SlideShare a Scribd company logo
1 of 216
Download to read offline
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
i
Mục lục
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
I.1. Cơ sở pháp lý, sự cần thiết và phạm vi của quy hoạch .................................................................. 1
I.1.1. Cơ sở pháp lý................................................................................................................................ 1
I.1.2. Sự cần thiết lập Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh.......................................... 4
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án Quy hoạch ...................................................................................... 6
I.2.1. Mục tiêu........................................................................................................................................ 6
I.2.2. Nhiệm vụ...................................................................................................................................... 7
I.2.3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................... 7
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LẬP QUY HOẠCH ............................ 8
II.1. Một số khái niệm liên quan tới hoạt động logistics ....................................................................... 8
II.1.1. Khái niệm về logistics................................................................................................................. 8
II.1.2. Khái niệm về dịch vụ logistics .................................................................................................... 9
II.1.3. Khái niệm về Trung tâm logistics ............................................................................................... 9
II.2. Vai trò của logistics trong phát triển kinh tế ............................................................................... 10
II.3. Đặc điểm dịch vụ logistics Việt Nam ............................................................................................ 13
II.4. Tổng hợp các yếu tố chính ảnh hưởng đến quy hoạch dịch vụ logistics Hà Tĩnh.................... 16
II.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên................................................................................................. 16
II.4.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 19
II.4.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ dịch vụ logistics................. 30
II.4.4. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển dịch vụ logistics ......................................... 43
II.4.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh .................................... 44
II.4.6. Đánh giá tổng hợp trên ma trận SWOT về dịch vụ logistics Hà Tĩnh ...................................... 45
II.5. Dự báo nhu cầu thị trường hàng hóa đối với phát triển dịch vụ logistics................................. 46
II.5.1. Phương pháp luận ..................................................................................................................... 46
II.5.2. Phân loại, chức năng nguồn hàng ............................................................................................. 48
II.5.3. Kết quả dự báo .......................................................................................................................... 49
II.5.4. Dự báo hàng hóa qua các Trung tâm logistics .......................................................................... 72
CHƯƠNG III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS HÀ TĨNH................ 75
III.1. Quan điểm và tiêu chí quy hoạch................................................................................................ 75
III.1.1. Quan điểm quy hoạch .............................................................................................................. 75
III.1.2. Tiêu chí quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics.......................................................... 75
III.1.3. Tiêu chí hình thành Trung tâm logistics .................................................................................. 76
III.1.4. Tiêu chí phân hạng Trung tâm logistics................................................................................... 77
III.2. Nội dung quy hoạch phát triển dịch vụ logistics........................................................................ 78
III.2.1. Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics và kho bãi ............................................... 78
III.2.2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng GTVT.............................................................................. 85
III.3. Giải pháp thực hiện quy hoạch ................................................................................................... 90
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
ii
III.3.1. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.............................................................. 90
III.3.2. Giải pháp phát triển Trung tâm logistics, trung tâm phân phối, hệ thống kho......................... 94
III.3.3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics................................................ 95
III.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực........................................................................................ 99
III.3.5. Cơ chế chính sách.................................................................................................................. 102
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ................................................ 105
IV.1. Tài liệu cơ sở................................................................................................................................ 105
IV.2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược................................................................................ 106
IV.2.1. Diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch ...................................................................... 106
IV.2.2. Diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch..................................................................... 106
IV.2.3. Các biện pháp phòng ngừ a, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường............................. 111
CHƯƠNG V: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ..................................................................................... 119
CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................................................. 122
Phụ lục 1: Dự báo hàng hóa..................................................................................................I-1
Phụ lục 2: Tính toán quy mô các tuyến đường chính ........................................................ II-1
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
iii
Danh mục bảng và danh mục hình
Danh mục bảng
Bảng 1: Tài khoản quốc gia, ngân sách, đầu tư và thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh......................... 19
Bảng 2: Bảng tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Hà Tĩnh ................................................................. 30
Bảng 3: Đặc điểm các ga trên tuyến .................................................................................................... 31
Bảng 4: Bảng tổng hợp sản lượng khu bến Vũng Áng giai đoạn 2010 ÷ 2014................................... 34
Bảng 5: Xác định mã vùng phân tích giao thông................................................................................. 47
Bảng 6: Dự báo dân số Tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................................. 49
Bảng 7: Các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội chủ yếu .................................................................................... 50
Bảng 8: Tổng hợp dự báo Sản xuất, tiêu thụ, cân đối các mặt hàng năm 2025................................... 50
Bảng 9: Tổng hợp dự báo Sản xuất, tiêu thụ, cân đối các mặt hàng năm 2040................................... 51
Bảng 10: Kết quả dự báo phát sinh, thu hút hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2025........................ 52
Bảng 11: Kết quả dự báo phát sinh, thu hút hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2040........................ 52
Bảng 12: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2025 ................................................................ 54
Bảng 13: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2025 (tiếp theo)............................................... 55
Bảng 14: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2040 ................................................................ 56
Bảng 15: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2040 (tiếp theo)............................................... 57
Bảng 16: Luồng hàng liên tỉnh đường bộ năm 2025 ........................................................................... 59
Bảng 17: Luồng hàng liên tỉnh đường sắt năm 2025........................................................................... 61
Bảng 18: Luồng hàng liên tỉnh đường biển năm 2025 ........................................................................ 62
Bảng 19: Luồng hàng liên tỉnh đường bộ năm 2040 ........................................................................... 62
Bảng 20: Luồng hàng liên tỉnh đường sắt năm 2040........................................................................... 64
Bảng 21: Luồng hàng liên tỉnh đường biển năm 2040 ........................................................................ 65
Bảng 22: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường biển năm 2025............................................................. 66
Bảng 23: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường biển năm 2040............................................................. 66
Bảng 24: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường bộ năm 2025................................................................ 66
Bảng 25: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường bộ năm 2040................................................................ 68
Bảng 26: Nhu cầu hàng hóa qua Trung tâm logistics Hà Tân và Đức Thọ......................................... 72
Bảng 27: Tổng hợp nhu cầu hàng hóa qua cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương.................................. 73
Bảng 28: Quy mô Trung tâm logistics Hà Tân.................................................................................... 83
Bảng 29: Quy mô Trung tâm logistics Đức Thọ.................................................................................. 83
Bảng 30: Quy mô Trung tâm logistics Vũng Áng - Sơn Dương ......................................................... 84
Bảng 31: Phân tích, lựa chọn vị trí quy hoạch Trung tâm logistics..................................................... 84
Bảng 32: Tính toán nhu cầu số làn xe của các tuyến đường chính...................................................... 87
Bảng 33: Các dịch vụ cần tập trung phát triển..................................................................................... 97
Bảng 34: Thống kê nhân lực ở một số trung tâm logistics trên thế giới.............................................. 99
Bảng 35: Dự kiến cơ cấu lao động tại các Trung tâm logistics ......................................................... 100
Bảng 36: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí .................................................................. 108
Bảng 37: Mức ồn của một số phương tiện thi công........................................................................... 108
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
iv
Bảng 38: Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn thi
công xây dựng Dự án......................................................................................................................... 109
Bảng 39: Kế hoạch hành động giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn ...................................................... 114
Danh mục hình
Hình 1: Sơ đồ khái niệm Logistics ........................................................................................................ 8
Hình 2: Sơ đồ mô tả vai trò Trung tâm logistics.................................................................................. 10
Hình 3: Các thành phần của chi phí logistics quốc gia........................................................................ 11
Hình 4: Sơ đồ một chuỗi cung ứng...................................................................................................... 12
Hình 5: Hiện trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam ...................................................................... 15
Hình 6: Mật độ hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh trên mạng lưới đường bộ năm 2025........................... 70
Hình 7: Mật độ hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh trên mạng lưới đường bộ năm 2040........................... 71
Hình 8: Vị trí đề xuất nghiên cứu Trung tâm logistics tại Hà Tân ...................................................... 80
Hình 9: Vị trí đề xuất nghiên cứu Trung tâm logistics tại Đức Thọ.................................................... 81
Hình 10: Phân công vận tải năm 2025................................................................................................. 86
Hình 11: Phân công vận tải năm 2040................................................................................................. 86
Hình 12: Khu vực ga đường sắt tại Vũng Áng.................................................................................... 91
Hình 13: Sơ đồ kết nối cảng biển và một số cảng ĐTNĐ chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................ 92
Hình 14: Quy hoạch bến cảng, luồng vào cảng và đê chắn sóng tại Vũng Áng.................................. 93
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
v
Danh mục các từ viết tắt
BTXM: Bê tông xi măng
CCN: Cụm công nghiệp
CNTT: Công nghệ thông tin
CSHT: Cơ sở hạ tầng
ĐTNĐ: Đường thủy nội địa
DVHC: Dịch vụ hậu cảng
DWT: Trọng tải tàu (Dead weight tonnage)
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
GTVT: Giao thông vận tải
ICD: Cảng cạn (Inland Container Depot)
KCN: Khu công nghiệp
KKT: Khu kinh tế
KT-XH: Kinh tế - Xã hội
NGTK: Niên giám thống kê
QHCT: Quy hoạch chi tiết
QL: Quốc lộ
TEU: Đơn vị tính tương đương container 20’
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TL: Tỉnh lộ
TW: Trung ương
UBND: Ủy ban nhân dân
XNK: Xuất nhập khẩu
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
1
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.1. Cơ sở pháp lý, sự cần thiết và phạm vi của quy hoạch
I.1.1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật
thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với
thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về vận tải đa phương
thức.
- Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức.
- Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
- Quyết định số 961/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025.
- Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 21/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025.
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược tổng thể về phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020, định hướng
đến 2030.
- Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
2030.
- Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ Việt
Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2050.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
2
- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
- Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung đến
2020.
- Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án
phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 02/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án
Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình đến năm 2030.
- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030.
- Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 137/QĐ-BGTVT ngày 17/01/2012 của Bộ GTVT về việc Phê duyệt quy
hoạch chi tiết khu bến cảng biển Vũng Áng, Sơn Dương thuộc cảng biển Sơn Dương -
Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) giai đoạn đến năm 2020.
- Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 11/4/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt
điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2020.
- Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt danh
mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng
đến năm 2020.
- Quyết định số 3927/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt
Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2015, định
hướng đến năm 2020.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
3
- Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt
điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020
và Quy hoạch phát triển rừng sản xuất phục vụ chế biến lâm sản giai đoạn 2013-2020,
định hướng đến năm 2030 trên địa bàn 02 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên để phát triển
chăn nuôi, trồng cỏ và sản xuất nông lâm nghiệp.
- Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt
Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn 2025.
- Quyết định số 2166/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt
Quy hoạch phát triển cây lạc tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- Quyết định số 2300/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển chè công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.
- Quyết định số 4226/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đồ
án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050.
- Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề
án “Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”.
- Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 04/2/2015 của UBND Hà Tĩnh phê duyệt Quy
hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê
duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics
trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040.
- Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều
chỉnh Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 và Quy hoạch
phát triển rừng sản xuất phục vụ chế biến lâm sản giai đoạn 2013-2020, định hướng đến
năm 2030 trên địa bàn 02 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên để phát triển chăn nuôi, trồng cỏ
và sản xuất nông lâm nghiệp.
- Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê
duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến
năm 2025, tỷ lệ 1/10.000.
- Văn bản số 1539/UBND-GT ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều
chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết bến cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương thuộc cảng biển
Sơn Dương - Vũng Áng.
- Văn bản số 10048/BCT-TTTN ngày 29/9/2015 của Bộ Công thương về việc triển khai
quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
4
định hướng đến năm 2030.
- Văn bản số 11488/BCT-TTTN ngày 29/12/2015 của Bộ Công thương về việc góp ý nội
dung Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Báo cáo số 291 - BC/TU ngày 05/10/2015 của Tỉnh Ủy Hà Tĩnh về việc Nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng Bộ; Phát huy dân chủ, đoàn kết; Huy động và sử
dụng có hiệu quả nguồn lực, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo
hướng công nghiệp hiện đại.
- Báo cáo số 681/BC-UBND ngày 02/12/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Tình hình
kinh tế - xã hội năm 2015 & phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm
2016.
I.1.2. Sự cần thiết lập Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh
- Kinh tế Hà Tĩnh những năm gần đây đã phát triển với tốc độ cao:
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 ÷ 2015 đạt khoảng
18,5%/năm; Trong đó năm 2013 đạt 21,9%; năm 2014 đạt khoảng 26,1% và
năm 2015 ước tăng 17,5%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: Năm 2013 công nghiệp, xây dựng,
thương mại, dịch vụ chiếm 78,4%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 21,6%; Năm
2014 tỷ trọng trong GDP các ngành này đạt khoảng 81,6% và 18,4%; Và năm
2015 các tỷ trọng này ước đạt tương ứng 81,8% và 18,2%.
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 ÷ 2015 đạt 286,7 ngàn tỷ đồng.
Trong đó năm 2015 ước đạt 91,19 ngàn tỷ đồng, tăng 6,6%/năm so với năm
2014.
+ Hà Tĩnh nằm trong các tỉnh đứng vào tốp đầu cả nước về thu hút đầu tư và tỷ lệ
doanh nghiệp thành lập mới. Toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư tương
đương 20,2 tỷ USD; trong đó có gần 306 dự án đầu tư trong nước với số vốn 76
ngàn tỷ đồng và 55 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 16,5 tỷ USD.
+ Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Tĩnh tăng trưởng rất cao, đạt khoảng
83,6%/năm giai đoạn 2010 ÷ 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng bình
quân 13,6%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân gần 106,5%/năm.
+ Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung
chỉ đạo quyết liệt, dần đi vào chiều sâu; đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ
nông nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực, nhân rộng mô hình sản xuất kinh
doanh.
- Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics:
+ Vị trí địa lý rất thuận lợi cho hoạt động vận tải quốc tế và liên vùng trong nước
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
5
cả về đường biển, đường bộ, đường sắt và hàng không. Cụm cảng Vũng Áng -
Sơn Dương được xác định là cảng chuyên dùng và tổng hợp quốc gia đầu mối
khu vực - loại I trong hệ thống cảng biển quốc gia. Theo quy hoạch được duyệt
và đang triển khai thực hiện, tại đây có 59 cầu bến các loại, có thể tiếp nhận
được tàu chở hàng rời (than, quặng), hàng lỏng trọng tải đến 30 vạn DWT và tàu
chở hàng tổng hợp container trọng tải 5 ÷ 7 vạn DWT sức chở 4000 TEU; là
một cửa ngõ quan trọng làm hàng tiếp chuyển cho Lào và Đông Bắc Thái Lan.
+ Tp. Hà Tĩnh cách sân bay Vinh 50km với chưa đầy một giờ chạy xe, cách sân
bay Đồng Hới 141km với khoảng hai giờ chạy xe. Đường sắt Bắc Nam chạy qua
địa bàn Hà Tĩnh dài khoảng 71km với 8 ga; Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh là
các tuyến dọc Bắc - Nam trên địa bàn tỉnh; Quốc lộ 8 nối với cửa khẩu Cầu
Treo, Quốc lộ 12C nối với cửa khẩu Cha Lo là các tuyến ngang chính giao
thương với Lào trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch được duyệt, mạng lưới giao
thông trên địa bàn tỉnh sẽ được bổ sung thêm tuyến đường bộ và đường sắt cao
tốc Bắc - Nam, tuyến đường sắt xuyên Á từ Vũng Áng qua Mụ Giạ sang Lào,
Đông Bắc Thái Lan.
+ Hà Tĩnh có KKT Vũng Áng là một trong tám KKT trọng điểm ven biển được
lựa chọn tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo số liệu
thống kê hiện nay KKT Vũng Áng có trên 450 doanh nghiệp được cấp giấy
chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký gần 17 tỷ
USD. Trong đó có những dự án quy mô lớn mang tầm quốc gia; khu vực như
khu Liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương của tập đoàn Fomosa;
nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, Vũng Áng II. Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I
đã phát thương mại vào cuối 2013, giai đoạn I Liên hợp thép Fomosa với công
suất 7,5 triệu tấn/năm sẽ đi vào vận hành khoảng cuối năm 2015 đầu 2016.
Không xa nữa, nơi đây sẽ là một trung tâm công nghiệp nặng quan trọng của
khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước.
+ Hà Tĩnh có KKT cửa khẩu Cầu Treo là một trong các cửa khẩu quốc tế trọng
điểm của Việt Nam. Vị trí KKT thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển hợp tác
giữa Việt Nam với Lào và Thái Lan. Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã
thống nhất chủ trương thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới theo mô hình “Hai
quốc gia một chính sách” nhằm đa dạng hóa thủ tục hải quan, thúc đẩy phát triển
thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào và các nước trong khối ASEAN. Hiện
nay KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã có trên 360 doanh nghiệp được cấp
đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư với tổng số vốn hơn 2.500 tỷ đồng.
- Hiện tại ngành dịch vụ logistics ở Hà Tĩnh đang rất manh mún, nhỏ lẻ, chi phí dịch vụ
cao; hoạt động thương mại, bán buôn bán lẻ chủ yếu hình thành tự phát, hệ thống siêu
