu chuyển giá trị của nó. Sự chu chuyển này của VCĐ chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ. Có thể khái quát những đặc điểm của VCĐ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau: - VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Điều này là do đặc điểm của TSCĐ có thời gian sử dụng lâu dài, trong nhiều chu kì sản xuất kinh doanh quyết định.
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.086 - Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, VCĐ chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, giá trị của TSCĐ chuyển dần dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm. Theo đó, VCĐ cũng được tách thành hai phần: một phần gia nhập vào chi phí sản xuất (dưới hình thức chi phí khấu hao), tương ứng với phần hao mòn của tài sản cố định. Phần còn lại của VCĐ được “cố định” vào trong TSCĐ. Trong các chu kỳ sản xuất tiếp theo, nếu phần vốn luân chuyển được dần dần tăng lên thì phần vốn “cố định” dần giảm đi tương ứng với mức giảm dần giá trị sử dụng của tài sản cố định. Kết thúc sự biến thiên nghịch chiều đó cũng là lúc tài sản cố định hết thời gian sử dụng và vốn cố định hoàn thành một vòng chu chuyển. - VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ. Từ phân tích trên ta có thể rút ra được khái niệm về VCĐ như sau: VCĐ của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ.Đặc điểm của nó là chu chuyển giá trị dần dần từng phần trong nhiều chu kì kinh doanh và hoàn thành 1 vòng chu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cố định về mặt giá trị. VCĐ là một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh. Việc tăng thêm VCĐ trong các doanh nghiệp nói riêng và trong các nghành nói chung có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp và nền kinh tế. Do giữ vị trí then chốt và đặc điểm vận động của VCĐ tuân theo tính quy luật riêng, nên việc quản lý VCĐ được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Để quản lý sử dụng VCĐ có hiệu quả cần
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.087 nghiên cứu về vấn đề khấu hao tài sản cố định và các phương pháp khấu hao tài sản cố định. 1.1.1.3.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp  Khái niệm vốn lưu động Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có các tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm 2 bộ phận: Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông. Hai loại tài sản này luôn thay thế chỗ cho nhau và vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi. Như vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục, doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số vốn tiền tệ này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.  Đặc điểm của vốn lưu động - VLĐ luôn thay đổihình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển. - VLĐ dịch chuyển toàn bộ giá trị một lần vào giá trị sản phẩm mới được tạo ra và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh. - VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ kinh doanh khi doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền bán hàng. Những đặc điểm này của VLĐ là do chịu sự chi phối của các đặc điểm của TSLĐ, đó là tham gia vào từng chu kỳ sản xuất, bị tiêu dùng trong việc chế tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu.
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.088 1.1.2. Nguồn VKD của doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau hay nói cách khác là từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Để có thể tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và hiệu quả thì việc phân loại nguồn vốn là vô cùng cần thiết. Tùy theo yêu cầu quản lý mà nguồn VKD của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.1.2.1 Theo quan hệ sở hữu về vốn Theo tiêu thức phân loại này thì nguồn VKD của doanh nghiệp được hình thành từ hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Ta có: Giá trị tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả.  Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, nó cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh (lợi nhuận để lại). Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả.  Nợ phải trả là biểu hiện bằng tiền của các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các chủ thể kinh tế khác như: các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả người lao động, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước… Khi sử dụng nguồn vốn vay này, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng nó gọi là chi phí sử dụng vốn vay. Điều này làm tăng gánh nặng nợ và áp lực thanh toán cho doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ đồng thời nhận được lợi ích từ “tấm lá chắn thuế” do đó, nguồn tài trợ từ các khoản vay nợ vẫn là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.089 khi cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hay tích luỹ vốn để tái sản xuất mở rộng qui mô hoạt động. Đây là cách phân loại hết sức cơ bản nhưng cũng rất quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý để tạo điều kiện tiền đề cho việc quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất. 1.1.2.2. Theo thời gian huy động và sử dụng vốn Dựa vào tiêu thức này, nguồn vốn được chia thành: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.  Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh như mua sắm đầu tư hình thành TSCĐ và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức: Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Tài sản lưu động TSCĐ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên Nguồn vốn tạm thời
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0810 Nguồn vốn thường xuyên của DN = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp - Nợ ngắn hạn Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp, ta còn có thể xác định nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp. NguồnVLĐthường xuyên là nguồn vốn ổn định và có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp). Nguồn VLĐ thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định theo công thức: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên - Giá trị còn lại của TSCĐ và TS dài hạn khác Hoặc: Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động- Nợ ngắn hạn Ta có thể xem xét rõ hơn nguồn VLĐ thường xuyên qua sơ đồ sau: Nguồn VLĐ thường xuyên sẽ tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn Tài sản lưu động TSCĐ Nợ ngắn hạn Nợ trung và dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên của DN Nguồn VLĐ thường xuyên
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0811 VLĐ thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. Do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.  Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu phát sinh tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của người lao động và của nhà cung cấp… Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh, đồng thời xác định nhu cầu vốn để có chính sách tổ chức và sử dụng vốn một cách hợp lý. 1.1.2.3. Theo phạm vi huy động vốn Căn cứ vào phạm vi huy động vốn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồntài trợ khác nhau đó là: nguồn vốn nội sinh và nguồn vốn ngoại sinh.  Nguồn vốn nội sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên trong): là những nguồn tài trợ có thể huy động được từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra, nó phản ánh khả năng tự tài trợ cho đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: + Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư + Khấu hao TSCĐ + Tiền từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, vật tư không cần dùng nữa.  Nguồn vốn ngoại sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên ngoài): là những nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động được vào đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh từ các nguồn chủ yếu sau: + Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0812 + Vay người thân (đôi với doanh nghiệp tư nhân) + Phát hành cổ phiếu, trái phiếu + Thuê tài sản + Tín dụng thương mại nhà cung cấp + Gọi góp vốn liên doanh, liên kết… Việc phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được những điểm lợi cũng như bất lợi của các nguồn tài trợ, từ đó đánh giá lựa chọn nguồn tài trợ thông qua xem xét chi phí sử dụng vốn và các đặc điểm của từng nguồn. 1.2. HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN KINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Trong nền KTTT các DNSXKD tuân thủ theo nguyên tắc “đầu vào” và “đầu ra” được quyết định bởi thị trường. “Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào sản xuất cho ai?” Không xuất phát từ ý muốn chủ qeuan của DN hay từ mệnh lệnh của thị trường mà xuất phát từ như cầu của thị trường, từ quan hệ cung cầu và lợi ích của DN. Do vậy, đối với mỗi DN, có vốn là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Bởi lẽ, nếu không biết cách quản lý và sử dụng vốn thì DN khó có thể bảo toàn được vốn của mình được. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra cho người quản trị tài chính DN là phân bổ, sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Hiệu quảkinh doanhlà mộtphạm trù kinh tế phảnánh trìnhđộ sửdụng các nguồn lực của DN sao cho đạt kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ rathấp nhất. Vốn là một bộ phận quan trọng trong quá trình SXKD, việc sử dụng vốn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả SXKD của DN. Trong nền KTTT, mục tiêu hàng đầu của các DN là kinh doanh thu được lợi nhuận cao. Quá trình kinh doanh của DN cũng là quá trình hình thành và sử dụng VKD. Vì vậy, hiệu quả sửdụng vốnkinh doanhthể hiện ở số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ và cá mức sinh lời của mỗi đồng vốn kinh
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0813 doanh. Xét trên góc độ sửdụngvốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng VCĐ, VLĐ của DN. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp * Hiệu suất sử dụng VCĐ: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. * Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. * Hàm lượng VCĐ: Hàm lượng VCĐ = Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ. * Hệ số huy động VCĐ: Hệ số huy động VCĐ trong kỳ = Số VCĐ đang dùng trong HĐKD Số VCĐ hiện có trong DN Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số VCĐ được tính trong công thức trên được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. * Hệ số hao mòn TSCĐ:
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0814 Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế Nguyên giá TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ so với thời điểm được đầu tư mua sắm hình thành ban đầu. 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ * Tốc độ luân chuyển VLĐ: Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà quy trình luân chuyển và thời gian luân chuyển của VLĐ khác nhau. Tốc độ luân chuyển của VLĐ nhanh hay chậm phản ánh hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển VLĐ được phản ánh qua hai chỉ tiêu: số vòng luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ. - Số vòng luân chuyển VLĐ: Số vòng luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ = Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số vòngluân chuyển vốn lưu đọnghay số vòng quay mà VLĐ thực hiện được trong một thời gian nhất định thường là một năm. - Kỳ luân chuyển VLĐ: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Số vòng luân chuyển VLĐ = Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ x Số ngày trong kỳ Tổng mức luân chuyển VLĐ (Doanh thu thuần bán hàng) Chỉ tiêu này cho biết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển phải mất bình quân bao nhiêu ngày hay thời gian cần thiết để VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển trong kỳ.
