SlideShare a Scribd company logo
1 of 89
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa
luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915
lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG
ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
MOUNYALITH PATHOUMMASENG
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa
luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915
lamluanvan.net
HÀ NỘI - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào khi cộng đồng kinh tế Asean (AEC)
đi vào hoạt động
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên học viên : Mounyalith Pathoummaseng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. BÙI ANH TUẤN
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm
hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của
CHDCND Lào. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố
trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2017
Học viên
`
MOUNYALITH PATHOUMMASENG
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Bùi Anh Tuấn
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin cảm ơn Khoa Đào tạo sau Đại Học, Đại học Ngoại Thương
cùng các giảng viên trong và ngoài trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình
giảng bài, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong
suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Đại học Ngoại Thương.
Cuối cùng, tác giả xin gửi tới gia đình và tất cả bạn bè lòng biết ơn chân
thành. Sự tin tưởng của gia đình luôn là nguồn cổ vũ, động viên to lớn cho tác giả
trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2017
Học viên
MOUNYALITH PATHOUMMASENG
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BIỂU..................................................................................................vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... viii
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 5
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến các quốc
gia ...........................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế..........................................................5
1.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các quốc gia.........................6
1.2. Một số thể chế kinh tế quốc tế điển hình và tác động của nó đến các quốc
gia khi tham gia...................................................................................................12
1.2.1. Tổ chức thương mại thế giới WTO ........................................................12
1.2.2. Liên minh châu Âu (EU) ........................................................................19
1.3. Một số lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế.............................................21
TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................26
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN .................27
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.....27
2.1.1. Cơ sở hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN.......................................27
2.1.2. Lịch sự hình thành và các cột mốc quan trọng của AEC .......................33
2.2. Tổng quan về Cộng đồng AEC ...................................................................34
2.2.1. Mục tiêu..................................................................................................35
2.2.2. Bản chất của AEC ..................................................................................37
2.2.3. Các hiệp định chính trong AEC .............................................................38
TIÊU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................47
CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐI VÀO
HOẠT ĐỘNG..........................................................................................................49
3.1. CHDCND Lào và vị trí trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN .....................49
3.1.1. Khái quát về CHDCND Lào ..................................................................49
iv
3.1.2. Vị thế của CHDCND Lào trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN...............50
3.1.3. Phân tích nền kinh tế Lào so với các quốc gia ASEAN theo mô hình
SWOT...............................................................................................................53
3.2. Phân tích cơ hội của CHDCND Lào ..........................................................55
3.3. Phân tích thách thức của CHDCND Lào...................................................63
3.4. Một số khuyến nghị đến chính phủ và doanh nghiệp Lào.......................67
3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ..................................................67
3.4.2. Đề xuất đối với các doanh nghiệp ..........................................................70
TIÊU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................73
KẾT LUẬN..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
ACIA ASEAN Comprehensive
Investment Agreement
Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
AEC ASEAN Economic
Community
Cộng đồng kinh tế ASEAN
AEC
Blueprint
ASEAN Economic
Community Blueprint
Kế hoạch tổng thể về cộng đồng
kinh tế ASEAN
AEM ASEAN Economic Ministers Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế
ASEAN
AFAS ASEAN Framework
Agreement on Services
Hiệp định khung ASEAN về dịch
vụ
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
AHTN ASEAN Harmonized Tariff
Schedule
Biểu thuế quan chung ASEAN
(Danh mục biểu thuế quan hài hòa
ASEAN)
AIA ASEAN Investment
Agreement
Hiệp định khung về hoạt động đầu
tư ASEAN
AMS ASEAN Members Các quốc gia thành viên ASEAN
ASEAN Association of Southeast
Asian Countries
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN 6 Singapore, Thái Lan, Indonesia,
Bruney, Philipin, Malaysia
Asean Stats ASEAN Statistics Bộ phận thống kê ASEAN
ASW ASEAN Single Window Cơ chế một cửa ASEAN
ATIGA ASEAN Trade in Goods
Agreement
Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN
AUN ASEAN University Network Mạng lưới Đại học ASEAN
BRICS Brazil, Russia, Indonesia,
China, South Africa
Brazil, Nga, Indonesia, Trung Quốc,
Nam Phi
vi
CLMN
(ASEAN 4)
Campuchia, Laos, Myanmar,
Viet Nam
Campuchia, Lào, Myanma, Việt
Nam
E-ASEAN Ecommerce ASEAN Thương mại điện tử ASEAN
EU European Union Liên minh Châu Âu
FAST500 Bảngxếp hạng(BXH)500doanhnghiệp
có tốcđộ tăngtrưởngcaonhất
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Area Khu vực thương mại (mậu dịch) tự
do
HLTF High Level Task Force Nhóm đặc trách cao cấp
IGA ASEAN Investment Guarantee
Agreement
Hiệp định Bảo lãnh Đầu tư ASEAN
IPR Intellectual Property Rights Quyền sở hữu trí tuệ
MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ
NSWs National Single Windows Cơ chế một cửa quốc gia
RCEP Regional Comprehensive
Economic Partnership
Agrement
Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
ROO Rules Of Origin Quy tắc xuất xứ hàng hóa
SEOM ASEAN Economic Senior
Officials Meeting
Hội nghị các quan chức kinh tế cao
cấp ASEAN
CHDCND Lào Lao People’s Democratic
Republic
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TEL Temporary Exclusion List Danh mục loại trừ tạm thời
WCO World Customs Organization Cơ quan hải quan thế giới
HS HS Code Mã phân loại hàng hóa của hải quan
vii
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN năm 2015 (đvt: %) ...................51
Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Lào sang các châu lục 2013 .....52
Biểu đồ 3.3: Tổng quan FDI của Lào qua các năm...................................................60
Biểu đồ 3.4: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Lào so với các quốc gia khác trong
khu vực ASEAN năm 2015.......................................................................................61
viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu xác định khái quát về Cộng đồng ASEAN và Cộng đồng Kinh
tế ASEAN, vị trí của Lào trong Cộng đồng ASEAN từ đó sẽ xác định những yêu
cầu cấp thiết để thiết kế xây dựng và phát triển bền vững thể chế kinh tế, đồng thời
đưa khuyến nghị chính sách của Lào khi AEC đi vào hoạt động được hơn một năm.
Xác định được những cơ hội và thách thức của chính phủ và của doanh nghiệp
tại Lào. Đề ra được những giải pháp để giảm thiểu những khó khăn mà chính phủ
mà doanh nghiệp Lào gặp phải khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN đi vào hoạt động
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế phát triển nổi bật hiện nay trên
thế giới với sự tồn tại của hàng loạt các tổ chức, các liên kết khu vực liên kết giữa
các quốc gia: WTO, ASEAN, EU, BRICS,….thông qua các Hiệp định được ký kết.
Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) đang khẳng định là một trong
những hợp tác khu vực thành công trên thế giới, đặc biệt trên phương diện kinh tế
được thể hiện thông qua liên kết nội khối: Khu vực mậu dịch tự do thương mại AFTA.
Hợp tác kinh tế trong ASEAN đã giúp nền kinh tế của các quốc gia thành viên tăng
trưởng mạnh, phát triển tiềm năng và tạo dựng được vị thế trên trường quốc tế.
Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là sự tiếp nối của AFTA
nhằm tiến tới một mức độ hội nhập kinh tế cao hơn trong sự phát triển không
ngừng của khối. Các quốc gia thành viên đã và đang có được những lợi ích như tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư nước ngoài
nhiều hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh
tranh. Tuy nhiên cũng chính AEC tạo ra cho các quốc gia những thách thức trong
việc hội nhập như vấn đề năng lực cạnh tranh quốc gia và của các doanh nghiệp,
đặc biệt là trong thương mại hàng hóa khi mà thuế và các rào cản phi thuế quan
được loại bỏ.
Đối với CHDCND Lào, Đảngvà nhà nước Lào đã xác định ASEAN là đối tác chiến
lược– mộttrongnhữngtrụ cột quan trọng trong tiến trình thực hiện đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế.
Bên cạnh đó, ASEAN cũng là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng
đầu và là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Lào duy trì tốc độ tăng trưởngtrong nhiều
năm qua.
Doanh nghiệp là hạt nhân cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc
CHDCND Lào tham gia và phát triển trong AEC nhằm tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay rất ít các doanh nghiệp tại Lào, đặc biệt là các doanh
2
nghiệp tư nhân có hiểu biết rõ và có quan tâm tới vấn đề này. Vậy, liệu các doanh
nghiệp có nhận thức được những cơ hội và thách thức của việc tham gia vào AEC?
Khi mà AEC đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động được hơn một năm.
Làm thế nào để các doanh nghiệp Lào có đủ sức cạnh tranh và phát triển trong một
thị trường chung 600 triệu dân? Đây là những câu hỏi đang được đặt ra.
Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài: “Thách
thức và cơ hội đối với nền kinh tế Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào khi cộng
đồng kinh tế Asean (AEC) đi vào hoạt động” làm đề tài luận văn của mình với
mục đích nhằm nghiên cứu và đánh giá về sự chuẩn bị và tiếp cận của doanh nghiệp
Lào và đưa ra những giải pháp giúp các chính phủ và doanh nghiệp thích ứng hơn
trong xu thế tự do hóa và hội nhập kinh tế hiện nay.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm những chính sách, nội dung, kế hoạch thực hiện
AEC, các cam kết thực hiện của Lào, năng lực cạnh tranh và những cơ hội, thách thức
cho chính phủ và doanh nghiệp Lào khi AEC đã chính thức đi vào hoạt động.
Mục đích nghiên cứu là để đưa ra các giải pháp trong phát triển kinh tế nhằm
giúp chính phủ và các doanh nghiệp Lào tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút
vốn đầu tư FDI, phát triển kinh tế đặc biệt là từ khi AEC đi vào hoạt động ngày
31/12/2015 thông qua các câu hỏi sau:
- Vị trí của Lào trong Cộng đồng kinh tế Asean đang ở đâu?
- Lào có cơ hội và thách thức gì khi AEC đi vào hoạt động?
- Làm thế nào để doanh nghiệp và chính phủ Lào thu hút được nhiều vốn FDI, tăng
cường được năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế tốt hơn?
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Là các cam kết nội khối của ASEAN và của Lào
Về thời gian: Các mốc thời gian, văn kiện kể từ khi ASEAN đi vào hoạt động
3
từ 31/12/2015 đến nay.
Về không gian: Là Lào theo phạm vi địa lý mở rộng, tức là không chỉ bó hẹp ở
Lào mà không gian có thể là các quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Lào
như các quốc gia ASEAN, Trung Quốc.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn:
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ các báo cáo, văn bản, văn
kiện từ nhiều lĩnh vực khác nhau để đưa ra một kết luận chung nhất. Phương pháp
tổng hợp được sử dụng trong chương 2 và chương 3 của luận văn để đưa ra những
kết luận sự ảnh hưởng của AEC đến CHDCND Lào từ khi AEC đi vào hoạt động.
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê và chỉ ra các số liệu thực hiện tương ứng với
mỗi nội dung cụ thể. Phương pháp này được sử dụng trong chương của luận văn
như liệt kê ra năng lực canh tranh của Lào trong Asean, vốn đầu tư trực tiếp (FDI)
vào Lào qua các năm từ 2011-2016, cơ cấu kinh tế của CHDCND Lào từ đó đưa ra
kết luận về kinh tế Lào so với các nước trong Asean.
- Phương pháp so sánh: so sánh sự tương đồng của các nội dung tại các đối
tượng khác nhau để đưa ra nhận xét. Phương pháp so sánh được sử dụng trong
chương 3, so sánh nền kinh tế Lào với Việt Nam, Thái Lan là những quốc gia tiếp
giáp với Lào.
- Phương pháp đánh giá: dựa trên những số liệu và kết quả đạt được để đưa ra
đánh giá một cách khái quát về những gì đã đạt được và chưa đạt được. Phương
pháp đánh giá được sử dụng trong cả 3 chương của luận văn. Chương 1 đã đưa ra
những kết quả đạt được của WTO, EU để đánh giá về hiệu quả của hội nhập kinh tế
quốc tế, chương 2 đã đưa ra những kết quả đạt được của AEC để đánh giá hiệu quả
của các chính sách, đưa ra các số liệu để đánh giá về vị trí của Lào trong Asean,
chương 3 đưa ra mô hình SWOT của Lào từ khi AEC đi vào hoạt động đến này để
đánh giá về cơ hội, thách thức của CHDCND Lào.
4
4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
 Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trong khu vực ASEAN và trên thế giới đã
có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của các tác giả về Cộng đồng kinh tế
ASEAN. Một số sách về AEC được xuất bản tại Việt Nam như: Nguyễn Hồng Sơn
(chủ biên): Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): nội dung và lộ trình, Nhà xuất bản
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn và TS. Nguyễn Anh
Thu: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2015. Ngoài ra trên thế giới cũng đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về AEC nhưng phần lớn nghiên cứu về lộ trình hoạt động của AEC các
chính sách của AEC chứ không nghiên cứu cụ thể về tác động đến một quốc gia.
 Tình hình nghiên cứu trong nước: Một số hội thảo quốc tế được tổ chức tại
Vientiane nói về AEC như: Hội thảo quốc tế “Bối cảnh quốc tế mới và tác động đối
với Cộng đồng Kinh tế ASEAN” tổ chức tháng 10/2014, tại thủ đô Vientiane; Hội
thảo quốc tế “Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN và một số gợi ý chính sách đối
với Lào” tổ chức tháng 10/2015, tại thủ đô Vientiane. Nhưng các hội thảo quốc tế
trên diễn ra trước khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào hoạt động nên chưa thể đưa
ra những tác động và phân tích chính xác về tác động của AEC tới CHDCND Lào
5. Nguồn tài liệu
Luận án dựa trên nguồn tài liệu gốc là những thông tin chính thức lấy từ
những văn kiện, thỏa thuận, quyết định của Cộng đồng kinh tế ASEAN, văn kiện
đường lối, chính sách của Lào khi AEC đi vào hoạt động. Ngoài ra luận án cũng sử
dụng các tài liệu tìm đọc, công trình khoa học viết về Cộng đồng kinh tế ASEAN
của các tác giả trong và ngoài nước.
6. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có kết cấu gồm 4 chương. Cụ thể là:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Tổng quan về Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Chương 3: Cơ hội, thách thức đối với CHDCND Lào khi Cộng đồng Kinh tế
ASEAN đi vào hoạt động và một số khuyến nghị
5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến các quốc gia
1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được hiểu một cách đơn giản là sự gắn kết nền
kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó
các thành viên quan hệ với nhau dựa trên các nguyên tắc, quy định chung giúp các
quốc gia tăng lợi thế cạnh tranh với các quốc gia, khu vực khác và phát triển bền
vững hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các tổ chức như Liên Minh
Châu Âu (EU), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
Trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được hiểu đơn thuần là
những hoạt động giảm thuế, mở rộng thị trường. Chẳng hạn, Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT) suốt 38 năm, qua 7 vòng đàm phán cũng chỉ tập trung
vào việc giảm thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia
thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế-tài chính quốc tế, thực
hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư bao gồm các lĩnh vực:
- Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0% đối với
hàng hoá xuất nhập khẩu.
- Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với
hoạt động thương mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông (như giấy phép, tiêu
chuẩn chất lượng, vệ sinh kiểm dịch...) cần được chuẩn mực hoá theo các quy định
chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế và khu vực khác. theo các quy định
chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế và khu vực khác.
- Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại, dịch vụ, tức là tự do hoá hiện
nay có khoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo
dục, tin học đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải...
- Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường hơn nữa cho tự do hoá
thương mại.
6
- Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi
chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại, như thủ
tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh... Tại các diễn đàn quốc tế
và khu vực hiện nay, việc điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan
đến giao dịch thương mại được gọi là hoạt động thuận lợi hoá thương mại.
- Triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao
năng lực của các nước trong quá trình hội nhập.
Như vậy, có thể thấy vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay
không chỉ đơn thuần là giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở
rộng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế-thương mại, nhằm
mục tiêu mở rộng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình
và vô hình đối với trao đổi thương mại quốc tế.
1.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các quốc gia
Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện khi lực lượng sản xuất và phân
công lao động đã phát triển đến một trình độ nhất định. Ban đầu chỉ là những hình
thức buôn bán song phương, sau đó mở rộng, phát triển dưới dạng liên kết sản xuất
kinh doanh. Trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất và công nghệ thông tin đã
và đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. Tình hình đó vừa đặt
ra yêu cầu vừa tạo ra khả năng tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn cầu. Các
quốc gia ngày càng có nhiều mối quan hệ phụ thuộc nhau hơn, cần sự bổ trợ cho nhau,
đặc biệt là các mối quan hệ về kinh tế thương mại cũng như đầu tư và các mối quan hệ
khác như môi trường, dân số…Chính đây là những căn cứ thực tế để đi tới cái đích
cuối cùng của quá trình toàn cầu hoá hướng tới đó là một nền kinh tế toàn cầu thống
nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế ấy. Cụ thể những căn cứ đó là:
- Mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển đến đâu cũng tìm thấy lợi ích cho mình
khi tham gia hội nhập quốc tế. Đối với các nước phát triển họ có thể đẩy mạnh hoạt
động thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, mở rông quy mô
sản xuất, tận dụng và khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài như tài nguyên, lao
động và thị trường…cũng như gia tăng các ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình
7
trên trường quốc tế. Còn đối với các nước đang phát triển Có thể nói nhu cầu tổ
chức lại thị trường thế giới trước hết bắt nguồn từ những nước công nghiệp phát
triển, do họ ở thế mạnh nên họ thường áp đặt các quy tắc, luật chơi. Bên cạnh đó, các
nước đang phát triển khi tham gia hội nhập quốc tế vừa có yêu cầu tự bảo vệ, vừa có
yêu cầu phát triển nên cũng cần phải tham gia vào để bảo vệ và tranh thủ lợi ích cho
mình, nhất là các nước đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá (như Việt Nam,
Lào). Lợi ích ở đây là mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu, tiếp nhận vốn,
tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó sẽ tạo
ra công ăn việc làm, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được trình độ và kinh
nghiệm quản lý...Đây chính là lý do đầu tiên mà một quốc gia hội nhập quốc tế.
- Một nền công nghệ toàn cầu đang xuất hiện: Nền công nghệ cơ khí về cơ bản
vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị trường trong làm
chính, một khi chi phí vận chuyển, liên lạc còn quá đắt đỏ thì việc sản xuất, vận
chuyển, tiêu thụ các loại hàng hoá ở thị trường bên ngoài luôn có nhiều rủi ro bất
trắc và có lợi thế so sánh hạn chế. Nhưng trong những thập kỷ gần đây công nghệ
thông tin và vận tải đã có những tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc
tế xuống cả chục lần và giảm chi phí liên lạc viễn thông xuống tới vài trăm lần. Tiến
bộ công nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế
quốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính quốc gia thành công nghệ toàn cầu. Ta có
thể nêu ra một ví dụ về công nghệ may mặc. Một cái máy may dù có hiện đại cũng
chỉ có thể làm ra quần áo bán trong một địa phương hay một quốc gia, và có thể
vươn tới một vài nước gần gũi, chúng không thể được bán ở các thị trường xa xôi vì
chi phí vận tải và liên lạc cao làm mất hết lợi thế so sánh. Nhưng nhờ có tiến bộ
trong công nghệ liên lạc và vận tải nên công ty NIKE chỉ nắm hai khâu: sáng tạo,
thiết kế mẫu mã và phân phối toàn cầu (còn sản xuất do các công ty ở nhiều nước
làm), nhưng đã làm cho công nghệ may mặc có tính toàn cầu. Các công nghệ sản xuất
xe máy, máy tính, ô tô, máy bay...đã ngày càng có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn
cầu này đã thể hiện ngay từ khâu sản xuất (được phân công chuyên môn hoá ở nhiều
nước) đến khâu phân phối (tiêu thụ trên toàn cầu). Những công nghệ ngay từ khi ra
đời đã có tính toàn cầu như công nghệ vệ tinh viễn thông...đang bắt đầu xuất hiện.
8
Chính công nghệ toàn cầu này là cơ sở quan trọng đặt nền móng cho sự đẩy
mạnh quá trình toàn cầu hoá. Nhờ có công nghệ toàn cầu hoá phát triển, sự hợp tác
giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối
trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ này tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi phát triển.
- Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển: Một nền công nghệ toàn
cầu xuất hiện đã là cơ sở cho các quan hệ kinh tế toàn cầu phát triển. Đầu tiên là các
quan hệ thương mại. Chi phí vận tải liên lạc càng giảm đi, thì khả năng bán hàng đi
các thị trường xa càng tăng lên, thương mại toàn cầu càng có khả năng phát triển.
Đồng thời với quá trình phân công, chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra
gữa các quốc gia và châu lục. Các linh kiện của máy bay Boing, của ô tô, của máy
tính...đã có thể được sản xuất ở hàng chục nước khác nhau. Các quan hệ sản xuất,
thương mại có tính toàn cầu, đã kéo theo các dòng tiền tệ, vốn, dịch vụ...vận động
trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã làm cho các dòng vận động này thêm
chôi chẩy. Ngày nay lượng buôn bán tiền tệ toàn cầu một ngày đã vượt quá 1500 tỷ
USD. Thương mại điện tử xuất hiện vơi kim ngạch ngày càng tăng và đang trở
thành một loại hình buôn bán toàn cầu đầy triển vọng. Sự phát triển của công nghệ
toàn cầu và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang ngày càng xung đột với các thể chế
quốc gia, với các rào cản quốc gia. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan
hệ kinh tế toàn cầu đang xâm nhập qua biên giới các quốc gia. Bước vào thập kỷ 90
các rào cản này đã bị phá vỡ ở các quốc gia trong Liên Minh Châu Âu, và ở Bắc Mỹ
với mức độ thấp hơn. Các quốc gia ASEAN đã cam kết giảm bớt rào cản quốc gia,
các rào cản thuế quan và phi thuế quan, vừa ký kết thành công cộng đồng kinh tế
ASEAN (với các thể chế kinh tế quốc tế đã được đàm phán và đi vào hoạt động).
Các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng đã cam kết một lộ
trình giảm bỏ hàng rào này...Nhưng phải thừa nhận các rào cản này vẫn còn rất