thị ít, quy mô nhỏ.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
6
Với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics của tỉnh trở thành ngành dịch vụ chủ lực trong
lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh đóng góp vào tăng trưởng GDP đồng thời hỗ trợ các
ngành, lĩnh vực khác phát triển, đặc biệt là thúc đẩy thương mại với Lào, các tỉnh Đông
Bắc Thái Lan và các nước trong khối ASEAN; UBND tỉnh đã cho xây dựng đề án “Phát
triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030”.
Tại Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 12/1/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề
án “Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2030” đã xác định rõ: Việc
nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Hà Tĩnh và lập quy
hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng là một trong các giải pháp
về quy hoạch cần tiến hành ngay trong bước đầu triển khai thực hiện Đề án.
Để thúc đẩy kinh tế, tận dụng tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có, giảm chi phí logistics, tạo
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh
của hàng hóa thì việc phát triển ngành dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết.
Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ Logictics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2040 được lập và được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định quy hoạch
ngày 16/12/2015.
Trên cơ sở các phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định, hồ sơ Quy hoạch
tổng thể phát triển dịch vụ Logictics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2040 đã được bổ sung hoàn chỉnh và trình phê duyệt.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án Quy hoạch
I.2.1. Mục tiêu
- Phát triển ngành dịch vụ logistics trở thành ngành dịch vụ chủ lực của tỉnh, góp phần
phát triển KT-XH, tăng GDP và hỗ trợ các ngành công nghiệp thương mại, dịch vụ,
nông nghiệp của tỉnh phát triển.
- Góp phần hoàn thiện và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng thông tin liên lạc… đảm bảo kết nối thuận lợi giữa khu vực sản xuất,
vùng nguyên liệu với các đầu mối phân phối đến người tiêu dùng nội địa và xuất nhập
khẩu đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ logistics.
- Quy hoạch phân bố không gian cho các hoạt động dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh,
đặc biệt nghiên cứu hình thành các Trung tâm logistics tập trung quy mô cấp vùng,
phục vụ không chỉ trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh, khu vực miền Trung mà còn kết nối với
hành lang kinh tế Đông - Tây và phục vụ các hoạt động giao thương quốc tế.
- Đảm bảo quản lý quỹ đất, xây dựng theo đúng Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics
trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
7
I.2.2. Nhiệm vụ
- Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển tổng thể dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh.
- Điều tra, khảo sát, phân tích, dự báo định hướng nguồn, luồng hàng hóa sản xuất và
tiêu thụ lưu thông nội tỉnh và liên tỉnh, hàng hóa xuất nhập khẩu để làm cơ sở cho phát
triển chuỗi dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa bài toán vận tải đa phương thức, tiết kiệm
tối đa thời gian, chi phí vận chuyển, lưu kho, thông quan, hồ sơ thủ tục xuất nhập hàng
hóa.
- Phân tích và đề xuất quy hoạch phát triển các Trung tâm logistics tập trung, các trung
tâm phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với quy hoạch liên quan.
- Đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và phân kỳ đầu tư các Trung tâm logistics.
- Đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển doanh
nghiệp logistics, phân bố quỹ đất, nhóm ngành, lĩnh vực, cơ cấu các hoạt động trong
chuỗi dịch vụ logistics; đề xuất các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển ngành
logistics trên địa bàn tỉnh.
I.2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
+ Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là tỉnh Hà Tĩnh.
+ Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: các tỉnh tiếp giáp về phía Bắc và phía Nam Hà Tĩnh
có đường biên giới với Lào (Nghệ An, Quảng Bình) và quốc tế (Lào và Đông Bắc
Thái Lan).
- Về thời gian: Mốc thời gian lập quy hoạch (năm mục tiêu) là 2025, tầm nhìn đến năm
2040.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LẬP
QUY HOẠCH
II.1. Một số khái niệm liên quan tới hoạt động logistics
II.1.1. Khái niệm về logistics
Logistics là việc quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất
thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan … từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng
theo yêu cầu của khách hàng (nguồn UNESCAP).
Logistics còn được định nghĩa là quá trình xây dựng kế hoạch cung cấp và quản lý việc
trung chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi
sản xuất đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (nguồn D Lamber
1998; Đại học hàng hải thế giới).
Khái niệm logistics được hiểu và dễ tiếp cận hơn qua định nghĩa của tiến sĩ Hans -
Dietrich Haasis - Viện kinh tế vận tải và logistics (Đức). Logistics trong đó bao gồm các
thành phần: Cấu trúc cơ bản (cảng biển, cảng đa phương thức cảng hàng không …); các
thể chế tham gia (Hải quan, quản lý cảng, các Bộ ngành, các tổ chức hành chính công…);
dịch vụ logistics (dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa, kho bãi, các công ty
3PL/4PL); kiến thức logistics (tư vấn, học viện và trường đại học…).
Hình 1: Sơ đồ khái niệm Logistics
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
9
II.1.2. Khái niệm về dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một
hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho/bãi, làm thủ tục hải quan,
các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng và
các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù
lao (nguồn Luật thương mại số 36/2005/QH11 điều 233).
Các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi, lưu
giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan; dịch vụ hỗ trợ
khác bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan tới vận
chuyển và lưu kho bãi trong suốt các hoạt động logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị
khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa
đó; hoạt động cho thuê và thuê/mua container.
Các dịch vụ liên quan tới vận tải gồm: dịch vụ vận tải biển, vận tải thủy nội địa, vận tải
đường bộ, đường sắt, hàng không, đường ống.
Các dịch vụ logistics liên quan khác gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ
bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ (bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu
kho, thu gom tập hợp phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; các dịch vụ vận tải
khác).
II.1.3. Khái niệm về Trung tâm logistics
Theo định nghĩa của Hiệp hội Trung tâm logistics Châu Âu (Euro platform): Trung tâm
logistics là một khu vực bao gồm mọi hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân
phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Các chủ
thể này có thể là người chủ sở hữu hoặc người thuê sử dụng các cơ sở vật chất và trang
thiết bị của Trung tâm logistics. Trung tâm logistics cần phải có và được trang bị các thiết
bị phục vụ cho các hoạt động và dịch vụ của trung tâm, cần được kết nối với các phương
thức vận tải khác nhau.
Có thể chia chức năng cơ bản của Trung tâm logistics điển hình thành 3 nhóm:
+ Chức năng phục vụ hàng hóa như bốc xếp, lưu kho bãi, bảo quản, đóng gói dán
nhãn, phân loại hàng, làm sạch, giám định và kiểm định chất lượng hàng.
+ Chức năng vận tải và phân phối như chuyên chở, thu gom, phân phối hàng bằng
các phương tiện vận tải khác nhau.
+ Chức năng hỗ trợ như thông quan, thủ tục, chứng từ, tư vấn, tài chính, bảo hiểm,
sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, cung cấp xăng dầu, khách sạn, ăn nghỉ,…
Theo văn bản số 10048/BCT-TTTN ngày 29/9/2015 của Bộ Công thương về việc triển
khai quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
10
định hướng đến năm 2030, các Trung tâm logistics được phân thành 04 nhóm, bao gồm
Trung tâm logistics hạng I (cấp quốc gia và quốc tế); Trung tâm logistics hạng II (cấp
vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế); Trung tâm logistics cấp tỉnh và Trung tâm logistics
chuyên dùng hàng không…
Hình 2: Sơ đồ mô tả vai trò Trung tâm logistics
II.2. Vai trò của logistics trong phát triển kinh tế
Về tổng thể, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản
xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và
chiếm một khoản chi phí nhất định.
Tại các quốc gia lớn ở Châu Á và Châu Mỹ, hoạt động logistics thường chiếm 10-15%
GDP của mỗi nước. Trong khi đó tại Việt Nam chi phí logistics đang chiếm tỷ trọng khá
lớn, khoảng 20,9% tổng GDP cả nước. Số liệu này được phân tích và tổng hợp trong Báo
cáo Hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải phát triển vận tải đa phương thức thực hiện tháng
08/2013 (1)
khi nghiên cứu 12 mặt hàng xuất nhập khẩu chính (Thủy sản; Dệt may; Gạo;
Cà phê; Giày dép; Hàng điện tử và linh kiện; Rau quả; Ô tô; Đồ uống; Nội thất; Thiết bị
điện và linh kiện; Dược phẩm) và ngoại suy cho các mặt hàng còn lại.
Tại Việt Nam, có 5 khâu chính cấu thành chi phí dịch vụ logistics, bao gồm: chi phí vận
tải, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu trữ, chi phí bao bì, chi phí cảng và hải quan. Trong đó chi
phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất với 58% tổng chi phí logistics. Tiếp đến là chi phí xếp
dỡ, chi phí Lưu trữ và Bao bì chiếm lần lượt là 21%; 10% và 8% tổng chi phí logistics. Phí
1
Các nghiên cứu về chi phí logistics trong phần này của đề án tham khảo từ nguồn: Bộ GTVT, Báo cáo
Hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải phát triển vận tải đa phương thức, tháng 8/2013.
Nhận hàng
Chuyển hàng đi giao
Phân loại, xử lý, dịch vụ kho hàng,…
Nhà cung cấp
Khách hàng
Không có Trung tâm logistics
Nhà cung cấp
Khách hàng
Trung tâm
logistics
Có Trung tâm logistics
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
11
cảng + Hải quan chỉ chiếm 3% tổng chi phí logistics nhưng đây lại là một trong những
khâu quan trọng có ảnh hưởng tới việc cung ứng dịch vụ đúng thời gian (Just in time) cho
khách hàng. Vì vậy, về tổng thể, để giảm chi phí logistics thì cần chú trọng đến việc tiết
giảm chi phí vận tải; để đảm bảo cung ứng dịch vụ đúng thời gian cho khách hàng thì cẩn
chú trọng đến việc đẩy nhanh giải quyết các thủ tục hành chính.
Hình 3: Các thành phần của chi phí logistics quốc gia
Một chuỗi cung ứng cơ bản như sau:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
12
Hình 4: Sơ đồ một chuỗi cung ứng
Sơ đồ trên mô tả một chuỗi cung ứng điển hình, trong đó quá trình vận chuyển sản phẩm
từ nhà sản xuất đến khách hàng sẽ qua các công đoạn vận chuyển, kho bãi, cảng xuất, cảng
nhập, vận chuyển, phân phối. Các dịch vụ logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp
dịch vụ logistics diễn ra trong suốt quá trình đưa sản phầm từ nhà sản xuất đến người tiêu
thụ, bao gồm: dịch vụ logistics vận tải, dịch vụ logistics bốc xếp, dịch vụ logistics lưu kho,
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
13
bãi và các dịch vụ về hàng hóa trong kho bãi, dịch vụ phân phối, các loại dịch vụ khác như
tài chính, bảo hiểm, thủ tục, pháp lý,…
Quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người sử dụng sản phẩm sẽ phát sinh
các chi phí gồm chi phí bốc xếp, vận chuyển, kho bãi và các loại phí thuộc về thủ tục. Các
chi phí này được gọi là chi phí logistics và các quốc gia đều rất chú trọng tìm cách giảm
chi phí này.
II.3. Đặc điểm dịch vụ logistics Việt Nam
Ở Việt Nam, dịch vụ logistics mới được chú trọng phát triển trong những năm gần đây.
Năm 2014, Ngân hàng Thế giới (WB) đã khảo sát, đánh giá chỉ số hoạt động logistics
(LPI) của Việt Nam, kết quả đạt 3,5/5 điểm, xếp thứ 48 trong bảng xếp hạng chỉ số LPI
của thế giới. Như vậy có thể thấy, mặc dù còn sơ khai song thị trường logistics Việt Nam
đã có sức hấp dẫn.
Một nhận xét chung mà nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đánh giá về ngành dịch vụ logistics
của Việt Nam là: Thị trường tiềm năng nhưng ngành dịch vụ này còn kém phát triển; Chi
phí logistics cao; Các hoạt động dịch vụ logistics còn ở trình độ thấp, manh mún, tự phát;
Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics thì qui mô nhỏ, chủ yếu làm thuê một vài
công đoạn; Cơ sở hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam còn
rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa hoàn chỉnh, năng lực vận chuyển
thấp, chưa sử dụng mô hình vận tải đa phương thức. Khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ
logistics chưa hoàn chỉnh. Các vấn đề liên quan đến tốc độ thông quan còn nhiều hạn chế.
Nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực này thiếu trầm trọng.
Đặc điểm về hiện trạng dịch vụ logistics của Việt Nam qua các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 2001-2005, hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc tế
đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các công ty Nhà nước chiếm ưu thế và
làm đại lý cho các công ty giao nhận vận tải có quy mô toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy,
khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các
doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm.
Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước
ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một trong những ngành kinh doanh được Nhà nước
bảo hộ và khuyến khích phát triển.
Cơ cấu hàng chỉ định (nominated) và không chỉ định trong vận tải ngoại thương mất cân
đối trầm trọng bắt nguồn từ thói quen mua CIF bán FOB, điều này dẫn đến các doanh
nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10 đến 18% lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu.
Giai đoạn 2006 đến nay, thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển biến mạnh mẽ
hơn với khoảng 1.300 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics, nhưng số vốn và tay nghề
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
14
còn hạn chế. Đối trọng là các công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công
nghệ và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng, “miếng bánh” ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam
đang thuộc về các công ty nước ngoài với phần lớn nhất: 70%.
Như vậy, nhìn chung ngành Logistics Việt Nam còn non yếu, phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế đất nước. Có thể kể ra một số
nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
- Logistics là lĩnh vực dịch vụ đã có từ khá lâu nhưng vài năm trở lại đây mới được quan
tâm hỗ trợ để phát triển.
- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng như các cơ quan quản lý cũng chưa
nhận thức đầy đủ và đúng đắn về Logistics và vai trò của Logistics.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, truyền thông và thông tin còn yếu kém.
- Dịch vụ logistics tại các cửa khẩu quốc gia hiện đang còn yếu kém, chưa hỗ trợ thúc đẩy
nhanh cho quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc,
Lào, Campuchia.
- Khung pháp lý cho hoạt động Logistics chưa hoàn chỉnh, hiện đang từng bước xây dựng,
bổ sung. Vai trò định hướng của nhà nước trong phát triển ngành Logistics chưa rõ ràng
và chưa có sự quan tâm đúng mức.
- Các doanh nghiệp Logistics trong nước còn nhỏ về quy mô, non về kinh nghiệm, tầm
phủ kinh doanh chỉ hạn chế trong thị trường nội địa và một số nước trong khu vực, chỉ
mới tập trung khai thác các khâu đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, mà phổ biến là giao
nhận vận tải.
- Thiếu sự liên kết trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics. Việc xây
dựng thương hiệu Logistics Việt Nam chưa được quan tâm đầy đủ.
- Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics còn thiếu và yếu.
Về doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, hiện nay chưa có một tổ chức
kinh tế nào thống kê một cách chính xác Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp logistics.
Theo nhiều tài liệu, hiện nay cả nước có khoảng 1.300 doanh nghiệp và 25 trên 30 tập
đoàn giao nhận hàng đầu thế giới tham gia đầu tư và kinh doanh dưới nhiều hình thức.
Ngoài những doanh nghiệp logistics của các tập đoàn nước ngoài đăng ký doanh nghiệp
tại Việt Nam là có nhiều liên hệ với chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn nước ngoài
thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động rời rạc, đơn lẻ,
mỗi doanh nghiệp chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tạo
nên cuộc cạnh tranh khốc liệt, chủ yếu là cạnh tranh về giá. Trong 4 cấp độ cung cấp, số
đông doanh nghiệp là những nhà đầu tư nhỏ, kinh doanh manh mún mới ở cấp độ 1,2.
Theo viện Nomura (Nhật Bản), doanh nghiệp logistics Việt Nam mới đáp ứng được 1/4
nhu cầu thị trường trong nước. Phần lớn nhà kinh doanh Việt xuất khẩu hàng hóa theo
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
15
điều kiện FOB. Thói quen mua CIF bán FOB dẫn đến doanh nghiệp trong nước chỉ khai
thác vận tải và bảo hiểm được từ 16% đến 23% lượng hàng xuất nhập khẩu bằng đường
biển. Mặc dù thị trường logitics phát triển nhanh, song trên 70% giá trị tạo ra lại thuộc các
công ty nước ngoài.
Về nguồn nhân lực logistics, tính đến cuối năm 2014 cả nước có khoảng 1,5 triệu lao
động, gồm 3 nhóm chính là đội ngũ cán bộ điều hành, nhân viên phục vụ và nhân công lao
động trực tiếp, ước tính chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành logistics. Theo
Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chỉ có khoảng 5-7% số lao
động làm việc tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam là có đào tạo bài bản và chuyên
nghiệp, khoảng 85% là do doanh nghiệp tự đào tạo thông qua kèm cặp, rèn luyện tay nghề
sau tuyển dụng nhiều năm.
Hình 5: Hiện trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam
Về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics, Chính phủ và các Bộ Ngành đã ban hành
nhiều nghị định, quyết định, thông tư… liên quan đến hoạt động dịch vụ logistics như:
- Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại;
- Nghị định 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch
vụ hỗ trợ vận tải biển;
- Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức;
- Quyết định số 175/2011/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
chiến lược tổng thể phát triern khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án
phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
16
- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều
chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
- Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030; v.v…
Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam vẫn đang còn chồng chéo trong quản lý và thực hiện các quy
hoạch. Ví dụ: Bộ GTVT lập đề án Phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông
vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014; Bộ Công thương lập đề án
Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015. Các địa phương cũng có các quy hoạch phát triển dịch vụ
logistics của mình như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Tĩnh,… Do đó nếu có sự thống
nhất điều phối chung từ cơ quan nhà nước (ví dụ Ủy ban logistics Quốc gia) thì việc triển
khai lập các quy hoạch sẽ hạn chế sự chồng chéo một số nội dung quy hoạch và có thể tiết
giảm được thời gian thực hiện.
II.4. Tổng hợp các yếu tố chính ảnh hưởng đến quy hoạch dịch vụ logistics Hà Tĩnh
II.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
II.4.1.1. Vị trí địa lý
Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 5.997,18km2
chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả nước.
Hà Tĩnh giáp Nghệ An về phía Bắc, Quảng Bình về phía Nam, Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào với 170km đường biên giới về phía Tây và biển Đông về phía Đông với hơn
137km đường bờ biển. Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và thương
mại với các tỉnh trong cả nước và các nước khác trong khu vực, đặc biệt là với Lào và
Đông Bắc Thái Lan.
Tỉnh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Tp. Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ
Anh, huyện Hương Sơn, huyện Đức Thọ, huyện Vũ Quang, huyện Nghi Xuân, huyện Can
Lộc, huyện Hương Khê, huyện Thạch Hà, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và Huyện
Lộc Hà.
II.4.1.2. Địa hình
Hà Tĩnh có 4 vùng địa hình chính:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
17
- Vùng ven biển: có diện tích 41,4 ngàn ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Chạy
dọc từ huyện Nghi Xuân đến Đèo Ngang thuộc huyện Kỳ Anh. Địa hình vùng này dốc
thoải từ Tây sang Đông, có cao độ tự nhiên từ +2,00 đến +4,00 m, khu vực sát biển có
cao độ tự nhiên từ +1,00 trở xuống, phần lớn đất đai chua và bị nhiễm mặn. Khu vực
cửa sông ven biển thích hợp với nuôi trồng thủy sản.
- Vùng đồng bằng: có diện tích khoảng 55,8 ngàn ha, chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên
của tỉnh, bao gồm các huyện, thị xã dọc trục đường QL1 từ thị xã Hồng Lĩnh đến Kỳ
Anh và một phần huyện Đức Thọ dọc đường QL8 từ thị trấn Đức Thọ đến thị xã Hồng
Lĩnh. Vùng này có cao độ tự nhiên từ +2,00 đến +4,00 m, cục bộ một số điểm có cao độ
+5,00 đến +6,00 m. Mang đậm nét đặc trưng của dải đồng bằng Bắc Trung Bộ, có độ
nghiêng dần từ Tây sang Đông, bề ngang hẹp, đất đai màu mỡ thích hợp với cây lúa
nước.
- Vùng Trung Du: có diện tích khoảng 30 ngàn ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên của
tỉnh. Là vùng có địa hình đồi dạng úp bát, có độ cao trung bình +10,00 đến +50,00 m so
với mực nước biển. Phía dưới chân đồi là các dải đất bao quanh dạng thảm tương đối
bằng phẳng. Phù hợp với sản xuất cây lúa nước; phía trong đồi phù hợp với cây ăn trái,
cây công nghiệp dài ngày và phát triển trang trại chăn nuôi gia súc tập trung.
- Vùng miền núi: Đây là vùng có diện tích lớn nhất, khoảng 474,7 ngàn ha, chiếm 78,8%
diện tích đất tự nhiên của tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê,
Vũ Quang và phía Tây huyện Kỳ Anh. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp chỉ chiếm
khoảng 10%. Vùng này có địa hình núi cao, rừng rậm, suối dốc. Thảm thực vật chủ yếu
là rừng già nguyên sinh và rừng tái sinh; đặc biệt là khu bảo tồn rừng Quốc gia Vũ
Quang, Kẻ Gỗ có độ che phủ tự nhiên cao, có nhiều loại sinh vật quí hiếm đang được
bảo vệ.
II.4.1.3. Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Hà Tĩnh có đặc trưng là thời tiết khắc nghiệt và cực đoan.
Những hiện tượng thời tiết bất lợi bao gồm mưa kéo dài, bão, lũ lụt, những đợt lạnh, và
gió Lào khô nóng khô làm Hà Tĩnh thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa lạnh, nhiệt độ thấp có khi dưới 120
C. Từ tháng 4 đến
tháng 10 là mùa nóng, khô cao điểm là vào tháng 6,7 nhiệt độ cao nhất đã có lúc lên đến
420
C. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng khoảng 23,5 ÷ 24,50
C, vùng núi
khoảng 14 ÷ 150
C. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa trung bình
2.300÷ 3.000mm cao hơn các tỉnh lân cận.
Điều kiện khí hậu của Hà Tĩnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Yếu tố thời tiết
chính gây hại tới hoạt động kinh tế của Hà Tĩnh là gió bão, hạn hạn, lũ lụt và mưa bão.
Trong những năm lại đây, hiện tượng El Nino đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại một số
tỉnh thành trong nước, nhiều kỷ lục đã được ghi nhận, điển hình là đợt mưa lịch sử tại
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
18
Quảng Ninh; khô hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng ở Nghệ An, Quảng Trị... Đặc biệt, tại
Ninh Thuận với hạn hán kéo dài (từ 2014 đến giữa năm 2015 mới kết thúc) đã làm cho
khoảng 16.000 ha đất nông nghiệp ở Ninh Thuận phải ngừng sản xuất, nhiều nơi mất 4 vụ
liền; hàng nghìn con trâu, bò, dê, cừu bị chết.
Tại Hà Tĩnh, dù không đến mức “khốn đốn” với cơn thịnh nộ của thiên nhiên nhưng người
nông dân khắp nơi cũng phải trải qua một vụ hè thu đầy khó khăn. Nhiệt độ vượt “đỉnh”
420
C, hồ đập, sông suối có thời điểm cạn nước, xâm nhập mặn đạt cao nhất từ trước tới
nay. Đợt hạn hán kéo dài suốt 2 tháng đã làm cho hàng trăm hec-ta chè, ngô bị chết, không
có thu hoạch; nhiều diện tích lúa phải bỏ hoang. Đáng lo ngại hơn, mực nước ở các hồ đập
xuống thấp nhất trong nhiều năm: hồ Kẻ Gỗ 29,3% so với thiết kế; Sông Rác 41,9%,
Thượng Tuy 22,7%, Sông Trí 48,5%. Với tình hình này, mùa khô khả năng sẽ đến sớm
hơn, sản xuất và sinh hoạt tiếp tục phải đối mặt với hạn hán, thiếu nước. Tình trạng xâm
nhập mặn nồng độ cao đe dọa nguồn nước cung cấp cho hệ thống trạm bơm, đặc biệt là hệ
