SlideShare a Scribd company logo
1 of 111
iHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn đều là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thanh Huyền
iiHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ....4
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................4
1.1.1. Ý nghĩa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong các doanh nghiệp sản xuất .........................................................................4
1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm .....................................4
1.2. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM5
1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất........................................5
1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm ...........................7
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm ..................8
1.2.4. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.............9
1.3. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM .....................................................................................................10
1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ xác định ........ 10
1.3.2. Đối tượng tính giá thành và căn cứ xác định ....................................... 10
1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng
tính giá thành....................................................................................................... 11
1.4. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT........................................11
1.4.1. Phương pháp kế toántập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp ........ 11
1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ........................................................... 12
1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ........................................................... 16
iiiHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
1.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ..................................................... 16
1.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.......................................19
1.5.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm.................................................................... 19
1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm .......................................... 19
1.6. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM............................................................................22
1.7. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY.......................................................23
1.7.1. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản
phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán.......................................... 23
1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong
điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy................................................. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC ............................................ 26
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC...........26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ....................................... 26
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh............................................. 27
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh .................................................. 29
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán........................................................ 31
2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC ............................................40
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.................... 40
2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản
phẩm và kỳ tính giá thành ................................................................................. 41
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Công ty TNHH Tiến Quốc ............ 41
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NHỮNG VẤN
ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC...............................................81
3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TIẾN QUỐC ................................................81
ivHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
3.1.1. Những thành tựu và ưu điểm cơ bản..................................................... 81
3.1.2. Những hạn chế, nhược điểm cần hoàn thiện........................................ 83
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC ............................................84
3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện.................................................................................. 84
3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc ................................ 86
KẾT LUẬN..........................................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................95
PHỤ LỤC.............................................................................................................................96
vHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Diễn giải
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCDC Công cụ dụng cụ
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSX Chi phí sản xuất
CPSXC Chi phí sản xuất chung
KPCĐ Kinh phí công đoàn
NVL Nguyên vật liệu
SPDD Sản phẩm dở dang
SXKD Sản xuất kinh doanh
TK Tài khoản
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ Tài sản cố định
viHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 2.1: HỆ THỐNG MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ ....................... 39
BẢNG 2.2: ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT CỤM CDI............... 43
BẢNG 2.3: PHIẾU XUẤT KHO SỐ 013/01SX.......................................................... 46
BẢNG 2.4: PHIẾU XUẤT KHO SỐ 035/01SX.......................................................... 47
BẢNG 2.5: SỔ CHI TIẾT MẠCH CDI 100C.............................................................. 48
BẢNG 2.6: SỔ CHI TIẾT TK621.................................................................................. 49
BẢNG 2.7: SỔ CÁI TK621 ............................................................................................ 51
BẢNG 2.8: HỆ THỐNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM ............... 52
BẢNG 2.9: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG ............................................................................................................................. 54
BẢNG 2.10: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG CHO SẢN PHẨM CỤM CDI ........................................................................ 55
BẢNG 2.11: SỔ CHI TIẾT TK622 ............................................................................... 57
BẢNG 2.12: SỔ CÁI TK622.......................................................................................... 58
BẢNG 2.13: SỔ CHI TIẾT TK6271 ............................................................................. 61
BẢNG 2.14: SỔ CHI TIẾT TK6272 ............................................................................. 63
BẢNG 2.15: SỔ CHI TIẾT TK 6273 ............................................................................ 65
BẢNG 2.16: SỔ CHI TIẾT TK6274 ............................................................................. 68
BẢNG 2.17: SỔ CHI TIẾT TK6277 ............................................................................. 69
BẢNG 2.18: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG .......................... 70
BẢNG 2.19: SỔ CÁI TK627.......................................................................................... 71
BẢNG 2.20: SỔ CHI TIẾT TK154 ............................................................................... 75
BẢNG 2.21: SỔ CÁI TK154.......................................................................................... 76
BẢNG 2.22: BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH........................................................ 79
BẢNG 2.23: SỔ NHẬT KÝ CHUNG........................................................................... 80
BẢNG 3.1: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG ............................................................................................................................. 89
BẢNG 3.2: SỔ CÁI TK 335........................................................................................... 93
viiHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Màn hình hệ thống của phần mềm kế toán .................................. 38
Hình 2.2: Màn hình nhập liệu phiếu xuất kho ............................................... 44
Hình 2.3: Màn hình thao tác tính trị giá NVL xuất kho ............................... 45
Hình 2.4: Màn hình thao tác in phiếu xuất kho ........................................... 45
Hình 2.5: Màn hình sổ cái TK621.............................................................. 50
Hình 2.6: Màn hình nhập liệu chi phí nhân công trực tiếp ........................... 56
Hình 2.7: Màn hình sổ cái TK622.............................................................. 58
Hình 2.8: Màn hình sổ chi tiết TK6271...................................................... 60
Hình 2.9: Màn hình sổ chi tiết TK 6272 ..................................................... 62
Hình 2.10: Màn hình sổ chi tiết TK 6273 ................................................... 64
Hình 2.11: Màn hình thao tác tính khấu hao TSCĐ .................................... 67
Hình 2.12: Màn hình sổ chi tiết TK6274 .................................................... 67
Hình 2.13: Màn hình sổ cái TK627............................................................ 70
Hình 2.14: Màn hình thao tác phân bổ trực tiếp CPNCTT........................... 72
Hình 2.15: Màn hình thao tác nhập phiếu nhập thànhphẩm........................... 74
Hình 2.16: Màn hình giá thành đơn vị Cụm CDI ........................................ 78
1Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
LỜI MỞ ĐẦU
* Tính cấp thiết của đề tài:
Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản
lý và xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài
người.Trong đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một
vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp.Hiện nay, nền
kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của quy luật cung – cầu, các doanh nghiệp
cạnh tranh quyết liệt. Do vậy, việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh
nhằm hạ giá thành sản phẩm là việc có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp.
Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là
một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra sản
phẩm.Tổng hợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo nên chi phí sản xuất.Sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo tự
bù đắp chi phí mình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo
có lãi hay không.Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất
quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt khác, do các yếu tố
sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất đang là
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế.
Giá thành sản phẩm có vai trò to lớn trong quản lý và sản xuất.Nó là
nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá.Để thâm nhập thị trường thì
doanh nghiệp phải chú trọng đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí
sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết
kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đồng thời
cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của các
2Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
nhà quản lý. Để giải quyết được vấn đề đó, cần phải hoàn thiện công tác kế
toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công việc này
không những mang ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to
lớn trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản
xuất ở nước ta nói chung và mỗi công ty nói riêng. Thông qua các chỉ tiêu về
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ
tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giá thành
và từ đó tìm ra biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược
điểm còn tồn tại nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm
của toàn xã hội.
Công ty TNHH Tiến Quốc là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy. Sản phẩm
của công ty rất đa dạng và phong phú cả về quy cách, chủng loại, mẫu mã và
chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, qua quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình thực
tế ở Công ty TNHH Tiến Quốc em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài:
“Kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp tại Công ty TNHH Tiến Quốc”.
* Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất.
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán nói chung, trọng tâm là kế toán tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH Tiến Quốc.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc.
* Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu:
3Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
 Đối tượng nghiên cứu:
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của
luận văn là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH Tiến Quốc
 Phạm vi nghiên cứu:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cũng như sự hạn chế về
mặt thời gian nên em đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu: “Kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cụm CDI tại Công ty TNHH Tiến
Quốc” trong tháng 01 năm 2013.
* Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu:
 Phỏng vấn các nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu cáchthức tập
hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
 Thu thập số liệu thực tế tại phòng kế toán.
 Tham khảo sách, báo, tạp chí, internet cũng như các tài liệu khác
liên quan đến đề tại nghiên cứu.
 Phương pháp phân tích số liệu: sử dung phương pháp so sánh, đối
chiếu, tổng hợp các chi phí liên quan đến việc tính giá thành sản phẩm.
* Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc.
Chương 3:Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện những vấn đề
còn tồn tại trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty Công ty TNHH Tiến Quốc.
4Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1.1. Ý nghĩa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị
trường có sự điều khiển của Nhà nước. Một nền kinh tế nhiều thành phần,
chịu sự tác động của quy luật kinh tế.Như vậy để tồn tại và phát triển được
trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải tìm mọi
cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng.Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để
tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm
sẽ tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu
hồi vốn nhanh và thu lợi nhuận lớn. Làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng
đắn thực trạng quá trình sản xuất,cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo
doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành
sản phẩm. Do vậy kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là nội dung
không thể thiếu được trong việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp.
1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong
hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có
mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh
doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm.
5Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Tính đúng là yêu cầu cơ bản của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm. Như vậy, yêu cầu chủ yếu đặt ra cho doanh nghiệp là xác
định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù
hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý thỏa mãn
các yêu cầu quản lý đặt ra ; Vận dụng phương pháp tập hợp chi phí hợp lý; Tổ
chức hạch toán theo một trình tự logic, tính toán chính xác đầy đủ.
1.2. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM
1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1. Chi phí sản xuất
Chi phí sản xuấtlà biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định..
Khi xem xét bản chất của chi phí cần chú ý các khía cạnh sau:
- Nội dung của chi phí sản xuất: CPSX không chỉ bao gồm các yếu tố
lao động sống, lao động vật hóa mà còn bao gồm một số khoản mà thực chất
là một phần giá trị mới sáng tạo ra (các khoản trích theo lương như : BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN, các loại thuế không được hoàn lại như thuế GTGT
không được khấu trừ, thuế tài nguyên, lãi vay ngân hàng...).
- Các chi phí của doanh nghiệp luôn được tính toán, đo lường bằng tiền
và gắn với một thời gian xác định (tháng, quý, năm).
- CPSX luôn có tính cá biệt và mang tính hai mặt.
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
CPSX bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Vì vậy để thuận tiện
cho công tác quản lý, hạch toán và kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho
6Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
việc ra các quyết định kinh doanh, CPSX cần phải được phân loại theo những
tiêu thức phù hợp. CPSX thường được phân loại theo các tiêu thức sau:
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích,công dụng kinh tế
Theo tiêu thức này, CPSX được chia thành các khoản mục sau đây:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu
được sửdụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích
theo lương của công nhân sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN.
- Chi phí sản xuất chung: Là khoản chi phí sản xuất liên quan đến quản
lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất bao gồm
các yếu tố chi phí: Chi phí nhân viên phân xưởng,chi phí vật liệu, chi phí
dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi
phí khác bằng tiền.
* Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí
Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung
và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi
phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Toàn bộ CPSX trong kỳ
được chia thành các yếu tố như sau:
- Chiphí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí
nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí
nguyênvật liệu khác.
- Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương
của người lao động.
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Bao gồm khấu hao của tất cả các
TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua
ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
7Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
* Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và
mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:
- Chiphí trực tiếp:Là những chiphí liên quantrực tiếp đến từng đối tượng
kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng,...
- Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán
tập hợp chi phí khác nhau.
Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu quản trị chi phí trong doanh nghiệp mà
doanh nghiệp có thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác.
1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1. Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản
phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định.
Giá thành sản phẩm được tính theo từng loại sản phẩm cụ thể hoàn thành
(từng đối tượng tính giá thành) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành
(thành phẩm), hoặc hoàn thành một số giai đoạn sản xuất nhất định (bán thành
phẩm).
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả
hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong kinh doanh vào
quá trình sản xuất. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp
định giá bán cho hợp lý.
8Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
1.2.2.2. Phân loại giá thành
Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được
phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân
loại giá thành.
* Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
sản phẩm
Theo cáchphânloạinày, giá thành sảnphẩmđược chialàm 3 loại như sau:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản
xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch.
- Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng
sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ.
* Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm 2 loại như sau:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất
hoàn thành.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và
chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ.
1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm
Về bản chất, CPSX và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau:
chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh
nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giữa CPSX và
giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau:
9Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Về mặt phạm vi: CPSX luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí
còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã
hoàn thành.
- Về mặt lượng: CPSX trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra những
sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn giá
thành sản phẩm chỉ gồm các chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó
chứa cả chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang hoặc một phần
chi phí thực tế đã phát sinh phân bổ vào kỳ này cũng như một phần chi phí sẽ
phát sinh ở kỳ sau nhưng được ghi nhận là chi phí kỳ này.
Giữa CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau.
CPSX trong kỳ là căn cứ, cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ
đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí CPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến giá
thành sản phẩm làm cho giá thành có thể hạ xuống hoặc tăng lên. Nhận biết
được mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định
đúng đắn nhằm hoàn thành các mục tiêu về chi phí và giá thành, nâng cao hiệu
quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh.
1.2.4. Nhiệmvụcủa kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Đểtổ chức tốtcôngtác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò kế toánchi phí, tính giá thành sản phẩm
trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận liên quan.
- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành
phù hợp. Tổ chức áp dụng phương pháp tập hợp CPSX, phương pháp tính giá
thành cho khoa học, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hệ thống TK, sổ kế toán phù hợp với các
nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý,
hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
10Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm,
cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp cho các nhà quản trị ra các
quyết định đúng đắn.
- Thường xuyên kiểm tra giám sát công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm của công ty.
1.3. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM
1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ xác định
Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn để CPSX được
tập hợp theo đó. Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu đầu tiên
trong việc tổ chức kế toán CPSX.Thực chất của việc xác định đối tượng tập
hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất,...)
hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng,...).
Để xác định đúngđắn đốitượng kế toántập hợp CPSX, trước hếtcầnphải
căn cứ vào đặc điểm, công dụng của CPSX, sau đó phải căn cứ vào cơ cấu tổ
chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản
phẩm, khả năng, trình độ của các nhà quản lý doanh nghiệp, của cán bộ, nhân
viên kế toánvà yêu cầuquản lý chi phí, yêucầutính giá thành củadoanhnghiệp.
1.3.2. Đối tượng tính giá thành và căn cứ xác định
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, laovụ mà
doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính được tổng giá thành và giá
thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải
căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,
tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý,…của
doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng loại sản phẩm cụ thể.
11Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành
Đốitượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành giống nhau
về mặt bản chất, đềulà những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp CPSXtheo
đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành
sản phẩm. Tuy vậy, giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định.
Xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp
CPSX phát sinh trong kỳ để tổ chức kế toán chi tiết CPSX nhằm phục vụ cho
việc kiểm soát chi phí và cung cấp tài liệu cho việc tính giá thành sản xuất
theo đối tượng tính giá thành.
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi
phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Đây là
căn cứ để kế toán mở phiếu tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được sản
xuất đã hoàn thành.
Trong thực tế, có những trường hợp một đối tượng kế toán tập hợp
CPSXchỉ liên quan đến một đối tượng tính giá thành sản phẩm, lại có trường
hợp một đối tượng kế toán tập hợp CPSXliên quan đến nhiều đối tượng tính
giá thành sản phẩm và ngược lại.
1.4. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.4.1. Phươngphápkếtoántậphợpchiphísảnxuất trong doanh nghiệp
* Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này áp dụng đối với các loại CPSX phát sinh có liên quan
trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí riêng biệt. Do đó, ngay từ
khâu hạch toán ban đầu, CPSX phát sinh được phản ánh riêng cho từng đối
tượng tập hợp CPSX trên chứng từ ban đầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện
hạch toán trực tiếp CPSX cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp
này, CPSX phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên
12Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
đảm bảo mức độ chính xác cao. Vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp này
trong điều kiện có thể cho phép.
* Phương pháp phân bổ gián tiếp
Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có
liên quan đến nhiềuđối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán
không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó.
Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế
toántiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo
địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối
tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi
phí đó cho từng đối tượng liên quan.
Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo
hai bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Bước 2: Xác định chiphí cầnphân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:
1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu
chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho việc
sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ.
* Phương pháp xác định:
(1.1)Hệ số phân bổchi phí =
Tổng chi phícần phân bổcho các đối tượng
Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ
Phần chi phí phân
bổ cho đối tượng i
Hệ số phân
bổ chi phí
Đại lượng tiêu chuẩn phân bổdùng
để phân bổ chi phí của đối tượng i
= x (1.2)
13Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng
đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản
phẩm, loại sản phẩm, lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó.
Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi
phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập
hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là chi phí
định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất,...
* Các chứng từ kế toán chủ yếu:
Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ vào các chứng từ
như phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT), phiếu nhập kho(Mẫu 01 -VT), biên bản
kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 05 - VT) và các chứng từ khác có liên quan để xác
định giá vốn hay số nguyên vật liệu dùng cho chế tạo sản phẩm, trên cơ sở đó
kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng kế toán
chi phí sản xuất cũng như từng đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp, công
việc này thường được thực hiện trong “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu”.
* Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu,
vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ,
dịch vụ…và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (sản phẩm,
nhóm sản phẩm, phân xưởng.
1.4.2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
* Nội dung:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm:
Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, và các khoản trích theo
lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHNT).
14Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
* Phương pháp tập hợp, phân bổ:
Chi phí về tiền lương (tiền công) được xác định cụ thể tùy thuộc hình
thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số
tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động
khác được thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân
bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương.
* Các chứng từ kế toán chủ yếu:
+ Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL)
+ Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02-LĐTL)
+ Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành (Mẫu số 05-
LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số 06- LĐTL)
+ Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08- LĐTL)
+ Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07-LĐTL)
+ Bảng thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số 09-LĐTL)
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số 10-LĐTL)
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 11- LĐTL)
* Tài khoản sử dụng:
Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi
phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công
trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng được mở chi
tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh.
1.4.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
* Nội dung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản
phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm
vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.CPSXC bao gồm: Chi
15Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ sản xuất, Chi phí
khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền.
* Phương pháp tập hợp, phân bổ:
Chi phí sảnxuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất,
quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác CPSXC còn được tổng hợp
theo chi phí cố địnhvà chiphí biến đổi. Cuốikỳ, saukhi đãtập hợp CPSXC theo
từng phân xưởng kế toán phân bổ CPSXC cho từng đối tượng tập hợp chi phí
theo từng tiêu chuẩn hợp lý (CPNVLTT, CPNCTT, định mức CPSXC,…).
*
*Các chứng từ kế toán chủ yếu:
+ Phiếu chi
+ Hóa đơn mua hàng, hóa đơn thanh toán
+ Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụdụng cụ
+ Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương
* Tài khoản sử dụng:
TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được dùng để phản
ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ
phận.... phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ...
TK627 khôngcó số dưvàđược mở 06TKcấp 2đểtập hợp theo yếutố chiphí:
+ TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ TK 6272 - Chi phí vật liệu.
+ TK 6273 - Chi phí dụng cụsản xuất.
+ TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
Mức chi phí SXC
phân bổ cho
từng đối tượng
=
Tổng tiêu thức phân bổ
của từng đối tượng
x
Tổng chi phí sản
xuất chung cần
phân bổ
Tổng tiêu thức phân bổ
của tất cả các đối tượng
(1.3)
16Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
+ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền.
1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.3.1. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên
Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC
theo từng đối tượng trên các TK621, TK622, TK627, kế toán sẽ tiến hành kết
chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ CPSX cho từng
đối tượng chịu chi phí. Để tập hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường
xuyên, kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
1.4.3.2. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp này, việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn
giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các TK
621, TK 622, TK 627. Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí cuối kỳ được thực
hiện trên TK 631 - Giá thành sản xuất. Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang chỉ dùng để phản ánh và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh
dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
1.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong
quá trình sản xuất gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công
nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia
công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.
1.4.4.1. Đánhgiá SPDDcuối kỳ theochi phí nguyên vật liệu chính trực
tiếp hoặc CPNVLTT
Theo phương pháp này,giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí
nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi
17Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
phí sản xuất khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được
tính hết cho cả sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, nhanh chóng, khối lượng tính toán ít.
Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác
không cao vì không tính đến các chi phí khác.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí nguyên
liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp)
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang
ít và tương đối ổn định giữa các kỳ.
1.4.4.2. Đánh giá SPDD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương
Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho
sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần
cungcấp khốilượng sảnphẩmdở dangvà mức độ chếbiếncủachúngđể tính đổi
khốilượng sảnphẩmdở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang.
Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình công
nghệ sản xuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp)
thì tính theo công thức sau:
Giá trị sản
phẩm dở
dang cuối kỳ
Giá trị sản
phẩm dở dang
đầu kỳ
Chi phíNVL phát
sinh trong kỳ
Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong
kỳ
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Số lượng
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
=
+
+
x (1.4)
Giá trị sản
phẩm dở
dang cuối kỳ
Giá trị sản
phẩm dở dang
đầu kỳ
Chi phí phát sinh
trong kỳ
Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong
kỳ
Số lượng sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Số lượng
sản phẩm
dở dang
cuối kỳ
=
+
+
x (1.5)
18Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (như chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở
dang theo công thức:
Trong đó:
Ưu điểm: Mức độ chính xác cao hơn.
Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, mang nặng tính chủ quan.
Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp mà chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối
lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều biến động.
1.4.4.3. Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở
dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất
vàđịnh mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính giá trị
sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Công thức xác định như sau:
Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin ở mọi thời điểm.
Nhượcđiểm:Kếtquảtínhtoán có độ chính xác không cao, khó áp dụng.
Điều kiện áp dụng: Phù hợp với doanh nghiệp đã xây dựng định mức
CPSXhợp lýhoặc sửdụngphươngpháptínhgiá thànhsản phẩm theo định mức.
Giá trị sản
phẩm dở
dang cuối kỳ
Giá trị sản
phẩm dở dang
đầu kỳ
Chi phí phát sinh
trong kỳ
Số lượng sản phẩm
hoàn thành trong
kỳ
Số lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương
Số lượng sản
phẩm hoàn
thành tương
đương
=
+
+
x (1.6)
Số lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương
Số lượng sản phẩm dở
dang cuối kỳ
Mức độ hoàn thành= x (1.7)
Giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Số lượng sản phẩm làm
dở cuối kỳ
Chi phíđơn vị định mức= x (1.8)
19Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
1.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.5.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm
Có thể theo tháng, quý hoặc năm tùy theo từng doanh nghiệp sản xuất
các loại hàng hóa khác nhau mà họ lựa chọn kỳ tính giá cho phù hợp.
1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phươngpháp tínhgiá thành sản phẩm là phươngpháp sử dụng số liệu sản
xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị
theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
1.5.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn
Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.Đối tượng tính giá thành là khối lượng
sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó.
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực
tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí)
trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ để
tính ra giá thành theo công thức:
Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình
công nghệ giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn.
1.5.2.2. Phương pháp hệ số
Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong
cùng mộtquá trìnhsản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao
động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không
Giá thành đơn vị sản phẩm =
Tổng giá thành sản phẩm
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành
sản phẩm
=
Giá trị sản phẩm
làm dở đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất trong kỳ
_ Giá trị sản phẩm
làm dở cuối kỳ
(1.9)
(1.10)
20Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả
quá trìnhsảnxuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số
quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm gốc).
Từđó, dựavào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã
tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
1.5.2.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này thường sử dụng đối với doanh nghiệp có quy mô
công nghệ, cùng sử dụng một loạt nguyên liệu đầu vào nhưng kết quả cho ra
các nhóm sản phẩm khác nhau về kích cỡ, phẩm cấp.
Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tập hợp CPSXtheo nhóm sản
phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa CPSX thực tế với chi phí sản
xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
1.5.2.4. Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ
Phươngpháp nàysửdụngtrongcác doanhnghiệp màtrong cùng một quy
trìnhcôngnghệnhưngkết quảthu được gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ.
Trongđó sảnphẩmphụkhôngphảilà mục đíchkinhdoanhcủadoanhnghiệp, do
đó để tính giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Trong doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí là chi phí sản xuất
được tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo giai
đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính.
1.5.2.5. Phương pháp tính giá thành phân bước
Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là từ khi đưa NVL
vào đến khi tạo ra sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn, kết thúc mỗi giai
đoạn tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến.
* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm
Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầu
tiên để tính giá thành nửa sản phẩm giai đoạn một. Sau đó, xác định chi phí
21Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
sản xuất giai đoạn một chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản
xuất của bản thân giai đoạn đó, tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của
giai đoạn này,cứ kế tiếp liên tục. Như vậy, cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính
được giá thành của thành phẩm. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước
sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phi hoặc
tuần tự tổng hợp chung chi tất cả các khoản mục chi phí.
Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầu
hạch toán cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng
là hàng hóa.
* Phươngpháptínhgiáthànhphânbướckhôngtínhgiáthành nửa thành phẩm
Đối tượng tính giá thành là thành phẩm. Trong trường hợp này kế toán phải
căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần
chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó
tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm.
Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên
tục và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ
cuối cùng.
1.5.2.6. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
* Điều kiện áp dụng:
- Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất hàng loạt theo đơn
đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế.
- Áp dụng đối với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận,
phân xưởng sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của từng
đơn đặt hàng hoặc từng hạng mục công trình của công trình.
* Nội dung của phương pháp:
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đơn đặt
hàng, từng mặt hàng hay từng hợp đồng kinh tế như sau:
22Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Chi phí nào có liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng, từng mặt
hàng hay từng hợp đồng kinh tế thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho đơn đặt
hàng, hợp đồng kinh tế đó.
- Những chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng khác nhau thì sẽ
được tập hợp chung và sau đó tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo
tiêu thức phân bổ hợp lý.
Mỗi đơn đặt hàng được mở một “ Phiếu tính giá thành công việc” hay
còn gọi là “Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng”. Phiếu tính giá thành công
việc được lập cho từng đơn đặt hàng khi phòng kế toán nhận được thông báo
và lệnh sản xuất. Tất cả các phiếu tính giá thành công việc được lưu trữ khi
sản phẩm đang sản xuất có tác dụng như các báo cáo sản phẩm sản xuất dở
dang. Khi sản phẩm hoàn thành và giao cho khách hàng, các phiếu tính giá
thành công việc được đưa từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm.
Giá thành chi từng đơn đặt hành là toàn bộ CPSX phát sinh kể từ lúc
bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành và giao cho khách hàng. Những đơn
đặt hàng chưa hoàn thành vào thờiđiểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản
xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của sản phẩm
dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.
1.6. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
- Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán thích hợp. Theo
chế độ kế toán hiện hành, có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán sau:
+ Hình thức Sổ nhật ký chung: Sử dụng sổ Nhật ký chung, Sổ Cái.
+ Hình thức Nhật ký – chứng từ: Gồm Nhật ký chứng từ được đánh số
từ 1 đến 10.
+ Hình thức Chứng từ ghi sổ:Gồm Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái.
23Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
+ Hình thức Nhật ký – Sổ cái: Sử dụng Sổ Nhật ký – Sổ cái.
- Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường sử
dụng các sổ kế toán sau:
+ Sổ chi tiết TK 621,TK 622,TK 627,TK 154(631).
+ Sổ cái các tài khoản trên
+Các bảng phân bổ
+ Bảng tính giá thành
1.7. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY
1.7.1.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá
thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán
Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ
các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ.
Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với
các đối tượng chịu chi phí.
Căncứkết quả kiểm kê đánh giá SPDD trong kỳ theo từng đối tượng tập
hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳvào máy.
Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối
kỳ trên cở sở hướng dẫn sẵn có.
Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các
báo cáo cần thiết.
1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy
Sau khi cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo
mà kế toán viên phải thực hiện là:
- Xử lý nghiệp vụ.
- Nhập dữ liệu.
24Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
+ Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần).
+ Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo.
- Xử lý dữ liệu.
- Xem và in sổ sách, báo cáo.
1.7.2.1. Kế toán chi phí sản xuất
* Xử lý nghiệp vụ:
Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khác
nhau theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý.
Muốn nhập dữ liệu 1 chứng từ nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào
các ô cần thiết ngầm định sẵn.
- Kế toán chi phí nguyên vật liệu: sử dụng chứng từ xuất vật liệu và
định khoản theo mối liên hệ đối ứng tài khoản.
- Kế toánchiphí nhâncông: Phần mềm cho phép người dùng tạo ra bảng
tính lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán tự động.
- Kế toán chi phí sản xuất chung: Tương tự như kế toán chi phí nguyên
vật liệu, chi phí nhân công.
* Nhập dữ liệu:
- Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập dữ liệu cố định, khai
báo các thông số, nhập dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần
hành kếtoán trước, trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thì thêm vào danh mục.
- Kế toánchiphí nhân công, sau khi lập phương thức tính lương, chỉ cần
nhập mộtsố mục nhưngày, giờ công, lươngcơ bản...sauđó máy sẽ tự động tính.
- Kế toán chi phí sản xuất chung: nhập các dữ liệu cố định như khai báo
các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục và nhập các dữ liệu phát
sinh của kỳ báo cáo.
* Xử lý dữ liệu và xem, in sổ sách, báo cáo.
25Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
1.7.2.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ
Các phầnmềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuốikỳ hoặc thiết kế một
chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang TK154. Nếu tập hợp
chiphí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng.
Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể
xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí
để tập hợp các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số
liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản
mục. Khi nhập dữ liệu, các phát sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để chương
trình tập hợp.
1.7.2.3. Kế toán giá thành sản phẩm
Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Phần mềm kế toán không
thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy,
kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và
mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình.
Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt
ngầm định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.
26Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC
2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Tiến Quốc
Địa chỉ: Đường TS9 – KCN Tiên Sơn – Từ Sơn – Bắc Ninh
SĐT: 0241.3760115 Fax: 0241.3760360
Email: tienquoccompany@yahoo.com
Mã số thuế: 2300312846
Giám đốc: Trần Thế Hoàng
Công ty TNHH Tiến Quốc ra đời ngày 17/9/2007. Theo giấy phép kinh
doanh số 21.02.001486 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp.
Hình thức hoạt động: Hạch toán kinh doanh theo luật Doanh nghiệp. Có
tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng.
Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử.
- Sản xuất các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ.
- Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của môtô, xe máy.
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ
Diện tích của công ty là 5000 m2 gồm kho vật tư, kho thành phẩm, văn
phòng công ty, xưởng sản xuất, nhà ăn, phòng bảo vệ,…
Hiện nay côngty đã tạo việc việc làm cho 105 công nhân viên trong đó có
80 lao độngtrực tiếp và 25 lao động gián tiếp. Đội ngũ lao động trực tiếp được
đào tạo tay nghề trước khi chínhthức làm việc tại công ty, đội ngũ cán bộ được
đào tạo bàibản và thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ qua các lớp
tập huấn.
27Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Mặc dù quy mô sản xuất chưa lớn nhưng từ khi thành lập tới nay,ban lãnh
đạo công ty đã xây dựng được môi trường làm việc năng động,có cơ chế quản
lý khoa học.Công ty hiện nay đang có một đội ngũ cán bộ công nhân viên
nhiệt tình, tay nghề giỏi, ban lãnh đạo tâm huyết đang xây dựng công ty ngày
càng vững mạnh. Trải qua quá trình cố gắng của cả tập thể,công ty hiện nay
đang có những bước đi vững chắc và dần khẳng định được uy tín của mình
trong ngành,tiến tới mở rộng mạng lưới kinh doanh hơn nữa, từ đó tạo nhiều
việc làm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Tiến Quốc
Công ty TNHH Tiến Quốc chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh các
linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy.
Sản phẩm chính của công ty: Dây điện, Cụm CDI, Còi điện, Phao xăng,
Cụm tay phanh, Chỉnh lưu, Cao áp, Rơle,...
Công ty chuyên cung cấp phụ tùng cho các nhà máy lắp ráp xe máy, đại
lý và phân phối phụ tùng trên toàn quốc. Trong tương lai công ty còn tìm
kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.
2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh
Công ty TNHH Tiến Quốc là một công ty TNHH hai thành viên trở lên,
hoạt động trên lĩnh vực:
- Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử.
- Sản xuất các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ.
- Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của môtô, xe máy.
Sản phẩm của công ty là các linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy,vì vậy tính
chính xác và an toàn được đặt lên hàng đầu. Do đó,công ty phải có kế hoạch
đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, cải tiến máy móc
thiết bị điều kiện làm việc, hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm và có công
28Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
tác quản lý tốt.Ngoài ra công ty cần phát triển bộ phận kỹ thuật nhằm không
ngừng nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm.
Công ty TNHH Tiến Quốc từ ngày thành lập tới nay trải qua 5 năm xây
dựng và phát triển đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản
phẩm. Với trang thiết bị tiên tiến và sự nỗ lực hết mình của cả tập thể, công ty
đã tự khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên thị trường bằng việc
cung cấp các sản phẩm, hàng hóa với chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Cùng
với sự linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty hoà nhập
nhanh vào sự phát triển kinh tế của đất nước, luôn chủ động trong hoạt động
kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng tài sản và thu nhập, nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn bộ
công ty.
2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cũng khá giống với
quy trình sản xuất sản phẩm tại những công ty sản xuất khác. Mở đầu quá
trình là việc thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm. Sau khi đã
có đầy đủ nguyên liệu và máy móc, công nhân tiến hành các thao tác trên
nguyên liệu để tạo ra sản phẩm.Thành phẩm được nhập kho chờ bán.Các bộ
phận thực hiện việc bán và phân phối sản phẩm sau đó thanh toán tiền hàng
với người mua.
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh
Mua nguyên
liệu
Tiến hành sản
xuất sản phẩm
Thành phẩm nhập
kho chờ bán
Thanh toán
tiền hàng
Bán và phân phối sản
phẩm
29Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Sơ đồ 2.2:Quy trình công nghệ sản xuất Cụm CDI
Giải thích quy trình sản xuất CDI:
- Khi có kế hoạch sản xuất thì tổ trưởng CDI nhận kế hoạch vào kho
nhận vật tư để sản xuất. Đầu tiên là đem mạch vào tủ sấy cho đủ nhiệt để
mạch thông hoạt động cho tốt.
- Song song với việc sấy mạch là nhân viên trong tổ cắm giắc vào chân.
Cắm xong chân là hàn vào mạch vừa được sấy.
- Kiểm tra lần 1 để loại bỏ những mạch không hoạt động. Kiểm tra xong
thì dán mạch vào vỏ.
- Dán xong đổ keo lần 1 với tác dụng là gắn chết mạch vào vỏ và sản
phẩm CDI có trọng lượng nhất định. Sau đó đem vào tủ sấy thời gian 4 tiếng.
- Xong lần 1 là đổ keo lần 2 với tác dụng làm bóng bề mặt. Lần này
không cần phải sấy chỉ cần để một chút để khô bề mặt. Sau khi khô keo lần 2
là kiểm tra lần cuối.
- Cuối cùng là in ấn và đóng gói sản phẩm.
2.1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh
Công ty TNHH Tiến Quốc là một công ty có bộ máy quản lý tổ chức gọn
nhẹ, phòng lãnh đạo của công ty là những người có năng lực, trình độ trong
quản lý điều hành.
Sấy mạch Cắm chân Hàn
SấyĐổ keo lần 2
Dán mạch vào vỏ
In, đóng gói
Kiểm tra lần 1
Đổ keo lần 1Kiểm tra lần 2
30Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Sơ đồ 2.3: Bộ máy quản lý của Công ty
- Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất có trách nhiệm giám sát
điều hành mọi hoạt độngcủa công ty. Là người đại diện theo pháp luật và chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất cũng như kết quả sản xuất kinh doanh.
- Phó giám đốc công ty: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám
đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một vài lĩnh vực quản lý chuyên
môn và chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần việc được phân công.
- Phòng kế hoạch nhân sự: Tuyển dụng, quản lý nhân sự để đảm bảo sự
hoạt động của công ty được thường xuyên, liên tục và phát triển không
ngừng.
- Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ quá trình
sản xuất và xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý
và đảm bảo vốn, quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn tham mưu cho
ban giám đốc về lĩnh vực tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phòng kỹ thuật –KCS: Chịu trách nhiệm thiết kế, đưa ra những sáng
kiến mới trong việc chế tạo cũng như cải tạo sản phẩm tốt hơn. Đồng thời
đảm bảo cho máy móc thiết bị của công ty hoạt động một cách hiệu quả.
Phòng
kinh
doanh
Phòng
điều hành
sản xuất
Phòng kế
hoạch-
nhân sự
Phòng
kĩ thuật-
kcs
Phòng
tài
chính-
kế toán
Giám đốc
Phó giám đốc
31Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Phòng kinh doanh:Xử lý đơn đặt hàng, tìm kiếm, nghiên cứu thị
trường, thu thập phản hồi từ khách hàng từ đó đề ra chiến lược kinh doanh
phù hợp.
- Phòng điều hành sản xuất: Điều hành, quản lý, đôn đốc người lao
động làm việc nghiêm túc, đúng kế họach được giao, đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.4.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công ty TNHH Tiến Quốc đã áp dụng mô hình kế toán tập trung.Theo
hình thức này, công ty tổ chức một phòng kê toán làm nhiệm vụ hạch toán chi
tiết và tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra
công tác kế toán toàn công ty. Ở các phân xưởng không tổ chức kế toán riêng
biệt mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán hoặc thống kê thu thập chứng từ, theo
định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm để hạch toán và lưu trữ theo quy định.
2.1.4.1.2. Cơ cấu bộ máy kế toán, chức năng, nhiệm vụ
32Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
- Kế toán trưởng:Tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán của
Công ty. Hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra, ký duyệt toàn bộ các nghiệp vụ
trong phòng tài chính. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và pháp luật
về công tác kế toán tài chính của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu kế toán toán trên cơ sở số liệu
sổ sách kế toán do các phần hành khác cung cấp, lập sổ cái, báo cáo quyết
toán hàng tháng, quý, năm, xem xét các chỉ tiêu cân đối hay không, báo cáo
với kế toán trưởng các báo biểu để kế toán trưởng ký duyệt và trình giám đốc.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Ghi chép phản ánh tình hình thu mua nguyên vật
liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, tình hình sử dụng vật tư, công cụ dụng
cụ; tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao và phân bổ khấu hao phù hợp
với từng đối tượng có liên quan.
Kế toán
vật
tư,TSCĐ
Kế toán
tiền
lương,tiền
mặt
Kế toán
thuế,công
nợ
Kế toán
tập hợp
CP,tính
giá thành
Kế toán
tổng hợp
Thủ
quỹ
Kế toán tại phân xưởng sản xuất
33Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Kế toán tiền mặt,tiền lương: Ghi chép, theo dõi, phản ánh tình hình thu,
chi tiền mặt, lượng tiền mặt tại quỹ.Theo dõi, phản ánh tình hình về lương,
phụ cấp và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên như BHYT,
BHXH, BHTN, KPCĐ,…theo dõi quỹ lương, thưởng.
- Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:Tập hợp chi phí sản xuất và
thực hiện tính giá thành cho sản phẩm.
- Kế toán thuế, công nợ:Theo dõi các khoản nộp ngân sách và tập hợp kê
khai, khấu trừ thuế toàn công ty. Thực hiện kê khai các nghĩa vụ thuế đối với
cơ quan nhà nước.Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng, viết
hóa đơn, theo dõi tiến độ thu nợ của nhân viên kinh doanh.
- Kế toán tại các phân xưởng sản xuất:Theo dõi các hoạt động kinh tế
phát sinh tại xưởng sản xuất mình phụ trách, thu thập các chứng từ kế toán
phát sinh, định kỳ gửi về phòng tài chính kế toán của công ty.
- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại công ty, thu/chi tiền mặt
theo các phiếu chi, thường xuyên báo cáo với ban lãnh đạo về tình hình tiền
mặt tồn quỹ.
2.1.4.2. Tổ chức hệ thống kế toán
2.1.4.2.1. Các chính sách kế toán chung
Côngty TNHH Tiến Quốc hiện đang áp dụng chế độ kế toáncông ty theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006, áp
dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư ban hành kèm theo
hướng dẫn việc thực hiện các chuẩn mực, quyết định đó. Cụ thể:
- Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
- Kỳ kế toán: theo tháng
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung
- Đơn vị tiền tệ: VNĐ
- Phương pháp tính thuế GTGT: tính theo phương pháp khấu trừ
34Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Báo cáo tài chính lập theo nguyên tắc giá gốc
- Kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh
giá theo nguyên tắc giá gốc.
- Phương pháp tính giá xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền
- Đánh giá sản phẩm dở dang: theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá
- Phươngpháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng
2.1.4.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hiện nay côngtyđang sử dụng hệ thống sổ sách phù hợp với những quy
định mà Bộ tài chính đã ban hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển
theo đúngchếđộ quy định. Công ty đã áp dụng hình thức sổNhật ký chungtrên
phần mềm kế toán WEEKEND SQL 3.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch
toán kế toán.
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát
sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân
đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và
bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để
lập các Báo cáo tài chính.
2.1.4.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán được tổ chức ở công ty theo hệ thống chứng
từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn.
Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho công ty gồm:
35Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp gồm:
Chứng từ về tiền lương, chứng từ về hàng tồn kho, chứng từ về tiền tệ, chứng
từ vềTSCĐ, chứng từ vềchi phí, giá thành, chứng từ về bán hàng.
Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển
đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán
kiểm tra và xác minh tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi ghi sổ kế toán và
lưu trữ chứng từ.
Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
+ Kiểm tra tĩnh rõ ràng, trung thực, đầy đủ, của các chỉ tiêu, các yếu tố
ghi chép trên chứng từ kế toán.
+ Kiểm tratính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi
trên chứngtừkế toán, đốichiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên
quan.
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách,
chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước phải báo với
người có thẩm quyền để xử lý kịp thời, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều
chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
2.1.4.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Tiến Quốc được
xây dựng trên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành được quy định tại quyết
định 15/2006/QĐ-BTC. Đồng thơi căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động
Kiểm tra và
phân loại
chứng từ
Nhập vào
phần mềm
máy tính
Lập chứng từ Bảo quản và
lưu trữ
36Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
của công ty mở tài khoản cụ thế,chi tiết tới cấp 2 ,3 để phù hợp với yêu cầu
quản lý.
Chế độ tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Danh mục các tài khoản chủ yếu bao gồm: TK 111, TK 112, TK 133, TK131,
TK 141, TK 152, TK153, TK154, TK155, TK156, TK211, TK213, TK214, TK
311, TK 331, TK 333, TK 334, TK338, TK411, TK 421, TK 511, TK515, TK
621, TK 622, TK 627, TK641, TK 642, TK 632, TK 635, TK711, TK811, TK
911, …
2.1.4.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, báo cáo tài chính
của Công ty bao gồm:
- Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN
- Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN
Công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế
toán được thể hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán từ khâu ghi chép ban
đầu đến khi tổng hợp, lập báo cáo và kiểm tra báo cáo. Bộ máy kế toán được
tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty.
2.1.5. Giới thiệu về phần mềm kế toán công ty đang áp dụng
Hiện nay Công ty TNHH Tiến Quốc đang sử dụng phần mềm kế toán
Weekend SQL 3.0 được viết và cập nhậtdựa trên quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
2.1.5.1. Một số đặc điểm của phần mềm
Phần mềm kế toán sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, dữliệu
được bảo mật tuyệt đối theo hệ thống phân quyền của hệ điều hành (các máy
client không nhìn thấy dữ liệu dạng file nếu không được quyền truy cập).
37Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
Phần mềm chia thành các modul tương ứng các phân hệ kế toán rõ
ràng, rất tiện lợi cho doanh nghiệp chia, phân quyền, giao việc cho từng kế
toán với từng nhiệm vụ cụ thể.
- Phân hệ tiền:Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng… của doanh nghiệp. Cho phép xem số dưtài khoản tại bất kỳ thời điểm nào.
- Phân hệ hàng hóa: Phản ánh tất cả các nghiệp vụtừ khâu mua hàng như nhập
kho hàng hóa, chi phí mua hàng, xuất trả người bán,... cho đến khâu bán hàng như
xuất kho hàng hóa, hóa đơn bán hàng, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán,…
- Phân hệ Tài sản:Phản ánh tình hình tăng, giảm, đánh giá lại TSCĐ.Tự
động tính khấu hao chi tiết đến từng TSCĐ. Tự động phân bổ chi phí khấu
hao cho từng bộ phận, phòng ban, đối tượng tập hợp chi phí.
- Phân hệgiá thành:Phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,
nhập kho thành phẩm, chuyển thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang. Tự động tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Tập hợp chi phí theo các
đối tượng tập hợp chi phí và tính ra giá thành cho đối tượng tính giá thành.
- Phân hệ tổng hợp: Tổng hợp các sổ sách, báo cáo kế toán và các nghiệp vụ
khác.
- Phân hệ hệ thống:Thiết lập, quản lý dữ liệu kế toán máy, thực hiên phân
quyền đối với từng kế toán viên.
38Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
2.1.5.2. Màn hình hệ thống của phần mềm
Hình 2.1: Màn hình hệ thống của phần mềm kế toán
39Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
2.1.5.3. Hệ thống mã hóa các đối tượng quản lý
BẢNG 2.1: HỆ THỐNG MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ
Mã vật tư, sản phẩm, hàng hóa Mã kho Tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa
… … …
ICC KTP Cụm CDI
… … …
VIC01C KVT Mạch CDI 100C
VIC02TH KVT Vỏ IC Thương hiệu
VIC03 KVT Chân nâu
VIC04 KVT Cao su treo
VIC05 KVT Giắc đồng
VIC06 KVT Keo 1514A
VIC07 KVT Nước 1514B
VIC11 KVT Đá nhỏ
… …
2.1.5.4. Quy trình xử lý nghiệp vụ của máy
- Thông tin đầu vào: Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế
toán nhập số liệu vào máy.
- Đối với các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết như kết chuyển giá vốn, kết
chuyển chi phí… thì chương trình cho phép làm tự động qua bút toán kết
chuyển đã được cài đặt trong chương trình mà người sử dụng lựa chọn.
- Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái từ các
nghiệp vụ đã lập bằng phương pháp xâu lọc.
40Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
- Mối quan hệ giữa các phần hành: Số liệu cập nhật ở phần hành nào
được lưu ở phần hành đó, ngoài ra còn được chuyển cho các phần hành khác
có liên quan theo từng trường hợp cụ thể.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC
2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
Tại Công ty TNHH Tiến Quốc, sản phẩm được chế biến theo một quy
trình công nghệ liên tục, sản phẩm cuối cùng rất đa dạng. Mỗi loại sản phẩm
đều có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý
chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích, công dụng
thành các khoản mục như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu hình thành nên
CPNVLTT bao gồm nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào tác dụng và vai trò của
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệu trong công ty được chia
thành vật liệu chính (mạch CDI 100C, vỏ IC Thương hiệu, Nước 1514B, Giắc
đồng, Cao su treo, Chân nâu, Keo 1514A,…) và vật liệu phụ (đá nhỏ,…).
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích
theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của nhân công trực tiếp tham gia
sản xuất.Chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí.
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ
sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất, có liên quan đến nhiều đối tượng tập
hợp chi phí, được tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí
sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng;Chi phí khấu hao
TSCĐ;Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất;Chi phí dịch vụ mua ngoài.
41Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
2.2.2. Đốitượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản
phẩm và kỳ tính giá thành
Từđặc điểmsảnxuất và kinh doanhcủacôngty, đối tượng tập hợpCPSX
được xác địnhlà từng đốitượngsảnphẩm. Các chiphí liên quantrực tiếp tới từng
đốitượngsảnphẩmnhư: CP NVLTT, CPNCTTkhiphátsinh được kế toán công
ty tập hợp theo từngđốitượng sản phẩm riêng biệt. Các chi phí phát sinh chung
cho toànphânxưởng(chiphí khấuhao máy móc, thiết bị, chi phí nhân viên phân
xưởng,…) thì tập hợp chung rồi phân bổ theo CPNVLTT vào cuối mỗi kỳ.
Đối tượng tính giá thành tại công ty là từng loại sản phẩm. Kỳ tính giá
thành tại công ty được xác định phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức
sản xuất, chu kỳ sản xuất của công ty. Thực tế công ty xác định kỳ tính giá
thành sản phẩm là 01 tháng.Đến cuối tháng công ty sẽ tiến hành tính giá thành
phẩm cho từng sản phẩm hoàn thành.
2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Công ty TNHH Tiến Quốc
2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán công ty sử
dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết
cho từng loại sản phẩm.
* Trình tự hạch toán: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và đơn đặt hàng đã
được giám đốc phê duyệt, bộ phận điều hành sản xuất sẽ phát lệnh sản xuất
dưới hình thức lệnh sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất. Lệnh sản xuất
này được cán bộ phân xưởng làm thủ tục lĩnh vật tư để phục vụ sản xuất. Kế
toán vật tư lập phiếu xuất kho để thủ kho xuất nguyên vật liệu cho sản xuất
sản phẩm.
Chứng từđể hạch toán CPNVLTT là các phiếu xuất kho, hóa đơn
GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư, biên bản giao nhận hàng hóa cùng các
giấy tờ có liên quan khác.
42Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11
(2.1)
(2.2)
Trị giá thực tế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân
gia quyền cả kỳ dự trữ.
Giá vốn thực tế của
vật liệu xuất kho
= Số lượng vật liệu
xuất kho
x Đơn giá bình quân của
vật liệu xuất kho
Ví dụ:
Vỏ IC Thương hiệu tồn kho cuối tháng 12/2012 là 31 631 với giá 545
đồng/cái
Ngày 01/01/2013, nhập 30 000 Vỏ IC Thương hiệu với giá 555 đồng/cái
Ngày 02/01/2013 xuất kho 8 300 Vỏ IC Thươnghiệu đểsản xuất Cụm CDI
Ngày 14/01/2013xuất kho 11 400 Vỏ IC Thươnghiệu đểsảnxuất Cụm CDI
Vậy đơn giá Vỏ IC Thương hiệu xuất kho là:
31 631 x 545 + 30 000 x 555
= 550 (đồng/cái)
31 631 + 30 000
Vậy trị giá xuất kho Vỏ IC Thương hiệu ngày 02/01/2013 là:
8 300 x 550 = 4 565 000 (đồng)
Vậy trị giá xuất kho Vỏ IC Thương hiệu ngày 14/01/2013 là:
11 400 x 550 = 6 270 000 (đồng)
Các công thức này có sẵn trong máy, kế toán chỉ cần tập hợp được trị giá
vật liệu nhập, xuất, tồn và tiến hành nhập số liệu vào máy, khi đó máy sẽ tự
cho ra đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ.
Đơn giá bình
quân của vật
liệu xuất kho
trong kỳ
=
Trị giá thực tế của nguyên
vật liệu tồn đầu kỳ
+ Trị giá thực tế của nguyên
vật liệu nhập trong kỳ
Khối lượng nguyên vật liệu
tồn đầu kỳ
+ Khối lượng nguyên vật
liệu nhập trong kỳ
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc

More Related Content

What's hot

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...Luận Văn 1800
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (17)

Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đLuận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng Sông Ba, HAY - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon VinaĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở công ty TNHH Autocon Vina
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng, 9đ
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đChi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần nồi hơi, 9đ
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAYĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAY
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty xây dựng Bảo Trâm, HAY
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
ĐỀ TÀI : LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC HÀNG TỒN KHO TRONG K...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chínhLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp, HAY
 
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASCKiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
Kiểm toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại Công ty AASC
 
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điệnĐề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Tân Hùng Cường - Gửi miễn p...
 
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
Chi phí và giá thành sản sản phẩm xây lắp tại Công ty Công Nghiệp Toàn Phát -...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty thi công cơ giới
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty thi công cơ giớiLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty thi công cơ giới
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty thi công cơ giới
 

Similar to Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...NOT
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...NOT
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...NOT
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...NOT
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc (20)

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cơ khí xây dựng Hà Nội - Gửi miễ...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cô...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAYKế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
Kế toán chi phí và tính giá thành tại công ty TNHH Minh Trí, HAY
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
 
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ ph...
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đChi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng Đông Hải, 9đ
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mạiKế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
Kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty sản xuất và thương mại
 
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...
Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Xây Lắp Tại Công Ty Thi C...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại c...
 