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0815 Kỳ luân chuyển VLĐ tỷ lệ nghịch với số vòng luân chuyển VLĐ. Do đó doanh nghiệp cần thiết phải rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ để tăng số vòng luân chuyển của VLĐ trong kỳ hay đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ. * Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn (VTK): phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo). VTK = M1 360 x (K1 – K0) = M1 L1 - M1 L0 Trong đó:  M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh  K1, K0 là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc  L1, L0 là số vòng luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc * Hàm lượng VLĐ: Hàm lượng VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. * Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, hàng tồn kho quay được mấy vòng. * Kỳ hạn tồn kho bình quân: Kỳ hạn tồn kho bình quân = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho = Trị giá hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán x Số ngày trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán hay số ngày tồn kho bình quân.
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0816 * Vòng quay nợ phải thu (số vòng thu hồi nợ): Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần có thuế Nợ phải thu bình quân Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ nợ phải thu quay được mấy vòng. * Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Nợ phải thu bình quân Doanh thu thuần có thuế x Số ngày trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, để thu hồi được nợ mất bao nhiêu ngày. 1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD  Vòng quay toàn bộ VKD: Vòng quay toàn bộ VKD = Doanh thu thuần trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyên VKD càng nhanh và ngược lại. Khi doanh nghiệp đẩy nhanh số vòng quay toàn bộ vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng vốn. Cùng với một lượng VKD bỏ ra là như nhau, nếu doanh nghiệp nào có số vòng quay vốn cao hơn, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn cao hơn sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thu được kết quả kinh doanh cao hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn hơn.  Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE): ROAE= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD: một đồng VKD bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư cảu doanh nghiệp.
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0817  Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (TSV) TSV = Lợi nhuận trước thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VKD trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.  Tỷ suất sinh lời tài chính (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD) ROA: ROA = Lợi nhuận sau thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng VKD bỏ ra trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE): ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực. thực tế thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và không phải lúc nào tỷ suất này cao cũng là điều tốt cho doanh nghiệp. 1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD Hiệu quả sử dụng VKD là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào dù là loại hình gì, kinh doanh trong lĩnh vực nào dều tìm mọi cách để không ngừng tăng quy mô lãi, tối thiểu các khoản chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác là tạo ra dòng lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là vô cùng cần thiết xuất phát từ những lý do sau:
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0818  Thứ nhất, hiệu quả sử dụng VKD ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Cùng quy mô và các điều kiện khác như nhau nhưng nếu doanh nghiệp nào biết quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn có nghĩa là đẩy nhanh được vòng quay vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn, để vốn vận động một cách liên tục, han chế ứ đọng vốn, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn… thì đó sẽ là động lực và đòn bẩy mạnh mẽ cho việc tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Thứ hai, hiệu quả sử dụng VKD là một trong những lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Sử dụng hiệu quả VKD sẽ là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp có thể đi tắt đón đầu, không ngừng bành trướng thị trường, làm chủ các kênh phân phối sản phẩm, khắc họa sản phẩm trong tâm trí khách hàng một cách tốt nhất. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã thành công.  Thứ ba, xuất phát từ thực trạng tình hình nền kinh tế Việt Nam trong năm 2013-2014 khá ảm đạm, đối mặt với tình trạng phá sản và giải thể của hàng loạt doanh nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải tự cứu sống mình chứ không được trông chờ vào những gói cứu trợ của Nhà nước. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết và cốt yếu là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 1.3.1 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD 1.3.1.1 Những nhân tố khách quan  Cơ chế quản lý và các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Các chính sách của Nhà nước rất quan trọng đối với HĐKD của DN như chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư, chế độ khấu hao TSCĐ...đến chính sách cho
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0819 vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu một số loại công nghệ nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ của DN.  Đặc thù ngành kinh doanh: Đây là nhân tố có ý nghĩa quan trọng trong khi xem xét quản lý và sử dụng vốn. Ngành nghề kinh doanh của DN ảnh hưởng đến cơ cấu vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn cũng như vòng quay vốn. Do đó việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của DN với chỉ tiêu trung bình của ngành là cần thiết nhằm phát hiện những ưu điểm và hạn chế trong quản lý và sử dụng vốn.  Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Một DN nếu có sức cạnh tranh cao trên thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn thì cho dù trong điều kiện nền kinh tế như thế nào thì công ty đó cũng sẽ có doanh thu và có lợi nhuận, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên VKD cao.  Lạm phát trong nền kinh tế: Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN thông qua giá cả đầu vào và đầu ra. Khi giá của các yếu tố đầu vào cũng tăng cao trong khi giá của đầu ra không tăng hoặc tăng với tốc độ không bằngtốc độ tăng củacác yếu tố đầu vào thì với điều kiện các yếu tố khác không đổithì sẽlàm cho lợi nhuận của DN bị giảm xuống từ đó làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn sẽgiảm. Ngoài ra lạm phátcònảnh hưởng đến công tác trích khấu hao. Do khấu hao được tínhtrêngiá trị sổ sáchtạilúc đemvào sửdụng nên giá trị khấu hao không đủ để đáp ứng nhu cầu tái sản xuất TSCĐ mới.  Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của DN. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của DN.  Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ có thể sẽ là cơ hội khi DN chấp nhận đầu tư mạo hiểm tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học, còn sẽ là nguy cơ nếu DN không kịp thời đầu tư đổi mới. Sự tiến bộ của
