SlideShare a Scribd company logo
1 of 112
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị
thực tập.
Tác giả luận văn
Kiều Thị Anh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1............................................................................................... 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................ 3
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của vốn kinh doanh .................. 3
1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh .................................................... 3
1.1.1.2 Thành phần vốn kinh doanh................................................... 4
1.1.1.2.1 Vốn cố định.......................................................................... 4
1.1.1.2.2 Vốn lưu động......................................................................... 6
1.1.1.3 Đặc trưng của vốn kinh doanh ................................................... 8
1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................................... 10
1.1.2.2 Theo quan hệ sở hữu về vốn.................................................... 10
1.1.2.3 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn.................................. 11
1.1.2.4 Theo phạm vi huy động vốn .................................................... 14
1.2 HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN KINH DOANHCỦA DOANH NGHIỆP. 15
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 15
1.2.2 Các chỉ tiêuđánhgiáhiệuquảsửdụngvốn kinhdoanhcủadoanhnghiệp .. 17
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh
nghiệp 17
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ................ 18
1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh............ 21
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
iii
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh......... 22
1.2.4 Những nhântố chủ yếu ảnh hưởngđếnhiệuquảsửdụng vốn kinhdoanh 24
1.2.4.1 Những nhân tố khách quan..................................................... 24
1.2.4.2 Những nhân tố chủ quan ........................................................ 27
1.2.5 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp................................................................................... 28
CHƯƠNG 2............................................................................................. 31
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG.................................... 31
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT
ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG..................................... 31
2.1.1 Quá trình hình thành vàphát triển củacông tyTNHH LươngGiang ..... 31
2.1.2 Đặc điểm tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý:................................ 32
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. ....................... 34
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu........................... 38
2.2 TÌNH HÌNH VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KỊNH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG ......................... 40
2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công........................................ 40
2.2.1.1 Thuận lợi................................................................................. 40
2.2.1.2 Khó khăn:................................................................................ 42
2.2.2 Tình hình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Lương
Giang.................................................................................................... 43
2.2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh ........................................................ 43
2.2.2.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh.............................................. 46
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
iv
2.2.2.3 Đánh giá chung về tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh
của công ty TNHH Lương Giang......................................................... 48
2.2.3 Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định........ 49
2.2.3.1 Tình hình qunả lý và sử dụng vốn cố định................................ 49
2.2.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định.................................................. 55
2.2.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động................................. 58
2.2.4.1 Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động ................................. 58
2.2.4.2 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động............................................... 66
2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh................................. 69
2.2.6. Đánh giámô hìnhtàitrợ vốnkinhdoanh tạicông tyTNHHLươngGiang77
2.2.7.Những thành tích đạt được trong việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh
của công ty TNHH Lương Giang trong năm 2012 ................................... 80
2.2.8.Một số tồn tại và nguyên nhân trong việc tổ chức sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty TNHH Lương Giang .................................................. 82
CHƯƠNG 3............................................................................................. 84
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG..... 84
3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Lương Giang trong thời gian
tới............................................................................................................ 84
3.1.1 Bối cảnh kinh tế -xã hội trong và ngoài nước................................ 84
3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty............................ 85
3.2 Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, sử dụng
vốn kinh doanh tại công ty TNHH Lương Giang ........................................ 87
3.2.1 Chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn và nguồn vốn theo hướng phù hợp
với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp ........................................... 88
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
v
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định, vốn cố định . 90
3.2.3 Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và đảm bảo khả năng thanh toán 93
3.2.4 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho..................................... 95
3.2.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm- dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm...... 97
3.2.6 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường......... 99
KẾT LUẬN.............................................................................................102
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. H’- T’: Hàng – Tiền
2. SLĐ: Sức lao động
3. SX: Sản xuất
4. T- H: Tiền - Hàng
5. TLSX: Tư liệu sản xuất
6. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
7. TSCĐ: Tài sản cố định
8. VCĐ: Vốn cố định
9. VKD: Vốn kinh doanh
10. VLĐ: Vốn lưu động
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
1
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh
nghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để có thể
tiến hành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một
lượng vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các
nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy vốn kinh
doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của
doanh nghiệp. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả
không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh, tạo ra sức sinh lời cao từ mỗi đồng vốn bỏ ra mà còn
tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong ngành. Ngược lại sẽ
lãng phí vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, kéo dài chu kỳ kinh
doanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh và sức khỏe tài chính
doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một
cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả, tận
dụng những nguồn lực hiện có làm thế mạnh riêng tạo nên lợi thế cạnh tranh
của mình. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân thì ngành sản xuất các trang thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành hàng
hải, du lịch, giải trí cũng không ngừng phát triển góp phần đáng kể vào sự
phát triển của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp
ở nước ta.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn kinh doanh cũng như ảnh hưởng
của công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tới kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Lương
Giang, được các anh chị và cô chú trong công ty tạo điều kiện giúp đỡ và sự
hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài :
“Vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
2
dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
Luận văn gồm ba chương:
- Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại
Công ty TNHH Lương Giang
- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh ở Công ty TNHH Lương Giang.
Luận văn của em chỉ nghiên cứu trong phạm vi công tác quản lý và sử
dụng vốn kinh doanh tại công ty và trình bày theo hướng vận dụng những lý
luận chung đã được trang bị về vốn kinh doanh vào việc đánh giá công tác
quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tại công ty; chỉ ra những thành tựu đạt được
cũng như những tồn tại, nguyên nhân cần khắc phục, đồng thời đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty.
Do trình độ nhận thức về lý luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên
luận văn của em không tránh khỏi sơ xuất, rất mong được sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của quý công ty và các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn của
em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Hà đã tận tình hướng
dẫn và trang bị cho em những lý luận làm nền tảng để em có thể hoàn thành
luận văn của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú
trong Công ty TNHH Lương Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ bảo cho
em rất nhiều trong quá trình thực tập tại công ty.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của vốn kinh doanh
1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và
xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận là nền kinh tế
có quy mô và trình độ phát triển ra sao hay thuộc chế độ chính trị- xã hội như
thế nào. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất kỳ
một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hơn bao giờ hết doanh
nghiệp phải ý thức được giá trị nội tại cũng như những điều kiện tiên quyết
giúp doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Mọi hoạt động của doanh nghiệp
dưới bất kỳ hình thức nào về bản chất đều nhằm giải quyết những nhu cầu của
thị trường nhằm mưu cầu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. để thực
hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp cần phải ứng ra một lượng tiền
nhất định để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí
nguyên vật liệu, chi phí nhân công, … phù hợp với quy mô và điều kiện của
doanh nghiệp. Vậy vốn là gì?
Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh
không chỉ của doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Vốn kinh doanh của
doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa theo một vòng tuần hoàn
từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại chuyển về
hình thái ban đầu là tiền.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
4
TLSX
T-H ... SX- H'- T’ (T’ > T)
SLĐ
Quá trìnhsản xuất kinh doanhdiễn ra một cáchthườngxuyên, liên tục do đó,
sự vận động của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, vận động không ngừng
lặp đi lặp lại theo sự tuần hoàn đó tạo nên sự chu chuyển của vốn kinh doanh.
Như vậy, có thể rút ra rằng: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.
Vốn kinh doanh không chỉ là một trong ba yếu tố đầu vào cơ bản, là điều
kiên tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết
định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.1.2 Thành phần vốn kinh doanh
Để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả thì điều cần
thiết là phải phân lại vốn kinh doanh. Dựa vào đặc điểm chu chuyển vốn, vốn
kinh doanh bao gồm hai thành phần sau: Vốn cố định và vốn lưu động.
1.1.1.2.1 Vốn cố định
 Khái niệm vốn cố định (VCĐ)
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết doanh nghiệp phải
có được những tài sản cố định cần thiết như máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật
kiến trúc,… phù hợp với đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của mình
thong qua việc đầu tư mua sắm hay thuê tài chính. Số vốn tiền tệ nhất định mà
doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành nên những tài sản cố định đó được
gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.
Tùy theo điều kiện cũng như đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh mà
số vốn cố định mỗi doanh nghiệp bỏ ra là khác nhau. Do đó, quy mô của vốn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
5
cố định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, tính đồng bộ cảu tài sản cố định
cũng như trình độ trang bị máy móc thiết bị, công nghệ và năng lực sản xuất
của doanh nghiệp.
 Đặc điểm của vốn cố định
Trongquátrìnhthamgia vào hoạtđộngsảnxuấtkinh doanh, vốn cố định thực
hiện chu chuyển giá trị của nó, sự chu chuyển này có những đặc điểm sau:
 Vốn cố định chu chuyển giá trị từng phần dần dầnvà được thu hồi giá trị
từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh
 Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới hoàn
thành một vòng chu chuyển.
Sự chu chuyển của vốn cố định chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế
kỹ thuật của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động thỏa
mãn đồng thời hai tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về thời gian: có thời gian sử dụng từ một năm trở lên
- Tiêu chuẩn về giá trị: phải có giá trị lớn (mức giá trị cụ thể được Chính
phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ).
Tài sản cố định được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, phụ thuộc
vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Theo đó, TSCĐ được phân loại theo các tiêu thức sau:
 Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế:
- TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh
nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc;
máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ
quản lý; vườn cây lâu năm…
- TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác
định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
6
sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ… bao gồm: quyền sử dụng đất có thời
hạn, phát minh, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính,…
 Theo mục đích sử dụng:
- TSCĐ dung cho mục đích sản xuất kinh doanh
- TSCĐ dung cho mục đích phúc lợi, quốc phòng an ninh, sự nghiệp…
 Theo tình hình sử dùng:
- TSCĐ đang sử dùng
- TSCĐ chưa cần dùng
- TSCĐ không cần dùng và chờ xử lý
Những tài sản cố định của doanh nghiệp đều có giá trị lớn và sử dụng
trong một thời gian dài, trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh
doanh chúng bị hao mòn cả về hữu hình lẫn vô hình. Giá trị của TSCĐ theo
đó được dịch chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm. Vốn cố định vì thế
cũng được tách ra thành hai phần: một phần gia nhập vào chi phí sản xuất
dưới hình thức chi phí khấu hao tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ,
phần còn lại cố định trong TSCĐ.
 Vốn cốđịnh chỉhoànthànhmộtvòngchu chuyển khi tái sản xuất được tài
sản cốđịnh vềmọimặtgiátrị, tứclà sau khiđã thuhồiđủ tiền khấu hao TSCĐ.
1.1.1.2.2 Vốn lưu động
 Khái niệm vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc đầu tư hình thành các
TSCĐ thì doanhnghiệp cũngcần thiết phải có các tài sản lưu động phục vụ quá
trìnhsản xuất kinh doanh. Đó là: nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm,
sản phẩm dở dang, vốn bằng tiền, hàng tồn kho hay vốn trong thanh toán…
Nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên
tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định được
hình thành từ một số vốn tiền tệ nhất định mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu và
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
7
bổ sung thường xuyên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Số vốn
tiền tệ đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu
động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được thực hiện thường xuyên, liên tục.
 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động được ví như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người có
lẽ bởi sự tương đồng về sự tuần hoàn và tính cần thiết của vốn lưu động đối
với doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động và
chuyển hóa lần lượt qua các hình thái khác nhau lặp đi lặp lại có tính chất chu
kỳ tạo nên sự chu chuyển của vốn lưu động. vốn lưu động chu chuyển không
ngừng trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó tại một thời
điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới
các hình thái khác nhau trong giai đoạn mà vốn đi qua.
Vốn lưu động có các đặc điểm sau:
 Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu
chuyển qua từng giai đoạn. các giai đoạn của sự tuần hoàn đó không tách rời
nhau mà có sự đan xen chặt chẽ
 Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được
hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh
 Vốn lưu động luân chuyển nhanh, hoàn thành một vòng chu chuyển sau
một chu kỳ kinh doanh.
Trongcơ chếtự chủ và tự chịu tráchvề nhiệm tài chính, sựvận động củavốn
lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vốn
lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất.
việc đầu tư, quản lý và sửdụng vốn lưu độngcó hiệu quả sẽ làm tăng tốc độ chu
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
8
chuyển của vốn luu động, tăng hiệu suấtsử dụng vốn, giúp cho quá trình tái sản
xuất mở rộng doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
 Phân loại vốn lưu động:
Vốn lưu động có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:
 Theo hình thái biểu hiện:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển, các khoản phải thu khách hàng…
- Vốn về hàng tồn kho: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn
nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ, vốn
sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm
 Theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, nhiên vật liệu
chính; vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng
gói; vốn công cụ dụng cụ nhỏ
- Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn về sản phẩm đang chế
tạo, vốn về chi phí trả trước ngắn hạn
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, các
khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn…
1.1.1.3 Đặc trưng của vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là một
trong những điều kiện tiên quyết quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Do vậy, để có thể quản lý và sử dụng một cách có
hiệu quả vốn kinh doanh thì việc ý thức được những đặc trưng của vốn kinh
doanh là vô cùng cần thiết. Vốn kinh doanh có các đặc trưng sau:
 Vốn kinh doanh đại diện cho một lượng tài sản nhất định có thật. Vốn
được biểu hiện là giá trị toàn bộ các tài sản có trong doanh nghiệp bao gồm cả
tài sản hữu hình và tài sản vô hình. cùng với sự phát triển như vũ bão của
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
9
khoa học công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong tiến trình
toàn cầu hóa, các tài sản vô hình ngày càng đa dạng và giữ vai trò vô cùng
quan trọng trong việc tạo ra giá trị doanh nghiệp như : nhãn hiệu, thương
hiệu, bằng phát minh sang chế, bí quyết công nghệ,…
 Vốn luôn vận động liên tục không ngừng theo vòng tuần hoàn nhất định
tạo nên sự chu chuyển của vốn. Vốn phải được vận động để sinh lời tạo ra
những giá trị thặng dư mới đạt được mục tiêu kinh doanh tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp.
 Trong quá trình luân chuyển, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác
nhau nhưng điểm xuất phát và điểm kết thúc của vòng tuần hoàn chu chuyển
vốn đều được biểu hiện dưới dạng vốn bằng tiền, lượng giá trị tạo ra sau cùng
(T’) bao giờ cũng lớn hơn lượng giá trị bỏ ra ban đầu (T).
 Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một giới hạn nhất định mới có thể
phát huy tác dụng. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn thì năng lực tài
chính của doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp khác có số vốn ít
hơn nhưng tương đồng về các điều kiện còn lại. Quy mô vốn càng lớn mang
lại cho doanh nghiệp cơ hội và năng lực cạnh tranh càng lớn trên thị trường.
Đó là cơ sở để tăng quy mô lãi và phát triển một cách bền vững.
 Vốn có giá trị theo thời gian, sở dĩ vì vốn đều là lượng tiền nhất định do
doanh nghiệp bỏ ra ban đầu để hình thành nên các tài sản tham gia và phục vụ
quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tiền có giá trị theo thời gian, do đó
vốn cũng có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn bỏ ra hôm nay có giá trị khác
so với một đồng vốn bỏ ra ngày mai. Chính vì vây, việc doanh nghiệp biết
chớp lấy thời cơ đầu tư vốn một cách đúng đắn và kịp thời sẽ mang lại hiểu
quả cao.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
10
 Vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu nhất định. Do đó, khi sử dụng vốn luôn
phải ý thức được đặc trưng này để lựa chọn cũng như xác định chi phí sử
dụng vốn từ đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn.
 Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một “hàng hóa đặc biệt” do
có sự tách bạch giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Đặc trưng này ảnh
hưởng đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình
mở rộng sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có
hiệu quả đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh.
1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp có thể huy động sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau hay nói
cách khác là từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Để có thể tổ chức và lựa chọn
hình thức huy động vốn một cách thích hợp và hiệu quả thì việc phân loại
nguồn vốn là vô cùng cần thiết. tùy theo yêu cầu quản lý mà nguồn vốn kinh
doanh của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
1.1.2.2 Theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo tiêu thức phân loại này thì nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
được hình thành từ hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Ta có:
Giá trị tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả.
 Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp,
nó cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Vốn chủ sở
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
11
hữu bao gồm: vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu và phần bổ sung từ kết quả kinh
doanh (lợi nhuận để lại). Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu có thể được xác
định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả.
 Nợ phải trả là biểu hiện bằng tiền của các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ
khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các chủ thể kinh tế
khác như: các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả người lao động, nghĩa
vụ thuế đối với Nhà nước… Khi sử dụng nguồn vốn vay này, doanh nghiệp
phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng nó gọi là chi phí sử
dụng vốn vay. Điều này làm tăng gánh nặng nợ và áp lực thanh toán cho
doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng
vốn chủ đồng thời nhận được lợi ích từ “tấm lá chắn thuế” do đó, nguồn tài
trợ từ các khoản vay nợ vẫn là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp khi
cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hay tích luỹ vốn để tái sản
xuất mở rộng qui mô hoạt động.
Đây là cách phân loại hết sức cơ bản nhưng cũng rất quan trọng, giúp
doanh nghiệp xác định được cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh
tế kỹ thuật của sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và
trình độ quản lý để tạo điều kiện tiền đề cho việc quản lý và sử dụng vốn một
cách hợp lý và hiệu quả nhất.
1.1.2.3 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn
Dựa vào tiêu thức này, nguồn vốn được chia thành: nguồn vốn thường
xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
12
 Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định
mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh như mua sắm đầu
tư hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên
cần thiết cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên.
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được
xác định bằng công thức:
Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Hoặc:
Nguồn vốn thường
xuyên của DN
= Giá trị tổng tài sản
của doanh nghiệp
- Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp, ta còn có thể
xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định và có tính chất dài
hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết
trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn thường xuyên
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
13
tài sản lưu động thường xuyên tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh
nghiệp).
Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được
xác định theo công thức:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
= Tổng nguồn vốn
thường xuyên
- Giá trị còn lại của
TSCĐ và TS dài hạn khác
Hoặc:
Nguồn vốn lưu động
thường xuyên
= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Ta có thể xem xét rõ hơn nguồn vốn lưu động thường xuyên qua sơ đồ sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ tạo ra một mức độ an toàn cho doanh
nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được
đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn
Tài sản lưu
động
Tài sản cố định
Nợ ngắn hạn
Nợ trung và dài
hạn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn
vốn
thường
xuyên của
DN
Nguồn VLĐ
thường xuyên
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
14
vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động
thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. do vậy, đòi
hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh
nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.
 Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một
năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu phát sinh
tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này thường bao
gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của người lao động và
của nhà cung cấp…
Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xem xét huy động các
nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình
kinh doanh, đồng thời xác định nhu cầu vốn để có chính sách tổ chức và sử
dụng vốn một cách hợp lý.
1.1.2.4 Theo phạm vi huy động vốn
Căncứvào phạmvihuy độngvốn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các
nguồn tài trợ khác nhau đó là: nguồn vốn nội sinh và nguồn vốn ngoại sinh.
 Nguồn vốn nội sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên trong): là những
nguồn tài trợ có thể huy động được từ chính hoạt động của bản thân doanh
nghiệp tạo ra, nó phản ánh khả năng tự tài trợ cho đầu tư và hoạt động sản
xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư
+ Khấu hao tài sản cố định
+ Tiền từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, vật tư không cần dùng nữa.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
15
 Nguồn vốn ngoại sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên ngoài): là những
nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động được vào đầu tư và hoạt động sản
xuất kinh doanh từ các nguồn chủ yếu sau:
+ Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác
+ Vay người thân (đôi với doanh nghiệp tư nhân)
+ Phát hành cổ phiếu, trái phiếu
+ Thuê tài sản
+ Tín dụng thương mại nhà cung cấp
+ Gọi góp vốn liên doanh, liên kết…
Việc phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được những điểm lợi cũng
như bất lợi của các nguồn tài trợ, từ đó đánh giá lựa chọn nguồn tài trợ thông
qua xem xét chi phí sử dụng vốn và các đặc điểm của từng nguồn.
1.2 HIỆUQUẢSỬ DỤNG VỐNKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời cũng như là
yếu tố cơ bản trong việc quyết định đến hoạt động cũng như sự phát triển của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt,
các doanh nghiệp muốn có thể trụ vững và sinh tồn thì phải đảm bảo được
quy mô lãi ngày càng lớn, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng,
bành trướng thị trường và chiếm lĩnh các kênh phân phối. Về cơ bản và lâu
dài, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
cũng đều vì mục tiêu lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
16
mục tiêu đó, doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ các yếu tố cả về nhân lực, vật
lực và trí lực một cách có hiệu quả. Vốn là điều kiện vô cùng cần thiết, tuy
nhiên việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả mới là điều cấp thiết quan
trọng. Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là gì?
Nói đến hiệu quả, có thể hiểu rằng: hiệu quả của bất kỳ một hoạt động
kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi
phí bỏ ra”.
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả sản xuất
Chi phí bỏ ra
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng
các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất
trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất.
Như vậy, có thể hiểu: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh
nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với
chi phí thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù phức tạp, có liên
quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất, do vậy, trong quá trình khai
thác và sử dụng vốn người quản trị doanh nghiệp cần phải ý thức được:
Thứ nhất, đảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng một cách hợp lý, có khoa hóc tránh
tình trạng lãng phí vốn, ứ đọng vốn.
Thứ hai, phải huy động được vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
17
1.2.2 Các chỉtiêuđánh giá hiệuquả sửdụng vốnkinh doanh của doanhnghiệp
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của
doanh nghiệp
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần.
* Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
* Hàm lượng vốn cố định:
Hàm lượng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ tiêu
này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định.
* Hệ số huy động vốn cố định:
Hệ số huy động VCĐ trong kỳ =
Số VCĐ đang dùng trong HĐKD
Số VCĐ hiện có trong DN
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt
động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số vốn cố định được tính trong
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
18
công thức trên được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá.
* Hệ số hao mòn tài sản cố định:
Hệ số hao mòn tài sản cố định =
Tổng số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế
Nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp trong
quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ so với thời
điểm được đầu tư mua sắm hình thành ban đầu.
1.2.2.2Cácchỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể của
từng doanh nghiệp mà quy trình luân chuyển và thời gian luân chuyển của
vốn lưu động khác nhau. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay
chậm phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là cao hay
thấp. Tốc độ luân chuyển VLĐ được phản ánh qua hai chỉ tiêu: số vòng luân
chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ.
- Số vòng luân chuyển vốn lưu động:
Số vòng luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
=
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêunày phảnánh số vòngluân chuyểnvốnlưu đọnghay số vòng quay mà
vốn lưu động thực hiện được trong một thời gian nhất định thường là một năm.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
19
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ
Số vòng luân chuyển VLĐ
=
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ x Số ngày trong kỳ
Tổng mức luân chuyển VLĐ (Doanh thu thuần bán hàng)
Chỉ tiêu này cho biết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển phải
mất bình quân bao nhiêu ngày hay thời gian cần thiết để VLĐ hoàn thành một
vòng luân chuyển trong kỳ.
Kỳ luân chuyển VLĐ tỷ lệ nghịch với số vòng luân chuyển VLĐ. Do đó
doanh nghiệp cần thiết phải rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ để tăng số vòng
luân chuyển của VLĐ trong kỳ hay đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng
cao hiệu suất sử dụng VLĐ.
* Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn (VTK): phản
ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở
kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).
VTK =
M1
360
x (K1 – K0) =
M1
L1
-
M1
L0
Trong đó:
 M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh
 K1, K0 là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc
 L1, L0 là số vòng luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc
* Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng vốn lưu động =
Số VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
20
Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh
nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động.
* Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, hàng tồn kho quay được mấy vòng.
* Kỳ hạn tồn kho bình quân:
Kỳ hạn tồn kho bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán
x Số ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán hay số
ngày tồn kho bình quân.
* Vòng quay nợ phải thu (số vòng thu hồi nợ):
Số vòng thu hồi nợ =
Doanh thu thuần
Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ nợ phải thu quay được mấy vòng.
* Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
Nợ phải thu bình quân
Doanh thu thuần
x Số ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, để thu hồi được nợ mất bao nhiêu ngày.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
21
1.2.2.3 Cácchỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh
 Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh:
Vòng quay toàn bộ VKD =
Doanh thu thuần trong kỳ
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay
được mấy vòng. Số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ luân
chuyên vốn kinh doanh càng nhanh và ngược lại. khi doanh nghiệp đẩy nhanh
số vòng quay toàn bộ vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng
vốn. cùng với một lượng vốn kinh doanh bỏ ra là như nhau, nếu doanh nghiệp
nào có số vòng quay vốn cao hơn, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn cao
hơn sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thu được kết quả kinh doanh cao hơn, tiết
kiệm chi phí sử dụng vốn hơn.
 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE):
ROAE=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh
doanh: một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi
nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn của doanh nghiệp là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào,
góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư cảu doanh nghiệp.
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh (TSV)
TSV =
Lợi nhuận trước thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế.
 Tỷ suất sinh lời tài chính (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh
doanh) ROA:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
22
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo được
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE):
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu
hướng tích cực. thực tế thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sẽ thay đổi tùy thuộc vào
ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và không phải lúc nào tỷ suất này cao cũng là
điều tốt cho doanh nghiệp.
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Ba câu hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải trả lời khi bước vào sân
chơi của những nhà kinh doanh đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản
xuất bao nhiêu? Mỗi sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là một
tấm lá phiếu bằng tiền quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cuộc
chơi của những người làm kinh doanh không đơn thuần chỉ trả lời ba hỏi đó
nữa mà còn đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn trụ lại và phát triển phải có
những đột phá trong công nghệ, trong sản phẩm, trong chất lượng dịch vụ
cung cấp… Sân chơi ngày càng khốc liệt hơn, kẻ thắng tiếp tục đứng vững và
ngày càng bành trướng thị trường còn kẻ thua cuộc sẽ nhận thất bại và cay
đắng chìm trong vũng bùn đổ nát chấm dứt sự nghiệp của mình. Thương
trường như chiến trường, vì vậy, một doanh nghiệp khôn ngoan là doanh
nghiệp biết tận dụng những điểm mạnh, cơ hội của mình, biết tổ chức, quản lý