Chi phí và giá thành sản phẩm máy biến áp tại Công ty Thiết bị điện
Chi phí và giá thành sản phẩm máy biến áp tại Công ty Thiết bị điệnChi phí và giá thành sản phẩm máy biến áp tại Công ty Thiết bị điện
Chi phí và giá thành sản phẩm máy biến áp tại Công ty Thiết bị điện
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
 
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty May II Hải Dương, HAY - Gửi miễn...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí Mạo Khê, HAY - Gửi miễn p...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 

Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc

  • 1. iHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đều là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Huyền
  • 2. iiHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................i MỤC LỤC.............................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH.....................................................................................................vii LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ....4 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................4 1.1.1. Ý nghĩa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất .........................................................................4 1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm .....................................4 1.2. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM5 1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất........................................5 1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm ...........................7 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm ..................8 1.2.4. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.............9 1.3. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .....................................................................................................10 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ xác định ........ 10 1.3.2. Đối tượng tính giá thành và căn cứ xác định ....................................... 10 1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành....................................................................................................... 11 1.4. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT........................................11 1.4.1. Phương pháp kế toántập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp ........ 11 1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ........................................................... 12 1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ........................................................... 16
  • 3. iiiHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 1.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ..................................................... 16 1.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.......................................19 1.5.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm.................................................................... 19 1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm .......................................... 19 1.6. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM............................................................................22 1.7. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY.......................................................23 1.7.1. Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán.......................................... 23 1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy................................................. 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC ............................................ 26 2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC...........26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ....................................... 26 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh............................................. 27 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh .................................................. 29 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán........................................................ 31 2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC ............................................40 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.................... 40 2.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành ................................................................................. 41 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Công ty TNHH Tiến Quốc ............ 41 CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC...............................................81 3.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TIẾN QUỐC ................................................81
  • 4. ivHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 3.1.1. Những thành tựu và ưu điểm cơ bản..................................................... 81 3.1.2. Những hạn chế, nhược điểm cần hoàn thiện........................................ 83 3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC ............................................84 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện.................................................................................. 84 3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc ................................ 86 KẾT LUẬN..........................................................................................................................94 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................95 PHỤ LỤC.............................................................................................................................96
  • 5. vHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Diễn giải BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CCDC Công cụ dụng cụ CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSX Chi phí sản xuất CPSXC Chi phí sản xuất chung KPCĐ Kinh phí công đoàn NVL Nguyên vật liệu SPDD Sản phẩm dở dang SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định
  • 6. viHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG 2.1: HỆ THỐNG MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ ....................... 39 BẢNG 2.2: ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT CỤM CDI............... 43 BẢNG 2.3: PHIẾU XUẤT KHO SỐ 013/01SX.......................................................... 46 BẢNG 2.4: PHIẾU XUẤT KHO SỐ 035/01SX.......................................................... 47 BẢNG 2.5: SỔ CHI TIẾT MẠCH CDI 100C.............................................................. 48 BẢNG 2.6: SỔ CHI TIẾT TK621.................................................................................. 49 BẢNG 2.7: SỔ CÁI TK621 ............................................................................................ 51 BẢNG 2.8: HỆ THỐNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM ............... 52 BẢNG 2.9: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ............................................................................................................................. 54 BẢNG 2.10: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CHO SẢN PHẨM CỤM CDI ........................................................................ 55 BẢNG 2.11: SỔ CHI TIẾT TK622 ............................................................................... 57 BẢNG 2.12: SỔ CÁI TK622.......................................................................................... 58 BẢNG 2.13: SỔ CHI TIẾT TK6271 ............................................................................. 61 BẢNG 2.14: SỔ CHI TIẾT TK6272 ............................................................................. 63 BẢNG 2.15: SỔ CHI TIẾT TK 6273 ............................................................................ 65 BẢNG 2.16: SỔ CHI TIẾT TK6274 ............................................................................. 68 BẢNG 2.17: SỔ CHI TIẾT TK6277 ............................................................................. 69 BẢNG 2.18: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG .......................... 70 BẢNG 2.19: SỔ CÁI TK627.......................................................................................... 71 BẢNG 2.20: SỔ CHI TIẾT TK154 ............................................................................... 75 BẢNG 2.21: SỔ CÁI TK154.......................................................................................... 76 BẢNG 2.22: BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH........................................................ 79 BẢNG 2.23: SỔ NHẬT KÝ CHUNG........................................................................... 80 BẢNG 3.1: BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG ............................................................................................................................. 89 BẢNG 3.2: SỔ CÁI TK 335........................................................................................... 93
  • 7. viiHọc viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Màn hình hệ thống của phần mềm kế toán .................................. 38 Hình 2.2: Màn hình nhập liệu phiếu xuất kho ............................................... 44 Hình 2.3: Màn hình thao tác tính trị giá NVL xuất kho ............................... 45 Hình 2.4: Màn hình thao tác in phiếu xuất kho ........................................... 45 Hình 2.5: Màn hình sổ cái TK621.............................................................. 50 Hình 2.6: Màn hình nhập liệu chi phí nhân công trực tiếp ........................... 56 Hình 2.7: Màn hình sổ cái TK622.............................................................. 58 Hình 2.8: Màn hình sổ chi tiết TK6271...................................................... 60 Hình 2.9: Màn hình sổ chi tiết TK 6272 ..................................................... 62 Hình 2.10: Màn hình sổ chi tiết TK 6273 ................................................... 64 Hình 2.11: Màn hình thao tác tính khấu hao TSCĐ .................................... 67 Hình 2.12: Màn hình sổ chi tiết TK6274 .................................................... 67 Hình 2.13: Màn hình sổ cái TK627............................................................ 70 Hình 2.14: Màn hình thao tác phân bổ trực tiếp CPNCTT........................... 72 Hình 2.15: Màn hình thao tác nhập phiếu nhập thànhphẩm........................... 74 Hình 2.16: Màn hình giá thành đơn vị Cụm CDI ........................................ 78
  • 8. 1Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 LỜI MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài: Kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản lý và xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người.Trong đó, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp.Hiện nay, nền kinh tế thị trường chịu sự điều tiết của quy luật cung – cầu, các doanh nghiệp cạnh tranh quyết liệt. Do vậy, việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm là việc có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tố sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm.Tổng hợp toàn bộ các hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo nên chi phí sản xuất.Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có đảm bảo tự bù đắp chi phí mình đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi hay không.Vì vậy, việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là việc làm cấp thiết, khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường. Mặt khác, do các yếu tố sản xuất ở nước ta còn rất hạn chế nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất đang là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quản lý kinh tế. Giá thành sản phẩm có vai trò to lớn trong quản lý và sản xuất.Nó là nhân tố tác động trực tiếp đến giá cả hàng hoá.Để thâm nhập thị trường thì doanh nghiệp phải chú trọng đến việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là không những phải hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của các
  • 9. 2Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 nhà quản lý. Để giải quyết được vấn đề đó, cần phải hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lý luận mà còn mang ý nghĩa thực tiễn to lớn trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung và mỗi công ty nói riêng. Thông qua các chỉ tiêu về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí, giá thành và từ đó tìm ra biện pháp phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại nhằm phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà còn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Công ty TNHH Tiến Quốc là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các linh kiện phụ tùng ôtô, xe máy. Sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú cả về quy cách, chủng loại, mẫu mã và chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, qua quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty TNHH Tiến Quốc em đã đi sâu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp tại Công ty TNHH Tiến Quốc”. * Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán nói chung, trọng tâm là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty TNHH Tiến Quốc. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc. * Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu:
  • 10. 3Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11  Đối tượng nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận văn là kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc  Phạm vi nghiên cứu: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cũng như sự hạn chế về mặt thời gian nên em đã tập trung đi sâu vào nghiên cứu: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Cụm CDI tại Công ty TNHH Tiến Quốc” trong tháng 01 năm 2013. * Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu:  Phỏng vấn các nhân viên phòng kế toán để tìm hiểu cáchthức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.  Thu thập số liệu thực tế tại phòng kế toán.  Tham khảo sách, báo, tạp chí, internet cũng như các tài liệu khác liên quan đến đề tại nghiên cứu.  Phương pháp phân tích số liệu: sử dung phương pháp so sánh, đối chiếu, tổng hợp các chi phí liên quan đến việc tính giá thành sản phẩm. * Kết cấu của luận văn tốt nghiệp Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Tiến Quốc. Chương 3:Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện những vấn đề còn tồn tại trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty TNHH Tiến Quốc.
  • 11. 4Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1. Ý nghĩa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất Nền kinh tế nước ta hiện nay đang phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường có sự điều khiển của Nhà nước. Một nền kinh tế nhiều thành phần, chịu sự tác động của quy luật kinh tế.Như vậy để tồn tại và phát triển được trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Việc hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo ưu thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, tiêu thụ nhanh sản phẩm, thu hồi vốn nhanh và thu lợi nhuận lớn. Làm tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng quá trình sản xuất,cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là nội dung không thể thiếu được trong việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp. 1.1.2. Yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy được chủ doanh nghiệp rất quan tâm.
  • 12. 5Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Tính đúng là yêu cầu cơ bản của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Như vậy, yêu cầu chủ yếu đặt ra cho doanh nghiệp là xác định hợp lý đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức quản lý thỏa mãn các yêu cầu quản lý đặt ra ; Vận dụng phương pháp tập hợp chi phí hợp lý; Tổ chức hạch toán theo một trình tự logic, tính toán chính xác đầy đủ. 1.2. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.2.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 1.2.1.1. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuấtlà biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.. Khi xem xét bản chất của chi phí cần chú ý các khía cạnh sau: - Nội dung của chi phí sản xuất: CPSX không chỉ bao gồm các yếu tố lao động sống, lao động vật hóa mà còn bao gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (các khoản trích theo lương như : BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, các loại thuế không được hoàn lại như thuế GTGT không được khấu trừ, thuế tài nguyên, lãi vay ngân hàng...). - Các chi phí của doanh nghiệp luôn được tính toán, đo lường bằng tiền và gắn với một thời gian xác định (tháng, quý, năm). - CPSX luôn có tính cá biệt và mang tính hai mặt. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất CPSX bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau. Vì vậy để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán và kiểm tra chi phí cũng như phục vụ cho
