SlideShare a Scribd company logo
1 of 106
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13i
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân thực hiên, các số
liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về khóa luận này.
Sinh viên
Lê Thị Tuyết Hoa
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH...................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỔ SÁCH, CHỨNG TỪ ........................................vi
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT.............4
1.1.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong công ty sản xuất. .............................................................................................4
1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.................................5
1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.................................6
1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm .........................................7
1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..............8
1.2 Tổ chức kế toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp....................................................................................................................................9
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .................................................9
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất......................................................................................9
1.2.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm............................................................................. 12
1.2.2 Đánh giá, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...................... 13
1.2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm .. 13
1.2.2.2 Các phương pháp tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
............................................................................................................................................. 16
1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .................................................................... 19
1.2.3.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.......................................... 19
1.2.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương.................................................................................................. 20
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13iii
1.2.4 Tổ chức ghi nhận thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.................... 22
1.2.4.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán .................................................................. 22
1.2.4.2 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán................................................................ 22
1.2.4.3 Tổ chức vận dụng sổ kế toán và quy trình ghi sổ:......................................... 23
1.2.4.4 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất............................................................. 24
1.3 Tổ chức thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên báo cáo tài
chính................................................................................................................................... 29
1.3.1 Chỉ têu hàng tồn kho ............................................................................................. 29
1.3.2 Chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho............................................................ 30
1.3.3 Chỉ tiêu giá vốn hàng bán ...................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
GREEN VIỆT NAM........................................................................................................ 33
2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Green Việt Nam. .......................... 33
2.1.1 Lịch sử hinh thành và quá trình phát triển........................................................... 33
2.1.1.1 Thông tin chung về công ty................................................................................ 33
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................... 34
2.1.1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ........ 35
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Green
Việt Nam............................................................................................................................ 35
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí công ty............................................................... 47
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty ................................................... 48
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán...................................................................................... 49
2.1.4.2 Chế độ chính sách kế toán áp dụng................................................................... 51
2.1.4.3 Khái quát hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán............................................ 51
2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty
cổ phần thực phẩm Green Việt Nam.............................................................................. 54
2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần thực phẩm green việt nam...................................................................................... 54
2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất................................ 54
2.2.1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất.................................................................... 55
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13iv
2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................................ 55
2.2.1.4.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp................................................... 65
2.2.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung........................................................... 71
Chứng từ sử dụng ............................................................................................................. 72
Tài khoản sử dụng ............................................................................................................ 72
2.2.1.6. Kế toán Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp cuối kì .................... 79
2.2.1.7 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm
Green ViệtNam................................................................................................................. 81
2.2.2 Thực trạng kế toán trên máy vi tính tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt
Nam .................................................................................................................................... 86
2.2.2.1 Khái quát phần mềm Misa SME.NET 2015 .................................................... 87
2.2.2.2 Các thao tác làm việc với phần mềm Misa. ..................................................... 89
2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam................................................ 90
2.3.1 Ưu điểm.................................................................................................................... 90
2.3.2 Nhược điểm ............................................................................................................. 93
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 94
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦM THỰC PHẨM GREEN VIỆT NAM.................................................. 95
3.1 Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty................................................................................................................ 95
3.2 Yêu cầu và nguyên tắc khi hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty........................................................................................ 96
3.3 Giải pháp hoàn thiện.................................................................................................. 96
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 99
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt
1 CPNVL Chi Phí Nguyên vật liệu
2 HTK Hàng tồn kho
3 CPSX Chi phí sản xuất
4 GTSP Giá thành sản phẩm
5 CPSXC Chi phí sản xuất chung
6 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
7 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
STT Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo CPSX, giá thành
Sơ đồ 1.2 Kế toán CPNVLTT
Sơ đồ 1.3 Kế toán theo Kê Khai Thường Xuyên
Sơ đồ 1.4 Kế toán theo Kiểm kê định kỳ
Sơ đồ 2.1 Khái quát quy trình sản xuất bánh Cracker Amis
Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lí của Công ty
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty
Hình 2.1 Màn hình làm việc của Misa SME.NET 2015
Hình 2.2 Màn hình làm việc in ấn
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỔ SÁCH, CHỨNG TỪ
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Danh sách cổ đông của Công ty
Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2013-2015
Bảng 2.3 Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương theo quy định hiện
hành
Biểu số 01 Giấy đề nghị xuất vật tư
Biểu số 02 Phiếu xuất kho
Biểu số 03 Trích sổ chi tiết TK 621
Biểu số 04 Trích sổ cái TK 621
Biểu số 05 trích sổ nhật ký chung
Biểu số 06 trích bảng chấm công cho CN trực tiếp sản xuất
Biểu số 07 Trích Bảng thanh toán lương cán bộ công nhân viên trực
tiếp sản xuất
Biểu số 08 Bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ, công nhân
trực tiếp sản xuất
Biểu số 09 Trích sổ chi tiết TK 622
Biểu số 10 bảng thanh toán lương của nhân viên phân xưởng
Biểu số 11 Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của
nhân viên phân xưởng
Biểu số 12 Bảng kê công cụ dụng cụ xuất 1 lần
Biểu số 13 Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
Biểu số 14 Phiếu chi
Biểu số 15 Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13vii
Biểu số 16 Sổ Chi tiết TK 627
Biểu số 17 Trích Sổ Chi tiết TK 154
Biểu số 18 Bảng quy đổi sản phẩm tiêu chuẩn Tháng 10/2015
Biểu số 19 Bảng kê chi phí dở dang cuối kỳ
Biểu số 20 Bảng kê tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.131
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nền kinh tế Việt Nam
với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo ra
động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Đặc biệt là sau sự
kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức này thì nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này cũng
đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi, đồng thời
cũng là một thách thức lớn đòi hỏi phải có sự vận động một cách toàn diện đối với
tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong điều
kiện này, một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi và chỉ khi toàn
bộ chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh được bù đắp bằng doanh thu và có lợi
nhuận, từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh tăng doanh thu
và mở rộng thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp áp dụng đó là biện
pháp hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được mục tiêu đó trước hết các doanh nghiệp
phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm ra các biện pháp giảm chi phí
không cần thiết, tránh lãng phí.
Thông qua công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể
đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được các doanh nghiệp
quan tâm, chú trọng trong công tác tổ chức tài chính kế toán. Tính đúng, đủ chi phí
vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các phương án thích hợp
trong sản xuất, xác định được giá bán sản phẩm và đảm bảo sản xuất kinh doanh
hiệu quả. Để làm được điều đó thì vai trò của bộ máy kế toán của công ty có tầm
quan trọng rất lớn. Xuất phát từ nhận thức đó, là một sinh viên khoa kế toán, đã
được học tập và nghiên cứu bộ môn kế toán doanh nghiệp tại trường kết hợp với thời
gian thực tập vừa qua, được tìm hiểu về công tác quản lý sản xuất, tổ chức công tác
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.132
kế toán của công ty, em lựa chọn đề tài nghiên cứu cho bài luận văn là:“ Kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Thực Phẩm Green
Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Tìm hiểu về quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực
tế tại công ty nhằm hiểu sâu hơn về lý thuyết đã được học. Đồng thời thấy được
những điểm khác nhau giữa thực tế và lý thuyết cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Từ đó đưa ra
một sổ giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
sản phẩm cùng với sự nhận thức của bản thân trong quá trình học tập. Em quyết
định chọn chuyên đề: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công
ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam”
Do sản phẩm của công ty là tương đối đa dạng nên ở đây không thể nghiên
cứu được tất cả các sản phẩm . Vì vậy em chỉ tập trung vào nghiên cứu 3 sản phẩm
chính của công ty là Bánh Đũa, Bánh Moonte Xk, Bánh Cracker Amis. Còn các sản
phẩm khác chiếm tỷ trọng nhỏ cũng được nghiên cứu tương tự.
Về không gian: Nghiên cứu tại phòng kế toán của Công ty Cổ Phần Thực
Phẩm Green Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm thực tế của công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam trong tháng
10 năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: Theo dõi quá trình làm việc của
cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời kết hợp phỏng vấn trực tiếp.
Phương pháp thống kê: Tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đối chiếu số liệu
để từ đó hệ thống lại những thông tin cần thiết cho đề tài.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.133
5. Kết cấu của đề tài
Nội dung về đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam” ngoài phần mở đầu và kết luận thì còn
có kết cấu gồm 3 chương.
Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong công ty sản xuất.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại công ty.
Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phầm thực phẩm Green
Việt Nam.
Là một đề tài nghiên cứu khoa học. Do thời gian cũng như khả năng nghiên
cứu còn hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất
định. Em kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo trong bộ
môn và các anh, chị trong phòng kế toán – tài vụ của Công Ty để đề tài luận văn
của em có chất lượng hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Bùi Thị Thúy cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong bộ môn kế toán của trường và ban lãnh đạo Công Ty, các anh,
các chị trong phòng kế toán của Công Ty đã tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành bài
luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lê Thị Tuyết Hoa
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.134
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT.
1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong công ty sản xuất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới sự điều tiết của nhà nước, các
doanh nghiệp với vai trò là chủ thể kinh tế, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình. Và bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong cơ chế thị trường hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của
nguyên tắc hết sức cơ bản là phải làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã
bỏ ra bảo toàn được vốn và có lãi để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng từ đó mới đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề
này chính là việc hạch toán ra sao để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp
nhất trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp.
Ngoài ra làm tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp
cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý
cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các
quyết sách, biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có
sự chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
Đối với Nhà nước khi mỗi doanh nghiệp có sự thực hiện tốt về tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp Nhà nước có sự nhìn nhận và xây dựng
được những chính sách đường lối phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng
như tạo ra những sự tin cậy của các đối tác trong hợp tác sản xuất kinh doanh với
doanh nghiệp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.135
Như vậy, công các kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
là một tất yếu của chế độ hạch toán kinh tế, là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác
kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
Khái niệm bản chất chi phí sản xuất
CPSX của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi
ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tính cho một thời kỳ nhất định.
Chi phí luôn có tính cá biệt, bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ
ra để tồn tại và tiến hành hoạt động của mình, bất kể đó là chi phí cần thiết hay
không cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình các nhà quản lý còn
phải quan tâm đến tính xã hội của chi phí, tức là chi phí cá biệt của các doanh
nghiệp phải đảm bảo ở mức độ trung bình của xã hội và được xã hội chấp nhận, có
như vậy các nhà quản lý doanh nghiệp mới có thể đưa ra được những quyết định
hợp lý trong từng thời kỳ cụ thể để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Mặt khác chi phí của doanh nghiệp luôn mang tính hai mặt, một mặt chi phí có
tính khách quan, nó thể hiện sự dich chuyển các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra
vào giá trị sử dụng được tạo ra, đây là sự chuyển dịch có tính khách quan không lệ
thuộc vào ý muốn chủ quan chủa con người. Mặt khác, hao phí về các yếu tố trong
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể lại mang tính chủ quan nó
phụ thuộc vào phương pháp tính, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý của từng
doanh nghiệp.
Khái niệm giá thành sản phẩm
GTSP là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao
động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành
nhất định.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.136
GTSP là một chỉ tiêu mang tính giới hạn, xác định, vừa mang tính khách quan,
vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lí của doanh nghiệp, giá
thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại
tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải
pháp quản lí mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng lợi
nhuận. Quan trọng hơn là thông qua GTSP, doanh nghiệp có thể định giá bán sản
phẩm, xác định kết quả kinh doanh, đồng thời đánh giá khái quát tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành, phân tích, đánh giá các khoản mục giá thành, từ đó là cơ sở để
đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí CPSX tại từng bộ phận, phân xưởng sản xuất.
Đồng thời giá thành sản phảm còn là thước đo tính hiệu quả của các biện pháp sản
xuất kinh doanh cũng như hiệu quả quản lí doanh nghiệp của các nhà quản trị.
1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình
sản xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí
về lao động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng vẫn có sự
khác nhau trên các phương diện sau:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ phát sinh chi phí còn
giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng công việc, sản phẩm sản xuất đã hoàn
thành.
-Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời
kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số
chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm
tổng quát sau:
Tổng giá
thành sản
phẩm
=
Trị giá sản phẩm
làm dở đầu kỳ
+
Tổng chi phí
phát sinh trong
kỳ
-
Trị giá sản
phẩm làm dở
cuối kỳ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.137
Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá
thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì
sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực
tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên
của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên
thị trường.
1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
Trong bối cảnh hiện nay trên thị trường không chỉ các doanh nghiệp trong
nước cạnh tranh gay gắt với nhau mà doanh nghiệp trong nước còn phải cạnh tranh
với doanh nghiệp nước ngoài. Để cạnh tranh được để tồn tại được để chiếm lĩnh
được thị trường thì ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm chất lượng dịch vụ thì
công tác quản lý chi phí giá thành sản phẩm là rất cần thiết và là chiến lược của các
doanh nghiệp.
Về vấn đề chi phí sản xuất thì nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo được việc
bù đắp được các phí tổn đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Mặt khác, để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
phải bỏ ra các chi phí cho các hoạt động khác, tất cả các chi phí này đã tạo nên chi
phí của doanh nghiệp. Như vậy trong quá trình hoạt động của mình, các doanh
nghiệp đồng thời phải quan tâm đúng mức đến loại chi phí . Khi sản xuất ra một
loại sản phẩm, các nhà quản trị sẽ ước lượng được các định mức chi phí cho các
sản phẩm đó, nếu vượt qua giới hạn này thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Thông qua
chi phí là một trong những cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm, do đó
doanh nghiệp phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Mặt khác, sau một thời kỳ hoạt
động các nhà quản lí của doanh nghiệp còn phải biết được tổng chi phí của doanh
nghiệp trong kì là bao nhiêu và nó sẽ được bù đắp bằng tổng thu nhập của doanh
nghiệp trong kì, từ đó xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.138
Về giá thành thì yêu cầu tính toán hợp lý giá thành các sản phẩm hoàn thành
của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp
từng loại sản phẩm vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hiệu
quả. Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng sản phẩm đã
hoàn thành. Định kì kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên
tắc nhất định. Kịp thời lập báo cáo về tính giá thành sản phẩm, cung cấp các thông
tin hữu dụng về giá thành sản phẩm phục vụ nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp tất cả các chi phí phát sinh để sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tính giá thành sản phẩm là căn cứ vào
các chi phí phát sinh về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất
sản phẩm của doanh nghiệp để tập hợp chúng theo từng đối tượng, nhằm xác định
giá thành các loại sản phẩm.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp
thời là điều kiện trọng yếu để xác định kết quả kinh doanh.
Kiểm tra quá trình chi phí nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành là mục tiêu
hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toán chính
xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý doanh
nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, cung cấp tài
liệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp lý.
Tóm lại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tác dụng quan
trọng trong công tác quản lý kinh doanh, đặc biệt là trong vấn đề quản trị doanh
nghiệp.
Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
điều kiện hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.139
- Cần nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong
hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan.
- Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp
chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
- Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành
một cách phù hợp, khoa học.
- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ
ràng trách nhiệm của từng nhân viên từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt là
bộ phân kế toán các yếu tố chi phí.
- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế
toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được
yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về chi phí và giá thành của doanh
nghiệp.
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung
cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp cho các nhà quản
trị doanh nghiệp ra các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm.
1.2 Tổ chức kế toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, có tính
chất, công dụng khác nhau và có yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy để đáp ứng yêu
cầu quản lý cũng như công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí cần thiết phải
tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau. Thông thường
có các cách phân loại sau:
- theo công dụng kinh tế của chi phí.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1310
- theo nội dung, tính chất kinh tế
- theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí
- theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động
- theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
(i) Phânloại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí
Căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp được chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Tác dụng: Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho yêu cầu
quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản
phẩm, phân tích tình hình thực hiện giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định
mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau.
(ii) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (Theo yếu tố
chi phí)
Theo cách phân loại này, căn cứ bào tính chất nội dung kinh tế của chi phí
sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí. Các yếu tố chi phí chia ra như sau :
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí khác bằng tiền.
Tác dụng: Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng lớn trong quản
lý chi phí sản xuất, cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc lập bảng
thuyết minh báo cáo tài chính và lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương.
(iii) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí
vào các đối tượng kế toán chi phí
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1311
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành:
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp
Tác dụng: Cách phân loại này giúp ích rất nhiều trong kỹ thuật hạch toán.
Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, nếu phát sinh chi phí gián tiếp kế toán phải
chú ý lựa chọn tiêu thức phân bổ đúng đắn hợp lý để có được thông tin chân thực,
chính xác về chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, từng địa điểm phát sinh
chi phí.
(iv)Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành chi phí khả biến, chi
phí bất biến và chi phí hỗn hợp.
- Chi phí khả biến (chi phí biến đổi): Là những chi phí thay đổi theo số lượng
sản phẩm sản xuất ra.
- Chi phí bất biến (chi phí cố định) :Là những chi phí không thay đổi về tổng
số khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi.
- Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố của chi
phí bất biến và chi phí khả biến.
Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với nhà quản trị trong việc
xây dựng mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận, là căn cứ để xác định
điểm hòa vốn từ đó có những quyết định đúng đắn trong ngắn hạn. Ngoài ra, việc
xác định đúng đắn chi phí bất biến, chi phí khả biến trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà
quản lý sử dụng chi phí hiệu quả hơn.
(v) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm
Theo cách phân loại này ,chi phí sản xuất kinh doanh được phân thành 2 loại:
chi phí cơ bản và chi phí chung.
Chi phí cơ bản là chi phí lien quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất
chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,
chi phí công cụ dụng cụ sản xuất,…
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1312
Chi phí chung là chi phí liên quan đến phục vụ quản lí sản xuất có tính chất
như chung như chi phí quản lí phân xưởng sản xuất, chi phí quản lí doanh nghiệp.
Tác dụng: Với cách phân loại này, có thể giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác
định phương hướng tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
1.2.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Cũng như chi phí sản xuất, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, quản lý tốt và
yêu cầu hạch toán mà giá thành sản phẩm được phân loại theo các tiêu thức nhất
định. Dựa trên các tiêu thức khác nhau mà ta có thể phân giá thành thành các loại
khác nhau, cụ thể như sau:
-Căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
-Căn cứ cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
(i)Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành
Căn cứ vào phạm vi tính toán, giá thành được chia thành hai loại:
- Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm
các chi phí sản xuất, chi phí sản phẩm tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn
thành.
- Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi
phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ. Do đó giá thành
sản phẩm còn được gọi là giá thành toàn bộ được tính theo công thức:
Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chi xác định và tính toán khi
sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ
của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp.
Giá thành
toàn bộ của
SP tiêu thụ
Giá thành
sản xuất của
SP tiêu thụ
Chi phí bán
hàng tính
cho SP tiêu
thụ
Chi phí quản lý
doanh nghiệp cho
SP tiêu thụ= + +
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1313
Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết
quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà Doanh nghiệp kinh doanh.
(ii)Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được bộ phận kế hoạch
của Doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất
chế tạo sản phẩm.
- Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các
đinh mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho các đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành
định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
- Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu
chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng
sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ
Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế
tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chi tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi
phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán.
Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp.
1.2.2 Đánh giá, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm
1.2.2.1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí
sản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi
phí và yêu cầu tính giá thành
Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức
kế toán chi phí sản xuất.
Căn cứ để xác định đối tượng là:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1314
- Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : có phân xưởng
hay không có phân xưởng
- Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp : giản đơn, phức tạp
- Địa điểm phát sinh của chi phí, mục đích công dụng của chi phí trong
SXKD.
- Yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng như yêu cầu tính giá thành
Trên cơ sở những căn cứ xác định đó đối tượng chi phí có thể là:
- Hạch toán theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp
- Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ
- Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình
- Từng nhóm sản phẩm, chi tiết hay bộ phận sản phẩm
Như vậy, xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ
sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ
chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…
1.2.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh
nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Kỳ tính giá thành có thể là theo tháng, theo quý hoặc theo năm tùy thuộc vào
từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra.
Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải căn cứ
vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất sản
phẩm, yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý,…của doanh nghiệp cũng như
đặc điểm của từng loại sản phẩm cụ thể.
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định
là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng
loại sản phảm là đối tượng tính giá thành.
Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ
là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quá trình công nghệ, còn các doanh nghiệp
có quá trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1315
thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công
nghệ cuối cùng hoặc có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp
ráp hoàn thành.
1.2.2.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành sản phẩm
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau về
bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo
đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản
phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối tượng kế toán
tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng
tính giá thành trong doanh nghiệp. Tuy nhiên thì vẫn có sự khác nhau giữa hai khái
niệm này:
- Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ
chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tổ chức kế toán chi tiết chi phí
sản phẩm nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp tài liệu cho việc
tính giá thành sản xuất theo đối tượng tính giá thành.
- Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí
liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Đây là căn cứ
để kế toán mở phiếu tính giá (Bảng tính giá thành) sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được
sản xuất đã hoàn thành.
Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với
một đối tượng tính giá thành sản phẩm hoặc một đối tượng kế toán tập hợp chi phí
sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại.
Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính và
kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1316
1.2.2.2 Các phương pháp tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.2.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập
hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng
tập hợp chi phí đã xác định.
Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi
phí như sau:
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực
tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí
phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định trực tiếp cho đối tượng đó,
chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng cụ thể sẽ được tập hợp và quy nạp
cho trực tiếp cho đối tượng đó.
Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp:
Phương pháp này được sử dụng để tập hợp và phân bổ các chi phí gián tiếp, đó là
các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định
mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí này cho các đối tượng đó. Theo đó,
trước tiên kế toán căn cứ vào các chi phí đã phát sinh để tập hợp chung các chi phí liên
quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm hoặc nội dung tập hợp chi phí, sau đó phân bổ
các chi phí cho từng đối tượng cụ thể theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lí.
Việc phân bổ chi phí được tiến hành theo hai bước:
Bước 1: xác định hệ số phân bổ theo công thức:
Hệ số phân bổ (H) =
Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ (C)
Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ(T)
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1317
Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể.
Ci = Ti * H
Trong đó: H: hệ số phân bổ
Ti: là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i
Ci: là đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ cho đối tượng i
Sử dụng phương pháp này giảm bớt được khối lượng công việc, kế toán
không phải theo dõi chi tiết, cụ thể mỗi lần chi cho từng đại lượng. Tuy vậy, việc
phân bổ gián tiếp độ chính xác không cao, phụ thuộc chủ yếu vào tiêu thức phân bổ.
1.2.2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối
tượng tính giá thành mà có sự phân biệt kế giữa phương pháp kế toán chi phí và
phương pháp tính giá thành sản phẩm . Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao
gồm những phương pháp sau:
- Phương pháp trực tiếp
- Phương pháp hệ số
- Phương pháp tỷ lệ ( định mức)
- Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ
- Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
- Phương pháp phân bước
Phương pháp trực tiếp
Trong phương pháp này, đối tượng chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ
sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy
trình sản xuất đó.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1318
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi
phí sản xuất đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính ra giá thành theo công thức:
Tổng giá thành
sản xuất
sản phẩm
=
Chi phí sản xuất
kinh doanh dở
dang đầu kỳ
+
Chi phí sản
xuất
trong kỳ
-
Chi phí sản xuất
kinh doanh
dở dang cuối kỳ
Giá thành đơn
vị sản phẩm
=
Tổng giá thành sản xuất sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành
Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công
nghệ giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn.
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này thường sử dụng đối với doanh nghiệp có quy mô công nghệ,
cùng sử dụng một loạt nguyên liệu đầu vào nhưng kết quả cho ra các nhóm sản
phẩm khác nhau về kích cỡ, phẩm cấp.
Theo phương pháp này, kế toán tiến hành chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm
cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất
kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành phân bước
Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là từ khi đưa nguyên vật
liệu vào đến khi tạo ra sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn, kết thúc mỗi giai
đoạn tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến. Phương
pháp tính giá thành phân bước gồm có 2 phương pháp:
Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.
Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Áp dụng trong điều kiện doah nghiệp sản xuất theo đơn đạt hàng của người
mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đạt hàng, nên việc tổ
chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng .
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1319
Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng
cũng là đối tượng tính gián thành . Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho
chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành , hay
giao hàng cho khách hàng . Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm
cuối kì thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn dặt hàng đó được coi là
giá trị của những sản pẩm do dang cuối ki chuyển sang kì sau .
1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.2.3.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật
liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần nguyên
vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả
cho thành phẩm chịu.
Theo phương pháp bình quân:
Ddk + Cv
Dck = -------------- x Sdck ( 1 )
Sht + Sdck
Trong đó:
Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ.
Cv : Chí phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
Sht và Sdck: Số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang
cuối kỳ
Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, đơn giản.
Nhược điểm: Có độ chính xác không cao, vì chỉ tính mỗi khoản nguyên vật
liệu chính còn chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp
mà khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dơ dang cuối
kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ.
Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1320
phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp
nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính
theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang theo công thức
sau:
Dđk + CP nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang
Dck = x Sdck
Sht + Sdck
1.2.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và
mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương. sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí
cho sản phẩm dở dang theo nguyên tằc sau:
+ Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngày từ đầu dây chuyền công nghệ
(như chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên liệu trực tiếp...) thì tính cho
sản phẩm dở dang theo công thức (1).
+ Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí phân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Theo phương pháp bình quân:
d
dht
dk
ck S
SS
CD
D '
'




Trong đó: S'd: Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành
phẩm tương đương, theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT)
S'd = Sd x %HT
+ Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên
dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể coi mức độ hoàn thành chung
của tất cả sản phẩm dở dang là 50% để tính. Như vậy sẽ giảm bớt được khối lượng
công việc xác định mức độ hoàn thành của từng công đoạn mà vẫn đảm bảo tính
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1321
hợp lý và độ tin cậy cần thiết của thông tin. Phương pháp này còn gọi là phương
pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành.
Ưu điểm: Đánh giá chính xác vì tính hết mọi khoản chi phí cho sản phẩm dở
dang
Nhược điểm: Tính toán khá phức tạp vì phải xác định mức độ hoàn thành của
sản phẩm dở dang.
Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp
có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. Chi phí chế
biến cũng chiếm tỷ trọng lớn.
Trong trường hợp sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, theo
phương pháp này sản phẩm dở dang ở giai đoạn sau được tính như sau:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu:
Dck =
Ddk + CP giai đoạn trước chuyển sang
Sht + Sd
x Sd
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung:
Dck =
Ddk thuộc
giai đoạn trước
chuyển sang
+
CP giai
đoạn trước
chuyển sang
Sht + Sd
x Sd +
Ddk thuộc
giai đoạn này
+
CP thuộc
giai đoạn này
Sht + Sd
xS’d
1.2.3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Căn cứ vào khối lượng dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn và
định mức từng khoản mục chi phí đã tính được ở công đoạn đó cho một đơn vị sản
phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công
đoạn sau đó tông hợp lại cho từng loại sản phẩm.
Công thức:
n khối lượng sản chi phí định mức
Dck =  ( phẩm dở dang ở * cho sản phẩm ở )
i=1 công đoạn i công đoạn i
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1322
Ưu điểm: Tính toán đơn giản thuận tiện hơn nếu doanh nghiệp đã lập được
bảng tính sẵn
Nhược điểm: kết quả tính toán không chính xác như hai phương pháp trên,
tính chính xác phụ thuộc vào mức độ hợp lý của việc xác định chi phí định mức.
1.2.4 Tổ chức ghi nhận thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm
Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15 đến nay đã trải qua
nhiều năm thực hiện và đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với Thông lệ và Chuẩn
mực kế toán quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu quản lý
kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập
quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC
hướng dẫn Chế độ kế toán DN thay thế QĐ15.
1.2.4.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì Doanh nghiệp được chủ động xây dựng,
thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản
lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo
nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu.
Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng mẫu biểu chứng từ kế toán có
thể tham khảo theo mẫu biểu tại phụ lục 03 tại thông tư 200/2014/TT-BTC. Phụ lục
3 đính kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC về chứng từ kế toán bao gồm 37 loại
chứng từ. Chứng từ gốc có liên quan đến các chi phí phát sinh là những chứng từ
sau: vật tư có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ...; tiền lương có Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ.
bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…; khấu
hao tài sản cố định có bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; tiền mặt có phiếu
thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng….; tiền gửi ngân hàng có giấy báo nợ, giấy
báo có...
1.2.4.2 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán
Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường sự dụng các
tài khoản như:
Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621)
Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp (TK622)
Tài khoản chi phí sản xuất chung (TK627), tài khoản này có các tài khoản cấp
2 sau: TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng, TK6272: Chi phí nguyên, vật liệu,
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1323
TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất, TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ, TK6277: Chi
phí dịch vụ mua ngoài, TK6278: Chi phí bằng tiền khác.
Tài khoản chi phí sản xuất dở dang (TK154)
Tài khoản giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho (TK 155)
….
1.2.4.3 Tổ chức vận dụng sổ kế toán và quy trình ghi sổ:
Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ
kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản áp dụng tại doanh
nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết
cần thiết
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký, Sổ cái
- Sổ kế toán chi tiết: Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Sơ đồ 1.1: Quy trình ghi sô kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành
Chi phí
Trực tiếp
Phân bổ CP SXC
Chi phí SXC
Ghi chú: : Ghi hàng ngày Ghi định kỳ, cuồi kỳ
: Đối chiếu, kiểm tra
Chứng từ, tài liệu
phản ánh chi phí sản
xuất phát sinh.
Sổ chi tiết CPSX theo
đối tượng kế toán tập
hợp CPSX
Bảng tổng hợp chi
phí sản xuất tính
giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết chi phí sản xuất
chung
Tài liệu hoạch toán về khối
lượng sản phẩm sản xuất…
Báo cáo chi phí
sản xuất, giá thành
sản phẩm.
Sổ kế toán vật
tư,TLTSCĐ, vốn
bằng tiền, phải trả
Sổ kế toán tổng
hợp TK
621,622,623,
627
Sổ kế toán tổng
hợp TK
154,631
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1324
1.2.4.4Phương pháp kế toán chi phí sản xuất
1.2.4.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên
vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng
trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ cho
khách hàng.
Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người
bán, chứng từ thanh toán, bảng thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm kê vật tư.
Để tập hợp và phân bổ CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621 – CPNVLTT.
Kết cấu tài khoản 621:
Bên Nợ:
Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất
sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có:
- Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá thành
sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
- Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào
TK 632.
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1325
Sơ đồ 1.2: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 152 TK 621 TK 152
1, Xuất kho NVL để sản xuất
3, NVL SD không hết hoặc
phế liệu thu hồi NK
TK 111, 112, 331 TK 154
2, Mua NVL sử dụng ngay để sản xuất
TK 133 4, K/C NVLTT để tính
giá thành
TK 632
5, KC NVLTT vượt trên mức
Bình thường
1.2.4.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
CPNCTT: là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản
phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ,
các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công
nhân trực tiếp sản xuất. Không tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản trên
của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng tổng hợp
thời gian lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc công việc hoàn thành,
hợp động giao khoán.
Phương pháp hạch toán: Đối với những khoản CPNCTT có liên quan đến từng
đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp. Đối với
những khoản CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực
tiếp được (như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp...) được tập hợp chung sau đó
chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí liên quan.
Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là:
- Chi phí tiền công định mức
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1326
- Giờ công định mức...
- Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính cho từng đối tượng căn
cứ tỷ lệ trích theo quy định.
Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
Kết cấu tài khoàn 622
Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm,
thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên
tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ.
Bên Có:
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản
xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;
- Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK
632.
Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.
1.2.4.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất phát sinh ở
các phân xưởng, các đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất,
chi phí vật liệu...
Các chứng từ sử dụng:
Phiếu xuất kho, bảng kê nhập xuất vật tư, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ;
bảng khấu hao...
Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 627, với 6 tài khoản cấp 2:
TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: chi phí vật liệu
TK 6273: chi phí dụng cụ
TK 6274: chi phí KHTSCĐ
TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: chi phí bằng tiền khác.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1327
1.2.4.4.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng từng khoản mục cần được kết
chuyển để tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp và chi tiết từng đối tượng chi phí sản
xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp phụ thuộc vào việc áp dụng
phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc
kiểm kê định kỳ mà áp dụng TK khác nhau:
Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp sử dụng TK 154-
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm
kê định kỳ thì sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất.
- Kết cấu TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1328
Sơ đồ 1.3: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1329
Sơ đồ 1.4: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ
1.3 Tổ chức thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên báo cáo
tài chính
1.3.1 Chỉ têu hàng tồn kho
- Hàng tồn kho: là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh
doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên
liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ.
- Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho
dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng
giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo.
- Cách lập chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính
Cơ sở số liệu:
+ Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1330
+ Số liệu để ghi vào chỉ tiêu hàng tồn kho là tổng số dư nợ của các tài khoản
151 hàng mua đang đi đường, 152 nguyên liệu vật liệu, 153 công cụ dụng cụ, 154
chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, 155 thành phẩm, 156 hàng hóa, 157 hàng gửi
đi bán, và TK 158 hàng hóa kho bảo thuế trên các sổ tài khoản chi tiết, và sổ kế toán
tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo.
Phương pháp lập
+ Ở cột số đầu năm: căn cứ vào cột số cuối kỳ của chỉ tiêu hàng tồn kho của
BCĐKT ngày 31/12 năm trước liền kề để ghi vào cột số đầu năm của chỉ têu hàng
tồn kho ở BCĐKT năm nay.
+ Ở cột số cuối kỳ : Căn cứ số dư Nợ của các tài khoản 151, 152, 153, 154,
155, 156, 157, 158 ở cuối kỳ để tổng hợp lại và ghi và cột số cuối năm của BCĐKT
năm nay.
1.3.2 Chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho
khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng
tồn kho.
- Việc lập dự phòng giảm giá HTK nhằm phản ánh đúng giá trị thuần có thể
thực hiện được của HTK của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế
toán cũng như nâng cao sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp khi có sự thiệt hại
về HTK.
- Cách lập chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Cơ sở số liệu:
+ Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước
+ Căn cứ số dư có của tài khoản 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức
ghi trong ngoặc đơn: (…) trên sổ Cái.
Phương pháp lập:
+ Ở cột số đầu năm: căn cứ vào cột số cuối kỳ của chỉ tiêu dự phòng giảm giá
hàng tồn kho của BCĐKT ngày 31/12 năm trước liền kề để ghi vào cột số đầu năm
của chỉ têu dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở BCĐKT năm nay.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1331
+ Ở cột só cuối kỳ: Căn cứ số dư có của tài khoản 2294 và được ghi bằng số
âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (…) trên sổ Cái để ghi và cột số cuối năm
của BCĐKT năm nay.
1.3.3 Chỉ tiêu giá vốn hàng bán
- Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí cuả doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
- Thông qua chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính, các đối tượng sử
dụng thông tin sẽ dễ dàng kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình sử dụng chi phí của
doanh nghiệp, từ đó thấy được công tác quản lý chi phí, thực hiện kế hoạch của
doanh nghiệp.
- Cách lập chỉ tiêu giá vốn hàng bán:
Cơ sở số liệu:
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước
+ Sổ kế toán tài khoản 632, 911
Phương pháp lập:
+ Cột số năm nay: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Có TK
632 đối ứng bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.
+ Cột số năm trước: căn cứ số liệu cột năm nay cửa chỉ tiêu giá vốn hàng bán
của Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước liền kề để điền vào cột năm nay của Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1332
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các
doanh nghiệp sản xuất là việc tìm hiểu về khái niệm, bản chất chi phí giá thành, về
việc phân loại, vai trò, đánh giá, xác định giá trị, hệ thống chứng từ, sổ sách tài
khoản ghi nhận chi phí giá thành. Qua đó cho ta cái nhìn tổng quan về kế toán chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm từ đó giúp cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài
nghiên cứu một cách thuận lợi nhất.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1333
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GREEN
VIỆT NAM.
2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Green Việt Nam.
2.1.1 Lịch sử hinh thành và quá trình phát triển
2.1.1.1 Thông tin chung về công ty
Công ty Cổ phần Thực phẩm Green Việt Nam được thành lập ngày
10/04/2013 theo Giấy phép kinh doanh số 0106149338 tại Sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hà Nội. Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo Luật
doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Tên gọi chính thức: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Green Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: GREEN VIET NAM FOODS JOINT STOCK
COMPANY.
Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ (Năm tỷ đồng).
Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng
Giám đốc công ty: Bà Phùng Thị Oanh.
Điện thoại: 0439993679 Fax: 043655336
Email: greenfoodvietnam@gmail.com
MST: 0106149338
Địa chỉ: số 8B, ngõ 262A đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1334
Số tài khoản: 10201000184076 Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương chi
nhánh Quang Trung
2202201007584 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Ngãi Cầu
Hoài Đức
Bảng 2.1: Danh sách cổ đông công ty
STT Họ và tên Địa chỉ
Số lượng cổ
phần sở hữu
Tỷ lệ phần
vốn góp (%)
1 Ngô Thị Thanh
La Phù, Hoài Đức, Hà
Nội
230.000 46
2 Ngô Văn Ánh
La Phù, Hoài Đức, Hà
Nội
70.000 14
3 Ngô Thị Thủy
La Phù, Hoài Đức, Hà
Nội
200.000 40
2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Thực phẩm Green Việt Nam được thành lập ngày
10/04/2013, Gia nhập vào ngành công nghiệp bánh kẹo trong thời gian gần 3 năm
nhưng với công thức làm bánh đặc biệt, dây chuyền sản xuất tiên tiến cùng với đội
ngũ gần 100 công nhân có tay nghề cao công ty đã tạo nên một thương hiệu uy tín
với nhiều mẫu mã sản phẩm phong phú, chất lượng, phù hợp với mọi đối tượng như
: Bánh cracker Amis, bánh đũa, bánh phát lộc, bánh happy, bánh gotea, bánh monte,
bánh xốp vừng dừa, bánh khoai ..…. có mặt trên toàn quốc. Ngoài những mặt hàng
bán lẻ, Công ty còn là đối tác tin cậy gia công sản xuất của các thương hiệu về bánh
kẹo lớn trên thị trường nội địa hiện nay như Hữu Nghị, Hải Hà, Bánh mứt kẹo Hà
Nội...... xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Myanmar…
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1335
Đội ngũ nhân viên, công nhân của Công ty không ngừng tích lũy kinh
nghiệm, học hỏi, tiếp thu, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất làm bánh để đa
dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp hơn… đáp ứng
nhu cầu đòi hỏi cao hơn nữa của người tiêu dùng, mở rộng thị phần tiêu thụ, nâng
cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2.1.1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2013-2015.( Trích BCTC
năm 2015 Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Green Việt Nam )
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2013 (3 Quý ) Năm 2014 Năm 2015
1 Hàng Tồn Kho 2.222.854.015 2.300.308.492 2.253.796.833
2 Doanh Thu Thuần 10.478.815.086 19.565.903.290 19.722.533.208
3 Giá Vốn 9.670.435.880 18.364.568.930 18.448.259.436
4 Lợi nhuận gộp 808.379.206 1.201.334.360 1.274.273770
5 Thuế TNDN 24.892.784 43.839.012 48.716.076
6 Lợi nhuận sau thuế TNDN 99.571.135 175.356.046 194.864.305
7 Số công nhân niên chế 47 54 58
8
Tỉ suất Lợi Nhuận Thuần
(%) 0,95 0,89 0,99
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm
Green Việt Nam
Nhiệm vụ của công ty:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1336
 Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo
an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự ưa thích
của khách hàng.
 Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ để có được sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất.
 Duy trì mối quan hệ cùng có lợi với các đối tác: nhà phân phối, nhà cung
ứng và các đối tác kinh doanh khác.
 Có trách nhiệm với xã hội, đóng góp tích cực cho xã hội, bảo vệ môi trường
vì chất lượng cuộc sống của cộng đồng.
 Tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường
làm việc và cơ hội phát triển bình đẳng cho người lao động
Các lĩnh vực kinh doanh của công ty
Trong quá trình hoạt động Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Green Việt Nam chủ
yếu khai khác ở các lĩnh vực kinh doanh:
 Sản xuất các loại bánh từ bột gồm sản xuất các loại bánh từ bột và gia công
bánh kẹo ( ngành chính)
 Bán buôn các sản phẩm chuyên doanh như tơ, sợi, dệt, phụ liệu….
 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn
 Bán buôn thực phẩm (đường, sữa, ngũ cốc, tinh bột)
 Dịch vụ phục vụ đồ uống; Sản xuất cacao, socola, mứt kẹo
 Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng , đồ dùng trong gia đình
 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động…
Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường
Vì đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất các loại bánh từ bột nên các sản pẩm
doanh nghiệp cung cấp cho thị trường chủ yếu là các loại bánh kẹo như: Bánh
cracker Amis, bánh đũa, bánh Moonte xuất khẩu,...
Đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm của công ty
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1337
Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bánh kẹo được sản xuất từ bột. Quá
trình sản xuất được thực hiện theo quy trình công nghệ chế biến liên tục gồm nhiều
công đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Để tạo ra được sản
phẩm chất lượng và uy tín, ngoài việc tiến hành đúng theo từng bước sản xuất còn
phải tuân thủ công thức chế tạo bánh, tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn
lao động cho công nhân nhà máy. Và hơn nữa để tiến hành sản xuất có hiệu quả
công ty tổ chức một phân xưởng trong nhà máy với các đội sản xuất làm việc ở các
công đoạn khác nhau.
Ví dụ về quy trình sản xuất bánh Cracker Amis tại công ty
Sơ đồ 2.1 : Khái quát quy trình sản xuất bánh Cracker Amis
Giải thích quy trình công nghệ:
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1338
CÔNG ĐOẠN: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
Nguyên liệu:
- Đảm bảo đúng
tiêu chuẩn chất
lượng,
- Còn trong hạn sử
dụng,
- Sạch sẽ không
nhiễm tạp chất, côn
trùng.
- Có tên, nhãn hoặc
được nhận biết rõ
ràng.
- Nguyên liệu nặng
phải được đổ ra xô
tránh việc rơi vỏ bao
bì (nilon, dây dứa,
giấy) vào trong cối.
- Các nguyên liệu phải
được cân theo đúng
công thức và đựng
riêng biệt trong các
dụng cụ chứa đựng có
ghi rõ tên nguyên liệu.
- Bột hồi tái chế tối đa
trong 1 ngày, 
10kg/mẻ trong điều
kiện nhiệt độ thường.
Trước khi đưa vào sản
xuất phải kiểm tra lại
bột .
- Trong cùng một mẻ
bánh: các nguyên liệu
nên dùng cùng một lô
ngày sản xuất.
- Theo bảng tiêu chuẩn nguyên liệu
cracker.
Nếu nguyên
liệu không đạt
yêu cầu:
- Đổi lại lô
nguyên đạt yêu
cầu
- Báo lại bộ
phận có liên
quan (Kỹ
thuật, QC) để
giải quyết
- Không tự ý
sử dụng vào
quá trình sản
xuất.
CÔNG ĐOẠN: SẤY DỪA
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
- Nguyên liệu cân
đúng công thức.
- Cơm dừa sau khi
sấy: thơm, ngậy, dừa
vàng đều cánh gián
là đạt.
- Vệ sinh sạch nồi,
dụng cụ chứa đựng
trước khi sấy
- Dừa sấy vàng cánh
gián
- Trong quá trình sấy
đảo đều.
- Dừa sau sấy làm
nguội, đóng túi PP,
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1339
cho vào bao tải dứa.
- Lưu ý: cơm dừa nên
sấy trước khi sản xuất
1 ngày.
CÔNG ĐOẠN: TRỘN BỘT
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
- Các nguyên liệu
được trộn đều với
nhau.
- Bột phải có độ
mềm, kết dính, ráo
phù hợp.
- Màu sắc: khối bột
có màu vàng nhẹ.
- Bột trộn không lẫn
tạp chất, côn trùng.
- Theo hướng dẫn
đánh trộn bánh
- Bột sau khi đánh
trộn để tĩnh 2 ÷ 2.5h
- Thời gian đánh trộn: 50  60 phút
- Nhiệt độ khối bột sau đánh trộn:
41  43C
- Thời gian để tĩnh bột sau đánh
trộn: 2  2.5h
- Lượng nước cho vào đánh trộn:
36  38kg/ mẻ.
- Lượng nước
sử dụng 37 ±
1kg/ mẻ ( phụ
thuộc vào độ
ẩm môi trường
và độ ẩm bột
mỳ).
CÔNG ĐOẠN: CÁN VÀ XẾP LỚP
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành
động sửa
chữa
* Cán:
- Bột sau cán mềm,
mịn láng, không
dính tay, không bị
kéo hoặc bị trùng
trên băng tải.
- Dộ dầy của lớp bột
sau cán từ: 5 ÷ 6
mm.
* Xếp lớp:
- Bột được xếp
thành 4 lớp đôi, các
- Cài tốc độ và chạy
máy cán bột theo quy
định, chạy thử để kiểm
tra tình trạng máy
móc, thiết bị.
- Đưa bột lên băng tải
để bột vào khoang
đựng bột trước khi cán
tránh để hiện tượng
bột trong khoang quá
nhiều (rơi, vãi), hay
quá ít (thiếu bột khiến
- Thông số băng tải xuống bột: 470
± 10.
- Thông số băng tải xếp lớp:
+ Máy xếp lớp: 552 ± 3.
+ Băng tải xếp lớp: 105
- Trường hợp
bột khô hoặc
hơi chảy công
nhân chỉnh
thông số tăng
giảm, cho phù
hợp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1340
lớp được xếp đồng
đều, cân đối.
- Độ dày tổng sau
khi xếp lớp 30mm.
- Bề ngang dải bột:
60mm
lớp bột cán không
đồng đều).
- Trong quá trình cán
theo dõi cấp bột cho
đủ tránh hiện tượng
thừa bột hoặc thiếu
bột.
- Bột sau khi cán được
đưa vào xếp lớp, chỉnh
tốc độ máy sao cho
đạt đủ số lớp theo tiêu
chuẩn.
CÔNG ĐOẠN: CÁN MỎNG VÀ ĐỊNH HÌNH
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
- Bột sau khi cán, bề
mặt láng mịn, đồng
đều, không dính tay,
không gấp khúc,
không bị rách hoặc
trùng trên băng tải.
- Độ dầy của tấm bột
sau khi đi qua các
trục cán:
+ Cán 1: 23 ÷ 25mm
+ Cán 2: 13 ÷ 15mm
+ Cán 3: 1.5 ÷ 2mm
- Bánh được tạo
hình theo khuôn
tròn  = 52mm
- Cài đặt tốc độ và độ
dầy của máy cán bột
theo quy quy định,
kiểm tra tình trạng
máy móc, thiết bị.
- Tấm bột đi qua trục
cán, phải phẳng,
không được cuộn, xếp
ly, tấm bột không bị
kéo, hoặc bị trùng.
- Thông số cài đặt cán 1: 330 ± 20.
- Thông số cài đặt cán 2: 330 ± 20.
- Thông số cài đặt cán 3: 300 ± 20.
- Thông số trục tạo hình: 650 ± 20.
- Thông số trục in: 490 ± 20.
- Kích thước, khối lượng:
+ kích thước:  = 52mm
+ Khối lượng: 25.5 ÷ 26.5g/ 10c
- Chú ý: cấp
bột cho đủ
tránh tình
trạng thiếu
hoặc thừa bột
cấp.
CÔNG ĐOẠN RĂC ĐƯỜNG, MUỐI
Tiêu chuẩn chất Hướng dẫn Thông số Hành động
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1341
lượng sửa chữa
- Đường, muối (qua
rây) trộn đều theo
đúng tỉ lệ công thức.
- Rắc đều trên mặt
bánh.
- Tạo hương vị và
cấu trúc riêng cho
bánh.
- Khối lượng hỗn
hợp đường muối:
1.5g/ 10c.
- Cài đặt thông số sẵn
cho máy.
- Thông số máy: 380 ± 20.
- Khối lượng sau khi rắc đường,
muối: 27  28g/10c
CÔNG ĐỌAN NƯỚNG
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
- Hình dạng: đồng
đều, không méo,
gẫy, phồng mặt
bánh.
- Trạng thái: xốp,
bánh nở đều.
- Mùi vị: thơm đặc
trưng, ngậy béo, vị
hơi mặn.
- Màu sắc: vàng đều,
không cháy xém.
- Độ ẩm sản phẩm:
1.8  2.2%
- Yêu cầu CN bật lò
nướng trước khi cho
bánh vào để đạt tới
nhiệt độ theo yêu cầu.
- Lò nướng có 3
khoang, tiến hành cài
đặt các thông số trên
bảng điều khiển.
- Khi có bất thường về
trọng lượng bánh, phải
có trách nhiệm báo
cáo lại để CN định
hình kịp thời điều
chỉnh.
- Khi có bất thường về
độ dầy hoặc độ ẩm,
màu sắc phải báo lại
* Nhiệt độ nướng:
Khoan
g 1
Khoan
g 2
Khoan
g 3
T
trên
165 5 175 5 1351
0
Tdư
ới
170 5 170 5 1501
0
Hiệu
điện
thế
250
20
330
20
3400
2
* Thời gian nướng: 3.5  4 phút.
* Bánh sau khi nướng
+ Dày: (28  32 ) mm/10 chiếc
+ Khối lượng: 21  22g/ 10
chiếc
- Trong quá
trình nướng
phải kiểm tra
màu sắc,
khối lượng
và độ nở của
bánh để điều
chỉnh chế độ
nướng cho
phù hợp.
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1342
CN lò nướng biết để
có điều chỉnh kịp thời.
CÔNG ĐOẠN PHUN DẦU HƯƠNG LIỆU
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
- Dầu và tinh dầu
dừa trộn theo đúng
công thức.
- Cho dầu, hương
được trộn đều.
- Phun hỗn hợp dầu
hương phun đều trên
bề mặt bánh.
- Bề mặt bánh bóng .
- Khối lượng hỗn
hợp hương dầu phun
trung bình: 3.5g/
10c.
- Bánh vừa ra lò tiến
hành phun dầu ngay.
- Sau khi bánh qua
băng tải phun hỗn hợp
dầu hương, kiểm tra
độ đồng đều của dầu
hương bằng cách cân
kiểm tra trọng lượng
bánh sau nướng và sau
khi phun.
- Nhiệt độ hỗn hợp dầu hương: 65
÷ 750C.
- Lọc dầu vào cuối ca sản xuất, sử
dụng lại cho hôm sau
- Khối lượng trung bình sau khi
phun: 24.5  25.5g/10c
- Trong quá
trình phun hỗn
hợp dầu
hương, CN
vận hành công
đoạn này
thường xuyên
cân kiểm tra
để có hướng
xử lý xịp thời.
CÔNG ĐOẠN: LÀM NGUỘI, XẾP KHAY
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1343
- Bánh được làm
nguội đến nhiệt độ
40 ÷ 500C.
- Bánh được làm
nguội trên băng tải
xuống nhiệt độ 40 -
500C.
- Loại bỏ các bánh
không đạt yêu cầu về
màu sắc, bánh vỡ,
méo...
- Bánh chưa chạy máy
gói được xếp vào các
khay đặc đã lau cồn,
khay được bọc kín
trong túi PP và để trên
các kệ để đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh.
CÔNG ĐOẠN: BAO GÓI
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
Bánh sau khi bao
gói:
- Phải kín, phẳng.
- Bánh không được
vỡ vụn
- Không lẫn tạp
chất, không lẫn bánh
khác
- Bánh được bao
gói: 4c/ gói.
- Máy gói: được vệ
sinh sạch bằng cồn
trước khi đưa vào sản
xuất
- Bật máy chỉnh nhiệt,
chỉnh nhãn trước khi
chạy máy gói.
- Sử dụng nhãn gói
+ Chất liệu: OPP20/
MCPP25
+ Kích thước: Khổ x
Bước = 160 x 95mm
- Nhiệt độ tối ưu phòng chạy máy
gói: 20 ÷ 250C
- Đủ 4 chiếc/ gói
- Trong quá
trình chạy máy
gói, CN vận
hành máy gói
phải thường
xuyên kiểm tra
và loại bỏ
bánh không
đạt, tránh tình
trạng để bánh
bị chém đầu,
hở đường hàn,
không đủ 4
chiếc/ gói
CÔNG ĐOẠN: ĐÓNG HỘP
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1344
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
- Bánh sau bao gói
được đóng hộp, túi
có khối lượng
- Bánh sau khi chạy
máy gói được đóng
vào hộp duplex và dán
kín 2 đầu.
* Hộp Amis 50g:
+ Chất liệu:
+ Kích thước: Dài x
Rộng x Cao:mm
+ Số gói: 5 gói/ hộp
+ Khối lượng: 50g 
2g/ hộp
* Hộp Amis 150g:
+ Chất liệu:
+ Kích thước: Dài x
Rộng x Cao:mm
+ Số gói: 15 gói/ hộp
+ Khối lượng: 150g 
2g/ hộp
* Hộp Amis 300g
+ Chất liệu:
+ Kích thước: Dài x
Rộng x Cao:mm
+ Số gói: 30gói/ hộp
+ Khối lượng: 300g 
2g/ hộp
- NSX, HSD trên
duplex- in mặt sau hộp
- Nhiệt độ tối ưu phòng đóng gói:
20  25C
- Kích thước thành phẩm:
+ Hộp Cope 150g:
Dài x Rộng x Cao: 230 x 100 x
60mm.
+ Hộp Cope 300g:
Dài x Rộng x Cao: 230 x 205 x
55mm.
- Kiểm tra
đường hàn,
- 100% hộp
qua máy check
weight.
- Những hộp
không đủ khối
lượng, đường
hàn không đạt
yêu cầu đóng
lại.
- 100% hộp
chạy qua máy
dò kim loại
CÔNG ĐOẠN: ĐÓNG THÁNH PHẨM
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1345
Tiêu chuẩn chất
lượng
Hướng dẫn Thông số Hành động
sửa chữa
- Các hộp bánh
được đóng vào
thùng theo đúng số
lượng, đúng loại
thùng quy định
- Đóng thùng carton:
+ Hộp Amis 50g:
Xếp 10hộp/hàng)/ lớp
x 6 hàng = 60 hộp/
thùng
+ Hộp Amis 150g:
Xếp (1 hàng x 9
hộp/hàng)/ lớp x 2 lớp
= 18 hộp/ thùng
+ Hộp Amis 300g:
Xếp 10 hộp/ lớp x 1
lớp= 10 hộp/ thùng.
- NSX/HSD: được
đóng vào đúng vị trí in
date thùng.
"DD.MM.YYYY "
- Sử dụng băng dính
màu vàng đục khổ
48mm dán kín thùng
carton, đoạn băng dính
2 đầu dài 60mm
* Hộp Amis 50g:
- 50g x 60 hộp/ thùng = 3.0kg/
thùng
- Sử dụng thùng carton:
+ Chất liệu: carton 5 lớp - sóng
BC
+ Kích thước:mm
* Hộp Amis 150g:
- 150g x 18 hộp/ thùng = 2.7kg/
thùng
- Sử dụng thùng carton:
+ Chất liệu: carton 5 lớp - sóng
BC
+ Kích thước: D x R x C = mm
* Hộp Amis 300g:
- 300g x 10 hộp/ thùng = 3.0kg/
thùng
- Sử dụng thùng carton:
+ Chất liệu: carton 5 lớp - sóng
BC
+ Kích thước: D x R x C =mm
100% thùng
phải được cân
khối lượng
C/ LƯU MẪU
Yêu cầu: lưu 6 - 8 Hướng dẫn lấy mẫu: Lưu theo dõi: Kiểm tra lưu
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

More Related Content

What's hot

Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (15)

Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm ở Công ty giám sát xây dựng - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOTĐề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
Đề tài: Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, HOT
 
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong tyĐề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong ty
Đề tài: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh cong ty
 
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chínhThủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Thủ tục kiểm tra chi tiết trong qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính
 
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOTĐề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
Đề tài: Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Sivico, HOT
 
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh Quang
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh QuangChi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh Quang
Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại Vinh Quang
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty Cotto Quảng Ninh, 9đ - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Xây lắp Sao Việt, HOT
 
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanhĐề tài: Công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
Đề tài: Công tác doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh
 
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đĐề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
Đề tài: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty dịch vụ ô tô, 9đ
 
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACOĐề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
Đề tài: Khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty Kiểm toán VACO
 
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xuất nhập khẩu Minh Châu - Gửi miễn phí ...
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn LaLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty mía đường Sơn La
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty sở hữu Thiên Tân, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty may Việt Thái, HAY
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh Tường
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh TườngChi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh Tường
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh TườngDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620 (20)

Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tếĐề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
Đề tài: Chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty thương mại quốc tế
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty than Nam Mẫu, HOT
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chínhLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại công ty giao thông công chính
 
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thôngChi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
Chi phí giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần giao thông
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Dịch Vụ Đại Nam, HAY
 
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAYĐề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
Đề tài: Kiểm toán Vốn bằng tiền tại Công ty Kiểm toán ACC, HAY
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Vật tư Y tế Nghệ An - Gửi miễn p...
 
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đLuận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
Luận văn: Chi phí sản xuất tại Công ty cơ khí và thiết bị áp lực, 9đ
 
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACAKiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
Kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng tại Công ty UHY ACA
 
Phạm thị ngân
Phạm thị ngânPhạm thị ngân
Phạm thị ngân
 
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công tyĐề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
Đề tài: Kiểm toán hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tại công ty
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOTĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOT
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty dịch vụ thủy sản, HOT
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAYĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cao su kỹ thuật, HAY
 
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng KênhĐề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
Đề tài: Phân tích chi phí, giá thành tại Công ty Cổ phần Hàng Kênh
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty than Vinacomin, 9đ
 
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAYĐề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
Đề tài: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại cty, HAY
 
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điệnĐề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
Đề tài: Kế toán bán hàng, cung cấp dịch vụ tại Công ty kỹ thuật điện
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút SơnĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty xi măng Vicem Bút Sơn
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VICĐề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thương mại VIC
 
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh Tường
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh TườngChi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh Tường
Chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty công nghiệp Vĩnh Tường
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 

Recently uploaded (20)

Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 

Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thực Phẩm Green, 9đ - Gửi miễn phí qua zalo=> 0909232620

  • 1. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân thực hiên, các số liệu, kết quả sử dụng trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về khóa luận này. Sinh viên Lê Thị Tuyết Hoa
  • 2. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................i MỤC LỤC........................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH...................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỔ SÁCH, CHỨNG TỪ ........................................vi LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT.............4 1.1.Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty sản xuất. .............................................................................................4 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.................................5 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.................................6 1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm .........................................7 1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..............8 1.2 Tổ chức kế toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp....................................................................................................................................9 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .................................................9 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất......................................................................................9 1.2.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm............................................................................. 12 1.2.2 Đánh giá, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...................... 13 1.2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm .. 13 1.2.2.2 Các phương pháp tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................................................................................................................................. 16 1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ .................................................................... 19 1.2.3.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.......................................... 19 1.2.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.................................................................................................. 20
  • 3. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13iii 1.2.4 Tổ chức ghi nhận thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.................... 22 1.2.4.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán .................................................................. 22 1.2.4.2 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán................................................................ 22 1.2.4.3 Tổ chức vận dụng sổ kế toán và quy trình ghi sổ:......................................... 23 1.2.4.4 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất............................................................. 24 1.3 Tổ chức thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên báo cáo tài chính................................................................................................................................... 29 1.3.1 Chỉ têu hàng tồn kho ............................................................................................. 29 1.3.2 Chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho............................................................ 30 1.3.3 Chỉ tiêu giá vốn hàng bán ...................................................................................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GREEN VIỆT NAM........................................................................................................ 33 2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Green Việt Nam. .......................... 33 2.1.1 Lịch sử hinh thành và quá trình phát triển........................................................... 33 2.1.1.1 Thông tin chung về công ty................................................................................ 33 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................... 34 2.1.1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây ........ 35 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam............................................................................................................................ 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí công ty............................................................... 47 2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty ................................................... 48 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán...................................................................................... 49 2.1.4.2 Chế độ chính sách kế toán áp dụng................................................................... 51 2.1.4.3 Khái quát hình thức kế toán, hệ thống sổ kế toán............................................ 51 2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam.............................................................................. 54 2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm green việt nam...................................................................................... 54 2.2.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất................................ 54 2.2.1.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất.................................................................... 55
  • 4. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13iv 2.2.1.3 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................................ 55 2.2.1.4.Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp................................................... 65 2.2.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung........................................................... 71 Chứng từ sử dụng ............................................................................................................. 72 Tài khoản sử dụng ............................................................................................................ 72 2.2.1.6. Kế toán Tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp cuối kì .................... 79 2.2.1.7 Thực trạng kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green ViệtNam................................................................................................................. 81 2.2.2 Thực trạng kế toán trên máy vi tính tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam .................................................................................................................................... 86 2.2.2.1 Khái quát phần mềm Misa SME.NET 2015 .................................................... 87 2.2.2.2 Các thao tác làm việc với phần mềm Misa. ..................................................... 89 2.3. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam................................................ 90 2.3.1 Ưu điểm.................................................................................................................... 90 2.3.2 Nhược điểm ............................................................................................................. 93 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 94 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦM THỰC PHẨM GREEN VIỆT NAM.................................................. 95 3.1 Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty................................................................................................................ 95 3.2 Yêu cầu và nguyên tắc khi hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty........................................................................................ 96 3.3 Giải pháp hoàn thiện.................................................................................................. 96 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 99
  • 5. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 CPNVL Chi Phí Nguyên vật liệu 2 HTK Hàng tồn kho 3 CPSX Chi phí sản xuất 4 GTSP Giá thành sản phẩm 5 CPSXC Chi phí sản xuất chung 6 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 7 CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH STT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1 Quy trình ghi sổ kế toán và báo cáo CPSX, giá thành Sơ đồ 1.2 Kế toán CPNVLTT Sơ đồ 1.3 Kế toán theo Kê Khai Thường Xuyên Sơ đồ 1.4 Kế toán theo Kiểm kê định kỳ Sơ đồ 2.1 Khái quát quy trình sản xuất bánh Cracker Amis Sơ đồ 2.2 Bộ máy quản lí của Công ty Sơ đồ 2.3 Cơ cấu bộ máy kế toán của Công ty Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán tại Công ty Hình 2.1 Màn hình làm việc của Misa SME.NET 2015 Hình 2.2 Màn hình làm việc in ấn
  • 6. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỔ SÁCH, CHỨNG TỪ STT Tên bảng Trang Bảng 2.1 Danh sách cổ đông của Công ty Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2013-2015 Bảng 2.3 Bảng tỷ lệ các khoản trích theo lương theo quy định hiện hành Biểu số 01 Giấy đề nghị xuất vật tư Biểu số 02 Phiếu xuất kho Biểu số 03 Trích sổ chi tiết TK 621 Biểu số 04 Trích sổ cái TK 621 Biểu số 05 trích sổ nhật ký chung Biểu số 06 trích bảng chấm công cho CN trực tiếp sản xuất Biểu số 07 Trích Bảng thanh toán lương cán bộ công nhân viên trực tiếp sản xuất Biểu số 08 Bảng tính BHXH, BHYT, KPCĐ của cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất Biểu số 09 Trích sổ chi tiết TK 622 Biểu số 10 bảng thanh toán lương của nhân viên phân xưởng Biểu số 11 Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng Biểu số 12 Bảng kê công cụ dụng cụ xuất 1 lần Biểu số 13 Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định Biểu số 14 Phiếu chi Biểu số 15 Bảng kê chi phí dịch vụ mua ngoài
  • 7. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.13vii Biểu số 16 Sổ Chi tiết TK 627 Biểu số 17 Trích Sổ Chi tiết TK 154 Biểu số 18 Bảng quy đổi sản phẩm tiêu chuẩn Tháng 10/2015 Biểu số 19 Bảng kê chi phí dở dang cuối kỳ Biểu số 20 Bảng kê tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
  • 8. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.131 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nền kinh tế Việt Nam với chính sách mở cửa đã thu hút được các nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế. Đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này thì nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có rất nhiều thuận lợi, đồng thời cũng là một thách thức lớn đòi hỏi phải có sự vận động một cách toàn diện đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện này, một doanh nghiệp được coi là kinh doanh có hiệu quả khi và chỉ khi toàn bộ chi phí bỏ ra trong sản xuất kinh doanh được bù đắp bằng doanh thu và có lợi nhuận, từ đó doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh tăng doanh thu và mở rộng thị trường. Do vậy các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất mà các doanh nghiệp áp dụng đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Để đạt được mục tiêu đó trước hết các doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất đồng thời tìm ra các biện pháp giảm chi phí không cần thiết, tránh lãng phí. Thông qua công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng trong công tác tổ chức tài chính kế toán. Tính đúng, đủ chi phí vào giá thành sản phẩm sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các phương án thích hợp trong sản xuất, xác định được giá bán sản phẩm và đảm bảo sản xuất kinh doanh hiệu quả. Để làm được điều đó thì vai trò của bộ máy kế toán của công ty có tầm quan trọng rất lớn. Xuất phát từ nhận thức đó, là một sinh viên khoa kế toán, đã được học tập và nghiên cứu bộ môn kế toán doanh nghiệp tại trường kết hợp với thời gian thực tập vừa qua, được tìm hiểu về công tác quản lý sản xuất, tổ chức công tác
  • 9. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.132 kế toán của công ty, em lựa chọn đề tài nghiên cứu cho bài luận văn là:“ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Thực Phẩm Green Việt Nam” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu về quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế tại công ty nhằm hiểu sâu hơn về lý thuyết đã được học. Đồng thời thấy được những điểm khác nhau giữa thực tế và lý thuyết cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại đơn vị. Từ đó đưa ra một sổ giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cùng với sự nhận thức của bản thân trong quá trình học tập. Em quyết định chọn chuyên đề: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam” Do sản phẩm của công ty là tương đối đa dạng nên ở đây không thể nghiên cứu được tất cả các sản phẩm . Vì vậy em chỉ tập trung vào nghiên cứu 3 sản phẩm chính của công ty là Bánh Đũa, Bánh Moonte Xk, Bánh Cracker Amis. Còn các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng nhỏ cũng được nghiên cứu tương tự. Về không gian: Nghiên cứu tại phòng kế toán của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Green Việt Nam. Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực tế của công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam trong tháng 10 năm 2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp: Theo dõi quá trình làm việc của cán bộ công nhân viên trong công ty, đồng thời kết hợp phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp thống kê: Tiến hành thu thập, phân tích, xử lý, đối chiếu số liệu để từ đó hệ thống lại những thông tin cần thiết cho đề tài.
  • 10. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.133 5. Kết cấu của đề tài Nội dung về đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam” ngoài phần mở đầu và kết luận thì còn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. Chương 3: Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phầm thực phẩm Green Việt Nam. Là một đề tài nghiên cứu khoa học. Do thời gian cũng như khả năng nghiên cứu còn hạn chế, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết nhất định. Em kính mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo trong bộ môn và các anh, chị trong phòng kế toán – tài vụ của Công Ty để đề tài luận văn của em có chất lượng hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Bùi Thị Thúy cùng toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán của trường và ban lãnh đạo Công Ty, các anh, các chị trong phòng kế toán của Công Ty đã tận tình giúp đỡ cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Thị Tuyết Hoa