và sử dụng những nguồn lực sẵn có một cách tốt nhất. Một trong những công
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
23
cụ mà doanh nghiệp nào biết tận dụng sẽ trỏ thành lợi thế và điểm tựa vững
chắc cho sự lớn mạnh và phát triển sau này đó là nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh- một nguồn lực mà đối với doanh nghiệp nào cũng là điều
kiện tiên quyết hàng đầu.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những nguyên nhân trực
tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu mà bất kỳ doanh
nghiệp nào dù là loại hình gì, kinh doanh trong lĩnh vực nào dều tìm mọi cách
để không ngừng tăng quy mô lãi, tối thiểu các khoản chi phí bỏ ra. Hay nói
cách khác là tạo ra dòng lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất.
Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vô cùng cần thiết
xuất phát từ những lý do sau:
Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả kinh doanh. Cùng quy mô và các điều kiện khác như nhau nhưng nếu
doanh nghiệp nào biết quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn có nghĩa là đẩy
nhanh được vòng quay vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn, để vốn vận động một
cách liên tục, han chế ứ đọng vốn, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn… thì đó sẽ
là động lực và đòn bẩy mạnh mẽ cho việc tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những lợi thế cạnh
tranh đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Sử dụng hiệu quả
vốn kinh doanh sẽ là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp có thể đi
tắt đón đầu, không ngừng bành trướng thị trường, làm chủ các kênh phân phối
sản phẩm, khắc họa sản phẩm trong tâm trí khách hàng một cách tốt nhất.
Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã thành công.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
24
Thứ ba, xuất phát từ thực trạng tình hình nền kinh tế Việt Nam trong năm
2012 khá ảm đạm, đối mặt với tình trạng phá sản và giải thể của hàng loạt
doanh nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải tự cứu sống
mình chứ không được trông chờ vào những gói cứu trợ của Nhà nước. Doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết và cốt yếu là phải nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh
1.2.4.1 Những nhân tố khách quan
 Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay thì việc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được tôn trọng nhưng vai
trog quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước luôn giữ vai trò chủ
đạo. Một mặt với các chính sách kinh tế, tài chính như các chính sách khuyến
khích đầu tư và những vùng, ngành kinh tế trọng điểm hay những vùng ngành
cần phát triển; các chính sách về thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hay
các chế độ tài chính khác như chế độ khấu hao TSCĐ….có tác động lớn đến
các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách này tạo ra khung pháp
lý giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật,
đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động
kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.
 Tình trạng của nền kinh tế:
Doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một
thành phần của nền kinh tế, tình trạng cũng như các yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
25
thuật của nền kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghệp. Một nền kinh
tế tăng trưởng khỏe mạnh, với những dấu hiệu tích cực sẽ là cơ hội cho doanh
nghiệp đầu tư phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó đòi hỏi doanh
nghiệp phải có sự tích lũy vốn để đầu tư và tái sản xuất mở rộng. những cơ sở
hạ tầng kỹ thuật như: giao thong cận tải, hệ thống thông tin liên lạc,… nếu
phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, mở rộng địa bàn, kênh phân phối sản
phẩm,… Ngược lại, một nền kinh tế đầy những biến động bất thường với
những bất ổn của chính trị, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái…hay hệ
thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc
đầu tư hay ra quyết định mở rộng sản xuất. Tốt hơn hết là doanh nghiệp cần
nhanh chóng thoái vốn đầu tư, đảm bảo an toàn đợi khi nền kinh tế có dấu
hiệu hồi phục thì mới tiếp tục bỏ vốn.
 Lãi suất thị trường:
Lãi suất thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của
doanh nghiệp. Nó quyết định đến việc lựa chọn phương thức huy động vốn từ
nguồn vốn vay, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn cảu doanh
nghiệp. mặt khác, lãi suất còn ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng
mà điều này ảnh hưởng đến quyết định sản xuất cũng như kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. khi lãi suất thị trường tăng cao, người tiêu dùng có xu
hướng tiết kiệm nhiều hơn, số tấm lá phiếu bằng tiền họ bỏ ra để mua sản
phẩm của doanh nghiệp giảm đi nhanh chóng đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp cần thu hẹp quy mô kinh doanh, thoái vốn đầu tư vào sản xuất và
ngược lại.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
26
 Yếu tố lạm phát:
Lạm phát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Lạm phát luôn
đi cùng với tăng trưởng. một nền kinh tế phát triển luôn đi kèm với yếu tố lạm
phát, nhưng lạm phát phải ở mức độ chấp nhận được. Lạm phát quá cao sẽ
đẩy giá bán của doanh nghiệp cũng như giá các yếu tố đầu vào tăng cao gây
khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đầu vào gặp biến động về giá còn đầu
ra lại gặp khó khăn trong việc giải quyết thị trường làm cho tình tạng tài chính
cảu doanh nghiệp căng thẳng. nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp
cần thiết nhanh chóng thoái vốn thì nguy cơ thất thoát vốn là không thể tránh
khỏi vì nhu cầu về vốn kinh doanh tăng lên trong khi kết quả kinh doanh lại
không ổn định.
 Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính:
Hoạt động của doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động của thị trường tài
chính và hệ thống trung gian tài chính. Doanh nghiệp có thể huy động nhiều
nguồn tài trợ từ thị trường tài chính đồng thời cũng có thể đầu tư các khoản
tiền nhàn rỗi của mình vào các lĩnh vực khác nhau để sinh lời. sự phát triển
của thị trường tài chính tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng
hóa phương thức huy động vốn từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp
trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn, tăng hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp.
 Rủi ro trong kinh doanh:
Đây là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ quyết định đầu tư nào của
doanh nghiệp. doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận đạt
được vì ở đâu tỷ suất sinh lời càng cao thì rủi ro càng lớn, vì vậy việc lựa
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
27
chọn phương thức huy động vốn cũng như quyết định đầu tư sử dụng vốn
phải được xem xét cẩn trọng cân nhắc để hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất
trong điều kiện rủi ro chấp nhận được.
1.2.4.2 Những nhân tố chủ quan
 Trình độ quản lý và tư duy nhà quản trị cũng như trình độ tay nghề
của người lao động:
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương
thức huy động cũng như cách thức sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Nếu
người quản trị biết xác định đúng nhu cầu vốn, lựa chọn đúng phương thức
huy động tài trợ vốn cho phương án đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng
những ưu điểm mà nguồn tài trợ đó mang lại đồng thời giảm chi phí sử dụng
vốn. đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn tay nghề được đào tạo sẽ giúp
tăng năng suất lao động, khai thác có hiệu quả tài sản, nâng cao hiệu quả sản
xuất và cắt giảm chi phí. Từ đó giúp cho việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn
có hiệu quả tránh tình trạng lãng phí hay thất thoát vốn. như vậy, việc xây
dựng một chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động là điều cần thiết, khuyến
khích người lao động tích cực sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao
mang lại lợi nhuận cao đồng thời sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp một
cách hiệu quả.
 Sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn:
Một cơ cấunguồn vốn tốiưu là cơ cấuvốn mà doanhnghiệp vừa có thể tốiđa
hóa lợi nhuận đạt được vừa tối thiểu hóa chi phí phải bỏ ra. Xây dựng một cơ
cấu vốn hợp lý là điều mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. tùy vào đặc điểm
kinh tế kỹ thuật ngành nghề kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
28
cấu vốnsao cho có thể khai thác, phân bổ và sử dụng mọi nguồn lực một cách
hiệu quả nhất, tạo ra lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất.
 Chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm.
Chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn thì số vòng quay vốn càng nhiều, tốc
độ luận chuyển vốn càng cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra sinh lời được càng
nhiều, vốn được khai thác sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, chu kỳ kinh
doanh càng kéo dài thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, vốn thu hồi chậm và
có thể mất vốn, thất thoát vốn thậm chí không thu hồi được.
1.2.5 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì việc tổ
chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả trở thành vấn
đề quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để vốn kinh doanh luôn
phát huy hết vai trò của nó trong quá trình luân chuyển, đòi hỏi doanh nghiệp
phải có những chính sách đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu
quả, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kịnh doanh. Tùy vào từng điều kiện
cụ thể về tình hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp áp dụng cho mình những
biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
 Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý phù hợp với
đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh cũng như điều kiện tài
chính của doanh nghiệp.
 Đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư dựa trên việc xem xét tình hình
kinh doanh hiện tại, tính khả thi của dự án đầu tư, những yếu tố có thể ảnh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
29
hưởng đến khả năng và các cơ hội đầu tư trong tương lai, đồng thời thẩm định
dự án đầu tư một cách khách quan để ra quyết định đầu tư mang tính chiến
lược cho doanh nghiệp. từ đó ra quyết định lựa chọn phương thức huy động
vốn cho dự án đầu tư đó, đảm bảo đầu tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hồi
vốn nhanh và mang lại lợi ích trong tương lai.
 Thực hiện chặt chẽ việc theo dõi, quản lý những tài sản hiện có trong
doanh nghiệp. Theo dõi chi tiết những tài sản về mức độ khai thác sử dụng,
mức độ hao mòn. Lập hồ sơ chi tiết cho từng tài sản, giám sát việc sử dụng tài
sản, có những biện pháp sửa chữa bảo dưỡng đối với tài sản nhằm nâng cao
năng lực sản xuất. Thường xuyên kiểm kê, đánh giá lại tài sản cuối kỳ, gắn
trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Tổ chức tốt
từ khâu lập kế hoạch sản xuất tới khâu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo phối
hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, các bộ phận trong doanh nghiệp,
 Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Chi phí khấu
hao TSCĐ được coi là chi phí hợp lý khi xác định kết quả kinh doanh, do đó
cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi đủ và
kịp thời số vốn đầu tư hình thành TSCĐ bỏ ra ban đầu. Đồng thời sử dụng
quỹ khấu hao hợp lý trong việc tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
 Chủ động áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện tốt hiện đại hóa TSCĐ,
thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… tăng cường
năng lực sản xuất của TSCĐ, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ
và kênh phân phối sản phẩm.
 Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thanh lý nhượng bán những TSCĐ
không cần thiết đưa vào sử dụng hoặc không cần dùng nữa nhưng phải đảm
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
30
bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật. Đồng
thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong việc sử dụng
và bảo toàn vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp như: trích lập các quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm
giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu…
 Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với người lao động hợp lý, có chính
sách khen thưởng và phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản
trong doanh nghiệp, tăng cường ý thức trách nhiệm của từng bộ phận trong
doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.
 Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn từ
việc xác định nhu cầu vốn, cho tới việc lựa chọn nguồn huy động, tổ chức
thực hiện sử dụng, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
31
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG
2.1.1Quá trìnhhìnhthành và phát triển của công ty TNHH Lương Giang
– Giới thiệu về công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Lương Giang
Giám đốc hiện tại: Lương Quốc Thịnh
Địa điểm:
Trụ sở chính: Số 14, ngõ 282, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: 04. 37591491
Fax: 04. 37541492
Email: luonggiang@vnn.vn
Website: http://www.luonggiang.com
Giấy đăng ký kinh doanh: số 0102014137
Đăng ký lần đầu: ngày 17 tháng 09 năm 2004
Đăng ký thay đổi: ngày 01 tháng 08 năm 2008
Vốn điều lệ: 17.000.000.000 VND
Người đại diện theo pháp luật: Ông Lương Quốc Thịnh
– Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Lương Giang
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
32
Công ty thành lập ngày 17 tháng 9 năm 2004 với trụ sở đầu tiên tại 11 Kim
Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội.
Giám đốc đầu tiên là: Bà Nguyễn Thị Vân Anh
Phó giám đốc thường trực: Ông Lương Quốc Thịnh
Từ khi thành lập năm 2004 đến nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát
triển như sau:
Giai đoạn từ 2004-2005:Công ty hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch của
Giám đốc với nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu các thiết bị xuồng về lắp ghép
và sửa chữa.
Giai đoạn từ 2005- 2006: Công ty tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực nhập
khẩu các nguyên liệu xuồng máy và lắp ghép phục vụ hoạt động trong nước,
bước đầu làm quen với việc tự làm hoạt động kinh doanh và khai thác địa bàn
hoạt động trên toàn quốc. Đây là giai đoạn có nhiều biến chuyển tích cực
trong hoạt động của công ty.
Giai đoạn từ 2006- 2007: Công ty tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh và dịch vụ sửa chữa đồng thời xuất khẩu xuồng máy, thuyền tới
một vài quốc gia lân cận.
Giai đoạn từ 2008 tới nay: Bổ xung và điều chỉnh đăng ký kinh doanh: 01
tháng 8 năm 2008. Công ty tiếp tục thâm nhập vào thị trường nội địa và thị
trường khu vực, dần dần khẳng định thương hiệu của mình với những sản
phẩm không chỉ giá cả hợp lý mà còn đi kèm với lời cam kết về chất lượng
sản phẩm.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý:
 Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
33
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc tổ chức xây dựng cho mình một bộ máy
quản lý không chỉ mạnh về năng lực quản lý chuyên môn mà còn giúp xây
dựng nền văn hóa doanh nghiệp, nâng cao những giá trị cốt lõi bên trong
doanh nghiệp đó là điều vô cùng quan trọng. một bộ máy quản lý tốt không
chỉ gọn nhẹ mà còn phải biết phối hợp ăn ý, nhuần nhuyễn với nhau trong một
tổng thể, từ đó mới giúp doanh nghiệp quản trị và đưa ra những quyết định
đúng đắn mang tính chiến lược ảnh hưởng đến thành bại của doanh nghiệp. ý
thức được tầm quan trọng đó, Công ty TNHH Lương Giang đã xây dựng bộ
máy quản lý theo Luật Doanh nghiệp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Sơ đồ nhân sự/ tổ chức của Công ty được trình bày trong Biểu 2.1.2 Sơ đồ
bộ máy quản lý
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận (Văn phòng Hà Nội):
- Ban giám đốc: Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
- Phòng tài chính kế toán : có chức năng quản lý tài chính của công ty,
tham mưu cho Ban giám đốc về các kế hoạch huy động vốn, theo dõi tình
hình biến động của tài sản, các khoản phải thu, phải trả. Có nhiệm vụ tổ
chức hạch toán kế toán một cách khoa học, đúng chế độ của pháp luật và
quy định về tài chính kế toán.
- Phòng kinh doanh: có chức năng tìm hiểu thị trường, tìm kiếm những cơ
hội đầu tư mới, những bạn hàng tin cậy, phù hợp; thiết lập và duy trì các
mối quan hệ đối tác đồng thời quảng bá thương hiệu uy tín của công ty.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
34
- Phòng hành chính- hậu cần: Lập kế hoạch tổ chức mua sắm bảo đảm cơ
sở vật chất hậu cần cho công ty, quản lý các mặt công tác hậu cần của công
ty theo kế hoạch đã được Giám đốc phê duyệt (Tham mưu đề xuất với Ban
Giám đốc và liên hệ với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức xây
dựng, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị cho công ty); kiểm tra và tổ chức
thực hiện các nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính, pháp chế, văn thư
bảo mật, hành chính…
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sảnxuất kinh doanh của công ty.
 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu:
Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất tàu thuyền cao tốc và kinh doanh trang thiết bị Hàng Hải phục vụ
các ngành an ninh, quốc phòng, dịch vụ giải trí và du lịch, các ngành khách,
cụ thể có các sản phẩm đang có mặt tại thị trường:
 Nhóm các sản phẩm giải trí và phục vụ du lịch:
- Thuyền máy: LS580BR, LS780HP, LS880 CRUISE, LG570 TENDER,
LG620TENDER, LG880,
- Thuyền chèo tay: LK545, LK455, LR430.
- Bến tàu thuyền: Cầu dẫn và bến neo đậu.
 Nhóm các sản phẩm phục vụ thương mại:
- Thuyền chở khách, cho thuê: LK545, LR430, LG570T, LG570SC,
LG630SC, LG700SC, LG620T, LG880E, LG1200E, LG1200T
- Tàu thuyền công tác chở cán bộ : LG880CR, LG1200CR, LG1800CR,
LG1500PILOT, LG1800PILOT
 Nhóm phục vụ nghư nghiệp: Kết cấu bè nuôi trồng thủy sản, kết cấu nhà
nổi phục vụ ngư dân
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
35
 Nhóm cácsản phẩmphụcvụ anninhquốcphòngvà các nhiệm vụ đặc biệt:
- Thuyền tuần tra cao tốc: LG700PATROL, LG780 PATROL, LG880
PATROL, LG1200PATROL, LG1500 PATROL, LG1800PATROL
- Thuyền cứu hỏa: LG630FF, LG700FF, LG880FF, LG1200FF,
LG1500FF, LG1800FF
 Nhóm sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp khác:
- Động cơ thủy và phụ tùng chính hiệu: YAMAHA, MERCURY,
