SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế
của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn tốt nghiệp
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thảo
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
ii
MỤC LỤC
LỜICAM ĐOAN......................................................................................... i
MỤC LỤC.................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN........................... vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 1
CHƯƠNG1NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨCCÔNGTÁCKẾ
TOÁNTẬP HỢP CHIPHÍSẢNXUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNHSẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT....................................................... 3
1.1. Sựcần thiết củakế toán tập hợp chi phísảnxuất và tính giá thành sản phẩm
trongdoanhnghiệp sản xuất............................................................................................3
1.1.1. Khái niệm, bảnchấtchiphí sản xuất và giá thànhsảnphẩm............... 3
1.1.2. Sựcầnthiếtcủakế toántập hợp chiphí sảnxuấtvàtínhgiá thành sản
phẩm trongdoanh nghiệp sản xuất........................................................... 4
1.2. Phân loạichiphí sảnxuất và giá thànhsảnphẩm trongdoanh nghiệp sảnxuất...5
1.2.1. Phân loạichiphí sản xuất............................................................... 5
1.2.2. Phân loại giá thànhsảnphẩm trongdoanh nghiệp sản xuất................. 8
1.3. Đốitượng tập hợp chiphí sảnxuất và đốitượng tính giá thành trong doanh
nghiệp sản xuất..................................................................................................................9
1.3.1. Đối tượng tập hợp chiphí sản xuất.................................................. 9
1.3.2. Đối tượng tính giá thành............................................................... 10
1.3.3. Mốiquanhệ giữa đốitượngtập hợp chiphí sảnxuấtvà đốitượngtính
giá thành sản phẩm............................................................................... 10
1.3.4. Kỳ tính giá thành......................................................................... 11
1.4. Phươngpháp tập hợp chiphí sảnxuất...................................................................11
1.4.1. Phươngpháp tập hợp chiphí trực tiếp............................................ 11
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
iii
1.4.2. Phươngpháp tập hợp và phân bổ gián tiếp...................................... 11
1.5. Kếtoántập hợp chiphí sảnxuất trongdoanh nghiệp sảnxuất...........................12
1.5.1. Kế toán tập hợp chiphí nguyên vật liệu trực tiếp............................. 12
1.5.2. Kế toán tập hợp chiphí nhâncông trực tiếp.................................... 14
1.5.3. Kế toán tập hợp chiphí sản xuấtchung.......................................... 15
1.5.4. Kế toán tập hợp chiphí sản xuất toàndoanh nghiệp......................... 17
1.6. Tổ chức côngtác tính giáthànhsảnphẩm.............................................................20
1.6.1. Phươngpháp đánh giá sảnphẩmdở dang....................................... 20
1.6.2. Phươngpháp tính giá thànhsảnphẩm............................................ 22
1.7. Tổchứckế toán tập hợp chi phísảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong điều
kiệnứngdụng kếtoán máy............................................................................................23
1.7.1. Chứcnăng, nhiệm vụ củakế toántập hợp chiphí sảnxuấtvà tínhgiá
thành sản phẩm trong điều kiện ứngdụng kế toán máy............................. 23
1.7.2. Kếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvà tínhgiá thành sảnphẩmtrongđiều
kiện sử dụng phần mềm kế toán máy...................................................... 24
1.8. Hệ thống sổkế toán sửdụng trong kế toántập hợp chiphísản xuất và tính giá
thànhsảnphẩmtheo hìnhthức ghisổ Nhật kýchứngtừ.............................................25
CHƯƠNG2THỰC TRẠNGTỔCHỨCCÔNGTÁC KẾTOÁNTẬP HỢP
CHIPHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁTHÀNH SẢNPHẨM TẠICÔNG TYCỔ
PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ– VINACOMIN............................................... 27
2.1. Quátrình hình thành vàphát triểncủa Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê.....27
2.1.1. Lịchsửhìnhthànhvà pháttriển củaCôngtyCổ phầnCơ khí Mạo Khê
.......................................................................................................... 27
2.1.2. Thựctrạnghoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủaCôngtycổ phầncơkhí
Mạo Khê trong mộtsố năm gần đây....................................................... 28
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhcủaCông ty.......... 29
2.1.4. Tổ chức bộ máyquản lý củaCông ty............................................. 31
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
iv
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toáncủacông ty.............................................. 33
2.1.6. Hình thức kế toán và các chínhsách kế toán áp dụngcủaCông ty..... 35
2.2. Thực trạng kế toánchi phísảnxuất và tính giá thành sảnphẩm tại Côngty cổ
phầncơ khí Mạo Khê– Vinacomin..............................................................................37
2.2.1. Phânloạichiphí sảnxuất, đốitượngtập hợp chiphí sảnxuấttạiCông
ty cổ phầncơ khí Mạo Khê.................................................................... 37
2.2.2. Phươngpháptập hợpchiphí sảnxuấttạiCôngtycổ phầncơ khí Mạo
Khê .................................................................................................... 38
2.2.3. Chứngtừvà sổ sáchsửdụngtrongkếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvà
tính giá thànhsảnphẩm tạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê.................... 39
2.2.4. Tàikhoảnsửdụngtrongkếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvàtínhgiá
thành sản phẩm tạicông ty cổ phần cơ khí Mạo Khê................................ 39
2.2.5. Kế toán tập hợp chiphí sản xuất tạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê40
2.2.6. Kế toán tính giá thànhsảnphẩm tạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê69
CHƯƠNG3MỘT SỐ ÝKIẾN NHẰM HOÀN THIỆNTỔ CHỨC CÔNGTÁC
KẾ TOÁNTẬP HỢP CHIPHÍSẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN
PHẨM TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ – VINACOMIN...... 72
3.1. Mộtsốý kiến nhận xét về tổchức côngtác kế toán tập hợp chi phísảnxuất và
tínhgiáthànhsảnphẩmtạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê– Vinacomin.............72
3.1.1. Nhữngưu điểm trongtổ chức côngtác kếtoántập hợp chiphí sảnxuất
và tínhgiá thànhsảnphẩm tạiCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê - Vinacomin
.......................................................................................................... 72
3.1.2. Mộtsố tồntạitrongtổ chức côngtác kếtoánchiphí sảnxuấtvà tínhgiá
thành sản phẩm tạiCông ty cổ phầncơ khí Mạo Khê - Vinacomin............. 75
3.2. Mộtsốđềxuất nhằm hoàn thiện côngtác kế toán tập hợp chi phísảnxuất và tính
giá thànhsảnphẩm tạiCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê– Vinacomin....................77
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
v
3.2.1. Yêucầuhoànthiện trongcôngtác kếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvà
tính giá thànhsảnphẩm......................................................................... 77
3.2.2. Ýkiến đềxuất nhằm hoànthiện côngtác kếtoántập hợp chiphí sản
xuất và tínhgiá thànhsảnphẩmtại Côngtycổ phầncơ khí Mạo Khê-
Vinacomin........................................................................................... 78
KẾT LUẬN.............................................................................................. 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 88
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt
1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 CBCNV Cán bộ công nhân viên
5 CCDC Công cụ dụng cụ
6 CĐ Công đoạn
7 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
8 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
9 CPSXC Chi phí sản xuất chung
10 CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh
11 KC Kết chuyển
12 KPCĐ Kinh phí công đoàn
13 KPĐ Kinh phí Đảng
14 NVL Nguyên vật liệu
15 SP Sản phẩm
16 TK Tài khoản
17 TSCĐ Tài sản cố định
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồcácnghiệp vụkế toánchủyếu về chiphí nguyênvật liệu trực
tiếp........................................................................................................... 13
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toánchủ yếu vềchiphí nhân công trực tiếp.. 14
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toánchủ yếu vềchiphí sản xuấtchung........ 16
Sơ đồ 1.4. Trìnhtựkếtoántập hợp chiphí sảnxuấttheo phươngpháp kêkhai
thường xuyên............................................................................................ 18
Sơ đồ 1.5. Trìnhtựkếtoántập hợp chiphí sảnxuấttheo phươngpháp kiểmkê
định kỳ..................................................................................................... 19
Sơ đồ 2.1. QuytrìnhcôngnghệsảnxuấtsảnphẩmcủaCôngtycổ phầncơ khí
Mạo Khê - Vinacomin................................................................................ 30
Sơ đồ 2.2. Mô hìnhtổ chứcbộmáyquảnlý củaCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê
- Vinacomin.............................................................................................. 32
Sơ đồ 2.3. Mô hìnhtổ chứcbộmáykếtoáncủaCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê
– Vinacomin.............................................................................................. 33
Sơ đồ 3.1. Hạch toán thiệt hại vềsảnphẩm hỏngsửachữađược...................... 80
Sơ đồ 3.2. Hạch toán thiệt hại vềsảnphẩm hỏng khôngsửa chữađược............ 80
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tìnhhìnhhoạtđộngvàpháttriển củaCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê
– Vinacomin.............................................................................................. 28
Bảng 2.2. Định mức vật tưchế tạo 01cầu máng cào MC-80 loại 1,5m............. 42
Bảng 2.3. Phiếu xuất kho ............................................................................ 44
Bảng 2.4. Bảngphânbổ vật liệu................................................................... 45
Bảng 2.5. Bảng kêchứng từTK 621 – sảnphẩmCM0004.............................. 46
Bảng 2.6. Sổ chi tiết tài khoản 621............................................................... 47
Bảng 2.7. Sổ cái tài khoản 621..................................................................... 48
Bảng 2.8. Bảngphânbổ tiền lương .............................................................. 52
Bảng 2.9. Bảng kêchứng từ TK 622 -sảnphẩmCM0004.............................. 53
Bảng 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 622............................................................. 54
Bảng 2.11. Sổ cái tài khoản 622................................................................... 55
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ toàncông ty......................... 60
Bảng 2.13. Bảngcânđốisố phát sinh tài khoản 627....................................... 63
Bảng 2.14. Sổ cái tài khoản 627................................................................... 64
Bảng 2.15. Sổ cái tài khoản 154................................................................... 66
Bảng 2.16. Bảng kêsố 4............................................................................. 67
Bảng 3.1. Bảng tính biếnphí đơn vịdự toán.................................................. 83
Bảng 3.2. Bảngdự toán linh hoạt................................................................. 84
Bảng 3.3. Bảngphân tích chiphí dựa trêndự toán linh hoạt............................ 85
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có sự quản lý của
Nhà nước như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần
thực sự đứng vững trên đôi chân của mình, đi lên bằng chính nỗ lực của bản thân.
Để đạt được điều này, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải có chiến
lược sản xuất kinh doanh cụ thể nhằm định hướng cho sự phát triển, xác định cơ cấu
mặt hàng, chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh doanh thu và nâng cao lợi nhuận doanh
nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng muốn đạt
được lợi nhuận tối đa, trước hết doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm sản xuất ra. Tiết kiệm chi phí hợp lý, hạ giá thành sản phẩm đi
đôi với việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện
sống còn của mỗi doanh nghiệp.
Có thể nói, việc giảm chi phí hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, buộc các nhà
quản trị chú trọng tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của doanh nghiệp mình. Là một phần rất quan trọng trong công tác quản lý
doanh nghiệp, kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có
chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời về các thông tin, về số chi phí
phát sinh trong kỳ, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ
giúp các nhà quản trị chỉ ra được biện pháp sử dụng chi phí sản xuất tiết kiệm, hiệu
quả nhằm giảm giá thành. Nói cách khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là công cụ giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sản xuất tối ưu
và đưa ra những quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh mang lại
nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và
tính giá thành nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
– Vinacomin, em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
2
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê -
Vinacomin” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung của khóa luận gồm 3 chương
sau:
Chương 1: Những lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin.
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí
Mạo Khê – Vinacomin.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các cán bộ ở Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính của Công ty, đặc
biệt được sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Nguyễn Đình Đỗ, nhưng do thời gian
thực tập và kiến thức thực tế của bản thân còn hạn chế nên bài luận văn của em
không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các
thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.1.1.1. Chi phí sản xuất
Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều
phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao
động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố để tạo ra các loại sản phẩm
lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã
tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối
tượng lao động và chi phí về lao động sống. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện
bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí
cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, chế tạo
sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định.
Xét về thực chất thì chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp
vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản
xuất kinh doanh.
1.1.1.2. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành
một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao
phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối
lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
4
Xét về thực chất thì giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí được
chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành.
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện
hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng
biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh
nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất kinh
doanh là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản
phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là
xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn
thành nhất định.
Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ
trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Giá thành
sản xuất
=
CPSX dở
dang đầu kỳ
+
CPSX phát
sinh trong kỳ
-
CPSX dở dang
cuối kỳ
1.1.2. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu
kinh tế quan trọng luôn được các chủ doanh nghiệp rất quan tâm vì đó là chỉ tiêu
phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh
nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư
lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác để tạo điều kiện phấn
đấu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện
quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh.
Mặt khác, giá thành sản phẩm là một cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ
sở để đánh giá hạch toán nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời là căn cứ để xác định
kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với nội dung chủ
yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
5
doanh nghiệp. Song nó lại là khâu trung tâm phục vụ công tác kế toán ở doanh
nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất
lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
Chính vì thế, kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ
của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương
pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của
doanh nghiệp.
- Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất
kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh
nghiệp.
- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ
ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt bộ
phận kế toán các yếu tố chi phí.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế
toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán và phù hợp với yêu cầu
quản trị.
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản
phẩm, cung cấp những thông tin cẩn thiết về chi phí và giá thành sản phẩm, giúp
nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn.
1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản
xuất
1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ
khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như
phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải
được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
6
1.2.1.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế (hay theo yếu tố)
Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế
được sắp xếp vào một loại gọi là yếu tố chi phí. Theo chế độ kế toán hiện nay, khi
quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, các doanh nghệp theo dõi chi phí theo năm
yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố này bao gồm chi phí nguyên vật liệu
chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và
chi phí nguyên vật liệu khác.
- Chi phí nhân công: Yếu tố này là các khoản chi phí về tiền lương phải trả
cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn theo tiền lương của người lao động.
- Chi phí khấuhaomáymócthiết bị: Yếutố chi phí này bao gồm khấu hao của tất
cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
Phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng
từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi
phí sản xuất doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự
toán chi phí sản xuất.
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí
Mỗi yếu tố chi phí phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất định đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào mục đích và công dụng kinh tế của chi
phí để sắp xếp thành những khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí
chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
7
dung kinh tế. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
được chia thành các khoản mục chi phí sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên nhiên vật
liệu chính và nguyên liệu phụ dùng để trực tiếp chế tạo ra sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp, nó không bao gồm những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục
đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất.
Nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản
phẩm. Trong doanh nghiệp, chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theo từng đối
tượng sử dụng, từng loại sản phẩm và áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phí
nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương phải trả cho người lao
động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền
lương của người lao động.
- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân
xưởng, tổ, đội sản xuất và những chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân
xưởng, tổ, đội sản xuất. Thuộc những chi phí này bao gồm:
+ Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
+ Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ, đội
sản xuất .
+ Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội
sản xuất.
+ Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội
sản xuất .
+ Chi phí về dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản
xuất như: chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê sửa chữa TSCĐ…
+ Các khoản trích trước đã có sự thoả thuận của cơ quan tài chính như: trích
sửa chữa lớn TSCĐ…
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
8
+ Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí
đã nêu trên phát sinh ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như : chi về văn phòng phẩm,
bảo hộ lao động, công tác phí…
Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu
cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức (định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật
liệu, định mức tiền lương...), theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành. Kế toán
sử dụng cách phân loại này để tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản
phẩm, lao vụ, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế
hoạch giá thành sản xuất cho kỳ sau. Đồng thời thông qua đó có thể phân tích đánh
giá những khoản mục chi phí bất hợp lý từ đó tìm ra biện pháp thích ứng nhằm
giảm bớt từng loại chi phí để hạ giá thành.
Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và công
tác kế toán chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác như: căn cứ
vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với số lượng, khối lượng sản
phẩm hoàn thành để chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biến đổi;
căn cứ vào phương pháp kế toán tập hợp chi phí để chia chi phí thành chi phí trực
tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp; căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các khoản
mục trên báo cáo tài chính để chia chi phí sản xuất thành chi phí sản phẩm và chi
phí thời kỳ…
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân
chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá
thành:
1.2.2.1. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành:
- Giá thành sản xuất toàn bộ: Là giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến
phí và định phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
9
- Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao
gồm biến phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thành
trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành
và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so
với mức hoạt động theo công suất thiết kế. Phần định phí sản xuất còn lại là chi phí
hoạt động dưới công suất và được ứng xử như chi phí thời kỳ.
1.2.2.2. Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm bao gồm các loại sau:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở
sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
- Giá thành sản xuất thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên
cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản
phẩm được sản xuất trong kỳ.
1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trong
doanh nghiệp sản xuất
1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi
phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối tượng kế
toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai
đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…).
Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, trước hết các nhà quản trị phải
căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản
xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình
sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
10
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất có thể là:
- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất.
- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.
1.3.2. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh
nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác
định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì
từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ
là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. Đối với các doanh
nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể
là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công
nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm
đã lắp ráp hoàn thành.
1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành sản phẩm
Qua phân tích hai khái niệm trên cho thấy: đối tượng kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm giống nhau ở bản chất, đều là những
phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho
công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giữa
hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định:
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ
chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng
đối tượng, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết kiệm chi phí.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
11
- Đối tượng tính giá thành là căn cứ để lập các bảng biểu chi tiết tính giá
thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc kiểm tra tình
hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thực tế có những trường hợp một đối tượng kế toán tập hợp chi phí
sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng tính giá
thành liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Kế toán chi phí sản
xuất, tính giá thành sản phẩm phải thường xuyên xem xét tính hợp lý, khoa học của
đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định.
1.3.4. Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phân kế toán giá thành cần thiết tiến hành
công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành.
Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh
nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc
điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc
thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành.
1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Mỗi loại chi phí sản xuất thường liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khác
nhau. Vì vậy phải xác định đúng đắn đối tượng liên quan để tổ chức tập hợp chi phí sản
xuất chính xác. Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất như sau:
1.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh
có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Theo
phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng
chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao.
1.4.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi
phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán
không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
12
Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn
hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai
bước sau:
- Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau:
T
C
H 
Trong đó:
 H: Hệ số phân bổ chi phí.
 C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng.
 T: Là tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ
chi phí.
- Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
Ci = H x Ti
Trong đó:
 iC : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i.
 iT : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối
tượng i.
1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất
1.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật
liệu trực tiếp, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ... sử dụng trực tiếp cho việc
sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định :
CPNVLTT
thực tế
trong kỳ
=
Trị giá
NVLTT còn
lại đầu kỳ
+
Trị giá
NVLTT
xuất dùng
trong kỳ
-
Trị giá
NVLTT còn
lại cuối kỳ
-
Trị giá phế
liệu thu
hồi(nếu có)
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được
tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
13
tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp
được thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.
Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp là: Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp chứng từ, Bảng phân bổ nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, các chứng từ kế toán liên quan khác.
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài TK 621 –
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp
Chú thích:
(1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản
phẩm; Cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết, không nhập lại kho.
(2) Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm,
không qua kho
(3) Cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho
(4) Kết chuyển CP NVLTT để tính giá thành sản phẩm
TK 152 (611)
TK 133
TK 111, 112, 331
TK 154(631)
TK 154 (631)
TK 632
(2)
(4)
(5)
(1) (3)
TK 621 TK 152 (611)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
14
(5) Kết chuyển CP NVLTT vượt trên mức bình thường
1.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực
tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền
lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ
theo số tiền lương của công nhân sản xuất.
Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được
tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không
tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó kế
toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.
Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp
là: Bảng tính và thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo
lương, Bảng tổng hợp chứng từ và các chứng từ liên quan khác.
Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi
phí nhân công trực tiếp.
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nhân công trực tiếp
TK 334 TK 622 TK 154 (631)
TK 335
TK 632
TK 338
(1) (4)
(2)
(3)
(5)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
15
Chú thích:
(1) Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có
tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ
(2) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất
(3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ
(4) Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành sản phẩm
(5) Phần CPNCTT vượt trên mức bình thường
1.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho
quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật
liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khác bằng tiền.
CPSXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm
được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Nếu mức sản phẩm
thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì CPSXC cố định được phân bổ
theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công
suất bình thường thì CPSXC cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi
đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.
Khi phát sinh các khoản chi phí khác liên quan việc chế tạo sản phẩm, kế
toán căn cứ vào Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp chứng từ, Bảng phân bổ
NVL, CCDC, Bảng phân bổ tiền lương và các chứng từ liên quan khác, kế toán tiến
hành tính toán, tập hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ cho từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn hợp lý: từng phân xưởng, từng đội sản xuất,
từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng...
Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK
627- Chi phí sản xuất chung.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
16
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí sản xuất chung
Chú thích:
(1) Chi phí nhân viên
(2) Chi phí vật liệu
(3) Chi phí CCDC
(4) Chi phí khấu hao TSCĐ
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
(6) CPSXC phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ
(7) CPSXC không được phân bổ, được ghi nhận CPSXKD trong kỳ
TK 334, 338 TK 627 TK 154 (631)
TK 152
TK 632
TK 153, 142, 242
(1)
(6)
(2)
(3)
(7)
TK 214
TK 111, 112, 141, 331
(5)
(4)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
17
1.5.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC theo từng
đối tượng trên các TK 621, 622, 627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các
loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí,
tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các
loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương
pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng tài khoản TK 154 - Chi phí sản xuất
kinh doanh dở dang. TK 154 được mở chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí hay
từng loại sản phẩm của các bộ phận sản xuất (Sơ đồ 1.4).
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Để kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong trường hợp doanh
nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành
sản xuất. TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ sử dụng để phản ánh
và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ (Sơ đồ 1.5).
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
18
Sơ đồ 1.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên
TK 621 TK 154
TK 155
TK 622
TK 157
TK 627
TK 632
Phân bổ, KC CPNVLTT
Phân bổ, KC CPNCTT
Phân bổ, KC CPSXC
KC các khoản làm giảm giá
thành
Giá thành thực tế SP nhập kho
Giá thành thực tế SP gửi bán
Giá thành thực tế SP
bán ngay không qua kho
TK 138, 152
TK 632
CPNVLTT vượt
trên mức bình thường
CPNCTT vượt
trên mức bình thường
CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
19
TK 154 TK 631
KC CPSX
KC CPSX dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ
TK 611 TK 621 TK 138,811,111
CPNVLTT phát KC CPNVLTT Các khoản
sinh trong kỳ cuối kỳ làm giảm
giá thành
TK 632
TK 632
TK 334, 338 TK 622
KC giá
Tập hợp CP NCTT thành thực
Kết chuyển CPNCTT tế sản xuất
cuối kỳ SP hoàn
thành trong
TK 111, 214, 152 TK 627 kỳ
Tập hợp CPSXC KC CPSXC
được phân bổ
KC CPSXC không được phân bổ
Sơ đồ 1.5. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê
định kỳ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
20
1.6. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm
1.6.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất,
gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành
một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành
thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần chi phí sản xuất
mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Tùy theo từng doanh nghiệp mà chi phí sản
xuất sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp).
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương
đương.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức.
Sau đây em sẽ đi sâu vào phương pháp mà Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
đã áp dụng:
* Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu
chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên
vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định.
Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên liệu,
vật liệu chính trực tiếp (hoặc CPNVLTT), còn các chi phí khác được tính hết cho
sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức:
- Theo phương pháp bình quân:
Qdck
TK621
Qht + Qdck
Dđk + Cv
Dck
TK15
2
= 
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
21
Qdck
TK631
k
Các
khoản
làmgiảm
giá
thành