  • 13. 6Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 việc ra các quyết định kinh doanh, CPSX cần phải được phân loại theo những tiêu thức phù hợp. CPSX thường được phân loại theo các tiêu thức sau: * Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích,công dụng kinh tế Theo tiêu thức này, CPSX được chia thành các khoản mục sau đây: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sửdụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất như KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN. - Chi phí sản xuất chung: Là khoản chi phí sản xuất liên quan đến quản lý và phục vụ sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí: Chi phí nhân viên phân xưởng,chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. * Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung và tính chất kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này người ta sắp xếp các chi phí có cùng nội dung và tính chất kinh tế vào một loại gọi là yếu tố chi phí, mà không phân biệt chi phí đó phát sinh ở đâu và có tác dụng như thế nào. Toàn bộ CPSX trong kỳ được chia thành các yếu tố như sau: - Chiphí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyênvật liệu khác. - Chi phí nhân công: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động. - Chi phí khấu hao máy móc thiết bị: Bao gồm khấu hao của tất cả các TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
  • 14. 7Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. * Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành: - Chiphí trực tiếp:Là những chiphí liên quantrực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, đơn đặt hàng,... - Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau. Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu quản trị chi phí trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác. 1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 1.2.2.1. Giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm được tính theo từng loại sản phẩm cụ thể hoàn thành (từng đối tượng tính giá thành) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành (thành phẩm), hoặc hoàn thành một số giai đoạn sản xuất nhất định (bán thành phẩm). Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả hiệu quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong kinh doanh vào quá trình sản xuất. Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp định giá bán cho hợp lý.
  • 15. 8Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 1.2.2.2. Phân loại giá thành Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán, giá thành sản phẩm được phân chia làm nhiều loại khác nhau, tùy theo các tiêu thức sử dụng để phân loại giá thành. * Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành sản phẩm Theo cáchphânloạinày, giá thành sảnphẩmđược chialàm 3 loại như sau: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. - Giá thành định mức: Là loại giá thành được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ. * Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành Theo cách phân loại này, giá thành được chia làm 2 loại như sau: - Giá thành sản xuất sản phẩm: Bao gồm các chi phí liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ. 1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm Về bản chất, CPSX và giá thành sản phẩm là hai khái niệm giống nhau: chúng đều là các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, giữa CPSX và giá thành sản phẩm cũng có sự khác nhau trên các phương diện sau:
  • 16. 9Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Về mặt phạm vi: CPSX luôn gắn liền với thời kỳ đã phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. - Về mặt lượng: CPSX trong kỳ bao gồm cả chi phí sản xuất ra những sản phẩm hoàn thành, sản phẩm hỏng và sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn giá thành sản phẩm chỉ gồm các chi phí liên quan đến sản phẩm hoàn thành, nó chứa cả chi phí của sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang hoặc một phần chi phí thực tế đã phát sinh phân bổ vào kỳ này cũng như một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng được ghi nhận là chi phí kỳ này. Giữa CPSX và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. CPSX trong kỳ là căn cứ, cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí CPSX có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm làm cho giá thành có thể hạ xuống hoặc tăng lên. Nhận biết được mối quan hệ này giúp cho doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đúng đắn nhằm hoàn thành các mục tiêu về chi phí và giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh. 1.2.4. Nhiệmvụcủa kếtoán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Đểtổ chức tốtcôngtác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, kế toán phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò kế toánchi phí, tính giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận liên quan. - Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp. Tổ chức áp dụng phương pháp tập hợp CPSX, phương pháp tính giá thành cho khoa học, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hệ thống TK, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hoá thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.
  • 17. 10Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết giúp cho các nhà quản trị ra các quyết định đúng đắn. - Thường xuyên kiểm tra giám sát công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty. 1.3. ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.3.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ xác định Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là phạm vi, giới hạn để CPSX được tập hợp theo đó. Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán CPSX.Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất,...) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng,...). Để xác định đúngđắn đốitượng kế toántập hợp CPSX, trước hếtcầnphải căn cứ vào đặc điểm, công dụng của CPSX, sau đó phải căn cứ vào cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất sản phẩm, khả năng, trình độ của các nhà quản lý doanh nghiệp, của cán bộ, nhân viên kế toánvà yêu cầuquản lý chi phí, yêucầutính giá thành củadoanhnghiệp. 1.3.2. Đối tượng tính giá thành và căn cứ xác định Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, laovụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý,…của doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng loại sản phẩm cụ thể.
  • 18. 11Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 1.3.3. Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Đốitượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành giống nhau về mặt bản chất, đềulà những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp CPSXtheo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Tuy vậy, giữa hai khái niệm này vẫn có sự khác nhau nhất định. Xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định phạm vi, giới hạn tập hợp CPSX phát sinh trong kỳ để tổ chức kế toán chi tiết CPSX nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp tài liệu cho việc tính giá thành sản xuất theo đối tượng tính giá thành. Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Đây là căn cứ để kế toán mở phiếu tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được sản xuất đã hoàn thành. Trong thực tế, có những trường hợp một đối tượng kế toán tập hợp CPSXchỉ liên quan đến một đối tượng tính giá thành sản phẩm, lại có trường hợp một đối tượng kế toán tập hợp CPSXliên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại. 1.4. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.4.1. Phươngphápkếtoántậphợpchiphísảnxuất trong doanh nghiệp * Phương pháp tập hợp trực tiếp Phương pháp này áp dụng đối với các loại CPSX phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí riêng biệt. Do đó, ngay từ khâu hạch toán ban đầu, CPSX phát sinh được phản ánh riêng cho từng đối tượng tập hợp CPSX trên chứng từ ban đầu để căn cứ vào chứng từ thực hiện hạch toán trực tiếp CPSX cho từng đối tượng riêng biệt. Theo phương pháp này, CPSX phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên
  • 19. 12Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 đảm bảo mức độ chính xác cao. Vì vậy cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện có thể cho phép. * Phương pháp phân bổ gián tiếp Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiềuđối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp các chi phí này cho từng đối tượng đó. Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toántiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối tượng liên quan. Việc phân bổ chi phí cho từng đối tượng thường được tiến hành theo hai bước sau: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ theo công thức: Bước 2: Xác định chiphí cầnphân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể: 1.4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.4.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ dịch vụ. * Phương pháp xác định: (1.1)Hệ số phân bổchi phí = Tổng chi phícần phân bổcho các đối tượng Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ Phần chi phí phân bổ cho đối tượng i Hệ số phân bổ chi phí Đại lượng tiêu chuẩn phân bổdùng để phân bổ chi phí của đối tượng i = x (1.2)
  • 20. 13Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là chi phí định mức, chi phí kế hoạch, khối lượng sản phẩm sản xuất,... * Các chứng từ kế toán chủ yếu: Để phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, căn cứ vào các chứng từ như phiếu xuất kho (Mẫu 02 - VT), phiếu nhập kho(Mẫu 01 -VT), biên bản kiểm nghiệm vật tư (Mẫu 05 - VT) và các chứng từ khác có liên quan để xác định giá vốn hay số nguyên vật liệu dùng cho chế tạo sản phẩm, trên cơ sở đó kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất cũng như từng đối tượng sử dụng trong doanh nghiệp, công việc này thường được thực hiện trong “ Bảng phân bổ nguyên vật liệu”. * Tài khoản sử dụng: Để theo dõi các khoản CPNVLTT, kế toán sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ…và được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, phân xưởng. 1.4.2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp * Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHNT).
  • 21. 14Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 * Phương pháp tập hợp, phân bổ: Chi phí về tiền lương (tiền công) được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác được thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp, phân bổ cho các đối tượng kế toán chi phí sản xuất trên bảng phân bổ tiền lương. * Các chứng từ kế toán chủ yếu: + Bảng chấm công (Mẫu số 01a-LĐTL) + Bảng thanh toán lương (Mẫu số 02-LĐTL) + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành (Mẫu số 05- LĐTL) + Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (Mẫu số 06- LĐTL) + Hợp đồng giao khoán (Mẫu số 08- LĐTL) + Bảng thanh toán tiền thuê ngoài (Mẫu số 07-LĐTL) + Bảng thanh lý hợp đồng giao khoán (Mẫu số 09-LĐTL) + Bảng kê trích nộp các khoản theo lương (Mẫu số 10-LĐTL) + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu số 11- LĐTL) * Tài khoản sử dụng: Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. 1.4.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung * Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CPNVLTT và CPNCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.CPSXC bao gồm: Chi
  • 22. 15Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 phí nhân viên phân xưởng, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ sản xuất, Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí khác bằng tiền. * Phương pháp tập hợp, phân bổ: Chi phí sảnxuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác CPSXC còn được tổng hợp theo chi phí cố địnhvà chiphí biến đổi. Cuốikỳ, saukhi đãtập hợp CPSXC theo từng phân xưởng kế toán phân bổ CPSXC cho từng đối tượng tập hợp chi phí theo từng tiêu chuẩn hợp lý (CPNVLTT, CPNCTT, định mức CPSXC,…). * *Các chứng từ kế toán chủ yếu: + Phiếu chi + Hóa đơn mua hàng, hóa đơn thanh toán + Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụdụng cụ + Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương * Tài khoản sử dụng: TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này được dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận.... phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ... TK627 khôngcó số dưvàđược mở 06TKcấp 2đểtập hợp theo yếutố chiphí: + TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng. + TK 6272 - Chi phí vật liệu. + TK 6273 - Chi phí dụng cụsản xuất. + TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ. Mức chi phí SXC phân bổ cho từng đối tượng = Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng x Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng (1.3)
  • 23. 16Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 + TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. + TK 6278 - Chi phí khác bằng tiền. 1.4.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 1.4.3.1. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên Cuối kỳ kế toán, sau khi đã tập hợp CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC theo từng đối tượng trên các TK621, TK622, TK627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ CPSX cho từng đối tượng chịu chi phí. Để tập hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 1.4.3.2. Đối với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ Theo phương pháp này, việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các TK 621, TK 622, TK 627. Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí cuối kỳ được thực hiện trên TK 631 - Giá thành sản xuất. Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ dùng để phản ánh và theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. 1.4.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm. 1.4.4.1. Đánhgiá SPDDcuối kỳ theochi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc CPNVLTT Theo phương pháp này,giá trị sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi
  • 24. 17Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 phí sản xuất khác (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) được tính hết cho cả sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, nhanh chóng, khối lượng tính toán ít. Nhược điểm: Thông tin về chi phí sản xuất dở dang có độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí khác. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang ít và tương đối ổn định giữa các kỳ. 1.4.4.2. Đánh giá SPDD cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành của chúng. Do vậy, trước hết cần cungcấp khốilượng sảnphẩmdở dangvà mức độ chếbiếncủachúngđể tính đổi khốilượng sảnphẩmdở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang. Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (như nguyên vật liệu chính trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp) thì tính theo công thức sau: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phíNVL phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ = + + x (1.4) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ = + + x (1.5)
  • 25. 18Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất (như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Trong đó: Ưu điểm: Mức độ chính xác cao hơn. Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, mang nặng tính chủ quan. Điều kiện áp dụng: Thích hợp với các doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ nhiều biến động. 1.4.4.3. Đánh giá SPDD theo chi phí sản xuất định mức Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất vàđịnh mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. Công thức xác định như sau: Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu thông tin ở mọi thời điểm. Nhượcđiểm:Kếtquảtínhtoán có độ chính xác không cao, khó áp dụng. Điều kiện áp dụng: Phù hợp với doanh nghiệp đã xây dựng định mức CPSXhợp lýhoặc sửdụngphươngpháptínhgiá thànhsản phẩm theo định mức. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ Chi phí phát sinh trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương = + + x (1.6) Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ Mức độ hoàn thành= x (1.7) Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm làm dở cuối kỳ Chi phíđơn vị định mức= x (1.8)
