SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị
thực tập.
Tác giả luận văn
( Ký, ghi rõ họ tên )
Đỗ Trọng Phú
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................4
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................4
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng vốn kinh doanh........................................................4
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh .................................................................... 10
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................................. 12
1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................... 16
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh....................................... 16
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh.............................................................. 18
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp................... 29
1.2.4 Các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
doanh nghiệp............................................................................................................ 36
CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 39
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY .......................... 39
MAY XUẤT KHẨU SSV THỜI GIAN QUA............................................................... 39
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10iii
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐẶC
ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU
SSV................................................................................................................................ 39
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.......................................... 39
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ............................... 40
2.1.3 Đánh giá tình hình tài chính chủ yếu của công ty .................................... 42
2.2. Thực trạng quảntrị vốnkinhdoanhtại Côngtymay xuất khẩuSSV ..................... 51
2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty may
xuất khẩu SSV ......................................................................................................... 51
2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty....................................... 58
2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị kinh doanh tại công ty .................. 84
CHƯƠNG 3....................................................................................................................... 89
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ ........................................ 89
VỐN KINH DOANH CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU SSV...................................... 89
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ............... 89
3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội............................................................................... 89
3.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triểncủaCôngtytrongtươnglai........................ 91
3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở công ty
may xuất khẩu SSV ..................................................................................................... 93
3.3.3 Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên......................................................101
3.3.2 Về phía doanh nghiệp .................................................................................102
KẾT LUẬN......................................................................................................................104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................106
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10iv
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
HTK Hàng tồn kho
TSCĐ Tài sản cố định
TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình
TSCĐ VH Tài sản cố định vô hình
TSLĐ Tài sản ngắn hạn
VCĐ Vốn cố định
VCSH Vốn chủ sở hữu
VKD Vốn kinh doanh
VLĐ Vốn lưu động
GTCL Giá trị còn lại
DN Doanh nghiệp
NG Nguyên giá
TSLN Tỷ suất lợi nhuận
TSSL Tỷ suất sinh lời
LN Lợi nhuận
DT Doanh thu
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.101
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấpthiết của đề tài
Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và
trên thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra cho các doanh nghiệp
Việt Nam rất nhiều thời cơ và bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức. Để
tồn tại và phát triển trong một môi trường năng động đầy tính cạnh tranh thì
buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng hoàn thiện mình để làm sao
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, mang
lại nhiều lợi nhuận nhất và uy tín doanh nghiệp không ngừng được nâng cao.
Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp khi tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh quan tâm là việc quản lý và sử dụng vốn. Vốn
là một trong những yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát
triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc tổ chức, quản lý và
sử dụng vốn một cách có hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi
phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra sức sinh lời
cao từ mỗi đồng vốn bỏ ra mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ
khác trong ngành. Ngược lại sẽ lãng phí vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn
kinh doanh, kéo dài chu kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động
kinh doanh và sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng vốn
kinh doanh một cách có hiệu quả, tận dụng những nguồn lực hiện có làm thế
mạnh riêng tạo nên lợi thế cạnh tranh của mình. Cùng với sự phát triển của
các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân thì ngành sản xuất và xuất
khẩu hàng may mặc cũng không ngừng phát triển góp phần đáng kể vào sự
phát triển của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp
ở nước ta.
Xuất phát từ thực tế và tầm quan trọng của vốn kinh doanh cũng như ảnh
hưởng của công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tới kết quả
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.102
kinh doanh của doanh nghiệp và qua thời gian thực tập tại Công ty may xuất
khẩu SSV cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn của cô Mai Khánh Vân, em đã lựa
chọn, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: ‘’ Các giải
pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất
khẩu SSV ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Như lý do đãnêu ở trên và qua việc tìm hiểu tình hìnhthực tế tạo Côngty,
với việc chọnđề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:
 Đánh giá tình hình biến động vốn của Công ty
 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty
 Phân tíchnhững nhân tố ảnh hưởng đến quátrình sử dụng vốn tại công ty
 Đề xuất phương quả lý sử dựng vốn kinh doanh của công ty may xuất
khẩu SSv
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
các vấn đề về vốn kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị
vốn kinh doanh của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh
nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
 Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và giải pháp tăng
cường quản trị vốn kinh doanh của công ty may xuất khẩu SSV
 Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2012
và 2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
 Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin,
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.103
phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử
dụng các bảng biểu để minh họa.
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3
chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu
quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn
kinh doanh tại công ty may xuất khẩu SSV.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh tại Công ty may xuất khẩu SSV.
Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, mặc dù đã có sự cố gắng
nhưng do trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài
viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng
góp của các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý để luận văn của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai khánh Vân đã tận tình hướng dẫn
và trang bị cho em những lý luận làm nền tảng để em có thể hoàn thành luận
văn của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú trong
Công ty may xuất khẩu SSV đã giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ bảo cho em rất
nhiều trong quá trình thực tập tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Đỗ Trọng Phú
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.104
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng vốn kinh doanh
1.1.1.1Khái niệm vốn kinh doanh
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải
có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệp
phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh
doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình
thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số
tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần
thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Nói cách khác,
đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã
đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi
nhuận.
1.1.1.2Đặc trưng của vốn kinh doanh
Để quảnlý và sửdụng vốn kinh doanhtrongdoanhnghiệp mộtcáchhợp
lý và hiệu quả đòihỏi nhà quản lý cần nhận thức đúng đắnvà đầyđủ các đặc
trưng của vốnkinh doanh:
- Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là
vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như:
nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế... Cùng với sự phát triển của
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.105
nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì những tài sản
vô hình ngày càng phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong việc
tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Vốn phảigắnliền với chủ sở hữu và phải được quản lý chặt chẽ. Tùy
từng loạihìnhdoanhnghiệp mà ngườisở hữu vốn có đồng thời là người sử dụng
vốn hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì vốn cũng gắn vớimột chủ sở
hữu nhất định và có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Việc quyết định xử vốn như thế
nào liên quan tới lợi ích sát sườn của mỗi doanh nghiệp.
- Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt, nó có giá
trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hoá khác. Giá trị sử dụng của vốn là để
sinh lời. Tuy nhiên vốn lại khác những hàng hoá khác ở chỗ quyền sở hữu và
quyền sử dụng vốn có thể gắn với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau.
- Vốn phảiđượctích tụ tập tậptrungđến mộtlượngnhấtđịnh mới có thể
pháthuytácdụng. Nghĩa là để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
nào cũngđều cầnphải có mộtlượng vốntối thiểu nhất định. Trongquá trình sản
xuất kinh doanhcác doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn sẵn có
mà mà cònphảitìm cáchthu hút vốn, huy động thêm vốn đầu tư cho hoạt động
sảnxuất kinh doanh, giúp doanhnghiệp có cơ hộităng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu đồng thời cũng giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong kinh doanh.
- Vốn kinh doanh có giá trị về mặt thời gian. Trong điều kiện nền kinh
tế có sự biến động như hiện nay thì do ảnh hưởng của các nhân tố như chi phí
cơ hội của đồng tiền, giá cả, lạm phát … đã làm cho cùng một đồng tiền tại
các thời điểm khác nhau thì sẽ có các giá trị khác nhau. Do vậy khi tính toán
so sánh giá trị đồng vốn thì phải đưa về cùng một thời điểm để so sánh.
- Khiđã đủ vềlượng, vốn kinh doanhcầnluôn phảivậnđộng để sinh lời.
Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để trở
thành vốn thì tiền phải được vận động sinh lời. Trong quá trình sản xuất kinh
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.106
doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng vận động, chuyển đổi
hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư,
hàng hóavà cuốicùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá trìnhnày được diễn ra
liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá
trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình này
diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành
kinh doanh, vào trìnhđộ tổ chức sảnxuất kinh doanhcủa từng doanhnghiệp. Đó
là nguyên tắc của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nhận thức đúng đắn những đặc điểm trên của vốn kinh doanh là những
vấn đề rất cơ bản để các doanh nghiệp huy động, quản lý sử dụng vốn kinh
doanh của mình một cách tiết kiệm, hiệu quả.
1.1.1.3 - Lựa chọn các phương án tài trợ vốn
♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên
được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được
đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.107
Thời gian
Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất
Lợi ích của mô hình này:
+ Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ
an toàn cao
+ Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn
Hạn chế của mô hình này:
+ Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn
nào nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong
thực tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm
bớt quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động
thường xuyên khá lớn)
♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và
một phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và
một phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời.
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyênTSCĐ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.108
Thời gian
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai:
Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai
Lợi ích của mô hình này:
- Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh
toán khi áp dụng mô hình này là thấp nhất
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên
chi phí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự
- Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài
trợ
♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường
xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ
thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm
thời.
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyên
TSCĐ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.109
Thời gian
Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau:
Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba
Lợi ích của mô hình này:
- Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn
hạn
- Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài
trợ
Hạn chế của mô hình này:
- Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong
thanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ.
Giá trị
TSLĐ thường xuyên
TSLĐ tạm thời
Nguồn vốn
tạm thời
Nguồn vốn
thường xuyênTSCĐ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1010
1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh
Vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu
quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả người ta thường phân
loại chúng theo các tiêu thức nhất định.
1.1.2.1Phânloạitheokếtquả của hoạtđộng đầutư
Theo tiêu thức này vốn kinh doanhcủadoanhnghiệp được chiathành vốn
kinh doanh đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tài sản cố định và tài sản tài chính của
doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản ngắn hạn là số vốn đầu tư để hình
thành các tàisản ngắn hạn phục vụ cho hoạtđộngsảnxuất kinh doanhcủa doanh
nghiệp, bao gồmcác loại vốn bằngtiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoảnphải thu,
các loại tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp.
- Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu tư để hình
thành các tàisản cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc
quyền, giá trị lợi thế về vị trí địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp...
- Vốn kinh doanhđầu tưvàotàisản tàichính là số vốn doanh nghiệp đầu
tư vào các tàisản cố định như cổ phiếu, trái phiếu doanhnghiệp, trái phiếu chính
phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác.
Mỗi loại tài sản đầutư củadoanhnghiệp có thời hạn sử dụng và đặc điểm
thanh khoản khác nhau. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian luân
chuyển của vốn kinh doanh cũng như mức độ rủi ro trong sử dụng vốn kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì thế cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có
thể lựa chọn được cơ cấu tài sản đầu tư hợp lý, hiệu quả. Đối với mỗi doanh
nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các tài sản kinh doanh thường không giống nhau
do có sự khác nhau về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, về sự lựa chọn quyết
định đầu tư của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả kinh
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1011
doanhcao, thôngthườngcác doanhnghiệp vừa phải chútrọng đảm bảo sự đồng
bộ, cânđối về năng lực sản xuất giữa các tài sản đầu tư, vừa phải đảm bảo tính
thanh khoản, khả năng phân tán rủi ro của tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.
1.1.2.2Phânloạitheođặc điểmluânchuyểncủa vốn
Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của
doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua
sắm các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước để xây
dựng, mua sắm TSCĐ nên qui mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định
quy mô, năng lực và trình độ kỹ thuật của TSCĐ. Ngược lại, các đặc điểm về
kinh tế- Kỹ thuật củaTSCĐ lại chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định.
Trongđó những đặc điểm cơ bản củavốn cố định là: Tốc độ luân chuyển chậm,
giá trị được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kỳ kinh
doanh, sau nhiều năm mới hoàn thành một vòng tuần hoàn, chu chuyển.
Vốn lưu độngcủa doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua
sắm, hình thành các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
như nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,
thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Đặc
điểm cơ bản của vốn lưu động là thời gian luân chuyển nhanh, hình thái biểu
hiện của vốn lưu động luôn thay đổi, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ,
một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Cáchphânloại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn kinh
doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử
dụng vốnkinh doanhcủadoanh nghiệp sao cho phù hợp. Nói chung trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh
càng có hiệu quả. Điều đó không chỉ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu
hồiđược vốn, hạn chế các rủiro có thể gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1012
được các khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Để tổ chức và lựa chọnhìnhthức huy độngvốnmột cáchthích hợp và có
hiệu quả cần có sựphânloại nguồn vốn. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia
nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau. Thông thường trong
côngtác quản lý người ta thường sử dụng một số phương pháp phân loại nguồn
vốn chủ yếu sau:
1.1.3.1Dựa vào quanhệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai
loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu: là phần vốnthuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao
gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh.
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả
- Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có
trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các
khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh
nghiệp...
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường
một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
Sự kết hợp giữ hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh
nghiệp hoạtđộng, tùy thuộc vào quyếtđịnh củangười quản lý trên cơ sở xem xét
tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
1.1.3.2Dựa vào thờigianhuyđộng và sử dụng vốn
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1013
Căn cứvào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm
hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1
năm) doanhnghiệp có thể sửdụng đểđáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời
phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời
thường bao gồmvay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ
ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn
định mà doanhnghiệp có thểsử dụngvào các hoạtđộngkinh doanh. Nguồn vốn
này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ
phận tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nguồn vốn thường xuyên= Vốn chủ sở hữu+ Nợ dài hạn
Hoặc
Nguồn vốn thường xuyên= Giá trị tổng tài sản của DN - nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có
thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp.
- Nguồnvốnlưu động thường xuyên: Là nguồn vốn ổnđịnh có tínhchất
dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết
trong hoạt động kinh doanh nghiệp.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên= Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn
1.1.3.3Dựa vào phạmvi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể
chia thành ngồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài.
Việc phânloại này chủ yếu để xem xét việc huy động nguồn vốn của một
doanh nghiệp đang hoạt động.
* Nguồn vốn bên trong:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1014
Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ
hoạtđộngtài chínhhoạtđộngcủa bảnthân doanhnghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên
trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận giữ lại để tái
đầu tư. Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của công ty.
Khi sửdụngnguồnvốnbêntrongcó nhữngđiểm lợi và bấtlợi chủyếu sau:
+ Những điểm lợi:
- Chủ độngđápứngnhucầu vốn của doanh nghiệp, nắmbắt kịp thời các
thời cơ trong kinh doanh
Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối ổn định, các
doanh nghiệp có thể dự đoán một cách khá chính xác quy mô lợi nhuận có thể
thu được trong năm kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế cùng với nguồn khấu hao
được hìnhthành trên cơ sở tríchkhấu hao tài sản cố định, đã cho phép các doanh
nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu
tư, các cơ hội đầu tư tăng trưởng. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp còn là
nguồn tài trợ chủyếu cho các dựán đầutư mạo hiểm, các dựán có mức độ rủi ro
cao như: Phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới...
- Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn
Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cho phép các doanh nghiệp vừa
tiết kiệm thời gian huy động vốn, vừa tiết kiệm nhiều chi phí huy động vốn do
không phátsinh các chiphí quảngcáo, hoahồngbảo lãnh... so với việc huy động
vốn qua phát hành chứng khoán.
- Giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn bằng cách
tăng thêm các thành viên góp vốn mới, như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn
liên doanh, hoặc tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới thì cũng đồng nghĩa
với việc các chủsở hữu hiện tại của doanh nghiệp chấp nhận việc chia sẻ quyền
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1015
quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp cho các thành viên mới.
Điều này sẽ không xảy ra nếu như doanh nghiệp tự tài trợ đáp ứng nhu cầu đầu
tư dài hạn bằng các nguồn vốn bên trong.
- Tránh áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn
Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong để tài trợ nhu cầu đầu tư của doanh
nghiệp còn giúp doanh nghiệp có thể tránh được áp lực từ phía các chủ sở hữu các
nguồn vốn do phải thanh toán đúng kỳ hạn. Điều này có ý nghĩa giảm bớt căng
thẳng về tài chính khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
+ Những điểm bất lợi:
- Hiệu quả sử dụng thường không cao
Việc khôngphải hoàntrả vốngốc và lãi theo kỳ hạn cố định đã không tạo
áp lực cho banlãnh đạo doanhnghiệp trong việc cân nhắc, tính toán hiệu quả sử
dụng vốncho đầutư. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả sử dụng
các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn bên trong thường đạt hiệu quả không cao
so với các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn huy động bên ngoài.
- Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn
Các nguồnvốn huy độngbêntrongthường bị giới hạn ở một quy mô nhất
định. Nếu như lợi nhuận sau thuế chịu sự chi phối trực tiếp của kết quả kinh
doanh hàng năm của doanh nghiệp và chính sách phân chia, sử dụng lợi nhuận
sau thuế của doanh nghiệp
Nguồn vốn huy độngbêntrong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát
triển của doanhnghiệp. Tuynhiên, thông thường nguồn vốnbên trong không đủ
đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong
quá trình tăng trưởng.
* Nguồn vốn bên ngoài:
Việc huy độngnguồn vốntừ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn
tài chínhcho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1016
nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều
hình thức và phương pháp mới cho phép doanh nghiệp huy động vốn từ bên
ngoài.
Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau:
+ Vay cho người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân)
+ Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác
+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp
+ Thuê tài sản
+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình
doanh nghiệp được pháp luật cho phép)
1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
1.2.1.1Khái niệm quản trị vốn kinh doanh
Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời cũng như
là yếu tố cơ bản trong việc quyết định đến hoạt động cũng như sự phát triển
của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử
dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, do đó cần có biện pháp quản trị
nguồn vốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp.
Quản trị vốn kinh doanh là tiến trình hoạch định, quản lý, tổ chức và sử
dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hiệu quả, nhằm tạo đạt mục tiêu đặt ra.
Ta cũng cần làm sáng tỏ hiệu quả quản trị vốn kinh doanh:
Hiệu quả quản trị vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản
xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất. Hiệu quả
quản trị vốn kinh doanh là một phạm trù phức tạp, có liên quan đến tất cả các
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1017
yếu tố của quá trình sản xuất, do vậy, trong quá trình khai thác và sử dụng
vốn người quản trị doanh nghiệp cần phải ý thức được:
Thứ nhất, đảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng một cách hợp lý, có khoa học
tránh tình trạng lãng phí vốn, ứ đọng vốn.
Thứ hai, phải huy động được vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
1.2.1.2Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh
Việc nâng cao quản trị sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan
và xuất phát từ mục tiêu sau:
- Xuất phát từ mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
Mọi DN khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa hóa
lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của DN. Quản trị vốn kinh doanh sẽ là một trong số các biện pháp tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm… và là một hướng để nâng cao lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
- Xuấtphát từ vai trò và vị trí của vốn kinhdoanh trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN.
Một DN khôngthể hoạtđộngnếu thiếu vốn kinh doanh. Quảntrị vốn kinh
doanh sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của DN. Do đó, trong quá
trìnhhoạt độngsản xuất kinh doanh, việc quản trị vốn kinh doanh hơp lý đã trở
thành một trong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp.
- Xuấtphát từ yêu cầu hạch toán kinhdoanh đầyđủ của DN trong nên
kinh tế thị trường.
Từ khi chuyển sang nên kinh tế thị trường, bất kỳ một DN nào khi tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán
kinh doanh là: kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận. Nếu
không đạt được yêu cầu này các DN sẽ có nguy cơ phá sản.
- Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1018
Trong giai đoạn hiện nay, khi nên kinh tế thị trường ngày càng phát
triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các DN trở nên vô cùng gay gắt. DN nào
tận dụng tối đa năng lực sản xuất và quản trị tốt nguồn vốn kinh doanh, nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ có điều kiện đứng vững trên thị trường. Việc
quản trị tốt nguồn vốn kinh doanh sẽ giúp cho DN tạo khả năng cạnh tranh và
tạo những lợi thế nhất định đến DN có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn.
1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh
1.2.2.1Quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp
I. Xácđịnhnhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường
xuyên, liên tục. Trong quá trình đó luôn đòihỏi doanh nghiệp cần có một
lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù
đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách
hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến
hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên,
cần thiết của doanh nghiệp.
Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu
động tối thiểu cần thiết phảicó để đảm bảo cho hoạtđộng sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp đượctiến hành bình thường, liên tục.
Nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:
Nhu cầu VLĐ= Vốn hàng tồn kho + Nợ phảithu – Nợ phảitrả nhà cung cấp.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố như: Qui mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm tính chất
của ngành nghề, sự biến động giá cả đầu tư, hàng hoá thị trường, trình độ tổ
chức,…
Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2
phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1019
a. Phương pháp trực tiếp
Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho
hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại
thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
* Xác địnhnhu cầu vốn hàng tồn kho:
Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản
xuất và khâu lưu thông.
- Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu
vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,…Phương pháp chung để xác
định nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng
loại để xác định rồi tổng hợp lại. Công thức tổng quát như sau:
ij ij
1 1
( )
m n
HTK
j i
V M N
 