k
k
Qbht + Qdck
TK154
TK154
kếtchuyểnchi
phí sản xuất
chung được
phânbổ
C
k
Dck
k
Cv
k
=
TK3
34,3
38
TK3
34,3
38
k
- Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
Trong đó:
 Dđk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
 Cv: Chi phí NVL chính trực tiếp (CPNVLTT) phát sinh trong kỳ
 Qdck: Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ.
 Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
 Qbht: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế
biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định
theo giá nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang.
- Theo phương pháp bình quân:
dcki
dckihti
csiNdki
ck Q
QQ
ZD
D 



 )1(
- Theo phương pháp nhập trước xuất trước:
dcki
dckibhti
csiN
ck Q
QQ
Z
D 

  )1(
Trong đó:
 Dcki, Ddki : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của giai đoạn i.
 Qdcki: Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ của giai đoạn i.
 Qhti: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ của giai đoạn i.
 Qbhti: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ
của giai đoạn i với Qbhti = Qhti - Qdđki
 ZN(i-1)cs: Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước giai đoạn i chuyển
sang.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
22
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí
sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm
được nhanh chóng. Tuy nhiên độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí
chế biến khác.
1.6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp hoặc hệ thống phương
pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính thuần túy kỹ
thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Tùy thuộc vào đối tượng
hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể
mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp. Trong các
doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng các phương pháp tính giá thành sau:
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo công việc (đơn đặt hàng)
- Phương pháp tính giá thành giản đơn
- Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
- Phương pháp tính giá thành theo hệ số
- Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
- Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
- Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
Sau đây em chỉ đi sâu trình bày phương pháp tính giá thành của Công ty đã
áp dụng:
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giáthành nửa thành
phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí)
Phương pháp này áp dụng thích hợp khi đối tượng tính giá thành là nửa thành
phẩm ở từng giai đoạn đoạn hoặc là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
23
Đặc điểm của quy trình công nghệ bao gồm nhiều giai đoạn, kế toán phải lần
lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn
sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ
như vậy cho đến khi tính được giá thành ở giai đoạn cuối cùng.
Ztp = Dđkn + ZNn-1 chuyển sang + Cn - Dckn
Trong đó:
 Ztp: giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng
 Dđkn: CPSX dở dang đầu kỳ giai đoạn n
 ZNn-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang
 Cn: CPSX chế biến của giai đoạn n
 Dckn: CPSX dở dang cuối kỳ giai đoạn n
Giá thành đơn vị của thành phẩm hoàn thành: ztp =
Qtp
Ztp
với Qtp là khối
lượng sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này, kế toán có thể tính được giá thành nửa thành phẩm ở
mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có
hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Mặt khác, khi có nửa thành
phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá
bán và xác định kết quả kinh doanh.
1.7. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
điều kiện ứng dụng kế toán máy
1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng kế toán máy
 Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù
hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó để tổ chức mã hóa,
phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không
nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
24
 Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán
hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tùy theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ
thống danh mục tài khoản kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và là cơ sở để mã hóa, cài đặt chương trình
phần mềm kế toán.
 Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng
trình tự xác định.
 Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ
báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện
cho việc bổ sung và phân tích.
 Tiến hành kiểm kê, đánh giá, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở cuối tháng… xây dựng
phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học hợp lý để xác định giá trị sản
phẩm dở dang cuối kỳ từ đó để có cơ sở tính giá thành và hạch toán giá thành sản
phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác.
1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều
kiện sử dụng phần mềm kế toán máy
Việc tập hợp CPSX hoàn toàn do máy tự tổng hợp dữ liệu từ các bộ phận
liên quan và tự chương trình có thể tập hợp tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ theo
từng khoản mục chi phí. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa chi tiết
ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Khi nhập dữ liệu về các loại
CPSX như chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí bằng tiền và
các chi CPSXC khác… Nếu những chi phí nào có thể tập hợp trực tiếp thì bắt buộc
phải chỉ ra đối tượng chi phí, còn các CPSX không tập hợp trực tiếp và liên quan
đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì cần phải tiến hành phân bổ.
Kế toán căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo
từng đối tượng tập hợp CPSX và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang vào máy để máy
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
25
tính toán xác định chi phí phát sinh trong kỳ cho sản phẩm hoàn thành. Thực hiện
các thao tác, các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ
sở các chức năng được thiết kế tự động trong chương trình.
Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin tiến hành kiểm tra các báo
cáo cần thiết. Kế toán thực hiện các công việc xem, in các sổ kế toán, báo cáo kế
toán theo quy định.
Sau khi cài đặt và khởi động chương trình phần mềm kế toán, nhân viên kế
toán cần thực hiện tiếp các công việc:
 Xử lý nghiệp vụ: thu nhận, phân loại chứng từ, định khoản, khai báo, cập
nhật chứng từ vào máy, xử lý trùng lặp, mã hóa dữ liệu.
 Nhập dữ liệu:
+ Nhập dữ liệu cố định (nhập 1 lần): Lựa chọn phương pháp kế toán hàng
tồn kho (khai báo thông số, nhập dữ liệu vào danh mục như danh mục sản phẩm,
danh mục vật tư, danh mục bộ phận, danh mục khoản mục chi phí…), phương pháp
tính giá vật tư xuất kho, tiêu thức phân bổ CPSX, phương pháp đánh giá sản phẩm
dở dang…
+ Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: thực hiện các thao tác nhập dữ liệu
các chứng từ mới, sửa/xóa và phục hồi dòng dữ liệu.
 Thực hiện các bút toán điều chỉnh, kết chuyển, khóa sổ.
 Xem và in sổ sách, báo cáo theo quy định của các cơ quan chức năng Nhà
nước và theo yêu cầu quản trị của Nhà quản trị.
1.8. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm theo hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, hệ thống sổ kế toán
sử dụng để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình
thức Nhật ký Chứng từ bao gồm các sổ kế toán chủ yếu sau:
- Bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ tiền lương, bảng tính và phân
bổ khấu hao TSCĐ…
- Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
26
- Nhật ký chứng từ số 7 – Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn
doanh nghiệp, Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, Phần III: Số liệu
chi tiết phần luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
- Sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 631 (theo phương
pháp kiểm kê định kỳ)
- Sổ cái theo hình thức Nhật ký chứng từ của các TK 621, TK 622, TK 627,
TK 154, TK 631(theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
- Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
- Các bảng kê, nhật ký chứng từ và sổ kế toán của các tài khoản liên quan
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
27
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ – VINACOMIN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí Mạo Khê
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ - VINACOMIN
- Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN – MAO KHE MECHANICAL
JOINT STOCK COMPANY
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5700526478
- Vốn điều lệ: 14.325.780.000 đồng
- Địa chỉ: Khu Quang Trung, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh
Quảng Ninh.
Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin được chính thức thành lập
ngày 27/02/1982 theo quyết định số 05/MT-TCCB của Bộ Mỏ và Than với tên
“Nhà máy cơ khí Mạo Khê”. Từ năm 1982 đến năm 1996, Nhà máy trực thuộc cơ
quan chủ quản cấp trên là Công ty Than Uông Bí.
Từ tháng 4 năm 1996, thực hiện Nghị định 27/CP của Thủ tướng Chính Phủ,
Nhà máy trở thành một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam).
Thực hiện quyết định số 03/2002/QĐ-BCN ngày 02/01/2002, Nhà máy
chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty than Mạo Khê - Tổng công ty
than Việt Nam. Ngày 05/11/2004 thực hiện quyết định số 125/2004/QĐ-BCN của
Bộ công nghiệp, Nhà máy cơ khí Mạo Khê (đơn vị trực thuộc Công ty than Mạo
Khê) thuộc Tổng công ty than Việt Nam đã thực hiện cổ phần hoá chuyển thành
“Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê”.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
28
2.1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí
Mạo Khê trong một số năm gần đây
Để có cái nhìn toàn diện về Công ty, ta có thể xem những con số mà Công ty
đạt được trong những năm qua (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí Mạo
Khê – Vinacomin
Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013
1. Tổng tài sản Trđ 73.200 77.804 85.482
2. Vốn chủ sở hữu Trđ 14.147 15.434 16.359
năm 2011 năm 2012 năm 2013
3. Tổng doanh thu thuần Trđ 166.884 150.893 185.506
4. Tổng lợi nhuận trước thuế Trđ 3822 3648 4818
5. Thuế phải nộp NSNN Trđ 1789 564 782
6. Thuế TNDN phải nộp Trđ 675 714 1218
7. Lợi nhuận sau thuế Trđ 3147 2934 3622
8.Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,096 1,098 1,116
9.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/
Doanh thu thuần
% 1,89 1,94 1,95
10.Số lượng CBCNV Người 340 330 330
11.Thu nhập bình quân Trđ/ng 5,6 5,5 6,2
(Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của phòng kế toán - thống kê - tài chính)
- Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy trong bối cảnh sản xuất kinh doanh đầy
khó khăn như hiện nay nhưng Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê vẫn hoạt động và
phát triển bền vững trên thị trường, đặc biệt năm 2013 doanh thu của Công ty đạt
trên 180 tỷ đồng là một con số khá ấn tượng đối với một đơn vị cơ khí. Đóng góp
vào sự thành công đó không thể không nhắc đến các chính sách quản lý, điều tiết
tiêu thụ sản phẩm hợp lý của Công ty.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
29
- Những thành tựu mà Công ty đạt được trong 3 năm gần đây là luôn duy trì
các hệ số tài chính đảm bảo khả năng thanh toán và tuân thủ các quy định hiện hành,
quy mô sản xuất kinh doanh luôn được mở rộng, kết quả kinh doanh luôn có lãi,
thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, thu nhập bình quân tương đối cao
và ổn định. Bên cạnh đó, Công ty đã từng bước hoàn thiện được bộ máy quản lý, bổ
sung sửa đổi các quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, triển khai
thiết kế, chế tạo thêm một số sản phẩm mới như chế tạo thành công đầu tàu điện
TĐM-8T; thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh băng tải khung cung cấp cho các đơn vị
khai thác than hầm lò… Bên cạnh đó, Công ty còn cải tiến thiết kế, cải tiến công
nghệ để nâng cao độ bền của thiết bị, giảm chi phí giá thành sản phẩm của những
sản phẩm truyền thống đã sản xuất trong nhiều năm nay của Công ty như xích vòng,
máng cào... Riêng sản phẩm xích máng cào của Công ty vẫn là thế mạnh hàng đầu
với dây chuyền công nghệ hiện đại, được tự động hóa gần như tất cả các khâu.
- Trong những năm tiếp theo, Công ty định hướng tiếp tục đầu tư về chiều
sâu đối với quy trình công nghệ, máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất,
nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh việc phát
triển thương hiệu sản phẩm của công ty, phấn đấu đến năm 2015 doanh thu công ty
đạt trên 200 tỷ đồng. Phát triển rộng rãi mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng nhằm
khai thác tiềm năng, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao doanh thu
cho Công ty, đảm bảo và nâng cao thu nhập cho người lao động.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
+ Thiết kế, chế tạo sửa chữa các thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác, vận
tải, sàng tuyển than và khai thác chế biến vật liệu xây dựng.
+ Thiết kế, chế tạo các loại xích máng cào và xích phục vụ giao thông, công
nghiệp xi măng và mía đường.
+ Thiết kế, chế tạo lắp đặt các sản phẩm kết cấu thép.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
30
+ Thiết kế, đóng mới cải tạo và sửa chữa các phương tiện cơ giới đường bộ,
đường thủy, đường sắt.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hóa phục vụ cho sản xuất
kinh doanh của Công ty.
+ Kinh doanh vận tải vật tư hàng hóa.
+ Ngoài ra, Công ty còn được tiến hành các hoạt động kinh doanh và dịch vụ
khác theo pháp luật trên cơ sở khai thác tiềm năng và khả năng tiếp thị của Công ty.
2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty
Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin sản xuất với mặt hàng chủ
yếu là hàng cơ khí, các sản phẩm đa dạng. Các sản phẩm gia công chế biến đều theo
một quy trình Công nghệ chung (Sơ đồ 2.1).
Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần cơ khí
Mạo Khê - Vinacomin
(Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính)
- Trước tiên, sản phẩm hoặc các chi tiết sản phẩm được tạo phôi, định dạng
rồi chuyển sang gia công cơ khí.
- Ở công đoạn thứ hai, sản phẩm được chế tạo theo các tính năng cụ thể hoặc
gia công thêm các chi tiết phụ cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật.
- Công đoạn thứ ba tiến hành lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh,
sau đó chuyển sang bước tiếp theo là hoàn thiện sản phẩm.
- Ở công đoạn cuối cùng, sản phẩm được hoàn thiện về mặt kỹ thuật, mỹ
thuật như: sơn, mạ, đánh bóng… sau đó qua kiểm tra chất lượng sản phẩm rồi nhập
kho thành phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ.
Tạo phôi
Gia công
cơ khí
Lắp ráp Hoàn
thiện
Tiêu thụ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
31
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty hiện có 330 cán bộ, công nhân viên. Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm :
01 Đồng chí Giám đốc, 01 Đồng chí Phó Giám đốc, 06 Phòng ban chức năng và 05
Phân xưởng sản xuất. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cơ khí Mạo
Khê - Vinacomin theo mô hình trực tuyến chức năng và có mối quan hệ mật thiết
với nhau. Công ty xây dựng bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng - Giám đốc
công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức điều hành hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty theo Điều lệ của công ty, nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông và nghị quyết của Hội đồng quản trị (Sơ đồ 2.2).
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
32
Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
- Vinacomin
(Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính)
Chú thích:
P.CĐ - KCS - AT&MT: phòng cơ điện - kiểm tra chất lượng sản phẩm - an
toàn và môi trường
P.TK&CN: phòng thiết kế và công nghệ
P.TCLĐ - TT - Bảo vệ - Y tế: phòng tổ chức lao động - thanh tra - bảo vệ - y tế
ĐẠI HỘI CỔ
ĐÔNG
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH
TRỢ LÝ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM
ĐỐC SẢN
XUẤT
KẾ TOÁN
TRƯỞNG
P.CĐ –
KCS –
AT&MT
P.TK
&CN
P.TCLĐ –
TT – Bảo
vệ - Y tế
P.KT
- TK -
TC
P.
KD
P.
HCQ
T
PX
ĐÚC
PX
KẾT
CẤU
PX
XÍCH
VÒNG
PX CƠ
KHÍ
PX SC
& LẮP
RÁP
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
33
P.KT - TK - TC: phòng kế toán - thống kê - tài chính
P.KD: phòng kinh doanh
P.HCQT: phòng hành chính quản trị
PX SC & lắp ráp: phân xưởng sửa chữa và lắp ráp
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Hiện nay bộ máy kế toán của công ty được xây dựng theo mô hình tập
trung. Toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi
sổ kế toán (nhập dữ liệu) cũng như việc phân tích kiểm tra kế toán do phòng kế toán
trung tâm thực hiện. Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty gồm có 6 người, Kế
toán trưởng thực hiện phân công chuyên môn hóa, phân quyền nhập dữ liệu, quyền
khai thác dữ liệu cho từng nhân viên kế toán.
Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
– Vinacomin
(Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính)
Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán:
- Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo toàn bộ
bộ máy của công tác kế toán, công tác thống kê, tài chính, thông tin kinh tế ở Công
ty; chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ kế toán từ khâu tổ chức chứng từ,
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Phó phòng
kế toán,
TH giá
thành, tiêu
thụ, kho
thành
phẩm.
Nhân viên
kế toán tiền
mặt, tiền
lương, kế
toán thuế,
phải trả
khác.
Nhân viên
kế toán
ngân hàng,
thanh toán
tạm ứng,
TSCĐ
nguồn vốn.
Nhân viên
kế toán
thanh toán
với người
mua hàng,
thống kê
Nhân viên
kế toán kho
NVL,
CCDC xuất
dùng, kho
lưu trữ, thủ
quỹ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
34
vận dụng tài khoản, sổ sách kế toán đến lập các báo cáo kế toán và tổ chức kiểm tra
phân tích hoạt động SXKD của Công ty.
- Phó phòng kế toán, kế toán tổng hợp: Trực tiếp làm kế toán tổng hợp, kiểm
tra sổ sách kế toán, định khoản kế toán, các sổ chi tiết, các bảng phân bổ, bảng kê
chứng từ của các kế toán viên. Hàng tháng lập các bảng đối chiếu số phát sinh, bảng
cân đối số dư để xác định tình hình tài sản, nguồn vốn sử dụng trong kỳ, còn tồn
cuối kỳ theo quy định của Bộ Tài chính và của cấp trên. Hàng quý, năm lập Báo cáo
tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và cấp trên. Thực hiên các phần hành liên
quan đến giá thành và tiêu thụ thành phẩm.
- Nhân viên kế toán theo dõi thanh toán với người mua hàng, thống kê tổng
hợp: Kế toán công nợ phải thu với người mua chi tiết theo từng khách hàng. Hàng
ngày thông tin đến các đơn vị mua hàng để kiểm tra hồ sơ bên mua hàng, cuối tuần
báo cáo số dư nợ phải thu cho Giám đốc Công ty để có kế hoạch thu nợ các kỳ tiếp
theo. Cuối tháng lập các nhật ký, bảng kê công nợ cho Kế toán tổng hợp để lập Báo
cáo tài chính.
- Nhân viên kế toán NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng, kho lưu trữ, thủ quỹ:
có nhiệm vụ theo dõi, cập nhật hàng ngày, ghi chép phản ánh số lượng, giá trị thực
tế của từng loại NVL, CCDC nhập xuất tồn kho ở các phân xưởng, phòng ban. Cuối
tháng lập bảng kê tính giá thành thực tế vật liệu, bảng phân bổ vật liệu theo đối
tượng sử dụng củ từng kho, lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho. Tham gia định
mức vật tư tiêu hao, dự trữ đảm bảo cho sản xuất liên tục. Đồng thời có nhiệm vụ
quản lý quỹ tiền mặt của công ty thực hiện các công việc thu chi theo đúng quy định
của Công ty.
- Nhân viên kế toán thanh toán tiền mặt, theo dõi tiền lương và thu nhập,
BHXH, kế toán thuế: thực hiện thanh toán các chứng từ thu chi tiền từ quỹ tiền mặt
theo đúng quy định của công ty. Theo dõi tình hình sử dụng tiền lương và thu nhập
của cán bộ công nhân viên, xác định quỹ lương và kế toán tổng hợp và phân bổ tiền
lương, các khoản trích theo lương. Thực hiện tổng hợp và kê khai các bảng kê để
cuối tháng gửi báo cáo đến chi cục thuế.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
35
- Nhân viên kế toán ngân hàng, thanh toán tạm ứng, TSCĐ, nguồn kinh phí:
theo dõi các khoản thanh toán qua ngân hàng, đồng thời theo dõi hồ sơ các khoản
vay ngân hàng, các khoản CBCNV tạm ứng, theo dõi tình hình tài sản, nguồn vốn
của công ty. Hàng tháng lập bảng kê, nhật ký phục vụ cho kế toán tổng hợp lập các
báo cáo kế toán theo quy định
2.1.6. Hình thức kế toán và các chính sách kế toán áp dụng của Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê thực hiện công tác
kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng của Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản
Việt Nam ban hành theo quyết định số 2917/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006; Công văn
số 16148/BTC-CĐKT ngày 20/12/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-
BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán
doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Kỳ kế toán: công ty thực hiện kỳ kế toán theo tháng, quý, năm.
- Đơn vị tiền tệ: sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng
Việt Nam.
- Các phương pháp, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
+ Đối với hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho
theo phương pháp kê khai thường xuyên; ghi nhận hàng tồn kho theo nguyên tắc giá
gốc, áp dụng tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
+ Đối với TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn
lũy kế, ghi nhận TSCĐ theo nguyên tắc giá gốc; công ty áp dụng khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng.
+ Ngoài ra, công ty tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính ghi
sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ và sử dụng phần mềm kế toán máy Bravo 6.3.
Theo hình thức này, hàng ngày tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
chứng từ gốc đều được kế toán nhập vào máy tính, do máy tính đã được cài đặt
phần mềm kế toán có các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết và các sổ tổng hợp,
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
36
báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo mẫu riêng phù hợp với yêu cầu theo dõi,
kiểm tra, quản lý của công ty. Do vậy, khi nhập các chứng từ gốc vào máy, máy tính
sẽ tự động kết xuất số liệu vào các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái và
các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị.
- Hệ thống sổ kế toán sử dụng:
+ Nhật ký chứng từ từ số 1 đến số 10
+ Bảng kê từ số 1 đến số 11
+ Sổ cái (theo hình thức Nhật ký chứng từ)
+ Sổ, thẻ kế toán chi tiết
- Phần mềm kế toán sử dụng: Hiện nay, công ty đang áp dụng phần mềm kế
toán Bravo phiên bản 6.3. Với phần mềm kế toán sản xuất Bravo 6.3 giúp cho công
ty có thể tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm theo nhiều
phương pháp tính giá thành khác nhau, phân tích giá thành theo khoản mục và yếu
tố; hỗ trợ quản lý vật tư với số lượng lớn.
Phần mềm bao gồm đầy đủ các phân hệ phù hợp với các phần hành kế toán
trong doanh nghiệp như sau:
 Hệ thống
 Kế toán tổng hợp
 Chi phí giá thành
 Quản lý tài sản
 Hàng tồn kho
 Bán hàng – Phải thu
 Mua hàng – Phải trả
 Vốn bằng tiền
Để tổ chức kế toán máy tại công ty, trước tiên kế toán cần phải khai báo các
thông tin ban đầu trong phần mềm kế toán như:
+ Khai báo các thông số hệ thống như: các thông tin về doanh nghiệp, các
chính sách và phương pháp kế toán áp dụng (kỳ báo cáo, hình thức sổ kế toán,
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
37
phương pháp hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, đồng tiền hạch toán,
phương pháp tính giá thành sản phẩm…).
+ Khai báo các đối tượng quản lý: kế toán thực hiện mã hóa, khai báo các
danh mục như Danh mục khoản mục chi phí, Danh mục kho hàng hóa, Danh mục
định mức sản phẩm, Danh mục nguồn vốn, Danh mục đối tượng, Danh mục sản
phẩm, Danh mục vật tư hàng hóa, Danh mục tài khoản, Danh mục TSCĐ…
+ Khai báo số dư ban đầu của các tài khoản.
+ Phân quyền sử dụng cho từng nhân viên sử dụng phần mềm.
+ Bắt đầu kỳ kế toán mới, kế toán thực hiện các công việc như: tạo năm làm
việc mới (đối với kỳ kế toán đầu tiên sử dụng phần mềm), chuyển số dư từ năm
trước sang năm nay, cập nhật số dư đầu kỳ các tài khoản…
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty
cổ phần cơ khí Mạo Khê
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm cơ
khí chế tạo, các mặt hàng rất đa dạng, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp bao
gồm nhiều công đoạn sản xuất, các nửa thành phẩm sản xuất hoàn thành ở các công
đoạn được chuyển sang các công đoạn tiếp theo để tiếp tục chế biến hoặc cũng có
thể đem nhập kho để bán nửa thành phẩm. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất của công ty là từng công đoạn sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm .
Doanh nghiệp thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi
phí, bao gồm:
- Chi phí sản xuất gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
- Chi phí ngoài sản xuất gồm:
+ Chi phí bán hàng
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
38
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ngoài ra công ty còn phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố:
+ Yếu tố chi phí nguyên liệu và vật liệu
+ Yếu tố chi phí tiền lương và phụ cấp
+ Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Yếu tố chi phí khác
2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
Do đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty có những chi phí liên quan trực tiếp
đến một đối tượng tập hợp chi phí, có những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí cần phân bổ. Vì thế, Công ty tập hợp chi phí theo 02 phương pháp:
- Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Sử dụng để tập hợp các loại chi phí
có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với
các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp
cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ
thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó.
- Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Sử dụng để tập hợp các chi phí
phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán
không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng. Theo phương pháp
này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chung các
chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh (phân xưởng,
đội…) hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa
chọn các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí cho từng đối
tượng tập hợp chi phí liên quan. Tiêu thức mà công ty áp dụng để thực hiện phân bổ
là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
39
2.2.3. Chứng từ và sổ sách sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
Để phục vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, Công ty đã sử dụng các chứng từ, sổ
sách sau:
- Phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan khác
- Bảng kê chứng từ theo sản phẩm, công trình
- Bảng phân bổ vật liệu
- Bảng phân bổ tiền lương
- Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh
- Bảng kê số 4
- Nhật ký chứng từ số 7
- Sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627,154
- Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627,154
- Bảng kê chi phí theo khoản mục
- Báo cáo chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền
- Bảng chi tiết theo khoản mục
- Bảng tính giá thành sản phẩm
- Một số bảng biểu liên quan khác
2.2.4. Tài khoản sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty đã sử dụng
các tài khoản tổng hợp sau:
 TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
 TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
 TK 627 - Chi phí sản xuất chung
 TK 632 - Giá vốn hàng bán
 TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
40
 Các TK liên quan khác như TK 138, 141, 111, 214, 334, 338…
Để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành cho các nửa thành phẩm, thành phẩm
hoàn thành và yêu cầu quản trị chi phí, công ty đã mở chi tiết các TK cấp 2, cấp 3
cho các TK tổng hợp trên.
2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê
Phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của
Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê đã được thiết kế riêng thành một phân hệ “Chi phí
giá thành” trên phần mềm kế toán Bravo 6.3 giúp cho công tác kế toán tập hợp
CPSX và tính giá thành sản phẩm trở nên thuận tiện, nhanh chóng, giảm bớt khối
lượng công việc tính toán, cung cấp thông tin một cách kịp thời theo yêu cầu quản
trị của doanh nghiệp.
Trong bài luận văn này, em sẽ đề cập chi tiết đến công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất và tính giá thành cho nửa thành phẩm hoàn thành ở công đoạn sản
xuất số 1: “Cầu máng cào MC-80, L=1,5m” có mã sản phẩm CM0004, được sản
xuất tại PX Kết cấu.
Trước khi tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho sản phẩm
Cầu máng cào MC-80, kế toán cần phải khai báo tạo mã cho sản phẩm tại Danh mục
sản phẩm, công trình trong phân hệ “Hệ thống”. Trên cây hệ thống, thực hiện thao tác
chọn phân hệ Hệ thống/ Danh mục sản phẩm, công trình để tạo mã cho sản phẩm.
2.2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty cổ phần cơ khí
Mạo Khê
- Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên
liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu phục vụ trực
tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất
và được bỏ ngay một lần từ đầu quy trình công nghệ. Chi phí nguyên vật liệu phụ sẽ
bỏ dần trong quá trình sản xuất cho đến khi kết thúc. Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp chiếm tỷ trọng lớn (chiếm khoảng 60%) trong giá thành sản phẩm bao gồm:
+ Nguyên vật liệu chính: sắt, thép các loại.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
41
+ Nguyên vật liệu phụ: que hàn, sơn…
+ Nhiên liệu: xăng, dầu điezel phục vụ cho máy móc thiết bị và phương tiện
vận tảỉ, ô xy, khí ga, dung môi…
- Tài khoản sử dụng:
+ Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621
– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo yêu cầu của kế toán quản trị, kế toán mở
chi tiết TK 621 theo từng công đoạn sản xuất để tập hợp trực tiếp chi phí nguyên vật
liệu. Phần mềm Bravo 6.3 có thể kết xuất ra bảng kê chứng từ chi tiết chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm mà không cần phải khai báo mở sổ chi
tiết cho từng sản phẩm.
 TK 6211: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ1
 TK 6212: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ2
 TK 6213: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ3
 TK 6216: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ4
+ Để theo dõi nguyên vật liệu xuất cho các phân xưởng, kế toán sử dụng tài
khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản này được mở 02 tài khoản cấp 2 như sau:
 TK 1521: Nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ
 TK 1522: Nhiên liệu
- Phương pháp tập hợp CP NVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát
sinh được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng công đoạn sản xuất chi tiết theo từng
sản phẩm hoàn thành trong công đoạn đó.
- Trình tự luân chuyển chứng từ:
+ Trong tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty giao cho từng phân
xưởng, thống kê các phân xưởng sẽ căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho
từng sản phẩm, khối lượng công việc được giao sẽ tiến hành lập kế hoạch khối lượng
vật tư cần thiết và đề nghị với phòng cung ứng vật tư chuẩn bị cung ứng vật tư và
công cụ dụng cụ cần thiết để phục vụ cho sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Cụ thể để lập phiếu yêu cầu xuất vật tư chế tạo 80 Cầu máng cào MC-80,
L=1,5m cần căn cứ vào Bảng định mức vật tư như sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05
42
Bảng 2.2. Định mức vật tư chế tạo 01 cầu máng cào MC-80 loại 1,5m
Người lập: Nguyễn Văn Sang
STT Tên vật tư Đơn vị Khối lượng
1 Thép tấm Ф6: 16Mn Kg 83,23
2 Thép tấm Ф5: CT3 Kg 0,90
3 Thép đầu thừa Ф6 Kg 1,20
4 Dây hàn NA 70-S Kg 0,90
5 Sơn chống rỉ màu đen Kg 0,25
6 Dung môi Kg 0,01
(Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính)
Công thức tính số lượng vật tư xuất dùng:
Số lượng vật tư xuất =
Định mức vật tư cho
1 đơn vị sản phẩm
x
Số lượng sản phẩm
sản xuất
Theo bảng định mức trên, để sản xuất làm 80 Cầu máng cào MC - 80 sẽ cần
số lượng vật tư là:
Thép tấm Q345B dày 6 ly: 80 x 83,23 = 6.658,75 kg
Thép tấm SS400 dày 5 ly TQ: 80 x 0,90 = 72,00 kg
Thép đầu thừa Q345B 6 ly: 80 x 1,8 = 144,00 kg
Dây hàn NA70S Ф1,2: 80 x 0,90 = 72,00 kg
Sơn CR AK màu đen L7 - L8: 80 x 0,25 = 20,00 kg
Dung môi (dầu Putin pha sơn): 80 x 0,01 = 0,80 kg
+ Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư đã được ký duyệt, phòng cung ứng
vật tư lập phiếu xuất kho thành ba liên, lưu một liên tại nơi lập. Phụ trách bộ phận
sản xuất sẽ mang hai phiếu xuất kho xuống kho để làm thủ tục xuất kho vật tư. Thủ
kho xuất vật tư và ghi số lượng vật tư thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Người
nhận vật tư nhận một liên của phiếu xuất kho để làm căn cứ vận chuyển vật tư
xuống phân xưởng sử dụng. Còn một liên của phiếu xuất kho được luân chuyển
trong toàn doanh nghiệp cho các bộ phận liên quan để thủ kho ghi thẻ kho, sau đó
chuyển cho kế toán nhập dữ liệu vào máy.
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanTính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
OFFSHORE VN
 

What's hot (19)

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Phát triển Nông nghiệp - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Phát triển Nông nghiệp - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Phát triển Nông nghiệp - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Phát triển Nông nghiệp - Gửi miễ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
 
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lanTính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
Tính toán thiết kế vận chuyển khối chân đế trên biển bằng sà lan
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PH...
 
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
Luận án: Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến QuốcĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
 
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOTĐề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
Đề tài: Tác động môi trường dự án xây dựng nhà máy mạ kẽm, HOT
 
Đề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Nhựa, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Nhựa, HAYĐề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Nhựa, HAY
Đề tài: Tổ chức kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Nhựa, HAY
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAY
 
luan van thac si tru so lam viec bao hiem viet ha noi
luan van thac si tru so lam viec bao hiem viet ha noiluan van thac si tru so lam viec bao hiem viet ha noi
luan van thac si tru so lam viec bao hiem viet ha noi
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn LaLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây Dựng Đường Bộ - Gửi miễn phí...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOT
 
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VI...
 
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty c...
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty c...Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty c...
Luận án: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính trong các công ty c...
 
Quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phà
Quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phàQuản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phà
Quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cầu, phà
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAY
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thôngChi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
 
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đLuận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựngĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAYKế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ  - Gửi miễn ...
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp 9, HAY, 9đ - Gửi miễn ...
 