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0820 khoa học công nghệ làm tăng hao mòn vô hình của tài sản từ đó góp phần làm mất vốn của DN.  Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp: như hoả hoạn, bão lụt, các biến động trong sản xuất và về thị trường... làm cho tài sản của DN bị hư hại dẫn đến vốn của DN bị mất mát. 1.3.1.2 Những nhân tố chủ quan  Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất: Đây là yếu tố chủ quan có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.Bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, ăn khớp hoạt động một cách nhịp nhàng sẽ giúp cho DN sử dụng vốn có hiệu quả, ngược lại thì nếu trình độ quản lý yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không bảo toàn được vốn. Trong công tác này phải chú trọng đến việc tổ chức và sử dụng VKD như: Xác định nhu cầu vốn, bố trí cơ cấu vốn, sử dụng vốn hợp lý đúng mục đích, tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, tránh lãng phí.  Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Khi chu kỳ SXKD của DN mà ngắn thì việc quay vòng vốn của DN sẽ nhanh hơn, DN nhanh chóng thu hồi vốn để đáp ứng cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. Ngược lại, nếu chu kỳ hoạt động kinh doanh của DN kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm đồng thời sẽ gây khó khăn cho DN trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.  Trình độ tay nghề của người lao động: Trình độ người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng hiệu quả tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, mức độ phế phẩm... từ đó tác động đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN và lợi nhuận của DN.  Cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp: Đây là nhân tố tác động đến thái độ và ý thức làm việc của người lao động. Một khi DN có cơ chế khuyến khích vật chất, trách nhiệm cao, công bằng thì
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0821 thúc đẩy người lao động nâng cao ý thức làm việc và thường xuyên có những cống hiến cho DN trong công việc. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DN.  Chi phí sử dụng vốn: Để tiến hành hoạt động SXKDDN cần phải huy độngvốntừ các nguồn khác nhau và phải bỏ chiphí sử dụng vốn nhất định. Chi phí này sẽảnh hưởng đến lợi nhuận của DN từ đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời trên VCSH. Như vậy khi sửdụngvốn DN cũng cầnxem xét chi phí mà DN phải bỏ ra cho việc huy động này từ đó có biện pháp sử dụng vốn cho hợp lý. 1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì việc tổ chức quản lý và sử dụng VKD một cách có hiệu quả trở thành vấn đề quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để VKD luôn phát huy hết vai trò của nó trong quá trình luân chuyển, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kịnh doanh. Tùy vào từng điều kiện cụ thể về tình hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp áp dụng cho mình những biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh cũng như điều kiện tài chính của doanh nghiệp.  Đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư dựa trên việc xem xét tình hình kinh doanh hiện tại, tính khả thi của dự án đầu tư, những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng và các cơ hội đầu tư trong tương lai, đồng thời thẩm định dự án đầu tư một cách khách quan để ra quyết định đầu tư mang tính chiến lược cho doanh nghiệp. Từ đó ra quyết định lựa chọn phương thức huy
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0822 động vốn cho dự án đầu tư đó, đảm bảo đầu tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi ích trong tương lai.  Thực hiện chặt chẽ việc theo dõi, quản lý những tài sản hiện có trong doanh nghiệp. Theo dõi chi tiết những tài sản về mức độ khai thác sử dụng, mức độ hao mòn. Lập hồ sơ chi tiết cho từng tài sản, giám sát việc sử dụng tài sản, có những biện pháp sửa chữa bảo dưỡng đối với tài sản nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Thường xuyên kiểm kê, đánh giá lại tài sản cuối kỳ, gắn trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Tổ chức tốt từ khâu lập kế hoạch sản xuất tới khâu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, các bộ phận trong doanh nghiệp,  Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Chi phí khấu hao TSCĐ được coi là chi phí hợp lý khi xác định kết quả kinh doanh, do đó cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi đủ và kịp thời số vốn đầu tư hình thành TSCĐ bỏ ra ban đầu. Đồng thời sử dụng quỹ khấu hao hợp lý trong việc tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.  Chủ động áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện tốt hiện đại hóa TSCĐ, thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… tăng cường năng lực sản xuất của TSCĐ, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm.  Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thanh lý nhượng bán những TSCĐ không cần thiết đưa vào sử dụng hoặc không cần dùng nữa nhưng phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong việc sử dụng và bảo toàn VKD trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: trích lập các quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu…
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0823  Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với người lao động hợp lý, có chính sách khen thưởng và phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, tăng cường ý thức trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.  Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn từ việc xác định nhu cầu vốn, cho tới việc lựa chọn nguồn huy động, tổ chức thực hiện sử dụng, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0824 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANHTẠICÔNGTYTNHHDỆTMAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦACÔNGTYTNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái 2.1.1.1. Một số thông tin chính về công ty _Tên công ty: Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái _Tên giao dịch: HOANGTHAI CO.LTD _Trụ sở chính: Khu công nghiệp Phương La - Thái Phương - Huyện Hưng Hà - Thái Bình _Mã Số Thuế: 1000530746 _Ngày cấp giấy phép: 20/4/2009 _Đại diện pháp luật: Ông Đào Văn Thịnh _Vốn điều lệ : 20 tỷ 2.1.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái có tư cách pháp nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh, độc lập tự chủ về mặt tài chính Với công nghệ và năng lực sản xuất hiện có,công ty sắp xếp tập trung sắp xếp lại cơ câu lao động tổ chức bộ máy lao động hợp lý khoa học, tiếp tục cái tiến, nghiên cứu sản phẩm mới, chất lượng mới. Với dây chuyền dệt khăn được đầu tư thiết bị đồng bộ, sản xuất các chủng loại khăn đa dạng, chất lượng cao. Công đoạn dệt được trang bị các máy dệt tự động là máy kiếm, đặc biệt có đầu ra Jacka điện tử dệt được các mặt hàng có hình họa phức tạp, các kiểu trang trí… đáp ứng yêu cầu đa dạng