mạnh ở nhiều nước và ngay cả ở Liên Minh Châu Âu với những hình thức biến
tướng đa dạng. Chính chúng đang cản trở quá trình toàn cầu hoá.
- Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, trở nên bức xúc và
càng đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia: Người ta có thể kể ra
ngày càng nhiều các vấn đề kinh tế toàn cầu như: thương mại, đầu tư, tiền tệ, dân
9
số, lương thực, năng lượng, môi trường...Môi trường toàn cầu ngày càng bị phá
hoại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, dân số thế giới đang
gia tăng nhanh chóng trở thành một thách thức toàn cầu, các dòng vốn toàn cầu vận
động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã làm nảy sinh các cuộc khủng hoảng
liên tiếp ở Châu Âu, Châu Mỹ, và Châu Á, vừa rồi là sự kiện Brexit (nước Anh rời
khỏi liên minh châu Âu) cũng gây tác động không nhỏ đến kinh tế thế giới và tạo
một làn sóng bất ổn với các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế khác...Cần có sự
phối hợp toàn cầu để đối phó với những thách thức đó. "Bàn tay hữu hình" của các
chính phủ chỉ hữu hiệu ở các quốc gia, còn trên phạm vi toàn cầu chúng nhiều khi
lại mâu thuẫn đối lập nhau, chứ chưa có một "bàn tay hữu hình" chung làm chức
năng điều tiết toàn cầu.
Với những căn cứ trên đây, toàn cầu hoá đang phát triển như là một xu hướng
có tính tất yếu khách quan với những đặc trưng chủ yếu là:
- Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm dần và sẽ bị xoá bỏ
trong một tương lai không xa theo các cam kết quốc tế đa phương và toàn cầu,
nghĩa là các biên giới quốc gia về thương mại, đầu tư đang bị dần biến mất-đấy là
một tiền đề quan trọng trước hết cho sự hình thành một nền kinh tế thế giới không
còn biên giới quốc gia.
- Các công ty của các quốc gia ngày càng có quyền kinh doanh tự do ở mọi
quốc gia, trên các lĩnh vực được cam kết, không có phân biệt đối xử. Đặc trưng này
rất quan trọng, vì dù như không có các biên giới quốc gia về thuế quan, nhưng các
công ty không được quyền kinh doanh tự do trên phạm vi toàn cầu, thì nền kinh tế
thế giới khó có thể hình thành được. Đặc trưng này thực chất là sự xoá bỏ các biên
giới về đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực kinh tế khác.
Nói chung, sự hình thành các khối kinh tế khu vực đã có tác động to lớn đối
với đời sống kinh tế của các quốc gia khi tham gia. Những tác động chủ yếu có thể
kể tới là:
10
- Thứ nhất, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ...trong phạm vi
khu vực cũng như là giữa các khu vực với nhau. Mức độ tự do hoá là khác nhau
nhưng không một khối kinh tế nào lại không đề cập chủ trương tự do hoá này.
- Thứ hai, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị
trường khu vực rộng lớn.
- Thứ ba, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới. Liên minh
Châu Âu ra đời với chiến lược kinh tế, an ninh chung đã làm sửng sốt các cường
quốc như Mỹ, Nhật bản, họ lo ngại Liên minh Châu Âu ra đời sẽ lấn át vai trò lãnh
đạo của Mỹ, gạt Nhật Bản ra khỏi thị trường Châu Âu...Do vậy Mỹ đã vội lập ra
khối kinh tế Bắc Mỹ; Nhật Bản đã hối thúc Diễn đàn kinh tế Châu á-Thái Bình
Dương hoạt động. Những diễn biến trên đây đã tạo ra một tình hình mới là: các
quốc gia hội nhập quốc tế không chỉ bằng sức mạnh của mình mà bằng cả sức mạnh
của cả một khối kinh tế. Các khối kinh tế có thể định ra những thể chế kinh tế quốc
tế, nguyên tắc, chính sách, luật lệ... để xử lý các bất đồng giữa các nước thành viên
một cách tốt hơn trước. Một thị trường rộng lớn, một chính sách tài chính, tiền tệ,
công nghệ, thị trường...thống nhất sẽ giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm
được một khoản chi phí, tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn cho các
công ty; các khối kinh tế sẽ trở thành những đối tác kinh tế hùng mạnh có sức cạnh
tranh lớn trên thị trường quốc tế; đồng thời những vấn đề toàn cầu không chỉ do
hàng chục quốc gia giải quyết một cách khó khăn mà chủ yếu sẽ được các khối kinh
tế trên thu xếp, hợp tác giải quyết một cách thuận lợi hơn.
- Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các khối kinh tế khu vực cũng gây ra
một số vấn đề: khả năng bảo hộ mậu dịch của các khối kinh tế khu vực sẽ lớn và
mạnh hơn; sức mạnh cạnh tranh của nó cũng lớn hơn, đe doạ các quốc gia yếu kém
khác đồng thời tạo ra một tình thế mới đó là các khối kinh tế có thể sẽ chi phối thế
giới chứ không phải chỉ là một hay vài quốc gia.
Những tác động trên đây cho ta thấy sự xuất hiện và phát triển của các khối
kinh tế khu vực là một tất yếu khách quan và có tác động tích cực, là một nấc thang
mới của quá trình quốc tế hoá. Tuy nhiên, xu hướng khu vực hoá cũng đặt ra không
11
ít vấn đề mà các quốc gia cần phải cân nhắc giải quyết, như các vấn đề về độc lập tự
chủ, an ninh chính trị, văn hoá, quyền lực của các quốc gia thành viên có phụ thuộc
vào sức mạnh kinh tế, quy mô của quốc gia không, các nước nhỏ và lạc hậu hơn có
bị chèn ép và bóc lột không, họ được lợi gì và phải trả giá cái gì...Những vấn đề này
luôn được đặt ra, được cân nhắc đối với mỗi quốc gia khi quyết định tham gia vào
một khối kinh tế khu vực.
Chính từ những căn cứ cơ sở như vậy mà ngày nay hầu hết các nước thực hiện
chính sách hội nhập. Ngay cả như Trung Quốc-một thị trường với 1,3 tỷ dân, lớn
hơn bất cứ một khu vực mậu dịch tự do nào, lại có khả năng sản xuất được hầu hết
mọi thứ, từ đơn giản đến phức tạp nhưng vẫn kiên trì chủ trương hội nhập vào nền
kinh tế thế giới , điều đó thể hiện thông qua việc Trung Quốc kiên trì đàm phán gia
nhập WTO trong suốt 14 năm.
Đương nhiên đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, kinh tế còn
yếu kém, trình độ sản xuất thấp, doanh nghiệp còn bé nhỏ, sức cạnh tranh thấp,
trình độ quản lý còn hạn chế thì hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không chỉ có
những cơ hội mà bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn thách thức lớn, nhưng nếu cứ
đứng ngoài cuộc thì khó khăn, thách thức có thể sẽ dần tăng và lớn hơn nhiều.
Quyết định đúng đắn của các quốc gia đó là chủ động hội nhập thêm nhiều tổ chức
kinh tế quốc tế song phương cũng như đa phương gắn với chủ động điều chỉnh cơ
cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ
chế quản lý, cải cách hành chính...trên cơ sở đó mà phát huy nội lực, vượt qua khó
khăn thách thức, khai thác triệt để các cơ hội để phát triển đất nước.
12
1.2. Một số thể chế kinh tế quốc tế điển hình và tác động của nó đến các quốc
gia khi tham gia.
1.2.1. Tổ chức thương mại thế giới WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết
tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám
sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc
thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào
cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2015,
WTO có 162 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho
những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số
ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của
WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO.
Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp đó là vì những thể
chế kinh tế quốc tế, những văn bản pháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng
lớn. Các hiệp định này giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt
may, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp,
các qui định về vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên
có một số các nguyên tắc hết sức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp
định. Các nguyên tắc đó chính là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên. Sau
đây là chi tiết các nguyên tắc đó.
Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này
được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử
quốc gia.
Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người bình đẳng như
nhau. Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau:
Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn
hàng được ưu đãi nhất. Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều
hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO
khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc. Nguyên tắc MFN
đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau.
13
Đối xử quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước như
nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít
nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên
tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập
khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước. Vì
thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất
trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước
thành viên WTO khác.
Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm
phán.WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá
trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán. Hàng rào thương
mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tác
dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính
sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán.
Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng.
WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và
không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảm bảo
các điều kiện công bằng trong thương mại. Các đều khoản về chống phá giá, trợ cấp
cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như Nông nghiệp,
dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra
được một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước.
Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế. Các cam kết
không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kết như vậy tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong tương lai.
Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực. WTO thừa nhận các
thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại.
Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc theo
những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo thuận lợi cho
14
thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trở thương mại
với các nước ngoài liên kết.
Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển.
WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang
phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên tắc cơ
bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và
khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ
vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành
cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và
các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ
giúp kỹ thuật cho các nước này.
Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời gây tác động vô cùng to lớn đến
các nước thành viên và đến nền kinh tế toàn thế giới. Giúp cho kinh tế thế giới phát
triển bền vững, hài hòa và công bằng hơn được thể hiện rõ ở những thể chế kinh tế
quốc tế được quy trịnh trong WTO. Ở đây, tác giả xin phân tích rõ tác động của
WTO đến các quốc gia đang phát triển (các quốc gia được đánh giá là chịu tác động
lớn hơn sau khi WTO ra đời cũng như sau khi các nước đang phát triển được là
thành viên của WTO).
- Những ảnh hưởng tích cực:
Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức quốc tế, với các thể chế
kinh tế quốc tế đa phương, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế
giới nói chung và đến nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên nói riêng. Đối với
các nước đang phát triển, gia nhập WTO đã mang lại được rất nhiều lợi ích thiết
thực đối với công cuộc phát triển kinh tế của họ. Cùng với quá trình toàn cầu hoá
kinh tế và đặc biệt là sự ra đời của WTO từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình
quân của các nước đang phát triển luôn đạt khoảng từ 4% đến 5%. Tỷ trọng kinh tế
của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, từ 13% năm
1995 lên 29% năm 1998 (chỉ 3 năm, sau khi WTO ra đời). Tỷ trọng trong thương
mại thế giới của các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 11% đến 32% trong cùng
15
thời kỳ. Đến năm 2010, theo dự báo, tỷ lệ này có thể lên tới 45%. Đặc biệt, các nền
kinh tế Đông á trong nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng nhanh đã đạt đến tỷ lệ
7% hoặc hơn (có thể kể đến như Trung Quốc, Việt Nam). Các nước Mỹ La Tinh
cũng đạt mức tăng trưởng bình quân cao; các nước Châu Phi đã dần dần bước ra
khỏi tình trạng bi đát về kinh tế. Năm 1999, Châu Phi đã đạt mức tăng trưởng 3,6%
là mức cao nhất từ hơn một thập kỷ qua. Một số nước đang phát triển có tốc độ phát
triển cao đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Đây
là những con số tổng quan về những thành công của hoạt động của tổ chức thương
mại thế giới đối với các nước đang phát triển, làm rõ thêm những ảnh hưởng tích
cực của WTO đến các mặt của nền kinh tế:
Thứ nhất, tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển là thành
viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO; được đối
xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước phát triển.
Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường của
một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều được hưởng mọi quyền lợi mà chính
phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nước mình.
Thứ hai, các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các biện
pháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viên của
WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO. Do đó cơ hội xuất khẩu của các
nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ được
mở rộng. Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá các mặt hàng
mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Thứ ba, sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động,
tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trong những ngành
nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế và
xã hội của nước đó.
Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một
môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thế
giới. Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phần của mình
16
trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được cho mình lợi
thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài.
Thứ năm, các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên được
mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản kí kinh tế, xã hội, khoa
học kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới, cũng như
tiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhau trên thế giới.
Thứ sáu, hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên
gay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi,
khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triển
bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để có thể
nâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển và
có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng toàn cầu
hoá hiện nay. Cạnh tranh với bất cứ bản chất nào thì cũng khiến cho các nước đang
phát triển có tầm nhìn tốt hơn, tiếp cận được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các
nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa cải tiến và chấp nhận
các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soát được rủi ro và thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển.
Thứ bẩy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ
dàng hơn. Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước
đang phát triển. Cái lợi của các nước đang phát triển thường xuyên xuất khẩu lao
động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiền lương mà nước
sở tại trả cho người lao động. Xuất khẩu lao động có vị trí đặc biệt đối với các nước
đang phát triển, vừa thay đổi cán cân kinh tế vừa tăng sức mua của xã hội thúc đẩy
thương mại và sản xuất nội địa. Thêm vào đó, các nước phát triển thường nhập khẩu
lao động từ các nước đang phát triển và sau thời gian làm việc cho các hãng, công
ty kinh nghiệm, tay nghề và trình độ của người lao động được nâng lên, có khả năng
tiếp cận với nền công nghiệp tiên tiến, khi trở về tổ quốc, họ sẽ trở thành nguồn
nhân lực quan trọng cho phát triển đất nước.
- Những ảnh hưởng tiêu cực:
17
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những lợi ích không nhỏ, nhận được từ
WTO, các nước đang phát triển phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của nó:
Thứ nhất, trong tổ chức thương mại thế giới, theo các nguyên tắc của nó, mọi
thành viên đều được đối xử như nhau, đều được hưởng mọi đãi ngộ MFN và NT,
các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đều được giảm dần... chính vì
vậy, thị trường tiêu thụ được mở rộng, các nước đều tập trung sản xuất theo định
hướng xuất khẩu. Do các nước đang phát triển chỉ sản xuất được các hàng công
nghiệp có giá trị thấp, không chú trọng được vào đầu tư và phát triển các ngành
công nghiệp giá trị cao và phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước phát triển.
Công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển do đó không có cơ hội để phát
triển. Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của các ngành công
nghiệp dịch vụ và lao động kỹ năng ngày càng tăng lên và cùng với nó là sự giảm
dần tầm quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng. Bên cạnh
đó, sự tiến bộ trong khoa học công nghệ cũng không chỉ làm thay đổi cơ cấu mà còn
làm thay đổi tầm quan trọng của các sản phẩm đầu vào. Các ngành công nghiệp
hiện đại ngày càng ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên, do đó chúng không còn là yếu
tố cạnh tranh quan trọng nữa. Điều này đã khiến cho các nước đang phát triển vốn
là những nước xuất khẩu hàng hoá sơ chế và nguồn lao động không kỹ năng rơi vào
tình trạng rất bất lợi.
Thứ hai, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển cũng phải chịu
những tác động rất lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đa biên của WTO:
Do định hướng xuất khẩu, nền nông nghiệp của các nước đang phát triển cùng
chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đất đai ngày càng khan
hiếm, vì một phần bị lấy đi để phát triển công nghiệp, thành thị. Sản lượng lương
thực của nhiều nước giảm đi rõ rệt. Điều đó, có nghĩa là sự sản xuất nông nghiệp tự
cung tự cấp đã không thoả mãn yêu cầu của nhân dân trong nước do sự bành trướng
của cây công nghiệp. Rất nhiều nước đang phát triển, vấn đề an ninh lương thực bị
đe doạ nghiêm trọng, buộc các nước này phải nhập khẩu lương thực từ nước ngoài,
mức độ lệ thuộc lương thực của các nước này ngày càng gia tăng.
18
Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng trở nên
rõ rệt hơn. Các nước đang phát triển phần lớn đều phải gánh chịu tình trạng dù tỷ lệ
tăng trưởng của cả nước khá cao và ngày càng gia tăng nhưng tại các khu vực nông
thôn, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại, có nơi còn tăng lên. Sự phồn vinh chỉ thấy
được tại các khu vực thành thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước
đang phát triển quá chú trọng vào phát triển công nghiệp, dẫn đến sự phát triển bất
cân đối, các nguồn lực ít được đầu tư cho nông nghiệp, nông dân không có đủ điều
kiện để phát triển sản xuất.
Thứ ba, xu hướng đô thị hoá cộng với tình trạng nguồn lực của nông thôn bị
hạn chế buộc rất nhiều nông dân ra thành phố kiếm sống. Nhiều thành phố vì thế đã
trở nên quá tải (có thể kể đến là thủ đô Hà Nội với dân số trên 10 triệu người lớn
dơn hơn cư của toàn bộ nước Lào), ngoài ra mật độ dân cư tăng lên quá nhanh, đã
khiến cho tình trạng ô nhiễm, các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông... tăng vọt.
Thứ tư, để thực hiện theo quy định của WTO, các nước đang phát triển sẽ bị
thúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo vệ và
phát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài tự
do tràn vào, gây ra các tác động xấu:
Phải mở cửa nền kinh tế khi đất nước chưa đủ tiềm lực và sự chuẩn bị đối phó
trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp trong
nước chưa đủ mạnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh với các tập đoàn lớn,
có thể các công ty, tập đoàn đó sẽ thế chân họ trên thị trường trong nước.
Hàng hoá hoặc dịch vụ nước ngoài có thể tràn ngập thị trường, thế chỗ hàng
hóa và dịch vụ nội địa do chúng có sức cạnh tranh cao hơn, như giá rẻ hơn, chất
lượng tốt hơn. Do vậy, các công ty nước ngoài sẽ ngày càng chiếm được nhiều thị
phần của khu vực nội địa.
Tình trạng chảy máu chất xám tại các nước đang phát triển gia tăng, do các
chính sách đãi ngộ cao của các nước phát triển, nhằm thu hút lao động có trình độ
cao sang làm việc cho họ. Nguồn nhân lực tại các nước đang phát triển bị thiệt hại
nặng nề, đặc biệt là nguồn nhân lực có kĩ năng cao.
19
Quá trình tự do hoá thương mại đã kéo theo nhiều vấn đề, ảnh hưởng xấu đến
nền văn hoá, lối sống tại các nước đang phát triển, du nhập nhiều sách báo, văn hoá
phẩm không lành mạnh, làm cho nhận thức của người dân bị sai lệch, do ảnh hưởng
của lối sống nước ngoài; tình trạng xung đột bạo lực ngày một gia tăng...Môi trường
bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tình trạng khai thác bừa bãi, các chất độc hại của các
khu công nghiệp thải ra môi trường không kiểm soát được. Trong xã hội, tình trạng
bất bình đẳng ngày càng trầm trọng, người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng
nghèo đi, sự bất bình đẳng vốn đã ngấm ngầm trong xã hội về giai cấp, sắc tộc, màu
da... hiện nay càng trở nên rõ rệt và sâu sắc hơn.
1.2.2. Liên minh châu Âu (EU)
Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union),
cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị
bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập
bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng Châu
Âu (EC) với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn
tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ
năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP).
Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật
pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông
tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn. EU duy trì các chính sách
chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 17 nước
thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro.
Các thể chế kinh tế quốc tế chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các
nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Lương thực chung;
- Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệp
kinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nông
nghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp.
- Chính sách về an ninh và đối ngoại (CFSP).
20
- Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ;
- Tài chính chung (sử dụng chung đồng tiền Euro);
- Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và
xã hội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những văn
bản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU) về vai trò của họ.
Đồng thời Liên minh châu Âu được quản lý bởi một loạt các thể chế sau
chung. Các thể chế chính bao gồm:
- Một nghị viện được bầu thông qua bầu cử tự do, nó cung cấp một diễn đàn
dân chủ cho việc tranh luận, mang chức năng giám hộ và giữ vai trò giám hộ trong
tiến trình lập pháp;
- Hội Đồng châu Âu, bao gồm các bộ trưởng của 15 nước thành viên và là cơ
quan chủ yếu ra quyết định;
- Uỷ Ban châu Âu đại diện cho quyền lợi của Cộng Đồng và là cơ quan thi
hành chính sách của Cộng Đồng;
- Toà án Tư pháp được đặt tại Luxembourg và đảm bảo luật pháp của Cộng
Đồng được hiểu và thực hiện theo đúng các hiệp ước;
- Toà án Kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo
một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực” và các vấn đề tài chính của Cộng
Đồng được quản lý một cách thích hợp;
- Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), được thành lập để giúp thực hiện các dự
án đóng góp vào sự phát triển cân bằng của EU.
Việc liên minh châu Âu được thành lập, phát triển qua một thời kỳ dài
(khoảng 60 năm) với một loạt các thể chế được các nước thành viên thống nhất và
ban hành gây những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến các nước thành viên.
- Những ảnh hưởng tích cực:
Về kinh tế: Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có
trình độ khoa học – kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế
21
giới, EU đã tạo một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ
sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mỹ, Nhật và sự phát triển
không ngừng của Trung Quốc.
Về chính trị: Các nước thuộc liên minh châu Âu đã thống nhất chính sách
đối nội, đối ngoại, chống lại chủ nghĩa Cộng sản và phong trào công nhân ở Tây
Âu. Có thể thấy Eu hiện nay giống như một liên bang, nhằm nhất thể hoá châu Âu
về kinh tế – chính trị, đã có ngân hàng chung và đồng tiền chung tạo ra một sức
mạnh cộng đồng hết sức to lớn và mang lại nhiều lợi thế cho khối.
- Những ảnh hưởng tiêu cực:
Có một số nước có nền kinh tế lớn mạnh hơn hẳn so với những quốc gia còn
lại như Anh, Pháp sẽ bị thiệt ở một số thể chế chung cho liên minh châu Âu như sử
dụng đồng tiền chung, ngân hàng chung. Ngoài ra rất nhiều vấn đề được thống nhất bởi
đa phần các quốc gia trong liên minh châu Âu nhưng chống lại lợi ích của các quốc gia
này. Chính vì nguyên nhân đó mà năm 2016 nước Anh đã chưng cầu dân ý về việc rời
khỏi liên minh châu Âu, kết quả là nước Anh đã chính thức rời khỏi EU gây ảnh hưởng
vô cùng lớn đến chính nước Anh và cả khối EU cũng như kinh tế thế giới.
Nhiều vấn đề nan giải đã nảy sinh sau khi xóa bỏ kiểm soát biên giới giữa các
nước như buôn lậu xuyên châu Âu, các bang đảng Mafia hoành hành, khủng bố đe
dọa toàn châu Âu trong năm 2016 vừa qua. Ngoài ra còn một loạt các vấn đề chưa
được giải quyết như vấn nạn nhập cư hàng loạt vào châu Âu, tệ nạn xã hội, bất ổn
chính chị, khủng hoảng kinh tế ở một số quốc gia tại châu Âu cũng có một phần
nhiều là do các thể chế, quy tắc mà Liên minh châu Âu đặt ra nhưng chưa thể kiểm
soát chặt chẽ được.
1.3. Một số lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế.
Thời gian gần đây, có 4 cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề phúc lợi của
hội nhập vùng và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Một trường phái
Bhagwati và Panagariya (1996), Bhagwati và Krueger (1995), Srinivasan (1998)
cho rằng hội nhập vùng là một ý tưởng tồi, làm giảm phúc lợi của các nước thành
viên và tách rời các cố gắng mở rộng tự do hoá toàn cầu của WTO. Trong khi đó
22
những người khác như Ethier (1998) lại lập luận rằng hội nhập vùng hỗ trợ hội nhập
đa phương và là bằng chứng cho thấy các nước nhỏ muốn tham gia vào hệ thống
thương mại đa phương hiện đang bị thống trị bởi các nước đã phát triển. Xét trên
khía cạnh khoảng cách, Krugman (1993) cho rằng có khả năng có các khối thương
mại tự nhiên giữa các nước láng giềng mà trong đó chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo
ra các lợi ích nếu các nước này thành lập khối thương mại vùng. Thêm vào đó còn
có một quan điểm cho rằng các nước tìm cách tham gia vào các hiệp định thương
mại vùng vì sợ bị loại trừ, hay còn gọi là lý thuyết domino về hội nhập vùng của
Balwin và Venables (1995).
Các phân tích lý thuyết về ảnh hưởng phúc lợi tiềm năng của tự do hoá thương
mại phần lớn dựa trên các mô hình tân cổ điển chịu ảnh hưởng của Ricardo trong
việc nhấn mạnh tới lợi thế so sánh tương đối và tác dụng của thương mại quốc tế
giữa các nước. Theo như khung lý thuyết của Heckscher-Ohlin-Samuelson, tự do
hoá toàn cầu sẽ giúp cho các nước đạt được cấu trúc sản xuất, thương mại và phân
công lao động theo đúng lợi thế so sánh tương đối của họ, và điều này giúp tăng
hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực và tăng phúc lợi toàn cầu. Vì thế, việc thành
lập các khối kinh tế vùng (RTA) chỉ là lựa chọn thứ hai so với tự do hoá thương mại
toàn cầu.
Lý thuyết của Viner (1950) và Meade (1955) là cơ sở cho các lý luận về việc
thiết lập các khối kinh tế vào những năm 1950-1960. Lý thuyết này tập trung vào
các khái niệm tĩnh như “tạo ra thương mại” và “chệch hướng thương mại”. Sự “tạo
ra thương mại” xảy ra khi một nước thành viên của khối kinh tế vùng tăng nhập
khẩu hàng hoá từ các nước thành viên khác trong khối có chi phí sản xuất thấp hơn
so với các nước ngoài khối, và giảm sản xuất các mặt hàng có thể nhập khẩu đó ở
trong nước. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi do giá hàng nhập khẩu thấp hơn so
với hàng trong nước. Việc hạ giá sẽ giúp tăng thu nhập thực tế, tăng nhu cầu tiêu
dùng và điều đó sẽ giúp tăng nhập khẩu và thương mại cho cả các nước trong và
ngoài khối kinh tế vùng.
Sự “chệch hướng thương mại” xảy ra khi thương mại giữa các nước thành
viên trong khối tăng lên do thuế quan ưu đãi và thay thế cho các hàng nhập khẩu
23
ngoài khối có giá thành rẻ hơn. “Chệch hướng thương mại” không chỉ gây tổn thất
cho các nước trong khối do phải trả giá hàng nhập khẩu cao hơn mà còn gây tổn
thất cho các nước ngoài khối do không xuất khẩu được hàng hoá hoặc bị bắt buộc
phải giảm giá xuất khẩu của họ để cạnh tranh.
Bhagwati và Panagariya (1996) và Panagariya (1998, 1996) lập luận rằng
RTA dường như sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và cản trở tự do hoá
thương mại đa phương. Do RTA tạo ra các ưu đãi đặc biệt cho các nước thành viên
nên nó sẽ chuyển hướng thương mại từ các nước ngoài khối có chi phí cung cấp
thấp nhất. Việc chuyển hướng thương mại này dường như sẽ lấn át việc tạo ra
thương mại, vì thế RTA sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên. Để chứng
minh điều này họ sử dụng mô hình Viner về khối kinh tế trong đó 2 nước loại bỏ
các hàng rào thương mại song phương. Nếu các nước còn lại là nhà cung cấp có chi
phí rẻ nhất và có chi phí không đổi, RTA với các nhà cung cấp có chí phí tăng sẽ
chỉ có thể làm chệch hướng thương mại. Nước thực hiện tự do hoá sẽ bị thiệt do họ
đã bỏ đi khoản thuế thu được từ hàng nhập khẩu của đối tác mới trong khi không
đạt được giá nội địa thấp hơn đối với các hàng nhập khẩu bởi phần còn lại của thế
giới mới là người đặt giá. Trong khung phân tích này, nếu đối tác thương mại chiếm
tỷ lệ càng lớn trong hàng nhập khẩu thì sự mất mát doanh thu thuế càng lớn khi
RTA được thành lập. Tương tự, đối với đối tác thương mại mà có mức thuế ban đầu
cao thì họ cũng bị thiệt từ việc thiết lập RTA bởi vì doanh thu thuế bị phân phối lại
cho người khác sẽ nhiều hơn.
De Melo và các cộng sự (1993) đưa ra một quan điểm cân bằng hơn về ảnh
hưởng phúc lợi của RTA trong một khung phân tích có tính tới cả sự ‘tạo ra thương
mại’ và “chệch hướng thương mại”. Trong trường hợp này các nước hạ thấp hàng
rào thương mại đối với các đối tác trong khối sẽ có mức giá mới trong nước thấp
hơn so với mức giá gồm cả thuế của các nhà cung cấp có chi phí ổn định (phần còn
lại của thế giới), nhưng cao hơn so với trường hợp thương mại tự do. Tác động phúc
lợi cho các nước giảm thuế nhập khẩu không rõ ràng: họ bị thiệt do chuyển hướng
nhập khẩu ra khỏi các nhà cung cấp có chi phí thấp nhất, nhưng họ lại được lợi từ
việc tổng nhập khẩu tăng lên. Trong trường hợp đó: (1) mức độ thuế nhập khẩu của
24
một khu vực nào càng cao thì lợi ích của RTA càng cao và chi phí của RTA càng
thấp; (2) thuế suất cho các nước ngoài khối sau khi RTA được thiết lập càng thấp
thì khả năng giảm nhập khẩu các hàng có giá rẻ hơn của các nước ngoàI càng thấp;
(3) mức độ bổ sung của nhu cầu nhập khẩu giữa các nước thành viên trong khối
càng lớn thì việc thiết lập RTA mang lại lợi ích càng lớn, có nghĩa là lợi ích của
RTA giữa các nước đang phát triển và đã phát triển (với cấu trúc nguồn lực khác
nhau) sẽ rất lớn.
De Rosa (1998) đưa ra mô hình của Meade trong đó giá tương đối ở thị trường
thế giới và nội địa đều có thể được điều chỉnh trong khung cân bằng tổng thể. Một
kết quả của mô hình này là nếu một nước tham gia vào RTA tăng lượng nhập khẩu
từ tất cả các nguồn khác nhau thì phúc lợi của nước đó sẽ tăng lên. Để đảm bảo rằng
không có “chệch hướng thương mại”, De Rosa gợi ý rằng các nước thành viên trong
khối nên cùng nhau giảm hàng rào thương mại đối với các nước ngoài khối. Có
nghĩa là việc thiết lập RTA trong khung cảnh tự do hoá thương mại đa phương tăng
lên có thể đem lại các ảnh hưởng về mặt phúc lợi khác với việc thiết lập RTA trong
bối cảnh bảo hộ tăng lên.
Một nhược điểm cơ bản của các lý thuyết thương mại cổ điển và tân cổ điển là
nó chỉ có thể chỉ ra chiều hướng của ảnh hưởng tuy nhiên lại không thể chỉ ra mức
độ của các ảnh hưởng đó. Chính điều này thúc đẩy việc sinh ra các lý thuyết thương
mại mới (new trade theory). Các lý thuyết thương mại mới không chỉ xem xét cấu
trúc thị trường theo kiẻu tân cổ điển mà còn tính tới các đặc điểm khác như tính
kinh tế theo quy mô, cạnh tranh không hoàn hảo, chuyển giao công nghệ, ngoại ứng
thương mại và các ảnh hưởng động khác như quan hệ giữa tự do hoá thương mại,
tăng trưởng năng suất tổng hợp của các đầu vào và tích tụ vốn. Các nghiên cứu thực
chứng về RTA tính tới các yếu tố mới trong lý thuyết thương mại mới đều tìm ra
rằng sự “tạo ra thương mại” lấn át mạnh mẽ sự “chệch hướng thương mại”, và
dường như không có một sự “chệch hướng thương mại” nào cả vì sự tăng trưởng
của các thành viên trong khối giúp mở rộng thương mại kể cả giữa các nước trong
khối và giữa các nước trong khối với phần còn lại của thế giới.
25
Một trong các hiện tượng điển hình cho việc thành lập RTA là sự tăng lên
mạnh mẽ của thương mại trong cùng ngành, đặc biệt là các hàng hoá trung gian.
Đây chính là yếu tố chính để “tạo ra thương mại”. Nguyên nhân tiềm ẩn không thể
giải thích bằng khung lý thuyết của Ricardo theo đó thương mại chủ yếu diễn ra
giữa các nước có cấu trúc nguồn lực khác nhau. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng
sự tăng lên của thương mại trong từng ngành là do RTA đưa ra các thị trường mở
rộng ổn định và cho phép các hãng đạt được tính kinh tế thông qua chuyên môn hoá
tốt hơn – quan điểm lý thuyết đưa ra bởi Adam Smith.
Khi các nước tăng cường thương mại do có các cấu trúc nguồn lực khác nhau
theo kiểu Ricardo và lập ra các RTA tạo điều kiện có các thị trường ổn định và liên
kết, thì nó cũng tạo ra các kích thích cho những người sản xuất tận dụng các lợi ích
theo kiểu của Smith.
Ngoài ra, trong các mô hình tân cổ điển thì người ta cho rằng sẽ có nhiều
thương mại giữa các nước có cấu trúc đầu vào khác nhau, nhưng thực tế trên đây lại
cho thấy phần lớn sự “tạo ra thương mại” lại xuất hiện đối với các nước có điều
kiện giống nhau. Vì thế chúng ta thấy rằng, sự khác biệt về các yếu tố sản xuất
không phải là nhân tố chủ yếu cho tăng trưởng thương mại khi thiết lập các hiệp
định thương mại vùng mà việc vận dụng các thể chế kinh tế quốc tế phù hợp mới là
chìa khóa thành công cho các hiệp định thương mại giữa các quốc gia.
26
TIÊU KẾT CHƯƠNG 1
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội
của lao động và quan hệ giữa các quốc gia. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị
trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra
dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ
thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động
mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập
quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển.
Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen
với hầu hết học sinh, sinh viên và nhân dân tại Việt Nam cũng như Lào. Trong công
sở, nhà trường, trong các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp trí,... người ta đều sử
dụng nó một cách rất thông dụng. Tuy vậy, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu
khái niệm này; đặc biệt, hiểu nó một cách đầy đủ và ngọn nghành thì càng ít hơn.
Để làm rõ những vấn đề được nêu ra ở trên, trong chương 1 của luận văn tác
giả đã đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhập quốc
tế, tập trung vào vấn đề định nghĩa và xác định bản chất, nội hàm, các hình thức và
tính chất của hội nhập quốc tế; phân tích tính tất yếu và hệ lụy của hội nhập quốc tế
như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại và là chìa khóa dẫn đến sự phát triển của
các quốc gia.
27
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
2.1.1. Cơ sở hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN
2.1.1.1. Nhu cầu tăng trưởng hợp tác của ASEAN
- Bối cảnh quốc tế và khu vực:
Sau chiến tranh lạnh, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đã tạo điều kiện cho
quá trình sản xuất phân chia ra thành nhiều công đoạn và được tiến hành ở nhiều
nơi khác nhau để tạo ra một sản phẩm cuối cùng. Kết quả là có những nền kinh tế
trở thành công xưởng và có những nền kinh tế đã bị loại ra khỏi nền kinh tế toàn
cầu. Chính vì nguyên nhân này đã buộc các nền kinh tế ASEAN vốn phụ thuộc
nhiều và gia công, xuất khẩu và luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải
liên kết chặt chẽ hơn nữa, phát huy lợi thế về quy mô để trở thành địa chỉ đầu tư hấp
dẫn đóng góp vào “chuỗi giá trị” toàn cầu.
Hợp tác kinh tế là xu thế chung của các nước, của các khu vực trên toàn thế
giới. Trong những thập kỷ gần đây, các vòng đàm phán đa phương về tự do thương
mại của WTO tại Seatle, Cancun, Doha thất mại đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt
thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực. Các nước ASEAN cũng
bị cuốn vào trào lưu này, mỗi nước thành viên đều tham gia ký kết các thỏa thuận tự
do hóa thương mại với bên ngoài. Tuy nhiên, các thỏa thuận riêng rẽ này không
mang lại lợi ích lâu dài cho các nước, nhất là trong quan hệ với các nền kinh tế lớn,
do vậy con đường để đảm bảo lợi ích lâu dài là liên kết chặt chẽ với nhau trong tổ
chức ASEAN để đạt được những thỏa thuận tự do hóa thương mại với bên ngoài ở
cấp độ hiệp hội trong khuôn khổ AEC.
- Từ bản thân các nước thành viên của AEC
Các nước thành viên ASEAN đều là các nước nhỏ, chỉ có một phương pháp
giúp các quốc gia này tiến sâu hơn và cạnh tranh hơn trong sân chơi chung của thế
giới là liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Xu thế tự do hóa đang diễn ra hết sức mạnh
mẽ trong khuôn khổ APEC với sự góp mặt của các cường quốc kinh tế lớn như Mỹ,
Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Ý tưởng về việc thành lập cộng đồng kinh tế Đông
28
Nam Á rộng lớn, một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay
buộc các nước ASEAN phải đứng trước hai lựa chọn: (1) bị hòa tan trong APEC;
liên kết Đông Á trong tương lai; (2) vươn lên đóng vai trò hạt nhân trong tiến trình
hợp tác kinh tế Đông Á và để không bị nhấn chìm trong APEC. Thành lập ASEAN
chính là con đường cho sự lựa chọn thứ hai ở trên.
ASEAN là một khu vực có nền kinh tế chưa thật sự phát triển nhưng đang diễn
ra hết sức sôi động. Các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất cho rằng Đông Nam Á
sẽ là một khu vực có nền kinh tế phát triển đặc biệt năng động trong thời gian sắp
tới, bởi những thế mạnh mà khu vực này có được cũng nhưng các thế mạnh riêng
của từng quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN
thường là các quốc gia nhỏ, nguồn vốn còn hạn chế nên việc phát huy các thế mạnh
là tương đối khó khăn. Do đó, một sự liên kết giữa các nước thành viên sẽ là một
công cụ đắc lực hỗ trợ các quốc gia tận dung thế mạnh của nội tại và sức mạnh tổng
thể để phát triển kinh tế của toàn khu vực.
Từ khi hình thành cho tới nay, hợp tác kinh tế khu vực luôn được các quốc gia
thành viên ASEAN coi như là động lực cho sự phát triển của từng nước thành viên
và là động lực phát triển cho khu vực. Điều này được thể hiện ở chỗ, các quốc gia
thành viên luôn thể hiện thiện chí hợp tác bằng việc thành lập các thiết chế hợp tác
kinh tế, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở rộng khu vực mậu dịch tự
do...
Cộng đồng kinh tế ASEAN lần đầu tiên được xác lập bằng một văn bản pháp
lý vào năm 2003 (Tuyên bố Balo II), điều đó có thể nói rằng sự ra đời của Cộng
đồng kinh tế ASEAN chính là sự phát triển khách quan và là kết quả tất yếu của quá
trình hợp tác lâu dài gần bốn thập kỷ qua của ASEAN. Ý thức về việc xác lập vai
trò của ASEAN cũng như nhận thức được giá trị của những gì mà ASEAN đã làm
được mà các quốc gia đã làm được nên các quốc gia thành viên đã rút ngắn cho sự
ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN từ năm 2020 xuống năm 2015.
Chính vì thế, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập
vào ngày 31/12/2015 ngay sau khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu lực.
29
Tuyên bố hòa hợp ASEAN nhấn mạnh: “Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập
là để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong Tầm nhìn ASEAN
2020, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có
khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được lưu chuyển tự
do và vốn cũng được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo
và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Chương trình hoạt động
Vientiane đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh
tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh
tế của ASEAN.
2.1.1.2. Sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực đầu thế kỷ 21
Như đã biết , khu vực Đông Nam Á là một khu vực có địa chính trị cực kỳ
quan trọng trong thế giới hiện đại, do đó khu vực này luôn được các nước lớn quan
tâm và gây sức ảnh hưởng. Đây cũng là lý do thúc đẩy các nước Đông Nam Á hình
thành nên cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, cục
diện thế giới có nhiều thay đổi, có ảnh hưởng nhất định đến tình hình chính trị-an
ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội tại khu vực này.
Sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế Trung Quốc: Là nền kinh tế lớn thứ hai thế
giới hiện nay, với lợi thế là một thị trường rộng lớn, tương đối thống nhất và thông
thoáng, lại có những lợi thế so sánh tương tự ASEAN nên Trung Quốc đang là nền
kinh tế cạnh tranh “mang tính sống còn” với ASEAN vốn vẫn đang là nơi bị chia
cắt bởi các rao cản thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và người lao động
giữa các nước thành viên. Thành lập AEC sẽ giúp ASEAN trở thành một thực thể
thống nhất, có khả năng bổ sung lẫn nhau, khắc phục điểm yếu của từng nước riêng
lẻ trong cạnh tranh với kinh tế Trung Quốc.
Tác động từ chiến lược kinh tế của các nước lớn: Ngay từ khi mới ra đời,
ASEAN luôn là đối tượng lôi kéo và gây ảnh hưởng về kinh tế và chính trị từ các
nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Các nước này đều coi ASEAN là một
đối tác chiến lược và tích cực lôi kéo ASEAN về phía mình hoặc ít nhất cũng không
muốn ASEAN liên minh với nước khác làm giảm ảnh hưởng của mình trong khu
30
vực. Do đó, thành lập AEC trong bối cảnh này là con đường tốt nhất để thực thi
chính sách trung lập, đứng giữa và cân bằng quyền lực giữa các nước lớn.
Khủng hoảng kinh tế: Trong hai thập kỷ vừa qua, tình hình kinh tế thế giới đã
thay đổi nhanh chóng và sâu sắc do những bất ổn về chính trị, khủng hoảng kinh tế
diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Đáng chú ý là khủng hoảng tài
chính châu Á từ năm 1997-1998, khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008
và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu từ cuối năm 2009 đến nay. Rõ ràng là những
cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ý thức phát
triển kinh tế bền vững của các quốc gia thành viên ASEAN ở chỗ, phải có sự hợp
tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên ASEAN và việc thành lập AEC là một
việc hết sức quan trọng đối với từng thành viên và đối với cả tập thể.
2.1.1.3. Nhu cầu xây dựng AEC của ASEAN
Cộng đồng kinh tế ASEAN tên đầy đủ trong tiếng Anh là “ASEAN Economic
Community” viết tắt là AEC. Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một trong 3 trụ cột của
ASEAN bao gồm: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng
Văn hóa – Xã hội. Cộng đồng kinh tế ASEAN là sự kết hợp của 10 nước thành viên
ASEAN: Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Lào và Việt Nam để đáp ứng những lợi ích chung về mặt kinh
tế cho các nước tham gia. Giống như liên minh châu Âu (EU), ASEAN là nơi tập
trung sức mạnh của các nước thành viên, tạo là lợi thế khi đàm phán với các đối tác
thương mại, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất-nhập khẩu của ASEAN được tự do
và thuận lợi hơn, một số loại hàng hóa sẽ được các nước trong khối miễn hoặc giảm
thuế nhập khẩu. Các kế hoạch này đã được thực hiện chính thức sau khi cộng đồng
kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015.
Cộng đồng kinh tế ASEAN là kết quả cuối cùng trong quá trình hối nhập kinh
tế theo tầm nhìn và chính sách của ASEAN vào năm 2020. Cộng đồng kịnh tế sẽ
giúp cải cách khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực ổn định, giàu có và có khả
năng cạnh tranh cao. Điều này dựa trên cơ sở phù hợp về lợi ích của các nước thành
viên ASEAN, tạo ra sự kết hợp sâu sắc về mặt kinh tế thông qua cách thực hiện và
những quy trình mới có kèm theo những thời hạn được xác lập chính xác. Khi tham
31
gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, các nước thành viên ASEAN phải thực hiện
nghiêm túc nguyên tác mở cửa với bên ngoài và những nguyên tắc kinh tế thị
trường, hiệp định thương mại nhiều bên, đồng thời phải giữ vững những nguyên tác
được quy định trong hiến chương ASEAN để có kết quả cao nhất. Cộng đồng kinh
tế ASEAN đã và đang giúp cho khu vực ASEAN trở thành một thị trường, một cơ
sở sản xuất duy nhất, đem lại thuận lợi trong lợi thế cạnh tranh của ASEAN. AEC
sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trong những ngành ưu tiên, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp, lao động lành nghề và tăng cường vai trò của các thể chế. ASEAN sẽ
được tổ chức thực hiện bởi những khuyến nghị của nhóm Đặc trách cấp cao (HLTF)
trong việc liên kết Cộng đồng kinh tế ASEAN đã có trong bản Tuyên bố ở Bali.
Đồng thời, Cộng đồng Kinh tế ASEAN phải giải quyết được những khác biệt
về sự phát triển của các nước thành viên, ưu tiên thúc đẩy sự liên kết của các nước
như Lào, Cambodia Myanmar và Việt Nam( LCMV). Sự liên kết tập trung vào sự
phát triển con người (khuyến khích phát triển tiềm năng), tăng cường hiểu biết lẫn
nhau, thảo luận về kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ, các biện pháp thanh toán
thương mại, nâng cao cơ sở cơ cấu, liên kết truyền thông, sự phát triển quản lý trên
mặt công nghệ qua hệ thống điện tử (eASEAN), liên kết về công nghệ trên toàn khu
vực và thúc đẩy bộ phận cá nhân tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Dựa vào những cơ sở trên, các nước ASEAN cần thực hiện chính sách tăng
cường hợp tác với bên ngoài. Cộng đồng kinh tế ASEAN đặt mục tiêu: Xây dựng
thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, là khu vực có trình độ cạnh tranh cao về mặt
kinh tế, phát triển kinh tế toàn khu vực, tạo cho khu vực có sự liên kết với kinh tế
thế giới.
Để tạo thuận lợi cho Cộng đồng ASEAN cũng như để xây dựng Cộng đồng
Kinh tế ASEAN trở thành hiện thực và hoàn thành trong tất cả các mục tiêu đã đặt
ra, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các quy định đã thỏa thuận với nhau trong thời
gian qua như: Quy định về thuế, AFTA, CETP, IAI,… để triển khai trong từng bước
cho phù hợp, bắt kịp với sự biến đổi của thế giới.
Hiệp định tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ IV (Singapore, tháng 1 năm 1992) đây là một mục tiêu
32
quan trọng giúp cho ASEAN nhất trí xây dựng khu vực Mậu dịch tự do ASEAN và
rút ngắn thời gian từ 15 năm xuống còn 10 năm. Mục đích là để khuyến khích đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài và giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng tăng lên,
đồng thời khu vực Mậu dịch tự do ASEAN cũng đã chú ý vào việc thúc đẩy hợp tác
phát triển giữa các nước thành viên ASEAN mới như CLMV, cũng như là khuyến
nghị ASEAN trở thành cơ sở sản xuất có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Thông qua khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN đã đạt được mục tiêu quan
trọng về việc cắt giảm thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các
nhóm hàng và hài hòa hơn thủ tục hải quan giữa các nước. Về thuế, liên tục tổ chức
hệ thống kiểm tra một cửa, bổ sung quy tắc xuất xứ hàng hóa (ROO) theo tỷ lệ thuế
trả góp (CEPT). Tất cả các nước thành viên phải cùng nhau thực hiện quy tắc này vì
nó là một hệ thống quan trọng trong việc xây dựng Mậu dịch tự do ASEAN. Tham
gia AFTA sẽ có một tác động trực tiếp nhất tới yếu tố giá của hàng hóa, bởi vì việc
cắt giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục buôn bán, thủ tục hải quan thì giá của hàng hóa
sẽ giảm. Các yếu tố như chất lượng, mẫu mã cũng sẽ thay đổi do sức ép cạnh tranh
trong nội bộ AFTA. Đặc biệt, tác động của khu vực mậu dịch tự do sẽ rõ ràng nhất
trong điều kiện các nước thành viên có điều kiện phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế
và buôn bán tương tự nhau như các nước ASEAN. Tính cạnh tranh sẽ rất mạnh khi
sự hợp tác và chuyên môn hóa cũng lớn. Đây cũng là những thách thức trong hợp
tác thương mại của ASEAN. Để tạo bình đẳng, các nước ASEAN cần quyết định
giá cả hàng hóa và những hệ thốn trả thuế để tạo thuận lợi cho việc báo cáo thuế đã
được quy trịnh trong hiệp định CETP. Ngoài ra cũng tiếp tục củng cố những quy
định NTMs và xóa bỏ những thách thức NTBs,…
Sáng kiến liên kết ASEAN IAI cũng là một trong những quy định quan trọng
để thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Kế hoạch IAI nhằm hỗ trợ 4 nước thành
viên mới như CLMV hội nhập khu vực. Theo đó, những nước thành viên phát triển
hơn có trách nhiệm giúp đỡ các nước thành viên mới vượt qua những thách thức và
có thể rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên ASEAN. Kế
hoạch liên kết ASEAN IAI 1 (2002-2008) hiện nay đã thực hiện được 134 dự án/kế
hoạch, thu hút đầu tư khoảng 191 tỷ đô la Mỹ từ ASEAN +6 và 20 tỷ đô la Mỹ từ
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

More Related Content

Similar to THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...NOT
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Dam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.docDam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.doctrumhaichum
 

Similar to THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG (20)

Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
 
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công tyĐề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
Đề tài: Nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với cổ đông trong công ty
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAY
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAYLuận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAY
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, HAY
 
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ  Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU TRONG BỐI CẢNH ...
 
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEANLuận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
Luận văn: Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế ASEAN
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nayHợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
Hợp tác văn hóa Việt Nam và ASEAN từ năm 1995 đến nay
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển...
 
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
Luận văn 2024 Vận tải biển Việt Nam trong quá trình hội nhập Cộng đồng kinh t...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
Đề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAOĐề tài  phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh,  ĐIỂM CAO
Đề tài phân tích tài chính công ty cổ phần xây dựng Nhật Thanh, ĐIỂM CAO
 
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOTĐề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
Đề tài: Quản lý tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước, HOT
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệpThể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
Thể chế quản lý đối với tài sản công trong các doanh nghiệp
 
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nướcLuận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
Luận văn: Quản lý đối với tài sản công trong doanh nghiệp nhà nước
 
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CHDCND LÀO TR...
 
Dam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.docDam phan kinh doanh.doc
Dam phan kinh doanh.doc
 
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntexPhân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
Phân tích tình hình tài chính của công ty tnhh suntex
 
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quanLuận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
Luận văn: Quản lí nhà nước về Hải quan tại Chi cục Hải quan
 
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội BàiLuận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
Luận văn: Quản lý hải quan tại Chi cục hải quan sân bay Nội Bài
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...
Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...
Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt NamĐề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Namlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...
Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...
Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...
Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...
Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...
Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...
Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...
Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...
Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...
Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...
Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hàng
Chuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hàngChuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hàng
Chuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hànglamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...
Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa  tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa  tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...
Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...
Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...
Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu một số dạng bài tập chuyên s...
 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
 
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường Nghiên cứu mô hình giám sát thảm họa và...
 
Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...
Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...
Đề tài khoa học sinh viên năm 2021 Các biện pháp ngăn chặn trong Luật tố tụng...
 
Đề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco Toco
Đề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco TocoĐề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco Toco
Đề tài Hành vi khách hàng tại doanh nghiệp Toco Toco
 
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt NamĐề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
Đề tài Chiến lược CRM đề xuất cho mảng dịch vụ gọi xe của Grab tại Việt Nam
 
Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...
Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...
Đề án môn học Quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing tại k...
 
Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...
Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...
Đề án Chính sách nguồn nhân lực Phân tích và đánh giá chính sách tuyển dụng n...
 
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
 
Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...
Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...
Dự án Quản trị kinh doanh Kế hoạch kinh doanh đồ sứ decor tại Công ty TNHH và...
 
Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...
Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...
Doctoral thesis summary Business administration Development of Non Nuoc tradi...
 
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phân tích hoạt động marketing online của Công t...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...
Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...
Chuyên đề tốt nghiệp Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoạt động cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Công...
 
Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...
Chuyên đề tốt nghiệp Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng tại công ty cổ phần...
 
Chuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hàng
Chuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hàngChuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hàng
Chuyên đề Quy trình quản lý an toàn trong quá trình làm hàng
 
Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...
Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa  tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa  tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...
Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa tại UBND xã Vạn Thọ, huyện Đại Từ, t...
 
Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...
Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...
Báo cáo Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp Dự án dịch vụ cưới hỏi tr...
 
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
Báo cáo thực tập Xây dựng hệ thống BSC - KPI cho Công ty TNHH đóng gói và cun...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chăm sóc khách...
 

Recently uploaded

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptphanai
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họchelenafalet
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdflevanthu03031984
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpaminh0502
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1mskellyworkmail
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hàlamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 

Recently uploaded (20)

Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
Hoàn thiện công tác kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước huyện Tri Tôn – t...
 
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.pptNHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
NHững vấn đề chung về Thuế Tiêu thụ đặc biệt.ppt
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa họcChương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
Chương 6: Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội khoa học
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
TỔNG HỢP HƠN 100 ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT HÓA HỌC 2024 - TỪ CÁC TRƯỜNG, TRƯ...
 
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdfĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
ĐỀ SỐ 1 Của sở giáo dục đào tạo tỉnh NA.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệpQuản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
Quản trị cơ sở Giáo dục nghề nghiệp
 
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
Everybody Up 1 - Unit 5 - worksheet grade 1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
Mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Mar...
 
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌCTIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TIỂU LUẬN MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng HàLuận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
Luận văn 2024 Tuyển dụng nhân lực tại Công ty cổ phần in Hồng Hà
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 

THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế MOUNYALITH PATHOUMMASENG
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net HÀ NỘI - 2017
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào khi cộng đồng kinh tế Asean (AEC) đi vào hoạt động Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên học viên : Mounyalith Pathoummaseng NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS. TS. BÙI ANH TUẤN HÀ NỘI - 2017
  • 4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của CHDCND Lào. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2017 Học viên ` MOUNYALITH PATHOUMMASENG
  • 5. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả luận văn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS. Bùi Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả cũng xin cảm ơn Khoa Đào tạo sau Đại Học, Đại học Ngoại Thương cùng các giảng viên trong và ngoài trường Đại học Ngoại Thương đã nhiệt tình giảng bài, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Đại học Ngoại Thương. Cuối cùng, tác giả xin gửi tới gia đình và tất cả bạn bè lòng biết ơn chân thành. Sự tin tưởng của gia đình luôn là nguồn cổ vũ, động viên to lớn cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành tốt luận văn của mình. Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2017 Học viên MOUNYALITH PATHOUMMASENG
  • 6. iii MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v DANH MỤC BIỂU..................................................................................................vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... viii LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 5 1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến các quốc gia ...........................................................................................................................5 1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế..........................................................5 1.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các quốc gia.........................6 1.2. Một số thể chế kinh tế quốc tế điển hình và tác động của nó đến các quốc gia khi tham gia...................................................................................................12 1.2.1. Tổ chức thương mại thế giới WTO ........................................................12 1.2.2. Liên minh châu Âu (EU) ........................................................................19 1.3. Một số lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế.............................................21 TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 .........................................................................................26 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN .................27 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.....27 2.1.1. Cơ sở hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN.......................................27 2.1.2. Lịch sự hình thành và các cột mốc quan trọng của AEC .......................33 2.2. Tổng quan về Cộng đồng AEC ...................................................................34 2.2.1. Mục tiêu..................................................................................................35 2.2.2. Bản chất của AEC ..................................................................................37 2.2.3. Các hiệp định chính trong AEC .............................................................38 TIÊU KẾT CHƯƠNG 2 .........................................................................................47 CHƯƠNG 3: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG..........................................................................................................49 3.1. CHDCND Lào và vị trí trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN .....................49 3.1.1. Khái quát về CHDCND Lào ..................................................................49
  • 7. iv 3.1.2. Vị thế của CHDCND Lào trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN...............50 3.1.3. Phân tích nền kinh tế Lào so với các quốc gia ASEAN theo mô hình SWOT...............................................................................................................53 3.2. Phân tích cơ hội của CHDCND Lào ..........................................................55 3.3. Phân tích thách thức của CHDCND Lào...................................................63 3.4. Một số khuyến nghị đến chính phủ và doanh nghiệp Lào.......................67 3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ..................................................67 3.4.2. Đề xuất đối với các doanh nghiệp ..........................................................70 TIÊU KẾT CHƯƠNG 3 .........................................................................................73 KẾT LUẬN..............................................................................................................75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................76
  • 8. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt ACIA ASEAN Comprehensive Investment Agreement Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC Blueprint ASEAN Economic Community Blueprint Kế hoạch tổng thể về cộng đồng kinh tế ASEAN AEM ASEAN Economic Ministers Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN AFAS ASEAN Framework Agreement on Services Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AHTN ASEAN Harmonized Tariff Schedule Biểu thuế quan chung ASEAN (Danh mục biểu thuế quan hài hòa ASEAN) AIA ASEAN Investment Agreement Hiệp định khung về hoạt động đầu tư ASEAN AMS ASEAN Members Các quốc gia thành viên ASEAN ASEAN Association of Southeast Asian Countries Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN 6 Singapore, Thái Lan, Indonesia, Bruney, Philipin, Malaysia Asean Stats ASEAN Statistics Bộ phận thống kê ASEAN ASW ASEAN Single Window Cơ chế một cửa ASEAN ATIGA ASEAN Trade in Goods Agreement Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN AUN ASEAN University Network Mạng lưới Đại học ASEAN BRICS Brazil, Russia, Indonesia, China, South Africa Brazil, Nga, Indonesia, Trung Quốc, Nam Phi
  • 9. vi CLMN (ASEAN 4) Campuchia, Laos, Myanmar, Viet Nam Campuchia, Lào, Myanma, Việt Nam E-ASEAN Ecommerce ASEAN Thương mại điện tử ASEAN EU European Union Liên minh Châu Âu FAST500 Bảngxếp hạng(BXH)500doanhnghiệp có tốcđộ tăngtrưởngcaonhất FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Area Khu vực thương mại (mậu dịch) tự do HLTF High Level Task Force Nhóm đặc trách cao cấp IGA ASEAN Investment Guarantee Agreement Hiệp định Bảo lãnh Đầu tư ASEAN IPR Intellectual Property Rights Quyền sở hữu trí tuệ MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ NSWs National Single Windows Cơ chế một cửa quốc gia RCEP Regional Comprehensive Economic Partnership Agrement Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ROO Rules Of Origin Quy tắc xuất xứ hàng hóa SEOM ASEAN Economic Senior Officials Meeting Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN CHDCND Lào Lao People’s Democratic Republic Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào SME Small and Medium Enterprise Doanh nghiệp vừa và nhỏ TEL Temporary Exclusion List Danh mục loại trừ tạm thời WCO World Customs Organization Cơ quan hải quan thế giới HS HS Code Mã phân loại hàng hóa của hải quan
  • 10. vii DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế của các nước ASEAN năm 2015 (đvt: %) ...................51 Biểu đồ 3.2. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu của Lào sang các châu lục 2013 .....52 Biểu đồ 3.3: Tổng quan FDI của Lào qua các năm...................................................60 Biểu đồ 3.4: Năng lực cạnh tranh quốc gia của Lào so với các quốc gia khác trong khu vực ASEAN năm 2015.......................................................................................61
  • 11. viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu xác định khái quát về Cộng đồng ASEAN và Cộng đồng Kinh tế ASEAN, vị trí của Lào trong Cộng đồng ASEAN từ đó sẽ xác định những yêu cầu cấp thiết để thiết kế xây dựng và phát triển bền vững thể chế kinh tế, đồng thời đưa khuyến nghị chính sách của Lào khi AEC đi vào hoạt động được hơn một năm. Xác định được những cơ hội và thách thức của chính phủ và của doanh nghiệp tại Lào. Đề ra được những giải pháp để giảm thiểu những khó khăn mà chính phủ mà doanh nghiệp Lào gặp phải khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN đi vào hoạt động
  • 12. 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu thế phát triển nổi bật hiện nay trên thế giới với sự tồn tại của hàng loạt các tổ chức, các liên kết khu vực liên kết giữa các quốc gia: WTO, ASEAN, EU, BRICS,….thông qua các Hiệp định được ký kết. Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á (ASEAN) đang khẳng định là một trong những hợp tác khu vực thành công trên thế giới, đặc biệt trên phương diện kinh tế được thể hiện thông qua liên kết nội khối: Khu vực mậu dịch tự do thương mại AFTA. Hợp tác kinh tế trong ASEAN đã giúp nền kinh tế của các quốc gia thành viên tăng trưởng mạnh, phát triển tiềm năng và tạo dựng được vị thế trên trường quốc tế. Sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là sự tiếp nối của AFTA nhằm tiến tới một mức độ hội nhập kinh tế cao hơn trong sự phát triển không ngừng của khối. Các quốc gia thành viên đã và đang có được những lợi ích như tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, tạo ra nhiều việc làm hơn, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn, phân bổ nguồn lực tốt hơn, tăng cường năng lực sản xuất và tính cạnh tranh. Tuy nhiên cũng chính AEC tạo ra cho các quốc gia những thách thức trong việc hội nhập như vấn đề năng lực cạnh tranh quốc gia và của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong thương mại hàng hóa khi mà thuế và các rào cản phi thuế quan được loại bỏ. Đối với CHDCND Lào, Đảngvà nhà nước Lào đã xác định ASEAN là đối tác chiến lược– mộttrongnhữngtrụ cột quan trọng trong tiến trình thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, ASEAN cũng là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và là động lực quan trọng giúp nền kinh tế Lào duy trì tốc độ tăng trưởngtrong nhiều năm qua. Doanh nghiệp là hạt nhân cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việc CHDCND Lào tham gia và phát triển trong AEC nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển. Tuy nhiên, hiện nay rất ít các doanh nghiệp tại Lào, đặc biệt là các doanh
  • 13. 2 nghiệp tư nhân có hiểu biết rõ và có quan tâm tới vấn đề này. Vậy, liệu các doanh nghiệp có nhận thức được những cơ hội và thách thức của việc tham gia vào AEC? Khi mà AEC đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động được hơn một năm. Làm thế nào để các doanh nghiệp Lào có đủ sức cạnh tranh và phát triển trong một thị trường chung 600 triệu dân? Đây là những câu hỏi đang được đặt ra. Thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài: “Thách thức và cơ hội đối với nền kinh tế Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào khi cộng đồng kinh tế Asean (AEC) đi vào hoạt động” làm đề tài luận văn của mình với mục đích nhằm nghiên cứu và đánh giá về sự chuẩn bị và tiếp cận của doanh nghiệp Lào và đưa ra những giải pháp giúp các chính phủ và doanh nghiệp thích ứng hơn trong xu thế tự do hóa và hội nhập kinh tế hiện nay. 2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu bao gồm những chính sách, nội dung, kế hoạch thực hiện AEC, các cam kết thực hiện của Lào, năng lực cạnh tranh và những cơ hội, thách thức cho chính phủ và doanh nghiệp Lào khi AEC đã chính thức đi vào hoạt động. Mục đích nghiên cứu là để đưa ra các giải pháp trong phát triển kinh tế nhằm giúp chính phủ và các doanh nghiệp Lào tăng cường khả năng cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư FDI, phát triển kinh tế đặc biệt là từ khi AEC đi vào hoạt động ngày 31/12/2015 thông qua các câu hỏi sau: - Vị trí của Lào trong Cộng đồng kinh tế Asean đang ở đâu? - Lào có cơ hội và thách thức gì khi AEC đi vào hoạt động? - Làm thế nào để doanh nghiệp và chính phủ Lào thu hút được nhiều vốn FDI, tăng cường được năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế tốt hơn? 3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Là các cam kết nội khối của ASEAN và của Lào Về thời gian: Các mốc thời gian, văn kiện kể từ khi ASEAN đi vào hoạt động
  • 14. 3 từ 31/12/2015 đến nay. Về không gian: Là Lào theo phạm vi địa lý mở rộng, tức là không chỉ bó hẹp ở Lào mà không gian có thể là các quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Lào như các quốc gia ASEAN, Trung Quốc. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn: - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ các báo cáo, văn bản, văn kiện từ nhiều lĩnh vực khác nhau để đưa ra một kết luận chung nhất. Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong chương 2 và chương 3 của luận văn để đưa ra những kết luận sự ảnh hưởng của AEC đến CHDCND Lào từ khi AEC đi vào hoạt động. - Phương pháp liệt kê: Liệt kê và chỉ ra các số liệu thực hiện tương ứng với mỗi nội dung cụ thể. Phương pháp này được sử dụng trong chương của luận văn như liệt kê ra năng lực canh tranh của Lào trong Asean, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào Lào qua các năm từ 2011-2016, cơ cấu kinh tế của CHDCND Lào từ đó đưa ra kết luận về kinh tế Lào so với các nước trong Asean. - Phương pháp so sánh: so sánh sự tương đồng của các nội dung tại các đối tượng khác nhau để đưa ra nhận xét. Phương pháp so sánh được sử dụng trong chương 3, so sánh nền kinh tế Lào với Việt Nam, Thái Lan là những quốc gia tiếp giáp với Lào. - Phương pháp đánh giá: dựa trên những số liệu và kết quả đạt được để đưa ra đánh giá một cách khái quát về những gì đã đạt được và chưa đạt được. Phương pháp đánh giá được sử dụng trong cả 3 chương của luận văn. Chương 1 đã đưa ra những kết quả đạt được của WTO, EU để đánh giá về hiệu quả của hội nhập kinh tế quốc tế, chương 2 đã đưa ra những kết quả đạt được của AEC để đánh giá hiệu quả của các chính sách, đưa ra các số liệu để đánh giá về vị trí của Lào trong Asean, chương 3 đưa ra mô hình SWOT của Lào từ khi AEC đi vào hoạt động đến này để đánh giá về cơ hội, thách thức của CHDCND Lào.
  • 15. 4 4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước  Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trong khu vực ASEAN và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác động của các tác giả về Cộng đồng kinh tế ASEAN. Một số sách về AEC được xuất bản tại Việt Nam như: Nguyễn Hồng Sơn (chủ biên): Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC): nội dung và lộ trình, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2009. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn và TS. Nguyễn Anh Thu: Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): bối cảnh và kinh nghiệm quốc tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015. Ngoài ra trên thế giới cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về AEC nhưng phần lớn nghiên cứu về lộ trình hoạt động của AEC các chính sách của AEC chứ không nghiên cứu cụ thể về tác động đến một quốc gia.  Tình hình nghiên cứu trong nước: Một số hội thảo quốc tế được tổ chức tại Vientiane nói về AEC như: Hội thảo quốc tế “Bối cảnh quốc tế mới và tác động đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN” tổ chức tháng 10/2014, tại thủ đô Vientiane; Hội thảo quốc tế “Hướng tới Cộng đồng kinh tế ASEAN và một số gợi ý chính sách đối với Lào” tổ chức tháng 10/2015, tại thủ đô Vientiane. Nhưng các hội thảo quốc tế trên diễn ra trước khi Cộng đồng kinh tế ASEAN đi vào hoạt động nên chưa thể đưa ra những tác động và phân tích chính xác về tác động của AEC tới CHDCND Lào 5. Nguồn tài liệu Luận án dựa trên nguồn tài liệu gốc là những thông tin chính thức lấy từ những văn kiện, thỏa thuận, quyết định của Cộng đồng kinh tế ASEAN, văn kiện đường lối, chính sách của Lào khi AEC đi vào hoạt động. Ngoài ra luận án cũng sử dụng các tài liệu tìm đọc, công trình khoa học viết về Cộng đồng kinh tế ASEAN của các tác giả trong và ngoài nước. 6. Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn có kết cấu gồm 4 chương. Cụ thể là: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Tổng quan về Cộng đồng Kinh tế ASEAN Chương 3: Cơ hội, thách thức đối với CHDCND Lào khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN đi vào hoạt động và một số khuyến nghị
  • 16. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến các quốc gia 1.1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được hiểu một cách đơn giản là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau dựa trên các nguyên tắc, quy định chung giúp các quốc gia tăng lợi thế cạnh tranh với các quốc gia, khu vực khác và phát triển bền vững hơn. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các tổ chức như Liên Minh Châu Âu (EU), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trước kia, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được hiểu đơn thuần là những hoạt động giảm thuế, mở rộng thị trường. Chẳng hạn, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) suốt 38 năm, qua 7 vòng đàm phán cũng chỉ tập trung vào việc giảm thuế. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế-tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư bao gồm các lĩnh vực: - Đàm phán cắt giảm thuế quan, tiến tới thực hiện thuế suất bằng 0% đối với hàng hoá xuất nhập khẩu. - Giảm thiểu, tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan gây cản trở đối với hoạt động thương mại. Những biện pháp phi thuế phổ thông (như giấy phép, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh kiểm dịch...) cần được chuẩn mực hoá theo các quy định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế và khu vực khác. theo các quy định chung của WTO hoặc các thông lệ quốc tế và khu vực khác. - Giảm thiểu các hạn chế đối với thương mại, dịch vụ, tức là tự do hoá hiện nay có khoảng 12 nhóm dịch vụ được đưa vào đàm phán, từ dịch vụ tư vấn giáo dục, tin học đến các dịch vụ tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải... - Giảm thiểu các hạn chế đối với đầu tư để mở đường hơn nữa cho tự do hoá thương mại.
  • 17. 6 - Điều chỉnh chính sách quản lý thương mại theo những quy tắc và luật chơi chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại, như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh... Tại các diễn đàn quốc tế và khu vực hiện nay, việc điều chỉnh và hài hoà các thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại được gọi là hoạt động thuận lợi hoá thương mại. - Triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập. Như vậy, có thể thấy vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh hiện nay không chỉ đơn thuần là giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan mà đã được mở rộng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến chính sách kinh tế-thương mại, nhằm mục tiêu mở rộng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ, loại bỏ các rào cản hữu hình và vô hình đối với trao đổi thương mại quốc tế. 1.1.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến các quốc gia Hợp tác kinh tế giữa các quốc gia xuất hiện khi lực lượng sản xuất và phân công lao động đã phát triển đến một trình độ nhất định. Ban đầu chỉ là những hình thức buôn bán song phương, sau đó mở rộng, phát triển dưới dạng liên kết sản xuất kinh doanh. Trong thời đại ngày nay, lực lượng sản xuất và công nghệ thông tin đã và đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. Tình hình đó vừa đặt ra yêu cầu vừa tạo ra khả năng tổ chức lại thị trường trong phạm vi toàn cầu. Các quốc gia ngày càng có nhiều mối quan hệ phụ thuộc nhau hơn, cần sự bổ trợ cho nhau, đặc biệt là các mối quan hệ về kinh tế thương mại cũng như đầu tư và các mối quan hệ khác như môi trường, dân số…Chính đây là những căn cứ thực tế để đi tới cái đích cuối cùng của quá trình toàn cầu hoá hướng tới đó là một nền kinh tế toàn cầu thống nhất không còn biên giới quốc gia về kinh tế ấy. Cụ thể những căn cứ đó là: - Mỗi quốc gia dù ở trình độ phát triển đến đâu cũng tìm thấy lợi ích cho mình khi tham gia hội nhập quốc tế. Đối với các nước phát triển họ có thể đẩy mạnh hoạt động thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ ra nước ngoài, mở rông quy mô sản xuất, tận dụng và khai thác được các nguồn lực từ bên ngoài như tài nguyên, lao động và thị trường…cũng như gia tăng các ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình
  • 18. 7 trên trường quốc tế. Còn đối với các nước đang phát triển Có thể nói nhu cầu tổ chức lại thị trường thế giới trước hết bắt nguồn từ những nước công nghiệp phát triển, do họ ở thế mạnh nên họ thường áp đặt các quy tắc, luật chơi. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển khi tham gia hội nhập quốc tế vừa có yêu cầu tự bảo vệ, vừa có yêu cầu phát triển nên cũng cần phải tham gia vào để bảo vệ và tranh thủ lợi ích cho mình, nhất là các nước đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá (như Việt Nam, Lào). Lợi ích ở đây là mở rộng thị trường cho hàng hoá xuất khẩu, tiếp nhận vốn, tranh thủ được kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thông qua đầu tư trực tiếp, nhờ đó sẽ tạo ra công ăn việc làm, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, học tập được trình độ và kinh nghiệm quản lý...Đây chính là lý do đầu tiên mà một quốc gia hội nhập quốc tế. - Một nền công nghệ toàn cầu đang xuất hiện: Nền công nghệ cơ khí về cơ bản vẫn là một nền công nghệ có tính quốc gia, vì nó luôn phải lấy thị trường trong làm chính, một khi chi phí vận chuyển, liên lạc còn quá đắt đỏ thì việc sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ các loại hàng hoá ở thị trường bên ngoài luôn có nhiều rủi ro bất trắc và có lợi thế so sánh hạn chế. Nhưng trong những thập kỷ gần đây công nghệ thông tin và vận tải đã có những tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm chi phí vận tải quốc tế xuống cả chục lần và giảm chi phí liên lạc viễn thông xuống tới vài trăm lần. Tiến bộ công nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tế, nó đã biến các công nghệ có tính quốc gia thành công nghệ toàn cầu. Ta có thể nêu ra một ví dụ về công nghệ may mặc. Một cái máy may dù có hiện đại cũng chỉ có thể làm ra quần áo bán trong một địa phương hay một quốc gia, và có thể vươn tới một vài nước gần gũi, chúng không thể được bán ở các thị trường xa xôi vì chi phí vận tải và liên lạc cao làm mất hết lợi thế so sánh. Nhưng nhờ có tiến bộ trong công nghệ liên lạc và vận tải nên công ty NIKE chỉ nắm hai khâu: sáng tạo, thiết kế mẫu mã và phân phối toàn cầu (còn sản xuất do các công ty ở nhiều nước làm), nhưng đã làm cho công nghệ may mặc có tính toàn cầu. Các công nghệ sản xuất xe máy, máy tính, ô tô, máy bay...đã ngày càng có tính toàn cầu sâu rộng. Tính toàn cầu này đã thể hiện ngay từ khâu sản xuất (được phân công chuyên môn hoá ở nhiều nước) đến khâu phân phối (tiêu thụ trên toàn cầu). Những công nghệ ngay từ khi ra đời đã có tính toàn cầu như công nghệ vệ tinh viễn thông...đang bắt đầu xuất hiện.
  • 19. 8 Chính công nghệ toàn cầu này là cơ sở quan trọng đặt nền móng cho sự đẩy mạnh quá trình toàn cầu hoá. Nhờ có công nghệ toàn cầu hoá phát triển, sự hợp tác giữa các quốc gia, các tập đoàn kinh doanh có thể mở rộng từ sản xuất đến phân phối trên phạm vi toàn cầu, những quan hệ này tuỳ thuộc lẫn nhau cùng có lợi phát triển. - Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển: Một nền công nghệ toàn cầu xuất hiện đã là cơ sở cho các quan hệ kinh tế toàn cầu phát triển. Đầu tiên là các quan hệ thương mại. Chi phí vận tải liên lạc càng giảm đi, thì khả năng bán hàng đi các thị trường xa càng tăng lên, thương mại toàn cầu càng có khả năng phát triển. Đồng thời với quá trình phân công, chuyên môn hoá sản xuất càng có thể diễn ra gữa các quốc gia và châu lục. Các linh kiện của máy bay Boing, của ô tô, của máy tính...đã có thể được sản xuất ở hàng chục nước khác nhau. Các quan hệ sản xuất, thương mại có tính toàn cầu, đã kéo theo các dòng tiền tệ, vốn, dịch vụ...vận động trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ thông tin đã làm cho các dòng vận động này thêm chôi chẩy. Ngày nay lượng buôn bán tiền tệ toàn cầu một ngày đã vượt quá 1500 tỷ USD. Thương mại điện tử xuất hiện vơi kim ngạch ngày càng tăng và đang trở thành một loại hình buôn bán toàn cầu đầy triển vọng. Sự phát triển của công nghệ toàn cầu và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang ngày càng xung đột với các thể chế quốc gia, với các rào cản quốc gia. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và các quan hệ kinh tế toàn cầu đang xâm nhập qua biên giới các quốc gia. Bước vào thập kỷ 90 các rào cản này đã bị phá vỡ ở các quốc gia trong Liên Minh Châu Âu, và ở Bắc Mỹ với mức độ thấp hơn. Các quốc gia ASEAN đã cam kết giảm bớt rào cản quốc gia, các rào cản thuế quan và phi thuế quan, vừa ký kết thành công cộng đồng kinh tế ASEAN (với các thể chế kinh tế quốc tế đã được đàm phán và đi vào hoạt động). Các nước thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO cũng đã cam kết một lộ trình giảm bỏ hàng rào này...Nhưng phải thừa nhận các rào cản này vẫn còn rất mạnh ở nhiều nước và ngay cả ở Liên Minh Châu Âu với những hình thức biến tướng đa dạng. Chính chúng đang cản trở quá trình toàn cầu hoá. - Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều, trở nên bức xúc và càng đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia: Người ta có thể kể ra ngày càng nhiều các vấn đề kinh tế toàn cầu như: thương mại, đầu tư, tiền tệ, dân
  • 20. 9 số, lương thực, năng lượng, môi trường...Môi trường toàn cầu ngày càng bị phá hoại, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị cạn kiệt, dân số thế giới đang gia tăng nhanh chóng trở thành một thách thức toàn cầu, các dòng vốn toàn cầu vận động tự do không có sự phối hợp điều tiết đã làm nảy sinh các cuộc khủng hoảng liên tiếp ở Châu Âu, Châu Mỹ, và Châu Á, vừa rồi là sự kiện Brexit (nước Anh rời khỏi liên minh châu Âu) cũng gây tác động không nhỏ đến kinh tế thế giới và tạo một làn sóng bất ổn với các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế khác...Cần có sự phối hợp toàn cầu để đối phó với những thách thức đó. "Bàn tay hữu hình" của các chính phủ chỉ hữu hiệu ở các quốc gia, còn trên phạm vi toàn cầu chúng nhiều khi lại mâu thuẫn đối lập nhau, chứ chưa có một "bàn tay hữu hình" chung làm chức năng điều tiết toàn cầu. Với những căn cứ trên đây, toàn cầu hoá đang phát triển như là một xu hướng có tính tất yếu khách quan với những đặc trưng chủ yếu là: - Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang giảm dần và sẽ bị xoá bỏ trong một tương lai không xa theo các cam kết quốc tế đa phương và toàn cầu, nghĩa là các biên giới quốc gia về thương mại, đầu tư đang bị dần biến mất-đấy là một tiền đề quan trọng trước hết cho sự hình thành một nền kinh tế thế giới không còn biên giới quốc gia. - Các công ty của các quốc gia ngày càng có quyền kinh doanh tự do ở mọi quốc gia, trên các lĩnh vực được cam kết, không có phân biệt đối xử. Đặc trưng này rất quan trọng, vì dù như không có các biên giới quốc gia về thuế quan, nhưng các công ty không được quyền kinh doanh tự do trên phạm vi toàn cầu, thì nền kinh tế thế giới khó có thể hình thành được. Đặc trưng này thực chất là sự xoá bỏ các biên giới về đầu tư, dịch vụ và các lĩnh vực kinh tế khác. Nói chung, sự hình thành các khối kinh tế khu vực đã có tác động to lớn đối với đời sống kinh tế của các quốc gia khi tham gia. Những tác động chủ yếu có thể kể tới là:
  • 21. 10 - Thứ nhất, thúc đẩy tự do hoá thương mại, đầu tư và dịch vụ...trong phạm vi khu vực cũng như là giữa các khu vực với nhau. Mức độ tự do hoá là khác nhau nhưng không một khối kinh tế nào lại không đề cập chủ trương tự do hoá này. - Thứ hai, thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các quốc gia, tạo lập những thị trường khu vực rộng lớn. - Thứ ba, thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá đời sống kinh tế thế giới. Liên minh Châu Âu ra đời với chiến lược kinh tế, an ninh chung đã làm sửng sốt các cường quốc như Mỹ, Nhật bản, họ lo ngại Liên minh Châu Âu ra đời sẽ lấn át vai trò lãnh đạo của Mỹ, gạt Nhật Bản ra khỏi thị trường Châu Âu...Do vậy Mỹ đã vội lập ra khối kinh tế Bắc Mỹ; Nhật Bản đã hối thúc Diễn đàn kinh tế Châu á-Thái Bình Dương hoạt động. Những diễn biến trên đây đã tạo ra một tình hình mới là: các quốc gia hội nhập quốc tế không chỉ bằng sức mạnh của mình mà bằng cả sức mạnh của cả một khối kinh tế. Các khối kinh tế có thể định ra những thể chế kinh tế quốc tế, nguyên tắc, chính sách, luật lệ... để xử lý các bất đồng giữa các nước thành viên một cách tốt hơn trước. Một thị trường rộng lớn, một chính sách tài chính, tiền tệ, công nghệ, thị trường...thống nhất sẽ giúp cho các quốc gia thành viên tiết kiệm được một khoản chi phí, tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn cho các công ty; các khối kinh tế sẽ trở thành những đối tác kinh tế hùng mạnh có sức cạnh tranh lớn trên thị trường quốc tế; đồng thời những vấn đề toàn cầu không chỉ do hàng chục quốc gia giải quyết một cách khó khăn mà chủ yếu sẽ được các khối kinh tế trên thu xếp, hợp tác giải quyết một cách thuận lợi hơn. - Thứ tư, sự hình thành và phát triển của các khối kinh tế khu vực cũng gây ra một số vấn đề: khả năng bảo hộ mậu dịch của các khối kinh tế khu vực sẽ lớn và mạnh hơn; sức mạnh cạnh tranh của nó cũng lớn hơn, đe doạ các quốc gia yếu kém khác đồng thời tạo ra một tình thế mới đó là các khối kinh tế có thể sẽ chi phối thế giới chứ không phải chỉ là một hay vài quốc gia. Những tác động trên đây cho ta thấy sự xuất hiện và phát triển của các khối kinh tế khu vực là một tất yếu khách quan và có tác động tích cực, là một nấc thang mới của quá trình quốc tế hoá. Tuy nhiên, xu hướng khu vực hoá cũng đặt ra không
  • 22. 11 ít vấn đề mà các quốc gia cần phải cân nhắc giải quyết, như các vấn đề về độc lập tự chủ, an ninh chính trị, văn hoá, quyền lực của các quốc gia thành viên có phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế, quy mô của quốc gia không, các nước nhỏ và lạc hậu hơn có bị chèn ép và bóc lột không, họ được lợi gì và phải trả giá cái gì...Những vấn đề này luôn được đặt ra, được cân nhắc đối với mỗi quốc gia khi quyết định tham gia vào một khối kinh tế khu vực. Chính từ những căn cứ cơ sở như vậy mà ngày nay hầu hết các nước thực hiện chính sách hội nhập. Ngay cả như Trung Quốc-một thị trường với 1,3 tỷ dân, lớn hơn bất cứ một khu vực mậu dịch tự do nào, lại có khả năng sản xuất được hầu hết mọi thứ, từ đơn giản đến phức tạp nhưng vẫn kiên trì chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới , điều đó thể hiện thông qua việc Trung Quốc kiên trì đàm phán gia nhập WTO trong suốt 14 năm. Đương nhiên đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, kinh tế còn yếu kém, trình độ sản xuất thấp, doanh nghiệp còn bé nhỏ, sức cạnh tranh thấp, trình độ quản lý còn hạn chế thì hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không chỉ có những cơ hội mà bên cạnh đó còn có nhiều khó khăn thách thức lớn, nhưng nếu cứ đứng ngoài cuộc thì khó khăn, thách thức có thể sẽ dần tăng và lớn hơn nhiều. Quyết định đúng đắn của các quốc gia đó là chủ động hội nhập thêm nhiều tổ chức kinh tế quốc tế song phương cũng như đa phương gắn với chủ động điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế quản lý, cải cách hành chính...trên cơ sở đó mà phát huy nội lực, vượt qua khó khăn thách thức, khai thác triệt để các cơ hội để phát triển đất nước.
  • 23. 12 1.2. Một số thể chế kinh tế quốc tế điển hình và tác động của nó đến các quốc gia khi tham gia. 1.2.1. Tổ chức thương mại thế giới WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Tính đến ngày 30 tháng 11 năm 2015, WTO có 162 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO. Các hiệp định của WTO mang tính chất lâu dài và phức tạp đó là vì những thể chế kinh tế quốc tế, những văn bản pháp lý bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động rộng lớn. Các hiệp định này giải quyết các vấn đề liên quan đến: nông nghiệp, hàng dệt may, ngân hàng, bưu chính viễn thông, mua sắm chính phủ, tiêu chuẩn công nghiệp, các qui định về vệ sinh dịch tễ, sở hữu trí tuệ và nhiều lĩnh vực khác nữa. Tuy nhiên có một số các nguyên tắc hết sức cơ bản và đơn giản xuyên suốt tất cả các hiệp định. Các nguyên tắc đó chính là nền tảng của hệ thống thương mại đa biên. Sau đây là chi tiết các nguyên tắc đó. Nguyên tắc thứ nhất: Là thương mại không phân biệt đối xử. Nguyên tắc này được áp dụng bằng hai loại đãi ngộ song song, đó là đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): đối xử mọi người bình đẳng như nhau. Theo qui định của các hiệp định WTO, nguyên tắc này được áp dụng như sau: Mỗi thành viên đối xử với mọi thành viên khác bình đẳng với nhau như là các bạn hàng được ưu đãi nhất. Nếu như một nước cho một nước khác được hưởng lợi nhiều hơn thì đối xử "tốt nhất" đó phải được giành cho tất cả các nước thành viên WTO khác để các nước khác vẫn tiếp tục có được đối xử tối huệ quốc. Nguyên tắc MFN đảm bảo rằng mỗi thành viên WTO đối xử trên 140 thành viên khác tương tự nhau.
  • 24. 13 Đối xử quốc gia (NT): đối xử người nước ngoài và người trong nước như nhau. Hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước phải được đối xử như nhau, ít nhất là sau khi hàng hoá nhập khẩu đã đi vào đến thì trường nội địa. Theo nguyên tắc này, khi áp dụng những qui chế trong nước và thuế nội địa đối với hàng nhập khẩu thì phải cung cấp các điều kiện tương tự như đối với sản phẩm trong nước. Vì thế các thành viên của WTO không được áp dụng thuế nội địa để bảo vệ sản xuất trong nước và không được phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khác. Nguyên tắc thứ hai: Thương mại phải ngày càng được tự do thông qua đàm phán.WTO đảm bảo thương mại giữa các nước ngày càng tự do hơn thông qua quá trình đàm phán hạ thấp hàng rào thuế quan để thúc đẩy buôn bán. Hàng rào thương mại bao gồm thuế quan, và các biện pháp khác như cấm nhập khẩu, quota có tác dụng hạn chế nhập khẩu có chọn lọc, đôi khi vấn đề khác như tệ quan liêu, chính sách ngoại hối cũng được đưa ra đàm phán. Nguyên tắc thứ ba: WTO tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng. WTO là một hệ thống các nguyên tắc nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng và không bị bóp méo. Các quy định về phân biệt đối xử được xây dựng nhằm đảm bảo các điều kiện công bằng trong thương mại. Các đều khoản về chống phá giá, trợ cấp cũng nhằm mục đích tương tự. Tất cả các hiệp định của WTO như Nông nghiệp, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại đều nhằm mục đích tạo ra được một môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn giữa các nước. Nguyên tắc thứ tư: Tính tiên liệu được thông qua ràng buộc thuế. Các cam kết không tăng thuế cũng quan trọng như việc cắt giảm thuế vì cam kết như vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể dự đoán tốt hơn các cơ hội trong tương lai. Nguyên tắc thứ năm: Các thoả thuận thương mại khu vực. WTO thừa nhận các thoả thuận thương mại khu vực nhằm mục tiêu đẩy mạnh tự do hoá thương mại. Các liên kết như vậy là một ngoại lệ của nguyên tắc đãi ngộ Tối huệ quốc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm các thoả thuận này tạo thuận lợi cho
  • 25. 14 thương mại các nước liên quan song không làm tăng hàng rào cản trở thương mại với các nước ngoài liên kết. Nguyên tắc thứ sáu: Các điều kiện đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. WTO là một tổ chức quốc tế với hơn 2/3 tổng số nước thành viên là các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, vì thế một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là khuyến khích phát triển, dành những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt cho các nước này, với mục tiêu đảm bảo sự tham gia sâu rộng hơn của họ vào hệ thống thương mại đa biên. Để thực hiện được nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và các ưu đãi nhất định trong việc thực thi các hiệp định, đồng thời chú ý đến việc trợ giúp kỹ thuật cho các nước này. Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời gây tác động vô cùng to lớn đến các nước thành viên và đến nền kinh tế toàn thế giới. Giúp cho kinh tế thế giới phát triển bền vững, hài hòa và công bằng hơn được thể hiện rõ ở những thể chế kinh tế quốc tế được quy trịnh trong WTO. Ở đây, tác giả xin phân tích rõ tác động của WTO đến các quốc gia đang phát triển (các quốc gia được đánh giá là chịu tác động lớn hơn sau khi WTO ra đời cũng như sau khi các nước đang phát triển được là thành viên của WTO). - Những ảnh hưởng tích cực: Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức quốc tế, với các thể chế kinh tế quốc tế đa phương, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và đến nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên nói riêng. Đối với các nước đang phát triển, gia nhập WTO đã mang lại được rất nhiều lợi ích thiết thực đối với công cuộc phát triển kinh tế của họ. Cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế và đặc biệt là sự ra đời của WTO từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước đang phát triển luôn đạt khoảng từ 4% đến 5%. Tỷ trọng kinh tế của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, từ 13% năm 1995 lên 29% năm 1998 (chỉ 3 năm, sau khi WTO ra đời). Tỷ trọng trong thương mại thế giới của các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 11% đến 32% trong cùng
  • 26. 15 thời kỳ. Đến năm 2010, theo dự báo, tỷ lệ này có thể lên tới 45%. Đặc biệt, các nền kinh tế Đông á trong nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng nhanh đã đạt đến tỷ lệ 7% hoặc hơn (có thể kể đến như Trung Quốc, Việt Nam). Các nước Mỹ La Tinh cũng đạt mức tăng trưởng bình quân cao; các nước Châu Phi đã dần dần bước ra khỏi tình trạng bi đát về kinh tế. Năm 1999, Châu Phi đã đạt mức tăng trưởng 3,6% là mức cao nhất từ hơn một thập kỷ qua. Một số nước đang phát triển có tốc độ phát triển cao đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Đây là những con số tổng quan về những thành công của hoạt động của tổ chức thương mại thế giới đối với các nước đang phát triển, làm rõ thêm những ảnh hưởng tích cực của WTO đến các mặt của nền kinh tế: Thứ nhất, tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển là thành viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO; được đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước phát triển. Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều được hưởng mọi quyền lợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nước mình. Thứ hai, các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các biện pháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viên của WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO. Do đó cơ hội xuất khẩu của các nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ được mở rộng. Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá các mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Thứ ba, sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trong những ngành nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế và xã hội của nước đó. Thứ tư, là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thế giới. Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phần của mình
  • 27. 16 trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được cho mình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Thứ năm, các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên được mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản kí kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới, cũng như tiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Thứ sáu, hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi, khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triển bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển và có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Cạnh tranh với bất cứ bản chất nào thì cũng khiến cho các nước đang phát triển có tầm nhìn tốt hơn, tiếp cận được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa cải tiến và chấp nhận các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soát được rủi ro và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Thứ bẩy, vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ dàng hơn. Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước đang phát triển. Cái lợi của các nước đang phát triển thường xuyên xuất khẩu lao động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiền lương mà nước sở tại trả cho người lao động. Xuất khẩu lao động có vị trí đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vừa thay đổi cán cân kinh tế vừa tăng sức mua của xã hội thúc đẩy thương mại và sản xuất nội địa. Thêm vào đó, các nước phát triển thường nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển và sau thời gian làm việc cho các hãng, công ty kinh nghiệm, tay nghề và trình độ của người lao động được nâng lên, có khả năng tiếp cận với nền công nghiệp tiên tiến, khi trở về tổ quốc, họ sẽ trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển đất nước. - Những ảnh hưởng tiêu cực:
  • 28. 17 Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những lợi ích không nhỏ, nhận được từ WTO, các nước đang phát triển phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của nó: Thứ nhất, trong tổ chức thương mại thế giới, theo các nguyên tắc của nó, mọi thành viên đều được đối xử như nhau, đều được hưởng mọi đãi ngộ MFN và NT, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đều được giảm dần... chính vì vậy, thị trường tiêu thụ được mở rộng, các nước đều tập trung sản xuất theo định hướng xuất khẩu. Do các nước đang phát triển chỉ sản xuất được các hàng công nghiệp có giá trị thấp, không chú trọng được vào đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp giá trị cao và phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước phát triển. Công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển do đó không có cơ hội để phát triển. Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của các ngành công nghiệp dịch vụ và lao động kỹ năng ngày càng tăng lên và cùng với nó là sự giảm dần tầm quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng. Bên cạnh đó, sự tiến bộ trong khoa học công nghệ cũng không chỉ làm thay đổi cơ cấu mà còn làm thay đổi tầm quan trọng của các sản phẩm đầu vào. Các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên, do đó chúng không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng nữa. Điều này đã khiến cho các nước đang phát triển vốn là những nước xuất khẩu hàng hoá sơ chế và nguồn lao động không kỹ năng rơi vào tình trạng rất bất lợi. Thứ hai, trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển cũng phải chịu những tác động rất lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đa biên của WTO: Do định hướng xuất khẩu, nền nông nghiệp của các nước đang phát triển cùng chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đất đai ngày càng khan hiếm, vì một phần bị lấy đi để phát triển công nghiệp, thành thị. Sản lượng lương thực của nhiều nước giảm đi rõ rệt. Điều đó, có nghĩa là sự sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp đã không thoả mãn yêu cầu của nhân dân trong nước do sự bành trướng của cây công nghiệp. Rất nhiều nước đang phát triển, vấn đề an ninh lương thực bị đe doạ nghiêm trọng, buộc các nước này phải nhập khẩu lương thực từ nước ngoài, mức độ lệ thuộc lương thực của các nước này ngày càng gia tăng.
  • 29. 18 Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Các nước đang phát triển phần lớn đều phải gánh chịu tình trạng dù tỷ lệ tăng trưởng của cả nước khá cao và ngày càng gia tăng nhưng tại các khu vực nông thôn, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại, có nơi còn tăng lên. Sự phồn vinh chỉ thấy được tại các khu vực thành thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước đang phát triển quá chú trọng vào phát triển công nghiệp, dẫn đến sự phát triển bất cân đối, các nguồn lực ít được đầu tư cho nông nghiệp, nông dân không có đủ điều kiện để phát triển sản xuất. Thứ ba, xu hướng đô thị hoá cộng với tình trạng nguồn lực của nông thôn bị hạn chế buộc rất nhiều nông dân ra thành phố kiếm sống. Nhiều thành phố vì thế đã trở nên quá tải (có thể kể đến là thủ đô Hà Nội với dân số trên 10 triệu người lớn dơn hơn cư của toàn bộ nước Lào), ngoài ra mật độ dân cư tăng lên quá nhanh, đã khiến cho tình trạng ô nhiễm, các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông... tăng vọt. Thứ tư, để thực hiện theo quy định của WTO, các nước đang phát triển sẽ bị thúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo vệ và phát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài tự do tràn vào, gây ra các tác động xấu: Phải mở cửa nền kinh tế khi đất nước chưa đủ tiềm lực và sự chuẩn bị đối phó trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh với các tập đoàn lớn, có thể các công ty, tập đoàn đó sẽ thế chân họ trên thị trường trong nước. Hàng hoá hoặc dịch vụ nước ngoài có thể tràn ngập thị trường, thế chỗ hàng hóa và dịch vụ nội địa do chúng có sức cạnh tranh cao hơn, như giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn. Do vậy, các công ty nước ngoài sẽ ngày càng chiếm được nhiều thị phần của khu vực nội địa. Tình trạng chảy máu chất xám tại các nước đang phát triển gia tăng, do các chính sách đãi ngộ cao của các nước phát triển, nhằm thu hút lao động có trình độ cao sang làm việc cho họ. Nguồn nhân lực tại các nước đang phát triển bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là nguồn nhân lực có kĩ năng cao.
  • 30. 19 Quá trình tự do hoá thương mại đã kéo theo nhiều vấn đề, ảnh hưởng xấu đến nền văn hoá, lối sống tại các nước đang phát triển, du nhập nhiều sách báo, văn hoá phẩm không lành mạnh, làm cho nhận thức của người dân bị sai lệch, do ảnh hưởng của lối sống nước ngoài; tình trạng xung đột bạo lực ngày một gia tăng...Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, do tình trạng khai thác bừa bãi, các chất độc hại của các khu công nghiệp thải ra môi trường không kiểm soát được. Trong xã hội, tình trạng bất bình đẳng ngày càng trầm trọng, người giàu càng giàu thêm, người nghèo càng nghèo đi, sự bất bình đẳng vốn đã ngấm ngầm trong xã hội về giai cấp, sắc tộc, màu da... hiện nay càng trở nên rõ rệt và sâu sắc hơn. 1.2.2. Liên minh châu Âu (EU) Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là một liên minh kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên thuộc Châu Âu. Liên minh châu Âu được thành lập bởi Hiệp ước Maastricht vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa trên Cộng đồng Châu Âu (EC) với hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu chiếm khoảng 22% (16,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP danh nghĩa và khoảng 17% (19,2 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2015) GDP sức mua tương đương của thế giới (PPP). Liên minh châu Âu đã phát triển một thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và nguồn vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 17 nước thành viên đã chấp nhận đồng tiền chung, đồng Euro. Các thể chế kinh tế quốc tế chủ yếu trong hiệp ước của EU được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây: - Lương thực chung; - Sửa đổi Hiệp ước EEC thành EC (European Community), bao gồm liên hiệp kinh tế và tiền tệ, liên hiệp về thuế quan, thị trường đơn nhất, chính sách nông nghiệp chung, chính sách hạ tầng và vấn đề công dân của Liên hiệp. - Chính sách về an ninh và đối ngoại (CFSP).
  • 31. 20 - Hợp tác về các vấn đề pháp luật và nội vụ; - Tài chính chung (sử dụng chung đồng tiền Euro); - Nghị định thư, trong đó quan trọng nhất là mối liên kết quan hệ về kinh tế và xã hội và các chính sách xã hội để giải thích cho sự liên hệ tới CFSP và những văn bản của các nước thành viên của Liên hiệp Tây Âu (WEU) về vai trò của họ. Đồng thời Liên minh châu Âu được quản lý bởi một loạt các thể chế sau chung. Các thể chế chính bao gồm: - Một nghị viện được bầu thông qua bầu cử tự do, nó cung cấp một diễn đàn dân chủ cho việc tranh luận, mang chức năng giám hộ và giữ vai trò giám hộ trong tiến trình lập pháp; - Hội Đồng châu Âu, bao gồm các bộ trưởng của 15 nước thành viên và là cơ quan chủ yếu ra quyết định; - Uỷ Ban châu Âu đại diện cho quyền lợi của Cộng Đồng và là cơ quan thi hành chính sách của Cộng Đồng; - Toà án Tư pháp được đặt tại Luxembourg và đảm bảo luật pháp của Cộng Đồng được hiểu và thực hiện theo đúng các hiệp ước; - Toà án Kiểm toán có vai trò kiểm tra để việc thu và chi được thực hiện “theo một cách thức hợp pháp và đúng chuẩn mực” và các vấn đề tài chính của Cộng Đồng được quản lý một cách thích hợp; - Ngân Hàng Đầu tư Châu Âu (EIB), được thành lập để giúp thực hiện các dự án đóng góp vào sự phát triển cân bằng của EU. Việc liên minh châu Âu được thành lập, phát triển qua một thời kỳ dài (khoảng 60 năm) với một loạt các thể chế được các nước thành viên thống nhất và ban hành gây những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến các nước thành viên. - Những ảnh hưởng tích cực: Về kinh tế: Sau mấy thập niên phát triển, với số dân là 340 triệu người có trình độ khoa học – kĩ thuật cao, chiếm 1/3 tổng sản lượng công nghiệp trên thế
  • 32. 21 giới, EU đã tạo một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung hùng mạnh, đủ sức cạnh tranh về kinh tế, tài chính, thương mại với Mỹ, Nhật và sự phát triển không ngừng của Trung Quốc. Về chính trị: Các nước thuộc liên minh châu Âu đã thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại, chống lại chủ nghĩa Cộng sản và phong trào công nhân ở Tây Âu. Có thể thấy Eu hiện nay giống như một liên bang, nhằm nhất thể hoá châu Âu về kinh tế – chính trị, đã có ngân hàng chung và đồng tiền chung tạo ra một sức mạnh cộng đồng hết sức to lớn và mang lại nhiều lợi thế cho khối. - Những ảnh hưởng tiêu cực: Có một số nước có nền kinh tế lớn mạnh hơn hẳn so với những quốc gia còn lại như Anh, Pháp sẽ bị thiệt ở một số thể chế chung cho liên minh châu Âu như sử dụng đồng tiền chung, ngân hàng chung. Ngoài ra rất nhiều vấn đề được thống nhất bởi đa phần các quốc gia trong liên minh châu Âu nhưng chống lại lợi ích của các quốc gia này. Chính vì nguyên nhân đó mà năm 2016 nước Anh đã chưng cầu dân ý về việc rời khỏi liên minh châu Âu, kết quả là nước Anh đã chính thức rời khỏi EU gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến chính nước Anh và cả khối EU cũng như kinh tế thế giới. Nhiều vấn đề nan giải đã nảy sinh sau khi xóa bỏ kiểm soát biên giới giữa các nước như buôn lậu xuyên châu Âu, các bang đảng Mafia hoành hành, khủng bố đe dọa toàn châu Âu trong năm 2016 vừa qua. Ngoài ra còn một loạt các vấn đề chưa được giải quyết như vấn nạn nhập cư hàng loạt vào châu Âu, tệ nạn xã hội, bất ổn chính chị, khủng hoảng kinh tế ở một số quốc gia tại châu Âu cũng có một phần nhiều là do các thể chế, quy tắc mà Liên minh châu Âu đặt ra nhưng chưa thể kiểm soát chặt chẽ được. 1.3. Một số lý thuyết về hội nhập kinh tế quốc tế. Thời gian gần đây, có 4 cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề phúc lợi của hội nhập vùng và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Một trường phái Bhagwati và Panagariya (1996), Bhagwati và Krueger (1995), Srinivasan (1998) cho rằng hội nhập vùng là một ý tưởng tồi, làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và tách rời các cố gắng mở rộng tự do hoá toàn cầu của WTO. Trong khi đó
  • 33. 22 những người khác như Ethier (1998) lại lập luận rằng hội nhập vùng hỗ trợ hội nhập đa phương và là bằng chứng cho thấy các nước nhỏ muốn tham gia vào hệ thống thương mại đa phương hiện đang bị thống trị bởi các nước đã phát triển. Xét trên khía cạnh khoảng cách, Krugman (1993) cho rằng có khả năng có các khối thương mại tự nhiên giữa các nước láng giềng mà trong đó chi phí vận chuyển thấp sẽ tạo ra các lợi ích nếu các nước này thành lập khối thương mại vùng. Thêm vào đó còn có một quan điểm cho rằng các nước tìm cách tham gia vào các hiệp định thương mại vùng vì sợ bị loại trừ, hay còn gọi là lý thuyết domino về hội nhập vùng của Balwin và Venables (1995). Các phân tích lý thuyết về ảnh hưởng phúc lợi tiềm năng của tự do hoá thương mại phần lớn dựa trên các mô hình tân cổ điển chịu ảnh hưởng của Ricardo trong việc nhấn mạnh tới lợi thế so sánh tương đối và tác dụng của thương mại quốc tế giữa các nước. Theo như khung lý thuyết của Heckscher-Ohlin-Samuelson, tự do hoá toàn cầu sẽ giúp cho các nước đạt được cấu trúc sản xuất, thương mại và phân công lao động theo đúng lợi thế so sánh tương đối của họ, và điều này giúp tăng hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực và tăng phúc lợi toàn cầu. Vì thế, việc thành lập các khối kinh tế vùng (RTA) chỉ là lựa chọn thứ hai so với tự do hoá thương mại toàn cầu. Lý thuyết của Viner (1950) và Meade (1955) là cơ sở cho các lý luận về việc thiết lập các khối kinh tế vào những năm 1950-1960. Lý thuyết này tập trung vào các khái niệm tĩnh như “tạo ra thương mại” và “chệch hướng thương mại”. Sự “tạo ra thương mại” xảy ra khi một nước thành viên của khối kinh tế vùng tăng nhập khẩu hàng hoá từ các nước thành viên khác trong khối có chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước ngoài khối, và giảm sản xuất các mặt hàng có thể nhập khẩu đó ở trong nước. Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi do giá hàng nhập khẩu thấp hơn so với hàng trong nước. Việc hạ giá sẽ giúp tăng thu nhập thực tế, tăng nhu cầu tiêu dùng và điều đó sẽ giúp tăng nhập khẩu và thương mại cho cả các nước trong và ngoài khối kinh tế vùng. Sự “chệch hướng thương mại” xảy ra khi thương mại giữa các nước thành viên trong khối tăng lên do thuế quan ưu đãi và thay thế cho các hàng nhập khẩu
  • 34. 23 ngoài khối có giá thành rẻ hơn. “Chệch hướng thương mại” không chỉ gây tổn thất cho các nước trong khối do phải trả giá hàng nhập khẩu cao hơn mà còn gây tổn thất cho các nước ngoài khối do không xuất khẩu được hàng hoá hoặc bị bắt buộc phải giảm giá xuất khẩu của họ để cạnh tranh. Bhagwati và Panagariya (1996) và Panagariya (1998, 1996) lập luận rằng RTA dường như sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên và cản trở tự do hoá thương mại đa phương. Do RTA tạo ra các ưu đãi đặc biệt cho các nước thành viên nên nó sẽ chuyển hướng thương mại từ các nước ngoài khối có chi phí cung cấp thấp nhất. Việc chuyển hướng thương mại này dường như sẽ lấn át việc tạo ra thương mại, vì thế RTA sẽ làm giảm phúc lợi của các nước thành viên. Để chứng minh điều này họ sử dụng mô hình Viner về khối kinh tế trong đó 2 nước loại bỏ các hàng rào thương mại song phương. Nếu các nước còn lại là nhà cung cấp có chi phí rẻ nhất và có chi phí không đổi, RTA với các nhà cung cấp có chí phí tăng sẽ chỉ có thể làm chệch hướng thương mại. Nước thực hiện tự do hoá sẽ bị thiệt do họ đã bỏ đi khoản thuế thu được từ hàng nhập khẩu của đối tác mới trong khi không đạt được giá nội địa thấp hơn đối với các hàng nhập khẩu bởi phần còn lại của thế giới mới là người đặt giá. Trong khung phân tích này, nếu đối tác thương mại chiếm tỷ lệ càng lớn trong hàng nhập khẩu thì sự mất mát doanh thu thuế càng lớn khi RTA được thành lập. Tương tự, đối với đối tác thương mại mà có mức thuế ban đầu cao thì họ cũng bị thiệt từ việc thiết lập RTA bởi vì doanh thu thuế bị phân phối lại cho người khác sẽ nhiều hơn. De Melo và các cộng sự (1993) đưa ra một quan điểm cân bằng hơn về ảnh hưởng phúc lợi của RTA trong một khung phân tích có tính tới cả sự ‘tạo ra thương mại’ và “chệch hướng thương mại”. Trong trường hợp này các nước hạ thấp hàng rào thương mại đối với các đối tác trong khối sẽ có mức giá mới trong nước thấp hơn so với mức giá gồm cả thuế của các nhà cung cấp có chi phí ổn định (phần còn lại của thế giới), nhưng cao hơn so với trường hợp thương mại tự do. Tác động phúc lợi cho các nước giảm thuế nhập khẩu không rõ ràng: họ bị thiệt do chuyển hướng nhập khẩu ra khỏi các nhà cung cấp có chi phí thấp nhất, nhưng họ lại được lợi từ việc tổng nhập khẩu tăng lên. Trong trường hợp đó: (1) mức độ thuế nhập khẩu của
  • 35. 24 một khu vực nào càng cao thì lợi ích của RTA càng cao và chi phí của RTA càng thấp; (2) thuế suất cho các nước ngoài khối sau khi RTA được thiết lập càng thấp thì khả năng giảm nhập khẩu các hàng có giá rẻ hơn của các nước ngoàI càng thấp; (3) mức độ bổ sung của nhu cầu nhập khẩu giữa các nước thành viên trong khối càng lớn thì việc thiết lập RTA mang lại lợi ích càng lớn, có nghĩa là lợi ích của RTA giữa các nước đang phát triển và đã phát triển (với cấu trúc nguồn lực khác nhau) sẽ rất lớn. De Rosa (1998) đưa ra mô hình của Meade trong đó giá tương đối ở thị trường thế giới và nội địa đều có thể được điều chỉnh trong khung cân bằng tổng thể. Một kết quả của mô hình này là nếu một nước tham gia vào RTA tăng lượng nhập khẩu từ tất cả các nguồn khác nhau thì phúc lợi của nước đó sẽ tăng lên. Để đảm bảo rằng không có “chệch hướng thương mại”, De Rosa gợi ý rằng các nước thành viên trong khối nên cùng nhau giảm hàng rào thương mại đối với các nước ngoài khối. Có nghĩa là việc thiết lập RTA trong khung cảnh tự do hoá thương mại đa phương tăng lên có thể đem lại các ảnh hưởng về mặt phúc lợi khác với việc thiết lập RTA trong bối cảnh bảo hộ tăng lên. Một nhược điểm cơ bản của các lý thuyết thương mại cổ điển và tân cổ điển là nó chỉ có thể chỉ ra chiều hướng của ảnh hưởng tuy nhiên lại không thể chỉ ra mức độ của các ảnh hưởng đó. Chính điều này thúc đẩy việc sinh ra các lý thuyết thương mại mới (new trade theory). Các lý thuyết thương mại mới không chỉ xem xét cấu trúc thị trường theo kiẻu tân cổ điển mà còn tính tới các đặc điểm khác như tính kinh tế theo quy mô, cạnh tranh không hoàn hảo, chuyển giao công nghệ, ngoại ứng thương mại và các ảnh hưởng động khác như quan hệ giữa tự do hoá thương mại, tăng trưởng năng suất tổng hợp của các đầu vào và tích tụ vốn. Các nghiên cứu thực chứng về RTA tính tới các yếu tố mới trong lý thuyết thương mại mới đều tìm ra rằng sự “tạo ra thương mại” lấn át mạnh mẽ sự “chệch hướng thương mại”, và dường như không có một sự “chệch hướng thương mại” nào cả vì sự tăng trưởng của các thành viên trong khối giúp mở rộng thương mại kể cả giữa các nước trong khối và giữa các nước trong khối với phần còn lại của thế giới.
  • 36. 25 Một trong các hiện tượng điển hình cho việc thành lập RTA là sự tăng lên mạnh mẽ của thương mại trong cùng ngành, đặc biệt là các hàng hoá trung gian. Đây chính là yếu tố chính để “tạo ra thương mại”. Nguyên nhân tiềm ẩn không thể giải thích bằng khung lý thuyết của Ricardo theo đó thương mại chủ yếu diễn ra giữa các nước có cấu trúc nguồn lực khác nhau. Chúng ta có thể phỏng đoán rằng sự tăng lên của thương mại trong từng ngành là do RTA đưa ra các thị trường mở rộng ổn định và cho phép các hãng đạt được tính kinh tế thông qua chuyên môn hoá tốt hơn – quan điểm lý thuyết đưa ra bởi Adam Smith. Khi các nước tăng cường thương mại do có các cấu trúc nguồn lực khác nhau theo kiểu Ricardo và lập ra các RTA tạo điều kiện có các thị trường ổn định và liên kết, thì nó cũng tạo ra các kích thích cho những người sản xuất tận dụng các lợi ích theo kiểu của Smith. Ngoài ra, trong các mô hình tân cổ điển thì người ta cho rằng sẽ có nhiều thương mại giữa các nước có cấu trúc đầu vào khác nhau, nhưng thực tế trên đây lại cho thấy phần lớn sự “tạo ra thương mại” lại xuất hiện đối với các nước có điều kiện giống nhau. Vì thế chúng ta thấy rằng, sự khác biệt về các yếu tố sản xuất không phải là nhân tố chủ yếu cho tăng trưởng thương mại khi thiết lập các hiệp định thương mại vùng mà việc vận dụng các thể chế kinh tế quốc tế phù hợp mới là chìa khóa thành công cho các hiệp định thương mại giữa các quốc gia.
  • 37. 26 TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ giữa các quốc gia. Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quá trình hội nhập. Hội nhập diễn ra dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao. Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Ngày nay, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia để phát triển. Những năm gần đây, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành ngôn từ khá thân quen với hầu hết học sinh, sinh viên và nhân dân tại Việt Nam cũng như Lào. Trong công sở, nhà trường, trong các công trình nghiên cứu, bài báo, tạp trí,... người ta đều sử dụng nó một cách rất thông dụng. Tuy vậy, nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu khái niệm này; đặc biệt, hiểu nó một cách đầy đủ và ngọn nghành thì càng ít hơn. Để làm rõ những vấn đề được nêu ra ở trên, trong chương 1 của luận văn tác giả đã đề cập một số khía cạnh về lý luận và thực tiễn của khái niệm hội nhập quốc tế, tập trung vào vấn đề định nghĩa và xác định bản chất, nội hàm, các hình thức và tính chất của hội nhập quốc tế; phân tích tính tất yếu và hệ lụy của hội nhập quốc tế như là một xu thế lớn của thế giới hiện đại và là chìa khóa dẫn đến sự phát triển của các quốc gia.
  • 38. 27 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2.1.1. Cơ sở hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2.1.1.1. Nhu cầu tăng trưởng hợp tác của ASEAN - Bối cảnh quốc tế và khu vực: Sau chiến tranh lạnh, toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức đã tạo điều kiện cho quá trình sản xuất phân chia ra thành nhiều công đoạn và được tiến hành ở nhiều nơi khác nhau để tạo ra một sản phẩm cuối cùng. Kết quả là có những nền kinh tế trở thành công xưởng và có những nền kinh tế đã bị loại ra khỏi nền kinh tế toàn cầu. Chính vì nguyên nhân này đã buộc các nền kinh tế ASEAN vốn phụ thuộc nhiều và gia công, xuất khẩu và luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải liên kết chặt chẽ hơn nữa, phát huy lợi thế về quy mô để trở thành địa chỉ đầu tư hấp dẫn đóng góp vào “chuỗi giá trị” toàn cầu. Hợp tác kinh tế là xu thế chung của các nước, của các khu vực trên toàn thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, các vòng đàm phán đa phương về tự do thương mại của WTO tại Seatle, Cancun, Doha thất mại đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt thỏa thuận tự do hóa thương mại song phương và khu vực. Các nước ASEAN cũng bị cuốn vào trào lưu này, mỗi nước thành viên đều tham gia ký kết các thỏa thuận tự do hóa thương mại với bên ngoài. Tuy nhiên, các thỏa thuận riêng rẽ này không mang lại lợi ích lâu dài cho các nước, nhất là trong quan hệ với các nền kinh tế lớn, do vậy con đường để đảm bảo lợi ích lâu dài là liên kết chặt chẽ với nhau trong tổ chức ASEAN để đạt được những thỏa thuận tự do hóa thương mại với bên ngoài ở cấp độ hiệp hội trong khuôn khổ AEC. - Từ bản thân các nước thành viên của AEC Các nước thành viên ASEAN đều là các nước nhỏ, chỉ có một phương pháp giúp các quốc gia này tiến sâu hơn và cạnh tranh hơn trong sân chơi chung của thế giới là liên kết chặt chẽ với nhau hơn. Xu thế tự do hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong khuôn khổ APEC với sự góp mặt của các cường quốc kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Ý tưởng về việc thành lập cộng đồng kinh tế Đông
  • 39. 28 Nam Á rộng lớn, một khu vực kinh tế phát triển năng động nhất thế giới hiện nay buộc các nước ASEAN phải đứng trước hai lựa chọn: (1) bị hòa tan trong APEC; liên kết Đông Á trong tương lai; (2) vươn lên đóng vai trò hạt nhân trong tiến trình hợp tác kinh tế Đông Á và để không bị nhấn chìm trong APEC. Thành lập ASEAN chính là con đường cho sự lựa chọn thứ hai ở trên. ASEAN là một khu vực có nền kinh tế chưa thật sự phát triển nhưng đang diễn ra hết sức sôi động. Các nhà kinh tế thế giới đều thống nhất cho rằng Đông Nam Á sẽ là một khu vực có nền kinh tế phát triển đặc biệt năng động trong thời gian sắp tới, bởi những thế mạnh mà khu vực này có được cũng nhưng các thế mạnh riêng của từng quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, các quốc gia thành viên ASEAN thường là các quốc gia nhỏ, nguồn vốn còn hạn chế nên việc phát huy các thế mạnh là tương đối khó khăn. Do đó, một sự liên kết giữa các nước thành viên sẽ là một công cụ đắc lực hỗ trợ các quốc gia tận dung thế mạnh của nội tại và sức mạnh tổng thể để phát triển kinh tế của toàn khu vực. Từ khi hình thành cho tới nay, hợp tác kinh tế khu vực luôn được các quốc gia thành viên ASEAN coi như là động lực cho sự phát triển của từng nước thành viên và là động lực phát triển cho khu vực. Điều này được thể hiện ở chỗ, các quốc gia thành viên luôn thể hiện thiện chí hợp tác bằng việc thành lập các thiết chế hợp tác kinh tế, xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, mở rộng khu vực mậu dịch tự do... Cộng đồng kinh tế ASEAN lần đầu tiên được xác lập bằng một văn bản pháp lý vào năm 2003 (Tuyên bố Balo II), điều đó có thể nói rằng sự ra đời của Cộng đồng kinh tế ASEAN chính là sự phát triển khách quan và là kết quả tất yếu của quá trình hợp tác lâu dài gần bốn thập kỷ qua của ASEAN. Ý thức về việc xác lập vai trò của ASEAN cũng như nhận thức được giá trị của những gì mà ASEAN đã làm được mà các quốc gia đã làm được nên các quốc gia thành viên đã rút ngắn cho sự ra đời của cộng đồng kinh tế ASEAN từ năm 2020 xuống năm 2015. Chính vì thế, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015 ngay sau khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu lực.
  • 40. 29 Tuyên bố hòa hợp ASEAN nhấn mạnh: “Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong Tầm nhìn ASEAN 2020, nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được lưu chuyển tự do và vốn cũng được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Chương trình hoạt động Vientiane đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN. 2.1.1.2. Sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực đầu thế kỷ 21 Như đã biết , khu vực Đông Nam Á là một khu vực có địa chính trị cực kỳ quan trọng trong thế giới hiện đại, do đó khu vực này luôn được các nước lớn quan tâm và gây sức ảnh hưởng. Đây cũng là lý do thúc đẩy các nước Đông Nam Á hình thành nên cộng đồng ASEAN. Tuy nhiên, từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, có ảnh hưởng nhất định đến tình hình chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội tại khu vực này. Sức ép cạnh tranh từ nền kinh tế Trung Quốc: Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện nay, với lợi thế là một thị trường rộng lớn, tương đối thống nhất và thông thoáng, lại có những lợi thế so sánh tương tự ASEAN nên Trung Quốc đang là nền kinh tế cạnh tranh “mang tính sống còn” với ASEAN vốn vẫn đang là nơi bị chia cắt bởi các rao cản thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và người lao động giữa các nước thành viên. Thành lập AEC sẽ giúp ASEAN trở thành một thực thể thống nhất, có khả năng bổ sung lẫn nhau, khắc phục điểm yếu của từng nước riêng lẻ trong cạnh tranh với kinh tế Trung Quốc. Tác động từ chiến lược kinh tế của các nước lớn: Ngay từ khi mới ra đời, ASEAN luôn là đối tượng lôi kéo và gây ảnh hưởng về kinh tế và chính trị từ các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Các nước này đều coi ASEAN là một đối tác chiến lược và tích cực lôi kéo ASEAN về phía mình hoặc ít nhất cũng không muốn ASEAN liên minh với nước khác làm giảm ảnh hưởng của mình trong khu
  • 41. 30 vực. Do đó, thành lập AEC trong bối cảnh này là con đường tốt nhất để thực thi chính sách trung lập, đứng giữa và cân bằng quyền lực giữa các nước lớn. Khủng hoảng kinh tế: Trong hai thập kỷ vừa qua, tình hình kinh tế thế giới đã thay đổi nhanh chóng và sâu sắc do những bất ổn về chính trị, khủng hoảng kinh tế diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Đáng chú ý là khủng hoảng tài chính châu Á từ năm 1997-1998, khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2008 và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu từ cuối năm 2009 đến nay. Rõ ràng là những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến ý thức phát triển kinh tế bền vững của các quốc gia thành viên ASEAN ở chỗ, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia thành viên ASEAN và việc thành lập AEC là một việc hết sức quan trọng đối với từng thành viên và đối với cả tập thể. 2.1.1.3. Nhu cầu xây dựng AEC của ASEAN Cộng đồng kinh tế ASEAN tên đầy đủ trong tiếng Anh là “ASEAN Economic Community” viết tắt là AEC. Cộng đồng Kinh tế ASEAN là một trong 3 trụ cột của ASEAN bao gồm: Cộng đồng Chính trị-An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – Xã hội. Cộng đồng kinh tế ASEAN là sự kết hợp của 10 nước thành viên ASEAN: Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Lào và Việt Nam để đáp ứng những lợi ích chung về mặt kinh tế cho các nước tham gia. Giống như liên minh châu Âu (EU), ASEAN là nơi tập trung sức mạnh của các nước thành viên, tạo là lợi thế khi đàm phán với các đối tác thương mại, đồng thời thúc đẩy hoạt động xuất-nhập khẩu của ASEAN được tự do và thuận lợi hơn, một số loại hàng hóa sẽ được các nước trong khối miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Các kế hoạch này đã được thực hiện chính thức sau khi cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31/12/2015. Cộng đồng kinh tế ASEAN là kết quả cuối cùng trong quá trình hối nhập kinh tế theo tầm nhìn và chính sách của ASEAN vào năm 2020. Cộng đồng kịnh tế sẽ giúp cải cách khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực ổn định, giàu có và có khả năng cạnh tranh cao. Điều này dựa trên cơ sở phù hợp về lợi ích của các nước thành viên ASEAN, tạo ra sự kết hợp sâu sắc về mặt kinh tế thông qua cách thực hiện và những quy trình mới có kèm theo những thời hạn được xác lập chính xác. Khi tham
  • 42. 31 gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN, các nước thành viên ASEAN phải thực hiện nghiêm túc nguyên tác mở cửa với bên ngoài và những nguyên tắc kinh tế thị trường, hiệp định thương mại nhiều bên, đồng thời phải giữ vững những nguyên tác được quy định trong hiến chương ASEAN để có kết quả cao nhất. Cộng đồng kinh tế ASEAN đã và đang giúp cho khu vực ASEAN trở thành một thị trường, một cơ sở sản xuất duy nhất, đem lại thuận lợi trong lợi thế cạnh tranh của ASEAN. AEC sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trong những ngành ưu tiên, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, lao động lành nghề và tăng cường vai trò của các thể chế. ASEAN sẽ được tổ chức thực hiện bởi những khuyến nghị của nhóm Đặc trách cấp cao (HLTF) trong việc liên kết Cộng đồng kinh tế ASEAN đã có trong bản Tuyên bố ở Bali. Đồng thời, Cộng đồng Kinh tế ASEAN phải giải quyết được những khác biệt về sự phát triển của các nước thành viên, ưu tiên thúc đẩy sự liên kết của các nước như Lào, Cambodia Myanmar và Việt Nam( LCMV). Sự liên kết tập trung vào sự phát triển con người (khuyến khích phát triển tiềm năng), tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thảo luận về kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ, các biện pháp thanh toán thương mại, nâng cao cơ sở cơ cấu, liên kết truyền thông, sự phát triển quản lý trên mặt công nghệ qua hệ thống điện tử (eASEAN), liên kết về công nghệ trên toàn khu vực và thúc đẩy bộ phận cá nhân tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN. Dựa vào những cơ sở trên, các nước ASEAN cần thực hiện chính sách tăng cường hợp tác với bên ngoài. Cộng đồng kinh tế ASEAN đặt mục tiêu: Xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất, là khu vực có trình độ cạnh tranh cao về mặt kinh tế, phát triển kinh tế toàn khu vực, tạo cho khu vực có sự liên kết với kinh tế thế giới. Để tạo thuận lợi cho Cộng đồng ASEAN cũng như để xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN trở thành hiện thực và hoàn thành trong tất cả các mục tiêu đã đặt ra, ASEAN đang nỗ lực thực hiện các quy định đã thỏa thuận với nhau trong thời gian qua như: Quy định về thuế, AFTA, CETP, IAI,… để triển khai trong từng bước cho phù hợp, bắt kịp với sự biến đổi của thế giới. Hiệp định tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN đã được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV (Singapore, tháng 1 năm 1992) đây là một mục tiêu
  • 43. 32 quan trọng giúp cho ASEAN nhất trí xây dựng khu vực Mậu dịch tự do ASEAN và rút ngắn thời gian từ 15 năm xuống còn 10 năm. Mục đích là để khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài và giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng tăng lên, đồng thời khu vực Mậu dịch tự do ASEAN cũng đã chú ý vào việc thúc đẩy hợp tác phát triển giữa các nước thành viên ASEAN mới như CLMV, cũng như là khuyến nghị ASEAN trở thành cơ sở sản xuất có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thông qua khu vực Mậu dịch tự do ASEAN, ASEAN đã đạt được mục tiêu quan trọng về việc cắt giảm thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hơn thủ tục hải quan giữa các nước. Về thuế, liên tục tổ chức hệ thống kiểm tra một cửa, bổ sung quy tắc xuất xứ hàng hóa (ROO) theo tỷ lệ thuế trả góp (CEPT). Tất cả các nước thành viên phải cùng nhau thực hiện quy tắc này vì nó là một hệ thống quan trọng trong việc xây dựng Mậu dịch tự do ASEAN. Tham gia AFTA sẽ có một tác động trực tiếp nhất tới yếu tố giá của hàng hóa, bởi vì việc cắt giảm thuế, đơn giản hóa thủ tục buôn bán, thủ tục hải quan thì giá của hàng hóa sẽ giảm. Các yếu tố như chất lượng, mẫu mã cũng sẽ thay đổi do sức ép cạnh tranh trong nội bộ AFTA. Đặc biệt, tác động của khu vực mậu dịch tự do sẽ rõ ràng nhất trong điều kiện các nước thành viên có điều kiện phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế và buôn bán tương tự nhau như các nước ASEAN. Tính cạnh tranh sẽ rất mạnh khi sự hợp tác và chuyên môn hóa cũng lớn. Đây cũng là những thách thức trong hợp tác thương mại của ASEAN. Để tạo bình đẳng, các nước ASEAN cần quyết định giá cả hàng hóa và những hệ thốn trả thuế để tạo thuận lợi cho việc báo cáo thuế đã được quy trịnh trong hiệp định CETP. Ngoài ra cũng tiếp tục củng cố những quy định NTMs và xóa bỏ những thách thức NTBs,… Sáng kiến liên kết ASEAN IAI cũng là một trong những quy định quan trọng để thúc đẩy Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Kế hoạch IAI nhằm hỗ trợ 4 nước thành viên mới như CLMV hội nhập khu vực. Theo đó, những nước thành viên phát triển hơn có trách nhiệm giúp đỡ các nước thành viên mới vượt qua những thách thức và có thể rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên ASEAN. Kế hoạch liên kết ASEAN IAI 1 (2002-2008) hiện nay đã thực hiện được 134 dự án/kế hoạch, thu hút đầu tư khoảng 191 tỷ đô la Mỹ từ ASEAN +6 và 20 tỷ đô la Mỹ từ