  • 26. 19Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 1.5. TỔ CHỨC KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.5.1. Kỳ tính giá thành sản phẩm Có thể theo tháng, quý hoặc năm tùy theo từng doanh nghiệp sản xuất các loại hàng hóa khác nhau mà họ lựa chọn kỳ tính giá cho phù hợp. 1.5.2. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm Phươngpháp tínhgiá thành sản phẩm là phươngpháp sử dụng số liệu sản xuất đã tập hợp được trong kỳ để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. 1.5.2.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn Trong phương pháp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính ra giá thành theo công thức: Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn. 1.5.2.2. Phương pháp hệ số Phương pháp hệ số được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng mộtquá trìnhsản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành Tổng giá thành sản phẩm = Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ _ Giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ (1.9) (1.10)
  • 27. 20Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trìnhsảnxuất. Theo phương pháp này, trước hết, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy các loại sản phẩm về sản phẩm tiêu chuẩn (sản phẩm gốc). Từđó, dựavào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm. 1.5.2.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này thường sử dụng đối với doanh nghiệp có quy mô công nghệ, cùng sử dụng một loạt nguyên liệu đầu vào nhưng kết quả cho ra các nhóm sản phẩm khác nhau về kích cỡ, phẩm cấp. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành tập hợp CPSXtheo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa CPSX thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. 1.5.2.4. Phương pháp tính giá thành có loại trừ CPSX sản phẩm phụ Phươngpháp nàysửdụngtrongcác doanhnghiệp màtrong cùng một quy trìnhcôngnghệnhưngkết quảthu được gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ. Trongđó sảnphẩmphụkhôngphảilà mục đíchkinhdoanhcủadoanhnghiệp, do đó để tính giá thành sản phẩm chính thì phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ. Trong doanh nghiệp này đối tượng hạch toán chi phí là chi phí sản xuất được tập hợp theo phân xưởng hoặc địa điểm phát sinh chi phí hoặc theo giai đoạn công nghệ, đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính. 1.5.2.5. Phương pháp tính giá thành phân bước Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là từ khi đưa NVL vào đến khi tạo ra sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn, kết thúc mỗi giai đoạn tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến. * Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm Trước hết, kế toán căn cứ vào chi phí sản xuất của từng giai đoạn đầu tiên để tính giá thành nửa sản phẩm giai đoạn một. Sau đó, xác định chi phí
  • 28. 21Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 sản xuất giai đoạn một chuyển sang cho giai đoạn sau, cùng với chi phí sản xuất của bản thân giai đoạn đó, tổ chức tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn này,cứ kế tiếp liên tục. Như vậy, cho đến giai đoạn cuối cùng sẽ tính được giá thành của thành phẩm. Việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn trước sang giai đoạn sau có thể được thực hiện tuần tự từng khoản mục chi phi hoặc tuần tự tổng hợp chung chi tất cả các khoản mục chi phí. Phương pháp này được áp dụng với những doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán cao, có quy trình công nghệ phức tạp, nửa thành phẩm tự chế cũng là hàng hóa. * Phươngpháptínhgiáthànhphânbướckhôngtínhgiáthành nửa thành phẩm Đối tượng tính giá thành là thành phẩm. Trong trường hợp này kế toán phải căn cứ vào chi phí sản xuất của giai đoạn đã tập hợp được để xác định phần chi phí của từng giai đoạn có trong giá thành của thành phẩm, sau đó tổng hợp lại và tính được giá thành thành phẩm. Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp chế biến phức tạp, liên tục và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng. 1.5.2.6. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng * Điều kiện áp dụng: - Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất hàng loạt theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế. - Áp dụng đối với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận, phân xưởng sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của từng đơn đặt hàng hoặc từng hạng mục công trình của công trình. * Nội dung của phương pháp: Theo phương pháp này, chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đơn đặt hàng, từng mặt hàng hay từng hợp đồng kinh tế như sau:
  • 29. 22Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Chi phí nào có liên quan trực tiếp đến từng đơn đặt hàng, từng mặt hàng hay từng hợp đồng kinh tế thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế đó. - Những chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng khác nhau thì sẽ được tập hợp chung và sau đó tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ hợp lý. Mỗi đơn đặt hàng được mở một “ Phiếu tính giá thành công việc” hay còn gọi là “Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng”. Phiếu tính giá thành công việc được lập cho từng đơn đặt hàng khi phòng kế toán nhận được thông báo và lệnh sản xuất. Tất cả các phiếu tính giá thành công việc được lưu trữ khi sản phẩm đang sản xuất có tác dụng như các báo cáo sản phẩm sản xuất dở dang. Khi sản phẩm hoàn thành và giao cho khách hàng, các phiếu tính giá thành công việc được đưa từ khâu sản xuất sang khâu thành phẩm. Giá thành chi từng đơn đặt hành là toàn bộ CPSX phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành và giao cho khách hàng. Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thờiđiểm cuối kỳ thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó được coi là giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. 1.6. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM - Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán thích hợp. Theo chế độ kế toán hiện hành, có 4 hình thức tổ chức sổ kế toán sau: + Hình thức Sổ nhật ký chung: Sử dụng sổ Nhật ký chung, Sổ Cái. + Hình thức Nhật ký – chứng từ: Gồm Nhật ký chứng từ được đánh số từ 1 đến 10. + Hình thức Chứng từ ghi sổ:Gồm Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ Cái.
  • 30. 23Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 + Hình thức Nhật ký – Sổ cái: Sử dụng Sổ Nhật ký – Sổ cái. - Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường sử dụng các sổ kế toán sau: + Sổ chi tiết TK 621,TK 622,TK 627,TK 154(631). + Sổ cái các tài khoản trên +Các bảng phân bổ + Bảng tính giá thành 1.7. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KẾ TOÁN MÁY 1.7.1.Nguyên tắc và các bước tiến hành kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện sử dụng phần mềm kế toán Việc tập hợp các chi phí sản xuất hoàn toàn do máy tự nhận dữ liệu từ các bộ phận liên quan và tự máy tính toán, phân bổ chi phí sản xuất trong kỳ. Do đó, từng khoản mục chi phí phải được mã hóa ngay từ đầu tương ứng với các đối tượng chịu chi phí. Căncứkết quả kiểm kê đánh giá SPDD trong kỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và nhập dữ liệu sản phẩm dở dang cuối kỳvào máy. Lập thao tác các bút toán điều chỉnh, bút toán khóa sổ, kết chuyển cuối kỳ trên cở sở hướng dẫn sẵn có. Căn cứ vào yêu cầu của người sử dụng thông tin, tiến hành kiểm tra các báo cáo cần thiết. 1.7.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện doanh nghiệp áp dụng kế toán máy Sau khi cài đặt và khởi động chương trình, những công việc tiếp theo mà kế toán viên phải thực hiện là: - Xử lý nghiệp vụ. - Nhập dữ liệu.
  • 31. 24Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 + Nhập các dữ liệu cố định (nhập 1 lần). + Nhập dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo. - Xử lý dữ liệu. - Xem và in sổ sách, báo cáo. 1.7.2.1. Kế toán chi phí sản xuất * Xử lý nghiệp vụ: Mỗi chứng từ có một màn hình nhập dữ liệu khác nhau với các yếu tố khác nhau theo hệ thống chế độ kế toán hiện hành hoặc theo yêu cầu quản lý. Muốn nhập dữ liệu 1 chứng từ nào đó, ta chỉ cần lựa chọn và nhập dữ liệu vào các ô cần thiết ngầm định sẵn. - Kế toán chi phí nguyên vật liệu: sử dụng chứng từ xuất vật liệu và định khoản theo mối liên hệ đối ứng tài khoản. - Kế toánchiphí nhâncông: Phần mềm cho phép người dùng tạo ra bảng tính lương theo ý muốn và thực hiện tính lương, điều khiển bút toán tự động. - Kế toán chi phí sản xuất chung: Tương tự như kế toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công. * Nhập dữ liệu: - Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp thì việc nhập dữ liệu cố định, khai báo các thông số, nhập dữ liệu vào các danh mục mà liên quan đến các phần hành kếtoán trước, trừ khi bổ sung, mở rộng quy mô thì thêm vào danh mục. - Kế toánchiphí nhân công, sau khi lập phương thức tính lương, chỉ cần nhập mộtsố mục nhưngày, giờ công, lươngcơ bản...sauđó máy sẽ tự động tính. - Kế toán chi phí sản xuất chung: nhập các dữ liệu cố định như khai báo các thông số, nhập các dữ liệu vào các danh mục và nhập các dữ liệu phát sinh của kỳ báo cáo. * Xử lý dữ liệu và xem, in sổ sách, báo cáo.
  • 32. 25Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 1.7.2.2. Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kỳ Các phầnmềm có thể thiết lập Menu kết chuyển cuốikỳ hoặc thiết kế một chứng từ để tiến hành kết chuyển từ tài khoản đầu 6 sang TK154. Nếu tập hợp chiphí theo địa điểm phát sinh chi phí thì phải xây dựng danh mục phân xưởng. Để phục vụ cho việc tính giá thành theo khoản mục, phần mềm có thể xây dựng danh mục các khoản mục chi phí, kết hợp với các tài khoản chi phí để tập hợp các chi phí vào sổ sách, báo cáo theo các khoản mục. Từ đó, lấy số liệu lên bảng tính giá thành theo khoản mục hoặc tập hợp chi phí theo khoản mục. Khi nhập dữ liệu, các phát sinh phải chỉ ra khoản mục chi phí để chương trình tập hợp. 1.7.2.3. Kế toán giá thành sản phẩm Kiểm kê, đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ: Phần mềm kế toán không thể tự xác định được khối lượng và mức độ hoàn thành của sản phẩm. Do vậy, kế toán phải xây dựng phương pháp tính toán sản phẩm làm dở cuối kỳ và mức độ hoàn thành để nhập vào chương trình. Phương pháp tính giá thành được doanh nghiệp tự xây dựng và cài đặt ngầm định phù hợp với điều kiện, tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.
  • 33. 26Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC 2.1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: Công ty TNHH Tiến Quốc Địa chỉ: Đường TS9 – KCN Tiên Sơn – Từ Sơn – Bắc Ninh SĐT: 0241.3760115 Fax: 0241.3760360 Email: tienquoccompany@yahoo.com Mã số thuế: 2300312846 Giám đốc: Trần Thế Hoàng Công ty TNHH Tiến Quốc ra đời ngày 17/9/2007. Theo giấy phép kinh doanh số 21.02.001486 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp. Hình thức hoạt động: Hạch toán kinh doanh theo luật Doanh nghiệp. Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu, có tài khoản riêng. Ngành nghề kinh doanh: - Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử. - Sản xuất các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ. - Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của môtô, xe máy. Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VNĐ Diện tích của công ty là 5000 m2 gồm kho vật tư, kho thành phẩm, văn phòng công ty, xưởng sản xuất, nhà ăn, phòng bảo vệ,… Hiện nay côngty đã tạo việc việc làm cho 105 công nhân viên trong đó có 80 lao độngtrực tiếp và 25 lao động gián tiếp. Đội ngũ lao động trực tiếp được đào tạo tay nghề trước khi chínhthức làm việc tại công ty, đội ngũ cán bộ được đào tạo bàibản và thường xuyên được nâng cao trình độ nghiệp vụ qua các lớp tập huấn.
  • 34. 27Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Mặc dù quy mô sản xuất chưa lớn nhưng từ khi thành lập tới nay,ban lãnh đạo công ty đã xây dựng được môi trường làm việc năng động,có cơ chế quản lý khoa học.Công ty hiện nay đang có một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, tay nghề giỏi, ban lãnh đạo tâm huyết đang xây dựng công ty ngày càng vững mạnh. Trải qua quá trình cố gắng của cả tập thể,công ty hiện nay đang có những bước đi vững chắc và dần khẳng định được uy tín của mình trong ngành,tiến tới mở rộng mạng lưới kinh doanh hơn nữa, từ đó tạo nhiều việc làm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Tiến Quốc Công ty TNHH Tiến Quốc chuyên sản xuất lắp ráp và kinh doanh các linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy. Sản phẩm chính của công ty: Dây điện, Cụm CDI, Còi điện, Phao xăng, Cụm tay phanh, Chỉnh lưu, Cao áp, Rơle,... Công ty chuyên cung cấp phụ tùng cho các nhà máy lắp ráp xe máy, đại lý và phân phối phụ tùng trên toàn quốc. Trong tương lai công ty còn tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài. 2.1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh Công ty TNHH Tiến Quốc là một công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoạt động trên lĩnh vực: - Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện điện tử. - Sản xuất các chi tiết và phụ tùng cho xe có động cơ. - Mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của môtô, xe máy. Sản phẩm của công ty là các linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy,vì vậy tính chính xác và an toàn được đặt lên hàng đầu. Do đó,công ty phải có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị điều kiện làm việc, hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm và có công
  • 35. 28Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 tác quản lý tốt.Ngoài ra công ty cần phát triển bộ phận kỹ thuật nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Công ty TNHH Tiến Quốc từ ngày thành lập tới nay trải qua 5 năm xây dựng và phát triển đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng sản phẩm. Với trang thiết bị tiên tiến và sự nỗ lực hết mình của cả tập thể, công ty đã tự khẳng định được vị thế và vai trò của mình trên thị trường bằng việc cung cấp các sản phẩm, hàng hóa với chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Cùng với sự linh hoạt trong công tác quản lý kinh tế đã giúp công ty hoà nhập nhanh vào sự phát triển kinh tế của đất nước, luôn chủ động trong hoạt động kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường, tăng tài sản và thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn bộ công ty. 2.1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty cũng khá giống với quy trình sản xuất sản phẩm tại những công ty sản xuất khác. Mở đầu quá trình là việc thu mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm. Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu và máy móc, công nhân tiến hành các thao tác trên nguyên liệu để tạo ra sản phẩm.Thành phẩm được nhập kho chờ bán.Các bộ phận thực hiện việc bán và phân phối sản phẩm sau đó thanh toán tiền hàng với người mua. Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất kinh doanh Mua nguyên liệu Tiến hành sản xuất sản phẩm Thành phẩm nhập kho chờ bán Thanh toán tiền hàng Bán và phân phối sản phẩm
  • 36. 29Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Sơ đồ 2.2:Quy trình công nghệ sản xuất Cụm CDI Giải thích quy trình sản xuất CDI: - Khi có kế hoạch sản xuất thì tổ trưởng CDI nhận kế hoạch vào kho nhận vật tư để sản xuất. Đầu tiên là đem mạch vào tủ sấy cho đủ nhiệt để mạch thông hoạt động cho tốt. - Song song với việc sấy mạch là nhân viên trong tổ cắm giắc vào chân. Cắm xong chân là hàn vào mạch vừa được sấy. - Kiểm tra lần 1 để loại bỏ những mạch không hoạt động. Kiểm tra xong thì dán mạch vào vỏ. - Dán xong đổ keo lần 1 với tác dụng là gắn chết mạch vào vỏ và sản phẩm CDI có trọng lượng nhất định. Sau đó đem vào tủ sấy thời gian 4 tiếng. - Xong lần 1 là đổ keo lần 2 với tác dụng làm bóng bề mặt. Lần này không cần phải sấy chỉ cần để một chút để khô bề mặt. Sau khi khô keo lần 2 là kiểm tra lần cuối. - Cuối cùng là in ấn và đóng gói sản phẩm. 2.1.3.Đặc điểm tổ chức quản lý kinh doanh Công ty TNHH Tiến Quốc là một công ty có bộ máy quản lý tổ chức gọn nhẹ, phòng lãnh đạo của công ty là những người có năng lực, trình độ trong quản lý điều hành. Sấy mạch Cắm chân Hàn SấyĐổ keo lần 2 Dán mạch vào vỏ In, đóng gói Kiểm tra lần 1 Đổ keo lần 1Kiểm tra lần 2
