SlideShare a Scribd company logo
1 of 76
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THU PHƯƠNG
MÃ SINH VIÊN : A18911
CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH
HÀ NỘI – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---o0o---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy
Sinh viên thực hiện : Trần Thu Phương
Mã sinh viên : A18911
Chuyên ngành : Tài Chính
HÀ NỘI – 2015
Thang Long University Library
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo
trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em
cũng xin gửi lời cám ơn tới Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình viết khóa
luận. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt
cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành
trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.
Do giới hạn kiến thức cũng như khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu
sót và hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Trần Thu Phương
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ
trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người
khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này!
Sinh viên
Trần Thu Phương
Thang Long University Library
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA Khu vực mậu dịch tự do
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam
ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
VIETCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam
VIETINBANK Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam
VTC Vốn tự có
VCSH Vốn chủ sở hữu
WTO Tổ chức thương mại thế giới
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP .........................................................................................................................1
1.1. Tổng quan về cạnh tranh....................................................................................1
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ..................................................................................1
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh......................................................................................2
1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh....................................................................4
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh...................................................................4
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................6
1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..............9
1.3. Bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ..............................................17
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM .........20
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt
Nam...............................................................................................................................20
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam .......................................................................................20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam........................................................................................................................21
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014.............................................................23
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam......................................................................................29
2.2.1. Các chỉ tiêu định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam............................................................29
2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam.....................................................34
2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Sao tháng tám Việt Nam .............................................................................................41
2.3.1. Những mặt đạt được...........................................................................................41
2.3.2. Những mặt hạn chế............................................................................................42
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM
VIỆT NAM...................................................................................................................55
3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao
tháng tám Việt Nam trong những năm tới................................................................55
3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam .......................................................................................55
Thang Long University Library
3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam............................................................56
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ...................................................................57
3.2.1. Thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................57
3.2.2. Sử dụng các cách thức để cắt giảm chi phí.......................................................57
3.2.3. Giải pháp nâng cao thị phần..............................................................................58
3.3. Kiến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ..................................................59
3.2.1. Kiến nghị từ phía công ty...................................................................................59
3.2.2. Kiến nghị từ phía nhà nước...............................................................................61
LỜI KẾT ......................................................................................................................65
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014………………………. 24
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng công ty cổ phần xây dựng trên địa bàn Quận Hoàng
Mai năm 2014…………………………………………………………….............. 30
Bảng 2.3: Những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Công ty Cổ
phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam………………………….. 32
Bảng 2.4: Kinh nghiệm thi công xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng và
thương mại Sao tháng tám Việt Nam……………………………………………… 33
Bảng 2.5: Thị phần tuyệt đối của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao
tháng tám Việt Nam giai đoạn năm 2014………………………………………….. 34
Bảng 2.6: Lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam từ năm 2012 – 2014…………………………………………………….. 39
Bảng 2.7: Năng suất lao động của các công ty xây dựng địa bàn Quận Hoàng Mai
trong năm 2014…………………………………………………………………….. 40
Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn nhân lực và thu nhập của nhân viên tại Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014……….. 42
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực phần theo chất lượng của Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam năm 2014…………………………. 43
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính của Công ty cổ phần xây
dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam…………………………………….. 45
Bảng 2.11: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam……………………………………………………… 47
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam…………………………………………………………………………... 21
Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng
tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014……………………………………………... 28
Biểu đồ 2.2: Thị phần của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng
tám Việt Nam trong Quận Hoàng Mai…………………………………………….. 36
Thang Long University Library
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng một vai trò vô cùng quan trọng
và được coi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền
kinh tế nói chung, nó làm cho ban quản trị doanh nghiệp phải tìm mọi cách để sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi
thành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất bình đẳng trong kinh
doanh, như ngành xây dựng phát triển sẽ thúc đẩy ngành sản xuất gạch, xi măng phát
triển theo. Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục
tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh
lại. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở thành một vấn
đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
Trước đây, tùy từng thời kỳ kinh tế nhà nước sẽ có những chính sách bảo hộ
riêng đối với từng ngành. Nhưng khi kinh tế hội nhập, việc bảo hộ đó sẽ không còn
nữa nên các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng trong một thị trường chung.
Các doanh nghiệp phải có sự tương đồng với đối thủ cạnh tranh và từ đó tìm ra điểm
khác biệt của riêng mình. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là
việc làm hết sức quan trọng tạo nên sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có được
năng lực cạnh tranh vững mạnh doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh đúng đắn
thông qua các chính sách giá hợp lý, sản phẩm đạt chất lượng, phân phối sản phẩm
thuận tiện. Luôn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình và cố
gắng tạo dựng uy tín, hình ảnh, thương hiệu của công ty mình trong tâm trí khách hàng.
Nhận thấy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp là một vấn đề
hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trải qua quá trình học tập lý
thuyết tại trường, sự trải nghiệm thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Sao tháng tám Việt Nam em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam” làm đề tài tốt
nghiệp của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về năng lực cạnh tranh cũng như
đề xuất một số giải pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn
trong chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua quá trình nghiên cứu khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu sau đây:
- Hệ thống lại cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay
trong nền kinh tế thị trường.
- Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng
tám Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 – 2014 từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại và
những nguyên nhân của hạn chế.
- Đưa ra những giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây
dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt
Nam giai đoạn từ năm 2012 - 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, song tập
trung sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, thu thập tổng hợp các số
liệu có liên quan tới Công ty Xây dựng và thương mại Sao tháng tám việt nam.
Phương pháp phân tích: Được sử dụng phân tích các kết quả trong báo cáo tài
chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…tại Công ty Xây dựng và Thương mại
Sao tháng tám Việt Nam.
Phương pháp so sánh
So sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về khả năng cạnh
tranh của công ty được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có giải pháp kịp thời.
So sánh kỳ này với mức trung bình của ngành, hoặc so với doanh nghiệp khác
cùng quy mô. Để thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tốt hay xấu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và lời kết, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biều, sơ đồ,
biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày làm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty xây dựng và
thương mại Sao tháng tám Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng
và thương mại Sao tháng tám Việt Nam.
Thang Long University Library
1
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam trong
những năm gần đây. Nhất là khi tự do hóa thương mại ngày càng được mở rộng thì
cạnh tranh là cách thức để doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Có rất nhiều khái
niệm khác nhau về cạnh tranh được các nhà nghiên cứu đưa ra.
Theo kinh tế học định nghĩa: Cạnh tranh là sự giành giật thị trường để tiêu thụ
hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Ở đây, định nghĩa mới chỉ đề cập đến cạnh tranh
trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. (Nguồn: Trần Thị Lan Hương (2009), “Sách
kinh tế học”, Nhà xuất bản tài chính).
Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh là giành lấy thị
phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức
lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự
bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả
giá cả có thể giảm đi. (Nguồn: Dương Ngọc Dũng (2010), “Chiến lược cạnh tranh
theo lý thuyết Michael Porter”, Nhà xuất bản thống kê).
Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Mác cũng đưa ra khái niệm:
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân
phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi
thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế,
thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. (Nguồn: Nguyễn Văn Hảo
(2011), “Kinh tế chính trị”, Nhà xuất bản thống kê).
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có
thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng
hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh
của một doanh nghiệp là chiến lược của doanh nghiệp đó với các đối thủ trong cùng
một ngành.
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả hoặc cạnh tranh về chi phí,
cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới
các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng
cao thu nhập thực tế.
Với nhiều cách hiểu nghĩa khác nhau, từ đó có nhiều khái niệm được đưa ra
nhưng chung quy lại về bản chất các khái niệm đưa ra đều thống nhất về nội dung:
2
Cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích kinh tế.
Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường.
Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của
mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm
lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mối quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ
cạnh tranh khác.
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Vào thế kỷ 18, Adam Smith một nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại của Anh đã chỉ
ra vai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong cuốn sách “Của cải của các dân tộc”
năm 1776. Ông cho rằng sức ép cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công
việc của mình một cách chính xác và do đó nó tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Kết quả của
sự cố gắng đó là lòng hăng say lao động, sự phân phối các yếu tố sản xuất một cách
hợp lý và tăng của cải cho xã hội. Cho tới nay, cạnh tranh được coi là phương thức
hoạt động để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, không có cạnh tranh thì
không thể có sự tăng trưởng kinh tế.
Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình
lưu thông các yếu tố sản xuất, như ngành xây dựng phát triển các công ty xây dựng có
được nhiều hợp đồng thì nhu cầu về nguyên vật liệu như gạch, xi măng phục vụ cho
xây dựng tăng cao. Thông qua cạnh tranh, các nguồn tài nguyên được phân phối hợp
lý hơn dẫn đến điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động được thực hiện mau chóng
và tối ưu. Cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để đẩy nhanh quá trình luân chuyển
vốn, luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung sản xuất và
tích lũy tư bản. Đồng thời cạnh tranh còn là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận
giữa các ngành và trong nền kinh tế do chịu ảnh hưởng của quy luật bình quân hóa lợi
nhuận. Ví dụ như ngành xây dựng, bất động sản đang phát triển thì nguồn vốn sẽ được
luân chuyển từ các ngành sản xuất hàng hóa sang ngành xây dựng và bất động sản. Từ
đó, lợi nhuận của ngành xây dựng, bất động sản sẽ lớn hơn so với các ngành sản xuất
hàng hóa.
Có thể thấy thực tế trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa tự cung tự cấp, chưa có
sự cạnh tranh và các doanh nghiệp còn có số lượng ít. Các doanh nghiệp sản xuất ra
luôn bán được hàng vì cầu luôn lớn hơn cung, giá cả đắt đỏ khi sản xuất không thỏa
mãn hết được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng với nền kinh tế phát triển như hiện
nay, đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng, sản phẩm như
doanh nghiệp sản xuất xe máy có Honda, Yamaha…khách hàng không chỉ được thỏa
mãn về lượng mà còn thỏa sức lựa chọn mẫu mã. Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh các
doanh nghiệp phải nỗ lực sản xuất hàng hóa với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt hơn
nữa, hệ thống phân phối rộng hơn nữa để có được lượng thị phần nhiều hơn đối thủ
Thang Long University Library
3
cạnh tranh, như trước đây các hãng xe máy Honda chỉ có dòng xe số ware anpha
nhưng khi có nhiều đối thủ cạnh tranh công ty Honda đã có thêm dòng xe ga Lead,
Vision và có hệ thống phun xăng điện tử giúp tiết kiệm xăng hơn. Chính vì điều đó
làm thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kích thích khách hàng mua xe mới, đổi xe số sang xe
ga và từ đó làm hoạt động mua bán xe trở lên náo nhiệt hơn.
Đối với chủ thể kinh doanh: Do động lực tối đa hóa lợi nhuận và áp lực phá sản
nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải không ngừng tăng cường thực
lực của mình bằng các biện pháp đầu tư mở rộng sản xuất, thường xuyên sáng tạo, cải
tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi
phí sản xuất…Qua đó cạnh tranh nâng cao trình độ về mọi mặt của người lao động,
nhất là đội ngũ quản trị kinh doanh, đồng thời sàng lọc và đào thải những chủ thể kinh
tế không thích nghi với sự khắc nghiệt nào của thị trường.
Cũng như ví dụ đã nói ở phần vai trò đối với nền kinh tế, đối với các doanh
nghiệp hoạt động luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Các chiến lược và mục
tiêu mà doanh nghiệp đề ra luôn muốn hướng tới mục đích cuối cùng là đạt được lợi
nhuận cao nhất. Như công ty Honda trong năm 2012 đặt mục tiêu gia tăng lợi nhuận
thêm 20% so với năm 2011, để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận công ty đã tuyển
dụng thêm lao động để nâng cao năng suất lao động, thường xuyên cử cán bộ đi học để
nâng cao trình độ chuyên môn…Việc cải thiện được chất lượng nguồn lao động đã
giúp cho công ty Honda trong năm 2012 gia tăng được năng suất lao động, công ty bán
được nhiều hàng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn từ đó đạt được mục
tiêu gia tăng lợi nhuận của mình.
Đối với người tiêu dùng: cạnh tranh cho thấy những hàng hóa nào phù hợp với
yêu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng bởi cạnh tranh làm cho giá cả có
xu hướng ngày càng giảm, lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng, chất lượng
tốt, hàng hóa đa dạng, phong phú. Như vậy, cạnh tranh làm lợi cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó cạnh tranh còn đảm bảo rằng cả người sản xuất và người tiêu dùng đều
không thể dùng sức mạnh áp đặt ý muốn chủ quan cho người khác. Nên nói cách khác,
cạnh tranh còn có vai trò là một lực lượng điều tiết thị trường.
Khi trên thị trường có nhiều có nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng
như cùng sản xuất sữa tươi có: Vinamilk, TH True milk, Sữa chọn, Sữa tươi Mộc
Châu… người tiêu dùng sẽ được thỏa sức lựa chọn về hãng sữa mà mình đủ khả năng
chi trả. Ngoài ra còn được thỏa sức lựa chọn về hương vị, chất lượng, bao bì, cách
đóng gói đẹp mắt. Như cùng một nhu cầu là uống sữa để đảm bảo lượng dinh dưỡng
khách hàng được lựa chọn giữa loại sữa bột và nước, sữa có đường và không đường,
về hương vị có rất nhiều như hương dâu, hương socola, hương vina, hương cam, dừa
hoặc có thể uống sữa tươi hoặc sữa chua lên men. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp cùng
4
sản xuất một sản phẩm sẽ có sự cạnh tranh về giá và chất lượng. Người tiêu dùng sẽ
được mua sản phẩm với giá rẻ hơn như cùng là sản phẩm sữa tươi nếu sản phẩm không
có gì nổi trội hơn đối thủ khác thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào giá của đối thủ cạnh
tranh để định giá cho sản phẩm của mình ví dụ một hộp sữa tươi của Vinamik giao
động từ 6 – 8 nghìn đồng thì các sản phẩm sữa tươi đi sau của sữa chọn, sữa tươi mộc
châu khi ra sản phẩm sau lại có thể định giá cao hơn, từ sự cạnh tranh các doanh
nghiệp sẽ không ngừng cải thiện về công nghệ để có chất lượng sữa tốt hơn và từ đó
khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn đây đúng là lợi ích tăng thêm cho người tiêu dùng.
Như vậy, cùng với tác động của các quy luật kinh tế khách quan khác, cạnh
tranh đã giúp các doanh nghiệp trả lời câu hỏi: sản xuất gì, sản xuất cho ai và sản xuất
như thế nào một cách thỏa đáng nhất. Vận dụng quy luật cạnh tranh, Nhà nước và
doanh nghiệp có điều kiện hoạch định các chiến lược phát triển một cách khoa học mà
vẫn đảm bảo tính thực tiễn, chủ động hơn trong đối phó với mọi biến động thị trường.
(Nguồn: Nguyễn Văn Dần, (2010),“Kinh tế vi mô I”, Nhà xuất bản tài chính).
1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh
1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh
nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách
hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. (Nguồn: Michael Porter (1980), “Chiến lược cạnh
tranh”, Nhà xuất bản thống kê).
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp, đây
là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về
công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà
cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh
vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các
đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo lợi thế so sánh với đối tác của
mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách
hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
Thực tế cho thấy không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất
cả những yêu cầu của khách hàng vì những yêu cầu với mỗi khách hàng là khác nhau
và từng thời điểm nó lại thay đổi. Thường thì một doanh nghiệp có lợi thế về mặt này
thì sẽ có hạn chế về mặt khác. Ví dụ như cùng là doanh nghiệp sản xuất sữa, đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng, nhưng hãng sữa TH true milk có một dây truyền sản xuất khác so
với Vinamilk, hàm lượng dinh dưỡng, độ ngọt, ngậy ít đường của TH true milk cũng
sẽ khác so với Vinamilk. Khách hàng sẽ có sở thích ngọt hoặc thích ngậy ít đường
khác nhau, vì vậy khi Vinamilk sản xuất một sản phẩm ngọt thì sản phẩm đó sẽ khó
Thang Long University Library
5
chiều lòng được những khách hàng thích uống sữa ngậy, ít đường. Vấn đề cơ bản là,
doanh nghiệp phải nhận biết được điểm hạn chế và cố gắng phát huy tốt những điểm
mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những
điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các
lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân
sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh
tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực
cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá cả
định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những
ngành, lĩnh vực khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định
lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác
nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù, vẫn có thể tổng
hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá
cả sản phẩm và dịch vụ, chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và
dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại. Năng lực nghiên cứu và phát triển,
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, thị phần sản phẩm và tốc
độ tăng trưởng thị phần, vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
Ví dụ không giống như các hãng xe hạng sang như Honda, Toyota, Audi thì Kia
morning và Huyndai là hai dòng xe đánh vào thị trường những khách hàng có thu nhập
thấp, giá cả khá mềm so với các dòng xe Honda, Toyota, Audi…Các hãng xe nhỏ như
Huyndai, Kia morning không có đủ thị phần và sức cạnh tranh như các hãng xe lớn và
có uy tín, thị phần tốt như Audi, Honda do quy mô nguồn vốn nhỏ, cũng chưa có nhiều
uy tín với khách hàng và thâm nhập thị trường thị trường muộn hơn các hãng xe
lớn…Thì việc lựa chọn thị trường khách hàng thu nhập thấp, các hãng xe lớn như
Honda, Toyota, Audi còn bỏ ngỏ là một sự lựa chọn thông minh vì không vướng phải
quá nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, đảm bảo tỷ lệ phần trăm thắng lợi cao hơn.
Vì vậy, có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi
doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Đặc biệt trong thời kỳ Việt
