SlideShare a Scribd company logo
1 of 183
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ MINH HẠNH
TỰ DO HÓA DI CHUYỂN
LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN
TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM
Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 9 31 01 06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS Hoàng Thị Thanh Nhàn
2. PGS. TS Nguyễn Duy Lợi
Hà Nội, năm 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và
kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân
thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án.
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2019
Tác giả luận án
i
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI
CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG................................... 8
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN.................................................................... 8
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động
có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN........................................ 8
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động...... 8
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động.....................13
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về ASEAN, AEC .............................18
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có
chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.....................................20
1.2. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống cần tiếp tục nghiên
cứu................................................................................................................... 24
1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá ...........................................................24
1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ...........................26
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..................................... 27
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................27
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA..............30
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ KHU VỰC.........................................................................30
2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn................... 30
2.1.1. Một số khái niệm liên quan .........................................................30
2.1.2. Các yếu tố tác động đến tự do hoá di chuyển lao động có chuyên
môn..........................................................................................................38
ii
2.1.3. Khung phân tích của luận án......................................................43
2.2. Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới .............. 44
2.2.1. Nhu cầu về lao động có chuyên môn trên thị trường lao động
quốc tế.....................................................................................................44
2.2.2. Chính sách đối với lao động có chuyên môn ở một số quốc gia 46
2.2.3. Xu hướng di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới......51
2.2.4. Các quy định, cam kết quốc tế về di chuyển lao động................55
Chương 3: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG.........62
CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN................62
3.1. Khái quát Cộng đồng kinh tế ASEAN ................................................. 62
3.1.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.....................62
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN..................63
3.1.3. Các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và tiến độ
thực hiện các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN............65
3.2. Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN .............................................................................................. 67
3.2.1. Nhu cầu tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN..............................................................................67
3.2.2. Cơ sở pháp lý cho tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN .......................................................................................68
3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có
chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.....................................72
3.3. Đánh giá chung về thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có
chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .......................................... 87
3.3.1. Những kết quả đạt được ..............................................................87
3.3.2. Những tồn tại ...............................................................................92
3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................95
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO
VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ
CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN.....................104
iii
4.1. Những vấn đề đặt ra cho các quốc gia thực hiện tự do hoá di
chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN....... 104
4.1.1. Những vấn đề đặt ra về kinh tế .................................................104
4.1.2. Những vấn đề đặt về văn hóa, chính trị, xã hội .......................108
4.2. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong quá trình thực hiện
cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN................................................................................... 112
4.2.1. Những cơ hội cho iệt a trong thực hiện các ca ết tự o
hoá i chuyển lao động có chuy n n trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN.......................................................................................................... 112
4.2.2. Những thách thức đối với iệt a trong thực hiện các ca ết
tự o hoá i chuyển lao động có chuy n n trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN..................................................................................................118
4.3. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thực hiện tốt các cam
kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN ............................................................................................ 126
4.3.1. Định hướng để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di
chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .126
4.3.2. Một số giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về tự do
hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN..................................................................................................128
KẾT LUẬN...................................................................................................138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................141
PHỤ LỤC......................................................................................................158
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Association of Southeast Asian
Nations
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank
APEC
Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái
Bình dương
Asia - Pacific Economic
Cooperation
APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN
ASEAN Political - Security
Community
ASCC Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN
ASEAN Socio - Cultural
Community
AFTA Hiệp hội thương mại tự do Châu Á ASEAN Free Trade Area
AQRF Khung Tham chiếu Trình độ ASEAN
ASEAN Qualifications Reference
Framework
AUN Mạng lưới các trường đại học ASEAN ASEAN University Network
ACPECC
Ủy ban Điều phối kỹ sư chuyên nghiệp
ASEAN
ASEAN Chartered Professional
Engineer Coordinating
Committee
AAC Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN Asean Architect Council
COMESA Thị trường chung Đông và Nam Phi
Common Market for Eastern and
Southern Africa
EEA Khu vực Kinh tế Châu Âu European Economic Area
EU Liên minh Châu Âu European Union
GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ
General Agreement on trade in
services
v
GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross domestic product
IOM Tổ chức Di cư quốc tế
International Organization for
Migration
ILO Tổ chức lao động quốc tế International labour Organization
MNP
Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể
nhân
ASEAN Agreement on Movement
of Natural Persons
MRA Thỏa thuận công nhận lẫn nhau Mutual recognition arrangements
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
North American Free Trade
Agreement
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
Organisation for Economic Co-
operation and Development
WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Trang
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lao động nhập cư vào một số quốc gia ASEAN phân theo
trình độ năm 2015 ...........................................................................................74
Biểu đồ 3.2: Nhu cầu di cư của lao động phân theo trình độ tại các quốc gia
ASEAN (tỷ lệ %).............................................................................................75
Biểu đồ 3.3: Di chuyển lao động nội khối và ngoại khối của ASEAN năm
2013.................................................................................................................76
Biểu đồ 3.4: Dòng di chuyển của lao động có chuyên môn trong ASEAN năm
2013.................................................................................................................77
Biểu đồ 3.5: Di cư lao động nội khối ASAEN năm 2015 (tỷ lệ %) ...............77
Biểu đồ 3.6: Mức độ giảm các rào cản cho tự do di chuyển lao động có
chuyên môn trong ASEAN so với việc không giảm rào cản..........................91
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu ngành nghề lao động phân theo trình độ kỹ năng tại các
quốc gia ASEAN (tỷ lệ %)..............................................................................95
Bảng 3.1: Các cột mốc chính trong việc xây dựng AEC................................62
Bảng 3.2: Các trụ cột chính của AEC.............................................................66
Bảng 3.3: Bảng điểm ưu tiên và mở rộng của AEC tính đến 31/10/2015......67
Bảng 3.4: Điều kiện thị trường lao động của các quốc gia ASEAN .............75
Bảng 3.5: Tổng số kỹ sư và kiến trúc sư đăng ký tại Ủy ban Điều phối kỹ sư
chuyên nghiệp ASEAN (ACPECC) và Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC)
đến tháng 4 năm 2018 (đơn vị người).............................................................94
Bảng 3.6: Điều kiện đối với việc thuê lao động trình độ cao người nước ngoài
của các quốc gia thành viên ASEAN..............................................................96
Bảng 3.7: Yêu cầu với lao động có chuyên môn nhập cư của các quốc gia
ASEAN............................................................................................................97
vii
Bảng 4.1: Tác động tích cực và tiêu cực đến lao động di cư sau khi đi xuất
khẩu lao động (tỷ lệ %) .................................................................................105
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di chuyển lao động là “một xu hướng đã và đang diễn ra giữa các nền kinh tế
các quốc gia trên thế giới. Việc này đem lại những lợi ích to lớn cho cả nước xuất
khẩu và nước nhập khẩu lao động” [2, tr.2]. Tại ASEAN, dòng di chuyển lao động
nội khối đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc
gia thành viên. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập, các
quốc gia thành viên thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn
(skilled labour) thông qua các thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương và di
chuyển thể nhân; tạo cơ hội cho người lao động có chuyên môn ở quốc gia này dịch
chuyển sang quốc gia khác trong ASEAN, đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện
thu nhập và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Lao động di cư của các nước
ASEAN (ước tính khoảng 13-15 triệu người) chiếm 9% tổng số lao động di cư toàn
cầu; trong đó di chuyển lao động nội khối chiếm 40% (khoảng 5,9 triệu người) [30,
tr.15-16], với những luồng lao động khác nhau về tri thức, trình độ và nghề nghiệp.
Thực tế này mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia
ASEAN, nhưng cũng đặt các quốc gia này trước những thách thức về phát triển
văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự và đặc biệt là những tác động đến thị trường lao
động; chưa kể đến sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN, trình độ
lực lượng lao động có khoảng cách lớn, chênh lệch về năng suất và cơ cấu lao động,
sự biến động dân số, sự phát triển khoa học công nghệ và tự do hoá thương mại,
v.v.. bên cạnh đó, di chuyển lao động có kỹ năng chiếm tỷ lệ rất thấp so với các loại
hình di chuyển lao động nội khối ASEAN [30, tr.16], điều này đặt ra những thách
thức lớn cho các quốc gia ASEAN trong thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di
chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Việt Nam là quốc gia có hơn 6 triệu dân (01/4/2019) với số người trong tuổi
lao động khá cao. Năm 2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,8 triệu
người; trong đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế
đạt 53,7 triệu người (đạt gần gần 98%) [56, tr.75], đây là quốc gia có nhiều tiềm
2
năng về lao động để có thể đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lao động của một số quốc gia
ASEAN như: Singapore, Malaysia và Thái Lan, đặc biệt khi các quốc gia này thực
hiện đầy đủ các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn.
Tuy nhiên, tận dụng cơ hội từ việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao
động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN không hề dễ dàng vì các
quốc gia sẽ có phản ứng khác nhau để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Điều
này tạo ra rào cản trong thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động
có chuyên môn trong nội khối, Việt Nam không thể tránh khỏi các tác động này.
Trong khi đó, dù lực lượng lao động ở Việt Nam tương đối dồi dào nhưng lao động
có kỹ năng tay nghề rất hạn chế. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2017 chỉ
có 21,4% lao động từ 15 tuổi trở lên được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; lao động
đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 37,9%, khu vực nông thôn đạt 13,7% [56,
tr.75]; chất lượng lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập,
ít lao động Việt Nam đủ khả năng làm chủ công nghệ mới. Tính theo sức mua
tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894
USD, chỉ bằng 7% Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,3%
Indonesia; 56,7% Philippines và 87,4% năng suất lao động của Lào [129]. Các
chuyên gia của ILO và ADB cũng cho rằng, lao động Việt Nam thiếu chuyên môn,
kỹ năng được trang bị không phù hợp với đòi hỏi của thị trường và nhiều lao động
phải đào tạo lại, v.v...[54]. Bên cạnh đó, hiểu biết của lao động Việt Nam về văn
hóa doanh nghiệp và pháp luật của nước bạn còn hạn chế, tinh thần làm việc theo
nhóm và tác phong công nghiệp chưa tốt, người lao động thiếu cả kỹ năng kỹ thuật
và kỹ năng mềm. Việc không biết sử dụng tiếng Anh và thiếu kỹ năng sử dụng máy
vi tính cũng khiến cho doanh nghiệp khó tìm được người lao động phù hợp với yêu
cầu công việc [94, tr.7-8].
iệc thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên
môn tạo cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động từ các nước trong khối
ASEAN, điều này tác động không nhỏ đến thị trường lao động của iệt Nam. Đưa
chuyên gia, người lao động nước ngoài vào làm việc tại iệt Nam một mặt giúp
3
chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm việc, đặc biệt
là kinh nghiệm quản lý; nhưng cũng khiến người lao động Việt Nam phải cạnh
tranh gay gắt trong tìm kiếm cơ hội việc làm ngay tại đất nước mình. R ràng việc
thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN đem lại cả cơ hội và thách thức cho thị trường lao động iệt Nam.
Vì vậy, để biết r những cơ hội và thách thức nhằm phát huy tốt nhất lợi thế
của lực lượng lao động iệt Nam, cần có những nghiên cứu sâu hơn. uất phát từ
lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tự o hoá i chuyển lao động có chuy n n
trong Cộng đồng inh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt a ” là cần
thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu
sẽ giúp Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện
tốt các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển
lao động có chuyên môn trong khu vực ASEAN, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến
nghị để Việt Nam thực hiện tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong
Cộng đồng kinh tế ASEAN.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận án,
từ đó chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ trong luận án.
- Khái quát, làm r cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động có chuyên môn; tự
do di chuyển lao động có chuyên môn; khái quát quá trình hình thành và phát triển
Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như các cam kết về di chuyển lao động có chuyên
môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
- Đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN.
4
- Khái quát các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn mà
iệt Nam tham gia; cũng như đánh giá cơ hội và thách thức cho việc thực hiện các
cam kết này.
- Đề tài đề xuất các giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt cam kết tự do hoá di
chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề tự do hóa di chuyển lao động có chuyên
môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, nghiên cứu việc thực hiện cam kết tự do hoá
di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của các quốc gia ASEAN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách tự
do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và
những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết này.
- Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách
tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN của các
quốc gia ASEAN.
- Về thời gian: Tập trung vào quá trình thực hiện các cam kết về tự do di
chuyển lao động, đặc biệt từ năm 2006 (từ khi các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN họp
lần thứ 38 và ban hành Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC - AEC Blueprint - với các
mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC) đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng nguyên lý của phép duy vật
biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả xem xét vấn đề nghiên cứu trong bối
cảnh lịch sử cụ thể với các đặc trưng về kinh tế - văn hóa - chính trị. Trên cơ sở
phương pháp luận chung này, luận án được thực hiện với các cách tiếp cận sau:
- Cách tiếp cận tổng thể, toàn diện cho phép tác giả nghiên cứu và giải quyết
các vấn đề một cách tổng thể và toàn diện từ góc độ lý luận đến góc độ thực tiễn của
5
hội nhập kinh tế nói chung và thực hiện cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên
môn nói riêng, làm cơ sở, căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt
cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế
ASEAN ở Việt Nam.
- Cách tiếp cận thực tiễn: cách tiếp cận này bảo đảm cho tác giả tiếp cận và
giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các cam kết về tự do hóa di
chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam trong thời gian qua, từ
đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt
Nam trong thời gian tới.
- Cách tiếp cận hệ thống: việc nghiên cứu vấn đề tự do hoá di chuyển lao động
có chuyên môn trong AEC phải được đặt trong tổng thể xây dựng và phát triển
Cộng đồng ASEAN, cũng như vấn đề thực hiện tự do hoá di chuyển chuyển lao
động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam cũng phải được đặt trong tổng thể
hội nhập khu vực và quốc tế.
- Cách tiếp cận động, liên ngành và dựa trên những nguyên lý cơ bản của quản
trị nguồn nhân lực, các giải pháp thực hiện tốt những cam kết này không chỉ được
nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở lý thuyết mà còn tính đến cả cơ chế bảo đảm
thực hiện trên thực tế.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau, như:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: các phương pháp này được sử dụng
trong đề tài nhằm đi sâu vào phân tích lý luận về lao động có chuyên môn và tự do
hoá di chuyển lao động có chuyên môn, cũng như phân tích thực trạng thực hiện
cam kết tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam, từ
đó đánh giá những thời cơ, thách thức cần vượt qua, những rào cản cần giải quyết
trong thời gian tới.
- Phương pháp khái quát hoá và cụ thể hoá: phương pháp này giúp tác giả đề
xuất phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt tự do hoá di chuyển lao động có
chuyên môn trong AEC của Việt Nam thời gian tới.
6
- Phương pháp thống kê - so sánh: phương pháp này dùng để so sánh tình hình
phát triển nguồn lao động có chuyên môn ở Việt Nam, qua đó có thể dự báo xu
hướng tác động, ảnh hưởng đến thị trường lao động Việt Nam.
- Phương pháp thu thập số liệu: số liệu trong đề tài được khai thác chủ yếu từ
số liệu thứ cấp, đó là những số liệu đã công bố như niên giám thống kê, các loại
sách báo, tạp chí, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền ngành Lao động, Thương
binh và Xã hội, v.v… và các tài liệu tham khảo khác.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận án có đóng góp mới sau:
Thứ nhất, luận án nêu và phân tích về các quy định, các cam kết về tự do hóa
di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như
thực trạng các dòng di chuyển lao động tự do có chuyên môn trong nội khối
ASEAN.
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá việc thực hiện các cam kết về tự do hoá di
chuyển lao động có chuyên môn của Việt Nam, từ đó chỉ ra các tác động tiềm ẩn và
hiện hữu của việc thực hiện cam kết này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam, mà trọng tâm là tác động đến thị trường lao động Việt Nam.
Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp cho Việt Nam để có thể thực hiện tốt
hơn các cam kết đã ký, đồng thời tận dụng tối đa cơ hội từ việc thực hiện cam kết
này cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Những kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần vào việc làm sâu sắc hơn lý
luận về thị trường lao động có chuyên môn; về tự do hoá di chuyển lao động có
chuyên môn, về Cộng đồng kinh tế ASEAN và thực hiện các cam kết trong Cộng
đồng kinh tế ASEAN.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả đạt được của luận án sẽ đóng góp vào tổng kết, đánh giá thực
tiễn thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong
7
AEC; đồng thời, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực,
phát triển thị trường lao động có chuyên môn ở Việt Nam phục vụ cho yêu cầu phát
triển đất nước nhanh, bền vững, hội nhập khu vực và thực hiện tốt các cam kết
Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu cần thiết cho nghiên cứu và giảng dạy những
vấn đề liên quan đến lao động, thị trường lao động có chuyên môn, Cộng đồng kinh
tế ASEAN, vấn đề di chuyển lao động trong hội nhập khu vực và quốc tế.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm bốn chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tự do hóa di chuyển lao động
có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự do hóa di chuyển lao động có
chuyên môn trong một cộng đồng kinh tế khu vực
Chương 3: Thực trạng tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Chương 4: Những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách cho Việt Nam thực hiện
tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
8
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI
CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có
chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi quá trình
sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lao động, thị trường lao
động, di chuyển lao động đã và đang là chủ đề quan tâm của nhiều nhà khoa học và
nhà hoạch định chính sách, tiêu biểu có những công trình sau:
Cuốn sách “Thị trường lao động ở châu Á: Các vấn đề và triển vọng” của
Ngân hàng phát triển châu Á, xuất bản năm 2006. Các tác giả đã tập trung nghiên
cứu: những vấn đề thị trường lao động thông qua kết quả thị trường lao động ở châu
Á; nghiên cứu thị trường lao động trong một thế giới toàn cầu hoá; nghiên cứu
cường độ lao động của tăng trưởng; xu hướng và yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô.
Nghiên cứu nội dung phát triển thị trường lao động một số quốc gia châu Á như:
các vấn đề đặt ra và triển vọng phát triển của thị trường lao động ở Ấn Độ; những
thách thức chính và các vấn đề chính sách thất nghiệp của thị trường lao động ở
Indonesia; luật Lao động và các chính sách kinh tế ở Philippines; sự phát triển và
thách thức trong chính sách chuyển đổi kinh tế đối với thị trường lao động ở Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa; đánh giá thị trường lao động Việt Nam và nghiên cứu hệ
thống chính sách toàn dụng lao động đối với các nước châu Á.
Cuốn sách “Thị trường lao động và phát triển kinh tế”, của Ravi Kanbur&Jan
Svejnar (chỉnh sửa) ấn hành năm 200 . Quyển sách phản ánh trong sự phát triển
kinh tế nói chung đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi nói riêng, việc phát
triển thị trường lao động là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Với
sự cạnh tranh ngày càng gia tăng do tác động của toàn cầu hoá, thị trường sức lao
động ngày càng linh hoạt hơn và tạo ra nhiều việc làm tốt hơn. Đồng thời, vấn đề an
ninh, chính trị do phân hoá thu nhập từ lao động cũng diễn ra phức tạp, đòi hỏi phải
9
có sự nhận thức mới hơn về thị trường lao động, nhất là về vấn đề xây dựng hệ
thống vận hành, điều tiết thị trường lao động ở tầm vĩ mô. Tổng quát hơn, đó là
nhận diện mới về thị trường lao động, về cấu trúc chức năng, hoạt động của thị
trường lao động để đề xuất, xây dựng các chính sách thay thế phù hợp trong bối
cảnh toàn cầu hoá.
Tổ chức lao động thế giới năm 2013 đã xuất bản cuốn sách với nhan đề:
“Research and Analysis of Vacancies and Skills Needs in the European Union,in the
Republic of Moldova and Ukrainean” (Những nghiên cứu về nhu cầu tuyển dụng
lao động có chuyên môn ở Liên minh châu Âu, tại Cộng hòa Moldova và Ukraina)
cuốn sách chỉ ra: xu hướng dịch chuyển của lao động đang diễn ra mạnh mẽ tại các
quốc gia Châu Âu. Việc làm trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm trong mọi
nền kinh tế và ngành dịch vụ đang ngày càng phát triển mạnh.
Ví dụ tại Cộng hòa Séc, trong khoảng từ năm 2010 đến 2020 các ngành nghề
mới như vận tải, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ ngoài thị trường sẽ tăng khoảng 14%,
trong đó các ngành nghề có kỹ năng thấp trong các nhà máy, xây dựng sẽ giảm, việc
làm sẽ tăng lên với người có trình độ, tay nghề cao. u hướng này cũng diễn ra
tương tự tại nhiều quốc gia Châu Âu như Pháp, Italy, Ukraine… Tại Pháp nhu cầu
lao động trong giáo dục, trong phát triển kinh tế sẽ tăng cao và giảm lao động trong
nông nghiệp, công nghiệp nhẹ như: dệt may, da giày, gỗ; công nghiệp máy móc,
kim loại. Các ngành sẽ cần nhiều lao động như truyền thông, giải trí, nghiên cứu…
[93, tr.13-14]. Sự phân tích này cho chúng ta thấy sự thay đổi công nghệ luôn khiến
các công ty phải đối mặt với một chu kì kinh tế bị rút ngắn và gia tăng sự cạnh tranh
toàn cầu. Chỉ có rất ít ngành công nghiệp không chịu nhiều tác động vì sự phát triển
công nghệ còn lại hầu hết đều phải chịu sự tác động này. Vì vậy, công nghệ, tự
động hóa và trí tuệ nhân tạo đã tác động không nhỏ đến nguồn và cơ cấu việc làm
của chính con người.
Để bổ sung cho hướng nghiên cứu về sự thay đổi nhu cầu kỹ năng lao động
trên thế giới, năm 2014 Phil Martin và Manolo Abella cho ra đời cuốn sách:
“Labour Markets and the Recruitment Industry: Trends, Challenges and
10
Opportunities” (Thị trường lao động và ngành tuyển dụng: u hướng, cơ hội và
thách thức), cũng trong năm này Tổ chức Lao động quốc tế xuất bản báo cáo “Thị
trường lao động thế giới - World of Work Report”. Hai tác phẩm chỉ ra: các quốc
gia trên thế giới đều hướng đến phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức, tăng năng
suất lao động. Do vậy, “nguồn nhân lực trở thành nhân tố then chốt nâng cao năng
suất lao động, cải thiện chất lượng việc làm và thúc đẩy tăng trưởng” [102, tr.57].
Trong khi đó, hiện chỉ có 8% dân số thế giới từ 15 đến 64 tuổi có bằng tốt nghiệp
cao đẳng; vì vậy trên quy mô toàn cầu đang tồn tại sự thiếu hụt rất lớn về lao động
đã qua đào tạo. Theo dự án nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế thì đến năm
2030, các nước công nghiệp sẽ thiếu hụt khoảng 40 triệu lao động tốt nghiệp cao
đẳng và 45 triệu lao động có chuyên môn ở mức trung bình, và sẽ dư khoảng 10%
trong số 950 triệu người chưa tốt nghiệp trung học tương đương với 95 triệu lao
động [102, tr.13].
Như vậy các công trình nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của thị trường lao
động tốt, đó sẽ là một trong những nhân tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững.
Đặc biệt trong bối cảnh của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng biến đổi nhân
khẩu đang diễn ra theo nhiều hướng khác nhau tác động lớn đến sự thay đổi cung và
cầu lao động trên quy mô toàn cầu. Các nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động
trên thế giới và trình độ lao động hiện tại của các quốc gia đã chỉ ra: hiện nay đang
tồn tại nhu cầu toàn cầu về lao động chuyên môn cao và nhu cầu đối với lực lượng
lao động này sẽ ngày một gia tăng. Để tận dụng lợi thế cạnh tranh các quốc gia, các
công ty đang chạy đua thu hút nhân tài bằng nhiều biện pháp như nâng lương, quan
tâm đến đời sống xã hội người lao động; các quốc gia đã thay đổi thiết chế bằng
cách nới lỏng các điều luật về di trú, cấp visa, thị thực…
Để đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, năm
2010 Di Gropello, Emanuela xuất bản cuốn “Kỹ năng cho thị trường lao động ở
Philippines”. Quyển sách trình bày những kỹ năng mà người lao động cần trang bị
để tăng năng suất và chất lượng công việc, tăng khả năng cạnh tranh để có được
11
việc làm tốt hơn; phân tích vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo đối với việc trang
bị kỹ năng cho người lao động.
Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều công trình nghiên cứu về thị
trường lao động và dịch chuyển lao động, như: Cuốn sách “Thị trường lao động
thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Quang Hiển do nhà xuất bản Thống kê
ấn hành năm 1 5. Quyển sách trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường sức lao
động: sức lao động trở thành hàng hóa trong cơ chế thị trường, hàng hóa sức lao
động tuân thủ theo quy luật cung - cầu, vấn đề thất nghiệp, sự vận động của thị
trường lao động trên thế giới. Quyển sách mô tả thực trạng thị trường sức lao động
ở Việt Nam trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,từ đó đưa ra phương
hướng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam bao gồm: phát triển
thị trường lao động nông thôn, phát triển thị trường lao động ở các đô thị và khu
công nghiệp tập trung, phát triển thị trường lao động khu vực không kết cấu, phát
triển thị trường lao động ở vùng ven biển, phát triển thị trường lao động thông qua
xuất khẩu lao động và giải pháp hoàn thiện thể chế, môi trường để thúc đẩy phát
triển thị trường lao động.
Cuốn sách “Thị trường lao động: cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của
Phạm Đức Chính do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành 2006 có nội dung tập
trung phân tích cơ sở lý luận của thị trường sức lao động như những lý thuyết về thị
trường sức lao động, việc làm, thất nghiệp, một số vấn đề có tính lý luận về nguồn
lao động, vấn đề thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp, những yếu tố cấu thành và
điều tiết thị trường sức lao động, mối quan hệ giữa cung - cầu sức lao động và tiền
lương, v.v..
Luận án tiến sĩ “Competitiveness of Vietnamese labor export in North - East
Asia market: a comparison across ASEAN countries” (Khả năng cạnh tranh trong
xuất khẩu lao động Việt Nam ở thị trường Đông Bắc Á: nghiên cứu so sánh với các
quốc gia ASAEN) tác giả Hoang Van Hung (2013). Luận án đã đề xuất một hệ
thống chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh lao động xuất khẩu. Căn cứ vào các
chỉ số này, luận án đánh giá theo hai cách tiếp cận: đánh giá trực tiếp từ người sử
12
dụng lao động và đánh giá gián tiếp bằng cách so sánh năng lực của lao động xuất
khẩu với yêu cầu của người sử dụng lao động. Ngoài ra, luận án so sánh năng lực
cạnh tranh về xuất khẩu lao động giữa các nước ASEAN tại các thị trường khác
nhau. Căn cứ vào kết quả phân tích, luận án đề xuất giải pháp cần thiết để nâng cao
năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo cách tiếp
cận đó, luận án đã chỉ ra khoảng cách năng lực cạnh tranh giữa lao động Việt Nam
và các nước ASEAN. Lao động Việt Nam hiện có rất nhiều vấn đề bất cập như:
trình độ học vấn thấp, thiếu trình độ kỹ năng kỹ thuật, khả năng giải quyết vấn đề
trong công việc yếu kém, khả năng giao tiếp kém, khó khăn khi giao tiếp với đồng
nghiệp, kinh nghiệm làm việc còn nhiều hạn chế, khó khăn khi làm việc nhóm và
khả năng thích ứng thấp. Đặc biệt, ý thức tuân theo quy định về lao động là một
điểm yếu rất lớn của lao động Việt Nam, ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển
dụng quốc tế, vì thế chúng ta cần phải quan tâm hơn về vấn đề này.
Luận án tiến sĩ “Thị trường sức lao động trình độ cao” tác giả Nguyễn ăn
Phúc (2007). Luận án xuất phát từ lý luận giá trị - lao động của C.Mác để làm rõ
hơn tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể và lao động
trừu tượng. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra khái niệm lao động có trình độ cao, và thị
trường sức lao động trình độ cao. Luận án cũng xây dựng hệ thống tiêu chí đánh
giá, cấu trúc và cơ chế vận hành của thị trường sức lao động trình độ cao với những
đặc điểm riêng, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng lao động có trình độ cao ở
Việt Nam, tìm ra nguyên nhân hạn chế yếu kém của thị trường này. Trên cơ sở đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường sức lao động trình độ
cao ở Việt Nam như: giải pháp phát triển cầu sức lao động trình độ cao, nâng cao
chất lượng cung sức lao động trình độ cao, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý
nhà nước đối với thị trường sức lao động trình độ cao, v.v..
Đề tài khoa học cấp bộ “Thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao”
do Nguyễn Minh Quang chủ nhiệm năm 2008. Hướng nghiên cứu chính của đề tài
là làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về hàng hoá - sức lao động, về thị trường
sức lao động của C.Mác, từ đó đưa ra một số khái niệm về hàng hoá sức lao động
13
chất lượng cao; về sự cần thiết để phát triển loại hàng hoá chất lượng cao cũng như
phát triển thị trường sức lao động chất lượng. Trên cơ sở đó, công trình đề xuất một
số giải pháp phát triển thị trường sức lao động chất lượng cao cho Việt Nam gồm:
giải pháp phát triển cung hàng hóa sức lao động chất lượng cao, giải pháp phát triển
cầu về thị trường sức lao động chất lượng cao, v.v...
Bài viết “Định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn
2011-2020” do Nguyễn Bá Ngọc thực hiện năm 2011 đăng trên Bản tin số 26 Viện
Khoa học Lao động xã hội đã đánh giá tổng quan và xu hướng phát triển thị trường
sức lao động Việt Nam, chỉ ra những yếu kém của thị trường sức lao động Việt
Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Từ đó, tác giả cho rằng để phát triển thị trường sức lao động Việt Nam giai đoạn
2011-2020, cần phải thiết kế đồng bộ luật pháp, cơ chế chính sách nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực cũng như năng lực, trình độ của các chủ thể tham gia thị
trường lao động, đặc biệt là vai trò của nhà nước.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động
Di chuyển lao động quốc tế không phải là vấn đề của riêng của nào, để thực
hiện tốt vấn đề này cần sự hợp tác giữa các quốc gia ở các cấp từ song phương, đa
phương, khu vực và quốc tế. Để đối thoại với nhau, các quốc gia cần có một cơ sở
nền tảng với quy ước, tiêu chuẩn luật quốc tế cho cả chính sách di trú quốc gia và
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di chuyển lao động quốc tế, do đó các thể chế quốc tế
cho việc di chuyển lao động ra đời. Có nhiều công trình nghiên cứu phân tích, chỉ ra
những điểm tương đồng và khác biệt, cũng như những hạn chế trong quy định thực
hiện thể chế giữa các quốc gia về di chuyển lao động. Một số công trình tiêu biểu
cho hướng nghiên cứu này như: Báo cáo nghiên cứu “Cộng đồng ASEAN 2015:
Quản lý hội nhập hướng tới thị trường chung và việc làm tốt hơn” ADB - Tổ chức
lao động quốc tế ấn hành năm 2014; Bài báo “Free flow, Managed Movement
Labour mobility policies in ASEAN and the EU” (Di chuyển tự do trong chính sách
di chuyển lao động ở ASEAN và EU) của Jennee Grace U Rubrico ấn hành năm
2015; v.v.. Trong đó, tác phẩm “Di chuyển con người để cung cấp dịch vụ” Aaditya
14
Mattoo và Antonia Carzzaniga đã phân tích một cách khá hệ thống những quy định
về việc di chuyển tạm thời của các cá nhân cung cấp dịch vụ được đàm phán trong
Khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS của WTO. Cuốn sách
chỉ ra những hạn chế trong việc hiểu và thực hiện tự do di chuyển lao động theo
phương thức 4 của GATS, như: GATS không chỉ ra xem bao lâu thì được coi là di
chuyển tạm thời, cũng không đưa ra ranh giới r ràng để loại trừ vấn đề di cư vĩnh
viễn, điều này khiến cho các quốc gia rất dè dặt với thỏa thuận di chuyển tự nhiên
trong Hiệp định khung về thương mại dịch vụ theo phương thức 4. Ngoài ra, tác
phẩm nêu lên sự băn khoăn của các nhà nghiên cứu, các nhà đàm phán thương mại
về việc “phải làm thế nào để đạt được sự tự do hóa tốt nhất theo cách có lợi cho cả
nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động” [2, tr.3].
Bên cạnh đó, Jennee Grace U Rubrico (2015) tác giả của cuốn “Free flow,
Managed Movement Labour mobility policies in ASEAN and the EU”, đã phân tích
quy định di chuyển tạm thời của những người cung cấp dịch vụ, trong quy định về
thương mại dịch vụ theo phương thức 4 của GATS và phân tích một số quy định di
chuyển lao động trong các hiệp định của khu vực kinh tế Châu Âu. Châu Âu đã thực
hiện chính sách di chuyển lao động từ khi Cộng đồng kinh tế Châu Âu được thành
lập, tuy nhiên mãi đến năm 2007 việc di chuyển lao động tự do trong nội khối mới
được thực hiện như một quyền cơ bản thực sự; theo quy định hiện hành người nhập
cư làm việc tại quốc gia sở tại trong 5 năm, họ sẽ trở thành công dân của quốc gia
đó. Thị trường chung Đông và Nam Phi cũng đưa ra hiệp ước COMESA, quy định
lao động được tự do di chuyển giữa các quốc gia trong khu vực, nhưng trong quá
trình thực hiện những quy định này gặp phải nhiều rào cản ở các tầng lớp khác
nhau. Những rào cản này được chia làm ba loại chính: Loại thứ nhất, liên quan đến
các vấn đề nhập cư, đặc biệt là các rào cản có liên quan đến thị thực; Loại thứ hai,
liên quan đến những đối xử mang tính phân biệt với các cá nhân cung cấp dịch vụ
nước ngoài; Loại thứ ba, liên quan đến việc không công nhận một cách thỏa đáng
về trình độ đào tạo và kinh nghiệm.
15
Trong cuốn sách “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thị
trường chung và việc làm tốt hơn” đã chỉ r , vấn đề lao động là nội dung xuyên suốt
trong tất cả các trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Các thành tố về lao động của Cộng
đồng ăn hóa ã hội ASEAN (ASCC) xen lẫn và bổ sung cho các hướng hành
động về lao động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các thành tố này gồm:
ủng hộ nguyên tắc việc làm tốt, đảm bảo an toàn cho người lao động di cư, thúc đẩy
đầu tư nâng cấp nguồn nhân lực và kỹ năng, đặc biệt là cho các nhóm dễ bị tổn
thương. Cuối cùng, để giải quyết vấn đề lao động trong Cộng đồng Chính trị - An
ninh ASEAN (APSC) cần phải tăng cường xử lý hình sự chống buôn bán người và
tiến hành những biện pháp bảo vệ tốt hơn cho nạn nhân của buôn bán người. Tuy
nhiên, chính sách quản lý các dòng di cư trong khuôn khổ ACE hiện nay mới đang
giới hạn cho lao động tay nghề cao thông qua việc thực thi các thỏa thuận thừa nhận
lẫn nhau (MRA).
Trong khi đó, việc thực thi các MRA vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn vì một
số lý do như: Thứ nhất, các nước có sự khác nhau đáng kể trong giáo dục và kiểm
tra sát hạch để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp, và các hiệp hội nghề nghiệp
thường lưỡng lự trước việc thay đổi tiêu chuẩn hiện có của họ hay việc cho phép
các đối thủ cạnh tranh tiềm năng từ nước ngoài. Hơn nữa, những ngành nghề cụ thể
được cấp phép ở một số nước nhưng lại không được cấp phép ở một số nước khác.
Thứ hai, một số nước yêu cầu những vị trí như giáo viên, luật sư, công chức hoặc
quân nhân phải do công dân của họ đảm nhận và rõ ràng loại trừ nhân lực nhập cư.
Thứ ba, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và sự chấp nhận của xã hội có thể tạo nên
những rào cản thực tế đối với dịch chuyển lao động, vượt qua bất kỳ điều khoản nào
mà luật định có thể đặt ra. Cuối cùng, các đàm phán MRA cho đến nay nhìn chung
vẫn được tiến thành song phương và hầu hết còn tồn tại những kẽ hở đối với việc
thực hiện [54, tr.101].
Việc tạo điều kiện cho di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng
kinh tế ASEAN hiện nay được các tác giả đánh giá là một cách tiếp cận vẫn còn trái
ngược với thực tế khi di cư lao động trong ASEAN chủ yếu vẫn là lao động tay
16
nghề thấp và trung bình, trong các ngành chế tạo máy, xây dựng, đánh cá, giúp việc
gia đình, và tình hình vẫn tiếp tục như vậy trong trung hạn. Do đó, các tác giả đề
nghị các quốc gia thành viên trong ASEAN nên cân nhắc việc công nhận thêm các
ngành nghề khác trong các khuôn khổ đa phương để tạo ra những kênh hiệu quả
hơn cho di chuyển lao động.
Cuốn sách “Di chuyển lao động quốc tế” của tác giả Nguyễn Bình Giang (Chủ
biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2011. Công trình nghiên cứu
này đã đánh giá một số nét nổi bật trong di chuyển lao động quốc tế như xu hướng
cơ bản của di chuyển lao động quốc tế, các chính sách quốc gia điều tiết di chuyển
lao động quốc tế, tác động tích cực và tiêu cực của di chuyển lao động quốc tế tới
nước nhập khẩu lao động và nước xuất khẩu lao động trong 10 năm đầu thế kỷ XXI,
đồng thời dự báo những xu hướng di chuyển lao động quốc tế sẽ diễn ra trong 10
năm tới. Ngoài việc phân tích vai trò của các thể chế quốc tế trong di chuyển lao
động như vai trò của tổ chức Lao động quốc tế và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM)
trong hỗ trợ các quốc gia và khu vực soạn thảo, ban hành và thực thi quy định, cam
kết quốc tế trong di chuyển lao động, tác giả cũng phân tích những điều khoản về
dịch chuyển lao động trong các Hiệp định thương mại khu vực, như điều khoản di
chuyển lao động của Liên minh Châu Âu EU, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu
(EFTA); Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA); Hiệp định Quan hệ Kinh
tế gần gũi hơn giữa Úc và New Zealand (ANZCERTA); Nghị định thư thứ hai về
thiết lập cơ sở, dịch vụ và vốn trong khuôn khổ Cộng đồng Caribe (CARICOM) và
thỏa thuận song phương giữa các quốc gia về di cư lao động.
Cuốn sách “Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt
Nam” của tác giả PGS. TS. Phan Huy Đường (Chủ biên) do nhà xuất bản Chính trị
quốc gia ấn hành 2012. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề chung và
kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài chất lượng
cao, công trình nghiên cứu đã khẳng định: Dòng lao động nước ngoài chất lượng
cao vào Việt Nam làm việc có tác động tích cực đến tăng trường của nền kinh tế,
ứng dụng các công nghệ, kinh nghiệm quản lý, gia tăng kim ngạch thương mại giữa
17
Việt Nam và các nước, v.v.. đồng thời cũng mang lại những hiệu ứng ngoài mong
muốn như: gia tăng áp lực việc làm trong nước, xung đột giữa lao động Việt Nam
với lao động nhập cư, trật tự xã hội khó quản lý, an ninh, quốc phòng có thể bị xâm
phạm, bí mật quốc gia có thể bị lộ, v.v.. [16, tr.7].
Nhằm đánh giá tổng quan những cơ hội và thách thức trong việc quản lý nhà
nước về lực lượng lao động này, công trình nghiên cứu đã đánh giá thực trạng quản
lý nhà nước đối với lao động nước ngoài chất lượng cao tại Việt Nam từ năm 2000 -
2010, để từ đó cho thấy số lượng lao động nước ngoài chất lượng cao đến Việt Nam
hàng năm đều tăng; hệ thống thể chế và thiết chế quản lý đối với đối tượng này
ngày một hoàn thiện; tuy nhiên “nhiều quy định về quản lý lao động nước ngoài
chất lượng cao chưa sát với thực tế, việc thực hiện các quy định pháp luật về quản
lý lao động nước ngoài chưa nghiêm” [16, tr.96-122]; v.v.. Trên cơ sở thực tiễn đó,
công trình nghiên cứu đã đề ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và
tăng cường quản lý nhà nước đối với lao động chất lượng cao ở Việt Nam trong thời
gian tới.
Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc
ở nước ngoài” của tác giả Lê Hồng Huyên (2010). Luận án đã khái quát và hệ
thống hoá những lý luận về di chuyển lao động quốc tế; phân biệt rõ xuất khẩu lao
động và hiện diện thể nhân để cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ GATS; làm rõ nội
dung quản lý nhà nước về di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc; đúc kết kinh
nghiệm về quản lý nhà nước với di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc ở một
số nước. Đồng thời luận án đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về di chuyển lao
động Việt Nam ra nước ngoài làm việc giai đoạn 1991-2008, qua đó đề xuất giải
pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam
ra nước ngoài làm việc theo hình thức: xuất khẩu lao động và hiện diện thể nhân để
cung cấp dịch vụ theo khuôn khổ GATS.
18
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về ASEAN, AEC
Để chuẩn bị cho sự ra đời cũng như đánh giá quá trình hình thành và phát triển
của Cộng đồng kinh tế ASEAN, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu
đề cập đến sự phát triển của cộng đồng này, tiêu biểu như:
Cuốn sách“The ASEAN Miracle: A Catalyst for Peace” (Sự thần kỳ của
ASEAN: Chất xúc tác cho nền hoà bình) của tác giả Kishore Mahbubani, Jeffery
Sng do nhà xuất bản Đại học quốc gia Singapore ấn hành năm 2017. Cuốn sách đã
phân tích và làm rõ tầm quan trọng của ASEAN trong việc gìn giữ hoàn bình và
hướng tới sự thịnh vượng chung cho toàn khối. Điều này không phải là sự ngẫu
nhiên, theo sự phân tích của các tác giả đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các
quốc gia thành viên nhằm hướng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, hoà
bình và thịnh vượng. Điều này từng bước được hiện thực hoá trên nền tảng pháp lý
là Hiến chương ASEAN và các trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN,
Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN.
Cuốn sách “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community: Insights from
the Former ASEAN Secretary - General” (Đông Nam Á đang hướng đến một Cộng
đồng ASEAN: Cái nhìn sâu sắc từ cựu Tổng thư ký ASEAN) của tác giả Rodolfo
C.Severino do Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore, ấn hành năm 2016. Cuốn
sách là cảm nhận và suy nghĩ cá nhân về sự hình thành và phát triển ASEAN, cũng
như quá trình hình thành ý tưởng và triển khai thực hiện xây dựng Cộng đồng
ASEAN. Tác giả cũng chỉ rõ tầm quan trọng của ASEAN trong khu vực và trên thế
giới, từ đó dự báo tương lai phát triển của ASEAN.
Cuốn sách “Economic Integration and Regional Development: The ASEAN
Economic Community” (Hợp tác kinh tế và phát triển khu vực: Cộng đồng kinh tế
ASEAN) của các tác giả Kiyoshi Kobayashi, Khairuddin Abdul Rashid, Masahiko
Furuichi và William P. Anderson do Routledge ấn hành năm 2018. Cuốn sách tập
hợp các bài nghiên cứu, trong đó chỉ rõ những cơ hội và thách thức đối với các
nước ASEAN trong quá trình hợp tác phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.
Nguyên nhân chính của những thách thức này nằm ở chỗ, trình độ phát triển không
19
đồng đều giữa các quốc gia thành viên, cùng với đó là sự chênh lệch về trình độ
nguồn nhân lực và năng suất lao động ở các quốc gia này.
Cuốn sách “The future of the ASEAN Economic Integration” (Tương lai về sự
hợp tác kinh tế các nước ASEAN) của tác giả Kiki Verico do Palgrave Macmillan
ấn hành năm 2017. Tác giả cuốn sách đã phân tích tầm quan trọng của hợp tác kinh
tế của các nước ASEAN, đây có thể coi là một trong các trụ cột chính để xây dựng
Cộng đồng ASEAN vững mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đối với khu
vực trên thế giới. Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuốn năm 2015
đã thúc đẩy việc hình thành và thực hiện đầy đủ các cam kết của Khu vực mậu dịch
tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA), v.v…
Nghiên cứu về chủ đề này, học giả Việt Nam cũng có các công trình như:
Cuốn sách “Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 và sự tham gia của Việt Nam” của
Nguyễn ăn Hà (Chủ biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2018;
cuốn sách “Điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước GMS là
thành viên của ASEAN trong bối cảnh mới” của Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên) do
nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2018; cuốn sách “Hiện thực hoá Cộng
đồng kinh tế ASEAN và tác động đến Việt Nam” của Nguyễn ăn Hà (Chủ biên) do
nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành năm 2013; cuốn sách “Cộng đồng
kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình” của Nguyễn Hồng Sơn (Chủ biên) do
nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 200 . Các công trình đã khái quát quá
trình hình thành, phát triển và mô hình Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối
năm 2015. Những đặc trưng cơ bản, biện pháp, lộ trình hoạt động của AEC và sự
tham gia của Việt Nam vào cộng đồng kinh tế này. Trong đó, các công trình này
trình bày lộ trình, kế hoạch hành động, cơ chế vận hành của AEC, kết quả thực hiện
bước đầu, tính khả thi và những vấn đề cơ bản nhằm thực hiện hoá AEC, cùng tác
động của AEC đến sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Cuốn sách “Thể chế Cộng đồng kinh tế ASEAN và cơ chế giải quyết tranh
chấp” của Nguyễn Thành Trì do nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2010. Tìm hiểu
hệ thống thể chế của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN nói chung và thể
20
chế của Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng, đồng thời giới thiệu và so sánh cơ
chế giải quyết tranh chấp của Cộng đồng kinh tế ASEAN với cơ chế giải quyết
tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới.
Cuốn sách “Vai trò và vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN”
do nhà xuất bản Công thương ấn hành năm 2013 đã tổng quan về ASEAN và việc
hợp tác kinh tế thương mại của Việt Nam với ASEAN, ASEAN+6. Đồng thời cuốn
sách cũng giới thiệu về AEC cũng như triển vọng và đưa ra một số giải pháp thúc
đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN trong bối cảnh thiết lập
AEC vào năm 2015.
Cuốn sách “Phát triển dịch vụ hậu cần (logicstics) trong tiến trình hình thành
Cộng đồng kinh tế ASEAN” của Phạm Thị Thanh Bình (Chủ biên) do nhà xuất bản
Khoa học xã hội ấn hành năm 200 đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã
hội trước yêu cầu hội nhập của lĩnh vực dịch vụ hậu cần và những yêu cầu của việc
hình thành AEC đối với lĩnh vực dịch vụ hậu cần. Từ đó đề xuất phương hướng ưu
tiên hội nhập nhanh lĩnh vực dịch vụ hậu cần, các giải pháp thực hiện và một số
kiến nghị để phát triển dịch vụ hậu cần ở Việt Nam trong thời gian tới.
1.1.4. Các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên
môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Bài nghiên cứu “Enhancing Labor Mobility in ASEAN: Focus on Lower
Skilled Workers” (Tăng cường di chuyển lao động trong ASEAN: Tập trung vào
nhóm lao động có chuyên môn thấp) của Aniceto C. Orbeta, Jr ấn hành năm 2012;
bài viết “Free Flow of Skilled Labor in the AEC” (Tự do di chuyển lao động có
chuyên môn trong AEC) của Chia, S. Y. (2011) đăng trong báo cáo nghiên cứu của
Urata, S. và M. Okabe; “Toward a Competitive ASEAN Single Market: Sectoral
Analysis” (Hướng tới một thị trường cạnh tranh ở ASEAN: phân tích ngành); báo
cáo “ASEAN economic community 2015 enhancing competitiveness and
employability through skill development” (Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm
2015: Tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo việc làm thông qua phát triển tay
nghề) của International Labour Organization ấn hành năm 2015; bài viết “A freer
21
flow of skilled labour within ASEAN Aspration, opprtunities and challenges in 2015
and beyond” (Tự do hóa lao động có chuyên môn ở ASEAN: triển vọng, cơ hội và
thách thức vào năm 2015 và những năm sau) của tác giả Guntur Sugiyarto và
Dovelyn Rannveig Agunios ấn hành năm 2014; bài nghiên cứu “Assessing the
Progress of ASEAN MRAs onProfessional Services” (Đánh giá tiến độ thực hiện
thỏa thuận lẫn nhau của ASEAN đối với các ngành dịch vụ) do Yoshifumi
FUKUNAGA ấn hành năm 2015; bài nghiên cứu“The Limited Impact of the
ASEAN Economic Community on Skilled Labour Migration” (Tác động của Cộng
đồng kinh tế ASEAN đến việc thực hiện di chuyển lao động có chuyên môn) của
tác giả Sukti Dasgupta and Sanchita Basu Das ấn hành năm 2014. Các công trình
này đã phân tích các cam kết về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong
Cộng đồng kinh tế ASEAN và chỉ ra:
Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn được coi là biện pháp
cốt yếu để hội nhập kinh tế, tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất.
Những quy định về sự dịch chuyển tự do của lao động lành nghề trong khuôn khổ
AEC phần nào chịu sự chi phối của những yêu cầu trong Hiệp định khung về các
ngành dịch vụ ASEAN 1 5, trong đó bao gồm những điều khoản về di chuyển thể
nhân. Và những quy định này không đi quá xa so với cam kết về di chuyển thể nhân
theo phương thức 4 của GATS [84].
Đồng thời với việc chỉ ra quá trình hình thành cũng như lộ trình thực hiện cam
kết di chuyển lao động giữa các quốc gia ASEAN, các nghiên cứu này đều thừa
nhận rằng sự chênh lệch về trình độ lao động giữa các quốc gia trong nội khối và sự
thiếu hoàn thiện về thị trường lao động giữa các quốc gia, rào cản về văn hóa, ngôn
ngữ, việc thực thi các chính sách bảo vệ người lao động trong nước… là những rào
cản lớn để thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC. Để vượt
qua những rào cản này, các học giả khuyến nghị cần hoàn thiện chính sách phát
triển nguồn lao động chất lượng cao, chuẩn hoá theo cam kết công nhận trình độ
tương đương đối với tám lĩnh vực được tự do di chuyển lao động trong AEC; ngoài
22
ra các quốc gia cần tiếp tục hoàn thiện thị trường lao động, các chính sách về lao
động việc làm theo cam kết chung giữa các nước ASEAN.
Nhằm tìm hiểu sâu và làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn đối với tự do
di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC, một số tác giả đã bước đầu nghiên
cứu các vấn đề liên quan đến nội dung này, cụ thể:
Bài viết “Một số tác động từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 tới cầu lao
động ở Việt Nam” của tác giả Đinh ăn Tới đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
Bài nghiên cứu chỉ rõ, cùng với một mức tăng về hoạt động xuất khẩu như nhau
trong các ngành, lao động của ngành dệt may, da giày; chế biến lương thực, thực
phẩm và điện, điện tử tăng chậm hơn so với lao động của ngành khai khoáng. Khi tỷ
lệ xuất khẩu trong giá trị gia tăng khu vực ASEAN tăng 1%, thì lao động ngành chế
biến lương thực, thực phẩm tăng chậm hơn so với ngành khai khoáng khoảng
0,09%; chậm hơn so với ngành dệt may, da giày lần lượt là 0,02% và 0,03%. Ngoài
ra, trong khi xuất khẩu có khả năng tác động nhiều đến lao động phi kỹ năng, nhập
khẩu thường đi kèm với việc tuyển dụng ngày càng nhiều hơn lao động kỹ năng.
Bài viết “Mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam
khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN” của tác giả Mạc ăn Tiến đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Khoa học dạy nghề. Bài nghiên cứu chỉ rõ khi tham gia Cộng đồng
kinh tế ASEAN, Việt Nam có những lợi thế nhất định, đó là: lực lượng lao động dồi
dào và cơ cấu lao động “trẻ”, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích
cực, chất lượng lao động cũng đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó
tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp (khoảng 30%);
chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và
hội nhập; chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và còn khoảng cách
khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực. Việt Nam sẽ phải đối mặt với
những thách thức nhất định khi gia nhập AEC, đó là nguồn nhân lực có chất lượng
thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công
tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế, mặt khác hệ
thống thông tin của thị trường lao động còn nhiều yếu kém và hạn chế.
23
Bài viết “Thị trường lao động Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ
hội và thách thức” của Phạm Thị Lý đăng trên Tạp chí Khoa học chính trị, số
1+2/2015. Tác giả chỉ ra cơ hội và thách thức mà thị trường lao động Việt Nam sẽ
phải đối mặt: Về cơ hội, việc hội nhập vào AEC sẽ tạo thêm cơ hội việc làm cho
người lao động Việt Nam, tạo cơ hội cho người lao động có tay nghề được phép di
chuyển tự do trong khu vực ASEAN, có cơ hội cải thiện thu nhập, nâng cao tiền
lương, đồng thời Việt Nam có cơ hội nâng cao chất lượng nguồn cung lao động nhờ
vào sự hợp tác về lao động giữa các nước thành viên ASEAN; Về thách thức, sự
cạnh tranh gay gắt giữa các thị trường lao động, lao động Việt Nam có thể bị thua
thiệt ngay trên thị trường lao động nước nhà vì chất lượng cung lao động thấp, nguy
cơ gia tăng tình trạng thất nghiệp khi thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập AEC...
Bài viết “Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt
Nam trước thềm hội nhập AEC” của Bùi Thị Minh Tiệp đăng trên Tạp chí Kinh tế
và phát triển, số 2/2015. Bài viết chỉ rõ, các quốc gia thành viên ASEAN có trình
độ phát triển không đồng đều về kỹ thuật và trình độ phát triển dẫn đến sự chênh
lệch về chất lượng nguồn nhân lực. Điều này dẫn đến sự khác biệt về khả năng và
sự sẵn sàng hội nhập của người lao động giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
Hiện nay, mặc dù lao động Việt Nam đang ở giai đoạn dồi dào về số lượng và
chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong ASEAN, nhưng chất lượng lao động còn nhiều
hạn chế, đây là thách thức lớn cho Việt Nam trước thềm AEC được thành lập.
Luận án tiến sĩ “Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối
trong ASEAN” của Đào Thị Thu Trang (2015). Luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh
giá về tác động của di chuyển lao động nội khối tới các quốc gia tham gia, các tiêu
chí đánh giá mức độ tham gia của các nước thành viên trong di chuyển lao động nội
khối, và những nhân tố ảnh hưởng để xác định mức độ tham gia vào di chuyển lao
động của các nước thành viên trong một khối kinh tế. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên
cứu, đánh giá hệ thống chính sách, thể chế và hợp tác khu vực trong di chuyển lao
động nội khối ASEAN; phân tích thực trạng tham gia vào di chuyển lao động nội
khối ASEAN của Việt Nam thời gian qua, đánh giá tác động của hoạt động này tới
24
nền kinh tế - xã hội Việt Nam, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng để xác định được
mức độ tham gia phù hợp vào di chuyển lao động nội khối ASEAN của Việt Nam.
Từ đó, đưa ra nhận định về những vấn đề cần phải giải quyết đối với việc tham gia
vào di chuyển lao động nội khối ASEAN và kiến nghị, đề xuất chính sách để Việt
Nam tham gia di chuyển lao động nội khối ASEAN phù hợp với bối cảnh trong thời
gian tới.
Cuốn sách “Di chuyển lao động có kỹ năng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
và triển vọng thị trường lao động ASEAN sau năm 2015” của Nguyễn Ngọc Lan
năm 2018 và Đề tài cấp bộ “Di chuyển lao động có kỹ năng trong cộng đồng kinh tế
ASEAN và thị trường lao động ASEAN sau năm 2015” do Nguyễn Ngọc Lan làm
chủ nhiệm năm 2016 đã xác định một số nhân tố tác động đến di chuyển lao động
có kỹ năng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN; nhận diện thực trạng di chuyển lao
động có kỹ năng trong ASEAN những năm gần đây, đánh giá kết quả đạt được và
những vấn đề tồn tại trong quá trình di chuyển lao động có kỹ năng giữa các nước
ASEAN. Từ đó, công trình nghiên cứu đưa ra dự báo về triển vọng phát triển thị
trường lao động ASEAN sau năm 2015 và gợi ý một số giải pháp nhằm tăng cường
sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN.
1.2. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá
Nhìn chung, các công trình trong và ngoài nước đã khẳng định việc di chuyển
lao động giữa các nước trong khu vực hoặc trên phạm vi thế giới là xu hướng khách
quan của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh của sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng biến đổi nhân khẩu đang diễn ra theo nhiều
hướng khác nhau, tác động lớn đến sự thay đổi cung và cầu lao động trên quy mô
toàn cầu. Các nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động trên thế giới và trình độ
lao động hiện tại của các quốc gia cho chúng ta thấy hiện đang tồn tại nhu cầu về
lao động chuyên môn cao và nhu cầu đối với lực lượng lao động này sẽ ngày một
gia tăng. Để tận dụng lợi thế cạnh tranh các quốc gia, các công ty đang chạy đua
trong lĩnh vực thu hút nhân tài bằng nhiều biện pháp như nâng lương, quan tâm đến
25
đời sống xã hội cho người lao động. Các quốc gia đã thay đổi thiết chế bằng cách
nới lỏng các điều luật về di trú, cấp visa, thị thực… Các điều khoản về dịch chuyển
lao động trong các Hiệp định thương mại khu vực, các hiệp định song phương giữa
các quốc gia đã được thành lập tạo điều kiện cho di chuyển lao động.
Tuy nhiên, việc ký kết và thực thi các quy định về di chyển lao động trong
Hiệp định thương mại giữa các thể chế kinh tế, giữa các quốc gia đã tác động như
thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, liệu các cam kết có đem
lại cơ hội cải thiện cuộc sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, tạo
ra sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia tham gia vào các thế chế đó thì cho
đến nay đây vẫn là một khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu.
ASEAN là một trong những khu vực có tỷ lệ người lao động di trú cao nhất
trên thế giới, bao gồm cả những nước xuất khẩu và những nước nhập khẩu lao
động. Trong những năm gần đây chính phủ các nước ASEAN đã có những nỗ lực to
lớn trong việc xây dựng một cơ chế tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động, nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia thành viên; đồng thời
hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, xây dựng một khuôn khổ pháp lý
chung trong khu vực cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú.
Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn đựơc coi là một trong các
sáng kiến nhằm xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong
ASEAN. Tuy nhiên, việc làm này có giúp ASEAN tạo dựng một khu vực phát triển
ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao như Tuyên bố hòa hợp ASEAN II nêu
ra hay không, và việc tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động có chuyên môn sẽ
giúp các quốc gia phát triển kinh tế bình đẳng, giảm nghèo đói, giảm sự chênh lệch
trong phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia thành viên, đây có phải là biện
pháp đúng đắn và hữu hiệu để tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên… tất cả đều là những câu hỏi
lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu vì cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu
nào có thể giải thích một cách thỏa đáng những vấn đề nêu trên.
26
Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những quy định về sự dịch chuyển
tự do lao động có chuyên môn trong khuôn khổ AEC phần nào vẫn chịu chi phối
bởi những yêu cầu trong Hiệp định khung về các ngành dịch vụ ASEAN 1995, bao
gồm những điều khoản về di chuyển thể nhân và những quy định này không đi quá
xa so với cam kết về di chuyển thể nhân theo phương thức 4 của GATS. Do vậy,
vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu xem cách tiếp cận hiện nay của ASEAN về di chuyển
lao động có chuyên môn có trái ngược với xu hướng thực tế của các dòng di chuyển
lao động nội khối đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra hay không; các quốc gia thành viên
trong ASEAN có nên cân nhắc việc công nhận thêm ngành nghề khác trong khuôn
khổ đa phương để tạo thêm kênh di chuyển lao động hiệu quả hơn.
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra rằng việc thực
hiện cam kết về di chuyển lao động có chuyên môn trong ASEAN hiện nay vẫn vấp
phải phải nhiều khó khăn liên quan đến sự khác nhau trong hệ thống giáo dục, kiểm
tra sát hạch để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp; sự khó khăn do những quy định về
bảo vệ quyền lao động địa phương; sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa; sự chấp
nhận của xã hội tạo nên những rào cản đối với dịch chuyển lao động, vượt quá bất
kỳ điều khoản nào mà luật định có thể đặt ra. Do vậy, các nghiên cứu cần tiếp tục
chỉ ra những kẽ hở đối với việc thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động,
và cần cải tiến các quy định như thế nào để các doanh nhân, những người có chuyên
môn, những người có tài năng có thể di chuyển thuận lợi; thu hẹp khoảng cách phát
triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Việc chỉ ra những cam
kết và vướng mắc khi thực hiện các cam kết là chưa đủ, cần phải chỉ ra cho những
nhà hoạch định chính sách biết họ cần thay đổi gì để phát huy tối đa hiệu quả của
các cam kết và chính sách đã đề ra.
1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu
Trong bối cảnh AEC đã được thành lập và đi vào hoạt động, nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn còn bỏ ngỏ, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo
các vấn đề như:
27
- Trong quá trình thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động có chuyên
môn trong nội khối AEC, các quốc gia ASEAN đã thực hiện các cam kết này như
thế nào, đâu là những thuận lợi và những rào cản đối với các quốc gia.
- Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC sẽ tác động thế nào
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là sự tác động đến thị
trường lao động, đến pháp luật hiện tại về lao động cũng như các vấn đề bảo vệ an
ninh quốc gia.
- Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mà AEC đem lại để tạo thêm việc làm, xóa
đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho đại đa số người dân Việt
Nam hay không; Việt Nam đã thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động
đến đâu và cần tiếp tục làm gì để thực hiện tốt hơn những cam kết đã ký.
- Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng tốt cơ hội từ việc thực hiện tự do di
chuyển lao động có chuyên môn đem lại, cũng như cần làm gì để hạn chế đến mức
thấp nhất rủi ro mất nguồn lao động chất lượng cao, mất cơ hội việc làm có thu
nhập cao của người lao động tại chính thị trường lao động nước mình.
Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên
môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” sẽ góp
phần làm rõ những vấn đề trên.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung vào trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu chính:
Câu hỏi 1: Chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn đang diễn ra
như thế nào ở các quốc gia thành viên ASEAN? Quá trình này đang diễn ra theo xu
hướng nào, những nhân tố tác động đến quá trình tự do di chuyển lao động có
chuyên môn trong AEC?
Câu hỏi 2: Chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn của iệt Nam
như thế nào?
28
Câu hỏi 3: Việt Nam cần làm gì để thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển
lao động có chuyên môn trong AEC cũng như tận dụng tốt cơ hội này cho mục tiêu
kinh tế, chính trị, xã hội của mình?
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Những quy định về tự do di chuyển lao động có chuyên môn
trong khuôn khổ AEC gần giống với các cam kết về di chuyển thể nhân theo
phương thức 4 của GATS và hạn chế hơn rất nhiều về mức độ tự do di chuyển lao
động so với quy định về tự do di chuyển lao động trong Liên minh Châu Âu (EU).
Giả thuyết 2: Việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên
môn đang diễn ra chậm chạp ở các quốc gia ASEAN, vì thế dịch chuyển lao động
có chuyên môn giữa các quốc gia ASEAN diễn ra với quy mô nhỏ, tốc độ gia tăng
tương đối thấp. Việc triển khai chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn
trong AEC hiện còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề nhập cư, hay những
đối xử mang tính phân biệt đối với các cá nhân cung cấp dịch vụ nước ngoài, đặc
biệt khó khăn do khác biệt trong hệ thống giáo dục giữa các quốc gia, việc thực hiện
thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau còn nhiều vướng mắc.
Giả thuyết 3: iệt Nam đã và đang thực hiện chính sách tự do di chuyển lao
động có chuyên môn trong AEC, tuy nhiên việc thực hiện chính sách này còn gặp
nhiều khó khăn, vướng mắc.
29
Tiểu kết chương 1
Chương 1, tác giả đã tổng lược về di chuyển lao động và tự do di chuyển lao
động có chuyên môn được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập
đến. Có thể thấy các công trình nghiên cứu đã khẳng định di chuyển lao động giữa
các quốc gia trong khu vực hoặc trên phạm vi thế giới là xu hướng khách quan của
quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đối với các quốc gia ASEAN việc thực
hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn được coi là một trong các sáng kiến
nhằm xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Hoạt động này được
dự báo sẽ có nhiều tác động đến việc thúc đẩy phát triển thị trường lao động việc
làm, cũng như sự gắn bó đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, còn
rất nhiều vấn đề liên quan đến thể chế cho dịch chuyển, tác động của các dòng dịch
chuyển mà các nhà nghiên cứu cần phải tiếp tục làm rõ. Trong khuôn khổ của luận
án này, tác giả hướng đến làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực
hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, đặc
biệt là những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết di
chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối.
30
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA
DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG ĐỒNG
KINH TẾ KHU VỰC
2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1. Lao động và lao động có chuyên môn
Lao động có thể được nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau.
Ngành xã hội học quan tâm nghiên cứu lao động với tư cách là một hiện tượng xã
hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Các nhà xã hội học mác-
xít quan niệm “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự
nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung
gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [23, tr.239]. Theo
đó, lao động là một hành động xã hội có cấu trúc gồm các thành phần như: mục
đích của lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động,
chủ thể lao động và xu hướng lao động.
Khác với ngành xã hội học, kinh tế học dù là kinh tế học hiện đại hay kinh tế
chính trị cổ điển, kinh tế chính trị Mác - Lênin đều nghiên cứu lao động như là một
nhân tố quan trọng của sản xuất, có người bán (người lao động) và có người mua
(doanh nghiệp, tổ chức). Khi xem xét lao động như là nhân tố của quá trình sản
xuất, có thể thấy rằng lao động được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau, tuy
nhiên, hiểu theo nghĩa chung nhất thì lao động là hoạt động của con người, tạo ra
của cải vật chất, tạo ra giá trị tinh thần cho cá nhân và xã hội, đó là dạng hoạt động
có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù
hợp với nhu cầu của con người.
Theo nghĩa khác, lao động là cách gọi tắt để chỉ người lao động, những người
tạo ra và cung cấp dịch vụ lao động. Đó chính là các cá nhân, nhóm người bằng sự
nỗ lực về thể chất và tinh thần gắn kết các yếu tố của sản xuất thành một quá trình
sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội. Đó là chủ thể nắm giữ sức
lao động, một nhân tố của sức sản xuất.
31
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, tác giả sử dụng khái niệm lao
động với nghĩa: đó là những người lao động, người tạo ra và cung cấp các dịch vụ
lao động.
Lao động có chuyên môn là lao động có các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhận
thức, kỹ năng xã hội và hành vi phù hợp với ngành nghề cụ thể. Trong đó, kỹ năng
kỹ thuật được hiểu là khả năng làm việc thực tế của người lao động theo yêu cầu
công việc. Kỹ năng về hành vi là khả năng tuân thủ nội quy lao động, khả năng làm
việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề… Những kiến thức và kỹ năng sẽ giúp người
lao động giải quyết những yêu cầu công việc và hòa nhập với môi trường làm việc.
Tùy vào mục đích khác nhau, các nhà nghiên cứu, nhà tuyển dụng hay người
làm công tác giáo dục đào tạo và nhà quản lý sẽ xây dựng các bộ tiêu chí khác nhau
cho việc đào tạo, đánh giá, xác định khả năng chuyên môn của người lao động. Tuy
tiêu chí cho từng ngành nghề lĩnh vực khác nhau, nhưng cơ sở chung để xác định
lao động có chuyên môn vẫn được xây dựng dựa trên ba nhóm tiêu chí cơ bản sau:
Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá kỹ năng kỹ thuật.
Kỹ năng kỹ thuật là năng lực cụ thể cho từng vai trò hay vị trí công việc,
những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ
công việc trong một môi trường làm việc cụ thể. Kỹ năng kỹ thuật được phát triển
thông qua đào tạo trong các cơ sở giáo dục đào tạo hoặc trong quá trình làm việc.
Thứ hai, nhóm tiêu chí đánh giá kỹ năng nhận thức.
Nhóm tiêu chí này bao gồm kỹ năng sử dụng tư duy logic, trực giác, tư duy
phê phán, cũng như tư duy giải quyết vấn đề thông qua các kiến thức đã có. Các kỹ
năng này bao gồm khả năng đọc, viết và tính toán. Nhà tuyển dụng cũng quan tâm
đến “năng lực hiểu được các ý tưởng phức tạp, khả năng học hỏi kinh nghiệm, phân
tích vấn đề sử dụng các quy trình tư duy lô-gíc” [34, tr.11]. Các kỹ năng này thường
được đánh giá thông qua các bài kiểm tra, thông qua phỏng vấn.
Thứ ba, nhóm tiêu chí đánh giá về các kỹ năng xã hội và hành vi.
Nhà tuyển dụng ngoài việc quan tâm đến các kỹ năng kỹ thuật như sự khéo léo
để sử dụng các công cụ, thiết bị phức tạp cho đến các kiến thức liên quan đến công
32
việc thì họ rất quan tâm đến tố chất cá nhân, những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả làm việc của người lao động như: “cởi mở để trải nghiệm, tận tâm, hướng
ngoại, biết cách tán đồng và sự ổn định về cảm xúc, khả năng kiểm soát bản thân,
kiên trì, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tương tác cá nhân. Nhiều nhà tuyển dụng
đặt ưu tiên hàng đầu cho các tiêu chí như thái độ làm việc; ý thức tuân theo hợp
đồng lao động” [31, tr.11]; khả năng ngôn ngữ (trong đó gồm tiếng Anh hoặc có thể
là tiếng của nước sở tại) và những kỹ năng mềm khác như làm việc theo nhóm, hiểu
về văn hóa của nước sở tại. Ví dụ: “Thái Lan đã đặt rào cản “kỹ thuật” đối với lao
động khi nhập khẩu vào quốc gia này như sau: lao động muốn hành nghề y phải nói
được tiếng Thái” [136].
2.1.1.2. Di chuyển lao động
Khái niệm di chuyển lao động
Để hiểu nội hàm của di chuyển lao động, cần phân biệt hình thức di chuyển
lao động (labour migration) với các hình thức di chuyển khác. Di chuyển lao động
thường được hiểu là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc
trong phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc
Ngoài khái niệm về di chuyển lao động, chúng ta còn có khái niệm di cư kinh
tế. Vậy di chuyển lao động và di cư kinh tế có trùng khít với nhau hay không?
Trong bối cảnh di cư quốc tế, khái niệm người di cư kinh tế dùng để chỉ một người
rời nơi cư trú thường xuyên đến định cư ở một nơi khác nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống. Thuật ngữ này có thể được sử dụng một cách lỏng lẻo để phân biệt với
những người tị nạn chạy trốn khỏi sự bức hại, và cũng có thể dùng để chỉ những
người tìm cách nhập cảnh vào một nước mà không được phép và/hoặc sử dụng các
thủ tục tị nạn mà không có lý do trung thực, “khái niệm này cũng áp dụng cho
những người rời bỏ nước gốc của họ với mục đích tìm việc làm” [48, tr.35], nghĩa là
di cư kinh tế bao gồm cả di chuyển lao động.
Theo khoản 1, Điều 2, Công ước quốc tế năm 1990 về bảo vệ quyền của người
lao động di cư và thành viên gia đình họ thì người lao động di cư quốc tế là “một
người đã, đang và sẽ tham gia một hoạt động được trả công tại một quốc gia mà
33
người đó không phải là công dân” [48, tr.73]. Khái niệm này về người lao động di
cư quốc tế đã không kể đến những người lao động di cư tự tạo việc làm, những thể
nhân cung cấp dịch vụ. Trong khi đó các hiệp định về di chuyển lao động trong
khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia và khu vực hiện nay
hầu hết đều quy định hình thức di chuyển của người lao động theo phương thức di
chuyển tạm thời của những người cung cấp dịch vụ. Những người này mặc dù được
đánh giá là hoạt động của họ không trực tiếp làm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm
của lao động trong nước, hình thức di cư của họ cũng khác so với di cư theo phương
thức xuất khẩu lao động; nhưng sự di chuyển này vẫn là sự rời bỏ nơi định cư gốc
để làm việc ở một quốc gia khác, do đó vẫn là một hình thức của di cư kinh tế, di cư
lao động. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án này, tác giả hiểu Di chuyển lao động
quốc tế là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc.
h n loại các h nh thức i chuyển lao động
Có nhiều cách để phân loại di chuyển lao động, tuỳ từng tiêu chí cụ thể, có thể
phân loại di chuyển lao động quốc tế theo những tiêu thức sau:
- Căn cứ theo thời gian: di chuyển lao động gồm di chuyển lao động ngắn
hạn/di chuyển lao động tạm thời, di chuyển lao động dài hạn. Theo Công ước quốc
tế năm 1 0 về bảo vệ các quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình
họ, người di cư dài hạn là người chuyển tới một nước không phải nước cư trú
thường xuyên của họ trong khoảng thời gian ít nhất một năm. Tuy nhiên, Hiệp định
chung về thương mại và dịch vụ GATS có nhắc đến việc di chuyển tạm thời của các
tự nhiên nhân, nhưng hiệp định này đã không chỉ ra một ranh giới r ràng để loại trừ
vấn đề di cư vĩnh viễn. Do đó, di cư trong khoảng thời gian bao lâu thì được coi là
tạm thời lại không được định rõ, vì vậy “mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề
này. Ví dụ Nhật Bản cho phép doanh nhân nước ngoài được lưu trú tối đa là 0
ngày, nhưng một số loại nhân viên luân chuyển trong nội bộ tập đoàn lại có thể ở
đến 5 năm” [2, tr.5]. Những người lao động di cư ngắn hạn/di cư tạm thời vẫn
thường được xác định với khoảng thời gian định cư ở nơi mới trong khoảng thời
gian dưới một năm và những người này không có ý định định cư lâu dài. Di cư ngắn
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

More Related Content

What's hot

Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...BeriDang
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuNguyễn Công Huy
 
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndexKết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndexBeriDang
 
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng Long
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng LongĐầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng Long
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng Longnataliej4
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...vietlod.com
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...
Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...
Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...PinkHandmade
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
Ứng dụng mô hình ARIMA – ARCH/GARCH để dự báo thanh khoản của 30 cổ phiếu có ...
 
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩuLuận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
Luận văn tốt nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu
 
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndexKết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
Kết hợp mô hình nhân quả, mô hình ARIMA, mô hình ARCH để dự báo chỉ số VNIndex
 
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng Long
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng LongĐầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng Long
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Cty Xây dựng Thăng Long
 
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
Th s02.010 nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngoại thương thời kỳ hậ...
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Luận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tếLuận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
Luận án: Năng lực cạnh tranh của các cảng hàng không quốc tế
 
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệLuận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Luận văn: Chính sách phát triển thị trường khoa học và công nghệ
 
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAYYếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
Yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên với công ty, HAY
 
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
Luận văn: Quản trị rủi ro tài chính tại Công ty chứng khoán APECS - Gửi miễn ...
 
Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...
Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...
Luận án tiến sĩ kinh tế tác động của quản trị tri thức và môi trường đạo đức ...
 
Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...
Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...
Doanh nghiệp dệt may trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, HAY - Gửi miễn p...
 
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà TĩnhQuy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
 
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Trong Đấu Thầu Xây Dựng Của Công Ty Cổ Phần Công...
 
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoàn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoànLuận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoàn
Luận văn: Tạo động lực lao động tại công ty du lịch Công đoàn
 
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAYLuận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
Luận văn: Yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp công ty FPT, HAY
 
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tảiLuận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
Luận văn: Phát triển dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp vận tải
 
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Th...
 
La0140
La0140La0140
La0140
 

Similar to Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...Thư viện Tài liệu mẫu
 
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdfKhung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdfHanaTiti
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...nataliej4
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...nataliej4
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áCharlie Cúc Cu
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN (20)

TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAY
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAYKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAY
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam, HAY
 
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt NamKhu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
Khu vực thương mại tự do ASEAN và hội nhập của Việt Nam
 
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
Đề tài Khu vực thương mại tự do asean (afta) và thực tiễn hội nhập của việt n...
 
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEANĐề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
 
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
THU HÚT FDI TỪ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP K...
 
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
 
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdfKhung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHIỆP NIÊM Y...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Kinh Nghiệm Phát Triển Vận Tải Hàng Không Một Số Nước Tr...
 
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘ...
 
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEANLuận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
Luận án: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG...
 
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAYLuận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
Luận án: Quản lý phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, HAY
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH HƯNG YÊN ...
 
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông áVai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
Vai trò của asean trong tiến trình hợp tác và liên kết khu vực ở đông á
 
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
Luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế vai trò của asean trong tiến trì...
 
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao t...
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKhanh Nguyen Hoang Bao
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haingTonH1
 

Recently uploaded (20)

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO CÔNG TY KHÁCH SẠN SÀI GÒN CENTER ĐẾN NĂM 2025
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CA TRÙ (CỔ ĐẠM – NGHI XUÂN, HÀ ...
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt NamNhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
Nhân vật người mang lốt cóc trong truyện cổ tích thần kỳ Việt Nam
 
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN...
 
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ MỘT SỐ BÀI HÁT DÂN CA CÁC DÂN TỘC BẢN ĐỊA CHO HỌC...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viênKỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
Kỹ năng khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo cho sinh viên
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
35 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM ...
 
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
PHIẾU KHẢO SÁT MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG KHÁCH BẰ...
 
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft WordTrích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
Trích dẫn theo Harvard với Microsoft Word
 
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌCLuận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
Luận Văn: HOÀNG TỬ BÉ TỪ GÓC NHÌN CẢI BIÊN HỌC
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
Báo cáo tốt nghiệp Đánh giá rủi ro môi trường từ ô nhiễm hữu cơ nước thải các...
 
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
40 ĐỀ LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2024 (ĐỀ 1-20) ...
 
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp haiBài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
Bài giảng chương 8: Phương trình vi phân cấp một và cấp hai
 

Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ MINH HẠNH TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM Ngành: KINH TẾ QUỐC TẾ Mã số: 9 31 01 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Hoàng Thị Thanh Nhàn 2. PGS. TS Nguyễn Duy Lợi Hà Nội, năm 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong luận án. Hà Nội, ngày… tháng … năm 2019 Tác giả luận án
  • 3. i MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................vi MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG................................... 8 CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN.................................................................... 8 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN........................................ 8 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động...... 8 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động.....................13 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về ASEAN, AEC .............................18 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.....................................20 1.2. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu................................................................................................................... 24 1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá ...........................................................24 1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ...........................26 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu..................................... 27 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................27 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu..................................................................28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA..............30 DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG ĐỒNG KINH TẾ KHU VỰC.........................................................................30 2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn................... 30 2.1.1. Một số khái niệm liên quan .........................................................30 2.1.2. Các yếu tố tác động đến tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn..........................................................................................................38
  • 4. ii 2.1.3. Khung phân tích của luận án......................................................43 2.2. Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới .............. 44 2.2.1. Nhu cầu về lao động có chuyên môn trên thị trường lao động quốc tế.....................................................................................................44 2.2.2. Chính sách đối với lao động có chuyên môn ở một số quốc gia 46 2.2.3. Xu hướng di chuyển lao động có chuyên môn trên thế giới......51 2.2.4. Các quy định, cam kết quốc tế về di chuyển lao động................55 Chương 3: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG.........62 CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN................62 3.1. Khái quát Cộng đồng kinh tế ASEAN ................................................. 62 3.1.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.....................62 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN..................63 3.1.3. Các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và tiến độ thực hiện các trụ cột chính trong Cộng đồng kinh tế ASEAN............65 3.2. Tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .............................................................................................. 67 3.2.1. Nhu cầu tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN..............................................................................67 3.2.2. Cơ sở pháp lý cho tự do di chuyển lao động trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .......................................................................................68 3.2.3. Thực trạng thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.....................................72 3.3. Đánh giá chung về thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .......................................... 87 3.3.1. Những kết quả đạt được ..............................................................87 3.3.2. Những tồn tại ...............................................................................92 3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại .................................................95 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN.....................104
  • 5. iii 4.1. Những vấn đề đặt ra cho các quốc gia thực hiện tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN....... 104 4.1.1. Những vấn đề đặt ra về kinh tế .................................................104 4.1.2. Những vấn đề đặt về văn hóa, chính trị, xã hội .......................108 4.2. Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN................................................................................... 112 4.2.1. Những cơ hội cho iệt a trong thực hiện các ca ết tự o hoá i chuyển lao động có chuy n n trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.......................................................................................................... 112 4.2.2. Những thách thức đối với iệt a trong thực hiện các ca ết tự o hoá i chuyển lao động có chuy n n trong Cộng đồng kinh tế ASEAN..................................................................................................118 4.3. Hàm ý chính sách đối với Việt Nam nhằm thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ............................................................................................ 126 4.3.1. Định hướng để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN .126 4.3.2. Một số giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN..................................................................................................128 KẾT LUẬN...................................................................................................138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................141 PHỤ LỤC......................................................................................................158
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asian Nations ADB Ngân hàng phát triển Châu Á Asian Development Bank APEC Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình dương Asia - Pacific Economic Cooperation APSC Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN ASEAN Political - Security Community ASCC Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN ASEAN Socio - Cultural Community AFTA Hiệp hội thương mại tự do Châu Á ASEAN Free Trade Area AQRF Khung Tham chiếu Trình độ ASEAN ASEAN Qualifications Reference Framework AUN Mạng lưới các trường đại học ASEAN ASEAN University Network ACPECC Ủy ban Điều phối kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN ASEAN Chartered Professional Engineer Coordinating Committee AAC Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN Asean Architect Council COMESA Thị trường chung Đông và Nam Phi Common Market for Eastern and Southern Africa EEA Khu vực Kinh tế Châu Âu European Economic Area EU Liên minh Châu Âu European Union GATS Hiệp định chung về thương mại dịch vụ General Agreement on trade in services
  • 7. v GDP Tổng sản phẩm nội địa Gross domestic product IOM Tổ chức Di cư quốc tế International Organization for Migration ILO Tổ chức lao động quốc tế International labour Organization MNP Hiệp định ASEAN về Di chuyển thể nhân ASEAN Agreement on Movement of Natural Persons MRA Thỏa thuận công nhận lẫn nhau Mutual recognition arrangements NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ North American Free Trade Agreement OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Organisation for Economic Co- operation and Development WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lao động nhập cư vào một số quốc gia ASEAN phân theo trình độ năm 2015 ...........................................................................................74 Biểu đồ 3.2: Nhu cầu di cư của lao động phân theo trình độ tại các quốc gia ASEAN (tỷ lệ %).............................................................................................75 Biểu đồ 3.3: Di chuyển lao động nội khối và ngoại khối của ASEAN năm 2013.................................................................................................................76 Biểu đồ 3.4: Dòng di chuyển của lao động có chuyên môn trong ASEAN năm 2013.................................................................................................................77 Biểu đồ 3.5: Di cư lao động nội khối ASAEN năm 2015 (tỷ lệ %) ...............77 Biểu đồ 3.6: Mức độ giảm các rào cản cho tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong ASEAN so với việc không giảm rào cản..........................91 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu ngành nghề lao động phân theo trình độ kỹ năng tại các quốc gia ASEAN (tỷ lệ %)..............................................................................95 Bảng 3.1: Các cột mốc chính trong việc xây dựng AEC................................62 Bảng 3.2: Các trụ cột chính của AEC.............................................................66 Bảng 3.3: Bảng điểm ưu tiên và mở rộng của AEC tính đến 31/10/2015......67 Bảng 3.4: Điều kiện thị trường lao động của các quốc gia ASEAN .............75 Bảng 3.5: Tổng số kỹ sư và kiến trúc sư đăng ký tại Ủy ban Điều phối kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN (ACPECC) và Hội đồng Kiến trúc sư ASEAN (AAC) đến tháng 4 năm 2018 (đơn vị người).............................................................94 Bảng 3.6: Điều kiện đối với việc thuê lao động trình độ cao người nước ngoài của các quốc gia thành viên ASEAN..............................................................96 Bảng 3.7: Yêu cầu với lao động có chuyên môn nhập cư của các quốc gia ASEAN............................................................................................................97
  • 9. vii Bảng 4.1: Tác động tích cực và tiêu cực đến lao động di cư sau khi đi xuất khẩu lao động (tỷ lệ %) .................................................................................105
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Di chuyển lao động là “một xu hướng đã và đang diễn ra giữa các nền kinh tế các quốc gia trên thế giới. Việc này đem lại những lợi ích to lớn cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động” [2, tr.2]. Tại ASEAN, dòng di chuyển lao động nội khối đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia thành viên. Ngày 31/12/2015, Cộng đồng ASEAN chính thức thành lập, các quốc gia thành viên thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn (skilled labour) thông qua các thỏa thuận về công nhận tay nghề tương đương và di chuyển thể nhân; tạo cơ hội cho người lao động có chuyên môn ở quốc gia này dịch chuyển sang quốc gia khác trong ASEAN, đáp ứng sự thiếu hụt nhân lực, cải thiện thu nhập và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Lao động di cư của các nước ASEAN (ước tính khoảng 13-15 triệu người) chiếm 9% tổng số lao động di cư toàn cầu; trong đó di chuyển lao động nội khối chiếm 40% (khoảng 5,9 triệu người) [30, tr.15-16], với những luồng lao động khác nhau về tri thức, trình độ và nghề nghiệp. Thực tế này mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ASEAN, nhưng cũng đặt các quốc gia này trước những thách thức về phát triển văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự và đặc biệt là những tác động đến thị trường lao động; chưa kể đến sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia ASEAN, trình độ lực lượng lao động có khoảng cách lớn, chênh lệch về năng suất và cơ cấu lao động, sự biến động dân số, sự phát triển khoa học công nghệ và tự do hoá thương mại, v.v.. bên cạnh đó, di chuyển lao động có kỹ năng chiếm tỷ lệ rất thấp so với các loại hình di chuyển lao động nội khối ASEAN [30, tr.16], điều này đặt ra những thách thức lớn cho các quốc gia ASEAN trong thực hiện tốt các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. Việt Nam là quốc gia có hơn 6 triệu dân (01/4/2019) với số người trong tuổi lao động khá cao. Năm 2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,8 triệu người; trong đó lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 53,7 triệu người (đạt gần gần 98%) [56, tr.75], đây là quốc gia có nhiều tiềm
  • 11. 2 năng về lao động để có thể đáp ứng nhu cầu thiếu hụt lao động của một số quốc gia ASEAN như: Singapore, Malaysia và Thái Lan, đặc biệt khi các quốc gia này thực hiện đầy đủ các cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn. Tuy nhiên, tận dụng cơ hội từ việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN không hề dễ dàng vì các quốc gia sẽ có phản ứng khác nhau để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Điều này tạo ra rào cản trong thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối, Việt Nam không thể tránh khỏi các tác động này. Trong khi đó, dù lực lượng lao động ở Việt Nam tương đối dồi dào nhưng lao động có kỹ năng tay nghề rất hạn chế. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2017 chỉ có 21,4% lao động từ 15 tuổi trở lên được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ; lao động đã qua đào tạo khu vực thành thị đạt 37,9%, khu vực nông thôn đạt 13,7% [56, tr.75]; chất lượng lao động còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập, ít lao động Việt Nam đủ khả năng làm chủ công nghệ mới. Tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% Singapore; 17,6% Malaysia; 36,5% Thái Lan; 42,3% Indonesia; 56,7% Philippines và 87,4% năng suất lao động của Lào [129]. Các chuyên gia của ILO và ADB cũng cho rằng, lao động Việt Nam thiếu chuyên môn, kỹ năng được trang bị không phù hợp với đòi hỏi của thị trường và nhiều lao động phải đào tạo lại, v.v...[54]. Bên cạnh đó, hiểu biết của lao động Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp và pháp luật của nước bạn còn hạn chế, tinh thần làm việc theo nhóm và tác phong công nghiệp chưa tốt, người lao động thiếu cả kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng mềm. Việc không biết sử dụng tiếng Anh và thiếu kỹ năng sử dụng máy vi tính cũng khiến cho doanh nghiệp khó tìm được người lao động phù hợp với yêu cầu công việc [94, tr.7-8]. iệc thực hiện đầy đủ các cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn tạo cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động từ các nước trong khối ASEAN, điều này tác động không nhỏ đến thị trường lao động của iệt Nam. Đưa chuyên gia, người lao động nước ngoài vào làm việc tại iệt Nam một mặt giúp
  • 12. 3 chuyển giao công nghệ, tạo cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm làm việc, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý; nhưng cũng khiến người lao động Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt trong tìm kiếm cơ hội việc làm ngay tại đất nước mình. R ràng việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN đem lại cả cơ hội và thách thức cho thị trường lao động iệt Nam. Vì vậy, để biết r những cơ hội và thách thức nhằm phát huy tốt nhất lợi thế của lực lượng lao động iệt Nam, cần có những nghiên cứu sâu hơn. uất phát từ lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Tự o hoá i chuyển lao động có chuy n n trong Cộng đồng inh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt a ” là cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với nước ta hiện nay. Công trình nghiên cứu sẽ giúp Nhà nước Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tốt các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong khu vực ASEAN, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị để Việt Nam thực hiện tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các nội dung sau: - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến nội dung đề tài luận án, từ đó chỉ ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu và làm rõ trong luận án. - Khái quát, làm r cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động có chuyên môn; tự do di chuyển lao động có chuyên môn; khái quát quá trình hình thành và phát triển Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như các cam kết về di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. - Đánh giá thực trạng tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN.
  • 13. 4 - Khái quát các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn mà iệt Nam tham gia; cũng như đánh giá cơ hội và thách thức cho việc thực hiện các cam kết này. - Đề tài đề xuất các giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, nghiên cứu việc thực hiện cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của các quốc gia ASEAN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về việc thực hiện chính sách tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và những cơ hội, thách thức đối với Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết này. - Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN của các quốc gia ASEAN. - Về thời gian: Tập trung vào quá trình thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động, đặc biệt từ năm 2006 (từ khi các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN họp lần thứ 38 và ban hành Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC - AEC Blueprint - với các mục tiêu và lộ trình cụ thể cho việc thực hiện AEC) đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng nguyên lý của phép duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả xem xét vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh lịch sử cụ thể với các đặc trưng về kinh tế - văn hóa - chính trị. Trên cơ sở phương pháp luận chung này, luận án được thực hiện với các cách tiếp cận sau: - Cách tiếp cận tổng thể, toàn diện cho phép tác giả nghiên cứu và giải quyết các vấn đề một cách tổng thể và toàn diện từ góc độ lý luận đến góc độ thực tiễn của
  • 14. 5 hội nhập kinh tế nói chung và thực hiện cam kết tự do di chuyển lao động có chuyên môn nói riêng, làm cơ sở, căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN ở Việt Nam. - Cách tiếp cận thực tiễn: cách tiếp cận này bảo đảm cho tác giả tiếp cận và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đề xuất những kiến nghị và giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam trong thời gian tới. - Cách tiếp cận hệ thống: việc nghiên cứu vấn đề tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC phải được đặt trong tổng thể xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN, cũng như vấn đề thực hiện tự do hoá di chuyển chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam cũng phải được đặt trong tổng thể hội nhập khu vực và quốc tế. - Cách tiếp cận động, liên ngành và dựa trên những nguyên lý cơ bản của quản trị nguồn nhân lực, các giải pháp thực hiện tốt những cam kết này không chỉ được nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở lý thuyết mà còn tính đến cả cơ chế bảo đảm thực hiện trên thực tế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau, như: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: các phương pháp này được sử dụng trong đề tài nhằm đi sâu vào phân tích lý luận về lao động có chuyên môn và tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn, cũng như phân tích thực trạng thực hiện cam kết tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam, từ đó đánh giá những thời cơ, thách thức cần vượt qua, những rào cản cần giải quyết trong thời gian tới. - Phương pháp khái quát hoá và cụ thể hoá: phương pháp này giúp tác giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC của Việt Nam thời gian tới.
  • 15. 6 - Phương pháp thống kê - so sánh: phương pháp này dùng để so sánh tình hình phát triển nguồn lao động có chuyên môn ở Việt Nam, qua đó có thể dự báo xu hướng tác động, ảnh hưởng đến thị trường lao động Việt Nam. - Phương pháp thu thập số liệu: số liệu trong đề tài được khai thác chủ yếu từ số liệu thứ cấp, đó là những số liệu đã công bố như niên giám thống kê, các loại sách báo, tạp chí, các báo cáo của cơ quan có thẩm quyền ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, v.v… và các tài liệu tham khảo khác. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án So với các công trình nghiên cứu trước đây, luận án có đóng góp mới sau: Thứ nhất, luận án nêu và phân tích về các quy định, các cam kết về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, cũng như thực trạng các dòng di chuyển lao động tự do có chuyên môn trong nội khối ASEAN. Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá việc thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn của Việt Nam, từ đó chỉ ra các tác động tiềm ẩn và hiện hữu của việc thực hiện cam kết này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, mà trọng tâm là tác động đến thị trường lao động Việt Nam. Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp cho Việt Nam để có thể thực hiện tốt hơn các cam kết đã ký, đồng thời tận dụng tối đa cơ hội từ việc thực hiện cam kết này cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả đạt được của luận án sẽ góp phần vào việc làm sâu sắc hơn lý luận về thị trường lao động có chuyên môn; về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn, về Cộng đồng kinh tế ASEAN và thực hiện các cam kết trong Cộng đồng kinh tế ASEAN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả đạt được của luận án sẽ đóng góp vào tổng kết, đánh giá thực tiễn thực hiện các cam kết về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong
  • 16. 7 AEC; đồng thời, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động có chuyên môn ở Việt Nam phục vụ cho yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, hội nhập khu vực và thực hiện tốt các cam kết Cộng đồng kinh tế ASEAN. Ngoài ra, đề tài còn là tài liệu cần thiết cho nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến lao động, thị trường lao động có chuyên môn, Cộng đồng kinh tế ASEAN, vấn đề di chuyển lao động trong hội nhập khu vực và quốc tế. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án bao gồm bốn chương, cụ thể: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong một cộng đồng kinh tế khu vực Chương 3: Thực trạng tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Chương 4: Những vấn đề đặt ra và hàm ý chính sách cho Việt Nam thực hiện tốt tự do hóa di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
  • 17. 8 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lao động, thị trường lao động Lao động là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về lao động, thị trường lao động, di chuyển lao động đã và đang là chủ đề quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách, tiêu biểu có những công trình sau: Cuốn sách “Thị trường lao động ở châu Á: Các vấn đề và triển vọng” của Ngân hàng phát triển châu Á, xuất bản năm 2006. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu: những vấn đề thị trường lao động thông qua kết quả thị trường lao động ở châu Á; nghiên cứu thị trường lao động trong một thế giới toàn cầu hoá; nghiên cứu cường độ lao động của tăng trưởng; xu hướng và yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu nội dung phát triển thị trường lao động một số quốc gia châu Á như: các vấn đề đặt ra và triển vọng phát triển của thị trường lao động ở Ấn Độ; những thách thức chính và các vấn đề chính sách thất nghiệp của thị trường lao động ở Indonesia; luật Lao động và các chính sách kinh tế ở Philippines; sự phát triển và thách thức trong chính sách chuyển đổi kinh tế đối với thị trường lao động ở Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; đánh giá thị trường lao động Việt Nam và nghiên cứu hệ thống chính sách toàn dụng lao động đối với các nước châu Á. Cuốn sách “Thị trường lao động và phát triển kinh tế”, của Ravi Kanbur&Jan Svejnar (chỉnh sửa) ấn hành năm 200 . Quyển sách phản ánh trong sự phát triển kinh tế nói chung đặc biệt đối với các nền kinh tế chuyển đổi nói riêng, việc phát triển thị trường lao động là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng do tác động của toàn cầu hoá, thị trường sức lao động ngày càng linh hoạt hơn và tạo ra nhiều việc làm tốt hơn. Đồng thời, vấn đề an ninh, chính trị do phân hoá thu nhập từ lao động cũng diễn ra phức tạp, đòi hỏi phải
  • 18. 9 có sự nhận thức mới hơn về thị trường lao động, nhất là về vấn đề xây dựng hệ thống vận hành, điều tiết thị trường lao động ở tầm vĩ mô. Tổng quát hơn, đó là nhận diện mới về thị trường lao động, về cấu trúc chức năng, hoạt động của thị trường lao động để đề xuất, xây dựng các chính sách thay thế phù hợp trong bối cảnh toàn cầu hoá. Tổ chức lao động thế giới năm 2013 đã xuất bản cuốn sách với nhan đề: “Research and Analysis of Vacancies and Skills Needs in the European Union,in the Republic of Moldova and Ukrainean” (Những nghiên cứu về nhu cầu tuyển dụng lao động có chuyên môn ở Liên minh châu Âu, tại Cộng hòa Moldova và Ukraina) cuốn sách chỉ ra: xu hướng dịch chuyển của lao động đang diễn ra mạnh mẽ tại các quốc gia Châu Âu. Việc làm trong ngành nông nghiệp ngày càng giảm trong mọi nền kinh tế và ngành dịch vụ đang ngày càng phát triển mạnh. Ví dụ tại Cộng hòa Séc, trong khoảng từ năm 2010 đến 2020 các ngành nghề mới như vận tải, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ ngoài thị trường sẽ tăng khoảng 14%, trong đó các ngành nghề có kỹ năng thấp trong các nhà máy, xây dựng sẽ giảm, việc làm sẽ tăng lên với người có trình độ, tay nghề cao. u hướng này cũng diễn ra tương tự tại nhiều quốc gia Châu Âu như Pháp, Italy, Ukraine… Tại Pháp nhu cầu lao động trong giáo dục, trong phát triển kinh tế sẽ tăng cao và giảm lao động trong nông nghiệp, công nghiệp nhẹ như: dệt may, da giày, gỗ; công nghiệp máy móc, kim loại. Các ngành sẽ cần nhiều lao động như truyền thông, giải trí, nghiên cứu… [93, tr.13-14]. Sự phân tích này cho chúng ta thấy sự thay đổi công nghệ luôn khiến các công ty phải đối mặt với một chu kì kinh tế bị rút ngắn và gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu. Chỉ có rất ít ngành công nghiệp không chịu nhiều tác động vì sự phát triển công nghệ còn lại hầu hết đều phải chịu sự tác động này. Vì vậy, công nghệ, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo đã tác động không nhỏ đến nguồn và cơ cấu việc làm của chính con người. Để bổ sung cho hướng nghiên cứu về sự thay đổi nhu cầu kỹ năng lao động trên thế giới, năm 2014 Phil Martin và Manolo Abella cho ra đời cuốn sách: “Labour Markets and the Recruitment Industry: Trends, Challenges and
  • 19. 10 Opportunities” (Thị trường lao động và ngành tuyển dụng: u hướng, cơ hội và thách thức), cũng trong năm này Tổ chức Lao động quốc tế xuất bản báo cáo “Thị trường lao động thế giới - World of Work Report”. Hai tác phẩm chỉ ra: các quốc gia trên thế giới đều hướng đến phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức, tăng năng suất lao động. Do vậy, “nguồn nhân lực trở thành nhân tố then chốt nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng việc làm và thúc đẩy tăng trưởng” [102, tr.57]. Trong khi đó, hiện chỉ có 8% dân số thế giới từ 15 đến 64 tuổi có bằng tốt nghiệp cao đẳng; vì vậy trên quy mô toàn cầu đang tồn tại sự thiếu hụt rất lớn về lao động đã qua đào tạo. Theo dự án nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế thì đến năm 2030, các nước công nghiệp sẽ thiếu hụt khoảng 40 triệu lao động tốt nghiệp cao đẳng và 45 triệu lao động có chuyên môn ở mức trung bình, và sẽ dư khoảng 10% trong số 950 triệu người chưa tốt nghiệp trung học tương đương với 95 triệu lao động [102, tr.13]. Như vậy các công trình nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của thị trường lao động tốt, đó sẽ là một trong những nhân tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững. Đặc biệt trong bối cảnh của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng biến đổi nhân khẩu đang diễn ra theo nhiều hướng khác nhau tác động lớn đến sự thay đổi cung và cầu lao động trên quy mô toàn cầu. Các nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động trên thế giới và trình độ lao động hiện tại của các quốc gia đã chỉ ra: hiện nay đang tồn tại nhu cầu toàn cầu về lao động chuyên môn cao và nhu cầu đối với lực lượng lao động này sẽ ngày một gia tăng. Để tận dụng lợi thế cạnh tranh các quốc gia, các công ty đang chạy đua thu hút nhân tài bằng nhiều biện pháp như nâng lương, quan tâm đến đời sống xã hội người lao động; các quốc gia đã thay đổi thiết chế bằng cách nới lỏng các điều luật về di trú, cấp visa, thị thực… Để đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường, năm 2010 Di Gropello, Emanuela xuất bản cuốn “Kỹ năng cho thị trường lao động ở Philippines”. Quyển sách trình bày những kỹ năng mà người lao động cần trang bị để tăng năng suất và chất lượng công việc, tăng khả năng cạnh tranh để có được
  • 20. 11 việc làm tốt hơn; phân tích vai trò của hệ thống giáo dục đào tạo đối với việc trang bị kỹ năng cho người lao động. Ở Việt Nam trong những năm qua cũng có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường lao động và dịch chuyển lao động, như: Cuốn sách “Thị trường lao động thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Quang Hiển do nhà xuất bản Thống kê ấn hành năm 1 5. Quyển sách trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường sức lao động: sức lao động trở thành hàng hóa trong cơ chế thị trường, hàng hóa sức lao động tuân thủ theo quy luật cung - cầu, vấn đề thất nghiệp, sự vận động của thị trường lao động trên thế giới. Quyển sách mô tả thực trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,từ đó đưa ra phương hướng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở Việt Nam bao gồm: phát triển thị trường lao động nông thôn, phát triển thị trường lao động ở các đô thị và khu công nghiệp tập trung, phát triển thị trường lao động khu vực không kết cấu, phát triển thị trường lao động ở vùng ven biển, phát triển thị trường lao động thông qua xuất khẩu lao động và giải pháp hoàn thiện thể chế, môi trường để thúc đẩy phát triển thị trường lao động. Cuốn sách “Thị trường lao động: cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Phạm Đức Chính do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành 2006 có nội dung tập trung phân tích cơ sở lý luận của thị trường sức lao động như những lý thuyết về thị trường sức lao động, việc làm, thất nghiệp, một số vấn đề có tính lý luận về nguồn lao động, vấn đề thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp, những yếu tố cấu thành và điều tiết thị trường sức lao động, mối quan hệ giữa cung - cầu sức lao động và tiền lương, v.v.. Luận án tiến sĩ “Competitiveness of Vietnamese labor export in North - East Asia market: a comparison across ASEAN countries” (Khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu lao động Việt Nam ở thị trường Đông Bắc Á: nghiên cứu so sánh với các quốc gia ASAEN) tác giả Hoang Van Hung (2013). Luận án đã đề xuất một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh lao động xuất khẩu. Căn cứ vào các chỉ số này, luận án đánh giá theo hai cách tiếp cận: đánh giá trực tiếp từ người sử
  • 21. 12 dụng lao động và đánh giá gián tiếp bằng cách so sánh năng lực của lao động xuất khẩu với yêu cầu của người sử dụng lao động. Ngoài ra, luận án so sánh năng lực cạnh tranh về xuất khẩu lao động giữa các nước ASEAN tại các thị trường khác nhau. Căn cứ vào kết quả phân tích, luận án đề xuất giải pháp cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo cách tiếp cận đó, luận án đã chỉ ra khoảng cách năng lực cạnh tranh giữa lao động Việt Nam và các nước ASEAN. Lao động Việt Nam hiện có rất nhiều vấn đề bất cập như: trình độ học vấn thấp, thiếu trình độ kỹ năng kỹ thuật, khả năng giải quyết vấn đề trong công việc yếu kém, khả năng giao tiếp kém, khó khăn khi giao tiếp với đồng nghiệp, kinh nghiệm làm việc còn nhiều hạn chế, khó khăn khi làm việc nhóm và khả năng thích ứng thấp. Đặc biệt, ý thức tuân theo quy định về lao động là một điểm yếu rất lớn của lao động Việt Nam, ảnh hưởng đến quyết định của nhà tuyển dụng quốc tế, vì thế chúng ta cần phải quan tâm hơn về vấn đề này. Luận án tiến sĩ “Thị trường sức lao động trình độ cao” tác giả Nguyễn ăn Phúc (2007). Luận án xuất phát từ lý luận giá trị - lao động của C.Mác để làm rõ hơn tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá: lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra khái niệm lao động có trình độ cao, và thị trường sức lao động trình độ cao. Luận án cũng xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, cấu trúc và cơ chế vận hành của thị trường sức lao động trình độ cao với những đặc điểm riêng, từ đó phân tích và đánh giá thực trạng lao động có trình độ cao ở Việt Nam, tìm ra nguyên nhân hạn chế yếu kém của thị trường này. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thị trường sức lao động trình độ cao ở Việt Nam như: giải pháp phát triển cầu sức lao động trình độ cao, nâng cao chất lượng cung sức lao động trình độ cao, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường sức lao động trình độ cao, v.v.. Đề tài khoa học cấp bộ “Thị trường hàng hoá sức lao động chất lượng cao” do Nguyễn Minh Quang chủ nhiệm năm 2008. Hướng nghiên cứu chính của đề tài là làm rõ những vấn đề mang tính lý luận về hàng hoá - sức lao động, về thị trường sức lao động của C.Mác, từ đó đưa ra một số khái niệm về hàng hoá sức lao động
  • 22. 13 chất lượng cao; về sự cần thiết để phát triển loại hàng hoá chất lượng cao cũng như phát triển thị trường sức lao động chất lượng. Trên cơ sở đó, công trình đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường sức lao động chất lượng cao cho Việt Nam gồm: giải pháp phát triển cung hàng hóa sức lao động chất lượng cao, giải pháp phát triển cầu về thị trường sức lao động chất lượng cao, v.v... Bài viết “Định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020” do Nguyễn Bá Ngọc thực hiện năm 2011 đăng trên Bản tin số 26 Viện Khoa học Lao động xã hội đã đánh giá tổng quan và xu hướng phát triển thị trường sức lao động Việt Nam, chỉ ra những yếu kém của thị trường sức lao động Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Từ đó, tác giả cho rằng để phát triển thị trường sức lao động Việt Nam giai đoạn 2011-2020, cần phải thiết kế đồng bộ luật pháp, cơ chế chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng lực, trình độ của các chủ thể tham gia thị trường lao động, đặc biệt là vai trò của nhà nước. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về di chuyển lao động Di chuyển lao động quốc tế không phải là vấn đề của riêng của nào, để thực hiện tốt vấn đề này cần sự hợp tác giữa các quốc gia ở các cấp từ song phương, đa phương, khu vực và quốc tế. Để đối thoại với nhau, các quốc gia cần có một cơ sở nền tảng với quy ước, tiêu chuẩn luật quốc tế cho cả chính sách di trú quốc gia và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực di chuyển lao động quốc tế, do đó các thể chế quốc tế cho việc di chuyển lao động ra đời. Có nhiều công trình nghiên cứu phân tích, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt, cũng như những hạn chế trong quy định thực hiện thể chế giữa các quốc gia về di chuyển lao động. Một số công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này như: Báo cáo nghiên cứu “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thị trường chung và việc làm tốt hơn” ADB - Tổ chức lao động quốc tế ấn hành năm 2014; Bài báo “Free flow, Managed Movement Labour mobility policies in ASEAN and the EU” (Di chuyển tự do trong chính sách di chuyển lao động ở ASEAN và EU) của Jennee Grace U Rubrico ấn hành năm 2015; v.v.. Trong đó, tác phẩm “Di chuyển con người để cung cấp dịch vụ” Aaditya
  • 23. 14 Mattoo và Antonia Carzzaniga đã phân tích một cách khá hệ thống những quy định về việc di chuyển tạm thời của các cá nhân cung cấp dịch vụ được đàm phán trong Khuôn khổ Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ GATS của WTO. Cuốn sách chỉ ra những hạn chế trong việc hiểu và thực hiện tự do di chuyển lao động theo phương thức 4 của GATS, như: GATS không chỉ ra xem bao lâu thì được coi là di chuyển tạm thời, cũng không đưa ra ranh giới r ràng để loại trừ vấn đề di cư vĩnh viễn, điều này khiến cho các quốc gia rất dè dặt với thỏa thuận di chuyển tự nhiên trong Hiệp định khung về thương mại dịch vụ theo phương thức 4. Ngoài ra, tác phẩm nêu lên sự băn khoăn của các nhà nghiên cứu, các nhà đàm phán thương mại về việc “phải làm thế nào để đạt được sự tự do hóa tốt nhất theo cách có lợi cho cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động” [2, tr.3]. Bên cạnh đó, Jennee Grace U Rubrico (2015) tác giả của cuốn “Free flow, Managed Movement Labour mobility policies in ASEAN and the EU”, đã phân tích quy định di chuyển tạm thời của những người cung cấp dịch vụ, trong quy định về thương mại dịch vụ theo phương thức 4 của GATS và phân tích một số quy định di chuyển lao động trong các hiệp định của khu vực kinh tế Châu Âu. Châu Âu đã thực hiện chính sách di chuyển lao động từ khi Cộng đồng kinh tế Châu Âu được thành lập, tuy nhiên mãi đến năm 2007 việc di chuyển lao động tự do trong nội khối mới được thực hiện như một quyền cơ bản thực sự; theo quy định hiện hành người nhập cư làm việc tại quốc gia sở tại trong 5 năm, họ sẽ trở thành công dân của quốc gia đó. Thị trường chung Đông và Nam Phi cũng đưa ra hiệp ước COMESA, quy định lao động được tự do di chuyển giữa các quốc gia trong khu vực, nhưng trong quá trình thực hiện những quy định này gặp phải nhiều rào cản ở các tầng lớp khác nhau. Những rào cản này được chia làm ba loại chính: Loại thứ nhất, liên quan đến các vấn đề nhập cư, đặc biệt là các rào cản có liên quan đến thị thực; Loại thứ hai, liên quan đến những đối xử mang tính phân biệt với các cá nhân cung cấp dịch vụ nước ngoài; Loại thứ ba, liên quan đến việc không công nhận một cách thỏa đáng về trình độ đào tạo và kinh nghiệm.
  • 24. 15 Trong cuốn sách “Cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hội nhập hướng tới thị trường chung và việc làm tốt hơn” đã chỉ r , vấn đề lao động là nội dung xuyên suốt trong tất cả các trụ cột của Cộng đồng ASEAN. Các thành tố về lao động của Cộng đồng ăn hóa ã hội ASEAN (ASCC) xen lẫn và bổ sung cho các hướng hành động về lao động của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Các thành tố này gồm: ủng hộ nguyên tắc việc làm tốt, đảm bảo an toàn cho người lao động di cư, thúc đẩy đầu tư nâng cấp nguồn nhân lực và kỹ năng, đặc biệt là cho các nhóm dễ bị tổn thương. Cuối cùng, để giải quyết vấn đề lao động trong Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC) cần phải tăng cường xử lý hình sự chống buôn bán người và tiến hành những biện pháp bảo vệ tốt hơn cho nạn nhân của buôn bán người. Tuy nhiên, chính sách quản lý các dòng di cư trong khuôn khổ ACE hiện nay mới đang giới hạn cho lao động tay nghề cao thông qua việc thực thi các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA). Trong khi đó, việc thực thi các MRA vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn vì một số lý do như: Thứ nhất, các nước có sự khác nhau đáng kể trong giáo dục và kiểm tra sát hạch để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp, và các hiệp hội nghề nghiệp thường lưỡng lự trước việc thay đổi tiêu chuẩn hiện có của họ hay việc cho phép các đối thủ cạnh tranh tiềm năng từ nước ngoài. Hơn nữa, những ngành nghề cụ thể được cấp phép ở một số nước nhưng lại không được cấp phép ở một số nước khác. Thứ hai, một số nước yêu cầu những vị trí như giáo viên, luật sư, công chức hoặc quân nhân phải do công dân của họ đảm nhận và rõ ràng loại trừ nhân lực nhập cư. Thứ ba, khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và sự chấp nhận của xã hội có thể tạo nên những rào cản thực tế đối với dịch chuyển lao động, vượt qua bất kỳ điều khoản nào mà luật định có thể đặt ra. Cuối cùng, các đàm phán MRA cho đến nay nhìn chung vẫn được tiến thành song phương và hầu hết còn tồn tại những kẽ hở đối với việc thực hiện [54, tr.101]. Việc tạo điều kiện cho di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN hiện nay được các tác giả đánh giá là một cách tiếp cận vẫn còn trái ngược với thực tế khi di cư lao động trong ASEAN chủ yếu vẫn là lao động tay
  • 25. 16 nghề thấp và trung bình, trong các ngành chế tạo máy, xây dựng, đánh cá, giúp việc gia đình, và tình hình vẫn tiếp tục như vậy trong trung hạn. Do đó, các tác giả đề nghị các quốc gia thành viên trong ASEAN nên cân nhắc việc công nhận thêm các ngành nghề khác trong các khuôn khổ đa phương để tạo ra những kênh hiệu quả hơn cho di chuyển lao động. Cuốn sách “Di chuyển lao động quốc tế” của tác giả Nguyễn Bình Giang (Chủ biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2011. Công trình nghiên cứu này đã đánh giá một số nét nổi bật trong di chuyển lao động quốc tế như xu hướng cơ bản của di chuyển lao động quốc tế, các chính sách quốc gia điều tiết di chuyển lao động quốc tế, tác động tích cực và tiêu cực của di chuyển lao động quốc tế tới nước nhập khẩu lao động và nước xuất khẩu lao động trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, đồng thời dự báo những xu hướng di chuyển lao động quốc tế sẽ diễn ra trong 10 năm tới. Ngoài việc phân tích vai trò của các thể chế quốc tế trong di chuyển lao động như vai trò của tổ chức Lao động quốc tế và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) trong hỗ trợ các quốc gia và khu vực soạn thảo, ban hành và thực thi quy định, cam kết quốc tế trong di chuyển lao động, tác giả cũng phân tích những điều khoản về dịch chuyển lao động trong các Hiệp định thương mại khu vực, như điều khoản di chuyển lao động của Liên minh Châu Âu EU, Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu (EFTA); Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA); Hiệp định Quan hệ Kinh tế gần gũi hơn giữa Úc và New Zealand (ANZCERTA); Nghị định thư thứ hai về thiết lập cơ sở, dịch vụ và vốn trong khuôn khổ Cộng đồng Caribe (CARICOM) và thỏa thuận song phương giữa các quốc gia về di cư lao động. Cuốn sách “Quản lý nhà nước về lao động nước ngoài chất lượng cao ở Việt Nam” của tác giả PGS. TS. Phan Huy Đường (Chủ biên) do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành 2012. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề chung và kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài chất lượng cao, công trình nghiên cứu đã khẳng định: Dòng lao động nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam làm việc có tác động tích cực đến tăng trường của nền kinh tế, ứng dụng các công nghệ, kinh nghiệm quản lý, gia tăng kim ngạch thương mại giữa
  • 26. 17 Việt Nam và các nước, v.v.. đồng thời cũng mang lại những hiệu ứng ngoài mong muốn như: gia tăng áp lực việc làm trong nước, xung đột giữa lao động Việt Nam với lao động nhập cư, trật tự xã hội khó quản lý, an ninh, quốc phòng có thể bị xâm phạm, bí mật quốc gia có thể bị lộ, v.v.. [16, tr.7]. Nhằm đánh giá tổng quan những cơ hội và thách thức trong việc quản lý nhà nước về lực lượng lao động này, công trình nghiên cứu đã đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với lao động nước ngoài chất lượng cao tại Việt Nam từ năm 2000 - 2010, để từ đó cho thấy số lượng lao động nước ngoài chất lượng cao đến Việt Nam hàng năm đều tăng; hệ thống thể chế và thiết chế quản lý đối với đối tượng này ngày một hoàn thiện; tuy nhiên “nhiều quy định về quản lý lao động nước ngoài chất lượng cao chưa sát với thực tế, việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý lao động nước ngoài chưa nghiêm” [16, tr.96-122]; v.v.. Trên cơ sở thực tiễn đó, công trình nghiên cứu đã đề ra những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý nhà nước đối với lao động chất lượng cao ở Việt Nam trong thời gian tới. Luận án tiến sĩ “Quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra làm việc ở nước ngoài” của tác giả Lê Hồng Huyên (2010). Luận án đã khái quát và hệ thống hoá những lý luận về di chuyển lao động quốc tế; phân biệt rõ xuất khẩu lao động và hiện diện thể nhân để cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ GATS; làm rõ nội dung quản lý nhà nước về di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc; đúc kết kinh nghiệm về quản lý nhà nước với di chuyển lao động ra nước ngoài làm việc ở một số nước. Đồng thời luận án đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc giai đoạn 1991-2008, qua đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về di chuyển lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc theo hình thức: xuất khẩu lao động và hiện diện thể nhân để cung cấp dịch vụ theo khuôn khổ GATS.
  • 27. 18 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về ASEAN, AEC Để chuẩn bị cho sự ra đời cũng như đánh giá quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng kinh tế ASEAN, những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến sự phát triển của cộng đồng này, tiêu biểu như: Cuốn sách“The ASEAN Miracle: A Catalyst for Peace” (Sự thần kỳ của ASEAN: Chất xúc tác cho nền hoà bình) của tác giả Kishore Mahbubani, Jeffery Sng do nhà xuất bản Đại học quốc gia Singapore ấn hành năm 2017. Cuốn sách đã phân tích và làm rõ tầm quan trọng của ASEAN trong việc gìn giữ hoàn bình và hướng tới sự thịnh vượng chung cho toàn khối. Điều này không phải là sự ngẫu nhiên, theo sự phân tích của các tác giả đó là sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các quốc gia thành viên nhằm hướng đến xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, hoà bình và thịnh vượng. Điều này từng bước được hiện thực hoá trên nền tảng pháp lý là Hiến chương ASEAN và các trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN và Cộng đồng văn hoá - xã hội ASEAN. Cuốn sách “Southeast Asia in Search of an ASEAN Community: Insights from the Former ASEAN Secretary - General” (Đông Nam Á đang hướng đến một Cộng đồng ASEAN: Cái nhìn sâu sắc từ cựu Tổng thư ký ASEAN) của tác giả Rodolfo C.Severino do Viện nghiên cứu Đông Nam Á Singapore, ấn hành năm 2016. Cuốn sách là cảm nhận và suy nghĩ cá nhân về sự hình thành và phát triển ASEAN, cũng như quá trình hình thành ý tưởng và triển khai thực hiện xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tác giả cũng chỉ rõ tầm quan trọng của ASEAN trong khu vực và trên thế giới, từ đó dự báo tương lai phát triển của ASEAN. Cuốn sách “Economic Integration and Regional Development: The ASEAN Economic Community” (Hợp tác kinh tế và phát triển khu vực: Cộng đồng kinh tế ASEAN) của các tác giả Kiyoshi Kobayashi, Khairuddin Abdul Rashid, Masahiko Furuichi và William P. Anderson do Routledge ấn hành năm 2018. Cuốn sách tập hợp các bài nghiên cứu, trong đó chỉ rõ những cơ hội và thách thức đối với các nước ASEAN trong quá trình hợp tác phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Nguyên nhân chính của những thách thức này nằm ở chỗ, trình độ phát triển không
  • 28. 19 đồng đều giữa các quốc gia thành viên, cùng với đó là sự chênh lệch về trình độ nguồn nhân lực và năng suất lao động ở các quốc gia này. Cuốn sách “The future of the ASEAN Economic Integration” (Tương lai về sự hợp tác kinh tế các nước ASEAN) của tác giả Kiki Verico do Palgrave Macmillan ấn hành năm 2017. Tác giả cuốn sách đã phân tích tầm quan trọng của hợp tác kinh tế của các nước ASEAN, đây có thể coi là một trong các trụ cột chính để xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình đối với khu vực trên thế giới. Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuốn năm 2015 đã thúc đẩy việc hình thành và thực hiện đầy đủ các cam kết của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA), v.v… Nghiên cứu về chủ đề này, học giả Việt Nam cũng có các công trình như: Cuốn sách “Cộng đồng ASEAN sau năm 2015 và sự tham gia của Việt Nam” của Nguyễn ăn Hà (Chủ biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2018; cuốn sách “Điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước GMS là thành viên của ASEAN trong bối cảnh mới” của Nguyễn Duy Dũng (Chủ biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 2018; cuốn sách “Hiện thực hoá Cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động đến Việt Nam” của Nguyễn ăn Hà (Chủ biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội ấn hành năm 2013; cuốn sách “Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): Nội dung và lộ trình” của Nguyễn Hồng Sơn (Chủ biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 200 . Các công trình đã khái quát quá trình hình thành, phát triển và mô hình Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015. Những đặc trưng cơ bản, biện pháp, lộ trình hoạt động của AEC và sự tham gia của Việt Nam vào cộng đồng kinh tế này. Trong đó, các công trình này trình bày lộ trình, kế hoạch hành động, cơ chế vận hành của AEC, kết quả thực hiện bước đầu, tính khả thi và những vấn đề cơ bản nhằm thực hiện hoá AEC, cùng tác động của AEC đến sự phát triển và hội nhập kinh tế của Việt Nam. Cuốn sách “Thể chế Cộng đồng kinh tế ASEAN và cơ chế giải quyết tranh chấp” của Nguyễn Thành Trì do nhà xuất bản Tư pháp ấn hành năm 2010. Tìm hiểu hệ thống thể chế của Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN nói chung và thể
  • 29. 20 chế của Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng, đồng thời giới thiệu và so sánh cơ chế giải quyết tranh chấp của Cộng đồng kinh tế ASEAN với cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại thế giới. Cuốn sách “Vai trò và vị thế của Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN” do nhà xuất bản Công thương ấn hành năm 2013 đã tổng quan về ASEAN và việc hợp tác kinh tế thương mại của Việt Nam với ASEAN, ASEAN+6. Đồng thời cuốn sách cũng giới thiệu về AEC cũng như triển vọng và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - ASEAN trong bối cảnh thiết lập AEC vào năm 2015. Cuốn sách “Phát triển dịch vụ hậu cần (logicstics) trong tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN” của Phạm Thị Thanh Bình (Chủ biên) do nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành năm 200 đã phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trước yêu cầu hội nhập của lĩnh vực dịch vụ hậu cần và những yêu cầu của việc hình thành AEC đối với lĩnh vực dịch vụ hậu cần. Từ đó đề xuất phương hướng ưu tiên hội nhập nhanh lĩnh vực dịch vụ hậu cần, các giải pháp thực hiện và một số kiến nghị để phát triển dịch vụ hậu cần ở Việt Nam trong thời gian tới. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN Bài nghiên cứu “Enhancing Labor Mobility in ASEAN: Focus on Lower Skilled Workers” (Tăng cường di chuyển lao động trong ASEAN: Tập trung vào nhóm lao động có chuyên môn thấp) của Aniceto C. Orbeta, Jr ấn hành năm 2012; bài viết “Free Flow of Skilled Labor in the AEC” (Tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC) của Chia, S. Y. (2011) đăng trong báo cáo nghiên cứu của Urata, S. và M. Okabe; “Toward a Competitive ASEAN Single Market: Sectoral Analysis” (Hướng tới một thị trường cạnh tranh ở ASEAN: phân tích ngành); báo cáo “ASEAN economic community 2015 enhancing competitiveness and employability through skill development” (Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015: Tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo việc làm thông qua phát triển tay nghề) của International Labour Organization ấn hành năm 2015; bài viết “A freer