thống trạm bơm trên sông Nghèn (Lộc Hà, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ); sông Nhà Lê
(Kỳ Anh); sông Lam (Nghi Xuân). Do đó, Tỉnh Hà Tĩnh cần phải tuyên truyền sâu rộng
đến nhân dân về tình hình thời tiết, diễn biến của hiện tượng biến đổi khí hậu, El Nino để
người dân nâng cao ý thức cộng đồng trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, đồng thời
chủ động phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, bố trí lại cơ cấu cây trồng, giảm
diện tích lúa; cơ cấu bộ giống ngắn ngày nhằm giảm thiểu tổn thất do thời tiết gây nên.
II.4.1.4. Tài nguyên khoáng sản
Hà Tĩnh giàu trữ lượng khoáng sản, trong đó đáng kể nhất là quặng sắt chiếm 45% trữ
lượng quặng sắt cả nước. Mỏ quặng sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn với 370 triệu
tấn có thể được khai thác với công nghệ hiện nay. Hàm lượng kẽm trong quặng sắt Thạch
Khê là 0.07%. Ngoài Thạch Khê còn một số mỏ quặng sắt nhỏ hơn tại các huyện Hương
Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc.
- Quặng Titan (quặng sa khoáng trong tầng cát xám) chạy dọc ven biển từ Nghi Xuân
đến Kỳ Anh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; đã bắt đầu khai thác từ năm 1993, sản lượng
khai thác tới nay khoảng 2,5 triệu tấn.
- Quặng Mangan có tổng trữ lượng khoảng trên 1 triệu tấn. Các mỏ trên địa bàn tỉnh
phân bố tương đối độc lập với trữ lượng hạn chế (khoảng 100 ngàn tấn) tại các huyện
Can Lộc, Đức Thọ.
- Các quặng kim loại khác như thiếc ở Hương Sơn; vàng sa khoáng nằm rải rác ở các
huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh chưa được điều tra đánh giá trữ lượng.
- Các loại khoáng sản khác: Thạch anh sạch ở Kỳ Lợi (Kỳ Anh) trữ lượng khoảng 2,2
triệu tấn, Cao lanh ở Thương Tuy (Kỳ Anh) trữ lượng hơn 4,1 triệu tấn; ở Hương Châu
(Hương Khê) trữ lượng cấp C1, C2 khoảng 90 ngàn tấn; Dolomit trợ dung ở Hương
Khê; cát thủy tinh ở nghi Xuân, Thạch Hà; quarzit ở Nghi Xuân, Can Lộc.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
19
- Nguyên vật liệu xây dựng: các loại đất, đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh. Giai
đoạn 2016 - 2020 dự kiến khai thác 5,95 triệu tấn đất xây dựng (tập trung tại huyện
Thạch Hà với 3,0 triệu tấn); 2,85 triệu tấn cát xây dựng (trong đó cát khai thác chủ yếu
ở sông với khối lượng khoảng 2,15 triệu tấn); 5,25 triệu m3 đá xây dựng tập trung chủ
yếu ở Kỳ Anh (2,5 triệu m3
), Hồng Lĩnh (0,8 triệu m3
),… Khối lượng khai vật liệu khai
thác này đáp ứng đầy đủ nhu cầu xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
II.4.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
II.4.2.1. Hiện trạng tăng trưởng kinh tế
- Thống kê năm 2014, GDP theo giá cố định 2010 đạt khoảng 32,70 ngàn tỷ đồng; cơ
cấu: Nông - lâm - thủy sản chiếm 18,4%, Công nghiệp chiếm 8%, Xây dựng chiếm
30,3%, Dịch vụ chiếm 32,1% và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,2%.
Bảng 1: Tài khoản quốc gia, ngân sách, đầu tư và thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh
TT Danh mục Đơn vị
Năm Tăng
BQ (%)2010 2011 2012 2013 2014
I Tài khoản quốc gia
1 GDP (theo giá hiện hành) Tỷ đồng 16.584 21.860 26.424 33.510 43.801
2 GDP (theo giá so sánh 2010) Tỷ đồng 16.584 18.103 20.882 25.480 32.698 18,50
3 Chỉ số phát triển GDP % 8.26% 9.16% 15.35% 22.02% 28.33%
4 Cơ cấu %
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 28,8% 27,3% 24,7% 21,6% 18,4%
- Công nghiệp % 8,3% 8,2% 8,0% 7,6% 8,0%
- Xây dựng % 15,3% 14,7% 20,0% 27,7% 30,3%
- Dịch vụ % 39,7% 38,7% 37,8% 35,3% 32,1%
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp Sp % 7,9% 11,1% 9,5% 7,8% 11,2%
5 GDP bình quân đầu người
Ngàn đồng 13.454 17.617 21.255 26.827 34.894 26,90
USD 690 839 1.011 1.273 1.644 24,24
II Ngân sách nhà nước
1 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 5.163 6.942 9.688 10.452 16.048 32,78
2 Chi ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 12.436 16.571 21.537 22.048 22.068 15,42
III Vốn đầu tư Tỷ đồng
1 Vốn đầu tư theo giá hiện hành Tỷ đồng 12.592 17.775 34.312 51.892 85.862 61,59
- Khu vực kinh tế Nhà nước Tỷ đồng 6.337 5.748 5.381 5.349 6.288 -0,19
- Khu vực ngoài Nhà nước Tỷ đồng 4.156 4.144 5.858 6.050 7.007 13,95
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ đồng 2.100 5.072 17.430 29.187 52.418 123,53
2 Cơ cấu
- Khu vực kinh tế Nhà nước % 50,32 38,28 18,76 13,18 9,57
- Khu vực ngoài Nhà nước % 33,00 27,93 20,53 14,91 10,66
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài % 16,67 28,53 50,80 56,25 42,20
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
20
TT Danh mục Đơn vị
Năm Tăng
BQ (%)2010 2011 2012 2013 2014
IV
Giá trị TSCĐ các doanh
nghiệp
Tỷ đồng 7.404.898 11.762.727 19.616.155 35.558.216 66.762.036 73,28
V Tri giá hàng hóa XNK Ngàn USD 138.058 186.932 191.367 590.788 2.558.842 107,49
1 Trị giá hàng hóa xuất khẩu Ngàn USD 64.550 94.543 104.140 125.352 137.399 20,79
2 Trị giá hàng hóa nhập khẩu Ngàn USD 73.508 92.389 87.227 465.436 2.421.443 139,57
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2014
- Cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư: Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 và
Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và
giải pháp năm 2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại văn bản số 681/BC-UBND ngày
02/12/2015, các chỉ tiêu về KTXH tỉnh Hà Tĩnh như sau:
+ Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010÷2015 đã có chuyển dịch tích cực: Nhóm ngành
công nghiệp xây dựng từ 23,6% năm 2010 đã tăng lên 38,3% năm 2014 và ước
đạt 37,6% trong năm 2015. Nhóm ngành nông lâm thủy sản giảm từ 28,8% năm
2010 xuống còn 18,4% năm 2014 (năm 2015 ước khoảng 18,2%). Nhóm ngành
thương mại dịch vụ có tỷ trọng trong GDP dao động từ 47,6% năm 2010 còn
43,3% năm 2014 (năm 2015 ước khoảng 44,1%).
+ GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2014 đạt khoảng 34,9 triệu
đồng/người/năm ước bằng khoảng 60% GDP bình quân đầu người của cả nước,
cao gấp 2,6 lần so với năm 2010. Trong năm 2015 chỉ tiêu này ước đạt trên 38,9
triệu đồng.
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 ÷ 2015 đạt 286,7 ngàn tỷ đồng.
Trong đó năm 2015 ước đạt 91,19 ngàn tỷ đồng, tăng 6,6%/năm so với năm
2014.
+ Hà Tĩnh cũng là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và số
lượng doanh nghiệp thành lập mới. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
trong năm vừa qua tỉnh Hà Tĩnh đã cấp giấy chứng nhận cho 68 dự án với tổng
vốn đăng ký đầu tư khoảng 9.304 tỷ Đồng, trong đó tập trung tại huyện Cẩm
Xuyên (16 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 4.604 tỷ Đồng), Tp. Hà Tĩnh (4 dự
án với tổng vốn đăng ký 1.291 tỷ Đồng) và huyện Thạch Hà (10 dự án, tổng vốn
đăng ký 744 tỷ Đồng).
+ Hà Tĩnh có chỉ số cải cách hành chính đứng thứ 10 toàn quốc, mức độ sẵn sàng
ứng dụng công nghệ thông tin trong cả nước đứng thứ 7 toàn quốc. Cải cách
hành chính là một trong những giải pháp mang tính đột phá để thu hút các nhà
đầu tư trong và ngoài nước đến hoạt động tại địa bàn tỉnh.
- Hoạt động xuất nhập khẩu
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
21
+ Giai đoạn 2010 ÷ 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Tĩnh tăng trưởng bình
quân cao, đạt khoảng 83,6%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng bình
quân 13,6%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân gần 106,5%/năm.
+ Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2014 đạt gần 2.559 triệu USD tăng gấp
4,3 lần so với năm 2013. Sang năm 2015 giá trị này ước đạt 2.882 triệu USD,
tăng 12,6% so với năm 2013.
Thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, Hà Tĩnh đã xác định các sản phẩm có lợi thế như lợn, bò,
tôm, hươu, rau củ quả công nghệ cao, cam Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch vv… Việc hình
thành các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ hợp tác đầu mối ký hợp đồng liên kết sản xuất bao
tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.
Đến nay Hà Tĩnh đã có 54 hợp tác xã 25 tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi liên kết doanh
nghiệp.
Xác định 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, với cách làm sáng tạo, tỉnh đã xây
dựng được nhiều mô hình sản xuất rau củ quả giá trị cao trên đất cát ven biển có thể xem
là bước đột phá về tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ nhằm từng bước tái cơ cấu
ngành nông nghiệp. Tỉnh đã hình thành 3.600 mô hình có doanh thu từ 100 triệu ÷ 1 tỷ
đồng/năm. Giải quyết công việc cho hàng ngàn lao động, các thành phần kinh tế đang từng
bước tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, kết nối chuỗi giá trị, gia
tăng hiệu quả sản xuất.
Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư hệ thống cửa hàng Mitraco Food ở
các địa phương, sắm xe vận chuyển và đang xây dựng các kho bảo quản sản phẩm nhằm đáp
ứng tốt nhất cho việc tiêu thụ sản phẩm. Là một trong các doanh nghiệp đi đầu trong việc
liên doanh, liên kết với nông dân có hiệu quả nhất, từ khâu sản xuất giống, chuyển giao tiến
bộ kỹ thuật chăm sóc tới bảo đảm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Với gần 7.400 mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc
độ, chất lượng tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản.
II.4.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012.
Theo đó:
- Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2020 là
18,4%/năm.
+ GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 97,7 triệu đồng vào năm 2020. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Đến
năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 13,1%, công nghiệp chiếm 54,7% và dịch vụ
chiếm 32,2%.
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
22
+ Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt khoảng 2,0 tỷ USD đến năm 2020.
- Đối với ngành thương mại dịch vụ: Phát triển nhanh lĩnh vực thương mại và dịch vụ trở
thành ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đặc biệt là
thúc đẩy thương mại với Lào, các tỉnh vùng đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc và các
nước trong khối ASEAN.
+ Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư hoàn thành các cơ sở hạ tầng chính cảng Sơn Dương
- Vũng Áng; hình thành các cơ sở cung cấp dịch vụ thương mại và hậu cần cho
ngành nông nghiệp, sắt thép và dệt may.
+ Tầm nhìn đến năm 2050: Phấn đấu trở thành một trong những trung tâm thương mại
lớn của khu vực; chiếm thị phần lớn trong thương mại biên giới giữa Việt Nam với
Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; xây dựng cảng Vũng Áng - Sơn Dương trở
thành cảng trung chuyển hàng hóa phát triển thương mại, vận tải và hậu cần, đóng
góp phát triển kinh tế - xã hội.
- Về tổ chức không gian: Hình thành các vùng, KKT chính:
+ Vùng biển và ven biển, bao gồm các xã ven biển thuộc các huyện Nghi Xuân, Lộc
Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Ưu tiên phát triển đánh bắt, nuôi trồng và
chế biến thủy hải sản; cây nông sản hàng hóa; các ngành công nghiệp và dịch vụ,
nhất là khai thác quặng sắt, sản xuất thép và các sản phẩm từ thép, nhiệt điện, dịch
vụ du lịch, dịch vụ hậu cần và vận tải đường biển;
+ Vùng kinh tế trung tâm, bao gồm các địa phương thuộc hành lang quốc lộ 1A từ thị
xã Hồng Lĩnh đến thành phố Hà Tĩnh. Ưu tiên phát triển vùng kinh tế đa ngành, để
tạo nền tảng cho phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó tập trung phát triển các lĩnh vực
thương mại, các loại hình dịch vụ giải trí, tài chính - ngân hàng, vận tải, dịch vụ thuê
ngoài quy trình kinh doanh (BPO), giáo dục và đào tạo nghề, dịch vụ cơ khí sửa
chữa; phát triển công nghiệp dệt và may mặc;
+ Vùng kinh tế miền núi, trung du thuộc địa bàn các huyện Hương Sơn, Hương Khê,
Vũ Quang, Đức Thọ và các xã còn lại của các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch
Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp và
lâm nghiệp, ưu tiên phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế như: Lúa,
bưởi Phúc Trạch, cam bù, cao su, bò, lợn, hươu, trồng rừng nguyên liệu, dược liệu,
chế biến gỗ, phát triển thương mại nông thôn, thương mại biên giới gắn với phát
triển KKT Cửa khẩu quốc tế cầu Treo;
+ Khu sản xuất công nghiệp nặng, gồm 2 khu vực tập trung phát triển là: KKT Vũng
Áng sẽ phát triển thành trung tâm sản xuất, chế biến sắt, thép và các sản phẩm từ
thép, trung tâm thương mại và dịch vụ hậu cần gắn với cảng Vũng Áng - Sơn
Dương; Khu vực khai thác mỏ sắt Thạch Khê, cung cấp quặng sắt cho nhà máy
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
23
luyện thép tại KKT Vũng Áng;
+ Xây dựng đô thị tạo hành lang chạy dọc quốc lộ 1A từ thành phố Hà Tĩnh đến thị xã
Hồng Lĩnh, kết nối với thành phố Vinh (Nghệ An). Trung tâm phát triển là thành
phố Hà Tĩnh, với các hoạt động chính là trung tâm giáo dục và đào tạo nghề, trung
tâm về các dịch vụ BPO;
+ Xây dựng KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các nhà máy chế biến nông lâm sản tạo
hành lang chạy dọc QL 8 từ Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến cảng Xuân Hải và dọc
theo tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Hà Tĩnh).
II.4.2.3. Hiện trạng và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thủ công nghiệp tỉnh
a. Hiện trạng
- Tốc độ tăng trưởng theo nhóm ngành chính:
Giai đoạn 2011 ÷ 2014: các nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao là dệt may, da
giầy khoảng 51,2%/năm; ngành vật liệu xây dựng tăng 45,6%/năm; công nghiệp
hóa chất, cao su, nhựa tăng 38,4%/năm; ngành luyện kim tăng 31,7%/năm; công
nghiệp sản xuất bia rượu, nước giải khát tăng 38,4%/năm; nhóm ngành công nghiệp
chế biến nông lâm thủy sản tăng chậm còn 0,3%/năm; nhóm công nghiệp khai
khoáng có chiều hướng tăng giảm dần.
Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp, thủ công nghiệp Hà Tĩnh tuy có tốc
độ tăng trưởng mạnh nhưng giá trị sản xuất chưa cao do xuất phát điểm thấp; quy mô
sản xuất nhỏ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn,
chủ yếu phát triển dựa trên khai thác lợi thế về tài nguyên tự nhiên. Các nhóm công
nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng chiếm tỷ trọng hơn 70% giá trị sản xuất của toàn ngành. Các nhóm ngành
công nghiệp cơ bản như luyện kim, hóa chất, cơ khí chế tạo, điện tử quy mô lớn mới
bước đầu được đầu tư để phát triển; chưa có những phát triển đột phá để thay đổi tỷ
trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh so với vùng và cả nước.
- Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp đã tăng rất mạnh trong thời gian gần đây. Năm
2010 chiếm 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đã tăng lên 57% vào năm 2013. Năm
2014 tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp đạt gần 30 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 8 lần so
với năm 2010.
- Toàn tỉnh hiện có 2 KKT và 6 KCN (có 4 KCN nằm trong các KKT, 2 KCN được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt).
+ KKT Vũng Áng có diện tích 22.781ha là 1 trong 5 KKT ven biển trọng điểm quốc
gia là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH toàn tỉnh, của vùng và từng bước trở
thành trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực, tầm cỡ quốc gia. Hiện tại KKT Vũng
Áng đã có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng tham gia đầu tư, xây dựng với gần 400
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
24
doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với số vốn
đăng ký khoảng 25 tỷ USD; đã hình thành một trung tâm công nghiệp nặng tầm cỡ
khu vực Đông Nam Á với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn)
nhiệt điện (7.000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu bến cho tàu trọng tải
đến 30 vạn DWT; tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng dung tích 110 ngàn m3
, xăng dầu
và 1.700m3
khí hóa lỏng.
Các dự án công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ, thương mại, du lịch có tổng mức đầu tư 50 ÷
70 triệu USD đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Gần đây, tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) đã quyết định góp khoảng 242 triệu USD
vào khu liên hợp gang thép Fomosa Hà Tĩnh chủ yếu để hỗ trợ xử lý bán thành phẩm
và phát triển các ngành công nghiệp hậu thép, hướng tới lĩnh vực chế tạo ô tô.
+ KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có diện tích 56.658ha; có vai trò thúc đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội của vùng phía Tây của tỉnh; trung tâm giao lưu kinh tế, thương
mại với Lào và đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ cho các tỉnh Đông Bắc
Thái Lan, Myanma. Hiện nay trong KKT cửa khẩu Cầu Treo đã có trên 360 doanh
nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn hơn
2.500 tỷ đồng. Tại đây có 3 KCN gồm: Hà Tân 540ha, Đá Mồng 490ha, Đại Kim
50ha với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất, chế biến nước khoáng; lắp ráp ô tô, xe
máy, điện dân dụng, sản xuất kính các loại; công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản
xuất hóa mỹ phẩm, phân bón sinh học, nuôi trồng sạch. Tại KCN Đại Kim hiện đang
triển khai thực hiện 3 dự án về sản xuất kính an toàn, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, xe
chuyên dùng, đồ điện với diện tích gần 18ha.
+ KCN Hạ Vàng diện tích 100 ha ở Can Lộc với các ngành công nghiệp ưu tiên là sản
xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm chế biến từ
ngành thủ công. Hiện đã có 1 dự án nhà máy gạch ngói Viglacera Can Lộc đang
triển khai với tổng vốn đăng ký 86 tỷ đồng và diện tích sử dụng 8,16 ha.
+ KCN Gia Lách diện tích quy hoạch 100 ha ở Nghi Xuân với các ngành nghề ưu tiên
là sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm chế biến từ nông nghiệp, chăn nuôi sản
phẩm công nghệ cao: lắp ráp cơ khí, điện tử, chế tạo phụ tùng. Hiện nay đã có 6 dự
án đăng ký đầu tư với gần 294 tỷ đồng và diện tích đất khoảng 25,3 ha.
+ Khu công nghệ cao, công nghệ thông tin tại TP. Hà Tĩnh với diện tích khoảng 10 ha
tập trung hướng tới là tạo ra sản phẩm công nghệ thông tin (bao gồm phần cứng và
phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT) đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục
vụ nhu cầu phát triển CNTT của Hà Tĩnh, các tỉnh trong khu vực và một số tỉnh của
Lào.
+ Ngoài các KKT, công nghiệp tập trung, toàn tỉnh hiện có 19 CCN với tổng diện tích
gần 500 ha (trong đó 15 CCN được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết có diện
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
25
tích 485,6 ha; tổng vốn đầu tư 1057 tỷ đồng và 3 CCN đã thu hút được doanh nghiệp
đăng ký kinh doanh và đầu tư dự án công nghiệp).
Hai CCN Trung Lương và Nam Hồng trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh có diện tích hơn
69ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 85%. Nhiều dự án mới được triển khai đầu tư và đưa vào hoạt
động có hiệu quả như Nhà máy sợi Vinatex Hồng Lĩnh tại CCN Nam Hồng với quy
mô 50.000 cọc sợi đang triển khai tiếp tục mở rộng dự án theo mô hình chuẩn sợi -
dệt - nhuộm - may, từng bước hình thành trung tâm công nghiệp phía Bắc Hà Tĩnh.
Các CCN được hình thành nhằm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân,
hộ gia đình vào sản xuất kinh doanh; đồng thời di dời các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ
trong khu dân cư vào cụm, tạo cơ sở phát triển với diện mạo mới cho công nghiệp
nông thôn. Song tới nay việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các CCN tuy đã được
quan tâm song do hạn hẹp về nguồn vốn nên chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thu hút các
dự án đầu tư vào các CCN còn nhiều khó khăn, hạn chế.
+ Các làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh có lịch sử hàng trăm năm. Toàn tỉnh hiện có
13 làng nghề (định hướng đến 2020 đầu tư, bảo tồn phát triển 29 làng nghề) phân bố
khắp toàn tỉnh nhưng tập trung nhiều ở các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc. Các
ngành nghề chính gồm: sản xuất đồ gỗ, hàng kim loại, chế biến lương thực thực
phẩm, hải sản, sản xuất mây tre đan, nón lá, chiếu cói. Đây là các mặt hàng có thị
trường tiêu thụ rộng; nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng. Giá trị sản xuất của các
làng nghề ước đạt gần 1500 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hơn 4300 lao
động.
Việc bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống là biện pháp ổn định lâu dài công
ăn việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nông nghiệp - nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng
nông thôn mới.
Đánh giá chung trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp và thủ công nghiệp Hà Tĩnh
đã có phát triển với tốc độ cao, chuyển dịch cơ cấu rõ nét theo hướng tích cực góp
phần thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng - công nghiệp và thương mại - dịch
vụ trong GDP toàn tỉnh. Hướng phát triển rõ nét, bố trí không gian phù hợp. Công
nghiệp - thủ công nghiệp của tỉnh chuyển dần từ tự phát phân tán sang hướng tập
trung, được quy hoạch phân bố theo các khu, CCN và hợp lý về không gian lãnh thổ
gắn liền với khai thác thế mạnh về mặt địa - kinh tế và các tiềm năng thế mạnh về
nguồn lực tài nguyên của tỉnh. Các KKT, KCN, CCN bước đầu phát huy được vai
trò động lực và có vai trò ngày càng lớn trong phát triển KT-XH chung của tỉnh. Tuy
vậy tính liên kết trong phát triển, trong hệ thống khu CCN trên địa bàn chưa thể hiện
rõ nét, đặc biệt là nhóm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và nhóm ngành
công nghiệp hỗ trợ. Nhiều dự án công nghiệp đã được cấp phép nhưng triển khai
không đúng tiến độ đăng ký thậm chí không triển khai hoặc hoạt động cầm chừng,
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN
(PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION)
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS
TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ
26
chuyển đổi công năng không đúng quy hoạch, làm giảm hiệu quả đầu tư. Cơ sở hạ
tầng trong các KKT, khu CCN tập trung còn yếu kém, hạn chế việc thu hút đầu tư
phát triển đối với các dự án công nghiệp quy mô lớn.
b. Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 504/QĐ-UBND
ngày 04/02/2015. Theo đó một số nội dung chính của quy hoạch như sau:
- Mục tiêu phát triển chung: Tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP tỉnh, góp
phần đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững; từng bước hiện đại hóa và đồng bộ trong
xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp; hướng đến xây dựng Hà Tĩnh thành một trung tâm
công nghiệp của cả nước vào năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến 2020 đạt 60 ÷ 61%/năm,
giai đoạn 2021 ÷ 2030 đạt 61 ÷ 62%/năm, chiếm tỷ trọng 50 ÷ 56% trong cơ cấu GDP
của tỉnh.
Tạo bước tăng trưởng đột phá nhóm ngành luyện kim, sản xuất điện năng, đến 2020 giá
trị sản xuất của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng 85 ÷ 87% giá trị sản xuất công nghiệp
toàn tỉnh. Sản xuất điện tăng trên 55%/năm; cơ khí chế tạo sửa chữa điện tử tăng trên
23%/năm; dệt may tăng trên 27%/năm; rượu bia nước giải khát tăng khoảng 19%/năm.
- Các nhóm ngành chủ lực tạo phát triển đột phá là:
+ Công nghiệp luyện kim: Phát triển ngành công nghiệp luyện kim gắn với khai thác,
chế biến sâu, bảo vệ môi trường và có hiệu quả kinh tế cao các mỏ kim loại sẵn có
trên địa bàn. Phát triển các trung tâm luyện sắt thép đồng bộ tại KKT Vũng Áng.
Đến 2020 giá trị sản xuất đạt từ 176 ÷ 182 ngàn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77 ÷ 79% giá
trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Giai đoạn đến 2030 tổng công suất các dự án
luyện thép trên địa bàn đạt trên 24,5 triệu T/năm. Cung cấp ổn định, đa dạng các sản
phẩm thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Trên cơ sở thăm dò đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác mỏ thiếc tại Hương
Sơn, nếu khả thi dự kiến thu hút đầu tư khai thác chế biến luyện thép thỏi tại KKT
Cầu Treo công suất khoảng 300T/năm.
+ Công nghiệp sản xuất điện năng: Đến 2020 đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, cải
tạo hoàn thiện hệ thống lưới điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá trị sản
xuất điện đạt 25 ÷ 27 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12 ÷ 13% giá trị sản xuất công
nghiệp toàn tỉnh. Giai đoạn đến 2030, tổng công suất là 6423 MW (trong đó nhiệt
điện chạy than là 6300 MW), giá trị sản xuất đạt khoảng 39 ÷ 41 ngàn tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 12 ÷ 13% giá trị sản xuất công nghiệp.
- Nhóm ngành nền tảng khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh gồm:
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh
Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh

More Related Content

What's hot

Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...nataliej4
 
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 nataliej4
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Trần Đức Anh
 
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...nataliej4
 

What's hot (18)

Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
Quản lý đấu thầu các dự án có vốn ODA tại ban Quản lý Trung ương các dự án th...
 
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
Xây dựng hệ thông thông tin kế toán tiền lương tại công ty cổ phần thương mại...
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An GiangLuận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang
Luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân tỉnh An Giang
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại các trường cao đẳng và tr...
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025 ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN SỐ TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2019-2025
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty phát triển viễn thông truyền thông ...
 
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửaKỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
Kỹ năng giao tiếp của công chức làm việc tại bộ phận một cửa
 
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOTĐề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
Đề tài: Xây dựng phân tích và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, HOT
 
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...Tailieu.vncty.com   hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
Tailieu.vncty.com hoan thien-quan_ly_tai_chinh_tai_cac_truong_dai_hoc_cong_...
 
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOTLuận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
Luận án: Chất lượng dịch vụ hành chính công tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND...
 
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
Luận án: Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong công nghiệp hóa, hi...
 
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBNDLuận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
Luận văn: Hiệu quả hoạt động của Văn phòng Hội đồng nhân dân, UBND
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAYLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Cao đẳng Y tế Huế, HAY
 
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
ĐỀ ÁN XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN ĐIỆN TỬ VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐÔ THỊ THÔNG MINH TỈ...
 
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAYLuận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
Luận văn: Tổ chức kế toán tại bệnh viện lão khoa trung ương, HAY
 
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh h...
 

Similar to Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh

Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...KhoTi1
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhNguyễn Ngọc Phan Văn
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...luanvantrust
 

Similar to Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh (20)

Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng SảnXây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
Xây Dựng Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Chính Tại Công Ty Khoáng Sản
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ Logistics của Việt Nam đáp...
 
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LO...
 
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừaLuận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Luận án: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA, NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN THÀN...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAYBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAY
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về logistics, HAY
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
Luận văn: Hiệu quả kinh tế ngành khai thác hải sản tỉnh Cà Mau Các yếu tố ảnh...
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
Vận dụng marketing vào đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không tại hàn...
 
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
Hoàn thiện nghiệp vụ giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng container qua đường b...
 