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty ThanLuận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
Luận văn: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Than
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Xây dựng Bạch Đằng 9
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Xây dựng Bạch Đằng 9Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Xây dựng Bạch Đằng 9
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Xây dựng Bạch Đằng 9
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon VinaĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
 
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cấp nước Nghệ An - Gửi miễn...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cấp nước Nghệ An - Gửi miễn...Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cấp nước Nghệ An - Gửi miễn...
Kế toán chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty cấp nước Nghệ An - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn p...
 
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Bình An - Gử...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty nước khoáng, HAY - Gửi miễn...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mạiKế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
K61PHMTHQUNHCHI
 

Recently uploaded (20)

Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi phápHệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
Hệ thống ca dao than thân người Việt từ góc nhìn thi pháp
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty trách nhiệm hữu hạn ...
 
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
Bài tập lớn môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bày về triế...
 
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa họcLogic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
Báo cáo bài tập nhóm môn Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Trình bà...
 
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdfNghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
Nghe Tay Trai Hai Ra Tien - Chris Guillebeau (1).pdf
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phân tích thực trạng hoạt động bán hàng tại Công ...
 
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
Báo cáo bài tập Quản trị Marketing Kế hoạch marketing cho ống hút cỏ của Gree...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT VẬT LÝ 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá thực trạng an toàn vệ sinh lao động và rủi ro lao...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 31-39)...
 
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLSĐồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
Đồ án Công Nghệ Truyền Số Liệu L3VPN MPLS
 
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
Báo cáo tốt nghiệp Hoàn thiện an toàn lao động điện công ty trách nhiệm hữu h...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
Báo cáo tốt nghiệp Phát triển sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần K...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 21-30)...
 