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0825 của khách hàng. Sản lượng khoảng 2000 tấn/năm trong đó xuất khẩu chiếm 95%, khách hàng chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… Quy mô sản xuất kinh doanh tăng lên hàng năm với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 13%/năm, doanh thu sản phẩm hàng hóa trên 100 tỷ VND/năm, tăng rất nhiều so với năm đầu mới đầu tư. Tổng các sản phẩm hiện nay đạt khoảng 2000 tấn/năm. Để hòa nhập với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường, công ty đã xây dựng và triển khai thực hiện tái cơ cấu, công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty đã ngày càng đổi mới hơn về phương thức quản lý, với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý kinh tế chiếm tỷ trọng 25% lực lượng lao động và công nhân kỹ thuật lành nghề được đào tạo chuyên sâu, giàu tiềm năng kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may Tấtcả các sảnphẩm Hoàng Thái đều được sản xuất từ nguyên liệu có chất lượng cao, đầuvào là sợicotton100% tự nhiên, được chọnlọc kỹ lưỡng và kiểm tra nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Nhà nước. Trongtổ chức sảnxuất được thực hiện trên dâychuyền khép kíntừ khâu sơ chế đến khâu kiểm tra và đóng gói sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn vệ sinh môi trường. Các sản phẩm của công ty Hoàng Thái từ lâu được ưa chuộng trên hầu hết các miền đất nước và nước ngoài và ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm bới chất lượng luôn đảm bảo, chủng loại phong phú, giá cả hợp lý bao bì mẫu mã đẹp thường xuyên được đổi mới ngày càng tốt hơn đáp ứng này càng cao của người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, các sản phẩm của công ty tham gia hội trợ triển lãm về ngành dệt may và được bình chọn là một trong những thiêu hiệu hàng đầu về Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao. 2.1.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty: 2.1.2.1 Chức năng ngành nghề kinh doanh, sản phẩm chủ yếu. * Lĩnh vực kinh doanh
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0826 _Sản xuất kinh doanh các loại khăn Bông. _Kinh doanh trong lĩnh vực tẩy nhuộm. _Các ngành nghề khác phù hợp với năng lực công ty, phù hợp với quy định của pháp luật * Sản phẩm chủ yếu của công ty : Khăn bông 100% cotton * Tổ chức hoạt động kinh doanh: Tập trung 2.1.2.2.Chứcnăng,nhiệmvụ củacôngtyTNHHDệtMayXuấtKhẩuHoàngThái Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ trong các vấn đề tổ chức, quản lý sản xuất hạch toán kinh doanh từ đó làm tăng tính nhanh nhạy, tự động hơn trong tổ chức. Trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới công ty phải thực hiện một số chức năng nhiệm vụ sau:  Thứ nhất: Công ty tự chủ sản xuất và kinh doanh để cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế.  Thứ hai: Tìm các đối tác, đại lý phân phối, liên doanh sản xuất, xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, đồng thời nhập khẩu thiết bị, công nghệ máy móc, nguyên liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất của công ty mà công ty không có khả năng tận dụng ở trong nước.  Thứ ba: Ngoài sản xuất sản phẩm chính là khăn bông. Công ty còn khồn ngừng kinh doanh các mặt hàng khác để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tận dụng được vật tư, đảm bảo cho đời sống cho người lao động. Từng bước đưa công ty lớn mạnh trên thị trường.  Thứ tư: Luôn luôn sang tạo ra các mẫu khăn đẹp và mới lạ nhằm thu hút khách hàng tiềm năng khác. Ngoài những nhiệm vụ trọng yếu trên, Công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái còn có nhiệm vụ khác cần phải nhắc tới:
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0827  Bảo toàn vốn và phát triển vốn  Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động Tất cả những chức năng, nhiệm vụ đó đã được quán triệt tới từng phòng ban,tới từng nhóm, tổ, người lao động để cùng phấn đấu cho mục tiêu của công ty. Để hoàn thành nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi công ty phải có một cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất và cơ chế hoạt động linh hoạt và hiệu quả. 2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty TNHH Dệt May Xuất Khẩu Hoàng Thái * Cơ chế quản lý Công Ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan.Những người thừa hành nhận chỉ thị và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp,người phụ trách sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành về kết quả công việc của những người dưới quyền mình. Công Ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái có cơ cấu tổ chức bộ máy theo mô hình trực tuyến chức năng. Mức độ tập trung hóa của mô hình này rất cao. Mọi quyền lực đều tập trung ở cơ quan cao nhất là Giám Đốc, giúp công ty thống nhất trong việc ra quyết định, tránh được sự chồng chéo trong công tác tổ chức. Với mô hình một công ty TNHH, tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc điều hành và 1 phó giám đốc. Giám đốc là người tổ chức điều hành hoạt động của công ty. Phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu trực tiếp cho giám đốc về các hoạt động kinh doanh, phụ trách mua-bán hàng … được ủy quyền tham gia phụ trách và đưa ra các quyết định, các kế hoạch kinh doanh.
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0828 Phòng Tàichính- Kế Toán: là phòng chuyên trách về quản lý tài sản,tiền vốn,tổ chức bộ máy kế toán. Nhiệm vụ của phòng bao gồm: cân đối các nguồn vốn kinh doanh, quảnlý các hoạtđộngchitiêu củadoanhnghiệp dựa trên sự ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh và lập các chứng từ, hóa đơn xác định kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Phòng kinh doanh: Là phòng nghiện cứu thị trường,triển khai kế hoạch kinh doanh từng mặt hàng. Tìm đối tác và thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thực hiện các giao dịch thương mại. Phòng hành chính: làm công tác xây dựng và áp dụng các chế độ, quy định về quản lý và sử dụng lao động trong công ty, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về mọi diễn biến trong công tác quản lý nhân sự. Phòng kỹ thật và sản xuất: Thực hiện sản xuất các sản phẩm theo quy trình công nghệ. * Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty * Tổ chức bộ máy quản lý tài chính-kế toán của công ty Giám Đốc Phó Giám Đốc P.Kỹ thuật và sản xuất P. hành chính P.Kinh doanh P.Tài chính-Kế Toán Bộ phận sản xuất
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0829  Trưởng phòng (Kế toán trưởng) Phụ trách chung,chịu trách nhiệm trước giám đốc mọi hoạt động của phòng như các hoạt dộng khác của Công ty có liên quan với công tác tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của công ty. Tổ chức công tác kế toán, thống kê của công ty, phù hợp với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước. Thực hiện các chính sách chế độ về công tác tài chính kế toán, kế toán trưởng là kế toán tổng hợp, phù hợp, phụ trách số liệu tài chính, báo cáo tài chính và phân tích tài chính  Kế toán nguyên vật liệu Chịu trách nhiệm theo dõi về số lượng, giá cả nguyên liệu sản xuất khăn bông thông qua các hợp đồng. Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu và thực hiện kiểm kê theo quy định  Kế toán thanh toán với người bán, kế toán theo dõi các khoản nợ Chịu trách nhiệm theo dõi số lượng, giá cả các loại vật tư thông qua các hợp đồng vật tư. Kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ trước khi thanh toán, thoe dõi các khoản nợ với người bán, theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm về mặt số lượng, giá trị tiền hàng cũng như thời gian thanh toán và công nợ của từng khách hàng, theo dõi các hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, các giấy tờ có giá trị.  Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tập hợp các chi phí về nguyên vật liệu, nhân công,chi phí sản xuất chung để tính giá thành các loại sản phẩm và lập các chứng từ cần thiết có liên quan.  Thủ quỹ, kế toán tiền lương Thanh toán tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp cho các đơn vị theo lệnh của giám đốc.