 
Trong đó:
VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho
Mij: Chi phí sử dụng vốn bình quân một ngày của hàng tồn kho i
Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i
n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ
m: Số khâu cần dự trữ hàng tồn kho
Đối với từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho cần căn cứ vào tình hình sử
dụng thực tế và thời gian cần thiết dự trữ để xác định mức chi phí sử dụng
bình quân một ngày và số ngày dự trữ hợp lý.
Đối với nguyên vật liệu chính, số ngày dự trữ được xác định căn vào
số ngày vận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn
bị đưa vào sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm.
Đối với các loại nguyên vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1020
cũng khác nhau, nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng
cách tính như trên, nếu loại nào sử dụng ít, không thường xuyên thì có thể xác
định theo tỉ lệ (%) so với nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính hơặc so
với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó kỳ kế hoạch hoặc báo cáo.
- Nhu cầu VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm nhu cầu vốn để hình
thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước.
Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày,
độ dài chu kỳ sản xuất, mức độ hoàn thành sản phẩm làm dở, bán thành phẩm.
 Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định theo
công thức sau:
Vdd = Pn  CKsx  Hdd
Trong đó:
Vdd : nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
Pn: chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày
CKsx: độ dài chu kỳ sản xuất (ngày)
Hdd: hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%)
Chi phí sản xuất bình quân một ngày tính bằng cách lấy tổng giá vốn
hàng bán kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong kì ( 1 năm, 1 quý, 1 tháng được
coi lần lượt là 360 ngày, 90 ngày, 30 ngày). Chu kì sản xuất là số ngày kể từ
khi đưa vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản xuất xong sản phẩm, nhập kho.
Việc xác định độ dài chu kì sản xuất thường căn cứ vào các tài liệu kĩ thuật,
công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ số sản phẩm dở dang, bán
thành phẩm được tính theo tỉ lệ (%) giữa giá thành bình quân của sản phẩm
dở dang, bán thành phẩm so với giá thành sản xuất sản phẩm.
 Nhu cầu chi phí trả trước được xác định theo công thức sau:
Vtt = Pđk + Pps +Ppb
Trong đó:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1021
Vtt:: nhu cầu chi phí trả trước Ppb: chi phí trả trước phân bổ trong kì
Pđk: số dư chi phí trả trước đầu kỳ
Pps: chi phí trả trước phát sinh trong kỳ
- Nhu cầu VLĐ trong khâu lưu thông: bao gồm vốn dự trữ thành phẩm,
vốn phải thu, phải trả.
 Nhu cầu vốn thành phẩm (hàng hóa): là số vốn tối thiểu dùng để
hình thành lượng dự trữ thành phẩm (hàng hóa) tồn kho chờ tiêu thụ, được
xác định theo công thức:
Vtp,hh = ZNtp,hh
Trong đó:
Vtp,hh: nhu cầu vốn thành phẩm (hàng hóa)
Z: giá thành sản xuất (giá vốn hàng bán) bìnhquân một ngày kê hoạch
Ntp,hh: số ngày dự trữ thành phẩm (hàng hóa)
 Nhu cầu vốn nợ phải thu khách hàng: nợ phải thu là khoản vốn bị
khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu, để hoạt
động SXKD diễn ra bình thường thì doanh nghiệp phải bỏ thêm VLĐ vào quá
trình SXKD trong giai đoạn chưa thu hồi được công nợ. Công thức tính nhu
cầu vốn nợ phải thu như sau:
Vpth = Dbq Npth
Trong đó:
Vpth: nhu cầu vốn nợ phải thu
Dbq: doanh thu bán hàng bình quân một ngày kì kế hoạch
Npth: kỳ thu tiền bình quân kế hoạch (ngày)
 Nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: có thể xác định nhu cầu vốn
nợ phải trả theo công thức sau:
Vptr = Dmc Nmc
Trong đó: Vptr: nợ phải trả nhà cung cấp kì kế hoạch
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1022
Dmc: doanh số mua chịu bình quân ngày kì kế hoạch
Nmc: kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp
Cộng nhu cầu vốn lưu động trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và
lưu thông (nhu cầu vốn hàng tồn kho) với khoản chênh lệch giữa các khoản
phải thu, phải trả nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh
nghiệp. Tuy phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian nhưng
cho kết quả sát với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
b. Phương pháp gián tiếp:
Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng
VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và
tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo
doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp
năm kế hoạch. Có các phương pháp gián tiếp sau:
+ Phương pháp điều chỉnh theo tỉ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với
năm báo cáo
Công thức tính toán như sau:
VKH = BCV 
KH
BC
M
M
(1+t%)
Trong đó:
VKH: vốn lưu động năm kế hoạch
MKH: mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
MBC : mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo
BCV : vốn lưu động bình quân năm báo cáo
t%: tỉ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, tính theo công
thức sau: % 100%KH BC
BC
K K
t
K

 
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1023
Trong đó: KKH: kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
KBC: kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo
- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân
chuyển vốn năm kế hoạch
Công thức tính như sau:
KH
KH
KH
M
V
L