SUZUKI, CUMMINS, YANMAR, VOLVO PENTA
- Vật tư cho các ngành đóng tàu thuyền: TELEFLEX MARINE,
HAMILTON, ROLL-ROY, AKRON BRASS, ATTWOOD, TACO…
 Tổ chức hoạt động kinh doanh:
 Trụ sở chính:
Địa chỉ: Số 14, ngõ 282, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội
 Xưởng sản xuất:
Diện tích: 3000m2
Nhà máy sản xuất của Công ty tại Km 23 chiều Hải Phòng – Hà Nội,
Quốc lộ 5, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương được xây
dựng từ 2009 và nâng cấp năm 2011.
- Diện tích nhà máy: 4000 m2 sàn có mái che, các hạ tầng điện, nước,
thông gió
- Diện tích nhà trưng bày: 300 m2
- Diện tích khối văn phòng 200 m2
- Diện tích khối kho vật tư: 500 m2
- Diện tích đất trống đã đổ bê tông: 2000 m2
 Văn phòng và trạm bảo hành tại Quản Ninh
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
36
Địa chỉ: Số 72, đường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quản ninh
 Văn phòng liên lạc tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 390 Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng
 Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ:Số R1, đường Ba Vì, cưxá Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh.
 Đặc điểm về lao động
Tổng số lao động hiện có: 78 người. Tỉ lệ tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp chiếm 60%. Tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm 40%
Cơ cấu tổ chức gồm:
- Ban Giám đốc, quản trị công ty: 05 người
- Khối văn phòng, kinh doanh: 12 người
- Xưởng sản xuất: 61 người, trong đó có 06 cán bộ quản lý, 08 cán bộ kỹ
thuật, 47 công nhân kỹ thuật.
 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
 Quy trình sản xuất:
Công ty TNHH Lương Giang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tàu
thuyền cao tốc và kinh doanh các trang thiết bị phục vụ ngành Hàng hải, quy
trình công nghệ sản xuất của công ty được trình bày trong Biểu 2.1.3 Quy
trình công nghệ sản xuất
 Tình hình cung cấp vậttư:
* Yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào:
Hoạt độngsảnxuất kinh doanh của công ty khá đa dạng, có nhiều sản phẩm
dịch vụ liên quan đến ngành tàu thủy, đòi hỏi nhu cầu về vốn là khá lớn, thời
gian thu hồivốn chậm, sản phẩm ítdichuyển, các yếu tố sảnxuất phảidi chuyển
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
37
đến nơi đặt sản phẩm. Mỗi sản phẩm làm ra theo thiết kế kỹ thuật, yêu cầu chất
lượng và giá cả riêng biệt nên hầu như không có sự trùng lặp hoàn toàn.
Chu kỳ sản xuất thường dài vì vậy công ty phải ứng ra một lượng vốn lưu
động tương đối lớn, vì vậy việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn đôi khi gặp khó
khăn. Công ty có mạng lưới nhà cung cấp các vật tư đầu vào không chỉ là các
nhà cung ứng, nhà sản xuất trong nước mà còn cả các nhà sản xuất và cung
ứng nước ngoài. Các nhà cung ứng trong nước như: CÔNG TY MINH
LONG- Tp Hồ Chí Minh, CÔNG TY MINH ĐỨC- Hải Phòng, CÔNG TY
TÂN VIỄN ĐÔNG – Tp Hồ Chí Minh, CÔNG TY KỸ THUẬT VÀ DỊCH
VỤ MÁY ĐÔNG DƯƠNG- Hà Nội. các nhà cung ứng sản xuất nước ngoài
như: TELEFLEX MARINE, YAMAHA OUBOARD , SUZUKI
OUTBOARD, MERCURY MARINE, QUICKSILVER, YANMAR DIESEL,
HAIBO TROLLING MOTOR, MOTOR GUIDE, MENGSINA PTE CO
LTD, KODEN MARINE ELECTRONIC, JRC MARINE ELECTRONIC,
FRUNO ELECTRONIC,NUPLEX RESIN VIETNAM, CYMAX FIBER
GLASS, GRACO EQUIPMENT.
Công ty đã tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nhà cung ứng và
sản xuất vật tư, linh kiện, phụ tùng giúp cho tình hình các yếu tố đầu vào luôn
ổn định. Nguồn cung ứng dồi dào với số lượng và thời gian đúng hợp đồng
đảm bảo tiến độ sản xuất của các xưởng, giúp công ty giữ đúng lời cam kết
cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Mặt khác, công ty luôn có nhiều sự lựa
chọn trong việc ký kết quan hệ hợp đồng với các nhà cung ứng, từ đó đánh
giá và dự đoán các mức giá cũng như sự biến động giá cả đầu vào để lựa chọn
những nhà cung ứng với giá cả phải chăng và đảm bảo chất lượng; cũng như
có kế hoạch dữ trữ vật tư một cách hợp lý.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
38
 Thị trường – khách hàng
* Yếu tố đầu ra và thị trường các yếu tố đầu ra
Sản phẩm của công ty chủ yếu là sản xuất, lắp đặt và sửa chữa theo đơn đặt
hàng của đối tác nên đầu ra tương đối ổn định. Khách hàng của công ty tương
đối đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như du lịch, giải trí, an ninh, quốc
phòng, tìm kiếm, cứu nạn, thực thi pháp luật và một số ngành khác.
Khách hàng không chỉ là những đối tác lâu năm của công ty từ những
ngày công ty mới đi vào hoạt động cho tới khi công ty dần dần khẳng định tên
tuổi cũng như vị thế trên thị trường; mà còn là những khách hàng mới hợp tác
rất có tiềm năng. Các sản phẩm của công ty không chỉ cung cấp cho các công
ty tự doanh mà còn cho Bộ Quốc phòng, các Ban ngành địa phương trên khắp
cả nước. Thị trường đầu ra dồi dào, đem đến nhiều hợp đồng làm ăn cho công
ty cũng như dòng thu nhập ổn định và công ăn việc làm cho đội ngũ công
nhân. Mặt khác, ý thức được tầm quan trọng của việc khắc họa sản phẩm
trong long người tiêu dung, công ty không chỉ đơn thuần củng cố và nâng cao
chất lượng sản phẩm cung ứng, đảm bảo giữ vững uy tín mà còn không ngừng
quảng bá và giới thiệu các dòng sản phẩm của mình trên các phương tiện
truyền thông khác, xây dựng các kênh phân phối mới, nâng cao chất lượng
cung ứng dịch vụ bảo hành, sửa chữa và bảo dưỡng.
Có thể nói, trong bối cảnh hiện tại, thị trường đầu ra tương đối ổn định
giúp công ty tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường.
2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây được
trình bày trong
Biểu 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần nhất
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
39
Qua bảng phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của Công ty trong ba năm gần
nhất, ta có thể nhận xét khái quát như sau:
So với năm 2010, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm
2011 có sự bứt phá đáng kể. doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung
cấp dịch vụ tăng mạnh (1.56 lần so với năm 2010), các chỉ tiêu phản ánh lợi
nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế đều tăng cao nhưng tốc độ
tăng nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động trong lĩnh
vực sản xuất các trang thiết bị phục vụ ngành Hàng hải trong một khoảng thời
gian nhất định đã giúp công ty phần nào khẳng định được tên tuổi của mình
với những dòng sản phẩm có tính năng vượt trội, do đó, số lượng các đơn đặt
hàng ngày càng tăng, việc mở rộng quy mô là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy,
trong năm 2011, công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm thêm mới TSCĐ đưa
vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, một mặt làm tăng năng lực sản
xuất và góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất; mặt khác giúp
công ty đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng ngày càng nhiều của khách hàng,
đảm bảo luôn giao hàng đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Cùng với
những chuyển biến tích cực về mặt doanh thu, lợi nhuận, kết quả kinh doanh
còn được thể hiện qua các hệ số khả năng sinh lời. So với năm 2010, các hệ
số này đều tăng cao phản ánh công ty đã có một năm làm ăn hiệu quả, sinh lời
tốt. Năm 2012 là một năm tương đối khó khăn đối với hầu hết các doanh
nghiệp lớn và nhỏ khi mà nền kinh tế còn đang rất ảm đảm, hàng nghìn doanh
nghiệp phá sản, giải thể. Tuy nhiên, công ty vẫn duy trì được kết quả kinh
doanh tương đối khả quan. Công ty đã tiến hành thu hẹp quy mô sản xuất, chủ
động ý thức được những biến động của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tiêu cực
đến thị trường đầu ra cũng như các yếu tố đầu vào sản xuất. So với năm 2011,
năm 2012 có thể nói là một năm đầy cố gắng của toàn bộ công nhân viên
cũng như ban quản trị công ty trong việc duy trì hiệu quả của kinh doanh.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
40
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 27.48 %
trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 16.37 % so với năm 2011. Với việc thu hẹp
quy mô sản xuất kinh doanh song vẫn đem lại kết quả kinh doanh khả quan
cho thấy công ty đã phần nào sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của mình.
2.2 TÌNH HÌNH VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
KỊNH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG
2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công
Bất cứ một công ty nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
đều chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô. Các yếu tố
này có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tùy theo từng ngành từng lĩnh vực
của hoạt độngsảnxuất kinh doanh. Sự tác động này vừa có thể là cơ hội, thuận
lợi nhưng cũng có thể là những thách thức khó khăn đối với công ty.
2.2.1.1Thuận lợi
Các yếu tố môi trường vĩ mô:
- Năm 2012, hàng loạt chính sách mới liên tục được chính phủ đưa ra để đối
phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp, tiêu thụ khó khăn và hàng loạt
doanh nghiệp giải thể, phá sản hàng loạt. Ngành Thuế đã xử lý miễn, giảm, gia
hạn tiền thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đang được triển
khai tíchcực đãphần nào giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trước mắt,
là biện pháp cấp bách, hiệu quả và giải quyết được khó khăn. Lãi suất cho vay
vốn củacác ngân hàng giảm, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Lãi suất cho vay
giảm mạnh, cao nhất là 15%. Tuy nhiên, những ảnh hưởng còn chưa thực sự tác
động một cách tích cực rõ ràng.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
41
* Các yếu tố môi trường vi mô:
- Công ty đóng trên địa bàn quận Tây Hồ- là một quận nằm ở phía bắc nội
thành thủ đô Hà Nội, và được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn
hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội. Theo định hướng phát triển
của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát
triển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các
nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy
nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói
chung. Quận Tây Hồ có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi, có tốc độ
phát triển nhanh, hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi. Đây là một trong
những lợi thế giúp công ty dễ dàng tiếp cận với các đối tác làm ăn cũng như
khách hàng của mình.
- Công ty đã trang bị được hệ thống máy móc, nhà xưởng, thiết bị quản lý,
phần mềm thiết kế, phần mềm quản lý hiện đại và chuyên nghiệp phục vụ đắc
lực cho quá trình tổ chức quản lý điều hành và tổ chức sản xuất của công ty.
- Đặc biệt công ty có đội ngũ công nhân viên tâm huyết, gắn bó lâu dài với
công ty có năng lực và được đào tạo chính quy bàn bản. Đây chính là một
nhân tố tích cực đóng góp rất lớn vào sự phát triển của công ty.
- Trụ sở chính của công ty đặt tại nơi có phong thủy đẹp, các văn phòng chi
nhánh và xưởng sản xuất khác đặt tại những địa điểm thuận lợi về đường xá
giao thông, là những khu vực có ngành công nghiệp đang phát triển, du lịch
dần trở thành phổ biến; mặt khác lao động tại đó dồi dào với giá thuê tương
đối rẻ.
- Công ty có mối quan hệ hợp tác lâu dài và tốt đẹp không chỉ đối với các
khách hàng, nhóm nhà cung ứng, sản xuất và còn tạo dựng được lòng tin tốt
đẹp đốivới các Bộ, cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương về sản phẩm
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
42
giá cả hợp lý nhưng luôn đảm bảo chất lượng. Do đó, các sản phẩm của công
ty góp mặt trong nhiều lĩnh vực từ du lịch, hàng hải,
2.2.1.2 Khó khăn:
* Các yếu tố môi trường vĩ mô:
- Tình hình kinh tế vĩ mô: 2012 là năm chứng khiến hàng loạt doanh nghiệp
giải thể, phá sản. Bên cạnh việc tái cơ cấu, M&A, không ít các doanh nghiệp
gặp khó khăn phải tìm đến con đường giải thể, phá sản. Tình hình kinh tế
không mấy khả quan và có nhiều bất ổn, rủi ro khó lường trước cũng như
những biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ký kết những hợp đồng
kinh tế cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Lãi suất vay vốn
hợp lý chưa thực sự ổn định; việc tiếp cận để được hỗ trợ lãi suất vay vốn và
nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
khó khăn; môi trường pháp lý và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp
còn nhiều khe hở, bất cập… Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tang lên cho
thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát
triển mạnh nên người lao động không chịu ảnh thất nghiệp kép dài mà chấp
nhận công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh, họ dễ dàng
từ bỏ việc hiện tại để theo đuổi công việc mới gây khó khăn trong việc tổ
chức bộ máy lao động.
* Các yếu tố môi trường vi mô:
- Công ty cũng chưa có bộ phận quản lý tài chính chuyên biệt mà vẫn gộp
chung với bộ phận kế toán. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc
hoạch định, điều chỉnh chính sách tài chính của công ty.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là thị trường cạnh tranh tự do, có
nhiều công ty cùng hoạt động trên thị trường với các sản phẩm trên thị trường
tương đối đồng nhất, ít có sự khác biệt. Các sản phẩm của công ty trên thị
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
43
trường không chỉ với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh khác
mà còn chịu sức ép rất lớn từ sản phẩm có tính thay thế.
- Quy mô công ty chỉ ở mức trung bình với vốn điều lệ là 17.000.000 VNĐ do
đó chưa thâm nhập được vào nhiều phân khúc thị trường béo bở…
- Số lượng lao động trong công ty cònhạn chế, chất lượng lao động chỉ ở mức
trung bình, do đó với công nghệ ngày cang hiện đại thì đây là một bất lợi đối
với công ty trong việc tiếp cận khoa học công nghệ và mở rộng quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh.
2.2.2 Tình hình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH
Lương Giang
2.2.2.1Tình hình vốn kinh doanh
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2011 và
31/12/2012, ta xem xét tình hình biến động vốn kinh doanh năm 2012 của
công ty qua
Bảng 2.2.2.1 Tình hình biến động vốn kinh doanh năm 2012
Khái quát:
Qua bảng phân tích trên, nhận thấy, trong năm 2012, vốn kinh doanh của
công ty đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn:
-Về quy mô:
Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2012 đạt gần 38,221 tỷ đồng, giảm
khoảng 0,178 tỷ (tương đương với 0.46%) so với thời điểm cuối năm 2011.
Nguyên nhân do có sự thay đổi về quy mô vốn cố định và vốn lưu động.
+ Vốn cố định: tại thời điểm cuối năm 2012, vốn cố định của công ty đạt
15,271,860,065 đồng giảm 1,004,245,153 đồng so với cuối năm 2011, tương
ứng giảm 6.17 % làm cho vốn kinh doanh giảm một lượng tương ứng là
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
44
1,004,245,153 đồng. Nguyên nhân do trong năm 2012, công ty đã thanh lý
một số TSCĐ không cần dùng nữa đồng thời cũng tiến hành đầu tư thêm
TSCĐ mới đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo cho hoạt động sản
xuất kinh doanh vẫn diễn ra liên tục. Cùng với việc đưa TSCĐ vào phục vụ
hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng tiến hành hạch toán hao mòn
TSCĐ theo nguyên tắc và phương pháp đã đăng ký. Trong khi giá trị đầu tư
vào TSCĐ tăng một lượng tương đối nhỏ thì giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ
tăng cao (tăng cao hơn tổng gái trị đầu tư TSCĐ) do đó, làm cho vốn cố định
giảm. Đây cũng là một trong những biện pháp công ty thực hiện nhằm thu hẹp
quy mô sản xuất kinh doanh của mình trong điều kiện nền kinh tế chưa có dấu
hiệu khả quan và phục hồi chậm.
+ Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 2,948,879,010 đồng, tăng 3.76
% so với thời điểm cuối năm 2011, làm cho vốn kinh doanh tăng lên một lượng
tương ứng là 826,470,373 đồng. Tỷlệ tăng của vốn lưu động nhỏ hơn tỷ lệ giảm
của vốn cố định là nguyên nhân chính làm cho vốn kinh doanh giảm.
Quy mô vốn kinh doanh giảm là để thích ứng và là biện pháp an toàn đối
với công ty trong tình hình nền kinh tế 2012. Thu hẹp quy mô sản xuất kinh
doanh nhưng ở mức vừa phải vừa đảm bảo cho công ty duy trì năng lực sản
xuất đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng đồng thời duy trì khả
năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong việc chiếm lĩnh thị
trường nhưng cũng đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Về cơ cấu:
Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng đầu tư vào vốn luu động,
tỷ trọng vốn lưu động cuối năm 2012 đạt 60.04% (tăng 2.43%) so với thời
điểm cuối năm 2011. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh là sản xuất,
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04
45
thương mại và dịch vụ (trong đó, thương mại được ưu tiên hơn) thì cơ cấu
phân vổ vốn tập trung vào vốn lưu động như trên được coi là hợp lý. Năm
2012 là một năm khá khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhỏ,
do đó việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của công ty là điều tương đối
dễ hiểu.
+ Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2012 chiếm trên 60% tăng nhẹ so với
thời điểm cuối năm 2011. Cụ thể:
- Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn trên 60%, mặc
dù có xu hướng giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2011 nhưng vẫn ở mức
cao được coi là hợp lý khi quy mô sản xuất kinh doanh thu hẹp. Công ty dựa
vào các đơn đặt hàng và các hợp đồng thương mại đã ký với khác hàng từ đó
xây dựng kế hoạch dữ trữ hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng,
đồng thời tránh sự biến động giá của trang thiết bị, phụ tùng vì không chỉ mua
trong nước mà còn nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty không trích lập dự
phòng giảm giá hàng tồn kho cũng có thể chấp nhận được.
- Tiền mặt tồn quỹ tăng nhưng không đáng kể đủ đảm bảo thanh toán cho các
khoản nợ đến hạn.
- Nợ phải thu chiếm tỷ trọng 14.62% tại thời điểm cuối năm 2012 và có xu
hướng giảm do công ty thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt với khách
hàng, đẩy nhanh kỳ thu hồi nợ, giảm nguồn tiền bị chiếm dụng, đặc biệt trong
bối cảnh kinh tế 2012 là điều cần thiết.
+ Vốn cố định chiếm tỷ trọng gần 40% và có xu hướng giảm so với thời điểm
cuôi năm 2011. Trong đó, đầu tư vào tài sản cố định chiếm trên 80%. Công ty
trong năm 2012 có đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị và nhà xưởng phục
vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời thanh lý một số máy móc cũ.
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang
Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang

More Related Content

What's hot

Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nộiNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 

What's hot (20)

Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thépĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty Xây lắp và kết cấu thép
 
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa BìnhLuận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Hòa Bình
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDOĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động tại xí nghiệp TRUNGDO
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicemĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
 
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công ty thương mại và dịch vụ, HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty thiết bị giáo dục Hải Hà - Gửi miễn...
 
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
Xây dựng mô hình quản trị tiền mặt hiệu quả tại công ty cổ phần thương mại má...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nộiNâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty cổ phần kim khí hà nội
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điệnĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Hoá chất Vật liệu điện
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
 
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn HoaĐề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
Đề tài: Cải thiện tài chính tại công ty Thương mại Vận tải Văn Hoa
 
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đĐề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
Đề tài: Cải thiện tài chính công ty Dịch vụ Kĩ thuật Quốc Khánh, 9đ
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vận tải biển, 9đ
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty mayĐề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
Đề tài: Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty may
 

Similar to Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang (20)

Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Tổng công ty cổ phần Miền Trung - Gửi miễn ...
 
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công ty cổ phần dịch vụ na...
 
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sảnTăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Tăng cường quản trị vốn lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đLuận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
Luận văn: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Tiên Hưng, 9đ
 
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính XácHiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty công Nghiệp Chính Xác
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính của Công ty Xây dựng số 2
 
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
Đề tài: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH vận t...
 
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
Luận văn: Tăng cường quản trị vốn cố định tại công ty in Tài Chính - Gửi miễn...
 
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dungDe tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lựcĐề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
Đề tài: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xây lắp điện lực
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của công...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đĐề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn lưu động tại công ty cơ khí Z179, 9đ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty cáp điện Phú Thắng
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty cáp điện Phú ThắngĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty cáp điện Phú Thắng
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại Công ty cáp điện Phú Thắng
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty TNHH tranh đá quý, HAY
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Cổ phần Đầu tư TXT - Gửi mi...
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAYQuản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty xây dựng vận tải Kim Long, HAY
 
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
Quản trị vốn kinh doanh tại công ty thương mại Tân Khánh An, 9đ - Gửi miễn ph...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietNguyễn Quang Huy
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 

Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang

  • 1. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Kiều Thị Anh
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 ii MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1............................................................................................... 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................ 3 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................................... 3 1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của vốn kinh doanh .................. 3 1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh .................................................... 3 1.1.1.2 Thành phần vốn kinh doanh................................................... 4 1.1.1.2.1 Vốn cố định.......................................................................... 4 1.1.1.2.2 Vốn lưu động......................................................................... 6 1.1.1.3 Đặc trưng của vốn kinh doanh ................................................... 8 1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.................................... 10 1.1.2.2 Theo quan hệ sở hữu về vốn.................................................... 10 1.1.2.3 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn.................................. 11 1.1.2.4 Theo phạm vi huy động vốn .................................................... 14 1.2 HIỆU QUẢSỬ DỤNG VỐN KINH DOANHCỦA DOANH NGHIỆP. 15 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 15 1.2.2 Các chỉ tiêuđánhgiáhiệuquảsửdụngvốn kinhdoanhcủadoanhnghiệp .. 17 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp 17 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ................ 18 1.2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh............ 21
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 iii 1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh......... 22 1.2.4 Những nhântố chủ yếu ảnh hưởngđếnhiệuquảsửdụng vốn kinhdoanh 24 1.2.4.1 Những nhân tố khách quan..................................................... 24 1.2.4.2 Những nhân tố chủ quan ........................................................ 27 1.2.5 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp................................................................................... 28 CHƯƠNG 2............................................................................................. 31 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG.................................... 31 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG..................................... 31 2.1.1 Quá trình hình thành vàphát triển củacông tyTNHH LươngGiang ..... 31 2.1.2 Đặc điểm tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý:................................ 32 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. ....................... 34 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu........................... 38 2.2 TÌNH HÌNH VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KỊNH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG ......................... 40 2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công........................................ 40 2.2.1.1 Thuận lợi................................................................................. 40 2.2.1.2 Khó khăn:................................................................................ 42 2.2.2 Tình hình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Lương Giang.................................................................................................... 43 2.2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh ........................................................ 43 2.2.2.2 Tình hình nguồn vốn kinh doanh.............................................. 46
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 iv 2.2.2.3 Đánh giá chung về tình hình tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Lương Giang......................................................... 48 2.2.3 Tình hình quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định........ 49 2.2.3.1 Tình hình qunả lý và sử dụng vốn cố định................................ 49 2.2.3.2 Hiệu suất sử dụng vốn cố định.................................................. 55 2.2.4 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động................................. 58 2.2.4.1 Tình hình quản lý, sử dụng vốn lưu động ................................. 58 2.2.4.2 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động............................................... 66 2.2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh................................. 69 2.2.6. Đánh giámô hìnhtàitrợ vốnkinhdoanh tạicông tyTNHHLươngGiang77 2.2.7.Những thành tích đạt được trong việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Lương Giang trong năm 2012 ................................... 80 2.2.8.Một số tồn tại và nguyên nhân trong việc tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang .................................................. 82 CHƯƠNG 3............................................................................................. 84 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG..... 84 3.1 Định hướng phát triển của công ty TNHH Lương Giang trong thời gian tới............................................................................................................ 84 3.1.1 Bối cảnh kinh tế -xã hội trong và ngoài nước................................ 84 3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty............................ 85 3.2 Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH Lương Giang ........................................ 87 3.2.1 Chủ động điều chỉnh cơ cấu vốn và nguồn vốn theo hướng phù hợp với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp ........................................... 88
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 v 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài sản cố định, vốn cố định . 90 3.2.3 Tăng cường quản lý vốn bằng tiền và đảm bảo khả năng thanh toán 93 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho..................................... 95 3.2.5 Nâng cao chất lượng sản phẩm- dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm...... 97 3.2.6 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường......... 99 KẾT LUẬN.............................................................................................102
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. H’- T’: Hàng – Tiền 2. SLĐ: Sức lao động 3. SX: Sản xuất 4. T- H: Tiền - Hàng 5. TLSX: Tư liệu sản xuất 6. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 7. TSCĐ: Tài sản cố định 8. VCĐ: Vốn cố định 9. VKD: Vốn kinh doanh 10. VLĐ: Vốn lưu động
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 1 LỜI MỞ ĐẦU Vốn là một phạm trù kinh tế, là điều kiện tiên quyết cho bất cứ doanh nghiệp, ngành nghề kinh tế kỹ thuật, dịch vụ nào trong nền kinh tế. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh được, doanh nghiệp cần phải nắm giữ một lượng vốn nhất định nào đó. Số vốn này thể hiện giá trị toàn bộ tài sản và các nguồn lực của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy vốn kinh doanh có vai trò quyết định trong việc thành lập, hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra sức sinh lời cao từ mỗi đồng vốn bỏ ra mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong ngành. Ngược lại sẽ lãng phí vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, kéo dài chu kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh và sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả, tận dụng những nguồn lực hiện có làm thế mạnh riêng tạo nên lợi thế cạnh tranh của mình. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân thì ngành sản xuất các trang thiết bị, phụ tùng phục vụ ngành hàng hải, du lịch, giải trí cũng không ngừng phát triển góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp ở nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn kinh doanh cũng như ảnh hưởng của công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua thời gian thực tập tại công ty TNHH Lương Giang, được các anh chị và cô chú trong công ty tạo điều kiện giúp đỡ và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài : “Vốn kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 2 dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty TNHH Lương Giang - Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty TNHH Lương Giang. Luận văn của em chỉ nghiên cứu trong phạm vi công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty và trình bày theo hướng vận dụng những lý luận chung đã được trang bị về vốn kinh doanh vào việc đánh giá công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tại công ty; chỉ ra những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại, nguyên nhân cần khắc phục, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty. Do trình độ nhận thức về lý luận và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi sơ xuất, rất mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý công ty và các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Hà đã tận tình hướng dẫn và trang bị cho em những lý luận làm nền tảng để em có thể hoàn thành luận văn của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú trong Công ty TNHH Lương Giang đã giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ bảo cho em rất nhiều trong quá trình thực tập tại công ty.
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc trưng của vốn kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm về vốn kinh doanh Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao hay thuộc chế độ chính trị- xã hội như thế nào. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì hơn bao giờ hết doanh nghiệp phải ý thức được giá trị nội tại cũng như những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Mọi hoạt động của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào về bản chất đều nhằm giải quyết những nhu cầu của thị trường nhằm mưu cầu lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. để thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp cần phải ứng ra một lượng tiền nhất định để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, … phù hợp với quy mô và điều kiện của doanh nghiệp. Vậy vốn là gì? Vốn là một trong ba yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất kinh doanh không chỉ của doanh nghiệp mà còn của toàn xã hội. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa theo một vòng tuần hoàn từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại chuyển về hình thái ban đầu là tiền.
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 4 TLSX T-H ... SX- H'- T’ (T’ > T) SLĐ Quá trìnhsản xuất kinh doanhdiễn ra một cáchthườngxuyên, liên tục do đó, sự vận động của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, vận động không ngừng lặp đi lặp lại theo sự tuần hoàn đó tạo nên sự chu chuyển của vốn kinh doanh. Như vậy, có thể rút ra rằng: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. Vốn kinh doanh không chỉ là một trong ba yếu tố đầu vào cơ bản, là điều kiên tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà còn là yếu tố quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.1.2 Thành phần vốn kinh doanh Để quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả thì điều cần thiết là phải phân lại vốn kinh doanh. Dựa vào đặc điểm chu chuyển vốn, vốn kinh doanh bao gồm hai thành phần sau: Vốn cố định và vốn lưu động. 1.1.1.2.1 Vốn cố định  Khái niệm vốn cố định (VCĐ) Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết doanh nghiệp phải có được những tài sản cố định cần thiết như máy móc thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc,… phù hợp với đặc điểm ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của mình thong qua việc đầu tư mua sắm hay thuê tài chính. Số vốn tiền tệ nhất định mà doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành nên những tài sản cố định đó được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện cũng như đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh mà số vốn cố định mỗi doanh nghiệp bỏ ra là khác nhau. Do đó, quy mô của vốn
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 5 cố định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy mô, tính đồng bộ cảu tài sản cố định cũng như trình độ trang bị máy móc thiết bị, công nghệ và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.  Đặc điểm của vốn cố định Trongquátrìnhthamgia vào hoạtđộngsảnxuấtkinh doanh, vốn cố định thực hiện chu chuyển giá trị của nó, sự chu chuyển này có những đặc điểm sau:  Vốn cố định chu chuyển giá trị từng phần dần dầnvà được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh  Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển. Sự chu chuyển của vốn cố định chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn về thời gian: có thời gian sử dụng từ một năm trở lên - Tiêu chuẩn về giá trị: phải có giá trị lớn (mức giá trị cụ thể được Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ). Tài sản cố định được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, phụ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Theo đó, TSCĐ được phân loại theo các tiêu thức sau:  Theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế: - TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh bao gồm: nhà cửa, vật kiến trúc; máy móc, thiết bị; phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; thiết bị, dụng cụ quản lý; vườn cây lâu năm… - TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 6 sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ… bao gồm: quyền sử dụng đất có thời hạn, phát minh, bằng sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, phần mềm máy vi tính,…  Theo mục đích sử dụng: - TSCĐ dung cho mục đích sản xuất kinh doanh - TSCĐ dung cho mục đích phúc lợi, quốc phòng an ninh, sự nghiệp…  Theo tình hình sử dùng: - TSCĐ đang sử dùng - TSCĐ chưa cần dùng - TSCĐ không cần dùng và chờ xử lý Những tài sản cố định của doanh nghiệp đều có giá trị lớn và sử dụng trong một thời gian dài, trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh chúng bị hao mòn cả về hữu hình lẫn vô hình. Giá trị của TSCĐ theo đó được dịch chuyển từng phần vào giá trị của sản phẩm. Vốn cố định vì thế cũng được tách ra thành hai phần: một phần gia nhập vào chi phí sản xuất dưới hình thức chi phí khấu hao tương ứng với phần hao mòn của TSCĐ, phần còn lại cố định trong TSCĐ.  Vốn cốđịnh chỉhoànthànhmộtvòngchu chuyển khi tái sản xuất được tài sản cốđịnh vềmọimặtgiátrị, tứclà sau khiđã thuhồiđủ tiền khấu hao TSCĐ. 1.1.1.2.2 Vốn lưu động  Khái niệm vốn lưu động Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc đầu tư hình thành các TSCĐ thì doanhnghiệp cũngcần thiết phải có các tài sản lưu động phục vụ quá trìnhsản xuất kinh doanh. Đó là: nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, vốn bằng tiền, hàng tồn kho hay vốn trong thanh toán… Nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định được hình thành từ một số vốn tiền tệ nhất định mà doanh nghiệp bỏ ra ban đầu và
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 7 bổ sung thường xuyên trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Số vốn tiền tệ đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục.  Đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động được ví như dòng máu tuần hoàn trong cơ thể con người có lẽ bởi sự tương đồng về sự tuần hoàn và tính cần thiết của vốn lưu động đối với doanh nghiệp. Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa lần lượt qua các hình thái khác nhau lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo nên sự chu chuyển của vốn lưu động. vốn lưu động chu chuyển không ngừng trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó tại một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thái khác nhau trong giai đoạn mà vốn đi qua. Vốn lưu động có các đặc điểm sau:  Vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình chu chuyển qua từng giai đoạn. các giai đoạn của sự tuần hoàn đó không tách rời nhau mà có sự đan xen chặt chẽ  Vốn lưu động chuyển dịch toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh  Vốn lưu động luân chuyển nhanh, hoàn thành một vòng chu chuyển sau một chu kỳ kinh doanh. Trongcơ chếtự chủ và tự chịu tráchvề nhiệm tài chính, sựvận động củavốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất. việc đầu tư, quản lý và sửdụng vốn lưu độngcó hiệu quả sẽ làm tăng tốc độ chu
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 8 chuyển của vốn luu động, tăng hiệu suấtsử dụng vốn, giúp cho quá trình tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp hiệu quả, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.  Phân loại vốn lưu động: Vốn lưu động có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau:  Theo hình thái biểu hiện: - Vốn bằng tiền và các khoản phải thu: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản phải thu khách hàng… - Vốn về hàng tồn kho: vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật đóng gói, vốn công cụ dụng cụ, vốn sản phẩm dở dang, vốn về chi phí trả trước, vốn thành phẩm  Theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: vốn nguyên, nhiên vật liệu chính; vốn vật liệu phụ; vốn nhiên liệu; vốn phụ tùng thay thế; vốn vật đóng gói; vốn công cụ dụng cụ nhỏ - Vốn lưu động trong khâu trực tiếp sản xuất: vốn về sản phẩm đang chế tạo, vốn về chi phí trả trước ngắn hạn - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: vốn thành phẩm, vốn bằng tiền, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, cho vay ngắn hạn… 1.1.1.3 Đặc trưng của vốn kinh doanh Trong nền kinh tế thị trường, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, vốn là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định đến sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, để có thể quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả vốn kinh doanh thì việc ý thức được những đặc trưng của vốn kinh doanh là vô cùng cần thiết. Vốn kinh doanh có các đặc trưng sau:  Vốn kinh doanh đại diện cho một lượng tài sản nhất định có thật. Vốn được biểu hiện là giá trị toàn bộ các tài sản có trong doanh nghiệp bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình. cùng với sự phát triển như vũ bão của
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 9 khoa học công nghệ và sự phát triển của nền kinh tế thị trường trong tiến trình toàn cầu hóa, các tài sản vô hình ngày càng đa dạng và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra giá trị doanh nghiệp như : nhãn hiệu, thương hiệu, bằng phát minh sang chế, bí quyết công nghệ,…  Vốn luôn vận động liên tục không ngừng theo vòng tuần hoàn nhất định tạo nên sự chu chuyển của vốn. Vốn phải được vận động để sinh lời tạo ra những giá trị thặng dư mới đạt được mục tiêu kinh doanh tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.  Trong quá trình luân chuyển, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau nhưng điểm xuất phát và điểm kết thúc của vòng tuần hoàn chu chuyển vốn đều được biểu hiện dưới dạng vốn bằng tiền, lượng giá trị tạo ra sau cùng (T’) bao giờ cũng lớn hơn lượng giá trị bỏ ra ban đầu (T).  Vốn phải được tích tụ và tập trung đến một giới hạn nhất định mới có thể phát huy tác dụng. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn thì năng lực tài chính của doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp khác có số vốn ít hơn nhưng tương đồng về các điều kiện còn lại. Quy mô vốn càng lớn mang lại cho doanh nghiệp cơ hội và năng lực cạnh tranh càng lớn trên thị trường. Đó là cơ sở để tăng quy mô lãi và phát triển một cách bền vững.  Vốn có giá trị theo thời gian, sở dĩ vì vốn đều là lượng tiền nhất định do doanh nghiệp bỏ ra ban đầu để hình thành nên các tài sản tham gia và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, tiền có giá trị theo thời gian, do đó vốn cũng có giá trị theo thời gian. Một đồng vốn bỏ ra hôm nay có giá trị khác so với một đồng vốn bỏ ra ngày mai. Chính vì vây, việc doanh nghiệp biết chớp lấy thời cơ đầu tư vốn một cách đúng đắn và kịp thời sẽ mang lại hiểu quả cao.
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 10  Vốn luôn gắn liền với chủ sở hữu nhất định. Do đó, khi sử dụng vốn luôn phải ý thức được đặc trưng này để lựa chọn cũng như xác định chi phí sử dụng vốn từ đó tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một “hàng hóa đặc biệt” do có sự tách bạch giữa quyền sử dụng và quyền sở hữu. Đặc trưng này ảnh hưởng đến quyết định huy động vốn của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn kinh doanh. 1.1.2 Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động sử dụng vốn từ nhiều nguồn khác nhau hay nói cách khác là từ nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Để có thể tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp và hiệu quả thì việc phân loại nguồn vốn là vô cùng cần thiết. tùy theo yêu cầu quản lý mà nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. 1.1.2.2 Theo quan hệ sở hữu về vốn Theo tiêu thức phân loại này thì nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Ta có: Giá trị tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả.  Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, nó cho biết quy mô sản nghiệp của các chủ sở hữu doanh nghiệp. Vốn chủ sở
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 11 hữu bao gồm: vốn chủ sở hữu bỏ ra ban đầu và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh (lợi nhuận để lại). Tại một thời điểm, vốn chủ sở hữu có thể được xác định bằng công thức sau: Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả.  Nợ phải trả là biểu hiện bằng tiền của các nghĩa vụ tài chính và nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các chủ thể kinh tế khác như: các khoản phải trả cho nhà cung cấp, phải trả người lao động, nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước… Khi sử dụng nguồn vốn vay này, doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định cho việc sử dụng nó gọi là chi phí sử dụng vốn vay. Điều này làm tăng gánh nặng nợ và áp lực thanh toán cho doanh nghiệp, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn vay thấp hơn chi phí sử dụng vốn chủ đồng thời nhận được lợi ích từ “tấm lá chắn thuế” do đó, nguồn tài trợ từ các khoản vay nợ vẫn là chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp khi cần vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hay tích luỹ vốn để tái sản xuất mở rộng qui mô hoạt động. Đây là cách phân loại hết sức cơ bản nhưng cũng rất quan trọng, giúp doanh nghiệp xác định được cơ cấu nguồn vốn tối ưu, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý để tạo điều kiện tiền đề cho việc quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất. 1.1.2.3 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn Dựa vào tiêu thức này, nguồn vốn được chia thành: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 12  Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh như mua sắm đầu tư hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên. Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức: Nguồn vốn thường xuyên của DN = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Hoặc: Nguồn vốn thường xuyên của DN = Giá trị tổng tài sản của doanh nghiệp - Nợ ngắn hạn Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp, ta còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định và có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ Tài sản lưu động Tài sản cố định Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 13 tài sản lưu động thường xuyên tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp). Nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm được xác định theo công thức: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên - Giá trị còn lại của TSCĐ và TS dài hạn khác Hoặc: Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Ta có thể xem xét rõ hơn nguồn vốn lưu động thường xuyên qua sơ đồ sau: Nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ tạo ra một mức độ an toàn cho doanh nghiệp trong kinh doanh, làm cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo vững chắc hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng nguồn Tài sản lưu động Tài sản cố định Nợ ngắn hạn Nợ trung và dài hạn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên của DN Nguồn VLĐ thường xuyên