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAYĐề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
Đề tài: Phương tiện vận tải xuất nhập cảnh tại Chi cục Hải quan, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnhLuận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
Luận văn: Quản lý Nhà nước về phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
Luận văn: Hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại tại TP. Hồ Chí Minh - ...
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC do công ty T...
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Ninh Bình, HAY
 
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công TyChuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
Chuyên Đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Công Ty
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Đề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAY
Đề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAYĐề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAY
Đề tài: Mở rộng thị trường tại Công ty sản xuất bánh kẹo, HAY
 
Đề tài: Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Anpha
Đề tài: Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH AnphaĐề tài: Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Anpha
Đề tài: Giải pháp Marketing nhằm mở rộng thị trường tại Công ty TNHH Anpha
 

More from Đào tạo Xuất nhập khẩu - Logistics thực tế

More from Đào tạo Xuất nhập khẩu - Logistics thực tế (20)

Coverletter mẫu ngành sale _english
Coverletter mẫu ngành sale _englishCoverletter mẫu ngành sale _english
Coverletter mẫu ngành sale _english
 
Cover letter mẫu ngành marketing _ english
Cover letter mẫu ngành marketing _ englishCover letter mẫu ngành marketing _ english
Cover letter mẫu ngành marketing _ english
 
Cover letter Mẫu Tài chính finance_banking_english
Cover letter Mẫu Tài chính finance_banking_englishCover letter Mẫu Tài chính finance_banking_english
Cover letter Mẫu Tài chính finance_banking_english
 
Biểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank Vietnam
Biểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank VietnamBiểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank Vietnam
Biểu phí Thư tín dụng LC của Vietcombank Vietnam
 
Thông tư 04 2015 tt-bnn ptnt _ Vietnam Agriculture Policy
Thông tư 04 2015 tt-bnn ptnt _ Vietnam Agriculture PolicyThông tư 04 2015 tt-bnn ptnt _ Vietnam Agriculture Policy
Thông tư 04 2015 tt-bnn ptnt _ Vietnam Agriculture Policy
 
Thông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial Policy
Thông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial PolicyThông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial Policy
Thông tư 39 - 2014 - Bộ tài chính - Vietnam Financial Policy
 
Nghi dinh 69 Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
Nghi dinh 69 Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thươngNghi dinh 69 Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
Nghi dinh 69 Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương
 
Luật thuế Xuất nhập khẩu 107.2016.qh13
Luật thuế Xuất nhập khẩu   107.2016.qh13Luật thuế Xuất nhập khẩu   107.2016.qh13
Luật thuế Xuất nhập khẩu 107.2016.qh13
 
700 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH XUẤT NHẬP KHẨU (700 ESSENTIAL WORDS FOR EXPORT-IMPORT...
700 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH XUẤT NHẬP KHẨU (700 ESSENTIAL WORDS FOR EXPORT-IMPORT...700 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH XUẤT NHẬP KHẨU (700 ESSENTIAL WORDS FOR EXPORT-IMPORT...
700 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH XUẤT NHẬP KHẨU (700 ESSENTIAL WORDS FOR EXPORT-IMPORT...
 
UCP600 bản tiếng Việt
UCP600 bản tiếng ViệtUCP600 bản tiếng Việt
UCP600 bản tiếng Việt
 
tiếng Anh ngành Logistics cho sinh viên
tiếng Anh ngành Logistics cho sinh viêntiếng Anh ngành Logistics cho sinh viên
tiếng Anh ngành Logistics cho sinh viên
 
Một số vụ kiện chống bán phá giá tại Trung Quốc và EU
Một số vụ kiện chống bán phá giá tại Trung Quốc và EUMột số vụ kiện chống bán phá giá tại Trung Quốc và EU
Một số vụ kiện chống bán phá giá tại Trung Quốc và EU
 
Incoterms 2010 Hướng dẫn _ Guide
Incoterms 2010 Hướng dẫn _ GuideIncoterms 2010 Hướng dẫn _ Guide
Incoterms 2010 Hướng dẫn _ Guide
 
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng _ supply chain management textbook
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng _ supply chain management textbookGiáo trình Quản trị chuỗi cung ứng _ supply chain management textbook
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng _ supply chain management textbook
 
Tình huống tham vấn với Hải quan
Tình huống tham vấn với Hải quanTình huống tham vấn với Hải quan
Tình huống tham vấn với Hải quan
 
Từ điển Quản trị Supply chain__Supply chain management dictionary
Từ điển Quản trị Supply chain__Supply chain management dictionaryTừ điển Quản trị Supply chain__Supply chain management dictionary
Từ điển Quản trị Supply chain__Supply chain management dictionary
 
Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu - thương mại quốc tế
Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu - thương mại quốc tếKỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu - thương mại quốc tế
Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu - thương mại quốc tế
 
Phí local charges export
Phí local charges export  Phí local charges export
Phí local charges export
 
oxford commercial correspondence _ viết thư giao dịch thương mại quốc tế
oxford commercial correspondence _ viết thư giao dịch thương mại quốc tếoxford commercial correspondence _ viết thư giao dịch thương mại quốc tế
oxford commercial correspondence _ viết thư giao dịch thương mại quốc tế
 
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016
Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016
 

Recently uploaded

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Quy hoạch phát triển logistics tại Hà Tĩnh