Trong đó:
MKH: tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần)
LKH: số vòng quay VLĐ năm kế hoạch
- Phương pháp dựa vào tỉ lệ phần trăm trên doanh thu
Các bước tiến hành:
Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trong bảng cân đối kế
toán kỳ báo cáo
Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm
dụng có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỉ lệ phần trăm các khoản mục
đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ báo cáo
Bước 3: Sử dụng tỉ lệ phần trăm các khoản mục trên doanh thu để ước
tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến
năm kế hoạch
 Doanh thu tăng thêm= Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo
cáo
 Tỉ lệ (%) nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỉ lệ (%) khoản mục
TSLĐ so với doanh thu – Tỉ lệ (%) nguồn vốn chiếm dụng so với
doanh thu
 Nhu cầu VLĐ tăng thêm=Doanh thu tăng thêm  Tỉ lệ (%) nhu
cầu VLĐ so với doanh thu
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1024
II. Quản trị vốn tồn kho dự trữ
Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa
vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự
trữ có thể chia làm 3 loại: tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và bán
thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò
khác nhau trong quá trình SXKD, tạo điều kiện cho quá trình SXKD của
doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định. Căn cứ vào mức độ đầu tư
vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp có thể chia thành tồn kho có suất đầu tư
vốn cao, trung bình hoặc thấp.
Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng
tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý số vốn này rất quan
trọng, một phần là vì lượng vốn này thường chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu
VLĐ của doanh nghiệp, một phần giúp cho vật tư hàng hóa không bị ứ đọng,
chậm luân chuyển, làm giảm hiệu quả SXKD.
Quản trị vốn tồn kho dự trữ có các nội dung:
- Bảo quản vật tư hàng hóa, hạn chế tối đa hao hụt, hư hỏng, sự suy
giảm phẩm chất, chất lượng của vật tư, hàng hóa, đảm bảo vật tư hàng hóa
được sử dụng đúng mục đích
- Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ sao cho chi phí cho việc tồn trữ
là tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng đầyđủ các nhu cầu vật tư, hàng hóa cho quá
trình SXKD
III. Quản trị vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả
năng thanh toán của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển.
Tuy nhiên bản thân vốn bằng tiền lại không tự sinh lời. Nó chỉ sinh lời
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1025
khi được đem đi đầu tư. Với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nhất
nên vốn bằng tiền dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng.
Yêu cầu cơ bản đối với công tác quản trị vốn bằng tiền là vừa phải đảm
bảo sự an toàn tuyệt đối, vừa phải đem lại khả năng sinh lời cao, vừa phải đáp
ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp.
Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào
chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng lấy tiền lãi. Ngược lại khi
cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán
hoặc vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng.
Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do
chính: đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày (trả tiền mua
hàng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động, thanh toán cổ tức, nộp
thuế), chờ đợi các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc cơ hội kinh doanh nhằm tối đa
hóa lợi nhuận, dự phòng rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng xấu tới hoạt
động SXKD của doanh nghiệp.
Quản trị vốn bằng tiền có các nội dung sau:
- Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các
nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp
- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền mặt
- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ
* Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp
- Hệ số tạo tiền:
Hệ số tạo tiền =
IFI ( dòng tiền thu về của từng hoạt động)
OFI ( dòng tiền chi ra của từng hoạt động )
- Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1026
Tỷ trọng dòng tiền thu vào =
Tổng tiền thu vào của từng hđ
Tổng tiền thu vào của doanh nghiệp
IV. Quản trị các khoản phải thu
Khoản phải thu là số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu
hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có
các khoản nợ phải thu. Nếu để xảy ra tình trạng các khoản phải thu quá lớn thì
tình hình SXKD của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hường xấu như: thiếu tiền mặt để
trả nợ hay thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán các khoản phải nộp với
ngân sách nhà nước, trả tiền lương và tiền công cho người lao động...
Quản trị vốn các khoản phải thu cũng liên quan tới sự đánh đổi giữa lợi
nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng
hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ mất cơ hội tiêu thụ sản phẩm, từ đó mất đi cơ
hội thu lợi nhuận, hơn thế nữa, còn là cơ hội gây dựng mối quan hệ làm ăn
với khách hàng. Nhưng bán chịu làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu,
tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc không thu hồi được nợ.
Vì thế quản trị vốn các khoản phải thu đóng vai trò quan trọng trong
quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Quản trị vốn các khoản phải thu có các nội dung sau:
- Xác định chính sách bán chịu hợp lý cho từng đối tượng khách hàng
- Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu
- Áp dụng biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ
1.2.2.2Quảntrị cố định của doanh nghiệp
Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh
doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý
nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1027
dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn
chậm và dễ gặp rủi ro.
Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai
thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố
định trong doanh nghiệp.
a. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp.
Để dựbáo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa
vào các căn cứ sau đây:
- Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao
để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo.
- Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
- Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại
hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn.
- Các dự án đầuTSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
b. Quản lý sử dụng vốn cố định.
Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động
đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và
các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ) của doanh nghiệp.
Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình
thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy
trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong
quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát
TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao
năng lực hoạtđộngcủa TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy
định.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1028
Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá
đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện
pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số
biện pháp chủ yếu sau đây:
- Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác
tình hình biến độngcủa vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp
thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao,
không để mất vốn cố định.
Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu:
+ Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá).
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục.
+ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại.
- Lựa chọnphương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp.
- Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất.
- Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ.
- Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi
ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân
khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòngtài chính, trích trước
chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính.
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện
tốt qui chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh
nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách
nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và
trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu
quả.
c. Phân cấp quản lý vốn cố định.
Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1029
- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên
tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục
đíchsửdụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có
hoàn trả.
- Thay đổicơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn
kinh doanh có hiệu quảhơn.
- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê
hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao
hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê
khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu
hao theo chế độ quy định.
- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng
của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng
theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về
kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu
mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi.
Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của
cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc
tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật
hiện hành.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp
2.2.2.1Cácchỉtiêuđánhgiá hiệuquả sửdụng VCĐ củadoanh nghiệp
* Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1030
Hệ số tbi TSCĐ cho một cn =
Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sx
Số lượng cn trực tiếp sx
* Hiệu suất sử dụng VCĐ:
Hiệu suất sử dụng VCĐ =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố
định ngày càng cao.
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu
suất sử dụng TSCĐ càng cao.
* Hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng VCĐ =
Vốn cố định bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ tiêu
này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ. Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu suất sửdụng
vốn cốđịnh càng cao.
* Hệ số huy động VCĐ:
Hệ số huy động VCĐ trong kỳ =
Số VCĐ đang dùng trong HĐKD
Số VCĐ hiện có trong DN
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1031
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số VCĐ được tính trong công thức
trên được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá.
* Hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế
Nguyên giá TSCĐ
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp
trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ so với
thời điểm được đầu tư mua sắm hình thành ban đầu. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại.
* Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo
đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động.
Công thức tính như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
VCĐ
=
Lợi nhuận trước(sau) thuế
× 100%
Vốn cố định bình quân
2.2.2.2Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp
* Tốc độ luân chuyển VLĐ:
Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể
của từng doanh nghiệp mà quy trình luân chuyển và thời gian luân chuyển của
VLĐ khác nhau. Tốc độ luân chuyển của VLĐ nhanh hay chậm phản ánh
hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển
VLĐ được phản ánh qua hai chỉ tiêu: số vòng luân chuyển VLĐ và kỳ luân
chuyển VLĐ.
- Số vòng luân chuyển VLĐ:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1032
Số vòng luân chuyển VLĐ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
=
Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay vòng quay của
VLĐ thực hiện được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Hiện nay
tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng
của doanh nghiệp trong kỳ.
- Kỳ luân chuyển VLĐ:
Kỳ luân chuyển VLĐ =
Số ngày trong kỳ
Số vòng luân chuyển VLĐ
=
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ x Số ngày trong kỳ
Tổng mức luân chuyển VLĐ (Doanh thu thuần bán hàng)
Chỉ tiêu này cho biết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển phải
mất bình quân bao nhiêu ngày hay thời gian cần thiết để VLĐ hoàn thành một
vòng luân chuyển trong kỳ. Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn
lưu động luân chuyển càng nhanh
Kỳ luân chuyển VLĐ tỷ lệ nghịch với số vòng luân chuyển VLĐ. Do đó
doanh nghiệp cần thiết phải rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ để tăng số vòng
luân chuyển của VLĐ trong kỳ hay đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng
cao hiệu suất sử dụng VLĐ.
* Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn (VTK): phản ánh số
VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ
kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).
VTK =
M1
360
x (K1 – K0) =
M1
L1
-
M1
L0
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1033
Trong đó:
 M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh
 K1, K0 là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc
 L1, L0 là số vòng luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc
* Hàm lượng VLĐ:
Hàm lượng VLĐ =
Số VLĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh
nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ.
* Số vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong một kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp
bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều.
* Kỳ hạn tồn kho bình quân:
Kỳ hạn tồn kho bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Trị giá hàng tồn kho bình quân
Giá vốn hàng bán
x Số ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán hay số
ngày tồn kho bình quân.
* Vòng quay nợ phải thu (số vòng thu hồi nợ):
Số vòng thu hồi nợ =
Doanh thu thuần có thuế
Nợ phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết để có được doanh thu trong kỳ thì các khoản phải thu
phải quay bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1034
của DN càng nhanh, khả năng chuyển đổi nợ phải thu sang tiền mặt càng cao,
tạo sự chủ động cho việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất.
* Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân =
Nợ phải thu bình quân
Doanh thu thuần có thuế
x Số ngày trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết để có được doanh thu của một ngày cần mất bao
nhiêu ngày để thu tiền. Chỉ tiêu này cảng nhỏ thì khả năng thu tiền từ hoạt
động bán hàng càng đạt hiệu quả.
Tóm lại, toàn bộ hệ thống chỉ tiêu trên đây là cơ sở quan trọng để nhìn
nhận, đánh giá mặt mạnh, yếu về tình hình tổ chức, sử dụng, hiệu quả sử dụng
vốn kinh doanh vốn kinh doanh cũng như đánh giá được tình hình tài chính
của doanh nghiệp
2.2.2.3Cácchỉtiêuđánhgiá hiệuquả vốnkinhdoanhcủadoanhnghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn của DN có ý nghĩa then chốt và quyết định đối với
sự tồn tại và phát triển của DN. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của
DN phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn và tài sản. Các
chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của
DN. Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
 Vòng quay toàn bộ VKD:
Vòng quay toàn bộ VKD =
Doanh thu thuần trong kỳ
VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được mấy
vòng. Số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyên VKD
càng nhanh và ngược lại. Khi doanh nghiệp đẩy nhanh số vòng quay toàn bộ
vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng vốn. Cùng với một
lượng VKD bỏ ra là như nhau, nếu doanh nghiệp nào có số vòng quay vốn
cao hơn, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn cao hơn sẽ tạo ra động lực
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1035
mạnh mẽ để thu được kết quả kinh doanh cao hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng
vốn hơn.
 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP):
BEP=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD:
một đồng VKD bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước lãi
vay và thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào, góp phần nâng
cao khả năng thu hút vốn đầu tư cảu doanh nghiệp.
 Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (TSV)
TSV =
Lợi nhuận trước thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VKD trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế.
 Tỷ suất sinh lời tài chính (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD) ROA:
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng VKD bỏ ra trong kỳ tạo được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế.
 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE):
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu
hiện xu hướng tích cực. thực tế thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sẽ thay đổi tùy
thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và không phải lúc nào tỷ suất này
cao cũng là điều tốt nghiệp cho doanh nghiệp.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1036
1.2.4 Các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
của doanh nghiệp
1.2.4.1 Những nhân tố khách quan
- Chính sách kinhtế và tài chính của Nhà nước đối với doanhnghiệp:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay thì việc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được tôn trọng nhưng
vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước luôn giữ vai trò
chủ đạo. Một mặt với các chính sách kinh tế, tài chính như các chính sách
khuyến khích đầu tư và những vùng, ngành kinh tế trọng điểm hay những
vùng ngành cần phát triển; các chính sách về thuế; chính sách xuất khẩu, nhập
khẩu hay các chế độ tài chính khác như chế độ khấu hao TSCĐ….cótác động
lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách này tạo ra
khung pháp lý giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh đúng
theo pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham
gia hoạt động kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội.
- Lãi suất thị trường
Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của DN.
Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội
huy động vốn của DN.
- Sự tiến bộ của khoa học công nghệ:
Khoa học công nghệ có thể sẽ là cơ hội khi DN chấp nhận đầu tư mạo
hiểm tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học, còn sẽ là nguy cơ nếu DN không
kịp thời đầu tư đổi mới. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm tăng hao mòn
vô hình của tài sản từ đó góp phần làm mất vốn của DN.
- Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1037
Như hoả hoạn, bão lụt, các biến động trong sản xuất và về thị trường...
làm cho tài sản của DN bị hư hại dẫn đến vốn của DN bị mất mát.
- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường:
Một DN nếu có sức cạnh tranh cao trên thị trường, khả năng tiêu thụ
sản phẩm lớn thì cho dù trong điều kiện nền kinh tế như thế nào thì công ty đó
cũng sẽ có doanh thu và có lợi nhuận, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên
VKD cao.
1.2.4.2Những nhân tố chủ quan
- Trình độ quản lý và tư duy nhà quản trị cũng như trình độ tay nghề
của người lao động:
Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương
thức huy động cũng như cách thức sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Nếu
người quản trị biết xác định đúng nhu cầu vốn, lựa chọn đúng phương thức
huy động tài trợ vốn cho phương án đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng
những ưu điểm mà nguồn tài trợ đó mang lại đồng thời giảm chi phí sử dụng
vốn, đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn tay nghề được đào tạo sẽ giúp
tăng năng suất lao động, khai thác có hiệu quả tài sản, nâng cao hiệu quả sản
xuất và cắt giảm chi phí. Từ đó giúp cho việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn
có hiệu quả tránh tình trạng lãng phí hay thất thoát vốn. Như vậy, việc xây
dựng một chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động là điều cần thiết, nhằm
khuyến khích người lao động tích cực làm việc có hiệu quả, chất lượng.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Khi chu kỳ SXKD của DN mà ngắn thì việc quay vòng vốn của DN sẽ
nhanh hơn, DN nhanh chóng thu hồi vốn để đáp ứng cho chu kỳ hoạt động tiếp
theo. Ngược lại, nếu chu kỳ hoạt động kinh doanh của DN kéo dài thì vốn của
DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm đồng thời sẽ gây khó khăn cho
DN trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1038
- Chi phí sử dụng vốn:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh DN cần phải huy động vốn
từ các nguồnkhác nhauvà phảibỏ chiphí sửdụngvốn nhất định. Chi phí này sẽ
ảnh hưởngđếnlợi nhuận củaDN từ đó ảnhhưởngđếntỷ suấtsinh lời trên VCSH.
Như vậy khi sử dụng vốn DN cũng cần xem xét chi phí mà DN phải bỏ ra cho
việc huy động này từ đó có biện pháp sử dụng vốn cho hợp lý.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm.
Chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn thì số vòng quay vốn càng nhiều, tốc
độ luận chuyển vốn càng cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra sinh lời được càng
nhiều, vốn được khai thác sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, chu kỳ kinh
doanh càng kéo dài thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, vốn thu hồi chậm và
có thể mất vốn, thất thoát vốn thậm chí không thu hồi được.
Kết Luận
Qua chương 1, ta có thể hiểu được những lý luận chung về vốn kinh
doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và làm thế nào để
quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy vậy, đây chỉ là những lý luận
chung về mặt lý thuyết nhằm vận dụng đưa ra các giải pháp tăng cường quản
trị vốn kinh doanh của công ty may xuất khẩu SSV. Để tìm hiểu và đưa ra
những biện pháp hiệu quả nhất nhằm tăng tường quản trị vốn kinh doanh của
công ty, ta đi sâu vào nghiên cứu thực tế trên số liệu báo cáo tài chính của
công ty trong 2 năm gần đây 2012- 2013.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1039
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY
MAY XUẤT KHẨU SSV THỜI GIAN QUA
2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT
KHẨU SSV
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty May xuất khẩu SSV ( sau đây gọi tắt là " Công ty") tên giao
dịch quốc tế là SSV Exporrt Garment Company, là Công ty 100% vốn đầu tư
nước ngoài, hoạt động với thời hạn 50 năm theo Giấy Chứng nhận đầu tư số
042021000002 ngày 22/8/2006 do UBND tỉnh Hải Dương cấp. Công ty có ba
lần thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư.
Theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ ba số 041043000002 ngày
17 tháng 01 năm 2012 thì:
- Vốn Điều lệ của Công ty là: 166.624.000.000 VND ( Một trăm sáu mươi sáu
tỷ, sáu trăm hai mươi tư triệu Đồng Việt Nam), tương đương 8.000.000 USD
(tám triệu Đô la Mỹ)
- Vốn đầu tư là 354.076.000.000 VND (Ba trăm năm mươi tư tỷ, không trăm
bảy mươi sáu triệu Đồng Việt Nam)
- Địa chỉ: Cụm công nghiệp Hoàng Diệu - Gia Lộc - Hải Dương
- Điện thoại: (84) 320 371 8301 Fax: (84)320 371 8300
- Mã số thuế: 0800340686
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1040
2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.2.1Ngànhnghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ tư số 041043000002
ngày 17 tháng 01 năm 2012 thì ngành nghề kinh doanh của công ty là sản
xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu.
2.1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh
của công ty trong năm 2013
* Thuận lợi:
- Công ty nằm trong cụm công nghiệp Hoàng Diệu- Gia Lộc- Hải
Dương xung quanh là các xã chủ yếu là làm nông nghiệp nên việc thuê được
nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, chi phí sinh nhân viên thấp. Môi trường
trong lành tạo ra không gian làm việc tốt cho nhân viên giúp nâng cao hiệu
quả công việc. Vị trí này năm trên trục đường giao thông chính nên tương đối
thuận lợi cho việc đi lại.
- Kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu may mặc của con người
càng tăng cao nên có nhiều hợp đồng đặt hàng cho công ty.
- Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm làm việc
tạo được hiệu quả công việc cao.
Bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn động một số khó khăn:
* Khó khăn:
- Đội ngũ công nhân có tay nghề tương đối ít nên công ty hầu hết phải
đào tạo lại gây tốn kém về thời gian và kinh phí trong quá trình đào tạo
- Yêu cầu con người ngày càng cao nên gây khó khăn trong quá trình
được lòng khách hàng vì vậy công ty luôn thay đổi thiết kế mẫu nên một số
hàng lỗi mốt bị ứ đọng gây lẵng phí cho công ty.
- Sự chậm trễ của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không
nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1041
- Việc xa trung tâm thành phố cũng là sự bất tiện trong việc giao dịch đi
lại của công ty.
- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa được cao nên việc giao dịch
với đối tác gặp trở ngại.
- Các công ty may ngày càng nhiều nên đòi hỏi cạnh tranh ngày càng
nhiều trong kinh doanh.
- Việc vốn đầu tư 100% nước ngoài nên cũng chịu ảnh hưởng 1 phần
nhỏ trong chênh lệch giá ngoại tệ với nội tệ.
2.1.2.3Đặc điểm tổ chức kinh doanh
I. Sơ đồ quản lý tổ chức của công ty
Giám đốc sản xuất Giám đốc nhân sựGiám đốc kĩ thuật
Phòng
kế
hoạch
sản xuất
Phòng
xuất
nhập
khẩu
Phòng
quản lý
kho
NVL
Phòng
kỹ thuật
Phòng
kế toán
mua
bán
Phòng y
tế
Phòng
hành
chính
nhân
sự
Bộ
phận
QA
Bộ
phận
bảo trì
Bộ
phận
giặt in
thêu
Bộ
phận
may
mẫu
giáp sơ
đồ
Xưởng
sản
xuất
hàng
A
Ban giám đốc
Xưởng
sản
xuất
hàng B
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1042
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty may xuất khẩu SSV
II. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của
Công ty may xuất khẩu SSV
.
2.1.3 Đánh giá tình hình tài chính chủ yếu của công ty
Công ty may xuất khẩu SSV là công ty chuyên gia công và xuất khẩu,
vì vậy nguồn vốn của công ty là tướng đối lớn. Là công ty hoạt động trong
lĩnh vực sản xuất may mặc nên tài sản và nguồn vốn có sự biến động đáng kể,
Kế toán vốn
bằng tiền,thủ
quỹ,thống kê
Kế toán tập
hợp chi phí
Kế toán
bán hàng
Kế toán tiền
lương
Thủ kho
Kế toán
trưởng
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1043
để tìm hiểu và phân tích tình hình vốn và nguồn vốn của công ty ta tìm hiểu
qua:
2.1.3.1Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty
Bảng 2.1 : Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2013
(Đơn vị tính: VNĐ)
Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷlệ Tỷtrọng
A.TÀISẢNNGẮNHẠN 30,583,134,421 14.79% 27,818,524,557 13.02% 2,764,609,864 9.94% 1.77%
I.Tiềnvàcáckhoảntươngđươngtiền 5,840,828,358 19.10% 1,693,179,143 6.09% 4,147,649,215 244.96% 13.01%
III.Cáckhoảnphảithungắnhạn 5,923,122,522 19.37% 760,943,630 2.74% 5,162,178,892 678.39% 16.63%
IV.Hàngtồnkho 14,880,277,797 48.66% 11,697,823,681 42.05% 3,182,454,116 27.21% 6.60%
V.Tàisảnngắnhạnkhác 3,938,905,744 12.88% 13,666,578,103 49.13% (9,727,672,359) -71.18% -36.25%
B.TÀISẢNDÀIHẠN 176,161,595,390 85.21% 185,768,547,088 86.98% (9,606,951,698) -5.17% -1.77%
II.Tàisảncốđịnh 174,011,241,142 98.78% 183,297,969,280 98.67% (9,286,728,138) -5.07% 0.11%
V.Tàisảndàihạnkhác 2,150,354,248 1.22% 2,470,577,808 1.33% (320,223,560) -12.96% -0.11%
TỔNGCỘNGTÀISẢN 206,744,729,811 213,587,071,645 (6,842,341,834) -3.20%
Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷlệ Tỷtrọng
A.NỢPHẢITRẢ 196,346,421,609 94.97% 239,581,671,442 112.17% (43,235,249,833) -18.05% -17.20%
I.NợNgắnHạn 118,056,155,145 60.13% 112,705,393,340 47.04% 5,350,761,805 4.75% 13.08%
II.NợDàiHạn 78,290,266,464 39.87% 126,876,278,102 52.96% (48,586,011,638) -38.29% -13.08%
B.VỐNCHỦSỞHỮU 10,398,308,202 5.03% (25,994,599,797) -12.17% 36,392,907,999 -140.00% 17.20%
I.Vốnchủsởhữu 10,398,308,202 100.00% (25,994,599,797) 100.00% 36,392,907,999 -140.00% 0.00%
TỔNGCỘNGNGUỒNVỐN 206,744,729,811 213,587,071,645 (6,842,341,834) -3.20% 0.00%
NGUỒNVỐN
31/12/2013 31/12/2012 Sosánh
TÀISẢN
31/12/2013 31/12/2012 Sosánh
(Nguồn tổng hợp từ BCTC năm 2012- 2013)
Qua số liệu ở bảng trên, có thể rút ra nhận xét khái quát về tình hình sử
dụng tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm qua như sau:
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1044
- Về tình hình sử dụng tài sản:
Theo số liệu tính đến ngày 31/12/2013 thì tải sản hiện có của công ty là
206.744.729.811 VNĐ, giảm so với đầu năm 2012 là 6.842.341.834 VNĐ,
với tỷ lệ giảm là 3,2%. Trong đó giảm là do TSDH giảm 5,17%, TSNH tăng
9,94%. TSNH năm 2013 tăng là do các khoản tiền, hàng tồn kho, các khoản
phải thu ngắn hạn tăng lên. Hàng tồn kho tăng là do công ty đang nhập hàng
về dự trữ tránh biến động giá cả. Tiền mặt tăng chứng tỏ công ty đang dự trữ
tiền để đáp ứng thanh toán nhanh cho các khoản nợ đến hạn, làm tăng khả
năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên vẫn cần trú trọng đến việc dự trữ tiền
mặt như vậy gây lãng phí và mất khả năng thanh khoản của tiền mặt. Cần đưa
ra các biện pháp hợp lý để thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn, tránh để tồn
đọng nhiều. TSCĐ công ty giảm 5,07% nguyên nhân chính là do khấu hao
TSCĐ trong năm, công ty nên xem xét đầu tư thêm trang thiết bị thay thể
những thiết bị hết thời hạn sử dụng.
Qua phân tíchkhái quát trên, ta thấy khoản mục TSNH mặc dù chiếm
tỷ trọng 14,79%, tương đốikhiêm tốn trong tổng tài sản công ty, nhưng năm
2013 khoản mục này tăng 9,94% so với năm 2013, đây là cơ sở để mở rộng
quy mô kinh doanh và nâng cao năng lực canh tranh cho doanh nghiệp. Tuy
nhiên, khoản mục TSDH chiếm tỷ trọng lớn, năm 2013 đang có xu hướng
giảm. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của tăng, giảm các khoản mục này công ty,
ta sẽ đi nghiên cứu kĩ vào các mục sau.
- Về tình hình sử dụng nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2013 là 206.744.729.811 đồng
giảm 6.843.341.834 đồng, tỷ lệ giảm 3,2%, tỷ lệ giảm nhẹ, tuy vậy vẫn cần
nghiên cứu rõ xem nguyên nhân giảm của nguồn vốn:
Cuối năm 2013 nợ phải trả giảm, mặt khác nợ phải trả chiếm tỷ trọng
lớn trong cơ cấu vốn, chủ yếu là do nợ dài hạn giảm. Cơ cấu nợ có sự thay
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1045
đổi: tỷ trọng nợ dài hạn giảm, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng. Tuy vậy, nợ ngắn
hạn lại tăng lên. Công ty cần trú trọng đến việc thanh toán đúng hạn các
khoản nợ ngắn, dài hạn để giảm hệ số nợ và duy trì được niềm tin đối với chủ
nợ, cùng các nhà đầu tư. Vốn chủ sở hữu năm 2013 mặc dù tăng lên, nhưng
lại chiểm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, thấy được khả năng tự
chủ của công ty rất thấp, thấy được nguy cơ rủi ro trong kinh doanh.
Cơ cấu nguồn vốn cho thấy: Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng
vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ tự chủ về tài chính tương thấp, rủi ro tài
chính cao.
Để đánh giá cụ thể hơn về tình hình tài chính của công ty ta đi đánh
giá một số chỉ tiêu tài chính khác:
2.1.3.2Chỉ tiêu tài chính khác
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính
ĐVT Đầu năm Cuối năm
Tuyệt Đối Tương Đối
I. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
1. Hệ số nợ Lần 0.95 1.12 (0.17) -15.33%
2. Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.05 (0.12) 0.17 -141.33%
II. Hệ số hiệu quả hoạt động
1. Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 16.61 15.13 1.48 9.75%
2. Kì thu tiền trung bình Ngày 7.18 1.71 5.47 319.88%
3. Vòng quay vốn lưu động Vòng 5.74 2.98 2.76 92.62%
4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 0.93 0.81 0.12 14.81%
5. Vòng quay tổng vốn Vòng 0.80 0.64 0.16 25.00%
III. Hệ số sinh lời
2. ROA % (0.34) (0.24) (0.10) 41.67%
3. ROE % 9.27 1.63 7.64 468.71%
4. ROS % (0.44) (0.28) (0.16) 57.14%
Chênh lệch
Các chỉ tiêu tài chính
(Nguồn tổng hợp từ BCTC năm 2012- 2013)
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1046
* Hệ số cơ cấu nguồn vốn
- Hệ số nợ năm 2013 hệ số nợ của công ty là 0.95 giảm 0.17, nguyên
nhân tổng số nợ công ty giảm 18,05% so với năm trước, trong khi đó tổng
nguồn vốn giảm 3,2%, tốc độ nợ phải trả giảm nhanh hơn tốc độ giảm của
nguồn vốn dẫn đến hệ số nợ công ty giảm đi. Tuy vậy hệ số nợ của công ty
vẫn tương đối cao, chứng tỏ được tài sản của công ty chủ yếu là các khoản nợ.
- Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2013 của công ty là 0.05 tăng 0.17.
Nguyên nhân, trong năm VCSH công ty tăng đột biến với tốc độ nhanh 140%
so với năm trước, còn nguồn vốn công ty giảm nhẹ 3,2%. Qua đây cũng thấy
1 phần nỗ lực trong việc cải tạo nguồn vốn. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại
chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, cần tăng cường thêm khoản
mục này, nhằm nâng cao khả năng tự chủ cho công ty hơn nữa.
* Hệ số hiệu quả hoạt động
- Số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 16.61 tăng 1.48 vòng. Dẫn
đến kỳ hạn hàng tồn kho trung bình giảm đi tức là tốc độ luân chuyển hàng
tồn kho nhanh nên khả năng sinh lời tăng lên, rủi ro tài chính cũng giảm đi.
Cho thấy biểu hiện của việc quản lý hàng tồn kho năm nay tốt hơn so với năm
trước, một lượng vốn bị ứ đọng dưới dạng hàng tồn kho làm tăng hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần rà soát, theo dõi một cách chi
tiết, bảo quản tốt lượng hàng tồn trong kho.
Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp
SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1047
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0.93 tăng 0.13 so với năm trước.
Thấy được 1 đồng vốn cố định bỏ ra tạo ra được 0.93 đồng doanh thu thuần.
chỉ số này tương đối thấp, chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của công ty vẫn
kém hiệu quả, cần đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình này.
- Kỳ thu tiền trung bình năm 2013 là 7.18 tăng 5.47 so với năm 2012.
Như vậy khả năng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn có biến chuyển tiêu
cực, khả năng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp giảm so với
năm trước. Cần xem xét công tác bán hàng sao cho đạt hiệu quả và việc được
lựa chọn là nhà cung cấp nguyên vật liệu đối với các nhà cung cấp nguyên vật
liệu hợp lý để góp phần làm tăng doanh thu của doanh. Bất kỳ một doanh
nghiệp nào, việc tồn tại các khoản phải thu là điều đương nhiên; đây là phần
vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Do vậy việc tăng kỳ thu tiền trung bình là
điều không tốt cho công ty.Vì vậy công ty cần xem xét chính sách hợp lý.
- Vòng quay tổng vốn năm 2013 là 0,8 vòng, tăng 0,16 vòng so với
năm trước. Tuy tăng nhưng lại tương đối nhỏ nhỏ, công ty nên có kế hoạch về
vốn để đáp ứng hoạt động kinh doanh
- Vòng quay vốn lưu động năm 2013 là 5,74 vòng tăng 2.76 vòng so
với năm 2012, đây là nhân tố quyết định đến tốc độ luân chuyển vốn lưu
động, ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về chỉ tiêu này trong phần quản trị vốn lưu
động của công ty.
* Hệ số sinh lời
- Hệ số sinh lời tài sản giảm 0.1 so với năm trước. Chỉ số năm 2013 là
âm 0.34 thể hiện 1 đồng tài sản sau mỗi kỳ nhất định sinh ra âm 0.34 đồng lợi
nhuận, chỉ số này âm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý rất
thấp, hoạt động kém hiệu quả.
- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2013 là 9.24 tăng 7.64 lần so với
năm trước. Chỉ số này cao, nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ trong tổng quy
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳĐề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệpPhi Phi
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượngPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩahttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAYDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 