Nam đã gia nhập WTO để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải
hiểu rõ yêu cầu của WTO đối với ngành sản xuất kinh doanh của đơn vị để từ đó thông
qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố để đánh giá được hiện trạng của doanh
nghiệp đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
6
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.2.1. Định tính
- Uy tín, thương hiệu
Đây là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như: chất
lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động
marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, mức độ ảnh hưởng của
doanh nghiệp đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp…Đó là tài sản vô hình, vô giá
mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ
không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có uy tín doanh nghiệp có thể huy
động được rất nhiều nguồn lực như: vốn, nguyên vật liệu và đặc biệt là sự quan tâm,
gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa
phương với công ty.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “thương hiệu là một cái tên,
một từ ngữ, một dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên
nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một sản phẩm và phân biệt sản phẩm
dịch vụ đó với đối thủ cạnh tranh. Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên
ngoài tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp.
Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và
dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi
nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà sản xuất trong tương lai. Nói cách
khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ khi nói đến cà phê người
ta sẽ nghĩ tới cà phê Trung Nguyên, khi nói tới xe máy sẽ nghĩ tới Honda…Tên hàng
hóa gắn với thương hiệu trở thành một cụm từ dễ nhớ và làm cho khách hàng nhớ đến
doanh nghiệp lâu hơn. (Nguồn: Đào Minh Đức, “Làm rõ khái niệm thương hiệu”,
www.Margroup.edu.vn, http://www.margroup.edu.vn/thu-vien-margroup/lam-ro-khai-
ni%E1%BB%87m-th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87u.html?p=1242,27 ).
Có thể thấy rõ nhất trong vụ việc của Công ty Vedan, trước đây sản phẩm mì
chính của Công ty Vedan được người dân Sài Gòn rất ưa chuộng sử dụng, hầu như thị
phần tại thành phố Hồ Chí Minh về mì chính do công ty nắm giữ. Nhưng năm 2008
xảy ra những vụ kiện về việc công ty xả chất thải ra sông Thị Vải làm ô nhiễm môi
trường và gây bệnh cho những người dân sống gần công ty sử dụng phải nguồn nước ô
nhiễm. Từ một công ty có thị phần cao và được nhiều người dân ưu tiên sử dụng sản
phẩm. Công ty đã bị mất đi thị phần một cách nhanh chóng khi người dân không ai
dùng sản phẩm của công ty nữa, công ty nhanh chóng bị suy sụp hoàn toàn. Đây chính
là một minh chứng cho vai trò to lớn của uy tín và thương hiệu và hậu quả mà doanh
nghiệp phải gánh chịu khi đánh mất nó.
Thang Long University Library
7
Xây dựng thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh cao cũng có nghĩa là họ đã xây dựng được thương hiệu mạnh, thương hiệu
đó luôn được khách hàng nhớ và nhận biết rõ ràng. Một thương hiệu mạnh là một
thương hiệu có thể tạo được sự ấn tượng tò mò cho khách hàng, kích thích họ sử dụng
sản phẩm. Nếu khách hàng đã thích và đam mê một thương hiệu họ sẽ trung thành với
thương hiệu đó.
Qua việc xây dựng thành công một thương hiệu người ta có thể đánh giá về
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó vì: Thương hiệu làm cho khách hàng tin
tưởng chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng thương hiệu đó. Thương hiệu tốt giúp
tạo dựng hình ảnh công ty tốt và nhanh chóng thu hút được những khách hàng mới,
vốn đầu tư, thu hút nhân tài. Thương hiệu tốt giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn,
tạo thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới. Uy tín cao của thương hiệu tạo lòng trung
thành của khách hàng đối với sản phẩm, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,
giúp cho việc triển khai khuếch trương sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời giảm chi phí
tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt
về giá.
Thương hiệu của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ của pháp luật
đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản phẩm bị đối thủ cạnh
tranh bắt chước. Để có một thương hiệu mạnh doanh nghiệp phải xây dựng một chiến
lược về thương hiệu nằm trong chiến lược marketing tổng thể căn cứ các kết quả về
nghiên cứu thị trường, đồng thời phải đăng ký thương hiệu trong nước và ngoài nước.
Như vậy thương hiệu mới trở thành một tài sản thực sự có giá trị đối với tất cả mọi
doanh nghiệp.
- Kinh nghiệm của doanh nghiệp
Một công ty có bề dày kinh nghiệm trên thương trường thì cũng được đánh giá
rất cao về năng lực cạnh tranh. Kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp công ty nâng cao chất
lượng sản phẩm, có thể nắm bắt và xử lý tình huống phức tạp với thời gian và chi phí
thấp nhất. Như với công ty sản xuất xe máy Honda hoạt động tại thị trường Việt Nam
lâu năm sẽ đoán biết được nhu cầu mua xe máy của khách hàng tăng cao vào đợt tháng
8, tháng 9, 12 trong năm. Vì có nhiều sinh viên học xa nhà, cần có xe làm phương tiện
đi lại, trong tháng 12 cũng cao vì cuối năm được thưởng khách hàng sẽ có khoản tiền
lớn để mua xe. Đây cũng chính là một lợi thế của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua
với các đối thủ khác vì sẽ chủ động dự trữ nguyên vật liệu, hay sản xuất trước để tung
ra thị trường được những mẫu sản phẩm mới và kịp thời gian. Cũng chủ động có
những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, giảm giá để kích thích khách hàng mua xe
nhiều hơn.
8
1.2.2.2. Định lượng
- Thị phần doanh nghiệp trên thị trường
Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được
doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối
thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi
phí sản xuất do lợi thế về quy mô. Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳ là tỷ
lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong thời kỳ đó có các
loại thị phần sau:
+ Thị phần tuyệt đối
Thị phần tuyệt đối: thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch
vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng
doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị
trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này
với tổng doanh số mua vào của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ
đó trên thị trường liên quan tính theo tháng, quý, năm và được cụ thể hóa bởi công
thức tính như sau:
Thị phần tuyệt đối =
Doanh thu của doanh nghiệp
x 100
Tổng doanh thu trên thị trường
Riêng đối với ngành xây dựng có thể tính toán thị phần tuyệt đối theo công thức
như sau:
Thị phần tuyệt đối =
Giá trị tổng sản lượng xây lắp doanh nghiệp hoàn thành
x100
Tổng giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành trên thị trường
Thị phần tuyệt đối là một chỉ tiêu giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được
trong tổng doanh thu trên thị trường về cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì doanh
thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông qua chỉ tiêu này doanh
nghiệp cũng đánh giá được vị trí doanh nghiệp mình đã ở đâu và xác định được các đối
thủ cạnh tranh cùng quy mô. (Nguồn: Vũ Quang Kết, (2007), “Quản trị tài chính”,
Trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông).
+ Thị phần tương đối
Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ
cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trường
như thế nào.
Thị phần tương đối =
Doanh thu của doanh nghiệp
x 100
Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
Chỉ tiêu thị phần tương đối đánh giá được doanh nghiệp đang mạnh hơn về quy
mô vốn so với doanh nghiệp hay thấp hơn. Chỉ tiêu này đơn giản dễ tính, song kết quả
tính toán chưa thật chính xác, vì kết quả thu được doanh nghiệp chỉ so với một doanh
Thang Long University Library
9
nghiệp duy nhất, có thể doanh nghiệp đó đang là doanh nghiệp mạnh thị phần nhiều và
vốn cao, do đó khó lựa chọn được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, đặc biệt trong khi
doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.
- Chỉ tiêu lợi nhuận
Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số yếu tố như sau: giá trị tổng sản
lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất.
Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nếu
các chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và do đó tạo
điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
- Năng suất lao động
Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của nhiều yếu tố như: con người, công
nghệ, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật…Do đó nó là tiêu chí rất quan trọng để
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động được đo bằng sản
lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị số lượng lao động làm ra sản
phẩm đó.
Năng suất lao động =
Lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng
Số lượng lao động làm ra sản phẩm đó
Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, khi so sánh hai doanh
nghiệp sản xuất cùng ngành nghề, cùng quy mô, cơ cấu và nguồn lao động, chất lượng
sản phẩm tạo ra tương đương nhau. Nhưng một doanh nghiệp có năng suất lao động
cao hơn doanh nghiệp kia, thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có năng suất lao
động cao hơn sẽ tốt hơn, họ có thể đưa ra mức giá thấp hơn so với doanh nghiệp có
năng suất lao động thấp hơn từ đó năng lực cạnh tranh của họ cao hơn. Khi doanh
nghiệp có năng suất lao động cao hơn các đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc
doanh nghiệp phải bỏ một lượng chi phí ít hơn cho một sản phẩm so với đối thủ cạnh
tranh từ đó nhà quản trị đưa ra được những chiến lược cạnh tranh về giá, sản phẩm
hiệu quả. (Nguồn: Vũ Anh Tuấn, Tô Đức Hạnh, Phạm Quang Phân, (2007),“Kinh tế
chính trị Marx – Lenin”, Nhà xuất bản tổng hợp).
1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.3.1. Nhân tố có thể kiểm soát được
- Nguồn nhân lực: năng lực của ban quản trị, tổ chức cũng như người lao động có
thể nói qua các nội dung sau:
Thứ nhất là về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có cơ
cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ
trôi chảy, có năng suất. Ngược lại, một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được rõ
ràng thì hoạt động sẽ kém hiệu quả. Trong đó thì cơ cấu ban lãnh đạo có phầm chất và
10
tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp.
Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty vận hành đúng quy luật
mà còn phải cho nó hoạt động linh hoạt và uyển chuyển sao cho phù hợp với sự thay
đổi của môi trường bên trong và ngoài của doanh nghiệp. Như trong công ty mọi quyết
định cuối cùng đều do giám đốc quyết định, phê duyệt, tuy nhiên đối với những trường
hợp cần có quyết định nhanh giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc hoặc các
trưởng phòng.
Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trước hết là phải lảm công
tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thường
xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên. Từ đó
giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước,
khuyến khích mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, giảm thiểu những chi
phí vô ích, ngoài ra còn tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong công ty giúp cho mọi
người đoàn kết, gắn bó, tạo dựng được tập thể vững mạnh cùng phấn đấu cho mục tiêu
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Khả năng tài chính: nguồn tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó
có vai trò quyết định đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết, nguồn lực
tài chính được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục
vụ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Quy mô vốn tự có phụ
thuộc quá trình tích lũy của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả,
lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận để lại tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ
lớn và quy mô vốn tự có sẽ tăng. Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có cao cho thấy khả
năng tự chủ về tài chính và chiếm được lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách
hàng…Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức nhất định đủ đảm bảo
khả năng thanh toán nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng đòn bầy tài
chính làm tăng lợi nhuận. Để đáp ứng các yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh,
doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn, chiếm dụng tạm thời của các
nhà cung cấp, khách hàng, vay các tổ chức tài chính hoặc huy động vốn trên thị trường
chứng khoán. Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ
của doanh nghiệp với các bên cung ứng vốn và sự phát triển của thị trường tài chính.
Nếu thị trường tài chính phát triển mạnh, tạo được nhiều kênh huy động với những
công cụ phong phú sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Lựa
chọn phương thức huy động vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường
sức mạnh tài chính.
- Máy móc thiết bị: đây là một bộ phận chủ yếu quan trọng nhất trong tài sản cố
định, nó là cơ sở vật chất chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là
nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Nếu máy móc thiết bị và trình độ công nghệ
Thang Long University Library
11
thấp kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng các chi
phí sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn
hóa và thống nhất hóa sẽ rất khó xuất khẩu, tham gia thị trường khu vực và thế giới.
Để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào các đặc tính
sau: Tính hiện đại của thiết bị công nghệ biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất,
năm sản xuất, công suất thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị. Tính đồng bộ: thiết bị đồng
bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất,
với chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. Tính hiệu
quả: thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị sẵn có để phục vụ mục tiêu cạnh tranh
của doanh nghiệp. Tính đổi mới: hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biến
động, máy móc thiết bị phải thích ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng
giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh, nếu máy móc thiết bị không thể sử
dụng linh hoạt và chậm đổi mới thì sẽ không đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Cùng với máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Nhân tố chất lượng sản phẩm: Theo định nghĩa tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thì
chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Chất
lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan
niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản
phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được
người tiêu dùng đánh giá cao. Để có thể sử dụng công cụ chất lượng sản phẩm để cạnh
tranh có hiệu quả cần làm rõ thế nào là chất lượng sản phẩm. Cách hiểu về chất lượng
sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng sản phẩm. Bởi chất lượng sản
phẩm là một phạm trù khá rộng và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế,
kỹ thuật và xã hội.
Về phía khách hàng hoặc người tiêu dùng chất lượng sản phẩm được định nghĩa
là sự phù hợp và thỏa mãn nhu cầu hoặc mục đích sử dụng của họ.
Về phía doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo
và phù hợp của sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn quy cách đã xác
định trước.
Nếu chỉ xét mỗi loại sản phẩm thì chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các
thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc số lượng và
chất lượng các thuộc tính được thiết kế đưa vào sản phẩm. Những thuộc tính đó phản
ánh công dụng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm và biểu hiện ở những chỉ tiêu chất
lượng cụ thể.
12
Nếu xét trên góc độ giá trị, chất lượng sản phẩm được hiểu là đại lượng đo bằng
tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để có được lợi
ích đó.
Dựa trên nghiên cứu các định nghĩa trên, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa
(ISO) đã đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm trong bộ tiêu chuẩn ISO 900 như sau:
“Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, tạo cho sản phẩm
đó khả năng thỏa mãn yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Định nghĩa trên cho thấy sự
thống nhất giữa các thuộc tính nội tại của sản phẩm, các nhu cầu của khách hàng, giữa
các yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng, giữa nhu cầu hiện tại và kỳ vọng
trong tương lai của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy định nghĩa này được chấp nhận và
sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế hiện này.
Chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong cạnh tranh của mỗi doanh
nghiệp. Một trong các căn cứ quan trọng khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm. Theo M.Porter thì năng lực
cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là
phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng) và chi phí thấp. Vì vậy chất lượng sản phẩm trở
thành một trong những công cụ quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng của
doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ sẽ tăng cùng với sự gia tăng mức độ thỏa mãn của
khách hàng. Đặc biệt khi trình độ xã hội ngày càng cao, xã hội ngày càng văn minh,
thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt
chứ không đơn giản là tốt – bền – đẹp như trước kia. Như vậy chất lượng và cạnh
tranh là hai phạm trù luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng làm tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranh cao lại tạo cơ
sở tài chính và vật chất cần thiết cho nâng cao chất lượng sản phẩm.
Mặt khác trong nền kinh tế mở hiện nay, khi tham gia các tổ chức thương mại
quốc tế (AFTA, WTO…) cùng với các cơ hội kinh doanh là việc mỗi nước phải dỡ bỏ
khá nhiều các hàng rào thuế quan để hàng ngoại tràn vào cạnh tranh tự do ngay trên
sân nhà cùng doanh nghiệp nội địa. Tuy vậy, không một quốc gia nào lại không tìm
cách bảo hộ nền sản xuất trong nước và một hàng rào mới lại được dựng lên. Đó là
những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm như giấy chứng nhận về mức độ
phóng xạ cho phép đối với hàng thực phẩm, chất lượng đóng gói bao bì, nhãn mác,
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…Các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm
không chỉ để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà mà còn nhằm hướng tới khả
năng vươn ra thị trường quốc tế.
Thang Long University Library
13
Để sử dụng có hiệu quả công cụ chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý
chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về
chất lượng. Nói cách khác quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộ các hoạt
động từ việc xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng, thiết lập các văn bản xác
định trình tự và tương tác các quy trình, đảm bảo nguồn lực và thông tin cần thiết, theo
dõi kiểm tra và phân tích các quá trình nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng đề ra. Và hệ
thống quản lý chất lượng là một hệ thống để định hướng và kiểm soát một tổ chức về
chất lượng. Đây là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để phát
huy được lợi ích cạnh tranh đích thực từ sản phẩm.
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của chất lượng sản phẩm và quản lý
chất lượng, các doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động đẩy
nhanh quá trình cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tốt nhất công cụ
này cho nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Giá cả: giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với
sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Ngày nay, giá cả hiện diện trong tất cả
các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành, các khu vực của nền kinh tế, các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Giá cả không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa, nó còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy, tiêu
dùng…Vì vậy giá cả hình thành thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa, thông qua sự
thỏa thuận giữa người mua và người bán, giá được chấp nhận là giá mà cả hai bên đều
có lợi.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá bán sản phẩm là một trong những
công cụ quan trọng thường được sử dụng. Bởi giá bán sản phẩm có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự hấp dẫn của sản phẩm và sản lượng tiêu thụ. Hai hàng hóa có cùng công
dụng chất lượng như nhau, khách hàng sẽ mua hàng hóa nào có giá thấp hơn. Có nhiều
chính sách giá khác nhau được doanh nghiệp sử dụng phù hợp với sản phẩm, mục tiêu,
tình hình thị trường và khả năng thanh toán của khách hàng. Trong quá trình hình
thành và xác định giá bán, doanh nghiệp có thể tham khảo một số chính sách định giá
cụ thể như sau:
Chính sách định giá thấp: Là chính sách doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp hơn
giá thị trường: Thứ nhất là định giá thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn cao hơn giá
thành sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng chính sách này khi sản phẩm mới thâm nhập
thị trường, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng. Trường hợp này doanh
nghiệp sẽ thu được lợi nhuận thấp. Thứ hai chính sách định giá thấp hơn giá thị trường
và thấp hơn giá thành sản phẩm. Trường hợp này doanh nghiệp không có lợi nhuận
14
nhưng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tăng nhanh vòng quay của vốn, làm cơ sở cho
chính sách định giá cao sau này.
Chính sách định giá cao: doanh nghiệp áp dụng mức giá cao hơn giá thị trường
và cao hơn giá thành sản phẩm trong trường hợp sản phẩm mới tung ra thị trường,
chưa có đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm và chưa có cơ
hội so sánh về giá. Giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tranh thủ chiếm lĩnh thị trường sau
đó sẽ hạ dần đến mức bằng hoặc thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn đảm bảo thu lợi nhuận.
Chính sách ổn định giá: theo chính sách này doanh nghiệp sẽ chọn một mức giá
vừa phải và áp dụng trong thời gian dài để tạo uy tín và củng cố niềm tin của khách
hàng về sự ổn định của sản phẩm. Nó giúp sản phẩm có những nét độc đáo khác biệt
với đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp có điều kiện giữ vững và mở rộng thị phần.
Chính sách bán phá giá: là chính sách doanh nghiệp bán hàng với mức giá rất
thấp, không có lợi nhuận, thậm chí không bù đắp được chi phí sản xuất làm cho đối
thủ không thể cạnh tranh được về giá và phải rút lui khỏi thị trường. Khi đó doanh
nghiệp độc chiếm thị trường và lại chủ động nâng giá lên. Chính sách này rất nguy
hiểm, ít được sử dụng vì nó là con dao hai lưỡi. Hiện nay bán phá giá được coi là
phương thức cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm sử dụng.
Chính sách phân biệt giá là chính sách đưa ra những mức giá khác nhau đối với
cùng một loại sản phẩm khi bán cho những đối tượng khác nhau, cho những khu vực
thị trường khác nhau, hoặc khách hàng mua với số lượng khác nhau hoặc tại thời điểm
khác nhau. Chính sách này giúp doanh nghiệp thỏa mãn được nhiều đối tượng khách
hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau, tạo nên sự linh hoạt về giá để hấp
dẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh do sản
xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc do vận chuyển sản phẩm đến những
địa điểm khác nhau.
Như vậy, việc nghiên cứu và vận dụng chính sách định giá là một vấn đề khá
phức tạp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt và sáng tạo bởi giá cả không
chỉ được quyết định bởi giá trị hàng hóa mà còn phụ thuộc khả năng thanh toán của
khách hàng. Để có thể vận dụng thắng lợi chiến lược giá cả trong cạnh tranh cần chú ý
một số vấn đề sau: Việc định giá chỉ là một yếu tố trong chiến lược tổng hợp nhằm
đem lại doanh thu và đảm bảo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên không nhất thiết
phải giảm giá hoặc tăng giá trong mọi trường hợp có biến động. Việc định giá phải gắn
liền với chính sách chiếm giữ thị phần. Doanh nghiệp phải coi chiếm giữ thị phần là
mục tiêu chiến lược và việc định giá phải góp phần thực hiện mục tiêu này. Chiến lược
định giá phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí. Dù việc định giá phải dựa trên
nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố quan trọng để định giá. Chiến
lược giá phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí. Dù việc định giá phải dựa trên
Thang Long University Library
15
nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố quan trọng để định giá. Chiến
lược giá phải dựa trên cơ sở cạnh tranh vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm thích đáng
đến sự thay đổi giá và chính sách giá của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược giá phải gắn
với chiến lược phân khúc thị trường để có thể áp dụng những chính sách giá khác nhau
cho phù hợp. Một số nhóm khách hàng sẵn sàng chấp nhận giá cao để được sử dụng
những sản phẩm có chất lượng cao và nhãn hiệu nổi tiếng vì vậy doanh nghiệp nên
thực hiện chính sách đặt giá cao đối với những sản phẩm này để củng cố uy tín cho sản
phẩm, không bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận nhưng cần đảm bảo cung cấp cho người tiêu
dùng đủ những gì đã hứa hẹn trong sản phẩm. Cần xây dựng hệ thống đo lường để
đánh giá kết quả công tác định giá. Đây là hoạt động không thể thiếu để đánh giá hiệu
quả công tác định giá, qua đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đáp ứng mọi biến động
của thị trường.
Tóm lại, chiến lược giá cả là một công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp,
ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi
doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các chiến lược giá và hoạch định chiến lược giá cả
sao cho phù hợp với biến động của thị trường và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Nhân tố không thể kiểm soát được
- Nhà cung ứng: nói đến đầu vào là nói đến việc cung cấp các yếu tố cần thiết để
doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,
vốn, nhân lực…Trong thời đại của sự phân công lao động, của chuyên môn hóa thì
mọi doanh nghiệp không nên tiến hành sản xuất theo kiểu “tự cung, tự cấp” tức là tự lo
cho mình từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Điều này sẽ giảm hiệu quả sản xuất vì
không tận dụng và phát huy được lợi thế so sánh giữa các ngành, các quốc gia. Các
doanh nghiệp nên tìm đến những nhà cung ứng đầu vào bên ngoài có uy tín vì đây là
điều kiện cần thiết để đảm bảo cho tiến trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đảm
bảo cho đầu ra của các quá trình đó có năng suất và chất lượng cao. Nếu nhà cung cấp
không giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp
cũng sẽ sai hẹn với khách hàng của mình và ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp. Ví dụ như đối với công ty xây dựng nhận được hợp đồng xây nhà có đặt
mua nhà cung cấp nguyên vật liệu cát vàng, nhưng khách hàng giao nhầm thành cát
đen vì vậy công ty phải yêu cầu nhà cung cấp nguyên vật liệu đổi lại cho đúng. Sẽ mất
thời gian chờ đợi nhà cung cấp giao nguyên liệu đúng công ty mới có thể tiến hành và
điều này làm ảnh hưởng tới việc giao nhà đúng hạn cho khách hàng theo đúng hợp
đồng đã quy định.
- Khách hàng: Mục đích của các doanh nghiệp là thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách
hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ cao và sự trung thành
16
từ phía khách hàng. Trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt thì vai trò của khách
hàng lại càng trở lên quan trọng và ưu tiên hơn. Tuy nhiên, thực tế là người mua luôn
muốn trả giá thấp vì vậy sẽ thực hiện việc ép giá, gây áp lực đòi hỏi chất lượng cao
hơn và được phục vụ tốt hơn nữa…điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh
nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng thành các nhóm
khác nhau, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thích hợp để thu
hút ngày càng nhiều khách hàng về phía mình.
- Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tính chất và
mức độ tranh đua giành giật lợi thế trong ngành, mà mục đích cuối cùng là giữ vững
và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh trở lên
khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái hoặc có đông đối thủ cạnh
tranh cùng năng lực. Đây là đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, là động
lực kích thích mỗi doanh nghiệp không ngừng phải nâng cao năng lực của mình. Vì
chỉ cần doanh nghiệp có những bước đi sai lầm thì chính họ sẽ là mối đe dọa lớn của
công ty trong việc giành thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu mọi thông
tin về đối thủ như: mục đích tương lai, các nhận định, các tiềm năng, chiến lược hiện
đại, những điểm mạnh, điểm yếu, khả năng thích nghi với môi trường…của đối thủ
cạnh tranh. Trên cơ sở đó hoàn thiện những điểm còn yếu kém, phát huy những thế
mạnh của doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh hơn đối thủ.
- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: khi một ngành có sự gia tăng thêm đối thủ cạnh
tranh đồng nghĩa với việc một miếng bánh sẽ bị chia nhỏ hơn làm cho tỷ suất lợi
nhuận giảm, tăng thêm mức độ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào
thị trường sau nên họ có lợi thế trong ứng dụng những thành tựu mới của khoa học,
công nghệ. Không phải lúc nào cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhưng khi
đối thủ mới xuất hiện thì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Vì vậy, doanh
nghiệp cần phải tạo cho mình một hàng rào ngăn cảnh sự xâm nhập của các đối thủ
mới. Những hàng rào này là lợi thế sản xuất theo quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, sự
đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế
xâm nhập các kênh tiêu thụ.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: bao gồm môi trường chính trị, môi
trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường khí hậu tự nhiên cụ thể như sau.
Môi trường chính trị: Đây là yếu tố có tác động lớn tới mọi doanh nghiệp, nếu
quốc gia nào có môi trường chính trị ổn định, ít biến động, một thể chế minh bạch rõ
ràng, dễ thực hiện thì thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh vì tài sản của họ được đảm bảo,
rủi ro cũng ít hơn. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì họ có thể xác định đầu tư
Thang Long University Library
17
làm ăn lâu dài tại quốc gia đó, còn với doanh nghiệp trong nước thì có điều kiện phát
huy năng lực cạnh tranh của mình.
Môi trường pháp lý: yếu tố này được mọi doanh nghiệp quan tâm vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trước khi bắt tay vào
kinh doanh một lĩnh vực gì đó thì doanh nghiệp cũng phải xem xét tới hệ thống văn
bản pháp lý của quốc gia có cho phép kinh doanh mặt hàng đó hay không, các thủ tục
cần thiết là gì, những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ra sao…Do vậy, nếu một
quốc gia có hệ thống pháp luật cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, thủ tục hành chính
rườm rà, nhiều tiêu cực, quá nhiều cửa và đặc biệt hay thay đổi chính sách hoặc đưa ra
chính sách không phù hợp. Thực tế chứng minh đây là một rào cản lớn cho doanh
nghiệp, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
Môi trường kinh tế: Bao gồm các chính sách phát triển kinh tế, chính sách
thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư…Các chính sách và biện pháp
kinh tế nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng
ngành cụ thể, do đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong
các ngành đó. Do đó, các chính sách kinh tế, các quy định và thủ tục hành chính phải
đơn giản, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp sẽ có tác
động mạnh tới kết quả, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Môi trường khí hậu: Cũng tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau mà sự ảnh
hưởng của yếu tố này là khác nhau. Nếu quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi cho thông
thương quốc tế thì điều kiện tốt để doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nâng cao được
năng lực của mình. Ví dụ như đối với ngành xây dựng sản phẩm là các công trình do
vậy điều kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công
của doanh nghiệp, vào mùa mưa lớn và nắng nóng như tháng 7 sẽ rất khó khăn trong
việc xây dựng.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Ngày nay thế giới đang chuyển biến mạnh
mẽ, thời đại của hội nhập kinh tế thế giới, toàn cầu hóa. Đó là một sân chơi chung cho
tất cả các quốc gia, là cơ hội cho doanh nghiệp nào biết tận dụng. Đồng thời nó cũng
tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực của mình bằng việc chuyển
giao công nghệ, vốn, nhân lực có trình độ tay nghề vào trong sản xuất.
1.3. Bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mỗi doanh nghiệp luôn quan tâm khi
hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp nổi tiếng đều là những
doanh nghiệp đã thành công trong việc sử dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh. Các biện pháp họ sử dụng dù thành công nhiều hay ít đều trở thành những bài
học quý báu cho các doanh nghiệp khác học tập và rút kinh nghiệm.
18
Thứ nhất, bài học về độc lập công nghệ và công tác nghiên cứu phát triển.
Samsung Electronics là tập đoàn điện từ của Hàn Quốc đã thành công trong cuộc cạnh
tranh với tập đoàn Sony của Nhật Bản. Vào thời điểm lợi nhuận của Sony giảm xuống
còn 2,5% thì lợi nhuận của Samsung tăng lên 12%. Nếu như tổng vốn của Sony dừng
ở mức 30 tỷ đô là thì Samsung đã vượt quá ngưỡng 60 tỷ đô la. Không chỉ có Sony,
Motorola là doanh nghiệp cũng phải chịu những đòn tấn công của Samsung. Một trong
những nguyên nhân thắng lợi của Samsung mà các nhà phân tích đưa ra, đó là họ có
được thành công nhờ độc lập về công nghệ và đã có những đầu tư thích đáng cho hoạt
động nghiên cứu phát triển (R&D). Trong 15 năm liền Samsung tích cực đầu tư vào
thiết bị sản xuất và dây chuyền sản xuất, dần dần họ đã độc lập về công nghệ. Hiện
nay, Samsung chẳng phải mua gì của ai, họ đã tự sản xuất được tất cả ngay cả các sản
phẩm điện tử, từ màn hình, bộ nhớ, mạch điện, bộ giải mã, phần mềm, đĩa cứng, bộ xử
lý…Bằng chính sách độc lập công nghệ, Samsung đã mua tận gốc và bán tận ngọn.
Hiện nay, Samsung có 25 nhà máy trên thế giới, họ không chỉ bán sản phẩm cho người
tiêu dùng mà còn bán cho đối thủ cạnh tranh. Dell là tập đoàn sản xuất máy tính cá
nhân của Mỹ, từ lâu đã mua màn hình máy tính LCD của Samsung. Thông qua bài học
kinh nghiệm này cho thấy vai trò của công nghệ là vô cùng quan trọng. Nhất là đối với
công ty hoạt động về lĩnh vực xây dựng, việc đầu tư công nghệ tốt sẽ giúp công ty có
được những ngôi nhà đẹp, chất lượng hơn, rút ngắn được thời gian xây dựng, chi phí
thuê nhân công. Máy móc kỹ thuật giúp giảm thiểu được tối đa sức lao động của con
người, cùng với một lượng thời gian áp dụng được khoa học kỹ thuật phát triển công
ty sẽ xây dựng được nhiều công trình hơn, phục vụ được nhu cầu của nhiều khách
hàng hơn.(Nguồn: Lê Hoàng, Cuộc chiến 50 năm LG và Samsung: ván bài di động
Vnreview,http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/1528053/cuoc-
chien-50-nam-lg-va-samsung-phan-cuoi-van-bai-di-dong, 18).
Bài học thứ hai, sự cạnh tranh về thương hiệu hãng điện tử samsung không chỉ
thành công khi chọn biện pháp cách tân và đổi mới công nghệ để cạnh tranh, họ còn
đang theo đuổi chiến lược đưa thương hiệu Samsung trở thành một trong những
thương hiệu danh tiếng, chinh phục cả hành tinh. Thông qua các hoạt động marketing,
đưa ra các sản phẩm mới. Samsung đã nhanh chóng lấy được tình cảm của khách hàng
mà khi nhắc đến Samsung khách hàng luôn nghĩ tới những sản phẩm nhẹ nhàng, thanh
mảnh. Hơn nữa, giá cả mà Samsung đưa ra phù hợp với rất nhiều đối tượng thu nhập
thấp, cao. Sản phẩm dành cho người thu nhập cao có sức cạnh tranh với dòng điện
thoại cao cấp xứng tầm như Apple. Mặc dù là doanh nghiệp xâm nhập thị trường Việt
Nam sau, nhưng Samsung đã thành công trong việc lưu giữ được hình ảnh trong tâm
trí khách hàng mỗi khi nhắc tới điện thoại mà họ đã sử dụng sẽ có tên Samsung trong
đó. (Nguồn: Trần Trọng Hải, “Cạnh tranh trong quảng cáo và thương hiệu: Nokia -
Thang Long University Library
19
Apple–Samsung,Quangcaoajc.vn ,https://quangcaoajc.wordpress.com/2013/10/16/tim-
hieu-su-canh-tranh-thuong-hieu-cua-top-3-hang-cong-nghe-di-dong-apple-samsung-
nokia/, 16).
Bài học thứ ba về việc sử dụng lợi thế cạnh tranh về giá, Wipro là tập đoàn
công nghệ thông tin nổi tiếng của Ấn Độ. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của sản phẩm
phần mềm của công ty là 6,2 tỷ đô la, năm 2001 là 9,3 tỷ đô la, năm 2002 là 13,5 tỷ đô
la. Azim Premji Chủ tịch tập đoàn này đã tính toán, do chi phí sản xuất tại Ấn Độ rất
thấp giúp cho các công ty nội địa cạnh tranh được với các công ty nước ngoài về giá
và tính năng sử dụng. Nhờ đó sản phẩm của Wipro được nhiều công ty đặt hàng, khách
hàng của công ty là 300 công ty xuyên quốc gia hàng đầu về các lĩnh vực điện thoại,
hàng không, phần mềm. Theo các chuyên gia, bí quyết thành công của Wipro là biết
sử dụng lợi thế cạnh tranh về giá nhờ tận dụng ưu điểm cho chi phí thấp. (Nguồn:
TBKTVN,“Bill Gates’ của Châu Á”,Vnexpress.net, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-
tuc/doanh-nghiep/bill-gates-cua-chau-a-2682935.html, 6).
Hay có thể ví dụ gần gũi về lợi thế về giá của cá basa của Việt Nam, nước ta có
những điều kiện, khí hậu hết sức phù hợp với việc nuôi cá basa mà trên thế giới không
nước nào có được. Cá basa được nuôi ở điều kiện Việt Nam nhanh lớn, cá chắc và
ngọt thịt hơn so với việc nuôi ở các vùng khác. Chính vì điều kiện tốt, mà các chủ nuôi
cá cắt giảm được các khoản chi phí thuốc bệnh, thức ăn…Vì vậy, nước ta khi xuất
khẩu sản phẩm cá basa ra nước ngoài có mức giá thấp hơn nhiều so với các nước khác
mà sản phẩm lại ngon và chất lượng tốt. (Nguồn: Khôi Nguyên, “Xuất khẩu cá basa
vào Mỹ gặp trở ngại”, Vnexpress.net, http://vneconomy.vn/thi-truong/xuat-khau-ca-
tra-vao-my-gap-tro-ngai-20130225093139431.htm, 25).
Kết luận Chương 1: Nội dung Chương 1 đưa ra cơ sở lý luận về năng lực cạnh
tranh thông qua các khái niệm về cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh và những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Làm tiền đề và cơ sở để phân
tích năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt nam
trong chương 2.
20
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam
Tên công ty đầy đủ: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam.
Địa chỉ: Số 103 Phố Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng
Mai, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 098898538.
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam thành lập
năm 2011, theo giấy phép kinh doanh số 0106046822 cấp ngày 27/11/2011 do sở kế
hoạch và đầu tư Quận Hoàng Mai cấp.
Ngành nghề kinh doanh: hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng
công trình giao thông, thủy lợi và xây dựng. Kinh doanh, xuất khẩu vật tư phục vụ cho
ngành quảng cáo và in ấn quảng cáo.
Tuy mới thành lập, thời gian hoạt động còn chưa nhiều nhưng với sự cố gắng
nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên thì trong ba năm hoạt động công ty đã xây
dựng được 38 công trình giao thông và thủy lợi, trong đó tiêu biểu là dự án đường
Lĩnh Nam và Nguyễn Tam Trinh. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn 100 lao
động biên chế, 100 lao động tự do và đã nhận được những danh hiệu thi đua đáng kể
tới như:
Năm 2013 công ty đã trao danh hiệu Chiến sỹ thi đua cho một vài cá nhân trong
công ty có thiết kế xây dựng đẹp, những đổi mới cải tiến trong thiết kế của mình được
khách hàng ưa thích, lựa chọn. Ví dụ như anh Nguyễn Văn Thành cán bộ kỹ thuật của
công ty đã nhận được danh hiệu chiến sỹ thi đua với thiết kế nhà mái sử dụng tôn
chống nóng, đây là một ý tưởng hết sức thiết thực có tính ứng dụng cao vì thời tiết
miền Bắc có mùa hè rất nóng bức, thiết kế mái nhà sử dụng tôn lạnh chống nóng giúp
giảm thiểu được nhiệt độ trong nhà vào mùa hè, hay anh Trần Đình Chiến với thiết kế
bảng in quảng cáo đèn led được bố trí hợp lý có thể nhìn rõ hình ảnh vào ban đêm.
Những danh hiệu, giải thưởng đã nâng cao tinh thần lao động cho cán bộ nhân viên,
tích cực lao động và sáng tạo hơn trong công việc.
Năm 2014 do chấp hành tốt chủ trương và chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước, quy định của ngành xây dựng công ty đã đạt được danh hiệu Tập thể lao động
tiên tiến do Bộ xây dựng cấp ngày 3/2/2014. Có được danh hiệu này có sự góp sức của
Thang Long University Library
21
tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty và sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo.
Thực hiện tốt công trình xây dựng của Quận Hoàng Mai và bàn giao công trình đúng
hạn trong đó tiêu biểu có công trình đường Hoàng Mai, Đường Kim Đồng…tạo được
vẻ đẹp và sự phát triển của Quận Hoàng Mai. (Nguồn: Phòng tổ chức lao động của
Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam
Với cơ cấu tổ chức trực tuyến công ty đã có một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh và
hợp lý gồm một giám đốc, một phó giám đốc và 6 phòng ban trực thuộc bao gồm:
Phòng kế hoạch đầu tư, phòng thi công xây dựng, phòng tổ chức hành chính, phòng kế
toán, phòng tổ chức lao động và đội xây dựng in phun quảng cáo, giúp các phòng ban
thể hiện được rõ những ưu điểm, sự năng động và linh hoạt hơn. Để hiểu được một
cách chi tiết chức năng từng phòng ban trong cơ cấu tổ chức sẽ được thông qua sơ đồ
cơ cấu tổ chức dưới đây:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần
xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty
cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam)
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kế
hoạch
đầu tư
Phòng
kỹ thuật
thi công
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng
tổ chức
lao động
Đội xây
dựng, in
phun
quảng
cáo
22
Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
Giám đốc: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và
nhà nước, pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo công ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh
và điều hành kiểm tra các hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: bao gồm 3 phó giám đốc là phó giám đốc sản xuất công nghiệp,
phó giám đốc thi công xây lắp, phó giám đốc dự án xây dựng nhà máy bê tông mới.
Phó giám đốc sản xuất công nghiệp phụ trách sản xuất công nghiệp như các dây
chuyền cấu kiện bê tông đúc sẵn và vật liệu xây dựng, phụ trách trực tiếp các phòng
ban liên quan. Phó giám đốc thi công xây lắp chịu trách nhiệm phần thi công hạ tầng,
làm đường, thi công công trình dân dụng và công nghiệp. Phó giám đốc dự án xây
dựng nhà máy bê tông mới chỉ công tác dự án quy hoạch các dây chuyền công nghệ
mới. Có trách nhiệm báo cáo với giám đốc công ty về những sự thay đổi và kết quả
công việc mà phó giám đốc đó chịu trách nhiệm quản lý.
Phòng kế hoạch đầu tư: là phòng có chức năng tham mưu giúp đỡ giám đốc về
công tác chiến lược tổng thể và kế hoạch mở rộng kinh doanh. Lập kế hoạch kinh
doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng với từng đơn hàng của công ty. Quản lý vật tư,
hàng hóa qua hệ thống kho, xuất nhập vật tư và lập các hóa đơn chứng từ xuất nhập có
đủ chữ ký ghi trên hóa đơn.
Phòng kỹ thuật thi công: tư vấn cho giám đốc về việc đầu tư thiết bị mới,
nguyên vật liệu mới quan hệ với khách hàng, các hãng sản xuất lựa chọn đầu tư thiết bị
công nghệ, nguyên vật liệu theo dõi tình trạng máy móc tiến độ sản xuất của các phân
xưởng tổ đội.
Phòng tổ chức lao động: tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý
công ty, đề xuất đào tạo lao động trước mắt và lâu dài, xây dựng kế hoạch nhân lực,
đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho công ty. Là một trong 6 phòng được đại diện cùng
giám đốc tham gia xét tuyển các ứng viên trong đợt tuyển dụng nhân viên được tổ
chức của công ty hàng năm.
Phòng hành chính: là phòng phụ trách tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của
công ty và tuân thủ theo đúng nhu cầu của công ty và tuân theo các quy định của pháp
luật, thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thư và lưu trữ. Trưởng phòng tổ
chức hành chính tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mưu cho giám đốc xử lý
các văn bản hành chính nhanh chóng và kịp thời. Quản lý con dấu, chữ ký theo quy
định, trưởng phòng cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục văn bản do công ty ban
hành và văn bản của cấp trên theo quy định của ban giám đốc. Quản lý theo dõi tài
sản, phương tiện văn phòng của toàn bộ công ty.
Thang Long University Library
23
Phòng tài chính kế toán: quản lý nguồn vốn, kiểm tra giám sát tình hình vận
động của vốn trong quá trình sử dụng. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống
kê theo phương pháp thống kê do doanh nghiệp quy định, nắm bắt và sử dụng các
thông tin cho công tác sản xuất hạch toán kinh tế đầy đủ làm trọn nghĩa vụ với nhà
nước. Tham mưu cho giám đốc tình hình sử dụng quản lý quỹ lương, các chế độ bảo
hộ lao động sao cho hợp lý nhất.
Đội xây dựng in phun quảng cáo: thi công xây dựng công trình xây dựng mà
công ty đảm nhiệm, hoặc vận chuyển vật tư, thiết kế in phun quảng cáo và cung cấp
các dịch vụ liên quan tới quảng cáo khi khách hàng cần.
Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng đều phối hợp, gắn kết
vì một mục tiêu chung là gia tăng lợi nhuận cho Công ty cổ phần xây dựng và thương
mại Sao tháng tám Việt Nam. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty cổ
phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam mỗi phòng ban luôn cố gắng
thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình được giao phó, điều này sẽ tạo điều
kiện giúp Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam đạt được
kết quả về lợi nhuận như mong đợi.
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại
Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014
Bất kỳ công ty nào, bao gồm cả Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám
Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt
được mức doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất từ đó mang lại kết quả lợi nhuận là
tối đa. Để đánh giá được lợi nhuận của công ty các nhà phân tích cần nhìn nhận vào
các thông số từ khoản mục: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm
trừ doanh thu, các khoản chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ, để từ đó đánh giá được
công ty làm ăn có lãi hay không có lãi dựa trên kết quả của mục lợi nhuận trước thuế.
Sau đó là các khoản thuế phải nộp cho nhà nước thì công ty có thể thu về được cho
mình bao nhiêu. Thông qua đó thấy công ty làm ăn có lãi hay lỗ, đã sử dụng đồng vốn
hiệu quả hay chưa, tất cả điều này được thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty. Vì vậy để hiểu được trong ba năm qua Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Sao tháng tám Việt Nam hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có
lãi hay không chúng ta cùng đi vào phân tích các nội dung thông qua kết quả hoạt
động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt
Nam thông qua các nội dung cụ thể như sau:
24
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt
Nam từ năm 2012 – 2014 Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
Chênh lệch
2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Số tiền Tỷ lệ
%
Số tiền Tỷ lệ
%
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 589 1.802 2.517 1.213 206 715 39,7
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0
3.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 589 1.802 2.517 1.213 206 715 39,7
4.Giá vốn hàng bán 468 1.615 2.263 1.147 245 648 40,1
5.Lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 121 186 254 65 53,7 68 36,6
6.Doanh thu hoạt động tài chính 0,071 0,042 0,035 (0,029) (40,9) (0,007) (16,7)
7.Chi phí tài chính 0,980 0,467 32 (0,513) (52,3) 31,53 100
8.Chi phí quản lý kinh doanh 78 94 99 16 20,5 5 5,32
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 42 92 123 50 119 31 33,7
10.Thu nhập khác 0 0 0 0 0 0 0
11.Chi phí khác 40 72 113 32 80,0 41 56,9
12.Lợi nhuận khác (40) (72) (113) (32) (80,0) (41) 56,9
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2 20 10 18 100 (10) (50)
14.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0,592 5 2 4,408 100 (3) 60
15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2 15 8 13 100 (7) (46,7)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014)
Thang Long University Library
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

BÀI MẪU Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận nâng cao năng lực cạnh tranh, HAY, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan Phố
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan PhốĐề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan Phố
Đề tài: Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Lan Phố
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAYĐề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng tại công ty Du Hưng, HAY
 
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng công ty ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng công ty ...Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng công ty ...
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng công ty ...
 
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty sản xuất cửa, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty sản xuất cửa, 9đĐề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty sản xuất cửa, 9đ
Đề tài: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty sản xuất cửa, 9đ
 
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huyĐề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
Đề tài: Thực trạng hoạt động bán hàng tại công ty TNHH Phú lê huy
 
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp hoàn thiện hoạt động bán hàng công ty Hà Nghĩa, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú LêĐề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
 
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động bán hàng công ty Địa Sinh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động bán hàng công ty Địa Sinh, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động bán hàng công ty Địa Sinh, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đẩy mạnh hoạt động bán hàng công ty Địa Sinh, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tảiĐề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
Đề tài: Giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Vận tải
 
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng ở công ty ...
 
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối của công ty cổ phần thương mại dịch vụ ho...
 
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂMĐề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
Đề tài- Hoạt động marketing bất động sản của công ty BĐS, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAYLuận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng công ty thức ăn, HAY
 
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội ThấtKhóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
Khóa luận: Đánh giá hoạt động bán hàng của Công Ty Nội Thất
 
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Công tác quản trị marketing công ty Việt Xuân, 9 ĐIỂM!
 
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdfNâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà.pdf
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAYNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ĐIỂM 8, RẤT HAY
 
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên ÁĐề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
Đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng Liên Á
 

Viewers also liked

Viewers also liked (20)

Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các công ty cổ phần...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đại siêu thị mê li...
 
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...
Phân tích các nhân tố tác động đến hệ số giá trên thu nhập của các công ty cổ...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quangNâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại hợp tác xã công nghiệp nhật quang
 
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu thường của các công ty cổ phầ...
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty tnhh máy và xây dựng quang...
 
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án senaNâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
Nâng cao hiệu quả sử vốn tại công ty cổ phần quản lý dự án sena
 
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
Nâng cao hiệu quả sử kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại công ty liên doanh bảo ...
 
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bí
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bíHoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bí
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nhiệt điện uông bí
 
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
Một số giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại công ty điện lực ho...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh dược phẩm và dịch vụ y tế phươ...
 
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty tnhh dịch vụ và xây ...
 
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộcPhân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
Phân tích tài chính công ty cổ phần đắc lộc
 
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩaPhân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty xây dựng minh nghĩa
 
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemcoPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh công nghiệp hóa chất inchemco
 
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nộiPhân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn   hà nội
Phân tích rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội
 
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
Phân tích hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng tmcp xây dựng việt...
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anhNâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty tnhh kỹ thuật tin học hải anh
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
Phân tích tài chính tại công ty cổ phần sông đà 19
 

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam

Similar to Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam (20)

Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt namPhân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ô tô toyota việt nam
 
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty ô tô Toyota,, ĐIỂM 8
Đề tài  phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty ô tô Toyota,, ĐIỂM 8Đề tài  phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty ô tô Toyota,, ĐIỂM 8
Đề tài phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty ô tô Toyota,, ĐIỂM 8
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thươ...
 
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
Đề tài cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại, RẤT HAY, ĐIỂM 8
 
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng VietinbankĐề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
Đề tài: Cải thiện công tác quản lí rủi ro tại ngân hàng Vietinbank
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
Tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thương ...
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...
Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám...
 
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
Khóa luận tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH ...
 
Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.Khóa luận kinh tế.
Khóa luận kinh tế.
 
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí   ...
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ báo chí ...
 
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAYĐề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
Đề tài hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty dịch vụ báo chí truyền hình HAY
 
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018Đề tài  phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
Đề tài phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, RẤT HAY, 2018
 
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư v...
 
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
Mối liên hệ giữa dòng tiền và lợi nhận của các công ty niêm yết trong ngành x...
 
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại,  ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng tài sản công ty xây dựng và đầu tư thương mại, ĐIỂM 8
 
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư thươ...
 
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ p...
 

More from https://www.facebook.com/garmentspace

More from https://www.facebook.com/garmentspace (20)

Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần...
 
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
Khóa luận tốt nghiệp Xây dựng hệ thống hỗ trợ tương tác trong quá trình điều ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng cung ứng dịch vụ thi ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân qu...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự t...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ vận tải hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdfKhóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
Khóa luận tốt nghiệp Tuyển dụng nhân lực tại Công ty Cổ phần Miken Việt Nam.pdf
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Nâng cao hiệu quả áp dụng chính sách tiền lươ...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về an toàn lao động và vệ sinh lao ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp phát triển hoạt động marketing điện tử cho Côn...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa - Th...
 
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
Khóa luận tốt nghiệp Luật kinh tế Pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng...
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
Khóa luận tốt nghiệp Hoàn thiện công tác hoạch định của Công ty Cổ phần Đầu t...
 
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật Pháp luật về đăng ký kinh doanh và thực tiễn ...
 
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.docĐề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
Đề tài Tác động của đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.doc
 
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
Luận văn đề tài Nâng cao sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tại công ty TNHH D...
 
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
Khóa luận tốt nghiệp Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhân sự...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 

Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám việt nam

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN THU PHƯƠNG MÃ SINH VIÊN : A18911 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thúy Sinh viên thực hiện : Trần Thu Phương Mã sinh viên : A18911 Chuyên ngành : Tài Chính HÀ NỘI – 2015 Thang Long University Library
  • 3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Cô giáo Nguyễn Thị Thúy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em cũng xin gửi lời cám ơn tới Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình viết khóa luận. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Do giới hạn kiến thức cũng như khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong nhận được sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2015 Sinh viên Trần Thu Phương
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Sinh viên Trần Thu Phương Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực mậu dịch tự do BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế TNDN Thu nhập doanh nghiệp VIETCOMBANK Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam VIETINBANK Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam VTC Vốn tự có VCSH Vốn chủ sở hữu WTO Tổ chức thương mại thế giới
  • 6. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .........................................................................................................................1 1.1. Tổng quan về cạnh tranh....................................................................................1 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh ..................................................................................1 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh......................................................................................2 1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh....................................................................4 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh...................................................................4 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ......................6 1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp..............9 1.3. Bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp ..............................................17 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM .........20 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam...............................................................................................................................20 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam .......................................................................................20 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam........................................................................................................................21 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014.............................................................23 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam......................................................................................29 2.2.1. Các chỉ tiêu định tính đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam............................................................29 2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam.....................................................34 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam .............................................................................................41 2.3.1. Những mặt đạt được...........................................................................................41 2.3.2. Những mặt hạn chế............................................................................................42 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM...................................................................................................................55 3.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam trong những năm tới................................................................55 3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam .......................................................................................55 Thang Long University Library
  • 7. 3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam............................................................56 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ...................................................................57 3.2.1. Thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................57 3.2.2. Sử dụng các cách thức để cắt giảm chi phí.......................................................57 3.2.3. Giải pháp nâng cao thị phần..............................................................................58 3.3. Kiến nghị nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam ..................................................59 3.2.1. Kiến nghị từ phía công ty...................................................................................59 3.2.2. Kiến nghị từ phía nhà nước...............................................................................61 LỜI KẾT ......................................................................................................................65
  • 8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014………………………. 24 Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng công ty cổ phần xây dựng trên địa bàn Quận Hoàng Mai năm 2014…………………………………………………………….............. 30 Bảng 2.3: Những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam………………………….. 32 Bảng 2.4: Kinh nghiệm thi công xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam……………………………………………… 33 Bảng 2.5: Thị phần tuyệt đối của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn năm 2014………………………………………….. 34 Bảng 2.6: Lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014…………………………………………………….. 39 Bảng 2.7: Năng suất lao động của các công ty xây dựng địa bàn Quận Hoàng Mai trong năm 2014…………………………………………………………………….. 40 Bảng 2.8: Cơ cấu nguồn nhân lực và thu nhập của nhân viên tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014……….. 42 Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực phần theo chất lượng của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam năm 2014…………………………. 43 Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng tài chính của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam…………………………………….. 45 Bảng 2.11: Danh mục máy móc thiết bị của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam……………………………………………………… 47 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam…………………………………………………………………………... 21 Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014……………………………………………... 28 Biểu đồ 2.2: Thị phần của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam trong Quận Hoàng Mai…………………………………………….. 36 Thang Long University Library
  • 9. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh đóng một vai trò vô cùng quan trọng và được coi là động lực cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung, nó làm cho ban quản trị doanh nghiệp phải tìm mọi cách để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế, góp phần xóa bỏ những độc quyền, bất bình đẳng trong kinh doanh, như ngành xây dựng phát triển sẽ thúc đẩy ngành sản xuất gạch, xi măng phát triển theo. Kết quả của quá trình cạnh tranh sẽ quyết định doanh nghiệp nào tiếp tục tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào sẽ phải ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh lại. Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở thành một vấn đề quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm. Trước đây, tùy từng thời kỳ kinh tế nhà nước sẽ có những chính sách bảo hộ riêng đối với từng ngành. Nhưng khi kinh tế hội nhập, việc bảo hộ đó sẽ không còn nữa nên các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng trong một thị trường chung. Các doanh nghiệp phải có sự tương đồng với đối thủ cạnh tranh và từ đó tìm ra điểm khác biệt của riêng mình. Vì vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc làm hết sức quan trọng tạo nên sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Để có được năng lực cạnh tranh vững mạnh doanh nghiệp cần có chiến lược cạnh tranh đúng đắn thông qua các chính sách giá hợp lý, sản phẩm đạt chất lượng, phân phối sản phẩm thuận tiện. Luôn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình và cố gắng tạo dựng uy tín, hình ảnh, thương hiệu của công ty mình trong tâm trí khách hàng. Nhận thấy vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, trải qua quá trình học tập lý thuyết tại trường, sự trải nghiệm thực tập tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam” làm đề tài tốt nghiệp của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về năng lực cạnh tranh cũng như đề xuất một số giải pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn trong chiến lược kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua quá trình nghiên cứu khóa luận tập trung làm rõ ba mục tiêu sau đây: - Hệ thống lại cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay trong nền kinh tế thị trường. - Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 – 2014 từ đó tìm ra các hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân của hạn chế.
  • 10. - Đưa ra những giải pháp giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 - 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, song tập trung sử dụng chủ yếu các phương pháp sau: Phương pháp thống kê: Được sử dụng để phân tích, thu thập tổng hợp các số liệu có liên quan tới Công ty Xây dựng và thương mại Sao tháng tám việt nam. Phương pháp phân tích: Được sử dụng phân tích các kết quả trong báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…tại Công ty Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam. Phương pháp so sánh So sánh kì này với kì trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về khả năng cạnh tranh của công ty được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có giải pháp kịp thời. So sánh kỳ này với mức trung bình của ngành, hoặc so với doanh nghiệp khác cùng quy mô. Để thấy được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tốt hay xấu. 5. Bố cục của đề tài Ngoài lời mở đầu và lời kết, danh mục các từ viết tắt, danh mục bảng biều, sơ đồ, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được trình bày làm ba chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam. Chương 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam. Thang Long University Library
  • 11. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam trong những năm gần đây. Nhất là khi tự do hóa thương mại ngày càng được mở rộng thì cạnh tranh là cách thức để doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh được các nhà nghiên cứu đưa ra. Theo kinh tế học định nghĩa: Cạnh tranh là sự giành giật thị trường để tiêu thụ hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Ở đây, định nghĩa mới chỉ đề cập đến cạnh tranh trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. (Nguồn: Trần Thị Lan Hương (2009), “Sách kinh tế học”, Nhà xuất bản tài chính). Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. (Nguồn: Dương Ngọc Dũng (2010), “Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Michael Porter”, Nhà xuất bản thống kê). Khi nghiên cứu về cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Mác cũng đưa ra khái niệm: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. (Nguồn: Nguyễn Văn Hảo (2011), “Kinh tế chính trị”, Nhà xuất bản thống kê). Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của doanh nghiệp đó với các đối thủ trong cùng một ngành. Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả hoặc cạnh tranh về chi phí, cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao thu nhập thực tế. Với nhiều cách hiểu nghĩa khác nhau, từ đó có nhiều khái niệm được đưa ra nhưng chung quy lại về bản chất các khái niệm đưa ra đều thống nhất về nội dung:
  • 12. 2 Cạnh tranh là mối quan hệ giữa người với người trong việc giải quyết lợi ích kinh tế. Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ở mục đích lợi nhuận và chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và trong mối quan hệ với người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác. 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh Vào thế kỷ 18, Adam Smith một nhà kinh tế học cổ điển vĩ đại của Anh đã chỉ ra vai trò quan trọng của cạnh tranh tự do trong cuốn sách “Của cải của các dân tộc” năm 1776. Ông cho rằng sức ép cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của mình một cách chính xác và do đó nó tạo ra sự cố gắng lớn nhất. Kết quả của sự cố gắng đó là lòng hăng say lao động, sự phân phối các yếu tố sản xuất một cách hợp lý và tăng của cải cho xã hội. Cho tới nay, cạnh tranh được coi là phương thức hoạt động để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, không có cạnh tranh thì không thể có sự tăng trưởng kinh tế. Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông các yếu tố sản xuất, như ngành xây dựng phát triển các công ty xây dựng có được nhiều hợp đồng thì nhu cầu về nguyên vật liệu như gạch, xi măng phục vụ cho xây dựng tăng cao. Thông qua cạnh tranh, các nguồn tài nguyên được phân phối hợp lý hơn dẫn đến điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động được thực hiện mau chóng và tối ưu. Cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn, luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung sản xuất và tích lũy tư bản. Đồng thời cạnh tranh còn là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận giữa các ngành và trong nền kinh tế do chịu ảnh hưởng của quy luật bình quân hóa lợi nhuận. Ví dụ như ngành xây dựng, bất động sản đang phát triển thì nguồn vốn sẽ được luân chuyển từ các ngành sản xuất hàng hóa sang ngành xây dựng và bất động sản. Từ đó, lợi nhuận của ngành xây dựng, bất động sản sẽ lớn hơn so với các ngành sản xuất hàng hóa. Có thể thấy thực tế trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa tự cung tự cấp, chưa có sự cạnh tranh và các doanh nghiệp còn có số lượng ít. Các doanh nghiệp sản xuất ra luôn bán được hàng vì cầu luôn lớn hơn cung, giá cả đắt đỏ khi sản xuất không thỏa mãn hết được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng với nền kinh tế phát triển như hiện nay, đã xuất hiện rất nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng, sản phẩm như doanh nghiệp sản xuất xe máy có Honda, Yamaha…khách hàng không chỉ được thỏa mãn về lượng mà còn thỏa sức lựa chọn mẫu mã. Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh các doanh nghiệp phải nỗ lực sản xuất hàng hóa với mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt hơn nữa, hệ thống phân phối rộng hơn nữa để có được lượng thị phần nhiều hơn đối thủ Thang Long University Library
  • 13. 3 cạnh tranh, như trước đây các hãng xe máy Honda chỉ có dòng xe số ware anpha nhưng khi có nhiều đối thủ cạnh tranh công ty Honda đã có thêm dòng xe ga Lead, Vision và có hệ thống phun xăng điện tử giúp tiết kiệm xăng hơn. Chính vì điều đó làm thúc đẩy lưu thông hàng hóa, kích thích khách hàng mua xe mới, đổi xe số sang xe ga và từ đó làm hoạt động mua bán xe trở lên náo nhiệt hơn. Đối với chủ thể kinh doanh: Do động lực tối đa hóa lợi nhuận và áp lực phá sản nếu dừng lại, cạnh tranh buộc các chủ thể kinh tế phải không ngừng tăng cường thực lực của mình bằng các biện pháp đầu tư mở rộng sản xuất, thường xuyên sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, công nghệ, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất…Qua đó cạnh tranh nâng cao trình độ về mọi mặt của người lao động, nhất là đội ngũ quản trị kinh doanh, đồng thời sàng lọc và đào thải những chủ thể kinh tế không thích nghi với sự khắc nghiệt nào của thị trường. Cũng như ví dụ đã nói ở phần vai trò đối với nền kinh tế, đối với các doanh nghiệp hoạt động luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Các chiến lược và mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra luôn muốn hướng tới mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao nhất. Như công ty Honda trong năm 2012 đặt mục tiêu gia tăng lợi nhuận thêm 20% so với năm 2011, để đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận công ty đã tuyển dụng thêm lao động để nâng cao năng suất lao động, thường xuyên cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn…Việc cải thiện được chất lượng nguồn lao động đã giúp cho công ty Honda trong năm 2012 gia tăng được năng suất lao động, công ty bán được nhiều hàng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn từ đó đạt được mục tiêu gia tăng lợi nhuận của mình. Đối với người tiêu dùng: cạnh tranh cho thấy những hàng hóa nào phù hợp với yêu cầu và khả năng thanh toán của người tiêu dùng bởi cạnh tranh làm cho giá cả có xu hướng ngày càng giảm, lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng tăng, chất lượng tốt, hàng hóa đa dạng, phong phú. Như vậy, cạnh tranh làm lợi cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó cạnh tranh còn đảm bảo rằng cả người sản xuất và người tiêu dùng đều không thể dùng sức mạnh áp đặt ý muốn chủ quan cho người khác. Nên nói cách khác, cạnh tranh còn có vai trò là một lực lượng điều tiết thị trường. Khi trên thị trường có nhiều có nhiều doanh nghiệp sản xuất cùng một mặt hàng như cùng sản xuất sữa tươi có: Vinamilk, TH True milk, Sữa chọn, Sữa tươi Mộc Châu… người tiêu dùng sẽ được thỏa sức lựa chọn về hãng sữa mà mình đủ khả năng chi trả. Ngoài ra còn được thỏa sức lựa chọn về hương vị, chất lượng, bao bì, cách đóng gói đẹp mắt. Như cùng một nhu cầu là uống sữa để đảm bảo lượng dinh dưỡng khách hàng được lựa chọn giữa loại sữa bột và nước, sữa có đường và không đường, về hương vị có rất nhiều như hương dâu, hương socola, hương vina, hương cam, dừa hoặc có thể uống sữa tươi hoặc sữa chua lên men. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp cùng
  • 14. 4 sản xuất một sản phẩm sẽ có sự cạnh tranh về giá và chất lượng. Người tiêu dùng sẽ được mua sản phẩm với giá rẻ hơn như cùng là sản phẩm sữa tươi nếu sản phẩm không có gì nổi trội hơn đối thủ khác thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh để định giá cho sản phẩm của mình ví dụ một hộp sữa tươi của Vinamik giao động từ 6 – 8 nghìn đồng thì các sản phẩm sữa tươi đi sau của sữa chọn, sữa tươi mộc châu khi ra sản phẩm sau lại có thể định giá cao hơn, từ sự cạnh tranh các doanh nghiệp sẽ không ngừng cải thiện về công nghệ để có chất lượng sữa tốt hơn và từ đó khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn đây đúng là lợi ích tăng thêm cho người tiêu dùng. Như vậy, cùng với tác động của các quy luật kinh tế khách quan khác, cạnh tranh đã giúp các doanh nghiệp trả lời câu hỏi: sản xuất gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào một cách thỏa đáng nhất. Vận dụng quy luật cạnh tranh, Nhà nước và doanh nghiệp có điều kiện hoạch định các chiến lược phát triển một cách khoa học mà vẫn đảm bảo tính thực tiễn, chủ động hơn trong đối phó với mọi biến động thị trường. (Nguồn: Nguyễn Văn Dần, (2010),“Kinh tế vi mô I”, Nhà xuất bản tài chính). 1.2. Tổng quan về năng lực cạnh tranh 1.2.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. (Nguồn: Michael Porter (1980), “Chiến lược cạnh tranh”, Nhà xuất bản thống kê). Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp, đây là yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp…một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Thực tế cho thấy không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng vì những yêu cầu với mỗi khách hàng là khác nhau và từng thời điểm nó lại thay đổi. Thường thì một doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì sẽ có hạn chế về mặt khác. Ví dụ như cùng là doanh nghiệp sản xuất sữa, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, nhưng hãng sữa TH true milk có một dây truyền sản xuất khác so với Vinamilk, hàm lượng dinh dưỡng, độ ngọt, ngậy ít đường của TH true milk cũng sẽ khác so với Vinamilk. Khách hàng sẽ có sở thích ngọt hoặc thích ngậy ít đường khác nhau, vì vậy khi Vinamilk sản xuất một sản phẩm ngọt thì sản phẩm đó sẽ khó Thang Long University Library
  • 15. 5 chiều lòng được những khách hàng thích uống sữa ngậy, ít đường. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điểm hạn chế và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ, chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại. Năng lực nghiên cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, thị phần sản phẩm và tốc độ tăng trưởng thị phần, vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp. Ví dụ không giống như các hãng xe hạng sang như Honda, Toyota, Audi thì Kia morning và Huyndai là hai dòng xe đánh vào thị trường những khách hàng có thu nhập thấp, giá cả khá mềm so với các dòng xe Honda, Toyota, Audi…Các hãng xe nhỏ như Huyndai, Kia morning không có đủ thị phần và sức cạnh tranh như các hãng xe lớn và có uy tín, thị phần tốt như Audi, Honda do quy mô nguồn vốn nhỏ, cũng chưa có nhiều uy tín với khách hàng và thâm nhập thị trường thị trường muộn hơn các hãng xe lớn…Thì việc lựa chọn thị trường khách hàng thu nhập thấp, các hãng xe lớn như Honda, Toyota, Audi còn bỏ ngỏ là một sự lựa chọn thông minh vì không vướng phải quá nhiều đối thủ cạnh tranh lớn, đảm bảo tỷ lệ phần trăm thắng lợi cao hơn. Vì vậy, có thể nói nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển của mình. Đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam đã gia nhập WTO để nâng cao năng lực cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải hiểu rõ yêu cầu của WTO đối với ngành sản xuất kinh doanh của đơn vị để từ đó thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố để đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp đồng thời đề ra các giải pháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
  • 16. 6 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.2.1. Định tính - Uy tín, thương hiệu Đây là chỉ tiêu có tính chất rất khái quát, nó bao gồm rất nhiều yếu tố như: chất lượng sản phẩm, các hoạt động dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp, hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức tài chính, mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp…Đó là tài sản vô hình, vô giá mà doanh nghiệp nào cũng coi trọng, nếu mất uy tín thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thương trường. Có uy tín doanh nghiệp có thể huy động được rất nhiều nguồn lực như: vốn, nguyên vật liệu và đặc biệt là sự quan tâm, gắn bó của người lao động với doanh nghiệp hay sự ủng hộ của chính quyền địa phương với công ty. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ “thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, biểu tượng, hình vẽ hoặc tổng hợp tất cả các yếu tố trên nhằm xác định một sản phẩm hoặc dịch vụ của một sản phẩm và phân biệt sản phẩm dịch vụ đó với đối thủ cạnh tranh. Có thể nói thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài tạo ra ấn tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra nhận thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể đem lại cho nhà sản xuất trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Ví dụ khi nói đến cà phê người ta sẽ nghĩ tới cà phê Trung Nguyên, khi nói tới xe máy sẽ nghĩ tới Honda…Tên hàng hóa gắn với thương hiệu trở thành một cụm từ dễ nhớ và làm cho khách hàng nhớ đến doanh nghiệp lâu hơn. (Nguồn: Đào Minh Đức, “Làm rõ khái niệm thương hiệu”, www.Margroup.edu.vn, http://www.margroup.edu.vn/thu-vien-margroup/lam-ro-khai- ni%E1%BB%87m-th%C6%B0%C6%A1ng-hi%E1%BB%87u.html?p=1242,27 ). Có thể thấy rõ nhất trong vụ việc của Công ty Vedan, trước đây sản phẩm mì chính của Công ty Vedan được người dân Sài Gòn rất ưa chuộng sử dụng, hầu như thị phần tại thành phố Hồ Chí Minh về mì chính do công ty nắm giữ. Nhưng năm 2008 xảy ra những vụ kiện về việc công ty xả chất thải ra sông Thị Vải làm ô nhiễm môi trường và gây bệnh cho những người dân sống gần công ty sử dụng phải nguồn nước ô nhiễm. Từ một công ty có thị phần cao và được nhiều người dân ưu tiên sử dụng sản phẩm. Công ty đã bị mất đi thị phần một cách nhanh chóng khi người dân không ai dùng sản phẩm của công ty nữa, công ty nhanh chóng bị suy sụp hoàn toàn. Đây chính là một minh chứng cho vai trò to lớn của uy tín và thương hiệu và hậu quả mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi đánh mất nó. Thang Long University Library
  • 17. 7 Xây dựng thương hiệu là vấn đề đòi hỏi thời gian, khả năng tài chính và ý chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao cũng có nghĩa là họ đã xây dựng được thương hiệu mạnh, thương hiệu đó luôn được khách hàng nhớ và nhận biết rõ ràng. Một thương hiệu mạnh là một thương hiệu có thể tạo được sự ấn tượng tò mò cho khách hàng, kích thích họ sử dụng sản phẩm. Nếu khách hàng đã thích và đam mê một thương hiệu họ sẽ trung thành với thương hiệu đó. Qua việc xây dựng thành công một thương hiệu người ta có thể đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó vì: Thương hiệu làm cho khách hàng tin tưởng chất lượng, yên tâm và tự hào khi sử dụng thương hiệu đó. Thương hiệu tốt giúp tạo dựng hình ảnh công ty tốt và nhanh chóng thu hút được những khách hàng mới, vốn đầu tư, thu hút nhân tài. Thương hiệu tốt giúp phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, tạo thuận lợi khi tìm kiếm thị trường mới. Uy tín cao của thương hiệu tạo lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp cho việc triển khai khuếch trương sản phẩm dễ dàng hơn, đồng thời giảm chi phí tiếp thị, giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ, chống lại sự cạnh tranh quyết liệt về giá. Thương hiệu của người bán khi đã đăng ký bao hàm sự bảo hộ của pháp luật đối với những tính chất độc đáo của sản phẩm trước những sản phẩm bị đối thủ cạnh tranh bắt chước. Để có một thương hiệu mạnh doanh nghiệp phải xây dựng một chiến lược về thương hiệu nằm trong chiến lược marketing tổng thể căn cứ các kết quả về nghiên cứu thị trường, đồng thời phải đăng ký thương hiệu trong nước và ngoài nước. Như vậy thương hiệu mới trở thành một tài sản thực sự có giá trị đối với tất cả mọi doanh nghiệp. - Kinh nghiệm của doanh nghiệp Một công ty có bề dày kinh nghiệm trên thương trường thì cũng được đánh giá rất cao về năng lực cạnh tranh. Kinh nghiệm lâu năm sẽ giúp công ty nâng cao chất lượng sản phẩm, có thể nắm bắt và xử lý tình huống phức tạp với thời gian và chi phí thấp nhất. Như với công ty sản xuất xe máy Honda hoạt động tại thị trường Việt Nam lâu năm sẽ đoán biết được nhu cầu mua xe máy của khách hàng tăng cao vào đợt tháng 8, tháng 9, 12 trong năm. Vì có nhiều sinh viên học xa nhà, cần có xe làm phương tiện đi lại, trong tháng 12 cũng cao vì cuối năm được thưởng khách hàng sẽ có khoản tiền lớn để mua xe. Đây cũng chính là một lợi thế của doanh nghiệp trong cuộc chạy đua với các đối thủ khác vì sẽ chủ động dự trữ nguyên vật liệu, hay sản xuất trước để tung ra thị trường được những mẫu sản phẩm mới và kịp thời gian. Cũng chủ động có những chiến dịch quảng cáo, khuyến mại, giảm giá để kích thích khách hàng mua xe nhiều hơn.
  • 18. 8 1.2.2.2. Định lượng - Thị phần doanh nghiệp trên thị trường Thị phần phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trong ngành, là chỉ tiêu được doanh nghiệp hay dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần lớn sẽ tạo lợi thế cho doanh nghiệp chi phối và hạ thấp chi phí sản xuất do lợi thế về quy mô. Thị phần của doanh nghiệp trong một thời kỳ là tỷ lệ phần trăm thị trường mà doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trong thời kỳ đó có các loại thị phần sau: + Thị phần tuyệt đối Thị phần tuyệt đối: thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất cả doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan tính theo tháng, quý, năm và được cụ thể hóa bởi công thức tính như sau: Thị phần tuyệt đối = Doanh thu của doanh nghiệp x 100 Tổng doanh thu trên thị trường Riêng đối với ngành xây dựng có thể tính toán thị phần tuyệt đối theo công thức như sau: Thị phần tuyệt đối = Giá trị tổng sản lượng xây lắp doanh nghiệp hoàn thành x100 Tổng giá trị sản lượng xây lắp hoàn thành trên thị trường Thị phần tuyệt đối là một chỉ tiêu giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được trong tổng doanh thu trên thị trường về cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì doanh thu của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm. Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp cũng đánh giá được vị trí doanh nghiệp mình đã ở đâu và xác định được các đối thủ cạnh tranh cùng quy mô. (Nguồn: Vũ Quang Kết, (2007), “Quản trị tài chính”, Trường Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông). + Thị phần tương đối Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. Nó cho biết vị thế của công ty trong cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Thị phần tương đối = Doanh thu của doanh nghiệp x 100 Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Chỉ tiêu thị phần tương đối đánh giá được doanh nghiệp đang mạnh hơn về quy mô vốn so với doanh nghiệp hay thấp hơn. Chỉ tiêu này đơn giản dễ tính, song kết quả tính toán chưa thật chính xác, vì kết quả thu được doanh nghiệp chỉ so với một doanh Thang Long University Library
  • 19. 9 nghiệp duy nhất, có thể doanh nghiệp đó đang là doanh nghiệp mạnh thị phần nhiều và vốn cao, do đó khó lựa chọn được đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, đặc biệt trong khi doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực. - Chỉ tiêu lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số yếu tố như sau: giá trị tổng sản lượng sản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất. Đây là một trong các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp nếu các chỉ tiêu này càng cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và do đó tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của nhiều yếu tố như: con người, công nghệ, tổ chức quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật…Do đó nó là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng suất lao động được đo bằng sản lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trên một đơn vị số lượng lao động làm ra sản phẩm đó. Năng suất lao động = Lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng Số lượng lao động làm ra sản phẩm đó Năng suất lao động của doanh nghiệp càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao so với các doanh nghiệp cùng lĩnh vực, khi so sánh hai doanh nghiệp sản xuất cùng ngành nghề, cùng quy mô, cơ cấu và nguồn lao động, chất lượng sản phẩm tạo ra tương đương nhau. Nhưng một doanh nghiệp có năng suất lao động cao hơn doanh nghiệp kia, thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có năng suất lao động cao hơn sẽ tốt hơn, họ có thể đưa ra mức giá thấp hơn so với doanh nghiệp có năng suất lao động thấp hơn từ đó năng lực cạnh tranh của họ cao hơn. Khi doanh nghiệp có năng suất lao động cao hơn các đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ một lượng chi phí ít hơn cho một sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh từ đó nhà quản trị đưa ra được những chiến lược cạnh tranh về giá, sản phẩm hiệu quả. (Nguồn: Vũ Anh Tuấn, Tô Đức Hạnh, Phạm Quang Phân, (2007),“Kinh tế chính trị Marx – Lenin”, Nhà xuất bản tổng hợp). 1.2.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.3.1. Nhân tố có thể kiểm soát được - Nguồn nhân lực: năng lực của ban quản trị, tổ chức cũng như người lao động có thể nói qua các nội dung sau: Thứ nhất là về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngược lại, một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không được rõ ràng thì hoạt động sẽ kém hiệu quả. Trong đó thì cơ cấu ban lãnh đạo có phầm chất và
  • 20. 10 tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty vận hành đúng quy luật mà còn phải cho nó hoạt động linh hoạt và uyển chuyển sao cho phù hợp với sự thay đổi của môi trường bên trong và ngoài của doanh nghiệp. Như trong công ty mọi quyết định cuối cùng đều do giám đốc quyết định, phê duyệt, tuy nhiên đối với những trường hợp cần có quyết định nhanh giám đốc có thể ủy quyền cho phó giám đốc hoặc các trưởng phòng. Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trước hết là phải lảm công tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên. Từ đó giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, khuyến khích mọi người tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, giảm thiểu những chi phí vô ích, ngoài ra còn tạo môi trường văn hóa lành mạnh trong công ty giúp cho mọi người đoàn kết, gắn bó, tạo dựng được tập thể vững mạnh cùng phấn đấu cho mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Khả năng tài chính: nguồn tài chính là vấn đề không thể không nhắc đến bởi nó có vai trò quyết định đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước hết, nguồn lực tài chính được thể hiện ở quy mô vốn tự có, khả năng huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đó. Quy mô vốn tự có phụ thuộc quá trình tích lũy của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận hàng năm cao, phần lợi nhuận để lại tái đầu tư cho sản xuất kinh doanh sẽ lớn và quy mô vốn tự có sẽ tăng. Doanh nghiệp có quy mô vốn tự có cao cho thấy khả năng tự chủ về tài chính và chiếm được lòng tin của nhà cung cấp, chủ đầu tư và khách hàng…Doanh nghiệp nên phấn đấu tăng vốn tự có lên một mức nhất định đủ đảm bảo khả năng thanh toán nhưng vẫn đủ kích thích để doanh nghiệp tận dụng đòn bầy tài chính làm tăng lợi nhuận. Để đáp ứng các yêu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn, chiếm dụng tạm thời của các nhà cung cấp, khách hàng, vay các tổ chức tài chính hoặc huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Khả năng huy động vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào mối quan hệ của doanh nghiệp với các bên cung ứng vốn và sự phát triển của thị trường tài chính. Nếu thị trường tài chính phát triển mạnh, tạo được nhiều kênh huy động với những công cụ phong phú sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cho doanh nghiệp. Lựa chọn phương thức huy động vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính. - Máy móc thiết bị: đây là một bộ phận chủ yếu quan trọng nhất trong tài sản cố định, nó là cơ sở vật chất chủ yếu quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp, là nhân tố đảm bảo năng lực cạnh tranh. Nếu máy móc thiết bị và trình độ công nghệ Thang Long University Library
  • 21. 11 thấp kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, làm tăng các chi phí sản xuất, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa sẽ rất khó xuất khẩu, tham gia thị trường khu vực và thế giới. Để đánh giá về năng lực máy móc thiết bị và công nghệ có thể dựa vào các đặc tính sau: Tính hiện đại của thiết bị công nghệ biểu hiện ở các thông số như hãng sản xuất, năm sản xuất, công suất thiết kế, giá trị còn lại của thiết bị. Tính đồng bộ: thiết bị đồng bộ là điều kiện đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất, với chất lượng và độ phức tạp của sản phẩm do công nghệ đó sản xuất ra. Tính hiệu quả: thể hiện trình độ sử dụng máy móc thiết bị sẵn có để phục vụ mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp. Tính đổi mới: hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có nhiều biến động, máy móc thiết bị phải thích ứng được với yêu cầu sản xuất kinh doanh của từng giai đoạn, từng phương án sản xuất kinh doanh, nếu máy móc thiết bị không thể sử dụng linh hoạt và chậm đổi mới thì sẽ không đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Cùng với máy móc thiết bị, công nghệ là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Nhân tố chất lượng sản phẩm: Theo định nghĩa tiêu chuẩn ISO 9001:2008 thì chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao. Để có thể sử dụng công cụ chất lượng sản phẩm để cạnh tranh có hiệu quả cần làm rõ thế nào là chất lượng sản phẩm. Cách hiểu về chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng sản phẩm. Bởi chất lượng sản phẩm là một phạm trù khá rộng và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật và xã hội. Về phía khách hàng hoặc người tiêu dùng chất lượng sản phẩm được định nghĩa là sự phù hợp và thỏa mãn nhu cầu hoặc mục đích sử dụng của họ. Về phía doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn quy cách đã xác định trước. Nếu chỉ xét mỗi loại sản phẩm thì chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc số lượng và chất lượng các thuộc tính được thiết kế đưa vào sản phẩm. Những thuộc tính đó phản ánh công dụng hoặc giá trị sử dụng của sản phẩm và biểu hiện ở những chỉ tiêu chất lượng cụ thể.
  • 22. 12 Nếu xét trên góc độ giá trị, chất lượng sản phẩm được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để có được lợi ích đó. Dựa trên nghiên cứu các định nghĩa trên, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đã đưa ra định nghĩa chất lượng sản phẩm trong bộ tiêu chuẩn ISO 900 như sau: “Chất lượng sản phẩm là một tập hợp các thuộc tính của sản phẩm, tạo cho sản phẩm đó khả năng thỏa mãn yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”. Định nghĩa trên cho thấy sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại của sản phẩm, các nhu cầu của khách hàng, giữa các yêu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng, giữa nhu cầu hiện tại và kỳ vọng trong tương lai của khách hàng về sản phẩm. Vì vậy định nghĩa này được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế hiện này. Chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Một trong các căn cứ quan trọng khi người tiêu dùng quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp là chất lượng sản phẩm. Theo M.Porter thì năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng) và chi phí thấp. Vì vậy chất lượng sản phẩm trở thành một trong những công cụ quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ sẽ tăng cùng với sự gia tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng. Đặc biệt khi trình độ xã hội ngày càng cao, xã hội ngày càng văn minh, thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt chứ không đơn giản là tốt – bền – đẹp như trước kia. Như vậy chất lượng và cạnh tranh là hai phạm trù luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranh cao lại tạo cơ sở tài chính và vật chất cần thiết cho nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác trong nền kinh tế mở hiện nay, khi tham gia các tổ chức thương mại quốc tế (AFTA, WTO…) cùng với các cơ hội kinh doanh là việc mỗi nước phải dỡ bỏ khá nhiều các hàng rào thuế quan để hàng ngoại tràn vào cạnh tranh tự do ngay trên sân nhà cùng doanh nghiệp nội địa. Tuy vậy, không một quốc gia nào lại không tìm cách bảo hộ nền sản xuất trong nước và một hàng rào mới lại được dựng lên. Đó là những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm như giấy chứng nhận về mức độ phóng xạ cho phép đối với hàng thực phẩm, chất lượng đóng gói bao bì, nhãn mác, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…Các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi trên sân nhà mà còn nhằm hướng tới khả năng vươn ra thị trường quốc tế. Thang Long University Library
  • 23. 13 Để sử dụng có hiệu quả công cụ chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Nói cách khác quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm toàn bộ các hoạt động từ việc xây dựng các quy trình đảm bảo chất lượng, thiết lập các văn bản xác định trình tự và tương tác các quy trình, đảm bảo nguồn lực và thông tin cần thiết, theo dõi kiểm tra và phân tích các quá trình nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng đề ra. Và hệ thống quản lý chất lượng là một hệ thống để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Đây là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để phát huy được lợi ích cạnh tranh đích thực từ sản phẩm. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng, các doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động đẩy nhanh quá trình cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tốt nhất công cụ này cho nâng cao năng lực cạnh tranh. - Giá cả: giá cả là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hóa. Ngày nay, giá cả hiện diện trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành, các khu vực của nền kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giá cả không chỉ là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nó còn biểu hiện tổng hợp các quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy, tiêu dùng…Vì vậy giá cả hình thành thông qua quan hệ cung cầu hàng hóa, thông qua sự thỏa thuận giữa người mua và người bán, giá được chấp nhận là giá mà cả hai bên đều có lợi. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá bán sản phẩm là một trong những công cụ quan trọng thường được sử dụng. Bởi giá bán sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp dẫn của sản phẩm và sản lượng tiêu thụ. Hai hàng hóa có cùng công dụng chất lượng như nhau, khách hàng sẽ mua hàng hóa nào có giá thấp hơn. Có nhiều chính sách giá khác nhau được doanh nghiệp sử dụng phù hợp với sản phẩm, mục tiêu, tình hình thị trường và khả năng thanh toán của khách hàng. Trong quá trình hình thành và xác định giá bán, doanh nghiệp có thể tham khảo một số chính sách định giá cụ thể như sau: Chính sách định giá thấp: Là chính sách doanh nghiệp đưa ra mức giá thấp hơn giá thị trường: Thứ nhất là định giá thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn cao hơn giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng chính sách này khi sản phẩm mới thâm nhập thị trường, doanh nghiệp cần thu hút sự chú ý của khách hàng. Trường hợp này doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận thấp. Thứ hai chính sách định giá thấp hơn giá thị trường và thấp hơn giá thành sản phẩm. Trường hợp này doanh nghiệp không có lợi nhuận
  • 24. 14 nhưng sẽ đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ tăng nhanh vòng quay của vốn, làm cơ sở cho chính sách định giá cao sau này. Chính sách định giá cao: doanh nghiệp áp dụng mức giá cao hơn giá thị trường và cao hơn giá thành sản phẩm trong trường hợp sản phẩm mới tung ra thị trường, chưa có đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm và chưa có cơ hội so sánh về giá. Giai đoạn này doanh nghiệp sẽ tranh thủ chiếm lĩnh thị trường sau đó sẽ hạ dần đến mức bằng hoặc thấp hơn giá thị trường nhưng vẫn đảm bảo thu lợi nhuận. Chính sách ổn định giá: theo chính sách này doanh nghiệp sẽ chọn một mức giá vừa phải và áp dụng trong thời gian dài để tạo uy tín và củng cố niềm tin của khách hàng về sự ổn định của sản phẩm. Nó giúp sản phẩm có những nét độc đáo khác biệt với đối thủ cạnh tranh từ đó doanh nghiệp có điều kiện giữ vững và mở rộng thị phần. Chính sách bán phá giá: là chính sách doanh nghiệp bán hàng với mức giá rất thấp, không có lợi nhuận, thậm chí không bù đắp được chi phí sản xuất làm cho đối thủ không thể cạnh tranh được về giá và phải rút lui khỏi thị trường. Khi đó doanh nghiệp độc chiếm thị trường và lại chủ động nâng giá lên. Chính sách này rất nguy hiểm, ít được sử dụng vì nó là con dao hai lưỡi. Hiện nay bán phá giá được coi là phương thức cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm sử dụng. Chính sách phân biệt giá là chính sách đưa ra những mức giá khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm khi bán cho những đối tượng khác nhau, cho những khu vực thị trường khác nhau, hoặc khách hàng mua với số lượng khác nhau hoặc tại thời điểm khác nhau. Chính sách này giúp doanh nghiệp thỏa mãn được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu và khả năng thanh toán khác nhau, tạo nên sự linh hoạt về giá để hấp dẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo bù đắp được những chi phí phát sinh do sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn hoặc do vận chuyển sản phẩm đến những địa điểm khác nhau. Như vậy, việc nghiên cứu và vận dụng chính sách định giá là một vấn đề khá phức tạp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt và sáng tạo bởi giá cả không chỉ được quyết định bởi giá trị hàng hóa mà còn phụ thuộc khả năng thanh toán của khách hàng. Để có thể vận dụng thắng lợi chiến lược giá cả trong cạnh tranh cần chú ý một số vấn đề sau: Việc định giá chỉ là một yếu tố trong chiến lược tổng hợp nhằm đem lại doanh thu và đảm bảo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên không nhất thiết phải giảm giá hoặc tăng giá trong mọi trường hợp có biến động. Việc định giá phải gắn liền với chính sách chiếm giữ thị phần. Doanh nghiệp phải coi chiếm giữ thị phần là mục tiêu chiến lược và việc định giá phải góp phần thực hiện mục tiêu này. Chiến lược định giá phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí. Dù việc định giá phải dựa trên nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố quan trọng để định giá. Chiến lược giá phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí. Dù việc định giá phải dựa trên Thang Long University Library
  • 25. 15 nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố quan trọng để định giá. Chiến lược giá phải dựa trên cơ sở cạnh tranh vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm thích đáng đến sự thay đổi giá và chính sách giá của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược giá phải gắn với chiến lược phân khúc thị trường để có thể áp dụng những chính sách giá khác nhau cho phù hợp. Một số nhóm khách hàng sẵn sàng chấp nhận giá cao để được sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao và nhãn hiệu nổi tiếng vì vậy doanh nghiệp nên thực hiện chính sách đặt giá cao đối với những sản phẩm này để củng cố uy tín cho sản phẩm, không bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận nhưng cần đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng đủ những gì đã hứa hẹn trong sản phẩm. Cần xây dựng hệ thống đo lường để đánh giá kết quả công tác định giá. Đây là hoạt động không thể thiếu để đánh giá hiệu quả công tác định giá, qua đó đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đáp ứng mọi biến động của thị trường. Tóm lại, chiến lược giá cả là một công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp, ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các chiến lược giá và hoạch định chiến lược giá cả sao cho phù hợp với biến động của thị trường và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. 1.2.3.2. Nhân tố không thể kiểm soát được - Nhà cung ứng: nói đến đầu vào là nói đến việc cung cấp các yếu tố cần thiết để doanh nghiệp tiến hành sản xuất kinh doanh như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, vốn, nhân lực…Trong thời đại của sự phân công lao động, của chuyên môn hóa thì mọi doanh nghiệp không nên tiến hành sản xuất theo kiểu “tự cung, tự cấp” tức là tự lo cho mình từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra. Điều này sẽ giảm hiệu quả sản xuất vì không tận dụng và phát huy được lợi thế so sánh giữa các ngành, các quốc gia. Các doanh nghiệp nên tìm đến những nhà cung ứng đầu vào bên ngoài có uy tín vì đây là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho tiến trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi, đảm bảo cho đầu ra của các quá trình đó có năng suất và chất lượng cao. Nếu nhà cung cấp không giao hàng đúng hẹn, đúng chủng loại và đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp cũng sẽ sai hẹn với khách hàng của mình và ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ví dụ như đối với công ty xây dựng nhận được hợp đồng xây nhà có đặt mua nhà cung cấp nguyên vật liệu cát vàng, nhưng khách hàng giao nhầm thành cát đen vì vậy công ty phải yêu cầu nhà cung cấp nguyên vật liệu đổi lại cho đúng. Sẽ mất thời gian chờ đợi nhà cung cấp giao nguyên liệu đúng công ty mới có thể tiến hành và điều này làm ảnh hưởng tới việc giao nhà đúng hạn cho khách hàng theo đúng hợp đồng đã quy định. - Khách hàng: Mục đích của các doanh nghiệp là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Nếu doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ cao và sự trung thành
  • 26. 16 từ phía khách hàng. Trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt thì vai trò của khách hàng lại càng trở lên quan trọng và ưu tiên hơn. Tuy nhiên, thực tế là người mua luôn muốn trả giá thấp vì vậy sẽ thực hiện việc ép giá, gây áp lực đòi hỏi chất lượng cao hơn và được phục vụ tốt hơn nữa…điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Cho nên các doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng thành các nhóm khác nhau, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thích hợp để thu hút ngày càng nhiều khách hàng về phía mình. - Đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tính chất và mức độ tranh đua giành giật lợi thế trong ngành, mà mục đích cuối cùng là giữ vững và phát triển thị phần hiện có, đảm bảo thu được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh trở lên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái hoặc có đông đối thủ cạnh tranh cùng năng lực. Đây là đối tượng ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, là động lực kích thích mỗi doanh nghiệp không ngừng phải nâng cao năng lực của mình. Vì chỉ cần doanh nghiệp có những bước đi sai lầm thì chính họ sẽ là mối đe dọa lớn của công ty trong việc giành thị trường. Do vậy, doanh nghiệp cần phải tìm hiểu mọi thông tin về đối thủ như: mục đích tương lai, các nhận định, các tiềm năng, chiến lược hiện đại, những điểm mạnh, điểm yếu, khả năng thích nghi với môi trường…của đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở đó hoàn thiện những điểm còn yếu kém, phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh hơn đối thủ. - Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: khi một ngành có sự gia tăng thêm đối thủ cạnh tranh đồng nghĩa với việc một miếng bánh sẽ bị chia nhỏ hơn làm cho tỷ suất lợi nhuận giảm, tăng thêm mức độ cạnh tranh. Các đối thủ cạnh tranh mới tham gia vào thị trường sau nên họ có lợi thế trong ứng dụng những thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Không phải lúc nào cũng gặp phải đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhưng khi đối thủ mới xuất hiện thì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một hàng rào ngăn cảnh sự xâm nhập của các đối thủ mới. Những hàng rào này là lợi thế sản xuất theo quy mô, đa dạng hóa sản phẩm, sự đòi hỏi có nguồn tài chính lớn, chi phí chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế xâm nhập các kênh tiêu thụ. - Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: bao gồm môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường khí hậu tự nhiên cụ thể như sau. Môi trường chính trị: Đây là yếu tố có tác động lớn tới mọi doanh nghiệp, nếu quốc gia nào có môi trường chính trị ổn định, ít biến động, một thể chế minh bạch rõ ràng, dễ thực hiện thì thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh vì tài sản của họ được đảm bảo, rủi ro cũng ít hơn. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì họ có thể xác định đầu tư Thang Long University Library
  • 27. 17 làm ăn lâu dài tại quốc gia đó, còn với doanh nghiệp trong nước thì có điều kiện phát huy năng lực cạnh tranh của mình. Môi trường pháp lý: yếu tố này được mọi doanh nghiệp quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trước khi bắt tay vào kinh doanh một lĩnh vực gì đó thì doanh nghiệp cũng phải xem xét tới hệ thống văn bản pháp lý của quốc gia có cho phép kinh doanh mặt hàng đó hay không, các thủ tục cần thiết là gì, những quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ra sao…Do vậy, nếu một quốc gia có hệ thống pháp luật cồng kềnh, phức tạp, chồng chéo, thủ tục hành chính rườm rà, nhiều tiêu cực, quá nhiều cửa và đặc biệt hay thay đổi chính sách hoặc đưa ra chính sách không phù hợp. Thực tế chứng minh đây là một rào cản lớn cho doanh nghiệp, làm hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Môi trường kinh tế: Bao gồm các chính sách phát triển kinh tế, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư…Các chính sách và biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp trong các ngành đó. Do đó, các chính sách kinh tế, các quy định và thủ tục hành chính phải đơn giản, minh bạch, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp sẽ có tác động mạnh tới kết quả, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Môi trường khí hậu: Cũng tùy vào từng doanh nghiệp khác nhau mà sự ảnh hưởng của yếu tố này là khác nhau. Nếu quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi cho thông thương quốc tế thì điều kiện tốt để doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nâng cao được năng lực của mình. Ví dụ như đối với ngành xây dựng sản phẩm là các công trình do vậy điều kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm và tiến độ thi công của doanh nghiệp, vào mùa mưa lớn và nắng nóng như tháng 7 sẽ rất khó khăn trong việc xây dựng. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật: Ngày nay thế giới đang chuyển biến mạnh mẽ, thời đại của hội nhập kinh tế thế giới, toàn cầu hóa. Đó là một sân chơi chung cho tất cả các quốc gia, là cơ hội cho doanh nghiệp nào biết tận dụng. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực của mình bằng việc chuyển giao công nghệ, vốn, nhân lực có trình độ tay nghề vào trong sản xuất. 1.3. Bài học kinh nghiệm của một số doanh nghiệp Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mỗi doanh nghiệp luôn quan tâm khi hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Những doanh nghiệp nổi tiếng đều là những doanh nghiệp đã thành công trong việc sử dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Các biện pháp họ sử dụng dù thành công nhiều hay ít đều trở thành những bài học quý báu cho các doanh nghiệp khác học tập và rút kinh nghiệm.
  • 28. 18 Thứ nhất, bài học về độc lập công nghệ và công tác nghiên cứu phát triển. Samsung Electronics là tập đoàn điện từ của Hàn Quốc đã thành công trong cuộc cạnh tranh với tập đoàn Sony của Nhật Bản. Vào thời điểm lợi nhuận của Sony giảm xuống còn 2,5% thì lợi nhuận của Samsung tăng lên 12%. Nếu như tổng vốn của Sony dừng ở mức 30 tỷ đô là thì Samsung đã vượt quá ngưỡng 60 tỷ đô la. Không chỉ có Sony, Motorola là doanh nghiệp cũng phải chịu những đòn tấn công của Samsung. Một trong những nguyên nhân thắng lợi của Samsung mà các nhà phân tích đưa ra, đó là họ có được thành công nhờ độc lập về công nghệ và đã có những đầu tư thích đáng cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D). Trong 15 năm liền Samsung tích cực đầu tư vào thiết bị sản xuất và dây chuyền sản xuất, dần dần họ đã độc lập về công nghệ. Hiện nay, Samsung chẳng phải mua gì của ai, họ đã tự sản xuất được tất cả ngay cả các sản phẩm điện tử, từ màn hình, bộ nhớ, mạch điện, bộ giải mã, phần mềm, đĩa cứng, bộ xử lý…Bằng chính sách độc lập công nghệ, Samsung đã mua tận gốc và bán tận ngọn. Hiện nay, Samsung có 25 nhà máy trên thế giới, họ không chỉ bán sản phẩm cho người tiêu dùng mà còn bán cho đối thủ cạnh tranh. Dell là tập đoàn sản xuất máy tính cá nhân của Mỹ, từ lâu đã mua màn hình máy tính LCD của Samsung. Thông qua bài học kinh nghiệm này cho thấy vai trò của công nghệ là vô cùng quan trọng. Nhất là đối với công ty hoạt động về lĩnh vực xây dựng, việc đầu tư công nghệ tốt sẽ giúp công ty có được những ngôi nhà đẹp, chất lượng hơn, rút ngắn được thời gian xây dựng, chi phí thuê nhân công. Máy móc kỹ thuật giúp giảm thiểu được tối đa sức lao động của con người, cùng với một lượng thời gian áp dụng được khoa học kỹ thuật phát triển công ty sẽ xây dựng được nhiều công trình hơn, phục vụ được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn.(Nguồn: Lê Hoàng, Cuộc chiến 50 năm LG và Samsung: ván bài di động Vnreview,http://vnreview.vn/tin-tuc-kinh-doanh/-/view_content/content/1528053/cuoc- chien-50-nam-lg-va-samsung-phan-cuoi-van-bai-di-dong, 18). Bài học thứ hai, sự cạnh tranh về thương hiệu hãng điện tử samsung không chỉ thành công khi chọn biện pháp cách tân và đổi mới công nghệ để cạnh tranh, họ còn đang theo đuổi chiến lược đưa thương hiệu Samsung trở thành một trong những thương hiệu danh tiếng, chinh phục cả hành tinh. Thông qua các hoạt động marketing, đưa ra các sản phẩm mới. Samsung đã nhanh chóng lấy được tình cảm của khách hàng mà khi nhắc đến Samsung khách hàng luôn nghĩ tới những sản phẩm nhẹ nhàng, thanh mảnh. Hơn nữa, giá cả mà Samsung đưa ra phù hợp với rất nhiều đối tượng thu nhập thấp, cao. Sản phẩm dành cho người thu nhập cao có sức cạnh tranh với dòng điện thoại cao cấp xứng tầm như Apple. Mặc dù là doanh nghiệp xâm nhập thị trường Việt Nam sau, nhưng Samsung đã thành công trong việc lưu giữ được hình ảnh trong tâm trí khách hàng mỗi khi nhắc tới điện thoại mà họ đã sử dụng sẽ có tên Samsung trong đó. (Nguồn: Trần Trọng Hải, “Cạnh tranh trong quảng cáo và thương hiệu: Nokia - Thang Long University Library
  • 29. 19 Apple–Samsung,Quangcaoajc.vn ,https://quangcaoajc.wordpress.com/2013/10/16/tim- hieu-su-canh-tranh-thuong-hieu-cua-top-3-hang-cong-nghe-di-dong-apple-samsung- nokia/, 16). Bài học thứ ba về việc sử dụng lợi thế cạnh tranh về giá, Wipro là tập đoàn công nghệ thông tin nổi tiếng của Ấn Độ. Năm 2000 giá trị xuất khẩu của sản phẩm phần mềm của công ty là 6,2 tỷ đô la, năm 2001 là 9,3 tỷ đô la, năm 2002 là 13,5 tỷ đô la. Azim Premji Chủ tịch tập đoàn này đã tính toán, do chi phí sản xuất tại Ấn Độ rất thấp giúp cho các công ty nội địa cạnh tranh được với các công ty nước ngoài về giá và tính năng sử dụng. Nhờ đó sản phẩm của Wipro được nhiều công ty đặt hàng, khách hàng của công ty là 300 công ty xuyên quốc gia hàng đầu về các lĩnh vực điện thoại, hàng không, phần mềm. Theo các chuyên gia, bí quyết thành công của Wipro là biết sử dụng lợi thế cạnh tranh về giá nhờ tận dụng ưu điểm cho chi phí thấp. (Nguồn: TBKTVN,“Bill Gates’ của Châu Á”,Vnexpress.net, http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin- tuc/doanh-nghiep/bill-gates-cua-chau-a-2682935.html, 6). Hay có thể ví dụ gần gũi về lợi thế về giá của cá basa của Việt Nam, nước ta có những điều kiện, khí hậu hết sức phù hợp với việc nuôi cá basa mà trên thế giới không nước nào có được. Cá basa được nuôi ở điều kiện Việt Nam nhanh lớn, cá chắc và ngọt thịt hơn so với việc nuôi ở các vùng khác. Chính vì điều kiện tốt, mà các chủ nuôi cá cắt giảm được các khoản chi phí thuốc bệnh, thức ăn…Vì vậy, nước ta khi xuất khẩu sản phẩm cá basa ra nước ngoài có mức giá thấp hơn nhiều so với các nước khác mà sản phẩm lại ngon và chất lượng tốt. (Nguồn: Khôi Nguyên, “Xuất khẩu cá basa vào Mỹ gặp trở ngại”, Vnexpress.net, http://vneconomy.vn/thi-truong/xuat-khau-ca- tra-vao-my-gap-tro-ngai-20130225093139431.htm, 25). Kết luận Chương 1: Nội dung Chương 1 đưa ra cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh thông qua các khái niệm về cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh. Làm tiền đề và cơ sở để phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt nam trong chương 2.
  • 30. 20 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SAO THÁNG TÁM VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao tháng tám Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam Tên công ty đầy đủ: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam. Địa chỉ: Số 103 Phố Định Công Thượng, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Điện thoại: 098898538. Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam thành lập năm 2011, theo giấy phép kinh doanh số 0106046822 cấp ngày 27/11/2011 do sở kế hoạch và đầu tư Quận Hoàng Mai cấp. Ngành nghề kinh doanh: hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau như xây dựng công trình giao thông, thủy lợi và xây dựng. Kinh doanh, xuất khẩu vật tư phục vụ cho ngành quảng cáo và in ấn quảng cáo. Tuy mới thành lập, thời gian hoạt động còn chưa nhiều nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên thì trong ba năm hoạt động công ty đã xây dựng được 38 công trình giao thông và thủy lợi, trong đó tiêu biểu là dự án đường Lĩnh Nam và Nguyễn Tam Trinh. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn 100 lao động biên chế, 100 lao động tự do và đã nhận được những danh hiệu thi đua đáng kể tới như: Năm 2013 công ty đã trao danh hiệu Chiến sỹ thi đua cho một vài cá nhân trong công ty có thiết kế xây dựng đẹp, những đổi mới cải tiến trong thiết kế của mình được khách hàng ưa thích, lựa chọn. Ví dụ như anh Nguyễn Văn Thành cán bộ kỹ thuật của công ty đã nhận được danh hiệu chiến sỹ thi đua với thiết kế nhà mái sử dụng tôn chống nóng, đây là một ý tưởng hết sức thiết thực có tính ứng dụng cao vì thời tiết miền Bắc có mùa hè rất nóng bức, thiết kế mái nhà sử dụng tôn lạnh chống nóng giúp giảm thiểu được nhiệt độ trong nhà vào mùa hè, hay anh Trần Đình Chiến với thiết kế bảng in quảng cáo đèn led được bố trí hợp lý có thể nhìn rõ hình ảnh vào ban đêm. Những danh hiệu, giải thưởng đã nâng cao tinh thần lao động cho cán bộ nhân viên, tích cực lao động và sáng tạo hơn trong công việc. Năm 2014 do chấp hành tốt chủ trương và chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của ngành xây dựng công ty đã đạt được danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến do Bộ xây dựng cấp ngày 3/2/2014. Có được danh hiệu này có sự góp sức của Thang Long University Library
  • 31. 21 tất cả cán bộ công nhân viên trong công ty và sự lãnh đạo đúng đắn của ban lãnh đạo. Thực hiện tốt công trình xây dựng của Quận Hoàng Mai và bàn giao công trình đúng hạn trong đó tiêu biểu có công trình đường Hoàng Mai, Đường Kim Đồng…tạo được vẻ đẹp và sự phát triển của Quận Hoàng Mai. (Nguồn: Phòng tổ chức lao động của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam). 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam Với cơ cấu tổ chức trực tuyến công ty đã có một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh và hợp lý gồm một giám đốc, một phó giám đốc và 6 phòng ban trực thuộc bao gồm: Phòng kế hoạch đầu tư, phòng thi công xây dựng, phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán, phòng tổ chức lao động và đội xây dựng in phun quảng cáo, giúp các phòng ban thể hiện được rõ những ưu điểm, sự năng động và linh hoạt hơn. Để hiểu được một cách chi tiết chức năng từng phòng ban trong cơ cấu tổ chức sẽ được thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức dưới đây: Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam) Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế hoạch đầu tư Phòng kỹ thuật thi công Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức lao động Đội xây dựng, in phun quảng cáo
  • 32. 22 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban Giám đốc: là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và nhà nước, pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, là người chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty về kế hoạch, mục tiêu, chiến lược sản xuất kinh doanh và điều hành kiểm tra các hoạt động của công ty. Phó giám đốc: bao gồm 3 phó giám đốc là phó giám đốc sản xuất công nghiệp, phó giám đốc thi công xây lắp, phó giám đốc dự án xây dựng nhà máy bê tông mới. Phó giám đốc sản xuất công nghiệp phụ trách sản xuất công nghiệp như các dây chuyền cấu kiện bê tông đúc sẵn và vật liệu xây dựng, phụ trách trực tiếp các phòng ban liên quan. Phó giám đốc thi công xây lắp chịu trách nhiệm phần thi công hạ tầng, làm đường, thi công công trình dân dụng và công nghiệp. Phó giám đốc dự án xây dựng nhà máy bê tông mới chỉ công tác dự án quy hoạch các dây chuyền công nghệ mới. Có trách nhiệm báo cáo với giám đốc công ty về những sự thay đổi và kết quả công việc mà phó giám đốc đó chịu trách nhiệm quản lý. Phòng kế hoạch đầu tư: là phòng có chức năng tham mưu giúp đỡ giám đốc về công tác chiến lược tổng thể và kế hoạch mở rộng kinh doanh. Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, hàng quý, hàng tháng với từng đơn hàng của công ty. Quản lý vật tư, hàng hóa qua hệ thống kho, xuất nhập vật tư và lập các hóa đơn chứng từ xuất nhập có đủ chữ ký ghi trên hóa đơn. Phòng kỹ thuật thi công: tư vấn cho giám đốc về việc đầu tư thiết bị mới, nguyên vật liệu mới quan hệ với khách hàng, các hãng sản xuất lựa chọn đầu tư thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu theo dõi tình trạng máy móc tiến độ sản xuất của các phân xưởng tổ đội. Phòng tổ chức lao động: tham mưu cho giám đốc về tổ chức bộ máy quản lý công ty, đề xuất đào tạo lao động trước mắt và lâu dài, xây dựng kế hoạch nhân lực, đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho công ty. Là một trong 6 phòng được đại diện cùng giám đốc tham gia xét tuyển các ứng viên trong đợt tuyển dụng nhân viên được tổ chức của công ty hàng năm. Phòng hành chính: là phòng phụ trách tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của công ty và tuân thủ theo đúng nhu cầu của công ty và tuân theo các quy định của pháp luật, thực hiện công tác tổng hợp, hành chính, văn thư và lưu trữ. Trưởng phòng tổ chức hành chính tiếp nhận, phân loại văn bản đi và đến, tham mưu cho giám đốc xử lý các văn bản hành chính nhanh chóng và kịp thời. Quản lý con dấu, chữ ký theo quy định, trưởng phòng cấp giấy công tác, giấy giới thiệu, sao lục văn bản do công ty ban hành và văn bản của cấp trên theo quy định của ban giám đốc. Quản lý theo dõi tài sản, phương tiện văn phòng của toàn bộ công ty. Thang Long University Library
  • 33. 23 Phòng tài chính kế toán: quản lý nguồn vốn, kiểm tra giám sát tình hình vận động của vốn trong quá trình sử dụng. Tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán thống kê theo phương pháp thống kê do doanh nghiệp quy định, nắm bắt và sử dụng các thông tin cho công tác sản xuất hạch toán kinh tế đầy đủ làm trọn nghĩa vụ với nhà nước. Tham mưu cho giám đốc tình hình sử dụng quản lý quỹ lương, các chế độ bảo hộ lao động sao cho hợp lý nhất. Đội xây dựng in phun quảng cáo: thi công xây dựng công trình xây dựng mà công ty đảm nhiệm, hoặc vận chuyển vật tư, thiết kế in phun quảng cáo và cung cấp các dịch vụ liên quan tới quảng cáo khi khách hàng cần. Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ và chức năng riêng nhưng đều phối hợp, gắn kết vì một mục tiêu chung là gia tăng lợi nhuận cho Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam mỗi phòng ban luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình được giao phó, điều này sẽ tạo điều kiện giúp Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam đạt được kết quả về lợi nhuận như mong đợi. 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014 Bất kỳ công ty nào, bao gồm cả Công ty xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam trong quá trình sản xuất kinh doanh đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được mức doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất từ đó mang lại kết quả lợi nhuận là tối đa. Để đánh giá được lợi nhuận của công ty các nhà phân tích cần nhìn nhận vào các thông số từ khoản mục: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ, để từ đó đánh giá được công ty làm ăn có lãi hay không có lãi dựa trên kết quả của mục lợi nhuận trước thuế. Sau đó là các khoản thuế phải nộp cho nhà nước thì công ty có thể thu về được cho mình bao nhiêu. Thông qua đó thấy công ty làm ăn có lãi hay lỗ, đã sử dụng đồng vốn hiệu quả hay chưa, tất cả điều này được thể hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì vậy để hiểu được trong ba năm qua Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam hoạt động kinh doanh có hiệu quả, làm ăn có lãi hay không chúng ta cùng đi vào phân tích các nội dung thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam thông qua các nội dung cụ thể như sau:
  • 34. 24 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam từ năm 2012 – 2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 589 1.802 2.517 1.213 206 715 39,7 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 3.Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 589 1.802 2.517 1.213 206 715 39,7 4.Giá vốn hàng bán 468 1.615 2.263 1.147 245 648 40,1 5.Lợi nhuận thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 121 186 254 65 53,7 68 36,6 6.Doanh thu hoạt động tài chính 0,071 0,042 0,035 (0,029) (40,9) (0,007) (16,7) 7.Chi phí tài chính 0,980 0,467 32 (0,513) (52,3) 31,53 100 8.Chi phí quản lý kinh doanh 78 94 99 16 20,5 5 5,32 9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 42 92 123 50 119 31 33,7 10.Thu nhập khác 0 0 0 0 0 0 0 11.Chi phí khác 40 72 113 32 80,0 41 56,9 12.Lợi nhuận khác (40) (72) (113) (32) (80,0) (41) 56,9 13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2 20 10 18 100 (10) (50) 14.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0,592 5 2 4,408 100 (3) 60 15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2 15 8 13 100 (7) (46,7) (Nguồn: Phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Sao tháng tám Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014) Thang Long University Library