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0830 Sơ đồ 2: Tổ chức bộ phận kế toán 1.2.4 Đặc điểm hoạt dộng kinh doanh Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không hề yếu thế trong lĩnh vực sản xuất Khăn bông. Được thành lập từ năm 2009, nhưng công ty TNHH Dệt May xuất khẩu Hoàng Thái đã đang dần trở thành một doanh nghiệp đầy triển vọng trong cơ sở hệ thống sản xuất khăn bông trên toàn quốc và thị trường quốc tế. Tiền thân là một công ty Dệt Nhuộm, công ty đang dẫn mở rộng và phát triển vô cùng thành công trong lĩnh vực xuất khẩu mặt hàng cệt may Khởi đầu từ dây chuyền sản xuất khăn thủ công. Sau khi tái cơ cấu là thời kỳ chuyển mình và phát triển vượt bậc. Đến nay, công ty đang có hệ thống thiết bị sản xuất tiên tiến, hiện đại của Nhật.  Quy trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm khăn bông: _Khâu 1. Cuộn thành hoa cửi Từ nguyên liệu dầu vào là sợi cotton qua máy mắc chuyển thành hóa cửi. _Khâu 2. Dệt thành tấm khăn Từ hoa cửi ở khâu 1 cho vào máy dệt tự động (Máy kiếm) xác định các thông số của khăn nhập vào máy tính dệt thành tấm khăn.Công đoạn này rất phức tạp đòi hỏi công nhân phải lành nghề, hiểu biết chuyên sâu. _Khâu 3. Khâu tẩy nhuộm Kế toán trưởng Thủ quỹ kiêm kế toán lương Kế toán thành phẩm,tiêu thụ và bán hàng Kế toán thanh toán và công nợ Kế toán nguyên vật liệu
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0831 Những tấm khăn được dệtrađượcmangđitẩynhuộm thànhtrắng hoặc màu. _Khâu 4. Cắt may Những tấm khăn sau khi tẩy xong được công nhân cắt may thành những chiếc khăn bông. _Khâu 5. Phân loại và đóng gói. Đây là khâu cuối cùng trước khi xuất đi, công nhân nhặt và phân loại khăn Loại A và Khăn Loại B, sau đó qua công đoạn kiểm tra, và được đưa vào máy ép thành kiện khăn.  Cơ sở vật chất kỹ thuật Ðể sản phẩm của Hoàng Thái đứng vững trên thị trường trong nước, lãnh đạo Hoàng Thái quyết định đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, tận dụng tối đa cơ sở vật chất và năng lực hiện có để phát triển sản xuất. Trên cơ sở xác định rõ sản phẩm chiến lược, việc đầu tư đã được triển khai đúng hướng, tập trung và phát huy ngay hiệu quả. Công ty đầu tư dây chuyền dệt khăn, được đầu tư đồng bộ từ công đoạn mắc - nhuộm - hồ - dệt - hoàn tất, đã tạo ra những mặt hàng khăn co giãn bảo đảm chất lượng và nhuộm mầu đồng đều. Dây chuyền dệt khăn đồng bộ, có thiết bị Jacka điện tử tạo được các mặt hàng khăn đa dạng về chủng loại, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ðặc biệt, việc đầu tư đưa vào hoạt động dây chuyền dệt - nhuộm - hoàn tất dệt kim hiện đại của CHLB Ðức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Hàn Quốc, dây chuyền dệt, nhuộm tự động đã nâng cao chất lượng khăn,... Riêng các máy may của Hoàng Thái còn được đầu tư nhiều thiết bị điện tử tự động thế hệ mới giúp người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa mặt hàng may. Ðể nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước, cùng với đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, Hoàng Thái quan tâm đến việc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001:2000 bảo đảm
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0832 từng sản phẩm làm ra được kiểm tra chặt chẽ trước khi đến tay người tiêu dùng. Tập trung xây dựng thương hiệu riêng cho từng dòng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ sản phẩm dành cho người có thu nhập từ thấp đến cao, giá cả cạnh tranh được coi trọng. Ðồng thời tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối, bán hàng đến tay người tiêu dùng. Ðây là những bước đi vững chắc để sản phẩm của Hoàng Thái đến với người tiêu dùng sử dụng trong nước và quốc tế.  Tình hình cung cấp vật tư: Được nhập từ trong nước, dễ kiếm  Thị trường tiêu thụ và vị thế cạnh tranh Được đặt tại một làng nghề truyền thống dệt khăn,có vị trí thuận lợi giúp công ty nâng cao vị thế cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là ngoài nước trong đó Nhật bản và Hàn Quốc chiếm tỷ trọng lớn.  Lực lượng lao động: -Số lượng 500 người -Cơ cấu lao động trực tiếp 400 người -Cơ cấu lao động gián tiếp 100 người .2.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VKD TẠI CÔNG TY TNHH DỆT MAY XUẤT KHẨU HOÀNG THÁI 2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công  Thuận lợi Kể từ khi thành lập đến nay, công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái đã đạt được kết quả khả quan và nhìn chung có xu hướng phát triển đi lên. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty hiện nay có đóng góp lớn bởi nhiều yếu tố như : Tình hình kinh tế vĩ mô, các chính sách tài chính, tín dụng, lãi suất thị trường, lạm phát, tỷ giá hối đoái…. Những năm gần đây, nhờ những nỗ lực chỉ đạo và các chính sách đúng đắn của Chính phủ, nền kinh tế vĩ mô đã được ổn định, thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm từ 25% xuống
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0833 còn 22% và kể từ năm 2016, thuế suất thuế TNDN chỉ còn 20%. Đối với lạm phát, ở giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao (trên dưới 20%). Nhưng những năm gần đây, tỷ lệ này luôn được duy trì ở mức hợp lý, tạo điều kiện tốt cho công ty sản xuất kinh doanh. Tương tự như vậy, lãi suất ngân hàng đã được điều chỉnh từ mức khá cao 12%/năm năm 2010 xuống còn khoảng 7%/năm ở thời điểm hiện tại. Điều này tạo thuận lợi hơn cho công ty trong việc huy động vốn vay từ ngân hàng. Tỷ giá hối đoái ổn định nhưng có xu hướng tăng lên. Điều này cũng hỗ trợ rất tốt cho công ty vì sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xuất khẩu. Ngoài ra, bản thân công ty cũng có những lợi thế nhất định khác. Nhà máy của công ty đặt tại Thái Bình, một tỉnh nằm gần với cảng Hải Phòng tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu. Sản phẩm của công ty chủ yếu là sản phẩm xuất khẩu sang nước ngoài nên có ít đối thủ cạnh tranh trong nước.  Khó khăn _Nền kinh tế thế giới mới chỉ vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hóa. _Giá các yếu tố đâu vào có xu hướng tăng lên 2.2.2 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh 2.2.2.1. Tình hình biến động và cơ cấu vốn kinh doanh Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2041 và 31/12/2013, ta xem xét tình hình biến động VKD năm 2014 của công ty