  • 37. 30Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Sơ đồ 2.3: Bộ máy quản lý của Công ty - Giám đốc: Là người có thẩm quyền cao nhất có trách nhiệm giám sát điều hành mọi hoạt độngcủa công ty. Là người đại diện theo pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất cũng như kết quả sản xuất kinh doanh. - Phó giám đốc công ty: Là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc ủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một vài lĩnh vực quản lý chuyên môn và chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc về phần việc được phân công. - Phòng kế hoạch nhân sự: Tuyển dụng, quản lý nhân sự để đảm bảo sự hoạt động của công ty được thường xuyên, liên tục và phát triển không ngừng. - Phòng tài chính kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ quá trình sản xuất và xác định kết quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ thu chi, quản lý và đảm bảo vốn, quá trình hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Phòng kỹ thuật –KCS: Chịu trách nhiệm thiết kế, đưa ra những sáng kiến mới trong việc chế tạo cũng như cải tạo sản phẩm tốt hơn. Đồng thời đảm bảo cho máy móc thiết bị của công ty hoạt động một cách hiệu quả. Phòng kinh doanh Phòng điều hành sản xuất Phòng kế hoạch- nhân sự Phòng kĩ thuật- kcs Phòng tài chính- kế toán Giám đốc Phó giám đốc
  • 38. 31Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Phòng kinh doanh:Xử lý đơn đặt hàng, tìm kiếm, nghiên cứu thị trường, thu thập phản hồi từ khách hàng từ đó đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. - Phòng điều hành sản xuất: Điều hành, quản lý, đôn đốc người lao động làm việc nghiêm túc, đúng kế họach được giao, đảm bảo chất lượng sản phẩm. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 2.1.4.1.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán Công ty TNHH Tiến Quốc đã áp dụng mô hình kế toán tập trung.Theo hình thức này, công ty tổ chức một phòng kê toán làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết và tổng hợp, lập báo cáo tài chính, phân tích hoạt động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty. Ở các phân xưởng không tổ chức kế toán riêng biệt mà chỉ bố trí các nhân viên kế toán hoặc thống kê thu thập chứng từ, theo định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm để hạch toán và lưu trữ theo quy định. 2.1.4.1.2. Cơ cấu bộ máy kế toán, chức năng, nhiệm vụ
  • 39. 32Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán Kế toán trưởng - Kế toán trưởng:Tổ chức điều hành chung toàn bộ công tác kế toán của Công ty. Hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra, ký duyệt toàn bộ các nghiệp vụ trong phòng tài chính. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và pháp luật về công tác kế toán tài chính của công ty. - Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu kế toán toán trên cơ sở số liệu sổ sách kế toán do các phần hành khác cung cấp, lập sổ cái, báo cáo quyết toán hàng tháng, quý, năm, xem xét các chỉ tiêu cân đối hay không, báo cáo với kế toán trưởng các báo biểu để kế toán trưởng ký duyệt và trình giám đốc. - Kế toán vật tư, TSCĐ: Ghi chép phản ánh tình hình thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, tình hình sử dụng vật tư, công cụ dụng cụ; tình hình tăng, giảm TSCĐ, trích khấu hao và phân bổ khấu hao phù hợp với từng đối tượng có liên quan. Kế toán vật tư,TSCĐ Kế toán tiền lương,tiền mặt Kế toán thuế,công nợ Kế toán tập hợp CP,tính giá thành Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán tại phân xưởng sản xuất
  • 40. 33Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Kế toán tiền mặt,tiền lương: Ghi chép, theo dõi, phản ánh tình hình thu, chi tiền mặt, lượng tiền mặt tại quỹ.Theo dõi, phản ánh tình hình về lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên như BHYT, BHXH, BHTN, KPCĐ,…theo dõi quỹ lương, thưởng. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:Tập hợp chi phí sản xuất và thực hiện tính giá thành cho sản phẩm. - Kế toán thuế, công nợ:Theo dõi các khoản nộp ngân sách và tập hợp kê khai, khấu trừ thuế toàn công ty. Thực hiện kê khai các nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước.Theo dõi tình hình công nợ phải thu của khách hàng, viết hóa đơn, theo dõi tiến độ thu nợ của nhân viên kinh doanh. - Kế toán tại các phân xưởng sản xuất:Theo dõi các hoạt động kinh tế phát sinh tại xưởng sản xuất mình phụ trách, thu thập các chứng từ kế toán phát sinh, định kỳ gửi về phòng tài chính kế toán của công ty. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt tại công ty, thu/chi tiền mặt theo các phiếu chi, thường xuyên báo cáo với ban lãnh đạo về tình hình tiền mặt tồn quỹ. 2.1.4.2. Tổ chức hệ thống kế toán 2.1.4.2.1. Các chính sách kế toán chung Côngty TNHH Tiến Quốc hiện đang áp dụng chế độ kế toáncông ty theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/03/2006, áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư ban hành kèm theo hướng dẫn việc thực hiện các chuẩn mực, quyết định đó. Cụ thể: - Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm - Kỳ kế toán: theo tháng - Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung - Đơn vị tiền tệ: VNĐ - Phương pháp tính thuế GTGT: tính theo phương pháp khấu trừ
  • 41. 34Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Báo cáo tài chính lập theo nguyên tắc giá gốc - Kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá theo nguyên tắc giá gốc. - Phương pháp tính giá xuất kho: theo phương pháp bình quân gia quyền - Đánh giá sản phẩm dở dang: theo phương pháp nguyên vật liệu trực tiếp - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: theo nguyên giá - Phươngpháp khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng 2.1.4.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán Hiện nay côngtyđang sử dụng hệ thống sổ sách phù hợp với những quy định mà Bộ tài chính đã ban hành. Hệ thống chứng từ được lập và luân chuyển theo đúngchếđộ quy định. Công ty đã áp dụng hình thức sổNhật ký chungtrên phần mềm kế toán WEEKEND SQL 3.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán kế toán. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. 2.1.4.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ kế toán được tổ chức ở công ty theo hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc và hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn. Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho công ty gồm:
  • 42. 35Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Chứng từ kế toán ban hành theo chế độ kế toán doanh nghiệp gồm: Chứng từ về tiền lương, chứng từ về hàng tồn kho, chứng từ về tiền tệ, chứng từ vềTSCĐ, chứng từ vềchi phí, giá thành, chứng từ về bán hàng. Tất cả các chứng từ kế toán do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra và xác minh tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi ghi sổ kế toán và lưu trữ chứng từ. Sơ đồ 2.5: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán: + Kiểm tra tĩnh rõ ràng, trung thực, đầy đủ, của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán. + Kiểm tratính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứngtừkế toán, đốichiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan. + Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán. Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước phải báo với người có thẩm quyền để xử lý kịp thời, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ. 2.1.4.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại Công ty TNHH Tiến Quốc được xây dựng trên hệ thống tài khoản kế toán hiện hành được quy định tại quyết định 15/2006/QĐ-BTC. Đồng thơi căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động Kiểm tra và phân loại chứng từ Nhập vào phần mềm máy tính Lập chứng từ Bảo quản và lưu trữ
  • 43. 36Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 của công ty mở tài khoản cụ thế,chi tiết tới cấp 2 ,3 để phù hợp với yêu cầu quản lý. Chế độ tài khoản áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên. Danh mục các tài khoản chủ yếu bao gồm: TK 111, TK 112, TK 133, TK131, TK 141, TK 152, TK153, TK154, TK155, TK156, TK211, TK213, TK214, TK 311, TK 331, TK 333, TK 334, TK338, TK411, TK 421, TK 511, TK515, TK 621, TK 622, TK 627, TK641, TK 642, TK 632, TK 635, TK711, TK811, TK 911, … 2.1.4.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán Áp dụng theo chế độ kế toán hiện hành ở Việt Nam, báo cáo tài chính của Công ty bao gồm: - Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN - Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN - Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DNN - Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN Công ty đang áp dụng hình thức kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thể hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán từ khâu ghi chép ban đầu đến khi tổng hợp, lập báo cáo và kiểm tra báo cáo. Bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 2.1.5. Giới thiệu về phần mềm kế toán công ty đang áp dụng Hiện nay Công ty TNHH Tiến Quốc đang sử dụng phần mềm kế toán Weekend SQL 3.0 được viết và cập nhậtdựa trên quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. 2.1.5.1. Một số đặc điểm của phần mềm Phần mềm kế toán sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server, dữliệu được bảo mật tuyệt đối theo hệ thống phân quyền của hệ điều hành (các máy client không nhìn thấy dữ liệu dạng file nếu không được quyền truy cập).
  • 44. 37Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 Phần mềm chia thành các modul tương ứng các phân hệ kế toán rõ ràng, rất tiện lợi cho doanh nghiệp chia, phân quyền, giao việc cho từng kế toán với từng nhiệm vụ cụ thể. - Phân hệ tiền:Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng… của doanh nghiệp. Cho phép xem số dưtài khoản tại bất kỳ thời điểm nào. - Phân hệ hàng hóa: Phản ánh tất cả các nghiệp vụtừ khâu mua hàng như nhập kho hàng hóa, chi phí mua hàng, xuất trả người bán,... cho đến khâu bán hàng như xuất kho hàng hóa, hóa đơn bán hàng, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán,… - Phân hệ Tài sản:Phản ánh tình hình tăng, giảm, đánh giá lại TSCĐ.Tự động tính khấu hao chi tiết đến từng TSCĐ. Tự động phân bổ chi phí khấu hao cho từng bộ phận, phòng ban, đối tượng tập hợp chi phí. - Phân hệgiá thành:Phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhập kho thành phẩm, chuyển thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tự động tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Tập hợp chi phí theo các đối tượng tập hợp chi phí và tính ra giá thành cho đối tượng tính giá thành. - Phân hệ tổng hợp: Tổng hợp các sổ sách, báo cáo kế toán và các nghiệp vụ khác. - Phân hệ hệ thống:Thiết lập, quản lý dữ liệu kế toán máy, thực hiên phân quyền đối với từng kế toán viên.
  • 45. 38Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 2.1.5.2. Màn hình hệ thống của phần mềm Hình 2.1: Màn hình hệ thống của phần mềm kế toán
  • 46. 39Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 2.1.5.3. Hệ thống mã hóa các đối tượng quản lý BẢNG 2.1: HỆ THỐNG MÃ HÓA CÁC ĐỐI TƯỢNG QUẢN LÝ Mã vật tư, sản phẩm, hàng hóa Mã kho Tên vật tư, sản phẩm, hàng hóa … … … ICC KTP Cụm CDI … … … VIC01C KVT Mạch CDI 100C VIC02TH KVT Vỏ IC Thương hiệu VIC03 KVT Chân nâu VIC04 KVT Cao su treo VIC05 KVT Giắc đồng VIC06 KVT Keo 1514A VIC07 KVT Nước 1514B VIC11 KVT Đá nhỏ … … 2.1.5.4. Quy trình xử lý nghiệp vụ của máy - Thông tin đầu vào: Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán nhập số liệu vào máy. - Đối với các nghiệp vụ kết chuyển cần thiết như kết chuyển giá vốn, kết chuyển chi phí… thì chương trình cho phép làm tự động qua bút toán kết chuyển đã được cài đặt trong chương trình mà người sử dụng lựa chọn. - Thông tin đầu ra: Kế toán có thể in chứng từ, sổ chi tiết, sổ cái từ các nghiệp vụ đã lập bằng phương pháp xâu lọc.
  • 47. 40Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 - Mối quan hệ giữa các phần hành: Số liệu cập nhật ở phần hành nào được lưu ở phần hành đó, ngoài ra còn được chuyển cho các phần hành khác có liên quan theo từng trường hợp cụ thể. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH TIẾN QUỐC 2.2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Tại Công ty TNHH Tiến Quốc, sản phẩm được chế biến theo một quy trình công nghệ liên tục, sản phẩm cuối cùng rất đa dạng. Mỗi loại sản phẩm đều có những yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất thì chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích, công dụng thành các khoản mục như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nguyên vật liệu hình thành nên CPNVLTT bao gồm nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào tác dụng và vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, vật liệu trong công ty được chia thành vật liệu chính (mạch CDI 100C, vỏ IC Thương hiệu, Nước 1514B, Giắc đồng, Cao su treo, Chân nâu, Keo 1514A,…) và vật liệu phụ (đá nhỏ,…). - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) của nhân công trực tiếp tham gia sản xuất.Chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí. - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí dùng vào việc quản lý và phục vụ sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất, có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, được tập hợp và phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng;Chi phí khấu hao TSCĐ;Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất;Chi phí dịch vụ mua ngoài.
  • 48. 41Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 2.2.2. Đốitượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và kỳ tính giá thành Từđặc điểmsảnxuất và kinh doanhcủacôngty, đối tượng tập hợpCPSX được xác địnhlà từng đốitượngsảnphẩm. Các chiphí liên quantrực tiếp tới từng đốitượngsảnphẩmnhư: CP NVLTT, CPNCTTkhiphátsinh được kế toán công ty tập hợp theo từngđốitượng sản phẩm riêng biệt. Các chi phí phát sinh chung cho toànphânxưởng(chiphí khấuhao máy móc, thiết bị, chi phí nhân viên phân xưởng,…) thì tập hợp chung rồi phân bổ theo CPNVLTT vào cuối mỗi kỳ. Đối tượng tính giá thành tại công ty là từng loại sản phẩm. Kỳ tính giá thành tại công ty được xác định phù hợp với kỳ hạch toán và đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất của công ty. Thực tế công ty xác định kỳ tính giá thành sản phẩm là 01 tháng.Đến cuối tháng công ty sẽ tiến hành tính giá thành phẩm cho từng sản phẩm hoàn thành. 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất Công ty TNHH Tiến Quốc 2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán công ty sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được chi tiết cho từng loại sản phẩm. * Trình tự hạch toán: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và đơn đặt hàng đã được giám đốc phê duyệt, bộ phận điều hành sản xuất sẽ phát lệnh sản xuất dưới hình thức lệnh sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất. Lệnh sản xuất này được cán bộ phân xưởng làm thủ tục lĩnh vật tư để phục vụ sản xuất. Kế toán vật tư lập phiếu xuất kho để thủ kho xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm. Chứng từđể hạch toán CPNVLTT là các phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, biên bản kiểm nghiệm vật tư, biên bản giao nhận hàng hóa cùng các giấy tờ có liên quan khác.
  • 49. 42Học viện Tài chính Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Huyền Lớp : CQ47/21.11 (2.1) (2.2) Trị giá thực tế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho = Số lượng vật liệu xuất kho x Đơn giá bình quân của vật liệu xuất kho Ví dụ: Vỏ IC Thương hiệu tồn kho cuối tháng 12/2012 là 31 631 với giá 545 đồng/cái Ngày 01/01/2013, nhập 30 000 Vỏ IC Thương hiệu với giá 555 đồng/cái Ngày 02/01/2013 xuất kho 8 300 Vỏ IC Thươnghiệu đểsản xuất Cụm CDI Ngày 14/01/2013xuất kho 11 400 Vỏ IC Thươnghiệu đểsảnxuất Cụm CDI Vậy đơn giá Vỏ IC Thương hiệu xuất kho là: 31 631 x 545 + 30 000 x 555 = 550 (đồng/cái) 31 631 + 30 000 Vậy trị giá xuất kho Vỏ IC Thương hiệu ngày 02/01/2013 là: 8 300 x 550 = 4 565 000 (đồng) Vậy trị giá xuất kho Vỏ IC Thương hiệu ngày 14/01/2013 là: 11 400 x 550 = 6 270 000 (đồng) Các công thức này có sẵn trong máy, kế toán chỉ cần tập hợp được trị giá vật liệu nhập, xuất, tồn và tiến hành nhập số liệu vào máy, khi đó máy sẽ tự cho ra đơn giá bình quân của từng loại nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ. Đơn giá bình quân của vật liệu xuất kho trong kỳ = Trị giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế của nguyên vật liệu nhập trong kỳ Khối lượng nguyên vật liệu tồn đầu kỳ + Khối lượng nguyên vật liệu nhập trong kỳ