  • 30. 21 flow of skilled labour within ASEAN Aspration, opprtunities and challenges in 2015 and beyond” (Tự do hóa lao động có chuyên môn ở ASEAN: triển vọng, cơ hội và thách thức vào năm 2015 và những năm sau) của tác giả Guntur Sugiyarto và Dovelyn Rannveig Agunios ấn hành năm 2014; bài nghiên cứu “Assessing the Progress of ASEAN MRAs onProfessional Services” (Đánh giá tiến độ thực hiện thỏa thuận lẫn nhau của ASEAN đối với các ngành dịch vụ) do Yoshifumi FUKUNAGA ấn hành năm 2015; bài nghiên cứu“The Limited Impact of the ASEAN Economic Community on Skilled Labour Migration” (Tác động của Cộng đồng kinh tế ASEAN đến việc thực hiện di chuyển lao động có chuyên môn) của tác giả Sukti Dasgupta and Sanchita Basu Das ấn hành năm 2014. Các công trình này đã phân tích các cam kết về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và chỉ ra: Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn được coi là biện pháp cốt yếu để hội nhập kinh tế, tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Những quy định về sự dịch chuyển tự do của lao động lành nghề trong khuôn khổ AEC phần nào chịu sự chi phối của những yêu cầu trong Hiệp định khung về các ngành dịch vụ ASEAN 1 5, trong đó bao gồm những điều khoản về di chuyển thể nhân. Và những quy định này không đi quá xa so với cam kết về di chuyển thể nhân theo phương thức 4 của GATS [84]. Đồng thời với việc chỉ ra quá trình hình thành cũng như lộ trình thực hiện cam kết di chuyển lao động giữa các quốc gia ASEAN, các nghiên cứu này đều thừa nhận rằng sự chênh lệch về trình độ lao động giữa các quốc gia trong nội khối và sự thiếu hoàn thiện về thị trường lao động giữa các quốc gia, rào cản về văn hóa, ngôn ngữ, việc thực thi các chính sách bảo vệ người lao động trong nước… là những rào cản lớn để thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC. Để vượt qua những rào cản này, các học giả khuyến nghị cần hoàn thiện chính sách phát triển nguồn lao động chất lượng cao, chuẩn hoá theo cam kết công nhận trình độ tương đương đối với tám lĩnh vực được tự do di chuyển lao động trong AEC; ngoài
  • 31. 22 ra các quốc gia cần tiếp tục hoàn thiện thị trường lao động, các chính sách về lao động việc làm theo cam kết chung giữa các nước ASEAN. Nhằm tìm hiểu sâu và làm rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn đối với tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC, một số tác giả đã bước đầu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung này, cụ thể: Bài viết “Một số tác động từ Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 tới cầu lao động ở Việt Nam” của tác giả Đinh ăn Tới đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Bài nghiên cứu chỉ rõ, cùng với một mức tăng về hoạt động xuất khẩu như nhau trong các ngành, lao động của ngành dệt may, da giày; chế biến lương thực, thực phẩm và điện, điện tử tăng chậm hơn so với lao động của ngành khai khoáng. Khi tỷ lệ xuất khẩu trong giá trị gia tăng khu vực ASEAN tăng 1%, thì lao động ngành chế biến lương thực, thực phẩm tăng chậm hơn so với ngành khai khoáng khoảng 0,09%; chậm hơn so với ngành dệt may, da giày lần lượt là 0,02% và 0,03%. Ngoài ra, trong khi xuất khẩu có khả năng tác động nhiều đến lao động phi kỹ năng, nhập khẩu thường đi kèm với việc tuyển dụng ngày càng nhiều hơn lao động kỹ năng. Bài viết “Mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với nguồn nhân lực Việt Nam khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN” của tác giả Mạc ăn Tiến đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học dạy nghề. Bài nghiên cứu chỉ rõ khi tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN, Việt Nam có những lợi thế nhất định, đó là: lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động “trẻ”, cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng lao động cũng đã từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, bên cạnh đó tỷ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động chính thức còn thấp (khoảng 30%); chất lượng và cơ cấu lao động vẫn còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển và hội nhập; chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp và còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển trong khu vực. Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức nhất định khi gia nhập AEC, đó là nguồn nhân lực có chất lượng thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là công tác đào tạo hiện nay chưa phù hợp, chất lượng đào tạo còn hạn chế, mặt khác hệ thống thông tin của thị trường lao động còn nhiều yếu kém và hạn chế.
  • 32. 23 Bài viết “Thị trường lao động Việt Nam trong Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và thách thức” của Phạm Thị Lý đăng trên Tạp chí Khoa học chính trị, số 1+2/2015. Tác giả chỉ ra cơ hội và thách thức mà thị trường lao động Việt Nam sẽ phải đối mặt: Về cơ hội, việc hội nhập vào AEC sẽ tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, tạo cơ hội cho người lao động có tay nghề được phép di chuyển tự do trong khu vực ASEAN, có cơ hội cải thiện thu nhập, nâng cao tiền lương, đồng thời Việt Nam có cơ hội nâng cao chất lượng nguồn cung lao động nhờ vào sự hợp tác về lao động giữa các nước thành viên ASEAN; Về thách thức, sự cạnh tranh gay gắt giữa các thị trường lao động, lao động Việt Nam có thể bị thua thiệt ngay trên thị trường lao động nước nhà vì chất lượng cung lao động thấp, nguy cơ gia tăng tình trạng thất nghiệp khi thực hiện đầy đủ cam kết hội nhập AEC... Bài viết “Nguồn nhân lực của các nước ASEAN và những tham chiếu cho Việt Nam trước thềm hội nhập AEC” của Bùi Thị Minh Tiệp đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 2/2015. Bài viết chỉ rõ, các quốc gia thành viên ASEAN có trình độ phát triển không đồng đều về kỹ thuật và trình độ phát triển dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng nguồn nhân lực. Điều này dẫn đến sự khác biệt về khả năng và sự sẵn sàng hội nhập của người lao động giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Hiện nay, mặc dù lao động Việt Nam đang ở giai đoạn dồi dào về số lượng và chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong ASEAN, nhưng chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, đây là thách thức lớn cho Việt Nam trước thềm AEC được thành lập. Luận án tiến sĩ “Sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động nội khối trong ASEAN” của Đào Thị Thu Trang (2015). Luận án đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá về tác động của di chuyển lao động nội khối tới các quốc gia tham gia, các tiêu chí đánh giá mức độ tham gia của các nước thành viên trong di chuyển lao động nội khối, và những nhân tố ảnh hưởng để xác định mức độ tham gia vào di chuyển lao động của các nước thành viên trong một khối kinh tế. Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu, đánh giá hệ thống chính sách, thể chế và hợp tác khu vực trong di chuyển lao động nội khối ASEAN; phân tích thực trạng tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN của Việt Nam thời gian qua, đánh giá tác động của hoạt động này tới
  • 33. 24 nền kinh tế - xã hội Việt Nam, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng để xác định được mức độ tham gia phù hợp vào di chuyển lao động nội khối ASEAN của Việt Nam. Từ đó, đưa ra nhận định về những vấn đề cần phải giải quyết đối với việc tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN và kiến nghị, đề xuất chính sách để Việt Nam tham gia di chuyển lao động nội khối ASEAN phù hợp với bối cảnh trong thời gian tới. Cuốn sách “Di chuyển lao động có kỹ năng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và triển vọng thị trường lao động ASEAN sau năm 2015” của Nguyễn Ngọc Lan năm 2018 và Đề tài cấp bộ “Di chuyển lao động có kỹ năng trong cộng đồng kinh tế ASEAN và thị trường lao động ASEAN sau năm 2015” do Nguyễn Ngọc Lan làm chủ nhiệm năm 2016 đã xác định một số nhân tố tác động đến di chuyển lao động có kỹ năng trong Cộng đồng kinh tế ASEAN; nhận diện thực trạng di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN những năm gần đây, đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại trong quá trình di chuyển lao động có kỹ năng giữa các nước ASEAN. Từ đó, công trình nghiên cứu đưa ra dự báo về triển vọng phát triển thị trường lao động ASEAN sau năm 2015 và gợi ý một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của Việt Nam vào di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN. 1.2. Một số nhận xét, đánh giá và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu 1.2.1. Một số nhận xét, đánh giá Nhìn chung, các công trình trong và ngoài nước đã khẳng định việc di chuyển lao động giữa các nước trong khu vực hoặc trên phạm vi thế giới là xu hướng khách quan của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong bối cảnh của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng biến đổi nhân khẩu đang diễn ra theo nhiều hướng khác nhau, tác động lớn đến sự thay đổi cung và cầu lao động trên quy mô toàn cầu. Các nghiên cứu về nhu cầu thị trường lao động trên thế giới và trình độ lao động hiện tại của các quốc gia cho chúng ta thấy hiện đang tồn tại nhu cầu về lao động chuyên môn cao và nhu cầu đối với lực lượng lao động này sẽ ngày một gia tăng. Để tận dụng lợi thế cạnh tranh các quốc gia, các công ty đang chạy đua trong lĩnh vực thu hút nhân tài bằng nhiều biện pháp như nâng lương, quan tâm đến
  • 34. 25 đời sống xã hội cho người lao động. Các quốc gia đã thay đổi thiết chế bằng cách nới lỏng các điều luật về di trú, cấp visa, thị thực… Các điều khoản về dịch chuyển lao động trong các Hiệp định thương mại khu vực, các hiệp định song phương giữa các quốc gia đã được thành lập tạo điều kiện cho di chuyển lao động. Tuy nhiên, việc ký kết và thực thi các quy định về di chyển lao động trong Hiệp định thương mại giữa các thể chế kinh tế, giữa các quốc gia đã tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, liệu các cam kết có đem lại cơ hội cải thiện cuộc sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, tạo ra sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia tham gia vào các thế chế đó thì cho đến nay đây vẫn là một khoảng trống cần phải tiếp tục nghiên cứu. ASEAN là một trong những khu vực có tỷ lệ người lao động di trú cao nhất trên thế giới, bao gồm cả những nước xuất khẩu và những nước nhập khẩu lao động. Trong những năm gần đây chính phủ các nước ASEAN đã có những nỗ lực to lớn trong việc xây dựng một cơ chế tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia thành viên; đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia, xây dựng một khuôn khổ pháp lý chung trong khu vực cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di trú. Việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn đựơc coi là một trong các sáng kiến nhằm xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất trong ASEAN. Tuy nhiên, việc làm này có giúp ASEAN tạo dựng một khu vực phát triển ổn định, thịnh vượng, có tính cạnh tranh cao như Tuyên bố hòa hợp ASEAN II nêu ra hay không, và việc tạo thuận lợi cho sự di chuyển lao động có chuyên môn sẽ giúp các quốc gia phát triển kinh tế bình đẳng, giảm nghèo đói, giảm sự chênh lệch trong phát triển kinh tế xã hội giữa các quốc gia thành viên, đây có phải là biện pháp đúng đắn và hữu hiệu để tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên… tất cả đều là những câu hỏi lớn cần phải tiếp tục nghiên cứu vì cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào có thể giải thích một cách thỏa đáng những vấn đề nêu trên.
  • 35. 26 Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: những quy định về sự dịch chuyển tự do lao động có chuyên môn trong khuôn khổ AEC phần nào vẫn chịu chi phối bởi những yêu cầu trong Hiệp định khung về các ngành dịch vụ ASEAN 1995, bao gồm những điều khoản về di chuyển thể nhân và những quy định này không đi quá xa so với cam kết về di chuyển thể nhân theo phương thức 4 của GATS. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu xem cách tiếp cận hiện nay của ASEAN về di chuyển lao động có chuyên môn có trái ngược với xu hướng thực tế của các dòng di chuyển lao động nội khối đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra hay không; các quốc gia thành viên trong ASEAN có nên cân nhắc việc công nhận thêm ngành nghề khác trong khuôn khổ đa phương để tạo thêm kênh di chuyển lao động hiệu quả hơn. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã chỉ ra rằng việc thực hiện cam kết về di chuyển lao động có chuyên môn trong ASEAN hiện nay vẫn vấp phải phải nhiều khó khăn liên quan đến sự khác nhau trong hệ thống giáo dục, kiểm tra sát hạch để được cấp chứng chỉ nghề nghiệp; sự khó khăn do những quy định về bảo vệ quyền lao động địa phương; sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa; sự chấp nhận của xã hội tạo nên những rào cản đối với dịch chuyển lao động, vượt quá bất kỳ điều khoản nào mà luật định có thể đặt ra. Do vậy, các nghiên cứu cần tiếp tục chỉ ra những kẽ hở đối với việc thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động, và cần cải tiến các quy định như thế nào để các doanh nhân, những người có chuyên môn, những người có tài năng có thể di chuyển thuận lợi; thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Việc chỉ ra những cam kết và vướng mắc khi thực hiện các cam kết là chưa đủ, cần phải chỉ ra cho những nhà hoạch định chính sách biết họ cần thay đổi gì để phát huy tối đa hiệu quả của các cam kết và chính sách đã đề ra. 1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Trong bối cảnh AEC đã được thành lập và đi vào hoạt động, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn còn bỏ ngỏ, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách thấu đáo các vấn đề như:
  • 36. 27 - Trong quá trình thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối AEC, các quốc gia ASEAN đã thực hiện các cam kết này như thế nào, đâu là những thuận lợi và những rào cản đối với các quốc gia. - Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC sẽ tác động thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đặc biệt là sự tác động đến thị trường lao động, đến pháp luật hiện tại về lao động cũng như các vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia. - Việt Nam có thể tận dụng cơ hội mà AEC đem lại để tạo thêm việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập và chất lượng sống cho đại đa số người dân Việt Nam hay không; Việt Nam đã thực hiện các cam kết về tự do di chuyển lao động đến đâu và cần tiếp tục làm gì để thực hiện tốt hơn những cam kết đã ký. - Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng tốt cơ hội từ việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn đem lại, cũng như cần làm gì để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro mất nguồn lao động chất lượng cao, mất cơ hội việc làm có thu nhập cao của người lao động tại chính thị trường lao động nước mình. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam” sẽ góp phần làm rõ những vấn đề trên. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu chính: Câu hỏi 1: Chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn đang diễn ra như thế nào ở các quốc gia thành viên ASEAN? Quá trình này đang diễn ra theo xu hướng nào, những nhân tố tác động đến quá trình tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC? Câu hỏi 2: Chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn của iệt Nam như thế nào?
  • 37. 28 Câu hỏi 3: Việt Nam cần làm gì để thực hiện tốt cam kết tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC cũng như tận dụng tốt cơ hội này cho mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của mình? 1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết 1: Những quy định về tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong khuôn khổ AEC gần giống với các cam kết về di chuyển thể nhân theo phương thức 4 của GATS và hạn chế hơn rất nhiều về mức độ tự do di chuyển lao động so với quy định về tự do di chuyển lao động trong Liên minh Châu Âu (EU). Giả thuyết 2: Việc thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn đang diễn ra chậm chạp ở các quốc gia ASEAN, vì thế dịch chuyển lao động có chuyên môn giữa các quốc gia ASEAN diễn ra với quy mô nhỏ, tốc độ gia tăng tương đối thấp. Việc triển khai chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC hiện còn gặp nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề nhập cư, hay những đối xử mang tính phân biệt đối với các cá nhân cung cấp dịch vụ nước ngoài, đặc biệt khó khăn do khác biệt trong hệ thống giáo dục giữa các quốc gia, việc thực hiện thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau còn nhiều vướng mắc. Giả thuyết 3: iệt Nam đã và đang thực hiện chính sách tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong AEC, tuy nhiên việc thực hiện chính sách này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
  • 38. 29 Tiểu kết chương 1 Chương 1, tác giả đã tổng lược về di chuyển lao động và tự do di chuyển lao động có chuyên môn được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến. Có thể thấy các công trình nghiên cứu đã khẳng định di chuyển lao động giữa các quốc gia trong khu vực hoặc trên phạm vi thế giới là xu hướng khách quan của quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Đối với các quốc gia ASEAN việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn được coi là một trong các sáng kiến nhằm xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Hoạt động này được dự báo sẽ có nhiều tác động đến việc thúc đẩy phát triển thị trường lao động việc làm, cũng như sự gắn bó đoàn kết giữa các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề liên quan đến thể chế cho dịch chuyển, tác động của các dòng dịch chuyển mà các nhà nghiên cứu cần phải tiếp tục làm rõ. Trong khuôn khổ của luận án này, tác giả hướng đến làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc thực hiện tự do di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN, đặc biệt là những vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết di chuyển lao động có chuyên môn trong nội khối.
  • 39. 30 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ CHUYÊN MÔN TRONG MỘT CỘNG ĐỒNG KINH TẾ KHU VỰC 2.1. Lý luận về tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn 2.1.1. Một số khái niệm liên quan 2.1.1.1. Lao động và lao động có chuyên môn Lao động có thể được nghiên cứu và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngành xã hội học quan tâm nghiên cứu lao động với tư cách là một hiện tượng xã hội nảy sinh, biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Các nhà xã hội học mác- xít quan niệm “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên” [23, tr.239]. Theo đó, lao động là một hành động xã hội có cấu trúc gồm các thành phần như: mục đích của lao động, đối tượng lao động, phương tiện lao động, điều kiện lao động, chủ thể lao động và xu hướng lao động. Khác với ngành xã hội học, kinh tế học dù là kinh tế học hiện đại hay kinh tế chính trị cổ điển, kinh tế chính trị Mác - Lênin đều nghiên cứu lao động như là một nhân tố quan trọng của sản xuất, có người bán (người lao động) và có người mua (doanh nghiệp, tổ chức). Khi xem xét lao động như là nhân tố của quá trình sản xuất, có thể thấy rằng lao động được nhìn nhận theo nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, hiểu theo nghĩa chung nhất thì lao động là hoạt động của con người, tạo ra của cải vật chất, tạo ra giá trị tinh thần cho cá nhân và xã hội, đó là dạng hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Theo nghĩa khác, lao động là cách gọi tắt để chỉ người lao động, những người tạo ra và cung cấp dịch vụ lao động. Đó chính là các cá nhân, nhóm người bằng sự nỗ lực về thể chất và tinh thần gắn kết các yếu tố của sản xuất thành một quá trình sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân và xã hội. Đó là chủ thể nắm giữ sức lao động, một nhân tố của sức sản xuất.
  • 40. 31 Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, tác giả sử dụng khái niệm lao động với nghĩa: đó là những người lao động, người tạo ra và cung cấp các dịch vụ lao động. Lao động có chuyên môn là lao động có các kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hành vi phù hợp với ngành nghề cụ thể. Trong đó, kỹ năng kỹ thuật được hiểu là khả năng làm việc thực tế của người lao động theo yêu cầu công việc. Kỹ năng về hành vi là khả năng tuân thủ nội quy lao động, khả năng làm việc nhóm, khả năng giải quyết vấn đề… Những kiến thức và kỹ năng sẽ giúp người lao động giải quyết những yêu cầu công việc và hòa nhập với môi trường làm việc. Tùy vào mục đích khác nhau, các nhà nghiên cứu, nhà tuyển dụng hay người làm công tác giáo dục đào tạo và nhà quản lý sẽ xây dựng các bộ tiêu chí khác nhau cho việc đào tạo, đánh giá, xác định khả năng chuyên môn của người lao động. Tuy tiêu chí cho từng ngành nghề lĩnh vực khác nhau, nhưng cơ sở chung để xác định lao động có chuyên môn vẫn được xây dựng dựa trên ba nhóm tiêu chí cơ bản sau: Thứ nhất, nhóm tiêu chí đánh giá kỹ năng kỹ thuật. Kỹ năng kỹ thuật là năng lực cụ thể cho từng vai trò hay vị trí công việc, những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ công việc trong một môi trường làm việc cụ thể. Kỹ năng kỹ thuật được phát triển thông qua đào tạo trong các cơ sở giáo dục đào tạo hoặc trong quá trình làm việc. Thứ hai, nhóm tiêu chí đánh giá kỹ năng nhận thức. Nhóm tiêu chí này bao gồm kỹ năng sử dụng tư duy logic, trực giác, tư duy phê phán, cũng như tư duy giải quyết vấn đề thông qua các kiến thức đã có. Các kỹ năng này bao gồm khả năng đọc, viết và tính toán. Nhà tuyển dụng cũng quan tâm đến “năng lực hiểu được các ý tưởng phức tạp, khả năng học hỏi kinh nghiệm, phân tích vấn đề sử dụng các quy trình tư duy lô-gíc” [34, tr.11]. Các kỹ năng này thường được đánh giá thông qua các bài kiểm tra, thông qua phỏng vấn. Thứ ba, nhóm tiêu chí đánh giá về các kỹ năng xã hội và hành vi. Nhà tuyển dụng ngoài việc quan tâm đến các kỹ năng kỹ thuật như sự khéo léo để sử dụng các công cụ, thiết bị phức tạp cho đến các kiến thức liên quan đến công
  • 41. 32 việc thì họ rất quan tâm đến tố chất cá nhân, những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của người lao động như: “cởi mở để trải nghiệm, tận tâm, hướng ngoại, biết cách tán đồng và sự ổn định về cảm xúc, khả năng kiểm soát bản thân, kiên trì, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng tương tác cá nhân. Nhiều nhà tuyển dụng đặt ưu tiên hàng đầu cho các tiêu chí như thái độ làm việc; ý thức tuân theo hợp đồng lao động” [31, tr.11]; khả năng ngôn ngữ (trong đó gồm tiếng Anh hoặc có thể là tiếng của nước sở tại) và những kỹ năng mềm khác như làm việc theo nhóm, hiểu về văn hóa của nước sở tại. Ví dụ: “Thái Lan đã đặt rào cản “kỹ thuật” đối với lao động khi nhập khẩu vào quốc gia này như sau: lao động muốn hành nghề y phải nói được tiếng Thái” [136]. 2.1.1.2. Di chuyển lao động Khái niệm di chuyển lao động Để hiểu nội hàm của di chuyển lao động, cần phân biệt hình thức di chuyển lao động (labour migration) với các hình thức di chuyển khác. Di chuyển lao động thường được hiểu là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trong phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc Ngoài khái niệm về di chuyển lao động, chúng ta còn có khái niệm di cư kinh tế. Vậy di chuyển lao động và di cư kinh tế có trùng khít với nhau hay không? Trong bối cảnh di cư quốc tế, khái niệm người di cư kinh tế dùng để chỉ một người rời nơi cư trú thường xuyên đến định cư ở một nơi khác nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống. Thuật ngữ này có thể được sử dụng một cách lỏng lẻo để phân biệt với những người tị nạn chạy trốn khỏi sự bức hại, và cũng có thể dùng để chỉ những người tìm cách nhập cảnh vào một nước mà không được phép và/hoặc sử dụng các thủ tục tị nạn mà không có lý do trung thực, “khái niệm này cũng áp dụng cho những người rời bỏ nước gốc của họ với mục đích tìm việc làm” [48, tr.35], nghĩa là di cư kinh tế bao gồm cả di chuyển lao động. Theo khoản 1, Điều 2, Công ước quốc tế năm 1990 về bảo vệ quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình họ thì người lao động di cư quốc tế là “một người đã, đang và sẽ tham gia một hoạt động được trả công tại một quốc gia mà
  • 42. 33 người đó không phải là công dân” [48, tr.73]. Khái niệm này về người lao động di cư quốc tế đã không kể đến những người lao động di cư tự tạo việc làm, những thể nhân cung cấp dịch vụ. Trong khi đó các hiệp định về di chuyển lao động trong khuôn khổ hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia và khu vực hiện nay hầu hết đều quy định hình thức di chuyển của người lao động theo phương thức di chuyển tạm thời của những người cung cấp dịch vụ. Những người này mặc dù được đánh giá là hoạt động của họ không trực tiếp làm ảnh hưởng đến cơ hội việc làm của lao động trong nước, hình thức di cư của họ cũng khác so với di cư theo phương thức xuất khẩu lao động; nhưng sự di chuyển này vẫn là sự rời bỏ nơi định cư gốc để làm việc ở một quốc gia khác, do đó vẫn là một hình thức của di cư kinh tế, di cư lao động. Vì vậy, trong khuôn khổ luận án này, tác giả hiểu Di chuyển lao động quốc tế là sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác để làm việc. h n loại các h nh thức i chuyển lao động Có nhiều cách để phân loại di chuyển lao động, tuỳ từng tiêu chí cụ thể, có thể phân loại di chuyển lao động quốc tế theo những tiêu thức sau: - Căn cứ theo thời gian: di chuyển lao động gồm di chuyển lao động ngắn hạn/di chuyển lao động tạm thời, di chuyển lao động dài hạn. Theo Công ước quốc tế năm 1 0 về bảo vệ các quyền của người lao động di cư và thành viên gia đình họ, người di cư dài hạn là người chuyển tới một nước không phải nước cư trú thường xuyên của họ trong khoảng thời gian ít nhất một năm. Tuy nhiên, Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ GATS có nhắc đến việc di chuyển tạm thời của các tự nhiên nhân, nhưng hiệp định này đã không chỉ ra một ranh giới r ràng để loại trừ vấn đề di cư vĩnh viễn. Do đó, di cư trong khoảng thời gian bao lâu thì được coi là tạm thời lại không được định rõ, vì vậy “mỗi nước lại có quy định riêng về vấn đề này. Ví dụ Nhật Bản cho phép doanh nhân nước ngoài được lưu trú tối đa là 0 ngày, nhưng một số loại nhân viên luân chuyển trong nội bộ tập đoàn lại có thể ở đến 5 năm” [2, tr.5]. Những người lao động di cư ngắn hạn/di cư tạm thời vẫn thường được xác định với khoảng thời gian định cư ở nơi mới trong khoảng thời gian dưới một năm và những người này không có ý định định cư lâu dài. Di cư ngắn