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 14 vốn lưu động thường xuyên để đảm bảo cho việc hình thành tài sản lưu động thì doanh nghiệp phải trả chi phí cao hơn cho việc sử dụng vốn. do vậy, đòi hỏi người quản lý doanh nghiệp phải xem xét tình hình thực tế của doanh nghiệp để có quyết định phù hợp trong việc tổ chức vốn.  Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng được để đáp ứng các nhu cầu phát sinh tạm thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn này thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng của người lao động và của nhà cung cấp… Cách phân loại này giúp nhà quản trị doanh nghiệp xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh, đồng thời xác định nhu cầu vốn để có chính sách tổ chức và sử dụng vốn một cách hợp lý. 1.1.2.4 Theo phạm vi huy động vốn Căncứvào phạmvihuy độngvốn, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các nguồn tài trợ khác nhau đó là: nguồn vốn nội sinh và nguồn vốn ngoại sinh.  Nguồn vốn nội sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên trong): là những nguồn tài trợ có thể huy động được từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra, nó phản ánh khả năng tự tài trợ cho đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. Nguồn vốn này thường bao gồm: + Lợi nhuận giữ lại tái đầu tư + Khấu hao tài sản cố định + Tiền từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, vật tư không cần dùng nữa.
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 15  Nguồn vốn ngoại sinh (hay còn gọi là nguồn vốn bên ngoài): là những nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động được vào đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh từ các nguồn chủ yếu sau: + Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác + Vay người thân (đôi với doanh nghiệp tư nhân) + Phát hành cổ phiếu, trái phiếu + Thuê tài sản + Tín dụng thương mại nhà cung cấp + Gọi góp vốn liên doanh, liên kết… Việc phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được những điểm lợi cũng như bất lợi của các nguồn tài trợ, từ đó đánh giá lựa chọn nguồn tài trợ thông qua xem xét chi phí sử dụng vốn và các đặc điểm của từng nguồn. 1.2 HIỆUQUẢSỬ DỤNG VỐNKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP 1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời cũng như là yếu tố cơ bản trong việc quyết định đến hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp muốn có thể trụ vững và sinh tồn thì phải đảm bảo được quy mô lãi ngày càng lớn, quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng, bành trướng thị trường và chiếm lĩnh các kênh phân phối. Về cơ bản và lâu dài, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều vì mục tiêu lợi nhuận, tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 16 mục tiêu đó, doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ các yếu tố cả về nhân lực, vật lực và trí lực một cách có hiệu quả. Vốn là điều kiện vô cùng cần thiết, tuy nhiên việc sử dụng vốn như thế nào để đạt hiệu quả mới là điều cấp thiết quan trọng. Vậy, hiệu quả sử dụng vốn là gì? Nói đến hiệu quả, có thể hiểu rằng: hiệu quả của bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng đều thể hiện mối quan hệ giữa “kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra”. Hiệu quả kinh doanh = Kết quả sản xuất Chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với tổng chi phí thấp nhất. Như vậy, có thể hiểu: Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù phức tạp, có liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất, do vậy, trong quá trình khai thác và sử dụng vốn người quản trị doanh nghiệp cần phải ý thức được: Thứ nhất, đảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng một cách hợp lý, có khoa hóc tránh tình trạng lãng phí vốn, ứ đọng vốn. Thứ hai, phải huy động được vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thứ ba, có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 17 1.2.2 Các chỉtiêuđánh giá hiệuquả sửdụng vốnkinh doanh của doanhnghiệp 1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp * Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. * Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. * Hàm lượng vốn cố định: Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn cố định. * Hệ số huy động vốn cố định: Hệ số huy động VCĐ trong kỳ = Số VCĐ đang dùng trong HĐKD Số VCĐ hiện có trong DN Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số vốn cố định được tính trong
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 18 công thức trên được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. * Hệ số hao mòn tài sản cố định: Hệ số hao mòn tài sản cố định = Tổng số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế Nguyên giá TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ so với thời điểm được đầu tư mua sắm hình thành ban đầu. 1.2.2.2Cácchỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn lưu động * Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà quy trình luân chuyển và thời gian luân chuyển của vốn lưu động khác nhau. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm phản ánh hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển VLĐ được phản ánh qua hai chỉ tiêu: số vòng luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ. - Số vòng luân chuyển vốn lưu động: Số vòng luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ = Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêunày phảnánh số vòngluân chuyểnvốnlưu đọnghay số vòng quay mà vốn lưu động thực hiện được trong một thời gian nhất định thường là một năm.
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 19 - Kỳ luân chuyển vốn lưu động: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Số vòng luân chuyển VLĐ = Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ x Số ngày trong kỳ Tổng mức luân chuyển VLĐ (Doanh thu thuần bán hàng) Chỉ tiêu này cho biết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển phải mất bình quân bao nhiêu ngày hay thời gian cần thiết để VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển trong kỳ. Kỳ luân chuyển VLĐ tỷ lệ nghịch với số vòng luân chuyển VLĐ. Do đó doanh nghiệp cần thiết phải rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ để tăng số vòng luân chuyển của VLĐ trong kỳ hay đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ. * Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn (VTK): phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo). VTK = M1 360 x (K1 – K0) = M1 L1 - M1 L0 Trong đó:  M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh  K1, K0 là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc  L1, L0 là số vòng luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc * Hàm lượng vốn lưu động: Hàm lượng vốn lưu động = Số VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 20 Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. * Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, hàng tồn kho quay được mấy vòng. * Kỳ hạn tồn kho bình quân: Kỳ hạn tồn kho bình quân = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho = Trị giá hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán x Số ngày trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán hay số ngày tồn kho bình quân. * Vòng quay nợ phải thu (số vòng thu hồi nợ): Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần Nợ phải thu bình quân Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ nợ phải thu quay được mấy vòng. * Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Nợ phải thu bình quân Doanh thu thuần x Số ngày trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, để thu hồi được nợ mất bao nhiêu ngày.
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 21 1.2.2.3 Cácchỉ tiêu đánhgiá hiệu quả sử dụng vốn kinhdoanh  Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh: Vòng quay toàn bộ VKD = Doanh thu thuần trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, vốn kinh doanh của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyên vốn kinh doanh càng nhanh và ngược lại. khi doanh nghiệp đẩy nhanh số vòng quay toàn bộ vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng vốn. cùng với một lượng vốn kinh doanh bỏ ra là như nhau, nếu doanh nghiệp nào có số vòng quay vốn cao hơn, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn cao hơn sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để thu được kết quả kinh doanh cao hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn hơn.  Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE): ROAE= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh: một đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư cảu doanh nghiệp.  Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh (TSV) TSV = Lợi nhuận trước thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.  Tỷ suất sinh lời tài chính (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh) ROA:
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 22 ROA = Lợi nhuận sau thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE): ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực. thực tế thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và không phải lúc nào tỷ suất này cao cũng là điều tốt cho doanh nghiệp. 1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Ba câu hỏi mà bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải trả lời khi bước vào sân chơi của những nhà kinh doanh đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất bao nhiêu? Mỗi sự lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của khách hàng là một tấm lá phiếu bằng tiền quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, cuộc chơi của những người làm kinh doanh không đơn thuần chỉ trả lời ba hỏi đó nữa mà còn đòi hỏi doanh nghiệp nào muốn trụ lại và phát triển phải có những đột phá trong công nghệ, trong sản phẩm, trong chất lượng dịch vụ cung cấp… Sân chơi ngày càng khốc liệt hơn, kẻ thắng tiếp tục đứng vững và ngày càng bành trướng thị trường còn kẻ thua cuộc sẽ nhận thất bại và cay đắng chìm trong vũng bùn đổ nát chấm dứt sự nghiệp của mình. Thương trường như chiến trường, vì vậy, một doanh nghiệp khôn ngoan là doanh nghiệp biết tận dụng những điểm mạnh, cơ hội của mình, biết tổ chức, quản lý và sử dụng những nguồn lực sẵn có một cách tốt nhất. Một trong những công
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 23 cụ mà doanh nghiệp nào biết tận dụng sẽ trỏ thành lợi thế và điểm tựa vững chắc cho sự lớn mạnh và phát triển sau này đó là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh- một nguồn lực mà đối với doanh nghiệp nào cũng là điều kiện tiên quyết hàng đầu. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào dù là loại hình gì, kinh doanh trong lĩnh vực nào dều tìm mọi cách để không ngừng tăng quy mô lãi, tối thiểu các khoản chi phí bỏ ra. Hay nói cách khác là tạo ra dòng lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là vô cùng cần thiết xuất phát từ những lý do sau: Thứ nhất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Cùng quy mô và các điều kiện khác như nhau nhưng nếu doanh nghiệp nào biết quản lý và sử dụng vốn hiệu quả hơn có nghĩa là đẩy nhanh được vòng quay vốn, tăng tốc độ chu chuyển vốn, để vốn vận động một cách liên tục, han chế ứ đọng vốn, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn… thì đó sẽ là động lực và đòn bẩy mạnh mẽ cho việc tăng lợi nhuận, giảm thiểu chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay. Sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh sẽ là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp có thể đi tắt đón đầu, không ngừng bành trướng thị trường, làm chủ các kênh phân phối sản phẩm, khắc họa sản phẩm trong tâm trí khách hàng một cách tốt nhất. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã thành công.
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 24 Thứ ba, xuất phát từ thực trạng tình hình nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012 khá ảm đạm, đối mặt với tình trạng phá sản và giải thể của hàng loạt doanh nghiệp. Yêu cầu cấp thiết đặt ra là các doanh nghiệp phải tự cứu sống mình chứ không được trông chờ vào những gói cứu trợ của Nhà nước. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết và cốt yếu là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 1.2.4 Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sửdụng vốn kinh doanh 1.2.4.1 Những nhân tố khách quan  Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay thì việc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được tôn trọng nhưng vai trog quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Một mặt với các chính sách kinh tế, tài chính như các chính sách khuyến khích đầu tư và những vùng, ngành kinh tế trọng điểm hay những vùng ngành cần phát triển; các chính sách về thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hay các chế độ tài chính khác như chế độ khấu hao TSCĐ….có tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách này tạo ra khung pháp lý giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.  Tình trạng của nền kinh tế: Doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh là một thành phần của nền kinh tế, tình trạng cũng như các yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 25 thuật của nền kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghệp. Một nền kinh tế tăng trưởng khỏe mạnh, với những dấu hiệu tích cực sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tích lũy vốn để đầu tư và tái sản xuất mở rộng. những cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thong cận tải, hệ thống thông tin liên lạc,… nếu phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, mở rộng địa bàn, kênh phân phối sản phẩm,… Ngược lại, một nền kinh tế đầy những biến động bất thường với những bất ổn của chính trị, khủng hoảng kinh tế, lạm phát, suy thoái…hay hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư hay ra quyết định mở rộng sản xuất. Tốt hơn hết là doanh nghiệp cần nhanh chóng thoái vốn đầu tư, đảm bảo an toàn đợi khi nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục thì mới tiếp tục bỏ vốn.  Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Nó quyết định đến việc lựa chọn phương thức huy động vốn từ nguồn vốn vay, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn cảu doanh nghiệp. mặt khác, lãi suất còn ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng mà điều này ảnh hưởng đến quyết định sản xuất cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. khi lãi suất thị trường tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, số tấm lá phiếu bằng tiền họ bỏ ra để mua sản phẩm của doanh nghiệp giảm đi nhanh chóng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần thu hẹp quy mô kinh doanh, thoái vốn đầu tư vào sản xuất và ngược lại.
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 26  Yếu tố lạm phát: Lạm phát có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Lạm phát luôn đi cùng với tăng trưởng. một nền kinh tế phát triển luôn đi kèm với yếu tố lạm phát, nhưng lạm phát phải ở mức độ chấp nhận được. Lạm phát quá cao sẽ đẩy giá bán của doanh nghiệp cũng như giá các yếu tố đầu vào tăng cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Đầu vào gặp biến động về giá còn đầu ra lại gặp khó khăn trong việc giải quyết thị trường làm cho tình tạng tài chính cảu doanh nghiệp căng thẳng. nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp cần thiết nhanh chóng thoái vốn thì nguy cơ thất thoát vốn là không thể tránh khỏi vì nhu cầu về vốn kinh doanh tăng lên trong khi kết quả kinh doanh lại không ổn định.  Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp luôn gắn liền với hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống trung gian tài chính. Doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn tài trợ từ thị trường tài chính đồng thời cũng có thể đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi của mình vào các lĩnh vực khác nhau để sinh lời. sự phát triển của thị trường tài chính tạo điều kiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa phương thức huy động vốn từ đó tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận những nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.  Rủi ro trong kinh doanh: Đây là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ quyết định đầu tư nào của doanh nghiệp. doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận đạt được vì ở đâu tỷ suất sinh lời càng cao thì rủi ro càng lớn, vì vậy việc lựa
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 27 chọn phương thức huy động vốn cũng như quyết định đầu tư sử dụng vốn phải được xem xét cẩn trọng cân nhắc để hiệu quả sử dụng vốn là cao nhất trong điều kiện rủi ro chấp nhận được. 1.2.4.2 Những nhân tố chủ quan  Trình độ quản lý và tư duy nhà quản trị cũng như trình độ tay nghề của người lao động: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức huy động cũng như cách thức sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Nếu người quản trị biết xác định đúng nhu cầu vốn, lựa chọn đúng phương thức huy động tài trợ vốn cho phương án đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những ưu điểm mà nguồn tài trợ đó mang lại đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn. đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn tay nghề được đào tạo sẽ giúp tăng năng suất lao động, khai thác có hiệu quả tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí. Từ đó giúp cho việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh tình trạng lãng phí hay thất thoát vốn. như vậy, việc xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động là điều cần thiết, khuyến khích người lao động tích cực sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mang lại lợi nhuận cao đồng thời sử dụng nguồn lực trong doanh nghiệp một cách hiệu quả.  Sự hợp lý giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn: Một cơ cấunguồn vốn tốiưu là cơ cấuvốn mà doanhnghiệp vừa có thể tốiđa hóa lợi nhuận đạt được vừa tối thiểu hóa chi phí phải bỏ ra. Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý là điều mà doanh nghiệp nào cũng hướng tới. tùy vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật ngành nghề kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ xây dựng cơ
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 28 cấu vốnsao cho có thể khai thác, phân bổ và sử dụng mọi nguồn lực một cách hiệu quả nhất, tạo ra lợi nhuận cao nhất từ những đồng vốn bỏ ra ít nhất.  Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn thì số vòng quay vốn càng nhiều, tốc độ luận chuyển vốn càng cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra sinh lời được càng nhiều, vốn được khai thác sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, chu kỳ kinh doanh càng kéo dài thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, vốn thu hồi chậm và có thể mất vốn, thất thoát vốn thậm chí không thu hồi được. 1.2.5 Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả trở thành vấn đề quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Để vốn kinh doanh luôn phát huy hết vai trò của nó trong quá trình luân chuyển, đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chính sách đầu tư, quản lý và sử dụng tài sản một cách có hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kịnh doanh. Tùy vào từng điều kiện cụ thể về tình hình kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp áp dụng cho mình những biện pháp khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Chủ động điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh cũng như điều kiện tài chính của doanh nghiệp.  Đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư dựa trên việc xem xét tình hình kinh doanh hiện tại, tính khả thi của dự án đầu tư, những yếu tố có thể ảnh
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 29 hưởng đến khả năng và các cơ hội đầu tư trong tương lai, đồng thời thẩm định dự án đầu tư một cách khách quan để ra quyết định đầu tư mang tính chiến lược cho doanh nghiệp. từ đó ra quyết định lựa chọn phương thức huy động vốn cho dự án đầu tư đó, đảm bảo đầu tư hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thu hồi vốn nhanh và mang lại lợi ích trong tương lai.  Thực hiện chặt chẽ việc theo dõi, quản lý những tài sản hiện có trong doanh nghiệp. Theo dõi chi tiết những tài sản về mức độ khai thác sử dụng, mức độ hao mòn. Lập hồ sơ chi tiết cho từng tài sản, giám sát việc sử dụng tài sản, có những biện pháp sửa chữa bảo dưỡng đối với tài sản nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Thường xuyên kiểm kê, đánh giá lại tài sản cuối kỳ, gắn trách nhiệm sử dụng tài sản với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Tổ chức tốt từ khâu lập kế hoạch sản xuất tới khâu sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất, các bộ phận trong doanh nghiệp,  Lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao hợp lý. Chi phí khấu hao TSCĐ được coi là chi phí hợp lý khi xác định kết quả kinh doanh, do đó cần phải lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý nhằm đảm bảo thu hồi đủ và kịp thời số vốn đầu tư hình thành TSCĐ bỏ ra ban đầu. Đồng thời sử dụng quỹ khấu hao hợp lý trong việc tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.  Chủ động áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện tốt hiện đại hóa TSCĐ, thường xuyên đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất… tăng cường năng lực sản xuất của TSCĐ, tạo cơ sở nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và kênh phân phối sản phẩm.  Doanh nghiệp được quyền cho thuê, thanh lý nhượng bán những TSCĐ không cần thiết đưa vào sử dụng hoặc không cần dùng nữa nhưng phải đảm
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 30 bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong việc sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: trích lập các quỹ dự phòng tài chính, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu…  Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với người lao động hợp lý, có chính sách khen thưởng và phạt vật chất trong việc bảo quản và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, tăng cường ý thức trách nhiệm của từng bộ phận trong doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản.  Tăng cường và phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn từ việc xác định nhu cầu vốn, cho tới việc lựa chọn nguồn huy động, tổ chức thực hiện sử dụng, thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG 2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG 2.1.1Quá trìnhhìnhthành và phát triển của công ty TNHH Lương Giang – Giới thiệu về công ty: Tên công ty: Công ty TNHH Lương Giang Giám đốc hiện tại: Lương Quốc Thịnh Địa điểm: Trụ sở chính: Số 14, ngõ 282, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: 04. 37591491 Fax: 04. 37541492 Email: luonggiang@vnn.vn Website: http://www.luonggiang.com Giấy đăng ký kinh doanh: số 0102014137 Đăng ký lần đầu: ngày 17 tháng 09 năm 2004 Đăng ký thay đổi: ngày 01 tháng 08 năm 2008 Vốn điều lệ: 17.000.000.000 VND Người đại diện theo pháp luật: Ông Lương Quốc Thịnh – Quá trình hình thành và phát triển công ty TNHH Lương Giang
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 32 Công ty thành lập ngày 17 tháng 9 năm 2004 với trụ sở đầu tiên tại 11 Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội. Giám đốc đầu tiên là: Bà Nguyễn Thị Vân Anh Phó giám đốc thường trực: Ông Lương Quốc Thịnh Từ khi thành lập năm 2004 đến nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn từ 2004-2005:Công ty hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch của Giám đốc với nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu các thiết bị xuồng về lắp ghép và sửa chữa. Giai đoạn từ 2005- 2006: Công ty tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực nhập khẩu các nguyên liệu xuồng máy và lắp ghép phục vụ hoạt động trong nước, bước đầu làm quen với việc tự làm hoạt động kinh doanh và khai thác địa bàn hoạt động trên toàn quốc. Đây là giai đoạn có nhiều biến chuyển tích cực trong hoạt động của công ty. Giai đoạn từ 2006- 2007: Công ty tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ sửa chữa đồng thời xuất khẩu xuồng máy, thuyền tới một vài quốc gia lân cận. Giai đoạn từ 2008 tới nay: Bổ xung và điều chỉnh đăng ký kinh doanh: 01 tháng 8 năm 2008. Công ty tiếp tục thâm nhập vào thị trường nội địa và thị trường khu vực, dần dần khẳng định thương hiệu của mình với những sản phẩm không chỉ giá cả hợp lý mà còn đi kèm với lời cam kết về chất lượng sản phẩm. 2.1.2 Đặc điểm tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý:  Tổ chức bộ máy quản lý công ty
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 33 Đối với mỗi doanh nghiệp, việc tổ chức xây dựng cho mình một bộ máy quản lý không chỉ mạnh về năng lực quản lý chuyên môn mà còn giúp xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp, nâng cao những giá trị cốt lõi bên trong doanh nghiệp đó là điều vô cùng quan trọng. một bộ máy quản lý tốt không chỉ gọn nhẹ mà còn phải biết phối hợp ăn ý, nhuần nhuyễn với nhau trong một tổng thể, từ đó mới giúp doanh nghiệp quản trị và đưa ra những quyết định đúng đắn mang tính chiến lược ảnh hưởng đến thành bại của doanh nghiệp. ý thức được tầm quan trọng đó, Công ty TNHH Lương Giang đã xây dựng bộ máy quản lý theo Luật Doanh nghiệp của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sơ đồ nhân sự/ tổ chức của Công ty được trình bày trong Biểu 2.1.2 Sơ đồ bộ máy quản lý Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận (Văn phòng Hà Nội): - Ban giám đốc: Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. - Phòng tài chính kế toán : có chức năng quản lý tài chính của công ty, tham mưu cho Ban giám đốc về các kế hoạch huy động vốn, theo dõi tình hình biến động của tài sản, các khoản phải thu, phải trả. Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán một cách khoa học, đúng chế độ của pháp luật và quy định về tài chính kế toán. - Phòng kinh doanh: có chức năng tìm hiểu thị trường, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, những bạn hàng tin cậy, phù hợp; thiết lập và duy trì các mối quan hệ đối tác đồng thời quảng bá thương hiệu uy tín của công ty.
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 34 - Phòng hành chính- hậu cần: Lập kế hoạch tổ chức mua sắm bảo đảm cơ sở vật chất hậu cần cho công ty, quản lý các mặt công tác hậu cần của công ty theo kế hoạch đã được Giám đốc phê duyệt (Tham mưu đề xuất với Ban Giám đốc và liên hệ với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị cho công ty); kiểm tra và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính, pháp chế, văn thư bảo mật, hành chính… 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sảnxuất kinh doanh của công ty.  Ngành nghề kinh doanh chủ yếu: Lĩnh vực kinh doanh Sản xuất tàu thuyền cao tốc và kinh doanh trang thiết bị Hàng Hải phục vụ các ngành an ninh, quốc phòng, dịch vụ giải trí và du lịch, các ngành khách, cụ thể có các sản phẩm đang có mặt tại thị trường:  Nhóm các sản phẩm giải trí và phục vụ du lịch: - Thuyền máy: LS580BR, LS780HP, LS880 CRUISE, LG570 TENDER, LG620TENDER, LG880, - Thuyền chèo tay: LK545, LK455, LR430. - Bến tàu thuyền: Cầu dẫn và bến neo đậu.  Nhóm các sản phẩm phục vụ thương mại: - Thuyền chở khách, cho thuê: LK545, LR430, LG570T, LG570SC, LG630SC, LG700SC, LG620T, LG880E, LG1200E, LG1200T - Tàu thuyền công tác chở cán bộ : LG880CR, LG1200CR, LG1800CR, LG1500PILOT, LG1800PILOT  Nhóm phục vụ nghư nghiệp: Kết cấu bè nuôi trồng thủy sản, kết cấu nhà nổi phục vụ ngư dân
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 35  Nhóm cácsản phẩmphụcvụ anninhquốcphòngvà các nhiệm vụ đặc biệt: - Thuyền tuần tra cao tốc: LG700PATROL, LG780 PATROL, LG880 PATROL, LG1200PATROL, LG1500 PATROL, LG1800PATROL - Thuyền cứu hỏa: LG630FF, LG700FF, LG880FF, LG1200FF, LG1500FF, LG1800FF  Nhóm sản phẩm phục vụ các ngành công nghiệp khác: - Động cơ thủy và phụ tùng chính hiệu: YAMAHA, MERCURY, SUZUKI, CUMMINS, YANMAR, VOLVO PENTA - Vật tư cho các ngành đóng tàu thuyền: TELEFLEX MARINE, HAMILTON, ROLL-ROY, AKRON BRASS, ATTWOOD, TACO…  Tổ chức hoạt động kinh doanh:  Trụ sở chính: Địa chỉ: Số 14, ngõ 282, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội  Xưởng sản xuất: Diện tích: 3000m2 Nhà máy sản xuất của Công ty tại Km 23 chiều Hải Phòng – Hà Nội, Quốc lộ 5, thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương được xây dựng từ 2009 và nâng cấp năm 2011. - Diện tích nhà máy: 4000 m2 sàn có mái che, các hạ tầng điện, nước, thông gió - Diện tích nhà trưng bày: 300 m2 - Diện tích khối văn phòng 200 m2 - Diện tích khối kho vật tư: 500 m2 - Diện tích đất trống đã đổ bê tông: 2000 m2  Văn phòng và trạm bảo hành tại Quản Ninh
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 36 Địa chỉ: Số 72, đường Cao Xanh, TP Hạ Long, tỉnh Quản ninh  Văn phòng liên lạc tại Đà Nẵng Địa chỉ: Số 390 Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng  Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh Địa chỉ:Số R1, đường Ba Vì, cưxá Bắc Hải, phường 15, quận 10, TP Hồ Chí Minh.  Đặc điểm về lao động Tổng số lao động hiện có: 78 người. Tỉ lệ tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chiếm 60%. Tốt nghiệp Trung học phổ thông chiếm 40% Cơ cấu tổ chức gồm: - Ban Giám đốc, quản trị công ty: 05 người - Khối văn phòng, kinh doanh: 12 người - Xưởng sản xuất: 61 người, trong đó có 06 cán bộ quản lý, 08 cán bộ kỹ thuật, 47 công nhân kỹ thuật.  Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty  Quy trình sản xuất: Công ty TNHH Lương Giang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tàu thuyền cao tốc và kinh doanh các trang thiết bị phục vụ ngành Hàng hải, quy trình công nghệ sản xuất của công ty được trình bày trong Biểu 2.1.3 Quy trình công nghệ sản xuất  Tình hình cung cấp vậttư: * Yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào: Hoạt độngsảnxuất kinh doanh của công ty khá đa dạng, có nhiều sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngành tàu thủy, đòi hỏi nhu cầu về vốn là khá lớn, thời gian thu hồivốn chậm, sản phẩm ítdichuyển, các yếu tố sảnxuất phảidi chuyển
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 37 đến nơi đặt sản phẩm. Mỗi sản phẩm làm ra theo thiết kế kỹ thuật, yêu cầu chất lượng và giá cả riêng biệt nên hầu như không có sự trùng lặp hoàn toàn. Chu kỳ sản xuất thường dài vì vậy công ty phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn, vì vậy việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn đôi khi gặp khó khăn. Công ty có mạng lưới nhà cung cấp các vật tư đầu vào không chỉ là các nhà cung ứng, nhà sản xuất trong nước mà còn cả các nhà sản xuất và cung ứng nước ngoài. Các nhà cung ứng trong nước như: CÔNG TY MINH LONG- Tp Hồ Chí Minh, CÔNG TY MINH ĐỨC- Hải Phòng, CÔNG TY TÂN VIỄN ĐÔNG – Tp Hồ Chí Minh, CÔNG TY KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ MÁY ĐÔNG DƯƠNG- Hà Nội. các nhà cung ứng sản xuất nước ngoài như: TELEFLEX MARINE, YAMAHA OUBOARD , SUZUKI OUTBOARD, MERCURY MARINE, QUICKSILVER, YANMAR DIESEL, HAIBO TROLLING MOTOR, MOTOR GUIDE, MENGSINA PTE CO LTD, KODEN MARINE ELECTRONIC, JRC MARINE ELECTRONIC, FRUNO ELECTRONIC,NUPLEX RESIN VIETNAM, CYMAX FIBER GLASS, GRACO EQUIPMENT. Công ty đã tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các nhà cung ứng và sản xuất vật tư, linh kiện, phụ tùng giúp cho tình hình các yếu tố đầu vào luôn ổn định. Nguồn cung ứng dồi dào với số lượng và thời gian đúng hợp đồng đảm bảo tiến độ sản xuất của các xưởng, giúp công ty giữ đúng lời cam kết cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Mặt khác, công ty luôn có nhiều sự lựa chọn trong việc ký kết quan hệ hợp đồng với các nhà cung ứng, từ đó đánh giá và dự đoán các mức giá cũng như sự biến động giá cả đầu vào để lựa chọn những nhà cung ứng với giá cả phải chăng và đảm bảo chất lượng; cũng như có kế hoạch dữ trữ vật tư một cách hợp lý.
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 38  Thị trường – khách hàng * Yếu tố đầu ra và thị trường các yếu tố đầu ra Sản phẩm của công ty chủ yếu là sản xuất, lắp đặt và sửa chữa theo đơn đặt hàng của đối tác nên đầu ra tương đối ổn định. Khách hàng của công ty tương đối đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như du lịch, giải trí, an ninh, quốc phòng, tìm kiếm, cứu nạn, thực thi pháp luật và một số ngành khác. Khách hàng không chỉ là những đối tác lâu năm của công ty từ những ngày công ty mới đi vào hoạt động cho tới khi công ty dần dần khẳng định tên tuổi cũng như vị thế trên thị trường; mà còn là những khách hàng mới hợp tác rất có tiềm năng. Các sản phẩm của công ty không chỉ cung cấp cho các công ty tự doanh mà còn cho Bộ Quốc phòng, các Ban ngành địa phương trên khắp cả nước. Thị trường đầu ra dồi dào, đem đến nhiều hợp đồng làm ăn cho công ty cũng như dòng thu nhập ổn định và công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân. Mặt khác, ý thức được tầm quan trọng của việc khắc họa sản phẩm trong long người tiêu dung, công ty không chỉ đơn thuần củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng, đảm bảo giữ vững uy tín mà còn không ngừng quảng bá và giới thiệu các dòng sản phẩm của mình trên các phương tiện truyền thông khác, xây dựng các kênh phân phối mới, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ bảo hành, sửa chữa và bảo dưỡng. Có thể nói, trong bối cảnh hiện tại, thị trường đầu ra tương đối ổn định giúp công ty tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất và mở rộng thị trường. 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây được trình bày trong Biểu 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong ba năm gần nhất
  • 45. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 39 Qua bảng phân tích một số chỉ tiêu cơ bản của Công ty trong ba năm gần nhất, ta có thể nhận xét khái quát như sau: So với năm 2010, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2011 có sự bứt phá đáng kể. doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh (1.56 lần so với năm 2010), các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận trước lãi vay và thuế, lợi nhuận sau thuế đều tăng cao nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các trang thiết bị phục vụ ngành Hàng hải trong một khoảng thời gian nhất định đã giúp công ty phần nào khẳng định được tên tuổi của mình với những dòng sản phẩm có tính năng vượt trội, do đó, số lượng các đơn đặt hàng ngày càng tăng, việc mở rộng quy mô là vô cùng cần thiết. Chính vì vậy, trong năm 2011, công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm thêm mới TSCĐ đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, một mặt làm tăng năng lực sản xuất và góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất; mặt khác giúp công ty đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng ngày càng nhiều của khách hàng, đảm bảo luôn giao hàng đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Cùng với những chuyển biến tích cực về mặt doanh thu, lợi nhuận, kết quả kinh doanh còn được thể hiện qua các hệ số khả năng sinh lời. So với năm 2010, các hệ số này đều tăng cao phản ánh công ty đã có một năm làm ăn hiệu quả, sinh lời tốt. Năm 2012 là một năm tương đối khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhỏ khi mà nền kinh tế còn đang rất ảm đảm, hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, giải thể. Tuy nhiên, công ty vẫn duy trì được kết quả kinh doanh tương đối khả quan. Công ty đã tiến hành thu hẹp quy mô sản xuất, chủ động ý thức được những biến động của nền kinh tế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường đầu ra cũng như các yếu tố đầu vào sản xuất. So với năm 2011, năm 2012 có thể nói là một năm đầy cố gắng của toàn bộ công nhân viên cũng như ban quản trị công ty trong việc duy trì hiệu quả của kinh doanh.
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 40 Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 27.48 % trong khi lợi nhuận sau thuế tăng 16.37 % so với năm 2011. Với việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh song vẫn đem lại kết quả kinh doanh khả quan cho thấy công ty đã phần nào sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của mình. 2.2 TÌNH HÌNH VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KỊNH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH LƯƠNG GIANG 2.2.1 Một số thuận lợi và khó khăn của công Bất cứ một công ty nào trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều chịu tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô. Các yếu tố này có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp tùy theo từng ngành từng lĩnh vực của hoạt độngsảnxuất kinh doanh. Sự tác động này vừa có thể là cơ hội, thuận lợi nhưng cũng có thể là những thách thức khó khăn đối với công ty. 2.2.1.1Thuận lợi Các yếu tố môi trường vĩ mô: - Năm 2012, hàng loạt chính sách mới liên tục được chính phủ đưa ra để đối phó với tình trạng tăng trưởng kinh tế thấp, tiêu thụ khó khăn và hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản hàng loạt. Ngành Thuế đã xử lý miễn, giảm, gia hạn tiền thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đang được triển khai tíchcực đãphần nào giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn trước mắt, là biện pháp cấp bách, hiệu quả và giải quyết được khó khăn. Lãi suất cho vay vốn củacác ngân hàng giảm, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn. Lãi suất cho vay giảm mạnh, cao nhất là 15%. Tuy nhiên, những ảnh hưởng còn chưa thực sự tác động một cách tích cực rõ ràng.
  • 47. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 41 * Các yếu tố môi trường vi mô: - Công ty đóng trên địa bàn quận Tây Hồ- là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, và được xác định là trung tâm dịch vụ – du lịch - văn hóa, vùng có cảnh quan thiên nhiên của Hà Nội. Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm, có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung. Quận Tây Hồ có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi, có tốc độ phát triển nhanh, hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi. Đây là một trong những lợi thế giúp công ty dễ dàng tiếp cận với các đối tác làm ăn cũng như khách hàng của mình. - Công ty đã trang bị được hệ thống máy móc, nhà xưởng, thiết bị quản lý, phần mềm thiết kế, phần mềm quản lý hiện đại và chuyên nghiệp phục vụ đắc lực cho quá trình tổ chức quản lý điều hành và tổ chức sản xuất của công ty. - Đặc biệt công ty có đội ngũ công nhân viên tâm huyết, gắn bó lâu dài với công ty có năng lực và được đào tạo chính quy bàn bản. Đây chính là một nhân tố tích cực đóng góp rất lớn vào sự phát triển của công ty. - Trụ sở chính của công ty đặt tại nơi có phong thủy đẹp, các văn phòng chi nhánh và xưởng sản xuất khác đặt tại những địa điểm thuận lợi về đường xá giao thông, là những khu vực có ngành công nghiệp đang phát triển, du lịch dần trở thành phổ biến; mặt khác lao động tại đó dồi dào với giá thuê tương đối rẻ. - Công ty có mối quan hệ hợp tác lâu dài và tốt đẹp không chỉ đối với các khách hàng, nhóm nhà cung ứng, sản xuất và còn tạo dựng được lòng tin tốt đẹp đốivới các Bộ, cơ quan đoàn thể và chính quyền địa phương về sản phẩm
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 42 giá cả hợp lý nhưng luôn đảm bảo chất lượng. Do đó, các sản phẩm của công ty góp mặt trong nhiều lĩnh vực từ du lịch, hàng hải, 2.2.1.2 Khó khăn: * Các yếu tố môi trường vĩ mô: - Tình hình kinh tế vĩ mô: 2012 là năm chứng khiến hàng loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản. Bên cạnh việc tái cơ cấu, M&A, không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn phải tìm đến con đường giải thể, phá sản. Tình hình kinh tế không mấy khả quan và có nhiều bất ổn, rủi ro khó lường trước cũng như những biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc ký kết những hợp đồng kinh tế cũng như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Lãi suất vay vốn hợp lý chưa thực sự ổn định; việc tiếp cận để được hỗ trợ lãi suất vay vốn và nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khó khăn; môi trường pháp lý và hiệu quả trong việc giải quyết tranh chấp còn nhiều khe hở, bất cập… Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tang lên cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu ảnh thất nghiệp kép dài mà chấp nhận công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh, họ dễ dàng từ bỏ việc hiện tại để theo đuổi công việc mới gây khó khăn trong việc tổ chức bộ máy lao động. * Các yếu tố môi trường vi mô: - Công ty cũng chưa có bộ phận quản lý tài chính chuyên biệt mà vẫn gộp chung với bộ phận kế toán. Điều này gây khó khăn cho công ty trong việc hoạch định, điều chỉnh chính sách tài chính của công ty. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty là thị trường cạnh tranh tự do, có nhiều công ty cùng hoạt động trên thị trường với các sản phẩm trên thị trường tương đối đồng nhất, ít có sự khác biệt. Các sản phẩm của công ty trên thị
  • 49. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 43 trường không chỉ với các sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh khác mà còn chịu sức ép rất lớn từ sản phẩm có tính thay thế. - Quy mô công ty chỉ ở mức trung bình với vốn điều lệ là 17.000.000 VNĐ do đó chưa thâm nhập được vào nhiều phân khúc thị trường béo bở… - Số lượng lao động trong công ty cònhạn chế, chất lượng lao động chỉ ở mức trung bình, do đó với công nghệ ngày cang hiện đại thì đây là một bất lợi đối với công ty trong việc tiếp cận khoa học công nghệ và mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.2 Tình hình quản lý, sử dụng vốn kinh doanh của Công ty TNHH Lương Giang 2.2.2.1Tình hình vốn kinh doanh Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm 31/12/2011 và 31/12/2012, ta xem xét tình hình biến động vốn kinh doanh năm 2012 của công ty qua Bảng 2.2.2.1 Tình hình biến động vốn kinh doanh năm 2012 Khái quát: Qua bảng phân tích trên, nhận thấy, trong năm 2012, vốn kinh doanh của công ty đã có sự thay đổi cả về quy mô lẫn cơ cấu vốn: -Về quy mô: Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2012 đạt gần 38,221 tỷ đồng, giảm khoảng 0,178 tỷ (tương đương với 0.46%) so với thời điểm cuối năm 2011. Nguyên nhân do có sự thay đổi về quy mô vốn cố định và vốn lưu động. + Vốn cố định: tại thời điểm cuối năm 2012, vốn cố định của công ty đạt 15,271,860,065 đồng giảm 1,004,245,153 đồng so với cuối năm 2011, tương ứng giảm 6.17 % làm cho vốn kinh doanh giảm một lượng tương ứng là
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 44 1,004,245,153 đồng. Nguyên nhân do trong năm 2012, công ty đã thanh lý một số TSCĐ không cần dùng nữa đồng thời cũng tiến hành đầu tư thêm TSCĐ mới đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra liên tục. Cùng với việc đưa TSCĐ vào phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng tiến hành hạch toán hao mòn TSCĐ theo nguyên tắc và phương pháp đã đăng ký. Trong khi giá trị đầu tư vào TSCĐ tăng một lượng tương đối nhỏ thì giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ tăng cao (tăng cao hơn tổng gái trị đầu tư TSCĐ) do đó, làm cho vốn cố định giảm. Đây cũng là một trong những biện pháp công ty thực hiện nhằm thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của mình trong điều kiện nền kinh tế chưa có dấu hiệu khả quan và phục hồi chậm. + Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 2,948,879,010 đồng, tăng 3.76 % so với thời điểm cuối năm 2011, làm cho vốn kinh doanh tăng lên một lượng tương ứng là 826,470,373 đồng. Tỷlệ tăng của vốn lưu động nhỏ hơn tỷ lệ giảm của vốn cố định là nguyên nhân chính làm cho vốn kinh doanh giảm. Quy mô vốn kinh doanh giảm là để thích ứng và là biện pháp an toàn đối với công ty trong tình hình nền kinh tế 2012. Thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh nhưng ở mức vừa phải vừa đảm bảo cho công ty duy trì năng lực sản xuất đủ để đáp ứng các đơn đặt hàng của khách hàng đồng thời duy trì khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong việc chiếm lĩnh thị trường nhưng cũng đảm bảo an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Về cơ cấu: Cơ cấu phân bổ vốn cũng thay đổi theo xu hướng đầu tư vào vốn luu động, tỷ trọng vốn lưu động cuối năm 2012 đạt 60.04% (tăng 2.43%) so với thời điểm cuối năm 2011. Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh là sản xuất,
  • 51. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV: Kiều Thị Anh Lớp CQ 47/11.04 45 thương mại và dịch vụ (trong đó, thương mại được ưu tiên hơn) thì cơ cấu phân vổ vốn tập trung vào vốn lưu động như trên được coi là hợp lý. Năm 2012 là một năm khá khó khăn đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhỏ, do đó việc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của công ty là điều tương đối dễ hiểu. + Vốn lưu động tại thời điểm cuối năm 2012 chiếm trên 60% tăng nhẹ so với thời điểm cuối năm 2011. Cụ thể: - Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn trên 60%, mặc dù có xu hướng giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2011 nhưng vẫn ở mức cao được coi là hợp lý khi quy mô sản xuất kinh doanh thu hẹp. Công ty dựa vào các đơn đặt hàng và các hợp đồng thương mại đã ký với khác hàng từ đó xây dựng kế hoạch dữ trữ hàng tồn kho hợp lý vừa đảm bảo tiến độ hợp đồng, đồng thời tránh sự biến động giá của trang thiết bị, phụ tùng vì không chỉ mua trong nước mà còn nhập khẩu từ nước ngoài. Công ty không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng có thể chấp nhận được. - Tiền mặt tồn quỹ tăng nhưng không đáng kể đủ đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. - Nợ phải thu chiếm tỷ trọng 14.62% tại thời điểm cuối năm 2012 và có xu hướng giảm do công ty thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt với khách hàng, đẩy nhanh kỳ thu hồi nợ, giảm nguồn tiền bị chiếm dụng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế 2012 là điều cần thiết. + Vốn cố định chiếm tỷ trọng gần 40% và có xu hướng giảm so với thời điểm cuôi năm 2011. Trong đó, đầu tư vào tài sản cố định chiếm trên 80%. Công ty trong năm 2012 có đầu tư mua sắm thêm máy móc thiết bị và nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, đồng thời thanh lý một số máy móc cũ.