  • 11. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.134 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT. 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dưới sự điều tiết của nhà nước, các doanh nghiệp với vai trò là chủ thể kinh tế, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện nay cũng đều nhận thức được tầm quan trọng của nguyên tắc hết sức cơ bản là phải làm sao đảm bảo lấy thu nhập bù đắp chi phí đã bỏ ra bảo toàn được vốn và có lãi để tích luỹ, tái sản xuất mở rộng từ đó mới đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chìa khoá để giải quyết vấn đề này chính là việc hạch toán ra sao để cho chi phí sản xuất và giá thành ở mức thấp nhất trong điều kiện có thể được của doanh nghiệp. Ngoài ra làm tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn thực trạng của quá trình sản xuất, quản lý cung cấp thông tin một cách chính xác kịp thời cho bộ máy lãnh đạo để đề ra các quyết sách, biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và cũng đồng thời giúp doanh nghiệp có sự chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Đối với Nhà nước khi mỗi doanh nghiệp có sự thực hiện tốt về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp Nhà nước có sự nhìn nhận và xây dựng được những chính sách đường lối phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng như tạo ra những sự tin cậy của các đối tác trong hợp tác sản xuất kinh doanh với doanh nghiệp.
  • 12. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.135 Như vậy, công các kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một tất yếu của chế độ hạch toán kinh tế, là khâu trọng tâm của toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1. Khái niệm, bản chất chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm Khái niệm bản chất chi phí sản xuất CPSX của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và tính cho một thời kỳ nhất định. Chi phí luôn có tính cá biệt, bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tồn tại và tiến hành hoạt động của mình, bất kể đó là chi phí cần thiết hay không cần thiết. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình các nhà quản lý còn phải quan tâm đến tính xã hội của chi phí, tức là chi phí cá biệt của các doanh nghiệp phải đảm bảo ở mức độ trung bình của xã hội và được xã hội chấp nhận, có như vậy các nhà quản lý doanh nghiệp mới có thể đưa ra được những quyết định hợp lý trong từng thời kỳ cụ thể để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác chi phí của doanh nghiệp luôn mang tính hai mặt, một mặt chi phí có tính khách quan, nó thể hiện sự dich chuyển các hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra vào giá trị sử dụng được tạo ra, đây là sự chuyển dịch có tính khách quan không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan chủa con người. Mặt khác, hao phí về các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể lại mang tính chủ quan nó phụ thuộc vào phương pháp tính, trình độ quản lý và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp. Khái niệm giá thành sản phẩm GTSP là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ dịch vụ đã hoàn thành nhất định.
  • 13. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.136 GTSP là một chỉ tiêu mang tính giới hạn, xác định, vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan. Trong hệ thống các chỉ tiêu quản lí của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như tính đúng đắn của những giải pháp quản lí mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm mục đích hạ thấp chi phí, tăng lợi nhuận. Quan trọng hơn là thông qua GTSP, doanh nghiệp có thể định giá bán sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh, đồng thời đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phân tích, đánh giá các khoản mục giá thành, từ đó là cơ sở để đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí CPSX tại từng bộ phận, phân xưởng sản xuất. Đồng thời giá thành sản phảm còn là thước đo tính hiệu quả của các biện pháp sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả quản lí doanh nghiệp của các nhà quản trị. 1.1.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất có mối quan hệ với nhau và giống nhau về chất. Chúng đều là các hao phí về lao động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp. Tuy vậy chúng vẫn có sự khác nhau trên các phương diện sau: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ phát sinh chi phí còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng công việc, sản phẩm sản xuất đã hoàn thành. -Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổng quát sau: Tổng giá thành sản phẩm = Trị giá sản phẩm làm dở đầu kỳ + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Trị giá sản phẩm làm dở cuối kỳ
  • 14. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.137 Như vậy, chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giá thành là cơ sở để xây dựng giá bán. Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của công tác quản lý kinh tế. Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. 1.1.3 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm Trong bối cảnh hiện nay trên thị trường không chỉ các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh gay gắt với nhau mà doanh nghiệp trong nước còn phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Để cạnh tranh được để tồn tại được để chiếm lĩnh được thị trường thì ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm chất lượng dịch vụ thì công tác quản lý chi phí giá thành sản phẩm là rất cần thiết và là chiến lược của các doanh nghiệp. Về vấn đề chi phí sản xuất thì nguyên tắc đầu tiên là phải đảm bảo được việc bù đắp được các phí tổn đã bỏ ra trong quá trình sản xuất. Mặt khác, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí cho các hoạt động khác, tất cả các chi phí này đã tạo nên chi phí của doanh nghiệp. Như vậy trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp đồng thời phải quan tâm đúng mức đến loại chi phí . Khi sản xuất ra một loại sản phẩm, các nhà quản trị sẽ ước lượng được các định mức chi phí cho các sản phẩm đó, nếu vượt qua giới hạn này thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. Thông qua chi phí là một trong những cơ sở để doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm, do đó doanh nghiệp phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Mặt khác, sau một thời kỳ hoạt động các nhà quản lí của doanh nghiệp còn phải biết được tổng chi phí của doanh nghiệp trong kì là bao nhiêu và nó sẽ được bù đắp bằng tổng thu nhập của doanh nghiệp trong kì, từ đó xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .
  • 15. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.138 Về giá thành thì yêu cầu tính toán hợp lý giá thành các sản phẩm hoàn thành của doanh nghiệp. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp từng loại sản phẩm vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hiệu quả. Xác định đúng đắn và bàn giao thanh toán kịp thời khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. Định kì kiểm tra và đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo nguyên tắc nhất định. Kịp thời lập báo cáo về tính giá thành sản phẩm, cung cấp các thông tin hữu dụng về giá thành sản phẩm phục vụ nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị. 1.1.4 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp tất cả các chi phí phát sinh để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Tính giá thành sản phẩm là căn cứ vào các chi phí phát sinh về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để tập hợp chúng theo từng đối tượng, nhằm xác định giá thành các loại sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời là điều kiện trọng yếu để xác định kết quả kinh doanh. Kiểm tra quá trình chi phí nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, cung cấp tài liệu cho việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp lý. Tóm lại kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý kinh doanh, đặc biệt là trong vấn đề quản trị doanh nghiệp. Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong điều kiện hiện nay kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • 16. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.139 - Cần nhận thức đúng đắn vị trí kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán doanh nghiệp, mối quan hệ với các bộ phận kế toán liên quan. - Xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp chi phí sản xuất theo các phương án phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. - Xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành một cách phù hợp, khoa học. - Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm của từng nhân viên từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt là bộ phân kế toán các yếu tố chi phí. - Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực, chế độ kế toán, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về chi phí và giá thành của doanh nghiệp. - Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá thành sản phẩm, giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. 1.2 Tổ chức kế toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản, có tính chất, công dụng khác nhau và có yêu cầu quản lý khác nhau. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như công tác kế toán phù hợp với từng loại chi phí cần thiết phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo những tiêu thức khác nhau. Thông thường có các cách phân loại sau: - theo công dụng kinh tế của chi phí.
  • 17. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1310 - theo nội dung, tính chất kinh tế - theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí - theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động - theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (i) Phânloại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế của chi phí Căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung Tác dụng: Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho yêu cầu quản lý chi phí theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện giá thành, làm tài liệu tham khảo để lập định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành cho kỳ sau. (ii) Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế (Theo yếu tố chi phí) Theo cách phân loại này, căn cứ bào tính chất nội dung kinh tế của chi phí sản xuất khác nhau để chia ra các yếu tố chi phí. Các yếu tố chi phí chia ra như sau : - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công. - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí khác bằng tiền. Tác dụng: Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này có tác dụng lớn trong quản lý chi phí sản xuất, cho biết tỷ trọng của từng yếu tố chi phí sản xuất để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính và lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ lương. (iii) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí
  • 18. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1311 Theo cách phân loại này chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành: - Chi phí trực tiếp - Chi phí gián tiếp Tác dụng: Cách phân loại này giúp ích rất nhiều trong kỹ thuật hạch toán. Trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất, nếu phát sinh chi phí gián tiếp kế toán phải chú ý lựa chọn tiêu thức phân bổ đúng đắn hợp lý để có được thông tin chân thực, chính xác về chi phí và lợi nhuận của từng loại sản phẩm, từng địa điểm phát sinh chi phí. (iv)Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia thành chi phí khả biến, chi phí bất biến và chi phí hỗn hợp. - Chi phí khả biến (chi phí biến đổi): Là những chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất ra. - Chi phí bất biến (chi phí cố định) :Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. - Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố của chi phí bất biến và chi phí khả biến. Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng lớn đối với nhà quản trị trong việc xây dựng mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận, là căn cứ để xác định điểm hòa vốn từ đó có những quyết định đúng đắn trong ngắn hạn. Ngoài ra, việc xác định đúng đắn chi phí bất biến, chi phí khả biến trong doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý sử dụng chi phí hiệu quả hơn. (v) Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Theo cách phân loại này ,chi phí sản xuất kinh doanh được phân thành 2 loại: chi phí cơ bản và chi phí chung. Chi phí cơ bản là chi phí lien quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất,…
  • 19. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1312 Chi phí chung là chi phí liên quan đến phục vụ quản lí sản xuất có tính chất như chung như chi phí quản lí phân xưởng sản xuất, chi phí quản lí doanh nghiệp. Tác dụng: Với cách phân loại này, có thể giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định phương hướng tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. 1.2.1.2 Phân loại giá thành sản phẩm Cũng như chi phí sản xuất, để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, quản lý tốt và yêu cầu hạch toán mà giá thành sản phẩm được phân loại theo các tiêu thức nhất định. Dựa trên các tiêu thức khác nhau mà ta có thể phân giá thành thành các loại khác nhau, cụ thể như sau: -Căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành -Căn cứ cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành. (i)Phân loại giá thành căn cứ vào phạm vi các chi phí cấu thành Căn cứ vào phạm vi tính toán, giá thành được chia thành hai loại: - Giá thành sản xuất sản phẩm: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí sản xuất, chi phí sản phẩm tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn thành. - Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ. Do đó giá thành sản phẩm còn được gọi là giá thành toàn bộ được tính theo công thức: Như vậy, giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ chi xác định và tính toán khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ đã được xác nhận là tiêu thụ. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ của SP tiêu thụ Giá thành sản xuất của SP tiêu thụ Chi phí bán hàng tính cho SP tiêu thụ Chi phí quản lý doanh nghiệp cho SP tiêu thụ= + +
  • 20. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1313 Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà Doanh nghiệp kinh doanh. (ii)Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành được chia thành 3 loại: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính giá thành kế hoạch được bộ phận kế hoạch của Doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm. - Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các đinh mức chi phí hiện hành và chỉ tính cho các đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất trong kỳ Giá thành thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chi tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tác dụng: Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định được các nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho phù hợp. 1.2.2 Đánh giá, xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.2.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 1.2.2.1.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra giám sát chi phí và yêu cầu tính giá thành Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Căn cứ để xác định đối tượng là:
  • 21. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1314 - Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp : có phân xưởng hay không có phân xưởng - Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp : giản đơn, phức tạp - Địa điểm phát sinh của chi phí, mục đích công dụng của chi phí trong SXKD. - Yêu cầu, trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng như yêu cầu tính giá thành Trên cơ sở những căn cứ xác định đó đối tượng chi phí có thể là: - Hạch toán theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ đội sản xuất hay toàn doanh nghiệp - Từng giai đoạn (bước) công nghệ hay toàn bộ quy trình công nghệ - Từng sản phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình - Từng nhóm sản phẩm, chi tiết hay bộ phận sản phẩm Như vậy, xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học, hợp lý là cơ sở để tổ chức kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết… 1.2.2.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Kỳ tính giá thành có thể là theo tháng, theo quý hoặc theo năm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Việc xác định đối tượng tính giá thành ở từng doanh nghiệp cụ thể phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tính chất sản phẩm, yêu cầu quản lý, khả năng và trình độ quản lý,…của doanh nghiệp cũng như đặc điểm của từng loại sản phẩm cụ thể. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phảm là đối tượng tính giá thành. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quá trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quá trình công nghệ sản xuất và chế biến phức tạp thì đối tượng tính giá thành có
  • 22. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1315 thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc có thể là từng bộ phận, chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành. 1.2.2.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành giống nhau về bản chất, đều là những phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất theo đó và cùng phục vụ cho công tác quản lý, phân tích, kiểm tra chi phí, giá thành sản phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, việc xác định hợp lý đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tiền đề, điều kiện để tính giá thành theo các đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp. Tuy nhiên thì vẫn có sự khác nhau giữa hai khái niệm này: - Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là xác định phạm vi, giới hạn tổ chức kế toán chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, để tổ chức kế toán chi tiết chi phí sản phẩm nhằm phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và cung cấp tài liệu cho việc tính giá thành sản xuất theo đối tượng tính giá thành. - Xác định đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất. Đây là căn cứ để kế toán mở phiếu tính giá (Bảng tính giá thành) sản phẩm, lao vụ, dịch vụ được sản xuất đã hoàn thành. Trong thực tế, một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất có thể trùng với một đối tượng tính giá thành sản phẩm hoặc một đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất bao gồm nhiều đối tượng tính giá thành sản phẩm và ngược lại. Mối quan hệ giữa đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp cụ thể sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp tính và kỹ thuật tính giá thành của doanh nghiệp đó.
  • 23. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1316 1.2.2.2 Các phương pháp tính toán phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.2.2.2.1 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. Thông thường tại các doanh nghiệp hiện nay có hai phương pháp tập hợp chi phí như sau: Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp các loại chi phí có liên quan trực tiếp đến các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, tức là đối với các loại chi phí phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định trực tiếp cho đối tượng đó, chi phí phát sinh liên quan đến từng đối tượng cụ thể sẽ được tập hợp và quy nạp cho trực tiếp cho đối tượng đó. Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp và phân bổ các chi phí gián tiếp, đó là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp chi phí này cho các đối tượng đó. Theo đó, trước tiên kế toán căn cứ vào các chi phí đã phát sinh để tập hợp chung các chi phí liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm hoặc nội dung tập hợp chi phí, sau đó phân bổ các chi phí cho từng đối tượng cụ thể theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lí. Việc phân bổ chi phí được tiến hành theo hai bước: Bước 1: xác định hệ số phân bổ theo công thức: Hệ số phân bổ (H) = Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ (C) Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ(T)
  • 24. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1317 Bước 2: Xác định chi phí cần phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể. Ci = Ti * H Trong đó: H: hệ số phân bổ Ti: là chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i Ci: là đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ cho đối tượng i Sử dụng phương pháp này giảm bớt được khối lượng công việc, kế toán không phải theo dõi chi tiết, cụ thể mỗi lần chi cho từng đại lượng. Tuy vậy, việc phân bổ gián tiếp độ chính xác không cao, phụ thuộc chủ yếu vào tiêu thức phân bổ. 1.2.2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Do có sự khác nhau cơ bản giữa đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành mà có sự phân biệt kế giữa phương pháp kế toán chi phí và phương pháp tính giá thành sản phẩm . Về cơ bản phương pháp tính giá thành bao gồm những phương pháp sau: - Phương pháp trực tiếp - Phương pháp hệ số - Phương pháp tỷ lệ ( định mức) - Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng - Phương pháp phân bước Phương pháp trực tiếp Trong phương pháp này, đối tượng chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm hoàn thành của quy trình sản xuất đó.
  • 25. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1318 Theo phương pháp này giá thành sản phẩm tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp (theo từng đối tượng tập hợp chi phí) trong kỳ và giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ để tính ra giá thành theo công thức: Tổng giá thành sản xuất sản phẩm = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản xuất sản phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình công nghệ giản đơn, khép kín, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất ngắn. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này thường sử dụng đối với doanh nghiệp có quy mô công nghệ, cùng sử dụng một loạt nguyên liệu đầu vào nhưng kết quả cho ra các nhóm sản phẩm khác nhau về kích cỡ, phẩm cấp. Theo phương pháp này, kế toán tiến hành chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức) để tính giá thành cho từng loại sản phẩm. Phương pháp tính giá thành phân bước Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là từ khi đưa nguyên vật liệu vào đến khi tạo ra sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn, kết thúc mỗi giai đoạn tạo ra nửa thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau để tiếp tục chế biến. Phương pháp tính giá thành phân bước gồm có 2 phương pháp: Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng Áp dụng trong điều kiện doah nghiệp sản xuất theo đơn đạt hàng của người mua. Đặc điểm phương pháp này là tính giá theo từng đơn đạt hàng, nên việc tổ chức kế toán chi phí phải chi tiết hóa theo từng đơn đặt hàng .
  • 26. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1319 Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng cũng là đối tượng tính gián thành . Giá thành cho từng đơn đặt hàng là toàn bộ cho chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến lúc hoàn thành , hay giao hàng cho khách hàng . Những đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào thời điểm cuối kì thì toàn bộ các chi phí sản xuất đã tập hợp theo đơn dặt hàng đó được coi là giá trị của những sản pẩm do dang cuối ki chuyển sang kì sau . 1.2.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 1.2.3.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính cả cho thành phẩm chịu. Theo phương pháp bình quân: Ddk + Cv Dck = -------------- x Sdck ( 1 ) Sht + Sdck Trong đó: Dck và Ddk : Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và đầu kỳ. Cv : Chí phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ Sht và Sdck: Số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ Ưu điểm: Tính toán nhanh chóng, đơn giản. Nhược điểm: Có độ chính xác không cao, vì chỉ tính mỗi khoản nguyên vật liệu chính còn chi phí khác tính cho cả sản phẩm hoàn thành. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà khoản mục chi phí vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dơ dang cuối kỳ ít và không có biến động nhiều so với đầu kỳ. Trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
  • 27. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1320 phức tạp, chế biến kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang theo công thức sau: Dđk + CP nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang Dck = x Sdck Sht + Sdck 1.2.3.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương Theo phương pháp này, trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. sau đó, tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tằc sau: + Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngày từ đầu dây chuyền công nghệ (như chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên liệu trực tiếp...) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1). + Đối với các chi phí bỏ dần vào trong quá trình sản xuất như chi phí phân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Theo phương pháp bình quân: d dht dk ck S SS CD D ' '     Trong đó: S'd: Khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng thành phẩm tương đương, theo tỷ lệ chế biến hoàn thành (%HT) S'd = Sd x %HT + Đối với những sản phẩm có khối lượng sản phẩm dở dang ở các khâu trên dây chuyền sản xuất tương đối đồng đều nhau, có thể coi mức độ hoàn thành chung của tất cả sản phẩm dở dang là 50% để tính. Như vậy sẽ giảm bớt được khối lượng công việc xác định mức độ hoàn thành của từng công đoạn mà vẫn đảm bảo tính
  • 28. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1321 hợp lý và độ tin cậy cần thiết của thông tin. Phương pháp này còn gọi là phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành. Ưu điểm: Đánh giá chính xác vì tính hết mọi khoản chi phí cho sản phẩm dở dang Nhược điểm: Tính toán khá phức tạp vì phải xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. Chi phí chế biến cũng chiếm tỷ trọng lớn. Trong trường hợp sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất, theo phương pháp này sản phẩm dở dang ở giai đoạn sau được tính như sau: - Khoản mục chi phí nguyên vật liệu: Dck = Ddk + CP giai đoạn trước chuyển sang Sht + Sd x Sd - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung: Dck = Ddk thuộc giai đoạn trước chuyển sang + CP giai đoạn trước chuyển sang Sht + Sd x Sd + Ddk thuộc giai đoạn này + CP thuộc giai đoạn này Sht + Sd xS’d 1.2.3.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Căn cứ vào khối lượng dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn và định mức từng khoản mục chi phí đã tính được ở công đoạn đó cho một đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sau đó tông hợp lại cho từng loại sản phẩm. Công thức: n khối lượng sản chi phí định mức Dck =  ( phẩm dở dang ở * cho sản phẩm ở ) i=1 công đoạn i công đoạn i
  • 29. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1322 Ưu điểm: Tính toán đơn giản thuận tiện hơn nếu doanh nghiệp đã lập được bảng tính sẵn Nhược điểm: kết quả tính toán không chính xác như hai phương pháp trên, tính chính xác phụ thuộc vào mức độ hợp lý của việc xác định chi phí định mức. 1.2.4 Tổ chức ghi nhận thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 15 đến nay đã trải qua nhiều năm thực hiện và đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với Thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán DN thay thế QĐ15. 1.2.4.1 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán Theo thông tư 200/2014/TT-BTC thì Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của mình nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật kế toán và đảm bảo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp doanh nghiệp không tự xây dựng mẫu biểu chứng từ kế toán có thể tham khảo theo mẫu biểu tại phụ lục 03 tại thông tư 200/2014/TT-BTC. Phụ lục 3 đính kèm Thông tư 200/2014/TT-BTC về chứng từ kế toán bao gồm 37 loại chứng từ. Chứng từ gốc có liên quan đến các chi phí phát sinh là những chứng từ sau: vật tư có phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ...; tiền lương có Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ. bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…; khấu hao tài sản cố định có bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ; tiền mặt có phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng….; tiền gửi ngân hàng có giấy báo nợ, giấy báo có... 1.2.4.2 Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường sự dụng các tài khoản như: Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp (TK622) Tài khoản chi phí sản xuất chung (TK627), tài khoản này có các tài khoản cấp 2 sau: TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng, TK6272: Chi phí nguyên, vật liệu,
  • 30. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1323 TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất, TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ, TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài, TK6278: Chi phí bằng tiền khác. Tài khoản chi phí sản xuất dở dang (TK154) Tài khoản giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho (TK 155) …. 1.2.4.3 Tổ chức vận dụng sổ kế toán và quy trình ghi sổ: Mỗi đơn vị chỉ có một hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất cho một kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp phải căn cứ vào hệ thống tài khoản áp dụng tại doanh nghiệp và yêu cầu quản lý để mở đủ các sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết cần thiết - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ nhật ký, Sổ cái - Sổ kế toán chi tiết: Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. Sơ đồ 1.1: Quy trình ghi sô kế toán và báo cáo chi phí sản xuất, giá thành Chi phí Trực tiếp Phân bổ CP SXC Chi phí SXC Ghi chú: : Ghi hàng ngày Ghi định kỳ, cuồi kỳ : Đối chiếu, kiểm tra Chứng từ, tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinh. Sổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung Tài liệu hoạch toán về khối lượng sản phẩm sản xuất… Báo cáo chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Sổ kế toán vật tư,TLTSCĐ, vốn bằng tiền, phải trả Sổ kế toán tổng hợp TK 621,622,623, 627 Sổ kế toán tổng hợp TK 154,631
  • 31. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1324 1.2.4.4Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 1.2.4.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nội dung chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho của người bán, chứng từ thanh toán, bảng thanh toán tạm ứng, biên bản kiểm kê vật tư. Để tập hợp và phân bổ CPNVLTT kế toán sử dụng TK 621 – CPNVLTT. Kết cấu tài khoản 621: Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ.
  • 32. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1325 Sơ đồ 1.2: kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 TK 621 TK 152 1, Xuất kho NVL để sản xuất 3, NVL SD không hết hoặc phế liệu thu hồi NK TK 111, 112, 331 TK 154 2, Mua NVL sử dụng ngay để sản xuất TK 133 4, K/C NVLTT để tính giá thành TK 632 5, KC NVLTT vượt trên mức Bình thường 1.2.4.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT: là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, các khoản trích nộp theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. Không tính vào chi phí nhân công trực tiếp các khoản trên của nhân viên phân xưởng, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý doanh nghiệp. Chứng từ sử dụng: bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng tổng hợp thời gian lao động, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành hoặc công việc hoàn thành, hợp động giao khoán. Phương pháp hạch toán: Đối với những khoản CPNCTT có liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp. Đối với những khoản CPNCTT có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được (như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp...) được tập hợp chung sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí liên quan. Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là: - Chi phí tiền công định mức
  • 33. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1326 - Giờ công định mức... - Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được tính cho từng đối tượng căn cứ tỷ lệ trích theo quy định. Tài khoản sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp. Kết cấu tài khoàn 622 Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”; - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. 1.2.4.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí quản lý phục vụ sản xuất phát sinh ở các phân xưởng, các đội sản xuất như chi phí nhân viên phân xưởng, đội sản xuất, chi phí vật liệu... Các chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng kê nhập xuất vật tư, bảng phân bổ công cụ, dụng cụ; bảng khấu hao... Tài khoản kế toán sử dụng: TK 627, với 6 tài khoản cấp 2: TK 6271: chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: chi phí vật liệu TK 6273: chi phí dụng cụ TK 6274: chi phí KHTSCĐ TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: chi phí bằng tiền khác.
  • 34. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1327 1.2.4.4.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng từng khoản mục cần được kết chuyển để tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp và chi tiết từng đối tượng chi phí sản xuất. Để tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp phụ thuộc vào việc áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ mà áp dụng TK khác nhau: Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp sử dụng TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì sử dụng TK 631- Giá thành sản xuất để tập hợp chi phí sản xuất. - Kết cấu TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Sơ đồ kế toán các nghiệp vụ
  • 35. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1328 Sơ đồ 1.3: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên
  • 36. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1329 Sơ đồ 1.4: Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 1.3 Tổ chức thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trên báo cáo tài chính 1.3.1 Chỉ têu hàng tồn kho - Hàng tồn kho: là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất - kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất - kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất - kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ. - Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị hiện có các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (sau khi trừ đi dự phòng giảm giá hàng tồn kho) đến thời điểm báo cáo. - Cách lập chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo tài chính Cơ sở số liệu: + Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước
  • 37. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1330 + Số liệu để ghi vào chỉ tiêu hàng tồn kho là tổng số dư nợ của các tài khoản 151 hàng mua đang đi đường, 152 nguyên liệu vật liệu, 153 công cụ dụng cụ, 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, 155 thành phẩm, 156 hàng hóa, 157 hàng gửi đi bán, và TK 158 hàng hóa kho bảo thuế trên các sổ tài khoản chi tiết, và sổ kế toán tổng hợp cuối kỳ lập báo cáo. Phương pháp lập + Ở cột số đầu năm: căn cứ vào cột số cuối kỳ của chỉ tiêu hàng tồn kho của BCĐKT ngày 31/12 năm trước liền kề để ghi vào cột số đầu năm của chỉ têu hàng tồn kho ở BCĐKT năm nay. + Ở cột số cuối kỳ : Căn cứ số dư Nợ của các tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158 ở cuối kỳ để tổng hợp lại và ghi và cột số cuối năm của BCĐKT năm nay. 1.3.2 Chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho. - Việc lập dự phòng giảm giá HTK nhằm phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán cũng như nâng cao sự tự chủ về tài chính của doanh nghiệp khi có sự thiệt hại về HTK. - Cách lập chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho Cơ sở số liệu: + Bảng cân đối kế toán cuối niên độ kế toán trước + Căn cứ số dư có của tài khoản 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (…) trên sổ Cái. Phương pháp lập: + Ở cột số đầu năm: căn cứ vào cột số cuối kỳ của chỉ tiêu dự phòng giảm giá hàng tồn kho của BCĐKT ngày 31/12 năm trước liền kề để ghi vào cột số đầu năm của chỉ têu dự phòng giảm giá hàng tồn kho ở BCĐKT năm nay.
  • 38. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1331 + Ở cột só cuối kỳ: Căn cứ số dư có của tài khoản 2294 và được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn: (…) trên sổ Cái để ghi và cột số cuối năm của BCĐKT năm nay. 1.3.3 Chỉ tiêu giá vốn hàng bán - Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí cuả doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. - Thông qua chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo tài chính, các đối tượng sử dụng thông tin sẽ dễ dàng kiểm tra, phân tích đánh giá tình hình sử dụng chi phí của doanh nghiệp, từ đó thấy được công tác quản lý chi phí, thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. - Cách lập chỉ tiêu giá vốn hàng bán: Cơ sở số liệu: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước + Sổ kế toán tài khoản 632, 911 Phương pháp lập: + Cột số năm nay: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng phát sinh bên Có TK 632 đối ứng bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo. + Cột số năm trước: căn cứ số liệu cột năm nay cửa chỉ tiêu giá vốn hàng bán của Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước liền kề để điền vào cột năm nay của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm nay.
  • 39. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1332 KẾT LUẬN Việc nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất là việc tìm hiểu về khái niệm, bản chất chi phí giá thành, về việc phân loại, vai trò, đánh giá, xác định giá trị, hệ thống chứng từ, sổ sách tài khoản ghi nhận chi phí giá thành. Qua đó cho ta cái nhìn tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm từ đó giúp cho việc nghiên cứu hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách thuận lợi nhất.
  • 40. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1333 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM GREEN VIỆT NAM. 2.1 Tổng quan về Công Ty Cổ phần Thực Phẩm Green Việt Nam. 2.1.1 Lịch sử hinh thành và quá trình phát triển 2.1.1.1 Thông tin chung về công ty Công ty Cổ phần Thực phẩm Green Việt Nam được thành lập ngày 10/04/2013 theo Giấy phép kinh doanh số 0106149338 tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tên gọi chính thức: Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Green Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: GREEN VIET NAM FOODS JOINT STOCK COMPANY. Vốn điều lệ: 5.000.000.000 VNĐ (Năm tỷ đồng). Mệnh giá cổ phần: 10.000 đồng Giám đốc công ty: Bà Phùng Thị Oanh. Điện thoại: 0439993679 Fax: 043655336 Email: greenfoodvietnam@gmail.com MST: 0106149338 Địa chỉ: số 8B, ngõ 262A đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
  • 41. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1334 Số tài khoản: 10201000184076 Ngân hàng thương mại Cổ phần Công Thương chi nhánh Quang Trung 2202201007584 Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn Ngãi Cầu Hoài Đức Bảng 2.1: Danh sách cổ đông công ty STT Họ và tên Địa chỉ Số lượng cổ phần sở hữu Tỷ lệ phần vốn góp (%) 1 Ngô Thị Thanh La Phù, Hoài Đức, Hà Nội 230.000 46 2 Ngô Văn Ánh La Phù, Hoài Đức, Hà Nội 70.000 14 3 Ngô Thị Thủy La Phù, Hoài Đức, Hà Nội 200.000 40 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Thực phẩm Green Việt Nam được thành lập ngày 10/04/2013, Gia nhập vào ngành công nghiệp bánh kẹo trong thời gian gần 3 năm nhưng với công thức làm bánh đặc biệt, dây chuyền sản xuất tiên tiến cùng với đội ngũ gần 100 công nhân có tay nghề cao công ty đã tạo nên một thương hiệu uy tín với nhiều mẫu mã sản phẩm phong phú, chất lượng, phù hợp với mọi đối tượng như : Bánh cracker Amis, bánh đũa, bánh phát lộc, bánh happy, bánh gotea, bánh monte, bánh xốp vừng dừa, bánh khoai ..…. có mặt trên toàn quốc. Ngoài những mặt hàng bán lẻ, Công ty còn là đối tác tin cậy gia công sản xuất của các thương hiệu về bánh kẹo lớn trên thị trường nội địa hiện nay như Hữu Nghị, Hải Hà, Bánh mứt kẹo Hà Nội...... xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Myanmar…
  • 42. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1335 Đội ngũ nhân viên, công nhân của Công ty không ngừng tích lũy kinh nghiệm, học hỏi, tiếp thu, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất làm bánh để đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp hơn… đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cao hơn nữa của người tiêu dùng, mở rộng thị phần tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. 2.1.1.3 Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2013-2015.( Trích BCTC năm 2015 Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Green Việt Nam ) Đơn vị tính: VNĐ STT Chỉ tiêu Năm 2013 (3 Quý ) Năm 2014 Năm 2015 1 Hàng Tồn Kho 2.222.854.015 2.300.308.492 2.253.796.833 2 Doanh Thu Thuần 10.478.815.086 19.565.903.290 19.722.533.208 3 Giá Vốn 9.670.435.880 18.364.568.930 18.448.259.436 4 Lợi nhuận gộp 808.379.206 1.201.334.360 1.274.273770 5 Thuế TNDN 24.892.784 43.839.012 48.716.076 6 Lợi nhuận sau thuế TNDN 99.571.135 175.356.046 194.864.305 7 Số công nhân niên chế 47 54 58 8 Tỉ suất Lợi Nhuận Thuần (%) 0,95 0,89 0,99 2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Green Việt Nam Nhiệm vụ của công ty:
  • 43. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1336  Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức đẹp, hấp dẫn, tất cả vì sức khỏe và sự ưa thích của khách hàng.  Không ngừng cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để có được sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá thành tốt nhất.  Duy trì mối quan hệ cùng có lợi với các đối tác: nhà phân phối, nhà cung ứng và các đối tác kinh doanh khác.  Có trách nhiệm với xã hội, đóng góp tích cực cho xã hội, bảo vệ môi trường vì chất lượng cuộc sống của cộng đồng.  Tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo môi trường làm việc và cơ hội phát triển bình đẳng cho người lao động Các lĩnh vực kinh doanh của công ty Trong quá trình hoạt động Công Ty Cổ Phần Thực Phẩm Green Việt Nam chủ yếu khai khác ở các lĩnh vực kinh doanh:  Sản xuất các loại bánh từ bột gồm sản xuất các loại bánh từ bột và gia công bánh kẹo ( ngành chính)  Bán buôn các sản phẩm chuyên doanh như tơ, sợi, dệt, phụ liệu….  Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn  Bán buôn thực phẩm (đường, sữa, ngũ cốc, tinh bột)  Dịch vụ phục vụ đồ uống; Sản xuất cacao, socola, mứt kẹo  Bán buôn máy móc, thiết bị, phụ tùng , đồ dùng trong gia đình  Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống lưu động… Các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho thị trường Vì đặc thù của doanh nghiệp là sản xuất các loại bánh từ bột nên các sản pẩm doanh nghiệp cung cấp cho thị trường chủ yếu là các loại bánh kẹo như: Bánh cracker Amis, bánh đũa, bánh Moonte xuất khẩu,... Đặc điểm của quá trình sản xuất sản phẩm của công ty
  • 44. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1337 Sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại bánh kẹo được sản xuất từ bột. Quá trình sản xuất được thực hiện theo quy trình công nghệ chế biến liên tục gồm nhiều công đoạn chế biến nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định. Để tạo ra được sản phẩm chất lượng và uy tín, ngoài việc tiến hành đúng theo từng bước sản xuất còn phải tuân thủ công thức chế tạo bánh, tuân thủ an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn lao động cho công nhân nhà máy. Và hơn nữa để tiến hành sản xuất có hiệu quả công ty tổ chức một phân xưởng trong nhà máy với các đội sản xuất làm việc ở các công đoạn khác nhau. Ví dụ về quy trình sản xuất bánh Cracker Amis tại công ty Sơ đồ 2.1 : Khái quát quy trình sản xuất bánh Cracker Amis Giải thích quy trình công nghệ:
  • 45. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1338 CÔNG ĐOẠN: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa Nguyên liệu: - Đảm bảo đúng tiêu chuẩn chất lượng, - Còn trong hạn sử dụng, - Sạch sẽ không nhiễm tạp chất, côn trùng. - Có tên, nhãn hoặc được nhận biết rõ ràng. - Nguyên liệu nặng phải được đổ ra xô tránh việc rơi vỏ bao bì (nilon, dây dứa, giấy) vào trong cối. - Các nguyên liệu phải được cân theo đúng công thức và đựng riêng biệt trong các dụng cụ chứa đựng có ghi rõ tên nguyên liệu. - Bột hồi tái chế tối đa trong 1 ngày,  10kg/mẻ trong điều kiện nhiệt độ thường. Trước khi đưa vào sản xuất phải kiểm tra lại bột . - Trong cùng một mẻ bánh: các nguyên liệu nên dùng cùng một lô ngày sản xuất. - Theo bảng tiêu chuẩn nguyên liệu cracker. Nếu nguyên liệu không đạt yêu cầu: - Đổi lại lô nguyên đạt yêu cầu - Báo lại bộ phận có liên quan (Kỹ thuật, QC) để giải quyết - Không tự ý sử dụng vào quá trình sản xuất. CÔNG ĐOẠN: SẤY DỪA Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa - Nguyên liệu cân đúng công thức. - Cơm dừa sau khi sấy: thơm, ngậy, dừa vàng đều cánh gián là đạt. - Vệ sinh sạch nồi, dụng cụ chứa đựng trước khi sấy - Dừa sấy vàng cánh gián - Trong quá trình sấy đảo đều. - Dừa sau sấy làm nguội, đóng túi PP,
  • 46. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1339 cho vào bao tải dứa. - Lưu ý: cơm dừa nên sấy trước khi sản xuất 1 ngày. CÔNG ĐOẠN: TRỘN BỘT Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa - Các nguyên liệu được trộn đều với nhau. - Bột phải có độ mềm, kết dính, ráo phù hợp. - Màu sắc: khối bột có màu vàng nhẹ. - Bột trộn không lẫn tạp chất, côn trùng. - Theo hướng dẫn đánh trộn bánh - Bột sau khi đánh trộn để tĩnh 2 ÷ 2.5h - Thời gian đánh trộn: 50  60 phút - Nhiệt độ khối bột sau đánh trộn: 41  43C - Thời gian để tĩnh bột sau đánh trộn: 2  2.5h - Lượng nước cho vào đánh trộn: 36  38kg/ mẻ. - Lượng nước sử dụng 37 ± 1kg/ mẻ ( phụ thuộc vào độ ẩm môi trường và độ ẩm bột mỳ). CÔNG ĐOẠN: CÁN VÀ XẾP LỚP Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa * Cán: - Bột sau cán mềm, mịn láng, không dính tay, không bị kéo hoặc bị trùng trên băng tải. - Dộ dầy của lớp bột sau cán từ: 5 ÷ 6 mm. * Xếp lớp: - Bột được xếp thành 4 lớp đôi, các - Cài tốc độ và chạy máy cán bột theo quy định, chạy thử để kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị. - Đưa bột lên băng tải để bột vào khoang đựng bột trước khi cán tránh để hiện tượng bột trong khoang quá nhiều (rơi, vãi), hay quá ít (thiếu bột khiến - Thông số băng tải xuống bột: 470 ± 10. - Thông số băng tải xếp lớp: + Máy xếp lớp: 552 ± 3. + Băng tải xếp lớp: 105 - Trường hợp bột khô hoặc hơi chảy công nhân chỉnh thông số tăng giảm, cho phù hợp.
  • 47. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1340 lớp được xếp đồng đều, cân đối. - Độ dày tổng sau khi xếp lớp 30mm. - Bề ngang dải bột: 60mm lớp bột cán không đồng đều). - Trong quá trình cán theo dõi cấp bột cho đủ tránh hiện tượng thừa bột hoặc thiếu bột. - Bột sau khi cán được đưa vào xếp lớp, chỉnh tốc độ máy sao cho đạt đủ số lớp theo tiêu chuẩn. CÔNG ĐOẠN: CÁN MỎNG VÀ ĐỊNH HÌNH Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa - Bột sau khi cán, bề mặt láng mịn, đồng đều, không dính tay, không gấp khúc, không bị rách hoặc trùng trên băng tải. - Độ dầy của tấm bột sau khi đi qua các trục cán: + Cán 1: 23 ÷ 25mm + Cán 2: 13 ÷ 15mm + Cán 3: 1.5 ÷ 2mm - Bánh được tạo hình theo khuôn tròn  = 52mm - Cài đặt tốc độ và độ dầy của máy cán bột theo quy quy định, kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị. - Tấm bột đi qua trục cán, phải phẳng, không được cuộn, xếp ly, tấm bột không bị kéo, hoặc bị trùng. - Thông số cài đặt cán 1: 330 ± 20. - Thông số cài đặt cán 2: 330 ± 20. - Thông số cài đặt cán 3: 300 ± 20. - Thông số trục tạo hình: 650 ± 20. - Thông số trục in: 490 ± 20. - Kích thước, khối lượng: + kích thước:  = 52mm + Khối lượng: 25.5 ÷ 26.5g/ 10c - Chú ý: cấp bột cho đủ tránh tình trạng thiếu hoặc thừa bột cấp. CÔNG ĐOẠN RĂC ĐƯỜNG, MUỐI Tiêu chuẩn chất Hướng dẫn Thông số Hành động
  • 48. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1341 lượng sửa chữa - Đường, muối (qua rây) trộn đều theo đúng tỉ lệ công thức. - Rắc đều trên mặt bánh. - Tạo hương vị và cấu trúc riêng cho bánh. - Khối lượng hỗn hợp đường muối: 1.5g/ 10c. - Cài đặt thông số sẵn cho máy. - Thông số máy: 380 ± 20. - Khối lượng sau khi rắc đường, muối: 27  28g/10c CÔNG ĐỌAN NƯỚNG Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa - Hình dạng: đồng đều, không méo, gẫy, phồng mặt bánh. - Trạng thái: xốp, bánh nở đều. - Mùi vị: thơm đặc trưng, ngậy béo, vị hơi mặn. - Màu sắc: vàng đều, không cháy xém. - Độ ẩm sản phẩm: 1.8  2.2% - Yêu cầu CN bật lò nướng trước khi cho bánh vào để đạt tới nhiệt độ theo yêu cầu. - Lò nướng có 3 khoang, tiến hành cài đặt các thông số trên bảng điều khiển. - Khi có bất thường về trọng lượng bánh, phải có trách nhiệm báo cáo lại để CN định hình kịp thời điều chỉnh. - Khi có bất thường về độ dầy hoặc độ ẩm, màu sắc phải báo lại * Nhiệt độ nướng: Khoan g 1 Khoan g 2 Khoan g 3 T trên 165 5 175 5 1351 0 Tdư ới 170 5 170 5 1501 0 Hiệu điện thế 250 20 330 20 3400 2 * Thời gian nướng: 3.5  4 phút. * Bánh sau khi nướng + Dày: (28  32 ) mm/10 chiếc + Khối lượng: 21  22g/ 10 chiếc - Trong quá trình nướng phải kiểm tra màu sắc, khối lượng và độ nở của bánh để điều chỉnh chế độ nướng cho phù hợp.
  • 49. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1342 CN lò nướng biết để có điều chỉnh kịp thời. CÔNG ĐOẠN PHUN DẦU HƯƠNG LIỆU Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa - Dầu và tinh dầu dừa trộn theo đúng công thức. - Cho dầu, hương được trộn đều. - Phun hỗn hợp dầu hương phun đều trên bề mặt bánh. - Bề mặt bánh bóng . - Khối lượng hỗn hợp hương dầu phun trung bình: 3.5g/ 10c. - Bánh vừa ra lò tiến hành phun dầu ngay. - Sau khi bánh qua băng tải phun hỗn hợp dầu hương, kiểm tra độ đồng đều của dầu hương bằng cách cân kiểm tra trọng lượng bánh sau nướng và sau khi phun. - Nhiệt độ hỗn hợp dầu hương: 65 ÷ 750C. - Lọc dầu vào cuối ca sản xuất, sử dụng lại cho hôm sau - Khối lượng trung bình sau khi phun: 24.5  25.5g/10c - Trong quá trình phun hỗn hợp dầu hương, CN vận hành công đoạn này thường xuyên cân kiểm tra để có hướng xử lý xịp thời. CÔNG ĐOẠN: LÀM NGUỘI, XẾP KHAY Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa
  • 50. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1343 - Bánh được làm nguội đến nhiệt độ 40 ÷ 500C. - Bánh được làm nguội trên băng tải xuống nhiệt độ 40 - 500C. - Loại bỏ các bánh không đạt yêu cầu về màu sắc, bánh vỡ, méo... - Bánh chưa chạy máy gói được xếp vào các khay đặc đã lau cồn, khay được bọc kín trong túi PP và để trên các kệ để đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. CÔNG ĐOẠN: BAO GÓI Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa Bánh sau khi bao gói: - Phải kín, phẳng. - Bánh không được vỡ vụn - Không lẫn tạp chất, không lẫn bánh khác - Bánh được bao gói: 4c/ gói. - Máy gói: được vệ sinh sạch bằng cồn trước khi đưa vào sản xuất - Bật máy chỉnh nhiệt, chỉnh nhãn trước khi chạy máy gói. - Sử dụng nhãn gói + Chất liệu: OPP20/ MCPP25 + Kích thước: Khổ x Bước = 160 x 95mm - Nhiệt độ tối ưu phòng chạy máy gói: 20 ÷ 250C - Đủ 4 chiếc/ gói - Trong quá trình chạy máy gói, CN vận hành máy gói phải thường xuyên kiểm tra và loại bỏ bánh không đạt, tránh tình trạng để bánh bị chém đầu, hở đường hàn, không đủ 4 chiếc/ gói CÔNG ĐOẠN: ĐÓNG HỘP
  • 51. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1344 Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa - Bánh sau bao gói được đóng hộp, túi có khối lượng - Bánh sau khi chạy máy gói được đóng vào hộp duplex và dán kín 2 đầu. * Hộp Amis 50g: + Chất liệu: + Kích thước: Dài x Rộng x Cao:mm + Số gói: 5 gói/ hộp + Khối lượng: 50g  2g/ hộp * Hộp Amis 150g: + Chất liệu: + Kích thước: Dài x Rộng x Cao:mm + Số gói: 15 gói/ hộp + Khối lượng: 150g  2g/ hộp * Hộp Amis 300g + Chất liệu: + Kích thước: Dài x Rộng x Cao:mm + Số gói: 30gói/ hộp + Khối lượng: 300g  2g/ hộp - NSX, HSD trên duplex- in mặt sau hộp - Nhiệt độ tối ưu phòng đóng gói: 20  25C - Kích thước thành phẩm: + Hộp Cope 150g: Dài x Rộng x Cao: 230 x 100 x 60mm. + Hộp Cope 300g: Dài x Rộng x Cao: 230 x 205 x 55mm. - Kiểm tra đường hàn, - 100% hộp qua máy check weight. - Những hộp không đủ khối lượng, đường hàn không đạt yêu cầu đóng lại. - 100% hộp chạy qua máy dò kim loại CÔNG ĐOẠN: ĐÓNG THÁNH PHẨM
  • 52. Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp Sv: Lê Thị Tuyết Hoa Lớp: CQ50/21.1345 Tiêu chuẩn chất lượng Hướng dẫn Thông số Hành động sửa chữa - Các hộp bánh được đóng vào thùng theo đúng số lượng, đúng loại thùng quy định - Đóng thùng carton: + Hộp Amis 50g: Xếp 10hộp/hàng)/ lớp x 6 hàng = 60 hộp/ thùng + Hộp Amis 150g: Xếp (1 hàng x 9 hộp/hàng)/ lớp x 2 lớp = 18 hộp/ thùng + Hộp Amis 300g: Xếp 10 hộp/ lớp x 1 lớp= 10 hộp/ thùng. - NSX/HSD: được đóng vào đúng vị trí in date thùng. "DD.MM.YYYY " - Sử dụng băng dính màu vàng đục khổ 48mm dán kín thùng carton, đoạn băng dính 2 đầu dài 60mm * Hộp Amis 50g: - 50g x 60 hộp/ thùng = 3.0kg/ thùng - Sử dụng thùng carton: + Chất liệu: carton 5 lớp - sóng BC + Kích thước:mm * Hộp Amis 150g: - 150g x 18 hộp/ thùng = 2.7kg/ thùng - Sử dụng thùng carton: + Chất liệu: carton 5 lớp - sóng BC + Kích thước: D x R x C = mm * Hộp Amis 300g: - 300g x 10 hộp/ thùng = 3.0kg/ thùng - Sử dụng thùng carton: + Chất liệu: carton 5 lớp - sóng BC + Kích thước: D x R x C =mm 100% thùng phải được cân khối lượng C/ LƯU MẪU Yêu cầu: lưu 6 - 8 Hướng dẫn lấy mẫu: Lưu theo dõi: Kiểm tra lưu