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em, các số liệu và kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn tốt nghiệp Sinh viên Nguyễn Thị Phương Thảo
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 ii MỤC LỤC LỜICAM ĐOAN......................................................................................... i MỤC LỤC.................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN........................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ..................................................................................vii DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................. 1 CHƯƠNG1NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨCCÔNGTÁCKẾ TOÁNTẬP HỢP CHIPHÍSẢNXUẤT VÀ TÍNHGIÁ THÀNHSẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT....................................................... 3 1.1. Sựcần thiết củakế toán tập hợp chi phísảnxuất và tính giá thành sản phẩm trongdoanhnghiệp sản xuất............................................................................................3 1.1.1. Khái niệm, bảnchấtchiphí sản xuất và giá thànhsảnphẩm............... 3 1.1.2. Sựcầnthiếtcủakế toántập hợp chiphí sảnxuấtvàtínhgiá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp sản xuất........................................................... 4 1.2. Phân loạichiphí sảnxuất và giá thànhsảnphẩm trongdoanh nghiệp sảnxuất...5 1.2.1. Phân loạichiphí sản xuất............................................................... 5 1.2.2. Phân loại giá thànhsảnphẩm trongdoanh nghiệp sản xuất................. 8 1.3. Đốitượng tập hợp chiphí sảnxuất và đốitượng tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất..................................................................................................................9 1.3.1. Đối tượng tập hợp chiphí sản xuất.................................................. 9 1.3.2. Đối tượng tính giá thành............................................................... 10 1.3.3. Mốiquanhệ giữa đốitượngtập hợp chiphí sảnxuấtvà đốitượngtính giá thành sản phẩm............................................................................... 10 1.3.4. Kỳ tính giá thành......................................................................... 11 1.4. Phươngpháp tập hợp chiphí sảnxuất...................................................................11 1.4.1. Phươngpháp tập hợp chiphí trực tiếp............................................ 11
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 iii 1.4.2. Phươngpháp tập hợp và phân bổ gián tiếp...................................... 11 1.5. Kếtoántập hợp chiphí sảnxuất trongdoanh nghiệp sảnxuất...........................12 1.5.1. Kế toán tập hợp chiphí nguyên vật liệu trực tiếp............................. 12 1.5.2. Kế toán tập hợp chiphí nhâncông trực tiếp.................................... 14 1.5.3. Kế toán tập hợp chiphí sản xuấtchung.......................................... 15 1.5.4. Kế toán tập hợp chiphí sản xuất toàndoanh nghiệp......................... 17 1.6. Tổ chức côngtác tính giáthànhsảnphẩm.............................................................20 1.6.1. Phươngpháp đánh giá sảnphẩmdở dang....................................... 20 1.6.2. Phươngpháp tính giá thànhsảnphẩm............................................ 22 1.7. Tổchứckế toán tập hợp chi phísảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiệnứngdụng kếtoán máy............................................................................................23 1.7.1. Chứcnăng, nhiệm vụ củakế toántập hợp chiphí sảnxuấtvà tínhgiá thành sản phẩm trong điều kiện ứngdụng kế toán máy............................. 23 1.7.2. Kếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvà tínhgiá thành sảnphẩmtrongđiều kiện sử dụng phần mềm kế toán máy...................................................... 24 1.8. Hệ thống sổkế toán sửdụng trong kế toántập hợp chiphísản xuất và tính giá thànhsảnphẩmtheo hìnhthức ghisổ Nhật kýchứngtừ.............................................25 CHƯƠNG2THỰC TRẠNGTỔCHỨCCÔNGTÁC KẾTOÁNTẬP HỢP CHIPHÍSẢN XUẤT VÀ TÍNHGIÁTHÀNH SẢNPHẨM TẠICÔNG TYCỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ– VINACOMIN............................................... 27 2.1. Quátrình hình thành vàphát triểncủa Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê.....27 2.1.1. Lịchsửhìnhthànhvà pháttriển củaCôngtyCổ phầnCơ khí Mạo Khê .......................................................................................................... 27 2.1.2. Thựctrạnghoạtđộngsảnxuấtkinh doanhcủaCôngtycổ phầncơkhí Mạo Khê trong mộtsố năm gần đây....................................................... 28 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanhcủaCông ty.......... 29 2.1.4. Tổ chức bộ máyquản lý củaCông ty............................................. 31
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 iv 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toáncủacông ty.............................................. 33 2.1.6. Hình thức kế toán và các chínhsách kế toán áp dụngcủaCông ty..... 35 2.2. Thực trạng kế toánchi phísảnxuất và tính giá thành sảnphẩm tại Côngty cổ phầncơ khí Mạo Khê– Vinacomin..............................................................................37 2.2.1. Phânloạichiphí sảnxuất, đốitượngtập hợp chiphí sảnxuấttạiCông ty cổ phầncơ khí Mạo Khê.................................................................... 37 2.2.2. Phươngpháptập hợpchiphí sảnxuấttạiCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê .................................................................................................... 38 2.2.3. Chứngtừvà sổ sáchsửdụngtrongkếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvà tính giá thànhsảnphẩm tạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê.................... 39 2.2.4. Tàikhoảnsửdụngtrongkếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvàtínhgiá thành sản phẩm tạicông ty cổ phần cơ khí Mạo Khê................................ 39 2.2.5. Kế toán tập hợp chiphí sản xuất tạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê40 2.2.6. Kế toán tính giá thànhsảnphẩm tạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê69 CHƯƠNG3MỘT SỐ ÝKIẾN NHẰM HOÀN THIỆNTỔ CHỨC CÔNGTÁC KẾ TOÁNTẬP HỢP CHIPHÍSẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM TẠICÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ – VINACOMIN...... 72 3.1. Mộtsốý kiến nhận xét về tổchức côngtác kế toán tập hợp chi phísảnxuất và tínhgiáthànhsảnphẩmtạiCông tycổ phầncơ khí Mạo Khê– Vinacomin.............72 3.1.1. Nhữngưu điểm trongtổ chức côngtác kếtoántập hợp chiphí sảnxuất và tínhgiá thànhsảnphẩm tạiCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê - Vinacomin .......................................................................................................... 72 3.1.2. Mộtsố tồntạitrongtổ chức côngtác kếtoánchiphí sảnxuấtvà tínhgiá thành sản phẩm tạiCông ty cổ phầncơ khí Mạo Khê - Vinacomin............. 75 3.2. Mộtsốđềxuất nhằm hoàn thiện côngtác kế toán tập hợp chi phísảnxuất và tính giá thànhsảnphẩm tạiCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê– Vinacomin....................77
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 v 3.2.1. Yêucầuhoànthiện trongcôngtác kếtoántập hợp chiphí sảnxuấtvà tính giá thànhsảnphẩm......................................................................... 77 3.2.2. Ýkiến đềxuất nhằm hoànthiện côngtác kếtoántập hợp chiphí sản xuất và tínhgiá thànhsảnphẩmtại Côngtycổ phầncơ khí Mạo Khê- Vinacomin........................................................................................... 78 KẾT LUẬN.............................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 88
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN STT Ký hiệu viết tắt Ý nghĩa từ viết tắt 1 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 2 BHXH Bảo hiểm xã hội 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 CBCNV Cán bộ công nhân viên 5 CCDC Công cụ dụng cụ 6 CĐ Công đoạn 7 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp 8 CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 9 CPSXC Chi phí sản xuất chung 10 CPSXKD Chi phí sản xuất kinh doanh 11 KC Kết chuyển 12 KPCĐ Kinh phí công đoàn 13 KPĐ Kinh phí Đảng 14 NVL Nguyên vật liệu 15 SP Sản phẩm 16 TK Tài khoản 17 TSCĐ Tài sản cố định
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 vii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồcácnghiệp vụkế toánchủyếu về chiphí nguyênvật liệu trực tiếp........................................................................................................... 13 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toánchủ yếu vềchiphí nhân công trực tiếp.. 14 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toánchủ yếu vềchiphí sản xuấtchung........ 16 Sơ đồ 1.4. Trìnhtựkếtoántập hợp chiphí sảnxuấttheo phươngpháp kêkhai thường xuyên............................................................................................ 18 Sơ đồ 1.5. Trìnhtựkếtoántập hợp chiphí sảnxuấttheo phươngpháp kiểmkê định kỳ..................................................................................................... 19 Sơ đồ 2.1. QuytrìnhcôngnghệsảnxuấtsảnphẩmcủaCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê - Vinacomin................................................................................ 30 Sơ đồ 2.2. Mô hìnhtổ chứcbộmáyquảnlý củaCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê - Vinacomin.............................................................................................. 32 Sơ đồ 2.3. Mô hìnhtổ chứcbộmáykếtoáncủaCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê – Vinacomin.............................................................................................. 33 Sơ đồ 3.1. Hạch toán thiệt hại vềsảnphẩm hỏngsửachữađược...................... 80 Sơ đồ 3.2. Hạch toán thiệt hại vềsảnphẩm hỏng khôngsửa chữađược............ 80
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tìnhhìnhhoạtđộngvàpháttriển củaCôngtycổ phầncơ khí Mạo Khê – Vinacomin.............................................................................................. 28 Bảng 2.2. Định mức vật tưchế tạo 01cầu máng cào MC-80 loại 1,5m............. 42 Bảng 2.3. Phiếu xuất kho ............................................................................ 44 Bảng 2.4. Bảngphânbổ vật liệu................................................................... 45 Bảng 2.5. Bảng kêchứng từTK 621 – sảnphẩmCM0004.............................. 46 Bảng 2.6. Sổ chi tiết tài khoản 621............................................................... 47 Bảng 2.7. Sổ cái tài khoản 621..................................................................... 48 Bảng 2.8. Bảngphânbổ tiền lương .............................................................. 52 Bảng 2.9. Bảng kêchứng từ TK 622 -sảnphẩmCM0004.............................. 53 Bảng 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 622............................................................. 54 Bảng 2.11. Sổ cái tài khoản 622................................................................... 55 Bảng 2.12. Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ toàncông ty......................... 60 Bảng 2.13. Bảngcânđốisố phát sinh tài khoản 627....................................... 63 Bảng 2.14. Sổ cái tài khoản 627................................................................... 64 Bảng 2.15. Sổ cái tài khoản 154................................................................... 66 Bảng 2.16. Bảng kêsố 4............................................................................. 67 Bảng 3.1. Bảng tính biếnphí đơn vịdự toán.................................................. 83 Bảng 3.2. Bảngdự toán linh hoạt................................................................. 84 Bảng 3.3. Bảngphân tích chiphí dựa trêndự toán linh hoạt............................ 85
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 1 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh có sự quản lý của Nhà nước như hiện nay, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững cần thực sự đứng vững trên đôi chân của mình, đi lên bằng chính nỗ lực của bản thân. Để đạt được điều này, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp là cần phải có chiến lược sản xuất kinh doanh cụ thể nhằm định hướng cho sự phát triển, xác định cơ cấu mặt hàng, chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh doanh thu và nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận nhưng muốn đạt được lợi nhuận tối đa, trước hết doanh nghiệp cần quan tâm đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất ra. Tiết kiệm chi phí hợp lý, hạ giá thành sản phẩm đi đôi với việc đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Có thể nói, việc giảm chi phí hạ thấp giá thành nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, buộc các nhà quản trị chú trọng tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp mình. Là một phần rất quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp, kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời về các thông tin, về số chi phí phát sinh trong kỳ, tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm sẽ giúp các nhà quản trị chỉ ra được biện pháp sử dụng chi phí sản xuất tiết kiệm, hiệu quả nhằm giảm giá thành. Nói cách khác, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là công cụ giúp các nhà quản trị lựa chọn phương án sản xuất tối ưu và đưa ra những quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành nên trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin, em đã chọn đề tài “Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 2 sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Vinacomin” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì nội dung của khóa luận gồm 3 chương sau: Chương 1: Những lý luận chung về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức và được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ ở Phòng Kế toán - Thống kê - Tài chính của Công ty, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Nguyễn Đình Đỗ, nhưng do thời gian thực tập và kiến thức thực tế của bản thân còn hạn chế nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1.1. Chi phí sản xuất Trong một doanh nghiệp, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có đủ ba yếu tố cơ bản đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố để tạo ra các loại sản phẩm lao vụ và dịch vụ. Sự tiêu hao các yếu tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh đã tạo ra các chi phí tương ứng, đó là các chi phí về tư liệu lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về lao động sống. Như vậy, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp lao vụ, dịch vụ trong một kỳ nhất định. Xét về thực chất thì chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2. Giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được dùng để sản xuất hoàn thành một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác được tính trên một khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 4 Xét về thực chất thì giá thành sản phẩm là giá trị của các yếu tố chi phí được chuyển dịch vào những sản phẩm đã hoàn thành. 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra, nhưng khác nhau về mặt lượng. Khi nói đến chi phí sản xuất kinh doanh là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa, còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một đại lượng kết quả hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ bao gồm chi phí sản xuất của kỳ trước chuyển sang và một phần của chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Giá thành sản xuất = CPSX dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX dở dang cuối kỳ 1.1.2. Sự cần thiết của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Trong quản trị doanh nghiệp, chi phí và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các chủ doanh nghiệp rất quan tâm vì đó là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, ở từng bộ phận, từng đối tượng, góp phần tăng cường quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn một cách tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác để tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm. Đó là một trong những điều kiện quan trọng tạo cho doanh nghiệp một ưu thế trong cạnh tranh. Mặt khác, giá thành sản phẩm là một cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 5 doanh nghiệp. Song nó lại là khâu trung tâm phục vụ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng của các phần hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế, kế toán doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm: - Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan, đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán và phù hợp với yêu cầu quản trị. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo kế toán về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cẩn thiết về chi phí và giá thành sản phẩm, giúp nhà quản trị đưa ra quyết định nhanh chóng và đúng đắn. 1.2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh doanh cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 6 1.2.1.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế (hay theo yếu tố) Theo cách phân loại này, các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế được sắp xếp vào một loại gọi là yếu tố chi phí. Theo chế độ kế toán hiện nay, khi quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, các doanh nghệp theo dõi chi phí theo năm yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu và vật liệu: Yếu tố này bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác. - Chi phí nhân công: Yếu tố này là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. - Chi phí khấuhaomáymócthiết bị: Yếutố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Phân loại chi phí theo yếu tố có tác dụng cho biết nội dung, kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí mà doanh nghiệp đã sử dụng vào quá trình sản xuất trong tổng chi phí sản xuất doanh nghiệp, giúp cho việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế của chi phí Mỗi yếu tố chi phí phát sinh đều có mục đích và công dụng nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào mục đích và công dụng kinh tế của chi phí để sắp xếp thành những khoản mục chi phí khác nhau. Mỗi khoản mục chi phí chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng, không phân biệt nội
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 7 dung kinh tế. Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ được chia thành các khoản mục chi phí sau đây: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về nguyên nhiên vật liệu chính và nguyên liệu phụ dùng để trực tiếp chế tạo ra sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nó không bao gồm những chi phí nguyên vật liệu sử dụng vào mục đích sản xuất chung và những hoạt động ngoài sản xuất. Nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp, chi phí nguyên vật liệu được hạch toán theo từng đối tượng sử dụng, từng loại sản phẩm và áp dụng hình thức kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí duy trì bộ máy quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất và những chi phí dùng chung cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Thuộc những chi phí này bao gồm: + Chi phí nhân công của nhân viên quản lý ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. + Chi phí vật liệu sử dụng cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất . + Chi phí khấu hao TSCĐ dùng phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. + Chi phí về công cụ, dụng cụ dùng phục vụ sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất . + Chi phí về dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như: chi phí về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền thuê sửa chữa TSCĐ… + Các khoản trích trước đã có sự thoả thuận của cơ quan tài chính như: trích sửa chữa lớn TSCĐ…
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 8 + Chi phí bằng tiền khác là các khoản chi phí khác ngoài các khoản chi phí đã nêu trên phát sinh ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất như : chi về văn phòng phẩm, bảo hộ lao động, công tác phí… Phân loại chi phí theo công dụng của chi phí có tác dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức (định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, định mức tiền lương...), theo dự toán chi phí, theo kế hoạch giá thành. Kế toán sử dụng cách phân loại này để tập hợp chi phí cấu thành giá thành sản xuất của sản phẩm, lao vụ, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản xuất cho kỳ sau. Đồng thời thông qua đó có thể phân tích đánh giá những khoản mục chi phí bất hợp lý từ đó tìm ra biện pháp thích ứng nhằm giảm bớt từng loại chi phí để hạ giá thành. Ngoài hai cách phân loại chủ yếu trên, phục vụ cho công tác quản lý và công tác kế toán chi phí sản xuất còn có thể phân loại theo các tiêu thức khác như: căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh với số lượng, khối lượng sản phẩm hoàn thành để chia chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biến đổi; căn cứ vào phương pháp kế toán tập hợp chi phí để chia chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí phân bổ gián tiếp; căn cứ vào mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính để chia chi phí sản xuất thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ… 1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành: 1.2.2.1. Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành: - Giá thành sản xuất toàn bộ: Là giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành.
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 9 - Giá thành sản xuất theo biến phí: Là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành. - Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: Là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế. Phần định phí sản xuất còn lại là chi phí hoạt động dưới công suất và được ứng xử như chi phí thời kỳ. 1.2.2.2. Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm bao gồm các loại sau: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. - Giá thành sản xuất thực tế: Là giá thành sản xuất sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh do kế toán tập hợp và sản lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ. 1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất 1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó. Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…). Khi xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất, trước hết các nhà quản trị phải căn cứ vào mục đích sử dụng của chi phí sau đó phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quản lý sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 10 Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là: - Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng. - Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất. - Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp. 1.3.2. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ. Đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Qua phân tích hai khái niệm trên cho thấy: đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm giống nhau ở bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích và kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định: - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phí sản xuất chi tiết theo từng đối tượng, giúp doanh nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, tiết kiệm chi phí.
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 11 - Đối tượng tính giá thành là căn cứ để lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành, lựa chọn phương pháp tính giá thành hợp lý, phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và tính hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế có những trường hợp một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành hoặc một đối tượng tính giá thành liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí. Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm phải thường xuyên xem xét tính hợp lý, khoa học của đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định. 1.3.4. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phân kế toán giá thành cần thiết tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành thông thường là theo tháng, quý, hoặc theo năm. Doanh nghiệp căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành. Đối với sản phẩm đơn chiếc thì kỳ tính giá thành là khi sản phẩm đơn chiếc hoàn thành. 1.4. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Mỗi loại chi phí sản xuất thường liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khác nhau. Vì vậy phải xác định đúng đắn đối tượng liên quan để tổ chức tập hợp chi phí sản xuất chính xác. Thông thường có hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất như sau: 1.4.1. Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên đảm bảo độ chính xác cao. 1.4.2. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 12 Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau: - Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức sau: T C H  Trong đó:  H: Hệ số phân bổ chi phí.  C: Là tổng chi phí cần phân bổ cho các đối tượng.  T: Là tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ của các đối tượng cần phân bổ chi phí. - Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: Ci = H x Ti Trong đó:  iC : Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i.  iT : Đại lượng tiêu chuẩn phân bổ dùng để phân bổ chi phí của đối tượng i. 1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 1.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ... sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế trong kỳ được xác định : CPNVLTT thực tế trong kỳ = Trị giá NVLTT còn lại đầu kỳ + Trị giá NVLTT xuất dùng trong kỳ - Trị giá NVLTT còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi(nếu có) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu là chi phí trực tiếp nên thường được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng. Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 13 tiếp liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp chứng từ, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, các chứng từ kế toán liên quan khác. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sơ đồ 1.1. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chú thích: (1) Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm; Cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng chưa hết, không nhập lại kho. (2) Mua nguyên vật liệu sử dụng ngay cho sản xuất chế tạo sản phẩm, không qua kho (3) Cuối kỳ có nguyên vật liệu sử dụng không hết, nhập lại kho (4) Kết chuyển CP NVLTT để tính giá thành sản phẩm TK 152 (611) TK 133 TK 111, 112, 331 TK 154(631) TK 154 (631) TK 632 (2) (4) (5) (1) (3) TK 621 TK 152 (611)
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 14 (5) Kết chuyển CP NVLTT vượt trên mức bình thường 1.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo số tiền lương của công nhân sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý. Chứng từ kế toán thường sử dụng trong kế toán chi phí nhân công trực tiếp là: Bảng tính và thanh toán lương, Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, Bảng tổng hợp chứng từ và các chứng từ liên quan khác. Để kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí nhân công trực tiếp TK 334 TK 622 TK 154 (631) TK 335 TK 632 TK 338 (1) (4) (2) (3) (5)
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 15 Chú thích: (1) Tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản khác có tính chất lương phải trả cho công nhân sản xuất trong kỳ (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất (3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ (4) Kết chuyển CPNCTT để tính giá thành sản phẩm (5) Phần CPNCTT vượt trên mức bình thường 1.5.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. CPSXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công xuất bình thường thì CPSXC cố định được phân bổ theo chi phí thực tế phát sinh. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn công suất bình thường thì CPSXC cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khi phát sinh các khoản chi phí khác liên quan việc chế tạo sản phẩm, kế toán căn cứ vào Phiếu chi, Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp chứng từ, Bảng phân bổ NVL, CCDC, Bảng phân bổ tiền lương và các chứng từ liên quan khác, kế toán tiến hành tính toán, tập hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo tiêu chuẩn hợp lý: từng phân xưởng, từng đội sản xuất, từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng... Để kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung.
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 16 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ các nghiệp vụ kế toán chủ yếu về chi phí sản xuất chung Chú thích: (1) Chi phí nhân viên (2) Chi phí vật liệu (3) Chi phí CCDC (4) Chi phí khấu hao TSCĐ (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (6) CPSXC phân bổ vào chi phí chế biến trong kỳ (7) CPSXC không được phân bổ, được ghi nhận CPSXKD trong kỳ TK 334, 338 TK 627 TK 154 (631) TK 152 TK 632 TK 153, 142, 242 (1) (6) (2) (3) (7) TK 214 TK 111, 112, 141, 331 (5) (4)
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 17 1.5.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC theo từng đối tượng trên các TK 621, 622, 627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí, tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ. - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng tài khoản TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. TK 154 được mở chi tiết theo từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm của các bộ phận sản xuất (Sơ đồ 1.4). - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Để kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán sử dụng TK 631 – Giá thành sản xuất. TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, chỉ sử dụng để phản ánh và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ (Sơ đồ 1.5).
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 18 Sơ đồ 1.4. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK 155 TK 622 TK 157 TK 627 TK 632 Phân bổ, KC CPNVLTT Phân bổ, KC CPNCTT Phân bổ, KC CPSXC KC các khoản làm giảm giá thành Giá thành thực tế SP nhập kho Giá thành thực tế SP gửi bán Giá thành thực tế SP bán ngay không qua kho TK 138, 152 TK 632 CPNVLTT vượt trên mức bình thường CPNCTT vượt trên mức bình thường CPSXC dưới mức công suất không được tính vào Zsp
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 19 TK 154 TK 631 KC CPSX KC CPSX dở dang đầu kỳ dở dang cuối kỳ TK 611 TK 621 TK 138,811,111 CPNVLTT phát KC CPNVLTT Các khoản sinh trong kỳ cuối kỳ làm giảm giá thành TK 632 TK 632 TK 334, 338 TK 622 KC giá Tập hợp CP NCTT thành thực Kết chuyển CPNCTT tế sản xuất cuối kỳ SP hoàn thành trong TK 111, 214, 152 TK 627 kỳ Tập hợp CPSXC KC CPSXC được phân bổ KC CPSXC không được phân bổ Sơ đồ 1.5. Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 20 1.6. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm 1.6.1. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang là sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm. Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Tùy theo từng doanh nghiệp mà chi phí sản xuất sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo một trong các phương pháp sau: - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp). - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương. - Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. Sau đây em sẽ đi sâu vào phương pháp mà Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê đã áp dụng: * Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định. Theo phương pháp này, chỉ tính cho sản phẩm dở phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc CPNVLTT), còn các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Chi phí sản xuất dở dang được xác định theo công thức: - Theo phương pháp bình quân: Qdck TK621 Qht + Qdck Dđk + Cv Dck TK15 2 = 
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 21 Qdck TK631 k Các khoản làmgiảm giá thành  k k Qbht + Qdck TK154 TK154 kếtchuyểnchi phí sản xuất chung được phânbổ C k Dck k Cv k = TK3 34,3 38 TK3 34,3 38 k - Theo phương pháp nhập trước xuất trước: Trong đó:  Dđk, Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ  Cv: Chi phí NVL chính trực tiếp (CPNVLTT) phát sinh trong kỳ  Qdck: Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ.  Qht: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ  Qbht: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục thì chi phí sản xuất dở dang của giai đoạn công nghệ sau được xác định theo giá nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang. - Theo phương pháp bình quân: dcki dckihti csiNdki ck Q QQ ZD D      )1( - Theo phương pháp nhập trước xuất trước: dcki dckibhti csiN ck Q QQ Z D     )1( Trong đó:  Dcki, Ddki : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của giai đoạn i.  Qdcki: Khối lượng sản phẩm dở cuối kỳ của giai đoạn i.  Qhti: Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ của giai đoạn i.  Qbhti: Khối lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ của giai đoạn i với Qbhti = Qhti - Qdđki  ZN(i-1)cs: Giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước giai đoạn i chuyển sang.
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 22 Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Tuy nhiên độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác. 1.6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp hoặc hệ thống phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành. Tùy thuộc vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp. Trong các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng các phương pháp tính giá thành sau: - Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo công việc (đơn đặt hàng) - Phương pháp tính giá thành giản đơn - Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ - Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ - Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm - Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm Sau đây em chỉ đi sâu trình bày phương pháp tính giá thành của Công ty đã áp dụng: * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giáthành nửa thành phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí) Phương pháp này áp dụng thích hợp khi đối tượng tính giá thành là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn đoạn hoặc là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng.
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 23 Đặc điểm của quy trình công nghệ bao gồm nhiều giai đoạn, kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính được giá thành ở giai đoạn cuối cùng. Ztp = Dđkn + ZNn-1 chuyển sang + Cn - Dckn Trong đó:  Ztp: giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng  Dđkn: CPSX dở dang đầu kỳ giai đoạn n  ZNn-1: giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang  Cn: CPSX chế biến của giai đoạn n  Dckn: CPSX dở dang cuối kỳ giai đoạn n Giá thành đơn vị của thành phẩm hoàn thành: ztp = Qtp Ztp với Qtp là khối lượng sản phẩm hoàn thành. Theo phương pháp này, kế toán có thể tính được giá thành nửa thành phẩm ở mỗi giai đoạn công nghệ sản xuất, điều này thuận tiện cho việc tính toán kinh tế có hiệu quả ở từng giai đoạn phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Mặt khác, khi có nửa thành phẩm bán ra ngoài, doanh nghiệp có cơ sở để tính giá vốn hàng bán, quyết định giá bán và xác định kết quả kinh doanh. 1.7. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng kế toán máy 1.7.1. Chức năng, nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện ứng dụng kế toán máy  Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó để tổ chức mã hóa, phân loại các đối tượng cho phép nhận diện, tìm kiếm một cách nhanh chóng không nhầm lẫn các đối tượng trong quá trình xử lý thông tin tự động.
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 24  Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn. Tùy theo yêu cầu quản lý để xây dựng hệ thống danh mục tài khoản kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và là cơ sở để mã hóa, cài đặt chương trình phần mềm kế toán.  Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự xác định.  Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý, kế toán chỉ việc xem, in và phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, có thể xây dựng hệ thống sổ báo cáo có tính tự động và xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản để thuận tiện cho việc bổ sung và phân tích.  Tiến hành kiểm kê, đánh giá, xử lý, cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở cuối tháng… xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang khoa học hợp lý để xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ từ đó để có cơ sở tính giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán máy Việc tập hợp CPSX hoàn toàn do máy tự tổng hợp dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự chương trình có thể tập hợp tính toán, phân bổ CPSX trong kỳ theo từng khoản mục chi phí. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa chi tiết ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Khi nhập dữ liệu về các loại CPSX như chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí bằng tiền và các chi CPSXC khác… Nếu những chi phí nào có thể tập hợp trực tiếp thì bắt buộc phải chỉ ra đối tượng chi phí, còn các CPSX không tập hợp trực tiếp và liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì cần phải tiến hành phân bổ. Kế toán căn cứ kết quả kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo từng đối tượng tập hợp CPSX và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang vào máy để máy
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 25 tính toán xác định chi phí phát sinh trong kỳ cho sản phẩm hoàn thành. Thực hiện các thao tác, các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cơ sở các chức năng được thiết kế tự động trong chương trình. Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. Kế toán thực hiện các công việc xem, in các sổ kế toán, báo cáo kế toán theo quy định. Sau khi cài đặt và khởi động chương trình phần mềm kế toán, nhân viên kế toán cần thực hiện tiếp các công việc:  Xử lý nghiệp vụ: thu nhận, phân loại chứng từ, định khoản, khai báo, cập nhật chứng từ vào máy, xử lý trùng lặp, mã hóa dữ liệu.  Nhập dữ liệu: + Nhập dữ liệu cố định (nhập 1 lần): Lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho (khai báo thông số, nhập dữ liệu vào danh mục như danh mục sản phẩm, danh mục vật tư, danh mục bộ phận, danh mục khoản mục chi phí…), phương pháp tính giá vật tư xuất kho, tiêu thức phân bổ CPSX, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang… + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo: thực hiện các thao tác nhập dữ liệu các chứng từ mới, sửa/xóa và phục hồi dòng dữ liệu.  Thực hiện các bút toán điều chỉnh, kết chuyển, khóa sổ.  Xem và in sổ sách, báo cáo theo quy định của các cơ quan chức năng Nhà nước và theo yêu cầu quản trị của Nhà quản trị. 1.8. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức ghi sổ Nhật ký chứng từ Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, hệ thống sổ kế toán sử dụng để kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức Nhật ký Chứng từ bao gồm các sổ kế toán chủ yếu sau: - Bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ… - Bảng kê số 4 – Tập hợp chi phí sản xuất
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 26 - Nhật ký chứng từ số 7 – Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, Phần III: Số liệu chi tiết phần luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh - Sổ chi tiết các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 631 (theo phương pháp kiểm kê định kỳ) - Sổ cái theo hình thức Nhật ký chứng từ của các TK 621, TK 622, TK 627, TK 154, TK 631(theo phương pháp kiểm kê định kỳ) - Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ - Các bảng kê, nhật ký chứng từ và sổ kế toán của các tài khoản liên quan
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 27 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ – VINACOMIN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Cơ khí Mạo Khê - Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MẠO KHÊ - VINACOMIN - Tên giao dịch quốc tế: VINACOMIN – MAO KHE MECHANICAL JOINT STOCK COMPANY - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 5700526478 - Vốn điều lệ: 14.325.780.000 đồng - Địa chỉ: Khu Quang Trung, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin được chính thức thành lập ngày 27/02/1982 theo quyết định số 05/MT-TCCB của Bộ Mỏ và Than với tên “Nhà máy cơ khí Mạo Khê”. Từ năm 1982 đến năm 1996, Nhà máy trực thuộc cơ quan chủ quản cấp trên là Công ty Than Uông Bí. Từ tháng 4 năm 1996, thực hiện Nghị định 27/CP của Thủ tướng Chính Phủ, Nhà máy trở thành một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam (nay là Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam). Thực hiện quyết định số 03/2002/QĐ-BCN ngày 02/01/2002, Nhà máy chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty than Mạo Khê - Tổng công ty than Việt Nam. Ngày 05/11/2004 thực hiện quyết định số 125/2004/QĐ-BCN của Bộ công nghiệp, Nhà máy cơ khí Mạo Khê (đơn vị trực thuộc Công ty than Mạo Khê) thuộc Tổng công ty than Việt Nam đã thực hiện cổ phần hoá chuyển thành “Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê”.
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 28 2.1.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê trong một số năm gần đây Để có cái nhìn toàn diện về Công ty, ta có thể xem những con số mà Công ty đạt được trong những năm qua (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin Chỉ tiêu ĐVT 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 1. Tổng tài sản Trđ 73.200 77.804 85.482 2. Vốn chủ sở hữu Trđ 14.147 15.434 16.359 năm 2011 năm 2012 năm 2013 3. Tổng doanh thu thuần Trđ 166.884 150.893 185.506 4. Tổng lợi nhuận trước thuế Trđ 3822 3648 4818 5. Thuế phải nộp NSNN Trđ 1789 564 782 6. Thuế TNDN phải nộp Trđ 675 714 1218 7. Lợi nhuận sau thuế Trđ 3147 2934 3622 8.Khả năng thanh toán ngắn hạn Lần 1,096 1,098 1,116 9.Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần % 1,89 1,94 1,95 10.Số lượng CBCNV Người 340 330 330 11.Thu nhập bình quân Trđ/ng 5,6 5,5 6,2 (Nguồn: Tổng hợp theo số liệu của phòng kế toán - thống kê - tài chính) - Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy trong bối cảnh sản xuất kinh doanh đầy khó khăn như hiện nay nhưng Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê vẫn hoạt động và phát triển bền vững trên thị trường, đặc biệt năm 2013 doanh thu của Công ty đạt trên 180 tỷ đồng là một con số khá ấn tượng đối với một đơn vị cơ khí. Đóng góp vào sự thành công đó không thể không nhắc đến các chính sách quản lý, điều tiết tiêu thụ sản phẩm hợp lý của Công ty.