What's hot (20)

Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Quản trị vốn lưu động doanh nghiệp dược phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logisticsĐề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại Công ty VNT logistics
 
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...Đề tài  Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ p...
 
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳĐề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
Đề tài: Hiệu quả quản trị vốn lưu động tại nhà máy sản xuất bột mỳ
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại Công ty xây lắp dầu khí, 9đ
 
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAYGiải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
Giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty Nam Á, HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAYĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại công ty Vận tải, HAY
 
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
Báo cáo thực tập Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty - sdt/ ZALO 093 189 2701
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần thương mại vận tải ...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty thương mại Thái Hưng, HAY
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicemĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính của Công ty Xi măng vicem
 
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
1.giáo trình tài chính doanh nghiệp
 
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông AnhĐề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
Đề tài: Biện pháp cải thiện tài chính tại Công ty xây dựng Đông Anh
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
Nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty ngành xây dựng ni...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khíĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty Kiểm định An toàn Dầu khí
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượngPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần tư vấn năng lượng
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao tại công ty xây dựng - sdt/ ZALO 093 1...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAYĐề tài  hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương,  RẤT HAY
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cổ phần Chương Dương, RẤT HAY
 
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
Giải pháp hoàn thiện hiệu quả sử dụng vốn Điểm cao - sdt/ ZALO 093 189 2701
 

Similar to Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacominPhân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacominhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...NOT
 

Similar to Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng TháiNâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
Nâng cao sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Dệt may Hoàng Thái
 
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dungDe tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
De tai cai thien tai chinh tai cong ty san xuat thep ket cau xay dung
 
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông ÂmĐề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
Đề tài: Tăng cường quản trị vốn lưu động của Công ty TNHH Sông Âm
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty IN Tài Chính, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty IN Tài Chính, HAYĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty IN Tài Chính, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty IN Tài Chính, HAY
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
Đề Tài Khóa luận 2024 Một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của...
 
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông BìnhĐề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
Đề tài: Giải pháp quản trị vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đông Bình
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Ngọc Hòa - Gửi miễn ph...
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAYĐề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
Đề tài: Quản trị vốn lưu động của Công ty Bảo vệ thực vật, HAY
 
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đĐề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
Đề tài: Quản trị vốn lưu động tại công ty cổ phần Nhựa, HAY, 9đ
 
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAY
Đề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAYĐề tài  phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAY
Đề tài phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò,, RẤT HAY
 
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacominPhân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i   vinacomin
Phân tích cấu trúc tài chính công ty xây dựng mỏ hầm lò i vinacomin
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư thương mại ttc việt nam
 
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
Đề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mạiĐề tài  tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
Đề tài tình hình tài chính công ty cổ phần đầu tư thương mại
 
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả quản lý vốn lưu động công ty xây dựng đô thị, ĐIỂM 8
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty cổ p...
 