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0834 Bảng 2.2.2.1 Tình hình biến động VKD năm 2014 Đvt: VNĐ CHỈ TIÊU 31/12/2014 31/12/2013 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A Tài Sản Ngắn Hạn (100=110+120+130+140+150) 49,953,543,992 87.74 44,229,110,623 86.07 5,724,433,369 12.94 1.68 I Tiền và các khoản tương đương tiền 460,390,437 0.92 440,631,814 1.00 19,758,623 4.48 -0.07 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảmgiá đầu tư ngắn hạn III Các khoản phải thu ngắn hạn 6,942,908,727 13.90 6,486,253,129 14.67 456,655,598 7.04 -0.77 1. Phải thu của khách hàng 4,019,234,426 57.89 3,801,906,114 58.61 217,328,312 5.72 -0.73 2. Trả trước cho người bán 2,923,674,301 42.11 2,684,347,015 41.39 239,327,286 8.92 0.73 3. Các khoản phải thu khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV Hàng tồn kho 40,409,009,989 80.89 35,040,239,595 79.22 5,368,770,394 15.32 1.67 1. Hàng tồn kho 40,409,009,989 100.00 35,040,239,595 100.00 5,368,770,394 15.32 0.00 2. Dự phòng GG hàng tồn kho V Tài sản ngắn hạn khác 2,141,234,849 4.29 2,261,986,085 5.11 -120,751,236 -5.34 -0.83 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1,340,889,737 62.62 1,466,199,721 64.82 -125,309,984 -8.55 -2.20 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 3. Tài sản ngắn hạn khác 800,345,112 37.38 795,786,364 35.18 4,558,748 0.57 2.20 B Tài sản dài hạn (200=210+220+230+240) 6,977,912,843 12.26 7,159,810,350 13.93 -181,897,507 -2.54 -1.68 I Tài sản cố định 6,623,402,698 94.92 6,835,960,760 95.48 -212,558,062 -3.11 -0.56 1. Nguyên giá 6,793,484,958 102.57 6,793,484,958 99.38 0.00 3.19 2. Giá trị hao mòn lũy kế -2,837,317,160 -42.84 -2,400,173,058 -35.11 -437,144,102 18.21 -7.73 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,667,234,900 40.27 2,442,648,860 35.73 224,586,040 9.19 4.54 II Bất động sản đầu tư 1. Nguyên giá 2. Hao mòn lũy kế III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư tài chính dài hạn 2. Dự phòng giảmgiá đầu tư tài chính dài hạn IV Tài sản dài hạn khác 354,510,145 5.08 323,849,490 4.52 30,660,655 9.47 0.56 1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản dài hạn khác 354,510,145 100.00 323,849,490 100.00 30,660,655 9.47 0.00 3. Dự phòng phải thu khó đòi Tổng cộng tài sản (250=100+200) 56,931,456,835 100.00 51,388,920,873 100.00 5,542,535,962 10.79 0.00
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0835 Khái quát: Qua bảng phân tích trên, nhận thấy, trong năm 2014, VKD của công ty đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn:  Về quy mô: Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2014 đạt gần 56.931 tỷ đồng, tăng khoảng 5.542 tỷ (tương đương với 10.79%) so với thời điểm cuối năm 2013. Nguyên nhân do có sự thay đổi về quy mô VCĐ và VLĐ. _ VCĐ: tại thời điểm cuối năm 2014, VCĐ của công ty đạt 6.977 tỷ đồng giảm 181 triệu đồng so với cuối năm 2013, tương ứng giảm 2.54 %. Nguyên nhân chủ yếu do giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ tăng. _ VLĐ tại thời điểm cuối năm 2014 đạt 49.953 tỷ đồng, tăng 12.94% so với thời điểm cuối năm 2013. _ Tỷ lệ tăng của VLĐ lớn hơn tỷ lệ giảm của VCĐ là nguyên nhân chính làm cho VKD tăng.  Về cơ cấu: _ Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chiếm tỷ trọng 87.74% ( tăng 1.68%). Tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn so với tài sản dài hạn. Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng đầu tư vào tài sản ngắn hạn,. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh là sản xuất dệt may thì cơ cấu phân vổ vốn tập trung vào tài sản ngắn hạn được coi là hợp lý. _ Tài sản ngắn hạn cuối năm đạt 59.953 tỷ đồng, tăng 12.94% so với năm 2013:  Tiền mặt tồn quỹ tăng nhưng không đáng kể đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ đến hạn.  Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn trên 80.89%, tăng nhẹ so với cuối năm 2013. Công ty dựa vào các đơn đặt hàng và các hợp đồng thương mại đã ký với khác hàng từ đó xây dựng kế hoạch dữ trữ
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0836 hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng. Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng có thể chấp nhận được  Nợ phải thu cuối năm 2014 đạt 6.942 tỷ, tăng 7.04% so với 2013 _ Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng gần 12.26% và có xu hướng giảm so với thời điểm cuốinăm 2013. Trongđó, đầu tư vào tài sản cố định chiếm trên 94%. 2.2.2.2. Tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tổ chức, sử dụng VKD tại Công ty ta xem xét tình hình nguồn VKD thông qua
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0837 Bảng 2.2.2.2 Tình hình biến động nguồn vốn năm 2014 Đvt: VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A. Nợ phải trả (300=310+320) 47,047,494,913 82.64 42,040,304,986 81.81 5,007,189,927 11.91 0.83 I Nợ ngắn hạn 45,247,494,913 96.17 40,040,304,986 95.24 5,207,189,927 13.00 0.93 1. Vay ngắn hạn 38,359,499,771 84.78 32,987,115,005 82.38 5,372,384,766 16.29 2.39 2. Phải trả người bán 1,009,908,398 2.23 1,041,177,464 2.60 -31,269,066 -3.00 -0.37 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 2,100,456,300 4.64 2,123,457,210 5.30 -23,000,910 -1.08 -0.66 5. Phải trả người lao động 3,777,090,353 8.35 3,887,697,119 9.71 -110,606,766 -2.85 -1.36 6. Chi phí phải trả 0.00 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 540,091 0.001 876,188 0.002 -336,097 -38.36 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II Nợ dài hạn 1,800,000,000 3.83 2,000,000,000 4.76 -200,000,000 -10.00 -0.93 1. Vay và nợ dài hạn 1,800,000,000 100.00 2,000,000,000 100.00 -200,000,000 -10.00 0.00 2. Chi phí dự phòngtrợ cấpmất việc làm 3. Phải trả phải nộp dài hạn khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B. Nguồn vốn chủ sở hữu (400=410+430) 9,883,961,922 17.36 9,348,615,887 18.19 535,346,035 5.73 -0.83 I. Vốn chủ sởhữu 9,883,961,922 100.00 9,348,615,887 100.00 535,346,035 5.73 0.00 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 12,778,485,145 129.29 12,778,485,145 136.69 0 0.00 -7.40 2. Thặngdư vố cổ phần 3. Vốn khác của chủsở hữu 4. Cổ phiếuquỹ 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc chủsở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phânphối -2,894,523,223 -29.29 -3,429,869,258 -36.69 535,346,035 -15.61 7.40 II Quỹ khen thưởng, phúc lợi Tổng cộng nguồn vốn (440=300+100) 56,931,456,835 100.00 51,388,920,873 100.00 5,542,535,962 10.79 0.00 Khái quát:  Về quy mô:
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0838 Năm 2014, công ty mở quy mô sản xuất kinh doanh, tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2014 đạt 56.931 tỷ đồng, tăng 10.79% so với năm 2013 _ Nợ phải trả cuối năm 2014 đạt 47.047 tỷ đồng, tăng 5.007 tỷ đồng tương ứng tăng 11.91%. _ Vốn chủ sở hữu cuối năm 2014 đạt 9.833 tỷ đồng, tăng 535 triệu đồng, tương ứng với 5.73% so với 2013  Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ trọng vốn chủ sở hữu luôn nhỏ hơn tỷ trọng nợ phải trả. Trong năm 2014, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm 0.83% trong khi tỷ trọng nợ phải trả tăng 0.83% về cuối năm. Trong Nợ phải trả, Nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ lệ cao tới 96.17% .Công ty có rủi ro tài chính ở mức độ cao.  Kết luận: Như vậy trong năm 2014 cơ cấu tài sản mà công ty đang duy trì là tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên cơ cấunguồn vốnmà côngty đang áp dụng vẫn còn đem lại khá nhiều rủi ro khi mà hệ số nợ của công ty vẫn còn duy trì ở mức cao. Trong thời gian tới côngty cần chú ý điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm thấp hệ số nợ và cần chú ý điều chỉnhchínhsáchtàitrợ của côngty sao cho đảmbảo khả năng thanh toán, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính để tình hình tài chính của công ty an toàn hơn, đảm bảo cho các hoạt động SXKD của công ty diễn ra bình thường trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp. 2.2.2.3. Môhình tài trợ Để đánh giá chính sách huy động vốn để tài trợ cho tài sản của công ty có hợp lý hay không ta đi phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn theo thời gian huy động sử dụng vốn của công ty qua bảng…. Chính sách tài trợ của công ty được thể hiện quan mô hình tài trợ:
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0839 Bảng 2.2.2.3 Phân tích mô hình tài trợ 31/12/2014 31/12/2014 Qua bảngcho thấy cả đầu năm và cuối năm nguồn VLĐTX của công ty đều lớn hơn 0.Từ đó ta thấy TSDH được tài trợ toàn bộ bởi nguồn vốn thường xuyên và một phần TSNH được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên. Việc sử dụng mô hình tài trợ này có mức độ an toàn tài chính cao, tuy nhiên công ty sử dụng nhiều nguồn vốn thường xuyên đem lại cho công ty một chi phí sử dụng vốn cao hơn, việc sử dụng vốn sẽ trở nên kém linh hoạt hơn. 2.2.3. Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng VLĐ 2.2.3.1. Cơ cấu VLĐ Đối với một doanh nghiệp thì vốn lưu động đóng vai trò hết sức quan trọng trong kỳ sản xuất kinh doanh. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp Công ty có thể tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, hiệu quả, và không để tình trạng thiếu vốn kinh doanh nhưng lại tồn đọng rất nhiều trong khoản bị chiếm dụng. Bởi vậy mỗi Công ty đều luôn tìm cho mình một cơ cấu vốn lưu động hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty. Tìnhhìnhcơ cấuvốnlưuđộngcủacôngtyđượcthểhiện quabảngdướiđây. TSNH (87.74%) NVLĐTX TSDH (12.26%) NVNH (79.5%) NVTX (20.5%) TSNH (86.07%) NVLĐTX TSDH (13.93) NVNH (77.91%) NVTX (20.09)
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0840 Bảng 2.2.3.1. Tình hình biến động và cơ cấu VLĐ CHỈ TIÊU 31/12/2014 31/12/2013 So sánh Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) A Tài Sản Ngắn Hạn (100=110+120+130+140+150) 49,953,543,992 87.74 44,229,110,623 86.07 5,724,433,369 12.94 1.68 I Tiền và các khoản tương đương tiền 460,390,437 0.92 440,631,814 1.00 19,758,623 4.48 -0.07 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn III Các khoản phải thu ngắn hạn 6,942,908,727 13.90 6,486,253,129 14.67 456,655,598 7.04 -0.77 1. Phải thu của khách hàng 4,019,234,426 57.89 3,801,906,114 58.61 217,328,312 5.72 -0.73 2. Trả trước cho người bán 2,923,674,301 42.11 2,684,347,015 41.39 239,327,286 8.92 0.73 3. Các khoản phải thu khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi IV Hàng tồn kho 40,409,009,989 80.89 35,040,239,595 79.22 5,368,770,394 15.32 1.67 1. Hàng tồn kho 40,409,009,989 100.00 35,040,239,595 100.00 5,368,770,394 15.32 0.00 2. Dự phòng GG hàng tồn kho V Tài sản ngắn hạn khác 2,141,234,849 4.29 2,261,986,085 5.11 -120,751,236 -5.34 -0.83 1. Thuế GTGT được khấu trừ 1,340,889,737 62.62 1,466,199,721 64.82 -125,309,984 -8.55 -2.20 2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 3. Tài sản ngắn hạn khác 800,345,112 37.38 795,786,364 35.18 4,558,748 0.57 2.20
  • 45. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0841 Qua bảng ta có nhận xét khái quát về cơ cấu vốn lưu động của Công ty TNHH Dệt may xuất khẩu Hoàng Thái như sau: _ Tổng vốn lưu động của công ty tính tới thời điểm 31/12/2014 là 49.953 tỷ đồng, tăng 5.724 tỷ đồng ( tương ứng tỉ lệ giảm 12.94 %) so với thời điểm cuối năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu. Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó tới các khoản phải thu ngắn hạn _ Sựthay đổicủacác yếu tố của vốn lưu động đã làm chuyển dịch kết cấu của vốn lưu động của công ty, cụ thể: tỷ trọng hàng tồn kho tăng tới 1.67%, tỷ trọngtiền và các khoảntươngđươngtiềngiảm 0.07% đồngthời là sự giảm đi của tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn là 0.77%, tài sản ngắn hạn khác là 0.83%. Tuy nhiên nhìn một cáchtổng quan thì kết cấu vốn lưu động không có sự thay đổirõ rệt, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khác vẫn chiếm tỷ trọng tương đốicao trong tổng vốn lưu động của công ty. Việc dự trữ hàng tồn kho là để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Tuy nhiên, nếu mức dự trữ quá lớn vượt quá nhu cầu cần thiết, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Đểhiểu rõ hơn về tìnhhìnhquảnlý và sửdụngvốnlưu động, chúngtađisâu vào phân tích chi tiết đặc điểm và tình hình sử dụng thực tế từng khoản mục 2.2.3.2.Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán Vốn bằng tiền được hiểu là lượng tiền tồn quỹ, tiền trong tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng và một bộ phận tiền đang chuyển. Trong hoạt động kinh doanh, vốn tiền mặt là hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp hàng ngày như mua sắm hàng hoá, vật liệu, thanh toán các khoản chi phí cần thiết. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực trong “đầu cơ” trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng kinh doanh khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Song việc dự trữ tiền mặt phải luôn luôn chủ động và linh hoạt, bởi tỷ lệ sinh lời của tiền mặt là rất thấp, thậm chí nếu tiền trong két của doanh nghiệp có thể bị mất giá do lạm phát. Để đánh giá tình hình quản lý vốn bằng tiền của Công ty, ta nghiên cứu bảng sau:
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp:CQ 49/11.0842 Bảng 2.2.3.2a: Tình hình biến động và kết cấu vốn bằng tiền ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) Tiền và các khoảntương đương tiền 460,390,437 100 440,631,814 100 19,758,623 4.48 0.00 Tiền 460,390,437 100 440,631,814 100 19,758,623 4.48 0.00 Tiền mặt 424,556,550 92.22 414,913,146 94.16 9,643,404 2.32 -1.95 Tiền gửi ngân hàng 35,833,887 7.78 25,718,668 5.84 10,115,219 39.33 1.95 Các khoản tương đương tiền Cuối năm 2014, vốn bằng tiền của DN là 460,390,437 vnđ chiếm 0,92% tổng vốn lưu động. Cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm, doanh nghiệp đều không có các khoản tương đương tiền, tiền chiếm tỷ trọng 100% Trong đó, Tiền mặt cuối năm 2014 gần 424 triệu đồng, tăng 2.32%, tương ứng với tỷ trọng 92.22%. Tiền gửi ngân hàng tăng với tốc độ cao 39.33%, đạt 35.8 triệu vào cuối năm 2014.. Để xem xét lượng tiền doanh nghiệp xác định giữ trữ trong năm 2014 đã được coi là hợp lý và an toàn hay chưa ta đi phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  • 47. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0843 Bảng 2.2.3.2b. Hệ số khả năng thanh toán của DN ĐVT:LẦN Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/201 3 Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1. Hệ số thanh toán hiện thời 1.10 1.10 0.00 0.00 2. Hệ số thanh toán nhanh 0.21 0.23 -0.02 -8.08 3. Hệ số thanh toán tức thời 0.01 0.01 0.00 0.00 Năm 2014 Năm 2013 4. Hệ số thanh toán lãi vay -2.43 -3.52 1.08 -30.79 _ Hệ số thanh toán hiện thời cuối năm đạt 1.10 lần. Cho thấy cứ 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 1,10 đồng tài sản lưu động. Tuy hệ số vẫn > 1, tức là vẫn đảm bảo khả năng thanh toán hiện thời tuy vậy không phải tất cả các tài sản đều có thể chuyển đổi một cách dễ dàng và nhanh chóng thành tiền để thanh toán các khoản nợ đáo hạn. _Hệ số khả năng thanh toán nhanh: cuối năm 2014 hệ số này giảm 0,02 lần (giảm 8.08%) so với đầu năm 2013 còn 0,21 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.21 đồng tài sản lưu động đã loại trừ đi hàng tồn kho. Hệ số này đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ tỷ trọng hàng tồn kho của công ty tương đối lớn trong tổng vốn lưu động của công ty, cơ cấu tài sản lưu động hàng tồn kho luôn chiếm tới gần 80% tổng tài sản lưu động hàng năm của doanh nghiệp. _ Hệ số khả năng thanh toán tức thời: đây là chỉ tiêu liên quan đến vốn bằng tiền củaCôngty, đánh giá khảnăng thanh toán nợ ngắn hạn trong thời gian rất ngắn, có thể là tức thời. Tại thời điểm cuối năm 2014, hệ số này chỉ đạt 0.01%. Lý do bởi trong cơ cấu tài sản lưu động thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng quá nhỏ (cuối năm 2014 là 0.92%). Đây là tỷ lệ khá thấp khi mà nợ ngắn hạn củaCông ty đang có xu hướng tăng lên trong thời gian
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0844 tới, và sẽthực sự lo ngại khi Công ty không đủ khả năng thanh toán tức thời khi có chủ nợ đến, rất dễ gây tình huống bị động cho doanh nghiệp.  Hệ số thanh toán lãi vay ở năm 2014 tuy đã được cải thiện đáng kể so với năm 2013 nhưng cả hai năm đều âm. Nguyên nhân là do trong cả hai năm, công ty đều làm ăn thua lỗ, lợi nhuận trước thuế năm 2014 là -2.8 tỷ, trong khi chi phí lãi vay là 0.83 tỷ. Công ty cần chú ý xem xét tới hệ số này để đảm bảo đủ khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Công ty cần xem xét lại công tác quản trị chi phí, CPSXKD quá cao là nguyên nhân dẫn tới lợi nhân trước thuế âm đồng thời chi phí lãi vay quá cao thì rủi ro tài chính càng lớn, nguy cơ vỡ nợ luôn rình rập.  Nhìn chung, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty hầu hết được cải thiện so với năm trước. Trong năm 2014, Nợ phải trả của công ty tăng, đặc biệt là khoản vay ngắn hạn tăng cao khiến chi phí lãi vay tăng mạnh 9.01% so với năm 2013. Chỉ có duy nhất hệ số khả năng thanh toán hiện thời là lớn hơn 1 còn lại các hệ số khác đều phản ánh khả năng thanh toán không mấy khả quan của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được cải thiện đáng kể nhưng vẫn âm do chi phí tài chính và chi phí SXKD quá cao. Công ty cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện khả năng thanh toán của mình. 2.2.3.3. Tình hình quản lý các khoản phảithu Trong quá trình kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán, đó là các khoản phải thu, ví dụ như công ty cung cấp tín dụng cho khách hàng, hoặc là ứng tiền trả trước cho nhà cung cấp... nên quản lý các khoản phải thu là công tác khá phức tạp trong quản lý và sử dụng VLĐ. Việc quản lý nợ phải thu không chỉ tác động đến hiệu suất sử dụng VLĐ và cơ cấu VLĐ mà còn tác động đến doanh thu bán hàng, khả năng chiếm lĩnh thị trường của Công ty. Do vậy tùy từng chính sách của Công ty ở từng thời kỳ, trình độ, khả năng quản lý mà đánh giá tình hình các khoản phải thu của Công ty.
  • 49. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0845 Bảng 2.2.3.3. a. Bảng tình hình biến động và cơ cấu các khoản phải thu ĐVT:VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 So sánh Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ trọng (%) III Các khoản phải thu ngắn hạn 6,942,908,727 13.90 6,486,253,129 14.67 456,655,598 7.04 -0.77 1. Phải thu của khách hàng 4,019,234,426 57.89 3,801,906,114 58.61 217,328,312 5.72 -0.73 2. Trả trước cho người bán 2,923,674,301 42.11 2,684,347,015 41.39 239,327,286 8.92 0.73 3. Các khoản phải thu khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Lê Hải Đăng Lớp: CQ 49/11.0846 Các khoản phải thu năm 2014 vẫn duy trì ở mức cao, đạt 6.942 tỷ (tăng 7.04%), chiếm tỷ trọng 13.9% , lớn thứ hai trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong đó, Phải thu của khách hàng đạt 4.019 tỷ đồng, tăng 5.72%. Tốc độ tăng của Trả trước cho người bán lớn hơn nên tỷ trọng tăng 0.73% trong năm 2014 Nguyên nhân dẫn tới các khoản phải thu ngắn hạn tăng mà cụ thể là các khoản phải thu khách hàng tăng là do trong năm 2014 công ty đã áp dụng chính sách tín dụng mở rộng nhằm mở rộng thị trường, thực hiện các mục tiêu doanh số. Các khoản phải thu lớn làm tăng chi phí cho công tác theo dõi thu hồi nợ và một phần vốn lớn bị chiếm dụng đã gây ra cho công ty tình trạng thiếu hụt vốn, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do đó, khoản này tăng nếu như không có biện pháp quản lý chặt chẽ sẽ gây tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng cũng như là ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán của Công ty. Vì thế trong thời gian tới, Công ty phải nghiên cứu chính sách bán chịu thật hợp lí, đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, tích cực tìm các đối tác cung cấp hàng hóa cũng như tăng cường các biện pháp quản lý khoản phải thu này để việc tồn tại của chúng không gây ra nhiều tác động xấu tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý thu hồi nợ trong năm qua, ta đi xem xét các chỉ tiêu trong bảng sau