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 29 - Những thành tựu mà Công ty đạt được trong 3 năm gần đây là luôn duy trì các hệ số tài chính đảm bảo khả năng thanh toán và tuân thủ các quy định hiện hành, quy mô sản xuất kinh doanh luôn được mở rộng, kết quả kinh doanh luôn có lãi, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế cho Nhà nước, thu nhập bình quân tương đối cao và ổn định. Bên cạnh đó, Công ty đã từng bước hoàn thiện được bộ máy quản lý, bổ sung sửa đổi các quy chế cho phù hợp với tình hình thực tế của Công ty, triển khai thiết kế, chế tạo thêm một số sản phẩm mới như chế tạo thành công đầu tàu điện TĐM-8T; thiết kế và chế tạo hoàn chỉnh băng tải khung cung cấp cho các đơn vị khai thác than hầm lò… Bên cạnh đó, Công ty còn cải tiến thiết kế, cải tiến công nghệ để nâng cao độ bền của thiết bị, giảm chi phí giá thành sản phẩm của những sản phẩm truyền thống đã sản xuất trong nhiều năm nay của Công ty như xích vòng, máng cào... Riêng sản phẩm xích máng cào của Công ty vẫn là thế mạnh hàng đầu với dây chuyền công nghệ hiện đại, được tự động hóa gần như tất cả các khâu. - Trong những năm tiếp theo, Công ty định hướng tiếp tục đầu tư về chiều sâu đối với quy trình công nghệ, máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu sản phẩm của công ty, phấn đấu đến năm 2015 doanh thu công ty đạt trên 200 tỷ đồng. Phát triển rộng rãi mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng nhằm khai thác tiềm năng, đa dạng hoá sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao doanh thu cho Công ty, đảm bảo và nâng cao thu nhập cho người lao động. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty + Thiết kế, chế tạo sửa chữa các thiết bị phụ tùng phục vụ cho khai thác, vận tải, sàng tuyển than và khai thác chế biến vật liệu xây dựng. + Thiết kế, chế tạo các loại xích máng cào và xích phục vụ giao thông, công nghiệp xi măng và mía đường. + Thiết kế, chế tạo lắp đặt các sản phẩm kết cấu thép.
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 30 + Thiết kế, đóng mới cải tạo và sửa chữa các phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy, đường sắt. + Sản xuất vật liệu xây dựng. + Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị hàng hóa phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty. + Kinh doanh vận tải vật tư hàng hóa. + Ngoài ra, Công ty còn được tiến hành các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác theo pháp luật trên cơ sở khai thác tiềm năng và khả năng tiếp thị của Công ty. 2.1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin sản xuất với mặt hàng chủ yếu là hàng cơ khí, các sản phẩm đa dạng. Các sản phẩm gia công chế biến đều theo một quy trình Công nghệ chung (Sơ đồ 2.1). Sơ đồ 2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Vinacomin (Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính) - Trước tiên, sản phẩm hoặc các chi tiết sản phẩm được tạo phôi, định dạng rồi chuyển sang gia công cơ khí. - Ở công đoạn thứ hai, sản phẩm được chế tạo theo các tính năng cụ thể hoặc gia công thêm các chi tiết phụ cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật. - Công đoạn thứ ba tiến hành lắp ráp các chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó chuyển sang bước tiếp theo là hoàn thiện sản phẩm. - Ở công đoạn cuối cùng, sản phẩm được hoàn thiện về mặt kỹ thuật, mỹ thuật như: sơn, mạ, đánh bóng… sau đó qua kiểm tra chất lượng sản phẩm rồi nhập kho thành phẩm hoặc chuyển đi tiêu thụ. Tạo phôi Gia công cơ khí Lắp ráp Hoàn thiện Tiêu thụ
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 31 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Công ty hiện có 330 cán bộ, công nhân viên. Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm : 01 Đồng chí Giám đốc, 01 Đồng chí Phó Giám đốc, 06 Phòng ban chức năng và 05 Phân xưởng sản xuất. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Vinacomin theo mô hình trực tuyến chức năng và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Công ty xây dựng bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng - Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo Điều lệ của công ty, nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và nghị quyết của Hội đồng quản trị (Sơ đồ 2.2).
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 32 Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Vinacomin (Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính) Chú thích: P.CĐ - KCS - AT&MT: phòng cơ điện - kiểm tra chất lượng sản phẩm - an toàn và môi trường P.TK&CN: phòng thiết kế và công nghệ P.TCLĐ - TT - Bảo vệ - Y tế: phòng tổ chức lao động - thanh tra - bảo vệ - y tế ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH TRỢ LÝ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT KẾ TOÁN TRƯỞNG P.CĐ – KCS – AT&MT P.TK &CN P.TCLĐ – TT – Bảo vệ - Y tế P.KT - TK - TC P. KD P. HCQ T PX ĐÚC PX KẾT CẤU PX XÍCH VÒNG PX CƠ KHÍ PX SC & LẮP RÁP
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 33 P.KT - TK - TC: phòng kế toán - thống kê - tài chính P.KD: phòng kinh doanh P.HCQT: phòng hành chính quản trị PX SC & lắp ráp: phân xưởng sửa chữa và lắp ráp 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Hiện nay bộ máy kế toán của công ty được xây dựng theo mô hình tập trung. Toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu nhận, xử lý, luân chuyển chứng từ, ghi sổ kế toán (nhập dữ liệu) cũng như việc phân tích kiểm tra kế toán do phòng kế toán trung tâm thực hiện. Hiện nay, bộ máy kế toán của Công ty gồm có 6 người, Kế toán trưởng thực hiện phân công chuyên môn hóa, phân quyền nhập dữ liệu, quyền khai thác dữ liệu cho từng nhân viên kế toán. Sơ đồ 2.3. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin (Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính) Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán: - Kế toán trưởng: Là người giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo toàn bộ bộ máy của công tác kế toán, công tác thống kê, tài chính, thông tin kinh tế ở Công ty; chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ kế toán từ khâu tổ chức chứng từ, KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng kế toán, TH giá thành, tiêu thụ, kho thành phẩm. Nhân viên kế toán tiền mặt, tiền lương, kế toán thuế, phải trả khác. Nhân viên kế toán ngân hàng, thanh toán tạm ứng, TSCĐ nguồn vốn. Nhân viên kế toán thanh toán với người mua hàng, thống kê Nhân viên kế toán kho NVL, CCDC xuất dùng, kho lưu trữ, thủ quỹ
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 34 vận dụng tài khoản, sổ sách kế toán đến lập các báo cáo kế toán và tổ chức kiểm tra phân tích hoạt động SXKD của Công ty. - Phó phòng kế toán, kế toán tổng hợp: Trực tiếp làm kế toán tổng hợp, kiểm tra sổ sách kế toán, định khoản kế toán, các sổ chi tiết, các bảng phân bổ, bảng kê chứng từ của các kế toán viên. Hàng tháng lập các bảng đối chiếu số phát sinh, bảng cân đối số dư để xác định tình hình tài sản, nguồn vốn sử dụng trong kỳ, còn tồn cuối kỳ theo quy định của Bộ Tài chính và của cấp trên. Hàng quý, năm lập Báo cáo tài chính theo quy định của Bộ Tài chính và cấp trên. Thực hiên các phần hành liên quan đến giá thành và tiêu thụ thành phẩm. - Nhân viên kế toán theo dõi thanh toán với người mua hàng, thống kê tổng hợp: Kế toán công nợ phải thu với người mua chi tiết theo từng khách hàng. Hàng ngày thông tin đến các đơn vị mua hàng để kiểm tra hồ sơ bên mua hàng, cuối tuần báo cáo số dư nợ phải thu cho Giám đốc Công ty để có kế hoạch thu nợ các kỳ tiếp theo. Cuối tháng lập các nhật ký, bảng kê công nợ cho Kế toán tổng hợp để lập Báo cáo tài chính. - Nhân viên kế toán NVL, công cụ dụng cụ xuất dùng, kho lưu trữ, thủ quỹ: có nhiệm vụ theo dõi, cập nhật hàng ngày, ghi chép phản ánh số lượng, giá trị thực tế của từng loại NVL, CCDC nhập xuất tồn kho ở các phân xưởng, phòng ban. Cuối tháng lập bảng kê tính giá thành thực tế vật liệu, bảng phân bổ vật liệu theo đối tượng sử dụng củ từng kho, lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho. Tham gia định mức vật tư tiêu hao, dự trữ đảm bảo cho sản xuất liên tục. Đồng thời có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của công ty thực hiện các công việc thu chi theo đúng quy định của Công ty. - Nhân viên kế toán thanh toán tiền mặt, theo dõi tiền lương và thu nhập, BHXH, kế toán thuế: thực hiện thanh toán các chứng từ thu chi tiền từ quỹ tiền mặt theo đúng quy định của công ty. Theo dõi tình hình sử dụng tiền lương và thu nhập của cán bộ công nhân viên, xác định quỹ lương và kế toán tổng hợp và phân bổ tiền lương, các khoản trích theo lương. Thực hiện tổng hợp và kê khai các bảng kê để cuối tháng gửi báo cáo đến chi cục thuế.
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 35 - Nhân viên kế toán ngân hàng, thanh toán tạm ứng, TSCĐ, nguồn kinh phí: theo dõi các khoản thanh toán qua ngân hàng, đồng thời theo dõi hồ sơ các khoản vay ngân hàng, các khoản CBCNV tạm ứng, theo dõi tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty. Hàng tháng lập bảng kê, nhật ký phục vụ cho kế toán tổng hợp lập các báo cáo kế toán theo quy định 2.1.6. Hình thức kế toán và các chính sách kế toán áp dụng của Công ty - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê thực hiện công tác kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng của Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam ban hành theo quyết định số 2917/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006; Công văn số 16148/BTC-CĐKT ngày 20/12/2006 của Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính. - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. - Kỳ kế toán: công ty thực hiện kỳ kế toán theo tháng, quý, năm. - Đơn vị tiền tệ: sử dụng để ghi sổ kế toán và lập Báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam. - Các phương pháp, chính sách kế toán áp dụng tại Công ty: + Đối với hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên; ghi nhận hàng tồn kho theo nguyên tắc giá gốc, áp dụng tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. + Đối với TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế, ghi nhận TSCĐ theo nguyên tắc giá gốc; công ty áp dụng khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. + Ngoài ra, công ty tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. - Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ và sử dụng phần mềm kế toán máy Bravo 6.3. Theo hình thức này, hàng ngày tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên chứng từ gốc đều được kế toán nhập vào máy tính, do máy tính đã được cài đặt phần mềm kế toán có các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết và các sổ tổng hợp,
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 36 báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo mẫu riêng phù hợp với yêu cầu theo dõi, kiểm tra, quản lý của công ty. Do vậy, khi nhập các chứng từ gốc vào máy, máy tính sẽ tự động kết xuất số liệu vào các bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái và các báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị. - Hệ thống sổ kế toán sử dụng: + Nhật ký chứng từ từ số 1 đến số 10 + Bảng kê từ số 1 đến số 11 + Sổ cái (theo hình thức Nhật ký chứng từ) + Sổ, thẻ kế toán chi tiết - Phần mềm kế toán sử dụng: Hiện nay, công ty đang áp dụng phần mềm kế toán Bravo phiên bản 6.3. Với phần mềm kế toán sản xuất Bravo 6.3 giúp cho công ty có thể tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm, từng nhóm sản phẩm theo nhiều phương pháp tính giá thành khác nhau, phân tích giá thành theo khoản mục và yếu tố; hỗ trợ quản lý vật tư với số lượng lớn. Phần mềm bao gồm đầy đủ các phân hệ phù hợp với các phần hành kế toán trong doanh nghiệp như sau:  Hệ thống  Kế toán tổng hợp  Chi phí giá thành  Quản lý tài sản  Hàng tồn kho  Bán hàng – Phải thu  Mua hàng – Phải trả  Vốn bằng tiền Để tổ chức kế toán máy tại công ty, trước tiên kế toán cần phải khai báo các thông tin ban đầu trong phần mềm kế toán như: + Khai báo các thông số hệ thống như: các thông tin về doanh nghiệp, các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng (kỳ báo cáo, hình thức sổ kế toán,
  • 45. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 37 phương pháp hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ, đồng tiền hạch toán, phương pháp tính giá thành sản phẩm…). + Khai báo các đối tượng quản lý: kế toán thực hiện mã hóa, khai báo các danh mục như Danh mục khoản mục chi phí, Danh mục kho hàng hóa, Danh mục định mức sản phẩm, Danh mục nguồn vốn, Danh mục đối tượng, Danh mục sản phẩm, Danh mục vật tư hàng hóa, Danh mục tài khoản, Danh mục TSCĐ… + Khai báo số dư ban đầu của các tài khoản. + Phân quyền sử dụng cho từng nhân viên sử dụng phần mềm. + Bắt đầu kỳ kế toán mới, kế toán thực hiện các công việc như: tạo năm làm việc mới (đối với kỳ kế toán đầu tiên sử dụng phần mềm), chuyển số dư từ năm trước sang năm nay, cập nhật số dư đầu kỳ các tài khoản… 2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê – Vinacomin 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất các sản phẩm cơ khí chế tạo, các mặt hàng rất đa dạng, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn sản xuất, các nửa thành phẩm sản xuất hoàn thành ở các công đoạn được chuyển sang các công đoạn tiếp theo để tiếp tục chế biến hoặc cũng có thể đem nhập kho để bán nửa thành phẩm. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng công đoạn sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm . Doanh nghiệp thực hiện phân loại chi phí sản xuất theo từng khoản mục chi phí, bao gồm: - Chi phí sản xuất gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí sản xuất chung - Chi phí ngoài sản xuất gồm: + Chi phí bán hàng
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 38 + Chi phí quản lý doanh nghiệp Ngoài ra công ty còn phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố: + Yếu tố chi phí nguyên liệu và vật liệu + Yếu tố chi phí tiền lương và phụ cấp + Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ + Yếu tố chi phí khấu hao TSCĐ + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài + Yếu tố chi phí khác 2.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê Do đặc điểm chi phí sản xuất của Công ty có những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng tập hợp chi phí, có những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí cần phân bổ. Vì thế, Công ty tập hợp chi phí theo 02 phương pháp: - Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí cụ thể đã xác định sẽ được tập hợp và quy nạp trực tiếp cho đối tượng đó. - Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Sử dụng để tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng. Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh, kế toán tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh (phân xưởng, đội…) hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Tiêu thức mà công ty áp dụng để thực hiện phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
  • 47. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 39 2.2.3. Chứng từ và sổ sách sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê Để phục vụ công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, Công ty đã sử dụng các chứng từ, sổ sách sau: - Phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan khác - Bảng kê chứng từ theo sản phẩm, công trình - Bảng phân bổ vật liệu - Bảng phân bổ tiền lương - Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh - Bảng kê số 4 - Nhật ký chứng từ số 7 - Sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 627,154 - Sổ cái các tài khoản 621, 622, 627,154 - Bảng kê chi phí theo khoản mục - Báo cáo chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền - Bảng chi tiết theo khoản mục - Bảng tính giá thành sản phẩm - Một số bảng biểu liên quan khác 2.2.4. Tài khoản sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty đã sử dụng các tài khoản tổng hợp sau:  TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp  TK 627 - Chi phí sản xuất chung  TK 632 - Giá vốn hàng bán  TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 40  Các TK liên quan khác như TK 138, 141, 111, 214, 334, 338… Để phục vụ cho yêu cầu tính giá thành cho các nửa thành phẩm, thành phẩm hoàn thành và yêu cầu quản trị chi phí, công ty đã mở chi tiết các TK cấp 2, cấp 3 cho các TK tổng hợp trên. 2.2.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê Phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê đã được thiết kế riêng thành một phân hệ “Chi phí giá thành” trên phần mềm kế toán Bravo 6.3 giúp cho công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm trở nên thuận tiện, nhanh chóng, giảm bớt khối lượng công việc tính toán, cung cấp thông tin một cách kịp thời theo yêu cầu quản trị của doanh nghiệp. Trong bài luận văn này, em sẽ đề cập chi tiết đến công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho nửa thành phẩm hoàn thành ở công đoạn sản xuất số 1: “Cầu máng cào MC-80, L=1,5m” có mã sản phẩm CM0004, được sản xuất tại PX Kết cấu. Trước khi tập hợp chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm cho sản phẩm Cầu máng cào MC-80, kế toán cần phải khai báo tạo mã cho sản phẩm tại Danh mục sản phẩm, công trình trong phân hệ “Hệ thống”. Trên cây hệ thống, thực hiện thao tác chọn phân hệ Hệ thống/ Danh mục sản phẩm, công trình để tạo mã cho sản phẩm. 2.2.5.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty cổ phần cơ khí Mạo Khê - Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ. Chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và được bỏ ngay một lần từ đầu quy trình công nghệ. Chi phí nguyên vật liệu phụ sẽ bỏ dần trong quá trình sản xuất cho đến khi kết thúc. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (chiếm khoảng 60%) trong giá thành sản phẩm bao gồm: + Nguyên vật liệu chính: sắt, thép các loại.
  • 49. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 41 + Nguyên vật liệu phụ: que hàn, sơn… + Nhiên liệu: xăng, dầu điezel phục vụ cho máy móc thiết bị và phương tiện vận tảỉ, ô xy, khí ga, dung môi… - Tài khoản sử dụng: + Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Theo yêu cầu của kế toán quản trị, kế toán mở chi tiết TK 621 theo từng công đoạn sản xuất để tập hợp trực tiếp chi phí nguyên vật liệu. Phần mềm Bravo 6.3 có thể kết xuất ra bảng kê chứng từ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng sản phẩm mà không cần phải khai báo mở sổ chi tiết cho từng sản phẩm.  TK 6211: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ1  TK 6212: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ2  TK 6213: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ3  TK 6216: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp CĐ4 + Để theo dõi nguyên vật liệu xuất cho các phân xưởng, kế toán sử dụng tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu. Tài khoản này được mở 02 tài khoản cấp 2 như sau:  TK 1521: Nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ  TK 1522: Nhiên liệu - Phương pháp tập hợp CP NVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng công đoạn sản xuất chi tiết theo từng sản phẩm hoàn thành trong công đoạn đó. - Trình tự luân chuyển chứng từ: + Trong tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của công ty giao cho từng phân xưởng, thống kê các phân xưởng sẽ căn cứ vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm, khối lượng công việc được giao sẽ tiến hành lập kế hoạch khối lượng vật tư cần thiết và đề nghị với phòng cung ứng vật tư chuẩn bị cung ứng vật tư và công cụ dụng cụ cần thiết để phục vụ cho sản xuất, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể để lập phiếu yêu cầu xuất vật tư chế tạo 80 Cầu máng cào MC-80, L=1,5m cần căn cứ vào Bảng định mức vật tư như sau:
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp SV : Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp : CQ48/21.05 42 Bảng 2.2. Định mức vật tư chế tạo 01 cầu máng cào MC-80 loại 1,5m Người lập: Nguyễn Văn Sang STT Tên vật tư Đơn vị Khối lượng 1 Thép tấm Ф6: 16Mn Kg 83,23 2 Thép tấm Ф5: CT3 Kg 0,90 3 Thép đầu thừa Ф6 Kg 1,20 4 Dây hàn NA 70-S Kg 0,90 5 Sơn chống rỉ màu đen Kg 0,25 6 Dung môi Kg 0,01 (Nguồn: phòng kế toán - thống kê - tài chính) Công thức tính số lượng vật tư xuất dùng: Số lượng vật tư xuất = Định mức vật tư cho 1 đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm sản xuất Theo bảng định mức trên, để sản xuất làm 80 Cầu máng cào MC - 80 sẽ cần số lượng vật tư là: Thép tấm Q345B dày 6 ly: 80 x 83,23 = 6.658,75 kg Thép tấm SS400 dày 5 ly TQ: 80 x 0,90 = 72,00 kg Thép đầu thừa Q345B 6 ly: 80 x 1,8 = 144,00 kg Dây hàn NA70S Ф1,2: 80 x 0,90 = 72,00 kg Sơn CR AK màu đen L7 - L8: 80 x 0,25 = 20,00 kg Dung môi (dầu Putin pha sơn): 80 x 0,01 = 0,80 kg + Căn cứ vào phiếu yêu cầu xuất vật tư đã được ký duyệt, phòng cung ứng vật tư lập phiếu xuất kho thành ba liên, lưu một liên tại nơi lập. Phụ trách bộ phận sản xuất sẽ mang hai phiếu xuất kho xuống kho để làm thủ tục xuất kho vật tư. Thủ kho xuất vật tư và ghi số lượng vật tư thực xuất và ký vào phiếu xuất kho. Người nhận vật tư nhận một liên của phiếu xuất kho để làm căn cứ vận chuyển vật tư xuống phân xưởng sử dụng. Còn một liên của phiếu xuất kho được luân chuyển trong toàn doanh nghiệp cho các bộ phận liên quan để thủ kho ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho kế toán nhập dữ liệu vào máy.