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đĐề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
Đề tài: Giải pháp cải thiện tài chính tại công ty Sông Đà Hà Nội, 9đ
 
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
Báo cáo thực tập tại công ty nội thất hoà phát
 
QT066.doc
QT066.docQT066.doc
QT066.doc
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 

Luận văn: Quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất pháttừ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn ( Ký, ghi rõ họ tên ) Đỗ Trọng Phú
  • 2. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i MỤC LỤC ........................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1..........................................................................................................................4 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................4 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng vốn kinh doanh........................................................4 1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh .................................................................... 10 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp .................................. 12 1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.......................... 16 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh....................................... 16 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh.............................................................. 18 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp................... 29 1.2.4 Các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp............................................................................................................ 36 CHƯƠNG 2....................................................................................................................... 39 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY .......................... 39 MAY XUẤT KHẨU SSV THỜI GIAN QUA............................................................... 39
  • 3. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10iii 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU SSV................................................................................................................................ 39 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.......................................... 39 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty ............................... 40 2.1.3 Đánh giá tình hình tài chính chủ yếu của công ty .................................... 42 2.2. Thực trạng quảntrị vốnkinhdoanhtại Côngtymay xuất khẩuSSV ..................... 51 2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty may xuất khẩu SSV ......................................................................................................... 51 2.2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại Công ty....................................... 58 2.2.3. Đánh giá chung về công tác quản trị kinh doanh tại công ty .................. 84 CHƯƠNG 3....................................................................................................................... 89 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ ........................................ 89 VỐN KINH DOANH CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU SSV...................................... 89 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ............... 89 3.1.1. Bối cảnh kinh tế -xã hội............................................................................... 89 3.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triểncủaCôngtytrongtươnglai........................ 91 3.2. Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở công ty may xuất khẩu SSV ..................................................................................................... 93 3.3.3 Một số kiến nghị với cơ quan cấp trên......................................................101 3.3.2 Về phía doanh nghiệp .................................................................................102 KẾT LUẬN......................................................................................................................104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................106
  • 4. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10iv
  • 5. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.10v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích HTK Hàng tồn kho TSCĐ Tài sản cố định TSCĐ HH Tài sản cố định hữu hình TSCĐ VH Tài sản cố định vô hình TSLĐ Tài sản ngắn hạn VCĐ Vốn cố định VCSH Vốn chủ sở hữu VKD Vốn kinh doanh VLĐ Vốn lưu động GTCL Giá trị còn lại DN Doanh nghiệp NG Nguyên giá TSLN Tỷ suất lợi nhuận TSSL Tỷ suất sinh lời LN Lợi nhuận DT Doanh thu
  • 6. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.101 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấpthiết của đề tài Trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều thời cơ và bên cạnh đó cũng có rất nhiều thách thức. Để tồn tại và phát triển trong một môi trường năng động đầy tính cạnh tranh thì buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng hoàn thiện mình để làm sao hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, mang lại nhiều lợi nhuận nhất và uy tín doanh nghiệp không ngừng được nâng cao. Một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh quan tâm là việc quản lý và sử dụng vốn. Vốn là một trong những yếu tố và là tiền đề cần thiết cho việc hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra sức sinh lời cao từ mỗi đồng vốn bỏ ra mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong ngành. Ngược lại sẽ lãng phí vốn, giảm tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, kéo dài chu kỳ kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh và sức khỏe tài chính doanh nghiệp. Từ đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả, tận dụng những nguồn lực hiện có làm thế mạnh riêng tạo nên lợi thế cạnh tranh của mình. Cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân thì ngành sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc cũng không ngừng phát triển góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong các ngành công nghiệp ở nước ta. Xuất phát từ thực tế và tầm quan trọng của vốn kinh doanh cũng như ảnh hưởng của công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tới kết quả
  • 7. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.102 kinh doanh của doanh nghiệp và qua thời gian thực tập tại Công ty may xuất khẩu SSV cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn của cô Mai Khánh Vân, em đã lựa chọn, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: ‘’ Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu SSV ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Như lý do đãnêu ở trên và qua việc tìm hiểu tình hìnhthực tế tạo Côngty, với việc chọnđề tài nghiên cứu này là nhằm chỉ ra các mục tiêu cụ thể như sau:  Đánh giá tình hình biến động vốn của Công ty  Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty  Phân tíchnhững nhân tố ảnh hưởng đến quátrình sử dụng vốn tại công ty  Đề xuất phương quả lý sử dựng vốn kinh doanh của công ty may xuất khẩu SSv 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các vấn đề về vốn kinh doanh, từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: Nghiên cứu về vốn kinh doanh và giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty may xuất khẩu SSV  Về nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ báo cáo tài chính năm 2012 và 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu  Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin,
  • 8. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.103 phương pháp điều tra, phân tích, tổng hợp, thống kê, logic…đồng thời sử dụng các bảng biểu để minh họa. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận được chia làm 3 chương, bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty may xuất khẩu SSV. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty may xuất khẩu SSV. Trong quá trình hoàn thành luận văn của mình, mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết cũng như kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Mai khánh Vân đã tận tình hướng dẫn và trang bị cho em những lý luận làm nền tảng để em có thể hoàn thành luận văn của mình. Em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị và cô chú trong Công ty may xuất khẩu SSV đã giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ bảo cho em rất nhiều trong quá trình thực tập tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Đỗ Trọng Phú
  • 9. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.104 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm và đặc trưng vốn kinh doanh 1.1.1.1Khái niệm vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải có các yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, để có được các yếu tố đó các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói: “Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền ứng trước mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư hình thành các tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Nói cách khác, đó là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị các tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tư và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. 1.1.1.2Đặc trưng của vốn kinh doanh Để quảnlý và sửdụng vốn kinh doanhtrongdoanhnghiệp mộtcáchhợp lý và hiệu quả đòihỏi nhà quản lý cần nhận thức đúng đắnvà đầyđủ các đặc trưng của vốnkinh doanh: - Vốn phải đại diện cho một lượng giá trị tài sản. Điều này có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của những tài sản hữu hình và vô hình như: nhà cửa, đất đai, bản quyền phát minh sáng chế... Cùng với sự phát triển của
  • 10. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.105 nền kinh tế thị trường, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì những tài sản vô hình ngày càng phong phú, đa dạng và giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng sinh lời của doanh nghiệp. - Vốn phảigắnliền với chủ sở hữu và phải được quản lý chặt chẽ. Tùy từng loạihìnhdoanhnghiệp mà ngườisở hữu vốn có đồng thời là người sử dụng vốn hay không. Tuy nhiên, trong trường hợp nào thì vốn cũng gắn vớimột chủ sở hữu nhất định và có chi phí sử dụng vốn khác nhau. Việc quyết định xử vốn như thế nào liên quan tới lợi ích sát sườn của mỗi doanh nghiệp. - Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một hàng hoá đặc biệt, nó có giá trị và giá trị sử dụng như mọi hàng hoá khác. Giá trị sử dụng của vốn là để sinh lời. Tuy nhiên vốn lại khác những hàng hoá khác ở chỗ quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn có thể gắn với nhau nhưng cũng có thể tách rời nhau. - Vốn phảiđượctích tụ tập tậptrungđến mộtlượngnhấtđịnh mới có thể pháthuytácdụng. Nghĩa là để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũngđều cầnphải có mộtlượng vốntối thiểu nhất định. Trongquá trình sản xuất kinh doanhcác doanh nghiệp không chỉ khai thác tiềm năng về vốn sẵn có mà mà cònphảitìm cáchthu hút vốn, huy động thêm vốn đầu tư cho hoạt động sảnxuất kinh doanh, giúp doanhnghiệp có cơ hộităng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đồng thời cũng giúp doanh nghiệp phân tán rủi ro trong kinh doanh. - Vốn kinh doanh có giá trị về mặt thời gian. Trong điều kiện nền kinh tế có sự biến động như hiện nay thì do ảnh hưởng của các nhân tố như chi phí cơ hội của đồng tiền, giá cả, lạm phát … đã làm cho cùng một đồng tiền tại các thời điểm khác nhau thì sẽ có các giá trị khác nhau. Do vậy khi tính toán so sánh giá trị đồng vốn thì phải đưa về cùng một thời điểm để so sánh. - Khiđã đủ vềlượng, vốn kinh doanhcầnluôn phảivậnđộng để sinh lời. Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn. Để trở thành vốn thì tiền phải được vận động sinh lời. Trong quá trình sản xuất kinh
  • 11. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.106 doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp không ngừng vận động, chuyển đổi hình thái biểu hiện. Từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu sang hình thái vốn vật tư, hàng hóavà cuốicùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ. Quá trìnhnày được diễn ra liên tục, thường xuyên lặp lại sau mỗi chu kỳ kinh doanh và được gọi là quá trình tuần hoàn, chu chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành kinh doanh, vào trìnhđộ tổ chức sảnxuất kinh doanhcủa từng doanhnghiệp. Đó là nguyên tắc của việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhận thức đúng đắn những đặc điểm trên của vốn kinh doanh là những vấn đề rất cơ bản để các doanh nghiệp huy động, quản lý sử dụng vốn kinh doanh của mình một cách tiết kiệm, hiệu quả. 1.1.1.3 - Lựa chọn các phương án tài trợ vốn ♦ Mô hình tài trợ thứ nhất: toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ nhất:
  • 12. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.107 Thời gian Hình 1.1- Mô hình tài trợ thứ nhất Lợi ích của mô hình này: + Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ an toàn cao + Giảm bớt được chi phí trong việc sử dụng vốn Hạn chế của mô hình này: + Chưa tạo được sự linh hoạt trong việc tổ chức sử dụng vốn vì “vốn nào nguồn đó”, tuy tính chắc chắn được đảm bảo song kém linh hoạt (trong thực tế, có khi gặp khó khăn trong tiêu thụ, doanh nghiệp phải tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh nhưng vẫn phải duy trì một lượng vốn lưu động thường xuyên khá lớn) ♦ Mô hình tài trợ thứ hai: toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn tạm thời. Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyênTSCĐ
  • 13. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.108 Thời gian Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ hai: Hình 1.2- Mô hình tài trợ thứ hai Lợi ích của mô hình này: - Đây là mô hình tài trợ có mức độ an toàn cao nhất, rủi ro trong thanh toán khi áp dụng mô hình này là thấp nhất Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho hầu hết TSLĐ nên chi phí sử dụng vốn cao, đôi khi cả trong những lúc không có nhu cầu thực sự - Tính linh hoạt trong việc đầu tư vốn thấp nhất trong các mô hình tài trợ ♦ Mô hình tài trợ thứ ba: toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, còn lại một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời. Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyên TSCĐ
  • 14. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.109 Thời gian Hình vẽ biểu diễn mô hình tài trợ thứ ba như sau: Hình 1.3- Mô hình tài trợ thứ ba Lợi ích của mô hình này: - Chi phí sử dụng vốn được hạ thấp do sử dụng nhiều nguồn vốn ngắn hạn - Tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn cao nhất trong các mô hình tài trợ Hạn chế của mô hình này: - Do sử dụng nhiều nguồn vốn tạm thời nên khả năng gặp rủi ro trong thanh toán cao nhất trong các mô hình tài trợ. Giá trị TSLĐ thường xuyên TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời Nguồn vốn thường xuyênTSCĐ
  • 15. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1010 1.1.2 Thành phần của vốn kinh doanh Vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp có nhiều loại, để phục vụ cho yêu cầu quản lý, sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và có hiệu quả người ta thường phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định. 1.1.2.1Phânloạitheokếtquả của hoạtđộng đầutư Theo tiêu thức này vốn kinh doanhcủadoanhnghiệp được chiathành vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản ngắn hạn, tài sản cố định và tài sản tài chính của doanh nghiệp. - Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản ngắn hạn là số vốn đầu tư để hình thành các tàisản ngắn hạn phục vụ cho hoạtđộngsảnxuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, bao gồmcác loại vốn bằngtiền, vốn vật tư hàng hóa, các khoảnphải thu, các loại tài sản ngắn hạn khác của doanh nghiệp. - Vốn kinh doanh đầu tư vào tài sản cố định là số vốn đầu tư để hình thành các tàisản cố định hữu hình và vô hình, như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, sáng chế, nhãn hiệu sản phẩm độc quyền, giá trị lợi thế về vị trí địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp... - Vốn kinh doanhđầu tưvàotàisản tàichính là số vốn doanh nghiệp đầu tư vào các tàisản cố định như cổ phiếu, trái phiếu doanhnghiệp, trái phiếu chính phủ, kỳ phiếu ngân hàng, chứng chỉ quỹ đầu tư và các giấy tờ có giá khác. Mỗi loại tài sản đầutư củadoanhnghiệp có thời hạn sử dụng và đặc điểm thanh khoản khác nhau. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian luân chuyển của vốn kinh doanh cũng như mức độ rủi ro trong sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế cách phân loại trên giúp cho doanh nghiệp có thể lựa chọn được cơ cấu tài sản đầu tư hợp lý, hiệu quả. Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ cấu vốn đầu tư vào các tài sản kinh doanh thường không giống nhau do có sự khác nhau về đặc điểm ngành nghề kinh doanh, về sự lựa chọn quyết định đầu tư của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả kinh