  • 1.
  • 2. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ i Mục lục CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 I.1. Cơ sở pháp lý, sự cần thiết và phạm vi của quy hoạch .................................................................. 1 I.1.1. Cơ sở pháp lý................................................................................................................................ 1 I.1.2. Sự cần thiết lập Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh.......................................... 4 I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án Quy hoạch ...................................................................................... 6 I.2.1. Mục tiêu........................................................................................................................................ 6 I.2.2. Nhiệm vụ...................................................................................................................................... 7 I.2.3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................... 7 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LẬP QUY HOẠCH ............................ 8 II.1. Một số khái niệm liên quan tới hoạt động logistics ....................................................................... 8 II.1.1. Khái niệm về logistics................................................................................................................. 8 II.1.2. Khái niệm về dịch vụ logistics .................................................................................................... 9 II.1.3. Khái niệm về Trung tâm logistics ............................................................................................... 9 II.2. Vai trò của logistics trong phát triển kinh tế ............................................................................... 10 II.3. Đặc điểm dịch vụ logistics Việt Nam ............................................................................................ 13 II.4. Tổng hợp các yếu tố chính ảnh hưởng đến quy hoạch dịch vụ logistics Hà Tĩnh.................... 16 II.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên................................................................................................. 16 II.4.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội .................................................................. 19 II.4.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ dịch vụ logistics................. 30 II.4.4. Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển dịch vụ logistics ......................................... 43 II.4.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh .................................... 44 II.4.6. Đánh giá tổng hợp trên ma trận SWOT về dịch vụ logistics Hà Tĩnh ...................................... 45 II.5. Dự báo nhu cầu thị trường hàng hóa đối với phát triển dịch vụ logistics................................. 46 II.5.1. Phương pháp luận ..................................................................................................................... 46 II.5.2. Phân loại, chức năng nguồn hàng ............................................................................................. 48 II.5.3. Kết quả dự báo .......................................................................................................................... 49 II.5.4. Dự báo hàng hóa qua các Trung tâm logistics .......................................................................... 72 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS HÀ TĨNH................ 75 III.1. Quan điểm và tiêu chí quy hoạch................................................................................................ 75 III.1.1. Quan điểm quy hoạch .............................................................................................................. 75 III.1.2. Tiêu chí quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics.......................................................... 75 III.1.3. Tiêu chí hình thành Trung tâm logistics .................................................................................. 76 III.1.4. Tiêu chí phân hạng Trung tâm logistics................................................................................... 77 III.2. Nội dung quy hoạch phát triển dịch vụ logistics........................................................................ 78 III.2.1. Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics và kho bãi ............................................... 78 III.2.2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng GTVT.............................................................................. 85 III.3. Giải pháp thực hiện quy hoạch ................................................................................................... 90
  • 3. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ ii III.3.1. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.............................................................. 90 III.3.2. Giải pháp phát triển Trung tâm logistics, trung tâm phân phối, hệ thống kho......................... 94 III.3.3. Giải pháp phát triển doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics................................................ 95 III.3.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực........................................................................................ 99 III.3.5. Cơ chế chính sách.................................................................................................................. 102 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ................................................ 105 IV.1. Tài liệu cơ sở................................................................................................................................ 105 IV.2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược................................................................................ 106 IV.2.1. Diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch ...................................................................... 106 IV.2.2. Diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch..................................................................... 106 IV.2.3. Các biện pháp phòng ngừ a, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường............................. 111 CHƯƠNG V: CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ..................................................................................... 119 CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN................................................................................. 122 Phụ lục 1: Dự báo hàng hóa..................................................................................................I-1 Phụ lục 2: Tính toán quy mô các tuyến đường chính ........................................................ II-1
  • 4. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ iii Danh mục bảng và danh mục hình Danh mục bảng Bảng 1: Tài khoản quốc gia, ngân sách, đầu tư và thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh......................... 19 Bảng 2: Bảng tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Hà Tĩnh ................................................................. 30 Bảng 3: Đặc điểm các ga trên tuyến .................................................................................................... 31 Bảng 4: Bảng tổng hợp sản lượng khu bến Vũng Áng giai đoạn 2010 ÷ 2014................................... 34 Bảng 5: Xác định mã vùng phân tích giao thông................................................................................. 47 Bảng 6: Dự báo dân số Tỉnh Hà Tĩnh.................................................................................................. 49 Bảng 7: Các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội chủ yếu .................................................................................... 50 Bảng 8: Tổng hợp dự báo Sản xuất, tiêu thụ, cân đối các mặt hàng năm 2025................................... 50 Bảng 9: Tổng hợp dự báo Sản xuất, tiêu thụ, cân đối các mặt hàng năm 2040................................... 51 Bảng 10: Kết quả dự báo phát sinh, thu hút hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2025........................ 52 Bảng 11: Kết quả dự báo phát sinh, thu hút hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2040........................ 52 Bảng 12: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2025 ................................................................ 54 Bảng 13: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2025 (tiếp theo)............................................... 55 Bảng 14: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2040 ................................................................ 56 Bảng 15: Ma trận hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh năm 2040 (tiếp theo)............................................... 57 Bảng 16: Luồng hàng liên tỉnh đường bộ năm 2025 ........................................................................... 59 Bảng 17: Luồng hàng liên tỉnh đường sắt năm 2025........................................................................... 61 Bảng 18: Luồng hàng liên tỉnh đường biển năm 2025 ........................................................................ 62 Bảng 19: Luồng hàng liên tỉnh đường bộ năm 2040 ........................................................................... 62 Bảng 20: Luồng hàng liên tỉnh đường sắt năm 2040........................................................................... 64 Bảng 21: Luồng hàng liên tỉnh đường biển năm 2040 ........................................................................ 65 Bảng 22: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường biển năm 2025............................................................. 66 Bảng 23: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường biển năm 2040............................................................. 66 Bảng 24: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường bộ năm 2025................................................................ 66 Bảng 25: Luồng hàng xuất nhập khẩu đường bộ năm 2040................................................................ 68 Bảng 26: Nhu cầu hàng hóa qua Trung tâm logistics Hà Tân và Đức Thọ......................................... 72 Bảng 27: Tổng hợp nhu cầu hàng hóa qua cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương.................................. 73 Bảng 28: Quy mô Trung tâm logistics Hà Tân.................................................................................... 83 Bảng 29: Quy mô Trung tâm logistics Đức Thọ.................................................................................. 83 Bảng 30: Quy mô Trung tâm logistics Vũng Áng - Sơn Dương ......................................................... 84 Bảng 31: Phân tích, lựa chọn vị trí quy hoạch Trung tâm logistics..................................................... 84 Bảng 32: Tính toán nhu cầu số làn xe của các tuyến đường chính...................................................... 87 Bảng 33: Các dịch vụ cần tập trung phát triển..................................................................................... 97 Bảng 34: Thống kê nhân lực ở một số trung tâm logistics trên thế giới.............................................. 99 Bảng 35: Dự kiến cơ cấu lao động tại các Trung tâm logistics ......................................................... 100 Bảng 36: Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí .................................................................. 108 Bảng 37: Mức ồn của một số phương tiện thi công........................................................................... 108
  • 5. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ iv Bảng 38: Tải lượng chất ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý) trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án......................................................................................................................... 109 Bảng 39: Kế hoạch hành động giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn ...................................................... 114 Danh mục hình Hình 1: Sơ đồ khái niệm Logistics ........................................................................................................ 8 Hình 2: Sơ đồ mô tả vai trò Trung tâm logistics.................................................................................. 10 Hình 3: Các thành phần của chi phí logistics quốc gia........................................................................ 11 Hình 4: Sơ đồ một chuỗi cung ứng...................................................................................................... 12 Hình 5: Hiện trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam ...................................................................... 15 Hình 6: Mật độ hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh trên mạng lưới đường bộ năm 2025........................... 70 Hình 7: Mật độ hàng hóa vận tải của Hà Tĩnh trên mạng lưới đường bộ năm 2040........................... 71 Hình 8: Vị trí đề xuất nghiên cứu Trung tâm logistics tại Hà Tân ...................................................... 80 Hình 9: Vị trí đề xuất nghiên cứu Trung tâm logistics tại Đức Thọ.................................................... 81 Hình 10: Phân công vận tải năm 2025................................................................................................. 86 Hình 11: Phân công vận tải năm 2040................................................................................................. 86 Hình 12: Khu vực ga đường sắt tại Vũng Áng.................................................................................... 91 Hình 13: Sơ đồ kết nối cảng biển và một số cảng ĐTNĐ chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh ................ 92 Hình 14: Quy hoạch bến cảng, luồng vào cảng và đê chắn sóng tại Vũng Áng.................................. 93
  • 6. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ v Danh mục các từ viết tắt BTXM: Bê tông xi măng CCN: Cụm công nghiệp CNTT: Công nghệ thông tin CSHT: Cơ sở hạ tầng ĐTNĐ: Đường thủy nội địa DVHC: Dịch vụ hậu cảng DWT: Trọng tải tàu (Dead weight tonnage) GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GTVT: Giao thông vận tải ICD: Cảng cạn (Inland Container Depot) KCN: Khu công nghiệp KKT: Khu kinh tế KT-XH: Kinh tế - Xã hội NGTK: Niên giám thống kê QHCT: Quy hoạch chi tiết QL: Quốc lộ TEU: Đơn vị tính tương đương container 20’ TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TL: Tỉnh lộ TW: Trung ương UBND: Ủy ban nhân dân XNK: Xuất nhập khẩu
  • 7. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 1 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU I.1. Cơ sở pháp lý, sự cần thiết và phạm vi của quy hoạch I.1.1. Cơ sở pháp lý - Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. - Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. - Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về vận tải đa phương thức. - Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức. - Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. - Quyết định số 961/QĐ-TTg ngày 25/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025. - Quyết định số 2082/QĐ-TTg ngày 21/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh đến năm 2025. - Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể về phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến 2020, định hướng đến 2030. - Quyết định số 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030. - Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ Việt Nam đến năm 2020. - Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 8. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 2 - Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 1114/QĐ-TTg ngày 09/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung đến 2020. - Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 02/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình đến năm 2030. - Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 137/QĐ-BGTVT ngày 17/01/2012 của Bộ GTVT về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết khu bến cảng biển Vũng Áng, Sơn Dương thuộc cảng biển Sơn Dương - Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) giai đoạn đến năm 2020. - Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 11/4/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. - Quyết định số 853/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt danh mục sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 3927/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020.
  • 9. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 3 - Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 và Quy hoạch phát triển rừng sản xuất phục vụ chế biến lâm sản giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn 02 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên để phát triển chăn nuôi, trồng cỏ và sản xuất nông lâm nghiệp. - Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 27/11/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Quy hoạch phát triển CCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 tầm nhìn 2025. - Quyết định số 2166/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Quy hoạch phát triển cây lạc tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. - Quyết định số 2300/QĐ-UBND ngày 13/8/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển chè công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020. - Quyết định số 4226/QĐ-UBND ngày 26/12/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. - Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề án “Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2030”. - Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 04/2/2015 của UBND Hà Tĩnh phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. - Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ và dự toán lập Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040. - Quyết định số 1803/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển cây cao su tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 và Quy hoạch phát triển rừng sản xuất phục vụ chế biến lâm sản giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn 02 huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên để phát triển chăn nuôi, trồng cỏ và sản xuất nông lâm nghiệp. - Quyết định số 3774/QĐ-UBND ngày 29/9/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng KKT Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tỷ lệ 1/10.000. - Văn bản số 1539/UBND-GT ngày 16/5/2013 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết bến cảng biển Vũng Áng - Sơn Dương thuộc cảng biển Sơn Dương - Vũng Áng. - Văn bản số 10048/BCT-TTTN ngày 29/9/2015 của Bộ Công thương về việc triển khai quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020
  • 10. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 4 định hướng đến năm 2030. - Văn bản số 11488/BCT-TTTN ngày 29/12/2015 của Bộ Công thương về việc góp ý nội dung Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Báo cáo số 291 - BC/TU ngày 05/10/2015 của Tỉnh Ủy Hà Tĩnh về việc Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng Bộ; Phát huy dân chủ, đoàn kết; Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hiện đại. - Báo cáo số 681/BC-UBND ngày 02/12/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 & phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2016. I.1.2. Sự cần thiết lập Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh - Kinh tế Hà Tĩnh những năm gần đây đã phát triển với tốc độ cao: + Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 ÷ 2015 đạt khoảng 18,5%/năm; Trong đó năm 2013 đạt 21,9%; năm 2014 đạt khoảng 26,1% và năm 2015 ước tăng 17,5%/năm. + Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực: Năm 2013 công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ chiếm 78,4%, nông lâm ngư nghiệp chiếm 21,6%; Năm 2014 tỷ trọng trong GDP các ngành này đạt khoảng 81,6% và 18,4%; Và năm 2015 các tỷ trọng này ước đạt tương ứng 81,8% và 18,2%. + Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 ÷ 2015 đạt 286,7 ngàn tỷ đồng. Trong đó năm 2015 ước đạt 91,19 ngàn tỷ đồng, tăng 6,6%/năm so với năm 2014. + Hà Tĩnh nằm trong các tỉnh đứng vào tốp đầu cả nước về thu hút đầu tư và tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới. Toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư tương đương 20,2 tỷ USD; trong đó có gần 306 dự án đầu tư trong nước với số vốn 76 ngàn tỷ đồng và 55 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 16,5 tỷ USD. + Kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Tĩnh tăng trưởng rất cao, đạt khoảng 83,6%/năm giai đoạn 2010 ÷ 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13,6%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân gần 106,5%/năm. + Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt, dần đi vào chiều sâu; đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ nông nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực, nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh. - Hà Tĩnh có nhiều thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics: + Vị trí địa lý rất thuận lợi cho hoạt động vận tải quốc tế và liên vùng trong nước
  • 11. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 5 cả về đường biển, đường bộ, đường sắt và hàng không. Cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương được xác định là cảng chuyên dùng và tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực - loại I trong hệ thống cảng biển quốc gia. Theo quy hoạch được duyệt và đang triển khai thực hiện, tại đây có 59 cầu bến các loại, có thể tiếp nhận được tàu chở hàng rời (than, quặng), hàng lỏng trọng tải đến 30 vạn DWT và tàu chở hàng tổng hợp container trọng tải 5 ÷ 7 vạn DWT sức chở 4000 TEU; là một cửa ngõ quan trọng làm hàng tiếp chuyển cho Lào và Đông Bắc Thái Lan. + Tp. Hà Tĩnh cách sân bay Vinh 50km với chưa đầy một giờ chạy xe, cách sân bay Đồng Hới 141km với khoảng hai giờ chạy xe. Đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Hà Tĩnh dài khoảng 71km với 8 ga; Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh là các tuyến dọc Bắc - Nam trên địa bàn tỉnh; Quốc lộ 8 nối với cửa khẩu Cầu Treo, Quốc lộ 12C nối với cửa khẩu Cha Lo là các tuyến ngang chính giao thương với Lào trên địa bàn tỉnh. Theo quy hoạch được duyệt, mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ được bổ sung thêm tuyến đường bộ và đường sắt cao tốc Bắc - Nam, tuyến đường sắt xuyên Á từ Vũng Áng qua Mụ Giạ sang Lào, Đông Bắc Thái Lan. + Hà Tĩnh có KKT Vũng Áng là một trong tám KKT trọng điểm ven biển được lựa chọn tập trung đầu tư phát triển trong giai đoạn 2016 - 2020. Theo số liệu thống kê hiện nay KKT Vũng Áng có trên 450 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký gần 17 tỷ USD. Trong đó có những dự án quy mô lớn mang tầm quốc gia; khu vực như khu Liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương của tập đoàn Fomosa; nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, Vũng Áng II. Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I đã phát thương mại vào cuối 2013, giai đoạn I Liên hợp thép Fomosa với công suất 7,5 triệu tấn/năm sẽ đi vào vận hành khoảng cuối năm 2015 đầu 2016. Không xa nữa, nơi đây sẽ là một trung tâm công nghiệp nặng quan trọng của khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước. + Hà Tĩnh có KKT cửa khẩu Cầu Treo là một trong các cửa khẩu quốc tế trọng điểm của Việt Nam. Vị trí KKT thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển hợp tác giữa Việt Nam với Lào và Thái Lan. Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào đã thống nhất chủ trương thành lập khu hợp tác kinh tế biên giới theo mô hình “Hai quốc gia một chính sách” nhằm đa dạng hóa thủ tục hải quan, thúc đẩy phát triển thương mại, đầu tư giữa Việt Nam, Lào và các nước trong khối ASEAN. Hiện nay KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đã có trên 360 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và chứng nhận đầu tư với tổng số vốn hơn 2.500 tỷ đồng. - Hiện tại ngành dịch vụ logistics ở Hà Tĩnh đang rất manh mún, nhỏ lẻ, chi phí dịch vụ cao; hoạt động thương mại, bán buôn bán lẻ chủ yếu hình thành tự phát, hệ thống siêu thị ít, quy mô nhỏ.