  • 16. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1011 doanhcao, thôngthườngcác doanhnghiệp vừa phải chútrọng đảm bảo sự đồng bộ, cânđối về năng lực sản xuất giữa các tài sản đầu tư, vừa phải đảm bảo tính thanh khoản, khả năng phân tán rủi ro của tài sản đầu tư trong doanh nghiệp. 1.1.2.2Phânloạitheođặc điểmluânchuyểncủa vốn Theo đặc điểm luân chuyển của vốn kinh doanh, vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn đầu tư để xây dựng hoặc mua sắm các TSCĐ sử dụng trong kinh doanh. Là số vốn tiền tệ ứng trước để xây dựng, mua sắm TSCĐ nên qui mô của vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định quy mô, năng lực và trình độ kỹ thuật của TSCĐ. Ngược lại, các đặc điểm về kinh tế- Kỹ thuật củaTSCĐ lại chi phối đặc điểm luân chuyển của vốn cố định. Trongđó những đặc điểm cơ bản củavốn cố định là: Tốc độ luân chuyển chậm, giá trị được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong mỗi chu kỳ kinh doanh, sau nhiều năm mới hoàn thành một vòng tuần hoàn, chu chuyển. Vốn lưu độngcủa doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước dùng để mua sắm, hình thành các TSLĐ dùng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nguyên nhiên vật liệu dự trữ sản xuất, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm chờ tiêu thụ, các khoản vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Đặc điểm cơ bản của vốn lưu động là thời gian luân chuyển nhanh, hình thái biểu hiện của vốn lưu động luôn thay đổi, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Cáchphânloại này cho thấy đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn kinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp có biện pháp tổ chức quản lý, phân bổ sử dụng vốnkinh doanhcủadoanh nghiệp sao cho phù hợp. Nói chung trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, vốn kinh doanh luân chuyển càng nhanh càng có hiệu quả. Điều đó không chỉ giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng thu hồiđược vốn, hạn chế các rủiro có thể gặp trong kinh doanh, mà còn khắc phục
  • 17. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1012 được các khó khăn về vốn, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp Để tổ chức và lựa chọnhìnhthức huy độngvốnmột cáchthích hợp và có hiệu quả cần có sựphânloại nguồn vốn. Dựa vào tiêu thức nhất định có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành nhiều loại khác nhau. Thông thường trong côngtác quản lý người ta thường sử dụng một số phương pháp phân loại nguồn vốn chủ yếu sau: 1.1.3.1Dựa vào quanhệ sở hữu vốn Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu - Vốn chủ sở hữu: là phần vốnthuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản - Nợ phải trả - Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như: Nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp... Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữ hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạtđộng, tùy thuộc vào quyếtđịnh củangười quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3.2Dựa vào thờigianhuyđộng và sử dụng vốn
  • 18. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1013 Căn cứvào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời. - Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới 1 năm) doanhnghiệp có thể sửdụng đểđáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tạm thời thường bao gồmvay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanhnghiệp có thểsử dụngvào các hoạtđộngkinh doanh. Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn thường xuyên= Vốn chủ sở hữu+ Nợ dài hạn Hoặc Nguồn vốn thường xuyên= Giá trị tổng tài sản của DN - nợ ngắn hạn Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp còn có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp. - Nguồnvốnlưu động thường xuyên: Là nguồn vốn ổnđịnh có tínhchất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh nghiệp. Nguồn vốn lưu động thường xuyên= Tài sản ngắn hạn- Nợ ngắn hạn 1.1.3.3Dựa vào phạmvi huy động vốn Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành ngồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. Việc phânloại này chủ yếu để xem xét việc huy động nguồn vốn của một doanh nghiệp đang hoạt động. * Nguồn vốn bên trong:
  • 19. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1014 Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ hoạtđộngtài chínhhoạtđộngcủa bảnthân doanhnghiệp tạo ra. Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Nguồn vốn từ bên trong doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Đây là nguồn tăng thêm tài sản và nguồn vốn của công ty. Khi sửdụngnguồnvốnbêntrongcó nhữngđiểm lợi và bấtlợi chủyếu sau: + Những điểm lợi: - Chủ độngđápứngnhucầu vốn của doanh nghiệp, nắmbắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối ổn định, các doanh nghiệp có thể dự đoán một cách khá chính xác quy mô lợi nhuận có thể thu được trong năm kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế cùng với nguồn khấu hao được hìnhthành trên cơ sở tríchkhấu hao tài sản cố định, đã cho phép các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư, các cơ hội đầu tư tăng trưởng. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp còn là nguồn tài trợ chủyếu cho các dựán đầutư mạo hiểm, các dựán có mức độ rủi ro cao như: Phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường mới... - Tiết kiệm chi phí sử dụng vốn Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cho phép các doanh nghiệp vừa tiết kiệm thời gian huy động vốn, vừa tiết kiệm nhiều chi phí huy động vốn do không phátsinh các chiphí quảngcáo, hoahồngbảo lãnh... so với việc huy động vốn qua phát hành chứng khoán. - Giữ quyền kiểm soát doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tư dài hạn bằng cách tăng thêm các thành viên góp vốn mới, như phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn liên doanh, hoặc tiếp nhận vốn góp của các thành viên mới thì cũng đồng nghĩa với việc các chủsở hữu hiện tại của doanh nghiệp chấp nhận việc chia sẻ quyền
  • 20. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1015 quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp cho các thành viên mới. Điều này sẽ không xảy ra nếu như doanh nghiệp tự tài trợ đáp ứng nhu cầu đầu tư dài hạn bằng các nguồn vốn bên trong. - Tránh áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong để tài trợ nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp còn giúp doanh nghiệp có thể tránh được áp lực từ phía các chủ sở hữu các nguồn vốn do phải thanh toán đúng kỳ hạn. Điều này có ý nghĩa giảm bớt căng thẳng về tài chính khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn. + Những điểm bất lợi: - Hiệu quả sử dụng thường không cao Việc khôngphải hoàntrả vốngốc và lãi theo kỳ hạn cố định đã không tạo áp lực cho banlãnh đạo doanhnghiệp trong việc cân nhắc, tính toán hiệu quả sử dụng vốncho đầutư. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả sử dụng các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn bên trong thường đạt hiệu quả không cao so với các dự án tài trợ bằng các nguồn vốn huy động bên ngoài. - Sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn Các nguồnvốn huy độngbêntrongthường bị giới hạn ở một quy mô nhất định. Nếu như lợi nhuận sau thuế chịu sự chi phối trực tiếp của kết quả kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và chính sách phân chia, sử dụng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Nguồn vốn huy độngbêntrong có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của doanhnghiệp. Tuynhiên, thông thường nguồn vốnbên trong không đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình tăng trưởng. * Nguồn vốn bên ngoài: Việc huy độngnguồn vốntừ bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chínhcho hoạt động kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng đối với doanh
  • 21. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1016 nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho phép doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài. Nguồn vốn từ bên ngoài bao hàm một số nguồn vốn chủ yếu sau: + Vay cho người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân) + Vay Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác + Gọi góp vốn liên doanh liên kết + Tín dụng thương mại của nhà cung cấp + Thuê tài sản + Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép) 1.2 QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản trị vốn kinh doanh 1.2.1.1Khái niệm quản trị vốn kinh doanh Vốn là một trong những điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời cũng như là yếu tố cơ bản trong việc quyết định đến hoạt động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải khai thác và sử dụng triệt để mọi nguồn lực sẵn có của mình, do đó cần có biện pháp quản trị nguồn vốn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Quản trị vốn kinh doanh là tiến trình hoạch định, quản lý, tổ chức và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hiệu quả, nhằm tạo đạt mục tiêu đặt ra. Ta cũng cần làm sáng tỏ hiệu quả quản trị vốn kinh doanh: Hiệu quả quản trị vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất. Hiệu quả quản trị vốn kinh doanh là một phạm trù phức tạp, có liên quan đến tất cả các
  • 22. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1017 yếu tố của quá trình sản xuất, do vậy, trong quá trình khai thác và sử dụng vốn người quản trị doanh nghiệp cần phải ý thức được: Thứ nhất, đảm bảo tiết kiệm vốn, sử dụng một cách hợp lý, có khoa học tránh tình trạng lãng phí vốn, ứ đọng vốn. Thứ hai, phải huy động được vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh 1.2.1.2Mục tiêu quản trị vốn kinh doanh Việc nâng cao quản trị sử dụng vốn kinh doanh là tất yếu khách quan và xuất phát từ mục tiêu sau: - Xuất phát từ mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Mọi DN khi tham gia vào kinh doanh đều kỳ vọng vào việc tối đa hóa lợi nhuận, lợi nhuận là kết quả là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN. Quản trị vốn kinh doanh sẽ là một trong số các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm… và là một hướng để nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Xuấtphát từ vai trò và vị trí của vốn kinhdoanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Một DN khôngthể hoạtđộngnếu thiếu vốn kinh doanh. Quảntrị vốn kinh doanh sẽ quyết định kết quả kinh doanh cuối cùng của DN. Do đó, trong quá trìnhhoạt độngsản xuất kinh doanh, việc quản trị vốn kinh doanh hơp lý đã trở thành một trong số các mục tiêu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. - Xuấtphát từ yêu cầu hạch toán kinhdoanh đầyđủ của DN trong nên kinh tế thị trường. Từ khi chuyển sang nên kinh tế thị trường, bất kỳ một DN nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải tuân theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh là: kinh doanh phải lấy thu bù chi và phải có lợi nhuận. Nếu không đạt được yêu cầu này các DN sẽ có nguy cơ phá sản. - Xuất phát từ yêu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
  • 23. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1018 Trong giai đoạn hiện nay, khi nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các DN trở nên vô cùng gay gắt. DN nào tận dụng tối đa năng lực sản xuất và quản trị tốt nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thì sẽ có điều kiện đứng vững trên thị trường. Việc quản trị tốt nguồn vốn kinh doanh sẽ giúp cho DN tạo khả năng cạnh tranh và tạo những lợi thế nhất định đến DN có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn. 1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh 1.2.2.1Quảntrị vốn lưu động của doanh nghiệp I. Xácđịnhnhu cầu vốn lưu động của doanhnghiệp. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quá trình đó luôn đòihỏi doanh nghiệp cần có một lượng vốn lưu động cần thiết để đáp ứng nhu cầu mua sắm vật tư dự trữ, bù đắp chênh lệch các khoản phải thu, phải trả giữa doanh nghiệp với khách hàng, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường, liên tục. Đó chính là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp. Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phảicó để đảm bảo cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượctiến hành bình thường, liên tục. Nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức: Nhu cầu VLĐ= Vốn hàng tồn kho + Nợ phảithu – Nợ phảitrả nhà cung cấp. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Qui mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp, đặc điểm tính chất của ngành nghề, sự biến động giá cả đầu tư, hàng hoá thị trường, trình độ tổ chức,… Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp có thể sử dụng 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • 24. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1019 a. Phương pháp trực tiếp Nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. * Xác địnhnhu cầu vốn hàng tồn kho: Bao gồm vốn hàng tồn kho trong các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và khâu lưu thông. - Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: Bao gồm nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ,…Phương pháp chung để xác định nhu cầu sử dụng vốn bình quân một ngày và số ngày dự trữ đối với từng loại để xác định rồi tổng hợp lại. Công thức tổng quát như sau: ij ij 1 1 ( ) m n HTK j i V M N     Trong đó: VHTK: Nhu cầu vốn hàng tồn kho Mij: Chi phí sử dụng vốn bình quân một ngày của hàng tồn kho i Nij: Số ngày dự trữ của hàng tồn kho i n: Số loại hàng tồn kho cần dự trữ m: Số khâu cần dự trữ hàng tồn kho Đối với từng loại vật tư, hàng hóa tồn kho cần căn cứ vào tình hình sử dụng thực tế và thời gian cần thiết dự trữ để xác định mức chi phí sử dụng bình quân một ngày và số ngày dự trữ hợp lý. Đối với nguyên vật liệu chính, số ngày dự trữ được xác định căn vào số ngày vận chuyển trên đường, số ngày kiểm nhận nhập kho, số ngày chuẩn bị đưa vào sử dụng, số ngày dự trữ bảo hiểm. Đối với các loại nguyên vật liệu phụ, do có nhiều loại và mức tiêu hao
  • 25. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1020 cũng khác nhau, nên nếu loại nào sử dụng nhiều và thường xuyên thì áp dụng cách tính như trên, nếu loại nào sử dụng ít, không thường xuyên thì có thể xác định theo tỉ lệ (%) so với nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính hơặc so với tổng mức luân chuyển loại vật liệu đó kỳ kế hoạch hoặc báo cáo. - Nhu cầu VLĐ trong khâu sản xuất: bao gồm nhu cầu vốn để hình thành các sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí trả trước. Nhu cầu này nhiều hay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất, mức độ hoàn thành sản phẩm làm dở, bán thành phẩm.  Nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được xác định theo công thức sau: Vdd = Pn  CKsx  Hdd Trong đó: Vdd : nhu cầu vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm Pn: chi phí sản xuất sản phẩm bình quân một ngày CKsx: độ dài chu kỳ sản xuất (ngày) Hdd: hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm (%) Chi phí sản xuất bình quân một ngày tính bằng cách lấy tổng giá vốn hàng bán kỳ kế hoạch chia cho số ngày trong kì ( 1 năm, 1 quý, 1 tháng được coi lần lượt là 360 ngày, 90 ngày, 30 ngày). Chu kì sản xuất là số ngày kể từ khi đưa vật liệu vào sản xuất cho đến khi sản xuất xong sản phẩm, nhập kho. Việc xác định độ dài chu kì sản xuất thường căn cứ vào các tài liệu kĩ thuật, công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. Hệ số sản phẩm dở dang, bán thành phẩm được tính theo tỉ lệ (%) giữa giá thành bình quân của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm so với giá thành sản xuất sản phẩm.  Nhu cầu chi phí trả trước được xác định theo công thức sau: Vtt = Pđk + Pps +Ppb Trong đó:
  • 26. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1021 Vtt:: nhu cầu chi phí trả trước Ppb: chi phí trả trước phân bổ trong kì Pđk: số dư chi phí trả trước đầu kỳ Pps: chi phí trả trước phát sinh trong kỳ - Nhu cầu VLĐ trong khâu lưu thông: bao gồm vốn dự trữ thành phẩm, vốn phải thu, phải trả.  Nhu cầu vốn thành phẩm (hàng hóa): là số vốn tối thiểu dùng để hình thành lượng dự trữ thành phẩm (hàng hóa) tồn kho chờ tiêu thụ, được xác định theo công thức: Vtp,hh = ZNtp,hh Trong đó: Vtp,hh: nhu cầu vốn thành phẩm (hàng hóa) Z: giá thành sản xuất (giá vốn hàng bán) bìnhquân một ngày kê hoạch Ntp,hh: số ngày dự trữ thành phẩm (hàng hóa)  Nhu cầu vốn nợ phải thu khách hàng: nợ phải thu là khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng hoặc do doanh nghiệp chủ động bán chịu, để hoạt động SXKD diễn ra bình thường thì doanh nghiệp phải bỏ thêm VLĐ vào quá trình SXKD trong giai đoạn chưa thu hồi được công nợ. Công thức tính nhu cầu vốn nợ phải thu như sau: Vpth = Dbq Npth Trong đó: Vpth: nhu cầu vốn nợ phải thu Dbq: doanh thu bán hàng bình quân một ngày kì kế hoạch Npth: kỳ thu tiền bình quân kế hoạch (ngày)  Nhu cầu vốn nợ phải trả nhà cung cấp: có thể xác định nhu cầu vốn nợ phải trả theo công thức sau: Vptr = Dmc Nmc Trong đó: Vptr: nợ phải trả nhà cung cấp kì kế hoạch
  • 27. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1022 Dmc: doanh số mua chịu bình quân ngày kì kế hoạch Nmc: kỳ trả tiền trung bình cho nhà cung cấp Cộng nhu cầu vốn lưu động trong các khâu dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông (nhu cầu vốn hàng tồn kho) với khoản chênh lệch giữa các khoản phải thu, phải trả nhà cung cấp sẽ có tổng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Tuy phương pháp này tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian nhưng cho kết quả sát với nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. b. Phương pháp gián tiếp: Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về quy mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch. Có các phương pháp gián tiếp sau: + Phương pháp điều chỉnh theo tỉ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo Công thức tính toán như sau: VKH = BCV  KH BC M M (1+t%) Trong đó: VKH: vốn lưu động năm kế hoạch MKH: mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch MBC : mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo BCV : vốn lưu động bình quân năm báo cáo t%: tỉ lệ rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, tính theo công thức sau: % 100%KH BC BC K K t K   
  • 28. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1023 Trong đó: KKH: kỳ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch KBC: kỳ luân chuyển VLĐ năm báo cáo - Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch Công thức tính như sau: KH KH KH M V L  Trong đó: MKH: tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch (doanh thu thuần) LKH: số vòng quay VLĐ năm kế hoạch - Phương pháp dựa vào tỉ lệ phần trăm trên doanh thu Các bước tiến hành: Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trong bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo Bước 2: Lựa chọn các khoản mục tài sản ngắn hạn và nguồn vốn chiếm dụng có quan hệ chặt chẽ với doanh thu và tính tỉ lệ phần trăm các khoản mục đó so với doanh thu thực hiện trong kỳ báo cáo Bước 3: Sử dụng tỉ lệ phần trăm các khoản mục trên doanh thu để ước tính nhu cầu VLĐ tăng thêm cho năm kế hoạch trên cơ sở doanh thu dự kiến năm kế hoạch  Doanh thu tăng thêm= Doanh thu kỳ kế hoạch – Doanh thu kỳ báo cáo  Tỉ lệ (%) nhu cầu VLĐ so với doanh thu = Tỉ lệ (%) khoản mục TSLĐ so với doanh thu – Tỉ lệ (%) nguồn vốn chiếm dụng so với doanh thu  Nhu cầu VLĐ tăng thêm=Doanh thu tăng thêm  Tỉ lệ (%) nhu cầu VLĐ so với doanh thu
  • 29. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1024 II. Quản trị vốn tồn kho dự trữ Tồn kho dự trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này. Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ có thể chia làm 3 loại: tồn kho nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và bán thành phẩm, thành phẩm và hàng hóa. Mỗi loại tồn kho dự trữ trên có vai trò khác nhau trong quá trình SXKD, tạo điều kiện cho quá trình SXKD của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và ổn định. Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp có thể chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, trung bình hoặc thấp. Việc hình thành lượng hàng tồn kho đòi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý số vốn này rất quan trọng, một phần là vì lượng vốn này thường chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ của doanh nghiệp, một phần giúp cho vật tư hàng hóa không bị ứ đọng, chậm luân chuyển, làm giảm hiệu quả SXKD. Quản trị vốn tồn kho dự trữ có các nội dung: - Bảo quản vật tư hàng hóa, hạn chế tối đa hao hụt, hư hỏng, sự suy giảm phẩm chất, chất lượng của vật tư, hàng hóa, đảm bảo vật tư hàng hóa được sử dụng đúng mục đích - Xác định quy mô vốn tồn kho dự trữ sao cho chi phí cho việc tồn trữ là tối thiểu nhưng vẫn đáp ứng đầyđủ các nhu cầu vật tư, hàng hóa cho quá trình SXKD III. Quản trị vốn bằng tiền Vốn bằng tiền là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tuy nhiên bản thân vốn bằng tiền lại không tự sinh lời. Nó chỉ sinh lời
  • 30. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1025 khi được đem đi đầu tư. Với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nhất nên vốn bằng tiền dễ bị thất thoát, gian lận, lợi dụng. Yêu cầu cơ bản đối với công tác quản trị vốn bằng tiền là vừa phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối, vừa phải đem lại khả năng sinh lời cao, vừa phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp. Như vậy khi có tiền mặt nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, cho vay hay gửi ngân hàng lấy tiền lãi. Ngược lại khi cần tiền mặt, doanh nghiệp có thể rút tiền gửi ngân hàng, bán chứng khoán hoặc vay ngắn hạn ngân hàng để có tiền mặt sử dụng. Trong doanh nghiệp, nhu cầu lưu giữ vốn bằng tiền thường do 3 lý do chính: đáp ứng các yêu cầu giao dịch, thanh toán hàng ngày (trả tiền mua hàng, trả tiền lương, tiền công cho người lao động, thanh toán cổ tức, nộp thuế), chờ đợi các cơ hội đầu tư sinh lời hoặc cơ hội kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận, dự phòng rủi ro bất ngờ có thể xảy ra ảnh hưởng xấu tới hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Quản trị vốn bằng tiền có các nội dung sau: - Xác định đúng đắn mức dự trữ tiền hợp lý, tối thiểu để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu bằng tiền mặt của doanh nghiệp - Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền mặt - Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ * Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo tiền của doanh nghiệp - Hệ số tạo tiền: Hệ số tạo tiền = IFI ( dòng tiền thu về của từng hoạt động) OFI ( dòng tiền chi ra của từng hoạt động ) - Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động:
  • 31. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1026 Tỷ trọng dòng tiền thu vào = Tổng tiền thu vào của từng hđ Tổng tiền thu vào của doanh nghiệp IV. Quản trị các khoản phải thu Khoản phải thu là số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có các khoản nợ phải thu. Nếu để xảy ra tình trạng các khoản phải thu quá lớn thì tình hình SXKD của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hường xấu như: thiếu tiền mặt để trả nợ hay thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán các khoản phải nộp với ngân sách nhà nước, trả tiền lương và tiền công cho người lao động... Quản trị vốn các khoản phải thu cũng liên quan tới sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro trong bán chịu hàng hóa, dịch vụ. Nếu không bán chịu hàng hóa, dịch vụ thì doanh nghiệp sẽ mất cơ hội tiêu thụ sản phẩm, từ đó mất đi cơ hội thu lợi nhuận, hơn thế nữa, còn là cơ hội gây dựng mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Nhưng bán chịu làm tăng chi phí quản trị khoản phải thu, tăng nguy cơ nợ phải thu khó đòi hoặc không thu hồi được nợ. Vì thế quản trị vốn các khoản phải thu đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính của doanh nghiệp. Quản trị vốn các khoản phải thu có các nội dung sau: - Xác định chính sách bán chịu hợp lý cho từng đối tượng khách hàng - Phân tích uy tín tài chính của khách hàng mua chịu - Áp dụng biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ 1.2.2.2Quảntrị cố định của doanh nghiệp Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ ở chỗ vốn cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn do việc sử
  • 32. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1027 dụng vốn cố định thường gắn liền với hoạt động đầu tư dài hạn, thu hồi vốn chậm và dễ gặp rủi ro. Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp. a. Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp. Để dựbáo các nguồn vốn đầu tư vào TSCĐ các doanh nghiệp có thể dựa vào các căn cứ sau đây: - Quy mô và khả năng sử dụng quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ khấu hao để đầu tư mua sắm TSCĐ hiện tại và các năm tiếp theo. - Khả năng ký kết các hợp đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác. - Khả năng huy động vốn vay dài hạn từ các ngân hàng thương mại hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn. - Các dự án đầuTSCĐ tiền khả thi và khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Quản lý sử dụng vốn cố định. Vốn cố định của doanh nghiệp có thể được sử dụng cho các hoạt động đầu tư dài hạn (mua sắm, lắp đặt, xây dựng các TSCĐ hữu hình và vô hình) và các hoạt động kinh doanh thường xuyên sản xuất các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ) của doanh nghiệp. Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật không phải chỉ là giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ mà quan trọng hơn là duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban đầu của nó. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ không làm mất mát TSCĐ, thực hiện đúng quy chế sử dụng, bảo dưỡng nhằm duy trì và nâng cao năng lực hoạtđộngcủa TSCĐ, không để TSCĐ bị hư hỏng trước thời hạn quy định.
  • 33. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1028 Để bảo toàn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp cần đánh giá đúng các nguyên nhân dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn để có biện pháp xử lý thích hợp. Có thể nêu ra một số biện pháp chủ yếu sau đây: - Phải đánh giá đúng giá trị của TSCĐ tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến độngcủa vốn cố định, quy mô vốn phải bảo toàn. Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn cố định. Thông thường có 3 phương pháp đánh giá chủ yếu: + Đánh giá TSCĐ theo giá nguyên thuỷ (nguyên giá). + Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục. + Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại. - Lựa chọnphương pháp khấu hao và xác định mức khấu hao thích hợp. - Chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất. - Thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa dự phòng TSCĐ. - Doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: Mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòngtài chính, trích trước chi phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước, ngoài biện pháp trên cần thực hiện tốt qui chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn cố định đối với các doanh nghiệp. Đây là một biện pháp cần thiết để tạo căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm quản lý vốn giữa các cơ quan nhà nước đại diện cho quyền sở hữu và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả. c. Phân cấp quản lý vốn cố định. Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:
  • 34. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1029 - Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đíchsửdụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả. - Thay đổicơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quảhơn. - Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh nghiệp vẫn phải trích khấu hao theo chế độ quy định. - Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật. - Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi. Riêng đối với các TSCĐ quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành. 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp 2.2.2.1Cácchỉtiêuđánhgiá hiệuquả sửdụng VCĐ củadoanh nghiệp * Hệ số trang bị tài sản cố định cho một công nhân trực tiếp sản xuất
  • 35. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1030 Hệ số tbi TSCĐ cho một cn = Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sx Số lượng cn trực tiếp sx * Hiệu suất sử dụng VCĐ: Hiệu suất sử dụng VCĐ = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn cố định ngày càng cao. * Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSCĐ càng cao. * Hàm lượng VCĐ: Hàm lượng VCĐ = Vốn cố định bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Đây là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ, chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng VCĐ. Hàm lượng vốn cố định càng thấp, hiệu suất sửdụng vốn cốđịnh càng cao. * Hệ số huy động VCĐ: Hệ số huy động VCĐ trong kỳ = Số VCĐ đang dùng trong HĐKD Số VCĐ hiện có trong DN
  • 36. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1031 Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số VCĐ được tính trong công thức trên được xác định bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá. * Hệ số hao mòn TSCĐ: Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng số tiền khấu hao TSCĐ lũy kế Nguyên giá TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ so với thời điểm được đầu tư mua sắm hình thành ban đầu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại. * Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế. Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Công thức tính như sau: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ = Lợi nhuận trước(sau) thuế × 100% Vốn cố định bình quân 2.2.2.2Các chỉtiêu đánh giá hiệu quả vốn lưu động của doanh nghiệp * Tốc độ luân chuyển VLĐ: Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh và các điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà quy trình luân chuyển và thời gian luân chuyển của VLĐ khác nhau. Tốc độ luân chuyển của VLĐ nhanh hay chậm phản ánh hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp là cao hay thấp. Tốc độ luân chuyển VLĐ được phản ánh qua hai chỉ tiêu: số vòng luân chuyển VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ. - Số vòng luân chuyển VLĐ:
  • 37. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1032 Số vòng luân chuyển VLĐ = Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ = Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay vòng quay của VLĐ thực hiện được trong 1 thời kỳ nhất định (thường là 1 năm). Hiện nay tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ. - Kỳ luân chuyển VLĐ: Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Số vòng luân chuyển VLĐ = Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ x Số ngày trong kỳ Tổng mức luân chuyển VLĐ (Doanh thu thuần bán hàng) Chỉ tiêu này cho biết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển phải mất bình quân bao nhiêu ngày hay thời gian cần thiết để VLĐ hoàn thành một vòng luân chuyển trong kỳ. Kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh Kỳ luân chuyển VLĐ tỷ lệ nghịch với số vòng luân chuyển VLĐ. Do đó doanh nghiệp cần thiết phải rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ để tăng số vòng luân chuyển của VLĐ trong kỳ hay đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ. * Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn (VTK): phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo). VTK = M1 360 x (K1 – K0) = M1 L1 - M1 L0
  • 38. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1033 Trong đó:  M1 là tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh  K1, K0 là kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc  L1, L0 là số vòng luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc * Hàm lượng VLĐ: Hàm lượng VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh: để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. * Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Trị giá hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong một kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng càng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. * Kỳ hạn tồn kho bình quân: Kỳ hạn tồn kho bình quân = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho = Trị giá hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán x Số ngày trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành hàng bán hay số ngày tồn kho bình quân. * Vòng quay nợ phải thu (số vòng thu hồi nợ): Số vòng thu hồi nợ = Doanh thu thuần có thuế Nợ phải thu bình quân Chỉ tiêu này cho biết để có được doanh thu trong kỳ thì các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ
  • 39. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1034 của DN càng nhanh, khả năng chuyển đổi nợ phải thu sang tiền mặt càng cao, tạo sự chủ động cho việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. * Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân = Nợ phải thu bình quân Doanh thu thuần có thuế x Số ngày trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết để có được doanh thu của một ngày cần mất bao nhiêu ngày để thu tiền. Chỉ tiêu này cảng nhỏ thì khả năng thu tiền từ hoạt động bán hàng càng đạt hiệu quả. Tóm lại, toàn bộ hệ thống chỉ tiêu trên đây là cơ sở quan trọng để nhìn nhận, đánh giá mặt mạnh, yếu về tình hình tổ chức, sử dụng, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh vốn kinh doanh cũng như đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.2.2.3Cácchỉtiêuđánhgiá hiệuquả vốnkinhdoanhcủadoanhnghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của DN có ý nghĩa then chốt và quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của DN. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng vốn của DN phản ánh kết quả tổng hợp quá trình sử dụng toàn bộ vốn và tài sản. Các chỉ tiêu này phản ánh chất lượng và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của DN. Ta có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:  Vòng quay toàn bộ VKD: Vòng quay toàn bộ VKD = Doanh thu thuần trong kỳ VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD của doanh nghiệp quay được mấy vòng. Số vòng quay toàn bộ vốn càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyên VKD càng nhanh và ngược lại. Khi doanh nghiệp đẩy nhanh số vòng quay toàn bộ vốn sẽ tạo ra lợi thế kinh doanh, tăng hiệu suất sử dụng vốn. Cùng với một lượng VKD bỏ ra là như nhau, nếu doanh nghiệp nào có số vòng quay vốn cao hơn, đồng nghĩa với tốc độ luân chuyển vốn cao hơn sẽ tạo ra động lực
  • 40. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1035 mạnh mẽ để thu được kết quả kinh doanh cao hơn, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn hơn.  Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP): BEP= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng VKD: một đồng VKD bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiều đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là tốt không kể vốn đó được hình thành từ nguồn nào, góp phần nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư cảu doanh nghiệp.  Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD (TSV) TSV = Lợi nhuận trước thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng VKD trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.  Tỷ suất sinh lời tài chính (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD) ROA: ROA = Lợi nhuận sau thuế Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng VKD bỏ ra trong kỳ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.  Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ (ROE): ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng biểu hiện xu hướng tích cực. thực tế thì tỷ suất sinh lời vốn chủ sẽ thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề lĩnh vực kinh doanh và không phải lúc nào tỷ suất này cao cũng là điều tốt nghiệp cho doanh nghiệp.
  • 41. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1036 1.2.4 Các nhân tố chủ yếu tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.4.1 Những nhân tố khách quan - Chính sách kinhtế và tài chính của Nhà nước đối với doanhnghiệp: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay thì việc bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được tôn trọng nhưng vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước luôn giữ vai trò chủ đạo. Một mặt với các chính sách kinh tế, tài chính như các chính sách khuyến khích đầu tư và những vùng, ngành kinh tế trọng điểm hay những vùng ngành cần phát triển; các chính sách về thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu hay các chế độ tài chính khác như chế độ khấu hao TSCĐ….cótác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Các chính sách này tạo ra khung pháp lý giúp các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động kinh doanh đúng theo pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh tạo ra của cải cho xã hội. - Lãi suất thị trường Lãi suất thị trường ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của DN. Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của DN. - Sự tiến bộ của khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ có thể sẽ là cơ hội khi DN chấp nhận đầu tư mạo hiểm tiếp cận kịp thời với tiến bộ khoa học, còn sẽ là nguy cơ nếu DN không kịp thời đầu tư đổi mới. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ làm tăng hao mòn vô hình của tài sản từ đó góp phần làm mất vốn của DN. - Rủi ro bất thường trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
  • 42. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1037 Như hoả hoạn, bão lụt, các biến động trong sản xuất và về thị trường... làm cho tài sản của DN bị hư hại dẫn đến vốn của DN bị mất mát. - Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường: Một DN nếu có sức cạnh tranh cao trên thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn thì cho dù trong điều kiện nền kinh tế như thế nào thì công ty đó cũng sẽ có doanh thu và có lợi nhuận, từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên VKD cao. 1.2.4.2Những nhân tố chủ quan - Trình độ quản lý và tư duy nhà quản trị cũng như trình độ tay nghề của người lao động: Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương thức huy động cũng như cách thức sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Nếu người quản trị biết xác định đúng nhu cầu vốn, lựa chọn đúng phương thức huy động tài trợ vốn cho phương án đầu tư sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng những ưu điểm mà nguồn tài trợ đó mang lại đồng thời giảm chi phí sử dụng vốn, đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn tay nghề được đào tạo sẽ giúp tăng năng suất lao động, khai thác có hiệu quả tài sản, nâng cao hiệu quả sản xuất và cắt giảm chi phí. Từ đó giúp cho việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả tránh tình trạng lãng phí hay thất thoát vốn. Như vậy, việc xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt đối với người lao động là điều cần thiết, nhằm khuyến khích người lao động tích cực làm việc có hiệu quả, chất lượng. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Khi chu kỳ SXKD của DN mà ngắn thì việc quay vòng vốn của DN sẽ nhanh hơn, DN nhanh chóng thu hồi vốn để đáp ứng cho chu kỳ hoạt động tiếp theo. Ngược lại, nếu chu kỳ hoạt động kinh doanh của DN kéo dài thì vốn của DN sẽ bị ứ đọng, thời gian thu hồi vốn chậm đồng thời sẽ gây khó khăn cho DN trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
  • 43. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1038 - Chi phí sử dụng vốn: Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh DN cần phải huy động vốn từ các nguồnkhác nhauvà phảibỏ chiphí sửdụngvốn nhất định. Chi phí này sẽ ảnh hưởngđếnlợi nhuận củaDN từ đó ảnhhưởngđếntỷ suấtsinh lời trên VCSH. Như vậy khi sử dụng vốn DN cũng cần xem xét chi phí mà DN phải bỏ ra cho việc huy động này từ đó có biện pháp sử dụng vốn cho hợp lý. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh: Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm. Chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn thì số vòng quay vốn càng nhiều, tốc độ luận chuyển vốn càng cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra sinh lời được càng nhiều, vốn được khai thác sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, chu kỳ kinh doanh càng kéo dài thì rủi ro trong kinh doanh càng lớn, vốn thu hồi chậm và có thể mất vốn, thất thoát vốn thậm chí không thu hồi được. Kết Luận Qua chương 1, ta có thể hiểu được những lý luận chung về vốn kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và làm thế nào để quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy vậy, đây chỉ là những lý luận chung về mặt lý thuyết nhằm vận dụng đưa ra các giải pháp tăng cường quản trị vốn kinh doanh của công ty may xuất khẩu SSV. Để tìm hiểu và đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất nhằm tăng tường quản trị vốn kinh doanh của công ty, ta đi sâu vào nghiên cứu thực tế trên số liệu báo cáo tài chính của công ty trong 2 năm gần đây 2012- 2013.
  • 44. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1039 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU SSV THỜI GIAN QUA 2.1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU SSV 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty May xuất khẩu SSV ( sau đây gọi tắt là " Công ty") tên giao dịch quốc tế là SSV Exporrt Garment Company, là Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động với thời hạn 50 năm theo Giấy Chứng nhận đầu tư số 042021000002 ngày 22/8/2006 do UBND tỉnh Hải Dương cấp. Công ty có ba lần thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư. Theo Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ ba số 041043000002 ngày 17 tháng 01 năm 2012 thì: - Vốn Điều lệ của Công ty là: 166.624.000.000 VND ( Một trăm sáu mươi sáu tỷ, sáu trăm hai mươi tư triệu Đồng Việt Nam), tương đương 8.000.000 USD (tám triệu Đô la Mỹ) - Vốn đầu tư là 354.076.000.000 VND (Ba trăm năm mươi tư tỷ, không trăm bảy mươi sáu triệu Đồng Việt Nam) - Địa chỉ: Cụm công nghiệp Hoàng Diệu - Gia Lộc - Hải Dương - Điện thoại: (84) 320 371 8301 Fax: (84)320 371 8300 - Mã số thuế: 0800340686
  • 45. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1040 2.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty 2.1.2.1Ngànhnghề kinh doanh Theo giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ tư số 041043000002 ngày 17 tháng 01 năm 2012 thì ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu. 2.1.2.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2013 * Thuận lợi: - Công ty nằm trong cụm công nghiệp Hoàng Diệu- Gia Lộc- Hải Dương xung quanh là các xã chủ yếu là làm nông nghiệp nên việc thuê được nguồn lao động dồi dào với giá rẻ, chi phí sinh nhân viên thấp. Môi trường trong lành tạo ra không gian làm việc tốt cho nhân viên giúp nâng cao hiệu quả công việc. Vị trí này năm trên trục đường giao thông chính nên tương đối thuận lợi cho việc đi lại. - Kinh tế ngày càng phát triển nên nhu cầu may mặc của con người càng tăng cao nên có nhiều hợp đồng đặt hàng cho công ty. - Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ nhiệt tình, nhiều kinh nghiệm làm việc tạo được hiệu quả công việc cao. Bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn động một số khó khăn: * Khó khăn: - Đội ngũ công nhân có tay nghề tương đối ít nên công ty hầu hết phải đào tạo lại gây tốn kém về thời gian và kinh phí trong quá trình đào tạo - Yêu cầu con người ngày càng cao nên gây khó khăn trong quá trình được lòng khách hàng vì vậy công ty luôn thay đổi thiết kế mẫu nên một số hàng lỗi mốt bị ứ đọng gây lẵng phí cho công ty. - Sự chậm trễ của các chính sách kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
  • 46. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1041 - Việc xa trung tâm thành phố cũng là sự bất tiện trong việc giao dịch đi lại của công ty. - Trình độ ngoại ngữ của nhân viên chưa được cao nên việc giao dịch với đối tác gặp trở ngại. - Các công ty may ngày càng nhiều nên đòi hỏi cạnh tranh ngày càng nhiều trong kinh doanh. - Việc vốn đầu tư 100% nước ngoài nên cũng chịu ảnh hưởng 1 phần nhỏ trong chênh lệch giá ngoại tệ với nội tệ. 2.1.2.3Đặc điểm tổ chức kinh doanh I. Sơ đồ quản lý tổ chức của công ty Giám đốc sản xuất Giám đốc nhân sựGiám đốc kĩ thuật Phòng kế hoạch sản xuất Phòng xuất nhập khẩu Phòng quản lý kho NVL Phòng kỹ thuật Phòng kế toán mua bán Phòng y tế Phòng hành chính nhân sự Bộ phận QA Bộ phận bảo trì Bộ phận giặt in thêu Bộ phận may mẫu giáp sơ đồ Xưởng sản xuất hàng A Ban giám đốc Xưởng sản xuất hàng B
  • 47. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1042 Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban trong công ty may xuất khẩu SSV II. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính- kế toán Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý tài chính kế toán của Công ty may xuất khẩu SSV . 2.1.3 Đánh giá tình hình tài chính chủ yếu của công ty Công ty may xuất khẩu SSV là công ty chuyên gia công và xuất khẩu, vì vậy nguồn vốn của công ty là tướng đối lớn. Là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất may mặc nên tài sản và nguồn vốn có sự biến động đáng kể, Kế toán vốn bằng tiền,thủ quỹ,thống kê Kế toán tập hợp chi phí Kế toán bán hàng Kế toán tiền lương Thủ kho Kế toán trưởng
  • 48. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1043 để tìm hiểu và phân tích tình hình vốn và nguồn vốn của công ty ta tìm hiểu qua: 2.1.3.1Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty Bảng 2.1 : Phân tích tình hình biến động tài sản và nguồn vốn năm 2013 (Đơn vị tính: VNĐ) Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷlệ Tỷtrọng A.TÀISẢNNGẮNHẠN 30,583,134,421 14.79% 27,818,524,557 13.02% 2,764,609,864 9.94% 1.77% I.Tiềnvàcáckhoảntươngđươngtiền 5,840,828,358 19.10% 1,693,179,143 6.09% 4,147,649,215 244.96% 13.01% III.Cáckhoảnphảithungắnhạn 5,923,122,522 19.37% 760,943,630 2.74% 5,162,178,892 678.39% 16.63% IV.Hàngtồnkho 14,880,277,797 48.66% 11,697,823,681 42.05% 3,182,454,116 27.21% 6.60% V.Tàisảnngắnhạnkhác 3,938,905,744 12.88% 13,666,578,103 49.13% (9,727,672,359) -71.18% -36.25% B.TÀISẢNDÀIHẠN 176,161,595,390 85.21% 185,768,547,088 86.98% (9,606,951,698) -5.17% -1.77% II.Tàisảncốđịnh 174,011,241,142 98.78% 183,297,969,280 98.67% (9,286,728,138) -5.07% 0.11% V.Tàisảndàihạnkhác 2,150,354,248 1.22% 2,470,577,808 1.33% (320,223,560) -12.96% -0.11% TỔNGCỘNGTÀISẢN 206,744,729,811 213,587,071,645 (6,842,341,834) -3.20% Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷtrọng Sốtiền Tỷlệ Tỷtrọng A.NỢPHẢITRẢ 196,346,421,609 94.97% 239,581,671,442 112.17% (43,235,249,833) -18.05% -17.20% I.NợNgắnHạn 118,056,155,145 60.13% 112,705,393,340 47.04% 5,350,761,805 4.75% 13.08% II.NợDàiHạn 78,290,266,464 39.87% 126,876,278,102 52.96% (48,586,011,638) -38.29% -13.08% B.VỐNCHỦSỞHỮU 10,398,308,202 5.03% (25,994,599,797) -12.17% 36,392,907,999 -140.00% 17.20% I.Vốnchủsởhữu 10,398,308,202 100.00% (25,994,599,797) 100.00% 36,392,907,999 -140.00% 0.00% TỔNGCỘNGNGUỒNVỐN 206,744,729,811 213,587,071,645 (6,842,341,834) -3.20% 0.00% NGUỒNVỐN 31/12/2013 31/12/2012 Sosánh TÀISẢN 31/12/2013 31/12/2012 Sosánh (Nguồn tổng hợp từ BCTC năm 2012- 2013) Qua số liệu ở bảng trên, có thể rút ra nhận xét khái quát về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của công ty trong năm qua như sau:
  • 49. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1044 - Về tình hình sử dụng tài sản: Theo số liệu tính đến ngày 31/12/2013 thì tải sản hiện có của công ty là 206.744.729.811 VNĐ, giảm so với đầu năm 2012 là 6.842.341.834 VNĐ, với tỷ lệ giảm là 3,2%. Trong đó giảm là do TSDH giảm 5,17%, TSNH tăng 9,94%. TSNH năm 2013 tăng là do các khoản tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên. Hàng tồn kho tăng là do công ty đang nhập hàng về dự trữ tránh biến động giá cả. Tiền mặt tăng chứng tỏ công ty đang dự trữ tiền để đáp ứng thanh toán nhanh cho các khoản nợ đến hạn, làm tăng khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên vẫn cần trú trọng đến việc dự trữ tiền mặt như vậy gây lãng phí và mất khả năng thanh khoản của tiền mặt. Cần đưa ra các biện pháp hợp lý để thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn, tránh để tồn đọng nhiều. TSCĐ công ty giảm 5,07% nguyên nhân chính là do khấu hao TSCĐ trong năm, công ty nên xem xét đầu tư thêm trang thiết bị thay thể những thiết bị hết thời hạn sử dụng. Qua phân tíchkhái quát trên, ta thấy khoản mục TSNH mặc dù chiếm tỷ trọng 14,79%, tương đốikhiêm tốn trong tổng tài sản công ty, nhưng năm 2013 khoản mục này tăng 9,94% so với năm 2013, đây là cơ sở để mở rộng quy mô kinh doanh và nâng cao năng lực canh tranh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khoản mục TSDH chiếm tỷ trọng lớn, năm 2013 đang có xu hướng giảm. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân của tăng, giảm các khoản mục này công ty, ta sẽ đi nghiên cứu kĩ vào các mục sau. - Về tình hình sử dụng nguồn vốn Tổng nguồn vốn của công ty cuối năm 2013 là 206.744.729.811 đồng giảm 6.843.341.834 đồng, tỷ lệ giảm 3,2%, tỷ lệ giảm nhẹ, tuy vậy vẫn cần nghiên cứu rõ xem nguyên nhân giảm của nguồn vốn: Cuối năm 2013 nợ phải trả giảm, mặt khác nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn, chủ yếu là do nợ dài hạn giảm. Cơ cấu nợ có sự thay
  • 50. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1045 đổi: tỷ trọng nợ dài hạn giảm, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng. Tuy vậy, nợ ngắn hạn lại tăng lên. Công ty cần trú trọng đến việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ ngắn, dài hạn để giảm hệ số nợ và duy trì được niềm tin đối với chủ nợ, cùng các nhà đầu tư. Vốn chủ sở hữu năm 2013 mặc dù tăng lên, nhưng lại chiểm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, thấy được khả năng tự chủ của công ty rất thấp, thấy được nguy cơ rủi ro trong kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn cho thấy: Tỷ trọng nợ phải trả luôn lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu, thể hiện mức độ tự chủ về tài chính tương thấp, rủi ro tài chính cao. Để đánh giá cụ thể hơn về tình hình tài chính của công ty ta đi đánh giá một số chỉ tiêu tài chính khác: 2.1.3.2Chỉ tiêu tài chính khác Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tài chính ĐVT Đầu năm Cuối năm Tuyệt Đối Tương Đối I. Hệ số cơ cấu nguồn vốn 1. Hệ số nợ Lần 0.95 1.12 (0.17) -15.33% 2. Hệ số vốn chủ sở hữu Lần 0.05 (0.12) 0.17 -141.33% II. Hệ số hiệu quả hoạt động 1. Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 16.61 15.13 1.48 9.75% 2. Kì thu tiền trung bình Ngày 7.18 1.71 5.47 319.88% 3. Vòng quay vốn lưu động Vòng 5.74 2.98 2.76 92.62% 4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định Lần 0.93 0.81 0.12 14.81% 5. Vòng quay tổng vốn Vòng 0.80 0.64 0.16 25.00% III. Hệ số sinh lời 2. ROA % (0.34) (0.24) (0.10) 41.67% 3. ROE % 9.27 1.63 7.64 468.71% 4. ROS % (0.44) (0.28) (0.16) 57.14% Chênh lệch Các chỉ tiêu tài chính (Nguồn tổng hợp từ BCTC năm 2012- 2013)
  • 51. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1046 * Hệ số cơ cấu nguồn vốn - Hệ số nợ năm 2013 hệ số nợ của công ty là 0.95 giảm 0.17, nguyên nhân tổng số nợ công ty giảm 18,05% so với năm trước, trong khi đó tổng nguồn vốn giảm 3,2%, tốc độ nợ phải trả giảm nhanh hơn tốc độ giảm của nguồn vốn dẫn đến hệ số nợ công ty giảm đi. Tuy vậy hệ số nợ của công ty vẫn tương đối cao, chứng tỏ được tài sản của công ty chủ yếu là các khoản nợ. - Hệ số vốn chủ sở hữu năm 2013 của công ty là 0.05 tăng 0.17. Nguyên nhân, trong năm VCSH công ty tăng đột biến với tốc độ nhanh 140% so với năm trước, còn nguồn vốn công ty giảm nhẹ 3,2%. Qua đây cũng thấy 1 phần nỗ lực trong việc cải tạo nguồn vốn. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại chiếm 1 tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, cần tăng cường thêm khoản mục này, nhằm nâng cao khả năng tự chủ cho công ty hơn nữa. * Hệ số hiệu quả hoạt động - Số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 16.61 tăng 1.48 vòng. Dẫn đến kỳ hạn hàng tồn kho trung bình giảm đi tức là tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh nên khả năng sinh lời tăng lên, rủi ro tài chính cũng giảm đi. Cho thấy biểu hiện của việc quản lý hàng tồn kho năm nay tốt hơn so với năm trước, một lượng vốn bị ứ đọng dưới dạng hàng tồn kho làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần rà soát, theo dõi một cách chi tiết, bảo quản tốt lượng hàng tồn trong kho.
  • 52. Học Viện Tài Chính Luận văn tốt nghiệp SV: Đỗ Trọng Phú Lớp: CQ48/11.1047 - Hiệu suất sử dụng vốn cố định là 0.93 tăng 0.13 so với năm trước. Thấy được 1 đồng vốn cố định bỏ ra tạo ra được 0.93 đồng doanh thu thuần. chỉ số này tương đối thấp, chứng tỏ việc sử dụng vốn cố định của công ty vẫn kém hiệu quả, cần đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình này. - Kỳ thu tiền trung bình năm 2013 là 7.18 tăng 5.47 so với năm 2012. Như vậy khả năng thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn có biến chuyển tiêu cực, khả năng thu hồi khoản vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp giảm so với năm trước. Cần xem xét công tác bán hàng sao cho đạt hiệu quả và việc được lựa chọn là nhà cung cấp nguyên vật liệu đối với các nhà cung cấp nguyên vật liệu hợp lý để góp phần làm tăng doanh thu của doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, việc tồn tại các khoản phải thu là điều đương nhiên; đây là phần vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng. Do vậy việc tăng kỳ thu tiền trung bình là điều không tốt cho công ty.Vì vậy công ty cần xem xét chính sách hợp lý. - Vòng quay tổng vốn năm 2013 là 0,8 vòng, tăng 0,16 vòng so với năm trước. Tuy tăng nhưng lại tương đối nhỏ nhỏ, công ty nên có kế hoạch về vốn để đáp ứng hoạt động kinh doanh - Vòng quay vốn lưu động năm 2013 là 5,74 vòng tăng 2.76 vòng so với năm 2012, đây là nhân tố quyết định đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động, ta sẽ nghiên cứu chi tiết hơn về chỉ tiêu này trong phần quản trị vốn lưu động của công ty. * Hệ số sinh lời - Hệ số sinh lời tài sản giảm 0.1 so với năm trước. Chỉ số năm 2013 là âm 0.34 thể hiện 1 đồng tài sản sau mỗi kỳ nhất định sinh ra âm 0.34 đồng lợi nhuận, chỉ số này âm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý rất thấp, hoạt động kém hiệu quả. - Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2013 là 9.24 tăng 7.64 lần so với năm trước. Chỉ số này cao, nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ trong tổng quy