  • 12. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 6 Với mục tiêu phát triển dịch vụ logistics của tỉnh trở thành ngành dịch vụ chủ lực trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ của tỉnh đóng góp vào tăng trưởng GDP đồng thời hỗ trợ các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đặc biệt là thúc đẩy thương mại với Lào, các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các nước trong khối ASEAN; UBND tỉnh đã cho xây dựng đề án “Phát triển dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030”. Tại Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 12/1/2015 của UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt đề án “Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2030” đã xác định rõ: Việc nghiên cứu lập quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ logistics của tỉnh Hà Tĩnh và lập quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm logistics tại KKT Vũng Áng là một trong các giải pháp về quy hoạch cần tiến hành ngay trong bước đầu triển khai thực hiện Đề án. Để thúc đẩy kinh tế, tận dụng tốt các tiềm năng, lợi thế sẵn có, giảm chi phí logistics, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong xuất nhập khẩu hàng hóa, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa thì việc phát triển ngành dịch vụ logistics tỉnh Hà Tĩnh là hết sức cần thiết. Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ Logictics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 được lập và được thẩm định bởi Hội đồng thẩm định quy hoạch ngày 16/12/2015. Trên cơ sở các phiếu đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định, hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ Logictics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 đã được bổ sung hoàn chỉnh và trình phê duyệt. I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án Quy hoạch I.2.1. Mục tiêu - Phát triển ngành dịch vụ logistics trở thành ngành dịch vụ chủ lực của tỉnh, góp phần phát triển KT-XH, tăng GDP và hỗ trợ các ngành công nghiệp thương mại, dịch vụ, nông nghiệp của tỉnh phát triển. - Góp phần hoàn thiện và đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng thông tin liên lạc… đảm bảo kết nối thuận lợi giữa khu vực sản xuất, vùng nguyên liệu với các đầu mối phân phối đến người tiêu dùng nội địa và xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ logistics. - Quy hoạch phân bố không gian cho các hoạt động dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, đặc biệt nghiên cứu hình thành các Trung tâm logistics tập trung quy mô cấp vùng, phục vụ không chỉ trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh, khu vực miền Trung mà còn kết nối với hành lang kinh tế Đông - Tây và phục vụ các hoạt động giao thương quốc tế. - Đảm bảo quản lý quỹ đất, xây dựng theo đúng Quy hoạch phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
  • 13. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 7 I.2.2. Nhiệm vụ - Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển tổng thể dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh. - Điều tra, khảo sát, phân tích, dự báo định hướng nguồn, luồng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ lưu thông nội tỉnh và liên tỉnh, hàng hóa xuất nhập khẩu để làm cơ sở cho phát triển chuỗi dịch vụ logistics nhằm tối ưu hóa bài toán vận tải đa phương thức, tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí vận chuyển, lưu kho, thông quan, hồ sơ thủ tục xuất nhập hàng hóa. - Phân tích và đề xuất quy hoạch phát triển các Trung tâm logistics tập trung, các trung tâm phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phù hợp với quy hoạch liên quan. - Đề xuất danh mục các dự án ưu tiên đầu tư và phân kỳ đầu tư các Trung tâm logistics. - Đề xuất các giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển doanh nghiệp logistics, phân bố quỹ đất, nhóm ngành, lĩnh vực, cơ cấu các hoạt động trong chuỗi dịch vụ logistics; đề xuất các cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển ngành logistics trên địa bàn tỉnh. I.2.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: + Phạm vi nghiên cứu trực tiếp là tỉnh Hà Tĩnh. + Phạm vi nghiên cứu gián tiếp: các tỉnh tiếp giáp về phía Bắc và phía Nam Hà Tĩnh có đường biên giới với Lào (Nghệ An, Quảng Bình) và quốc tế (Lào và Đông Bắc Thái Lan). - Về thời gian: Mốc thời gian lập quy hoạch (năm mục tiêu) là 2025, tầm nhìn đến năm 2040.
  • 14. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 8 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN LẬP QUY HOẠCH II.1. Một số khái niệm liên quan tới hoạt động logistics II.1.1. Khái niệm về logistics Logistics là việc quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan … từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng (nguồn UNESCAP). Logistics còn được định nghĩa là quá trình xây dựng kế hoạch cung cấp và quản lý việc trung chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hóa, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ vì mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng (nguồn D Lamber 1998; Đại học hàng hải thế giới). Khái niệm logistics được hiểu và dễ tiếp cận hơn qua định nghĩa của tiến sĩ Hans - Dietrich Haasis - Viện kinh tế vận tải và logistics (Đức). Logistics trong đó bao gồm các thành phần: Cấu trúc cơ bản (cảng biển, cảng đa phương thức cảng hàng không …); các thể chế tham gia (Hải quan, quản lý cảng, các Bộ ngành, các tổ chức hành chính công…); dịch vụ logistics (dịch vụ vận tải, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa, kho bãi, các công ty 3PL/4PL); kiến thức logistics (tư vấn, học viện và trường đại học…). Hình 1: Sơ đồ khái niệm Logistics
  • 15. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 9 II.1.2. Khái niệm về dịch vụ logistics Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho/bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng và các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao (nguồn Luật thương mại số 36/2005/QH11 điều 233). Các dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm: Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dịch vụ kho bãi, lưu giữ hàng hóa, dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan; dịch vụ hỗ trợ khác bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan tới vận chuyển và lưu kho bãi trong suốt các hoạt động logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê/mua container. Các dịch vụ liên quan tới vận tải gồm: dịch vụ vận tải biển, vận tải thủy nội địa, vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, đường ống. Các dịch vụ logistics liên quan khác gồm: Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật, dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, bán lẻ (bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom tập hợp phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng; các dịch vụ vận tải khác). II.1.3. Khái niệm về Trung tâm logistics Theo định nghĩa của Hiệp hội Trung tâm logistics Châu Âu (Euro platform): Trung tâm logistics là một khu vực bao gồm mọi hoạt động liên quan đến vận tải, logistics và phân phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau. Các chủ thể này có thể là người chủ sở hữu hoặc người thuê sử dụng các cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trung tâm logistics. Trung tâm logistics cần phải có và được trang bị các thiết bị phục vụ cho các hoạt động và dịch vụ của trung tâm, cần được kết nối với các phương thức vận tải khác nhau. Có thể chia chức năng cơ bản của Trung tâm logistics điển hình thành 3 nhóm: + Chức năng phục vụ hàng hóa như bốc xếp, lưu kho bãi, bảo quản, đóng gói dán nhãn, phân loại hàng, làm sạch, giám định và kiểm định chất lượng hàng. + Chức năng vận tải và phân phối như chuyên chở, thu gom, phân phối hàng bằng các phương tiện vận tải khác nhau. + Chức năng hỗ trợ như thông quan, thủ tục, chứng từ, tư vấn, tài chính, bảo hiểm, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, cung cấp xăng dầu, khách sạn, ăn nghỉ,… Theo văn bản số 10048/BCT-TTTN ngày 29/9/2015 của Bộ Công thương về việc triển khai quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020
  • 16. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 10 định hướng đến năm 2030, các Trung tâm logistics được phân thành 04 nhóm, bao gồm Trung tâm logistics hạng I (cấp quốc gia và quốc tế); Trung tâm logistics hạng II (cấp vùng, tiểu vùng và hành lang kinh tế); Trung tâm logistics cấp tỉnh và Trung tâm logistics chuyên dùng hàng không… Hình 2: Sơ đồ mô tả vai trò Trung tâm logistics II.2. Vai trò của logistics trong phát triển kinh tế Về tổng thể, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa. Mỗi hoạt động trong chuỗi đều có một vị trí và chiếm một khoản chi phí nhất định. Tại các quốc gia lớn ở Châu Á và Châu Mỹ, hoạt động logistics thường chiếm 10-15% GDP của mỗi nước. Trong khi đó tại Việt Nam chi phí logistics đang chiếm tỷ trọng khá lớn, khoảng 20,9% tổng GDP cả nước. Số liệu này được phân tích và tổng hợp trong Báo cáo Hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải phát triển vận tải đa phương thức thực hiện tháng 08/2013 (1) khi nghiên cứu 12 mặt hàng xuất nhập khẩu chính (Thủy sản; Dệt may; Gạo; Cà phê; Giày dép; Hàng điện tử và linh kiện; Rau quả; Ô tô; Đồ uống; Nội thất; Thiết bị điện và linh kiện; Dược phẩm) và ngoại suy cho các mặt hàng còn lại. Tại Việt Nam, có 5 khâu chính cấu thành chi phí dịch vụ logistics, bao gồm: chi phí vận tải, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu trữ, chi phí bao bì, chi phí cảng và hải quan. Trong đó chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất với 58% tổng chi phí logistics. Tiếp đến là chi phí xếp dỡ, chi phí Lưu trữ và Bao bì chiếm lần lượt là 21%; 10% và 8% tổng chi phí logistics. Phí 1 Các nghiên cứu về chi phí logistics trong phần này của đề án tham khảo từ nguồn: Bộ GTVT, Báo cáo Hỗ trợ Bộ Giao thông vận tải phát triển vận tải đa phương thức, tháng 8/2013. Nhận hàng Chuyển hàng đi giao Phân loại, xử lý, dịch vụ kho hàng,… Nhà cung cấp Khách hàng Không có Trung tâm logistics Nhà cung cấp Khách hàng Trung tâm logistics Có Trung tâm logistics
  • 17. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 11 cảng + Hải quan chỉ chiếm 3% tổng chi phí logistics nhưng đây lại là một trong những khâu quan trọng có ảnh hưởng tới việc cung ứng dịch vụ đúng thời gian (Just in time) cho khách hàng. Vì vậy, về tổng thể, để giảm chi phí logistics thì cần chú trọng đến việc tiết giảm chi phí vận tải; để đảm bảo cung ứng dịch vụ đúng thời gian cho khách hàng thì cẩn chú trọng đến việc đẩy nhanh giải quyết các thủ tục hành chính. Hình 3: Các thành phần của chi phí logistics quốc gia Một chuỗi cung ứng cơ bản như sau:
  • 18. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 12 Hình 4: Sơ đồ một chuỗi cung ứng Sơ đồ trên mô tả một chuỗi cung ứng điển hình, trong đó quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến khách hàng sẽ qua các công đoạn vận chuyển, kho bãi, cảng xuất, cảng nhập, vận chuyển, phân phối. Các dịch vụ logistics được cung cấp bởi các doanh nghiệp dịch vụ logistics diễn ra trong suốt quá trình đưa sản phầm từ nhà sản xuất đến người tiêu thụ, bao gồm: dịch vụ logistics vận tải, dịch vụ logistics bốc xếp, dịch vụ logistics lưu kho,
  • 19. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 13 bãi và các dịch vụ về hàng hóa trong kho bãi, dịch vụ phân phối, các loại dịch vụ khác như tài chính, bảo hiểm, thủ tục, pháp lý,… Quá trình vận chuyển sản phẩm từ nhà sản xuất đến người sử dụng sản phẩm sẽ phát sinh các chi phí gồm chi phí bốc xếp, vận chuyển, kho bãi và các loại phí thuộc về thủ tục. Các chi phí này được gọi là chi phí logistics và các quốc gia đều rất chú trọng tìm cách giảm chi phí này. II.3. Đặc điểm dịch vụ logistics Việt Nam Ở Việt Nam, dịch vụ logistics mới được chú trọng phát triển trong những năm gần đây. Năm 2014, Ngân hàng Thế giới (WB) đã khảo sát, đánh giá chỉ số hoạt động logistics (LPI) của Việt Nam, kết quả đạt 3,5/5 điểm, xếp thứ 48 trong bảng xếp hạng chỉ số LPI của thế giới. Như vậy có thể thấy, mặc dù còn sơ khai song thị trường logistics Việt Nam đã có sức hấp dẫn. Một nhận xét chung mà nhiều nhà nghiên cứu hiện nay đánh giá về ngành dịch vụ logistics của Việt Nam là: Thị trường tiềm năng nhưng ngành dịch vụ này còn kém phát triển; Chi phí logistics cao; Các hoạt động dịch vụ logistics còn ở trình độ thấp, manh mún, tự phát; Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics thì qui mô nhỏ, chủ yếu làm thuê một vài công đoạn; Cơ sở hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển của dịch vụ này ở Việt Nam còn rất hạn chế. Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chưa hoàn chỉnh, năng lực vận chuyển thấp, chưa sử dụng mô hình vận tải đa phương thức. Khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics chưa hoàn chỉnh. Các vấn đề liên quan đến tốc độ thông quan còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực này thiếu trầm trọng. Đặc điểm về hiện trạng dịch vụ logistics của Việt Nam qua các giai đoạn như sau: Giai đoạn 2001-2005, hoạt động giao nhận kho vận, đặc biệt là giao nhận vận tải quốc tế đã có những bước chuyển biến đáng kể, gần như các công ty Nhà nước chiếm ưu thế và làm đại lý cho các công ty giao nhận vận tải có quy mô toàn cầu nước ngoài. Tuy vậy, khối lượng thuê ngoài dịch vụ giao nhận kho vận chỉ ở mức khoảng 25%, phần còn lại các doanh nghiệp chủ hàng tự tổ chức đầu tư phương tiện hoặc tự làm. Là một ngành kinh doanh còn mới mẻ, khó cạnh tranh bình đẳng với các công ty nước ngoài nên ngành giao nhận kho vận là một trong những ngành kinh doanh được Nhà nước bảo hộ và khuyến khích phát triển. Cơ cấu hàng chỉ định (nominated) và không chỉ định trong vận tải ngoại thương mất cân đối trầm trọng bắt nguồn từ thói quen mua CIF bán FOB, điều này dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 10 đến 18% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Giai đoạn 2006 đến nay, thị trường dịch vụ logistics phát triển và chuyển biến mạnh mẽ hơn với khoảng 1.300 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics, nhưng số vốn và tay nghề
  • 20. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 14 còn hạn chế. Đối trọng là các công ty đa quốc gia có bề dày kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ và uy tín cả trăm năm. Rõ ràng, “miếng bánh” ngành dịch vụ logistics tại Việt Nam đang thuộc về các công ty nước ngoài với phần lớn nhất: 70%. Như vậy, nhìn chung ngành Logistics Việt Nam còn non yếu, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế đất nước. Có thể kể ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: - Logistics là lĩnh vực dịch vụ đã có từ khá lâu nhưng vài năm trở lại đây mới được quan tâm hỗ trợ để phát triển. - Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng như các cơ quan quản lý cũng chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về Logistics và vai trò của Logistics. - Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, truyền thông và thông tin còn yếu kém. - Dịch vụ logistics tại các cửa khẩu quốc gia hiện đang còn yếu kém, chưa hỗ trợ thúc đẩy nhanh cho quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia. - Khung pháp lý cho hoạt động Logistics chưa hoàn chỉnh, hiện đang từng bước xây dựng, bổ sung. Vai trò định hướng của nhà nước trong phát triển ngành Logistics chưa rõ ràng và chưa có sự quan tâm đúng mức. - Các doanh nghiệp Logistics trong nước còn nhỏ về quy mô, non về kinh nghiệm, tầm phủ kinh doanh chỉ hạn chế trong thị trường nội địa và một số nước trong khu vực, chỉ mới tập trung khai thác các khâu đơn lẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, mà phổ biến là giao nhận vận tải. - Thiếu sự liên kết trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics. Việc xây dựng thương hiệu Logistics Việt Nam chưa được quan tâm đầy đủ. - Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Logistics còn thiếu và yếu. Về doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, hiện nay chưa có một tổ chức kinh tế nào thống kê một cách chính xác Việt Nam có bao nhiêu doanh nghiệp logistics. Theo nhiều tài liệu, hiện nay cả nước có khoảng 1.300 doanh nghiệp và 25 trên 30 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới tham gia đầu tư và kinh doanh dưới nhiều hình thức. Ngoài những doanh nghiệp logistics của các tập đoàn nước ngoài đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam là có nhiều liên hệ với chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn nước ngoài thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động rời rạc, đơn lẻ, mỗi doanh nghiệp chỉ biết đến lợi ích của riêng mình, thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt, chủ yếu là cạnh tranh về giá. Trong 4 cấp độ cung cấp, số đông doanh nghiệp là những nhà đầu tư nhỏ, kinh doanh manh mún mới ở cấp độ 1,2. Theo viện Nomura (Nhật Bản), doanh nghiệp logistics Việt Nam mới đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường trong nước. Phần lớn nhà kinh doanh Việt xuất khẩu hàng hóa theo
  • 21. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 15 điều kiện FOB. Thói quen mua CIF bán FOB dẫn đến doanh nghiệp trong nước chỉ khai thác vận tải và bảo hiểm được từ 16% đến 23% lượng hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển. Mặc dù thị trường logitics phát triển nhanh, song trên 70% giá trị tạo ra lại thuộc các công ty nước ngoài. Về nguồn nhân lực logistics, tính đến cuối năm 2014 cả nước có khoảng 1,5 triệu lao động, gồm 3 nhóm chính là đội ngũ cán bộ điều hành, nhân viên phục vụ và nhân công lao động trực tiếp, ước tính chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành logistics. Theo Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), chỉ có khoảng 5-7% số lao động làm việc tại các doanh nghiệp logistics Việt Nam là có đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, khoảng 85% là do doanh nghiệp tự đào tạo thông qua kèm cặp, rèn luyện tay nghề sau tuyển dụng nhiều năm. Hình 5: Hiện trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam Về quản lý nhà nước đối với dịch vụ logistics, Chính phủ và các Bộ Ngành đã ban hành nhiều nghị định, quyết định, thông tư… liên quan đến hoạt động dịch vụ logistics như: - Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại; - Nghị định 30/2014/NĐ-CP ngày 14/4/2014 về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; - Nghị định số 89/2011/NĐ-CP ngày 10/10/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức; - Quyết định số 175/2011/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược tổng thể phát triern khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020; - Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
  • 22. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 16 - Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. - Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; v.v… Tuy nhiên, hiện tại Việt Nam vẫn đang còn chồng chéo trong quản lý và thực hiện các quy hoạch. Ví dụ: Bộ GTVT lập đề án Phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 22/01/2014; Bộ Công thương lập đề án Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015. Các địa phương cũng có các quy hoạch phát triển dịch vụ logistics của mình như Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Hà Tĩnh,… Do đó nếu có sự thống nhất điều phối chung từ cơ quan nhà nước (ví dụ Ủy ban logistics Quốc gia) thì việc triển khai lập các quy hoạch sẽ hạn chế sự chồng chéo một số nội dung quy hoạch và có thể tiết giảm được thời gian thực hiện. II.4. Tổng hợp các yếu tố chính ảnh hưởng đến quy hoạch dịch vụ logistics Hà Tĩnh II.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên II.4.1.1. Vị trí địa lý Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh duyên hải Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên 5.997,18km2 chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả nước. Hà Tĩnh giáp Nghệ An về phía Bắc, Quảng Bình về phía Nam, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 170km đường biên giới về phía Tây và biển Đông về phía Đông với hơn 137km đường bờ biển. Hà Tĩnh có vị trí rất thuận lợi cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các tỉnh trong cả nước và các nước khác trong khu vực, đặc biệt là với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Tỉnh có 13 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Tp. Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, thị xã Kỳ Anh, huyện Hương Sơn, huyện Đức Thọ, huyện Vũ Quang, huyện Nghi Xuân, huyện Can Lộc, huyện Hương Khê, huyện Thạch Hà, huyện Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh và Huyện Lộc Hà. II.4.1.2. Địa hình Hà Tĩnh có 4 vùng địa hình chính:
  • 23. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 17 - Vùng ven biển: có diện tích 41,4 ngàn ha chiếm 6,9% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Chạy dọc từ huyện Nghi Xuân đến Đèo Ngang thuộc huyện Kỳ Anh. Địa hình vùng này dốc thoải từ Tây sang Đông, có cao độ tự nhiên từ +2,00 đến +4,00 m, khu vực sát biển có cao độ tự nhiên từ +1,00 trở xuống, phần lớn đất đai chua và bị nhiễm mặn. Khu vực cửa sông ven biển thích hợp với nuôi trồng thủy sản. - Vùng đồng bằng: có diện tích khoảng 55,8 ngàn ha, chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, bao gồm các huyện, thị xã dọc trục đường QL1 từ thị xã Hồng Lĩnh đến Kỳ Anh và một phần huyện Đức Thọ dọc đường QL8 từ thị trấn Đức Thọ đến thị xã Hồng Lĩnh. Vùng này có cao độ tự nhiên từ +2,00 đến +4,00 m, cục bộ một số điểm có cao độ +5,00 đến +6,00 m. Mang đậm nét đặc trưng của dải đồng bằng Bắc Trung Bộ, có độ nghiêng dần từ Tây sang Đông, bề ngang hẹp, đất đai màu mỡ thích hợp với cây lúa nước. - Vùng Trung Du: có diện tích khoảng 30 ngàn ha, chiếm 5% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Là vùng có địa hình đồi dạng úp bát, có độ cao trung bình +10,00 đến +50,00 m so với mực nước biển. Phía dưới chân đồi là các dải đất bao quanh dạng thảm tương đối bằng phẳng. Phù hợp với sản xuất cây lúa nước; phía trong đồi phù hợp với cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày và phát triển trang trại chăn nuôi gia súc tập trung. - Vùng miền núi: Đây là vùng có diện tích lớn nhất, khoảng 474,7 ngàn ha, chiếm 78,8% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, chủ yếu tập trung ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang và phía Tây huyện Kỳ Anh. Diện tích sử dụng cho nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10%. Vùng này có địa hình núi cao, rừng rậm, suối dốc. Thảm thực vật chủ yếu là rừng già nguyên sinh và rừng tái sinh; đặc biệt là khu bảo tồn rừng Quốc gia Vũ Quang, Kẻ Gỗ có độ che phủ tự nhiên cao, có nhiều loại sinh vật quí hiếm đang được bảo vệ. II.4.1.3. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Hà Tĩnh có đặc trưng là thời tiết khắc nghiệt và cực đoan. Những hiện tượng thời tiết bất lợi bao gồm mưa kéo dài, bão, lũ lụt, những đợt lạnh, và gió Lào khô nóng khô làm Hà Tĩnh thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Từ tháng 11 đến tháng 3 là mùa lạnh, nhiệt độ thấp có khi dưới 120 C. Từ tháng 4 đến tháng 10 là mùa nóng, khô cao điểm là vào tháng 6,7 nhiệt độ cao nhất đã có lúc lên đến 420 C. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng đồng bằng khoảng 23,5 ÷ 24,50 C, vùng núi khoảng 14 ÷ 150 C. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa trung bình 2.300÷ 3.000mm cao hơn các tỉnh lân cận. Điều kiện khí hậu của Hà Tĩnh gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Yếu tố thời tiết chính gây hại tới hoạt động kinh tế của Hà Tĩnh là gió bão, hạn hạn, lũ lụt và mưa bão. Trong những năm lại đây, hiện tượng El Nino đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tại một số tỉnh thành trong nước, nhiều kỷ lục đã được ghi nhận, điển hình là đợt mưa lịch sử tại
  • 24. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 18 Quảng Ninh; khô hạn xảy ra gay gắt trên diện rộng ở Nghệ An, Quảng Trị... Đặc biệt, tại Ninh Thuận với hạn hán kéo dài (từ 2014 đến giữa năm 2015 mới kết thúc) đã làm cho khoảng 16.000 ha đất nông nghiệp ở Ninh Thuận phải ngừng sản xuất, nhiều nơi mất 4 vụ liền; hàng nghìn con trâu, bò, dê, cừu bị chết. Tại Hà Tĩnh, dù không đến mức “khốn đốn” với cơn thịnh nộ của thiên nhiên nhưng người nông dân khắp nơi cũng phải trải qua một vụ hè thu đầy khó khăn. Nhiệt độ vượt “đỉnh” 420 C, hồ đập, sông suối có thời điểm cạn nước, xâm nhập mặn đạt cao nhất từ trước tới nay. Đợt hạn hán kéo dài suốt 2 tháng đã làm cho hàng trăm hec-ta chè, ngô bị chết, không có thu hoạch; nhiều diện tích lúa phải bỏ hoang. Đáng lo ngại hơn, mực nước ở các hồ đập xuống thấp nhất trong nhiều năm: hồ Kẻ Gỗ 29,3% so với thiết kế; Sông Rác 41,9%, Thượng Tuy 22,7%, Sông Trí 48,5%. Với tình hình này, mùa khô khả năng sẽ đến sớm hơn, sản xuất và sinh hoạt tiếp tục phải đối mặt với hạn hán, thiếu nước. Tình trạng xâm nhập mặn nồng độ cao đe dọa nguồn nước cung cấp cho hệ thống trạm bơm, đặc biệt là hệ thống trạm bơm trên sông Nghèn (Lộc Hà, Thạch Hà, Can Lộc, Đức Thọ); sông Nhà Lê (Kỳ Anh); sông Lam (Nghi Xuân). Do đó, Tỉnh Hà Tĩnh cần phải tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân về tình hình thời tiết, diễn biến của hiện tượng biến đổi khí hậu, El Nino để người dân nâng cao ý thức cộng đồng trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, đồng thời chủ động phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, bố trí lại cơ cấu cây trồng, giảm diện tích lúa; cơ cấu bộ giống ngắn ngày nhằm giảm thiểu tổn thất do thời tiết gây nên. II.4.1.4. Tài nguyên khoáng sản Hà Tĩnh giàu trữ lượng khoáng sản, trong đó đáng kể nhất là quặng sắt chiếm 45% trữ lượng quặng sắt cả nước. Mỏ quặng sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn với 370 triệu tấn có thể được khai thác với công nghệ hiện nay. Hàm lượng kẽm trong quặng sắt Thạch Khê là 0.07%. Ngoài Thạch Khê còn một số mỏ quặng sắt nhỏ hơn tại các huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc. - Quặng Titan (quặng sa khoáng trong tầng cát xám) chạy dọc ven biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh trữ lượng khoảng 4 triệu tấn; đã bắt đầu khai thác từ năm 1993, sản lượng khai thác tới nay khoảng 2,5 triệu tấn. - Quặng Mangan có tổng trữ lượng khoảng trên 1 triệu tấn. Các mỏ trên địa bàn tỉnh phân bố tương đối độc lập với trữ lượng hạn chế (khoảng 100 ngàn tấn) tại các huyện Can Lộc, Đức Thọ. - Các quặng kim loại khác như thiếc ở Hương Sơn; vàng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh chưa được điều tra đánh giá trữ lượng. - Các loại khoáng sản khác: Thạch anh sạch ở Kỳ Lợi (Kỳ Anh) trữ lượng khoảng 2,2 triệu tấn, Cao lanh ở Thương Tuy (Kỳ Anh) trữ lượng hơn 4,1 triệu tấn; ở Hương Châu (Hương Khê) trữ lượng cấp C1, C2 khoảng 90 ngàn tấn; Dolomit trợ dung ở Hương Khê; cát thủy tinh ở nghi Xuân, Thạch Hà; quarzit ở Nghi Xuân, Can Lộc.
  • 25. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 19 - Nguyên vật liệu xây dựng: các loại đất, đá, cát, sỏi có ở khắp các huyện trong tỉnh. Giai đoạn 2016 - 2020 dự kiến khai thác 5,95 triệu tấn đất xây dựng (tập trung tại huyện Thạch Hà với 3,0 triệu tấn); 2,85 triệu tấn cát xây dựng (trong đó cát khai thác chủ yếu ở sông với khối lượng khoảng 2,15 triệu tấn); 5,25 triệu m3 đá xây dựng tập trung chủ yếu ở Kỳ Anh (2,5 triệu m3 ), Hồng Lĩnh (0,8 triệu m3 ),… Khối lượng khai vật liệu khai thác này đáp ứng đầy đủ nhu cầu xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. II.4.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội II.4.2.1. Hiện trạng tăng trưởng kinh tế - Thống kê năm 2014, GDP theo giá cố định 2010 đạt khoảng 32,70 ngàn tỷ đồng; cơ cấu: Nông - lâm - thủy sản chiếm 18,4%, Công nghiệp chiếm 8%, Xây dựng chiếm 30,3%, Dịch vụ chiếm 32,1% và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 11,2%. Bảng 1: Tài khoản quốc gia, ngân sách, đầu tư và thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh TT Danh mục Đơn vị Năm Tăng BQ (%)2010 2011 2012 2013 2014 I Tài khoản quốc gia 1 GDP (theo giá hiện hành) Tỷ đồng 16.584 21.860 26.424 33.510 43.801 2 GDP (theo giá so sánh 2010) Tỷ đồng 16.584 18.103 20.882 25.480 32.698 18,50 3 Chỉ số phát triển GDP % 8.26% 9.16% 15.35% 22.02% 28.33% 4 Cơ cấu % - Nông, lâm nghiệp và thủy sản % 28,8% 27,3% 24,7% 21,6% 18,4% - Công nghiệp % 8,3% 8,2% 8,0% 7,6% 8,0% - Xây dựng % 15,3% 14,7% 20,0% 27,7% 30,3% - Dịch vụ % 39,7% 38,7% 37,8% 35,3% 32,1% - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp Sp % 7,9% 11,1% 9,5% 7,8% 11,2% 5 GDP bình quân đầu người Ngàn đồng 13.454 17.617 21.255 26.827 34.894 26,90 USD 690 839 1.011 1.273 1.644 24,24 II Ngân sách nhà nước 1 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 5.163 6.942 9.688 10.452 16.048 32,78 2 Chi ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 12.436 16.571 21.537 22.048 22.068 15,42 III Vốn đầu tư Tỷ đồng 1 Vốn đầu tư theo giá hiện hành Tỷ đồng 12.592 17.775 34.312 51.892 85.862 61,59 - Khu vực kinh tế Nhà nước Tỷ đồng 6.337 5.748 5.381 5.349 6.288 -0,19 - Khu vực ngoài Nhà nước Tỷ đồng 4.156 4.144 5.858 6.050 7.007 13,95 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tỷ đồng 2.100 5.072 17.430 29.187 52.418 123,53 2 Cơ cấu - Khu vực kinh tế Nhà nước % 50,32 38,28 18,76 13,18 9,57 - Khu vực ngoài Nhà nước % 33,00 27,93 20,53 14,91 10,66 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài % 16,67 28,53 50,80 56,25 42,20
  • 26. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 20 TT Danh mục Đơn vị Năm Tăng BQ (%)2010 2011 2012 2013 2014 IV Giá trị TSCĐ các doanh nghiệp Tỷ đồng 7.404.898 11.762.727 19.616.155 35.558.216 66.762.036 73,28 V Tri giá hàng hóa XNK Ngàn USD 138.058 186.932 191.367 590.788 2.558.842 107,49 1 Trị giá hàng hóa xuất khẩu Ngàn USD 64.550 94.543 104.140 125.352 137.399 20,79 2 Trị giá hàng hóa nhập khẩu Ngàn USD 73.508 92.389 87.227 465.436 2.421.443 139,57 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 - Cơ cấu kinh tế, vốn đầu tư: Theo số liệu Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh năm 2014 và Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2016 của UBND tỉnh Hà Tĩnh tại văn bản số 681/BC-UBND ngày 02/12/2015, các chỉ tiêu về KTXH tỉnh Hà Tĩnh như sau: + Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2010÷2015 đã có chuyển dịch tích cực: Nhóm ngành công nghiệp xây dựng từ 23,6% năm 2010 đã tăng lên 38,3% năm 2014 và ước đạt 37,6% trong năm 2015. Nhóm ngành nông lâm thủy sản giảm từ 28,8% năm 2010 xuống còn 18,4% năm 2014 (năm 2015 ước khoảng 18,2%). Nhóm ngành thương mại dịch vụ có tỷ trọng trong GDP dao động từ 47,6% năm 2010 còn 43,3% năm 2014 (năm 2015 ước khoảng 44,1%). + GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2014 đạt khoảng 34,9 triệu đồng/người/năm ước bằng khoảng 60% GDP bình quân đầu người của cả nước, cao gấp 2,6 lần so với năm 2010. Trong năm 2015 chỉ tiêu này ước đạt trên 38,9 triệu đồng. + Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 ÷ 2015 đạt 286,7 ngàn tỷ đồng. Trong đó năm 2015 ước đạt 91,19 ngàn tỷ đồng, tăng 6,6%/năm so với năm 2014. + Hà Tĩnh cũng là một trong các tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư và số lượng doanh nghiệp thành lập mới. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong năm vừa qua tỉnh Hà Tĩnh đã cấp giấy chứng nhận cho 68 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 9.304 tỷ Đồng, trong đó tập trung tại huyện Cẩm Xuyên (16 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 4.604 tỷ Đồng), Tp. Hà Tĩnh (4 dự án với tổng vốn đăng ký 1.291 tỷ Đồng) và huyện Thạch Hà (10 dự án, tổng vốn đăng ký 744 tỷ Đồng). + Hà Tĩnh có chỉ số cải cách hành chính đứng thứ 10 toàn quốc, mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin trong cả nước đứng thứ 7 toàn quốc. Cải cách hành chính là một trong những giải pháp mang tính đột phá để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hoạt động tại địa bàn tỉnh. - Hoạt động xuất nhập khẩu
  • 27. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 21 + Giai đoạn 2010 ÷ 2015 kim ngạch xuất nhập khẩu của Hà Tĩnh tăng trưởng bình quân cao, đạt khoảng 83,6%/năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 13,6%/năm, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân gần 106,5%/năm. + Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2014 đạt gần 2.559 triệu USD tăng gấp 4,3 lần so với năm 2013. Sang năm 2015 giá trị này ước đạt 2.882 triệu USD, tăng 12,6% so với năm 2013. Thực hiện tái cơ cấu công nghiệp, Hà Tĩnh đã xác định các sản phẩm có lợi thế như lợn, bò, tôm, hươu, rau củ quả công nghệ cao, cam Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch vv… Việc hình thành các hợp tác xã nông nghiệp, các tổ hợp tác đầu mối ký hợp đồng liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Đến nay Hà Tĩnh đã có 54 hợp tác xã 25 tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi liên kết doanh nghiệp. Xác định 13 sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực, với cách làm sáng tạo, tỉnh đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất rau củ quả giá trị cao trên đất cát ven biển có thể xem là bước đột phá về tổ chức sản xuất và khoa học công nghệ nhằm từng bước tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tỉnh đã hình thành 3.600 mô hình có doanh thu từ 100 triệu ÷ 1 tỷ đồng/năm. Giải quyết công việc cho hàng ngàn lao động, các thành phần kinh tế đang từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, kết nối chuỗi giá trị, gia tăng hiệu quả sản xuất. Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư hệ thống cửa hàng Mitraco Food ở các địa phương, sắm xe vận chuyển và đang xây dựng các kho bảo quản sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất cho việc tiêu thụ sản phẩm. Là một trong các doanh nghiệp đi đầu trong việc liên doanh, liên kết với nông dân có hiệu quả nhất, từ khâu sản xuất giống, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chăm sóc tới bảo đảm đầu ra tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Với gần 7.400 mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ, chất lượng tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản. II.4.2.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg ngày 27/11/2012. Theo đó: - Về phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2020 là 18,4%/năm. + GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 97,7 triệu đồng vào năm 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ. Đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 13,1%, công nghiệp chiếm 54,7% và dịch vụ chiếm 32,2%.
  • 28. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 22 + Kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt khoảng 2,0 tỷ USD đến năm 2020. - Đối với ngành thương mại dịch vụ: Phát triển nhanh lĩnh vực thương mại và dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đặc biệt là thúc đẩy thương mại với Lào, các tỉnh vùng đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. + Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư hoàn thành các cơ sở hạ tầng chính cảng Sơn Dương - Vũng Áng; hình thành các cơ sở cung cấp dịch vụ thương mại và hậu cần cho ngành nông nghiệp, sắt thép và dệt may. + Tầm nhìn đến năm 2050: Phấn đấu trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn của khu vực; chiếm thị phần lớn trong thương mại biên giới giữa Việt Nam với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan; xây dựng cảng Vũng Áng - Sơn Dương trở thành cảng trung chuyển hàng hóa phát triển thương mại, vận tải và hậu cần, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội. - Về tổ chức không gian: Hình thành các vùng, KKT chính: + Vùng biển và ven biển, bao gồm các xã ven biển thuộc các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Ưu tiên phát triển đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; cây nông sản hàng hóa; các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhất là khai thác quặng sắt, sản xuất thép và các sản phẩm từ thép, nhiệt điện, dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần và vận tải đường biển; + Vùng kinh tế trung tâm, bao gồm các địa phương thuộc hành lang quốc lộ 1A từ thị xã Hồng Lĩnh đến thành phố Hà Tĩnh. Ưu tiên phát triển vùng kinh tế đa ngành, để tạo nền tảng cho phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó tập trung phát triển các lĩnh vực thương mại, các loại hình dịch vụ giải trí, tài chính - ngân hàng, vận tải, dịch vụ thuê ngoài quy trình kinh doanh (BPO), giáo dục và đào tạo nghề, dịch vụ cơ khí sửa chữa; phát triển công nghiệp dệt và may mặc; + Vùng kinh tế miền núi, trung du thuộc địa bàn các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ và các xã còn lại của các huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp, ưu tiên phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế như: Lúa, bưởi Phúc Trạch, cam bù, cao su, bò, lợn, hươu, trồng rừng nguyên liệu, dược liệu, chế biến gỗ, phát triển thương mại nông thôn, thương mại biên giới gắn với phát triển KKT Cửa khẩu quốc tế cầu Treo; + Khu sản xuất công nghiệp nặng, gồm 2 khu vực tập trung phát triển là: KKT Vũng Áng sẽ phát triển thành trung tâm sản xuất, chế biến sắt, thép và các sản phẩm từ thép, trung tâm thương mại và dịch vụ hậu cần gắn với cảng Vũng Áng - Sơn Dương; Khu vực khai thác mỏ sắt Thạch Khê, cung cấp quặng sắt cho nhà máy
  • 29. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 23 luyện thép tại KKT Vũng Áng; + Xây dựng đô thị tạo hành lang chạy dọc quốc lộ 1A từ thành phố Hà Tĩnh đến thị xã Hồng Lĩnh, kết nối với thành phố Vinh (Nghệ An). Trung tâm phát triển là thành phố Hà Tĩnh, với các hoạt động chính là trung tâm giáo dục và đào tạo nghề, trung tâm về các dịch vụ BPO; + Xây dựng KKT Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các nhà máy chế biến nông lâm sản tạo hành lang chạy dọc QL 8 từ Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo đến cảng Xuân Hải và dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Hà Tĩnh). II.4.2.3. Hiện trạng và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, thủ công nghiệp tỉnh a. Hiện trạng - Tốc độ tăng trưởng theo nhóm ngành chính: Giai đoạn 2011 ÷ 2014: các nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao là dệt may, da giầy khoảng 51,2%/năm; ngành vật liệu xây dựng tăng 45,6%/năm; công nghiệp hóa chất, cao su, nhựa tăng 38,4%/năm; ngành luyện kim tăng 31,7%/năm; công nghiệp sản xuất bia rượu, nước giải khát tăng 38,4%/năm; nhóm ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản tăng chậm còn 0,3%/năm; nhóm công nghiệp khai khoáng có chiều hướng tăng giảm dần. Nhìn chung trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp, thủ công nghiệp Hà Tĩnh tuy có tốc độ tăng trưởng mạnh nhưng giá trị sản xuất chưa cao do xuất phát điểm thấp; quy mô sản xuất nhỏ; sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn, chủ yếu phát triển dựa trên khai thác lợi thế về tài nguyên tự nhiên. Các nhóm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, công nghiệp khai thác, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng hơn 70% giá trị sản xuất của toàn ngành. Các nhóm ngành công nghiệp cơ bản như luyện kim, hóa chất, cơ khí chế tạo, điện tử quy mô lớn mới bước đầu được đầu tư để phát triển; chưa có những phát triển đột phá để thay đổi tỷ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh so với vùng và cả nước. - Vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp đã tăng rất mạnh trong thời gian gần đây. Năm 2010 chiếm 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đã tăng lên 57% vào năm 2013. Năm 2014 tổng vốn đầu tư phát triển công nghiệp đạt gần 30 ngàn tỷ đồng, gấp hơn 8 lần so với năm 2010. - Toàn tỉnh hiện có 2 KKT và 6 KCN (có 4 KCN nằm trong các KKT, 2 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt). + KKT Vũng Áng có diện tích 22.781ha là 1 trong 5 KKT ven biển trọng điểm quốc gia là động lực thúc đẩy sự phát triển KTXH toàn tỉnh, của vùng và từng bước trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực, tầm cỡ quốc gia. Hiện tại KKT Vũng Áng đã có 26 quốc gia, vùng lãnh thổ cùng tham gia đầu tư, xây dựng với gần 400
  • 30. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 24 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký khoảng 25 tỷ USD; đã hình thành một trung tâm công nghiệp nặng tầm cỡ khu vực Đông Nam Á với sản phẩm công nghiệp chủ lực là thép (22,5 triệu tấn) nhiệt điện (7.000 MW) và dịch vụ cảng nước sâu với 59 cầu bến cho tàu trọng tải đến 30 vạn DWT; tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng dung tích 110 ngàn m3 , xăng dầu và 1.700m3 khí hóa lỏng. Các dự án công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ, thương mại, du lịch có tổng mức đầu tư 50 ÷ 70 triệu USD đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Gần đây, tập đoàn thép JFE (Nhật Bản) đã quyết định góp khoảng 242 triệu USD vào khu liên hợp gang thép Fomosa Hà Tĩnh chủ yếu để hỗ trợ xử lý bán thành phẩm và phát triển các ngành công nghiệp hậu thép, hướng tới lĩnh vực chế tạo ô tô. + KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo có diện tích 56.658ha; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng phía Tây của tỉnh; trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại với Lào và đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ cho các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Myanma. Hiện nay trong KKT cửa khẩu Cầu Treo đã có trên 360 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn hơn 2.500 tỷ đồng. Tại đây có 3 KCN gồm: Hà Tân 540ha, Đá Mồng 490ha, Đại Kim 50ha với các ngành nghề chủ yếu là sản xuất, chế biến nước khoáng; lắp ráp ô tô, xe máy, điện dân dụng, sản xuất kính các loại; công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất hóa mỹ phẩm, phân bón sinh học, nuôi trồng sạch. Tại KCN Đại Kim hiện đang triển khai thực hiện 3 dự án về sản xuất kính an toàn, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, xe chuyên dùng, đồ điện với diện tích gần 18ha. + KCN Hạ Vàng diện tích 100 ha ở Can Lộc với các ngành công nghiệp ưu tiên là sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, sản phẩm chế biến từ ngành thủ công. Hiện đã có 1 dự án nhà máy gạch ngói Viglacera Can Lộc đang triển khai với tổng vốn đăng ký 86 tỷ đồng và diện tích sử dụng 8,16 ha. + KCN Gia Lách diện tích quy hoạch 100 ha ở Nghi Xuân với các ngành nghề ưu tiên là sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm chế biến từ nông nghiệp, chăn nuôi sản phẩm công nghệ cao: lắp ráp cơ khí, điện tử, chế tạo phụ tùng. Hiện nay đã có 6 dự án đăng ký đầu tư với gần 294 tỷ đồng và diện tích đất khoảng 25,3 ha. + Khu công nghệ cao, công nghệ thông tin tại TP. Hà Tĩnh với diện tích khoảng 10 ha tập trung hướng tới là tạo ra sản phẩm công nghệ thông tin (bao gồm phần cứng và phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT) đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ nhu cầu phát triển CNTT của Hà Tĩnh, các tỉnh trong khu vực và một số tỉnh của Lào. + Ngoài các KKT, công nghiệp tập trung, toàn tỉnh hiện có 19 CCN với tổng diện tích gần 500 ha (trong đó 15 CCN được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết có diện
  • 31. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 25 tích 485,6 ha; tổng vốn đầu tư 1057 tỷ đồng và 3 CCN đã thu hút được doanh nghiệp đăng ký kinh doanh và đầu tư dự án công nghiệp). Hai CCN Trung Lương và Nam Hồng trên địa bàn thị xã Hồng Lĩnh có diện tích hơn 69ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 85%. Nhiều dự án mới được triển khai đầu tư và đưa vào hoạt động có hiệu quả như Nhà máy sợi Vinatex Hồng Lĩnh tại CCN Nam Hồng với quy mô 50.000 cọc sợi đang triển khai tiếp tục mở rộng dự án theo mô hình chuẩn sợi - dệt - nhuộm - may, từng bước hình thành trung tâm công nghiệp phía Bắc Hà Tĩnh. Các CCN được hình thành nhằm thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình vào sản xuất kinh doanh; đồng thời di dời các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư vào cụm, tạo cơ sở phát triển với diện mạo mới cho công nghiệp nông thôn. Song tới nay việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các CCN tuy đã được quan tâm song do hạn hẹp về nguồn vốn nên chưa đáp ứng yêu cầu. Việc thu hút các dự án đầu tư vào các CCN còn nhiều khó khăn, hạn chế. + Các làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh có lịch sử hàng trăm năm. Toàn tỉnh hiện có 13 làng nghề (định hướng đến 2020 đầu tư, bảo tồn phát triển 29 làng nghề) phân bố khắp toàn tỉnh nhưng tập trung nhiều ở các huyện Đức Thọ, Thạch Hà, Can Lộc. Các ngành nghề chính gồm: sản xuất đồ gỗ, hàng kim loại, chế biến lương thực thực phẩm, hải sản, sản xuất mây tre đan, nón lá, chiếu cói. Đây là các mặt hàng có thị trường tiêu thụ rộng; nhu cầu của người tiêu dùng đa dạng. Giá trị sản xuất của các làng nghề ước đạt gần 1500 tỷ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hơn 4300 lao động. Việc bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống là biện pháp ổn định lâu dài công ăn việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Đánh giá chung trong giai đoạn vừa qua, công nghiệp và thủ công nghiệp Hà Tĩnh đã có phát triển với tốc độ cao, chuyển dịch cơ cấu rõ nét theo hướng tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng - công nghiệp và thương mại - dịch vụ trong GDP toàn tỉnh. Hướng phát triển rõ nét, bố trí không gian phù hợp. Công nghiệp - thủ công nghiệp của tỉnh chuyển dần từ tự phát phân tán sang hướng tập trung, được quy hoạch phân bố theo các khu, CCN và hợp lý về không gian lãnh thổ gắn liền với khai thác thế mạnh về mặt địa - kinh tế và các tiềm năng thế mạnh về nguồn lực tài nguyên của tỉnh. Các KKT, KCN, CCN bước đầu phát huy được vai trò động lực và có vai trò ngày càng lớn trong phát triển KT-XH chung của tỉnh. Tuy vậy tính liên kết trong phát triển, trong hệ thống khu CCN trên địa bàn chưa thể hiện rõ nét, đặc biệt là nhóm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ. Nhiều dự án công nghiệp đã được cấp phép nhưng triển khai không đúng tiến độ đăng ký thậm chí không triển khai hoặc hoạt động cầm chừng,
  • 32. CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CẢNG - KỸ THUẬT BIỂN (PORTCOAST CONSULTANT CORPORATION) QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2040 Thuyết minh Báo cáo cuối kỳ 26 chuyển đổi công năng không đúng quy hoạch, làm giảm hiệu quả đầu tư. Cơ sở hạ tầng trong các KKT, khu CCN tập trung còn yếu kém, hạn chế việc thu hút đầu tư phát triển đối với các dự án công nghiệp quy mô lớn. b. Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 504/QĐ-UBND ngày 04/02/2015. Theo đó một số nội dung chính của quy hoạch như sau: - Mục tiêu phát triển chung: Tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu GDP tỉnh, góp phần đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh, bền vững; từng bước hiện đại hóa và đồng bộ trong xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp; hướng đến xây dựng Hà Tĩnh thành một trung tâm công nghiệp của cả nước vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn đến 2020 đạt 60 ÷ 61%/năm, giai đoạn 2021 ÷ 2030 đạt 61 ÷ 62%/năm, chiếm tỷ trọng 50 ÷ 56% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Tạo bước tăng trưởng đột phá nhóm ngành luyện kim, sản xuất điện năng, đến 2020 giá trị sản xuất của nhóm ngành này chiếm tỷ trọng 85 ÷ 87% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Sản xuất điện tăng trên 55%/năm; cơ khí chế tạo sửa chữa điện tử tăng trên 23%/năm; dệt may tăng trên 27%/năm; rượu bia nước giải khát tăng khoảng 19%/năm. - Các nhóm ngành chủ lực tạo phát triển đột phá là: + Công nghiệp luyện kim: Phát triển ngành công nghiệp luyện kim gắn với khai thác, chế biến sâu, bảo vệ môi trường và có hiệu quả kinh tế cao các mỏ kim loại sẵn có trên địa bàn. Phát triển các trung tâm luyện sắt thép đồng bộ tại KKT Vũng Áng. Đến 2020 giá trị sản xuất đạt từ 176 ÷ 182 ngàn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77 ÷ 79% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Giai đoạn đến 2030 tổng công suất các dự án luyện thép trên địa bàn đạt trên 24,5 triệu T/năm. Cung cấp ổn định, đa dạng các sản phẩm thép cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở thăm dò đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác mỏ thiếc tại Hương Sơn, nếu khả thi dự kiến thu hút đầu tư khai thác chế biến luyện thép thỏi tại KKT Cầu Treo công suất khoảng 300T/năm. + Công nghiệp sản xuất điện năng: Đến 2020 đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng, cải tạo hoàn thiện hệ thống lưới điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường. Giá trị sản xuất điện đạt 25 ÷ 27 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12 ÷ 13% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Giai đoạn đến 2030, tổng công suất là 6423 MW (trong đó nhiệt điện chạy than là 6300 MW), giá trị sản xuất đạt khoảng 39 ÷ 41 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12 ÷ 13% giá trị sản xuất công nghiệp. - Nhóm ngành nền tảng khai thác tiềm năng thế mạnh của tỉnh gồm: